SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 122
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ HOÀI THU
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG
ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG
HIỆN HÀNH
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT
NAM
Thái Nguyên – 2022
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ HOÀI THU
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG
ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG
HIỆN HÀNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT
NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Dương Thu Hằng
Thái Nguyên – 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong khoá luận
đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả khoá luận
Nguyễn Thị Hoài Thu
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học –
Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong
suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn PGS.TS Dương Thu Hằng đã luôn tận tình hướng dẫn, quan tâm trong suốt
thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành khoá luận .
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành khoá luận .
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả khoá luận
Nguyễn Thị Hoài Thu
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chương trình
Dạy học
Học sinh
Giáo dục
Giáo viên
Phổ thông
Trung học cơ sở
CT
DH
HS
GD
GV
PT
THCS
Trung học phổ thông THPT
Sách giáo khoa SGK
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... iii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................ 6
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI.......................................................................................................................................................... 8
1.1. Một số vấn đề lí luận về văn hóa truyền thống và giá trị của nó trong tác phẩm
văn học........................................................................................................................................................... 8
1.1.1. Quan niệm về giá trị văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống......................... 8
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và tác phẩm văn học....................................................10
1.1.3. Diện mạo văn hóa, văn học Việt Nam thời kỳ trung đại...................................12
1.2. Hệ giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu trong văn học Việt Nam thời kỳ
trung đại.......................................................................................................................................................19
1.2.1. Sự khoan dung...........................................................................................................................19
1.2.2. Tinh thần yêu nước .................................................................................................................23
1.3. Thực trạng dạy - học các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại trong nhà
trường phổ thông....................................................................................................................................26
1.3.1. Đặc điểm của chương trình Ngữ văn phổ thông, Sách giáo khoa hiện hành 26
1.3.2. Những khó khăn cơ bản trong dạy - học các tác phẩm văn học Việt Nam
trung đại trong nhà trường phổthông..........................................................................................29
v
Chương 2 NHẬN DIỆN NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
TIÊU BIỂU TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI
TRUNG ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG HIỆN
HÀNH..........................................................................................................................................................32
2.1. Truyền thống yêu nước, yêu độc lập- tự do..................................................................32
2.1.1. Yêu nước là tự hào dân tộc.................................................................................................32
2.1.2. Truyền thống căm thù giặc sâu sắc...............................................................................36
2.1.3. Truyền thống yêu nước thể hiện ở khát vọng độc lập.........................................40
2.1.4. Truyền thống yêu quê hương, đất nước ......................................................................42
2.2. Truyền thống nhân đaọ.............................................................................................................44
2.2.1. Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của con người ................................................................44
2.2.2. Đồng tình với khát vọng của con người......................................................................47
2.2.3. Đồng cảm, xót thương cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến..................................................................................................................................................49
2.2.4. Hướng tới những giải pháp đem đến hạnh phúc cho con người, cuộc sống.
Đề cao quan hệ đạo đức, lối sống tốt đẹp giữa người với người ..............................54
2.3. Truyền thống yêu vàsống hòa hợp với thiên nhiên..................................................57
2.3.1. Thiên nhiên giản dị, thơ mộng giàu sức sống..........................................................58
2.3.2. Thiên nhiên chứa chất tâm trạng đa chiều của con người ..............................62
́ ́ ́ ́ ̀ ́
Chương 3 TICH HƠP̣GIAO DUC̣ GIA TRI ̣VĂN HOA TRUYÊN THÔNG
TRONG DAỴ- HOC̣ CÁC TÁC PHẨM VĂN HOC̣ VIÊṬ NAM THỜI
̀ ̃
̉
TRUNG ĐAỊ TRONG CHƯƠNG TRINH NGƯ VĂN PHÔ THÔNG
66
3.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học tích hợp trong dạy học tác phẩm
văn học Việt Nam thời trung đại...................................................................................................66
3.1.1. Cơ sở lí luận................................................................................................................................66
3.1.2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................................67
vi
3.2. Thiết kế một số chủ đề tiêu biểu theo hướng tích hợp giáo dục văn hóa truyền
thống trong dạy – học tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong nhà trường PT
69
3.2.1. Nhóm chủ đề yêu nước..........................................................................................................70
3.2.2. Nhóm chủ đề nhân đạo.....................................................................................................73
3.3. Các bước chuẩn bị dạy học theo chủ đề tích hợp......................................................75
3.3.1. Phân chia bài học; cấu trúc lại chương trình.........................................................75
3.3.2. Xác định thời lượng thực hiện dạy học một chủ đề tích hợp..........................76
3.3.3. Xây dựng mục tiêu, nội dung của chủ đề tích hợp................................................76
3.3.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra theo chủ đề tích hợp............77
3.4. Đề xuất một số chủ đề tích hợp tiêu biểu.......................................................................77
3.4.1. Chủ đề Tích hợp giáo dục truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc........77
3.4.2. Chủ đề Tích hợp giáo dục truyền thống đồng cảm với người phụ nữ trong
xã hội phong kiến...................................................................................................................................84
3.4.3. Chủ đề Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử trong tình bạn, tình yêu .........88
3.4.4. Chủ đề Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử trong gia đình..............................91
3.4.5. Chủ đề Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử với thiên nhiên.............................94
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................102
PHỤ LỤC...............................................................................................................................................107
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, toàn cầu hoá không chỉ mang lại thời
cơ lớn mà còn tạo ra những thách thức đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là
với các nước đang phát triển. Trước xu thế toàn cầu hoá, văn hoá Việt Nam
có cơ hội giao lưu với các nền văn hoá khác trên thế giới. Đây cũng là giai
đoạn mà các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc phải đối diện với những
tác động tiêu cực của quá trình hội nhập. Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc
văn hoá dân tộc là những nhu cầu tất yếu, khách quan để một dân tộc có thể
tồn tại và phát triển trong xu thế toàn cầu hoá. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế
khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này vừa có mặt
tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh” [48].
Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là hai mặt thống
nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là
làm thế nào để nền văn hóa dân tộc vừa có thể tiếp thu được các giá trị thời
đại, tinh hoa văn hoá nhân loại, vừa có thể giữ được bản sắc dân tộc vốn có;
tiếp tục phát triển trong sự giao lưu với cộng đồng thế giới mà không bị hoà
tan, không bị nhấn chìm vào các nền văn hóa khác hoặc trở thành “cái bóng
mờ” của dân tộc khác, nền văn hoá khác.
Giáo dục việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc cho
thế hệ trẻ là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Trong Cương lĩnh
xây dựng đất nước thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt
Nam xác định mục tiêu đó như sau: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây
dựng là một xã hội có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [58]. Tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng vẫn tiếp tục khẳng định: “Xã hội xã hội
chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ...; có nền văn hóa tiên tiến, đậm
2
đà bản sắc dân tộc...” và để thực hiện được mục tiêu đó, Đảng cũng nhấn mạnh
đến nhiệm vụ của văn hóa là phải “gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời
sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan
trọng của phát triển”. [48]
Trong chương trình giáo duc ̣đào tạo phổthông, môn Ngữvăn cóvi tṛíđặc
biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách, tài năng con
người. Không chỉ rèn luyện, phát triển năng lực tư duy logic, trí tưởng tượng
phong phú, sáng tạo, các kỹ năng phát triển và sử dụng ngôn ngữ, văn học còn
hướng đối tượng giáo dục biết thẩm thấu, cảm thụ giá trị đích thực của nghệ
thuật, hướng tới chân - thiện - mỹ của văn chương với cách ứng xử và hành
động trong thực tiễn đời sống xã hội.
Những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc được thể hiện rất
đa dạng và phong phú trong các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại nhưng
hiện nay chưa đươc ̣quan tâm tìm hiểu. Vì vậy, đề tài này nếu được thực hiện sẽ
có ý nghĩa không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ nói
riêng, góp phần đổi mới giáo dục nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Văn hóa vànhững giátrị văn hóa truyền thống làmôṭvấn đềđa ̃đươc ̣đề câp̣
rất nhiều. Về văn hóa không thể không nhắc tới cuốn Việt Nam văn hóa sử cương
của Đào Duy Anh in lần đầu tiên năm 1938 được ấn hành bởi Quan Hải Tùng
Thư. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác như: Cơ sở văn hóa Việt
Nam của Trần Ngọc Thêm, Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế của Nguyễn Chí Bền, Văn hóa truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế
hệ trẻ của Nguyêñ Hồng Hà, Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập của Ngô Đức Thịnh, Văn hóa
gia đình Việt Nam của Vũ Gia Khánh…
Trong bài viết Môṭ sốvấn đềlíluâṇ nghiên cứu hê ̣giá tri ̣văn hóa truyền
thống trong đổi mới vàhôị nhâp̣, tác giả Ngô Đức Thinḥ cho rằng: “Chúng ta bảo
3
tồn văn hoá truyền thống hay các giá trị văn hoá truyền thống phải trên nguyên
tắc phát triển, vì mục tiêu phát triển. Nói cách khác, cái gì trong kho vốn giá trị
truyền thống đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển thì chúng ta bảo tồn, phát
huy, còn cái nào cản trở, kìm hãm sự phát triển thì cần hạn chế và dần loại trừ.
Do vậy, nguyên tắc phát triển phải là nguyên tắc mang ý nghĩa chỉ đạo cho việc
bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống”. [42]
Bàn vềnhiêṃ vu ̣Giữ gìn và phát huy giá tri ̣truyền thống của con người
Việt Nam - Môṭ yêu cầu tất yếu khách quan trong sự nghiêp̣ công nghiêp̣ hóa,
hiêṇ đaị hóa, tác giả Trương Hoài Phương viết: “Nhiệm vụ giữ gìn và phát huy
các giá trị truyền thống của con người Việt Nam là yêu cầu tất yếu khách quan
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn thực hiện đươc ̣ nhiêṃ
vu ̣đó cần có hai nguyên tắc. Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng
cao nhận thức về các giá trị truyền thống của con người Việt Nam. Thứ hai,
thường xuyên quan tâm, tạo lập môi trường xã hội lành mạnh, đấu tranh chống
nguy cơ xói mòn các giá trị truyền thống của con người Việt Nam” [32, tr 63].
Trong bài viết Bàn thêm về vấn đềtruyền thống văn hóa ViêṭNam, giáo sư
Trần Quốc Vươṇg đa ̃hoạch đinḥ ba phương hướng, chiến lươc ̣trong viêc ̣ xây
dưng̣nền văn hóa mới Việt Nam xa ̃hôịchủ nghiã. Thứ1, chiến lược kế thừa tinh
hoa truyền thống, hay nói vắn và dễ hiểu, chiến lược bảo tồn. Thứ 2, chiến lược
xóa bỏ những phong tục - tập quán cổ truyền, những lạc hậu, lỗi thời, và những
ảnh hưởng, di hại của văn hóa (đúng hơn: phản văn hóa) đô hộ - thực dân cũ và
mới, gọi là chiến lược cải tạo. Thứ3, chiến lược xây dựng ý thức hệ mới, nền văn
hóa mới, con người mới Việt Nam, trên nển tảng chủ nghĩa Mác – Lê- nin hay
chính là chiến lược phát triển - đổi mới. [55]
Tác giả Huỳnh Thanh Phương trong bài viết Văn hoc̣vàvăn hóa dân tôc̣đã
nêu lên mối quan hê ̣giữa văn hoc ̣vàvăn hóa: Văn học biểu hiện văn hóa, cho nên
văn học là tấm gương của văn hóa. Ông khẳng đinh:̣ “Văn học, nghệ thuật cùng với
triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những bộ phận hợp thành của
4
chỉnh thể cấu trúc văn hóa” [57]. Nếu văn hóa thể hiện quan niệm và cách ứng
xử của con người trước thế giới thì văn học là hoạt động lưu giữ thành quả sáng
tạo một cách sinh động nhất. Để có được những thành quả đó, văn hóa của một
dân tộc cũng như của nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm,
chọn lọc, bảo tồn và phát triển để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn
học vừa là chặng đường tìm kiếm, vừa là nơi định hình những giá trị. Có thể
nói văn học là văn hóa lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật.
Trong công trình Nghiên cứu về những giá tri ̣văn hóa truyền thống trong
tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyêñ Khuyến, TúXương, tác giả Dương
Thu Hằng nhận định: “Giá trị văn hóa truyền thống là tập hợp những nhân tố tích
cực, phổ biến về tư tưởng, tình cảm, thói quen, tập quán, lối sống và cách ứng xử
của một cộng đồng người nhất định, được hình thành và phát triển trong lịch sử,
đã trở nên ổn định và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số biểu hiện
của giá tri văṇ hóa truyền thống đã được đề cập đến như: Tinh thần yêu nước;
tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, ý thức độc lập tự do; tinh thần nhân ái, khoan
dung; tinh thần đoàn kết; tinh thần cần cù, tiết kiệm; tinh thần hiếu học; tinh thần
mong muốn cuộc sống bình dị, yên ổn trong hòa bình, đề cao các giá trị văn hóa
làng xã, dòng họ, gia đình; tinh thần nhẫn nại chịu đựng; giản dị, khiêm tốn, chất
phác, thật thà...” [12, tr 21]. Đó là những giá trị văn hóa truyền thống cơ bản, vô
cùng quý báu, đã tạo nên cốt cách riêng biệt của con người Việt Nam.
Những công trinh̀ nghiên cứu kểtrên đa ̃tiếp câṇ giátri ̣văn hóa ởnhiều
phương diêṇ khác nhau. Tuy nhiên chưa cómôṭcông trinh̀ nào đềcâp̣ đến vấn đề
giátri ̣của văn hóa truyền thống trong các tác phẩm văn hoc ̣ViêṭNam trung đaị
ở chương trình Ngữvăn phổthông hiêṇ hành. Khai thác đềtài giátri truỵền thống
trong các tác phẩm văn hoc ̣trung đaịViêṭNam se ̃bổsung thêm hướng nghiên
cứu vềvăn hóa Viêṭđồng thời se ̃góp phần đổi mới daỵ - hoc ̣Ngữvăn ởtrường phổ
thông. Đề tài của chúng tôi kế thừa, tiếp nối những công trình, bài nghiên cứu trước
đó, đồng thời phát triển một số điểm, cung cấp thêm tài liệu tham khảo về
5
dạy học các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong chương trinh̀ Ngữvăn
phổthông hiện hành.
Trong chương trinh̀ Ngữvăn phổthông hiêṇ hành có50 tác phẩm/đoạn trích
văn hoc ̣Việt Nam trung đại. Trong Sách giáo khoa, Sách giáo viên vàSách tham
khảo, các tác giả đềcâp̣chủyếu những vấn đềvềnôịdung vànghê ̣thuâṭ.
Khi giảng dạy, giáo viên chỉ chú trọng nhấn manḥ nôịdung vàcác hình thức nghê ̣
thuật của tác phẩm màchưa chúýtới những giátri ̣văn hóa truyền thống. Đề tài của
chúng tôi se ̃đóng góp thêm một hướng khai thác mới trong nội dung giảng dạy
giúp các thầy cô có thể tích hợp giáo duc ̣giátri truỵền thống trong daỵ vàhoc ̣các
tác phẩm văn học ViêṭNam trung đaịtrong chương trình Ngữvăn phổthông hiện
hành.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nhận diện những giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu trong tác phẩm
văn học Việt Nam trung đaịở chương trình Ngữ văn phổ thông hiêṇ hành.
- Cung cấp thêm tri thức, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tác
phẩm văn học thời trung đại và giáo dục nhân cách người học trong nhà trường
phổthông thông qua việc xây dựng một số chủ đề dạy học theo hướng tích hợp
giáo dục văn hóa truyền thống trong giờ dạy – học Ngữ văn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những giá trị văn hoá truyền thống của các tác phẩm văn học Việt Nam
trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các sáng tác văn học Việt Nam thời trung đaịcó trong chương trình phổ
thông hiện hành.
- Một số vấn đề liên quan đến việc đổi mới dạy – học Ngữ văn trong chương
trình Ngữ văn phổ thông.
6
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhận diện những giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học
trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành.
- Tích hợp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong dạy- học các tác
phẩm văn học Việt Nam thời trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông
hiện hành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện khoá luận , chúng tôi vận dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê, phân loại các tác phẩm văn học
Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành và tổng hợp các
giá trị văn hóa truyền thống trong các sáng tác đó theo những tiêu chí nhất định.
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Sử dụng phương pháp tiếp cận văn hóa
học để giải mã các giá trị văn hóa tìm ra nền tảng nền tảng hệ giá trị văn hóa
truyền thống của các tác giả văn học Việt Nam trong chương trình phổ thông.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp phương pháp nghiên cứu văn
hóa, nghiên cứu lịch sử - xã hội, lí khoá luận học,...trên cơ sở kế thừa và khai
thác thế mạnh của các ngành khoa học khác, tìm hiểu mối quan hệ giữa yếu tố
đó và văn học.
Ngoài ra khoá luận của chúng tôi còn sử dụng các thao tác nghiên cứu
khác
như tổng hợp, phân tích, so sánh...
6. Đóng góp mới của khoá luận
Đây làcông trình đầu tiên nghiên cứu hê ̣thống các giátri ̣văn hóa truyền
thống tiêu biểu của các tác phẩm văn hoc ̣Việt Nam trung đaịtrong chương trinh̀
Ngữvăn phổthông.
7
Trên cơ sởxây dựng một số chủ đề dạy học văn theo hướng tích hợp giáo
dục giá trị văn hóa truyền thống, khoá luận góp phần đổi mới daỵ - hoc ̣Ngữvăn
trong nhàtrường.
7. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung đề
tài gồm 3 chương chính:
Chương 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
Chương 2: Nhận diện những giá trị văn hoá truyền thống cơ bản trong các
tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông
hiện hành
Chương 3: Tích hợp giáo dục giá trị văn hoá truyền thống trong dạy - học
các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông
8
NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Một số vấn đề lí luận về văn hóa truyền thống và giá trị của nó trong
tác phẩm văn học
1.1.1. Quan niệm về giá trị văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống
Trước khi tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống, chúng ta cần giới thiệu khái
niệm về văn hóa. Vậy văn hóa là gì? Định nghĩa văn hoá đến nay đã có hàng trăm
các tác giả nổi tiếng của trường phái nhân văn như Dilthey, Casirrer, Arnold, T.
Eliot… đến trường phái thực chứng như Taylor, Malinowski, Boas, Kroeber,
Benedict, Durkheim…. Việc xác định khái niệm văn hóa không hề đơn giản bởi nó
xuất phát từ mục đích, góc độ riêng và các cách tiếp cận để đưa ra khái niệm. Xét
về mối quan hệ giữa văn hóa và xã hội, hiện nay chúng ta có bốn cách tiếp cận: tiếp
cận giá trị học, tiếp cận hoạt động, tiếp cận nhân cách và tiếp cận ký hiệu học.
Trong bốn cách tiếp cận này thì tiếp cận giá trị học có một lịch sử lâu đời. Trong
cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa: “Văn
hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội” [39]. Như vậy, với cách định nghĩa này thì nội hàm
của khái niệm văn hóa bao gồm: Thứ nhất, đó là những giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người và vì con
người. Thứ hai, những giá trị mà con người sáng tạo ra đó phải mang tính nhân tính
nghĩa là nó phải mang tính người. Đến năm 1982, tại Hội nghị thế giới về các chính
sách văn hóa đã thông qua tuyên bố: “Trong ý nghĩa rộng nhất, ngày nay văn hóa
có thể được coi là toàn bộ các đặc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình
cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó không
9
chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà cả lối sống, các quyền cơ bản của nhân
loại, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng” [58].
Về giá trị và giá trị văn hóa: giá trị là phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của
con người (tách khỏi động vật) và phát triển cùng đời sống con người như là một
chủng loại có văn hoá. Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của
con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng chân, thiện, mĩ, giúp khẳng
định và nâng cao bản chất người. Giá trị văn hóa là sự khẳng định của con người
với sự tồn tại vật chất, tinh thần của bản thân mình, quan hệ, hành vi, thái độ, khích
lệ, động viên con người sống theo thang giá trị của mình. Giá trị văn hóa truyền
thống là những giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho một nền văn hóa, tạo nên bản sắc văn
hóa của một dân tộc, được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong
suốt chiều dài phát triển của lịch sử. Các giá trị văn hóa truyền thống đó kết tinh lại
trong quan niệm, tư tưởng, triết lý, trong đạo đức và cách thức ứng xử, phản ánh
diện mạo tinh thần, tâm hồn và tình cảm của cả một dân tộc, có trong các sản phẩm
vật thể và phi vật thể của văn hóa. Nếu giá trị là những cái thuộc về sự vật, hiện
tượng và những thuộc tính của chúng mà có ý nghĩa tích cực đối với xã hội, một
nhóm người và cá nhân, với tư cách là phương tiện thoả mãn những nhu cầu và lợi
ích, đồng thời biểu thị niềm tin của con người về những mục đích và phương thức
ứng xử lý tưởng thì giá trị văn hoá là yếu tố cốt lõi của văn hóa, được sáng tạo và
kết tinh trong quá trình lịch sử của dân tộc và nhân loại. Giá trị văn hóa tuy có ý
nghĩa lâu dài nhưng là phạm trù có tính lịch sử, không phải là vĩnh viễn. Theo thời
gian có những giá trị lạc hậu, lỗi thời sẽ bị mất đi và những giá trị mới sẽ nảy sinh.
Các giá trị văn hóa theo thời gian lịch sử được lưu truyền sẽ trở thành giá trị
văn hóa truyền thống. Vậy giá trị văn hóa truyền thống là gì? Đó là những tư tưởng,
biểu tượng, giá trị và chuẩn mực xã hội hóa những tác phẩm văn hóa được cộng
đồng tin tưởng và mong muốn gìn giữ, truyền đạt và noi theo. Nói đến giá trị văn
hóa truyền thống là nói đến những giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho một nền văn hóa
được lưu truyền, gìn giữ trong quá trình lịch sử. Nhiều học giả, những nhà
10
nghiên cứu về văn hóa đã đúc kết nên những giá trị văn hóa truyền thống rất quý
báu của dân tộc Việt. Theo giáo sư Trần Văn Giàu, có bảy giá trị mang tính tổng
quát nhất của dân tộc Việt Nam, đó là: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc
quan, thương người, vì nghĩa [10, tr 35]. Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử
cương cũng nêu lên bảy giátri ̣có thể xem là bản sắc văn hóa Việt: Sức ký ức (trí
nhớ tốt, thiên về nghệ thuật và trực giác); Ham học, thích văn chương; Ít mộng
tưởng (thiết thực); Sức làm việc khó nhọc (cần cù); Giỏi chiụ khổ và hay nhâñ
nhuc;̣ Chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa; Khả năng
“bắt chước, thích ứng và dung hòa rất tài” [1, tr 73]… Nếu như các giá trị văn hóa
có ý nghĩa lâu dài nhưng không phải là vĩnh viễn thì giá trị văn hóa truyền thống là
những giá trị tương đối ổn định, tốt đẹp tạo nên bản sắc cho dân tộc đó.
Như vậy, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, các giá trị văn hóa truyền
thống không chỉ có vai trò to lớn đối với sự tồn vong mà còn khẳng định sức
sống mãnh liệt của dân tộc trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngày nay, các
giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đóng một vai trò rất quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các giá trị văn hóa truyền thống
dân tộc sẽ tạo nên sức mạnh trong công cuộc phát triển đất nước và giảm bớt,
loại trừ hay ít ra làm hạn chế không ít những tiêu cực phát sinh từ mặt trái của
cơ chế thị trường. Một trong những nguồn có thể khai thác và giáo dục giá trị
văn hóa truyền thống đó là thông qua dạy học các tác phẩm văn học Việt Nam
trung đại ở chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành.
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và tác phẩm văn học
Như trên đã nói, văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều
cách hiểu khác nhau, liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Có thể hiểu, văn hoá là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các
khía cạnh của đời sống bao quanh con người, tồn tại hữu thức và cả vô thức
trong mỗi cá nhân con người. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhất của cuộc sống
cũng mang dấu hiệu văn hoá.
11
Trên thực tế, văn hóa của bất kỳ quốc gia nào cũng được phản ánh trong
văn học. Văn học là nghệ thuật dùng ngôn từ và hình tượng để thể hiện đời sống
và xã hội con người. “Văn học ở thời nào cũng phải đặt trong cấu trúc tổng thể
của văn hoá, nhưng ở ta xem xét văn học và tiếp cận văn học từ góc độ văn hoá
hiện nay vẫn là vấn đề hết sức mới mẻ. Trước đây, văn học và văn hoá bị xem
xét một cách biệt lập do người ta quan niệm văn học có đặc trưng loại biệt. Bây
giờ đặc trưng loại biệt không phải là không còn, nhưng trong nhiều cách tiếp cận
thì cách tiếp cận văn học từ góc độ văn hoá đang cho thấy là một hướng tiếp cận
có hiệu quả. Cách tiếp cận này xem văn học như một thành tố trong cấu trúc của
tổng thể văn hoá nó truyền tải, lưu giữ được những giá trị văn hoá.” [56]. Có thể
nói, trong lịch sử văn học của bất cứ quốc gia nào cũng tồn tại mối quan hệ giữa
văn hoá và văn học. Quan trọng hơn, đó là một mối quan hệ hai chiều khăng khít
không thể tách rời.
Trong thực tế nghiên cứu, suốt một thời gian dài, văn hoá và văn học được
đặt ở vị trí ngang bằng, được coi là quan hệ tương hỗ, tức là nghiên cứu văn hoá thì
dùng văn học làm tư liệu, còn nghiên cứu văn học lại dùng văn hoá để soi chiếu.
Gần đây, sau khi Unesco phát động những thập kỷ phát triển văn hoá cùng sự thay
đổi nhận thức văn hoá, các nhà nghiên cứu đã thống nhất văn hoá là nhân tố chi
phối văn học. Văn hoá học, nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn từ
điểm nhìn văn hóa trở thành một hướng nghiên cứu có sức hút lớn và đã đạt được
những thành quả đáng ghi nhận. Ở Việt Nam, đã có khá nhiều tác giả đi theo hướng
nghiên cứu này tiêu biểu như Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương, Đỗ Lai Thuý,
Trần Nho Thìn… Theo tác giả Đỗ Lai Thuý: “…Văn hoá là một tổng thể, một hệ
thống bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có văn học. Như vậy, văn hoá chi phối văn
học với tư cách là hệ thống chi phối yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận. Đây là quan
hệ bất khả kháng. Tuy nhiên, văn học so với các yếu tố khác là một yếu tố mạnh và
năng động. Bởi thế, nó luôn có xu hướng đi trượt ra ngoài hệ thống. Trong khi đó
thì hệ thống, nhất là hệ thống văn hoá, luôn có xu hướng duy trì sự ổn định. Như
12
vậy, sự xung đột, sự chống lại của văn học đối với văn hoá là không thể tránh khỏi.
Nhưng nhờ thế mà văn học có sáng tạo. Sáng tạo những giá trị mới cho bản thân nó
và cho hệ thống. Sáng tạo lớn thì có thể dẫn tới sự thay đổi của hệ thống” [43].
Tóm lại, văn học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác nhau
của văn hoá truyền thống. Có thể nói nhà văn đích thực là một nhà hoạt động
văn hoá, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hoá và người học là một người
thụ hưởng văn hoá. Trong thời đại ngày nay, đa số quốc gia đều là xã hội đa văn
hoá, văn học vì vậy cũng đa dạng như văn hoá. Chính sách đối với văn học là
một phần của chính sách văn hoá mà tiêu điểm là con người với những nhu cầu
tinh thần ngày càng phát triển.
1.1.3. Diện mạo văn hóa, văn học Việt Nam thời kỳ trung đại
1.1.3.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
Chế độ phong kiến Việt Nam tồn tại gần 10 thế kỉ (từ năm 938 đến năm 1858).
Trải qua nhiều triều đại, lịch sử Việt Nam chứng kiến không ít những biến động trong
đường lối cai trị cũng như hệ thống cầm quyền. Đời Lí- Trần, tinh thần đoàn kết của
nhân dân được nêu cao nhằm thực hiện hai nhiệm vụ to lớn là bảo vệ và xây dựng đất
nước. Thời kì hoàng kim nhất của lịch sử phong kiến là triều đại Hậu Lê (1428- 1489)
qua ba đời vua trị vì, đặc biệt là đời vua Lê Thánh Tông. Sau nhà Hậu Lê, xã hội dần
bước vào thời kì hỗn loạn: Nội chiến Lê- Mạc (1540- 1592), Trịnh- Nguyễn phân tranh
(1627- 1672), .... Những biến cố khiến mâu thuẫn giữa
nhân dân với giai cấp thống trị ngày càng sâu sắc; đất nước loạn li; kỉ cương đạo
đức phong kiến suy tàn, rạn nứt. Thế kỉ XVIII, trước những biến cố lịch sử,
phong trào khởi nghĩa của nông dân phát triển mạnh mẽ. Năm 1771, lần đầu tiên
trong lịch sử phong kiến Việt Nam, những người nông dân bước lên võ đài
chính trị với một khí thế mạnh mẽ, tự chủ nắm chắc ngọn cờ giữ và dựng nước:
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi, triều đại Tây Sơn ra đời và thực hiện nhiều
chính sách có lợi cho đất nước. Tuy nhiên, nhà Tây Sơn cũng sụp đổ và thay thế
bằng một triều đại khác- triều đình nhà Nguyễn.
13
Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu cuộc xâm lược nước ta. Khởi nghĩa đã
nổ ra khắp nơi chống triều đình phong kiến và chống Pháp xâm lược. Trước
những biến cố lớn lao, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX có sự biến đổi sâu
sắc. Cuộc xâm lược của thực dân Pháp đem theo nền tư bản tấn công vào Việt
Nam, cùng với nó là mối giao lưu văn hóa bắt buộc, tất yếu làm hao hụt khá
nhiều giá trị tư tưởng đạo đức truyền thống của dân tộc.
Hoàn cảnh lịch sử- xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành hệ tư
tưởng cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Điều
này được phản ánh sinh động, rõ nét trong các tác phẩm văn học theo từng giai
đoạn.
1.1.3.2. Tình hình văn hóa, giáo dục ở Việt Nam
Về văn hóa, giáo dục, năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành.
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện
và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước. Nội
dung học tập được quy định chặt chẽ. Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành
rõ ràng: cứ 3 năm có một kì thi Hội, chọn Tiến sĩ. Riêng thời vua Lê Thánh
Tông (1460 - 1497) đã tổ chức 12 khoa thi Hội. Số người đi học ngày càng
đông, dân trí do đó được nâng cao. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia,
ghi tên Tiến sĩ.
Hàng loạt trí thức tài giỏi được đào tạo đã góp phần quan trọng vào việc
xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, giáo dục Nho học không tạo điều kiện
cho sự phát triển kinh tế.
Thời nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của các
tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo. Tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển.
Đình làng, đền thờ mọc lên ở khắp các xóm làng. Văn học chữ Hán kém phát
triển. Trong lúc đó, văn học chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện. Xuất
14
hiện những tác phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc như Truyện Kiều của Nguyễn
Du; các bài thơ của Hồ Xuân Hương, bà huyện Thanh Quan…
Về kiến trúc, nổi bật lên quần thể cung điện nhà vua ở Huế và các lăng
tẩm, rạp hát đầu tiên được xây dựng có sân khấu và phòng khán giả. Lị sở các
tỉnh đều có thành lũy xây theo kiểu Pháp cổ; nổi lên ở thành Hà Nội là cột cờ
được xây dựng cao đẹp. Các ngành nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển theo
các hình thức cũ.
Văn hóa, giáo dục thời kì trung đại của nước ta là tiền đề xuất hiện tầng
lớp trí thức có học vấn, có khả năng sáng tác văn học. Văn hóa, giáo dục ảnh
hưởng trực tiếp đến nền văn học nước nhà trong giai đoạn này.
1.1.3.3. Tình hình văn học
Trong gần mười thế kỉ, lịch sử - văn học - văn hóa luôn gắn bó chặt chẽ
với nhau. Văn học trung đại là tấm gương phản chiếu thực tại xã hội, đời sống,
tâm hồn cũng như tư tưởng dân tộc Việt Nam thời trung cổ rõ nhất, đa dạng và
sinh động nhất.
Việc phân kì văn học trung đại cần dựa trên nhiều tiêu chí: Căn cứ vào
lịch sử, xã hội, văn hóa và quy luật nội tại của văn học; Căn cứ vào các sự kiện
văn học như tác giả, tác phẩm, nội dung tư tưởng, thể loại,…; Căn cứ vào đặc
điểm và tính chất của nền văn học: thi pháp, tư tưởng thẩm mĩ,… Dưới đây
chúng tôi chọn cách phân chia theo bốn giai đoạn văn học của một bộ phận lớn
giới nghiên cứu:
* Thế kỷ X đến thế kỷ XIV
Thời kì này tồn tại hai dòng văn học chủ yếu là dòng văn học tôn giáo và
văn học yêu nước. Thế kỉ X, Phật giáo trở thành quốc giáo và ảnh hưởng sâu
rộng đến đời sống và khả năng tư duy của người Việt. Nhiều sáng tác của các
nhà sư tuy tập trung thuyết lý cho đạo Phật nhưng vẫn chứa đựng những yêu tố
xã hội tích cực và có giá trị văn học: Quốc tộ, Thị đệ tử, Cáo tật thị chúng…
15
Hầu hết những tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn này đều thể hiện rõ
tinh thần yêu nước mạnh mẽ và khát vọng đất nước thái bình. Rực rỡ nhất về đề
tài này phải kể đến nền văn học thời Lý- Trần. Một trong những tác phẩm nổi
bật trong giai đoạn này là những sáng tác của Lí Thái Tổ (Thiên đô chiếu), Lý
Thường Kiệt (Nam quốc sơn hà), Trần Quang Khải (Tụng giá hoàn kinh sư),
Trần Quốc Tuấn (Hịch tướng sĩ). Nam quốc sơn hà với những vần thơ đanh thép
đã góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Cũng là chủ đề yêu
nước, nhưng Trần Quang Khải lại mang đến cho nền văn học một sắc màu tươi
sáng hơn qua bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư:
Đoạt sóc Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san.
(Tụng giá hoàn kinh sư-Ngữ văn 7, tập 1) Lực lượng sáng tác trong giai đoạn
này chủ yếu là các tăng lữ, vua chúa, hoặc những người trí thức trực tiếp tham
gia chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Các
tác phẩm của họ chủ yếu viết bằng chữ Hán. Tuy nhiên, bên cạnh dòng văn học
chữ Hán còn có sự xuất hiện của một dòng văn học mới. Đó là dòng văn học chữ
Nôm vào cuối thế kỷ XIII, do những bậc trí thức sáng tạo nên. Văn học chữ
Nôm đã đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường phát triển của văn học viết
bằng ngôn ngữ dân tộc với một số bài thơ, bài phú Nôm.
* Thế kỷ XV- thế kỷ XVII
Tình hình văn học trong những thập kỷ này cũng không có thay đổi gì đáng
kể về mặt nội dung. Đại cáo bình Ngô là một trong những tác phẩm nổi bật nhất
trong giai đoạn này. Trong thi phẩm của mình, Nguyễn Trãi đã một lần nữa khẳng
định chủ quyền, lãnh thổ vững vàng của dân tộc. Không chỉ có thế, theo tác giả,
nước ta còn có một nền văn hóa lâu đời, một phong tục tập quán riêng và một lịch
sử đầy những chiến công của các anh hùng, hào kiệt. Những nhân tố này hòa
16
quyện với nhau tạo thành một khối thống nhất. Nó có thể đánh tan bất kì cuộc
xâm lược nào. Dựa vào quan niệm mới mẻ này, nên tác phẩm Đại cáo bình Ngô
được xem là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta. Bên cạnh đó, trong
văn học cũng xuất hiện tư tưởng ưu thời mẫn thế. Tư tưởng này bắt đầu manh
nha khi xã hội ngày một suy đồi: chiến tranh liên miên, vua quan chỉ lo đến cái
lợi, cái danh của mình mà bỏ mặc đời sống nhân dân. Chứng kiến những cảnh ấy
nhưng lại không thể thay đổi được nên các nhà văn thường có khuynh hướng lui
về ẩn dật. Họ ẩn dật không phải là để đối lập lại với xã hội. Cho nên, trong hầu
hết những tác phẩm của mình, các nhà văn không phê phán bản thân xã hội
phong kiến, mà chủ yếu phê phán những tệ lậu, những cái xấu trong xã hội
phong kiến. Các nhà văn tiêu biểu của khuynh hướng này là Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Dữ,… Nguyễn Bỉnh Khiêm một mặt lên án gay gắt sự tàn bạo
do bọn phong kiến gây ra một mặt lên tiếng bảo vệ đạo đức và nhân phẩm làm
người. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục nổi tiếng của Nguyễn Dữ đã tố cáo kẻ cầm
quyền bạo tàn, bất lực, xa hoa, truỵ lạc, đồng thời biểu lộ tâm tư nguyện vọng
của ông và của nhiều nho sĩ ẩn dật đương thời. Về mặt chữ viết, chữ Nôm phát
triển khá mạnh mẽ và do thế các sáng tác bằng chữ Nôm cũng ngày một nhiều
hơn. Lực lượng sáng tác cũng vì thế mà đông đảo hơn. Bên cạnh những tác
phẩm của vua quan hoặc của những nhà Nho, chúng ta còn thấy xuất hiện thêm
những tác giả “ngoài cung đình”.Với sự phát triển lớn mạnh như thế nên ngôn
từ được sử dụng trong các tác phẩm văn học ngày càng phong phú, đa dạng.
* Thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX
Văn hoc ̣giai đoaṇ này không thể không kểtới Hồ Xuân Hương - một người phụ
nữ tài hoa nhưng cuộc đời bà lại không gặp nhiều may mắn bởi chế độ đa thê và tư
tưởng “trọng nam khinh nữ”. Bà có tài nhưng cái tài ấy lại không được xã hội chấp
nhận; hai lần lấy chồng, hai lần đều phải làm lẽ. Cay đắng là vậy, đau khổ là vậy
nhưng trong thơ bà, ta ít khi bắt gặp bà khóc lóc hay uỷ mị. Trái lại, càng đau khổ,
càng chịu nhiều uất ức, bà càng trở nên mạnh mẽ, táo bạo. Bằng cách này hay cách
khác, bà luôn tìm cách chống đối lại xã hội. Trong khi người phụ nữ bị xã hội coi
17
khinh, bị chèn ép thì bằng những vần thơ của mình, bà đứng về phía họ, ủng hộ
họ và luôn tìm những đức tính tốt đẹp để nâng cao giá trị của họ lên. Chính vì
vậy mà khi đọc thơ bà, người ta luôn tìm thấy được niềm cảm thông, chia sẻ đối
với số phận của mình. Điều này được thể hiện trong một số tác phẩm tiêu biểu
của bà: Tự tình II, Bánh trôi nước,…
Chinh phụ ngâm khúc là khúc ngâm của người chinh phụ, khai thác chủ
yếu tâm trạng của một người thiếu phụ có chồng đi chiến trận. Nếu ở giai đoạn
trước, khi người chồng tham gia chiến tranh, phục vụ đất nước thì người vợ sẽ
xem chuyện đó là bình thường, là điều cần làm ở một người đàn ông thì đến giai
đoạn này, tâm trạng của họ lại hoàn toàn khác. Họ không còn thiết tha đến cái
danh, cái lợi của người chồng nữa, bởi họ ý thức được rằng để có được những
thứ đó, bản thân họ phải đánh đổi nhiều thứ trong đó tuổi xuân và hạnh phúc là
hai thứ quý giá nhất. Cho nên, đọc tác phẩm lên ta chỉ thấy nỗi sầu, nỗi tủi của
người vợ.
Tài năng của Nguyễn Du được khẳng định khi ông viết Truyện Kiều. Bằng
bút pháp tài hoa của mình, Nguyễn Du đã kể lại cuộc đời nàng Kiều tài hoa bạc
mệnh thật rõ nét. Và điều làm nên giá trị Truyện Kiều, làm cho Truyện Kiều trở
thành kiệt tác ngàn đời chính là tinh thần nhân đạo được thể hiện trong toàn tác
phẩm. Trong truyện, thông qua các nhân vật, Nguyễn Du đã thể hiện những khát
vọng, ước mơ của mình. Ông ước mơ về một tình yêu đẹp, về một xã hội công
bằng, tự do. Đồng thời, do hiểu rõ nguồn gốc sâu xa gây nên nỗi khổ đau cho nhiều
người đặc biệt là người phụ nữ. Cho nên, tác phẩm cũng là một bản cáo trạng lên án
xã hội phong kiến mục nát, tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống, nhân phẩm tốt đẹp
của con người. Nhận xét về Nguyễn Du, Bùi Văn Nguyên có nhận định rằng: “Nếu
Nguyễn Trãi tượng trưng cho truyền thống của chủ nghĩa yêu nước chống ngoại
xâm thì Nguyễn Du tượng trưng cho tinh thần nhân đạo chống áp bức trong văn
học cổ đỉển nước ta, cả hai tượng trưng cho truyền thống yêu nước, yêu người của
dân tộc ta và của văn học ta, tượng trưng cho sức sống tinh
18
thần mãnh liệt và vẻ đẹp tâm hồn tươi sáng của nhân dân ta từ những ngày xưa”
[23]. Với sự góp mặt của nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng như thế có thể nói
rằng đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nền văn học trung đại Việt Nam,
không chỉ phát triển về nội dung, đề tài mà thể loại cũng có nhiều biến thể.
* Cuối thế kỷ XIX
Văn học giai đoạn này đã phát triển trong sự gắn bó chặt chẽ với các diễn
biến của lịch sử dân tộc. Nội dung yêu nước, chống xâm lược, chống đầu hàng là
nét nổi bật dễ nhận thấy nhất của văn học giai đoạn này. Điều có ý nghĩa nhất mà
văn học giai đoạn này đã làm được là việc xây dựng thành công hình tượng người
nghĩa sĩ xả thân vì độc lập dân tộc. Nhân vật lí tưởng của văn học bấy giờ là người
anh hùng cứu nước. Họ gồm cả người trí thức phong kiến lẫn người nông dân,
những người khốn cùng trong xã hội dám xả thân vì đại nghĩa. Nguyễn Đình Chiểu
với những tác phẩm có giá trị cao như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều
y thuật vấn đáp,... được xem là tác gia văn học yêu nước lớn nhất của giai đoạn
này. Ngoài ra còn kể đến thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị, Nguyễn Thông,
Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Ôn,… Đến đây, bức tranh hiện thực của xã hội cũng
được ghi lại rất chi tiết và đầy đủ trong văn học bằng nhiều giọng điệu khác nhau.
Có khi đó là giọng thương cảm khi nhìn thấy một mảnh đời cơ cực nào đó, có khi
đó lại là giọng trào phúng, châm biếm, mỉa mai một tầng lớp nào đó của xã hội
phong kiến. Tiêu biểu có thể kể đến là Nguyễn Khuyến. Ông được xem là là một
trong những nhà thơ nổi tiếng trong dòng thơ trào phúng. Sáng tác của ông tập
trung đả kích những hiện trạng nhơ nhớp của một xã hội thực dân phong kiến mới
hình thành. Với một giọng thơ độc đáo, đầy chua chát và dữ dội, ông đã dồn tất cả
sự phẫn nộ của mình vào những kẻ bán nước, quan lại sâu mọt, sự đớn hèn của
đám sĩ phu vong quốc, sự suy thoái về đạo đức, danh dự:
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông Nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
19
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,
Cái giá khoa danh ấy mới hời.
Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi.
(Tiến sĩ giấy- SGK Ngữ văn 11, tập 1)
Mỗi giai đoạn văn học lại xuất hiện những tác giả có phong cách riêng
nhưng nhìn chung, các thi sĩ thời kì này vẫn tập trung thiên về phản ánh, tố cáo
xã hội phong kiến bất công. Văn học thời kì trung đại đã để lại nhiều dấu ấn sâu
đậm, có vai trò quan trọng trong tiến trình văn học nước nhà. Đây là thời kì văn
học không thể để lãng quên mà phải không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá
thêm nhiều điều thú vị từ các sáng tác đặc sắc này.
1.2. Hệ giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu trong văn học Việt Nam thời
kỳ trung đại
Hệ giá trị văn hóa truyền thống được hình thành từ những điều kiện đặc
thù của nền văn minh lúa nước, tính nhân văn của văn hóa Việt Nam mang đậm
tính chất của nền nông nghiệp lúa nước, biểu hiện trên nhiều khía cạnh, trong đó
nổi bật lên hai đặc trưng cơ bản là sự khoan dung và tinh thần yêu nước [44].
1.2.1. Sự khoan dung
Trong văn hóa, khoan dung được coi là yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc
của mỗi dân tộc, là con đường thuận tiện và an toàn để mỗi nền văn hóa tự đổi
mới, tiếp nhận và biến đổi các giá trị văn hóa bên ngoài cho phù hợp với nền văn
hoá của mình, làm giàu chính bản thân nền văn hóa mình; đồng thời tạo điều
kiện cho mỗi nền văn hoá thích nghi được những điều kiện, hoàn cảnh đã thay
đổi của xã hội và chống được nguy cơ đồng hóa cưỡng bức của một nền văn hóa
này với một hoặc nhiều nền văn hóa khác trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn
hóa. Sự khoan dung trong văn hóa Việt Nam được biểu hiện cụ thể như sau:
20
Thứ nhất, đó là sự bản địa hóa, sự thích nghi hóa các giá trị văn hóa ngoại lai
vào văn hóa bản địa. Trong lịch sử phát triển của dân tộc ta, hiện tượng những tôn
giáo lớn khi du nhập vào Việt Nam bị bản địa hóa theo tín ngưỡng, lối sống và cách
tư duy của người Việt Nam không phải là điều hiếm gặp. Phật giáo là một ví dụ.
Khi vào Việt Nam, trong quá trình giao lưu với các tín ngưỡng bản địa, Phật giáo
đã ngay lập tức kết hợp chặt chẽ với các tín ngưỡng này tạo nên những nét đặc
trưng của Phật giáo Việt Nam. Kết hợp với tín ngưỡng thờ thần của người dân bản
địa, Phật giáo Việt Nam đã tạo nên hệ thống tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp
Lôi, Pháp Điện) và chính những ngôi chùa thờ tứ pháp, tuy mang hình dáng chùa
của Phật giáo, nhưng thực chất vẫn là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự
nhiên của người bản địa. Người Việt còn đưa thần thánh, thành hoàng làng, thổ địa,
các anh hùng dân tộc có công với nước vào trong chùa, tạo nên một lối kiến trúc
độc đáo “tiền Phật, hậu Thần” trong các ngôi chùa Việt Nam. Cũng cần phải nói
thêm rằng, ngôi chùa của người Việt không chỉ là một nơi linh thiêng dành riêng
cho các phật tử, sư sãi, mà hơn thế, còn là nơi mang tính cộng đồng sâu sắc. Đó
không chỉ là nơi người dân đến cầu an lành, hạnh phúc, mà còn là nơi hội họp, sinh
hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân lao động bên cạnh ngôi đình làng. Chùa
còn là nơi yên tĩnh, nơi giải thoát cho những vong hồn, linh hồn của những người
đã mất. Chính vì vậy, hầu như không có ngôi chùa nào ở Việt Nam mà lại không có
bia hậu, có khu vực dành riêng để bát nhang tưởng nhớ những linh hồn đã khuất. Ở
đây, sự bản địa hóa Phật giáo đã làm cho Phật giáo ở Việt Nam dần trở thành một
tôn giáo nhập thế, khác xa với nguồn gốc xuất thế của nó.
Thứ hai, đó là sự hỗn dung tôn giáo. Nằm trên ngã ba đường của sự giao lưu
văn hóa, kinh tế của phương Đông và phương Tây, nên không chỉ các giá trị văn
hóa mà cả các tôn giáo lớn trên thế giới dường như đều có mặt ở Việt Nam. Khi
vào nước ta, chúng cũng đều bị biến đổi cho phù hợp với lối sống và tâm lý của
người dân. Điều đáng nói ở đây là, trong quá trình xâm nhập và bị bản địa hóa, các
tôn giáo ở Việt Nam có thể “chung sống” hòa bình với nhau, tạo nên hiện
21
tượng “tôn giáo vào trước mở rộng cửa đón nhận tôn giáo vào sau, tạo nên một sự
hòa hợp rộng rãi” [39]. Sự du nhập của các tôn giáo vào Việt Nam, đặc biệt là của
Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, đã tạo nên sự hỗn dung của ba tôn giáo này trên
đất nước. Nghiên cứu lịch sử phát triển của dân tộc, một điều dễ dàng nhận thấy,
mà có thể rất ít gặp ở các dân tộc khác, đó là, mặc dù có sự thâm nhập, sự giao thoa
của rất nhiều loại hình tôn giáo, nhưng ở Việt Nam chưa hề có mâu thuẫn dẫn đến
xung đột hay chiến tranh giữa các tôn giáo. Những khác biệt, những mâu thuẫn tôn
giáo thường không gay gắt và dường như được dung hòa bởi tính cố kết cộng đồng,
bởi lối sống tình cảm của người dân. Bước vào nơi linh thiêng nhất của người Việt
- ngôi chùa làng - thì hiện tượng các vị thánh thần, Phật được thờ chung một điện là
khá phổ biến. Bên cạnh đó, trong cuộc đời của một người Việt Nam, hiện tượng
hỗn dung các tôn giáo cũng được thể hiện một cách rõ nét. Điều này có lẽ, các tôn
giáo về hình thức thì khác nhau nhưng nghiên cứu kỹ thì có thể thấy, nhiều khi sự
khác nhau đó chỉ là những cách diễn đạt khác nhau về cùng một vấn đề, các
phương pháp thực hiện tuy khác nhau nhưng cùng hướng về một nội dung, một
mục đích cụ thể. Chẳng hạn, cùng giải thích về đạo đức, Nho giáo dạy nhân nghĩa;
Đạo giáo dạy yêu quý thiên nhiên, yêu quý sự sống; Phật giáo không sát sinh. Khi
bàn đến đời sống của con người, Nho giáo nhấn mạnh tới mặt tổ chức xã hội, Đạo
giáo nhấn mạnh tới phần thân xác con người sao cho khỏe mạnh, Phật giáo chú
trọng đến tâm linh của con người thoát khỏi cái khổ, v.v… Đó là những điều rất
gần gũi với đời sống, với ước mong sống hạnh phúc, bình yên của người dân. Do
vậy, người dân tiếp nhận cả ba tôn giáo, đồng thời lĩnh hội và phát huy những cái
hay, cái tiến bộ của từng tôn giáo trong cuộc sống, làm cho các tôn giáo hỗ trợ, bổ
sung mà không mâu thuẫn với nhau. Chính vì thế, cùng một người Việt Nam, khi
trẻ thì học Nho để ra giúp nước, khi khổ ải trầm luân thì cầu khấn Phật phù hộ, khi
ốm đau già yếu thì mời đạo sĩ chữa bệnh trừ tà hoặc luyện tập dưỡng khí an thần.
22
Có thể thấy rằng, văn hóa Việt Nam không những đã dung hợp các tôn
giáo ngoại sinh mà hơn nữa, đã bản địa hóa chúng, kết hợp chúng với tín
ngưỡng bản địa, tạo nên sự độc đáo riêng biệt trong đời sống sinh hoạt tinh thần
cũng như trong văn hóa của dân tộc. Có được điều này là nhờ ở tính khoan dung
truyền thống trong văn hóa Việt Nam và sự chi phối mạnh mẽ của nó trong các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Điều đó đã tạo nên sự thuần hậu, sự ứng
xử linh hoạt, biện chứng trong văn hóa Việt Nam nói chung, trong tính nhân văn
của văn hóa Việt Nam nói riêng.
Thứ ba, là sự chủ động trong thế bị động tiếp nhận các giá trị văn hóa.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của đất nước, sự du nhập các giá trị văn
hóa từ bên ngoài vào Việt Nam chủ yếu theo con đường áp đặt, qua bước chân
của những kẻ xâm lược, với một mưu đồ thâm hiểm nhằm đồng hóa dân tộc ta
theo thứ văn hóa xâm lược đó. Nhưng cũng cần thấy rằng, chính ở đây, yếu tố
mềm dẻo, linh hoạt, sự khoan dung, thuần hậu vốn có trong văn hóa Việt Nam
đã thật sự phát huy vai trò to lớn của mình. Sự tấn công mạnh mẽ của các giá trị
văn hóa bên ngoài đã góp phần thay đổi văn hóa Việt Nam ở một số lĩnh vực
nhất định, song không phải tất cả những giá trị đó đều phát huy tác dụng, đều có
ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống của người Việt Nam. Điều gì có lợi, phù hợp
với người Việt Nam thì được tiếp nhận, được biến đổi; điều gì không phù hợp
thì cũng chỉ có thể được chấp nhận một phần nào đó để tìm cách cải biến cho
phù hợp hoặc bị đào thải hoàn toàn. Chính vì vậy, trong suốt 1000 năm Bắc
thuộc, dân tộc ta vẫn không bị đồng hóa, văn hóa của chúng ta không bị hòa tan
vào văn hóa Trung Hoa, vẫn giữ gìn được bản sắc riêng của mình. Đó là biểu
hiện của việc sẵn sàng tiếp nhận, biến đổi và đồng thời kiên quyết loại bỏ những
yếu tố bất đồng, mâu thuẫn với văn hóa của dân tộc; nói một cách khác, đó
chính là sự chủ động tiếp nhận và biến đổi văn hóa trong tình thế bị động, bị áp
đặt của một dân tộc trước những nguy cơ đe dọa bị đồng hóa, bị hòa tan văn hóa
của mình vào những nền văn hóa khác.
23
1.2.2. Tinh thần yêu nước
Cùng với sự khoan dung, tinh thần yêu nước là một đặc trưng tiêu biểu
của văn hóa Việt. Khi nói đến tinh thần yêu nước, một điều chắc chắn là không
có một dân tộc nào trên thế giới lại không có tinh thần yêu nước. Vấn đề đáng
quan tâm là tinh thần yêu nước Việt Nam có những đặc điểm gì khác với tinh
thần yêu nước của các dân tộc trên thế giới.
Nói đến tinh thần yêu nước Việt Nam chính là nói đến ý thức trách nhiệm
về giống nòi, về cộng đồng, về dân tộc được biểu hiện thành những quan điểm,
những lý luận; là những nhận thức về con đường, biện pháp đấu tranh giải phóng
dân tộc; về động lực và khả năng giành lại lãnh thổ và xây dựng đất nước, v.v…
Tinh thần yêu nước đã góp phần hình thành những nguyên lý: cùng một giống
nòi thì phải có nghĩa vụ thương yêu nhau, đùm bọc nhau; nếu đoàn kết sẽ có sức
mạnh. Tiến lên một bước cao hơn nữa, tinh thần yêu nước đã góp phần khẳng
định chủ quyền lãnh thổ, phong tục tập quán, sự độc lập tự chủ trong quản lý và
phát triển đất nước, đặt ra yêu cầu được đứng ngang hàng với phương Bắc…
Nhìn chung, tinh thần yêu nước - một đặc trưng cơ bản của tính nhân văn trong
văn hóa Việt Nam - được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Trước hết, yêu nước là thương yêu đồng bào, yêu nơi chôn nhau cắt rốn
của mỗi cá nhân, và hơn nữa, là tư tưởng xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ
đủ sức đảm bảo cuộc sống an lành, hạnh phúc cho mỗi người dân.
Dân tộc Việt Nam được hình thành trong những điều kiện hết sức khắc
nghiệt. Để tồn tại và phát triển được, người Việt Nam đã biết đoàn kết nhau lại đắp
đê phòng lụt, biết tin ở khả năng của mình, không đợi thời, đợi thế, đối đầu với
thiên nhiên để giành cuộc sống cho cộng đồng của mình. Cuộc sống gian khổ, vất
vả đã tạo nên sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng người Việt. Là sản
phẩm được hình thành nhờ bàn tay khối óc, sự hy sinh của các thế hệ người Việt
Nam, đất nước, đối với người Việt Nam không đơn thuần chỉ là nơi ở, nơi làm ăn
để sinh tồn mà hơn thế, nó thực sự trở thành một phần cơ thể, là máu thịt
24
của mỗi người. Có thể thấy rằng, mỗi người Việt Nam, từ buổi đầu dựng nước cho
đến ngày nay, đều ý thức được trọng trách của mình đối với non sông của tổ tiên để
lại, tức là ý thức được cộng đồng của mình và chủ quyền của đất nước. Chính sự đe
dọa bị xâm lăng và thấu hiểu được nỗi thống khổ dưới ách nô lệ của ngoại bang đã
khiến người Việt Nam đoàn kết thương yêu nhau, cùng nhau hành động dựa trên
sức mạnh cộng đồng để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, giành độc lập, tự do cho
Tổ quốc. Mỗi khi đứng trước vận mệnh cam go của đất nước, mỗi người dân Việt
Nam đều nhận thức rõ được trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với dân tộc và
cũng chính ở đây, tư tưởng khẳng định chủ quyền quốc gia, khẳng định sự độc lập
tự chủ với mong muốn đứng ngang hàng với phương Bắc lại nổi lên mạnh mẽ. Tư
tưởng độc lập dân tộc, người dân được sống ấm no, hạnh phúc được hun đúc qua
hàng ngàn đời của dân tộc Việt Nam thể hiện qua lao động sản xuất, qua quá trình
dựng nước và giữ nước đã được khái quát trong những áng thiên cổ hùng văn, như
Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và đỉnh
cao là Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi sau này.
Thứ hai, yêu nước là sẵn sàng hy sinh vì đất nước, vì sự tự do của dân tộc.
Điều này đã trở thành ý thức thường trực trong mỗi người dân Việt Nam. Trải
qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu quý độc lập tự
do, mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người, sự yên bình cho mọi nhà.
Mỗi người Việt Nam đều mang trong mình ý thức cộng đồng, dám hy sinh thân
mình vì sự tồn vong của đất nước, người Việt Nam mang trong mình một “Tổ
quốc luận” sâu sắc, xả thân vì nước, vì độc lập, tự do của dân tộc đến mức “giặc
đến nhà đàn bà cũng đánh”.
Dân tộc Việt Nam được hình thành từ sự đoàn kết cộng đồng trong công
cuộc chinh phục thiên nhiên, đối đầu với nạn ngoại xâm. Chính vì vậy, sự xác
định vị trí cũng như vai trò của mỗi cá nhân trong mối quan hệ tác động qua lại
với những cá nhân khác trong cộng đồng, sự thông cảm, chia sẻ lẫn nhau trong
lúc hoạn nạn, lúc khó khăn cũng như khi yên vui, hạnh phúc đã là những yếu tố
25
cơ bản tạo nên tinh thần xả thân vì nước, quên thân vì cộng đồng của người dân
Việt Nam. Chúng ta thấy tinh thần yêu nước, xả thân vì nước được thể hiện rõ
nét nhất ở ngay cả trong cách nghĩ cũng như trong những hành động thực tế của
các phật tử Việt Nam. Đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ bên ngoài, các phật tử
cũng như các nhà sư đã tự nguyện phá giới luật, đứng lên cầm vũ khí chống giặc
ngoại xâm với mong muốn đóng góp sức mình vào sự ổn định, phát triển và tự
do của đất nước.
Thứ ba, tinh thần yêu nước còn được thể hiện sâu sắc trong đường lối
ngoại giao, trong thế ứng xử đối với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các
nước láng giềng với xu thế cầu hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước.
Với vị trí địa lý đặc biệt cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
Việt Nam luôn là tâm điểm của những kẻ xâm lược. Nhận thấy rõ thế và lực của đất
nước, với mong ước được sống trong hòa bình, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh
thần hòa hiếu, không gây chiến tranh. Nêu cao tinh thần hoà hiếu trong cách ứng xử
giữa con người với con người là nét riêng của văn hóa Việt Nam và trong đường lối
ngoại giao, tinh thần này được nâng cao một bước, trở thành đường lối “Lấy chí
nhân thay cường bạo” (Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi). Trong các cuộc kháng
chiến, khi kẻ thù thất bại, người dân Việt Nam dù mang trong mình mối căm hận
lớn lao nhưng không vì thế mà tàn sát kẻ thù; ngược lại, còn mở đường “hiếu sinh”
cho chúng rút về nước an toàn, lấy đó làm điều kiện để xây dựng một mối quan hệ
hòa hiếu, hữu nghị đối với chính các quốc gia bại trận đó. Lịch sử dân tộc đã từng
chứng kiến những hành động cao cả của vua Trần đã đảm bảo cho quân Nguyên rút
về nước an toàn; của Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi cung cấp lương thực, phương tiện
cho quân Minh về nước sau chiến tranh. Ở đây, tinh thần hoà hiếu đã trở thành chủ
nghĩa nhân đạo sâu sắc. Và, không chỉ dừng lại ở sự giảng hòa đơn giản đó, trong
địa vị và hoàn cảnh của mình, dân tộc Việt Nam còn biết khiêm nhường chấp nhận
một sự lệ thuộc về hình thức để giữ gìn một nền độc lập trên thực tế của mình.
Triều đình phong kiến Việt Nam vẫn
26
thường duy trì quy ước sau khi chiến thắng kẻ thù liền phái sứ giả sang cống nạp
và nhận “tước phong” của triều đình phong kiến Trung Quốc nhằm tỏ ý thần
phục theo thể thức của một nước chư hầu, v.v.. Những hành động như vậy đã thể
hiện một cách đầy thuyết phục nguyện vọng, ý chí tự lực tự cường, mong muốn
sống trong hòa bình, hữu nghị và ổn định với các quốc gia, các dân tộc khác của
dân tộc Việt Nam ta.
Như vậy, có thể thấy, sự khoan dung và tinh thần yêu nước đã thực sự trở
thành những đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm
trong lịch sử phát triển của dân tộc, tính nhân văn của văn hóa Việt Nam đã góp
phần khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam trong sự giao lưu, tiếp
biến với các nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, sự
phát huy cao độ tính nhân văn của văn hóa trong những thời kỳ “đen tối” của
lịch sử dân tộc đã giúp cho dân tộc ta tìm ra được những con đường, những cách
thức hiệu quả nhất để mang lại độc lập, tự do cho nhân dân, tránh được sự đồng
hóa văn hóa, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ mà cha ông ta đã khổ công xây dựng và
vun đắp qua hàng nghìn năm. Trong điều kiện đổi mới và phát triển đất nước
hiện nay, việc phát huy hơn nữa tính nhân văn của văn hóa Việt Nam sẽ góp
phần khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam trước nguy cơ hòa tan của xu thế hội
nhập, nêu cao giá trị Việt Nam trên trường quốc tế. Ðây chính là cơ sở để có thể
định hướng tích hợp giáo dục văn hóa truyền thống trong dạy – học tác phẩm
văn học Việt Nam trung đại trong nhà trường phổ thông.
1.3. Thực trạng dạy - học các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại
trong nhà trường phổ thông
1.3.1. Đặc điểm của chương trình Ngữ văn phổ thông, Sách giáo khoa hiện hành
1.3.1.1. Mục tiêu môn học
Chương trình Ngữ văn hiện hành nêu lên 03 mục tiêu, trong đó mục tiêu
đầu tiên là cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính
hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trong tâm là văn học
27
Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lưa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn
nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu thứ hai
là hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm
thụ thẩm mĩ…. Mục tiêu thứ ba là bồi dưỡng tinh thần, tình cảm như tình yêu
tiếng Việt, yêu thiên nhiên, gia đình, lòng tự hào dân tộc…
Có thể thấy rõ cấu trúc nội dung của mục tiêu môn học này gồm ba yếu tố:
kiến thức, năng lực (kĩ năng) và thái độ. Đây chính là cấu trúc “kinh điển” của mục
tiêu GD trong nhà trường phổ thông từ trước đến nay. Tuy nhiên, so với yêu cầu và
xu thế mới có thể thấy một số bất cập trong cách xác định mục tiêu trên:
Thứ nhất: Việc cung cấp kiến thức được coi là mục tiêu số một cho thấy
chương trình tập trung nhấn mạnh kiến thức mà chưa chú trọng thực sự đến hình
thành, rèn luyện kĩ năng, năng lực.
Thứ hai: Các khái niệm “cơ bản, hiện đại” và nhất là “tính hệ thống về
ngôn ngữ và văn học” đã tạo điều kiện cho các tác giả chương trình và sách giáo
khoa nghiêng về trang bị các tri thức mang tính hàn lâm và xây xựng môn Ngữ
văn trong nhà trường tương ứng với toàn bộ khóa học Ngữ văn. Kết quả là HS
được học tất cả từ ngôn ngữ học, Việt ngữ học, lí khoá luận học, lịch sử văn
học… trong đó có một số kiến thức quá cao sâu chưa cần đối với HS phổ thông.
Chúng tôi cho rằng khi xác định mục tiêu môn Ngữ văn theo hướng mới
cần điều chỉnh sự bất cập vừa nêu trên, theo hướng:
- Đề cao mục tiêu hình thành và phát triển năng lực Ngữ văn, mà trước
hết là năng lực giao tiếp với việc sử dụng thành thạo bốn kĩ năng cơ bản: đọc,
viết, nghe, nói. Sau đó mới là các kĩ năng khác.
- Việc lựa chọn kiến thức (văn học, tiếng Việt…) tất nhiên cần cơ bản,
hiện đại nhưng phải hướng tới phục vụ cho yêu cầu phát triển năng lực, tránh
kinh viện, không thiết thực và không quá chú trọng tính hệ thống (hệ thống lịch
sử văn học, hệ thống ngôn ngữ…)
28
- Vừa chú ý mục tiêu GD theo yêu cầu của xã hội; vừa quan tâm đến nhu
cầu, sở thích của cá nhân người học và người dạy để xác định nội dung chương
trình học tập (GV và HS mong đợi dạy và học những gì?).
1.3.1.2. Về cấu trúc nội dung chương trình môn Ngữ văn
Cấu trúc chương trình Ngữ văn hiện hành được thực hiện theo nguyên tắc
tích hợp. Với môn Tiếng Việt ở Tiểu học, chương trình tập trung vào hai thành
phần: kiến thức và kĩ năng, trong đó kiến thức gồm tiếng Việt và văn học; kĩ
năng gồm đọc, viết, nghe, nói. Đến THCS và THPT chương trình lại được cấu
trúc ba phần: Tiếng Việt, Tập làm văn và Văn học. Mỗi phần có các nội dung
riêng, theo hệ thống của mỗi phân môn khá độc lập…Cho nên nhiều nội dung
rất khó tích hợp.
Nhìn chung, cấu trúc của CT và nhất là SGK Ngữ văn hiện hành vẫn chủ
yếu lấy trục nội dung (tiểu học theo hệ thống chủ đề, còn Trung học lấy lịch sử
văn học). Thêm vào đó do làm CT tách rời các cấp nên cấu trúc CT các cấp
thiếu tính thống nhất; một số đơn vị kiến thức lặp lại, một số nội dung không cần
thiết phải học cả 3 cấp, hoặc lặp lại không phát triển, nâng cao…Văn bản đọc
hiểu còn nhiều, một số văn bản dài, chưa chọn lọc, thiếu hấp dẫn…
Có thể nói xây dựng CT và SGK Ngữ văn theo hướng tích hợp là một
bước tiến trong việc phát triển CT, nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Chương
trình Ngữ văn đòi hỏi cần phải thay đổi, trước hết là xác định trục chính của CT.
Cấu trúc nội dung CT phải tập trung vào mục tiêu phát triển năng lực và vì thế
trục chính của CT Ngữ văn, như nhiều nước đã làm phải là trục kĩ năng: đọc,
viết, nghe, nói. Việc trang bị kiến thức văn học và tiếng Việt, ngôn ngữ… vẫn
cần thiết nhưng cần thông qua rèn luyện kĩ năng, liên quan mật thiết và phục vụ
trực tiếp cho rèn luyện kĩ năng.
29
1.3.2. Những khó khăn cơ bản trong dạy - học các tác phẩm văn học Việt
Nam trung đại trong nhà trường phổthông
1.3.2.1. Về việc lựa chọn, sắp xếp tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong
chương trình Ngữ văn PT hiện hành
Theo khảo sát của chúng tôi ở Phụ lục (Bảng khảo sát các tác phẩm văn
học Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành),
có thể thấy việc lựa chọn, sắp xếp các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại
trong chương trình Ngữ văn PT hiện hành còn một số hạn chế nhất định :
Một là sự phân bố về nội dung của các tác phẩm có sự lặp lại. Ví dụ như tác
phẩm Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi). Tác gia Nguyễn Trãi đã được giới thiệu ở
chương trình Ngữ văn 7 tập 1. Nhưng đến SGK chương trình Ngữ văn 10 (tập 2)
cũng lại có 1 tiết về tác gia Nguyễn Trãi. Thêm nữa, cũng là tác phẩm Đại cáo bình
Ngô, chúng tôi còn bắt găp sự lặp lại trong nội dung giảng dạy. Chương trình Ngữ
văn 8 tập 2 đưa vào giảng dạy trích đoạn Nước Đại Việt ta, trích đoạn này cũng
được dạy lại trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Mặc dù kiến thức được đưa vào
trong chương trình Ngữ văn THPT sâu sắc và cụ thể hơn cấp THCS nhưng điều này
khiến cho thời lượng của chương trình bị rút ngắn đi phần nào.
Hai là, theo phân phối chương trình hiện hành, một số tác phẩm tự sự
trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông không được giảng dạy, đặc biệt
là các bài đọc thêm. Cụ thể, có tới hai tác phẩm nghị luận trung đại: Hiền tài là
nguyên khí của Quốc gia (trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu
Đại Bảo thứ ba) và Thái sư Trần Thủ Độ không đưa vào chương trình giảng dạy
chính khóa hiện hành.
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do mô hình cấu tạo của chương
trình phổ thông hiện hành là mô hình đồng tâm: những thể loại đã có ở chương
trình THCS sẽ lặp lại ở chương trình THPT. Ứng chiếu với mục tiêu giáo dục
trong Chương trình giáo dục PT tổng thể sau 2018 và chủ trương chuyển đổi từ
dạy học chú trọng nội dung sang dạy học chú trọng phát triển năng lực của
người học, có thể khẳng định điều này không còn thực sự phù hợp nữa.
30
1.3.2.2. Việc dạy của giáo viên
Chúng ta đều biết rằng văn học trung đại là bộ phận văn học đồng hành
với sự phát triển của xã hội phong kiến. Trong các tác phẩm đều viết bằng ngôn
ngữ Hán văn cổ hay chữ Nôm có phần xa lạ với ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại
ngày nay. Vì vậy tìm hiểu, phân tích một tác phẩm văn học trung đại là việc làm
không đơn giản. Trong những năm vừa qua đội ngũ giáo viên dạy văn nói riêng
đã được trang bị nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã thực sự mang
lại hiệu quả tốt. Mặc dù vậy vẫn còn những hạn chế trong cách vận dụng phương
pháp từ đội ngũ. Bản thân những người dạy văn về cơ bản đã tận tâm tận lực với
nghề, tích cực nghiên cứu tìm hiểu các kiến thức.Tuy nhiên với sự đa dạng và
phức tạp của văn học trung đại thì hiệu quả dạy phần văn học này vẫn không
tránh khỏi những hạn chế. Các điển tích, điển cố của văn học trung đại là phức
tạp và đa nghĩa. Vì vậy đòi hỏi phải có một tư duy hết sức khoa học, hết sức
sáng tạo đối với đội ngũ giáo viên khi thực hiện phần văn học quan trọng này.
1.3.2.3. Việc học của học sinh
Thể loại văn học cổ có nhiều khác biệt với thi pháp văn học đương đại nên
gây khó khăn cho học sinh tiếp nhận. Vốn sống kinh nghiệm thực tế học sinh còn ít,
học sinh khó khăn khi tái hiện hoàn cảnh xã hội, hiểu các điển tích, điển cố được sử
dụng trong tác phẩm văn học cổ. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển đi lên của
đât nước, chúng ta có những thành tựu quan trong về lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên
với cơ chế nền kinh tế thị trường đã tạo ra những phức tạp và những ảnh hưởng
không lành mạnh đối với đời sống con người, nhất là thế hệ trẻ. Đặc biệt là đối
tượng học sinh, trong đó có học sinh bậc trung học cơ sở. Một bộ phận lớn học sinh
chịu ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực của xã hội chi phối nên ý thức học tập
không cao, thiếu tự giác. Trong khi đó, phần văn học trung đại là phần văn học khó
nhất. Vì thế, chất lượng học sinh thuyên giảm. Ngoài ra, sự quan tâm, cách nhìn
nhận của phụ huynh học sinh là sính học các môn khoa học tự nhiên cũng có những
ảnh hưởng không tích cực đến việc nỗ lực phấn đấu của học sinh đối với môn Ngữ
văn. Điều đó càng đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để
31
nâng cao chất lượng học bộ môn Ngữ văn đặc biệt là phần văn học Việt Nam
trung đại.
*Tiểu kết chương 1
Ở chương này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết
liên quan: Văn hóa truyền thống và các giá trị văn hóa truyền thống được phản
ánh trong văn học trung đại rất đặc sắc và đa dạng, những giá trị đó cần được
giữ gìn và phát huy. Chương trình Ngữ văn phổ thông, SGK hiện hành có nhiều
thay đổi qua các thời kì để phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng dạy học. Bên cạnh
đó, chúng tôi tìm hiểu và chỉ ra diện mạo văn hóa, văn học Việt Nam thời kì
trung đại. Lịch sử- văn hóa- văn học có mối quan hệ chặt chẽ tạo ra hệ gía trị
văn hóa truyền thống còn tồn tại đến ngày nay. Việc tìm hiểu những vấn đề này
nhằm tạo cái nhìn cụ thể nhất cho việc nhận diện các giá trị văn hóa được phản
ánh trong văn học trung đại. Từ đó, chúng tôi khảo sát và nhận diện hệ thống giá
trị văn hóa trong các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại ở chương trình Ngữ
văn phổ thông hiện hành.
Phục vụ cho việc đưa ra các đề xuất ở chương sau, ngoài cơ sở nắm bắt
được những giá trị văn hóa truyền thống được phản ánh trong các tác phẩm văn
học Việt Nam trung đại, chúng tôi còn tìm hiểu, nghiên cứu và chỉ ra một số tồn
tại trong việc dạy học các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại hiện nay. Đây
sẽ là tiền đề để chúng tôi xây dựng bài học gắn giá trị văn hóa truyền thống
trong việc giảng dạy các tác phẩm trung đại.
Chương đầu tiên là nền tảng vững chắc của đề tài. Từ những kết quả nghiên
cứu ban đầu về các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại ở chương trình Ngữ văn
PT hiện hành, ở chương sau, chúng tôi tiến hành nhận diện những giá trị văn hóa
truyền thống tiêu biểu trong các tác phẩm và xây dựng một số giáo án cụ thể.
Chương 2
32
NHẬN DIỆN NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU
TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG HIỆN HÀNH
2.1. Truyền thống yêu nước, yêu độc lập- tự do
Chủ nghĩa yêu nước đã phát huy sức mạnh của nó trong các cuộc đấu
tranh chống ngoại xâm. Từ thế kỷ thứ X đến hết thế kỷ XIX, trong điều kiện quá
chênh lệch về tương quan lực lượng, dân tộc Việt Nam, với sức mạnh của chủ
nghĩa yêu nước, dân ta đã làm nên những chiến công chống ngoại xâm, liên tiếp
trong gần 10 thế kỷ. Có thể kể đến Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên
sông Bạch Đằng, Lê Hoàn phá Tống lần thứ nhất, Lý Thường Kiệt phá Tống lần
thứ hai, Trần Quốc Tuấn ba lần đại thắng quân Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi quân
Minh, Quang Trung đại phá quân Thanh. Đó là những chiến công hùng vĩ, được
tạo nên bởi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, mãi mãi rạng ngời trên trang sử
nước nhà. Đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta đã được tái hiện qua
những trang sử vẻ vang của dân tộc và cũng đã được thể hiện trong các tác phẩm
văn học đặc biệt là nền văn học Việt Nam trung đại.
Theo thống kê ở Phụ lục 2. Bảng thống kê các tác phẩm phản ánh truyền
thống yêu nước, yêu độc lập- tự do, biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong các
tác phẩm văn học trung đại được chọn dạy trong chương trình Ngữ văn phổ
thông rất phong phú, đa dạng, có thể nhận diện qua một số phương diện cụ thể.
Tìm hiểu các biểu hiện đó trong các tác phẩm tiêu biểu là việc làm cần thiết để
phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.
2.1.1. Yêu nước là tự hào dân tộc
Trước hết, lòng tự hào dân tộc được thể hiện ở khát vọng độc lập tự cường,
xây dựng đất nước ngày càng phát triển, huy hoàng, lớn mạnh. Thiên đô chiếu của
Lí Công Uẩn (SGK Ngữ văn 8, tập 2) đã phản ánh khát vọng ấy. Ngay từ đoạn đầu,
Lí Công Uẩn đã đưa ra những lí lẽ thuyết phục để bàn việc dời đô. Ông đã
33
lấy minh chứng từ các triều đại cổ của Trung Quốc: nhà Thương năm lần dời đô,
nhà Chu cũng ba lần phải chuyển dời. Đây không phải là ý muốn riêng tư cá
nhân mà là lẽ tất yếu, khách quan, là tầm nhìn hẹp hòi của hai triều đại Đinh, Lê
trước đó - khăng khăng giữ kinh đô tại một nơi nên vận nước không được lâu
bền. Cuối đoạn văn, nhà vua còn bày tỏ nỗi niềm “Trẫm rất đau xót vì việc đó”.
Như vậy, ta có thể thấy Lí Công Uẩn là một vị vua hết lòng lo nghĩ cho dân cho
nước, luôn canh cánh sứ mệnh thịnh hưng triều đại, sẵn sàng học hỏi kinh
nghiệm từ các bậc tiền bối.
Đó là lòng tự hào về chủ quyền của non sông đất nước. Trong kho tàng
văn học trung đại phong phú, Nam quốc sơn hà (SGK Ngữ văn 7, tập 1) nổi bật
lên như một trang sử vàng chói lọi, được xem là “bản tuyên ngôn độc lập đầu
tiên” của nhà nước ta. Có rất nhiều nghi vấn về tác giả và sự ra đời của bài thơ,
trong đó nhiều người cho rằng thi phẩm được Lí Thường Kiệt sáng tác vào năm
1077, tại đền thờ thiêng hai anh em Trương Hống - Trương Hát, bên bờ sông
Như Nguyệt. Tiếng thơ đanh thép, hùng hồn vang lên vào đêm khuya khiến
quân Tống khiếp sợ, lo lắng, nhuệ khí suy giảm, tiếp thêm sức mạnh cho quân ta
tạo nên chiến thắng sông Cầu lừng lẫy.
Nam quốc sơn hà được coi là “bản tuyên ngôn độc lập” bởi ngay từ hai câu
thơ đầu, lời khẳng định chủ quyền đầy sức nặng đã vang lên thật cương quyết:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
(Nam quốc sơn hà- SGK Ngữ văn 7, tập 1) Hai câu thơ đã nhấn mạnh về độc lập
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Đại Việt. Hai tiếng “Nam quốc” (nước
Nam) và “Nam đế” (vua Nam) thể
hiện một cách mạnh mẽ rằng mảnh đất phương Nam trù phú này là do người
phương Nam gây dựng. Đây là một chân lí, một sự thật “tiệt nhiên” không thể
chối cãi. Nước Nam do vua Nam cai trị có thể sánh ngang với đất Bắc rộng lớn,
không chịu lép vế trước bất cứ thế lực thù địch nào. Không chỉ vậy, tác giả còn
34
đưa ra lí lẽ rằng sự thật ấy đã định sẵn ở “thiên thư” sách trời ghi nhận, không
thể chối cãi. Với nghệ thuật điệp ngữ, hiệp vần chân cùng những từ ngữ khảng
khái, lần đầu tiên vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được đưa vào thơ ca
hào sảng và đanh thép đến thế. Hai câu thơ này cũng làm bừng lên cảm xúc kiêu
hãnh, tự hào của tác giả nói riêng và nhân dân nước Nam nói chung về sự độc
lập, tự chủ dân tộc. Từ đó, nhà thơ cũng cổ vũ, nêu cao tinh thần chiến đấu đánh
đuổi quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc trong nhân dân.
Trong Đại cáo bình Ngô (SGK Ngữ văn 10, tập 2), Nguyễn Trãi đã thể
hiện lòng tự hào dân tộc khi ông khẳng định chủ quyền của dân tộc Đại Việt:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triêụ , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền đôc̣lập
Đến Hán, Đường, Tống Nguyên môĩ bên xưng đếmôṭ phương.
Tuy manḥ yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiêṭđời nào cũng có.
Khi khẳng định chân lí này, Nguyêñ Trãi đa ̃đưa ra môṭquan niêṃ đươc ̣
đánh giá là đầy đủnhất lúc bấy giờvềcác yếu tốtaọ thành môṭquốc gia đôc ̣lâp̣.
Nếu như 400 năm trước, trong Nam quốc sơn hà, LýThường Kiệt chỉxác đinḥ
được hai yếu tố vềlanh̃ thổvà chủquyền trên ýthức quốc gia cùng đôc ̣lâp̣dân tôc ̣
thìtrong Đại cáo bình Ngô, NguyễnTraĩ đa ̃bổsung thêm bốn nhân tố nữa, gồm
văn hiến, licḥ sử, phong tuc ̣tâp̣quán vànhân tài. Vàđương nhiên, mỗi quốc gia,
dân tôc ̣đều cónét riêng biêt,̣ đặc trưng của ho.̣
Niềm tự hào, tự tôn dân tộc gắn liền với sự tôn vinh những người anh hùng
của đất nước. Thông qua lời ca của các bô lão (Bạch Đằng giang phú – SGK Ngữ
văn 10, tập 2) một lần nữa hình ảnh nước sông trôi đi cuốn theo tất cả kẻ thù bất
nghĩa và chỉ còn danh tiếng người anh hùng lại được lưu danh, có ý nghĩa như
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Metal Mines Blasting
Metal Mines BlastingMetal Mines Blasting
Metal Mines Blastingpartha sharma
 
55131990 desmonte-de-rochas-com-explosivos
55131990 desmonte-de-rochas-com-explosivos55131990 desmonte-de-rochas-com-explosivos
55131990 desmonte-de-rochas-com-explosivosAntonio Rodrigues Filho
 
Types of ventilation system
Types of ventilation systemTypes of ventilation system
Types of ventilation systemPranjal Sao
 
Analysis of subsidence and stability of pillars in a coal mine
Analysis of subsidence and stability of pillars in a coal mineAnalysis of subsidence and stability of pillars in a coal mine
Analysis of subsidence and stability of pillars in a coal minesanjay kumar choudhary
 
Selection of longwall powered roof support
Selection of longwall powered roof supportSelection of longwall powered roof support
Selection of longwall powered roof supportUlimella Siva Sankar
 
Stope Optimization in Metal Mines
Stope Optimization in Metal MinesStope Optimization in Metal Mines
Stope Optimization in Metal MinesAnurag Jha
 
drilling fluids and its rheology
drilling fluids and its rheology drilling fluids and its rheology
drilling fluids and its rheology SHIKHA THAPA
 
SLOPE STABILITY RADAR-AN ADVANCED SLOPE MOVEMENT MONITORING SYSTEM
SLOPE STABILITY RADAR-AN ADVANCED SLOPE MOVEMENT MONITORING SYSTEMSLOPE STABILITY RADAR-AN ADVANCED SLOPE MOVEMENT MONITORING SYSTEM
SLOPE STABILITY RADAR-AN ADVANCED SLOPE MOVEMENT MONITORING SYSTEMRathin Biswas
 
Gel strength(mud properties)
Gel strength(mud properties) Gel strength(mud properties)
Gel strength(mud properties) Bakhtiar Mahmood
 
Beyond the Elements XRD Mineralogy & XRF Analysis for Advanced Mud Logging
Beyond the Elements XRD Mineralogy & XRF Analysis for Advanced Mud LoggingBeyond the Elements XRD Mineralogy & XRF Analysis for Advanced Mud Logging
Beyond the Elements XRD Mineralogy & XRF Analysis for Advanced Mud LoggingOlympus IMS
 
Presentation On Geology & stratigraphy of Barapukuria Coal Mine
Presentation On  Geology & stratigraphy of Barapukuria Coal MinePresentation On  Geology & stratigraphy of Barapukuria Coal Mine
Presentation On Geology & stratigraphy of Barapukuria Coal MineMD HABIBULLAH
 
Drilling Lab - Gel Strength
Drilling Lab - Gel StrengthDrilling Lab - Gel Strength
Drilling Lab - Gel StrengthMuhammadSRaniYah
 
A model support plan for underground coal mines , under regulation 123 of the...
A model support plan for underground coal mines , under regulation 123 of the...A model support plan for underground coal mines , under regulation 123 of the...
A model support plan for underground coal mines , under regulation 123 of the...nasina balasubrahmayam
 
Conceptual Mine Design, Grum YT
Conceptual Mine Design, Grum YTConceptual Mine Design, Grum YT
Conceptual Mine Design, Grum YTPearl Barrett
 

Was ist angesagt? (20)

Pillar design in coal mines
Pillar design in coal minesPillar design in coal mines
Pillar design in coal mines
 
Metal Mines Blasting
Metal Mines BlastingMetal Mines Blasting
Metal Mines Blasting
 
55131990 desmonte-de-rochas-com-explosivos
55131990 desmonte-de-rochas-com-explosivos55131990 desmonte-de-rochas-com-explosivos
55131990 desmonte-de-rochas-com-explosivos
 
Types of ventilation system
Types of ventilation systemTypes of ventilation system
Types of ventilation system
 
Analysis of subsidence and stability of pillars in a coal mine
Analysis of subsidence and stability of pillars in a coal mineAnalysis of subsidence and stability of pillars in a coal mine
Analysis of subsidence and stability of pillars in a coal mine
 
Selection of longwall powered roof support
Selection of longwall powered roof supportSelection of longwall powered roof support
Selection of longwall powered roof support
 
Stope Optimization in Metal Mines
Stope Optimization in Metal MinesStope Optimization in Metal Mines
Stope Optimization in Metal Mines
 
drilling fluids and its rheology
drilling fluids and its rheology drilling fluids and its rheology
drilling fluids and its rheology
 
Fann VG meter
Fann VG meter Fann VG meter
Fann VG meter
 
SLOPE STABILITY RADAR-AN ADVANCED SLOPE MOVEMENT MONITORING SYSTEM
SLOPE STABILITY RADAR-AN ADVANCED SLOPE MOVEMENT MONITORING SYSTEMSLOPE STABILITY RADAR-AN ADVANCED SLOPE MOVEMENT MONITORING SYSTEM
SLOPE STABILITY RADAR-AN ADVANCED SLOPE MOVEMENT MONITORING SYSTEM
 
Gel strength(mud properties)
Gel strength(mud properties) Gel strength(mud properties)
Gel strength(mud properties)
 
Beyond the Elements XRD Mineralogy & XRF Analysis for Advanced Mud Logging
Beyond the Elements XRD Mineralogy & XRF Analysis for Advanced Mud LoggingBeyond the Elements XRD Mineralogy & XRF Analysis for Advanced Mud Logging
Beyond the Elements XRD Mineralogy & XRF Analysis for Advanced Mud Logging
 
Presentation On Geology & stratigraphy of Barapukuria Coal Mine
Presentation On  Geology & stratigraphy of Barapukuria Coal MinePresentation On  Geology & stratigraphy of Barapukuria Coal Mine
Presentation On Geology & stratigraphy of Barapukuria Coal Mine
 
Drilling Lab - Gel Strength
Drilling Lab - Gel StrengthDrilling Lab - Gel Strength
Drilling Lab - Gel Strength
 
A model support plan for underground coal mines , under regulation 123 of the...
A model support plan for underground coal mines , under regulation 123 of the...A model support plan for underground coal mines , under regulation 123 of the...
A model support plan for underground coal mines , under regulation 123 of the...
 
Conceptual Mine Design, Grum YT
Conceptual Mine Design, Grum YTConceptual Mine Design, Grum YT
Conceptual Mine Design, Grum YT
 
geotechnical design for dilution control in underground mining
geotechnical design for dilution control in underground mininggeotechnical design for dilution control in underground mining
geotechnical design for dilution control in underground mining
 
Excavation engineering handbook
Excavation engineering handbookExcavation engineering handbook
Excavation engineering handbook
 
Blasting
BlastingBlasting
Blasting
 
marsh funnel
marsh funnelmarsh funnel
marsh funnel
 

Ähnlich wie Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành

Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.ssuser499fca
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu HọcKhóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sửDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...HanaTiti
 

Ähnlich wie Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành (20)

Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của HS trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của HS trong dạy học ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của HS trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của HS trong dạy học ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của học sinh
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của học sinhLuận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của học sinh
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của học sinh
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đLuận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
 
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCMLuận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luậnLuận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
 
Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non huyện lâm hà, tỉnh...
Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non huyện lâm hà, tỉnh...Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non huyện lâm hà, tỉnh...
Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non huyện lâm hà, tỉnh...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
 
Luận văn thạc sĩ - Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn ...
Luận văn thạc sĩ - Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn ...Luận văn thạc sĩ - Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn ...
Luận văn thạc sĩ - Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn ...
 
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu HọcKhóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 
Rèn Kỹ Năng Viết Chính Tả Của Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Lớp 2 Trường Tiểu Học.
Rèn Kỹ Năng Viết Chính Tả Của Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Lớp 2 Trường Tiểu Học.Rèn Kỹ Năng Viết Chính Tả Của Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Lớp 2 Trường Tiểu Học.
Rèn Kỹ Năng Viết Chính Tả Của Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Lớp 2 Trường Tiểu Học.
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
 
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
 
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Chuyên Ngành Tiếng Việt
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Chuyên Ngành Tiếng ViệtLuận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Chuyên Ngành Tiếng Việt
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học Chuyên Ngành Tiếng Việt
 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC T...
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Kürzlich hochgeladen

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Của Các Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Trung Đại Trong Chương Trình Ngữ Văn Phổ Thông Hiện Hành

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ HOÀI THU GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG HIỆN HÀNH NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên – 2022
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ HOÀI THU GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG HIỆN HÀNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Dương Thu Hằng Thái Nguyên – 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong khoá luận đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả khoá luận Nguyễn Thị Hoài Thu
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS Dương Thu Hằng đã luôn tận tình hướng dẫn, quan tâm trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành khoá luận . Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành khoá luận . Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả khoá luận Nguyễn Thị Hoài Thu
  • 5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chương trình Dạy học Học sinh Giáo dục Giáo viên Phổ thông Trung học cơ sở CT DH HS GD GV PT THCS Trung học phổ thông THPT Sách giáo khoa SGK
  • 6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... iii MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................ 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.......................................................................................................................................................... 8 1.1. Một số vấn đề lí luận về văn hóa truyền thống và giá trị của nó trong tác phẩm văn học........................................................................................................................................................... 8 1.1.1. Quan niệm về giá trị văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống......................... 8 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và tác phẩm văn học....................................................10 1.1.3. Diện mạo văn hóa, văn học Việt Nam thời kỳ trung đại...................................12 1.2. Hệ giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu trong văn học Việt Nam thời kỳ trung đại.......................................................................................................................................................19 1.2.1. Sự khoan dung...........................................................................................................................19 1.2.2. Tinh thần yêu nước .................................................................................................................23 1.3. Thực trạng dạy - học các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại trong nhà trường phổ thông....................................................................................................................................26 1.3.1. Đặc điểm của chương trình Ngữ văn phổ thông, Sách giáo khoa hiện hành 26 1.3.2. Những khó khăn cơ bản trong dạy - học các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong nhà trường phổthông..........................................................................................29
  • 7. v Chương 2 NHẬN DIỆN NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG HIỆN HÀNH..........................................................................................................................................................32 2.1. Truyền thống yêu nước, yêu độc lập- tự do..................................................................32 2.1.1. Yêu nước là tự hào dân tộc.................................................................................................32 2.1.2. Truyền thống căm thù giặc sâu sắc...............................................................................36 2.1.3. Truyền thống yêu nước thể hiện ở khát vọng độc lập.........................................40 2.1.4. Truyền thống yêu quê hương, đất nước ......................................................................42 2.2. Truyền thống nhân đaọ.............................................................................................................44 2.2.1. Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của con người ................................................................44 2.2.2. Đồng tình với khát vọng của con người......................................................................47 2.2.3. Đồng cảm, xót thương cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến..................................................................................................................................................49 2.2.4. Hướng tới những giải pháp đem đến hạnh phúc cho con người, cuộc sống. Đề cao quan hệ đạo đức, lối sống tốt đẹp giữa người với người ..............................54 2.3. Truyền thống yêu vàsống hòa hợp với thiên nhiên..................................................57 2.3.1. Thiên nhiên giản dị, thơ mộng giàu sức sống..........................................................58 2.3.2. Thiên nhiên chứa chất tâm trạng đa chiều của con người ..............................62 ́ ́ ́ ́ ̀ ́ Chương 3 TICH HƠP̣GIAO DUC̣ GIA TRI ̣VĂN HOA TRUYÊN THÔNG TRONG DAỴ- HOC̣ CÁC TÁC PHẨM VĂN HOC̣ VIÊṬ NAM THỜI ̀ ̃ ̉ TRUNG ĐAỊ TRONG CHƯƠNG TRINH NGƯ VĂN PHÔ THÔNG 66 3.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học tích hợp trong dạy học tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại...................................................................................................66 3.1.1. Cơ sở lí luận................................................................................................................................66 3.1.2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................................67
  • 8. vi 3.2. Thiết kế một số chủ đề tiêu biểu theo hướng tích hợp giáo dục văn hóa truyền thống trong dạy – học tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong nhà trường PT 69 3.2.1. Nhóm chủ đề yêu nước..........................................................................................................70 3.2.2. Nhóm chủ đề nhân đạo.....................................................................................................73 3.3. Các bước chuẩn bị dạy học theo chủ đề tích hợp......................................................75 3.3.1. Phân chia bài học; cấu trúc lại chương trình.........................................................75 3.3.2. Xác định thời lượng thực hiện dạy học một chủ đề tích hợp..........................76 3.3.3. Xây dựng mục tiêu, nội dung của chủ đề tích hợp................................................76 3.3.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra theo chủ đề tích hợp............77 3.4. Đề xuất một số chủ đề tích hợp tiêu biểu.......................................................................77 3.4.1. Chủ đề Tích hợp giáo dục truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc........77 3.4.2. Chủ đề Tích hợp giáo dục truyền thống đồng cảm với người phụ nữ trong xã hội phong kiến...................................................................................................................................84 3.4.3. Chủ đề Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử trong tình bạn, tình yêu .........88 3.4.4. Chủ đề Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử trong gia đình..............................91 3.4.5. Chủ đề Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử với thiên nhiên.............................94 KẾT LUẬN..............................................................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................102 PHỤ LỤC...............................................................................................................................................107
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, toàn cầu hoá không chỉ mang lại thời cơ lớn mà còn tạo ra những thách thức đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Trước xu thế toàn cầu hoá, văn hoá Việt Nam có cơ hội giao lưu với các nền văn hoá khác trên thế giới. Đây cũng là giai đoạn mà các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc phải đối diện với những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập. Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là những nhu cầu tất yếu, khách quan để một dân tộc có thể tồn tại và phát triển trong xu thế toàn cầu hoá. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh” [48]. Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là hai mặt thống nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là làm thế nào để nền văn hóa dân tộc vừa có thể tiếp thu được các giá trị thời đại, tinh hoa văn hoá nhân loại, vừa có thể giữ được bản sắc dân tộc vốn có; tiếp tục phát triển trong sự giao lưu với cộng đồng thế giới mà không bị hoà tan, không bị nhấn chìm vào các nền văn hóa khác hoặc trở thành “cái bóng mờ” của dân tộc khác, nền văn hoá khác. Giáo dục việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu đó như sau: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [58]. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng vẫn tiếp tục khẳng định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ...; có nền văn hóa tiên tiến, đậm
  • 10. 2 đà bản sắc dân tộc...” và để thực hiện được mục tiêu đó, Đảng cũng nhấn mạnh đến nhiệm vụ của văn hóa là phải “gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. [48] Trong chương trình giáo duc ̣đào tạo phổthông, môn Ngữvăn cóvi tṛíđặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách, tài năng con người. Không chỉ rèn luyện, phát triển năng lực tư duy logic, trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo, các kỹ năng phát triển và sử dụng ngôn ngữ, văn học còn hướng đối tượng giáo dục biết thẩm thấu, cảm thụ giá trị đích thực của nghệ thuật, hướng tới chân - thiện - mỹ của văn chương với cách ứng xử và hành động trong thực tiễn đời sống xã hội. Những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc được thể hiện rất đa dạng và phong phú trong các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại nhưng hiện nay chưa đươc ̣quan tâm tìm hiểu. Vì vậy, đề tài này nếu được thực hiện sẽ có ý nghĩa không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ nói riêng, góp phần đổi mới giáo dục nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Văn hóa vànhững giátrị văn hóa truyền thống làmôṭvấn đềđa ̃đươc ̣đề câp̣ rất nhiều. Về văn hóa không thể không nhắc tới cuốn Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh in lần đầu tiên năm 1938 được ấn hành bởi Quan Hải Tùng Thư. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác như: Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm, Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Nguyễn Chí Bền, Văn hóa truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế hệ trẻ của Nguyêñ Hồng Hà, Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập của Ngô Đức Thịnh, Văn hóa gia đình Việt Nam của Vũ Gia Khánh… Trong bài viết Môṭ sốvấn đềlíluâṇ nghiên cứu hê ̣giá tri ̣văn hóa truyền thống trong đổi mới vàhôị nhâp̣, tác giả Ngô Đức Thinḥ cho rằng: “Chúng ta bảo
  • 11. 3 tồn văn hoá truyền thống hay các giá trị văn hoá truyền thống phải trên nguyên tắc phát triển, vì mục tiêu phát triển. Nói cách khác, cái gì trong kho vốn giá trị truyền thống đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển thì chúng ta bảo tồn, phát huy, còn cái nào cản trở, kìm hãm sự phát triển thì cần hạn chế và dần loại trừ. Do vậy, nguyên tắc phát triển phải là nguyên tắc mang ý nghĩa chỉ đạo cho việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống”. [42] Bàn vềnhiêṃ vu ̣Giữ gìn và phát huy giá tri ̣truyền thống của con người Việt Nam - Môṭ yêu cầu tất yếu khách quan trong sự nghiêp̣ công nghiêp̣ hóa, hiêṇ đaị hóa, tác giả Trương Hoài Phương viết: “Nhiệm vụ giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của con người Việt Nam là yêu cầu tất yếu khách quan trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn thực hiện đươc ̣ nhiêṃ vu ̣đó cần có hai nguyên tắc. Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các giá trị truyền thống của con người Việt Nam. Thứ hai, thường xuyên quan tâm, tạo lập môi trường xã hội lành mạnh, đấu tranh chống nguy cơ xói mòn các giá trị truyền thống của con người Việt Nam” [32, tr 63]. Trong bài viết Bàn thêm về vấn đềtruyền thống văn hóa ViêṭNam, giáo sư Trần Quốc Vươṇg đa ̃hoạch đinḥ ba phương hướng, chiến lươc ̣trong viêc ̣ xây dưng̣nền văn hóa mới Việt Nam xa ̃hôịchủ nghiã. Thứ1, chiến lược kế thừa tinh hoa truyền thống, hay nói vắn và dễ hiểu, chiến lược bảo tồn. Thứ 2, chiến lược xóa bỏ những phong tục - tập quán cổ truyền, những lạc hậu, lỗi thời, và những ảnh hưởng, di hại của văn hóa (đúng hơn: phản văn hóa) đô hộ - thực dân cũ và mới, gọi là chiến lược cải tạo. Thứ3, chiến lược xây dựng ý thức hệ mới, nền văn hóa mới, con người mới Việt Nam, trên nển tảng chủ nghĩa Mác – Lê- nin hay chính là chiến lược phát triển - đổi mới. [55] Tác giả Huỳnh Thanh Phương trong bài viết Văn hoc̣vàvăn hóa dân tôc̣đã nêu lên mối quan hê ̣giữa văn hoc ̣vàvăn hóa: Văn học biểu hiện văn hóa, cho nên văn học là tấm gương của văn hóa. Ông khẳng đinh:̣ “Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những bộ phận hợp thành của
  • 12. 4 chỉnh thể cấu trúc văn hóa” [57]. Nếu văn hóa thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới thì văn học là hoạt động lưu giữ thành quả sáng tạo một cách sinh động nhất. Để có được những thành quả đó, văn hóa của một dân tộc cũng như của nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lọc, bảo tồn và phát triển để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa là chặng đường tìm kiếm, vừa là nơi định hình những giá trị. Có thể nói văn học là văn hóa lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật. Trong công trình Nghiên cứu về những giá tri ̣văn hóa truyền thống trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyêñ Khuyến, TúXương, tác giả Dương Thu Hằng nhận định: “Giá trị văn hóa truyền thống là tập hợp những nhân tố tích cực, phổ biến về tư tưởng, tình cảm, thói quen, tập quán, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành và phát triển trong lịch sử, đã trở nên ổn định và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số biểu hiện của giá tri văṇ hóa truyền thống đã được đề cập đến như: Tinh thần yêu nước; tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, ý thức độc lập tự do; tinh thần nhân ái, khoan dung; tinh thần đoàn kết; tinh thần cần cù, tiết kiệm; tinh thần hiếu học; tinh thần mong muốn cuộc sống bình dị, yên ổn trong hòa bình, đề cao các giá trị văn hóa làng xã, dòng họ, gia đình; tinh thần nhẫn nại chịu đựng; giản dị, khiêm tốn, chất phác, thật thà...” [12, tr 21]. Đó là những giá trị văn hóa truyền thống cơ bản, vô cùng quý báu, đã tạo nên cốt cách riêng biệt của con người Việt Nam. Những công trinh̀ nghiên cứu kểtrên đa ̃tiếp câṇ giátri ̣văn hóa ởnhiều phương diêṇ khác nhau. Tuy nhiên chưa cómôṭcông trinh̀ nào đềcâp̣ đến vấn đề giátri ̣của văn hóa truyền thống trong các tác phẩm văn hoc ̣ViêṭNam trung đaị ở chương trình Ngữvăn phổthông hiêṇ hành. Khai thác đềtài giátri truỵền thống trong các tác phẩm văn hoc ̣trung đaịViêṭNam se ̃bổsung thêm hướng nghiên cứu vềvăn hóa Viêṭđồng thời se ̃góp phần đổi mới daỵ - hoc ̣Ngữvăn ởtrường phổ thông. Đề tài của chúng tôi kế thừa, tiếp nối những công trình, bài nghiên cứu trước đó, đồng thời phát triển một số điểm, cung cấp thêm tài liệu tham khảo về
  • 13. 5 dạy học các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong chương trinh̀ Ngữvăn phổthông hiện hành. Trong chương trinh̀ Ngữvăn phổthông hiêṇ hành có50 tác phẩm/đoạn trích văn hoc ̣Việt Nam trung đại. Trong Sách giáo khoa, Sách giáo viên vàSách tham khảo, các tác giả đềcâp̣chủyếu những vấn đềvềnôịdung vànghê ̣thuâṭ. Khi giảng dạy, giáo viên chỉ chú trọng nhấn manḥ nôịdung vàcác hình thức nghê ̣ thuật của tác phẩm màchưa chúýtới những giátri ̣văn hóa truyền thống. Đề tài của chúng tôi se ̃đóng góp thêm một hướng khai thác mới trong nội dung giảng dạy giúp các thầy cô có thể tích hợp giáo duc ̣giátri truỵền thống trong daỵ vàhoc ̣các tác phẩm văn học ViêṭNam trung đaịtrong chương trình Ngữvăn phổthông hiện hành. 3. Mục đích nghiên cứu - Nhận diện những giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu trong tác phẩm văn học Việt Nam trung đaịở chương trình Ngữ văn phổ thông hiêṇ hành. - Cung cấp thêm tri thức, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tác phẩm văn học thời trung đại và giáo dục nhân cách người học trong nhà trường phổthông thông qua việc xây dựng một số chủ đề dạy học theo hướng tích hợp giáo dục văn hóa truyền thống trong giờ dạy – học Ngữ văn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những giá trị văn hoá truyền thống của các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Các sáng tác văn học Việt Nam thời trung đaịcó trong chương trình phổ thông hiện hành. - Một số vấn đề liên quan đến việc đổi mới dạy – học Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn phổ thông.
  • 14. 6 5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nhận diện những giá trị văn hóa truyền thống của các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành. - Tích hợp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong dạy- học các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện khoá luận , chúng tôi vận dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê, phân loại các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành và tổng hợp các giá trị văn hóa truyền thống trong các sáng tác đó theo những tiêu chí nhất định. - Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Sử dụng phương pháp tiếp cận văn hóa học để giải mã các giá trị văn hóa tìm ra nền tảng nền tảng hệ giá trị văn hóa truyền thống của các tác giả văn học Việt Nam trong chương trình phổ thông. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp phương pháp nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu lịch sử - xã hội, lí khoá luận học,...trên cơ sở kế thừa và khai thác thế mạnh của các ngành khoa học khác, tìm hiểu mối quan hệ giữa yếu tố đó và văn học. Ngoài ra khoá luận của chúng tôi còn sử dụng các thao tác nghiên cứu khác như tổng hợp, phân tích, so sánh... 6. Đóng góp mới của khoá luận Đây làcông trình đầu tiên nghiên cứu hê ̣thống các giátri ̣văn hóa truyền thống tiêu biểu của các tác phẩm văn hoc ̣Việt Nam trung đaịtrong chương trinh̀ Ngữvăn phổthông.
  • 15. 7 Trên cơ sởxây dựng một số chủ đề dạy học văn theo hướng tích hợp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống, khoá luận góp phần đổi mới daỵ - hoc ̣Ngữvăn trong nhàtrường. 7. Bố cục của khoá luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung đề tài gồm 3 chương chính: Chương 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài Chương 2: Nhận diện những giá trị văn hoá truyền thống cơ bản trong các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành Chương 3: Tích hợp giáo dục giá trị văn hoá truyền thống trong dạy - học các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông
  • 16. 8 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Một số vấn đề lí luận về văn hóa truyền thống và giá trị của nó trong tác phẩm văn học 1.1.1. Quan niệm về giá trị văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống Trước khi tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống, chúng ta cần giới thiệu khái niệm về văn hóa. Vậy văn hóa là gì? Định nghĩa văn hoá đến nay đã có hàng trăm các tác giả nổi tiếng của trường phái nhân văn như Dilthey, Casirrer, Arnold, T. Eliot… đến trường phái thực chứng như Taylor, Malinowski, Boas, Kroeber, Benedict, Durkheim…. Việc xác định khái niệm văn hóa không hề đơn giản bởi nó xuất phát từ mục đích, góc độ riêng và các cách tiếp cận để đưa ra khái niệm. Xét về mối quan hệ giữa văn hóa và xã hội, hiện nay chúng ta có bốn cách tiếp cận: tiếp cận giá trị học, tiếp cận hoạt động, tiếp cận nhân cách và tiếp cận ký hiệu học. Trong bốn cách tiếp cận này thì tiếp cận giá trị học có một lịch sử lâu đời. Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [39]. Như vậy, với cách định nghĩa này thì nội hàm của khái niệm văn hóa bao gồm: Thứ nhất, đó là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người và vì con người. Thứ hai, những giá trị mà con người sáng tạo ra đó phải mang tính nhân tính nghĩa là nó phải mang tính người. Đến năm 1982, tại Hội nghị thế giới về các chính sách văn hóa đã thông qua tuyên bố: “Trong ý nghĩa rộng nhất, ngày nay văn hóa có thể được coi là toàn bộ các đặc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó không
  • 17. 9 chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà cả lối sống, các quyền cơ bản của nhân loại, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng” [58]. Về giá trị và giá trị văn hóa: giá trị là phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của con người (tách khỏi động vật) và phát triển cùng đời sống con người như là một chủng loại có văn hoá. Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng chân, thiện, mĩ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người. Giá trị văn hóa là sự khẳng định của con người với sự tồn tại vật chất, tinh thần của bản thân mình, quan hệ, hành vi, thái độ, khích lệ, động viên con người sống theo thang giá trị của mình. Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho một nền văn hóa, tạo nên bản sắc văn hóa của một dân tộc, được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử. Các giá trị văn hóa truyền thống đó kết tinh lại trong quan niệm, tư tưởng, triết lý, trong đạo đức và cách thức ứng xử, phản ánh diện mạo tinh thần, tâm hồn và tình cảm của cả một dân tộc, có trong các sản phẩm vật thể và phi vật thể của văn hóa. Nếu giá trị là những cái thuộc về sự vật, hiện tượng và những thuộc tính của chúng mà có ý nghĩa tích cực đối với xã hội, một nhóm người và cá nhân, với tư cách là phương tiện thoả mãn những nhu cầu và lợi ích, đồng thời biểu thị niềm tin của con người về những mục đích và phương thức ứng xử lý tưởng thì giá trị văn hoá là yếu tố cốt lõi của văn hóa, được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của dân tộc và nhân loại. Giá trị văn hóa tuy có ý nghĩa lâu dài nhưng là phạm trù có tính lịch sử, không phải là vĩnh viễn. Theo thời gian có những giá trị lạc hậu, lỗi thời sẽ bị mất đi và những giá trị mới sẽ nảy sinh. Các giá trị văn hóa theo thời gian lịch sử được lưu truyền sẽ trở thành giá trị văn hóa truyền thống. Vậy giá trị văn hóa truyền thống là gì? Đó là những tư tưởng, biểu tượng, giá trị và chuẩn mực xã hội hóa những tác phẩm văn hóa được cộng đồng tin tưởng và mong muốn gìn giữ, truyền đạt và noi theo. Nói đến giá trị văn hóa truyền thống là nói đến những giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho một nền văn hóa được lưu truyền, gìn giữ trong quá trình lịch sử. Nhiều học giả, những nhà
  • 18. 10 nghiên cứu về văn hóa đã đúc kết nên những giá trị văn hóa truyền thống rất quý báu của dân tộc Việt. Theo giáo sư Trần Văn Giàu, có bảy giá trị mang tính tổng quát nhất của dân tộc Việt Nam, đó là: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa [10, tr 35]. Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương cũng nêu lên bảy giátri ̣có thể xem là bản sắc văn hóa Việt: Sức ký ức (trí nhớ tốt, thiên về nghệ thuật và trực giác); Ham học, thích văn chương; Ít mộng tưởng (thiết thực); Sức làm việc khó nhọc (cần cù); Giỏi chiụ khổ và hay nhâñ nhuc;̣ Chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa; Khả năng “bắt chước, thích ứng và dung hòa rất tài” [1, tr 73]… Nếu như các giá trị văn hóa có ý nghĩa lâu dài nhưng không phải là vĩnh viễn thì giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị tương đối ổn định, tốt đẹp tạo nên bản sắc cho dân tộc đó. Như vậy, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, các giá trị văn hóa truyền thống không chỉ có vai trò to lớn đối với sự tồn vong mà còn khẳng định sức sống mãnh liệt của dân tộc trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngày nay, các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc sẽ tạo nên sức mạnh trong công cuộc phát triển đất nước và giảm bớt, loại trừ hay ít ra làm hạn chế không ít những tiêu cực phát sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường. Một trong những nguồn có thể khai thác và giáo dục giá trị văn hóa truyền thống đó là thông qua dạy học các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại ở chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành. 1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và tác phẩm văn học Như trên đã nói, văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Có thể hiểu, văn hoá là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống bao quanh con người, tồn tại hữu thức và cả vô thức trong mỗi cá nhân con người. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhất của cuộc sống cũng mang dấu hiệu văn hoá.
  • 19. 11 Trên thực tế, văn hóa của bất kỳ quốc gia nào cũng được phản ánh trong văn học. Văn học là nghệ thuật dùng ngôn từ và hình tượng để thể hiện đời sống và xã hội con người. “Văn học ở thời nào cũng phải đặt trong cấu trúc tổng thể của văn hoá, nhưng ở ta xem xét văn học và tiếp cận văn học từ góc độ văn hoá hiện nay vẫn là vấn đề hết sức mới mẻ. Trước đây, văn học và văn hoá bị xem xét một cách biệt lập do người ta quan niệm văn học có đặc trưng loại biệt. Bây giờ đặc trưng loại biệt không phải là không còn, nhưng trong nhiều cách tiếp cận thì cách tiếp cận văn học từ góc độ văn hoá đang cho thấy là một hướng tiếp cận có hiệu quả. Cách tiếp cận này xem văn học như một thành tố trong cấu trúc của tổng thể văn hoá nó truyền tải, lưu giữ được những giá trị văn hoá.” [56]. Có thể nói, trong lịch sử văn học của bất cứ quốc gia nào cũng tồn tại mối quan hệ giữa văn hoá và văn học. Quan trọng hơn, đó là một mối quan hệ hai chiều khăng khít không thể tách rời. Trong thực tế nghiên cứu, suốt một thời gian dài, văn hoá và văn học được đặt ở vị trí ngang bằng, được coi là quan hệ tương hỗ, tức là nghiên cứu văn hoá thì dùng văn học làm tư liệu, còn nghiên cứu văn học lại dùng văn hoá để soi chiếu. Gần đây, sau khi Unesco phát động những thập kỷ phát triển văn hoá cùng sự thay đổi nhận thức văn hoá, các nhà nghiên cứu đã thống nhất văn hoá là nhân tố chi phối văn học. Văn hoá học, nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn từ điểm nhìn văn hóa trở thành một hướng nghiên cứu có sức hút lớn và đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Ở Việt Nam, đã có khá nhiều tác giả đi theo hướng nghiên cứu này tiêu biểu như Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương, Đỗ Lai Thuý, Trần Nho Thìn… Theo tác giả Đỗ Lai Thuý: “…Văn hoá là một tổng thể, một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có văn học. Như vậy, văn hoá chi phối văn học với tư cách là hệ thống chi phối yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận. Đây là quan hệ bất khả kháng. Tuy nhiên, văn học so với các yếu tố khác là một yếu tố mạnh và năng động. Bởi thế, nó luôn có xu hướng đi trượt ra ngoài hệ thống. Trong khi đó thì hệ thống, nhất là hệ thống văn hoá, luôn có xu hướng duy trì sự ổn định. Như
  • 20. 12 vậy, sự xung đột, sự chống lại của văn học đối với văn hoá là không thể tránh khỏi. Nhưng nhờ thế mà văn học có sáng tạo. Sáng tạo những giá trị mới cho bản thân nó và cho hệ thống. Sáng tạo lớn thì có thể dẫn tới sự thay đổi của hệ thống” [43]. Tóm lại, văn học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác nhau của văn hoá truyền thống. Có thể nói nhà văn đích thực là một nhà hoạt động văn hoá, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hoá và người học là một người thụ hưởng văn hoá. Trong thời đại ngày nay, đa số quốc gia đều là xã hội đa văn hoá, văn học vì vậy cũng đa dạng như văn hoá. Chính sách đối với văn học là một phần của chính sách văn hoá mà tiêu điểm là con người với những nhu cầu tinh thần ngày càng phát triển. 1.1.3. Diện mạo văn hóa, văn học Việt Nam thời kỳ trung đại 1.1.3.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội Chế độ phong kiến Việt Nam tồn tại gần 10 thế kỉ (từ năm 938 đến năm 1858). Trải qua nhiều triều đại, lịch sử Việt Nam chứng kiến không ít những biến động trong đường lối cai trị cũng như hệ thống cầm quyền. Đời Lí- Trần, tinh thần đoàn kết của nhân dân được nêu cao nhằm thực hiện hai nhiệm vụ to lớn là bảo vệ và xây dựng đất nước. Thời kì hoàng kim nhất của lịch sử phong kiến là triều đại Hậu Lê (1428- 1489) qua ba đời vua trị vì, đặc biệt là đời vua Lê Thánh Tông. Sau nhà Hậu Lê, xã hội dần bước vào thời kì hỗn loạn: Nội chiến Lê- Mạc (1540- 1592), Trịnh- Nguyễn phân tranh (1627- 1672), .... Những biến cố khiến mâu thuẫn giữa nhân dân với giai cấp thống trị ngày càng sâu sắc; đất nước loạn li; kỉ cương đạo đức phong kiến suy tàn, rạn nứt. Thế kỉ XVIII, trước những biến cố lịch sử, phong trào khởi nghĩa của nông dân phát triển mạnh mẽ. Năm 1771, lần đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam, những người nông dân bước lên võ đài chính trị với một khí thế mạnh mẽ, tự chủ nắm chắc ngọn cờ giữ và dựng nước: Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi, triều đại Tây Sơn ra đời và thực hiện nhiều chính sách có lợi cho đất nước. Tuy nhiên, nhà Tây Sơn cũng sụp đổ và thay thế bằng một triều đại khác- triều đình nhà Nguyễn.
  • 21. 13 Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu cuộc xâm lược nước ta. Khởi nghĩa đã nổ ra khắp nơi chống triều đình phong kiến và chống Pháp xâm lược. Trước những biến cố lớn lao, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX có sự biến đổi sâu sắc. Cuộc xâm lược của thực dân Pháp đem theo nền tư bản tấn công vào Việt Nam, cùng với nó là mối giao lưu văn hóa bắt buộc, tất yếu làm hao hụt khá nhiều giá trị tư tưởng đạo đức truyền thống của dân tộc. Hoàn cảnh lịch sử- xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành hệ tư tưởng cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Điều này được phản ánh sinh động, rõ nét trong các tác phẩm văn học theo từng giai đoạn. 1.1.3.2. Tình hình văn hóa, giáo dục ở Việt Nam Về văn hóa, giáo dục, năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước. Nội dung học tập được quy định chặt chẽ. Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng: cứ 3 năm có một kì thi Hội, chọn Tiến sĩ. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức 12 khoa thi Hội. Số người đi học ngày càng đông, dân trí do đó được nâng cao. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia, ghi tên Tiến sĩ. Hàng loạt trí thức tài giỏi được đào tạo đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Thời nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của các tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo. Tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển. Đình làng, đền thờ mọc lên ở khắp các xóm làng. Văn học chữ Hán kém phát triển. Trong lúc đó, văn học chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện. Xuất
  • 22. 14 hiện những tác phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc như Truyện Kiều của Nguyễn Du; các bài thơ của Hồ Xuân Hương, bà huyện Thanh Quan… Về kiến trúc, nổi bật lên quần thể cung điện nhà vua ở Huế và các lăng tẩm, rạp hát đầu tiên được xây dựng có sân khấu và phòng khán giả. Lị sở các tỉnh đều có thành lũy xây theo kiểu Pháp cổ; nổi lên ở thành Hà Nội là cột cờ được xây dựng cao đẹp. Các ngành nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển theo các hình thức cũ. Văn hóa, giáo dục thời kì trung đại của nước ta là tiền đề xuất hiện tầng lớp trí thức có học vấn, có khả năng sáng tác văn học. Văn hóa, giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến nền văn học nước nhà trong giai đoạn này. 1.1.3.3. Tình hình văn học Trong gần mười thế kỉ, lịch sử - văn học - văn hóa luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Văn học trung đại là tấm gương phản chiếu thực tại xã hội, đời sống, tâm hồn cũng như tư tưởng dân tộc Việt Nam thời trung cổ rõ nhất, đa dạng và sinh động nhất. Việc phân kì văn học trung đại cần dựa trên nhiều tiêu chí: Căn cứ vào lịch sử, xã hội, văn hóa và quy luật nội tại của văn học; Căn cứ vào các sự kiện văn học như tác giả, tác phẩm, nội dung tư tưởng, thể loại,…; Căn cứ vào đặc điểm và tính chất của nền văn học: thi pháp, tư tưởng thẩm mĩ,… Dưới đây chúng tôi chọn cách phân chia theo bốn giai đoạn văn học của một bộ phận lớn giới nghiên cứu: * Thế kỷ X đến thế kỷ XIV Thời kì này tồn tại hai dòng văn học chủ yếu là dòng văn học tôn giáo và văn học yêu nước. Thế kỉ X, Phật giáo trở thành quốc giáo và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và khả năng tư duy của người Việt. Nhiều sáng tác của các nhà sư tuy tập trung thuyết lý cho đạo Phật nhưng vẫn chứa đựng những yêu tố xã hội tích cực và có giá trị văn học: Quốc tộ, Thị đệ tử, Cáo tật thị chúng…
  • 23. 15 Hầu hết những tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn này đều thể hiện rõ tinh thần yêu nước mạnh mẽ và khát vọng đất nước thái bình. Rực rỡ nhất về đề tài này phải kể đến nền văn học thời Lý- Trần. Một trong những tác phẩm nổi bật trong giai đoạn này là những sáng tác của Lí Thái Tổ (Thiên đô chiếu), Lý Thường Kiệt (Nam quốc sơn hà), Trần Quang Khải (Tụng giá hoàn kinh sư), Trần Quốc Tuấn (Hịch tướng sĩ). Nam quốc sơn hà với những vần thơ đanh thép đã góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Cũng là chủ đề yêu nước, nhưng Trần Quang Khải lại mang đến cho nền văn học một sắc màu tươi sáng hơn qua bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư: Đoạt sóc Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san. (Tụng giá hoàn kinh sư-Ngữ văn 7, tập 1) Lực lượng sáng tác trong giai đoạn này chủ yếu là các tăng lữ, vua chúa, hoặc những người trí thức trực tiếp tham gia chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Các tác phẩm của họ chủ yếu viết bằng chữ Hán. Tuy nhiên, bên cạnh dòng văn học chữ Hán còn có sự xuất hiện của một dòng văn học mới. Đó là dòng văn học chữ Nôm vào cuối thế kỷ XIII, do những bậc trí thức sáng tạo nên. Văn học chữ Nôm đã đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường phát triển của văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc với một số bài thơ, bài phú Nôm. * Thế kỷ XV- thế kỷ XVII Tình hình văn học trong những thập kỷ này cũng không có thay đổi gì đáng kể về mặt nội dung. Đại cáo bình Ngô là một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong giai đoạn này. Trong thi phẩm của mình, Nguyễn Trãi đã một lần nữa khẳng định chủ quyền, lãnh thổ vững vàng của dân tộc. Không chỉ có thế, theo tác giả, nước ta còn có một nền văn hóa lâu đời, một phong tục tập quán riêng và một lịch sử đầy những chiến công của các anh hùng, hào kiệt. Những nhân tố này hòa
  • 24. 16 quyện với nhau tạo thành một khối thống nhất. Nó có thể đánh tan bất kì cuộc xâm lược nào. Dựa vào quan niệm mới mẻ này, nên tác phẩm Đại cáo bình Ngô được xem là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta. Bên cạnh đó, trong văn học cũng xuất hiện tư tưởng ưu thời mẫn thế. Tư tưởng này bắt đầu manh nha khi xã hội ngày một suy đồi: chiến tranh liên miên, vua quan chỉ lo đến cái lợi, cái danh của mình mà bỏ mặc đời sống nhân dân. Chứng kiến những cảnh ấy nhưng lại không thể thay đổi được nên các nhà văn thường có khuynh hướng lui về ẩn dật. Họ ẩn dật không phải là để đối lập lại với xã hội. Cho nên, trong hầu hết những tác phẩm của mình, các nhà văn không phê phán bản thân xã hội phong kiến, mà chủ yếu phê phán những tệ lậu, những cái xấu trong xã hội phong kiến. Các nhà văn tiêu biểu của khuynh hướng này là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ,… Nguyễn Bỉnh Khiêm một mặt lên án gay gắt sự tàn bạo do bọn phong kiến gây ra một mặt lên tiếng bảo vệ đạo đức và nhân phẩm làm người. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục nổi tiếng của Nguyễn Dữ đã tố cáo kẻ cầm quyền bạo tàn, bất lực, xa hoa, truỵ lạc, đồng thời biểu lộ tâm tư nguyện vọng của ông và của nhiều nho sĩ ẩn dật đương thời. Về mặt chữ viết, chữ Nôm phát triển khá mạnh mẽ và do thế các sáng tác bằng chữ Nôm cũng ngày một nhiều hơn. Lực lượng sáng tác cũng vì thế mà đông đảo hơn. Bên cạnh những tác phẩm của vua quan hoặc của những nhà Nho, chúng ta còn thấy xuất hiện thêm những tác giả “ngoài cung đình”.Với sự phát triển lớn mạnh như thế nên ngôn từ được sử dụng trong các tác phẩm văn học ngày càng phong phú, đa dạng. * Thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX Văn hoc ̣giai đoaṇ này không thể không kểtới Hồ Xuân Hương - một người phụ nữ tài hoa nhưng cuộc đời bà lại không gặp nhiều may mắn bởi chế độ đa thê và tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Bà có tài nhưng cái tài ấy lại không được xã hội chấp nhận; hai lần lấy chồng, hai lần đều phải làm lẽ. Cay đắng là vậy, đau khổ là vậy nhưng trong thơ bà, ta ít khi bắt gặp bà khóc lóc hay uỷ mị. Trái lại, càng đau khổ, càng chịu nhiều uất ức, bà càng trở nên mạnh mẽ, táo bạo. Bằng cách này hay cách khác, bà luôn tìm cách chống đối lại xã hội. Trong khi người phụ nữ bị xã hội coi
  • 25. 17 khinh, bị chèn ép thì bằng những vần thơ của mình, bà đứng về phía họ, ủng hộ họ và luôn tìm những đức tính tốt đẹp để nâng cao giá trị của họ lên. Chính vì vậy mà khi đọc thơ bà, người ta luôn tìm thấy được niềm cảm thông, chia sẻ đối với số phận của mình. Điều này được thể hiện trong một số tác phẩm tiêu biểu của bà: Tự tình II, Bánh trôi nước,… Chinh phụ ngâm khúc là khúc ngâm của người chinh phụ, khai thác chủ yếu tâm trạng của một người thiếu phụ có chồng đi chiến trận. Nếu ở giai đoạn trước, khi người chồng tham gia chiến tranh, phục vụ đất nước thì người vợ sẽ xem chuyện đó là bình thường, là điều cần làm ở một người đàn ông thì đến giai đoạn này, tâm trạng của họ lại hoàn toàn khác. Họ không còn thiết tha đến cái danh, cái lợi của người chồng nữa, bởi họ ý thức được rằng để có được những thứ đó, bản thân họ phải đánh đổi nhiều thứ trong đó tuổi xuân và hạnh phúc là hai thứ quý giá nhất. Cho nên, đọc tác phẩm lên ta chỉ thấy nỗi sầu, nỗi tủi của người vợ. Tài năng của Nguyễn Du được khẳng định khi ông viết Truyện Kiều. Bằng bút pháp tài hoa của mình, Nguyễn Du đã kể lại cuộc đời nàng Kiều tài hoa bạc mệnh thật rõ nét. Và điều làm nên giá trị Truyện Kiều, làm cho Truyện Kiều trở thành kiệt tác ngàn đời chính là tinh thần nhân đạo được thể hiện trong toàn tác phẩm. Trong truyện, thông qua các nhân vật, Nguyễn Du đã thể hiện những khát vọng, ước mơ của mình. Ông ước mơ về một tình yêu đẹp, về một xã hội công bằng, tự do. Đồng thời, do hiểu rõ nguồn gốc sâu xa gây nên nỗi khổ đau cho nhiều người đặc biệt là người phụ nữ. Cho nên, tác phẩm cũng là một bản cáo trạng lên án xã hội phong kiến mục nát, tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống, nhân phẩm tốt đẹp của con người. Nhận xét về Nguyễn Du, Bùi Văn Nguyên có nhận định rằng: “Nếu Nguyễn Trãi tượng trưng cho truyền thống của chủ nghĩa yêu nước chống ngoại xâm thì Nguyễn Du tượng trưng cho tinh thần nhân đạo chống áp bức trong văn học cổ đỉển nước ta, cả hai tượng trưng cho truyền thống yêu nước, yêu người của dân tộc ta và của văn học ta, tượng trưng cho sức sống tinh
  • 26. 18 thần mãnh liệt và vẻ đẹp tâm hồn tươi sáng của nhân dân ta từ những ngày xưa” [23]. Với sự góp mặt của nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng như thế có thể nói rằng đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nền văn học trung đại Việt Nam, không chỉ phát triển về nội dung, đề tài mà thể loại cũng có nhiều biến thể. * Cuối thế kỷ XIX Văn học giai đoạn này đã phát triển trong sự gắn bó chặt chẽ với các diễn biến của lịch sử dân tộc. Nội dung yêu nước, chống xâm lược, chống đầu hàng là nét nổi bật dễ nhận thấy nhất của văn học giai đoạn này. Điều có ý nghĩa nhất mà văn học giai đoạn này đã làm được là việc xây dựng thành công hình tượng người nghĩa sĩ xả thân vì độc lập dân tộc. Nhân vật lí tưởng của văn học bấy giờ là người anh hùng cứu nước. Họ gồm cả người trí thức phong kiến lẫn người nông dân, những người khốn cùng trong xã hội dám xả thân vì đại nghĩa. Nguyễn Đình Chiểu với những tác phẩm có giá trị cao như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,... được xem là tác gia văn học yêu nước lớn nhất của giai đoạn này. Ngoài ra còn kể đến thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Ôn,… Đến đây, bức tranh hiện thực của xã hội cũng được ghi lại rất chi tiết và đầy đủ trong văn học bằng nhiều giọng điệu khác nhau. Có khi đó là giọng thương cảm khi nhìn thấy một mảnh đời cơ cực nào đó, có khi đó lại là giọng trào phúng, châm biếm, mỉa mai một tầng lớp nào đó của xã hội phong kiến. Tiêu biểu có thể kể đến là Nguyễn Khuyến. Ông được xem là là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong dòng thơ trào phúng. Sáng tác của ông tập trung đả kích những hiện trạng nhơ nhớp của một xã hội thực dân phong kiến mới hình thành. Với một giọng thơ độc đáo, đầy chua chát và dữ dội, ông đã dồn tất cả sự phẫn nộ của mình vào những kẻ bán nước, quan lại sâu mọt, sự đớn hèn của đám sĩ phu vong quốc, sự suy thoái về đạo đức, danh dự: Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông Nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
  • 27. 19 Nét son điểm rõ mặt văn khôi. Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ, Cái giá khoa danh ấy mới hời. Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe, Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi. (Tiến sĩ giấy- SGK Ngữ văn 11, tập 1) Mỗi giai đoạn văn học lại xuất hiện những tác giả có phong cách riêng nhưng nhìn chung, các thi sĩ thời kì này vẫn tập trung thiên về phản ánh, tố cáo xã hội phong kiến bất công. Văn học thời kì trung đại đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm, có vai trò quan trọng trong tiến trình văn học nước nhà. Đây là thời kì văn học không thể để lãng quên mà phải không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá thêm nhiều điều thú vị từ các sáng tác đặc sắc này. 1.2. Hệ giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu trong văn học Việt Nam thời kỳ trung đại Hệ giá trị văn hóa truyền thống được hình thành từ những điều kiện đặc thù của nền văn minh lúa nước, tính nhân văn của văn hóa Việt Nam mang đậm tính chất của nền nông nghiệp lúa nước, biểu hiện trên nhiều khía cạnh, trong đó nổi bật lên hai đặc trưng cơ bản là sự khoan dung và tinh thần yêu nước [44]. 1.2.1. Sự khoan dung Trong văn hóa, khoan dung được coi là yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc, là con đường thuận tiện và an toàn để mỗi nền văn hóa tự đổi mới, tiếp nhận và biến đổi các giá trị văn hóa bên ngoài cho phù hợp với nền văn hoá của mình, làm giàu chính bản thân nền văn hóa mình; đồng thời tạo điều kiện cho mỗi nền văn hoá thích nghi được những điều kiện, hoàn cảnh đã thay đổi của xã hội và chống được nguy cơ đồng hóa cưỡng bức của một nền văn hóa này với một hoặc nhiều nền văn hóa khác trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa. Sự khoan dung trong văn hóa Việt Nam được biểu hiện cụ thể như sau:
  • 28. 20 Thứ nhất, đó là sự bản địa hóa, sự thích nghi hóa các giá trị văn hóa ngoại lai vào văn hóa bản địa. Trong lịch sử phát triển của dân tộc ta, hiện tượng những tôn giáo lớn khi du nhập vào Việt Nam bị bản địa hóa theo tín ngưỡng, lối sống và cách tư duy của người Việt Nam không phải là điều hiếm gặp. Phật giáo là một ví dụ. Khi vào Việt Nam, trong quá trình giao lưu với các tín ngưỡng bản địa, Phật giáo đã ngay lập tức kết hợp chặt chẽ với các tín ngưỡng này tạo nên những nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Kết hợp với tín ngưỡng thờ thần của người dân bản địa, Phật giáo Việt Nam đã tạo nên hệ thống tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) và chính những ngôi chùa thờ tứ pháp, tuy mang hình dáng chùa của Phật giáo, nhưng thực chất vẫn là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự nhiên của người bản địa. Người Việt còn đưa thần thánh, thành hoàng làng, thổ địa, các anh hùng dân tộc có công với nước vào trong chùa, tạo nên một lối kiến trúc độc đáo “tiền Phật, hậu Thần” trong các ngôi chùa Việt Nam. Cũng cần phải nói thêm rằng, ngôi chùa của người Việt không chỉ là một nơi linh thiêng dành riêng cho các phật tử, sư sãi, mà hơn thế, còn là nơi mang tính cộng đồng sâu sắc. Đó không chỉ là nơi người dân đến cầu an lành, hạnh phúc, mà còn là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân lao động bên cạnh ngôi đình làng. Chùa còn là nơi yên tĩnh, nơi giải thoát cho những vong hồn, linh hồn của những người đã mất. Chính vì vậy, hầu như không có ngôi chùa nào ở Việt Nam mà lại không có bia hậu, có khu vực dành riêng để bát nhang tưởng nhớ những linh hồn đã khuất. Ở đây, sự bản địa hóa Phật giáo đã làm cho Phật giáo ở Việt Nam dần trở thành một tôn giáo nhập thế, khác xa với nguồn gốc xuất thế của nó. Thứ hai, đó là sự hỗn dung tôn giáo. Nằm trên ngã ba đường của sự giao lưu văn hóa, kinh tế của phương Đông và phương Tây, nên không chỉ các giá trị văn hóa mà cả các tôn giáo lớn trên thế giới dường như đều có mặt ở Việt Nam. Khi vào nước ta, chúng cũng đều bị biến đổi cho phù hợp với lối sống và tâm lý của người dân. Điều đáng nói ở đây là, trong quá trình xâm nhập và bị bản địa hóa, các tôn giáo ở Việt Nam có thể “chung sống” hòa bình với nhau, tạo nên hiện
  • 29. 21 tượng “tôn giáo vào trước mở rộng cửa đón nhận tôn giáo vào sau, tạo nên một sự hòa hợp rộng rãi” [39]. Sự du nhập của các tôn giáo vào Việt Nam, đặc biệt là của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, đã tạo nên sự hỗn dung của ba tôn giáo này trên đất nước. Nghiên cứu lịch sử phát triển của dân tộc, một điều dễ dàng nhận thấy, mà có thể rất ít gặp ở các dân tộc khác, đó là, mặc dù có sự thâm nhập, sự giao thoa của rất nhiều loại hình tôn giáo, nhưng ở Việt Nam chưa hề có mâu thuẫn dẫn đến xung đột hay chiến tranh giữa các tôn giáo. Những khác biệt, những mâu thuẫn tôn giáo thường không gay gắt và dường như được dung hòa bởi tính cố kết cộng đồng, bởi lối sống tình cảm của người dân. Bước vào nơi linh thiêng nhất của người Việt - ngôi chùa làng - thì hiện tượng các vị thánh thần, Phật được thờ chung một điện là khá phổ biến. Bên cạnh đó, trong cuộc đời của một người Việt Nam, hiện tượng hỗn dung các tôn giáo cũng được thể hiện một cách rõ nét. Điều này có lẽ, các tôn giáo về hình thức thì khác nhau nhưng nghiên cứu kỹ thì có thể thấy, nhiều khi sự khác nhau đó chỉ là những cách diễn đạt khác nhau về cùng một vấn đề, các phương pháp thực hiện tuy khác nhau nhưng cùng hướng về một nội dung, một mục đích cụ thể. Chẳng hạn, cùng giải thích về đạo đức, Nho giáo dạy nhân nghĩa; Đạo giáo dạy yêu quý thiên nhiên, yêu quý sự sống; Phật giáo không sát sinh. Khi bàn đến đời sống của con người, Nho giáo nhấn mạnh tới mặt tổ chức xã hội, Đạo giáo nhấn mạnh tới phần thân xác con người sao cho khỏe mạnh, Phật giáo chú trọng đến tâm linh của con người thoát khỏi cái khổ, v.v… Đó là những điều rất gần gũi với đời sống, với ước mong sống hạnh phúc, bình yên của người dân. Do vậy, người dân tiếp nhận cả ba tôn giáo, đồng thời lĩnh hội và phát huy những cái hay, cái tiến bộ của từng tôn giáo trong cuộc sống, làm cho các tôn giáo hỗ trợ, bổ sung mà không mâu thuẫn với nhau. Chính vì thế, cùng một người Việt Nam, khi trẻ thì học Nho để ra giúp nước, khi khổ ải trầm luân thì cầu khấn Phật phù hộ, khi ốm đau già yếu thì mời đạo sĩ chữa bệnh trừ tà hoặc luyện tập dưỡng khí an thần.
  • 30. 22 Có thể thấy rằng, văn hóa Việt Nam không những đã dung hợp các tôn giáo ngoại sinh mà hơn nữa, đã bản địa hóa chúng, kết hợp chúng với tín ngưỡng bản địa, tạo nên sự độc đáo riêng biệt trong đời sống sinh hoạt tinh thần cũng như trong văn hóa của dân tộc. Có được điều này là nhờ ở tính khoan dung truyền thống trong văn hóa Việt Nam và sự chi phối mạnh mẽ của nó trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Điều đó đã tạo nên sự thuần hậu, sự ứng xử linh hoạt, biện chứng trong văn hóa Việt Nam nói chung, trong tính nhân văn của văn hóa Việt Nam nói riêng. Thứ ba, là sự chủ động trong thế bị động tiếp nhận các giá trị văn hóa. Trong lịch sử hình thành và phát triển của đất nước, sự du nhập các giá trị văn hóa từ bên ngoài vào Việt Nam chủ yếu theo con đường áp đặt, qua bước chân của những kẻ xâm lược, với một mưu đồ thâm hiểm nhằm đồng hóa dân tộc ta theo thứ văn hóa xâm lược đó. Nhưng cũng cần thấy rằng, chính ở đây, yếu tố mềm dẻo, linh hoạt, sự khoan dung, thuần hậu vốn có trong văn hóa Việt Nam đã thật sự phát huy vai trò to lớn của mình. Sự tấn công mạnh mẽ của các giá trị văn hóa bên ngoài đã góp phần thay đổi văn hóa Việt Nam ở một số lĩnh vực nhất định, song không phải tất cả những giá trị đó đều phát huy tác dụng, đều có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống của người Việt Nam. Điều gì có lợi, phù hợp với người Việt Nam thì được tiếp nhận, được biến đổi; điều gì không phù hợp thì cũng chỉ có thể được chấp nhận một phần nào đó để tìm cách cải biến cho phù hợp hoặc bị đào thải hoàn toàn. Chính vì vậy, trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, dân tộc ta vẫn không bị đồng hóa, văn hóa của chúng ta không bị hòa tan vào văn hóa Trung Hoa, vẫn giữ gìn được bản sắc riêng của mình. Đó là biểu hiện của việc sẵn sàng tiếp nhận, biến đổi và đồng thời kiên quyết loại bỏ những yếu tố bất đồng, mâu thuẫn với văn hóa của dân tộc; nói một cách khác, đó chính là sự chủ động tiếp nhận và biến đổi văn hóa trong tình thế bị động, bị áp đặt của một dân tộc trước những nguy cơ đe dọa bị đồng hóa, bị hòa tan văn hóa của mình vào những nền văn hóa khác.
  • 31. 23 1.2.2. Tinh thần yêu nước Cùng với sự khoan dung, tinh thần yêu nước là một đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Việt. Khi nói đến tinh thần yêu nước, một điều chắc chắn là không có một dân tộc nào trên thế giới lại không có tinh thần yêu nước. Vấn đề đáng quan tâm là tinh thần yêu nước Việt Nam có những đặc điểm gì khác với tinh thần yêu nước của các dân tộc trên thế giới. Nói đến tinh thần yêu nước Việt Nam chính là nói đến ý thức trách nhiệm về giống nòi, về cộng đồng, về dân tộc được biểu hiện thành những quan điểm, những lý luận; là những nhận thức về con đường, biện pháp đấu tranh giải phóng dân tộc; về động lực và khả năng giành lại lãnh thổ và xây dựng đất nước, v.v… Tinh thần yêu nước đã góp phần hình thành những nguyên lý: cùng một giống nòi thì phải có nghĩa vụ thương yêu nhau, đùm bọc nhau; nếu đoàn kết sẽ có sức mạnh. Tiến lên một bước cao hơn nữa, tinh thần yêu nước đã góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ, phong tục tập quán, sự độc lập tự chủ trong quản lý và phát triển đất nước, đặt ra yêu cầu được đứng ngang hàng với phương Bắc… Nhìn chung, tinh thần yêu nước - một đặc trưng cơ bản của tính nhân văn trong văn hóa Việt Nam - được thể hiện ở những khía cạnh sau: Trước hết, yêu nước là thương yêu đồng bào, yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi cá nhân, và hơn nữa, là tư tưởng xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ đủ sức đảm bảo cuộc sống an lành, hạnh phúc cho mỗi người dân. Dân tộc Việt Nam được hình thành trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt. Để tồn tại và phát triển được, người Việt Nam đã biết đoàn kết nhau lại đắp đê phòng lụt, biết tin ở khả năng của mình, không đợi thời, đợi thế, đối đầu với thiên nhiên để giành cuộc sống cho cộng đồng của mình. Cuộc sống gian khổ, vất vả đã tạo nên sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng người Việt. Là sản phẩm được hình thành nhờ bàn tay khối óc, sự hy sinh của các thế hệ người Việt Nam, đất nước, đối với người Việt Nam không đơn thuần chỉ là nơi ở, nơi làm ăn để sinh tồn mà hơn thế, nó thực sự trở thành một phần cơ thể, là máu thịt
  • 32. 24 của mỗi người. Có thể thấy rằng, mỗi người Việt Nam, từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay, đều ý thức được trọng trách của mình đối với non sông của tổ tiên để lại, tức là ý thức được cộng đồng của mình và chủ quyền của đất nước. Chính sự đe dọa bị xâm lăng và thấu hiểu được nỗi thống khổ dưới ách nô lệ của ngoại bang đã khiến người Việt Nam đoàn kết thương yêu nhau, cùng nhau hành động dựa trên sức mạnh cộng đồng để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Mỗi khi đứng trước vận mệnh cam go của đất nước, mỗi người dân Việt Nam đều nhận thức rõ được trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với dân tộc và cũng chính ở đây, tư tưởng khẳng định chủ quyền quốc gia, khẳng định sự độc lập tự chủ với mong muốn đứng ngang hàng với phương Bắc lại nổi lên mạnh mẽ. Tư tưởng độc lập dân tộc, người dân được sống ấm no, hạnh phúc được hun đúc qua hàng ngàn đời của dân tộc Việt Nam thể hiện qua lao động sản xuất, qua quá trình dựng nước và giữ nước đã được khái quát trong những áng thiên cổ hùng văn, như Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và đỉnh cao là Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi sau này. Thứ hai, yêu nước là sẵn sàng hy sinh vì đất nước, vì sự tự do của dân tộc. Điều này đã trở thành ý thức thường trực trong mỗi người dân Việt Nam. Trải qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu quý độc lập tự do, mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người, sự yên bình cho mọi nhà. Mỗi người Việt Nam đều mang trong mình ý thức cộng đồng, dám hy sinh thân mình vì sự tồn vong của đất nước, người Việt Nam mang trong mình một “Tổ quốc luận” sâu sắc, xả thân vì nước, vì độc lập, tự do của dân tộc đến mức “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Dân tộc Việt Nam được hình thành từ sự đoàn kết cộng đồng trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, đối đầu với nạn ngoại xâm. Chính vì vậy, sự xác định vị trí cũng như vai trò của mỗi cá nhân trong mối quan hệ tác động qua lại với những cá nhân khác trong cộng đồng, sự thông cảm, chia sẻ lẫn nhau trong lúc hoạn nạn, lúc khó khăn cũng như khi yên vui, hạnh phúc đã là những yếu tố
  • 33. 25 cơ bản tạo nên tinh thần xả thân vì nước, quên thân vì cộng đồng của người dân Việt Nam. Chúng ta thấy tinh thần yêu nước, xả thân vì nước được thể hiện rõ nét nhất ở ngay cả trong cách nghĩ cũng như trong những hành động thực tế của các phật tử Việt Nam. Đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ bên ngoài, các phật tử cũng như các nhà sư đã tự nguyện phá giới luật, đứng lên cầm vũ khí chống giặc ngoại xâm với mong muốn đóng góp sức mình vào sự ổn định, phát triển và tự do của đất nước. Thứ ba, tinh thần yêu nước còn được thể hiện sâu sắc trong đường lối ngoại giao, trong thế ứng xử đối với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng với xu thế cầu hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước. Với vị trí địa lý đặc biệt cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Việt Nam luôn là tâm điểm của những kẻ xâm lược. Nhận thấy rõ thế và lực của đất nước, với mong ước được sống trong hòa bình, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần hòa hiếu, không gây chiến tranh. Nêu cao tinh thần hoà hiếu trong cách ứng xử giữa con người với con người là nét riêng của văn hóa Việt Nam và trong đường lối ngoại giao, tinh thần này được nâng cao một bước, trở thành đường lối “Lấy chí nhân thay cường bạo” (Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi). Trong các cuộc kháng chiến, khi kẻ thù thất bại, người dân Việt Nam dù mang trong mình mối căm hận lớn lao nhưng không vì thế mà tàn sát kẻ thù; ngược lại, còn mở đường “hiếu sinh” cho chúng rút về nước an toàn, lấy đó làm điều kiện để xây dựng một mối quan hệ hòa hiếu, hữu nghị đối với chính các quốc gia bại trận đó. Lịch sử dân tộc đã từng chứng kiến những hành động cao cả của vua Trần đã đảm bảo cho quân Nguyên rút về nước an toàn; của Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi cung cấp lương thực, phương tiện cho quân Minh về nước sau chiến tranh. Ở đây, tinh thần hoà hiếu đã trở thành chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Và, không chỉ dừng lại ở sự giảng hòa đơn giản đó, trong địa vị và hoàn cảnh của mình, dân tộc Việt Nam còn biết khiêm nhường chấp nhận một sự lệ thuộc về hình thức để giữ gìn một nền độc lập trên thực tế của mình. Triều đình phong kiến Việt Nam vẫn
  • 34. 26 thường duy trì quy ước sau khi chiến thắng kẻ thù liền phái sứ giả sang cống nạp và nhận “tước phong” của triều đình phong kiến Trung Quốc nhằm tỏ ý thần phục theo thể thức của một nước chư hầu, v.v.. Những hành động như vậy đã thể hiện một cách đầy thuyết phục nguyện vọng, ý chí tự lực tự cường, mong muốn sống trong hòa bình, hữu nghị và ổn định với các quốc gia, các dân tộc khác của dân tộc Việt Nam ta. Như vậy, có thể thấy, sự khoan dung và tinh thần yêu nước đã thực sự trở thành những đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử phát triển của dân tộc, tính nhân văn của văn hóa Việt Nam đã góp phần khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam trong sự giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, sự phát huy cao độ tính nhân văn của văn hóa trong những thời kỳ “đen tối” của lịch sử dân tộc đã giúp cho dân tộc ta tìm ra được những con đường, những cách thức hiệu quả nhất để mang lại độc lập, tự do cho nhân dân, tránh được sự đồng hóa văn hóa, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ mà cha ông ta đã khổ công xây dựng và vun đắp qua hàng nghìn năm. Trong điều kiện đổi mới và phát triển đất nước hiện nay, việc phát huy hơn nữa tính nhân văn của văn hóa Việt Nam sẽ góp phần khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam trước nguy cơ hòa tan của xu thế hội nhập, nêu cao giá trị Việt Nam trên trường quốc tế. Ðây chính là cơ sở để có thể định hướng tích hợp giáo dục văn hóa truyền thống trong dạy – học tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong nhà trường phổ thông. 1.3. Thực trạng dạy - học các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại trong nhà trường phổ thông 1.3.1. Đặc điểm của chương trình Ngữ văn phổ thông, Sách giáo khoa hiện hành 1.3.1.1. Mục tiêu môn học Chương trình Ngữ văn hiện hành nêu lên 03 mục tiêu, trong đó mục tiêu đầu tiên là cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trong tâm là văn học
  • 35. 27 Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lưa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu thứ hai là hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ…. Mục tiêu thứ ba là bồi dưỡng tinh thần, tình cảm như tình yêu tiếng Việt, yêu thiên nhiên, gia đình, lòng tự hào dân tộc… Có thể thấy rõ cấu trúc nội dung của mục tiêu môn học này gồm ba yếu tố: kiến thức, năng lực (kĩ năng) và thái độ. Đây chính là cấu trúc “kinh điển” của mục tiêu GD trong nhà trường phổ thông từ trước đến nay. Tuy nhiên, so với yêu cầu và xu thế mới có thể thấy một số bất cập trong cách xác định mục tiêu trên: Thứ nhất: Việc cung cấp kiến thức được coi là mục tiêu số một cho thấy chương trình tập trung nhấn mạnh kiến thức mà chưa chú trọng thực sự đến hình thành, rèn luyện kĩ năng, năng lực. Thứ hai: Các khái niệm “cơ bản, hiện đại” và nhất là “tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học” đã tạo điều kiện cho các tác giả chương trình và sách giáo khoa nghiêng về trang bị các tri thức mang tính hàn lâm và xây xựng môn Ngữ văn trong nhà trường tương ứng với toàn bộ khóa học Ngữ văn. Kết quả là HS được học tất cả từ ngôn ngữ học, Việt ngữ học, lí khoá luận học, lịch sử văn học… trong đó có một số kiến thức quá cao sâu chưa cần đối với HS phổ thông. Chúng tôi cho rằng khi xác định mục tiêu môn Ngữ văn theo hướng mới cần điều chỉnh sự bất cập vừa nêu trên, theo hướng: - Đề cao mục tiêu hình thành và phát triển năng lực Ngữ văn, mà trước hết là năng lực giao tiếp với việc sử dụng thành thạo bốn kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói. Sau đó mới là các kĩ năng khác. - Việc lựa chọn kiến thức (văn học, tiếng Việt…) tất nhiên cần cơ bản, hiện đại nhưng phải hướng tới phục vụ cho yêu cầu phát triển năng lực, tránh kinh viện, không thiết thực và không quá chú trọng tính hệ thống (hệ thống lịch sử văn học, hệ thống ngôn ngữ…)
  • 36. 28 - Vừa chú ý mục tiêu GD theo yêu cầu của xã hội; vừa quan tâm đến nhu cầu, sở thích của cá nhân người học và người dạy để xác định nội dung chương trình học tập (GV và HS mong đợi dạy và học những gì?). 1.3.1.2. Về cấu trúc nội dung chương trình môn Ngữ văn Cấu trúc chương trình Ngữ văn hiện hành được thực hiện theo nguyên tắc tích hợp. Với môn Tiếng Việt ở Tiểu học, chương trình tập trung vào hai thành phần: kiến thức và kĩ năng, trong đó kiến thức gồm tiếng Việt và văn học; kĩ năng gồm đọc, viết, nghe, nói. Đến THCS và THPT chương trình lại được cấu trúc ba phần: Tiếng Việt, Tập làm văn và Văn học. Mỗi phần có các nội dung riêng, theo hệ thống của mỗi phân môn khá độc lập…Cho nên nhiều nội dung rất khó tích hợp. Nhìn chung, cấu trúc của CT và nhất là SGK Ngữ văn hiện hành vẫn chủ yếu lấy trục nội dung (tiểu học theo hệ thống chủ đề, còn Trung học lấy lịch sử văn học). Thêm vào đó do làm CT tách rời các cấp nên cấu trúc CT các cấp thiếu tính thống nhất; một số đơn vị kiến thức lặp lại, một số nội dung không cần thiết phải học cả 3 cấp, hoặc lặp lại không phát triển, nâng cao…Văn bản đọc hiểu còn nhiều, một số văn bản dài, chưa chọn lọc, thiếu hấp dẫn… Có thể nói xây dựng CT và SGK Ngữ văn theo hướng tích hợp là một bước tiến trong việc phát triển CT, nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Chương trình Ngữ văn đòi hỏi cần phải thay đổi, trước hết là xác định trục chính của CT. Cấu trúc nội dung CT phải tập trung vào mục tiêu phát triển năng lực và vì thế trục chính của CT Ngữ văn, như nhiều nước đã làm phải là trục kĩ năng: đọc, viết, nghe, nói. Việc trang bị kiến thức văn học và tiếng Việt, ngôn ngữ… vẫn cần thiết nhưng cần thông qua rèn luyện kĩ năng, liên quan mật thiết và phục vụ trực tiếp cho rèn luyện kĩ năng.
  • 37. 29 1.3.2. Những khó khăn cơ bản trong dạy - học các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong nhà trường phổthông 1.3.2.1. Về việc lựa chọn, sắp xếp tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn PT hiện hành Theo khảo sát của chúng tôi ở Phụ lục (Bảng khảo sát các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành), có thể thấy việc lựa chọn, sắp xếp các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn PT hiện hành còn một số hạn chế nhất định : Một là sự phân bố về nội dung của các tác phẩm có sự lặp lại. Ví dụ như tác phẩm Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi). Tác gia Nguyễn Trãi đã được giới thiệu ở chương trình Ngữ văn 7 tập 1. Nhưng đến SGK chương trình Ngữ văn 10 (tập 2) cũng lại có 1 tiết về tác gia Nguyễn Trãi. Thêm nữa, cũng là tác phẩm Đại cáo bình Ngô, chúng tôi còn bắt găp sự lặp lại trong nội dung giảng dạy. Chương trình Ngữ văn 8 tập 2 đưa vào giảng dạy trích đoạn Nước Đại Việt ta, trích đoạn này cũng được dạy lại trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Mặc dù kiến thức được đưa vào trong chương trình Ngữ văn THPT sâu sắc và cụ thể hơn cấp THCS nhưng điều này khiến cho thời lượng của chương trình bị rút ngắn đi phần nào. Hai là, theo phân phối chương trình hiện hành, một số tác phẩm tự sự trung đại trong chương trình Ngữ văn phổ thông không được giảng dạy, đặc biệt là các bài đọc thêm. Cụ thể, có tới hai tác phẩm nghị luận trung đại: Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia (trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) và Thái sư Trần Thủ Độ không đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa hiện hành. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do mô hình cấu tạo của chương trình phổ thông hiện hành là mô hình đồng tâm: những thể loại đã có ở chương trình THCS sẽ lặp lại ở chương trình THPT. Ứng chiếu với mục tiêu giáo dục trong Chương trình giáo dục PT tổng thể sau 2018 và chủ trương chuyển đổi từ dạy học chú trọng nội dung sang dạy học chú trọng phát triển năng lực của người học, có thể khẳng định điều này không còn thực sự phù hợp nữa.
  • 38. 30 1.3.2.2. Việc dạy của giáo viên Chúng ta đều biết rằng văn học trung đại là bộ phận văn học đồng hành với sự phát triển của xã hội phong kiến. Trong các tác phẩm đều viết bằng ngôn ngữ Hán văn cổ hay chữ Nôm có phần xa lạ với ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại ngày nay. Vì vậy tìm hiểu, phân tích một tác phẩm văn học trung đại là việc làm không đơn giản. Trong những năm vừa qua đội ngũ giáo viên dạy văn nói riêng đã được trang bị nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã thực sự mang lại hiệu quả tốt. Mặc dù vậy vẫn còn những hạn chế trong cách vận dụng phương pháp từ đội ngũ. Bản thân những người dạy văn về cơ bản đã tận tâm tận lực với nghề, tích cực nghiên cứu tìm hiểu các kiến thức.Tuy nhiên với sự đa dạng và phức tạp của văn học trung đại thì hiệu quả dạy phần văn học này vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Các điển tích, điển cố của văn học trung đại là phức tạp và đa nghĩa. Vì vậy đòi hỏi phải có một tư duy hết sức khoa học, hết sức sáng tạo đối với đội ngũ giáo viên khi thực hiện phần văn học quan trọng này. 1.3.2.3. Việc học của học sinh Thể loại văn học cổ có nhiều khác biệt với thi pháp văn học đương đại nên gây khó khăn cho học sinh tiếp nhận. Vốn sống kinh nghiệm thực tế học sinh còn ít, học sinh khó khăn khi tái hiện hoàn cảnh xã hội, hiểu các điển tích, điển cố được sử dụng trong tác phẩm văn học cổ. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển đi lên của đât nước, chúng ta có những thành tựu quan trong về lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên với cơ chế nền kinh tế thị trường đã tạo ra những phức tạp và những ảnh hưởng không lành mạnh đối với đời sống con người, nhất là thế hệ trẻ. Đặc biệt là đối tượng học sinh, trong đó có học sinh bậc trung học cơ sở. Một bộ phận lớn học sinh chịu ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực của xã hội chi phối nên ý thức học tập không cao, thiếu tự giác. Trong khi đó, phần văn học trung đại là phần văn học khó nhất. Vì thế, chất lượng học sinh thuyên giảm. Ngoài ra, sự quan tâm, cách nhìn nhận của phụ huynh học sinh là sính học các môn khoa học tự nhiên cũng có những ảnh hưởng không tích cực đến việc nỗ lực phấn đấu của học sinh đối với môn Ngữ văn. Điều đó càng đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để
  • 39. 31 nâng cao chất lượng học bộ môn Ngữ văn đặc biệt là phần văn học Việt Nam trung đại. *Tiểu kết chương 1 Ở chương này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết liên quan: Văn hóa truyền thống và các giá trị văn hóa truyền thống được phản ánh trong văn học trung đại rất đặc sắc và đa dạng, những giá trị đó cần được giữ gìn và phát huy. Chương trình Ngữ văn phổ thông, SGK hiện hành có nhiều thay đổi qua các thời kì để phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng dạy học. Bên cạnh đó, chúng tôi tìm hiểu và chỉ ra diện mạo văn hóa, văn học Việt Nam thời kì trung đại. Lịch sử- văn hóa- văn học có mối quan hệ chặt chẽ tạo ra hệ gía trị văn hóa truyền thống còn tồn tại đến ngày nay. Việc tìm hiểu những vấn đề này nhằm tạo cái nhìn cụ thể nhất cho việc nhận diện các giá trị văn hóa được phản ánh trong văn học trung đại. Từ đó, chúng tôi khảo sát và nhận diện hệ thống giá trị văn hóa trong các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại ở chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành. Phục vụ cho việc đưa ra các đề xuất ở chương sau, ngoài cơ sở nắm bắt được những giá trị văn hóa truyền thống được phản ánh trong các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại, chúng tôi còn tìm hiểu, nghiên cứu và chỉ ra một số tồn tại trong việc dạy học các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại hiện nay. Đây sẽ là tiền đề để chúng tôi xây dựng bài học gắn giá trị văn hóa truyền thống trong việc giảng dạy các tác phẩm trung đại. Chương đầu tiên là nền tảng vững chắc của đề tài. Từ những kết quả nghiên cứu ban đầu về các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại ở chương trình Ngữ văn PT hiện hành, ở chương sau, chúng tôi tiến hành nhận diện những giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu trong các tác phẩm và xây dựng một số giáo án cụ thể. Chương 2
  • 40. 32 NHẬN DIỆN NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN PHỔ THÔNG HIỆN HÀNH 2.1. Truyền thống yêu nước, yêu độc lập- tự do Chủ nghĩa yêu nước đã phát huy sức mạnh của nó trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Từ thế kỷ thứ X đến hết thế kỷ XIX, trong điều kiện quá chênh lệch về tương quan lực lượng, dân tộc Việt Nam, với sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, dân ta đã làm nên những chiến công chống ngoại xâm, liên tiếp trong gần 10 thế kỷ. Có thể kể đến Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Lê Hoàn phá Tống lần thứ nhất, Lý Thường Kiệt phá Tống lần thứ hai, Trần Quốc Tuấn ba lần đại thắng quân Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, Quang Trung đại phá quân Thanh. Đó là những chiến công hùng vĩ, được tạo nên bởi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, mãi mãi rạng ngời trên trang sử nước nhà. Đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta đã được tái hiện qua những trang sử vẻ vang của dân tộc và cũng đã được thể hiện trong các tác phẩm văn học đặc biệt là nền văn học Việt Nam trung đại. Theo thống kê ở Phụ lục 2. Bảng thống kê các tác phẩm phản ánh truyền thống yêu nước, yêu độc lập- tự do, biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong các tác phẩm văn học trung đại được chọn dạy trong chương trình Ngữ văn phổ thông rất phong phú, đa dạng, có thể nhận diện qua một số phương diện cụ thể. Tìm hiểu các biểu hiện đó trong các tác phẩm tiêu biểu là việc làm cần thiết để phát huy truyền thống quý báu của dân tộc. 2.1.1. Yêu nước là tự hào dân tộc Trước hết, lòng tự hào dân tộc được thể hiện ở khát vọng độc lập tự cường, xây dựng đất nước ngày càng phát triển, huy hoàng, lớn mạnh. Thiên đô chiếu của Lí Công Uẩn (SGK Ngữ văn 8, tập 2) đã phản ánh khát vọng ấy. Ngay từ đoạn đầu, Lí Công Uẩn đã đưa ra những lí lẽ thuyết phục để bàn việc dời đô. Ông đã
  • 41. 33 lấy minh chứng từ các triều đại cổ của Trung Quốc: nhà Thương năm lần dời đô, nhà Chu cũng ba lần phải chuyển dời. Đây không phải là ý muốn riêng tư cá nhân mà là lẽ tất yếu, khách quan, là tầm nhìn hẹp hòi của hai triều đại Đinh, Lê trước đó - khăng khăng giữ kinh đô tại một nơi nên vận nước không được lâu bền. Cuối đoạn văn, nhà vua còn bày tỏ nỗi niềm “Trẫm rất đau xót vì việc đó”. Như vậy, ta có thể thấy Lí Công Uẩn là một vị vua hết lòng lo nghĩ cho dân cho nước, luôn canh cánh sứ mệnh thịnh hưng triều đại, sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm từ các bậc tiền bối. Đó là lòng tự hào về chủ quyền của non sông đất nước. Trong kho tàng văn học trung đại phong phú, Nam quốc sơn hà (SGK Ngữ văn 7, tập 1) nổi bật lên như một trang sử vàng chói lọi, được xem là “bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của nhà nước ta. Có rất nhiều nghi vấn về tác giả và sự ra đời của bài thơ, trong đó nhiều người cho rằng thi phẩm được Lí Thường Kiệt sáng tác vào năm 1077, tại đền thờ thiêng hai anh em Trương Hống - Trương Hát, bên bờ sông Như Nguyệt. Tiếng thơ đanh thép, hùng hồn vang lên vào đêm khuya khiến quân Tống khiếp sợ, lo lắng, nhuệ khí suy giảm, tiếp thêm sức mạnh cho quân ta tạo nên chiến thắng sông Cầu lừng lẫy. Nam quốc sơn hà được coi là “bản tuyên ngôn độc lập” bởi ngay từ hai câu thơ đầu, lời khẳng định chủ quyền đầy sức nặng đã vang lên thật cương quyết: Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. (Nam quốc sơn hà- SGK Ngữ văn 7, tập 1) Hai câu thơ đã nhấn mạnh về độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Đại Việt. Hai tiếng “Nam quốc” (nước Nam) và “Nam đế” (vua Nam) thể hiện một cách mạnh mẽ rằng mảnh đất phương Nam trù phú này là do người phương Nam gây dựng. Đây là một chân lí, một sự thật “tiệt nhiên” không thể chối cãi. Nước Nam do vua Nam cai trị có thể sánh ngang với đất Bắc rộng lớn, không chịu lép vế trước bất cứ thế lực thù địch nào. Không chỉ vậy, tác giả còn
  • 42. 34 đưa ra lí lẽ rằng sự thật ấy đã định sẵn ở “thiên thư” sách trời ghi nhận, không thể chối cãi. Với nghệ thuật điệp ngữ, hiệp vần chân cùng những từ ngữ khảng khái, lần đầu tiên vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được đưa vào thơ ca hào sảng và đanh thép đến thế. Hai câu thơ này cũng làm bừng lên cảm xúc kiêu hãnh, tự hào của tác giả nói riêng và nhân dân nước Nam nói chung về sự độc lập, tự chủ dân tộc. Từ đó, nhà thơ cũng cổ vũ, nêu cao tinh thần chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc trong nhân dân. Trong Đại cáo bình Ngô (SGK Ngữ văn 10, tập 2), Nguyễn Trãi đã thể hiện lòng tự hào dân tộc khi ông khẳng định chủ quyền của dân tộc Đại Việt: Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triêụ , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền đôc̣lập Đến Hán, Đường, Tống Nguyên môĩ bên xưng đếmôṭ phương. Tuy manḥ yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiêṭđời nào cũng có. Khi khẳng định chân lí này, Nguyêñ Trãi đa ̃đưa ra môṭquan niêṃ đươc ̣ đánh giá là đầy đủnhất lúc bấy giờvềcác yếu tốtaọ thành môṭquốc gia đôc ̣lâp̣. Nếu như 400 năm trước, trong Nam quốc sơn hà, LýThường Kiệt chỉxác đinḥ được hai yếu tố vềlanh̃ thổvà chủquyền trên ýthức quốc gia cùng đôc ̣lâp̣dân tôc ̣ thìtrong Đại cáo bình Ngô, NguyễnTraĩ đa ̃bổsung thêm bốn nhân tố nữa, gồm văn hiến, licḥ sử, phong tuc ̣tâp̣quán vànhân tài. Vàđương nhiên, mỗi quốc gia, dân tôc ̣đều cónét riêng biêt,̣ đặc trưng của ho.̣ Niềm tự hào, tự tôn dân tộc gắn liền với sự tôn vinh những người anh hùng của đất nước. Thông qua lời ca của các bô lão (Bạch Đằng giang phú – SGK Ngữ văn 10, tập 2) một lần nữa hình ảnh nước sông trôi đi cuốn theo tất cả kẻ thù bất nghĩa và chỉ còn danh tiếng người anh hùng lại được lưu danh, có ý nghĩa như