SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 99
Downloaden Sie, um offline zu lesen
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
1
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
2
LỜI TỰA
Hoa Dương Thiền Sư người làng Hồng Đô, mộ Phật từ lúc còn nhỏ. Nguyện vào chốn Phật,
nên mãi bảo hoài, tức được thấy Tăng lòng mừng hớn hở.
Một hôm được nghe Trưởng lão nói: Xưa đức Ngũ Tổ vào lúc canh ba riêng trao bí pháp cho
Lục Tổ. Có người ở phòng bên cạnh được nghe lòng rất hân hoan vì được nghe rõ, tợ như
nằm mộng mà biết sự thật. Từ đó mới biết các nhà tu luyện đều nhờ thầy truyền, rồi quyết tầm
mãi mãi. Chân dày gai góc nơi nào cũng đến, mà chưa được gặp! Sau đó mới vào Hoàn thủy,
tới chùa Song Liên. Lòng buồn vô hạn, tóc rụng càng tăng, mới hỏi lấy lòng: các vị thầy trong
Tam Giáo, có ai chẳng tham cứu kinh thơ, đều không ngoài Chân chỉ của Huệ Mạng.
Nhân đó mới than rằng: thân người khó được, sao nỡ luống không! Thoạt phát một niệm, vào
những buổi chiều, hai gối 5 thể đều gieo xuống đất minh thệ chí thành, khấu đầu đấng thương
xanh, mong cầu cho được toại nguyện.
Sau đó nửa năm, may được gặp Hồng Xung Hư Tổ sư, truyền cho ta bí chỉ, ta mới hoát nhiên
thông ngộ, mới biết cái đạo Huệ Mạng, là linh vật sở hữu của ta.
Tiếp đến Khuông lô lại gặp Hồ Vân Lão sư, trộm nghe người đàm luận mối mang, mới biết là
bậc phi thường, mới quyết chí siêng năng khẩn cầu nghe chịu. Tiếp đó là sự khẩn cầu ai thiết,
do đó Thầy ta mới động lòng đại phát hồng từ, khai ngộ vi mật bên trong do khiếu, thảy thảy
ta đều thông triệt.
Rồi một ngày kia ta phải ra đi, Thầy ta có dặn Phật giáo song tu nay đã mất rồi! con nên tiếp
tục theo pháp Mạng mạch để độ những người có duyên.
Ta đến ẩn tích ở Giang tả, cùng với hai ba người bạn theo đó mà tịnh tu và khẩn thiết tham
cứu.
Lại nhân được gặp Bích Thiềm, Liễu Nhiên, Quỳnh Ngọc và Chân Nguyên, khổ tu đã thành Xá
Lợi mặc khế sư truyền, tập nhóm sách này mệnh danh là “Huệ Mạng Kinh”. Trong kinh có vẽ
ra một số đồ hình gọi là tương pháp để minh thị phần bí mật của thiên cơ. Kinh nầy nhằm khải
thị về phần huyền cơ bí yếu, tiết lộ nguyên cơ của Tổ sư để làm phương tiện cứu vớt hậu học
khỏi bị rơi vào tà đạo.
Ta thấy ngày nay người mong cầu chánh đạo lại gặp ở phần tông ngữ lục, có Chân thiệt, có
vọng ngữ, lại vì hạ học nên chẳng biết cái đạo Huệ Mạng của Như Lai, khiến phải ngộ nhập
sáo ngữ của khẩu Thiền, cuối cùng cũng bị cái hại của kẻ hạ ngu chuyển trao ngữ lục!
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
3
Ta đã ra công duyệt khảo các loại Chân kinh với sư truyền ấn chứng, với Lăng Nghiêm kinh,
Hoa Nghiêm kinh, Pháp Bảo Đàn kinh đều là thiệt ngữ, đều là Chân truyền. Còn về các loại
như Thiền sư ngữ lục, Hòa thượng ngữ lục đều là vọng ngữ.
Luyện tu theo chánh đạo, nếu chẳng phải thiệt ngữ, thì lấy gì để chứng minh là chân lý. Chẳng
phải thiệt ngữ thì lấy gì tịch trừ hư vọng. Hư vọng thắng thì ma chướng sinh. Tuy là người trí
hiền cũng không biết chỗ nào để tùng nhập.
Như vậy, trăm ngàn năm sau, cái đạo thâm bí riêng truyền khó mà dòm thấy.
Nay ta dùng lời trót lọt, đem của báu của Phật tư truyền, hoàn toàn nêu ra khiến cho người tu
học khi xem đến Huệ Mạng Kinh tợ như thân khẩu tương truyền.
Chỉ cần gắng chí tinh cần, bất tất tha sơn cầu trợ, Phật quả cũng có thể chứng.
Đây là sự khổ tâm của ta đối với bản nguyện cầu Chân sư hiểu thông Chánh đạo.
Càn Long, Giáp Dần, mùa hè tại Hồ Trung, Truyền Lô, Liễu Hoa Dương viết tựa. Nơi hoàn
thành: Trung khiết am tự.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
4
MỤC LỤC
1. LẬU TẬN ĐỒ ......................................................................................... 5
2. LỤC HẦU ĐỒ ......................................................................................... 7
3. NHÂM ĐỐC MẠCH LẠC ĐỒ ............................................................... 9
4. ĐẠO THAI ĐỒ ...................................................................................... 10
5. XUẤT ĐỊNH ĐỒ ................................................................................... 11
6. HÓA THÂN ĐỒ .................................................................................... 12
7. DIỆN BÍCH ĐỒ ..................................................................................... 13
8. HƯỜN HƯ ĐỒ ...................................................................................... 13
9. TẬP THUYẾT HUỆ MẠNG KINH ..................................................... 15
10. CHÁNH ĐẠO TU LUYỆN TRỰC LUẬN ........................................... 68
11. CHÁNH ĐẠO CÔNG PHU TRỰC LUẬN .......................................... 74
12. CHÁNH ĐẠO THIỀN CƠ TRỰC LUẬN ............................................ 82
13. TẠP LOẠI THUYẾT ............................................................................ 88
14. QUYẾT NGHI ....................................................................................... 94
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
5
TỐI THƯỢNG NHẤT THỪA
HUỆ MẠNG KINH
Giang Hữu, Chu Lâm Kiều, Truyền Lô Lư, Liễu Hoa Dương soạn và chú. Sơn âm hậu học
Nhất Dương tham đính.
1. LẬU TẬN ĐỒ
Dục thành lậu tận Kim Cang thể
Định chiếu mạc li hoan hỷ địa
Cần tu phanh luyện Huệ Mạng căn
Thời tương Chân Ngã ẩn tàng cư
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
6
Cơ tinh vi của nền chánh đạo, không gì bằng Tánh Mạng. Tu luyện về Tánh Mạng không gì
bằng quy nhất. Cổ Thánh, Cao hiền đem cái Thần chỉ Tánh Mạng quy nhất xảo dụ là ngoại
vật, chẳng khứng minh thị trực luận. Cho nên đời sau không biết song tu.
Ta lập ra đồ hình nầy chẳng phải dám vọng tiết chính đồn hình này là tượng hình về cơ lậu
tận tôn Lăng Nghiêm kinh, là nêu cái áo chỉ của Hoa Nghiêm, là tập nhóm lời rải rác của chư
kinh, mới tập quy thành Chánh đồ nầy.
Do đây mới biết Huệ Mạng chẳng ngoài Tổ Khiếu Huyền Quan.
Lý do thành lập ra đồ hình nầy là mong cho các đồng chí, các chí sĩ hiểu rõ được Thiên cơ
song tu nầy, chẳng bị đọa lạc bàng môn.
Từ đó mới biết: Chân chủng do đây mà được bảo hoài, Lậu tận do đây mà thành, Xá lợi do
đây mà luyện, đạo đạo do đây mà nên.
Tổ Khiếu nầy vốn là cái hang hư vô, vô hình, vô ảnh. Chân khí phát ra thì thành khiếu Thiên
cơ, dừng lại thì mờ mịt. Là chỗ tàng Chân. Là nền móng của Huệ Mạng. Tên gọi: Hải để,
Long cung, Tuyết sơn giới địa, Tây phương, Nguyên quan, Cực lạc quốc, Vô cực hương…
Tên tuy có nhiều, chung quy cũng là một Tổ Khiếu, Huyền Quan.
Tu sĩ chẳng minh Tổ Khiếu nầy, dầu cho ngàn sanh muôn kiếp, Huệ Mạng cũng không tầm
được, Tổ Khiếu nầy vô cùng lớn lao.
Cha mẹ chưa sanh thân nầy, lúc mới thọ vựng trước tiên là sanh khiếu nầy, Tánh Mạng cũng
thiệt ngụ trong đó. Lúc nầy 2 thành phần nầy vốn dung hiệp làm một, sáng chói rực rỡ, tợ như
oai lửa trong lò. Tượng nên một khối thái hòa Thiên lý, cho nên gọi: Tiên Thiên hữu vô cùng
chi tiêu tức. Còn nói trước khi cha mẹ sinh ra thân nầy thì Chân khí sung mãn, thai vựng viên
dung.
Đến lúc thoát thai mà ra, thân hình cử động xé rách bào thai, tợ như người leo lên núi cao bị
trượt chân, thình lình ré lên một tiếng, thì Tánh và Mạng đến đây bị phân làm hai. Từ đây về
sau, Tánh chẳng được thấy Mạng, Mạng không được thấy Tánh. Thiếu niên rồi tráng niên, rồi
lão thành. Lão rồi ô hô!
Cho nên Như Lai mới phát Đại từ bi mà tiết lậu pháp môn Tu luyện. Dạy người trở lại vào
bào thai, cùng thẳng tới Chân Tánh Mạng của ta, đem Thần Khí ta quy nhập về Tổ Khiếu hiệp
lại làm một để thành Chân chủng, tỷ như Chân khí của cha mẹ nhập vào khiếu nầy, hiệp lại
làm một để thành thai vựng. Lý vốn có một.
Trong khiếu thì có Quân Hỏa, ngôi đầu có Tướng Hỏa, châu thân là Dân Hỏa. Quân Hỏa phát
thì Tướng Hỏa thừa. Tướng Hỏa động thì Dân Hỏa tùng. Tam Hỏa thuận hành thì thành người,
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
7
đi nghịch thì thành Đạo. Thánh phàm do đây dấy lên. Chẳng tu theo đạo nầy mà tu theo nẻo
khác thì vô ích.
Cũng vì Thiên Môn vạn hộ không biết khiếu nầy, trong có Huệ Mạng chủ tể nên tầm bên
ngoài, tận phí Tâm cơ cũng vô thành.
2. LỤC HẦU ĐỒ
Đại đạo tùng trung xuất
Nhất khắc hội nguyên đầu
Nguyên cơ mạc ngoại cầu
Phân minh Phật Tổ nguyên đầu lộ
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
8
Pháp luân hấp chuyển triều Thiên giá
Hiện xuất Tây phương cực lạc thành
Tiêu tức hô Lai vãng địa quy
Cơ diệu dụng của chánh đạo không gì sánh bằng Pháp luân. Châu Thiên vận hành theo đường
tắt không đường nào bằng Đạo lộ. Chậm hay nhanh chẳng theo cấp bậc, không gì bằng quy
tắc. Số hạn chẳng sai thất, chẳng gì bằng hầu pháp.
Cả đầy đủ pháp môn mới nương theo đó mà từ Tây lại (Tây trạch). Chân diện mục hoàn toàn
ở tại nơi nầy.
Cơ huyền diệu ở nơi trong, lúc hành trì phải lấy hô hấp làm chủ. Cơ tiêu tức vãng Lai chính
là hạp tịch. Chẳng đi ngoài Đạo lộ, là do Chân ý làm chủ. Có chỗ khởi chỉ, đó chính là giới
địa.
Chẳng vì cái Ngã mà là vị tha nên mới toàn bị đồ nầy, toàn tiết Thiên cơ. Tục nhơn phàm phu
mà đạt ngộ Được tất sẽ thành công. Giả như có người còn thiếu đức mà được gặp, Trời cũng
không phụ.
Đức đối với Đạo như chim có cánh, thiếu một tức vô dụng. Tất phải Trung, Hiếu, Nhân,
Nghĩa…
Ngũ giới tinh tấn, sau đó mới có chỗ hy vọng.
Còn trong tinh vi áo diệu, trọn đủ kinh Huệ Mạng và Kim Tiên chứng luận.
Tham học cho suốt thông hai quyển kinh nầy thì nhất định sẽ nắm được Chân truyền.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
9
3. NHÂM ĐỐC NHỊ MẠCH ĐỒ
Hiện xuất Nguyên quan tiêu tức lộ
Thường giao hỏa dưỡng Trương sinh quậc
Hưu vong bách mạch Pháp Luân hành
Kiểm điểm Minh Châu bất tử môn
Đồ hình nầy với 2 đồ hình trước nguyên là một. Tại sao lại vẽ thêm đồ hình nầy?
Là sợ người tu học không biết được đường Đạo lộ trong thân mình là đường Pháp Luân, cho
nên mới vẽ thêm đồ hình nầy để các đồng chí được thấu hiểu.
Con Lộc lúc ngủ thở đến gian môn. Con Hạc, con Quy lúc ngủ thì thở đến tận gốc của mạch
Nhâm. Do đó nên chúng sống đến ngàn tuổi. Còn con người lại…?
Tu sĩ tu luyện phải chuyển Pháp Luân để vận Huệ Mạng, lo gì chẳng được trường thọ và thành
chánh quả.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
10
4. ĐẠO THAI ĐỒ
Thập ngoạt đạo thai hỏa
Nhất niên Mộc Dục ôn
Hữu pháp vô công cần chiếu triệt
Vong hình cố lý trợ Chân linh
Đồ hình nầy biểu thị cái diệu chỉ của kinh Lăng Nghiêm.
Tục Tăng chẳng biết Đạo thai, là do cái lỗi lúc đầu chưa tiếp nối với đồ hình. Nay mới xiển
dương, Tu sĩ tất biết được Như Lai có công phu Đạo thai Chân thật ở tại đây. Thai đây chẳng
có hình có tượng mà do một bửu vật, mà thành ra thật. Tức là Thần Khí của ta.
Trước vận Thần nhập vào Khí huyệt, sau đó mới dùng Chân khí mà bao lấy Thần. Thần Khí
tương kết, mà ý thị tịch nhiên bất động, nên gọi là Thai.
Chân Khí có ngưng thì sau đó Thần mới linh.
Cho nên lời kinh nói: Thân phụng giác ứng.
Hai Khí bồi dưỡng nên nói: Nhật ích tăng trưởng.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
11
Khí tức Thai viên, thì theo Thượng điền là Nê Hườn Cung mà ra. Nên nói: hình thành xuất
Thai thân vi Phật tử.
5. XUẤT THAI ĐỒ
Thân ngoại hữu thân danh Phật tướng
Niệm linh vô niệm tức Bồ đề
Thiên diệp Liên Hoa xuất khí hóa
Bá quang cảnh diệu giả Thần ngưng
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
12
6. HÓA THÂN ĐỒ
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
13
DIỆN BÍCH ĐỒ
Tánh quang phản chiếu phục nguyên Châu
Thần Hỏa hóa hình không sắc tướng
Tâm ấn huyền không nguyệt ảnh tịnh
Phiệt châu đáo ngạn nhật quang thanh.
HƯ KHÔNG PHẤN TOÁI ĐỒ
Bất sanh bất diệt, vô khứ vô lai
Nhất phiến quang huy châu thế giới
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
14
Song vong tịch tịch tối linh hư
Hư không lãng triệt Thiên tâm diệu
Hải thủy trùng thanh đàm nguyệt dung
Vân tán bích không sơn sắc tịnh
Huệ quy Thiền định nguyệt luân cô
HÓA THÂN ĐỒ
Phân niệm thành hình khuy sắc tướng
Cộng linh hiển tích hóa hư vô
Xuất hữu nhập vô thừa diệu đạo
Phân hình lộ thể cộng Chân nguyên
XUẤT THAI ĐỒ
Lăng Nghiêm chú: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn từ Thượng Đơn Điền phóng ra trăm báu hào
quang, ánh quang phóng xuất ngàn lá sen báu, có Như Lai tọa trong Bửu hoa. Còn trên đỉnh
đầu thì phóng mười đường bá bửu quang minh thị hiện khắp cả. Đại chúng ngửa xem, phóng
quang Như Lai tuyên thuyết thần chú, tức là Dương Thần xuất hiện, cho nên gọi Phật tử.
Chỉ vì chẳng đắc được cái đạo Huệ Mạng nên bị khô tịch khẩu Thiền, làm sao có được cái tự
thân của Như Lai ngồi trên bửu hoa nầy, và phóng ra Pháp thân rực rỡ xuất hiện. Còn có kẻ
nói: Dương thần thuộc tiểu Đạo thì cái Đạo của đức Thế Tôn cũng là tiểu Đạo sao?
Đồ hình nầy tiết lộ bí mật của Lăng Nghiêm để hậu học được hiểu rõ cái Đạo nầy, lập tức
siêu phàm nhập Thánh, mãi mãi chẳng bị đọa lạc nơi chốn phàm trần.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
15
HUỆ MẠNG KINH
Giang hữu, Lâm lâm kiều, Truyền Lô
Liễu Hoa Dương soạn chú
TẬP THUYẾT HUỆ MẠNG KINH
Hoa Dương viết: Thành Phật tác Tổ thị bản Tánh linh quang, bất đắc Huệ Mạng Lậu
tận, bất đắc liễu Đạo, trực nhập ư Như Lai chi Thái không.
Bản Tánh, Linh Quang danh tuy hai nhưng nguyên đầu là một. Tại tịnh định thì gọi là Tánh,
Huệ chiếu vào trong tịnh định thì gọi là Linh Quang.
Huệ Mạng là diệu pháp Thể thủ đầu tiên của Như Lai, là mượn danh để khải thị cho người tu
học, là phạn ngữ của Tây phương. Trung hoa gọi là cái Bổn nguyên của con người. Nho gọi
Tiên Thiên Chân khí.
Đó là phương tiện tu Phật, là quyền bỉnh tác Tổ. Thầy Mạnh Tử gọi: Thiên dưỡng Hạo nhiên
chi khí.
Lậu tận là cái danh, do đức Thế Tôn dùng để khải thị cho A Nan, cũng là phạn ngữ của Tây
phương. Trung hoa gọi là tẩu lậu. Nho gọi là tẩu Tinh. Y học gọi tiết Nguyên Khí.
Lậu tận là cơ biến hóa của Huệ Mạng.
Thiên cơ trong người lúc chưa phát động vốn là Chân mạng cho đến lúc thiên cơ phát động
mà không biết, nên nó hóa thành hữu hình Tinh mà xuất quan, gọi là Lậu tận.
Tình huống đó nhà Nho gọi là Khí hóa Tinh.
Trong thuở đồng Chân Mạng căn vốn kiên cố, vốn không có tình trạng lậu tận, Thận quang
vốn viên dung rực rỡ. Lúc này nếu gặp được Chân sư, chẳng cần dùng pháp thể thủ lậu tận, mà
chỉ vận khối Thận quang viên dung sáng rỡ đó thâu quy Trung cung, với công phu: thời thời
tỉnh ngộ khắc khắc giác chiếu, hộ trì mười tháng Đạo thai tức Lăng Nghiêm kinh gọi Ký du
Đạo thai, thân phụng giác ứng.
Công phu siêng năng, Chân khí sung túc, tự nhiên sẽ được xuất Thai.
Đạt đến Pháp thân quảng đại, Lăng Nghiêm gọi hình thành xuất Thai, thân vi Phật tử.
Đó gọi là Đốn pháp.
Nếu những người đã đến lứa tuổi 16 trở lên, lúc 16 tuổi thì Mạng báu mãn túc. Túc mãn thì
có lậu! Từ đó về sau, lậu lậu không dừng. Cho nên đức Như Lai gọi là lậu tận.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
16
Người đời học Phật, nếu chẳng hư tâm cầu cho được bậc Chân sư chỉ điểm Chân quyết Hỏa
hóa mà cứ theo: Tham Thiền, đả thất, trường tọa hành trì, thì vạn vô nhất bảo. Đã vạn vô sở
bảo thì làm sao thành công trên đường tu học được!
Cho nên Hoa Nghiêm kinh nói: Chẳng cầu pháp huyền diệu nầy, cuối cùng cũng không
chứng quả bồ đề, cho nên đấng Như Lai mới phát đại từ bi, khải thị cho người hạ thủ, tiếp tục
phát thiên dung để bổ túc cho khối Thần quang viên dung sáng rực rỡ xưa của Huệ Mạng, trở
lại quy về Trung cung. Đó gọi là Tiệm pháp.
Cho nên đức Quang Minh Như Lai mới nói:
Lão tăng hội tiếp vô căn thọ
Năng tục vô du hải để trừng
Lại phải thật siêng năng tu luyện, vì chẳng phải một sớm một chiều mà thành chánh Đạo.
Cho nên đức Thế Tôn mới bảo A Nan: Đệ nhất lậu tận nan thành!
Lậu tận là biệt danh do Phật thí dụ, là pháp song tu Tánh Mạng.
Nếu chỉ tu Tánh mà không luyện Mạng thì tập khí khó tiêu. Dẫu cho có đạt được cái Tướng
đồ sộ cũng chẳng thành Quỷ Ngũ thông, chẳng được khế hạp với Lục thông của Như Lai.
Cho nên Đại Phật phương đẳng đại tập kinh mới nói: Chỉ tu tập theo Ngũ thông làm sao đắc
được lậu tận. Là lý do làm sao?
Cũng vì lòng bi mẫn của Như Lai đối với chúng sanh nên mới đem phát Lậu tận thông ra
khải thị để người được thoát ra khỏi cõi phàm phu tục địa.
Thái không: là Pháp Tánh viên dung hư cực.
Cho nên Liên Hoa kinh có nói: Tánh như Hư không. Đức Thiệu Khương Tiết tiên sinh nói:
sở vị Đạo, thông thiên địa hữu hình ngoại. Tư nhập phong vân biến thái trung.
Nhi Huệ Mạng lậu tận bất đắc Phong Hỏa luyện pháp, bất năng hòa hiệp ngưng tập nhi
thành Đại Đạo.
Phong là gió, là năng lực hỗ trợ cho lửa hừng lên. Hỏa là lửa, là công năng huân hóa Âm khí
cho đạt đến Thuần Dương.
Cho nên đức Như Lai có nói: Hỏa hóa dĩ hậu thâu thủ Xá Lợi. Lại nói: Vi Phong xuy động.
Phong Hỏa với lậu tận phải kiêm dụng, thì tự nhiên được hòa hiệp ngưng tập mà thành Chánh
Đạo.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
17
Thị dĩ Phật pháp thứ đệ dụng công chi Chân truyền khởi vô bằng chứng.
Cái đạo Chân thiệt, thì có Chân thiệt thứ đệ công phu. Nếu như tiền hậu hỗn tạp, tức chẳng
phải là Chánh đạo của Như Lai mà là bàng môn tả đạo mà thôi.
Tứ đệ công phu như: Lúc hạ thủ, có công phu hòa hiệp Chân chủng. Lúc chuyển thủ (chuyển
bá nhật trên mười tháng), có công phu luyện Xá Lợi. Lúc đã thành Xá Lợi, có công phu ôn
dưỡng Thánh Thai. Lúc đã tản thủ (buông tay), thì có công phu xuất Thần hiển hóa và Cửu
niên diện bích.
Nhưng về thứ đệ công phu chẳng dám vọng luận chỉ là hội tập bí cơ về thứ đệ dụng công của
Phật, của Tổ, lại phóng đại ra để làm bằng chứng cho sự phân chia tiết đệ.
Cứ sau mỗi câu chính văn thêm chú cước, để dụ hiểu đồng chí chứng thành Chánh giác và
không còn mê ngộ.
Vọng dĩ nhất ngôn, bán cú, nhi vi Đạo tai.
Như trong Thiền môn ngày nay, bản thân vốn chưa đắc Chân truyền mà chỉ dùng hư vọng ngữ
gọi là để cảm hóa người. Có kẻ nói: trước khi cha mẹ sanh có kẻ nói niệm Phật … Tất cả đều
là hư vọng, chẳng có chi để đem ra thực dụng thực tế cho con người, mà chỉ là điều hoặc thế
vu nhơn, phỉnh gạt kẻ mê để đồ danh trục lợi mua lấy địa vị riêng mình, chẳng khác nào kẻ
đạo tặc trong cửa tu hành.
Lại phóng lên chủ trương Đông vấn Tây tầm để tham cầu Phật pháp, cuối cùng cũng là nhất
trường không lão, làm sao đủ gọi là Chánh đạo.
Người có chí hãy quán xét lẽ nầy để cùng được lý mới thật là Chân lão bà Thiền.
Thiền khẩn đầu chẳng phải là Chân Thiền mà là Thiền hổ bì, hổ tử, y phục!
Thả thiên cổ chí kim, mạc bất dĩ manh dẫn manh, khanh hãm vô số chi Thiện tín thâm
nhập Cửu Trùng, cánh bất năng xuất đầu kiến Phật chi quang hoa.
Phật pháp từ đời Hán Minh đế mới nhập vào nước Trung Hoa. Trước Tần Thủy Hoàng đã có
Phạn Tăng đến, Tần Vương không tiếp nhận. Từ đó cho đến lúc Phật pháp du nhập, số người
lầm lạc xa rời chánh đạo vô số. Có cơ duyên tốt là nhờ Tổ sư Đạt-Ma đến đất nầy, mới chứng
minh được chánh tà, chân ngụy.
Thiền tông truyền ở đây được sáu đời. Sau Lục Tổ một thời gian, người Trung Hoa trở lại con
đường lầm lạc nên có 96 ngoại đạo và 24 pháp quán bàng môn. Chỉ có môn đả thất, tợ như
thuốc độc hại người, chôn người trong hầm lửa.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
18
Thích giáo từ Tây phương 28 Tổ, Đông độ 6 đời vốn không có môn nầy. Đó là do nhóm Cao
Phong sơn du đạo, công phu của nhóm nầy chuyên bế tức bàng môn, chẳng phải Chánh đạo
của Như Lai.
Có kẻ hỏi: làm sao để thấy rõ?
Đáp: Cao Phong môn chuyên dùng pháp bế tức, là ngưng hẳn hơi thở, công phu như vậy lâu
ngày sẽ bị chứng thổ huyết, mười người chết chín. Lại còn dùng phương đả thất, là đánh vào
Tích Lạc (xương sống), lâu ngày sinh ra chứng lao, khổ não mà chết, há không đau xót sao.
Người không biết được khí huyết mạch lạc trong người thì làm sao biết được Đạo.
Thân người suốt ngày lao quyện, đêm đến chỉ còn chờ Tâm Thận Hậu Thiên giao hòa, để tư
nhuận phần căn bản của thân nầy. Nếu dạy người 49 ngày đêm không ngủ, lại gọi là pháp môn
của đại Đạo. Lại bị lao chứng, khổ não mà chết, là điều vu hoặc.
Y học có nói: người mà suốt 49 đêm liền không ngủ, thì Tâm và Thận không giao tiếp với
nhau tất sinh chứng lao.
Lại thêm việc đánh vào Tích Lạc, gây sự tổn thương cho Tạng phủ.
Than ôi, hình phạt nầy đến Đường đế mới giải tỏa. Từ đó về sau chẳng ai dám dùng nữa.
Lúc đầu nhà vua thấy hình pháp nầy mười người chết hết chín. Vua mới khảo duyệt lại các y
thư, thấy trong Ngũ tạng con người có mạch lạc, có sự liên hệ của Tích (xương sống) với tổng
Lạc, mới thông khí huyết mới vận hành để nuôi dưỡng phần căn bản của thân hình.
Nếu cứ đánh vào cột sống nầy, tức là cản trở khí huyết phải đi ngược trở lên, cuối cùng lư y,
Biển Thước cũng vô phương khả cứu. Cho nên nhà vua mới nghiêm giải các hình phạt nầy là
trách nhiệm theo đúng y học.
Lại còn dùng cái danh mổ tăng, mổ tăng trên tấm vải vàng gọi là truyền pháp, để hư truyền mà
mê hoặc thế nhơn, khanh hãm hàng sơ học. Lại còn dùng Thiền ngữ lục truyền khắp thế giới.
Dù có người nào gắng chí cũng không biết chỗ Chân cầu.
Lại còn cho Phật, cho Tổ là những đấng thiên sinh, cũng trong lý thuyết không đâu. Như vậy
là biến cái ánh sáng huy hoàng của diệu hoa Như Lai trở thành hắc ám.
Cái đại tạng chi pháp bửu, bổn thị chỉ. Nại hà đương cơ học giả, hữu thiện thâm căn,
hữu lợi đốn ngộ. Thử tiền hậu hỗn tạp, thiệt bất khả thành kỳ trục tiết chi thứ đệ.
Đại tạng giáo có quyền pháp, có thiệt pháp, có pháp vô vi, có pháp hữu vi, há đâu phải chỉ một
khái luận. Chính tại ở người có học hay không học, dĩ nhiên là học cái đạo Tánh Mạng.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
19
Nhi hậu lai chi Tổ, sở dĩ đắc, dĩ thành quả, diệc bất khả định tiết nhi đồng luận.
Chư Tổ hậu lai có chỗ được trao, hoặc là chẳng có thể trao cho công đồng đại chúng. Đại
chúng chỉ lấy quyền pháp chế phục.
Tục tăng gọi ngộ Tánh, chỉ tránh khỏi ở đa sự, và sinh biệt niệm là đủ, thật là sai lầm.
Thiệt pháp đắc ngộ là do ở tư phụ mật ngữ, nên gọi: Giáo ngoại biệt truyền, riêng thông tiêu
tức. Thí dụ như đức Thế Tôn không truyền cho đồ đệ A Nan mà tư phụ cho Ca Diếp thành Nhị
Tổ. Ngũ Tổ chẳng truyền cho Thủ tọa Thần Tú mà tư phụ cho Lô Năng làm Lục Tổ.
Cho nên cái đại bửu để thành Phật, thành Tổ há truyền cho người vô chí sao. Tất yếu là phải
lựa người có chí khí lớn làm Phật làm Tổ. Thông suốt được Chân lý nầy mới có thể tư phụ.
Cho nên bí ngữ của Phật pháp rất khó được nghe.
Hoặc hiển ư vô vi, nhi ẩn ư hữu vi.
Vô vi là diệu pháp dụng công từ mười tháng dưỡng Thánh thai đến nửa thời gian Cửu niên
diện bích.
Chẳng phải như ngày nay tục Tăng lấy khô tọa làm vô vi.
Còn hữu vi là nửa công pháp ở ngưng tập hòa hiệp của Huệ Mạng trước tiên.
Có bằng có cớ là cơ diệu dụng của Tiên Thiên Chân Khí, chẳng phải như hữu vi của thế gian,
Bửu Tích kinh nói: Nhất thiết chư pháp, thị mê ảo hóa.
Chính trong đó có một pháp là: Hòa hiệp ngưng tập, quyết định thành tựu.
Trong kinh tụng có nói:
Đại sĩ tu hành giải thoát môn
Chuyển ích từ bi cầu Phật pháp
Tri chi hữu vi, hòa hiệp tác
Chí lạc quyết định cầu hành đạo
Lời kinh còn nói: chỉ vì Nhị thừa bị đọa lạc vào vô vi, chôn sâu cái tinh thần quảng đại, nên
chẳng được chứng quả siêu thoát.
Cổ đức nói: Hữu vi tuy là hư ngụy, nhưng nếu bỏ đi thì công phu chẳng thành, vô vi túc chân
thiệt, nhưng nếu đem lòng thích thú thì Chánh hỏa khó chứng.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
20
Thiền môn ngày nay nghe đến hữu vi gọi là tri tướng nên bỏ đi mà chẳng dùng. Thù bất tri
hữu vi nầy là trong cơ định tịnh, là Diệu đạo hữu vi. Thí dụ như Trời đất vốn ở tinh thần vô vi,
sinh ra vạn vật là hữu vi. Đó là tối thượng nhứt thừa của Phật pháp.
Cũng như Tâm con người lúc đã đạt được trạng thái vô vi, thì trong đó có một bửu vật siêu
nhiên xuất hiện. Nếu chẳng dùng chân Ý thâu thủ lấy bửu vật đó, há chẳng bị phát tán ra ngoại
cảnh sao. Tức là chẳng còn là bửu vật của ta. Do đó mà có pháp thủ quy, nên gọi là pháp hữu
vi. Lục tổ gọi: vãng Bắc tiếp độ.
Hoặc hiển vô vật, nhi ẩn ư hữu vật
Vô vật là nói về một nửa sau của Tánh công.
Có vật là nói về một nửa trước của Mạng công.
Giả Thiền đạo ngày nay nghe đến hữu vật liền sanh tâm nhàm chán. Thù bất tri, vật đó là căn
bản của Đạo, là rường cột của pháp, người người đều có. Cái có đã chẳng phải là vật do tư lự
niệm tưởng mà có. Cái có đó là một bửu vật nơi Tổ Khiếu Huyền quan.
Lục Tổ nói: Ngô hữu nhất vật, vô đầu vô vỹ, vô danh, vô tự, vô bối vô diện.
Phó Thái sư nói:
Hữu vật Tiên Thiên địa
Vô hình bổn tịch liêu
Năng vi vạn vật chủ
Bất trục tứ thời điêu
Đó là bửu vật của Tiên Thiên, làm chủ tể và dưỡng dục Hậu Thiên. Tán phát ra thì không có
hình có ảnh. Lúc tụ lại thì thành Xá Lợi.
Viên Ngộ Thiền sư nói: Hà vật cao vu Thiên, sanh Thiên giả thị. Hà vật hậu vu Địa, dục Địa
giả thị. Hà vật khoan vu hư không, bao hư khổng giả thị. Hà vật siêu Phật việt Tổ, thực (gieo
trồng) Phật Tổ giả thị. Nải hóa dục chi bản. Vật ngả đồng đồ, cho nên nói: Ta và vật đồng một
đại phụ mẫu. Thuận theo đó thì sanh người, sanh vật, nghịch lại đó thì thành Phật thành Tổ.
Thuận theo đó thì người đều biết, nghịch lại lẽ đó nên không nhờ Chân sư chỉ truyền thì không
thể nào hiểu được.
Vân Phong Thiền sư nói: có một bửu vật cứu người rất bí mật, nhưng ít người được biết. Đó
là Tiên Thiên thuần Dương chí cương Khí.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
21
Chân Khí này lúc tán phát ra thì châu lưu khắp cơ thể con người, lúc rút lại thì quy tụ về Tổ
Khiếu Huyền quan.
Hàn Tử nói: khả quý thiên nhiên vật. Độc nhật vô bạn lữ. Mích (tầm) tha bất khả kiến xuất
ngoại, vô môn hộ. Xúc (thu lại) chi tại phương thôn. Duyên (kéo dài ra) chi nhất thiết (tất cả)
xứ. Nể (ngươi) nhược bất tín thọ.
Tương phùng (gặp mặt) bất tương ngộ (gặp lòng). Đại tắc bao tàng pháp giới. Tế (thu nhỏ lại)
lật mễ (hạt gạo) vi trần.
Tuyết Phong Thiền sư nói: Trời đất mà tóm thâu lại thì nhỏ như hạt gạo. Tuy là như vậy
nhưng trước phải nên hòa hiệp ngưng tập, sau đó mới có báu vật, đức Thế Tôn gọi là Bồ đề
chủng tử là báu vật mà Pháp Hoa hội thượng Long nữ đã hiến.
Hoặc hiển ư vô sự, nhi ẩn hữu sự.
Vô sự là pháp của Tổ sư để chế phục chúng nhơn, có sự là pháp Thượng thừa của Tổ sư ẩn
tàng mật thọ.
Kẻ phàm phu không có thiện căn không bao giờ tin. Cho nên đức Thế Tôn mới nói: Ta giáng
sanh vào đời Ngũ trược ác thế nhờ có việc khó đó mà chứng quả Vô Thượng Chánh đẳng
Chánh giác. Các thuyết của Thế gian đối với pháp nầy, thì pháp nầy thật rất khó khăn.
Lại nói: sự việc của đức Thế Tôn như vậy, nên đời khó tin.
Tổ sư nếu cùng lớp người hạ căn mà thuyết tất gặp sự phản đối, cho là lời nói không phải.
Cho nên Pháp Hoa kinh mới nói: lúc đó Phật bảo Xá Lợi Phất hãy dừng lại, đừng nói thuyết
đó nữa. Nếu thuyết việc đó thì tất cả các cõi Người, các cõi Trời đều kinh nghi.
Lại còn nói: chỉ có một việc nầy mà thôi, còn ngoài ra đều chẳng phải Chân.
Có việc ở đây, chẳng phải là việc của bàng môn mà là việc do báu vật phát động nơi ải
Huyền quan, lấy Chân Ý của ta mà chủ tể báu vật nầy dùng hô hấp để thâu thủ và hòa hiệp
Chân chủng để vận chuyển Pháp luân. Thể thủ huân chưng đều là Chân Ý đồng hô hấp dụng
công của Huệ Mạng. Cho nên có danh là hữu sự.
Huệ Mạng là tên riêng của Nguyên Khí.
Lúc Chân Dược phát sinh mà không Thể thủ há không bị tán thất sao.
Cho nên Hưng Dương Thiền sư mới nói: Tiến tới một bước, về lý được sáng suốt (được). Lui
một bước thì việc phải bị sai lầm.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
22
Hoặc hiển ư Tiểu Thừa, nhi ẩn ư Đại Thừa.
Tiểu Thừa pháp là pháp của Thiền sư thực thi về quyền pháp như: tham thiền, đả tọa, niệm
kinh, tụng kinh, xem kinh… là để gieo nhân quả cho Thiện căn.
Đại Thừa pháp là do Tổ sư mật ngữ như: Huệ Mạng, Lậu tận, Quy túc và cái quả siêu phàm
nhập Thánh.
Trên đây là những lời luận đại khái về Đạo.
Hoặc hữu ngôn chi dị, nhi dục chi thiển, đương trục tiết dĩ thục ngoạn, bất khả mạo thị.
Tham ngộ vô nghi, tái cầu ấn chứng, sử đồ chấp kỳ thiên kiến, thủ tông ư vọng nhơn chi
khẩu hà kỳ vu đa.
Lời nói thiển cận dễ hiểu tức là Chân phương của Tánh Mạng, chưa đắc được Chân quyết thì
khó mà hiểu rõ. Tất phải trước sau dung hiệp và quán xét cho tận cùng từng thứ đệ, rồi phải
cầu Chân sư ấn chứng để khỏi bị cái lỗi một kiếp tu luyện không ra gì.
Như nay phái Tòng Lâm sở truyền, sở đắc, sở chứng đều chẳng phải Chánh pháp của Như
Lai mà là giả danh truyền trên tấm vải vàng mà gọi là Phật pháp, nếu nhìn nhận theo đó là lầm.
Đó là hiện trạng sau thời Lục Tổ, là không đắc Chân truyền, là kế hư vọng tạo sự của Phương
trượng, lấy hư ngôn dối người hậu học nên có ít nhiều Thiện tín lầm theo. Chẳng phải là Phật
pháp mà là mối manh của sự tranh tụng.
Dư Cố viết:
Thoát tục ly trần mích quá tri
Đoạn dâm ngộ Đạo quý Chân sư
Nhẫm tha chỉ thuyết vạn ban pháp
Dữ ngã thân tâm nan tự quy
Cách ngoại cao đàm phi Chí đạo
Phiến ngôn ám điểm thị Lương y
Đắc lai tạm thí tùng đầu khán
Nhất khắc công phu quả tự hi
Tạm dịch:
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
23
Thoát tục lìa trần hỏi quá tri
Đoạn dâm đúng đạo thật Chân sư
Còn ra chỉ thuyết bao la pháp
Đối với thân tâm có ích gì
Lời nói mông lung đâu phải Đạo
Nửa lời bí mật thật Lương y
Được rồi nên theo từ đầu tập
Một khắc công phu tự mỉm cười
Cổ nhân nói: dục đăng sơn thượng đảnh, tu vấn vãng Lai nhơn.
Quá tri: là người đã đắc Chân quyết, hoặc đã thành, hoặc chưa thành, hay chưa hạ thủ đều là
người đã đắc được Chân quyết tu luyện.
Đoạn Dâm là giới đầu tiên của Thủ Lăng Nghiêm, là rường cột thành Phật tác Tổ.
Dầu cho những người mình mặc cà sa, tay cầm tích trượng mà chẳng đoạn dâm lại xưng tu
hành, há chẳng làm trò cười cho các bậc Cao nhân sao.
Ngoài hình tướng uy nghi mà bên trong chẳng khác phàm phu tục tử, thật lấy làm xấu hổ vậy.
Chỉ có một việc đoạn dâm, nếu chẳng cầu Chân sư thì làm sao đoạn được.
Cầu chân sư trước tiên là hỏi về pháp nầy, còn những pháp khác đều là bàng môn.
Thích giáo ngày nay chỉ là khán kinh, niệm kinh, tụng kinh, tham khảo Thiền, đánh vào cột
sống hỏi ngữ đầu… còn những gì chủ yếu của Thiền gia thì không hề nghĩ đến. Tình huống đó
có khác gì các tên phù thủy dùng lá vàng để cấm em bé khóc đêm, nên đối với Thân Tâm ta
chẳng có ích lợi gì cả.
Người nay học Phật chẳng đắc Chân truyền mà dám tự xưng ta là Bồ Tát, ta là Thiền sư, còn
bao lý thuyết đều là ngữ lục, đều là hư ngụy ngôn! lại còn nói Tăng là lúc chết sẽ thành Chánh
quả.
Nếu nói như vậy thì tất cả những người trong thiên hạ đều thành Phật hết sao?
Thù bất tri, người đã đắc chân truyền của nền Thánh đạo thì lúc còn sống vẫn thực thi những
gì như Bồ Tát đã thực thi, hoặc nói những gì đều là tinh hoa của Tam giáo.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
24
Phiến ngôn là Chân thiệt ngữ chứ không phải là nói văn hoa phù phiếm, thi phú, trường thiên.
Tức là những gì nói hoa ngôn xảo ngữ.
Cho nên Ngũ Tổ mới nói: Sư sư mật phụ bản âm.
Ám điểm: như lúc canh ba Ngũ Tổ ám điểm cho Lục Tổ, như Thế Tôn ám điểm cho Ca Diếp.
Đắc được Chân đạo thì bệnh nghi ngờ mới tận tuyệt và suốt thông tất cả kinh văn của Tạng
giáo cho nên gọi lương y.
Đã đắc Chân quyết thì lập tức hạ thủ tu khởi. Nếu quả thiệt là Chân đạo thì biết rõ lúc dâm
căn mới bắt đầu manh nha lập tức hồi quang phản chiếu, ngưng Thần tại Khí huyệt mà chờ.
Chờ đến lúc Nguyên Tinh triền động thì dùng hô hấp mà thổi vào, và phải theo đúng pháp thể
Dược quy Lư, trong khoảnh khắc Dâm căn tự rút, Chân Ý và Chân Khí tự hiệp, Tâm tịnh và
Thận sảng nên tự mỉm cười.
Ứt văn chi Tâm kinh viết: Quán Tự Tại Bồ Tát.
Hoa Dương Thiền sư nói: đây là cảnh giới rất quan trọng thiết yếu của Như Lai rũ Thiên âm
dạy về chánh pháp khởi thủ song tu Tánh Mạng.
Chỉ vì kẻ phàm phu chẳng đắc Chân truyền bèn gọi lấy niệm quán niệm, tức là Quán Tự Tại
Bồ Tát. Thật là điều rất lầm lẫn!
Thù bất tri, cái niệm nầy có năng lực duyên tập hữu thức chủng kết lại, chẳng phải là bản
nguyên của Đạo.
Trình Tử nói: Chánh đạo định lý, quả thị Tâm hồ, ứt phi Tâm hồ.
Đó là để khải thị cho Tu sĩ riêng thông về cơ Tiêu tức đến cùng tột.
Quán với Bồ Tát là đích chỉ diệu dụ của 2 bửu vật song tu của Như Lai. Sao gọi là một vật
được, tức gọi Niệm là Đạo thì là sự xa vời vậy.
Cho nên kinh Viên Giác mới nói: tất cả chúng sanh quấy nhận Tứ đại là tự thân của mình và
đem lục trần làm nhiều mối của tâm mình.
Huyền diệu Tông lại nói: Linh Đài, Trí Tánh không phải là cội nguồn của sinh tử. Nếu vọng
nhận duyên khí chỉ nhân tiền trần mà có phân biệt là chẳng phải. Cho nên Truyền pháp Như
Lai có nói: không vương điện nội vô tông tích.
Nếu nhận Niệm là chân thật thì Bồ Tát phải nương theo đường củ và bị Chân giấu nơi Cửu
địa, chẳng được xuất đầu biến hóa để thành diệu tướng của Như Lai, rồi không phí thân sanh
nầy trong một đại kiếp nhân duyên.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
25
Niệm nầy là do thành phần âm trong Tâm Hậu thiên, là Thức Tánh biến hóa, vạn kiếp ngàn
sanh đều do thành phần nầy nhiếp lý khiến cho Bồ Tát mê lộng rồi rơi vào nẻo tham trần biến
dục, chẳng được giải thoát, cũng chẳng được chứng quả.
Sự chuyển kiếp mê thất nầy là do chẳng biết được chỗ xuất xứ của Bồ Tát, và do sự quấy
nhận thành phần Thức nầy.
Cho nên Cảnh Thiền sư mới nói:
Học đạo chi nhơn bất Thức Chân
Chỉ vì tùng tiền nhận Thức Thần
Vô thỉ kiếp Lai sanh tử bản
Sơ nhơn hoán (gọi) tác bản Lai thân
Nam Tuyền Thiền sư nói: Tâm bất thị Phật. Trí bất thị Đạo. Khởi bất lạc không vong, man
nhiên vô chủ tai?
Có kẻ hỏi: lấy gì để tu luyện?
Đáp: Quán nầy là chánh niệm trong Linh quang của ta. Chưa đắc Chân truyền sao gọi là bản
Tánh được. Chính là Bồ Tát trụ cư Tịnh độ, hai báu vật là Thần với Khí ở cách nhau tám tấc
bốn phân xa, nếu chẳng Quán nhất thì làm sao hai bửu vật đó tương hội được. Cho nên phần
hạ văn sẽ nói về hòa hiệp, ngưng tập, quyết định, thành tựu.
Bồ Tát tức là Huệ Mạng, gọi là Phật Tánh.
Từ lúc lìa khỏi bụng mẹ nơi lòng đất phát lên một tiếng, lúc đó là Quán và Bồ Tát hai thành
phần phải lìa nhau. Bồ Tát thì ẩn vào nơi thâm mật, nếu chẳng cầu Chân sư thân chỉ dù có
thông minh linh ngộ cũng không thấy được.
Chỉ vì đạo Tâm duy vi, từ đó về sau những gì mà ngày đêm mưu lự, dù là thông minh trí tuệ
cũng do Thức thần dụng sự.
Tổ sư có nói: các ngươi đều có Phật Tánh, đó là Như Lai phát đại từ bi dạy chúng sanh nơi
đại địa: thời thời khắc khắc quán chiếu lấy Bồ Tát nầy.
Bồ Tát mà thọ được Linh quang của Huệ lực, lâu ngày thì đạt được trạng thái Thái Cực, như
nửa giác nửa mộng, dung hóa khắp châu thân tợ như huân chưng, linh động hoạt bát tợ như
viên ngọc Châu nằm trong bồn nước hoát nhiên linh tĩnh phóng đại quang minh. Thần lực đã
đủ thì thời đến. Chợt vậy, tợ như có một làn thủy triều dâng lên cùng với thức Tánh của ta hiệp
lại làm một.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
26
Đến đây thì Thức Tánh chết, Phật Tánh linh hiệu linh linh như lúc cũ. Đó là Chủ nhơn có ánh
hào quang chiếu soi khắp cõi Ta Bà. Lục thông toàn vẹn hết vương trần cấu, chỉ còn một Tánh
viên dung như thân không. Cho nên mới gọi: cả thảy hàm linh đều có Phật Tánh.
Tuy nhiên nếu sống thuận theo quy luật diễn biến âm dương Hậu Thiên thì sinh người sinh
vật, nếu sống ngược lại là theo cơ tiến hóa một chiều của Trung Thiên thì thành Phật thành Tổ.
Phàm Thánh hai nẻo cũng do chỗ nầy. Đó là một bửu vật, một Thái Cực.
Có được Thái Cực nầy thì tri giác, ngôn ngữ đều thị hiện đúng với đặc tính Thái Cực.
Lúc nầy mắt khép, miệng khóa, y gia gọi là Chân Hỏa. Chân Hỏa thiệt vô hình vô ảnh, ẩn
tàng nơi sau Rún, trước 2 quả Thận, ở dưới 1 tí, treo lững lờ một huyệt, Cổ nhân gọi là Tịnh độ
gia hương, Cực lạc quốc, Diệu hữu, Chân không.
Có được Chân Hỏa nầy mới huân chưng toàn thể âm khí, dâm khí trong người, hóa thành
Thuần dương. Nếu không có Chân Hỏa nầy thì Chân Tức sẽ bị gián đoạn hoặc bị chấm dứt, thì
thân hữu hình sẽ bị hủy hoại.
Lục Tổ nói: Tâm thị địa, Tánh thị vương. Vương cư Tâm địa thượng. Vương tại Thân tâm tại.
Vương khứ Thân Tâm hoại.
Tâm nầy chẳng phải là quả tim thịt mà là Đạo Tâm. Cho nên mới nói: Đạo Tâm cư ư Bắc
cực, nhi chúng tinh triều củng.
Người trong thiên hạ học Phật, nếu chẳng tu lấy Bồ Tát nầy mà tu theo nẻo khác thì vô ích.
Tu theo nẻo khác tức hệ thuộc bàng môn ngoại đạo.
Chẳng phải là Chánh pháp Quán tự tại Bồ Tát.
Bửu tích kinh vân: Hòa hiệp, ngưng tập, quyết định, thành tựu.
Đây là lời mật ngữ của đức Thế Tôn, là bí văn của Đại tạng nhất giáo, là pháp bửu Tánh
Mạng song tu. Cho nên nói: quyết định thành tựu.
Đạo nầy từ Hán Minh đế đến nay chưa có một người hiển bị. Chỉ riêng có Đạt Ma và Tịch
Vô, 2 Tổ sư mật truyền bí pháp nên nhục thân của người tu sĩ mới được biến hóa và thăng lên
cõi Thái Không mà doãn chứng Kim Thân.
Tổ sư Đạt Ma về cơ nhiệm mầu chỉ mới hé lộ, còn Tịch Vô Tổ sư lại nói rõ trong kinh điển,
xiển dương cái Đạo nầy. Nhưng vì môn nhơn lại tàng bế kinh thơ chẳng để tiết lộ ra ngoài.
Nay ta giải thích minh bạch đầy đủ là mong đồng chí khái thông để đạt chứng quả hầu khỏi
bị rơi lạc vào nẻo bàng môn, hay bị tật bệnh mà yểu tử và sớm đạt thành chánh quả.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
27
Hòa là khí Âm trong Tâm hạ hòa với khí Dương trong Thận. Khí Âm mà đắc được khí
Dương nầy mới có cơ sở an Tâm, lập Mạng nên gọi là Hòa.
Hiệp là khí Dương trong Thận thừa thọ khí Âm trong Tâm. Khí Dương được thọ nhận lấy
Âm khí nầy thì được liễm thu thành cái Thể kiên cố nên gọi là Hiệp. Dịch kinh gọi: Nhất Âm
Nhất Dương chi vị Đạo, Thiên Âm Thiên Dương chi vị tật.
Từ xưa đến nay chư Phật chư Tổ đều theo đích hướng Tánh Mạng song tu, chỉ có phàm Tăng
mới bị thiên tu!
Ngưng là pháp ngưng Thần.
Tập là phương gom góp Chân Khí lại.
Chân Khí nếu không tụ tập lại làm sao thành bồ đề. Mạnh Tử gọi: Tập nghĩa nhi sanh.
Đó là Tánh Mạng đều tu, là dưỡng Thần dưỡng Khí, giản dị mà dễ thành.
Chỉ vì chẳng biết song tu nên đức Như Lai mới nói: Hòa Hiệp.
Con người từ khi lìa khỏi bụng mẹ thì Thần chẳng hề cố đoái đến Khí, Khí cũng chẳng hề cố
đoái đến Thần. Thần ẩn tàng nơi Tâm rồi Phật hiện ra 2 mắt, mà bảy khiếu kia đồng công dụng
rồi theo ban ngày tháng mà thượng hao.
Mạng thì ẩn tàng nơi Thận rồi phát hiện ra dâm căn, rồi theo ban đêm mà hạ hao mãi thì bẩm
thọ con người như thế nào? Tiêu hao đến cùng, tức sẽ ô hô! Nếu chẳng cầu Chân sư chỉ điểm
ngưng tập dầu cho có tu cũng chỉ tu một điểm Âm Thần mà thôi. Thù bất tri, Thần nầy là Thần
của Hậu Thiên nên không thành chánh đạo được. Cho nên đức Thế Tôn mới dạy: trong 12 giờ
hành, trụ, tọa, ngọa đều dùng chánh Niệm mà thu liễm cái Thần vi tế ngưng nhập vào trong
Thận Mạng.
Thận Mạng mà đắc được Thần nầy chẳng khác Trung thần gặp được Thánh quân. Thần Khí
cùng nhau củng phục, cũng chẳng dám tự riêng mình thiên ngụy ngoại hao.
Cứ như vậy mà dụng công, lại thêm công phu cùng lý, thì sau đó dùng pháp thể thủ Nguyên
tinh sẽ thành công. Lứa tuổi thiếu niên chẳng tròn một tháng, trung niên không quá 5 tháng thì
Tổ Khiếu Huyền quan thình lình không trở nên có, không biết từ đâu lại. Thoạt vậy Chân cơ
phát động, hết sức vui sướng, đối với sự mầu nhiệm chẳng biết dùng ngôn ngữ gì mà diễn tả
được. Đến đây phải lo bảo thủ và nhanh chóng chuyển bánh Pháp Luân. Cho nên đức Thế Tôn
mới dạy: cứ y theo pháp ngưng tập mà tu luyện thì quyết định sẽ được thành tựu.
Lục Tổ Đàn kinh viết: Hữu tình Lai hạ chủng.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
28
Tình ở đây là sự hé lộ thiên cơ về công phu hạ thủ của Huệ Mạng. Nếu không có Tình nầy thì
không thể nào thành Phật. Thí dụ như nông dân không có giống thóc, nếu muốn thu hoạch có
phải là việc kỳ lạ không.
Thiền Tăng ngày nay chẳng được thành Phật là do cái lỗi không biết được Tình nầy.
Ngày xưa Ngũ Tổ là Tài Tòng đạo nhơn (đời trước) đến cầu đạo nơi Tứ Tổ. Tứ Tổ trông thấy
Ngũ Tổ hình hài đã già và không còn Tình bèn nói: ngươi hãy chờ chuyển hết kiếp đạo nhơn
nầy đã. Kết quả là Ngài đã viên tịch và nhập vào Châu thị và đạt được Chánh đạo. Theo việc
nầy mà nói là chẳng cần đến cha mà tự đầu vào hoài thai, cũng là do cái lý hữu Tình nầy.
Lục Tổ nói: Dâm Tánh thị Phật Tánh.
Mã Tổ nói: cũng chỉ có một báu vật nầy đó là 2 vị Tổ đã tiết lộ Thiên cơ.
Long Nha Thiền sư nói:
Nhơn tình nồng hậu, Đạo tình vi
Đạo dụng nhơn tình thế hãn tri
Không hữu nhơn tình vô đạo dụng
Nhơn tình năng đắc kỷ đa thì (thời)
Chỉ một chữ Tình nầy mà từ Hán Minh đế đến nay khiến học giả phân tách lăng xăng vẫn
chưa được minh bạch.
Nếu chẳng đắc được pháp Huệ Mạng mà gọi là Tình, thì đó là thế Tình.
Có kẻ mới học vài câu sáo ngữ cơ phong thoại đầu mà đã tự cho ta suốt thông chánh đạo. Lại
lấy đó mà hoặc thế vu dân, sao khỏi phải lo để trò cười cho các bậc cao nhân hậu thế!
Ngũ Tổ và Lục Tổ mới là đích thống của Như Lai, là đích truyền cái đạo Huệ Mạng.
Có cái lý cấm bế là chẳng truyền cho kẻ vô đức vốn là sự thật, mà từ xưa đến nay đã có.
Có kẻ hỏi: cái Tình nầy là Tình gì?
Đáp: Tình nầy là cơ hóa dục của Huệ Mạng, là guồng máy đốn khai Nguyên quang. Huệ
Mạng tuy ẩn tàng nơi Huyền quang, lúc tịnh cực thì sẽ phát sinh, rồi y phụ ngoại hình mà dấy
lên, rồi khởi hứng cái Ý trong Tâm ta như có sự tình cờ mà biết. Tình đó đã đến tột thì ngoại
hình hưng động, đó gọi là Tình.
Cho nên về pháp bế Dương quan, Như Lai có nói: bất Thức động Tịnh, học Đạo vô ích.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
29
Có người lại hỏi: thế nào là hạ chủng?
Hoa Dương đáp: Tình nầy là cơ thuận nghịch sanh Người và sanh Tiên Phật.
Cái đoan đích của cơ tạo hóa, nếu chẳng phải Chân Ý thì làm sao nghịch quy được.
Tu sĩ học Phật nếu đã hiểu được cơ hình động thì đem cái Chân Ý vào trong cơ tịnh của ta
ngưng nhập nơi Trung cung lúc Tình lại là lúc phải ngưng. Lâu ngày thì Thiên cơ phát động,
thình lình Mạng cũng sẽ sản xuất Bồ Đề, nên gọi: hạ chủng.
Có kẻ hỏi: tu luyện ở chỗ nào?
Đáp: đã biết ngưng pháp thì phải biết luyện pháp. Luyện là nung nấu. Nung nấu phải dùng
lửa. Lửa chẳng có gió thì không hừng lên, cũng chẳng được huân hóa vật sản. Cho nên đức
Thế Tôn mới nói: Vi Phong xuy động. Lại nói: Hỏa hóa dĩ hậu, thâu thủ Xá Lợi.
Tu sĩ cần phải sai sử cái gió hô hấp mà nghịch xuy cái Chân Hỏa nơi Mạng cung, là từ chỗ
phát sinh ra cái ngoại căn của Huệ Mạng, rồi dùng hô hấp mà nhiếp hồi bản địa mà ngưng tụ,
đoạn lấy cái lửa trong lư để huân để luyện cho đến khi nào hữu hình hóa thành vô hình. Tu
luyện được như vậy chẳng chỉ Huệ Mạng nơi bản cung không bị ngoại hao, lại còn đem cái
động cơ nầy bổ trợ cho bất túc của Huệ Mạng. Tức gọi Tạo hóa sanh sanh vô cùng. Lâu ngày
thì Mạng cơ mãn túc. Lại gọi là Huệ Mạng bất tử. Cho nên đức Như Lai được Ca Diếp gọi bất
tử A La Hán.
Hựu Ma ha bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh viết: Thời.
Trong các kinh thư, hầu hết cứ mỗi câu thơ có vài ý, tối thiểu là có vài chữ, đặc biệt ở đây lại
chỉ có một chữ “Thời”, há chẳng lạ sao?
Đây là lời nhắc nhở của Như Lai dặn dò hộ nhơn nên nhớ: Thời là chí thiết, chí thiết.
Thời đây chẳng phải là thời hầu, thời gian mà là cái thời của Dương động trong lúc tu sĩ dụng
công Thiền định cực tịnh. Cổ Đức nói:
Nhược ngôn kỳ thời vô định thời
Thanh phong minh nguyệt tự gia tri
Nho giáo có nói:
Nguyệt đáo thiên tâm xứ
Phong lai thủy diệu thư
Chư ông tuy nhiên diệu
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
30
Dục phát kỳ thiên cơ
Khước khổng bất khẳn thuyết
Xuất thị cá thẩm
Thời Lai thả giáo nhơn
Tương hà sở dụng hồ?
Dư bất tích tội quá.
Dử chư nhơn thông nhất tuyến,
Miễn đọa bàng môn,
Tảo chứng đạo quả,
Khởi bất diệu tai.
Thích nghĩa:
Trăng kia đã đến cốc thần
Gió về mặt nước trong ngần thời Lai
Là cơ tạo hóa an bài
Nhiệm mầu hiển hiện không ngoài Thiên cơ
Từ xưa lời mãi lặng tờ
Cũng là Chân Dược Chân cơ nơi người
Thời Lai chớ khá dễ người
Lấy chi thể dụng vẹn mười mới nên.
Tám câu thơ trên là lời tiết tận Thiên cơ của ta mà không sợ tội lỗi, là muốn cùng tu sĩ đồng
theo chánh pháp để khỏi đọa bàng môn, sớm thành chánh quả, há chẳng huyền diệu sao.
Thời đây là lúc Huệ Mạng trong thân ta tự động. Cổ Đức gọi là hượt Tí thời.
Cái cơ phát sanh của khí Chơn Dương tợ như lửa phựt, mạnh tợ gió lửa. Nếu không có Chân
sư truyền trao về Chân Ý và Chân Tức thì lấy gì để chế phục.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
31
Nó có biệt danh là mãnh Hổ, chuyên nuốt Tánh Mạng người, hút lấy cốt tủy người. Có biết
bao anh hùng hào kiệt trong Tam giáo vì chưa đắc Chân truyền nên bị nó gây hại!
Các vị cao nhơn chí sĩ ngày xưa trước nhất đều lo chế phục con mãnh Hổ nầy mới đắc thành
Chánh quả.
Lúc nó phát động ra hình dung, thì cơ thể ta như tươi tỉnh vui vui, như lặng mình tắm trong
bồn nước ấm, Đơn Điền hừng hừng như lửa muốn phát có một tín hiệu như một mạch tráng
vượng cường liệt. Chân Dược được huân chưng thấu tận dâm căn, tức hóa thành tinh hoa, oai
trấn độc lập khắp châu thân, tất cả đều thính lệnh theo nó. Y gia gọi ngoại Thận hưng, là diệu
quyết thành Phật tác Tổ, đều do ở công phu hạ thủ nầy.
Nếu đã đắc Chân truyền, hà tất phải còn nghi hoặc. Thời đây là bí cơ của Phật giáo.
Thế Tôn viết: Ư Kiệt Đà Long Cung thuyết pháp
Thượng văn một tiết, nói về chỗ thiệt xứ của tất cả đều tại chỗ Thiệt xứ nầy. Lại sợ người đời
sau rơi vào nẻo Không, nên ở đây chuyên nói về chỗ Chân thiệt đó, khiến cho người tu không
lạc vào nẻo Không.
Long Cung: là phạn ngữ của Tây phương, thí dụ Trung Hoa gọi Đơn Điền khí huyệt, Y gia
gọi Tinh khiếu. Tây Thiên còn gọi là Tịnh Độ, Khí Hải, Hải Đề, Cực Lạc quốc, Ưu Đà Na.
Tên tuy có nhiều nhưng chỉ có một chỗ là chỗ Chân Chủng sở sản.
Thiên Thai chỉ quán tập có nói: tiếng phạn là Ưu Đà Na, tức là Đơn Điền.
Cận đại, những bậc đắc đạo sợ người không hiểu nên lại nói: Lư.
Đó là lòng từ bi của các vị Tổ sư nên thí dụ thiết cận nhất để cho người biết được chỗ Chân
thiệt. Thí dụ như người thợ rèn muốn làm ra vật dụng khéo phải nhờ có cái lò mới thành công,
sự tu luyện cũng như vậy.
Lư là gì? Là nơi huân hóa vật hữu hình thành bửu vật, là luyện Nguyên Tinh thành Xá Lợi.
Tâm kinh giải có nói:
Thâu Lai phóng tại Đơn Lư nội
Luyện đắc kim ô nhất dạng hồng
Quang Minh Như Lai nói:
Lư trung phát hỏa tiết thiên cơ
Bất ngộ Tây Lai tức thị mê
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
32
Viên Thông Thiền sư viết: Bắc đẩu lý tàng thân.
Bắc đẩu là Long cung, tàng thân là ngưng tập. Tổ sư thường dạy ta phải đem cái Chân niệm trí
tàng nơi Long cung thì Tâm tự hư không, Mạng tự kiên cố. Phó Đại sử nói: Tâm không cực
địa quy.
Tịch Vô Thiền sư viết: ngưng Thần thâu nhập thử khiếu chi trung, tắc khí tùy Thần
vãng, tự nhiên quy ư thử xứ.
Tịch Vô Thiền sư đắc được toàn chỉ của Như Lai, của Đạt Ma Tổ sư, là đích truyền của Huệ
Mạng. Cho nên ngài mới được ẩn hiện mạc trắc, biến hóa vô cùng. Vào thời vua Ung Chánh
thường đến thái ấp, hóa dương thân vài mươi nhà đều có Tịch vô đàm tiếu, ẩm thực, ẩn hiện
không có tông tích, hoặc cho người kim ngân, mỹ nữ, hoặc hiện hổ báo, thủy hỏa.
Còn những người tu học mà phàm Tâm cứ mãi vọng niệm về tình dục thì làm sao đắc đạo
được.
Ngưng là Thần ngưng, là cái Chân Ý an trụ nơi Tổ khiếu, còn gọi là Tịch, là Chỉ, là Trụ.
Thần ngưng để thể Dược quy Lư. Thần ngưng để tịch chiếu, để huân chưng, để phong cố, để
thâu thủ Tiên Thiên chân Khí về Trung Cung.
Chân Khí nầy Thích gia gọi là Trị trượng, Tích trượng, Thiền na, Trích lô, Bạch tuyết, Kim
liên, Tây giang thủy, Tào khê thủy, Lư trung hỏa… Tên tuy nhiều nhưng chỉ có một là Tiên
Thiên Chân Khí.
Cho nên Huỳnh Tiết Thiền sư sau khi tham cầu nơi Lục Tổ được đắc đạo, là sau lúc công phu
tu luyện được viên mãn mới nói: cũng chỉ là Tiên Thiên Chân Khí mà thôi. Lời nói nầy đã tiết
tận Thiên cơ.
Hựu viết: công phu bất gián đoạn, tức tức quy căn. Hoặc nhất nguyệt, tiện năng tự giác,
khiếu trung dung, noãn khí triền động.
Tức: là khí hô hấp, Phật thí dụ là gió. Còn có tên là Trụ trượng, như vị lão thành chống gậy
đi.
Tu Huệ Mạng nếu không có khí hô hấp nầy đi hà để thổi thì Lậu tận chẳng hóa, Xá Lợi chẳng
thành. Có một Thiền sư nói:
Vị đáo thủy cùng sơn tận xứ
Thả tương tác bạn quá thời quang
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
33
Khí hô hấp của con người nguyên căn vốn tại Đơn Điền, chỉ vì người biết xuất mà chẳng biết
tấn.
Người đắc được Chân truyền thì Thần của Đơn Điền mới hay tiếp thu lấy hơi thở. Cho nên
Thiền sư nói: vô khổng địch (ống sáo trống) điên đảo lưỡng đầu hề xuy, cảnh đắc Thần Khí
tương hiệp, cửu tắc tự noản (ấm), Pháp luân tự chuyển. Niên lão niên thiếu cho phân biệt.
Thiếu niên nguyệt nội, Lư trung tự hửu hiệu nghiệm chi cơ xâm. Niên lão hoặc sổ ngoạt
phương hửu hồn hiệp chi tín chí, noãn khí tự hửu động cơ.
Tịnh Quang Như Lai viết:
Kim đồng nhất tĩnh khí hoàng cung
Bất giác trỉ ngưu pháp hải trung
Dục yếu mích tha quy cố lý
Linh sơn tháp hạ thủy tri tông
Tạm dịch:
Kim đồng mới tỉnh bỏ hoàng cung
Chẳng ngờ Chân khí đến Hải trung
Muốn được Thần về nơi xóm cũ
Linh sơn tháp hạ mới rành tông
Kim đồng là Thái tử, là đức Thế Tôn.
Thái tử vừa phát tâm xuất gia tu hành, Thiên thần liền biến hình Bạch mã đưa ra khỏi hoàng
cung đằng không lên núi Tuyết sơn, rồi tự lấy đao vàng cắt tóc.
Lúc đầu chưa đắc Chân truyền, nên tu theo bàng môn, cho nên Lậu tận không thành mà hình
hài thì gầy ốm! Sau đó mới được A Tư Đà trao truyền chánh pháp Huệ Mạng mới thành Phật
vị.
Cho nên Pháp Hoa kinh mới nói: Tiên trưởng trao cho Phật diệu pháp, nên Thái tử mới thành
Phật.
Thích gia phổ có nói: Tư Đà thấy Thái tử hình hài ốm gầy mới bảo Thái tử: có thể thực ngưu
nhủ thì sẽ được phản phục lại như ngày trước.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
34
Thái tử sau khi thực ngưu nhủ rồi thì tự nhiên phát hiện ra 32 Phật tướng, đạo quả viên mãn.
Ngài mới cầu đức Phật Nhiên Đăng thọ ký cho.
Thế Tôn sơ hạ công phu, tu luyện theo chánh đạo, chỉ trong 49 ngày thì có Minh Tinh chiếu
hiện, mới tự than rằng: tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh.
Chỉ vì người chẳng đắc được cái đạo nầy mới bị lỗi lầm và lạc theo nẻo ngoại đạo bàng môn.
Thế Tôn nói: Phật Tánh tức Huệ Mạng.
Trỉ ngưu hay ngưu nhủ: là Tiên Thiên Chân Khí
Hải Trung: là Đơn Điền
Như Lai dạy người tu luyện phải tu tại Linh sơn tháp hạ, sau đó mới có hiệu nghiệm là Trỉ
ngưu quy cố lý.
Cho nên trong tạng kinh có ghi:
Nhơn nhơn hữu cá Linh sơn tháp
Hảo hướng linh san tháp hạ tu
Tri tông: trong Đơn Điền, hốt nhiên vô trung sanh hữu. Chẳng chở gì cả, từ trong ý niệm giác
với tri dung hòa làm một, tợ như quang cảnh mùa xuân, vui sướng khôn cùng.
Mã Tổ nói: suốt cả bì mao, sướng đến tứ chi.
Cố lý: là Đơn Điền, là Tâm Điền, mới do Trung Hạ quy Thượng, hóa Thức tánh thành Phật
tánh, đốt tạp niệm thành Chánh niệm, rạng ngời một Chủ nhơn ông, nên gọi: quy cố lý.
Viên Thông Thiền sư viết: Quần Âm bác tận nhất Dương phục sinh. Dục kiến thiên địa
chi tâm, tu thức thừa ân chi pháp.
Quần Âm bác tận: Theo dịch lý, con người Hậu Thiên có nhân phẩm thấp nhất, Thánh nhân
tượng quy Sơn Địa Bác, quẻ này trong có 5 âm, ngoài có 1 dương, còn 1 dương tức còn kiếp
sống con người, nếu kẻ nào đã toàn âm thì tuy còn mang hình vóc con người nhưng tâm hồn là
cầm thú.
Vì lẽ con người có 5 âm nên phải ra công huân hóa từng một trong 5 âm, nên mới gọi Ngũ
thiền.
Còn một lý nữa là vũ trụ bên trong con người và vũ trụ bên ngoài thế giới Hậu Thiên đều có
1 thời Âm cực, đó là thời Tuất Hợi Thái cực.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
35
Thế giới bên ngoài, như trong một ngày đêm có 2 giờ Tuất Hợi Thái cực là thời thuần Âm,
rồi đến Thái cực thì có nhất Dương phục sinh.
Nhờ có 1 Dương nầy trở lại sinh nên có cơ tạo hóa tiếp nối sự sống còn của vạn hữu vũ trụ
trong thời gian kế tiếp.
Trong một tháng có 5 ngày Thái cực là từ 26 đến 30 Âm lịch. Trong một năm có 2 tháng
Tuất Hợi Thái cực. Trong một đại nguyên có 2 hội Tuất Hợi Thái cực. Nhờ có thời Thái cực
nầy mà thế giới Hậu Thiên được tiếp nối sự sống còn.
Thời Thái cực nầy chỉ thị hiện có 3 thời là: Thành, trụ và hoại. Cuối cùng đến thời kỳ không
thì không có thời Thái cực thị hiện nữa, rồi đến cực thời thế giới nầy nổ tung thành vô số đơn
cực vi tế. Số đơn cực vi tế nầy phải chờ đến vị cực vi tế. Số đơn vị cực vi tế nầy phải chờ đến
thời kỳ Thành tiếp nối mới họp thành một thế giới mới. Cứ như vậy mà tạo mà hóa mãi.
Con người lại có 2 thời Thái cực là thời Thái cực thiên nhiên và thời Thái cực tự tạo.
Thời Thái cực thiên nhiên là 2 giờ Tuất Hợi.
Thời Thái cực tự tạo là do công phu Thiền định.
Thiên địa chi tâm: là Đơn Điền, là Tổ khiếu.
Thiệu Khương Tiết nói: Đông chí Tý chi bán Thiên Tâm vô cải di.
Muốn thấy được Tâm nầy phải dụng công Thiền định đến cực Tịnh thì thấy được, đó là
Huyền quan Tổ khiếu xuất hiện và Chân chủng tử sẽ phát sinh. Đó là pháp thừa âm của chủ
đích Thuần Dương.
Cơ tạo tác Phật Tiên cũng không ngoài chủ đích Thuần Dương, hay còn gọi là Cao Đài hóa.
Lăng Nghiêm Kinh vân: nguyên lập đạo tràng tiên thủ Tuyết sơn đại lực Bạch ngưu, khả
thủ kỳ phấn dĩ nê kỳ địa.
Thí dụ: đạo tràng là nói về chỗ khởi thủ của công phu tu luyện.
Ngưu Phấn: là nói về căn bản tu Huệ Mạng, là Thuần Dương hóa. Thế Tôn dạy người tu
luyện trước phải tu Huệ Mạng là Thuần Dương Hóa, lấy Tánh Mạng của kiếp người Hậu
Thiên để trở thành Chân chánh Mạng Tiên Thiên bất sanh bất tử. Nếu chỉ tu đơn độc một
thành phần Âm trong Tâm Ly Hỏa của Hậu thiên, Lăng Nghiêm Kinh cho rằng: chỉ thành âm
ma mà thôi.
Thiền môn ngày nay không hiểu nên chỉ tu Tánh mà không tu Huệ Mạng, rồi thường thường
điên đảo và biến thành tật bệnh! đến chết!
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
36
Lại còn nói về đốn ngộ thập địa, tam thừa cuối cùng cũng thành hư lão.
Chẳng biết chỗ đẹp của Tuyết sơn đại lực bạch ngưu phẩm mà nói tu luyện, thì có khác gì kẻ
mài gạch mà nói để làm gương. Lại còn quấy lấy sự nhóm tuyết là gạo, gây cho nhiều người
ngộ nhận.
Đã không tạo lập căn cơ của Mạng thì đâu có cái lý sẽ thành Tánh đạo.
Tuyết là chỉ cho màu trắng, là chính sắc của Tây phương, là thí dụ về Chân Khí trong Thận
Mạng. Cho nên mới nói: Như Lai tu luyện là tu Tây phương Cực lạc.
Lương y lại nói rõ: Lưỡng Thận chi tiền, không huyền nhất bạch quyện.
Tiên Thiên Chân Tánh Mạng và Thủy Hỏa đều ở trong đó, vốn vô hình vô tướng, không
không lộng lộng có Huệ Mạng ở trong đó. Nếu chẳng gấp tự luyện làm sao kéo dài tuổi thọ
được.
Rồi cứ mãi: buôn danh lợi nên hao tán, theo sắc dục mà thất Chân!
Còn người xuất gia cứ mãi niệm tụng, khô tọa phân ly! ô hô! Dầu khô đèn tắt, chẳng đến nửa
trăm mà đã Mạng vong!
Cho nên Thánh nhân mới lấy Tuyết Sơn để thí dụ cho Tiên Thiên Chân khí là thuốc trường
sinh của con người. Thuốc nầy vốn không tỳ không sắc trong ngần như tuyết nên gọi: đại lực
Bạch ngưu.
Chân khí nầy lúc ẩn lúc hiện, bao hàm trời đất, chuyên chở muôn vật. Quảng đại thì vốn vô
biên, tế vi thì nhỏ hơn hạt bụi. Tìm nó thì không thấy hình ảnh, tu lấy nó thì kết quả hiện tiền.
Siêu Phật, vượt Tổ đều do Chân khí nầy.
Mạnh Tử gọi: Chí đại chí cương, há lại lầm sao.
Chân khí nầy có cơ biến hóa, tuổi niên tráng thì lại mong chầu ải quan, lúc tịnh cực thì nó tự
sanh.
Chẳng biết bảo thủ thì nó tự hao tán nên gọi Phẩn. Cứ để hao tán mãi mà chẳng trúc cơ cố
Mạng thì tuổi thọ sẽ được là bao.
Nho Gia nói: nếu biết dụng công để nuôi lấy Chân khí nầy, khác gì kẻ dụng công thì chẳng
có đường đi, lại bị gai tranh lấp kín.
Chân Khí (Phẩn) là loại đao chém chết quần ma, mà còn là bệ là cấp để lên Tiên lên Phật.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
37
Chẳng giữ lấy Chân khí nầy mà nói tu nói luyện, ngàn đời cũng hóa thành không! Thí dụ như
người muốn kiến tạo một ngôi nhà mà chẳng có nền móng thì lấy chỗ nào để ở, và kiến thiết
có được không?
Các bậc Chí nhân ngày xưa biết được chỗ xuất xứ của Chân khí, rồi lúc tịnh thì dưỡng, lúc
động thì thể thủ, là thâu nhiếp Chân Dược về bản địa rồi dùng Chân Hỏa hà luyện trúc cơ. Tự
hoàn cơ chỉ nên gọi nê đạo tràng.
Đã có được Tràng cơ, lại không thể thiếu Thiện tri thức. Thời khắc đem Chân Ý của ta tọa cư
nơi trong. Một niệm chẳng dấy lên thì Bát Phong làm sao diêu động được. Cho nên Thiệu
Khương Tiết mới nói: nhất niệm bất khởi quỷ Thần mạc tri, bất do hồ ngã, cánh do hồ thùy
độc độc duy duy, nhậm tha thiên ma bá quái.
Ngã tại giá lý, ẩn thân an nhiên tự tại, cho nên gọi hòa thượng đạo tràng, và chẳng còn gặp
ma loại nữa, tức A Nan gọi: Tọa nơi trung lưu thủy diện, kiết già mà nhập diệt.
Lăng Nghiêm kinh hựu viết: Tất sử dâm cờ thâm tâm cu đoạn đoạn. Tánh diệc vô ư Phật
Bồ đề tư khả hi ký.
Từ xưa đến nay những vị đã thành Chánh quả, không vị nào trước chẳng lo đoạn diệt Dâm cơ
và sau đó mới siêu Phật vượt Tổ.
Thích tử ngày nay không hề biết đến pháp đoạn dâm. Chỉ có một chữ Dâm cơ mà đời ít có
người biết. Chẳng những chẳng biết pháp tu luyện là việc sở dĩ nhiên, mà Tâm với Thân cũng
không thiệt khiến chẳng dâm. Tại sao vậy?
Dâm cơ khi phát tra hình tướng tợ như cục lửa đỏ rực, nhanh tợ như con gió lửa nếu chẳng
đắc pháp thì lấy gì để thâu lấy cục lửa đỏ nầy về, mà còn cái lo nguy hiểm cho thâm tâm. Còn
nếu không có Dâm cơ nầy phát động thì có gì lo lắng nữa. Cho nên đức Thế Tôn đã biết về sự
lợi hại của Dâm cơ nầy. Khó tự mình hoàn tất được mà phải cầu Chân sư chỉ truyền cho Chân
thiệt pháp mới đoạn được Dâm cơ toàn vẹn.
Cho nên Sát Thiền sư mới nói:
Tổ ý như không thị bất không
Linh cơ tranh đoạt hữu vi công
Pháp nầy rất giản dị, nếu chẳng có túc duyên về thiện căn, dù đã đối diện với Chân sư cũng
không nghe được chánh pháp thì dâm cơ làm sao đoạn được.
Nếu không tiếp đến luyện hư tâm, cầu Chân sư chỉ truyền, dù cho có thiên tu vạn luyện cũng
không tránh khỏi cái hoạn tẩu thất.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
38
Cho nên phái Tòng Lâm ngày nay vì đã mang nghiệp chướng nên chẳng đắc pháp, và không
có một người được thành tựu!
Tăng sung quân hỏi: Dâm cơ là vật gì vậy?
Đáp: Dâm cơ là hình ở trong, Dâm căn là hình bên ngoài. Chẳng biết tu luyện thì Thân và
Tâm đều bị kéo lôi theo cơ Dâm đó. Cho nên Mạnh Tử mới nói: Khí cũng hay làm dao động
đến Chí.
Hỏi: Có pháp gì để chế phục?
Đáp: nếu đắc được Chân quyết, lập tức lấy Thần chủ sử thì Dâm cơ tự dừng. Mạnh Tử mới
nói: Chí là một vị tướng soái. Lấy hô hấp thu nhiếp thì Khí tự quy. Đạt Ma Tổ sư gọi là Thể
thủ.
Thần tức là Lửa, Hơi thở là Gió.
Cơ phát tuy là Khí mà bên trong thực có vật tư của Lậu tận. Nếu chẳng tại đây hà luyện thì
Thân và Tâm sẽ bị dẫn theo Dâm cơ.
Lấy Đơn Điền làm lò, lấy Hạp tịch làm ống bể, lấy Lửa mà luyện, lấy Gió mà thổi, lấy hơi
ấm làm hiệu nghiệm, lấy sướng khoái làm vô sự.
Lâu lâu hà luyện thì Dâm cơ tự chết, dâm tính tự đoạn. Đoạn cho đến còn một rồi không thì
Thân Tâm thái bình, ba giống dâm sự chẳng còn tập nhóm nơi Bồ Đề, có khó gì đâu.
Đây là bí pháp ngàn đời Phật và Tổ chẳng truyền mà nay Ta đã tận tiết lậu.
Là con nhà Thích mà chẳng tu đoạn Dâm sẽ lại gọi là Thiện trí thức, Lăng Nghiêm kinh gọi
đó là 53 giống ma vậy.
Tịch Vô Thiền sư viết: Kỳ cơ ký phát, ngưng Thần nhập ư đơn điền, đương dụng Võ Hỏa
thâu nhiếp nhi quy, dĩ huân dĩ luyện. Cơ chi vị phát, dĩ thần chiếu chi đơn điền, đương
dụng văn hỏa bất ly nhi thủ, dĩ phanh dĩ luyện. Tợ thử ngộ nhập, tài đắc Chân chủng
phát sinh.
Cơ tức là Thận động. Thận động là Chân khí động. Chân khí đã động lập tức hồi quang phản
chiếu, ngưng Thần nhập Khí huyệt thì Thần với Khí chẳng lìa nhau, tợ như đá nam châm hút
sắt, rồi vượt qua mọi chướng ngại và giấu kín rồi hanh thông, hiệp lại làm một.
Tổ sư lại còn sợ lúc lâm thời Chân Dược sinh tợ như con mãnh Hổ khó chế phục nên phải
dùng võ hỏa, đó là tiết tận Thiên cơ với lòng đầy đức từ bi vị chúng. Tu sĩ đời sau học Phật
đều nhờ cái ân mưa móc nầy.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
39
Võ Hỏa là một pháp tu luyện, là bí cơ thành Phật. Phật Phật tâm thọ, Tổ Tổ khẩu truyền hiểu
thẳng thật khó! Cho nên Ngũ Tổ mới nói: Sư Sư mật phụ bản âm.
Thế Tôn và Đạt Ma tuy nêu hỏa hóa phong xuy nhưng văn hỏa và võ hỏa chưa chép rõ nơi
tre lụa. Cho nên người trong giới tu hành đã không song tu mà cũng không tin tưởng.
Từ sau Đạt Ma và Tịnh Vô là những bậc cao Tăng đã được hình Thần cu diệu.
Có người hỏi: sao gọi là Võ Hỏa nhiếp quy?
Đáp: là dùng Khí hô hấp mạnh thu nhiếp Chân Dược quy Lư, và chẳng hề xa lìa Chân Ý, lấy
Chân Ý làm chủ tể, cho nên nói Chân Ý theo đuổi 2 khí, rồi cổ vũ, rồi nhiếp quy cũng đều tại
Chân Ý, năng lực của Chân Ý.
Chân Dược sau khi sinh ra có đặc tính hạ lưu thuận xuất, nên mượn khí hô hấp mà nhiếp thu.
Nếu chẳng dùng khí hô hấp mà cổ vũ thì một phần khó nhiếp mà Chân Dược cũng khó quy. 2
khí nguyên có kiêm dụng, cho nên Thiền sư mới nói: nhà ngươi có cái Trụ thượng tử. Ta và
ngươi đồng có một Trụ thượng tử. Đó là thí dụ 2 khí ở cơ đồng dụng.
Theo đúng cơ hô hấp, Chân Ý của ta ra từ ngoài Âm Kiều mà nghinh tiếp Chân Dược quy
Lư, Đạt Ma gọi Thể thủ. Thể thủ hoặc mươi nghinh, hoặc vài mươi nghinh, nghinh cho đến
khi nào ngoại hình đảo thế mới nghỉ. Tiên Gia gọi quy Túc. Suốt thông được 2 khí nầy về cơ
hạp tịch và tiêu tức, thì Chân Tinh tự quy Lư.
Lúc vận dụng 2 khí, Chân Ý nơi Lư trung không được chấp trước ở hô hấp mà chỉ nương
theo Chân Dược mà Thể thủ. Chẳng qua cũng chỉ là mượn cơ hô hấp để làm công cụ Thể thủ.
Lục Tổ gọi: vãng Bắc tiếp độ.
Chân Dược đã quy Lư, còn phải huân chưng, lấy Chân Ý tịnh định mà làm Hỏa, lấy hơi thở
để thổi mà hóa làm Gió, nung nấu một lúc thì vật tư của Lậu tận hóa thành Chân Khí. Công
phu nầy phải dùng sức mạnh của Chân Ý với dạng trì trọng, gọi là võ Hỏa.
Hỏi: sao gọi là văn Hỏa?
Đáp: là bất tồn nhi thủ, bất tức nhi khu. Thời thời khắc khắc bất muội tỉnh ngộ, miên miên
bất đoạn, tức tức quy Lư.
Cổ Đức có nói: trượng vãng trượng Lai vô gián đoạn.
Xá Lợi thành toàn hiệp với bản sơ. Tối kỵ hôn mê tán loạn, một niệm chẳng khởi, một khí
chẳng tán, tợ như giống lửa trong lò.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
40
Tu luyện được như vậy lo gì Chân chủng chẳng sinh, Xá Lợi chẳng kết, Chánh giác chẳng
thành.
Thích gia phổ Thế Tôn viết: Đối đẩu Minh tinh nhi ngộ đạo.
Đối: Trung Hoa gọi là Phản quán.
Đẩu: là Bắc đẩu, là thí dụ Đơn Điền.
Minh tinh: là Chơn Khí nơi Đơn Điền phát sinh. Chính là cảnh Chân chủng sở sản.
Hưng Dương Thiền sư nói: Tạp (một vòng) địa hồng luân (bánh xe) tú.
Hải để tức khai hoa.
Viên Thông Thiền sư viết:
Bắc đẩu tàng thân tuy hữu ngộ
Xuất Thần tiêu tức thiểu nhơn tri.
Tàng thân: là Chân Khí ẩn tàng nơi Đơn Điền. Chân Khí ẩn tàng nơi nào thì Chơn Thần cũng
ẩn tàng nơi đó. Đó là cách dụng công như vậy, nếu chẳng như vậy thì làm sao xuất ly cõi trần
được, xuất trần là Quá quan phục thực, là một bí quyết thâm mật không được khinh truyền.
Nếu chẳng Quá quan hay không biết pháp Quá quan thì Xá Lợi phải bị hao tán, tận phế tiền
công. Cho nên Hưng Dương Thiền sư mới nói: Thối nhất bộ tắc thất sự. Nên nói: xuất trần tiêu
tức thiểu nhơn tri!
Thử thượng số giả, Huệ Mạng kinh chi diệu pháp, hòa hiệp Chân chủng chi Thiên cơ,
thả tại tư dư, nhi kỳ Phong Hỏa chi công, diệc bất ngoại thị hỉ.
Đây là tiết tổng kết phần văn trên nói về pháp hòa hiệp Chân chủng nơi Phong Hỏa, cổ Thánh
chẳng khứng toàn lộ, nên người tu luyện đành bị rơi vào nẻo vạy.
Nay ta lại nói cạn lời, phân tích tỏ rõ hầu mong đồng chí được suốt thông, trước khỏi lạc nẻo
bàng môn, sau thành Chánh giác. Còn người đời nếu có ai thích Phật thì tiềm tâm nơi kinh
nầy, rồi tự tu tự chứng để thành chánh quả, há chẳng vui sao.
Dư Cố viết: Tự thủy ngưng Thần phản chiếu Long cung, hồn nhiên nhi định tịnh.
Dĩ song vong nhi đải động. Dĩ Ý Khí nhi đồng dụng. Dĩ Thần Hỏa nhi hóa. Dĩ tức phong
nhi xuy. Dĩ võ nhi luyện, dĩ văn nhi thủ. Cửu cửu huân chưng, khắc khắc vô gián. Ý Khí
lưỡng bất tương ly. Tắc hòa hiệp ngưng tập chi pháp đắc hỷ.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
41
Đoạn văn nầy tổng kết về pháp hòa hiệp Chân chủng phong hỏa, mà cổ Thánh chẳng khứng
toàn lộ.
Long cung: là Đơn Điền, trong đó có nước. Long cung có nước, nước có đặc tính trầm trọng
và luôn luôn hạ lưu.
Thần tức là Hỏa, hỏa có đặc tính kinh phù, thường thường thượng xung.
Cũng như người đời Tâm Hỏa thì thượng xung, Thận Thủy thì hạ lậu, 2 thành phần đó
thường ly cách nhau, hằng phân tán nên không thành Đạo. Thánh nhân mới dạy lấy Tâm Hỏa
giáng nhập vào Thận Thủy thì Tâm tự hư không, mà Hỏa cũng không còn thượng lậu. Còn
Thủy đắc được Hỏa, Thủy cũng không còn hạ lậu và hóa thành Chân khí. Chân khí sẽ được
thượng thăng.
Trong lúc ngưng Thần thì nội niệm bất xuất, ngoại niệm bất nhập, không không lộng lộng,
chẳng trước chẳng trệ. Lúc Chân Dược sản lập tức hồi quang phản chiếu thì quên hình quên ý.
Nếu dụng Ý tức là chẳng quên, nếu quên thì không được lấy Ý mà chiếu. Tâm đã hư không
mới gọi là chiếu. Lòng dục đã mất hết mới gọi là vong. Chiếu với vong tuy một mà hai, tuy hai
mà một.
Lúc đáng quên thì Tâm phải thật thanh tịnh mà luôn luôn phải chiếu. Lúc đương chiếu thì
một mảy hình tướng cũng không tạo lập, luôn luôn là quên. Chiếu với vong đã thuần nhất định
tịnh, thiên địa nhơn ngã chẳng cần biết đi về đâu.
Còn trạng thái công phu chờ động phải thật cực tịnh, thình lình trong người có trạng thái
dung dung hòa hòa, ngoại hình vụt cử. Lập tức dùng Chân Ý mà nghinh Chân Dược quy Lư,
rồi lấy Thần trụ định nơi trong, lấy hô hấp mà thổi. Lại phải nhớ là chớ trợ lực, và chớ nên
quên. Hành trụ tọa ngọa cũng không được lìa báu vật, lo gì Chân chủng chẳng sản.
Bất văn đắc đạo cổ Nho chi ngôn hồ.
Hoảng hốt âm dương sơ biến hóa
Nhân ôn thiên địa sạ hồi triền.
Từ đây trở xuống nói về thời Chân chủng sở sản.
Cổ Nho tức Tiên sinh Thiệu Khương Tiết.
Chúng ta là con nhà Thích giáo, thế mà không hiểu biết về điều Thiên cơ bí mật nầy, lại cho
môn đệ của Nho giáo không biết Chân truyền của nền Đại Đạo. Còn bản thân mình cứ mãi lo
đả thất, quỳ hương tham khẩu đầu, luận công án … và gọi là đắc đạo. Thật là trò cười vậy!
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
42
Hoảng hốt: là trong cơ tịnh định đã đạt thành một khối hồn nhiên, ngoài chẳng thấy có thân,
trong không thấy Tâm. Là trạng thái Thái Cực cực tịnh, người xưa nửa thức nửa ngủ. Công
phu đến trạng thái nầy thì không khí Chân Dương bắt đầu động và phát sinh Nguyên khí. Cho
đến lúc Chân Dương khí bắt đầu triền động thì sinh Nguyên Tinh.
Nếu người nào đắc được Chơn truyền, lập tức thể Chân Dược nầy thâu quy về Lư. Thường
nhơn không biết nên Chân Dược nầy biến thành hữu hình tinh rồi tẩu xuất.
Lục Tổ Đàn kinh viết: Nhân địa quả hườn sinh.
Địa: là Đơn Điền, là Thần thất, là linh địa, là nơi quả sinh.
Quả hườn sinh: tiết trước đã nói: Hữu tình Lai hạ chủng là do cơ hòa hiệp mà có. Công phu
đến đây mới có quả sinh. Quả tức Bồ đề chủng tử, là Xá Lợi tử.
Vô Lượng Quang Minh Như Lai viết:
Phân minh động tịnh ưng vô tướng
Bất giác Long cung hộng nhất thinh.
Vô tướng: Thích giáo gọi là Oai âm, Nho giáo gọi Vô cực.
Bửu vật nầy nguyên từ đầu vốn không hình không tướng do tịnh định mới sinh.
Long cung: là Đơn điền, là Tổ khiếu, là nhơn địa, là Cốc thần…
Hộng nhất thinh: là quả sinh. Nho gọi: Đổ vũ nhất thinh Xuân hiểu. Là Dương khí sinh. Biết
được cơ Hộng nhất thinh thì nước động Thủy (Khảm cung) có thể nối dòng, nước Tây giang
(Ly cung) có thể thu hút, nước bể (Khảm Thủy) có thể gội đầu.
Lại nói: Địa lôi chấn động tốn môn khai.
Lại nói: Lôi tùng địa hướng (gầm).
Tử Ma Kim Quang Như Lai viết: Hải để nê tự lộ bán hình.
Hải để là Đơn điền. Hoa Dương Thiền sư cũng nói: Hải để là nguyên quật tàng chứa Huệ
Mạng. Thế Tôn gọi: Ma Ni. Là nơi Thần Khí hòa hiệp để luyện thành Chân chủng tử.
Lộ bán hình: là Pháp tượng Chân chủng gần sản.
Lúc Chân chủng tử mới lộ nửa hình, Tu sĩ phải tịnh, Thần trụ nơi Cốc Thần để chờ, không
được gấp Thể thủ. Chờ cho Trâu nọ lộ toàn hình mới hạ công Thể thủ, nếu gấp và niệm động
thì Trâu nọ kinh hoảng rồi ẩn tàng vô tông tích.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
43
Viên Thông Thiền sư gọi là bất sanh.
Tịch Vô Thiền sư nói: Tất tu nguyên khiếu sinh vật. Tư khả dương Lư phát hỏa. Cố mạc vi
chi tiên, diệc mạc vi chi hậu. Nhược Thiên cơ vị chí nhi tiên trợ trưởng, tắc ngoại tương tuy
hành, nhi nội phù vị ứng. Thích tư thủ phàn khu chi hung! Nghĩa là:
Cần phải tạo cho Huyền quan khiếu sinh bửu vật, lúc đó thì Dương Lư mới phát Hỏa. Cho
nên chẳng được Thể thủ trước, mà cũng không được Thể thủ sau. Nếu Thiên cơ chưa đến mà
lo phát hỏa, dù ngoại tướng tuy có vận hành nhưng nội phù cũng không ứng theo.
Ngoại tướng nói về đường Đốc Mạch.
Nội phù nói về đường Nhâm Mạch.
Như vậy chỉ là thiêu đốt cơ thể mà thôi.
Viên Thông Thiền sư viết:
Mai hoa vị phát thái tảo sanh
Mai hoa dĩ phát thái trì sanh
Mai hoa là tín hiệu báo thời Xuân dương sắp đến. Còn trong người thì thí dụ cái cảnh khí
Chân Dương phát sinh.
Vị phát: là khí Chân Dương mới gần phát động, chứ chưa phát động. Lúc này nếu vội Thể
thủ là sai lầm vì Chân Dược còn non sẽ không kết đơn, nên gọi: thái tảo sanh.
Dĩ phát: là khí Chân Dương đã phát hiện toàn hình, gọi là triền động, lập tức Thể thủ quy Lư.
Nếu Chân Dược đã lộ toàn hình mà không Thể thủ đem về Trung cung thì nó sẽ biến thành
hữu hình tinh, gọi là thuốc già sẽ không kết Xá Lợi, nên gọi: thái trì sanh.
Viên Ngộ Thiền sư nói: Tấn nhất bộ tắc hữu mê lý thối nhất bộ tắc sự bất thành.
Hựu viết: Nhẩm ma tắc phong sương đô khiết tận, độc chiếm phổ Thiên xuân.
Nhẩm ma: là thí dụ thời cơ đúng lệnh.
Phong sương khiết tận: là thí dụ Âm khí đã tận tuyệt.
Xuân Dương: là thí dụ khí Thuần Dương nơi Đơn Điền. Cảnh tượng nầy, cơ thể ta tợ như
tắm như gội, châu thân dung hòa sướng khoái, chẳng có gì sánh bằng. Trong ngoài thảy đều
Thiên Thái đó là Chân cảnh của Chân chủng sở sản.
Hựu viết: Thiết tu đạo trước.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
44
Đây là lời nói của Tổ sư dặn dò Tu sĩ nếu thấy được cảnh nầy đến, tức phải hưng công thâu
thủ, nếu chẳng thâu thủ ắt có lỗi lầm trước mắt, là bửu vật nầy sẽ theo đường thục lộ mà ra
ngoài.
Hưng Dương Thiền sư nói: Thối hậu tắc thất sự.
Công phu Thể thủ Chân Dược tợ như kẻ trộm cưỡng đoạt bửu vật, nên gọi là: thiết tu đạo
trước. Lúc nầy Chân Ý phải thật dũng mãnh, dùng hơi thở để thu nhiếp, đem Chân chủng nầy
trở về đơn Lư. Sau đó phải dụng công Pháp luân.
Tịch Vô Thiền sư viết: Chí ư lục hiệp đồng xuân, vật vật đắc sở.
Lục hiệp: là châu thân con người.
Xuân: là nói về dạng ấm ấm trong người.
Vật: là tên riêng biệt của Thích giáo, Nho giáo gọi là Nguyên khí.
Công đáo thời chí: là lúc Chân Dược sản, hốt nhiên Đơn Điền tợ như âm dương hòa hiệp
thấm thấu, mạch sống trong người khoái sướng, tất cả tám vạn bốn ngàn khiếu nhỏ có dạng
ngứa ngáy. Thân Tâm dường như vô chủ, Đơn Điền lần lần mở, ngoại Thận đột nhiên cất lên,
Long cung hốt nhiên có một tiếng gầm, hô hấp tự nhiên đứt đoạn, Tâm và bửu vật hút nhau
như đá nam châm hút sắt. Chân Ý và hơi thở bao hàm với nhau như loài trùng ẩn trốn, thình
lình tâm hồn nhập vào trạng thái Thái cực, như nửa tỉnh nửa mê. Thiên địa, nhơn ngã chẳng
biết về đâu. Thần với Khí như xen lẫn chìm ngấm, chẳng phải như Thiền khô tịch ngày nay.
Tâm hồn tợ như hoảng hoảng hốt hốt. Tâm chẳng khứng lìa bỏ linh vật, linh vật chẳng khứng
lìa bỏ Tâm, tương thân tương luyến kết thành một khối. Cảnh tượng nơi trong tợ như 2 khí
Tiên Thiên và Hậu Thiên cùng nhau thở hút, nhưng thiệt chưa thấy thở thấy hút. Tợ tiết tợ lậu,
mà thiệt cũng chưa thấy tiết lậu. Cơ huyền diệu không thể lấy ngôn ngữ để hình dung.
Cho nên Tâm kinh giải mới nói: một khí Chân Dương mới động trong đó vốn có vô số hơi
thở vi vi, rồi chỉ trong giây lát hóa thành trạng thái Thái cực, Tâm này trở lại linh diệu. Cơ hô
hấp dấy lên từ Chân Khí nơi Đơn Điền, tại Giáng Hạ rồi ra sau đến Vỹ Lư, lên Giáp Tích, lên
Ngọc Chẩm.
Lúc nào Chân Khí thật sung mãn thì Nhâm Đốc tự khai. Khi tấn thì nhanh Thể thủ quy
nguyên chuyển đại Pháp luân.
Nếu chẳng dụng công như vậy thì Nguyên Tinh sẽ tràn đầy và tiết lậu ra ngoài, ắt tiền công
tận phế.
Thiên nầy toàn tiết thiên cơ.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
45
Ta đã trải qua 30 năm mới đắc diệu đạo.
Tu sĩ đời sau thành công đến chỗ nầy phải nên nhớ kỹ, chẳng nên coi thường lúc có cảnh
tượng tín báo, chỉ được Dương quan tam hiện, tức là Chân chủng sở sản. Chẳng cần phải theo
quy tắc nào khác, lại còn phân biệt bẩm thọ, hình thọ đồng nhau hay khác biệt.
Đạt Ma Tổ sư viết: Nhị hầu thể Mâu Ni.
Tiền hượt Tý thời là một hầu. Chân chủng sở sản là một hầu, là nhị hầu thể Mâu Ni.
Hựu viết: Nhị hầu thể Mâu Ni, tứ hầu hữu diệu dụng, lục hầu biệt Thần công.
Tiết trước nói 2 hầu là hầu sanh và hầu sản. Còn đây gọi 2 hầu là hầu Thể thủ và hầu Phong
cố. Tu sĩ học Phật cần nên hiểu rõ chẳng chỉ có 1 khái luận, như trong Pháp luân lục hầu đồ đã
nói minh bạch rồi.
Còn ở đây 2 hầu là: lúc Chân chủng sản, thể quy Lư là một hầu. Lư trung phong cố là một
hầu. Cộng lại là 2 hầu.
Linh vật đã quy Lư thì phải thăng giáng. Thăng là một hầu, giáng là một hầu.
Cộng với 2 hầu Mộc dục Mẹo Dậu là 6 hầu.
Tứ hầu hữu diệu dụng là: thăng, giáng và 2 giờ mộc dục.
Lục hầu biệt Thần công là tổng số hầu.
Lục Tổ viết: Vãng Bắc tiếp độ.
Vãng: là dùng Chân Ý mà đi đến.
Bắc: là Thận Mạng, là Cốc Thần.
Tiếp: là dùng Chân Ý mà tiếp thu Linh vật.
Độ: là thăng, giáng vãng lai.
Tịch Vô Thiền sư viết: Thể thủ dĩ thăng giáng, tùng Đốc Mạch thượng đảnh Nê Hườn,
tùng Nhâm Mạch giáng hạ Đơn Điền.
Nhâm và Đốc 2 mạch là đạo lộ của Pháp luân vãng lai.
Nhâm Mạch khởi hành từ huyệt Hội Âm đi lên, đến Thừa Tương, rồi vào đường trong mà trở
về.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
46
Đốc Mạch khởi hành từ Ngân Xỉ lên Thiên Môn, ra Ngọc Chẩm, xuống Giáp Tích, xuống
Trường Cường rồi theo con đường trong mà về.
Đó là quy luật vận chuyển Âm Dương Hậu Thiên tợ như kim đồng hồ, Tiên gia gọi: Thuận
chuyển hà xa.
Thuận chuyển hà xa thì sanh người sanh vật.
Nghịch chuyển hà xa thì tác Phật tác Tiên.
Nghịch chuyển hà xa Tiên gia gọi Châu thiên vận, Thiền gia gọi Pháp luân thường chuyển,
Nho gia gọi Hành đình.
Châu thiên vận mục đích để điều hòa nội Dược để khai thông đạo lộ chờ ngày quá quan, để
đạt trường sinh bất lão.
Lúc 2 mạch nầy thông thì trăm mạch cũng đều thông.
Dịch kinh viết: Hạp hộ vị chi Khôn, tịch hộ vị chi Càn. Nhất hạp tịch vị chi biến, vãng lai
bất cùng vị chi thông.
Đây là sở dụng cơ tiêu tức đối với 2 khí để chuyển Pháp luân.
Phần kinh văn nói về sự tu luyện của Thích tạng, Tiền bối cũng nói như vậy. Lại là công phu
đầu tiên của kinh Lăng Nghiêm và kinh Pháp Hoa.
Còn Nho gia lại lấy kinh Dịch làm thủ vụ, thái ấp, chùa Hải Hội. Phương trượng Long Giang
hỏi: Tây phương phạn ngữ, chưa thấy chỗ nào nói đến Dịch, nay lại chép ra đây, là điều chẳng
hạp với Thích giáo chăng?
Đáp: Nếu chấp ở một thì chẳng minh ở hai. Chỗ tu học của nhà ngươi chỉ là bàng môn mà
thôi. Cái đạo của Thích ca không phải như vậy. Trăm ngàn đời về trước, trăm ngàn đời về sau
đối với người đời: Tam giáo há có 2 đường sao?
Thù bất tri, nguyên đầu của Dịch là Tổ của Đạo.
Lại hỏi: đã là Đơn kinh, mà ngày nay nho sĩ lấy Dịch làm sách bói toán, chưa từng nghe họ
nói đó là sách tu luyện, là tại sao vậy?
Đáp: thời văn bốc phệ là của tục Nho, chẳng phải là bậc xuất chúng của Nho chánh thống.
Lại hỏi: kinh ấy dạy tu luyện như thế nào?
Đáp: Đạo dụng Tiên Thiên và mượn khí Hậu Thiên để chuyển Pháp luân. Hạp hộ tức là hấp
cơ, hấp cơ vãng hạ nên gọi Khôn.
HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
47
Tịch hô tức hô cơ, hô cơ vãng thượng nên gọi Càn. Đó là cái lý nhất biên của Hậu Thiên.
Biến cơ là tiêu tức của 2 quẻ Càn Khôn.
Thí dụ như chiếc xe, Càn Khôn là 2 bánh xe biến làm trục xe. Trục xe vốn không chuyển
động, chỉ nhờ ở 2 đầu trục, 2 đầu trục lại nhờ ở 2 bánh, 2 bánh lại nhờ ở Hạp tịch thổi thúc.
Xe chờ trục mà chuyển động, trục lại chờ bánh mà vận triền. Bánh xe lại chờ Hạp tịch mà
thôi bức. Thì sở dụng của xe mới hoàn toàn.
Nếu như chưa thấu hiểu thì tham khảo nơi lục hầu đồ. Chẳng còn gì kỳ diệu bằng.
Vãng lai bất cùng: là cơ tiêu tức của 2 khí Tiên Thiên và Hậu Thiên vận chuyển.
Thông: là thông đạt được Huyền quan Tổ khiếu, là cơ Càn Khôn cộng vận.
Nếu dùng hô hấp của miệng mũi, và gọi một hô hấp là vãng Lai bất cùng thì cách xa với Tiên
Thiên Đại Đạo vậy.
Hỏi: như vậy thì phải dụng công như thế nào?
Đáp: lấy Hậu Thiên phàm tức chế hóa ra Tiên Thiên Chân tức. Hô hấp cơ vi tịch vi Càn. Hấp
cơ vi hạp vi không.
Càn Khôn là định vị của Thiên Địa.
Ngôi đầu của con người là Càn, phần bụng gọi là Khôn.
Cơ biến thuộc chủ tể của Càn Khôn, là Chân Ý của tể chủ sử cho 2 khí vận chuyển. Lúc lên
lúc xuống, lên xuống mãi mãi nên gọi: Vãng lai bất cùng.
Lúc thăng giáng, Chân Ý tuy là chủ thể ở Cốc Thần, mà Thần lại chú trọng cùng với Tiên
Thiên Chân Tức đồng hành, chẳng qua là mượn cơ hạp tịch của Hậu Thiên để vận chuyển Tiên
Thiên Khí vậy.
Hỏi: đệ tử ngu muội, mong cầu lão sư chỉ truyền chí lý mới dám tự dụng.
Chỉ thiệt là điều có lỗi mà nói ra đây, đức Thế Tôn có nói: độ tận chúng sanh, rồi mới tự độ
thì đâu có lỗi. Huống chi Thiền giáo ngày nay lại không có song tu?
Đáp: đây là bí cơ chuyển pháp luân ngàn đời chẳng khứng minh ngôn, trăm Tổ không lời chỉ
phá. Trong diệu lại diệu, trong vi lại vi chẳng phải phàm phu mới có thể nghe. Chẳng có túc
duyên thiện căn làm sao nghe được.
Lại nói: đệ tử khẩn cầu hòa thượng tùy ân.
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh
Hue menhkinh

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Was ist angesagt? (20)

Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoẤn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
 
Thượng đế giảng chân lý
Thượng đế giảng chân lýThượng đế giảng chân lý
Thượng đế giảng chân lý
 
Kinh Di Lặc
Kinh Di LặcKinh Di Lặc
Kinh Di Lặc
 
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
 
Đại Đạo Tam Bảo
Đại Đạo Tam BảoĐại Đạo Tam Bảo
Đại Đạo Tam Bảo
 
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANHAN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
 
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
Vạn Thiện Đồng Quy Tập (Diên Thọ)
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại ĐạoGiới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
 
Ý Nghĩa Phật Xuất Gia - HT THÍCH TRÍ QUẢNG THUYẾT GIẢNG
Ý Nghĩa Phật Xuất Gia - HT THÍCH TRÍ QUẢNG THUYẾT GIẢNGÝ Nghĩa Phật Xuất Gia - HT THÍCH TRÍ QUẢNG THUYẾT GIẢNG
Ý Nghĩa Phật Xuất Gia - HT THÍCH TRÍ QUẢNG THUYẾT GIẢNG
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 10 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 10 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 10 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 10 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 
Sấm giảng người đời của Đức Sư Vãi Bán Khoai
Sấm giảng người đời của Đức Sư Vãi Bán KhoaiSấm giảng người đời của Đức Sư Vãi Bán Khoai
Sấm giảng người đời của Đức Sư Vãi Bán Khoai
 
KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG
KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG
KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG
 
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng NghiệmĐào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
 
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngLợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
 
Tây Phương Xác Chỉ
Tây Phương Xác ChỉTây Phương Xác Chỉ
Tây Phương Xác Chỉ
 
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt KiếpẤn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
Ấn Chứng Thảm Trạng Ngày Mạt Kiếp
 
5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 

Ähnlich wie Hue menhkinh

Bộ mật tông
Bộ mật tôngBộ mật tông
Bộ mật tông
chuongtp
 
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docxLá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Night Lotuses
 
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuTubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Hung Duong
 

Ähnlich wie Hue menhkinh (20)

Bộ mật tông
Bộ mật tôngBộ mật tông
Bộ mật tông
 
Tao duyengiaohoa 10428_updt
Tao duyengiaohoa 10428_updtTao duyengiaohoa 10428_updt
Tao duyengiaohoa 10428_updt
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục BiênẤn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
 
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIênẤn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
 
Duy Thức Học Yếu Luận (Thích Từ Thông)
Duy Thức Học Yếu Luận (Thích Từ Thông)Duy Thức Học Yếu Luận (Thích Từ Thông)
Duy Thức Học Yếu Luận (Thích Từ Thông)
 
Bát Nhã Trực Giải (Thích Thanh Từ)
Bát Nhã Trực Giải (Thích Thanh Từ)Bát Nhã Trực Giải (Thích Thanh Từ)
Bát Nhã Trực Giải (Thích Thanh Từ)
 
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dich
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dichLieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dich
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dich
 
Liễu Phàm Tứ Huấn
Liễu Phàm Tứ HuấnLiễu Phàm Tứ Huấn
Liễu Phàm Tứ Huấn
 
đạI thừa kim cang
đạI thừa kim cangđạI thừa kim cang
đạI thừa kim cang
 
di lặc.docx
di lặc.docxdi lặc.docx
di lặc.docx
 
Vãng Sanh Tịnh Độ Luận Giảng Yếu
Vãng Sanh Tịnh Độ Luận Giảng YếuVãng Sanh Tịnh Độ Luận Giảng Yếu
Vãng Sanh Tịnh Độ Luận Giảng Yếu
 
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
 
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI
DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI
 
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
 
Bi phepluyendao 
Bi phepluyendao Bi phepluyendao 
Bi phepluyendao 
 
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMTMặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
 
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docxLá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
 
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuTubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
 
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámTừ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
 

Hue menhkinh

  • 1. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 1
  • 2. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 2 LỜI TỰA Hoa Dương Thiền Sư người làng Hồng Đô, mộ Phật từ lúc còn nhỏ. Nguyện vào chốn Phật, nên mãi bảo hoài, tức được thấy Tăng lòng mừng hớn hở. Một hôm được nghe Trưởng lão nói: Xưa đức Ngũ Tổ vào lúc canh ba riêng trao bí pháp cho Lục Tổ. Có người ở phòng bên cạnh được nghe lòng rất hân hoan vì được nghe rõ, tợ như nằm mộng mà biết sự thật. Từ đó mới biết các nhà tu luyện đều nhờ thầy truyền, rồi quyết tầm mãi mãi. Chân dày gai góc nơi nào cũng đến, mà chưa được gặp! Sau đó mới vào Hoàn thủy, tới chùa Song Liên. Lòng buồn vô hạn, tóc rụng càng tăng, mới hỏi lấy lòng: các vị thầy trong Tam Giáo, có ai chẳng tham cứu kinh thơ, đều không ngoài Chân chỉ của Huệ Mạng. Nhân đó mới than rằng: thân người khó được, sao nỡ luống không! Thoạt phát một niệm, vào những buổi chiều, hai gối 5 thể đều gieo xuống đất minh thệ chí thành, khấu đầu đấng thương xanh, mong cầu cho được toại nguyện. Sau đó nửa năm, may được gặp Hồng Xung Hư Tổ sư, truyền cho ta bí chỉ, ta mới hoát nhiên thông ngộ, mới biết cái đạo Huệ Mạng, là linh vật sở hữu của ta. Tiếp đến Khuông lô lại gặp Hồ Vân Lão sư, trộm nghe người đàm luận mối mang, mới biết là bậc phi thường, mới quyết chí siêng năng khẩn cầu nghe chịu. Tiếp đó là sự khẩn cầu ai thiết, do đó Thầy ta mới động lòng đại phát hồng từ, khai ngộ vi mật bên trong do khiếu, thảy thảy ta đều thông triệt. Rồi một ngày kia ta phải ra đi, Thầy ta có dặn Phật giáo song tu nay đã mất rồi! con nên tiếp tục theo pháp Mạng mạch để độ những người có duyên. Ta đến ẩn tích ở Giang tả, cùng với hai ba người bạn theo đó mà tịnh tu và khẩn thiết tham cứu. Lại nhân được gặp Bích Thiềm, Liễu Nhiên, Quỳnh Ngọc và Chân Nguyên, khổ tu đã thành Xá Lợi mặc khế sư truyền, tập nhóm sách này mệnh danh là “Huệ Mạng Kinh”. Trong kinh có vẽ ra một số đồ hình gọi là tương pháp để minh thị phần bí mật của thiên cơ. Kinh nầy nhằm khải thị về phần huyền cơ bí yếu, tiết lộ nguyên cơ của Tổ sư để làm phương tiện cứu vớt hậu học khỏi bị rơi vào tà đạo. Ta thấy ngày nay người mong cầu chánh đạo lại gặp ở phần tông ngữ lục, có Chân thiệt, có vọng ngữ, lại vì hạ học nên chẳng biết cái đạo Huệ Mạng của Như Lai, khiến phải ngộ nhập sáo ngữ của khẩu Thiền, cuối cùng cũng bị cái hại của kẻ hạ ngu chuyển trao ngữ lục!
  • 3. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 3 Ta đã ra công duyệt khảo các loại Chân kinh với sư truyền ấn chứng, với Lăng Nghiêm kinh, Hoa Nghiêm kinh, Pháp Bảo Đàn kinh đều là thiệt ngữ, đều là Chân truyền. Còn về các loại như Thiền sư ngữ lục, Hòa thượng ngữ lục đều là vọng ngữ. Luyện tu theo chánh đạo, nếu chẳng phải thiệt ngữ, thì lấy gì để chứng minh là chân lý. Chẳng phải thiệt ngữ thì lấy gì tịch trừ hư vọng. Hư vọng thắng thì ma chướng sinh. Tuy là người trí hiền cũng không biết chỗ nào để tùng nhập. Như vậy, trăm ngàn năm sau, cái đạo thâm bí riêng truyền khó mà dòm thấy. Nay ta dùng lời trót lọt, đem của báu của Phật tư truyền, hoàn toàn nêu ra khiến cho người tu học khi xem đến Huệ Mạng Kinh tợ như thân khẩu tương truyền. Chỉ cần gắng chí tinh cần, bất tất tha sơn cầu trợ, Phật quả cũng có thể chứng. Đây là sự khổ tâm của ta đối với bản nguyện cầu Chân sư hiểu thông Chánh đạo. Càn Long, Giáp Dần, mùa hè tại Hồ Trung, Truyền Lô, Liễu Hoa Dương viết tựa. Nơi hoàn thành: Trung khiết am tự.
  • 4. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 4 MỤC LỤC 1. LẬU TẬN ĐỒ ......................................................................................... 5 2. LỤC HẦU ĐỒ ......................................................................................... 7 3. NHÂM ĐỐC MẠCH LẠC ĐỒ ............................................................... 9 4. ĐẠO THAI ĐỒ ...................................................................................... 10 5. XUẤT ĐỊNH ĐỒ ................................................................................... 11 6. HÓA THÂN ĐỒ .................................................................................... 12 7. DIỆN BÍCH ĐỒ ..................................................................................... 13 8. HƯỜN HƯ ĐỒ ...................................................................................... 13 9. TẬP THUYẾT HUỆ MẠNG KINH ..................................................... 15 10. CHÁNH ĐẠO TU LUYỆN TRỰC LUẬN ........................................... 68 11. CHÁNH ĐẠO CÔNG PHU TRỰC LUẬN .......................................... 74 12. CHÁNH ĐẠO THIỀN CƠ TRỰC LUẬN ............................................ 82 13. TẠP LOẠI THUYẾT ............................................................................ 88 14. QUYẾT NGHI ....................................................................................... 94
  • 5. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 5 TỐI THƯỢNG NHẤT THỪA HUỆ MẠNG KINH Giang Hữu, Chu Lâm Kiều, Truyền Lô Lư, Liễu Hoa Dương soạn và chú. Sơn âm hậu học Nhất Dương tham đính. 1. LẬU TẬN ĐỒ Dục thành lậu tận Kim Cang thể Định chiếu mạc li hoan hỷ địa Cần tu phanh luyện Huệ Mạng căn Thời tương Chân Ngã ẩn tàng cư
  • 6. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 6 Cơ tinh vi của nền chánh đạo, không gì bằng Tánh Mạng. Tu luyện về Tánh Mạng không gì bằng quy nhất. Cổ Thánh, Cao hiền đem cái Thần chỉ Tánh Mạng quy nhất xảo dụ là ngoại vật, chẳng khứng minh thị trực luận. Cho nên đời sau không biết song tu. Ta lập ra đồ hình nầy chẳng phải dám vọng tiết chính đồn hình này là tượng hình về cơ lậu tận tôn Lăng Nghiêm kinh, là nêu cái áo chỉ của Hoa Nghiêm, là tập nhóm lời rải rác của chư kinh, mới tập quy thành Chánh đồ nầy. Do đây mới biết Huệ Mạng chẳng ngoài Tổ Khiếu Huyền Quan. Lý do thành lập ra đồ hình nầy là mong cho các đồng chí, các chí sĩ hiểu rõ được Thiên cơ song tu nầy, chẳng bị đọa lạc bàng môn. Từ đó mới biết: Chân chủng do đây mà được bảo hoài, Lậu tận do đây mà thành, Xá lợi do đây mà luyện, đạo đạo do đây mà nên. Tổ Khiếu nầy vốn là cái hang hư vô, vô hình, vô ảnh. Chân khí phát ra thì thành khiếu Thiên cơ, dừng lại thì mờ mịt. Là chỗ tàng Chân. Là nền móng của Huệ Mạng. Tên gọi: Hải để, Long cung, Tuyết sơn giới địa, Tây phương, Nguyên quan, Cực lạc quốc, Vô cực hương… Tên tuy có nhiều, chung quy cũng là một Tổ Khiếu, Huyền Quan. Tu sĩ chẳng minh Tổ Khiếu nầy, dầu cho ngàn sanh muôn kiếp, Huệ Mạng cũng không tầm được, Tổ Khiếu nầy vô cùng lớn lao. Cha mẹ chưa sanh thân nầy, lúc mới thọ vựng trước tiên là sanh khiếu nầy, Tánh Mạng cũng thiệt ngụ trong đó. Lúc nầy 2 thành phần nầy vốn dung hiệp làm một, sáng chói rực rỡ, tợ như oai lửa trong lò. Tượng nên một khối thái hòa Thiên lý, cho nên gọi: Tiên Thiên hữu vô cùng chi tiêu tức. Còn nói trước khi cha mẹ sinh ra thân nầy thì Chân khí sung mãn, thai vựng viên dung. Đến lúc thoát thai mà ra, thân hình cử động xé rách bào thai, tợ như người leo lên núi cao bị trượt chân, thình lình ré lên một tiếng, thì Tánh và Mạng đến đây bị phân làm hai. Từ đây về sau, Tánh chẳng được thấy Mạng, Mạng không được thấy Tánh. Thiếu niên rồi tráng niên, rồi lão thành. Lão rồi ô hô! Cho nên Như Lai mới phát Đại từ bi mà tiết lậu pháp môn Tu luyện. Dạy người trở lại vào bào thai, cùng thẳng tới Chân Tánh Mạng của ta, đem Thần Khí ta quy nhập về Tổ Khiếu hiệp lại làm một để thành Chân chủng, tỷ như Chân khí của cha mẹ nhập vào khiếu nầy, hiệp lại làm một để thành thai vựng. Lý vốn có một. Trong khiếu thì có Quân Hỏa, ngôi đầu có Tướng Hỏa, châu thân là Dân Hỏa. Quân Hỏa phát thì Tướng Hỏa thừa. Tướng Hỏa động thì Dân Hỏa tùng. Tam Hỏa thuận hành thì thành người,
  • 7. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 7 đi nghịch thì thành Đạo. Thánh phàm do đây dấy lên. Chẳng tu theo đạo nầy mà tu theo nẻo khác thì vô ích. Cũng vì Thiên Môn vạn hộ không biết khiếu nầy, trong có Huệ Mạng chủ tể nên tầm bên ngoài, tận phí Tâm cơ cũng vô thành. 2. LỤC HẦU ĐỒ Đại đạo tùng trung xuất Nhất khắc hội nguyên đầu Nguyên cơ mạc ngoại cầu Phân minh Phật Tổ nguyên đầu lộ
  • 8. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 8 Pháp luân hấp chuyển triều Thiên giá Hiện xuất Tây phương cực lạc thành Tiêu tức hô Lai vãng địa quy Cơ diệu dụng của chánh đạo không gì sánh bằng Pháp luân. Châu Thiên vận hành theo đường tắt không đường nào bằng Đạo lộ. Chậm hay nhanh chẳng theo cấp bậc, không gì bằng quy tắc. Số hạn chẳng sai thất, chẳng gì bằng hầu pháp. Cả đầy đủ pháp môn mới nương theo đó mà từ Tây lại (Tây trạch). Chân diện mục hoàn toàn ở tại nơi nầy. Cơ huyền diệu ở nơi trong, lúc hành trì phải lấy hô hấp làm chủ. Cơ tiêu tức vãng Lai chính là hạp tịch. Chẳng đi ngoài Đạo lộ, là do Chân ý làm chủ. Có chỗ khởi chỉ, đó chính là giới địa. Chẳng vì cái Ngã mà là vị tha nên mới toàn bị đồ nầy, toàn tiết Thiên cơ. Tục nhơn phàm phu mà đạt ngộ Được tất sẽ thành công. Giả như có người còn thiếu đức mà được gặp, Trời cũng không phụ. Đức đối với Đạo như chim có cánh, thiếu một tức vô dụng. Tất phải Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa… Ngũ giới tinh tấn, sau đó mới có chỗ hy vọng. Còn trong tinh vi áo diệu, trọn đủ kinh Huệ Mạng và Kim Tiên chứng luận. Tham học cho suốt thông hai quyển kinh nầy thì nhất định sẽ nắm được Chân truyền.
  • 9. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 9 3. NHÂM ĐỐC NHỊ MẠCH ĐỒ Hiện xuất Nguyên quan tiêu tức lộ Thường giao hỏa dưỡng Trương sinh quậc Hưu vong bách mạch Pháp Luân hành Kiểm điểm Minh Châu bất tử môn Đồ hình nầy với 2 đồ hình trước nguyên là một. Tại sao lại vẽ thêm đồ hình nầy? Là sợ người tu học không biết được đường Đạo lộ trong thân mình là đường Pháp Luân, cho nên mới vẽ thêm đồ hình nầy để các đồng chí được thấu hiểu. Con Lộc lúc ngủ thở đến gian môn. Con Hạc, con Quy lúc ngủ thì thở đến tận gốc của mạch Nhâm. Do đó nên chúng sống đến ngàn tuổi. Còn con người lại…? Tu sĩ tu luyện phải chuyển Pháp Luân để vận Huệ Mạng, lo gì chẳng được trường thọ và thành chánh quả.
  • 10. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 10 4. ĐẠO THAI ĐỒ Thập ngoạt đạo thai hỏa Nhất niên Mộc Dục ôn Hữu pháp vô công cần chiếu triệt Vong hình cố lý trợ Chân linh Đồ hình nầy biểu thị cái diệu chỉ của kinh Lăng Nghiêm. Tục Tăng chẳng biết Đạo thai, là do cái lỗi lúc đầu chưa tiếp nối với đồ hình. Nay mới xiển dương, Tu sĩ tất biết được Như Lai có công phu Đạo thai Chân thật ở tại đây. Thai đây chẳng có hình có tượng mà do một bửu vật, mà thành ra thật. Tức là Thần Khí của ta. Trước vận Thần nhập vào Khí huyệt, sau đó mới dùng Chân khí mà bao lấy Thần. Thần Khí tương kết, mà ý thị tịch nhiên bất động, nên gọi là Thai. Chân Khí có ngưng thì sau đó Thần mới linh. Cho nên lời kinh nói: Thân phụng giác ứng. Hai Khí bồi dưỡng nên nói: Nhật ích tăng trưởng.
  • 11. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 11 Khí tức Thai viên, thì theo Thượng điền là Nê Hườn Cung mà ra. Nên nói: hình thành xuất Thai thân vi Phật tử. 5. XUẤT THAI ĐỒ Thân ngoại hữu thân danh Phật tướng Niệm linh vô niệm tức Bồ đề Thiên diệp Liên Hoa xuất khí hóa Bá quang cảnh diệu giả Thần ngưng
  • 12. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 12 6. HÓA THÂN ĐỒ
  • 13. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 13 DIỆN BÍCH ĐỒ Tánh quang phản chiếu phục nguyên Châu Thần Hỏa hóa hình không sắc tướng Tâm ấn huyền không nguyệt ảnh tịnh Phiệt châu đáo ngạn nhật quang thanh. HƯ KHÔNG PHẤN TOÁI ĐỒ Bất sanh bất diệt, vô khứ vô lai Nhất phiến quang huy châu thế giới
  • 14. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 14 Song vong tịch tịch tối linh hư Hư không lãng triệt Thiên tâm diệu Hải thủy trùng thanh đàm nguyệt dung Vân tán bích không sơn sắc tịnh Huệ quy Thiền định nguyệt luân cô HÓA THÂN ĐỒ Phân niệm thành hình khuy sắc tướng Cộng linh hiển tích hóa hư vô Xuất hữu nhập vô thừa diệu đạo Phân hình lộ thể cộng Chân nguyên XUẤT THAI ĐỒ Lăng Nghiêm chú: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn từ Thượng Đơn Điền phóng ra trăm báu hào quang, ánh quang phóng xuất ngàn lá sen báu, có Như Lai tọa trong Bửu hoa. Còn trên đỉnh đầu thì phóng mười đường bá bửu quang minh thị hiện khắp cả. Đại chúng ngửa xem, phóng quang Như Lai tuyên thuyết thần chú, tức là Dương Thần xuất hiện, cho nên gọi Phật tử. Chỉ vì chẳng đắc được cái đạo Huệ Mạng nên bị khô tịch khẩu Thiền, làm sao có được cái tự thân của Như Lai ngồi trên bửu hoa nầy, và phóng ra Pháp thân rực rỡ xuất hiện. Còn có kẻ nói: Dương thần thuộc tiểu Đạo thì cái Đạo của đức Thế Tôn cũng là tiểu Đạo sao? Đồ hình nầy tiết lộ bí mật của Lăng Nghiêm để hậu học được hiểu rõ cái Đạo nầy, lập tức siêu phàm nhập Thánh, mãi mãi chẳng bị đọa lạc nơi chốn phàm trần.
  • 15. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 15 HUỆ MẠNG KINH Giang hữu, Lâm lâm kiều, Truyền Lô Liễu Hoa Dương soạn chú TẬP THUYẾT HUỆ MẠNG KINH Hoa Dương viết: Thành Phật tác Tổ thị bản Tánh linh quang, bất đắc Huệ Mạng Lậu tận, bất đắc liễu Đạo, trực nhập ư Như Lai chi Thái không. Bản Tánh, Linh Quang danh tuy hai nhưng nguyên đầu là một. Tại tịnh định thì gọi là Tánh, Huệ chiếu vào trong tịnh định thì gọi là Linh Quang. Huệ Mạng là diệu pháp Thể thủ đầu tiên của Như Lai, là mượn danh để khải thị cho người tu học, là phạn ngữ của Tây phương. Trung hoa gọi là cái Bổn nguyên của con người. Nho gọi Tiên Thiên Chân khí. Đó là phương tiện tu Phật, là quyền bỉnh tác Tổ. Thầy Mạnh Tử gọi: Thiên dưỡng Hạo nhiên chi khí. Lậu tận là cái danh, do đức Thế Tôn dùng để khải thị cho A Nan, cũng là phạn ngữ của Tây phương. Trung hoa gọi là tẩu lậu. Nho gọi là tẩu Tinh. Y học gọi tiết Nguyên Khí. Lậu tận là cơ biến hóa của Huệ Mạng. Thiên cơ trong người lúc chưa phát động vốn là Chân mạng cho đến lúc thiên cơ phát động mà không biết, nên nó hóa thành hữu hình Tinh mà xuất quan, gọi là Lậu tận. Tình huống đó nhà Nho gọi là Khí hóa Tinh. Trong thuở đồng Chân Mạng căn vốn kiên cố, vốn không có tình trạng lậu tận, Thận quang vốn viên dung rực rỡ. Lúc này nếu gặp được Chân sư, chẳng cần dùng pháp thể thủ lậu tận, mà chỉ vận khối Thận quang viên dung sáng rỡ đó thâu quy Trung cung, với công phu: thời thời tỉnh ngộ khắc khắc giác chiếu, hộ trì mười tháng Đạo thai tức Lăng Nghiêm kinh gọi Ký du Đạo thai, thân phụng giác ứng. Công phu siêng năng, Chân khí sung túc, tự nhiên sẽ được xuất Thai. Đạt đến Pháp thân quảng đại, Lăng Nghiêm gọi hình thành xuất Thai, thân vi Phật tử. Đó gọi là Đốn pháp. Nếu những người đã đến lứa tuổi 16 trở lên, lúc 16 tuổi thì Mạng báu mãn túc. Túc mãn thì có lậu! Từ đó về sau, lậu lậu không dừng. Cho nên đức Như Lai gọi là lậu tận.
  • 16. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 16 Người đời học Phật, nếu chẳng hư tâm cầu cho được bậc Chân sư chỉ điểm Chân quyết Hỏa hóa mà cứ theo: Tham Thiền, đả thất, trường tọa hành trì, thì vạn vô nhất bảo. Đã vạn vô sở bảo thì làm sao thành công trên đường tu học được! Cho nên Hoa Nghiêm kinh nói: Chẳng cầu pháp huyền diệu nầy, cuối cùng cũng không chứng quả bồ đề, cho nên đấng Như Lai mới phát đại từ bi, khải thị cho người hạ thủ, tiếp tục phát thiên dung để bổ túc cho khối Thần quang viên dung sáng rực rỡ xưa của Huệ Mạng, trở lại quy về Trung cung. Đó gọi là Tiệm pháp. Cho nên đức Quang Minh Như Lai mới nói: Lão tăng hội tiếp vô căn thọ Năng tục vô du hải để trừng Lại phải thật siêng năng tu luyện, vì chẳng phải một sớm một chiều mà thành chánh Đạo. Cho nên đức Thế Tôn mới bảo A Nan: Đệ nhất lậu tận nan thành! Lậu tận là biệt danh do Phật thí dụ, là pháp song tu Tánh Mạng. Nếu chỉ tu Tánh mà không luyện Mạng thì tập khí khó tiêu. Dẫu cho có đạt được cái Tướng đồ sộ cũng chẳng thành Quỷ Ngũ thông, chẳng được khế hạp với Lục thông của Như Lai. Cho nên Đại Phật phương đẳng đại tập kinh mới nói: Chỉ tu tập theo Ngũ thông làm sao đắc được lậu tận. Là lý do làm sao? Cũng vì lòng bi mẫn của Như Lai đối với chúng sanh nên mới đem phát Lậu tận thông ra khải thị để người được thoát ra khỏi cõi phàm phu tục địa. Thái không: là Pháp Tánh viên dung hư cực. Cho nên Liên Hoa kinh có nói: Tánh như Hư không. Đức Thiệu Khương Tiết tiên sinh nói: sở vị Đạo, thông thiên địa hữu hình ngoại. Tư nhập phong vân biến thái trung. Nhi Huệ Mạng lậu tận bất đắc Phong Hỏa luyện pháp, bất năng hòa hiệp ngưng tập nhi thành Đại Đạo. Phong là gió, là năng lực hỗ trợ cho lửa hừng lên. Hỏa là lửa, là công năng huân hóa Âm khí cho đạt đến Thuần Dương. Cho nên đức Như Lai có nói: Hỏa hóa dĩ hậu thâu thủ Xá Lợi. Lại nói: Vi Phong xuy động. Phong Hỏa với lậu tận phải kiêm dụng, thì tự nhiên được hòa hiệp ngưng tập mà thành Chánh Đạo.
  • 17. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 17 Thị dĩ Phật pháp thứ đệ dụng công chi Chân truyền khởi vô bằng chứng. Cái đạo Chân thiệt, thì có Chân thiệt thứ đệ công phu. Nếu như tiền hậu hỗn tạp, tức chẳng phải là Chánh đạo của Như Lai mà là bàng môn tả đạo mà thôi. Tứ đệ công phu như: Lúc hạ thủ, có công phu hòa hiệp Chân chủng. Lúc chuyển thủ (chuyển bá nhật trên mười tháng), có công phu luyện Xá Lợi. Lúc đã thành Xá Lợi, có công phu ôn dưỡng Thánh Thai. Lúc đã tản thủ (buông tay), thì có công phu xuất Thần hiển hóa và Cửu niên diện bích. Nhưng về thứ đệ công phu chẳng dám vọng luận chỉ là hội tập bí cơ về thứ đệ dụng công của Phật, của Tổ, lại phóng đại ra để làm bằng chứng cho sự phân chia tiết đệ. Cứ sau mỗi câu chính văn thêm chú cước, để dụ hiểu đồng chí chứng thành Chánh giác và không còn mê ngộ. Vọng dĩ nhất ngôn, bán cú, nhi vi Đạo tai. Như trong Thiền môn ngày nay, bản thân vốn chưa đắc Chân truyền mà chỉ dùng hư vọng ngữ gọi là để cảm hóa người. Có kẻ nói: trước khi cha mẹ sanh có kẻ nói niệm Phật … Tất cả đều là hư vọng, chẳng có chi để đem ra thực dụng thực tế cho con người, mà chỉ là điều hoặc thế vu nhơn, phỉnh gạt kẻ mê để đồ danh trục lợi mua lấy địa vị riêng mình, chẳng khác nào kẻ đạo tặc trong cửa tu hành. Lại phóng lên chủ trương Đông vấn Tây tầm để tham cầu Phật pháp, cuối cùng cũng là nhất trường không lão, làm sao đủ gọi là Chánh đạo. Người có chí hãy quán xét lẽ nầy để cùng được lý mới thật là Chân lão bà Thiền. Thiền khẩn đầu chẳng phải là Chân Thiền mà là Thiền hổ bì, hổ tử, y phục! Thả thiên cổ chí kim, mạc bất dĩ manh dẫn manh, khanh hãm vô số chi Thiện tín thâm nhập Cửu Trùng, cánh bất năng xuất đầu kiến Phật chi quang hoa. Phật pháp từ đời Hán Minh đế mới nhập vào nước Trung Hoa. Trước Tần Thủy Hoàng đã có Phạn Tăng đến, Tần Vương không tiếp nhận. Từ đó cho đến lúc Phật pháp du nhập, số người lầm lạc xa rời chánh đạo vô số. Có cơ duyên tốt là nhờ Tổ sư Đạt-Ma đến đất nầy, mới chứng minh được chánh tà, chân ngụy. Thiền tông truyền ở đây được sáu đời. Sau Lục Tổ một thời gian, người Trung Hoa trở lại con đường lầm lạc nên có 96 ngoại đạo và 24 pháp quán bàng môn. Chỉ có môn đả thất, tợ như thuốc độc hại người, chôn người trong hầm lửa.
  • 18. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 18 Thích giáo từ Tây phương 28 Tổ, Đông độ 6 đời vốn không có môn nầy. Đó là do nhóm Cao Phong sơn du đạo, công phu của nhóm nầy chuyên bế tức bàng môn, chẳng phải Chánh đạo của Như Lai. Có kẻ hỏi: làm sao để thấy rõ? Đáp: Cao Phong môn chuyên dùng pháp bế tức, là ngưng hẳn hơi thở, công phu như vậy lâu ngày sẽ bị chứng thổ huyết, mười người chết chín. Lại còn dùng phương đả thất, là đánh vào Tích Lạc (xương sống), lâu ngày sinh ra chứng lao, khổ não mà chết, há không đau xót sao. Người không biết được khí huyết mạch lạc trong người thì làm sao biết được Đạo. Thân người suốt ngày lao quyện, đêm đến chỉ còn chờ Tâm Thận Hậu Thiên giao hòa, để tư nhuận phần căn bản của thân nầy. Nếu dạy người 49 ngày đêm không ngủ, lại gọi là pháp môn của đại Đạo. Lại bị lao chứng, khổ não mà chết, là điều vu hoặc. Y học có nói: người mà suốt 49 đêm liền không ngủ, thì Tâm và Thận không giao tiếp với nhau tất sinh chứng lao. Lại thêm việc đánh vào Tích Lạc, gây sự tổn thương cho Tạng phủ. Than ôi, hình phạt nầy đến Đường đế mới giải tỏa. Từ đó về sau chẳng ai dám dùng nữa. Lúc đầu nhà vua thấy hình pháp nầy mười người chết hết chín. Vua mới khảo duyệt lại các y thư, thấy trong Ngũ tạng con người có mạch lạc, có sự liên hệ của Tích (xương sống) với tổng Lạc, mới thông khí huyết mới vận hành để nuôi dưỡng phần căn bản của thân hình. Nếu cứ đánh vào cột sống nầy, tức là cản trở khí huyết phải đi ngược trở lên, cuối cùng lư y, Biển Thước cũng vô phương khả cứu. Cho nên nhà vua mới nghiêm giải các hình phạt nầy là trách nhiệm theo đúng y học. Lại còn dùng cái danh mổ tăng, mổ tăng trên tấm vải vàng gọi là truyền pháp, để hư truyền mà mê hoặc thế nhơn, khanh hãm hàng sơ học. Lại còn dùng Thiền ngữ lục truyền khắp thế giới. Dù có người nào gắng chí cũng không biết chỗ Chân cầu. Lại còn cho Phật, cho Tổ là những đấng thiên sinh, cũng trong lý thuyết không đâu. Như vậy là biến cái ánh sáng huy hoàng của diệu hoa Như Lai trở thành hắc ám. Cái đại tạng chi pháp bửu, bổn thị chỉ. Nại hà đương cơ học giả, hữu thiện thâm căn, hữu lợi đốn ngộ. Thử tiền hậu hỗn tạp, thiệt bất khả thành kỳ trục tiết chi thứ đệ. Đại tạng giáo có quyền pháp, có thiệt pháp, có pháp vô vi, có pháp hữu vi, há đâu phải chỉ một khái luận. Chính tại ở người có học hay không học, dĩ nhiên là học cái đạo Tánh Mạng.
  • 19. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 19 Nhi hậu lai chi Tổ, sở dĩ đắc, dĩ thành quả, diệc bất khả định tiết nhi đồng luận. Chư Tổ hậu lai có chỗ được trao, hoặc là chẳng có thể trao cho công đồng đại chúng. Đại chúng chỉ lấy quyền pháp chế phục. Tục tăng gọi ngộ Tánh, chỉ tránh khỏi ở đa sự, và sinh biệt niệm là đủ, thật là sai lầm. Thiệt pháp đắc ngộ là do ở tư phụ mật ngữ, nên gọi: Giáo ngoại biệt truyền, riêng thông tiêu tức. Thí dụ như đức Thế Tôn không truyền cho đồ đệ A Nan mà tư phụ cho Ca Diếp thành Nhị Tổ. Ngũ Tổ chẳng truyền cho Thủ tọa Thần Tú mà tư phụ cho Lô Năng làm Lục Tổ. Cho nên cái đại bửu để thành Phật, thành Tổ há truyền cho người vô chí sao. Tất yếu là phải lựa người có chí khí lớn làm Phật làm Tổ. Thông suốt được Chân lý nầy mới có thể tư phụ. Cho nên bí ngữ của Phật pháp rất khó được nghe. Hoặc hiển ư vô vi, nhi ẩn ư hữu vi. Vô vi là diệu pháp dụng công từ mười tháng dưỡng Thánh thai đến nửa thời gian Cửu niên diện bích. Chẳng phải như ngày nay tục Tăng lấy khô tọa làm vô vi. Còn hữu vi là nửa công pháp ở ngưng tập hòa hiệp của Huệ Mạng trước tiên. Có bằng có cớ là cơ diệu dụng của Tiên Thiên Chân Khí, chẳng phải như hữu vi của thế gian, Bửu Tích kinh nói: Nhất thiết chư pháp, thị mê ảo hóa. Chính trong đó có một pháp là: Hòa hiệp ngưng tập, quyết định thành tựu. Trong kinh tụng có nói: Đại sĩ tu hành giải thoát môn Chuyển ích từ bi cầu Phật pháp Tri chi hữu vi, hòa hiệp tác Chí lạc quyết định cầu hành đạo Lời kinh còn nói: chỉ vì Nhị thừa bị đọa lạc vào vô vi, chôn sâu cái tinh thần quảng đại, nên chẳng được chứng quả siêu thoát. Cổ đức nói: Hữu vi tuy là hư ngụy, nhưng nếu bỏ đi thì công phu chẳng thành, vô vi túc chân thiệt, nhưng nếu đem lòng thích thú thì Chánh hỏa khó chứng.
  • 20. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 20 Thiền môn ngày nay nghe đến hữu vi gọi là tri tướng nên bỏ đi mà chẳng dùng. Thù bất tri hữu vi nầy là trong cơ định tịnh, là Diệu đạo hữu vi. Thí dụ như Trời đất vốn ở tinh thần vô vi, sinh ra vạn vật là hữu vi. Đó là tối thượng nhứt thừa của Phật pháp. Cũng như Tâm con người lúc đã đạt được trạng thái vô vi, thì trong đó có một bửu vật siêu nhiên xuất hiện. Nếu chẳng dùng chân Ý thâu thủ lấy bửu vật đó, há chẳng bị phát tán ra ngoại cảnh sao. Tức là chẳng còn là bửu vật của ta. Do đó mà có pháp thủ quy, nên gọi là pháp hữu vi. Lục tổ gọi: vãng Bắc tiếp độ. Hoặc hiển vô vật, nhi ẩn ư hữu vật Vô vật là nói về một nửa sau của Tánh công. Có vật là nói về một nửa trước của Mạng công. Giả Thiền đạo ngày nay nghe đến hữu vật liền sanh tâm nhàm chán. Thù bất tri, vật đó là căn bản của Đạo, là rường cột của pháp, người người đều có. Cái có đã chẳng phải là vật do tư lự niệm tưởng mà có. Cái có đó là một bửu vật nơi Tổ Khiếu Huyền quan. Lục Tổ nói: Ngô hữu nhất vật, vô đầu vô vỹ, vô danh, vô tự, vô bối vô diện. Phó Thái sư nói: Hữu vật Tiên Thiên địa Vô hình bổn tịch liêu Năng vi vạn vật chủ Bất trục tứ thời điêu Đó là bửu vật của Tiên Thiên, làm chủ tể và dưỡng dục Hậu Thiên. Tán phát ra thì không có hình có ảnh. Lúc tụ lại thì thành Xá Lợi. Viên Ngộ Thiền sư nói: Hà vật cao vu Thiên, sanh Thiên giả thị. Hà vật hậu vu Địa, dục Địa giả thị. Hà vật khoan vu hư không, bao hư khổng giả thị. Hà vật siêu Phật việt Tổ, thực (gieo trồng) Phật Tổ giả thị. Nải hóa dục chi bản. Vật ngả đồng đồ, cho nên nói: Ta và vật đồng một đại phụ mẫu. Thuận theo đó thì sanh người, sanh vật, nghịch lại đó thì thành Phật thành Tổ. Thuận theo đó thì người đều biết, nghịch lại lẽ đó nên không nhờ Chân sư chỉ truyền thì không thể nào hiểu được. Vân Phong Thiền sư nói: có một bửu vật cứu người rất bí mật, nhưng ít người được biết. Đó là Tiên Thiên thuần Dương chí cương Khí.
  • 21. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 21 Chân Khí này lúc tán phát ra thì châu lưu khắp cơ thể con người, lúc rút lại thì quy tụ về Tổ Khiếu Huyền quan. Hàn Tử nói: khả quý thiên nhiên vật. Độc nhật vô bạn lữ. Mích (tầm) tha bất khả kiến xuất ngoại, vô môn hộ. Xúc (thu lại) chi tại phương thôn. Duyên (kéo dài ra) chi nhất thiết (tất cả) xứ. Nể (ngươi) nhược bất tín thọ. Tương phùng (gặp mặt) bất tương ngộ (gặp lòng). Đại tắc bao tàng pháp giới. Tế (thu nhỏ lại) lật mễ (hạt gạo) vi trần. Tuyết Phong Thiền sư nói: Trời đất mà tóm thâu lại thì nhỏ như hạt gạo. Tuy là như vậy nhưng trước phải nên hòa hiệp ngưng tập, sau đó mới có báu vật, đức Thế Tôn gọi là Bồ đề chủng tử là báu vật mà Pháp Hoa hội thượng Long nữ đã hiến. Hoặc hiển ư vô sự, nhi ẩn hữu sự. Vô sự là pháp của Tổ sư để chế phục chúng nhơn, có sự là pháp Thượng thừa của Tổ sư ẩn tàng mật thọ. Kẻ phàm phu không có thiện căn không bao giờ tin. Cho nên đức Thế Tôn mới nói: Ta giáng sanh vào đời Ngũ trược ác thế nhờ có việc khó đó mà chứng quả Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác. Các thuyết của Thế gian đối với pháp nầy, thì pháp nầy thật rất khó khăn. Lại nói: sự việc của đức Thế Tôn như vậy, nên đời khó tin. Tổ sư nếu cùng lớp người hạ căn mà thuyết tất gặp sự phản đối, cho là lời nói không phải. Cho nên Pháp Hoa kinh mới nói: lúc đó Phật bảo Xá Lợi Phất hãy dừng lại, đừng nói thuyết đó nữa. Nếu thuyết việc đó thì tất cả các cõi Người, các cõi Trời đều kinh nghi. Lại còn nói: chỉ có một việc nầy mà thôi, còn ngoài ra đều chẳng phải Chân. Có việc ở đây, chẳng phải là việc của bàng môn mà là việc do báu vật phát động nơi ải Huyền quan, lấy Chân Ý của ta mà chủ tể báu vật nầy dùng hô hấp để thâu thủ và hòa hiệp Chân chủng để vận chuyển Pháp luân. Thể thủ huân chưng đều là Chân Ý đồng hô hấp dụng công của Huệ Mạng. Cho nên có danh là hữu sự. Huệ Mạng là tên riêng của Nguyên Khí. Lúc Chân Dược phát sinh mà không Thể thủ há không bị tán thất sao. Cho nên Hưng Dương Thiền sư mới nói: Tiến tới một bước, về lý được sáng suốt (được). Lui một bước thì việc phải bị sai lầm.
  • 22. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 22 Hoặc hiển ư Tiểu Thừa, nhi ẩn ư Đại Thừa. Tiểu Thừa pháp là pháp của Thiền sư thực thi về quyền pháp như: tham thiền, đả tọa, niệm kinh, tụng kinh, xem kinh… là để gieo nhân quả cho Thiện căn. Đại Thừa pháp là do Tổ sư mật ngữ như: Huệ Mạng, Lậu tận, Quy túc và cái quả siêu phàm nhập Thánh. Trên đây là những lời luận đại khái về Đạo. Hoặc hữu ngôn chi dị, nhi dục chi thiển, đương trục tiết dĩ thục ngoạn, bất khả mạo thị. Tham ngộ vô nghi, tái cầu ấn chứng, sử đồ chấp kỳ thiên kiến, thủ tông ư vọng nhơn chi khẩu hà kỳ vu đa. Lời nói thiển cận dễ hiểu tức là Chân phương của Tánh Mạng, chưa đắc được Chân quyết thì khó mà hiểu rõ. Tất phải trước sau dung hiệp và quán xét cho tận cùng từng thứ đệ, rồi phải cầu Chân sư ấn chứng để khỏi bị cái lỗi một kiếp tu luyện không ra gì. Như nay phái Tòng Lâm sở truyền, sở đắc, sở chứng đều chẳng phải Chánh pháp của Như Lai mà là giả danh truyền trên tấm vải vàng mà gọi là Phật pháp, nếu nhìn nhận theo đó là lầm. Đó là hiện trạng sau thời Lục Tổ, là không đắc Chân truyền, là kế hư vọng tạo sự của Phương trượng, lấy hư ngôn dối người hậu học nên có ít nhiều Thiện tín lầm theo. Chẳng phải là Phật pháp mà là mối manh của sự tranh tụng. Dư Cố viết: Thoát tục ly trần mích quá tri Đoạn dâm ngộ Đạo quý Chân sư Nhẫm tha chỉ thuyết vạn ban pháp Dữ ngã thân tâm nan tự quy Cách ngoại cao đàm phi Chí đạo Phiến ngôn ám điểm thị Lương y Đắc lai tạm thí tùng đầu khán Nhất khắc công phu quả tự hi Tạm dịch:
  • 23. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 23 Thoát tục lìa trần hỏi quá tri Đoạn dâm đúng đạo thật Chân sư Còn ra chỉ thuyết bao la pháp Đối với thân tâm có ích gì Lời nói mông lung đâu phải Đạo Nửa lời bí mật thật Lương y Được rồi nên theo từ đầu tập Một khắc công phu tự mỉm cười Cổ nhân nói: dục đăng sơn thượng đảnh, tu vấn vãng Lai nhơn. Quá tri: là người đã đắc Chân quyết, hoặc đã thành, hoặc chưa thành, hay chưa hạ thủ đều là người đã đắc được Chân quyết tu luyện. Đoạn Dâm là giới đầu tiên của Thủ Lăng Nghiêm, là rường cột thành Phật tác Tổ. Dầu cho những người mình mặc cà sa, tay cầm tích trượng mà chẳng đoạn dâm lại xưng tu hành, há chẳng làm trò cười cho các bậc Cao nhân sao. Ngoài hình tướng uy nghi mà bên trong chẳng khác phàm phu tục tử, thật lấy làm xấu hổ vậy. Chỉ có một việc đoạn dâm, nếu chẳng cầu Chân sư thì làm sao đoạn được. Cầu chân sư trước tiên là hỏi về pháp nầy, còn những pháp khác đều là bàng môn. Thích giáo ngày nay chỉ là khán kinh, niệm kinh, tụng kinh, tham khảo Thiền, đánh vào cột sống hỏi ngữ đầu… còn những gì chủ yếu của Thiền gia thì không hề nghĩ đến. Tình huống đó có khác gì các tên phù thủy dùng lá vàng để cấm em bé khóc đêm, nên đối với Thân Tâm ta chẳng có ích lợi gì cả. Người nay học Phật chẳng đắc Chân truyền mà dám tự xưng ta là Bồ Tát, ta là Thiền sư, còn bao lý thuyết đều là ngữ lục, đều là hư ngụy ngôn! lại còn nói Tăng là lúc chết sẽ thành Chánh quả. Nếu nói như vậy thì tất cả những người trong thiên hạ đều thành Phật hết sao? Thù bất tri, người đã đắc chân truyền của nền Thánh đạo thì lúc còn sống vẫn thực thi những gì như Bồ Tát đã thực thi, hoặc nói những gì đều là tinh hoa của Tam giáo.
  • 24. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 24 Phiến ngôn là Chân thiệt ngữ chứ không phải là nói văn hoa phù phiếm, thi phú, trường thiên. Tức là những gì nói hoa ngôn xảo ngữ. Cho nên Ngũ Tổ mới nói: Sư sư mật phụ bản âm. Ám điểm: như lúc canh ba Ngũ Tổ ám điểm cho Lục Tổ, như Thế Tôn ám điểm cho Ca Diếp. Đắc được Chân đạo thì bệnh nghi ngờ mới tận tuyệt và suốt thông tất cả kinh văn của Tạng giáo cho nên gọi lương y. Đã đắc Chân quyết thì lập tức hạ thủ tu khởi. Nếu quả thiệt là Chân đạo thì biết rõ lúc dâm căn mới bắt đầu manh nha lập tức hồi quang phản chiếu, ngưng Thần tại Khí huyệt mà chờ. Chờ đến lúc Nguyên Tinh triền động thì dùng hô hấp mà thổi vào, và phải theo đúng pháp thể Dược quy Lư, trong khoảnh khắc Dâm căn tự rút, Chân Ý và Chân Khí tự hiệp, Tâm tịnh và Thận sảng nên tự mỉm cười. Ứt văn chi Tâm kinh viết: Quán Tự Tại Bồ Tát. Hoa Dương Thiền sư nói: đây là cảnh giới rất quan trọng thiết yếu của Như Lai rũ Thiên âm dạy về chánh pháp khởi thủ song tu Tánh Mạng. Chỉ vì kẻ phàm phu chẳng đắc Chân truyền bèn gọi lấy niệm quán niệm, tức là Quán Tự Tại Bồ Tát. Thật là điều rất lầm lẫn! Thù bất tri, cái niệm nầy có năng lực duyên tập hữu thức chủng kết lại, chẳng phải là bản nguyên của Đạo. Trình Tử nói: Chánh đạo định lý, quả thị Tâm hồ, ứt phi Tâm hồ. Đó là để khải thị cho Tu sĩ riêng thông về cơ Tiêu tức đến cùng tột. Quán với Bồ Tát là đích chỉ diệu dụ của 2 bửu vật song tu của Như Lai. Sao gọi là một vật được, tức gọi Niệm là Đạo thì là sự xa vời vậy. Cho nên kinh Viên Giác mới nói: tất cả chúng sanh quấy nhận Tứ đại là tự thân của mình và đem lục trần làm nhiều mối của tâm mình. Huyền diệu Tông lại nói: Linh Đài, Trí Tánh không phải là cội nguồn của sinh tử. Nếu vọng nhận duyên khí chỉ nhân tiền trần mà có phân biệt là chẳng phải. Cho nên Truyền pháp Như Lai có nói: không vương điện nội vô tông tích. Nếu nhận Niệm là chân thật thì Bồ Tát phải nương theo đường củ và bị Chân giấu nơi Cửu địa, chẳng được xuất đầu biến hóa để thành diệu tướng của Như Lai, rồi không phí thân sanh nầy trong một đại kiếp nhân duyên.
  • 25. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 25 Niệm nầy là do thành phần âm trong Tâm Hậu thiên, là Thức Tánh biến hóa, vạn kiếp ngàn sanh đều do thành phần nầy nhiếp lý khiến cho Bồ Tát mê lộng rồi rơi vào nẻo tham trần biến dục, chẳng được giải thoát, cũng chẳng được chứng quả. Sự chuyển kiếp mê thất nầy là do chẳng biết được chỗ xuất xứ của Bồ Tát, và do sự quấy nhận thành phần Thức nầy. Cho nên Cảnh Thiền sư mới nói: Học đạo chi nhơn bất Thức Chân Chỉ vì tùng tiền nhận Thức Thần Vô thỉ kiếp Lai sanh tử bản Sơ nhơn hoán (gọi) tác bản Lai thân Nam Tuyền Thiền sư nói: Tâm bất thị Phật. Trí bất thị Đạo. Khởi bất lạc không vong, man nhiên vô chủ tai? Có kẻ hỏi: lấy gì để tu luyện? Đáp: Quán nầy là chánh niệm trong Linh quang của ta. Chưa đắc Chân truyền sao gọi là bản Tánh được. Chính là Bồ Tát trụ cư Tịnh độ, hai báu vật là Thần với Khí ở cách nhau tám tấc bốn phân xa, nếu chẳng Quán nhất thì làm sao hai bửu vật đó tương hội được. Cho nên phần hạ văn sẽ nói về hòa hiệp, ngưng tập, quyết định, thành tựu. Bồ Tát tức là Huệ Mạng, gọi là Phật Tánh. Từ lúc lìa khỏi bụng mẹ nơi lòng đất phát lên một tiếng, lúc đó là Quán và Bồ Tát hai thành phần phải lìa nhau. Bồ Tát thì ẩn vào nơi thâm mật, nếu chẳng cầu Chân sư thân chỉ dù có thông minh linh ngộ cũng không thấy được. Chỉ vì đạo Tâm duy vi, từ đó về sau những gì mà ngày đêm mưu lự, dù là thông minh trí tuệ cũng do Thức thần dụng sự. Tổ sư có nói: các ngươi đều có Phật Tánh, đó là Như Lai phát đại từ bi dạy chúng sanh nơi đại địa: thời thời khắc khắc quán chiếu lấy Bồ Tát nầy. Bồ Tát mà thọ được Linh quang của Huệ lực, lâu ngày thì đạt được trạng thái Thái Cực, như nửa giác nửa mộng, dung hóa khắp châu thân tợ như huân chưng, linh động hoạt bát tợ như viên ngọc Châu nằm trong bồn nước hoát nhiên linh tĩnh phóng đại quang minh. Thần lực đã đủ thì thời đến. Chợt vậy, tợ như có một làn thủy triều dâng lên cùng với thức Tánh của ta hiệp lại làm một.
  • 26. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 26 Đến đây thì Thức Tánh chết, Phật Tánh linh hiệu linh linh như lúc cũ. Đó là Chủ nhơn có ánh hào quang chiếu soi khắp cõi Ta Bà. Lục thông toàn vẹn hết vương trần cấu, chỉ còn một Tánh viên dung như thân không. Cho nên mới gọi: cả thảy hàm linh đều có Phật Tánh. Tuy nhiên nếu sống thuận theo quy luật diễn biến âm dương Hậu Thiên thì sinh người sinh vật, nếu sống ngược lại là theo cơ tiến hóa một chiều của Trung Thiên thì thành Phật thành Tổ. Phàm Thánh hai nẻo cũng do chỗ nầy. Đó là một bửu vật, một Thái Cực. Có được Thái Cực nầy thì tri giác, ngôn ngữ đều thị hiện đúng với đặc tính Thái Cực. Lúc nầy mắt khép, miệng khóa, y gia gọi là Chân Hỏa. Chân Hỏa thiệt vô hình vô ảnh, ẩn tàng nơi sau Rún, trước 2 quả Thận, ở dưới 1 tí, treo lững lờ một huyệt, Cổ nhân gọi là Tịnh độ gia hương, Cực lạc quốc, Diệu hữu, Chân không. Có được Chân Hỏa nầy mới huân chưng toàn thể âm khí, dâm khí trong người, hóa thành Thuần dương. Nếu không có Chân Hỏa nầy thì Chân Tức sẽ bị gián đoạn hoặc bị chấm dứt, thì thân hữu hình sẽ bị hủy hoại. Lục Tổ nói: Tâm thị địa, Tánh thị vương. Vương cư Tâm địa thượng. Vương tại Thân tâm tại. Vương khứ Thân Tâm hoại. Tâm nầy chẳng phải là quả tim thịt mà là Đạo Tâm. Cho nên mới nói: Đạo Tâm cư ư Bắc cực, nhi chúng tinh triều củng. Người trong thiên hạ học Phật, nếu chẳng tu lấy Bồ Tát nầy mà tu theo nẻo khác thì vô ích. Tu theo nẻo khác tức hệ thuộc bàng môn ngoại đạo. Chẳng phải là Chánh pháp Quán tự tại Bồ Tát. Bửu tích kinh vân: Hòa hiệp, ngưng tập, quyết định, thành tựu. Đây là lời mật ngữ của đức Thế Tôn, là bí văn của Đại tạng nhất giáo, là pháp bửu Tánh Mạng song tu. Cho nên nói: quyết định thành tựu. Đạo nầy từ Hán Minh đế đến nay chưa có một người hiển bị. Chỉ riêng có Đạt Ma và Tịch Vô, 2 Tổ sư mật truyền bí pháp nên nhục thân của người tu sĩ mới được biến hóa và thăng lên cõi Thái Không mà doãn chứng Kim Thân. Tổ sư Đạt Ma về cơ nhiệm mầu chỉ mới hé lộ, còn Tịch Vô Tổ sư lại nói rõ trong kinh điển, xiển dương cái Đạo nầy. Nhưng vì môn nhơn lại tàng bế kinh thơ chẳng để tiết lộ ra ngoài. Nay ta giải thích minh bạch đầy đủ là mong đồng chí khái thông để đạt chứng quả hầu khỏi bị rơi lạc vào nẻo bàng môn, hay bị tật bệnh mà yểu tử và sớm đạt thành chánh quả.
  • 27. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 27 Hòa là khí Âm trong Tâm hạ hòa với khí Dương trong Thận. Khí Âm mà đắc được khí Dương nầy mới có cơ sở an Tâm, lập Mạng nên gọi là Hòa. Hiệp là khí Dương trong Thận thừa thọ khí Âm trong Tâm. Khí Dương được thọ nhận lấy Âm khí nầy thì được liễm thu thành cái Thể kiên cố nên gọi là Hiệp. Dịch kinh gọi: Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo, Thiên Âm Thiên Dương chi vị tật. Từ xưa đến nay chư Phật chư Tổ đều theo đích hướng Tánh Mạng song tu, chỉ có phàm Tăng mới bị thiên tu! Ngưng là pháp ngưng Thần. Tập là phương gom góp Chân Khí lại. Chân Khí nếu không tụ tập lại làm sao thành bồ đề. Mạnh Tử gọi: Tập nghĩa nhi sanh. Đó là Tánh Mạng đều tu, là dưỡng Thần dưỡng Khí, giản dị mà dễ thành. Chỉ vì chẳng biết song tu nên đức Như Lai mới nói: Hòa Hiệp. Con người từ khi lìa khỏi bụng mẹ thì Thần chẳng hề cố đoái đến Khí, Khí cũng chẳng hề cố đoái đến Thần. Thần ẩn tàng nơi Tâm rồi Phật hiện ra 2 mắt, mà bảy khiếu kia đồng công dụng rồi theo ban ngày tháng mà thượng hao. Mạng thì ẩn tàng nơi Thận rồi phát hiện ra dâm căn, rồi theo ban đêm mà hạ hao mãi thì bẩm thọ con người như thế nào? Tiêu hao đến cùng, tức sẽ ô hô! Nếu chẳng cầu Chân sư chỉ điểm ngưng tập dầu cho có tu cũng chỉ tu một điểm Âm Thần mà thôi. Thù bất tri, Thần nầy là Thần của Hậu Thiên nên không thành chánh đạo được. Cho nên đức Thế Tôn mới dạy: trong 12 giờ hành, trụ, tọa, ngọa đều dùng chánh Niệm mà thu liễm cái Thần vi tế ngưng nhập vào trong Thận Mạng. Thận Mạng mà đắc được Thần nầy chẳng khác Trung thần gặp được Thánh quân. Thần Khí cùng nhau củng phục, cũng chẳng dám tự riêng mình thiên ngụy ngoại hao. Cứ như vậy mà dụng công, lại thêm công phu cùng lý, thì sau đó dùng pháp thể thủ Nguyên tinh sẽ thành công. Lứa tuổi thiếu niên chẳng tròn một tháng, trung niên không quá 5 tháng thì Tổ Khiếu Huyền quan thình lình không trở nên có, không biết từ đâu lại. Thoạt vậy Chân cơ phát động, hết sức vui sướng, đối với sự mầu nhiệm chẳng biết dùng ngôn ngữ gì mà diễn tả được. Đến đây phải lo bảo thủ và nhanh chóng chuyển bánh Pháp Luân. Cho nên đức Thế Tôn mới dạy: cứ y theo pháp ngưng tập mà tu luyện thì quyết định sẽ được thành tựu. Lục Tổ Đàn kinh viết: Hữu tình Lai hạ chủng.
  • 28. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 28 Tình ở đây là sự hé lộ thiên cơ về công phu hạ thủ của Huệ Mạng. Nếu không có Tình nầy thì không thể nào thành Phật. Thí dụ như nông dân không có giống thóc, nếu muốn thu hoạch có phải là việc kỳ lạ không. Thiền Tăng ngày nay chẳng được thành Phật là do cái lỗi không biết được Tình nầy. Ngày xưa Ngũ Tổ là Tài Tòng đạo nhơn (đời trước) đến cầu đạo nơi Tứ Tổ. Tứ Tổ trông thấy Ngũ Tổ hình hài đã già và không còn Tình bèn nói: ngươi hãy chờ chuyển hết kiếp đạo nhơn nầy đã. Kết quả là Ngài đã viên tịch và nhập vào Châu thị và đạt được Chánh đạo. Theo việc nầy mà nói là chẳng cần đến cha mà tự đầu vào hoài thai, cũng là do cái lý hữu Tình nầy. Lục Tổ nói: Dâm Tánh thị Phật Tánh. Mã Tổ nói: cũng chỉ có một báu vật nầy đó là 2 vị Tổ đã tiết lộ Thiên cơ. Long Nha Thiền sư nói: Nhơn tình nồng hậu, Đạo tình vi Đạo dụng nhơn tình thế hãn tri Không hữu nhơn tình vô đạo dụng Nhơn tình năng đắc kỷ đa thì (thời) Chỉ một chữ Tình nầy mà từ Hán Minh đế đến nay khiến học giả phân tách lăng xăng vẫn chưa được minh bạch. Nếu chẳng đắc được pháp Huệ Mạng mà gọi là Tình, thì đó là thế Tình. Có kẻ mới học vài câu sáo ngữ cơ phong thoại đầu mà đã tự cho ta suốt thông chánh đạo. Lại lấy đó mà hoặc thế vu dân, sao khỏi phải lo để trò cười cho các bậc cao nhân hậu thế! Ngũ Tổ và Lục Tổ mới là đích thống của Như Lai, là đích truyền cái đạo Huệ Mạng. Có cái lý cấm bế là chẳng truyền cho kẻ vô đức vốn là sự thật, mà từ xưa đến nay đã có. Có kẻ hỏi: cái Tình nầy là Tình gì? Đáp: Tình nầy là cơ hóa dục của Huệ Mạng, là guồng máy đốn khai Nguyên quang. Huệ Mạng tuy ẩn tàng nơi Huyền quang, lúc tịnh cực thì sẽ phát sinh, rồi y phụ ngoại hình mà dấy lên, rồi khởi hứng cái Ý trong Tâm ta như có sự tình cờ mà biết. Tình đó đã đến tột thì ngoại hình hưng động, đó gọi là Tình. Cho nên về pháp bế Dương quan, Như Lai có nói: bất Thức động Tịnh, học Đạo vô ích.
  • 29. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 29 Có người lại hỏi: thế nào là hạ chủng? Hoa Dương đáp: Tình nầy là cơ thuận nghịch sanh Người và sanh Tiên Phật. Cái đoan đích của cơ tạo hóa, nếu chẳng phải Chân Ý thì làm sao nghịch quy được. Tu sĩ học Phật nếu đã hiểu được cơ hình động thì đem cái Chân Ý vào trong cơ tịnh của ta ngưng nhập nơi Trung cung lúc Tình lại là lúc phải ngưng. Lâu ngày thì Thiên cơ phát động, thình lình Mạng cũng sẽ sản xuất Bồ Đề, nên gọi: hạ chủng. Có kẻ hỏi: tu luyện ở chỗ nào? Đáp: đã biết ngưng pháp thì phải biết luyện pháp. Luyện là nung nấu. Nung nấu phải dùng lửa. Lửa chẳng có gió thì không hừng lên, cũng chẳng được huân hóa vật sản. Cho nên đức Thế Tôn mới nói: Vi Phong xuy động. Lại nói: Hỏa hóa dĩ hậu, thâu thủ Xá Lợi. Tu sĩ cần phải sai sử cái gió hô hấp mà nghịch xuy cái Chân Hỏa nơi Mạng cung, là từ chỗ phát sinh ra cái ngoại căn của Huệ Mạng, rồi dùng hô hấp mà nhiếp hồi bản địa mà ngưng tụ, đoạn lấy cái lửa trong lư để huân để luyện cho đến khi nào hữu hình hóa thành vô hình. Tu luyện được như vậy chẳng chỉ Huệ Mạng nơi bản cung không bị ngoại hao, lại còn đem cái động cơ nầy bổ trợ cho bất túc của Huệ Mạng. Tức gọi Tạo hóa sanh sanh vô cùng. Lâu ngày thì Mạng cơ mãn túc. Lại gọi là Huệ Mạng bất tử. Cho nên đức Như Lai được Ca Diếp gọi bất tử A La Hán. Hựu Ma ha bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh viết: Thời. Trong các kinh thư, hầu hết cứ mỗi câu thơ có vài ý, tối thiểu là có vài chữ, đặc biệt ở đây lại chỉ có một chữ “Thời”, há chẳng lạ sao? Đây là lời nhắc nhở của Như Lai dặn dò hộ nhơn nên nhớ: Thời là chí thiết, chí thiết. Thời đây chẳng phải là thời hầu, thời gian mà là cái thời của Dương động trong lúc tu sĩ dụng công Thiền định cực tịnh. Cổ Đức nói: Nhược ngôn kỳ thời vô định thời Thanh phong minh nguyệt tự gia tri Nho giáo có nói: Nguyệt đáo thiên tâm xứ Phong lai thủy diệu thư Chư ông tuy nhiên diệu
  • 30. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 30 Dục phát kỳ thiên cơ Khước khổng bất khẳn thuyết Xuất thị cá thẩm Thời Lai thả giáo nhơn Tương hà sở dụng hồ? Dư bất tích tội quá. Dử chư nhơn thông nhất tuyến, Miễn đọa bàng môn, Tảo chứng đạo quả, Khởi bất diệu tai. Thích nghĩa: Trăng kia đã đến cốc thần Gió về mặt nước trong ngần thời Lai Là cơ tạo hóa an bài Nhiệm mầu hiển hiện không ngoài Thiên cơ Từ xưa lời mãi lặng tờ Cũng là Chân Dược Chân cơ nơi người Thời Lai chớ khá dễ người Lấy chi thể dụng vẹn mười mới nên. Tám câu thơ trên là lời tiết tận Thiên cơ của ta mà không sợ tội lỗi, là muốn cùng tu sĩ đồng theo chánh pháp để khỏi đọa bàng môn, sớm thành chánh quả, há chẳng huyền diệu sao. Thời đây là lúc Huệ Mạng trong thân ta tự động. Cổ Đức gọi là hượt Tí thời. Cái cơ phát sanh của khí Chơn Dương tợ như lửa phựt, mạnh tợ gió lửa. Nếu không có Chân sư truyền trao về Chân Ý và Chân Tức thì lấy gì để chế phục.
  • 31. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 31 Nó có biệt danh là mãnh Hổ, chuyên nuốt Tánh Mạng người, hút lấy cốt tủy người. Có biết bao anh hùng hào kiệt trong Tam giáo vì chưa đắc Chân truyền nên bị nó gây hại! Các vị cao nhơn chí sĩ ngày xưa trước nhất đều lo chế phục con mãnh Hổ nầy mới đắc thành Chánh quả. Lúc nó phát động ra hình dung, thì cơ thể ta như tươi tỉnh vui vui, như lặng mình tắm trong bồn nước ấm, Đơn Điền hừng hừng như lửa muốn phát có một tín hiệu như một mạch tráng vượng cường liệt. Chân Dược được huân chưng thấu tận dâm căn, tức hóa thành tinh hoa, oai trấn độc lập khắp châu thân, tất cả đều thính lệnh theo nó. Y gia gọi ngoại Thận hưng, là diệu quyết thành Phật tác Tổ, đều do ở công phu hạ thủ nầy. Nếu đã đắc Chân truyền, hà tất phải còn nghi hoặc. Thời đây là bí cơ của Phật giáo. Thế Tôn viết: Ư Kiệt Đà Long Cung thuyết pháp Thượng văn một tiết, nói về chỗ thiệt xứ của tất cả đều tại chỗ Thiệt xứ nầy. Lại sợ người đời sau rơi vào nẻo Không, nên ở đây chuyên nói về chỗ Chân thiệt đó, khiến cho người tu không lạc vào nẻo Không. Long Cung: là phạn ngữ của Tây phương, thí dụ Trung Hoa gọi Đơn Điền khí huyệt, Y gia gọi Tinh khiếu. Tây Thiên còn gọi là Tịnh Độ, Khí Hải, Hải Đề, Cực Lạc quốc, Ưu Đà Na. Tên tuy có nhiều nhưng chỉ có một chỗ là chỗ Chân Chủng sở sản. Thiên Thai chỉ quán tập có nói: tiếng phạn là Ưu Đà Na, tức là Đơn Điền. Cận đại, những bậc đắc đạo sợ người không hiểu nên lại nói: Lư. Đó là lòng từ bi của các vị Tổ sư nên thí dụ thiết cận nhất để cho người biết được chỗ Chân thiệt. Thí dụ như người thợ rèn muốn làm ra vật dụng khéo phải nhờ có cái lò mới thành công, sự tu luyện cũng như vậy. Lư là gì? Là nơi huân hóa vật hữu hình thành bửu vật, là luyện Nguyên Tinh thành Xá Lợi. Tâm kinh giải có nói: Thâu Lai phóng tại Đơn Lư nội Luyện đắc kim ô nhất dạng hồng Quang Minh Như Lai nói: Lư trung phát hỏa tiết thiên cơ Bất ngộ Tây Lai tức thị mê
  • 32. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 32 Viên Thông Thiền sư viết: Bắc đẩu lý tàng thân. Bắc đẩu là Long cung, tàng thân là ngưng tập. Tổ sư thường dạy ta phải đem cái Chân niệm trí tàng nơi Long cung thì Tâm tự hư không, Mạng tự kiên cố. Phó Đại sử nói: Tâm không cực địa quy. Tịch Vô Thiền sư viết: ngưng Thần thâu nhập thử khiếu chi trung, tắc khí tùy Thần vãng, tự nhiên quy ư thử xứ. Tịch Vô Thiền sư đắc được toàn chỉ của Như Lai, của Đạt Ma Tổ sư, là đích truyền của Huệ Mạng. Cho nên ngài mới được ẩn hiện mạc trắc, biến hóa vô cùng. Vào thời vua Ung Chánh thường đến thái ấp, hóa dương thân vài mươi nhà đều có Tịch vô đàm tiếu, ẩm thực, ẩn hiện không có tông tích, hoặc cho người kim ngân, mỹ nữ, hoặc hiện hổ báo, thủy hỏa. Còn những người tu học mà phàm Tâm cứ mãi vọng niệm về tình dục thì làm sao đắc đạo được. Ngưng là Thần ngưng, là cái Chân Ý an trụ nơi Tổ khiếu, còn gọi là Tịch, là Chỉ, là Trụ. Thần ngưng để thể Dược quy Lư. Thần ngưng để tịch chiếu, để huân chưng, để phong cố, để thâu thủ Tiên Thiên chân Khí về Trung Cung. Chân Khí nầy Thích gia gọi là Trị trượng, Tích trượng, Thiền na, Trích lô, Bạch tuyết, Kim liên, Tây giang thủy, Tào khê thủy, Lư trung hỏa… Tên tuy nhiều nhưng chỉ có một là Tiên Thiên Chân Khí. Cho nên Huỳnh Tiết Thiền sư sau khi tham cầu nơi Lục Tổ được đắc đạo, là sau lúc công phu tu luyện được viên mãn mới nói: cũng chỉ là Tiên Thiên Chân Khí mà thôi. Lời nói nầy đã tiết tận Thiên cơ. Hựu viết: công phu bất gián đoạn, tức tức quy căn. Hoặc nhất nguyệt, tiện năng tự giác, khiếu trung dung, noãn khí triền động. Tức: là khí hô hấp, Phật thí dụ là gió. Còn có tên là Trụ trượng, như vị lão thành chống gậy đi. Tu Huệ Mạng nếu không có khí hô hấp nầy đi hà để thổi thì Lậu tận chẳng hóa, Xá Lợi chẳng thành. Có một Thiền sư nói: Vị đáo thủy cùng sơn tận xứ Thả tương tác bạn quá thời quang
  • 33. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 33 Khí hô hấp của con người nguyên căn vốn tại Đơn Điền, chỉ vì người biết xuất mà chẳng biết tấn. Người đắc được Chân truyền thì Thần của Đơn Điền mới hay tiếp thu lấy hơi thở. Cho nên Thiền sư nói: vô khổng địch (ống sáo trống) điên đảo lưỡng đầu hề xuy, cảnh đắc Thần Khí tương hiệp, cửu tắc tự noản (ấm), Pháp luân tự chuyển. Niên lão niên thiếu cho phân biệt. Thiếu niên nguyệt nội, Lư trung tự hửu hiệu nghiệm chi cơ xâm. Niên lão hoặc sổ ngoạt phương hửu hồn hiệp chi tín chí, noãn khí tự hửu động cơ. Tịnh Quang Như Lai viết: Kim đồng nhất tĩnh khí hoàng cung Bất giác trỉ ngưu pháp hải trung Dục yếu mích tha quy cố lý Linh sơn tháp hạ thủy tri tông Tạm dịch: Kim đồng mới tỉnh bỏ hoàng cung Chẳng ngờ Chân khí đến Hải trung Muốn được Thần về nơi xóm cũ Linh sơn tháp hạ mới rành tông Kim đồng là Thái tử, là đức Thế Tôn. Thái tử vừa phát tâm xuất gia tu hành, Thiên thần liền biến hình Bạch mã đưa ra khỏi hoàng cung đằng không lên núi Tuyết sơn, rồi tự lấy đao vàng cắt tóc. Lúc đầu chưa đắc Chân truyền, nên tu theo bàng môn, cho nên Lậu tận không thành mà hình hài thì gầy ốm! Sau đó mới được A Tư Đà trao truyền chánh pháp Huệ Mạng mới thành Phật vị. Cho nên Pháp Hoa kinh mới nói: Tiên trưởng trao cho Phật diệu pháp, nên Thái tử mới thành Phật. Thích gia phổ có nói: Tư Đà thấy Thái tử hình hài ốm gầy mới bảo Thái tử: có thể thực ngưu nhủ thì sẽ được phản phục lại như ngày trước.
  • 34. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 34 Thái tử sau khi thực ngưu nhủ rồi thì tự nhiên phát hiện ra 32 Phật tướng, đạo quả viên mãn. Ngài mới cầu đức Phật Nhiên Đăng thọ ký cho. Thế Tôn sơ hạ công phu, tu luyện theo chánh đạo, chỉ trong 49 ngày thì có Minh Tinh chiếu hiện, mới tự than rằng: tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Chỉ vì người chẳng đắc được cái đạo nầy mới bị lỗi lầm và lạc theo nẻo ngoại đạo bàng môn. Thế Tôn nói: Phật Tánh tức Huệ Mạng. Trỉ ngưu hay ngưu nhủ: là Tiên Thiên Chân Khí Hải Trung: là Đơn Điền Như Lai dạy người tu luyện phải tu tại Linh sơn tháp hạ, sau đó mới có hiệu nghiệm là Trỉ ngưu quy cố lý. Cho nên trong tạng kinh có ghi: Nhơn nhơn hữu cá Linh sơn tháp Hảo hướng linh san tháp hạ tu Tri tông: trong Đơn Điền, hốt nhiên vô trung sanh hữu. Chẳng chở gì cả, từ trong ý niệm giác với tri dung hòa làm một, tợ như quang cảnh mùa xuân, vui sướng khôn cùng. Mã Tổ nói: suốt cả bì mao, sướng đến tứ chi. Cố lý: là Đơn Điền, là Tâm Điền, mới do Trung Hạ quy Thượng, hóa Thức tánh thành Phật tánh, đốt tạp niệm thành Chánh niệm, rạng ngời một Chủ nhơn ông, nên gọi: quy cố lý. Viên Thông Thiền sư viết: Quần Âm bác tận nhất Dương phục sinh. Dục kiến thiên địa chi tâm, tu thức thừa ân chi pháp. Quần Âm bác tận: Theo dịch lý, con người Hậu Thiên có nhân phẩm thấp nhất, Thánh nhân tượng quy Sơn Địa Bác, quẻ này trong có 5 âm, ngoài có 1 dương, còn 1 dương tức còn kiếp sống con người, nếu kẻ nào đã toàn âm thì tuy còn mang hình vóc con người nhưng tâm hồn là cầm thú. Vì lẽ con người có 5 âm nên phải ra công huân hóa từng một trong 5 âm, nên mới gọi Ngũ thiền. Còn một lý nữa là vũ trụ bên trong con người và vũ trụ bên ngoài thế giới Hậu Thiên đều có 1 thời Âm cực, đó là thời Tuất Hợi Thái cực.
  • 35. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 35 Thế giới bên ngoài, như trong một ngày đêm có 2 giờ Tuất Hợi Thái cực là thời thuần Âm, rồi đến Thái cực thì có nhất Dương phục sinh. Nhờ có 1 Dương nầy trở lại sinh nên có cơ tạo hóa tiếp nối sự sống còn của vạn hữu vũ trụ trong thời gian kế tiếp. Trong một tháng có 5 ngày Thái cực là từ 26 đến 30 Âm lịch. Trong một năm có 2 tháng Tuất Hợi Thái cực. Trong một đại nguyên có 2 hội Tuất Hợi Thái cực. Nhờ có thời Thái cực nầy mà thế giới Hậu Thiên được tiếp nối sự sống còn. Thời Thái cực nầy chỉ thị hiện có 3 thời là: Thành, trụ và hoại. Cuối cùng đến thời kỳ không thì không có thời Thái cực thị hiện nữa, rồi đến cực thời thế giới nầy nổ tung thành vô số đơn cực vi tế. Số đơn cực vi tế nầy phải chờ đến vị cực vi tế. Số đơn vị cực vi tế nầy phải chờ đến thời kỳ Thành tiếp nối mới họp thành một thế giới mới. Cứ như vậy mà tạo mà hóa mãi. Con người lại có 2 thời Thái cực là thời Thái cực thiên nhiên và thời Thái cực tự tạo. Thời Thái cực thiên nhiên là 2 giờ Tuất Hợi. Thời Thái cực tự tạo là do công phu Thiền định. Thiên địa chi tâm: là Đơn Điền, là Tổ khiếu. Thiệu Khương Tiết nói: Đông chí Tý chi bán Thiên Tâm vô cải di. Muốn thấy được Tâm nầy phải dụng công Thiền định đến cực Tịnh thì thấy được, đó là Huyền quan Tổ khiếu xuất hiện và Chân chủng tử sẽ phát sinh. Đó là pháp thừa âm của chủ đích Thuần Dương. Cơ tạo tác Phật Tiên cũng không ngoài chủ đích Thuần Dương, hay còn gọi là Cao Đài hóa. Lăng Nghiêm Kinh vân: nguyên lập đạo tràng tiên thủ Tuyết sơn đại lực Bạch ngưu, khả thủ kỳ phấn dĩ nê kỳ địa. Thí dụ: đạo tràng là nói về chỗ khởi thủ của công phu tu luyện. Ngưu Phấn: là nói về căn bản tu Huệ Mạng, là Thuần Dương hóa. Thế Tôn dạy người tu luyện trước phải tu Huệ Mạng là Thuần Dương Hóa, lấy Tánh Mạng của kiếp người Hậu Thiên để trở thành Chân chánh Mạng Tiên Thiên bất sanh bất tử. Nếu chỉ tu đơn độc một thành phần Âm trong Tâm Ly Hỏa của Hậu thiên, Lăng Nghiêm Kinh cho rằng: chỉ thành âm ma mà thôi. Thiền môn ngày nay không hiểu nên chỉ tu Tánh mà không tu Huệ Mạng, rồi thường thường điên đảo và biến thành tật bệnh! đến chết!
  • 36. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 36 Lại còn nói về đốn ngộ thập địa, tam thừa cuối cùng cũng thành hư lão. Chẳng biết chỗ đẹp của Tuyết sơn đại lực bạch ngưu phẩm mà nói tu luyện, thì có khác gì kẻ mài gạch mà nói để làm gương. Lại còn quấy lấy sự nhóm tuyết là gạo, gây cho nhiều người ngộ nhận. Đã không tạo lập căn cơ của Mạng thì đâu có cái lý sẽ thành Tánh đạo. Tuyết là chỉ cho màu trắng, là chính sắc của Tây phương, là thí dụ về Chân Khí trong Thận Mạng. Cho nên mới nói: Như Lai tu luyện là tu Tây phương Cực lạc. Lương y lại nói rõ: Lưỡng Thận chi tiền, không huyền nhất bạch quyện. Tiên Thiên Chân Tánh Mạng và Thủy Hỏa đều ở trong đó, vốn vô hình vô tướng, không không lộng lộng có Huệ Mạng ở trong đó. Nếu chẳng gấp tự luyện làm sao kéo dài tuổi thọ được. Rồi cứ mãi: buôn danh lợi nên hao tán, theo sắc dục mà thất Chân! Còn người xuất gia cứ mãi niệm tụng, khô tọa phân ly! ô hô! Dầu khô đèn tắt, chẳng đến nửa trăm mà đã Mạng vong! Cho nên Thánh nhân mới lấy Tuyết Sơn để thí dụ cho Tiên Thiên Chân khí là thuốc trường sinh của con người. Thuốc nầy vốn không tỳ không sắc trong ngần như tuyết nên gọi: đại lực Bạch ngưu. Chân khí nầy lúc ẩn lúc hiện, bao hàm trời đất, chuyên chở muôn vật. Quảng đại thì vốn vô biên, tế vi thì nhỏ hơn hạt bụi. Tìm nó thì không thấy hình ảnh, tu lấy nó thì kết quả hiện tiền. Siêu Phật, vượt Tổ đều do Chân khí nầy. Mạnh Tử gọi: Chí đại chí cương, há lại lầm sao. Chân khí nầy có cơ biến hóa, tuổi niên tráng thì lại mong chầu ải quan, lúc tịnh cực thì nó tự sanh. Chẳng biết bảo thủ thì nó tự hao tán nên gọi Phẩn. Cứ để hao tán mãi mà chẳng trúc cơ cố Mạng thì tuổi thọ sẽ được là bao. Nho Gia nói: nếu biết dụng công để nuôi lấy Chân khí nầy, khác gì kẻ dụng công thì chẳng có đường đi, lại bị gai tranh lấp kín. Chân Khí (Phẩn) là loại đao chém chết quần ma, mà còn là bệ là cấp để lên Tiên lên Phật.
  • 37. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 37 Chẳng giữ lấy Chân khí nầy mà nói tu nói luyện, ngàn đời cũng hóa thành không! Thí dụ như người muốn kiến tạo một ngôi nhà mà chẳng có nền móng thì lấy chỗ nào để ở, và kiến thiết có được không? Các bậc Chí nhân ngày xưa biết được chỗ xuất xứ của Chân khí, rồi lúc tịnh thì dưỡng, lúc động thì thể thủ, là thâu nhiếp Chân Dược về bản địa rồi dùng Chân Hỏa hà luyện trúc cơ. Tự hoàn cơ chỉ nên gọi nê đạo tràng. Đã có được Tràng cơ, lại không thể thiếu Thiện tri thức. Thời khắc đem Chân Ý của ta tọa cư nơi trong. Một niệm chẳng dấy lên thì Bát Phong làm sao diêu động được. Cho nên Thiệu Khương Tiết mới nói: nhất niệm bất khởi quỷ Thần mạc tri, bất do hồ ngã, cánh do hồ thùy độc độc duy duy, nhậm tha thiên ma bá quái. Ngã tại giá lý, ẩn thân an nhiên tự tại, cho nên gọi hòa thượng đạo tràng, và chẳng còn gặp ma loại nữa, tức A Nan gọi: Tọa nơi trung lưu thủy diện, kiết già mà nhập diệt. Lăng Nghiêm kinh hựu viết: Tất sử dâm cờ thâm tâm cu đoạn đoạn. Tánh diệc vô ư Phật Bồ đề tư khả hi ký. Từ xưa đến nay những vị đã thành Chánh quả, không vị nào trước chẳng lo đoạn diệt Dâm cơ và sau đó mới siêu Phật vượt Tổ. Thích tử ngày nay không hề biết đến pháp đoạn dâm. Chỉ có một chữ Dâm cơ mà đời ít có người biết. Chẳng những chẳng biết pháp tu luyện là việc sở dĩ nhiên, mà Tâm với Thân cũng không thiệt khiến chẳng dâm. Tại sao vậy? Dâm cơ khi phát tra hình tướng tợ như cục lửa đỏ rực, nhanh tợ như con gió lửa nếu chẳng đắc pháp thì lấy gì để thâu lấy cục lửa đỏ nầy về, mà còn cái lo nguy hiểm cho thâm tâm. Còn nếu không có Dâm cơ nầy phát động thì có gì lo lắng nữa. Cho nên đức Thế Tôn đã biết về sự lợi hại của Dâm cơ nầy. Khó tự mình hoàn tất được mà phải cầu Chân sư chỉ truyền cho Chân thiệt pháp mới đoạn được Dâm cơ toàn vẹn. Cho nên Sát Thiền sư mới nói: Tổ ý như không thị bất không Linh cơ tranh đoạt hữu vi công Pháp nầy rất giản dị, nếu chẳng có túc duyên về thiện căn, dù đã đối diện với Chân sư cũng không nghe được chánh pháp thì dâm cơ làm sao đoạn được. Nếu không tiếp đến luyện hư tâm, cầu Chân sư chỉ truyền, dù cho có thiên tu vạn luyện cũng không tránh khỏi cái hoạn tẩu thất.
  • 38. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 38 Cho nên phái Tòng Lâm ngày nay vì đã mang nghiệp chướng nên chẳng đắc pháp, và không có một người được thành tựu! Tăng sung quân hỏi: Dâm cơ là vật gì vậy? Đáp: Dâm cơ là hình ở trong, Dâm căn là hình bên ngoài. Chẳng biết tu luyện thì Thân và Tâm đều bị kéo lôi theo cơ Dâm đó. Cho nên Mạnh Tử mới nói: Khí cũng hay làm dao động đến Chí. Hỏi: Có pháp gì để chế phục? Đáp: nếu đắc được Chân quyết, lập tức lấy Thần chủ sử thì Dâm cơ tự dừng. Mạnh Tử mới nói: Chí là một vị tướng soái. Lấy hô hấp thu nhiếp thì Khí tự quy. Đạt Ma Tổ sư gọi là Thể thủ. Thần tức là Lửa, Hơi thở là Gió. Cơ phát tuy là Khí mà bên trong thực có vật tư của Lậu tận. Nếu chẳng tại đây hà luyện thì Thân và Tâm sẽ bị dẫn theo Dâm cơ. Lấy Đơn Điền làm lò, lấy Hạp tịch làm ống bể, lấy Lửa mà luyện, lấy Gió mà thổi, lấy hơi ấm làm hiệu nghiệm, lấy sướng khoái làm vô sự. Lâu lâu hà luyện thì Dâm cơ tự chết, dâm tính tự đoạn. Đoạn cho đến còn một rồi không thì Thân Tâm thái bình, ba giống dâm sự chẳng còn tập nhóm nơi Bồ Đề, có khó gì đâu. Đây là bí pháp ngàn đời Phật và Tổ chẳng truyền mà nay Ta đã tận tiết lậu. Là con nhà Thích mà chẳng tu đoạn Dâm sẽ lại gọi là Thiện trí thức, Lăng Nghiêm kinh gọi đó là 53 giống ma vậy. Tịch Vô Thiền sư viết: Kỳ cơ ký phát, ngưng Thần nhập ư đơn điền, đương dụng Võ Hỏa thâu nhiếp nhi quy, dĩ huân dĩ luyện. Cơ chi vị phát, dĩ thần chiếu chi đơn điền, đương dụng văn hỏa bất ly nhi thủ, dĩ phanh dĩ luyện. Tợ thử ngộ nhập, tài đắc Chân chủng phát sinh. Cơ tức là Thận động. Thận động là Chân khí động. Chân khí đã động lập tức hồi quang phản chiếu, ngưng Thần nhập Khí huyệt thì Thần với Khí chẳng lìa nhau, tợ như đá nam châm hút sắt, rồi vượt qua mọi chướng ngại và giấu kín rồi hanh thông, hiệp lại làm một. Tổ sư lại còn sợ lúc lâm thời Chân Dược sinh tợ như con mãnh Hổ khó chế phục nên phải dùng võ hỏa, đó là tiết tận Thiên cơ với lòng đầy đức từ bi vị chúng. Tu sĩ đời sau học Phật đều nhờ cái ân mưa móc nầy.
  • 39. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 39 Võ Hỏa là một pháp tu luyện, là bí cơ thành Phật. Phật Phật tâm thọ, Tổ Tổ khẩu truyền hiểu thẳng thật khó! Cho nên Ngũ Tổ mới nói: Sư Sư mật phụ bản âm. Thế Tôn và Đạt Ma tuy nêu hỏa hóa phong xuy nhưng văn hỏa và võ hỏa chưa chép rõ nơi tre lụa. Cho nên người trong giới tu hành đã không song tu mà cũng không tin tưởng. Từ sau Đạt Ma và Tịnh Vô là những bậc cao Tăng đã được hình Thần cu diệu. Có người hỏi: sao gọi là Võ Hỏa nhiếp quy? Đáp: là dùng Khí hô hấp mạnh thu nhiếp Chân Dược quy Lư, và chẳng hề xa lìa Chân Ý, lấy Chân Ý làm chủ tể, cho nên nói Chân Ý theo đuổi 2 khí, rồi cổ vũ, rồi nhiếp quy cũng đều tại Chân Ý, năng lực của Chân Ý. Chân Dược sau khi sinh ra có đặc tính hạ lưu thuận xuất, nên mượn khí hô hấp mà nhiếp thu. Nếu chẳng dùng khí hô hấp mà cổ vũ thì một phần khó nhiếp mà Chân Dược cũng khó quy. 2 khí nguyên có kiêm dụng, cho nên Thiền sư mới nói: nhà ngươi có cái Trụ thượng tử. Ta và ngươi đồng có một Trụ thượng tử. Đó là thí dụ 2 khí ở cơ đồng dụng. Theo đúng cơ hô hấp, Chân Ý của ta ra từ ngoài Âm Kiều mà nghinh tiếp Chân Dược quy Lư, Đạt Ma gọi Thể thủ. Thể thủ hoặc mươi nghinh, hoặc vài mươi nghinh, nghinh cho đến khi nào ngoại hình đảo thế mới nghỉ. Tiên Gia gọi quy Túc. Suốt thông được 2 khí nầy về cơ hạp tịch và tiêu tức, thì Chân Tinh tự quy Lư. Lúc vận dụng 2 khí, Chân Ý nơi Lư trung không được chấp trước ở hô hấp mà chỉ nương theo Chân Dược mà Thể thủ. Chẳng qua cũng chỉ là mượn cơ hô hấp để làm công cụ Thể thủ. Lục Tổ gọi: vãng Bắc tiếp độ. Chân Dược đã quy Lư, còn phải huân chưng, lấy Chân Ý tịnh định mà làm Hỏa, lấy hơi thở để thổi mà hóa làm Gió, nung nấu một lúc thì vật tư của Lậu tận hóa thành Chân Khí. Công phu nầy phải dùng sức mạnh của Chân Ý với dạng trì trọng, gọi là võ Hỏa. Hỏi: sao gọi là văn Hỏa? Đáp: là bất tồn nhi thủ, bất tức nhi khu. Thời thời khắc khắc bất muội tỉnh ngộ, miên miên bất đoạn, tức tức quy Lư. Cổ Đức có nói: trượng vãng trượng Lai vô gián đoạn. Xá Lợi thành toàn hiệp với bản sơ. Tối kỵ hôn mê tán loạn, một niệm chẳng khởi, một khí chẳng tán, tợ như giống lửa trong lò.
  • 40. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 40 Tu luyện được như vậy lo gì Chân chủng chẳng sinh, Xá Lợi chẳng kết, Chánh giác chẳng thành. Thích gia phổ Thế Tôn viết: Đối đẩu Minh tinh nhi ngộ đạo. Đối: Trung Hoa gọi là Phản quán. Đẩu: là Bắc đẩu, là thí dụ Đơn Điền. Minh tinh: là Chơn Khí nơi Đơn Điền phát sinh. Chính là cảnh Chân chủng sở sản. Hưng Dương Thiền sư nói: Tạp (một vòng) địa hồng luân (bánh xe) tú. Hải để tức khai hoa. Viên Thông Thiền sư viết: Bắc đẩu tàng thân tuy hữu ngộ Xuất Thần tiêu tức thiểu nhơn tri. Tàng thân: là Chân Khí ẩn tàng nơi Đơn Điền. Chân Khí ẩn tàng nơi nào thì Chơn Thần cũng ẩn tàng nơi đó. Đó là cách dụng công như vậy, nếu chẳng như vậy thì làm sao xuất ly cõi trần được, xuất trần là Quá quan phục thực, là một bí quyết thâm mật không được khinh truyền. Nếu chẳng Quá quan hay không biết pháp Quá quan thì Xá Lợi phải bị hao tán, tận phế tiền công. Cho nên Hưng Dương Thiền sư mới nói: Thối nhất bộ tắc thất sự. Nên nói: xuất trần tiêu tức thiểu nhơn tri! Thử thượng số giả, Huệ Mạng kinh chi diệu pháp, hòa hiệp Chân chủng chi Thiên cơ, thả tại tư dư, nhi kỳ Phong Hỏa chi công, diệc bất ngoại thị hỉ. Đây là tiết tổng kết phần văn trên nói về pháp hòa hiệp Chân chủng nơi Phong Hỏa, cổ Thánh chẳng khứng toàn lộ, nên người tu luyện đành bị rơi vào nẻo vạy. Nay ta lại nói cạn lời, phân tích tỏ rõ hầu mong đồng chí được suốt thông, trước khỏi lạc nẻo bàng môn, sau thành Chánh giác. Còn người đời nếu có ai thích Phật thì tiềm tâm nơi kinh nầy, rồi tự tu tự chứng để thành chánh quả, há chẳng vui sao. Dư Cố viết: Tự thủy ngưng Thần phản chiếu Long cung, hồn nhiên nhi định tịnh. Dĩ song vong nhi đải động. Dĩ Ý Khí nhi đồng dụng. Dĩ Thần Hỏa nhi hóa. Dĩ tức phong nhi xuy. Dĩ võ nhi luyện, dĩ văn nhi thủ. Cửu cửu huân chưng, khắc khắc vô gián. Ý Khí lưỡng bất tương ly. Tắc hòa hiệp ngưng tập chi pháp đắc hỷ.
  • 41. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 41 Đoạn văn nầy tổng kết về pháp hòa hiệp Chân chủng phong hỏa, mà cổ Thánh chẳng khứng toàn lộ. Long cung: là Đơn Điền, trong đó có nước. Long cung có nước, nước có đặc tính trầm trọng và luôn luôn hạ lưu. Thần tức là Hỏa, hỏa có đặc tính kinh phù, thường thường thượng xung. Cũng như người đời Tâm Hỏa thì thượng xung, Thận Thủy thì hạ lậu, 2 thành phần đó thường ly cách nhau, hằng phân tán nên không thành Đạo. Thánh nhân mới dạy lấy Tâm Hỏa giáng nhập vào Thận Thủy thì Tâm tự hư không, mà Hỏa cũng không còn thượng lậu. Còn Thủy đắc được Hỏa, Thủy cũng không còn hạ lậu và hóa thành Chân khí. Chân khí sẽ được thượng thăng. Trong lúc ngưng Thần thì nội niệm bất xuất, ngoại niệm bất nhập, không không lộng lộng, chẳng trước chẳng trệ. Lúc Chân Dược sản lập tức hồi quang phản chiếu thì quên hình quên ý. Nếu dụng Ý tức là chẳng quên, nếu quên thì không được lấy Ý mà chiếu. Tâm đã hư không mới gọi là chiếu. Lòng dục đã mất hết mới gọi là vong. Chiếu với vong tuy một mà hai, tuy hai mà một. Lúc đáng quên thì Tâm phải thật thanh tịnh mà luôn luôn phải chiếu. Lúc đương chiếu thì một mảy hình tướng cũng không tạo lập, luôn luôn là quên. Chiếu với vong đã thuần nhất định tịnh, thiên địa nhơn ngã chẳng cần biết đi về đâu. Còn trạng thái công phu chờ động phải thật cực tịnh, thình lình trong người có trạng thái dung dung hòa hòa, ngoại hình vụt cử. Lập tức dùng Chân Ý mà nghinh Chân Dược quy Lư, rồi lấy Thần trụ định nơi trong, lấy hô hấp mà thổi. Lại phải nhớ là chớ trợ lực, và chớ nên quên. Hành trụ tọa ngọa cũng không được lìa báu vật, lo gì Chân chủng chẳng sản. Bất văn đắc đạo cổ Nho chi ngôn hồ. Hoảng hốt âm dương sơ biến hóa Nhân ôn thiên địa sạ hồi triền. Từ đây trở xuống nói về thời Chân chủng sở sản. Cổ Nho tức Tiên sinh Thiệu Khương Tiết. Chúng ta là con nhà Thích giáo, thế mà không hiểu biết về điều Thiên cơ bí mật nầy, lại cho môn đệ của Nho giáo không biết Chân truyền của nền Đại Đạo. Còn bản thân mình cứ mãi lo đả thất, quỳ hương tham khẩu đầu, luận công án … và gọi là đắc đạo. Thật là trò cười vậy!
  • 42. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 42 Hoảng hốt: là trong cơ tịnh định đã đạt thành một khối hồn nhiên, ngoài chẳng thấy có thân, trong không thấy Tâm. Là trạng thái Thái Cực cực tịnh, người xưa nửa thức nửa ngủ. Công phu đến trạng thái nầy thì không khí Chân Dương bắt đầu động và phát sinh Nguyên khí. Cho đến lúc Chân Dương khí bắt đầu triền động thì sinh Nguyên Tinh. Nếu người nào đắc được Chơn truyền, lập tức thể Chân Dược nầy thâu quy về Lư. Thường nhơn không biết nên Chân Dược nầy biến thành hữu hình tinh rồi tẩu xuất. Lục Tổ Đàn kinh viết: Nhân địa quả hườn sinh. Địa: là Đơn Điền, là Thần thất, là linh địa, là nơi quả sinh. Quả hườn sinh: tiết trước đã nói: Hữu tình Lai hạ chủng là do cơ hòa hiệp mà có. Công phu đến đây mới có quả sinh. Quả tức Bồ đề chủng tử, là Xá Lợi tử. Vô Lượng Quang Minh Như Lai viết: Phân minh động tịnh ưng vô tướng Bất giác Long cung hộng nhất thinh. Vô tướng: Thích giáo gọi là Oai âm, Nho giáo gọi Vô cực. Bửu vật nầy nguyên từ đầu vốn không hình không tướng do tịnh định mới sinh. Long cung: là Đơn điền, là Tổ khiếu, là nhơn địa, là Cốc thần… Hộng nhất thinh: là quả sinh. Nho gọi: Đổ vũ nhất thinh Xuân hiểu. Là Dương khí sinh. Biết được cơ Hộng nhất thinh thì nước động Thủy (Khảm cung) có thể nối dòng, nước Tây giang (Ly cung) có thể thu hút, nước bể (Khảm Thủy) có thể gội đầu. Lại nói: Địa lôi chấn động tốn môn khai. Lại nói: Lôi tùng địa hướng (gầm). Tử Ma Kim Quang Như Lai viết: Hải để nê tự lộ bán hình. Hải để là Đơn điền. Hoa Dương Thiền sư cũng nói: Hải để là nguyên quật tàng chứa Huệ Mạng. Thế Tôn gọi: Ma Ni. Là nơi Thần Khí hòa hiệp để luyện thành Chân chủng tử. Lộ bán hình: là Pháp tượng Chân chủng gần sản. Lúc Chân chủng tử mới lộ nửa hình, Tu sĩ phải tịnh, Thần trụ nơi Cốc Thần để chờ, không được gấp Thể thủ. Chờ cho Trâu nọ lộ toàn hình mới hạ công Thể thủ, nếu gấp và niệm động thì Trâu nọ kinh hoảng rồi ẩn tàng vô tông tích.
  • 43. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 43 Viên Thông Thiền sư gọi là bất sanh. Tịch Vô Thiền sư nói: Tất tu nguyên khiếu sinh vật. Tư khả dương Lư phát hỏa. Cố mạc vi chi tiên, diệc mạc vi chi hậu. Nhược Thiên cơ vị chí nhi tiên trợ trưởng, tắc ngoại tương tuy hành, nhi nội phù vị ứng. Thích tư thủ phàn khu chi hung! Nghĩa là: Cần phải tạo cho Huyền quan khiếu sinh bửu vật, lúc đó thì Dương Lư mới phát Hỏa. Cho nên chẳng được Thể thủ trước, mà cũng không được Thể thủ sau. Nếu Thiên cơ chưa đến mà lo phát hỏa, dù ngoại tướng tuy có vận hành nhưng nội phù cũng không ứng theo. Ngoại tướng nói về đường Đốc Mạch. Nội phù nói về đường Nhâm Mạch. Như vậy chỉ là thiêu đốt cơ thể mà thôi. Viên Thông Thiền sư viết: Mai hoa vị phát thái tảo sanh Mai hoa dĩ phát thái trì sanh Mai hoa là tín hiệu báo thời Xuân dương sắp đến. Còn trong người thì thí dụ cái cảnh khí Chân Dương phát sinh. Vị phát: là khí Chân Dương mới gần phát động, chứ chưa phát động. Lúc này nếu vội Thể thủ là sai lầm vì Chân Dược còn non sẽ không kết đơn, nên gọi: thái tảo sanh. Dĩ phát: là khí Chân Dương đã phát hiện toàn hình, gọi là triền động, lập tức Thể thủ quy Lư. Nếu Chân Dược đã lộ toàn hình mà không Thể thủ đem về Trung cung thì nó sẽ biến thành hữu hình tinh, gọi là thuốc già sẽ không kết Xá Lợi, nên gọi: thái trì sanh. Viên Ngộ Thiền sư nói: Tấn nhất bộ tắc hữu mê lý thối nhất bộ tắc sự bất thành. Hựu viết: Nhẩm ma tắc phong sương đô khiết tận, độc chiếm phổ Thiên xuân. Nhẩm ma: là thí dụ thời cơ đúng lệnh. Phong sương khiết tận: là thí dụ Âm khí đã tận tuyệt. Xuân Dương: là thí dụ khí Thuần Dương nơi Đơn Điền. Cảnh tượng nầy, cơ thể ta tợ như tắm như gội, châu thân dung hòa sướng khoái, chẳng có gì sánh bằng. Trong ngoài thảy đều Thiên Thái đó là Chân cảnh của Chân chủng sở sản. Hựu viết: Thiết tu đạo trước.
  • 44. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 44 Đây là lời nói của Tổ sư dặn dò Tu sĩ nếu thấy được cảnh nầy đến, tức phải hưng công thâu thủ, nếu chẳng thâu thủ ắt có lỗi lầm trước mắt, là bửu vật nầy sẽ theo đường thục lộ mà ra ngoài. Hưng Dương Thiền sư nói: Thối hậu tắc thất sự. Công phu Thể thủ Chân Dược tợ như kẻ trộm cưỡng đoạt bửu vật, nên gọi là: thiết tu đạo trước. Lúc nầy Chân Ý phải thật dũng mãnh, dùng hơi thở để thu nhiếp, đem Chân chủng nầy trở về đơn Lư. Sau đó phải dụng công Pháp luân. Tịch Vô Thiền sư viết: Chí ư lục hiệp đồng xuân, vật vật đắc sở. Lục hiệp: là châu thân con người. Xuân: là nói về dạng ấm ấm trong người. Vật: là tên riêng biệt của Thích giáo, Nho giáo gọi là Nguyên khí. Công đáo thời chí: là lúc Chân Dược sản, hốt nhiên Đơn Điền tợ như âm dương hòa hiệp thấm thấu, mạch sống trong người khoái sướng, tất cả tám vạn bốn ngàn khiếu nhỏ có dạng ngứa ngáy. Thân Tâm dường như vô chủ, Đơn Điền lần lần mở, ngoại Thận đột nhiên cất lên, Long cung hốt nhiên có một tiếng gầm, hô hấp tự nhiên đứt đoạn, Tâm và bửu vật hút nhau như đá nam châm hút sắt. Chân Ý và hơi thở bao hàm với nhau như loài trùng ẩn trốn, thình lình tâm hồn nhập vào trạng thái Thái cực, như nửa tỉnh nửa mê. Thiên địa, nhơn ngã chẳng biết về đâu. Thần với Khí như xen lẫn chìm ngấm, chẳng phải như Thiền khô tịch ngày nay. Tâm hồn tợ như hoảng hoảng hốt hốt. Tâm chẳng khứng lìa bỏ linh vật, linh vật chẳng khứng lìa bỏ Tâm, tương thân tương luyến kết thành một khối. Cảnh tượng nơi trong tợ như 2 khí Tiên Thiên và Hậu Thiên cùng nhau thở hút, nhưng thiệt chưa thấy thở thấy hút. Tợ tiết tợ lậu, mà thiệt cũng chưa thấy tiết lậu. Cơ huyền diệu không thể lấy ngôn ngữ để hình dung. Cho nên Tâm kinh giải mới nói: một khí Chân Dương mới động trong đó vốn có vô số hơi thở vi vi, rồi chỉ trong giây lát hóa thành trạng thái Thái cực, Tâm này trở lại linh diệu. Cơ hô hấp dấy lên từ Chân Khí nơi Đơn Điền, tại Giáng Hạ rồi ra sau đến Vỹ Lư, lên Giáp Tích, lên Ngọc Chẩm. Lúc nào Chân Khí thật sung mãn thì Nhâm Đốc tự khai. Khi tấn thì nhanh Thể thủ quy nguyên chuyển đại Pháp luân. Nếu chẳng dụng công như vậy thì Nguyên Tinh sẽ tràn đầy và tiết lậu ra ngoài, ắt tiền công tận phế. Thiên nầy toàn tiết thiên cơ.
  • 45. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 45 Ta đã trải qua 30 năm mới đắc diệu đạo. Tu sĩ đời sau thành công đến chỗ nầy phải nên nhớ kỹ, chẳng nên coi thường lúc có cảnh tượng tín báo, chỉ được Dương quan tam hiện, tức là Chân chủng sở sản. Chẳng cần phải theo quy tắc nào khác, lại còn phân biệt bẩm thọ, hình thọ đồng nhau hay khác biệt. Đạt Ma Tổ sư viết: Nhị hầu thể Mâu Ni. Tiền hượt Tý thời là một hầu. Chân chủng sở sản là một hầu, là nhị hầu thể Mâu Ni. Hựu viết: Nhị hầu thể Mâu Ni, tứ hầu hữu diệu dụng, lục hầu biệt Thần công. Tiết trước nói 2 hầu là hầu sanh và hầu sản. Còn đây gọi 2 hầu là hầu Thể thủ và hầu Phong cố. Tu sĩ học Phật cần nên hiểu rõ chẳng chỉ có 1 khái luận, như trong Pháp luân lục hầu đồ đã nói minh bạch rồi. Còn ở đây 2 hầu là: lúc Chân chủng sản, thể quy Lư là một hầu. Lư trung phong cố là một hầu. Cộng lại là 2 hầu. Linh vật đã quy Lư thì phải thăng giáng. Thăng là một hầu, giáng là một hầu. Cộng với 2 hầu Mộc dục Mẹo Dậu là 6 hầu. Tứ hầu hữu diệu dụng là: thăng, giáng và 2 giờ mộc dục. Lục hầu biệt Thần công là tổng số hầu. Lục Tổ viết: Vãng Bắc tiếp độ. Vãng: là dùng Chân Ý mà đi đến. Bắc: là Thận Mạng, là Cốc Thần. Tiếp: là dùng Chân Ý mà tiếp thu Linh vật. Độ: là thăng, giáng vãng lai. Tịch Vô Thiền sư viết: Thể thủ dĩ thăng giáng, tùng Đốc Mạch thượng đảnh Nê Hườn, tùng Nhâm Mạch giáng hạ Đơn Điền. Nhâm và Đốc 2 mạch là đạo lộ của Pháp luân vãng lai. Nhâm Mạch khởi hành từ huyệt Hội Âm đi lên, đến Thừa Tương, rồi vào đường trong mà trở về.
  • 46. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 46 Đốc Mạch khởi hành từ Ngân Xỉ lên Thiên Môn, ra Ngọc Chẩm, xuống Giáp Tích, xuống Trường Cường rồi theo con đường trong mà về. Đó là quy luật vận chuyển Âm Dương Hậu Thiên tợ như kim đồng hồ, Tiên gia gọi: Thuận chuyển hà xa. Thuận chuyển hà xa thì sanh người sanh vật. Nghịch chuyển hà xa thì tác Phật tác Tiên. Nghịch chuyển hà xa Tiên gia gọi Châu thiên vận, Thiền gia gọi Pháp luân thường chuyển, Nho gia gọi Hành đình. Châu thiên vận mục đích để điều hòa nội Dược để khai thông đạo lộ chờ ngày quá quan, để đạt trường sinh bất lão. Lúc 2 mạch nầy thông thì trăm mạch cũng đều thông. Dịch kinh viết: Hạp hộ vị chi Khôn, tịch hộ vị chi Càn. Nhất hạp tịch vị chi biến, vãng lai bất cùng vị chi thông. Đây là sở dụng cơ tiêu tức đối với 2 khí để chuyển Pháp luân. Phần kinh văn nói về sự tu luyện của Thích tạng, Tiền bối cũng nói như vậy. Lại là công phu đầu tiên của kinh Lăng Nghiêm và kinh Pháp Hoa. Còn Nho gia lại lấy kinh Dịch làm thủ vụ, thái ấp, chùa Hải Hội. Phương trượng Long Giang hỏi: Tây phương phạn ngữ, chưa thấy chỗ nào nói đến Dịch, nay lại chép ra đây, là điều chẳng hạp với Thích giáo chăng? Đáp: Nếu chấp ở một thì chẳng minh ở hai. Chỗ tu học của nhà ngươi chỉ là bàng môn mà thôi. Cái đạo của Thích ca không phải như vậy. Trăm ngàn đời về trước, trăm ngàn đời về sau đối với người đời: Tam giáo há có 2 đường sao? Thù bất tri, nguyên đầu của Dịch là Tổ của Đạo. Lại hỏi: đã là Đơn kinh, mà ngày nay nho sĩ lấy Dịch làm sách bói toán, chưa từng nghe họ nói đó là sách tu luyện, là tại sao vậy? Đáp: thời văn bốc phệ là của tục Nho, chẳng phải là bậc xuất chúng của Nho chánh thống. Lại hỏi: kinh ấy dạy tu luyện như thế nào? Đáp: Đạo dụng Tiên Thiên và mượn khí Hậu Thiên để chuyển Pháp luân. Hạp hộ tức là hấp cơ, hấp cơ vãng hạ nên gọi Khôn.
  • 47. HUỆ MẠNG KINH HOA DƯƠNG THIỀN SƯ 47 Tịch hô tức hô cơ, hô cơ vãng thượng nên gọi Càn. Đó là cái lý nhất biên của Hậu Thiên. Biến cơ là tiêu tức của 2 quẻ Càn Khôn. Thí dụ như chiếc xe, Càn Khôn là 2 bánh xe biến làm trục xe. Trục xe vốn không chuyển động, chỉ nhờ ở 2 đầu trục, 2 đầu trục lại nhờ ở 2 bánh, 2 bánh lại nhờ ở Hạp tịch thổi thúc. Xe chờ trục mà chuyển động, trục lại chờ bánh mà vận triền. Bánh xe lại chờ Hạp tịch mà thôi bức. Thì sở dụng của xe mới hoàn toàn. Nếu như chưa thấu hiểu thì tham khảo nơi lục hầu đồ. Chẳng còn gì kỳ diệu bằng. Vãng lai bất cùng: là cơ tiêu tức của 2 khí Tiên Thiên và Hậu Thiên vận chuyển. Thông: là thông đạt được Huyền quan Tổ khiếu, là cơ Càn Khôn cộng vận. Nếu dùng hô hấp của miệng mũi, và gọi một hô hấp là vãng Lai bất cùng thì cách xa với Tiên Thiên Đại Đạo vậy. Hỏi: như vậy thì phải dụng công như thế nào? Đáp: lấy Hậu Thiên phàm tức chế hóa ra Tiên Thiên Chân tức. Hô hấp cơ vi tịch vi Càn. Hấp cơ vi hạp vi không. Càn Khôn là định vị của Thiên Địa. Ngôi đầu của con người là Càn, phần bụng gọi là Khôn. Cơ biến thuộc chủ tể của Càn Khôn, là Chân Ý của tể chủ sử cho 2 khí vận chuyển. Lúc lên lúc xuống, lên xuống mãi mãi nên gọi: Vãng lai bất cùng. Lúc thăng giáng, Chân Ý tuy là chủ thể ở Cốc Thần, mà Thần lại chú trọng cùng với Tiên Thiên Chân Tức đồng hành, chẳng qua là mượn cơ hạp tịch của Hậu Thiên để vận chuyển Tiên Thiên Khí vậy. Hỏi: đệ tử ngu muội, mong cầu lão sư chỉ truyền chí lý mới dám tự dụng. Chỉ thiệt là điều có lỗi mà nói ra đây, đức Thế Tôn có nói: độ tận chúng sanh, rồi mới tự độ thì đâu có lỗi. Huống chi Thiền giáo ngày nay lại không có song tu? Đáp: đây là bí cơ chuyển pháp luân ngàn đời chẳng khứng minh ngôn, trăm Tổ không lời chỉ phá. Trong diệu lại diệu, trong vi lại vi chẳng phải phàm phu mới có thể nghe. Chẳng có túc duyên thiện căn làm sao nghe được. Lại nói: đệ tử khẩn cầu hòa thượng tùy ân.