SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 32
1
NHÂN KINH THIÊN ĐẠO
BẢN CHẤT CON NGƯỜI - KHOA HỌC TÂM LINH.
THỐNG NHẤT TIẾN BỘ NHÂN LOẠI
LINH HỒN CON NGƯỜI LÀ GÌ Tr 1
SỐNG, CHẾT VÀ SỐ PHẬN Tr 4
BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI Tr 13
BẢN CHẤT BẢN NĂNG VÀ BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI – Tr 19
NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI Tr 24
VĂN HOÁ CỦA CHÚNG TA Tr 28
CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC VÀ TIẾN BỘ NHÂN LOẠI Tr30
CON NGƯỜI
LINH HỒN CON NGƯỜI
I-LINH HỒN CON NGƯỜI LÀ GÌ?
Linh hồn con người là một phần của Thượng đế, là một khối linh quang nhỏ
trong khối linh quang lớn (Thượng đế).
-Linh hồn con người là một khối vật chất siêu đẳng, phát triển cao của vật
chất tiến hoá, có ở trong con người.
-Khi con người ở trần giới, thì linh hồn tồn tại là ý thức và trí tuệ bao bọc của
trường sinh học biến hoá của cơ thể đó. Khi thể xác chết, linh hồn thoát ra,
về các cảnh giới khác nhau, gọi là vong linh hay linh hồn. Nó tồn tại ở dạng
vật chất bậc cao, không phân hoá được nữa, nên tồn tại vĩnh viễn. Các hạt
vật chất này duy trì sự tồn tại bằng cách tự tổ chức theo trình độ tiến hoá
của linh hồn đó, được Thượng đế, tức Khối linh quang Lớn quản lý (thu hút)
và tiếp năng lượng từ Vũ trụ khi trong thể xác và cả khi rời thể xác. Linh hồn
bất tử, bất tan, bất diệt, nhưng trường hợp đặc biệt, Cha và Ta, cùng các
thần thánh có thể diệt linh hồn, vì có sinh có diệt.
-Tư tưởng, đạo đức, trí tuệ, kinh nghiệm càng tốt đẹp, cao siêu, thì linh
hồn càng nhẹ ( màng vía nhẹ ); khi thể xác chết, linh hồn tất yếu được
thăng hoá lên cảnh giới cao hơn, có ánh sáng của Thượng đế (Tức là
khối linh quang-Đại Nguyên năng) nhiều hơn. Và ngược lại.
2
Tính âm của thể vía được hình thành từ các điện tích thông tin tối, là các
điện tích âm. Đó chính là mặt tối của tư tưởng, đạo đức, tình cảm; nó bao
gồm các thông tin xấu độc, yếu kém, do con người tích trữ trong quá trình
sống ở trần gian. Tính dương của thể vía gồm các thông tin đối lập với những
cái xấu kia. Có nghĩa: Con người sống tốt, hay xấu, tham, ác hay vị tha cao
thượng, có đạo đức nhiều hay ít mà thể vía của anh ta nặng hay nhẹ (Đây
chính là nghiệp quả); và khi chết đi, tuỳ cái nặng hay nhẹ đó mà được hút,
kéo, nâng, đẩy về các tầng điện tích khác nhau cao hay thấp trong không
gian một cách phù hợp đây chính là các cảnh giới! Và cảnh giới cao nhất là
Thiên đường (nơi có Thiên đình, Thượng đế).
Nên nhớ, Thượng đế không tuyệt đối làm được việc cho sinh linh lên các
cảnh cao hay thấp, mà theo qui luật vật lý tự nhiên, linh hồn đó được hưởng
những gì đã có. Thượng đế có các cách giúp linh hồn là: Thấy tốt, thì lập tức
cho các thiên sứ đón, hoặc phân định tránh có sự lẫn lộn, do có tác động
của nước quỉ (là khối tính âm xấu độc, gồm quỉ vương và các quỉ ma các
loại chưa tiến hoá trong Vũ trụ-đối lập với khối dương quang). Bọn quỉ có
thể làm xáo trộn việc này, nếu Thượng đế không can thiệp.
Thứ hai: Thượng đế có thể có các biện pháp giáo hoá linh hồn các cấp để
cho nó xuống thấp hoặc cho nó lên cao nhanh hơn qui luật thông thường,
cho nó đi đầu thai nhanh hay chậm, cho nó vào các kiếp nghiệp tiếp theo
với số phận như thế nào (tái sinh, tái thế, luân hồi); giữ nó ở thế giới vô
hình bao lâu mới cho đầu thai trở lại.
Như thế, xét theo nghĩa hẹp, thì Thượng đế xét được số phận linh hồn,
định đoạt giá trị của nó sau khi chết (Thượng giới có cơ quan xem xét công
tội của linh hồn sau khi chết). Đó cũng là sự phán xét công minh, hoàn toàn
phù hợp và phụ thuộc các qui luật của tự nhiên ( qui luật của phép tự nhiên,
còn gọi là khoa học, trong đó khoa học về vật lý thông thường).
Linh hồn có các tần số giao động khác nhau, ở mức cực thấp (tần số âm), do thể
vía nặng hay nhẹ tạo ra; nó giao động liên tục, chuyển động để tồn tại. Tuỳ từng
loại linh hồn mà có các tần số giao động nhanh hay chậm. Nếu là một linh hồn có
thể vía nặng, có nhiều điện tích âm, tối (phần âm tính nhiều), thì nó giao động
chậm chạp, nặng nề, đầy rẫy sự xáo trộn và lộn xộn, không ổn định. Đó chính là
một linh hồn chưa siêu thoát, hay nói cho đúng hơn là chưa giải thoát ra khỏi
những cái xấu xa của mình, tức là chưa tự do, tự mình làm khổ mình, trói mình
chứ không ai trói. Những linh hồn này theo qui luật vật lý tự nhiên, sẽ ở những
tầng không gian (cảnh giới) thấp và phía ngoài của khối Đại Linh quang (Thượng
đế, hạt nhân Đại Nguyên năng, nơi có tính dương sáng chan hoà), tức ở xa thiên
đường. Nó sẽ chịu các lực hút nặng nề của trái đất, chịu sự tác động mạnh mẽ
của sóng từ trường từ Thượng đế phát ra, chính là các hành tinh có nguồn năng
lượng dương tính lớn trong Vũ trụ, và nó bị “ quằn quại”, đau khổ, vì bị xáo trộn,
nó sẽ dần trút bỏ những hạt điện tử nhẹ ở thể vía, để biến đổi nhẹ dần, bị hút lên
3
trên. Các cảnh giới chính là các tầng điện trường khác nhau, ứng với một loại linh
hồn có các bước sóng tương ứng.
Linh hồn cấp thấp không thể lên cảnh cao được, nếu lên, điện tử âm của nó sẽ bị đốt
cháy ngay, mà hình thức là “lửa Tam Muội” đốt nó để trừng phạt nó, nhưng cũng
có nghĩa bắt nó siêu thoát cưỡng bức một cách đau đớn; ngược lại, các linh hồn
bậc cao hoàn toàn di chuyển trong các cảnh thấp và có thể làm chủ, điều khiển được
các cảnh thấp, do có tốc độ di chuyển nhanh hơn, và quan trọng có năng lượng nhiều
hơn, do ở trên (Dương-gần Nguyên năng-Thượng đế); chính điều này tạo ra sức
mạnh và giải thích tại sao các linh hồn đã siêu thoát, “chết” lâu đời có sức phù trì
lớn hơn-có nghĩa là sức tác động của sóng điện này mạnh hơn.
Với các linh hồn nhẹ hơn, có nghĩa là thanh nhẹ ( có đạo đức, trí tuệ cao hơn, tu
luyện tốt hơn), thì khi thể xác chết, sẽ được thăng ngay lên các cảnh giới cao
tương ứng. Và tuỳ từng nhân duyên cụ thể, họ ở đó lâu hay mau, rồi sẽ được luân
hồi trở lại trần gian, ứng với nghiệp quả đã có, đã tích lại trong các kiếp gần nhất
vừa qua.
Về năng lượng cho linh hồn: Với linh hồn nặng, nghiệp quả nhiều, đường nhiên
nhiều điện tích âm (đen) bu bám xung quanh và nó cần nhiều năng lượng để
“nuôi” các điện tích này. Nhưng tạo hoá có một qui luật rất rõ: Càng dùng nhiều
năng lượng, thì các vật chất sống (sinh vật nói chung) càng nhanh bị lão hoá và
tan ra nhanh. Như vậy, khi Thượng đế chiếu sáng nó, nó nhanh tan, linh hồn “đau
đớn” trút bỏ thể nặng.
Đó chính là Thượng đế sử dụng các biện pháp giáo hoá, cải tạo linh hồn, trong đó có
việc Cha cho khai sinh các Đạo để giáo hoá linh hồn, phát nguyện và cầu cho chúng
sinh “mở mắt” thấy được Chân Lý của Thượng đế.
Các linh hồn chưa được giải thoát, siêu thoát cưỡng bức rất sợ ánh sáng, sức
nóng, vì ánh sáng từ mặt trời ( cũng là một khối nguyên năng nhỏ của Vũ trụ),
chính là một loại sóng có điện tích dương rọi tới, làm tan nó ra, nên nó sợ. Nhiệt
độ sẽ làm chúng tan rã, nên bọn này cũng sợ cả lửa, nhiệt độ cao. Hoặc dùng
sóng có điện tích cao, có tần số nhanh, mạnh tác động, cũng làm chúng sợ.
Ngược lại với linh hồn cấp thấp này, là các linh hồn cao cấp. Đây là các linh hồn
được giáo hoá, có ý chí là tư tưởng cao, đạo đức tốt, họ sẽ được thăng lên trên
cao theo qui luật vừa nói ở trên. Các linh hồn càng cao cấp, thì càng có sức mạnh,
sức tác động của nó trong không gian, thời gian càng lớn; vì họ được gần Thượng đế,
được tiếp nhiều năng lượng, nhưng lại dùng ít năng lượng; và đặc biệt, vì được tiến hoá
cao hơn, do đó sức tác động trở lại trần gian: Tác động phù trì trần gian mạnh hơn, to
lớn, chi phối được các linh hồn cấp thấp. Điều này giải thích hiện tượng: Thượng đế
có sức mạnh vĩ đại nhất, vô biên vô lường. Các thần thánh tiên phật, đặc biệt các
đức phật có sức mạnh vô biên vô thường. Tổ tiên xa đời, các vị chết trẻ chưa
thành gia thất (gọi là tổ cô, tổ cậu) thường rất thiêng, vì họ đã được siêu thoát
hoàn toàn. Với người chết trẻ, thanh cao, xưa bọn phù thuỷ đã biết sử dụng linh
hồn đó để trấn yểm, vì họ còn thanh sạch nên rất thiêng, bị chúng biến thành quỉ
giữ của rất thiêng. Các vị trí giả chân tu khi chết đi cũng rất linh thiêng.
4
Chúng ta phân tích rõ điều này để chúng sinh biết: Tại sao phải theo đạo tu luyện,
tại sao phải tiến hành các biện pháp giáo hoá chúng sinh và cả linh hồn sau khi
đã về Trung giới. Đây là sứ mệnh các đạo. Chúng ta tiếp thu những kiến thức, trí
tuệ ưu việt và mới nhất của nhân loại do Thượng đế truyền cho, nên đây sẽ là
khoa học tâm linh mới nhất để giải thích toàn bộ các vấn đề của thế giới, Vũ trụ;
đồng thời, có các biện pháp tổ chức để làm chúng sinh nhanh tiến hoá nhất theo
Chân Lý của Thượng đế. Thượng đế đã quyết định điều này, khi thế giới đang hỗn
độn các giá trị, để mở ra ánh sáng, khai sáng cho toàn nhân loại. Tất cả các lý
thuyết của các đạo trước về Thượng đế, đều được chúng ta trân trọng, có cả tận
dụng, nếu chúng còn phù hợp. Đến một giai đoạn nào đó, để tồn tại, các đạo phải
bổ sung và hợp nhất Chân Lý. Vì Chân Lý của Thượng đế là hệ thống mở, một hệ
thống hoàn mỹ, nhưng phải dân hoàn thiện từ từ, theo từng nấc thang tiến hoá
cuảu loài người. Những vấn đề lạc hậu, cần cải sửa và điều chỉnh theo lý trí của
Thượng đế.
II-SỐNG, CHẾT VÀ SỐ PHẬN
1-Thế nào là sống và chết?
Sự sống: Là sự vận hành của một cơ thể vật chất theo các qui luật sinh
hoá. Đó là một sự tồn tại. Sự tồn tại đó ở dạng này hoặc dạng khác, nhưng
ở đâu có linh hồn, thì ở đó có sự sống.
Thượng đế đã gieo sự sống xuống trái đất chúng ta theo một cơ duyên đặc
biệt. Thượng đế sáng tạo ra con người, ban đầu từ thể vía, sau đó cấu tạo
dần, làm thành cơ thể, thông qua rất nhiều phép biến hoá siêu linh. Chúng
ta không phải thoát thai ra từ loài vật. Sự sống bao gồm sự tồn tại của linh
hồn và thể xác. Chúng ta được gieo linh hồn xuống trái đất, rồi hình thành
thể xác theo sự sáng tạo của Cha, hàng vạn năm mới thành như hình ảnh
hôm nay.
Tất cả các sinh vật có trao đổi chất hữu cơ sinh hoá trong cơ thể đều có sự
sống. Và tất nhiên có các loại linh hồn khác nhau, từ cấp thấp đến cấp cao.
Loài người có linh hồn cao cấp nhất, mang hình ảnh của Thượng đế.
Các sinh vật có linh hồn theo trình độ phát triển của cấu trúc vật chất tạo
nên chúng. Nghĩa là: Thượng đế tạo lên chúng làm sao, thì linh hồn tương
ứng. Ví dụ: Loài vi rút, có cấu trúc vật chất đơn giản, thì linh hồn của chúng
đơn giản. Đó là các chuỗi sóng được hình thành từ thể vía và lõi thông tin
của loại sinh vật này. Chúng chưa có trí nhớ, nhưng có các tổ hợp thồn tin
lưu giữ hình ảnh của chúng. Tất nhiên chúng có luân hồi. Cây có linh hồn
không? Có! Cây có sự sống, đã có trường sinh học của cây, tức là khi cây
chết đi, nó cũng lưu giữ sự tồn tại của thể vía và lớp thông tin ghi nhớ cấu
trúc hình ảnh của cây đó. Cây có tri giác.
5
Những linh hồn sơ đẳng này tồn tại ở một “thế giới cấp thấp”, khác thế giới
của thiên linh. Và ứng với một loại linh hồn ấy, có các thế giới khác nhau.
Trong Vũ trụ có đến 3000 thế giới, phát triển từ thấp đến cao, đó là qui luật
tiến hoá của linh hồn.
Thượng đế vĩ đại của chúng ta ban cho sinh vật ấy những phần linh quang
thích ứng. Những “đốm” linh quang ấy tạo ra sự sống cho sinh vật. Linh
quang đó là linh hồn. Khoa học đã chứng minh được cây có thần giao cách
cảm, cây biết nghe nhạc, hay các vết “trường sinh học” tồn tại sau khi cây
đã chết. Với chúng ta, đó chính là linh hồn của cây. Tuy nhiên: Do trình độ
tiến hoá của cây rất thấp, các linh hồn của thế giới sơ đẳng ấy rất dễ “tan
vỡ”, “náo loạn” khi có xung chấn mạnh của từ trường Vũ trụ, trái đất như:
Sao băng, bão từ trường, các cơn bão, sấm sét, chúng hoảng loạn và dồn
vón cục lại, lại tan ra, lúc liên kết, lúc tách rời nhau trong thế giới của chúng.
Khẳng định: Sự sống là vĩnh viễn. Đó là sự tồn tại và luân hồi vô cùng vô
tận cho đến ngày tận thế của Vũ trụ. Sự sống ở đây là sự sống của linh
hồn, tức là các khối linh quang các cấp của Thượng đế ban cho các loài
sinh vật. Không có sinh vật cấp thấp, ắt là không có sinh vật bậc cao, đio
với nó là các thể linh hồn đồng loại. Các sinh vật tiến hoá theo các con
đường khoa học ngày nay đã xác định-Theo qui luật tiến hoá của linh hồn
mà ngày nay khoa học chưa tìm ra. ( Năm 2008). Nay chúng ta trình bày,
xác định qui luật này.
Sự chết:
Một sinh vật gồm có: Vật chất siêu đẳng và vật chất sơ đẳng. Vật chất siêu
đẳng là linh hồn, vật chất sơ đẳng là thể xác thuần tuý. Chỉ có thể xác thuần
tuý bị chết đi theo qui luật tự nhiên mà thôi. Không có sự chết tuyệt đối, chỉ
có sự chết tương đối, là “cái chết sinh vật thông thường”, là cái sự linh hồn
rời bỏ thể xác về cõi vô hình.
2-Sự sống của con người.
Sự sống của con người là sự kết hợp hai phần vật chất trong thế giới trần
gian loài người. Đây là nghĩa hẹp.
Nghĩa rộng: Sự sống của con người là sự tồn tại bất tử của linh hồn, là quá
trình luân hồi qua các kiếp của con người. Ứng với mỗi kiếp là các thể xác
khác nhau và gắn với một linh hồn duy nhất, bất tử, nhưng trình độ tiến hoá
khác nhau trong các kiếp đó.
Khối Linh quang Vũ trụ-tức Thượng đế quyết định sự tồn tại, số phận dài
hay ngắn của con người sinh vật ở trần gian. Bằng cách: Cho nguồn
nguyên năng của Vũ trụ duy trì “sự sống” của cơ thể đó, gắn với một linh
quang cụ thể. Linh quang này (tức linh hồn người) chịu sự chi phối của
Thượng đế.
6
Giải thích rõ hơn: Con người là “Vũ trụ con” trong Vũ trụ lớn. Khi một cơ
thể hình thành trên trái đất, nó chịu ảnh hưởng của các luồng khí nguyên
khí Vũ trụ, như: Sóng từ trường trong Vũ trụ (Từ trường các sao, các vệ
tinh của mặt trời, trái đất) và đó chính là các Nguyên năng của Vũ trụ.
Nguyên năng này tại trung tâm của Vũ trụ, xuất phát từ khối linh quang vĩ
đại (Thượng đế). Và đã có thể sáng tỏ hơn điều này: Số phận con người
sinh ra được qui định rất rõ, theo qui luật của tự nhiên chứ không bí ẩn gì,
không phải là bói toán nhảm nhí! Về mặt vật chất mà nói: Một cơ thể là tổng
hợp của hai phần vật chất, hai phần vật chất này bao gồm các thành tố
phân tử tạo nên. Các phân tử có cấu tạo từ các nguyên tử. Các nguyên tử
bị chi phối bởi các sóng Vũ trụ. Nói một cách chính xác hơn: Chúng là một
phần của Vũ trụ, chịu ảnh hưởng từ “hạt nhân” Vũ trụ-đó là Nguyên năng
Vũ trụ-do Thượng đế tạo ra.
3-Số phận con người.
Tại sao Thượng đế lại quyết định số phận con người một cách chính xác
như vậy? Quyết định bằng việc cho linh hồn đầu thai trở lại, cho nó nhập
vào nhập vào một thể vật chất sơ đẳng (thể xác). Thể xác này là hai tế bào
(tinh trùng và trứng ) vừa nhập thành, tạo ra một sự sống thể xác. Đó là
giai đoạn đầu.
Vì linh hồn phải chịu một kiếp quả tương ứng, cho nên cơ thể kia ngay từ
lúc trong thai, đã phát triển tuân theo ý chí của Thượng đế! Vì sao? Vì: Thai
đã hình thành các bộ phận cơ thể, các bộ phận này về mặt quảng tính (to,
nhỏ, ngắn, dài, rộng, hẹp…) phải phù hợp với số phận kẻ đó trong kiếp này.
Tức là: Về mặt nhân tướng, phải phù hợp trước khi ra đời. Ví dụ: Một kẻ là
lãnh tụ vĩ đại đức dộ, thì nhân tướng ắt sẽ khác một kẻ là sát nhân vô lại.
Vậy những bộ phận cơ thể đã hình thành ở trong thai, chứ làm sao mà ra
đời rồi mới hình thành diện mạo hình dáng tai mắt? Vấn đề cuối cùng của
việc số phận này là: Cho ra đời vào thời điểm nhất định, tương ứng, phù
hợp tuyệt vời, để con người kia tiếp tục nhận được một nguồn Nguyên
năng định sẵn do Thượng đế qui định, tạo nên số phận của cuộc đời người
đó. ( Việc này giải thích con người ra đời ở thời điểm khác nhau sẽ có số
phận khác nhau. Khoa bói toán tử vi, hà lạc, bốc phệ phương Đông, đó là
các phép của con người tìm ra để biết số phận của con người. Thượng đế
cho các Thánh xuống để giáo hoá nhân loại nhận thức các phép này). Vì
một lý do nào đó, kẻ đó ra đời khác qui luật trên, trái với lẽ tự nhiên, ắt bị
Thượng đế trừng phạt.
Nhân đây cũng nói luôn: Việc nhân bản tạo ra các bộ phận thuần tuý, tức
là không có linh hồn, thì không xét theo thuyết luân hồi này. Tại sao hai
người sinh cùng một thời điểm, mà số phận lại vẫn khác nhau như vậy?
Hoá ra tử vi sai à? Không phải. Toán tử vi, hoặc các phép toán đoán mệnh
7
chẳng qua là các phép để tìm được bí mật của người đó, hoặc sự vật đó.
Nó chỉ là các phép cơ học thông thường, nó chưa giải thích được tận gốc
bản chất số phận của con người theo thuyết luân hồi. Các người khác nhau
thì có linh hồn khác nhau. Các linh hồn khác nhau lại có nghiệp quả khác
nhau; làm sao chúng lại tuyệt đối giống được nhau, giống như khi sống,
con người chúng ta giống nhau? Do đó, vấn đề sinh cùng lúc, số phận
giống nhau chỉ tương đối mà thôi, nhưng có những nét căn bản giống nhau.
Số phận, hay sự chi phối của Thượng đế phụ thuộc vào địa điểm nơi sinh,
gia đình, dòng họ (phúc đức, thành đạt), nhà ở, con cái của người đó. Nghĩa
là: Các vị trí địa lý trên trái đất khác nhau, thì khi sinh ra, con người chịu tác
động (nhận) được nguyên khí khác nhau.
4-Thể xác con người:
Thể xác con người là toàn bộ phần vật chất sơ đẳng tạo ra cơ thể sinh vật
của con người. Thể xác không tồn tại vĩnh viễn, mà được sinh ra, phát triển,
mất đi, không được luân hồi, tái tạo. Là một bộ kết cấu sinh học hoàn chỉnh
nhất của tạo háo; là hệ thống các cơ quan, được cấu tạo bằng các phần tử
hữu cơ.
Thể xác tồn tại hai phần: Xác phàm (phần vật chất nhìn thấy được) và xác
phách (phần vật chất không nhìn thấy được).
Xác phàm: Thuần tuý chỉ là phần xác thịt vô tri giác khi con người không
còn lý trí, hoặc khi “chết” đi (linh hồn rút đi), nó sẽ tan rã, phân huỷ nhanh.
Xác phách: Là phần điện từ trường, được tạo ra từ khối vật chất điện hoá
học là xác phàm. Các điện từ trường này cũng tồn tại ở dạng sóng thấp,
bao bọc thể xác. Khi thể xác chết-tức các điện tử bị phân huỷ, thì nó cũng
phân huỷ theo và mất hết, tan vào không gian khi thể xác phân huỷ hoàn
toàn. Tuy nhiên trường sinh học này tồn tại rất lâu, để lại các vết trong
không gian, cho đến khi bị thời gian xoá bỏ, ( bị sóng từ trường từ khối linh
quang-tức Thượng đế thu hút), nó trở về với Thượng đế, trở thành năng
lượng chung của Nguyên năng.
Như vậy: Theo định luật bảo toàn năng lượng: “Vật chất không tự nhiên
sinh ra, không tự nhiên mất đi, chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng
khác”. Đây vẫn đúng: Linh hồn về với khối Đại Linh quang, thể phách về
với Nguyên năng, xác thịt tan rã, chuyển thành vật chất khác, chuyển năng
lượng vào đất cát. Cái câu: Con người từ cát bụi trở về cát bụi không đúng,
chỉ đúng với xác phàm mà thôi!
Thể xác có các kinh mạch lạc huệt: Đây chính là con đường dẫn nguồn
năng lượng của linh hồn nuôi dưỡng cho thể xác. Nguồn năng lượng này
chúng ta đã có sẵn do khối linh quang nhỏ (linh hồn chúng ta) và tiếp tục
nhận được năng lượng từ Thượng đế (Vũ trụ) trong quá trình tồn tại-thông
qua sợi dây bạc nối xuống trục Trung Phương (Long hoả)-theo nguyên lý
8
Dây Trung Phương từ đại khối Nguyên năng. Việc tiếp tục duy trì hay không
duy trì, tác động vào quá trình, chất và lượng của nguồn năng lượng này
sẽ làm thay đổi sự sống của thể xác (đó chính là số phận được định đoạt
từ trước). Thực ra, các đường kinh mạch đó chẳng qua là các đường dẫn
sóng, năng lượng tồn tại ở dạng sóng-tức là khí. Sự vận hành của các kinh
mạch này lưu thông, làm cho các phần vật chất nhận được khí. Khí bế chỗ
nào, chỗ đó hỏng. Khí làm môi trường vận chuyển cho các vật chất hữu cơ
(như máu) tới các nơi nuôi cơ thể. Trong các mạch máu cũng chứa nguồn
nguyên năng từ linh hồn chỉ đạo. Điều này có thể giải thích: Một nhà thiền
sư, hay một nhà Yoga, khí công, có thể dùng ý chí làm bế hay thông các
kinh lạc của mình, dồn khí vào một vùng nào đó để chữa bệnh cho toàn cơ
thể, dùng ý chí để tiếp nhận năng lượng trời đất (Vũ trụ) nhiều hay ít. Đặc
biệt hơn: Làm cho cơ thể ( xác phàm) bất hoại sau khi chết bằng cách:
Dùng năng lượng sóng của linh hồn cải hoán phần xác thịt, tác động cho
thể phách bảo vệ thể xác, bao bọc không cho thể xác không tan rã. Về
năng lượng, họ dồn năng lượng của Vũ trụ ( lấy được do quá trình tu luyện)
vào xác thịt, làm cho nó đông cứng, ứ đầy, tồn tại vĩnh viễn. Tất cả các điều
đó đã làm cho thể xác không phân rã được nữa (không cần ướp xác). Thể
xác lúc đó đặc lại như khối đá và bất hoại. Điều này khoa học thô mộc chưa
chứng minh được! ( Vì họ không công nhận linh hồn-vị chỉ huy tối cao trong
cải tạo xác thể, theo nguyên lý sử dụng nguyên năng của Thượng đế).
Thể xác cần tiếp năng lượng từ vật chất thông thường, là các chất hữu cơ-
chuyển hoá hữu cơ nuôi cơ thể. Chỉ có thể cải tạo thể xác bằng hai cách:
Dùng hữu cơ nuôi hữu cơ, và dùng nguyên khí nuôi nguyên khí. Đây là hai
cách chăm sóc chữa bệnh muôn đời.
Trong một cơ thể sống, phải chú trọng cả phần xác và phần hồn. Bất cứ
một phần nào bị bệnh, thì cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Hay nói một cách
chính xác: Bất cứ phần nào không tuân theo qui luật của Thượng đế-Tạo
hoá, thì sẽ bị tiêu diệt, thải hồi. Huỷ hoại tâm hồn, làm hỏng nó bằng ý thức,
tư tưởng kém, dẫn đến có hành vi đạo đức kém, tất thể xác, sự tồn tại của
con người đó sẽ bị các qui luật thiên nhiên chi phối điều chỉnh. Đúng qui
luật, được phù trợ, ngược qui luật, bị đào thải. Thực ra, đó chính là sự gia
ân, phạt ác trong tâm linh do Thượng đế qui định, chi phối.
Khi phần xác bị bệnh thì phần hồn cũng bị ảnh hưởng, tuy nhiên chỉ ảnh
hưởng ở thể vía mà thôi. Có nghĩa: Khi cơ thể bị dị tật, ảnh hưởng đến não
bộ, làm cho trí tuệ bị trì độn chẳng hạn, nhưng trước đó linh hồn đã có, sự
u mê ảnh hưởng vào thể vía (lớp thông tin bên ngoài), linh hồn đó sau khi
xác chết, sự u mê thể vía tan rã dần, thăng lên, thì có thể linh hồn trở về
nguyên trạng xưa. Hoặc ví dụ: Khi người sắp chết, thường hôn mê, ý thức
không còn, do não bị bế khí, linh hồn co về não, tự bảo vệ bằng thể vía và
9
thể phách. Khi thể xác chết hoàn toàn, thì linh hồn rút về thiên giới. Thể xác
có các nhu cầu vật chất sơ đẳng, nên nó tác động, hay nói cho đúng là kích
thích các sóng từ trường của linh hồn, thông qua sự biến đổi từ trường các
tế bào tạo nên thể xác. Bọn “sóng” này tác động vào sóng của vật chất siêu
đẳng (linh hồn), theo qui luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”,
làm cho linh hồn nhận được thông tin, có phản xạ trở lại các đòi hỏi đó: Đây
là quá trình xử lý thông tin của linh hồn. Đáp ứng hay không đáp ứng đòi
hỏi của thể xác, là một cuộc đấu tranh: Đây chính là lúc con người phải suy
nghĩ: ăn hay không ăn, làm hay không làm một cái gì đó. Đó là cuộc thử
thách về lý trí. Ví dụ: Một tham vọng về tội ác giết người, cướp của chẳng
hạn: Do thể xác bị kích thích bởi nhu cầu về tiêu tiền( uống rượu, nhậu,
chơi bời). Nó thúc đẩy linh hồn, linh hồn đấu tranh. Nếu làm: Tức thực hiện
hành vi, lập tức thể vía nhận được một thông tin về hành vi đó. Sự lưu giữ
nó vào trí nhớ của linh hồn, là mặt tối của đạo đức. Nếu không làm, thì
ngược lại, thể vía không lưu tiếp thông tin. Nhưng thể vía vẫn có thể lưu
thông tin đó-đó là ý xấu cũng tạo ra nghiệp!
Do đó: Khi thể xác được đáp ứng các nhu cầu vật chất tầm thường của nó,
tức là đã làm cho thể vía của linh hồn nặng thêm. Càng nhiều cái xấu thì
lớp vía này càng nặng. Điều này giải thích tại sao linh hồn hạ đẳng, có tần
sóng chậm, lại bị rơi vào canh giới thấp. Đó là các linh hồn kém tiến hoá
nhất ở cảnh giới I. Bọn chúng phải sử dụng một năng lượng lớn để nuôi
thể vía dày nặng, đó là sự khốn khổ tận cực, vì khi chết đi, không được ăn
uống, hưởng thụ gì nữa, do thể xác đã mất, chỉ còn “ăn” “hưởng thụ” trong
tư tưởng-như ngửi được, cảm nhận được; nên cảnh giới I là “địa ngục khổ
ải” của những tham vọng không thực hiện được nữa, do thể vía đòi hỏi.
Vậy thì: Càng hưởng thụ nhiều vật chất tầm thường ( các dục vọng chung)
thì sau khi thể xác chết đi, linh hồn càng bị đày đạo bởi các nhu cầu đó,
theo qui luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
5-Tiến trình chết của con người: (Nghĩa hẹp là chết thể xác).
* Đối với cái chết bình thường: Tức là ốm, bệnh, rồi thể xác mãn, theo qui
luật “thành-trụ-dị-dịêt”, thì đó là cái chết được báo trước, con người có sự
chuẩn bị tinh thần, cho dù không muốn chết. Khi chết, linh hồn trút bỏ thể
xác, theo các huyệt. Linh hồn sẽ bị một cú sốc, có thể bị trì độn, tăm tối một
thời gian.
Đối với các linh hồn được tu luyện và đạo hạnh, theo đạo của Thượng đế,
họ sẽ thấy đi qua một cái hầm (lỗ) tối tăm rất dài, sau đó là thấy ánh sáng
trong lành, có sắc tia “phóng xạ” hiền hoà chứ không sáng trắng bạch hoặc
sáng loá. Tại sao như thế? Linh hồn lúc đó là sóng điện, nó bị hút về phía
trên cao, về khối linh quang (Thượng đế). Nếu là linh hồn tu đạo chính, thì
lên cảnh giới thứ Năm trở lên. Các cảnh giới từ thứ Năm trở lên gần trung
10
tâm Vũ trụ-Tức Thượng đế vĩ đại-Nơi đó rất xa chúng ta, tính đến hàng vạn
năm ánh sáng. Nhưng có một con đường nhanh nhất, đó chính là các lỗ
đen trong Vũ trụ (hố đen). Lỗ đen là gì? Chính là các huyệt-kinh mạch của
Vũ trụ, nơi đây là đường dẫn sóng nhanh nhất, thậm chí sóng ánh sáng
cũng bị hút vào đó. Linh hồn sẽ thấy tối tăm, đi trong một đường hầm, hay
đúng hơn là thấy mình bị hút đi một cách không cưỡng được. Sau đó là
thấy ánh sáng. Đó chính là ánh sáng của Thượng đế chiếu dọi tới. Càng
lên cảnh giới cao, ánh sáng đó càng rạng rỡ và êm dịu.
Tất nhiên, sau đó linh hồn có thể trở về Hạ giới, đi về, thường giáng xuống
một cách bình thường không qua lỗ đen nữa. Tại sao phải qua lỗ đen? Vì
đó là con đường nhanh nhất để nhận ánh sáng của Thượng đế. Nếu đi
đường khác lâu hơn, thể vía dần tan rã mới thăng lên được. Sau khi tiếp
nhận ánh sáng, còn có nghĩa nhận thêm năng lượng của Thượng đế, đã
thấu lý và siêu thoát; linh hồn có thể giáng xuống Hạ giới, xem xét mọi thứ;
thường thì linh hồn quay về nhà, nhìn rõ mọi người bên xác mình chuẩn bị
tang lễ, hoặc sau đó còn ở nhà lâu, quyến luyến gia đình. Nhưng do đã
được giải thoát, nên linh hồn thanh thản tuyệt đối, chứ không đau khổ nữa.
Sau đó, theo ý chí của Thượng đế, linh hồn về đúng cảnh của mình.
Tất cả các linh hồn có tu đạo chính của Thượng đế, thường thấy thế (trừ
các trường hợp nói sau).
Đối với người không tu đạo, tu chưa đắc đạo: Tức là anh ta chỉ sống tự
nhiên theo cách của mình, theo số phận. Hoặc: Tu đạo nhưng có quá nhiều
nghiệp quả, thể vía nặng nề. Hoặc: Những kẻ có tội ác, những người chết
đột ngột không đạo, tự tử. ( Những người chết đột ngột, nhưng đã biết
Chân lý, trì niệm từ trước thì vẫn đắc đạo, siêu thoát, có thể chậm hơn
người thường, nhưng anh ta nhanh chóng xác định được tình thế và vui vẻ
siêu thoát).
Tất cả các hạng người này, do thể vía nặng, không đủ mức tự thăng đến
chỗ lỗ đen, nên không qua lỗ đen. Khi vừa chết xong, họ thấy mình thoát
ra khỏi thể xác, đứng bên, hoặc thì đứng “lơ lửng” trong không gian cạnh
xác chết (trần nhà, trên cửa sổ). Họ nhìn rõ xác chết, cũng như những gì
diễn ra xung quanh đó, tự thấy mình nghe được mọi âm thanh, lời nói từ
xa, có thể đi xuyên qua sắt, tường (vì họ đã là một loại sóng). Khi anh ta
xác định được tình trạng “chết” của bản thân, anh ta rất hoảng hốt. Do sức
hút ánh sáng (năng lượng) từ bên ngoài, một cách không cưỡng được, có
thể anh ta bắt đầu đi ra khỏi phòng, đi lang thang, có thể người thân đã quá
cố của anh ta tìm đến, nói chuyện với anh ta, hoặc anh ta muốn đi xem. Ở
Đông có thể sang Tây bán cầu một cách nhanh chóng! Anh ta nhìn thấy,
hiểu được người đang sống nghĩ gì. Anh ta có thể tìm cách gọi hoặc tiếp
11
cận một ai đó (người sống), nhưng họ không hề biết đến sự có mặt của
anh ta. Anh ta sẽ thấy ngạc nhiên về điều này!
Nên nhớ: Lúc này, linh hồn giữ nguyên bản chất đặc điểm, tính cách và
hình dáng như người còn sống. Tại sao lại mang hình dạng người sống, vì
linh hồn biết về một hình thể tự nhiên quá cũ của mình, chính cơ thể mình,
anh ta còn mang theo thể vía của mình, chính là mình, nên anh ta “ tạo” ra
một bản thân hình ảnh mình. Sau đó anh ta còn ngạc nhiên thấy rằng, anh
ta có thể hình dung được ( tạo ra) được một hình ảnh trong tâm tưởng (ví
dụ: anh ta nghĩ có một ngôi nhà to, anh ta sẽ thấy ngôi nhà trong đầu rất
rõ, nó ngay trước mắt anh ta). Nhưng trí năng này đòi hỏi một tư duy, nên
linh hồn chưa giải thoát thường “luẩn quẩn” với những khát vọng dày vò
đang đè nặng lên, do thể vía đòi hỏi. Việc đau đớn nhất, có thể khiến linh
hồn phát khùng lên, đó là việc anh ta tiếc nuối, luyến tiếc cuộc sống trần
gian, với tất cả những gì của cuộc sống ấy, nhưng không còn hy vọng, nên
đau khổ.
Đó là các cảnh giới thấp: 1-2-3.
* Đối với các bậc chân tu, công đức lớn, thấu Chân lý lớn và đắc đạo:
Một là: Có Thiên xa của Thượng đế, có phái các sứ giả tinh binh đón đi
thẳng lên Thượng giới, không qua lỗ đen. Người như vậy lên Thượng giới (
cảnh Chín), hoặc ở cảnh cực cao là cảnh Tám.
Hai là: Linh hồn thăng lên, do thể vật chất rất đỗi thanh nhẹ, cao quí của
mình, anh ta có thể lên đến cảnh Bảy, cảnh Tám. Các đức Phật (các vị giác
giả), các vị tôn giả, các vị thánh, các vị đạo hạnh đón. Mở phép quần tiên
đón rước ( Lời Vua Cha giảng rõ thêm). Hoặc: Những người thân đã đắc đạo
ở cảnh giới cao xuống đón.
* Đối với các kẻ ác tội: Trước kia, Thượng đế tạo ra địa ngục để nhốt tội
đồ, những bọn có tội lớn, để trị tội bọn này. Địa ngục lúc đó là một nơi giam
giữ bọn tội đồ này. Vì việc giáo hoá bọn chúng mất công lâu lắm, việc trừng
trị bọn chúng không hết được nghiệp, lại còn tạo ra sự oán thán đến hai
lần, cho nên bọn chúng khi được thả ra, lâu giải thoát, lại càng hung hăng
trả thù, đánh phá người tốt, xúi bẩy kẻ ác, làm điều ác thêm. Cho nên nước
quỉ càng nhiều bọn tà ma ác quỉ dồn tụ về. Thượng đế thấy được điều đó,
nên mở lượng hoá sinh, lấy đức từ bi để giáo hoá nhân sinh, nên Cha
chúng ta đã cho đóng cửa địa ngục. Việc đóng cửa địa ngục đã tạo ra các
cuộc chiến tranh dã man vừa qua; bọn tà quỉ, các sao ác sát đã giáng sinh,
quần tụ thành các quốc gia, dân tộc và gây hoạ chiến tranh đẫm máu! Tất
yếu, theo qui luật, cái thiên thắng cái ác, đó là chân lý bất biến, nên bọn
chúng bị các thành phần thiện tính đánh bại, bị trừng trị ngay trên Hạ giới!
Sau đó, bằng ánh sáng cua ý chí, Thượng đế đã cho loài người thấu hiểu
hơn về lẽ sinh tồn, về hoà bình, về nhân sinh; tiếp tục giáo hoá chúng sinh,
12
phổ giáo để nhân loại tiến lên Thiên đường Hạ giới. Đó là qui luật. Việc
tuân theo qui luật đó là con đường và là điều kiện để tồn tại của loài người.
Việc nhận thức lại Chân Lý theo điều kiện mới là một điều rất cần thiết.
Ngày nay không còn địa ngục, nhưng bọn ác tội vẫn bị các thần linh, các
tướng, các đức Phật quản lý. Bọn tội lớn bị cho vào “Trường giáo linh”-do
Ta quản lý, có các binh tướng nhà Trời canh giữ. Ở đây, bọn chúng được
học hỏi để tiến hoá, bằng cách học hỏi các bài học để thấu đạt về Chân Lý
của Thượng đế, về các tri thức cần thiết để đầu thai. Các bọn khác ở các
cảnh giới thấp cũng đang tiếp tục học hỏi. Rồi khi trở lại Hạ giới đầu thai,
họ lại học lại trường học lớn nhất là Hạ giới và cuộc sống để tiến hoá không
ngừng.
Bọn ác tội đặc biệt, bị các binh tướng giam lại, cho vào các trường giáo
linh, ăn mày ân đức của Đức Phật, các thần thánh, được ăn của bố thí và
phát lộc của dương gian để thấu đạo đức mới. Bọn chúng được các thần
Phật chở che, nhưng lại bị các vong linh tiến bộ chửi rủa, phân biệt đối xử,
ghét bỏ làm bọn chúng rất sợ hãi và xấu hổ, hổ thẹn và cải từ tà sang chính.
Nơi đây qui tập các vong hồn lạc hãm, bọn xấu xa, ác tội, do quyền năng
của Thượng đế cai quản ( Ta), giáo hoá chúng, theo các nghi lễ và bài học
đặc biệt, để chúng mau siêu thoát; khi siêu thoát, chúng sẽ được Thượng
đế cho lên các cảnh giới bậc trung (4-5-6) để học hỏi, chuẩn bị đầu thai,
chứ không cho xuống các cảnh giới thấp nữa, vì thực ra bọn chúng đã biết
cải tà qui chính, vì đã được giáo dục và siêu thoát. Giáo linh là một chức
năng đặc biệt. Đó là cách nhanh nhất giúp linh hồn tiến hoá, làm thiên linh
đỡ phức tạp và lộn xộn, làm giảm các tai kiếp về sau cho các linh hồn. Đây
là sự ân sủng vĩ đại của Thượng đế cho loài người, mà không phải một đạo
giáo nào cũng có! Tất nhiên, bằng cách này, đã làm cho thế giới Hạ giới
của tương lai bớt đau khổ, nhanh tiến hoá đi đến Thiên đường Hạ giới, rồi
lên Thiên đường Thượng giới.
Định luật tiến hoá linh hồn:
Linh hồn luôn có tính độc lập với Thượng đế, được tiến hoá từ thấp lên
cao, tuân theo qui luật tự nhiên, thông qua các trường học của Hạ giới và
trường học Đạo; luôn có tính thăng từ cảnh thấp lên cảnh giới cao hơn;
không có linh hồn xấu xa, chỉ có linh hồn chưa biết đến chính bản thân và
Chân Lý của Thượng đế mà thôi. Chỉ có ánh sáng cao đẹp của Người với
sự cứu rỗi, sự đại từ đại bi của Mẫu Vương mới giải thoát được những đau
khổ của chúng ta: những linh hồn con người.
* Hai phương pháp tiến hoá linh hồn:
Tất yếu, chúng ta phải trải qua trường học Hạ giới để tiến hoá. Sự tiến hoá
Hạ giới là cái đích của sự sáng tạo tự nhiên, không có Hạ giới, thì chúng ta
13
không có tiến lên được Thượng giới. ( Theo nghĩa hẹp-tức là Thượng giới
dành cho các nhân linh hoàn thiện, mà Hạ giới là nơi học tập-Không có Hạ
giới thì sao có nhân linh ở Thượng giới).
Đây là phương pháp không thể không có, dù thời gian rất chậm.
Thứ hai: Giúp linh hồn-con người (nói chung) tiến hoá nhanh hơn, rút ngắn
thời gian tiến hoá ở Hạ giới (Tiến lên Thiên đường Hạ giới) và rút ngắn thời
gian ở Trung giới để đầu thai trở lại, làm cho quá trình luân hồi ở các kiếp
ngắn lại, bằng cách tu theo Thiên Đạo của Thượng đế.
Chúng tôi có cách giúp cho sự tiến hoá nhanh hơn, thậm chí nhanh nhất
hiện nay, tiếp cận với Thượng giới, vì chúng tôi chỉ ra được qui luật phát
triển tiến hoá của linh hồn và thông qua sự cải tạo xây dựng xã hội Hạ giới
một cách tích cực theo ý chí, Chân Lý của Thượng đế. Đây là điểm khác
nhau rất lớn giữa khả năng của chúng tôi với các tôn giáo khác. Việc nhận
thức lại bản chất của linh hồn là một khoa học mới mẻ, giúp tìm ra mọi qui
luật khác của thế giới. Việc xác định Ba Đại giới, cùng các cảnh giới, giúp
phân biệt được các nấc thang tiến bộ của giới Thiên linh-cũng là nấc thang
tiến hoá của con người-linh hồn. Điều này cũng rất quan trọng, vì đó là
khoa học chính xác về tự nhiên, theo qui luật tự nhiên, phát triển từ thấp
đến cao. Nó giải toả ý thức về Thiên đường, Địa ngục. Không phải chết đi,
chúng ta được lên ngay Thiên đường, hoặc khái niệm Địa ngục đã thay đổi,
giúp cho chúng ta phương pháp phát triển linh hồn tốt hơn và hoàn thiện
hơn.
III-BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI
* Con người: Là tổng hoà của cấu tạo vật chất đơn giản (thể xác) và vật
chất cao cấp (linh hồn): Là kết quả của sự tiến hoá của tự nhiên; là sản phẩm
sáng tạo tất yếu của Thượng đế và là hình ảnh của Thượng đế; là động vật
có tiến hoá cao nhất ở trần giới, phù hợp với xã hội hiện thực, tạo ra xã hội
và là nhân tố của xã hội.
* Thể xác-vật chất đơn giản: Thể xác của con người là bao gồm toàn thể
phần cấu tạo nên hình dạng ( cá thể). Các bộ phận vật chất của cơ thể nhìn
thấy được. Thể xác con người là Vũ trụ thu nhỏ, chứa nguyên khí Vũ trụ,
là sản phẩm tinh vi nhất của Vũ trụ. Thể xác chịu ảnh hưởng của các qui
luật sinh hoá, có tuổi thọ phụ thuộc vào các giá trị tích tụ và duy trì nguyên
khí Vũ trụ trong nó. Thể xác con người chấp nhận sự tìm hiểu và khám phá
như nền y học hiện đại nghiên cứu. Nhưng nay Thiên Đạo tìm ra qui luật,
kiến thức mới về cơ thể con người như: “Qui luật chuyển hoá nguyên khí
từ trường trong con người”, ‘các cửa sổ của con người”, “khai mở năng
linh”, “ sự vận hành của khí, trí, lực”, “cải tạo tế bào bằng nhân điện”, “Điều
14
khiển tâm hồn và chữa trị nhân cách”, “Não người-bộ ra-di-o-máy phát điện
đa chiều”, “phép biến đổi linh hồn”…(Nguyên Lý Trung Phương bổ trợ).
Các công trình này, khi được phổ quát kiến thức, mở ra hướng nghiên cứu,
giúp nhận thức con người hoàn thiện hơn về bản thân một cách khoa học.
Dòng nguyên khí lưu chuyển trong con người là nguồn cung cấp và duy trì
năng lượng tự nhiên, trong đó có linh hồn dựa vào dòng nguyên khí này để
duy trì sự tồn tại của cơ thể theo qui luật tự nhiên. Các huyệt đạo chính là
các điểm nối tập trung nguyên khí: Các dòng máu là vật chở nguyên khí.
Nguyên khí lan toả khắp cơ thể. Giống như trái đất vậy và Vũ trụ cũng vậy.
Thức ăn là vật nạp năng lượng trực tiếp cụ thể. Còn nguyên khí gốc được
hình thành, được Thượng đế tu tạo ngay từ ban đầu, nó là một “cơ chế”
mở, được biến đổi theo các qui luật khắt khe của tự nhiên, là một hành lang
cụ thể, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nguyên năng, tức là sự tác động
tự nhiên, tức Thượng đế an bài: Đó chính là số phận của thể xác (sống,
chết).
Cơ thể con người là cơ thể của một động vật, do đó, nó cần thiết các yếu
tố thông thường của động vật như: Cơ chế bản năng, cơ chế sinh hoá, cơ
chế chuyển hoá vận động. Nó đơn thuần là một thể xác dục vọng tầm
thường. Nó là bộ máy cao cấp kỳ diệu của tự nhiên-không thể hoàn thiện
hơn được nữa. Mọi vấn đề của nguyên khí có được của cơ thể, đều biểu
hiện cụ thể, trực tiếp ở thể xác. Nguyên khí mạnh, tất mặt, hình dáng, khí
chất, gan bàn chân tay…(gọi là tướng học hay diện tướng) có các đặc điểm
tương ứng và ngược lại. Cho nên, số và tướng hài hoà với nhau, không có
gì là bí hiểm cả. Về cấu tạo, đặc tính, nguyên lý hoạt động, sự vận hành
của cơ thể con người, đến nay khoa học đã nghiên cứu, mổ xẻ nhiều, đạt
được những thành tựu sát thực. Duy có một về sự hình thành của tư tưởng
(suy nghĩ), cấu tạo như thế nào, nguyên lý tồn tại của nó. Động vật cao cấp
thì cótư duy (tức đồng nghĩa với việc có linh hồn), thì khoa học chưa chứng
minh được.
Tại sao nói: Thể xác là “vật chất đơn giản”. Bởi vì: Vốn dĩ thể xác nếu tách
khỏi linh hồn, thì nó là vật vô tri. Nó “đơn giản” so với “vật chất siêu đẳng”
là linh hồn khi chết, và là “hồn vía” khi người còn ở thế gian. “Vật chất đơn
giản” cấu tạo bằng các phân tử hạng nặng, là khối nặng. Các điện tử hoá
học tạo nên các phân tử này, hoạt động chậm, nặng nên tiêu thụ năng
lượng lớn. Càng tiêu thụ năng lượng lớn, cơ thể càng nặng nề, các phân
tử càng nhanh già. Đó là lý do tại sao người tu hành ăn kiêng khem, lại
sống thọ. Người ăn thịt nhiều, tuổi thọ lại ít hơn những người sống thanh
bạch. Đặc biệt, sống thanh sạch dễ siêu thoát hơn người sống không thanh
sạch, nặng về vật chất, nhiều tham vọng. Vấn đề này có ngược với chủ
trương là phấn đấu an lạc, no ấm không? Chúng ta không chủ trương sống
15
thanh bần, mà sống thanh sạch: Thanh sạch tinh thần và thể xác. Nếu còn
đói khổ thì còn mưu cầu, còn sinh ra vô số tham ác khác nhau; vả lại, mục
đích của con người muôn đời là no ấm hạnh phúc, các kiếp trước tu tốt,
kiếp sau mới an khang, no ấm, ấy là luật Trời. Nhưng thanh sạch, no ấm
phải có đạo đức. No ấm, giàu sang mà có đạo đức thì quý vô cùng! Con
người đã hưởng no đủ, ấm lòng, sẽ hướng về cuộc sống xa các thứ xa xỉ
để chuẩn bị cho hành trang tinh thần lên Thượng giới.
Vấn đề tâm lý khát vọng, tham vọng cực kỳ quan trọng trọng các cảnh giới:
Thế thì một giáo hữu no ấm, đầy đủ, không thèm khát gì, lại thuần đạo
Chân Lý, coi khinh sự phàm tục vật dục ở cuối đời, thì sẽ giải thoát nhanh
hơn các loại khác!
Thiên đường Hạ giới có, khi con người đạt đỉnh cao về hạnh phúc cá nhân
và hạnh phúc tư tưởng, thế thì còn hối tiếc gì, mà không về Trung-Thượng
giới? Vấn đề là ở chỗ mục đích sống là gì? Cùng thiện, cùng no ấm, cùng
tiến bộ, cùng thanh sạch, phải cần thanh sạch, hoặc ngược lại. Thế đó!
* Hồn vía (linh hồn)-vật chất siêu đẳng:
Khi còn sống ở trần gian, linh hồn tồn tại, ngự trị trong thể xác gọi là “hốn
vía" người.
Hồn người (linh hồn): Là tổng hoà các giá trị vật chất siêu đẳng, được
tích luỹ từ nhiều kiếp sống khác nhau, có sự tiến hoá theo qui luật Nhân
quả, duyên nghiệp. Là một hệ thống thông tin dạng sóng, có nhiều cấp khác
nhau; là một hệ tư duy đặc biệt, đặc trưng của con người trong ý thức.
Ý thức là một khái niệm chung chung. Động vật cấp thấp cũng có ý thức
đặc trưng tương ứng. Con tinh tinh có ý thức không? Có chứ! Nó rất chăm
lo, bảo vệ con, biết lãnh đạo, đấu tranh, phân công công việc trong bầy
đàn. Ai bảo nó không có ý thức? Nó có hồn của nó, khi chết đi, nó có linh
hồn. Chỉ khác là ở trình độ thấp, so với con người mà thôi. Các loại động
vật khác cũng thế.
Vô thức: Là hành vi, tình trạng nhận thức khi con người giảm sự tập trung,
sự ý thức giảm xuống, nhưng linh hồn người vẫn hoạt động, chỉ đạo thể xác
hoạt động. Ý thức và vô thức là hai cấp chỉ huy của hồn người. Khi vô thức,
trong vô thức đôi khi hồn vẫn sáng sạo, làm việc, có khi tạo ra các tác phẩm
vĩ đại, như một số trường hợp ( ví dụ: nhà hoá học Mendeleep…).
Ta chỉ nên gọi: Sự ý thức, sự vô thức. Ý thức không đồng nghĩa với tư duy,
tư tưởng, sự nhận thức. Tất cả những cái này là những khả năng của hồn
người. Vì khoa học thô mộc, giản đơn và thậm chí lạc hậu trong cái vỏ hiện
đại-không công nhận linh hồn, nên có khi qui nạp toàn thể sự suy nghĩ, tư
tưởng, các nội dung và biểu hiện của não trong một khái niệm, đó là khái
niệm ý thức, thực ra không phải thế.
16
Hồn người là một hệ thông tin dạng sóng: Như đã trình bày. Cấu tạo của
linh hồn gồm hệ thống các hạt siêu vật chất ( các hạt điện tử nhẹ nhất).
Chúng phải được tổ chức, sắp xếp theo một qui luật nhất định. Qui luật nào?
Trong tất cả các thể dạng vận động của vật chất, thì vận động xoay tròn là
vận động ưu việc nhất, vì các lý do nhanh nhất, tồn tại lâu nhatá; vậy ngay
cả xã hội, các hình thức phát triển, luôn theo qui luật “xoáy trôn ốc”, ở dạng
sóng tròn, hướng lên cao. Vậy linh hồn-loại vật chất siêu đẳng, cũng tồn tại
ở dạng này: Trục xoáy trôn ốc, xoay tròn, ngược chiều kim đồng hồ, tịnh tiến
theo các chiều biến hoá.
Trong cơ thể sống, linh hồn vận động theo các kinh mạch của cơ thể để chỉ
đạo nguồn năng lượng cho cơ thể.
*Linh hồn có nhiều cấp khác nhau: Chính là cấp tiến hoá của linh hồn, hay
là trình độ tổ chức các lớp sóng thông tin khác nhau.
Kẻ kém trí tuệ, ắt hẳn là linh hồn của y đơn giản hơn so với kẻ nhân tài
khôn ngoan. Động vật các loại cũng vậy, theo cấp tiến hoá khác nhau; sự
cấu tạo các lớp sóng thông tin càng dày đặc, phức tạp, cho thấy đó là một
linh hồn siêu đẳng hơn. Các lớp thông tin này chính là các lớp tri thức tích
luỹ được của linh hồn. Tri thức tích luỹ trong toàn bộ các kiếp sống. Và nó
chỉ được khai mở từng bộ phận, trong những nguyên cớ và điều kiện khác
nhau. Một người kiếp trước sống tại nước khác, văn hoá khác, kiếp sau
không nhớ được là do không được mở “kênh” thông tin này. Có thể khai
mở bằng phương pháp tâm linh, phương pháp thôi miên.
*Linh hồn là một hệ tư duy đặc biệt:
Bất cứ một linh hồn nào cũng biết tư duy, không tư duy tức là không có linh
hồn; chỉ khác là ở cấp tư duy khác nhau mà thôi.
Hệ tư duy đặc biệt: Hệ này biết “xáo động” các luồng sóng thông tin trong
hệ thông tin, tạo xung sóng mới, có giá trị nhận thức mới; lưu giữ hay không
là do linh hồn quyết định. Vậy, tư tưởng là cấp độ thông tin khi con người
tư duy( tức là đang suy nghĩ) là gì? Tư tưởng là các cấp thông tin, được
tạo ra ở dạng sóng điện trường vật lý. Khi ta tư duy, các phản ứng điện-
hoá học xảy ra ở óc-là cơ sở vật chất của linh hồn trú ngụ. Trong đó, các
dây thần kinh làm nhiệm vụ truyền sóng. Việc tạo ra sóng ( tức tư tưởng)
là do sự “cọ xát” của các sóng thông tin linh hồn, không liên quan gì đến óc
cả. Óc chỉ là “cái nhà” tiếp nhận và chứa sóng thôi: Vì khi óc chết, linh hồn
rút ra khỏi đó, vẫn nguyên giá trị của linh hồn.
Tác động của tư tưởng có khai mở kênh dẫn, lên mọi sự vật hiện tượng,
gây ra hiệu ứng phản ứng lý-hóa học, gọi là tâm năng điều khiển, trong đó
phổ biến nhất là dùng ý chí chữa bệnh, dùng ý dời vật, phóng công cách
không, thôi miên, truyền tâm nhập mật, thần giao cách cảm, linh tính; đặc
biệt khi xuất vía, thực hiện các phép huyền thuật, điều khiển tâm năng trong
17
môi trường vô hình mà người thường không nhìn thấy được; nó cũng ứng
dụng trong lĩnh vực bùa chú, yểm đảo, thư phù, nguyền rủa, cầu khấn, ám
thị…Hoặc với cá nhân, khi lo âu, buồn đau, đã gây bệnh, ốm chết vì buồn;
hoặc tư tưởng, lối sống đã tạo ra trường năng lượng điện từ trường xung
quanh mình, chính là thể vía-đã chứng minh; hoặc khi khai mắt huệ, chúng
ta nhìn thấy hình tư tưởng của chúng ta và mọi người được lưu giữ trong
không gian vật lý 9 chiều, mới thấy ý nghĩ khủng khiếp chừng nào! Do đó,
ý nghĩ mang nghiệp ở chỗ đó. Không gian lưu giữ hình tư tưởng của chúng
ta. Vì khoa học đơn giản ngày nay đang cố gắng đi về…quá khứ, để học
và khám phá bản chất thế giới, nhưng vô số những “nhà” khoa học văn
phòng tham vật chất ấy không thể khám phá được các qui luật của linh hồn,
lượng tử, nên đến nay, họ không công nhận linh hồn và bất lực hoàn toàn
trước những hiện tượng liên quan đến thế giới vô hình!
Trong tương lai, nhân loại phải học lại tất cả từ…cổ xưa; cả khinh thân, tâm
năng điều khiển, chữa bệnh từ xa không dùng thuốc, đến các thuật phong
thủy-thực chất là khoa học về sử dụng năng lượng tự nhiên, các phép
chiêm bói, tử vi…mà thực chất đó là phép toán tìm năng lượng của Vũ trụ
hiệu ứng và chi phối con người, tìm ra qui luật và tính qui luật của nó tác
động đến con người, quả đất, mọi sự vật hiện tượng-có tính qui luật-mà ta
gọi một cách thô thiển là Số Phận.
Các khái niệm: Ý thức, nhận thức, tư tưởng, tư duy, suy nghĩ, vô thức, tiềm
thức, là các khả năng của linh hồn. Có hoặc không có các khả năng đó. Khi
con người hôn mê, trạng thái này vô thức, nhưng hoàn toàn không suy
nghĩ, cứ đờ ra, một cảm giác cứng nhắc đờ đẫn vô hồn. Linh hồn lúc đó ra
sao? Nó đang tư duy, nhưng nó ở trạng thái khép lại các bộ phận khác.
Một người thiên tài chẳng hạn, khi ông ta hôn mê, hoặc bệnh tật làm cho
trì trệ, thì linh hồn ông ta ra sao? Một linh hồn hoàn bị thiên tài còn nguyên,
nó chỉ khép lại các khả năng khác mà thôi!
Trình độ tư duy phụ thuộc cái gì? Phụ thuộc vào trình độ tổ chức thông tin
của linh hồn. Trình độ tổ chức thông tin, hay nói cho đúng là “kho thông tin”
của anh nhiều hay ít, tốt xấu ra sao, thì anh tư duy, tức là anh có khả năng
sản xuất ra các sóng thông tin khác nhau (đó chính là tư tưởng, các giá trị
suy nghĩ). Kho này có sẵn cộng với vừa tiếp nhận của khách quan.
Vậy sự thông minh của con người là gì? Xét theo vấn đề trên thì sự thông
minh vốn là khả năng sắp xếp của hệ thống thông tin, hay chính là trình độ
tổ chức và xử lý thông tin của linh hồn. Sự thông minh có hai khả năng: Do
Trời phú, hai là do rèn luyện. Trời phú, có nghĩa thông minh sẵn. Linh hồn
khin đầu thai, phù hợp với nguyên khí tốt đẹp tương ứng, nên linh hồn có
đủ điều kiện duy trì các yếu tố thuận lợi. Ở chế độ ưu việt hơn về mặt
nguyên khí. Và ngược lại. Do rèn luyện, là do anh biết tích luỹ kinh nghiệm,
18
để lưu giữ tri thức ( Ví dụ anh chọn lọc phương pháp học tập tốt, ắt kết quả
lưu trữ thông tin tri thức tốt). Sau đó là khả năng anh tư duy để cho ra “sản
phẩm” mới-chính là tư tưởng, các phương thức và hệ quả tri giác để có tư
tưởng nhận thức mới. Có người học một biết mười. Học một suy ra ba góc
còn lại. Nhưng có người có nhồi vào đầu cũng rớt ra hết, hoặc không đẻ ra
được cái gì trong cái tối tăm của linh hồn đó.
Tiềm thức là sự khai mở một “hộp” thông tin nào đó của linh hồn, việc nhớ
lại khác tiềm thức, tiềm là có sẵn, được mở không chủ ý. Còn nhớ lại là
chủ ý.
Vậy trong hệ thống đó (tức linh hồn), thì cái gì là chủ đạo, tức chi phối các
hoạt động của hệ thống đó? Chính là “hạt nhân vĩ đại” của linh hồn. Đây là
một khối Nguyên năng hoàn mỹ, trung tâm của linh hồn. Khối này là khối
hạt nhân siêu việt (cụm hạt Trung Phương), qui tụ các lớp hạt điện tử xung
quang nó. Nguyên hạt-hạt nhân này chính là Nguyên năng gốc, là phần
của Thượng đế tách ra cho một sinh linh, qui định nó, chi phối nó. Nó chịu
ảnh hưởng của Nguyên năng lớn, chính là Thượng đế. Cũng như Thượng
đế chịu sự chi phối của Đại Nguyên Năng của Đại Vũ trụ. Hạt nhân này
vĩnh cửu và không bao giờ ngủ.
Bí mật của sự sống linh hồn:
Hiện nay về thuyết sự sống sinh vật trên trái đất, khoa học đã giải thích: Từ
các phân tử, hợp tử rồi thành tế bào, rồi có sự trao đổi chất, thành sự sống
sinh vật, từ đó tiến hoá lên cao thành thế giới sinh vật như ngày nay. Điều
này Pháp ta tạm chấp nhận.
Còn việc tiến hoá của con người, không phải từ loài vượn, mà là sự cô đặc
hồn dần dần, khi hồn các thiên thần được Thượng đế cho xuống thế, tiến
hoá dần đặc dần thân người, việc này sau sẽ bàn thêm. Vì Cha Ta sinh ra
các bầu Thái dương, hành tinh được, thì cũng sinh được hồn xác người,
không có chi là lạ.
Vấn đề mà Ta muốn nói ở đây là cái bí mật nhất, mà chưa một tài liệu nào,
tôn giáo nào, hay chân sư nào nói ra trong suốt lịch sử hàng triệu năm, cho
đến nay là: Công nhận linh hồn? Vậy linh hồn tại sao lại có: Tức hình thành
linh hồn ban đầu? Và vật chất đó có trí tuệ-Ta nói là trí tuệ: Bao hàm cả ý
thức, tư duy, bản ngã. Là do nguyên nhân nào? Đây là câu hỏi làm đau đầu
bao nhà nghiên cứu khoa học tâm linh chân chính.
Chúng ta biết: Nguyên tử có các điện tử, trong các hạt điện tử có các mặt
bán nguyên Spin có khả năng lưu giữ thông tin và tái lập thông tin; đồng thời
khi các nguyên tử liên kết với nhau, thì tạo ra khả năng xử lý thông tin và xử
lý thích ứng với các tác động ngoại cảnh, ngoại lực. Đối với bất cứ nguyên
tử nào cũng có khả năng này. Tích luỹ thông tin và xử lý thông tin: Tạo
19
ra trí tuệ vật chất một cách tự nhiên-đó chính là bí mật hình thành linh
hồn.
Vậy: Có vật chất là có linh hồn-hay khả năng trí tuệ riêng của chúng, ở mọi
cấp độ vật chất. Như vậy: Vật chất siêu đẳng-hay linh hồn luôn luôn sinh ra
một cách tất yếu khi có tồn tại vật chất đó, với tư cách là một chỉnh thể hoàn
chỉnh của vật chất. Và Đại Thượng đế, hay Thượng đế được tạo ra cùng lúc
với việc hình thành Đại Vũ trụ, Vũ trụ. Trước khi Cha chúng ta có, Vũ trụ
thuộc Hư vô khí, trong một Đại Vũ trụ đã có linh hồn là Đại Thượng đế… Đại
Thượng đế quyết định lập Vũ trụ của chúng ta, thì tạo ra Vũ trụ mới. Trước
khi hình thành Vũ trụ của chúng ta, các cấp nguyên tử chưa hình thành khối
lượng Vũ trụ, mà chỉ ở dạng Tổng bộ hạt Trung Phương (Linh hồn Thượng
đế), cùng với dạng khí tinh vân của Đại Vũ trụ phía ngoài, chưa cô đặc. Khi
lập thành Vũ trụ có hình dạng, thì nguyên khí tự nhiên hình thành trí tuệ-thể
xác Vũ trụ tất yếu-đó là Cha chúng ta. Còn chúng ta: Như đã nói: Cũng là tổ
hợp nguyên tử siêu đẳng-được Cha trực tiếp chiết ra theo qui luật phân chia
vật chất; có cá thể vật chất, thì có linh hồn đó; khi linh hồn ta xuống thế đầu
thai, thì kết hợp với vật chất đặc thành con người tại thế. Như vậy: Cha sinh
ra chúng ta. Tất nhiên Cha cũng có thể diệt-tức làm tan rã được chúng ta.
Trong quá trình hành Đạo vừa qua, Bản tôn Ta đánh vô số trận với tà ma,
trong đó có lúc buộc lòng phải diệt vĩnh viễn vài vong linh ác tặc, sau khi đã
giáo hoá, kêu gọi, nhưng chúng quá ác, không hồi tỉnh, không thể siêu thoát
được. Thật đáng tiếc cho những kẻ đã qua hàng triệu kiếp làm người trong
lịch sử tiến hoá của loài người hàng triệu năm qua; chúng không tỉnh ngộ,
thời nay phải diệt, đúng phép Cha dạy, để làm sạch thiên linh, trước Chuyển
thế và xây Thánh Đức.
Đây là bài học cảnh tỉnh cho mọi kẻ chống Thiên Đạo từ nay đến muôn năm
sau.
IV-BẢN CHẤT BẢN NĂNG VÀ BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI
Bản chất bản năng:
Bản năng xác thể thúc đẩy bản năng tinh thần. Và ngược lại, thông qua thể
xác, bản năng tinh thần được thoả mãn.
Thể xác là một cơ thể hoàn mỹ, trong đó luôn diễn ra các quá trình trao đổi
chất, thu nạp năng lượng để nuôi tế bào, thực thể. Diễn ra quá trình tái sinh
và đào thải tế bào, các chất. Nhu cầu to lớn duy nhất của thể xác là nhu cầu
vật chất-dục chất (nạp thức ăn, đảm bảo nhu cầu tình dục, sinh sản) (vật
dục). Từ nhu cầu này, thể xác thúc đẩy não-một bộ phận thể xác, xử lý thông
tin, đó là các tín hiệu ham muốn: ăn, ngủ, tình dục…Nếu đơn thuần nói về
20
“bản năng gốc” thì thể xác con người như thể xác mọi loài động vật khác mà
thôi.
Bản chất bản năng không thể thay đổi được. Nếu tước bỏ bản chất này thì
con người không tồn tại. Tuy nhiên, nếu bản năng này thái quá (tạo ra tội
ác), quá mức bình thường, đòi hỏi bản năng tinh thần đáp ứng cao, nó sẽ
làm cho thể vía của linh hồn thêm nặng; bởi các lớp thông tin của cái nhu
cầu đó vốn đã nặng, càng nhiều càng nặng. Do đó: Một kẻ ham hố thái quá,
khi chết, linh hồn khó siêu thoát, thường ở cảnh giới thấp.
Con người nhờ có linh hồn mà tạo ra ý thức, nhận thức, tư duy, có thể điều
chỉnh được bản năng này bằng phương pháp tu luyện cuộc sống thanh sạch.
Đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, điều chỉnh nó trong phạm vi đạo đức,
phù hợp với qui luật tự nhiên là điều rất quan trọng.
*Bản chất xã hội:
Từ thời Thượng cổ, con người đã biết sống bầy đàn. Tính bầy đàn có ở
các loài động vật khác. Đây là đặc tính cố hữu, do yêu cầu tồn tại của loài.
Trong bầy đàn: Phát huy được sức mạnh tập thể, cá nhân được che chở,
được bảo đảm quyền lợi. Điều quan trọng nhất, là được khẳng định “cái tôi
trong cái chúng ta”. Không có tập thể thì cái tôi vô nghĩa, hay nói một cách
khác: Cá nhân khó tách khỏi cộng đồng. Cộng đồng chính là xã hội (nghĩa
hẹp); nhiều cộng đồng tạo ra xã hội chung (nghĩa rộng).
Vậy bản chất xã hội của con người đầu tiên phải khẳng định là có thuộc
tính sống bầy đàn (cộng đồng). Khi xã hội phân hoá giai cấp, phân chia của
cải, qua các hình thái kinh tế-xã hội, thì các nhân tố này của con người
không mất đi. Chủ nghĩa cá nhân làm cho con người tập trung các bản
năng cá nhân cao hơn, làm cho con người cô độc, lại làm cho con người
lao vào cộng đồng để tìm cách hưởng lợi; tính cộng đồng tăng, nhưng giá
trị tích cực-hay sự cố kết tình người giảm đi.
Khát vọng vật dục cá nhân quá mức-không đồng nghĩa với khát vọng hạnh
phúc chân chính, nó đẩy con người vào tội ác. Khát vọng hạnh phúc chân
chính là tìm các giá trị hạnh phúc, các giá trị cá nhân trong hạnh phúc cộng
đồng. Nghĩa là tôn trọng cộng đồng, xây dựng cộng đồng và có hạnh phúc
từ hạnh phúc chung. Điều này không làm mất giá trị cá nhân, mà giá trị cá
nhân được bảo đảm hơn, không bị tước đoạt, không bị trấn áp, không bị
thui chột.
Trong toàn bộ lịch sử loài người, con người luôn phải giằng co và đấu tranh
(về mặt xã hội) giữa hai thái cực: Đảm bảo hạnh phúc cá nhân và đảm bảo
hạnh phúc xã hội. Các xã hội có giai cấp lãnh đạo thiên về đảm bảo hạnh
phúc riêng, sẽ tạo ra bất công nhiều hơn, và ngược lại. Và không riêng gì
một giai cấp nắm quyền, trong cơ chế lãnh đạo, kẻ cao nhất đi-sống theo
hướng nào, thì xã hội sẽ sống theo hướng đó (cách bảo đảm hạnh phúc
21
cá nhân). Vậy ta không lạ gì câu “thượng bất chính, hạ tắc loạn” ( và ngược
lại).
Do bản chất “sống bầy đàn”, nên cá nhân dễ bị tập thể chi phối, bị cuốn
theo số đông. Do hai nguyên nhân: Tập thể chi phối cá nhân, rất đúng rồi,
giống như hạt nước trong dòng nước. Đó chính là quán tính của đời sống.
Muốn tách ra rất khó. Và không phải cá nhân nào cũng có ý thức được điều
đó. Thứ hai: Do sóng thông tin tư tưởng của các hồn vía tập thể đã tạo ra
lớp sóng tác động chi phối cá nhân lẫn nhau. Đây là sức hút vô hình khó
cưỡng lại được. Lúc ấy lãnh tu có thể thu hút cả tập thể đi theo, với điều
kiện lãnh tu là sản phẩm và đảm bảo các yêu cầu chung của tập thể đó. Đó
là nghĩa hẹp. Nghĩa rộng hơn, tích cực hơn, đó là: Tạo ra tư tưởng để cho
tập thể đi theo-đó là thiên hướng của bậc vĩ nhân, thiên tài, lãnh tu giỏi
giang.
Về tâm lý cá nhân trong cộng đồng: Cá nhân luôn khẳng định cái tôi trước
hết. Cái “tôi” đáng yêu này là “cái tôi của một linh hồn”; anh ta rõ ràng là
một “linh hồn sống”, và do đó anh ta bình đẳng với các “linh hồn sống” khác.
Bản ngã cá nhân thúc đẩy cái tôi, tự khẳng định sự tồn tại của nó. Trong
một cộng đồng, mọi cá nhân đều tìm cách xác lập cho bằng được chỗ đứng,
hay là vị thế của mình trong đó. Khi đã xác định, hoặc xác định bằng cách:
-Chiếm đoạt: Chiếm đoạt tiền tài, chiếm đoạt của cải, “con giống” ,tình dục.
Đó là cách làm cho anh ta vượt lên khỏi người khác.
-Tạo uy thế, khẳng định nhân tố cá nhân: Tạo ra danh vọng, tham vọng
lãnh đạo, những huyễn ngã mang tính cá nhân như: Tự trọng, thích người
khác tôn sùng, thích chỉ huy, khen ngợi, thích nổi trội, thậm chí thích thấy
người khác bị khuất phục (ngay lớp thú, đặc tính cạnh tranh của con đực,
tranh đoạt quyền lãnh đạo, tranh con cái trong đàn, đã có cá tính này).
-Hưởng thụ đắc cách: Là cách hướng thụ nhiều, trong vinh quang, trong
tước đoạt của người khác.
Tham vật chất là đặc tính tự nhiên của con người.
Tất cả ba cách này là nguyên nhân trực tiếp, lớn nhất tạo ra tội ác, tạo ra
bất công trong xã hội. Bất kỳ xã hội nào đến nay cũng không tránh khỏi, dù
con người được giáo dục, hay tạo ra bức bình phong đạo đức giả để phục
vụ cho ba cách đó.
Chúng ta sẽ biết cách khắc phục ba vấn đề trên, trong xây dựng nhân cách
con người, cần bảo đảm hài hoà các lợi ích, nhân tố bản năng xã hội, vừa
bảo đảm hài hoà với cộng đồng. Tạo ra nét đẹp trong cuộc sống, khi thực
hiện phụng sự Thượng đế bằng đạo đức, chúng ta sẽ làm được điều đó.
Chắc chắn tội ác nói chung và cái duyên của con người sẽ giảm đi. Con
người sẽ hạnh phúc hơn.
Có ba cách cơ bản để khắc phục điều chỉnh:
22
-Một là: Giáo dục đạo đức Thiên Đạo, trong vòng tay Thượng đế, với sức
mạnh phù thiện, diệt ác của Người.
-Hai là: Biết hành lang và đặc tính số phận, để tích cực điều chỉnh nhân tố
cá nhân phù hợp tích cực với xã hội, tạo chỗ đứng, tạo mức hưởng thụ
như số phận của anh ta. Đó là tự giác tu luyện, đức năng giữa số phận và
thắng số. Sẽ giảm được tội ác, bất công, ngu muội.
-Ba là: Đưa cả cộng đồng, với sức mạnh đoàn kết giáo dục to lớn, tự điều
chỉnh lẫn nhau, tạo ra tổng thể văn hoá đạo đức sống siêu việt, theo con
đường lý tưởng Chân Lý cuối cùng. Sức hút tư tưởng, các luồng sóng
thông tin và mức năng lượng phù trì của Thiên linh sẽ giúp con người đắc
quả.
Như đã viết: Lương tâm là thứ có sẵn của con người, được Thượng đế
ban cho, hay nói cho đúng là một phần quan trọng của của bất cứ linh hồn
nào, nó cũng là “bản năng gốc”, Lương tâm tạo ra đạo đức. Việc phát huy
nhân tố lương tâm trong xây dựng đạo đức, không phải ai, xã hội nào cũng
làm được. Nó là sợi chỉ đỏ trong xây dựng đạo đức và nó đi theo chúng ta
trên đường Chân lý.
Bản chất tín ngưỡng của con người:
Bản chất tín ngưỡng-tức là khả năng tự nhiên của con người ngưỡng vọng
siêu nhiên-là bản chất có sẵn của con người! Tại sao lại nói thế? Có phải
con người sợ siêu nhiên? Có phải do trình độ văn hoá thấp mà con người
thờ cả ma, gió, sấm, chớp (bái vật giáo), thờ thần thánh, Thượng đế?...
Trước hết cần hiểu: Khi đầu thai, trong các giá trị có sẵn của linh hồn-con
người là hướng về nguồn Nguyên năng bí ẩn (là Thượng đế). Y luôn hướng
lên trên, ra ngoài bản thân. Sự ngưỡng vọng siêu nhiên luôn có sẵn, phát
triển theo lịch sử tiến hoá của con người. Một kẻ có học, đầy đủ vật chất tri
thức vẫn ngưỡng vọng siêu nhiên, có phải là anh ta dốt không? Không phải.
Giống như một phân tử, bị chi phối, bị hút về cực trung tâm, mọi hướng đi,
đến của nhận thức con người là tìm cách giải thích tự nhiên, những bí ẩn.
Đó là khoa học ở bất cứ trình độ nào, con người khi nào chưa lý giải được,
thì còn luẩn quẩn! Thông qua lịch sử, loài người đã tích luỹ được vô số
nhận thức trong kho tri thức của mình, truyền cho các thế hệ, trong đó có
nhận thức về siêu nhân-Thượng đế, các thần thánh. Đó là sự thực không
chối cãi.
Sự phát triển của các thuyết triết học, tựu trung chỉ đi giải quyết các nhận
thức trên, theo hai hướng duy vật hay duy tâm mà thôi!
Bằng cách này hay cách khác: Thượng đế luôn dạy cho con người biết
được sự tồn tại của mình. Người tạo ra các tôn giáo để giáo hoá con người
theo Chân Lý. Người là Đức Chúa Trời của đạo Ki-tô, là Đấng A-La của
đạo Hồi, là Đức Ngọc Hoàng của người phương Đông, là Đấng Brahman
23
của người Ấn…gọi chung Người là Thượng đế. Ta gọi là Thượng đế Chí
tôn Đại Cao Minh, hay là Cao Minh Thượng đế, Vua Cha.
Con người tìm đến tôn giáo, không phải để tự huyễn, để bù trừ những gì
không có ở trên đời. Con người mơ đến một xã hội, hay một tương lai
không tưởng: Đó là Thiên đường. Câu này đúng một nửa, có nghĩa là chưa
đúng hẳn, nhưng nó có giá trị xã hội-tôn giáo.
Tôn giáo giúp con người hướng đến một mơ ước, nằm ngoài đời sống
thực; xoa dịu những thứ không có của cuộc sống. Đây mới là một nửa của
vấn đề!
Thực chất: Sự ngưỡng vọng Thượng đế, như đã nói, là một phần bản chất
bẩm sinh của con người. Dù anh ta có trình độc cao, có đời sống không
thiếu gì, dù anh ta không sợ chết, không sợ cái gì, to nhất là vua, là lãnh
tụ, đến kẻ cướp, kẻ bị xử tội, kẻ cùng đinh, đều hướng đến Người, có phải
họ sợ Người, hay cần Người phù trì? Họ cần: Một niềm tin vĩ đại, một lẽ
sống vĩ đại, một lý tưởng hoàn mỹ và một sức mạnh diệu kỳ! Không ai ngoài
Thượng đế sẽ ban cho họ những thứ đó. Cho nên, con người còn sống,
thậm chí sắp chết, mà còn khát vọng và còn hướng thiện, thì còn nghĩ về
Người, đi theo Người.
Tất nhiên, trong chúng ta ai cũng mơ cầu, nhưng có ai dám không sợ thần
linh? Các tôn giáo trước đã vẽ nên một thứ xã hội xa vời với hiện thực, đó
là Thiên đường sau khi chết. Từ đó nhiều giá trị đã xa rời cuộc sống trần
gian, xa lánh bụi trần, không tích cực đấu tranh và cải tạo xã hội; đặc biệt
muốn con người hoàn thiện, bằng cách xã rời cuộc sống tự nhiên-như thế
là trái qui luật, ý nghĩa tiêu cực, thụ động nhiều hơn là tích cực chủ động.
Trong khi đó, xã hội loài người ngày càng phức tạp, con người tranh đấu,
giết hại lẫn nhau khủng khiếp, họ không tránh khỏi cực đoan khi xem tôn
giáo là một thứ danh hiệu để tiêu diệt lẫn nhau. Đó là các cuộc chiến tranh
núp bóng tôn giáo! Chính điều đó, chủ nghĩa Mác đã phê phán sự tiêu cực
của tôn giáo. Điều đó quá đúng.
Chúng ta sẽ khắc phục những hạn chế của tôn giáo bằng các giá trị nhận
thức mới của chúng ta-được Thượng đế soi sáng bằng các giá trị nhận
thức mới: Bằng nhận thức Chân Lý Cuối cùng, với việc tích cực đấu tranh
với cái ác để xây dựng Thiên đường Hạ giới-là điều kiện tất yếu-cuối cùng
để con người trở về quê hương của mình-về với Thượng đế.
Chúng ta không là tôn giáo, không là đạo cụ thể, mà tuân theo Đạo Trời.
Thờ hay không thờ Thượng đế không quan trọng bằng việc tôn trọng Người
và tuân thei các qui luật tất yếu của tự nhiên. Khi loài người cùng thờ Cha
chung, thì không còn tôn giáo.
Chúng ta không đứng ngoài xã hội hiện thực, không nằm ngoài qui luật tiến
hoá của xã hội loài người. Bằng việc nhận thức khám phá mới về linh hồn,
24
về nguồn gốc các tôn giáo, về bản chất con người, chúng ta sẽ biết cải tạo
con người, xã hội, tôn giáo đi theo hướng tích cực, chủ động. Đồng thời
khắc phục các mặt hạn chế to lớn về mặt triết học của các trường phái triết
học trước, khẳng định: “Thế giới nhất thể vật chất”, “Linh hồn là dạng vật
chất đặc biệt”, giải quyết dứt điểm nhận thức của loài người về Thượng đế,
linh hồn, Vũ trụ, thế giới Đại Đồng tương lai, cùng các biện pháp xây dựng
thế giới Đại Đồng hiện thực trên thế gian-Tức là Thiên đường Hạ giới từ
nay trở đi!
Không ai chống được sự thật. Không ai chống được qui luật tất yếu của
tương lai loài người.
V-NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI
Nhận thức của con người là tổng hoà các khái niệm về thế giới khách quan,
tư duy, xã hội.
Các khái niệm và định nghĩa ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển của con
người. Trình độ đó, có trình độ phát triển và tiến hoá của linh hồn. Nhận
thức của con người mang tính lịch sử, là sản phẩm của văn minh vật chất
và văn minh tinh thần. Văn minh vật chất là các giá trị cao của tiến hoá vật
chất, xã hội; văn minh tinh thần, trong đó có văn minh trí tuệ, tư tưởng, tình
cảm hiện thực xã hội và văn minh nhận thức tâm linh, gọi chung là nhận
thức tinh thần. Sự biến đổi của lịch sử, cùng với sự phát triển của tiến hoá
sẽ làm nhận thức của con người thay đổi. Nhưng sự tiến hoá ấy có tính qui
luật, là vận động xoáy trôn ốc, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, và có lúc thụt lùi. Sự thụt lùi đôi khi như là một nhân tố để kích
thích sự phát triển của nhận thức con người lên một nấc thang mới, một
nấc giá trị cao, mới, rực rỡ hơn. Ví dụ sự nhận thức về thế giới khách quan
duy vật đơn giản hiện nay, sẽ làm cho cuộc đấu tranh duy vật duy tâm phát
triển, có khi là sự xung đột về ý thức hệ, để đẩy mạnh quá trình nhận thức
về hiện thực tâm linh. Nói cho chính xác, là nhận diện đúng đắn về khoa
học tâm linh, tức là thống nhất về mặt nhận thức với nội dung mới là: Thế
giới nhất thể vật chất!
Nhận thức có lúc loanh quanh, vòng vo, thụt lùi, có lúc nhảy vọt. Có những
tư tưởng được phát kiến trước hàng vạn, hàng nghìn năm, sau đó thực tế
mới chứng minh đúng…
*Nguồn gốc của nhận thức:
1-Nhận thức phụ thuộc vào khả năng học tập, tiến hoá và lưu chứa, tiếp
nhận thông tin tri thức trong kho tàng tri thức nhân loại; cộng với sự phát
triển mới, trên cơ sở nhận thức cũ. Nguồn gốc của nhận thức xuất phát từ
25
yêu cầu phát triển, khám phá và nhận thức về thực tại khách quan, tương
lai, quá khứ của con người. Yêu cầu này do cuộc sống chi phối, thúc đẩy
tiến hoá, tiến bộ. Yêu cầu này gần trùng với yêu cầu tồn tại phát triển. Tất
cả các nhận thức đều có tính khoa học: Với tư cách là sự phát triển, thử
nghiệm, sàng lọc và hoàn thiện, công nhận.
Con đường của nhận thức chân lý là từ trực quan sinh động-đến tư duy
trừu tượng-đến trở về thực tiễn, để kiểm nghiệm, thành nhận thức cụ thể-
(theo chñ nghÜa M¸c). Chân lý là sự cụ thể của nhận thức. Chúng tôi công
nhận lý thuyết này về mặt cơ học của nhận thức. Đây là con đường bình
thường của nhận thức, có tính nguyên lý, khi xảy ra một vấn đề nhận thức
thông thường về mặt biện chứng.
2-Sự tiếp nhận thông tin đa chiều: -Sự tiếp nhận kho thông tin có sẵn của
Vũ trụ là yếu tố cực kỳ quan trọng. Thượng đế là một “vũ trụ” chứa thông
tin. Trên Thượng giới có các bảo tàng, kho chứa thông tin, mà mọi thông
tin cực phát nhất của nhân loại, mọi thế giới văn minh đều có! Bản thân
Thượng đế là một kho vô tận tri thức vĩ đại. Người là bậc siêu phàm tối linh,
đại trí, đại thông minh, thần thông biến hoá, mẫn tiệp và uyên bác vô cùng
vô tận! Cho nên mới gọi Người là đấng Cao Minh để phổ giáo cho nhận
thức của loài người trong giai đoạn hiện nay.
Người là Cha chúng ta, sinh ra chúng ta, nên chúng ta được Người truyền
cho các khối kho tri thức ấy mà tiến hoá. Tuỳ từng điều kiện, Cha sẽ cho
chúng ta học tập, tự học tập mà tiến bộ, thông qua sự học tập ở Hạ giới,
thông qua sự phát triển có tính qui luật của xã hội loài người. Nhưng phải
nhớ cho, đó là: Trong những giai đoạn của lịch sử loài người có tính chất
bước ngoặt, Người đều cho các bậc thần thánh tiên phật đại trí đại siêu
linh ở Thượng giới xuống đầu thai trực tiếp giáo hoá nhân loại. Họ mang
trí tuệ, sự linh diệu uyên thâm cùng với cơ duyên định sẵn để đầu thai,
trưởng thành, tạo ra trình độ trong những điều kiện quan trọng cho nhân
loại. Đó là các thiên tài, các nhà khoa học thiên tài, thần đồng, các văn nghệ
sỹ vĩ đại, các nhà hoạt động tôn giáo, chính trị, văn hoá kiệt xuất. Họ còn
là các nhà khai sáng các lý thuyết về tôn giáo, chính trị, văn hoá…Họ không
tự nhiên sinh ra, tri thức của họ không tự nhiên mà có! Họ là các sứ giả của
Thượng đế. Có thể kể ra đây rất nhiều ví dụ về các sứ giả ấy: Các sứ giả
đi thiên xa giáng thế dạy loài người tạo ra các nền văn minh Inca,
Atlantích…Thời kỳ 5: Có Thần Nông dạy dân cấy lúa, các đức Khổng Tử,
Lão Tử, Thích Ca Mâu Ni, Jê-su…Rồi sau này các vị thiên tài khác như
Anh-xtanh, Bétthôven, Menđêlêép… ( Họ sáng tạo trong vô thức, có sự chỉ
bảo-một số ăn chay tự nhiên, công nhận Thượng đế ). Đến Mác, Lê-nin,
Hồ Chí Minh. Họ là tinh hoa của nhân loại. Đa số họ, ở dạng thiên tài bẩm
26
sinh, phát kiến sáng tạo đột xuất, có giá trị lớn và thường có duyên cơ đặc
biệt.
Như thế, lúc đó, thời điểm đó cứ phải làm như thế, sao lại không làm khác
đi? Làm khác đi, thì số phận đã khác đi. Nhưng không có gì vô lý cả: Chúng
ta không ai cưỡng được hành lang số phận định sẵn. Hành lang ấy qui định
ngặt nghèo đến nỗi: Ta chỉ đi gọn trong hành lang ấy, mọi khúc quanh, ta
cố đi thẳng cũng không được, vì không có lối đi! Sự tác động to lớn, cực kỳ
chính xác và linh diệu của nguồn nguyên năng vô tận ( Thượng đế), thông
qua sự tác động trực tiếp của các tinh tú, sóng từ trường tự nhiên và sóng
từ trường tư tưởng của Vũ trụ đã làm cho con người chỉ có suy nghĩ và
hành động trong “bàn tay của tạo hoá”- Tức là Thượng đế vĩ đại! Một người
tỏ ra cứng rắn, không tin số mệnh, tức là anh ta đang làm theo số mệnh!
Vì nhận thức của anh ta chỉ đến thế! Một người không tin số phận, chúng
ta sẽ đọc, chỉ ra mọi đặc điểm, mọi thứ đã đang, và sẽ có của anh ta. Nếu
đến lúc gần chết mà anh ta không tin thì đọc luôn cả số phận linh hồn anh
ta! Và tất nhiên, khi anh ta trở thành linh hồn ở thiên linh, hãy hỏi anh ta
Thượng đế là ai, số phận là gì! Hãy hỏi linh hồn khi sống là kẻ vô thần, khi
họ mãn, họ nghĩ gì về họ? nghĩ gì về thiên linh? Chúng ta phải có trách
nhiệm giáo hoá họ. Giáo hoá cả kẻ sống và kẻ đã chết.
Khoa học thô mộc bất lực khi giải thích hiện tượng sáng tạo trong vô thức,
hay sự truyền tâm nhập mật của các bậc thượng linh cho người trần, hoặc
đơn giản nhất là hiện tượng giáng đồng, những hiện tượng nhận thức bằng
trực giác, linh cảm, thần giao cách cảm…
Đầu não con người giống như một cái ra-đi-ô vậy. Ở các mức khai mở sóng
điện não khác nhau, ta có thể tiếp nhận các sóng và hình ảnh trong vũ trụ
khác nhau. Tại sao lại có ngoại cảm, tại sao lại có người đọc được ý nghĩ
của nhau, do có nhiều cách, trong đó có việc dò được sóng điện não của
nhau.
Nhắc lại vấn đề này: Tư tưởng con người tồn tại ở dạng sóng, phát ra ở
dạng sóng từ trường sinh học, có tính vật lý bình thường, không có gì mà
xa lạ. Việc sóng đó lan trong vũ trụ, hoà nhập vào khối sóng tư tưởng của
người sống, của giới thiên linh, tạo ra một môi trường cực kỳ hỗn độn. Và
một cách tự nhiên, não chúng ta có sự chọn lọc, chọn lựa, bằng việc thu
nạp chúng ở các cấp khác nhau. Khả năng linh tính của con người nhiều
hay ít là do có sự gặp và trùng của tần số tương ứng với đối tượng hoặc
sự vật sự việc, hoặc do sự mách bảo của thiên linh. Một người bị một thế
lực thiên linh tác động ( một vong hồn, một thần thánh, Thượng đế…) mạnh
mẽ, thì anh ta hoàn toàn “chủ động” bị chi phối và làm theo ý chí của thế
lực đó. Về mặt tổng thể, thì tất cả chúng ta đều bị Thượng đế chi phối. Về
mặt cá thể, đôi khi con người bị một thế lực thiên linh chi phối. Hiện tượng
27
lên đồng, các hiện tượng bị bùa yểm đảo, các hành động theo pháp thuật,
các suy nghĩ và hành vi bị quỉ ma tác động, dẫn dắt, thuật thôi miên…khoa
học thô mộc bó tay không giải thích được, cho là mê tín nhảm nhí!
Khi những hiện tượng có tính chất thực tế trong thực tiễn sinh động của
toàn bộ lịch sử nhân loại, thì không thể bị coi là mê tín, nhảm nhí; mà chính
sự quay lưng với các nhận thức đó một cách cực đoan, vô trách nhiệm,
không những gây ra sự ngu dốt, gây hậu quả nghiêm trọng đối với sự hoàn
thiện kiến thức, trong tu tập đạo đức, mà còn làm giảm sự tiến bộ, công
bằng xã hội. Bởi Thượng đế, các bậc thần thánh chủ công bình, tiến bộ,
minh triết!
Con đường nhận thức các giá trị của nhân loại, để đi đến Chân lý, trên con
đường Đại Đồng Đại Thiện còn phức tạp, còn có cuộc đấu tranh giữa các
nhận thức tư tưởng khác nhau, nhưng cuối cùng nhận thức đúng đắn sẽ là
của chúng ta- những người biết tìm ra các qui luật chính xác, đích thực của
thế giới khác quan, con người, xã hội và tư duy. Tương lai mới của loài
người đã rất gần rồi. Những người vô minh không còn nhiều cơ hội.
QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI:
*Nhận thức với tư cách là khả năng ý thức và trình độ ý thức được, của linh
hồn khi ở trong thể xác và cả khi đã rời thể xác.
1-Nhận thức tuyến tính:
-Nhận thức tuyến tính dành cho con người tại thế, khi chưa khai nhãn huệ,
thống nhất với đánh giá của Chủ nghĩa Mác Lê-nin về nhận thức: Từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, trở về thực tiễn kiểm nghiệm. Đó là
nhận thức tuyến tính-có nghĩa là một đường thẳng, theo đường thẳng.
2-Nhận thức phi tuyến tính:
Là nhận thức khi đã khai nhãn, có khả năng năng linh và có thể đã xuất hồn
vía.
Nhận thức phi tuyến tính là nhận thức được một cách đồng thời của ý thức
linh hồn tại mọi thời điểm, cho biết nhận thức được ngay trạng thái, bản chất,
đặc điểm của sự vật hiện tượng mà không thông qua trức quan sinh động
và tư duy trừu tượng thông thường; lập tức nhìn thấy bản thể hiện trạng
cùng những tính chất tương ứng tại chỗ cũng như không tại chỗ, tại các thời
điểm khác nhau, trong một không gian đa chiều phi tuyến tính. Đó gọi là
nhận thức phi tuyến tính.
( Ví dụ: Ngay một lúc, tại một thời điểm: người khai nhãn, hay một linh hồn
nhận thức lập tức được ý nghĩ, bản chất, ý nghĩa, quá khứ, hiện tại, tương
lai, mọi biểu hiện có sẵn và sẽ có của sự vật hiện tượng, con người, mà
28
không cần trải qua trực quan sinh động cụ thể cho từng nhận thức và cảm
giác; không cần qua tư duy trừu tượng-tức là rõ hình ảnh, thấy hết, như ta
nhìn thấy hoặc đã biết rất rõ một cái gì, ai đó, mà không phải suy luận, kiểm
nghiệm…
Đây là trạng thái của người siêu ngộ, khi xuất vía lên cao, hoặc có thiên nhãn
thông, đạt trạng thái hiểu biết, rõ được Chân Lý Tối thượng và mọi điều nhìn
thấy, mà không phải qua bất cứ trường học nào.
-Nhận thức tuyến tính phù hợp với bình diện vật chất đậm đặc, với trình độ
của người bình thường. Trong nhận thức tuyến tính, không gian và thời gian
3 chiều,
-Nhận thức phi tuyến tính của người tu luyện và đạt trình độ giác ngộ cao.
-Trong nhận thức phi tuyến tính, không gian và thời gian nhiều chiều.
Trong nhận thức phi tuyến tính, có trực giác, nhưng trực giác vốn là kinh
nghiệm va linh cảm được lập tức xác định bản chất, nhưng ngay cả trong
cảm tính, tính trực giác cũng đã có. Vậy trực giác chỉ là một phần nhỏ, trong
nhận thức phi tuyến tính. Không phải là một giai đoạn, mà là một nội dung.
-Vì tính phi tuyến tính ở cả trong không gian và thời gian, nên nó nhận thức
được đồng thời mọi biểu hiện của sự vật hiện tượng trong không gian nhiều
chiều. Chính vì lý do này, mà nó nhanh chóng nhận thức được bản chất, đặc
điểm tính chất của sự vật hiên tượng mà thông qua kiểm nghiệm. Do đó
nhận thức phi tuyến tính là nhận thức siêu đẳng! Nó thuộc về vật chất siêu
đẳng, đó là linh hồn của người, và các linh hồn cả vũ trụ.
Tại sao lại có khả năng đó của linh hồn? Vì: Tính lưu giữ các lớp thông tin
trong bức xạ vũ trụ-trong thể vía vũ trụ và con người-linh hồn, ở dạng vật
chất lượng tử, cho nên dùng năng lực của vật chất lượng tử (linh hồn, thiên
nhãn), thì nhận thức được chúng. Tốc độ di chuyển của vi lượng tử nhanh
hơn vận tốc ánh sáng, cho nên, trong một khoảnh khắc, vật chất siêu đẳng
xuyên thấu được mọi tầng vật chất, trong một không gian nhiều chiều, đã
tạo ra cách nhìn và sự nhìn nhiều chiều, được xác lập hầu như ngay lập tức.
VI-VĂN HOÁ CỦA CHÚNG TA
Vì còn gọi là tôn giáo, thì còn phân biệt văn hoá tâm linh với văn hoá khác.
Nhưng văn hoá tâm linh đã và luôn luôn sẽ tồn tại trong mọi hoạt động và tư
tưởng của con người: Tôn giáo là biểu hiện cao của tín ngưỡng trong xã hội,
của ý thức về thiên linh.
Văn hoá bao gồm toàn bộ phương thức sống của con người. Văn hoá tâm
linh bao gồm toàn bộ phương thức sống của con người hướng đến và phục
vụ tín ngưỡng tâm linh, thì đó là kẻ có văn hoá tâm linh, nên khen họ!
NHÂN KINH THIÊN ĐẠO
NHÂN KINH THIÊN ĐẠO
NHÂN KINH THIÊN ĐẠO
NHÂN KINH THIÊN ĐẠO

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Những việc cần làm khi căng thẳng
Những việc cần làm khi căng thẳngNhững việc cần làm khi căng thẳng
Những việc cần làm khi căng thẳng
Little Daisy
 
Thao tác chữa lành cơ thể vi tế
Thao tác chữa lành cơ thể vi tế  Thao tác chữa lành cơ thể vi tế
Thao tác chữa lành cơ thể vi tế
Little Daisy
 

Was ist angesagt? (20)

Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
 
Hợp nhất linh hồn - Sal Rachel
Hợp nhất linh hồn - Sal RachelHợp nhất linh hồn - Sal Rachel
Hợp nhất linh hồn - Sal Rachel
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết
 
Lịch 28 chòm sao
Lịch 28 chòm saoLịch 28 chòm sao
Lịch 28 chòm sao
 
5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý5.3. Các rối loạn tâm lý
5.3. Các rối loạn tâm lý
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên Thần
 
Những việc cần làm khi căng thẳng
Những việc cần làm khi căng thẳngNhững việc cần làm khi căng thẳng
Những việc cần làm khi căng thẳng
 
Thời Đại Bảo Bình
Thời Đại Bảo BìnhThời Đại Bảo Bình
Thời Đại Bảo Bình
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh Hồn
 
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
 
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại ĐạoGiới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
 
Cõi vô hình Vô vi tâm pháp.
Cõi vô hình  Vô vi tâm pháp.Cõi vô hình  Vô vi tâm pháp.
Cõi vô hình Vô vi tâm pháp.
 
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngLợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
 
Thao tác chữa lành cơ thể vi tế
Thao tác chữa lành cơ thể vi tế  Thao tác chữa lành cơ thể vi tế
Thao tác chữa lành cơ thể vi tế
 
Binh Thư Yếu Lược
Binh Thư Yếu LượcBinh Thư Yếu Lược
Binh Thư Yếu Lược
 
Bản đồ sao trong chiêm tinh: Cấu trúc và cách lý giải
Bản đồ sao trong chiêm tinh: Cấu trúc và cách lý giảiBản đồ sao trong chiêm tinh: Cấu trúc và cách lý giải
Bản đồ sao trong chiêm tinh: Cấu trúc và cách lý giải
 
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoBảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
 
Tu đạo tu tâm thiên
Tu đạo tu tâm thiênTu đạo tu tâm thiên
Tu đạo tu tâm thiên
 
Hoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình kýHoạt ngục hiện hình ký
Hoạt ngục hiện hình ký
 
17 10-25-chiêm sát sám nghi và chiêm luân tướng pháp-đủ bài kệ
17 10-25-chiêm sát sám nghi và chiêm luân tướng pháp-đủ bài kệ17 10-25-chiêm sát sám nghi và chiêm luân tướng pháp-đủ bài kệ
17 10-25-chiêm sát sám nghi và chiêm luân tướng pháp-đủ bài kệ
 

Ähnlich wie NHÂN KINH THIÊN ĐẠO

Kinh nhan qua luan hoi
Kinh nhan qua luan hoiKinh nhan qua luan hoi
Kinh nhan qua luan hoi
Đỗ Bình
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã
Little Daisy
 

Ähnlich wie NHÂN KINH THIÊN ĐẠO (20)

Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoNhững Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
 
Chuyển pháp luân
Chuyển pháp luânChuyển pháp luân
Chuyển pháp luân
 
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
 
Hợp nhất linh hồn
Hợp nhất linh hồnHợp nhất linh hồn
Hợp nhất linh hồn
 
Tim hieu hieu ve the gioi, xa hoi, con nguoi (2015 09-11)
Tim hieu hieu ve the gioi, xa hoi, con nguoi (2015 09-11)Tim hieu hieu ve the gioi, xa hoi, con nguoi (2015 09-11)
Tim hieu hieu ve the gioi, xa hoi, con nguoi (2015 09-11)
 
Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
 
Huấn kinh thiên đạo
Huấn kinh thiên đạoHuấn kinh thiên đạo
Huấn kinh thiên đạo
 
Kinh nhan qua luan hoi
Kinh nhan qua luan hoiKinh nhan qua luan hoi
Kinh nhan qua luan hoi
 
Phe binh vo nga
Phe binh vo ngaPhe binh vo nga
Phe binh vo nga
 
Phe binh vo nga
Phe binh vo ngaPhe binh vo nga
Phe binh vo nga
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã
 
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcMinh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
 
D oi net ve phat giao
D oi net ve phat giaoD oi net ve phat giao
D oi net ve phat giao
 
Co hoc tien hoa
Co hoc tien hoaCo hoc tien hoa
Co hoc tien hoa
 
Bi phepluyendao 
Bi phepluyendao Bi phepluyendao 
Bi phepluyendao 
 
Chúng ta từ lúc sinh ra đã sợ sệt nhiều điều sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ...
Chúng ta từ lúc sinh ra đã sợ sệt nhiều điều  sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ...Chúng ta từ lúc sinh ra đã sợ sệt nhiều điều  sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ...
Chúng ta từ lúc sinh ra đã sợ sệt nhiều điều sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ...
 
Cái Chết
Cái ChếtCái Chết
Cái Chết
 
Ánh Sáng của Linh Hồn
Ánh Sáng của Linh HồnÁnh Sáng của Linh Hồn
Ánh Sáng của Linh Hồn
 
Mat tongphatgiaotinhhoayeuluoc.ban2008
Mat tongphatgiaotinhhoayeuluoc.ban2008Mat tongphatgiaotinhhoayeuluoc.ban2008
Mat tongphatgiaotinhhoayeuluoc.ban2008
 

Mehr von Celestial Light

Real Energy Systems, Spirits, and Substances to Heal, Change, and Grow
Real Energy Systems, Spirits, and Substances to Heal, Change, and GrowReal Energy Systems, Spirits, and Substances to Heal, Change, and Grow
Real Energy Systems, Spirits, and Substances to Heal, Change, and Grow
Celestial Light
 

Mehr von Celestial Light (15)

Resources Currently Available for Energy Transition in Vietnam (UNDP)
Resources Currently Available for Energy Transition in Vietnam (UNDP)Resources Currently Available for Energy Transition in Vietnam (UNDP)
Resources Currently Available for Energy Transition in Vietnam (UNDP)
 
Deepening Regional Power Collaboration to Enable a Successful Energy Transiti...
Deepening Regional Power Collaboration to Enable a Successful Energy Transiti...Deepening Regional Power Collaboration to Enable a Successful Energy Transiti...
Deepening Regional Power Collaboration to Enable a Successful Energy Transiti...
 
Energy Transition Roadmap Presentation
Energy Transition Roadmap PresentationEnergy Transition Roadmap Presentation
Energy Transition Roadmap Presentation
 
SỔ TAY TÀI CHÍNH XANH.pdf
SỔ TAY TÀI CHÍNH XANH.pdfSỔ TAY TÀI CHÍNH XANH.pdf
SỔ TAY TÀI CHÍNH XANH.pdf
 
Ngọc Hoàng Kinh_v2
Ngọc Hoàng Kinh_v2Ngọc Hoàng Kinh_v2
Ngọc Hoàng Kinh_v2
 
Ngọc Hoàng Kinh
Ngọc Hoàng KinhNgọc Hoàng Kinh
Ngọc Hoàng Kinh
 
Ngoc Hoang Kinh 1923
Ngoc Hoang Kinh 1923Ngoc Hoang Kinh 1923
Ngoc Hoang Kinh 1923
 
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên MớiNền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
 
Blockchain for Social Impact - Moving Beyond the Hype
Blockchain for Social Impact - Moving Beyond the HypeBlockchain for Social Impact - Moving Beyond the Hype
Blockchain for Social Impact - Moving Beyond the Hype
 
Real Energy Systems, Spirits, and Substances to Heal, Change, and Grow
Real Energy Systems, Spirits, and Substances to Heal, Change, and GrowReal Energy Systems, Spirits, and Substances to Heal, Change, and Grow
Real Energy Systems, Spirits, and Substances to Heal, Change, and Grow
 
Giao Tiep voi Con
Giao Tiep voi ConGiao Tiep voi Con
Giao Tiep voi Con
 
Excel Shortcuts
Excel ShortcutsExcel Shortcuts
Excel Shortcuts
 
Cheat Sheets for AI, Neural networks, Machine Learning, Deep Learning and Big...
Cheat Sheets for AI, Neural networks, Machine Learning, Deep Learning and Big...Cheat Sheets for AI, Neural networks, Machine Learning, Deep Learning and Big...
Cheat Sheets for AI, Neural networks, Machine Learning, Deep Learning and Big...
 
HOW TO FIX THE WORLD
HOW TO FIX THE WORLDHOW TO FIX THE WORLD
HOW TO FIX THE WORLD
 
INSTANT STARTUP
INSTANT STARTUPINSTANT STARTUP
INSTANT STARTUP
 

NHÂN KINH THIÊN ĐẠO

  • 1. 1 NHÂN KINH THIÊN ĐẠO BẢN CHẤT CON NGƯỜI - KHOA HỌC TÂM LINH. THỐNG NHẤT TIẾN BỘ NHÂN LOẠI LINH HỒN CON NGƯỜI LÀ GÌ Tr 1 SỐNG, CHẾT VÀ SỐ PHẬN Tr 4 BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI Tr 13 BẢN CHẤT BẢN NĂNG VÀ BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI – Tr 19 NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI Tr 24 VĂN HOÁ CỦA CHÚNG TA Tr 28 CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC VÀ TIẾN BỘ NHÂN LOẠI Tr30 CON NGƯỜI LINH HỒN CON NGƯỜI I-LINH HỒN CON NGƯỜI LÀ GÌ? Linh hồn con người là một phần của Thượng đế, là một khối linh quang nhỏ trong khối linh quang lớn (Thượng đế). -Linh hồn con người là một khối vật chất siêu đẳng, phát triển cao của vật chất tiến hoá, có ở trong con người. -Khi con người ở trần giới, thì linh hồn tồn tại là ý thức và trí tuệ bao bọc của trường sinh học biến hoá của cơ thể đó. Khi thể xác chết, linh hồn thoát ra, về các cảnh giới khác nhau, gọi là vong linh hay linh hồn. Nó tồn tại ở dạng vật chất bậc cao, không phân hoá được nữa, nên tồn tại vĩnh viễn. Các hạt vật chất này duy trì sự tồn tại bằng cách tự tổ chức theo trình độ tiến hoá của linh hồn đó, được Thượng đế, tức Khối linh quang Lớn quản lý (thu hút) và tiếp năng lượng từ Vũ trụ khi trong thể xác và cả khi rời thể xác. Linh hồn bất tử, bất tan, bất diệt, nhưng trường hợp đặc biệt, Cha và Ta, cùng các thần thánh có thể diệt linh hồn, vì có sinh có diệt. -Tư tưởng, đạo đức, trí tuệ, kinh nghiệm càng tốt đẹp, cao siêu, thì linh hồn càng nhẹ ( màng vía nhẹ ); khi thể xác chết, linh hồn tất yếu được thăng hoá lên cảnh giới cao hơn, có ánh sáng của Thượng đế (Tức là khối linh quang-Đại Nguyên năng) nhiều hơn. Và ngược lại.
  • 2. 2 Tính âm của thể vía được hình thành từ các điện tích thông tin tối, là các điện tích âm. Đó chính là mặt tối của tư tưởng, đạo đức, tình cảm; nó bao gồm các thông tin xấu độc, yếu kém, do con người tích trữ trong quá trình sống ở trần gian. Tính dương của thể vía gồm các thông tin đối lập với những cái xấu kia. Có nghĩa: Con người sống tốt, hay xấu, tham, ác hay vị tha cao thượng, có đạo đức nhiều hay ít mà thể vía của anh ta nặng hay nhẹ (Đây chính là nghiệp quả); và khi chết đi, tuỳ cái nặng hay nhẹ đó mà được hút, kéo, nâng, đẩy về các tầng điện tích khác nhau cao hay thấp trong không gian một cách phù hợp đây chính là các cảnh giới! Và cảnh giới cao nhất là Thiên đường (nơi có Thiên đình, Thượng đế). Nên nhớ, Thượng đế không tuyệt đối làm được việc cho sinh linh lên các cảnh cao hay thấp, mà theo qui luật vật lý tự nhiên, linh hồn đó được hưởng những gì đã có. Thượng đế có các cách giúp linh hồn là: Thấy tốt, thì lập tức cho các thiên sứ đón, hoặc phân định tránh có sự lẫn lộn, do có tác động của nước quỉ (là khối tính âm xấu độc, gồm quỉ vương và các quỉ ma các loại chưa tiến hoá trong Vũ trụ-đối lập với khối dương quang). Bọn quỉ có thể làm xáo trộn việc này, nếu Thượng đế không can thiệp. Thứ hai: Thượng đế có thể có các biện pháp giáo hoá linh hồn các cấp để cho nó xuống thấp hoặc cho nó lên cao nhanh hơn qui luật thông thường, cho nó đi đầu thai nhanh hay chậm, cho nó vào các kiếp nghiệp tiếp theo với số phận như thế nào (tái sinh, tái thế, luân hồi); giữ nó ở thế giới vô hình bao lâu mới cho đầu thai trở lại. Như thế, xét theo nghĩa hẹp, thì Thượng đế xét được số phận linh hồn, định đoạt giá trị của nó sau khi chết (Thượng giới có cơ quan xem xét công tội của linh hồn sau khi chết). Đó cũng là sự phán xét công minh, hoàn toàn phù hợp và phụ thuộc các qui luật của tự nhiên ( qui luật của phép tự nhiên, còn gọi là khoa học, trong đó khoa học về vật lý thông thường). Linh hồn có các tần số giao động khác nhau, ở mức cực thấp (tần số âm), do thể vía nặng hay nhẹ tạo ra; nó giao động liên tục, chuyển động để tồn tại. Tuỳ từng loại linh hồn mà có các tần số giao động nhanh hay chậm. Nếu là một linh hồn có thể vía nặng, có nhiều điện tích âm, tối (phần âm tính nhiều), thì nó giao động chậm chạp, nặng nề, đầy rẫy sự xáo trộn và lộn xộn, không ổn định. Đó chính là một linh hồn chưa siêu thoát, hay nói cho đúng hơn là chưa giải thoát ra khỏi những cái xấu xa của mình, tức là chưa tự do, tự mình làm khổ mình, trói mình chứ không ai trói. Những linh hồn này theo qui luật vật lý tự nhiên, sẽ ở những tầng không gian (cảnh giới) thấp và phía ngoài của khối Đại Linh quang (Thượng đế, hạt nhân Đại Nguyên năng, nơi có tính dương sáng chan hoà), tức ở xa thiên đường. Nó sẽ chịu các lực hút nặng nề của trái đất, chịu sự tác động mạnh mẽ của sóng từ trường từ Thượng đế phát ra, chính là các hành tinh có nguồn năng lượng dương tính lớn trong Vũ trụ, và nó bị “ quằn quại”, đau khổ, vì bị xáo trộn, nó sẽ dần trút bỏ những hạt điện tử nhẹ ở thể vía, để biến đổi nhẹ dần, bị hút lên
  • 3. 3 trên. Các cảnh giới chính là các tầng điện trường khác nhau, ứng với một loại linh hồn có các bước sóng tương ứng. Linh hồn cấp thấp không thể lên cảnh cao được, nếu lên, điện tử âm của nó sẽ bị đốt cháy ngay, mà hình thức là “lửa Tam Muội” đốt nó để trừng phạt nó, nhưng cũng có nghĩa bắt nó siêu thoát cưỡng bức một cách đau đớn; ngược lại, các linh hồn bậc cao hoàn toàn di chuyển trong các cảnh thấp và có thể làm chủ, điều khiển được các cảnh thấp, do có tốc độ di chuyển nhanh hơn, và quan trọng có năng lượng nhiều hơn, do ở trên (Dương-gần Nguyên năng-Thượng đế); chính điều này tạo ra sức mạnh và giải thích tại sao các linh hồn đã siêu thoát, “chết” lâu đời có sức phù trì lớn hơn-có nghĩa là sức tác động của sóng điện này mạnh hơn. Với các linh hồn nhẹ hơn, có nghĩa là thanh nhẹ ( có đạo đức, trí tuệ cao hơn, tu luyện tốt hơn), thì khi thể xác chết, sẽ được thăng ngay lên các cảnh giới cao tương ứng. Và tuỳ từng nhân duyên cụ thể, họ ở đó lâu hay mau, rồi sẽ được luân hồi trở lại trần gian, ứng với nghiệp quả đã có, đã tích lại trong các kiếp gần nhất vừa qua. Về năng lượng cho linh hồn: Với linh hồn nặng, nghiệp quả nhiều, đường nhiên nhiều điện tích âm (đen) bu bám xung quanh và nó cần nhiều năng lượng để “nuôi” các điện tích này. Nhưng tạo hoá có một qui luật rất rõ: Càng dùng nhiều năng lượng, thì các vật chất sống (sinh vật nói chung) càng nhanh bị lão hoá và tan ra nhanh. Như vậy, khi Thượng đế chiếu sáng nó, nó nhanh tan, linh hồn “đau đớn” trút bỏ thể nặng. Đó chính là Thượng đế sử dụng các biện pháp giáo hoá, cải tạo linh hồn, trong đó có việc Cha cho khai sinh các Đạo để giáo hoá linh hồn, phát nguyện và cầu cho chúng sinh “mở mắt” thấy được Chân Lý của Thượng đế. Các linh hồn chưa được giải thoát, siêu thoát cưỡng bức rất sợ ánh sáng, sức nóng, vì ánh sáng từ mặt trời ( cũng là một khối nguyên năng nhỏ của Vũ trụ), chính là một loại sóng có điện tích dương rọi tới, làm tan nó ra, nên nó sợ. Nhiệt độ sẽ làm chúng tan rã, nên bọn này cũng sợ cả lửa, nhiệt độ cao. Hoặc dùng sóng có điện tích cao, có tần số nhanh, mạnh tác động, cũng làm chúng sợ. Ngược lại với linh hồn cấp thấp này, là các linh hồn cao cấp. Đây là các linh hồn được giáo hoá, có ý chí là tư tưởng cao, đạo đức tốt, họ sẽ được thăng lên trên cao theo qui luật vừa nói ở trên. Các linh hồn càng cao cấp, thì càng có sức mạnh, sức tác động của nó trong không gian, thời gian càng lớn; vì họ được gần Thượng đế, được tiếp nhiều năng lượng, nhưng lại dùng ít năng lượng; và đặc biệt, vì được tiến hoá cao hơn, do đó sức tác động trở lại trần gian: Tác động phù trì trần gian mạnh hơn, to lớn, chi phối được các linh hồn cấp thấp. Điều này giải thích hiện tượng: Thượng đế có sức mạnh vĩ đại nhất, vô biên vô lường. Các thần thánh tiên phật, đặc biệt các đức phật có sức mạnh vô biên vô thường. Tổ tiên xa đời, các vị chết trẻ chưa thành gia thất (gọi là tổ cô, tổ cậu) thường rất thiêng, vì họ đã được siêu thoát hoàn toàn. Với người chết trẻ, thanh cao, xưa bọn phù thuỷ đã biết sử dụng linh hồn đó để trấn yểm, vì họ còn thanh sạch nên rất thiêng, bị chúng biến thành quỉ giữ của rất thiêng. Các vị trí giả chân tu khi chết đi cũng rất linh thiêng.
  • 4. 4 Chúng ta phân tích rõ điều này để chúng sinh biết: Tại sao phải theo đạo tu luyện, tại sao phải tiến hành các biện pháp giáo hoá chúng sinh và cả linh hồn sau khi đã về Trung giới. Đây là sứ mệnh các đạo. Chúng ta tiếp thu những kiến thức, trí tuệ ưu việt và mới nhất của nhân loại do Thượng đế truyền cho, nên đây sẽ là khoa học tâm linh mới nhất để giải thích toàn bộ các vấn đề của thế giới, Vũ trụ; đồng thời, có các biện pháp tổ chức để làm chúng sinh nhanh tiến hoá nhất theo Chân Lý của Thượng đế. Thượng đế đã quyết định điều này, khi thế giới đang hỗn độn các giá trị, để mở ra ánh sáng, khai sáng cho toàn nhân loại. Tất cả các lý thuyết của các đạo trước về Thượng đế, đều được chúng ta trân trọng, có cả tận dụng, nếu chúng còn phù hợp. Đến một giai đoạn nào đó, để tồn tại, các đạo phải bổ sung và hợp nhất Chân Lý. Vì Chân Lý của Thượng đế là hệ thống mở, một hệ thống hoàn mỹ, nhưng phải dân hoàn thiện từ từ, theo từng nấc thang tiến hoá cuảu loài người. Những vấn đề lạc hậu, cần cải sửa và điều chỉnh theo lý trí của Thượng đế. II-SỐNG, CHẾT VÀ SỐ PHẬN 1-Thế nào là sống và chết? Sự sống: Là sự vận hành của một cơ thể vật chất theo các qui luật sinh hoá. Đó là một sự tồn tại. Sự tồn tại đó ở dạng này hoặc dạng khác, nhưng ở đâu có linh hồn, thì ở đó có sự sống. Thượng đế đã gieo sự sống xuống trái đất chúng ta theo một cơ duyên đặc biệt. Thượng đế sáng tạo ra con người, ban đầu từ thể vía, sau đó cấu tạo dần, làm thành cơ thể, thông qua rất nhiều phép biến hoá siêu linh. Chúng ta không phải thoát thai ra từ loài vật. Sự sống bao gồm sự tồn tại của linh hồn và thể xác. Chúng ta được gieo linh hồn xuống trái đất, rồi hình thành thể xác theo sự sáng tạo của Cha, hàng vạn năm mới thành như hình ảnh hôm nay. Tất cả các sinh vật có trao đổi chất hữu cơ sinh hoá trong cơ thể đều có sự sống. Và tất nhiên có các loại linh hồn khác nhau, từ cấp thấp đến cấp cao. Loài người có linh hồn cao cấp nhất, mang hình ảnh của Thượng đế. Các sinh vật có linh hồn theo trình độ phát triển của cấu trúc vật chất tạo nên chúng. Nghĩa là: Thượng đế tạo lên chúng làm sao, thì linh hồn tương ứng. Ví dụ: Loài vi rút, có cấu trúc vật chất đơn giản, thì linh hồn của chúng đơn giản. Đó là các chuỗi sóng được hình thành từ thể vía và lõi thông tin của loại sinh vật này. Chúng chưa có trí nhớ, nhưng có các tổ hợp thồn tin lưu giữ hình ảnh của chúng. Tất nhiên chúng có luân hồi. Cây có linh hồn không? Có! Cây có sự sống, đã có trường sinh học của cây, tức là khi cây chết đi, nó cũng lưu giữ sự tồn tại của thể vía và lớp thông tin ghi nhớ cấu trúc hình ảnh của cây đó. Cây có tri giác.
  • 5. 5 Những linh hồn sơ đẳng này tồn tại ở một “thế giới cấp thấp”, khác thế giới của thiên linh. Và ứng với một loại linh hồn ấy, có các thế giới khác nhau. Trong Vũ trụ có đến 3000 thế giới, phát triển từ thấp đến cao, đó là qui luật tiến hoá của linh hồn. Thượng đế vĩ đại của chúng ta ban cho sinh vật ấy những phần linh quang thích ứng. Những “đốm” linh quang ấy tạo ra sự sống cho sinh vật. Linh quang đó là linh hồn. Khoa học đã chứng minh được cây có thần giao cách cảm, cây biết nghe nhạc, hay các vết “trường sinh học” tồn tại sau khi cây đã chết. Với chúng ta, đó chính là linh hồn của cây. Tuy nhiên: Do trình độ tiến hoá của cây rất thấp, các linh hồn của thế giới sơ đẳng ấy rất dễ “tan vỡ”, “náo loạn” khi có xung chấn mạnh của từ trường Vũ trụ, trái đất như: Sao băng, bão từ trường, các cơn bão, sấm sét, chúng hoảng loạn và dồn vón cục lại, lại tan ra, lúc liên kết, lúc tách rời nhau trong thế giới của chúng. Khẳng định: Sự sống là vĩnh viễn. Đó là sự tồn tại và luân hồi vô cùng vô tận cho đến ngày tận thế của Vũ trụ. Sự sống ở đây là sự sống của linh hồn, tức là các khối linh quang các cấp của Thượng đế ban cho các loài sinh vật. Không có sinh vật cấp thấp, ắt là không có sinh vật bậc cao, đio với nó là các thể linh hồn đồng loại. Các sinh vật tiến hoá theo các con đường khoa học ngày nay đã xác định-Theo qui luật tiến hoá của linh hồn mà ngày nay khoa học chưa tìm ra. ( Năm 2008). Nay chúng ta trình bày, xác định qui luật này. Sự chết: Một sinh vật gồm có: Vật chất siêu đẳng và vật chất sơ đẳng. Vật chất siêu đẳng là linh hồn, vật chất sơ đẳng là thể xác thuần tuý. Chỉ có thể xác thuần tuý bị chết đi theo qui luật tự nhiên mà thôi. Không có sự chết tuyệt đối, chỉ có sự chết tương đối, là “cái chết sinh vật thông thường”, là cái sự linh hồn rời bỏ thể xác về cõi vô hình. 2-Sự sống của con người. Sự sống của con người là sự kết hợp hai phần vật chất trong thế giới trần gian loài người. Đây là nghĩa hẹp. Nghĩa rộng: Sự sống của con người là sự tồn tại bất tử của linh hồn, là quá trình luân hồi qua các kiếp của con người. Ứng với mỗi kiếp là các thể xác khác nhau và gắn với một linh hồn duy nhất, bất tử, nhưng trình độ tiến hoá khác nhau trong các kiếp đó. Khối Linh quang Vũ trụ-tức Thượng đế quyết định sự tồn tại, số phận dài hay ngắn của con người sinh vật ở trần gian. Bằng cách: Cho nguồn nguyên năng của Vũ trụ duy trì “sự sống” của cơ thể đó, gắn với một linh quang cụ thể. Linh quang này (tức linh hồn người) chịu sự chi phối của Thượng đế.
  • 6. 6 Giải thích rõ hơn: Con người là “Vũ trụ con” trong Vũ trụ lớn. Khi một cơ thể hình thành trên trái đất, nó chịu ảnh hưởng của các luồng khí nguyên khí Vũ trụ, như: Sóng từ trường trong Vũ trụ (Từ trường các sao, các vệ tinh của mặt trời, trái đất) và đó chính là các Nguyên năng của Vũ trụ. Nguyên năng này tại trung tâm của Vũ trụ, xuất phát từ khối linh quang vĩ đại (Thượng đế). Và đã có thể sáng tỏ hơn điều này: Số phận con người sinh ra được qui định rất rõ, theo qui luật của tự nhiên chứ không bí ẩn gì, không phải là bói toán nhảm nhí! Về mặt vật chất mà nói: Một cơ thể là tổng hợp của hai phần vật chất, hai phần vật chất này bao gồm các thành tố phân tử tạo nên. Các phân tử có cấu tạo từ các nguyên tử. Các nguyên tử bị chi phối bởi các sóng Vũ trụ. Nói một cách chính xác hơn: Chúng là một phần của Vũ trụ, chịu ảnh hưởng từ “hạt nhân” Vũ trụ-đó là Nguyên năng Vũ trụ-do Thượng đế tạo ra. 3-Số phận con người. Tại sao Thượng đế lại quyết định số phận con người một cách chính xác như vậy? Quyết định bằng việc cho linh hồn đầu thai trở lại, cho nó nhập vào nhập vào một thể vật chất sơ đẳng (thể xác). Thể xác này là hai tế bào (tinh trùng và trứng ) vừa nhập thành, tạo ra một sự sống thể xác. Đó là giai đoạn đầu. Vì linh hồn phải chịu một kiếp quả tương ứng, cho nên cơ thể kia ngay từ lúc trong thai, đã phát triển tuân theo ý chí của Thượng đế! Vì sao? Vì: Thai đã hình thành các bộ phận cơ thể, các bộ phận này về mặt quảng tính (to, nhỏ, ngắn, dài, rộng, hẹp…) phải phù hợp với số phận kẻ đó trong kiếp này. Tức là: Về mặt nhân tướng, phải phù hợp trước khi ra đời. Ví dụ: Một kẻ là lãnh tụ vĩ đại đức dộ, thì nhân tướng ắt sẽ khác một kẻ là sát nhân vô lại. Vậy những bộ phận cơ thể đã hình thành ở trong thai, chứ làm sao mà ra đời rồi mới hình thành diện mạo hình dáng tai mắt? Vấn đề cuối cùng của việc số phận này là: Cho ra đời vào thời điểm nhất định, tương ứng, phù hợp tuyệt vời, để con người kia tiếp tục nhận được một nguồn Nguyên năng định sẵn do Thượng đế qui định, tạo nên số phận của cuộc đời người đó. ( Việc này giải thích con người ra đời ở thời điểm khác nhau sẽ có số phận khác nhau. Khoa bói toán tử vi, hà lạc, bốc phệ phương Đông, đó là các phép của con người tìm ra để biết số phận của con người. Thượng đế cho các Thánh xuống để giáo hoá nhân loại nhận thức các phép này). Vì một lý do nào đó, kẻ đó ra đời khác qui luật trên, trái với lẽ tự nhiên, ắt bị Thượng đế trừng phạt. Nhân đây cũng nói luôn: Việc nhân bản tạo ra các bộ phận thuần tuý, tức là không có linh hồn, thì không xét theo thuyết luân hồi này. Tại sao hai người sinh cùng một thời điểm, mà số phận lại vẫn khác nhau như vậy? Hoá ra tử vi sai à? Không phải. Toán tử vi, hoặc các phép toán đoán mệnh
  • 7. 7 chẳng qua là các phép để tìm được bí mật của người đó, hoặc sự vật đó. Nó chỉ là các phép cơ học thông thường, nó chưa giải thích được tận gốc bản chất số phận của con người theo thuyết luân hồi. Các người khác nhau thì có linh hồn khác nhau. Các linh hồn khác nhau lại có nghiệp quả khác nhau; làm sao chúng lại tuyệt đối giống được nhau, giống như khi sống, con người chúng ta giống nhau? Do đó, vấn đề sinh cùng lúc, số phận giống nhau chỉ tương đối mà thôi, nhưng có những nét căn bản giống nhau. Số phận, hay sự chi phối của Thượng đế phụ thuộc vào địa điểm nơi sinh, gia đình, dòng họ (phúc đức, thành đạt), nhà ở, con cái của người đó. Nghĩa là: Các vị trí địa lý trên trái đất khác nhau, thì khi sinh ra, con người chịu tác động (nhận) được nguyên khí khác nhau. 4-Thể xác con người: Thể xác con người là toàn bộ phần vật chất sơ đẳng tạo ra cơ thể sinh vật của con người. Thể xác không tồn tại vĩnh viễn, mà được sinh ra, phát triển, mất đi, không được luân hồi, tái tạo. Là một bộ kết cấu sinh học hoàn chỉnh nhất của tạo háo; là hệ thống các cơ quan, được cấu tạo bằng các phần tử hữu cơ. Thể xác tồn tại hai phần: Xác phàm (phần vật chất nhìn thấy được) và xác phách (phần vật chất không nhìn thấy được). Xác phàm: Thuần tuý chỉ là phần xác thịt vô tri giác khi con người không còn lý trí, hoặc khi “chết” đi (linh hồn rút đi), nó sẽ tan rã, phân huỷ nhanh. Xác phách: Là phần điện từ trường, được tạo ra từ khối vật chất điện hoá học là xác phàm. Các điện từ trường này cũng tồn tại ở dạng sóng thấp, bao bọc thể xác. Khi thể xác chết-tức các điện tử bị phân huỷ, thì nó cũng phân huỷ theo và mất hết, tan vào không gian khi thể xác phân huỷ hoàn toàn. Tuy nhiên trường sinh học này tồn tại rất lâu, để lại các vết trong không gian, cho đến khi bị thời gian xoá bỏ, ( bị sóng từ trường từ khối linh quang-tức Thượng đế thu hút), nó trở về với Thượng đế, trở thành năng lượng chung của Nguyên năng. Như vậy: Theo định luật bảo toàn năng lượng: “Vật chất không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác”. Đây vẫn đúng: Linh hồn về với khối Đại Linh quang, thể phách về với Nguyên năng, xác thịt tan rã, chuyển thành vật chất khác, chuyển năng lượng vào đất cát. Cái câu: Con người từ cát bụi trở về cát bụi không đúng, chỉ đúng với xác phàm mà thôi! Thể xác có các kinh mạch lạc huệt: Đây chính là con đường dẫn nguồn năng lượng của linh hồn nuôi dưỡng cho thể xác. Nguồn năng lượng này chúng ta đã có sẵn do khối linh quang nhỏ (linh hồn chúng ta) và tiếp tục nhận được năng lượng từ Thượng đế (Vũ trụ) trong quá trình tồn tại-thông qua sợi dây bạc nối xuống trục Trung Phương (Long hoả)-theo nguyên lý
  • 8. 8 Dây Trung Phương từ đại khối Nguyên năng. Việc tiếp tục duy trì hay không duy trì, tác động vào quá trình, chất và lượng của nguồn năng lượng này sẽ làm thay đổi sự sống của thể xác (đó chính là số phận được định đoạt từ trước). Thực ra, các đường kinh mạch đó chẳng qua là các đường dẫn sóng, năng lượng tồn tại ở dạng sóng-tức là khí. Sự vận hành của các kinh mạch này lưu thông, làm cho các phần vật chất nhận được khí. Khí bế chỗ nào, chỗ đó hỏng. Khí làm môi trường vận chuyển cho các vật chất hữu cơ (như máu) tới các nơi nuôi cơ thể. Trong các mạch máu cũng chứa nguồn nguyên năng từ linh hồn chỉ đạo. Điều này có thể giải thích: Một nhà thiền sư, hay một nhà Yoga, khí công, có thể dùng ý chí làm bế hay thông các kinh lạc của mình, dồn khí vào một vùng nào đó để chữa bệnh cho toàn cơ thể, dùng ý chí để tiếp nhận năng lượng trời đất (Vũ trụ) nhiều hay ít. Đặc biệt hơn: Làm cho cơ thể ( xác phàm) bất hoại sau khi chết bằng cách: Dùng năng lượng sóng của linh hồn cải hoán phần xác thịt, tác động cho thể phách bảo vệ thể xác, bao bọc không cho thể xác không tan rã. Về năng lượng, họ dồn năng lượng của Vũ trụ ( lấy được do quá trình tu luyện) vào xác thịt, làm cho nó đông cứng, ứ đầy, tồn tại vĩnh viễn. Tất cả các điều đó đã làm cho thể xác không phân rã được nữa (không cần ướp xác). Thể xác lúc đó đặc lại như khối đá và bất hoại. Điều này khoa học thô mộc chưa chứng minh được! ( Vì họ không công nhận linh hồn-vị chỉ huy tối cao trong cải tạo xác thể, theo nguyên lý sử dụng nguyên năng của Thượng đế). Thể xác cần tiếp năng lượng từ vật chất thông thường, là các chất hữu cơ- chuyển hoá hữu cơ nuôi cơ thể. Chỉ có thể cải tạo thể xác bằng hai cách: Dùng hữu cơ nuôi hữu cơ, và dùng nguyên khí nuôi nguyên khí. Đây là hai cách chăm sóc chữa bệnh muôn đời. Trong một cơ thể sống, phải chú trọng cả phần xác và phần hồn. Bất cứ một phần nào bị bệnh, thì cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Hay nói một cách chính xác: Bất cứ phần nào không tuân theo qui luật của Thượng đế-Tạo hoá, thì sẽ bị tiêu diệt, thải hồi. Huỷ hoại tâm hồn, làm hỏng nó bằng ý thức, tư tưởng kém, dẫn đến có hành vi đạo đức kém, tất thể xác, sự tồn tại của con người đó sẽ bị các qui luật thiên nhiên chi phối điều chỉnh. Đúng qui luật, được phù trợ, ngược qui luật, bị đào thải. Thực ra, đó chính là sự gia ân, phạt ác trong tâm linh do Thượng đế qui định, chi phối. Khi phần xác bị bệnh thì phần hồn cũng bị ảnh hưởng, tuy nhiên chỉ ảnh hưởng ở thể vía mà thôi. Có nghĩa: Khi cơ thể bị dị tật, ảnh hưởng đến não bộ, làm cho trí tuệ bị trì độn chẳng hạn, nhưng trước đó linh hồn đã có, sự u mê ảnh hưởng vào thể vía (lớp thông tin bên ngoài), linh hồn đó sau khi xác chết, sự u mê thể vía tan rã dần, thăng lên, thì có thể linh hồn trở về nguyên trạng xưa. Hoặc ví dụ: Khi người sắp chết, thường hôn mê, ý thức không còn, do não bị bế khí, linh hồn co về não, tự bảo vệ bằng thể vía và
  • 9. 9 thể phách. Khi thể xác chết hoàn toàn, thì linh hồn rút về thiên giới. Thể xác có các nhu cầu vật chất sơ đẳng, nên nó tác động, hay nói cho đúng là kích thích các sóng từ trường của linh hồn, thông qua sự biến đổi từ trường các tế bào tạo nên thể xác. Bọn “sóng” này tác động vào sóng của vật chất siêu đẳng (linh hồn), theo qui luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, làm cho linh hồn nhận được thông tin, có phản xạ trở lại các đòi hỏi đó: Đây là quá trình xử lý thông tin của linh hồn. Đáp ứng hay không đáp ứng đòi hỏi của thể xác, là một cuộc đấu tranh: Đây chính là lúc con người phải suy nghĩ: ăn hay không ăn, làm hay không làm một cái gì đó. Đó là cuộc thử thách về lý trí. Ví dụ: Một tham vọng về tội ác giết người, cướp của chẳng hạn: Do thể xác bị kích thích bởi nhu cầu về tiêu tiền( uống rượu, nhậu, chơi bời). Nó thúc đẩy linh hồn, linh hồn đấu tranh. Nếu làm: Tức thực hiện hành vi, lập tức thể vía nhận được một thông tin về hành vi đó. Sự lưu giữ nó vào trí nhớ của linh hồn, là mặt tối của đạo đức. Nếu không làm, thì ngược lại, thể vía không lưu tiếp thông tin. Nhưng thể vía vẫn có thể lưu thông tin đó-đó là ý xấu cũng tạo ra nghiệp! Do đó: Khi thể xác được đáp ứng các nhu cầu vật chất tầm thường của nó, tức là đã làm cho thể vía của linh hồn nặng thêm. Càng nhiều cái xấu thì lớp vía này càng nặng. Điều này giải thích tại sao linh hồn hạ đẳng, có tần sóng chậm, lại bị rơi vào canh giới thấp. Đó là các linh hồn kém tiến hoá nhất ở cảnh giới I. Bọn chúng phải sử dụng một năng lượng lớn để nuôi thể vía dày nặng, đó là sự khốn khổ tận cực, vì khi chết đi, không được ăn uống, hưởng thụ gì nữa, do thể xác đã mất, chỉ còn “ăn” “hưởng thụ” trong tư tưởng-như ngửi được, cảm nhận được; nên cảnh giới I là “địa ngục khổ ải” của những tham vọng không thực hiện được nữa, do thể vía đòi hỏi. Vậy thì: Càng hưởng thụ nhiều vật chất tầm thường ( các dục vọng chung) thì sau khi thể xác chết đi, linh hồn càng bị đày đạo bởi các nhu cầu đó, theo qui luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. 5-Tiến trình chết của con người: (Nghĩa hẹp là chết thể xác). * Đối với cái chết bình thường: Tức là ốm, bệnh, rồi thể xác mãn, theo qui luật “thành-trụ-dị-dịêt”, thì đó là cái chết được báo trước, con người có sự chuẩn bị tinh thần, cho dù không muốn chết. Khi chết, linh hồn trút bỏ thể xác, theo các huyệt. Linh hồn sẽ bị một cú sốc, có thể bị trì độn, tăm tối một thời gian. Đối với các linh hồn được tu luyện và đạo hạnh, theo đạo của Thượng đế, họ sẽ thấy đi qua một cái hầm (lỗ) tối tăm rất dài, sau đó là thấy ánh sáng trong lành, có sắc tia “phóng xạ” hiền hoà chứ không sáng trắng bạch hoặc sáng loá. Tại sao như thế? Linh hồn lúc đó là sóng điện, nó bị hút về phía trên cao, về khối linh quang (Thượng đế). Nếu là linh hồn tu đạo chính, thì lên cảnh giới thứ Năm trở lên. Các cảnh giới từ thứ Năm trở lên gần trung
  • 10. 10 tâm Vũ trụ-Tức Thượng đế vĩ đại-Nơi đó rất xa chúng ta, tính đến hàng vạn năm ánh sáng. Nhưng có một con đường nhanh nhất, đó chính là các lỗ đen trong Vũ trụ (hố đen). Lỗ đen là gì? Chính là các huyệt-kinh mạch của Vũ trụ, nơi đây là đường dẫn sóng nhanh nhất, thậm chí sóng ánh sáng cũng bị hút vào đó. Linh hồn sẽ thấy tối tăm, đi trong một đường hầm, hay đúng hơn là thấy mình bị hút đi một cách không cưỡng được. Sau đó là thấy ánh sáng. Đó chính là ánh sáng của Thượng đế chiếu dọi tới. Càng lên cảnh giới cao, ánh sáng đó càng rạng rỡ và êm dịu. Tất nhiên, sau đó linh hồn có thể trở về Hạ giới, đi về, thường giáng xuống một cách bình thường không qua lỗ đen nữa. Tại sao phải qua lỗ đen? Vì đó là con đường nhanh nhất để nhận ánh sáng của Thượng đế. Nếu đi đường khác lâu hơn, thể vía dần tan rã mới thăng lên được. Sau khi tiếp nhận ánh sáng, còn có nghĩa nhận thêm năng lượng của Thượng đế, đã thấu lý và siêu thoát; linh hồn có thể giáng xuống Hạ giới, xem xét mọi thứ; thường thì linh hồn quay về nhà, nhìn rõ mọi người bên xác mình chuẩn bị tang lễ, hoặc sau đó còn ở nhà lâu, quyến luyến gia đình. Nhưng do đã được giải thoát, nên linh hồn thanh thản tuyệt đối, chứ không đau khổ nữa. Sau đó, theo ý chí của Thượng đế, linh hồn về đúng cảnh của mình. Tất cả các linh hồn có tu đạo chính của Thượng đế, thường thấy thế (trừ các trường hợp nói sau). Đối với người không tu đạo, tu chưa đắc đạo: Tức là anh ta chỉ sống tự nhiên theo cách của mình, theo số phận. Hoặc: Tu đạo nhưng có quá nhiều nghiệp quả, thể vía nặng nề. Hoặc: Những kẻ có tội ác, những người chết đột ngột không đạo, tự tử. ( Những người chết đột ngột, nhưng đã biết Chân lý, trì niệm từ trước thì vẫn đắc đạo, siêu thoát, có thể chậm hơn người thường, nhưng anh ta nhanh chóng xác định được tình thế và vui vẻ siêu thoát). Tất cả các hạng người này, do thể vía nặng, không đủ mức tự thăng đến chỗ lỗ đen, nên không qua lỗ đen. Khi vừa chết xong, họ thấy mình thoát ra khỏi thể xác, đứng bên, hoặc thì đứng “lơ lửng” trong không gian cạnh xác chết (trần nhà, trên cửa sổ). Họ nhìn rõ xác chết, cũng như những gì diễn ra xung quanh đó, tự thấy mình nghe được mọi âm thanh, lời nói từ xa, có thể đi xuyên qua sắt, tường (vì họ đã là một loại sóng). Khi anh ta xác định được tình trạng “chết” của bản thân, anh ta rất hoảng hốt. Do sức hút ánh sáng (năng lượng) từ bên ngoài, một cách không cưỡng được, có thể anh ta bắt đầu đi ra khỏi phòng, đi lang thang, có thể người thân đã quá cố của anh ta tìm đến, nói chuyện với anh ta, hoặc anh ta muốn đi xem. Ở Đông có thể sang Tây bán cầu một cách nhanh chóng! Anh ta nhìn thấy, hiểu được người đang sống nghĩ gì. Anh ta có thể tìm cách gọi hoặc tiếp
  • 11. 11 cận một ai đó (người sống), nhưng họ không hề biết đến sự có mặt của anh ta. Anh ta sẽ thấy ngạc nhiên về điều này! Nên nhớ: Lúc này, linh hồn giữ nguyên bản chất đặc điểm, tính cách và hình dáng như người còn sống. Tại sao lại mang hình dạng người sống, vì linh hồn biết về một hình thể tự nhiên quá cũ của mình, chính cơ thể mình, anh ta còn mang theo thể vía của mình, chính là mình, nên anh ta “ tạo” ra một bản thân hình ảnh mình. Sau đó anh ta còn ngạc nhiên thấy rằng, anh ta có thể hình dung được ( tạo ra) được một hình ảnh trong tâm tưởng (ví dụ: anh ta nghĩ có một ngôi nhà to, anh ta sẽ thấy ngôi nhà trong đầu rất rõ, nó ngay trước mắt anh ta). Nhưng trí năng này đòi hỏi một tư duy, nên linh hồn chưa giải thoát thường “luẩn quẩn” với những khát vọng dày vò đang đè nặng lên, do thể vía đòi hỏi. Việc đau đớn nhất, có thể khiến linh hồn phát khùng lên, đó là việc anh ta tiếc nuối, luyến tiếc cuộc sống trần gian, với tất cả những gì của cuộc sống ấy, nhưng không còn hy vọng, nên đau khổ. Đó là các cảnh giới thấp: 1-2-3. * Đối với các bậc chân tu, công đức lớn, thấu Chân lý lớn và đắc đạo: Một là: Có Thiên xa của Thượng đế, có phái các sứ giả tinh binh đón đi thẳng lên Thượng giới, không qua lỗ đen. Người như vậy lên Thượng giới ( cảnh Chín), hoặc ở cảnh cực cao là cảnh Tám. Hai là: Linh hồn thăng lên, do thể vật chất rất đỗi thanh nhẹ, cao quí của mình, anh ta có thể lên đến cảnh Bảy, cảnh Tám. Các đức Phật (các vị giác giả), các vị tôn giả, các vị thánh, các vị đạo hạnh đón. Mở phép quần tiên đón rước ( Lời Vua Cha giảng rõ thêm). Hoặc: Những người thân đã đắc đạo ở cảnh giới cao xuống đón. * Đối với các kẻ ác tội: Trước kia, Thượng đế tạo ra địa ngục để nhốt tội đồ, những bọn có tội lớn, để trị tội bọn này. Địa ngục lúc đó là một nơi giam giữ bọn tội đồ này. Vì việc giáo hoá bọn chúng mất công lâu lắm, việc trừng trị bọn chúng không hết được nghiệp, lại còn tạo ra sự oán thán đến hai lần, cho nên bọn chúng khi được thả ra, lâu giải thoát, lại càng hung hăng trả thù, đánh phá người tốt, xúi bẩy kẻ ác, làm điều ác thêm. Cho nên nước quỉ càng nhiều bọn tà ma ác quỉ dồn tụ về. Thượng đế thấy được điều đó, nên mở lượng hoá sinh, lấy đức từ bi để giáo hoá nhân sinh, nên Cha chúng ta đã cho đóng cửa địa ngục. Việc đóng cửa địa ngục đã tạo ra các cuộc chiến tranh dã man vừa qua; bọn tà quỉ, các sao ác sát đã giáng sinh, quần tụ thành các quốc gia, dân tộc và gây hoạ chiến tranh đẫm máu! Tất yếu, theo qui luật, cái thiên thắng cái ác, đó là chân lý bất biến, nên bọn chúng bị các thành phần thiện tính đánh bại, bị trừng trị ngay trên Hạ giới! Sau đó, bằng ánh sáng cua ý chí, Thượng đế đã cho loài người thấu hiểu hơn về lẽ sinh tồn, về hoà bình, về nhân sinh; tiếp tục giáo hoá chúng sinh,
  • 12. 12 phổ giáo để nhân loại tiến lên Thiên đường Hạ giới. Đó là qui luật. Việc tuân theo qui luật đó là con đường và là điều kiện để tồn tại của loài người. Việc nhận thức lại Chân Lý theo điều kiện mới là một điều rất cần thiết. Ngày nay không còn địa ngục, nhưng bọn ác tội vẫn bị các thần linh, các tướng, các đức Phật quản lý. Bọn tội lớn bị cho vào “Trường giáo linh”-do Ta quản lý, có các binh tướng nhà Trời canh giữ. Ở đây, bọn chúng được học hỏi để tiến hoá, bằng cách học hỏi các bài học để thấu đạt về Chân Lý của Thượng đế, về các tri thức cần thiết để đầu thai. Các bọn khác ở các cảnh giới thấp cũng đang tiếp tục học hỏi. Rồi khi trở lại Hạ giới đầu thai, họ lại học lại trường học lớn nhất là Hạ giới và cuộc sống để tiến hoá không ngừng. Bọn ác tội đặc biệt, bị các binh tướng giam lại, cho vào các trường giáo linh, ăn mày ân đức của Đức Phật, các thần thánh, được ăn của bố thí và phát lộc của dương gian để thấu đạo đức mới. Bọn chúng được các thần Phật chở che, nhưng lại bị các vong linh tiến bộ chửi rủa, phân biệt đối xử, ghét bỏ làm bọn chúng rất sợ hãi và xấu hổ, hổ thẹn và cải từ tà sang chính. Nơi đây qui tập các vong hồn lạc hãm, bọn xấu xa, ác tội, do quyền năng của Thượng đế cai quản ( Ta), giáo hoá chúng, theo các nghi lễ và bài học đặc biệt, để chúng mau siêu thoát; khi siêu thoát, chúng sẽ được Thượng đế cho lên các cảnh giới bậc trung (4-5-6) để học hỏi, chuẩn bị đầu thai, chứ không cho xuống các cảnh giới thấp nữa, vì thực ra bọn chúng đã biết cải tà qui chính, vì đã được giáo dục và siêu thoát. Giáo linh là một chức năng đặc biệt. Đó là cách nhanh nhất giúp linh hồn tiến hoá, làm thiên linh đỡ phức tạp và lộn xộn, làm giảm các tai kiếp về sau cho các linh hồn. Đây là sự ân sủng vĩ đại của Thượng đế cho loài người, mà không phải một đạo giáo nào cũng có! Tất nhiên, bằng cách này, đã làm cho thế giới Hạ giới của tương lai bớt đau khổ, nhanh tiến hoá đi đến Thiên đường Hạ giới, rồi lên Thiên đường Thượng giới. Định luật tiến hoá linh hồn: Linh hồn luôn có tính độc lập với Thượng đế, được tiến hoá từ thấp lên cao, tuân theo qui luật tự nhiên, thông qua các trường học của Hạ giới và trường học Đạo; luôn có tính thăng từ cảnh thấp lên cảnh giới cao hơn; không có linh hồn xấu xa, chỉ có linh hồn chưa biết đến chính bản thân và Chân Lý của Thượng đế mà thôi. Chỉ có ánh sáng cao đẹp của Người với sự cứu rỗi, sự đại từ đại bi của Mẫu Vương mới giải thoát được những đau khổ của chúng ta: những linh hồn con người. * Hai phương pháp tiến hoá linh hồn: Tất yếu, chúng ta phải trải qua trường học Hạ giới để tiến hoá. Sự tiến hoá Hạ giới là cái đích của sự sáng tạo tự nhiên, không có Hạ giới, thì chúng ta
  • 13. 13 không có tiến lên được Thượng giới. ( Theo nghĩa hẹp-tức là Thượng giới dành cho các nhân linh hoàn thiện, mà Hạ giới là nơi học tập-Không có Hạ giới thì sao có nhân linh ở Thượng giới). Đây là phương pháp không thể không có, dù thời gian rất chậm. Thứ hai: Giúp linh hồn-con người (nói chung) tiến hoá nhanh hơn, rút ngắn thời gian tiến hoá ở Hạ giới (Tiến lên Thiên đường Hạ giới) và rút ngắn thời gian ở Trung giới để đầu thai trở lại, làm cho quá trình luân hồi ở các kiếp ngắn lại, bằng cách tu theo Thiên Đạo của Thượng đế. Chúng tôi có cách giúp cho sự tiến hoá nhanh hơn, thậm chí nhanh nhất hiện nay, tiếp cận với Thượng giới, vì chúng tôi chỉ ra được qui luật phát triển tiến hoá của linh hồn và thông qua sự cải tạo xây dựng xã hội Hạ giới một cách tích cực theo ý chí, Chân Lý của Thượng đế. Đây là điểm khác nhau rất lớn giữa khả năng của chúng tôi với các tôn giáo khác. Việc nhận thức lại bản chất của linh hồn là một khoa học mới mẻ, giúp tìm ra mọi qui luật khác của thế giới. Việc xác định Ba Đại giới, cùng các cảnh giới, giúp phân biệt được các nấc thang tiến bộ của giới Thiên linh-cũng là nấc thang tiến hoá của con người-linh hồn. Điều này cũng rất quan trọng, vì đó là khoa học chính xác về tự nhiên, theo qui luật tự nhiên, phát triển từ thấp đến cao. Nó giải toả ý thức về Thiên đường, Địa ngục. Không phải chết đi, chúng ta được lên ngay Thiên đường, hoặc khái niệm Địa ngục đã thay đổi, giúp cho chúng ta phương pháp phát triển linh hồn tốt hơn và hoàn thiện hơn. III-BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI * Con người: Là tổng hoà của cấu tạo vật chất đơn giản (thể xác) và vật chất cao cấp (linh hồn): Là kết quả của sự tiến hoá của tự nhiên; là sản phẩm sáng tạo tất yếu của Thượng đế và là hình ảnh của Thượng đế; là động vật có tiến hoá cao nhất ở trần giới, phù hợp với xã hội hiện thực, tạo ra xã hội và là nhân tố của xã hội. * Thể xác-vật chất đơn giản: Thể xác của con người là bao gồm toàn thể phần cấu tạo nên hình dạng ( cá thể). Các bộ phận vật chất của cơ thể nhìn thấy được. Thể xác con người là Vũ trụ thu nhỏ, chứa nguyên khí Vũ trụ, là sản phẩm tinh vi nhất của Vũ trụ. Thể xác chịu ảnh hưởng của các qui luật sinh hoá, có tuổi thọ phụ thuộc vào các giá trị tích tụ và duy trì nguyên khí Vũ trụ trong nó. Thể xác con người chấp nhận sự tìm hiểu và khám phá như nền y học hiện đại nghiên cứu. Nhưng nay Thiên Đạo tìm ra qui luật, kiến thức mới về cơ thể con người như: “Qui luật chuyển hoá nguyên khí từ trường trong con người”, ‘các cửa sổ của con người”, “khai mở năng linh”, “ sự vận hành của khí, trí, lực”, “cải tạo tế bào bằng nhân điện”, “Điều
  • 14. 14 khiển tâm hồn và chữa trị nhân cách”, “Não người-bộ ra-di-o-máy phát điện đa chiều”, “phép biến đổi linh hồn”…(Nguyên Lý Trung Phương bổ trợ). Các công trình này, khi được phổ quát kiến thức, mở ra hướng nghiên cứu, giúp nhận thức con người hoàn thiện hơn về bản thân một cách khoa học. Dòng nguyên khí lưu chuyển trong con người là nguồn cung cấp và duy trì năng lượng tự nhiên, trong đó có linh hồn dựa vào dòng nguyên khí này để duy trì sự tồn tại của cơ thể theo qui luật tự nhiên. Các huyệt đạo chính là các điểm nối tập trung nguyên khí: Các dòng máu là vật chở nguyên khí. Nguyên khí lan toả khắp cơ thể. Giống như trái đất vậy và Vũ trụ cũng vậy. Thức ăn là vật nạp năng lượng trực tiếp cụ thể. Còn nguyên khí gốc được hình thành, được Thượng đế tu tạo ngay từ ban đầu, nó là một “cơ chế” mở, được biến đổi theo các qui luật khắt khe của tự nhiên, là một hành lang cụ thể, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nguyên năng, tức là sự tác động tự nhiên, tức Thượng đế an bài: Đó chính là số phận của thể xác (sống, chết). Cơ thể con người là cơ thể của một động vật, do đó, nó cần thiết các yếu tố thông thường của động vật như: Cơ chế bản năng, cơ chế sinh hoá, cơ chế chuyển hoá vận động. Nó đơn thuần là một thể xác dục vọng tầm thường. Nó là bộ máy cao cấp kỳ diệu của tự nhiên-không thể hoàn thiện hơn được nữa. Mọi vấn đề của nguyên khí có được của cơ thể, đều biểu hiện cụ thể, trực tiếp ở thể xác. Nguyên khí mạnh, tất mặt, hình dáng, khí chất, gan bàn chân tay…(gọi là tướng học hay diện tướng) có các đặc điểm tương ứng và ngược lại. Cho nên, số và tướng hài hoà với nhau, không có gì là bí hiểm cả. Về cấu tạo, đặc tính, nguyên lý hoạt động, sự vận hành của cơ thể con người, đến nay khoa học đã nghiên cứu, mổ xẻ nhiều, đạt được những thành tựu sát thực. Duy có một về sự hình thành của tư tưởng (suy nghĩ), cấu tạo như thế nào, nguyên lý tồn tại của nó. Động vật cao cấp thì cótư duy (tức đồng nghĩa với việc có linh hồn), thì khoa học chưa chứng minh được. Tại sao nói: Thể xác là “vật chất đơn giản”. Bởi vì: Vốn dĩ thể xác nếu tách khỏi linh hồn, thì nó là vật vô tri. Nó “đơn giản” so với “vật chất siêu đẳng” là linh hồn khi chết, và là “hồn vía” khi người còn ở thế gian. “Vật chất đơn giản” cấu tạo bằng các phân tử hạng nặng, là khối nặng. Các điện tử hoá học tạo nên các phân tử này, hoạt động chậm, nặng nên tiêu thụ năng lượng lớn. Càng tiêu thụ năng lượng lớn, cơ thể càng nặng nề, các phân tử càng nhanh già. Đó là lý do tại sao người tu hành ăn kiêng khem, lại sống thọ. Người ăn thịt nhiều, tuổi thọ lại ít hơn những người sống thanh bạch. Đặc biệt, sống thanh sạch dễ siêu thoát hơn người sống không thanh sạch, nặng về vật chất, nhiều tham vọng. Vấn đề này có ngược với chủ trương là phấn đấu an lạc, no ấm không? Chúng ta không chủ trương sống
  • 15. 15 thanh bần, mà sống thanh sạch: Thanh sạch tinh thần và thể xác. Nếu còn đói khổ thì còn mưu cầu, còn sinh ra vô số tham ác khác nhau; vả lại, mục đích của con người muôn đời là no ấm hạnh phúc, các kiếp trước tu tốt, kiếp sau mới an khang, no ấm, ấy là luật Trời. Nhưng thanh sạch, no ấm phải có đạo đức. No ấm, giàu sang mà có đạo đức thì quý vô cùng! Con người đã hưởng no đủ, ấm lòng, sẽ hướng về cuộc sống xa các thứ xa xỉ để chuẩn bị cho hành trang tinh thần lên Thượng giới. Vấn đề tâm lý khát vọng, tham vọng cực kỳ quan trọng trọng các cảnh giới: Thế thì một giáo hữu no ấm, đầy đủ, không thèm khát gì, lại thuần đạo Chân Lý, coi khinh sự phàm tục vật dục ở cuối đời, thì sẽ giải thoát nhanh hơn các loại khác! Thiên đường Hạ giới có, khi con người đạt đỉnh cao về hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc tư tưởng, thế thì còn hối tiếc gì, mà không về Trung-Thượng giới? Vấn đề là ở chỗ mục đích sống là gì? Cùng thiện, cùng no ấm, cùng tiến bộ, cùng thanh sạch, phải cần thanh sạch, hoặc ngược lại. Thế đó! * Hồn vía (linh hồn)-vật chất siêu đẳng: Khi còn sống ở trần gian, linh hồn tồn tại, ngự trị trong thể xác gọi là “hốn vía" người. Hồn người (linh hồn): Là tổng hoà các giá trị vật chất siêu đẳng, được tích luỹ từ nhiều kiếp sống khác nhau, có sự tiến hoá theo qui luật Nhân quả, duyên nghiệp. Là một hệ thống thông tin dạng sóng, có nhiều cấp khác nhau; là một hệ tư duy đặc biệt, đặc trưng của con người trong ý thức. Ý thức là một khái niệm chung chung. Động vật cấp thấp cũng có ý thức đặc trưng tương ứng. Con tinh tinh có ý thức không? Có chứ! Nó rất chăm lo, bảo vệ con, biết lãnh đạo, đấu tranh, phân công công việc trong bầy đàn. Ai bảo nó không có ý thức? Nó có hồn của nó, khi chết đi, nó có linh hồn. Chỉ khác là ở trình độ thấp, so với con người mà thôi. Các loại động vật khác cũng thế. Vô thức: Là hành vi, tình trạng nhận thức khi con người giảm sự tập trung, sự ý thức giảm xuống, nhưng linh hồn người vẫn hoạt động, chỉ đạo thể xác hoạt động. Ý thức và vô thức là hai cấp chỉ huy của hồn người. Khi vô thức, trong vô thức đôi khi hồn vẫn sáng sạo, làm việc, có khi tạo ra các tác phẩm vĩ đại, như một số trường hợp ( ví dụ: nhà hoá học Mendeleep…). Ta chỉ nên gọi: Sự ý thức, sự vô thức. Ý thức không đồng nghĩa với tư duy, tư tưởng, sự nhận thức. Tất cả những cái này là những khả năng của hồn người. Vì khoa học thô mộc, giản đơn và thậm chí lạc hậu trong cái vỏ hiện đại-không công nhận linh hồn, nên có khi qui nạp toàn thể sự suy nghĩ, tư tưởng, các nội dung và biểu hiện của não trong một khái niệm, đó là khái niệm ý thức, thực ra không phải thế.
  • 16. 16 Hồn người là một hệ thông tin dạng sóng: Như đã trình bày. Cấu tạo của linh hồn gồm hệ thống các hạt siêu vật chất ( các hạt điện tử nhẹ nhất). Chúng phải được tổ chức, sắp xếp theo một qui luật nhất định. Qui luật nào? Trong tất cả các thể dạng vận động của vật chất, thì vận động xoay tròn là vận động ưu việc nhất, vì các lý do nhanh nhất, tồn tại lâu nhatá; vậy ngay cả xã hội, các hình thức phát triển, luôn theo qui luật “xoáy trôn ốc”, ở dạng sóng tròn, hướng lên cao. Vậy linh hồn-loại vật chất siêu đẳng, cũng tồn tại ở dạng này: Trục xoáy trôn ốc, xoay tròn, ngược chiều kim đồng hồ, tịnh tiến theo các chiều biến hoá. Trong cơ thể sống, linh hồn vận động theo các kinh mạch của cơ thể để chỉ đạo nguồn năng lượng cho cơ thể. *Linh hồn có nhiều cấp khác nhau: Chính là cấp tiến hoá của linh hồn, hay là trình độ tổ chức các lớp sóng thông tin khác nhau. Kẻ kém trí tuệ, ắt hẳn là linh hồn của y đơn giản hơn so với kẻ nhân tài khôn ngoan. Động vật các loại cũng vậy, theo cấp tiến hoá khác nhau; sự cấu tạo các lớp sóng thông tin càng dày đặc, phức tạp, cho thấy đó là một linh hồn siêu đẳng hơn. Các lớp thông tin này chính là các lớp tri thức tích luỹ được của linh hồn. Tri thức tích luỹ trong toàn bộ các kiếp sống. Và nó chỉ được khai mở từng bộ phận, trong những nguyên cớ và điều kiện khác nhau. Một người kiếp trước sống tại nước khác, văn hoá khác, kiếp sau không nhớ được là do không được mở “kênh” thông tin này. Có thể khai mở bằng phương pháp tâm linh, phương pháp thôi miên. *Linh hồn là một hệ tư duy đặc biệt: Bất cứ một linh hồn nào cũng biết tư duy, không tư duy tức là không có linh hồn; chỉ khác là ở cấp tư duy khác nhau mà thôi. Hệ tư duy đặc biệt: Hệ này biết “xáo động” các luồng sóng thông tin trong hệ thông tin, tạo xung sóng mới, có giá trị nhận thức mới; lưu giữ hay không là do linh hồn quyết định. Vậy, tư tưởng là cấp độ thông tin khi con người tư duy( tức là đang suy nghĩ) là gì? Tư tưởng là các cấp thông tin, được tạo ra ở dạng sóng điện trường vật lý. Khi ta tư duy, các phản ứng điện- hoá học xảy ra ở óc-là cơ sở vật chất của linh hồn trú ngụ. Trong đó, các dây thần kinh làm nhiệm vụ truyền sóng. Việc tạo ra sóng ( tức tư tưởng) là do sự “cọ xát” của các sóng thông tin linh hồn, không liên quan gì đến óc cả. Óc chỉ là “cái nhà” tiếp nhận và chứa sóng thôi: Vì khi óc chết, linh hồn rút ra khỏi đó, vẫn nguyên giá trị của linh hồn. Tác động của tư tưởng có khai mở kênh dẫn, lên mọi sự vật hiện tượng, gây ra hiệu ứng phản ứng lý-hóa học, gọi là tâm năng điều khiển, trong đó phổ biến nhất là dùng ý chí chữa bệnh, dùng ý dời vật, phóng công cách không, thôi miên, truyền tâm nhập mật, thần giao cách cảm, linh tính; đặc biệt khi xuất vía, thực hiện các phép huyền thuật, điều khiển tâm năng trong
  • 17. 17 môi trường vô hình mà người thường không nhìn thấy được; nó cũng ứng dụng trong lĩnh vực bùa chú, yểm đảo, thư phù, nguyền rủa, cầu khấn, ám thị…Hoặc với cá nhân, khi lo âu, buồn đau, đã gây bệnh, ốm chết vì buồn; hoặc tư tưởng, lối sống đã tạo ra trường năng lượng điện từ trường xung quanh mình, chính là thể vía-đã chứng minh; hoặc khi khai mắt huệ, chúng ta nhìn thấy hình tư tưởng của chúng ta và mọi người được lưu giữ trong không gian vật lý 9 chiều, mới thấy ý nghĩ khủng khiếp chừng nào! Do đó, ý nghĩ mang nghiệp ở chỗ đó. Không gian lưu giữ hình tư tưởng của chúng ta. Vì khoa học đơn giản ngày nay đang cố gắng đi về…quá khứ, để học và khám phá bản chất thế giới, nhưng vô số những “nhà” khoa học văn phòng tham vật chất ấy không thể khám phá được các qui luật của linh hồn, lượng tử, nên đến nay, họ không công nhận linh hồn và bất lực hoàn toàn trước những hiện tượng liên quan đến thế giới vô hình! Trong tương lai, nhân loại phải học lại tất cả từ…cổ xưa; cả khinh thân, tâm năng điều khiển, chữa bệnh từ xa không dùng thuốc, đến các thuật phong thủy-thực chất là khoa học về sử dụng năng lượng tự nhiên, các phép chiêm bói, tử vi…mà thực chất đó là phép toán tìm năng lượng của Vũ trụ hiệu ứng và chi phối con người, tìm ra qui luật và tính qui luật của nó tác động đến con người, quả đất, mọi sự vật hiện tượng-có tính qui luật-mà ta gọi một cách thô thiển là Số Phận. Các khái niệm: Ý thức, nhận thức, tư tưởng, tư duy, suy nghĩ, vô thức, tiềm thức, là các khả năng của linh hồn. Có hoặc không có các khả năng đó. Khi con người hôn mê, trạng thái này vô thức, nhưng hoàn toàn không suy nghĩ, cứ đờ ra, một cảm giác cứng nhắc đờ đẫn vô hồn. Linh hồn lúc đó ra sao? Nó đang tư duy, nhưng nó ở trạng thái khép lại các bộ phận khác. Một người thiên tài chẳng hạn, khi ông ta hôn mê, hoặc bệnh tật làm cho trì trệ, thì linh hồn ông ta ra sao? Một linh hồn hoàn bị thiên tài còn nguyên, nó chỉ khép lại các khả năng khác mà thôi! Trình độ tư duy phụ thuộc cái gì? Phụ thuộc vào trình độ tổ chức thông tin của linh hồn. Trình độ tổ chức thông tin, hay nói cho đúng là “kho thông tin” của anh nhiều hay ít, tốt xấu ra sao, thì anh tư duy, tức là anh có khả năng sản xuất ra các sóng thông tin khác nhau (đó chính là tư tưởng, các giá trị suy nghĩ). Kho này có sẵn cộng với vừa tiếp nhận của khách quan. Vậy sự thông minh của con người là gì? Xét theo vấn đề trên thì sự thông minh vốn là khả năng sắp xếp của hệ thống thông tin, hay chính là trình độ tổ chức và xử lý thông tin của linh hồn. Sự thông minh có hai khả năng: Do Trời phú, hai là do rèn luyện. Trời phú, có nghĩa thông minh sẵn. Linh hồn khin đầu thai, phù hợp với nguyên khí tốt đẹp tương ứng, nên linh hồn có đủ điều kiện duy trì các yếu tố thuận lợi. Ở chế độ ưu việt hơn về mặt nguyên khí. Và ngược lại. Do rèn luyện, là do anh biết tích luỹ kinh nghiệm,
  • 18. 18 để lưu giữ tri thức ( Ví dụ anh chọn lọc phương pháp học tập tốt, ắt kết quả lưu trữ thông tin tri thức tốt). Sau đó là khả năng anh tư duy để cho ra “sản phẩm” mới-chính là tư tưởng, các phương thức và hệ quả tri giác để có tư tưởng nhận thức mới. Có người học một biết mười. Học một suy ra ba góc còn lại. Nhưng có người có nhồi vào đầu cũng rớt ra hết, hoặc không đẻ ra được cái gì trong cái tối tăm của linh hồn đó. Tiềm thức là sự khai mở một “hộp” thông tin nào đó của linh hồn, việc nhớ lại khác tiềm thức, tiềm là có sẵn, được mở không chủ ý. Còn nhớ lại là chủ ý. Vậy trong hệ thống đó (tức linh hồn), thì cái gì là chủ đạo, tức chi phối các hoạt động của hệ thống đó? Chính là “hạt nhân vĩ đại” của linh hồn. Đây là một khối Nguyên năng hoàn mỹ, trung tâm của linh hồn. Khối này là khối hạt nhân siêu việt (cụm hạt Trung Phương), qui tụ các lớp hạt điện tử xung quang nó. Nguyên hạt-hạt nhân này chính là Nguyên năng gốc, là phần của Thượng đế tách ra cho một sinh linh, qui định nó, chi phối nó. Nó chịu ảnh hưởng của Nguyên năng lớn, chính là Thượng đế. Cũng như Thượng đế chịu sự chi phối của Đại Nguyên Năng của Đại Vũ trụ. Hạt nhân này vĩnh cửu và không bao giờ ngủ. Bí mật của sự sống linh hồn: Hiện nay về thuyết sự sống sinh vật trên trái đất, khoa học đã giải thích: Từ các phân tử, hợp tử rồi thành tế bào, rồi có sự trao đổi chất, thành sự sống sinh vật, từ đó tiến hoá lên cao thành thế giới sinh vật như ngày nay. Điều này Pháp ta tạm chấp nhận. Còn việc tiến hoá của con người, không phải từ loài vượn, mà là sự cô đặc hồn dần dần, khi hồn các thiên thần được Thượng đế cho xuống thế, tiến hoá dần đặc dần thân người, việc này sau sẽ bàn thêm. Vì Cha Ta sinh ra các bầu Thái dương, hành tinh được, thì cũng sinh được hồn xác người, không có chi là lạ. Vấn đề mà Ta muốn nói ở đây là cái bí mật nhất, mà chưa một tài liệu nào, tôn giáo nào, hay chân sư nào nói ra trong suốt lịch sử hàng triệu năm, cho đến nay là: Công nhận linh hồn? Vậy linh hồn tại sao lại có: Tức hình thành linh hồn ban đầu? Và vật chất đó có trí tuệ-Ta nói là trí tuệ: Bao hàm cả ý thức, tư duy, bản ngã. Là do nguyên nhân nào? Đây là câu hỏi làm đau đầu bao nhà nghiên cứu khoa học tâm linh chân chính. Chúng ta biết: Nguyên tử có các điện tử, trong các hạt điện tử có các mặt bán nguyên Spin có khả năng lưu giữ thông tin và tái lập thông tin; đồng thời khi các nguyên tử liên kết với nhau, thì tạo ra khả năng xử lý thông tin và xử lý thích ứng với các tác động ngoại cảnh, ngoại lực. Đối với bất cứ nguyên tử nào cũng có khả năng này. Tích luỹ thông tin và xử lý thông tin: Tạo
  • 19. 19 ra trí tuệ vật chất một cách tự nhiên-đó chính là bí mật hình thành linh hồn. Vậy: Có vật chất là có linh hồn-hay khả năng trí tuệ riêng của chúng, ở mọi cấp độ vật chất. Như vậy: Vật chất siêu đẳng-hay linh hồn luôn luôn sinh ra một cách tất yếu khi có tồn tại vật chất đó, với tư cách là một chỉnh thể hoàn chỉnh của vật chất. Và Đại Thượng đế, hay Thượng đế được tạo ra cùng lúc với việc hình thành Đại Vũ trụ, Vũ trụ. Trước khi Cha chúng ta có, Vũ trụ thuộc Hư vô khí, trong một Đại Vũ trụ đã có linh hồn là Đại Thượng đế… Đại Thượng đế quyết định lập Vũ trụ của chúng ta, thì tạo ra Vũ trụ mới. Trước khi hình thành Vũ trụ của chúng ta, các cấp nguyên tử chưa hình thành khối lượng Vũ trụ, mà chỉ ở dạng Tổng bộ hạt Trung Phương (Linh hồn Thượng đế), cùng với dạng khí tinh vân của Đại Vũ trụ phía ngoài, chưa cô đặc. Khi lập thành Vũ trụ có hình dạng, thì nguyên khí tự nhiên hình thành trí tuệ-thể xác Vũ trụ tất yếu-đó là Cha chúng ta. Còn chúng ta: Như đã nói: Cũng là tổ hợp nguyên tử siêu đẳng-được Cha trực tiếp chiết ra theo qui luật phân chia vật chất; có cá thể vật chất, thì có linh hồn đó; khi linh hồn ta xuống thế đầu thai, thì kết hợp với vật chất đặc thành con người tại thế. Như vậy: Cha sinh ra chúng ta. Tất nhiên Cha cũng có thể diệt-tức làm tan rã được chúng ta. Trong quá trình hành Đạo vừa qua, Bản tôn Ta đánh vô số trận với tà ma, trong đó có lúc buộc lòng phải diệt vĩnh viễn vài vong linh ác tặc, sau khi đã giáo hoá, kêu gọi, nhưng chúng quá ác, không hồi tỉnh, không thể siêu thoát được. Thật đáng tiếc cho những kẻ đã qua hàng triệu kiếp làm người trong lịch sử tiến hoá của loài người hàng triệu năm qua; chúng không tỉnh ngộ, thời nay phải diệt, đúng phép Cha dạy, để làm sạch thiên linh, trước Chuyển thế và xây Thánh Đức. Đây là bài học cảnh tỉnh cho mọi kẻ chống Thiên Đạo từ nay đến muôn năm sau. IV-BẢN CHẤT BẢN NĂNG VÀ BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI Bản chất bản năng: Bản năng xác thể thúc đẩy bản năng tinh thần. Và ngược lại, thông qua thể xác, bản năng tinh thần được thoả mãn. Thể xác là một cơ thể hoàn mỹ, trong đó luôn diễn ra các quá trình trao đổi chất, thu nạp năng lượng để nuôi tế bào, thực thể. Diễn ra quá trình tái sinh và đào thải tế bào, các chất. Nhu cầu to lớn duy nhất của thể xác là nhu cầu vật chất-dục chất (nạp thức ăn, đảm bảo nhu cầu tình dục, sinh sản) (vật dục). Từ nhu cầu này, thể xác thúc đẩy não-một bộ phận thể xác, xử lý thông tin, đó là các tín hiệu ham muốn: ăn, ngủ, tình dục…Nếu đơn thuần nói về
  • 20. 20 “bản năng gốc” thì thể xác con người như thể xác mọi loài động vật khác mà thôi. Bản chất bản năng không thể thay đổi được. Nếu tước bỏ bản chất này thì con người không tồn tại. Tuy nhiên, nếu bản năng này thái quá (tạo ra tội ác), quá mức bình thường, đòi hỏi bản năng tinh thần đáp ứng cao, nó sẽ làm cho thể vía của linh hồn thêm nặng; bởi các lớp thông tin của cái nhu cầu đó vốn đã nặng, càng nhiều càng nặng. Do đó: Một kẻ ham hố thái quá, khi chết, linh hồn khó siêu thoát, thường ở cảnh giới thấp. Con người nhờ có linh hồn mà tạo ra ý thức, nhận thức, tư duy, có thể điều chỉnh được bản năng này bằng phương pháp tu luyện cuộc sống thanh sạch. Đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, điều chỉnh nó trong phạm vi đạo đức, phù hợp với qui luật tự nhiên là điều rất quan trọng. *Bản chất xã hội: Từ thời Thượng cổ, con người đã biết sống bầy đàn. Tính bầy đàn có ở các loài động vật khác. Đây là đặc tính cố hữu, do yêu cầu tồn tại của loài. Trong bầy đàn: Phát huy được sức mạnh tập thể, cá nhân được che chở, được bảo đảm quyền lợi. Điều quan trọng nhất, là được khẳng định “cái tôi trong cái chúng ta”. Không có tập thể thì cái tôi vô nghĩa, hay nói một cách khác: Cá nhân khó tách khỏi cộng đồng. Cộng đồng chính là xã hội (nghĩa hẹp); nhiều cộng đồng tạo ra xã hội chung (nghĩa rộng). Vậy bản chất xã hội của con người đầu tiên phải khẳng định là có thuộc tính sống bầy đàn (cộng đồng). Khi xã hội phân hoá giai cấp, phân chia của cải, qua các hình thái kinh tế-xã hội, thì các nhân tố này của con người không mất đi. Chủ nghĩa cá nhân làm cho con người tập trung các bản năng cá nhân cao hơn, làm cho con người cô độc, lại làm cho con người lao vào cộng đồng để tìm cách hưởng lợi; tính cộng đồng tăng, nhưng giá trị tích cực-hay sự cố kết tình người giảm đi. Khát vọng vật dục cá nhân quá mức-không đồng nghĩa với khát vọng hạnh phúc chân chính, nó đẩy con người vào tội ác. Khát vọng hạnh phúc chân chính là tìm các giá trị hạnh phúc, các giá trị cá nhân trong hạnh phúc cộng đồng. Nghĩa là tôn trọng cộng đồng, xây dựng cộng đồng và có hạnh phúc từ hạnh phúc chung. Điều này không làm mất giá trị cá nhân, mà giá trị cá nhân được bảo đảm hơn, không bị tước đoạt, không bị trấn áp, không bị thui chột. Trong toàn bộ lịch sử loài người, con người luôn phải giằng co và đấu tranh (về mặt xã hội) giữa hai thái cực: Đảm bảo hạnh phúc cá nhân và đảm bảo hạnh phúc xã hội. Các xã hội có giai cấp lãnh đạo thiên về đảm bảo hạnh phúc riêng, sẽ tạo ra bất công nhiều hơn, và ngược lại. Và không riêng gì một giai cấp nắm quyền, trong cơ chế lãnh đạo, kẻ cao nhất đi-sống theo hướng nào, thì xã hội sẽ sống theo hướng đó (cách bảo đảm hạnh phúc
  • 21. 21 cá nhân). Vậy ta không lạ gì câu “thượng bất chính, hạ tắc loạn” ( và ngược lại). Do bản chất “sống bầy đàn”, nên cá nhân dễ bị tập thể chi phối, bị cuốn theo số đông. Do hai nguyên nhân: Tập thể chi phối cá nhân, rất đúng rồi, giống như hạt nước trong dòng nước. Đó chính là quán tính của đời sống. Muốn tách ra rất khó. Và không phải cá nhân nào cũng có ý thức được điều đó. Thứ hai: Do sóng thông tin tư tưởng của các hồn vía tập thể đã tạo ra lớp sóng tác động chi phối cá nhân lẫn nhau. Đây là sức hút vô hình khó cưỡng lại được. Lúc ấy lãnh tu có thể thu hút cả tập thể đi theo, với điều kiện lãnh tu là sản phẩm và đảm bảo các yêu cầu chung của tập thể đó. Đó là nghĩa hẹp. Nghĩa rộng hơn, tích cực hơn, đó là: Tạo ra tư tưởng để cho tập thể đi theo-đó là thiên hướng của bậc vĩ nhân, thiên tài, lãnh tu giỏi giang. Về tâm lý cá nhân trong cộng đồng: Cá nhân luôn khẳng định cái tôi trước hết. Cái “tôi” đáng yêu này là “cái tôi của một linh hồn”; anh ta rõ ràng là một “linh hồn sống”, và do đó anh ta bình đẳng với các “linh hồn sống” khác. Bản ngã cá nhân thúc đẩy cái tôi, tự khẳng định sự tồn tại của nó. Trong một cộng đồng, mọi cá nhân đều tìm cách xác lập cho bằng được chỗ đứng, hay là vị thế của mình trong đó. Khi đã xác định, hoặc xác định bằng cách: -Chiếm đoạt: Chiếm đoạt tiền tài, chiếm đoạt của cải, “con giống” ,tình dục. Đó là cách làm cho anh ta vượt lên khỏi người khác. -Tạo uy thế, khẳng định nhân tố cá nhân: Tạo ra danh vọng, tham vọng lãnh đạo, những huyễn ngã mang tính cá nhân như: Tự trọng, thích người khác tôn sùng, thích chỉ huy, khen ngợi, thích nổi trội, thậm chí thích thấy người khác bị khuất phục (ngay lớp thú, đặc tính cạnh tranh của con đực, tranh đoạt quyền lãnh đạo, tranh con cái trong đàn, đã có cá tính này). -Hưởng thụ đắc cách: Là cách hướng thụ nhiều, trong vinh quang, trong tước đoạt của người khác. Tham vật chất là đặc tính tự nhiên của con người. Tất cả ba cách này là nguyên nhân trực tiếp, lớn nhất tạo ra tội ác, tạo ra bất công trong xã hội. Bất kỳ xã hội nào đến nay cũng không tránh khỏi, dù con người được giáo dục, hay tạo ra bức bình phong đạo đức giả để phục vụ cho ba cách đó. Chúng ta sẽ biết cách khắc phục ba vấn đề trên, trong xây dựng nhân cách con người, cần bảo đảm hài hoà các lợi ích, nhân tố bản năng xã hội, vừa bảo đảm hài hoà với cộng đồng. Tạo ra nét đẹp trong cuộc sống, khi thực hiện phụng sự Thượng đế bằng đạo đức, chúng ta sẽ làm được điều đó. Chắc chắn tội ác nói chung và cái duyên của con người sẽ giảm đi. Con người sẽ hạnh phúc hơn. Có ba cách cơ bản để khắc phục điều chỉnh:
  • 22. 22 -Một là: Giáo dục đạo đức Thiên Đạo, trong vòng tay Thượng đế, với sức mạnh phù thiện, diệt ác của Người. -Hai là: Biết hành lang và đặc tính số phận, để tích cực điều chỉnh nhân tố cá nhân phù hợp tích cực với xã hội, tạo chỗ đứng, tạo mức hưởng thụ như số phận của anh ta. Đó là tự giác tu luyện, đức năng giữa số phận và thắng số. Sẽ giảm được tội ác, bất công, ngu muội. -Ba là: Đưa cả cộng đồng, với sức mạnh đoàn kết giáo dục to lớn, tự điều chỉnh lẫn nhau, tạo ra tổng thể văn hoá đạo đức sống siêu việt, theo con đường lý tưởng Chân Lý cuối cùng. Sức hút tư tưởng, các luồng sóng thông tin và mức năng lượng phù trì của Thiên linh sẽ giúp con người đắc quả. Như đã viết: Lương tâm là thứ có sẵn của con người, được Thượng đế ban cho, hay nói cho đúng là một phần quan trọng của của bất cứ linh hồn nào, nó cũng là “bản năng gốc”, Lương tâm tạo ra đạo đức. Việc phát huy nhân tố lương tâm trong xây dựng đạo đức, không phải ai, xã hội nào cũng làm được. Nó là sợi chỉ đỏ trong xây dựng đạo đức và nó đi theo chúng ta trên đường Chân lý. Bản chất tín ngưỡng của con người: Bản chất tín ngưỡng-tức là khả năng tự nhiên của con người ngưỡng vọng siêu nhiên-là bản chất có sẵn của con người! Tại sao lại nói thế? Có phải con người sợ siêu nhiên? Có phải do trình độ văn hoá thấp mà con người thờ cả ma, gió, sấm, chớp (bái vật giáo), thờ thần thánh, Thượng đế?... Trước hết cần hiểu: Khi đầu thai, trong các giá trị có sẵn của linh hồn-con người là hướng về nguồn Nguyên năng bí ẩn (là Thượng đế). Y luôn hướng lên trên, ra ngoài bản thân. Sự ngưỡng vọng siêu nhiên luôn có sẵn, phát triển theo lịch sử tiến hoá của con người. Một kẻ có học, đầy đủ vật chất tri thức vẫn ngưỡng vọng siêu nhiên, có phải là anh ta dốt không? Không phải. Giống như một phân tử, bị chi phối, bị hút về cực trung tâm, mọi hướng đi, đến của nhận thức con người là tìm cách giải thích tự nhiên, những bí ẩn. Đó là khoa học ở bất cứ trình độ nào, con người khi nào chưa lý giải được, thì còn luẩn quẩn! Thông qua lịch sử, loài người đã tích luỹ được vô số nhận thức trong kho tri thức của mình, truyền cho các thế hệ, trong đó có nhận thức về siêu nhân-Thượng đế, các thần thánh. Đó là sự thực không chối cãi. Sự phát triển của các thuyết triết học, tựu trung chỉ đi giải quyết các nhận thức trên, theo hai hướng duy vật hay duy tâm mà thôi! Bằng cách này hay cách khác: Thượng đế luôn dạy cho con người biết được sự tồn tại của mình. Người tạo ra các tôn giáo để giáo hoá con người theo Chân Lý. Người là Đức Chúa Trời của đạo Ki-tô, là Đấng A-La của đạo Hồi, là Đức Ngọc Hoàng của người phương Đông, là Đấng Brahman
  • 23. 23 của người Ấn…gọi chung Người là Thượng đế. Ta gọi là Thượng đế Chí tôn Đại Cao Minh, hay là Cao Minh Thượng đế, Vua Cha. Con người tìm đến tôn giáo, không phải để tự huyễn, để bù trừ những gì không có ở trên đời. Con người mơ đến một xã hội, hay một tương lai không tưởng: Đó là Thiên đường. Câu này đúng một nửa, có nghĩa là chưa đúng hẳn, nhưng nó có giá trị xã hội-tôn giáo. Tôn giáo giúp con người hướng đến một mơ ước, nằm ngoài đời sống thực; xoa dịu những thứ không có của cuộc sống. Đây mới là một nửa của vấn đề! Thực chất: Sự ngưỡng vọng Thượng đế, như đã nói, là một phần bản chất bẩm sinh của con người. Dù anh ta có trình độc cao, có đời sống không thiếu gì, dù anh ta không sợ chết, không sợ cái gì, to nhất là vua, là lãnh tụ, đến kẻ cướp, kẻ bị xử tội, kẻ cùng đinh, đều hướng đến Người, có phải họ sợ Người, hay cần Người phù trì? Họ cần: Một niềm tin vĩ đại, một lẽ sống vĩ đại, một lý tưởng hoàn mỹ và một sức mạnh diệu kỳ! Không ai ngoài Thượng đế sẽ ban cho họ những thứ đó. Cho nên, con người còn sống, thậm chí sắp chết, mà còn khát vọng và còn hướng thiện, thì còn nghĩ về Người, đi theo Người. Tất nhiên, trong chúng ta ai cũng mơ cầu, nhưng có ai dám không sợ thần linh? Các tôn giáo trước đã vẽ nên một thứ xã hội xa vời với hiện thực, đó là Thiên đường sau khi chết. Từ đó nhiều giá trị đã xa rời cuộc sống trần gian, xa lánh bụi trần, không tích cực đấu tranh và cải tạo xã hội; đặc biệt muốn con người hoàn thiện, bằng cách xã rời cuộc sống tự nhiên-như thế là trái qui luật, ý nghĩa tiêu cực, thụ động nhiều hơn là tích cực chủ động. Trong khi đó, xã hội loài người ngày càng phức tạp, con người tranh đấu, giết hại lẫn nhau khủng khiếp, họ không tránh khỏi cực đoan khi xem tôn giáo là một thứ danh hiệu để tiêu diệt lẫn nhau. Đó là các cuộc chiến tranh núp bóng tôn giáo! Chính điều đó, chủ nghĩa Mác đã phê phán sự tiêu cực của tôn giáo. Điều đó quá đúng. Chúng ta sẽ khắc phục những hạn chế của tôn giáo bằng các giá trị nhận thức mới của chúng ta-được Thượng đế soi sáng bằng các giá trị nhận thức mới: Bằng nhận thức Chân Lý Cuối cùng, với việc tích cực đấu tranh với cái ác để xây dựng Thiên đường Hạ giới-là điều kiện tất yếu-cuối cùng để con người trở về quê hương của mình-về với Thượng đế. Chúng ta không là tôn giáo, không là đạo cụ thể, mà tuân theo Đạo Trời. Thờ hay không thờ Thượng đế không quan trọng bằng việc tôn trọng Người và tuân thei các qui luật tất yếu của tự nhiên. Khi loài người cùng thờ Cha chung, thì không còn tôn giáo. Chúng ta không đứng ngoài xã hội hiện thực, không nằm ngoài qui luật tiến hoá của xã hội loài người. Bằng việc nhận thức khám phá mới về linh hồn,
  • 24. 24 về nguồn gốc các tôn giáo, về bản chất con người, chúng ta sẽ biết cải tạo con người, xã hội, tôn giáo đi theo hướng tích cực, chủ động. Đồng thời khắc phục các mặt hạn chế to lớn về mặt triết học của các trường phái triết học trước, khẳng định: “Thế giới nhất thể vật chất”, “Linh hồn là dạng vật chất đặc biệt”, giải quyết dứt điểm nhận thức của loài người về Thượng đế, linh hồn, Vũ trụ, thế giới Đại Đồng tương lai, cùng các biện pháp xây dựng thế giới Đại Đồng hiện thực trên thế gian-Tức là Thiên đường Hạ giới từ nay trở đi! Không ai chống được sự thật. Không ai chống được qui luật tất yếu của tương lai loài người. V-NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI Nhận thức của con người là tổng hoà các khái niệm về thế giới khách quan, tư duy, xã hội. Các khái niệm và định nghĩa ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển của con người. Trình độ đó, có trình độ phát triển và tiến hoá của linh hồn. Nhận thức của con người mang tính lịch sử, là sản phẩm của văn minh vật chất và văn minh tinh thần. Văn minh vật chất là các giá trị cao của tiến hoá vật chất, xã hội; văn minh tinh thần, trong đó có văn minh trí tuệ, tư tưởng, tình cảm hiện thực xã hội và văn minh nhận thức tâm linh, gọi chung là nhận thức tinh thần. Sự biến đổi của lịch sử, cùng với sự phát triển của tiến hoá sẽ làm nhận thức của con người thay đổi. Nhưng sự tiến hoá ấy có tính qui luật, là vận động xoáy trôn ốc, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, và có lúc thụt lùi. Sự thụt lùi đôi khi như là một nhân tố để kích thích sự phát triển của nhận thức con người lên một nấc thang mới, một nấc giá trị cao, mới, rực rỡ hơn. Ví dụ sự nhận thức về thế giới khách quan duy vật đơn giản hiện nay, sẽ làm cho cuộc đấu tranh duy vật duy tâm phát triển, có khi là sự xung đột về ý thức hệ, để đẩy mạnh quá trình nhận thức về hiện thực tâm linh. Nói cho chính xác, là nhận diện đúng đắn về khoa học tâm linh, tức là thống nhất về mặt nhận thức với nội dung mới là: Thế giới nhất thể vật chất! Nhận thức có lúc loanh quanh, vòng vo, thụt lùi, có lúc nhảy vọt. Có những tư tưởng được phát kiến trước hàng vạn, hàng nghìn năm, sau đó thực tế mới chứng minh đúng… *Nguồn gốc của nhận thức: 1-Nhận thức phụ thuộc vào khả năng học tập, tiến hoá và lưu chứa, tiếp nhận thông tin tri thức trong kho tàng tri thức nhân loại; cộng với sự phát triển mới, trên cơ sở nhận thức cũ. Nguồn gốc của nhận thức xuất phát từ
  • 25. 25 yêu cầu phát triển, khám phá và nhận thức về thực tại khách quan, tương lai, quá khứ của con người. Yêu cầu này do cuộc sống chi phối, thúc đẩy tiến hoá, tiến bộ. Yêu cầu này gần trùng với yêu cầu tồn tại phát triển. Tất cả các nhận thức đều có tính khoa học: Với tư cách là sự phát triển, thử nghiệm, sàng lọc và hoàn thiện, công nhận. Con đường của nhận thức chân lý là từ trực quan sinh động-đến tư duy trừu tượng-đến trở về thực tiễn, để kiểm nghiệm, thành nhận thức cụ thể- (theo chñ nghÜa M¸c). Chân lý là sự cụ thể của nhận thức. Chúng tôi công nhận lý thuyết này về mặt cơ học của nhận thức. Đây là con đường bình thường của nhận thức, có tính nguyên lý, khi xảy ra một vấn đề nhận thức thông thường về mặt biện chứng. 2-Sự tiếp nhận thông tin đa chiều: -Sự tiếp nhận kho thông tin có sẵn của Vũ trụ là yếu tố cực kỳ quan trọng. Thượng đế là một “vũ trụ” chứa thông tin. Trên Thượng giới có các bảo tàng, kho chứa thông tin, mà mọi thông tin cực phát nhất của nhân loại, mọi thế giới văn minh đều có! Bản thân Thượng đế là một kho vô tận tri thức vĩ đại. Người là bậc siêu phàm tối linh, đại trí, đại thông minh, thần thông biến hoá, mẫn tiệp và uyên bác vô cùng vô tận! Cho nên mới gọi Người là đấng Cao Minh để phổ giáo cho nhận thức của loài người trong giai đoạn hiện nay. Người là Cha chúng ta, sinh ra chúng ta, nên chúng ta được Người truyền cho các khối kho tri thức ấy mà tiến hoá. Tuỳ từng điều kiện, Cha sẽ cho chúng ta học tập, tự học tập mà tiến bộ, thông qua sự học tập ở Hạ giới, thông qua sự phát triển có tính qui luật của xã hội loài người. Nhưng phải nhớ cho, đó là: Trong những giai đoạn của lịch sử loài người có tính chất bước ngoặt, Người đều cho các bậc thần thánh tiên phật đại trí đại siêu linh ở Thượng giới xuống đầu thai trực tiếp giáo hoá nhân loại. Họ mang trí tuệ, sự linh diệu uyên thâm cùng với cơ duyên định sẵn để đầu thai, trưởng thành, tạo ra trình độ trong những điều kiện quan trọng cho nhân loại. Đó là các thiên tài, các nhà khoa học thiên tài, thần đồng, các văn nghệ sỹ vĩ đại, các nhà hoạt động tôn giáo, chính trị, văn hoá kiệt xuất. Họ còn là các nhà khai sáng các lý thuyết về tôn giáo, chính trị, văn hoá…Họ không tự nhiên sinh ra, tri thức của họ không tự nhiên mà có! Họ là các sứ giả của Thượng đế. Có thể kể ra đây rất nhiều ví dụ về các sứ giả ấy: Các sứ giả đi thiên xa giáng thế dạy loài người tạo ra các nền văn minh Inca, Atlantích…Thời kỳ 5: Có Thần Nông dạy dân cấy lúa, các đức Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca Mâu Ni, Jê-su…Rồi sau này các vị thiên tài khác như Anh-xtanh, Bétthôven, Menđêlêép… ( Họ sáng tạo trong vô thức, có sự chỉ bảo-một số ăn chay tự nhiên, công nhận Thượng đế ). Đến Mác, Lê-nin, Hồ Chí Minh. Họ là tinh hoa của nhân loại. Đa số họ, ở dạng thiên tài bẩm
  • 26. 26 sinh, phát kiến sáng tạo đột xuất, có giá trị lớn và thường có duyên cơ đặc biệt. Như thế, lúc đó, thời điểm đó cứ phải làm như thế, sao lại không làm khác đi? Làm khác đi, thì số phận đã khác đi. Nhưng không có gì vô lý cả: Chúng ta không ai cưỡng được hành lang số phận định sẵn. Hành lang ấy qui định ngặt nghèo đến nỗi: Ta chỉ đi gọn trong hành lang ấy, mọi khúc quanh, ta cố đi thẳng cũng không được, vì không có lối đi! Sự tác động to lớn, cực kỳ chính xác và linh diệu của nguồn nguyên năng vô tận ( Thượng đế), thông qua sự tác động trực tiếp của các tinh tú, sóng từ trường tự nhiên và sóng từ trường tư tưởng của Vũ trụ đã làm cho con người chỉ có suy nghĩ và hành động trong “bàn tay của tạo hoá”- Tức là Thượng đế vĩ đại! Một người tỏ ra cứng rắn, không tin số mệnh, tức là anh ta đang làm theo số mệnh! Vì nhận thức của anh ta chỉ đến thế! Một người không tin số phận, chúng ta sẽ đọc, chỉ ra mọi đặc điểm, mọi thứ đã đang, và sẽ có của anh ta. Nếu đến lúc gần chết mà anh ta không tin thì đọc luôn cả số phận linh hồn anh ta! Và tất nhiên, khi anh ta trở thành linh hồn ở thiên linh, hãy hỏi anh ta Thượng đế là ai, số phận là gì! Hãy hỏi linh hồn khi sống là kẻ vô thần, khi họ mãn, họ nghĩ gì về họ? nghĩ gì về thiên linh? Chúng ta phải có trách nhiệm giáo hoá họ. Giáo hoá cả kẻ sống và kẻ đã chết. Khoa học thô mộc bất lực khi giải thích hiện tượng sáng tạo trong vô thức, hay sự truyền tâm nhập mật của các bậc thượng linh cho người trần, hoặc đơn giản nhất là hiện tượng giáng đồng, những hiện tượng nhận thức bằng trực giác, linh cảm, thần giao cách cảm… Đầu não con người giống như một cái ra-đi-ô vậy. Ở các mức khai mở sóng điện não khác nhau, ta có thể tiếp nhận các sóng và hình ảnh trong vũ trụ khác nhau. Tại sao lại có ngoại cảm, tại sao lại có người đọc được ý nghĩ của nhau, do có nhiều cách, trong đó có việc dò được sóng điện não của nhau. Nhắc lại vấn đề này: Tư tưởng con người tồn tại ở dạng sóng, phát ra ở dạng sóng từ trường sinh học, có tính vật lý bình thường, không có gì mà xa lạ. Việc sóng đó lan trong vũ trụ, hoà nhập vào khối sóng tư tưởng của người sống, của giới thiên linh, tạo ra một môi trường cực kỳ hỗn độn. Và một cách tự nhiên, não chúng ta có sự chọn lọc, chọn lựa, bằng việc thu nạp chúng ở các cấp khác nhau. Khả năng linh tính của con người nhiều hay ít là do có sự gặp và trùng của tần số tương ứng với đối tượng hoặc sự vật sự việc, hoặc do sự mách bảo của thiên linh. Một người bị một thế lực thiên linh tác động ( một vong hồn, một thần thánh, Thượng đế…) mạnh mẽ, thì anh ta hoàn toàn “chủ động” bị chi phối và làm theo ý chí của thế lực đó. Về mặt tổng thể, thì tất cả chúng ta đều bị Thượng đế chi phối. Về mặt cá thể, đôi khi con người bị một thế lực thiên linh chi phối. Hiện tượng
  • 27. 27 lên đồng, các hiện tượng bị bùa yểm đảo, các hành động theo pháp thuật, các suy nghĩ và hành vi bị quỉ ma tác động, dẫn dắt, thuật thôi miên…khoa học thô mộc bó tay không giải thích được, cho là mê tín nhảm nhí! Khi những hiện tượng có tính chất thực tế trong thực tiễn sinh động của toàn bộ lịch sử nhân loại, thì không thể bị coi là mê tín, nhảm nhí; mà chính sự quay lưng với các nhận thức đó một cách cực đoan, vô trách nhiệm, không những gây ra sự ngu dốt, gây hậu quả nghiêm trọng đối với sự hoàn thiện kiến thức, trong tu tập đạo đức, mà còn làm giảm sự tiến bộ, công bằng xã hội. Bởi Thượng đế, các bậc thần thánh chủ công bình, tiến bộ, minh triết! Con đường nhận thức các giá trị của nhân loại, để đi đến Chân lý, trên con đường Đại Đồng Đại Thiện còn phức tạp, còn có cuộc đấu tranh giữa các nhận thức tư tưởng khác nhau, nhưng cuối cùng nhận thức đúng đắn sẽ là của chúng ta- những người biết tìm ra các qui luật chính xác, đích thực của thế giới khác quan, con người, xã hội và tư duy. Tương lai mới của loài người đã rất gần rồi. Những người vô minh không còn nhiều cơ hội. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI: *Nhận thức với tư cách là khả năng ý thức và trình độ ý thức được, của linh hồn khi ở trong thể xác và cả khi đã rời thể xác. 1-Nhận thức tuyến tính: -Nhận thức tuyến tính dành cho con người tại thế, khi chưa khai nhãn huệ, thống nhất với đánh giá của Chủ nghĩa Mác Lê-nin về nhận thức: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, trở về thực tiễn kiểm nghiệm. Đó là nhận thức tuyến tính-có nghĩa là một đường thẳng, theo đường thẳng. 2-Nhận thức phi tuyến tính: Là nhận thức khi đã khai nhãn, có khả năng năng linh và có thể đã xuất hồn vía. Nhận thức phi tuyến tính là nhận thức được một cách đồng thời của ý thức linh hồn tại mọi thời điểm, cho biết nhận thức được ngay trạng thái, bản chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng mà không thông qua trức quan sinh động và tư duy trừu tượng thông thường; lập tức nhìn thấy bản thể hiện trạng cùng những tính chất tương ứng tại chỗ cũng như không tại chỗ, tại các thời điểm khác nhau, trong một không gian đa chiều phi tuyến tính. Đó gọi là nhận thức phi tuyến tính. ( Ví dụ: Ngay một lúc, tại một thời điểm: người khai nhãn, hay một linh hồn nhận thức lập tức được ý nghĩ, bản chất, ý nghĩa, quá khứ, hiện tại, tương lai, mọi biểu hiện có sẵn và sẽ có của sự vật hiện tượng, con người, mà
  • 28. 28 không cần trải qua trực quan sinh động cụ thể cho từng nhận thức và cảm giác; không cần qua tư duy trừu tượng-tức là rõ hình ảnh, thấy hết, như ta nhìn thấy hoặc đã biết rất rõ một cái gì, ai đó, mà không phải suy luận, kiểm nghiệm… Đây là trạng thái của người siêu ngộ, khi xuất vía lên cao, hoặc có thiên nhãn thông, đạt trạng thái hiểu biết, rõ được Chân Lý Tối thượng và mọi điều nhìn thấy, mà không phải qua bất cứ trường học nào. -Nhận thức tuyến tính phù hợp với bình diện vật chất đậm đặc, với trình độ của người bình thường. Trong nhận thức tuyến tính, không gian và thời gian 3 chiều, -Nhận thức phi tuyến tính của người tu luyện và đạt trình độ giác ngộ cao. -Trong nhận thức phi tuyến tính, không gian và thời gian nhiều chiều. Trong nhận thức phi tuyến tính, có trực giác, nhưng trực giác vốn là kinh nghiệm va linh cảm được lập tức xác định bản chất, nhưng ngay cả trong cảm tính, tính trực giác cũng đã có. Vậy trực giác chỉ là một phần nhỏ, trong nhận thức phi tuyến tính. Không phải là một giai đoạn, mà là một nội dung. -Vì tính phi tuyến tính ở cả trong không gian và thời gian, nên nó nhận thức được đồng thời mọi biểu hiện của sự vật hiện tượng trong không gian nhiều chiều. Chính vì lý do này, mà nó nhanh chóng nhận thức được bản chất, đặc điểm tính chất của sự vật hiên tượng mà thông qua kiểm nghiệm. Do đó nhận thức phi tuyến tính là nhận thức siêu đẳng! Nó thuộc về vật chất siêu đẳng, đó là linh hồn của người, và các linh hồn cả vũ trụ. Tại sao lại có khả năng đó của linh hồn? Vì: Tính lưu giữ các lớp thông tin trong bức xạ vũ trụ-trong thể vía vũ trụ và con người-linh hồn, ở dạng vật chất lượng tử, cho nên dùng năng lực của vật chất lượng tử (linh hồn, thiên nhãn), thì nhận thức được chúng. Tốc độ di chuyển của vi lượng tử nhanh hơn vận tốc ánh sáng, cho nên, trong một khoảnh khắc, vật chất siêu đẳng xuyên thấu được mọi tầng vật chất, trong một không gian nhiều chiều, đã tạo ra cách nhìn và sự nhìn nhiều chiều, được xác lập hầu như ngay lập tức. VI-VĂN HOÁ CỦA CHÚNG TA Vì còn gọi là tôn giáo, thì còn phân biệt văn hoá tâm linh với văn hoá khác. Nhưng văn hoá tâm linh đã và luôn luôn sẽ tồn tại trong mọi hoạt động và tư tưởng của con người: Tôn giáo là biểu hiện cao của tín ngưỡng trong xã hội, của ý thức về thiên linh. Văn hoá bao gồm toàn bộ phương thức sống của con người. Văn hoá tâm linh bao gồm toàn bộ phương thức sống của con người hướng đến và phục vụ tín ngưỡng tâm linh, thì đó là kẻ có văn hoá tâm linh, nên khen họ!