SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 61
1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................................................3
SỐNG VUI GIÀU - TẬP BỐ THÍ...............................................................................................................4
ĐỜI THÊM THỌ - CỨU MÔI SINH........................................................................................................10
THÍCH ĐƯỢC YÊU – YÊU MUÔN LOẠI................................................................................................15
TĂNG UY TÍN – SỐNG TRÁCH NHIỆM..................................................................................................19
THÀNH CÔNG LỚN – BIẾT KIÊN TRÌ.....................................................................................................22
CÓ HẠNH PHÚC – NUÔI THÀNH THẬT................................................................................................26
THÊM BẰNG HỮU – HỌC KHOAN DUNG.............................................................................................30
MUỐN SỨC KHỎE – THỰC QUÂN BÌNH..............................................................................................34
CẦN TRÍ SÁNG – TÂM AN TỈNH............................................................................................................37
HƯỞNG TỰ TẠI – TRỤ KHÔNG TRỤ....................................................................................................40
THOÁT SANH TỬ - BUÔNG THAM TÂM...............................................................................................43
VỀ NIẾT BÀN – QUA THÁNH ĐẠO.......................................................................................................47
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH............................................................................................................................52

Nhuận Đạt – TMT
Email: smallbodhi@gmail.com

2
LỜI NÓI ĐẦU
Sinh ra trên cuộc đời này, dù là ai, không thể không một lần kinh nghiệm bất như ý,
nhất là bất như ý về nghèo khổ, già bệnh, sợ hãi, buồn đau…
Có bao giờ mình tự đặt câu hỏi tại sao lại có bất như ý? Bất như ý phát sinh là do
người hay do ta?
Vạn vật trên đời này không gì tự nhiên sinh ra mà cũng không gì tự nhiên mất đi cả.
Tất cả đều có nhân và có quả.
Biết nhân nào đưa đến quả nào, con người sẽ thanh thản, an vui và tự do.

Ngày 19/07/2013
Chùa Huống, Thái Nguyên
Nhuận Đạt - TMT

3
SỐNG VUI GIÀU - TẬP BỐ THÍ
Điều thần diệu là chúng ta chia sẻ bao nhiêu,
chúng ta có nhiều bấy nhiêu.

Có một anh bạn cực kỳ nghèo khổ, anh và vợ nghèo đến nỗi khi có ai thuê
mướn đi làm mới có ăn, trong nhà không bao giờ có một món gì quý giá.
Một hôm, làng anh có một sự kiện phát tâm cúng dường năm trăm vị Tỳ kheo

1

chứng Thánh quả. Người trưởng làng đi đến mỗi nhà vận động mọi người góp
phần phước đức. Ai góp phần sẽ được ghi tên vào lá bối.
Anh bạn cực kỳ nghèo kia có tên là ông hoàng nghèo – Mahaduggata, khi
được vận động góp phần, ông chỉ biết trả lời:Trời, tôi mà làm gì được cúng
dường các vị Tỳ kheo Thánh quả! Những người giàu mới có thể cúng dường
được. Tôi một mẻ gạo để nấu cháo cho ngày mai còn không có thì lấy đâu mà
cúng dường cho các vị Tỳ kheo.
Ông trưởng làng khuyên: Bạn Mahaduggata ơi, trong phố này nhiều người
sống xa hoa, ăn uống những món đắt tiền, lụa là gấm vóc phủ thân, trang sức
kiêu kỳ, giường êm nệm ấm, nhưng ông không kiếm được đủ để lấp đầy bao
Người có giới đức, giới hạnh, giới hành, từ bỏ gia đình, sống không gia đình theo con đ ường Ph ật d ạy đ ể gi ải
thoát tham sân si, tự tại sinh tử.
1

4
tử. Có phải ông chưa từng cho ai một thứ gì không?
Tôi cũng nghĩ thế ông ạ! Người nghèo trả lời.
Vậy sao bây giờ ông không tạo công đức đi? Ông còn trẻ, mạnh khỏe, sao
không bố thí theo khả năng mình?
Xúc động, ông hoàng nghèo bảo ghi tên mình lên lá cúng dường cho một vị
Tỳ kheo.
Người vận động chào ông ra đi, nhưng lại quên mất ghi tên ông lên lá.
Ông hoàng nghèo về cho vợ hay và cả hai đồng lòng đi làm thuê để lo cúng
dường. Ông đến nhà một thương gia giàu có, người đã ghi tên cúng dường ba
trăm vị Tỳ kheo, xin được việc làm bửa củi. Ông thắt chặt dây lưng và làm việc
hết mình. Thương gia nhận thấy ông làm việc thật phi thường, ngạc nhiên hỏi
ông và biết được ông làm việc vì muốn có thức ăn cúng dường, thương gia vô
cùng thán phục.
Bà vợ ông thì được vợ thương gia giao cho việc giã gạo. Bà giã xong, làm
sạch gạo một cách vui sướng như đang kiêu vũ. Khi được hỏi lý do, bà trả lời
là để có được thức ăn cúng dường cho một vị Tỳ kheo. Xong việc,
Mahaduggata nhận được bốn đấu gạo tiền công, và thêm bốn lần nữa do
thương gia tốt bụng thưởng thêm. Phần vợ Mahaduggata thì được một chén
mật, một hủ sữa, một tô gia vị và một đấu gạo.
Vui mừng vì thấy đủ vật thực cúng dường, vợ chồng dậy rất sớm chuẩn bị. Bà
bảo ông đi tìm lá cà ri. Ra chợ mua không có, ông phải đi dọc bờ sông để hái.
Lòng ông đầy hân hoan vui vẻ và nghĩ hôm nay ta sẽ hân hạnh được cúng
dường, được cho người khác lần đầu tiên trong đời.

5
Đức Phật quan sát thế gian, biết được người ta quên ghi tên ông trên lá, có
nghĩa là sẽ không có vị Tỳ kheo nào cho ông cúng dường, vì tất cả đã có danh
sách ai nhận ai cúng và ai cúng cho ai. Đức Phật khởi tâm sẽ là người nhận
sự cúng dường của ông.
Khi ông về nhà cùng vợ chuẩn bị nấu nướng thì có một người trong làng thấy
ông hân hoan hỏi thăm và khi biết được sự việc, người ấy xin ông được giúp
ông nấu nướng mọi thứ, khuyên ông nhanh chân đi tìm vị Tỳ kheo của mình.
Người vận động đã đưa các vị Tỳ kheo đến từng nhà theo danh sách đã ghi,
đến nhà ông hoàng nghèo thì mới biết đã quên ghi tên ông trên lá. Ông như bị
đâm dao vào ngực, vô cùng đau buồn, khóc và xin cho ông được cúng dường
một Tỳ kheo. Dân chúng xúc động và trách người vận động tại sao quên ghi
tên ông. Người vận động không biết làm sao, chợt nhớ đến Phật, vội khuyên
ông hoàng nghèo đến tinh xá thỉnh Phật.
Bấy giờ rất đông vua chúa đại thần đợi trước hương thất Phật, đang muốn
thỉnh Phật. Ông hoàng nghèo vừa đến hương thất Phật, Phật liền mở cửa đưa
bình bát cho ông, trong lòng ông vô cùng sung sướng. Mọi người nhìn ông rất
ngạc nhiên, nhưng không ai dám lấy lại bình bát của Phật từ tay ông. Họ
muốn cho ông một số tiền lớn để được cúng dường Phật hôm đó nhưng ông
đều từ chối. Nhà vua biết không thể đánh đổi bất cứ thứ gì với niềm hạnh
phúc hiện tại của ông hoàng nghèo, nhưng vẫn nghĩ ông hoàng nghèo không
cúng được bao nhiêu, nên theo Phật đến nhà ông hoàng nghèo với ý định sau
khi Phật nhận cúng dường từ nhà ông xong, thỉnh Phật về hoàng cung thọ
trai.
Khi đức Phật vào nhà ông, ngồi xuống ghế đã soạn sẵn. Thức ăn được mở ra
để dâng cúng, hương thơm ngào ngạt bay khắp căn nhà và cả người trong
6
thành cũng có thể cảm nhận được hương thơm đó. Vua là đệ tử Phật nên hiểu
liền công đức lớn lao của ông hoàng nghèo hôm đó, liền đảnh lễ Phật ra về.
Đức Phật thọ thực xong, hồi hướng công đức cho ông hoàng nghèo. Ông
hoàng nghèo đỡ bình bát của Phật, theo Phật trở lại tịnh xá.
Sau khi nhà vua về đến hoàng cung, lòng đầy hoan hỷ với công đức cúng
dường Phật của ông hoàng nghèo, nhà vua hạ lệnh cấp đất và làm cho ông
một ngôi nhà khang trang. Đất được chọn, gia đình ông hoàng nghèo vô cùng
cảm động quỳ xuống cảm ơn vua. Trong lúc làm sạch cỏ, đào đất làm nền,
nhiều bình vàng chén bạc lòi lên va chạm vào dụng cụ đào đất. Thì ra mảnh
đất được chọn cho ông hoàng nghèo là nền cũ lâu đời của một phú gia. Tin
được báo, nhà vua hoan hỷ nói đó là phước đức cúng dường Phật của ông
hoàng nghèo, tất cả thuộc về ông, ông là người được hưởng.
Nhà cất xong, Mahaduggata cúng dường Phật và chúng tăng suốt bảy ngày,
sau khi qua đời ông sinh thiên giới hưởng phúc cõi trời.
Tại sao chúng ta nghèo khổ? Tại sao người khác lại sang giàu? Tại sao có
người cuộc sống vui vẻ nhưng không quá giàu; có người quá giàu nhưng
không phải lúc nào cũng vui?
Bình tâm và tư duy không thành kiến, bạn sẽ thấy có một bí ẩn khó giải thích
thỏa đáng trong kiếp sống này. Tài năng của bạn không thua bạn bè; sự cố
gắng phấn đấu của bạn cũng không kém, nhưng cơ hội và vận may của bạn
lại kém xa. Đôi khi bạn thấy có người rất dở hơi, nhưng họ không dở hơi chút
nào trong việc kiếm tiền và leo thang danh vọng.
Giàu có trong hiện tại hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên do may mắn. Vui
sướng trong hiện tại hoàn toàn không phải do sự tình cờ và cố gắng chỉ ở một
7
kiếp sống này. Những gì có trong hiện tại chỉ là kết quả những gì đã làm trước
đó, hiện tại chỉ là điều kiện để những gì đã gieo trồng biểu hiện mà thôi. Và
những gì hiện tại đang làm sẽ là điều kiện cho những thành quả sắp đến.
Giàu kèm theo vui, nhưng không phải giàu là luôn luôn vui. Nghèo thường đi
với khổ, nhưng không phải nghèo là không bao giờ biết được vui. Tất nhiên
giàu và vui sướng là điều mà mọi người bình thường trong đời này ai cũng
thích. Nhưng làm sao để giàu thêm cả vui? Bạn không thể giàu và vui nếu bạn
không bước được bước chân đầu tiên thay đổi cái suy nghĩ của một kẻ nghèo:
suy nghĩ xin của người khác; gạt của người khác; cướp của người khác. Dù
bạn là người được xem như giàu có, nhưng những suy nghĩ về xin, gạt, cướp
vẫn còn, bạn vẫn là một kẻ nghèo đáng thương, và tài sản của bạn cuối cùng
cũng trở thành chướng ngại hạnh phúc cho bạn và nguyên nhân bất hạnh cho
người thân.
Nếu đặt câu hỏi giàu để làm gì, có thể câu trả lời của bạn là để thỏa mãn, để
hạnh phúc. Nếu đặt tiếp câu hỏi: Bạn và những người giàu trong cuộc sống
này có thật sự thỏa mãn và thấy hạnh phúc chưa? Câu trả lời có thể chỉ đúng
một nửa nếu thành thật.
Sống giữa đời này hạnh phúc là tiêu chuẩn của kiếp sống. Giàu có phải có
hạnh phúc. Hạnh phúc của sự giàu có phải được xây dựng trên nền tảng “biết
bố thí” mới lâu dài. Không những bố thí vật chất mà cả bố thí lời hay ý đẹp,
ngay cả bố thí một nụ cười. Một người muốn vui giàu, trước hết phải biết cho.
Một người chưa từng biết cho ai cái gì, cho dù hiện tại có giàu thế nào thì
tương lai cũng sẽ nghèo dần và khốn khổ.
Phật dạy: Trong thế gian này, người chính mình bố thí nhưng không khuyên

người bố thí, người đó giàu nhưng không có gia nhân; người khuyên người bố
8
thí nhưng không tự mình bố thí, người đó có gia nhân nhưng không có của
cải; người chính mình không biết bố thí, cũng không biết khuyên ai bố thí, họ
không có của cải, cũng không có gia nhân, sống như người ăn cơm thừa canh
cặn; người biết tự mình bố thí, lại còn hết lòng khuyên người bố thí, họ được
cả hai phần phước báu của cải và gia nhân.
Biết bố thí, đời nay giàu đời sau giàu, danh thơm lưu nhân thế. Không biết bố
thí, muốn lấy của người, đời nay nghèo đời sau cũng nghèo, muôn kiếp khổ
truyền lưu.

9
ĐỜI THÊM THỌ - CỨU MÔI SINH
Một sinh vật mất đi trên trái đất cũng như một con vít rời khỏi chiếc máy bay, máy bay vẫn an toàn, nhưng sự
nguy hiểm đã bắt đầu có mặt.

Ngày nay không còn nhiều người xa lạ với khủng hoảng môi sinh toàn cầu
nữa. Những biểu hiện người ta có thể thấy mỗi ngày là trái đất gia tăng nhiệt
độ; nước biển dâng cao do các cực băng tan chảy; sông ngòi khô cạn và sa
mạc hóa ngày càng xâm lấn đất thổ cư. Tất cả những biểu hiện đó là tiếng
kêu cứu của môi sinh: tiếng kêu chấm dứt phá rừng; tiếng kêu bảo vệ động
vật hoang dã; tiếng kêu giảm khí thải; tiếng kêu đừng thải chất độc ra sông
ngòi… và tất nhiên khi tiếng kêu sóng còn không được đáp ứng, thì chiến
tranh để dành quyền sống không thể không xảy ra. Sống thần, lũ lụt, động
đất… là một trong những biểu hiện căm hờn môi sinh gửi đến con người.
Ai cũng muốn mình thêm thọ, nhưng tại sao lại muốn lấy đi sự sống của người
khác!
2

3

Vào thời đức Phật Thích Ca , ở thành Vương Xá có một người làm thịt heo
tên Cunda. Ông thường vào thôn làng đổi gạo và muối lấy heo với giá rẻ, sau
2
3

Sakya Muni Buddha
Rajagaha

10
đó đem về nuôi trong vườn nhà mình. Mỗi ngày ông đều giết một con heo để
bán và dành một phần để ăn.
Cách làm heo của ông rất đặc biệt: ông cột heo lại, đánh cho heo mệt nhừ, rồi
đổ nước sôi vào miệng heo để nước sôi làm sạch bao tử heo, cho đến khi
nước thải ra ngoài lại theo đường hậu môn sạch trắng mới thôi. Sau đó ông
cắt cổ heo, lấy máu thoa lên da heo và dùng lửa thui lông heo, sau cùng là đút
một cái cây nhọn dọc thân con heo để quay trên lửa cho đến thịt chín. Công
việc làm heo như thế, ông thực hiện đến tuổi sáu mươi lăm trong đời.
Một ngày nọ ông bỗng nhiên điên loạn, miệng la như heo bị thọc huyết, đầy
sợ hãi chạy khắp xóm làng. Gia đình thấy thế vô cùng đau xót, bắt ông về
nhốt lại trong nhà. Ông đập cửa kêu la không ăn uống suốt bảy ngày, sau đó
chấm dứt mạng sống.
Câu chuyện của ông được mọi người hỏi Phật, Phật dạy: Ông ấy một đời giết
hại sinh mạng, nay cái quả đã chín, tướng địa ngục sanh khởi trong tâm ông,
nên ông cuồng loạn kêu la cho đến lúc qua đời. Vì nghiệp sát hại chúng sanh
nên mạng sống chính mình tự giảm.
Đời nhà Minh ở Trung Hoa có một người tên Viên Liễu Phàm, sau khi cha ông
qua đời, mẹ ông khuyên ông theo học ngành y để cứu thế, đừng chạy theo
công danh khoa cử quan trường.
Một hôm Liễu Phàm đến chùa Từ Vân, gặp một vị cao niên thâm hiểu tướng
số. Vị cao niên nói Liễu Phàm có tướng làm quan, năm tới sẽ thi đậu, tại sao
không đi học và thi. Vị cao niên tự xưng là người kế thừa tuyệt học tướng
mệnh của Thiệu Khang Tiết đời Tống và muốn truyền hết lại cho Liễu Phàm.
Liễu Phàm mời ông về nhà gặp mẹ. Ông nói Liễu Phàm năm nào thi đậu, năm
11
nào làm quan, làm quan tới chức gì, bao lâu… Đặc biệt là ông nói khi Liễu
Phàm làm đến quan huyện ở Tứ Xuyên thì từ chức về quê. Đến năm năm
mươi ba tuổi, ngày mùng bốn tháng tám, giờ Sửu thì qua đời, không có con cái
nối dõi.
Liễu Phàm ghi nhớ mãi trong lòng lời dạy của vị lão nhân tướng số. Và đúng
như thế, mọi việc xảy ra trong đời Liễu Phàm như trình tự những gì đã đoán.
Liễu Phàm làm quan nhưng trong lòng rất buồn bã, nhất là khi thi làm bài tốt
nhưng không được đậu cao vì sự thiên vị của các đại quan. Liễu Phàm bắt
đầu buông mình trôi theo số phận.
Một hôm, Liễu Phàm đến thăm Vân Cốc thiền sư, ngồi suốt ba ngày đêm đối
diện cùng thiền sư. Thiền sư hỏi: Ông ba ngày đêm ngồi tĩnh tọa, tôi không
thấy ông khởi lên một niệm vọng tưởng, nguyên nhân gì? Liễu Phàm cho biết
đời ông đã có số, tất cả đã định không thể thay đổi, năm năm mươi ba tuổi
chết, không có con cái. Vân Cốc thiền sư nghe xong liền cười lớn: Tưởng đâu
ông là người hào kiệt, ai ngờ là kẻ tục tử phàm phu. Liễu Phàm không hiểu,
thỉnh Thiền sư chỉ giáo. Thiền sư nói: Một người bình thường lúc nào cũng bị
vọng tưởng chi phối, khi tâm bị chi phối thì âm dương số mệnh buộc ràng. Số
là có nhưng chỉ người thường mới bị chi phối theo số. Nếu một người cực
thiện, số không thể buộc được. Người cực thiện cho dù mệnh số khổ nhưng
công đức thiện lớn lao, sức mạnh thiện nghiệp sẽ trung hòa và cải biến số
mệnh, từ khổ thành vui, từ nghèo sang giàu, từ đoản mệnh sang trường thọ.
Người cực ác số cũng không buộc được. Số người là giàu sang nhưng làm
điều đại ác, nghiệp ác cũng sẽ đủ sức mạnh làm phước thành họa, phú quý
sống lâu thành khổ nghèo đoản mệnh.
Liễu Phàm hỏi lại: Vậy số mệnh có thể đổi được? Thiền sư đáp: Phước do
12
mình tạo, họa do mình làm. Tu thiện tự có phước, làm ác tự lấy khổ. Phật dạy:
Người muốn giàu có sẽ được giàu có; Người muốn con trai con gái được con
4

trai con gái; Người muốn trường thọ được trường thọ . Nói dối là đại trọng tội,
chư Phật và Bồ tát không nói dối gạt ông làm gì. Lục tổ Huệ Năng cũng dạy
mọi phước điền đều từ tâm sanh, phước không rời tâm, ngoài tâm không có
phước điền để tìm. Gieo phước hay gieo họa đều do tự tâm mình, chỉ cần từ
tâm đi tìm, mọi thứ sẽ có đủ.
Từ đó, Liễu Phàm lấy lại được niềm tin vào chính mình, y theo lời thiền sư làm
việc bố thí, phóng sanh hồi hướng đến công danh và thọ mạng. Cuối cùng,
không những Liễu Phàm sống thọ qua năm mươi ba tuổi mà còn có con trai.
5

Trong sách Công Đức Phóng Sanh cũng có ghi lại một câu chuyện về một
nhà sư tuổi nhỏ: Nhà sư nhỏ được sư phụ cho về thăm nhà, vì sư phụ biết chú
sẽ chết trong vài ngày tới nhờ vào tướng mệnh học, nhưng sư phụ không cho
chú biết ẩn ý. Sư phụ muốn chú được gặp mặt cha mẹ trước khi chú qua đời.
Trên đường đi, chú thấy một tổ kiến tội nghiệp đang bị nước cuốn trôi. Các
con kiến nhỏ bé đang hốt hoảng tìm đường tự cứu, chú thương và cứu tổ kiến
lên bờ, đem đến một nơi an toàn sau đó mới tiếp tục về quê. Như thế, chú vô
tư đi về thăm ba mẹ và trở lại. Vị sư phụ ngạc nhiên thấy tướng mệnh của chú
đã thay đổi, không còn tướng yểu mệnh mà là hiện tướng trường thọ. Vị thầy
hỏi rõ những gì cậu đã làm trong những ngày qua, khi biết chú đã thương và
cứu một tổ kiến trôi sông, vị thầy đầy hoan hỷ cho chú biết ẩn ý từ trước và kết
luận việc cứu tổ kiến trôi sông vô tư và đầy lòng yêu thương của chú đã làm
chú thay đổi mệnh số.
Chúng ta muốn thêm thọ như Liễu Phàm, như nhà sư nhỏ, hay chúng ta
4
5

Xem thêm Kinh Phổ Môn
Pháp sư Viên Nhân

13
muốn đoản mệnh như Cunda người làm heo ở thành Vương Xá thời đức Phật,
tất cả tùy thuộc chúng ta. Nhân nào gieo, quả đó gặt. Mình là người quyết
định vận mệnh của chính mình.

14
THÍCH ĐƯỢC YÊU – YÊU MUÔN LOẠI
Con tim nhận được nhiều điều mà mắt không thể thấy.

Sống giữa đời thường ai cũng thích được yêu, nhưng có một sự thật rằng
người ta thường không muốn và không biết yêu thương người khác. Làm sao
người khác có thể yêu thương mình khi mình kiêu ngạo, bạo ác, tàn nhẫn
trước nỗi đau của muôn loài? Không gieo nhân thương yêu thì quả yêu thương
nào chín ngọt? Con người vì lòng đố kỵ, hận thù mà kiếp kiếp đời đời làm khổ
lụy cho nhau.
Tại tinh xá Trúc Lâm ở thành Vương Xá, có một người phụ nữ chạy hớt hải ôm
đứa con nhỏ đặt trước mặt Đức Phật, cầu Đức Phật cứu. Mọi người còn chưa
biết chuyện gì thì một con quỷ Dạ xoa xuất hiện. Vị hộ pháp tinh xá ngăn
không cho Dạ xoa vào, nhưng Đức Phật ra hiệu cho Anan gọi Dạ xoa vào. Dạ
xoa bước vào đứng trước Phật. Phật hỏi: Sao ngươi lại làm như vậy, nếu
không gặp một vị Phật thì ngươi sẽ còn ôm hận đến bao giờ? Hận thù không
hóa giải được hận thù, chỉ có tình thương mới hóa giải được hận thù tận gốc.
Rồi Phật đọc một bài kệ:

Với hận diệt hận thù; nghìn đời không có được; không hận diệt hận thù; là
15
định luật nghìn thu.
Nghe xong bài kệ, tâm hận thù của Dạ xoa tan biến, xin làm đệ tử Phật. Nhân
đó, Đức Phật kể lại câu chuyện tiền kiếp của Dạ xoa.
Có hai vợ chồng nọ lấy nhau mà không có con. Vì áp lực của gia đình chồng,
người vợ vô cùng đau khổ, đi hỏi vợ kế cho chồng. Tuy nhiên, người vợ lớn lập
kế không để vợ bé sinh con. Vợ lớn nói với vợ bé: Khi nào em có thai thì báo
cho chị biết để chị chăm sóc em. Người vợ bé thật thà, khi có thai liền vui
mừng báo cho vợ lớn biết. Thế là vợ lớn ra vẻ quan tâm và chăm sóc bằng
cháo ngon và nước uống quý giá, nhưng bên trong bỏ vào thuốc phá thai. Kết
quả, vợ bé bị sảy thai. Lần thứ hai cũng vậy, bị sảy thai nhưng người vợ bé
không biết tại sao. Cô đem câu chuyện kể cho hàng xóm nghe, hàng xóm kết
luận là do vợ lớn cố tình phá. Lần mang thai thứ ba, vợ bé không báo cho vợ
lớn biết nữa. Cho đến một hôm thấy bụng của vợ bé lớn, vợ lớn hỏi sao không
báo cho biết để chăm sóc, vợ bé liền thật thà nói: Chị đã giết hai đứa con tôi,
bây giờ chị còn định giết đứa thứ ba? Trúng tim đen người vợ lớn, cô ta càng
tức giận và muốn giết cho bằng được đứa con thứ ba này. Thế là người vợ lớn
đợi lúc vợ bé ra ngoài, ở nhà bỏ thuốc vào thức ăn. Khi trở về, vợ bé ăn uống
xong liền đau bụng quằn quại. Đứa con đang mang trong bụng không thể
sống được và người vợ bé cũng đau đớn ra đi. Trước khi chết, vợ bé nhìn vợ
lớn đầy căm giận và thề sẽ báo thù. Như thế, vợ bé tái sinh lại thành con mèo
trong nhà. Phần vợ lớn tạo nên tội lớn như thế nên bị kết án tử hình và tái sinh
thành con gà mái trong nhà.
Nhân quả lập lại, con gà mái đẻ trứng đến ngày ấp là con mèo ăn hết. Đến lần
ấp thứ ba, con mèo ăn luôn cả trứng và con gà mái. Con gà mái trước khi chết
lại thề trả thù, thế là tiếp tục tái sanh thành con báo. Con mèo sau khi chết tái
16
sanh thành con nai. Nhân quả hận thù lại tiếp tục diễn ra. Con nai sinh con ra
đều bị con báo ăn thịt. Con nai lại oán hận nên thề trả thù, thế là tái sanh
thành quỷ Dạ xoa. Con báo thì tái sanh thành một cô gái. Sự việc hận thù
cũng lập lại như trước, hai đứa con cô sinh ra đều bị Dạ xoa ăn thịt, đến đứa
thứ ba cô ôm con chạy vào tinh xá gặp Phật. Phật dạy về tình thương và cho
biết nhân duyên thù hận, nhờ đó lòng hận thù mới được hóa giải, cả hai mới
quy hướng Phật Pháp, sống biết thương yêu.

Người muốn được yêu thương phải biết yêu thương người khác. Càng yêu
thương muôn loài, muôn loài càng yêu thương lại chúng ta.
Sau bao nhiêu khổ đau, hạnh phúc, thành bại, cuối cuộc đời, người thương ta
là người ta muốn nhớ nhất. Bởi vậy, người thương yêu muôn loi sẽ bất tử trong
trái tim muôn loài. Bạn có thể thành công về vật chất, nhưng nếu không có trái
tim nhân ái, trái tim yêu thương và chia sẻ với muôn loài, bạn có thể chỉ là một
cây to sống khỏe trên sa mạc đơn độc. Bạn không bao giờ biết được hạnh
phúc khi đứng trong trái tim con người. Mọi tài sản trên mặt đất bạn có sẽ trở
về không khi bạn được đưa đến mộ. Nhưng nếu tài sản của bạn được cất
trong trái tim muôn loài, nó sẽ không bao giờ mất dù bạn đi đên đâu.
Mẹ Teresa là một biểu tượng của tình thương nhân loại chúng ta có thể thấy
gần nhất. Tình thương của bà cho mọi người lớn đến nỗi tạo nên “hiệu ứng
tình thương”. Người ta tiếp xúc với bà có thể cảm nhận được lòng từ ái của bà
trị liệu cho những vết thương tâm hồn và cả thể xác của họ. Lòng thương của
mẹ Teresa dâng cao đến nỗi một con người từng xem mình như con chó, nay
có thể khôi phục lại như một con người: “ảm ơn cô, người ta xem tôi như một
con chó, nhưng chính cô đã cho tôi thấy tôi là một con người, cảm ơn cô”. Mẹ
Teresa được yêu mến trên toàn thế giới bắt nguồn ngay chính trái tim yêu
17
thương nhân loại của bà.
Ở Đài Loan có ni sư Chứng Nghiêm, một ni sư giản dị và tận tụy với công việc
tình thương suốt cả đời mình.
Một hình ảnh đẹp về tình thương con người nữa là Bill Gates. Với một gia tài
lớn hơn năm mươi tỷ USD nhưng ông đã dành hết cho quỹ từ thiện Milinda &
Gates. Ngoài ra ông còn đích thân đi đó đây kêu gọi những người giàu có trên
thế giới hướng đến một tương lai tốt đẹp chung của nhân loại, cùng hướng
đến môi sinh, giáo dục và y tế cho sự tốt đẹp chung toàn cầu.
Mahatma Gandhi cũng là một hình ảnh của tình thương lớn. Người ta thường
nghĩ chiến tranh phải kết thúc bằng bạo lực, nhưng ông nghĩ khác: Bất bạo
động là con đường đẹp nhất chấm dứt chiến tranh. Độc lập của Ấn Độ được
ông dẫn đường từ tinh thần đó.
Sống giữa đời này, dù bạn là ai, số phận có thế nào, cũng tìm thấy được trong
tình yêu thương một chỗ dựa. Tình thương là một liệu pháp tuyệt vời cho
những vết thương tâm hồn nhân loại, dù phạm vi của nó chỉ nhỏ như trong
một gia đình hay lớn như một thế giới. Sẽ không ai thương mình nếu mình
không thật sự thương người. Muốn được yêu thương mình phải biết thương
yêu. Hận thù sẽ không bao giờ làm cho hận thù được hóa giải, chỉ có tình yêu
thương mới hóa giải tận gốc hận thù. Người ôm hận như bình mang a-xít;
người có tình yêu thương con người như bàn tay tặng đóa hoa thơm.

18
TĂNG UY TÍN – SỐNG TRÁCH NHIỆM
Điều tốt không đủ để bảo đảm hạnh phúc, nhưng điều xấu đủ để bảo đảm bất hạnh.

Hơn 2500 năm trước, Khổng Tử phát biểu: Những gì bạn không muốn người
6

ta làm cho mình thì mình cũng đừng làm thế với người ta . Thánh Kinh Thiên
Chúa giáo cũng viết: Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình thì
7

chính anh em cũng hãy làm như vậy cho người ta .
Rõ ràng tinh thần trách nhiệm là ngọn đèn uy tín có năng lực tạo niềm tin cho
vị thế lãnh đạo, cũng như sự cam kết đạo đức cần có hướng đến thành công
và hạnh phúc.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Mỹ có một nhân vật lịch sử là
Rowan. Nhân vật này là một con người vô cùng trách nhiệm. Ông đã lãnh
thông điệp của tổng thống Mỹ và vượt nghìn dặm hiểm nguy để trao cho vị
tướng đang chiến đấu tại chiến trường Cuba, tên Gacia. Chính câu chuyện
trách nhiệm tuyệt vời của ông đã tạo cảm hứng cho Elbert Hubbard vết bài
6
7

己所不欲勿施于人
Mt.7,12

19
8

báo “A Massage to Gacia” nổi tiếng thế giới. Bài báo được dịch ra nhiều thứ
tiếng trên thế giới. Đặc biệt trong chiến tranh thế giới thứ hai, khi quân đội
Nhật Bản bắt sống một số binh lính Nga, họ phát hiện trong mỗi người lính
Nga đều có mang theo một mảnh giấy. Nhật Hoàng cho dịch sang tiếng Nhật,
thì ra đó là bài báo “A massage to Gacia”. Thấy tinh thần trách nhiệm đáng
quý, Nhật Hoàng ra lệnh cho quân đội Nhật tham chiến mỗi người đều phải
mang theo bài báo để học tập tinh thần trách nhiệm đó.
Trong mọi lĩnh vực, từ đối nhân xử thế đến tề gia trị quốc và bình thiên hạ,
sống trách nhiệm luôn là cam kết hàng đầu đi đến thành công. Kể cả trong
lãnh địa tâm linh, người đi trên con đường dẫn đến chiến thắng chính mình,
giải thoát khỏi những trói buột của xác thân và tâm thức cũng không quên tinh
thần trách nhiệm của mình.
Ở những người tu tập giải thoát theo Phật giáo, tính trách nhiệm còn đưa lên ở
mức cao hơn: trách nhiệm với chính thân-khẩu-ý của mình. Các vị nhận thức
rõ thân-khẩu-ý là suối nguồn của khổ đau và cũng là suối nguồn của hạnh
phúc, nhất là ý: ý dẫn đầu các pháp; ý làm chủ ý tạo; nếu với ý ô nhiễm; nói
9

năng hay hành động; khổ não bước theo sau; như xe theo chân vật kéo . Vì
thế, đời sống của một vị chân sư chính là đời sống hiện thân đỉnh cao của
trách nhiệm.
Trong Thiền Tông, có một vị Thầy tên là Hoàng Bá. Thầy lớn tuổi nhưng mỗi
ngày vẫn nhận phần công việc lao động bình thường như mọi người. Thầy
thường dạy: Một ngày không làm một ngày không ăn. Các học trò thấy Thầy
lớn tuổi không cho Thầy làm việc, Thầy không ăn. Khi để Thầy làm việc lại thì
Thầy ăn.
8
9

Bức thông điệp gửi cho Gacia
Kinh Pháp Cú - Dhamapada

20
Thật ra một đại sư như Hoàng Bá thì dư xứng đáng thọ thực ba bữa mỗi ngày,
nhưng Thầy muốn hiện thân để dạy mọi người sống trách nhiệm, biết mình là
ai, ở đâu và phải làm gì giữa nhân thế.
Muốn tăng uy tín, con đường tốt nhất là trách nhiệm với tha nhân và cả chính
mình. Mọi mánh khóe có thể che đậy một thời gian mà không bao giờ là mãi
mãi; mọi thủ đoạn có thể che mắt một số đông nhưng sẽ không bao giờ là cả
thế giới và cộng đồng.
Ngày 24/11/2010, báo Xinhua đưa tin chủ nhân công ty làm sữa chứa
Melamine khiến nhiều trẻ em Trung Quốc chết và bệnh tật, đã bị kết án tử
hình, toàn công ty sụp đổ.
Năm 2005, hãng tin Newsru đưa tin Nga kết án hai tỷ phú Milkhail
Khodorkovsky và Platon Lebedev tám năm tù về tội lừa đảo. Ở Mỹ, tòa án liên
bang cũng kết án 150 năm tù tội lừa đảo cho Bernard Madoff.
Ba ví dụ trên đều bắt nguồn từ sự thiếu trách nhiệm, một sự thiếu trách nhiệm
giết chết chính mình và tha nhân. Sống trách nhiệm không chỉ là một cam kết
uy tín mà còn là một cam kết cho đời sống đạo đức con người đúng con
người.

21
THÀNH CÔNG LỚN – BIẾT KIÊN TRÌ
Thành công trong cuộc đời không lệ thuộc quá nhiều vào tài năng và cơ hội bằng sự tập trung và kiên trì.

10

Tại Rajagaha vào thời Phật Thích Ca có hai anh em cùng trở thành Tỳ kheo
tên là Bàn Đặc. Bàn Đặc anh rất thông minh, sau khi tu tập không bao lâu đắc
quả A-la-hán, giải thoát mọi dục ái và bất thiện. Bàn Đặc em, còn gọi là Châu
Lợi Bàn Đặc, thì không được như người anh, đầu óc rất tăm tối, học đâu quên
đó, ngay cả chỉ một câu kệ.
Sau một thời gian hết lòng hướng dẫn em mình nhưng không có tiến bộ, Bàn
Đặc anh đề nghị người em nên trở về đời sống gia đình, không nên tiếp tục
làm Tỳ kheo nữa. Người em rất đau buồn cho số phận của mình, nhưng vô
cùng muốn tiếp tục con đường tu mình đã chọn. Ông vừa đi vừa khóc.
Đức Phật quan sát thấy được cơ duyên giác ngộ của ông nên cố tình đến
cổng tinh xá đón ông. Thấy đức Phật ông đảnh lễ và được Phật hỏi ông đi
đâu. Ông kể lại tự sự. Phật bảo: chính ta đã thâu nhận ông vào tăng đoàn,
đừng trở về, hãy ở lại với ta. Rồi Phật xoa đầu ông và dẫn ông đến ngồi cạnh
hương thất.
Phật đưa cho ông một cây chổi và dạy ông đọc câu “quét bụi trừ nhơ” mỗi khi
quét sân tinh xá. Ông vui mừng theo lời Đạo Sư dạy mỗi ngày tinh tấn, kiên trì
10

Thành Vương Xá

22
với công việc “quét bụi trừ nhơ”. Một hôm, ông say mê quét đến nhập một với
công việc, ông không còn thấy mình quét nữa, đến khi dừng quét thì bụi đã
bám khắp người ông. Ông nhận ra bụi bẩn bên ngoài thân cũng như những ô
nhiễm bên trong tâm, nếu không quét sạch thì không thể giải thoát được. Ông
chuyên tâm vào kiến giải đó và cuối cùng khai mở được trí tuệ, thành tựu
thánh quả.
Một người tăm tối như Châu Lợi Bàn Đặc nhưng nhờ kiên trì và được hướng
dẫn thích hợp đã đi vào được gia tài xuất thế của bậc thánh nhân.
Sự nghiệp vĩ đại của Đường Huyền Trang ở thế kỷ thứ bảy cũng là kết quả
của lòng kiên trì. Tác phẩm Đại Đường Tây Vực Ký đã ghi lại hành trình có
một không hai trên thế giới của một con người chiêm bái và du học vĩ đại,
người đã đi bộ băng qua sa mạc Gobi và hơn 150 quốc gia thời ấy để đến
Nalanda học tập và cung thỉnh chân kinh về quê hương mình. Cuộc hành trình
gian nan suốt mười sáu năm mới hoàn tất.
Một nhân vật lớn trong lịch sử Trung Hoa là Tăng Quốc Phiên cũng thành tài
nhờ kiên trì. Sách sử ghi chép ông không phải là người không minh. Một hôm
nhà ông có một tên ăn trộm đến ăn cắp đồ. Ăn trộm lẻn vào phòng ông, núp
dưới giường, chờ ông ngủ để ăn trộm. Đêm đó ông học một bài thơ, nhưng
học suốt đêm không thuộc. Tên ăn trộm nằm đó chờ ông ngủ nhưng ông
không ngủ, làm nó không thể ra tay được. Đến canh ba, chịu hết nỗi tên ăn
trộm bực mình bước ra chửi Tăng Quốc Phiên là đồ ngu, chỉ có một bài thơ
mà học suốt đêm không thuộc. Nói rồi, tên ăn trộm đọc thuộc luôn cả bài thơ
cho Tăng Quốc Phiên nghe, sau đó bỏ đi. Thế nhưng nhờ kiên trì, sau này
Tăng Quốc Phiên trở thành một danh nhân lớn của Trung Quốc.
Thành công là một niềm mơ ước của mọi người, nhưng cái khó là ở chỗ ai là
23
người đủ kiên trì để đi qua khó khăn đến thành công. Câu chuyện của Balas
Iolanda là một bài học xúc động hàng triệu trái tim con người.
Balas sinh trong một gia đình nghèo, mẹ bệnh thần kinh, cha bị tê liệt. Đối với
những gì tốt đẹp của cuộc sống, chị mất hết hy vọng, suốt ngày chỉ biết uống
rượu và cờ bạc.
Năm 12 tuổi chị tình cờ gặp một vận động viên nhảy cao tên Wilson, dẫn chị
đến trung tâm huấn luyện thể thao. Đứng giữa trung tâm xa lạ, chị không dám
nhảy và nhút nhát hỏi: Thưa ông, tôi có thực sự như ông trở thành một vận
động viên nhảy cao? Wilson hỏi lại: tại sao không thể? Balas nói: ông không
biết tôi xuất thân thấp kém, lại là một kẻ nghiện rượu, cha tôi bị tàn tật, mẹ tôi
bệnh thần kinh? Wilson trả lời: tất cả điều này với việc nhảy cao đâu có gì liên
quan? Balas im lặng hồi lâu, lấy hết can đảm nói: tôi là một đứa trẻ hư còn
ông là một người tốt và giỏi. Wilson lắc đầu nói: trừ khi chính bạn không muốn
trở thành một cô bé tốt, không ai vừa mới sinh ra đời đã là một người giỏi và
tốt cả. Bạn đừng đem chuyện gia đình làm chướng ngại mà hãy biến nó thành
động lực để vượt qua.
Wilson đưa cây sào nhảy cao một mét bảo Balas nhảy qua. Kết quả, Balas
nhảy qua không khó. Wilson tiếp tục đưa cây sào nhảy xuống 0.6 m, Balas
nhảy không qua. Wilson nói: bạn hãy xem cây sào nhảy này như là hoàn cảnh
hiện tại của bạn, có nó bạn có thêm động lực để nhảy cao. Nói xông, Wilson
đưa cây sào nhảy cao lên 1,2 m, và tiếp tục nói: nếu bạn không tin tôi bạn
nhảy thử xem, tôi chắc bạn sẽ nhảy qua. Balas lắc đầu một cái, và đúng như
vậy, đã nhảy qua 1,2m không mấy khó khăn. Từ đó Balas tin tưởng vào
Wilson và quyết tâm trở thành vận động viên nhảy cao, dùng thật lực của
mình để thay đổi cuộc đời mình.
24
Sau khi gia nhập câu lạc bộ nhảy cao, được sự giới thiệu của wilson, Balas
gặp được người vô địch nhảy cao toàn nước Mỹ hết lòng hướng dẫn. Năm 14
tuổi, chị có thể nhảy qua 1,51 m. Mùa hè năm 1956 chị nhảy qua 1,75 m, lần
đầu tiên phá kỷ lục thế giới nhảy cao nữ. năm 1958 chị nhảy qua 1,78 m, tạo
kỷ lục thế giới mới. Tại thế vận hội La Mã năm 1960, Balas đoạt huy chương
vàng khi vượt sào 1,85 m. Năm 1961, lập kỷ lục mới với độ cao 1,91 m và kỷ
lục này liên tục suốt mười năm liền không ai vượt qua. Từ năm 1959 – 1967
Balas chến thắng 140 lần các cuộc thi đấu, là vận động viên nhảy cao thế giới
chiến thắng nhiều nhất.
Trên con đường thành công, những trở ngại như nghèo khó, đói khổ, thất
nghiệp, hay những bất như ý nào đó của cuộc sống thường làm con người
chùn bước. Thực ra những khó khăn đều có thể trở thành động lực làm ta tăng
sức mạnh, nếu đủ kiên trì đi tới. Bao nhiêu người đã thành công nhờ kiên trì đi
tới, bạn nhất định cũng thành công nếu bạn đi tới với sự kiên trì.

25
CÓ HẠNH PHÚC – NUÔI THÀNH THẬT
Đau khổ là người không ai tin, nhưng người không tin ai còn đau khổ hơn.

Từ nghìn xưa, đạo đức học của nhân loại xem thành thật là đức tính cao quý
cùa loài người. Nó thường gắn liền với những bậc thánh nhân, người quân tử.
Có một lần Khổng Tử dạy Nhan Hồi: Một người quân tử nói bằng hành động.
Trong tất cả lời nói và việc làm người ấy đều làm theo chuẩn mực đạo đức mà
thánh nhân đã dạy. Một kẻ tiểu nhân chỉ giỏi nói miệng mà thôi. Kẻ ấy chỉ giỏi
đòi hỏi và tìm lỗi kẻ khác, trong khi lại chẳng đóng góp gì. Một người quân tử
11

đối nhân xử thế bằng bằng sự chân thành .
Chúa Jesu cũng dạy: Con ơi, hãy bước đi trước mặt cha cho nghiêm túc. Hãy
tìm cha bằng tâm hồn đơn thật. Ai thành thật bước đi trước mặt cha sẽ được
bênh đỡ khỏi mọi tấn công xảo trá và sẽ được chân lý cứu thoát khỏi mánh lới
12

và vu khống của người khác .
Cuộc sống này, bất cứ ai cũng muốn đi về hướng hạnh phúc. Có những người
đi được đến hạnh phúc thật (hạnh phúc lâu dài sau khi đến được nó); nhưng
11
12

Luận Ngữ
Đời Sống Tận Hiệp, Lm. Lê Bá Tư

26
có người đi hoài chỉ thấy ảo ảnh của hạnh phúc mà thôi (hạnh phúc như
những giấc mơ, sau cuộc vui gọi là hạnh phúc, bất hạnh thường tiềm ẩn phía
sau. Một loại hạnh phúc mà Phật gọi là vui ít khổ nhiều, sự nguy hiểm bên
trong càng nhiều hơn).
Để có hạnh phúc con người có nhiều lối đi đến. Có người nhận thêm để có
hạnh phúc như 1+1=2; cũng có người cho đi để có hạnh phúc như 4-2=2.
Nhưng chắc chắn người hạnh phúc thật sự không bao giờ là người gian dối.
13

Theo kinh Đại Phúc Đức , một trong những điều đầu tiên để người có hạnh
phúc, phúc đức là sống ngay thẳng.
Thành thật là một tín hiệu biểu thị sự vô úy của nội tâm, biểu hiện một con
người chân chính giữa đất trời. Tại sao người ta lại không thành thật? Vì sợ
hãi! Sợ hãi chính là biểu hiện của sự rối loạn tổng hợp thể xác và tinh thần,
một biểu hiện bất an, khổ não; một biểu hiện của cái gì đó bị che giấu khỏi
tầm mắt con người.
14

15

Tại tinh xá Kỳ-viên , thành Sá-vệ , Đức Phật Thích Ca kể: ngày xưa có một
nhà tu sinh sống gần ngôi làng làm nghề nông. Ông là một tên đạo đức giả.
Lúc ấy có một gia đình thường hay cúng thức ăn cho ông, dù ngày hay đêm
họ luôn chia sớt phần ăn cho nhà tu như họ đã chia sớt cho con cái của mình.
Một chiều nọ, họ nướng thịt kỳ đà và để dành cho ông một miếng. Nhà tu ngửi
mùi thịt thơm phức bèn hỏi là thịt gì, được gia chủ trả lời là thịt kỳ đà.
Gần lều nhà tu có một cái đồi, trên đồi có một con kỳ đà chúa. Kỳ đà rất quý
nhà tu, nên thường đến thăm viếng chỗ ông. Nhưng vì thèm thịt kỳ đà nên
hôm ấy ông giấu cây gậy trong áo, giả vờ nằm ngủ đợi kỳ đà đến thăm ra tay
13

Mahamangala Sutta
Jetavana
15
Saravati
14

27
giết chết nó. Khi kỳ đà rời hang đến chỗ nhà tu, nó cảm thấy có vẻ khác
thường. Nó thầm nghĩ hôm nay sư phụ thế nào ấy, nên không muốn tiếp tục đi
mà quay về lại. Nhà tu thấy kỳ đà bỏ đi bèn ném cây gậy theo để giết nó,
nhưng cây gậy không rơi trúng, con kỳ đà đã nhanh chạy vào hang.
Kể xong câu chuyện, Phật kết luận: Kẻ ngu có ích gì; bện tóc với da dê; nội
16

tâm toàn phiền não; mặt ngoài đánh bóng suông.

Cuộc sống vốn dĩ nhiều bất như ý, người ta lý luận không phải lúc nào thành
thật cũng tối ưu, thành thật có khi còn chung đường với khờ dại. Bạn có thể
thấy như vậy, cũng như thật khó cho một em bé tin vào 1+1=1, em phủ định
tuyệt đối kết quả đó.
Aristote từng nói điều tốt không đủ để bảo đảm hạnh phúc, nhưng điều xấu đủ
để bảo đảm bất hạnh. Thánh nhân nhìn thế giới qua lăng kính của chân lý.
Bậc thánh biết rõ hành nghiệp của thân khẩu ý được lập đi lập lại tạo thành
thói quen; thói quen sẽ ngày càng tăng sức mạnh; sức mạnh quay lại kiểm
soát thói quen làm thói quen càng mạnh và vượt ngoài kiểm soát của người thi
hành. Một hạt cát không là bao nhiêu nhưng có phải ngôi nhà vĩ đại được xây
lên từ những hạt cát? Một giọt nước chẳng đến đâu nhưng có phải đại dương
là những giọt nước cùng liên kết lại?
Thế giới ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền
thông, các mạng xã hội và blog điện tử đã trở thành ngôi nhà chung của thế
giới, mọi việc làm không thành thật, xấu xa của bạn không chỉ được giám sát
bởi cơ quan chức năng mà còn bởi công dân mạng toàn cầu, chưa nói đến thế
giới siêu hình và lương tâm thức tỉnh của chính bạn. Trừ khi bạn đừng làm,
mọi thứ không có gì mất đi cả; hoặc bạn đã làm nhưng thành thật chấp nhận
16

Tích Truyện Pháp Cú

28
nó, tự nó sẽ mất hết công năng.
Tuy nhiên, có một cánh cửa bất quy tắc cho không thành thật xuất phát từ trái
tim vô lượng. Chỉ có trái tim vô lượng mới có đủ ánh sáng che mờ mà làm mất
hiệu năng của bóng tối không thành thật. Bởi vì với tình thương lớn không
thành thật bấy giờ chỉ là phương tiện thỉnh thoảng được thực thi để cứu muôn
loài.
Chúng ta là ai giữa cuộc sống này, mình tự biết. Và chân lý thành thật đưa
đến hạnh phúc là sự thật đã được kiểm chứng qua trăm ngàn thế hệ bởi
những hiền triết, thánh nhân và cả những người thường. Hãy đến để mà thấy
và có hạnh phúc ngay trong kiếp sống này.

29
THÊM BẰNG HỮU – HỌC KHOAN DUNG
Nước trong quá không có cá; người xét nét quá không có bạn

Một hôm nhân tranh luận về đức hạnh các đạo sư và ẩn sỹ, số đông ca ngợi
17

đức hạnh của Xá lợi phất : Một vị tôn giả với đức kiên nhẫn cao và lòng
khoan dung lớn, chưa ai thấy ngài bất như ý với mọi người, dù bị mắng chửi.
Lúc ấy có một anh bạn là đệ tử các du sỹ sanh lòng đố kỵ, anh quyết tâm thử
ngài Xá lợi phất.
Sáng hôm sau, tôn giả Xá lợi phất vào thành khất thực, anh bạn kia âm mưu
đi theo sau lưng tôn giả. Dùng hết sức lực, anh ta đấm một đấm như trời giáng
vào lưng tôn giả. Xá lợi phất hỏi: “Cái gì thế” mà không hề quay lưng nhìn lại,
tiếp tục hạnh nguyện khất thực của mình. Trước thái độ khoan dung ấy, anh
bạn kia thấy ân hận: “Ôi, thật tôn quý thay đức hạnh tôn giả” và đến trước mặt
tôn giả xin tha thứ. Xá Lợi Phất hỏi: “Chuyện gì vậy”? Tôi muốn thử ngài nên
đã đánh vào lưng ngài. Được, ta tha thứ cho ông. Anh bạn kia vô cùng xúc
động mời tôn giả về nhà thọ trai để thể hiện lòng sám hối chân thành của
mình. Tôn giả Xá lợi phất hoan hỷ nhận lời và trao bình bát cho anh bạn.
Một số người đi đường nhìn thấy cảnh bất bình sanh tâm bực tức kéo nhau lại
nhà anh bạn kia đòi đánh anh bạn một trận cho biết thân vì dám xúc phạm
bậc thầy tôn quý. Đám đông cầm đá cầm gậy đến thưa tôn giả: Xin ngài cho
phép chúng con đánh nó một trận để nhớ đời, vì tội mạo phạm ngài.
17

Sariputa, đại đệ tử của Phật Thích ca

30
-

Sao, ông ấy đánh ta hay đánh các vị?

-

Thưa đánh ngài.

-

Ông ấy đã xin lỗi, ta đã tha thứ, các vị hãy khoan dung và ra về đi.

Ngài Xá Lợi Phất khuyên mọi người ra về, không nên lấy oán báo oán. Anh
bạn kia vô cùng xúc động, từ đó xin quy y theo ngài, tôn kính ngài làm thầy.
Khoan dung giúp tôn giả Xá lợi phất không sanh phiền não mà còn có thêm
bạn lành.
Trong cuộc sống con người, bao gồm Đức Phật và cả những bậc thánh nhân
xưa nay, không ai không một lần đối diện với những tình huống nếu không
sáng suốt có thể trở thành thù hận và đau khổ trọn đời.
Một lần nọ, Đức Phật vào thành Xá Vệ khất thực, hoàng hậu Magandiya đã
tung tiền thuê mướn người tụ tập mắng chửi Phật và đuổi Ngài khỏi thành.
Đức Phật và Anan đang đi, đám đông đuổi theo hò hét: ông là giặc cướp, là
ngu dốt, đồ khùng; ông là con lạc đà, con lừa, con bò, quỷ ở địa ngục; ông là
súc sanh, không có hy vọng cứu rỗi, chỉ chờ đọa xuống địa ngục thôi.
Nghe như vậy, Anan thưa Phật là dân chúng ở đây chửi mắng chúng ta quá,
xin Phật đi nơi khác. Chúng ta đi đâu? Phật hỏi Anan. Đi đến thành phố khác,
Anan đáp. Nếu dân ở thành phố khác cũng chửi mắng chúng ta thì sao? Đi
đến thành phố khác nữa, thưa Thế Tôn.
Này Anan, chúng ta không nên làm thế, bất cứ nơi nào phiền não khởi lên,
chúng ta nên ở lại nơi đó cho nó lắng xuống. Nhưng ai chửi mắng chúng ta,
Anan?
Kẻ hạ tiện, nô tỳ… tất cả đều chửi mắng chúng ta.
31
Này Anan, vạn pháp vô thường, vô ngã, tất cả sẽ qua, bảy ngày sau họ sẽ
không còn chửi chúng ta nữa.
Bảy ngày trôi qua, trong lúc đám đông chửi mắng, có một người thô lỗ đã chửi
suốt bảy ngày mà không thấy Phật phản ứng, ông bực tức chặn Phật lại hỏi:
Này ông Gotama, ta chửi ông suốt bảy ngày sao ông không lên tiếng? Phật
hỏi lại: này ông, nếu ông mang đồ đến cho một ai đó, họ không nhận thì ông
sẽ làm sao? Không nhận thì ta mang về, đồ của ta đâu phải hôi thối. Cũng
vậy, này ông, ông chửi ta nhưng ta không nhận thì những gì ông chửi thuộc
về ai? Thế Tôn nói như thế, đám đông tự nhiên im bặt. Phần lớn đám đông
quỳ xuống xin Phật tha thứ, Phật dạy: Các vị, kẻ tìm cách hại người như ngửa

mặt lên trời phun nước miếng, hoặc như ngược gió tung bụi. Nước miếng
không lên trời mà trở lại mặt mình; bụi không bay xa mà trở lại thân mình.
Lòng khoan dung của Đức Phật đã thức tỉnh đám đông và họ phát tâm quy
hướng Phật Pháp.
Khoan dung chính là tự mình mở rộng con đường của mình. Một người không
thể khoan dung, nội tâm thường rất đau khổ. Khoan dung là một trong những
đỉnh cao phẩm chất một con người. Cuộc sống không phải chỉ có oán hận, u
mê, tham ái; cuộc sống còn những bông hoa cao đẹp của khoan dung, từ ái
và chân thành. Người không biết khoan dung thật là đáng thương, vì họ đã tự
làm đường đi của mình hạn hẹp và đánh mất những bông hoa đẹp, hiển bày
thế giới khô héo của một tâm hồn nhỏ bé và cô đơn.
Khoan dung người thực ra là giải phóng chính mình. Nhiều người sống luôn
thấy xung quanh xấu; luôn luôn đề phòng người khác hại mình; lúc nào cũng
phòng thủ cá nhân; mỗi khi có việc xảy ra không bao giờ xét mình, chỉ một
chiều lên án và quy tội cho người khác; từ đó, đời mình cô quạnh trong một
32
thế giới mênh mông.
Khoan dung là thần dược; hận thù là độc dược. Tâm hồn mình rộng bao nhiêu
thì mình có bấy nhiêu bằng hữu; tâm hồn mình bé bao nhiêu thì mình có bấy
nhiêu cô đơn.

33
MUỐN SỨC KHỎE – THỰC QUÂN BÌNH
Bệnh từ miệng vào; họa từ miệng ra.

Thế giới ngày nay thường nói đến sự nghèo đói, nhất là ở những quốc gia kém
phát triển. Đặc biệt với sự gia tăng dân số toàn cầu, trong khi thức ăn và
nguồn nước ngọt trên trái đất có giới hạn, nạn đói đang được các chuyên gia
thế giới cảnh báo nếu con người không có cách gì làm giảm lại sự gia tăng
dân số quá nhanh.
Từ năm 1940 đến năm 2012 dân số thế giới đã tăng gấp ba lần: 1960 dân số
tế giới ba tỷ; 1987 năm tỷ; 1999 sáu tỷ; 2012 bảy tỷ; dự đoán cuối thập kỷ này
là chín tỷ.
Vấn nạn thực phẩm đang là mối đe dọa sống còn của nhân loại thì cũng có
đâu đó trên thế giới này mối đe dọa lại nằm ở chỗ ăn quá dư. Một sự thật trớ
trêu là ăn quá nhiều dẫn đến béo phì và các thứ bệnh khác, sau đó nhịn ăn
hay ăn kiêng để giảm cân, giảm bệnh.
Y học ngày nay cho biết ăn uống quá độ, không quân bình, thiếu vận động sẽ
dẫn đến các bệnh có nguy cơ chết nhanh chóng: tắt nghẽn mạch máu não;
máu nhiễm mỡ; tiểu đường…
Ngày xưa một người mập được xem là khỏe mạnh, nhưng ngày nay WHO đã
định nghĩa sức khỏe là sự thoải mái toàn diện về thể xác và tinh thần. Sức
khỏe và sức lực thường đi đôi, nhưng thực ra không giống nhau. Sức lực là
công sinh ra do cơ bắp, còn sức khỏe là khả năng miễn nhiễm trước bệnh tật
và những biến đổi thời tiết khác nhau.
Muốn khỏe mạnh con người phải lưu ý đến biết đủ và điều độ trong ăn uống.

34
Nghĩa là đời sống phải được quân bình cả thức ăn vật chất và tinh thần. Đặc
biệt với các em ở thành thị, tỷ lệ béo phì ngày nay rất cao. Vấn đề mất cân
bằng về môi trường cũng góp phần làm sức khỏe con người gặp nhiều
chướng ngại.
Từ khi loài người xuất hiện trên trần thế, tham ái – trong đó có tham ăn – như
một ông chủ lớn chi phối tự do ý chí và sức khỏe của con người. Ăn đã trở
thành nỗi ám ảnh và ươm mầm cho bao nhiêu cuộc chiến tranh khu vực và
thế giới. Con người ta những lúc vô minh, dường như chỉ nghĩ chạy đua kiếm
ăn, lưu giữ đồ ăn và sợ mất đồ ăn. Người xưa nói: Bệnh từ miệng mà vào.
Người không quân bình trong ăn uống sẽ dẫn đến cơ thể bệnh hoạn; tâm tư
mệt mỏi, hôn trầm.
Ngày xưa tại thành Vương Xá

18

thuộc Ấn độ ngày nay, có một vị vua tên Ba-

tư-nặc ăn uống không biết tiết độ, cơ thể béo mập, tâm tư luôn ngầy ngật
buồn ngủ. Khi đến thăm Phật, nhà vua chỉ còn muốn lăn ra ngủ, như vì quá
tôn kính Phật nên nhà vua cố gắng ngồi xuống bên cạnh Phật. Đức Phật thấy
thế hỏi: Đại vương có bệnh không ngủ được chăng? Vua đáp: Bạch Thế Tôn,
không phải, con thường khó chịu khi ăn no. Phật nói: Này đại vương, ăn uống
vô độ thường đem đến sự mệt mỏi, rồi Phật đọc kệ: Người ưa ngủ, ăn nhiều;
nằm lăn lóc qua lại; chẳng khác heo bụng no; kẻ ngu nhập thai mãi; người
khôn ăn uống quân bình; thân tâm nhẹ nhõm, lâu già, sống vui.
Nói xong, Phật dạy thái tử Uất-đà

19

học thuộc để đọc cho vua nghe mỗi khi

vua ngự yến. Sau một thời gian nghe hoàng tử độc kệ như thế, nhà vua ăn
uống tiết độ lại, trọng lượng cơ thể giảm và trở nên nhẹ nhõm thân tâm.
Ngày nay, như một cộng nghiệp chung của nhân loại, thức ăn ngày càng
18
19

rajagaha
Uttara

35
chứa nhiều độc tố, từ đó càng nhiều loại bệnh mới phát sanh. Người ta phát
minh ra bao nhiêu loại thuốc chữa bệnh thì con người lại có thêm bao nhiêu
bệnh nan y. Khi một phương thuốc mới được phát minh ra đời, một bệnh mới
lại nảy mầm lớn dậy. Càng hiện đại con người càng lưu ý đến dinh dưỡng mà
ít chú tâm đến quân bình.
Giáo sư Oshawa, một nhà tiên phong hiện đại trong phong trào thực dưỡng
quân bình âm dương, nhưng sự vô minh của nhân loại luôn phủ trùm lên mọi
sinh mệnh. Tất nhiên sinh mệnh rồi sẽ có ngày cùng của nó, nhưng người tiết
độ ăn uống, biết phép quân bình chào đón ngày cuối cùng của sinh mệnh
bằng niềm vui mãn nguyện và bình an. Ăn uống quân bình là nguồn gốc của
sức khỏe thể xác; ăn uống vô độ không chánh niệm là sức mạnh phá hủy bạo
tàn dẫn đến bệnh tật và đớn đau.
Để sống vui khỏe, sức mạnh thể xác cần lưu ý, bởi một tâm hồn minh mẫn
không ở trong một thể xác quá khổ hoặc khô gầy. Thực quân bình, cả thể xác
và tinh thần, là bí quyết của mọi bí quyết khỏe mạnh.

36
CẦN TRÍ SÁNG – TÂM AN TỈNH
Sự thoải mái tâm trí, khả năng tập trung tinh thần là kết quả có từ cái nhân tâm hồn an tỉnh.

Có một cô giáo tiểu học hỏi một chú tiểu: Ở chùa chú ăn gì mà trí sáng thế?
Chú tiểu đáp: Em không biết, khi nhỏ em khờ lắm, nhưng khi vào chùa sống
một thời gian, ăn cơm chùa, quét sân, niệm Phật, tập thiền … nhiều người
khen em sáng trí. Cô giáo tiểu học mỉm cười không hiểu tại sao một chú tiểu
quần áo cũ mèm, không nhiều da thịt như các bạn trong lớp, mà sáng trí và
thánh thiện làm sao!
Ngày nọ cô giáo đến thăm ngôi chùa nơi chú tiểu ở, gặp một vị sư già, cô giáo
lặp lại câu hỏi đã từng hỏi chú tiểu. Vị thầy khả kính chậm rãi đáp: như một
ngọn đèn cầy không bị gió lay động, ánh sáng tập trung sức mạnh chiếu rõ
hơn sự vật quanh nó. Khi có gió lay động, ngọn đèn cầy lay theo, ánh sáng
phân tán sức mạnh, không còn đủ khả năng chiếu sáng vốn có của nó. Chú
tiểu cũng vậy, vui với đời sống biết đủ, vô tư về quá khứ tương lai, tâm hồn
chú tiểu an trú hiện tại như một ngọn đèn không bị gió lay động, trí thông minh
vốn có của chú được đánh thức tỏa chiếu ra đời sống mà chính chú cũng
không biết.
Chúng ta muốn có một trí sáng, một trí sáng dẫn ta đến phương trời cao rộng
của tri thức nhân loại, đạo đức thánh hiền; một trí sáng có thể soi đường đến
hạnh phúc cho ta và những người bên cạnh, sự an tỉnh nội tâm là một điều
kiện cần không thể thiếu. Sự an tỉnh nội tâm đó phải được xây dựng trên căn
bản thấu hiểu bản chất của ham muốn và sợ hãi. Chính từ sự an tỉnh của nội
tâm, suối nguồn trí sáng của con người được tuôn chảy.
37
Phần đông người ta tin rằng dinh dưỡng quyết định trí thông minh, nhưng thực
ra con người chỉ sử dụng không hơn 20% sự thông minh của não bộ. Các
thiên tài trong mọi lĩnh vực phần lớn lớn lên không phải từ những nơi chốn
dinh dưỡng phong phú mà có khi còn ngược lại. Chính niềm đam mê đã đưa
họ đế biên giới của vô thức. Khi ý thức chìm xuống, tiếng nói không lời của vô
thức vọng lại, những phát minh vĩ đại ra đời. Trường hợp Newton nhìn thấy
quả táo rơi phát hiện ra lực hấp dẫn là một minh chứng.
Trí nhớ phi thường của con người hay còn gọi là trí nhớ mẫn nhuệ là kết quả
của việc định tâm, chú ý đến hơi thở và điều khiển ý thức bằng sự tập trung
20

tinh thần và thiền định . Năm 1977 tiến sỹ Lozanov ở Bungary báo cáo kết
quả nghiên cứu và ứng dụng thành công việc con người có thể học 3000 từ
mới mỗi ngày bằng phương pháp ám thị, kết hợp hơi thở và sự thoải mái của
tâm trí.
Sự thoải mái tâm trí, khả năng tập trung tinh thần là kết quả có từ cái nhân
tâm hồn an tỉnh. Khi một người có tâm an tỉnh, đặc biệt trong tư thế ngồi thiền,
các cơ bắp thư giản, nhịp tim đập chậm lại, con người có thể thực hiện được
21

những kỳ công về trí nhớ phi thường .
Bác sỹ Lozanov trong một thí nghiệm đo sóng não của các yogi kết luận: khi
những người đặc biệt đó biểu diễn trí óc thì các thiết bị cho thấy thể xác họ
đang ở trạng thái nghỉ ngơi, các sóng não nằm ở mức Alpha (7-14 chu
kỳ/giây)
Như thế, khi tâm an thì trí mới sáng. Dù không gian nào thời gian nào, trí sáng
luôn là kết quả sinh ra từ sự an tỉnh nội tâm.

20
21

Học mau nhớ lẹ thành công nhanh, Thuận Châu dịch
Đọc thêm sách Thiền Anapanasati cho sức khỏe và phát triển trí nhớ, Nhu ận Đ ạt - TMT

38
Tâm là cốt lõi của sự sống. Khi tâm thức vắng mặt, sự sống cũng vắng mặt,
xác thân chỉ là một khối thịt vô tri.
Mỗi ngày ta đều nuôi dưỡng xác thân bằng thức ăn, nhưng lại không nhớ nuôi
dưỡng tâm thức, để tâm thức suy dinh dưỡng, trong khi tâm thức chính là cái
hồn của mọi sự sống. Hạnh phúc bắt nguồn tự sự thoải mái nội tâm mà không
phải từ những phản ứng xác thân đơn thuần. Khi ta buồn, xác thân ăn không
biết ngon. Khi ta lo âu, trí óc không thể nào sáng suốt cao độ. Khi ta giận dữ,
phán đoán và hành động thường sai lầm.
Tâm an tỉnh không chỉ là nguồn cội của trí sáng, mà còn là năng lượng của
hạnh phúc và bình an trong kiếp sống con người.

39
HƯỞNG TỰ TẠI – TRỤ KHÔNG TRỤ
Con người sở dĩ không hưởng được hương thơm và vị ngọt của tự tại là vì con người tham ái, không trụ được vô
trụ.

“Tự tại” là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Sanskrit: Isvara (Pali: Issara), có
nghĩa là tùy tâm nguyện, không còn chướng ngại tâm lý nào, hạnh phúc vượt
ngài được mất, đúng sai, hơn thua, khen, chê…
“Trụ không trụ” là một cụm từ rút gọn từ câu “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”
trong kinh Kim Cang, một câu kinh làm nên sự chứng ngộ vĩ đại của Lục Tổ
Huệ Năng.
Trụ là dừng lại, nắm lấy, bám giữ. Trụ không trụ là không dừng lại, không nắm
bắt, không bám giữ bất cứ sự vật hiện tượng nào diễn ra trong tâm thức, xác
thân và cả ngoại giới, nhờ trí tuệ giác ngộ sự thật nhân quả, sự thật vô
thường, sự thật bất định và tự do của thế giới vật lý và tâm lý.
Bản chất thế giới là tự do, có nghĩa là mọi cái trên đời này đều có đường đi
riêng, có thời gian và không gian tồn tại riêng. Con người cũng vậy, theo thời
gian người ta sẽ phải già, cho dù không muốn; theo thời gian người ta sẽ phải
bệnh và đến một ngày cái chết cũng đến, dù ta có van xin. Già bệnh chết là
biểu hiện của bản chất tự do vốn có của mọi sự vật hiện tượng mà con người
dễ nhận thấy nhất. Người ta sẽ làm gì khi biết sự thật tự do của vạn vật?
Người khôn sẽ tự tại; người kém khôn sẽ hối tiếc, giận dữ và khổ đau.
Một thiền sư Việt Nam đã dùng hình ảnh con chim nhạn và dòng sông để diễn
tả tâm thức tự tại của ngài: Chim bay qua dòng sông, bóng hình in trên nước,
22

chim không ý lưu dấu, nước không buồn chim bay .
Nhạn quá trường không, ảnh trầm hàn thuỷ, nhận vô di ý chi tích, thuỷ vô lưu ảnh chi tâm – H ương H ải
thiền sư.
22

40
Một con nhạn bay qua dòng sông, tất nhiên hình ảnh của nó in trên dòng
nước. Và khi nó đã bay qua thì ảnh ấy cũng bay theo, tức là không còn in trên
nước nữa. Nếu dòng sông không biết sự thật đó, dòng sông có thể luyến tiếc,
lo âu, khổ não vì hình bóng chim nhạn không còn. Nếu dòng sông thấu hiểu là
mình không thể nào bám lấy, lưu giữ hình ảnh kia khi chim nhạn đã bay qua
rồi, dòng sông sẽ thấy sự thú vị của thế giới thiên hình vạn trạng in trên mặt
nước và trân trọng mọi thứ đã in bóng trên dòng sông mà không phải chỉ là
hình ảnh một con chim.
Con người sinh ra giữa cuộc đời này, làm bất cứ điều gì, sống bất cứ nơi đâu
đều không thể hưởng được tự tại trừ khi người ấy đã thấu suốt sự thật tự do
của vạn hữu và “trụ không trụ”.
Cái ý thức thiện ác luôn chi phối con người; cái ý thức hơn-kém-bằng luôn đè
nặng nhân thế. Từ đó, những sản phẩm do mong ước tốt đẹp của ý thức ra
đời. Có những sản phẩm rất đẹp rất hay, người dùng nào biết sử dụng sẽ rất
hạnh phúc. Ngược lại, nếu không biết sử dụng, sản phẩm càng đẹp càng hay
sẽ càng trở nên nặng nề, đắt đỏ và cuối cùng gây ra khổ đau cho người sử
dụng nó.
Trong xã hội, người ta luôn nói bằng miệng về công bằng, nhưng nếu công
bằng thật sự có mặt như định nghĩa sở hữu bình quân đầu người, có không ít
người không dám đón nhận. Một xã hội trong đó con người chưa thấu hiểu sự
thật nhân quả, sự thật vô ngã và tự do của thế giới thì mọi sản phẩm họ tạo ra
không thể không mang mầm mống chiến tranh, thù hận, khổ đau cho đời sống
con người.
Làm sao có một cái gì đó trong thế giới này không có ngày hư hoại, biến
chuyển? Thế giới thật sự có bao nhiêu con người đủ tự tại trước sự hư hoại và
41
biến chuyển của những sở hữu mình có?
Thật ra mọi sở hữu không cản trở sự tự tại của con người. Nhưng vì con người
không thấu hiểu bản chất tự tại của những sở hữu nên con người bị chướng
23

ngại , không hưởng được tự tại.
“Trụ không trụ” là câu thần chú mầu nhiệm cho việc cắt đứt những chướng
ngại cản trở con người tự tại. “Trụ không trụ” cũng giống như người ta nhìn thế
giới qua một tấm gương trong suốt không vật cản. Thế giới như thế nào, nó
cho ta thấy như thế đó. Khác với trụ có trụ, như người ta nhìn thế giới qua tấm
gương trang điểm. Lúc ấy, tấm gương chỉ cho phép hiển lộ người đứng trước
nó, mà không cho phép người đứng trước nó thấy thế giới.
Chướng ngại bắt đầu phát sanh khi ta không để hay không có khả năng để
cho muôn loài tự do. Ta muốn sở hữu vô tận tài sản; ta muốn bất tử quyền
lực; ta muốn danh thơm muôn đời; và nhiều thứ ta muốn khác nữa… trong khi
sự thật nhân quả và tự do của vạn vật cho ta biết những cái muốn đó đều
không thể thực hiện được.
Thực sự mọi thứ đã hiện hữu đầy đủ cho con người trong giây phút hiện tại,
con người không cần “muốn” mà chỉ cần có “trí tuệ sử dụng”. Mỗi phút giây
của sự sống, thế giới rất sinh động đến và đi qua cuộc sống con người, nhưng
không bao giờ chấm dứt. Con người sở dĩ không hưởng được hương thơm và
vị ngọt của tự tại là vì con người tham ái, không trụ được vô trụ, luôn thèm
khát, từ đó con người sợ hãi và khổ đau khi mọi thứ đi theo trái tim của chính
nó.

23

Thiền sư Thiện Đạo nói sắc không mê người, người tự mê

42
THOÁT SANH TỬ - BUÔNG THAM TÂM
Tham, này các tỳ kheo, là một pháp các ngươi hãy từ bỏ, ta bảo đảm cho các ngươi không đi tái sanh.

Một người ý thức được việc sanh già bệnh chết của xác thân và thành trụ hoại
43
diệt của hiện hữu, bước chân đi tìm sự tự do được gọi là người muốn thoát
sanh tử. Thoát sanh tử không có nghĩa là xác thân vật chất không bao giờ
chết mà là sống và chết không còn sức mạnh chi phối họ nữa. Họ tự chủ
trước mọi diễn biến sanh già bệnh chết của chính họ và thành trụ hoại diệt
của muôn loài.
24

25

Hơn 2600 năm trước, dưới chân Himalaya , tại Kapilavatu thuộc Nepal ngày
nay, hoàng tử Siddhatha

26

đã từng tự hỏi: Tại sao ai cũng phải già rồi chết.

Mọi sở hữu hiện có cuối cùng sẽ theo mình đi đến đâu. Danh thơm tiếng tốt có
sức mạnh gì mà sao trói buột mình như một kẻ nô lệ. Sức mạnh nào chi phối
suy nghĩ của mình. Mình cho rằng ý thức này là của mình, nhưng tại sao mình
không hoàn toàn kiểm soát được nó. Mình thấy có một sức mạnh mềm đâu đó
bên trong xác thân thúc đẩy mình hành động, hành động từ thân – miệng – ý
của mình dường như có ai đó quyết định mà mình chỉ là một kẻ thực thi.
Hoàng tử tự hỏi như thế và không tìm được câu trả lời, cuối cùng ông quyết
định trở thành ẩn sỹ để tự mình tìm đáp án. Sau khi trải qua sáu năm khổ
27

hạnh tu tập thiền định, cuối cùng tại Buddha Gaya , Siddhatha đã tìm được
lời giải, thành tựu giác ngộ, người bấy giờ gọi ngài là Buddha – Phật Đà.
Sự giác ngộ vĩ đại đó mở màn cho làn sóng đi tim giải thoát toàn Ấn độ và sau
đó lan sang các nước láng giềng như Trung Hoa, Srilanka, Kasmir, Miến Điện
… và dần biến thành một tôn giáo lớn là Phật giáo.
Người đi tìm giải thoát cũng chính là người muốn thoát sanh tử. Trong Phật
giáo người ta thường nói rất nhiều đến sanh tử sự đại, tức là đối với việc sống
và chết của kiếp người không thể xem nhẹ, cần phải thấu triệt và tự do. Người
Hy mã lạp sơn
Ca tỳ la vệ
26
Tất đạt đa
27
Bồ đề đạo tràng
24
25

44
ta nhận thức sanh tử là một sự thật vô tình, không thiên vị bất cứ ai dù là vua
hay dân, ngu hay trí, sang hay hèn, giàu hay nghèo. Tất cả đều bình đẳng
trước tòa án công lý sanh tử.
Cuộc sống đời thường, với bao nhiêu hạn chế từ điều kiện xã hội; bệnh tật xác
thân; u mê tâm thức, con người không thấy có nhiều cơ hội để suy nghiệm
nghiêm túc về vấn đề sanh tử. Nếu có, người ta cũng chỉ thấy trong sự giới
hạn của văn hóa, giáo dục, tôn giáo và tự ngã của mình.
Bậc thánh nhân giác ngộ thì thấy thấu suốt trọn vẹn ba đời nhân quả, thấy
như thật quả báo sống và chết qua vô số kiếp luân hồi, thấy nhân nào đưa
đến quả nào và muôn nẻo trả vây của nhân loại. Các ngài cho biết không có
khổ nào hơn khổ sinh tử. Chính sự u mê trong dục ái làm chúng sanh đảo
điên. Có kiếp làm cha, có kiếp làm con. Có kiếp làm vua có kiếp làm lính…
Luân hồi bất tận, vay nhau và trả nhau.
Sự bấp bênh của thế giới sống; sự bất như ý của tâm thức và xác thân, làm
cho con người dường như sinh ra để nhận nợ và trả nợ. Người không bệnh thì
nghèo không đủ ăn; người giàu thì bệnh nan y khó sống; người đẹp thì u uất
tâm hồn; người xấu thì đố kỵ oán hận; người tài trí thì chết sớm; người ác độc
thì sống lâu… Mọi thứ diễn ra trong cuộc đời như một mê cung sinh tử khổ
não. Bất như ý luôn đè nặng kiếp sống chúng sanh. Sự mong manh vô định
của kiếp người làm người ta luôn lo âu và sợ hãi.
Thoát sinh tử là thoát ra khỏi mê cung khổ hãi này. Thoát ra khỏi sự chi phối
của luân hồi, nhân quả. Tự do tự tại, tùy duyên đến đi trong muôn ngàn thế
giới tùy tâm. Nhưng làm sao để thoát sanh tử? Bỏ tâm tham!
Đức Phật dạy: Này các Tỳ kheo, hãy từ bỏ một pháp, ta bảo đảm cho các
ngươi không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Tham, này các tỳ kheo, là một
45
pháp các ngươi hãy từ bỏ, ta bảo đảm cho các ngươi không đi tái sanh

28

Tham ở đây là sự ham muốn, tham lam. Là con người trên đời này ai cũng có
ham muốn, không ít thì nhiều. Muốn từ bỏ ham muốn trước hết phải thấy đúng
tính chất vui ít khổ nhiều và sự nguy hiểm bên trong càng nhiều hơn của các
loại dục ái. Phật dạy tham ái không bao giờ cùng tận, người tham ái như người
uống nước mặn, càng uống càng khát. Những ham muốn chi phối con người
lớn nhất mà con người dễ nhận ra nhất đó là ham danh, ham sắc, ham tài,
ham ăn, ham ngủ.
Một người muốn bỏ được tâm tham phải quan sát trong chánh niệm bất luận
ngày và đêm năm thứ dục đã nói. Như lý tác ý từng dục một khi chúng đến,
khi chúng đi, thấy được tính chất vô thường, vui ít khổ nhiều tiềm ẩn trong nó.
Một dục được thấy rõ, không mù mờ, năm dục sẽ được thấy rõ không mù mờ,
từ đó tâm tham được buông bỏ dễ dàng, không quá khó khăn, mệt sức và phí
nhiều công.
Để dễ quan sát hơn, người quan sát có thể chuyên chú quan sát và như lý tác
ý tâm tham trong các sinh hoạt thường nhật như ăn uống và nói chuyện.
Trong ăn uống và nói năng, tâm tham sẽ hiển lộ rất rõ ở đó. Khi tham còn hiện
hữu thì sợ hãi còn; sợ hãi còn thì khổ não còn, tái sanh và lão tử vẫn còn đốt
cháy thân tâm hành giả.
Con người vì tham ái u mê nên cuộc sống đầy đói khát và sợ hãi. Đói danh
vọng; đói quyền lực; đói sở hữu … càng tham ái, càng đói khát; càng đói khát,
càng sợ hãi. Như thế một vòng luẩn quẩn bao trùm lên kiếp sống con người,
con người mất tự chủ và trở nên điên đảo trong luân hồi sanh tử.
Tham ái là đầu mối của mọi khổ đau. Tham ái được buông bỏ, khổ đau sanh
28

Kinh Tự Thuyết, tập một pháp, Tăng Chi Bộ

46
tử chấm dứt.

VỀ NIẾT BÀN – QUA THÁNH ĐẠO
Trong pháp và luật nào có Bát chánh đạo sẽ có đệ nhất sa môn, đệ nhị sa môn, đệ tam sa môn, đệ tứ sa môn.
Nếu Tỳ kheo nào sống chân chính thì đời này không vắng những vị A la hán.

Niết bàn là âm dịch của từ Nibbana trong tiếng Pali ( tiếng Sanskrit là
47
Nirvana), có nghĩa là điều cần làm đã làm xong, không cần thêm hay bớt gì
nữa cả; cũng có nghĩa là tắt nghỉ mọi tham muốn, sợ hãi, sầu khổ. Thế giới
qua lăng kính Niết Bàn không còn bị nhuộm màu bất cứ gì, cái gì thế nào cái
đó biểu hiện đúng nó như thế ấy. Tâm bấy giờ bất động trước ác pháp và cảm
thọ, giải thoát tất cả khổ não. Đức Phật diễn tả người đạt được Niết bàn như
sau: đích đã đến không sầu; vượt thoát ngoài tất cả; đoạn trừ mọi buộc ràng;
vị ấy không nhiệt não.
Thánh đạo ở đây là Tứ thánh đế (Tứ diệu đế), tức là bốn chân lý sau khi thành
tựu giải thoát trọn vẹn Đức Phật tuyên thuyết lần đầu tiên cho năm anh em
Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển, đưa năm anh em Kiều Trần Như giác ngộ
và chứng ngộ chân lý, thành tựu tâm vô lậu giải thoát, an trú trọn vẹn Niết
bàn.
Tứ thánh đến gồm có: 1. Dukkha (Khổ đế): Sự thật bất như ý, không cố định,
vô thường của thế giới. Biểu hiện dễ thấy nhất là khổ não do già đến, bệnh
đến, chết đến… ngoài tầm kiểm soát của con người, khi con người mang
chính xác thân của mình. 2. Samudaya Sacca (Tập đế): Nguyên nhân của
khổ não, bất như ý là do tham ái. Vì tham ái nên sợ hãi; vì sợ hãi nên khổ đau.
3. Nirodha Sacca (Diệt đế): Chấm dứt khổ đau, tâm thanh thản, an vui, vô sự,
một trạng thái tâm thức bất động trước bất thiện pháp và cảm thọ, thành tựu
vô tướng tâm định, ly tham sân si, chứng và trú trọn vẹn Niết bàn. 4. Magga
Sacca (Đạo đế): Con đường thực hiện sự thanh thản, an vui và vô sự; một
chương trình giáo dục dẫn đến ly dục và các bất thiện pháp, bất động trước ác
pháp và cảm thọ, giải phóng tham sân si, chấm dứt khổ đau.
Một người muốn về Niết Bàn hay nói cách khác là muốn thành tựu tâm an lạc,
thanh thản, vô sự và bất động trước ác pháp và các cảm thọ, người ấy phải
48
giác ngộ bốn thánh đế và chứng nhập bốn thánh đế.
Thế nào là giác ngộ Bốn thánh đế?
1. Phải thấy rõ ràng, tư duy mạch lạc, không lờ mờ chính mình có đau về thân,
khổ về tâm, không như ý trong kiếp sống, có lo âu, có buốn phiền, có sầu bi
ưu não. 2. Thấy rõ tham ái là nguyên nhân dẫn đến mọi bất như ý và khổ đau.
Tham sắc, tham tài, tham danh, tham ăn, tham ngủ. 3. Nhận ra rõ ràng, đúng
đắn không mơ hồ tham hết sầu não hết, một trạng thái tâm thanh thản, an lạc
và vô sự có mặt. Thân tâm không còn bị tham sân si chi phối, tự chủ được
trước các bất thiện pháp và cảm thọ. 4. Thấy rõ hoàn toàn chỉ có con đường
Bát chánh đạo là con đường đưa đến chấm dứt khổ não, thành tựu thanh
thản, an vui và vô sự. Thấy rõ chỉ có con đường Bát chánh đạo đưa đến nội
tỉnh nhất tâm, ly dục ly bất thiện pháp, chứng và trú vô tướng định, giải thoát
vẹn toàn.
Thế nào là chứng nhập Bốn thánh đế?
Giác ngộ chưa phải là chứng nhập, giác ngộ chỉ mới thấy rõ Bốn chân lý là
thật có, không còn mù mờ về Bốn chân lý mà chưa phải là hoàn toàn bất động
trước ác pháp và các cảm thọ, thành tựu trọn vẹn tâm an lạc, chứng tam minh
và tùy tâm sử dụng bốn thần túc.
Giác ngộ cũng giống như có được bản đồ và hiểu được mọi chỉ dẫn trên bản
đồ, cần phải có một thời gian và một quá trình tinh cần theo chỉ dẫn của bản
đồ để đến điểm mình muốn đến. Đến được điểm muốn đến mới gọi là chứng
nhập, lúc này mới hoàn toàn bất động trước ác pháp, tự do tự tại việc sinh tử
của kiếp người.
Để chứng nhập bốn chân lý, sau khi giác ngộ bốn chân lý phải tinh tấn trên
49
đạo lộ Bát chánh đạo.
1. Chánh kiến: thấy đúng sự thật thế giới – sự thật vô thường, vô ngã, bất
như ý của các pháp. Nhận thức như thật các dục vui ít khổ nhiều, sự
nguy hiểm bên trong càng nhiều hơn. Nhờ thấy đúng như thế, tinh tấn
tác ý như thế, tâm tham được điều phục, được đoạn trừ, chánh niệm
tỉnh giác trên thân, thọ, tâm và pháp dễ dàng.
2. Chánh tư duy: tư duy đúng với sự thật mà chánh kiến đã thấy rõ. Từ đó,
bất thiện chưa sanh không sanh khởi, bất thiện đã sanh được đoạn trừ;
thiện chưa sanh được sanh khởi, thiện đã sanh được tăng trưởng.
3. Chánh ngữ: luôn luôn hộ trì lời nói theo chân lý. Không nói lời độc ác,
không nói sai sự thật, không vì tài sắc danh thực thùy mà sảo ngôn,
ngụy thuyết làm hại mình hại người và hại cả hai.
4. Chánh nghiệp: luôn luôn phòng hộ thân khẩu ý bằng chánh niệm tỉnh
giác. Nghiệp bất thiện tinh tấn buông xuống; nghiệp thiện tinh tấn
dưỡng nuôi.
5. Chánh mạng: sinh sống bằng nghề nghiệp chân chính, không sống
bằng những nghề nghiệp hại mình hại người và hại cả hai.
6. Chánh tinh tấn: nổ lực không ngừng nghỉ ngày và đêm cho việc đoạn
trừ ác pháp, tăng trưởng thiện pháp.
7. Chánh niệm: luôn luôn tỉnh giác bất luận ngày và đêm bốn niệm xứ thân
thọ tâm và pháp. Nơi thân có đau biết đau; nơi tâm có khổ biết khổ. Đi
biết đi; đứng biết đứng. Mọi cử động của thân biết rõ không lờ mờ; mỗi
niệm khởi của tâm được liễu tri tường tận. Bất thiện pháp sanh khởi biết
sanh khởi để đoạn trừ; thiện pháp sanh khởi biết thiện pháp sanh khởi
50
để nuôi dưỡng.
8. Chánh định: tâm luôn an tỉnh, thanh thản nhờ tinh tấn chánh niệm tỉnh
giác; nhờ phòng hộ ác pháp, tăng trưởng thiện pháp theo chánh ngữ,
chánh mạng, chánh nghiệp; nhờ thấy rõ chân lý và như lý tác ý theo
chánh kiến và chánh tư duy.
Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng và chánh tinh tấn là những hành lang
luân lý giúp cho ác pháp không có cơ duyên phát sanh, thiện pháp ngày càng
tăng trưởng.
Chánh niệm, chánh định là những đạo lộ để tâm nhu nhuyến, an tỉnh, thanh
thản dễ sử dụng, các bất thiện pháp được hoàn toàn phòng hộ, từ đó như lý
tác ý chân lý, thấy rõ chân lý, không còn lờ mờ chân lý, hoàn toàn chứng nhập
chân lý.
Chánh kiến, chánh tư duy là kết quả giác ngộ chân lý. Nhờ giác ngộ chân lý
mà thấy rõ chân lý, tư duy theo đúng chân lý, bất thiện pháp không sanh khởi,
thiện pháp tăng trưởng, tham được đoạn tận, sầu bi khổ ưu não được đoạn
tận, chứng và trú vô tướng tâm định, buông xuống hết mọi khổ não, tự chủ
sanh tử, trọn vẹn tam minh và tứ như ý túc.
Về Niết bàn qua Thánh đạo tức là thành tựu giải thoát vẹn toàn qua giác ngộ
bốn Thánh đế và đi trên đạo lộ Bát chánh đạo để chứng nhập bốn Thánh đế.
Đức Phật khẳng định: trong pháp luật nào không có Bát chánh đạo, ở đây
không có đệ nhất sa môn, đệ nhị sa môn, đệ tam sa môn, đệ tứ sa môn.
Trong pháp và luật nào có Bát chánh đạo sẽ có đệ nhất sa môn, đệ nhị sa
môn, đệ tam sa môn, đệ tứ sa môn. Nếu tỷ kheo nào sống chân chính thì đời

51
này không vắng những vị A la hán.

29

Người muốn giác ngộ, chứng và trú tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ,
giải thoát khổ não sanh già bệnh chết, đoạn tận sầu bi khổ ưu não do tham
sân si làm nhân, chỉ có một con đường duy nhất đó là đi qua Bát thánh đạo.
Nơi nào có Bát chánh đạo, nơi đó có thánh quả. Chỉ có đi trên con đường Bát
chánh đạo Tham ái, sân ái và si ái mới trọn vẹn được đoạn trừ, Niết bàn chân
thật mới được chứng nhập.

14/07/2013
Đại học sư phạm Quảng Tây
Nhuận Đạt - TMT

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

29

Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh

52
Xung quanh mình nhiều người ăn uống đầy đủ; tiền bạc có dư; trang sức sang trọng, tại sao mình nghèo khổ và thiếu thốn đủ
điều? Phải chăng cuộc đời mình chưa bao giờ biết cho ai một thứ gì?
Giàu có trong hiện tại không phải là sự ngẫu nhiên do may mắn; vui sướng trong hiện tại hoàn toàn không phải là sự tình cờ và
cố gằng chỉ ở kiếp sống này. Những gì hiện có là kết quả của những gì đã làm trước đó, hiện tại chỉ là điều kiện để những gì đã
gieo trồng biểu hiện mà thôi. Và những gì hiện tại đang làm sẽ là điều kiện cần cho những thành quả sắp đến.
Bạn không thể vui giàu nếu bạn vẫn còn chưa bước được bước đi đầu tiên thay đổi tư duy của một người khổ nghèo: xin, lấy,
cướp và ươm mầm nhân ái của người người giàu: bố thí, phóng sanh.

53
Ngày nay không còn nhiều người xa lạ với khủng hoảng môi sinh toàn cầu nữa. Trái đất đang gia tăng nhiệt độ; nước biển dâng
cao do các cực băng tan chảy; sông ngòi khô cạn và sa mạc hóa ngày càng xâm lấn đất thổ cư… là những thông điệp thiên
nhiên đã và đang gửi đến con người. Sóng thần, động đất, bão lụt là những thông điệp mạnh hơn thể hiện sự giận dữ.
Mình muốn thọ sao lại lấy đi sinh mạng của kẻ khác? Gieo nhân thì không thể tránh quả được. Phước do mình tạo; họa tự mình
làm. Tu thiện tự có phước; làm ác tự lấy khổ.
Thế giới chúng ta đang sống là thế giới duyên sinh, một hành động phá môi sinh, giết sinh mạng của chúng ta dù nhỏ nhưng
ảnh hưởng không nhỏ đến thế giới và con người tự thân. Nguồn gốc sâu xa của chiến tranh và đoản mệnh đều bắt nguồn từ
tâm năng tiêu cực của chính mình.

Không gieo nhân thương yêu thì quả yêu thương nào chín ngọt? con người vì lòng đố kỵ, hận thù mà kiếp kiếp đời đời làm khổ
lụy cho nhau.
Người ta sống giữa đời này không phải chỉ cần thức ăn để nuôi thân xác. Tâm hồn cũng cần được nuôi dưỡng bởi tình thương.
Mình có nhiều thức ăn, nhưng không phải luôn cảm thấy ngon miệng; mình có nhà đẹp, nhưng không phải lúc nào cũng ngủ
ngon. Tại sao? Tại vì mình đã đánh mất sự cân bằng giữa tâm hồn và thể xác. Mình đã sai trong mục tiêu hướng đến ở kiếp
sống này.

54
Rồi một ngày lương tâm thức tỉnh, người ta sẽ thấy tột cùng cô đơn trong thế giới muôn màu. Người ta sẽ thèm vô cùng một sự
chân thật, một tình yêu chân thành. Nhưng làm sao có được, vì trong cuộc đời mình chưa bao giờ gieo một nhân lành yêu
thương.

Tinh thần trách nhiệm là ngọn đèn uy tín có năng lực tạo niềm tin cho vị thế lãnh đạo, cũng như cho sự cam kết đạo đức cần
có hướng đến hạnh phúc và thành công.
Muốn tăng uy tín, không có cách nào tốt hơn là sống trách nhiệm với tha nhân và cả chính mình. Mọi mánh khóe có thể che
đậy một thời gian nhưng không bao giờ là mãi mãi. Mọi thủ đoạn có thể che mắt một số đông nhưng không bao giờ là toàn thế
giới và cộng đồng.
Tất cả những gì mình muốn người ta làm cho mình thì mình cũng nên làm như vậy đối với người ta.
Trách nhiệm là cam kết quyền năng cho mọi mục tiêu lâu dài trong lòng người và trên mặt đất. đỉnh cao của nó là trách nhiệm
với chính thân khẩu ý của mình

Mỗi người một hoàn cảnh, ai cũng có những hạn chế nhất định về tự thân, gia cảnh, giáo dục, nền văn hóa và sức khỏe.

55
Người ta thường xem hoàn cảnh như một chướng ngại trên đường thành công và hạnh phúc. Thật ra, chướng ngại do hoàn
cảnh là có thật, nhưng chẳng là bao so với chướng ngại tinh thần. Nhu nhược tinh thần mới là chướng ngại cuối cùng cản bước
chân người thành công. Làm sao có một thành công lớn từ một tinh thần thiếu quyết tâm và kiên trì?
Tự nghìn xưa, chỉ những ai biết dùng khó khăn làm năng lượng nuôi dưỡng động lực kiên trì, người ấy mới thành tựu đỉnh cao
tâm nguyện. Phật Thích ca, Chúa Jesu, Tiên tri Mohamad, Mahatma Ghandi, Mother Terissa cũng không nằm ngoài.

Thành thật là đức tính cao quý của loài người. Khổng tử nói một kẻ tiểu nhân chỉ nói miệng mà không làm. Kẻ ấy chỉ biết đòi
hỏi và tìm lỗi của người, trong khi lại chẳng đóng góp gì. Người quân tử thì đối nhân sử thế bằng sự chân thành.
Thành thật là tín hiệu cho biết nội tâm vô úy và chân chánh. Không thành thật, dối trá là một biểu hiện của tâm hồn bất an, khổ
não, một biểu hiện của cái gì đó được che khuất và lo sợ trước tầm mắt con người.
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngày nay, mọi việc làm xấu xa không thành thật của bạn không chỉ được giám sát bởi
cơ quan chức năng mà còn bởi công dân mạng toàn cầu, chưa nói đến thế giới tâm linh vô hình và lương tâm thức tỉnh của
chính bạn.
Trừ khi mình đừng làm, sự thật không bao giờ mất cả, hoặc đã làm nhưng thành thật chấp nhận và thay đổi, quả khổ tự nó sẽ
giảm hoặc mất hết công năng. Nuôi thành thật, có hạnh phúc.

56
Khoan dung chính là tự mình mở rộng con đường của mình. Một người không biết khoan dung nội tâm vô cùng đau khổ. Khoan
dung là đỉnh cao phẩm chất con người. cuộc sống không chỉ có oán hận, u mê, tham ái; cuộc sống còn có rất nhiều bông hoa
thơm đẹp của tình yêu thương, lòng từ ái và chân thành. Người không biết khoan dung thật là đáng thương, bởi họ đã đánh mất
những bông hoa thơm đẹp, hiển bày thế giới khô héo của một tâm hồn nhỏ bé và cô đơn.
Khoan dung người thực ra là giải phóng chính mình. Nếu mình sống mà luôn thấy xung quanh mình xấu; luôn đề phòng người
khác hại mình; khi việc xảy ra không bao giờ tự xét mình; chỉ một chiều lên án và kết tội cho người khác, cuộc đời mình sẽ rất
cô quạnh, một nỗi cô quạnh kỳ lạ trong thế giới mênh mông.

Ăn uống quá độ, không quân bình, thiếu vận động là nguyên nhân dẫn đến béo phì và nhiều thứ bệnh chết người khác: tai
biến, tiểu đường …
WHO định nghĩa sức khỏe là sự thoải mái toàn diện thể xác và tinh thần. sức khỏe và sức lực có thể đi đôi nhưng không giống
nhau. Sức lực là công sinh ra do cơ bắp; sức khỏe là khả năng miễn nhiễm trước bệnh tật và những biến đổi của môi trường
sống.
Muốn khoẻ mạnh, người ta cần phải biết đủ trong ăn uống, tức là phải có một đời sống quân bình cả thức ăn vật chất và tinh
thần.
Từ khi con người xuất hiện trên mặt đất, tham ái, trong đó có tham ăn, như một ông chủ lớn chi phối ý chí tự do và khỏe mạnh
của con người. “Ăn” đã trở thành nỗi ám ảnh và ươm mầm cho bao nhiêu cuộc chiến thế giới và khu vực.
Con người, những lúc vô minh, dường như chỉ biết chạy đua “kiếm ăn”, lưu giữ đồ ăn và sợ mất đồ ăn.

57
Trí nhớ phi thường của con người, hay còn gọi là trí nhớ mẫn nhuệ, là kết quả của việc định tâm, chú ý đến hơi thở và điều
khiển ý thức bằng sự tập trung tinh thần và thiền định. Sự thoải mái tâm trí, khả năng tập trung tinh thần đều là kết quả của
nhân tâm an tỉnh.
Khi một người có tâm an tỉnh, đặc biệt trong tư thế ngồi thiền, các cơ bắp thư giản, nhịp tim chậm lại, con người đó có thể thực
hiện những kỳ công tuyệt vời.
Trong một thí nghiệm đo sóng não các yogi, bác sỹ Lozanov kết luận: khi những người đặc biệt biểu diễn trí óc, các thiết bị cho
thấy họ đang ở trạng thái nghỉ ngơi, sóng não nằm ở mức Alpha.
Tâm là cốt lõi của sự sống; sự sống là cốt lõi của xác thân. Khi tâm an tỉnh thì trí sáng, thân thoải mái. Hạnh phúc bắt nguồn từ
đây: sự thỏa mãn của nội tâm.

Bản chất thế giới là tự do, mọi cái trên đời này đều có đường đi riêng, có thời gian và không gian tồn tại riêng. Con người cũng
vậy, theo thời gian sẽ già, bệnh và đến ngày hết hạn. Bạn sẽ làm gì khi biết sự thật tự do vốn có này của vạn vật?
Bông hoa nở thật ra không phải để cho ta ngắm, bằng chứng là ta không ngắm nó vẫn nở, nhưng vì ta muốn ngắm vĩnh viễn
nên vấn đề mới phát sinh.
Mọi hiện hữu không hề cản trở sự tự tại của con người, nhưng vì không thấu hiểu bản chất tự do của mọi hiện hữu nên con
người ôm mộng sở hữu vĩnh hằng, từ đó người ta bị chướng ngại, không hưởng được tự tại.
Trụ không trụ là thần dược nhiệm mầu cắt đứt chướng ngại cản trở con người tự tại. Nó như một tấm gương, mọi hình ảnh đi
qua đều được phản chiếu, nhưng tấm gương vẫn là tấm gương, đầy tự tại, không có hình ảnh nào dành quyền lưu dấu trên mặt
gương.

58
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT

tho-cham-ngon-tap-1-thai-ba-tan
tho-cham-ngon-tap-1-thai-ba-tantho-cham-ngon-tap-1-thai-ba-tan
tho-cham-ngon-tap-1-thai-ba-tanKhanh Nam Do
 
Nhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngNhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngDinh Hieu
 
Nhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiNhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiHung Duong
 
Chuyển khổ đau thành an vui
Chuyển khổ đau thành an vuiChuyển khổ đau thành an vui
Chuyển khổ đau thành an vuicamnanggiaoduc
 
Truyen hai ngam ma cuoi 05
Truyen hai ngam ma cuoi 05Truyen hai ngam ma cuoi 05
Truyen hai ngam ma cuoi 05truyentranh
 
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?duongva vn
 
Truyen hai ngam ma cuoi 01
Truyen hai ngam ma cuoi 01Truyen hai ngam ma cuoi 01
Truyen hai ngam ma cuoi 01truyentranh
 
Người giàu có nhất thành babylon
Người giàu có nhất thành babylonNgười giàu có nhất thành babylon
Người giàu có nhất thành babylonladyviet dotnet
 
Nhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiNhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiLinh Hoàng
 
Khám phá 6 phong tục Tết cổ truyền Việt Nam
Khám phá 6 phong tục Tết cổ truyền Việt NamKhám phá 6 phong tục Tết cổ truyền Việt Nam
Khám phá 6 phong tục Tết cổ truyền Việt NamCửa thép vân gỗ KoffMann
 
Cung con-truong-thanh-2
Cung con-truong-thanh-2Cung con-truong-thanh-2
Cung con-truong-thanh-2Hà Thu
 

Ähnlich wie Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT (20)

Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử dìghajànu, đức thế tôn đã giảng ...
Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử dìghajànu, đức thế tôn đã giảng ...Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử dìghajànu, đức thế tôn đã giảng ...
Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử dìghajànu, đức thế tôn đã giảng ...
 
Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử dìghajànu, đức thế tôn đã giảng ...
Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử dìghajànu, đức thế tôn đã giảng ...Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử dìghajànu, đức thế tôn đã giảng ...
Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử dìghajànu, đức thế tôn đã giảng ...
 
tho-cham-ngon-tap-1-thai-ba-tan
tho-cham-ngon-tap-1-thai-ba-tantho-cham-ngon-tap-1-thai-ba-tan
tho-cham-ngon-tap-1-thai-ba-tan
 
Nhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngNhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công Bằng
 
Nhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiNhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đời
 
Nhân quả báo ứng hiện đời.
Nhân quả báo ứng hiện đời.Nhân quả báo ứng hiện đời.
Nhân quả báo ứng hiện đời.
 
487
487487
487
 
Chuyển khổ đau thành an vui
Chuyển khổ đau thành an vuiChuyển khổ đau thành an vui
Chuyển khổ đau thành an vui
 
thỉnh thần tài.docx
thỉnh thần tài.docxthỉnh thần tài.docx
thỉnh thần tài.docx
 
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien HoaNhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
 
Truyen hai ngam ma cuoi 05
Truyen hai ngam ma cuoi 05Truyen hai ngam ma cuoi 05
Truyen hai ngam ma cuoi 05
 
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
 
Truyen hai ngam ma cuoi 01
Truyen hai ngam ma cuoi 01Truyen hai ngam ma cuoi 01
Truyen hai ngam ma cuoi 01
 
Nhặt tuệ tập 2
Nhặt tuệ   tập 2Nhặt tuệ   tập 2
Nhặt tuệ tập 2
 
vo keu con khoc dai trang hanh
vo keu con khoc dai trang hanhvo keu con khoc dai trang hanh
vo keu con khoc dai trang hanh
 
Người giàu có nhất thành babylon
Người giàu có nhất thành babylonNgười giàu có nhất thành babylon
Người giàu có nhất thành babylon
 
VỀ NHÀ CHA.docx
VỀ NHÀ CHA.docxVỀ NHÀ CHA.docx
VỀ NHÀ CHA.docx
 
Nhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiNhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doi
 
Khám phá 6 phong tục Tết cổ truyền Việt Nam
Khám phá 6 phong tục Tết cổ truyền Việt NamKhám phá 6 phong tục Tết cổ truyền Việt Nam
Khám phá 6 phong tục Tết cổ truyền Việt Nam
 
Cung con-truong-thanh-2
Cung con-truong-thanh-2Cung con-truong-thanh-2
Cung con-truong-thanh-2
 

Mehr von FaTaMuTu

Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMTHương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMTBạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMTMặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMTThiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMTNgày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
Paramita   Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMTParamita   Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMTTrung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 

Mehr von FaTaMuTu (7)

Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMTHương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
Hương Ngược Gió - Nhuận Đạt TMT
 
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMTBạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
Bạn Sẽ Thành Công - Nhuận Đạt TMT
 
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMTMặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT
 
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMTThiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
 
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMTNgày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMT
 
Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
Paramita   Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMTParamita   Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
 
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMTTrung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
 

Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT

  • 1. 1
  • 2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................................................3 SỐNG VUI GIÀU - TẬP BỐ THÍ...............................................................................................................4 ĐỜI THÊM THỌ - CỨU MÔI SINH........................................................................................................10 THÍCH ĐƯỢC YÊU – YÊU MUÔN LOẠI................................................................................................15 TĂNG UY TÍN – SỐNG TRÁCH NHIỆM..................................................................................................19 THÀNH CÔNG LỚN – BIẾT KIÊN TRÌ.....................................................................................................22 CÓ HẠNH PHÚC – NUÔI THÀNH THẬT................................................................................................26 THÊM BẰNG HỮU – HỌC KHOAN DUNG.............................................................................................30 MUỐN SỨC KHỎE – THỰC QUÂN BÌNH..............................................................................................34 CẦN TRÍ SÁNG – TÂM AN TỈNH............................................................................................................37 HƯỞNG TỰ TẠI – TRỤ KHÔNG TRỤ....................................................................................................40 THOÁT SANH TỬ - BUÔNG THAM TÂM...............................................................................................43 VỀ NIẾT BÀN – QUA THÁNH ĐẠO.......................................................................................................47 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH............................................................................................................................52 Nhuận Đạt – TMT Email: smallbodhi@gmail.com 2
  • 3. LỜI NÓI ĐẦU Sinh ra trên cuộc đời này, dù là ai, không thể không một lần kinh nghiệm bất như ý, nhất là bất như ý về nghèo khổ, già bệnh, sợ hãi, buồn đau… Có bao giờ mình tự đặt câu hỏi tại sao lại có bất như ý? Bất như ý phát sinh là do người hay do ta? Vạn vật trên đời này không gì tự nhiên sinh ra mà cũng không gì tự nhiên mất đi cả. Tất cả đều có nhân và có quả. Biết nhân nào đưa đến quả nào, con người sẽ thanh thản, an vui và tự do. Ngày 19/07/2013 Chùa Huống, Thái Nguyên Nhuận Đạt - TMT 3
  • 4. SỐNG VUI GIÀU - TẬP BỐ THÍ Điều thần diệu là chúng ta chia sẻ bao nhiêu, chúng ta có nhiều bấy nhiêu. Có một anh bạn cực kỳ nghèo khổ, anh và vợ nghèo đến nỗi khi có ai thuê mướn đi làm mới có ăn, trong nhà không bao giờ có một món gì quý giá. Một hôm, làng anh có một sự kiện phát tâm cúng dường năm trăm vị Tỳ kheo 1 chứng Thánh quả. Người trưởng làng đi đến mỗi nhà vận động mọi người góp phần phước đức. Ai góp phần sẽ được ghi tên vào lá bối. Anh bạn cực kỳ nghèo kia có tên là ông hoàng nghèo – Mahaduggata, khi được vận động góp phần, ông chỉ biết trả lời:Trời, tôi mà làm gì được cúng dường các vị Tỳ kheo Thánh quả! Những người giàu mới có thể cúng dường được. Tôi một mẻ gạo để nấu cháo cho ngày mai còn không có thì lấy đâu mà cúng dường cho các vị Tỳ kheo. Ông trưởng làng khuyên: Bạn Mahaduggata ơi, trong phố này nhiều người sống xa hoa, ăn uống những món đắt tiền, lụa là gấm vóc phủ thân, trang sức kiêu kỳ, giường êm nệm ấm, nhưng ông không kiếm được đủ để lấp đầy bao Người có giới đức, giới hạnh, giới hành, từ bỏ gia đình, sống không gia đình theo con đ ường Ph ật d ạy đ ể gi ải thoát tham sân si, tự tại sinh tử. 1 4
  • 5. tử. Có phải ông chưa từng cho ai một thứ gì không? Tôi cũng nghĩ thế ông ạ! Người nghèo trả lời. Vậy sao bây giờ ông không tạo công đức đi? Ông còn trẻ, mạnh khỏe, sao không bố thí theo khả năng mình? Xúc động, ông hoàng nghèo bảo ghi tên mình lên lá cúng dường cho một vị Tỳ kheo. Người vận động chào ông ra đi, nhưng lại quên mất ghi tên ông lên lá. Ông hoàng nghèo về cho vợ hay và cả hai đồng lòng đi làm thuê để lo cúng dường. Ông đến nhà một thương gia giàu có, người đã ghi tên cúng dường ba trăm vị Tỳ kheo, xin được việc làm bửa củi. Ông thắt chặt dây lưng và làm việc hết mình. Thương gia nhận thấy ông làm việc thật phi thường, ngạc nhiên hỏi ông và biết được ông làm việc vì muốn có thức ăn cúng dường, thương gia vô cùng thán phục. Bà vợ ông thì được vợ thương gia giao cho việc giã gạo. Bà giã xong, làm sạch gạo một cách vui sướng như đang kiêu vũ. Khi được hỏi lý do, bà trả lời là để có được thức ăn cúng dường cho một vị Tỳ kheo. Xong việc, Mahaduggata nhận được bốn đấu gạo tiền công, và thêm bốn lần nữa do thương gia tốt bụng thưởng thêm. Phần vợ Mahaduggata thì được một chén mật, một hủ sữa, một tô gia vị và một đấu gạo. Vui mừng vì thấy đủ vật thực cúng dường, vợ chồng dậy rất sớm chuẩn bị. Bà bảo ông đi tìm lá cà ri. Ra chợ mua không có, ông phải đi dọc bờ sông để hái. Lòng ông đầy hân hoan vui vẻ và nghĩ hôm nay ta sẽ hân hạnh được cúng dường, được cho người khác lần đầu tiên trong đời. 5
  • 6. Đức Phật quan sát thế gian, biết được người ta quên ghi tên ông trên lá, có nghĩa là sẽ không có vị Tỳ kheo nào cho ông cúng dường, vì tất cả đã có danh sách ai nhận ai cúng và ai cúng cho ai. Đức Phật khởi tâm sẽ là người nhận sự cúng dường của ông. Khi ông về nhà cùng vợ chuẩn bị nấu nướng thì có một người trong làng thấy ông hân hoan hỏi thăm và khi biết được sự việc, người ấy xin ông được giúp ông nấu nướng mọi thứ, khuyên ông nhanh chân đi tìm vị Tỳ kheo của mình. Người vận động đã đưa các vị Tỳ kheo đến từng nhà theo danh sách đã ghi, đến nhà ông hoàng nghèo thì mới biết đã quên ghi tên ông trên lá. Ông như bị đâm dao vào ngực, vô cùng đau buồn, khóc và xin cho ông được cúng dường một Tỳ kheo. Dân chúng xúc động và trách người vận động tại sao quên ghi tên ông. Người vận động không biết làm sao, chợt nhớ đến Phật, vội khuyên ông hoàng nghèo đến tinh xá thỉnh Phật. Bấy giờ rất đông vua chúa đại thần đợi trước hương thất Phật, đang muốn thỉnh Phật. Ông hoàng nghèo vừa đến hương thất Phật, Phật liền mở cửa đưa bình bát cho ông, trong lòng ông vô cùng sung sướng. Mọi người nhìn ông rất ngạc nhiên, nhưng không ai dám lấy lại bình bát của Phật từ tay ông. Họ muốn cho ông một số tiền lớn để được cúng dường Phật hôm đó nhưng ông đều từ chối. Nhà vua biết không thể đánh đổi bất cứ thứ gì với niềm hạnh phúc hiện tại của ông hoàng nghèo, nhưng vẫn nghĩ ông hoàng nghèo không cúng được bao nhiêu, nên theo Phật đến nhà ông hoàng nghèo với ý định sau khi Phật nhận cúng dường từ nhà ông xong, thỉnh Phật về hoàng cung thọ trai. Khi đức Phật vào nhà ông, ngồi xuống ghế đã soạn sẵn. Thức ăn được mở ra để dâng cúng, hương thơm ngào ngạt bay khắp căn nhà và cả người trong 6
  • 7. thành cũng có thể cảm nhận được hương thơm đó. Vua là đệ tử Phật nên hiểu liền công đức lớn lao của ông hoàng nghèo hôm đó, liền đảnh lễ Phật ra về. Đức Phật thọ thực xong, hồi hướng công đức cho ông hoàng nghèo. Ông hoàng nghèo đỡ bình bát của Phật, theo Phật trở lại tịnh xá. Sau khi nhà vua về đến hoàng cung, lòng đầy hoan hỷ với công đức cúng dường Phật của ông hoàng nghèo, nhà vua hạ lệnh cấp đất và làm cho ông một ngôi nhà khang trang. Đất được chọn, gia đình ông hoàng nghèo vô cùng cảm động quỳ xuống cảm ơn vua. Trong lúc làm sạch cỏ, đào đất làm nền, nhiều bình vàng chén bạc lòi lên va chạm vào dụng cụ đào đất. Thì ra mảnh đất được chọn cho ông hoàng nghèo là nền cũ lâu đời của một phú gia. Tin được báo, nhà vua hoan hỷ nói đó là phước đức cúng dường Phật của ông hoàng nghèo, tất cả thuộc về ông, ông là người được hưởng. Nhà cất xong, Mahaduggata cúng dường Phật và chúng tăng suốt bảy ngày, sau khi qua đời ông sinh thiên giới hưởng phúc cõi trời. Tại sao chúng ta nghèo khổ? Tại sao người khác lại sang giàu? Tại sao có người cuộc sống vui vẻ nhưng không quá giàu; có người quá giàu nhưng không phải lúc nào cũng vui? Bình tâm và tư duy không thành kiến, bạn sẽ thấy có một bí ẩn khó giải thích thỏa đáng trong kiếp sống này. Tài năng của bạn không thua bạn bè; sự cố gắng phấn đấu của bạn cũng không kém, nhưng cơ hội và vận may của bạn lại kém xa. Đôi khi bạn thấy có người rất dở hơi, nhưng họ không dở hơi chút nào trong việc kiếm tiền và leo thang danh vọng. Giàu có trong hiện tại hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên do may mắn. Vui sướng trong hiện tại hoàn toàn không phải do sự tình cờ và cố gắng chỉ ở một 7
  • 8. kiếp sống này. Những gì có trong hiện tại chỉ là kết quả những gì đã làm trước đó, hiện tại chỉ là điều kiện để những gì đã gieo trồng biểu hiện mà thôi. Và những gì hiện tại đang làm sẽ là điều kiện cho những thành quả sắp đến. Giàu kèm theo vui, nhưng không phải giàu là luôn luôn vui. Nghèo thường đi với khổ, nhưng không phải nghèo là không bao giờ biết được vui. Tất nhiên giàu và vui sướng là điều mà mọi người bình thường trong đời này ai cũng thích. Nhưng làm sao để giàu thêm cả vui? Bạn không thể giàu và vui nếu bạn không bước được bước chân đầu tiên thay đổi cái suy nghĩ của một kẻ nghèo: suy nghĩ xin của người khác; gạt của người khác; cướp của người khác. Dù bạn là người được xem như giàu có, nhưng những suy nghĩ về xin, gạt, cướp vẫn còn, bạn vẫn là một kẻ nghèo đáng thương, và tài sản của bạn cuối cùng cũng trở thành chướng ngại hạnh phúc cho bạn và nguyên nhân bất hạnh cho người thân. Nếu đặt câu hỏi giàu để làm gì, có thể câu trả lời của bạn là để thỏa mãn, để hạnh phúc. Nếu đặt tiếp câu hỏi: Bạn và những người giàu trong cuộc sống này có thật sự thỏa mãn và thấy hạnh phúc chưa? Câu trả lời có thể chỉ đúng một nửa nếu thành thật. Sống giữa đời này hạnh phúc là tiêu chuẩn của kiếp sống. Giàu có phải có hạnh phúc. Hạnh phúc của sự giàu có phải được xây dựng trên nền tảng “biết bố thí” mới lâu dài. Không những bố thí vật chất mà cả bố thí lời hay ý đẹp, ngay cả bố thí một nụ cười. Một người muốn vui giàu, trước hết phải biết cho. Một người chưa từng biết cho ai cái gì, cho dù hiện tại có giàu thế nào thì tương lai cũng sẽ nghèo dần và khốn khổ. Phật dạy: Trong thế gian này, người chính mình bố thí nhưng không khuyên người bố thí, người đó giàu nhưng không có gia nhân; người khuyên người bố 8
  • 9. thí nhưng không tự mình bố thí, người đó có gia nhân nhưng không có của cải; người chính mình không biết bố thí, cũng không biết khuyên ai bố thí, họ không có của cải, cũng không có gia nhân, sống như người ăn cơm thừa canh cặn; người biết tự mình bố thí, lại còn hết lòng khuyên người bố thí, họ được cả hai phần phước báu của cải và gia nhân. Biết bố thí, đời nay giàu đời sau giàu, danh thơm lưu nhân thế. Không biết bố thí, muốn lấy của người, đời nay nghèo đời sau cũng nghèo, muôn kiếp khổ truyền lưu. 9
  • 10. ĐỜI THÊM THỌ - CỨU MÔI SINH Một sinh vật mất đi trên trái đất cũng như một con vít rời khỏi chiếc máy bay, máy bay vẫn an toàn, nhưng sự nguy hiểm đã bắt đầu có mặt. Ngày nay không còn nhiều người xa lạ với khủng hoảng môi sinh toàn cầu nữa. Những biểu hiện người ta có thể thấy mỗi ngày là trái đất gia tăng nhiệt độ; nước biển dâng cao do các cực băng tan chảy; sông ngòi khô cạn và sa mạc hóa ngày càng xâm lấn đất thổ cư. Tất cả những biểu hiện đó là tiếng kêu cứu của môi sinh: tiếng kêu chấm dứt phá rừng; tiếng kêu bảo vệ động vật hoang dã; tiếng kêu giảm khí thải; tiếng kêu đừng thải chất độc ra sông ngòi… và tất nhiên khi tiếng kêu sóng còn không được đáp ứng, thì chiến tranh để dành quyền sống không thể không xảy ra. Sống thần, lũ lụt, động đất… là một trong những biểu hiện căm hờn môi sinh gửi đến con người. Ai cũng muốn mình thêm thọ, nhưng tại sao lại muốn lấy đi sự sống của người khác! 2 3 Vào thời đức Phật Thích Ca , ở thành Vương Xá có một người làm thịt heo tên Cunda. Ông thường vào thôn làng đổi gạo và muối lấy heo với giá rẻ, sau 2 3 Sakya Muni Buddha Rajagaha 10
  • 11. đó đem về nuôi trong vườn nhà mình. Mỗi ngày ông đều giết một con heo để bán và dành một phần để ăn. Cách làm heo của ông rất đặc biệt: ông cột heo lại, đánh cho heo mệt nhừ, rồi đổ nước sôi vào miệng heo để nước sôi làm sạch bao tử heo, cho đến khi nước thải ra ngoài lại theo đường hậu môn sạch trắng mới thôi. Sau đó ông cắt cổ heo, lấy máu thoa lên da heo và dùng lửa thui lông heo, sau cùng là đút một cái cây nhọn dọc thân con heo để quay trên lửa cho đến thịt chín. Công việc làm heo như thế, ông thực hiện đến tuổi sáu mươi lăm trong đời. Một ngày nọ ông bỗng nhiên điên loạn, miệng la như heo bị thọc huyết, đầy sợ hãi chạy khắp xóm làng. Gia đình thấy thế vô cùng đau xót, bắt ông về nhốt lại trong nhà. Ông đập cửa kêu la không ăn uống suốt bảy ngày, sau đó chấm dứt mạng sống. Câu chuyện của ông được mọi người hỏi Phật, Phật dạy: Ông ấy một đời giết hại sinh mạng, nay cái quả đã chín, tướng địa ngục sanh khởi trong tâm ông, nên ông cuồng loạn kêu la cho đến lúc qua đời. Vì nghiệp sát hại chúng sanh nên mạng sống chính mình tự giảm. Đời nhà Minh ở Trung Hoa có một người tên Viên Liễu Phàm, sau khi cha ông qua đời, mẹ ông khuyên ông theo học ngành y để cứu thế, đừng chạy theo công danh khoa cử quan trường. Một hôm Liễu Phàm đến chùa Từ Vân, gặp một vị cao niên thâm hiểu tướng số. Vị cao niên nói Liễu Phàm có tướng làm quan, năm tới sẽ thi đậu, tại sao không đi học và thi. Vị cao niên tự xưng là người kế thừa tuyệt học tướng mệnh của Thiệu Khang Tiết đời Tống và muốn truyền hết lại cho Liễu Phàm. Liễu Phàm mời ông về nhà gặp mẹ. Ông nói Liễu Phàm năm nào thi đậu, năm 11
  • 12. nào làm quan, làm quan tới chức gì, bao lâu… Đặc biệt là ông nói khi Liễu Phàm làm đến quan huyện ở Tứ Xuyên thì từ chức về quê. Đến năm năm mươi ba tuổi, ngày mùng bốn tháng tám, giờ Sửu thì qua đời, không có con cái nối dõi. Liễu Phàm ghi nhớ mãi trong lòng lời dạy của vị lão nhân tướng số. Và đúng như thế, mọi việc xảy ra trong đời Liễu Phàm như trình tự những gì đã đoán. Liễu Phàm làm quan nhưng trong lòng rất buồn bã, nhất là khi thi làm bài tốt nhưng không được đậu cao vì sự thiên vị của các đại quan. Liễu Phàm bắt đầu buông mình trôi theo số phận. Một hôm, Liễu Phàm đến thăm Vân Cốc thiền sư, ngồi suốt ba ngày đêm đối diện cùng thiền sư. Thiền sư hỏi: Ông ba ngày đêm ngồi tĩnh tọa, tôi không thấy ông khởi lên một niệm vọng tưởng, nguyên nhân gì? Liễu Phàm cho biết đời ông đã có số, tất cả đã định không thể thay đổi, năm năm mươi ba tuổi chết, không có con cái. Vân Cốc thiền sư nghe xong liền cười lớn: Tưởng đâu ông là người hào kiệt, ai ngờ là kẻ tục tử phàm phu. Liễu Phàm không hiểu, thỉnh Thiền sư chỉ giáo. Thiền sư nói: Một người bình thường lúc nào cũng bị vọng tưởng chi phối, khi tâm bị chi phối thì âm dương số mệnh buộc ràng. Số là có nhưng chỉ người thường mới bị chi phối theo số. Nếu một người cực thiện, số không thể buộc được. Người cực thiện cho dù mệnh số khổ nhưng công đức thiện lớn lao, sức mạnh thiện nghiệp sẽ trung hòa và cải biến số mệnh, từ khổ thành vui, từ nghèo sang giàu, từ đoản mệnh sang trường thọ. Người cực ác số cũng không buộc được. Số người là giàu sang nhưng làm điều đại ác, nghiệp ác cũng sẽ đủ sức mạnh làm phước thành họa, phú quý sống lâu thành khổ nghèo đoản mệnh. Liễu Phàm hỏi lại: Vậy số mệnh có thể đổi được? Thiền sư đáp: Phước do 12
  • 13. mình tạo, họa do mình làm. Tu thiện tự có phước, làm ác tự lấy khổ. Phật dạy: Người muốn giàu có sẽ được giàu có; Người muốn con trai con gái được con 4 trai con gái; Người muốn trường thọ được trường thọ . Nói dối là đại trọng tội, chư Phật và Bồ tát không nói dối gạt ông làm gì. Lục tổ Huệ Năng cũng dạy mọi phước điền đều từ tâm sanh, phước không rời tâm, ngoài tâm không có phước điền để tìm. Gieo phước hay gieo họa đều do tự tâm mình, chỉ cần từ tâm đi tìm, mọi thứ sẽ có đủ. Từ đó, Liễu Phàm lấy lại được niềm tin vào chính mình, y theo lời thiền sư làm việc bố thí, phóng sanh hồi hướng đến công danh và thọ mạng. Cuối cùng, không những Liễu Phàm sống thọ qua năm mươi ba tuổi mà còn có con trai. 5 Trong sách Công Đức Phóng Sanh cũng có ghi lại một câu chuyện về một nhà sư tuổi nhỏ: Nhà sư nhỏ được sư phụ cho về thăm nhà, vì sư phụ biết chú sẽ chết trong vài ngày tới nhờ vào tướng mệnh học, nhưng sư phụ không cho chú biết ẩn ý. Sư phụ muốn chú được gặp mặt cha mẹ trước khi chú qua đời. Trên đường đi, chú thấy một tổ kiến tội nghiệp đang bị nước cuốn trôi. Các con kiến nhỏ bé đang hốt hoảng tìm đường tự cứu, chú thương và cứu tổ kiến lên bờ, đem đến một nơi an toàn sau đó mới tiếp tục về quê. Như thế, chú vô tư đi về thăm ba mẹ và trở lại. Vị sư phụ ngạc nhiên thấy tướng mệnh của chú đã thay đổi, không còn tướng yểu mệnh mà là hiện tướng trường thọ. Vị thầy hỏi rõ những gì cậu đã làm trong những ngày qua, khi biết chú đã thương và cứu một tổ kiến trôi sông, vị thầy đầy hoan hỷ cho chú biết ẩn ý từ trước và kết luận việc cứu tổ kiến trôi sông vô tư và đầy lòng yêu thương của chú đã làm chú thay đổi mệnh số. Chúng ta muốn thêm thọ như Liễu Phàm, như nhà sư nhỏ, hay chúng ta 4 5 Xem thêm Kinh Phổ Môn Pháp sư Viên Nhân 13
  • 14. muốn đoản mệnh như Cunda người làm heo ở thành Vương Xá thời đức Phật, tất cả tùy thuộc chúng ta. Nhân nào gieo, quả đó gặt. Mình là người quyết định vận mệnh của chính mình. 14
  • 15. THÍCH ĐƯỢC YÊU – YÊU MUÔN LOẠI Con tim nhận được nhiều điều mà mắt không thể thấy. Sống giữa đời thường ai cũng thích được yêu, nhưng có một sự thật rằng người ta thường không muốn và không biết yêu thương người khác. Làm sao người khác có thể yêu thương mình khi mình kiêu ngạo, bạo ác, tàn nhẫn trước nỗi đau của muôn loài? Không gieo nhân thương yêu thì quả yêu thương nào chín ngọt? Con người vì lòng đố kỵ, hận thù mà kiếp kiếp đời đời làm khổ lụy cho nhau. Tại tinh xá Trúc Lâm ở thành Vương Xá, có một người phụ nữ chạy hớt hải ôm đứa con nhỏ đặt trước mặt Đức Phật, cầu Đức Phật cứu. Mọi người còn chưa biết chuyện gì thì một con quỷ Dạ xoa xuất hiện. Vị hộ pháp tinh xá ngăn không cho Dạ xoa vào, nhưng Đức Phật ra hiệu cho Anan gọi Dạ xoa vào. Dạ xoa bước vào đứng trước Phật. Phật hỏi: Sao ngươi lại làm như vậy, nếu không gặp một vị Phật thì ngươi sẽ còn ôm hận đến bao giờ? Hận thù không hóa giải được hận thù, chỉ có tình thương mới hóa giải được hận thù tận gốc. Rồi Phật đọc một bài kệ: Với hận diệt hận thù; nghìn đời không có được; không hận diệt hận thù; là 15
  • 16. định luật nghìn thu. Nghe xong bài kệ, tâm hận thù của Dạ xoa tan biến, xin làm đệ tử Phật. Nhân đó, Đức Phật kể lại câu chuyện tiền kiếp của Dạ xoa. Có hai vợ chồng nọ lấy nhau mà không có con. Vì áp lực của gia đình chồng, người vợ vô cùng đau khổ, đi hỏi vợ kế cho chồng. Tuy nhiên, người vợ lớn lập kế không để vợ bé sinh con. Vợ lớn nói với vợ bé: Khi nào em có thai thì báo cho chị biết để chị chăm sóc em. Người vợ bé thật thà, khi có thai liền vui mừng báo cho vợ lớn biết. Thế là vợ lớn ra vẻ quan tâm và chăm sóc bằng cháo ngon và nước uống quý giá, nhưng bên trong bỏ vào thuốc phá thai. Kết quả, vợ bé bị sảy thai. Lần thứ hai cũng vậy, bị sảy thai nhưng người vợ bé không biết tại sao. Cô đem câu chuyện kể cho hàng xóm nghe, hàng xóm kết luận là do vợ lớn cố tình phá. Lần mang thai thứ ba, vợ bé không báo cho vợ lớn biết nữa. Cho đến một hôm thấy bụng của vợ bé lớn, vợ lớn hỏi sao không báo cho biết để chăm sóc, vợ bé liền thật thà nói: Chị đã giết hai đứa con tôi, bây giờ chị còn định giết đứa thứ ba? Trúng tim đen người vợ lớn, cô ta càng tức giận và muốn giết cho bằng được đứa con thứ ba này. Thế là người vợ lớn đợi lúc vợ bé ra ngoài, ở nhà bỏ thuốc vào thức ăn. Khi trở về, vợ bé ăn uống xong liền đau bụng quằn quại. Đứa con đang mang trong bụng không thể sống được và người vợ bé cũng đau đớn ra đi. Trước khi chết, vợ bé nhìn vợ lớn đầy căm giận và thề sẽ báo thù. Như thế, vợ bé tái sinh lại thành con mèo trong nhà. Phần vợ lớn tạo nên tội lớn như thế nên bị kết án tử hình và tái sinh thành con gà mái trong nhà. Nhân quả lập lại, con gà mái đẻ trứng đến ngày ấp là con mèo ăn hết. Đến lần ấp thứ ba, con mèo ăn luôn cả trứng và con gà mái. Con gà mái trước khi chết lại thề trả thù, thế là tiếp tục tái sanh thành con báo. Con mèo sau khi chết tái 16
  • 17. sanh thành con nai. Nhân quả hận thù lại tiếp tục diễn ra. Con nai sinh con ra đều bị con báo ăn thịt. Con nai lại oán hận nên thề trả thù, thế là tái sanh thành quỷ Dạ xoa. Con báo thì tái sanh thành một cô gái. Sự việc hận thù cũng lập lại như trước, hai đứa con cô sinh ra đều bị Dạ xoa ăn thịt, đến đứa thứ ba cô ôm con chạy vào tinh xá gặp Phật. Phật dạy về tình thương và cho biết nhân duyên thù hận, nhờ đó lòng hận thù mới được hóa giải, cả hai mới quy hướng Phật Pháp, sống biết thương yêu. Người muốn được yêu thương phải biết yêu thương người khác. Càng yêu thương muôn loài, muôn loài càng yêu thương lại chúng ta. Sau bao nhiêu khổ đau, hạnh phúc, thành bại, cuối cuộc đời, người thương ta là người ta muốn nhớ nhất. Bởi vậy, người thương yêu muôn loi sẽ bất tử trong trái tim muôn loài. Bạn có thể thành công về vật chất, nhưng nếu không có trái tim nhân ái, trái tim yêu thương và chia sẻ với muôn loài, bạn có thể chỉ là một cây to sống khỏe trên sa mạc đơn độc. Bạn không bao giờ biết được hạnh phúc khi đứng trong trái tim con người. Mọi tài sản trên mặt đất bạn có sẽ trở về không khi bạn được đưa đến mộ. Nhưng nếu tài sản của bạn được cất trong trái tim muôn loài, nó sẽ không bao giờ mất dù bạn đi đên đâu. Mẹ Teresa là một biểu tượng của tình thương nhân loại chúng ta có thể thấy gần nhất. Tình thương của bà cho mọi người lớn đến nỗi tạo nên “hiệu ứng tình thương”. Người ta tiếp xúc với bà có thể cảm nhận được lòng từ ái của bà trị liệu cho những vết thương tâm hồn và cả thể xác của họ. Lòng thương của mẹ Teresa dâng cao đến nỗi một con người từng xem mình như con chó, nay có thể khôi phục lại như một con người: “ảm ơn cô, người ta xem tôi như một con chó, nhưng chính cô đã cho tôi thấy tôi là một con người, cảm ơn cô”. Mẹ Teresa được yêu mến trên toàn thế giới bắt nguồn ngay chính trái tim yêu 17
  • 18. thương nhân loại của bà. Ở Đài Loan có ni sư Chứng Nghiêm, một ni sư giản dị và tận tụy với công việc tình thương suốt cả đời mình. Một hình ảnh đẹp về tình thương con người nữa là Bill Gates. Với một gia tài lớn hơn năm mươi tỷ USD nhưng ông đã dành hết cho quỹ từ thiện Milinda & Gates. Ngoài ra ông còn đích thân đi đó đây kêu gọi những người giàu có trên thế giới hướng đến một tương lai tốt đẹp chung của nhân loại, cùng hướng đến môi sinh, giáo dục và y tế cho sự tốt đẹp chung toàn cầu. Mahatma Gandhi cũng là một hình ảnh của tình thương lớn. Người ta thường nghĩ chiến tranh phải kết thúc bằng bạo lực, nhưng ông nghĩ khác: Bất bạo động là con đường đẹp nhất chấm dứt chiến tranh. Độc lập của Ấn Độ được ông dẫn đường từ tinh thần đó. Sống giữa đời này, dù bạn là ai, số phận có thế nào, cũng tìm thấy được trong tình yêu thương một chỗ dựa. Tình thương là một liệu pháp tuyệt vời cho những vết thương tâm hồn nhân loại, dù phạm vi của nó chỉ nhỏ như trong một gia đình hay lớn như một thế giới. Sẽ không ai thương mình nếu mình không thật sự thương người. Muốn được yêu thương mình phải biết thương yêu. Hận thù sẽ không bao giờ làm cho hận thù được hóa giải, chỉ có tình yêu thương mới hóa giải tận gốc hận thù. Người ôm hận như bình mang a-xít; người có tình yêu thương con người như bàn tay tặng đóa hoa thơm. 18
  • 19. TĂNG UY TÍN – SỐNG TRÁCH NHIỆM Điều tốt không đủ để bảo đảm hạnh phúc, nhưng điều xấu đủ để bảo đảm bất hạnh. Hơn 2500 năm trước, Khổng Tử phát biểu: Những gì bạn không muốn người 6 ta làm cho mình thì mình cũng đừng làm thế với người ta . Thánh Kinh Thiên Chúa giáo cũng viết: Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình thì 7 chính anh em cũng hãy làm như vậy cho người ta . Rõ ràng tinh thần trách nhiệm là ngọn đèn uy tín có năng lực tạo niềm tin cho vị thế lãnh đạo, cũng như sự cam kết đạo đức cần có hướng đến thành công và hạnh phúc. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Mỹ có một nhân vật lịch sử là Rowan. Nhân vật này là một con người vô cùng trách nhiệm. Ông đã lãnh thông điệp của tổng thống Mỹ và vượt nghìn dặm hiểm nguy để trao cho vị tướng đang chiến đấu tại chiến trường Cuba, tên Gacia. Chính câu chuyện trách nhiệm tuyệt vời của ông đã tạo cảm hứng cho Elbert Hubbard vết bài 6 7 己所不欲勿施于人 Mt.7,12 19
  • 20. 8 báo “A Massage to Gacia” nổi tiếng thế giới. Bài báo được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Đặc biệt trong chiến tranh thế giới thứ hai, khi quân đội Nhật Bản bắt sống một số binh lính Nga, họ phát hiện trong mỗi người lính Nga đều có mang theo một mảnh giấy. Nhật Hoàng cho dịch sang tiếng Nhật, thì ra đó là bài báo “A massage to Gacia”. Thấy tinh thần trách nhiệm đáng quý, Nhật Hoàng ra lệnh cho quân đội Nhật tham chiến mỗi người đều phải mang theo bài báo để học tập tinh thần trách nhiệm đó. Trong mọi lĩnh vực, từ đối nhân xử thế đến tề gia trị quốc và bình thiên hạ, sống trách nhiệm luôn là cam kết hàng đầu đi đến thành công. Kể cả trong lãnh địa tâm linh, người đi trên con đường dẫn đến chiến thắng chính mình, giải thoát khỏi những trói buột của xác thân và tâm thức cũng không quên tinh thần trách nhiệm của mình. Ở những người tu tập giải thoát theo Phật giáo, tính trách nhiệm còn đưa lên ở mức cao hơn: trách nhiệm với chính thân-khẩu-ý của mình. Các vị nhận thức rõ thân-khẩu-ý là suối nguồn của khổ đau và cũng là suối nguồn của hạnh phúc, nhất là ý: ý dẫn đầu các pháp; ý làm chủ ý tạo; nếu với ý ô nhiễm; nói 9 năng hay hành động; khổ não bước theo sau; như xe theo chân vật kéo . Vì thế, đời sống của một vị chân sư chính là đời sống hiện thân đỉnh cao của trách nhiệm. Trong Thiền Tông, có một vị Thầy tên là Hoàng Bá. Thầy lớn tuổi nhưng mỗi ngày vẫn nhận phần công việc lao động bình thường như mọi người. Thầy thường dạy: Một ngày không làm một ngày không ăn. Các học trò thấy Thầy lớn tuổi không cho Thầy làm việc, Thầy không ăn. Khi để Thầy làm việc lại thì Thầy ăn. 8 9 Bức thông điệp gửi cho Gacia Kinh Pháp Cú - Dhamapada 20
  • 21. Thật ra một đại sư như Hoàng Bá thì dư xứng đáng thọ thực ba bữa mỗi ngày, nhưng Thầy muốn hiện thân để dạy mọi người sống trách nhiệm, biết mình là ai, ở đâu và phải làm gì giữa nhân thế. Muốn tăng uy tín, con đường tốt nhất là trách nhiệm với tha nhân và cả chính mình. Mọi mánh khóe có thể che đậy một thời gian mà không bao giờ là mãi mãi; mọi thủ đoạn có thể che mắt một số đông nhưng sẽ không bao giờ là cả thế giới và cộng đồng. Ngày 24/11/2010, báo Xinhua đưa tin chủ nhân công ty làm sữa chứa Melamine khiến nhiều trẻ em Trung Quốc chết và bệnh tật, đã bị kết án tử hình, toàn công ty sụp đổ. Năm 2005, hãng tin Newsru đưa tin Nga kết án hai tỷ phú Milkhail Khodorkovsky và Platon Lebedev tám năm tù về tội lừa đảo. Ở Mỹ, tòa án liên bang cũng kết án 150 năm tù tội lừa đảo cho Bernard Madoff. Ba ví dụ trên đều bắt nguồn từ sự thiếu trách nhiệm, một sự thiếu trách nhiệm giết chết chính mình và tha nhân. Sống trách nhiệm không chỉ là một cam kết uy tín mà còn là một cam kết cho đời sống đạo đức con người đúng con người. 21
  • 22. THÀNH CÔNG LỚN – BIẾT KIÊN TRÌ Thành công trong cuộc đời không lệ thuộc quá nhiều vào tài năng và cơ hội bằng sự tập trung và kiên trì. 10 Tại Rajagaha vào thời Phật Thích Ca có hai anh em cùng trở thành Tỳ kheo tên là Bàn Đặc. Bàn Đặc anh rất thông minh, sau khi tu tập không bao lâu đắc quả A-la-hán, giải thoát mọi dục ái và bất thiện. Bàn Đặc em, còn gọi là Châu Lợi Bàn Đặc, thì không được như người anh, đầu óc rất tăm tối, học đâu quên đó, ngay cả chỉ một câu kệ. Sau một thời gian hết lòng hướng dẫn em mình nhưng không có tiến bộ, Bàn Đặc anh đề nghị người em nên trở về đời sống gia đình, không nên tiếp tục làm Tỳ kheo nữa. Người em rất đau buồn cho số phận của mình, nhưng vô cùng muốn tiếp tục con đường tu mình đã chọn. Ông vừa đi vừa khóc. Đức Phật quan sát thấy được cơ duyên giác ngộ của ông nên cố tình đến cổng tinh xá đón ông. Thấy đức Phật ông đảnh lễ và được Phật hỏi ông đi đâu. Ông kể lại tự sự. Phật bảo: chính ta đã thâu nhận ông vào tăng đoàn, đừng trở về, hãy ở lại với ta. Rồi Phật xoa đầu ông và dẫn ông đến ngồi cạnh hương thất. Phật đưa cho ông một cây chổi và dạy ông đọc câu “quét bụi trừ nhơ” mỗi khi quét sân tinh xá. Ông vui mừng theo lời Đạo Sư dạy mỗi ngày tinh tấn, kiên trì 10 Thành Vương Xá 22
  • 23. với công việc “quét bụi trừ nhơ”. Một hôm, ông say mê quét đến nhập một với công việc, ông không còn thấy mình quét nữa, đến khi dừng quét thì bụi đã bám khắp người ông. Ông nhận ra bụi bẩn bên ngoài thân cũng như những ô nhiễm bên trong tâm, nếu không quét sạch thì không thể giải thoát được. Ông chuyên tâm vào kiến giải đó và cuối cùng khai mở được trí tuệ, thành tựu thánh quả. Một người tăm tối như Châu Lợi Bàn Đặc nhưng nhờ kiên trì và được hướng dẫn thích hợp đã đi vào được gia tài xuất thế của bậc thánh nhân. Sự nghiệp vĩ đại của Đường Huyền Trang ở thế kỷ thứ bảy cũng là kết quả của lòng kiên trì. Tác phẩm Đại Đường Tây Vực Ký đã ghi lại hành trình có một không hai trên thế giới của một con người chiêm bái và du học vĩ đại, người đã đi bộ băng qua sa mạc Gobi và hơn 150 quốc gia thời ấy để đến Nalanda học tập và cung thỉnh chân kinh về quê hương mình. Cuộc hành trình gian nan suốt mười sáu năm mới hoàn tất. Một nhân vật lớn trong lịch sử Trung Hoa là Tăng Quốc Phiên cũng thành tài nhờ kiên trì. Sách sử ghi chép ông không phải là người không minh. Một hôm nhà ông có một tên ăn trộm đến ăn cắp đồ. Ăn trộm lẻn vào phòng ông, núp dưới giường, chờ ông ngủ để ăn trộm. Đêm đó ông học một bài thơ, nhưng học suốt đêm không thuộc. Tên ăn trộm nằm đó chờ ông ngủ nhưng ông không ngủ, làm nó không thể ra tay được. Đến canh ba, chịu hết nỗi tên ăn trộm bực mình bước ra chửi Tăng Quốc Phiên là đồ ngu, chỉ có một bài thơ mà học suốt đêm không thuộc. Nói rồi, tên ăn trộm đọc thuộc luôn cả bài thơ cho Tăng Quốc Phiên nghe, sau đó bỏ đi. Thế nhưng nhờ kiên trì, sau này Tăng Quốc Phiên trở thành một danh nhân lớn của Trung Quốc. Thành công là một niềm mơ ước của mọi người, nhưng cái khó là ở chỗ ai là 23
  • 24. người đủ kiên trì để đi qua khó khăn đến thành công. Câu chuyện của Balas Iolanda là một bài học xúc động hàng triệu trái tim con người. Balas sinh trong một gia đình nghèo, mẹ bệnh thần kinh, cha bị tê liệt. Đối với những gì tốt đẹp của cuộc sống, chị mất hết hy vọng, suốt ngày chỉ biết uống rượu và cờ bạc. Năm 12 tuổi chị tình cờ gặp một vận động viên nhảy cao tên Wilson, dẫn chị đến trung tâm huấn luyện thể thao. Đứng giữa trung tâm xa lạ, chị không dám nhảy và nhút nhát hỏi: Thưa ông, tôi có thực sự như ông trở thành một vận động viên nhảy cao? Wilson hỏi lại: tại sao không thể? Balas nói: ông không biết tôi xuất thân thấp kém, lại là một kẻ nghiện rượu, cha tôi bị tàn tật, mẹ tôi bệnh thần kinh? Wilson trả lời: tất cả điều này với việc nhảy cao đâu có gì liên quan? Balas im lặng hồi lâu, lấy hết can đảm nói: tôi là một đứa trẻ hư còn ông là một người tốt và giỏi. Wilson lắc đầu nói: trừ khi chính bạn không muốn trở thành một cô bé tốt, không ai vừa mới sinh ra đời đã là một người giỏi và tốt cả. Bạn đừng đem chuyện gia đình làm chướng ngại mà hãy biến nó thành động lực để vượt qua. Wilson đưa cây sào nhảy cao một mét bảo Balas nhảy qua. Kết quả, Balas nhảy qua không khó. Wilson tiếp tục đưa cây sào nhảy xuống 0.6 m, Balas nhảy không qua. Wilson nói: bạn hãy xem cây sào nhảy này như là hoàn cảnh hiện tại của bạn, có nó bạn có thêm động lực để nhảy cao. Nói xông, Wilson đưa cây sào nhảy cao lên 1,2 m, và tiếp tục nói: nếu bạn không tin tôi bạn nhảy thử xem, tôi chắc bạn sẽ nhảy qua. Balas lắc đầu một cái, và đúng như vậy, đã nhảy qua 1,2m không mấy khó khăn. Từ đó Balas tin tưởng vào Wilson và quyết tâm trở thành vận động viên nhảy cao, dùng thật lực của mình để thay đổi cuộc đời mình. 24
  • 25. Sau khi gia nhập câu lạc bộ nhảy cao, được sự giới thiệu của wilson, Balas gặp được người vô địch nhảy cao toàn nước Mỹ hết lòng hướng dẫn. Năm 14 tuổi, chị có thể nhảy qua 1,51 m. Mùa hè năm 1956 chị nhảy qua 1,75 m, lần đầu tiên phá kỷ lục thế giới nhảy cao nữ. năm 1958 chị nhảy qua 1,78 m, tạo kỷ lục thế giới mới. Tại thế vận hội La Mã năm 1960, Balas đoạt huy chương vàng khi vượt sào 1,85 m. Năm 1961, lập kỷ lục mới với độ cao 1,91 m và kỷ lục này liên tục suốt mười năm liền không ai vượt qua. Từ năm 1959 – 1967 Balas chến thắng 140 lần các cuộc thi đấu, là vận động viên nhảy cao thế giới chiến thắng nhiều nhất. Trên con đường thành công, những trở ngại như nghèo khó, đói khổ, thất nghiệp, hay những bất như ý nào đó của cuộc sống thường làm con người chùn bước. Thực ra những khó khăn đều có thể trở thành động lực làm ta tăng sức mạnh, nếu đủ kiên trì đi tới. Bao nhiêu người đã thành công nhờ kiên trì đi tới, bạn nhất định cũng thành công nếu bạn đi tới với sự kiên trì. 25
  • 26. CÓ HẠNH PHÚC – NUÔI THÀNH THẬT Đau khổ là người không ai tin, nhưng người không tin ai còn đau khổ hơn. Từ nghìn xưa, đạo đức học của nhân loại xem thành thật là đức tính cao quý cùa loài người. Nó thường gắn liền với những bậc thánh nhân, người quân tử. Có một lần Khổng Tử dạy Nhan Hồi: Một người quân tử nói bằng hành động. Trong tất cả lời nói và việc làm người ấy đều làm theo chuẩn mực đạo đức mà thánh nhân đã dạy. Một kẻ tiểu nhân chỉ giỏi nói miệng mà thôi. Kẻ ấy chỉ giỏi đòi hỏi và tìm lỗi kẻ khác, trong khi lại chẳng đóng góp gì. Một người quân tử 11 đối nhân xử thế bằng bằng sự chân thành . Chúa Jesu cũng dạy: Con ơi, hãy bước đi trước mặt cha cho nghiêm túc. Hãy tìm cha bằng tâm hồn đơn thật. Ai thành thật bước đi trước mặt cha sẽ được bênh đỡ khỏi mọi tấn công xảo trá và sẽ được chân lý cứu thoát khỏi mánh lới 12 và vu khống của người khác . Cuộc sống này, bất cứ ai cũng muốn đi về hướng hạnh phúc. Có những người đi được đến hạnh phúc thật (hạnh phúc lâu dài sau khi đến được nó); nhưng 11 12 Luận Ngữ Đời Sống Tận Hiệp, Lm. Lê Bá Tư 26
  • 27. có người đi hoài chỉ thấy ảo ảnh của hạnh phúc mà thôi (hạnh phúc như những giấc mơ, sau cuộc vui gọi là hạnh phúc, bất hạnh thường tiềm ẩn phía sau. Một loại hạnh phúc mà Phật gọi là vui ít khổ nhiều, sự nguy hiểm bên trong càng nhiều hơn). Để có hạnh phúc con người có nhiều lối đi đến. Có người nhận thêm để có hạnh phúc như 1+1=2; cũng có người cho đi để có hạnh phúc như 4-2=2. Nhưng chắc chắn người hạnh phúc thật sự không bao giờ là người gian dối. 13 Theo kinh Đại Phúc Đức , một trong những điều đầu tiên để người có hạnh phúc, phúc đức là sống ngay thẳng. Thành thật là một tín hiệu biểu thị sự vô úy của nội tâm, biểu hiện một con người chân chính giữa đất trời. Tại sao người ta lại không thành thật? Vì sợ hãi! Sợ hãi chính là biểu hiện của sự rối loạn tổng hợp thể xác và tinh thần, một biểu hiện bất an, khổ não; một biểu hiện của cái gì đó bị che giấu khỏi tầm mắt con người. 14 15 Tại tinh xá Kỳ-viên , thành Sá-vệ , Đức Phật Thích Ca kể: ngày xưa có một nhà tu sinh sống gần ngôi làng làm nghề nông. Ông là một tên đạo đức giả. Lúc ấy có một gia đình thường hay cúng thức ăn cho ông, dù ngày hay đêm họ luôn chia sớt phần ăn cho nhà tu như họ đã chia sớt cho con cái của mình. Một chiều nọ, họ nướng thịt kỳ đà và để dành cho ông một miếng. Nhà tu ngửi mùi thịt thơm phức bèn hỏi là thịt gì, được gia chủ trả lời là thịt kỳ đà. Gần lều nhà tu có một cái đồi, trên đồi có một con kỳ đà chúa. Kỳ đà rất quý nhà tu, nên thường đến thăm viếng chỗ ông. Nhưng vì thèm thịt kỳ đà nên hôm ấy ông giấu cây gậy trong áo, giả vờ nằm ngủ đợi kỳ đà đến thăm ra tay 13 Mahamangala Sutta Jetavana 15 Saravati 14 27
  • 28. giết chết nó. Khi kỳ đà rời hang đến chỗ nhà tu, nó cảm thấy có vẻ khác thường. Nó thầm nghĩ hôm nay sư phụ thế nào ấy, nên không muốn tiếp tục đi mà quay về lại. Nhà tu thấy kỳ đà bỏ đi bèn ném cây gậy theo để giết nó, nhưng cây gậy không rơi trúng, con kỳ đà đã nhanh chạy vào hang. Kể xong câu chuyện, Phật kết luận: Kẻ ngu có ích gì; bện tóc với da dê; nội 16 tâm toàn phiền não; mặt ngoài đánh bóng suông. Cuộc sống vốn dĩ nhiều bất như ý, người ta lý luận không phải lúc nào thành thật cũng tối ưu, thành thật có khi còn chung đường với khờ dại. Bạn có thể thấy như vậy, cũng như thật khó cho một em bé tin vào 1+1=1, em phủ định tuyệt đối kết quả đó. Aristote từng nói điều tốt không đủ để bảo đảm hạnh phúc, nhưng điều xấu đủ để bảo đảm bất hạnh. Thánh nhân nhìn thế giới qua lăng kính của chân lý. Bậc thánh biết rõ hành nghiệp của thân khẩu ý được lập đi lập lại tạo thành thói quen; thói quen sẽ ngày càng tăng sức mạnh; sức mạnh quay lại kiểm soát thói quen làm thói quen càng mạnh và vượt ngoài kiểm soát của người thi hành. Một hạt cát không là bao nhiêu nhưng có phải ngôi nhà vĩ đại được xây lên từ những hạt cát? Một giọt nước chẳng đến đâu nhưng có phải đại dương là những giọt nước cùng liên kết lại? Thế giới ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông, các mạng xã hội và blog điện tử đã trở thành ngôi nhà chung của thế giới, mọi việc làm không thành thật, xấu xa của bạn không chỉ được giám sát bởi cơ quan chức năng mà còn bởi công dân mạng toàn cầu, chưa nói đến thế giới siêu hình và lương tâm thức tỉnh của chính bạn. Trừ khi bạn đừng làm, mọi thứ không có gì mất đi cả; hoặc bạn đã làm nhưng thành thật chấp nhận 16 Tích Truyện Pháp Cú 28
  • 29. nó, tự nó sẽ mất hết công năng. Tuy nhiên, có một cánh cửa bất quy tắc cho không thành thật xuất phát từ trái tim vô lượng. Chỉ có trái tim vô lượng mới có đủ ánh sáng che mờ mà làm mất hiệu năng của bóng tối không thành thật. Bởi vì với tình thương lớn không thành thật bấy giờ chỉ là phương tiện thỉnh thoảng được thực thi để cứu muôn loài. Chúng ta là ai giữa cuộc sống này, mình tự biết. Và chân lý thành thật đưa đến hạnh phúc là sự thật đã được kiểm chứng qua trăm ngàn thế hệ bởi những hiền triết, thánh nhân và cả những người thường. Hãy đến để mà thấy và có hạnh phúc ngay trong kiếp sống này. 29
  • 30. THÊM BẰNG HỮU – HỌC KHOAN DUNG Nước trong quá không có cá; người xét nét quá không có bạn Một hôm nhân tranh luận về đức hạnh các đạo sư và ẩn sỹ, số đông ca ngợi 17 đức hạnh của Xá lợi phất : Một vị tôn giả với đức kiên nhẫn cao và lòng khoan dung lớn, chưa ai thấy ngài bất như ý với mọi người, dù bị mắng chửi. Lúc ấy có một anh bạn là đệ tử các du sỹ sanh lòng đố kỵ, anh quyết tâm thử ngài Xá lợi phất. Sáng hôm sau, tôn giả Xá lợi phất vào thành khất thực, anh bạn kia âm mưu đi theo sau lưng tôn giả. Dùng hết sức lực, anh ta đấm một đấm như trời giáng vào lưng tôn giả. Xá lợi phất hỏi: “Cái gì thế” mà không hề quay lưng nhìn lại, tiếp tục hạnh nguyện khất thực của mình. Trước thái độ khoan dung ấy, anh bạn kia thấy ân hận: “Ôi, thật tôn quý thay đức hạnh tôn giả” và đến trước mặt tôn giả xin tha thứ. Xá Lợi Phất hỏi: “Chuyện gì vậy”? Tôi muốn thử ngài nên đã đánh vào lưng ngài. Được, ta tha thứ cho ông. Anh bạn kia vô cùng xúc động mời tôn giả về nhà thọ trai để thể hiện lòng sám hối chân thành của mình. Tôn giả Xá lợi phất hoan hỷ nhận lời và trao bình bát cho anh bạn. Một số người đi đường nhìn thấy cảnh bất bình sanh tâm bực tức kéo nhau lại nhà anh bạn kia đòi đánh anh bạn một trận cho biết thân vì dám xúc phạm bậc thầy tôn quý. Đám đông cầm đá cầm gậy đến thưa tôn giả: Xin ngài cho phép chúng con đánh nó một trận để nhớ đời, vì tội mạo phạm ngài. 17 Sariputa, đại đệ tử của Phật Thích ca 30
  • 31. - Sao, ông ấy đánh ta hay đánh các vị? - Thưa đánh ngài. - Ông ấy đã xin lỗi, ta đã tha thứ, các vị hãy khoan dung và ra về đi. Ngài Xá Lợi Phất khuyên mọi người ra về, không nên lấy oán báo oán. Anh bạn kia vô cùng xúc động, từ đó xin quy y theo ngài, tôn kính ngài làm thầy. Khoan dung giúp tôn giả Xá lợi phất không sanh phiền não mà còn có thêm bạn lành. Trong cuộc sống con người, bao gồm Đức Phật và cả những bậc thánh nhân xưa nay, không ai không một lần đối diện với những tình huống nếu không sáng suốt có thể trở thành thù hận và đau khổ trọn đời. Một lần nọ, Đức Phật vào thành Xá Vệ khất thực, hoàng hậu Magandiya đã tung tiền thuê mướn người tụ tập mắng chửi Phật và đuổi Ngài khỏi thành. Đức Phật và Anan đang đi, đám đông đuổi theo hò hét: ông là giặc cướp, là ngu dốt, đồ khùng; ông là con lạc đà, con lừa, con bò, quỷ ở địa ngục; ông là súc sanh, không có hy vọng cứu rỗi, chỉ chờ đọa xuống địa ngục thôi. Nghe như vậy, Anan thưa Phật là dân chúng ở đây chửi mắng chúng ta quá, xin Phật đi nơi khác. Chúng ta đi đâu? Phật hỏi Anan. Đi đến thành phố khác, Anan đáp. Nếu dân ở thành phố khác cũng chửi mắng chúng ta thì sao? Đi đến thành phố khác nữa, thưa Thế Tôn. Này Anan, chúng ta không nên làm thế, bất cứ nơi nào phiền não khởi lên, chúng ta nên ở lại nơi đó cho nó lắng xuống. Nhưng ai chửi mắng chúng ta, Anan? Kẻ hạ tiện, nô tỳ… tất cả đều chửi mắng chúng ta. 31
  • 32. Này Anan, vạn pháp vô thường, vô ngã, tất cả sẽ qua, bảy ngày sau họ sẽ không còn chửi chúng ta nữa. Bảy ngày trôi qua, trong lúc đám đông chửi mắng, có một người thô lỗ đã chửi suốt bảy ngày mà không thấy Phật phản ứng, ông bực tức chặn Phật lại hỏi: Này ông Gotama, ta chửi ông suốt bảy ngày sao ông không lên tiếng? Phật hỏi lại: này ông, nếu ông mang đồ đến cho một ai đó, họ không nhận thì ông sẽ làm sao? Không nhận thì ta mang về, đồ của ta đâu phải hôi thối. Cũng vậy, này ông, ông chửi ta nhưng ta không nhận thì những gì ông chửi thuộc về ai? Thế Tôn nói như thế, đám đông tự nhiên im bặt. Phần lớn đám đông quỳ xuống xin Phật tha thứ, Phật dạy: Các vị, kẻ tìm cách hại người như ngửa mặt lên trời phun nước miếng, hoặc như ngược gió tung bụi. Nước miếng không lên trời mà trở lại mặt mình; bụi không bay xa mà trở lại thân mình. Lòng khoan dung của Đức Phật đã thức tỉnh đám đông và họ phát tâm quy hướng Phật Pháp. Khoan dung chính là tự mình mở rộng con đường của mình. Một người không thể khoan dung, nội tâm thường rất đau khổ. Khoan dung là một trong những đỉnh cao phẩm chất một con người. Cuộc sống không phải chỉ có oán hận, u mê, tham ái; cuộc sống còn những bông hoa cao đẹp của khoan dung, từ ái và chân thành. Người không biết khoan dung thật là đáng thương, vì họ đã tự làm đường đi của mình hạn hẹp và đánh mất những bông hoa đẹp, hiển bày thế giới khô héo của một tâm hồn nhỏ bé và cô đơn. Khoan dung người thực ra là giải phóng chính mình. Nhiều người sống luôn thấy xung quanh xấu; luôn luôn đề phòng người khác hại mình; lúc nào cũng phòng thủ cá nhân; mỗi khi có việc xảy ra không bao giờ xét mình, chỉ một chiều lên án và quy tội cho người khác; từ đó, đời mình cô quạnh trong một 32
  • 33. thế giới mênh mông. Khoan dung là thần dược; hận thù là độc dược. Tâm hồn mình rộng bao nhiêu thì mình có bấy nhiêu bằng hữu; tâm hồn mình bé bao nhiêu thì mình có bấy nhiêu cô đơn. 33
  • 34. MUỐN SỨC KHỎE – THỰC QUÂN BÌNH Bệnh từ miệng vào; họa từ miệng ra. Thế giới ngày nay thường nói đến sự nghèo đói, nhất là ở những quốc gia kém phát triển. Đặc biệt với sự gia tăng dân số toàn cầu, trong khi thức ăn và nguồn nước ngọt trên trái đất có giới hạn, nạn đói đang được các chuyên gia thế giới cảnh báo nếu con người không có cách gì làm giảm lại sự gia tăng dân số quá nhanh. Từ năm 1940 đến năm 2012 dân số thế giới đã tăng gấp ba lần: 1960 dân số tế giới ba tỷ; 1987 năm tỷ; 1999 sáu tỷ; 2012 bảy tỷ; dự đoán cuối thập kỷ này là chín tỷ. Vấn nạn thực phẩm đang là mối đe dọa sống còn của nhân loại thì cũng có đâu đó trên thế giới này mối đe dọa lại nằm ở chỗ ăn quá dư. Một sự thật trớ trêu là ăn quá nhiều dẫn đến béo phì và các thứ bệnh khác, sau đó nhịn ăn hay ăn kiêng để giảm cân, giảm bệnh. Y học ngày nay cho biết ăn uống quá độ, không quân bình, thiếu vận động sẽ dẫn đến các bệnh có nguy cơ chết nhanh chóng: tắt nghẽn mạch máu não; máu nhiễm mỡ; tiểu đường… Ngày xưa một người mập được xem là khỏe mạnh, nhưng ngày nay WHO đã định nghĩa sức khỏe là sự thoải mái toàn diện về thể xác và tinh thần. Sức khỏe và sức lực thường đi đôi, nhưng thực ra không giống nhau. Sức lực là công sinh ra do cơ bắp, còn sức khỏe là khả năng miễn nhiễm trước bệnh tật và những biến đổi thời tiết khác nhau. Muốn khỏe mạnh con người phải lưu ý đến biết đủ và điều độ trong ăn uống. 34
  • 35. Nghĩa là đời sống phải được quân bình cả thức ăn vật chất và tinh thần. Đặc biệt với các em ở thành thị, tỷ lệ béo phì ngày nay rất cao. Vấn đề mất cân bằng về môi trường cũng góp phần làm sức khỏe con người gặp nhiều chướng ngại. Từ khi loài người xuất hiện trên trần thế, tham ái – trong đó có tham ăn – như một ông chủ lớn chi phối tự do ý chí và sức khỏe của con người. Ăn đã trở thành nỗi ám ảnh và ươm mầm cho bao nhiêu cuộc chiến tranh khu vực và thế giới. Con người ta những lúc vô minh, dường như chỉ nghĩ chạy đua kiếm ăn, lưu giữ đồ ăn và sợ mất đồ ăn. Người xưa nói: Bệnh từ miệng mà vào. Người không quân bình trong ăn uống sẽ dẫn đến cơ thể bệnh hoạn; tâm tư mệt mỏi, hôn trầm. Ngày xưa tại thành Vương Xá 18 thuộc Ấn độ ngày nay, có một vị vua tên Ba- tư-nặc ăn uống không biết tiết độ, cơ thể béo mập, tâm tư luôn ngầy ngật buồn ngủ. Khi đến thăm Phật, nhà vua chỉ còn muốn lăn ra ngủ, như vì quá tôn kính Phật nên nhà vua cố gắng ngồi xuống bên cạnh Phật. Đức Phật thấy thế hỏi: Đại vương có bệnh không ngủ được chăng? Vua đáp: Bạch Thế Tôn, không phải, con thường khó chịu khi ăn no. Phật nói: Này đại vương, ăn uống vô độ thường đem đến sự mệt mỏi, rồi Phật đọc kệ: Người ưa ngủ, ăn nhiều; nằm lăn lóc qua lại; chẳng khác heo bụng no; kẻ ngu nhập thai mãi; người khôn ăn uống quân bình; thân tâm nhẹ nhõm, lâu già, sống vui. Nói xong, Phật dạy thái tử Uất-đà 19 học thuộc để đọc cho vua nghe mỗi khi vua ngự yến. Sau một thời gian nghe hoàng tử độc kệ như thế, nhà vua ăn uống tiết độ lại, trọng lượng cơ thể giảm và trở nên nhẹ nhõm thân tâm. Ngày nay, như một cộng nghiệp chung của nhân loại, thức ăn ngày càng 18 19 rajagaha Uttara 35
  • 36. chứa nhiều độc tố, từ đó càng nhiều loại bệnh mới phát sanh. Người ta phát minh ra bao nhiêu loại thuốc chữa bệnh thì con người lại có thêm bao nhiêu bệnh nan y. Khi một phương thuốc mới được phát minh ra đời, một bệnh mới lại nảy mầm lớn dậy. Càng hiện đại con người càng lưu ý đến dinh dưỡng mà ít chú tâm đến quân bình. Giáo sư Oshawa, một nhà tiên phong hiện đại trong phong trào thực dưỡng quân bình âm dương, nhưng sự vô minh của nhân loại luôn phủ trùm lên mọi sinh mệnh. Tất nhiên sinh mệnh rồi sẽ có ngày cùng của nó, nhưng người tiết độ ăn uống, biết phép quân bình chào đón ngày cuối cùng của sinh mệnh bằng niềm vui mãn nguyện và bình an. Ăn uống quân bình là nguồn gốc của sức khỏe thể xác; ăn uống vô độ không chánh niệm là sức mạnh phá hủy bạo tàn dẫn đến bệnh tật và đớn đau. Để sống vui khỏe, sức mạnh thể xác cần lưu ý, bởi một tâm hồn minh mẫn không ở trong một thể xác quá khổ hoặc khô gầy. Thực quân bình, cả thể xác và tinh thần, là bí quyết của mọi bí quyết khỏe mạnh. 36
  • 37. CẦN TRÍ SÁNG – TÂM AN TỈNH Sự thoải mái tâm trí, khả năng tập trung tinh thần là kết quả có từ cái nhân tâm hồn an tỉnh. Có một cô giáo tiểu học hỏi một chú tiểu: Ở chùa chú ăn gì mà trí sáng thế? Chú tiểu đáp: Em không biết, khi nhỏ em khờ lắm, nhưng khi vào chùa sống một thời gian, ăn cơm chùa, quét sân, niệm Phật, tập thiền … nhiều người khen em sáng trí. Cô giáo tiểu học mỉm cười không hiểu tại sao một chú tiểu quần áo cũ mèm, không nhiều da thịt như các bạn trong lớp, mà sáng trí và thánh thiện làm sao! Ngày nọ cô giáo đến thăm ngôi chùa nơi chú tiểu ở, gặp một vị sư già, cô giáo lặp lại câu hỏi đã từng hỏi chú tiểu. Vị thầy khả kính chậm rãi đáp: như một ngọn đèn cầy không bị gió lay động, ánh sáng tập trung sức mạnh chiếu rõ hơn sự vật quanh nó. Khi có gió lay động, ngọn đèn cầy lay theo, ánh sáng phân tán sức mạnh, không còn đủ khả năng chiếu sáng vốn có của nó. Chú tiểu cũng vậy, vui với đời sống biết đủ, vô tư về quá khứ tương lai, tâm hồn chú tiểu an trú hiện tại như một ngọn đèn không bị gió lay động, trí thông minh vốn có của chú được đánh thức tỏa chiếu ra đời sống mà chính chú cũng không biết. Chúng ta muốn có một trí sáng, một trí sáng dẫn ta đến phương trời cao rộng của tri thức nhân loại, đạo đức thánh hiền; một trí sáng có thể soi đường đến hạnh phúc cho ta và những người bên cạnh, sự an tỉnh nội tâm là một điều kiện cần không thể thiếu. Sự an tỉnh nội tâm đó phải được xây dựng trên căn bản thấu hiểu bản chất của ham muốn và sợ hãi. Chính từ sự an tỉnh của nội tâm, suối nguồn trí sáng của con người được tuôn chảy. 37
  • 38. Phần đông người ta tin rằng dinh dưỡng quyết định trí thông minh, nhưng thực ra con người chỉ sử dụng không hơn 20% sự thông minh của não bộ. Các thiên tài trong mọi lĩnh vực phần lớn lớn lên không phải từ những nơi chốn dinh dưỡng phong phú mà có khi còn ngược lại. Chính niềm đam mê đã đưa họ đế biên giới của vô thức. Khi ý thức chìm xuống, tiếng nói không lời của vô thức vọng lại, những phát minh vĩ đại ra đời. Trường hợp Newton nhìn thấy quả táo rơi phát hiện ra lực hấp dẫn là một minh chứng. Trí nhớ phi thường của con người hay còn gọi là trí nhớ mẫn nhuệ là kết quả của việc định tâm, chú ý đến hơi thở và điều khiển ý thức bằng sự tập trung 20 tinh thần và thiền định . Năm 1977 tiến sỹ Lozanov ở Bungary báo cáo kết quả nghiên cứu và ứng dụng thành công việc con người có thể học 3000 từ mới mỗi ngày bằng phương pháp ám thị, kết hợp hơi thở và sự thoải mái của tâm trí. Sự thoải mái tâm trí, khả năng tập trung tinh thần là kết quả có từ cái nhân tâm hồn an tỉnh. Khi một người có tâm an tỉnh, đặc biệt trong tư thế ngồi thiền, các cơ bắp thư giản, nhịp tim đập chậm lại, con người có thể thực hiện được 21 những kỳ công về trí nhớ phi thường . Bác sỹ Lozanov trong một thí nghiệm đo sóng não của các yogi kết luận: khi những người đặc biệt đó biểu diễn trí óc thì các thiết bị cho thấy thể xác họ đang ở trạng thái nghỉ ngơi, các sóng não nằm ở mức Alpha (7-14 chu kỳ/giây) Như thế, khi tâm an thì trí mới sáng. Dù không gian nào thời gian nào, trí sáng luôn là kết quả sinh ra từ sự an tỉnh nội tâm. 20 21 Học mau nhớ lẹ thành công nhanh, Thuận Châu dịch Đọc thêm sách Thiền Anapanasati cho sức khỏe và phát triển trí nhớ, Nhu ận Đ ạt - TMT 38
  • 39. Tâm là cốt lõi của sự sống. Khi tâm thức vắng mặt, sự sống cũng vắng mặt, xác thân chỉ là một khối thịt vô tri. Mỗi ngày ta đều nuôi dưỡng xác thân bằng thức ăn, nhưng lại không nhớ nuôi dưỡng tâm thức, để tâm thức suy dinh dưỡng, trong khi tâm thức chính là cái hồn của mọi sự sống. Hạnh phúc bắt nguồn tự sự thoải mái nội tâm mà không phải từ những phản ứng xác thân đơn thuần. Khi ta buồn, xác thân ăn không biết ngon. Khi ta lo âu, trí óc không thể nào sáng suốt cao độ. Khi ta giận dữ, phán đoán và hành động thường sai lầm. Tâm an tỉnh không chỉ là nguồn cội của trí sáng, mà còn là năng lượng của hạnh phúc và bình an trong kiếp sống con người. 39
  • 40. HƯỞNG TỰ TẠI – TRỤ KHÔNG TRỤ Con người sở dĩ không hưởng được hương thơm và vị ngọt của tự tại là vì con người tham ái, không trụ được vô trụ. “Tự tại” là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Sanskrit: Isvara (Pali: Issara), có nghĩa là tùy tâm nguyện, không còn chướng ngại tâm lý nào, hạnh phúc vượt ngài được mất, đúng sai, hơn thua, khen, chê… “Trụ không trụ” là một cụm từ rút gọn từ câu “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” trong kinh Kim Cang, một câu kinh làm nên sự chứng ngộ vĩ đại của Lục Tổ Huệ Năng. Trụ là dừng lại, nắm lấy, bám giữ. Trụ không trụ là không dừng lại, không nắm bắt, không bám giữ bất cứ sự vật hiện tượng nào diễn ra trong tâm thức, xác thân và cả ngoại giới, nhờ trí tuệ giác ngộ sự thật nhân quả, sự thật vô thường, sự thật bất định và tự do của thế giới vật lý và tâm lý. Bản chất thế giới là tự do, có nghĩa là mọi cái trên đời này đều có đường đi riêng, có thời gian và không gian tồn tại riêng. Con người cũng vậy, theo thời gian người ta sẽ phải già, cho dù không muốn; theo thời gian người ta sẽ phải bệnh và đến một ngày cái chết cũng đến, dù ta có van xin. Già bệnh chết là biểu hiện của bản chất tự do vốn có của mọi sự vật hiện tượng mà con người dễ nhận thấy nhất. Người ta sẽ làm gì khi biết sự thật tự do của vạn vật? Người khôn sẽ tự tại; người kém khôn sẽ hối tiếc, giận dữ và khổ đau. Một thiền sư Việt Nam đã dùng hình ảnh con chim nhạn và dòng sông để diễn tả tâm thức tự tại của ngài: Chim bay qua dòng sông, bóng hình in trên nước, 22 chim không ý lưu dấu, nước không buồn chim bay . Nhạn quá trường không, ảnh trầm hàn thuỷ, nhận vô di ý chi tích, thuỷ vô lưu ảnh chi tâm – H ương H ải thiền sư. 22 40
  • 41. Một con nhạn bay qua dòng sông, tất nhiên hình ảnh của nó in trên dòng nước. Và khi nó đã bay qua thì ảnh ấy cũng bay theo, tức là không còn in trên nước nữa. Nếu dòng sông không biết sự thật đó, dòng sông có thể luyến tiếc, lo âu, khổ não vì hình bóng chim nhạn không còn. Nếu dòng sông thấu hiểu là mình không thể nào bám lấy, lưu giữ hình ảnh kia khi chim nhạn đã bay qua rồi, dòng sông sẽ thấy sự thú vị của thế giới thiên hình vạn trạng in trên mặt nước và trân trọng mọi thứ đã in bóng trên dòng sông mà không phải chỉ là hình ảnh một con chim. Con người sinh ra giữa cuộc đời này, làm bất cứ điều gì, sống bất cứ nơi đâu đều không thể hưởng được tự tại trừ khi người ấy đã thấu suốt sự thật tự do của vạn hữu và “trụ không trụ”. Cái ý thức thiện ác luôn chi phối con người; cái ý thức hơn-kém-bằng luôn đè nặng nhân thế. Từ đó, những sản phẩm do mong ước tốt đẹp của ý thức ra đời. Có những sản phẩm rất đẹp rất hay, người dùng nào biết sử dụng sẽ rất hạnh phúc. Ngược lại, nếu không biết sử dụng, sản phẩm càng đẹp càng hay sẽ càng trở nên nặng nề, đắt đỏ và cuối cùng gây ra khổ đau cho người sử dụng nó. Trong xã hội, người ta luôn nói bằng miệng về công bằng, nhưng nếu công bằng thật sự có mặt như định nghĩa sở hữu bình quân đầu người, có không ít người không dám đón nhận. Một xã hội trong đó con người chưa thấu hiểu sự thật nhân quả, sự thật vô ngã và tự do của thế giới thì mọi sản phẩm họ tạo ra không thể không mang mầm mống chiến tranh, thù hận, khổ đau cho đời sống con người. Làm sao có một cái gì đó trong thế giới này không có ngày hư hoại, biến chuyển? Thế giới thật sự có bao nhiêu con người đủ tự tại trước sự hư hoại và 41
  • 42. biến chuyển của những sở hữu mình có? Thật ra mọi sở hữu không cản trở sự tự tại của con người. Nhưng vì con người không thấu hiểu bản chất tự tại của những sở hữu nên con người bị chướng 23 ngại , không hưởng được tự tại. “Trụ không trụ” là câu thần chú mầu nhiệm cho việc cắt đứt những chướng ngại cản trở con người tự tại. “Trụ không trụ” cũng giống như người ta nhìn thế giới qua một tấm gương trong suốt không vật cản. Thế giới như thế nào, nó cho ta thấy như thế đó. Khác với trụ có trụ, như người ta nhìn thế giới qua tấm gương trang điểm. Lúc ấy, tấm gương chỉ cho phép hiển lộ người đứng trước nó, mà không cho phép người đứng trước nó thấy thế giới. Chướng ngại bắt đầu phát sanh khi ta không để hay không có khả năng để cho muôn loài tự do. Ta muốn sở hữu vô tận tài sản; ta muốn bất tử quyền lực; ta muốn danh thơm muôn đời; và nhiều thứ ta muốn khác nữa… trong khi sự thật nhân quả và tự do của vạn vật cho ta biết những cái muốn đó đều không thể thực hiện được. Thực sự mọi thứ đã hiện hữu đầy đủ cho con người trong giây phút hiện tại, con người không cần “muốn” mà chỉ cần có “trí tuệ sử dụng”. Mỗi phút giây của sự sống, thế giới rất sinh động đến và đi qua cuộc sống con người, nhưng không bao giờ chấm dứt. Con người sở dĩ không hưởng được hương thơm và vị ngọt của tự tại là vì con người tham ái, không trụ được vô trụ, luôn thèm khát, từ đó con người sợ hãi và khổ đau khi mọi thứ đi theo trái tim của chính nó. 23 Thiền sư Thiện Đạo nói sắc không mê người, người tự mê 42
  • 43. THOÁT SANH TỬ - BUÔNG THAM TÂM Tham, này các tỳ kheo, là một pháp các ngươi hãy từ bỏ, ta bảo đảm cho các ngươi không đi tái sanh. Một người ý thức được việc sanh già bệnh chết của xác thân và thành trụ hoại 43
  • 44. diệt của hiện hữu, bước chân đi tìm sự tự do được gọi là người muốn thoát sanh tử. Thoát sanh tử không có nghĩa là xác thân vật chất không bao giờ chết mà là sống và chết không còn sức mạnh chi phối họ nữa. Họ tự chủ trước mọi diễn biến sanh già bệnh chết của chính họ và thành trụ hoại diệt của muôn loài. 24 25 Hơn 2600 năm trước, dưới chân Himalaya , tại Kapilavatu thuộc Nepal ngày nay, hoàng tử Siddhatha 26 đã từng tự hỏi: Tại sao ai cũng phải già rồi chết. Mọi sở hữu hiện có cuối cùng sẽ theo mình đi đến đâu. Danh thơm tiếng tốt có sức mạnh gì mà sao trói buột mình như một kẻ nô lệ. Sức mạnh nào chi phối suy nghĩ của mình. Mình cho rằng ý thức này là của mình, nhưng tại sao mình không hoàn toàn kiểm soát được nó. Mình thấy có một sức mạnh mềm đâu đó bên trong xác thân thúc đẩy mình hành động, hành động từ thân – miệng – ý của mình dường như có ai đó quyết định mà mình chỉ là một kẻ thực thi. Hoàng tử tự hỏi như thế và không tìm được câu trả lời, cuối cùng ông quyết định trở thành ẩn sỹ để tự mình tìm đáp án. Sau khi trải qua sáu năm khổ 27 hạnh tu tập thiền định, cuối cùng tại Buddha Gaya , Siddhatha đã tìm được lời giải, thành tựu giác ngộ, người bấy giờ gọi ngài là Buddha – Phật Đà. Sự giác ngộ vĩ đại đó mở màn cho làn sóng đi tim giải thoát toàn Ấn độ và sau đó lan sang các nước láng giềng như Trung Hoa, Srilanka, Kasmir, Miến Điện … và dần biến thành một tôn giáo lớn là Phật giáo. Người đi tìm giải thoát cũng chính là người muốn thoát sanh tử. Trong Phật giáo người ta thường nói rất nhiều đến sanh tử sự đại, tức là đối với việc sống và chết của kiếp người không thể xem nhẹ, cần phải thấu triệt và tự do. Người Hy mã lạp sơn Ca tỳ la vệ 26 Tất đạt đa 27 Bồ đề đạo tràng 24 25 44
  • 45. ta nhận thức sanh tử là một sự thật vô tình, không thiên vị bất cứ ai dù là vua hay dân, ngu hay trí, sang hay hèn, giàu hay nghèo. Tất cả đều bình đẳng trước tòa án công lý sanh tử. Cuộc sống đời thường, với bao nhiêu hạn chế từ điều kiện xã hội; bệnh tật xác thân; u mê tâm thức, con người không thấy có nhiều cơ hội để suy nghiệm nghiêm túc về vấn đề sanh tử. Nếu có, người ta cũng chỉ thấy trong sự giới hạn của văn hóa, giáo dục, tôn giáo và tự ngã của mình. Bậc thánh nhân giác ngộ thì thấy thấu suốt trọn vẹn ba đời nhân quả, thấy như thật quả báo sống và chết qua vô số kiếp luân hồi, thấy nhân nào đưa đến quả nào và muôn nẻo trả vây của nhân loại. Các ngài cho biết không có khổ nào hơn khổ sinh tử. Chính sự u mê trong dục ái làm chúng sanh đảo điên. Có kiếp làm cha, có kiếp làm con. Có kiếp làm vua có kiếp làm lính… Luân hồi bất tận, vay nhau và trả nhau. Sự bấp bênh của thế giới sống; sự bất như ý của tâm thức và xác thân, làm cho con người dường như sinh ra để nhận nợ và trả nợ. Người không bệnh thì nghèo không đủ ăn; người giàu thì bệnh nan y khó sống; người đẹp thì u uất tâm hồn; người xấu thì đố kỵ oán hận; người tài trí thì chết sớm; người ác độc thì sống lâu… Mọi thứ diễn ra trong cuộc đời như một mê cung sinh tử khổ não. Bất như ý luôn đè nặng kiếp sống chúng sanh. Sự mong manh vô định của kiếp người làm người ta luôn lo âu và sợ hãi. Thoát sinh tử là thoát ra khỏi mê cung khổ hãi này. Thoát ra khỏi sự chi phối của luân hồi, nhân quả. Tự do tự tại, tùy duyên đến đi trong muôn ngàn thế giới tùy tâm. Nhưng làm sao để thoát sanh tử? Bỏ tâm tham! Đức Phật dạy: Này các Tỳ kheo, hãy từ bỏ một pháp, ta bảo đảm cho các ngươi không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Tham, này các tỳ kheo, là một 45
  • 46. pháp các ngươi hãy từ bỏ, ta bảo đảm cho các ngươi không đi tái sanh 28 Tham ở đây là sự ham muốn, tham lam. Là con người trên đời này ai cũng có ham muốn, không ít thì nhiều. Muốn từ bỏ ham muốn trước hết phải thấy đúng tính chất vui ít khổ nhiều và sự nguy hiểm bên trong càng nhiều hơn của các loại dục ái. Phật dạy tham ái không bao giờ cùng tận, người tham ái như người uống nước mặn, càng uống càng khát. Những ham muốn chi phối con người lớn nhất mà con người dễ nhận ra nhất đó là ham danh, ham sắc, ham tài, ham ăn, ham ngủ. Một người muốn bỏ được tâm tham phải quan sát trong chánh niệm bất luận ngày và đêm năm thứ dục đã nói. Như lý tác ý từng dục một khi chúng đến, khi chúng đi, thấy được tính chất vô thường, vui ít khổ nhiều tiềm ẩn trong nó. Một dục được thấy rõ, không mù mờ, năm dục sẽ được thấy rõ không mù mờ, từ đó tâm tham được buông bỏ dễ dàng, không quá khó khăn, mệt sức và phí nhiều công. Để dễ quan sát hơn, người quan sát có thể chuyên chú quan sát và như lý tác ý tâm tham trong các sinh hoạt thường nhật như ăn uống và nói chuyện. Trong ăn uống và nói năng, tâm tham sẽ hiển lộ rất rõ ở đó. Khi tham còn hiện hữu thì sợ hãi còn; sợ hãi còn thì khổ não còn, tái sanh và lão tử vẫn còn đốt cháy thân tâm hành giả. Con người vì tham ái u mê nên cuộc sống đầy đói khát và sợ hãi. Đói danh vọng; đói quyền lực; đói sở hữu … càng tham ái, càng đói khát; càng đói khát, càng sợ hãi. Như thế một vòng luẩn quẩn bao trùm lên kiếp sống con người, con người mất tự chủ và trở nên điên đảo trong luân hồi sanh tử. Tham ái là đầu mối của mọi khổ đau. Tham ái được buông bỏ, khổ đau sanh 28 Kinh Tự Thuyết, tập một pháp, Tăng Chi Bộ 46
  • 47. tử chấm dứt. VỀ NIẾT BÀN – QUA THÁNH ĐẠO Trong pháp và luật nào có Bát chánh đạo sẽ có đệ nhất sa môn, đệ nhị sa môn, đệ tam sa môn, đệ tứ sa môn. Nếu Tỳ kheo nào sống chân chính thì đời này không vắng những vị A la hán. Niết bàn là âm dịch của từ Nibbana trong tiếng Pali ( tiếng Sanskrit là 47
  • 48. Nirvana), có nghĩa là điều cần làm đã làm xong, không cần thêm hay bớt gì nữa cả; cũng có nghĩa là tắt nghỉ mọi tham muốn, sợ hãi, sầu khổ. Thế giới qua lăng kính Niết Bàn không còn bị nhuộm màu bất cứ gì, cái gì thế nào cái đó biểu hiện đúng nó như thế ấy. Tâm bấy giờ bất động trước ác pháp và cảm thọ, giải thoát tất cả khổ não. Đức Phật diễn tả người đạt được Niết bàn như sau: đích đã đến không sầu; vượt thoát ngoài tất cả; đoạn trừ mọi buộc ràng; vị ấy không nhiệt não. Thánh đạo ở đây là Tứ thánh đế (Tứ diệu đế), tức là bốn chân lý sau khi thành tựu giải thoát trọn vẹn Đức Phật tuyên thuyết lần đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển, đưa năm anh em Kiều Trần Như giác ngộ và chứng ngộ chân lý, thành tựu tâm vô lậu giải thoát, an trú trọn vẹn Niết bàn. Tứ thánh đến gồm có: 1. Dukkha (Khổ đế): Sự thật bất như ý, không cố định, vô thường của thế giới. Biểu hiện dễ thấy nhất là khổ não do già đến, bệnh đến, chết đến… ngoài tầm kiểm soát của con người, khi con người mang chính xác thân của mình. 2. Samudaya Sacca (Tập đế): Nguyên nhân của khổ não, bất như ý là do tham ái. Vì tham ái nên sợ hãi; vì sợ hãi nên khổ đau. 3. Nirodha Sacca (Diệt đế): Chấm dứt khổ đau, tâm thanh thản, an vui, vô sự, một trạng thái tâm thức bất động trước bất thiện pháp và cảm thọ, thành tựu vô tướng tâm định, ly tham sân si, chứng và trú trọn vẹn Niết bàn. 4. Magga Sacca (Đạo đế): Con đường thực hiện sự thanh thản, an vui và vô sự; một chương trình giáo dục dẫn đến ly dục và các bất thiện pháp, bất động trước ác pháp và cảm thọ, giải phóng tham sân si, chấm dứt khổ đau. Một người muốn về Niết Bàn hay nói cách khác là muốn thành tựu tâm an lạc, thanh thản, vô sự và bất động trước ác pháp và các cảm thọ, người ấy phải 48
  • 49. giác ngộ bốn thánh đế và chứng nhập bốn thánh đế. Thế nào là giác ngộ Bốn thánh đế? 1. Phải thấy rõ ràng, tư duy mạch lạc, không lờ mờ chính mình có đau về thân, khổ về tâm, không như ý trong kiếp sống, có lo âu, có buốn phiền, có sầu bi ưu não. 2. Thấy rõ tham ái là nguyên nhân dẫn đến mọi bất như ý và khổ đau. Tham sắc, tham tài, tham danh, tham ăn, tham ngủ. 3. Nhận ra rõ ràng, đúng đắn không mơ hồ tham hết sầu não hết, một trạng thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự có mặt. Thân tâm không còn bị tham sân si chi phối, tự chủ được trước các bất thiện pháp và cảm thọ. 4. Thấy rõ hoàn toàn chỉ có con đường Bát chánh đạo là con đường đưa đến chấm dứt khổ não, thành tựu thanh thản, an vui và vô sự. Thấy rõ chỉ có con đường Bát chánh đạo đưa đến nội tỉnh nhất tâm, ly dục ly bất thiện pháp, chứng và trú vô tướng định, giải thoát vẹn toàn. Thế nào là chứng nhập Bốn thánh đế? Giác ngộ chưa phải là chứng nhập, giác ngộ chỉ mới thấy rõ Bốn chân lý là thật có, không còn mù mờ về Bốn chân lý mà chưa phải là hoàn toàn bất động trước ác pháp và các cảm thọ, thành tựu trọn vẹn tâm an lạc, chứng tam minh và tùy tâm sử dụng bốn thần túc. Giác ngộ cũng giống như có được bản đồ và hiểu được mọi chỉ dẫn trên bản đồ, cần phải có một thời gian và một quá trình tinh cần theo chỉ dẫn của bản đồ để đến điểm mình muốn đến. Đến được điểm muốn đến mới gọi là chứng nhập, lúc này mới hoàn toàn bất động trước ác pháp, tự do tự tại việc sinh tử của kiếp người. Để chứng nhập bốn chân lý, sau khi giác ngộ bốn chân lý phải tinh tấn trên 49
  • 50. đạo lộ Bát chánh đạo. 1. Chánh kiến: thấy đúng sự thật thế giới – sự thật vô thường, vô ngã, bất như ý của các pháp. Nhận thức như thật các dục vui ít khổ nhiều, sự nguy hiểm bên trong càng nhiều hơn. Nhờ thấy đúng như thế, tinh tấn tác ý như thế, tâm tham được điều phục, được đoạn trừ, chánh niệm tỉnh giác trên thân, thọ, tâm và pháp dễ dàng. 2. Chánh tư duy: tư duy đúng với sự thật mà chánh kiến đã thấy rõ. Từ đó, bất thiện chưa sanh không sanh khởi, bất thiện đã sanh được đoạn trừ; thiện chưa sanh được sanh khởi, thiện đã sanh được tăng trưởng. 3. Chánh ngữ: luôn luôn hộ trì lời nói theo chân lý. Không nói lời độc ác, không nói sai sự thật, không vì tài sắc danh thực thùy mà sảo ngôn, ngụy thuyết làm hại mình hại người và hại cả hai. 4. Chánh nghiệp: luôn luôn phòng hộ thân khẩu ý bằng chánh niệm tỉnh giác. Nghiệp bất thiện tinh tấn buông xuống; nghiệp thiện tinh tấn dưỡng nuôi. 5. Chánh mạng: sinh sống bằng nghề nghiệp chân chính, không sống bằng những nghề nghiệp hại mình hại người và hại cả hai. 6. Chánh tinh tấn: nổ lực không ngừng nghỉ ngày và đêm cho việc đoạn trừ ác pháp, tăng trưởng thiện pháp. 7. Chánh niệm: luôn luôn tỉnh giác bất luận ngày và đêm bốn niệm xứ thân thọ tâm và pháp. Nơi thân có đau biết đau; nơi tâm có khổ biết khổ. Đi biết đi; đứng biết đứng. Mọi cử động của thân biết rõ không lờ mờ; mỗi niệm khởi của tâm được liễu tri tường tận. Bất thiện pháp sanh khởi biết sanh khởi để đoạn trừ; thiện pháp sanh khởi biết thiện pháp sanh khởi 50
  • 51. để nuôi dưỡng. 8. Chánh định: tâm luôn an tỉnh, thanh thản nhờ tinh tấn chánh niệm tỉnh giác; nhờ phòng hộ ác pháp, tăng trưởng thiện pháp theo chánh ngữ, chánh mạng, chánh nghiệp; nhờ thấy rõ chân lý và như lý tác ý theo chánh kiến và chánh tư duy. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng và chánh tinh tấn là những hành lang luân lý giúp cho ác pháp không có cơ duyên phát sanh, thiện pháp ngày càng tăng trưởng. Chánh niệm, chánh định là những đạo lộ để tâm nhu nhuyến, an tỉnh, thanh thản dễ sử dụng, các bất thiện pháp được hoàn toàn phòng hộ, từ đó như lý tác ý chân lý, thấy rõ chân lý, không còn lờ mờ chân lý, hoàn toàn chứng nhập chân lý. Chánh kiến, chánh tư duy là kết quả giác ngộ chân lý. Nhờ giác ngộ chân lý mà thấy rõ chân lý, tư duy theo đúng chân lý, bất thiện pháp không sanh khởi, thiện pháp tăng trưởng, tham được đoạn tận, sầu bi khổ ưu não được đoạn tận, chứng và trú vô tướng tâm định, buông xuống hết mọi khổ não, tự chủ sanh tử, trọn vẹn tam minh và tứ như ý túc. Về Niết bàn qua Thánh đạo tức là thành tựu giải thoát vẹn toàn qua giác ngộ bốn Thánh đế và đi trên đạo lộ Bát chánh đạo để chứng nhập bốn Thánh đế. Đức Phật khẳng định: trong pháp luật nào không có Bát chánh đạo, ở đây không có đệ nhất sa môn, đệ nhị sa môn, đệ tam sa môn, đệ tứ sa môn. Trong pháp và luật nào có Bát chánh đạo sẽ có đệ nhất sa môn, đệ nhị sa môn, đệ tam sa môn, đệ tứ sa môn. Nếu tỷ kheo nào sống chân chính thì đời 51
  • 52. này không vắng những vị A la hán. 29 Người muốn giác ngộ, chứng và trú tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ, giải thoát khổ não sanh già bệnh chết, đoạn tận sầu bi khổ ưu não do tham sân si làm nhân, chỉ có một con đường duy nhất đó là đi qua Bát thánh đạo. Nơi nào có Bát chánh đạo, nơi đó có thánh quả. Chỉ có đi trên con đường Bát chánh đạo Tham ái, sân ái và si ái mới trọn vẹn được đoạn trừ, Niết bàn chân thật mới được chứng nhập. 14/07/2013 Đại học sư phạm Quảng Tây Nhuận Đạt - TMT PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 29 Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh 52
  • 53. Xung quanh mình nhiều người ăn uống đầy đủ; tiền bạc có dư; trang sức sang trọng, tại sao mình nghèo khổ và thiếu thốn đủ điều? Phải chăng cuộc đời mình chưa bao giờ biết cho ai một thứ gì? Giàu có trong hiện tại không phải là sự ngẫu nhiên do may mắn; vui sướng trong hiện tại hoàn toàn không phải là sự tình cờ và cố gằng chỉ ở kiếp sống này. Những gì hiện có là kết quả của những gì đã làm trước đó, hiện tại chỉ là điều kiện để những gì đã gieo trồng biểu hiện mà thôi. Và những gì hiện tại đang làm sẽ là điều kiện cần cho những thành quả sắp đến. Bạn không thể vui giàu nếu bạn vẫn còn chưa bước được bước đi đầu tiên thay đổi tư duy của một người khổ nghèo: xin, lấy, cướp và ươm mầm nhân ái của người người giàu: bố thí, phóng sanh. 53
  • 54. Ngày nay không còn nhiều người xa lạ với khủng hoảng môi sinh toàn cầu nữa. Trái đất đang gia tăng nhiệt độ; nước biển dâng cao do các cực băng tan chảy; sông ngòi khô cạn và sa mạc hóa ngày càng xâm lấn đất thổ cư… là những thông điệp thiên nhiên đã và đang gửi đến con người. Sóng thần, động đất, bão lụt là những thông điệp mạnh hơn thể hiện sự giận dữ. Mình muốn thọ sao lại lấy đi sinh mạng của kẻ khác? Gieo nhân thì không thể tránh quả được. Phước do mình tạo; họa tự mình làm. Tu thiện tự có phước; làm ác tự lấy khổ. Thế giới chúng ta đang sống là thế giới duyên sinh, một hành động phá môi sinh, giết sinh mạng của chúng ta dù nhỏ nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến thế giới và con người tự thân. Nguồn gốc sâu xa của chiến tranh và đoản mệnh đều bắt nguồn từ tâm năng tiêu cực của chính mình. Không gieo nhân thương yêu thì quả yêu thương nào chín ngọt? con người vì lòng đố kỵ, hận thù mà kiếp kiếp đời đời làm khổ lụy cho nhau. Người ta sống giữa đời này không phải chỉ cần thức ăn để nuôi thân xác. Tâm hồn cũng cần được nuôi dưỡng bởi tình thương. Mình có nhiều thức ăn, nhưng không phải luôn cảm thấy ngon miệng; mình có nhà đẹp, nhưng không phải lúc nào cũng ngủ ngon. Tại sao? Tại vì mình đã đánh mất sự cân bằng giữa tâm hồn và thể xác. Mình đã sai trong mục tiêu hướng đến ở kiếp sống này. 54
  • 55. Rồi một ngày lương tâm thức tỉnh, người ta sẽ thấy tột cùng cô đơn trong thế giới muôn màu. Người ta sẽ thèm vô cùng một sự chân thật, một tình yêu chân thành. Nhưng làm sao có được, vì trong cuộc đời mình chưa bao giờ gieo một nhân lành yêu thương. Tinh thần trách nhiệm là ngọn đèn uy tín có năng lực tạo niềm tin cho vị thế lãnh đạo, cũng như cho sự cam kết đạo đức cần có hướng đến hạnh phúc và thành công. Muốn tăng uy tín, không có cách nào tốt hơn là sống trách nhiệm với tha nhân và cả chính mình. Mọi mánh khóe có thể che đậy một thời gian nhưng không bao giờ là mãi mãi. Mọi thủ đoạn có thể che mắt một số đông nhưng không bao giờ là toàn thế giới và cộng đồng. Tất cả những gì mình muốn người ta làm cho mình thì mình cũng nên làm như vậy đối với người ta. Trách nhiệm là cam kết quyền năng cho mọi mục tiêu lâu dài trong lòng người và trên mặt đất. đỉnh cao của nó là trách nhiệm với chính thân khẩu ý của mình Mỗi người một hoàn cảnh, ai cũng có những hạn chế nhất định về tự thân, gia cảnh, giáo dục, nền văn hóa và sức khỏe. 55
  • 56. Người ta thường xem hoàn cảnh như một chướng ngại trên đường thành công và hạnh phúc. Thật ra, chướng ngại do hoàn cảnh là có thật, nhưng chẳng là bao so với chướng ngại tinh thần. Nhu nhược tinh thần mới là chướng ngại cuối cùng cản bước chân người thành công. Làm sao có một thành công lớn từ một tinh thần thiếu quyết tâm và kiên trì? Tự nghìn xưa, chỉ những ai biết dùng khó khăn làm năng lượng nuôi dưỡng động lực kiên trì, người ấy mới thành tựu đỉnh cao tâm nguyện. Phật Thích ca, Chúa Jesu, Tiên tri Mohamad, Mahatma Ghandi, Mother Terissa cũng không nằm ngoài. Thành thật là đức tính cao quý của loài người. Khổng tử nói một kẻ tiểu nhân chỉ nói miệng mà không làm. Kẻ ấy chỉ biết đòi hỏi và tìm lỗi của người, trong khi lại chẳng đóng góp gì. Người quân tử thì đối nhân sử thế bằng sự chân thành. Thành thật là tín hiệu cho biết nội tâm vô úy và chân chánh. Không thành thật, dối trá là một biểu hiện của tâm hồn bất an, khổ não, một biểu hiện của cái gì đó được che khuất và lo sợ trước tầm mắt con người. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngày nay, mọi việc làm xấu xa không thành thật của bạn không chỉ được giám sát bởi cơ quan chức năng mà còn bởi công dân mạng toàn cầu, chưa nói đến thế giới tâm linh vô hình và lương tâm thức tỉnh của chính bạn. Trừ khi mình đừng làm, sự thật không bao giờ mất cả, hoặc đã làm nhưng thành thật chấp nhận và thay đổi, quả khổ tự nó sẽ giảm hoặc mất hết công năng. Nuôi thành thật, có hạnh phúc. 56
  • 57. Khoan dung chính là tự mình mở rộng con đường của mình. Một người không biết khoan dung nội tâm vô cùng đau khổ. Khoan dung là đỉnh cao phẩm chất con người. cuộc sống không chỉ có oán hận, u mê, tham ái; cuộc sống còn có rất nhiều bông hoa thơm đẹp của tình yêu thương, lòng từ ái và chân thành. Người không biết khoan dung thật là đáng thương, bởi họ đã đánh mất những bông hoa thơm đẹp, hiển bày thế giới khô héo của một tâm hồn nhỏ bé và cô đơn. Khoan dung người thực ra là giải phóng chính mình. Nếu mình sống mà luôn thấy xung quanh mình xấu; luôn đề phòng người khác hại mình; khi việc xảy ra không bao giờ tự xét mình; chỉ một chiều lên án và kết tội cho người khác, cuộc đời mình sẽ rất cô quạnh, một nỗi cô quạnh kỳ lạ trong thế giới mênh mông. Ăn uống quá độ, không quân bình, thiếu vận động là nguyên nhân dẫn đến béo phì và nhiều thứ bệnh chết người khác: tai biến, tiểu đường … WHO định nghĩa sức khỏe là sự thoải mái toàn diện thể xác và tinh thần. sức khỏe và sức lực có thể đi đôi nhưng không giống nhau. Sức lực là công sinh ra do cơ bắp; sức khỏe là khả năng miễn nhiễm trước bệnh tật và những biến đổi của môi trường sống. Muốn khoẻ mạnh, người ta cần phải biết đủ trong ăn uống, tức là phải có một đời sống quân bình cả thức ăn vật chất và tinh thần. Từ khi con người xuất hiện trên mặt đất, tham ái, trong đó có tham ăn, như một ông chủ lớn chi phối ý chí tự do và khỏe mạnh của con người. “Ăn” đã trở thành nỗi ám ảnh và ươm mầm cho bao nhiêu cuộc chiến thế giới và khu vực. Con người, những lúc vô minh, dường như chỉ biết chạy đua “kiếm ăn”, lưu giữ đồ ăn và sợ mất đồ ăn. 57
  • 58. Trí nhớ phi thường của con người, hay còn gọi là trí nhớ mẫn nhuệ, là kết quả của việc định tâm, chú ý đến hơi thở và điều khiển ý thức bằng sự tập trung tinh thần và thiền định. Sự thoải mái tâm trí, khả năng tập trung tinh thần đều là kết quả của nhân tâm an tỉnh. Khi một người có tâm an tỉnh, đặc biệt trong tư thế ngồi thiền, các cơ bắp thư giản, nhịp tim chậm lại, con người đó có thể thực hiện những kỳ công tuyệt vời. Trong một thí nghiệm đo sóng não các yogi, bác sỹ Lozanov kết luận: khi những người đặc biệt biểu diễn trí óc, các thiết bị cho thấy họ đang ở trạng thái nghỉ ngơi, sóng não nằm ở mức Alpha. Tâm là cốt lõi của sự sống; sự sống là cốt lõi của xác thân. Khi tâm an tỉnh thì trí sáng, thân thoải mái. Hạnh phúc bắt nguồn từ đây: sự thỏa mãn của nội tâm. Bản chất thế giới là tự do, mọi cái trên đời này đều có đường đi riêng, có thời gian và không gian tồn tại riêng. Con người cũng vậy, theo thời gian sẽ già, bệnh và đến ngày hết hạn. Bạn sẽ làm gì khi biết sự thật tự do vốn có này của vạn vật? Bông hoa nở thật ra không phải để cho ta ngắm, bằng chứng là ta không ngắm nó vẫn nở, nhưng vì ta muốn ngắm vĩnh viễn nên vấn đề mới phát sinh. Mọi hiện hữu không hề cản trở sự tự tại của con người, nhưng vì không thấu hiểu bản chất tự do của mọi hiện hữu nên con người ôm mộng sở hữu vĩnh hằng, từ đó người ta bị chướng ngại, không hưởng được tự tại. Trụ không trụ là thần dược nhiệm mầu cắt đứt chướng ngại cản trở con người tự tại. Nó như một tấm gương, mọi hình ảnh đi qua đều được phản chiếu, nhưng tấm gương vẫn là tấm gương, đầy tự tại, không có hình ảnh nào dành quyền lưu dấu trên mặt gương. 58