SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 36
PHÒNG NGỪA, PHÁT HIỆN VÀ CAN THIỆP SỚM ĐỐI VỚI
MỘT SỐ DẠNG KHUYẾT TẬT
I. CÁC DẠNG TẬT VÀ NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
Theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CPcủa Chính phủ, khuyết tật có các dạng sau:
-- Khuyết tật vận động
-- Khuyết tật nhìn
-- Khuyết tật nghe, nói
-- Khuyết tật thần kinh, tâm thần
-- Khuyết tật trí tuệ
-- Khuyết tật khác
1. Khuyết tật vận động: giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình
dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
Các biểu hiện thường thấy của người bị khuyết tật vận động đó là:
- Trẻ nhỏ có thể không bú được vì không thực hiện được động tác mút; khi bế
đầu trẻ ưỡn ra sau, lưỡi thè ra khi mẹ đặt núm vú vào miệng, thường quấy khóc,
không chịu chơi.Trẻ ít hoặc không sử dụng tay, ít hoặc không di chuyển từ chỗ
này sang chỗ khác; ítchịu vận động, không chịu chơi, hay ngồi một mình, không
tự chăm sóc mình được. Đặc biệt đối với trẻ bị co cứng các khớp, chi hoặc toàn
thân; trẻ bị mềm nhẽo một hay nhiều nhóm cơ hoặc toàn thân, trẻ bị trật khớp
háng; trẻ có bàn chân nghịch (một hay hai chân)…
- Người lớn thường ít vận động, ít hoặc không sử dụng tay chân, di chuyển khó
khăn, đau khớp, không tự ăn, uống, tắm, rửa, đại tiểu tiện, vệ sinh cá nhân;
không tham gia được những công việc trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình,
cộng đồng và xã hội.
2. Khuyết tật nghe, nói: giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm
thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói
Biểu hiện của khuyết tật nghe, nói:
- Không thể nghe, không thể nói (không phát âm được hoặc phát âm khó) như
bình thường hoặc sức nghe giảm từ khoảng cách trên 3 mét
- Không có khả năng nói mặc dù cơ quan phát âm hoàn toàn bình thường.
- Suy giảm chức năng nghe do nhiều nguyên nhân khác nhau; mắc chứng nói
ngọng, nói lắp hoặc không nói được
Theo các tổ chức khiếm thính quốc tế, có 3 dạng người khiếm thính:
- Người Điếc (the Deaf hay deaf people)
- Người nghe kém (Hard of Hearing people)
- Người mới bị mất thính lực sau này (Late-deafened people) hay còn gọi là Điếc
đột ngột
Dựa vào mức độ suy giảm thính lực (thính lực đồ), tổ chức Y tế Thế giới xác định:
- Khiếm thính mức I (khiếm thính nhẹ): 21 - 40 dB, không nghe được tiếng nói
thầm. Khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn
- Khiếm thính mức II (khiếm thính vừa): 41 - 70 dB, không nghe được tiếng nói
thầm và tiếng nói thường. Rất khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn
- Khiếm thính mức III (khiếm thính nặng): 71 - 90 dB, không nghe được ngay cả
tiếng nói lớn. Các cuộc nói chuyện được thực hiện rất khó khăn với nhiều nỗ
lực.
- Khiếm thính mức IV (khiếm thính sâu): > 90 dB, không nghe được ngay cả khi
hét sát vào tai.
Các nguyên nhân gây mất thính lực bao gồm bẩm sinh (di truyền, mẹ truyền sang
con…), bệnh (cúm rubella…), do dùng thuốc kháng sinh quá liêu, tai nạn, tuổi tác, các hóa
chất, làm việc hoặc sống trong môi trường tiếng ồn
3. Khuyết tật nhìn: giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình
ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
Các biểu hiện của khuyết tật nhìn:
- Cận thị: Mắt nhìn không rõ khi vật ở xa
- Viễn thị: Mắt nhìn không rõ khi vật ở gần
- Loạn thị: Mắt nhìn thấy hình ảnh vật thể méo mó, không sắc nét
- Quáng gà: Mắt không nhìn thấy ở ánh sáng yếu
- Nhìn đôi: Mắt nhìn thấy hai ảnh của cùng một vật
- Mất thị trường: Mắt mất một góc nhìn, vùng nhìn
- Lòa: Mắt không còn nhìn rõ nữa, mà chỉ còn có thể nhìn thấy mọi vật lờ mờ,
không rõ nét
- Mù hoàn toàn: Mắt không mất khả năng nhìn hoặc không có mắt bẩm sinh.
- Mù màu: Mắt không có khả năng phân biệt màu sắc nhất định với mức độ khác
nhau, phổ biến nhất mù màu đỏ màu xanh.
Khiếm thị hay còngọi là triệuchứng mất khả năng cảm nhận thị giác một phần hoặc
hoàn toàn (mù, đui). Người khiếm thị là người sau khi được điều trị hoặc điều chỉnh khúc
xạ mà thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng
tối, và bệnh nhân vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để lên kế hoạch và thực thi các
hoạt động hàng ngày. Riêng mắt người bị mù hoàn toàn không có khả năng nhận thức sáng
tối, không thấy được những gì xung quanh. Chứng mù mắt có thể do rối loạn bẩm sinh,
sinh lý hay thần kinh. Người bị lòa hay mờ mắt có thể nhìn thấy một ít, phân biệt được
sáng tối hay hình dáng chung chung.
Bảng hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về độ nét của thị lực:
- Thị lực từ 6/6 đến 6/18: thị lực bình thường
- Thị lực nhỏ hơn 6/18 đến lớn hơn 6/60: thị lực kém
- Thị lực nhỏ hơn 6/60 :mù thị lực
Ở Việt nam
- Chấn thương khoét bỏ 2 nhãn cầu, không lắp được mắt giả, mức độ thương tật
là 97%
- Mù tuyệt đối 2 mắt (thị lực sáng tối âm tính), mức độ thương tật là 91%
- Một mắt khoét bỏ nhãn cầu, một mắt mù, mức độ thương tật là 87%
- Mù 2 mắt, thị lực từ sáng tối đến đếm được ngón tay cách 3 cm đến dưới 1/20,
mức độ thương tật là từ 76% đến 80%
- Thị lực của mắt tốt hơn trong 2 mắt từ 1/20 đến 1/10, mức độ thương tật là từ
71% đến 75%
- Thị lực của mắt tốt hơn trong 2 mắt từ 1/10 đến 2/10, mức độ thương tật từ 61%
đến 70%
Trong bản báo cáo Dữ liệu toàn cầu về suy giảm thị lực năm 2002 (Global data on
visual impairment in the year 2002) vào tháng 11 năm 2004 của Tổ chức Y tế Thế giới,
tính đến năm 2002 có trên 161 triệu người bị yếu mắt, trong đó 124 triệu bị lòa và 37 triệu
bị mù hoàn toàn. Theo ước tính của WHO, các nguyên nhân gây mù phổ biến nhất (không
tính tật khúc xạ) trên toàn thế giới năm 2002 là:
- đục thủy tinh thể (47,9%)
- tăng nhãn áp (12,3%)
- Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi (8,7%)
- mờ giác mạc (5,1%)
- bệnh vỏng mạc tiểu đường (4,8%)
- mù từ nhỏ (3,9%)
- đau mắt hột (3,6%)
- onchocerciasis (0,8%) (hay mù lòa đường sông)
Hiện nay, vẫn còn một số quan niệm sai lầm về người khiếm thị như sau:
- Tất cả những người khiếm thị đều hoàn toàn không thấy
- Người khiếm thị đương nhiên là có các giác quan còn lại như xúc giác, thính
giác, khướu giác và vị giác rất bén nhậy. (Thực ra Khiếm thị có thể xuất hiện
cùng với các bệnh như chậm phát triểntinh thần, rối loạn phổ tự kỷ, bại não, suy
giảm thích giác, và động kinh)
- Những người khiếm thị không thể làm việc và không tự lo liệu, không sống một
mình được
- Người khiếm thị không thể đọc sách, xem TV, xem phim, sử dụng vi tính hoặc
chơi thể thao
- Những người khiếm thị đều giỏi nhạc
- Chỉ có người khiếm thị hoàn toàn mới sử dụng gậy để dò đường
4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần: rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi,
suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
Các biểu hiện của người khuyết tật tâm thần, thần kinh:
- Nhức đầu, mất ngủ, thay đổi tính tình
- Vui vẻ bất thường, múa hát, nói cười ầm ĩ hoặc buồn rầu, ủ rũ, không nói năng
gì
- Nghe thấy tiếng nói hay nhìn thấy hình ảnh không có trong thực tế
- Tự cho mình có nhiều tài năng xuất chúng hoặc cho là có người theo dõi ám hại
mình
- Lên cơn kích động hoặc nằm im không ăn uống gì
5. Khuyết tật trí tuệ: giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm
hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
Các biểu hiện đặc trưng của khuyết tật trí tuệ:
Đặc trưng phát triển:
- Chậm phát triển vận động: trẻ chậm biết lật, ngồi, bò và đi đứng
- Chậm biết nói hoặc khó khăn khi nói
- Kém hiểu biết về các quy luật xã hội căn bản
- Không ý thức được hậu quả về các hành vi của mình
- Khó khăn khi tự phục vụ: tự ăn uống, vệ sinh cá nhân
- Lăng xăng
Đặc trưng về cảm giác, tri giác:
- Chậm chạp, ít linh hoạt;
- Phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém
- Thiếu tính tích cực trong quan sát
Đặc trưng về tư duy:
- Trẻ khó nhận biết các khái niệm
- Tư duy của trẻ thường biểu hiện tính không liên tục
- Tư duy lôgíc kém;
- Tư duy trẻ còn thiếu tính nhận xét, phê phán
Đặc trưng về trí nhớ:
- Chậm hiểu cái mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu
- Quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy đủ
- Chỉ ghi nhớ được cái bên ngoài sự vật, khó ghi nhớ cái bên trong, cái khái quát
Đặc trưng về chú ý:
- Khó tập trung, dễ bị phân tán
- Không tập trung vào chi tiết, chỉ tập trung các nét bên ngoài
- Kém bền vững
- Luôn luôn bị phân tán bởi các sự việc nhỏ
- Thời gian chú ý của trẻ chậm phát triển trí tuệ kém hơn nhiều trẻ bình thường
6. Khuyết tật khác: giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động,
sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp trên
Các dạng khuyết tật khác có thể bao gồm dị hình, dị dạng, nạn nhân chất độc da
cam, di chứng bệnh phong, hội chứng Down, tự kỷ.
Đối với lãnh vực khuyết tật, việc phát hiện sớm và can thiệp sớm hết sức quan trọng,
giúp tăng thêm cơ hội phục hồi và hòa nhập xã hội của NKT
II. VAI TRÒ CỦA PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM
Phát hiện sớm là đánh giá mức độ phát triển của trẻ theo độ tuổi (thường từ 0 – 6 tuổi)
nhằm phát hiện những trẻ có nguy cơ cao bị khuyết tật để có biện pháp hỗ trợ
Can thiệp sớm là áp dụng bất kỳ dịch vụ hoặc hình thức hỗ trợ nhằm vào trẻ, vào cha mẹ
hoặc gia đình và môi trường xung quanh để giúp trẻ phát triển và hòa nhập
- Đối với trẻ: can thiệp sớm giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ dẫn tới chậm phát
triển hoặc rối loạn chức năng, tạo ra những kích thích tốt với trẻ và giúp trẻ có mối
tương tác với môi trường xung quanh. Can thiệp sớm là một biện pháp hiệu chỉnh
chức năng để giúp trẻ duy trì nhịp độ phát triển và ngăn cản không cho tình trạng
xấu hơn. Can thiệp sớm sẽ giảm tác dụng phụ của các bệnh mãn tính và suy giảm
chức năng vĩnh viễn, ngăn ngừa được khuyết tật phối hợp
- Đối với cha mẹ trẻ: can thiệp sớm khiến cha mẹ đóng góp tích cực vào quá trình hỗ
trợ concủa mình, nhờ đó họ phát hiện được khả năng và tiềm năng của trẻ cũng như
bản thân, đồng thời làm tốt việc dưỡng dục trẻ, đương đầu với các vấn đề cảm xúc.
Nhờ can thiệp sớm, cha mẹ học được các kỹ năng tương tác với trẻ, kỹ năng tìm
hiểu thông tin và các dịch vụ…
- Đối với gia đình: can thiệp sớm giúp anh chị em ruột của trẻ có thái độ và hành vi
đúng mực với trẻ khuyết tật. Can thiệp sớm cũng đảm bảo họ hàng trẻ tham gia vào
mạng lưới và hệ thống hỗ trợ để làm vơi đi gánh nặng của cha mẹ trẻ
- Đối với xã hội: can thiệp sớm giúp xã hội nhận thức được sự hiện diện của một bộ
phận người khuyết tật trong cộng đồng và họ có quyền như bao người khác. Can
thiệp sớm làm tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, việc làm cho người khuyết tật và do
vậy sẽ làm giảm các chi phí xã hội do tội phạm, thất nghiệp và chi trả cho trợ cấp
xã hội
Quy trình hỗ trợ phát hiện sớm, can thiệp sớm gồm:
- Bước 1: Sàng lọc tại cộng đồng, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu nghi ngờ rối nhiễu
phát triển và giới thiệu đến các cơ sở chuyên môn.
- Bước 2: Khám sàng lọc xác định khuyết tật tại Trung tâm hỗ trợ.
- Bước 3: Xây dựng kế hoạch can thiệp.
- Bước 4: Thực hiện kế hoạch can thiệp.
- Bước 5: Đánh giá lại và điều chỉnh kế hoạch.
- Bước 6: Thực hiện lại từ bước 2 hoặc chuyển tiếp trẻ sang chương trình khác
1. Phát hiện và can thiệpsớm trẻ bị bại não
Bại não là một loại khuyết tật ảnh hưởng lên sự vận động, tinh thần, giác quan và hành vi
của trẻ. Bại não xảy ra do tổn thương não của trẻ trước khi sinh, trong khi sinh và cả sau
sinh. Không phải toàn bộ não bị tổn thương mà chỉ một số phần của não. Khi phần não đã
bị tổn thương thì không bao giờ hồi phục lại được nữa nhưng chúng cũng không trở nên
xấu hơn. Tình trạng của trẻ có thể sẽ được cải thiện hơn hoặc trở nên xấu đi tùy thuộc vào
cách thức chúng ta can thiệp vào tình trạng của trẻ.
Làm thế nào đế phát hiên sớm trẻ bị bại não?
Thông thường, trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi
Kỹ năng Thực hiện được
Vận động thô Lật ngửa sang nghiêng, có thể tự lật sấp được.
Nâng cao đầu khi nằm sấp
Vận động tinh Giữ vật trong tay từ 1-2 phút.
Có thể đưa vật vào miệng.
Ngôn ngữ - Giao tiếp Phát ra âm thanh để gây sự chú ý của người khác. Cười thành
tiếng.
Cá nhân - xã hội Nhìn theo vật chuyển động
Nhận thức Biết hóng chuyện, mỉm cười hồn nhiên.
Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi
Kỹ năng Thực hiện được
Vận động thô Lẫy từ ngửa sang sấp và từ sấp sang ngửa
Nâng đầu được lâu hơn khi nằm sấp
Khi kéo lên trẻ có thể giữ được đầu thẳng
Ngồi có trợ giúp vững hơn
Trườn ra phía trước và xung quanh
Giữ người có thể đứng được
Vận động tinh Biết với tay cầm nắm đồ vật
Ngôn ngữ - Giao tiếp Quay đầu về phía có tiếng động, đặc biệt giọng nói của một
người nào đó.
Bập bẹ các âm đơn như ma, mu…
Cá nhân - xã hội Thích cười đùa với mọi người
Biết giữ đồ chơi
Nhận thức Ham thích môi trường xung quanh
Trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi
Kỹ năng Thực hiện được
Vận động thô Tự ngồi được vững vàng.
Tập bò và bò được thành thạo.
Có thể vịn đứng dậy khi có thành chắc chắn
Vận động tinh Cầm hai vật và đập hai vật vào nhau.
Chuyển tay một vật.
Có thể nhặt đồ vật bằng ngón tay cái và một ngón tay khác
Ngôn ngữ - Giao tiếp Quay đầu về phía có tiếng nói.
Phát ra âm: bà, cha, ba, măm.
Cá nhân - xã hội Tự ăn bánh.
Chơi ú oà, vươn tới đồ chơi ngoài tầm tay.
Vẫy tay, hoan hô
Nhận thức Đáp ứng khi gọi tên. Từ chối bằng cách giấu mặt, lấy tay
che mặt khi người lớn rửa mặt.
Trẻ 10 – 12 tháng tuổi
Kỹ năng Thực hiện được
Vận động thô Tập đứng, đứng vững.
Tập đi, đi lại được vài bước khi có người dắt tay.
Đến tháng 12 trẻ có thể đi được vài bước.
Vận động tinh Sử dụng các ngón tay dễ dàng hơn.
Đập hai vật vào nhau.
Kẹp bằng hai đầu ngón tay.
Ngôn ngữ - Giao tiếp Có thể nói câu một hai từ.
Hiểu câu đơn giản.
Cá nhân - xã hội Chỉ tay vào vật yêu thích.
Đập đồ chơi vào bàn, quẳng xuống đất…
Lặp lại các hành động gây sự chú ý hoặc gây cười.
Nhận thức Đáp ứng với những mệnh lệnh, yêu cầu đơn giản như “giơ
tay lên”, “chào tạm biệt”.
Gây sự chú ý với người khác bằng cách kéo quần áo, xấu hổ
khi có người lạ.
Xấu hổ khi có người lạ.
Nên nghĩ tới khả năng trẻ bị bại não khi thấy các biểu hiện sau:
- Lúc sinh trẻ thường có vẻ mềm rũ. Trẻ đẻ ra không khóc ngay hoặc khóc yếu, tím
tái, da trẻ tím và người trẻ mềm rũ ra.
trẻ bại não trẻ bình thường
- Trẻ chậm phát triểnhơn so với các trẻ cùng lứa. Trẻ chậm biết ngẩng đầu lên, chậm
biết ngồi hoặc chậm biết đi.
- Trẻ có thể không sử dụng hai bàn tay hoặc chỉ sử dụng được một bàn tay.
- Trẻ gặp khó khăn khi bú, nuốt hoặc nhai. Trẻ thường bị nghẹt thở, nghẹn khi ăn
hoặc bú. Ngay cả khi trẻ đã lớn hơn tình trạng này cũng vẫn cứ tiếp diễn.
- Khó khăn khi săn sóc cho trẻ. Thấy khó khi bế ẵm, tắm rửa hay thay quần áo vì trẻ
cứng đờ hay ưỡn mạnh ra sau khi trẻ lớn hơn trẻ không học được cách tự ăn hoặc tự
mặc quần áo, đi vệ sinh hoặc chơi với các trẻ khác.
- Trẻ có thể mềm đến nỗi đầu luôn rũ xuống hoặc đột nhiên trẻ trở nên cứng đờ như
một tấm ván làm khó có thể ôm hoặc bồng được trẻ.
- Sau khi sinh trẻ thường khóc ngằn ngặt nhiều tháng, bị kích thích, khó chịu. Một số
trẻ lại lờ đờ, ít đáp ứng.
- Thay đổi hành vi liên tục: đột nhiên khóc rồi lại cười, hay sợ hải, co giật, tức giận.
- Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp: không đáp ứng hoặc hành động như trẻ bình
thường
Trí thông minh của trẻ bị bại não sẽ như thế nào?
Không nên đánh giá trí thông minh của trẻ qua vẻ bề ngoài, chỉ khoảng hơn một nửa số trẻ
bại não bị chậm phát triển trí tuệ. Trẻ học mọi thứ chậm hơn và không thể làm những việc
mà trẻ cùng lứa tuổi bình thường làm được
Trẻ bị bại não có gặp vấn đề gì về khả năng nghe, nói và nhìn không?
- Trẻ có thể bị điếc hoặc mù do đó nên cố gắng quan sát trẻ thật kỹ và tìm cách thử
xem chức năng nghe và nhìn của trẻ có bị ảnh hưởng hay không.
- Trẻ có thể biết nói chậm. Một số trẻ nói được nhưng không rõ hoặc nói một cách
khó khăn.
Trẻ bại não có thể có những vấn đề gì về tâm thần kinh?
Trẻ bại não có thể có một hoặc một số vấn đề sau:
- Động kinh
- Khó khăn trong giao tiếp: một phần do tình trạng co cứng, mềm rũ, thiếu các điệu
bộ cử chỉ của tay, hoạt động của cơ mặt.
- Tính khí thất thường: trẻ đột nhiên khóc rồi lại cười, hay sợ hãi, co giật, tức giận.
Những trẻ này cần rất nhiều sự giúp đỡ và kiên nhẫn của gia đình để có thể giúp trẻ
vượt qua được những khó khăn về mặt tinh thần nói trên.
- Cảm giác đụng chạm, nóng, lạnh, đau và cảm giác về vị trí của cơ thể không mất.
Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc điều khiển các hoạt động của cơ thể và giữ thăng
bằng. Dạy trẻ một cách kiên nhẫn và lập đi lập lại nhiều lần có thể giúp trẻ cảm nhận
những cảm giác này tốt hơn.
Có thể giúp được gì cho trẻ bại não?
- Bố mẹ của trẻ nên cố gắng giúp trẻ trở thành một người có thể sống một cách độc
lập trong khả năng cho phép. Chỉ trừ khi trẻ bị tổn thương về mặt trí tuệ nặng đến
nỗi trẻ không đáp ứng với mọi thứ chung quanh, còn lại các trẻ bại não đều có thể
học các kỹ năng thiết yếu để có thể thích nghi với tình trạng của mình. Bố mẹ và
các thành viên trong gia đình của trẻ cần học cách để giúp trẻ phát triển các kỹ năng
vận động, giao tiếp, tự săn sóc, quan hệ với người khác. Thông qua việc giúp trẻ
phát triển các kỹ năng này sẽ giúp cải thiện một phần các triệu chứng của bại não.
- Bố mẹ và các người thân khác của trẻ cần phải biết là không nên làm thay cho trẻ
mọi việc mà nên giúp trẻ vừa đủ và động viên để cho trẻ có thể học cách tự làm lấy
dần mọi việc trong khả năng của mình. Đây là điều hết sức quan trọng.
2. Phát hiện và can thiệp sớm trẻ tự kỷ
Tự kỷ là một dạng khuyết tật suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh ảnh hưởng đến hoạt
động của não bộ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ được phát hiện thông
qua sàng lọc tại thời điểm trẻ 18 tháng hoặc sớm hơn. Kết quả chẩn đoán trước khi trẻ 2
tuổi bởi một chuyên gia giàu kinh nghiệm có thể coi là đáng tin cậy. Tuy nhiên, rất nhiều
trẻ em lớn tuổi mới được làm chẩn đoán xác định. Sự chậm trễ này khiến nhiều trẻ em tự
kỷ không nhận được sự giúp đỡ sớm khi trẻ cần.
Rối loạn tự kỷ càng được chẩn đoán sớm, thì trẻ sớm đươc nhận các can thiệp kịp thời. Can
thiệp sớm giúp cải thiện chỉ số IQ, ngôn ngữ, và các kỹ năng sống khác trong sinh hoạt
hàng ngày, từ đó cải thiện hành vi thích nghi
Bảng kiểm tra CHAT (Checklist for Autism in Toddlers) thực hiện khi trẻ 18 tháng tuổi
Phần A: do phụ huynh điền
1. Bé có thích được đu đưa, lắc lư trên đầu gối của không? có - không
2. Bé có quan tâm đến các bé khác không? có - không
3. Bé có thích leo trèo không? như leo cầu thang? có - không
4. Bé có thích chơi ú oà hay trốn tìm không? có - không
5. Bé có biết chơi giả bộ, ví dụ như pha một tách nước trà, bằng cách dùng một cái
tách và bình trà bằng đồ chơi không? có – không
6. Bé có bao giờ dùng ngón trỏ để chỉ vật gì mà bé muốn hỏi XIN hay không? có -
không
7. Bé có bao giờ dùng ngón tay trỏ chỉ vật mà bé quan tâm không? có - không
8. Bé có biết chơi phù hợp với các đồ chơi nhỏ (như xe ô-tô, các khối), mà không bỏ
vào miệng ngậm, không mân mê hoặc ném đi không? có - không
9. Bé có bao giờ mang một vật gì cho bạn xem không? có – không
Phần B: do bác sĩ hoặc nhân viên y tế điền
1. Trong lúc được bác sĩ khám, bé có tiếp xúc mắt với bạn không? có - không
2. Bạn gây sự chú ý của bé, rồi thử chỉ vào một đồ chơi và nói “Coi kìa, đó là (nói tên
đồ chơi)!” Nhìn mặt bé. Bé có nhìn theo đồ vật mà bạn đang chỉ không? có - không
3. Bạn gây sự chú ý của bé, rồi bạn cho bé một cái tách và một ấm trà đồ chơi và bảo
“Con có thể pha một tách trà cho bác không?” Bé có biết giả bộ rót trà, giả bộ uống
không? có - không
4. Bạn hỏi bé “Đèn đâu?” “Chỉ cho bác đèn đi.” Bé có biết lấy ngón trỏ chỉ vào đèn
không? có - không
5. Bé có biết xây tháp với các khối không? và nếu có, bao nhiêu khối? có - không
Lưu ý:
- B2. Để chấm điểm có ở mục này, bạn cần đảm bảo rằng bé không chỉ nhìn vào tay
bạn, mà bé còn nhìn theo đồ vật mà bạn chỉ
- B3. Bạn có thể chọn một ví dụ về trò chơi giả bộ khác để chấm điểm có ở mục này.
- B4. Nếu bé chưa biết đèn là gì, thì bạn có thể hỏi bé “con gấu bông đâu?” hoặc chỉ
một vật khác ngoài tầm tay của bé. Cho điểm có ở mục này, nếu bé nhìn vào mặt
bạn lúc bạn chỉ con gấu.
Những mục chính của bảng CHAT
Phần A
A5: Chơi giả bộ
A7: Chú ý liên kết
Phần B
B2: Theo dõi một vật được chỉ bằng ngón trỏ
B3: Giả bộ
B4: Chỉ một vật nào đó
Những mục phụ của bảng CHAT
Phần A
A1: Chơi đu đưa
A2: Quan tâm xã hội
A3: Phát triển vận động
A4: Chơi xã hội
A6: Chỉ bằng ngón trỏ để yêu cầu
A8: Chơi chức năng
A9: Cho xem một vật gì
Phần B
B1: Tiếp xúc mắt
B5: Tháp với các khối
Thẩm định nguy cơ
- Nguy cơ cao: Thất bại (trả lời KHÔNG) các mục A5, A7, B2, B3, B4
- Nguy cơ trung bình: Thất bại mục A7, B4 (nhưng không thuộc nguy cơ cao)
- Nguy cơ thấp: Nếu không thuộc hai mức độ nguy cơ trên
Những khuyến cáo về xử trí:
- Nhóm nguy cơ cao: Giới thiệu trẻ đến một phòng khám phát triển và khoa giáo dục
đặc biệt.
- Nhóm nguy cơ trung bình: Khả nghi cao - giới thiệu như trên; Khả nghi thấp - kiểm
tra lại một tháng sau
- Nhóm nguy cơ thấp: Nếu có bất kỳ một câu trả lời KHÔNG, kiểm tra lại một tháng
sau.
Các nghiên cứu đã chứng minh là can thiệp giáo dục sớm dẫn đến những kết quả tốt cho
trẻ và gia đình. Can thiệp sớm có thể bao gồm việc dạy trẻ nhận biết những gì đang xảy ra
trong môi trường xung quanh, biết chú ý, biết bắt chước hành vi, dần dần cải thiện những
kỹ năng giao tiếp của trẻ. Gia đình trẻ cần được giới thiệu tới các trung tâm can thiệp sớm
để được lượng giá nếu nghi ngờ chậm phát triển
3. Phát hiện và can thiệp sớm trẻ khiếm thính
Hiện nay, việc phát hiện tình trạng khiếm thính ở trẻ thường rất muộn, đa phần sau 2 tuổi
nên việc điều trị cả điếc và ngôn ngữ đều rất khó khăn. Trẻ khiếm thính thường chậm nói
hoặc không nói được từ đó dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ và gây khó khăn cho việc
học tập. Sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh trước khi xuất viện về nhà sẽ giúp phát hiện từ
rất sớm những trẻ có vấn đề về thính giác để kịp thời can thiệp, điều này có ý nghĩa rất
quan trọng với sự phát triển ngôn ngữ và khả năng nói của trẻ. Trẻ sơ sinh bị khiếm thính
nếu được phát hiện và can thiệp sớm sẽ có thể nghe, nói và phát triển như các trẻ bình
thường khác.
Tất cả trẻ sơ sinh bình thường hoặc có biểu hiện bệnh lý đều cần được kiểm tra thính lực
thông qua chương trình sàng lọc khiếm thính trước khi mẹ xuất viện khi sinh. Do trẻ bị
khiếm thính có thể có vẻ ngoài hoàn toàn bình thường nên cho trẻ sàng lọc khiếm thính là
biện pháp hữu hiệu để phát hiện sớm những vấn đề liên quan đến thính lực của trẻ để chẩn
đoán và can thiệp sớm.
Để đánh giá mức độ khiếm thính có thể sử dụng máy đo thính lực (audiometer) hoặc sử
dụng giọng nói (voice test). Có nhiều cấp độ hay mức độ khiếm thính khác nhau. Chúng
được đo bằng đơn vị decibel (dB) khi đề cập đến mức độ hay độ lớn hay âm lượng hoặc
hertz (Hz) khi đề cập đến độ cao thấp hay tần số của âm thanh tiếng nói. Tật khiếm thính
có các mức độ như sau:
Độ khiếm
thính
Máy đo
thính
Giọng nói Hướng xử trí
Nhẹ 20 – 40 dB
- Trẻ có thể nghe được tiếng nói nhưng
chỉ là những đoạn rời rạc. Những từ
ngắn, phần cuối của từ và những âm từ
không rõ thườngbị bỏ sót và không
nghe được.
Có thể dùng máy trợ
thính
- Tiếng ồn trong lớp học và trong môi
trường chung quanh sẽ làm cho trẻ khó
nghe hơn
- Trẻ có thể nghe và nhắc lại giọng nói
bình thường cách 1 mét
Vừa 41 – 60dB
- Trẻ có thể không nghe được tới 50%
lời nói của người khác và thậm chí còn
hơn nữa nếu tiếng ồn xung quanh tăng
lên.
- Nếu trẻ không được đeo máy trợ thính
thì hậu quả thường là vốn từ của trẻ bị
hạn chế và phát âm không rõ.
- Chất lượng giọng nói của trẻ cũng có
thể bị ‘đều đều’ gần như không biến đổi
vì trẻ khôngcó khả năng theo dõi giọng
nói của chính mình.
- Trẻ có thể nghe và nhắc lại giọng nói
lớn cách 1 mét
Cần dùng máy trợ
thính thường xuyên
Nặng 61 - 90 dB
- Trẻ không nghe được phần lớn âm
thanh tiếng nói. Ngoài ra, các kỹ năng
nói có thể không phát triển được nếu âm
thanh không được khuyếch đại nhờ máy
trợ thính và trẻ cần được điều chỉnh
ngôn ngữ và trị liệu về ngôn ngữ.
- Trẻ chỉ nghe được 1 số từ khi hét thật
lớn vào tai
- Cần dùng máy trợ
thính thường xuyên.
- Nếu không có
máynghe thì phải
học cách đọc môi
hoặc ngôn ngữ điệu
bộ.
Rất nặng > 91 dB
- Trẻ gần như không nghe được âm
thanh gì cả (đặc biệt là lời nói). Khả
năng nói không thể phát triển được nếu
không dùng máy trợ thính hay cấy thiết
bị trợ thính ốc tai.
- Trẻ không có khả năng nghe và hiểu
cả khi hét vào tai
- Máy trợ thính có
thể giúp phần nào.
- Cấy ốc tai
- Học đọc môi và
ngôn ngữ ký hiệu là
chính nếu không sử
dụng được máy trợ
trính hoặc được cấy
ốc tai.
Khiếm
thính
tần số cao
1500 Hz–
8000 Hz
- Trẻ chủ yếu không nghe được những
âm thanh có tần số cao và không phải
lúc nào cũng nghe được các phụ âm.
- Trẻ có thể bị mất nhiều đoạn thông tin
bằng lời nói và mức độ tiếng ồn xung
quanh cao càng khiến cho trẻ khó nghe
được âm thanh hơn nữa.
Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc là người có thể biết tốt nhất trẻ khả
năng nghe của trẻ. Ở trẻ bình thường, ở mỗi độ tuổi khác nhau có những đáp ứng khác nhau
với âm thanh như được mô tả trong bảng dưới đây:
Tuổi
(tháng)
Đáp ứng với âm thanh
<1 Một vài dấu hiệu như mở mắt, chớp mắt. Giật mình hay tỉnh giấc khi có
tiếng động to gần trẻ
6 Quay đầu hoặc mắt nhìn theo hướng phát âm thanh
9 Lắng nghe và tự phát ra các loại âm từ lớn đến nhỏ
12 Biết tên mình và một số từ, bắt đầu bập bẹ nói
18 Biết chỉ một số đồ vật quen thuộc khi được yêu cầu, biết nói một số từ đơn
giản
24 Có thể nghe những từ rất nhỏ và nhận biết hướng của nó, có khả năng nói
những câu đơn giản
4. Phát hiện và can thiệpsớm trẻ khiếm thị
Một số dấu hiệu sau đây cho thấy trẻ có tật về mắt
- Trẻ không đáp ứng với ánh sáng, không nhìn theo ánh sáng, không nhìn theo dãi tua
màu sắc
- Trẻ bé không quay đầu nhìn theo đồ vật, không với tay theo đồ vật
- Trẻ đi lại phải lần sờ và hay va chạm vào đồ vật xung quanh, tìm kiếm đồ chơi, đồ
vật khó khăn.
- Trẻ không có sự tiếp xúc bằng mắt, mắt nhìn lờ đờ
- Trẻ phải điều chỉnh, nghiêng đầu, xoay cổ hoặc cố định một bên mặt để nhìn bằng
mắt còn lại
- Trẻ với tay không chính xác khi với lấy các đồ vật
- Hai mắt chuyển động không đồng đều hay một mắt di chuyển
- Mắt chuyển động ngang hay thẳng đứng quá nhanh (rung giật nhãn cầu)
- Không có đồng tử mắt trong veo, đen (giác mạc bị mờ, con ngươi trắng, hai mắt có
tròng đỏ nhiều, hiện tượng phản sáng khi chụp ảnh có đèn flash)
- Thường xuyên ướt nước mắt khi trẻ không khóc do tắc lệ đạo
- Có phản ứng không thỏai mái với ánh sáng mạnh (chứng sợ sáng)
- Kết mạc của mắt thường xuyên bị đỏ
- Hình dáng, kích cỡ và cấu tạo mắt bất thường rõ rệt.
III. PHÒNG NGỪA KHUYẾT TẬT
Nhiều khuyết tật bẩm sinh là không thể phòng ngừa, tuy nhiên cũng có thể giảm thiểu tối
đa nguy cơ của nhiều khuyết tật bệnh bằng cách:
- Tránh kết hôn cận huyết thống
- Tiêm phòng sởi, Rubella (ít nhất 1 tháng trước khi mang thai). Nếu thai phụ có bệnh
mãn tính, ví dụ đái tháo đường, cần phải có những chế độ theo dõi và điều trị cẩn
thận từ trước và trong khi mang thai.
- Khi mang thai, phụ nữ nên uống acid folic phòng ngừa các bệnh do khuyết tật về
ống thần kinh. Khuyết tật ống thần kinh của thai nhi phát sinh rất sớm, trước khi
người phụ nữ nhận ra mình có thai, vì vậy người phu nữ cần dùng thuốc trước khi
có thai khoảng 2 tháng và trong 3 tháng đầu thai nghén. Acid folic có ở trong một
số loại rau lá sẫm hay đậu, tuy nhiên số lượng từ thức ăn là hoàn toàn không đủ.
Chính vì vậy, người phụ nữ cần sử dụng viên đa vitamin hay viên acid folic với liều
0.4 mg mỗi ngày. Các thuốc sử dụng khi mang thai cần phải được đảm bảo nguy cơ
thấp nhất đối với thai nhi và nên tư vấn bác sĩ chuyên khoa bất cứ thuốc nào cần
dùng kể cả những thuốc điều trị cảm cúm thông thường hay vitamin.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có khả năng cao gây ra khuyết tật thai
nhi. Do đó, trong lần khám thai sớm, người phụ nữ cần được làm các xét nghiệm
chẩn đoán các bệnh lây truyền qua đường tình dục; phòng chống các nhiễm khuẩn
khác.
- Phụ nữ có thai cần có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc đầy đủ đúng cách, khám thai
định kỳ. Sản phụ không nên uống đồ uống có cồn vào bất kỳ lúc nào của thai kỳ
- Khi mang thai, người phụ nữ cần tránh tiếp xúc với chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu,
hay các loại phóng xạ. không nên ăn các loại cá biển chứa hàm lượng thủy ngân khá
cao như cá ngừ, cá kiếm, cá mập; không sử dụng vitamin A liều cao.
- Khi trẻ ra đời, người mẹ cần thực hiện chương trình tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, Theo
dõi và điều trị vàng da sơ sinh, thận trọng khi ghi đơn thuốc cho trẻ vì có một số
loại thuốc gây độc cho trẻ
- Phát hiện sớm và can thiệp sớm khuyết tật
LÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
I. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Đề cao trẻ khuyết tật
- Mỗi trẻ là một cá thể độc đáo. Vì thế, hội viên Caritas nhìn vào phẩm giá của trẻ
trước khi nhìn vào tình trạng khuyết tật của em
- Luôn gọi tên trẻ thay vì gọi Thằng bé down, con bé khuyết tật nhà anh/chị…
- Nói về những điểm tích cực, những mặt mạnh của trẻ và tránh phỏng đoán
- Khi có thể thì chia sẻ thông tin với cả cha mẹ lẫn sự có mặt của trẻ khuyết tật vì trẻ
cũng cần được biết rõ bản thân
Tôn trọng cha mẹ và gia đình
- Hỗ trợ và tăng năng lực
- Cẩn trọng trong việc cung cấp thông tin, chấp nhận rằng ta không biết hết tất cả mọi
sự và sẵn sàng nghiên cứu, học hỏi
- Trung thực, thẳng thắn, không che giấu thông tin
- Cho gia đình cơ hội đặt câu hỏi và kiểm tra xem họ có hiểu đúng những gì ta nói
- Quân bình giữa thực tại và hy vọng – không phóng đại tình trạng khuyết tật cũng
không tạo ra một tương lai hão huyền
- Xây dựng tương quan và sự tin tưởng dựa trên từ tâm
- Đừng tiêm những tư tưởng tiêu cực về trẻ khuyết tật hay nghi ngờ về khả năng giải
quyết những thách đố của gia đình
- Chỉ cho cha mẹ thấy rằng chúng ta cần họ cộng tác và mời gọi họ tham gia ra quyết
định
- Biết rõ các nguồn lực và nối kết trẻ và gia đình với các nguồn lực, các mạng lưới hỗ
trợ
II. CÁCH TIẾP CẬN, HỖ TRỢ NKT VÀ GIA ĐÌNH HỌ
1. Thay đổi cái nhìn từ từ thiện đến quyền của NKT
Việc hỗ trợ NKT và gia đình của họ trải qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tương ứng với các
giai đoạn này là các mô hình trợ giúp khác nhau. Các mô hình này vừa thể hiện cách nghĩ
vừa cho thấy cách hành xử của những người không khuyết tật đối với những người khuyết
tật
Mô hình từ thiện:Ở mô hình này, người khuyết tật bị xem là bất lực và cần được chăm sóc.
Họ là người mà người khác nên làm giúp cho hoặc bảo vệ vì họ là nạn nhân của những bi
kịch cá nhân hay những hoàn cảnh bất hạnh. Những người “có lòng tốt” thấy tội nghiệp
họ, nghĩ rằng họ đang gặp khó khăn đang cần sự thương hại và lòng từ thiện mà không
nhìn thấy giá trị của họ. Thái độ vừa bảo vệ vừa tỏ lòng thương hại như thế thực ra đang
tước mất của người khuyết tật quyền có được cơ hội bình đẳng, cơ hội tiếp cận giáo dục có
chất lượng, chăm sóc y tế, việc làm và những nhu cầu xã hội khác. Ngày nay, ta có thể bắt
gặp mô hình này trong cách các gia đình giữ họ trong nhà hay chính phủ nuôi họ trong
những trung tâm riêng biệt chứ không bảo đảm cho họ có được nguồn hỗ trợ hoặc các
thông tin cần thiết để họ có thể tự làm gì đó cho riêng mình.
Mô hình y tế: Trong mô hình này người khuyết tật được đồng hoá với sự khiếm khuyết và
bị xem như “tật nguyền”, “không hoàn hảo” hay “không bình thường”. Họ được mô tả là
không thể lấy quyết định được, là bệnh nhân cần điều trị, phục hồi. Họ bị cho là phụ thuộc,
giới hạn. Vì thế, một phần nhỏ của xã hội (chủ yếu là các thành viên trong gia đình hay
những chuyên viên y tế) tham gia vào việc quản lý, chăm sóc người khuyết tật. Người
khuyết tật được đưa đến khu vực đặc biệt, xa cách xã hội “bình thường”. Người khuyết tật
cũng không có cơ hội giải trí, không được kết hôn hay lập gia đình được. Trách nhiệm trở
lại tình trạng bình thường thuộc về người khuyết tật và một phần hệ thống y tế. Nhiều
người khuyết tật tiếp thu những cái nhìn tiêu cực đó và có những cảm giác tự ti, đánh giá
thấp bản thân. Mặc dù mô hình y tế có thể cung cấp sự chăm sóc và hỗ trợ hết sức cần thiết
nhưng chúng lại loại trừ người khuyết tật ra khỏi các hoạt động xã hội và không xem họ là
những công dân hoàn toàn có khả năng tham gia xã hội.
Mô hình xã hội: Chính những nỗ lực của người khuyết tật và những hành động tập thể của
họ đã tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong quan niệm về khuyết tật. Thách thức mọi thành kiến
và thái độ phân biệt đối xử, phong trào Khuyết tật xuất hiện từ những năm 1990 đã tạo
được sự thay đổi lớn trong nhận thức và thực hành. Những tiến triển gần đây trong lĩnh
vực khuyết tật, ví dụ như luật chống phân biệt đối xử và các chính sách về cơ hội bình
đẳng, đã làm gia tăng nhận thức rằng người khuyết tật bị ngăn cản tham gia vào mọi lãnh
vực cuộc sống một cách bất công và vô cớ. “Mô hình xã hội” đưa ra một cách hiểu mới,
xem khuyết tật là vấn đề bị loại trừ và gạt ra bên lề xã hội. Mô hình này nhìn ra được vấn
đề chính đó là chính thế giới này là “thế giới tật nguyền”, là một xã hội vô tâm và phân
biệt đốixử do những người không khuyết tật điềukhiển. Giải pháp cho vấn đề này là những
giải pháp mang tính chính trị, xã hội, ví dụ như kiến trúc xây dựng thiết kế tốt hơn, tiếp
cận giao thông, giáo dục hội nhập… “Sự tàn tật” chỉ có thể loại bỏ bằng vịêc tạo ra những
thay đổi tích cực trong xã hội
Mô hình hỗ trợ dựa trên quyền của người khuyết tật: Mô hình tin rằng ai cũng có phẩm giá
nên có quyền bình đẳng. Với cách hiểu này, mọi kiểu can thiệp theo lối từ thiện và các loại
dịch vụ mang tính áp đặt đều không phù hợp. Người khuyết tật được xem là những người
sở hữu quyền và quản lý sự phát triểncủa bản thân mình một cách trực tiếp hoặc thông qua
người đại diện của họ. Cách tiếp cận này biến những nhu cầu của người khuyết tật thành
quyền lợi mà họ có quyền đòi hỏi và tranh đấu để đạt được. Đồng thời, nó cũng đặt cho xã
hội và các tổ chức trách nhiệm tìm ra những nguyên nhân sâu xa của sự phân biệt đối xử,
các định kiến đã ngăn cản người khuyết tật tận hưởng trọn vẹn nhân quyền. Nó mời gọi
những chiến lược tăng quyền lực cho người khuyết tật nhằm giúp họ có những chọn lựa
riêng và tự điều khiển cuộc đời mình càng nhiều càng tốt.
Đối với hội viên Caritas, việc trợ giúp người khuyết tật và gia đình của họ không đơn thuần
là một công việc bác ái, từ thiện nhưng còn là một trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho người
khuyết tật để họ sống xứng đáng với nhân phẩm của mình
2. Kỹ năng giao tiếpvới NKT và gia đình
Việc sử dụng từ ngữ
Ngôn từ có thể làm cho sống hoặc làm cho chết. Những từ ngữ tích cực có sức vực
người khác lên
Nên Không nên
Người khuyết tật Người tàn tật
Người không khuyết tật Người bình thường
Khiếm thị/ khuyết tật nhìn Mù/đui/ chột
Khiếm thính /nghe kém/ khuyết tật nghe,
nói
Câm điếc
Khuyết tật vận động Què / cụt/ thọt/ xi cà que
Người mắc chứng tê liệt Người bại liệt
Người khuyết tật trí tuệ/ chậm phát triển trí
tuệ
Người kém phát triển
Người khuyết tật thần kinh, tâm thần Người điên /khùng / mát/ té giếng
Người mắc bệnh phong Người cùi/hủi
Người có H Người Sida
Những nguyên tắc giao tiếp cơ bản
- Điều quan trọng bậc nhất là cư xử với người khuyết tật như họ là những con
người
- Hãy nhìn con người hơn là nhìn vào tình trạng khuyết tật của họ
- Không sử dụng khuyết tật để mô tả con người vì điều này làm cho NKT mất
lòng tin vào chính bản thân mình.
- Tránh tò mò hỏi những câu hỏi về tình trạng khuyết tật của họ khi mới gặp gỡ
- Biết rằng NKT có quyền như mọi người, vì vậy họ có quyền tham gia vào mọi
họat động xã hội
- Tôn trọng, lịch sự, nhã nhặn với NKT
- Lưu ý khỏang thời gian phụ trội ta có thể mất thêm khi giao tiếpvới người khuyết
tật
- Trước khi giúp NKT, nên hỏi họ “Tôi có thể giúp gì cho anh / chị?” Nếu họ đồng
ý thì hỏi tiếp “Tôi giúp anh / chị như thế nào?”
- Nếu họ là người sống độc lập, họ sẽ vui vẻ cảm ơn và từ chối lời đề nghị giúp
đỡ. Đừng buồn mà hãy quan sát cách họ làm và hỏi họ làm thế nào để sống độc
lập như vậy
- Tránh thương hại hay khinh miệt hay xem NKT là siêu phàm. Tránh đưa ra
những giả định về năng lực của NKT. Chỉ có họ là người biết rõ họ có thể và
không thể làm những gì
- Nếu cần phải phê bình thì phê bình cách thực hiện chứ không phê bình khuyết
tật hay con người
- Thư giản. Ai cũng có khi phạm lỗi cả. Hãy xin lỗi nếu tạo ra sự bối rối. Hãy giữ
óc khôi hài và sẵn lòng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp và hỗ trợ các dạng khuyết tật khác nhau
Giao tiếp và hỗ trợ người khiếm thị
Hiện nay, vẫn còn một số quan niệm sai lầm về người khiếm thị như sau:
- Tất cả những người khiếm thị đều hoàn toàn không thấy
- Người khiếm thị đương nhiên là có các giác quan còn lại như xúc giác, thính
giác, khướu giác và vị giác rất bén nhậy. Thực ra Khiếm thị có thể xuất hiện cùng
với các bệnh như chậm phát triểntinh thần, rối loạn phổ tự kỷ, bại não, suy giảm
thích giác, và động kinh
- Những người khiếm thị không thể làm việc và không tự lo liệu, không sống một
mình được
- Người khiếm thị không thể đọc sách, xem TV, xem phim, sử dụng vi tính hoặc
chơi thể thao
- Những người khiếm thị đều giỏi nhạc
- Chỉ có người khiếm thị hoàn toàn mới sử dụng gậy để dò đường
Những điều nên nhớ khi giao tiếp với người khiếm thị
- Nhiều người khiếm thị rất kỵ từ “mù, tàn tật”
- Giới thiệu tên của mình và những người có mặt. Trong chỗ làm việc, nên giới
thiệu thêm chức vụ. Nhiều người khiếm thị không thích tiết mục "Đố Vui Không
Có Thưởng”
- Gọi tên hoặc chạm nhẹ vào người khiếm thị khi cần nói điều gì. Nói chuyện trực
tiếp với người khiếm thị, không cần qua người cùng đi
- Nói chuyện với khoảng cách âm lượng và tốc độ bình thường. Có thể sử dụng
những từ như "thấy, xem..."
- Cung cấp thông tin về khung cảnh và diễn biến xung quanh. Hỏi xem có cần
thêm thông tin gì nữa không
- Dùng những từ định vị cụ thể: bên trái, bên phải. Có thể định hướng theo phương
vị mặt đồng hồ. Tránh dùng "bên này, bên kia, đằng đó, đây nè..."
- Không nên để khoảng lặng quá lâu
- Tránh dùng những kiểu nói hoài nghi, coi thường, hạ thấp khả năng của người
khiếm thị
- Nếu có việc phải ra đi trong lúc nói chuyện, nhớ báo cho người khiếm thị biết.
Không nên để người khiếm thị "nói chuyện với ma"
- Cứ thoải mái, nếu có sai sót thì xin lỗi. Đừng né tránh người khiếm thị vì sợ nói
điều gì sai
Khi trợ giúp người khiếm thị:
- Hỏi xem người ấy có cần sự trợ giúp không. Hãy hãy tôn trọng tính tự lập của
mỗi người, đừng giúp nếu họ từ chối
- Nếu họ cần dẫn đường, đừng lôi kéo, đẩy hoặc dìu họ đi. Để họ chủ động nắm
cánh tay của mình và tự nhiên bước đi, họ sẽ theo sau
- Khi di chuyển, khoảng cách phù hợp giữa ta và họ là cách nhau nửa bước chân
- Báo cho họ biết trước khi có chướng ngại vật và dẫn họ tránh qua. Lời chỉ dẫn
phải rõ ràng, dứt khoát, và chính xác
- Khi mời người khiếm thị ngồi, nhẹ nhàng đặt tay người ấy lên lưng và tay ghế
để họ xác định chỗ trước khi cho ngồi
- Khi ngồi chung bàn với người khiếm thị, nên giới thiệu tên từng món ăn, hỏi họ
thích dùng gì, sau đó lần lượt gắp các món ấy cho vào chén của họ
- Chớ di dời đồ đạc của người khiếm thị khi chưa được sự đồng ý của họ, nhất là
cây gậy
Giao tiếp và hỗ trợ người khiếm thính
"Người khiếm thính có thể làm được tất cả mọi việc như người nghe, trừ việc nghe"
(Hiệu trưởng trường Đại học Gallaudet)
Khi giao tiếp với người khiếm thính:
- Hãy để người khiếm thính chỉ cho ta cách giao tiếp với họ (đọc hình môi hoặc
viết ra giấy…)
- Không che miệng khi nói chuyện
- Nó chậm rãi và rõ ràng, không hét to, giao tiếp bằng mắt, và sử dụng ngôn ngữ
cơ thể (cử chỉ điệu bộ) kèm theo
- Ngồi gần khi nói chuyện. Khoảng cách xa thì âm thanh càng giảm, nên nếu ta
đứng xa vài mét thì người khiếm thính sẽ không nghe được.
- Đừng lặp lại ngay điều mới vừa nói, hãy để cho người khiếm thính có thời gian
hiểu
- Đừng cười cợt khi người khiếm thính không nghe. Hãy kiên nhẫn và cố gắng
chuyển giọng một cách nhẹ nhàng
- Bảo đảm giữ được môi trường giao tiếp yên tĩnh
- Dùng câu ngắn đơn giản
- Tránh hút thuốc hay nhai kẹo cao su khi nói
Giao tiếp và hỗ trợ NKT vận động
 Khi lên kế họach một cuộc họp hay một sự kiên, hãy nghĩ đến vấn đề tiếp cận
của NKT, ví dụ đường dốc cho xe lăn, thang máy, nhà vệ sinh… Nếu không có
được sự tiếp cận này, hãy nói cho NKT biết trước
 Sử dụng giọng nói bình thường khi chào đón NKT. Đừng lên giọng, trừ khi được
yêu cầu. Tránh xoa đầu, xoa vai hay bất kỳ hành vi kẻ cả nào hay hạ giá người
khuyết tật
 Nếu muốn bắt tay với người bị cụt tay hay mang tay giả, ta có thể hỏi ý kiến họ
“Tôi có thể bắt tay anh/chị được không?”
 Ngồi hoặc hơi cúi xuống một chút khi nói chuyện với người sử dụng xe lăn sao
cho vừa với tầm mắt của họ
 Hãy nhìn thẳng và nói chuyện trực tiếp với NKT, chứ không nói với người đi
kèm họăc người thông dịch/ người chăm sóc. Cũng không nhìn vào xe lăn của
họ. Không xem NKT là người bất lực
 Hãy kiên nhẫn và trọnlòng quan tâm để ý đến NKT, đặc biệt là những người nói
chậm hoặc phát âm khó. Đừng bao giờ làm bộ hiểu người ta nói gì nếu thực ra
ta không hiểu. Hãy xin người đó lập lại hay đưa cho họ 1 cây viết và 1 tờ giấy
 Tình nguyện giúp đỡ nếu NKT gặp khó khăn nhưng phải hỏi trước và cũng
không được bực tức nếu người ta không để mình giúp. Nhiều người xem sự tự
lập là điều hãnh diện và xem sự cố chấp của ta là coi khinh họ
 Phải xin phép trước khi dời các dụng cụ hỗ trợ NKT như xe lăn, gậy, nạng. Cẩn
thận không làm hư hỏng các dụng cụ hỗ trợ của NKT
 Không dựa vào xe lăn hay các dụng cụ hỗ trợ. Hãy nhớ rằng xe lăn là khỏang
không riêng tư của người sử dụng nó. Nó là công cụ di chuyển của người ấy như
ta có xe máy làm phương tiện di chuyển vậy
 Khi song hành, đi chậm ½ bước chân so với tốc độ đi của NKT
 Khi gọi điện thoai, chấp nhận để chuông reo lâu hơn 1 tí để NKT có thời gian
đến nhấc điện thoại lên
 Người sử dụng xe lăn biết rằng trẻ con thường tò mò. Nếu một đứa trẻ hỏi một
câu hỏi làm ta bối rối, đừng quở mắng hay đánh nó mà hãy để NKT xử lý tình
huống này
3. Các hoạt động có thể hỗ trợ
Các hoạt động hỗ trợ gia đình NKT
Khuyến khích họ bộc lộ cảm xúc và đối phó với chúng
Những cảm xúc tiêu cực như cay đắng, tức giận là điều không thể tránh khỏi một khi họ
nhận ra rằng những ước mơ hi vọng đặt vào đứa con của mình giờ đây đã thực sự thay đổi.
Cha mẹ cần phương cách khám phá sự oán hận, cay đắng đó và đẩy lùi chúng để có thể
nhìn đời cách tích cực hơn, sẵn sàng đón đầu những thách đố mới bằng tất cả năng lượng
và sáng kiến của mình
Nhiều người, đặc biệt là những người cha có khuynh hướng đè nén cảm xúc vì họ cho rằng
đối với nam giới, thể hiện cảm xúc là dấu hiệu của sự yếu đuối. Hội viên Caritas cần nhìn
nhận những cảm xúc nơi họ là hết sức bình thường và khuyến khích họ mạnh dạn bày tỏ
cảm xúc, nói lên những đau khổ, mất mát, sợ hãi của mình. Hãy khẳng định với họ rằng sự
bộc lộ này không làm mất đi sự mạnh mẽ của một người, trái lại nó thể hiện sự dũng cảm
đối diện với khó khăn của người ấy. Đừng vội giải thích gì nhưng khuyến khích cha mẹ
đặt câu hỏi
Hướng dẫn họ chia sẻ với bạn đời, gia đình và những người thân quen
Nhiều cha mẹ chôn chặt hoặc đè nén cảm xúc. Thậm chí họ xem khuyết tật là điều cấm kỵ.
Họ không nói ra được với người bạn đời những suy nghĩ, những lo lắng, buồn khổ của
mình về tình trạng khuyết tật của con. Rồi người này thường lo rằng mình không thể là
nguồn nâng đỡ của người kia. Thực ra, càng chia sẻ với nhau trong những lúc khó khăn thì
càng làm tăng lên sức mạnh của cả hai. Điều quan trọng là hội viên Caritas giúp đôi bên
hiểu rằng người bố sẽ có những cảm xúc và phản ứng khác với người mẹ vì họ ở các vai
trò khác nhau. Đồng thời, hội viên Caritas cũng chỉ cho họ phương thế tạo ra những tương
quan gắn bó, thương yêu nâng đỡ giữa cha mẹ với nhau; khuyến khích họ dành thời gian
cho nhau, ăn uống, làm việc chung, nói chuyện và lắng nghe nhau (có thể cố gắng tìm
những chủ để khác không liên quan đến khuyết tật); động viên họ cùng chia sẻ trách nhiệm
để qua đó nhận ra nhu cầu và bận tâm của nhau.
Cha mẹ cũng cần tâm sự với những đứa con khác vì chúng cũng cần được biết và chúng
cũng bị tác động ít nhiều. Nếu cha mẹ cảm thấy khó nói với con cái hoặc không thể chịu
được những phản ứng có thể có của trẻ thì họ có thể nhờ người thân nào đó mà trẻ tin cậy
trao đổi với chúng. Cha mẹ có thể dạy cho các con chấp nhận và nâng đỡ người anh/em
khuyết tật, biết thông cảm nếu họ phải dành thời gian nhiều hơn cho đứa con khuyết tật,
phụ giúp cha mẹ trong công việc. Thêm vào đó, cha mẹ có thể trải lòng với những người
thân quen như bạn thân, cha mẹ ruột của mình… để họ cùng chia sẻ gánh nặng tinh thần
với mình.
Giúp họ tìm sự trợ giúp từ những cha mẹ khác
24 giờ sau khi biết tin con mình bị khuyết tật, một người mẹ nhận được một câu thật ý
nghĩa từ một người cha có con chậm phát triển trí tuệ: “Có lẽ hôm nay chị không thể nhận
ra điều này nhưng chắc chắn một ngày nào đó trong đời chị sẽ khám phá ra rằng có một
đứa con khuyết tật là một ân phúc.” Câu này đã khiến người mẹ thắc mắc đồng thời thắp
lên một tia hy vọng cho chị. Chị tin ở tương lai, tin vào các chương trình hỗ trợ, các tài
nguyên sẵn có và sự tiến triển của trẻ. Vì thế, hội viên Caritas tìm cách kết nối cha mẹ trẻ
khuyết tật với những cha mẹ mạnh mẽ khác để họ được cung cấp thêm thông tin, được học
biết cách và được hỗ trợ chăm sóc trẻ, được nâng đỡ tinh thần chống lại cảm giác đơn độc,
căng thẳng. Hãy xin phép họ cho tên, số điện thoại để cho những nhóm hỗ trợ sẵn có
Hướng họ đến những nguồn tài nguyên tích cực trong đời
Một khi cha mẹ cảm thấy đau khổ, họ cần được hướng ra bên ngoài, gặp gỡ những người
bằng xương bằng thịt thay vì ngồi gặm nhấm nỗi đau của mình. Đau khổ sẽ vơi bớt khi
chia sớt thay vì tự cô lập mình.
Một trong những nguồn sức mạnh và khôn ngoan phụ huynh có thể cậy dựa là linh mục
hoặc nhà tham vấn. Hãy hướng họ đến nguồn này để được nâng đỡ. Một câu nói của những
vị này có thể rất hiệu quả: “Mỗi sáng, ngay khi anh/ chị thức dậy, trước khi bắt đầu một
ngày mới, hãy nhận ra tình trạng bất lực trước hoàn cảnh hiện tại của mình rồi trao cho
Chúa và tin tưởng nơi Ngài.”
Mặt khác, dù cha mẹ có yêu thương trẻ khuyết tật đến mức nào, dù trẻ hết sức cần đến họ,
như mọi người khác, cha mẹ cũng cần nghỉ ngơi. Họ cần có thời gian cần thiết cho những
hoạt động họ yêu thích. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tâm thần. Họ cũng
cần thời gian bên nhau hay bên người thân mà không còn phải lo lắng trách nhiệm con cái.
Thêm vào đó, những trẻ không khuyết tật trong gia đình cũng cần cha mẹ quan tâm cho
chúng nữa. Hãy chuyển gửi họ đến các dịch vụ có sẵn trong cộng đồng như các trung tâm
can thiệp sớm, các trường chuyên biệt hay hòa nhập, trung tâm phục hồi chức năng…
Trẻ khuyết tật cần phát triển những tương quan xã hội để hình thành nhân cách và sống
đúng phẩm giá của minh. Những tương quan xã hội này được lớn lên không chỉ trong môi
trường gia đình nhưng còn nhờ những tương tác với người bên ngoài. Trẻ cần cơ hội để
tham gia một cách toàn diện trong gia đình và trong đời sống cộng đồng. Đó là lý do tại
sao cha mẹ cần tìm sự trợ giúp bên ngoài. Đó có thể là một trung tâm phục hồi chức năng,
một trường học; hay thậm chí là một cá nhân tự nguyện. Cha mẹ có thể nói chuyện với cán
bộ địa phương, ban hành giáo, trưởng hội hiền mẫu hoặc gia trưởng để biết được các nguồn
lực bên trong và bên ngoài cộng đồng. Bạn bè, họ hàng, mạng lưới cha mẹ có con khuyết
tật, các hội viên… đều có thể là nguồn trợ lực.
Dạy họ sống giây phút hiện tại
Lo lắng về tương lai có thể khiến cho cha mẹ sợ hãi. Hãy dạy họ sống với thực tại của ngày
hôm nay, loại bỏ đi những câu hỏi không có câu trả lời như “chuyện gì sẽ xảy ra nếu, tương
lai sẽ ra sao…” Vì lo lắng về tương lai chỉ làm suy giảm nội lực mà phụ huynh đang có,
hãy hướng họ tập trung vào giây phút hiện tại trong thời điểm này, chấp nhận thực tại cuộc
sống và chấp nhận rằng có những thứ có thể thay đổi nhưng cũng có những điều không thể
thay đổi được, giúp họ dồn năng lượng vào những gì họ có thể thay đổi được và đặc biệt là
cố gắng duy trì những sinh hoạt thường nhật
Giúp họ học hiểu những thuật ngữ và tìm kiếm thông tin
Nếu hội viên Caritas có kiến thức thì có thể giải nghĩa cặn kẽ các thuật ngữ chuyên môn
cho cha mẹ. Nếu không vững về những thuật ngữ này, hội viên Caritas có thể khuyến khích
cha mẹ đừng ngần ngại hỏi những nhà chuyên môn, những cha mẹ khác hoặc tìm kiếm,
chọn lọc sách báo và các phương tiện truyền thông để hiểu cho rõ. Nhờ đó, họ hiểu rõ con
mình hơn.
Duy trì cái nhìn tích cực nơi họ
Thái độ tích cực là một trong những công cụ giúp cha mẹ đương đầu với các vấn đề. Hội
viên Caritas sẽ giúp cho cha mẹ nhận ra rằng luôn có mặt tích cực trong mọi khó khăn, rắc
rối. Ví dụ một đứa trẻ bị Down là điều tiêu cực nhưng nó có sức khỏe tốt, không mắc chứng
bệnh gì trong nhiều năm qua là điều rất tích cực. Việc duy trì cái nhìn tích cực nơi phụ
huynh làm giảm đi những điều tiêu cực và làm cho cuộc sống dễ thở hơn.
Dạy họ chăm sóc bản thân
Trong thời điểm gặp căng thẳng, nhiều người không quan tâm gì đến sức khỏe của mình
và điều này góp phần tạo nên tình trạng kiệt sức nơi họ. Hội viên Caritas sẽ phải dạy họ tự
chăm sóc – tránh thương hại và xem bản thân như nạn nhân, không bỏ bữa nhưng ăn uống,
nghỉ ngơi đầy đủ, dành thời gian cho bản thân, học giảm stress, làm công việc mình ưa
thích, tìm đến những người khác để được nâng đỡ tinh thần, được thấu cảm và tạo cơ hội
cho họ chia sẻ sự thấu cảm với những người đồng cảnh ngộ. Hội viên Caritas có thể nói
với họ rằng họ là linh hồn của gia đình. Chính họ chứ không phải ai khác sẽ phải đối phó
với những vấn đề liên quan đến tình trạng khuyết tật của con mình – bác sĩ, các thành viên
trong gia đình, sức khỏe và việc học tập của con họ, nấu nướng, chăm sóc cho con cái…,
vì thế, họ cần phải tự chăm sóc cho bản thân để gia đình họ được khỏe mạnh
Cùng họ tìm ra phương cách đối phó với người khác
Cha mẹ có thể cảm thấy buồn tủi hoặc tức giận vì cách thức những người xung quanh phản
ứng với họ hoặc con của họ. Những phản ứng không phù hợp đó chủ yếu là do người ta
thiếu hiểu biết hoặc không biết dùng từ ngữ thế nào cho đúng mực. Hội viên Caritas sẽ
ngồi xuống thảo luận với cha mẹ về những phản ứng, những cái nhìn chòng chọc, những
câu hỏi chất vấn có thể xảy ra của những người xung quanh và cùng họ quyết định phương
cách đương đầu với chúng
Nhắc nhở rằng trẻ khuyết tật này là con của họ
Hội viên Caritas giúp cha mẹ nhìn nhận rằng trẻ khuyết tật trước hết là “một đứa trẻ” nên
cần được đối xử như những đứa trẻ khác. Cần chỉ ra những yếu tố bình thường và tích cực
của trẻ bên cạnh tình trạng khuyết tật. Luôn kêu tên trẻ chứ không nói “Đứa con khuyết tật
của anh/chị”. Bên cạnh đó, hội viên Caritas cần khẳng định rằng trước hết và trên hết, đứa
bé này là con của họ. Nó có thể phát triển khác với những đứa trẻ khác nhưng điều này
không làm cho nó bớt đi phẩm giá hay phần người và cũng không suy giảm nhu cầu được
cha mẹ nó yêu thương, nuôi nấng. Hãy thúc đẩy họ yêu thương và đón nhận trẻ như một
người con thực sự bằng một tình yêu vô điều kiện. Khuyến khích cha mẹ tạo mối dây ràng
buộc với con bằng những cử chỉ như bồng ẵm, vuốt ve, mỉm cười, nói chuyện với trẻ và
tôn trọng trẻ với nhân phẩm trọn vẹn
Như những đứa con khác, trẻ khuyết tật cũng cần được biết thông tin về tình trạng khuyết
tật, được hiểu lý do tại sao mình lại khác biệt so với người khác, tại sao lại cần những trang
thiết bị đặc biệt. Cha mẹ cũng cần lựa dịp để trao đổi với trẻ về những vấn đề này và dạy
cho trẻ những kỹ năng hữu ích như tự lên tiếng, xây dựng các mục tiêu cá nhân và đưa ra
những quyết định cho cuộc sống của nó.
Mặc dù trẻ khuyết tật không giống như những đứa trẻ khác nhưng chúng có quyền được
hưởng cơ hội bình đẳng như mọi trẻ em – được nuôi dưỡng, đi học, vui chơi, tham gia xã
hội, làm việc... để gia tăng mức độ trách nhiệm và mức độ độc lập. Trẻ khuyết tật có thể tự
giúp bản thân hoặc những người khác bằng nhiều cách, bao gồm làm những công việc nhà.
Cha mẹ cần được dạy:
- Trẻ khuyết tật là người có khả năng => dám trao việc việc cho chúng, mong đợi và
khuyến khích chúng hoàn thành để gia tăng niềm tự hào và năng lực của chúng
- Không mong đợi hay động viên trẻ góp phần vào việc tự chăm sóc bản thân hoặc
phụ những việc vặt là truyển đi một thông điệp rằng trẻ không có khả năng giúp gì
cho ai mà thay vào đó là phụ thuộc vào người khác
- Để trẻ làm cho bản thân những gì nó có thể làm
- Không nuông chìu và xem nó như trẻ sơ sinh kẻo chúng thao túng mọi người
- Trẻ không thể bước đi nếu cha mẹ cứ mãi “bồng bế” nó
- Dĩ nhiên, tình trạng và mức độ khuyết tật có thể ảnh hưởng đến năng lực tham gia
các công việc trong nhà của trẻ nhưng điều đó không có nghĩa là cha mẹ làm thay
tất cả
- Cần có óc thực tế, không mong đợi quá mức, không giao những gì không thể làm.
Nếu mong đợi quá sức, trẻ có nguy cơ từ chối làm. Nếu mong đợi quá thấp, sẽ không
khuyến khích được trẻ làm hết sức. Cha mẹ chính là người biết được công việc gì
là vừa sức trẻ
Các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật
Hội viên Caritas không phải là chuyên viên y tế, cũng không phải là giáo viên giáo
dục đặc biệt hay nhà trị liệu tâm lý. Vậy đâu là những công việc họ có thể làm?
Công tác giáo dục và dạy nghề: Hội viên Caritas có thể
- Tìm hiểu những vấn đề học sinh KT có thể hoặc đang gặp phải để trở thành công cụ
chuẩn bị môi trường học đường đón tiếp và giúp trẻ KT thích nghi
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên, cho gia đình của trẻkhuyết tật, dân cư địaphương
nơi trẻ sinh sống về ích lợi của giáo dục hòa nhập
- Đảm bảo việc xây dựng, thực hiện và theo dõi kế hoạch học tập của trẻ được thực
hiện bằng cách phối hợp chặt chẽ với cha mẹ, giáo viên và các chuyên gia liên quan
- Lôi kéo những học sinh không khuyết tật kết bạn và giúp đỡ trẻ khuyết tật
- Vận động cho trẻ đến trường
- Tư vấn cho trường tạo điều kiện thích hợp, tư vấn chính sách hỗ trợ trẻ khuyết tật
- Đồng hành trẻ trong giai đoạn đầu giúp trẻ tìm ra biện pháp, cách thức vượt qua khó
khăn, khủng hoảng có thể gặp phải
- Tìm kiếm học bổng
- ……….
Công tác chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng thể chất: Hội viên Caritas có thể
- Giáo dục phòng ngừa KT
- Giúp cải thiện vệ sinh và dinh dưỡng
- Nhắc nhở bà mẹ quan tâm đến việc Tiêm chủng và chăm sóc thai nhi
- Phát hiện sớm, can thiệp sớm: nắm rõ tình trạng phát triển hiện tại của trẻ để sẵn
sàng cung cấp thông tin về nguồn lực và các dịch vụ sẵn có cho gia đình, cùng gia
đình xây dựng và thực hiện kế hoạch can thiệp
- Giúp thích nghi sau khi xuất viện: tư vấn, giúp họ và gia đình xem xét bố trí lại nhà
ở sao cho thuận tiện và an toàn; cho lời khuyên, thăm viếng, làm việc nhà, đi mua
sắm, chăm sóc NKT trong một thời gian để dạy họ cách thích nghi với cuộc sống
mới
- Giảm giới hạn về chức năng: cung cấp các bài tập tăng khả năng hoặc các phương
tiện giúp giảm giới hạn về chức năng cho NKT
- Tư vấn và giới thiệu trung tâm chăm sóc người khuyết tật: nếu người khuyết tật gặp
khó khăn khi sống tại nhà và muốn vào trung tâm, hội viên Caritas sẽ giúp người
khuyết tật xem xét lại quyết định của mình, xem xét tình trạng tài chính, tư vấn và
tìm chỗ cho họ
- Dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp: hỗ trợ di chuyển, nhân viên cấp cứu trong trường hợp khẩn
cấp, chuyển gửi đến cơ quan thích hợp và sắp xếp để có hỗ trợ tài chánh cho những
hạng mục đặc biệt
- ………………
Công tác phục hồi chức năng xã hội
Phục hồi nghề nghiệp:
- Tư vấn: hướng dẫn NKT chọn nghề phù hơp, lập ra mục tiêu nghề nghiệp và vận
động tìm việc, can thiệp khủng hoảng nghề nghiệp
- Huấn nghệ: mở những khoá dạy nghề hoặc nối kết các cơ sở dạy nghề giới thiệu
NKT đến học những nghề phù hợp với tình trạng sức khoẻ của họ.
- Theo dõi, giám sát, đánh giá sau quá trình phục hồi: xem xét xem công việc có phù
hợp với thân chủ không, đảm bảo cho NKT được hưởng lương và những chế độ xứng
hợp, giúp NKT cải thiện hoặc chuyển đổi chỗ làm hoặc công việc nếu cần
- Tập huấn những kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp như viết hồ sơ xin việc, phỏng
vấn, giao tiếp trong nơi làm việc, giữ việc, chi tiêu, quản lý thời gian….
- Hỗ trợ tự doanh, sản xuất: pháp lý, thủ tục, phương thức sản xuất
Giúp gia tăng tương quan xã hội:
- Cung cấp các khoá đào tạo kĩ năng sống cho NKT
- Tạo những cơ hội cho NKT đi ra ngoài giao lưu gặp gỡ và chuyện trò với người khác,
tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao và các hoạt động khác
để gia tăng tính tự lập
- Cung cấp các phương tiện di chuyển và các phương tiện tiện ích
- Phát triển mạng lưới NKT
Công tác vận động và biện hộ
- Tư vấn an sinh xã hội và hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ của nhà nước
- Hướng dẫn người khuyết tật tiếp cận với các cơ quan chức năng và các tổ chức xã
hội để được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội dành cho mình
- Hướng dẫn gia đình và người khuyết tật nắm được những thủ tục cần thiết, cũng
như những quyền cơ bản có liên quan
- Chuyển gửi NKT đến các chuyên gia
- Vận động và biện hộ nhân danh NKT
- Tiếp cận và nghiên cứu thực tế đời sống NKT để đề ra các giải pháp, kiến nghị xóa
bỏ rào cản và thay đổi nhận thức, thái độ của xã hội đối với NKT, tạo điều kiện cho
NKT hòa nhập cộng đồng
- Phổ biến pháp luật
- Vận động NKT, gia đình và cộng đồng tham gia chương trình phục hồi chức năng
dựa vào cộng đồng
- Làm việc với nhà nước và các ban ngành liên quan tạo ra những chính sách và luật
lệ bảo vệ quyền công dân, chống phân biệt đối xử, gia tăng sự hòa nhập xã hội cho
NKT
- Nâng cao nhận thức của xã hội để có cái nhìn khác về NKT
4. Một số kỹ năng cơ bản để làm việc với NKT và gia đình
KỸ NĂNG QUAN SÁT
Khái niệm
Trong giao tiếp “Hành động nói nhiều điều hơn ngôn từ”. 7% nội dung được thể
hiện bằng lời, 93% nội dung được thể hiện bằng giao tiếp không lời (cử chỉ, chất giọng…).
Như vậy quan sát là một kỹ năng rất cần thiết trong tham vấn.
Quan sát là quá trình tri giác (bằng nhiều giác quan) có chủ đích nhằm xác định các
đặc điểm của thân chủ qua những biểu hiện của hành động, cử chỉ, lời nói, sự tương tác…
Nhạy bén trong quan sát là:
 Khám phá ra những hành vi không lời và sử dụng hữu hiệu những gì quan sát
được
 Không bỏ sót, không chỉ thấy những gì chúng ta muốn thấy (sẽ phán đoán sai ->
phạm sai lầm)
Lợi ích của việc quan sát
Kỹ năng quan sát tốt rất hữu dụng cho việc lắng nghe tích cực.
Việc quan sát thân chủ có thể đem lại vô số các thông tin sâu sắc hơn những gì ta
nghe được
 Quan sát giúp đo lường và nhận định tâm trạng và tình cảm của đối tượng
 Qua quan sát, ta có thể làm cho việc giao tiếp trở nên chính xác và hiệu quả hơn.
Một cái mỉm cười, thay đổi vị trí, nhìn lén….. đều có ý nghĩa. Từ những dấu hiệu
này, ta có thể suy đoán và tạo ra một môi trường thân thiện hơn cho thân chủ bộc
lộ bản thân
Quan sát cũng có thể giúp ta điều chỉnh lời nói, những hư từ như “À, Uh”, ngôn ngữ
hình thể và hành vi của mình
 Nhờ quan sát những phản ứng của thân chủ, ta có thể điều chỉnh biểu lộ của
khuôn mặt sao cho phù hợp với nội dung, cảm xúc và tông giọng của thân chủ.
 Bên cạnh đó, ta cũng phải hết sức ý thức những hành vi không lời kỳ quặc hoặc
không phù hợp với những gì tham vấn viên nghe được (Vd có người cười khi
đang nói hoặc nghe một chuyện buồn)
Quan sát tốt cũng có thể giúp tham vấn viên cảnh tỉnh thân chủ để họ thay đổi hành
vi và thái độ sao cho phù hợp hơn
Những điểm cần quan sát
Trong khi quan sát, ta để ý đến những đặc điểm sau:
 Đặc điểm thể lý: cân năng, chiều cao
 Phong thái của đối tượng: cởi mở hay khép kín
 Dáng điệu - cách đứng, ngồi: cứng hay thoải mái
 Sắc mặt: bình thường hay đang biểu hiên một trạng thái cảm xúc đặc biệt như
buồn, sợ, vui, giận dữ, thất vong, bồn chồn…
 Ánh mắt: nhìn thẳng, nhìn phía khác hay nhìn xuống, có vẻ lơ là, chú ý
 Cử chỉ của tay chân, đầu: ít cử động, hay cử động nhiều, nhanh hay chậm
 Vị trí của đối tượng: cao hơn, ngang tầm hay thấp hơn, khoảng cách xa, vừa
hay quá gần
 Phản ứng sinh lý tự động: thở gấp, thở dài, đỏ mặt, tái mặt, và sự giãn nở đồng
tử
 Diện mạo bên ngoài: cách ăn mặc, chải chuốt, trang sức
KỸ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC
Giới thiệu
Rất hiếm người có thể thực sự tập trung vào người nói, dẹp qua một bên những bận
tâm của mình, chấp nhận rằng người nói có thể không thích thú gì kinh nghiệm của mình.
Họ là những người lắng nghe thiên tài
Khác nhau giữa nghe và lắng nghe
“Nghe” là tình huống âm thanh lọtvào lỗ tai và đem lại cho người nghe một ý nghĩa
nào đó. Nó là một hành động của trí óc, khi ta bỗng nhiên bị “làm phiền” bởi một tiếng
động nào đó trong không gian.
“Lắng nghe” là chủ động tiếp nhận âm thanh và tìm hiểu ý nghĩa của nó. Lắng nghe
có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó làm nên ý nghĩa của mọi mối quan hệ trong cuộc
sống.
Richard NelsonJohn (2005)1 cho rằng động từ “listen” – lắng nghe có thể được diễn
giải bằng:
L: looking at – nhìn vào người nói (nhưng không nhìn chòng chọc)
Learning – khám phá từ những gì quan sát được (ngôn ngữ cơ thể và vẻ bên
ngoài)
I: Interested in – bày tỏ sự quan tâm đến người đang nói
Involved – sẵn lòng để hết tâm trí vào những gì người kia đang nói
S: sensing, sensitive, supporting, safe – cảm nhận cảm xúc của người nói, nhạy
bén, nâng đỡ và giữ bí mật an toàn
T: trusting – tin tưởng rằng người kia biết rõ những gì họ cần, và có khả năng
tự quyết định, hy vọng rằng người đó sẽ tin tưởng tôi
E: Enabling, empowering, empathizing – làm cho người đó có thể trở nên chính
bản thân, tăng năng lực và thấu cảm
N: not – không giải quyết vấn đề dùm, không cho lời khuyên, không đáp ứng
nhu cầu bản thân tôi nhưng lắng nghe nhu cầu của người kia
1 Richard Nelson John. (2005). Practical Counseling and Helping Skills. London: Sage Publication
Các cấp độ của lắng nghe
Cấp độ 1: Lắng nghe ngôn từ
Ở cấp độ này, người nghe tập trung vào việc tiếp nhận ngôn từ được đối phương
phát ra. Tuy nhiên, tập trung hoàn toàn để lắng nghe trong vòng năm phút là điều không
dễ. Những lời lẽ người nói nói ra gây ra một phản ứng nơi người nghe là điều không tránh
khỏi. Những ý tưởng đó sẽ dội lại trong ta và tạo thành một chuỗi những suy nghĩ. Ta có
thể không đồng ý và muốn đưa ra quan điểm. Bên cạnh đó, có những tiếng động xung
quanh, thời tiết nóng bức, đói bụng hay khó chịu bực bội trong mình cũng cản trở việc tập
trung lắng nghe ngôn từ
Cấp độ 2: Nghe và đón nhận toàn bộ thông điệp
Có một rào cản cản trợ khả năng lắng nghe cốt yếu này, đó là “Biết rồi, khổ lắm,
nói mãi!” Ví dụ khi ta phải lắng nghe một câu chuyện được kể nhiều lần rồi hay nghe một
đồng nghiệp nói về công việc mà ta biết rành, ta có khuynh hướng “đóng tai lại”, “cắt cái
rụp” rồi chuyển sang một vấn đề khác. Cũng vậy, thân chủ cũng có thể kể lể dài dòng
những vấn đề mà ta đã quen thuộc với những “loại” thân chủ đó. Do đó nhiều khi ta không
đón nhận vì “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”
Để có thể nghe và đón nhận toàn bộ thông điệp, người lắng nghe cần phải:
 Ý thức rằng đối với người nói, kinh nghiệm của họ là độc nhất
 Đón nhận toàn bộ nội dung của thông điệp là biểu lộ sự không xét đoán
 Không thể cho rằng những gì không quan trọng đối với ta thì cũng không quan
trọng đối với người nói
 Cần lắng nghe mọi điều với lòng tôn trọng
Cấp độ 3: Không chỉ lắng nghe những gì được nói ra mà “nghe” cả cách thức
nói
Mức độ này đòi hỏi nhiều năng lượng và nỗ lực. Nghe được cảm xúc, nội dung và
nhạy cảm với ý nghĩa được gọi là khả năng “lắng nghe bằng lỗ tai thứ ba”. Đây là kỹ năng
bậc cao đáng được những tham vấn viên vận dụng vì nó cho thân chủ thấy rằng họ được
lắng nghe và được thấu cảm.
Một số chướng ngại cản trở lắng nghe mức độ 3:
 Sự phân tâm/ chia trí: tiếng ồn, những chuyển động, mùi, chỗ ngồi không thoải
mái, các yếu tố bên ngoài có thể cản trở tập trung
 Nghe chập chờn: thông thường ta suy nghĩ nhanh gấp bốn lần nói. Kết quả là ta
có khuynh hướng sử dụng ¾ thời gian cho suy nghĩ hơn là tập trung lắng nghe
 “Ngoài tầm phủ sóng”: những thông điệp phức tạp làm cho ta khó hiểu và kết
quả là ta “bưng tai” lai. Sau cùng, có thể ta không nhớ người kia nói gì
 Bị sa lầy vào những sự kiện: trong khi cố gắng lắng nghe chính xác nội dung, ta
có thể để vô đầu một số sự kiện nào đó nhưng sau đó thì để người nói đi qua
những sự kiện khác mất và mình thì không theo kịp
 Sử dụng giấy viết: để bảo đảm mình nắm được các sự kiện, ta thử viết ra giấy.
Tuy nhiên, thông thường, không thể nắm bắt được mọi sự bằng cách viết ra như
thế này. Hơn nữa, viết lách lúc này có thể làm cản trở tương quan giữa ta với
thân chủ và ta không thể tiếp xúc bằng mắt cũng như quan sát được những ngôn
ngữ không lời
 Khuynh hướng “Tôi biết rồi”: sau một vài câu chúng ta có thể biết câu chuyện
sắp tới sẽ là gì (vì trước đó có thể ta đã nghe câu chuyện rồi). Vì thế ta không
thèm nghe nữa bởi vì ta nghĩ mình sẽ chẳng học được điều gì mới hết
 Mơ màng: khi mệt mỏi, mắt ta đờ đẫn, đầu óc ta chạy đâu mất dù vẻ bên ngoài
có vẻ đang chú tâm lắng nghe. Người nói sẽ nhận ra điều này và không muốn
bộc lộ nữa
 Khác biệt quan điểm / Khuynh hướng “Anh/chị sai rồi”: người nói có thể phủ
nhận quan điểm, nền tảng lý thuyết của ta. Trong trường hợp như thế, thay vì
lắng nghe, ta có thể bắt đầu lập kế hoạch điều chỉnh họ hoặc tệ hại hơn nữa, ta
bắt đầu xét đoán, lên án họ
 Vấn đề >< con người: ta có thể quá tập trung vào các chi tiết của một vấn đề (để
làm sao giải quyết nó) mà không lắng nghe con người đang nói và như vậy ta
không nắm được những gì người ấy cảm nhận
Một số điều cần lưu ý để có thể lắng nghe chủ động và tích cực
Để nghe đầy đủ và chính xác
 Nhìn vào người đang nói chuyện
 Giữ thinh lặng (bên trong và bên ngoài) trong khi đang nghe
 Loại bỏ những yếu tố làm mất tập trung: điện thoại, người cản trở
Để tạo điều kiện cho người đối thoại cảm thấy thoải mái và muốn nói
 Chuẩn bị không gian mát mẻ, yên tĩnh, riêng tư; chỗ ngồi
 Chứng tỏ đang nghe bằng cách nhìn thẳng vào người đối thoại, nghiêng người
về phía trước gật đầu khi cần
 Đáp ứng với câu nói của người khác bằng tiếng đệm, bằng nét mặt và những cử
chỉ không lời khác
 Bày tỏ sự kiên nhẫn, không ngắt lời, đợi cho thân chủ nói hết ý rồi mới trả lời
Để thể hiện sự đồng cảm với người nói
 Kìm chế những cảm giác tiêu cực như chán nghe, cho là không quan trọng để
nghe….
 Không phán xét tức thời những gì người khác đang nói
 Đặt câu hỏi làm rõ hơn ý của người khác
Để tự lượng giá kỹ năng lắng nghe
 Tôi đã lắng nghe như thế nào?
 Trong lúc nghe, những gì đang xảy ra trong tôi (phán đoán, liên tưởng, tìm câu
trả lời…)?
 Tôi đã phân tâm lúc nào, đoạn nào trong khi nghe? Và tôi đã làm gì để giới hạn
sự phân tâm đó?
 Tôi có nắm được chủ đề, nội dung chính / trọng tâm của thông điệp?
 Tôi có phân biệt được hành vi hoặc tâm tình, suy nghĩ của thân chủ?
Nghe sao cho người ta nói
Nói sao cho người ta nghe
KỸ NĂNG PHẢN HỒI
Phản hồi không phải là lập lại như con vẹt. Phản hồi là cách tham vấn viên diễn đạt
lại bằng từ ngữ của mình về những gì thân chủ đã nói, đã cảm nhận.
Vai trò của phản hồi
Phản hồi có những ích lợi sau:
 Để thân chủ cảm thấy được lắng nghe và được hiểu, được khích lệ, được tôn
trọng; từ đó cởi mở, sẵn sàng chia sẻ hết để được giải tỏa
 Rút gọn và làm rõ nghĩa những điều thân chủ muốn nói, làm nổi bật ý chính để
cả hai bên cùng hiểu vấn đề rõ hơn
 Khiến cho tham vấn viên biết chắc chắn điều mình hiểu là chính xác hay không.
Nếu chưa chính xác, thân chủ có thể điều chỉnh lại
 Tạo cơ hội cho thân chủ chia sẻ chi tiết hơn và đúng hướng hơn điều họ muốn
nói (đi sâu vào câu chuyện theo hướng nhà tư vấn muốn tìm hiểu)
 Giúp thân chủ nghe lại và ý thức rõ hơn về những điều họ vừa nói, đồng thời sẽ
nảy sinh ý thức trách nhiệm với lời nói của mình
 Giúp đôi bên kiểm soát nhịp độ và thời gian của một buổi tham vấn: Giúp những
thân chủ nói quá nhiều đừng lặp lại những điều đã nói, nhờ đó đẩy nhanh cuộc
đối thoại
Một số phương pháp phản hồi
Phản hồi nội dung
Phản hồi nội dung là trình bày lại những ý chính đã nghe bằng một vài từ ngắn gọn
theo cách hiểu của mình để thân chủ có cơ hội kiểm tra xem những thông điệp có được
hiểu đúng không, có cần đính chính, bổ sung hoặc giải thích cho rõ hơn không.
Phản hồi nội dung tốt có thể giúp thân chủ cảm thấy rõ ràng hơn về những gì họ
đang cố gắng bày tỏ. Nó cũng có thể giúp cho những người có suy nghĩ nhanh hay những
suy nghĩ rối loạn chậm lại. Với tư cách là người nghe, nó giúp ta đồng hành với người nói.
Nói lại ý chính của một câu nói bằng từ ngữ riêng của mình không phải là chuyện
dễ dàng. Nó đòi hỏi phải luyện tập nhiều.
Làm như thế nào?
Lời dẫn + những từ trọng tâm mà thân chủ đã nói + nội dung chính mà thân chủ đã
nói (bằng từ ngữ của mình) + Kiểm tra xem mình hiểu có đúng không
Một số lời dẫn có thể sử dụng:
 Dường như là…
 Có vẻ như em đang ….
 Hình như….
 Như vậy, em muốn nói rằng….
Phản hồi cảm xúc
Phản hồi cảm xúc là khả năng nhận và phát lại các nội dung cảm xúc thay vì nội
dung sự kiện. Phản hồi cảm xúc tốt là cơ sở tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau từ đó dẫn tới sự
hợp tác trong tiến trình tham vấn. Kỹ năng này liên quan chặt chẽ đến sự thấu cảm. Bằng
cách cho thân chủ biết rằng mình nghe cả những cảm xúc của thân chủ, tham vấn viên cho
thấy rằng mình thật sự đang cố gắng hiểu những cảm xúc của người nói.
 Để có thể phản hồi cảm xúc, tham vấn viên không chỉ nghe những cảm xúc được
thân chủ nói ra mà còn phải
 Quan sát những cử động nơi thân thể và khuôn mặt của thân chủ; cung giọng,
âm sắc, tốc độ nói của người đó
 Diễn dịch, gọi tên các loại cảm xúc, tình cảm mà thân chủ đã bộc lộ
 Dùng lời lẽ của mình nói lại với thân chủ những cảm xúc mà họ đã thể hiện trong
tham vấn
Muốn phản hồi cảm xúc, ta không chỉ cần nghe mà còn cần phải nhớ và có một vốn
từ vựng phong phú để chúng ta có thể nói lại mà không làm thay đổi ý nghĩa câu nói của
người kia
Một số từ ngữ có thể dùng để diễn tả các loại cảm xúc:
 Buồn (xuống tinh thần, thất vọng, đau lòng, tủi thân, nản lòng, chán nản…)
 Vui (hứng khởi, hân hoan, thích thú, hạnh phúc, vui thích, thoải mái …)
 Giận (bực mình, tức giận, giận dữ, hận, thù, giận ghét, bất bình…)
 Lo âu, sợ (lo lắng, hoảng hốt, sợ hãi, khiếp đảm, hoang mang, bất an…)
 Dằn vặt (giày vò, ám ảnh, mặc cảm tội lỗi…)
 Tổn thương và mất mát (đau, bị xúc phạm, thất bại, thua….)
Làm như thế nào?
Lời dẫn + những từ ngữ nói về cảm xúc của thân chủ + Kiểm tra sự chính xác
Vài lời dẫn gợi ý
 Trông anh/chị có vẻ như đang cảm thấy…
 Chắc lúc đó anh/chị cảm thấy…
 Cảm xúc của anh/chị lúc này là…
 Tôi cảm nhận anh/chị đang…
 Nét mặt/Cử chỉ/Ánh mắt của anh/chị cho thấy hình như anh/chị đang…
Phản hồi nội dung và cảm xúc
Phản hồi cả nội dung và cảm xúc rất hữu ích khi sử dụng song song với nhau vì nó
cho phép người nói biết rằng cả nội dung và cảm xúc của họ được người kia lắng nghe.
Phản hồi phản chiếu
Tham vấn viên giữ vai trò như một tấm gương “phản chiếu lại” những gì thân chủ
đã nói bằng cách nhắc lại nguyên văn lời của họ. Phương pháp này giúp cho thân chủ nhận
thức lại vấn đề mình đang nói. Tuy nhiên, tham vấn viên không nên lạm dụng kiểu phản
hồi này vì sẽ khiến cho thân chủ có cảm thấy khó chịu vì như bị nhại lại những gì mình đã
nói
Những điều nên và không nên làm khi phản hồi
Nên
 Thận trọng cân nhắc khi phản hồi để tránh phản hồi sai và phải rơi vào hoàn
cảnh lúng túng
 Ở vị trí trung lập: không chê bai, xét đoán, hoặc tâng bốc qua đáng
 Phản hồi với thông tin cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng và đúng lúc: Không làm cho
thân chủ thêm rối vì những câu phản hồi dài dòng, tối nghĩa; không vội hoặc để
quá lâu mới phản hồi mà biết lựa thời điểm phù hợp
 Sử dụng các từ và cụm từ mang tính giả định: “phải chăng”, “dường như”, “có
phải là” thay vì đưa ra những câu phản hồi mang tính xác quyết và chủ quan
 Xem xét những phản ứng của thân chủ khi lắng nghe phản hồi để biết phải làm
gì sau đó
Không nên
 Chỉ trích, đùa cợt cá nhân người nhận phản hồi hoặc nói cho bõ tức
 Cường điệu quá mức sự thật
 Lặp lại một cách máy móc như vẹt
 Phán xét, đánh giá
 Nêu quá nhiều ý kiến
 Moi lại những việc xảy ra đã quá lâu
KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI
Tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏi là một kỹ năng rất quan trọng trong tham vấn. Nó đem lại những
lợi ích sau đây:
 Giúp đôi bên có thể bắt đầu câu chuyện
 Giúp tham vấn viên thu thập thông tin liên quan đến: (a) cái nhìn tổng quát về
vấn đề, (b) những sự kiện then chốt của vấn đề, (c) cảm xúc của thân chủ truớc
vần đề, (d) nguyên nhân dẫn đến vấn đề (e) những điểm mạnh/yếu của thân chủ
 Khích lệ thân chủ nói hoặc làm thân chủ nói ít lại về những đề tài không nên
triển khai
 Giúp cho thân chủ cảm nhận được sự quan tâm của nhà tham vấn đối với vấn đề
của mình từ đó họ có thể phòng vệ hay chia sẻ
 Giúp nhà tham vấn hướng thân chủ về đề tài nhất định, tránh lạc đường
 Giúp đôi bên kiểm soát được diễn tiến của buổi tham vấn
Các dạng câu hỏi thường sử dụng trong tham vấn
Câu hỏi đóng
Với câu hỏi loại này, người được hỏi chỉ có thể trả lời có/không, rồi/chưa, đúng
/sai… Câu hỏi loại này cho ta rất ít thông tin. Vì vậy nó được gọi là câu hỏi đóng. Nhược
điểm lớn nhất của câu hỏi đóng là nó có khuynh hướng kềm hãm cuộc đối thoại và đôi khi
làm cho thân chủ thấy rằng tham vấn viên kiếm soát tình hình và vì thế họ có thể tỏ ra
không bằng lòng hay bực bội
Tuy nhiên, ta có thể sử dụng câu hỏi đóng để:
 Khơi gợi sự kiện khi người nói có vẻ bối rối hay lúng túng hay ngần ngại chưa
dám nói. Vd: em có đi học không?
 Khép lại một đề tài không có tính xây dựng hoặc không có ích cho tiến trình tư
vấn
 Giúp xoáy vào trọng tâm và tập trung thu thập thông tin ở một vấn đề cụ thể nào
đó. “Còn vấn đề gì khác nữa không ?”
Câu hỏi mở
Câu hỏi loại này mở ngỏ cho nhiều câu trả lời và cung cấp nhiều thông tin hơn
Người được hỏi có thể nói nhiều hơn. Các câu hỏi có chữ: ai? Gì? Như thế nào? Bằng cách
nào? Bao lâu? ở đâu? Khi nào? đều là những câu hỏi mở
Câu hỏi mở dùng để:
 Khơi gợi cảm xúc và cho phép người nói có cảm giác rằng mình kiểm soát tình
hình hơn
 Khích lệ chia sẻ tối đa, tự do và cởi mở hơn
Ưu điểm của câu hỏi mở là làm cho người nói tiếp tục nói. Nhưng nếu liên tục hỏi
hết câu này đến câu kia thì làm cho thân chủ có cảm tưởng như bị hỏi cung vậy
Câu hỏi gợi ý
Đây là loại câu hỏi người hỏi đưa ra gợi ý cho người được hỏi. Loại câu hỏi có gợi
ý có thể làm cho người trả lời không nói sự thật
Vd: Cứ chần chừ mãi sẽ làm cho bệnh tình nặng thêm. Vậy chị thấy sao?
Câu hỏi phức
Câu hỏi phức thường có từ “hoặc/hay” (vd ông cảm thấy buồn hay ông đã cảm thấy
thanh thản?). Đặt câu hỏi phức có thể bị cho là thiếu tôn trọng thân chủ. Thân chủ có thể
nghĩ “tham vấn viên đang nghĩ mình không có khả năng trả lời”.
Vì thế, cần suy nghĩ kỹ trước khi đặt câu hỏi phức. Tốt hơn hết là nên tránh vì chúng
làm cho người nói rối mà không biết nên trả lời cái gì.
Câu hỏi “tại sao”
Mặc dù “tại sao”được xem là câu hỏi mở, nhưng dùng câu hỏi “tại sao” thường
không đem lại nhiều hiệu quả. “Tại sao” này có thể dẫn đến những “tại sao” khác (giống
trẻ con thường hay hỏi “tại sao”). Đôi khi thân chủ sẽ cảm thấy như mình bị “bắt bí” dù
mình đâu biết lý do tại sao.
Vd: “Tại sao cha mẹ lại nghĩ rằng cháu điên khùng?”. Câu hỏi này không trả lời
được vì chỉ có ba mẹ mới biết câu trả lời là gì!
Cần:
 hạn chế dùng câu hỏi đóng vì nó cho chúng ta biết rất ít về người
đang nói chuyện với ta
 nên dùng nhiều câu hỏi mở vì khi dùng loại câu hỏi này, ta dễ dàng
biết được người đang đối thoại có suy nghĩ gì và sẽ hành động như
thế nào. Câu hỏi mở tạo điều kiện cho đối tượng chia sẻ thoải mái
 không nên dùng câu hỏi gợi ý vì nó dễ cho những câu trả lời không
thật
Một số vấn đề có thể nảy sinh khi đặt câu hỏi
Việc đặt câu hỏi có thể động viên người nói. Tuy nhiên, nếu sử dụng sơ ý thì nó có
thể đem lại hậu quả xấu.
 Đặt quá nhiều câu hỏi: có thể khiến thân chủ tự vệ
 Câu hỏi dưới dạng câu nói: áp đặt quan điểm lên thân chủ
 Câu hỏi không thích hợp với văn hóa: có thể tạo bực dọc nơi thân chủ
 Câu hỏi tại sao: thân chủ có thể cảm thấy bị vặn hỏi, tra hỏi và sẽ bất hợp tác
Vì thế, tham vấn viên hãy tạo thói quen kiểm tra trước khi hỏi bằng những câu hỏi
sau:
 Tại sao mình định hỏi câu này?
 Mình có thật sự cần biết không?
 Nó giúp gì cho người kia?
Bài soạn   lattest
Bài soạn   lattest

Weitere ähnliche Inhalte

Andere mochten auch

अल्लाह ने ब्याज को हराम ठहराया है
अल्लाह ने ब्याज को हराम ठहराया हैअल्लाह ने ब्याज को हराम ठहराया है
अल्लाह ने ब्याज को हराम ठहराया हैFAHIM AKTHAR ULLAL
 
FMP schedule 04.3.13
FMP schedule 04.3.13FMP schedule 04.3.13
FMP schedule 04.3.13irrealimagens
 
Summit ppt gcc 2016
Summit ppt gcc 2016 Summit ppt gcc 2016
Summit ppt gcc 2016 GWT
 
algunos problemas con la comida Denisse Gonzalez- KarynCortes
algunos problemas con la comida Denisse Gonzalez- KarynCortesalgunos problemas con la comida Denisse Gonzalez- KarynCortes
algunos problemas con la comida Denisse Gonzalez- KarynCortesdenisselml
 
Laser vue 2009 product overview small
Laser vue 2009 product overview smallLaser vue 2009 product overview small
Laser vue 2009 product overview smalljohn12890
 
Optical Transport SDN by Peter Landon [APRICOT 2015]
Optical Transport SDN by Peter Landon [APRICOT 2015]Optical Transport SDN by Peter Landon [APRICOT 2015]
Optical Transport SDN by Peter Landon [APRICOT 2015]APNIC
 
Project Management 6. Procedure di avanzamento
Project Management 6. Procedure di avanzamentoProject Management 6. Procedure di avanzamento
Project Management 6. Procedure di avanzamentoManager.it
 
Patent_Certificate_01
Patent_Certificate_01Patent_Certificate_01
Patent_Certificate_01Simon Hardman
 
08 091022 Ivo Bianchin Controle Verminose Bezerros
08 091022 Ivo Bianchin Controle Verminose Bezerros08 091022 Ivo Bianchin Controle Verminose Bezerros
08 091022 Ivo Bianchin Controle Verminose BezerrosBeefPoint
 
11.complete denture wax‐up and flasking procedure
11.complete denture wax‐up and flasking procedure11.complete denture wax‐up and flasking procedure
11.complete denture wax‐up and flasking procedureshammasm
 

Andere mochten auch (19)

अल्लाह ने ब्याज को हराम ठहराया है
अल्लाह ने ब्याज को हराम ठहराया हैअल्लाह ने ब्याज को हराम ठहराया है
अल्लाह ने ब्याज को हराम ठहराया है
 
FMP schedule 04.3.13
FMP schedule 04.3.13FMP schedule 04.3.13
FMP schedule 04.3.13
 
Summit ppt gcc 2016
Summit ppt gcc 2016 Summit ppt gcc 2016
Summit ppt gcc 2016
 
Hongvan
HongvanHongvan
Hongvan
 
Sena
SenaSena
Sena
 
Relax_Overview
Relax_OverviewRelax_Overview
Relax_Overview
 
gerencia de proyectos
gerencia de proyectosgerencia de proyectos
gerencia de proyectos
 
algunos problemas con la comida Denisse Gonzalez- KarynCortes
algunos problemas con la comida Denisse Gonzalez- KarynCortesalgunos problemas con la comida Denisse Gonzalez- KarynCortes
algunos problemas con la comida Denisse Gonzalez- KarynCortes
 
Allergan snapshot
Allergan snapshotAllergan snapshot
Allergan snapshot
 
AXIS
AXISAXIS
AXIS
 
MORENA...!!!!
MORENA...!!!!MORENA...!!!!
MORENA...!!!!
 
Laser vue 2009 product overview small
Laser vue 2009 product overview smallLaser vue 2009 product overview small
Laser vue 2009 product overview small
 
Tabla de metas marve
Tabla de metas marveTabla de metas marve
Tabla de metas marve
 
Optical Transport SDN by Peter Landon [APRICOT 2015]
Optical Transport SDN by Peter Landon [APRICOT 2015]Optical Transport SDN by Peter Landon [APRICOT 2015]
Optical Transport SDN by Peter Landon [APRICOT 2015]
 
Project Management 6. Procedure di avanzamento
Project Management 6. Procedure di avanzamentoProject Management 6. Procedure di avanzamento
Project Management 6. Procedure di avanzamento
 
Patent_Certificate_01
Patent_Certificate_01Patent_Certificate_01
Patent_Certificate_01
 
08 091022 Ivo Bianchin Controle Verminose Bezerros
08 091022 Ivo Bianchin Controle Verminose Bezerros08 091022 Ivo Bianchin Controle Verminose Bezerros
08 091022 Ivo Bianchin Controle Verminose Bezerros
 
25.final wax contouring
25.final wax contouring25.final wax contouring
25.final wax contouring
 
11.complete denture wax‐up and flasking procedure
11.complete denture wax‐up and flasking procedure11.complete denture wax‐up and flasking procedure
11.complete denture wax‐up and flasking procedure
 

Ähnlich wie Bài soạn lattest

Sự trì trệ trong quá trình phát triển ở trẻ nhỏ
Sự trì trệ trong quá trình phát triển ở trẻ nhỏSự trì trệ trong quá trình phát triển ở trẻ nhỏ
Sự trì trệ trong quá trình phát triển ở trẻ nhỏHệ Thống Trung Tâm VinaHealth
 
Các rối loạn phát triển ở trẻ em - 2018 - Đại học Y dược TPHCM
Các rối loạn phát triển ở trẻ em - 2018 - Đại học Y dược TPHCMCác rối loạn phát triển ở trẻ em - 2018 - Đại học Y dược TPHCM
Các rối loạn phát triển ở trẻ em - 2018 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
Phục hồi chức năng tự kỷ bs thuc
Phục hồi chức năng tự kỷ   bs thucPhục hồi chức năng tự kỷ   bs thuc
Phục hồi chức năng tự kỷ bs thucCam Ba Thuc
 
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ nataliej4
 
Bai giang tu ky bs thuc2
Bai giang tu ky   bs thuc2Bai giang tu ky   bs thuc2
Bai giang tu ky bs thuc2Cam Ba Thuc
 
Bai giang tu ky bs thuc2
Bai giang tu ky   bs thuc2Bai giang tu ky   bs thuc2
Bai giang tu ky bs thuc2CAM BA THUC
 
Bai giang tu ky bs thuc2
Bai giang tu ky   bs thuc2Bai giang tu ky   bs thuc2
Bai giang tu ky bs thuc2CAM BA THUC
 
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TỰ KỶ VÀ CẬP NHẬT
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TỰ KỶ VÀ CẬP NHẬTPHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TỰ KỶ VÀ CẬP NHẬT
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TỰ KỶ VÀ CẬP NHẬTSoM
 
Bai 1. bai giang đcphcn
Bai 1. bai giang đcphcnBai 1. bai giang đcphcn
Bai 1. bai giang đcphcnmotxanh
 
Bai giang bs nguyet
Bai giang bs nguyetBai giang bs nguyet
Bai giang bs nguyetHien Do
 
dac diem tri tue cua tre adhd
dac diem tri tue cua tre adhddac diem tri tue cua tre adhd
dac diem tri tue cua tre adhdvthuan87
 
DAC-DIEM-TRI-TUE-CUA-TRE-RL-TDGCY.pdf
DAC-DIEM-TRI-TUE-CUA-TRE-RL-TDGCY.pdfDAC-DIEM-TRI-TUE-CUA-TRE-RL-TDGCY.pdf
DAC-DIEM-TRI-TUE-CUA-TRE-RL-TDGCY.pdfvthuan87
 
Những vấn đề chung về khuyết tật, phát hiện sớm trẻ em khuyết tật
Những vấn đề chung về khuyết tật, phát hiện sớm trẻ em khuyết tậtNhững vấn đề chung về khuyết tật, phát hiện sớm trẻ em khuyết tật
Những vấn đề chung về khuyết tật, phát hiện sớm trẻ em khuyết tậtGenie Nguyen
 
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦNCÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦNSoM
 
Spap dấu hiệu nhận biết tự kỷ
Spap dấu hiệu nhận biết tự kỷSpap dấu hiệu nhận biết tự kỷ
Spap dấu hiệu nhận biết tự kỷTranthithanhnhi
 
SUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ BỆNH ALZHEIMER
SUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ BỆNH ALZHEIMERSUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ BỆNH ALZHEIMER
SUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ BỆNH ALZHEIMERSoM
 
Tự kỷ - Thông tin 2016
Tự kỷ - Thông tin 2016Tự kỷ - Thông tin 2016
Tự kỷ - Thông tin 2016Little Daisy
 
Slide concerta
Slide concertaSlide concerta
Slide concertaquantm88
 

Ähnlich wie Bài soạn lattest (20)

PHCN Chậm phát triển trí tuệ
PHCN Chậm phát triển trí tuệPHCN Chậm phát triển trí tuệ
PHCN Chậm phát triển trí tuệ
 
Sự trì trệ trong quá trình phát triển ở trẻ nhỏ
Sự trì trệ trong quá trình phát triển ở trẻ nhỏSự trì trệ trong quá trình phát triển ở trẻ nhỏ
Sự trì trệ trong quá trình phát triển ở trẻ nhỏ
 
Các rối loạn phát triển ở trẻ em - 2018 - Đại học Y dược TPHCM
Các rối loạn phát triển ở trẻ em - 2018 - Đại học Y dược TPHCMCác rối loạn phát triển ở trẻ em - 2018 - Đại học Y dược TPHCM
Các rối loạn phát triển ở trẻ em - 2018 - Đại học Y dược TPHCM
 
Phục hồi chức năng tự kỷ bs thuc
Phục hồi chức năng tự kỷ   bs thucPhục hồi chức năng tự kỷ   bs thuc
Phục hồi chức năng tự kỷ bs thuc
 
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
 
Bai giang tu ky bs thuc2
Bai giang tu ky   bs thuc2Bai giang tu ky   bs thuc2
Bai giang tu ky bs thuc2
 
Bai giang tu ky bs thuc2
Bai giang tu ky   bs thuc2Bai giang tu ky   bs thuc2
Bai giang tu ky bs thuc2
 
Bai giang tu ky bs thuc2
Bai giang tu ky   bs thuc2Bai giang tu ky   bs thuc2
Bai giang tu ky bs thuc2
 
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TỰ KỶ VÀ CẬP NHẬT
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TỰ KỶ VÀ CẬP NHẬTPHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TỰ KỶ VÀ CẬP NHẬT
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TỰ KỶ VÀ CẬP NHẬT
 
Bai 1. bai giang đcphcn
Bai 1. bai giang đcphcnBai 1. bai giang đcphcn
Bai 1. bai giang đcphcn
 
Bai giang bs nguyet
Bai giang bs nguyetBai giang bs nguyet
Bai giang bs nguyet
 
Phcn nghe kém
Phcn nghe kémPhcn nghe kém
Phcn nghe kém
 
dac diem tri tue cua tre adhd
dac diem tri tue cua tre adhddac diem tri tue cua tre adhd
dac diem tri tue cua tre adhd
 
DAC-DIEM-TRI-TUE-CUA-TRE-RL-TDGCY.pdf
DAC-DIEM-TRI-TUE-CUA-TRE-RL-TDGCY.pdfDAC-DIEM-TRI-TUE-CUA-TRE-RL-TDGCY.pdf
DAC-DIEM-TRI-TUE-CUA-TRE-RL-TDGCY.pdf
 
Những vấn đề chung về khuyết tật, phát hiện sớm trẻ em khuyết tật
Những vấn đề chung về khuyết tật, phát hiện sớm trẻ em khuyết tậtNhững vấn đề chung về khuyết tật, phát hiện sớm trẻ em khuyết tật
Những vấn đề chung về khuyết tật, phát hiện sớm trẻ em khuyết tật
 
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦNCÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
 
Spap dấu hiệu nhận biết tự kỷ
Spap dấu hiệu nhận biết tự kỷSpap dấu hiệu nhận biết tự kỷ
Spap dấu hiệu nhận biết tự kỷ
 
SUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ BỆNH ALZHEIMER
SUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ BỆNH ALZHEIMERSUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ BỆNH ALZHEIMER
SUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ BỆNH ALZHEIMER
 
Tự kỷ - Thông tin 2016
Tự kỷ - Thông tin 2016Tự kỷ - Thông tin 2016
Tự kỷ - Thông tin 2016
 
Slide concerta
Slide concertaSlide concerta
Slide concerta
 

Mehr von Thanhnhan Mai

Xam hai tinh duc caritas1
Xam hai tinh duc caritas1Xam hai tinh duc caritas1
Xam hai tinh duc caritas1Thanhnhan Mai
 
Giáo dục giới tính
Giáo dục giới tínhGiáo dục giới tính
Giáo dục giới tínhThanhnhan Mai
 
Tình dục và nhân cách
Tình dục và nhân cáchTình dục và nhân cách
Tình dục và nhân cáchThanhnhan Mai
 
32 tn những món quà vô giá
32 tn   những món quà vô giá32 tn   những món quà vô giá
32 tn những món quà vô giáThanhnhan Mai
 
Sự biến đổi co2 thành carbohydrate trong quang hợp
Sự biến đổi co2 thành carbohydrate trong quang hợpSự biến đổi co2 thành carbohydrate trong quang hợp
Sự biến đổi co2 thành carbohydrate trong quang hợpThanhnhan Mai
 

Mehr von Thanhnhan Mai (7)

Xam hai tinh duc caritas1
Xam hai tinh duc caritas1Xam hai tinh duc caritas1
Xam hai tinh duc caritas1
 
Tình dục học
Tình dục họcTình dục học
Tình dục học
 
Giáo dục giới tính
Giáo dục giới tínhGiáo dục giới tính
Giáo dục giới tính
 
Tình dục và nhân cách
Tình dục và nhân cáchTình dục và nhân cách
Tình dục và nhân cách
 
32 tn những món quà vô giá
32 tn   những món quà vô giá32 tn   những món quà vô giá
32 tn những món quà vô giá
 
Sự biến đổi co2 thành carbohydrate trong quang hợp
Sự biến đổi co2 thành carbohydrate trong quang hợpSự biến đổi co2 thành carbohydrate trong quang hợp
Sự biến đổi co2 thành carbohydrate trong quang hợp
 
Tac dong cua co ng
Tac dong cua co ngTac dong cua co ng
Tac dong cua co ng
 

Bài soạn lattest

  • 1. PHÒNG NGỪA, PHÁT HIỆN VÀ CAN THIỆP SỚM ĐỐI VỚI MỘT SỐ DẠNG KHUYẾT TẬT I. CÁC DẠNG TẬT VÀ NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT Theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CPcủa Chính phủ, khuyết tật có các dạng sau: -- Khuyết tật vận động -- Khuyết tật nhìn -- Khuyết tật nghe, nói -- Khuyết tật thần kinh, tâm thần -- Khuyết tật trí tuệ -- Khuyết tật khác 1. Khuyết tật vận động: giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. Các biểu hiện thường thấy của người bị khuyết tật vận động đó là: - Trẻ nhỏ có thể không bú được vì không thực hiện được động tác mút; khi bế đầu trẻ ưỡn ra sau, lưỡi thè ra khi mẹ đặt núm vú vào miệng, thường quấy khóc, không chịu chơi.Trẻ ít hoặc không sử dụng tay, ít hoặc không di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác; ítchịu vận động, không chịu chơi, hay ngồi một mình, không tự chăm sóc mình được. Đặc biệt đối với trẻ bị co cứng các khớp, chi hoặc toàn thân; trẻ bị mềm nhẽo một hay nhiều nhóm cơ hoặc toàn thân, trẻ bị trật khớp háng; trẻ có bàn chân nghịch (một hay hai chân)… - Người lớn thường ít vận động, ít hoặc không sử dụng tay chân, di chuyển khó khăn, đau khớp, không tự ăn, uống, tắm, rửa, đại tiểu tiện, vệ sinh cá nhân; không tham gia được những công việc trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình, cộng đồng và xã hội. 2. Khuyết tật nghe, nói: giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói Biểu hiện của khuyết tật nghe, nói: - Không thể nghe, không thể nói (không phát âm được hoặc phát âm khó) như bình thường hoặc sức nghe giảm từ khoảng cách trên 3 mét - Không có khả năng nói mặc dù cơ quan phát âm hoàn toàn bình thường. - Suy giảm chức năng nghe do nhiều nguyên nhân khác nhau; mắc chứng nói ngọng, nói lắp hoặc không nói được Theo các tổ chức khiếm thính quốc tế, có 3 dạng người khiếm thính: - Người Điếc (the Deaf hay deaf people) - Người nghe kém (Hard of Hearing people) - Người mới bị mất thính lực sau này (Late-deafened people) hay còn gọi là Điếc đột ngột Dựa vào mức độ suy giảm thính lực (thính lực đồ), tổ chức Y tế Thế giới xác định: - Khiếm thính mức I (khiếm thính nhẹ): 21 - 40 dB, không nghe được tiếng nói thầm. Khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn
  • 2. - Khiếm thính mức II (khiếm thính vừa): 41 - 70 dB, không nghe được tiếng nói thầm và tiếng nói thường. Rất khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn - Khiếm thính mức III (khiếm thính nặng): 71 - 90 dB, không nghe được ngay cả tiếng nói lớn. Các cuộc nói chuyện được thực hiện rất khó khăn với nhiều nỗ lực. - Khiếm thính mức IV (khiếm thính sâu): > 90 dB, không nghe được ngay cả khi hét sát vào tai. Các nguyên nhân gây mất thính lực bao gồm bẩm sinh (di truyền, mẹ truyền sang con…), bệnh (cúm rubella…), do dùng thuốc kháng sinh quá liêu, tai nạn, tuổi tác, các hóa chất, làm việc hoặc sống trong môi trường tiếng ồn 3. Khuyết tật nhìn: giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. Các biểu hiện của khuyết tật nhìn: - Cận thị: Mắt nhìn không rõ khi vật ở xa - Viễn thị: Mắt nhìn không rõ khi vật ở gần - Loạn thị: Mắt nhìn thấy hình ảnh vật thể méo mó, không sắc nét - Quáng gà: Mắt không nhìn thấy ở ánh sáng yếu - Nhìn đôi: Mắt nhìn thấy hai ảnh của cùng một vật - Mất thị trường: Mắt mất một góc nhìn, vùng nhìn - Lòa: Mắt không còn nhìn rõ nữa, mà chỉ còn có thể nhìn thấy mọi vật lờ mờ, không rõ nét - Mù hoàn toàn: Mắt không mất khả năng nhìn hoặc không có mắt bẩm sinh. - Mù màu: Mắt không có khả năng phân biệt màu sắc nhất định với mức độ khác nhau, phổ biến nhất mù màu đỏ màu xanh. Khiếm thị hay còngọi là triệuchứng mất khả năng cảm nhận thị giác một phần hoặc hoàn toàn (mù, đui). Người khiếm thị là người sau khi được điều trị hoặc điều chỉnh khúc xạ mà thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng tối, và bệnh nhân vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để lên kế hoạch và thực thi các hoạt động hàng ngày. Riêng mắt người bị mù hoàn toàn không có khả năng nhận thức sáng tối, không thấy được những gì xung quanh. Chứng mù mắt có thể do rối loạn bẩm sinh, sinh lý hay thần kinh. Người bị lòa hay mờ mắt có thể nhìn thấy một ít, phân biệt được sáng tối hay hình dáng chung chung. Bảng hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về độ nét của thị lực: - Thị lực từ 6/6 đến 6/18: thị lực bình thường - Thị lực nhỏ hơn 6/18 đến lớn hơn 6/60: thị lực kém - Thị lực nhỏ hơn 6/60 :mù thị lực Ở Việt nam - Chấn thương khoét bỏ 2 nhãn cầu, không lắp được mắt giả, mức độ thương tật là 97% - Mù tuyệt đối 2 mắt (thị lực sáng tối âm tính), mức độ thương tật là 91% - Một mắt khoét bỏ nhãn cầu, một mắt mù, mức độ thương tật là 87%
  • 3. - Mù 2 mắt, thị lực từ sáng tối đến đếm được ngón tay cách 3 cm đến dưới 1/20, mức độ thương tật là từ 76% đến 80% - Thị lực của mắt tốt hơn trong 2 mắt từ 1/20 đến 1/10, mức độ thương tật là từ 71% đến 75% - Thị lực của mắt tốt hơn trong 2 mắt từ 1/10 đến 2/10, mức độ thương tật từ 61% đến 70% Trong bản báo cáo Dữ liệu toàn cầu về suy giảm thị lực năm 2002 (Global data on visual impairment in the year 2002) vào tháng 11 năm 2004 của Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến năm 2002 có trên 161 triệu người bị yếu mắt, trong đó 124 triệu bị lòa và 37 triệu bị mù hoàn toàn. Theo ước tính của WHO, các nguyên nhân gây mù phổ biến nhất (không tính tật khúc xạ) trên toàn thế giới năm 2002 là: - đục thủy tinh thể (47,9%) - tăng nhãn áp (12,3%) - Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi (8,7%) - mờ giác mạc (5,1%) - bệnh vỏng mạc tiểu đường (4,8%) - mù từ nhỏ (3,9%) - đau mắt hột (3,6%) - onchocerciasis (0,8%) (hay mù lòa đường sông) Hiện nay, vẫn còn một số quan niệm sai lầm về người khiếm thị như sau: - Tất cả những người khiếm thị đều hoàn toàn không thấy - Người khiếm thị đương nhiên là có các giác quan còn lại như xúc giác, thính giác, khướu giác và vị giác rất bén nhậy. (Thực ra Khiếm thị có thể xuất hiện cùng với các bệnh như chậm phát triểntinh thần, rối loạn phổ tự kỷ, bại não, suy giảm thích giác, và động kinh) - Những người khiếm thị không thể làm việc và không tự lo liệu, không sống một mình được - Người khiếm thị không thể đọc sách, xem TV, xem phim, sử dụng vi tính hoặc chơi thể thao - Những người khiếm thị đều giỏi nhạc - Chỉ có người khiếm thị hoàn toàn mới sử dụng gậy để dò đường 4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần: rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. Các biểu hiện của người khuyết tật tâm thần, thần kinh: - Nhức đầu, mất ngủ, thay đổi tính tình - Vui vẻ bất thường, múa hát, nói cười ầm ĩ hoặc buồn rầu, ủ rũ, không nói năng gì - Nghe thấy tiếng nói hay nhìn thấy hình ảnh không có trong thực tế - Tự cho mình có nhiều tài năng xuất chúng hoặc cho là có người theo dõi ám hại mình - Lên cơn kích động hoặc nằm im không ăn uống gì
  • 4. 5. Khuyết tật trí tuệ: giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. Các biểu hiện đặc trưng của khuyết tật trí tuệ: Đặc trưng phát triển: - Chậm phát triển vận động: trẻ chậm biết lật, ngồi, bò và đi đứng - Chậm biết nói hoặc khó khăn khi nói - Kém hiểu biết về các quy luật xã hội căn bản - Không ý thức được hậu quả về các hành vi của mình - Khó khăn khi tự phục vụ: tự ăn uống, vệ sinh cá nhân - Lăng xăng Đặc trưng về cảm giác, tri giác: - Chậm chạp, ít linh hoạt; - Phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém - Thiếu tính tích cực trong quan sát Đặc trưng về tư duy: - Trẻ khó nhận biết các khái niệm - Tư duy của trẻ thường biểu hiện tính không liên tục - Tư duy lôgíc kém; - Tư duy trẻ còn thiếu tính nhận xét, phê phán Đặc trưng về trí nhớ: - Chậm hiểu cái mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu - Quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy đủ - Chỉ ghi nhớ được cái bên ngoài sự vật, khó ghi nhớ cái bên trong, cái khái quát Đặc trưng về chú ý: - Khó tập trung, dễ bị phân tán - Không tập trung vào chi tiết, chỉ tập trung các nét bên ngoài - Kém bền vững - Luôn luôn bị phân tán bởi các sự việc nhỏ - Thời gian chú ý của trẻ chậm phát triển trí tuệ kém hơn nhiều trẻ bình thường 6. Khuyết tật khác: giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp trên Các dạng khuyết tật khác có thể bao gồm dị hình, dị dạng, nạn nhân chất độc da cam, di chứng bệnh phong, hội chứng Down, tự kỷ. Đối với lãnh vực khuyết tật, việc phát hiện sớm và can thiệp sớm hết sức quan trọng, giúp tăng thêm cơ hội phục hồi và hòa nhập xã hội của NKT II. VAI TRÒ CỦA PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM Phát hiện sớm là đánh giá mức độ phát triển của trẻ theo độ tuổi (thường từ 0 – 6 tuổi) nhằm phát hiện những trẻ có nguy cơ cao bị khuyết tật để có biện pháp hỗ trợ Can thiệp sớm là áp dụng bất kỳ dịch vụ hoặc hình thức hỗ trợ nhằm vào trẻ, vào cha mẹ hoặc gia đình và môi trường xung quanh để giúp trẻ phát triển và hòa nhập - Đối với trẻ: can thiệp sớm giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ dẫn tới chậm phát triển hoặc rối loạn chức năng, tạo ra những kích thích tốt với trẻ và giúp trẻ có mối
  • 5. tương tác với môi trường xung quanh. Can thiệp sớm là một biện pháp hiệu chỉnh chức năng để giúp trẻ duy trì nhịp độ phát triển và ngăn cản không cho tình trạng xấu hơn. Can thiệp sớm sẽ giảm tác dụng phụ của các bệnh mãn tính và suy giảm chức năng vĩnh viễn, ngăn ngừa được khuyết tật phối hợp - Đối với cha mẹ trẻ: can thiệp sớm khiến cha mẹ đóng góp tích cực vào quá trình hỗ trợ concủa mình, nhờ đó họ phát hiện được khả năng và tiềm năng của trẻ cũng như bản thân, đồng thời làm tốt việc dưỡng dục trẻ, đương đầu với các vấn đề cảm xúc. Nhờ can thiệp sớm, cha mẹ học được các kỹ năng tương tác với trẻ, kỹ năng tìm hiểu thông tin và các dịch vụ… - Đối với gia đình: can thiệp sớm giúp anh chị em ruột của trẻ có thái độ và hành vi đúng mực với trẻ khuyết tật. Can thiệp sớm cũng đảm bảo họ hàng trẻ tham gia vào mạng lưới và hệ thống hỗ trợ để làm vơi đi gánh nặng của cha mẹ trẻ - Đối với xã hội: can thiệp sớm giúp xã hội nhận thức được sự hiện diện của một bộ phận người khuyết tật trong cộng đồng và họ có quyền như bao người khác. Can thiệp sớm làm tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, việc làm cho người khuyết tật và do vậy sẽ làm giảm các chi phí xã hội do tội phạm, thất nghiệp và chi trả cho trợ cấp xã hội Quy trình hỗ trợ phát hiện sớm, can thiệp sớm gồm: - Bước 1: Sàng lọc tại cộng đồng, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu nghi ngờ rối nhiễu phát triển và giới thiệu đến các cơ sở chuyên môn. - Bước 2: Khám sàng lọc xác định khuyết tật tại Trung tâm hỗ trợ. - Bước 3: Xây dựng kế hoạch can thiệp. - Bước 4: Thực hiện kế hoạch can thiệp. - Bước 5: Đánh giá lại và điều chỉnh kế hoạch. - Bước 6: Thực hiện lại từ bước 2 hoặc chuyển tiếp trẻ sang chương trình khác 1. Phát hiện và can thiệpsớm trẻ bị bại não Bại não là một loại khuyết tật ảnh hưởng lên sự vận động, tinh thần, giác quan và hành vi của trẻ. Bại não xảy ra do tổn thương não của trẻ trước khi sinh, trong khi sinh và cả sau sinh. Không phải toàn bộ não bị tổn thương mà chỉ một số phần của não. Khi phần não đã bị tổn thương thì không bao giờ hồi phục lại được nữa nhưng chúng cũng không trở nên xấu hơn. Tình trạng của trẻ có thể sẽ được cải thiện hơn hoặc trở nên xấu đi tùy thuộc vào cách thức chúng ta can thiệp vào tình trạng của trẻ. Làm thế nào đế phát hiên sớm trẻ bị bại não? Thông thường, trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi Kỹ năng Thực hiện được Vận động thô Lật ngửa sang nghiêng, có thể tự lật sấp được. Nâng cao đầu khi nằm sấp Vận động tinh Giữ vật trong tay từ 1-2 phút. Có thể đưa vật vào miệng. Ngôn ngữ - Giao tiếp Phát ra âm thanh để gây sự chú ý của người khác. Cười thành tiếng.
  • 6. Cá nhân - xã hội Nhìn theo vật chuyển động Nhận thức Biết hóng chuyện, mỉm cười hồn nhiên. Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi Kỹ năng Thực hiện được Vận động thô Lẫy từ ngửa sang sấp và từ sấp sang ngửa Nâng đầu được lâu hơn khi nằm sấp Khi kéo lên trẻ có thể giữ được đầu thẳng Ngồi có trợ giúp vững hơn Trườn ra phía trước và xung quanh Giữ người có thể đứng được Vận động tinh Biết với tay cầm nắm đồ vật Ngôn ngữ - Giao tiếp Quay đầu về phía có tiếng động, đặc biệt giọng nói của một người nào đó. Bập bẹ các âm đơn như ma, mu… Cá nhân - xã hội Thích cười đùa với mọi người Biết giữ đồ chơi Nhận thức Ham thích môi trường xung quanh Trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi Kỹ năng Thực hiện được Vận động thô Tự ngồi được vững vàng. Tập bò và bò được thành thạo. Có thể vịn đứng dậy khi có thành chắc chắn Vận động tinh Cầm hai vật và đập hai vật vào nhau. Chuyển tay một vật. Có thể nhặt đồ vật bằng ngón tay cái và một ngón tay khác Ngôn ngữ - Giao tiếp Quay đầu về phía có tiếng nói. Phát ra âm: bà, cha, ba, măm. Cá nhân - xã hội Tự ăn bánh. Chơi ú oà, vươn tới đồ chơi ngoài tầm tay. Vẫy tay, hoan hô Nhận thức Đáp ứng khi gọi tên. Từ chối bằng cách giấu mặt, lấy tay che mặt khi người lớn rửa mặt. Trẻ 10 – 12 tháng tuổi Kỹ năng Thực hiện được Vận động thô Tập đứng, đứng vững. Tập đi, đi lại được vài bước khi có người dắt tay.
  • 7. Đến tháng 12 trẻ có thể đi được vài bước. Vận động tinh Sử dụng các ngón tay dễ dàng hơn. Đập hai vật vào nhau. Kẹp bằng hai đầu ngón tay. Ngôn ngữ - Giao tiếp Có thể nói câu một hai từ. Hiểu câu đơn giản. Cá nhân - xã hội Chỉ tay vào vật yêu thích. Đập đồ chơi vào bàn, quẳng xuống đất… Lặp lại các hành động gây sự chú ý hoặc gây cười. Nhận thức Đáp ứng với những mệnh lệnh, yêu cầu đơn giản như “giơ tay lên”, “chào tạm biệt”. Gây sự chú ý với người khác bằng cách kéo quần áo, xấu hổ khi có người lạ. Xấu hổ khi có người lạ. Nên nghĩ tới khả năng trẻ bị bại não khi thấy các biểu hiện sau: - Lúc sinh trẻ thường có vẻ mềm rũ. Trẻ đẻ ra không khóc ngay hoặc khóc yếu, tím tái, da trẻ tím và người trẻ mềm rũ ra. trẻ bại não trẻ bình thường - Trẻ chậm phát triểnhơn so với các trẻ cùng lứa. Trẻ chậm biết ngẩng đầu lên, chậm biết ngồi hoặc chậm biết đi. - Trẻ có thể không sử dụng hai bàn tay hoặc chỉ sử dụng được một bàn tay. - Trẻ gặp khó khăn khi bú, nuốt hoặc nhai. Trẻ thường bị nghẹt thở, nghẹn khi ăn hoặc bú. Ngay cả khi trẻ đã lớn hơn tình trạng này cũng vẫn cứ tiếp diễn.
  • 8. - Khó khăn khi săn sóc cho trẻ. Thấy khó khi bế ẵm, tắm rửa hay thay quần áo vì trẻ cứng đờ hay ưỡn mạnh ra sau khi trẻ lớn hơn trẻ không học được cách tự ăn hoặc tự mặc quần áo, đi vệ sinh hoặc chơi với các trẻ khác. - Trẻ có thể mềm đến nỗi đầu luôn rũ xuống hoặc đột nhiên trẻ trở nên cứng đờ như một tấm ván làm khó có thể ôm hoặc bồng được trẻ. - Sau khi sinh trẻ thường khóc ngằn ngặt nhiều tháng, bị kích thích, khó chịu. Một số trẻ lại lờ đờ, ít đáp ứng. - Thay đổi hành vi liên tục: đột nhiên khóc rồi lại cười, hay sợ hải, co giật, tức giận. - Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp: không đáp ứng hoặc hành động như trẻ bình thường Trí thông minh của trẻ bị bại não sẽ như thế nào? Không nên đánh giá trí thông minh của trẻ qua vẻ bề ngoài, chỉ khoảng hơn một nửa số trẻ bại não bị chậm phát triển trí tuệ. Trẻ học mọi thứ chậm hơn và không thể làm những việc mà trẻ cùng lứa tuổi bình thường làm được Trẻ bị bại não có gặp vấn đề gì về khả năng nghe, nói và nhìn không? - Trẻ có thể bị điếc hoặc mù do đó nên cố gắng quan sát trẻ thật kỹ và tìm cách thử xem chức năng nghe và nhìn của trẻ có bị ảnh hưởng hay không. - Trẻ có thể biết nói chậm. Một số trẻ nói được nhưng không rõ hoặc nói một cách khó khăn. Trẻ bại não có thể có những vấn đề gì về tâm thần kinh? Trẻ bại não có thể có một hoặc một số vấn đề sau: - Động kinh - Khó khăn trong giao tiếp: một phần do tình trạng co cứng, mềm rũ, thiếu các điệu bộ cử chỉ của tay, hoạt động của cơ mặt. - Tính khí thất thường: trẻ đột nhiên khóc rồi lại cười, hay sợ hãi, co giật, tức giận. Những trẻ này cần rất nhiều sự giúp đỡ và kiên nhẫn của gia đình để có thể giúp trẻ vượt qua được những khó khăn về mặt tinh thần nói trên.
  • 9. - Cảm giác đụng chạm, nóng, lạnh, đau và cảm giác về vị trí của cơ thể không mất. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc điều khiển các hoạt động của cơ thể và giữ thăng bằng. Dạy trẻ một cách kiên nhẫn và lập đi lập lại nhiều lần có thể giúp trẻ cảm nhận những cảm giác này tốt hơn. Có thể giúp được gì cho trẻ bại não? - Bố mẹ của trẻ nên cố gắng giúp trẻ trở thành một người có thể sống một cách độc lập trong khả năng cho phép. Chỉ trừ khi trẻ bị tổn thương về mặt trí tuệ nặng đến nỗi trẻ không đáp ứng với mọi thứ chung quanh, còn lại các trẻ bại não đều có thể học các kỹ năng thiết yếu để có thể thích nghi với tình trạng của mình. Bố mẹ và các thành viên trong gia đình của trẻ cần học cách để giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động, giao tiếp, tự săn sóc, quan hệ với người khác. Thông qua việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng này sẽ giúp cải thiện một phần các triệu chứng của bại não. - Bố mẹ và các người thân khác của trẻ cần phải biết là không nên làm thay cho trẻ mọi việc mà nên giúp trẻ vừa đủ và động viên để cho trẻ có thể học cách tự làm lấy dần mọi việc trong khả năng của mình. Đây là điều hết sức quan trọng. 2. Phát hiện và can thiệp sớm trẻ tự kỷ Tự kỷ là một dạng khuyết tật suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ được phát hiện thông qua sàng lọc tại thời điểm trẻ 18 tháng hoặc sớm hơn. Kết quả chẩn đoán trước khi trẻ 2 tuổi bởi một chuyên gia giàu kinh nghiệm có thể coi là đáng tin cậy. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ em lớn tuổi mới được làm chẩn đoán xác định. Sự chậm trễ này khiến nhiều trẻ em tự kỷ không nhận được sự giúp đỡ sớm khi trẻ cần. Rối loạn tự kỷ càng được chẩn đoán sớm, thì trẻ sớm đươc nhận các can thiệp kịp thời. Can thiệp sớm giúp cải thiện chỉ số IQ, ngôn ngữ, và các kỹ năng sống khác trong sinh hoạt hàng ngày, từ đó cải thiện hành vi thích nghi Bảng kiểm tra CHAT (Checklist for Autism in Toddlers) thực hiện khi trẻ 18 tháng tuổi Phần A: do phụ huynh điền 1. Bé có thích được đu đưa, lắc lư trên đầu gối của không? có - không 2. Bé có quan tâm đến các bé khác không? có - không 3. Bé có thích leo trèo không? như leo cầu thang? có - không 4. Bé có thích chơi ú oà hay trốn tìm không? có - không 5. Bé có biết chơi giả bộ, ví dụ như pha một tách nước trà, bằng cách dùng một cái tách và bình trà bằng đồ chơi không? có – không 6. Bé có bao giờ dùng ngón trỏ để chỉ vật gì mà bé muốn hỏi XIN hay không? có - không 7. Bé có bao giờ dùng ngón tay trỏ chỉ vật mà bé quan tâm không? có - không 8. Bé có biết chơi phù hợp với các đồ chơi nhỏ (như xe ô-tô, các khối), mà không bỏ vào miệng ngậm, không mân mê hoặc ném đi không? có - không 9. Bé có bao giờ mang một vật gì cho bạn xem không? có – không
  • 10. Phần B: do bác sĩ hoặc nhân viên y tế điền 1. Trong lúc được bác sĩ khám, bé có tiếp xúc mắt với bạn không? có - không 2. Bạn gây sự chú ý của bé, rồi thử chỉ vào một đồ chơi và nói “Coi kìa, đó là (nói tên đồ chơi)!” Nhìn mặt bé. Bé có nhìn theo đồ vật mà bạn đang chỉ không? có - không 3. Bạn gây sự chú ý của bé, rồi bạn cho bé một cái tách và một ấm trà đồ chơi và bảo “Con có thể pha một tách trà cho bác không?” Bé có biết giả bộ rót trà, giả bộ uống không? có - không 4. Bạn hỏi bé “Đèn đâu?” “Chỉ cho bác đèn đi.” Bé có biết lấy ngón trỏ chỉ vào đèn không? có - không 5. Bé có biết xây tháp với các khối không? và nếu có, bao nhiêu khối? có - không Lưu ý: - B2. Để chấm điểm có ở mục này, bạn cần đảm bảo rằng bé không chỉ nhìn vào tay bạn, mà bé còn nhìn theo đồ vật mà bạn chỉ - B3. Bạn có thể chọn một ví dụ về trò chơi giả bộ khác để chấm điểm có ở mục này. - B4. Nếu bé chưa biết đèn là gì, thì bạn có thể hỏi bé “con gấu bông đâu?” hoặc chỉ một vật khác ngoài tầm tay của bé. Cho điểm có ở mục này, nếu bé nhìn vào mặt bạn lúc bạn chỉ con gấu. Những mục chính của bảng CHAT Phần A A5: Chơi giả bộ A7: Chú ý liên kết Phần B B2: Theo dõi một vật được chỉ bằng ngón trỏ B3: Giả bộ B4: Chỉ một vật nào đó Những mục phụ của bảng CHAT Phần A A1: Chơi đu đưa A2: Quan tâm xã hội A3: Phát triển vận động A4: Chơi xã hội A6: Chỉ bằng ngón trỏ để yêu cầu A8: Chơi chức năng A9: Cho xem một vật gì Phần B B1: Tiếp xúc mắt B5: Tháp với các khối Thẩm định nguy cơ - Nguy cơ cao: Thất bại (trả lời KHÔNG) các mục A5, A7, B2, B3, B4
  • 11. - Nguy cơ trung bình: Thất bại mục A7, B4 (nhưng không thuộc nguy cơ cao) - Nguy cơ thấp: Nếu không thuộc hai mức độ nguy cơ trên Những khuyến cáo về xử trí: - Nhóm nguy cơ cao: Giới thiệu trẻ đến một phòng khám phát triển và khoa giáo dục đặc biệt. - Nhóm nguy cơ trung bình: Khả nghi cao - giới thiệu như trên; Khả nghi thấp - kiểm tra lại một tháng sau - Nhóm nguy cơ thấp: Nếu có bất kỳ một câu trả lời KHÔNG, kiểm tra lại một tháng sau. Các nghiên cứu đã chứng minh là can thiệp giáo dục sớm dẫn đến những kết quả tốt cho trẻ và gia đình. Can thiệp sớm có thể bao gồm việc dạy trẻ nhận biết những gì đang xảy ra trong môi trường xung quanh, biết chú ý, biết bắt chước hành vi, dần dần cải thiện những kỹ năng giao tiếp của trẻ. Gia đình trẻ cần được giới thiệu tới các trung tâm can thiệp sớm để được lượng giá nếu nghi ngờ chậm phát triển 3. Phát hiện và can thiệp sớm trẻ khiếm thính Hiện nay, việc phát hiện tình trạng khiếm thính ở trẻ thường rất muộn, đa phần sau 2 tuổi nên việc điều trị cả điếc và ngôn ngữ đều rất khó khăn. Trẻ khiếm thính thường chậm nói hoặc không nói được từ đó dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ và gây khó khăn cho việc học tập. Sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh trước khi xuất viện về nhà sẽ giúp phát hiện từ rất sớm những trẻ có vấn đề về thính giác để kịp thời can thiệp, điều này có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển ngôn ngữ và khả năng nói của trẻ. Trẻ sơ sinh bị khiếm thính nếu được phát hiện và can thiệp sớm sẽ có thể nghe, nói và phát triển như các trẻ bình thường khác. Tất cả trẻ sơ sinh bình thường hoặc có biểu hiện bệnh lý đều cần được kiểm tra thính lực thông qua chương trình sàng lọc khiếm thính trước khi mẹ xuất viện khi sinh. Do trẻ bị khiếm thính có thể có vẻ ngoài hoàn toàn bình thường nên cho trẻ sàng lọc khiếm thính là biện pháp hữu hiệu để phát hiện sớm những vấn đề liên quan đến thính lực của trẻ để chẩn đoán và can thiệp sớm. Để đánh giá mức độ khiếm thính có thể sử dụng máy đo thính lực (audiometer) hoặc sử dụng giọng nói (voice test). Có nhiều cấp độ hay mức độ khiếm thính khác nhau. Chúng được đo bằng đơn vị decibel (dB) khi đề cập đến mức độ hay độ lớn hay âm lượng hoặc hertz (Hz) khi đề cập đến độ cao thấp hay tần số của âm thanh tiếng nói. Tật khiếm thính có các mức độ như sau: Độ khiếm thính Máy đo thính Giọng nói Hướng xử trí Nhẹ 20 – 40 dB - Trẻ có thể nghe được tiếng nói nhưng chỉ là những đoạn rời rạc. Những từ ngắn, phần cuối của từ và những âm từ không rõ thườngbị bỏ sót và không nghe được. Có thể dùng máy trợ thính
  • 12. - Tiếng ồn trong lớp học và trong môi trường chung quanh sẽ làm cho trẻ khó nghe hơn - Trẻ có thể nghe và nhắc lại giọng nói bình thường cách 1 mét Vừa 41 – 60dB - Trẻ có thể không nghe được tới 50% lời nói của người khác và thậm chí còn hơn nữa nếu tiếng ồn xung quanh tăng lên. - Nếu trẻ không được đeo máy trợ thính thì hậu quả thường là vốn từ của trẻ bị hạn chế và phát âm không rõ. - Chất lượng giọng nói của trẻ cũng có thể bị ‘đều đều’ gần như không biến đổi vì trẻ khôngcó khả năng theo dõi giọng nói của chính mình. - Trẻ có thể nghe và nhắc lại giọng nói lớn cách 1 mét Cần dùng máy trợ thính thường xuyên Nặng 61 - 90 dB - Trẻ không nghe được phần lớn âm thanh tiếng nói. Ngoài ra, các kỹ năng nói có thể không phát triển được nếu âm thanh không được khuyếch đại nhờ máy trợ thính và trẻ cần được điều chỉnh ngôn ngữ và trị liệu về ngôn ngữ. - Trẻ chỉ nghe được 1 số từ khi hét thật lớn vào tai - Cần dùng máy trợ thính thường xuyên. - Nếu không có máynghe thì phải học cách đọc môi hoặc ngôn ngữ điệu bộ. Rất nặng > 91 dB - Trẻ gần như không nghe được âm thanh gì cả (đặc biệt là lời nói). Khả năng nói không thể phát triển được nếu không dùng máy trợ thính hay cấy thiết bị trợ thính ốc tai. - Trẻ không có khả năng nghe và hiểu cả khi hét vào tai - Máy trợ thính có thể giúp phần nào. - Cấy ốc tai - Học đọc môi và ngôn ngữ ký hiệu là chính nếu không sử dụng được máy trợ trính hoặc được cấy ốc tai. Khiếm thính tần số cao 1500 Hz– 8000 Hz - Trẻ chủ yếu không nghe được những âm thanh có tần số cao và không phải lúc nào cũng nghe được các phụ âm. - Trẻ có thể bị mất nhiều đoạn thông tin bằng lời nói và mức độ tiếng ồn xung quanh cao càng khiến cho trẻ khó nghe được âm thanh hơn nữa.
  • 13. Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc là người có thể biết tốt nhất trẻ khả năng nghe của trẻ. Ở trẻ bình thường, ở mỗi độ tuổi khác nhau có những đáp ứng khác nhau với âm thanh như được mô tả trong bảng dưới đây: Tuổi (tháng) Đáp ứng với âm thanh <1 Một vài dấu hiệu như mở mắt, chớp mắt. Giật mình hay tỉnh giấc khi có tiếng động to gần trẻ 6 Quay đầu hoặc mắt nhìn theo hướng phát âm thanh 9 Lắng nghe và tự phát ra các loại âm từ lớn đến nhỏ 12 Biết tên mình và một số từ, bắt đầu bập bẹ nói 18 Biết chỉ một số đồ vật quen thuộc khi được yêu cầu, biết nói một số từ đơn giản 24 Có thể nghe những từ rất nhỏ và nhận biết hướng của nó, có khả năng nói những câu đơn giản 4. Phát hiện và can thiệpsớm trẻ khiếm thị Một số dấu hiệu sau đây cho thấy trẻ có tật về mắt - Trẻ không đáp ứng với ánh sáng, không nhìn theo ánh sáng, không nhìn theo dãi tua màu sắc - Trẻ bé không quay đầu nhìn theo đồ vật, không với tay theo đồ vật - Trẻ đi lại phải lần sờ và hay va chạm vào đồ vật xung quanh, tìm kiếm đồ chơi, đồ vật khó khăn. - Trẻ không có sự tiếp xúc bằng mắt, mắt nhìn lờ đờ - Trẻ phải điều chỉnh, nghiêng đầu, xoay cổ hoặc cố định một bên mặt để nhìn bằng mắt còn lại - Trẻ với tay không chính xác khi với lấy các đồ vật - Hai mắt chuyển động không đồng đều hay một mắt di chuyển - Mắt chuyển động ngang hay thẳng đứng quá nhanh (rung giật nhãn cầu) - Không có đồng tử mắt trong veo, đen (giác mạc bị mờ, con ngươi trắng, hai mắt có tròng đỏ nhiều, hiện tượng phản sáng khi chụp ảnh có đèn flash) - Thường xuyên ướt nước mắt khi trẻ không khóc do tắc lệ đạo - Có phản ứng không thỏai mái với ánh sáng mạnh (chứng sợ sáng) - Kết mạc của mắt thường xuyên bị đỏ - Hình dáng, kích cỡ và cấu tạo mắt bất thường rõ rệt. III. PHÒNG NGỪA KHUYẾT TẬT Nhiều khuyết tật bẩm sinh là không thể phòng ngừa, tuy nhiên cũng có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ của nhiều khuyết tật bệnh bằng cách: - Tránh kết hôn cận huyết thống
  • 14. - Tiêm phòng sởi, Rubella (ít nhất 1 tháng trước khi mang thai). Nếu thai phụ có bệnh mãn tính, ví dụ đái tháo đường, cần phải có những chế độ theo dõi và điều trị cẩn thận từ trước và trong khi mang thai. - Khi mang thai, phụ nữ nên uống acid folic phòng ngừa các bệnh do khuyết tật về ống thần kinh. Khuyết tật ống thần kinh của thai nhi phát sinh rất sớm, trước khi người phụ nữ nhận ra mình có thai, vì vậy người phu nữ cần dùng thuốc trước khi có thai khoảng 2 tháng và trong 3 tháng đầu thai nghén. Acid folic có ở trong một số loại rau lá sẫm hay đậu, tuy nhiên số lượng từ thức ăn là hoàn toàn không đủ. Chính vì vậy, người phụ nữ cần sử dụng viên đa vitamin hay viên acid folic với liều 0.4 mg mỗi ngày. Các thuốc sử dụng khi mang thai cần phải được đảm bảo nguy cơ thấp nhất đối với thai nhi và nên tư vấn bác sĩ chuyên khoa bất cứ thuốc nào cần dùng kể cả những thuốc điều trị cảm cúm thông thường hay vitamin. - Các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có khả năng cao gây ra khuyết tật thai nhi. Do đó, trong lần khám thai sớm, người phụ nữ cần được làm các xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lây truyền qua đường tình dục; phòng chống các nhiễm khuẩn khác. - Phụ nữ có thai cần có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc đầy đủ đúng cách, khám thai định kỳ. Sản phụ không nên uống đồ uống có cồn vào bất kỳ lúc nào của thai kỳ - Khi mang thai, người phụ nữ cần tránh tiếp xúc với chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu, hay các loại phóng xạ. không nên ăn các loại cá biển chứa hàm lượng thủy ngân khá cao như cá ngừ, cá kiếm, cá mập; không sử dụng vitamin A liều cao. - Khi trẻ ra đời, người mẹ cần thực hiện chương trình tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, Theo dõi và điều trị vàng da sơ sinh, thận trọng khi ghi đơn thuốc cho trẻ vì có một số loại thuốc gây độc cho trẻ - Phát hiện sớm và can thiệp sớm khuyết tật
  • 15. LÀM VIỆC VỚI GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI KHUYẾT TẬT I. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN Đề cao trẻ khuyết tật - Mỗi trẻ là một cá thể độc đáo. Vì thế, hội viên Caritas nhìn vào phẩm giá của trẻ trước khi nhìn vào tình trạng khuyết tật của em - Luôn gọi tên trẻ thay vì gọi Thằng bé down, con bé khuyết tật nhà anh/chị… - Nói về những điểm tích cực, những mặt mạnh của trẻ và tránh phỏng đoán - Khi có thể thì chia sẻ thông tin với cả cha mẹ lẫn sự có mặt của trẻ khuyết tật vì trẻ cũng cần được biết rõ bản thân Tôn trọng cha mẹ và gia đình - Hỗ trợ và tăng năng lực - Cẩn trọng trong việc cung cấp thông tin, chấp nhận rằng ta không biết hết tất cả mọi sự và sẵn sàng nghiên cứu, học hỏi - Trung thực, thẳng thắn, không che giấu thông tin - Cho gia đình cơ hội đặt câu hỏi và kiểm tra xem họ có hiểu đúng những gì ta nói - Quân bình giữa thực tại và hy vọng – không phóng đại tình trạng khuyết tật cũng không tạo ra một tương lai hão huyền - Xây dựng tương quan và sự tin tưởng dựa trên từ tâm - Đừng tiêm những tư tưởng tiêu cực về trẻ khuyết tật hay nghi ngờ về khả năng giải quyết những thách đố của gia đình - Chỉ cho cha mẹ thấy rằng chúng ta cần họ cộng tác và mời gọi họ tham gia ra quyết định - Biết rõ các nguồn lực và nối kết trẻ và gia đình với các nguồn lực, các mạng lưới hỗ trợ II. CÁCH TIẾP CẬN, HỖ TRỢ NKT VÀ GIA ĐÌNH HỌ 1. Thay đổi cái nhìn từ từ thiện đến quyền của NKT Việc hỗ trợ NKT và gia đình của họ trải qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tương ứng với các giai đoạn này là các mô hình trợ giúp khác nhau. Các mô hình này vừa thể hiện cách nghĩ vừa cho thấy cách hành xử của những người không khuyết tật đối với những người khuyết tật Mô hình từ thiện:Ở mô hình này, người khuyết tật bị xem là bất lực và cần được chăm sóc. Họ là người mà người khác nên làm giúp cho hoặc bảo vệ vì họ là nạn nhân của những bi kịch cá nhân hay những hoàn cảnh bất hạnh. Những người “có lòng tốt” thấy tội nghiệp họ, nghĩ rằng họ đang gặp khó khăn đang cần sự thương hại và lòng từ thiện mà không nhìn thấy giá trị của họ. Thái độ vừa bảo vệ vừa tỏ lòng thương hại như thế thực ra đang tước mất của người khuyết tật quyền có được cơ hội bình đẳng, cơ hội tiếp cận giáo dục có chất lượng, chăm sóc y tế, việc làm và những nhu cầu xã hội khác. Ngày nay, ta có thể bắt gặp mô hình này trong cách các gia đình giữ họ trong nhà hay chính phủ nuôi họ trong
  • 16. những trung tâm riêng biệt chứ không bảo đảm cho họ có được nguồn hỗ trợ hoặc các thông tin cần thiết để họ có thể tự làm gì đó cho riêng mình. Mô hình y tế: Trong mô hình này người khuyết tật được đồng hoá với sự khiếm khuyết và bị xem như “tật nguyền”, “không hoàn hảo” hay “không bình thường”. Họ được mô tả là không thể lấy quyết định được, là bệnh nhân cần điều trị, phục hồi. Họ bị cho là phụ thuộc, giới hạn. Vì thế, một phần nhỏ của xã hội (chủ yếu là các thành viên trong gia đình hay những chuyên viên y tế) tham gia vào việc quản lý, chăm sóc người khuyết tật. Người khuyết tật được đưa đến khu vực đặc biệt, xa cách xã hội “bình thường”. Người khuyết tật cũng không có cơ hội giải trí, không được kết hôn hay lập gia đình được. Trách nhiệm trở lại tình trạng bình thường thuộc về người khuyết tật và một phần hệ thống y tế. Nhiều người khuyết tật tiếp thu những cái nhìn tiêu cực đó và có những cảm giác tự ti, đánh giá thấp bản thân. Mặc dù mô hình y tế có thể cung cấp sự chăm sóc và hỗ trợ hết sức cần thiết nhưng chúng lại loại trừ người khuyết tật ra khỏi các hoạt động xã hội và không xem họ là những công dân hoàn toàn có khả năng tham gia xã hội. Mô hình xã hội: Chính những nỗ lực của người khuyết tật và những hành động tập thể của họ đã tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong quan niệm về khuyết tật. Thách thức mọi thành kiến và thái độ phân biệt đối xử, phong trào Khuyết tật xuất hiện từ những năm 1990 đã tạo được sự thay đổi lớn trong nhận thức và thực hành. Những tiến triển gần đây trong lĩnh vực khuyết tật, ví dụ như luật chống phân biệt đối xử và các chính sách về cơ hội bình đẳng, đã làm gia tăng nhận thức rằng người khuyết tật bị ngăn cản tham gia vào mọi lãnh vực cuộc sống một cách bất công và vô cớ. “Mô hình xã hội” đưa ra một cách hiểu mới, xem khuyết tật là vấn đề bị loại trừ và gạt ra bên lề xã hội. Mô hình này nhìn ra được vấn đề chính đó là chính thế giới này là “thế giới tật nguyền”, là một xã hội vô tâm và phân biệt đốixử do những người không khuyết tật điềukhiển. Giải pháp cho vấn đề này là những giải pháp mang tính chính trị, xã hội, ví dụ như kiến trúc xây dựng thiết kế tốt hơn, tiếp cận giao thông, giáo dục hội nhập… “Sự tàn tật” chỉ có thể loại bỏ bằng vịêc tạo ra những thay đổi tích cực trong xã hội Mô hình hỗ trợ dựa trên quyền của người khuyết tật: Mô hình tin rằng ai cũng có phẩm giá nên có quyền bình đẳng. Với cách hiểu này, mọi kiểu can thiệp theo lối từ thiện và các loại dịch vụ mang tính áp đặt đều không phù hợp. Người khuyết tật được xem là những người sở hữu quyền và quản lý sự phát triểncủa bản thân mình một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của họ. Cách tiếp cận này biến những nhu cầu của người khuyết tật thành quyền lợi mà họ có quyền đòi hỏi và tranh đấu để đạt được. Đồng thời, nó cũng đặt cho xã hội và các tổ chức trách nhiệm tìm ra những nguyên nhân sâu xa của sự phân biệt đối xử, các định kiến đã ngăn cản người khuyết tật tận hưởng trọn vẹn nhân quyền. Nó mời gọi những chiến lược tăng quyền lực cho người khuyết tật nhằm giúp họ có những chọn lựa riêng và tự điều khiển cuộc đời mình càng nhiều càng tốt. Đối với hội viên Caritas, việc trợ giúp người khuyết tật và gia đình của họ không đơn thuần là một công việc bác ái, từ thiện nhưng còn là một trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho người khuyết tật để họ sống xứng đáng với nhân phẩm của mình
  • 17. 2. Kỹ năng giao tiếpvới NKT và gia đình Việc sử dụng từ ngữ Ngôn từ có thể làm cho sống hoặc làm cho chết. Những từ ngữ tích cực có sức vực người khác lên Nên Không nên Người khuyết tật Người tàn tật Người không khuyết tật Người bình thường Khiếm thị/ khuyết tật nhìn Mù/đui/ chột Khiếm thính /nghe kém/ khuyết tật nghe, nói Câm điếc Khuyết tật vận động Què / cụt/ thọt/ xi cà que Người mắc chứng tê liệt Người bại liệt Người khuyết tật trí tuệ/ chậm phát triển trí tuệ Người kém phát triển Người khuyết tật thần kinh, tâm thần Người điên /khùng / mát/ té giếng Người mắc bệnh phong Người cùi/hủi Người có H Người Sida Những nguyên tắc giao tiếp cơ bản - Điều quan trọng bậc nhất là cư xử với người khuyết tật như họ là những con người - Hãy nhìn con người hơn là nhìn vào tình trạng khuyết tật của họ - Không sử dụng khuyết tật để mô tả con người vì điều này làm cho NKT mất lòng tin vào chính bản thân mình. - Tránh tò mò hỏi những câu hỏi về tình trạng khuyết tật của họ khi mới gặp gỡ - Biết rằng NKT có quyền như mọi người, vì vậy họ có quyền tham gia vào mọi họat động xã hội - Tôn trọng, lịch sự, nhã nhặn với NKT - Lưu ý khỏang thời gian phụ trội ta có thể mất thêm khi giao tiếpvới người khuyết tật
  • 18. - Trước khi giúp NKT, nên hỏi họ “Tôi có thể giúp gì cho anh / chị?” Nếu họ đồng ý thì hỏi tiếp “Tôi giúp anh / chị như thế nào?” - Nếu họ là người sống độc lập, họ sẽ vui vẻ cảm ơn và từ chối lời đề nghị giúp đỡ. Đừng buồn mà hãy quan sát cách họ làm và hỏi họ làm thế nào để sống độc lập như vậy - Tránh thương hại hay khinh miệt hay xem NKT là siêu phàm. Tránh đưa ra những giả định về năng lực của NKT. Chỉ có họ là người biết rõ họ có thể và không thể làm những gì - Nếu cần phải phê bình thì phê bình cách thực hiện chứ không phê bình khuyết tật hay con người - Thư giản. Ai cũng có khi phạm lỗi cả. Hãy xin lỗi nếu tạo ra sự bối rối. Hãy giữ óc khôi hài và sẵn lòng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp và hỗ trợ các dạng khuyết tật khác nhau Giao tiếp và hỗ trợ người khiếm thị Hiện nay, vẫn còn một số quan niệm sai lầm về người khiếm thị như sau: - Tất cả những người khiếm thị đều hoàn toàn không thấy - Người khiếm thị đương nhiên là có các giác quan còn lại như xúc giác, thính giác, khướu giác và vị giác rất bén nhậy. Thực ra Khiếm thị có thể xuất hiện cùng với các bệnh như chậm phát triểntinh thần, rối loạn phổ tự kỷ, bại não, suy giảm thích giác, và động kinh - Những người khiếm thị không thể làm việc và không tự lo liệu, không sống một mình được - Người khiếm thị không thể đọc sách, xem TV, xem phim, sử dụng vi tính hoặc chơi thể thao - Những người khiếm thị đều giỏi nhạc - Chỉ có người khiếm thị hoàn toàn mới sử dụng gậy để dò đường Những điều nên nhớ khi giao tiếp với người khiếm thị - Nhiều người khiếm thị rất kỵ từ “mù, tàn tật” - Giới thiệu tên của mình và những người có mặt. Trong chỗ làm việc, nên giới thiệu thêm chức vụ. Nhiều người khiếm thị không thích tiết mục "Đố Vui Không Có Thưởng” - Gọi tên hoặc chạm nhẹ vào người khiếm thị khi cần nói điều gì. Nói chuyện trực tiếp với người khiếm thị, không cần qua người cùng đi - Nói chuyện với khoảng cách âm lượng và tốc độ bình thường. Có thể sử dụng những từ như "thấy, xem..." - Cung cấp thông tin về khung cảnh và diễn biến xung quanh. Hỏi xem có cần thêm thông tin gì nữa không - Dùng những từ định vị cụ thể: bên trái, bên phải. Có thể định hướng theo phương vị mặt đồng hồ. Tránh dùng "bên này, bên kia, đằng đó, đây nè..." - Không nên để khoảng lặng quá lâu
  • 19. - Tránh dùng những kiểu nói hoài nghi, coi thường, hạ thấp khả năng của người khiếm thị - Nếu có việc phải ra đi trong lúc nói chuyện, nhớ báo cho người khiếm thị biết. Không nên để người khiếm thị "nói chuyện với ma" - Cứ thoải mái, nếu có sai sót thì xin lỗi. Đừng né tránh người khiếm thị vì sợ nói điều gì sai Khi trợ giúp người khiếm thị: - Hỏi xem người ấy có cần sự trợ giúp không. Hãy hãy tôn trọng tính tự lập của mỗi người, đừng giúp nếu họ từ chối - Nếu họ cần dẫn đường, đừng lôi kéo, đẩy hoặc dìu họ đi. Để họ chủ động nắm cánh tay của mình và tự nhiên bước đi, họ sẽ theo sau - Khi di chuyển, khoảng cách phù hợp giữa ta và họ là cách nhau nửa bước chân - Báo cho họ biết trước khi có chướng ngại vật và dẫn họ tránh qua. Lời chỉ dẫn phải rõ ràng, dứt khoát, và chính xác - Khi mời người khiếm thị ngồi, nhẹ nhàng đặt tay người ấy lên lưng và tay ghế để họ xác định chỗ trước khi cho ngồi - Khi ngồi chung bàn với người khiếm thị, nên giới thiệu tên từng món ăn, hỏi họ thích dùng gì, sau đó lần lượt gắp các món ấy cho vào chén của họ - Chớ di dời đồ đạc của người khiếm thị khi chưa được sự đồng ý của họ, nhất là cây gậy Giao tiếp và hỗ trợ người khiếm thính "Người khiếm thính có thể làm được tất cả mọi việc như người nghe, trừ việc nghe" (Hiệu trưởng trường Đại học Gallaudet) Khi giao tiếp với người khiếm thính: - Hãy để người khiếm thính chỉ cho ta cách giao tiếp với họ (đọc hình môi hoặc viết ra giấy…) - Không che miệng khi nói chuyện - Nó chậm rãi và rõ ràng, không hét to, giao tiếp bằng mắt, và sử dụng ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ điệu bộ) kèm theo - Ngồi gần khi nói chuyện. Khoảng cách xa thì âm thanh càng giảm, nên nếu ta đứng xa vài mét thì người khiếm thính sẽ không nghe được. - Đừng lặp lại ngay điều mới vừa nói, hãy để cho người khiếm thính có thời gian hiểu - Đừng cười cợt khi người khiếm thính không nghe. Hãy kiên nhẫn và cố gắng chuyển giọng một cách nhẹ nhàng - Bảo đảm giữ được môi trường giao tiếp yên tĩnh - Dùng câu ngắn đơn giản - Tránh hút thuốc hay nhai kẹo cao su khi nói
  • 20. Giao tiếp và hỗ trợ NKT vận động  Khi lên kế họach một cuộc họp hay một sự kiên, hãy nghĩ đến vấn đề tiếp cận của NKT, ví dụ đường dốc cho xe lăn, thang máy, nhà vệ sinh… Nếu không có được sự tiếp cận này, hãy nói cho NKT biết trước  Sử dụng giọng nói bình thường khi chào đón NKT. Đừng lên giọng, trừ khi được yêu cầu. Tránh xoa đầu, xoa vai hay bất kỳ hành vi kẻ cả nào hay hạ giá người khuyết tật  Nếu muốn bắt tay với người bị cụt tay hay mang tay giả, ta có thể hỏi ý kiến họ “Tôi có thể bắt tay anh/chị được không?”  Ngồi hoặc hơi cúi xuống một chút khi nói chuyện với người sử dụng xe lăn sao cho vừa với tầm mắt của họ  Hãy nhìn thẳng và nói chuyện trực tiếp với NKT, chứ không nói với người đi kèm họăc người thông dịch/ người chăm sóc. Cũng không nhìn vào xe lăn của họ. Không xem NKT là người bất lực  Hãy kiên nhẫn và trọnlòng quan tâm để ý đến NKT, đặc biệt là những người nói chậm hoặc phát âm khó. Đừng bao giờ làm bộ hiểu người ta nói gì nếu thực ra ta không hiểu. Hãy xin người đó lập lại hay đưa cho họ 1 cây viết và 1 tờ giấy  Tình nguyện giúp đỡ nếu NKT gặp khó khăn nhưng phải hỏi trước và cũng không được bực tức nếu người ta không để mình giúp. Nhiều người xem sự tự lập là điều hãnh diện và xem sự cố chấp của ta là coi khinh họ  Phải xin phép trước khi dời các dụng cụ hỗ trợ NKT như xe lăn, gậy, nạng. Cẩn thận không làm hư hỏng các dụng cụ hỗ trợ của NKT  Không dựa vào xe lăn hay các dụng cụ hỗ trợ. Hãy nhớ rằng xe lăn là khỏang không riêng tư của người sử dụng nó. Nó là công cụ di chuyển của người ấy như ta có xe máy làm phương tiện di chuyển vậy  Khi song hành, đi chậm ½ bước chân so với tốc độ đi của NKT  Khi gọi điện thoai, chấp nhận để chuông reo lâu hơn 1 tí để NKT có thời gian đến nhấc điện thoại lên  Người sử dụng xe lăn biết rằng trẻ con thường tò mò. Nếu một đứa trẻ hỏi một câu hỏi làm ta bối rối, đừng quở mắng hay đánh nó mà hãy để NKT xử lý tình huống này 3. Các hoạt động có thể hỗ trợ Các hoạt động hỗ trợ gia đình NKT Khuyến khích họ bộc lộ cảm xúc và đối phó với chúng Những cảm xúc tiêu cực như cay đắng, tức giận là điều không thể tránh khỏi một khi họ nhận ra rằng những ước mơ hi vọng đặt vào đứa con của mình giờ đây đã thực sự thay đổi. Cha mẹ cần phương cách khám phá sự oán hận, cay đắng đó và đẩy lùi chúng để có thể nhìn đời cách tích cực hơn, sẵn sàng đón đầu những thách đố mới bằng tất cả năng lượng và sáng kiến của mình
  • 21. Nhiều người, đặc biệt là những người cha có khuynh hướng đè nén cảm xúc vì họ cho rằng đối với nam giới, thể hiện cảm xúc là dấu hiệu của sự yếu đuối. Hội viên Caritas cần nhìn nhận những cảm xúc nơi họ là hết sức bình thường và khuyến khích họ mạnh dạn bày tỏ cảm xúc, nói lên những đau khổ, mất mát, sợ hãi của mình. Hãy khẳng định với họ rằng sự bộc lộ này không làm mất đi sự mạnh mẽ của một người, trái lại nó thể hiện sự dũng cảm đối diện với khó khăn của người ấy. Đừng vội giải thích gì nhưng khuyến khích cha mẹ đặt câu hỏi Hướng dẫn họ chia sẻ với bạn đời, gia đình và những người thân quen Nhiều cha mẹ chôn chặt hoặc đè nén cảm xúc. Thậm chí họ xem khuyết tật là điều cấm kỵ. Họ không nói ra được với người bạn đời những suy nghĩ, những lo lắng, buồn khổ của mình về tình trạng khuyết tật của con. Rồi người này thường lo rằng mình không thể là nguồn nâng đỡ của người kia. Thực ra, càng chia sẻ với nhau trong những lúc khó khăn thì càng làm tăng lên sức mạnh của cả hai. Điều quan trọng là hội viên Caritas giúp đôi bên hiểu rằng người bố sẽ có những cảm xúc và phản ứng khác với người mẹ vì họ ở các vai trò khác nhau. Đồng thời, hội viên Caritas cũng chỉ cho họ phương thế tạo ra những tương quan gắn bó, thương yêu nâng đỡ giữa cha mẹ với nhau; khuyến khích họ dành thời gian cho nhau, ăn uống, làm việc chung, nói chuyện và lắng nghe nhau (có thể cố gắng tìm những chủ để khác không liên quan đến khuyết tật); động viên họ cùng chia sẻ trách nhiệm để qua đó nhận ra nhu cầu và bận tâm của nhau. Cha mẹ cũng cần tâm sự với những đứa con khác vì chúng cũng cần được biết và chúng cũng bị tác động ít nhiều. Nếu cha mẹ cảm thấy khó nói với con cái hoặc không thể chịu được những phản ứng có thể có của trẻ thì họ có thể nhờ người thân nào đó mà trẻ tin cậy trao đổi với chúng. Cha mẹ có thể dạy cho các con chấp nhận và nâng đỡ người anh/em khuyết tật, biết thông cảm nếu họ phải dành thời gian nhiều hơn cho đứa con khuyết tật, phụ giúp cha mẹ trong công việc. Thêm vào đó, cha mẹ có thể trải lòng với những người thân quen như bạn thân, cha mẹ ruột của mình… để họ cùng chia sẻ gánh nặng tinh thần với mình. Giúp họ tìm sự trợ giúp từ những cha mẹ khác 24 giờ sau khi biết tin con mình bị khuyết tật, một người mẹ nhận được một câu thật ý nghĩa từ một người cha có con chậm phát triển trí tuệ: “Có lẽ hôm nay chị không thể nhận ra điều này nhưng chắc chắn một ngày nào đó trong đời chị sẽ khám phá ra rằng có một đứa con khuyết tật là một ân phúc.” Câu này đã khiến người mẹ thắc mắc đồng thời thắp lên một tia hy vọng cho chị. Chị tin ở tương lai, tin vào các chương trình hỗ trợ, các tài nguyên sẵn có và sự tiến triển của trẻ. Vì thế, hội viên Caritas tìm cách kết nối cha mẹ trẻ khuyết tật với những cha mẹ mạnh mẽ khác để họ được cung cấp thêm thông tin, được học biết cách và được hỗ trợ chăm sóc trẻ, được nâng đỡ tinh thần chống lại cảm giác đơn độc, căng thẳng. Hãy xin phép họ cho tên, số điện thoại để cho những nhóm hỗ trợ sẵn có Hướng họ đến những nguồn tài nguyên tích cực trong đời Một khi cha mẹ cảm thấy đau khổ, họ cần được hướng ra bên ngoài, gặp gỡ những người bằng xương bằng thịt thay vì ngồi gặm nhấm nỗi đau của mình. Đau khổ sẽ vơi bớt khi chia sớt thay vì tự cô lập mình.
  • 22. Một trong những nguồn sức mạnh và khôn ngoan phụ huynh có thể cậy dựa là linh mục hoặc nhà tham vấn. Hãy hướng họ đến nguồn này để được nâng đỡ. Một câu nói của những vị này có thể rất hiệu quả: “Mỗi sáng, ngay khi anh/ chị thức dậy, trước khi bắt đầu một ngày mới, hãy nhận ra tình trạng bất lực trước hoàn cảnh hiện tại của mình rồi trao cho Chúa và tin tưởng nơi Ngài.” Mặt khác, dù cha mẹ có yêu thương trẻ khuyết tật đến mức nào, dù trẻ hết sức cần đến họ, như mọi người khác, cha mẹ cũng cần nghỉ ngơi. Họ cần có thời gian cần thiết cho những hoạt động họ yêu thích. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tâm thần. Họ cũng cần thời gian bên nhau hay bên người thân mà không còn phải lo lắng trách nhiệm con cái. Thêm vào đó, những trẻ không khuyết tật trong gia đình cũng cần cha mẹ quan tâm cho chúng nữa. Hãy chuyển gửi họ đến các dịch vụ có sẵn trong cộng đồng như các trung tâm can thiệp sớm, các trường chuyên biệt hay hòa nhập, trung tâm phục hồi chức năng… Trẻ khuyết tật cần phát triển những tương quan xã hội để hình thành nhân cách và sống đúng phẩm giá của minh. Những tương quan xã hội này được lớn lên không chỉ trong môi trường gia đình nhưng còn nhờ những tương tác với người bên ngoài. Trẻ cần cơ hội để tham gia một cách toàn diện trong gia đình và trong đời sống cộng đồng. Đó là lý do tại sao cha mẹ cần tìm sự trợ giúp bên ngoài. Đó có thể là một trung tâm phục hồi chức năng, một trường học; hay thậm chí là một cá nhân tự nguyện. Cha mẹ có thể nói chuyện với cán bộ địa phương, ban hành giáo, trưởng hội hiền mẫu hoặc gia trưởng để biết được các nguồn lực bên trong và bên ngoài cộng đồng. Bạn bè, họ hàng, mạng lưới cha mẹ có con khuyết tật, các hội viên… đều có thể là nguồn trợ lực. Dạy họ sống giây phút hiện tại Lo lắng về tương lai có thể khiến cho cha mẹ sợ hãi. Hãy dạy họ sống với thực tại của ngày hôm nay, loại bỏ đi những câu hỏi không có câu trả lời như “chuyện gì sẽ xảy ra nếu, tương lai sẽ ra sao…” Vì lo lắng về tương lai chỉ làm suy giảm nội lực mà phụ huynh đang có, hãy hướng họ tập trung vào giây phút hiện tại trong thời điểm này, chấp nhận thực tại cuộc sống và chấp nhận rằng có những thứ có thể thay đổi nhưng cũng có những điều không thể thay đổi được, giúp họ dồn năng lượng vào những gì họ có thể thay đổi được và đặc biệt là cố gắng duy trì những sinh hoạt thường nhật Giúp họ học hiểu những thuật ngữ và tìm kiếm thông tin Nếu hội viên Caritas có kiến thức thì có thể giải nghĩa cặn kẽ các thuật ngữ chuyên môn cho cha mẹ. Nếu không vững về những thuật ngữ này, hội viên Caritas có thể khuyến khích cha mẹ đừng ngần ngại hỏi những nhà chuyên môn, những cha mẹ khác hoặc tìm kiếm, chọn lọc sách báo và các phương tiện truyền thông để hiểu cho rõ. Nhờ đó, họ hiểu rõ con mình hơn. Duy trì cái nhìn tích cực nơi họ Thái độ tích cực là một trong những công cụ giúp cha mẹ đương đầu với các vấn đề. Hội viên Caritas sẽ giúp cho cha mẹ nhận ra rằng luôn có mặt tích cực trong mọi khó khăn, rắc rối. Ví dụ một đứa trẻ bị Down là điều tiêu cực nhưng nó có sức khỏe tốt, không mắc chứng bệnh gì trong nhiều năm qua là điều rất tích cực. Việc duy trì cái nhìn tích cực nơi phụ huynh làm giảm đi những điều tiêu cực và làm cho cuộc sống dễ thở hơn.
  • 23. Dạy họ chăm sóc bản thân Trong thời điểm gặp căng thẳng, nhiều người không quan tâm gì đến sức khỏe của mình và điều này góp phần tạo nên tình trạng kiệt sức nơi họ. Hội viên Caritas sẽ phải dạy họ tự chăm sóc – tránh thương hại và xem bản thân như nạn nhân, không bỏ bữa nhưng ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, dành thời gian cho bản thân, học giảm stress, làm công việc mình ưa thích, tìm đến những người khác để được nâng đỡ tinh thần, được thấu cảm và tạo cơ hội cho họ chia sẻ sự thấu cảm với những người đồng cảnh ngộ. Hội viên Caritas có thể nói với họ rằng họ là linh hồn của gia đình. Chính họ chứ không phải ai khác sẽ phải đối phó với những vấn đề liên quan đến tình trạng khuyết tật của con mình – bác sĩ, các thành viên trong gia đình, sức khỏe và việc học tập của con họ, nấu nướng, chăm sóc cho con cái…, vì thế, họ cần phải tự chăm sóc cho bản thân để gia đình họ được khỏe mạnh Cùng họ tìm ra phương cách đối phó với người khác Cha mẹ có thể cảm thấy buồn tủi hoặc tức giận vì cách thức những người xung quanh phản ứng với họ hoặc con của họ. Những phản ứng không phù hợp đó chủ yếu là do người ta thiếu hiểu biết hoặc không biết dùng từ ngữ thế nào cho đúng mực. Hội viên Caritas sẽ ngồi xuống thảo luận với cha mẹ về những phản ứng, những cái nhìn chòng chọc, những câu hỏi chất vấn có thể xảy ra của những người xung quanh và cùng họ quyết định phương cách đương đầu với chúng Nhắc nhở rằng trẻ khuyết tật này là con của họ Hội viên Caritas giúp cha mẹ nhìn nhận rằng trẻ khuyết tật trước hết là “một đứa trẻ” nên cần được đối xử như những đứa trẻ khác. Cần chỉ ra những yếu tố bình thường và tích cực của trẻ bên cạnh tình trạng khuyết tật. Luôn kêu tên trẻ chứ không nói “Đứa con khuyết tật của anh/chị”. Bên cạnh đó, hội viên Caritas cần khẳng định rằng trước hết và trên hết, đứa bé này là con của họ. Nó có thể phát triển khác với những đứa trẻ khác nhưng điều này không làm cho nó bớt đi phẩm giá hay phần người và cũng không suy giảm nhu cầu được cha mẹ nó yêu thương, nuôi nấng. Hãy thúc đẩy họ yêu thương và đón nhận trẻ như một người con thực sự bằng một tình yêu vô điều kiện. Khuyến khích cha mẹ tạo mối dây ràng buộc với con bằng những cử chỉ như bồng ẵm, vuốt ve, mỉm cười, nói chuyện với trẻ và tôn trọng trẻ với nhân phẩm trọn vẹn Như những đứa con khác, trẻ khuyết tật cũng cần được biết thông tin về tình trạng khuyết tật, được hiểu lý do tại sao mình lại khác biệt so với người khác, tại sao lại cần những trang thiết bị đặc biệt. Cha mẹ cũng cần lựa dịp để trao đổi với trẻ về những vấn đề này và dạy cho trẻ những kỹ năng hữu ích như tự lên tiếng, xây dựng các mục tiêu cá nhân và đưa ra những quyết định cho cuộc sống của nó. Mặc dù trẻ khuyết tật không giống như những đứa trẻ khác nhưng chúng có quyền được hưởng cơ hội bình đẳng như mọi trẻ em – được nuôi dưỡng, đi học, vui chơi, tham gia xã hội, làm việc... để gia tăng mức độ trách nhiệm và mức độ độc lập. Trẻ khuyết tật có thể tự giúp bản thân hoặc những người khác bằng nhiều cách, bao gồm làm những công việc nhà. Cha mẹ cần được dạy: - Trẻ khuyết tật là người có khả năng => dám trao việc việc cho chúng, mong đợi và khuyến khích chúng hoàn thành để gia tăng niềm tự hào và năng lực của chúng
  • 24. - Không mong đợi hay động viên trẻ góp phần vào việc tự chăm sóc bản thân hoặc phụ những việc vặt là truyển đi một thông điệp rằng trẻ không có khả năng giúp gì cho ai mà thay vào đó là phụ thuộc vào người khác - Để trẻ làm cho bản thân những gì nó có thể làm - Không nuông chìu và xem nó như trẻ sơ sinh kẻo chúng thao túng mọi người - Trẻ không thể bước đi nếu cha mẹ cứ mãi “bồng bế” nó - Dĩ nhiên, tình trạng và mức độ khuyết tật có thể ảnh hưởng đến năng lực tham gia các công việc trong nhà của trẻ nhưng điều đó không có nghĩa là cha mẹ làm thay tất cả - Cần có óc thực tế, không mong đợi quá mức, không giao những gì không thể làm. Nếu mong đợi quá sức, trẻ có nguy cơ từ chối làm. Nếu mong đợi quá thấp, sẽ không khuyến khích được trẻ làm hết sức. Cha mẹ chính là người biết được công việc gì là vừa sức trẻ Các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Hội viên Caritas không phải là chuyên viên y tế, cũng không phải là giáo viên giáo dục đặc biệt hay nhà trị liệu tâm lý. Vậy đâu là những công việc họ có thể làm? Công tác giáo dục và dạy nghề: Hội viên Caritas có thể - Tìm hiểu những vấn đề học sinh KT có thể hoặc đang gặp phải để trở thành công cụ chuẩn bị môi trường học đường đón tiếp và giúp trẻ KT thích nghi - Nâng cao nhận thức cho giáo viên, cho gia đình của trẻkhuyết tật, dân cư địaphương nơi trẻ sinh sống về ích lợi của giáo dục hòa nhập - Đảm bảo việc xây dựng, thực hiện và theo dõi kế hoạch học tập của trẻ được thực hiện bằng cách phối hợp chặt chẽ với cha mẹ, giáo viên và các chuyên gia liên quan - Lôi kéo những học sinh không khuyết tật kết bạn và giúp đỡ trẻ khuyết tật - Vận động cho trẻ đến trường - Tư vấn cho trường tạo điều kiện thích hợp, tư vấn chính sách hỗ trợ trẻ khuyết tật - Đồng hành trẻ trong giai đoạn đầu giúp trẻ tìm ra biện pháp, cách thức vượt qua khó khăn, khủng hoảng có thể gặp phải - Tìm kiếm học bổng - ………. Công tác chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng thể chất: Hội viên Caritas có thể - Giáo dục phòng ngừa KT - Giúp cải thiện vệ sinh và dinh dưỡng - Nhắc nhở bà mẹ quan tâm đến việc Tiêm chủng và chăm sóc thai nhi - Phát hiện sớm, can thiệp sớm: nắm rõ tình trạng phát triển hiện tại của trẻ để sẵn sàng cung cấp thông tin về nguồn lực và các dịch vụ sẵn có cho gia đình, cùng gia đình xây dựng và thực hiện kế hoạch can thiệp - Giúp thích nghi sau khi xuất viện: tư vấn, giúp họ và gia đình xem xét bố trí lại nhà ở sao cho thuận tiện và an toàn; cho lời khuyên, thăm viếng, làm việc nhà, đi mua sắm, chăm sóc NKT trong một thời gian để dạy họ cách thích nghi với cuộc sống mới
  • 25. - Giảm giới hạn về chức năng: cung cấp các bài tập tăng khả năng hoặc các phương tiện giúp giảm giới hạn về chức năng cho NKT - Tư vấn và giới thiệu trung tâm chăm sóc người khuyết tật: nếu người khuyết tật gặp khó khăn khi sống tại nhà và muốn vào trung tâm, hội viên Caritas sẽ giúp người khuyết tật xem xét lại quyết định của mình, xem xét tình trạng tài chính, tư vấn và tìm chỗ cho họ - Dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp: hỗ trợ di chuyển, nhân viên cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp, chuyển gửi đến cơ quan thích hợp và sắp xếp để có hỗ trợ tài chánh cho những hạng mục đặc biệt - ……………… Công tác phục hồi chức năng xã hội Phục hồi nghề nghiệp: - Tư vấn: hướng dẫn NKT chọn nghề phù hơp, lập ra mục tiêu nghề nghiệp và vận động tìm việc, can thiệp khủng hoảng nghề nghiệp - Huấn nghệ: mở những khoá dạy nghề hoặc nối kết các cơ sở dạy nghề giới thiệu NKT đến học những nghề phù hợp với tình trạng sức khoẻ của họ. - Theo dõi, giám sát, đánh giá sau quá trình phục hồi: xem xét xem công việc có phù hợp với thân chủ không, đảm bảo cho NKT được hưởng lương và những chế độ xứng hợp, giúp NKT cải thiện hoặc chuyển đổi chỗ làm hoặc công việc nếu cần - Tập huấn những kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp như viết hồ sơ xin việc, phỏng vấn, giao tiếp trong nơi làm việc, giữ việc, chi tiêu, quản lý thời gian…. - Hỗ trợ tự doanh, sản xuất: pháp lý, thủ tục, phương thức sản xuất Giúp gia tăng tương quan xã hội: - Cung cấp các khoá đào tạo kĩ năng sống cho NKT - Tạo những cơ hội cho NKT đi ra ngoài giao lưu gặp gỡ và chuyện trò với người khác, tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao và các hoạt động khác để gia tăng tính tự lập - Cung cấp các phương tiện di chuyển và các phương tiện tiện ích - Phát triển mạng lưới NKT Công tác vận động và biện hộ - Tư vấn an sinh xã hội và hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ của nhà nước - Hướng dẫn người khuyết tật tiếp cận với các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội để được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội dành cho mình - Hướng dẫn gia đình và người khuyết tật nắm được những thủ tục cần thiết, cũng như những quyền cơ bản có liên quan - Chuyển gửi NKT đến các chuyên gia - Vận động và biện hộ nhân danh NKT - Tiếp cận và nghiên cứu thực tế đời sống NKT để đề ra các giải pháp, kiến nghị xóa bỏ rào cản và thay đổi nhận thức, thái độ của xã hội đối với NKT, tạo điều kiện cho NKT hòa nhập cộng đồng
  • 26. - Phổ biến pháp luật - Vận động NKT, gia đình và cộng đồng tham gia chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng - Làm việc với nhà nước và các ban ngành liên quan tạo ra những chính sách và luật lệ bảo vệ quyền công dân, chống phân biệt đối xử, gia tăng sự hòa nhập xã hội cho NKT - Nâng cao nhận thức của xã hội để có cái nhìn khác về NKT 4. Một số kỹ năng cơ bản để làm việc với NKT và gia đình KỸ NĂNG QUAN SÁT Khái niệm Trong giao tiếp “Hành động nói nhiều điều hơn ngôn từ”. 7% nội dung được thể hiện bằng lời, 93% nội dung được thể hiện bằng giao tiếp không lời (cử chỉ, chất giọng…). Như vậy quan sát là một kỹ năng rất cần thiết trong tham vấn. Quan sát là quá trình tri giác (bằng nhiều giác quan) có chủ đích nhằm xác định các đặc điểm của thân chủ qua những biểu hiện của hành động, cử chỉ, lời nói, sự tương tác… Nhạy bén trong quan sát là:  Khám phá ra những hành vi không lời và sử dụng hữu hiệu những gì quan sát được  Không bỏ sót, không chỉ thấy những gì chúng ta muốn thấy (sẽ phán đoán sai -> phạm sai lầm) Lợi ích của việc quan sát Kỹ năng quan sát tốt rất hữu dụng cho việc lắng nghe tích cực. Việc quan sát thân chủ có thể đem lại vô số các thông tin sâu sắc hơn những gì ta nghe được  Quan sát giúp đo lường và nhận định tâm trạng và tình cảm của đối tượng  Qua quan sát, ta có thể làm cho việc giao tiếp trở nên chính xác và hiệu quả hơn. Một cái mỉm cười, thay đổi vị trí, nhìn lén….. đều có ý nghĩa. Từ những dấu hiệu này, ta có thể suy đoán và tạo ra một môi trường thân thiện hơn cho thân chủ bộc lộ bản thân Quan sát cũng có thể giúp ta điều chỉnh lời nói, những hư từ như “À, Uh”, ngôn ngữ hình thể và hành vi của mình  Nhờ quan sát những phản ứng của thân chủ, ta có thể điều chỉnh biểu lộ của khuôn mặt sao cho phù hợp với nội dung, cảm xúc và tông giọng của thân chủ.  Bên cạnh đó, ta cũng phải hết sức ý thức những hành vi không lời kỳ quặc hoặc không phù hợp với những gì tham vấn viên nghe được (Vd có người cười khi đang nói hoặc nghe một chuyện buồn) Quan sát tốt cũng có thể giúp tham vấn viên cảnh tỉnh thân chủ để họ thay đổi hành vi và thái độ sao cho phù hợp hơn Những điểm cần quan sát Trong khi quan sát, ta để ý đến những đặc điểm sau:  Đặc điểm thể lý: cân năng, chiều cao  Phong thái của đối tượng: cởi mở hay khép kín
  • 27.  Dáng điệu - cách đứng, ngồi: cứng hay thoải mái  Sắc mặt: bình thường hay đang biểu hiên một trạng thái cảm xúc đặc biệt như buồn, sợ, vui, giận dữ, thất vong, bồn chồn…  Ánh mắt: nhìn thẳng, nhìn phía khác hay nhìn xuống, có vẻ lơ là, chú ý  Cử chỉ của tay chân, đầu: ít cử động, hay cử động nhiều, nhanh hay chậm  Vị trí của đối tượng: cao hơn, ngang tầm hay thấp hơn, khoảng cách xa, vừa hay quá gần  Phản ứng sinh lý tự động: thở gấp, thở dài, đỏ mặt, tái mặt, và sự giãn nở đồng tử  Diện mạo bên ngoài: cách ăn mặc, chải chuốt, trang sức KỸ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC Giới thiệu Rất hiếm người có thể thực sự tập trung vào người nói, dẹp qua một bên những bận tâm của mình, chấp nhận rằng người nói có thể không thích thú gì kinh nghiệm của mình. Họ là những người lắng nghe thiên tài Khác nhau giữa nghe và lắng nghe “Nghe” là tình huống âm thanh lọtvào lỗ tai và đem lại cho người nghe một ý nghĩa nào đó. Nó là một hành động của trí óc, khi ta bỗng nhiên bị “làm phiền” bởi một tiếng động nào đó trong không gian. “Lắng nghe” là chủ động tiếp nhận âm thanh và tìm hiểu ý nghĩa của nó. Lắng nghe có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó làm nên ý nghĩa của mọi mối quan hệ trong cuộc sống. Richard NelsonJohn (2005)1 cho rằng động từ “listen” – lắng nghe có thể được diễn giải bằng: L: looking at – nhìn vào người nói (nhưng không nhìn chòng chọc) Learning – khám phá từ những gì quan sát được (ngôn ngữ cơ thể và vẻ bên ngoài) I: Interested in – bày tỏ sự quan tâm đến người đang nói Involved – sẵn lòng để hết tâm trí vào những gì người kia đang nói S: sensing, sensitive, supporting, safe – cảm nhận cảm xúc của người nói, nhạy bén, nâng đỡ và giữ bí mật an toàn T: trusting – tin tưởng rằng người kia biết rõ những gì họ cần, và có khả năng tự quyết định, hy vọng rằng người đó sẽ tin tưởng tôi E: Enabling, empowering, empathizing – làm cho người đó có thể trở nên chính bản thân, tăng năng lực và thấu cảm N: not – không giải quyết vấn đề dùm, không cho lời khuyên, không đáp ứng nhu cầu bản thân tôi nhưng lắng nghe nhu cầu của người kia 1 Richard Nelson John. (2005). Practical Counseling and Helping Skills. London: Sage Publication
  • 28. Các cấp độ của lắng nghe Cấp độ 1: Lắng nghe ngôn từ Ở cấp độ này, người nghe tập trung vào việc tiếp nhận ngôn từ được đối phương phát ra. Tuy nhiên, tập trung hoàn toàn để lắng nghe trong vòng năm phút là điều không dễ. Những lời lẽ người nói nói ra gây ra một phản ứng nơi người nghe là điều không tránh khỏi. Những ý tưởng đó sẽ dội lại trong ta và tạo thành một chuỗi những suy nghĩ. Ta có thể không đồng ý và muốn đưa ra quan điểm. Bên cạnh đó, có những tiếng động xung quanh, thời tiết nóng bức, đói bụng hay khó chịu bực bội trong mình cũng cản trở việc tập trung lắng nghe ngôn từ Cấp độ 2: Nghe và đón nhận toàn bộ thông điệp Có một rào cản cản trợ khả năng lắng nghe cốt yếu này, đó là “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” Ví dụ khi ta phải lắng nghe một câu chuyện được kể nhiều lần rồi hay nghe một đồng nghiệp nói về công việc mà ta biết rành, ta có khuynh hướng “đóng tai lại”, “cắt cái rụp” rồi chuyển sang một vấn đề khác. Cũng vậy, thân chủ cũng có thể kể lể dài dòng những vấn đề mà ta đã quen thuộc với những “loại” thân chủ đó. Do đó nhiều khi ta không đón nhận vì “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” Để có thể nghe và đón nhận toàn bộ thông điệp, người lắng nghe cần phải:  Ý thức rằng đối với người nói, kinh nghiệm của họ là độc nhất  Đón nhận toàn bộ nội dung của thông điệp là biểu lộ sự không xét đoán  Không thể cho rằng những gì không quan trọng đối với ta thì cũng không quan trọng đối với người nói  Cần lắng nghe mọi điều với lòng tôn trọng Cấp độ 3: Không chỉ lắng nghe những gì được nói ra mà “nghe” cả cách thức nói Mức độ này đòi hỏi nhiều năng lượng và nỗ lực. Nghe được cảm xúc, nội dung và nhạy cảm với ý nghĩa được gọi là khả năng “lắng nghe bằng lỗ tai thứ ba”. Đây là kỹ năng bậc cao đáng được những tham vấn viên vận dụng vì nó cho thân chủ thấy rằng họ được lắng nghe và được thấu cảm. Một số chướng ngại cản trở lắng nghe mức độ 3:  Sự phân tâm/ chia trí: tiếng ồn, những chuyển động, mùi, chỗ ngồi không thoải mái, các yếu tố bên ngoài có thể cản trở tập trung  Nghe chập chờn: thông thường ta suy nghĩ nhanh gấp bốn lần nói. Kết quả là ta có khuynh hướng sử dụng ¾ thời gian cho suy nghĩ hơn là tập trung lắng nghe  “Ngoài tầm phủ sóng”: những thông điệp phức tạp làm cho ta khó hiểu và kết quả là ta “bưng tai” lai. Sau cùng, có thể ta không nhớ người kia nói gì  Bị sa lầy vào những sự kiện: trong khi cố gắng lắng nghe chính xác nội dung, ta có thể để vô đầu một số sự kiện nào đó nhưng sau đó thì để người nói đi qua những sự kiện khác mất và mình thì không theo kịp  Sử dụng giấy viết: để bảo đảm mình nắm được các sự kiện, ta thử viết ra giấy. Tuy nhiên, thông thường, không thể nắm bắt được mọi sự bằng cách viết ra như thế này. Hơn nữa, viết lách lúc này có thể làm cản trở tương quan giữa ta với thân chủ và ta không thể tiếp xúc bằng mắt cũng như quan sát được những ngôn ngữ không lời
  • 29.  Khuynh hướng “Tôi biết rồi”: sau một vài câu chúng ta có thể biết câu chuyện sắp tới sẽ là gì (vì trước đó có thể ta đã nghe câu chuyện rồi). Vì thế ta không thèm nghe nữa bởi vì ta nghĩ mình sẽ chẳng học được điều gì mới hết  Mơ màng: khi mệt mỏi, mắt ta đờ đẫn, đầu óc ta chạy đâu mất dù vẻ bên ngoài có vẻ đang chú tâm lắng nghe. Người nói sẽ nhận ra điều này và không muốn bộc lộ nữa  Khác biệt quan điểm / Khuynh hướng “Anh/chị sai rồi”: người nói có thể phủ nhận quan điểm, nền tảng lý thuyết của ta. Trong trường hợp như thế, thay vì lắng nghe, ta có thể bắt đầu lập kế hoạch điều chỉnh họ hoặc tệ hại hơn nữa, ta bắt đầu xét đoán, lên án họ  Vấn đề >< con người: ta có thể quá tập trung vào các chi tiết của một vấn đề (để làm sao giải quyết nó) mà không lắng nghe con người đang nói và như vậy ta không nắm được những gì người ấy cảm nhận Một số điều cần lưu ý để có thể lắng nghe chủ động và tích cực Để nghe đầy đủ và chính xác  Nhìn vào người đang nói chuyện  Giữ thinh lặng (bên trong và bên ngoài) trong khi đang nghe  Loại bỏ những yếu tố làm mất tập trung: điện thoại, người cản trở Để tạo điều kiện cho người đối thoại cảm thấy thoải mái và muốn nói  Chuẩn bị không gian mát mẻ, yên tĩnh, riêng tư; chỗ ngồi  Chứng tỏ đang nghe bằng cách nhìn thẳng vào người đối thoại, nghiêng người về phía trước gật đầu khi cần  Đáp ứng với câu nói của người khác bằng tiếng đệm, bằng nét mặt và những cử chỉ không lời khác  Bày tỏ sự kiên nhẫn, không ngắt lời, đợi cho thân chủ nói hết ý rồi mới trả lời Để thể hiện sự đồng cảm với người nói  Kìm chế những cảm giác tiêu cực như chán nghe, cho là không quan trọng để nghe….  Không phán xét tức thời những gì người khác đang nói  Đặt câu hỏi làm rõ hơn ý của người khác Để tự lượng giá kỹ năng lắng nghe  Tôi đã lắng nghe như thế nào?  Trong lúc nghe, những gì đang xảy ra trong tôi (phán đoán, liên tưởng, tìm câu trả lời…)?  Tôi đã phân tâm lúc nào, đoạn nào trong khi nghe? Và tôi đã làm gì để giới hạn sự phân tâm đó?  Tôi có nắm được chủ đề, nội dung chính / trọng tâm của thông điệp?  Tôi có phân biệt được hành vi hoặc tâm tình, suy nghĩ của thân chủ? Nghe sao cho người ta nói Nói sao cho người ta nghe
  • 30. KỸ NĂNG PHẢN HỒI Phản hồi không phải là lập lại như con vẹt. Phản hồi là cách tham vấn viên diễn đạt lại bằng từ ngữ của mình về những gì thân chủ đã nói, đã cảm nhận. Vai trò của phản hồi Phản hồi có những ích lợi sau:  Để thân chủ cảm thấy được lắng nghe và được hiểu, được khích lệ, được tôn trọng; từ đó cởi mở, sẵn sàng chia sẻ hết để được giải tỏa  Rút gọn và làm rõ nghĩa những điều thân chủ muốn nói, làm nổi bật ý chính để cả hai bên cùng hiểu vấn đề rõ hơn  Khiến cho tham vấn viên biết chắc chắn điều mình hiểu là chính xác hay không. Nếu chưa chính xác, thân chủ có thể điều chỉnh lại  Tạo cơ hội cho thân chủ chia sẻ chi tiết hơn và đúng hướng hơn điều họ muốn nói (đi sâu vào câu chuyện theo hướng nhà tư vấn muốn tìm hiểu)  Giúp thân chủ nghe lại và ý thức rõ hơn về những điều họ vừa nói, đồng thời sẽ nảy sinh ý thức trách nhiệm với lời nói của mình  Giúp đôi bên kiểm soát nhịp độ và thời gian của một buổi tham vấn: Giúp những thân chủ nói quá nhiều đừng lặp lại những điều đã nói, nhờ đó đẩy nhanh cuộc đối thoại Một số phương pháp phản hồi Phản hồi nội dung Phản hồi nội dung là trình bày lại những ý chính đã nghe bằng một vài từ ngắn gọn theo cách hiểu của mình để thân chủ có cơ hội kiểm tra xem những thông điệp có được hiểu đúng không, có cần đính chính, bổ sung hoặc giải thích cho rõ hơn không. Phản hồi nội dung tốt có thể giúp thân chủ cảm thấy rõ ràng hơn về những gì họ đang cố gắng bày tỏ. Nó cũng có thể giúp cho những người có suy nghĩ nhanh hay những suy nghĩ rối loạn chậm lại. Với tư cách là người nghe, nó giúp ta đồng hành với người nói. Nói lại ý chính của một câu nói bằng từ ngữ riêng của mình không phải là chuyện dễ dàng. Nó đòi hỏi phải luyện tập nhiều. Làm như thế nào? Lời dẫn + những từ trọng tâm mà thân chủ đã nói + nội dung chính mà thân chủ đã nói (bằng từ ngữ của mình) + Kiểm tra xem mình hiểu có đúng không Một số lời dẫn có thể sử dụng:  Dường như là…  Có vẻ như em đang ….  Hình như….  Như vậy, em muốn nói rằng…. Phản hồi cảm xúc Phản hồi cảm xúc là khả năng nhận và phát lại các nội dung cảm xúc thay vì nội dung sự kiện. Phản hồi cảm xúc tốt là cơ sở tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau từ đó dẫn tới sự hợp tác trong tiến trình tham vấn. Kỹ năng này liên quan chặt chẽ đến sự thấu cảm. Bằng
  • 31. cách cho thân chủ biết rằng mình nghe cả những cảm xúc của thân chủ, tham vấn viên cho thấy rằng mình thật sự đang cố gắng hiểu những cảm xúc của người nói.  Để có thể phản hồi cảm xúc, tham vấn viên không chỉ nghe những cảm xúc được thân chủ nói ra mà còn phải  Quan sát những cử động nơi thân thể và khuôn mặt của thân chủ; cung giọng, âm sắc, tốc độ nói của người đó  Diễn dịch, gọi tên các loại cảm xúc, tình cảm mà thân chủ đã bộc lộ  Dùng lời lẽ của mình nói lại với thân chủ những cảm xúc mà họ đã thể hiện trong tham vấn Muốn phản hồi cảm xúc, ta không chỉ cần nghe mà còn cần phải nhớ và có một vốn từ vựng phong phú để chúng ta có thể nói lại mà không làm thay đổi ý nghĩa câu nói của người kia Một số từ ngữ có thể dùng để diễn tả các loại cảm xúc:  Buồn (xuống tinh thần, thất vọng, đau lòng, tủi thân, nản lòng, chán nản…)  Vui (hứng khởi, hân hoan, thích thú, hạnh phúc, vui thích, thoải mái …)  Giận (bực mình, tức giận, giận dữ, hận, thù, giận ghét, bất bình…)  Lo âu, sợ (lo lắng, hoảng hốt, sợ hãi, khiếp đảm, hoang mang, bất an…)  Dằn vặt (giày vò, ám ảnh, mặc cảm tội lỗi…)  Tổn thương và mất mát (đau, bị xúc phạm, thất bại, thua….) Làm như thế nào? Lời dẫn + những từ ngữ nói về cảm xúc của thân chủ + Kiểm tra sự chính xác Vài lời dẫn gợi ý  Trông anh/chị có vẻ như đang cảm thấy…  Chắc lúc đó anh/chị cảm thấy…  Cảm xúc của anh/chị lúc này là…  Tôi cảm nhận anh/chị đang…  Nét mặt/Cử chỉ/Ánh mắt của anh/chị cho thấy hình như anh/chị đang… Phản hồi nội dung và cảm xúc Phản hồi cả nội dung và cảm xúc rất hữu ích khi sử dụng song song với nhau vì nó cho phép người nói biết rằng cả nội dung và cảm xúc của họ được người kia lắng nghe. Phản hồi phản chiếu Tham vấn viên giữ vai trò như một tấm gương “phản chiếu lại” những gì thân chủ đã nói bằng cách nhắc lại nguyên văn lời của họ. Phương pháp này giúp cho thân chủ nhận thức lại vấn đề mình đang nói. Tuy nhiên, tham vấn viên không nên lạm dụng kiểu phản hồi này vì sẽ khiến cho thân chủ có cảm thấy khó chịu vì như bị nhại lại những gì mình đã nói Những điều nên và không nên làm khi phản hồi Nên  Thận trọng cân nhắc khi phản hồi để tránh phản hồi sai và phải rơi vào hoàn cảnh lúng túng  Ở vị trí trung lập: không chê bai, xét đoán, hoặc tâng bốc qua đáng
  • 32.  Phản hồi với thông tin cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng và đúng lúc: Không làm cho thân chủ thêm rối vì những câu phản hồi dài dòng, tối nghĩa; không vội hoặc để quá lâu mới phản hồi mà biết lựa thời điểm phù hợp  Sử dụng các từ và cụm từ mang tính giả định: “phải chăng”, “dường như”, “có phải là” thay vì đưa ra những câu phản hồi mang tính xác quyết và chủ quan  Xem xét những phản ứng của thân chủ khi lắng nghe phản hồi để biết phải làm gì sau đó Không nên  Chỉ trích, đùa cợt cá nhân người nhận phản hồi hoặc nói cho bõ tức  Cường điệu quá mức sự thật  Lặp lại một cách máy móc như vẹt  Phán xét, đánh giá  Nêu quá nhiều ý kiến  Moi lại những việc xảy ra đã quá lâu KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI Tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi Kỹ năng đặt câu hỏi là một kỹ năng rất quan trọng trong tham vấn. Nó đem lại những lợi ích sau đây:  Giúp đôi bên có thể bắt đầu câu chuyện  Giúp tham vấn viên thu thập thông tin liên quan đến: (a) cái nhìn tổng quát về vấn đề, (b) những sự kiện then chốt của vấn đề, (c) cảm xúc của thân chủ truớc vần đề, (d) nguyên nhân dẫn đến vấn đề (e) những điểm mạnh/yếu của thân chủ  Khích lệ thân chủ nói hoặc làm thân chủ nói ít lại về những đề tài không nên triển khai  Giúp cho thân chủ cảm nhận được sự quan tâm của nhà tham vấn đối với vấn đề của mình từ đó họ có thể phòng vệ hay chia sẻ  Giúp nhà tham vấn hướng thân chủ về đề tài nhất định, tránh lạc đường  Giúp đôi bên kiểm soát được diễn tiến của buổi tham vấn Các dạng câu hỏi thường sử dụng trong tham vấn Câu hỏi đóng Với câu hỏi loại này, người được hỏi chỉ có thể trả lời có/không, rồi/chưa, đúng /sai… Câu hỏi loại này cho ta rất ít thông tin. Vì vậy nó được gọi là câu hỏi đóng. Nhược điểm lớn nhất của câu hỏi đóng là nó có khuynh hướng kềm hãm cuộc đối thoại và đôi khi làm cho thân chủ thấy rằng tham vấn viên kiếm soát tình hình và vì thế họ có thể tỏ ra không bằng lòng hay bực bội Tuy nhiên, ta có thể sử dụng câu hỏi đóng để:  Khơi gợi sự kiện khi người nói có vẻ bối rối hay lúng túng hay ngần ngại chưa dám nói. Vd: em có đi học không?  Khép lại một đề tài không có tính xây dựng hoặc không có ích cho tiến trình tư vấn
  • 33.  Giúp xoáy vào trọng tâm và tập trung thu thập thông tin ở một vấn đề cụ thể nào đó. “Còn vấn đề gì khác nữa không ?” Câu hỏi mở Câu hỏi loại này mở ngỏ cho nhiều câu trả lời và cung cấp nhiều thông tin hơn Người được hỏi có thể nói nhiều hơn. Các câu hỏi có chữ: ai? Gì? Như thế nào? Bằng cách nào? Bao lâu? ở đâu? Khi nào? đều là những câu hỏi mở Câu hỏi mở dùng để:  Khơi gợi cảm xúc và cho phép người nói có cảm giác rằng mình kiểm soát tình hình hơn  Khích lệ chia sẻ tối đa, tự do và cởi mở hơn Ưu điểm của câu hỏi mở là làm cho người nói tiếp tục nói. Nhưng nếu liên tục hỏi hết câu này đến câu kia thì làm cho thân chủ có cảm tưởng như bị hỏi cung vậy Câu hỏi gợi ý Đây là loại câu hỏi người hỏi đưa ra gợi ý cho người được hỏi. Loại câu hỏi có gợi ý có thể làm cho người trả lời không nói sự thật Vd: Cứ chần chừ mãi sẽ làm cho bệnh tình nặng thêm. Vậy chị thấy sao? Câu hỏi phức Câu hỏi phức thường có từ “hoặc/hay” (vd ông cảm thấy buồn hay ông đã cảm thấy thanh thản?). Đặt câu hỏi phức có thể bị cho là thiếu tôn trọng thân chủ. Thân chủ có thể nghĩ “tham vấn viên đang nghĩ mình không có khả năng trả lời”. Vì thế, cần suy nghĩ kỹ trước khi đặt câu hỏi phức. Tốt hơn hết là nên tránh vì chúng làm cho người nói rối mà không biết nên trả lời cái gì. Câu hỏi “tại sao” Mặc dù “tại sao”được xem là câu hỏi mở, nhưng dùng câu hỏi “tại sao” thường không đem lại nhiều hiệu quả. “Tại sao” này có thể dẫn đến những “tại sao” khác (giống trẻ con thường hay hỏi “tại sao”). Đôi khi thân chủ sẽ cảm thấy như mình bị “bắt bí” dù mình đâu biết lý do tại sao. Vd: “Tại sao cha mẹ lại nghĩ rằng cháu điên khùng?”. Câu hỏi này không trả lời được vì chỉ có ba mẹ mới biết câu trả lời là gì! Cần:  hạn chế dùng câu hỏi đóng vì nó cho chúng ta biết rất ít về người đang nói chuyện với ta  nên dùng nhiều câu hỏi mở vì khi dùng loại câu hỏi này, ta dễ dàng biết được người đang đối thoại có suy nghĩ gì và sẽ hành động như thế nào. Câu hỏi mở tạo điều kiện cho đối tượng chia sẻ thoải mái  không nên dùng câu hỏi gợi ý vì nó dễ cho những câu trả lời không thật
  • 34. Một số vấn đề có thể nảy sinh khi đặt câu hỏi Việc đặt câu hỏi có thể động viên người nói. Tuy nhiên, nếu sử dụng sơ ý thì nó có thể đem lại hậu quả xấu.  Đặt quá nhiều câu hỏi: có thể khiến thân chủ tự vệ  Câu hỏi dưới dạng câu nói: áp đặt quan điểm lên thân chủ  Câu hỏi không thích hợp với văn hóa: có thể tạo bực dọc nơi thân chủ  Câu hỏi tại sao: thân chủ có thể cảm thấy bị vặn hỏi, tra hỏi và sẽ bất hợp tác Vì thế, tham vấn viên hãy tạo thói quen kiểm tra trước khi hỏi bằng những câu hỏi sau:  Tại sao mình định hỏi câu này?  Mình có thật sự cần biết không?  Nó giúp gì cho người kia?