SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 133
Downloaden Sie, um offline zu lesen
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
1
Tên thật là Phạm Thánh Kiệt, người Chương Hóa –
Điền Vĩ. Lúc 18 tuổi học ở đại học Đạm Giang, Đài Bắc
thì đã cầu Đạo, trong Phát Nhất Tổ của học giới đạo
trướng Sùng Đức – Đài Bắc tham gia bàn Đạo. Vừa cầu
Đạo đã sống trong Phật Đường. Cầu Đạo chưa được 10
năm, trước sau khuyến hóa và độ hóa hơn 5000 mấy
người.
Sau khi tốt nghiệp đại học đi lính hai năm (năm 26 tuổi),
vì thối Đạo tâm, không tham gia việc Đạo trường, liền
xảy ra tai nạn xe cộ, bị đứt gãy cổ chỉ còn lại khí quản
và động mạch cổ. Suốt thời gian ba ngày ở trong bệnh
viện Tú Truyền, đã chịu hết những hình phạt của địa
ngục đạo và ác quỷ đạo.
Sau đó, Nam Cực Tiên Ông đã dẫn Phạm Giảng Sư đi du
Thiên Đàng. Du ngoạn trong khoảng thời gian 12 tiếng,
đã nhìn thấy rất nhiều người tu Đạo phạm phải những
tội lỗi, sai lầm.
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PHÄM GIÂNG SƯ
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
2
LỜI BAN BIÊN TẬP
Đạo Chí Tôn Quý, sự thù thắng của Minh Sư nhất
chỉ. Cụ thể nhưng vi diệu trong “Phật Quy Lễ Tiết” của
đệ tử Bạch Dương. Duy có “Ngôn hành hữu Đạo” cho
đến khi ý thức trong suốt, mới đủ để đạt đến cứu cánh
giải thoát phiền não Sinh Tử. Đang đến thời Mạt Hậu,
đệ tử trong thời kỳ Bạch Dương chăm chỉ “Hành
công lập đức”, thường vô tình đánh mất đi bổn
tánh hoặc trong kinh nghiệm bàn Đạo sinh tâm
ngã mạn, đều vì tâm “Chủ kính tồn thành” đã lơi lỏng,
xem thường đi. Đem việc Trời xem như việc người mà
làm, nhận sai tâm người cho là tâm Trời. Vì đạo danh,
đạo lợi quên đi tình nghĩa, rơi vào ngục tù mà không
hay biết. Lại bị nghiệp phàm vây chặt, Thánh Phàm
xung đột. Không vượt qua được tâm tham lợi ích và sự
truy đuổi của nghiệp lực, nên đã quên mất nguyện lực
lúc ban đầu đã lập. Khởi một niệm nên động nhân quả,
nghiệp lực tức thì tìm đến ngay !
Thượng Đế vì muốn cảnh tỉnh kẻ Tu – Bàn thời Mạt
hậu, chớ vì một niệm tham chấp mà phí đi công phu tu
một đời. Cho nên, tấm gương đã độ vô số người, thành
tâm Tu - Bàn của Phạm Giảng Sư có thể khởi phát các
Bạch Dương đệ tử đang thành tâm tu Đạo, bàn Đạo
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
3
hiện nay. Làm thế nào trong khi bàn Đạo có thể tự
soi rọi tâm niệm xao động không yên của bản
thân? Làm thế nào trong khi độ người có thể độ
cả phiên kiến, tà niệm, vọng tưởng của nội tâm?
Phạm Giảng Sư nói :”Hậu học xưa kia cũng tín thệ đán
đán (như mặt trời mới lên), cảm thấy bản thân là một
người tu Đạo đúng tiêu chuẩn, nhưng mà sau đó mới
biết rằng Người tu Đạo của hậu học chỉ đủ tư cách lúc ở
Phật Đường mà thôi ! Nếu như lúc không còn nguyện
lực thì nghiệp lực sẽ xuất hiện !”
Phạm Thánh Kiệt là một vị Giảng Sư trẻ tuổi trong
giới học giả Đạo trường tham bàn, thuyết giảng.
Nhờ có một tấm lòng thành son sắt đã độ vô số thân
hữu. Xả thân bàn Đạo, độ người có thể nói rằng dũng
mãnh tiếng bước, không hề lui sợ, đồng thời được sự
trợ hóa của Tiên Phật. Không ngờ, chỉ vì một động
niệm muốn kiếm tiền mà đã thối lui Đạo tâm,
nghiệp lực lập tức theo sát bên mình. Ban đầu vốn
có một chút tâm Bồ Tát, sau trở thành một phàm phu
tục tử. Trong ranh giới giữa sự Sanh và Tử, Thượng Đế
nghĩ đến Phạm Giảng Sư trong Đạo trường tu Đạo bàn
Đạo, xem ra cũng có chút lòng thành nên giúp vượt qua
cuộc chiến Sanh Tử này và do Nam Cực Tiên Ông dẫn
đi du Thiên Đàng. Xem nhân quả tiền kiếp của bản thân,
cùng công và tội của người tu Đạo.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
4
Chuyến du Thiên Đàng của Phạm Giảng Sư, không phải
là chuyến du lịch thuần túy lên Thiên Đàng. Mà là trong
quá trình du lịch thấy được bản thân mình và những
điểm vi tế mà những người Tu – Bàn Đạo thời mạt hậu
đã thiếu sót vướng phải --- Công và Lỗi.
Điều mà trong những tập Thiên Đàng du ký trước kia,
có những sự việc chưa từng ghi chép lại.
Phạm Giảng Sư kể cặn kẽ những chuyện nhân
duyên quả báo của chính mình nhưng đã giản lược nhân
khởi của tai nạn xe lần này --- Tâm Niệm. Qua phần
tường thuật của Giảng Sư, chúng ta có thể phát hiện,
những người Tu – Bàn Đạo thời mạt hậu, trong sự bất
giác đã buông mất đi hạt giống Bồ Đề, sơ suất việc giữ
Giới luật Phật quy. Thượng Đế mượn cái gương nhân
quả và việc du Thiên Đàng của Phạm Giảng Sư, cảnh
tỉnh chúng ta rằng: Trong Đạo trường Bạch Dương
đã rất phổ biến việc xuất hiện các hiện tượng lơi
lỏng Phật quy và sự tu trì. Hy vọng mỗi người có
thể thức thời tự hồi đầu quán chiếu, niệm niệm
thường giữ để tránh điều suốt một đời tu bàn, lại
trở nên giờ Ngọ thành Đạo giờ Tỵ đã sa đọa !
Nhà xuất bản của chúng tôi khi nghe được băng ghi
âm gốc của Phạm Giảng Sư, đã đánh động tâm linh
đang ngu muội không biết. Một cảm xúc cảm động và
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
5
hối hận tự dâng trào lên. Chúng ta tự cho rằng mình
thật tâm tu Đạo, có thật là Chân tu thực luyện
hay chưa? Có thật là công đức vô lượng hay
không? Có cần phải động tâm, mưu toan tính
toán nữa hay không? Đối với người trên kẻ dưới
có thật là không hổ thẹn hay không? Đã đến lúc
cần nhìn thẳng lại mình rồi.
Đến đây, tòa soạn chúng tôi cầm bút lên, hy vọng
có thể vì Trời làm một chút việc, truyền đạt thông tin,
cho nên nhúng tay viết bản thảo này. Toàn văn không
rời ý chính, chỉ lược phân thành từng đoạn và tiêu đề.
Sách này dự trù ấn tống 10.000 quyển dành tặng để kết
duyên cùng các Tiền Hiền và Đại Đức. Mong rằng quyển
sách này có thể cống hiến cho các vị Tiền Hiền, Đại Đức
nhiều hơn nữa kim chỉ nam và sự phát khởi trong Tu –
Bàn. Đồng thời khẩn thiết mong được các vị Tiền Hiền,
Đại Đức cùng hộ trì, tuyên truyền và trợ duyên ấn tống,
để không phụ dụng ý của Thượng Đế.
Ban Biên Tập MINH ĐỨC cẩn ghi
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
6
Đang thời hiện nay, tuy vật chất phong phú, nhưng
lòng người đã hủ nát vô tận! Vì do xã hội không thể
tuân phụng đạo đức, khiến cho bản chất vốn linh minh
lương thiện của mọi người đã biến thành tâm địa hôn
ám, đánh mất luân thường. Ngày ngày đều xảy ra các
việc trong xã hội khiến cho người trợn mắt kinh tâm. Sự
giao tiếp giữa người với nhau, vô phương thành thật
hiền lương, lúc nào cũng dụ dỗ, đấu tranh nhau, trong
tâm đen tối, bại đức loạn hành, không thể như xưa.
Không những tu thân vô đức, ngược lại tội nghiệp đầy
người. Tiên Phật gọi là “Ngũ trược ác thế”.
Người sinh ra trên đời, cần nghĩ đến điều sai trái
của bản thân để tự phản tỉnh, mới có thể từ phẩm hạnh
hoặc các mặt khác tiến bộ hơn. Lại nữa, điều đáng buồn
là người thời nay chỉ dụng công phu về phương diện đạt
được tư lợi vật chất mà thôi. Đối với phần căn bản nhất
là bổn tánh linh minh, thì lại không chịu để chút tâm
đầu tư vào, thực là bỏ bổn đuổi theo cái tận !
Một kiếp nhân sinh chỉ mấy mươi năm, cần phải
biết tu, biết ngộ, tiếc phước, tạo phước, mới có thể tu
được tự tánh quang minh. Nếu như không biết nghĩ đâu
PHÄM THÁNH KIỆT TỰ THUẬT
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
7
mới là nơi trở về, thì sẽ trầm luân trong biển khổ tội
nghiệp.
Thượng Đế không những tâm để thiện ác đồng chịu
nạn kiếp số, đặc biệt giáng Đại Đạo để cứu vớt chúng
sinh mê muội. Phận chúng ta gặp được Minh Sư chỉ
điểm, liễu ngộ chân tánh chân chủ, được siêu thoát sinh
tử luân hồi. Thiên Ân Sư Đức bao la, khó mà báo đáp.
Hậu học vốn tu trì nhiều năm, càng tu càng bảo vệ bản
thân, tâm càng vị kỷ, mọi việc đều xem mình làm trọng.
Rõ ràng biết rằng “Tu Đạo” là tốt, lại tự cam để lương
tri mê muội mà buông bỏ đường tu. Rõ biết rằng “Bàn
Đạo” hành thiện có thể giải trừ tội lỗi, lại dừng chân
không bước tới, che lấp Thiên lương, tăng thêm tội lỗi,
đều là vì tâm tính chưa sáng, “Chủ Nhân Ông” chưa thật
sự làm chủ lấy bản thân.
Hậu học trải qua đại kiếp Sinh Tử lần này, thật sự
tin rằng “Tu Đạo tu tâm, Bàn Đạo tận tâm” câu này.
Một niệm trần khởi, trên Trời xem như điện chớp, tâm
niệm của chúng ta không chỉ ảnh hưởng suốt đời mình,
mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến những người hữu
duyên quanh ta.
Mỗi lần bắt đầu khởi động niệm, cần phải tự
hỏi lại bản thân: Niệm này khởi lên có trái với
lương tâm không? Có chính đáng không? Có hợp
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
8
tình hợp lý không? Suy nghĩ đôi lần rồi hãy làm,
không những có thể làm giảm bớt sai phạm, càng
sẽ không hồ đồ tạo tội tạo nghiệp. Nếu có thể
thường xuyên như thế, thì làm thế nào có những
chuyện trái lương tâm chứ? Thì càng không sợ rằng
ta Tu – Bàn không thành tựu! Thân người đáng quý là ở
chỗ thường tỉnh thức, có thể giữ được chân tính quang
minh Tiên Thiên đã ban cho. Thêm một bước càng có
thể tự giác giác tha, lợi mình lợi người. Ai ai cũng thế,
thì Vườn nhà Di Lặc sẽ có ở trần gian.
Hy vọng rằng sách này in ra, cảnh tỉnh bản thân và
các bạn đồng tu, luôn luôn tỉnh giác trong các động
niệm, niệm niệm chân chánh. Hiện nay, Thủy Hỏa tai
ương không ngừng xảy ra, một niệm lui mất thì chư
nghiệp khởi lên, ta há không cẩn thận hay sao? Cần
nên biết rằng Phật Lực khó địch Nghiệp Lực,
Nghiệp Lực khó địch Nguyện Lực. Nhân quả không
bao giờ mất, duy có Tu Đạo – Bàn Đạo, chân tu thực
luyện mới có thể cứu vãn lòng người sắp ngã, tế độ tàn
linh trở về Lý Thiên.
Sau cùng, một lần nữa cảm tạ bạn đồng tu là Nhà
xuất bản Minh Đức đã hỗ trợ ghi âm, ghi chép và sự từ
bi hậu ái của Giám đốc Huỳnh, Giám đốc Hồng cho sách
này được ấn hành.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
9
Hậu học kiến thức cạn hẹp, ngôn từ thô cạn, nếu có
chỗ không viên mãn, cầu xin Tiên Phật từ bi xá tội.
Đôi lời nhắn gửi, kính ghi lời tựa !
Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 93 (2004 Dương Lịch)
Ngày 20 Tháng 08 Năm Giáp Thân
Phạm Thánh Kiệt Cẩn ghi tại nhà riêng Đài Trung
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
10
MỤC LỤC
 NHÂN DUYÊN TU ĐẠO VÀ BÀN ĐẠO................ 13
 Bị giật mình mới cầu Đạo ..................................... 14
 Sự thành toàn của Dẫn Bảo Sư ........................ 19
 Cầu Lão Sư giúp đỡ độ người .......................... 22
 Quan Thánh Đế Quân độ người nhà.................. 25
 Nhóm ăn tập thể mười ngàn khấu đầu ............. 28
 Súng đeo trên lưng làm chấp lễ Bàn Đạo .......... 32
 Học Mạc Quảng Lượng ấn chuông độ người ..... 36
 CỬA ẢI SANH TỬ TRONG TAI NẠN XE CỘ ...... 39
 Cắm đầu cắm cổ lo kiếm tiền không tham gia bàn
Đạo ....................................................................... 40
 Sanh tử trong chớp mắt .................................. 42
 Chạy 2Km đường với chiếc xe vụn nát .............. 44
 Địa ngục đạo trong bệnh viện .......................... 47
 Ngạ quỷ đạo trong bệnh viện .......................... 52
 Diệu dụng có ý thức thủ Huyền Quan ............... 57
 NHÂN TIỀN KIẾP – KIẾP NÀY BÁO .................. 63
 Theo Nam Cực Tiên Ông du Thiên Đàng .......... 64
 Kim Long – Thanh Long tự làm chức của mình... 68
 300 năm trước - ba mạng người ...................... 70
 Dẫn Bảo Sư của 300 năm trước ....................... 73
 Ba kiếp nhân quả trả ba ngày .......................... 75
 Ba ngày Địa Ngục Đạo và Ngạ Quỷ Đạo ở
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
11
bệnh viện........................................................ 78
 LIÊN HOA TRÌ – TIÊN ĐÀO VIÊN ..................... 82
 Hoa sen nhỏ của Phạm Thánh Kiệt ................... 83
 Hoa sen lớn của Ân Sư .................................... 88
 Tòa sen lớn nhỏ không giống nhau .................. 91
 Sự khác biệt giữa hoa sen và đào tiên .............. 93
 ĐỀN CÔNG ĐỨC – LÂU ĐÀI TỘI LỖI................ 95
 Nói rõ về đền thờ công đức ........................ 96
1. Có công lầu độ hóa ...................................... 97
2. Có công khuyến hóa ..................................... 97
3. Một tý công đức cũng không sót .................... 98
4. Chân công đức ........................................... 101
5. Có công trợ Đạo ......................................... 102
 Nói rõ về lâu đài tội lỗi ............................. 105
1. Lập nguyện không liễu ................................ 106
2. Nhân đạo vị toàn ........................................ 108
3. Giảng sư không hiểu lại không giảng nguyện
văn ............................................................ 110
4. Tam thanh tứ chánh, Phật quy lễ tiết không nói
hoặc nói bừa .............................................. 111
5. Hư tâm giả ý .............................................. 113
6. Không chân tu thật luyện ............................ 113
7. Không nghe theo Thầy điều động ................ 114
8. Không Trọng Thánh Khinh Phàm ................. 115
9. Đàn chủ không giảng, không dạy Phật quy ... 115
10. Đàn chủ phạm sát giới.......................................116
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
12
11. Không Tôn Kính Tiên Phật ............................ 117
12. Không Tôn Sư Trọng Đạo ............................. 118
13. Tạo khẩu nghiệp ......................................... 119
14. Không thanh khẩu như tố ............................ 120
15. Miệt thị Tiền Nhân ....................................... 120
16. Quả cúng, nhang rơi xuống đất .................... 121
17. Tùy ý hủy hoại, hoặc đốt biểu văn ................ 122
18. Dương phụng âm vi (miệng vâng bụng trái) .. 123
19. Tham chiếm công đức ................................. 124
20. Không thật tâm sám hối ............................... 125
21. Có nghi ngờ đối với Thiên Mệnh ................... 126
22. Sự oán trách đối với Tiền Hiền ..................... 127
23. Chấp công đức tướng .................................. 127
24. Giữ giới khó bền .......................................... 127
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
13
ậu học thật lòng lo âu hồi hộp mà đến đây
cùng mọi người học tập, tin rằng mỗi vị đạo
thân có mặt ở đây đều tự cho mình là một người tu Đạo.
Hậu học xưa kia cũng Tín thệ đán đán (như mặt trời
mới lên), cảm thấy bản thân là một người tu Đạo đúng
tiêu chuẩn.
Nhưng mà sau đó mới biết rằng “Người tu Đạo” của hậu
học chỉ đủ tư cách khi ở trong Phật Đường! Tức là
chúng ta bước đến Phật Đường thì giống như người tu
Đạo, ra khỏi Phật Đường thì không dám đảm bảo có
phù hợp là một người tu Đạo nữa hay không rồi !
Cho nên hôm nay được đến nơi đây, một mặt là cùng
báo cáo với các vị Tiền Hiền một bằng chứng thật sự,
còn một mặt khác là qua việc hậu học tu Đạo, bàn Đạo
có thể đem đến cho các vị Tiền Hiền một ít khởi phát.
H
NHÂN DUYÊN
CÆU ĐÄO - TU ĐÄO - BÀN ĐÄO
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
14
úc đầu hậu học cầu Đạo ở Đạo trường của Trần
Tiền Nhân tại Đài Bắc và cũng là lúc đang học Đại học
Đạm Giang.
Hậu học là người Chương Hóa, đến Đài Bắc đi học. Có
một ngày hàn lưu (cơn lạnh) hậu học ra ngoài mua đồ
về ăn. Lúc ăn xong chuẩn bị đi ngủ thì có người gõ cửa.
Vì gõ cửa rất dụng tâm rất dụng sức, âm thanh đủ để
khiến hậu học tỉnh giấc. Hậu học ló đầu ra xem thì thấy
một vị mặt áo trắng quần xanh học trên lớp mình, hậu
học liền hỏi anh ấy tìm ai? Anh ta bảo tìm bạn cùng
phòng của hậu học là xxx có nhà không? Hậu học trả lời
là anh ấy đi học chưa về. Nhìn thấy anh ta toàn thân bị
ướt, lúc đầu định mời anh ta vào uống một ly trà nóng
rồi đi. Không ngờ anh ấy rất ung dung bước vào phòng
hậu học, vào đến rồi thì uống trà trò chuyện.
Học trưởng (người học trên lớp mình) hỏi hậu học có tín
ngưỡng hay không? Có tin rằng có linh hồn hay không?
Ly trà đêm đó uống đến 2 tiếng đồng hồ, trà uống hết
rồi mà vẫn chưa nói đến chủ đề. Học trưởng liền hỏi
L
BỊ HÙ DỌA MỚI CÆU ĐÄO
 Duyên đến rồi, có trốn cũng vô dụng, cho nên
cæn phâi trân trọng.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
15
hậu học: ”Cậu em, đêm mai cậu có rảnh hay không?
Đêm mai Tôi sẽ đến tìm Cậu”.
Đêm hôm sau học trưởng lại đến, anh hỏi hậu học có
biết trên con người của ta có một nơi là cửa để linh hồn
ta ra vào thể xác ? Hậu học đoán mãi không đúng, anh
ấy hỏi hậu học có muốn biết hay không? Hậu học trả lời
rằng “Muốn biết”. Học trưởng bảo: ”Cậu cần phải cầu
Đạo, cầu Đạo phải ăn chay, đóng tiền công đức phí, lập
nguyện,... ” Hậu học nghe xong có chút động lòng
nhưng chưa đến mức phải hành động cho nên đương
nhiên là còn từ chối, nên nói: “Cơ duyên chưa đến, Phật
duyên chưa đầy đủ”. Học trưởng bảo: “Không sao, ngày
mai tôi sẽ đến”.
Cho nên tối đêm thứ 3, học trưởng lại đến, hậu học
không tiện đuổi khách, cho nên ngồi tiếp tục nói chuyện.
Ngày thứ 3 thì nói nhiều hơn, từ xã hội nói đến Đạo
trường, còn nói đến các nhánh Đạo, lúc đó hậu học chỉ
biết một nửa mà thôi. Học trưởng bảo: “Ở gần đây, có
mấy người bạn có thể nói là chí đồng đạo hợp ở chung
với nhau, gọi là “Nhóm ăn tập thể”, cũng có Phật Đường.
Nơi đó có rất nhiều người có thể trả lời tường tận những
thắc mắc của cậu”. Cho nên mời hậu học đến đó xem
xem, vì thế hậu học cùng đi đến đó với huynh trưởng.
Vừa ngay tối hôm đó Phật Đường đang có lớp nghiên
cứu quyển Mạnh Tử, hậu học liền tìm một chỗ để ngồi.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
16
Mọi người đang lúc thảo luận, cho nên nội dung thảo
luận của họ, hậu học đều nghe rõ hết cả nhưng không
hiểu ý nghĩa. Sau đó, các anh em ấy đều dùng mọi cách
để hy vọng hậu học cầu Đạo, đương nhiên là hậu học
cũng đã dùng mọi cách để từ chối. Giờ đây nghĩ lại thật
đúng là Phật duyên không đủ! Đang lúc không khí có vẻ
chùng xuống đó, đột nhiên có một vị học trưởng, anh
này vừa giải ngũ, anh vỗ bàn một cái “Bốp” và lớn tiếng
nói rằng: “Cậu muốn cầu Đạo thì đến, không cầu Đạo
thì đi ra, Phật Đường là nơi bàn Đạo, không phải là nơi
để cậu đấu trí làm cao”. Hậu học giật thót cả người, sợ
quá là sợ vì hậu học chỉ có một mình, bọn họ có đến
mười mấy người. Cho nên lúc đó hậu học lập tức nói:
“Em muốn cầu Đạo”.
Lúc đó hậu học cầu Đạo thực sự mà nói, thiện căn hơi ít
một chút, là do vị học trưởng đó nổi giận vỗ bàn mới
cầu Đạo. Đồng ý cầu Đạo và ngày bàn Đạo còn một
khoảng thời gian lâu, trong thời gian này hậu học đều
cùng một người bạn đi dùng cơm, người bạn này là một
Phật tử tín ngưỡng Tịnh Độ Tông của Phật Giáo. Nên
thường giảng cho hậu học nghe là phải giới sát, từ bi,...
cho nên hậu học cùng anh ấy ăn chay, ăn được bảy
ngày. Học trưởng bảo rằng trong khu vực có bàn Đạo
nên hậu học đi cầu Đạo. Hậu học đem hết số tiền sinh
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
17
hoạt phí trong một tuần là 500 NDT (tương đương
225.000 đ VN), đem đi làm công đức phí khi cầu Đạo.
Cầu Đạo xong được phát hai quyển sách thiện, một
quyển là Di Lặc Chân Kinh, một quyển là Hà Tiên Cô
truyện, hậu học mới đọc qua hai quyển sách này. Khi
đọc quyển Hà Tiên Cô truyện, hoàn toàn không biết là
nói cái gì? Nên gọi điện thoại hỏi học trưởng: “Học
trưởng, quyển sách này là sách gì? Tại sao em đọc
không hiểu? Tại sao lại có Ha Ha, Hư Hư, Hì Hì, Hí Hí ? ”.
Học trưởng trả lời: “Thế này nhé, cậu có muốn chọn
một ngày đến Phật Đường chúng tôi ở một hai hôm,
chúng tôi sẽ giải thích cho cậu”. Hậu học trả lời: “Được
thôi”.
Đã cầu Đạo rồi, hậu học cũng muốn biết rốt cuộc là
điều gì ? Sau đó có một ngày, các học trưởng lái một
chiếc xe cùng với sáu, bảy xe gắn máy đến thăm hậu
học. Học trưởng bảo: “Cậu em, tối đến Phật Đường
chúng tôi ngủ có được không ?” Hậu học trả lời: “Được
chứ !”. Sáu, bảy học trưởng bắt đầu bắt tay dọn đồ đạc,
dọn hết tất cả những đồ dùng của hậu học lên xe, chở
đến Phật Đường. Hậu học như thế đến Phật Đường ở.
Cách ngày sau, hậu học mới nói với học trưởng: “Học
trưởng, em muốn về, có thể giúp em chở hành lý được
không vậy ?” Học trưởng bảo: “Nhưng mà Phật Đường
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
18
bây giờ không có người, nếu cậu muốn thì tự mình dọn”.
Hậu học mới hỏi: “Như vậy Phật Đường có chỗ hay
không ? Em có thể ở tạm lại được không vậy ?”. Học
trưởng bảo: “Tốt ! Nhưng mà vấn đề là dưới lầu không
có chỗ, cậu phải ở trên lầu, trên lầu thuộc về Phật
Đường, Phật quy lễ tiết của Phật Đường có hơi nghiêm
khắc”. Hậu học nói: “Được ! Không sao, thì em ở Phật
Đường !”.
Hậu học tiếp cận Đạo Trường, ở Phật Đường, có thể nói
100% là bị gạt đến. Tại vì học trưởng bảo hậu học chỉ ở
có một ngày là được rồi, cuố cùng hậu học đã ở bốn
năm, bốn năm học đại học đều ở Phật Đường. Cho nên
duyên của ta có khi là như thế, duyên đến rồi, dù có
trốn cũng vô ích, cho nên ta càng phải trân trọng.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
19
ậu học lúc đầu là do sợ hãi, nhát gan mới đến
cầu Đạo, còn ở Phật Đường là do bị gạt, bất
đắc dĩ, ấm ức mà ở lại. Nhưng mà chỉ cần Đạo chánh –
Lý chánh – Thiên mệnh chánh, bất luận là bạn do nhân
duyên nào đến, cuối cùng dần dần sẽ nảy mầm. Rất
nhiều lần hậu học định dọn ra khỏi Phật Đường, cho
rằng Phật Đường không thích hợp với hậu học “Tôi còn
có rất nhiều kế hoạch cho cuộc sống”! Lại còn gặp sự
phản đối của người nhà, không thông cảm, sự xa cách
của bạn hữu; hoặc vì độ bạn đến cầu Đạo, bạn không
đến, thì gây nhau, không nói đến nhau, cho nên sản
sinh rất nhiều việc xung đột.
Hậu học rất luôn cảm ân bởi vì chúng ta đều là bị người
khác đôn đốc, răn đe suốt con đường mà thành toàn ra.
Nhất là Dẫn sư của hậu học, Dẫn sư biết hậu học thích
xem kinh sách. Có lần nhìn thấy hậu học cứ lật mãi một
quyển kinh Phật, Dẫn sư đã lén mua quyển kinh đó tặng
hậu học. Cho nên không nhất thiết là làm tài thí ở Phật
H
SỰ THÀNH TOÀN CỦA DẪN BÂO SƯ
 Chî cæn Đäo chánh - Lý chánh - Thiên mệnh
chánh, bçt luận bän do nhån duyên nào đến,
cuối cùng sẽ từ từ nây mæm.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
20
Đường, bạn nhận thấy người nào cần thành toàn, thì
bạn hãy giúp đỡ họ, như thế cũng gọi là tài thí. Hậu học
rất cảm ơn Dẫn sư, vì nếu không có Dẫn sư, có thể hậu
học không có cách nào đi đến hôm nay.
Hậu học bắt đầu học tập độ người, ăn chay, trong lòng
hậu học nghĩ rằng: “Nếu đã muốn ăn chay thì hạ quyết
tâm ăn suốt đời thôi”. Cho nên hậu học cho rằng nhất
định phải có nguyên tắc để mọi người giám sát mình.
Một hôm, hậu học đến trường, lựa lúc thầy cô chưa đến
lớp, lén chạy lên bục giảng nói vào Micorô: “Thưa các
bạn, tôi có việc cần tuyên bố! Bắt đầu từ hôm nay tôi sẽ
ăn chay”. Các bạn tôi đều nói: “Cái đầu của bạn bị hư
rồi hay sao?”. Mọi người đều nói rằng: “Bạn không thể
nào, nhất định là bạn không kiên trì được đâu”.
Cho nên mọi người đoán rằng hậu học chỉ có thể ăn
chừng mười mấy ngày, nhưng mà không ngờ hậu học
ăn chay thật luôn. Tại sao có sự bồng bột như vậy chứ?
Quan trọng nhất là hậu học chỉ còn có Cha, lúc hậu học
ba tuổi thì mẹ đã qua đời. Sau khi đến Đạo Trường,
phát hiện Đạo Trường có cảm giác “Nhà”, đem đến cho
hậu học sự chấn động mạnh. Cho nên hậu học rất hy
vọng được hòa nhập vào đấy.
Lúc đầu hậu học đã được thành toàn như thế nào
vậy nhỉ?
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
21
Chỉ cần các học trưởng đi ra ngoài độ người là dẫn hậu
học đi theo. Do đó cho nên bọn họ cũng không cần phí
tâm lực để quan tâm mà hỏi: “Cậu em, gần đây có
phiền não gì không? Có phải cậu em có chuyện ...?”
Không cần, khi mà trí tuệ của chúng ta dần dần tăng
trưởng, phiền não sẽ giảm bớt. Đầu tiên là tâm từ bi
của bạn sẽ phát khởi, phát như thế nào? Đi đến cùng
chúng sinh. Cho nên lúc ấy các học trưởng thành toàn
hậu học thật đơn giản, cũng là điều mà Đạo trường
thường nói là “Bàn Đạo”.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
22
úc mới đầu hậu học dẫn rất nhiều bạn thân, bạn
học đến Phật Đường cầu Đạo. Vì hai bên tin
tưởng nhau cho nên rất dễ cầu Đạo, nhưng mà về sau
thì càng ngày càng khó độ rồi. Khi hậu học cảm thấy
người khó độ, mới nghĩ rằng: “Khi chúng ta cầu Đạo,
không phải là có ghi một tờ biểu văn hay sao? Tên ta
ghi trên đó, có lẽ phải như thế họ mới đến cầu Đạo”.
Hậu học liền tự ra chủ ý, bắt đầu ghi hết tên những
người muốn độ lên một tờ giấy , sau đó đốt đèn Phật
lên, học theo Điểm Truyền Sư quỳ trước Phật mà
nguyện: “Tế Công Hoạt Phật từ bi, đệ tử muốn đi độ
những người này ...”. Cứ từng tên từng tên đọc cho Lão
Sư nghe, cầu Lão Sư từ bi ! Sau đó đốt tờ giấy đi, cứ
xem tờ giấy như là tờ biểu văn mà đốt đi.
Lúc đầu hậu học phát tâm độ người, trong lòng nghĩ
rằng: “Bạn học cùng lớp là hữu duyên với ta, hữu duyên
mà không độ thì chứng tỏ ta đã quên mất bổn phận”.
Cho nên mới viết tên bạn học vào một tờ giấy và đốt
gửi cho Lão Sư.
L
CÆU LÃO SƯ GIÚP ĐỠ ĐỘ NGƯỜI
 Bän có tåm như thế, thì sẽ có sức mänh !
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
23
Hậu học ghi tên xong đốt đi, nói ra cũng kỳ lạ, bạn có
tâm như thế, thì sẽ có sức mạnh như thế ! Hậu học ghi
rõ “bệnh trạng” của những bạn học không chịu cầu Đạo
lên giấy kể cho Lão Sư biết.
Ví dụ như: Người này theo Đạo vô thần, con nói chuyện
Đạo với anh ta, anh ta không nghe; hoặc là người nào
đó rất muốn cầu Đạo nhưng người nhà của họ phản đối,
hậu học đều ghi rõ ràng nói với Lão Sư. Kết quả có bạn
học nói: “Đêm qua tôi chiêm bao thấy anh, anh nói gì
đó tôi không biết, không biết miệng anh nên nói gì?”
Hậu học đã nói với người bạn đó: “Tôi mong muốn mời
bạn đến cầu Đạo và tôi cầu Tiên Phật ở chỗ tôi nói với
bạn, bạn thấy đấy, đó là Tiên Phật báo mộng đấy !”. Kết
quả là cũng có người đến cầu Đạo.
Còn có bạn trong lúc chạy xe gắn máy đi học hoặc đi về,
lại nghe bên tai có tiếng nói chuyện với anh ta rằng:
“Một chút nữa con phải đi tìm Phạm Khánh Kiệt”. Anh
bạn nhìn thì không thấy người. Khi đến trường thì tìm
hậu học nói: “Khi nãy rất kỳ lạ, có người bảo tôi đi tìm
anh !”. Anh này vốn không tin có quỷ thần, nhưng cũng
đã đến cầu Đạo rồi !
Hậu học còn nhớ một việc còn để ấn tượng rất sâu. Có
một lần có sau người bạn học đồng ý đến cầu Đạo, cuối
cùng đến ngày cầu Đạo, bọn họ gọi điện thoại báo rằng
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
24
đột xuất quyết định đi chơi nên không đến cầu Đạo.
Đang lúc hậu học cảm thấy rất buồn bã thì lại thấy 6
người bạn đó tại sao lại đang ở dưới lầu ? Hậu học mau
mau chạy xuống hỏi bọn họ: “Không phải là các bạn nói
là muốn đi chơi hay sao ? Tại sao lại đến nơi đây ?” Thì
ra bọn họ từ sáng sớm 6 giờ hơn đã xuất phát, sau đó
lại phát hiện thấy đi chơi không vui nên muốn về, không
biết quanh quẩn làm sao đến một nơi khá vắng vẻ, cảm
thấy mỏi rồi, định ở nơi đấy nghỉ một chút, thì ra nơi ấy
là Phật Đường. Hậu học mới nói: “Tôi ở nơi đây nè ! Có
muốn lên trên lầu không ?”. Cho nên họ đã đến cầu Đạo.
Sự trùng hợp này gọi là cơ duyên, hy vọng mọi người
nên giữ chặt cái cơ duyên này.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
25
ậu học cầu Đạo xong thì ăn chay nhưng từ đó
không dám về nhà, tại vì sao ? Tại vì sợ người
nhà biết hậu học đã ăn chay, không biết chuyện gì sẽ
xảy ra, lại sợ cha giận. Cho nên ngày Nguyên Đán, về
nhà một chút thì trở lên ngay. Tiếp theo sau là cả học
kỳ cũng không về nhà, giống như là quên mất nhà đi.
Kỳ thật là sợ, vì ở đây hậu học đã khó khăn lắm mới tích
lũy được đạo hạnh, đã ăn chay được nửa năm, về nhà
rủi ăn một cái đùi gà thì phá công rồi ! Lại phải bắt đầu
lại, như thế có phần tiếc, cho nên một mực không dám
về nhà.
Nhưng mà nghỉ hè thời gian dài hơn, cũng không thể
không về nhà, cho nên suy nghĩ: Như vậy làm sao bây
giờ ? Chỉ có một cách mua 5 trái bôm (táo) về hiến cung,
quỳ trước Phật: “Cầu Lão Sư từ bi ! Đệ tử bây giờ phải
về nhà rồi, về nhà có khả năng sẽ phá giới, cầu Lão Sư
từ bi giúp cho Đạo hạnh của đệ tử không ...”. Là cách
suy nghĩ ấu trĩ như thế, cầu Lão Sư từ bi xoay chuyển
H
QUAN THÁNH ĐẾ QUÅN ĐỘ NGƯỜI NHÀ
 Đäo này bän không lo việc phâi bàn, chî cæn
bän có nguyện lực, có biểu bäch, Thượng Đế
sẽ trợ lực cho.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
26
và khấu 100 khấu đầu. Đứng lên định bước đi, chợt suy
nghĩ: “Không được ổn lắm ! Trong Pháp Hội nhìn thấy
thầy Tế Công của chúng ta có một chút điên điên ngông
ngông, hình như không được đứng đắn cho lắm”. Cho
nên hậu học lại nghĩ: “Không được, ta cần phải cầu một
vị Tiên Phật chắc ăn hơn, cầu một vị Tiên Phật giữ chữ
Tín”.
Cho nên hậu học lại chấp xá, quỳ; lại quỳ xuống. “Bây
giờ cầu vị nào đây ?” Hậu học nghĩ đi nghĩ lại, đột nhiên
nghĩ đến vị nghĩa khí xung Thiên là Quan Thánh Đế
Quân, cho nên khấu đầu Quan Thánh Đế Quân 100
khấu đầu, cầu Quan Thánh Đế Quân từ bi xoay chuyển.
Hậu học cho rằng Quan Thánh Đế Quân giữ chữ Tín
hơn, sau đó thu trái cây lại và về nhà. Vì hậu học đã
nữa năm không về nhà, cho nên lòng rất hồi hộp lo âu,
sợ không biết cha có mắng không ? Hay là thế nào ...?
Kết quả thật không ngờ, câu đầu tiên của cha là: “Nghe
Nhất Quán Đạo nói hiện giờ Ngọc Hoàng Thượng Đế là
Quan Thánh Đế Quân !”. Hậu học có phần bất ngờ,
trong lòng lại nghĩ: Quan Thánh Đế Quân đúng là giữ
chữ Tín. Lúc đó hậu học chưa biết chút gì về Đạo học,
càng không biết rằng Tiên Phật không có phân biệt lớn
và nhỏ, cho nên thuận miệng nói đại: “Đúng đấy ! Cha
xem Ngọc Hoàng Thượng Đế ! Trong Đạo trường của
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
27
chúng con chỉ là Pháp Luật Chủ mà thôi, cho nên cha
nên đến Đạo trường của chúng con cúng”.
Cha hậu học nghe xong liền nói: “Được ! Đương nhiên
nếu muốn cúng thì cúng vị lớn một chút !”. Cho nên,
cha đi cầu Đạo, cha nuôi cũng cùng đi cầu Đạo. Vì thế
hậu học rất cảm ân; Đạo này không sợ bạn đến bàn, chỉ
sợ bạn không đi bàn, không có nguyện lục bàn. Chỉ cần
bạn có nguyện lực, có biểu bạch, Thượng Đế nhất định
sẽ trợ lực.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
28
au đó, ở Nhóm ăn tập thể. Đến năm thứ 3 đại
học làm người phụ trách Nhóm ăn tập thể, cũng
giống như Đàn chủ của Phật Đường vậy, quản lý việc
dẫn dắt một Phật Đường. Đến năm thứ 4 đại học, Nhóm
ăn tập thể từ lúc đầu chỉ có 6 người, bây giờ đã có thể
ngồi đầy năm bàn ăn, gần 50 người rồi. Hậu học nghĩ:
“Đã có thể giao cho người kế tiếp rồi. Nhưng mà phải
tìm người để giao, vậy tìm ai nhận bàn giao đây ? Cuối
cùng, các em học năm thứ 1, thứ 2 đều bị ngườikhác
dẫn đi hết, có thể nói là rơi xuống số 0. Cho nên tâm
trạng hậu học đang từ rất vui, bây giờ không còn đến
nửa người để mà giao, nỗi thất vọng đó thật lớn, cho
nên rất là đau lòng.
Tối hôm đó đi học về, hậu học liền đến Phật Đường để
mét cùng Tiên Phật: “Phật Đường xx, vị tiền hiền xx,
người ở Nhóm ăn tập thể đã kéo các sư đệ con qua bên
S
NHÓM ĂN TẬP THỂ
MƯỜI NGÀN KHÇU ĐÆU
 Chủ quyền bàn Đäo do trời, nếu như chúng ta
có điều gì không làm được hoặc điều buồn
khổ, cứ việc báo cáo với Thượng Đế, nguyện
cæu.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
29
ấy ở, lại không nói gì với con, hại con bây giờ không có
người nhận bàn giao”. Mét xong rồi, đến gần 12h00
định rời khỏi Phật Đường. Nhưng mà nói ra cũng kỳ lạ,
khi mà chúng ta đem những chuyện không vui trong
lòng, trút hết những rác rưởi vô minh trong lòng ra thì
lương tri xuất hiện. Đột nhiên, hậu học cảm thấy rất hối
hận: ”Kỳ cục, khi nãy tại sao ta lại nói với Tiên Phật
những lời như vậy?”. Sau đó quỳ xuống trước Phật.
Hậu học nhớ đã từng nghe các tiền hiền kể qua hành
nghi của Sư Mẫu, nghe kể rằng lúc đó có tiền hiền bị
quan khảo bắt giam, không có người có thể tiếp tục bàn
Đạo. Cuối cùng Sư Mẫu mới lập một điều nguyện, ngay
hôm đó đã khấu 10.000 khấu đầu. Khấu cầu Tiên Phật
từ bi, nghe nói sáng ngày hôm sau thì nghe được tin tốt
lành truyền ra --- Chính phủ xét không có chứng cớ,
những người bị bắt là vô tội được tha. Cho nên hậu học
suy nghĩ : “Sư Mẫu còn có thể khấu 10.000 khấu đầu,
đương nhiên là ta cũng có thể khấu 10.000 khấu”.
Cho nên ngay trong đêm đó, hậu học liền quỳ xuống
khấu đầu. Hậu học khấu xong mới tin là chân Sư Mẫu đi
đứng khó khăn là đúng, tại vì năm đó hậu học mới
ngoài 20 tuổi, hậu học khấu đầu xong đi đứng cũng khó
khăn. Hậu học bắt đầu từ 1h00, 2h00 đêm bắt đầu khấu
đến 6h00 sáng, khấu 10.000 khấu đầu. Hậu học còn
khấu đầu ra tiếng, khấu từ từ, khấu rất mạnh, khấu đến
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
30
lúc sau, lưng không thẳng lên được; nước miếng, nước
mắt đều tuôn ra. Chỉ còn cách bò mà bò đến bên hông
Phật Đường nghỉ mệt, đợi đến lúc trong người đỡ mệt
rồi thì đi hiến hương, hiến hương xong thì đi về Nhóm
ăn tập thể. Cho nên 10.000 khấu đầu, nếu ta không dủ
nghị lực thì khó mà thực hiện được đâu.
Hiến hương xong thì về Nhóm ăn tập thể, đang lúc nấu
cơm, nhận được 1 cú điện thoại: “ Alo! Chỗ ông có phải
là Phật Đường không?” Hậu học trả lời: “Phải”. “ Tôi từ
Kim Môn gọi đến, năm nay tôi thi lên đại học, nghe nói
có thể ở Phật Đường. Đương nhiên là hậu học rất kinh
ngạc, kết quả là cậu ấy đến Phật Đường ở.
Ăn cơm xong, lại nhận 1 cú điện thoại, đó là Trần Giảng
Sư gọi lại nói: “Anh Phạm, tôi vừa ở Đài Bắc độ được 1
gia đình, con trai ông năm nay thi vào đại học của
chúng ta, anh có muốn thành toàn hay không?”. Hậu
học trả lời: “Anh cho tôi số điện thoại, tôi lập tức gọi
điện nói chuyện với họ”. Cậu sinh viên đó cũng đồng ý
vào Nhóm ăn tập thể ở. Đó là cuộc điện thoại thứ 2.
Khoảng gần 8h30 trước giờ vào học, có 1 bạn học dưới
lớp – anh Lâm gọi điện thoại lại nói với hậu học: “Alô!
Anh Phạm, hôm nay tôi gặp được 1 cậu mới đến ghi
danh ở trường, thật là dễ thương, nhìn cứ giống như
Tiểu Tiên Đồng, anh mau mau đến xem đi!”. Hậu học
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
31
liền cùng anh Lâm đến trường, đương nhiên là cũng hẹn
cậu sinh viên mới đó. Sau đó, cậu sinh viên đó hứa sẽ
đến cầu Đạo và tham gia Pháp Hội, cũng rất phát tâm,
rất tận tâm, hiện nay cả 3 người đều là Giảng Sư.
Hậu học tin tưởng 100% rằng lúc đó nếu không gặp
phải trường hợp không có người thì hậu học cũng không
thành khẩn khấu cầu Thượng Đế. Hậu học chỉ khấu
10.000 khấu đầu, chưa đến 2 tiếng đồng hồ đã có 3
cuộc điện thoại, có 3 vị đạo thân muốn đến Nhóm ăn
tập thể. Phật Đường lập tức có người trông coi.
Cho nên chúng ta tu, bàn Đạo, đương nhiên phải tận
lực! Nhưng mà, chủ quyền bàn Đạo là do trời, nếu như
chúng ta có điều không làm được hoặc có khổ tâm, cứ
bạch báo cùng Thượng Đế, nguyện cầu, cầu xin trí tuệ,
dũng khí, khả năng.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
32
ọc đại học năm thứ 4 xong phải đi bộ đội, đi bộ
đội phải rời khỏi Phật Đường, có một chút
không đành lòng. Hậu học cũng hiến cúng trái cây trong
Phật Đường và nói với Tiên Phật: “Lão Mẫu từ bi, con
phải rời khỏi Đạo trường rồi, thời gian ít nhất phải là 2
năm. Đệ tử hi vọng rằng được đi lính nơi có thể bàn
Đạo, tu Đạo. Kết quả là trung tâm huấn luyện ban đầu
là ở Gia Nghĩa, sau đó chuyển đến Cao Hùng và lại rút
thăm, kết quả là rút thăm đến Kim Môn.
Nửa năm đầu rất là đau khổ, tiểu đội trưởng cứ luôn
bảo hậu học đừng ăn chay và hậu học thường phải chịu
sự quản giáo không hợp lý. Công việc nhẹ nhàng nhất
trong bọ đội có thể nói là lính chính trị tâm lý, văn thư,
phụ trách tổ chức. Và hậu học làm lính chính trị tâm lý.
Làm văn phòng nên có nhiều thời gian riêng của mình
nên hậu học thường trốn trong mền mà khóc, trong
lòng nghĩ: “Ta đến đây là muốn tu Đạo, bàn Đạo,
H
SÚNG ĐEO TRÊN LƯNG
LÀM CHÇP LỄ BÀN ĐÄO
 Trong thử thách và thua thiệt, mới có thể đem
Đäo cột vào tâm linh chúng sinh.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
33
nhưng mà bây giờ cả đến ăn chay cũng thành vấn đề
rồi, không biết Thượng Đế có biết hay không?”. Nói ra
cũng kỳ lạ! Sau đó tiểu đội trường luân phiên thay đổi,
lại là đổi 1 vị tiểu đội trưởng đạo thân mến.
Ông ấy thường rất quan tâm hậu học, thường gọi hậu
học vào phòng tiểu đội trưởng, hỏi: “Nghe nói cậu ăn
chay có phải không?”.
Hậu học đáp: “Dạ, phải”.
Ông ấy nói: “Trước kia tôi cũng ăn chay, vì nhân duyên
gì mà cậu ăn chay vậy?”.
Hậu học trả lời: “Dạ thưa, em là Nhất Quán Đạo”.
Tiểu đội trưởng nói: “Tôi cũng là Đạo thân. Tôi người
Bình Đông. Ăn chay không thành vấn đề, từ nay cậu
muốn ăn món gì cứ nói với nhà bếp”.
Tiểu đội trưởng lại bảo: “Tánh tôi gần đây hơi nóng nảy,
cậu có biết giảng kinh hay không?”.
Hậu học liền trả lời: “Em có đem theo bên mình quyển
Lục Tổ Đàn Kinh”.
Tiểu đội trưởng bảo: “Cậu đem ra giảng cho tôi nghe”.
Kết quả là hậu học trong bộ đội giảng Lục Tổ Đàn Kinh
cho tiểu đội trưởng nghe. Về sau mỗi lần tiểu đội trưởng
mắng người xong thì kêu hậu học vào giảng Lục Tổ Đàn
Kinh cho ông ấy nghe.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
34
Hậu học trong hoàn cảnh như thế, kỳ thực hơi khó bàn
đạo, nhưng mà ân trên cũng rất từ bi. Hậu học làm
công tác chính trị tâm lý cần phải có phụ đạo vệ sinh
tâm lý và sức khỏe, hậu học liền báo cáo với tiểu đội
trưởng: “Em có thể đưa các bạn đi cầu Đạo được
không?”. Tiểu đội trưởng bảo: “Được chứ! Cần thời gian
bao lâu cứ nói với tôi”. Hậu học cả đến việc làm đơn xin
phép cũng không thành vấn đề, mỗi lần đều nói rằng
dẫn nhau đi phụ đạo sức khỏe, thực ra là dẫn đi cầu
Đạo. Cầu Đạo xong, buổi chiều cho họ nghỉ phép, hậu
học lại có thể tiếp tục bàn Đạo.
Có mấy lần Kim Môn rất khẩn trương thường hay diễn
tập. Năm đó Trung Quốc đánh bom qua, cho nên mỗi
khi có diễn tập, hậu học liền dẫn bạn đồng ngũ hoặc
bạn cùng tổ, tranh thủ thời gian trống dẫn 1 người, 2
người đến Phật Đường cầu Đạo. Hậu học một mình đeo
súng làm Thượng Hạ chấp lễ, phần còn lại là do Điểm
Truyền Sư làm hết. Các bạn đồng đội kia thì lưng đeo
súng quỳ xuống cầu Đạo; lúc giảng Tam Bảo sẽ phát
hiện một đoàn người đeo súng đứng trước mặt mình, có
khi chỉ có thời gian 10 phút, 5 phút, hậu học cũng tranh
thủ dẫn chiến hữu đến mời Điểm Truyền Sư bàn Đạo.
Có lúc, bạn rất muốn ở một nơi rất ổn định để bàn Đạo,
thông thường đạo vụ như thế sẽ không hồng triển.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
35
Ngược lại, phải có rất nhiều khổ cực, thử thách, chịu
thiệt thòi trong cộng đồng mới có thể tiếp cận chúng
sinh, mới có thể đem Đạo cột chặt trái tim của họ.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
36
au khi xuất ngũ thì trở về Phật Đường gốc ở Đài
Bắc bàn Đạo. Khi xuất ngũ về gặp được đều là
Đạo thân mới, cũng giống như lại bắt đầu học tập. Cho
nên hậu học quyết định tự mình đi dẫn dắt một bạn
đồng tu mới; vậy làm thế nào để quen 1 học đệ mới đây?
Cho nên hậu học mới đi nhắn chuông nhà người để làm
khảo sát.
Học trưởng đưa cho hậu học một xấp viết về vị đàn chủ
người Nhật “Mạc Quảng Lượng hành nghi” cho hậu học,
khiến hậu học có một cảm xúc rất lớn, trong lòng nghĩ:
“Người xa lạ càng cần tình thương của chúng ta.” Cho
nên hậu học bắt đầu đi đến ký túc xá nhấn chuông độ
người. Nếu bạn tùy tiện dẫn một người không quen biết
đến Phật Đường cầu Đạo, như thế đối với Đạo có thể có
một chút tổn giảm và cũng làm sai Phật quy. Tại vì Phật
S
HỌC MÄC QUÂNG LƯỢNG
ÇN CHUÔNG ĐỘ NGƯỜI
 Chúng ta không đủ tư cách bâo rằng họ
không đủ nhân duyên, nhân duyên không tốt,
không có tư cách bỏ rơi bçt kỳ một chúng
sinh nào câ.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
37
quy trong Đạo quy định cần phải khảo sát người này
xem phẩm hạnh có đoan trang không?
Nhưng mà khi bạn thật sự cần phải đi sâu vào quần
chúng, thì thử hỏi có người nào không phải là chúng
sinh còn vô minh? Có người nào dám chắc chắn là thân
gia hoàn toàn thanh bạch? Muốn thân gia của họ thanh
bạch cần phải nhờ chúng ta đi chuyển, chúng ta phải
dần dần đi độ họ, nếu họ là người từ nhà tù được thả ra.
Bạn có muốn đi độ họ hay không? Cũng phải độ chứ!
Không phải cho rằng họ đã từng ở nhà tù thì không độ
họ, phẩm hạnh tốt của họ là cần phải do bạn giúp đỡ họ
dần dần bồi đắp mà nên.
Không phải chỉ độ người tốt không thôi, một người đã
tốt thì cần gì bạn phải thành toàn? Họ vốn đã là Tiên
Phật rồi, nhân duyên của người ta tốt, hiện nay có rất
nhiều người đang độ người, có thể nói thực ra là đang
khảo Đạo trường, Đạo thân. Đạo học của bạn, nhân
cách của bạn chưa đủ mà còn bảo là đại diện Đạo
trường độ người, điều này thật nguy hiểm.
Lúc đó, hậu học có mức độ cảm nhận này, chỉ có một
trái tim nghĩ rằng: “Ta lại có thể đi con đường bàn Đạo”.
Cho nên dùng Phật Đường đi khảo sát, cùng với học đệ
vạch ra các con hướng sẽ đi, mỗi ngày đều đi, phải đi
tìm người. Đến tối về thì gạn lược ra, người nào cần nên
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
38
đến lần thứ hai đây? Hậu học hỏi 13 người thì có 1
người chịu cho số điện thoại liên lạc, đồng ý gặp lại hậu
học một lần nữa. Và người đã trao đổi lần thứ hai thì
trong 5 người mới có 1 người đồng ý đến cầu Đạo.
Đại khái khoảng trong 60 đến 70 người mới có 1 người
chịu cầu Đạo, cho nên chúng ta có tư cách gì mà bảo
rằng người ta không đủ tư cách, người ta không tốt chứ?
Có chăng là chúng ta không đủ tư cách buông bỏ bất cứ
một chúng sinh nào hết. Nếu xem thường buông bỏ, thì
Đạo vụ làm không tốt, đó cũng là chuyện tất nhiên thôi.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
39
Lẽ ra người tu Đạo càng tu càng bình an.
Tại sao tôi lại gặp phâi sự khổ này?
CỬA ÂI SINH TỬ
TRONG TAI NÄN XE
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
40
rong phương diện công việc, lúc mới bắt đầu
cũng không cố gắng cho lắm, nhưng ở nhà thì
đang trông đợi hậu học gửi tiền về, cho nên người nhà
trách giận, sau cùng cha hậu học hạ thông điệp rằng:
“Nếu còn không về thì cha sẽ lên trên đó tìm con đấy!”.
Hậu học suy nghĩ về nhà trước mới được. Trước lúc về
hậu học nghĩ cần phải nói với Lão Sư rằng: “Xin Thầy
yên tâm, con ở trong Đạo trường nhiều năm như vậy,
niềm tin, nguyện lập của con tuyệt đối không có vấn đề
gì đâu! Con về quê sẽ cố gắng tham bàn!”.
Lúc mới về, hậu học rất tích cực liên lạc Điểm Truyền Sư,
mọi việc đều chủ động tham bàn. Nhưng mà vấn đề đến
rồi! Hậu học từ lúc mới bắt đầu là tiếp xúc với giới sinh
viên, học sinh Đài Bắc, phương pháp bàn sự rất trẻ
trung, hoạt bát. Bậy giờ về Chương Hóa người trẻ nhất
thì tuổi cũng gấp đôi hậu học, cho nên phương pháp
làm việc và tác phong có một số không giống, nhưng
mà hậu học cũng rất muốn tiếp cận chứ! Cho nên có
T
CẮM ĐÆU CẮM CỔ LO KIẾM TIỀN
KHÔNG THAM GIA BÀN ĐÄO
 Từ lúc đæu còn có một chút tâm Bồ Tát, trong
chớp mắt biến thành phàm phu tục tử.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
41
một phần cảm thấy chịu thua kém, nên tự mình bảo
rằng: “Ta đến đây hoàn toàn không thích hợp, nhưng
người ở đây có phải là có thành kiến với mình”.
Lúc đầu thì một tuần đến Phật Đường 4 hoặc 5 ngày,
dần dần chỉ còn mùng 1 và 15 mới về. Tiếp theo sau đó
là chỉ có Pháp Hội mới xuất hiện. Biết có Pháp Hội thì
đến một chốc lát, chào hỏi xong xuôi là đi ngay. Thời
gian này hậu học lo kiếm tiền, muốn cho cha khẳng
định mình trước.
Kết quả là lúc đầu vốn có một chút tâm Bồ Tát, chớp
mắt biến thành phàm phu tục tử. Như thế đó, hoàn
toàn rời khỏi Đạo trường không tham bàn. Điểm Truyền
Sư gọi điện lại cũng không nghe, khoảng chừng thời
gian 3 tháng sau là hậu học bị xe đụng.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
42
ào năm dân quốc thứ 87 (1998 Dương lịch) là
ngày xảy ra việc. Bình thường hậu học thích
chạy xe gắn máy trong đường nhỏ ở quê. Vì không có
đèn xanh đèn đỏ, hậu học chạy dọc theo bờ rạch, có
một chỗ xuống dốc hơi nghiêng, nên thuận theo thế thả
dốc, một cua quẹo tiếp theo một cua quẹo. Khi quẹo
cua thứ hai thì phát hiện “Thôi tiêu rồi!”. Đối diện với
môt cậu nhỏ khoảng mười mấy tuổi, tốc độ thật là
nhanh, nhìn thấy cậu ta đang xông rất nhanh về hướng
hậu học, thì hiểu rất rõ là: “Nhất định sẽ đụng thôi!” và
đã đụng hậu hoc té xuống rạch nước, cả người ngất đi,
hoàn toàn bất tỉnh nhân sự.
Chỉ cách vài giây sau, hậu học đột nhiên tỉnh lại, phát
hiện hậu học đang đứng nơi bị đụng – đứng giữa đường,
đồng thời nhìn thấy người thanh niên tăng tốc chạy thật
nhanh. Hậu học nghĩ rằng: “Tại sao cậu ấy lại khẩn
trương vậy?” và nhìn thấy vết bánh xe thắng lại trên
đường, lại nhìn thấy dưới rạch nước có một xe gắn máy,
xe gắn máy lại ngã nghiêng đè một người, người ấy một
V
SINH TỬ TRONG CHỚP MẮT
 Diêm Vương muốn ngươi canh ba chết, tuyệt
đối không để ngươi đến canh năm.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
43
nửa phần trên nằm trong nước. Hậu học nhìn thấy
người này thật đáng thương, nghĩ rằng mình phải cứu
anh ta, đi xuống đó xem, bảng số xe giống y bảng số xe
của mình !
Nhìn lại một lần nữa, người này chính là hậu học! Nhìn
thấy mình nằm dưới nước đột nhiên hậu học hiểu ra:
“Thì ra, ta phải rời khỏi thế giới này rồi!”. Lúc đó, hậu
học cảm thấy còn quá nhiều việc chưa làm, không muốn
đi về, nhưng mà Đạo trường không phải đã từng nói:
“Diêm Vương bảo canh ba anh chết, tuyệt đối không để
anh đến canh năm hay sao?”. Lúc đó trong lòng hậu
học nghĩ: “Tôi không muốn đi về, ít nhất tôi phải độ hết
bà con, bạn bè, thành toàn rồi, tôi mới chịu đi về”.
Lúc hậu học nghĩ như thế thì cảm giác có một sức mạnh
đẩy một cái, lúc đó hậu học vốn là người trên nằm dưới
nước, nhưng mà vẫn cảm nhận được mình đi vào từ nơi
Minh Sư Nhất Chỉ. Sau khi đi vào thì thuần túy dùng ý
chí mà đứng lên, nhưng nhìn thấy một luồng sáng thì lại
ngất đi, sau khi ngất xỉu thì không biết việc gì đã xảy ra.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
44
ừ địa điểm hậu học xảy ra sự cố đến nhà cậu
của hậu học là 2 km. Sáng hôm đó, chú của hậu
học định đi ra ngoài thì nhìn thấy một người toàn thân
bẩn thỉu, máu nhuộm thấm cả áo! Ông ấy cứ tưởng là
một cậu thanh niên bất lương nào đó đánh lộn thua nên
chảy nhiều máu như vậy. Chạy xe đến trước nhà chú
của hậu học thì dừng lại.
Chú hậu học rất sợ hãi, định đi báo cảnh sát. Thím của
hậu học nghe tiếng chú hậu học cứ kêu nên nhanh chân
chạy ra xem, thím ấy nói: “Đây không phải là con của
xxx hay sao?”. Vì nhà của chú hậu học ở ngoài mặt
đường, còn nhà của hậu học thì ở trong hẻm. Thím liền
lập tức đưa hậu học đến bệnh viện, cảm giác của hậu
học lúc đó giống như được một người cõng, đột nhiên
nghe có tiếng nói hậu học: “Đến nơi rồi! Đến nơi rồi!”.
Hậu học mở mắt ra nhìn thấy chú của mình từ trong
nhà đi ra, lại ngất đi luôn.
Xe gắn máy của hậu học vốn đã rơi xuống nước, sau khi
đưa đến bệnh viện, bệnh viện phát hiện chỗ bị đụng là
T
CHIẾC XE TÀN CHÄY 2KM
 Giống như được một người vác lên, chở hậu
học về nhà.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
45
ở cổ, sợ rằng chưa kịp điều trị thì hậu học đã chết đi,
cho nên báo cảnh sát, cảnh sát cũng đã đến và theo
chú hậu học về nhà.
Từ nhà chú hậu học lần theo vết dầu, vết máu tìm đến
chỗ xảy ra tai nạn, cảnh sát liền nói: “Đây là anh ấy tự
mình chạy quá nhanh, đụng cột điện chứ gì! Việc này
không có gì, đã đưa đến bệnh viện cấp cứu, không có
vấn đề gì”. Người nhà của hậu học mới nói: “Nếu như tự
mình đụng cột điện thì tại sao lại có 2 dấu xe thắng.
Dưới rãnh nước đều là mảnh vụn của xe gắn máy?”.
Cảnh sát mới nhận xét thì ra là gây tai nạn rồi bỏ chạy.
Vì gây án bỏ trốn thì phải điều tra, nếu như tự đụng cột
điện thì không cần điều tra.
Vấn đề lại đến, xe gắn máy làm thế nào mà từ dưới
nước chạy được lên đường, và từ đó chở hậu học đến
nhà chú hậu học. Điều này thật sự là “Thiên Ân Sư Đức”.
Tại sao cho đến bây giờ, hậu học cũng không cách nào
biết được thật ra sự việc là như thế nào?
Sau khi nhập viện, cha hậu học nghĩ rằng: “Xe gắn máy
có thể chạy về, chứng tỏ là không hư, vỏ ngoài thay sửa
lại có thể chạy được”. Kết quả là khi mở máy, phát hiện
là máy không nổ, định dắt bộ thì cả bánh xe kẹt cứng,
dắt đi không được. Bánh xe là kẹt cứng cả cái bánh vậy
mà hôm đó có thể chạy được 2 km. Cho nên nếu không
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
46
phải “Thiên Ân Sư Đức”, làm sao còn có hậu học ngày
hôm nay! Chúng ta tu Đạo, bàn Đạo, thực sự mà nói
không lúc nào không chiêm “Thiên Ân Sư Đức”.
Không phải có hiển hóa mới gọi là “Thiên Ân Sư Đức”,
không hiện hóa cũng gọi là “Thiên Ân Sư Đức”! Bạn đến
Đạo trường, ngày ngày cứ lo chuyên tâm bàn Đạo. 11h-
12h đêm mới về, có khi ngủ gục, kết quả vẫn không bị
tai nạn xe. Đấy không phải là “Thiên Ân Sư Đức” hay
sao?
Có một lần hậu học từ Phật Đường đến Chương Hóa,
hôm đó đã giảng 2 tiết rồi, buổi tối phải đến Chương
Hóa giảng tiết cuối. Kết quả là lái xe đến bản thân ngủ
cũng không hay. Khi thức dậy đã gần 7h00 sáng rồi, xe
ngừng bên đường, máy xe còn chưa tắt. Hậu học tự hỏi
tại sao mình lại đậu ở đây? Hoàn toàn không biết.
Chúng ta vào Đạo trường nhiều năm như vậy, bình an
vô sự, nếu không là “Thiên Ân Sư Đức” thì là gì? Cho
nên không phải sau khi có việc xảy ra, được bình an vô
sự mới nói là “Thiên Ân Sư Đức”. Sau đó, Pháp Hội Tiên
Phật lâm đàn, hậu học cố ý hỏi việc đó, Tiên Phật chỉ
nói một câu: “Con đó, nợ rất nhiều nghĩa tình đấy!”.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
47
au đó đưa đến bệnh viện cấp cứu, lúc đầu bệnh
viện định truyền máu từ mạch máu trên tay hậu
học, nhưng chích kim vào thì phòng lên như bong bóng,
không thể chích được, ngón tay hơi bị biến đen, cả
người lạnh lạnh, cứng cứng. Tại vì không còn máu luân
chuyển rồi. Y tá mới hỏi bác sĩ: “Thưa bác sĩ, trên cổ
ông ấy có một mạch máu lộ ra, có thể trực tiếp truyền
máu vào đó không?”. Họ đã truyền máu trực tiếp vào
mạch máu ở cổ để cho chạy vào tim.
Có lẽ là khoảng 11h00 mới thật tỉnh hẳn, khoảng giữa
thời gian đó bác sĩ đến cấp cứu mấy lần, tại vì hậu học
bị hôn mê cho nên không có chích thuốc mê, trực tiếp
giải phẩu. Cuộc giải phẩu tiến hành đến nửa chừng, hậu
học đau đến tỉnh lại, nhìn thấy bác sĩ cầm cây kiềm cầm
máu, đang định chọc vào cổ. Bác sĩ nhìn thấy hậu học
mở to mắt, liền dừng tay lại nói: “Phạm Tiên Sinh, ông
hít một hơi mạnh vào”. Kiềm cầm máu bắt đầu giải
phẩu vết thương, hậu học đau chịu không nổi lại ngất đi.
Ngất đi đau đến chịu không nổi, toàn thân đổ mồ hôi
S
ĐỊA NGỤC ĐÄO NƠI BỆNH VIỆN
 Tôi chî dở nhẹ miếng băng, đæu của ông çy lập
tức gãy làm hai phæn.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
48
lạnh, co giật lại tỉnh dậy, có cảm giác như có người
đang lóc thịt và cắt mạch máu mình. Khoảng chừng hơn
11h00 mới xong một giai đoạn. Bác sĩ nói với người nhà
của hậu học rằng: “Phạm Tiên Sinh, xem ra ông trong
cái rủi còn có cái may. Chỗ bị đụng của ông là từ đốt
xương cổ xuống phía bên phải gãy ngang, gần như cả
cổ bị chặn đứt”.
Người cô của hậu học đứng kế bên không dám nhìn, tại
vì lật cổ ra thì có thể nhìn thấy xương cổ ở phía sau,
trắng trắng đỏ đỏ, độ lớn của vết thương có thể đặt
nắm tay vào đó. Bác sĩ nói: “Anh thật là may mắn, khí
quản của anh không bị đứt, động mạch cổ không đứt,
nhưng mà tĩnh mạch cổ đứt rồi. Nếu động mạch bị đứt,
đến bệnh viện đoạn đường khoảng 30Km có thể mất
trên 4.000cc máu thì rất khó cứu. Nếu như khí quản bị
đứt, máu ở tỉnh mạch chạy đến óc xong lại trở ra, máu
sẽ chảy càng ít. Đây chính là cơ chế phòng vệ của cơ
thể con người. Lúc anh đến bệnh viện thì máu trên
người đã mất khoảng phân nửa chừng 4.000cc, nếu mất
máu trên 4.000cc thì sẽ hôn mê không tỉnh lại. Xem như
anh là người may mắn nhất trong những người không
may mắn. Nếu như anh không có nhờ Thần Tiên che
chở thì cũng là tổ tiên anh rất biết phù hộ anh”.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
49
Đó là lời của bác sĩ nói, cho nên hậu học thật sự là
chiêm Thiên Ân Sư Đức, vì hậu học cảm thấy có lẽ tổ
tiên chúng ta không có được năng lực như thế.
Bác sĩ lại nói tiếp: “Tôi có thể giúp anh xử lý vết thương
nhưng phải quan sát ba bốn ngày, tại vì vết thương rất
dơ, té xuống rạch nước, cát bẩn vào rất nhiều, phải
quan sát ba bốn ngày mới phẩu thuật được. Nếu anh
muốn giải phẩu ngay thì xin chuyển viện đi”. Cho nên
ngay đêm đó chuyển bệnh viện Việt Tú ở Chương Hóa.
Hậu học trước đó đã tỉnh dậy rồi, bác sĩ vừa đến vừa
cười hì hì nói: “Phạm Tiên Sinh, vết thương này của ông
rất đẹp! “. Tại sao lại hình dung như thế? Tại vì họ làm
phẩu thuật ngoại khoa, vết thương càng to tức là càng
đẹp. Bác sĩ lại bảo: “Hôm nay tối quá rồi, không giải
phẩu đâu, anh hãy nghỉ ngơi, sáng sớm ngày mai mới
giải phẩu, hôm nay làm kiểm tra trước đã”. Kết cục là
kiểm tra gì vậy? Chiếu X quang, đo điện tâm đồ, thử
máu. Khi chọi X quang, y tá cột hết tay, thân, chân lại
nhưng lại quên đỡ đầu, cả đầu hậu học rơi ra phía sau,
cả cái đầu như đứt ra vậy. Y tá rất khẩn trương mau
mau đỡ cái đầu, hậu học mới có thể thở được.
Ngay đêm đó làm kiểm tra, cả đêm hậu học không ngủ
được vì lo sợ muốn chết. Sáng ngày sau giải phẩu, sáng
sớm có một vị bác sĩ mặt quần Jean đến, ông ta nói:
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
50
“Phạm Tiên Sinh, rất tiếc, bác sĩ giải phẩu cho ông là
bác sĩ từ bệnh viện lớn ở Đài Bắc đến hỗ trợ. Ở đây,
chúng tôi nếu là bác sĩ mời từ nơi khác đến, mỗi tuần
cho nghỉ 2 ngày. Hôm nay vừa đúng ngày thứ Bảy, bác
sĩ điều trị chính của anh nghỉ, giấy mổ của anh phải có
bác sĩ điều trị chính ký tên. Cho nên, hôm nay chúng tôi
không thể giải phẩu cho anh. Bác sĩ có dặn, phải rửa
sạch vết thương của anh, chúng tôi sẽ rửa vết thương
cho anh”.
Vết thương dùng băng mỏng phủ lên, bác sĩ dở băng ra,
vì rất đau nên cả người nhảy bật lên. Nhưng mà nhảy
bật lên rồi thì rất là phiền, vì không còn cách nào khác
kiềm sức lại cho nên cả người rơi xuống, máu lại tuôn ra,
ướt hết cả người. Bác sĩ mau mau bấm chuông cấp cứu
để cầu cứu. Y tá, bác sĩ đến sáu, bảy người chạy đến,
lập tức cắm ống dưỡng khí và ống tiếp máu cấp cứu.
Hậu học rất là đau đớn vì nếu mở điện tâm thì trong
phổi đầy hơi cấp cứu. Bác sĩ thực tập giựt mình chết
điếng, anh ta nghĩ: “Tôi chỉ dở nhè nhẹ tấm băng lên,
đầu của ông ta lập tức đứt làm hai. Rõ ràng nằm trên
giường không có gì, tại sao dở ra lại lớn như vậy?”. Anh
ta giật mình đến ngẩng cả người, những người còn lại
không cần biết nguyên do cứ lập tức cấp cứu.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
51
Thực tế, hậu học càng thống khổ hơn vì máy hô hấp,
máy truyền máu mở lên, luồng điện mạnh đến nỗi khiến
cả người co giật. Thật ra ý thức của hậu học rất tỉnh táo,
rõ ràng là bác sĩ hiểu nhầm rôi. Sau đó nhìn thấy nhịp
tim đã bình thường, mới gỡ máy ra, bác sĩ bắt đầu rửa
vết thương.
Ông ta dùng bông gòn, nước sát trùng cứ gội rửa. Hậu
học phát hiện (ít nhất có 8.000cc) cũng bằng như máu
trong người đã được thay, ít nhất đổi hết 4.000cc máu.
Rửa sạch vết thương xong, bác sĩ nói: “Phạm Tiên Sinh,
tôi sợ vết thương của ông bị dính lại cho nên phải lấy
bông gòn chèn ở giữa”.
Kết quả là xếp ba, bốn bông gòn mới lấp đầy vết
thương, bác sĩ đậy vết thương lại rồi đi. Khi bác sĩ đã đi
rồi, toàn thân hậu học tê cứng, bọn họ còn giúp hậu
học thay ra giường, quần áo. Ra mền đều ướt ướt, dính
dính đầy cả máu.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
52
ậu học lại nghĩ: “Tại sao lại không chích thuốc
mê?”. Tại vì chích thuốc mê phải có bác sĩ chủ
trị ghi toa, nhưng mà bác sĩ chủ trị nghỉ phép cho nên
mới không chích thuốc mê, nên hậu học mới phải chịu
đựng sự dở sống dở chết với các phẩu thuật như thế.
Bác sĩ đi rồi, cách một lúc sau y tá đến bảo rằng: “Phạm
Tiên Sinh, ông uống thuốc đây”. Cô ta đem ra một nắm
thuốc viên, thuốc kháng sinh bắt hậu học uống để
phòng ngừa bị nhiễm trùng dẫn đến chứng bại huyết.
Hậu học tưởng rằng có thể nuốt, không ngờ rằng thuốc
qua cổ họng xuống đến bụng cảm giác rất ngứa lại ói ra.
Y tá nhìn thấy hậu học ói ra mới nói: “Tôi quên là ông bị
thương ở cổ!”.
Vì y tá buổi sáng có giao ca, cô ấy vừa nhận ca nên
không biết rằng hậu học bị thương ở cổ. Cho nên chúng
ta nhất định phải tin rằng con người là có vận khí, khi
mà bạn gặp vận xui xẻo thì mọi việc không tốt đều ập
đến, cả đến cô y tá cũng tham gia một chân vào.
H
NGÄ QUỶ ĐÄO Ở BỆNH VIỆN
 Lúc mà bän cæn đến läi tìm không ra, đó chính
là nghiệp lực.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
53
Sau đó, y tá mới giúp hậu học mài nhuyễn thuốc ra, đổ
vào ly cho hậu học uống. Cứ ngỡ rằng dùng cách uống
có thể uống được, nhưng mà thuốc vừa xuống đến bao
tử rồi vẫn cảm thấy rất khó chịu, lại ho ra. Đó là do cổ
họng bị thương cho nên mới ho, y tá rất không vui. Cô
ấy cho rằng người trẻ tuổi này sao lại bướng thế, không
chịu uống thuốc? Không phải là hậu học không uống mà
thật sự là không thể uống được. Y tá nói: “Được rồi! Để
tôi lấy bông gòn chậm cho anh, chậm lên môi”.
Vì thuốc kháng sinh có thể hấp thụ qua da cho nên chỉ
còn cách dùng phương pháp này thôi. Thứ bảy, chủ
nhật đều chậm thuốc, cả cái miệng sưng lên, rất nóng
trong người, da bị tróc rồi, không còn cách nào khác chỉ
biết tiếp tục chậm, miệng hình như muốn lở cả rồi. Đó
là lúc thứ nhất thay thuốc.
Khoảng buổi trưa, bác sĩ lại đến. Vì lần thứ nhất là nhét
bông gòn, đủ biết rằng lần thứ hai là phải kẹp bông gòn
ra rồi. Ông ấy dở miếng băng lên, tay của hậu học liền
nắm chặt thành giường mà run rẩy. Sau khi dở ra xong,
ông ta liền kẹp từng cục từng cục bông gòn ra. Khi kẹp
hết những cục bông gòn trước, phần sau đều là máu,
ông ấy cũng không biết có kẹp hết chưa, nên kẹp thử
phần còn lại, vừa nhìn sắc mặt của hậu học. Nếu hậu
học có phản ứng đau thì chứng tỏ kẹp trúng dây thần
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
54
kinh rồi. Nếu không đau thì sẽ kẹp và lôi nó ra, hoàn
toàn là làm việc cầu may.
Lúc ông ấy đang kẹp thì có cảm giác mát mát như đang
ăn kem vậy, lúc lấy ra thì thấy đau. Nếu bị đau thì
chứng tỏ kẹp nhằm dây thần kinh, nếu không đau thì là
kẹp trúng thịt không có dây thần kinh. Ông ấy kẹp
nguyên cục thịt ra, rửa sạch xong lại đặt trở lại, có khi
còn kéo nhằm gân máu, kéo nhằm gân máu thì không
đau.
Đến lúc đó, hậu học mới biết rằng cái gì gọi là “Lột da
rút gân!”. Xưa kia, khi chúng ta ăn mặn, không có cảm
giác như vậy. Đến khi hậu học bị người ta kẹp thịt như
vậy mới cảm thấy rất hối hận. Khi xưa tại sao lại ăn thịt
tàn nhẫn như vậy? Đến lúc này thì cảm nhận được rồi,
nhìn thấy gân máu của mình bị kéo ra, máu còn đang
chảy!
Trước kia chúng ta giết gà, không phải là lúc nào cũng
giết như vậy hay sao? Tại sao trước kia chúng ta không
biết đau? Tại vì không có tâm đồng cảm, đợi đến lúc
bản thân nằm trên giường bệnh mới biết. Cho nên hậu
học tuyệt đối tin tưởng, người thời nay nghiệp lực càng
ngày càng lớn. Từ đâu mà nhận thấy được? Từ trong
bệnh viện thì càng nhận thấy được. Tại sao vậy? Tại vì
bệnh viện trang bị càng tốt, lẽ ra có thể chết rất mau,
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
55
nhưng mà bây giờ chết cũng không được, phải chịu khổ
ở bệnh viện.
Cho dù phước báu của bạn rất lớn nhưng mà nghiệp lực
cũng rất lớn! Xưa kia người bị bệnh ung thư thì liễu
nguyện quy không luôn. Còn bây giờ bị bệnh ung thư ,
liễu nguyện không xong, không cách nào liễu được! Kỹ
thuật của bệnh viện ngày càng ngày càng tiến bộ, đợi
bác sĩ làm xét nghiệm, một bên kéo dài một bên chịu
khổ. Sau này muốn xem địa ngục thì thì cứ đến bệnh
viện mà xem! Nào là mổ bụng, nào là cắt tim cái gì cũng
có, còn không phải địa ngục thì là gì? Nhưng mà trong
địa ngục cũng có Bồ Tát, đó chính là bác sĩ và còn
những người thân của bạn.
Thừ ngày thứ bảy, chủ nhật đến thứ hai tưởng rằng có
thể giải phẩu rồi. Cuối cùng đến ngày thứ hai cũng là
một bác sĩ thực tập đến, bác sĩ thực tập một mực cáo lỗi
và nói: “Bác sĩ là từ Đài Bắc đến, hôm nay vừa đúng
nhằm vào ngày 28/9 là lễ “Thầy cô giáo”. Bác sĩ là giáo
sư trường Đại học Đài Bắc cho nên ngày lễ “Thầy cô
giáo” nghỉ bù một ngày. Tôi chỉ có thể rửa vết thương
cho anh”.
Đến ngày thứ ba, thần kinh của hậu học, ý chí đã lên
đến cực hạn, thậm chí có lúc tự mình còn nghĩ lung
tung. Trong bệnh viện không phải là có những xe đẩy
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
56
tới đẩy lui hay sao? Trên xe có để kéo, kẹp, hộp thuốc,
lúc đẩy thường là rất nhanh, phát ra tiếng loảng xoảng.
Chỉ cần nghe những tiếng ấy thì hậu học lại nghĩ: “Lại
đến nữa rồi, lại phải chịu đau rồi!”. Nghĩ đến sợ mà ngất.
Cho nên đau không đáng sợ, mà sợ sự “đáng sợ”. Điểm
chính yếu không phải là đau mà là cái sợ, cái sợ đó
khiến cho bạn khiếp đảm. Cho nên nghiệp lực đáng sợ
nhất là thế nào? Là không được sự giúp đỡ, lúc bạn
đang cần thì lại tìm không có. Đấy chính là nghiệp lực.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
57
úc đó, hậu học giống như đau thần kinh vậy,
nhìn thấy bác sĩ đi ngang thì kêu “Á” thật to, thấy
y tá đi qua thì ngất xỉu, khủng hoảng đến cực độ. Cho
đến trưa ngày hôm đó, bụng biết đói thì muốn ăn
nhưng lại ăn không được. Đến lúc đó mới nhớ ra rằng
mình có “ăn chay”. Từ ăn chay lại nghĩ đến: “Vì sao ta
ăn chay?”. “Tại vì ta là người tu Đạo”. Không những
nghĩ đến bản thân là người tu Đạo, lại nghĩ đến mình là
người tu Đạo, đã cầu Đạo. Cho nên lúc đó hậu học lại
nghĩ: “Mình đã cầu Đạo rồi, bây giờ có biểu hiện như
vậy không phải là quá tệ hay sao?”.
Thật là không có Đạo khí! Nếu như bác sĩ biết được ta là
tín đồ Nhất Quán Đạo, có phải là tổn thương đến danh
dự của Đạo trường hay sao? Xem đó, người tu Nhất
Quán Đạo cũng rên la inh ỏi! Cho nên lúc đó, hậu học
tự hoài nghi rằng mình có làm bại hoại môn phong hay
L
DIỆU DỤNG CÓ Ý THỨC
THỦ HUYỀN QUAN
 Tam Bâo không phâi là giúp bän không biết
đau, không có câm giác, nhưng cho bän biết
cái gì gọi là “Người chủ thật sự”
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
58
không? Trong lòng rất khẩn trương. Tiếp theo đó lại
nghĩ: “Nếu là người tu Đạo thì càng tu càng bình an,
yên ổn. Tại sao ta lại gặp sự khổ như vầy?”. Sự khổ này
là sự khổ rất lớn, cầu sống không được, cầu chết không
xong, lại hoàn toàn do người khác hành hạ anh, không
phải tự anh hành hạ anh.
Nếu như bảo rằng anh tự hành hạ anh thì anh chịu tội
đáng kiếp, tự tạo nghiệp tự mình gánh. Nhưng mà hậu
học hoàn toàn không biết rằng mình đã làm điều gì sai
trái, tại sao lại chịu sự thống khổ to lớn như thế này?
Cho nên lúc đó trong lòng âm thầm nguyện cầu: “Nếu
như tôi có nợ các người, vậy thì mấy năm nay trong
Đạo trường tôi làm được bất cứ công đức gì, toàn bộ
hồi hướng cho các người, xin các người hãy buông tha
cho tôi!”. Sau đó lại nghĩ đến một việc: “Ta không
những là đệ tử Bạch Dương mà còn được điều quan
trọng nhất của đệ tử Bạch Dương là Tam Bảo”. Hậu học
lại nghĩ: “Một chút nữa ta sẽ dùng Tam Bảo”.
Đến trưa bác sĩ lại đến, trong lòng của hậu học cứ nghĩ
là sẽ dùng Tam Bảo, nhưng vì tay bị cột rồi, không thể
ôm hợp đồng cho nên chỉ còn cách dùng tư tưởng, dùng
ý thủ huyền quan. Bác sĩ biết hậu học rất sợ hãi, vì bình
thường khi bác sĩ vừa đi đến thì hậu học hét to, cho nên
ông ấy đứng gần bên đợi, đợi cho tâm trạng hậu học
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
59
yên lắng xuống mới đi đến gần. Nếu không, chỉ cần hậu
học sợ hãi quá lại dùng sức thì máu sẽ chảy ra rất
nhanh. Khi ông ấy thấy hậu học không động tĩnh gì nữa ,
mới bắt đầu làm việc.
Nhìn ánh mắt của bác sĩ, đại khái có thể biết rằng ông
ấy muốn nói: “Anh còn không mau mau chuẩn bị đi, tôi
sẽ động thủ đây”. Bác sĩ bắt đầu động thủ, cũng như
trước, đầu tiên là đưa cái kẹp vào lại gấp ra, hậu học
liền thủ ý nơi Huyền Quan. Còn thấy đau hay không?
Tam Bảo của chúng ta không phải là loại có công dụng
giúp người ta không đau, Tam Bảo chỉ hoàn toàn ấn
chứng một sự việc rằng có linh tánh, có thể siêu
sinh liễu tử, đại bổn hoàn nguyên, chứ không phải
là sẽ không đau. Tam Bảo không phải làm cho bạn
không biết đau, không có cảm giác, mà là cho bạn biết
cái gì gọi là “Người chủ nhân thật sự”.
Lúc đó, hậu học dùng Tam Bảo, bác sĩ đang động thủ,
hậu học vẫn cảm thấy đau nhưng nỗi đau này không
giống như nỗi đau trước. Trước kia khi đau thì dùng sức,
chỉ cần dùng sức thì thần kinh căng thẳng, căng thẳng
quá độ sẽ bị động kinh, sau khi động kinh thì ngất xỉu
và sẽ không biết chuyện gì xảy ra. Vừa đau vừa ngất xỉu,
khi tỉnh dạy thì lại dùng sức. Lần này là thủ Huyền, hậu
học biết rằng đang đau và thả lỏng thần kinh tiếp nhận
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
60
sự thật này, không chống chọi nữa, chấp nhận thay
thuốc.
Cho nên cái đau cũng giống như nhau nhưng cảm giác
như là mình đứng “bên cạnh” như đang xem chiếu phim
vậy. Rõ ràng là hậu học đang nói chuyện giải phẩu hậu
học, không phải là giải phẩu các vị, nhưng mà biểu hiện
của các vị rất sợ hãi, tại sao vậy chứ? Vì thân đang nhập
cảnh cho nên cảm giác của hậu học tuy rằng là đang
giải phẩu mình nhưng mà cứ giống như đứng bên cạnh
xem mình đang giải phẩu vậy. Điều này có sự khác
nhau rất lớn.
Giải phẩu xong, khi trước đều chảy hai thùng lớn hoặc
một thùng máu, kết quả là lần này sau khi Thủ Huyền,
máu chảy không đến một ly. Điều này đương nhiên là
khác xa nhau rất nhiều. Bác sĩ hỏi: “Phạm tiên sinh, bộ
ông không đau hay sao?”. Hậu học trả lời ông ấy:
“Đương nhiên là đau nhưng mà tôi không phải “chịu
đựng” mà là “tiếp nhận”. Nếu nói không đau thì không
thể có, nhất định sẽ đau trừ phi dùng thuốc tê, nếu
không thì nhất định sẽ đau.
Cho nên chúng ta nên nhớ kỹ, Tam Bảo không phải là
khiến cho bạn không thấy đau, mà thuần túy là ấn
chứng cái linh tánh Chủ nhân thật, công dụng lớn hơn
không đau nhiều lắm.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
61
Sáng sớm thứ ba bác sĩ đến, cha của hậu học chửi bác
sĩ thật khó nghe, bác sĩ cũng sợ luôn nên nói: “Được rồi,
lát nữa xếp anh số 1”. Cho nên hậu học được xếp số 1
vào phòng mổ. Tất cả mọi thứ nối xong thì bắt đầu thử,
bọn họ hỏi: “Phạm tiên sinh, ông có nghe tiếng “Tíc tíc”,
tay ông có tê tê hay không?” thì hậu học đã mê đi rồi,
đợi đến lúc có tiếng kêu bên tai thật to, lại tỉnh dậy.
Sau khi tỉnh dậy y tá nói: “Phạm tiên sinh, ông tỉnh dậy
rồi, xin chúc mừng ông, cuộc phẩu thuật của ông rất là
thành công”. Trong lòng hậu học nghĩ: “Cái này còn êm
ái hơn thay thuốc”. Nhưng y tá bảo: “Phạm tiên sinh,
ông đừng nên xem thường, bây giờ đã là 4 giờ chiều
rồi”. Thì ra từ 8h30 sáng đến 13h30 chiều, ca mổ tiến
hành trong 5 tiếng đồng hồ, khoảng gần 16h00 mới đẩy
ra khỏi phòng hồi sức. Y tá nói: “Cổ ông bị đụng nát hết
cho nên phải vạch da ra, rút mỡ từ mạch máu nơi tim,
cắt thịt phía sau lưng để lắp vào nơi cổ. Thế cho nên nơi
cổ của hậu học may tất cả là 252 mũi kim. Có thể nói
đây là một cuộc phẩu thuật lớn, y tá nói: “Thật sự chúc
mừng ông”.
Hậu học được đưa về phòng bệnh, nằm trên giường
bệnh, nghĩ đến có một việc cần làm. Thông thường, nếu
chúng ta có điều cầu Tiên Phật, sau khi đạt thành
thường phải tạ ân! Cho nên trong lòng hậu học cứ nghĩ
đến việc tạ ân, vừa may trên trần phòng bệnh của hậu
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
62
học có một bóng đèn tròn. Hậu học nghĩ trong lòng:
“Đây chính là đèn Mẫu, bây giờ ta đang ở Phật Đường”.
Hậu học liền dùng tâm niệm nghĩ rằng: “Cảm tạ Minh
Minh Thượng Đế 100 khấu đầu; đếm chưa đến 100
khấu đầu thì hậu học đã ngủ mất rồi!”.
Nếu oan khiếm theo đuổi thì sẽ không ngủ được, nhất
định phải khảo đủ, đòi cho đủ thì mới có thể ngủ yên
được. Những ngày ở bệnh viện thật sự là không ngủ
được, ý thức lại rất sáng suốt, cứ cắm đầu suy nghĩ:
“Trước kia, có phải ta đã từng làm việc sai trái gì?”. Cho
dù chợp mắt một lúc cũng giật mình tỉnh dậy, lúc oan
khiếm mà hiện thật là khổ lắm đấy!
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
63
Nghĩ đến hiền sĩ trong đạo trường tu Đạo, bàn
Đạo cũng có một chút thành tâm.
Cho hiền sĩ nhân quâ trong ba kiếp trâ trong ba
ngày.
NHÂN TIỀN KIẾP
KIẾP NÀY BÁO
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
64
rong giấc ngủ không biết bao lâu, có người đập
vào thành giường của hậu học và gọi: “Thức
dậy”. Hậu học liền mở mắt ra, nhìn thấy có người đứng
ở cuối giường hậu học vẫy gọi hậu học đi qua. Hậu học
khẳng định đây không phải là người vì trên gương mặt
có phát sáng, nhưng mà không biết là ai? Ông ấy bảo:
“Dẫn con đi đến một nơi, con có muốn đi hay không?”.
Hậu học liền trả lời: “Dạ, đi chứ! Đi chứ!”.
Lúc đó trong trực giác cảm nhận rằng đây là Nam Cực
Tiên Ông. Tiên Ông bảo: “Con muốn đi thì hãy ôm chắc
cây gậy của ta, phải đi thôi!”. Tuy rằng hậu học bay ra
khỏi phòng bệnh, nhưng mà có thể nhìn thấy tình trạng
của phòng bệnh, đây là một cảm giác rất khó tả. Vì
trong khi bay, trong người của hậu học cảm thấy rất
khó chịu nên trong tâm khởi lên một ý niệm: “Tiên Ông
từ bi, con không muốn đi nữa!”. Kết quả là Tiên Ông
T
THEO NAM CỰC TIÊN ÔNG
DU THIÊN ĐÀNG
 Người chân tu phâi đối với sự thực tế là “Công
Đức, Trí Tuệ, Từ Bi” Tam Bâo.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
65
biết được, mới truyền hơi nóng vào hậu học, thì cả
người mới ổn định hơn trước.
Bay nửa chừng đến một nơi thì dừng lại. Tiên Ông mới
dắt tay hậu học đi và bước qua một bậc thềm, lại đi qua
một cánh cửa xuất hiện ba chữ “Nam Thiên Môn”. Hai
bên cửa có thần tiên mặc đồ trắng, áo giáp màu xám,
nhìn thì đoán được đó là võ tướng. Đi xa hơn một chút
có rất nhiều người đang phân ban, đợi lấy số, đối Tam
Bảo,.... vâng vâng.
Đi qua khỏi Nam Thiên Môn, Tiên Ông lại dẫn hậu học
tiếp tục bay, nhưng hậu học có thể thắc mắc. Tiên Ông
liền hỏi hậu học: “Con có biết lúc nãy là nơi đây không?”.
Hậu học đáp: “Dạ là Nam Thiên Môn”. Hậu học đáp
xong cảm thấy rất vui, vì sao vậy? Tại vì trong lòng hậu
học nghĩ: “Đức tu của ta không cần đối Tam Bảo cũng
có thể qua Nam Thiên Môn. Hậu học cố ý hỏi Tiên Ông:
“Chúng ta qua Nam Thiên Môn không phải là phải đối
Tam Bảo hay sao? Tại sao con lại không có đối vậy?”.
Tiên Ông chỉ cười cười không trả lời và tự chỉ vào ông
ấy. Thì ra là do Tiên Ông dẫn hậu học đi vào nên đương
nhiên Thiên Tướng không bắt hậu học đối Tam Bảo.
Cũng giống như hôm nay chúng ta đi vào phủ Tổng
Thống mà lại là Tổng Thống dắt tay chúng ta đi vào thì
đương nhiên sẽ không có vệ binh nào chặn bạn lại xét
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
66
giấy CMND vậy, có đúng không? Cũng như thế, chúng
ta về trời là do Tiên Phật dẫn về, đương nhiên sẽ không
cần đối Tam Bảo, hậu học thuần túy là nhờ được chiêm
quang thôi!
Sau này chúng ta về Trời, đều phải đối Tam Bảo, nếu
bạn là một người tu hành thật sự, thì sẽ không chỉ đối
Quan Quyết Ấn trên hình thức, mà phải đối điều chân
thật nhất là “Công đức, Trí tuệ, Từ bi” ba bảo này. Chỉ
cần chúng ta chân tu, thực luyện, sau này tuyệt đối
không sợ bị chặn bên ngoài Nam Thiên Môn.
Cho nên có người suốt một cuộc đời tu bàn, đến lúc tuổi
già trí nhớ không tốt, chả lẽ vì quen mất Tam Bảo mà
không qua được Nam Thiên Môn hay sao? Thực ra
không có chuyện như vậy, Thượng Đế nhất định sẽ
giám sát rõ ràng.
Trong quá trình tiếp tục bay, Tiên Ông rất từ bi bảo: “Lý
Thiên tổng cộng có năm cửa Trời là Đông, Tây, Nam,
Bắc, Trung”.
Thời Thanh Dương kỳ là mở Đông Thiên Môn, cho nên
những vị tu hành đều là Tam Quan Đại Đế. Còn thời
Bạch Dương Kỳ nếu rất có tài văn chương, ví dụ như
Tam tài, có thể nói là từ Nam Hoa Cung ở Đông Thiên
Môn đến.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
67
Hồng Dương kỳ bao gồm Hòa thượng, Đạo sĩ, Cơ Đốc
giáo đều về Tây Thiên. Sau này thời kỳ này qua rồi, Tây
Thiên Môn sẽ không còn.
Chúng ta là người tu hành thời nay, chỉ có một cửa duy
nhất là Nam Thiên Môn. Bất luận là người tu theo tôn
giáo nào: Nho, Thích, Đạo, Giê-su, Hồi. Nếu về Lý Thiên,
trước hết đều phải qua cửa Nam Thiên Môn. Nếu người
tu Đạo Phật, thật sự tu thành công rồi, qua Nam Thiên
Môn xong về Tây Phương. Không phải là A Di Đà Phật
mà là một tịnh thổ, trên thực tế đều là Lý Thiên, là một
phần của Lý Thiên.
Bắc Thiên môn thuộc về gì vậy? Là Bộ Lôi, Bộ Phong, Bộ
Hổ, Bộ Long, các vị Thần Hộ Pháp. Thiên binh, Thiên
tướng đều ở Bắc Thiên, gồm cả Thái tử gia Sư huynh
cũng ở Bắc Thiên.
Còn Trung Thiên tức là những vị tu hành Khí Thiên Tiên,
cũng vẫn phải đi qua Nam Thiên Môn. Cho nên nói rằng
hiện nay cổng Trời rộng nhất là Nam Thiên Môn, vạn
giáo tề phát cũng đều quy Nhất.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
68
ại bắt đầu bay tiếp, đột nhiên Tiên Ông dừng lại
bảo: “Đến rồi!”. Hậu học nhìn thấy Đền công đức.
Ở đây có một con Rồng, Tiên Ông bảo: “Đây là Hộ Pháp
Thiên Long của Đền công đức nơi Lý Thiên. Chúng nó là
Hộ Pháp Thần đấy! Còn một con Thanh Long là giám
sát các tà tâm tà niệm của người tu Đạo chúng ta, tâm
xấu, niệm xấu, ác tâm, ác hình cũng chính là Tội, Lỗi,
Sai. Hậu học bị đôi mắt của Thanh Long khiến cho
khựng lại một cái, đôi mắt giống như bảo hậu học rằng:
“Ngươi không cần phải ngụy trang nữa, các Tội, Lỗi, Sai
mà ngươi đã làm Ta đều biết hết cả”. Nhìn thấy đôi mắt
đó khiến người phải kính sợ.
Tiên Ông nói: “Theo Ta vào đây”. Sau khi vào trong rồi,
Tiên Ông từ bi bảo rằng: “Mỗi người chúng ta khi cầu
Đạo đều có đốt một tờ Long Thiên Biểu. Long - tượng
trưng cho gì? Âm dương song Long, giám sát hành động
việc làm thiện hoặc tạo tội của chúng ta. Thiên - tượng
L
KIM LONG - THANH LONG
TỰ LÀM CHỨC CỦA MÌNH
 Người Giám sát các hành vi thiện, tích đức và
tội lỗi.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
69
trưng cho gì? Thiên bảng ở trên Đền công đức. Biểu -
đương nhiên là tờ giấy này nơi thế gian. Cho nên, Long
Thiên Biểu thật sự có ấn chứng như thế nơi Lý Thiên.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
70
au khi hậu học bị tai nạn xe, thắc mắc lớn nhất là:
“Ta dốc lòng tu, bàn như vậy, tại sao lại phát sinh
việc như thế? Sự thử thách lớn như thế này! Sự thử
thách khiến ta cầu sống không được, muốn chết không
xong”. Thắc mắc lớn nhất của hậu học là như thế!
Tiên Ông nói: “Con đừng nên hoài nghi, đấy đều có
nhân quả trước sau. Hôm nay cái nhân quả gặp tai nạn
đụng xe là đã tạo từ 300 năm trước ở Trung Quốc Đại
Lục. Con là con trong một gia đình nghèo ở làng chài
lưới, khi lớn lên mới rủ ba người bạn cùng làng ra ngoài
kiếm tiền. Vì lúc đó không có học thức, không có nghề,
duy nhất chỉ biết làm trộm cướp, lường gạt, toàn làm
những việc sai trái. Đến khi kiếm được tiền thì muốn rửa
tay hưởng thụ.
Các vị tiền hiền thử nghĩ xem, đến khi một người đã làm
đủ hết mọi tội ác, muốn nghỉ tay không làm, lại có một
số đồng bọn muốn cùng hưởng thụ sự thành quả của
nó, bạn có sợ bị người ta phản bội hay không? Chính vì
những ý niệm như thế, hậu học mới khởi lên tà tâm,
S
300 NĂM TRƯỚC BA MÄNG NGƯỜI
 Chî cæn nhắm mắt läi, thì mộng thçy bð truy
sát, té xuống vực núi, rçt kinh hoàng!
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
71
tâm sát, động niệm tồi tệ. Trên đường về quê, nửa đêm
giết chết hai người, còn một người nữa dùng cách treo
cổ mà treo anh ta chết đi.
Trong kiếp đó, hậu học đã giết đi ba người, một mình
nuốt hết tất cả tiền bạc trở về quê hương của mình. Tại
vì kiếm rất nhiều tiền hắc ám, cho nên về quê xây cầu,
đắp đường, giúp người xây nhà và đem một ít tiền cho
gia đình của 3 người kia, nên trở thành người thiện
trong miệng của mọi người.
Cho đến lúc 50 tuổi, không biết tại sao ngày nào hậu
học cũng ăn không vô, ngủ không được, chỉ cần vừa
nhắm mắt lại thì thấy mình bị truy sát, rơi xuống vực
thẳm rất kinh hoàng! Thôn trưởng rất quan tâm, mới
đến an ủi, hỏi han, hậu học mới kể hiện trạng của mình
cho ông ấy biết. Ông ta nói: “Ở nơi xxx có một vị Lão
hòa thượng, đạo hạnh của ông ấy rất cao, anh có thể đi
tìm ông ấy giải trừ”. Cho nên hậu học mới đi tìm Lão
hòa thượng.
Lão hòa thượng mở miệng hỏi ngay: “Trong kiếp này,
ông có làm việc gì trái với lương tâm hay không?”.
Hậu học chỉ còn cách nói cho Hòa thượng biết chuyện
thời thanh xuân của mình giết người chiếm của.
Ông ấy bảo: “Đây là quả báo hiện thời đấy”.
Hậu học hỏi ông ấy: “Vậy tôi phải làm sao đây?”.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
72
Ông ấy bảo: “Phải mau mau siêu độ, làm công đức cho
họ”.
Hậu học hỏi: “Vậy phải làm như thế nào?”.
Lão hòa thượng nói: “Phải làm ba cuộc Pháp Hội phổ
độ”.
Lúc đó trong lòng hậu học cũng còn rất bất an, nên tiếp
tục hỏi Lão hòa thượng: “Làm xong ba cuộc Pháp Hội,
có phải là tôi hết nợ họ rồi không vậy?”.
Lão hòa thượng bảo: “Không phải, đây là quả báo kiếp
này, tụng kinh siêu độ chỉ là tạm hoãn lại một chút mà
thôi, cái gốc vẫn không có cách nào dứt được! Ông phải
tu hành mới được, đợi đến sau này có thành tựu rồi, thì
có thể liễu đoạn nhân quả”.
Kết quả là Lão hòa thượng bắt hậu học trì giới, niệm
Phật, tụng kinh, hậu học bắt đầu quyên tiền xây chùa
và từ đó hậu học bắt đầu bước vào con đường tu hành.
NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC
73
hản quang lại hai người xưa kia bị hậu học giết,
sau khi chết đi bị đọa xuống địa ngục chịu khổ,
bị xử phạt là 300 năm. Còn một người bị treo cổ chết thì
âm hồn không tan, biến thành ác quỷ ở cạnh bên giếng
nước. Ác quỷ đạo thì không có thời hạn, cũng giống như
đọa vào địa ngục vô gián không có ngày ra, chỉ đợi đến
lúc duyên phận đến có người điểm hóa mới có cơ hội.
Thời hạn 300 năm vừa qua đi, hai người ở địa ngục
được thả ra. Việc phải làm đầu tiên là đi báo thù trước,
nhưng mà làm sao tìm hậu học đây? Đầu tiên là họ đến
thôn trang 300 năm trước tìm, tìm từng kiếp, từng kiếp...
Cuối cùng mới tìm ra hậu học ở kiếp này, năm hậu học
18 tuổi họ đã tìm thấy rồi.
Lẽ ra hậu học phải một mạng trả một mạng, nhưng
năm hậu học 18 tuổi đã gặp vị Hòa thượng 300 năm
trước. Vị Hòa thượng ấy đã tu thành chánh quả, vì Đạo
trường có Thiên mệnh, Ngài vì muốn giúp vào việc đại
sự nhân duyên Tam tào phổ độ này, cho nên chuyển
thế đầu thai vào Đạo trường.
P
DẪN BÂO SƯ CỦA 300 NĂM TRƯỚC
 Dẫn bâo sư ít nhçt có duyên 7 kiếp, phâi cố
gắng học tập theo dẫn bâo sư của mình.
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Hoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioiHoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioiSonHo22
 
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoẤn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoPhát Nhất Tuệ Viên
 
Hoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoàng Lý Quốc
 
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經Hoàng Lý Quốc
 
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh  chú giảiDi lặc cứu khổ chân kinh  chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giảiHoàng Lý Quốc
 
Thái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiênThái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiênHoàng Lý Quốc
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1Hoàng Lý Quốc
 
Bốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênBốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênHoàng Lý Quốc
 
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoBảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoPhát Nhất Tuệ Viên
 
Ngũ giới hoạt phật sư tôn từ huấn
Ngũ giới   hoạt phật sư tôn từ huấnNgũ giới   hoạt phật sư tôn từ huấn
Ngũ giới hoạt phật sư tôn từ huấnHoàng Lý Quốc
 
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữThiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữHoàng Lý Quốc
 
Sự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuSự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuHoàng Lý Quốc
 

Was ist angesagt? (20)

Hoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioiHoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioi
 
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoẤn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
 
15 Điều Phật Quy
15 Điều Phật Quy15 Điều Phật Quy
15 Điều Phật Quy
 
Hoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình ký
 
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經
 
Bách Hiếu Kinh .
Bách Hiếu Kinh .Bách Hiếu Kinh .
Bách Hiếu Kinh .
 
5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng
 
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh  chú giảiDi lặc cứu khổ chân kinh  chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
 
Đại Đạo Tam Bảo
Đại Đạo Tam BảoĐại Đạo Tam Bảo
Đại Đạo Tam Bảo
 
Thái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiênThái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiên
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
 
Tam bảo tâm pháp
Tam bảo tâm phápTam bảo tâm pháp
Tam bảo tâm pháp
 
Bốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênBốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiên
 
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoBảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
 
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại ĐạoGiới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
 
Ngũ giới hoạt phật sư tôn từ huấn
Ngũ giới   hoạt phật sư tôn từ huấnNgũ giới   hoạt phật sư tôn từ huấn
Ngũ giới hoạt phật sư tôn từ huấn
 
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữThiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
 
Sự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuSự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểu
 
Kinh Thái thượng cảm ứng thiên
Kinh Thái thượng cảm ứng thiênKinh Thái thượng cảm ứng thiên
Kinh Thái thượng cảm ứng thiên
 
Kinh điển trì tụng
Kinh điển trì tụngKinh điển trì tụng
Kinh điển trì tụng
 

Ähnlich wie Nghiep Luc Va Nguyen Luc

địA ngục a_tỳ_du_ký
địA ngục a_tỳ_du_kýđịA ngục a_tỳ_du_ký
địA ngục a_tỳ_du_kýlyquochoang
 
Batnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthongBatnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthongĐỗ Bình
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gìĐan Giang
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục BiênẤn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục BiênGarena Beta
 
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIênẤn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIênGarena Beta
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Phật Ngôn
 
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoangTinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoangtung truong
 
Khuyên người niệm Phật 3
Khuyên người niệm Phật 3Khuyên người niệm Phật 3
Khuyên người niệm Phật 3Nguyen Ha Linh
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Phật Ngôn
 
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019phamhieu56
 
Tây phương cực_lạc_du_ký
Tây phương cực_lạc_du_kýTây phương cực_lạc_du_ký
Tây phương cực_lạc_du_kýlyquochoang
 
Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải - Thích Thanh Từ
Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải - Thích Thanh TừBát Đại Nhân Giác Giảng Giải - Thích Thanh Từ
Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải - Thích Thanh TừPhật Ngôn
 

Ähnlich wie Nghiep Luc Va Nguyen Luc (20)

Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệQuang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
 
địA ngục a_tỳ_du_ký
địA ngục a_tỳ_du_kýđịA ngục a_tỳ_du_ký
địA ngục a_tỳ_du_ký
 
Batnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthongBatnhabalamatda httuthong
Batnhabalamatda httuthong
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gì
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục BiênẤn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
 
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIênẤn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
Ấn Quang Pháp Sư GIa Ngôn Lục Tục BIên
 
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên
 
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
 
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoangTinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
 
Khuyên người niệm Phật 3
Khuyên người niệm Phật 3Khuyên người niệm Phật 3
Khuyên người niệm Phật 3
 
TÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI
TÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜITÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI
TÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
 
Tây Phương Xác Chỉ
Tây Phương Xác ChỉTây Phương Xác Chỉ
Tây Phương Xác Chỉ
 
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
Tuyển Tập Đỗ Thuần Hậu_10305912052019
 
Tây phương cực_lạc_du_ký
Tây phương cực_lạc_du_kýTây phương cực_lạc_du_ký
Tây phương cực_lạc_du_ký
 
Tao duyengiaohoa 10428_updt
Tao duyengiaohoa 10428_updtTao duyengiaohoa 10428_updt
Tao duyengiaohoa 10428_updt
 
Ynghiahoangphaphophap
YnghiahoangphaphophapYnghiahoangphaphophap
Ynghiahoangphaphophap
 
Giao ancn cusi-5
Giao ancn cusi-5Giao ancn cusi-5
Giao ancn cusi-5
 
Giao ancn cusi-5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao ancn cusi-5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-5 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải - Thích Thanh Từ
Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải - Thích Thanh TừBát Đại Nhân Giác Giảng Giải - Thích Thanh Từ
Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải - Thích Thanh Từ
 

Mehr von Phát Nhất Tuệ Viên

Mehr von Phát Nhất Tuệ Viên (12)

Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược TruyệnLữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
 
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường MalaysiaNhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
 
HIẾU KINH - KHỔNG TỪ
HIẾU KINH - KHỔNG TỪHIẾU KINH - KHỔNG TỪ
HIẾU KINH - KHỔNG TỪ
 
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien HoaNhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
 
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng NghiệmĐào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
 
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ VươngCá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
 
Ma To Cau Dao
Ma To Cau DaoMa To Cau Dao
Ma To Cau Dao
 
Cau Dao Ket Duyen
Cau Dao Ket DuyenCau Dao Ket Duyen
Cau Dao Ket Duyen
 
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu HuanSu Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
 
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du KýNguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
 
Kinh Di Lặc
Kinh Di LặcKinh Di Lặc
Kinh Di Lặc
 
ấN quang pháp sư kết duyên huấn
ấN quang pháp sư kết duyên huấnấN quang pháp sư kết duyên huấn
ấN quang pháp sư kết duyên huấn
 

Nghiep Luc Va Nguyen Luc

  • 1.
  • 2. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 1 Tên thật là Phạm Thánh Kiệt, người Chương Hóa – Điền Vĩ. Lúc 18 tuổi học ở đại học Đạm Giang, Đài Bắc thì đã cầu Đạo, trong Phát Nhất Tổ của học giới đạo trướng Sùng Đức – Đài Bắc tham gia bàn Đạo. Vừa cầu Đạo đã sống trong Phật Đường. Cầu Đạo chưa được 10 năm, trước sau khuyến hóa và độ hóa hơn 5000 mấy người. Sau khi tốt nghiệp đại học đi lính hai năm (năm 26 tuổi), vì thối Đạo tâm, không tham gia việc Đạo trường, liền xảy ra tai nạn xe cộ, bị đứt gãy cổ chỉ còn lại khí quản và động mạch cổ. Suốt thời gian ba ngày ở trong bệnh viện Tú Truyền, đã chịu hết những hình phạt của địa ngục đạo và ác quỷ đạo. Sau đó, Nam Cực Tiên Ông đã dẫn Phạm Giảng Sư đi du Thiên Đàng. Du ngoạn trong khoảng thời gian 12 tiếng, đã nhìn thấy rất nhiều người tu Đạo phạm phải những tội lỗi, sai lầm. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PHÄM GIÂNG SƯ
  • 3. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 2 LỜI BAN BIÊN TẬP Đạo Chí Tôn Quý, sự thù thắng của Minh Sư nhất chỉ. Cụ thể nhưng vi diệu trong “Phật Quy Lễ Tiết” của đệ tử Bạch Dương. Duy có “Ngôn hành hữu Đạo” cho đến khi ý thức trong suốt, mới đủ để đạt đến cứu cánh giải thoát phiền não Sinh Tử. Đang đến thời Mạt Hậu, đệ tử trong thời kỳ Bạch Dương chăm chỉ “Hành công lập đức”, thường vô tình đánh mất đi bổn tánh hoặc trong kinh nghiệm bàn Đạo sinh tâm ngã mạn, đều vì tâm “Chủ kính tồn thành” đã lơi lỏng, xem thường đi. Đem việc Trời xem như việc người mà làm, nhận sai tâm người cho là tâm Trời. Vì đạo danh, đạo lợi quên đi tình nghĩa, rơi vào ngục tù mà không hay biết. Lại bị nghiệp phàm vây chặt, Thánh Phàm xung đột. Không vượt qua được tâm tham lợi ích và sự truy đuổi của nghiệp lực, nên đã quên mất nguyện lực lúc ban đầu đã lập. Khởi một niệm nên động nhân quả, nghiệp lực tức thì tìm đến ngay ! Thượng Đế vì muốn cảnh tỉnh kẻ Tu – Bàn thời Mạt hậu, chớ vì một niệm tham chấp mà phí đi công phu tu một đời. Cho nên, tấm gương đã độ vô số người, thành tâm Tu - Bàn của Phạm Giảng Sư có thể khởi phát các Bạch Dương đệ tử đang thành tâm tu Đạo, bàn Đạo
  • 4. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 3 hiện nay. Làm thế nào trong khi bàn Đạo có thể tự soi rọi tâm niệm xao động không yên của bản thân? Làm thế nào trong khi độ người có thể độ cả phiên kiến, tà niệm, vọng tưởng của nội tâm? Phạm Giảng Sư nói :”Hậu học xưa kia cũng tín thệ đán đán (như mặt trời mới lên), cảm thấy bản thân là một người tu Đạo đúng tiêu chuẩn, nhưng mà sau đó mới biết rằng Người tu Đạo của hậu học chỉ đủ tư cách lúc ở Phật Đường mà thôi ! Nếu như lúc không còn nguyện lực thì nghiệp lực sẽ xuất hiện !” Phạm Thánh Kiệt là một vị Giảng Sư trẻ tuổi trong giới học giả Đạo trường tham bàn, thuyết giảng. Nhờ có một tấm lòng thành son sắt đã độ vô số thân hữu. Xả thân bàn Đạo, độ người có thể nói rằng dũng mãnh tiếng bước, không hề lui sợ, đồng thời được sự trợ hóa của Tiên Phật. Không ngờ, chỉ vì một động niệm muốn kiếm tiền mà đã thối lui Đạo tâm, nghiệp lực lập tức theo sát bên mình. Ban đầu vốn có một chút tâm Bồ Tát, sau trở thành một phàm phu tục tử. Trong ranh giới giữa sự Sanh và Tử, Thượng Đế nghĩ đến Phạm Giảng Sư trong Đạo trường tu Đạo bàn Đạo, xem ra cũng có chút lòng thành nên giúp vượt qua cuộc chiến Sanh Tử này và do Nam Cực Tiên Ông dẫn đi du Thiên Đàng. Xem nhân quả tiền kiếp của bản thân, cùng công và tội của người tu Đạo.
  • 5. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 4 Chuyến du Thiên Đàng của Phạm Giảng Sư, không phải là chuyến du lịch thuần túy lên Thiên Đàng. Mà là trong quá trình du lịch thấy được bản thân mình và những điểm vi tế mà những người Tu – Bàn Đạo thời mạt hậu đã thiếu sót vướng phải --- Công và Lỗi. Điều mà trong những tập Thiên Đàng du ký trước kia, có những sự việc chưa từng ghi chép lại. Phạm Giảng Sư kể cặn kẽ những chuyện nhân duyên quả báo của chính mình nhưng đã giản lược nhân khởi của tai nạn xe lần này --- Tâm Niệm. Qua phần tường thuật của Giảng Sư, chúng ta có thể phát hiện, những người Tu – Bàn Đạo thời mạt hậu, trong sự bất giác đã buông mất đi hạt giống Bồ Đề, sơ suất việc giữ Giới luật Phật quy. Thượng Đế mượn cái gương nhân quả và việc du Thiên Đàng của Phạm Giảng Sư, cảnh tỉnh chúng ta rằng: Trong Đạo trường Bạch Dương đã rất phổ biến việc xuất hiện các hiện tượng lơi lỏng Phật quy và sự tu trì. Hy vọng mỗi người có thể thức thời tự hồi đầu quán chiếu, niệm niệm thường giữ để tránh điều suốt một đời tu bàn, lại trở nên giờ Ngọ thành Đạo giờ Tỵ đã sa đọa ! Nhà xuất bản của chúng tôi khi nghe được băng ghi âm gốc của Phạm Giảng Sư, đã đánh động tâm linh đang ngu muội không biết. Một cảm xúc cảm động và
  • 6. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 5 hối hận tự dâng trào lên. Chúng ta tự cho rằng mình thật tâm tu Đạo, có thật là Chân tu thực luyện hay chưa? Có thật là công đức vô lượng hay không? Có cần phải động tâm, mưu toan tính toán nữa hay không? Đối với người trên kẻ dưới có thật là không hổ thẹn hay không? Đã đến lúc cần nhìn thẳng lại mình rồi. Đến đây, tòa soạn chúng tôi cầm bút lên, hy vọng có thể vì Trời làm một chút việc, truyền đạt thông tin, cho nên nhúng tay viết bản thảo này. Toàn văn không rời ý chính, chỉ lược phân thành từng đoạn và tiêu đề. Sách này dự trù ấn tống 10.000 quyển dành tặng để kết duyên cùng các Tiền Hiền và Đại Đức. Mong rằng quyển sách này có thể cống hiến cho các vị Tiền Hiền, Đại Đức nhiều hơn nữa kim chỉ nam và sự phát khởi trong Tu – Bàn. Đồng thời khẩn thiết mong được các vị Tiền Hiền, Đại Đức cùng hộ trì, tuyên truyền và trợ duyên ấn tống, để không phụ dụng ý của Thượng Đế. Ban Biên Tập MINH ĐỨC cẩn ghi
  • 7. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 6 Đang thời hiện nay, tuy vật chất phong phú, nhưng lòng người đã hủ nát vô tận! Vì do xã hội không thể tuân phụng đạo đức, khiến cho bản chất vốn linh minh lương thiện của mọi người đã biến thành tâm địa hôn ám, đánh mất luân thường. Ngày ngày đều xảy ra các việc trong xã hội khiến cho người trợn mắt kinh tâm. Sự giao tiếp giữa người với nhau, vô phương thành thật hiền lương, lúc nào cũng dụ dỗ, đấu tranh nhau, trong tâm đen tối, bại đức loạn hành, không thể như xưa. Không những tu thân vô đức, ngược lại tội nghiệp đầy người. Tiên Phật gọi là “Ngũ trược ác thế”. Người sinh ra trên đời, cần nghĩ đến điều sai trái của bản thân để tự phản tỉnh, mới có thể từ phẩm hạnh hoặc các mặt khác tiến bộ hơn. Lại nữa, điều đáng buồn là người thời nay chỉ dụng công phu về phương diện đạt được tư lợi vật chất mà thôi. Đối với phần căn bản nhất là bổn tánh linh minh, thì lại không chịu để chút tâm đầu tư vào, thực là bỏ bổn đuổi theo cái tận ! Một kiếp nhân sinh chỉ mấy mươi năm, cần phải biết tu, biết ngộ, tiếc phước, tạo phước, mới có thể tu được tự tánh quang minh. Nếu như không biết nghĩ đâu PHÄM THÁNH KIỆT TỰ THUẬT
  • 8. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 7 mới là nơi trở về, thì sẽ trầm luân trong biển khổ tội nghiệp. Thượng Đế không những tâm để thiện ác đồng chịu nạn kiếp số, đặc biệt giáng Đại Đạo để cứu vớt chúng sinh mê muội. Phận chúng ta gặp được Minh Sư chỉ điểm, liễu ngộ chân tánh chân chủ, được siêu thoát sinh tử luân hồi. Thiên Ân Sư Đức bao la, khó mà báo đáp. Hậu học vốn tu trì nhiều năm, càng tu càng bảo vệ bản thân, tâm càng vị kỷ, mọi việc đều xem mình làm trọng. Rõ ràng biết rằng “Tu Đạo” là tốt, lại tự cam để lương tri mê muội mà buông bỏ đường tu. Rõ biết rằng “Bàn Đạo” hành thiện có thể giải trừ tội lỗi, lại dừng chân không bước tới, che lấp Thiên lương, tăng thêm tội lỗi, đều là vì tâm tính chưa sáng, “Chủ Nhân Ông” chưa thật sự làm chủ lấy bản thân. Hậu học trải qua đại kiếp Sinh Tử lần này, thật sự tin rằng “Tu Đạo tu tâm, Bàn Đạo tận tâm” câu này. Một niệm trần khởi, trên Trời xem như điện chớp, tâm niệm của chúng ta không chỉ ảnh hưởng suốt đời mình, mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến những người hữu duyên quanh ta. Mỗi lần bắt đầu khởi động niệm, cần phải tự hỏi lại bản thân: Niệm này khởi lên có trái với lương tâm không? Có chính đáng không? Có hợp
  • 9. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 8 tình hợp lý không? Suy nghĩ đôi lần rồi hãy làm, không những có thể làm giảm bớt sai phạm, càng sẽ không hồ đồ tạo tội tạo nghiệp. Nếu có thể thường xuyên như thế, thì làm thế nào có những chuyện trái lương tâm chứ? Thì càng không sợ rằng ta Tu – Bàn không thành tựu! Thân người đáng quý là ở chỗ thường tỉnh thức, có thể giữ được chân tính quang minh Tiên Thiên đã ban cho. Thêm một bước càng có thể tự giác giác tha, lợi mình lợi người. Ai ai cũng thế, thì Vườn nhà Di Lặc sẽ có ở trần gian. Hy vọng rằng sách này in ra, cảnh tỉnh bản thân và các bạn đồng tu, luôn luôn tỉnh giác trong các động niệm, niệm niệm chân chánh. Hiện nay, Thủy Hỏa tai ương không ngừng xảy ra, một niệm lui mất thì chư nghiệp khởi lên, ta há không cẩn thận hay sao? Cần nên biết rằng Phật Lực khó địch Nghiệp Lực, Nghiệp Lực khó địch Nguyện Lực. Nhân quả không bao giờ mất, duy có Tu Đạo – Bàn Đạo, chân tu thực luyện mới có thể cứu vãn lòng người sắp ngã, tế độ tàn linh trở về Lý Thiên. Sau cùng, một lần nữa cảm tạ bạn đồng tu là Nhà xuất bản Minh Đức đã hỗ trợ ghi âm, ghi chép và sự từ bi hậu ái của Giám đốc Huỳnh, Giám đốc Hồng cho sách này được ấn hành.
  • 10. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 9 Hậu học kiến thức cạn hẹp, ngôn từ thô cạn, nếu có chỗ không viên mãn, cầu xin Tiên Phật từ bi xá tội. Đôi lời nhắn gửi, kính ghi lời tựa ! Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 93 (2004 Dương Lịch) Ngày 20 Tháng 08 Năm Giáp Thân Phạm Thánh Kiệt Cẩn ghi tại nhà riêng Đài Trung
  • 11. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 10 MỤC LỤC  NHÂN DUYÊN TU ĐẠO VÀ BÀN ĐẠO................ 13  Bị giật mình mới cầu Đạo ..................................... 14  Sự thành toàn của Dẫn Bảo Sư ........................ 19  Cầu Lão Sư giúp đỡ độ người .......................... 22  Quan Thánh Đế Quân độ người nhà.................. 25  Nhóm ăn tập thể mười ngàn khấu đầu ............. 28  Súng đeo trên lưng làm chấp lễ Bàn Đạo .......... 32  Học Mạc Quảng Lượng ấn chuông độ người ..... 36  CỬA ẢI SANH TỬ TRONG TAI NẠN XE CỘ ...... 39  Cắm đầu cắm cổ lo kiếm tiền không tham gia bàn Đạo ....................................................................... 40  Sanh tử trong chớp mắt .................................. 42  Chạy 2Km đường với chiếc xe vụn nát .............. 44  Địa ngục đạo trong bệnh viện .......................... 47  Ngạ quỷ đạo trong bệnh viện .......................... 52  Diệu dụng có ý thức thủ Huyền Quan ............... 57  NHÂN TIỀN KIẾP – KIẾP NÀY BÁO .................. 63  Theo Nam Cực Tiên Ông du Thiên Đàng .......... 64  Kim Long – Thanh Long tự làm chức của mình... 68  300 năm trước - ba mạng người ...................... 70  Dẫn Bảo Sư của 300 năm trước ....................... 73  Ba kiếp nhân quả trả ba ngày .......................... 75  Ba ngày Địa Ngục Đạo và Ngạ Quỷ Đạo ở
  • 12. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 11 bệnh viện........................................................ 78  LIÊN HOA TRÌ – TIÊN ĐÀO VIÊN ..................... 82  Hoa sen nhỏ của Phạm Thánh Kiệt ................... 83  Hoa sen lớn của Ân Sư .................................... 88  Tòa sen lớn nhỏ không giống nhau .................. 91  Sự khác biệt giữa hoa sen và đào tiên .............. 93  ĐỀN CÔNG ĐỨC – LÂU ĐÀI TỘI LỖI................ 95  Nói rõ về đền thờ công đức ........................ 96 1. Có công lầu độ hóa ...................................... 97 2. Có công khuyến hóa ..................................... 97 3. Một tý công đức cũng không sót .................... 98 4. Chân công đức ........................................... 101 5. Có công trợ Đạo ......................................... 102  Nói rõ về lâu đài tội lỗi ............................. 105 1. Lập nguyện không liễu ................................ 106 2. Nhân đạo vị toàn ........................................ 108 3. Giảng sư không hiểu lại không giảng nguyện văn ............................................................ 110 4. Tam thanh tứ chánh, Phật quy lễ tiết không nói hoặc nói bừa .............................................. 111 5. Hư tâm giả ý .............................................. 113 6. Không chân tu thật luyện ............................ 113 7. Không nghe theo Thầy điều động ................ 114 8. Không Trọng Thánh Khinh Phàm ................. 115 9. Đàn chủ không giảng, không dạy Phật quy ... 115 10. Đàn chủ phạm sát giới.......................................116
  • 13. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 12 11. Không Tôn Kính Tiên Phật ............................ 117 12. Không Tôn Sư Trọng Đạo ............................. 118 13. Tạo khẩu nghiệp ......................................... 119 14. Không thanh khẩu như tố ............................ 120 15. Miệt thị Tiền Nhân ....................................... 120 16. Quả cúng, nhang rơi xuống đất .................... 121 17. Tùy ý hủy hoại, hoặc đốt biểu văn ................ 122 18. Dương phụng âm vi (miệng vâng bụng trái) .. 123 19. Tham chiếm công đức ................................. 124 20. Không thật tâm sám hối ............................... 125 21. Có nghi ngờ đối với Thiên Mệnh ................... 126 22. Sự oán trách đối với Tiền Hiền ..................... 127 23. Chấp công đức tướng .................................. 127 24. Giữ giới khó bền .......................................... 127
  • 14. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 13 ậu học thật lòng lo âu hồi hộp mà đến đây cùng mọi người học tập, tin rằng mỗi vị đạo thân có mặt ở đây đều tự cho mình là một người tu Đạo. Hậu học xưa kia cũng Tín thệ đán đán (như mặt trời mới lên), cảm thấy bản thân là một người tu Đạo đúng tiêu chuẩn. Nhưng mà sau đó mới biết rằng “Người tu Đạo” của hậu học chỉ đủ tư cách khi ở trong Phật Đường! Tức là chúng ta bước đến Phật Đường thì giống như người tu Đạo, ra khỏi Phật Đường thì không dám đảm bảo có phù hợp là một người tu Đạo nữa hay không rồi ! Cho nên hôm nay được đến nơi đây, một mặt là cùng báo cáo với các vị Tiền Hiền một bằng chứng thật sự, còn một mặt khác là qua việc hậu học tu Đạo, bàn Đạo có thể đem đến cho các vị Tiền Hiền một ít khởi phát. H NHÂN DUYÊN CÆU ĐÄO - TU ĐÄO - BÀN ĐÄO
  • 15. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 14 úc đầu hậu học cầu Đạo ở Đạo trường của Trần Tiền Nhân tại Đài Bắc và cũng là lúc đang học Đại học Đạm Giang. Hậu học là người Chương Hóa, đến Đài Bắc đi học. Có một ngày hàn lưu (cơn lạnh) hậu học ra ngoài mua đồ về ăn. Lúc ăn xong chuẩn bị đi ngủ thì có người gõ cửa. Vì gõ cửa rất dụng tâm rất dụng sức, âm thanh đủ để khiến hậu học tỉnh giấc. Hậu học ló đầu ra xem thì thấy một vị mặt áo trắng quần xanh học trên lớp mình, hậu học liền hỏi anh ấy tìm ai? Anh ta bảo tìm bạn cùng phòng của hậu học là xxx có nhà không? Hậu học trả lời là anh ấy đi học chưa về. Nhìn thấy anh ta toàn thân bị ướt, lúc đầu định mời anh ta vào uống một ly trà nóng rồi đi. Không ngờ anh ấy rất ung dung bước vào phòng hậu học, vào đến rồi thì uống trà trò chuyện. Học trưởng (người học trên lớp mình) hỏi hậu học có tín ngưỡng hay không? Có tin rằng có linh hồn hay không? Ly trà đêm đó uống đến 2 tiếng đồng hồ, trà uống hết rồi mà vẫn chưa nói đến chủ đề. Học trưởng liền hỏi L BỊ HÙ DỌA MỚI CÆU ĐÄO  Duyên đến rồi, có trốn cũng vô dụng, cho nên cæn phâi trân trọng.
  • 16. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 15 hậu học: ”Cậu em, đêm mai cậu có rảnh hay không? Đêm mai Tôi sẽ đến tìm Cậu”. Đêm hôm sau học trưởng lại đến, anh hỏi hậu học có biết trên con người của ta có một nơi là cửa để linh hồn ta ra vào thể xác ? Hậu học đoán mãi không đúng, anh ấy hỏi hậu học có muốn biết hay không? Hậu học trả lời rằng “Muốn biết”. Học trưởng bảo: ”Cậu cần phải cầu Đạo, cầu Đạo phải ăn chay, đóng tiền công đức phí, lập nguyện,... ” Hậu học nghe xong có chút động lòng nhưng chưa đến mức phải hành động cho nên đương nhiên là còn từ chối, nên nói: “Cơ duyên chưa đến, Phật duyên chưa đầy đủ”. Học trưởng bảo: “Không sao, ngày mai tôi sẽ đến”. Cho nên tối đêm thứ 3, học trưởng lại đến, hậu học không tiện đuổi khách, cho nên ngồi tiếp tục nói chuyện. Ngày thứ 3 thì nói nhiều hơn, từ xã hội nói đến Đạo trường, còn nói đến các nhánh Đạo, lúc đó hậu học chỉ biết một nửa mà thôi. Học trưởng bảo: “Ở gần đây, có mấy người bạn có thể nói là chí đồng đạo hợp ở chung với nhau, gọi là “Nhóm ăn tập thể”, cũng có Phật Đường. Nơi đó có rất nhiều người có thể trả lời tường tận những thắc mắc của cậu”. Cho nên mời hậu học đến đó xem xem, vì thế hậu học cùng đi đến đó với huynh trưởng. Vừa ngay tối hôm đó Phật Đường đang có lớp nghiên cứu quyển Mạnh Tử, hậu học liền tìm một chỗ để ngồi.
  • 17. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 16 Mọi người đang lúc thảo luận, cho nên nội dung thảo luận của họ, hậu học đều nghe rõ hết cả nhưng không hiểu ý nghĩa. Sau đó, các anh em ấy đều dùng mọi cách để hy vọng hậu học cầu Đạo, đương nhiên là hậu học cũng đã dùng mọi cách để từ chối. Giờ đây nghĩ lại thật đúng là Phật duyên không đủ! Đang lúc không khí có vẻ chùng xuống đó, đột nhiên có một vị học trưởng, anh này vừa giải ngũ, anh vỗ bàn một cái “Bốp” và lớn tiếng nói rằng: “Cậu muốn cầu Đạo thì đến, không cầu Đạo thì đi ra, Phật Đường là nơi bàn Đạo, không phải là nơi để cậu đấu trí làm cao”. Hậu học giật thót cả người, sợ quá là sợ vì hậu học chỉ có một mình, bọn họ có đến mười mấy người. Cho nên lúc đó hậu học lập tức nói: “Em muốn cầu Đạo”. Lúc đó hậu học cầu Đạo thực sự mà nói, thiện căn hơi ít một chút, là do vị học trưởng đó nổi giận vỗ bàn mới cầu Đạo. Đồng ý cầu Đạo và ngày bàn Đạo còn một khoảng thời gian lâu, trong thời gian này hậu học đều cùng một người bạn đi dùng cơm, người bạn này là một Phật tử tín ngưỡng Tịnh Độ Tông của Phật Giáo. Nên thường giảng cho hậu học nghe là phải giới sát, từ bi,... cho nên hậu học cùng anh ấy ăn chay, ăn được bảy ngày. Học trưởng bảo rằng trong khu vực có bàn Đạo nên hậu học đi cầu Đạo. Hậu học đem hết số tiền sinh
  • 18. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 17 hoạt phí trong một tuần là 500 NDT (tương đương 225.000 đ VN), đem đi làm công đức phí khi cầu Đạo. Cầu Đạo xong được phát hai quyển sách thiện, một quyển là Di Lặc Chân Kinh, một quyển là Hà Tiên Cô truyện, hậu học mới đọc qua hai quyển sách này. Khi đọc quyển Hà Tiên Cô truyện, hoàn toàn không biết là nói cái gì? Nên gọi điện thoại hỏi học trưởng: “Học trưởng, quyển sách này là sách gì? Tại sao em đọc không hiểu? Tại sao lại có Ha Ha, Hư Hư, Hì Hì, Hí Hí ? ”. Học trưởng trả lời: “Thế này nhé, cậu có muốn chọn một ngày đến Phật Đường chúng tôi ở một hai hôm, chúng tôi sẽ giải thích cho cậu”. Hậu học trả lời: “Được thôi”. Đã cầu Đạo rồi, hậu học cũng muốn biết rốt cuộc là điều gì ? Sau đó có một ngày, các học trưởng lái một chiếc xe cùng với sáu, bảy xe gắn máy đến thăm hậu học. Học trưởng bảo: “Cậu em, tối đến Phật Đường chúng tôi ngủ có được không ?” Hậu học trả lời: “Được chứ !”. Sáu, bảy học trưởng bắt đầu bắt tay dọn đồ đạc, dọn hết tất cả những đồ dùng của hậu học lên xe, chở đến Phật Đường. Hậu học như thế đến Phật Đường ở. Cách ngày sau, hậu học mới nói với học trưởng: “Học trưởng, em muốn về, có thể giúp em chở hành lý được không vậy ?” Học trưởng bảo: “Nhưng mà Phật Đường
  • 19. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 18 bây giờ không có người, nếu cậu muốn thì tự mình dọn”. Hậu học mới hỏi: “Như vậy Phật Đường có chỗ hay không ? Em có thể ở tạm lại được không vậy ?”. Học trưởng bảo: “Tốt ! Nhưng mà vấn đề là dưới lầu không có chỗ, cậu phải ở trên lầu, trên lầu thuộc về Phật Đường, Phật quy lễ tiết của Phật Đường có hơi nghiêm khắc”. Hậu học nói: “Được ! Không sao, thì em ở Phật Đường !”. Hậu học tiếp cận Đạo Trường, ở Phật Đường, có thể nói 100% là bị gạt đến. Tại vì học trưởng bảo hậu học chỉ ở có một ngày là được rồi, cuố cùng hậu học đã ở bốn năm, bốn năm học đại học đều ở Phật Đường. Cho nên duyên của ta có khi là như thế, duyên đến rồi, dù có trốn cũng vô ích, cho nên ta càng phải trân trọng.
  • 20. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 19 ậu học lúc đầu là do sợ hãi, nhát gan mới đến cầu Đạo, còn ở Phật Đường là do bị gạt, bất đắc dĩ, ấm ức mà ở lại. Nhưng mà chỉ cần Đạo chánh – Lý chánh – Thiên mệnh chánh, bất luận là bạn do nhân duyên nào đến, cuối cùng dần dần sẽ nảy mầm. Rất nhiều lần hậu học định dọn ra khỏi Phật Đường, cho rằng Phật Đường không thích hợp với hậu học “Tôi còn có rất nhiều kế hoạch cho cuộc sống”! Lại còn gặp sự phản đối của người nhà, không thông cảm, sự xa cách của bạn hữu; hoặc vì độ bạn đến cầu Đạo, bạn không đến, thì gây nhau, không nói đến nhau, cho nên sản sinh rất nhiều việc xung đột. Hậu học rất luôn cảm ân bởi vì chúng ta đều là bị người khác đôn đốc, răn đe suốt con đường mà thành toàn ra. Nhất là Dẫn sư của hậu học, Dẫn sư biết hậu học thích xem kinh sách. Có lần nhìn thấy hậu học cứ lật mãi một quyển kinh Phật, Dẫn sư đã lén mua quyển kinh đó tặng hậu học. Cho nên không nhất thiết là làm tài thí ở Phật H SỰ THÀNH TOÀN CỦA DẪN BÂO SƯ  Chî cæn Đäo chánh - Lý chánh - Thiên mệnh chánh, bçt luận bän do nhån duyên nào đến, cuối cùng sẽ từ từ nây mæm.
  • 21. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 20 Đường, bạn nhận thấy người nào cần thành toàn, thì bạn hãy giúp đỡ họ, như thế cũng gọi là tài thí. Hậu học rất cảm ơn Dẫn sư, vì nếu không có Dẫn sư, có thể hậu học không có cách nào đi đến hôm nay. Hậu học bắt đầu học tập độ người, ăn chay, trong lòng hậu học nghĩ rằng: “Nếu đã muốn ăn chay thì hạ quyết tâm ăn suốt đời thôi”. Cho nên hậu học cho rằng nhất định phải có nguyên tắc để mọi người giám sát mình. Một hôm, hậu học đến trường, lựa lúc thầy cô chưa đến lớp, lén chạy lên bục giảng nói vào Micorô: “Thưa các bạn, tôi có việc cần tuyên bố! Bắt đầu từ hôm nay tôi sẽ ăn chay”. Các bạn tôi đều nói: “Cái đầu của bạn bị hư rồi hay sao?”. Mọi người đều nói rằng: “Bạn không thể nào, nhất định là bạn không kiên trì được đâu”. Cho nên mọi người đoán rằng hậu học chỉ có thể ăn chừng mười mấy ngày, nhưng mà không ngờ hậu học ăn chay thật luôn. Tại sao có sự bồng bột như vậy chứ? Quan trọng nhất là hậu học chỉ còn có Cha, lúc hậu học ba tuổi thì mẹ đã qua đời. Sau khi đến Đạo Trường, phát hiện Đạo Trường có cảm giác “Nhà”, đem đến cho hậu học sự chấn động mạnh. Cho nên hậu học rất hy vọng được hòa nhập vào đấy. Lúc đầu hậu học đã được thành toàn như thế nào vậy nhỉ?
  • 22. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 21 Chỉ cần các học trưởng đi ra ngoài độ người là dẫn hậu học đi theo. Do đó cho nên bọn họ cũng không cần phí tâm lực để quan tâm mà hỏi: “Cậu em, gần đây có phiền não gì không? Có phải cậu em có chuyện ...?” Không cần, khi mà trí tuệ của chúng ta dần dần tăng trưởng, phiền não sẽ giảm bớt. Đầu tiên là tâm từ bi của bạn sẽ phát khởi, phát như thế nào? Đi đến cùng chúng sinh. Cho nên lúc ấy các học trưởng thành toàn hậu học thật đơn giản, cũng là điều mà Đạo trường thường nói là “Bàn Đạo”.
  • 23. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 22 úc mới đầu hậu học dẫn rất nhiều bạn thân, bạn học đến Phật Đường cầu Đạo. Vì hai bên tin tưởng nhau cho nên rất dễ cầu Đạo, nhưng mà về sau thì càng ngày càng khó độ rồi. Khi hậu học cảm thấy người khó độ, mới nghĩ rằng: “Khi chúng ta cầu Đạo, không phải là có ghi một tờ biểu văn hay sao? Tên ta ghi trên đó, có lẽ phải như thế họ mới đến cầu Đạo”. Hậu học liền tự ra chủ ý, bắt đầu ghi hết tên những người muốn độ lên một tờ giấy , sau đó đốt đèn Phật lên, học theo Điểm Truyền Sư quỳ trước Phật mà nguyện: “Tế Công Hoạt Phật từ bi, đệ tử muốn đi độ những người này ...”. Cứ từng tên từng tên đọc cho Lão Sư nghe, cầu Lão Sư từ bi ! Sau đó đốt tờ giấy đi, cứ xem tờ giấy như là tờ biểu văn mà đốt đi. Lúc đầu hậu học phát tâm độ người, trong lòng nghĩ rằng: “Bạn học cùng lớp là hữu duyên với ta, hữu duyên mà không độ thì chứng tỏ ta đã quên mất bổn phận”. Cho nên mới viết tên bạn học vào một tờ giấy và đốt gửi cho Lão Sư. L CÆU LÃO SƯ GIÚP ĐỠ ĐỘ NGƯỜI  Bän có tåm như thế, thì sẽ có sức mänh !
  • 24. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 23 Hậu học ghi tên xong đốt đi, nói ra cũng kỳ lạ, bạn có tâm như thế, thì sẽ có sức mạnh như thế ! Hậu học ghi rõ “bệnh trạng” của những bạn học không chịu cầu Đạo lên giấy kể cho Lão Sư biết. Ví dụ như: Người này theo Đạo vô thần, con nói chuyện Đạo với anh ta, anh ta không nghe; hoặc là người nào đó rất muốn cầu Đạo nhưng người nhà của họ phản đối, hậu học đều ghi rõ ràng nói với Lão Sư. Kết quả có bạn học nói: “Đêm qua tôi chiêm bao thấy anh, anh nói gì đó tôi không biết, không biết miệng anh nên nói gì?” Hậu học đã nói với người bạn đó: “Tôi mong muốn mời bạn đến cầu Đạo và tôi cầu Tiên Phật ở chỗ tôi nói với bạn, bạn thấy đấy, đó là Tiên Phật báo mộng đấy !”. Kết quả là cũng có người đến cầu Đạo. Còn có bạn trong lúc chạy xe gắn máy đi học hoặc đi về, lại nghe bên tai có tiếng nói chuyện với anh ta rằng: “Một chút nữa con phải đi tìm Phạm Khánh Kiệt”. Anh bạn nhìn thì không thấy người. Khi đến trường thì tìm hậu học nói: “Khi nãy rất kỳ lạ, có người bảo tôi đi tìm anh !”. Anh này vốn không tin có quỷ thần, nhưng cũng đã đến cầu Đạo rồi ! Hậu học còn nhớ một việc còn để ấn tượng rất sâu. Có một lần có sau người bạn học đồng ý đến cầu Đạo, cuối cùng đến ngày cầu Đạo, bọn họ gọi điện thoại báo rằng
  • 25. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 24 đột xuất quyết định đi chơi nên không đến cầu Đạo. Đang lúc hậu học cảm thấy rất buồn bã thì lại thấy 6 người bạn đó tại sao lại đang ở dưới lầu ? Hậu học mau mau chạy xuống hỏi bọn họ: “Không phải là các bạn nói là muốn đi chơi hay sao ? Tại sao lại đến nơi đây ?” Thì ra bọn họ từ sáng sớm 6 giờ hơn đã xuất phát, sau đó lại phát hiện thấy đi chơi không vui nên muốn về, không biết quanh quẩn làm sao đến một nơi khá vắng vẻ, cảm thấy mỏi rồi, định ở nơi đấy nghỉ một chút, thì ra nơi ấy là Phật Đường. Hậu học mới nói: “Tôi ở nơi đây nè ! Có muốn lên trên lầu không ?”. Cho nên họ đã đến cầu Đạo. Sự trùng hợp này gọi là cơ duyên, hy vọng mọi người nên giữ chặt cái cơ duyên này.
  • 26. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 25 ậu học cầu Đạo xong thì ăn chay nhưng từ đó không dám về nhà, tại vì sao ? Tại vì sợ người nhà biết hậu học đã ăn chay, không biết chuyện gì sẽ xảy ra, lại sợ cha giận. Cho nên ngày Nguyên Đán, về nhà một chút thì trở lên ngay. Tiếp theo sau là cả học kỳ cũng không về nhà, giống như là quên mất nhà đi. Kỳ thật là sợ, vì ở đây hậu học đã khó khăn lắm mới tích lũy được đạo hạnh, đã ăn chay được nửa năm, về nhà rủi ăn một cái đùi gà thì phá công rồi ! Lại phải bắt đầu lại, như thế có phần tiếc, cho nên một mực không dám về nhà. Nhưng mà nghỉ hè thời gian dài hơn, cũng không thể không về nhà, cho nên suy nghĩ: Như vậy làm sao bây giờ ? Chỉ có một cách mua 5 trái bôm (táo) về hiến cung, quỳ trước Phật: “Cầu Lão Sư từ bi ! Đệ tử bây giờ phải về nhà rồi, về nhà có khả năng sẽ phá giới, cầu Lão Sư từ bi giúp cho Đạo hạnh của đệ tử không ...”. Là cách suy nghĩ ấu trĩ như thế, cầu Lão Sư từ bi xoay chuyển H QUAN THÁNH ĐẾ QUÅN ĐỘ NGƯỜI NHÀ  Đäo này bän không lo việc phâi bàn, chî cæn bän có nguyện lực, có biểu bäch, Thượng Đế sẽ trợ lực cho.
  • 27. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 26 và khấu 100 khấu đầu. Đứng lên định bước đi, chợt suy nghĩ: “Không được ổn lắm ! Trong Pháp Hội nhìn thấy thầy Tế Công của chúng ta có một chút điên điên ngông ngông, hình như không được đứng đắn cho lắm”. Cho nên hậu học lại nghĩ: “Không được, ta cần phải cầu một vị Tiên Phật chắc ăn hơn, cầu một vị Tiên Phật giữ chữ Tín”. Cho nên hậu học lại chấp xá, quỳ; lại quỳ xuống. “Bây giờ cầu vị nào đây ?” Hậu học nghĩ đi nghĩ lại, đột nhiên nghĩ đến vị nghĩa khí xung Thiên là Quan Thánh Đế Quân, cho nên khấu đầu Quan Thánh Đế Quân 100 khấu đầu, cầu Quan Thánh Đế Quân từ bi xoay chuyển. Hậu học cho rằng Quan Thánh Đế Quân giữ chữ Tín hơn, sau đó thu trái cây lại và về nhà. Vì hậu học đã nữa năm không về nhà, cho nên lòng rất hồi hộp lo âu, sợ không biết cha có mắng không ? Hay là thế nào ...? Kết quả thật không ngờ, câu đầu tiên của cha là: “Nghe Nhất Quán Đạo nói hiện giờ Ngọc Hoàng Thượng Đế là Quan Thánh Đế Quân !”. Hậu học có phần bất ngờ, trong lòng lại nghĩ: Quan Thánh Đế Quân đúng là giữ chữ Tín. Lúc đó hậu học chưa biết chút gì về Đạo học, càng không biết rằng Tiên Phật không có phân biệt lớn và nhỏ, cho nên thuận miệng nói đại: “Đúng đấy ! Cha xem Ngọc Hoàng Thượng Đế ! Trong Đạo trường của
  • 28. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 27 chúng con chỉ là Pháp Luật Chủ mà thôi, cho nên cha nên đến Đạo trường của chúng con cúng”. Cha hậu học nghe xong liền nói: “Được ! Đương nhiên nếu muốn cúng thì cúng vị lớn một chút !”. Cho nên, cha đi cầu Đạo, cha nuôi cũng cùng đi cầu Đạo. Vì thế hậu học rất cảm ân; Đạo này không sợ bạn đến bàn, chỉ sợ bạn không đi bàn, không có nguyện lục bàn. Chỉ cần bạn có nguyện lực, có biểu bạch, Thượng Đế nhất định sẽ trợ lực.
  • 29. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 28 au đó, ở Nhóm ăn tập thể. Đến năm thứ 3 đại học làm người phụ trách Nhóm ăn tập thể, cũng giống như Đàn chủ của Phật Đường vậy, quản lý việc dẫn dắt một Phật Đường. Đến năm thứ 4 đại học, Nhóm ăn tập thể từ lúc đầu chỉ có 6 người, bây giờ đã có thể ngồi đầy năm bàn ăn, gần 50 người rồi. Hậu học nghĩ: “Đã có thể giao cho người kế tiếp rồi. Nhưng mà phải tìm người để giao, vậy tìm ai nhận bàn giao đây ? Cuối cùng, các em học năm thứ 1, thứ 2 đều bị ngườikhác dẫn đi hết, có thể nói là rơi xuống số 0. Cho nên tâm trạng hậu học đang từ rất vui, bây giờ không còn đến nửa người để mà giao, nỗi thất vọng đó thật lớn, cho nên rất là đau lòng. Tối hôm đó đi học về, hậu học liền đến Phật Đường để mét cùng Tiên Phật: “Phật Đường xx, vị tiền hiền xx, người ở Nhóm ăn tập thể đã kéo các sư đệ con qua bên S NHÓM ĂN TẬP THỂ MƯỜI NGÀN KHÇU ĐÆU  Chủ quyền bàn Đäo do trời, nếu như chúng ta có điều gì không làm được hoặc điều buồn khổ, cứ việc báo cáo với Thượng Đế, nguyện cæu.
  • 30. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 29 ấy ở, lại không nói gì với con, hại con bây giờ không có người nhận bàn giao”. Mét xong rồi, đến gần 12h00 định rời khỏi Phật Đường. Nhưng mà nói ra cũng kỳ lạ, khi mà chúng ta đem những chuyện không vui trong lòng, trút hết những rác rưởi vô minh trong lòng ra thì lương tri xuất hiện. Đột nhiên, hậu học cảm thấy rất hối hận: ”Kỳ cục, khi nãy tại sao ta lại nói với Tiên Phật những lời như vậy?”. Sau đó quỳ xuống trước Phật. Hậu học nhớ đã từng nghe các tiền hiền kể qua hành nghi của Sư Mẫu, nghe kể rằng lúc đó có tiền hiền bị quan khảo bắt giam, không có người có thể tiếp tục bàn Đạo. Cuối cùng Sư Mẫu mới lập một điều nguyện, ngay hôm đó đã khấu 10.000 khấu đầu. Khấu cầu Tiên Phật từ bi, nghe nói sáng ngày hôm sau thì nghe được tin tốt lành truyền ra --- Chính phủ xét không có chứng cớ, những người bị bắt là vô tội được tha. Cho nên hậu học suy nghĩ : “Sư Mẫu còn có thể khấu 10.000 khấu đầu, đương nhiên là ta cũng có thể khấu 10.000 khấu”. Cho nên ngay trong đêm đó, hậu học liền quỳ xuống khấu đầu. Hậu học khấu xong mới tin là chân Sư Mẫu đi đứng khó khăn là đúng, tại vì năm đó hậu học mới ngoài 20 tuổi, hậu học khấu đầu xong đi đứng cũng khó khăn. Hậu học bắt đầu từ 1h00, 2h00 đêm bắt đầu khấu đến 6h00 sáng, khấu 10.000 khấu đầu. Hậu học còn khấu đầu ra tiếng, khấu từ từ, khấu rất mạnh, khấu đến
  • 31. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 30 lúc sau, lưng không thẳng lên được; nước miếng, nước mắt đều tuôn ra. Chỉ còn cách bò mà bò đến bên hông Phật Đường nghỉ mệt, đợi đến lúc trong người đỡ mệt rồi thì đi hiến hương, hiến hương xong thì đi về Nhóm ăn tập thể. Cho nên 10.000 khấu đầu, nếu ta không dủ nghị lực thì khó mà thực hiện được đâu. Hiến hương xong thì về Nhóm ăn tập thể, đang lúc nấu cơm, nhận được 1 cú điện thoại: “ Alo! Chỗ ông có phải là Phật Đường không?” Hậu học trả lời: “Phải”. “ Tôi từ Kim Môn gọi đến, năm nay tôi thi lên đại học, nghe nói có thể ở Phật Đường. Đương nhiên là hậu học rất kinh ngạc, kết quả là cậu ấy đến Phật Đường ở. Ăn cơm xong, lại nhận 1 cú điện thoại, đó là Trần Giảng Sư gọi lại nói: “Anh Phạm, tôi vừa ở Đài Bắc độ được 1 gia đình, con trai ông năm nay thi vào đại học của chúng ta, anh có muốn thành toàn hay không?”. Hậu học trả lời: “Anh cho tôi số điện thoại, tôi lập tức gọi điện nói chuyện với họ”. Cậu sinh viên đó cũng đồng ý vào Nhóm ăn tập thể ở. Đó là cuộc điện thoại thứ 2. Khoảng gần 8h30 trước giờ vào học, có 1 bạn học dưới lớp – anh Lâm gọi điện thoại lại nói với hậu học: “Alô! Anh Phạm, hôm nay tôi gặp được 1 cậu mới đến ghi danh ở trường, thật là dễ thương, nhìn cứ giống như Tiểu Tiên Đồng, anh mau mau đến xem đi!”. Hậu học
  • 32. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 31 liền cùng anh Lâm đến trường, đương nhiên là cũng hẹn cậu sinh viên mới đó. Sau đó, cậu sinh viên đó hứa sẽ đến cầu Đạo và tham gia Pháp Hội, cũng rất phát tâm, rất tận tâm, hiện nay cả 3 người đều là Giảng Sư. Hậu học tin tưởng 100% rằng lúc đó nếu không gặp phải trường hợp không có người thì hậu học cũng không thành khẩn khấu cầu Thượng Đế. Hậu học chỉ khấu 10.000 khấu đầu, chưa đến 2 tiếng đồng hồ đã có 3 cuộc điện thoại, có 3 vị đạo thân muốn đến Nhóm ăn tập thể. Phật Đường lập tức có người trông coi. Cho nên chúng ta tu, bàn Đạo, đương nhiên phải tận lực! Nhưng mà, chủ quyền bàn Đạo là do trời, nếu như chúng ta có điều không làm được hoặc có khổ tâm, cứ bạch báo cùng Thượng Đế, nguyện cầu, cầu xin trí tuệ, dũng khí, khả năng.
  • 33. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 32 ọc đại học năm thứ 4 xong phải đi bộ đội, đi bộ đội phải rời khỏi Phật Đường, có một chút không đành lòng. Hậu học cũng hiến cúng trái cây trong Phật Đường và nói với Tiên Phật: “Lão Mẫu từ bi, con phải rời khỏi Đạo trường rồi, thời gian ít nhất phải là 2 năm. Đệ tử hi vọng rằng được đi lính nơi có thể bàn Đạo, tu Đạo. Kết quả là trung tâm huấn luyện ban đầu là ở Gia Nghĩa, sau đó chuyển đến Cao Hùng và lại rút thăm, kết quả là rút thăm đến Kim Môn. Nửa năm đầu rất là đau khổ, tiểu đội trưởng cứ luôn bảo hậu học đừng ăn chay và hậu học thường phải chịu sự quản giáo không hợp lý. Công việc nhẹ nhàng nhất trong bọ đội có thể nói là lính chính trị tâm lý, văn thư, phụ trách tổ chức. Và hậu học làm lính chính trị tâm lý. Làm văn phòng nên có nhiều thời gian riêng của mình nên hậu học thường trốn trong mền mà khóc, trong lòng nghĩ: “Ta đến đây là muốn tu Đạo, bàn Đạo, H SÚNG ĐEO TRÊN LƯNG LÀM CHÇP LỄ BÀN ĐÄO  Trong thử thách và thua thiệt, mới có thể đem Đäo cột vào tâm linh chúng sinh.
  • 34. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 33 nhưng mà bây giờ cả đến ăn chay cũng thành vấn đề rồi, không biết Thượng Đế có biết hay không?”. Nói ra cũng kỳ lạ! Sau đó tiểu đội trường luân phiên thay đổi, lại là đổi 1 vị tiểu đội trưởng đạo thân mến. Ông ấy thường rất quan tâm hậu học, thường gọi hậu học vào phòng tiểu đội trưởng, hỏi: “Nghe nói cậu ăn chay có phải không?”. Hậu học đáp: “Dạ, phải”. Ông ấy nói: “Trước kia tôi cũng ăn chay, vì nhân duyên gì mà cậu ăn chay vậy?”. Hậu học trả lời: “Dạ thưa, em là Nhất Quán Đạo”. Tiểu đội trưởng nói: “Tôi cũng là Đạo thân. Tôi người Bình Đông. Ăn chay không thành vấn đề, từ nay cậu muốn ăn món gì cứ nói với nhà bếp”. Tiểu đội trưởng lại bảo: “Tánh tôi gần đây hơi nóng nảy, cậu có biết giảng kinh hay không?”. Hậu học liền trả lời: “Em có đem theo bên mình quyển Lục Tổ Đàn Kinh”. Tiểu đội trưởng bảo: “Cậu đem ra giảng cho tôi nghe”. Kết quả là hậu học trong bộ đội giảng Lục Tổ Đàn Kinh cho tiểu đội trưởng nghe. Về sau mỗi lần tiểu đội trưởng mắng người xong thì kêu hậu học vào giảng Lục Tổ Đàn Kinh cho ông ấy nghe.
  • 35. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 34 Hậu học trong hoàn cảnh như thế, kỳ thực hơi khó bàn đạo, nhưng mà ân trên cũng rất từ bi. Hậu học làm công tác chính trị tâm lý cần phải có phụ đạo vệ sinh tâm lý và sức khỏe, hậu học liền báo cáo với tiểu đội trưởng: “Em có thể đưa các bạn đi cầu Đạo được không?”. Tiểu đội trưởng bảo: “Được chứ! Cần thời gian bao lâu cứ nói với tôi”. Hậu học cả đến việc làm đơn xin phép cũng không thành vấn đề, mỗi lần đều nói rằng dẫn nhau đi phụ đạo sức khỏe, thực ra là dẫn đi cầu Đạo. Cầu Đạo xong, buổi chiều cho họ nghỉ phép, hậu học lại có thể tiếp tục bàn Đạo. Có mấy lần Kim Môn rất khẩn trương thường hay diễn tập. Năm đó Trung Quốc đánh bom qua, cho nên mỗi khi có diễn tập, hậu học liền dẫn bạn đồng ngũ hoặc bạn cùng tổ, tranh thủ thời gian trống dẫn 1 người, 2 người đến Phật Đường cầu Đạo. Hậu học một mình đeo súng làm Thượng Hạ chấp lễ, phần còn lại là do Điểm Truyền Sư làm hết. Các bạn đồng đội kia thì lưng đeo súng quỳ xuống cầu Đạo; lúc giảng Tam Bảo sẽ phát hiện một đoàn người đeo súng đứng trước mặt mình, có khi chỉ có thời gian 10 phút, 5 phút, hậu học cũng tranh thủ dẫn chiến hữu đến mời Điểm Truyền Sư bàn Đạo. Có lúc, bạn rất muốn ở một nơi rất ổn định để bàn Đạo, thông thường đạo vụ như thế sẽ không hồng triển.
  • 36. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 35 Ngược lại, phải có rất nhiều khổ cực, thử thách, chịu thiệt thòi trong cộng đồng mới có thể tiếp cận chúng sinh, mới có thể đem Đạo cột chặt trái tim của họ.
  • 37. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 36 au khi xuất ngũ thì trở về Phật Đường gốc ở Đài Bắc bàn Đạo. Khi xuất ngũ về gặp được đều là Đạo thân mới, cũng giống như lại bắt đầu học tập. Cho nên hậu học quyết định tự mình đi dẫn dắt một bạn đồng tu mới; vậy làm thế nào để quen 1 học đệ mới đây? Cho nên hậu học mới đi nhắn chuông nhà người để làm khảo sát. Học trưởng đưa cho hậu học một xấp viết về vị đàn chủ người Nhật “Mạc Quảng Lượng hành nghi” cho hậu học, khiến hậu học có một cảm xúc rất lớn, trong lòng nghĩ: “Người xa lạ càng cần tình thương của chúng ta.” Cho nên hậu học bắt đầu đi đến ký túc xá nhấn chuông độ người. Nếu bạn tùy tiện dẫn một người không quen biết đến Phật Đường cầu Đạo, như thế đối với Đạo có thể có một chút tổn giảm và cũng làm sai Phật quy. Tại vì Phật S HỌC MÄC QUÂNG LƯỢNG ÇN CHUÔNG ĐỘ NGƯỜI  Chúng ta không đủ tư cách bâo rằng họ không đủ nhân duyên, nhân duyên không tốt, không có tư cách bỏ rơi bçt kỳ một chúng sinh nào câ.
  • 38. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 37 quy trong Đạo quy định cần phải khảo sát người này xem phẩm hạnh có đoan trang không? Nhưng mà khi bạn thật sự cần phải đi sâu vào quần chúng, thì thử hỏi có người nào không phải là chúng sinh còn vô minh? Có người nào dám chắc chắn là thân gia hoàn toàn thanh bạch? Muốn thân gia của họ thanh bạch cần phải nhờ chúng ta đi chuyển, chúng ta phải dần dần đi độ họ, nếu họ là người từ nhà tù được thả ra. Bạn có muốn đi độ họ hay không? Cũng phải độ chứ! Không phải cho rằng họ đã từng ở nhà tù thì không độ họ, phẩm hạnh tốt của họ là cần phải do bạn giúp đỡ họ dần dần bồi đắp mà nên. Không phải chỉ độ người tốt không thôi, một người đã tốt thì cần gì bạn phải thành toàn? Họ vốn đã là Tiên Phật rồi, nhân duyên của người ta tốt, hiện nay có rất nhiều người đang độ người, có thể nói thực ra là đang khảo Đạo trường, Đạo thân. Đạo học của bạn, nhân cách của bạn chưa đủ mà còn bảo là đại diện Đạo trường độ người, điều này thật nguy hiểm. Lúc đó, hậu học có mức độ cảm nhận này, chỉ có một trái tim nghĩ rằng: “Ta lại có thể đi con đường bàn Đạo”. Cho nên dùng Phật Đường đi khảo sát, cùng với học đệ vạch ra các con hướng sẽ đi, mỗi ngày đều đi, phải đi tìm người. Đến tối về thì gạn lược ra, người nào cần nên
  • 39. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 38 đến lần thứ hai đây? Hậu học hỏi 13 người thì có 1 người chịu cho số điện thoại liên lạc, đồng ý gặp lại hậu học một lần nữa. Và người đã trao đổi lần thứ hai thì trong 5 người mới có 1 người đồng ý đến cầu Đạo. Đại khái khoảng trong 60 đến 70 người mới có 1 người chịu cầu Đạo, cho nên chúng ta có tư cách gì mà bảo rằng người ta không đủ tư cách, người ta không tốt chứ? Có chăng là chúng ta không đủ tư cách buông bỏ bất cứ một chúng sinh nào hết. Nếu xem thường buông bỏ, thì Đạo vụ làm không tốt, đó cũng là chuyện tất nhiên thôi.
  • 40. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 39 Lẽ ra người tu Đạo càng tu càng bình an. Tại sao tôi lại gặp phâi sự khổ này? CỬA ÂI SINH TỬ TRONG TAI NÄN XE
  • 41. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 40 rong phương diện công việc, lúc mới bắt đầu cũng không cố gắng cho lắm, nhưng ở nhà thì đang trông đợi hậu học gửi tiền về, cho nên người nhà trách giận, sau cùng cha hậu học hạ thông điệp rằng: “Nếu còn không về thì cha sẽ lên trên đó tìm con đấy!”. Hậu học suy nghĩ về nhà trước mới được. Trước lúc về hậu học nghĩ cần phải nói với Lão Sư rằng: “Xin Thầy yên tâm, con ở trong Đạo trường nhiều năm như vậy, niềm tin, nguyện lập của con tuyệt đối không có vấn đề gì đâu! Con về quê sẽ cố gắng tham bàn!”. Lúc mới về, hậu học rất tích cực liên lạc Điểm Truyền Sư, mọi việc đều chủ động tham bàn. Nhưng mà vấn đề đến rồi! Hậu học từ lúc mới bắt đầu là tiếp xúc với giới sinh viên, học sinh Đài Bắc, phương pháp bàn sự rất trẻ trung, hoạt bát. Bậy giờ về Chương Hóa người trẻ nhất thì tuổi cũng gấp đôi hậu học, cho nên phương pháp làm việc và tác phong có một số không giống, nhưng mà hậu học cũng rất muốn tiếp cận chứ! Cho nên có T CẮM ĐÆU CẮM CỔ LO KIẾM TIỀN KHÔNG THAM GIA BÀN ĐÄO  Từ lúc đæu còn có một chút tâm Bồ Tát, trong chớp mắt biến thành phàm phu tục tử.
  • 42. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 41 một phần cảm thấy chịu thua kém, nên tự mình bảo rằng: “Ta đến đây hoàn toàn không thích hợp, nhưng người ở đây có phải là có thành kiến với mình”. Lúc đầu thì một tuần đến Phật Đường 4 hoặc 5 ngày, dần dần chỉ còn mùng 1 và 15 mới về. Tiếp theo sau đó là chỉ có Pháp Hội mới xuất hiện. Biết có Pháp Hội thì đến một chốc lát, chào hỏi xong xuôi là đi ngay. Thời gian này hậu học lo kiếm tiền, muốn cho cha khẳng định mình trước. Kết quả là lúc đầu vốn có một chút tâm Bồ Tát, chớp mắt biến thành phàm phu tục tử. Như thế đó, hoàn toàn rời khỏi Đạo trường không tham bàn. Điểm Truyền Sư gọi điện lại cũng không nghe, khoảng chừng thời gian 3 tháng sau là hậu học bị xe đụng.
  • 43. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 42 ào năm dân quốc thứ 87 (1998 Dương lịch) là ngày xảy ra việc. Bình thường hậu học thích chạy xe gắn máy trong đường nhỏ ở quê. Vì không có đèn xanh đèn đỏ, hậu học chạy dọc theo bờ rạch, có một chỗ xuống dốc hơi nghiêng, nên thuận theo thế thả dốc, một cua quẹo tiếp theo một cua quẹo. Khi quẹo cua thứ hai thì phát hiện “Thôi tiêu rồi!”. Đối diện với môt cậu nhỏ khoảng mười mấy tuổi, tốc độ thật là nhanh, nhìn thấy cậu ta đang xông rất nhanh về hướng hậu học, thì hiểu rất rõ là: “Nhất định sẽ đụng thôi!” và đã đụng hậu hoc té xuống rạch nước, cả người ngất đi, hoàn toàn bất tỉnh nhân sự. Chỉ cách vài giây sau, hậu học đột nhiên tỉnh lại, phát hiện hậu học đang đứng nơi bị đụng – đứng giữa đường, đồng thời nhìn thấy người thanh niên tăng tốc chạy thật nhanh. Hậu học nghĩ rằng: “Tại sao cậu ấy lại khẩn trương vậy?” và nhìn thấy vết bánh xe thắng lại trên đường, lại nhìn thấy dưới rạch nước có một xe gắn máy, xe gắn máy lại ngã nghiêng đè một người, người ấy một V SINH TỬ TRONG CHỚP MẮT  Diêm Vương muốn ngươi canh ba chết, tuyệt đối không để ngươi đến canh năm.
  • 44. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 43 nửa phần trên nằm trong nước. Hậu học nhìn thấy người này thật đáng thương, nghĩ rằng mình phải cứu anh ta, đi xuống đó xem, bảng số xe giống y bảng số xe của mình ! Nhìn lại một lần nữa, người này chính là hậu học! Nhìn thấy mình nằm dưới nước đột nhiên hậu học hiểu ra: “Thì ra, ta phải rời khỏi thế giới này rồi!”. Lúc đó, hậu học cảm thấy còn quá nhiều việc chưa làm, không muốn đi về, nhưng mà Đạo trường không phải đã từng nói: “Diêm Vương bảo canh ba anh chết, tuyệt đối không để anh đến canh năm hay sao?”. Lúc đó trong lòng hậu học nghĩ: “Tôi không muốn đi về, ít nhất tôi phải độ hết bà con, bạn bè, thành toàn rồi, tôi mới chịu đi về”. Lúc hậu học nghĩ như thế thì cảm giác có một sức mạnh đẩy một cái, lúc đó hậu học vốn là người trên nằm dưới nước, nhưng mà vẫn cảm nhận được mình đi vào từ nơi Minh Sư Nhất Chỉ. Sau khi đi vào thì thuần túy dùng ý chí mà đứng lên, nhưng nhìn thấy một luồng sáng thì lại ngất đi, sau khi ngất xỉu thì không biết việc gì đã xảy ra.
  • 45. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 44 ừ địa điểm hậu học xảy ra sự cố đến nhà cậu của hậu học là 2 km. Sáng hôm đó, chú của hậu học định đi ra ngoài thì nhìn thấy một người toàn thân bẩn thỉu, máu nhuộm thấm cả áo! Ông ấy cứ tưởng là một cậu thanh niên bất lương nào đó đánh lộn thua nên chảy nhiều máu như vậy. Chạy xe đến trước nhà chú của hậu học thì dừng lại. Chú hậu học rất sợ hãi, định đi báo cảnh sát. Thím của hậu học nghe tiếng chú hậu học cứ kêu nên nhanh chân chạy ra xem, thím ấy nói: “Đây không phải là con của xxx hay sao?”. Vì nhà của chú hậu học ở ngoài mặt đường, còn nhà của hậu học thì ở trong hẻm. Thím liền lập tức đưa hậu học đến bệnh viện, cảm giác của hậu học lúc đó giống như được một người cõng, đột nhiên nghe có tiếng nói hậu học: “Đến nơi rồi! Đến nơi rồi!”. Hậu học mở mắt ra nhìn thấy chú của mình từ trong nhà đi ra, lại ngất đi luôn. Xe gắn máy của hậu học vốn đã rơi xuống nước, sau khi đưa đến bệnh viện, bệnh viện phát hiện chỗ bị đụng là T CHIẾC XE TÀN CHÄY 2KM  Giống như được một người vác lên, chở hậu học về nhà.
  • 46. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 45 ở cổ, sợ rằng chưa kịp điều trị thì hậu học đã chết đi, cho nên báo cảnh sát, cảnh sát cũng đã đến và theo chú hậu học về nhà. Từ nhà chú hậu học lần theo vết dầu, vết máu tìm đến chỗ xảy ra tai nạn, cảnh sát liền nói: “Đây là anh ấy tự mình chạy quá nhanh, đụng cột điện chứ gì! Việc này không có gì, đã đưa đến bệnh viện cấp cứu, không có vấn đề gì”. Người nhà của hậu học mới nói: “Nếu như tự mình đụng cột điện thì tại sao lại có 2 dấu xe thắng. Dưới rãnh nước đều là mảnh vụn của xe gắn máy?”. Cảnh sát mới nhận xét thì ra là gây tai nạn rồi bỏ chạy. Vì gây án bỏ trốn thì phải điều tra, nếu như tự đụng cột điện thì không cần điều tra. Vấn đề lại đến, xe gắn máy làm thế nào mà từ dưới nước chạy được lên đường, và từ đó chở hậu học đến nhà chú hậu học. Điều này thật sự là “Thiên Ân Sư Đức”. Tại sao cho đến bây giờ, hậu học cũng không cách nào biết được thật ra sự việc là như thế nào? Sau khi nhập viện, cha hậu học nghĩ rằng: “Xe gắn máy có thể chạy về, chứng tỏ là không hư, vỏ ngoài thay sửa lại có thể chạy được”. Kết quả là khi mở máy, phát hiện là máy không nổ, định dắt bộ thì cả bánh xe kẹt cứng, dắt đi không được. Bánh xe là kẹt cứng cả cái bánh vậy mà hôm đó có thể chạy được 2 km. Cho nên nếu không
  • 47. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 46 phải “Thiên Ân Sư Đức”, làm sao còn có hậu học ngày hôm nay! Chúng ta tu Đạo, bàn Đạo, thực sự mà nói không lúc nào không chiêm “Thiên Ân Sư Đức”. Không phải có hiển hóa mới gọi là “Thiên Ân Sư Đức”, không hiện hóa cũng gọi là “Thiên Ân Sư Đức”! Bạn đến Đạo trường, ngày ngày cứ lo chuyên tâm bàn Đạo. 11h- 12h đêm mới về, có khi ngủ gục, kết quả vẫn không bị tai nạn xe. Đấy không phải là “Thiên Ân Sư Đức” hay sao? Có một lần hậu học từ Phật Đường đến Chương Hóa, hôm đó đã giảng 2 tiết rồi, buổi tối phải đến Chương Hóa giảng tiết cuối. Kết quả là lái xe đến bản thân ngủ cũng không hay. Khi thức dậy đã gần 7h00 sáng rồi, xe ngừng bên đường, máy xe còn chưa tắt. Hậu học tự hỏi tại sao mình lại đậu ở đây? Hoàn toàn không biết. Chúng ta vào Đạo trường nhiều năm như vậy, bình an vô sự, nếu không là “Thiên Ân Sư Đức” thì là gì? Cho nên không phải sau khi có việc xảy ra, được bình an vô sự mới nói là “Thiên Ân Sư Đức”. Sau đó, Pháp Hội Tiên Phật lâm đàn, hậu học cố ý hỏi việc đó, Tiên Phật chỉ nói một câu: “Con đó, nợ rất nhiều nghĩa tình đấy!”.
  • 48. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 47 au đó đưa đến bệnh viện cấp cứu, lúc đầu bệnh viện định truyền máu từ mạch máu trên tay hậu học, nhưng chích kim vào thì phòng lên như bong bóng, không thể chích được, ngón tay hơi bị biến đen, cả người lạnh lạnh, cứng cứng. Tại vì không còn máu luân chuyển rồi. Y tá mới hỏi bác sĩ: “Thưa bác sĩ, trên cổ ông ấy có một mạch máu lộ ra, có thể trực tiếp truyền máu vào đó không?”. Họ đã truyền máu trực tiếp vào mạch máu ở cổ để cho chạy vào tim. Có lẽ là khoảng 11h00 mới thật tỉnh hẳn, khoảng giữa thời gian đó bác sĩ đến cấp cứu mấy lần, tại vì hậu học bị hôn mê cho nên không có chích thuốc mê, trực tiếp giải phẩu. Cuộc giải phẩu tiến hành đến nửa chừng, hậu học đau đến tỉnh lại, nhìn thấy bác sĩ cầm cây kiềm cầm máu, đang định chọc vào cổ. Bác sĩ nhìn thấy hậu học mở to mắt, liền dừng tay lại nói: “Phạm Tiên Sinh, ông hít một hơi mạnh vào”. Kiềm cầm máu bắt đầu giải phẩu vết thương, hậu học đau chịu không nổi lại ngất đi. Ngất đi đau đến chịu không nổi, toàn thân đổ mồ hôi S ĐỊA NGỤC ĐÄO NƠI BỆNH VIỆN  Tôi chî dở nhẹ miếng băng, đæu của ông çy lập tức gãy làm hai phæn.
  • 49. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 48 lạnh, co giật lại tỉnh dậy, có cảm giác như có người đang lóc thịt và cắt mạch máu mình. Khoảng chừng hơn 11h00 mới xong một giai đoạn. Bác sĩ nói với người nhà của hậu học rằng: “Phạm Tiên Sinh, xem ra ông trong cái rủi còn có cái may. Chỗ bị đụng của ông là từ đốt xương cổ xuống phía bên phải gãy ngang, gần như cả cổ bị chặn đứt”. Người cô của hậu học đứng kế bên không dám nhìn, tại vì lật cổ ra thì có thể nhìn thấy xương cổ ở phía sau, trắng trắng đỏ đỏ, độ lớn của vết thương có thể đặt nắm tay vào đó. Bác sĩ nói: “Anh thật là may mắn, khí quản của anh không bị đứt, động mạch cổ không đứt, nhưng mà tĩnh mạch cổ đứt rồi. Nếu động mạch bị đứt, đến bệnh viện đoạn đường khoảng 30Km có thể mất trên 4.000cc máu thì rất khó cứu. Nếu như khí quản bị đứt, máu ở tỉnh mạch chạy đến óc xong lại trở ra, máu sẽ chảy càng ít. Đây chính là cơ chế phòng vệ của cơ thể con người. Lúc anh đến bệnh viện thì máu trên người đã mất khoảng phân nửa chừng 4.000cc, nếu mất máu trên 4.000cc thì sẽ hôn mê không tỉnh lại. Xem như anh là người may mắn nhất trong những người không may mắn. Nếu như anh không có nhờ Thần Tiên che chở thì cũng là tổ tiên anh rất biết phù hộ anh”.
  • 50. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 49 Đó là lời của bác sĩ nói, cho nên hậu học thật sự là chiêm Thiên Ân Sư Đức, vì hậu học cảm thấy có lẽ tổ tiên chúng ta không có được năng lực như thế. Bác sĩ lại nói tiếp: “Tôi có thể giúp anh xử lý vết thương nhưng phải quan sát ba bốn ngày, tại vì vết thương rất dơ, té xuống rạch nước, cát bẩn vào rất nhiều, phải quan sát ba bốn ngày mới phẩu thuật được. Nếu anh muốn giải phẩu ngay thì xin chuyển viện đi”. Cho nên ngay đêm đó chuyển bệnh viện Việt Tú ở Chương Hóa. Hậu học trước đó đã tỉnh dậy rồi, bác sĩ vừa đến vừa cười hì hì nói: “Phạm Tiên Sinh, vết thương này của ông rất đẹp! “. Tại sao lại hình dung như thế? Tại vì họ làm phẩu thuật ngoại khoa, vết thương càng to tức là càng đẹp. Bác sĩ lại bảo: “Hôm nay tối quá rồi, không giải phẩu đâu, anh hãy nghỉ ngơi, sáng sớm ngày mai mới giải phẩu, hôm nay làm kiểm tra trước đã”. Kết cục là kiểm tra gì vậy? Chiếu X quang, đo điện tâm đồ, thử máu. Khi chọi X quang, y tá cột hết tay, thân, chân lại nhưng lại quên đỡ đầu, cả đầu hậu học rơi ra phía sau, cả cái đầu như đứt ra vậy. Y tá rất khẩn trương mau mau đỡ cái đầu, hậu học mới có thể thở được. Ngay đêm đó làm kiểm tra, cả đêm hậu học không ngủ được vì lo sợ muốn chết. Sáng ngày sau giải phẩu, sáng sớm có một vị bác sĩ mặt quần Jean đến, ông ta nói:
  • 51. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 50 “Phạm Tiên Sinh, rất tiếc, bác sĩ giải phẩu cho ông là bác sĩ từ bệnh viện lớn ở Đài Bắc đến hỗ trợ. Ở đây, chúng tôi nếu là bác sĩ mời từ nơi khác đến, mỗi tuần cho nghỉ 2 ngày. Hôm nay vừa đúng ngày thứ Bảy, bác sĩ điều trị chính của anh nghỉ, giấy mổ của anh phải có bác sĩ điều trị chính ký tên. Cho nên, hôm nay chúng tôi không thể giải phẩu cho anh. Bác sĩ có dặn, phải rửa sạch vết thương của anh, chúng tôi sẽ rửa vết thương cho anh”. Vết thương dùng băng mỏng phủ lên, bác sĩ dở băng ra, vì rất đau nên cả người nhảy bật lên. Nhưng mà nhảy bật lên rồi thì rất là phiền, vì không còn cách nào khác kiềm sức lại cho nên cả người rơi xuống, máu lại tuôn ra, ướt hết cả người. Bác sĩ mau mau bấm chuông cấp cứu để cầu cứu. Y tá, bác sĩ đến sáu, bảy người chạy đến, lập tức cắm ống dưỡng khí và ống tiếp máu cấp cứu. Hậu học rất là đau đớn vì nếu mở điện tâm thì trong phổi đầy hơi cấp cứu. Bác sĩ thực tập giựt mình chết điếng, anh ta nghĩ: “Tôi chỉ dở nhè nhẹ tấm băng lên, đầu của ông ta lập tức đứt làm hai. Rõ ràng nằm trên giường không có gì, tại sao dở ra lại lớn như vậy?”. Anh ta giật mình đến ngẩng cả người, những người còn lại không cần biết nguyên do cứ lập tức cấp cứu.
  • 52. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 51 Thực tế, hậu học càng thống khổ hơn vì máy hô hấp, máy truyền máu mở lên, luồng điện mạnh đến nỗi khiến cả người co giật. Thật ra ý thức của hậu học rất tỉnh táo, rõ ràng là bác sĩ hiểu nhầm rôi. Sau đó nhìn thấy nhịp tim đã bình thường, mới gỡ máy ra, bác sĩ bắt đầu rửa vết thương. Ông ta dùng bông gòn, nước sát trùng cứ gội rửa. Hậu học phát hiện (ít nhất có 8.000cc) cũng bằng như máu trong người đã được thay, ít nhất đổi hết 4.000cc máu. Rửa sạch vết thương xong, bác sĩ nói: “Phạm Tiên Sinh, tôi sợ vết thương của ông bị dính lại cho nên phải lấy bông gòn chèn ở giữa”. Kết quả là xếp ba, bốn bông gòn mới lấp đầy vết thương, bác sĩ đậy vết thương lại rồi đi. Khi bác sĩ đã đi rồi, toàn thân hậu học tê cứng, bọn họ còn giúp hậu học thay ra giường, quần áo. Ra mền đều ướt ướt, dính dính đầy cả máu.
  • 53. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 52 ậu học lại nghĩ: “Tại sao lại không chích thuốc mê?”. Tại vì chích thuốc mê phải có bác sĩ chủ trị ghi toa, nhưng mà bác sĩ chủ trị nghỉ phép cho nên mới không chích thuốc mê, nên hậu học mới phải chịu đựng sự dở sống dở chết với các phẩu thuật như thế. Bác sĩ đi rồi, cách một lúc sau y tá đến bảo rằng: “Phạm Tiên Sinh, ông uống thuốc đây”. Cô ta đem ra một nắm thuốc viên, thuốc kháng sinh bắt hậu học uống để phòng ngừa bị nhiễm trùng dẫn đến chứng bại huyết. Hậu học tưởng rằng có thể nuốt, không ngờ rằng thuốc qua cổ họng xuống đến bụng cảm giác rất ngứa lại ói ra. Y tá nhìn thấy hậu học ói ra mới nói: “Tôi quên là ông bị thương ở cổ!”. Vì y tá buổi sáng có giao ca, cô ấy vừa nhận ca nên không biết rằng hậu học bị thương ở cổ. Cho nên chúng ta nhất định phải tin rằng con người là có vận khí, khi mà bạn gặp vận xui xẻo thì mọi việc không tốt đều ập đến, cả đến cô y tá cũng tham gia một chân vào. H NGÄ QUỶ ĐÄO Ở BỆNH VIỆN  Lúc mà bän cæn đến läi tìm không ra, đó chính là nghiệp lực.
  • 54. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 53 Sau đó, y tá mới giúp hậu học mài nhuyễn thuốc ra, đổ vào ly cho hậu học uống. Cứ ngỡ rằng dùng cách uống có thể uống được, nhưng mà thuốc vừa xuống đến bao tử rồi vẫn cảm thấy rất khó chịu, lại ho ra. Đó là do cổ họng bị thương cho nên mới ho, y tá rất không vui. Cô ấy cho rằng người trẻ tuổi này sao lại bướng thế, không chịu uống thuốc? Không phải là hậu học không uống mà thật sự là không thể uống được. Y tá nói: “Được rồi! Để tôi lấy bông gòn chậm cho anh, chậm lên môi”. Vì thuốc kháng sinh có thể hấp thụ qua da cho nên chỉ còn cách dùng phương pháp này thôi. Thứ bảy, chủ nhật đều chậm thuốc, cả cái miệng sưng lên, rất nóng trong người, da bị tróc rồi, không còn cách nào khác chỉ biết tiếp tục chậm, miệng hình như muốn lở cả rồi. Đó là lúc thứ nhất thay thuốc. Khoảng buổi trưa, bác sĩ lại đến. Vì lần thứ nhất là nhét bông gòn, đủ biết rằng lần thứ hai là phải kẹp bông gòn ra rồi. Ông ấy dở miếng băng lên, tay của hậu học liền nắm chặt thành giường mà run rẩy. Sau khi dở ra xong, ông ta liền kẹp từng cục từng cục bông gòn ra. Khi kẹp hết những cục bông gòn trước, phần sau đều là máu, ông ấy cũng không biết có kẹp hết chưa, nên kẹp thử phần còn lại, vừa nhìn sắc mặt của hậu học. Nếu hậu học có phản ứng đau thì chứng tỏ kẹp trúng dây thần
  • 55. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 54 kinh rồi. Nếu không đau thì sẽ kẹp và lôi nó ra, hoàn toàn là làm việc cầu may. Lúc ông ấy đang kẹp thì có cảm giác mát mát như đang ăn kem vậy, lúc lấy ra thì thấy đau. Nếu bị đau thì chứng tỏ kẹp nhằm dây thần kinh, nếu không đau thì là kẹp trúng thịt không có dây thần kinh. Ông ấy kẹp nguyên cục thịt ra, rửa sạch xong lại đặt trở lại, có khi còn kéo nhằm gân máu, kéo nhằm gân máu thì không đau. Đến lúc đó, hậu học mới biết rằng cái gì gọi là “Lột da rút gân!”. Xưa kia, khi chúng ta ăn mặn, không có cảm giác như vậy. Đến khi hậu học bị người ta kẹp thịt như vậy mới cảm thấy rất hối hận. Khi xưa tại sao lại ăn thịt tàn nhẫn như vậy? Đến lúc này thì cảm nhận được rồi, nhìn thấy gân máu của mình bị kéo ra, máu còn đang chảy! Trước kia chúng ta giết gà, không phải là lúc nào cũng giết như vậy hay sao? Tại sao trước kia chúng ta không biết đau? Tại vì không có tâm đồng cảm, đợi đến lúc bản thân nằm trên giường bệnh mới biết. Cho nên hậu học tuyệt đối tin tưởng, người thời nay nghiệp lực càng ngày càng lớn. Từ đâu mà nhận thấy được? Từ trong bệnh viện thì càng nhận thấy được. Tại sao vậy? Tại vì bệnh viện trang bị càng tốt, lẽ ra có thể chết rất mau,
  • 56. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 55 nhưng mà bây giờ chết cũng không được, phải chịu khổ ở bệnh viện. Cho dù phước báu của bạn rất lớn nhưng mà nghiệp lực cũng rất lớn! Xưa kia người bị bệnh ung thư thì liễu nguyện quy không luôn. Còn bây giờ bị bệnh ung thư , liễu nguyện không xong, không cách nào liễu được! Kỹ thuật của bệnh viện ngày càng ngày càng tiến bộ, đợi bác sĩ làm xét nghiệm, một bên kéo dài một bên chịu khổ. Sau này muốn xem địa ngục thì thì cứ đến bệnh viện mà xem! Nào là mổ bụng, nào là cắt tim cái gì cũng có, còn không phải địa ngục thì là gì? Nhưng mà trong địa ngục cũng có Bồ Tát, đó chính là bác sĩ và còn những người thân của bạn. Thừ ngày thứ bảy, chủ nhật đến thứ hai tưởng rằng có thể giải phẩu rồi. Cuối cùng đến ngày thứ hai cũng là một bác sĩ thực tập đến, bác sĩ thực tập một mực cáo lỗi và nói: “Bác sĩ là từ Đài Bắc đến, hôm nay vừa đúng nhằm vào ngày 28/9 là lễ “Thầy cô giáo”. Bác sĩ là giáo sư trường Đại học Đài Bắc cho nên ngày lễ “Thầy cô giáo” nghỉ bù một ngày. Tôi chỉ có thể rửa vết thương cho anh”. Đến ngày thứ ba, thần kinh của hậu học, ý chí đã lên đến cực hạn, thậm chí có lúc tự mình còn nghĩ lung tung. Trong bệnh viện không phải là có những xe đẩy
  • 57. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 56 tới đẩy lui hay sao? Trên xe có để kéo, kẹp, hộp thuốc, lúc đẩy thường là rất nhanh, phát ra tiếng loảng xoảng. Chỉ cần nghe những tiếng ấy thì hậu học lại nghĩ: “Lại đến nữa rồi, lại phải chịu đau rồi!”. Nghĩ đến sợ mà ngất. Cho nên đau không đáng sợ, mà sợ sự “đáng sợ”. Điểm chính yếu không phải là đau mà là cái sợ, cái sợ đó khiến cho bạn khiếp đảm. Cho nên nghiệp lực đáng sợ nhất là thế nào? Là không được sự giúp đỡ, lúc bạn đang cần thì lại tìm không có. Đấy chính là nghiệp lực.
  • 58. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 57 úc đó, hậu học giống như đau thần kinh vậy, nhìn thấy bác sĩ đi ngang thì kêu “Á” thật to, thấy y tá đi qua thì ngất xỉu, khủng hoảng đến cực độ. Cho đến trưa ngày hôm đó, bụng biết đói thì muốn ăn nhưng lại ăn không được. Đến lúc đó mới nhớ ra rằng mình có “ăn chay”. Từ ăn chay lại nghĩ đến: “Vì sao ta ăn chay?”. “Tại vì ta là người tu Đạo”. Không những nghĩ đến bản thân là người tu Đạo, lại nghĩ đến mình là người tu Đạo, đã cầu Đạo. Cho nên lúc đó hậu học lại nghĩ: “Mình đã cầu Đạo rồi, bây giờ có biểu hiện như vậy không phải là quá tệ hay sao?”. Thật là không có Đạo khí! Nếu như bác sĩ biết được ta là tín đồ Nhất Quán Đạo, có phải là tổn thương đến danh dự của Đạo trường hay sao? Xem đó, người tu Nhất Quán Đạo cũng rên la inh ỏi! Cho nên lúc đó, hậu học tự hoài nghi rằng mình có làm bại hoại môn phong hay L DIỆU DỤNG CÓ Ý THỨC THỦ HUYỀN QUAN  Tam Bâo không phâi là giúp bän không biết đau, không có câm giác, nhưng cho bän biết cái gì gọi là “Người chủ thật sự”
  • 59. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 58 không? Trong lòng rất khẩn trương. Tiếp theo đó lại nghĩ: “Nếu là người tu Đạo thì càng tu càng bình an, yên ổn. Tại sao ta lại gặp sự khổ như vầy?”. Sự khổ này là sự khổ rất lớn, cầu sống không được, cầu chết không xong, lại hoàn toàn do người khác hành hạ anh, không phải tự anh hành hạ anh. Nếu như bảo rằng anh tự hành hạ anh thì anh chịu tội đáng kiếp, tự tạo nghiệp tự mình gánh. Nhưng mà hậu học hoàn toàn không biết rằng mình đã làm điều gì sai trái, tại sao lại chịu sự thống khổ to lớn như thế này? Cho nên lúc đó trong lòng âm thầm nguyện cầu: “Nếu như tôi có nợ các người, vậy thì mấy năm nay trong Đạo trường tôi làm được bất cứ công đức gì, toàn bộ hồi hướng cho các người, xin các người hãy buông tha cho tôi!”. Sau đó lại nghĩ đến một việc: “Ta không những là đệ tử Bạch Dương mà còn được điều quan trọng nhất của đệ tử Bạch Dương là Tam Bảo”. Hậu học lại nghĩ: “Một chút nữa ta sẽ dùng Tam Bảo”. Đến trưa bác sĩ lại đến, trong lòng của hậu học cứ nghĩ là sẽ dùng Tam Bảo, nhưng vì tay bị cột rồi, không thể ôm hợp đồng cho nên chỉ còn cách dùng tư tưởng, dùng ý thủ huyền quan. Bác sĩ biết hậu học rất sợ hãi, vì bình thường khi bác sĩ vừa đi đến thì hậu học hét to, cho nên ông ấy đứng gần bên đợi, đợi cho tâm trạng hậu học
  • 60. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 59 yên lắng xuống mới đi đến gần. Nếu không, chỉ cần hậu học sợ hãi quá lại dùng sức thì máu sẽ chảy ra rất nhanh. Khi ông ấy thấy hậu học không động tĩnh gì nữa , mới bắt đầu làm việc. Nhìn ánh mắt của bác sĩ, đại khái có thể biết rằng ông ấy muốn nói: “Anh còn không mau mau chuẩn bị đi, tôi sẽ động thủ đây”. Bác sĩ bắt đầu động thủ, cũng như trước, đầu tiên là đưa cái kẹp vào lại gấp ra, hậu học liền thủ ý nơi Huyền Quan. Còn thấy đau hay không? Tam Bảo của chúng ta không phải là loại có công dụng giúp người ta không đau, Tam Bảo chỉ hoàn toàn ấn chứng một sự việc rằng có linh tánh, có thể siêu sinh liễu tử, đại bổn hoàn nguyên, chứ không phải là sẽ không đau. Tam Bảo không phải làm cho bạn không biết đau, không có cảm giác, mà là cho bạn biết cái gì gọi là “Người chủ nhân thật sự”. Lúc đó, hậu học dùng Tam Bảo, bác sĩ đang động thủ, hậu học vẫn cảm thấy đau nhưng nỗi đau này không giống như nỗi đau trước. Trước kia khi đau thì dùng sức, chỉ cần dùng sức thì thần kinh căng thẳng, căng thẳng quá độ sẽ bị động kinh, sau khi động kinh thì ngất xỉu và sẽ không biết chuyện gì xảy ra. Vừa đau vừa ngất xỉu, khi tỉnh dạy thì lại dùng sức. Lần này là thủ Huyền, hậu học biết rằng đang đau và thả lỏng thần kinh tiếp nhận
  • 61. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 60 sự thật này, không chống chọi nữa, chấp nhận thay thuốc. Cho nên cái đau cũng giống như nhau nhưng cảm giác như là mình đứng “bên cạnh” như đang xem chiếu phim vậy. Rõ ràng là hậu học đang nói chuyện giải phẩu hậu học, không phải là giải phẩu các vị, nhưng mà biểu hiện của các vị rất sợ hãi, tại sao vậy chứ? Vì thân đang nhập cảnh cho nên cảm giác của hậu học tuy rằng là đang giải phẩu mình nhưng mà cứ giống như đứng bên cạnh xem mình đang giải phẩu vậy. Điều này có sự khác nhau rất lớn. Giải phẩu xong, khi trước đều chảy hai thùng lớn hoặc một thùng máu, kết quả là lần này sau khi Thủ Huyền, máu chảy không đến một ly. Điều này đương nhiên là khác xa nhau rất nhiều. Bác sĩ hỏi: “Phạm tiên sinh, bộ ông không đau hay sao?”. Hậu học trả lời ông ấy: “Đương nhiên là đau nhưng mà tôi không phải “chịu đựng” mà là “tiếp nhận”. Nếu nói không đau thì không thể có, nhất định sẽ đau trừ phi dùng thuốc tê, nếu không thì nhất định sẽ đau. Cho nên chúng ta nên nhớ kỹ, Tam Bảo không phải là khiến cho bạn không thấy đau, mà thuần túy là ấn chứng cái linh tánh Chủ nhân thật, công dụng lớn hơn không đau nhiều lắm.
  • 62. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 61 Sáng sớm thứ ba bác sĩ đến, cha của hậu học chửi bác sĩ thật khó nghe, bác sĩ cũng sợ luôn nên nói: “Được rồi, lát nữa xếp anh số 1”. Cho nên hậu học được xếp số 1 vào phòng mổ. Tất cả mọi thứ nối xong thì bắt đầu thử, bọn họ hỏi: “Phạm tiên sinh, ông có nghe tiếng “Tíc tíc”, tay ông có tê tê hay không?” thì hậu học đã mê đi rồi, đợi đến lúc có tiếng kêu bên tai thật to, lại tỉnh dậy. Sau khi tỉnh dậy y tá nói: “Phạm tiên sinh, ông tỉnh dậy rồi, xin chúc mừng ông, cuộc phẩu thuật của ông rất là thành công”. Trong lòng hậu học nghĩ: “Cái này còn êm ái hơn thay thuốc”. Nhưng y tá bảo: “Phạm tiên sinh, ông đừng nên xem thường, bây giờ đã là 4 giờ chiều rồi”. Thì ra từ 8h30 sáng đến 13h30 chiều, ca mổ tiến hành trong 5 tiếng đồng hồ, khoảng gần 16h00 mới đẩy ra khỏi phòng hồi sức. Y tá nói: “Cổ ông bị đụng nát hết cho nên phải vạch da ra, rút mỡ từ mạch máu nơi tim, cắt thịt phía sau lưng để lắp vào nơi cổ. Thế cho nên nơi cổ của hậu học may tất cả là 252 mũi kim. Có thể nói đây là một cuộc phẩu thuật lớn, y tá nói: “Thật sự chúc mừng ông”. Hậu học được đưa về phòng bệnh, nằm trên giường bệnh, nghĩ đến có một việc cần làm. Thông thường, nếu chúng ta có điều cầu Tiên Phật, sau khi đạt thành thường phải tạ ân! Cho nên trong lòng hậu học cứ nghĩ đến việc tạ ân, vừa may trên trần phòng bệnh của hậu
  • 63. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 62 học có một bóng đèn tròn. Hậu học nghĩ trong lòng: “Đây chính là đèn Mẫu, bây giờ ta đang ở Phật Đường”. Hậu học liền dùng tâm niệm nghĩ rằng: “Cảm tạ Minh Minh Thượng Đế 100 khấu đầu; đếm chưa đến 100 khấu đầu thì hậu học đã ngủ mất rồi!”. Nếu oan khiếm theo đuổi thì sẽ không ngủ được, nhất định phải khảo đủ, đòi cho đủ thì mới có thể ngủ yên được. Những ngày ở bệnh viện thật sự là không ngủ được, ý thức lại rất sáng suốt, cứ cắm đầu suy nghĩ: “Trước kia, có phải ta đã từng làm việc sai trái gì?”. Cho dù chợp mắt một lúc cũng giật mình tỉnh dậy, lúc oan khiếm mà hiện thật là khổ lắm đấy!
  • 64. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 63 Nghĩ đến hiền sĩ trong đạo trường tu Đạo, bàn Đạo cũng có một chút thành tâm. Cho hiền sĩ nhân quâ trong ba kiếp trâ trong ba ngày. NHÂN TIỀN KIẾP KIẾP NÀY BÁO
  • 65. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 64 rong giấc ngủ không biết bao lâu, có người đập vào thành giường của hậu học và gọi: “Thức dậy”. Hậu học liền mở mắt ra, nhìn thấy có người đứng ở cuối giường hậu học vẫy gọi hậu học đi qua. Hậu học khẳng định đây không phải là người vì trên gương mặt có phát sáng, nhưng mà không biết là ai? Ông ấy bảo: “Dẫn con đi đến một nơi, con có muốn đi hay không?”. Hậu học liền trả lời: “Dạ, đi chứ! Đi chứ!”. Lúc đó trong trực giác cảm nhận rằng đây là Nam Cực Tiên Ông. Tiên Ông bảo: “Con muốn đi thì hãy ôm chắc cây gậy của ta, phải đi thôi!”. Tuy rằng hậu học bay ra khỏi phòng bệnh, nhưng mà có thể nhìn thấy tình trạng của phòng bệnh, đây là một cảm giác rất khó tả. Vì trong khi bay, trong người của hậu học cảm thấy rất khó chịu nên trong tâm khởi lên một ý niệm: “Tiên Ông từ bi, con không muốn đi nữa!”. Kết quả là Tiên Ông T THEO NAM CỰC TIÊN ÔNG DU THIÊN ĐÀNG  Người chân tu phâi đối với sự thực tế là “Công Đức, Trí Tuệ, Từ Bi” Tam Bâo.
  • 66. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 65 biết được, mới truyền hơi nóng vào hậu học, thì cả người mới ổn định hơn trước. Bay nửa chừng đến một nơi thì dừng lại. Tiên Ông mới dắt tay hậu học đi và bước qua một bậc thềm, lại đi qua một cánh cửa xuất hiện ba chữ “Nam Thiên Môn”. Hai bên cửa có thần tiên mặc đồ trắng, áo giáp màu xám, nhìn thì đoán được đó là võ tướng. Đi xa hơn một chút có rất nhiều người đang phân ban, đợi lấy số, đối Tam Bảo,.... vâng vâng. Đi qua khỏi Nam Thiên Môn, Tiên Ông lại dẫn hậu học tiếp tục bay, nhưng hậu học có thể thắc mắc. Tiên Ông liền hỏi hậu học: “Con có biết lúc nãy là nơi đây không?”. Hậu học đáp: “Dạ là Nam Thiên Môn”. Hậu học đáp xong cảm thấy rất vui, vì sao vậy? Tại vì trong lòng hậu học nghĩ: “Đức tu của ta không cần đối Tam Bảo cũng có thể qua Nam Thiên Môn. Hậu học cố ý hỏi Tiên Ông: “Chúng ta qua Nam Thiên Môn không phải là phải đối Tam Bảo hay sao? Tại sao con lại không có đối vậy?”. Tiên Ông chỉ cười cười không trả lời và tự chỉ vào ông ấy. Thì ra là do Tiên Ông dẫn hậu học đi vào nên đương nhiên Thiên Tướng không bắt hậu học đối Tam Bảo. Cũng giống như hôm nay chúng ta đi vào phủ Tổng Thống mà lại là Tổng Thống dắt tay chúng ta đi vào thì đương nhiên sẽ không có vệ binh nào chặn bạn lại xét
  • 67. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 66 giấy CMND vậy, có đúng không? Cũng như thế, chúng ta về trời là do Tiên Phật dẫn về, đương nhiên sẽ không cần đối Tam Bảo, hậu học thuần túy là nhờ được chiêm quang thôi! Sau này chúng ta về Trời, đều phải đối Tam Bảo, nếu bạn là một người tu hành thật sự, thì sẽ không chỉ đối Quan Quyết Ấn trên hình thức, mà phải đối điều chân thật nhất là “Công đức, Trí tuệ, Từ bi” ba bảo này. Chỉ cần chúng ta chân tu, thực luyện, sau này tuyệt đối không sợ bị chặn bên ngoài Nam Thiên Môn. Cho nên có người suốt một cuộc đời tu bàn, đến lúc tuổi già trí nhớ không tốt, chả lẽ vì quen mất Tam Bảo mà không qua được Nam Thiên Môn hay sao? Thực ra không có chuyện như vậy, Thượng Đế nhất định sẽ giám sát rõ ràng. Trong quá trình tiếp tục bay, Tiên Ông rất từ bi bảo: “Lý Thiên tổng cộng có năm cửa Trời là Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung”. Thời Thanh Dương kỳ là mở Đông Thiên Môn, cho nên những vị tu hành đều là Tam Quan Đại Đế. Còn thời Bạch Dương Kỳ nếu rất có tài văn chương, ví dụ như Tam tài, có thể nói là từ Nam Hoa Cung ở Đông Thiên Môn đến.
  • 68. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 67 Hồng Dương kỳ bao gồm Hòa thượng, Đạo sĩ, Cơ Đốc giáo đều về Tây Thiên. Sau này thời kỳ này qua rồi, Tây Thiên Môn sẽ không còn. Chúng ta là người tu hành thời nay, chỉ có một cửa duy nhất là Nam Thiên Môn. Bất luận là người tu theo tôn giáo nào: Nho, Thích, Đạo, Giê-su, Hồi. Nếu về Lý Thiên, trước hết đều phải qua cửa Nam Thiên Môn. Nếu người tu Đạo Phật, thật sự tu thành công rồi, qua Nam Thiên Môn xong về Tây Phương. Không phải là A Di Đà Phật mà là một tịnh thổ, trên thực tế đều là Lý Thiên, là một phần của Lý Thiên. Bắc Thiên môn thuộc về gì vậy? Là Bộ Lôi, Bộ Phong, Bộ Hổ, Bộ Long, các vị Thần Hộ Pháp. Thiên binh, Thiên tướng đều ở Bắc Thiên, gồm cả Thái tử gia Sư huynh cũng ở Bắc Thiên. Còn Trung Thiên tức là những vị tu hành Khí Thiên Tiên, cũng vẫn phải đi qua Nam Thiên Môn. Cho nên nói rằng hiện nay cổng Trời rộng nhất là Nam Thiên Môn, vạn giáo tề phát cũng đều quy Nhất.
  • 69. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 68 ại bắt đầu bay tiếp, đột nhiên Tiên Ông dừng lại bảo: “Đến rồi!”. Hậu học nhìn thấy Đền công đức. Ở đây có một con Rồng, Tiên Ông bảo: “Đây là Hộ Pháp Thiên Long của Đền công đức nơi Lý Thiên. Chúng nó là Hộ Pháp Thần đấy! Còn một con Thanh Long là giám sát các tà tâm tà niệm của người tu Đạo chúng ta, tâm xấu, niệm xấu, ác tâm, ác hình cũng chính là Tội, Lỗi, Sai. Hậu học bị đôi mắt của Thanh Long khiến cho khựng lại một cái, đôi mắt giống như bảo hậu học rằng: “Ngươi không cần phải ngụy trang nữa, các Tội, Lỗi, Sai mà ngươi đã làm Ta đều biết hết cả”. Nhìn thấy đôi mắt đó khiến người phải kính sợ. Tiên Ông nói: “Theo Ta vào đây”. Sau khi vào trong rồi, Tiên Ông từ bi bảo rằng: “Mỗi người chúng ta khi cầu Đạo đều có đốt một tờ Long Thiên Biểu. Long - tượng trưng cho gì? Âm dương song Long, giám sát hành động việc làm thiện hoặc tạo tội của chúng ta. Thiên - tượng L KIM LONG - THANH LONG TỰ LÀM CHỨC CỦA MÌNH  Người Giám sát các hành vi thiện, tích đức và tội lỗi.
  • 70. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 69 trưng cho gì? Thiên bảng ở trên Đền công đức. Biểu - đương nhiên là tờ giấy này nơi thế gian. Cho nên, Long Thiên Biểu thật sự có ấn chứng như thế nơi Lý Thiên.
  • 71. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 70 au khi hậu học bị tai nạn xe, thắc mắc lớn nhất là: “Ta dốc lòng tu, bàn như vậy, tại sao lại phát sinh việc như thế? Sự thử thách lớn như thế này! Sự thử thách khiến ta cầu sống không được, muốn chết không xong”. Thắc mắc lớn nhất của hậu học là như thế! Tiên Ông nói: “Con đừng nên hoài nghi, đấy đều có nhân quả trước sau. Hôm nay cái nhân quả gặp tai nạn đụng xe là đã tạo từ 300 năm trước ở Trung Quốc Đại Lục. Con là con trong một gia đình nghèo ở làng chài lưới, khi lớn lên mới rủ ba người bạn cùng làng ra ngoài kiếm tiền. Vì lúc đó không có học thức, không có nghề, duy nhất chỉ biết làm trộm cướp, lường gạt, toàn làm những việc sai trái. Đến khi kiếm được tiền thì muốn rửa tay hưởng thụ. Các vị tiền hiền thử nghĩ xem, đến khi một người đã làm đủ hết mọi tội ác, muốn nghỉ tay không làm, lại có một số đồng bọn muốn cùng hưởng thụ sự thành quả của nó, bạn có sợ bị người ta phản bội hay không? Chính vì những ý niệm như thế, hậu học mới khởi lên tà tâm, S 300 NĂM TRƯỚC BA MÄNG NGƯỜI  Chî cæn nhắm mắt läi, thì mộng thçy bð truy sát, té xuống vực núi, rçt kinh hoàng!
  • 72. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 71 tâm sát, động niệm tồi tệ. Trên đường về quê, nửa đêm giết chết hai người, còn một người nữa dùng cách treo cổ mà treo anh ta chết đi. Trong kiếp đó, hậu học đã giết đi ba người, một mình nuốt hết tất cả tiền bạc trở về quê hương của mình. Tại vì kiếm rất nhiều tiền hắc ám, cho nên về quê xây cầu, đắp đường, giúp người xây nhà và đem một ít tiền cho gia đình của 3 người kia, nên trở thành người thiện trong miệng của mọi người. Cho đến lúc 50 tuổi, không biết tại sao ngày nào hậu học cũng ăn không vô, ngủ không được, chỉ cần vừa nhắm mắt lại thì thấy mình bị truy sát, rơi xuống vực thẳm rất kinh hoàng! Thôn trưởng rất quan tâm, mới đến an ủi, hỏi han, hậu học mới kể hiện trạng của mình cho ông ấy biết. Ông ta nói: “Ở nơi xxx có một vị Lão hòa thượng, đạo hạnh của ông ấy rất cao, anh có thể đi tìm ông ấy giải trừ”. Cho nên hậu học mới đi tìm Lão hòa thượng. Lão hòa thượng mở miệng hỏi ngay: “Trong kiếp này, ông có làm việc gì trái với lương tâm hay không?”. Hậu học chỉ còn cách nói cho Hòa thượng biết chuyện thời thanh xuân của mình giết người chiếm của. Ông ấy bảo: “Đây là quả báo hiện thời đấy”. Hậu học hỏi ông ấy: “Vậy tôi phải làm sao đây?”.
  • 73. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 72 Ông ấy bảo: “Phải mau mau siêu độ, làm công đức cho họ”. Hậu học hỏi: “Vậy phải làm như thế nào?”. Lão hòa thượng nói: “Phải làm ba cuộc Pháp Hội phổ độ”. Lúc đó trong lòng hậu học cũng còn rất bất an, nên tiếp tục hỏi Lão hòa thượng: “Làm xong ba cuộc Pháp Hội, có phải là tôi hết nợ họ rồi không vậy?”. Lão hòa thượng bảo: “Không phải, đây là quả báo kiếp này, tụng kinh siêu độ chỉ là tạm hoãn lại một chút mà thôi, cái gốc vẫn không có cách nào dứt được! Ông phải tu hành mới được, đợi đến sau này có thành tựu rồi, thì có thể liễu đoạn nhân quả”. Kết quả là Lão hòa thượng bắt hậu học trì giới, niệm Phật, tụng kinh, hậu học bắt đầu quyên tiền xây chùa và từ đó hậu học bắt đầu bước vào con đường tu hành.
  • 74. NGUYỆN LỰC VÀ NGHIỆP LỰC 73 hản quang lại hai người xưa kia bị hậu học giết, sau khi chết đi bị đọa xuống địa ngục chịu khổ, bị xử phạt là 300 năm. Còn một người bị treo cổ chết thì âm hồn không tan, biến thành ác quỷ ở cạnh bên giếng nước. Ác quỷ đạo thì không có thời hạn, cũng giống như đọa vào địa ngục vô gián không có ngày ra, chỉ đợi đến lúc duyên phận đến có người điểm hóa mới có cơ hội. Thời hạn 300 năm vừa qua đi, hai người ở địa ngục được thả ra. Việc phải làm đầu tiên là đi báo thù trước, nhưng mà làm sao tìm hậu học đây? Đầu tiên là họ đến thôn trang 300 năm trước tìm, tìm từng kiếp, từng kiếp... Cuối cùng mới tìm ra hậu học ở kiếp này, năm hậu học 18 tuổi họ đã tìm thấy rồi. Lẽ ra hậu học phải một mạng trả một mạng, nhưng năm hậu học 18 tuổi đã gặp vị Hòa thượng 300 năm trước. Vị Hòa thượng ấy đã tu thành chánh quả, vì Đạo trường có Thiên mệnh, Ngài vì muốn giúp vào việc đại sự nhân duyên Tam tào phổ độ này, cho nên chuyển thế đầu thai vào Đạo trường. P DẪN BÂO SƯ CỦA 300 NĂM TRƯỚC  Dẫn bâo sư ít nhçt có duyên 7 kiếp, phâi cố gắng học tập theo dẫn bâo sư của mình.