SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 28
1
Cảm ơn:
Minh Châu – Người nâng mặt trời trong lòng tay
Quang – Người ghi lại khoảng khắc đẹp đó
Hai bạn đã giúp tôi trực cảm bình minh chân lý trong tôi

2
Mục Lục

LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................... 4
CHÂN LÝ MẶT TRỜI ............................................................ 5
DẤU HỎI CUỘC SỐNG ....................................................... 6
NGẮM MỘT BÀN TAY ......................................................... 8
BÌNH MINH TÂM LINH ......................................................... 9
THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG ........................................11
SỰ THẬT KIẾP NGƯỜI ......................................................13
38 ĐIỀU HẠNH PHÚC........................................................15
TRÁI TIM HÒA BÌNH ..........................................................18
THƯỜNG BẤT KHINH........................................................19
MẶT TRỜI TRONG LÒNG TAY ........................................21
Phụ Lục .................................................................................23

3
LỜI NÓI ĐẦU

Chân lý luôn có mặt, vì chúng ta không biết cách tiếp xúc nên không thể đến gần.
Mặt trời lặn chiều nay, mọc hôm mai, mỗi ngày trong cuộc sống. Tại chúng ta không
hiểu, nên chúng ta có buồn, có nhớ và có mơ.
Sợi dây đàn quá căng, sợi dây sẽ bị đứt; Sợi đàn quá giùn, tiếng đàn sẽ vô duyên;
chỉ có sợi đàn “Trung Đạo” thì âm thanh mới huyền diệu.
Thật giản dị, mọi sự thật đều hiển bày, chỉ là mình quá tham ái và chấp thủ nên mình
tăm tối và khổ đau.
Hãy thức tỉnh: “mặt trời trong lòng tay”.
Việt Nam Phật Quốc Tự - Buddha Gaya, India
Ngày 01 – 03 – 2012

Nhuận Đạt – TMT

4
CHÂN LÝ MẶT TRỜI

Đến Đất Phật Buddha Gaya sống và học tập, Thầy tôi1 dạy mỗi ngày dù bận cố gắng
dành thì giờ tu tập và thưởng thức vẻ đẹp và sự mầu nhiệm của bình minh và hoàng
hôn.
Những ngày đầu, tôi rất ngạc nhiên, bình minh và hoàng hôn có gì đẹp và mầu
nhiệm? Mặt trời mọc và lặn có gì xa lạ với một người sinh ra và lớn lên trên một vùng
biển như tôi?
Nhưng rồi một hôm, sương mù phủ đầy Buddha Gaya buổi sáng, một mình đứng
trên sân thượng ngôi nhà tri ân nhìn về tháp Đại Giác, nơi Phật Thích Ca thành đạo,
lễ bái. Khi chú tâm lễ bái, mọi thứ xung quanh không còn hiện hữu trong tôi, lúc ấy
chỉ có Đại Tháp Gác Ngộ, Đức Phật Thích Ca và tôi hiện hữu.
Sau khi lễ Phật bảy lễ, tôi nhắm mắt lại hít thở để cảm nhận sự an lạc nội tâm. Và,
vô cùng bất ngờ khi mở mắt ra, mặt trời tự bao giờ treo trên đầu ngọn tháp Đại Giác.
Ôi đẹp làm sao! Mặt trời đẹp rất lạ, đẹp mang theo năng lượng sống và cho tôi một
niềm tinchính tôi.
Tôi bị cuốn hút vào trong thế giới nhiệm mầu của mặt trời bình minh trên Đất Phật tự
bao giờ, cho đến khi ánh sáng quá lớn làm lóa mắt, tôi mới trở về với thực tại.
Thầy tôi thường dạy có ba điều không nên lo lắng trong đời: mặt trời, mặt trăng và sự
thật. Một khi mặt trời lên, vầng mây đen có đi qua che phủ, nhưng rồi mây đen cũng
ra đi, mặt trời cũng lại tỏa chiếu ánh sáng cho muôn loại. Mặt trăng cũng vậy, và sự
thật thì trước sau gì vẫn là sự thật, không ai có thể che giấu sự thật muôn đời.
Từ kinh nghiệm mầu nhiệm bình minh, tôi khám phá ra hoàng hôn cũng mầu nhiệm.
Bình minh đem đến sự hy vọng thì hoàng hôn báo hiệu sự chia tay. Tuy nhiên, cái
chia tay của hoàng hôn là để gặp lại, nó là một sự sáng tạo vĩ đại. Nếu mặt trời
không lặn thì làm sao có bình minh! Bình minh mặt trời lên; hoàng hôn mặt trời
xuống là một thông điệp của chân lý “thường trong vô thường”. Sự ra đi của cái này

1

Thầy Huyền Diệu

5
là để góp phần cho cái khác đẹp, không có gì là mất cả. Và, sự xuất hiện của cái mới,
thực ra chỉ là sự luân hồi của cái đã qua.

DẤU HỎI CUỘC SỐNG

Hơn 2600 trước, có một con người tự hỏi: tại sao mình phải già, bệnh rồi chết; tất cả
những gì được gọi là của mình một ngày sẽ về đâu; mình hiện hữu giữa cuộc đời này
chỉ để ăn, ngủ và duy trì nòi giống; tại sao mình không tự chủ được trước sức mạnh
bản năng tham ái; động cơ nào chi phối ý chí hành động của mình; có hay không
một con đường thực sự tự do cho kiếp sống con người.
Người ấy đã lên đường đi tìm. Ông từ giã hoàng cung, và vợ đẹp, đi bộ từ bình
nguyên Tarai đến đồng bằng sông Ganga để học đạo. Ông học được rằng sở dĩ con
người ta đau khổ là vì có dục vọng; dục vọng hiện hữu là vì có xác thân. Nếu ta làm
cho xác thân khô và hư đi thì mọi dục vọng cũng theo đó mà hết. Ông tin tưởng như
thế và thực hành suốt sáu năm dài tại khu rừng khổ hạnh Mahakala.
Vào một đêm trăng, quá kiệt sức, vẫn không thấy được chân lý muốn tìm. Ông ra
khỏi hang đá nhìn xuống dòng sông Niranjara đang uốn quanh ngôi làng Uruvela.
Bên dưới kia có tiếng đàn du dương thật dễ chịu. Bổng tiếng đàn im bặt, dây đứt,
ông giác ngộ ra một chân lý giản dị: Majjhima-patipada(Trung Đạo), con đường đi
giữa hai thái cực của cuộc sống: khổ vui; vinh nhục; khen chê; được mất; sướng khổ;
hơn kém …
Ông quán chiếu lại đời sống chính mình: Ngày xưa khi là hoàng tử trong cung, đời
sống vật chất sung mãn, cuộc đời đắm chìm trong ăn uống và ngủ nghỉ. Ngày nay,
sau sáu năm ép xác khổ hạnh, thân thể suy kiệt, sức sống tiêu tan, tinh thần mệt mỏi.
Cũng giống như một sợi day đàn quá căng sẽ đứt và quá dùn tiếng đàn sẽ vô duyên.
Ông quyết tâm từ bỏ hai cực đoan ấy, sống đời sống Trung Đạo, khất thực mỗi ngày
một bữa ăn để sống và tiếp tục thiền quán về những câu hỏi đời người.

6
Một đêm nọ, dưới cội cây Pipala ở Buddha Gaya, ông bừng sáng mọi bí ẩn và giải
thoát được mình ra khỏi ám ảnh già, bệnh và chết. Những câu hỏi bí ẩn ngày xưa
được mở tung. Người ta gọi ông là Buddha2 – bậc giác ngộ vẹn toàn.
Từ những câu hỏi đời người, Buddha khám phá ra được một con đường thoát khổ:
Đạo Thánh Đế.
Thế nào là Đạo Thánh Đế? Đạo Thánh Đế là một trong Bốn Thánh Đế3 được
Buddha chia sẻ lần đầu tiên sau khi giác ngộ tại Saranath cho năm người bạn đồng
tu4. Đạo Thánh Đế là con đường sống hạnh phúc ngay giữa cuộc đời, có tám trợ
duyên giác ngộ:

1. Chánh kiến: nhìn sự vật và hiện tượng (bao gồm tâm lý) đúng như nó đang là,
trong sự thấu hiểu tính chất vô thường, vô ngã và duyên sinh.
2. Chánh tư duy: suy nghĩ, có mục đích đúng đắn, thấu hiễu không sai về sự thật
như thật của Tứ Thánh Đế.
3. Chánh ngữ: không nói dối, nói phù phiếm.
4. Chánh nghiệp: tránh phạm giới luật, biết buông xả, sống tri túc.
5. Chánh mệnh: tránh sinh sống bằng các phương tiện làm hao mòn từ tâm và
gây đau khổ cho cá nhân và muôn loài.
6. Chánh tinh tấn: phát triển nghiệp tốt; diệt trừ nghiệp xấu.
7. Chánh niệm: tỉnh giác hành động của thân khẩu ý.
8. Chánh định: an trú tỉnh thức trong giây phúc hiện tại.
Người đi trên con đường này sẽ được bảo đảm an lạc và hạnh phúc. Và, ai đi hết con
đường này chắc chắn chấm dứt hoàn toàn đau khổ đời này và đời sau.

2

Phật (佛)
Bất như ý ; nguyên nhân của bất như ý ; sự thật hạnh phúc và con đường đi đến hạnh phúc.

3
4

5 anh em Kiều Trần Như

7
NGẮM MỘT BÀN TAY

Có khi nào bạn tự ngắm một bàn tay? Nếu chưa, bạn nên nhìn một lần để biết!
Trong bàn tay của bạn, có hình ảnh của ông bà, của cha mẹ, của những người thân
và cả muôn loài đang hiện hữu.
Bạn không tin?
Tôi đã từng nhìn bàn tay tôi theo hướng dẫn của những bậc thầy tinh thần. Những
ngón tay của tôi rất giống mẹ. Bên trong lòng tay có một chỉ tay giống ba.
Tôi phát hiện ra thêm sự lớn lên và sự tan rã hằng ngày của những tế bào cấu tạo
cho tôi bàn tay đẹp. Bàn tay tôi cũng được nuôi dưỡng bằng dưỡng chất chuyển hóa
từ thức ăn được chia sẻ của nhiều người mỗi ngày.
Bàn tay tôi và bàn tay bạn khác nhau, nhưng đều có cùng nguồn gốc: xương, thịt,
gân, máu, da … Tôi tự hỏi sao cũng từ một loại vật chất để hình thành bàn tay,
nhưng con người ta không cùng một suy nghĩ? Bàn tay tôi và bạn theo quy luật, một
ngày sẽ úa, cũng phải trả về cho tiền nhân, tại sao con người quá tham ái và chấp
thủ để cuộc đời trở thành một bi kịch?
Ngắm một bàn tay thật giản dị, nhưng sẽ cho bạn rất nhiều bài học, giúp bạn chuyển
hóa tập khí và cho bạn cái nhìn gần hơn, đúng hơn về chính xác thân của bạn và thế
giới.
Bài học của sự biến đổi trong từng phút giây của sự sống; bài học kế thừa và tiếp nối
những di sản của tiền nhân; bài học lòng tri ân cho sự đóng góp của muôn loại; bài
học khiêm cung và bình đẳng … vốn có sẳn trong mỗi bàn tay.

8
BÌNH MINH TÂM LINH

Một lần nọ đi lễ Phật tại núi Linh Thứu5, có một đôi vợ chồng người Úc gốc Việt thưa
Thầy cho phép lễ Phật ba bước một lễ, từ chân núi Linh Thứu đến hương thất nơi
Phật Thích Ca thuyết kinh Pháp Hoa6.
Thầy ngạc nhiên hỏi: tại sao dõng mãnh phát tâm vậy?
Thưa Thầy, chúng con đã thấy nhiệm mầu của KInh Pháp Hoa, hai vợ chồng đáp
Thầy. Chị vợ nói thêm: con đã đi Đất Phật nhiều lần, đã chứng kiến bao nhiêu mầu
nhiệm Đất Phật; đã nghe bao nhiêu sự chia sẻ tâm linh từ quý anh chị cùng đi.
Nhưng thưa Thầy, lần này là lần chiêm bái Đất Phật chúng con xúc động nhất. Con
như người nhìn thấy bình minh tâm linh. Cột sống của con có gai, được bác sỹ Úc
chẩn đoán và khuyên giải phẩu. Con cũng định làm theo lời khuyên bác sỹ. Nhưng
khi con chân thành lạy Kinh Pháp Hoa theo hướng dẫn của Thầy, cột sống con đã
bình phục rất nhiều, không cần phải giải phẩu nữa. Con xin thầy cho chúng con lễ
Phật ba bước một lễ lên đến đỉnh núi để thể hiện lòng tri ân với Phật Pháp, cũng như
gửi một tin vui đến các bạn đồng tu về một kết quả nhiệm mầu từ sự chân thành tu
tập.
Thầy và mọi người nghe đều xúc động, cùng nhau niệm Phật trợ duyên cho anh chị
trọn vẹn tâm thành.
Khi nghe câu chuyện, tôi vô cùng hoan hỷ, bởi lẽ nhiều người đã từng hỏi: có hay
không Đất Phật nhiệm mầu; có hay không một thế giới sau khi chết?
Câu hỏi có hay không Đất Phật nhiệm mầu đã được Thầy Huyền Diệu – người xây
dựng ngôi chùa Việt Nam đầu tiên trên Đất Phật Buddha Gaya7 - nhiều lần nói
chuyện được ghi lại và viết thành sách. Còn hoài nghi về thế giới sau khi chết cũng
đã được những nhà ngoại cảm như anh Nguyễn Văn Nhã, chị Bích Hằng, chị Năm
Nghĩa … và cả những bậc thầy tâm linh từ nghìn xưa, đã trả lời.

5
6

Gidhrakuta (灵鹫山)
Saddharmapundarika sutra

Việt Nam Phật Quốc Tự

7

9
Ở đây tôi muốn khẳng định tâm linh là có thật. Con người không chỉ là vật chất; ý
thức không chỉ là phản ánh của vật chất. Con người là một tập hợp của tâm và sắc,
Đức Phật gọi là năm uẩn8. Tâm gồm: 1. cảm giác, 2. tưởng tượng và phán đoán, 3.
lực đẩy hành động, 4. nhận thức. Sắc: xác thân vật chất. Năm yếu tố này không tồn
tại độc lập, chúng phải nương nhau để hiện hữu, có một là có tất cả và ngược lại.
Những tác động về thân thể có thể làm người ta đau, nhưng chưa hẳn là khổ. Chỉ có
tác động tiêu cực lên tâm mới là khổ.
Người Việt Nam có câu nói: người giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Cái đứt tay chỉ
là đau về thân xác đối với người ăn mày. Nhưng đối với người giàu, nó có cả khổ. Cái
đau bác sỹ có thể chữa trị; nhưng cái khổ chỉ có sự chia sẻ từ những bậc thầy tinh
thần để chính mình chữa trị.
Các bạn không nên xem nhẹ đời sống tinh thần; cũng đừng sống vội với thái độ “chết
là hết”. Tất nhiên bạn có quyền làm điều đó nếu bạn muốn. Nhưng có một sự thật
bạn nên biết: sự thật nhân quả; sự thật hiện hữu không tự nhiên sinh ra, không tự
nhiên mất đi, mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Kết quả hành động
của bạn một ngày gần sẽ trở lại thăm bạn. Sự cao thượng hay thấp hèn, khổ đau hay
hạnh phúc, nghèo khó hay giàu sang tùy theo suy nghĩ của bạn, việc làm của bạn
ngay đời này, trong ngày hôm nay và tại đây.

Panca-skandha : rupa, vedana, samjna, samskara, vijnana

8

10
THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG

Mỗi người sống trên cuộc đời đều có một mục đích, có thể khác nhau, nhưng tất cả
đều hướng đến cái mà người ta cho là hạnh phúc và bảo đảm hạnh phúc.
Một ông vua hay một quan chức có thể nghĩ quyền lực là mục đích sống, là hạnh
phúc số 1. Người công nhân thì đơn giản chỉ cần có số lương đủ khá để thoải mái
trong cuộc sống là hạnh phúc. Một nhà tu thì có thể chỉ cần mỗi ngày ba bữa ăn và
một chỗ ngủ để họ thể nghiệm chân lý là đủ … Nói chung, dù cách nào, dù nghĩ gì,
hướng sống của mọi người là hướng đi về hạnh phúc và bình an.
Tuy nhiên, có một sự thật rằng dù tin con đường mình đi là con đường hạnh phúc,
phần lớn nhân loại đã công nhận mình sai khi đi đến cuối đường. Khi ấy người ta
phát hiện ra hạnh phúc mình hướng về là hạnh phúc ảo, mình đã trả giá quá đắc cho
một món hàng có độc, tự mình làm hao mòn sức khỏe và ý chí của mình cho một
thứ hạnh phúc mộng, một thứ hạnh phúc càng uống càng khát, như uống nước biển.
Đức Phật Thích Ca dạy: các dục vui ít khổ nhiều, sự nguy hiểm bên trong càng
nhiều hơn9. Nhiều người không đồng ý cái thấy này của Phật, nhất là các bạn tuổi
còn trẻ. Nhưng chắc chắn khi bạn đến ngưỡng tuổi 49, cộng với chút suy tư về nhân
sinh và thế giới, bạn sẽ thốt lên: Oh! Lời Đức Phật thật đúng.
Mình nghĩ chúng ta đừng đợi đến cái tuổi 49 của đời người – một độ tuổi đã mất
nhiều nhiệt huyết, tụt dốc lý tưởng, suy giảm sức khỏe – mới thức tỉnh mục đích sống.
Bạn biết không, Đức Phật Thích Ca dạy làm thân người là rất khó. Cơ hội chỉ là một
hạt cát so với số cát của địa cầu.
Hãy thức tỉnh sớm. Hãy chọn cho mình một hướng đi về hạnh phúc, trong ấy mình
hoàn toàn thấy hiểu thân phận già, bệnh và chết; thấu rõ sự vĩ đại của tình yêu
thương; tường tận chân lý công bằng và sự vô ngã bất tử của mình và thế giới.
Hãy sống làm sao mỗi bước chân chúng ta đều bước trên thực địa có thật; mỗi phát
biểu của chúng ta là chân thành và có công năng trị liệu vết thương lòng; mỗi việc

9

Tiểu Kinh Khổ Uẩn

11
chúng ta làm đều có tình yêu cuộc sống; và mỗi sợi suy nghĩ của chúng ta đều mang
dấu ấn chánh kiến, chánh tư duy.
Chúng ta đừng mặc cảm là mình không thể. Chính vì mặc cảm thua người, hơn
người và bằng người đã nhận chìm chúng ta trong bể dục ái khổ đau.
Đức Phật Thích Ca suốt 29 năm trong hoàng cung Ngài mới thức tỉnh mục đích
sống10; vuaTrần Nhân Tông hơn 36 năm cuộc đời mới trọn vẹn hiểu được mục đích
đời mình11. Không có gì là muộn cả, chỉ có thể trể. Chúng ta vẫn còn đủ thì giờ để
thức tỉnh. Hãy dũng như Đức Phật Thích Ca, chấp nhận sai lầm khổ hạnh để tiến
bước trên con đường Trung Đạo. Ngài sẽ không thành Phật nếu Ngài không đủ dũng
để thay đổi tư duy. Cũng vậy, nếu chúng ta không đủ sáng suốt và dũng cảm nhìn lại
giá trị thật của kiếp người và mục đích sống của cá nhân thì cuộc đời 60 năm cũng
chỉ là một giấc mộng, có khi còn là ác mộng.
Tiền bạc, sắc dục, danh thơm, ăn ngủ sẽ đưa ta và theo ta đến đâu12? Đời người là
rất quý, chúng ta đừng nên tăm tối cho đến lúc phải gào khóc như Trần Đăng Khoa:
con người ơi hãy thương lấy con người!13.

10

Xem Đức Phật Lịch Sử ( Historical Buddha) Trần Phương Lan dịch

11

Xem Trần Nhân Tông toàn tập, Lê Mạnh Thát

12
13

Xem Những Bước Thăng Trầm – Narada, Phạm Kim Khánh dịch
Câu thơ trong bài thơ Ở Nghĩa Trang Văn Điển

12
SỰ THẬT KIẾP NGƯỜI

Có một sự thật của kiếp người mình muốn chia sẻ cùng bạn. Sự thật đó rất gần gủi,
giản dị và chân thật, nhưng phần lớn con người dường như không nhận ra. Mình gọi
đó là thân phận kiếp người:
1. Sự thật già, bệnh và chết của thân
Bạn đừng vội kết luận mình bi quan, trước hết hãy nhìn và suy tư xem điều mình nói
có phải là sự thật. Đây là sự thật về xác thân, mà đã là sự thật thì cho dù bạn chấp
nhận hay không nó vẫn diễn ra. Mọi hiện hữu vật chất trên đời nay đều theo quy luật
đó, không chỉ riêng xác thân bạn.
Người chấp nhận sự thật già, bệnh và chết không phải là người bi quan, mà là một
người dũng cảm thông minh dám nhìn sự thật để tìm ra cách sống đẹp và hạnh phúc
giữa đời sống. Chúng ta nghĩ xem, nếu chúng ta có bệnh, nhưng không dám chấp
nhận mình bệnh để dùng thuốc và có chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý, thì bệnh
chúng ta làm sao hết được?
2. Sự thật không toại nguyện của tâm
Chúng ta hãy cùng nhau quán sát: người ta thương, ta ít được gần; người ta ghét, ta
thường thấy mặt; nghĩ tốt cho người, nhưng người hiểu lầm; công trình vun đấp bao
nhiêu năm, phút chốc bị phá tan bởi những tâm hồn nhỏ nhen ít kỷ … Những sự thật
không toại nguyện đã tạo nên những phản ứng có hại trong tâm hồn và trên thân xác
ta. Có khi chỉ một lời nói không dễ thương của ái đó mà tim và tai ta đau nhói suốt cả
đời.
Chúng ta sinh ra giữa cuộc đời nay, được cha mẹ nuôi lớn lên, học hành, có vợ
chồng, sinh con … rồi cuối cùng ta về đâu nhỉ? Nếu may mắn một chút, ta có ít
nhiều hạnh phúc nhỏ trong đời, ngược lại, cuộc sống sẽ là một chuỗi ngày chờ đợi,
buồn bực, thiếu thốn, ác cảm, mặc cảm, thù hận …
Có hay không một con đường ra khỏi bất như ý của tâm và già bệnh chết của thân?

13
Có, đó là con đường Bi – Trí – Dũng (tình thương, trí tuệ và sự vô úy). Khi tình
thương có mặt trong đời chúng ta, thì đau về thân và khổ về tâm sẽ không còn tác
dụng. Xác thân con người hiện hữu giữa đời này rất hữu hạn, chỉ có tình yêu thương
là vô cùng. Tình yêu thương càng lớn con người càng hạnh phúc và càng bất tử cùng
nhân loại.
Nhưng tình yêu thương phải được hướng dẫn bởi trí tuệ. Trí tuệ ở đây được hiểu là trí
tuệ giác ngộ từ nội quán, chứ không phải là kiến thức được tích lũy qua học tập và
suy nghĩ. Người có kiến thức có thể hiểu biết về triết lý, đạo đức, văn chương, khoa
học … nhưng chưa đủ khả năng để chế ngự chính mình. Người ấy biết gần như mọi
thứ, nhưng một khi có những bất như ý về tâm và nỗi đau về thân đến là sân hận,
tham ái và chấp thủ trong họ phát sanh.
Một khi trong cuộc đời chúng ta có tình thương và trí tuệ thì chúng ta sẽ có vô úy
( không sợ hãi). Như khi một người con bị bệnh truyền nhiễm, người mẹ chân thật
thương con, không bao giờ sợ lay bệnh, mẹ luôn có mặt cho con. Thêm nữa, nếu
người mẹ thấu hiểu được sự thật về kiếp người, có kiến thức nhất định về bệnh của
con … người mẹ sẽ yêu con hơn, dũng cảm hơn và giúp được chính mình và nhiều
người không bị nhiểm bệnh như con mình nhiều hơn.
Bi – Trí – Dũng là mật pháp của con đường ra khỏi khổ đau của kiếp người, là bí
quyết của đời sống thật sự hạnh phúc tại trần thế. Để có được Bi- Trí – Dũng, Bồ tát
Quán Thế Âm đã chia sẽ một phương pháp tu tập: Quán chiếu thâm sâu ngủ uẩn
giai không, vượt qua tất cả khổ nạn14
Các bạn đừng chờ đợi nữa, hãy tuệ quán năm uẩn mỗi ngày trong cuộc sống15, nhất
định bạn sẽ khám phá ra sự vô tận của thế giới và hạnh phúc chân thật của nhân
sinh.

14
15

Thao khảo bát Nhã Tâm Kinh (般若心经)
Xem Sống Tỉnh Thức, Nhuận Đạt - TMT

14
38 ĐIỀU HẠNH PHÚC

Hạnh phúc là gì? Liệu có thật cuộc đời này có hạnh phút? Là những câu hỏi từ khi
bình minh văn minh nhân loại vừa hồng lên.
Ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, ngưới ta đã tranh luân rất nhiều về hạnh
phúc, phúc đức. Thời ấy có nhiều triết gia cho rằng hạnh phúc là được có năm giác
quang mẫn cảm để tiếp xúc mọi biểu hiện của cuộc sống; người khác lại cho rằng
thỏa mãn năm dục là hạnh phúc … Nhưng rồi cuối cùng, không ai đồng ý với ai cả.
Họ lý luận nhau: 5 giac quan mẫn cảm vẫn không thể trọn vẹn hạnh phúc. Ví du, mắt
nhìn cái đẹp thì thích, nhưng khi nhìn cái không đẹp thì sinh não phiền. Các giác
quan còn lại cũng vậy. Còn việc thỏa mãn 5 dục là điều không thể, bởi vì vào tham
dục như uống nước biển, càng uống càng khát. Ngoài ra, xác thân và tâm hồn biến
thiên theo theo tuổi tác, đến một lúc nào đó trong đời, ăn không còn ngon, ái tình
không còn cần thiết, danh vọng thành vô nghĩa, tiền bạc chỉ là nguồn cội của thù hận
và đấu tranh …
Người ta đã treo giải thưởng hàng vạn miếng vàng cho câu trả lời thỏa đáng về hạnh
phúc, nhưng rồi nhiều năm vẫn không ai xứng đáng nhận được phần thưởng vàng ấy.
Một hôm, họ cùng nhau đến hỏi Đức Phật Thích Ca: Bạch Thế Tôn, nhiều nhân
thiên thao thức, muốn biết về phúc đức, để được sống an lành, xin Thế Tôn chỉ dạy.
Đức Phật hoan hỷ chỉ dạy 38 điều hạnh phúc16:
Nên tránh kẻ xấu ác(1)
Hãy gần bậc hiền lành(2)
Tôn kính bậc đáng kính (3)
Là phước đức lớn nhất
Sống trong môi trường tốt(4)
Ðã tạo tác nhân lành(5)
Ðược đi trên đường chánh (6)
Là phước đức lớn nhất
16

Kinh Đại Hạnh Phúc ( Maha Mangala Sutta)

15
Có học(7) , có nghề hay(8)
Biết hành trì giới luật(9)
Biết nói lời ái ngữ (10)
Là phước đức lớn nhất
Ðược phụng dưỡng cha mẹ(11)
Yêu thương gia đình mình (12)
Ðược hành nghề an lạc(13)
Là phước đức lớn nhất
Sống ngay thẳng(14) , bố thí(15)
Giúp quyến thuộc, thân bằng(16)
Hành xử không tỳ vết(17)
Là phước đức lớn nhất
Tránh không làm điều ác(18)
Nên xa các tội lỗi(19)
Không say sưa nghiện ngập(20)
Tinh cần làm việc lành(21)
Là phước đức lớn nhất
Biết khiêm cung(22), lễ độ(23)
Tri túc(24) và biết ơn(25)
Không bỏ dịp học đạo(26)
Là phước đức lớn nhất
Biết kiên trì(27) , phục thiện(28)
Thân cận bậc thánh hiền(29)
Dự pháp đàm học hỏi(30)
Là phước đức lớn nhất

16
Sống tinh cần(31), tỉnh thức (32)
Học chân lý nhiệm mầu(33)
Thực chứng được Niết Bàn(34)
Là phước đức lớn nhất
Sống chung đụng nhân gian
Tâm không hề lay chuyển(35)
Phiền não hết(36), an nhiên(37)
Sống hoàn toàn an tỉnh(38)
Là phước đức lớn nhất
Ai sống được như thế
Ði đâu cũng an lành
Tới đâu cũng hạnh phúc
Thật phước đức vô biên."
Hạnh phúc là gì? Cuộc đời này có thật có hạnh phúc ? là những câu hỏi mở, tùy bạn,
bạn sẽ có câu trả lời. Tuy nhiên, dù bạn trả lời thế nào, kết quả của cái gọi là hạnh
phúc thực sự không ngoài kết quả của 38 điều Phật dạy. Ngoài kết quả từ việc thực
hành những điều dạy trên, hạnh phúc sẽ chỉ là hạnh phúc ảo. Nghĩa là nó chỉ mờ ảo
như một giấc mơ, khi tỉnh dậy, mọi thứ hoàn toàn tan biến, chỉ có sợ hãi và luyến tiếc
trong giấc mơ còn lại làm sáo động tâm hồn. Nó giống như hạnh phúc của những
người sử dụng ma túy, sau phút giây thăng hoa ảo về hạnh phúc là cả một kết cục
buồn cho cá nhân, xã hội và người thân.
Bạn đừng vội tin 38 điều hạnh phúc Phật nói mà hãy cẩn thận suy tư và thực nghiệm
để kết luận. Tuy vậy, mình biết chắc một điều rằng bạn sẽ thấy được hạnh phúc thực
sự nếu bạn đọc, tụng và thực hành 38 điều hạnh phúc ở trên.

17
TRÁI TIM HÒA BÌNH

Bạn có biết tại sao khi giận nhau người ta phải hét to lên không ? Khi giận nhau là
hai trái tim đã ở xa nhau. Bởi vì hai trái tim ở xa nên phải hét to để trái tim kia có thể
nghe được trái tim này. Con người càng giận thì khoảng cách tâm hồn họ càng xa.
Sống giữa cuộc đời ai cũng muốn hòa bình và an ninh cho cá nhân và gia đình …
nhưng thường người ta quên hòa bình cho quê hương và nhân loại. Người ta không
hiểu hòa bình của mình có liên hệ đến người khác và ngược lại. Bởi thế khoảng cách
giữa những cá nhân ngày một xa. Chiến tranh và hận thù bắt đầu từ hố sâu khoảng
cách đó.
Vì vậy, để hòa bình, một nguyên tắc giản dị nhất cần có là truyền thông giữa hai tâm
hồn. Khi không có đối thoại thì sẽ không có hiểu ; khi không hiểu nhau thì không thể
gần nhau. Tâm hồn xa nhau dẫn đến mâu thuẩn, kết quả là những tiếng hét lớn để
bên kia nghe được tiếng mình.
Để truyền thông được giữa hai tâm hồn, ít nhất trong ấy phải có một tâm hồn có
thiện chí hòa bình thật sự. Còn không, chỉ là sự đình chiến tạm thời để chuẩn bị cho
một đại chiến về sau.
Khi tâm hồn không hòa bình thì thế giới không bao giờ có hòa bình được. Tham ái và
sân hận còn che mời tâm trí con người thì hòa bình chỉ là không tưởng.
Thế giới con người, từ hiện tượng vật lý đến diễn biến tâm lý, những mâu thuẫn phát
sinh đều từ tham ái17 và chấp thủ18 hiện hữu là tôi và của tôi. Các mối quan hệ xã
hội cũng đi theo hướng tham ái và chấp thủ đó, ngoại trừ quan hệ thiêng liêng của
đại đạo sư với học trò.

17

Trsna ( p: tanha) ham muốn, thèm khát

18

Upadana – sự lưu luyến và vướng mắc

18
Làm sao thế giới thanh bình khi hai trái tim ở quá xa nhau? Làm sao không có một
tiếng hét lớn của chiến tranh khi mâu thuẫn tâm hồn dẫn đến khoảng cách quá xa
trong ý nghĩ và hành động?
Bởi thế, một trái tim hòa bình vô cùng cần thiết, dù bất cứ nơi đâu. Có hòa bình trong
trái tim sẽ có hòa bình trên mặt đất ; có hòa bình trong trái tim sẽ có hòa bình cho
tha nhân ; có hòa bình trong trái tim sẽ có hòa bình cho nhân loại ; có hòa bình trong
trái tim sẽ có hòa bình cho chính ta.

THƯỜNG BẤT KHINH

Hơn 2600 năm trước, trên đỉnh núi Linh Thứu, Đức Phật Thích Ca thuyết một bộ kinh
tên là Pháp Hoa Kinh. Trong bộ Kinh ấy, phẩm thứ 20 có giới thiệu về một vị Bồ Tát
tên là Thường Bất Khinh. Vị Bồ Tát này có một lòng tin tuyệt đối vào khả tính vô biên
của con người. Ngài thường đi khắp nơi để chia sẻ với mọi người rằng mọi người đều
có khả năng thành Phật ( thành tựu giác ngộ, vượt thoát nỗi đau về thân và khổ về
tâm của kiếp người, thấu rõ nhân sinh và vũ trụ), chấm dứt tham dục, sân hận và si
mê, thành tựu đại niết bàn vô tận ngay trong đời này. Ngài không bao giờ dám khinh
mọi người.
Khi được Bồ Tát chia sẻ, có nhiều người mặc cảm không dám tin, nên thường không
vui với Bồ Tát. Nhưng kiên trì với hạnh nguyện, Bồ Tát vẫn một lòng phổ biến thông
điệp ấy. Cuối cùng, khi gần mạng chung, Bồ Tát Thường Bất Khinh thành tựu Đạo
quả. Những người xem thường và không vui với Ngài ngày nào đều theo Ngài học
Đạo, xây dựng lại niềm tin vào tánh Phật của mình.
Là một cậu bé chia tay cha mẹ sớm, lại có một vóc dáng khiêm tốn, cộng thêm hàm
răng hô dễ thương, nên đôi lúc tôi cảm thấy thiếu tự tin ở chính mình. Những thứ
mặc cảm hơn người, kém người và bằng người rất thường đến thăm tôi. Nhưng khi
học được chương kinh Bồ Tát Thường Bất Khinh của Kinh Pháp Hoa, tôi bừng sáng
trong tôi cũng có một năng lực vô tận để thành tựu ước nguyện, kể cả ước nguyện
19
thành Phật. Tôi bắt đầu nhìn cuộc đời theo hướng mới : Mình có khả năng thành tựu
ước nguyện. Mọi người ai cũng có quyền xem thường mình, nhưng mình không được
xem thường mình. Mình có lý tưởng; mình có ước mơ và mình có con đường riêng
của mình để hiện thực hóa nó. Không ai hơn mình hiểu mình có điều kiện gì, hãy
dũng cảm bước đi về phía có ánh sáng tự do hạnh phúc mà mình muốn.
Bạn biết không, chúng ta thiếu tự tin nên chúng ta không thành công; chúng ta nhiều
mặc cảm nên chúng ta đau khổ. Trong thế giới tương đối này làm sao có thể so sánh
và tìm câu trả lời hợp lý cho phát biểu của Albert Einstain: một giờ ngồi bên người
yêu bằng một phút ngồi bên trên than hồng; một phút ngồi trên than hồng bằng một
giờ ngồi bên người yêu.
Dừng so sánh khập khiển để rồi mặc cảm; đừng tự phụ khả năng của mình để rồi tự
ti. Có gì ngớ ngẫn hơn người ta nói mà tai mình đau? Có gì ngốc nghếch hơn người
ta chê mà trái tim mình bệnh?
Hãy học hạnh Thường Bất Khinh, tin như Ngài đã tin vào khả năng vô tận vốn có
bên trong bạn. Nhất định có một ngày, lý tưởng và ước mơ của bạn sẽ có cơ duyên
thực hiện. Ít nhất, xây dựng được tự tin, loại trừ được mặc cảm, chắc chắn bạn sẽ có
được cuộc sống hạnh phúc của một người trí dũng ngay trong cuộc sống, mà không
cần chờ đợi ở kiếp sau.

20
MẶT TRỜI TRONG LÒNG TAY

Mặt trời ở rất xa con người, nhưng nếu đúng lúc, dùng đúng phương tiện, chúng ta sẽ
có mặt trời trong lòng tay.
Mùa xuân 2012, một buổi sáng ngắm bình minh nơi Đất Phật Buddha Gaya, có một
bạn tên Minh Châu đưa bàn tay lên “nâng” mặt trời, một bạn khác tên Quang nâng
máy hình lên chụp. Kết quả, một tấm hình thật đẹp: Mặt trời trong lòng tay.
Khi bức hình được cho tôi xem, trực giác trong tôi bừng sáng: chân lý ở rất xa, mà
chân lý cũng rất gần. Tại chúng ta không có phương tiện nên không nhìn thấy được.
Tâm hồn chúng ta quá nhiều tham ái và chấp thủ nên những hình ảnh chúng ta chụp
được trong đời toàn thiếu mặt trời tuệ giác; những trang viết của chúng ta trong tâm
hồn có quá nhiều những vết thương.
Chân lý vẫn có đó; vẫn sáng trong ta từng ngày, nhưng chúng ta không thấy. Cũng
như mặt trời vẫn còn đó, cho muôn loài ánh sáng từng hôm. Tại chúng ta không biết
cách tiếp xúc nên chúng ta có khoảng cách với sự sống. Thật giản dị, chỉ cần đưa
tay lên “nâng” lấy mặt trời, trong một không gian và thời gian thích hợp, mặt trời trong
lòng tay.
Trong cuộc sống, thường chúng ta đi về hai phía. Một, mặc cảm, xa dần ánh sáng
chân lý, cuộc đời trở nên tăm tối. Hai, kiêu ngạo, không nhìn được phía trước bởi ánh
sáng chân lý chói mắt, bước chân rơi vào cạm bẩy khổ đau.
Hãy tỉnh thức con đường Trung Đạo. Giản dị như sự tỉnh thức về sợi dây đàn quá
căng sẽ đứt; dùn sẽ không hay; vừa phải thì âm thanh huyền diệu.
Không có gì là quá trể, bởi sự thật cuộc sống cùng chia một quy luật với mặt trời:
bình minh lên, hoàng hôn xuống, rồi lại bình minh lên. Thật ra mặt trời không bao giờ
đi ngủ như ta thấy, bởi vì trái đất xoay tròn nên sự chiếu sáng của mặt trời bị dịch
chuyển mà thôi. Chân lý cuộc sống cũng vậy, do di chuyển của tham ái và chấp thủ

21
nên chúng ta không thấy ánh sáng chân lý vô thường19, vô ngã20 và duyên khởi21
hồng lên trong đời mình.
Chỉ cần tỉnh thức về sự quân bình giữa tâm hồn và thể xác; chỉ cần một chút suy tư
về thân phận kiếp người; với phương tiện thiền quán, mặt trời tuệ giác sẽ hồng lên
trong ta, và mặt trời sự sống sẽ trong lòng tay ta.

Việt Nam Phật Quốc Tự - Buddha Gaya,
18:14:08, ngày 01.03.2012
Nhuận Đạt - TMT

19
20
21

Anitya : không chắc chắc, thay đổi
Anatman: không một cái gì tồn tại độc lập và bất biến
Pratiyasamutpada: cái này có nhờ cái kia có và ngược lại

22
Phụ Lục

Cùng Paramita
Chia Sẻ
Bạn thân mến!
Tôi xin kể bạn nghe một câu chuyện hay, có thật, đã được lưu truyền qua nhiều thế
hệ, như một mật pháp của sự may mắn và giàu có, hiện còn ghi lại trong Đại Chánh
Tân Tu22 14, số 497, trang 761.
Ở Bắc Ấn độ, thành Vương Xá23, có một bà lão nghèo. Bà nghèo đến nỗi mỗi ngày
chỉ biết sống bằng đồ ăn dư thừa của người khác.
Mùa mưa năm nọ, vùng quê của bà bị hạn hán, đời sống của bà càng khó khăn hơn.
Mỗi ngày bấy giờ, bà chỉ còn xin nước cơm của nhà người khác uống để sống.
Một hôm, có một vị thầy đắc Đạo tên Ma ha ca diếp24 đi khất thực qua vùng bà ở.
Với trí tuệ giác ngộ, Ngài quán sát thấy tiền kiếp của bà là một người keo kiệt, tham
lam, không biết chia sẻ, bố thí. Ngài khởi tâm thương bà và nghĩ: nếu không độ bà,
bà mãi là người nghèo khổ, mất phước. Ngài đi ngay đến trước mặt bà, bằng tình
thương và sự quí mến, Ngài lên tiếng: Thưa bà, tôi đến đây là muốn giúp đỡ người
nghèo. Bà hãy bán cái nghèo của mình đi.
Bà lão ngạc nhiên, hỏi lại: Thưa Ngài, Nghèo có ai mua mà tôi bán?
Ngài Ma ha ca diếp từ tốn nhìn bà, đáp lại: Tôi sẽ mua… Nếu bà có tâm bố thí tức
thì không còn nghèo khổ nữa…, người đời tham tiếc tiền của không muốn bố thí,
chia sẻ, nên đời sau chịu nghèo khổ…
Nghe Ngài nói, bà lão ngần ngại hỏi: Ngài có vui lòng nhận bát nước cơm hôi này
của tôi không?

Đại chính tân tu đại tạng kinh (kanji: 大正新脩大蔵経, romaji: Taishō Shinshū Daizōkyō), thường gọi tắt "Chánh Tạng"

22

hoặc "Đại Chánh Tạng", là bộ Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán do Hội Xuất bản các Kinh điển Quan trọng Taisho (大正一切経
刊行会) ấn hành từ năm 1924 đến năm 1934.
23
Ngày nay là Ragir thuộc bang Bihar, India.
24
Mahakasapa, một trong mười vị thánh đệ tử của Phật Thích Ca.

23
Lành thay, lành thay, Ngài Ma ha ca diếp trả lời, đưa tay nhận bát nước cơm hôi của
bà. Ngài trân trọng uống ngay trước mặt bà, để bà không nghi ngờ Ngài sẽ mang đi
nơi khác đổ.
Thấy hành động và cảm nhận được lòng từ của Ngài, bà lão vô cùng hân hoan vui
sướng. Bà chấp tay cuối đầu để tri ân.
Sau khi uống xong bát nước cơm, Ngài Ma ha ca diếp hỏi bà: Bà lão muốn ước
nguyện gì không? Làm người giàu có ở thế gian hay làm Chuyển Luân Vương25, Tứ
Thiên Vương26, Đế Thích27…tất cả đều toại nguyện.
Con muốn đem chút phước nhỏ này hồi hướng sanh Thiên, bà lão đáp lại.
Ngài Ma ha ca diếp mỉm cười , chú nguyện cho bà, rồi từ biệt. Trong ngày hôm đó,
bà lão lâm chung, được sanh về cõi trời Đao lợi28 thứ hai, oai đức rực rỡ, thân tướng
sinh đẹp, vật chất sung mãn, chấn động đất trời.
Vua trời Đế Thích thấy hiện tượng lạ chưa từng có này, nên dùng thiên nhãn quan
sát. Ông thấy Thiên nữ vừa sanh Thiên có được phúc báo ấy là do tiền kiếp bố thí
nước cơm cho Thánh tăng Ma ha ca diếp.
Thế là vua trời Đế Thích và phu nhân cùng nhau giáng hạ thành Vương Xá, hoá
hiện thành hai ông bà lão nghèo, đợi Ngài Ma ha ca diếp trên đường khất thực về,
thành tâm bố thí thức ăn để gieo thêm phước đức.
Bạn thấy đấy, chúng ta nghèo, chúng ta kém may mắn, chúng ta thiếu được trân
trọng… đều có nguyên nhân của nó.
Đừng oán trách nữa, chúng ta hãy bán đi sự nghèo khổ của mình, cũng như bà lão
nghèo trong câu chuyện. Hãy biết bố thí, biết cho khi có thể, đừng làm kẻ ăn xin, hay

Người vì phước nghiệp đời trước nên khi lên ngôi vua, có xe báu tự nhiên, hoặc bằng sắt, đồng, bạc, vàng hiện ra. Vua
dùng xe đó mà đi tuần hay dẹp giặc trong cõi mình cai trị nên gọi là: “chuyển luân thánh vương”.
25

Bốn Thiên Vương: 1.Bắc Thiên vương với tên là Đa văn thiên (多聞天, vaiśravaṇ a) có thân màu lục, tay trái cầm cờ
chiến thắng, tay phải mang tượng chùa hoặc một bảo tháp hoặc một con chuột mầu bạc phun ngọc. Vị Bắc Thiên vương là vị
26

quan trọng nhất trong bốn vị Thiên vương; 2. Nam Thiên vương là Tăng trưởng thiên (增長天, virūḍ haka) có thân màu
xanh, cầm gươm chém Vô minh. Vị này chuyên giữ gìn những chủng tử tốt đẹp trong con người; 3. Đông Thiên vương là Trì
quốc thiên (持國天, dhṛ tarāṣ ṭ ra) có thân trắng, tay cầm đàn, tiếng đàn sẽ làm tâm thức con người trở nên thanh tịnh; 4.
Tây Thiên vương tên Quảng mục thiên (廣目天, virūpākṣ a) có thân màu đỏ, tay phải cầm rắn (nāga) nhưng không cho nó
chiếm giữ Như ý châu (ngọc như ý). Ngọc như ý chỉ chuyên dành cho những bậc giác ngộ và rắn chỉ là người canh giữ viên
ngọc đó.
27
Đế Thích là vua cõi trời, cõi trời mà ông cai quản thần dân sống lâu ngàn vạn năm, người người tiêu diêu hưởng lạc, cảnh
sắc tuyệt mỹ.
28
Trời Đao-lợi (S.Trayastrimsa, P.Tavatimsa, Hán. Đao-lợi thiên, Tam thập tam thiên), là tầng trời thứ 2 trong 6 tầng trời ở
cõi Dục.Theo vũ trụ quan Phật giáo, trời Đao-lợi nằm trên đỉnh núi Tu-di, bốn phía đỉnh núi, mỗi phía đều có 8 thiên thành,
thành Thiện kiến hay Hỷ kiến (Sudassana) ở giữa là cung điện của vua trời Đế-thích (Sakka), tất cả gồm 33 nơi nên gọi Tam
thập tam thiên.

24
người luôn nghĩ phải lấy của người khác nữa. Bố thí, biết cho, rất giản dị, không phải
có nhiều tiền bạc… mới có thể cho.
Nếu bạn nghĩ bạn quá nghèo, hãy làm theo tôi bạn nhé: Mỗi ngày lấy một hạt cơm,

hay một hạt gạo, thậm chí nửa hạt. Bạn để ở một nơi mà chim, kiến hay côn trùng có
thể ăn được và thành tâm khấn nguyện thế này: Lạy Phật, lạy Chúa, lạy các vị
Thánh Hiền, Hồn Thiêng Sông Núi, Cữu Huyền Thất Tổ… Tôi là người rất nghèo, chỉ
có thể mỗi ngày dư được hạt cơm hạt gạo này thôi. Tôi xin phát tâm hoan hỷ bố thí
chút ít tôi có được này cho các bạn. Bạn là chim, bạn là kiến, hay bạn là ai có thể
cùng tôi chia sẻ được chút ít tấm lòng này, xin quí vị tuỳ duyên thọ dụng. Tôi ước
mong quý vị được vui vẻ, khoẻ mạnh và tôi cũng vậy. Chúng ta nguyện sẽ là những
người giàu có biết yêu thương chia sẻ. Chúng ta nguyện sẽ là những người khoẻ
mạnh biết chung tay xây đắp thế giới hoà bình, môi sinh xanh sạch, xã hội hạnh
phúc và văn minh.
Bạn hãy tin tôi đi. Hãy chân thành làm như những gì tôi nói, chắc chắn cuộc đời của
bạn sẽ thay đổi tốt đẹp. Có khi còn tốt hơn những gì bạn ước mơ.
Bạn biết không, bố thí phúc đức lớn lắm, không những đời này mà còn cả đời sau.
Bố thí có nhiều cách. Cách tôi vừa trình bày cho bạn là tài thí. Bạn có thể bố thí theo
cách riêng của mình. Chẳng hạn gặp một người đau khổ tinh thần, bạn cho lời
khuyên để giúp người ta bớt khổ, lấy lại được niềm vui sống. Hay khi đi đường gặp
một cành gai có thể làm hại các em bé, bạn nhín chút thời gian đưa cành gai vào lề
đường hay sọt rác để các em và nhiều người khỏi bị nạn cũng là một cách bố thí.

Hãy bố thí, hãy chia sẻ bạn nhé. Bố thí là mật pháp của sự giàu có, cả tinh thần và
vật chất, tuỳ cách bạn bố thí.
Đừng than thở hay oán trách nữa. Nghèo có thể bán được. Đời mình có thể đổi
được29. Chúng ta chính là người thừa hưởng những gì chúng ta đã đang và sẽ làm30.
Hãy mạnh mẽ, tất cả đều có thể. Hãy dũng cảm, thay đổi cuộc đời mình, bán cái
nghèo, đi qua bến bờ an vui.
Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha31.
Sài gòn,12.06.2011
Nhuận Đạt - TMT

29

Xem sách Liễu Pham Tứ Huấn – Làm chủ vận mệnh
Lời dạy của Đức Phật, tham khảo thêm Thuyết Nghiệp Báo trong sách Đức Phật và Phật Pháp, tác giả Narada.
31
Câu Kinh bằng tiếng Phạn (Sanskrit) trong Bát Nhã Tâm Kinh – Prajna Paramita Sutra
30

25
Cùng

Paramita

Phóng Sanh
Bạn thân mến,
Bạn đã và đang buồn về số phận, về những bệnh tật đang mang? Bạn đang lo lắng
cho một tương lai khó khăn phía trước và những bất như ý của cuộc sống bạn đang
gặp? Tất cả những bất như ý, khó khăn, bệnh tật … đã làm cho bạn hoàn toàn tin
vào số phận?! Và bạn tự cho rằng bạn là người không may trong cuộc đời?!
Bạn đừng nghĩ thế, không có gì là không có lối ra – Nothing is impossible! Vận mệnh
có thể đổi được32, bạn có thể thay đổi số phận của bạn nếu bạn đủ quyết tâm và
chân thành làm điều lành. Bạn thành tâm làm điều lành thì mầu nhiệm sẽ đến33.
Tại Trung Hoa, có một chú tiểu được sư phụ âm thầm cho về thăm gia đình. Vị sư
phụ là một thiền sư thông thái, thầy thấy gương mặt chú tiểu hiện tướng suy hao,
nên có ý định để học trò về thăm gia đình trước khi vô thường đến với cậu.
Chú tiểu không hề hay biết ẩn ý của thầy, chú vui mừng về thăm gia đình sau đó
quay trở lại.
Một bất ngờ xuất hiện, vị sư phụ nhìn thấy trên gương mặt chú tiểu không còn hiện
tướng suy hao, mà là hiện tướng trường thọ và phúc đức của một gương mặt tươi
sáng. Thầy liền hỏi: trên đường về nhà, con có làm việc thiện gì không? Chú tiểu
thưa thầy là không có. Vị thầy đầy ngạc nhiên và khẳng định chú tiểu có làm một
việc gì đó đại phúc đức, thầy yêu cầu chú nhớ lại xem trên đường về chú đã làm gì.
Chú tiểu suy nghĩ một hồi lâu, thưa thầy: con có cứu một tổ kiến trôi trên sông. Lúc
ấy đi qua sông, con thấy một tổ kiến bị trôi, những con kiến đang hốt hoảng tìm

32

Xem sách Làm chủ vận mệnh – Liễu phàm, Thích Quang Minh biên dịch
Xem sách Khi Hồng Hạc Bay Về và Những Điều Mầu Nhiệm – Huyền Diệu

33

26
đường tự cứu. Con nghĩ các bạn ấy sẽ chết, nên con cứu đã cố gắng vớt tổ kiến khỏi
nước và đưa lên bờ.
Đúng rồi, vị sư phụ vô cùng vui mừng, con đã làm được một chuyện đại phúc đức,
thầy nói. Khi con cứu tổ kiến, tâm con không phân biệt. Khi thấy cần cứu, khi thấy
các bạn kiến đau khổ, con cứu ngay, không cần suy nghĩ thiện hay bất thiện, nên
hành động của con có vô lượng phúc đức. Thế rồi thiền sư nói ẩn ý của mình để chú
tiểu về nhà cho chú nghe. Thầy nói thêm: từ nay đời con sẽ thay đổi. Năm tướng suy
hao trên người con không còn nữa, bây giờ gương mặt con rạng ngời phước tướng.
Cố gắng tu tập và làm nhiều phúc thiện giúp ích chúng sanh. Chú tiểu về sau trở
thành một đại sư và nổi danh vì hạnh nguyện phóng sanh34.
Bạn thân mến,
Không phải chỉ có một chú tiểu xa xưa thay đổi vận mệnh nhờ chân thành phóng
sanh, còn rất nhiều những sự thật phúc đức do phóng sanh mang lại ngày nay, bạn
có thể tham khảo. Mình giới thiệu bạn đọc thêm những điển hình phúc đức nhờ
phóng sanh: Tịnh Tùng phóng sanh cá35, Yu Feng cứu rắn36 …
Bạn hãy tin tôi, hãy đi phóng sanh khi có thể. Có tiền thì mình mua những con vật
sắp bị giết chết phóng sanh; không tiền thì mình cứu những loài vật đang gần kề cái
chết như cách chú tiêu đã làm. Mình giảm ăn uống và giết hại các loài động vật cũng
là hành động phóng sanh.
Phóng sanh phúc đức rất lớn. Trong Kinh sách Phật giáo ghi chép người phóng sanh
có mười công đức sau:
1. Không nạn đao binh, tránh tai họa chiến tranh
2. Sống lâu, khỏe mạnh, ít bệnh tật
3. Tránh được thiên tai, dịch họa, không gặp nạn
4. Con cháu đông đúc, đời đời xương thạnh, nối dõi không ngừng
5. Chổ mong cầu được toại nguyện
6. Công việc làm ăn phát triển, gặp nhiều thuận lợi
7. Hợp lòng trời, thuận tánh Phật, loài vật cảm ơn
34

Xem thêm sách Công Đức Phóng Sanh – pháp sư Viên Nhân

35
36

Nhân Quả Báo ứng – Những Điều Mắt Thấy Tai Nghe – cư sĩ Tịnh Tùng biên soạn
Công Đức Phóng Sanh – pháp sư Viên Nhân

27
8. Giải trừ oán hận, các điều ác tiêu diệt, không lo buồn sầu não
9. Vui hưởng an lành, quanh năm an ổn
10. Tái sanh thiên giới hưởng nhiều phước đức. Nếu niệm Phật A Di Đà cầu
nguyện vãng sanh thì sẽ vãng sanh Tây phương
Hãy cùng nhau phóng sanh bạn nhé, để có nhiều phúc đức, để sống khỏe mạnh và
trường thọ, để tình thương với cuộc đời được lớn mạnh. Phóng sanh còn là mật pháp
để thay đổi vận mệnh. Đừng giết hại thêm những loài vật nữa. Đừng biến những
động vật nhỏ bé thành thú vui tàn nhẫn của chính mình. Bớt ăn và mặc y phục có
nguồn gốc động vật mỗi ngày.
Thế giới ngày nay có nhiều loại động vật quý hiếm đang dần tuyệt chủng. Bạn biết
không, một nhà sinh vật học nói: một sinh vật mất đi trên trái đất cũng giống như một
con vít rời khỏi chiếc máy bay. Tất nhiên máy bay vẫn an toàn, nhưng sự nguy hiểm
đã bắt đầu có mặt.
Vì thế, hành động phóng sanh của bạn cũng là hạt sỏi, cho dù là rất nhỏ, góp phần
gìn giữ trái đất xanh của chúng ta.
Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha37
Buddha Gaya, 15.07.2011

Nhuận Đạt - TMT

37

Câu kinh trong Prajna Paramita Sutra, có nghĩa: đi qua, đi qua, hãy dũng cảm đi qua, tất cả đều có thể, tiến về phía trước,
qua bờ an vui.

28

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc đạt lai lạt ma
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc   đạt lai lạt ma[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc   đạt lai lạt ma
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc đạt lai lạt maĐặng Phương Nam
 
Anh sang chan tam - dalailama
Anh sang chan tam - dalailamaAnh sang chan tam - dalailama
Anh sang chan tam - dalailamaLinh Hoàng
 
Hạnh phúc tại tâm
Hạnh phúc tại tâmHạnh phúc tại tâm
Hạnh phúc tại tâmSon Nguyen
 
Quang ganh lo di va vui song
Quang ganh lo di va vui songQuang ganh lo di va vui song
Quang ganh lo di va vui songViet Hung Nguyen
 
Minh triet trong doi song
Minh triet trong doi songMinh triet trong doi song
Minh triet trong doi songnguoithienquoc
 
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...duongva vn
 
Lời cầu nguyện để nhận ra những lỗi lầm của riêng con và ghi khắc trong tim n...
Lời cầu nguyện để nhận ra những lỗi lầm của riêng con và ghi khắc trong tim n...Lời cầu nguyện để nhận ra những lỗi lầm của riêng con và ghi khắc trong tim n...
Lời cầu nguyện để nhận ra những lỗi lầm của riêng con và ghi khắc trong tim n...Trong Hoang
 
TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.
TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.
TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.An Tran
 
Khuyên người niệm Phật 1
Khuyên người niệm Phật 1Khuyên người niệm Phật 1
Khuyên người niệm Phật 1Nguyen Ha Linh
 
Khuyên người niệm Phật 2
Khuyên người niệm Phật 2Khuyên người niệm Phật 2
Khuyên người niệm Phật 2Nguyen Ha Linh
 
Tiếng lòng của khí thiên thần
Tiếng lòng của khí thiên thầnTiếng lòng của khí thiên thần
Tiếng lòng của khí thiên thầnHoàng Lý Quốc
 
Hoa Vô Ưu Tập 5 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 5 (Thích Thanh Từ)Hoa Vô Ưu Tập 5 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 5 (Thích Thanh Từ)Phật Ngôn
 

Was ist angesagt? (20)

ChanLyCuocDoi
ChanLyCuocDoiChanLyCuocDoi
ChanLyCuocDoi
 
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc đạt lai lạt ma
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc   đạt lai lạt ma[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc   đạt lai lạt ma
[Sách] Nghệ thuật tạo hạnh phúc đạt lai lạt ma
 
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢKINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
 
Anh sang chan tam - dalailama
Anh sang chan tam - dalailamaAnh sang chan tam - dalailama
Anh sang chan tam - dalailama
 
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen LucNghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
 
Hạnh phúc tại tâm
Hạnh phúc tại tâmHạnh phúc tại tâm
Hạnh phúc tại tâm
 
Châm ngôn thiền
Châm ngôn thiềnChâm ngôn thiền
Châm ngôn thiền
 
Quang ganh lo di va vui song
Quang ganh lo di va vui songQuang ganh lo di va vui song
Quang ganh lo di va vui song
 
Minh triet trong doi song
Minh triet trong doi songMinh triet trong doi song
Minh triet trong doi song
 
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
 
LỜI DẠY THẦY THÍCH NHẬT TỪ
LỜI DẠY THẦY THÍCH NHẬT TỪ LỜI DẠY THẦY THÍCH NHẬT TỪ
LỜI DẠY THẦY THÍCH NHẬT TỪ
 
Lời cầu nguyện để nhận ra những lỗi lầm của riêng con và ghi khắc trong tim n...
Lời cầu nguyện để nhận ra những lỗi lầm của riêng con và ghi khắc trong tim n...Lời cầu nguyện để nhận ra những lỗi lầm của riêng con và ghi khắc trong tim n...
Lời cầu nguyện để nhận ra những lỗi lầm của riêng con và ghi khắc trong tim n...
 
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
 
TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.
TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.
TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.
 
Khuyên người niệm Phật 1
Khuyên người niệm Phật 1Khuyên người niệm Phật 1
Khuyên người niệm Phật 1
 
Khuyên người niệm Phật 2
Khuyên người niệm Phật 2Khuyên người niệm Phật 2
Khuyên người niệm Phật 2
 
Vòng luân hồi卍 đây quả thật là lời dạy của đức thế tôn hai pháp có thể hiểu b...
Vòng luân hồi卍 đây quả thật là lời dạy của đức thế tôn hai pháp có thể hiểu b...Vòng luân hồi卍 đây quả thật là lời dạy của đức thế tôn hai pháp có thể hiểu b...
Vòng luân hồi卍 đây quả thật là lời dạy của đức thế tôn hai pháp có thể hiểu b...
 
Tiếng lòng của khí thiên thần
Tiếng lòng của khí thiên thầnTiếng lòng của khí thiên thần
Tiếng lòng của khí thiên thần
 
Niem vui that
Niem vui thatNiem vui that
Niem vui that
 
Hoa Vô Ưu Tập 5 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 5 (Thích Thanh Từ)Hoa Vô Ưu Tập 5 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 5 (Thích Thanh Từ)
 

Andere mochten auch

Web Strategy: Magic Formula For Success?
Web Strategy: Magic Formula For Success? Web Strategy: Magic Formula For Success?
Web Strategy: Magic Formula For Success? Web2LLP
 
Value and Impact of social media in Multi-disciplinary Cross-Border projects
Value and Impact of social media in Multi-disciplinary Cross-Border projectsValue and Impact of social media in Multi-disciplinary Cross-Border projects
Value and Impact of social media in Multi-disciplinary Cross-Border projectsWeb2LLP
 
Social media: Choosing the Most Successful Tools
Social media: Choosing the Most Successful ToolsSocial media: Choosing the Most Successful Tools
Social media: Choosing the Most Successful ToolsWeb2LLP
 
Managing and measuring social media coventry combined
Managing and measuring social media coventry combinedManaging and measuring social media coventry combined
Managing and measuring social media coventry combinedWeb2LLP
 
Social media based dissemination strategies for Erarmus project managers
Social media based dissemination strategies for Erarmus project managersSocial media based dissemination strategies for Erarmus project managers
Social media based dissemination strategies for Erarmus project managersWeb2LLP
 

Andere mochten auch (6)

Maha Satipatthana Sutta
Maha Satipatthana SuttaMaha Satipatthana Sutta
Maha Satipatthana Sutta
 
Web Strategy: Magic Formula For Success?
Web Strategy: Magic Formula For Success? Web Strategy: Magic Formula For Success?
Web Strategy: Magic Formula For Success?
 
Value and Impact of social media in Multi-disciplinary Cross-Border projects
Value and Impact of social media in Multi-disciplinary Cross-Border projectsValue and Impact of social media in Multi-disciplinary Cross-Border projects
Value and Impact of social media in Multi-disciplinary Cross-Border projects
 
Social media: Choosing the Most Successful Tools
Social media: Choosing the Most Successful ToolsSocial media: Choosing the Most Successful Tools
Social media: Choosing the Most Successful Tools
 
Managing and measuring social media coventry combined
Managing and measuring social media coventry combinedManaging and measuring social media coventry combined
Managing and measuring social media coventry combined
 
Social media based dissemination strategies for Erarmus project managers
Social media based dissemination strategies for Erarmus project managersSocial media based dissemination strategies for Erarmus project managers
Social media based dissemination strategies for Erarmus project managers
 

Ähnlich wie Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT

Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieNhững bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieOanh Huỳnh Thúy
 
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdfnhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdfstyle tshirt
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordNhân Quả Luân Hồi
 
Những chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảNhững chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảHung Duong
 
Kinh nghiem niem phat va nhung chuyen luan hoi cs dieu am
Kinh nghiem niem phat va nhung chuyen luan hoi   cs dieu amKinh nghiem niem phat va nhung chuyen luan hoi   cs dieu am
Kinh nghiem niem phat va nhung chuyen luan hoi cs dieu amHuong Vo
 
Cuốn sách và giá trị trong đó hiện lan tỏa khắp thế giới, Bạn tôi chia sẻ cùn...
Cuốn sách và giá trị trong đó hiện lan tỏa khắp thế giới, Bạn tôi chia sẻ cùn...Cuốn sách và giá trị trong đó hiện lan tỏa khắp thế giới, Bạn tôi chia sẻ cùn...
Cuốn sách và giá trị trong đó hiện lan tỏa khắp thế giới, Bạn tôi chia sẻ cùn...Dương Hà
 
Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Vo Hieu Nghia
 
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếmCuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếmminh le
 
Chết an bình tái sinh hạnh phúc
Chết an bình tái sinh hạnh phúcChết an bình tái sinh hạnh phúc
Chết an bình tái sinh hạnh phúcleolove04
 
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệmtung truong
 
Hoiky cuahanhthien tts
Hoiky cuahanhthien ttsHoiky cuahanhthien tts
Hoiky cuahanhthien ttsHoa Bien
 
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT FaTaMuTu
 
Phat dang 2016
Phat dang 2016Phat dang 2016
Phat dang 2016Lee Ngọc
 

Ähnlich wie Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT (20)

Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieNhững bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
 
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdfnhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 
Tao duyengiaohoa 10428_updt
Tao duyengiaohoa 10428_updtTao duyengiaohoa 10428_updt
Tao duyengiaohoa 10428_updt
 
Hue menhkinh
Hue menhkinhHue menhkinh
Hue menhkinh
 
430
430430
430
 
Những chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảNhững chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quả
 
430
430430
430
 
Kinh nghiem niem phat va nhung chuyen luan hoi cs dieu am
Kinh nghiem niem phat va nhung chuyen luan hoi   cs dieu amKinh nghiem niem phat va nhung chuyen luan hoi   cs dieu am
Kinh nghiem niem phat va nhung chuyen luan hoi cs dieu am
 
Cuốn sách và giá trị trong đó hiện lan tỏa khắp thế giới, Bạn tôi chia sẻ cùn...
Cuốn sách và giá trị trong đó hiện lan tỏa khắp thế giới, Bạn tôi chia sẻ cùn...Cuốn sách và giá trị trong đó hiện lan tỏa khắp thế giới, Bạn tôi chia sẻ cùn...
Cuốn sách và giá trị trong đó hiện lan tỏa khắp thế giới, Bạn tôi chia sẻ cùn...
 
Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10Hành trình phương đông08 10
Hành trình phương đông08 10
 
Cuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếmCuộc hành trình tìm kiếm
Cuộc hành trình tìm kiếm
 
Chết an bình tái sinh hạnh phúc
Chết an bình tái sinh hạnh phúcChết an bình tái sinh hạnh phúc
Chết an bình tái sinh hạnh phúc
 
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
[Hộ Niệm]: Để hiểu thấu hành đúng pháp hộ niệm
 
Hoiky cuahanhthien tts
Hoiky cuahanhthien ttsHoiky cuahanhthien tts
Hoiky cuahanhthien tts
 
Phat tucanbiet3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCPhat tucanbiet3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Phat tucanbiet3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Luật nhân quả
Luật nhân quả Luật nhân quả
Luật nhân quả
 
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
Đi Để Thấy Mình - Nhuận Đạt TMT
 
Phat dang 2016
Phat dang 2016Phat dang 2016
Phat dang 2016
 
Giao ancn cusi-3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao ancn cusi-3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao ancn cusi-3 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 

Mehr von FaTaMuTu

Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMTNhư Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMTThiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMTCám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMTNgày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
Paramita   Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMTParamita   Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMTTrung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 

Mehr von FaTaMuTu (6)

Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMTNhư Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
Như Thế Sẽ Đi Qua - Nhuận Đạt TMT
 
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMTThiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
Thiền Quán Niệm Hơi Thở - Nhuận Đạt TMT
 
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMTCám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
Cám Ơn Nhiệm Mầu - Nhuận Đạt TMT
 
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMTNgày Mới - Nhuận Đạt TMT
Ngày Mới - Nhuận Đạt TMT
 
Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
Paramita   Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMTParamita   Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
Paramita Con Đường Đi Tới - Nhuận Đạt TMT
 
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMTTrung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
Trung Hoa một góc nhìn - Nhuận Đạt TMT
 

Mặt Trời Trong Lòng Tay - Nhuận Đạt TMT

  • 1. 1
  • 2. Cảm ơn: Minh Châu – Người nâng mặt trời trong lòng tay Quang – Người ghi lại khoảng khắc đẹp đó Hai bạn đã giúp tôi trực cảm bình minh chân lý trong tôi 2
  • 3. Mục Lục LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................... 4 CHÂN LÝ MẶT TRỜI ............................................................ 5 DẤU HỎI CUỘC SỐNG ....................................................... 6 NGẮM MỘT BÀN TAY ......................................................... 8 BÌNH MINH TÂM LINH ......................................................... 9 THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG ........................................11 SỰ THẬT KIẾP NGƯỜI ......................................................13 38 ĐIỀU HẠNH PHÚC........................................................15 TRÁI TIM HÒA BÌNH ..........................................................18 THƯỜNG BẤT KHINH........................................................19 MẶT TRỜI TRONG LÒNG TAY ........................................21 Phụ Lục .................................................................................23 3
  • 4. LỜI NÓI ĐẦU Chân lý luôn có mặt, vì chúng ta không biết cách tiếp xúc nên không thể đến gần. Mặt trời lặn chiều nay, mọc hôm mai, mỗi ngày trong cuộc sống. Tại chúng ta không hiểu, nên chúng ta có buồn, có nhớ và có mơ. Sợi dây đàn quá căng, sợi dây sẽ bị đứt; Sợi đàn quá giùn, tiếng đàn sẽ vô duyên; chỉ có sợi đàn “Trung Đạo” thì âm thanh mới huyền diệu. Thật giản dị, mọi sự thật đều hiển bày, chỉ là mình quá tham ái và chấp thủ nên mình tăm tối và khổ đau. Hãy thức tỉnh: “mặt trời trong lòng tay”. Việt Nam Phật Quốc Tự - Buddha Gaya, India Ngày 01 – 03 – 2012 Nhuận Đạt – TMT 4
  • 5. CHÂN LÝ MẶT TRỜI Đến Đất Phật Buddha Gaya sống và học tập, Thầy tôi1 dạy mỗi ngày dù bận cố gắng dành thì giờ tu tập và thưởng thức vẻ đẹp và sự mầu nhiệm của bình minh và hoàng hôn. Những ngày đầu, tôi rất ngạc nhiên, bình minh và hoàng hôn có gì đẹp và mầu nhiệm? Mặt trời mọc và lặn có gì xa lạ với một người sinh ra và lớn lên trên một vùng biển như tôi? Nhưng rồi một hôm, sương mù phủ đầy Buddha Gaya buổi sáng, một mình đứng trên sân thượng ngôi nhà tri ân nhìn về tháp Đại Giác, nơi Phật Thích Ca thành đạo, lễ bái. Khi chú tâm lễ bái, mọi thứ xung quanh không còn hiện hữu trong tôi, lúc ấy chỉ có Đại Tháp Gác Ngộ, Đức Phật Thích Ca và tôi hiện hữu. Sau khi lễ Phật bảy lễ, tôi nhắm mắt lại hít thở để cảm nhận sự an lạc nội tâm. Và, vô cùng bất ngờ khi mở mắt ra, mặt trời tự bao giờ treo trên đầu ngọn tháp Đại Giác. Ôi đẹp làm sao! Mặt trời đẹp rất lạ, đẹp mang theo năng lượng sống và cho tôi một niềm tinchính tôi. Tôi bị cuốn hút vào trong thế giới nhiệm mầu của mặt trời bình minh trên Đất Phật tự bao giờ, cho đến khi ánh sáng quá lớn làm lóa mắt, tôi mới trở về với thực tại. Thầy tôi thường dạy có ba điều không nên lo lắng trong đời: mặt trời, mặt trăng và sự thật. Một khi mặt trời lên, vầng mây đen có đi qua che phủ, nhưng rồi mây đen cũng ra đi, mặt trời cũng lại tỏa chiếu ánh sáng cho muôn loại. Mặt trăng cũng vậy, và sự thật thì trước sau gì vẫn là sự thật, không ai có thể che giấu sự thật muôn đời. Từ kinh nghiệm mầu nhiệm bình minh, tôi khám phá ra hoàng hôn cũng mầu nhiệm. Bình minh đem đến sự hy vọng thì hoàng hôn báo hiệu sự chia tay. Tuy nhiên, cái chia tay của hoàng hôn là để gặp lại, nó là một sự sáng tạo vĩ đại. Nếu mặt trời không lặn thì làm sao có bình minh! Bình minh mặt trời lên; hoàng hôn mặt trời xuống là một thông điệp của chân lý “thường trong vô thường”. Sự ra đi của cái này 1 Thầy Huyền Diệu 5
  • 6. là để góp phần cho cái khác đẹp, không có gì là mất cả. Và, sự xuất hiện của cái mới, thực ra chỉ là sự luân hồi của cái đã qua. DẤU HỎI CUỘC SỐNG Hơn 2600 trước, có một con người tự hỏi: tại sao mình phải già, bệnh rồi chết; tất cả những gì được gọi là của mình một ngày sẽ về đâu; mình hiện hữu giữa cuộc đời này chỉ để ăn, ngủ và duy trì nòi giống; tại sao mình không tự chủ được trước sức mạnh bản năng tham ái; động cơ nào chi phối ý chí hành động của mình; có hay không một con đường thực sự tự do cho kiếp sống con người. Người ấy đã lên đường đi tìm. Ông từ giã hoàng cung, và vợ đẹp, đi bộ từ bình nguyên Tarai đến đồng bằng sông Ganga để học đạo. Ông học được rằng sở dĩ con người ta đau khổ là vì có dục vọng; dục vọng hiện hữu là vì có xác thân. Nếu ta làm cho xác thân khô và hư đi thì mọi dục vọng cũng theo đó mà hết. Ông tin tưởng như thế và thực hành suốt sáu năm dài tại khu rừng khổ hạnh Mahakala. Vào một đêm trăng, quá kiệt sức, vẫn không thấy được chân lý muốn tìm. Ông ra khỏi hang đá nhìn xuống dòng sông Niranjara đang uốn quanh ngôi làng Uruvela. Bên dưới kia có tiếng đàn du dương thật dễ chịu. Bổng tiếng đàn im bặt, dây đứt, ông giác ngộ ra một chân lý giản dị: Majjhima-patipada(Trung Đạo), con đường đi giữa hai thái cực của cuộc sống: khổ vui; vinh nhục; khen chê; được mất; sướng khổ; hơn kém … Ông quán chiếu lại đời sống chính mình: Ngày xưa khi là hoàng tử trong cung, đời sống vật chất sung mãn, cuộc đời đắm chìm trong ăn uống và ngủ nghỉ. Ngày nay, sau sáu năm ép xác khổ hạnh, thân thể suy kiệt, sức sống tiêu tan, tinh thần mệt mỏi. Cũng giống như một sợi day đàn quá căng sẽ đứt và quá dùn tiếng đàn sẽ vô duyên. Ông quyết tâm từ bỏ hai cực đoan ấy, sống đời sống Trung Đạo, khất thực mỗi ngày một bữa ăn để sống và tiếp tục thiền quán về những câu hỏi đời người. 6
  • 7. Một đêm nọ, dưới cội cây Pipala ở Buddha Gaya, ông bừng sáng mọi bí ẩn và giải thoát được mình ra khỏi ám ảnh già, bệnh và chết. Những câu hỏi bí ẩn ngày xưa được mở tung. Người ta gọi ông là Buddha2 – bậc giác ngộ vẹn toàn. Từ những câu hỏi đời người, Buddha khám phá ra được một con đường thoát khổ: Đạo Thánh Đế. Thế nào là Đạo Thánh Đế? Đạo Thánh Đế là một trong Bốn Thánh Đế3 được Buddha chia sẻ lần đầu tiên sau khi giác ngộ tại Saranath cho năm người bạn đồng tu4. Đạo Thánh Đế là con đường sống hạnh phúc ngay giữa cuộc đời, có tám trợ duyên giác ngộ: 1. Chánh kiến: nhìn sự vật và hiện tượng (bao gồm tâm lý) đúng như nó đang là, trong sự thấu hiểu tính chất vô thường, vô ngã và duyên sinh. 2. Chánh tư duy: suy nghĩ, có mục đích đúng đắn, thấu hiễu không sai về sự thật như thật của Tứ Thánh Đế. 3. Chánh ngữ: không nói dối, nói phù phiếm. 4. Chánh nghiệp: tránh phạm giới luật, biết buông xả, sống tri túc. 5. Chánh mệnh: tránh sinh sống bằng các phương tiện làm hao mòn từ tâm và gây đau khổ cho cá nhân và muôn loài. 6. Chánh tinh tấn: phát triển nghiệp tốt; diệt trừ nghiệp xấu. 7. Chánh niệm: tỉnh giác hành động của thân khẩu ý. 8. Chánh định: an trú tỉnh thức trong giây phúc hiện tại. Người đi trên con đường này sẽ được bảo đảm an lạc và hạnh phúc. Và, ai đi hết con đường này chắc chắn chấm dứt hoàn toàn đau khổ đời này và đời sau. 2 Phật (佛) Bất như ý ; nguyên nhân của bất như ý ; sự thật hạnh phúc và con đường đi đến hạnh phúc. 3 4 5 anh em Kiều Trần Như 7
  • 8. NGẮM MỘT BÀN TAY Có khi nào bạn tự ngắm một bàn tay? Nếu chưa, bạn nên nhìn một lần để biết! Trong bàn tay của bạn, có hình ảnh của ông bà, của cha mẹ, của những người thân và cả muôn loài đang hiện hữu. Bạn không tin? Tôi đã từng nhìn bàn tay tôi theo hướng dẫn của những bậc thầy tinh thần. Những ngón tay của tôi rất giống mẹ. Bên trong lòng tay có một chỉ tay giống ba. Tôi phát hiện ra thêm sự lớn lên và sự tan rã hằng ngày của những tế bào cấu tạo cho tôi bàn tay đẹp. Bàn tay tôi cũng được nuôi dưỡng bằng dưỡng chất chuyển hóa từ thức ăn được chia sẻ của nhiều người mỗi ngày. Bàn tay tôi và bàn tay bạn khác nhau, nhưng đều có cùng nguồn gốc: xương, thịt, gân, máu, da … Tôi tự hỏi sao cũng từ một loại vật chất để hình thành bàn tay, nhưng con người ta không cùng một suy nghĩ? Bàn tay tôi và bạn theo quy luật, một ngày sẽ úa, cũng phải trả về cho tiền nhân, tại sao con người quá tham ái và chấp thủ để cuộc đời trở thành một bi kịch? Ngắm một bàn tay thật giản dị, nhưng sẽ cho bạn rất nhiều bài học, giúp bạn chuyển hóa tập khí và cho bạn cái nhìn gần hơn, đúng hơn về chính xác thân của bạn và thế giới. Bài học của sự biến đổi trong từng phút giây của sự sống; bài học kế thừa và tiếp nối những di sản của tiền nhân; bài học lòng tri ân cho sự đóng góp của muôn loại; bài học khiêm cung và bình đẳng … vốn có sẳn trong mỗi bàn tay. 8
  • 9. BÌNH MINH TÂM LINH Một lần nọ đi lễ Phật tại núi Linh Thứu5, có một đôi vợ chồng người Úc gốc Việt thưa Thầy cho phép lễ Phật ba bước một lễ, từ chân núi Linh Thứu đến hương thất nơi Phật Thích Ca thuyết kinh Pháp Hoa6. Thầy ngạc nhiên hỏi: tại sao dõng mãnh phát tâm vậy? Thưa Thầy, chúng con đã thấy nhiệm mầu của KInh Pháp Hoa, hai vợ chồng đáp Thầy. Chị vợ nói thêm: con đã đi Đất Phật nhiều lần, đã chứng kiến bao nhiêu mầu nhiệm Đất Phật; đã nghe bao nhiêu sự chia sẻ tâm linh từ quý anh chị cùng đi. Nhưng thưa Thầy, lần này là lần chiêm bái Đất Phật chúng con xúc động nhất. Con như người nhìn thấy bình minh tâm linh. Cột sống của con có gai, được bác sỹ Úc chẩn đoán và khuyên giải phẩu. Con cũng định làm theo lời khuyên bác sỹ. Nhưng khi con chân thành lạy Kinh Pháp Hoa theo hướng dẫn của Thầy, cột sống con đã bình phục rất nhiều, không cần phải giải phẩu nữa. Con xin thầy cho chúng con lễ Phật ba bước một lễ lên đến đỉnh núi để thể hiện lòng tri ân với Phật Pháp, cũng như gửi một tin vui đến các bạn đồng tu về một kết quả nhiệm mầu từ sự chân thành tu tập. Thầy và mọi người nghe đều xúc động, cùng nhau niệm Phật trợ duyên cho anh chị trọn vẹn tâm thành. Khi nghe câu chuyện, tôi vô cùng hoan hỷ, bởi lẽ nhiều người đã từng hỏi: có hay không Đất Phật nhiệm mầu; có hay không một thế giới sau khi chết? Câu hỏi có hay không Đất Phật nhiệm mầu đã được Thầy Huyền Diệu – người xây dựng ngôi chùa Việt Nam đầu tiên trên Đất Phật Buddha Gaya7 - nhiều lần nói chuyện được ghi lại và viết thành sách. Còn hoài nghi về thế giới sau khi chết cũng đã được những nhà ngoại cảm như anh Nguyễn Văn Nhã, chị Bích Hằng, chị Năm Nghĩa … và cả những bậc thầy tâm linh từ nghìn xưa, đã trả lời. 5 6 Gidhrakuta (灵鹫山) Saddharmapundarika sutra Việt Nam Phật Quốc Tự 7 9
  • 10. Ở đây tôi muốn khẳng định tâm linh là có thật. Con người không chỉ là vật chất; ý thức không chỉ là phản ánh của vật chất. Con người là một tập hợp của tâm và sắc, Đức Phật gọi là năm uẩn8. Tâm gồm: 1. cảm giác, 2. tưởng tượng và phán đoán, 3. lực đẩy hành động, 4. nhận thức. Sắc: xác thân vật chất. Năm yếu tố này không tồn tại độc lập, chúng phải nương nhau để hiện hữu, có một là có tất cả và ngược lại. Những tác động về thân thể có thể làm người ta đau, nhưng chưa hẳn là khổ. Chỉ có tác động tiêu cực lên tâm mới là khổ. Người Việt Nam có câu nói: người giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Cái đứt tay chỉ là đau về thân xác đối với người ăn mày. Nhưng đối với người giàu, nó có cả khổ. Cái đau bác sỹ có thể chữa trị; nhưng cái khổ chỉ có sự chia sẻ từ những bậc thầy tinh thần để chính mình chữa trị. Các bạn không nên xem nhẹ đời sống tinh thần; cũng đừng sống vội với thái độ “chết là hết”. Tất nhiên bạn có quyền làm điều đó nếu bạn muốn. Nhưng có một sự thật bạn nên biết: sự thật nhân quả; sự thật hiện hữu không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Kết quả hành động của bạn một ngày gần sẽ trở lại thăm bạn. Sự cao thượng hay thấp hèn, khổ đau hay hạnh phúc, nghèo khó hay giàu sang tùy theo suy nghĩ của bạn, việc làm của bạn ngay đời này, trong ngày hôm nay và tại đây. Panca-skandha : rupa, vedana, samjna, samskara, vijnana 8 10
  • 11. THỨC TỈNH MỤC ĐÍCH SỐNG Mỗi người sống trên cuộc đời đều có một mục đích, có thể khác nhau, nhưng tất cả đều hướng đến cái mà người ta cho là hạnh phúc và bảo đảm hạnh phúc. Một ông vua hay một quan chức có thể nghĩ quyền lực là mục đích sống, là hạnh phúc số 1. Người công nhân thì đơn giản chỉ cần có số lương đủ khá để thoải mái trong cuộc sống là hạnh phúc. Một nhà tu thì có thể chỉ cần mỗi ngày ba bữa ăn và một chỗ ngủ để họ thể nghiệm chân lý là đủ … Nói chung, dù cách nào, dù nghĩ gì, hướng sống của mọi người là hướng đi về hạnh phúc và bình an. Tuy nhiên, có một sự thật rằng dù tin con đường mình đi là con đường hạnh phúc, phần lớn nhân loại đã công nhận mình sai khi đi đến cuối đường. Khi ấy người ta phát hiện ra hạnh phúc mình hướng về là hạnh phúc ảo, mình đã trả giá quá đắc cho một món hàng có độc, tự mình làm hao mòn sức khỏe và ý chí của mình cho một thứ hạnh phúc mộng, một thứ hạnh phúc càng uống càng khát, như uống nước biển. Đức Phật Thích Ca dạy: các dục vui ít khổ nhiều, sự nguy hiểm bên trong càng nhiều hơn9. Nhiều người không đồng ý cái thấy này của Phật, nhất là các bạn tuổi còn trẻ. Nhưng chắc chắn khi bạn đến ngưỡng tuổi 49, cộng với chút suy tư về nhân sinh và thế giới, bạn sẽ thốt lên: Oh! Lời Đức Phật thật đúng. Mình nghĩ chúng ta đừng đợi đến cái tuổi 49 của đời người – một độ tuổi đã mất nhiều nhiệt huyết, tụt dốc lý tưởng, suy giảm sức khỏe – mới thức tỉnh mục đích sống. Bạn biết không, Đức Phật Thích Ca dạy làm thân người là rất khó. Cơ hội chỉ là một hạt cát so với số cát của địa cầu. Hãy thức tỉnh sớm. Hãy chọn cho mình một hướng đi về hạnh phúc, trong ấy mình hoàn toàn thấy hiểu thân phận già, bệnh và chết; thấu rõ sự vĩ đại của tình yêu thương; tường tận chân lý công bằng và sự vô ngã bất tử của mình và thế giới. Hãy sống làm sao mỗi bước chân chúng ta đều bước trên thực địa có thật; mỗi phát biểu của chúng ta là chân thành và có công năng trị liệu vết thương lòng; mỗi việc 9 Tiểu Kinh Khổ Uẩn 11
  • 12. chúng ta làm đều có tình yêu cuộc sống; và mỗi sợi suy nghĩ của chúng ta đều mang dấu ấn chánh kiến, chánh tư duy. Chúng ta đừng mặc cảm là mình không thể. Chính vì mặc cảm thua người, hơn người và bằng người đã nhận chìm chúng ta trong bể dục ái khổ đau. Đức Phật Thích Ca suốt 29 năm trong hoàng cung Ngài mới thức tỉnh mục đích sống10; vuaTrần Nhân Tông hơn 36 năm cuộc đời mới trọn vẹn hiểu được mục đích đời mình11. Không có gì là muộn cả, chỉ có thể trể. Chúng ta vẫn còn đủ thì giờ để thức tỉnh. Hãy dũng như Đức Phật Thích Ca, chấp nhận sai lầm khổ hạnh để tiến bước trên con đường Trung Đạo. Ngài sẽ không thành Phật nếu Ngài không đủ dũng để thay đổi tư duy. Cũng vậy, nếu chúng ta không đủ sáng suốt và dũng cảm nhìn lại giá trị thật của kiếp người và mục đích sống của cá nhân thì cuộc đời 60 năm cũng chỉ là một giấc mộng, có khi còn là ác mộng. Tiền bạc, sắc dục, danh thơm, ăn ngủ sẽ đưa ta và theo ta đến đâu12? Đời người là rất quý, chúng ta đừng nên tăm tối cho đến lúc phải gào khóc như Trần Đăng Khoa: con người ơi hãy thương lấy con người!13. 10 Xem Đức Phật Lịch Sử ( Historical Buddha) Trần Phương Lan dịch 11 Xem Trần Nhân Tông toàn tập, Lê Mạnh Thát 12 13 Xem Những Bước Thăng Trầm – Narada, Phạm Kim Khánh dịch Câu thơ trong bài thơ Ở Nghĩa Trang Văn Điển 12
  • 13. SỰ THẬT KIẾP NGƯỜI Có một sự thật của kiếp người mình muốn chia sẻ cùng bạn. Sự thật đó rất gần gủi, giản dị và chân thật, nhưng phần lớn con người dường như không nhận ra. Mình gọi đó là thân phận kiếp người: 1. Sự thật già, bệnh và chết của thân Bạn đừng vội kết luận mình bi quan, trước hết hãy nhìn và suy tư xem điều mình nói có phải là sự thật. Đây là sự thật về xác thân, mà đã là sự thật thì cho dù bạn chấp nhận hay không nó vẫn diễn ra. Mọi hiện hữu vật chất trên đời nay đều theo quy luật đó, không chỉ riêng xác thân bạn. Người chấp nhận sự thật già, bệnh và chết không phải là người bi quan, mà là một người dũng cảm thông minh dám nhìn sự thật để tìm ra cách sống đẹp và hạnh phúc giữa đời sống. Chúng ta nghĩ xem, nếu chúng ta có bệnh, nhưng không dám chấp nhận mình bệnh để dùng thuốc và có chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý, thì bệnh chúng ta làm sao hết được? 2. Sự thật không toại nguyện của tâm Chúng ta hãy cùng nhau quán sát: người ta thương, ta ít được gần; người ta ghét, ta thường thấy mặt; nghĩ tốt cho người, nhưng người hiểu lầm; công trình vun đấp bao nhiêu năm, phút chốc bị phá tan bởi những tâm hồn nhỏ nhen ít kỷ … Những sự thật không toại nguyện đã tạo nên những phản ứng có hại trong tâm hồn và trên thân xác ta. Có khi chỉ một lời nói không dễ thương của ái đó mà tim và tai ta đau nhói suốt cả đời. Chúng ta sinh ra giữa cuộc đời nay, được cha mẹ nuôi lớn lên, học hành, có vợ chồng, sinh con … rồi cuối cùng ta về đâu nhỉ? Nếu may mắn một chút, ta có ít nhiều hạnh phúc nhỏ trong đời, ngược lại, cuộc sống sẽ là một chuỗi ngày chờ đợi, buồn bực, thiếu thốn, ác cảm, mặc cảm, thù hận … Có hay không một con đường ra khỏi bất như ý của tâm và già bệnh chết của thân? 13
  • 14. Có, đó là con đường Bi – Trí – Dũng (tình thương, trí tuệ và sự vô úy). Khi tình thương có mặt trong đời chúng ta, thì đau về thân và khổ về tâm sẽ không còn tác dụng. Xác thân con người hiện hữu giữa đời này rất hữu hạn, chỉ có tình yêu thương là vô cùng. Tình yêu thương càng lớn con người càng hạnh phúc và càng bất tử cùng nhân loại. Nhưng tình yêu thương phải được hướng dẫn bởi trí tuệ. Trí tuệ ở đây được hiểu là trí tuệ giác ngộ từ nội quán, chứ không phải là kiến thức được tích lũy qua học tập và suy nghĩ. Người có kiến thức có thể hiểu biết về triết lý, đạo đức, văn chương, khoa học … nhưng chưa đủ khả năng để chế ngự chính mình. Người ấy biết gần như mọi thứ, nhưng một khi có những bất như ý về tâm và nỗi đau về thân đến là sân hận, tham ái và chấp thủ trong họ phát sanh. Một khi trong cuộc đời chúng ta có tình thương và trí tuệ thì chúng ta sẽ có vô úy ( không sợ hãi). Như khi một người con bị bệnh truyền nhiễm, người mẹ chân thật thương con, không bao giờ sợ lay bệnh, mẹ luôn có mặt cho con. Thêm nữa, nếu người mẹ thấu hiểu được sự thật về kiếp người, có kiến thức nhất định về bệnh của con … người mẹ sẽ yêu con hơn, dũng cảm hơn và giúp được chính mình và nhiều người không bị nhiểm bệnh như con mình nhiều hơn. Bi – Trí – Dũng là mật pháp của con đường ra khỏi khổ đau của kiếp người, là bí quyết của đời sống thật sự hạnh phúc tại trần thế. Để có được Bi- Trí – Dũng, Bồ tát Quán Thế Âm đã chia sẽ một phương pháp tu tập: Quán chiếu thâm sâu ngủ uẩn giai không, vượt qua tất cả khổ nạn14 Các bạn đừng chờ đợi nữa, hãy tuệ quán năm uẩn mỗi ngày trong cuộc sống15, nhất định bạn sẽ khám phá ra sự vô tận của thế giới và hạnh phúc chân thật của nhân sinh. 14 15 Thao khảo bát Nhã Tâm Kinh (般若心经) Xem Sống Tỉnh Thức, Nhuận Đạt - TMT 14
  • 15. 38 ĐIỀU HẠNH PHÚC Hạnh phúc là gì? Liệu có thật cuộc đời này có hạnh phút? Là những câu hỏi từ khi bình minh văn minh nhân loại vừa hồng lên. Ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, ngưới ta đã tranh luân rất nhiều về hạnh phúc, phúc đức. Thời ấy có nhiều triết gia cho rằng hạnh phúc là được có năm giác quang mẫn cảm để tiếp xúc mọi biểu hiện của cuộc sống; người khác lại cho rằng thỏa mãn năm dục là hạnh phúc … Nhưng rồi cuối cùng, không ai đồng ý với ai cả. Họ lý luận nhau: 5 giac quan mẫn cảm vẫn không thể trọn vẹn hạnh phúc. Ví du, mắt nhìn cái đẹp thì thích, nhưng khi nhìn cái không đẹp thì sinh não phiền. Các giác quan còn lại cũng vậy. Còn việc thỏa mãn 5 dục là điều không thể, bởi vì vào tham dục như uống nước biển, càng uống càng khát. Ngoài ra, xác thân và tâm hồn biến thiên theo theo tuổi tác, đến một lúc nào đó trong đời, ăn không còn ngon, ái tình không còn cần thiết, danh vọng thành vô nghĩa, tiền bạc chỉ là nguồn cội của thù hận và đấu tranh … Người ta đã treo giải thưởng hàng vạn miếng vàng cho câu trả lời thỏa đáng về hạnh phúc, nhưng rồi nhiều năm vẫn không ai xứng đáng nhận được phần thưởng vàng ấy. Một hôm, họ cùng nhau đến hỏi Đức Phật Thích Ca: Bạch Thế Tôn, nhiều nhân thiên thao thức, muốn biết về phúc đức, để được sống an lành, xin Thế Tôn chỉ dạy. Đức Phật hoan hỷ chỉ dạy 38 điều hạnh phúc16: Nên tránh kẻ xấu ác(1) Hãy gần bậc hiền lành(2) Tôn kính bậc đáng kính (3) Là phước đức lớn nhất Sống trong môi trường tốt(4) Ðã tạo tác nhân lành(5) Ðược đi trên đường chánh (6) Là phước đức lớn nhất 16 Kinh Đại Hạnh Phúc ( Maha Mangala Sutta) 15
  • 16. Có học(7) , có nghề hay(8) Biết hành trì giới luật(9) Biết nói lời ái ngữ (10) Là phước đức lớn nhất Ðược phụng dưỡng cha mẹ(11) Yêu thương gia đình mình (12) Ðược hành nghề an lạc(13) Là phước đức lớn nhất Sống ngay thẳng(14) , bố thí(15) Giúp quyến thuộc, thân bằng(16) Hành xử không tỳ vết(17) Là phước đức lớn nhất Tránh không làm điều ác(18) Nên xa các tội lỗi(19) Không say sưa nghiện ngập(20) Tinh cần làm việc lành(21) Là phước đức lớn nhất Biết khiêm cung(22), lễ độ(23) Tri túc(24) và biết ơn(25) Không bỏ dịp học đạo(26) Là phước đức lớn nhất Biết kiên trì(27) , phục thiện(28) Thân cận bậc thánh hiền(29) Dự pháp đàm học hỏi(30) Là phước đức lớn nhất 16
  • 17. Sống tinh cần(31), tỉnh thức (32) Học chân lý nhiệm mầu(33) Thực chứng được Niết Bàn(34) Là phước đức lớn nhất Sống chung đụng nhân gian Tâm không hề lay chuyển(35) Phiền não hết(36), an nhiên(37) Sống hoàn toàn an tỉnh(38) Là phước đức lớn nhất Ai sống được như thế Ði đâu cũng an lành Tới đâu cũng hạnh phúc Thật phước đức vô biên." Hạnh phúc là gì? Cuộc đời này có thật có hạnh phúc ? là những câu hỏi mở, tùy bạn, bạn sẽ có câu trả lời. Tuy nhiên, dù bạn trả lời thế nào, kết quả của cái gọi là hạnh phúc thực sự không ngoài kết quả của 38 điều Phật dạy. Ngoài kết quả từ việc thực hành những điều dạy trên, hạnh phúc sẽ chỉ là hạnh phúc ảo. Nghĩa là nó chỉ mờ ảo như một giấc mơ, khi tỉnh dậy, mọi thứ hoàn toàn tan biến, chỉ có sợ hãi và luyến tiếc trong giấc mơ còn lại làm sáo động tâm hồn. Nó giống như hạnh phúc của những người sử dụng ma túy, sau phút giây thăng hoa ảo về hạnh phúc là cả một kết cục buồn cho cá nhân, xã hội và người thân. Bạn đừng vội tin 38 điều hạnh phúc Phật nói mà hãy cẩn thận suy tư và thực nghiệm để kết luận. Tuy vậy, mình biết chắc một điều rằng bạn sẽ thấy được hạnh phúc thực sự nếu bạn đọc, tụng và thực hành 38 điều hạnh phúc ở trên. 17
  • 18. TRÁI TIM HÒA BÌNH Bạn có biết tại sao khi giận nhau người ta phải hét to lên không ? Khi giận nhau là hai trái tim đã ở xa nhau. Bởi vì hai trái tim ở xa nên phải hét to để trái tim kia có thể nghe được trái tim này. Con người càng giận thì khoảng cách tâm hồn họ càng xa. Sống giữa cuộc đời ai cũng muốn hòa bình và an ninh cho cá nhân và gia đình … nhưng thường người ta quên hòa bình cho quê hương và nhân loại. Người ta không hiểu hòa bình của mình có liên hệ đến người khác và ngược lại. Bởi thế khoảng cách giữa những cá nhân ngày một xa. Chiến tranh và hận thù bắt đầu từ hố sâu khoảng cách đó. Vì vậy, để hòa bình, một nguyên tắc giản dị nhất cần có là truyền thông giữa hai tâm hồn. Khi không có đối thoại thì sẽ không có hiểu ; khi không hiểu nhau thì không thể gần nhau. Tâm hồn xa nhau dẫn đến mâu thuẩn, kết quả là những tiếng hét lớn để bên kia nghe được tiếng mình. Để truyền thông được giữa hai tâm hồn, ít nhất trong ấy phải có một tâm hồn có thiện chí hòa bình thật sự. Còn không, chỉ là sự đình chiến tạm thời để chuẩn bị cho một đại chiến về sau. Khi tâm hồn không hòa bình thì thế giới không bao giờ có hòa bình được. Tham ái và sân hận còn che mời tâm trí con người thì hòa bình chỉ là không tưởng. Thế giới con người, từ hiện tượng vật lý đến diễn biến tâm lý, những mâu thuẫn phát sinh đều từ tham ái17 và chấp thủ18 hiện hữu là tôi và của tôi. Các mối quan hệ xã hội cũng đi theo hướng tham ái và chấp thủ đó, ngoại trừ quan hệ thiêng liêng của đại đạo sư với học trò. 17 Trsna ( p: tanha) ham muốn, thèm khát 18 Upadana – sự lưu luyến và vướng mắc 18
  • 19. Làm sao thế giới thanh bình khi hai trái tim ở quá xa nhau? Làm sao không có một tiếng hét lớn của chiến tranh khi mâu thuẫn tâm hồn dẫn đến khoảng cách quá xa trong ý nghĩ và hành động? Bởi thế, một trái tim hòa bình vô cùng cần thiết, dù bất cứ nơi đâu. Có hòa bình trong trái tim sẽ có hòa bình trên mặt đất ; có hòa bình trong trái tim sẽ có hòa bình cho tha nhân ; có hòa bình trong trái tim sẽ có hòa bình cho nhân loại ; có hòa bình trong trái tim sẽ có hòa bình cho chính ta. THƯỜNG BẤT KHINH Hơn 2600 năm trước, trên đỉnh núi Linh Thứu, Đức Phật Thích Ca thuyết một bộ kinh tên là Pháp Hoa Kinh. Trong bộ Kinh ấy, phẩm thứ 20 có giới thiệu về một vị Bồ Tát tên là Thường Bất Khinh. Vị Bồ Tát này có một lòng tin tuyệt đối vào khả tính vô biên của con người. Ngài thường đi khắp nơi để chia sẻ với mọi người rằng mọi người đều có khả năng thành Phật ( thành tựu giác ngộ, vượt thoát nỗi đau về thân và khổ về tâm của kiếp người, thấu rõ nhân sinh và vũ trụ), chấm dứt tham dục, sân hận và si mê, thành tựu đại niết bàn vô tận ngay trong đời này. Ngài không bao giờ dám khinh mọi người. Khi được Bồ Tát chia sẻ, có nhiều người mặc cảm không dám tin, nên thường không vui với Bồ Tát. Nhưng kiên trì với hạnh nguyện, Bồ Tát vẫn một lòng phổ biến thông điệp ấy. Cuối cùng, khi gần mạng chung, Bồ Tát Thường Bất Khinh thành tựu Đạo quả. Những người xem thường và không vui với Ngài ngày nào đều theo Ngài học Đạo, xây dựng lại niềm tin vào tánh Phật của mình. Là một cậu bé chia tay cha mẹ sớm, lại có một vóc dáng khiêm tốn, cộng thêm hàm răng hô dễ thương, nên đôi lúc tôi cảm thấy thiếu tự tin ở chính mình. Những thứ mặc cảm hơn người, kém người và bằng người rất thường đến thăm tôi. Nhưng khi học được chương kinh Bồ Tát Thường Bất Khinh của Kinh Pháp Hoa, tôi bừng sáng trong tôi cũng có một năng lực vô tận để thành tựu ước nguyện, kể cả ước nguyện 19
  • 20. thành Phật. Tôi bắt đầu nhìn cuộc đời theo hướng mới : Mình có khả năng thành tựu ước nguyện. Mọi người ai cũng có quyền xem thường mình, nhưng mình không được xem thường mình. Mình có lý tưởng; mình có ước mơ và mình có con đường riêng của mình để hiện thực hóa nó. Không ai hơn mình hiểu mình có điều kiện gì, hãy dũng cảm bước đi về phía có ánh sáng tự do hạnh phúc mà mình muốn. Bạn biết không, chúng ta thiếu tự tin nên chúng ta không thành công; chúng ta nhiều mặc cảm nên chúng ta đau khổ. Trong thế giới tương đối này làm sao có thể so sánh và tìm câu trả lời hợp lý cho phát biểu của Albert Einstain: một giờ ngồi bên người yêu bằng một phút ngồi bên trên than hồng; một phút ngồi trên than hồng bằng một giờ ngồi bên người yêu. Dừng so sánh khập khiển để rồi mặc cảm; đừng tự phụ khả năng của mình để rồi tự ti. Có gì ngớ ngẫn hơn người ta nói mà tai mình đau? Có gì ngốc nghếch hơn người ta chê mà trái tim mình bệnh? Hãy học hạnh Thường Bất Khinh, tin như Ngài đã tin vào khả năng vô tận vốn có bên trong bạn. Nhất định có một ngày, lý tưởng và ước mơ của bạn sẽ có cơ duyên thực hiện. Ít nhất, xây dựng được tự tin, loại trừ được mặc cảm, chắc chắn bạn sẽ có được cuộc sống hạnh phúc của một người trí dũng ngay trong cuộc sống, mà không cần chờ đợi ở kiếp sau. 20
  • 21. MẶT TRỜI TRONG LÒNG TAY Mặt trời ở rất xa con người, nhưng nếu đúng lúc, dùng đúng phương tiện, chúng ta sẽ có mặt trời trong lòng tay. Mùa xuân 2012, một buổi sáng ngắm bình minh nơi Đất Phật Buddha Gaya, có một bạn tên Minh Châu đưa bàn tay lên “nâng” mặt trời, một bạn khác tên Quang nâng máy hình lên chụp. Kết quả, một tấm hình thật đẹp: Mặt trời trong lòng tay. Khi bức hình được cho tôi xem, trực giác trong tôi bừng sáng: chân lý ở rất xa, mà chân lý cũng rất gần. Tại chúng ta không có phương tiện nên không nhìn thấy được. Tâm hồn chúng ta quá nhiều tham ái và chấp thủ nên những hình ảnh chúng ta chụp được trong đời toàn thiếu mặt trời tuệ giác; những trang viết của chúng ta trong tâm hồn có quá nhiều những vết thương. Chân lý vẫn có đó; vẫn sáng trong ta từng ngày, nhưng chúng ta không thấy. Cũng như mặt trời vẫn còn đó, cho muôn loài ánh sáng từng hôm. Tại chúng ta không biết cách tiếp xúc nên chúng ta có khoảng cách với sự sống. Thật giản dị, chỉ cần đưa tay lên “nâng” lấy mặt trời, trong một không gian và thời gian thích hợp, mặt trời trong lòng tay. Trong cuộc sống, thường chúng ta đi về hai phía. Một, mặc cảm, xa dần ánh sáng chân lý, cuộc đời trở nên tăm tối. Hai, kiêu ngạo, không nhìn được phía trước bởi ánh sáng chân lý chói mắt, bước chân rơi vào cạm bẩy khổ đau. Hãy tỉnh thức con đường Trung Đạo. Giản dị như sự tỉnh thức về sợi dây đàn quá căng sẽ đứt; dùn sẽ không hay; vừa phải thì âm thanh huyền diệu. Không có gì là quá trể, bởi sự thật cuộc sống cùng chia một quy luật với mặt trời: bình minh lên, hoàng hôn xuống, rồi lại bình minh lên. Thật ra mặt trời không bao giờ đi ngủ như ta thấy, bởi vì trái đất xoay tròn nên sự chiếu sáng của mặt trời bị dịch chuyển mà thôi. Chân lý cuộc sống cũng vậy, do di chuyển của tham ái và chấp thủ 21
  • 22. nên chúng ta không thấy ánh sáng chân lý vô thường19, vô ngã20 và duyên khởi21 hồng lên trong đời mình. Chỉ cần tỉnh thức về sự quân bình giữa tâm hồn và thể xác; chỉ cần một chút suy tư về thân phận kiếp người; với phương tiện thiền quán, mặt trời tuệ giác sẽ hồng lên trong ta, và mặt trời sự sống sẽ trong lòng tay ta. Việt Nam Phật Quốc Tự - Buddha Gaya, 18:14:08, ngày 01.03.2012 Nhuận Đạt - TMT 19 20 21 Anitya : không chắc chắc, thay đổi Anatman: không một cái gì tồn tại độc lập và bất biến Pratiyasamutpada: cái này có nhờ cái kia có và ngược lại 22
  • 23. Phụ Lục Cùng Paramita Chia Sẻ Bạn thân mến! Tôi xin kể bạn nghe một câu chuyện hay, có thật, đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ, như một mật pháp của sự may mắn và giàu có, hiện còn ghi lại trong Đại Chánh Tân Tu22 14, số 497, trang 761. Ở Bắc Ấn độ, thành Vương Xá23, có một bà lão nghèo. Bà nghèo đến nỗi mỗi ngày chỉ biết sống bằng đồ ăn dư thừa của người khác. Mùa mưa năm nọ, vùng quê của bà bị hạn hán, đời sống của bà càng khó khăn hơn. Mỗi ngày bấy giờ, bà chỉ còn xin nước cơm của nhà người khác uống để sống. Một hôm, có một vị thầy đắc Đạo tên Ma ha ca diếp24 đi khất thực qua vùng bà ở. Với trí tuệ giác ngộ, Ngài quán sát thấy tiền kiếp của bà là một người keo kiệt, tham lam, không biết chia sẻ, bố thí. Ngài khởi tâm thương bà và nghĩ: nếu không độ bà, bà mãi là người nghèo khổ, mất phước. Ngài đi ngay đến trước mặt bà, bằng tình thương và sự quí mến, Ngài lên tiếng: Thưa bà, tôi đến đây là muốn giúp đỡ người nghèo. Bà hãy bán cái nghèo của mình đi. Bà lão ngạc nhiên, hỏi lại: Thưa Ngài, Nghèo có ai mua mà tôi bán? Ngài Ma ha ca diếp từ tốn nhìn bà, đáp lại: Tôi sẽ mua… Nếu bà có tâm bố thí tức thì không còn nghèo khổ nữa…, người đời tham tiếc tiền của không muốn bố thí, chia sẻ, nên đời sau chịu nghèo khổ… Nghe Ngài nói, bà lão ngần ngại hỏi: Ngài có vui lòng nhận bát nước cơm hôi này của tôi không? Đại chính tân tu đại tạng kinh (kanji: 大正新脩大蔵経, romaji: Taishō Shinshū Daizōkyō), thường gọi tắt "Chánh Tạng" 22 hoặc "Đại Chánh Tạng", là bộ Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán do Hội Xuất bản các Kinh điển Quan trọng Taisho (大正一切経 刊行会) ấn hành từ năm 1924 đến năm 1934. 23 Ngày nay là Ragir thuộc bang Bihar, India. 24 Mahakasapa, một trong mười vị thánh đệ tử của Phật Thích Ca. 23
  • 24. Lành thay, lành thay, Ngài Ma ha ca diếp trả lời, đưa tay nhận bát nước cơm hôi của bà. Ngài trân trọng uống ngay trước mặt bà, để bà không nghi ngờ Ngài sẽ mang đi nơi khác đổ. Thấy hành động và cảm nhận được lòng từ của Ngài, bà lão vô cùng hân hoan vui sướng. Bà chấp tay cuối đầu để tri ân. Sau khi uống xong bát nước cơm, Ngài Ma ha ca diếp hỏi bà: Bà lão muốn ước nguyện gì không? Làm người giàu có ở thế gian hay làm Chuyển Luân Vương25, Tứ Thiên Vương26, Đế Thích27…tất cả đều toại nguyện. Con muốn đem chút phước nhỏ này hồi hướng sanh Thiên, bà lão đáp lại. Ngài Ma ha ca diếp mỉm cười , chú nguyện cho bà, rồi từ biệt. Trong ngày hôm đó, bà lão lâm chung, được sanh về cõi trời Đao lợi28 thứ hai, oai đức rực rỡ, thân tướng sinh đẹp, vật chất sung mãn, chấn động đất trời. Vua trời Đế Thích thấy hiện tượng lạ chưa từng có này, nên dùng thiên nhãn quan sát. Ông thấy Thiên nữ vừa sanh Thiên có được phúc báo ấy là do tiền kiếp bố thí nước cơm cho Thánh tăng Ma ha ca diếp. Thế là vua trời Đế Thích và phu nhân cùng nhau giáng hạ thành Vương Xá, hoá hiện thành hai ông bà lão nghèo, đợi Ngài Ma ha ca diếp trên đường khất thực về, thành tâm bố thí thức ăn để gieo thêm phước đức. Bạn thấy đấy, chúng ta nghèo, chúng ta kém may mắn, chúng ta thiếu được trân trọng… đều có nguyên nhân của nó. Đừng oán trách nữa, chúng ta hãy bán đi sự nghèo khổ của mình, cũng như bà lão nghèo trong câu chuyện. Hãy biết bố thí, biết cho khi có thể, đừng làm kẻ ăn xin, hay Người vì phước nghiệp đời trước nên khi lên ngôi vua, có xe báu tự nhiên, hoặc bằng sắt, đồng, bạc, vàng hiện ra. Vua dùng xe đó mà đi tuần hay dẹp giặc trong cõi mình cai trị nên gọi là: “chuyển luân thánh vương”. 25 Bốn Thiên Vương: 1.Bắc Thiên vương với tên là Đa văn thiên (多聞天, vaiśravaṇ a) có thân màu lục, tay trái cầm cờ chiến thắng, tay phải mang tượng chùa hoặc một bảo tháp hoặc một con chuột mầu bạc phun ngọc. Vị Bắc Thiên vương là vị 26 quan trọng nhất trong bốn vị Thiên vương; 2. Nam Thiên vương là Tăng trưởng thiên (增長天, virūḍ haka) có thân màu xanh, cầm gươm chém Vô minh. Vị này chuyên giữ gìn những chủng tử tốt đẹp trong con người; 3. Đông Thiên vương là Trì quốc thiên (持國天, dhṛ tarāṣ ṭ ra) có thân trắng, tay cầm đàn, tiếng đàn sẽ làm tâm thức con người trở nên thanh tịnh; 4. Tây Thiên vương tên Quảng mục thiên (廣目天, virūpākṣ a) có thân màu đỏ, tay phải cầm rắn (nāga) nhưng không cho nó chiếm giữ Như ý châu (ngọc như ý). Ngọc như ý chỉ chuyên dành cho những bậc giác ngộ và rắn chỉ là người canh giữ viên ngọc đó. 27 Đế Thích là vua cõi trời, cõi trời mà ông cai quản thần dân sống lâu ngàn vạn năm, người người tiêu diêu hưởng lạc, cảnh sắc tuyệt mỹ. 28 Trời Đao-lợi (S.Trayastrimsa, P.Tavatimsa, Hán. Đao-lợi thiên, Tam thập tam thiên), là tầng trời thứ 2 trong 6 tầng trời ở cõi Dục.Theo vũ trụ quan Phật giáo, trời Đao-lợi nằm trên đỉnh núi Tu-di, bốn phía đỉnh núi, mỗi phía đều có 8 thiên thành, thành Thiện kiến hay Hỷ kiến (Sudassana) ở giữa là cung điện của vua trời Đế-thích (Sakka), tất cả gồm 33 nơi nên gọi Tam thập tam thiên. 24
  • 25. người luôn nghĩ phải lấy của người khác nữa. Bố thí, biết cho, rất giản dị, không phải có nhiều tiền bạc… mới có thể cho. Nếu bạn nghĩ bạn quá nghèo, hãy làm theo tôi bạn nhé: Mỗi ngày lấy một hạt cơm, hay một hạt gạo, thậm chí nửa hạt. Bạn để ở một nơi mà chim, kiến hay côn trùng có thể ăn được và thành tâm khấn nguyện thế này: Lạy Phật, lạy Chúa, lạy các vị Thánh Hiền, Hồn Thiêng Sông Núi, Cữu Huyền Thất Tổ… Tôi là người rất nghèo, chỉ có thể mỗi ngày dư được hạt cơm hạt gạo này thôi. Tôi xin phát tâm hoan hỷ bố thí chút ít tôi có được này cho các bạn. Bạn là chim, bạn là kiến, hay bạn là ai có thể cùng tôi chia sẻ được chút ít tấm lòng này, xin quí vị tuỳ duyên thọ dụng. Tôi ước mong quý vị được vui vẻ, khoẻ mạnh và tôi cũng vậy. Chúng ta nguyện sẽ là những người giàu có biết yêu thương chia sẻ. Chúng ta nguyện sẽ là những người khoẻ mạnh biết chung tay xây đắp thế giới hoà bình, môi sinh xanh sạch, xã hội hạnh phúc và văn minh. Bạn hãy tin tôi đi. Hãy chân thành làm như những gì tôi nói, chắc chắn cuộc đời của bạn sẽ thay đổi tốt đẹp. Có khi còn tốt hơn những gì bạn ước mơ. Bạn biết không, bố thí phúc đức lớn lắm, không những đời này mà còn cả đời sau. Bố thí có nhiều cách. Cách tôi vừa trình bày cho bạn là tài thí. Bạn có thể bố thí theo cách riêng của mình. Chẳng hạn gặp một người đau khổ tinh thần, bạn cho lời khuyên để giúp người ta bớt khổ, lấy lại được niềm vui sống. Hay khi đi đường gặp một cành gai có thể làm hại các em bé, bạn nhín chút thời gian đưa cành gai vào lề đường hay sọt rác để các em và nhiều người khỏi bị nạn cũng là một cách bố thí. Hãy bố thí, hãy chia sẻ bạn nhé. Bố thí là mật pháp của sự giàu có, cả tinh thần và vật chất, tuỳ cách bạn bố thí. Đừng than thở hay oán trách nữa. Nghèo có thể bán được. Đời mình có thể đổi được29. Chúng ta chính là người thừa hưởng những gì chúng ta đã đang và sẽ làm30. Hãy mạnh mẽ, tất cả đều có thể. Hãy dũng cảm, thay đổi cuộc đời mình, bán cái nghèo, đi qua bến bờ an vui. Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha31. Sài gòn,12.06.2011 Nhuận Đạt - TMT 29 Xem sách Liễu Pham Tứ Huấn – Làm chủ vận mệnh Lời dạy của Đức Phật, tham khảo thêm Thuyết Nghiệp Báo trong sách Đức Phật và Phật Pháp, tác giả Narada. 31 Câu Kinh bằng tiếng Phạn (Sanskrit) trong Bát Nhã Tâm Kinh – Prajna Paramita Sutra 30 25
  • 26. Cùng Paramita Phóng Sanh Bạn thân mến, Bạn đã và đang buồn về số phận, về những bệnh tật đang mang? Bạn đang lo lắng cho một tương lai khó khăn phía trước và những bất như ý của cuộc sống bạn đang gặp? Tất cả những bất như ý, khó khăn, bệnh tật … đã làm cho bạn hoàn toàn tin vào số phận?! Và bạn tự cho rằng bạn là người không may trong cuộc đời?! Bạn đừng nghĩ thế, không có gì là không có lối ra – Nothing is impossible! Vận mệnh có thể đổi được32, bạn có thể thay đổi số phận của bạn nếu bạn đủ quyết tâm và chân thành làm điều lành. Bạn thành tâm làm điều lành thì mầu nhiệm sẽ đến33. Tại Trung Hoa, có một chú tiểu được sư phụ âm thầm cho về thăm gia đình. Vị sư phụ là một thiền sư thông thái, thầy thấy gương mặt chú tiểu hiện tướng suy hao, nên có ý định để học trò về thăm gia đình trước khi vô thường đến với cậu. Chú tiểu không hề hay biết ẩn ý của thầy, chú vui mừng về thăm gia đình sau đó quay trở lại. Một bất ngờ xuất hiện, vị sư phụ nhìn thấy trên gương mặt chú tiểu không còn hiện tướng suy hao, mà là hiện tướng trường thọ và phúc đức của một gương mặt tươi sáng. Thầy liền hỏi: trên đường về nhà, con có làm việc thiện gì không? Chú tiểu thưa thầy là không có. Vị thầy đầy ngạc nhiên và khẳng định chú tiểu có làm một việc gì đó đại phúc đức, thầy yêu cầu chú nhớ lại xem trên đường về chú đã làm gì. Chú tiểu suy nghĩ một hồi lâu, thưa thầy: con có cứu một tổ kiến trôi trên sông. Lúc ấy đi qua sông, con thấy một tổ kiến bị trôi, những con kiến đang hốt hoảng tìm 32 Xem sách Làm chủ vận mệnh – Liễu phàm, Thích Quang Minh biên dịch Xem sách Khi Hồng Hạc Bay Về và Những Điều Mầu Nhiệm – Huyền Diệu 33 26
  • 27. đường tự cứu. Con nghĩ các bạn ấy sẽ chết, nên con cứu đã cố gắng vớt tổ kiến khỏi nước và đưa lên bờ. Đúng rồi, vị sư phụ vô cùng vui mừng, con đã làm được một chuyện đại phúc đức, thầy nói. Khi con cứu tổ kiến, tâm con không phân biệt. Khi thấy cần cứu, khi thấy các bạn kiến đau khổ, con cứu ngay, không cần suy nghĩ thiện hay bất thiện, nên hành động của con có vô lượng phúc đức. Thế rồi thiền sư nói ẩn ý của mình để chú tiểu về nhà cho chú nghe. Thầy nói thêm: từ nay đời con sẽ thay đổi. Năm tướng suy hao trên người con không còn nữa, bây giờ gương mặt con rạng ngời phước tướng. Cố gắng tu tập và làm nhiều phúc thiện giúp ích chúng sanh. Chú tiểu về sau trở thành một đại sư và nổi danh vì hạnh nguyện phóng sanh34. Bạn thân mến, Không phải chỉ có một chú tiểu xa xưa thay đổi vận mệnh nhờ chân thành phóng sanh, còn rất nhiều những sự thật phúc đức do phóng sanh mang lại ngày nay, bạn có thể tham khảo. Mình giới thiệu bạn đọc thêm những điển hình phúc đức nhờ phóng sanh: Tịnh Tùng phóng sanh cá35, Yu Feng cứu rắn36 … Bạn hãy tin tôi, hãy đi phóng sanh khi có thể. Có tiền thì mình mua những con vật sắp bị giết chết phóng sanh; không tiền thì mình cứu những loài vật đang gần kề cái chết như cách chú tiêu đã làm. Mình giảm ăn uống và giết hại các loài động vật cũng là hành động phóng sanh. Phóng sanh phúc đức rất lớn. Trong Kinh sách Phật giáo ghi chép người phóng sanh có mười công đức sau: 1. Không nạn đao binh, tránh tai họa chiến tranh 2. Sống lâu, khỏe mạnh, ít bệnh tật 3. Tránh được thiên tai, dịch họa, không gặp nạn 4. Con cháu đông đúc, đời đời xương thạnh, nối dõi không ngừng 5. Chổ mong cầu được toại nguyện 6. Công việc làm ăn phát triển, gặp nhiều thuận lợi 7. Hợp lòng trời, thuận tánh Phật, loài vật cảm ơn 34 Xem thêm sách Công Đức Phóng Sanh – pháp sư Viên Nhân 35 36 Nhân Quả Báo ứng – Những Điều Mắt Thấy Tai Nghe – cư sĩ Tịnh Tùng biên soạn Công Đức Phóng Sanh – pháp sư Viên Nhân 27
  • 28. 8. Giải trừ oán hận, các điều ác tiêu diệt, không lo buồn sầu não 9. Vui hưởng an lành, quanh năm an ổn 10. Tái sanh thiên giới hưởng nhiều phước đức. Nếu niệm Phật A Di Đà cầu nguyện vãng sanh thì sẽ vãng sanh Tây phương Hãy cùng nhau phóng sanh bạn nhé, để có nhiều phúc đức, để sống khỏe mạnh và trường thọ, để tình thương với cuộc đời được lớn mạnh. Phóng sanh còn là mật pháp để thay đổi vận mệnh. Đừng giết hại thêm những loài vật nữa. Đừng biến những động vật nhỏ bé thành thú vui tàn nhẫn của chính mình. Bớt ăn và mặc y phục có nguồn gốc động vật mỗi ngày. Thế giới ngày nay có nhiều loại động vật quý hiếm đang dần tuyệt chủng. Bạn biết không, một nhà sinh vật học nói: một sinh vật mất đi trên trái đất cũng giống như một con vít rời khỏi chiếc máy bay. Tất nhiên máy bay vẫn an toàn, nhưng sự nguy hiểm đã bắt đầu có mặt. Vì thế, hành động phóng sanh của bạn cũng là hạt sỏi, cho dù là rất nhỏ, góp phần gìn giữ trái đất xanh của chúng ta. Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha37 Buddha Gaya, 15.07.2011 Nhuận Đạt - TMT 37 Câu kinh trong Prajna Paramita Sutra, có nghĩa: đi qua, đi qua, hãy dũng cảm đi qua, tất cả đều có thể, tiến về phía trước, qua bờ an vui. 28