SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 149
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Tựa
Diệu lý của chư Phật không liên quan gì đến văn tự, người góp
nhặt chỉ ước mong sau khi đọc xong những mẫu truyện ngắn góp
nhặt trong Nhặt Tuệ (II) này, người đọc sẽ tìm được hương vị của
Đạo mà nhoẻn miệng mỉm cười. Như Ni sư Vô Tận Tạng đời
Đường, ngửi hương vị của hoa mai mà biết được mùa Xuân1
:
“Ngày đêm tìm Xuân chẳng thấy Xuân,
Giầy cỏ giẫm nát đỉnh mây ngàn.
Quay về chợt ngửi mùi mai nở,
Xuân ở đầu cành đã mười phần”
Vô Tri kính cẩn
Quý Thu năm Tân mão 2011
Gainesville, Virginia, Hoa Kỳ
1
Chung nhật tầm xuân bất kiến xuân 終日尋春不見春
Mang hài đáp phá lãnh đầu vân 芒鞋踏破嶺頭雲
Quy lai ngẫu bả mai hoa xú 歸來偶把梅花嗅
Xuân tại chi đầu dĩ thập phân 春在枝頭已十分
- -2
Du Hý Tam Muội Của Tế Công Hoạt Phật
Chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, nơi Tế Công Hoạt Phật
xuất gia có một ngôi điện riêng để thờ ngài. Đó là Tế
Công Điện. Khi bước vào điện Tế Công, du khách có thể
nhìn thấy tấm biển lớn khắc lên bốn chữ “Du Hý Thần
Thông” treo trước cửa. Ngài là một vị La-hán xuống
phàm dùng Du hý tam muội để cứu nhân độ thế.
Đọc truyện Tế Công, mọi người đều có cảm tưởng
Tế Công là một người tu hành không giữ giới, vì ngài
thích uống rượu và ăn thịt chó. Nhưng có mấy ai biết
được Tế Công là một thánh tăng đã chứng đạo, chẳng
qua vì thời buổi đó ngài thị hiển thần thông, giả khùng
giả điên để che mắt thiên hạ mà thôi. Người tu không
giữ giới thường hay lấy câu: “Rượu thịt qua đường ruột,
Phật ngồi ở trong tâm”, trong truyện Tế Công để tự bào
chữa cho mình, cho rằng tu hành không nhất định phải
trì giới, vì Tế Công có trì giới đâu mà cũng là hoạt Phật.
Những người nghĩ như vậy là điên đảo nhân quả, biến
quả thành nhân. Khi chứng được quả rồi mới có thể hiện
thần thông được. Nhưng thử hỏi xưa nay có mấy người
đạt được cảnh giới Du hý tam muội như Tế Công Hoạt
Phật. Trong truyện, ngài thường thị hiển thần thông để
cứu người. Bình rượu của ngài đang uống người khác
ngửi thì thật là thơm tho, nhưng bình rượu chuyển sang
cho người khác uống thì lại là mùi nước tiểu. Ngài ăn
xong thịt chim, khi khạc ra thì con chim sống lại và biết
bay...
Những ai có thần thông như Tế Công Hoạt Phật
thì có thể ăn thịt và uống rượu, trái lại thì hãy ngoan
ngoãn giữ giới, vì đó là giới căn bản của người tu hành.
Trong truyện Tế Công, ngoài hai câu “Rượu thịt qua
- -3
đường ruột, Phật ngồi ở trong tâm” ra còn thêm hai
câu sau là: “Thế nhân nếu học ta, Bỏ Phật đi theo ma”.
Nếu chỉ dẩn chứng hai câu trước mà bỏ sót hai câu sau
thì đúng là bỏ Phật đi theo ma vậy.
 Vua Lương Võ Đế là vị vua háo Phật pháp, theo ngài
Chí Công học đạo và phong ngài làm quốc sư. Vợ vua
Lương Võ Đế là Hy thị, vì không thích ngài Chí Công
nên theo hòa thượng Vân Công, một hòa thượng tu hành
ăn thịt uống rượu mà không giữ giới. Một lần Chí Công
nói với hòa thượng Vân Công rằng: - Người tu hành lấy
hai chữ từ bi làm gốc, tại sao hòa thượng lại lại ăn thịt?
Vân Công đáp: - Ta ăn mà chẳng ăn2
.
Chí Công nói: - Bần tăng sợ sau này hòa thượng làm mà
chẳng làm.
Sau khi hòa thượng Vân Công tịch, đầu thai làm kiếp
trâu. Một khoảng thời gian sau, Lương Võ Đế vì nhớ hòa
thượng Vân Công, mới hỏi ngái Chí Công: - Chẳng biết
Hòa thượng Vân Công lúc này ở cõi trời nào?
Chí Công đáp: - Hòa thượng Vân Công đã đầu thai làm
kiếp trâu ở một làng cách kinh thành không xa.
Lương Võ Đế không tin: - Người tu hành làm sao có thể
đi vào con đường súc đạo được.
Ngài Chí Công biết Lương Võ Đế không tin, mới nói
rằng: - Nếu bê hạ không tin thì hãy đi theo thần ra ngoài
đồng để xem cho biết.
Hai người đi ra ngoài kinh thành, đến một cánh đồng
thấy một con trâu đang ăn cỏ.
Chí Công chỉ vào con trâu nói với Lương Võ Đế:
- Thưa bệ hạ, con trâu này chính là hòa thượng Vân
2
Ý nói là miệng tuy ăn nhưng lòng không chắp là có ăn.
- -4
Công đầu thai đấy.
Vừa nói xong Chí Công tiến gần con trâu nói rằng: -
Sinh thời hòa thượng ăn thịt, “ăn mà không ăn”, bây giờ
hòa thượng làm trâu rồi thì “làm mà không làm vậy”,
Con trâu chảy nước mắt quỳ trước mặt Chí Công, như
tỏ lòng sám hối.
 Thời kỳ tiền Thanh ở huyện Tùng Tư có một thị trấn
Diệm Hồ, dân cư đông đúc, có một ngôi chùa Tuệ
Quang. Vị sư trụ trì là Thiền sư Ngộ Luân. Thiền sư xem
ra rất bình dân chẳng khác gì một nông phu quê mùa.
Sư không bao giờ giảng kinh thuyết pháp, nhưng sư
thường ngồi trên giường nhập định, ít khi ra khỏi chùa,
đôi khi điên điên khùng khùng nói lên những lời mà
người thường không ai nghe hiểu, nhưng mọi người đều
rất kính trọng sư.
Một hôm Sư đang thiền định, đột nhiên mở mắt ra nói: -
“Tội nghiệp! Tội nghiệp!” Sư lật đật đứng dậy đi lấy tiền
và gọi một chú tiểu đi theo ra chợ.
Sư tìm đến một hàng bán thịt heo. Nhìn nửa con heo
đang treo lủng lẳng trên gía, đã hai ngày rồi mà vẫn
không có người mua. Chủ hàng thịt thấy một hòa
thượng nhìn thịt heo với vẻ thèm thuồng, ngạc nhiên hỏi:
- Thầy ăn chay giữ giới lâu năm sao hôm nay lại đến đây
mua thịt vậy?
Sư đáp: - Gần đây tham thiền ngộ được câu “Rượu thịt
qua đường ruột, Phật giữ ở trong tâm”. Cho nên nghĩ lại
ăn chay giữ giới làm chi để cho phiền.
Sư hỏi: - Sao nửa con heo này không ai mua vậy?
Chủ hàng: - Heo này gầy, thịt xấu xương nhiều nên đã
hai ngày rồi mà chẳng ai mua. Nếu thầy muốn mua thì
tôi tính một nửa giá thôi, xem như nửa bán nửa tặng.
- -5
Sau này thầy nhớ quay lại nhé!
Sư trả tiền xong rồi dặn chú tiểu mang thịt về chùa và
reo lên rằng:- Bần tăng hôm nay phá giới, tiện bề cũng
đại qúy vị một chầu, ai muốn nhậu thì đi theo bần tăng
đến chùa.
Sư cố ý đi rảo quanh chợ để thu hút nhiều người đi theo,
trong đó có lý trưởng Bảo Chính trong làng. Nhiều
người thấy nhà sư mua thịt nên đều hiếu kỳ đi theo sư
đến chùa. Sư nói thêm:- Có thịt cũng phải có rượu. Nói
xong lại sai chú tiểu đi mua rượu.
Khi đến chùa rồi Sư tiếp đãi mọi người rất niềm nở đồng
thời cho người đến nhà bếp làm thịt nửa con heo. Sư dặn
đầu bếp: “Thịt phải bằm một ngàn dao xong mới có thể
cho vào nồi nấu”.
Sư trong chùa thấy lạ nhưng vẫn làm theo lời Sư dặn.
Khi thịt đã làm xong, Sư sai người dọn lên bàn, cả thảy
có trên trăm người đến dự. Khi mọi người ngồi lên bàn
ăn rồi, Sư nói trước mặt mọi người: - Hôm nay bần tăng
thèm ăn mặn nên đi chợ mua rượu thịt, nay nghĩ lại ăn
chay cả đời rồi đột nhiên quay trở lại ăn mặn, sợ đường
ruột không thích ứng mà sinh bệnh cho nên không ăn.
Qúy vị đã đến đây rồi thì hãy giúp bần tăng ăn hết
những món này đi, không thể để dư một miếng nào cả.
Mọi người nghe hoà-thượng nói như vậy bèn phì cười:
Thì ra Hòa-thượng muốn đãi chúng ta ăn tiệc mới gạt ta
đến đây. Chẳng biết còn có chuyện gì khác nữa không?.
Với bữa tiệc thịnh soạn, mọi người đều ăn uống thỏa
thích. Sư thấy rượu thịt đều đã sạch rồi mới vỗ tay vừa
cười vừa nói trước mọi người:
“Lý Nhi Lang! Lý Nhi Lang! Ngàn dao nợ nghiệp đã trả
xong, Mẹ hiền vì ngươi mà chịu khổ, Hãy mau chào đời
làm kiếp người”.
- -6
Mọi người chẳng hiểu gì cả. Sư nói với lý trưởng Bảo
Chính: Qúy vị hãy đến nhà của Lý Đại ở làng kế thì sẽ
biết nguyên do. Vợ của Lý Đại đẻ đã hai ngày rồi mà
đứa bé trong bụng vẫn chưa chiụ ra. Bây giờ thì mẹ tròn
con vuông rồi. Hãy đến nhà họ Lý để chúc mừng đi. Đứa
bé nhà họ Lý là con heo đến đầu thai, vì kiếp trước sát
nghiệp nặng nên phải chiụ 1000 dao và thịt bị người ăn
hết để trả nghiệp cũ mới chào đời được.
Mọi người tìm đến nhà của Lý Đại, qủa nhiên thấy đứa
bé mới chào đời đang khóc oa oa.
 Đã chân tu thì phải giữ giới. Thiền sư Ngộ Luân dùng
phương tiện độ thế cứu người nhưng vẫn không dám
phá giới.
Có người hỏi thiền sư Bá Trượng:- Giết trâu có tội
chăng? Sư đáp:- Không có tội.
Hỏi: - Tại sao không có tội?
Sư: - Vì giết một trả một.
 Chẳng phải là không có tội vì nợ trả xong rồi thì hết.
- -7
Một câu chuyện của ngài Cưu Ma La Thập3
Khi ngài Cưu Ma La Thập được vua Diêu Tần là
Diêu Hưng tôn làm quốc sư. Diêu Hưng mến tài của ngài
nên nói với ngài rằng: “Một người thông minh dĩnh ngộ
như quốc sư, trong thiên hạ không thể có người thứ hai,
khi quốc sư mất rồi thì pháp chủng sẽ bị đoạn tuyệt”.
Cho nên Diêu Hưng tặng 10 cô kỹ nữ cho ngài và ép ngài
lấy mấy cô kỹ nữ đó.
Cưu Ma La Thập vì muốn độ hóa dân Diêu Tần, trong
trường hợp bất đắc dĩ này ngài lấy vợ. Đệ tử của ngài có
nhiều người thấy thầy mình có gia đình thì cũng động
lòng phàm, muốn lấy vợ. Ngài hiểu rõ việc này, bèn lấy
một bó kim bỏ vào bình bát nói trước mặt chúng đệ tử:
Người nào làm được như ta ăn hết bó kim này như ta thì
3
Pháp sư Cưu Ma La Thập gốc người Ấn Độ sinh ra trong thời
Diêu Tần tức khoảng 400 năm sau Tây lịch và gần 1000 năm sau
khi Đức Phật nhập diệt. Ngài là người trí tuệ vô song, làu thông
tam tạng kinh điển nên được gọi là Tam Tạng Pháp Sư.Trong hơn
10 năm ở Tràng An, ngài dịch 72 tác phẩm Phật Giáo từ tiếng Phạn
sang tiếng Trung Hoa. Năm 413, ngài tịch, thọ 69 tuổi. Trước khi
lâm chung, ngài cho mời tăng chúng đến dặn rằng:
- Sau khi ta mệnh chung, hãy đem nhục thể của ta hỏa thiêu. Nếu
quả thực các kinh điển do ta phiên dịch không có điều gì sai lầm thì
lưỡi của ta không bị hoại. Còn như nếu là sai với tâm ý của Phật thì
lưỡi của ta tất bị thiêu hóa.
Sau khi lửa tàn, thi thể cháy hết mà lưỡi của Pháp sư vẫn giữ màu
hồng tươi như khi còn sống. Xem như vậy mới biết rằng tất cả các
kinh do ngài Cưu Ma La Thập phiên dịch hoàn toàn không sai lạc,
thật đúng với tâm ý của Phật.
- -8
có thể lấy vợ. Nói xong ngài bèn ăn hết bó kim như ăn
mì vậy. Chúng đệ tử thấy vậy cảm thấy hổ thẹn, không
ai dám nghĩ đến chuyện lấy vợ nữa.
ooOoo
Sự hóa thân của Phật Di Lặc
Đức Di Lặc là một vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp4
để nối ngôi Phật Thích Ca, ra đời mà giáo hóa chúng
sanh.Hiện nay ngài còn ở trên cung trời Đâu Suất,
thường hay hóa thân trong mười phương thế giới mà
thuyết pháp độ sanh. Lịch sử Phật học ghi chép, ngài đã
từng hóa thân làm Phó Đại Sĩ vào thời Lương, và hóa
thân làm hòa thượng Bố Đại vào thời hậu Lương.
1) Phó Đại Sĩ
Phó Đại Sĩ tên là Hấp, người đời Nam Bắc Triều,
sinh vào năm 497. Thuở nhỏ không được đi học, thường
theo người hàng xóm đi bắt cá. Mỗi khi bắt được cá đều
bỏ vào nơm tre để dưới sông và nói rằng: “Muốn đi thì
đi, không muốn đi thì ở lại”. Người cho là khùng. Năm
16 tuổi lấy vợ họ Lưu tên Diệu Quang, sinh hai người
con trai là Phổ Kiến và Phổ Thành.
Vào năm 24 tuổi, một vị tăng Ấn Độ tên Lan Đầu Đà đến
thăm Ngài, nói: “Ta cùng huynh đã ở nơi Tì Bà Thi Phật
lập nguyện xuống phàm độ hóa chúng sanh, huynh còn
nhớ chăng? Nay y bát của huynh còn để ở Thiên Cung,
Nay tôi muốn hỏi huynh chừng nào mới trở về trên”.
4
Bốn vị Phật trong Hiền kiếp đã ra đời: 1. Đức Cấu Lưu Tôn, 2. Đức
Câu Na Hàm, 3. Đức Ca Diếp, 4. Đức Thích Ca Mâu Ni.
- -9
Ngài im lặng chẳng nói một lời.
Vị tăng lại nói tiếp: “Huynh thử đến bờ sông soi mình
thử xem!”
Ngài bèn đến mé sông soi mình: Thấy bảo cái trên đầu
sáng chói, mới nghĩ lại mình là Phật Di-Lặc trên Trời
xuống phàm. Khi ngài biết được nhân duyên của mình
mới hỏi Lan Đầu Đà: Ta phải đến chỗ nào để tu hành?
Lan Đầu Đả chỉ lên đỉnh núi của núi Tùng Sơn nói: Có
thể đến chỗ đó.
Đỉnh núi Tùng Sơn quanh năm có mây vây tụ, nên cũng
gọi là Hoàng Vân Sơn. Chùa Song Lâm sau này được
xây tại núi này. Ngài Từ đó bỏ nghề chài cá cùng vợ con
canh tác và tu tại núi này.
Khổ tu bảy năm, một hôm trong lúc đại định, Ngài nhìn
thấy ba vị Phật, Phật Thích Ca, Phật Kim Túc, Phật
Định Quang đồng thời tỏa háo quang phóng vào thân
của Ngài. Ngài chứng được cảnh giới Lăng Gìa Tam
Muội. Tự xưng là Thiện-Tuệ Đại Sĩ, người đương thời
xưng Ngài là Phó Đại Sĩ. Tháng 12 hai năm 534, Phó Đại
Sĩ lần đầu tiên đến Kim Lăng được Lương Võ Đế tiếp
kiến, hai người đàm đạo rất là khế cơ. Vào năm 540 ngài
kiến nghị Lương Võ Đế xây chùa Song Lâm và được Võ
Đế đồng ý.
Một hôm Lương Võ Đế đến Điện Trùng Linh giảng Kinh
Tam Tuệ Bát Nhã cho đại chúng nghe, đặc biệt mời Phó
Đại Sĩ đến dự. Khi Võ Đế lên đài thuyết pháp, tất cả mọi
người đều đứng dậy đảnh lễ, chỉ có Phó Đại Sĩ vẫn ngồi.
Quan đại phu Lưu Trung Thừa hỏi tại sao ngài không
đứng dậy. Ngài trả lời: “Pháp địa nhất động, nhất thiết
bất an”.
Vào năm Đại đồng ngũ niên, Phó Đại Sĩ lại đến kinh
thành, Võ Đế mời ngài giảng kinh Kim Cang, Khi lên
- -10
pháp tòa ngài chẳng nói một câu nào. Im lặng một lúc,
Ngài lấy cây thước gỗ đập lên bàn rồi đi xuống. Võ Đế
nhìn chẳng hiểu gì cả.
Lúc này thiền sư Chí Công hỏi Lương Võ Đế: “Bệ hạ
hiểu chăng”?
Võ Đế đáp: “Không hiểu”.
Thiền sư Chí Công:“Đại Sĩ đã giảng xong kinh Kim
Cang rồi đó”.
Một lần ngài mặc áo cà sa, đầu đội mũ đạo quán, chân đi
giầy Nho, Võ Đế lấy làm lạ hỏi: “Ngài là hòa thượng
chăng”? Ngài chỉ vào chiếc mũ ở trên đầu. Võ Đế lại hỏi:
“Ngài là đạo sĩ”. Ngài lại chỉ đôi giầy Nho. Võ Đế: Như
vậy ngài là phương ngoại nho sĩ. Ngài lại chỉ vào chiếc áo
cà sa.
Khi Lan Đầu Đà nhập tịch, Phó Đại Sĩ bèn triệu tập
đệ tử đến nói: Lan Đàu Đà là người cùng ta xuống độ
hóa chúng sinh nay đã nhập diệt trở về cung trời Đâu
Suất đợi ta, không lâu ta cũng phải từ giã cõi thế gian
này. Trước khi tịch, Ngài nói với đệ tử rằng: “Ta vốn là
một vị Phật trong số 1000 vị của thời kỳ Hiền kiếp. Nếu
muốn nguyện sanh vào cõi này thì sẽ gặp ta”.
Năm Thái Kiến nguyên niên, Ngài nói với hai người
con Phổ Thành và Phổ Kiến rằng: Ta từ cõi trời thứ tư
đến, vì độ chúng sanh, hai con cẩn thận hộ trì tam
nghiệp, tinh tiến lục độ, hành pháp sám hối, tránh đi vào
con đường ác đạo. Đén ngày 24 ngài nhập tịch, dương
thọ 73 tuổi.
Thiền tông sau này xưng Phó Đãi Sĩ cùng với Tổ Đạt Ma,
và Thiền sư Chí Công là tam đại sĩ đời Nam Bắc Triều.
 Vương An Thạch (tể tướng đời Tống) rất kính mộ
Phó Đại Sĩ, ông thỉnh họa công vẽ hình Đại Sĩ. Bức họa
- -11
được treo trong phòng khách với bài thơ của thiền sư
Phật Ấn:
Đạo quán Nho lý Thích Cà sa 道 冠 儒 履 釋 袈 裟
Hòa hợp tam gia tác nhất gia 和 會 三 家 作 一 家
Vọng khước Đâu-suất thiên thượng lộ 忘卻兜率天上路
Song lâm thụ si tọa đãi long-hoa 雙林癡坐待龍華
2) Hòa Thượng Bố-Đại
Hòa Thượng Bố Đại sinh vào triều hậu Lương đời
Ngũ Đại (907~911), là một vị sư thường mang theo
mình một túi vải lớn. (Bố đại là cái túi vải). Không ai
biết tên tuổi và gốc gác của Ngài, chỉ thấy Ngài luôn luôn
mang một cái túi vải lớn bên mình nên đặt ra gọi như
vậy. Ai cho gì, Ngài cũng bỏ vào cái túi vải đó, đến chỗ
gặp con nít đông thì Ngài dừng lại, lấy tất cả đồ trong túi
vải ra, rồi bày trò chơi vui đùa với lũ trẻ.
Ngài có thân hình khác người thế tục, trán nhăn, mặt
tròn, bụng lớn, mập mạp, luôn luôn mặc áo phạch ngực,
miệng lúc nào cũng cười vui. Ngài thường trú tại chùa
Nhạc Lâm, huyện Phong Hóa, tỉnh Châu Minh.
Mỗi khi đi đường, Ngài luôn luôn mang theo cái túi vải
lớn và một cây tích trượng, không bao giờ rời xa hai vật
ấy. Lại còn có 18 đứa con nít nhỏ thường đeo đuổi bên
Ngài để chọc ghẹo mà Ngài vẫn tươi cười, không phiền
trách chi cả, đứa thì móc lỗ mũi, đứa dùi lỗ tai, đứa chọc
vô rún, đứa móc miệng, đứa bịn mắt, vv. . .
Một hôm, có một vị Thiền sư phái Thảo đường hỏi
Bố Đại Hòa Thượng: - Đại ý Phật pháp là thế nào?
Ngài đang quảy cái bị trên vai, Ngài liền để xuống rồi
đứng yên.
Thiền sư hỏi tiếp:- Chỉ có thế thôi hay có con đường tiến
- -12
lên chăng? Ngài lại xách túi vải mang lên vai rồi đi.
Hai cử chỉ ấy là hai câu trả lời. Ngài để cái bị xuống là ý
nói buông tất cả, xả bỏ tất cả, đừng chấp cái gì hết kể cả
Phật pháp. Buông tất cả rồi đứng yên là để tâm thanh
tịnh, rồi quảy bị lên vai và đi là tự tại, là ung dung của
bực thoát trần.
Một lần Ngài đến chùa Thiên Đồng, đương lúc trời
đã tối, nghe chuông chùa Ngài bèn theo chúng tăng vào
Ngũ Quan Đường dùng cơm. Trong lúc này ngoài trời
đang mưa lớn, Ngài cười hi hí và không khách sáo đến
chỗ ngồi ghế chính giữa dành riêng cho vị sư trụ trì của
chùa. Hòa thượng trực ngày lớn tiếng kêu Ngài rời khỏi
chỗ ngồi, nhưng Ngài vẫn ngồi yên bất động. Lúc này
hòa thượng trực nhật giận lên, sai người kéo Ngài xuống,
nhưng Ngài vẫn không nhúc nhích. Hòa thượng nổi cơn
tam bành lấy tay kéo lấy tai trái của Ngài, nhưng lỗ tai
càng kéo càng dài, đến hơn một trượng mà thân hình
của Ngài vẫn vững như núi thái sơn, mọi ngườ trong
thực đường đều kinh hãi.
Khi vị sư trụ trì đến rồi, hòa thượng trực ngày bèn
đem tình hình bạch cho hòa thượng trụ trì hay. Mọi
người đều cho rằng sư trụ trì sẽ mắng Hòa-thượng Bố
Đại, nhưng ngược lại là sư trụ trì lại rầy hòa thượng trưc
ngày là vô lễ. Xong quay lại nói với Ngài; “Kinh mong
Ngài từ bi xá tội cho sự ngu mê của hòa thượng, và kính
mời ngài ngồi vào vị trí này”.
Sư trụ trì biết hòa thượng Bố Đại là Phật Di Lặc hóa
thân, từ đó về sau mỗi khi đến giờ dung cơm hòa thượng
Bố Đại đều ngồi vào vị trí chính giữa.
Khi Ngài ở xứ Mân Trung thì có một cư sĩ họ Trần thấy
Ngài làm nhiều việc thần kỳ, nên đãi Ngài rất trọng. Lúc
Ngài gần từ giã Ông Trần để đi qua xứ Lưỡng Chiết thì
- -13
Ông cư sĩ muốn rõ tên họ của Ngài, bèn hỏi rằng: - Thưa
Hòa Thượng, xin cho tôi biết họ của Ngài, sanh năm nào
và xuất gia đã bao lâu rồi?
Ngài bèn đáp rằng:- Ta tỏ thiệt cho ngươi rõ, ta chính họ
Lý, sanh ngày mùng 8 tháng 2. Ta chỉ biểu hiệu cái túi
vải nầy để độ đời đó thôi. Vậy ngươi chớ tiết lộ cho ai
biết.
Trần cư sĩ nghe vậy thì thưa rằng:- Hòa Thượng đi rồi,
nếu có ai hỏi việc chi thì xin Ngài trả lời làm sao cho hợp
lý, chớ tùy thuận theo người thì không khỏi bàng nhơn
dị nghị tiếng thị phi.
Ngài liền đáp bằng bài kệ:
Thị phi tăng ái thế thiên đa
Tử tế tư lượng nại ngã hà
Khoan khước đổ bì thường nhẫn nhục
Phóng khai ương nhật ám tiêu ma
Nhược phùng tri kỷ tu y phận
Tung ngộ oan gia dã cộng hòa
Yếu sử thử tâm vô quái ngại
Tự nhiên chứng đắc lục ba la
是非憎愛世偏多,仔細思量奈我何。
寬卻肚皮常忍辱,放開泱日暗消磨。
若逢知己須依分,縱遇冤家也共和。
要使此心無挂礙,自然證得六波羅。
Ghét thương phải quấy biết bao là,
Xét nét lo lường chẳng ngại ta.
Tâm trống bụng lớn thường nhịn nhục,
Ung dung tự tại qua tháng ngày
Nếu gặp tri kỷ nên y phận,
Dẫu gặp oan gia cũng vui hòa.
- -14
Miễn tấm lòng nầy không quái ngại,
Tự nhiên chứng đặng lục ba la5
.
Trần cư sĩ lại hỏi: - Bạch Hòa Thượng, Ngài có pháp
hiệu chi không? Bố Đại Hòa Thượng lại đáp bằng bài kệ:
Ngã hữu nhất bố đại Hư không vô quái ngại
Đả khai biến thập phương Nhập thời quán tự tại
我有一布袋,虛空無掛罣。
打開遍十方,入時觀自在。
Ta có cái túi vải,
Trống rỗng không quái ngại,
Mở ra khắp mười phương,
Thâu vào quán tự tại.
Trần cư sĩ lại hỏi tiếp:- Ngài có đem hành lý gì theo
không? Ngài liền đáp bằng một bài kệ nữa:
Nhất bát thiên gia phạn Cô thân vạn lý du
Thanh mục đổ nhân thiểu Vấn lộ bạch nân đầu
一缽千家飯,孤身萬里遊
青目睹人少,問路白雲頭
Bình bát cơm ngàn nhà,
Thân chơi muôn dặm xa,
Mắt xanh xem người thế,
Mây trắng hỏi đường qua.
Trần cư sĩ hỏi tiếp:- Đệ tử rất ngu muội, biết làm
sao đặng thấy tánh Phật.
5
Lục độ ba la mật: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tiến, Thiền định, Trí
tuệ.
- -15
Ngài đáp bằng bài kệ:
Chỉ cá tâm tâm tâm tức Phật
Thập phương thế giới thị linh vật
Tung hoành diệu dụng khả lân thân
Nhất thiết bất như tâm chân thật
只個心心心是佛,十方世界最靈物;
縱橫妙用可憐身,一切不如心真實
Phật tức tâm, tâm tức Phật,
Mười phương thế giới là linh vật,
Tung hoành diệu dụng biết bao nhiêu,
Cả thảy chẳng bằng tâm chân thật.
Trần cư sĩ nói:- Hòa Thượng đi lần nầy nên ở chùa,
chớ ở nhà thế gian.
Ngài lại đáp rằng:
Ngã hữu tam bảo đường
Lý không vô biên tướng
Bất cao diệc bất đê
Vô biên diệc vô tướng
Học giả thể bất như
Cầu gỉa nan đắc dạng
Trí gỉa giải an bài
Thiên cổ vô nhất trượng
Tứ môn tứ quả sinh
Thập phương tận cúng dưỡng
我有三寶堂,裏空無邊相;
不高亦不低,無遮亦無障;
學者體不如,求者難得樣;
智者解安排,千古無一匠;
四門四果生,十方盡供養。
- -16
Ta có nhà Tam bảo,
Trong vốn không sắc tướng,
Chẳng cao cũng chẳng đê,
Không ngăn và không chướng.
Học vẫn khó làm bằng,
Cầu thì không thấy dạng,
Người trí biết rõ ràng,
Ngàn đời không tạo đặng,
Bốn môn bốn quả sanh,
Mười phương đều cúng dường.
Trần cư sĩ nghe rồi liền đảnh lễ Ngài mà thưa
rằng:- Xin Hòa Thượng nán lại một đêm dùng cơm chay
với đệ tử đặng đệ tử hết lòng cung kính. Xin Ngài từ bi
hạ cố. Đêm ấy, Bố Đại Hòa Thượng ngụ tại nhà Trần cư
sĩ, đến khi đi thì Ngài viết một bài kệ dán nơi cửa như
vầy:
Ngã hữu nhất khu Phật Thế nhân giai bất thức
Bất sóc diệc bất trang Bất điêu diệc bất khắc
Vô nhất khoái nệ thổ Vô nhất điểm thái sắc
Công họa họa bất thành Tặc thâu thâu bất đắc
Thể tướng bổn tự nhiên Thanh tĩnh thường giảo khiết
Tuy nhiên thị nhất khu Phân thân thiên bách ức.
吾有一軀佛,世人皆不識
不塑亦不裝,不雕亦不刻
無一塊泥土,無一點彩色
工畫畫不成,賊偷偷不得
體相本自然,清淨常皎潔
雖然是一軀,分身千百億
- -17
Ta có một thân Phật,
Không ai đặng tường tất,
Chẳng vẽ cũng chẳng tô,
Không chạm cũng không khắc,
Chẳng có chút đất bùn,
Không phai màu thể sắc,
Thợ vẽ vẽ không xong,
Kẻ trộm trộm chẳng mất.
Thể tướng vốn tự nhiên,
Thanh tịnh trong vặc vặc,
Tuy là có một thân,
Phân đến ngàn trăm ức.
Khi Ngài đến quận Tứ Minh, Ngài thường ở nhà
Ông Tưởng Tôn Bá. Ngài khuyên Ông nầy nên trì niệm
Câu chú: "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa". Ông Bá nghe
lời, luôn luôn trì niệm Câu chú nầy, trong lúc ngồi hay
nằm đều niệm, nên người ta gọi Tưởng Tôn Bá là Ma Ha
Cư sĩ.
Một hôm, Ngài cùng Ma Ha Cư sĩ ra tắm ở khe nước
Trường đình. Khi Ngài đưa lưng cho Ma Ha cư sĩ kỳ cọ
giùm thì ông nầy thấy nơi lưng Ngài có 4 con mắt rực rỡ
chói lòa, lấy làm kinh dị vô cùng. Ông đảnh lễ Ngài và
nói rằng: - Hòa Thượng là một vị Phật tái thế. Ngài liền
khoát tay bảo nhỏ rằng: - Ngươi chớ tiết lậu. Ta với
ngươi vốn có nhân duyên rất lớn, rồi đây ta sẽ từ biệt
ngươi mà đi, chớ nên buồn rầu.
Khi trở lại nhà, Ngài hỏi Ma Ha cư sĩ:- Ý ngươi muốn
giàu sang không?
Ma Ha cư sĩ thưa rằng:- Sự giàu sang như mây nổi, như
chiêm bao, nên tôi nguyện cho con cháu đời đời được
miên viễn mà thôi.
- -18
Ngài thọc tay vào túi vải lấy ra cái hộp, trong đó đựng
cái túi nhỏ và một sợi dây, đưa tặng Ma Ha cư sĩ, nói
rằng:- Ta tặng ngươi mấy vật nầy mà từ biệt. Song ta
căn dặn ngươi phải gìn giữ kỹ lưỡng mà làm biểu tín
những việc hậu vận của ngươi.
Ma Ha cư sĩ lãnh mấy món ấy mà chẳng hiểu được ý gì.
Cách vài bữa sau, Ngài trở lại hỏi rằng: Nhà ngươi hiểu
được ý ta không?
Cư sĩ thưa rằng:- Thưa Ngài, đệ tử thiệt chẳng rõ.
Ngài nói - Đó là ta muốn cho con cháu của ngươi ngày
sau cũng như mấy vật ta tặng đó vậy. Cái hộp là thể thân
xác của ngươi, cái túi nhỏ là cái tâm, sợi dây là ý để liên
lạc với Phật về mặt vô hình. Ngươi đã hiểu giàu sang là
mây nổi, kiếp sống là chiêm bao, vậy nên thành ý. Nói
rồi Ngài liền từ giã đi ngay. Về sau, quả nhiên con cháu
của Ma Ha cư sĩ đều được vinh hoa phú quí, hưởng lộc
nước đời đời.Bố Đại Hòa Thượng trở về chùa Nhạc Lâm.
Đến ngày mùng 3 tháng 3, năm thứ 3 niên hiệu Trinh
Minh, Ngài không bịnh chi cả, ngồi trên bàn thạch gần
mái chùa Nhạc Lâm, làm một bài kệ:
Di-Lặc chân Di-Lặc 彌勒真彌勒
Phân thân thiên bách ức 化身千百億
Thời thời thị thời nhơn 時時示時人
Thời nhân tự bất thức 時人自不識
Nghĩa là:
Di-Lặc thật Di-Lặc,
Phân thân thành muôn ức,
Thường thường dạy người đời,
Người đời tự không biết.
Làm xong bài kệ thì Ngài nhập diệt.
- -19
Đình Trưởng, đất Tứ Minh là người không tin
Phập pháp thấy Bố Đại Hòa Thượng hay khôi hài mà
không lo sự gì cả, nên mỗi lần gặp Ngài thì hay buông lời
diễu cợt, rồi giựt cái túi vải của Ngài đem đốt. Nhưng
bữa nay đốt rồi thì hôm sau lại thấy Ngài mang cái túi
vải như cũ. Ông lại giựt và đem đốt nữa, thì hôm sau vẫn
thấy Ngài mang cái túi vải đó. Ông Trần lấy làm lạ nên
đem lòng kính phục và chẳng dám chế diễu nữa. Nay
thấy Ngài nhập diệt rồi, Đình Trưởng lo mua áo quan để
tẫn liệm Ngài, cốt ý chuộc tội với Ngài, nhưng đến chừng
khiêng quan tài đi chôn, người rất đông mà khiêng cái
quan tài không nổi. Trong bọn ấy có người họ Đồng,
ngày thường vẫn tỏ lòng tôn kính Ngài, khi thấy việc linh
hiển như vậy liền vội vã đi mua cái áo quan khác mà đổi,
liệm thi hài của Ngài vào áo quan mới. Khi khiêng đi
chôn thì cảm thấy nhẹ phơi phới.
Ai nấy đều kinh sợ, và đem lòng cung kính. Người
trong quận lập hội lớn, lo xây tháp cho Ngài tại núi
Phong sơn. Hòa thượng Bố Đại tịch ở chùa Nhạc Lâm.
Qua một khoảng thời gian, có một tăng chùa Nhạc Lâm
từ ngoài trở về chùa, trên đường gặp hòa thượng Bố Đại
nẫn như thuở nào, vai vác túi vải, khất thực hóa duyên.
Ngài nói với hòa thượng: Lúc từ chùa Nhạc Lâm dđi ra
lấy nhầm một chiếc hia của người khác và nhờ hòa
thượng này giao trả chùa Nhạc Lâm. Khi vị tăng đến
chùa Nhạc Lâm mới hiểu ngài đã thị tịch nhiều ngày.
Mọi người đều kinh hãi, khi mở nắp quan tài ra thấy
trong quan chỉ có một chiếc giầy mà không thấy di thể
của ngài đâu cả.
Nhiều người cho rằng Đức Di Lặc còn là hàng Bồ
Tát, phải trải qua nhiều kiếp mới thành Phật. Không
- -20
biết rằng Bồ tát có nhân-địa bồ tát và quả địa bồ-tát.
Nhân địa bồ-tát là tu hạnh bồ tát, sau này sẽ chứng quả
vị bồ-tát (từ sơ địa đến thập địa). Còn quả-địa bồ-tát thì
bản tính đã viên mãn, là Phật, chẳng qua vì lòng từ bi độ
hóa chúng sanh mà hóa thân bồ-tát mà thôi. Như Đức
Quan Thế Âm Bồ-Tát, Đức Văn Thù Bồ Tát, Đức Di
Lặc... đều đã thành Phật, chẳng qua vì đại nguyện mà
hóa thân xuống phàm giáo hóa chúng sanh mà thôi.
Xứ Thai Kinh: “Tích vi Năng-nhân sư, kim vi Phật đệ
tử, nhị tôn bất tịnh lập, cố ngã vi bồ-tát”.(昔為能仁師
今為佛弟子二尊不並立,故 我為菩薩) .
Xưa là thầy của Năng Nhân ( một danh hiệu của đức Phật
Thích Ca) nay là đệ tử của Phật, thầy trò không thể ngang
hàng với nhau cho nên ta làm hàng Bồ-Tát. Phật hiệu của
Văn Thù Bồ-Tát là “Long chủng thượng tôn vương Như
Lai” (龍種上尊王如來)
 Trong kinh «Phật thuyết Phóng Bát» 《佛說放缽經》,
Đức Phật Thích Ca nói: «Ta nay được thành Phật đều
là nhờ ân của Văn Thù Sư Lợi, vô lượng kiếp trong quá
khứ đều là đệ tử của Văn Thù Sư Lợi, đương lai cũng là
nhờ uy lực của ngài. Như trẻ con trên thế gian đều nhờ
có cha mẹ. Văn Thù là phụ mẫu trong Phật đạo».
 Kinh Pháp Hoa: Trong quá khứ, Đức Quan Thế Âm
Bồ Tát thành Phật trước Phật Thích Ca với Phật hiệu là
«Chánh Pháp Minh Như Lai».
3) Lộ Trung-Nhất Tổ-Sư
Tổ-Sư họ Lộ, Thánh húy Trung-Nhất, Thánh hiệu
Thông-Lý-Tử. Tổ-Sư sinh vào ngày 24 tháng 4, năm
Đạo-Quang thứ 29 đời Thanh (năm 1848), tại huyện Tế-
- -21
Ninh, tỉnh Sơn-Đông. Cha mẹ mất sớm từ thuở nhỏ, Tổ-
Sư ở chung với người em gái trong một túp lều cũ, sinh
hoạt khổ cực.
Năm Đồng-Trị thứ 9 (năm 1870, Tổ-Sư 22 tuổi), Tổ-
Sư đến Trực-Lệ tòng quân. Vài năm sau làm một chức
quan binh nhỏ. Vào năm Quang-Tự thứ 21 (năm 1895),
Đức Vô-Cực Chí-Tôn thác mộng cho Tổ-Sư rằng:
- Con chớ nên quyến-luyến cảnh hồng trần, hãy đến
Thanh-Châu cầu Đạo.
Lộ tổ đươc Thần nhân chỉ dẫn đến gặp Lưu tổ
được Lưu tổ trao truyền tâm pháp. Truyền Đạo cho Lộ
tổ xong Lưu tổ nói rằng: - Thầy đã truyền Đạo cho con
rồi, con hãy về nhà tự tu lấy.
Lộ tổ đáp: - Bạch thầy, con không có nhà, thuở nhỏ cha
mẹ mất sớm, chỉ có một người em gái mà thôi, nhưng đi
lính lâu năm, chưa từng liên lạc với nhau, nay tin tức
biệt tăm, số tiền con dành dụm được con đều đã giao hết
cho thầy rồi, con không biết phải đi đâu, xin thầy từ-bi
cho con ở lại với thầy, theo thầy học Đạo.
Lưu tổ hỏi: - Con biết làm nghề gì?
Lộ tổ đáp: - Bạch thầy, con chưa từng đi học nên không
biết chữ, chỉ biết làm bếp mà thôi.
Lưu tổ nói: - Như thế thì con hãy đến nhà bếp lo việc
nấu ăn. Vài năm sau, Lưu tổ thấy tuổi mình đã cao,
muốn kiếm người thừa kế tổ vị, nhưng không rõ là ai,
nên thỉnh đàn cầu Vô-Cực Lão-Mẫu từ-bi chỉ thị. Lão-
Mẫu giáng cơ viết:
Nhược vấn Di-Lặc tại na lý 若問彌勒在那裡
Khúc giang trì nội quan tử tế 曲江池內觀仔細
- -22
Đầu đái dương nhung mạo 頭戴羊絨帽
Thân phi tục gia y 身披俗家衣
Trương khẩu thổ chân ngôn 張口吐真語
Thường tương nhân nghĩa thí 常將仁義施
Trừng nhãn song phân lộ 瞪眼雙分路
Trung gian nhất điểm cơ 中間一點機
Nhật nguyệt hợp minh giám 日月合明鑑
Nhân công thủ trung đề 人工手中提
(Nếu hỏi Di Lặc nay ở đâu, Hãy mau để ý Khúc
Giang Tri, Đầu đội mũ nhung dê, Thân khoác áo phàm
phu Thường nói nhân với nghĩa, Miệng nói lời chân thật,
Trừng mắt chia hai đường, Trung gian một cơ trời, Nhật
nguyệt cùng chiếu sáng, Nhân công giữa lòng tay)
Trong hôm đó, Lưu tổ triệu tập chúng đệ-tử đến
Phật đường và nói rằng: - Tuổi thầy đã già rồi, đạo vận
cũng đã suy, xem tình hình này các con đều phải hạ san,
mỗi người hoằng hóa một phương.
Chúng đệ-tử nghe Lưu tổ nói như vậy, ai nấy đều thu
thập hành lý, người thì trở về nhà, người thì vì Đạo mà
đi hoằng hóa bốn phương. Chỉ có Lộ tổ, khi nghe xong
lời thầy, trong lòng cảm thấy hoang mang, buồn rầu
không nỡ rời. Phần Lưu tổ, khi thấy đại đệ-tử đã đi hết
rồi, mới truyền tổ vị cho Lộ tổ và nhắn rằng: - Đức Vô-
Cực Chí-Tôn từ-bi chỉ thị, con phải lãnh Thiên-Mệnh
thừa kế Tổ vị. Từ thời Đạt-Ma Tổ-Sư cho đến nay đã
mười sáu đời, nay thầy phụng mệnh của Vô-Cực Chí-
Tôn truyền lại cho con, con thừa kế thì là mười bảy đời,
- -23
chớ nên đoạn tuyệt。
Tổ-Sư trở về quê hương không bao lâu, Đại-Đạo truyền
khắp cả tỉnh Sơn-Đông, số đệ-tử đến quy y có trên hàng
ngàn người, trong đó có tám vị đại-lãnh-tụ thay mặt Tổ-
Sư đi truyền Đạo.
Tổ-Sư tịch vào ngày mồng 2 tháng 2 năm 1925 (năm
Quý-Sửu), hưởng thọ 76 tuổi。
(Trích lược từ “Lược truyện Bạch Dương Tổ Sư”)
Chú thích:
Trong bài cơ, Vô-Cực Lão-Mẫu đã chỉ rõ, Lộ tổ chính là
Phật Di-Lặc hóa thân.
Chữ cuối trong câu thứ bảy là chữ Lộ (路 ), là họ của Lộ
tổ. Chữ đầu trong câu thứ tám là chữ Trung (中), và
chữ thứ ba là chữ Nhất (一).
Chữ thứ ba của câu thứ chín là chữ Hợp (合).
Trong câu cuối có chữ Nhân (人) và chữ Công (工), hai
chữ này họp lại thành chữ Đồng (仝). Ám chỉ rằng bàn
tay của Lộ tổ có hai chữ Hợp Đồng (合仝).
- -24
Các bậc Cao tăng gặp Phật Di Lặc trên Trời
Đâu Suất
 Đại sư Hám Sơn
Đại sư Hám Sơn người đời Minh, Trung Quốc, tên tục là
Thái Đức Thanh, hiệu Trừng Ấn. Sinh ngày 5 tháng 11
năm 1546 tại Toàn Tiêu, thuộc Châu Phủ Chúc Trừ nay
thuộc về tỉnh An Huy. Vào sinh nhật đầu tiên (thôi nôi)
sư đột nhiên bị bệnh trầm kha không chữa nổi. Mẹ ông
đã phát nguyện với Phật Quán Thế Âm tại chùa là nếu
ông thoát chết thì sẽ cho ông được xuất gia. Quả nhiên
bệnh thuyên giảm.
Ông được mệnh danh là một trong 4 vị "thánh tăng"
đời nhà Minh, Trung Hoa. Sư Hám Sơn là người để lại
rất nhiều bài giảng dành cho mọi tầng lớp người trong
xã hội bấy giờ.
Sau khi nhập diệt, sư đã để lại nhục thân không bị
hư thối. Nhục thân của sư được đặt tại Tào Khê cùng với
nhục thân của thiền sư Huệ Năng và thiền sư Đan Điền
hiện nay thuộc chùa Hoa Nam huyện Thiều Quang, tỉnh
Quảng Đông, Trung Quốc.
Một lần Ngài mơ thấy mình bay bổng lên không
trung, lên thẳng đến độ cao vô giới hạn rồi từ từ bay
thấp. Không gian này như là một mảnh gương vừa nhẵn
vừa trong sáng, lấp lánh như là lưu ly. Trong khỏang
không gian vô bờ đó xuất hiện một tòa lâu đài lớn, hùng
vĩ và vô cùng tráng lệ. Ở giữa tòa lâu đài này có một tòa
bảo tọa màu vàng tía. Ngài nghĩ thầm: Chắc đây là Kim
cang bảo tọa. Ngài rất thích cảnh trang nghiêm tráng lệ
này, bèn tiến gần đến tòa nhà này, Khỏanh khắc thấy
bảo tọa vàng tía hiện ra trước mặt, bên cạnh có nhiều thị
- -25
gỉa cao lớn dáng vẻ trang nghiêm đứng lập hai bên. Một
vị tì kheo từ mặt sau tòa bảo tọa đi ra, tay cầm một
quyển kinh đi thẳng đến trước mặt ngài và nói rằng:
Hòa thượng dặn tôi đem quyển kinh này truyền cho ông.
Khi ngài tiếp lấy quyển kinh đó thấy tòan là chữ phạm
màu vàng, và ngài không hiểu được một chữ nào cả.
Ngài tiiếp lấy bộ kinh rồi mới hỏi vị ti kheo: Vị hòa
thượng đó là ai vậy? Tì kheo trả lời: Là Bồ-Tát Di-Lặc.
Ngài rất vui mừng bèn theo vị tì kheo đến đảnh lễ, hai
mắt ngài nhắm lại lắng niiệm đứng lập. Không bao lâu
ngài nghe thấy tiếng chuông vọng lại, mở mắt ra thì đã
thấy Bồ-tát Di-Lặc đã đăng tòa giảng. Ngài cung kinh đế
trước mặt Bồ-Tát đảnh lễ. Ngài lại nghĩ thầm: Hôm nay
được Bồ-Tát Di-Lặc vì ta mà khai thị quả thật là đương
cơ.
Tiếp theo ngài chắp hai tay qùy lạy, lấy quyển kinh
và ra đọc. Trong lúc này nghe Bồ Tát Di-Lăc khai thị:
Phân biệt là thức, không phân biệt là trí. Y thức thì
nhiễm, y Trí thì tịnh, nhiễm có sinh tử, tịnh thì không có
chư Phật. Ngài nghe đến đây, trong lòng hóat nhiên
trống không, chỉ thấy âm thanh từ không trung vọng lại
rõ ràng.
Khi tỉnh dậy ngài còn nghe thấy lời Bồ Tát Di Lặc còn
văng vẳng bên tai, hòan tòan hiểu được ý nghĩa của chữ
thức và chữ trí và cảnh lâu đài trong mộng chính là nội
viện của trời Đâu Suất của Bồ Tát Di Lặc.
 Hòa thượng Hư Vân.
Hòa thượng Hư Vân là một Cao tăng thời cận đại. Ngài
sinh năm 1840 và tich vào nắm 1959.
Năm 1951, 112 tuổi. Ngài bị hồng vệ binh hành hạ hơn
10 ngày mà không chết, Ngài xuất hồn lên Trời Đâu Suất
- -26
Nơi đó, thật rất trang nghiêm kỳ diệu. Trên thế gian này
không có nơi nào giống như thế. Gặp Bồ Tát Di Lặc
đang ngồi trên tòa cao thuyết pháp. Trong chúng hội có
vài mươi vị, vốn là pháp hữu thuở xưa của Ngài, như
hòa thượng Chí Thiện chùa Hải Hội ở Giang Tây, pháp
sư Dung Cảnh ở núi Thiên Thai, ngài Hằng Chí ở Kỳ
Sơn, hòa thượng Bảo Ngộ ở cung Bá Tuế, hòa thượng
Thánh Tâm ở núi Bảo Hoa, hòa thượng Quán Tâm ở
Kim Sơn, v.v... Ngài cung kính chắp tay, rồi được chư vị
chỉ tay ra hiệu bảo ngồi bên phía đông, nơi một tòa ngồi
trống trải thứ ba. Tôn giả A Nan làm duy na, cùng ngồi
kế cận Thầy. Đại chúng cùng nghe Bồ Tát Di Lặc thuyết
'Duy Thức Định'. Đang giảng, đột nhiên Ngài Di Lặc
dừng lại, chỉ tay về hướng Ngài và nói: "Con hãy trở về
đi!"
Ngài đáp: "Đệ tử nghiệp chướng nặng nề. Không dám
trở về."
Ngài Di Lặc bảo: "Nghiệp duyên của con chưa dứt. Nay
hãy đi về, rồi sau này trở lại."
ooOoo
Thiên Thai Tam Thánh
Thiền sư Phong Can chùa Quốc Thanh đời Đường
một hôm đi dạo đến núi Xích Thành, nghe tiếng con nít
khóc, tìm đến nơi thấy là một đứa bé, tuy ăn mặc lam lũ
nhưng tướng mạo khác phàm, bèn hỏi đứa bé:
-Nhà con ở đâu, cha mẹ là ai? Sao lại lưu lạc đến đây
vậy?
Đứa bé trả lời:- Con là một cô nhi, không có cha mẹ, vì
ham chơi nên đi lạc tới đây mà không biết đường về.
Thiền sư Phong Can đành để đứa bé ở lại trong chùa
- -27
giúp việc và đặ tên cho đứa bé là Thập Đắc (Nhặt được).
Thập Đắc dần dần trưởng thành trong chùa, được
thượng tọa trong chùa giao cho chức vụ giúp việc ẩm
thực trong nhà bếp. Lâu ngày Thập Đắc làm quen được
rất nhiều bạn, trong đó Hàn Sơn là người bạn thâm
giao. Hàn Sơn nghèo, hàng ngày Thập Đắc đều đem
cơm thừa trong chùa để riêng vào một rổ tre giao cho
Hàn Sơn mang về nhà ăn.
Sư trong chùa Quốc Thanh đều biết đến Hàn Sơn, tính
tình của Hàn Sơn rất là kỳ dị, ở ẩn trên núi Hàn Nham,
ăn mặc kỳ quặc, Phật không giống Phật, Nho không
giống Nho, và cũng không giống Đạo. Thích làm thơ, đôi
khi ngâm nga lên những bài thơ người đời không
hiểu.Thơ của Han Sơn không phải được viết trên giấy,
khi hứng chí thì khắc lên trên bức tường tre trong nhà
hay trên những thân cây trong rừng.
Thập Đắc rất mến mộ Hàn Sơn, thường để lại cơm thừa
cúng dường cho Hàn Sơn. Hai người tâm đồng ý hiệp,
thường cười đùa bỡn cợt với nhau, nên cả chùa ai cũng
cho là hai người điên, chẳng ai đếm xỉa gì đến họ cả.
Chuyện này trong chùa ai cũng biết. Chỉ có một điều là
những sư trong chùa không ai chịu nổi là Thập Đắc
thường hay la hét vào lúc khuya, khi thì lớn tiếng khóc
khi thì cười làm cho mọi người không ngủ được. Nhiều
người không nhịn được bèn mạ lị chỉ trích và hăm rằng
sẽ nói với phương trượng đuổi ngài ra khỏi chùa. Thập
Đắc cũng chẳng buồn mà lại còn cười hô hố. Nhiều lần
như vậy, chúng tăng chịu không nổi bèn báo cho thiền
sư Phong Can hay, hy vọng Phong Can sẽ đuổi Thập
Đắc ra khỏi chùa. Nhưng thiền sư Phong Can cũng
không khuyên và cũng chẳng trách gì Thập Đắc, đôi khi
chính Phong Can cũng la hét, cũng cười trong lúc
- -28
khuya.
Có một lần, quan Thái-thú Lư Khưu Dẫn đến Thai
Châu nhậm chức, bỗng nhiên bị bịnh, đương lúc này thì
gặp thiền sư Phong Can đi ngao du ở ngoài, thiền sư liền
ngậm nước miếng phun vào mặt của vị quan thái thú thì
bịnh khỏi hẳn.
Lư Khưu Dẫn hỏi thiền sư Phong Can: - Thưa Thiền-sư,
trong quá khứ chư Phật và Bồ-tát thường hóa thân tới
thế giới này, vậy thời nay chư Phật và Bồ-tát có còn hóa
thân tới cõi này nữa hay không?
Ngài Phong Can đáp: - Có chớ! Bất quá ngài không
nhận ra mà thôi. Bây giờ tại chùa Quốc Thanh núi
Thiên-thai, vị Thầy chuyên nấu nước ở nhà bếp chính là
Phổ Hiền Bồ-tát đấy. Thầy có một người bạn là Hàn Sơn,
tức là Văn Thù Bồ-tát hóa thân. Sao ngài nói chẳng có ai?
Lư Thái Thú nghe xong rất vui mừng, bèn đi gấp đến
chùa Quốc Thanh để đảnh lễ hai vị Bồ-tát Hàn Sơn và
Thập Ðắc.
Thầy Tri-khách chùa Quốc Thanh thấy quan Thái-thú
đến viếng thì ân cần tiếp đãi. Nhưng khi nghe vị quan
này muốn gặp Hàn Sơn và Thập Ðắc thì ngạc nhiên vô
cùng, chẳng biết vì sao ông ta lại muốn gặp hai người
điên này. Tuy không hiểu được lý do, Thầy cũng dẫn
quan Thái-thú tới nhàbếp. Bấy giờ đúng lúc hai ngài
Hàn Sơn và Thập Ðắc đang cười nói bô bô như hai kẻ
điên khùng khiến ai cũng nực cười. Nhưng Lã thái-thú
vô cùng cung kính đảnh lễ hai Ngài, rồi cũng hết sức
cung kính thưa: - Ðệ tử là Lư Khưu Dẫn xin thỉnh cầu
đại Bồ-tát từ bi dạy bảo cho kẻ mê muội này!
Thập Ðắc hỏi: - Ông làm gì thế?
Quan thái-thú đáp: - Con nghe Hòa-thượng Phong Can
dạy rằng hai Ngài là hóa thân của Ðức Văn Thù và Ðức
- -29
Phổ Hiền. Bởi vậy con đặc biệt tới đây để xin đảnh lễ và
khẩn cầu hai Ngài khai thị cho con.
Thập Ðắc nghe xong thì vừa thụt lùi vừa nói: - Phong
Can nói nhảm! Phong Can nói nhảm! Phong Can là hóa
thân của Ðức A Di Ðà, sao không lạy Di Ðà mà lại tới
đây quấy rầy hai ta?
Nói xong thì chạy ra khỏi chùa, lên tới động Nguyệt-
quang núi Thiên-thai rồi, cả hai ngài nhập vào vách đá.
Thái-thú thấy vậy vô cùng thất vọng bởi vì hai vị Bồ-tát
đã ẩn mình trong vách đá, không ra nữa.
Ông ta nghĩ thầm: "Thôi hãy về lạy Ðức Di Ðà vậy!";
nhưng khi y về tới chùa thì mới hay Ngài Phong Can
cũng đã đi biệt tích, không còn ở chùa Quốc Thanh nữa.
Về sau thái thú Lư Khâu Dẫn góp nhặt những bài thơ
của Hàn Sơn khắc ở nơi vách tường và thân cây in
thành quyển “Hàn Sơn Thi Tập” được lưu truyền đến
ngày nay.
ooOoo
Bài ca Nhẫn-nhục của Bồ-Tát Di Lặc
Một hôm Hàn-Sơn hỏi Thập Đắc: Trong thế gian nếu có
người vô cớ phỉ báng ta, khi dễ ta, nhục mạ ta, cười chê
ta, khinh khi ta, chà đạp ta, ghen ghét ta, đè bẹp ta, đố
kỵ ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ?
Ngài Thập-Đắc trả lời: Thản nhiên vì họ mà nhẫn, mà
nhường, mà cung kính, mà trọng tự do của họ, mà tránh
đi, cuối cùng đừng để ý tới họ nữa. Chờ vài năm sau sẽ
gặp họ.
Hàn-Sơn lại hỏi: Họ vẫn giữ quyết liệt như vậy thì có bí
quyết gì có thể tránh được họ không?
Ngài Thập-Đắc nói: Ta đã từng thuộc Bài Kệ của Bồ-
- -30
Tát Di-Lặc. Huynh hãy lắng nghe ! Ta vì huynh mà niệm
bài kệ :
Lão chuyết xuyên nạp áo (老拙穿衲襖)
Lão mặc chiếc áo nạp
Đạm phạn phúc trung bảo (淡飯腹中飽)
Cơm lạt một bụng no
Bổ phá hảo giá hàn (補破好遮寒)
Áo rách che giá lạnh,
Vạn sự tùy duyên liễu (萬事隨緣了)
Muôn việc đều tùy duyên
Hữu nhơn mạ lão chuyết (有人罵老拙)
Có người mắng nhiếc lão
Lão chuyết chỉ thuyết "Hảo" (老拙只說好)
Lão cũng nói “chả sao”
Hữu nhơn đả lão chuyết (有人打老拙)
Có người đến đánh lão
Lão chuyết tự thùy đảo (老拙自睡倒)
Lão té, tự ngủ khò
Thế thóa tại diện thượng (涕唾在面上)
Khạc nhổ vào mặt lão
Tùy tha tự càn liễu (隨他自幹了)
Cứ để tự nhiên khô
Ngã dã tỉnh lực khí (我也省力氣)
Ta cũng không phí sức
Tha dã vô phiền não (他也無煩惱)
Người đánh cũng được vui
Giá dạng Ba-La-Mật (這樣波羅蜜)
Pháp Ba La Mật này
Tiện thị diệu trung bảo (便是妙中寶)
- -31
Thật là quí biết bao
Nhược tri giá tiêu tức (若知這消息)
Nếu biết tin tức nầy
Hà sầu đạo bất liễu (何愁道不了)
Lo chi đạo không thành
Nhơn nhược tâm bất nhược (人弱心不弱)
Người yếu, tâm không yếu
Nhân bần đạo bất bần (人貧道不貧)
Người nghèo, đạo chẳng nghèo
Nhất tâm yếu tu hành, (一心要修行)
Một lòng gắng tu hành
Thường tại đạo trung biện, (常在道中辦)
Thường xử theo trung đạo
Thế nhơn ái vinh hoa (世人愛榮華)
Người đời chuộng vinh hoa
Ngã khước bất đãi kiến (我卻不待見)
Ta thì không muốn có
Danh lợi, tổng thị không (名利總成空)
Danh lợi đều hư không
Ngã tâm vô túc yểm (我心無足厭)
Lòng ta không đủ chán, thích
Đôi kim tích như sơn (堆金積如山)
Vàng chất đống như núi
Nan mãi vô thường hận (難買無常限)
Chẳng đổi được vô-thường
Tử-Cống, tha năng ngôn (子貢他能言)
Tử-cống nói nằng giỏi
Châu-Công hữu thần toán (周公有神算)
Châu-Công bói toán hay
Khổng-Minh đại trí mưu (孔明大智謀)
- -32
Khổng-Minh trí mưu lớn
Phàn Khoái cứu chủ nạn (樊噲救主難)
Phàn-Khoái cứu nạn chúa
Hàn-Tín công lao đại (韓信功勞大)
Hàn-Tín công lao to
Lâm tử chỉ nhất kiếm (臨死只一劍)
Lúc chết chỉ một kiếm
Cổ kim đa thiểu nhơn (古今多少人)
Xưa nay bao nhiêu người
Na cá hoạt kỷ thiên (哪個活幾千)
Mấy ai sống ngàn tuổi
Giá cá trình anh hùng (這個逞英雄)
Ai đã làm anh hùng
Giá cá tố hảo hớn (那個做好漢)
Ai đã làm hảo hán
Khán khán lưỡng tẫn bạch (看看兩鬢白)
Hãy xem râu tóc bạc
Niên niên dung nhan biến (年年容顏變)
Hằng năm đổi dung mạo
Nhật nguyệt như xuyên thoa (日夜如穿梭)
Ngày tháng như thoi đưa
Quang âm tựa tạ tiễn (光陰似射箭)
Thời gian tựa tên bay
Bất cửu bịnh lai xăm (不久病來侵)
Không lâu bịnh lại đến
Đê đầu ám ta thán, (低頭暗嗟歎)
Cúi đầu thầm thở than
Tự tưởng niên thiếu thời (自想少年時)
Nhớ thời buổi niên thiếu
Bất bả tu hành biện (不把修行辦)
- -33
Không nghĩ việc tu hành
Đắc bịnh tưởng hồi đầu (得病想回頭)
Bịnh rồi mới hối tiếc
Diêm vương vô chuyển hạn (閻王無轉限)
Diêm-vương không triển hạn
Tam thốn khí đoạn liễu (三寸氣斷後)
Ba tấc hơi đứt rồi
Nã chỉ na cá biện (拿只那個辦)
Mọi việc đều buông xuôi
Dã bất luận thị phi (也不論是非)
Không luận phải và quấy
Dã bất bả gia biện (也不把家辦)
Việc nhà cũng buông trôi
Dã bất tranh nhơn ngã (也不爭人我)
Chẳng còn đua nhân ngã
Dã bất tố hảo hớn (也不做好漢)
Hảo hán cũng không làm
Mạ trước dã bất ngôn (罵著也不言)
Người mắng vẫn nín thinh
Vấn trước như á hán (問著如啞漢)
Ai hỏ, như câm điếc
Đả trước dã bất lý (打著也不理)
Ai đánh cũng mặc kệ
Suy trước hổn thân chuyển (推著渾身轉)
Mặc cho người chuyển xoay
Dã bất phạ nhơn tiếu (也不怕人笑)
Cũng không sợ người cười
Dã bất tố nhân diện (也不做人面)
Không còn giữ thể diện
Nhi nữ khấp đề đề, (兒女哭蹄蹄)
- -34
Con cái khóc hu hu
Tái dã bất đắt kiến (再也不得見)
Đâu còn thấy nhau nữa
Hiếu cá tranh lợi danh (好個爭名利)
Lòng tranh danh và lợi
Tu bả hoang dã bạn (須把荒郊伴)
Đều bỏ nơi đồng hoang
Ngã khán thế thượng nhơn (我看世上人)
Ta xem người trên đời
Đô thị thô chỉ đạm (都是粗扯淡)
Đều là hạng càn dở
Khuyến quân tức hồi đầu (勸君即回頭)
Khuyên người hãy quay đầu
Đơn bả tu hành cán (單把修行幹)
Ôm lấy đạo mà tu
Tố cá đại trượng phu (做個大丈夫)
Làm bậc đại trượng phu
Nhất đao triệt lưỡng đoạn (一刀截兩斷)
Một dao chém hai khúc
Khiêu xuất hồng hỏa khanh (跳出紅火坑)
Vượt khỏi hầm lửa đỏ
Tố cá thanh lương hán (做個清涼漢)
Làm con người thanh nhàn
Ngộ đắt trường sanh lý (悟得真常理)
Ngộ được lẽ chân thường
Nhật nguyệt vi lân bạn (日月為鄰伴)
Làm bạn cùng trăng thanh.
- -35
Một hóa thân khác của Bồ Tát Văn Thù
Pháp sư Ðỗ Thuận, sư tổ của tông Hoa Nghiêm ở
Trung Hoa có nuôi một chú đệ tử thân cận rất lâu.
Trước ngài nhập tịch vài ngày, chú thị giả này xin phép
ngài đi núi Ngũ Đài Sơn để đảnh lễ đức Văn Thù, vì
nghe đâu Bồ Tát thường hiện thân chốn đó. Ngài Ðỗ
Thuận mỉm cười và đọc lên bài bài kệ:
Du tử mạn ba ba
遊子漫波波
Ðài sơn lễ thổ pha
台山禮土坡
Văn Thù chỉ giá thị
文殊祇這是
Hà xứ mích Di Ðà
何處覓彌陀
Tạm dịch:
Du tử đi ngàn dặm
Đến Ngũ Ðài lạy Phật
Không biết mặt Văn Thù
Từ đâu kiếm Di Đà
Chú đệ tử vẫn ra đi. Băng ngàn vượt suối một thời
gian mới đến núi Ngũ Ðài. Chú tha thiết đảnh lễ cầu
mong được thấy hóa thân của Bồ Tát. Lòng thành được
đáp ứng, một ông già hiện ra bảo chú: - Ðức Văn Thù
nay ở ứng hóa độ đời ởTrường An.
Hòa thượng: - Ngài đó lài ai vậy?
Cụ già: -Tên ngài là Ðỗ Thuận.
Chú thị giả: Chính là thầy ta sao?
Cụ già: Đúng vậy!
Chú thị giả hoảng hốt, như người mất hồn, đi hối hả
- -36
quay về chùa. Khi về đến chùa, ngài Ðỗ Thuận đã viên
tịch.
 Cụ già đó chính là Văn Thù Bồ Tát.
Kinh Pháp Bảo: Xưa nay số lượng chư Phật ứng thế
xuống phàm không thể đếm xiết. (Phẩm thứ 10)
 Chú thị vệ ở bên cạnh vị đại Bồ-Tát bao nhiêu năm
mà không hay biết, trong lòng lúc nào cũng nghĩ rằng
Bồ Tát phải ở nơi danh sơn, ở trong chùa lớn. Có biết
đâu: “Chân Phật hóa thân xuống phàm cũng chỉ là
người thường mà thôi”. Ở bên cạnh thầy mà không hiểu
hành trạng của thầy quả là vô duyên vậy.
ooOoo
Đạo cao long hổ phục, Đức trọng quỷ thần
khâm
Thiền sư Nguyên Khuê (元 珪) ở Tung Nhạc tham học
nơi An Quốc sư, lãnh ngộ được huyền chỉ. Sư bèn tìm
chỗ ở, là ngọn núi to trong dãy Ngũ Nhạc. Một hôm có
một dị nhân, đầu đội mão, thân mặc áo kép mang khố,
đến chỗ Sư ở, có nhiều người đi theo rất đông. Người ấy
bước nhẹ nhàng chậm rãi, đến nơi xin được yết kiến Ðại
sư. Ðại sư nhìn xem người ấy dung mạo kì vĩ khác hẳn
người thường, liền bảo với y rằng:
– Lành thay, nhân giả đến đây với mục đích gì?
– Thầy chẳng biết tôi ư?
– Ta xem Phật cùng chúng sinh bình đẳng. Cái thấy của
ta như thế há có phân biệt ư?
– Tôi là thần núi này, có thể cứu người nhưng cũng giết
- -37
người được. Thầy thấy tôi cùng với các người kia là một
loài được sao?
Sư đáp: – Ta chẳng từng sinh thì ngươi đâu thể giết
được ta. Ta xem thấy thân này cùng hư không bình đẳng,
ngươi cùng ta bình đẳng. Vậy ngươi có thể hoại được hư
không, hủy được chính ngươi chăng? Ví như ngươi có
thể hoại được hư không cùng chính ngươi đi, chứ riêng
ta thì chẳng sinh chẳng diệt, ngươi còn chẳng được như
thế thì đâu thể cứu ta hay giết ta được.
Thần liền cúi lạy dưới chân Sư, bạch: – Trong các vị
thần, con được xem là thông minh chính trực hơn cả,
nhưng đâu ngờ Thầy còn có trí tuệ, biện tài rộng lớn hơn.
Ngưỡng mong Thầy truyền cho con chính giới khiến cho
con độ thế. Sư bảo: – Ngươi cầu xin giới pháp thì đã
đắc giới rồi. Vì cớ sao? Bởi vì, giới là do tâm ngươi nhận
giữ, lại có giới bên ngoài ư?
Sơn thần: – Con nghe lí này thật mờ mịt. Chỉ cầu thầy
truyền giới, nhận con làm đệ tử!
Sư bèn sửa soạn tòa ngồi, đốt lửa, rồi truyền ngũ giới cho
Thần gồm những lời như: Giới cấm rượu thịt, dâm, sát,
trộm cắp.v.v…
Sư nói: – Ngươi đã thụ giới pháp của Phật rồi, phải
không có tâm câu chấp cho hữu tâm là vật, và vô tâm là
thân của mình. Nếu ngươi được như thế, thì trước lúc
trời đất sinh chẳng làm quỉ thần, sau lúc trời đất diệt
chẳng bị diệt, cho đến không có ta, không có ngươi mới
trọn là giới pháp.
- -38
Thần thưa: – Thần thông của con gần bằng Phật.
Sư bảo: – Thần thông của ngươi có mười thứ, thì năm
thứ có thể sử dụng được, còn năm thứ chẳng thể. Riêng
về Phật, thì trong mười thứ có bảy thứ sử dụng được,
còn ba thứ chẳng thể.
Vị thần nghe nói kinh sợ, lánh xa khỏi chiếu rồi quỳ thưa:
– Con có thể nghe được chăng?
Sư nói: – Ngươi có thể sai khiến Thượng Ðế đi về phía
Ðông chăng? Có thể làm cho hướng Tây đồng thời xuất
hiện bảy mặt trời chăng?
Sơn thần: - Chẳng thể.
Sư: – Ngươi có thể đoạt địa thần, nạp ngũ nhạc, kết tứ
hải được chăng?
Sơn thần: – Chẳng thể.
Sư: – Ấy là năm thứ mà ngươi chẳng thể làm được.
Riêng Phật có ba thứ chẳng thể là:
* Phật có thể không tất cả tướng, thành muôn pháp trí,
mà chẳng thể diệt được định nghiệp.
* Phật có thể biết quần sinh có tính và các việc trong ức
kiếp mà chẳng thể hóa đạo cho kẻ vô duyên.
* Phật có thể độ vô lượng hữu tình mà chẳng thể làm
thanh tịnh hết các cõi chúng sinh.
Ðịnh nghiệp cũng chẳng phải ít, chẳng phải lâu. Vô
duyên cũng là một ngày. Cõi chúng sinh vốn không tăng
giảm. Từ xưa đến nay không có một người hay có chủ có
pháp. Có pháp không chủ là nghĩa vô pháp, không pháp
không chủ là nghĩa vô tâm. Như chỗ ta biết thì Phật cũng
- -39
không có thần thông, chỉ là hay dùng vô tâm thông đạt
tất cả pháp.
Khi ấy, vị Thần liền thưa với Sư : – Con thực còn cạn cợt,
mờ tối, chưa nghe nổi nghĩa Không. Các giới pháp mà
Thầy đã truyền dạy cho con, con sẽ vâng làm. Nay
nguyện báo đáp ân đức bằng cách con thi triển chút ít
thần thông để cho những người đã phát tâm, sẽ nhân nơi
thần thông của con lưu dấu lại mà biết có Phật, có Thần,
có năng, có bất năng, có tự nhiên, có phi tự nhiên.
Sư bảo: – Không nên làm! Không nên làm!
Thần thưa: – Phật cũng khiến chư Thần hộ pháp. Thầy
không noi theo Phật ư? Con nguyện như ý Thầy dạy bảo!
Sư bất đắc dĩ mở lời: – Núi Ðông là bình phong của chùa
nhưng không có cây cối, quá trơ trọi, ngọn núi phía Bắc
thì cây cối um tùm. Ngươi có thể dời các cội cây phía Bắc
sang ngọn núi phía Ðông được chăng?
Thần thưa: – Con xin vâng lời dạy. Ðêm nay ắt có nhiều
tiếng động ồn ào, xin thầy đừng lấy làm lạ. Thần nói
xong lễ bái rồi lui.
Sư tiễn Thần ra đến cửa, nhìn thấy khí lạnh trên đỉnh
núi nghi ngút, sa mù và khói ráng xen nhau lộn xộn. Ở
khoảng giữa cờ phướn lẫn với vòng ngọc bám đầy băng
giá khi ẩn khi hiện trên không trung. Tối hôm ấy, quả
nhiên có gió mạnh, điện chớp, mây giăng, sấm nổ. Nóc
chùa, mái hiên đều bị dao động. Tiếng chim khuya kêu
nhốn nháo. Đồ chúng đều kinh sợ.
Sư bảo với đồ chúng: – Không có gì lạ! Ta đã cùng thần
- -40
núi giao ước.
Ðến sáng, mưa gió đã yên, thì cây cối ở gộp phía Bắc đã
được dời sang ngọn phía Ðông rất xanh tươi rậm rạp.
Hòa thượng Phá Táo Ðọa(破 竈 墮)ở Tung Nhạc,
chẳng cho ai biết tên họ của mình, lời nói và hành động
của Sư không thể lường được. Sư ở ẩn trong núi Tung
Nhạc. Trong núi ấy có một cái miếu rất linh. Bên trong
miếu chỉ đặt một cái bếp, dân chúng xa gần mang tài vật
và giết hại sinh mạng rất nhiều để cúng tế cho bếp này.
Một hôm, Sư dẫn thị giả vào miếu, lấy cây gậy gõ lên bếp
ba cái và quở: – Ngươi vốn là bùn đất hợp thành, linh từ
đâu đến, thiêng từ chỗ nào lại.
Nói xong, Sư đập cho ba gậy, cái bếp liền lật đổ. Trong
chốc lát, có một người mặc áo xanh, đầu đội mão đến
làm lễ trước mặt Sư.
Sư hỏi: – Ngươi là ai? –
Con vốn là thần miếu ở đây. Từ lâu chịu nghiệp báo,
hôm nay nhờ Thầy nói pháp vô sinh nên con được thoát
kiếp. Con riêng đến nơi này để tạ ơn Thầy.
Sư nói: – Ấy là tính sẵn có của ngươi, chẳng phải ta
cưỡng nói.
Táo Thần làm lễ một lần nữa rồi biến mất.
Thị giả thưa: – Từ lâu con ở bên cạnh Hòa thượng, chưa
từng được chỉ dạy. Táo Thần có sở đắc gì mà được thoát
kiếp?
Sư bảo: – Ta không có đạo lý gì khác để dạy y, chỉ nói
với y rằng: “Ngươi vốn là bùn đất hợp thành, linh từ đâu
đến, thiêng từ chỗ nào lại?”
Thị giả đứng lặng yên, Sư hỏi: – Hội chăng?
Thị giả đáp: – Chẳng hội.
- -41
Sư: – Tính sẵn có vì sao chẳng hội?
Thị giả liền lễ bái Sư.
Sư nói: – Bể rồi! Ðổ rồi!
( Ngũ Đăng Hội Nguyên )
Hồ ly tinh giả xưng phật bà Quan Âm
Chu Sinh quê Hàng Châu đi theo Trương Thiên Sư6
vào
một quán trọ lớn ở Bảo Định, thấy một người đàn bà
đẹp quỳ ngay trước thềm, như có điều gì muốn cầu xin.
Sinh hỏi Thiên Sư. Thiên sư đáp:
- Đó là một con hồ ly, nó muốn xin bần đạo một nơi để
hưởng hương hỏa trên đời.
Sinh tiếp: - Thiên Sư không cho sao?
Thiên sư: - Nó cũng có công tu hành một số năm, luyện
6
Ông là người đất Bái, tỉnh Giang Tô. Ông thuộc hậu duệ của Trương
Lương. Trương Lăng xuất thân là một đại nho. Thuở nhỏ ông đã tinh
nghiên Đạo Đức Kinh, thiên văn, địa lý, Hà Đồ, Lạc Thư, thông đạt Ngũ
Kinh.
Đời Hán Minh Đế (58-75), ông làm quan lệnh ở Giang Châu thuộc Ba
Quận tỉnh Tứ Xuyên). Cho rằng Nho học vô ích, ông bèn học đạo trường
sinh, ẩn cư trong núi Bắc Mang Sơn . Triều đình phong chức bác sĩ cho
ông nhưng ông thác bệnh và từ chối. Hán Hoà Đế ba lần ra chiếu phong
ông làm quan Thái Phó nhưng ông vẫn từ chối.
Đời Hán Thuận Đế (126-144), Trương Lăng vào Ba Thục, tu đạo ở núi
Hạc Minh Sơn, tự xưng được Thái Thượng Lão Quân truyền đạo Chính
Nhất Minh Uy nên xưng là Tam Thiên Pháp Sư Chính Nhất Chân Nhân;
còn nói Lão Quân phong ông làm Thiên Sư, nên đạo này cũng gọi là
Thiên Sư Đạo.
- -42
được linh khí. Chỉ sợ cho ăn hương hỏa, nó sẽ tác ụy tác
phúc làm khổ sở thêm cõi người.
Sinh cảm sắc đẹp, nên nằn nì, Thiên Sư bàng lòng.
Thiên Sư chẳng còn cách nào khác: - Thật khó mà từ
chối tình quyến luyến của ngài. Nhưng chỉ có được
hưởng trong vòng ba năm thôi. Không được kéo dài kỳ
hạn này.
Rồi ra lệnh pháp quan đưa cho thị một tờ sắc phong
màu vàng. Thị lạy chào ra khòi quán trọ.
Ba năm sau, Sinh thi hỏng, bỏ kinh đô xuống Tô Châu,
nghe nói trong am ở núi Thượng Phương có thờ Phật
Bà Quan Âm rất linh ứng, nên Sinh cũng tò mò xem sao.
Tới chân núi, những người cùng đi bảo Sinh phải xuống
kiệu đi bộ:- Phật Bà Quan Âm ở núi này thiêng lắm.
Những ai ngồi kiệu lên núi thế nào cũng bị Phật Bà vật
ngã.
Sinh không tin, cứ ngồi trên kiệu. Chưa được nửa bước,
đòn kiệu quả nhiên gãy, Sinh ngã quay ra đất, may mà
không bị thương tích gì nặng, nhưng đành phải đi bộ
vào am thờ vậy. Trong am đèn hương nghi ngút, Phật
Bà Quan Âm được che bằng màn gấm, không cho ai
nhìn thấy cả. Sinh hỏi, nhà sư trả lời:
- Tượng Phật Bà đẹp lắm, chỉ sợ người xem thấy, sinh
lòng tà dâm nên phải che kỹ.
Sinh đòi xem bằng được, thì quả là đẹp khác thường,
một sắc đẹp đầy vẻ ma quái, hòan tòan không giống các
pho tượng Quan Âm khác. Sinh càng nhìn càng thấy
quen quen, đã từng gặp ở đâu. Nghĩ hồi lâu, Sinh sực
nhớ, đây chính là người đàn bà mà Sinh đã gặp ở quán
trọ Bạo Định dạo nào. Cơn giận dữ kéo đến đùng đùng,
Sinh chỉ tay thẳng vào mặt pho tượng mà quát:
- Mấy năm trước nhờ ta xin hộ, nên mới được hưởng
- -43
hương hỏa như thế này. Đã không cám ơn đó, lại còn
làm gãy kiệu ta. Thật quả không còn một chút lương
tâm nào! Rõ ràng Thiên Sư chỉ cho phép mày hưởng lộc
trong vòng ba năm, nay đã hết hạn, vẫn còn tham lam
không chịu từ bỏ, nhất định không chịu theo làm giao
ước với Thiên Sư sao?
Chưa dứt lời, tượng Phật Bà Quan Âm đã ngã lăn quay
xuống đất, nát ra từng mảnh nhỏ. Sư trụ trì vô cùng sợ
hãi, nhưng cũng không biết làm thế nào.
Đợi Sinh đi khòi, nhà chùa đem tiền bạc đắp tượng Phật
Bà Quan Âm khác, nhưng sự linh ứng không còn một
chút nào nữa.
(“Tử Bất Ngữ” của Viên Mai)
 Phật Bồ Tát nào có ở trong chùa đâu? Cũng chẳng vì
người thờ cúng thì gia hộ giáng phúc, cũng không vì
người không cúng bái mà giáng họa. Thần hiển linh ở
các chùa chiền thường là những vị Thần trong cõi trời
Dục giới, vì sinh thời có công nên được Đức Ngọc Hoàng
phong làm thần để hưởng hương hỏa vài trăm năm,
mãn hạn rồi cũng phải đầu thai. Hồ tiên cũng thế! Thần
cũng phải tu, Tiên cũng phải tu. Trái lại nếu tạo nghiệp
thì cũng bị đọa.
ooOoo
Trương Kỳ Thần
Trương Kỳ Thần ở Hồ Nam, có thể dùng phép để
bắt hồn người, dân chúng tin theo rất nhiều. Học trò
họ Ngô ở Giang Lăng, một mình vẫn không tin, nên bị
bọn chúng xỉ nhục. Hôm ấy, biết thế nào bọn chúng
cũng đến để tác quái, nên họ Ngô cầm quyển “Kinh
Dịch”, một mình ngồi đọc dưới đèn xem động tĩnh ra
- -44
sao. Nghe trên mái nhà có tiếng lọat xọat, rồi thấy thần
Kim Giáp mở cửa bước vào, giơ thương đâm họ Ngô.
Họ Ngô liển cầm quyển “Kinh Dịch” ném vào Kim
Giáp Thần. Thần ngã lăn quay ra đất, ghé nhìn, thì ra
một hình người cắt bằng giấy. Liền nhặt ngay lấy, kẹp
vào những trang sách trong “Kinh Dịch”.
Một lúc sau, hai con quỷ mặt xanh, cùng vác búa xông
ra. Họ Ngô lại cầm quyển “Kinh Dịch” ném, cả hai đều
ngã quay lơ, họ Ngô cũng lại nhặt lấy ép vào sách.
Nửa đêm, có người đàn bà gào khóc gõ cửa:
- Chồng thiếp họ Trương, tối hôm qua sai hai con tới
quấy quả ngài, không ngờ đều bị ngài cầm giữ, chẳng
hiểu ngài dùng phép thuật gì, chỉ xin ngài tha cho tính
mạng.
Họ Ngô đáp: - Chỉ có ba hình người bằng giấy, đâu
phải con cái gì nhà chị.
Người đàn bà xụt xịt: - Chồng thiếp cùng hai con phó
hồn vào những hình nhân đó mà tới đây. Hiện giờ cả
ba xác không hồn đều đang nằm ở nhà, quá gà gáy sẽ
không thể nào sống lại nữa.
Khóc lóc kêu xin mãi, họ Ngô mới nói: - Chúng nó hại
người khác nhiều lắm rồi, nên mới có chuyện báo ứng
hôm nay. Ta cũng còn thương hại ít nhiều, nên hãy trả
cho chị một đứa con vậy.
Người đàn bà cầm một hình người bằng giấy, khóc lóc
mà quay ra.
Qua sáng hôm sau hỏi tin, Kỳ Thần cùng đứa con trai
cả đều chết. Riêng đứa nhỏ sống mà thôi.
( “Tử Bất Ngữ” của Viên Mai)
 Kinh điển tam giáo đều có Thần hộ pháp, có thể trừ
tà. Bùa chú có thể sai khiến qủy thần trong cõi thấp,
- -45
thường là cõi Dục giới. Những người sử dụng bùa ngãi
không đúng cũng dễ mang họa vào thân, nếu gặp phải
người có đức hạnh thi quỷ thần không làm hại được,
do đó sẽ quay lại làm hại người đã sử dụng nó.
ooOoo
Thiền Sư Ðạo Thọ
Hòa thượng Ðạo Thọ là đệ tử của Thần Tú, sau khi đắc
pháp kết am tranh trên núi Tam Phong ở Thọ Châu.
Thường có người rừng ăn mặc giản dị, nói năng lạ lùng,
có lúc chợt hóa làm Phật, hoặc cách hình Bồ tát, La Hán,
Thiên Tiên ... hoặc phóng hào quang, hoặc tạo âm vang,
học đồ đều không lường được. Sau mười năm, lặng lẽ
chẳng còn chút bóng dáng.
Ðạo Thọ bảo chúng rằng:
- Người rừng làm đủ trò khéo léo, mê hoặc mọi người.
Lão nhân chả thèm thấy, chẳng thèm nghe. Cái khéo léo
ấy có cùng, còn cái chẳng thấy chẳng nghe của ta vô tận.
 Thấy quái không quái, thì quái sẽ bại. Tà thuật mê
hoặc lòng người xưa nay đều có. Người tu hành không
minh lý dễ đi lạc đường tà.
Vương Thiên Khanh là người thành Kiến Xương tỉnh
Giang Tây), có đạo thuật huyền ảo phi thường. Ông có
đồ đệ là Trịnh Mỗ, người ta thường gọi là Trịnh Đạo sỹ,
theo Vương Thiên Khanh nhiều năm, học hỏi được
“Ngũ lôi pháp”, có thể thỉnh mời Lôi Thần, gọi mưa
hoặc trừ yêu. Mỗi lần hễ cầu là được.
Vào những năm đầu thời Thiệu Hưng dưới triều Tống
Cao Tông, Trịnh Đạo sỹ đến huyện Lâm Xuyên. Có
- -46
mấy vị khách tới thăm Trịnh Đạo sỹ. Mọi người đều
muốn được gặp Lôi Thần. Trịnh Đạo sỹ ban đầu cự
tuyệt, nhưng vì mọi người nhất mực thỉnh cầu mãi, cuối
cùng Trịnh Đạo sỹ từ chối không được, miễn cưỡng
bằng lòng đáp ứng.
Trịnh Đạo sỹ lần nào làm phép cũng thường giống
nhau: niệm chú vẽ bùa, tay cầm bảo kiếm, lớn tiếng
tuyên hô. Sau một hồi, thấy gió lạnh gào thét, sương mù
che phủ, mưa giăng đầy trời, một vị Thần đầu đội mũ
cao, tay cầm búa thần, tới trước mặt Trịnh Đạo sỹ, nói
rằng: “Đệ tử là Lôi Thần, nghe lời Trịnh Pháp sư triệu
gọi, đến đây nghe lệnh. Xin mời sai bảo!”
Trịnh Đạo sỹ nói: “Bởi có mấy vị bằng hữu của ta muốn
được gặp Thần cho nên mới triệu Thần tới, chứ không
có chuyện gì cả”. Lôi Thần nghe Trịnh Đạo sỹ nói thế,
rất là phẫn nộ, bảo ông ta: “Đệ tử mỗi lần được triệu gọi,
đầu tiên phải bẩm báo Thiên Đế, được phê chuẩn rồi mới
tới đây. Sau khi xong việc, trở lại Thiên Đình, lại phải
hồi báo Thiên Đế. Hôm nay ngài triệu tôi tới chỉ để mua
vui, ngài làm như thế, tôi biết bẩm báo với Thiên Đế thế
nào đây? Tôi cầm búa sét trong tay, không thể đi mà
không làm gì. Trịnh Pháp sư, ngài phải chịu nhận nhát
búa này”.
Lôi Thần lúc này giơ búa thần lên, nhắm đầu Trịnh
Pháp sư bổ xuống. Mấy vị khách ở đó đều sợ hãi rụng
rời, ngã xuống đất bất tỉnh. Một lát sau mọi người tỉnh
lại, thì thấy Trịnh Đạo sỹ đã chết rồi.
(Sách “Di kiên bính chí” 夷堅丙志)
 Thỉnh Thần dễ, tiễn Thần khó. Những người chơi cầu
cơ dễ bị điên cũng vì “mời quỷ dễ nhưng tiễn thì khó”.
ooOoo
- -47
Sắc Không, Không Sắc
Xưa, có hai sư huynh đệ sư có việc phải hạ sơn. Khi
sang sông, hai người gặp một thiếu nữ xinh xắn đang
đứng giữa sông với bộ mặt hoảng hốt lo sợ.
Thì ra cô nàng muốn qua bờ bên kia, nhưng nước chảy
xiết nên phải dừng bước.
Sư đệ nhìn thấy cảnh này, bèn cõng thiếu nữ sang sông.
Khi về đến chùa thì trời đã tối. Vị sư huynh nghĩ đến
cảnh sư đệ mình cõng người thiếu nữ sang sông, cả đêm
trằn trọc không ngủ được, càng nghĩ càng buồn cho sư
đệ, vì đã phạm sắc giới.
Sáng sớm thức dậy, sư đệ hỏi: - Tối hôm qua huynh ngủ
ngon chứ.
Không hỏi thì thôi, nghe sư đệ hỏi như vậy sư huynh
càng bực tức: - Đệ còn nói nữa. Hôm qua đệ cõng thiếu
nữ sang sông đã phạm phải sắc giới rồi, mà còn ngủ
ngon được như thế. Quả là giỏi thật.
Sư đệ nghe xong, cười rằng:
- Ô hay! Khi bế cô nàng sang sông rồi thì đệ đã quên mất
chuyện đó! Sao Sư huynh còn cõng cô ta về tới chùa vậy!
Cô nàng nặng quá nên suốt đêm huynh không ngủ được
là phải.

Sư huynh chắp Nam nữ thọ thọ bất thân, nên thấy
người gặp nạn vẫn không cứu. Sư đệ biết quyền biến, vì
lòng từ bi mà vác cô gái qua sông, sau đó chỉ là tâm bình
thường. Còn sư huynh vẫn bị hình ảnh cô gái đeo đuổi.
Đó là tâm phàm.
- -48
Chương Li Lâu, thượng trong sách Mạnh Tử chép:
Thuần Vu Khôn, một nhà biện thuyết nổi danh nước Tề,
hỏi Mạnh Tử :
- Theo lễ thì trai gái không được truyền tay mà trao đồ
cho nhau, phải không ?
Mạnh Tử đáp:
- Như vậy là lễ đấy.
Thuần Vu Khôn: - Ví dụ một người chị dâu sắp chết
đuối, mình có nên đưa tay ra vớt không ?`
Mạnh Tử đáp:
- Chị dâu sắp chết đuối mà mình không đưa tay ra cứu
vớt thì quả là loài sài lang rồi. Trai gái không truyền tay
nhau mà trao đồ, đó là lễ thường. Chị dâu sắp chết đuối,
đưa tay ra cứu vớt là phép quyền biến".
Thuần Vu Khôn hỏi :
"- Hiện nay thiên hạ đương chìm đắm, sao ông không
đưa tay ra cứu vớt ?".
Mạnh Tử : Thiên hạ chìm đắm, phải cứu vớt bằng Đạo.
- -49
Thiếu nữ và Hòa thượng
Bốn mươi hòa thượng tham gia một khóa bế quan tại
một Thiền đường. Trong thời gian này vị Sư già âm
thầm mặc niệm cầu cho các vị sư trẻ thoát được cửa ải
sinh tử, trong đó có tài, sắc, danh, thực, thùy. Thời gian
bế quan, thiền phòng được đóng lại, ngoài cửa có vị sư
hộ pháp.
Khóa trình bế quan đi qua được một nửa, một
thiếu nữ từ đâu đến gặp vị sư hộ pháp, yêu cầu được gặp
qúy sư đang bế quan trong thiền đường. Sư hộ pháp
không cho phép, thiếu nữ vẫn năn nỉ. Lời qua tiếng lại
của hai người làm cho thiền phòng không được yên tĩnh.
Vị Sư già nhẹ tay mở hé cánh cửa ra để khuyên can.
Thiếu nữ nhân cơ hội xông vào thiền phòng, Sư già định
đóng cửa lại thì đã trễ. Bốn mươi vị sư cùng lúc mở mắt
nhìn ra cửa, mọi người đều kinh hãi trước sắc đẹp diễm
kiều, đoan trang với bộ mặt e lệ của thiếu nữ đang đứng
trước mặt mọi người. Sóng thu ba trong cặp mắt của
thiếu nữ trong lúc này cũng vỗ vào mặt của từng vị sư
với nụ cười tươi tắn hồn nhiên, làm thần hồn của các sư
bị điên đảo.
Sư già giữ quan cung kính chào hỏi thiếu nữ: - Xin hỏi
nữ thí chủ đến thiền phòng có việc gì vậy?
Thiếu nữ đáp: - Bạch thầy, được biết các thầy đang bế
quan tại đây nên con đến đây muốn cúng dường cho mỗi
thầy một đôi giầy để được tròn tâm nguyện.
Sư già: - Cô có lòng như vậy thì hãy để những đôi giầy ở
đây, đợi khi xuất quan rồi bần tăng sẽ phát cho từng
người.
Thiếu nữ lắc đầu mỉm cười nói: - Không được đâu thầy,
con đã nguyện phải chính tay con mặc giầy cho quý thầy
- -50
ở đây. Như thế mới làm trọn được tâm nguyện của con
và cũng thỏa lòng ao ước không thể nói được của các
thầy.
Bốn mươi vị sư trong thiền phòng nghe thiếu nữ nói như
vậy trong lòng đều hớn hở như hoa đang nở. Lúc nay Sư
già buồn rầu than thở: - Lòng thí chủ đã như vậy thì tùy
ý thí chủ.
Thiếu nử dời bước sen, cung kính đến trước mặt từng vị
sư mặc lên đôi giầy mới cho từng sư. Nhìn vẻ đẹp và nụ
cười hồn nhiên vô tư của thiếu nữ, lòng của các vị sư âm
thầm dấy lên một ý niệm: “Ước gì được người đẹp ở
bên cạnh làm bạn một ngày, dẫu chết cũng cam”.
Khi mặc giầy xong cho vị sư cuối cùng, chuẩn bị
đi ra khỏi thiền phòng, thiếu nữ phát hiện cửa phòng đã
bị khóa lại. Thiếu nữ đến trước mặt của vị sư già nói:
- Bạch thầy, Thầy khóa cửa lại như thế làm sao con đi ra
được?
Bộ mặt của Sư già trở nên nghiêm túc, trả lời thiếu nữ
với giọng lạnh lùng: - Cô còn tính chuyện rời khỏi đây
sao?
Thiếu nữ: - Giầy đã mặc xong cho các sư rồi con phải
trở về nhà đây.
Sư già: - Có thể khuấy động mặt nước của ngàn con sông,
chớ nên làm dao động tâm của một người tu hành.
Thiếu nữ kinh hãi nói: - Mục đích của con đến đây là bố
thí giầy, các thầy thấy sắc động niệm là tại các thầy, đâu
phải là lỗi của con? Hòa-thượng hãy mở cửa cho con ra
đi.
Sư già: - Mở cửa cho thí chủ đi ra rất dễ, nhưng thí chủ
phải để lại một vật ở nơi đây.
Thiếu nữ: - Con phải để lại vật gì vậy?
Sư già: Cái mệnh của thí chủ.
- -51
Thiếu nữ ứa nước mắt hỏi sư già: - Tại sao phải lấy
mệnh của con?
Sư già: - Tại thí chủ đã trồng một cái nhân ác ở đây, bây
giờ thí chủ phải chọn một trong có hai con đường này:
Con đường thứ nhất, thí chủ phảỉ luân hồi 40 kiếp làm
thân con gái để làm vợ của 40 vị sư đã động lòng vì thí
chủ.
Con đường thứ hai là thí chủ phải chết tại đây để dứt
nhân luân hồi của 40 kiếp.
Thiếu nữ buồn tủi, khóc lóc: - Ngoài hai con đường này
ra còn con đường nào khác nữa không?
Sư già: -Thí chủ chỉ có thể chọn một trong hai đường
này mà thôi.
Thiếu nữ đến trước mặt vị Sư già nói: - Xin thầy cho con
một sợi giây, con nguyện để mạng con ở nơi đây chớ
không muốn luân hồi làm thân con gái 40 kiếp.
Nghe thiếu nữ chọn con đường chết, măt mày của các sư
đều buồn rầu ủ rũ, thương cho số phận của thiếu nữ.
Thiền phòng im lặng như tờ, thiếu nữ từ từ bước tới cửa
dùng sợi giây kết liễu cuộc đời của mình.
Thiếu nữ treo cổ ngay trước cửa, một thân hình tươi đẹp
nõn nà nay trở thành xác không hồn, một đóa hoa tươi
đẹp mới chớm nở nay đã úa tàn. Sư già vẫn chăm lo cho
40 vị sư, tựa như không có chuyện gì xảy ra.
Ba ngày sau, xác của thiếu nữ bắt đầu thối rữa, mùi hồi
tỏa ra khắp phòng, các sư bế quan trong phòng chịu
không nổi mùi uế khi đó, muốn bạch cho sư già sư mở
cửa sổ cho thoáng và chuyển xác của thiếu nữ ra khỏi
phòng, nhưng lại không dám. Sư già vẫn tiếp tục công
việc phụ đạo cho các vị sư, không hé môi nói một câu
nào.
Qua ngày thứ bảy, xác của thiếu nữ chảy nước và sinh
- -52
dòi, lúc này các sư không chịu được nữa, nhiều người bị
ói mửa. Lúc này Sư già rời khỏi bồ đoàn lên tiếng nói: -
Quý vị muốn rời khỏi thiền đường phải không?
Bốn mươi vị sư đồng thanh lên tiếng: - Phải.
Sư già: Rất dễ, vị nào trả lời được câu hỏi của bần tăng
thì đi ra. Ai muốn trả lời thì hãy giơ tay.
Bốn mươi vị sư đồng thời giơ tay.
Sư già dùng tay chỉ vào xác của thiếu nữ hỏi: - Cô đó là
ai vậy.
Mọi người đều nín thinh, không ai trả lời được. Sư già
đứng bên cạnh thi thể của thiếu nữ lớn tiếng hỏi các sư:
- Hãy nói cho bần tăng nghe cô này là ai. Có phải là
người đã từng làm thần hồn của quý vị phải điên đảo, là
người đã làm cho quý vị sinh ra những ý niệm xấu xa
chăng?
Các sư đồng thanh đáp: -Không phải.
Sư già: - Quý vị còn muốn chung sống với cô ta nữa
chăng?
Mọi người đồng thanh: - Không.
Sư già: -Trên thế gian này còn có thiếu nữ nào đáng cho
mấy vị động lòng nữa không?
- Không.
Lão thiền sư: -Thôi , xuất quan được rồi.
Xác của thiếu nữ được phủ lên một tấm vải và được 40
vị sư khiêng ra ngoài, nhưng họ vẫn chưa rời đi, vì trong
lòng thắc mắc: Thiếu nữ đó là ai?
Sư già trịnh trọng hướng dẫn 40 thiền sư đến đảnh lễ xác
của người thiếu nữ xong bèn nói: - Các vị muốn biết
thiếu nữ đó là ai, đợi tôi đi rồi thì tự xem lấy. Nói xong
bèn quay về thiền phòng.
Khi giở tấm vải phủ trên xác của thiếu nữ, mọi người
đều kinh hãi, thi thể của thiếu nữ mà mấy vị sư khiêng
- -53
ra khỏi phòng là pho tượng Quan Âm ở trong chùa. Mọi
người cung kính đảnh lễ và dựng lại bức tượng về vị trí
cũ, xong mới tìm đến vị Sư già để hỏi.
Bốn mươi vị hòa thượng tìm tời thiền phòng của vị sư
già thì sư già đã viên tịch.
 Trang-Tử đi chơi gặp một người đàn bà quạt mồ, lấy
làm lạ hỏi thì người đàn bà trả lời rằng Đó là mồ của ông
chồng. Trước khi chồng chết có dặn là phải đợi đến mồ
khô mới có thể đi lấy chồng khác, cho nên phải lất quạt
quạt cho mau khô.
Trang Tử nghe xong bèn dùng phép thuật làm cho mồ
khô liền. Người đàn bà mừng rỡ cám ơn Trang-Tử xong
rồi đi. TrangTử về nhà đem chuyện quạt mồ kể lại cho
người vợ nghe. Người vợ giận và mắng người đàn bà kia
bất nhân.. Trang-Tử thử lòng bà vợ, vài ngày sau gỉa
chết. `
Khi Trang-Tử chết, một nho sinh đến điếu Trang Tử và
nói rằng là học trò của Trang-Tử. Vợ Trang-Tử thấy
nho sinh này mặt mày khôi ngô tuấn tú thì đem lòng yêu
thương. Vaì ngày sau hai người lấy nhau. Đêm động
phòng, nho sinh bị đau bụng và nói rằng chỉ có ăn óc của
người chết mới khỏi được. Vợ Trang-Tử nghe vậy bèn
lấy búa ra đập lấy quan tài lấy óc của Trang-Tử chữa
bệnh cho nho sinh.
Khi nắp hòm vừa bật ra thì Trang-Tử tỉnh dậy bào vợ
lấy rượu ra uống và hát rằng:
Tình nghĩa vợ chồng trăm năm dày
Thấy mới vội vàng quên cũ ngay
Vừa đậy quan tài đã bổ nắp
Bên mồ lọ phải quạt luôn tay.
Hát xong ông chỉ ay ra ngoài sân nói: Ai kìa. Người vợ
- -54
nhìn ra thấy người học trò, biết là Trang-Tử bày chuyện
thử lòng mình. Bà ta cảm thấy xấu hổ bèn thắt cổ tự vẫn
 Tài (tiến tài), sắc (sắc dục), danh (danh lợi), thực, (ăn
nhậu), thùy (ngủ), là năm con đường đi đến địa ngục.
Tu hành mà không dứt được thì khó thoát vòng sanh tử.
ooOoo
Núi là núi, sông là sông
Không sông không núi, Vẫn núi sông
Thiền sư Duy Tín đời Tống nói: “Trước ba mươi năm,
tôi thấy núi sông là núi sông. Sau gặp thiện hữu tri thức
chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải núi sông. Nay tìm
được chỗ nghỉ ngơi rồi, thấy núi sông vẫn là núi sông.”
Thiền sư hình như mô tả một cuộc ngao du sơn thủy của
khách hữu tình. Lúc chưa đi vào núi, chưa tiến gần sông,
nhìn từ xa thì hình dáng của ngọn núi, con sông như
tấm hình trong máy ảnh đã in sâu vào tâm người. Khi đi
vào trong núi rồi thì nhìn thấy kỳ hoa dị thảo, nghe thấy
tiếng chim kêu vượn hót, tiếng suối chảy róc rách, như là
một bản nhạc hòa tấu thiên nhiên. Tiến gần đến sông,
nhìn thấy cảnh cá bơi lội dưới nước, nước cuốn hoa trôi
trên sông... Trong cảnh sơn thủy hữu tình này, lữ khách
đã quên mất hình dáng của ngọn núi, của con sông. Sau
cuộc hành trình mệt mỏi, lữ khách về nhà ngủ một giấc
ngon. Đã quên đi cảnh đẹp của ngọn núi. Nhưng núi vẫn
không dời, sông vẫn không đổi.
Chúng sanh là chúng sanh, Phật là Phật (Sắc).
- -55
Chúng sanh không phải là chúng sanh và Phật cũng
chẳng phải là Phật, vì Phật và chúng sanh cùng một thể.
(Sắc tức thị không, không tức thị sắc) Giác ngộ thì là
Phật, chưa giác ngộ thì là chúng sanh. (Sắc bất dị không,
không bất dị sắc, sắc không một thể). Do đó chúng sanh
cũng là Phật và Phật cũng là chúng sanh.
Khác với hàng nhị thừa (Thanh Văn và Duyên Giác),
biết đời là bể khổ, sợ khổ, sợ luân hồi nên tìm đường tu
hành để vượt khổ, để siêu thoát. Phật và Bồ-Tát thì khác
hẳn, biết được chúng sanh có Phật tính, có thể thành
Phật, nên Phật ở trong chúng sanh, không rời chúng
sanh. Bồ đề ở trong phiền não, không phải bỏ phiền não
mà đi tìm bồ đề. Duy Ma Cật nói: “Chúng sanh bệnh
nên ta bệnh”. Địa Tạng Bồ Tát: “Ta không xuống địa
ngục thì ai xuống địa ngục”. Ngài không phải vì tạo tội
mà xuống địa ngục, vì tấm lòng từ bi hóa độ chúng sanh
trong cõi âm ty mà xuống vậy.
Một bài thơ khác của cư sĩ Tô Đông Pha đời Tống cũng
đượm mùi thiền với ý nghĩa tương tự:
Lư sơn yên vũ Chiết giang triều
Vị đáo bình sinh hận bất tiêu
Đáo đắc hoàn lai vô biệt vị
Lư sơn yên vũ Chiết giang triều.
Bản dịch tiếng Việt của sư Mật Thể:
Mù tỏa Lư Sơn sóng Chiết Giang
Khi chưa đến đó hận muôn vàn
Đến rồi về lại không gì lạ
Mù toả Lư Sơn sóng Chiết Giang.
- -56
Nhân Súc Luân hồi
Một viên ngoại nọ làm đám cưới cho con trai nên mời
ngài Chí Công tới để tụng kinh cầu phước. Phật Pháp
không ra ngoài pháp thế gian, nên ngài Chí Công cũng
tùy thuận theo phong tục của người đời mà đáp ứng.
Vừa đặt chân tới nhà, thấy mọi người tưng bừng náo
nhiệt ngồi trên bàn ăn, dùng huệ nhãn quan sát Ngài
cảm thấy rất nực cười và nói rằng: "Đúng là lạ, là nhân
quả!
Thì ra: “Ông nội của người đánh trống vì tạo nghiệp
nên phải đầu thai làm con trâu. Khi trâu bị người giết
thì thịt bị ngưởi ăn, còn da thì bị luộc để làm trống,
người đánh trống lại là đứa cháu của mình. Thịt heo gà
vịt nấu trong nồi đều là dì cô của những người đến dự
tiệc, vì nghiệp báo mà đầu thai. Người vợ của chàng rể
chính là bà nội đến đầu thai”.
Do đó có câu thơ:
Đường thượng đả cổ đả công bì
堂上打鼓打公皮
Oa nội tiên chữ thị cô di
鍋內煎煮是姑姨
Tiền thế tổ mẫu thủ vi phụ
前世祖母娶為婦
Ngã kim bất tiếu đãi hà thờ
我今不笑等何時
【Dịch】
Trên sân đánh trống đánh da ông
Thịt chiên trong nồi là dì cô
- -57
Bà nội kiếp trước lấy làm vợ
Ta nay không cười đợi bao giờ
 Trong Kinh Lăng Già, Phật nói: “Người chuyển súc,
súc chuyển vật”. Nhân súc oan oan tương báo, chúng
sanh vì nghiệp chướng, tự mình cải đầu hoán diện mà
không hay.
Đời Thanh ở chùa An Khánh tỉnh An Huy có hòa-
thượng Hương-Đăng chuyên niệm Phật, hằng ngày ít nói.
Một hôm có quan huyện đến chùa làm lễ và chào hỏi
thầy nhưng hòa thượng không đáp.
Quan huyện giận, sai ngưòi đánh sư 30 hèo. Khi quan
huyện về đến nhà suy nghĩ là mình đánh người xuất gia
như vậy là không đúng nêm sám hối. Đồng thời bỏ tiền
cất một tịnh-xá cho sư đến chủ trì. Sư sợ bị đánh nên
không dám nhận.
Hòa-thượng phương-trượng trong chùa biết được nhân
qủa của Hòa thượng Hương-Đăng bèn nói rằng: Hòa
thượng cứ nhận lời đi. Hòa thượng mấy kiếp trước ở
một chùa nó có bố thí một chén cơm cho con chó nhưng
khi bố thí xong lại lấy chân đá con chó. Con chó này
thường nghe kinh ở chùa, khi chết rồi đầu thai làm quan
huyện này, hoà thượng nay bị đánh ba mươi hèo là vì đá
con chó một chân, hòa thượng bố thí một chén cơm nên
kiếp này được quan huyện cúng dường ba năm. Hòa
thượng năm nay 70 tuổi, ba năm sau sẽ tịch. Nhân qủa
như thế hãy tiếp nhận để liễu nhân duyên của kiếp trước.
- -58
Trí tuệ và Đức hạnh của Nhan Hồi
Nhan Hồi, họ Nhan, tên Hồi, tự là Tử Uyên, nên cũng
gọi là Nhan Uyên, là con của ông Nhan Do, người nước
Lỗ, theo học với Đức Khổng Tử, và là học trò giỏi nhất
trong số các học trò của Đức Khổng Tử. Nhan Hồi kém
hơn Đức Khổng Tử 30 tuổi, thiên tư thông minh, nhanh
nhẹn, hiếu học, chuộng Lễ, làm việc gì cũng không lầm
lỗi đến hai lần, nói điều gì cũng không cẩu thả, khi giận
người nầy không giận lây người kia, đứng đầu khoa đức
hạnh trong cửa Khổng.
Nhan Hồi nhà nghèo, ở trong ngõ hẹp, giỏ cơm bầu nước,
nếu là người khác thì không chịu được mà lo buồn, Nhan
Hồi thì tự nhiên vui vẻ, học đạo. Đức Khổng Tử khen là
người hiền và có nhân. Năm Nhan Hồi 29 tuổi thì tóc đã
bạc trắng. Đức Khổng Tử thường khen Nhan Hồi:"Hiền
tai Hồi giả! Nhất đan tự, nhứt biều ẩm, tại lậu hang, nhân
bất kham kỳ ưu, Hồi giả, bất cải kỳ lạc! Hiền tai Hồi giả!"
Nghĩa là: Hiền vậy thay Nhan Hồi! Một giỏ cơm, một
bầu nước, ở chỗ ngõ hẹp, giá người khác ở vào cảnh ấy
thì lo buồn không chịu được, thế mà Nhan Hồi không
bao giờ đổi cái vui của mình. Hiền vậy thay Nhan Hồi!
Nhan Hồi mất lúc còn rất trẻ, mới 31 tuổi. Khi Nhan Hồi
mất, Đức Khổng Tử than rằng: - Trời hại ta! Trời hại ta!
Sau đây là những mẫu chuyện nói về đức hạnh của Nhan
Hồi
Khổng Tử bị vây khốn ở giữa nước Trần và nước
Thái, rơi vào tình cảnh khốn cùng. Các học trò cùng
theo ông chu du liệt quốc đã bảy ngày không có gì vào
bụng. Tử Cống nhân lúc người gác sơ hở, liền trốn ra
- -59
ngoài, lấy số tiền mang theo, khẩn cầu người nông dân,
mua được một ít gạo. Nhan Hồi và Trọng Do đốt lửa nấu
cơm ở trong một căn phòng xây bằng đất.Có một cục đất
nhỏ rơi vào nồi cơm, Nhan Hồi liền lấy chỗ cơm bẩn ra
ăn. Tử Cống ở ngoài giếng nhìn thấy, cho rằng Nhan Hồi
đang ăn vụng, nên rất không hài lòng, bèn đi vào nhà,
hỏi Khổng Tử rằng: "Thưa thầy, một người vừa nhân
đức, vừa trong sạch, trong hoàn cảnh khốn cùng thì có
phải cũng cần hành sự theo lễ, có thể vì tư lợi của mình
mà thay đổi tiết tháo không?"
Khổng Tử đáp rằng: "Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng
phải theo lễ mà hành sự, nếu như tùy ý thay đổi tiết tháo,
thì không xứng đáng được gọi là bậc quân tử nhân đức
nữa."
Tử Cống tiếp lời: "Người như Nhan Hồi có lẽ không bao
giờ thay đổi tiết tháo đâu, thầy nhỉ?"
Khổng Tử đáp: "Đúng thế."
Tử Cống liền đem câu chuyện Nhan Hồi đang nấu cơm
thì ăn vụng ra kể với Khổng Tử. Khổng Tử nói rằng:
"Lâu nay, ta vẫn tin rằng Nhan Hồi là người trọng nhân
đức, trọng lễ nghĩa, cho dù có chuyện như con nói, ta
cũng khó vì đó mà nghi ngờ anh ta, chuyện này chắc có
duyên cớ gì đây. Con hãy khoan nói gì, để thầy hỏi anh
ta xem."
Gọi Nhan Hồi lại, Khổng Tử nói rằng: "Mấy hôm trước,
thầy nằm mơ thấy các bậc tổ tiên đã khuất, có lẽ tổ tiên
có điều gì muốn nhắc nhở hay phù hộ ta chăng? Con nấu
cơm xong thì bưng lên đây, ta muốn dùng làm lễ cúng tổ
tiên." Nhan Hồi liền đáp: "Thưa thầy, khi nãy có một
cục đất rơi vào nồi cơm, nếu không lấy ra thì e cơm sẽ
bẩn mất, con định lấy chỗ cơm bẩn vứt đi, nhưng lại
thấy tiếc; thế là con hớt chỗ cơm bẩn ở trên ăn mất rồi.
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ   tập 2

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Was ist angesagt? (20)

Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen LucNghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
 
Bốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênBốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiên
 
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcMinh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
 
Tin đến từ lý thiên tình thương của thầy tế công
Tin đến từ lý thiên   tình thương của thầy tế côngTin đến từ lý thiên   tình thương của thầy tế công
Tin đến từ lý thiên tình thương của thầy tế công
 
Hoạt phật sư tôn từ huấn mười năm rồi
Hoạt phật sư tôn từ huấn   mười năm rồiHoạt phật sư tôn từ huấn   mười năm rồi
Hoạt phật sư tôn từ huấn mười năm rồi
 
Su Ton Quy Cua Dao
Su Ton Quy Cua DaoSu Ton Quy Cua Dao
Su Ton Quy Cua Dao
 
Sự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểuSự đặc thù của long thiên biểu
Sự đặc thù của long thiên biểu
 
Hoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioiHoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioi
 
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại ĐạoGiới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
 
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
Phật Quy Lễ Tiết Trong Phật Đường
 
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của ĐạoẤn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
Ấn Chứng Sự Thù Thắng Của Đạo
 
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngLợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
 
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
 
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢKINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
 
Tam bảo tâm pháp
Tam bảo tâm phápTam bảo tâm pháp
Tam bảo tâm pháp
 
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoBảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
 
Quần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lụcQuần tiên gia ngôn lục
Quần tiên gia ngôn lục
 
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dươngSúc đạo luân hồi kí   cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
Súc đạo luân hồi kí cảnh tỉnh đệ tử bạch dương
 
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANHAN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
 
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệQuang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
 

Ähnlich wie Nhặt tuệ tập 2

Kinh bốn loại thức ăn 卍 Tôi nghe như vầy , một thời đức phật đang ở tại vườn ...
Kinh bốn loại thức ăn 卍 Tôi nghe như vầy , một thời đức phật đang ở tại vườn ...Kinh bốn loại thức ăn 卍 Tôi nghe như vầy , một thời đức phật đang ở tại vườn ...
Kinh bốn loại thức ăn 卍 Tôi nghe như vầy , một thời đức phật đang ở tại vườn ...
Đỗ Bình
 
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãn
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãnnhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãn
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãn
style tshirt
 
Truyen nhuc bo doan hoi 2
Truyen nhuc bo doan hoi 2Truyen nhuc bo doan hoi 2
Truyen nhuc bo doan hoi 2
truyentranh
 

Ähnlich wie Nhặt tuệ tập 2 (20)

Quan Âm Hương Tích - Thích Nhất Hạnh
Quan Âm Hương Tích - Thích Nhất HạnhQuan Âm Hương Tích - Thích Nhất Hạnh
Quan Âm Hương Tích - Thích Nhất Hạnh
 
Chữ hiếu
Chữ hiếuChữ hiếu
Chữ hiếu
 
Kinh bốn loại thức ăn 卍 Tôi nghe như vầy , một thời đức phật đang ở tại vườn ...
Kinh bốn loại thức ăn 卍 Tôi nghe như vầy , một thời đức phật đang ở tại vườn ...Kinh bốn loại thức ăn 卍 Tôi nghe như vầy , một thời đức phật đang ở tại vườn ...
Kinh bốn loại thức ăn 卍 Tôi nghe như vầy , một thời đức phật đang ở tại vườn ...
 
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãn
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãnnhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãn
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãn
 
Nhân quả thời đại khoa học
Nhân quả thời đại khoa họcNhân quả thời đại khoa học
Nhân quả thời đại khoa học
 
Truyen nhuc bo doan hoi 2
Truyen nhuc bo doan hoi 2Truyen nhuc bo doan hoi 2
Truyen nhuc bo doan hoi 2
 
Hien ngukinh
Hien ngukinhHien ngukinh
Hien ngukinh
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 
Tây Phương Xác Chỉ
Tây Phương Xác ChỉTây Phương Xác Chỉ
Tây Phương Xác Chỉ
 
Liễu Phàm Tứ Huấn
Liễu Phàm Tứ HuấnLiễu Phàm Tứ Huấn
Liễu Phàm Tứ Huấn
 
Cá tinh hiển hóa tiếng kêu đau thương
Cá tinh hiển hóa   tiếng kêu đau thươngCá tinh hiển hóa   tiếng kêu đau thương
Cá tinh hiển hóa tiếng kêu đau thương
 
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dich
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dichLieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dich
Lieu pham-tu-huan-tue-chau-bui-du-long-dich
 
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ VươngCá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
 
Hoa Vô Ưu Tập 8 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 8 (Thích Thanh Từ)Hoa Vô Ưu Tập 8 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 8 (Thích Thanh Từ)
 
CHỮA LÀNH UNG THƯ PHỔI NHỜ PHÁT “BỒ ĐỀ TÂM”, THỌ “BỒ TÁT GIỚI TẠI GIA”..docx
CHỮA LÀNH UNG THƯ PHỔI  NHỜ PHÁT “BỒ ĐỀ TÂM”, THỌ “BỒ TÁT GIỚI TẠI GIA”..docxCHỮA LÀNH UNG THƯ PHỔI  NHỜ PHÁT “BỒ ĐỀ TÂM”, THỌ “BỒ TÁT GIỚI TẠI GIA”..docx
CHỮA LÀNH UNG THƯ PHỔI NHỜ PHÁT “BỒ ĐỀ TÂM”, THỌ “BỒ TÁT GIỚI TẠI GIA”..docx
 
Thọ khang bảo giám
Thọ khang bảo giámThọ khang bảo giám
Thọ khang bảo giám
 
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 8
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 8Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 8
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 8
 
Kinh Tối Thắng Phật Đỉnh Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Thần Chú.
Kinh Tối Thắng Phật Đỉnh Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Thần Chú.Kinh Tối Thắng Phật Đỉnh Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Thần Chú.
Kinh Tối Thắng Phật Đỉnh Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Thần Chú.
 
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí NghiêmKINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
 

Mehr von Hoàng Lý Quốc

Mehr von Hoàng Lý Quốc (19)

天佛院遊記
天佛院遊記天佛院遊記
天佛院遊記
 
Tu đạo tu tâm thiên
Tu đạo tu tâm thiênTu đạo tu tâm thiên
Tu đạo tu tâm thiên
 
Trung dung 中庸
Trung dung    中庸Trung dung    中庸
Trung dung 中庸
 
Tiếng lòng của khí thiên thần
Tiếng lòng của khí thiên thầnTiếng lòng của khí thiên thần
Tiếng lòng của khí thiên thần
 
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)
 
Thiên đàng du kí
Thiên đàng du kíThiên đàng du kí
Thiên đàng du kí
 
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經Thánh đế đại giải oan kinh  聖帝大解冤經
Thánh đế đại giải oan kinh 聖帝大解冤經
 
Thái thượng thanh tĩnh kinh
Thái thượng thanh tĩnh kinhThái thượng thanh tĩnh kinh
Thái thượng thanh tĩnh kinh
 
Thái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiênThái thượng cảm ứng thiên
Thái thượng cảm ứng thiên
 
Quan thánh đế quân thánh huấn mùng 10 tháng 02 năm 1968
Quan thánh đế quân thánh huấn mùng 10 tháng 02 năm 1968Quan thánh đế quân thánh huấn mùng 10 tháng 02 năm 1968
Quan thánh đế quân thánh huấn mùng 10 tháng 02 năm 1968
 
Quan thánh đế quân giác thế chân kinh
Quan thánh đế quân giác thế chân kinhQuan thánh đế quân giác thế chân kinh
Quan thánh đế quân giác thế chân kinh
 
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đế
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đếQuá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đế
Quá trình cầu đạo của hiên viên hoàng đế
 
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lục
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lụcNhân quả oan nợ hiển hóa thực lục
Nhân quả oan nợ hiển hóa thực lục
 
Nhân gian du ký
Nhân gian du kýNhân gian du ký
Nhân gian du ký
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 2
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 2Nguồn suối trong tâm tánh   tập 2
Nguồn suối trong tâm tánh tập 2
 
Ngũ giới hoạt phật sư tôn từ huấn
Ngũ giới   hoạt phật sư tôn từ huấnNgũ giới   hoạt phật sư tôn từ huấn
Ngũ giới hoạt phật sư tôn từ huấn
 
Nam hải quan thế âm bồ tát từ ngữ
Nam hải quan thế âm bồ tát từ ngữNam hải quan thế âm bồ tát từ ngữ
Nam hải quan thế âm bồ tát từ ngữ
 
Nam bình tiểu tiên đồng hiển hóa
Nam bình tiểu tiên đồng hiển hóaNam bình tiểu tiên đồng hiển hóa
Nam bình tiểu tiên đồng hiển hóa
 
Minh tâm phục thiện
Minh tâm phục thiệnMinh tâm phục thiện
Minh tâm phục thiện
 

Kürzlich hochgeladen

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Kürzlich hochgeladen (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Nhặt tuệ tập 2

  • 1. Tựa Diệu lý của chư Phật không liên quan gì đến văn tự, người góp nhặt chỉ ước mong sau khi đọc xong những mẫu truyện ngắn góp nhặt trong Nhặt Tuệ (II) này, người đọc sẽ tìm được hương vị của Đạo mà nhoẻn miệng mỉm cười. Như Ni sư Vô Tận Tạng đời Đường, ngửi hương vị của hoa mai mà biết được mùa Xuân1 : “Ngày đêm tìm Xuân chẳng thấy Xuân, Giầy cỏ giẫm nát đỉnh mây ngàn. Quay về chợt ngửi mùi mai nở, Xuân ở đầu cành đã mười phần” Vô Tri kính cẩn Quý Thu năm Tân mão 2011 Gainesville, Virginia, Hoa Kỳ 1 Chung nhật tầm xuân bất kiến xuân 終日尋春不見春 Mang hài đáp phá lãnh đầu vân 芒鞋踏破嶺頭雲 Quy lai ngẫu bả mai hoa xú 歸來偶把梅花嗅 Xuân tại chi đầu dĩ thập phân 春在枝頭已十分
  • 2. - -2 Du Hý Tam Muội Của Tế Công Hoạt Phật Chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, nơi Tế Công Hoạt Phật xuất gia có một ngôi điện riêng để thờ ngài. Đó là Tế Công Điện. Khi bước vào điện Tế Công, du khách có thể nhìn thấy tấm biển lớn khắc lên bốn chữ “Du Hý Thần Thông” treo trước cửa. Ngài là một vị La-hán xuống phàm dùng Du hý tam muội để cứu nhân độ thế. Đọc truyện Tế Công, mọi người đều có cảm tưởng Tế Công là một người tu hành không giữ giới, vì ngài thích uống rượu và ăn thịt chó. Nhưng có mấy ai biết được Tế Công là một thánh tăng đã chứng đạo, chẳng qua vì thời buổi đó ngài thị hiển thần thông, giả khùng giả điên để che mắt thiên hạ mà thôi. Người tu không giữ giới thường hay lấy câu: “Rượu thịt qua đường ruột, Phật ngồi ở trong tâm”, trong truyện Tế Công để tự bào chữa cho mình, cho rằng tu hành không nhất định phải trì giới, vì Tế Công có trì giới đâu mà cũng là hoạt Phật. Những người nghĩ như vậy là điên đảo nhân quả, biến quả thành nhân. Khi chứng được quả rồi mới có thể hiện thần thông được. Nhưng thử hỏi xưa nay có mấy người đạt được cảnh giới Du hý tam muội như Tế Công Hoạt Phật. Trong truyện, ngài thường thị hiển thần thông để cứu người. Bình rượu của ngài đang uống người khác ngửi thì thật là thơm tho, nhưng bình rượu chuyển sang cho người khác uống thì lại là mùi nước tiểu. Ngài ăn xong thịt chim, khi khạc ra thì con chim sống lại và biết bay... Những ai có thần thông như Tế Công Hoạt Phật thì có thể ăn thịt và uống rượu, trái lại thì hãy ngoan ngoãn giữ giới, vì đó là giới căn bản của người tu hành. Trong truyện Tế Công, ngoài hai câu “Rượu thịt qua
  • 3. - -3 đường ruột, Phật ngồi ở trong tâm” ra còn thêm hai câu sau là: “Thế nhân nếu học ta, Bỏ Phật đi theo ma”. Nếu chỉ dẩn chứng hai câu trước mà bỏ sót hai câu sau thì đúng là bỏ Phật đi theo ma vậy.  Vua Lương Võ Đế là vị vua háo Phật pháp, theo ngài Chí Công học đạo và phong ngài làm quốc sư. Vợ vua Lương Võ Đế là Hy thị, vì không thích ngài Chí Công nên theo hòa thượng Vân Công, một hòa thượng tu hành ăn thịt uống rượu mà không giữ giới. Một lần Chí Công nói với hòa thượng Vân Công rằng: - Người tu hành lấy hai chữ từ bi làm gốc, tại sao hòa thượng lại lại ăn thịt? Vân Công đáp: - Ta ăn mà chẳng ăn2 . Chí Công nói: - Bần tăng sợ sau này hòa thượng làm mà chẳng làm. Sau khi hòa thượng Vân Công tịch, đầu thai làm kiếp trâu. Một khoảng thời gian sau, Lương Võ Đế vì nhớ hòa thượng Vân Công, mới hỏi ngái Chí Công: - Chẳng biết Hòa thượng Vân Công lúc này ở cõi trời nào? Chí Công đáp: - Hòa thượng Vân Công đã đầu thai làm kiếp trâu ở một làng cách kinh thành không xa. Lương Võ Đế không tin: - Người tu hành làm sao có thể đi vào con đường súc đạo được. Ngài Chí Công biết Lương Võ Đế không tin, mới nói rằng: - Nếu bê hạ không tin thì hãy đi theo thần ra ngoài đồng để xem cho biết. Hai người đi ra ngoài kinh thành, đến một cánh đồng thấy một con trâu đang ăn cỏ. Chí Công chỉ vào con trâu nói với Lương Võ Đế: - Thưa bệ hạ, con trâu này chính là hòa thượng Vân 2 Ý nói là miệng tuy ăn nhưng lòng không chắp là có ăn.
  • 4. - -4 Công đầu thai đấy. Vừa nói xong Chí Công tiến gần con trâu nói rằng: - Sinh thời hòa thượng ăn thịt, “ăn mà không ăn”, bây giờ hòa thượng làm trâu rồi thì “làm mà không làm vậy”, Con trâu chảy nước mắt quỳ trước mặt Chí Công, như tỏ lòng sám hối.  Thời kỳ tiền Thanh ở huyện Tùng Tư có một thị trấn Diệm Hồ, dân cư đông đúc, có một ngôi chùa Tuệ Quang. Vị sư trụ trì là Thiền sư Ngộ Luân. Thiền sư xem ra rất bình dân chẳng khác gì một nông phu quê mùa. Sư không bao giờ giảng kinh thuyết pháp, nhưng sư thường ngồi trên giường nhập định, ít khi ra khỏi chùa, đôi khi điên điên khùng khùng nói lên những lời mà người thường không ai nghe hiểu, nhưng mọi người đều rất kính trọng sư. Một hôm Sư đang thiền định, đột nhiên mở mắt ra nói: - “Tội nghiệp! Tội nghiệp!” Sư lật đật đứng dậy đi lấy tiền và gọi một chú tiểu đi theo ra chợ. Sư tìm đến một hàng bán thịt heo. Nhìn nửa con heo đang treo lủng lẳng trên gía, đã hai ngày rồi mà vẫn không có người mua. Chủ hàng thịt thấy một hòa thượng nhìn thịt heo với vẻ thèm thuồng, ngạc nhiên hỏi: - Thầy ăn chay giữ giới lâu năm sao hôm nay lại đến đây mua thịt vậy? Sư đáp: - Gần đây tham thiền ngộ được câu “Rượu thịt qua đường ruột, Phật giữ ở trong tâm”. Cho nên nghĩ lại ăn chay giữ giới làm chi để cho phiền. Sư hỏi: - Sao nửa con heo này không ai mua vậy? Chủ hàng: - Heo này gầy, thịt xấu xương nhiều nên đã hai ngày rồi mà chẳng ai mua. Nếu thầy muốn mua thì tôi tính một nửa giá thôi, xem như nửa bán nửa tặng.
  • 5. - -5 Sau này thầy nhớ quay lại nhé! Sư trả tiền xong rồi dặn chú tiểu mang thịt về chùa và reo lên rằng:- Bần tăng hôm nay phá giới, tiện bề cũng đại qúy vị một chầu, ai muốn nhậu thì đi theo bần tăng đến chùa. Sư cố ý đi rảo quanh chợ để thu hút nhiều người đi theo, trong đó có lý trưởng Bảo Chính trong làng. Nhiều người thấy nhà sư mua thịt nên đều hiếu kỳ đi theo sư đến chùa. Sư nói thêm:- Có thịt cũng phải có rượu. Nói xong lại sai chú tiểu đi mua rượu. Khi đến chùa rồi Sư tiếp đãi mọi người rất niềm nở đồng thời cho người đến nhà bếp làm thịt nửa con heo. Sư dặn đầu bếp: “Thịt phải bằm một ngàn dao xong mới có thể cho vào nồi nấu”. Sư trong chùa thấy lạ nhưng vẫn làm theo lời Sư dặn. Khi thịt đã làm xong, Sư sai người dọn lên bàn, cả thảy có trên trăm người đến dự. Khi mọi người ngồi lên bàn ăn rồi, Sư nói trước mặt mọi người: - Hôm nay bần tăng thèm ăn mặn nên đi chợ mua rượu thịt, nay nghĩ lại ăn chay cả đời rồi đột nhiên quay trở lại ăn mặn, sợ đường ruột không thích ứng mà sinh bệnh cho nên không ăn. Qúy vị đã đến đây rồi thì hãy giúp bần tăng ăn hết những món này đi, không thể để dư một miếng nào cả. Mọi người nghe hoà-thượng nói như vậy bèn phì cười: Thì ra Hòa-thượng muốn đãi chúng ta ăn tiệc mới gạt ta đến đây. Chẳng biết còn có chuyện gì khác nữa không?. Với bữa tiệc thịnh soạn, mọi người đều ăn uống thỏa thích. Sư thấy rượu thịt đều đã sạch rồi mới vỗ tay vừa cười vừa nói trước mọi người: “Lý Nhi Lang! Lý Nhi Lang! Ngàn dao nợ nghiệp đã trả xong, Mẹ hiền vì ngươi mà chịu khổ, Hãy mau chào đời làm kiếp người”.
  • 6. - -6 Mọi người chẳng hiểu gì cả. Sư nói với lý trưởng Bảo Chính: Qúy vị hãy đến nhà của Lý Đại ở làng kế thì sẽ biết nguyên do. Vợ của Lý Đại đẻ đã hai ngày rồi mà đứa bé trong bụng vẫn chưa chiụ ra. Bây giờ thì mẹ tròn con vuông rồi. Hãy đến nhà họ Lý để chúc mừng đi. Đứa bé nhà họ Lý là con heo đến đầu thai, vì kiếp trước sát nghiệp nặng nên phải chiụ 1000 dao và thịt bị người ăn hết để trả nghiệp cũ mới chào đời được. Mọi người tìm đến nhà của Lý Đại, qủa nhiên thấy đứa bé mới chào đời đang khóc oa oa.  Đã chân tu thì phải giữ giới. Thiền sư Ngộ Luân dùng phương tiện độ thế cứu người nhưng vẫn không dám phá giới. Có người hỏi thiền sư Bá Trượng:- Giết trâu có tội chăng? Sư đáp:- Không có tội. Hỏi: - Tại sao không có tội? Sư: - Vì giết một trả một.  Chẳng phải là không có tội vì nợ trả xong rồi thì hết.
  • 7. - -7 Một câu chuyện của ngài Cưu Ma La Thập3 Khi ngài Cưu Ma La Thập được vua Diêu Tần là Diêu Hưng tôn làm quốc sư. Diêu Hưng mến tài của ngài nên nói với ngài rằng: “Một người thông minh dĩnh ngộ như quốc sư, trong thiên hạ không thể có người thứ hai, khi quốc sư mất rồi thì pháp chủng sẽ bị đoạn tuyệt”. Cho nên Diêu Hưng tặng 10 cô kỹ nữ cho ngài và ép ngài lấy mấy cô kỹ nữ đó. Cưu Ma La Thập vì muốn độ hóa dân Diêu Tần, trong trường hợp bất đắc dĩ này ngài lấy vợ. Đệ tử của ngài có nhiều người thấy thầy mình có gia đình thì cũng động lòng phàm, muốn lấy vợ. Ngài hiểu rõ việc này, bèn lấy một bó kim bỏ vào bình bát nói trước mặt chúng đệ tử: Người nào làm được như ta ăn hết bó kim này như ta thì 3 Pháp sư Cưu Ma La Thập gốc người Ấn Độ sinh ra trong thời Diêu Tần tức khoảng 400 năm sau Tây lịch và gần 1000 năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Ngài là người trí tuệ vô song, làu thông tam tạng kinh điển nên được gọi là Tam Tạng Pháp Sư.Trong hơn 10 năm ở Tràng An, ngài dịch 72 tác phẩm Phật Giáo từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Hoa. Năm 413, ngài tịch, thọ 69 tuổi. Trước khi lâm chung, ngài cho mời tăng chúng đến dặn rằng: - Sau khi ta mệnh chung, hãy đem nhục thể của ta hỏa thiêu. Nếu quả thực các kinh điển do ta phiên dịch không có điều gì sai lầm thì lưỡi của ta không bị hoại. Còn như nếu là sai với tâm ý của Phật thì lưỡi của ta tất bị thiêu hóa. Sau khi lửa tàn, thi thể cháy hết mà lưỡi của Pháp sư vẫn giữ màu hồng tươi như khi còn sống. Xem như vậy mới biết rằng tất cả các kinh do ngài Cưu Ma La Thập phiên dịch hoàn toàn không sai lạc, thật đúng với tâm ý của Phật.
  • 8. - -8 có thể lấy vợ. Nói xong ngài bèn ăn hết bó kim như ăn mì vậy. Chúng đệ tử thấy vậy cảm thấy hổ thẹn, không ai dám nghĩ đến chuyện lấy vợ nữa. ooOoo Sự hóa thân của Phật Di Lặc Đức Di Lặc là một vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp4 để nối ngôi Phật Thích Ca, ra đời mà giáo hóa chúng sanh.Hiện nay ngài còn ở trên cung trời Đâu Suất, thường hay hóa thân trong mười phương thế giới mà thuyết pháp độ sanh. Lịch sử Phật học ghi chép, ngài đã từng hóa thân làm Phó Đại Sĩ vào thời Lương, và hóa thân làm hòa thượng Bố Đại vào thời hậu Lương. 1) Phó Đại Sĩ Phó Đại Sĩ tên là Hấp, người đời Nam Bắc Triều, sinh vào năm 497. Thuở nhỏ không được đi học, thường theo người hàng xóm đi bắt cá. Mỗi khi bắt được cá đều bỏ vào nơm tre để dưới sông và nói rằng: “Muốn đi thì đi, không muốn đi thì ở lại”. Người cho là khùng. Năm 16 tuổi lấy vợ họ Lưu tên Diệu Quang, sinh hai người con trai là Phổ Kiến và Phổ Thành. Vào năm 24 tuổi, một vị tăng Ấn Độ tên Lan Đầu Đà đến thăm Ngài, nói: “Ta cùng huynh đã ở nơi Tì Bà Thi Phật lập nguyện xuống phàm độ hóa chúng sanh, huynh còn nhớ chăng? Nay y bát của huynh còn để ở Thiên Cung, Nay tôi muốn hỏi huynh chừng nào mới trở về trên”. 4 Bốn vị Phật trong Hiền kiếp đã ra đời: 1. Đức Cấu Lưu Tôn, 2. Đức Câu Na Hàm, 3. Đức Ca Diếp, 4. Đức Thích Ca Mâu Ni.
  • 9. - -9 Ngài im lặng chẳng nói một lời. Vị tăng lại nói tiếp: “Huynh thử đến bờ sông soi mình thử xem!” Ngài bèn đến mé sông soi mình: Thấy bảo cái trên đầu sáng chói, mới nghĩ lại mình là Phật Di-Lặc trên Trời xuống phàm. Khi ngài biết được nhân duyên của mình mới hỏi Lan Đầu Đà: Ta phải đến chỗ nào để tu hành? Lan Đầu Đả chỉ lên đỉnh núi của núi Tùng Sơn nói: Có thể đến chỗ đó. Đỉnh núi Tùng Sơn quanh năm có mây vây tụ, nên cũng gọi là Hoàng Vân Sơn. Chùa Song Lâm sau này được xây tại núi này. Ngài Từ đó bỏ nghề chài cá cùng vợ con canh tác và tu tại núi này. Khổ tu bảy năm, một hôm trong lúc đại định, Ngài nhìn thấy ba vị Phật, Phật Thích Ca, Phật Kim Túc, Phật Định Quang đồng thời tỏa háo quang phóng vào thân của Ngài. Ngài chứng được cảnh giới Lăng Gìa Tam Muội. Tự xưng là Thiện-Tuệ Đại Sĩ, người đương thời xưng Ngài là Phó Đại Sĩ. Tháng 12 hai năm 534, Phó Đại Sĩ lần đầu tiên đến Kim Lăng được Lương Võ Đế tiếp kiến, hai người đàm đạo rất là khế cơ. Vào năm 540 ngài kiến nghị Lương Võ Đế xây chùa Song Lâm và được Võ Đế đồng ý. Một hôm Lương Võ Đế đến Điện Trùng Linh giảng Kinh Tam Tuệ Bát Nhã cho đại chúng nghe, đặc biệt mời Phó Đại Sĩ đến dự. Khi Võ Đế lên đài thuyết pháp, tất cả mọi người đều đứng dậy đảnh lễ, chỉ có Phó Đại Sĩ vẫn ngồi. Quan đại phu Lưu Trung Thừa hỏi tại sao ngài không đứng dậy. Ngài trả lời: “Pháp địa nhất động, nhất thiết bất an”. Vào năm Đại đồng ngũ niên, Phó Đại Sĩ lại đến kinh thành, Võ Đế mời ngài giảng kinh Kim Cang, Khi lên
  • 10. - -10 pháp tòa ngài chẳng nói một câu nào. Im lặng một lúc, Ngài lấy cây thước gỗ đập lên bàn rồi đi xuống. Võ Đế nhìn chẳng hiểu gì cả. Lúc này thiền sư Chí Công hỏi Lương Võ Đế: “Bệ hạ hiểu chăng”? Võ Đế đáp: “Không hiểu”. Thiền sư Chí Công:“Đại Sĩ đã giảng xong kinh Kim Cang rồi đó”. Một lần ngài mặc áo cà sa, đầu đội mũ đạo quán, chân đi giầy Nho, Võ Đế lấy làm lạ hỏi: “Ngài là hòa thượng chăng”? Ngài chỉ vào chiếc mũ ở trên đầu. Võ Đế lại hỏi: “Ngài là đạo sĩ”. Ngài lại chỉ đôi giầy Nho. Võ Đế: Như vậy ngài là phương ngoại nho sĩ. Ngài lại chỉ vào chiếc áo cà sa. Khi Lan Đầu Đà nhập tịch, Phó Đại Sĩ bèn triệu tập đệ tử đến nói: Lan Đàu Đà là người cùng ta xuống độ hóa chúng sinh nay đã nhập diệt trở về cung trời Đâu Suất đợi ta, không lâu ta cũng phải từ giã cõi thế gian này. Trước khi tịch, Ngài nói với đệ tử rằng: “Ta vốn là một vị Phật trong số 1000 vị của thời kỳ Hiền kiếp. Nếu muốn nguyện sanh vào cõi này thì sẽ gặp ta”. Năm Thái Kiến nguyên niên, Ngài nói với hai người con Phổ Thành và Phổ Kiến rằng: Ta từ cõi trời thứ tư đến, vì độ chúng sanh, hai con cẩn thận hộ trì tam nghiệp, tinh tiến lục độ, hành pháp sám hối, tránh đi vào con đường ác đạo. Đén ngày 24 ngài nhập tịch, dương thọ 73 tuổi. Thiền tông sau này xưng Phó Đãi Sĩ cùng với Tổ Đạt Ma, và Thiền sư Chí Công là tam đại sĩ đời Nam Bắc Triều.  Vương An Thạch (tể tướng đời Tống) rất kính mộ Phó Đại Sĩ, ông thỉnh họa công vẽ hình Đại Sĩ. Bức họa
  • 11. - -11 được treo trong phòng khách với bài thơ của thiền sư Phật Ấn: Đạo quán Nho lý Thích Cà sa 道 冠 儒 履 釋 袈 裟 Hòa hợp tam gia tác nhất gia 和 會 三 家 作 一 家 Vọng khước Đâu-suất thiên thượng lộ 忘卻兜率天上路 Song lâm thụ si tọa đãi long-hoa 雙林癡坐待龍華 2) Hòa Thượng Bố-Đại Hòa Thượng Bố Đại sinh vào triều hậu Lương đời Ngũ Đại (907~911), là một vị sư thường mang theo mình một túi vải lớn. (Bố đại là cái túi vải). Không ai biết tên tuổi và gốc gác của Ngài, chỉ thấy Ngài luôn luôn mang một cái túi vải lớn bên mình nên đặt ra gọi như vậy. Ai cho gì, Ngài cũng bỏ vào cái túi vải đó, đến chỗ gặp con nít đông thì Ngài dừng lại, lấy tất cả đồ trong túi vải ra, rồi bày trò chơi vui đùa với lũ trẻ. Ngài có thân hình khác người thế tục, trán nhăn, mặt tròn, bụng lớn, mập mạp, luôn luôn mặc áo phạch ngực, miệng lúc nào cũng cười vui. Ngài thường trú tại chùa Nhạc Lâm, huyện Phong Hóa, tỉnh Châu Minh. Mỗi khi đi đường, Ngài luôn luôn mang theo cái túi vải lớn và một cây tích trượng, không bao giờ rời xa hai vật ấy. Lại còn có 18 đứa con nít nhỏ thường đeo đuổi bên Ngài để chọc ghẹo mà Ngài vẫn tươi cười, không phiền trách chi cả, đứa thì móc lỗ mũi, đứa dùi lỗ tai, đứa chọc vô rún, đứa móc miệng, đứa bịn mắt, vv. . . Một hôm, có một vị Thiền sư phái Thảo đường hỏi Bố Đại Hòa Thượng: - Đại ý Phật pháp là thế nào? Ngài đang quảy cái bị trên vai, Ngài liền để xuống rồi đứng yên. Thiền sư hỏi tiếp:- Chỉ có thế thôi hay có con đường tiến
  • 12. - -12 lên chăng? Ngài lại xách túi vải mang lên vai rồi đi. Hai cử chỉ ấy là hai câu trả lời. Ngài để cái bị xuống là ý nói buông tất cả, xả bỏ tất cả, đừng chấp cái gì hết kể cả Phật pháp. Buông tất cả rồi đứng yên là để tâm thanh tịnh, rồi quảy bị lên vai và đi là tự tại, là ung dung của bực thoát trần. Một lần Ngài đến chùa Thiên Đồng, đương lúc trời đã tối, nghe chuông chùa Ngài bèn theo chúng tăng vào Ngũ Quan Đường dùng cơm. Trong lúc này ngoài trời đang mưa lớn, Ngài cười hi hí và không khách sáo đến chỗ ngồi ghế chính giữa dành riêng cho vị sư trụ trì của chùa. Hòa thượng trực ngày lớn tiếng kêu Ngài rời khỏi chỗ ngồi, nhưng Ngài vẫn ngồi yên bất động. Lúc này hòa thượng trực nhật giận lên, sai người kéo Ngài xuống, nhưng Ngài vẫn không nhúc nhích. Hòa thượng nổi cơn tam bành lấy tay kéo lấy tai trái của Ngài, nhưng lỗ tai càng kéo càng dài, đến hơn một trượng mà thân hình của Ngài vẫn vững như núi thái sơn, mọi ngườ trong thực đường đều kinh hãi. Khi vị sư trụ trì đến rồi, hòa thượng trực ngày bèn đem tình hình bạch cho hòa thượng trụ trì hay. Mọi người đều cho rằng sư trụ trì sẽ mắng Hòa-thượng Bố Đại, nhưng ngược lại là sư trụ trì lại rầy hòa thượng trưc ngày là vô lễ. Xong quay lại nói với Ngài; “Kinh mong Ngài từ bi xá tội cho sự ngu mê của hòa thượng, và kính mời ngài ngồi vào vị trí này”. Sư trụ trì biết hòa thượng Bố Đại là Phật Di Lặc hóa thân, từ đó về sau mỗi khi đến giờ dung cơm hòa thượng Bố Đại đều ngồi vào vị trí chính giữa. Khi Ngài ở xứ Mân Trung thì có một cư sĩ họ Trần thấy Ngài làm nhiều việc thần kỳ, nên đãi Ngài rất trọng. Lúc Ngài gần từ giã Ông Trần để đi qua xứ Lưỡng Chiết thì
  • 13. - -13 Ông cư sĩ muốn rõ tên họ của Ngài, bèn hỏi rằng: - Thưa Hòa Thượng, xin cho tôi biết họ của Ngài, sanh năm nào và xuất gia đã bao lâu rồi? Ngài bèn đáp rằng:- Ta tỏ thiệt cho ngươi rõ, ta chính họ Lý, sanh ngày mùng 8 tháng 2. Ta chỉ biểu hiệu cái túi vải nầy để độ đời đó thôi. Vậy ngươi chớ tiết lộ cho ai biết. Trần cư sĩ nghe vậy thì thưa rằng:- Hòa Thượng đi rồi, nếu có ai hỏi việc chi thì xin Ngài trả lời làm sao cho hợp lý, chớ tùy thuận theo người thì không khỏi bàng nhơn dị nghị tiếng thị phi. Ngài liền đáp bằng bài kệ: Thị phi tăng ái thế thiên đa Tử tế tư lượng nại ngã hà Khoan khước đổ bì thường nhẫn nhục Phóng khai ương nhật ám tiêu ma Nhược phùng tri kỷ tu y phận Tung ngộ oan gia dã cộng hòa Yếu sử thử tâm vô quái ngại Tự nhiên chứng đắc lục ba la 是非憎愛世偏多,仔細思量奈我何。 寬卻肚皮常忍辱,放開泱日暗消磨。 若逢知己須依分,縱遇冤家也共和。 要使此心無挂礙,自然證得六波羅。 Ghét thương phải quấy biết bao là, Xét nét lo lường chẳng ngại ta. Tâm trống bụng lớn thường nhịn nhục, Ung dung tự tại qua tháng ngày Nếu gặp tri kỷ nên y phận, Dẫu gặp oan gia cũng vui hòa.
  • 14. - -14 Miễn tấm lòng nầy không quái ngại, Tự nhiên chứng đặng lục ba la5 . Trần cư sĩ lại hỏi: - Bạch Hòa Thượng, Ngài có pháp hiệu chi không? Bố Đại Hòa Thượng lại đáp bằng bài kệ: Ngã hữu nhất bố đại Hư không vô quái ngại Đả khai biến thập phương Nhập thời quán tự tại 我有一布袋,虛空無掛罣。 打開遍十方,入時觀自在。 Ta có cái túi vải, Trống rỗng không quái ngại, Mở ra khắp mười phương, Thâu vào quán tự tại. Trần cư sĩ lại hỏi tiếp:- Ngài có đem hành lý gì theo không? Ngài liền đáp bằng một bài kệ nữa: Nhất bát thiên gia phạn Cô thân vạn lý du Thanh mục đổ nhân thiểu Vấn lộ bạch nân đầu 一缽千家飯,孤身萬里遊 青目睹人少,問路白雲頭 Bình bát cơm ngàn nhà, Thân chơi muôn dặm xa, Mắt xanh xem người thế, Mây trắng hỏi đường qua. Trần cư sĩ hỏi tiếp:- Đệ tử rất ngu muội, biết làm sao đặng thấy tánh Phật. 5 Lục độ ba la mật: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tiến, Thiền định, Trí tuệ.
  • 15. - -15 Ngài đáp bằng bài kệ: Chỉ cá tâm tâm tâm tức Phật Thập phương thế giới thị linh vật Tung hoành diệu dụng khả lân thân Nhất thiết bất như tâm chân thật 只個心心心是佛,十方世界最靈物; 縱橫妙用可憐身,一切不如心真實 Phật tức tâm, tâm tức Phật, Mười phương thế giới là linh vật, Tung hoành diệu dụng biết bao nhiêu, Cả thảy chẳng bằng tâm chân thật. Trần cư sĩ nói:- Hòa Thượng đi lần nầy nên ở chùa, chớ ở nhà thế gian. Ngài lại đáp rằng: Ngã hữu tam bảo đường Lý không vô biên tướng Bất cao diệc bất đê Vô biên diệc vô tướng Học giả thể bất như Cầu gỉa nan đắc dạng Trí gỉa giải an bài Thiên cổ vô nhất trượng Tứ môn tứ quả sinh Thập phương tận cúng dưỡng 我有三寶堂,裏空無邊相; 不高亦不低,無遮亦無障; 學者體不如,求者難得樣; 智者解安排,千古無一匠; 四門四果生,十方盡供養。
  • 16. - -16 Ta có nhà Tam bảo, Trong vốn không sắc tướng, Chẳng cao cũng chẳng đê, Không ngăn và không chướng. Học vẫn khó làm bằng, Cầu thì không thấy dạng, Người trí biết rõ ràng, Ngàn đời không tạo đặng, Bốn môn bốn quả sanh, Mười phương đều cúng dường. Trần cư sĩ nghe rồi liền đảnh lễ Ngài mà thưa rằng:- Xin Hòa Thượng nán lại một đêm dùng cơm chay với đệ tử đặng đệ tử hết lòng cung kính. Xin Ngài từ bi hạ cố. Đêm ấy, Bố Đại Hòa Thượng ngụ tại nhà Trần cư sĩ, đến khi đi thì Ngài viết một bài kệ dán nơi cửa như vầy: Ngã hữu nhất khu Phật Thế nhân giai bất thức Bất sóc diệc bất trang Bất điêu diệc bất khắc Vô nhất khoái nệ thổ Vô nhất điểm thái sắc Công họa họa bất thành Tặc thâu thâu bất đắc Thể tướng bổn tự nhiên Thanh tĩnh thường giảo khiết Tuy nhiên thị nhất khu Phân thân thiên bách ức. 吾有一軀佛,世人皆不識 不塑亦不裝,不雕亦不刻 無一塊泥土,無一點彩色 工畫畫不成,賊偷偷不得 體相本自然,清淨常皎潔 雖然是一軀,分身千百億
  • 17. - -17 Ta có một thân Phật, Không ai đặng tường tất, Chẳng vẽ cũng chẳng tô, Không chạm cũng không khắc, Chẳng có chút đất bùn, Không phai màu thể sắc, Thợ vẽ vẽ không xong, Kẻ trộm trộm chẳng mất. Thể tướng vốn tự nhiên, Thanh tịnh trong vặc vặc, Tuy là có một thân, Phân đến ngàn trăm ức. Khi Ngài đến quận Tứ Minh, Ngài thường ở nhà Ông Tưởng Tôn Bá. Ngài khuyên Ông nầy nên trì niệm Câu chú: "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa". Ông Bá nghe lời, luôn luôn trì niệm Câu chú nầy, trong lúc ngồi hay nằm đều niệm, nên người ta gọi Tưởng Tôn Bá là Ma Ha Cư sĩ. Một hôm, Ngài cùng Ma Ha Cư sĩ ra tắm ở khe nước Trường đình. Khi Ngài đưa lưng cho Ma Ha cư sĩ kỳ cọ giùm thì ông nầy thấy nơi lưng Ngài có 4 con mắt rực rỡ chói lòa, lấy làm kinh dị vô cùng. Ông đảnh lễ Ngài và nói rằng: - Hòa Thượng là một vị Phật tái thế. Ngài liền khoát tay bảo nhỏ rằng: - Ngươi chớ tiết lậu. Ta với ngươi vốn có nhân duyên rất lớn, rồi đây ta sẽ từ biệt ngươi mà đi, chớ nên buồn rầu. Khi trở lại nhà, Ngài hỏi Ma Ha cư sĩ:- Ý ngươi muốn giàu sang không? Ma Ha cư sĩ thưa rằng:- Sự giàu sang như mây nổi, như chiêm bao, nên tôi nguyện cho con cháu đời đời được miên viễn mà thôi.
  • 18. - -18 Ngài thọc tay vào túi vải lấy ra cái hộp, trong đó đựng cái túi nhỏ và một sợi dây, đưa tặng Ma Ha cư sĩ, nói rằng:- Ta tặng ngươi mấy vật nầy mà từ biệt. Song ta căn dặn ngươi phải gìn giữ kỹ lưỡng mà làm biểu tín những việc hậu vận của ngươi. Ma Ha cư sĩ lãnh mấy món ấy mà chẳng hiểu được ý gì. Cách vài bữa sau, Ngài trở lại hỏi rằng: Nhà ngươi hiểu được ý ta không? Cư sĩ thưa rằng:- Thưa Ngài, đệ tử thiệt chẳng rõ. Ngài nói - Đó là ta muốn cho con cháu của ngươi ngày sau cũng như mấy vật ta tặng đó vậy. Cái hộp là thể thân xác của ngươi, cái túi nhỏ là cái tâm, sợi dây là ý để liên lạc với Phật về mặt vô hình. Ngươi đã hiểu giàu sang là mây nổi, kiếp sống là chiêm bao, vậy nên thành ý. Nói rồi Ngài liền từ giã đi ngay. Về sau, quả nhiên con cháu của Ma Ha cư sĩ đều được vinh hoa phú quí, hưởng lộc nước đời đời.Bố Đại Hòa Thượng trở về chùa Nhạc Lâm. Đến ngày mùng 3 tháng 3, năm thứ 3 niên hiệu Trinh Minh, Ngài không bịnh chi cả, ngồi trên bàn thạch gần mái chùa Nhạc Lâm, làm một bài kệ: Di-Lặc chân Di-Lặc 彌勒真彌勒 Phân thân thiên bách ức 化身千百億 Thời thời thị thời nhơn 時時示時人 Thời nhân tự bất thức 時人自不識 Nghĩa là: Di-Lặc thật Di-Lặc, Phân thân thành muôn ức, Thường thường dạy người đời, Người đời tự không biết. Làm xong bài kệ thì Ngài nhập diệt.
  • 19. - -19 Đình Trưởng, đất Tứ Minh là người không tin Phập pháp thấy Bố Đại Hòa Thượng hay khôi hài mà không lo sự gì cả, nên mỗi lần gặp Ngài thì hay buông lời diễu cợt, rồi giựt cái túi vải của Ngài đem đốt. Nhưng bữa nay đốt rồi thì hôm sau lại thấy Ngài mang cái túi vải như cũ. Ông lại giựt và đem đốt nữa, thì hôm sau vẫn thấy Ngài mang cái túi vải đó. Ông Trần lấy làm lạ nên đem lòng kính phục và chẳng dám chế diễu nữa. Nay thấy Ngài nhập diệt rồi, Đình Trưởng lo mua áo quan để tẫn liệm Ngài, cốt ý chuộc tội với Ngài, nhưng đến chừng khiêng quan tài đi chôn, người rất đông mà khiêng cái quan tài không nổi. Trong bọn ấy có người họ Đồng, ngày thường vẫn tỏ lòng tôn kính Ngài, khi thấy việc linh hiển như vậy liền vội vã đi mua cái áo quan khác mà đổi, liệm thi hài của Ngài vào áo quan mới. Khi khiêng đi chôn thì cảm thấy nhẹ phơi phới. Ai nấy đều kinh sợ, và đem lòng cung kính. Người trong quận lập hội lớn, lo xây tháp cho Ngài tại núi Phong sơn. Hòa thượng Bố Đại tịch ở chùa Nhạc Lâm. Qua một khoảng thời gian, có một tăng chùa Nhạc Lâm từ ngoài trở về chùa, trên đường gặp hòa thượng Bố Đại nẫn như thuở nào, vai vác túi vải, khất thực hóa duyên. Ngài nói với hòa thượng: Lúc từ chùa Nhạc Lâm dđi ra lấy nhầm một chiếc hia của người khác và nhờ hòa thượng này giao trả chùa Nhạc Lâm. Khi vị tăng đến chùa Nhạc Lâm mới hiểu ngài đã thị tịch nhiều ngày. Mọi người đều kinh hãi, khi mở nắp quan tài ra thấy trong quan chỉ có một chiếc giầy mà không thấy di thể của ngài đâu cả. Nhiều người cho rằng Đức Di Lặc còn là hàng Bồ Tát, phải trải qua nhiều kiếp mới thành Phật. Không
  • 20. - -20 biết rằng Bồ tát có nhân-địa bồ tát và quả địa bồ-tát. Nhân địa bồ-tát là tu hạnh bồ tát, sau này sẽ chứng quả vị bồ-tát (từ sơ địa đến thập địa). Còn quả-địa bồ-tát thì bản tính đã viên mãn, là Phật, chẳng qua vì lòng từ bi độ hóa chúng sanh mà hóa thân bồ-tát mà thôi. Như Đức Quan Thế Âm Bồ-Tát, Đức Văn Thù Bồ Tát, Đức Di Lặc... đều đã thành Phật, chẳng qua vì đại nguyện mà hóa thân xuống phàm giáo hóa chúng sanh mà thôi. Xứ Thai Kinh: “Tích vi Năng-nhân sư, kim vi Phật đệ tử, nhị tôn bất tịnh lập, cố ngã vi bồ-tát”.(昔為能仁師 今為佛弟子二尊不並立,故 我為菩薩) . Xưa là thầy của Năng Nhân ( một danh hiệu của đức Phật Thích Ca) nay là đệ tử của Phật, thầy trò không thể ngang hàng với nhau cho nên ta làm hàng Bồ-Tát. Phật hiệu của Văn Thù Bồ-Tát là “Long chủng thượng tôn vương Như Lai” (龍種上尊王如來)  Trong kinh «Phật thuyết Phóng Bát» 《佛說放缽經》, Đức Phật Thích Ca nói: «Ta nay được thành Phật đều là nhờ ân của Văn Thù Sư Lợi, vô lượng kiếp trong quá khứ đều là đệ tử của Văn Thù Sư Lợi, đương lai cũng là nhờ uy lực của ngài. Như trẻ con trên thế gian đều nhờ có cha mẹ. Văn Thù là phụ mẫu trong Phật đạo».  Kinh Pháp Hoa: Trong quá khứ, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát thành Phật trước Phật Thích Ca với Phật hiệu là «Chánh Pháp Minh Như Lai». 3) Lộ Trung-Nhất Tổ-Sư Tổ-Sư họ Lộ, Thánh húy Trung-Nhất, Thánh hiệu Thông-Lý-Tử. Tổ-Sư sinh vào ngày 24 tháng 4, năm Đạo-Quang thứ 29 đời Thanh (năm 1848), tại huyện Tế-
  • 21. - -21 Ninh, tỉnh Sơn-Đông. Cha mẹ mất sớm từ thuở nhỏ, Tổ- Sư ở chung với người em gái trong một túp lều cũ, sinh hoạt khổ cực. Năm Đồng-Trị thứ 9 (năm 1870, Tổ-Sư 22 tuổi), Tổ- Sư đến Trực-Lệ tòng quân. Vài năm sau làm một chức quan binh nhỏ. Vào năm Quang-Tự thứ 21 (năm 1895), Đức Vô-Cực Chí-Tôn thác mộng cho Tổ-Sư rằng: - Con chớ nên quyến-luyến cảnh hồng trần, hãy đến Thanh-Châu cầu Đạo. Lộ tổ đươc Thần nhân chỉ dẫn đến gặp Lưu tổ được Lưu tổ trao truyền tâm pháp. Truyền Đạo cho Lộ tổ xong Lưu tổ nói rằng: - Thầy đã truyền Đạo cho con rồi, con hãy về nhà tự tu lấy. Lộ tổ đáp: - Bạch thầy, con không có nhà, thuở nhỏ cha mẹ mất sớm, chỉ có một người em gái mà thôi, nhưng đi lính lâu năm, chưa từng liên lạc với nhau, nay tin tức biệt tăm, số tiền con dành dụm được con đều đã giao hết cho thầy rồi, con không biết phải đi đâu, xin thầy từ-bi cho con ở lại với thầy, theo thầy học Đạo. Lưu tổ hỏi: - Con biết làm nghề gì? Lộ tổ đáp: - Bạch thầy, con chưa từng đi học nên không biết chữ, chỉ biết làm bếp mà thôi. Lưu tổ nói: - Như thế thì con hãy đến nhà bếp lo việc nấu ăn. Vài năm sau, Lưu tổ thấy tuổi mình đã cao, muốn kiếm người thừa kế tổ vị, nhưng không rõ là ai, nên thỉnh đàn cầu Vô-Cực Lão-Mẫu từ-bi chỉ thị. Lão- Mẫu giáng cơ viết: Nhược vấn Di-Lặc tại na lý 若問彌勒在那裡 Khúc giang trì nội quan tử tế 曲江池內觀仔細
  • 22. - -22 Đầu đái dương nhung mạo 頭戴羊絨帽 Thân phi tục gia y 身披俗家衣 Trương khẩu thổ chân ngôn 張口吐真語 Thường tương nhân nghĩa thí 常將仁義施 Trừng nhãn song phân lộ 瞪眼雙分路 Trung gian nhất điểm cơ 中間一點機 Nhật nguyệt hợp minh giám 日月合明鑑 Nhân công thủ trung đề 人工手中提 (Nếu hỏi Di Lặc nay ở đâu, Hãy mau để ý Khúc Giang Tri, Đầu đội mũ nhung dê, Thân khoác áo phàm phu Thường nói nhân với nghĩa, Miệng nói lời chân thật, Trừng mắt chia hai đường, Trung gian một cơ trời, Nhật nguyệt cùng chiếu sáng, Nhân công giữa lòng tay) Trong hôm đó, Lưu tổ triệu tập chúng đệ-tử đến Phật đường và nói rằng: - Tuổi thầy đã già rồi, đạo vận cũng đã suy, xem tình hình này các con đều phải hạ san, mỗi người hoằng hóa một phương. Chúng đệ-tử nghe Lưu tổ nói như vậy, ai nấy đều thu thập hành lý, người thì trở về nhà, người thì vì Đạo mà đi hoằng hóa bốn phương. Chỉ có Lộ tổ, khi nghe xong lời thầy, trong lòng cảm thấy hoang mang, buồn rầu không nỡ rời. Phần Lưu tổ, khi thấy đại đệ-tử đã đi hết rồi, mới truyền tổ vị cho Lộ tổ và nhắn rằng: - Đức Vô- Cực Chí-Tôn từ-bi chỉ thị, con phải lãnh Thiên-Mệnh thừa kế Tổ vị. Từ thời Đạt-Ma Tổ-Sư cho đến nay đã mười sáu đời, nay thầy phụng mệnh của Vô-Cực Chí- Tôn truyền lại cho con, con thừa kế thì là mười bảy đời,
  • 23. - -23 chớ nên đoạn tuyệt。 Tổ-Sư trở về quê hương không bao lâu, Đại-Đạo truyền khắp cả tỉnh Sơn-Đông, số đệ-tử đến quy y có trên hàng ngàn người, trong đó có tám vị đại-lãnh-tụ thay mặt Tổ- Sư đi truyền Đạo. Tổ-Sư tịch vào ngày mồng 2 tháng 2 năm 1925 (năm Quý-Sửu), hưởng thọ 76 tuổi。 (Trích lược từ “Lược truyện Bạch Dương Tổ Sư”) Chú thích: Trong bài cơ, Vô-Cực Lão-Mẫu đã chỉ rõ, Lộ tổ chính là Phật Di-Lặc hóa thân. Chữ cuối trong câu thứ bảy là chữ Lộ (路 ), là họ của Lộ tổ. Chữ đầu trong câu thứ tám là chữ Trung (中), và chữ thứ ba là chữ Nhất (一). Chữ thứ ba của câu thứ chín là chữ Hợp (合). Trong câu cuối có chữ Nhân (人) và chữ Công (工), hai chữ này họp lại thành chữ Đồng (仝). Ám chỉ rằng bàn tay của Lộ tổ có hai chữ Hợp Đồng (合仝).
  • 24. - -24 Các bậc Cao tăng gặp Phật Di Lặc trên Trời Đâu Suất  Đại sư Hám Sơn Đại sư Hám Sơn người đời Minh, Trung Quốc, tên tục là Thái Đức Thanh, hiệu Trừng Ấn. Sinh ngày 5 tháng 11 năm 1546 tại Toàn Tiêu, thuộc Châu Phủ Chúc Trừ nay thuộc về tỉnh An Huy. Vào sinh nhật đầu tiên (thôi nôi) sư đột nhiên bị bệnh trầm kha không chữa nổi. Mẹ ông đã phát nguyện với Phật Quán Thế Âm tại chùa là nếu ông thoát chết thì sẽ cho ông được xuất gia. Quả nhiên bệnh thuyên giảm. Ông được mệnh danh là một trong 4 vị "thánh tăng" đời nhà Minh, Trung Hoa. Sư Hám Sơn là người để lại rất nhiều bài giảng dành cho mọi tầng lớp người trong xã hội bấy giờ. Sau khi nhập diệt, sư đã để lại nhục thân không bị hư thối. Nhục thân của sư được đặt tại Tào Khê cùng với nhục thân của thiền sư Huệ Năng và thiền sư Đan Điền hiện nay thuộc chùa Hoa Nam huyện Thiều Quang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Một lần Ngài mơ thấy mình bay bổng lên không trung, lên thẳng đến độ cao vô giới hạn rồi từ từ bay thấp. Không gian này như là một mảnh gương vừa nhẵn vừa trong sáng, lấp lánh như là lưu ly. Trong khỏang không gian vô bờ đó xuất hiện một tòa lâu đài lớn, hùng vĩ và vô cùng tráng lệ. Ở giữa tòa lâu đài này có một tòa bảo tọa màu vàng tía. Ngài nghĩ thầm: Chắc đây là Kim cang bảo tọa. Ngài rất thích cảnh trang nghiêm tráng lệ này, bèn tiến gần đến tòa nhà này, Khỏanh khắc thấy bảo tọa vàng tía hiện ra trước mặt, bên cạnh có nhiều thị
  • 25. - -25 gỉa cao lớn dáng vẻ trang nghiêm đứng lập hai bên. Một vị tì kheo từ mặt sau tòa bảo tọa đi ra, tay cầm một quyển kinh đi thẳng đến trước mặt ngài và nói rằng: Hòa thượng dặn tôi đem quyển kinh này truyền cho ông. Khi ngài tiếp lấy quyển kinh đó thấy tòan là chữ phạm màu vàng, và ngài không hiểu được một chữ nào cả. Ngài tiiếp lấy bộ kinh rồi mới hỏi vị ti kheo: Vị hòa thượng đó là ai vậy? Tì kheo trả lời: Là Bồ-Tát Di-Lặc. Ngài rất vui mừng bèn theo vị tì kheo đến đảnh lễ, hai mắt ngài nhắm lại lắng niiệm đứng lập. Không bao lâu ngài nghe thấy tiếng chuông vọng lại, mở mắt ra thì đã thấy Bồ-tát Di-Lặc đã đăng tòa giảng. Ngài cung kinh đế trước mặt Bồ-Tát đảnh lễ. Ngài lại nghĩ thầm: Hôm nay được Bồ-Tát Di-Lặc vì ta mà khai thị quả thật là đương cơ. Tiếp theo ngài chắp hai tay qùy lạy, lấy quyển kinh và ra đọc. Trong lúc này nghe Bồ Tát Di-Lăc khai thị: Phân biệt là thức, không phân biệt là trí. Y thức thì nhiễm, y Trí thì tịnh, nhiễm có sinh tử, tịnh thì không có chư Phật. Ngài nghe đến đây, trong lòng hóat nhiên trống không, chỉ thấy âm thanh từ không trung vọng lại rõ ràng. Khi tỉnh dậy ngài còn nghe thấy lời Bồ Tát Di Lặc còn văng vẳng bên tai, hòan tòan hiểu được ý nghĩa của chữ thức và chữ trí và cảnh lâu đài trong mộng chính là nội viện của trời Đâu Suất của Bồ Tát Di Lặc.  Hòa thượng Hư Vân. Hòa thượng Hư Vân là một Cao tăng thời cận đại. Ngài sinh năm 1840 và tich vào nắm 1959. Năm 1951, 112 tuổi. Ngài bị hồng vệ binh hành hạ hơn 10 ngày mà không chết, Ngài xuất hồn lên Trời Đâu Suất
  • 26. - -26 Nơi đó, thật rất trang nghiêm kỳ diệu. Trên thế gian này không có nơi nào giống như thế. Gặp Bồ Tát Di Lặc đang ngồi trên tòa cao thuyết pháp. Trong chúng hội có vài mươi vị, vốn là pháp hữu thuở xưa của Ngài, như hòa thượng Chí Thiện chùa Hải Hội ở Giang Tây, pháp sư Dung Cảnh ở núi Thiên Thai, ngài Hằng Chí ở Kỳ Sơn, hòa thượng Bảo Ngộ ở cung Bá Tuế, hòa thượng Thánh Tâm ở núi Bảo Hoa, hòa thượng Quán Tâm ở Kim Sơn, v.v... Ngài cung kính chắp tay, rồi được chư vị chỉ tay ra hiệu bảo ngồi bên phía đông, nơi một tòa ngồi trống trải thứ ba. Tôn giả A Nan làm duy na, cùng ngồi kế cận Thầy. Đại chúng cùng nghe Bồ Tát Di Lặc thuyết 'Duy Thức Định'. Đang giảng, đột nhiên Ngài Di Lặc dừng lại, chỉ tay về hướng Ngài và nói: "Con hãy trở về đi!" Ngài đáp: "Đệ tử nghiệp chướng nặng nề. Không dám trở về." Ngài Di Lặc bảo: "Nghiệp duyên của con chưa dứt. Nay hãy đi về, rồi sau này trở lại." ooOoo Thiên Thai Tam Thánh Thiền sư Phong Can chùa Quốc Thanh đời Đường một hôm đi dạo đến núi Xích Thành, nghe tiếng con nít khóc, tìm đến nơi thấy là một đứa bé, tuy ăn mặc lam lũ nhưng tướng mạo khác phàm, bèn hỏi đứa bé: -Nhà con ở đâu, cha mẹ là ai? Sao lại lưu lạc đến đây vậy? Đứa bé trả lời:- Con là một cô nhi, không có cha mẹ, vì ham chơi nên đi lạc tới đây mà không biết đường về. Thiền sư Phong Can đành để đứa bé ở lại trong chùa
  • 27. - -27 giúp việc và đặ tên cho đứa bé là Thập Đắc (Nhặt được). Thập Đắc dần dần trưởng thành trong chùa, được thượng tọa trong chùa giao cho chức vụ giúp việc ẩm thực trong nhà bếp. Lâu ngày Thập Đắc làm quen được rất nhiều bạn, trong đó Hàn Sơn là người bạn thâm giao. Hàn Sơn nghèo, hàng ngày Thập Đắc đều đem cơm thừa trong chùa để riêng vào một rổ tre giao cho Hàn Sơn mang về nhà ăn. Sư trong chùa Quốc Thanh đều biết đến Hàn Sơn, tính tình của Hàn Sơn rất là kỳ dị, ở ẩn trên núi Hàn Nham, ăn mặc kỳ quặc, Phật không giống Phật, Nho không giống Nho, và cũng không giống Đạo. Thích làm thơ, đôi khi ngâm nga lên những bài thơ người đời không hiểu.Thơ của Han Sơn không phải được viết trên giấy, khi hứng chí thì khắc lên trên bức tường tre trong nhà hay trên những thân cây trong rừng. Thập Đắc rất mến mộ Hàn Sơn, thường để lại cơm thừa cúng dường cho Hàn Sơn. Hai người tâm đồng ý hiệp, thường cười đùa bỡn cợt với nhau, nên cả chùa ai cũng cho là hai người điên, chẳng ai đếm xỉa gì đến họ cả. Chuyện này trong chùa ai cũng biết. Chỉ có một điều là những sư trong chùa không ai chịu nổi là Thập Đắc thường hay la hét vào lúc khuya, khi thì lớn tiếng khóc khi thì cười làm cho mọi người không ngủ được. Nhiều người không nhịn được bèn mạ lị chỉ trích và hăm rằng sẽ nói với phương trượng đuổi ngài ra khỏi chùa. Thập Đắc cũng chẳng buồn mà lại còn cười hô hố. Nhiều lần như vậy, chúng tăng chịu không nổi bèn báo cho thiền sư Phong Can hay, hy vọng Phong Can sẽ đuổi Thập Đắc ra khỏi chùa. Nhưng thiền sư Phong Can cũng không khuyên và cũng chẳng trách gì Thập Đắc, đôi khi chính Phong Can cũng la hét, cũng cười trong lúc
  • 28. - -28 khuya. Có một lần, quan Thái-thú Lư Khưu Dẫn đến Thai Châu nhậm chức, bỗng nhiên bị bịnh, đương lúc này thì gặp thiền sư Phong Can đi ngao du ở ngoài, thiền sư liền ngậm nước miếng phun vào mặt của vị quan thái thú thì bịnh khỏi hẳn. Lư Khưu Dẫn hỏi thiền sư Phong Can: - Thưa Thiền-sư, trong quá khứ chư Phật và Bồ-tát thường hóa thân tới thế giới này, vậy thời nay chư Phật và Bồ-tát có còn hóa thân tới cõi này nữa hay không? Ngài Phong Can đáp: - Có chớ! Bất quá ngài không nhận ra mà thôi. Bây giờ tại chùa Quốc Thanh núi Thiên-thai, vị Thầy chuyên nấu nước ở nhà bếp chính là Phổ Hiền Bồ-tát đấy. Thầy có một người bạn là Hàn Sơn, tức là Văn Thù Bồ-tát hóa thân. Sao ngài nói chẳng có ai? Lư Thái Thú nghe xong rất vui mừng, bèn đi gấp đến chùa Quốc Thanh để đảnh lễ hai vị Bồ-tát Hàn Sơn và Thập Ðắc. Thầy Tri-khách chùa Quốc Thanh thấy quan Thái-thú đến viếng thì ân cần tiếp đãi. Nhưng khi nghe vị quan này muốn gặp Hàn Sơn và Thập Ðắc thì ngạc nhiên vô cùng, chẳng biết vì sao ông ta lại muốn gặp hai người điên này. Tuy không hiểu được lý do, Thầy cũng dẫn quan Thái-thú tới nhàbếp. Bấy giờ đúng lúc hai ngài Hàn Sơn và Thập Ðắc đang cười nói bô bô như hai kẻ điên khùng khiến ai cũng nực cười. Nhưng Lã thái-thú vô cùng cung kính đảnh lễ hai Ngài, rồi cũng hết sức cung kính thưa: - Ðệ tử là Lư Khưu Dẫn xin thỉnh cầu đại Bồ-tát từ bi dạy bảo cho kẻ mê muội này! Thập Ðắc hỏi: - Ông làm gì thế? Quan thái-thú đáp: - Con nghe Hòa-thượng Phong Can dạy rằng hai Ngài là hóa thân của Ðức Văn Thù và Ðức
  • 29. - -29 Phổ Hiền. Bởi vậy con đặc biệt tới đây để xin đảnh lễ và khẩn cầu hai Ngài khai thị cho con. Thập Ðắc nghe xong thì vừa thụt lùi vừa nói: - Phong Can nói nhảm! Phong Can nói nhảm! Phong Can là hóa thân của Ðức A Di Ðà, sao không lạy Di Ðà mà lại tới đây quấy rầy hai ta? Nói xong thì chạy ra khỏi chùa, lên tới động Nguyệt- quang núi Thiên-thai rồi, cả hai ngài nhập vào vách đá. Thái-thú thấy vậy vô cùng thất vọng bởi vì hai vị Bồ-tát đã ẩn mình trong vách đá, không ra nữa. Ông ta nghĩ thầm: "Thôi hãy về lạy Ðức Di Ðà vậy!"; nhưng khi y về tới chùa thì mới hay Ngài Phong Can cũng đã đi biệt tích, không còn ở chùa Quốc Thanh nữa. Về sau thái thú Lư Khâu Dẫn góp nhặt những bài thơ của Hàn Sơn khắc ở nơi vách tường và thân cây in thành quyển “Hàn Sơn Thi Tập” được lưu truyền đến ngày nay. ooOoo Bài ca Nhẫn-nhục của Bồ-Tát Di Lặc Một hôm Hàn-Sơn hỏi Thập Đắc: Trong thế gian nếu có người vô cớ phỉ báng ta, khi dễ ta, nhục mạ ta, cười chê ta, khinh khi ta, chà đạp ta, ghen ghét ta, đè bẹp ta, đố kỵ ta. Như thế, ta phải xử trị cách nào ? Ngài Thập-Đắc trả lời: Thản nhiên vì họ mà nhẫn, mà nhường, mà cung kính, mà trọng tự do của họ, mà tránh đi, cuối cùng đừng để ý tới họ nữa. Chờ vài năm sau sẽ gặp họ. Hàn-Sơn lại hỏi: Họ vẫn giữ quyết liệt như vậy thì có bí quyết gì có thể tránh được họ không? Ngài Thập-Đắc nói: Ta đã từng thuộc Bài Kệ của Bồ-
  • 30. - -30 Tát Di-Lặc. Huynh hãy lắng nghe ! Ta vì huynh mà niệm bài kệ : Lão chuyết xuyên nạp áo (老拙穿衲襖) Lão mặc chiếc áo nạp Đạm phạn phúc trung bảo (淡飯腹中飽) Cơm lạt một bụng no Bổ phá hảo giá hàn (補破好遮寒) Áo rách che giá lạnh, Vạn sự tùy duyên liễu (萬事隨緣了) Muôn việc đều tùy duyên Hữu nhơn mạ lão chuyết (有人罵老拙) Có người mắng nhiếc lão Lão chuyết chỉ thuyết "Hảo" (老拙只說好) Lão cũng nói “chả sao” Hữu nhơn đả lão chuyết (有人打老拙) Có người đến đánh lão Lão chuyết tự thùy đảo (老拙自睡倒) Lão té, tự ngủ khò Thế thóa tại diện thượng (涕唾在面上) Khạc nhổ vào mặt lão Tùy tha tự càn liễu (隨他自幹了) Cứ để tự nhiên khô Ngã dã tỉnh lực khí (我也省力氣) Ta cũng không phí sức Tha dã vô phiền não (他也無煩惱) Người đánh cũng được vui Giá dạng Ba-La-Mật (這樣波羅蜜) Pháp Ba La Mật này Tiện thị diệu trung bảo (便是妙中寶)
  • 31. - -31 Thật là quí biết bao Nhược tri giá tiêu tức (若知這消息) Nếu biết tin tức nầy Hà sầu đạo bất liễu (何愁道不了) Lo chi đạo không thành Nhơn nhược tâm bất nhược (人弱心不弱) Người yếu, tâm không yếu Nhân bần đạo bất bần (人貧道不貧) Người nghèo, đạo chẳng nghèo Nhất tâm yếu tu hành, (一心要修行) Một lòng gắng tu hành Thường tại đạo trung biện, (常在道中辦) Thường xử theo trung đạo Thế nhơn ái vinh hoa (世人愛榮華) Người đời chuộng vinh hoa Ngã khước bất đãi kiến (我卻不待見) Ta thì không muốn có Danh lợi, tổng thị không (名利總成空) Danh lợi đều hư không Ngã tâm vô túc yểm (我心無足厭) Lòng ta không đủ chán, thích Đôi kim tích như sơn (堆金積如山) Vàng chất đống như núi Nan mãi vô thường hận (難買無常限) Chẳng đổi được vô-thường Tử-Cống, tha năng ngôn (子貢他能言) Tử-cống nói nằng giỏi Châu-Công hữu thần toán (周公有神算) Châu-Công bói toán hay Khổng-Minh đại trí mưu (孔明大智謀)
  • 32. - -32 Khổng-Minh trí mưu lớn Phàn Khoái cứu chủ nạn (樊噲救主難) Phàn-Khoái cứu nạn chúa Hàn-Tín công lao đại (韓信功勞大) Hàn-Tín công lao to Lâm tử chỉ nhất kiếm (臨死只一劍) Lúc chết chỉ một kiếm Cổ kim đa thiểu nhơn (古今多少人) Xưa nay bao nhiêu người Na cá hoạt kỷ thiên (哪個活幾千) Mấy ai sống ngàn tuổi Giá cá trình anh hùng (這個逞英雄) Ai đã làm anh hùng Giá cá tố hảo hớn (那個做好漢) Ai đã làm hảo hán Khán khán lưỡng tẫn bạch (看看兩鬢白) Hãy xem râu tóc bạc Niên niên dung nhan biến (年年容顏變) Hằng năm đổi dung mạo Nhật nguyệt như xuyên thoa (日夜如穿梭) Ngày tháng như thoi đưa Quang âm tựa tạ tiễn (光陰似射箭) Thời gian tựa tên bay Bất cửu bịnh lai xăm (不久病來侵) Không lâu bịnh lại đến Đê đầu ám ta thán, (低頭暗嗟歎) Cúi đầu thầm thở than Tự tưởng niên thiếu thời (自想少年時) Nhớ thời buổi niên thiếu Bất bả tu hành biện (不把修行辦)
  • 33. - -33 Không nghĩ việc tu hành Đắc bịnh tưởng hồi đầu (得病想回頭) Bịnh rồi mới hối tiếc Diêm vương vô chuyển hạn (閻王無轉限) Diêm-vương không triển hạn Tam thốn khí đoạn liễu (三寸氣斷後) Ba tấc hơi đứt rồi Nã chỉ na cá biện (拿只那個辦) Mọi việc đều buông xuôi Dã bất luận thị phi (也不論是非) Không luận phải và quấy Dã bất bả gia biện (也不把家辦) Việc nhà cũng buông trôi Dã bất tranh nhơn ngã (也不爭人我) Chẳng còn đua nhân ngã Dã bất tố hảo hớn (也不做好漢) Hảo hán cũng không làm Mạ trước dã bất ngôn (罵著也不言) Người mắng vẫn nín thinh Vấn trước như á hán (問著如啞漢) Ai hỏ, như câm điếc Đả trước dã bất lý (打著也不理) Ai đánh cũng mặc kệ Suy trước hổn thân chuyển (推著渾身轉) Mặc cho người chuyển xoay Dã bất phạ nhơn tiếu (也不怕人笑) Cũng không sợ người cười Dã bất tố nhân diện (也不做人面) Không còn giữ thể diện Nhi nữ khấp đề đề, (兒女哭蹄蹄)
  • 34. - -34 Con cái khóc hu hu Tái dã bất đắt kiến (再也不得見) Đâu còn thấy nhau nữa Hiếu cá tranh lợi danh (好個爭名利) Lòng tranh danh và lợi Tu bả hoang dã bạn (須把荒郊伴) Đều bỏ nơi đồng hoang Ngã khán thế thượng nhơn (我看世上人) Ta xem người trên đời Đô thị thô chỉ đạm (都是粗扯淡) Đều là hạng càn dở Khuyến quân tức hồi đầu (勸君即回頭) Khuyên người hãy quay đầu Đơn bả tu hành cán (單把修行幹) Ôm lấy đạo mà tu Tố cá đại trượng phu (做個大丈夫) Làm bậc đại trượng phu Nhất đao triệt lưỡng đoạn (一刀截兩斷) Một dao chém hai khúc Khiêu xuất hồng hỏa khanh (跳出紅火坑) Vượt khỏi hầm lửa đỏ Tố cá thanh lương hán (做個清涼漢) Làm con người thanh nhàn Ngộ đắt trường sanh lý (悟得真常理) Ngộ được lẽ chân thường Nhật nguyệt vi lân bạn (日月為鄰伴) Làm bạn cùng trăng thanh.
  • 35. - -35 Một hóa thân khác của Bồ Tát Văn Thù Pháp sư Ðỗ Thuận, sư tổ của tông Hoa Nghiêm ở Trung Hoa có nuôi một chú đệ tử thân cận rất lâu. Trước ngài nhập tịch vài ngày, chú thị giả này xin phép ngài đi núi Ngũ Đài Sơn để đảnh lễ đức Văn Thù, vì nghe đâu Bồ Tát thường hiện thân chốn đó. Ngài Ðỗ Thuận mỉm cười và đọc lên bài bài kệ: Du tử mạn ba ba 遊子漫波波 Ðài sơn lễ thổ pha 台山禮土坡 Văn Thù chỉ giá thị 文殊祇這是 Hà xứ mích Di Ðà 何處覓彌陀 Tạm dịch: Du tử đi ngàn dặm Đến Ngũ Ðài lạy Phật Không biết mặt Văn Thù Từ đâu kiếm Di Đà Chú đệ tử vẫn ra đi. Băng ngàn vượt suối một thời gian mới đến núi Ngũ Ðài. Chú tha thiết đảnh lễ cầu mong được thấy hóa thân của Bồ Tát. Lòng thành được đáp ứng, một ông già hiện ra bảo chú: - Ðức Văn Thù nay ở ứng hóa độ đời ởTrường An. Hòa thượng: - Ngài đó lài ai vậy? Cụ già: -Tên ngài là Ðỗ Thuận. Chú thị giả: Chính là thầy ta sao? Cụ già: Đúng vậy! Chú thị giả hoảng hốt, như người mất hồn, đi hối hả
  • 36. - -36 quay về chùa. Khi về đến chùa, ngài Ðỗ Thuận đã viên tịch.  Cụ già đó chính là Văn Thù Bồ Tát. Kinh Pháp Bảo: Xưa nay số lượng chư Phật ứng thế xuống phàm không thể đếm xiết. (Phẩm thứ 10)  Chú thị vệ ở bên cạnh vị đại Bồ-Tát bao nhiêu năm mà không hay biết, trong lòng lúc nào cũng nghĩ rằng Bồ Tát phải ở nơi danh sơn, ở trong chùa lớn. Có biết đâu: “Chân Phật hóa thân xuống phàm cũng chỉ là người thường mà thôi”. Ở bên cạnh thầy mà không hiểu hành trạng của thầy quả là vô duyên vậy. ooOoo Đạo cao long hổ phục, Đức trọng quỷ thần khâm Thiền sư Nguyên Khuê (元 珪) ở Tung Nhạc tham học nơi An Quốc sư, lãnh ngộ được huyền chỉ. Sư bèn tìm chỗ ở, là ngọn núi to trong dãy Ngũ Nhạc. Một hôm có một dị nhân, đầu đội mão, thân mặc áo kép mang khố, đến chỗ Sư ở, có nhiều người đi theo rất đông. Người ấy bước nhẹ nhàng chậm rãi, đến nơi xin được yết kiến Ðại sư. Ðại sư nhìn xem người ấy dung mạo kì vĩ khác hẳn người thường, liền bảo với y rằng: – Lành thay, nhân giả đến đây với mục đích gì? – Thầy chẳng biết tôi ư? – Ta xem Phật cùng chúng sinh bình đẳng. Cái thấy của ta như thế há có phân biệt ư? – Tôi là thần núi này, có thể cứu người nhưng cũng giết
  • 37. - -37 người được. Thầy thấy tôi cùng với các người kia là một loài được sao? Sư đáp: – Ta chẳng từng sinh thì ngươi đâu thể giết được ta. Ta xem thấy thân này cùng hư không bình đẳng, ngươi cùng ta bình đẳng. Vậy ngươi có thể hoại được hư không, hủy được chính ngươi chăng? Ví như ngươi có thể hoại được hư không cùng chính ngươi đi, chứ riêng ta thì chẳng sinh chẳng diệt, ngươi còn chẳng được như thế thì đâu thể cứu ta hay giết ta được. Thần liền cúi lạy dưới chân Sư, bạch: – Trong các vị thần, con được xem là thông minh chính trực hơn cả, nhưng đâu ngờ Thầy còn có trí tuệ, biện tài rộng lớn hơn. Ngưỡng mong Thầy truyền cho con chính giới khiến cho con độ thế. Sư bảo: – Ngươi cầu xin giới pháp thì đã đắc giới rồi. Vì cớ sao? Bởi vì, giới là do tâm ngươi nhận giữ, lại có giới bên ngoài ư? Sơn thần: – Con nghe lí này thật mờ mịt. Chỉ cầu thầy truyền giới, nhận con làm đệ tử! Sư bèn sửa soạn tòa ngồi, đốt lửa, rồi truyền ngũ giới cho Thần gồm những lời như: Giới cấm rượu thịt, dâm, sát, trộm cắp.v.v… Sư nói: – Ngươi đã thụ giới pháp của Phật rồi, phải không có tâm câu chấp cho hữu tâm là vật, và vô tâm là thân của mình. Nếu ngươi được như thế, thì trước lúc trời đất sinh chẳng làm quỉ thần, sau lúc trời đất diệt chẳng bị diệt, cho đến không có ta, không có ngươi mới trọn là giới pháp.
  • 38. - -38 Thần thưa: – Thần thông của con gần bằng Phật. Sư bảo: – Thần thông của ngươi có mười thứ, thì năm thứ có thể sử dụng được, còn năm thứ chẳng thể. Riêng về Phật, thì trong mười thứ có bảy thứ sử dụng được, còn ba thứ chẳng thể. Vị thần nghe nói kinh sợ, lánh xa khỏi chiếu rồi quỳ thưa: – Con có thể nghe được chăng? Sư nói: – Ngươi có thể sai khiến Thượng Ðế đi về phía Ðông chăng? Có thể làm cho hướng Tây đồng thời xuất hiện bảy mặt trời chăng? Sơn thần: - Chẳng thể. Sư: – Ngươi có thể đoạt địa thần, nạp ngũ nhạc, kết tứ hải được chăng? Sơn thần: – Chẳng thể. Sư: – Ấy là năm thứ mà ngươi chẳng thể làm được. Riêng Phật có ba thứ chẳng thể là: * Phật có thể không tất cả tướng, thành muôn pháp trí, mà chẳng thể diệt được định nghiệp. * Phật có thể biết quần sinh có tính và các việc trong ức kiếp mà chẳng thể hóa đạo cho kẻ vô duyên. * Phật có thể độ vô lượng hữu tình mà chẳng thể làm thanh tịnh hết các cõi chúng sinh. Ðịnh nghiệp cũng chẳng phải ít, chẳng phải lâu. Vô duyên cũng là một ngày. Cõi chúng sinh vốn không tăng giảm. Từ xưa đến nay không có một người hay có chủ có pháp. Có pháp không chủ là nghĩa vô pháp, không pháp không chủ là nghĩa vô tâm. Như chỗ ta biết thì Phật cũng
  • 39. - -39 không có thần thông, chỉ là hay dùng vô tâm thông đạt tất cả pháp. Khi ấy, vị Thần liền thưa với Sư : – Con thực còn cạn cợt, mờ tối, chưa nghe nổi nghĩa Không. Các giới pháp mà Thầy đã truyền dạy cho con, con sẽ vâng làm. Nay nguyện báo đáp ân đức bằng cách con thi triển chút ít thần thông để cho những người đã phát tâm, sẽ nhân nơi thần thông của con lưu dấu lại mà biết có Phật, có Thần, có năng, có bất năng, có tự nhiên, có phi tự nhiên. Sư bảo: – Không nên làm! Không nên làm! Thần thưa: – Phật cũng khiến chư Thần hộ pháp. Thầy không noi theo Phật ư? Con nguyện như ý Thầy dạy bảo! Sư bất đắc dĩ mở lời: – Núi Ðông là bình phong của chùa nhưng không có cây cối, quá trơ trọi, ngọn núi phía Bắc thì cây cối um tùm. Ngươi có thể dời các cội cây phía Bắc sang ngọn núi phía Ðông được chăng? Thần thưa: – Con xin vâng lời dạy. Ðêm nay ắt có nhiều tiếng động ồn ào, xin thầy đừng lấy làm lạ. Thần nói xong lễ bái rồi lui. Sư tiễn Thần ra đến cửa, nhìn thấy khí lạnh trên đỉnh núi nghi ngút, sa mù và khói ráng xen nhau lộn xộn. Ở khoảng giữa cờ phướn lẫn với vòng ngọc bám đầy băng giá khi ẩn khi hiện trên không trung. Tối hôm ấy, quả nhiên có gió mạnh, điện chớp, mây giăng, sấm nổ. Nóc chùa, mái hiên đều bị dao động. Tiếng chim khuya kêu nhốn nháo. Đồ chúng đều kinh sợ. Sư bảo với đồ chúng: – Không có gì lạ! Ta đã cùng thần
  • 40. - -40 núi giao ước. Ðến sáng, mưa gió đã yên, thì cây cối ở gộp phía Bắc đã được dời sang ngọn phía Ðông rất xanh tươi rậm rạp. Hòa thượng Phá Táo Ðọa(破 竈 墮)ở Tung Nhạc, chẳng cho ai biết tên họ của mình, lời nói và hành động của Sư không thể lường được. Sư ở ẩn trong núi Tung Nhạc. Trong núi ấy có một cái miếu rất linh. Bên trong miếu chỉ đặt một cái bếp, dân chúng xa gần mang tài vật và giết hại sinh mạng rất nhiều để cúng tế cho bếp này. Một hôm, Sư dẫn thị giả vào miếu, lấy cây gậy gõ lên bếp ba cái và quở: – Ngươi vốn là bùn đất hợp thành, linh từ đâu đến, thiêng từ chỗ nào lại. Nói xong, Sư đập cho ba gậy, cái bếp liền lật đổ. Trong chốc lát, có một người mặc áo xanh, đầu đội mão đến làm lễ trước mặt Sư. Sư hỏi: – Ngươi là ai? – Con vốn là thần miếu ở đây. Từ lâu chịu nghiệp báo, hôm nay nhờ Thầy nói pháp vô sinh nên con được thoát kiếp. Con riêng đến nơi này để tạ ơn Thầy. Sư nói: – Ấy là tính sẵn có của ngươi, chẳng phải ta cưỡng nói. Táo Thần làm lễ một lần nữa rồi biến mất. Thị giả thưa: – Từ lâu con ở bên cạnh Hòa thượng, chưa từng được chỉ dạy. Táo Thần có sở đắc gì mà được thoát kiếp? Sư bảo: – Ta không có đạo lý gì khác để dạy y, chỉ nói với y rằng: “Ngươi vốn là bùn đất hợp thành, linh từ đâu đến, thiêng từ chỗ nào lại?” Thị giả đứng lặng yên, Sư hỏi: – Hội chăng? Thị giả đáp: – Chẳng hội.
  • 41. - -41 Sư: – Tính sẵn có vì sao chẳng hội? Thị giả liền lễ bái Sư. Sư nói: – Bể rồi! Ðổ rồi! ( Ngũ Đăng Hội Nguyên ) Hồ ly tinh giả xưng phật bà Quan Âm Chu Sinh quê Hàng Châu đi theo Trương Thiên Sư6 vào một quán trọ lớn ở Bảo Định, thấy một người đàn bà đẹp quỳ ngay trước thềm, như có điều gì muốn cầu xin. Sinh hỏi Thiên Sư. Thiên sư đáp: - Đó là một con hồ ly, nó muốn xin bần đạo một nơi để hưởng hương hỏa trên đời. Sinh tiếp: - Thiên Sư không cho sao? Thiên sư: - Nó cũng có công tu hành một số năm, luyện 6 Ông là người đất Bái, tỉnh Giang Tô. Ông thuộc hậu duệ của Trương Lương. Trương Lăng xuất thân là một đại nho. Thuở nhỏ ông đã tinh nghiên Đạo Đức Kinh, thiên văn, địa lý, Hà Đồ, Lạc Thư, thông đạt Ngũ Kinh. Đời Hán Minh Đế (58-75), ông làm quan lệnh ở Giang Châu thuộc Ba Quận tỉnh Tứ Xuyên). Cho rằng Nho học vô ích, ông bèn học đạo trường sinh, ẩn cư trong núi Bắc Mang Sơn . Triều đình phong chức bác sĩ cho ông nhưng ông thác bệnh và từ chối. Hán Hoà Đế ba lần ra chiếu phong ông làm quan Thái Phó nhưng ông vẫn từ chối. Đời Hán Thuận Đế (126-144), Trương Lăng vào Ba Thục, tu đạo ở núi Hạc Minh Sơn, tự xưng được Thái Thượng Lão Quân truyền đạo Chính Nhất Minh Uy nên xưng là Tam Thiên Pháp Sư Chính Nhất Chân Nhân; còn nói Lão Quân phong ông làm Thiên Sư, nên đạo này cũng gọi là Thiên Sư Đạo.
  • 42. - -42 được linh khí. Chỉ sợ cho ăn hương hỏa, nó sẽ tác ụy tác phúc làm khổ sở thêm cõi người. Sinh cảm sắc đẹp, nên nằn nì, Thiên Sư bàng lòng. Thiên Sư chẳng còn cách nào khác: - Thật khó mà từ chối tình quyến luyến của ngài. Nhưng chỉ có được hưởng trong vòng ba năm thôi. Không được kéo dài kỳ hạn này. Rồi ra lệnh pháp quan đưa cho thị một tờ sắc phong màu vàng. Thị lạy chào ra khòi quán trọ. Ba năm sau, Sinh thi hỏng, bỏ kinh đô xuống Tô Châu, nghe nói trong am ở núi Thượng Phương có thờ Phật Bà Quan Âm rất linh ứng, nên Sinh cũng tò mò xem sao. Tới chân núi, những người cùng đi bảo Sinh phải xuống kiệu đi bộ:- Phật Bà Quan Âm ở núi này thiêng lắm. Những ai ngồi kiệu lên núi thế nào cũng bị Phật Bà vật ngã. Sinh không tin, cứ ngồi trên kiệu. Chưa được nửa bước, đòn kiệu quả nhiên gãy, Sinh ngã quay ra đất, may mà không bị thương tích gì nặng, nhưng đành phải đi bộ vào am thờ vậy. Trong am đèn hương nghi ngút, Phật Bà Quan Âm được che bằng màn gấm, không cho ai nhìn thấy cả. Sinh hỏi, nhà sư trả lời: - Tượng Phật Bà đẹp lắm, chỉ sợ người xem thấy, sinh lòng tà dâm nên phải che kỹ. Sinh đòi xem bằng được, thì quả là đẹp khác thường, một sắc đẹp đầy vẻ ma quái, hòan tòan không giống các pho tượng Quan Âm khác. Sinh càng nhìn càng thấy quen quen, đã từng gặp ở đâu. Nghĩ hồi lâu, Sinh sực nhớ, đây chính là người đàn bà mà Sinh đã gặp ở quán trọ Bạo Định dạo nào. Cơn giận dữ kéo đến đùng đùng, Sinh chỉ tay thẳng vào mặt pho tượng mà quát: - Mấy năm trước nhờ ta xin hộ, nên mới được hưởng
  • 43. - -43 hương hỏa như thế này. Đã không cám ơn đó, lại còn làm gãy kiệu ta. Thật quả không còn một chút lương tâm nào! Rõ ràng Thiên Sư chỉ cho phép mày hưởng lộc trong vòng ba năm, nay đã hết hạn, vẫn còn tham lam không chịu từ bỏ, nhất định không chịu theo làm giao ước với Thiên Sư sao? Chưa dứt lời, tượng Phật Bà Quan Âm đã ngã lăn quay xuống đất, nát ra từng mảnh nhỏ. Sư trụ trì vô cùng sợ hãi, nhưng cũng không biết làm thế nào. Đợi Sinh đi khòi, nhà chùa đem tiền bạc đắp tượng Phật Bà Quan Âm khác, nhưng sự linh ứng không còn một chút nào nữa. (“Tử Bất Ngữ” của Viên Mai)  Phật Bồ Tát nào có ở trong chùa đâu? Cũng chẳng vì người thờ cúng thì gia hộ giáng phúc, cũng không vì người không cúng bái mà giáng họa. Thần hiển linh ở các chùa chiền thường là những vị Thần trong cõi trời Dục giới, vì sinh thời có công nên được Đức Ngọc Hoàng phong làm thần để hưởng hương hỏa vài trăm năm, mãn hạn rồi cũng phải đầu thai. Hồ tiên cũng thế! Thần cũng phải tu, Tiên cũng phải tu. Trái lại nếu tạo nghiệp thì cũng bị đọa. ooOoo Trương Kỳ Thần Trương Kỳ Thần ở Hồ Nam, có thể dùng phép để bắt hồn người, dân chúng tin theo rất nhiều. Học trò họ Ngô ở Giang Lăng, một mình vẫn không tin, nên bị bọn chúng xỉ nhục. Hôm ấy, biết thế nào bọn chúng cũng đến để tác quái, nên họ Ngô cầm quyển “Kinh Dịch”, một mình ngồi đọc dưới đèn xem động tĩnh ra
  • 44. - -44 sao. Nghe trên mái nhà có tiếng lọat xọat, rồi thấy thần Kim Giáp mở cửa bước vào, giơ thương đâm họ Ngô. Họ Ngô liển cầm quyển “Kinh Dịch” ném vào Kim Giáp Thần. Thần ngã lăn quay ra đất, ghé nhìn, thì ra một hình người cắt bằng giấy. Liền nhặt ngay lấy, kẹp vào những trang sách trong “Kinh Dịch”. Một lúc sau, hai con quỷ mặt xanh, cùng vác búa xông ra. Họ Ngô lại cầm quyển “Kinh Dịch” ném, cả hai đều ngã quay lơ, họ Ngô cũng lại nhặt lấy ép vào sách. Nửa đêm, có người đàn bà gào khóc gõ cửa: - Chồng thiếp họ Trương, tối hôm qua sai hai con tới quấy quả ngài, không ngờ đều bị ngài cầm giữ, chẳng hiểu ngài dùng phép thuật gì, chỉ xin ngài tha cho tính mạng. Họ Ngô đáp: - Chỉ có ba hình người bằng giấy, đâu phải con cái gì nhà chị. Người đàn bà xụt xịt: - Chồng thiếp cùng hai con phó hồn vào những hình nhân đó mà tới đây. Hiện giờ cả ba xác không hồn đều đang nằm ở nhà, quá gà gáy sẽ không thể nào sống lại nữa. Khóc lóc kêu xin mãi, họ Ngô mới nói: - Chúng nó hại người khác nhiều lắm rồi, nên mới có chuyện báo ứng hôm nay. Ta cũng còn thương hại ít nhiều, nên hãy trả cho chị một đứa con vậy. Người đàn bà cầm một hình người bằng giấy, khóc lóc mà quay ra. Qua sáng hôm sau hỏi tin, Kỳ Thần cùng đứa con trai cả đều chết. Riêng đứa nhỏ sống mà thôi. ( “Tử Bất Ngữ” của Viên Mai)  Kinh điển tam giáo đều có Thần hộ pháp, có thể trừ tà. Bùa chú có thể sai khiến qủy thần trong cõi thấp,
  • 45. - -45 thường là cõi Dục giới. Những người sử dụng bùa ngãi không đúng cũng dễ mang họa vào thân, nếu gặp phải người có đức hạnh thi quỷ thần không làm hại được, do đó sẽ quay lại làm hại người đã sử dụng nó. ooOoo Thiền Sư Ðạo Thọ Hòa thượng Ðạo Thọ là đệ tử của Thần Tú, sau khi đắc pháp kết am tranh trên núi Tam Phong ở Thọ Châu. Thường có người rừng ăn mặc giản dị, nói năng lạ lùng, có lúc chợt hóa làm Phật, hoặc cách hình Bồ tát, La Hán, Thiên Tiên ... hoặc phóng hào quang, hoặc tạo âm vang, học đồ đều không lường được. Sau mười năm, lặng lẽ chẳng còn chút bóng dáng. Ðạo Thọ bảo chúng rằng: - Người rừng làm đủ trò khéo léo, mê hoặc mọi người. Lão nhân chả thèm thấy, chẳng thèm nghe. Cái khéo léo ấy có cùng, còn cái chẳng thấy chẳng nghe của ta vô tận.  Thấy quái không quái, thì quái sẽ bại. Tà thuật mê hoặc lòng người xưa nay đều có. Người tu hành không minh lý dễ đi lạc đường tà. Vương Thiên Khanh là người thành Kiến Xương tỉnh Giang Tây), có đạo thuật huyền ảo phi thường. Ông có đồ đệ là Trịnh Mỗ, người ta thường gọi là Trịnh Đạo sỹ, theo Vương Thiên Khanh nhiều năm, học hỏi được “Ngũ lôi pháp”, có thể thỉnh mời Lôi Thần, gọi mưa hoặc trừ yêu. Mỗi lần hễ cầu là được. Vào những năm đầu thời Thiệu Hưng dưới triều Tống Cao Tông, Trịnh Đạo sỹ đến huyện Lâm Xuyên. Có
  • 46. - -46 mấy vị khách tới thăm Trịnh Đạo sỹ. Mọi người đều muốn được gặp Lôi Thần. Trịnh Đạo sỹ ban đầu cự tuyệt, nhưng vì mọi người nhất mực thỉnh cầu mãi, cuối cùng Trịnh Đạo sỹ từ chối không được, miễn cưỡng bằng lòng đáp ứng. Trịnh Đạo sỹ lần nào làm phép cũng thường giống nhau: niệm chú vẽ bùa, tay cầm bảo kiếm, lớn tiếng tuyên hô. Sau một hồi, thấy gió lạnh gào thét, sương mù che phủ, mưa giăng đầy trời, một vị Thần đầu đội mũ cao, tay cầm búa thần, tới trước mặt Trịnh Đạo sỹ, nói rằng: “Đệ tử là Lôi Thần, nghe lời Trịnh Pháp sư triệu gọi, đến đây nghe lệnh. Xin mời sai bảo!” Trịnh Đạo sỹ nói: “Bởi có mấy vị bằng hữu của ta muốn được gặp Thần cho nên mới triệu Thần tới, chứ không có chuyện gì cả”. Lôi Thần nghe Trịnh Đạo sỹ nói thế, rất là phẫn nộ, bảo ông ta: “Đệ tử mỗi lần được triệu gọi, đầu tiên phải bẩm báo Thiên Đế, được phê chuẩn rồi mới tới đây. Sau khi xong việc, trở lại Thiên Đình, lại phải hồi báo Thiên Đế. Hôm nay ngài triệu tôi tới chỉ để mua vui, ngài làm như thế, tôi biết bẩm báo với Thiên Đế thế nào đây? Tôi cầm búa sét trong tay, không thể đi mà không làm gì. Trịnh Pháp sư, ngài phải chịu nhận nhát búa này”. Lôi Thần lúc này giơ búa thần lên, nhắm đầu Trịnh Pháp sư bổ xuống. Mấy vị khách ở đó đều sợ hãi rụng rời, ngã xuống đất bất tỉnh. Một lát sau mọi người tỉnh lại, thì thấy Trịnh Đạo sỹ đã chết rồi. (Sách “Di kiên bính chí” 夷堅丙志)  Thỉnh Thần dễ, tiễn Thần khó. Những người chơi cầu cơ dễ bị điên cũng vì “mời quỷ dễ nhưng tiễn thì khó”. ooOoo
  • 47. - -47 Sắc Không, Không Sắc Xưa, có hai sư huynh đệ sư có việc phải hạ sơn. Khi sang sông, hai người gặp một thiếu nữ xinh xắn đang đứng giữa sông với bộ mặt hoảng hốt lo sợ. Thì ra cô nàng muốn qua bờ bên kia, nhưng nước chảy xiết nên phải dừng bước. Sư đệ nhìn thấy cảnh này, bèn cõng thiếu nữ sang sông. Khi về đến chùa thì trời đã tối. Vị sư huynh nghĩ đến cảnh sư đệ mình cõng người thiếu nữ sang sông, cả đêm trằn trọc không ngủ được, càng nghĩ càng buồn cho sư đệ, vì đã phạm sắc giới. Sáng sớm thức dậy, sư đệ hỏi: - Tối hôm qua huynh ngủ ngon chứ. Không hỏi thì thôi, nghe sư đệ hỏi như vậy sư huynh càng bực tức: - Đệ còn nói nữa. Hôm qua đệ cõng thiếu nữ sang sông đã phạm phải sắc giới rồi, mà còn ngủ ngon được như thế. Quả là giỏi thật. Sư đệ nghe xong, cười rằng: - Ô hay! Khi bế cô nàng sang sông rồi thì đệ đã quên mất chuyện đó! Sao Sư huynh còn cõng cô ta về tới chùa vậy! Cô nàng nặng quá nên suốt đêm huynh không ngủ được là phải.  Sư huynh chắp Nam nữ thọ thọ bất thân, nên thấy người gặp nạn vẫn không cứu. Sư đệ biết quyền biến, vì lòng từ bi mà vác cô gái qua sông, sau đó chỉ là tâm bình thường. Còn sư huynh vẫn bị hình ảnh cô gái đeo đuổi. Đó là tâm phàm.
  • 48. - -48 Chương Li Lâu, thượng trong sách Mạnh Tử chép: Thuần Vu Khôn, một nhà biện thuyết nổi danh nước Tề, hỏi Mạnh Tử : - Theo lễ thì trai gái không được truyền tay mà trao đồ cho nhau, phải không ? Mạnh Tử đáp: - Như vậy là lễ đấy. Thuần Vu Khôn: - Ví dụ một người chị dâu sắp chết đuối, mình có nên đưa tay ra vớt không ?` Mạnh Tử đáp: - Chị dâu sắp chết đuối mà mình không đưa tay ra cứu vớt thì quả là loài sài lang rồi. Trai gái không truyền tay nhau mà trao đồ, đó là lễ thường. Chị dâu sắp chết đuối, đưa tay ra cứu vớt là phép quyền biến". Thuần Vu Khôn hỏi : "- Hiện nay thiên hạ đương chìm đắm, sao ông không đưa tay ra cứu vớt ?". Mạnh Tử : Thiên hạ chìm đắm, phải cứu vớt bằng Đạo.
  • 49. - -49 Thiếu nữ và Hòa thượng Bốn mươi hòa thượng tham gia một khóa bế quan tại một Thiền đường. Trong thời gian này vị Sư già âm thầm mặc niệm cầu cho các vị sư trẻ thoát được cửa ải sinh tử, trong đó có tài, sắc, danh, thực, thùy. Thời gian bế quan, thiền phòng được đóng lại, ngoài cửa có vị sư hộ pháp. Khóa trình bế quan đi qua được một nửa, một thiếu nữ từ đâu đến gặp vị sư hộ pháp, yêu cầu được gặp qúy sư đang bế quan trong thiền đường. Sư hộ pháp không cho phép, thiếu nữ vẫn năn nỉ. Lời qua tiếng lại của hai người làm cho thiền phòng không được yên tĩnh. Vị Sư già nhẹ tay mở hé cánh cửa ra để khuyên can. Thiếu nữ nhân cơ hội xông vào thiền phòng, Sư già định đóng cửa lại thì đã trễ. Bốn mươi vị sư cùng lúc mở mắt nhìn ra cửa, mọi người đều kinh hãi trước sắc đẹp diễm kiều, đoan trang với bộ mặt e lệ của thiếu nữ đang đứng trước mặt mọi người. Sóng thu ba trong cặp mắt của thiếu nữ trong lúc này cũng vỗ vào mặt của từng vị sư với nụ cười tươi tắn hồn nhiên, làm thần hồn của các sư bị điên đảo. Sư già giữ quan cung kính chào hỏi thiếu nữ: - Xin hỏi nữ thí chủ đến thiền phòng có việc gì vậy? Thiếu nữ đáp: - Bạch thầy, được biết các thầy đang bế quan tại đây nên con đến đây muốn cúng dường cho mỗi thầy một đôi giầy để được tròn tâm nguyện. Sư già: - Cô có lòng như vậy thì hãy để những đôi giầy ở đây, đợi khi xuất quan rồi bần tăng sẽ phát cho từng người. Thiếu nữ lắc đầu mỉm cười nói: - Không được đâu thầy, con đã nguyện phải chính tay con mặc giầy cho quý thầy
  • 50. - -50 ở đây. Như thế mới làm trọn được tâm nguyện của con và cũng thỏa lòng ao ước không thể nói được của các thầy. Bốn mươi vị sư trong thiền phòng nghe thiếu nữ nói như vậy trong lòng đều hớn hở như hoa đang nở. Lúc nay Sư già buồn rầu than thở: - Lòng thí chủ đã như vậy thì tùy ý thí chủ. Thiếu nử dời bước sen, cung kính đến trước mặt từng vị sư mặc lên đôi giầy mới cho từng sư. Nhìn vẻ đẹp và nụ cười hồn nhiên vô tư của thiếu nữ, lòng của các vị sư âm thầm dấy lên một ý niệm: “Ước gì được người đẹp ở bên cạnh làm bạn một ngày, dẫu chết cũng cam”. Khi mặc giầy xong cho vị sư cuối cùng, chuẩn bị đi ra khỏi thiền phòng, thiếu nữ phát hiện cửa phòng đã bị khóa lại. Thiếu nữ đến trước mặt của vị sư già nói: - Bạch thầy, Thầy khóa cửa lại như thế làm sao con đi ra được? Bộ mặt của Sư già trở nên nghiêm túc, trả lời thiếu nữ với giọng lạnh lùng: - Cô còn tính chuyện rời khỏi đây sao? Thiếu nữ: - Giầy đã mặc xong cho các sư rồi con phải trở về nhà đây. Sư già: - Có thể khuấy động mặt nước của ngàn con sông, chớ nên làm dao động tâm của một người tu hành. Thiếu nữ kinh hãi nói: - Mục đích của con đến đây là bố thí giầy, các thầy thấy sắc động niệm là tại các thầy, đâu phải là lỗi của con? Hòa-thượng hãy mở cửa cho con ra đi. Sư già: - Mở cửa cho thí chủ đi ra rất dễ, nhưng thí chủ phải để lại một vật ở nơi đây. Thiếu nữ: - Con phải để lại vật gì vậy? Sư già: Cái mệnh của thí chủ.
  • 51. - -51 Thiếu nữ ứa nước mắt hỏi sư già: - Tại sao phải lấy mệnh của con? Sư già: - Tại thí chủ đã trồng một cái nhân ác ở đây, bây giờ thí chủ phải chọn một trong có hai con đường này: Con đường thứ nhất, thí chủ phảỉ luân hồi 40 kiếp làm thân con gái để làm vợ của 40 vị sư đã động lòng vì thí chủ. Con đường thứ hai là thí chủ phải chết tại đây để dứt nhân luân hồi của 40 kiếp. Thiếu nữ buồn tủi, khóc lóc: - Ngoài hai con đường này ra còn con đường nào khác nữa không? Sư già: -Thí chủ chỉ có thể chọn một trong hai đường này mà thôi. Thiếu nữ đến trước mặt vị Sư già nói: - Xin thầy cho con một sợi giây, con nguyện để mạng con ở nơi đây chớ không muốn luân hồi làm thân con gái 40 kiếp. Nghe thiếu nữ chọn con đường chết, măt mày của các sư đều buồn rầu ủ rũ, thương cho số phận của thiếu nữ. Thiền phòng im lặng như tờ, thiếu nữ từ từ bước tới cửa dùng sợi giây kết liễu cuộc đời của mình. Thiếu nữ treo cổ ngay trước cửa, một thân hình tươi đẹp nõn nà nay trở thành xác không hồn, một đóa hoa tươi đẹp mới chớm nở nay đã úa tàn. Sư già vẫn chăm lo cho 40 vị sư, tựa như không có chuyện gì xảy ra. Ba ngày sau, xác của thiếu nữ bắt đầu thối rữa, mùi hồi tỏa ra khắp phòng, các sư bế quan trong phòng chịu không nổi mùi uế khi đó, muốn bạch cho sư già sư mở cửa sổ cho thoáng và chuyển xác của thiếu nữ ra khỏi phòng, nhưng lại không dám. Sư già vẫn tiếp tục công việc phụ đạo cho các vị sư, không hé môi nói một câu nào. Qua ngày thứ bảy, xác của thiếu nữ chảy nước và sinh
  • 52. - -52 dòi, lúc này các sư không chịu được nữa, nhiều người bị ói mửa. Lúc này Sư già rời khỏi bồ đoàn lên tiếng nói: - Quý vị muốn rời khỏi thiền đường phải không? Bốn mươi vị sư đồng thanh lên tiếng: - Phải. Sư già: Rất dễ, vị nào trả lời được câu hỏi của bần tăng thì đi ra. Ai muốn trả lời thì hãy giơ tay. Bốn mươi vị sư đồng thời giơ tay. Sư già dùng tay chỉ vào xác của thiếu nữ hỏi: - Cô đó là ai vậy. Mọi người đều nín thinh, không ai trả lời được. Sư già đứng bên cạnh thi thể của thiếu nữ lớn tiếng hỏi các sư: - Hãy nói cho bần tăng nghe cô này là ai. Có phải là người đã từng làm thần hồn của quý vị phải điên đảo, là người đã làm cho quý vị sinh ra những ý niệm xấu xa chăng? Các sư đồng thanh đáp: -Không phải. Sư già: - Quý vị còn muốn chung sống với cô ta nữa chăng? Mọi người đồng thanh: - Không. Sư già: -Trên thế gian này còn có thiếu nữ nào đáng cho mấy vị động lòng nữa không? - Không. Lão thiền sư: -Thôi , xuất quan được rồi. Xác của thiếu nữ được phủ lên một tấm vải và được 40 vị sư khiêng ra ngoài, nhưng họ vẫn chưa rời đi, vì trong lòng thắc mắc: Thiếu nữ đó là ai? Sư già trịnh trọng hướng dẫn 40 thiền sư đến đảnh lễ xác của người thiếu nữ xong bèn nói: - Các vị muốn biết thiếu nữ đó là ai, đợi tôi đi rồi thì tự xem lấy. Nói xong bèn quay về thiền phòng. Khi giở tấm vải phủ trên xác của thiếu nữ, mọi người đều kinh hãi, thi thể của thiếu nữ mà mấy vị sư khiêng
  • 53. - -53 ra khỏi phòng là pho tượng Quan Âm ở trong chùa. Mọi người cung kính đảnh lễ và dựng lại bức tượng về vị trí cũ, xong mới tìm đến vị Sư già để hỏi. Bốn mươi vị hòa thượng tìm tời thiền phòng của vị sư già thì sư già đã viên tịch.  Trang-Tử đi chơi gặp một người đàn bà quạt mồ, lấy làm lạ hỏi thì người đàn bà trả lời rằng Đó là mồ của ông chồng. Trước khi chồng chết có dặn là phải đợi đến mồ khô mới có thể đi lấy chồng khác, cho nên phải lất quạt quạt cho mau khô. Trang Tử nghe xong bèn dùng phép thuật làm cho mồ khô liền. Người đàn bà mừng rỡ cám ơn Trang-Tử xong rồi đi. TrangTử về nhà đem chuyện quạt mồ kể lại cho người vợ nghe. Người vợ giận và mắng người đàn bà kia bất nhân.. Trang-Tử thử lòng bà vợ, vài ngày sau gỉa chết. ` Khi Trang-Tử chết, một nho sinh đến điếu Trang Tử và nói rằng là học trò của Trang-Tử. Vợ Trang-Tử thấy nho sinh này mặt mày khôi ngô tuấn tú thì đem lòng yêu thương. Vaì ngày sau hai người lấy nhau. Đêm động phòng, nho sinh bị đau bụng và nói rằng chỉ có ăn óc của người chết mới khỏi được. Vợ Trang-Tử nghe vậy bèn lấy búa ra đập lấy quan tài lấy óc của Trang-Tử chữa bệnh cho nho sinh. Khi nắp hòm vừa bật ra thì Trang-Tử tỉnh dậy bào vợ lấy rượu ra uống và hát rằng: Tình nghĩa vợ chồng trăm năm dày Thấy mới vội vàng quên cũ ngay Vừa đậy quan tài đã bổ nắp Bên mồ lọ phải quạt luôn tay. Hát xong ông chỉ ay ra ngoài sân nói: Ai kìa. Người vợ
  • 54. - -54 nhìn ra thấy người học trò, biết là Trang-Tử bày chuyện thử lòng mình. Bà ta cảm thấy xấu hổ bèn thắt cổ tự vẫn  Tài (tiến tài), sắc (sắc dục), danh (danh lợi), thực, (ăn nhậu), thùy (ngủ), là năm con đường đi đến địa ngục. Tu hành mà không dứt được thì khó thoát vòng sanh tử. ooOoo Núi là núi, sông là sông Không sông không núi, Vẫn núi sông Thiền sư Duy Tín đời Tống nói: “Trước ba mươi năm, tôi thấy núi sông là núi sông. Sau gặp thiện hữu tri thức chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải núi sông. Nay tìm được chỗ nghỉ ngơi rồi, thấy núi sông vẫn là núi sông.” Thiền sư hình như mô tả một cuộc ngao du sơn thủy của khách hữu tình. Lúc chưa đi vào núi, chưa tiến gần sông, nhìn từ xa thì hình dáng của ngọn núi, con sông như tấm hình trong máy ảnh đã in sâu vào tâm người. Khi đi vào trong núi rồi thì nhìn thấy kỳ hoa dị thảo, nghe thấy tiếng chim kêu vượn hót, tiếng suối chảy róc rách, như là một bản nhạc hòa tấu thiên nhiên. Tiến gần đến sông, nhìn thấy cảnh cá bơi lội dưới nước, nước cuốn hoa trôi trên sông... Trong cảnh sơn thủy hữu tình này, lữ khách đã quên mất hình dáng của ngọn núi, của con sông. Sau cuộc hành trình mệt mỏi, lữ khách về nhà ngủ một giấc ngon. Đã quên đi cảnh đẹp của ngọn núi. Nhưng núi vẫn không dời, sông vẫn không đổi. Chúng sanh là chúng sanh, Phật là Phật (Sắc).
  • 55. - -55 Chúng sanh không phải là chúng sanh và Phật cũng chẳng phải là Phật, vì Phật và chúng sanh cùng một thể. (Sắc tức thị không, không tức thị sắc) Giác ngộ thì là Phật, chưa giác ngộ thì là chúng sanh. (Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc không một thể). Do đó chúng sanh cũng là Phật và Phật cũng là chúng sanh. Khác với hàng nhị thừa (Thanh Văn và Duyên Giác), biết đời là bể khổ, sợ khổ, sợ luân hồi nên tìm đường tu hành để vượt khổ, để siêu thoát. Phật và Bồ-Tát thì khác hẳn, biết được chúng sanh có Phật tính, có thể thành Phật, nên Phật ở trong chúng sanh, không rời chúng sanh. Bồ đề ở trong phiền não, không phải bỏ phiền não mà đi tìm bồ đề. Duy Ma Cật nói: “Chúng sanh bệnh nên ta bệnh”. Địa Tạng Bồ Tát: “Ta không xuống địa ngục thì ai xuống địa ngục”. Ngài không phải vì tạo tội mà xuống địa ngục, vì tấm lòng từ bi hóa độ chúng sanh trong cõi âm ty mà xuống vậy. Một bài thơ khác của cư sĩ Tô Đông Pha đời Tống cũng đượm mùi thiền với ý nghĩa tương tự: Lư sơn yên vũ Chiết giang triều Vị đáo bình sinh hận bất tiêu Đáo đắc hoàn lai vô biệt vị Lư sơn yên vũ Chiết giang triều. Bản dịch tiếng Việt của sư Mật Thể: Mù tỏa Lư Sơn sóng Chiết Giang Khi chưa đến đó hận muôn vàn Đến rồi về lại không gì lạ Mù toả Lư Sơn sóng Chiết Giang.
  • 56. - -56 Nhân Súc Luân hồi Một viên ngoại nọ làm đám cưới cho con trai nên mời ngài Chí Công tới để tụng kinh cầu phước. Phật Pháp không ra ngoài pháp thế gian, nên ngài Chí Công cũng tùy thuận theo phong tục của người đời mà đáp ứng. Vừa đặt chân tới nhà, thấy mọi người tưng bừng náo nhiệt ngồi trên bàn ăn, dùng huệ nhãn quan sát Ngài cảm thấy rất nực cười và nói rằng: "Đúng là lạ, là nhân quả! Thì ra: “Ông nội của người đánh trống vì tạo nghiệp nên phải đầu thai làm con trâu. Khi trâu bị người giết thì thịt bị ngưởi ăn, còn da thì bị luộc để làm trống, người đánh trống lại là đứa cháu của mình. Thịt heo gà vịt nấu trong nồi đều là dì cô của những người đến dự tiệc, vì nghiệp báo mà đầu thai. Người vợ của chàng rể chính là bà nội đến đầu thai”. Do đó có câu thơ: Đường thượng đả cổ đả công bì 堂上打鼓打公皮 Oa nội tiên chữ thị cô di 鍋內煎煮是姑姨 Tiền thế tổ mẫu thủ vi phụ 前世祖母娶為婦 Ngã kim bất tiếu đãi hà thờ 我今不笑等何時 【Dịch】 Trên sân đánh trống đánh da ông Thịt chiên trong nồi là dì cô
  • 57. - -57 Bà nội kiếp trước lấy làm vợ Ta nay không cười đợi bao giờ  Trong Kinh Lăng Già, Phật nói: “Người chuyển súc, súc chuyển vật”. Nhân súc oan oan tương báo, chúng sanh vì nghiệp chướng, tự mình cải đầu hoán diện mà không hay. Đời Thanh ở chùa An Khánh tỉnh An Huy có hòa- thượng Hương-Đăng chuyên niệm Phật, hằng ngày ít nói. Một hôm có quan huyện đến chùa làm lễ và chào hỏi thầy nhưng hòa thượng không đáp. Quan huyện giận, sai ngưòi đánh sư 30 hèo. Khi quan huyện về đến nhà suy nghĩ là mình đánh người xuất gia như vậy là không đúng nêm sám hối. Đồng thời bỏ tiền cất một tịnh-xá cho sư đến chủ trì. Sư sợ bị đánh nên không dám nhận. Hòa-thượng phương-trượng trong chùa biết được nhân qủa của Hòa thượng Hương-Đăng bèn nói rằng: Hòa thượng cứ nhận lời đi. Hòa thượng mấy kiếp trước ở một chùa nó có bố thí một chén cơm cho con chó nhưng khi bố thí xong lại lấy chân đá con chó. Con chó này thường nghe kinh ở chùa, khi chết rồi đầu thai làm quan huyện này, hoà thượng nay bị đánh ba mươi hèo là vì đá con chó một chân, hòa thượng bố thí một chén cơm nên kiếp này được quan huyện cúng dường ba năm. Hòa thượng năm nay 70 tuổi, ba năm sau sẽ tịch. Nhân qủa như thế hãy tiếp nhận để liễu nhân duyên của kiếp trước.
  • 58. - -58 Trí tuệ và Đức hạnh của Nhan Hồi Nhan Hồi, họ Nhan, tên Hồi, tự là Tử Uyên, nên cũng gọi là Nhan Uyên, là con của ông Nhan Do, người nước Lỗ, theo học với Đức Khổng Tử, và là học trò giỏi nhất trong số các học trò của Đức Khổng Tử. Nhan Hồi kém hơn Đức Khổng Tử 30 tuổi, thiên tư thông minh, nhanh nhẹn, hiếu học, chuộng Lễ, làm việc gì cũng không lầm lỗi đến hai lần, nói điều gì cũng không cẩu thả, khi giận người nầy không giận lây người kia, đứng đầu khoa đức hạnh trong cửa Khổng. Nhan Hồi nhà nghèo, ở trong ngõ hẹp, giỏ cơm bầu nước, nếu là người khác thì không chịu được mà lo buồn, Nhan Hồi thì tự nhiên vui vẻ, học đạo. Đức Khổng Tử khen là người hiền và có nhân. Năm Nhan Hồi 29 tuổi thì tóc đã bạc trắng. Đức Khổng Tử thường khen Nhan Hồi:"Hiền tai Hồi giả! Nhất đan tự, nhứt biều ẩm, tại lậu hang, nhân bất kham kỳ ưu, Hồi giả, bất cải kỳ lạc! Hiền tai Hồi giả!" Nghĩa là: Hiền vậy thay Nhan Hồi! Một giỏ cơm, một bầu nước, ở chỗ ngõ hẹp, giá người khác ở vào cảnh ấy thì lo buồn không chịu được, thế mà Nhan Hồi không bao giờ đổi cái vui của mình. Hiền vậy thay Nhan Hồi! Nhan Hồi mất lúc còn rất trẻ, mới 31 tuổi. Khi Nhan Hồi mất, Đức Khổng Tử than rằng: - Trời hại ta! Trời hại ta! Sau đây là những mẫu chuyện nói về đức hạnh của Nhan Hồi Khổng Tử bị vây khốn ở giữa nước Trần và nước Thái, rơi vào tình cảnh khốn cùng. Các học trò cùng theo ông chu du liệt quốc đã bảy ngày không có gì vào bụng. Tử Cống nhân lúc người gác sơ hở, liền trốn ra
  • 59. - -59 ngoài, lấy số tiền mang theo, khẩn cầu người nông dân, mua được một ít gạo. Nhan Hồi và Trọng Do đốt lửa nấu cơm ở trong một căn phòng xây bằng đất.Có một cục đất nhỏ rơi vào nồi cơm, Nhan Hồi liền lấy chỗ cơm bẩn ra ăn. Tử Cống ở ngoài giếng nhìn thấy, cho rằng Nhan Hồi đang ăn vụng, nên rất không hài lòng, bèn đi vào nhà, hỏi Khổng Tử rằng: "Thưa thầy, một người vừa nhân đức, vừa trong sạch, trong hoàn cảnh khốn cùng thì có phải cũng cần hành sự theo lễ, có thể vì tư lợi của mình mà thay đổi tiết tháo không?" Khổng Tử đáp rằng: "Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng phải theo lễ mà hành sự, nếu như tùy ý thay đổi tiết tháo, thì không xứng đáng được gọi là bậc quân tử nhân đức nữa." Tử Cống tiếp lời: "Người như Nhan Hồi có lẽ không bao giờ thay đổi tiết tháo đâu, thầy nhỉ?" Khổng Tử đáp: "Đúng thế." Tử Cống liền đem câu chuyện Nhan Hồi đang nấu cơm thì ăn vụng ra kể với Khổng Tử. Khổng Tử nói rằng: "Lâu nay, ta vẫn tin rằng Nhan Hồi là người trọng nhân đức, trọng lễ nghĩa, cho dù có chuyện như con nói, ta cũng khó vì đó mà nghi ngờ anh ta, chuyện này chắc có duyên cớ gì đây. Con hãy khoan nói gì, để thầy hỏi anh ta xem." Gọi Nhan Hồi lại, Khổng Tử nói rằng: "Mấy hôm trước, thầy nằm mơ thấy các bậc tổ tiên đã khuất, có lẽ tổ tiên có điều gì muốn nhắc nhở hay phù hộ ta chăng? Con nấu cơm xong thì bưng lên đây, ta muốn dùng làm lễ cúng tổ tiên." Nhan Hồi liền đáp: "Thưa thầy, khi nãy có một cục đất rơi vào nồi cơm, nếu không lấy ra thì e cơm sẽ bẩn mất, con định lấy chỗ cơm bẩn vứt đi, nhưng lại thấy tiếc; thế là con hớt chỗ cơm bẩn ở trên ăn mất rồi.