SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 29
Nhuận Đạt – TMT

Paramita
CON ĐƯỜNG ĐI TỚI

1
SỰ THẬT ĐI TỚI
Từ khi bình minh văn minh nhân loại hồng lên, sự tiến hóa của nhân loại chưa
bao giờ dừng lại. Ngày rồi đêm; đêm rồi ngày, vạn vật sanh và diệt; diệt và
sinh. Sự sinh diệt đó là quy luật đi tới tất yếu của sự sống. Quy luật đi tới này
là sự sáng tạo vĩ đại, bởi không có sự ra đi của cái này làm sao có sự hiện
hữu của cái kia?
Một tôn giáo, một triết thuyết hay một phát minh khoa học cũng vậy, nó cũng
theo quy luật đi tới của hiện hữu, cho dù là dưới dạng chuyển hóa như hình
thức chuyển hóa năng lượng1.
Những lời dạy của các bậc giáo chủ tôn giáo; những giáo điều thiêng liêng
đều phải được uyển chuyển ứng dụng theo thời gian.
Đức Phật Skya Muni đã từng dạy: những quy định cho đời sống Tăng sĩ có thể
được lượt bỏ những điều nhọ nhặt cho phù hợp với địa phương và điều kiện
sống2. Thế tôn còn dạy thêm: Lời của ta như một trận mưa. Cây nhỏ sẽ có lợi
ích theo cây nhỏ; cây lớn sẽ có lợi ích theo cây lớn3. Điều này có nghĩa không
có một “chân lý” cố định cho tất cả. Nước chỉ là nước, tùy vào mục tiêu sử
dụng, người ta dùng nước để chế thành những sản phẩm nước khác nhau.
Vấn đề chỉ là nước thành phẩm có độc không, có làm con người đở khát
không, có giúp gia đình hạnh phúc không, có làm môi sinh ô nhiễm; đạo đức
xã hội đi lùi; thế giới chiến tranh và thù hận không?

1

Năng lượng không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Xem kinh Mahaparinibbana ( Trường Bộ Kinh)
3
Kinh Pháp Hoa
2

2
Lời dạy của Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo cũng cùng đi trên con đường đi tới
đó. Sự dịch chuyển khu vực của tôn giáo cũng làm cho một số giáo điều phải
biến đổi màu sắc để thích nghi. Kể cả sự tôn kính tối cao cho Bible và Koran
cũng phải đi tới, cũng phải được giải thích phù hợp hơn cho thời đại con người
đang sống, bằng ngôn ngữ của chính thời đại họ, mà không phải là copy
nguyên vẹn từ những giải thích xưa cũ cả nghìn năm.
Những phát minh khoa học cũng không thể không đi tới. Ngày nay, hơn bao
giờ hết, con người nhìn thấy rõ sự đi tới vượt bậc của những phát minh khoa
học kỷ thuật, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin và khoa học vật lý, thiên văn.
Người ta khó có thể ngờ chiếc máy vi tính ba mươi năm trước là cả một căn
phòng, ba mươi năm sau chỉ năm gọn trong bàn tay. Nỗi nhớ trời Đông và trời
Tây cũng không còn nhiều khoảng cách nữa, vì lúc nào người ta cũng có thể
thấy mặt nhau nhờ những dịch vụ gia tăng của viễn thông.
Không ai tắm hai lần trong một dòng sông là sự thật. Nhưng thường người ta
khó chấp nhận sự thật để đi tới. Người ta thường thích ôm lấy những gì đã có,
kể cả một kỷ niệm đau thương đã quá cũ không còn có thể sử dụng được.
Chúng ta hãy tưởng tượng xem: làm sao một con người không thể chết? và
làm sao một em bé không thể lớn lên? Đây là sự thật đi tới, một sự thật không
loại trừ bất cứ sự vật hiện tượng nào giữa đời này. Chính sự đi tới này là một
nhiệm mầu của thế giới: đi tới để tồn tại.
Theo quy luật đi tới, cái gì không còn thích nghi, cái đó sẽ biến mất. Ở đây
hoàn toàn không có chổ cho lý lẽ đúng hay sai. Trong thế giới tương đối này
không thể tìm ra câu trả lời “hoàn toàn đúng”.
Chúa Jesu đúng hay sai khi bị đóng đinh trên thập giá?
Mohamad là nhà tiên tri vĩ đại, tại sao lại bị các bộ tộc đương thời không chấp
nhận và đánh đuổi ông?

3
Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ tuyệt vời sinh ra từ Ấn Độ, nhưng sao ngày nay
Phật giáo tại Ấn Độ chỉ còn là một cái bóng mờ?
Hai nghìn năm trước người ta tin trái đất là cố định, hai nghìn năm sau còn có
ai lắng nghe?
Những phát minh vĩ đại của khoa học vật lý phải chăng cũng được bổ xung
liên tục bởi những nhân tài vật lý kế thừa4?
Sống là đi tới; đi tới là sống. Khi cái này có thì cái kia có và ngược lại, dù con
người có muốn hay không. Đi tới là bí mật của mọi tồn tại. Sống là phải đi tới.
Thế giới luôn có quy luật cân bằng của nó. Như những con sóng biển, sự nhịp
nhàng của nước tạo thành nó.
Không đi tới là sẽ không tồn tại. Một hiện hữu cho dù không độc hại, nhưng
không còn dùng được, người ta cũng sẽ ném vào kho và quên đi theo năm
tháng.
Tôi là một hiện hữu lành mạnh, một con người có ước mơ đẹp cho cá nhân, có
lý tưởng sáng cho muôn loại, tôi không muốn bị ném vào kho và quên theo
năm tháng. Tôi phải đi tới. Đi tới cho tôi và cho thế giới quanh tôi.

NHU CẦU THỜI ĐẠI

4

Xem New Way For Physics

4
Hơn hai nghìn sau trăm năm trước, sau khi thành tựu giác ngộ tại Buddha
Gaya, Đức Phật Sakya Muni một mình đi bộ đến Saranath, bắt đầu sự nghiệp
truyền Đạo của mình. Chính tại Saranath, Phật chia sẻ bài pháp đầu tiên:
Chuyển Pháp Luân cho năm an hem Kiều Trần Như, Tăng đoàn từ đó chính
thức thành lập, Đạo Phật bắt đầu sinh rễ.
Đời sống tăng đoàn thời ấy là đời sống du Tăng, không phụ thuộc những quy
ước định cư. Mọi vật dụng nuôi dưỡng thân xác để tu tập đều từ sự chia sẻ
của mọi người.
Nhìn từ góc nhìn lịch sử phát triển xã hội, phương thức sống của Tăng đoàn
vào thời điểm ấy là tuyệt vời để có thể “buông xã vĩ đại” cho mục đích thiền
định và thể nhập chân lý giải thoát.
Nhưng rồi ba tháng sau ngày Phật niết bàn, như mặt trời đã lặng chỉ còn lại
mặt trăng, những ngôi sao sáng nhỏ bắt đầu tranh nhau chiếu sáng, suy nghĩ
và thực hành lời Phật dạy bắt đầu có sự khác biệt, dẫn đến hình thành những
khác biệt trong cách sống, tạo thành những tông phái khác nhau theo thời
gian.
Mỗi tông phái một nét riêng; mỗi tông phái một lối suy nghĩ và thực hành; mỗi
tông phái một con đường đi tới để tồn tại.
Nhiều trăm năm như thế đi qua, xã hội loài người đi tới. Bao nhiêu biến đổi về
định chế xã hội; bao nhiêu chuyển biến về phương thức sản xuất và nhu cầu
của con người. Các bậc Thầy cũng dịch chuyển từ Trung xuống Nam, từ
Trung lên Bắc, tiếp xúc với những định chế xã hội địa phương và cách sống
con người trong đó, các vị thấy cần thay đổi một vài điều nhỏ truyền thống để
phù hợp điều kiện khách quan, tạo thuận duyên chia sẻ Đạo với mọi người.
Nhưng một sự thật rằng dù là cặp song sinh cũng không thể hoàn toàn trăm
phần trăm không khác biệt. Chín người mười ý là đều bình thường. Khi sự
khác biệt quá xa, sự phân chia lại bắt đầu nữa để hình thành cái mới:
Mahayana; Theravada. Điều này là tự nhiên, nó là sự đi tới của mọi hiện hữu.
5
Phân chia là để tồn tại; phân chia là để linh hoạt mang ánh sáng Đạo chiếu
sáng cho muôn loài khác nhau.
Từ khi thành lập vào thế kỷ thứ sáu trước công nguyên đến nay, cảm ơn sự đi
tới khác biệt, Đạo Phật đã nhẹ thấm vào tâm hồn con người khác nhau ở
nhiều quốc gia khác nhau nó đi qua. Sự khác biệt của Đạo Phật không phải là
sự khác biệt của tham đắm ngũ dục5. Sự khác biệt này là khác biệt của căn cơ
và tùy duyên.
Vì thế, thật dễ thương nếu ai đó bảo rằng Thiền Tông6 là không phải Phật giáo.
Hay Kinh Pháp Hoa7 là không phải Phật truyền. Làm sao một xứ lạnh lẻo,
thiếu oxy và huyền bí như Tây Tạng lại có thể phát triển Vipassana được?
Làm sao một xã hội như Trung Hoa và Nhật Bản có thể hứng thú với lý tưởng
độc cư và nếp sống khất thực của Theravada?
Ngày nay xã hội loài người vô cùng khác xa ngày trước. Nhu cầu tiện nghi vật
chất đã làm nhịp sống nhân loại thay đổi theo hướng bận rộn và nhiều căng
thẳng. Những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ làm con người thời đại
đặt lại vần đề: Thượng đế có tồn tại; tôn giáo có cần thiết; tâm linh có thật;
luân hồi tái sinh thế nào …
Những nhu cầu thời đại và những câu hỏi thời đại này đã ảnh hưởng rất lớn
đến nếp sống tu tập, lối suy tư và hành động của những bậc thầy và những
thế hệ Tăng-ni tuổi trẻ. Từ ấy, sinh hoạt thiền môn nhiều nơi không còn thuần
túy “ý vui tu thiền định” nữa, mà đã hòa nhập và chia sẻ nỗi đau khổ của
những người xung quanh bằng việc làm từ thiện xã hội với phương châm: vui
Đạo tùy duyên.
Và đôi khi qua những khúc quanh khó khăn chung của nhân loại, nhà chùa
cũng tự lao động để sống, tu tập và chia sẻ Phật Pháp. Hình thức nhà sư

5

Tiền tài, Thân sắc, Danh vọng, Ăn uống, Ngủ nghỉ

禅(Zen)
Saddharmapundarika Sutra

6
7

6
cũng biến đổi theo từng khu vực để “lợi hành đồng sự” mà phổ biến chân lý
Phật Đà.
Mỗi khu vực cần có một hình thái Phật Giáo phù hợp. Thời đại thay đổi, Phật
giáo không thể không thay đổi. Phương tiện sản xuất của nhân loại thay đổi,
phương tiện hành đạo không thể không thay đổi. Nhu cầu thời đại khác biệt
tác động trực tiếp và gián tiếp đến sinh hoạt thiền môn, Phật giáo không thể
ngủ quên trong quá khứ và say sưa dưới hào quang của Phật và những bậc
Thầy.
Xa hơi ra đời ban đầu sử dụng hơi nước, rồi than, nhưng theo thời gian xăng
dầu, điện được thay thế. Theo quy luật “ đi tới” của thế giới, cái cũ phải được
cải tiến hoặc phá vở để tái sinh. Cũng thế, trước nhu cầu thời đại, trước những
tác động của xã hội mới vào đời sống tu hành, Phật giáo cần nhìn vào sự thật
để tự cải tiến và tái sinh.

NHÌN THẤY SUY TƯ
Sự phong phú đời sống vật chất của thời đại; sự tiến bộ vượt bậc của công
nghệ thông tin với tiện ích Internet và những thiết bị đầu cuối như Smarphone
và Tablet đã tác động lớn đến nếp sống tri túc của những nhà sư trẻ.
Ngày xưa nhà chùa thường kiêm nhà trường. nhu cầu học hỏi của Tăng sĩ chỉ
là Kinh Điển Phật Giáo và những triết lý liên quan như Khổng giáo, Lão giáo
mà thôi. Ngày nay đã khác. Sự phát triển đa dạng ngành học làm cho Chùa

7
không thể đảm nhiệm hoàn toàn vai trò nhà trường, các Tăng-Ni được khuyến
khích đi học bên ngoài ở nhiều chuyên ngành khác nhau.
Nhu cầu đời sống vật chất phong phú; sức hấp dẫn của tiến bộ khoa học công
nghệ; Tăng-ni được khuyến khích tham học nhiều chuyên ngành ngoài Phật
Pháp … tất cả là chuyện bình thường theo quy luật đi tới của sự sống, không
có gì phải suy tư. Điều làm cho người ta suy tư là sự hao mòn lý tưởng “ ra
khỏi nhỏ nhen, bước vào khung trời rộng, tâm hình khác thế gian, nối truyền
hạt giống Phật, vô hiện hóa quân ma, giúp muôn loài giải khổ8”. Sự hao mòn
lý tưởng này đã biến đổi suy nghĩ của nhà sư về niềm tin chính mình và lý
tưởng Bồ tát đạo. Từ đó, có một “lối đi riêng” hình thành trong tâm nhà sư. Tất
nhiên đây không phải là tất cả.
Nhìn lại lịch sử và vào hiện thực ở cac nước Phật Giáo Á Đông, phần lớn
những nhà tu vào chùa khi tuổi còn rất nhỏ. Có người vừa hết trung học phổ
thông, cũng có người chỉ hết cấp một. Bởi thế, muốn đưa Đạo vào mọi lĩnh
vực của cuộc đời, những nhà sư nhỏ ấy không thể không tiếp tục đến trường
dưới hình thức nhà tu. Sự tiếp xúc qua lại với bạn bè, thầy cô giáo… làm nhà
sư trẻ chưa kinh nghiệm “nhân tình thế thái” thấy thích sắc mầu cuộc sống.
nhà sư trẻ lặng lẽ học tập, nhưng trong lòng đã nuôi dưỡng tình yêu với trần
thế và âm thầm chuẩn bị lối đi riêng.
Điều này là hết sức bình thường, không có gì sai theo hướng đi tới của một
người tuổi trẻ. Vấn đề suy nghĩ là phải chăng suối mát tâm linh thiền môn
ngày càng cạn, không đủ cho những nhà sư trẻ tắm mát để khỏe mạnh tinh
thần; tình thương chân thật của Đạo sư ngày càng ít, không đủ làm ấm những
tâm hồn non trẻ hướng Đạo; năng lượng lý tưởng Bồ tát đạo đã giảm không đủ
khích lệ, tạo cảm hứng sống đẹp và tận tụy với muôn loài?
Mỗi lần nhìn thấy một nhà sư buông xuôi đời mình trên con đường đã chọn là
tôi lại thấy đau. Mỗi lần nghe những câu chuyện thiếu tình thương chân thật từ

8

Quy Sơn Cảnh Sách

8
những trái tim có hình tướng bậc thầy là tôi lại thấy khổ. Thật ra sự trở về của
các bạn tu trẻ tuổi là chuyện bình thường, cái không bình thường ở chổ họ
mặc cảm, phần lớn họ không còn yêu lý tưởng giải thoát và đời sống đạo đức
của người Phật tử như ngày nào.
Cac bạn trẻ, dù là nhà sư, đã rời khỏ gia đình rất sớm. Mỗi người một hoàn
cảnh; mỗi người một nhân duyên, nhưng cuối cùng họ vẫn là một người tuổi
trẻ. Họ cần tình thương để phát triển trọn vẹn tâm hồn và lý tưởng đẹp; cần sự
chia sẻ về đời sống vật chất để khỏe mạnh xác thân và có phương tiện học
hành. Nhưng phần lớn, khi cần, tình thương nhận được chỉ là những giọt nhỏ
và sự hỗ trợ đời sống vật chất chỉ là những que kem.
Làm sao có một thế hệ kế thừa nếu nhũng gì nhìn thấy và suy tư này là quá
lớn? Mọi người lớn yêu cầu người nhỏ đóng góp, nhưng người lớn có nghĩ có
bổn phận hay trách nhiệm nho nhỏ nào đó cho người nhỏ lớn lên không?
Nhiều khi mặc cảm, người nhỏ cảm thấy mình bị bỏ rơi, nên người nhỏ phải
quyết tâm làm mọi thứ có thể để đi hết mơ ước cua mình.
Nhiều khi trong suy tư, tôi tự biện minh là do khoảng cách thế hệ làm người
nhỏ không hiểu kiểu tình thương của người lớn. Hay những nhu cầu thời đại
của người nhỏ làm người lớn cảm thấy phi lý và quá nhiều?
Thêm sự không thiện cảm, đôi khi xa lánh của xã hội, khi một nhà sư không đi
hết con đương lý tưởng quay lại cũng tạo nên kết quả không lối thoát, dẫn đến
tâm lý an phận và chai lỳ với lý tưởng phụng sự và bỏ quên mục đích xuất gia.
Những nhìn thấy và suy tư được viết ở đây chỉ là cái nhìn cá nhân, có thể ai
đó sẽ không đồng ý. Nhưng sự thật bao giời cũng là sự thật. Khi ai đó không
dám chấp nhận sự thật thì sẽ không bao giờ có cơ hội tự do. Một người bệnh
mà không dám chấp nhận mình có bệnh thì đứng hy vọng sớm hết bệnh.
Đạo Phật là đạo của lòng dung cảm, dám nhìn thẳng bất như ý của cuộc sống
để tìm ra chân lý hạnh phúc và nguyên nhân của khổ đau sâu xa.

9
Không đủ dung để nhìn; không đủ trí để thấy; không đủ bi để khon dung thì
cũng không thể góp thì được để xây dựng.
Tôi mong ước một ngày nào đó thật gần trong đời mình có thể mình thấy
nhiều nơi có đầy suối mát tâm linh cho người tắm; đủ tình thương chân thật
của Đạo sư để người ấm; dư năng lượng lý tưởng Bồ tát để khuyến khích và
tạo cảm hứng đi tới cái đẹp, sự vĩ đại và ước nguyện dấn thân chia sẻ với
muôn loài.

THƯƠNG NGƯỜI HAY THƯƠNG TA
Sư cô M. vào chùa khi mươi bốn tuổi. Nhà cô rất khá giả, đời sống vật chất
phong phú; đời sống đạo đức được ngợi khen. Cô trr1on gia đình, bỏ học đi tu
theo tiếng gọi sâu xa tự trong lòng mà cô không giải thích được.
Bước vào chùa còn nhỏ, nhưng cô rất vui làm những công việc được phân
chia: chẻ củi, nấu ăn, trồng lúa, làm vườn … Cô làm bằng tất cả tình yêu và
trách nhiệm, không ngại đôi tay chai; không nghĩ lo sức khỏe. Làm rất nhiều,
nhưng ăn và ngủ rất ít. Thêm một chút không như ý về đời sống thiền môn
theo trí tưởng tượng của cô, cô trầm cảm, rối loạn tâm lý… Thân thể cô bắt
đầu suy nhược, tam hồn cô bắt đầu héo khô.
10
Nhưng nhờ lời Phật dạy, cô cũng đứng dạy được, cũng tìm ra được hướng vui
sống và phụng Đạo cho mình. Cô quyết tâm tu tập thiền định; cố gắng học tập
bổ sung them những hiểu biết ít ỏi của mình. Kết hợp với việc làm công quả,
tin sống theo luật nhân quả và ước mong kết duyên giáo hóa với muôn loài.
Kết quả, sự chân thành tu tập, học tập và công quả của cô được đền đáp. Mọi
người bắt đầu yêu quí cô, thương và trần trọng cô. Nhưng không vì thế cô tự
mãn. Cô chân thành sống thật con người của mình, thầy bạn rất nể trọng và
hy vọng.
Khi tiếp xúc với cô, ai cũng thấy cô vui vẻ, đầy nhiệt huyết. Nhiều người bạn
mơ ước được tôn trọng, quý mến như cô. Nhân cách của cô sáng đẹp như hoa
hướng dương hướng theo hướng mặt trời.
Có một lần nọ, tôi ngồi nói chuyện với cô về tình thương chân thật, tình thương
thiên liêng, bổng nhiên đối mắt cô đỏ lên và gương mặt buồn cúi xuống.
Cô cho biết chưa ai thương cô thật sự, ngoài Ba cô và Bồ Tát Quán Thế Âm.
Khi Ba bệnh gần kề sự chết, Ba không cho gọi cô về. Ông nói để cô làm tròn
hạnh nguyện và đi hết con đường cô muốn đi. Hầu hết người ta thương cô vì
cô làm được nhiều việc tốt cho họ. Cái tình thương của họ là tình thương quan
hệ xã hội và tình thương của luyến ái. Hay nói đúng hơn, họ thương họ mà
không phải thương mình. Sở dĩ họ thương mình là vì mình làm được việc cho
họ.
Không ai nghĩ đến cái mơ ước cao đẹp của mình. Không ai nói: con hãy làm
những điều cao đẹp con yêu; con hãy học những cái hay con cần; con hãy
sống cho tình yêu nhân loại con hướng tới … ta sẽ có mặt cho con. Hầu hết
họ thương theo kiểu: con phải ở bênh ta; hãy làm điều này, ta rất thích; con là
người may mắn, ta thương con mới chỉ cho con … đừng phụ lòng ta. Bởi vậy,
tình thương của họ càng nhiều, mình càng bị lệ thuộc. thực ra mình không
hạnh phúc đâu, mình đang vùng vẫy để đi ra trong cái lưới yêu thương kiểu đó.
Có điều mình luôn cảm ơn tất cả, và không bao giờ có ý niệm tổn thương ai.
11
Câu chuyện của sư cô M. là một sự thật. trong các mối quan hệ xã hội, chỉ có
mối quan hệ của cha mẹ và con cái; Đại Đạo sư với học trò là quan hệ thiêng
liêng. Bởi tình thương của họ là chân thật, cho dù chúng ta có làm điều ngược
lại với họ.
Ngoài mồi quan hệ thiêng liêng đó, các quan hệ khác thường là quan hệ
tương tác. Anh thương tôi, tôi phải thương anh. Tôi làm ngược lại anh, anh
không thương tôi được.
Nhân loại thương nhau, phàn lớn là tình thương tương tác. Cái này có thì cái
kia có. Tất nhiên điều này không có gì là không tốt, nhưng hệ quả của nó
thường có mặt của khổ đau, khi người ta không biết quy luận đi tới. muốn biết
người ta thực sự thương mình hay không, hãy làm điều ngược lại ý họ. Khi làm
ngược lại ý họ mà họ vẫn thương mình, đó là tình yêu thương thiêng liêng –
tình yêu của cha mẹ và chân sư. Còn không, tất cả chỉ là tình thương giả dạng,
tình thương mang theo một mục tiêu, hay đơn giản là tặng rồi quay lưng. Đây
là kiểu thương ta nhưng có tên gọi thương người, thời gian sẽ biết mất.
Ngày nay, trong các mối quan hệ ở khắp mọi nơi, có cả nhà chùa, không thiếu
tình thương tương tác, nhưng thiếu tình thương thiêng liêng nghiêm trọng.
Theo tự nhiên, nước từ trên cao chảy xuống, nhưng bay giờ người ta ép nước
từ dưới phun lên. Những người lớn muốn người nhỏ làm nhiều cho họ, nhưng
họ ít muốn làm cho người nhỏ lớn lên. Nhiều khi người nhỏ có cảm giác người
lớn thật khôn khéo và tinh vi nô lệ hóa mình.
Còn đâu những bậc Đạo sư: “ta không có gì cho con thêm nữa. Con hãy nhìn
mặt trăng sáng, nếu cho con được ta cũng mang xuống cho con”.
Xin hãy cùng nhau dũng cảm đi tới cho cuộc sống nhiều tình thương thiêng
liêng.

12
TỰ HỎI LẠI MÌNH
Mười tám tuổi, tôi bắt đầu bước chân vào đời sống tu sĩ. Thật vô cùng hạnh
phúc, những ngày đầu học Đạo tôi như một người đại hạnh phúc giữa trần
gian. Thật vĩ đại làm sao, khi ấy tôi là một người phát nguyện “bước vào khung
trời rộng, vô hiệu hóa quân ma, giúp muôn loai giải khổ9”.
Tôi hân hoan thiền tập, trì giới, niệm kinh, học đạo học đời để hiện thực hóa
ước mơ cao đẹp. Chuyện phúc đức nào tôi cũng làm; hạnh nguyện hay nào tôi
cũng học.
Rồi một ngày nọ, khi đang học tại Đại Học Phật Giáo Vạn Hạnh, một anh bạn
tên H. cùng tu ngày xưa đến tìm tôi. Thật ngạc nhiên, tự bao giờ anh đã không
còn là tu sĩ nữa. Anh bắt đầu tâm sự về đời sống khó khăn vật chất; những
thế thái nhân tình của tình cảm trai gái; sự mặc cảm với xã hội trong anh; xã
hội dường như e ngại chào đón một người đã từng là nhà sư hòa nhập cộng
đồng. Anh ấy khó khăn mọi mặt từ tinh thần đến vật chất.
Nghe câu chuyện của anh tôi rất ngậm ngùi. Tôi hỏi: anh nói thật cho tôi biết,
khi anh sống đời sống nhà sư anh đã làm được điều gì cho người khác? Anh
có một hạnh nguyện nào vì Đạo vì đời để quyết tâm? Tâm anh có gợn song ít
kỷ cá nhân, và sanh tâm mang của đàn na biếu tặng gia đình? Anh có xem
Đạo là lý tưởng sống? Có mơ ước tri ân Phật Pháp, thầy bạn đã soi đường
đưa lối cho ta? Hay anh chỉ sống cho anh và nghiễm nhiên nghĩ rằng mình là
Thầy nên vô tư nhận cúng dường; mình là ruộng phước nên vô tư để muôn
loài gieo hạt?

9

Xem Quy Sơn Cảnh Sánh

13
Anh không trả lời, nhưng buồn nhìn tôi. Tôi tiếp tục chia sẻ: mình nghĩ chúng
ta đã làm điều gì đó không đúng trong những tháng ngày tu tập làm cho ta hết
phước. chúng ta sống bằng sự đóng góp của hàng triệu tấm lòng, nhưng
chúng ta không nghĩ sẽ làm gì để đáp đền ân đó. Chúng ta học nhờ hò quan
của Phật và những bậc thầy, nhưng chúng ta quên nhớ ơn. Chúng ta thừa
hưởng gia tài của những bậc đại sư đã đi qua, nhưng chúng ta quên vun bồi
cho thế hệ mới. Chúng ta quên mình là ai nên chúng ta đã phung phí công
đức của mình.
Anh bạn ngước ên nhìn tôi, tay nâng uống một ngụm trà. Đúng thầy ạ, anh
bạn đáp. Nếu tôi đã tự hỏi những câu hỏi như Thầy, nếu tôi được dạy và khích
lệ như thầy từ những ngày đầu học Đạo, có lẽ tôi đã khác hôm nay.
Anh bạn và tôi im lặng hơi lâu. Anh uống them một ngụm trà và nói tiếp: ngày
tôi còn là một nhà sư, nhiều người rất quy mến nhờ tôi có tướng cao lớn. Ngày
ấy tôi không nghĩ và làm được gì hơn là nghĩ và làm cho mình. Từ tụng kinh,
tĩnh tâm, đi học … tôi là tring tâm của sự việc. Tôi không nghĩ giúp ai, cũng
không nghĩ đền đáp chi ân đức của Tổ Thầy và Tam Bảo. Mọi người cúng
dường tôi thì tôi sử dụng. Tôi mua đồ học tập; mua quà tặng người thân; đi
chơi cùng các bạn; mua thức ăn nước uống bồi bổ cơ thể … thỉnh thoảng còn
có phạm quy nói dối vì những mục tiêu không được hay …
Anh nói đến đây, tôi cảm thấy rất đau trong tâm hồn. Đây không phải là buồn
đau, mà là cái đau của quyết tâm sống một đời sống tri ân, lý tưởng và vun
bồi cho mai hậu tuôn chảy từ một tâm hồn thấy mình may mắn và hạnh phúc.
Tôi nhớ lại và nói cho anh bạn nghe lời thầy tôi dạy: mọi người chào con bởi
con mang hình ảnh chư phật và những bậc thầy; mọi người cúng dường cho
con bởi con là hiện thân của niềm tin vào những điều tốt đẹp và đạo đức của
nhân thế. Tất cả như một con dao mài trên đá. Con là đá, mọi người là dao.
Đá sẽ mòn; dao thì sẽ bén.

14
Câu chuyện cùng anh bạn kết thúc chỉ thế, nhưng khi anh bạn ra đi, tôi bổng
tự hỏi mình:
1. Tôi đã làm gì cho Đạo, trong khi Đạo đã cho tôi niềm tin và sự quý trọng
của nhiều người.
2. Tôi đã làm được gì cho người, trong khi mỗi ngày tôi ăn cơm, mỗi giờ tôi
đến lớp đều do mọi người chia sẻ?
3. Tôi đã tu học thế nào và có hạnh nguyện gì, trong khi ngày tháng đi qua
mang theo hy vọng của thầy bạn, người thân và những trái tim yêu Đạo?
4. Tôi sẽ ra sao nếu tôi sống và suy nghĩ như bạn tôi?
Những câu hỏi cứ loanh quanh trong đầu tôi, tôi cứ loanh quanh trong khu
vườn nhỏ. Chiều hôm đó không ăn cơm, nhưng cũng không thấy đói. Chân cứ
bước tới với ước mơ được chia sẻ sự thật này với anh chị em, mong các anh
chị em có duyên sống Đạo ý thức được mình. Hết lòng tu tập, học tập và làm
phúc thiện khi có thể. Một ngày nào đó không còn sống đời sống Đạo nữa,
anh chị em ngẫn cao đầu lạy Phật, lạy Thầy, chia tay bạn đồng tu trở về đời
sống tại gia với hành trang đạo đức và tri thức vững bền. Bước đi giữa cuộc
đời đầy lòng tự tin vào tương lai sáng của một người có Bi-Trí-Dũng. Sống
giữa cuộc sống và hết lòng hộ Đạo, dù mình mang hình thức ra sao. Sống
một cuộc sống đầy ý nghĩa và tạo niềm tin cùng cảm hứng “sống đời vui đạo10”
cho muôn vạn tâm hồn.

10

Sống đời vui đạo hãy tùy duyên (Trần Nhân Tông)

15
Paramita – CON ĐƯỜNG ĐI TỚI
Paramita - 波罗密多- Bến bờ an vui. Đây là một hạt châu từ trong Prajna
Paramita Sutra, diễn tả một con đường vượt lên thiện và bất thiện của đời
thường, bằng phương pháp nhìn sâu vào thực tính của thân xác và tâm hồn
con người11.
Thể xác và tâm thức dưới cái nhìn Paramita là một hợp thể của năm yếu tố
(năm uẩn) không có tự ngã, chúng hiện hữu và ẩn tang theo luật duyên sinh.
Chúng như những con sóng mang bản chất của nước luôn đi tới. Sự đi tới của
chúng là sự huyền diệu và vĩ đại để có thế giới và con người.
Con đường Paramita sẽ đưa người đi tới chân thế giới hạnh phúc. Một thế giới
vắng mặt của hơn-kém-bằng, chỉ có tình thương, trí tuệ và vô úy. Người đi
hiểu và thấy rõ rằng tất cả đều đi tới. Tốt cũng đi tới; xấu cũng đi tới; danh
vọng, quyền lực cũng đi tới; giàu có và bần cùng cũng đi tới; mọi quy tắc và
định chế xã hội đều đi tới; chính người đang đi trên con đường Paramita cũng
đi tới … Thấu hiểu như thế, người đi trên con đường Paramita chấm dứt sự sợ
hãi, chấm dứt phiền lụy, chấm dứt so sánh, đạt đỉnh an vui, hân hoan hạnh
phúc: Gate gate paragate parasamgate Bodhi svaha.
Bồ tát Quán Thế Âm đã từng đi con đường này để “độ nhất thiết khổ ách”.
Chính Bồ Tát Quán Thế Âm là người chỉ dạy con đường Paramita:
11

Xem Sống Tỉ nh Thức ( Nhuận Đạt – TMT)

16
ārya-avalokiteśvaro bodhisattvo gambhīrāṃ prajñāpāramitā caryāṃ caramāṇo
vyavalokayati sma:
panca-skandhās tāṃś ca svābhava śūnyān paśyati sma|
(Bồ tát Quán Tự Tại khi dùng trí tuệ Paramita quán chiếu sâu xa vào thực tính
của năm uẩn, Ngài thấy năm uẩn không có tự tánh, nên vượt qua mọi khổ đau
ách nạn)
Paramita - con đường đi tới – vô cùng giản dị, ai cũng có thể đi được. Đây là
tặng phẩm tình thương có dấu ấn trí tuệ giác ngộ Bồ Tát Quán Thế Âm tặng
thế giới ta bà, tặng anh chị em đã, đang và sẽ đi trên con đường Bồ Tát Đạo.
Trên con đường này, mỗi bước chân là một niềm hạnh phúc. Hạnh phúc trên
con đường đi, mà không phải cuối con đường đến. Bước chân lên là hạnh
phúc; đi là hạnh phúc; đến là hạnh phúc. Hạnh phúc cứ thế theo cấp số nhân,
tỷ lệ thuận với dặm đường.
Tất nhiên không có con đường nào không có luật của nó, con đường Paramita
cũng có những quy tắc giao thông riêng, người đi trước hết cần học để vững
vàng trên mỗi bước chân bước.
Quy tắc I: Lễ Phật một trăm nghìn lễ để tự sám hối và nhìn thấy nghiệp
chướng cũ; học hạnh nguyện chư Bồ Tát để phát tâm phụng sự muôn loài;
nghe kinh Pháp Hoa để biết mình đủ khả năng thành Phật.
Quy tắc II: Nguyện làm những điều thiện; nguyện xa những điều ác; nguyện
giúp mọi chúng sanh để tạo dựng quyến thuộc bồ đề, tạo nhân duyên giáo
hóa, tăng trưởng phúc đức. Tinh tấn không bỏ qua dù việc thiện nhỏ; không
tạo thêm dù một chút ác hạnh. Tinh tấn bố thí; tinh tấn phóng sanh; tinh tấn
khuyến thiện; tinh tấn xây dựng nhân duyên giúp chúng sanh tiếp xúc Phật đà.
Quy tắc III: sống tỉnh thức trong cuộc sống. Luôn nuôi dưỡng hơi thở nhiệm
mầu và ngọn đèn chánh niệm để quán chiếu thực tính chân thật của mọi hiện
hữu: chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tang bất
giảm … Khám phá sự thật vô ngã huyền diệu và duyên khởi tận cùng của xác
17
thân và tâm thức. Những câu hỏi về kiếp người và thân phận không còn ý
nghĩa nữa, sự thật trong lòng tay. Sống hạnh phúc, chết an vui, tái sinh tùy
tâm.
Để đi trên con đường Paramita, ba quy tắc trên cần phải học và thực tập từng
bước. Từng bước thực tập, từng bước hạnh phúc, từng bước đi tới, từng bước
vô úy. Như Bồ Tát Quán Thế Âm, từ thực hành thâm sâu Paramita đến thấy
như thật xác thân và tâm thức huyền diệu, Bồ Tát vượt hết mọi khổ đau ách
nạn, đi tới thế giới bất sanh bất diệt; bất cấu bất tịnh; bất tăng bất giảm thênh
thang và tùy duyên chia sẻ với muôn loài.
Paramita là viên ngọc cổ xưa cho đời sống lý tưởng hiện đại. Không phân biệt
giới tính; chủng tộc và tôn giáo, nó là con đường đi tới rộng mở cho tất cả mọi
người. Bồ Tát tại gia, Bồ Tát xuất gia đều bình đẳng trên con đường Paramita
đi tới. Không có hơn kém bằng gì hiện hữu ở đó cả, chỉ có bi trí dung của hạnh
nguyện Bồ tát hiện hữu với bài ca dũng cảm đi tới được hát vang: Gate gate
paragate parasamgate Bodhi svaha!

18
DŨNG CẢM ĐI TỚI
Một khi đã hiểu sự thật, đã nghe tiếng nói lương tri; một khi đã thấy con đường,
đã biết quy luật đi tới của hiện hữu, chúng ta hãy dũng cảm đi tới. Nếu chúng
ta không đi tới, số phạn sẽ kéo lê chúng ta; nếu chúng ta đi tới, số phận sẽ
đưa chúng ta đi.
Các bậc thầy của nhân loại đều thành tựu hạnh nguyện nhờ dũng cảm đi tới.
Đức Phật Sakya Muni đã dung cảm đi tới khi nhận chân được thân phận già,
bệnh và chết của kiếp người, đã nghe được tiếng nói khao khát tự do khỏi
thân phận kiếp người đó từ trong sâu thẳm tim mình, và đã nhận thấy ẫn sỹ là
con đường viên mãn nhất để thực hiện mong ước vào thời điểm đó. Ngài đã
dung cảm đi tới và giác ngộ thành Phật, để lại cho nhân loại một bản đồ tâm
linh vô giá và một kho tri thức đồ sộ và một nguồn cảm hứng hướng thiện vô
tận cho con người.
Vua Trần Nhân Tông cũng là một hình ảnh dung cảm đi tới. Sau khi đất nước
Việt Nam yên bình, dân chúng Việt Nam có cơm có áo, Trần Nhân Tông đã để
lại tất cả quyền lực, danh vong và giàu có mà thế gian mơ ước của một vị vua
để theo những thấu hiểu cuộc sống của chính mình. Vua trở thành một thiền
sư, một hiền triết, một người sang lập con đường thiền Trúc Lâm Việt Nam, để
lại bao cảm hứng tâm linh và bao ước mơ sống đạo cho hậu thế.

19
Một bậc thầy hiện đại khác cũng dung cảm đi tới là Krisnamuti. Khi thấu hiểu
sự giới hạn và những hậu quả của Thông Thiên Học, ông đã tuyên bố giải thể
Hội Thông Thiên Học thế giới khi ông ở đỉnh cao vinh quang: Chủ tịch Hội
Thông Thiên Học Thế Giới.
Chỉ dung cảm đi tới mới cống hiến được cho đời. chỉ dung cảm đi tới mới làm
cho đời sống người đi tìm Đạo và người có lý tưởng cao đẹp thực sự hạnh
phúc. Chỉ có dung cảm đi tới mới có thể hiện thực hóa được ước mơ. Đường
tuy ngắn, không đi sẽ không tới; việc tuy nhỏ không làm sẽ không xong.
Tuy nhiên, người đi tới phải biết bắc đầu từ đâu để dũng cảm đi tới. Đức Phật
Sakya chọn lúc nữa đêm, khi hoàng cung chìm trong giấc ngủ. Vua Trần
Nhân Tông chọn lúc đất nước Việt Nam thanh bình. Krisnamuti chọn khi ở
đỉnh cao quyền và danh vọng. Sẽ không có một công thức cố định cho thời
điểm dũng cảm đi tới. Cái thời điểm tuyệt vời đó chỉ người đi là biết rõ nhất.
Một thời điểm mà ý chí vút cao, ước mơ rực cháy và bước chuẩn bị đã sẳn
sàng.
Thành công vĩ đại không chỉ dừng lại với những vĩ nhân tâm linh. Dũng cảm đi
tới còn là bước chân đầu tiên cho doanh nhân, chính trị gia, nghệ sỹ, triết
gia … thành tựu sự nghiệp.
Bill Gates và Steve Jobs là những người bỏ học để đi tới ước mơ theo nhận
thức của riêng mình. Warrant Buffet, bậc thầy đầu tư cũng thế, rất sáng suốt
và mạo hiểm đầu tư vào những công ty bên bờ ra đi. Tổng thống Obama của
Mỹ cũng là một hình ảnh dũng cảm đi tới. Là một người da đen, trong thế giới
da màu bị xem nhẹ, ông vẫn tin là ông có thể đi tới để thực hiện hy vọng táo
bạo làm tổng thống Mỹ của mình.
Mather Luking bị đe dọa mạng sống nhưng vẫn dũng cảm đi tới cho công lý
và quyền sống của người da màu Mỹ. Mẹ Terissa không ngại thân nữ khó
khăn, phát tâm hành thiện tự do trong ổ dịch bệnh và hổn loạn của Calkatta
thời hậu chiến.
20
Nigtigale thì càng dung cảm khi thân nữ một mình đi tới cho công lý, không
cam chịu những luật định phi lý và bất công giữa những con người.
Chị Hoài Thu ở Việt nam cũng là một tấm gương đáng yêu và ngưỡng mộ vì
tinh thần dũng cảm. Chị là một phụ nữ gày gò với sự đau đớn của căn bệnh
ung thư, nhưng đã dung cảm đi tới trên chiếc xe đạp cũ vượt nghìn dặm
Trường Sơn chỉ để thăm và nhớ những người bạn đã nằm xuống cho quê
hương mình.
Mọi ước mơ, mọi lý tưởng sẽ là không tưởng nếu không dũng cảm đi tới. Dũng
cảm đi tới là thước đo ý chí, là bước xuất phát để nhìn thấy ước mơ mình có
thật. Dũng cảm đi tới cũng là ngọn lửa đốt sạch bóng tối, thắp sáng cho nhiều
ước mơ của nhiều thế hệ mai sau.

21
CHỒI NON TỪ MỘT THÂN GIÀ
ở India có một loài cây tên là Sesamba, đây cũng chính là loài cây Đức Phật
Sakya đã từng hái một nắm lá làm ví dụ: này các Tỳ kheo, lá trong rừng nhiều
hay lá trong tay ta nhiều? Bạch thế tôn, lá trong rừng nhiều. Đúng vậy, những
gì ta biết như lá trong rừng, những gì ta dạy như lá trong lòng bàn tay. Tại sao?
Bởi vì nó cần thiết và căn bản cho đời sống phạm hạnh và giải thoát.
Sesamba là một loài cây rất đặc biệt, khi nó già, những chồi non từ góc và rễ
cây sẽ vươn mình kế tục.
Trong thế giới tương đối, theo quy luật đi tới của mọi hiện hữu, không một hiện
hữu nào bất biến và không đổi dạng và nhường chỗ bởi thời gian. Một thân
cây theo thời gian sẽ phải già, sẽ phải tái sinh để tồn tại. Nhưng khi sự tồn tại
của nó có khi thế giới khó nhận ra. Tuy nhiên, nếu người trồng cây biết khoa
học ươm mầm thì không phải đợi đên khi thân cây già mới tái sinh, mà ngay
trên thân cây già có thể cộng sanh một thân cây trẻ mới. có nghĩa là cây già
nhưng sẽ không già. Không già tất nhiên không chết. chính cây trẻ mang
nhựa sống cho cây già, cho cây già một diện mạo trẻ đẹp và một khả năng
sinh trưởng như cây già ngày trẻ. Cây già bây giờ là gốc của cây trẻ; cây trẻ
bây giờ là bàn tay có sức khỏe để cây già tiếp bước giấc mơ xuân.
Cây Phật giáo đã sinh ra hơn 2600 năm, đã lớn lên, vươn ra thế giới và hiến
tặng bóng mát cho muôn loài suốt chiều dài nó sống, nay đã già, da đã sậm,
một vài cành đã chết khô đang ăn gần đến gốc.
Làm thế nào đây, đứng nhìn cây chết theo quy luật và chờ đợi cây non cùng
loại trưởng thành? Hay cắt cành khô đi, ghép một cành non để góc già trẻ lại?

22
Có thể ai đó chọn đợi cây non cùng loại, nhưng sợ thời gian không thể đợi,
làm sao chắc được điều kiện khí hậu và dinh dưỡng có thể đủ tốt để cây non
đúng mong ước trưởng thành? Còn chưa tính đến người xấu có ý phá chết!
Mình không thể đợi cây non lớn được trong khi khoa học kỷ thuật cấy ghép đã
sẳn sang. Chỉ cần lấy chồi non ghép vào thân lớn là trong thời gian ngắn sẽ
có cây trưởng thành và cho quả.
Con đường đi tới – Paramita là một chồi non mới ghép trên thân cây lớn. Cây
lớn đã quá già, những cành cũ không còn khả năng quang hợp cho góc lớn
nữa. Hãy can đảm bỏ đi những cành khô và không còn sức sống để nuôi
dưỡng chồi non mới lớn lên. Đây là một trong những cách hay nhất để gốc cũ
vẫn còn đó và chồi non mới mọc lên.
Hơn 2600 năm qua, theo quy luật đi tới, bao nhiêu chồi non đã lên từ gốc cây
đại thụ Phật giáo. Bao nhiêu lá và hạt được mang đi khắp thế giới từ Đất Phật
thiêng liêng Buddha Gaya. Chính những chồi non này hiện đang nuôi lại cây
Phật giáo già tại Ấn độ.
Ngày nay, không như Công giáo, Tin lành hay Hồi giáo, Phật giáo cũng đã
phân chia góc và ngọn: Theravada, Mahayana, Vajrana …
Theravada là gốc; Mahayana là gốc; hay Vajrana ….. Không còn là gốc nữa
rồi ! tất cả đều là kết quả của bao nhiêu lần cắt ghép. Nhưng vấn đề quan
trọng là đã bao nhiêu lần cắt ghép, khi nhìn vào, hình ảnh cổ thụ Phật giáo
vẫn y nguyên. Vẫn là cây bồ đề đúng huyết thống cây bồ đề xưa cũ, chỉ có
điều kiện tồn tại ở những vị trí khác nhau nên thân và lá cao lớn xanh tươi hay
thấp bé và xanh vàng.
Đức Phật đã dạy hiện hữu vô thường và vô ngã, làm sao có hình thức cố định
và bất biến theo thới gian? Hiện hữu sẽ tan chổ này và tựu chổ kia tùy thời
gian và không gian nó hiện hữu.

23
Bây giờ là thơi đại đã cách xa hàng nghìn năm trước. không gian và thời gian
sống của Phật giáo bây giờ đã khác xa ngày xưa. Khong phải nhìn lại quá xa,
mới ba mươi nam qua nhưng biết bao biến đổi kỳ diệu của thế giới. Vấn đề
nhân bản vô tính; phương tiện truyền thông Internet và trí tuệ nhân tạo; phát
minh trong lĩnh vực vật lý và sinh lý thần kinh; khám phá vũ trụ của Bigbang
và các kêt quả quan sát lơn lao của nghành thiên văn học … đã làm cho con
người phải đặt lại những câu hỏi căn bản của đời sống :
1. Đâu là hạnh phúc thật.
2. Nguồn gốc của loài người.
3. Có hay không sự sống ngoài trái đất.
4. Có cần một tôn giáo cho tương lai.
5. Tái sanh có thật.
6. Ý nghĩa của sự sống và tiến hóa…
Phật giáo không thể không nhìn thấy sự phất triển đó của nhân loại. Tất nhiên
không thể sử dụng phương tiện xưa và phương pháp cũ để quan sát, để tự ru
mình trong chiến thắng ảo, để rồi một ngày tự biến mình thành kỷ vật nằm im
trong bảo tang chờ đợi người xem.
Để tồn tại, Phật giáo cần thích hợp không gian và thời gian mới. Để chuyển tải
thông điệp Bi-Trí-Dũng của Đức Phật đến nhân loại, Phật giáo cần dùng đến
những phương tiện kỷ thuật và cả cách thức diễn đạt của thời đại mới. Cũng
như cây đại thụ Phật giáo cần những chồi non lớn lên từ thân già.
Paramita là một cồi non mới mọc ra từ một thân già để thích hợp với điều kiện
sống hiện đại, dung năng lượng và dinh dưỡng hiện đại để bồi dưỡng và duy
trì sự sống cho cây.
“sắc bất dị không; không bất dị sắc. Sắc tức thị không; không tưc thị sắc” sẽ
cho phép người đi trên con đường Paramita hiện thân mọi nơi trong cuộc sống
con người: có thể là một nhà tu; có thể là một thấy giáo; có thể là một thương
gia, một công nhân hay một người cống hie1n thầm lặng cho môi sinh và hành
24
thiện cho người nghèo… cũng như Bồ Tát Quán Thế Âm, có mặt trong nhiều
hình thức, hóa hiện muôn ngàn con mắt, triệu triệu bàn tay để giúp người qua
mê thoát khổ.
Đã 2600 năm qua, cây đai thụ Phật giáo luôn mọc những chồi cây mới mỗi khi
cần thiết. Ai đã từng chiêm bái và sống trên Đất Phật Buddha Gaya và
Lumbini sẽ thấy rõ. Gốc cổ thụ Phật giáo nơi đây đã già cỗi, may nhờ những
chồi non từ xưa đã mọc nay lớn mạnh vươn x ache mát lại gốc già. Phật giáo
sinh ra tại India, nhưng thử hỏi bao nhiêu người India hiện tại là Phật tử?
Hãy nhìn vào sự thật; dũng cảm chấp nhận sự thật; để nuôi dưỡng những chồi
non mới đang mọc lên từ góc thân già.

Ý CŨ TỪ XƯA
Không phải mới hôm nay, trên con đường đi tới của Phật Giáo, các bậc thầy vĩ
đại đã thấy và dạy người đi trên con đường Bồ Tát đạo phải có năm minh trọn
vẹn: nhân minh, thanh minh, y phương minh, công xảo minh, nội minh.
Năm minh rà rể để cây Bồ Tát bám sau trong lòng đất vững chai vương cành
che mát nhân thế và kết quả dâng tặng muôn loài. Năm minh này là nền tảng
vững chắc để trên đó ngôi nhà Bồ Tát được xây dựng kiên cố.

25
Nhân Minh: khả năng lý luận sắc bén. Ngày xưa chủ yếu học nhân minh luận,
một môn học để luận giải kinh điển và thuyết phục người nghe.
Thanh minh: khả năng hiểu và diễn đạt bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để
thuận duyên giao lưu và chia sẻ phật pháp đến mọi người trong đời sống.
Nội minh: khả năng quán triệt giáo lý và lý tưởng Phật giáo mình đang theo
trong sự so sánh với các học thuyết tôn giáo bạn và suy nghiệm trong nhiều
giờ tỉnh tâm.
Y phương minh: khả năng y học để tự chữa bệnh và giúp người chữa bệnh.
Không ai có thể học đạo khi họ vẫn đói và đau.
Công xảo minh: thông thạo một công việc, dù thủ công, để có thể tự sống và
hành đạo, không phải làm gánh nặng cơm áo cho ai. Mình đên với người là để
giúp người, không phải đến để lấy của bât cứ ai thứ gì.
Năm minh ở trên là ý củ từ nghìn xưa của các bậc thầy vĩ đại, ngày nay vẫn
còn nguyên giá trị, vẫn còn đủ sáng để đưa lối người đi trên đường paramita.
Tuy nhiên trải nhiều nghìn năm qua, Phật giáo đã dịch chuyển trung tâm từ
India sang nhiều quốc gia khác, bao nhiêu nét riêng của địa phương đã hòa
cùng phật giáo, hình thành những đặc thù rất riêng cho phật giáo từng nước
khác nhau.
Xã hội cũng vậy, đã dịch chuyển từ phương thức sản xuất nông nghiệp sang
công nghiệp; từ lao động chân tay chuyển sang cơ khí hóa; từ những niềm tin
thượng đế vô thượng nay đã dũng cảm hỏi thượng đế có hay không.
Không như ngày xưa nữa, nay kiến thức nhân loại rất nhiều; phát minh của
nhân loại rất lớn; sản phẩm làm ra của nhân loại đa dạng và nhu cầu của
nhân loại cũng khác xưa. Một người không thể trong đời ngũ minh toàn vẹn.
Ngũ minh ngày nay phải được hiểu là tập thể ngũ minh. Tức là một tập thể đi
theo lý tưởng Bồ Tát Đạo,trong ấy mỗi thành viên có thể có nhiều minh hợp lại

26
thành tập thể ngũ minh. Trao đổi nhau,chia sẽ nhau,gánh vác công việc cùng
nhau vì lợi ích và hạnh phúc chung của muôn loài.
Tập thể cần có những thành viên am tường Logic học, lý luận giỏi để tự bảo
vệ con đường lý tưởng đang đi và thuyết phục người khác đi cùng mình. Tạp
thể cần những thành viên hiểu và diễn đạt được nhiều ngôn ngữ để thông dịch,
phiên dịch những tư tưởng giá trị của tập thể, làm nhịp cầu giao lưu giữa tổ
chức và thế giới, đem tinh hoa của tổ chức chia sẻ với mọi người. tập thể cần
những thành viên siêu việt về nội minh, thấu triệt giáo lý và lý tưởng mà tổ
chức hướng đến một cách tuyệt đối, có kinh nghiệm tức chứng tiền định để đủ
khả năng so sánh đối chiếu tôn giáo và truyền cảm hứng cho các tành viên
trong tổ chức cũng như mọi người. tập thể cần những thành viên y phương
minh, những người giỏi về y khoa để tự bảo vệ sức khỏe cho tập thể, chăm
sóc sức khỏe cho tha nhân, thông qua đó thiết lập sự cảm thông, phát triển
tình thương và giúp người thấu hiểu sự thật già bệnh chết của kiếp sống, đưa
người về với Phật pháp. Tập thể cần những thành vên công sảo minh, những
người giỏi về kỷ thuật, công nghệ, ngoại giao, giáo dục, hành chính, thương
mại … để hiện thân vào mọi hình thái sống của đời sống để khuyến khích,
chia sẻ, tạo nhân duyên cho người đến với Phật pháp, học được hạnh nguyện
của chư Phật, Bồ tát và những bấc Thầy vĩ đại, sống đời sống con người đáng
sống và ý nghĩa.
Năm minh là một nền tảng lợi sanh của con đường Paramita, một nền đảng từ
xưa của những bậc Thầy vô cùng vững chắc. Paramita sẽ không bao giờ lớn
mạnh và đủ sức che mát số đông nếu tập thể Paramita không hòa hợp để có
đủ năm minh ý củ từ xưa này.

27
ĐÔNG SẼ SANG XUÂN
Theo quy luật đi tới, Đông chắc chắn rôi sẽ ang Xuân. Trong sự hổn loạn của
sau mươi hai học thuyết tại Ấn độ hơn 2600 năm trước, Đức Phật như mùa
xuân xuất hiện, đem nắng xuân đến làm ấm áp muôn loài.
Trong sự hoài nghi nhiều tranh cãi và lạnh lẽo của mùa đông Phật pháp sau
Phật niết bàn, nhiều lần kết tập Kinh tạng như nắng xuân làm tan bang giá
tranh cãi và hoài nghi. Đặc biệt sự xuất hiện của vua Asoka là hộ pháp,
86.000 nhà sư được khuyến khích trở về đời sống tại gia, làm trong sạch tang
đoàn thanh tịnh.
Trong muôn ngàn sự phân tích giảng giải lời Phật dạy, Long thọ - Nagarjuna –
đã vụt sáng như bình minh xuân mới, làm cảm hứng cho muôn vạn trái tim
hướng Phật đà.
Đông rồi sẽ sang xuân là quy luật, muôn hay không mùa xuân cũng sẽ tiếp
mùa Đông. Mỗi lần có một nỗi đau là có một bài học; mỗi lần gặp một vấn nạn
là mỗi lần tìm thấy cơ hội phát minh.
Không có gì phải sợ, mà cũng không có gì phải lo; không có gì phải them mà
cũng không có gì phải mất trên con đường Paramita đi tới. thế giới thật của thế
giới là vô ngã huyền diệu và duyên sinh vĩ đại, trong đó có chính ta. Đông rồi
28
sẽ sang xuân, không nên oán trách, hận thù, khổ hờn hay tuyệt vọng, mà chỉ
nên nhìn thấy biến chuyển huyền diệu của cuộc sống với những quy luật nhân
quả công bằng cho mọi người.
Hơn – Kém – Bằng làm sao có biên giới khi mọi hiện hữu đều có mặt cùng
nhau? Cái này có thì cái kia có, cái này sanh thì cái kia sanh, cái này không
thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt.
Con người vốn vô cùng trong dòng chảy duyên khởi đó. Khi ta biết ta là nước
thì sự tan vỡ của những con sóng thật bình thường. Ta sẽ vui vẻ tái sinh để đi
tới trên con đường Paramita: Gate gate paragate parasamgate Bodhi svaha.
Ta sẽ gặp lại cha mẹ, gặp lại bạn bè, nhận quà khen thưởng cho những gì đã
làm tốt lành hôm trước. tiếp tục trên con đường Paramita đi tới, ta đi đầy tình
yêu nhân thế, đầy ánh sáng trí tuệ, đầy ý chí dũng cảm trong một tâm hồn bồ
tát hạnh giữa thế gian.

29

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT

Nhan Thuc Phat Giao.doc
Nhan Thuc Phat Giao.docNhan Thuc Phat Giao.doc
Nhan Thuc Phat Giao.docklv087
 
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tam ly dao_duc
Tam ly dao_ducTam ly dao_duc
Tam ly dao_ducHung Duong
 
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMTMặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Vo Hieu Nghia
 
Khổng tử tinh hoa
Khổng tử tinh hoa Khổng tử tinh hoa
Khổng tử tinh hoa Xephang Daihoc
 
Chết Đi Về Đâu (Thích Nhật Từ)
Chết Đi Về Đâu (Thích Nhật Từ)Chết Đi Về Đâu (Thích Nhật Từ)
Chết Đi Về Đâu (Thích Nhật Từ)Phật Ngôn
 
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdfSachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdfThngThn2
 
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdfnhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdfstyle tshirt
 
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên MớiNền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên MớiCelestial Light
 
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngLợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngHoàng Lý Quốc
 
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfthuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfNoprroT
 
Những chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảNhững chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảHung Duong
 
Rmth va phat_trien
Rmth va phat_trienRmth va phat_trien
Rmth va phat_trienHung Duong
 

Ähnlich wie Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT (20)

Giao ancn cusi-1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao ancn cusi-1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Giao ancn cusi-1
Giao ancn cusi-1Giao ancn cusi-1
Giao ancn cusi-1
 
Nhan Thuc Phat Giao.doc
Nhan Thuc Phat Giao.docNhan Thuc Phat Giao.doc
Nhan Thuc Phat Giao.doc
 
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...
 
Tam ly dao_duc
Tam ly dao_ducTam ly dao_duc
Tam ly dao_duc
 
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMTMặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
 
Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10
 
Khổng tử tinh hoa
Khổng tử tinh hoa Khổng tử tinh hoa
Khổng tử tinh hoa
 
Chết Đi Về Đâu (Thích Nhật Từ)
Chết Đi Về Đâu (Thích Nhật Từ)Chết Đi Về Đâu (Thích Nhật Từ)
Chết Đi Về Đâu (Thích Nhật Từ)
 
LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬTLỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
 
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdfSachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
 
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdfnhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
 
Phat tucanbiet3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCPhat tucanbiet3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên MớiNền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
 
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đườngLợi ích của việc thường trở về phật đường
Lợi ích của việc thường trở về phật đường
 
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfthuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
 
430
430430
430
 
Những chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảNhững chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quả
 
430
430430
430
 
Rmth va phat_trien
Rmth va phat_trienRmth va phat_trien
Rmth va phat_trien
 

Mehr von FaTaMuTu

Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMTHương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMTNhư Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMTBạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMTThiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMTCám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMTTrên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMTNgày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMTTrung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT FaTaMuTu
 

Mehr von FaTaMuTu (9)

Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMTHương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
 
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMTNhư Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
 
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMTBạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
 
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMTThiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
 
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMTCám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
 
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMTTrên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
 
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMTNgày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMT
 
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMTTrung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
 
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
 

Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT

  • 1. Nhuận Đạt – TMT Paramita CON ĐƯỜNG ĐI TỚI 1
  • 2. SỰ THẬT ĐI TỚI Từ khi bình minh văn minh nhân loại hồng lên, sự tiến hóa của nhân loại chưa bao giờ dừng lại. Ngày rồi đêm; đêm rồi ngày, vạn vật sanh và diệt; diệt và sinh. Sự sinh diệt đó là quy luật đi tới tất yếu của sự sống. Quy luật đi tới này là sự sáng tạo vĩ đại, bởi không có sự ra đi của cái này làm sao có sự hiện hữu của cái kia? Một tôn giáo, một triết thuyết hay một phát minh khoa học cũng vậy, nó cũng theo quy luật đi tới của hiện hữu, cho dù là dưới dạng chuyển hóa như hình thức chuyển hóa năng lượng1. Những lời dạy của các bậc giáo chủ tôn giáo; những giáo điều thiêng liêng đều phải được uyển chuyển ứng dụng theo thời gian. Đức Phật Skya Muni đã từng dạy: những quy định cho đời sống Tăng sĩ có thể được lượt bỏ những điều nhọ nhặt cho phù hợp với địa phương và điều kiện sống2. Thế tôn còn dạy thêm: Lời của ta như một trận mưa. Cây nhỏ sẽ có lợi ích theo cây nhỏ; cây lớn sẽ có lợi ích theo cây lớn3. Điều này có nghĩa không có một “chân lý” cố định cho tất cả. Nước chỉ là nước, tùy vào mục tiêu sử dụng, người ta dùng nước để chế thành những sản phẩm nước khác nhau. Vấn đề chỉ là nước thành phẩm có độc không, có làm con người đở khát không, có giúp gia đình hạnh phúc không, có làm môi sinh ô nhiễm; đạo đức xã hội đi lùi; thế giới chiến tranh và thù hận không? 1 Năng lượng không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Xem kinh Mahaparinibbana ( Trường Bộ Kinh) 3 Kinh Pháp Hoa 2 2
  • 3. Lời dạy của Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo cũng cùng đi trên con đường đi tới đó. Sự dịch chuyển khu vực của tôn giáo cũng làm cho một số giáo điều phải biến đổi màu sắc để thích nghi. Kể cả sự tôn kính tối cao cho Bible và Koran cũng phải đi tới, cũng phải được giải thích phù hợp hơn cho thời đại con người đang sống, bằng ngôn ngữ của chính thời đại họ, mà không phải là copy nguyên vẹn từ những giải thích xưa cũ cả nghìn năm. Những phát minh khoa học cũng không thể không đi tới. Ngày nay, hơn bao giờ hết, con người nhìn thấy rõ sự đi tới vượt bậc của những phát minh khoa học kỷ thuật, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin và khoa học vật lý, thiên văn. Người ta khó có thể ngờ chiếc máy vi tính ba mươi năm trước là cả một căn phòng, ba mươi năm sau chỉ năm gọn trong bàn tay. Nỗi nhớ trời Đông và trời Tây cũng không còn nhiều khoảng cách nữa, vì lúc nào người ta cũng có thể thấy mặt nhau nhờ những dịch vụ gia tăng của viễn thông. Không ai tắm hai lần trong một dòng sông là sự thật. Nhưng thường người ta khó chấp nhận sự thật để đi tới. Người ta thường thích ôm lấy những gì đã có, kể cả một kỷ niệm đau thương đã quá cũ không còn có thể sử dụng được. Chúng ta hãy tưởng tượng xem: làm sao một con người không thể chết? và làm sao một em bé không thể lớn lên? Đây là sự thật đi tới, một sự thật không loại trừ bất cứ sự vật hiện tượng nào giữa đời này. Chính sự đi tới này là một nhiệm mầu của thế giới: đi tới để tồn tại. Theo quy luật đi tới, cái gì không còn thích nghi, cái đó sẽ biến mất. Ở đây hoàn toàn không có chổ cho lý lẽ đúng hay sai. Trong thế giới tương đối này không thể tìm ra câu trả lời “hoàn toàn đúng”. Chúa Jesu đúng hay sai khi bị đóng đinh trên thập giá? Mohamad là nhà tiên tri vĩ đại, tại sao lại bị các bộ tộc đương thời không chấp nhận và đánh đuổi ông? 3
  • 4. Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ tuyệt vời sinh ra từ Ấn Độ, nhưng sao ngày nay Phật giáo tại Ấn Độ chỉ còn là một cái bóng mờ? Hai nghìn năm trước người ta tin trái đất là cố định, hai nghìn năm sau còn có ai lắng nghe? Những phát minh vĩ đại của khoa học vật lý phải chăng cũng được bổ xung liên tục bởi những nhân tài vật lý kế thừa4? Sống là đi tới; đi tới là sống. Khi cái này có thì cái kia có và ngược lại, dù con người có muốn hay không. Đi tới là bí mật của mọi tồn tại. Sống là phải đi tới. Thế giới luôn có quy luật cân bằng của nó. Như những con sóng biển, sự nhịp nhàng của nước tạo thành nó. Không đi tới là sẽ không tồn tại. Một hiện hữu cho dù không độc hại, nhưng không còn dùng được, người ta cũng sẽ ném vào kho và quên đi theo năm tháng. Tôi là một hiện hữu lành mạnh, một con người có ước mơ đẹp cho cá nhân, có lý tưởng sáng cho muôn loại, tôi không muốn bị ném vào kho và quên theo năm tháng. Tôi phải đi tới. Đi tới cho tôi và cho thế giới quanh tôi. NHU CẦU THỜI ĐẠI 4 Xem New Way For Physics 4
  • 5. Hơn hai nghìn sau trăm năm trước, sau khi thành tựu giác ngộ tại Buddha Gaya, Đức Phật Sakya Muni một mình đi bộ đến Saranath, bắt đầu sự nghiệp truyền Đạo của mình. Chính tại Saranath, Phật chia sẻ bài pháp đầu tiên: Chuyển Pháp Luân cho năm an hem Kiều Trần Như, Tăng đoàn từ đó chính thức thành lập, Đạo Phật bắt đầu sinh rễ. Đời sống tăng đoàn thời ấy là đời sống du Tăng, không phụ thuộc những quy ước định cư. Mọi vật dụng nuôi dưỡng thân xác để tu tập đều từ sự chia sẻ của mọi người. Nhìn từ góc nhìn lịch sử phát triển xã hội, phương thức sống của Tăng đoàn vào thời điểm ấy là tuyệt vời để có thể “buông xã vĩ đại” cho mục đích thiền định và thể nhập chân lý giải thoát. Nhưng rồi ba tháng sau ngày Phật niết bàn, như mặt trời đã lặng chỉ còn lại mặt trăng, những ngôi sao sáng nhỏ bắt đầu tranh nhau chiếu sáng, suy nghĩ và thực hành lời Phật dạy bắt đầu có sự khác biệt, dẫn đến hình thành những khác biệt trong cách sống, tạo thành những tông phái khác nhau theo thời gian. Mỗi tông phái một nét riêng; mỗi tông phái một lối suy nghĩ và thực hành; mỗi tông phái một con đường đi tới để tồn tại. Nhiều trăm năm như thế đi qua, xã hội loài người đi tới. Bao nhiêu biến đổi về định chế xã hội; bao nhiêu chuyển biến về phương thức sản xuất và nhu cầu của con người. Các bậc Thầy cũng dịch chuyển từ Trung xuống Nam, từ Trung lên Bắc, tiếp xúc với những định chế xã hội địa phương và cách sống con người trong đó, các vị thấy cần thay đổi một vài điều nhỏ truyền thống để phù hợp điều kiện khách quan, tạo thuận duyên chia sẻ Đạo với mọi người. Nhưng một sự thật rằng dù là cặp song sinh cũng không thể hoàn toàn trăm phần trăm không khác biệt. Chín người mười ý là đều bình thường. Khi sự khác biệt quá xa, sự phân chia lại bắt đầu nữa để hình thành cái mới: Mahayana; Theravada. Điều này là tự nhiên, nó là sự đi tới của mọi hiện hữu. 5
  • 6. Phân chia là để tồn tại; phân chia là để linh hoạt mang ánh sáng Đạo chiếu sáng cho muôn loài khác nhau. Từ khi thành lập vào thế kỷ thứ sáu trước công nguyên đến nay, cảm ơn sự đi tới khác biệt, Đạo Phật đã nhẹ thấm vào tâm hồn con người khác nhau ở nhiều quốc gia khác nhau nó đi qua. Sự khác biệt của Đạo Phật không phải là sự khác biệt của tham đắm ngũ dục5. Sự khác biệt này là khác biệt của căn cơ và tùy duyên. Vì thế, thật dễ thương nếu ai đó bảo rằng Thiền Tông6 là không phải Phật giáo. Hay Kinh Pháp Hoa7 là không phải Phật truyền. Làm sao một xứ lạnh lẻo, thiếu oxy và huyền bí như Tây Tạng lại có thể phát triển Vipassana được? Làm sao một xã hội như Trung Hoa và Nhật Bản có thể hứng thú với lý tưởng độc cư và nếp sống khất thực của Theravada? Ngày nay xã hội loài người vô cùng khác xa ngày trước. Nhu cầu tiện nghi vật chất đã làm nhịp sống nhân loại thay đổi theo hướng bận rộn và nhiều căng thẳng. Những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ làm con người thời đại đặt lại vần đề: Thượng đế có tồn tại; tôn giáo có cần thiết; tâm linh có thật; luân hồi tái sinh thế nào … Những nhu cầu thời đại và những câu hỏi thời đại này đã ảnh hưởng rất lớn đến nếp sống tu tập, lối suy tư và hành động của những bậc thầy và những thế hệ Tăng-ni tuổi trẻ. Từ ấy, sinh hoạt thiền môn nhiều nơi không còn thuần túy “ý vui tu thiền định” nữa, mà đã hòa nhập và chia sẻ nỗi đau khổ của những người xung quanh bằng việc làm từ thiện xã hội với phương châm: vui Đạo tùy duyên. Và đôi khi qua những khúc quanh khó khăn chung của nhân loại, nhà chùa cũng tự lao động để sống, tu tập và chia sẻ Phật Pháp. Hình thức nhà sư 5 Tiền tài, Thân sắc, Danh vọng, Ăn uống, Ngủ nghỉ 禅(Zen) Saddharmapundarika Sutra 6 7 6
  • 7. cũng biến đổi theo từng khu vực để “lợi hành đồng sự” mà phổ biến chân lý Phật Đà. Mỗi khu vực cần có một hình thái Phật Giáo phù hợp. Thời đại thay đổi, Phật giáo không thể không thay đổi. Phương tiện sản xuất của nhân loại thay đổi, phương tiện hành đạo không thể không thay đổi. Nhu cầu thời đại khác biệt tác động trực tiếp và gián tiếp đến sinh hoạt thiền môn, Phật giáo không thể ngủ quên trong quá khứ và say sưa dưới hào quang của Phật và những bậc Thầy. Xa hơi ra đời ban đầu sử dụng hơi nước, rồi than, nhưng theo thời gian xăng dầu, điện được thay thế. Theo quy luật “ đi tới” của thế giới, cái cũ phải được cải tiến hoặc phá vở để tái sinh. Cũng thế, trước nhu cầu thời đại, trước những tác động của xã hội mới vào đời sống tu hành, Phật giáo cần nhìn vào sự thật để tự cải tiến và tái sinh. NHÌN THẤY SUY TƯ Sự phong phú đời sống vật chất của thời đại; sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin với tiện ích Internet và những thiết bị đầu cuối như Smarphone và Tablet đã tác động lớn đến nếp sống tri túc của những nhà sư trẻ. Ngày xưa nhà chùa thường kiêm nhà trường. nhu cầu học hỏi của Tăng sĩ chỉ là Kinh Điển Phật Giáo và những triết lý liên quan như Khổng giáo, Lão giáo mà thôi. Ngày nay đã khác. Sự phát triển đa dạng ngành học làm cho Chùa 7
  • 8. không thể đảm nhiệm hoàn toàn vai trò nhà trường, các Tăng-Ni được khuyến khích đi học bên ngoài ở nhiều chuyên ngành khác nhau. Nhu cầu đời sống vật chất phong phú; sức hấp dẫn của tiến bộ khoa học công nghệ; Tăng-ni được khuyến khích tham học nhiều chuyên ngành ngoài Phật Pháp … tất cả là chuyện bình thường theo quy luật đi tới của sự sống, không có gì phải suy tư. Điều làm cho người ta suy tư là sự hao mòn lý tưởng “ ra khỏi nhỏ nhen, bước vào khung trời rộng, tâm hình khác thế gian, nối truyền hạt giống Phật, vô hiện hóa quân ma, giúp muôn loài giải khổ8”. Sự hao mòn lý tưởng này đã biến đổi suy nghĩ của nhà sư về niềm tin chính mình và lý tưởng Bồ tát đạo. Từ đó, có một “lối đi riêng” hình thành trong tâm nhà sư. Tất nhiên đây không phải là tất cả. Nhìn lại lịch sử và vào hiện thực ở cac nước Phật Giáo Á Đông, phần lớn những nhà tu vào chùa khi tuổi còn rất nhỏ. Có người vừa hết trung học phổ thông, cũng có người chỉ hết cấp một. Bởi thế, muốn đưa Đạo vào mọi lĩnh vực của cuộc đời, những nhà sư nhỏ ấy không thể không tiếp tục đến trường dưới hình thức nhà tu. Sự tiếp xúc qua lại với bạn bè, thầy cô giáo… làm nhà sư trẻ chưa kinh nghiệm “nhân tình thế thái” thấy thích sắc mầu cuộc sống. nhà sư trẻ lặng lẽ học tập, nhưng trong lòng đã nuôi dưỡng tình yêu với trần thế và âm thầm chuẩn bị lối đi riêng. Điều này là hết sức bình thường, không có gì sai theo hướng đi tới của một người tuổi trẻ. Vấn đề suy nghĩ là phải chăng suối mát tâm linh thiền môn ngày càng cạn, không đủ cho những nhà sư trẻ tắm mát để khỏe mạnh tinh thần; tình thương chân thật của Đạo sư ngày càng ít, không đủ làm ấm những tâm hồn non trẻ hướng Đạo; năng lượng lý tưởng Bồ tát đạo đã giảm không đủ khích lệ, tạo cảm hứng sống đẹp và tận tụy với muôn loài? Mỗi lần nhìn thấy một nhà sư buông xuôi đời mình trên con đường đã chọn là tôi lại thấy đau. Mỗi lần nghe những câu chuyện thiếu tình thương chân thật từ 8 Quy Sơn Cảnh Sách 8
  • 9. những trái tim có hình tướng bậc thầy là tôi lại thấy khổ. Thật ra sự trở về của các bạn tu trẻ tuổi là chuyện bình thường, cái không bình thường ở chổ họ mặc cảm, phần lớn họ không còn yêu lý tưởng giải thoát và đời sống đạo đức của người Phật tử như ngày nào. Cac bạn trẻ, dù là nhà sư, đã rời khỏ gia đình rất sớm. Mỗi người một hoàn cảnh; mỗi người một nhân duyên, nhưng cuối cùng họ vẫn là một người tuổi trẻ. Họ cần tình thương để phát triển trọn vẹn tâm hồn và lý tưởng đẹp; cần sự chia sẻ về đời sống vật chất để khỏe mạnh xác thân và có phương tiện học hành. Nhưng phần lớn, khi cần, tình thương nhận được chỉ là những giọt nhỏ và sự hỗ trợ đời sống vật chất chỉ là những que kem. Làm sao có một thế hệ kế thừa nếu nhũng gì nhìn thấy và suy tư này là quá lớn? Mọi người lớn yêu cầu người nhỏ đóng góp, nhưng người lớn có nghĩ có bổn phận hay trách nhiệm nho nhỏ nào đó cho người nhỏ lớn lên không? Nhiều khi mặc cảm, người nhỏ cảm thấy mình bị bỏ rơi, nên người nhỏ phải quyết tâm làm mọi thứ có thể để đi hết mơ ước cua mình. Nhiều khi trong suy tư, tôi tự biện minh là do khoảng cách thế hệ làm người nhỏ không hiểu kiểu tình thương của người lớn. Hay những nhu cầu thời đại của người nhỏ làm người lớn cảm thấy phi lý và quá nhiều? Thêm sự không thiện cảm, đôi khi xa lánh của xã hội, khi một nhà sư không đi hết con đương lý tưởng quay lại cũng tạo nên kết quả không lối thoát, dẫn đến tâm lý an phận và chai lỳ với lý tưởng phụng sự và bỏ quên mục đích xuất gia. Những nhìn thấy và suy tư được viết ở đây chỉ là cái nhìn cá nhân, có thể ai đó sẽ không đồng ý. Nhưng sự thật bao giời cũng là sự thật. Khi ai đó không dám chấp nhận sự thật thì sẽ không bao giờ có cơ hội tự do. Một người bệnh mà không dám chấp nhận mình có bệnh thì đứng hy vọng sớm hết bệnh. Đạo Phật là đạo của lòng dung cảm, dám nhìn thẳng bất như ý của cuộc sống để tìm ra chân lý hạnh phúc và nguyên nhân của khổ đau sâu xa. 9
  • 10. Không đủ dung để nhìn; không đủ trí để thấy; không đủ bi để khon dung thì cũng không thể góp thì được để xây dựng. Tôi mong ước một ngày nào đó thật gần trong đời mình có thể mình thấy nhiều nơi có đầy suối mát tâm linh cho người tắm; đủ tình thương chân thật của Đạo sư để người ấm; dư năng lượng lý tưởng Bồ tát để khuyến khích và tạo cảm hứng đi tới cái đẹp, sự vĩ đại và ước nguyện dấn thân chia sẻ với muôn loài. THƯƠNG NGƯỜI HAY THƯƠNG TA Sư cô M. vào chùa khi mươi bốn tuổi. Nhà cô rất khá giả, đời sống vật chất phong phú; đời sống đạo đức được ngợi khen. Cô trr1on gia đình, bỏ học đi tu theo tiếng gọi sâu xa tự trong lòng mà cô không giải thích được. Bước vào chùa còn nhỏ, nhưng cô rất vui làm những công việc được phân chia: chẻ củi, nấu ăn, trồng lúa, làm vườn … Cô làm bằng tất cả tình yêu và trách nhiệm, không ngại đôi tay chai; không nghĩ lo sức khỏe. Làm rất nhiều, nhưng ăn và ngủ rất ít. Thêm một chút không như ý về đời sống thiền môn theo trí tưởng tượng của cô, cô trầm cảm, rối loạn tâm lý… Thân thể cô bắt đầu suy nhược, tam hồn cô bắt đầu héo khô. 10
  • 11. Nhưng nhờ lời Phật dạy, cô cũng đứng dạy được, cũng tìm ra được hướng vui sống và phụng Đạo cho mình. Cô quyết tâm tu tập thiền định; cố gắng học tập bổ sung them những hiểu biết ít ỏi của mình. Kết hợp với việc làm công quả, tin sống theo luật nhân quả và ước mong kết duyên giáo hóa với muôn loài. Kết quả, sự chân thành tu tập, học tập và công quả của cô được đền đáp. Mọi người bắt đầu yêu quí cô, thương và trần trọng cô. Nhưng không vì thế cô tự mãn. Cô chân thành sống thật con người của mình, thầy bạn rất nể trọng và hy vọng. Khi tiếp xúc với cô, ai cũng thấy cô vui vẻ, đầy nhiệt huyết. Nhiều người bạn mơ ước được tôn trọng, quý mến như cô. Nhân cách của cô sáng đẹp như hoa hướng dương hướng theo hướng mặt trời. Có một lần nọ, tôi ngồi nói chuyện với cô về tình thương chân thật, tình thương thiên liêng, bổng nhiên đối mắt cô đỏ lên và gương mặt buồn cúi xuống. Cô cho biết chưa ai thương cô thật sự, ngoài Ba cô và Bồ Tát Quán Thế Âm. Khi Ba bệnh gần kề sự chết, Ba không cho gọi cô về. Ông nói để cô làm tròn hạnh nguyện và đi hết con đường cô muốn đi. Hầu hết người ta thương cô vì cô làm được nhiều việc tốt cho họ. Cái tình thương của họ là tình thương quan hệ xã hội và tình thương của luyến ái. Hay nói đúng hơn, họ thương họ mà không phải thương mình. Sở dĩ họ thương mình là vì mình làm được việc cho họ. Không ai nghĩ đến cái mơ ước cao đẹp của mình. Không ai nói: con hãy làm những điều cao đẹp con yêu; con hãy học những cái hay con cần; con hãy sống cho tình yêu nhân loại con hướng tới … ta sẽ có mặt cho con. Hầu hết họ thương theo kiểu: con phải ở bênh ta; hãy làm điều này, ta rất thích; con là người may mắn, ta thương con mới chỉ cho con … đừng phụ lòng ta. Bởi vậy, tình thương của họ càng nhiều, mình càng bị lệ thuộc. thực ra mình không hạnh phúc đâu, mình đang vùng vẫy để đi ra trong cái lưới yêu thương kiểu đó. Có điều mình luôn cảm ơn tất cả, và không bao giờ có ý niệm tổn thương ai. 11
  • 12. Câu chuyện của sư cô M. là một sự thật. trong các mối quan hệ xã hội, chỉ có mối quan hệ của cha mẹ và con cái; Đại Đạo sư với học trò là quan hệ thiêng liêng. Bởi tình thương của họ là chân thật, cho dù chúng ta có làm điều ngược lại với họ. Ngoài mồi quan hệ thiêng liêng đó, các quan hệ khác thường là quan hệ tương tác. Anh thương tôi, tôi phải thương anh. Tôi làm ngược lại anh, anh không thương tôi được. Nhân loại thương nhau, phàn lớn là tình thương tương tác. Cái này có thì cái kia có. Tất nhiên điều này không có gì là không tốt, nhưng hệ quả của nó thường có mặt của khổ đau, khi người ta không biết quy luận đi tới. muốn biết người ta thực sự thương mình hay không, hãy làm điều ngược lại ý họ. Khi làm ngược lại ý họ mà họ vẫn thương mình, đó là tình yêu thương thiêng liêng – tình yêu của cha mẹ và chân sư. Còn không, tất cả chỉ là tình thương giả dạng, tình thương mang theo một mục tiêu, hay đơn giản là tặng rồi quay lưng. Đây là kiểu thương ta nhưng có tên gọi thương người, thời gian sẽ biết mất. Ngày nay, trong các mối quan hệ ở khắp mọi nơi, có cả nhà chùa, không thiếu tình thương tương tác, nhưng thiếu tình thương thiêng liêng nghiêm trọng. Theo tự nhiên, nước từ trên cao chảy xuống, nhưng bay giờ người ta ép nước từ dưới phun lên. Những người lớn muốn người nhỏ làm nhiều cho họ, nhưng họ ít muốn làm cho người nhỏ lớn lên. Nhiều khi người nhỏ có cảm giác người lớn thật khôn khéo và tinh vi nô lệ hóa mình. Còn đâu những bậc Đạo sư: “ta không có gì cho con thêm nữa. Con hãy nhìn mặt trăng sáng, nếu cho con được ta cũng mang xuống cho con”. Xin hãy cùng nhau dũng cảm đi tới cho cuộc sống nhiều tình thương thiêng liêng. 12
  • 13. TỰ HỎI LẠI MÌNH Mười tám tuổi, tôi bắt đầu bước chân vào đời sống tu sĩ. Thật vô cùng hạnh phúc, những ngày đầu học Đạo tôi như một người đại hạnh phúc giữa trần gian. Thật vĩ đại làm sao, khi ấy tôi là một người phát nguyện “bước vào khung trời rộng, vô hiệu hóa quân ma, giúp muôn loai giải khổ9”. Tôi hân hoan thiền tập, trì giới, niệm kinh, học đạo học đời để hiện thực hóa ước mơ cao đẹp. Chuyện phúc đức nào tôi cũng làm; hạnh nguyện hay nào tôi cũng học. Rồi một ngày nọ, khi đang học tại Đại Học Phật Giáo Vạn Hạnh, một anh bạn tên H. cùng tu ngày xưa đến tìm tôi. Thật ngạc nhiên, tự bao giờ anh đã không còn là tu sĩ nữa. Anh bắt đầu tâm sự về đời sống khó khăn vật chất; những thế thái nhân tình của tình cảm trai gái; sự mặc cảm với xã hội trong anh; xã hội dường như e ngại chào đón một người đã từng là nhà sư hòa nhập cộng đồng. Anh ấy khó khăn mọi mặt từ tinh thần đến vật chất. Nghe câu chuyện của anh tôi rất ngậm ngùi. Tôi hỏi: anh nói thật cho tôi biết, khi anh sống đời sống nhà sư anh đã làm được điều gì cho người khác? Anh có một hạnh nguyện nào vì Đạo vì đời để quyết tâm? Tâm anh có gợn song ít kỷ cá nhân, và sanh tâm mang của đàn na biếu tặng gia đình? Anh có xem Đạo là lý tưởng sống? Có mơ ước tri ân Phật Pháp, thầy bạn đã soi đường đưa lối cho ta? Hay anh chỉ sống cho anh và nghiễm nhiên nghĩ rằng mình là Thầy nên vô tư nhận cúng dường; mình là ruộng phước nên vô tư để muôn loài gieo hạt? 9 Xem Quy Sơn Cảnh Sánh 13
  • 14. Anh không trả lời, nhưng buồn nhìn tôi. Tôi tiếp tục chia sẻ: mình nghĩ chúng ta đã làm điều gì đó không đúng trong những tháng ngày tu tập làm cho ta hết phước. chúng ta sống bằng sự đóng góp của hàng triệu tấm lòng, nhưng chúng ta không nghĩ sẽ làm gì để đáp đền ân đó. Chúng ta học nhờ hò quan của Phật và những bậc thầy, nhưng chúng ta quên nhớ ơn. Chúng ta thừa hưởng gia tài của những bậc đại sư đã đi qua, nhưng chúng ta quên vun bồi cho thế hệ mới. Chúng ta quên mình là ai nên chúng ta đã phung phí công đức của mình. Anh bạn ngước ên nhìn tôi, tay nâng uống một ngụm trà. Đúng thầy ạ, anh bạn đáp. Nếu tôi đã tự hỏi những câu hỏi như Thầy, nếu tôi được dạy và khích lệ như thầy từ những ngày đầu học Đạo, có lẽ tôi đã khác hôm nay. Anh bạn và tôi im lặng hơi lâu. Anh uống them một ngụm trà và nói tiếp: ngày tôi còn là một nhà sư, nhiều người rất quy mến nhờ tôi có tướng cao lớn. Ngày ấy tôi không nghĩ và làm được gì hơn là nghĩ và làm cho mình. Từ tụng kinh, tĩnh tâm, đi học … tôi là tring tâm của sự việc. Tôi không nghĩ giúp ai, cũng không nghĩ đền đáp chi ân đức của Tổ Thầy và Tam Bảo. Mọi người cúng dường tôi thì tôi sử dụng. Tôi mua đồ học tập; mua quà tặng người thân; đi chơi cùng các bạn; mua thức ăn nước uống bồi bổ cơ thể … thỉnh thoảng còn có phạm quy nói dối vì những mục tiêu không được hay … Anh nói đến đây, tôi cảm thấy rất đau trong tâm hồn. Đây không phải là buồn đau, mà là cái đau của quyết tâm sống một đời sống tri ân, lý tưởng và vun bồi cho mai hậu tuôn chảy từ một tâm hồn thấy mình may mắn và hạnh phúc. Tôi nhớ lại và nói cho anh bạn nghe lời thầy tôi dạy: mọi người chào con bởi con mang hình ảnh chư phật và những bậc thầy; mọi người cúng dường cho con bởi con là hiện thân của niềm tin vào những điều tốt đẹp và đạo đức của nhân thế. Tất cả như một con dao mài trên đá. Con là đá, mọi người là dao. Đá sẽ mòn; dao thì sẽ bén. 14
  • 15. Câu chuyện cùng anh bạn kết thúc chỉ thế, nhưng khi anh bạn ra đi, tôi bổng tự hỏi mình: 1. Tôi đã làm gì cho Đạo, trong khi Đạo đã cho tôi niềm tin và sự quý trọng của nhiều người. 2. Tôi đã làm được gì cho người, trong khi mỗi ngày tôi ăn cơm, mỗi giờ tôi đến lớp đều do mọi người chia sẻ? 3. Tôi đã tu học thế nào và có hạnh nguyện gì, trong khi ngày tháng đi qua mang theo hy vọng của thầy bạn, người thân và những trái tim yêu Đạo? 4. Tôi sẽ ra sao nếu tôi sống và suy nghĩ như bạn tôi? Những câu hỏi cứ loanh quanh trong đầu tôi, tôi cứ loanh quanh trong khu vườn nhỏ. Chiều hôm đó không ăn cơm, nhưng cũng không thấy đói. Chân cứ bước tới với ước mơ được chia sẻ sự thật này với anh chị em, mong các anh chị em có duyên sống Đạo ý thức được mình. Hết lòng tu tập, học tập và làm phúc thiện khi có thể. Một ngày nào đó không còn sống đời sống Đạo nữa, anh chị em ngẫn cao đầu lạy Phật, lạy Thầy, chia tay bạn đồng tu trở về đời sống tại gia với hành trang đạo đức và tri thức vững bền. Bước đi giữa cuộc đời đầy lòng tự tin vào tương lai sáng của một người có Bi-Trí-Dũng. Sống giữa cuộc sống và hết lòng hộ Đạo, dù mình mang hình thức ra sao. Sống một cuộc sống đầy ý nghĩa và tạo niềm tin cùng cảm hứng “sống đời vui đạo10” cho muôn vạn tâm hồn. 10 Sống đời vui đạo hãy tùy duyên (Trần Nhân Tông) 15
  • 16. Paramita – CON ĐƯỜNG ĐI TỚI Paramita - 波罗密多- Bến bờ an vui. Đây là một hạt châu từ trong Prajna Paramita Sutra, diễn tả một con đường vượt lên thiện và bất thiện của đời thường, bằng phương pháp nhìn sâu vào thực tính của thân xác và tâm hồn con người11. Thể xác và tâm thức dưới cái nhìn Paramita là một hợp thể của năm yếu tố (năm uẩn) không có tự ngã, chúng hiện hữu và ẩn tang theo luật duyên sinh. Chúng như những con sóng mang bản chất của nước luôn đi tới. Sự đi tới của chúng là sự huyền diệu và vĩ đại để có thế giới và con người. Con đường Paramita sẽ đưa người đi tới chân thế giới hạnh phúc. Một thế giới vắng mặt của hơn-kém-bằng, chỉ có tình thương, trí tuệ và vô úy. Người đi hiểu và thấy rõ rằng tất cả đều đi tới. Tốt cũng đi tới; xấu cũng đi tới; danh vọng, quyền lực cũng đi tới; giàu có và bần cùng cũng đi tới; mọi quy tắc và định chế xã hội đều đi tới; chính người đang đi trên con đường Paramita cũng đi tới … Thấu hiểu như thế, người đi trên con đường Paramita chấm dứt sự sợ hãi, chấm dứt phiền lụy, chấm dứt so sánh, đạt đỉnh an vui, hân hoan hạnh phúc: Gate gate paragate parasamgate Bodhi svaha. Bồ tát Quán Thế Âm đã từng đi con đường này để “độ nhất thiết khổ ách”. Chính Bồ Tát Quán Thế Âm là người chỉ dạy con đường Paramita: 11 Xem Sống Tỉ nh Thức ( Nhuận Đạt – TMT) 16
  • 17. ārya-avalokiteśvaro bodhisattvo gambhīrāṃ prajñāpāramitā caryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma: panca-skandhās tāṃś ca svābhava śūnyān paśyati sma| (Bồ tát Quán Tự Tại khi dùng trí tuệ Paramita quán chiếu sâu xa vào thực tính của năm uẩn, Ngài thấy năm uẩn không có tự tánh, nên vượt qua mọi khổ đau ách nạn) Paramita - con đường đi tới – vô cùng giản dị, ai cũng có thể đi được. Đây là tặng phẩm tình thương có dấu ấn trí tuệ giác ngộ Bồ Tát Quán Thế Âm tặng thế giới ta bà, tặng anh chị em đã, đang và sẽ đi trên con đường Bồ Tát Đạo. Trên con đường này, mỗi bước chân là một niềm hạnh phúc. Hạnh phúc trên con đường đi, mà không phải cuối con đường đến. Bước chân lên là hạnh phúc; đi là hạnh phúc; đến là hạnh phúc. Hạnh phúc cứ thế theo cấp số nhân, tỷ lệ thuận với dặm đường. Tất nhiên không có con đường nào không có luật của nó, con đường Paramita cũng có những quy tắc giao thông riêng, người đi trước hết cần học để vững vàng trên mỗi bước chân bước. Quy tắc I: Lễ Phật một trăm nghìn lễ để tự sám hối và nhìn thấy nghiệp chướng cũ; học hạnh nguyện chư Bồ Tát để phát tâm phụng sự muôn loài; nghe kinh Pháp Hoa để biết mình đủ khả năng thành Phật. Quy tắc II: Nguyện làm những điều thiện; nguyện xa những điều ác; nguyện giúp mọi chúng sanh để tạo dựng quyến thuộc bồ đề, tạo nhân duyên giáo hóa, tăng trưởng phúc đức. Tinh tấn không bỏ qua dù việc thiện nhỏ; không tạo thêm dù một chút ác hạnh. Tinh tấn bố thí; tinh tấn phóng sanh; tinh tấn khuyến thiện; tinh tấn xây dựng nhân duyên giúp chúng sanh tiếp xúc Phật đà. Quy tắc III: sống tỉnh thức trong cuộc sống. Luôn nuôi dưỡng hơi thở nhiệm mầu và ngọn đèn chánh niệm để quán chiếu thực tính chân thật của mọi hiện hữu: chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tang bất giảm … Khám phá sự thật vô ngã huyền diệu và duyên khởi tận cùng của xác 17
  • 18. thân và tâm thức. Những câu hỏi về kiếp người và thân phận không còn ý nghĩa nữa, sự thật trong lòng tay. Sống hạnh phúc, chết an vui, tái sinh tùy tâm. Để đi trên con đường Paramita, ba quy tắc trên cần phải học và thực tập từng bước. Từng bước thực tập, từng bước hạnh phúc, từng bước đi tới, từng bước vô úy. Như Bồ Tát Quán Thế Âm, từ thực hành thâm sâu Paramita đến thấy như thật xác thân và tâm thức huyền diệu, Bồ Tát vượt hết mọi khổ đau ách nạn, đi tới thế giới bất sanh bất diệt; bất cấu bất tịnh; bất tăng bất giảm thênh thang và tùy duyên chia sẻ với muôn loài. Paramita là viên ngọc cổ xưa cho đời sống lý tưởng hiện đại. Không phân biệt giới tính; chủng tộc và tôn giáo, nó là con đường đi tới rộng mở cho tất cả mọi người. Bồ Tát tại gia, Bồ Tát xuất gia đều bình đẳng trên con đường Paramita đi tới. Không có hơn kém bằng gì hiện hữu ở đó cả, chỉ có bi trí dung của hạnh nguyện Bồ tát hiện hữu với bài ca dũng cảm đi tới được hát vang: Gate gate paragate parasamgate Bodhi svaha! 18
  • 19. DŨNG CẢM ĐI TỚI Một khi đã hiểu sự thật, đã nghe tiếng nói lương tri; một khi đã thấy con đường, đã biết quy luật đi tới của hiện hữu, chúng ta hãy dũng cảm đi tới. Nếu chúng ta không đi tới, số phạn sẽ kéo lê chúng ta; nếu chúng ta đi tới, số phận sẽ đưa chúng ta đi. Các bậc thầy của nhân loại đều thành tựu hạnh nguyện nhờ dũng cảm đi tới. Đức Phật Sakya Muni đã dung cảm đi tới khi nhận chân được thân phận già, bệnh và chết của kiếp người, đã nghe được tiếng nói khao khát tự do khỏi thân phận kiếp người đó từ trong sâu thẳm tim mình, và đã nhận thấy ẫn sỹ là con đường viên mãn nhất để thực hiện mong ước vào thời điểm đó. Ngài đã dung cảm đi tới và giác ngộ thành Phật, để lại cho nhân loại một bản đồ tâm linh vô giá và một kho tri thức đồ sộ và một nguồn cảm hứng hướng thiện vô tận cho con người. Vua Trần Nhân Tông cũng là một hình ảnh dung cảm đi tới. Sau khi đất nước Việt Nam yên bình, dân chúng Việt Nam có cơm có áo, Trần Nhân Tông đã để lại tất cả quyền lực, danh vong và giàu có mà thế gian mơ ước của một vị vua để theo những thấu hiểu cuộc sống của chính mình. Vua trở thành một thiền sư, một hiền triết, một người sang lập con đường thiền Trúc Lâm Việt Nam, để lại bao cảm hứng tâm linh và bao ước mơ sống đạo cho hậu thế. 19
  • 20. Một bậc thầy hiện đại khác cũng dung cảm đi tới là Krisnamuti. Khi thấu hiểu sự giới hạn và những hậu quả của Thông Thiên Học, ông đã tuyên bố giải thể Hội Thông Thiên Học thế giới khi ông ở đỉnh cao vinh quang: Chủ tịch Hội Thông Thiên Học Thế Giới. Chỉ dung cảm đi tới mới cống hiến được cho đời. chỉ dung cảm đi tới mới làm cho đời sống người đi tìm Đạo và người có lý tưởng cao đẹp thực sự hạnh phúc. Chỉ có dung cảm đi tới mới có thể hiện thực hóa được ước mơ. Đường tuy ngắn, không đi sẽ không tới; việc tuy nhỏ không làm sẽ không xong. Tuy nhiên, người đi tới phải biết bắc đầu từ đâu để dũng cảm đi tới. Đức Phật Sakya chọn lúc nữa đêm, khi hoàng cung chìm trong giấc ngủ. Vua Trần Nhân Tông chọn lúc đất nước Việt Nam thanh bình. Krisnamuti chọn khi ở đỉnh cao quyền và danh vọng. Sẽ không có một công thức cố định cho thời điểm dũng cảm đi tới. Cái thời điểm tuyệt vời đó chỉ người đi là biết rõ nhất. Một thời điểm mà ý chí vút cao, ước mơ rực cháy và bước chuẩn bị đã sẳn sàng. Thành công vĩ đại không chỉ dừng lại với những vĩ nhân tâm linh. Dũng cảm đi tới còn là bước chân đầu tiên cho doanh nhân, chính trị gia, nghệ sỹ, triết gia … thành tựu sự nghiệp. Bill Gates và Steve Jobs là những người bỏ học để đi tới ước mơ theo nhận thức của riêng mình. Warrant Buffet, bậc thầy đầu tư cũng thế, rất sáng suốt và mạo hiểm đầu tư vào những công ty bên bờ ra đi. Tổng thống Obama của Mỹ cũng là một hình ảnh dũng cảm đi tới. Là một người da đen, trong thế giới da màu bị xem nhẹ, ông vẫn tin là ông có thể đi tới để thực hiện hy vọng táo bạo làm tổng thống Mỹ của mình. Mather Luking bị đe dọa mạng sống nhưng vẫn dũng cảm đi tới cho công lý và quyền sống của người da màu Mỹ. Mẹ Terissa không ngại thân nữ khó khăn, phát tâm hành thiện tự do trong ổ dịch bệnh và hổn loạn của Calkatta thời hậu chiến. 20
  • 21. Nigtigale thì càng dung cảm khi thân nữ một mình đi tới cho công lý, không cam chịu những luật định phi lý và bất công giữa những con người. Chị Hoài Thu ở Việt nam cũng là một tấm gương đáng yêu và ngưỡng mộ vì tinh thần dũng cảm. Chị là một phụ nữ gày gò với sự đau đớn của căn bệnh ung thư, nhưng đã dung cảm đi tới trên chiếc xe đạp cũ vượt nghìn dặm Trường Sơn chỉ để thăm và nhớ những người bạn đã nằm xuống cho quê hương mình. Mọi ước mơ, mọi lý tưởng sẽ là không tưởng nếu không dũng cảm đi tới. Dũng cảm đi tới là thước đo ý chí, là bước xuất phát để nhìn thấy ước mơ mình có thật. Dũng cảm đi tới cũng là ngọn lửa đốt sạch bóng tối, thắp sáng cho nhiều ước mơ của nhiều thế hệ mai sau. 21
  • 22. CHỒI NON TỪ MỘT THÂN GIÀ ở India có một loài cây tên là Sesamba, đây cũng chính là loài cây Đức Phật Sakya đã từng hái một nắm lá làm ví dụ: này các Tỳ kheo, lá trong rừng nhiều hay lá trong tay ta nhiều? Bạch thế tôn, lá trong rừng nhiều. Đúng vậy, những gì ta biết như lá trong rừng, những gì ta dạy như lá trong lòng bàn tay. Tại sao? Bởi vì nó cần thiết và căn bản cho đời sống phạm hạnh và giải thoát. Sesamba là một loài cây rất đặc biệt, khi nó già, những chồi non từ góc và rễ cây sẽ vươn mình kế tục. Trong thế giới tương đối, theo quy luật đi tới của mọi hiện hữu, không một hiện hữu nào bất biến và không đổi dạng và nhường chỗ bởi thời gian. Một thân cây theo thời gian sẽ phải già, sẽ phải tái sinh để tồn tại. Nhưng khi sự tồn tại của nó có khi thế giới khó nhận ra. Tuy nhiên, nếu người trồng cây biết khoa học ươm mầm thì không phải đợi đên khi thân cây già mới tái sinh, mà ngay trên thân cây già có thể cộng sanh một thân cây trẻ mới. có nghĩa là cây già nhưng sẽ không già. Không già tất nhiên không chết. chính cây trẻ mang nhựa sống cho cây già, cho cây già một diện mạo trẻ đẹp và một khả năng sinh trưởng như cây già ngày trẻ. Cây già bây giờ là gốc của cây trẻ; cây trẻ bây giờ là bàn tay có sức khỏe để cây già tiếp bước giấc mơ xuân. Cây Phật giáo đã sinh ra hơn 2600 năm, đã lớn lên, vươn ra thế giới và hiến tặng bóng mát cho muôn loài suốt chiều dài nó sống, nay đã già, da đã sậm, một vài cành đã chết khô đang ăn gần đến gốc. Làm thế nào đây, đứng nhìn cây chết theo quy luật và chờ đợi cây non cùng loại trưởng thành? Hay cắt cành khô đi, ghép một cành non để góc già trẻ lại? 22
  • 23. Có thể ai đó chọn đợi cây non cùng loại, nhưng sợ thời gian không thể đợi, làm sao chắc được điều kiện khí hậu và dinh dưỡng có thể đủ tốt để cây non đúng mong ước trưởng thành? Còn chưa tính đến người xấu có ý phá chết! Mình không thể đợi cây non lớn được trong khi khoa học kỷ thuật cấy ghép đã sẳn sang. Chỉ cần lấy chồi non ghép vào thân lớn là trong thời gian ngắn sẽ có cây trưởng thành và cho quả. Con đường đi tới – Paramita là một chồi non mới ghép trên thân cây lớn. Cây lớn đã quá già, những cành cũ không còn khả năng quang hợp cho góc lớn nữa. Hãy can đảm bỏ đi những cành khô và không còn sức sống để nuôi dưỡng chồi non mới lớn lên. Đây là một trong những cách hay nhất để gốc cũ vẫn còn đó và chồi non mới mọc lên. Hơn 2600 năm qua, theo quy luật đi tới, bao nhiêu chồi non đã lên từ gốc cây đại thụ Phật giáo. Bao nhiêu lá và hạt được mang đi khắp thế giới từ Đất Phật thiêng liêng Buddha Gaya. Chính những chồi non này hiện đang nuôi lại cây Phật giáo già tại Ấn độ. Ngày nay, không như Công giáo, Tin lành hay Hồi giáo, Phật giáo cũng đã phân chia góc và ngọn: Theravada, Mahayana, Vajrana … Theravada là gốc; Mahayana là gốc; hay Vajrana ….. Không còn là gốc nữa rồi ! tất cả đều là kết quả của bao nhiêu lần cắt ghép. Nhưng vấn đề quan trọng là đã bao nhiêu lần cắt ghép, khi nhìn vào, hình ảnh cổ thụ Phật giáo vẫn y nguyên. Vẫn là cây bồ đề đúng huyết thống cây bồ đề xưa cũ, chỉ có điều kiện tồn tại ở những vị trí khác nhau nên thân và lá cao lớn xanh tươi hay thấp bé và xanh vàng. Đức Phật đã dạy hiện hữu vô thường và vô ngã, làm sao có hình thức cố định và bất biến theo thới gian? Hiện hữu sẽ tan chổ này và tựu chổ kia tùy thời gian và không gian nó hiện hữu. 23
  • 24. Bây giờ là thơi đại đã cách xa hàng nghìn năm trước. không gian và thời gian sống của Phật giáo bây giờ đã khác xa ngày xưa. Khong phải nhìn lại quá xa, mới ba mươi nam qua nhưng biết bao biến đổi kỳ diệu của thế giới. Vấn đề nhân bản vô tính; phương tiện truyền thông Internet và trí tuệ nhân tạo; phát minh trong lĩnh vực vật lý và sinh lý thần kinh; khám phá vũ trụ của Bigbang và các kêt quả quan sát lơn lao của nghành thiên văn học … đã làm cho con người phải đặt lại những câu hỏi căn bản của đời sống : 1. Đâu là hạnh phúc thật. 2. Nguồn gốc của loài người. 3. Có hay không sự sống ngoài trái đất. 4. Có cần một tôn giáo cho tương lai. 5. Tái sanh có thật. 6. Ý nghĩa của sự sống và tiến hóa… Phật giáo không thể không nhìn thấy sự phất triển đó của nhân loại. Tất nhiên không thể sử dụng phương tiện xưa và phương pháp cũ để quan sát, để tự ru mình trong chiến thắng ảo, để rồi một ngày tự biến mình thành kỷ vật nằm im trong bảo tang chờ đợi người xem. Để tồn tại, Phật giáo cần thích hợp không gian và thời gian mới. Để chuyển tải thông điệp Bi-Trí-Dũng của Đức Phật đến nhân loại, Phật giáo cần dùng đến những phương tiện kỷ thuật và cả cách thức diễn đạt của thời đại mới. Cũng như cây đại thụ Phật giáo cần những chồi non lớn lên từ thân già. Paramita là một cồi non mới mọc ra từ một thân già để thích hợp với điều kiện sống hiện đại, dung năng lượng và dinh dưỡng hiện đại để bồi dưỡng và duy trì sự sống cho cây. “sắc bất dị không; không bất dị sắc. Sắc tức thị không; không tưc thị sắc” sẽ cho phép người đi trên con đường Paramita hiện thân mọi nơi trong cuộc sống con người: có thể là một nhà tu; có thể là một thấy giáo; có thể là một thương gia, một công nhân hay một người cống hie1n thầm lặng cho môi sinh và hành 24
  • 25. thiện cho người nghèo… cũng như Bồ Tát Quán Thế Âm, có mặt trong nhiều hình thức, hóa hiện muôn ngàn con mắt, triệu triệu bàn tay để giúp người qua mê thoát khổ. Đã 2600 năm qua, cây đai thụ Phật giáo luôn mọc những chồi cây mới mỗi khi cần thiết. Ai đã từng chiêm bái và sống trên Đất Phật Buddha Gaya và Lumbini sẽ thấy rõ. Gốc cổ thụ Phật giáo nơi đây đã già cỗi, may nhờ những chồi non từ xưa đã mọc nay lớn mạnh vươn x ache mát lại gốc già. Phật giáo sinh ra tại India, nhưng thử hỏi bao nhiêu người India hiện tại là Phật tử? Hãy nhìn vào sự thật; dũng cảm chấp nhận sự thật; để nuôi dưỡng những chồi non mới đang mọc lên từ góc thân già. Ý CŨ TỪ XƯA Không phải mới hôm nay, trên con đường đi tới của Phật Giáo, các bậc thầy vĩ đại đã thấy và dạy người đi trên con đường Bồ Tát đạo phải có năm minh trọn vẹn: nhân minh, thanh minh, y phương minh, công xảo minh, nội minh. Năm minh rà rể để cây Bồ Tát bám sau trong lòng đất vững chai vương cành che mát nhân thế và kết quả dâng tặng muôn loài. Năm minh này là nền tảng vững chắc để trên đó ngôi nhà Bồ Tát được xây dựng kiên cố. 25
  • 26. Nhân Minh: khả năng lý luận sắc bén. Ngày xưa chủ yếu học nhân minh luận, một môn học để luận giải kinh điển và thuyết phục người nghe. Thanh minh: khả năng hiểu và diễn đạt bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để thuận duyên giao lưu và chia sẻ phật pháp đến mọi người trong đời sống. Nội minh: khả năng quán triệt giáo lý và lý tưởng Phật giáo mình đang theo trong sự so sánh với các học thuyết tôn giáo bạn và suy nghiệm trong nhiều giờ tỉnh tâm. Y phương minh: khả năng y học để tự chữa bệnh và giúp người chữa bệnh. Không ai có thể học đạo khi họ vẫn đói và đau. Công xảo minh: thông thạo một công việc, dù thủ công, để có thể tự sống và hành đạo, không phải làm gánh nặng cơm áo cho ai. Mình đên với người là để giúp người, không phải đến để lấy của bât cứ ai thứ gì. Năm minh ở trên là ý củ từ nghìn xưa của các bậc thầy vĩ đại, ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn còn đủ sáng để đưa lối người đi trên đường paramita. Tuy nhiên trải nhiều nghìn năm qua, Phật giáo đã dịch chuyển trung tâm từ India sang nhiều quốc gia khác, bao nhiêu nét riêng của địa phương đã hòa cùng phật giáo, hình thành những đặc thù rất riêng cho phật giáo từng nước khác nhau. Xã hội cũng vậy, đã dịch chuyển từ phương thức sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp; từ lao động chân tay chuyển sang cơ khí hóa; từ những niềm tin thượng đế vô thượng nay đã dũng cảm hỏi thượng đế có hay không. Không như ngày xưa nữa, nay kiến thức nhân loại rất nhiều; phát minh của nhân loại rất lớn; sản phẩm làm ra của nhân loại đa dạng và nhu cầu của nhân loại cũng khác xưa. Một người không thể trong đời ngũ minh toàn vẹn. Ngũ minh ngày nay phải được hiểu là tập thể ngũ minh. Tức là một tập thể đi theo lý tưởng Bồ Tát Đạo,trong ấy mỗi thành viên có thể có nhiều minh hợp lại 26
  • 27. thành tập thể ngũ minh. Trao đổi nhau,chia sẽ nhau,gánh vác công việc cùng nhau vì lợi ích và hạnh phúc chung của muôn loài. Tập thể cần có những thành viên am tường Logic học, lý luận giỏi để tự bảo vệ con đường lý tưởng đang đi và thuyết phục người khác đi cùng mình. Tạp thể cần những thành viên hiểu và diễn đạt được nhiều ngôn ngữ để thông dịch, phiên dịch những tư tưởng giá trị của tập thể, làm nhịp cầu giao lưu giữa tổ chức và thế giới, đem tinh hoa của tổ chức chia sẻ với mọi người. tập thể cần những thành viên siêu việt về nội minh, thấu triệt giáo lý và lý tưởng mà tổ chức hướng đến một cách tuyệt đối, có kinh nghiệm tức chứng tiền định để đủ khả năng so sánh đối chiếu tôn giáo và truyền cảm hứng cho các tành viên trong tổ chức cũng như mọi người. tập thể cần những thành viên y phương minh, những người giỏi về y khoa để tự bảo vệ sức khỏe cho tập thể, chăm sóc sức khỏe cho tha nhân, thông qua đó thiết lập sự cảm thông, phát triển tình thương và giúp người thấu hiểu sự thật già bệnh chết của kiếp sống, đưa người về với Phật pháp. Tập thể cần những thành vên công sảo minh, những người giỏi về kỷ thuật, công nghệ, ngoại giao, giáo dục, hành chính, thương mại … để hiện thân vào mọi hình thái sống của đời sống để khuyến khích, chia sẻ, tạo nhân duyên cho người đến với Phật pháp, học được hạnh nguyện của chư Phật, Bồ tát và những bấc Thầy vĩ đại, sống đời sống con người đáng sống và ý nghĩa. Năm minh là một nền tảng lợi sanh của con đường Paramita, một nền đảng từ xưa của những bậc Thầy vô cùng vững chắc. Paramita sẽ không bao giờ lớn mạnh và đủ sức che mát số đông nếu tập thể Paramita không hòa hợp để có đủ năm minh ý củ từ xưa này. 27
  • 28. ĐÔNG SẼ SANG XUÂN Theo quy luật đi tới, Đông chắc chắn rôi sẽ ang Xuân. Trong sự hổn loạn của sau mươi hai học thuyết tại Ấn độ hơn 2600 năm trước, Đức Phật như mùa xuân xuất hiện, đem nắng xuân đến làm ấm áp muôn loài. Trong sự hoài nghi nhiều tranh cãi và lạnh lẽo của mùa đông Phật pháp sau Phật niết bàn, nhiều lần kết tập Kinh tạng như nắng xuân làm tan bang giá tranh cãi và hoài nghi. Đặc biệt sự xuất hiện của vua Asoka là hộ pháp, 86.000 nhà sư được khuyến khích trở về đời sống tại gia, làm trong sạch tang đoàn thanh tịnh. Trong muôn ngàn sự phân tích giảng giải lời Phật dạy, Long thọ - Nagarjuna – đã vụt sáng như bình minh xuân mới, làm cảm hứng cho muôn vạn trái tim hướng Phật đà. Đông rồi sẽ sang xuân là quy luật, muôn hay không mùa xuân cũng sẽ tiếp mùa Đông. Mỗi lần có một nỗi đau là có một bài học; mỗi lần gặp một vấn nạn là mỗi lần tìm thấy cơ hội phát minh. Không có gì phải sợ, mà cũng không có gì phải lo; không có gì phải them mà cũng không có gì phải mất trên con đường Paramita đi tới. thế giới thật của thế giới là vô ngã huyền diệu và duyên sinh vĩ đại, trong đó có chính ta. Đông rồi 28
  • 29. sẽ sang xuân, không nên oán trách, hận thù, khổ hờn hay tuyệt vọng, mà chỉ nên nhìn thấy biến chuyển huyền diệu của cuộc sống với những quy luật nhân quả công bằng cho mọi người. Hơn – Kém – Bằng làm sao có biên giới khi mọi hiện hữu đều có mặt cùng nhau? Cái này có thì cái kia có, cái này sanh thì cái kia sanh, cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt. Con người vốn vô cùng trong dòng chảy duyên khởi đó. Khi ta biết ta là nước thì sự tan vỡ của những con sóng thật bình thường. Ta sẽ vui vẻ tái sinh để đi tới trên con đường Paramita: Gate gate paragate parasamgate Bodhi svaha. Ta sẽ gặp lại cha mẹ, gặp lại bạn bè, nhận quà khen thưởng cho những gì đã làm tốt lành hôm trước. tiếp tục trên con đường Paramita đi tới, ta đi đầy tình yêu nhân thế, đầy ánh sáng trí tuệ, đầy ý chí dũng cảm trong một tâm hồn bồ tát hạnh giữa thế gian. 29