SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 17
Thực trạng công ty chứng khoán tại Việt Nam - Thực tế hoạt động và những thách thức tiềm ẩn<br />( Bình chọn: 5   --  Thảo luận: 5 --  Số lần đọc: 48467)<br />Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các công ty chứng khoán (CtyCK). Sự trưởng thành của các CtyCK Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. <br />Tăng trưởng về số lượng và quy mô của các CtyCK <br />Tính đến 30/8/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 61 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 5.735 tỷ đồng. Trong đó, có 43 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.<br />Mặc dù số lượng CtyCK đi vào hoạt động từ năm 2007 tăng gấp 3-4 lần so với năm 2006, nhưng kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 của nhiều CtyCK vẫn khá tốt, điển hình là các CtyCK đã có thời gian hoạt động lâu như CtyCK Sài Gòn (SSI) - lợi nhuận sau thuế đạt 668,5 tỷ đồng, CtyCK ACB (ACBS) - lợi nhuận sau thuế đạt 141 tỷ đồng, CtyCK Bảo Việt (BVSC) - lợi nhuận sau thuế đạt 156,8 tỷ đồng... và một số CtyCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng không chịu lép vế trước các CtyCK đàn anh như: CtyCK Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SBS) - lợi nhuận sau thuế đạt 125,2 tỷ đồng, CtyCK Đại Việt - lợi nhuận sau thuế đạt 39,4 tỷ đồng, CtyCK Quốc Tế Việt Nam - lợi nhuận sau thuế đạt 23,7 tỷ đồng.<br />Trong quá trình hoạt động, các CtyCK luôn đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới, tính đến hết ngày 30/6/2007, ngoài 56 trụ sở chính, mạng lưới hoạt động của các công ty gồm 25 chi nhánh, 14 phòng giao dịch, 24 đại lý nhận lệnh (so với mạng lưới gồm 12 chi nhánh, 9 phòng giao dịch và 13 đại lý nhận lệnh tại thời điểm 31/12/2006). Cùng với việc mở rộng chi nhánh, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhiều CtyCK đã thực hiện tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng quy định vốn pháp định theo yêu cầu của Nghị định 14 hướng dẫn Luật Chứng khoán. Trong 6 tháng đầu năm 2007, 4 CtyCK gồm Sao Việt (tăng từ 20 tỷ đồng lên 36 tỷ đồng), CtyCK An Bình – ABS (tăng từ 50 tỷ đồng lên 330 tỷ đồng), CtyCK Hà Thành (tăng từ 18 tỷ đồng lên 60 tỷ đồng), CtyCK Kim Long (tăng từ 18 tỷ đồng lên 315 tỷ đồng).<br />Nâng cao chất lượng hoạt động <br />Về hoạt động môi giới <br />Tính đến hết ngày 30/6/2007, số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CtyCK đạt 255.185 tài khoản (tăng 169.001 tài khoản, tương đương 196% so với thời điểm ngày 31/12/2006). Trong đó, đối với những CtyCK đã có bề dày hoạt động, đều chiếm tỷ trọng cao về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch như: VCBS có 34.490 tài khoản, chiếm 16,52% tổng số tài khoản toàn thị trường; BVSC có 34.395 tài khoản, chiếm 13,48%; CtyCK Sài Gòn (SSI) có 26.746 tài khoản, chiếm 10,48%; CtyCK Ngân hàng Đầu tư (BSC) có 24.525 tài khoản, chiếm 9,61%. Bên cạnh đó, một số CtyCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư, như SBS đạt 7.720 tài khoản, chiếm 3,03% thị phần, ABS đạt 6.104 tài khoản, chiếm 2.39% thị phần, CtyCK Vndirect đạt 5.195 tài khoản, chiếm 2.04% thị phần...<br />Tổng giá trị giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong tháng 6/2007 qua các CtyCK đạt 25.196 tỷ đồng. Những CtyCK có doanh số môi giới giao dịch lớn đa số là những công ty đã có nhiều năm hoạt động, có nhiều nhà đầu tư mở tài khoản (xem bảng dưới đây).<br />Công ty chứng khoán Doanh số giao dịch tháng 6/2007 Thị phần giao dịch tháng 6/2007 VCBS 6.362,5 25,25% ACBS 3.361 13,34% SSI 3.253 12,91% BVSC 2.182 8,66% BSC 1.313 5,21% <br />Đơn vị: tỷ đồng <br />Về hoạt động tự doanh <br />Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 9.667 tỷ đồng (tăng 4.671 tỷ đồng, tương đương 48,31% so với thời điểm 01/01/2007). Đối với 14 CtyCK đã hoạt động lâu năm, giá trị chứng khoán tự doanh (2 công ty là SCBS và BSC không báo cáo số liệu này) tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 5.997 tỷ đồng (tăng 1.000 tỷ đồng, tương đương 16,69% so với giá trị ngày 01/1/2007). Một số công ty có giá trị tự doanh cuối kỳ tăng khá nhanh và đạt giá trị cao.<br />Đối với khối CtyCK được cấp phép vào cuối năm 2006, tại thời điểm đầu kỳ, giá trị tự doanh không đáng kể vì công ty chưa triển khai hoạt động thì đến thời điểm 30/6/2007, giá trị chứng khoán tự doanh của khối công ty này đạt 3.345 tỷ đồng (chiếm 35,63% giá trị tự doanh của 59 CtyCK). Một số công ty đã đẩy nhanh nghiệp vụ tự doanh mặc dù hoạt động chưa lâu như: CtyCK Ngân hàng Sacombank (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 571 tỷ đồng), CtyCK Vndirect (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 587 tỷ đồng), CtyCK Ngân hàng Đông Nam Á (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 458 tỷ đồng). Hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành<br />Hoạt động bảo lãnh phát hành của các CtyCK 6 tháng đầu năm 2007 vẫn tập trung chủ yếu là bảo lãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ cho Kho bạc Nhà nước, trái phiếu ngân hành, trái phiếu đô thị (xem bảng dưới đây).<br />Công ty Khối lượng bảo lãnh Giá bảo lãnh (đồng) Vốn chủ sở hữu của CtyCK (tỷ đồng) Hình thức bảo lãnh Số hợp đồng bảo lãnh Giá trị bảo lãnh (triệu đồng) BVSC 5.314 33.500 150 Chắc chắn 1 178 ACBS 880.000 67.000 250 Chắc chắn 1 58.960 Cty CK Thăng Long 108.758   451.000   120 Chắc chắn 2 49.050   <br />Như vậy, các CtyCK đã thực hiện 4 hợp đồng bảo lãnh phát hành với hình thức bảo lãnh cam kết chắc chắn. Các hợp đồng bảo lãnh nói trên đã thực hiện theo đúng quy định hiện hành do giá trị chứng khoán đã được bảo lãnh không vượt quá 50% vốn điều lệ của CtyCK. Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy, trong thời gian gần đây, có rất ít CtyCK thực hiện việc bảo lãnh phát hành và các công ty chưa chú trọng đầu tư tìm kiếm khách hàng, đào tạo nhân sự, xây dựng quy trình chuẩn để triển khai nghiệp vụ này.<br />Hoạt động tư vấn <br />- Tư vấn đầu tư chứng khoánMảng hoạt động này nhìn chung đã bắt đầu tiến triển với số hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán của các công ty đạt 55 hợp đồng (tại thời điểm 1/1/2007 chỉ có 6 hợp đồng tư vấn đầu tư). Điều này cho thấy trong sự phát triển, các CtyCK đang dần chuyển sang hướng quan tâm, chú trọng hơn đến hoạt động chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, so với khoảng 255.000 tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CtyCK hiện nay, số hợp đồng trên là không đáng kể và tiềm năng để các CtyCK phát triển mảng hoạt động này là không nhỏ. Tuy là CtyCK được cấp phép cuối năm 2006 và triển khai hoạt động chưa lâu, CtyCK An Bình hiện đang có số hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán lớn nhất (50 hợp đồng).<br />- Tư vấn niêm yếtTổng số hợp đồng tư vấn niêm yết tại thời điểm hiện nay của các CtyCK là 100 hợp đồng, trong đó có 9 hợp đồng được ký trong tháng 6/2007 (so với 67 hợp đồng tại thời điểm 1/1/2007). Như vậy, hoạt động tư vấn niêm yết có những dấu hiệu khả quan hơn so với thời điểm đầu năm. Những CtyCK đang thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn niêm yết là CtyCK Sài Gòn (30 hợp đồng), CtyCK Ngân hàng ACB (14 hợp đồng), CtyCK Ngân hàng Đông Nam Á.<br />- Tư vấn khácTổng số hợp đồng tư vấn khác tại ngày 30/6/2007 là 305 hợp đồng, trong đó có 77 hợp đồng được ký, 42 hợp đồng được thanh lý trong tháng 6/2007. Các hợp đồng  này chủ yếu là hợp đồng tư vấn cổ phần hóa và bán đấu giá cổ phần. Các công ty có nhiều hợp đồng tại thời điểm này là SSI (42 hợp đồng), ACBS (35 hợp đồng), IBS (32 hợp đồng).<br />Nhìn chung, hoạt động tư vấn đã có những phát triển đáng kể so với thời gian đầu năm, các CtyCK đã chú trọng hơn đến nghiệp vụ tư vấn. Không chỉ những công ty đã hoạt động lâu năm mà những công ty được cấp phép trong năm 2006 cũng đã triển khai hoạt động này khá tốt.<br />Những thách thức đối với các CtyCK <br />Với kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 khá vượt trội của nhiều CtyCK trong bối cảnh thị trường rơi vào xu thế trầm lắng, kéo dài sang các tháng của quý III/2007, đã phần nào phản ảnh rõ nét những bước đi vững chắc của các khối CtyCK. Sự ra đời của hàng loạt các CtyCK đã góp phần đáp ứng được nhu cầu dịch vụ cho số lượng đông đảo nhà đầu tư đang ngày một gia tăng, đồng thời tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các CtyCK phải tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và đảm bảo lợi ích cho khách hàng.<br />right000Mặc dù vậy, do hiện nay tỷ lệ người dân Việt Nam tham gia đầu tư chứng khoán vẫn còn rất nhỏ, nên việc số lượng các CtyCK gia tăng nhanh trong một khoảng thời gian khá ngắn đã dẫn đến một số công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Với khả năng tài chính và kinh nghiệm còn hạn chế, vì mục tiêu lợi nhuận của mình một số CtyCK đã sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của thị trường, tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư. Trên thực tế, hiện nay với số lượng trên 60 CtyCK được cấp phép và đi vào hoạt động nhưng phải chia nhau một thị trường quá nhỏ chỉ với trên dưới 250.000 khách hàng (là các nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân, trong khi đó các CtyCK lớn và hoạt động lâu năm như SSI, VCBS, ACBS, BCVS, SBS... đã thâu tóm khoảng 85% lượng khách hàng, những CtyCK mới và quy mô vốn nhỏ phải chật vật chia nhau 15% thị phần còn lại (chưa kể số CtyCK mới đang nộp hồ sơ chờ cấp phép tại UBCKNN). Nhiều CtyCK đã phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, thuê mặt bằng... nhưng thực tế hoạt động trong thời gian gần đây số lượng khách hàng đến đầu tư không đáng kể, khiến nhiều CtyCK bị thâm hụt vốn sở hữu.<br />Để hút khách trên thị trường, nhiều công ty đã mở rộng dịch vụ repo và hạ phí... Tuy nhiên, nóng bỏng hơn cả là cuộc đua hạ phí. Theo quy định, phí giao dịch thu từ các nhà đầu tư là 0,5% trên giá trị giao dịch. Nhưng hiện nay đã bị một số CtyCK hạ đến mức thấp nhất, thậm chí có CtyCK không thu phí trong 3 tháng đầu hoạt động. Đặc biệt, nhiều CtyCK mới thành lập đã sử dụng chiêu khuyến mại bằng cách tặng tiền cho khách hàng mở tài khoản giao dịch tại công ty và trừ dần vào phí giao dịch. Trên thực tế trong thời gian gần đây, thông tin về việc giảm, miễn phí giao dịch của các CtyCK liên tục được công bố trên thị trường. Trong đó, tất cả các CtyCK lớn nhỏ lần lượt vào cuộc, dù đây là nguồn thu đáng kể, nhất là với những thành viên mới hoạt động. Cuộc cạnh tranh phí giao dịch được giới chuyên môn nhận định là đang ở hồi căng thẳng. Đỉnh điểm của cuộc đua giảm phí giao dịch giữa các CtyCK tập trung từ đầu tháng 9 này, nhân dịp kỷ niệm ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9. Mức giảm phổ biến từ 1/2 phí giao dịch hiện hành; một số miễn phí 100%. Với CtyCK, đây là một hình thức khuyến mãi, kéo nhà đầu tư đến sàn giao dịch... Nhưng với nhiều công ty nhỏ, mới tham gia thị trường, kinh doanh đang lỗ thì việc giảm phí sẽ là một gánh nặng lớn.<br />Ngoài việc khó khăn về chiếm lĩnh thị phần, sự thiếu hụt nguồn nhân lực cũng đặt các CtyCK vào những tình thế khó khăn. Tính đến thời điểm 30/6/2007, số nhân viên được UBCKNN cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán đạt khoảng 650 người. Tuy nhiên, do có nhiều CtyCK được cấp phép trong những tháng cuối năm 2006 và có khoảng trên 80 Hồ sơ đề nghị thành lập CtyCK đã được gửi UBCKNN nên số người hành nghề chứng khoán đã được cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán tại các công ty lại càng thiếu hụt. Mặt khác, do Quy chế hành nghề chứng khoán chưa chính thức ban hành nên tại một số công ty, một số người hành nghề đã có Hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề nhưng chưa được cấp. Bên cạnh đó, một số công ty có số người hành nghề tương đối ít so với yêu cầu tối thiểu theo quy định, giữa các CtyCK có xu hướng dịch chuyển, thu hút, lôi kéo nhân viên hành nghề...<br />Các giải pháp và kiến nghị <br />Về vấn đề cạnh tranh, nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù hiện tại hoạt động kinh doanh của các CtyCK khá khó khăn theo bối cảnh chung của thị trường, hướng cạnh tranh chính và lâu dài nhất là các công ty không nên quá chú trọng tới việc cạnh tranh bằng phí giao dịch, thay vào đó nên đầu tư công nghệ và tăng tiện ích. Về phía cơ quan quản lý thị trường, hiện nay Bộ Tài chính đã giao nhiệm vụ cho UBCKNN sớm hoàn thiện đề án về chính sách phí, lệ phí đối với các đối tượng tham gia thị trường, trong đó có phí giao dịch. Tuy nhiên, thị trường có nhiều cuộc cạnh tranh về phí và có quan điểm cho rằng không nên khống chế trần mà chỉ khống chế sàn. Theo Lãnh đạo UBCKNN, sắp tới đề án được ủy ban xây dựng sẽ đề cập đến cả mức phí trần và sàn. Trong đó, mức phí sàn sẽ được xác định để tránh cạnh tranh không lành mạnh. Và trong bối cảnh thị trường chưa ổn định thì cũng cần đưa ra mức trần. Ngoài khả năng áp trần và sàn phí giao dịch đối với các CtyCK, dự kiến đề án cũng sẽ đề cập đến vấn đề phí đối với các quỹ đầu tư.<br />Về vấn đề nhân lực, trên cơ sở theo dõi hoạt động của các CtyCK, cơ quan quản lý thị trường nên ban hành Quy chế người hành nghề chứng khoán, tạo điều kiện để các CtyCK có số người hành nghề đảm bảo theo quy định pháp luật hiện hành./.<br />Nguyễn Thu Hằng <br />(Trang Diễn đàn chứng khoán, Chứng khoán Việt Nam số 10, ra ngày 15/10/2007)<br />Một khảo sát thị trường chứng khoán Việt Nam qua một số phân tích thống kê( Bình chọn: 43   --  Thảo luận: 64 --  Số lần đọc: 73085)Sốt và ảo? Nhiều nhà phân tích cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam quá sốt hay ảo. Và rằng niềm tin thị trường đã bị đẩy lên quá mức với các sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, Tổng thống Hoa Kỳ G.W. Bush ghé thăm TTGDCK Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó loạt các báo cáo nghiên cứu về niềm tin của người tiêu dùng, nhà đầu tư, tổ chức tài chính…vào Việt Nam với nhiều dấu hiệu tích cực tạo cảm giác phấn chấn cho giới đầu tư trong nước. Dẫu biết rằng có thể làm cho thị trường chứng khoán khởi sắc và kinh tế Việt Nam thăng hoa trong thời gian hiện tại và sắp tới bằng cách tác động đến yếu tố niềm tin của nhà đầu tư; thì vấn đề niềm tin đó có được xây dựng trên một cơ sở vững chắc hay không vẫn còn cần phải xem xét!Hãy cùng khảo sát ba cổ phiếu thuộc hàng “đại gia”: cổ phiếu FPT, cổ phiếu Vinamilk, và cổ phiếu Kinh Đô.Vỏn vẹn trong vòng ba tháng kể từ khi chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu FPT đã tăng liên tục với mức tăng được tính bằng số “lần”. Tốc độ tăng trưởng của giá cổ phiếu FPT quả thực thần kỳ. So với sự tăng trưởng của cổ phiếu FPT thì các cổ phiếu hàng đầu trong ngành của thế giới như: Oracle, Microsoft hay Yahoo và cả Google cũng không địch lại – P/E của FPT đạt 75 lần, “vượt mặt” đại gia Google “chỉ có” 63,37 lần, trong khi bình quân ngành của thế giới là 33,42 lần. (Chi tiết xem bảng 4). Bảng 1: Chỉ tiêu của Kinh Đô so với trung bình ngành và một số công ty trên thế giới Chỉ tiêu Kinh Do Corp Kraft Food Inc. ConAgra Foods Inc. Bình quân Ngành Giá trị thị trường (M$) 0,432 55.790 13.050 15.530 Doanh thu (M$) 10,28 34.650 11.680 8.880 Lợi nhuận gộp/Doanh Thu 22,8% 36,22% 25,08% 37,09% Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và giảm trừ (EBITDA) (M$) 1,176 6.300 1.590 1.720 Lợi nhuận hoạt động/Doanh Thu 8,4% 15,66% 10,70% 14,83% Lợi nhuận ròng (M$) 1,176 3.210 470,5 670,18 EPS 2,756 1,93 0,803 1,99 P/E 83,82 17,59 32,18 23,67 Nguồn:Tác giả tổng hợp P/E cao của FPT dường như không phải cá biệt. Cổ phiếu Kinh Đô có P/E 83,82 cao hơn gần bốn lần mức bình quân ngành. Hai công ty Kraft Food Inc. và ConAgra Foods Inc. dù có mức lợi nhuận trước thuế, lãi vay và giảm trừ (EBITDA) gấp hàng nghìn lần Kinh Đô thì chỉ tiêu P/E vẫn chỉ đạt không tới một nửa.  (Chi tiết xem bảng 1).P/E cao của các cổ phiếu Việt Nam liệu có phải là một qui luật khi điều này tiếp tục đúng với trường hợp của cổ phiếu Vinamilk? Dù khiêm tốn hơn với con số 50,42, Vinamilk vẫn có P/E gần gấp đôi mức bình quân ngành. Các công ty quốc tế hoạt động trong cùng lĩnh vực, kể cả thương hiệu nổi tiếng toàn cầu Coca-Cola, cũng không thể mơ tới mức P/E này. (Chi tiết xem bảng 2).Bảng 2: Chỉ tiêu của Vinamilk so với trung bình ngành và một số công ty trên thế giới   Vinamilk Wimm-Bill-Dann Foods OJSC Coca-Cola Co. Groupe Danone Bình quân ngành Giá trị thị trường (B$): 1,90 2,94 113,06 40,02 2,86 Doanh thu (B$): 0,805 1,63 23,71 17,89 10,45 Lợi nhuận gộp/Doanh Thu 26,09% 34,17% 65,82% 49,02% 32,05% Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và giảm trừ (EBITDA) (B$) 0,12 0,200 8,38 3,23 0,92 Lợi nhuận hoạt động /Doanh Thu 14,79% 8,64% 27,28% 13,55% 8,83% Lợi nhuận ròng (B$) 0,012 0,074 5.27 1.53 0,031 EPS 3,81 1,698 2,232 2,43 0,18 P/E 50,42 39,34 21,61 13,6 30,5 Nguồn: Tác giả tổng hợp Thử tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân của hiện tượng này với cổ phiếu FPT.FPT là một công ty phân phối điện thoại đi động và sản phẩm công nghệ thông tin Cổ phiếu Công Ty Cổ Phần Phát Triển Đầu tư Công Nghệ FPT được niêm yết chính thức ngày 13/12/2006. Trước ngày được UBCK cấp giấy phép niêm yết (21/11/06), giá FPT tăng nhanh qua các mốc như: bán cho các cổ đông chiến lược Intel Capital và Texas Pacific Group ở mức khoảng 9 tới 10 lần mệnh giá, mức giá giao dịch trên thị trường OTC gấp 23 lần mệnh giá, trước khi chính thức đạt 60 lần mệnh giá vào ngày 22/01/2007 vừa qua (600.000 VND/cổ phiếu với mệnh giá 10.000 VND/cổ phiếu). Bảng 3: Cơ cấu doanh thu các năm theo từng lĩnh vực (Đơn vị: Triệu đồng) Lĩnh vực Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Đến 30/09/2006 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Phân phối điện thoại di động 1,421,783 45% 2,556,195 50% 4,659,585 57% 4,936,235 64% Tích hợp hệ thống 806,904 25% 1,209,094 24% 1,588,040 19% 940,327 12% Phân phối sản phẩm CNTT 662,420 21% 804,837 16% 1,132,176 14% 880,908 11% Dịch vụ Internet 108,788 3% 186,509 4% 322,629 4% 393,706 5% Sản xuất lắp ráp máy tính 75,624 2% 184,766 4% 205,816 3% 174,167 2% Phần mềm xuất khẩu 29,732 1% 68,443 1% 145,597 2% 163,728 2% Phần mềm trong nước 45,411 1% 55,945 1% 87,256 1% 57,225 1% Dịch vụ đào tạo 16,478 1% 22,113 0% 26,445 0% 25,760 0% Dịch vụ ERP - 0% 9,647 0% 21,971 0% 14,818 0% Dịch vụ truyền thông - 0% - 0% 20,108 0% 138,493 2% Khác 4,818 0% 1,942 0% 1,368 0% 80 0% Tổng cộng 3,171,958 100% 5,099,491 100% 8,210,991 100% 7,725,447 100% Nguồn: Trích bản cáo bạch FPT Bản cáo bạch FPT công bố số liệu đến 30/09/2006 cho thấy phần lớn tăng trưởng doanh thu qua các năm là từ nguồn doanh thu bán điện thoại di động với mức đóng góp lên đến 64% tổng doanh thu chín tháng đầu năm 2006. Tăng trưởng doanh thu bình quân trong lĩnh vực này trong ba (03) năm gần nhất là gần 100%. Với các lĩnh vực kinh doanh khác không được FPT công bố chi tiết, có thể có lĩnh vực lỗ, có thể có lĩnh vực lãi. Trong các lĩnh vực mang đúng bản chất của một công ty công nghệ như phần mềm xuất khẩu, phần mềm trong nước thì mức đóng góp vào chiếc bánh doanh thu của FPT tổng cộng đạt không quá 3%. Xem vậy thì FPT giống một công ty phân phối nhiều hơn (lệ thuộc sản phầm khác về công nghệ), chứ không giống một công ty công nghệ và phát triển phần mềm hay cung cấp dịch vụ Internet…Điều gì sẽ xảy ra nếu FPT không có các mảng phân phối điện thoại độc quyền như: Morotola, Samsung, hay Nokia? Một ngày nào đó, ba gã khổng lồ điện thoại có thể chia sẻ thị phần cho một đối tác khác để tránh sự “ảnh hưởng” hay “quá phụ thuộc” vào một đối tác duy nhất. Giảm 1% doanh thu trong lĩnh vực phân phối điện thoại di động dẫn tới mức biến động thế nào với lãi gộp hay lãi ròng của FPT?Nguyên tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ” sẽ được áp dụng khi một nhà phân phối chiếm quá 15% doanh thu của một tập đoàn nước ngoài. Khi đó, FPT sẽ gặp khó khăn nếu các mảng chiến lược không được phát huy như: tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm…Nếu quả thực những điều này có thể xảy ra thì mức độ rủi ro từ doanh thu FPT rất đáng để xem xét cẩn trọng... Và khi doanh thu không đủ lớn, “kỳ vọng” của nhà đầu tư vào lãi ròng, cổ tức, tăng trưởng hay nguồn tái đầu tư nội bộ sẽ ra sao? Cần ghi nhận việc FPT có sự chuyển hướng rất nhanh qua hai mảng chiến lược là Đại Học FPT và trang web http://www.vnexpress.net/ để khai thác tốt nhất hai lĩnh vực “tri thức đào tạo” và “truyền thông trực tuyến”. Trong đó, ít nhất, quảng cáo trực tuyến là hướng đi đúng và đã khẳng định thành công. Chỉ số tài chính của FPT thấp hơn mức bình quân ngành và các đại gia công nghệ thế giới. Vậy tại sao FPT có P/E cao hơn? Bảng 4: Phân tích báo cáo tài chính FPT so với các đại gia công nghệ của thế giới như Microsoft, Google, Yahoo, Oracle, và bình quân ngành. Chỉ tiêu  FPT MSFT GOOG YHOO ORCL Ngành Giá trị thị trường (M$) 2,199 305,630 152,790 39,360 88,820 243.12M Số lượng nhân viên 7,008 71,000 5,680 9,800 56,133 204 Tăng trưởng doanh thu quý 42,4% 11.00% 70.40% 18.80% 26.50% 16.20% Doanh thu (M$) 729 45,350 9,320 6,220 16,070 51.70M Lợi nhuận gộp/Doanh Thu 13% 82.16% 60.18% 58.41% 76.73% 70.34% Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và giảm trừ (EBITDA) (M$) 38 19,000 4,050 1,940 6,510 6.53M Lợi nhuận hoạt động/Doanh Thu 4,78% 39.38% 34.24% 15.46% 33.67% 4.08% Lợi nhuận ròng (M$) 33 12,940 2,420 1,170 3,700 0.276 EPS 0.499 1.251 7.875 0.789 0.697 N/A P/E 75 24.85 63.37 36.68 24.59 33.42 PEG (Dự báo 5 năm) N/A 1.53 1.43 1.81 1.11 1.48 P/S (Thị Giá/Doanh thu trên 1 CP) 3 6.66 15.74 5.89 5.52 2.9 Nguồn: Tổng hợp từ http://finance.yahoo.com/ và Báo cáo tài chính của FPT đến 31/12/2006 (Tỷ giá quy đổi: 16,037 VND/USD) Nhìn bảng so sánh trên ta thấy, giá cổ phiếu FPT cao hơn hẳn các đại gia mà ai cũng biết như Microsoft, Yahoo, Oracle, Google. FPT hay các công ty khác chắc chắn nhận được “hợp tác chiến lược” là đủ để “vui như tết” rồi chứ đừng nói đến việc cạnh tranh với các “nhà sáng lập” ngành công nghệ phần mềm, tích hợp cơ sở dữ liệu hay truyền thông như trên. Xét qua các chỉ tiêu như: doanh thu, lãi gộp hay hướng phát triển, tăng trưởng trong thời gian sắp tới, FPT khó có thể so sánh được với những gã khổng lồ này. Các chỉ tiêu đo lường khả năng kinh doanh (kiếm lợi nhuận) của FPT cũng thấp hơn khi so với các đại gia quốc tế:Chỉ tiêu Lợi nhuận gộp/Doanh thu cho biết trong một 100 đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng Lợi nhuận gộp (Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán). Trong khi với Microsoft 100 đồng doanh thu tạo ra 82,16 đồng lợi nhuận gộp và mức bình quân ngành là 70,34 đồng thì FPT đạt được có 13 đồng. Ấy vậy mà người ta vẫn hết lời ca ngợi FPT và sẵn lòng cầm cố nhà cửa để đầu tư vào cổ phiếu này!Chỉ tiêu Lợi nhuận hoạt động/Doanh thu (P/S) cho biết trong 100 đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng Lợi nhuận hoạt động (sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý). FPT đạt 4,78%, còn thấp nhất của Yahoo là 15,46% trong năm tài chính 2006 đầy khó khăn của tập đoàn này so với đối thủ Google.Bỏ qua các yếu tố về môi trường kinh tế nơi FPT hoạt động tại Việt Nam so với Hoa Kỳ, hay tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, mức sống, thu nhập đầu người, điểm xuất phát…chỉ phân tích ngay chỉ số P/E hay P/S để nói mức độ sẵn lòng chi trả của nhà đầu tư cho một đồng thu nhập hay doanh thu từ FPT. Bình quân ngành mà FPT đang hoạt động là với 01 đồng thu nhập nhà đầu tư chỉ sẵn sàng trả mức 33,42 lần và với một đồng doanh thu tạo ra nhà đầu tư chỉ trả 2,9 lần. Trong khi với gã khổng lồ Google được cho là “công ty siêu kỳ” trong các năm gần đây, nhà đầu tư cũng chỉ chịu móc hầu bao trả mức cao nhất P/E: 63,7 và P/S: 15,74 hay “siêu” khác là Microsoft chỉ ở mức P/E: 24,85 và P/S: 6,66! Vậy điều gì nhận được từ các con số biết nói bên trong? FPT tốt hơn và đáng giá hơn Google, Microsoft hay Oracle?Riêng tôi thì tôi đã có câu trả lời cho riêng mình về mức giá “hợp lý” và mức dừng hợp lý. Các bạn có thể thảo luận thêm và đưa ra lời cảnh tỉnh sâu sắc nhất. Và vì sao tôi lại lấy các công ty “sáng lập ngành” của thế giới mà ai cũng biết để so sánh như: Yahoo, Google, Microsoft hay Oracle? Là vì tôi muốn các bạn hay các nhà đầu tư thấy được ngay cả với các công ty này nhà đầu tư cũng chỉ trả một mức giá “xem như cao nhất” trong hàng ngàn các công ty cùng ngành và so sánh với FPT để cho thấy mức độ so sánh trực tiếp nhất. Nếu cho rằng FPT nhỏ hơn hay không đủ để so với các loại chứng khoán “sáng lập ngành công nghệ và internet” thì quay lại ban đầu: có thể thấy gì về sự “quá nóng” của thị trường chứng khoán Việt Nam và FPT là một ví dụ điển hình?Hình 1: Mức độ tăng giá của FPT so với VNINDEX Hình 2: Khối lượng và giá trị giao dịch của FPT qua các phiên Bây giờ không so sánh mà phân tích trực tiếp biến động của cổ phiếu FPT từ khi lên sàn. Hình 3 và hình 4 mô tả biến động giá cổ phiếu FPT và lợi suất ngày của nó.Hình 3: Biến động giá cổ phiếu FPT Hình 4: Lợi suất ngày của cổ phiếu FPT Xu hướng vắt lên theo đường đồ thị giá thể hiện kỳ vọng không ngừng tăng cao với giá cổ phiếu FPT. Nếu không có kỳ vọng này thì sẽ không ai muốn mua cổ phiếu. Cần nhớ rằng thị trường cổ phiếu còn được coi là thuộc nhóm thị trường đầu cơ, theo nghĩa kiếm lời từ cơ hội giá tăng hay giảm.Biểu đồ lợi suất ngày thể hiện phân bố giá trị lợi suất rất dị dạng, hầu như hoặc ở trần hay ở sàn, có rất ít điểm dữ liệu ở bên trong hai mức giới hạn. Cũng có thể thấy giá ở trần hay ở sàn là giá dư mua hoặc bán khá nhiều, thậm chí lân cận cũng dư rất nhiều. Đó là giá ở trạng thái mất cân bằng và xác lập bằng chương trình máy do bị chặn. Biên độ 5% chính là chốt chặn. Dễ hiểu một điều là thị trường đang ở trạng thái mất cân bằng nghiêm trọng. Tình hình sẽ có biến chuyển nếu biên độ là 35%, có đủ khoảng để thị trường tự điều chỉnh về cân bằng theo đúng nghĩa của nó.© SAGA 09/02/2007 - www.saga.vnBùi Quang Nam, www.saga.vn<br />  <br />Các yếu tố ảnh hưởng đến TTCKVN vài tháng tới( Bình chọn: 12   --  Thảo luận: 4 --  Số lần đọc: 23207)Mùa đại hội cổ đông đã qua, không còn những thông tin về chia cổ tức, thưởng cổ phiếu hay tăng vốn điều lệ...Không còn những kết quả kinh doanh ấn tượng của năm nên giá cổ phiếu bắt đầu có những điều chỉnh là điều tất yếu. Sự quot;
hiệu chỉnhquot;
 của thị trường trong vài tuần gần đây thực sự là quot;
liều thuốc tốtquot;
 đối với những nhà đầu tư nuôi mộng bỏ ra ít tiền vài tháng sau mua một căn nhà !? Mặt khác, tháng 5/2007 sẽ thực hiện khớp lệnh liên tục tại sàn TpHCM nên những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, non tay sẽ chùn bước. Đây là lúc thị trường có sự sàng lọc, chỉ những nhà đầu tư bản lĩnh, kinh nghiệm mới tiếp tục bám thị trường. Trong thời gian vài tháng tới, TTCK sẽ chịu tác động bởi những yếu tố sau:quot;
Cơn lốcquot;
 IPO các doanh nghiệp lớnĐầu tiên là ngày 21/4/2007, Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) sẽ phát hành ra công chúng 1.286 tỷ đồng cổ phiếu (vốn điều lệ 3.800 tỷ). Đến tháng 5,  Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) dự tính sẽ thực hiện phương án IPO với điều lệ lên đến 7000 tỷ đồng. Sang tháng 7 hai quot;
đại giaquot;
 bia rượu là Tổng công ty rượu bia, nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Công ty bia Sài Gòn (Sabeco) với vốn điều lệ ước tính khoảng 7.500 tỷ đồng. Cuối cùng, nếu mọi việc suôn sẻ, hai quot;
đại giaquot;
 ngân hàng Vietcombank (ước đoán 6000 tỷ đồng) và MHB sẽ IPO vào tháng 8/2007.left000Giá cổ phiếu trong thời gian gần đây do yếu tố cung cầu chi phối. quot;
Cơn lốcquot;
 IPO của các doanh nghiệp này sẽ thu hút một nguồn vốn ước tính khoảng 5 tỷ USD của các nhà đầu tư. Như vậy, thị trường tập trung ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng từ đợt IPO này. Các nhà đầu tư có nhiều cơ hội để lựa chọn những cổ phiếu tốt, các blue- chips trên sàn niêm yết không còn là yếu tố lựa chọn duy nhất. Giá các cổ phiếu trên sàn có thể sẽ tiếp tục đi ngang và giảm chút ít như vài tuần gần đây. Cổ phiếu doanh nghiệp nhỏ sẽ có sự phân loại, chỉ có doanh nghiệp nào có kết quả kinh doanh tốt mới được quan tâm.Sau quot;
cuộc chiếnquot;
 IPO của các doanh nghiệp trên, một số nhà đầu tư sẽ quot;
kiệt sứcquot;
, một số sẽ dưỡng sức chờ một cơn lốc tiếp theo với các quot;
đại giaquot;
 của ngành viễn thông và ngân hàng như Vinaphone, Mobiphone, Viettel, Incombank, Agribank, BIDV...Đầu tư gián tiếp nước ngoàiTheo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB) các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào TTCK VN. Diễn đàn đầu tư Việt Nam thường niên lần hai do Euromoney Conference (Anh) tổ chức tại Hà Nội với hơn 1000 nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng cho thấy sức hấp dẫn của thị trường được đánh giá là quot;
con hổ tương lai của Châu Áquot;
. Chắc chắn con số 4 tỷ USD sẽ bị vượt trong năm nay, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài đang có sự điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tập trung vào các doanh nghiệp đấu giá cổ phần lần đầu, trên sàn niêm yết họ sẽ loại bớt những cổ phiếu nhỏ, chủ yếu mua vào quot;
blue- chipsquot;
. Cổ phiếu quot;
penny- stocksquot;
 là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư nhỏ, lẻ.Thị trường bất động sảnSự quot;
ấmquot;
 lên của TTBĐS đã làm giảm lượng vốn đầu tư vào TTCK và thậm chí nó còn hút một phần vốn từ TTCK chuyển sang. Các nhà đầu tư có nhiều cơ hội để lựa chọn giữa hai thị trường này.Tăng trưởng kinh tếTheo tính toán của Chính phủ, năm 2007 tăng trưởng sẽ đạt 8,5%. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng đồng tình với mức dự đoán này và cho rằng có thể đạt 10%. Chỉ cần nhìn vào lợi nhuận của các ngân hàng thương mại trong quý 1-2007 là thấy rõ: lợi nhuận trước thuế của ACB là 413  tỷ đồng (bằng 3,75 lần cùng kỳ năm ngoái), Sacombank là 302 tỷ đồng (188% so với cùng kỳ năm ngoái), Eximbank là 177 tỷ đồng (2,7 lần). Ngân hàng được xem như lăng kính của nền kinh tế nên có thể dự báo năm nay sẽ có nhiều doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh ấn tượng. Mặt khác, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự đoán sẽ đạt 20 tỷ USD trong năm 2007 (gấp đôi so với năm 2006).Việc giữ vững tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế trong nhiều năm liền có tác dụng giữ cho TTCK ổn định, tăng cường niềm tin của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để có thể trông chờ vào một sự khởi sắc của thị trường thì chỉ có thể vào cuối năm khi các nhà đầu tư có thể dự đoán kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp.Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường là chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước. Có thể tin rằng thị trường đang có sự điều chỉnh làm hài lòng những nhà quản lý, nếu thị trường có bất kỳ quot;
dấu hiệu xấuquot;
 nào thì các cơ quan này sẽ có biện pháp tích cực để vực dậy thị trường, ví dụ như mở quot;
roomquot;
 cho các nhà đầu tư nước ngoài.Từ các yếu tố trên cho thấy trong vài tháng tới chỉ số VN Index sẽ không có sự tăng trưởng ở mức 1200 điểm đến 1800 điểm như kỳ vọng của nhà đầu tư. Nhưng thị trường cũng sẽ khó có thể xuống ở mức quá thấp, đơn giản các nhà đầu tư quot;
bi quanquot;
 nhất cũng chỉ dự đoán thị trường giảm ở mức 30%.Chu Mạnh QuânNhận định thị trường!( Bình chọn: 11   --  Thảo luận: 0 --  Số lần đọc: 9738)Thị trường chứng khoán Việt Nam trong những ngày vừa qua chứng kiến sự tăng lên ngoạn mục của chỉ số VN Index (VNI). Tuy nhiên, sự tăng nhanh cả về giá trị và khối lượng giao dịch cũng đặt ra cho các nhà đầu tư nói chung câu hỏi: Liệu thị trường đã thực sự phục hồi hay chỉ là những phiên điều chỉnh trong xu hướng đi xuống?Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, hãy xem xét thị trường trên khía cạnh phân tích cung cầu, phân tích kỹ thuật chỉ số VNI và một số yếu tố tác động trong giai đoạn hiện nay.1. Cung cầu thị trường:Cán cân cung cầu thể hiện qua giá trị giao dịch của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HSTC) từ đầu tháng đã được cải thiện rõ rệt, tổng cầu có xu hướng tăng lên và tăng mạnh trong những phiên gần đây khối lượng giao dịch đạt từ 5 - 6 triệu CP, đặc biệt là cầu xuất phát từ khối nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Sức cầu của khối ĐTNN kể từ khi thị trường xuống đáy (905,53 điểm) ngày 24/04 đã tăng lên rất rõ và tập trung vào các BCs như REE, VNM, PVD, GMD, PPC, VSH, FPT... thống kê lượng và giá trị giao dịch mua bán của khối ĐTNN từ 2/5 - 9/5 cho thấy, chênh lệch giá trị mua bán ở mức 1.113 tỷ đồng.Ngược lại hẳn với giai đoạn thị trường đi xuống khi mà khối ĐTNN luôn duy trì lượng bán ra ở mức cao và mua vào cầm chừng thì hiện nay, lượng mua vào của khối này thường xuyên đạt bình quân trên 40% toàn thị trường trong khi giá trị bán ra chỉ vào khoảng 15% thị trường. Giao dịch của khối ĐTNN từ 2/5 – 9/5NgàySố lệnh muaSố lệnh bánGiá trị mua(tỷ đồng)Giá trị bán(tỷ đồng)(+/-)(tỷ đồng)VNIGT%TTGT%TTVNIGTGD2/52,22tr0,95tr30654%13424%172935,485653/51,60tr0,60tr23450%8718%147937,464694/51,00tr0,33tr16042%4313%117947,193777/51,60tr0,59tr22635%8513%141983,626528/52,30tr0,61tr31750%589%2591.015,436529/52,50tr0,69tr37545%9812%2771.019,96840Tổng11,22tr3,77    1.113  (Nguồn: tổng hợp dữ liệu từ VCBS)Tuy nhiên, hạn chế của khối ĐTNN chính là room đối với các CP, trong khi họ tăng mạnh sức mua thì room cũng dần cạn, thậm chí một số CP đã sắp hết room: STB 30%REE 49%GMD 47%VNM 46%CII 46%(Nguồn: Bản tin Thị trường Chứng khoán số 81 - TTGDCK HCM)Nếu sức mua của khối ĐTNN tiếp tục được duy trì sẽ tạo động lực rất lớn cho thị trường đi lên. Ngoài ra, một vấn đề đối với cung cầu hiện nay, chính là giá vốn cổ phiếu của các nhà đầu tư, đầu cơ nhỏ đọng ở mức VNIndex 1030 khá nhiều, thị trường cần có sức cầu đủ mạnh để kéo VNI vượt qua sức cung ở ngưỡng 1030. Điều này có thể thấy rõ trong các đồ thị phân tích kỹ thuật, mức 1030 chính là vùng Fibonaci Retracement (23,6%). 2. Phân tích kỹ thuật:Hai biểu đồ phân tích kỹ thuật (PTKT) phân tích chỉ số VNI trong bài viết sử dụng các công cụ hỗ trợ là đường MACD, RSI và Fibonaci Retracement.<!--[if !vml]--><!--[endif]-->Biểu đồ MACD gồm hai đường: (i) đường MACD, đường này được vẽ sử dụng số liệu về giá trị bình quân của VNIndex trong những khoảng thời gian nhất định; và (ii) đường tín hiệu là đường được vẽ sử dụng số liệu bình quân trong 9 ngày của chính đường MACD. Trên hình vẽ ta thấy đường MACD có màu xanh và đường tín hiệu của nó có màu hồng.Biểu đồ RSI phản ánh cường độ tương đối của sự tăng giảm giá chứng khoán. Có thể thấy với đồ thị RSI, có hai đường ngang chỉ số 70 và 30. Hai đường này rất quan trọng – có ý nghĩa như là hai mức mốc trên và dưới của RSI.Fibonacci Retracements (FR) được xác định trước tiên bằng cách vẽ đường thẳng nối kết giữa hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của đồ thị giá trong giai đoạn phân tích. Một loạt 9 đường nằm ngang sau đó được vẽ lên tại các mức Fibonacci 0.0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%, 161.8%, 261.8%, và 423.6% tương ứng với chiều cao tính từ điểm giá cao nhất đến thấp nhất (một số đường có thể không được vẽ ra khi nằm ngoài quy mô phân tích của đồ thị)Qua Biểu đồ PTKT có thể nhận xét như sau:MACD đã cắt qua đường tín hiệu, divergence (+9,246) thể hiện xu hướng đi lên của thị trường.Đường giá đã cắt qua đường SMA(5) và tiến đến cận trên của dải Bollinger.MFI, Momentum, RSI đều theo xu hướng rất tích cực.Khối lượng và giá trị giao dịch đã bắt đầu có xu hướng tăngKể từ khi VNI vượt lên khỏi mức 930 (Fibonaci Ret 38,2%) lên mức 1020 (Fibonaci Retracement 23,6%) thì mức 930 được xem như mức hỗ trợ khá chắc chắn của thị trường. Hiện nay, VNI đang gặp phải sự kháng cự tại mức 1030 điểm tương ứng Fibonaci Retracement (23,6%).Như vậy, các chỉ báo PTKT đều cho thấy thị trường có dấu hiệu phục hồi khá rõ nét. 3. Các yếu tố tác động khác:Bài học từ vụ IPO Đạm Phú Mỹ đã cho thấy, nếu IPO các khủng long không đúng thời điểm sẽ làm thiệt hại rất lớn đối với ngân sách, mặt khác cũng là một yếu tố tác động làm thị trường đi xuống. Vì vậy, Chính phủ chắc chắn sẽ có những động thái tích cực hơn đối với thị trường trong những lần IPO tiếp theo.Chứng chỉ quỹ VF1 hủy bỏ điều chỉnh giá xuống khiến cầu đối với CCQ này tăng lên, đồng thời cũng là áp lực đối với BVSC và HSC trong việc bảo lãnh phát hành CCQ này với giá 33.164 đồng/CCQ.Các cảnh báo của Chính Phủ, báo chí về việc thị trường tăng trưởng nóng không còn nữa mà thay vào đó là các bài báo, bài phát biểu có tính tích cực giúp thị trường đi lên.Tâm lý của các nhà đầu tư vẫn chưa thực sự ổn định sau thời gian sụt giảm của VNI. Tuy nhiên vẫn có 2 quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng VNI đã kết thúc chu kỳ giảm giá và tạo đáy ở mức 905,53 điểm và sẽ tăng trưởng ổn định. Quan điểm thứ hai cho rằng VNI chỉ tăng nhất thời trong vài ngày do lượng cầu bị dồn nén trong thời gian qua nên sẽ ko thể lên mạnh mà vẫn tiếp tục xu thế đi xuống.K/L: Trên cơ sở các phân tích về cung cầu, PTKT và một số yếu tố tác động đến tâm lý nhà đầu tư có thể nhận xét như sau. Thị trường có dấu hiệu phục hồi khá rõ nét. Sẽ chắc chắn hơn nếu trong những ngày tiếp theo khối lượng giao dịch tiếp tục được duy trì ở mức cao và VNI đi vào giai đoạn tích lũy.Sự tăng mạnh lượng cầu của khối ĐTNN thực sự tạo 1 cú huých khiến VNI tăng cả về khối lượng và giá trị giao dịch. Nếu sức cầu này vẫn được duy trì trong những ngày tiếp theo sẽ thì khả năng VNI phục hồi là rất khả quan.Các yếu tố khác cũng có thuận lợi đối với khả năng phục hồi của VNI. Một số định hướng đối với các nhà đầu tư trong giai đoạn hiện nay:Khi khối lượng và giá trị giao dịch tiếp tục tăng, VNI dao động nhẹ hoặc tăng nên chăng chú ý để mua cổ phiếu vào những phiên điều chỉnh.Để tránh rủi ro và không bỏ lỡ cơ hội trong trường hợp VNI tăng trở lại, theo ý kiến cá nhân tác giả, những CP nên đưa vào xem xét để mua là: Là cổ phiếu Bluechips; Là các cổ phiếu giảm giá ít nhất trong đợt suy giảm vừa qua của VNI.Chứng khoán Việt Nam 2010, một năm đáng nhớ    E-mail        Bản để in        Cỡ chữ       Chia sẻ:           Ý kiến (1) Năm 2010, hoạt động thâu tóm trên hai sàn niêm yết diễn ra khá sôi động. ▪  NGUYỄN HOÀNG14:47 (GMT+7) - Thứ Hai, 3/1/2011 Mặc dù gặp khá nhiều khó khăn trong năm 2010, song thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn để lại nhiều kỷ lục.Đó là giá trị huy động vốn gấp 3 lần năm 2009, tổng giá trị giao dịch ròng của nhà đầu tư nước ngoài đạt 15.000 tỷ đồng, hiện tượng “đội lái” cùng những kỹ xảo điều khiển giá cổ phiếu và sử dụng dịch vụ tài chính tràn lan, nở rộ các cuộc thâu tóm doanh nghiệp…1. Thông qua Luật Chứng khoán sửa đổiNgày 24/11/2010, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung 20 điều và bãi bỏ 1 điều trong tổng số 136 điều của Luật Chứng khoán hiện hành. Nội dung sửa đổi đã khắc phục được một số vấn đề bất cập như: hạn chế tình trạng lũng đoạn thị trường thông qua việc bổ sung hành vi vi phạm trong kinh doanh chứng khoán; khuyến khích và đẩy mạnh giao dịch chứng khoán trên thị trường có tổ chức trên cơ sở quy định điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng; bổ sung đối tượng cũng như nội dung công bố thông tin trên thị trường chứng khoán; mở rộng đối tượng áp dụng quy định về quản trị công ty theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; điều chỉnh, bổ sung một số hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, một số sản phẩm mới, một số điều kiện phát hành chứng khoán. Tuy nhiên, một nội dung khá nổi bật được nhiều người quan tâm, nhưng chưa được Quốc hội đưa vào các nội dung sửa đổi, đó là quy định về địa vị pháp lý của Ủy ban Chứng khoán.2. Lần đầu tiên có cáo trạng truy tố hình sự đối với hành vi thao túng giáNgày 26/11/2010, cá nhân đầu tiên liên quan đến hành vi thao túng giá chứng khoán đã bị bắt để phục vụ điều tra là ông Lê Văn Dũng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (mã: DVD-HOSE). Cùng với ông Dũng, 3 đồng phạm có liên quan cũng đã bị bắt. Với việc Luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực (1/1/2010), đây là lần đầu tiên tội danh thao túng giá cổ phiếu được đưa vào xử lý hình sự. Vụ việc nhận được sự ủng hộ tích cực của giới đầu tư, các thành viên và được cho là rất cần thiết để “làm sạch” thị trường vốn bị méo mó suốt cả năm bởi câu chuyện làm giá, gây bức xúc và xói mòn niềm tin của nhà đầu tư. Ngoài ra, để tăng cường sự minh bạch và hạn chế các hiện tượng làm giá trên thị trường, Nghị định 85/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đã ban hành vào ngày 2/8/2010 với mức phạt cao hơn từ 4-6 lần quy định cũ, đồng thời cho phép tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật.3. Chao đảo với Thông tư 13Ngày 27/9/2010, Thông tư 19 sửa đổi Thông tư 13 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng được ban hành. Thông tư 13 và Thông tư 19 là văn bản pháp lý có ảnh hưởng lớn nhất tới thị trường chứng khoán trong năm 2010 khi được xem là tác nhân gây ra sự lo lắng về khả năng thoái vốn ồ ạt của các ngân hàng, giảm hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản... nhằm đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mới. Thông tư 19 sửa đổi Thông tư 13 đã có một số điều chỉnh kỹ thuật “thoáng” hơn nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng đáp ứng tiêu chuẩn.4. VSD chính thức giám sát đến từng tài khoảnNgày 31/5/2010, Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) đã chính thức đưa vào vận hành hệ thống phần mềm lưu ký mới có khả năng giám sát chi tiết đến từng tài khoản, từ đó có thể phát hiện ngay lập tức hiện tượng bán trước ngày T+4. Với công nghệ mới, khả năng giám sát của cơ quan quản lý sẽ hiệu quả hơn rất nhiều trên diện rộng, hạn chế tối đa sự bất bình đẳng về lợi thế bán trước khi chứng khoán về tài khoản. 5. Minh bạch công bố thông tin tài chínhNgày 15/1/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 09/2010/TT-BTC hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, thay thế cho Thông tư số 38/2007/TT-BTC. Điểm nổi bật trong thông tư mới là yêu cầu các tổ chức niêm yết phải thực hiện soát xét báo cáo tài chính bán niên. Đây là một nỗ lực nhằm minh bạch hóa thông tin tài chính của doanh nghiệp.6. Nở rộ hoạt động thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệpNăm 2010, hoạt động thâu tóm trên hai sàn niêm yết diễn ra khá sôi động. Điển hình là các cuộc thâu tóm như: Công ty Cổ phần Thủy sản Hùng Vương (mã: HVG-HOSE) thâu tóm Công ty Cổ phần Thủy sản An Giang (mã: AGF), CPCP vàng Phú Nhuận (mã:PNJ) thâu tóm Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn (mã: SFC), Công ty Cổ phần Sản xuất, thương mại Thành Thành Công chào mua công khai 2,24 triệu cổ phiếu NHS để thâu tóm Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa, Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (mã: DVD) thâu tóm Công ty Cổ phần Dược Hà Tây (mã: DHT). Mới đây nhất là vụ thâu tóm tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Descon (mã: DCC) của nhóm cổ đông BTA sở hữu quá bán cổ phần và “soán ngôi” kiểm soát hội động quản trị (có 3/5 thành viên) Công ty Descon, cho thấy hoạt động thâu tóm đang có xu hướng chuyển sang một hình thái mới.7. Thị trường chứng khoán Việt Nam tròn 10 tuổiNăm 2010 đánh dấu chặng đường 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị  trường đã có những phát triển vượt bậc, đạt gấp 2 lần so với kế hoạch ban đầu về quy mô vốn hóa, số lượng công ty niêm yết tăng gấp 10 lần. Thị trường cũng đã trở thành kênh huy động vốn cho doanh nghiệp với hàng trăm ngàn tỉ đồng. Năm 2010 đạt kỷ lục lên sàn niêm yết: thêm 81 cổ phiếu trên HOSE, 110 cổ phiếu niêm yết trên HNX và 82 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM. Năm 2010 cũng là năm kỷ lục của doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường chứng khoán với tổng giá trị huy động vốn lên tới 110.000 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2009 và tăng 4 lần so với năm 2008… Tuy nhiên, 10 năm qua cũng cho thấy sự phát triển của thị trường chưa theo kịp kỳ vọng với những chậm chễ trong việc triển khai sản phẩm mới, những quy định pháp lý góp phần mở rộng thị trường như giao dịch cùng phiên, quỹ mở...8. Công ty chứng khoán đầu tiên bị phạt vì cung cấp dịch vụ phái sinhNgày 11/11/2010, công ty chứng khoán VNDirect bị phạt 100 triệu  đồng do đã cung cấp dịch vụ không thuộc những nghiệp vụ kinh doanh được phép (dịch vụ option). Đây là lần đầu tiên một tổ chức trung gian bị phạt vì đã cung cấp dịch vụ phái sinh trên thị trường. Tuy nhiên, thực tiễn này cũng cho thấy nhu cầu bức thiết của nhà đầu tư cần có thêm các công cụ đầu tư và phòng ngừa rủi ro. Một số kế hoạch triển khai sản phẩm mới như T+2, lệnh dừng lỗ, lệnh thị trường, hay các quy định về giao dịch cùng phiên, mở nhiều tài khoản vẫn chưa được thực thi.9. Ám ảnh quỹ ngoại thoái vốnQuỹ  đầu tư VEIL do Dragon Capital quản lý đã bị ép thoái vốn ảnh hưởng lớn đến tâm lý nhà đầu tư. Đây là lần thứ hai quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam bị ép thoái vốn, sau sự kiện quỹ Indochina Capital năm 2009. Việc thoái vốn của các quỹ có thâm niên trên thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ gây áp lực về nguồn cung mà còn phản ánh mức độ ngại rủi ro cũng như độ hấp dẫn của thị trường. Tuy nhiên hiện tượng thoái vốn đã không xảy ra và thực tế dòng vốn ngoại đã có một năm mua ròng kỷ lục, chỉ đứng sau thời kỳ bùng nổ năm 2007. Tổng giá trị giao dịch ròng của nhà đầu tư nước ngoài trong năm lại đạt mức kỷ lục 15.000 tỷ đồng và đóng vai trò dẫn dắt thị trường ở nhiều thời điểm.10. Nhiều thay đổi về cơ chế giao dịch trên thị trườngSở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) trong năm 2010 đã thực hiện thay đổi lớn về cơ chế  giao dịch. HOSE thực hiện rút ngắn thời gian khớp lệnh mở cửa, kéo dài thời gian khớp lệnh liên tục và tăng thêm 15 phút cho một phiên giao dịch. HNX đã chính thức áp dụng giao dịch trực tuyến trên thị trường giao dịch cổ phiếu niêm yết và mở rộng thời gian giao dịch từ 8h30 đến 15h, thay thế phương thức giao dịch thỏa thuận điện tử bằng phương thức khớp lệnh liên tục trên thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).<br />
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam
Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Dam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hvDam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hv
vuthanhtien
 
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tế
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tếGiáo trình đàm phán thương mại quốc tế
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tế
bookboomingslide
 
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...
Hột Mít
 

Was ist angesagt? (20)

Dam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hvDam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hv
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Quản trị xuất nhập khẩu
Quản trị xuất nhập khẩu Quản trị xuất nhập khẩu
Quản trị xuất nhập khẩu
 
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
 
Đề tài: Chiến lược marketing mix tập đoàn bán lẻ Caganu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược marketing mix tập đoàn bán lẻ Caganu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Chiến lược marketing mix tập đoàn bán lẻ Caganu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược marketing mix tập đoàn bán lẻ Caganu, 9 ĐIỂM!
 
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tế
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tếGiáo trình đàm phán thương mại quốc tế
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tế
 
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...
THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT HÀNH ĐẾ...
 
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thươngCách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
 
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đLuận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
 
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂNBÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Đề tài: Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty thương mại, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty thương mại, 9đĐề tài: Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty thương mại, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty thương mại, 9đ
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, HAY
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
 

Andere mochten auch

De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356
Lam Pham
 
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoánGiáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
Bichtram Nguyen
 
SEGUIMIENTO Y ACOMPAÑAMIENTO VIRTUAL
SEGUIMIENTO Y ACOMPAÑAMIENTO VIRTUALSEGUIMIENTO Y ACOMPAÑAMIENTO VIRTUAL
SEGUIMIENTO Y ACOMPAÑAMIENTO VIRTUAL
Carlos Palacios
 
Xabier,itzea,peio and asier n
Xabier,itzea,peio and asier nXabier,itzea,peio and asier n
Xabier,itzea,peio and asier n
artxandape
 
都市圈James的总结
都市圈James的总结都市圈James的总结
都市圈James的总结
yixieshi
 
ctividad7 softwareeducativo vivas_aguilarligiaguadalupeA
ctividad7 softwareeducativo vivas_aguilarligiaguadalupeActividad7 softwareeducativo vivas_aguilarligiaguadalupeA
ctividad7 softwareeducativo vivas_aguilarligiaguadalupeA
Eric Leonardo Aguilar Mendoza
 
Lo que se_puede_hacer_con
Lo que se_puede_hacer_conLo que se_puede_hacer_con
Lo que se_puede_hacer_con
Garbriela_224
 
Hari raya aidilfitri
Hari raya aidilfitriHari raya aidilfitri
Hari raya aidilfitri
Ain Azmi
 
2011インターンシップ_09N1123_前野沙織
2011インターンシップ_09N1123_前野沙織2011インターンシップ_09N1123_前野沙織
2011インターンシップ_09N1123_前野沙織
saolympic
 

Andere mochten auch (20)

De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356
 
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoánGiáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
 
Class Matters
Class MattersClass Matters
Class Matters
 
SEGUIMIENTO Y ACOMPAÑAMIENTO VIRTUAL
SEGUIMIENTO Y ACOMPAÑAMIENTO VIRTUALSEGUIMIENTO Y ACOMPAÑAMIENTO VIRTUAL
SEGUIMIENTO Y ACOMPAÑAMIENTO VIRTUAL
 
Xabier,itzea,peio and asier n
Xabier,itzea,peio and asier nXabier,itzea,peio and asier n
Xabier,itzea,peio and asier n
 
Επανάσταση 1821
Επανάσταση 1821Επανάσταση 1821
Επανάσταση 1821
 
都市圈James的总结
都市圈James的总结都市圈James的总结
都市圈James的总结
 
Ppt ctselva 2
Ppt ctselva 2Ppt ctselva 2
Ppt ctselva 2
 
Phpnw security-20111009
Phpnw security-20111009Phpnw security-20111009
Phpnw security-20111009
 
Αρνούμαι, Αντ. Σαμαράκης
Αρνούμαι, Αντ. ΣαμαράκηςΑρνούμαι, Αντ. Σαμαράκης
Αρνούμαι, Αντ. Σαμαράκης
 
ctividad7 softwareeducativo vivas_aguilarligiaguadalupeA
ctividad7 softwareeducativo vivas_aguilarligiaguadalupeActividad7 softwareeducativo vivas_aguilarligiaguadalupeA
ctividad7 softwareeducativo vivas_aguilarligiaguadalupeA
 
Distributed DBMS - Unit 4 - Data Distribution Alternatives:
Distributed DBMS - Unit 4 - Data Distribution Alternatives:Distributed DBMS - Unit 4 - Data Distribution Alternatives:
Distributed DBMS - Unit 4 - Data Distribution Alternatives:
 
Fiestas y Celbraciones Paises Hispanos
Fiestas y Celbraciones Paises HispanosFiestas y Celbraciones Paises Hispanos
Fiestas y Celbraciones Paises Hispanos
 
Colateral octavio cervera_digital_marketing_lleva tu marca a la pole position...
Colateral octavio cervera_digital_marketing_lleva tu marca a la pole position...Colateral octavio cervera_digital_marketing_lleva tu marca a la pole position...
Colateral octavio cervera_digital_marketing_lleva tu marca a la pole position...
 
EMT | Event Management Team tam 14 yaşında...
EMT | Event Management Team tam 14 yaşında...EMT | Event Management Team tam 14 yaşında...
EMT | Event Management Team tam 14 yaşında...
 
Lo que se_puede_hacer_con
Lo que se_puede_hacer_conLo que se_puede_hacer_con
Lo que se_puede_hacer_con
 
Hari raya aidilfitri
Hari raya aidilfitriHari raya aidilfitri
Hari raya aidilfitri
 
Introduction to building apps for windows phone 8
Introduction to building apps for windows phone 8Introduction to building apps for windows phone 8
Introduction to building apps for windows phone 8
 
Elements of a plot diagram] 2
Elements of a plot diagram] 2Elements of a plot diagram] 2
Elements of a plot diagram] 2
 
2011インターンシップ_09N1123_前野沙織
2011インターンシップ_09N1123_前野沙織2011インターンシップ_09N1123_前野沙織
2011インターンシップ_09N1123_前野沙織
 

Ähnlich wie Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam

Ähnlich wie Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam (20)

Quy trình Tư vấn Niêm Yết
Quy trình Tư vấn Niêm YếtQuy trình Tư vấn Niêm Yết
Quy trình Tư vấn Niêm Yết
 
Aasc
AascAasc
Aasc
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá thực trạng tài chính công ty Viasimex. 9 ĐIỂM!
 
Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á
Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam ÁTổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á
Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á
 
Giải pháp phát triển công ty chứng khoán
Giải pháp phát triển công ty chứng khoánGiải pháp phát triển công ty chứng khoán
Giải pháp phát triển công ty chứng khoán
 
Pháp luật về hoạt động tín dụng, thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính Tín ...
Pháp luật về hoạt động tín dụng, thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính Tín ...Pháp luật về hoạt động tín dụng, thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính Tín ...
Pháp luật về hoạt động tín dụng, thực tiễn áp dụng tại công ty tài chính Tín ...
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docx
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_xay_dung_sao_mai_a_jp_k2sx_ggzc_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_xay_dung_sao_mai_a_jp_k2sx_ggzc_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_xay_dung_sao_mai_a_jp_k2sx_ggzc_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_xay_dung_sao_mai_a_jp_k2sx_ggzc_201...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán quốc tế
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán quốc tếĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán quốc tế
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán quốc tế
 
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Dược Phẩm Hiệp Bách Niên
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Dược Phẩm Hiệp Bách NiênHạch toán kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Dược Phẩm Hiệp Bách Niên
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Dược Phẩm Hiệp Bách Niên
 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH  VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH  VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG T...
 
Luận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOT
Luận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOTLuận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOT
Luận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng thương mại
Luận văn: Pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng thương mạiLuận văn: Pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng thương mại
Luận văn: Pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng thương mại
 
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV) 3530...
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV) 3530...Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV) 3530...
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV) 3530...
 
Đề tài: Hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM, HAYĐề tài: Hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM, HAY
 
Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...
Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...
Nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết chéo của doanh nghiệp việt nam trên thị t...
 
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanvietLUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
LUẬN VĂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP - luanvanviet
 
Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán
Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoánNâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán
Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...
Đề tài: Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán ...
 
Công ty tài chính
Công ty tài chínhCông ty tài chính
Công ty tài chính
 

Kürzlich hochgeladen

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Kürzlich hochgeladen (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Thực trạng công ty chứng khoán tại việt nam

  • 1. Thực trạng công ty chứng khoán tại Việt Nam - Thực tế hoạt động và những thách thức tiềm ẩn<br />( Bình chọn: 5   --  Thảo luận: 5 --  Số lần đọc: 48467)<br />Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các công ty chứng khoán (CtyCK). Sự trưởng thành của các CtyCK Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. <br />Tăng trưởng về số lượng và quy mô của các CtyCK <br />Tính đến 30/8/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 61 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 5.735 tỷ đồng. Trong đó, có 43 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.<br />Mặc dù số lượng CtyCK đi vào hoạt động từ năm 2007 tăng gấp 3-4 lần so với năm 2006, nhưng kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 của nhiều CtyCK vẫn khá tốt, điển hình là các CtyCK đã có thời gian hoạt động lâu như CtyCK Sài Gòn (SSI) - lợi nhuận sau thuế đạt 668,5 tỷ đồng, CtyCK ACB (ACBS) - lợi nhuận sau thuế đạt 141 tỷ đồng, CtyCK Bảo Việt (BVSC) - lợi nhuận sau thuế đạt 156,8 tỷ đồng... và một số CtyCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng không chịu lép vế trước các CtyCK đàn anh như: CtyCK Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SBS) - lợi nhuận sau thuế đạt 125,2 tỷ đồng, CtyCK Đại Việt - lợi nhuận sau thuế đạt 39,4 tỷ đồng, CtyCK Quốc Tế Việt Nam - lợi nhuận sau thuế đạt 23,7 tỷ đồng.<br />Trong quá trình hoạt động, các CtyCK luôn đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới, tính đến hết ngày 30/6/2007, ngoài 56 trụ sở chính, mạng lưới hoạt động của các công ty gồm 25 chi nhánh, 14 phòng giao dịch, 24 đại lý nhận lệnh (so với mạng lưới gồm 12 chi nhánh, 9 phòng giao dịch và 13 đại lý nhận lệnh tại thời điểm 31/12/2006). Cùng với việc mở rộng chi nhánh, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhiều CtyCK đã thực hiện tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng quy định vốn pháp định theo yêu cầu của Nghị định 14 hướng dẫn Luật Chứng khoán. Trong 6 tháng đầu năm 2007, 4 CtyCK gồm Sao Việt (tăng từ 20 tỷ đồng lên 36 tỷ đồng), CtyCK An Bình – ABS (tăng từ 50 tỷ đồng lên 330 tỷ đồng), CtyCK Hà Thành (tăng từ 18 tỷ đồng lên 60 tỷ đồng), CtyCK Kim Long (tăng từ 18 tỷ đồng lên 315 tỷ đồng).<br />Nâng cao chất lượng hoạt động <br />Về hoạt động môi giới <br />Tính đến hết ngày 30/6/2007, số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CtyCK đạt 255.185 tài khoản (tăng 169.001 tài khoản, tương đương 196% so với thời điểm ngày 31/12/2006). Trong đó, đối với những CtyCK đã có bề dày hoạt động, đều chiếm tỷ trọng cao về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch như: VCBS có 34.490 tài khoản, chiếm 16,52% tổng số tài khoản toàn thị trường; BVSC có 34.395 tài khoản, chiếm 13,48%; CtyCK Sài Gòn (SSI) có 26.746 tài khoản, chiếm 10,48%; CtyCK Ngân hàng Đầu tư (BSC) có 24.525 tài khoản, chiếm 9,61%. Bên cạnh đó, một số CtyCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư, như SBS đạt 7.720 tài khoản, chiếm 3,03% thị phần, ABS đạt 6.104 tài khoản, chiếm 2.39% thị phần, CtyCK Vndirect đạt 5.195 tài khoản, chiếm 2.04% thị phần...<br />Tổng giá trị giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong tháng 6/2007 qua các CtyCK đạt 25.196 tỷ đồng. Những CtyCK có doanh số môi giới giao dịch lớn đa số là những công ty đã có nhiều năm hoạt động, có nhiều nhà đầu tư mở tài khoản (xem bảng dưới đây).<br />Công ty chứng khoán Doanh số giao dịch tháng 6/2007 Thị phần giao dịch tháng 6/2007 VCBS 6.362,5 25,25% ACBS 3.361 13,34% SSI 3.253 12,91% BVSC 2.182 8,66% BSC 1.313 5,21% <br />Đơn vị: tỷ đồng <br />Về hoạt động tự doanh <br />Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 9.667 tỷ đồng (tăng 4.671 tỷ đồng, tương đương 48,31% so với thời điểm 01/01/2007). Đối với 14 CtyCK đã hoạt động lâu năm, giá trị chứng khoán tự doanh (2 công ty là SCBS và BSC không báo cáo số liệu này) tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 5.997 tỷ đồng (tăng 1.000 tỷ đồng, tương đương 16,69% so với giá trị ngày 01/1/2007). Một số công ty có giá trị tự doanh cuối kỳ tăng khá nhanh và đạt giá trị cao.<br />Đối với khối CtyCK được cấp phép vào cuối năm 2006, tại thời điểm đầu kỳ, giá trị tự doanh không đáng kể vì công ty chưa triển khai hoạt động thì đến thời điểm 30/6/2007, giá trị chứng khoán tự doanh của khối công ty này đạt 3.345 tỷ đồng (chiếm 35,63% giá trị tự doanh của 59 CtyCK). Một số công ty đã đẩy nhanh nghiệp vụ tự doanh mặc dù hoạt động chưa lâu như: CtyCK Ngân hàng Sacombank (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 571 tỷ đồng), CtyCK Vndirect (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 587 tỷ đồng), CtyCK Ngân hàng Đông Nam Á (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 458 tỷ đồng). Hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành<br />Hoạt động bảo lãnh phát hành của các CtyCK 6 tháng đầu năm 2007 vẫn tập trung chủ yếu là bảo lãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ cho Kho bạc Nhà nước, trái phiếu ngân hành, trái phiếu đô thị (xem bảng dưới đây).<br />Công ty Khối lượng bảo lãnh Giá bảo lãnh (đồng) Vốn chủ sở hữu của CtyCK (tỷ đồng) Hình thức bảo lãnh Số hợp đồng bảo lãnh Giá trị bảo lãnh (triệu đồng) BVSC 5.314 33.500 150 Chắc chắn 1 178 ACBS 880.000 67.000 250 Chắc chắn 1 58.960 Cty CK Thăng Long 108.758   451.000   120 Chắc chắn 2 49.050   <br />Như vậy, các CtyCK đã thực hiện 4 hợp đồng bảo lãnh phát hành với hình thức bảo lãnh cam kết chắc chắn. Các hợp đồng bảo lãnh nói trên đã thực hiện theo đúng quy định hiện hành do giá trị chứng khoán đã được bảo lãnh không vượt quá 50% vốn điều lệ của CtyCK. Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy, trong thời gian gần đây, có rất ít CtyCK thực hiện việc bảo lãnh phát hành và các công ty chưa chú trọng đầu tư tìm kiếm khách hàng, đào tạo nhân sự, xây dựng quy trình chuẩn để triển khai nghiệp vụ này.<br />Hoạt động tư vấn <br />- Tư vấn đầu tư chứng khoánMảng hoạt động này nhìn chung đã bắt đầu tiến triển với số hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán của các công ty đạt 55 hợp đồng (tại thời điểm 1/1/2007 chỉ có 6 hợp đồng tư vấn đầu tư). Điều này cho thấy trong sự phát triển, các CtyCK đang dần chuyển sang hướng quan tâm, chú trọng hơn đến hoạt động chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, so với khoảng 255.000 tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CtyCK hiện nay, số hợp đồng trên là không đáng kể và tiềm năng để các CtyCK phát triển mảng hoạt động này là không nhỏ. Tuy là CtyCK được cấp phép cuối năm 2006 và triển khai hoạt động chưa lâu, CtyCK An Bình hiện đang có số hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán lớn nhất (50 hợp đồng).<br />- Tư vấn niêm yếtTổng số hợp đồng tư vấn niêm yết tại thời điểm hiện nay của các CtyCK là 100 hợp đồng, trong đó có 9 hợp đồng được ký trong tháng 6/2007 (so với 67 hợp đồng tại thời điểm 1/1/2007). Như vậy, hoạt động tư vấn niêm yết có những dấu hiệu khả quan hơn so với thời điểm đầu năm. Những CtyCK đang thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn niêm yết là CtyCK Sài Gòn (30 hợp đồng), CtyCK Ngân hàng ACB (14 hợp đồng), CtyCK Ngân hàng Đông Nam Á.<br />- Tư vấn khácTổng số hợp đồng tư vấn khác tại ngày 30/6/2007 là 305 hợp đồng, trong đó có 77 hợp đồng được ký, 42 hợp đồng được thanh lý trong tháng 6/2007. Các hợp đồng  này chủ yếu là hợp đồng tư vấn cổ phần hóa và bán đấu giá cổ phần. Các công ty có nhiều hợp đồng tại thời điểm này là SSI (42 hợp đồng), ACBS (35 hợp đồng), IBS (32 hợp đồng).<br />Nhìn chung, hoạt động tư vấn đã có những phát triển đáng kể so với thời gian đầu năm, các CtyCK đã chú trọng hơn đến nghiệp vụ tư vấn. Không chỉ những công ty đã hoạt động lâu năm mà những công ty được cấp phép trong năm 2006 cũng đã triển khai hoạt động này khá tốt.<br />Những thách thức đối với các CtyCK <br />Với kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 khá vượt trội của nhiều CtyCK trong bối cảnh thị trường rơi vào xu thế trầm lắng, kéo dài sang các tháng của quý III/2007, đã phần nào phản ảnh rõ nét những bước đi vững chắc của các khối CtyCK. Sự ra đời của hàng loạt các CtyCK đã góp phần đáp ứng được nhu cầu dịch vụ cho số lượng đông đảo nhà đầu tư đang ngày một gia tăng, đồng thời tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các CtyCK phải tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và đảm bảo lợi ích cho khách hàng.<br />right000Mặc dù vậy, do hiện nay tỷ lệ người dân Việt Nam tham gia đầu tư chứng khoán vẫn còn rất nhỏ, nên việc số lượng các CtyCK gia tăng nhanh trong một khoảng thời gian khá ngắn đã dẫn đến một số công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Với khả năng tài chính và kinh nghiệm còn hạn chế, vì mục tiêu lợi nhuận của mình một số CtyCK đã sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của thị trường, tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư. Trên thực tế, hiện nay với số lượng trên 60 CtyCK được cấp phép và đi vào hoạt động nhưng phải chia nhau một thị trường quá nhỏ chỉ với trên dưới 250.000 khách hàng (là các nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân, trong khi đó các CtyCK lớn và hoạt động lâu năm như SSI, VCBS, ACBS, BCVS, SBS... đã thâu tóm khoảng 85% lượng khách hàng, những CtyCK mới và quy mô vốn nhỏ phải chật vật chia nhau 15% thị phần còn lại (chưa kể số CtyCK mới đang nộp hồ sơ chờ cấp phép tại UBCKNN). Nhiều CtyCK đã phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, thuê mặt bằng... nhưng thực tế hoạt động trong thời gian gần đây số lượng khách hàng đến đầu tư không đáng kể, khiến nhiều CtyCK bị thâm hụt vốn sở hữu.<br />Để hút khách trên thị trường, nhiều công ty đã mở rộng dịch vụ repo và hạ phí... Tuy nhiên, nóng bỏng hơn cả là cuộc đua hạ phí. Theo quy định, phí giao dịch thu từ các nhà đầu tư là 0,5% trên giá trị giao dịch. Nhưng hiện nay đã bị một số CtyCK hạ đến mức thấp nhất, thậm chí có CtyCK không thu phí trong 3 tháng đầu hoạt động. Đặc biệt, nhiều CtyCK mới thành lập đã sử dụng chiêu khuyến mại bằng cách tặng tiền cho khách hàng mở tài khoản giao dịch tại công ty và trừ dần vào phí giao dịch. Trên thực tế trong thời gian gần đây, thông tin về việc giảm, miễn phí giao dịch của các CtyCK liên tục được công bố trên thị trường. Trong đó, tất cả các CtyCK lớn nhỏ lần lượt vào cuộc, dù đây là nguồn thu đáng kể, nhất là với những thành viên mới hoạt động. Cuộc cạnh tranh phí giao dịch được giới chuyên môn nhận định là đang ở hồi căng thẳng. Đỉnh điểm của cuộc đua giảm phí giao dịch giữa các CtyCK tập trung từ đầu tháng 9 này, nhân dịp kỷ niệm ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9. Mức giảm phổ biến từ 1/2 phí giao dịch hiện hành; một số miễn phí 100%. Với CtyCK, đây là một hình thức khuyến mãi, kéo nhà đầu tư đến sàn giao dịch... Nhưng với nhiều công ty nhỏ, mới tham gia thị trường, kinh doanh đang lỗ thì việc giảm phí sẽ là một gánh nặng lớn.<br />Ngoài việc khó khăn về chiếm lĩnh thị phần, sự thiếu hụt nguồn nhân lực cũng đặt các CtyCK vào những tình thế khó khăn. Tính đến thời điểm 30/6/2007, số nhân viên được UBCKNN cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán đạt khoảng 650 người. Tuy nhiên, do có nhiều CtyCK được cấp phép trong những tháng cuối năm 2006 và có khoảng trên 80 Hồ sơ đề nghị thành lập CtyCK đã được gửi UBCKNN nên số người hành nghề chứng khoán đã được cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán tại các công ty lại càng thiếu hụt. Mặt khác, do Quy chế hành nghề chứng khoán chưa chính thức ban hành nên tại một số công ty, một số người hành nghề đã có Hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề nhưng chưa được cấp. Bên cạnh đó, một số công ty có số người hành nghề tương đối ít so với yêu cầu tối thiểu theo quy định, giữa các CtyCK có xu hướng dịch chuyển, thu hút, lôi kéo nhân viên hành nghề...<br />Các giải pháp và kiến nghị <br />Về vấn đề cạnh tranh, nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù hiện tại hoạt động kinh doanh của các CtyCK khá khó khăn theo bối cảnh chung của thị trường, hướng cạnh tranh chính và lâu dài nhất là các công ty không nên quá chú trọng tới việc cạnh tranh bằng phí giao dịch, thay vào đó nên đầu tư công nghệ và tăng tiện ích. Về phía cơ quan quản lý thị trường, hiện nay Bộ Tài chính đã giao nhiệm vụ cho UBCKNN sớm hoàn thiện đề án về chính sách phí, lệ phí đối với các đối tượng tham gia thị trường, trong đó có phí giao dịch. Tuy nhiên, thị trường có nhiều cuộc cạnh tranh về phí và có quan điểm cho rằng không nên khống chế trần mà chỉ khống chế sàn. Theo Lãnh đạo UBCKNN, sắp tới đề án được ủy ban xây dựng sẽ đề cập đến cả mức phí trần và sàn. Trong đó, mức phí sàn sẽ được xác định để tránh cạnh tranh không lành mạnh. Và trong bối cảnh thị trường chưa ổn định thì cũng cần đưa ra mức trần. Ngoài khả năng áp trần và sàn phí giao dịch đối với các CtyCK, dự kiến đề án cũng sẽ đề cập đến vấn đề phí đối với các quỹ đầu tư.<br />Về vấn đề nhân lực, trên cơ sở theo dõi hoạt động của các CtyCK, cơ quan quản lý thị trường nên ban hành Quy chế người hành nghề chứng khoán, tạo điều kiện để các CtyCK có số người hành nghề đảm bảo theo quy định pháp luật hiện hành./.<br />Nguyễn Thu Hằng <br />(Trang Diễn đàn chứng khoán, Chứng khoán Việt Nam số 10, ra ngày 15/10/2007)<br />Một khảo sát thị trường chứng khoán Việt Nam qua một số phân tích thống kê( Bình chọn: 43   --  Thảo luận: 64 --  Số lần đọc: 73085)Sốt và ảo? Nhiều nhà phân tích cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam quá sốt hay ảo. Và rằng niềm tin thị trường đã bị đẩy lên quá mức với các sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, Tổng thống Hoa Kỳ G.W. Bush ghé thăm TTGDCK Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó loạt các báo cáo nghiên cứu về niềm tin của người tiêu dùng, nhà đầu tư, tổ chức tài chính…vào Việt Nam với nhiều dấu hiệu tích cực tạo cảm giác phấn chấn cho giới đầu tư trong nước. Dẫu biết rằng có thể làm cho thị trường chứng khoán khởi sắc và kinh tế Việt Nam thăng hoa trong thời gian hiện tại và sắp tới bằng cách tác động đến yếu tố niềm tin của nhà đầu tư; thì vấn đề niềm tin đó có được xây dựng trên một cơ sở vững chắc hay không vẫn còn cần phải xem xét!Hãy cùng khảo sát ba cổ phiếu thuộc hàng “đại gia”: cổ phiếu FPT, cổ phiếu Vinamilk, và cổ phiếu Kinh Đô.Vỏn vẹn trong vòng ba tháng kể từ khi chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu FPT đã tăng liên tục với mức tăng được tính bằng số “lần”. Tốc độ tăng trưởng của giá cổ phiếu FPT quả thực thần kỳ. So với sự tăng trưởng của cổ phiếu FPT thì các cổ phiếu hàng đầu trong ngành của thế giới như: Oracle, Microsoft hay Yahoo và cả Google cũng không địch lại – P/E của FPT đạt 75 lần, “vượt mặt” đại gia Google “chỉ có” 63,37 lần, trong khi bình quân ngành của thế giới là 33,42 lần. (Chi tiết xem bảng 4). Bảng 1: Chỉ tiêu của Kinh Đô so với trung bình ngành và một số công ty trên thế giới Chỉ tiêu Kinh Do Corp Kraft Food Inc. ConAgra Foods Inc. Bình quân Ngành Giá trị thị trường (M$) 0,432 55.790 13.050 15.530 Doanh thu (M$) 10,28 34.650 11.680 8.880 Lợi nhuận gộp/Doanh Thu 22,8% 36,22% 25,08% 37,09% Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và giảm trừ (EBITDA) (M$) 1,176 6.300 1.590 1.720 Lợi nhuận hoạt động/Doanh Thu 8,4% 15,66% 10,70% 14,83% Lợi nhuận ròng (M$) 1,176 3.210 470,5 670,18 EPS 2,756 1,93 0,803 1,99 P/E 83,82 17,59 32,18 23,67 Nguồn:Tác giả tổng hợp P/E cao của FPT dường như không phải cá biệt. Cổ phiếu Kinh Đô có P/E 83,82 cao hơn gần bốn lần mức bình quân ngành. Hai công ty Kraft Food Inc. và ConAgra Foods Inc. dù có mức lợi nhuận trước thuế, lãi vay và giảm trừ (EBITDA) gấp hàng nghìn lần Kinh Đô thì chỉ tiêu P/E vẫn chỉ đạt không tới một nửa.  (Chi tiết xem bảng 1).P/E cao của các cổ phiếu Việt Nam liệu có phải là một qui luật khi điều này tiếp tục đúng với trường hợp của cổ phiếu Vinamilk? Dù khiêm tốn hơn với con số 50,42, Vinamilk vẫn có P/E gần gấp đôi mức bình quân ngành. Các công ty quốc tế hoạt động trong cùng lĩnh vực, kể cả thương hiệu nổi tiếng toàn cầu Coca-Cola, cũng không thể mơ tới mức P/E này. (Chi tiết xem bảng 2).Bảng 2: Chỉ tiêu của Vinamilk so với trung bình ngành và một số công ty trên thế giới   Vinamilk Wimm-Bill-Dann Foods OJSC Coca-Cola Co. Groupe Danone Bình quân ngành Giá trị thị trường (B$): 1,90 2,94 113,06 40,02 2,86 Doanh thu (B$): 0,805 1,63 23,71 17,89 10,45 Lợi nhuận gộp/Doanh Thu 26,09% 34,17% 65,82% 49,02% 32,05% Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và giảm trừ (EBITDA) (B$) 0,12 0,200 8,38 3,23 0,92 Lợi nhuận hoạt động /Doanh Thu 14,79% 8,64% 27,28% 13,55% 8,83% Lợi nhuận ròng (B$) 0,012 0,074 5.27 1.53 0,031 EPS 3,81 1,698 2,232 2,43 0,18 P/E 50,42 39,34 21,61 13,6 30,5 Nguồn: Tác giả tổng hợp Thử tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân của hiện tượng này với cổ phiếu FPT.FPT là một công ty phân phối điện thoại đi động và sản phẩm công nghệ thông tin Cổ phiếu Công Ty Cổ Phần Phát Triển Đầu tư Công Nghệ FPT được niêm yết chính thức ngày 13/12/2006. Trước ngày được UBCK cấp giấy phép niêm yết (21/11/06), giá FPT tăng nhanh qua các mốc như: bán cho các cổ đông chiến lược Intel Capital và Texas Pacific Group ở mức khoảng 9 tới 10 lần mệnh giá, mức giá giao dịch trên thị trường OTC gấp 23 lần mệnh giá, trước khi chính thức đạt 60 lần mệnh giá vào ngày 22/01/2007 vừa qua (600.000 VND/cổ phiếu với mệnh giá 10.000 VND/cổ phiếu). Bảng 3: Cơ cấu doanh thu các năm theo từng lĩnh vực (Đơn vị: Triệu đồng) Lĩnh vực Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Đến 30/09/2006 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Phân phối điện thoại di động 1,421,783 45% 2,556,195 50% 4,659,585 57% 4,936,235 64% Tích hợp hệ thống 806,904 25% 1,209,094 24% 1,588,040 19% 940,327 12% Phân phối sản phẩm CNTT 662,420 21% 804,837 16% 1,132,176 14% 880,908 11% Dịch vụ Internet 108,788 3% 186,509 4% 322,629 4% 393,706 5% Sản xuất lắp ráp máy tính 75,624 2% 184,766 4% 205,816 3% 174,167 2% Phần mềm xuất khẩu 29,732 1% 68,443 1% 145,597 2% 163,728 2% Phần mềm trong nước 45,411 1% 55,945 1% 87,256 1% 57,225 1% Dịch vụ đào tạo 16,478 1% 22,113 0% 26,445 0% 25,760 0% Dịch vụ ERP - 0% 9,647 0% 21,971 0% 14,818 0% Dịch vụ truyền thông - 0% - 0% 20,108 0% 138,493 2% Khác 4,818 0% 1,942 0% 1,368 0% 80 0% Tổng cộng 3,171,958 100% 5,099,491 100% 8,210,991 100% 7,725,447 100% Nguồn: Trích bản cáo bạch FPT Bản cáo bạch FPT công bố số liệu đến 30/09/2006 cho thấy phần lớn tăng trưởng doanh thu qua các năm là từ nguồn doanh thu bán điện thoại di động với mức đóng góp lên đến 64% tổng doanh thu chín tháng đầu năm 2006. Tăng trưởng doanh thu bình quân trong lĩnh vực này trong ba (03) năm gần nhất là gần 100%. Với các lĩnh vực kinh doanh khác không được FPT công bố chi tiết, có thể có lĩnh vực lỗ, có thể có lĩnh vực lãi. Trong các lĩnh vực mang đúng bản chất của một công ty công nghệ như phần mềm xuất khẩu, phần mềm trong nước thì mức đóng góp vào chiếc bánh doanh thu của FPT tổng cộng đạt không quá 3%. Xem vậy thì FPT giống một công ty phân phối nhiều hơn (lệ thuộc sản phầm khác về công nghệ), chứ không giống một công ty công nghệ và phát triển phần mềm hay cung cấp dịch vụ Internet…Điều gì sẽ xảy ra nếu FPT không có các mảng phân phối điện thoại độc quyền như: Morotola, Samsung, hay Nokia? Một ngày nào đó, ba gã khổng lồ điện thoại có thể chia sẻ thị phần cho một đối tác khác để tránh sự “ảnh hưởng” hay “quá phụ thuộc” vào một đối tác duy nhất. Giảm 1% doanh thu trong lĩnh vực phân phối điện thoại di động dẫn tới mức biến động thế nào với lãi gộp hay lãi ròng của FPT?Nguyên tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ” sẽ được áp dụng khi một nhà phân phối chiếm quá 15% doanh thu của một tập đoàn nước ngoài. Khi đó, FPT sẽ gặp khó khăn nếu các mảng chiến lược không được phát huy như: tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm…Nếu quả thực những điều này có thể xảy ra thì mức độ rủi ro từ doanh thu FPT rất đáng để xem xét cẩn trọng... Và khi doanh thu không đủ lớn, “kỳ vọng” của nhà đầu tư vào lãi ròng, cổ tức, tăng trưởng hay nguồn tái đầu tư nội bộ sẽ ra sao? Cần ghi nhận việc FPT có sự chuyển hướng rất nhanh qua hai mảng chiến lược là Đại Học FPT và trang web http://www.vnexpress.net/ để khai thác tốt nhất hai lĩnh vực “tri thức đào tạo” và “truyền thông trực tuyến”. Trong đó, ít nhất, quảng cáo trực tuyến là hướng đi đúng và đã khẳng định thành công. Chỉ số tài chính của FPT thấp hơn mức bình quân ngành và các đại gia công nghệ thế giới. Vậy tại sao FPT có P/E cao hơn? Bảng 4: Phân tích báo cáo tài chính FPT so với các đại gia công nghệ của thế giới như Microsoft, Google, Yahoo, Oracle, và bình quân ngành. Chỉ tiêu FPT MSFT GOOG YHOO ORCL Ngành Giá trị thị trường (M$) 2,199 305,630 152,790 39,360 88,820 243.12M Số lượng nhân viên 7,008 71,000 5,680 9,800 56,133 204 Tăng trưởng doanh thu quý 42,4% 11.00% 70.40% 18.80% 26.50% 16.20% Doanh thu (M$) 729 45,350 9,320 6,220 16,070 51.70M Lợi nhuận gộp/Doanh Thu 13% 82.16% 60.18% 58.41% 76.73% 70.34% Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và giảm trừ (EBITDA) (M$) 38 19,000 4,050 1,940 6,510 6.53M Lợi nhuận hoạt động/Doanh Thu 4,78% 39.38% 34.24% 15.46% 33.67% 4.08% Lợi nhuận ròng (M$) 33 12,940 2,420 1,170 3,700 0.276 EPS 0.499 1.251 7.875 0.789 0.697 N/A P/E 75 24.85 63.37 36.68 24.59 33.42 PEG (Dự báo 5 năm) N/A 1.53 1.43 1.81 1.11 1.48 P/S (Thị Giá/Doanh thu trên 1 CP) 3 6.66 15.74 5.89 5.52 2.9 Nguồn: Tổng hợp từ http://finance.yahoo.com/ và Báo cáo tài chính của FPT đến 31/12/2006 (Tỷ giá quy đổi: 16,037 VND/USD) Nhìn bảng so sánh trên ta thấy, giá cổ phiếu FPT cao hơn hẳn các đại gia mà ai cũng biết như Microsoft, Yahoo, Oracle, Google. FPT hay các công ty khác chắc chắn nhận được “hợp tác chiến lược” là đủ để “vui như tết” rồi chứ đừng nói đến việc cạnh tranh với các “nhà sáng lập” ngành công nghệ phần mềm, tích hợp cơ sở dữ liệu hay truyền thông như trên. Xét qua các chỉ tiêu như: doanh thu, lãi gộp hay hướng phát triển, tăng trưởng trong thời gian sắp tới, FPT khó có thể so sánh được với những gã khổng lồ này. Các chỉ tiêu đo lường khả năng kinh doanh (kiếm lợi nhuận) của FPT cũng thấp hơn khi so với các đại gia quốc tế:Chỉ tiêu Lợi nhuận gộp/Doanh thu cho biết trong một 100 đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng Lợi nhuận gộp (Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán). Trong khi với Microsoft 100 đồng doanh thu tạo ra 82,16 đồng lợi nhuận gộp và mức bình quân ngành là 70,34 đồng thì FPT đạt được có 13 đồng. Ấy vậy mà người ta vẫn hết lời ca ngợi FPT và sẵn lòng cầm cố nhà cửa để đầu tư vào cổ phiếu này!Chỉ tiêu Lợi nhuận hoạt động/Doanh thu (P/S) cho biết trong 100 đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng Lợi nhuận hoạt động (sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý). FPT đạt 4,78%, còn thấp nhất của Yahoo là 15,46% trong năm tài chính 2006 đầy khó khăn của tập đoàn này so với đối thủ Google.Bỏ qua các yếu tố về môi trường kinh tế nơi FPT hoạt động tại Việt Nam so với Hoa Kỳ, hay tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, mức sống, thu nhập đầu người, điểm xuất phát…chỉ phân tích ngay chỉ số P/E hay P/S để nói mức độ sẵn lòng chi trả của nhà đầu tư cho một đồng thu nhập hay doanh thu từ FPT. Bình quân ngành mà FPT đang hoạt động là với 01 đồng thu nhập nhà đầu tư chỉ sẵn sàng trả mức 33,42 lần và với một đồng doanh thu tạo ra nhà đầu tư chỉ trả 2,9 lần. Trong khi với gã khổng lồ Google được cho là “công ty siêu kỳ” trong các năm gần đây, nhà đầu tư cũng chỉ chịu móc hầu bao trả mức cao nhất P/E: 63,7 và P/S: 15,74 hay “siêu” khác là Microsoft chỉ ở mức P/E: 24,85 và P/S: 6,66! Vậy điều gì nhận được từ các con số biết nói bên trong? FPT tốt hơn và đáng giá hơn Google, Microsoft hay Oracle?Riêng tôi thì tôi đã có câu trả lời cho riêng mình về mức giá “hợp lý” và mức dừng hợp lý. Các bạn có thể thảo luận thêm và đưa ra lời cảnh tỉnh sâu sắc nhất. Và vì sao tôi lại lấy các công ty “sáng lập ngành” của thế giới mà ai cũng biết để so sánh như: Yahoo, Google, Microsoft hay Oracle? Là vì tôi muốn các bạn hay các nhà đầu tư thấy được ngay cả với các công ty này nhà đầu tư cũng chỉ trả một mức giá “xem như cao nhất” trong hàng ngàn các công ty cùng ngành và so sánh với FPT để cho thấy mức độ so sánh trực tiếp nhất. Nếu cho rằng FPT nhỏ hơn hay không đủ để so với các loại chứng khoán “sáng lập ngành công nghệ và internet” thì quay lại ban đầu: có thể thấy gì về sự “quá nóng” của thị trường chứng khoán Việt Nam và FPT là một ví dụ điển hình?Hình 1: Mức độ tăng giá của FPT so với VNINDEX Hình 2: Khối lượng và giá trị giao dịch của FPT qua các phiên Bây giờ không so sánh mà phân tích trực tiếp biến động của cổ phiếu FPT từ khi lên sàn. Hình 3 và hình 4 mô tả biến động giá cổ phiếu FPT và lợi suất ngày của nó.Hình 3: Biến động giá cổ phiếu FPT Hình 4: Lợi suất ngày của cổ phiếu FPT Xu hướng vắt lên theo đường đồ thị giá thể hiện kỳ vọng không ngừng tăng cao với giá cổ phiếu FPT. Nếu không có kỳ vọng này thì sẽ không ai muốn mua cổ phiếu. Cần nhớ rằng thị trường cổ phiếu còn được coi là thuộc nhóm thị trường đầu cơ, theo nghĩa kiếm lời từ cơ hội giá tăng hay giảm.Biểu đồ lợi suất ngày thể hiện phân bố giá trị lợi suất rất dị dạng, hầu như hoặc ở trần hay ở sàn, có rất ít điểm dữ liệu ở bên trong hai mức giới hạn. Cũng có thể thấy giá ở trần hay ở sàn là giá dư mua hoặc bán khá nhiều, thậm chí lân cận cũng dư rất nhiều. Đó là giá ở trạng thái mất cân bằng và xác lập bằng chương trình máy do bị chặn. Biên độ 5% chính là chốt chặn. Dễ hiểu một điều là thị trường đang ở trạng thái mất cân bằng nghiêm trọng. Tình hình sẽ có biến chuyển nếu biên độ là 35%, có đủ khoảng để thị trường tự điều chỉnh về cân bằng theo đúng nghĩa của nó.© SAGA 09/02/2007 - www.saga.vnBùi Quang Nam, www.saga.vn<br />  <br />Các yếu tố ảnh hưởng đến TTCKVN vài tháng tới( Bình chọn: 12   --  Thảo luận: 4 --  Số lần đọc: 23207)Mùa đại hội cổ đông đã qua, không còn những thông tin về chia cổ tức, thưởng cổ phiếu hay tăng vốn điều lệ...Không còn những kết quả kinh doanh ấn tượng của năm nên giá cổ phiếu bắt đầu có những điều chỉnh là điều tất yếu. Sự quot; hiệu chỉnhquot; của thị trường trong vài tuần gần đây thực sự là quot; liều thuốc tốtquot; đối với những nhà đầu tư nuôi mộng bỏ ra ít tiền vài tháng sau mua một căn nhà !? Mặt khác, tháng 5/2007 sẽ thực hiện khớp lệnh liên tục tại sàn TpHCM nên những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, non tay sẽ chùn bước. Đây là lúc thị trường có sự sàng lọc, chỉ những nhà đầu tư bản lĩnh, kinh nghiệm mới tiếp tục bám thị trường. Trong thời gian vài tháng tới, TTCK sẽ chịu tác động bởi những yếu tố sau:quot; Cơn lốcquot; IPO các doanh nghiệp lớnĐầu tiên là ngày 21/4/2007, Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) sẽ phát hành ra công chúng 1.286 tỷ đồng cổ phiếu (vốn điều lệ 3.800 tỷ). Đến tháng 5,  Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) dự tính sẽ thực hiện phương án IPO với điều lệ lên đến 7000 tỷ đồng. Sang tháng 7 hai quot; đại giaquot; bia rượu là Tổng công ty rượu bia, nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Công ty bia Sài Gòn (Sabeco) với vốn điều lệ ước tính khoảng 7.500 tỷ đồng. Cuối cùng, nếu mọi việc suôn sẻ, hai quot; đại giaquot; ngân hàng Vietcombank (ước đoán 6000 tỷ đồng) và MHB sẽ IPO vào tháng 8/2007.left000Giá cổ phiếu trong thời gian gần đây do yếu tố cung cầu chi phối. quot; Cơn lốcquot; IPO của các doanh nghiệp này sẽ thu hút một nguồn vốn ước tính khoảng 5 tỷ USD của các nhà đầu tư. Như vậy, thị trường tập trung ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng từ đợt IPO này. Các nhà đầu tư có nhiều cơ hội để lựa chọn những cổ phiếu tốt, các blue- chips trên sàn niêm yết không còn là yếu tố lựa chọn duy nhất. Giá các cổ phiếu trên sàn có thể sẽ tiếp tục đi ngang và giảm chút ít như vài tuần gần đây. Cổ phiếu doanh nghiệp nhỏ sẽ có sự phân loại, chỉ có doanh nghiệp nào có kết quả kinh doanh tốt mới được quan tâm.Sau quot; cuộc chiếnquot; IPO của các doanh nghiệp trên, một số nhà đầu tư sẽ quot; kiệt sứcquot; , một số sẽ dưỡng sức chờ một cơn lốc tiếp theo với các quot; đại giaquot; của ngành viễn thông và ngân hàng như Vinaphone, Mobiphone, Viettel, Incombank, Agribank, BIDV...Đầu tư gián tiếp nước ngoàiTheo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB) các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào TTCK VN. Diễn đàn đầu tư Việt Nam thường niên lần hai do Euromoney Conference (Anh) tổ chức tại Hà Nội với hơn 1000 nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng cho thấy sức hấp dẫn của thị trường được đánh giá là quot; con hổ tương lai của Châu Áquot; . Chắc chắn con số 4 tỷ USD sẽ bị vượt trong năm nay, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài đang có sự điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tập trung vào các doanh nghiệp đấu giá cổ phần lần đầu, trên sàn niêm yết họ sẽ loại bớt những cổ phiếu nhỏ, chủ yếu mua vào quot; blue- chipsquot; . Cổ phiếu quot; penny- stocksquot; là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư nhỏ, lẻ.Thị trường bất động sảnSự quot; ấmquot; lên của TTBĐS đã làm giảm lượng vốn đầu tư vào TTCK và thậm chí nó còn hút một phần vốn từ TTCK chuyển sang. Các nhà đầu tư có nhiều cơ hội để lựa chọn giữa hai thị trường này.Tăng trưởng kinh tếTheo tính toán của Chính phủ, năm 2007 tăng trưởng sẽ đạt 8,5%. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng đồng tình với mức dự đoán này và cho rằng có thể đạt 10%. Chỉ cần nhìn vào lợi nhuận của các ngân hàng thương mại trong quý 1-2007 là thấy rõ: lợi nhuận trước thuế của ACB là 413  tỷ đồng (bằng 3,75 lần cùng kỳ năm ngoái), Sacombank là 302 tỷ đồng (188% so với cùng kỳ năm ngoái), Eximbank là 177 tỷ đồng (2,7 lần). Ngân hàng được xem như lăng kính của nền kinh tế nên có thể dự báo năm nay sẽ có nhiều doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh ấn tượng. Mặt khác, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự đoán sẽ đạt 20 tỷ USD trong năm 2007 (gấp đôi so với năm 2006).Việc giữ vững tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế trong nhiều năm liền có tác dụng giữ cho TTCK ổn định, tăng cường niềm tin của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để có thể trông chờ vào một sự khởi sắc của thị trường thì chỉ có thể vào cuối năm khi các nhà đầu tư có thể dự đoán kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp.Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường là chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước. Có thể tin rằng thị trường đang có sự điều chỉnh làm hài lòng những nhà quản lý, nếu thị trường có bất kỳ quot; dấu hiệu xấuquot; nào thì các cơ quan này sẽ có biện pháp tích cực để vực dậy thị trường, ví dụ như mở quot; roomquot; cho các nhà đầu tư nước ngoài.Từ các yếu tố trên cho thấy trong vài tháng tới chỉ số VN Index sẽ không có sự tăng trưởng ở mức 1200 điểm đến 1800 điểm như kỳ vọng của nhà đầu tư. Nhưng thị trường cũng sẽ khó có thể xuống ở mức quá thấp, đơn giản các nhà đầu tư quot; bi quanquot; nhất cũng chỉ dự đoán thị trường giảm ở mức 30%.Chu Mạnh QuânNhận định thị trường!( Bình chọn: 11   --  Thảo luận: 0 --  Số lần đọc: 9738)Thị trường chứng khoán Việt Nam trong những ngày vừa qua chứng kiến sự tăng lên ngoạn mục của chỉ số VN Index (VNI). Tuy nhiên, sự tăng nhanh cả về giá trị và khối lượng giao dịch cũng đặt ra cho các nhà đầu tư nói chung câu hỏi: Liệu thị trường đã thực sự phục hồi hay chỉ là những phiên điều chỉnh trong xu hướng đi xuống?Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, hãy xem xét thị trường trên khía cạnh phân tích cung cầu, phân tích kỹ thuật chỉ số VNI và một số yếu tố tác động trong giai đoạn hiện nay.1. Cung cầu thị trường:Cán cân cung cầu thể hiện qua giá trị giao dịch của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HSTC) từ đầu tháng đã được cải thiện rõ rệt, tổng cầu có xu hướng tăng lên và tăng mạnh trong những phiên gần đây khối lượng giao dịch đạt từ 5 - 6 triệu CP, đặc biệt là cầu xuất phát từ khối nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Sức cầu của khối ĐTNN kể từ khi thị trường xuống đáy (905,53 điểm) ngày 24/04 đã tăng lên rất rõ và tập trung vào các BCs như REE, VNM, PVD, GMD, PPC, VSH, FPT... thống kê lượng và giá trị giao dịch mua bán của khối ĐTNN từ 2/5 - 9/5 cho thấy, chênh lệch giá trị mua bán ở mức 1.113 tỷ đồng.Ngược lại hẳn với giai đoạn thị trường đi xuống khi mà khối ĐTNN luôn duy trì lượng bán ra ở mức cao và mua vào cầm chừng thì hiện nay, lượng mua vào của khối này thường xuyên đạt bình quân trên 40% toàn thị trường trong khi giá trị bán ra chỉ vào khoảng 15% thị trường. Giao dịch của khối ĐTNN từ 2/5 – 9/5NgàySố lệnh muaSố lệnh bánGiá trị mua(tỷ đồng)Giá trị bán(tỷ đồng)(+/-)(tỷ đồng)VNIGT%TTGT%TTVNIGTGD2/52,22tr0,95tr30654%13424%172935,485653/51,60tr0,60tr23450%8718%147937,464694/51,00tr0,33tr16042%4313%117947,193777/51,60tr0,59tr22635%8513%141983,626528/52,30tr0,61tr31750%589%2591.015,436529/52,50tr0,69tr37545%9812%2771.019,96840Tổng11,22tr3,77    1.113  (Nguồn: tổng hợp dữ liệu từ VCBS)Tuy nhiên, hạn chế của khối ĐTNN chính là room đối với các CP, trong khi họ tăng mạnh sức mua thì room cũng dần cạn, thậm chí một số CP đã sắp hết room: STB 30%REE 49%GMD 47%VNM 46%CII 46%(Nguồn: Bản tin Thị trường Chứng khoán số 81 - TTGDCK HCM)Nếu sức mua của khối ĐTNN tiếp tục được duy trì sẽ tạo động lực rất lớn cho thị trường đi lên. Ngoài ra, một vấn đề đối với cung cầu hiện nay, chính là giá vốn cổ phiếu của các nhà đầu tư, đầu cơ nhỏ đọng ở mức VNIndex 1030 khá nhiều, thị trường cần có sức cầu đủ mạnh để kéo VNI vượt qua sức cung ở ngưỡng 1030. Điều này có thể thấy rõ trong các đồ thị phân tích kỹ thuật, mức 1030 chính là vùng Fibonaci Retracement (23,6%). 2. Phân tích kỹ thuật:Hai biểu đồ phân tích kỹ thuật (PTKT) phân tích chỉ số VNI trong bài viết sử dụng các công cụ hỗ trợ là đường MACD, RSI và Fibonaci Retracement.<!--[if !vml]--><!--[endif]-->Biểu đồ MACD gồm hai đường: (i) đường MACD, đường này được vẽ sử dụng số liệu về giá trị bình quân của VNIndex trong những khoảng thời gian nhất định; và (ii) đường tín hiệu là đường được vẽ sử dụng số liệu bình quân trong 9 ngày của chính đường MACD. Trên hình vẽ ta thấy đường MACD có màu xanh và đường tín hiệu của nó có màu hồng.Biểu đồ RSI phản ánh cường độ tương đối của sự tăng giảm giá chứng khoán. Có thể thấy với đồ thị RSI, có hai đường ngang chỉ số 70 và 30. Hai đường này rất quan trọng – có ý nghĩa như là hai mức mốc trên và dưới của RSI.Fibonacci Retracements (FR) được xác định trước tiên bằng cách vẽ đường thẳng nối kết giữa hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của đồ thị giá trong giai đoạn phân tích. Một loạt 9 đường nằm ngang sau đó được vẽ lên tại các mức Fibonacci 0.0%, 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%, 161.8%, 261.8%, và 423.6% tương ứng với chiều cao tính từ điểm giá cao nhất đến thấp nhất (một số đường có thể không được vẽ ra khi nằm ngoài quy mô phân tích của đồ thị)Qua Biểu đồ PTKT có thể nhận xét như sau:MACD đã cắt qua đường tín hiệu, divergence (+9,246) thể hiện xu hướng đi lên của thị trường.Đường giá đã cắt qua đường SMA(5) và tiến đến cận trên của dải Bollinger.MFI, Momentum, RSI đều theo xu hướng rất tích cực.Khối lượng và giá trị giao dịch đã bắt đầu có xu hướng tăngKể từ khi VNI vượt lên khỏi mức 930 (Fibonaci Ret 38,2%) lên mức 1020 (Fibonaci Retracement 23,6%) thì mức 930 được xem như mức hỗ trợ khá chắc chắn của thị trường. Hiện nay, VNI đang gặp phải sự kháng cự tại mức 1030 điểm tương ứng Fibonaci Retracement (23,6%).Như vậy, các chỉ báo PTKT đều cho thấy thị trường có dấu hiệu phục hồi khá rõ nét. 3. Các yếu tố tác động khác:Bài học từ vụ IPO Đạm Phú Mỹ đã cho thấy, nếu IPO các khủng long không đúng thời điểm sẽ làm thiệt hại rất lớn đối với ngân sách, mặt khác cũng là một yếu tố tác động làm thị trường đi xuống. Vì vậy, Chính phủ chắc chắn sẽ có những động thái tích cực hơn đối với thị trường trong những lần IPO tiếp theo.Chứng chỉ quỹ VF1 hủy bỏ điều chỉnh giá xuống khiến cầu đối với CCQ này tăng lên, đồng thời cũng là áp lực đối với BVSC và HSC trong việc bảo lãnh phát hành CCQ này với giá 33.164 đồng/CCQ.Các cảnh báo của Chính Phủ, báo chí về việc thị trường tăng trưởng nóng không còn nữa mà thay vào đó là các bài báo, bài phát biểu có tính tích cực giúp thị trường đi lên.Tâm lý của các nhà đầu tư vẫn chưa thực sự ổn định sau thời gian sụt giảm của VNI. Tuy nhiên vẫn có 2 quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng VNI đã kết thúc chu kỳ giảm giá và tạo đáy ở mức 905,53 điểm và sẽ tăng trưởng ổn định. Quan điểm thứ hai cho rằng VNI chỉ tăng nhất thời trong vài ngày do lượng cầu bị dồn nén trong thời gian qua nên sẽ ko thể lên mạnh mà vẫn tiếp tục xu thế đi xuống.K/L: Trên cơ sở các phân tích về cung cầu, PTKT và một số yếu tố tác động đến tâm lý nhà đầu tư có thể nhận xét như sau. Thị trường có dấu hiệu phục hồi khá rõ nét. Sẽ chắc chắn hơn nếu trong những ngày tiếp theo khối lượng giao dịch tiếp tục được duy trì ở mức cao và VNI đi vào giai đoạn tích lũy.Sự tăng mạnh lượng cầu của khối ĐTNN thực sự tạo 1 cú huých khiến VNI tăng cả về khối lượng và giá trị giao dịch. Nếu sức cầu này vẫn được duy trì trong những ngày tiếp theo sẽ thì khả năng VNI phục hồi là rất khả quan.Các yếu tố khác cũng có thuận lợi đối với khả năng phục hồi của VNI. Một số định hướng đối với các nhà đầu tư trong giai đoạn hiện nay:Khi khối lượng và giá trị giao dịch tiếp tục tăng, VNI dao động nhẹ hoặc tăng nên chăng chú ý để mua cổ phiếu vào những phiên điều chỉnh.Để tránh rủi ro và không bỏ lỡ cơ hội trong trường hợp VNI tăng trở lại, theo ý kiến cá nhân tác giả, những CP nên đưa vào xem xét để mua là: Là cổ phiếu Bluechips; Là các cổ phiếu giảm giá ít nhất trong đợt suy giảm vừa qua của VNI.Chứng khoán Việt Nam 2010, một năm đáng nhớ    E-mail        Bản để in        Cỡ chữ       Chia sẻ:           Ý kiến (1) Năm 2010, hoạt động thâu tóm trên hai sàn niêm yết diễn ra khá sôi động. ▪  NGUYỄN HOÀNG14:47 (GMT+7) - Thứ Hai, 3/1/2011 Mặc dù gặp khá nhiều khó khăn trong năm 2010, song thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn để lại nhiều kỷ lục.Đó là giá trị huy động vốn gấp 3 lần năm 2009, tổng giá trị giao dịch ròng của nhà đầu tư nước ngoài đạt 15.000 tỷ đồng, hiện tượng “đội lái” cùng những kỹ xảo điều khiển giá cổ phiếu và sử dụng dịch vụ tài chính tràn lan, nở rộ các cuộc thâu tóm doanh nghiệp…1. Thông qua Luật Chứng khoán sửa đổiNgày 24/11/2010, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung 20 điều và bãi bỏ 1 điều trong tổng số 136 điều của Luật Chứng khoán hiện hành. Nội dung sửa đổi đã khắc phục được một số vấn đề bất cập như: hạn chế tình trạng lũng đoạn thị trường thông qua việc bổ sung hành vi vi phạm trong kinh doanh chứng khoán; khuyến khích và đẩy mạnh giao dịch chứng khoán trên thị trường có tổ chức trên cơ sở quy định điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng; bổ sung đối tượng cũng như nội dung công bố thông tin trên thị trường chứng khoán; mở rộng đối tượng áp dụng quy định về quản trị công ty theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; điều chỉnh, bổ sung một số hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, một số sản phẩm mới, một số điều kiện phát hành chứng khoán. Tuy nhiên, một nội dung khá nổi bật được nhiều người quan tâm, nhưng chưa được Quốc hội đưa vào các nội dung sửa đổi, đó là quy định về địa vị pháp lý của Ủy ban Chứng khoán.2. Lần đầu tiên có cáo trạng truy tố hình sự đối với hành vi thao túng giáNgày 26/11/2010, cá nhân đầu tiên liên quan đến hành vi thao túng giá chứng khoán đã bị bắt để phục vụ điều tra là ông Lê Văn Dũng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (mã: DVD-HOSE). Cùng với ông Dũng, 3 đồng phạm có liên quan cũng đã bị bắt. Với việc Luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực (1/1/2010), đây là lần đầu tiên tội danh thao túng giá cổ phiếu được đưa vào xử lý hình sự. Vụ việc nhận được sự ủng hộ tích cực của giới đầu tư, các thành viên và được cho là rất cần thiết để “làm sạch” thị trường vốn bị méo mó suốt cả năm bởi câu chuyện làm giá, gây bức xúc và xói mòn niềm tin của nhà đầu tư. Ngoài ra, để tăng cường sự minh bạch và hạn chế các hiện tượng làm giá trên thị trường, Nghị định 85/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đã ban hành vào ngày 2/8/2010 với mức phạt cao hơn từ 4-6 lần quy định cũ, đồng thời cho phép tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật.3. Chao đảo với Thông tư 13Ngày 27/9/2010, Thông tư 19 sửa đổi Thông tư 13 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng được ban hành. Thông tư 13 và Thông tư 19 là văn bản pháp lý có ảnh hưởng lớn nhất tới thị trường chứng khoán trong năm 2010 khi được xem là tác nhân gây ra sự lo lắng về khả năng thoái vốn ồ ạt của các ngân hàng, giảm hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản... nhằm đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mới. Thông tư 19 sửa đổi Thông tư 13 đã có một số điều chỉnh kỹ thuật “thoáng” hơn nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng đáp ứng tiêu chuẩn.4. VSD chính thức giám sát đến từng tài khoảnNgày 31/5/2010, Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) đã chính thức đưa vào vận hành hệ thống phần mềm lưu ký mới có khả năng giám sát chi tiết đến từng tài khoản, từ đó có thể phát hiện ngay lập tức hiện tượng bán trước ngày T+4. Với công nghệ mới, khả năng giám sát của cơ quan quản lý sẽ hiệu quả hơn rất nhiều trên diện rộng, hạn chế tối đa sự bất bình đẳng về lợi thế bán trước khi chứng khoán về tài khoản. 5. Minh bạch công bố thông tin tài chínhNgày 15/1/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 09/2010/TT-BTC hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, thay thế cho Thông tư số 38/2007/TT-BTC. Điểm nổi bật trong thông tư mới là yêu cầu các tổ chức niêm yết phải thực hiện soát xét báo cáo tài chính bán niên. Đây là một nỗ lực nhằm minh bạch hóa thông tin tài chính của doanh nghiệp.6. Nở rộ hoạt động thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệpNăm 2010, hoạt động thâu tóm trên hai sàn niêm yết diễn ra khá sôi động. Điển hình là các cuộc thâu tóm như: Công ty Cổ phần Thủy sản Hùng Vương (mã: HVG-HOSE) thâu tóm Công ty Cổ phần Thủy sản An Giang (mã: AGF), CPCP vàng Phú Nhuận (mã:PNJ) thâu tóm Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn (mã: SFC), Công ty Cổ phần Sản xuất, thương mại Thành Thành Công chào mua công khai 2,24 triệu cổ phiếu NHS để thâu tóm Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa, Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (mã: DVD) thâu tóm Công ty Cổ phần Dược Hà Tây (mã: DHT). Mới đây nhất là vụ thâu tóm tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Descon (mã: DCC) của nhóm cổ đông BTA sở hữu quá bán cổ phần và “soán ngôi” kiểm soát hội động quản trị (có 3/5 thành viên) Công ty Descon, cho thấy hoạt động thâu tóm đang có xu hướng chuyển sang một hình thái mới.7. Thị trường chứng khoán Việt Nam tròn 10 tuổiNăm 2010 đánh dấu chặng đường 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị  trường đã có những phát triển vượt bậc, đạt gấp 2 lần so với kế hoạch ban đầu về quy mô vốn hóa, số lượng công ty niêm yết tăng gấp 10 lần. Thị trường cũng đã trở thành kênh huy động vốn cho doanh nghiệp với hàng trăm ngàn tỉ đồng. Năm 2010 đạt kỷ lục lên sàn niêm yết: thêm 81 cổ phiếu trên HOSE, 110 cổ phiếu niêm yết trên HNX và 82 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM. Năm 2010 cũng là năm kỷ lục của doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường chứng khoán với tổng giá trị huy động vốn lên tới 110.000 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2009 và tăng 4 lần so với năm 2008… Tuy nhiên, 10 năm qua cũng cho thấy sự phát triển của thị trường chưa theo kịp kỳ vọng với những chậm chễ trong việc triển khai sản phẩm mới, những quy định pháp lý góp phần mở rộng thị trường như giao dịch cùng phiên, quỹ mở...8. Công ty chứng khoán đầu tiên bị phạt vì cung cấp dịch vụ phái sinhNgày 11/11/2010, công ty chứng khoán VNDirect bị phạt 100 triệu  đồng do đã cung cấp dịch vụ không thuộc những nghiệp vụ kinh doanh được phép (dịch vụ option). Đây là lần đầu tiên một tổ chức trung gian bị phạt vì đã cung cấp dịch vụ phái sinh trên thị trường. Tuy nhiên, thực tiễn này cũng cho thấy nhu cầu bức thiết của nhà đầu tư cần có thêm các công cụ đầu tư và phòng ngừa rủi ro. Một số kế hoạch triển khai sản phẩm mới như T+2, lệnh dừng lỗ, lệnh thị trường, hay các quy định về giao dịch cùng phiên, mở nhiều tài khoản vẫn chưa được thực thi.9. Ám ảnh quỹ ngoại thoái vốnQuỹ  đầu tư VEIL do Dragon Capital quản lý đã bị ép thoái vốn ảnh hưởng lớn đến tâm lý nhà đầu tư. Đây là lần thứ hai quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam bị ép thoái vốn, sau sự kiện quỹ Indochina Capital năm 2009. Việc thoái vốn của các quỹ có thâm niên trên thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ gây áp lực về nguồn cung mà còn phản ánh mức độ ngại rủi ro cũng như độ hấp dẫn của thị trường. Tuy nhiên hiện tượng thoái vốn đã không xảy ra và thực tế dòng vốn ngoại đã có một năm mua ròng kỷ lục, chỉ đứng sau thời kỳ bùng nổ năm 2007. Tổng giá trị giao dịch ròng của nhà đầu tư nước ngoài trong năm lại đạt mức kỷ lục 15.000 tỷ đồng và đóng vai trò dẫn dắt thị trường ở nhiều thời điểm.10. Nhiều thay đổi về cơ chế giao dịch trên thị trườngSở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) trong năm 2010 đã thực hiện thay đổi lớn về cơ chế  giao dịch. HOSE thực hiện rút ngắn thời gian khớp lệnh mở cửa, kéo dài thời gian khớp lệnh liên tục và tăng thêm 15 phút cho một phiên giao dịch. HNX đã chính thức áp dụng giao dịch trực tuyến trên thị trường giao dịch cổ phiếu niêm yết và mở rộng thời gian giao dịch từ 8h30 đến 15h, thay thế phương thức giao dịch thỏa thuận điện tử bằng phương thức khớp lệnh liên tục trên thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).<br />