SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 56
Downloaden Sie, um offline zu lesen
S Ứ C T R Ẻ
S Ứ C T R Ẻ
S Ứ C T R Ẻ
“Chào những độc giả thân thiết của
Sức trẻ!
K
hông cần phải nói chắc các
bạn cũng biết chúng ta sắp đón
chào ngày gì. Ngày mà ai ai
cũng hướng về những người
đã không tiếc công sức và trí tuệ, toàn
tâm toàn ý dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống của
dân tộc mà mỗi người chúng ta đã được
dạy rất nhiều từ khi còn bé, nhưng điều
mà Sức trẻ muốn đề cập ở đây là Tình
thầy trò, một thứ tình cảm tự nhiên, chân
thành và giản dị.
Vậy FTUer đã chuẩn bị những gì cho các
thầy cô ở Ngoại thương rồi? Có cái gì có
thể đong đầy những tình cảm thiêng liêng
mà các bạn dành cho các thầy cô?
Nội san Sức trẻ số báo Chào ngày Hiến
chương Nhà giáo Việt Nam là một món
quà mà Ban biên tập muốn gửi đến các
thầy cô giáo Ngoại thương và các bạn
sinh viên yêu quý. Khi thực hiện tờ báo
này, chúng tôi mong muốn đem đến cho
các bạn một nơi để các bạn bày tỏ những
cảm xúc, suy nghĩ của mình đối với thầy
cô, và ngược lại, của thầy cô với sinh viên,
đúng với tình thần của ba chữ Tình thầy
trò. Hãy lật giở từng trang để biết được
Những chia sẻ quý báu từ thầy Thọ, phó
hiệu trưởng nhà trường, những suy nghĩ
của các bạn sinh viên nước ngoài với
thầy cô Việt Nam, những khó khăn của
những ai đã từng thử sức làm gia sư,…
“Cuộc sống chẳng ai cho không ai cái
gì bao giờ”, rất nhiều người nói như vậy.
Nhưng Sức trẻ nghĩ có những người luôn
không ngừng cho đi, nhiều hơn những gì
mà họ được nhận lại rất nhiều, không ai
khác là những thầy cô giáo. Xin thay mặt
cho sinh viên Ngoại thương, gửi đến các
thầy cô Ngoại thương lời chúc sức khỏe
và hạnh phúc.
BAN BIÊN TẬP SỨC TRẺ
10.
40.
20 -11,
HƠN MỘT
LỜITRI ÂN
ZACH PINSON
– THE
STORY OF
TEACHING AND
TRAVELLING.
CÂU CHUYỆN
VỀ ĐẢNG VIÊN
SINH VIÊN
INTERNSHIP:
CUỘC ĐỜI
LÀ NHỮNG
CHUYẾN ĐI
THEO BẠN,
TA = ???
4.
5.
14.
1Nhật kí người biên tập
2 S Ứ C T R Ẻ
3730K
Go!Go!Japan–Sựkiệnkhôngthểbỏlỡ
V
ào ngày 03
tháng 12
sắp tới tại
Trung tâm
Triển lãm Giảng Võ,
Hà Nội sẽ diễn ra sự
kiện “Go!Go!Japan!”
– một đêm diễn âm
nhạc sôi động nhằm
tri ân cho những hoạt
động văn hóa và
nghệ thuật mà Việt
Nam đã tổ chức để
ủng hộ Nhật Bản sau
thảm họa động đất
sóng thần, đồng thời
cổ vũ và thúc đẩy
sự phục hồi của đất
nước Nhật Bản.
Những tài năng nhạc
Rock tiên tiến nhất
đến từ Nhật Bản và
Việt Nam sẽ cùng hội
tụ về một điểm duy
nhất và trình diễn những ca khúc nóng bỏng nhất của họ nhằm hâm nóng
lên bầu không khí Hà Nội tháng 12 này. “Go!Go!Japan!” dự kiến sẽ làm
thỏa mãn cơn khát nhạc Rock của những người yêu nhạc nói chung vốn
đã có ấn tượng về Nhật Bản như một đất nước có sự phát triển nhạc rock
mạnh mẽ nhất trong khu vực Châu Á.
Tham gia trình diễn là hai ban nhạc được nhắc tới nhiều nhất hiện nay
ở Tokyo là Molice và Okamoto’s. Đây cũng là 2 ban nhạc đã nhận được
nhiều lời khen ngợi và sự đánh giá cao từ cộng đồng báo chí trong và
ngoài nước sau sự xuất hiện của họ ở Hà Nội trong CAMAFestival thường
niên năm 2010 và 2011. Molice và Okamoto’s sẽ xuất hiện trên sân khấu
cùng với các rocker Nhật Bản nổi tiếng toàn cầu Electric Eel Shock cũng
như những nhóm nhạc trẻ cá tính và năng động trong thế giới Rock Việt:
Ngũ Cung và Rosewood.
2NE1đếnViệtNamvàongày19/11
BeautyandCharmvàManhunt
2011-FTU
Trải qua những vòng thi đầy cam go và thử thách,
cuối cùng, ban tổ chức cuộc thi Beauty and Charm
và Manhunt đã lựa chọn ra được 24 gương mặt (12
nam, 12 nữ) góp mặt trong đêm thi cuối cùng. Đêm
Chung kết cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương năm
nay diễn ra tại sân khấu ngoài trời  trường Đại học
Ngoại thương vào ngày 27/11/2011 hứa hẹn sẽ tràn
đầy vẻ đẹp quyến rũ.
Seagame26
Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 26 sẽ được tổ
chức chính thức tại thành phố Palembang, thủ phủ
của tính Nam Sumatra, Indonesia. Ở lần thứ tư được
đăng cai tại Indonesia, Seagame 26 có linh vật là Rồng
Komodo sẽ bao gồm 42 bộ môn thể thao. Đoàn Việt
Nam tham gia tranh tài ở 36 môn gồm 42 đội tuyển,
với số lượng thành viên lên tới gần 900 người (gần
600 vận động viên).
Missworld2011
Đêm chung kết Miss World 2011, tại Trung tâm triển
lãm Earls Court, London, Anh kết thúc lúc 19h GMT
ngày 6/11, tức 2h ngày 7/11 Hà Nội. Theo đó, đại diện
Philippines – Gwendoline Ruais – đoạt danh hiệu Á hậu
1, Ngôi Á hậu 2 thuộc về Amanda Vilanova của Puerto
Rico. Và không ai khác, đại diện đến từ Venezuela –
Ivian Sarcos đã vinh dự mang về cho quốc gia mình
chiếc vương miện thứ 6. Rất tiếc khi đại diện của Việt
Nam tham gia Miss World năm nay không lọt Top 15.
Điềuchỉnhgiờlàmviệc,họctập
tạiHàNội
Ngày 6/11 vừa qua, UBND Hà Nội trình Chính phủ
phương án điều chỉnh giờ làm việc, giờ học tập và
kinh doanh thương mại trên địa bàn. So với phương
án được Thường trực Thành ủy Hà Nội kết kuaajn,
phương án sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành đã được
điều chỉnh. Thành phố vẫn chia làm 3 nhóm phải điều
chỉnh giờ học, giờ làm. Trong đó, sinh viên các trường
Đại học được xếp vào nhóm 2, ca sáng học trước 7h,
ca chiều tan trước 18h. Những điều chỉnh này được
thức hiện với mục đích hạn chế tối đa tình hình ùn tắc
giao thông trên địa bàn thành phố.
3S Ứ C T R Ẻ
Cơnbão2NE1
Vào ngày 18/10, thông tin về nhóm nhạc 2NE1 đến
Việt Nam đã chính thức được xác nhận. Người đứng
đầu fan club của 2NE1 tại Việt Nam khẳng định đây là
«sự thật 101%, đã được xác nhận, bản hợp đồng từ
phía công ty tổ chức sự kiện tại Việt Nam đã được YG
(công ty quản lý 2NE1) ký tên và đóng dấu”. Theo đó,
2NE1 sẽ đến Việt Nam ngày 18/11 và có buổi biểu diễn
duy nhất sau đó 1 ngày, 19/11, tại trung tâm hội nghị
quốc gia Hà Nội. Liệu 2NE1 có mang lại một con bão
như SuJu đã từng làm được, chúng ta hãy cùng chờ
đón đêm diễn của 4 cô nàng 2NE1.
LiênhoanphimViệtNam
lầnthứ17
Điện ảnh Việt Nam chính thức ra đời từ năm 1953
cùng với sắc lệnh thành lập “Doanh nghiệp quốc gia
chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam” của chủ tịch Hồ Chí
Minh. Tuy nhiên, phải gần 20 năm sau ngành điện ảnh
mới tổ chức sự kiện riêng của mình là LHP quốc gia
Việt Nam. Năm nay, từ ngày 14 – 18/12, Cục Điện ảnh sẽ
phối hợp với UBND, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh
Phú Yên tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 tại TP
Tuy Hòa, Phú Yên. Đây là kỳ LHP đặc biệt, kỷ niệm 40 năm
ngày ra đời LHP Việt Nam (1970 – 2011).
TuầnlễGiáodụcquốctế.
Từ 14/11 này, Tuần lễ giáo dục Quốc tế sẽ chính thức
diễn ra tại Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Sự
kiện được tổ chức với nhiều sự kiện hấp dẫn và thú vị
như: Nói chuyện và thảo luận cùng các cựu sinh viên
Việt Nam từng học tập tại Hoa Kỳ, Học ở nước ngoài:
Thách thức và lợi ích, Chiếu phim: Stand and Deliver
(1988),… Tất cả các chương trình đều sử dụng tiếng
Anh nên đây là một cơ hội rất tốt cho các bạn sinh viên
“vừa chơi, vừa học”.
HộithảoMBAF
18h00, thứ 4 ngày 16 tháng 11 này, Hội thảo Giới thiệu
Chương trình Liên kết đào tạo MBA chuyên sâu về Tài
chính – Khóa 4 giữa Đại học Ngoại Thương và Đại học
SHUTE (TAIWAN) (Do Đại học SHUTE cấp bằng) sẽ
được tổ chức tại D202, trường Đại học Ngoại thương.
SỨC TRẺ TEAM
G
à cưng của YG Entertainment - nhóm nhạc nữ 2NE1 sẽ sang
Việt Nam biểu diễn đang là thông tin khiến các fan Việt phát sốt
vì háo hức.
Tin cực nóng này đã được Admin trang Fanblog Touch 2NE1
(fanclub của 2NE1 tại Việt Nam) chính thức khẳng định vào tối 18/10/2011.
Đến sáng ngày hôm sau, đại diện phía công ty tổ chức sự kiện ở Việt Nam
cũng xác nhận 2NE1 sẽ sang Việt Nam diễn vào ngày 19/11. Theo đó,
2NE1 sẽ đến Việt Nam ngày 18/11 và có buổi biểu diễn duy nhất vào ngày
19/11, tại trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội. Hiện tại, thông tin về thời
gian biểu diễn, giá vé buổi biểu diễn của 2NE1 vẫn chưa được hé lộ.
Như vậy 2NE1 sẽ là nhóm nhạc nữ mới nhất trình diễn tại Việt Nam sau
những đợt mở hàng “đắt như tôm tươi” của SuJu, JYJ, 2AM, Backstreet
Boys và Westlife. Được biết fanclub của các cô gái I’m The Best đã lên
kế hoạch tổ chức 1 sự kiện flashmob hoành tráng đón chào thần tượng.
Đây là thông tin khiến hàng vạn fan của 2NE1 vui mừng. Ra đời năm 2009
với 4 thành viên - CL, Park Bom, Sandara Park, Minzy - 2NE1 đã tạo nên
một cơn chấn động giữa Kpop. Trái với hình ảnh đáng yêu, dễ thương mà
các nhóm nhạc nữ Hàn Quốc thường xây dựng, 2NE1 nhấn mạnh vào tài
năng và cá tính của từng thành viên. Âm nhạc và hình ảnh của 4 cô gái
đáng yêu này cũng mạnh mẽ và sôi động hơn rất nhiều.
Cùng chờ xem 2NE1 sẽ “đốt cháy” fan Việt như thế nào trong sự kiện âm
nhạc sắp tới này nhé!
TÌMNHÀCÙNGBẠN
Ở
N g o ạ i
thương có
nhiều bạn
t h ư ờ n g
xuyên phải chuyển
nhà trọ vì nhiều lý
do khác nhau, và
mỗi lần như vậy các
bạn lại phải đau đầu
không biết nhà trọ
ở đâu thì phù hợp.
Chuyên mục Tìm
nhà cùng bạn của
CLB Nghiên cứu TT
Bất động sản Ngoại
thương da đời cũng
nhằm giải quyết mối
lo này của các bạn.
Câu lạc bộ Nghiên cứu TT Bất động sản REC (Real Estate Club) gia nhập
đại gia đình các câu lạc bộ của trường ĐH Ngoại thương với hy vọng sẽ
tổ chức được nhiều hoạt động bổ ích cho các bạn sinh viên. REC đã và
đang xây dựng chuyên mục Tìm nhà cùng bạn, với mục đích làm cầu nối
giúp các bạn sinh viên tìm nhà trọ phù hợp cho mình, cũng như tạo điều
kiện trao đổi thông tin và kinh nghiệm về cuộc sống ở trọ. Qua đó, bạn sẽ
tìm được một chỗ trọ phù hợp theo ý muốn của chính bạn, cả về giá cả,
vị trí và mức độ tiện nghi.
Hiện tại, các bạn có nhu cầu tìm thông tin về nhà trọ có thể liên hệ với
chuyên mục ở website câu lạc bộ: www.rec-ftu.com, qua Ftu-forum: www.
ftu-forum.net (mục Tìm nhà cùng bạn, thuộc box CLB Nghiên cứu TT Bất
động sản) hoặc có thể trao đổi trực tiếp với trưởng nhóm Cường (SDT:
01663757648, Email: cuongnv.rec@gmail.com).
S Ứ C T R Ẻ4 Muôn màu Ngoại Thương
Thầy cô FTU – chẳng nơi
nàocóđược.
Có lẽ phần lớn các bạn học sinh khi bỡ
ngỡ những bước đầu vào môi trường Đại
học có thể nhận ra một điều là thầy và trò
sẽ không thể thân thiện và gần gũi như
hồi cấp 3, thế nhưng điều đó gần như
không xảy ra ở FTU. “Mình đã phải mất
một thời gian khá lâu để có có thể hết bất
ngờ với sự trẻ trung và nhiệt huyết của
các thầy cô mang đến trong những bài
giảng cũng như trong sự chia sẻ về cuộc
sống của mình…” – Lan Anh, K47, KTĐN.
Thầy cô ở Ngoại thương đa số còn rất trẻ,
nhiều người lại là cựu FTUers nên biết
tính khí và cũng dễ thấu hiểu FTUers nhà
mình lắm, từ chuyện dân khối A gặp khó
với ngoại ngữ ra sao, đến chuyện nhiều
bạn quá bận rộn với chuyện đi làm hay
CLB, thầy cô hiểu hết. Thậm chí nhiều
thầy cô còn rất teen nhé, thường hay
chia sẻ những kinh nghiệm sống, những
chuyện vui mà chính các thầy cô đã trải
qua. Những giây phút như vậy đã xóa đi
khoảng cách giữa thầy và trò.
“Môt số thầy cô có kiến thức uyên thâm
Ngược dòng lịch sử, cách đây 54 năm, đại
diện Việt Nam cùng 56 nước khác thuộc Liên
hiệp Công đoàn giáo dục thế giới (FISE) đã
nhất trí quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm
làm ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo,
nhằm bảo vệ quyền của giáo giới và tôn vinh
nghề cao quý này.
Từ năm 1958, dù vẫn còn chiến tranh, nhân
dân ta không quên tổ chức ngày này trong cả
hai miền Bắc Nam, xuất bản một số tập sách,
Nội san để cổ động tinh thần chiến đấu, chịu
đựng gian khổ của thầy cô giáo kháng chiến.
Thời bình, giáo giới nhất trí đi theo định hướng
của Đảng cộng sản. Ngày 20/11/1982, Chính
phủ ra quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm
làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dipk để
học viên, sinh viên và các bậc phụ huynh cũng
như xã hội thể hiện sự tôn vinh, biết ơn với
những người làm nghề Kỹ sư tâm hồn, một
nghề vẫn được coi là cao quý.
Trải qua chặng đường lịch sử
hơn 50 năm xây dựng và trưởng
thành, có những lúc gặp muôn
vàn khó khăn, nhưng tập thể thầy
côgiáocùngsinhviêntrườngĐại
học Ngoại Thương không ngừng
phấn đấu, vươn lên xây dựng
trường thành một điểm sáng của
các trường đại học Hà Nội nói
riêng và toàn đất nước nói chung.
Vànămnàocũngvậy,ngày20/11
đãtrởthànhdịpđặcbiệtđểnhững
côcậusinhviênthểhiệntìnhcảm
với những người đã luôn tận tình
truyền đạt kiến thức, chia sẻ kinh
nghiệm sống cho biết bao thể hệ
sinh viên. Đây cũng là thời gian
để suy ngẫm, để nhớ về những
kỉ niệm với thầy cô đáng kính.
làm mình rất khâm phục.” Hương (A17 –
KTĐN – K49) chia sẻ. Các thầy cô Ngoại
thương, nếu không phải là những người
lớn tuổi có nhiều năm công tác, thì cũng
từng là những sinh viên xuất sắc từng đi
du học hoặc học cao học. Chính vì thế
mà kiến thức lẫn hiểu biết của thầy cô
rất rộng, từ đó, không khó để truyền cảm
hứng học tập cho sinh viên.
“Sinh viên Ngoại thương là phải dám
nghĩ, dám làm; đứng trước đám đông
phải ngẩng đầu không sợ, muốn nói điều
gì phải dõng dạc, thậm chí phải chạy lên
cướp mic” – Đó là lời động viên khích lệ
mà nhiều k49, trong đó có Hằng (A7 –
KTĐN) nhận được.
Góc đặc biệt nhất trong
mỗiFTUer
“…sẽ không khi nào mình quên được
những năm học tại nơi đây, chính thầy cô
đã truyền cho mình những khát vọng, say
mê và hoài bão…”
20/11 là dịp đặc biệt để sinh viên thể
hiện tình cảm của mình đến các thầy cô.
Có lẽ FTUers không còn xa lạ với cái
không khí rộn ràng náo nhiệt trong mọi
ngóc ngách của ngôi trường nhỏ bé này
mỗi khi ngày hiến chương các nhà giáo
đến gần. FTUers nổi tiếng là những con
người năng nộng sáng tạo và náo nhiệt
nên cũng không thể bất ngờ khi những
món quà mà các bạn giành cho thầy cô
vô cùng đáng yêu và ý nghĩa.
Thiệp hand-made là món quà nhỏ được
rất đông dân FTU nhà mình thực hiện.
Một bạn lớp Anh 7- KTĐN cho biết: “Ý
tưởng suy nghĩ rất lâu, có khi mất cả mấy
ngày, khi thực hiện cũng cần tỉ mỉ, công
phu những công đoạn phết keo, đổ kim
tuyến, tạo họa tiết, hoa văn, gắn hoa khô,
đan dây bố... Và công sức của chúng
mình đã được đền đáp khi nhìn thấy sự
hạnh phúc của cô khi nhận được món
quà.”
Minh Thư (K49, TCNH) thì lại có một bó
hoa giấy đủ sắc màu để tặng cho cô chủ
nhiệm bộ môn Tài chính tiền tệ của mình.
Đây là món quà mà bạn đã cặm cụi làm
suốt mấy ngày liền, khi nhận được bó hoa
này, cô giáo của bạn đã rất cảm động.
Món quà nhỏ nhưng thấm đượm tình
cảm mà FTUers dành tặng cho chính
thầy cô Ngoại thương. Chúc các thầy cô
mãi luôn khỏe mạnh và giữ được ngọn
lửa nhiệt huyết trong trái tim để truyền lại
cho chúng em.
HƠNMỘTLỜITRIÂN
HẰNG MIT
S Ứ C T R Ẻ
CÂU CHUYỆN VỀ
Tâm sự từ những Đảng
viêntrẻ
Ngày nhận giấy báo trúng tuyển Đại học
Ngoại thương cũng là ngày vinh dự được
đứng trong hàng ngũ của Đảng, chị An
Na (k47) tâm sự: “Cảm xúc lúc đó rất
hạnh phúc, tự hào, muốn cống hiến nhiều
hơn nữa để xứng đáng với sự tin tưởng
của thầy cô, gia đình, bạn bè.” Có lẽ cảm
xúc tự hào là điều tất yếu đối với những
ai được kết nạp Đảng viên ngay ở độ tuổi
teen như vậy. Nhưng, cũng cùng một thời
điểm như chị An Na, Hải Vân (k48) lại có
một suy nghĩ khác: “Lúc trở thành Đảng
viên là lúc mình vẫn còn non nớt và suy
nghĩ đơn giản, chỉ nghĩ rằng đó là phần
thưởng xứng đáng, một sự ghi nhận với
những cố gắng và đóng góp của mình
trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà
trường.”
Trở thành Đảng viên ngay từ khi bước
chân vào giảng đường đại học đã khiến
cho cuộc sống của những bạn trẻ này
thay đổi rất nhiều. Trước hết, họ biết
sống có trách nhiệm hơn với bản thân và
sau nữa là cống hiến nhiều hơn cho cộng
đồng. “Cống hiến không phải là điều gì
quá to tát mà chỉ đơn giản là từ những
việc như nỗ lực trong học tập và nghiên
cứu khoa học, giúp đỡ bạn bè cùng tiến
lên, là tích cực năng nổ trong hoạt động
đoàn, hội và các câu lạc bộ, xây dựng và
tổ chức được nhiều chương trình cho các
bạn sinh viên hơn nữa, tiếp tục tu dưỡng
và rèn luyện tác phong thanh niên thời đại
mới có tri thức có đạo đức.” An Na tâm
sự.
Đảng ủy đại học Ngoại thương cơ sở 1
có 20 chi bộ trong đó có 2 chi bộ sinh viên
là chi bộ sinh viên 1 và chi bộ sinh viên
2. Với gần 100 Đảng viên sinh viên, hoạt
động chính của các chi bộ là làm công
tác phát triển Đảng bao gồm giúp đỡ các
quần chúng ưu tú phấn đấu vào Đảng,
hoàn thành hồ sơ kết nạp Đảng, hỗ trợ
các Đảng viên dự bị, mở rộng các hoạt
động của Đảng trong quần chúng, đồng
thời không quên giữ vững tinh thần học
tập và nghiên cứu khoa học, thi đua trong
các hoạt động trong chi bộ cũng như
trong các tổ chức đoàn thể khác trong
trường.
Chi bộ sinh viên có thể coi là ngôi nhà
thứ hai của những Đảng viên trẻ. Hàng
tháng, chi bộ đều tổ chức các buổi sinh
hoạt dành cho Đảng viên. Ở đó họ tìm
thấy niềm vui khi hoạt động trong một tập
thể vui vẻ, đoàn kết, tương thân tương
ái với những tấm gương học tập và hoạt
động Đoàn năng nổ. An Na chia sẻ rằng
chị rất nhớ lần chị vinh dự dược chọn là
một trong 5 Đảng viên trẻ tham dự lễ vinh
danh 1000 Đảng viên trẻ của thủ đô hay
những kỷ niệm trong những lần đi thẩm
tra lý lịch và hoàn thiện giấy tờ cho các
anh chị k46, 47 làm hồ sơ xin vào Đảng.
Khi được hỏi về định hướng nghề nghiệp
trong tương lai, nhiều Đảng viên trẻ cho
rằng không nhất thiết phải gắn bó với
những công ty nhà nước hay chỉ những
nơi cơ quan có tổ chức Đảng. Họ vẫn có
thể vừa đi làm ở những công ty tư nhân
và nước ngoài, nhưng đồng thời vẫn sinh
hoạt chi bộ tại địa phương cư trú. Thâm
chí Hải Vân còn ấp ủ một ước mơ nho
nhỏ là mở một của hàng kinh doanh trong
lĩnh vực thời trang và mỹ phẩm đấy nhé!
Con đường để trở thành
mộtĐảngviên
Trung bình hai đợt một năm, Đoàn trường
đều gửi công văn xuống các lớp và clb,
nhằm tìm kiếm những gương mặt xứng
đáng để đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Để có được vinh dự đó, bạn phải có điểm
trung bình học tập và rèn luyện các kỳ
từ khá trở lên, đồng thời tích cực tham
gia các hoạt động Đoàn, lớp và các CLB.
Những gương mặt này sau đó được cử đi
học lớp “Bồi dưỡng nhận thức về Đảng”.
Sau khi có giấy chứng nhận, phải trải qua
nhiều sự lựa chọn nữa từ tập thể Chị
Đoàn và Đoàn trường, bạn mới có vinh
dự được làm hồ sơ kết nạp Đảng. Trải
qua khá nhiều quy trình, thủ tục (có thể
phải mất từ 3-4 tháng),bạn sẽ được kết
nạp làm Đảng viên dự bị. Nhưng để chính
thức đứng trong hàng ngũ của Đảng, bạn
sẽ phải trải qua một năm rèn luyện và
theo dõi.
Chị Quỳnh, bí thư chi bộ sinh viên 2, một
trong những bí thư trẻ nhất trong khối các
trường Đại học và Cao đẳng ở Hà Nội,
cởi mở chia sẻ với chúng tôi: “Điều làm
chị gắn bó với công tác Đảng qua trong
những năm qua chính là sự trẻ trung và
tình cảm mà những bạn Đảng viên FTU
mang đến cho chị, ngay cả khi các bạn
đã chuyển công tác.” Với nhiều người,
vào Đảng có thể là khô khan và mất tự
do, nhưng với chị Quỳnh và những Đảng
viên trẻ như An Na, Hải Vân, họ vẫn tìm
thấy ý nghĩa tốt đẹp, niềm vui và sự gắn
bó trong hàng ngũ của Đảng.
PHƯƠNG MAI
5
ĐẢNG
VIÊN
SINH
VIÊN
Từtráiquaphải:NghuyễnThịAnNa,HoàngHảiVân
S Ứ C T R Ẻ
Sự khác biệt thế hệ
Phóng viên báo Sức trẻ đã có dịp trò
chuyện cùng các thầy cô cũng là cựu
FTUers về sự khác biệt giữa thế hệ của
thầy cô với thế hệ chúng mình bây giờ.
Sự khác biệt ấy là gì nhỉ?
Có thể chỉ mới vài năm trôi qua thôi,
nhưng ngôi trường của chúng ta đã
phát triển hơn rất nhiều. “Bây giờ các
bạn sinh viên Đại học Ngoại thương
khác chúng tôi rất nhiều. Trường, lớp
khang trang hơn, trang thiết bị học tập
hiện đại hơn. Và điều quan trọng nhất,
các bạn sinh viên đại học Ngoại thương
ngày càng năng động và học giỏi.” đó
là những chia sẻ của cô Phạm Nguyễn
Minh Châu, gảng viên khoa Tiếng anh
chuyên ngành, cũng là sinh viên K30
trường mình.
Thầy Hoàng Ngọc Thuận - (cựu sinh
viên K43) từng là chủ tịch Hội sinh viên
của trường, kinh nghiệm trong cả việc
học tập với một bảng thành tích khủng
cùng các hoạt động ngoại khóa đã giúp
thầy có cái nhìn rất toàn diện về FTUers:
“Về hoạt động phong trào, đối với thế hệ
các thầy- đó là một niềm đam mê lớn,
cống hiến hết mình, ngày ấy không có
chính sách đãi ngộ, chủ yếu là lấy của
nhà đi. Còn thế hệ các em bây giờ đã
nhìn rõ hơn điểm mạnh điểm yếu của
các hoạt động phong trào, từ đó có được
những sự lựa chọn riêng phù hợp với
niềm đam mê và mục đích của bản thân.
Về học tập, luôn giỏi, nhiều giải thưởng,
các bạn sinh viên FTU bây giờ còn đạt
được nhiều giải thưởng hơn, trên nhiều
lĩnh vực hơn như văn hóa, xã hội, khoa
học…”.
Còn cô Trần Thị Thu Thảo (cựu sinh viên
K41, giảng viên khoa tiếng Anh chuyên
ngành) lại có cái nhìn rất tinh ý: “Sinh
viên FTU cho dù sau này có tốt nghiệp
và công tác trong ngành nghề gì, vẫn có
một chút gì đó rất “FTU” đặc trưng.”
Thế mới biết, các thầy cô luôn dõi theo
Ngày nhà giáo
KỂ CHUYỆN THẦY CÔ
6 Muôn màu Ngoại Thương
Cho dù vẫn đang học tập dưới mái trường Ngoại
Thương hay đã thành đạt ở bên ngoài, FTUers
vẫn luôn dành cho thầy cô của mình những
tình cảm kính trọng và yêu mến. Và tình cảm
mà các thầy cô dành cho các FTUers cũng vô
cùng đặc biệt. Trong những ngày đầy ý nghĩa
của tháng 11 này, hãy cùng lắng nghe những
tâm sự để hiểu hơn về thầy cô chúng mình nhé!
Thầy Nguyễn Minh Phúc- cựu sinh viên
k44- giảng viên khoa Kinh tế và kinh doanh
quốc tế
THỰC HIỆN: MAI HỒNG, THANH HÀ, HÀ ANH TRẦN
S Ứ C T R Ẻ 7từng bước phát triển của học trò mình,
nên mới thấu hiểu các FTUers như thế.
Nghề giáo, tại sao thầy cô
lại chọn?
Có lẽ khi chọn Ngoại Thương, mọi người
đều mong muốn mình sẽ trở thành một
doanh nhân, hay được làm trong các
công ty nước ngoài với lương tính bằng
đô, vậy nên sẽ có không ít bạn ngạc
nhiên là tại sao các thầy cô trước kia
là những sinh viên ưu tú của trường lại
chọn giáo viên là nghề của mình?
“Ai bảo là giảng viên Đại học thì ít cơ
hội? Theo tôi, khi là giảng viên Đại học
Ngoại Thương cơ hội luôn rộng mở và
hấp dẫn gấp nhiều lần nếu so với các cơ
quan bên ngoài. Các suất học bổng, học
trao đổi, học nâng cao với các trường
Đại học hàng đầu trên thế giới cộng với
môi trường hàn lâm - đại học luôn là điều
cuốn hút.” – Cô Châu nói.
Thầy Nguyễn Minh Phúc (K44-giảng
viên khoa Kinh tế và kinh doanh quốc
tế) lại có một lí do rất đặc biệt: “Nguyện
vọng của thầy ban đầu là muốn làm về
ngân hàng, nhưng khi vào trường, thấy
được sự nhiệt tình và tâm huyết của
các thầy cô, thầy lại muốn trở thành một
thầy giáo.”
Niềm vui ngày
hiến chương
Sắp đên 20/11 rồi, sv bọn mình thì háo
hức lắm (được đến nhà thầy cô này,
được nghỉ học này), vậy cảm xúc của
thầy cô thì thế nào nhỉ?
“Bây giờ vị trí của mình đã khác rồi,
cảm xúc cũng khác, 20/11 đã trở thành
ngày của mình, cảm thấy rất đặc biệt”
(cô Nguyễn Thị Thu Huyền –cựu sinh
viên K44, giảng viên khoa Tiếng Anh
thương mại)
“Với tôi ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
luôn là một ngày thiêng liêng, thể hiện
văn hóa, truyền thống, bản sắc tôn sư
trọng đạo của đân tộc ta. Suốt nhiều
năm, đến ngày nhà giáo Việt Nam cảm
xúc của tôi vẫn vậy, cho dù tôi có là
giảng viên đại học thì đối với các thầy,
cô của tôi tôi vẫn mãi chỉ là lứa học trò
nhỏ.”(cô Châu)
Những kỉ niệm đáng nhớ
“Thầy có một thói quen là vào ngày
20/11, bao giờ thầy cũng tặng quà mẹ
thầy đầu tiên, vì mẹ thầy cũng là một nhà
giáo mà. Và thầy cũng rất nhớ những
ngày còn là sinh viên đến thăm thầy cô,
đôi khi không có địa chỉ rõ ràng của các
thầy cô, thế là đi xe đạp gần như khắp
thành phố luôn. Những ngày đó thực sự
rất vui.” (thầy Phúc)
Có rất nhiều những kỉ niệm có vẻ hơi “trẻ
con” nữa: “Kỉ niệm đáng nhớ nhất của cô
là buổi học tiếng anh của cô Hoàng Mai
vào đúng ngày 20/11, hôm đó bọn cô xin
cô hát để không phải học, còn cô lại nhất
quyết bắt học”
Còn cô Châu lại có một kỉ niệm vô cùng
đáng nhớ trong những ngày đi tu nghiệp
nước ngoài của mình: “Năm đầu tiên
khi đang học master về ngôn ngữ tại
University of Melbourne (2004 - 2006) tại
Úc, ngày 20-11 tôi nhận được rất nhiều
thiệp chức mừng của các bạn bè, trong
số đó có cả những thiệp được gửi từ Việt
Nam. Đây cũng chính là những niềm vui
mà ở các lĩnh vực khác chưa chắc đã có
được. Đó cũng là lý do vì sao tôi luôn tự
hào là một giảng viên đại học.”
Cho dù mỗi thế hệ đều có khoảng cách
và sự khác biệt, nhưng giữa các thế
hệ FTUers luôn có sự tiếp nối và phát
triển, các thầy cô luôn dành cho học trò
của mình sự yêu quý, lòng tận tụy và
sự kỳ vọng lớn lao, như điều mà cô Thu
Thảo đã gửi gắm: “Hy vọng các thế hệ
sinh viên trường mình sẽ cùng nhau xây
dựng và giữ vững thương hiệu Ngoại
Thương của chúng ta, để trường chúng
ta luôn là một trong những trường Đại
học có chất lượng tốt nhất ở Việt Nam,
và có thể một ngày nào đó sẽ là khu vực
và thế giới.”
Cô Phạm Nguyễn Minh Châu- cựu sinh viên
k30- giảng viên khoa Tiếng anh
chuyên ngành
Thầy Hoàng Ngọc Thuận- cựu sinh viên k34- cựu chủ tịch BFF
Cô Nguyễn Thị Thu Huyền- cựu sinh viên
k44- giảng viên khoa Tiếng anh thương mại
S Ứ C T R Ẻ
Từchuyệnbâygiờ
mới kể…
“Cô ạ! Mấy hôm trước cô có hỏi em
rằng: “Em ấn tượng gì nhất khi sang đây
học?”….Mặc dù đã học tiếng cả năm trời,
nhưng em vẫn không nói được gì hôm
đấy, thế mới buồn cô ạ….
…Xa nhà, xa bố mẹ đã làm em đủ buồn
rồi…và bây giờ cả việc học tập nữa, càng
làm cho em buồn vô cùng…Nhiều hôm
học mãi chẳng vào, em nản lòng lắm,
thậm chí muốn bỏ cuộc…Nhưng bỗng
hình ảnh bố mẹ em lại lại hiện rõ dần,
họ đang cặm cụi làm việc vất vả để kiếm
tiền sống qua ngày và mong đợi con nó
về thăm nhà…Hình ảnh ấy luôn làm em
nước mắt trào dâng…Năm thứ nhất em
gặp rất nhiều khó khăn: ngôn ngữ, bạn
mới, trường mới…Nhưng thật may mắn,
em được học với cô - điều đó làm em đỡ
buồn và cảm thấy ấm cúng….
…..Cô là người rất dịu dàng, hiền lành và
quan tâm đến học sinh….Em ấn tượng
nhất là đôi mắt của cô, đôi mắt dịu hiền và
đầy yêu thương mà cô dành cho em, cũng
như các bạn…Có câu “tục ngữ” này, em
xin dành tặng cô, bởi với em, cô tựa như
cây: “Cây mạnh nhất, to nhất, thường
mọc trên mảnh đất cằn cỗi nhất…”
Tính đến nay, những dòng thư trên đã
được lưu giữ qua vài thế hệ, nhưng tình
cảm của nó vẫn vẹn nguyên như cái buổi
đầu tiên cô gặp cậu học trò người Lào tên
Som Sack ấy – cô Phan Hương - giảng
viên Toán cao cấp từng chia sẻ. Quả
thực, trong mắt thầy cô, FTUers nước
ngoài luôn gây được ấn tượng vô cùng
đặc biệt và khó quên: từ nét khác biệt về
văn hoá đến tình cảm thầy trò được xây
dựng trong thời gian ngắn ngủi mà chân
thành, hiếm có vô cùng.
…tớicuộcgặpgỡ
tìnhcờ…
Trong không khí đã rạo rực của của tháng
11, trao đổi với Phoutchinda Phompanya
– du học sinh Lào tại FTU, thật ngạc
nhiên khi những cảm nhận tương tự về
thầy cô FTU lại xuất hiện…Đó là những
con người năng động, nhiệt tình, gần gũi,
dễ khiến học trò ngưỡng mộ bởi phương
pháp giảng dạy khoa học và cách tiếp cận
vấn đề “chuyên nghiệp”. Có lẽ, chính thầy
cô cũng không ngờ những việc làm nhỏ
nhặt thường ngày của mình có thể đọng
lại ấn tượng trong sinh viên nhiều đến
thế: “ Mình nhớ mãi cô Phương - giảng
viên môn Quan hệ kinh tế quốc tế vì cô
rất hiền, năng động, và nhất là quan tâm
nhiều đến sinh viên nước ngoài. Kỷ niệm
vui thì nhiều lắm, gần đây nhất là chuyện
mình lên bảng làm bài trong giờ Tài chính
- tiền tệ của cô Linh, được thưởng 1 điểm
giữa kỳ…”. Tất cả những điều giản dị đó,
được kể lại bằng giọng điệu ấm áp của
một người bạn đến từ một nơi xa xôi, dễ
khiến lòng người ấm lại trong Tháng - của
- thầy - cô này.
…vàđôiđiềutảnmạn…
Hai câu chuyện tưởng chừng vụn vặt
mà chất chứa nhiều suy nghĩ lớn. Từ lâu,
FTU đã nổi tiếng là ngôi trường đa dạng
về văn hoá, với sự góp mặt của số lượng
không nhỏ sinh viên nước ngoài: Trung
Quốc, Hàn Quốc, Lào, Anh…Đó là một
cơ số người trẻ không ngừng học tập với
ngọn lửa của niềm tin, được đặt trọn vẹn
vào thầy cô, bạn bè - những người mới
quen nơi đất khách, và niềm tin đó là vô
điều kiện…Vậy mà sinh viên mình, lắm
lúc còn nghi ngại con đường đã chọn,
thiếu tin tưởng vào thầy cô, vô tình để
ngọn lửa nhiệt tình phai nhạt dần theo
năm tháng, liệu như vậy có phải là đáng
tiếc? Thêm nữa, vẫn biết rằng hệ thống
tín chỉ khiến môi trường tiếp xúc giữa
thầy cô và sinh viên trở nên bão hoà, liệu
sợi dây thiêng liêng giữa Thầy và Trò liệu
có còn mãi để ta nâng niu, trân trọng?
Xin khép lại bài viết nhỏ này bằng lời chúc
chân tình của một sinh viên không-phải-
là-người-Việt gửi tới thầy cô ở FTU nhân
ngày 20/11: “Em mong rằng bụi trắng trên
tay thầy cô sẽ giúp nhiều người mở mang
kiến thức và trở thành người hữu ích”. Và
hơn hết, cần lắm những hạt bụi lặng thầm
như thế để ta biết cách đặt niềm tin vào
những con người làm nhiệm vụ phát tán
hạt giống tri thức vượt thời gian.
“XUYÊN
BIÊN GIỚI”
Xin mạn phép được bắt đầu bài viết này bằng câu nói của
Wiliam.A.Warrd:”Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến
thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm
hồn.” Có lẽ, điều này được cảm nhận sâu sắc nhất thông qua lăng
kínhcủanhữngsinhviên“đemchuôngđithỉnhxứngười”ởFTU…
HƯƠNG MAN
8
THẦY - TRÒ VÀ
NHỮNG MỐI TÌNH
Muôn màu Ngoại Thương
S Ứ C T R Ẻ
Chẳng hề đơn giản
và nhàm chán như
mọi người vẫn nghĩ,
công việc gia sư cũng
có muôn mặt của nó,
mà chỉ những người
đã trải qua mới có thể
hiểu hết được. Nhân
ngày nhà giáo 20/11,
chúng ta hãy cũng lắng
nghe tâm sự của những
“thầy cô giáo” vẫn còn
đang phải cắp sách
tới trường này nhé!
9
Kể chuyện gia sư
MAI HỒNG
Luôn cần có những tố chất
nhấtđịnh
Không chỉ là những yêu cầu về kiến
thức, nghề gia sư cũng có những đòi
hỏi riêng về tính cách mà không phải ai
cũng đáp ứng được. Đối với việc truyền
đạt kiến thức, sự kiên trì là vô cùng quan
trọng. Đặc biệt khi “học sinh” là những
cô cậu cấp 1, cấp 2. Hoàng Giang, cô
bạn đã có “thâm niên” gia sư 3 năm liền
chia sẻ: “Trẻ con thường nghich ngợm
và ít khi tập trung, còn những anh chị
đã đi làm thì lại có quá nhiều vấn đề để
lo lắng, vậy nên tớ thường xuyên phải
nhắc đi nhắc lại phần kiến thức đã dạy ở
những buổi trước”.
Sự khéo léo cũng là một tố chất quan
trọng nếu bạn muốn làm công việc này
lâu dài. “Không phải phụ huynh nào
cũng sẳn sàng trả nhiều tiền cho những
giờ học của con cái họ, với những người
phải dùng tiền mình kiếm ra để trả cho
gia sư thì càng khó khăn. Bởi vậy, bạn
cần có sự tế nhị và khéo léo khi nhắc
đến chuyện lương bổng”- đó là kinh
nghiệm mà Kim Ngân (K48- QTKD) có
được trong những ngầy tháng làm gia
sư của cô bạn.
Tôi đi làm
Đôi khi không chỉ là dạy
kiếnthức
Thu Thủy- một FTUer năm thứ 3 đang là
gia sư Tiếng Anh cho một cậu nhóc lớp
5, đã chia sẻ với phóng viên Sức trẻ rất
nhiều điều thú vị xung quanh công việc
của mình: “Sau khi đến dạy được 2 tuần,
tớ nhận ra có những phụ huynh thuê gia
sư với mục đích chính không phải là dạy
học, mà là muốn mình trông con cho
họ. Thằng bé tớ dạy không có anh chị
em gì, bố mẹ lại thường xuyên bận rộn
công việc, nên tớ trở thành người lắng
nghe những tâm sự rất trẻ con của nó
hơn là dạy kiến thức”. Nhưng cũng vẫn
công việc đó, Thủy lại có được những trải
nghiệm mới với một người chị hơn mình
7 tuổi: “chị ấy đã đi làm, lại có quan hệ
rộng, nên có rất nhiều kinh nghiệm sống.
sau mỗi buổi học, tớ dạy chị kiến thức,
còn chị lại giúp tớ làm đầy lên vốn sống
của ban thân”.
Aicũngbiết,khôngphảiai
cũnghiểu
“Tớ đã phải đi xe bus mất gần 2h đồng hồ
để đến chỗ dạy với mức lương là 50k một
buổi. Đôi khi cảm thấy không có hứng thú
với công việc, vì mức lương không xứng
đáng với công sức mình bỏ ra”- đó là một
trong rất nhiều những khó khăn mà không
chỉ cô bạn FTUer Kim Ngân phải trải qua.
Và nếu như là một gia sư có trách nhiệm,
bạn sẽ còn đau đầu nhiều hơn với những
áp lực về kết quả công việc. Nguyễn Thị
Hoa, cựu sinh viên Đại học Luật Hà Nội,
cho biết về cậu học sinh lớp 4 của mình:
“Mình dạy cậu học trò này đã được hơn
1 năm rồi. Ban đầu cậu ta học rất kém,
lớp 3 mà đọc, viết chưa thành thạo, mình
phải dạy lại gần như từ đầu”. Còn Hoàng
Giang có lúc dở khóc dở cười với cậu học
sinh lớp 6 của mình khi cậu bé chỉ còn
vài ngày nữa là hết năm học: “Dạy lại thì
không đủ thời gian, ôn lại thì cậu bé có
nhớ, có biết gì đâu mà ôn. Đã thế gia đình
họ còn yêu cầu gia sư phải bảo đảm cho
cháu được lên lớp. Đành chào thua!”...
Bên cạnh những thuận lợi và khó khăn
mà ai cũng biết, vẫn có những điều thú vị
riêng mà bạn chỉ có thể hiểu được nếu tự
mình trải nghiệm. Tuy nhiên, có một điểm
chung ở tất cả những bạn trẻ này, đó là
lòng yêu “nghề” và tâm huyết với “nghề”,
làm sao cho xứng đáng với đồng lương
dù ít nhưng lại rất có giá trị.
S Ứ C T R Ẻ
G
lobal Internship Program (GIP)
của AEISEC FTU Hà Nội (vẫn
thường được gọi là Exchange)
là chương trình trao đổi thực tập
sinh dành cho các sinh viên hai trường,
đại học Ngoại thương và đại học FPT.
Tham gia chương trình này, các bạn
có cơ hội được làm việc tại các tổ chức
quốc tế hoặc công ty nước ngoài.
Trải nghiệm cuộc sống của
một EP
Phải xa Việt nam trong gần 2 tháng,
nhưng đối với những FTUers năng
động và tràn đầy sức sống như Bình
(k48) thì đó lại là một trải nghiệm cực
kỳ ý nghĩa. Ở Ukraina, đất nước mà
Bình đặt chân đến và sống trong đúng
8 tuần, cô bạn làm trợ lý cho những
giáo viên bản địa trong việc dạy tiếng
Anh cho các em nhỏ trong một trại hè
ở vùng nông thôn. Trước đó, vì muốn
trải nghiệm một nên văn hóa khác, một
cuộc sống khác bên ngoài lãnh thổ Việt
Nam theo một cách rất sinh viên, nên
Bình đã đăng ký GIP ở đất nước cách
biệt hàng ngàn cây số này.
Đối với Thùy Anh (một k48 khác), mong
muốn bản thân sẽ trưởng thành hơn
trong suy nghĩ và lối sống sau chuyến
đi exchange của mình, cô bạn đã đăng
ký đi Đài Loan. “Đó là những trải nghiệm
an toàn.” Thùy Anh hóm hỉnh nói. “Được
sống trong một cộng đồng hiếu khách,
thân thiện, nên không phải lo có những
“tai nạn” không mong muốn. Hơn nữa,
cái ý nghĩ rằng sẽ có một cộng đồng
đang chờ đón mình ở một hòn đảo xa xôi
làm cho mình cảm thấy rất thân quen.”
Thùy Anh tiếp.
Đúng là cuộc sống của một Exchange
Participant (EP) có phần “sướng”. Đối
với những EP đi làm tình nguyện này,
các bạn nhận được sự đón tiếp rất chân
thành, cởi mở và hiếu khách từ những
người địa phương. Bình vẫn gọi vui bác
chủ nhà nơi Bình ở là host mum của
mình. Cô bạn vui vẻ nhớ lại, host mum
đã cất công đi mua gạo nấu cho Bình ăn
vào mỗi cuối tuần Bình trở về nhà từ trại
hè. Cứ khi nào ra khỏi nhà, mọi người
trong nhà lại lo lắng dặn dò rất nhiều
điều. Mỗi cuối tuần bạn lại được mọi
người đưa đi chơi đến các tỉnh khác của
Ukraina. Trong khi đó, Thùy Anh lại được
cả một trường tiểu học đón tiêp rất nhiệt
tình, thậm chí cô bạn còn được các thầy
cô ở đó còn … tranh nhau mời về nhà ăn
cơm cơ đấy (!).
Thế nhưng không phải là không có khó
khăn gì đâu nhé. “Rào cản ngôn ngữ luôn
là khó khăn lớn nhất.” Nga, một FTUer
khác cũng từng đi exchange ở Thái Lan
trong 6 tuần, chia sẻ. Cộng đồng người
Thái nơi Nga làm việc không biết nhiều
tiếng Anh, nên mỗi lần muốn nói chuyện
là lại phải “body language loạn xạ”. Dự
án mà Nga tham gia bên Thái nhằm mục
tiêu giảng dạy về Asean cho trẻ em Thái
Lan, cho các em có một tầm nhìn nhất
định về tổ chức lớn nhất Đông Nam Á
này. Nhưng với các em nhỏ, ngôn ngữ
duy nhất mà các em thông thạo là tiếng
Thái, nên nhiều khi nói tiếng Anh các
em không hiểu. Còn Bình thì gặp phải
rất nhiều trắc trở từ không hợp thức ăn,
lệch múi giờ, cho đến cách sinh hoạt của
người bản địa.
Khó khăn là không ít, nhưng những trải
nghiệm mà những FTUer này có được
cũng thật quý giá. Thùy Anh đã trưởng
thành hơn trong suy nghĩ và cách làm
việc, đúng như mục tiêu cô bạn đề ra.
Việc phải sống giữa một cộng đồng
người nước ngoài, dù cho họ có thân
thiện và hiếu khách như thế nào chăng
nữa, cũng không tránh khỏi những bỡ
ngỡ và khác biệt về cách sinh hoạt và
làm việc, rồi những lúc nhớ nhà và bạn
bè,…Chính việc đó đã khiến cho bất kỳ
EP nào ra nước ngoài cũng đều phải tự
lập hơn. Trong môi trường làm việc quốc
tế này, bạn còn được học hỏi từ rất nhiều
người trẻ đến từ nhiều nơi trên thế giới.
Đối với Nga, đó là sự chủ động trong
I N T E R N S H I P
Cuộc đời là những chuyến đi
10 Tôi đi làm
Nguyễn Thu Bình (bên trái) tại Ukraina
Thùy Anh (ngoài cùng bên phải)
tại Đài Loan
S Ứ C T R Ẻ
vì CONNECT là trung tâm được tín nhiệm
trong việc tuyển chọn người dẫn chương
trình cho đài truyền hình, vậy nên khi
trở thành học viên của CONNECT, bạn
sẽ được hoàn thiện các kỹ càng để trở
thành 1 MC thực thụ. Có nhiều cơ hội để
CONNECT giới thiệu bạn ứng tuyển vào
vị trí MC của đài truyền hình.
N
ghề MC đang trở thành một
công việc thu hút sự quan tâm
của giới trẻ. Cùng với gia tăng
của các gameshow truyền hình,
sự kiện là sự nở rộ của số lượng người
làm MC. Nhưng một thực trạng chung,
hầu hết các MC trẻ hiện nay làm nghề
đều do tự học hỏi, chưa được đào tạo bài
bản nên chưa chất lượng, nguồn nhân
lực chưa cao.
Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm
CONNECT là một đơn vị chuyên về đào
tạo MC và kỹ năng nói trước công chúng.
Với phương châm kết nối để thành công
cùng đội ngũ giảng viên là những MC và
chuyên gia uy tín: NSƯT Thanh Hùng,
MC thạc sĩ Trịnh Lê Anh, MC thạc sĩ Thảo
Vân, các chuyên gia tâm lý, stylist, …
CONNECT đang từng bước khẳng định
một hướng đi đúng đắn, thu hút đông đảo
học viên và có những thành công thể hiện
ở đầu ra của Trung Tâm.
Khi trở thành học viên của CONNECT
đó là cơ hội để các bạn thực hiện giấc mơ
trở thành 1 MC dẫn trong đài truyền hình,
công việc, suy nghĩ tích cực trong mọi
tình huống và còn hiểu được nhiều hơn
về bản thân mình nữa. Chưa kể khả năng
ngoại ngữ và những hiểu biết xã hội của
bạn sẽ tăng lên đáng kể. Đi exchange có
lẽ là một minh chứng rất rõ ràng cho sức
mạnh của hai từ trải nghiệm.
Đối với những cô giáo nghiệp dư này,
thứ quý giá nhất mà các bạn mang về
Việt Nam chính là tình cảm của những
em nhỏ người bản địa. “Một cậu bé ở
trại hè nằng nặc kéo mình vào phòng, rồi
lôi đủ những thứ nó thích, từ chiếc vòng
tay, chai dầu gội đầu, thậm chí là 2 rph
(tương đương với 5000 VNĐ) trong túi,
tặng hết cho mình.” – Bình kể. Nga thì
được tặng những chiếc vòng tay được
kết bằng những vỏ ốc, vỏ sò do chính
các em nhỏ tự làm. Những món đồ ấy
bây giờ vẫn luôn được lưu giữ cẩn thận
ở một góc trong trái tim. Không những
thế, các bạn còn tìm được cho mình
những người bạn thân thiết. Thùy Anh
đã trải qua một chuyện tình cảm nho nhỏ
với anh bạn người Đài Loan mà cô gặp,
đến bây giờ hai người vẫn còn giữ liên
lạc với nhau đấy.
GIP– cơ hội dành cho bạn
Ở Ngoại thương hiện nay, AIESEC FTU
là tổ chức duy nhất có chương trình
Internship dành cho các bạn sinh viên.
Đây là một chương trình có quy mô và
sự liên kết giữa các Local Committee
(LC) của AIESEC tại nhiều nước. Ở FTU,
chương trình này cơ hội để các bạn đi
đến những nước ở Đông Nam Á như Thái
Lan, Indonesia, Campuchia, Philippines,
Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài
Loan, Châu Âu như Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ,
Ba Lan, Rumania. Dù số lượng đất nước
còn khá hạn chế nhưng những AIESECer
vẫn đang không ngừng nỗ lực tìm kiếm
thêm cho các bạn những đất nước mới.
Nếu như ba cô bạn Nga, Thùy Anh và
Bình đi intern theo dạng Development
Training (DT), một dạng đi tình nguyện
cho các dự án nhằm phát triển cộng đồng
của NGOs tại đất nước khác, chương
trình internship của AIESEC còn có các
dạng Education Training (ET) với công
việc chính của bạn là dạy tiếng Anh, các
môn khoa học – nghệ thuật cho trẻ em
tại các trường học ở nước ngoài và được
trả lương. Nhưng khó khăn nhất vẫn là
Management Training (MT), bạn sẽ có
cơ hội được thực tập tại một công ty Ấn
Độ hoặc Nhật Bản, nhưng điều này đồng
thời cũng đòi hỏi bạn phải có chuyên
môn thật vững, nếu không muốn nói là
xuất sắc (dạng này thường chỉ dành cho
sinh viên năm 4 hoặc đã ra trường).
Chi phí luôn là nỗi lo cho lớn nhất. Ở
những nước Đông Nam Á, bạn thường
sẽ mất 600 – 900 USD, ở Đông Á 900-
1300 USD và châu Âu là đắt đỏ nhất với
chi phí trên 1300 USD, nhưng đó là chưa
tính đến việc bạn sẽ được nhận lương
nếu đi ET và MT. Những con số này
không hề rẻ nếu bạn muốn xin gia đình,
nhưng nếu tính trong khoảng thời gian
dài như vậy, bạn được sống và làm việc
ở nước ngoài, thì lại rất hợp lý.
Mỗi năm AIESEC FTU đều có 3 đợt
tuyển EP, đó là vào mùa xuân, mùa thu
và mùa đông. Để trở thành EP, bạn phải
vượt qua 3 vòng thi. Qua đó, bạn phải
làm nổi bật được khả năng ngoại ngữ,
sự tự tin, khả năng chuyên môn và tình
thần học hỏi lẫn mong muốn cống hiến
cho cộng đồng.
Kết
“Cuộc đời là những chuyến đi”, ai đó đã
nói vậy. Nhưng quan trọng là phải đi,
phải tiếp xúc và cọ xát với những cuộc
sống khác, con người khác, suy nghĩ
khác, bạn mới có thể thấm hết hương vị
của cuộc sống. Tôi tin rằng đi exchange
là một cách phù hợp, hiệu quả nhất và
dễ dàng nhất đối với những người trẻ
tràn đầy nhiệt huyết và là tín đồ của chủ
nghĩa xê dịch.
11
Nguyễn Kiều Nga (ngoài cùng bên phải) tại
Thái Lan
FUMA
Khóa học MC tại Trung tâm Connect
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
VÀ ĐÀO TẠO CONNECT
Địa chỉ : 25A1, tổ 122 Hoàng Cầu, HN
Điện thoại : (04) 6675.7189
Website : www.connectionvn.com
Consultant $ Training
S Ứ C T R Ẻ
TRUYỀN
HÌNH
BẠN CÓ MUỐN
12 Tôi đi làm
Thế giới truyền hình mê hoặc giới trẻ bằng sự hấp dẫn của studio, của
những lần đi thực tế, của máy móc, thiết bị, vô số những công việc gấp rút
và cả những đam mê nghề nghiệp bùng cháy. Đi kèm với sự phát triển vũ
bão của truyền hình trong thời đại số là một lượng lớn công việc tăng lên,
đó chính là cánh cửa mở ra một sự lựa chọn vô cùng thú vị cho sinh viên:
Cộng tác viên truyền hình
MC
Nói đến CTV truyền hình, hầu hết mọi
người đều nghĩ ngay đến những MC –
sinh viên tài năng và duyên dáng. Yêu
cầu tiên quyết của vị trí này là sự tự tin,
sử dụng ngôn ngữ linh hoạt cùng một vẻ
ngoài ăn hình. Hiện nay, những gương
mặt CTV làm MC đã khá nhiều nhưng
còn chưa thực sự chất lượng, các bạn
thường đi theo những mô – típ cũ, gây
ra sự nhàm chán cho khán giả và cho
cả chương trình. Chính việc tìm ra một
phong cách, một cá tính trong cách dẫn
cùng vốn hiểu biết phong phú, đa dạng
mới làm nên một MC đúng nghĩa. Quỳnh
Trâm (K46 – TATM) chia sẻ “Hãy thử sức
và cố hết mình, xác định xem mình có
khả năng hay không, có thể phát triển
khả năng đó đến đâu, tránh bị mắc vào
lỗi “MC công nghiệp”.
Một vấn đề rất đặc trưng đối với MC-
sinh viên, đó là chuyện “đau đầu” về
make-up và trang phục sao cho phù hợp
nhưng vẫn mới lạ và không quá tốn kém.
Bên cạnh đó, lịch làm việc của một MC
thường xuyên phải thay đổi theo chương
trình, vì vậy sắp xếp lịch làm việc khớp
với lịch học cũng là một vấn đề mà sinh
viên phải giải quyết hài hòa.
THÚY HÀ & THANH TÙNG
MC
THỬ SỨC ?
S Ứ C T R Ẻ
13
Phát thanh viên
Các phát thanh viên truyền hình tuy
không nổi bật như MC, nhưng cũng là
một lĩnh vực có nhiều điều thú vị. Bảo -
ĐH Bách Khoa ban đầu đến với truyền
hình với vai trò CTV cho các chương
trình bình luận thể thao. Một lần khi
chương trình thiếu phát thanh viên, bạn
đề nghị thử sức và kiêm nhiệm luôn cả
hai vai trò từ đó. Nhờ bao quát chương
trình từ lúc dịch cho tới lúc thu âm, Bảo
nắm rõ điểm bắt đầu và kết thúc của lời
trong nguyên bản mà không cần phải
ghi chú quá nhiều, lại có thể chỉnh sửa
lời dịch ngay trong khi đang thu, vì vậy
sản phẩm của một ‘amateur’ mà lúc nào
cũng nuột nà.
Một giọng đọc hay, chuẩn đôi khi là chưa
đủ để trở thành một phát thanh viên
giỏi, để trở nên thành công trong lĩnh
vực này, nhất thiết, phát thanh viên phải
cảm và hiểu được nội dung bài nói, từ
đó mới có thể dùng giọng đọc của mình
truyền tải được cho người nghe không
chỉ thông tin câu chữ và còn truyền tải
được cả không khí, ý nghĩa của bản tin.
Điều này cần bạn phải thực sự sống với
những gì mình làm.
Biên dịch viên
Mặc dù có chung cái tên, nhưng các biên
dịch viên của Đài truyền hình làm việc
với môi trường rất khác với biên dịch
sách. Nếu dịch sách ngoại văn là dịch
văn bản với ngôn ngữ viết, thì Biên dịch
viên truyền hình lại mang một nhiệm vụ
có nhiều khác biệt. Phần lớn các chương
trình truyền hình nước ngoài được thu
sóng ở Việt Nam đều không có script, vì
vậy công việc này, đương nhiên, đòi hỏi
khả năng ngoại ngữ, nhưng đặc biệt là kĩ
năng nghe. Người bản ngữ, đặc biệt là
trong các chương trình cho giới trẻ, nói
rất nhanh và dùng nhiều từ lóng. Bạn có
thể nghe hiểu, nhưng dịch lại là cả một
vấn đề vì không được phép bỏ sót một từ
nào, lại phải bảo đảm lời dịch và nguyên
bản có độ dài gần tương đương, chưa
kể, phải tìm cách cân bằng khi nhân vật
nói lặp từ trong khi đang suy nghĩ.
Một đặc điểm nữa là lời dịch cần phải
chuyển thành văn nói, một điều tưởng
chừng dễ dàng nhưng lại là vấn đề đối
với sinh viên vốn chỉ quen với ngôn ngữ
viết Tiếng Anh. Bạn H. – K49 chia sẻ
bí quyết “Mình được các anh chị mách
nước để câu dịch có hồn hơn thì phải
đọc thành tiếng lời dịch của mình để
nghe và chỉnh sửa sao cho phù hợp
với văn nói”. Quả là một công việc khá
rắc rối nhưng cũng không kém phần thú
vị, nếu thực sự tốt ở mảng này thì chắc
chắn, khả năng tổng thể về giao tiếp của
bạn sẽ gia tăng đáng kể đấy.
Trợ lý chương trình
Đây có lẽ là công việc khó gọi tên nhất,
vì nhiệm vụ của các bạn liên quan đến
đủ mọi vấn đề có tên và không tên. Với
những chương trình đi quay thực tế, CTV
phải chuẩn bị băng, quản lý băng, đánh
dấu cảnh quay, thậm chí có thể được viết
những tin vắn hoặc cùng ngồi dựng với kĩ
thuật viên. Với những chương trình quay
tại đài, nhiệm vụ chính của CTV là làm
trợ lý trường quay. Trong chương trình
có khán giả hay nhân vật, các trợ lý cũng
chịu trách nhiệm liên hệ, phụ trách khán
giả tiềm năng. Ngoài ra còn một số công
việc khác như: chuẩn bị đạo cụ, biên
tập SMS… Công việc không quá phức
tạp nhưng do nhiều chi tiết nên đòi hỏi
sự nghiêm túc, cẩn trọng cao độ và một
tư duy quản lí công việc tốt. Đây cũng
là công việc được tham gia sâu sát nhất
vào quá trình tạo nên một chương trình
truyền hình, tích lũy những kinh nghiệm
hữu ích cho mọi công việc về sau và bên
cạnh đó, đây cũng là một cơ hội để bạn
mở rộng mối quan hệ cho bản thân.
Bạn H (trường B) đến với công việc CTV
sau khi tham gia chương trình do Đài
Truyền hình Việt Nam tổ chức. Trong
chương trình có sự góp mặt của Nguyên
đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết.
Sau này khi gặp lại bác Thuyết với vai
trò một CTV trong một lần cùng chị biên
tập đi phỏng vấn, bác Thuyết vẫn nhớ
tới H và những lời khen của bác đã động
viên bạn rất nhiều. Nhiều người nhìn vào
thì đây chỉ là chân chạy việc nhưng thực
sự, vai trò của nó là rất lớn khi tạo nên
một chương trình truyền hình, thêm vào
đó, bạn cũng sẽ tự trang bị cho mình sự
chuyên nghiệp, hiệu quả cùng tinh thần
trách nhiệm cao khi thử sức với công-
việc-khó-gọi-tên này.
Một nghề để yêu
Không nhiều những công việc có môi
trường rộng lớn để thử nghiệm mình như
công việc của một CTV truyền hình, và
mọi vị trí đều đem đến cho bạn những trải
nghiệm không thể tìm thấy trong trường
học. Đây là công việc đã làm là yêu, đã
yêu là gắn bó. Chị Thúy Anh (K41-TATM,
hiện là Biên tập viên tại Trung tâm truyền
hình thông tấn, Thông tấn xã Việt Nam)
chia sẻ “Truyền hình là một môi trường
làm việc năng động. Người làm truyền
hình luôn được tiếp xúc những cái mới,
thông tin nóng hồi. Công việc truyền hình
(báo hình), đặc biệt là thời sự đòi hỏi làm
việc không phân biệt thời gian ngày đêm,
ngày nghỉ hay lễ tết. Luôn phải sẵn sàng
đưa tin bất cứ khi nào có thông tin, sự
kiện nóng xảy ra. PV/BTV truyền hình
luôn phải vận động để tìm ra nhiều đề tài,
chủ đề để khai thác, đồng thời nhìn nhận
vấn đề dưới những góc nhìn khác nhau,
và tiếp cận 1 cách phong phú, sáng tạo.
Đó là lý do vì sao chị yêu thích công việc
truyền hình.”
Phát thanh viên Biên dịch viên Trợ lý chương trình
S Ứ C T R Ẻ
TA=TRYTOAPPLY
Cần phải khẳng định ngay, để có được
một công việc như TA ở trung tâm tiếng
Anh đòi hỏi bạn phải dụng công săn lùng
các nguồn thông tin tuyển dụng. Thêm
vào đó, làm thế nào để được chọn cũng
là điều khiến nhiều bạn trẻ đau đầu, bởi
có quá nhiều ý tưởng “đụng hàng” khi
lựa chọn parttime này. Trần An Huy (19
tuổi) – TA tại ILAvietnam chia sẻ: “Sau
khi nhận được giấy báo đỗ Đại học thì
mình bắt đầu tìm kiếm việc làm thêm trên
mạng. Mình chủ yếu tìm những công việc
liên quan đến Tiếng anh và tình cờ đọc
được thông tin tuyển dụng của trung tâm.
Sau khi hoàn thành hồ sơ, mình quyết
định gửi online vì thấy thời gian đăng tin
từ năm 2009 nên cho rằng cơ hội khá là
mong manh. Thật bất ngờ, tầm 2 tuần
sau có người gọi điện cho mình để kiểm
tra trình độ với 2 vòng thi, một vòng thi
ngữ pháp tiếng anh và một vòng phỏng
vấn trực tiếp thực hiện bởi chính giám
đốc học thuật của trung tâm. Cuối cùng,
mình đã may mắn lọt vào top 5 người có
điếm số cao nhất để đào tạo làm việc, và
tính đến thời điểm này thì đã tròn 1 năm
rồi”.
TA=TEACH&ACCESS
Điều gì chờ đợi bạn khi đã chính thức trở
thành một TA? Bên cạnh công việc chính
là hỗ trợ giáo viên người nước ngoài
trong việc giảng dạy trên lớp, ví dụ như
giải thích lại cho học sinh một cấu trúc
tiếng anh phức tạp bằng tiếng việt mà họ
chưa hiểu rõ lắm, giúp đỡ giáo viên trong
việc tổ chức các trò chơi trong lớp, TA
còn là người điểm danh học sinh, giao và
chấm bài tập về nhà trong sách bài tập.
Cuối mỗi buổi học, TA sẽ phải tổng hợp
các kiến thức chung và soạn thảo một
giấy ghi nhớ cho học sinh để học sinh có
thể nắm vững kiến thức vừa học. Thêm
nữa, nhiệm vụ của TA còn bao gồm việc
lấy nhận xét về tình hình học tập của mỗi
học sinh từ phía giáo viên rồi gọi điện liên
lạc với phụ huynh để thông báo. Quả là
một cầu nối đa-zi-năng giữa giáo viên –
học sinh – gia đình, phải không nào?
TA=TACKLE&ACHIEVE
Về chuyện được và mất trong công việc,
An Huy hào hứng chia sẻ: “Do tính chất
công việc nên mình phải nói tiếng anh
rất nhiều, chính vì thế mà khả năng giao
tiếp của mình đã thực sự tiến bộ. Ngoài
ra mình cũng thu nhận được rất nhiều
điều từ chính những bài đọc mà mình
dạy cho học sinh và đó cũng là cơ hội tốt
để ôn tập lại những kiến thức ngữ pháp,
cách viết luận …. Bên cạnh tiền lương,
mạng lưới quan hệ của mình cũng tăng
lên đáng kể với sự xuất hiện của những
người bạn mới, những cơ hội giao lưu
học hỏi, những dịp “xả hơi” như bữa tiệc
giáng sinh cho toàn bộ giáo viên và trợ
giảng, chuyến đi nghỉ mát ở biển vào mùa
hè cùng công ty … Tất nhiên, không thể
tránh khỏi những mặt trái như sự vất vả
khi phải cân bằng thời gian giữa việc đi
làm và đi học, có những hôm vừa đi học
xong mình phải cố gắng chạy thật nhanh
về chỗ làm để kịp giờ đứng lớp. Nhiều
lúc phải đứng lớp vào cuối tuần, thời gian
dành cho gia đình, bạn bè hay thói quen
cá nhân cũng vì thế giảm hẳn. Nhưng tất
cả những điều tuyệt vời mà công việc này
mang lại đáng để cho mình đánh đổi lắm
chứ”.
TA=TASKOFFIRSTAID???
Công việc nào cũng vậy, không thể thiếu
đi những phút giây làm nên dư vị đặc
biệt, khiến ta gắn bó hơn với công việc
của mình. “Kỉ niệm đáng nhớ nhất của
mình rơi đúng vào tuần đầu tiên mình
đi làm, một học sinh do chạy quá nhanh
trong giờ nghỉ giải lao nên bị ngã giập
môi, chảy rất nhiều máu, phải vào viện
để khâu. Mặc dù nhìn chảy máu nhiều rất
sợ nhưng mình vẫn cố sơ cứu và vệ sinh
cho em học sinh đó. May mắn là bây giờ
thì mình cũng đã quen với những trường
hợp như vậy và việc sơ cứu cho các học
sinh bị ngã hay đau đã thành thạo hơn,
không còn lúng túng nữa.”
Chân thành cảm ơn bạn Trần An Huy ( 19
tuổi – Trợ giảng Trung Tâm ILA) đã giúp
đỡ chúng tôi thực hiện bài viết này.
HƯƠNG MAN
Từng có một thời, trợ giảng
( Teaching Assistant – TA) được
coi là parttime “cao cấp” chỉ dành
riêng cho sinh viên giỏi. Và cũng
từngcómộtthời,nhiềubạntrẻcoi
TA ngoại ngữ là cơ hội lớn để thử
thách khả năng của mình. Những
quan niệm ấy liệu bây giờ có còn
đúng đắn? Cùng ST lắng nghe trải
nghiệm thực tế của một TA tại
ILAVietNam để zoom cận cảnh
từng góc cạnh của công việc này.
THEO BẠN TA = ?
TrầnAnHuy
19tuổiTrợgiảngTrungTâmILA
14 Tôi đi làm
S Ứ C T R Ẻ
Dạo gần đây, cả cộng
đồngxônxaovềmộtbộ
phim của đạo diễn Vũ
Ngọc Đãng. Đây không
phải là lần đầu tiên bộ
phim của anh được
chú ý nhưng lần này là
một sự quan tâm đặc
biệt của khán giả, vì nó
đề cập thẳng thắn đến
một vấn đề nhạy cảm
của xã hội : Tình dục
đồng tính – hay còn gọi
là Homosexual.
Từphimđếnđờithực
Hẳn tất cả những ai theo dõi tin tức hàng
ngày đều không quên được một đám cưới
khiến dư luận, các bậc phụ huynh, giới
chuyên môn... không khỏi “sốc” một thời
gian dài - đám cưới đồng tính đầu tiên ở
Việt Nam, của hai cô gái thuộc thế hệ 9X.
Hai con người trẻ tuổi này dù còn trên ghế
nhà trường và đang sống cùng cha mẹ
nhưng họ đã dám đưa ra một quyết định
lớn cho cuộc đời mình, bởi họ tin rằng đó
là kết quả của một tình yêu đẹp. Họ tìm
đến nhau vì muốn được thể hiện sự quan
tâm, san sẻ yêu thương, muốn tìm được
ai đó hiểu mình – dù người đó là cùng giới.
Qua đám cưới, họ hi vọng dư luận xã hội,
tất cả mọi người, quý phụ huynh và những
bạn trẻ hãy có cái nhìn thoáng hơn, thiện
cảm hơn đối với những người thuộc thế
giới thứ ba, chấp nhận những tình yêu
như họ, đồng thời muốn những người
trong giới homosexual sẽ tự tin hơn,
không bị mặc cảm. Việc họ làm đã đi tiên
phong cho thế giới thứ ba về việc quyết
định hạnh phúc của chính mình.
Cầnphânbiệtrõràng
Có một sự thật là hầu như tất cả mọi
người đều có sự nhầm lẫn trong việc phân
biệt kiểu giới tính này. Tất cả mọi người
đều nghĩ rằng : “tất cả người đồng tính” là
như nhau. Nhưng thực sự không phải vậy.
Homosexual: Là những người có xu
hướng tiến hành hành vi tình dục với
người đồng giới mặc dù họ không nghĩ
rằng họ mang giới tính ngược của phái
khác. Những người GAY luôn nhận mình
là Nam và có biểu hiện bên ngoài khá
Nam tính, và LESS thì nhận mình là Nữ và
biểu hiện bên ngoài vẫn là nữ. Chỉ có điều
họ thích sinh hoạt tình dục với người đồng
giới. Những người này có thể là bẩm sinh,
có thể do ảnh hưởng môi trường sống
nhưng họ không bao giờ có ý định thay
đổi cơ thể mình thành người khác giới.
Hermaphrodite: Những người khi sinh
ra là Nam nhưng luôn có suy nghĩ rằng
mình là Nữ hoặc ngược lại. Đôi khi cơ thể
họ có những khiếm khuyết. Họ luôn có
nguyện vọng được thay đổi giới tính trở
về giới tính thật của mình. Số này gần như
100% là bẩm sinh. Những anh chàng uốn
éo, thích phấn son lòe loẹt hay những cô
nàng thích cắt tóc ngắn ăn mặc giống giai
thuộc loại này.
Đồng tính cần được xã hội
thừanhận
Theo kết quả nghiên cứu thì nhóm người
đồng tính chiếm khoảng từ 3 – 5 % dân số.
Một con số không nhỏ trong xã hội. Họ vẫn
là con người, vẫn có cảm xúc, vẫn biết yêu.
Họ vẫn đáng được nhận những quyền lợi
đầy đủ của một con người như được tự
do sinh sống, được kết hôn, được mưu
cầu hạnh phúc….Nhưng thực tế rằng,
hiện nay, xã hội vẫn có sự kỳ thị và phân
biệt đối xử với người đồng tính. Những
người đồng tính bị bạn bè bỏ rơi, bị cha
mẹ chửi mắng, đánh đập…khi biết họ là
người đồng tính. Vì thế mà rất nhiều người
đã phải che dấu sự thật trong những lớp
vỏ của người bình thường, nhưng mãi mãi
không bao giờ cảm nhận được hạnh phúc
thật sự. Có người vẫn có vợ, có chồng,
có con cái nhưng bản chất của con người
họ thì không ai biết. Đó là những đau đớn
kinh khủng nhất về tinh thần.
Hãy chọn quyền sống theo
cáchcủamình.
Tổng thống Mỹ Obama đã từng phát biểu :
“Tôi không tưởng tượng nổi mình sẽ thế
nào nếu bị chỉ đích danh là Gay. Nhưng tôi
hiểu rõ cái cảm giác lớn lên và thấy mình
lạc lõng khi bị bạn bè trêu tức hoặc bắt nạt
vì mình khác biệt hoặc không phù hợp với
một ai đó. Nhưng các bạn không cô đơn.
Các bạn chẳng làm gì sai trái hoặc làm gì
đáng để bị bắt nạt. Cả thế giới đứng sau
các bạn, vỗ về và tôn trọng con người của
bạn.” Đúng vậy, “Không ai được quyền
chọn lựa giới tính của mình khi sinh ra,
nhưng mình có quyền lựa chọn cách sống
với giới tính mà mình đang có”. Hãy sống
đúng với chính con người mình các bạn
Homosexual nhé.
THANH HÀ
Ừ ĐẤY!
THÌ SAO?
H m sexual
15Góc tranh luận
S Ứ C T R Ẻ
16
Nhậndạng
“Marketing dựa trên sự sợ hãi” được hiểu
đơn giản là thay vì tiếp cận khách hàng
bằng cách ca ngợi sản phẩm của mình,
doanh nghiệp (DN) lại tạo tâm lý lo lắng
cho khách hàng khi không sử dụng sản
phẩm của họ. Chiêu marketing này được
thể hiện dưới nhiều hình thức nhưng chủ
yếu đánh vào tâm lí lo sợ về các vấn đề
sức khỏe như chất độc hại, sự nhiễm
khuẩn, sự lão hóa…Ví dụ, một hôm bạn
xem Tivi có phát đoạn quảng cáo, có một
người mặc áo blu trắng (được coi là nha
sĩ) đang khám miệng cho một cô gái,
hình ảnh hiện ra rất nhiều vi khuẩn. Tự
nhiên, bạn đâm ra lo lắng liệu trong miệng
mình có nhiều vi khuẩn như thế không, và
trong lúc bạn đang lo lắng thì một thông
điệp quảng cáo hiện lên: “dùng Kem
đánh răng X sẽ lọai bỏ a% vi khuẩn trong
miệng bạn”. Hay một sản phẩm có thông
điệp “sản phẩm không chứa chất X”, mặc
dù trước đó có thể bạn không hề biết
X là chất gì, nhưng sau khi nghe thông
điệp đó, bạn sẽ coi X là chất không tốt
và biết đâu những sản phẩm mình đang
dùng có chứa chất này. Ngoài sức khỏe,
một số DN còn “dọa” về tài chính như:
“Một hộp cam ép tương đương với 2,6
kg cam tươi”, với tính tóan giá 2,6kg cam
tươi trên thị trường cao gấp 3 giá một hộp
cam ép, một số người có thể sẽ thay đổi
thói quen tiêu dùng của mình
Hiệuquả
“Marketing dựa trên sự sợ hãi” mang
đến sự thành công cho nhiều DN. Một
DN khi mới tham gia vào thị trường chế
biến thực phẩm ở Việt Nam, các sản
phẩm của họ khá mờ nhạt. Sau sự cố
về một sản phẩm nước tương của Việt
Nam (của chính DN này) ở Châu Âu bị
cáo buộc có chất 3-MCPD (một loại chất
gây ung thư), người tiêu dùng Việt Nam
hoang mang về chất lương nước tương
nói chung, hàng loạt cơ sở sản xuất nước
MARKETING
DỰA TRÊN SỰ SỢ HÃI
Kinh tế
S Ứ C T R Ẻ
17tương trong nước phải đóng cửa. Trong
khi vẫn chưa có kết luận rõ ràng về cáo
buộc này thì DN đã cho ra đời sản phẩm
nước tương thứ hai của mình với cam kết
“không có chất 3-MCPD”, trong một thời
gian ngắn, nước tương này đã chiếm lĩnh
thị trường nước tương Việt Nam và giúp
doanh thu của DN tăng gấp 3 lần năm
trước đó. Thừa thắng xông lên, DN tiếp
tục có những sản phẩm như “nước mắm
không cặn”, “mì không nóng”, “mì không
dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần”…
Chưa có những kết luận rõ ràng về chất
lượng thực sự của sản phẩm nhưng với
mỗi dòng sản phẩm DN đã giành được
lượng thị phần mà rất nhiều đối thủ trong
và ngoài nước mơ ước (60% thị trường
nước mắm, thị phần mì gói đứng thứ 2)
Phảnứngcủangườixem
Hình thức quảng cáo có vẻ “hăm dọa”
này thường gây ấn tượng với người
tiêu dùng, nhưng, cũng đôi khi, nó khiến
người tiêu dùng “sợ thật”. Có rất nhiều
ông bố bà mẹ kể rằng, từ khi con của họ
xem quảng cáo một lọai nước tẩy rửa
bồn cầu có hình ảnh trong WC có rất
nhiều vi khuẩn khổng lồ như quái vật, con
họ đã không dám đi vào WC một mình
nữa. Một số bà nội trợ sau khi xem quảng
cáo về lọai nước chấm chanh tỏi ớt đóng
chai sẵn, có hình ảnh thớt cắt tỏi có rất
nhiều vi khuẩn, lại đâm ra hoảng. Những
ví dụ trên chỉ mới liên quan đến hình thức
của quảng cáo, còn nội dung thông điệp
quảng cáo, người tiêu dùng cũng chỉ
“nghe sao biết vậy”. Ví dụ, quảng cáo về
một lọai mì “không nóng” do “sợi mì được
làm từ khoai tây”, nhưng người dùng
làm sao có thể xác minh được mì đó có
đỡ nóng hơn các lọai mì khác, và cũng
chẳng mấy ai đi kiểm tra xem trong thành
phần mì khoai tây chiếm bao nhiêu phần
trăm. Chiêu quảng cáo này cũng đôi khi
là cách mà các DN đưa ra để cạnh tranh
các đối thủ cạnh tranh, bởi vậy mới có
chuyện gần đây hai DN sản xuất mì gói
chiếm thị phần thứ nhất thứ nhì Việt Nam
kiện cáo vì nội dung quảng cáo. Giám đốc
truyền thông của Le Bros Nguyễn Đình
Thành cho rằng, về bản chất, người làm
quảng cáo đã làm đúng công thức mà họ
được đào tạo để thu hút người tiêu dùng,
tuy nhiên, cái gốc của mọi quảng cáo
vẫn phải là chữ “Tâm”. Tức là các công
ty cần xem xét việc làm của mình có tổn
hại đến ai không. Về tình, nếu được việc
của mình mà tổn hại đến người khác thì
không được làm. Về lý, chắc chắn pháp
luật cũng không cho phép những quảng
cáo dựa trên điều không có thật để thu
hút, tăng doanh số. Đó là một phương
pháp cạnh tranh không lành mạnh.
Gậyôngđậplưngông
Dù mang đến cho các DN nhiều thành
công thể hiện qua những con số về
doanh thu, lợi nhuận thị phần, nhưng
chiêu marketing này không phải lúc nào
cũng tỏ ra hiệu quả. Trong khi, hạt nêm
của các nhãn hiệu khác chọn thông điệp
“hạt nêm từ thịt”, “đậm đà vị thịt”, “ngon
từ thịt, ngọt từ xương”, hạt nêm của một
DN lại chơi trội với khẩu hiệu “hạt nêm
không bột ngọt”. Chính thông điệp này đã
cho người tiêu dùng biết trong hạt nêm
thường có bột ngọt và bột ngọt là chất
không tốt. Trên bao bì sản phẩm in khẩu
hiệu trên không dưới 4 lần và có thêm
dòng chữ “đạt an toàn vệ sinh thực phẩm
của Bộ Y tế”. Tuy nhiên, khi kiểm tra
thành phần của hạt nêm người ta thấy có
chất điều vị 527 và 631 (được coi là chất
siêu bột ngọt). Câu chuyện này đã khiến
hạt nêm này không giành được thiện cảm
của người tiêu dùng và đây chính là bài
học “gậy ông đập lưng ông” cho chiêu
Marketing quá đà này. Ngoài ra, các đối
thủ cạnh tranh luôn sẵn sàng phản ứng
lại nếu DN đưa ra những nội dung quảng
cáo mang tính “dìm” sản phẩm các DN
khác. Chính những sự cố này sẽ làm mất
hình ảnh mà DN đã bỏ rất nhiều công sức
xây dựng.
Kết
Lợi dụng nỗi sợ hãi của người tiêu dùng
để quảng cáo cũng là một cách tạo cảm
xúc và hợp pháp. Tuy nhiên, dù sử dụng
hình thức hay chiêu bài quảng cáo nào,
Doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến
chất lượng sản phẩm để tương xứng với
thông điệp quảng cáo mà mình đưa ra và
đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên
thị trường. Những điều này mới tạo vị thế
bền vững cho DN trong lòng người tiêu
dùng.
DƯƠNG THỊ THU HÀ
A7-QTKD-K47
S Ứ C T R Ẻ
Từ người lãnh đạo “gàn
dở”- “Đừng nghiên cứu
thị trường”
Sự gàn dở của Akio Morita không chỉ
thzể hiện ở việc ông từ chối khối tài sản
kếch xù của gia đình để lăn lộn từ hai
bàn tay trắng, vị chủ tịch đầu tiên của
Sony còn khiến nhiều nhà quản trị thời
đó sững sờ vì những quyết định khác
người và đôi khi là đi ngược lại với
những quy luật kinh tế.
Năm 1979, Morita quyết định cho ra
đời một thiết bị nghe nhạc di động đi
kèm chiếc tai nghe, với mục đích tạo ra
nền văn hóa của những người đeo tai
nghe trên toàn thế giới. Vào thời điểm
đó, khi mà việc làm hỏng bộ phận thính
giác là điều cấm kị ở Nhật, nhiều người
đã không tin tưởng vào sự phát triển
của loại sản phẩm này. Bỏ qua tất cả
những lời khuyên của bộ phận tiếp thị
và cả những chuyên gia phân tích thị
trường, Morita đáp lại một cách đơn
giản : “Hãy cẩn thận khi xem cách mọi
người đang sống, cảm nhận bằng trực
giác với những điều họ muốn và điều có
thể gắn kèm với họ. Đừng nghiên cứu
thị trường”.
Thế rồi, chiếc Walkman vừa tung ra
thị trường đã ngay lập tức trở nên phổ
biến, đúng như Morita đã dự đoán. Nó
có mặt ở các cửa hàng vào năm 1979
mà không mất một ngày nghiên cứu thị
trường nào. Kể từ đó, công ty tiếp tục đi
theo linh cảm của họ trong việc tạo ra
các sản phẩm tiến bộ như đĩa compact
và playstation hiện nay. Tuy nhiên,
không phải là Morita chưa từng phạm
sai lầm, nồi cơm điện của Sony gần như
không hề được biết tới, và chiếc máy
ghi âm bằng băng nặng hơn nửa kg rõ
ràng không thể trở thành sự lựa chọn
của những người dân Nhật ưa thích sự
nhỏ gọn.
Tiếp thị khéo léo
“Quảng cáo và tiếp thị tự nó sẽ không
duy trì một sản phẩm tồi hoặc một sản
phẩm không hợp thời”. Tuy nhiên, điều
đó không ngăn nổi Morita trong việc tạo
ra những chiến dịch tiếp thị thành công,
giúp Sony từ một cửa hàng địa phương
của Nhật Bản thành một tập đoàn khổng
lồ toàn cầu.
Sau 7 năm thành lập, Morita đã muốn
đưa Sony trở thành một công ty hàng
đầu toàn cầu, Một trong những bước
đầu tiên để hướng tới mục tiêu mới này
là thay đổi tên của công ty. Trực giác
mách bảo rằng, cái tên Công ty Kỹ thuật
viễn thông Tokyo không có được sự lôi
cuốn như ông muốn, và sẽ không thâm
nhập được vào thị trường Mỹ. Thay vào
đó, Morita muốn một cái tên mà có thể
được thừa nhận và dễ nhớ trong mọi
ngôn ngữ. Ông bắt đầu tra từ điển, và
quyết định cái tên mới sẽ là sự kết hợp
của Sonus- có nghĩa là “âm thanh” trong
và câu chuyện
“Made in Japan”
Bài học kinh tế từ quá trình phát triển của Sony một tập
đoàn điện tử hàng đầu Nhật Bản, về những con người đã
góp phần tạo nên sức nặng của dòng chữ “Made in Japan”.
18 Kinh tế
S Ứ C T R Ẻ
tiếng Lantin, và sonny- tên gọi thân mật
mà người Mỹ thường dành cho trẻ con.
Ông hy vọng cái tên “Sony” sẽ tạo nên
hình ảnh “một công ty trẻ trung, với
nhiều năng lượng và tương lai tươi
sáng”.
Năm 1952, Morita mở cửa hàng đầu
tiên của Sony ở New York và chỉ trưng
bày một vài sản phẩm. Tuy nhiên, ông
muốn có một cổng vào lớn. Nhưng tiếp
thị như thế nào trong một rừng biển
quảng cáo tại thành phố sầm uất này?
Nghĩ kỹ, ông quyết định đặt một lá cờ
của Nhật rất lớn trước cổng. Khi đó,
Thế chiến II mới kết thúc, và lá cờ Nhật
Bản trên đất Mỹ đã buộc dư luận phải
tò mò.
Các nhà báo và hàng trăm khách hàng
đã đến để xem câu chuyện đằng sau lá
cờ. Ông còn trang bị những chiếc áo sơ
mi trắng cho tất cả nhân viên bán hàng,
đồng thời đeo thêm chiếc Walkman.
Morita muốn chứng tỏ thiết bị có thể
dễ dàng được mang theo người. Ngay
lập tức, sản phẩm mới của Sony, cùng
với những chiếc Walkman ban đầu, đã
không nằm im trên giá nữa.
Tuy nhiên, việc các chi nhánh của Sony
đổi tên sản phẩm để phù hợp với nước
sở tại lại khiến Morita không hài lòng.
Ông yêu cầu Walkman trở thành cái tên
toàn cầu của sản phấm. Ngày nay, sự
hiện diện của Walkman trong hầu hết
các cuốn từ điển là bằng chứng cho
thành công trong việc tiếp thị đó. .
Tạo sức nặng cho dòng
chữ“Made in Japan”:
Akio Morita kể rằng, khi uống cà phê
tại một nhà hàng ở Đức, ông muốn gọi
người bồi bàn: “Cho tôi một ly Sony” với
hy vọng được nghe trả lời rằng: “Xin lỗi
ông, Sony là một công ty điện tử của
Nhật”. Ao ước làm cho các sản phẩm
“sản xuất tại Nhật Bản” nổi tiếng trên
toàn thế giới của ông đã trở thành hiện
thực.
Morita đã muốn thay đổi vị thế của
những sản phẩm sản xuất tại Nhật
trên toàn thế giới, sẽ không còn là
những sản phẩm giá rẻ và chất lượng
thấp nữa. Đó là câu chuyện về những
nhà lãnh đạo cấp cao của Sony đã bỏ
ra nhiều ngày vượt đại dương để giới
thiệu chiếc đài bán dẫn đầu tiên sản
xuất tại Nhật, cũng là sản phẩm đầu tiên
được bày bán trong một cửa hàng bán
đồ điện tử cao cấp của Mỹ.
Trong cuốn hồi ký : “Made in Japan” của
mình, Morita đã nhấn mạnh kỹ năng và
hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn
lực một cách kinh tế. Sẽ thât tuyệt khi
biết làm thế nào mà Nhật Bản đã thành
công như vậy cho dù đây là một quốc
gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên.
Có thể đó là lí do cho việc đầu tư vào
các thiết bị nhỏ nhưng có giá trị. Đồng
thời, ông cũng chỉ ra rằng, trước khi trở
thành một người nói hay, một nhà lãnh
đạo phải là một người nghe giỏi. Morita
từng nói về sản phẩm thành công nhất
Walkman rằng: “Tôi không nghĩ bất kỳ
phần nghiên cứu thị trường nào có thể
nói với chúng tôi rằng sản phẩm của
chúng tôi sẽ thành công”. Ông là người
tin rằng, nếu sản phẩm tốt và đảm bảo
chất lượng, nó sẽ “đất” để “dụng võ”.
Ít ai biết được, đằng sau giá trị của dòng
chữ “Made in Japan” ngày nay là sự cố
gắng nỗ lực và cống hiến của những
con người Nhật Bản kiên cường và kỷ
luật. Câu chuyện về Sony chính là minh
chứng rõ ràng nhất cho những bước
tiến lớn đáng kinh ngạc của đất nước
mặt trời mọc.
MAI HỒNG
AKIO MORITA
19
S Ứ C T R Ẻ
PHAN THANH THỦY
Gặp cô sinh viên năm cuối đại học Ngoại
thương trong một ngày làm việc và học
tập bình thường, tôi được nghe chị kể về
những điều mà mình đã làm được
trong suốt những năm tháng sinh
viên đã qua với một niềm tự hào.
Trong con mắt của tôi, Phan Thanh
Thủy (CTTT – KTQT – K47) không
quá xuất sắc, nhưng chị là điển
hình cho một FTUer năng động,
tự tin mà bất cứ sinh viên nào
cũng mong vươn tới.
PhanThanhThủy
Học bổng Nữ sinh tài năng khối
các trường Phổ thông ở Hà Nội
Từng là Phó chủ tịch CLB tình
nguyện Lead Young Dreams
Đạt điểm IELTS 7.5
Từng làm MC cho CLB tiếng Anh
RECcủatrungtâmtiếngAnhRES.
Và tham gia rất nhiều hoạt động
khác.
Profile:
20
FTUER
CHÍNH HIỆU
Gương mặt trang bìa
S Ứ C T R Ẻ
FUMA
TiếngAnhcựcổn
Giống như nhiều FTUer khác, Thanh
Thủy có khả năng “bắn” tiếng anh
cực chuẩn. Số điểm đáng mơ ước
7.5 IELTS là một minh chứng rõ ràng
nhất cho nhận định này. Tiếng Anh
giỏi cộng với sự tự tin và linh hoạt
trong kỹ năng speaking đã giúp chị
có một thời gian làm MC cho REC
(CLB Tiếng Anh ở trung tâm nơi chị
theo học). Công việc đều đặn hàng
tuần của chị là làm MC cho những
buổi discuss về một chủ đề nào đó
của CLB, đưa ra các câu hỏi, dẫn dắt
các trò chơi, khuyến khích học viên
nói tiếng Anh. Hiện tại chị đang dạy
tiếng anh ở chính trung tâm đó.
Vẫn biết ở FTU nhiều người siêu
tiếng Anh, nhưng tôi vẫn không khỏi
ngạc nhiên khi chị tiết lộ mình vốn
xuất phát là dân Toán, đã từng đi thi
Toán ở cấp quận lẫn thành phố và
không ít lần giật giải. Chị tâm sự:
“Trước đây năm 1, năm 2 mình cũng
từng rất mất tự tin khi nói tiếng Anh,
thậm chí học với thầy cô nước ngoài
trên lớp chẳng bao giờ dám mở
miệng ra hỏi.” Đây chắc chắn cũng
là rắc rối chung của nhiều bạn sinh
viên đầu vào khối A ở Ngoại thương.
Lấy phương pháp “practice makes
perfect” làm kim chỉ nam, giải pháp
đầu tiên mà Phan Thanh Thủy đưa
ra cho mình là luyện nói tiếng Anh
ở nhà, tự nói rồi tự chỉnh sửa. Sau
đó, Thủy tham gia rất nhiều CLB tình
nguyện như Hanoikids, Lead Young
Dreams Club (LYD). Những buổi dẫn
tour tình nguyên, gặp gỡ tiếp xúc với
nhiều bạn nước ngoài, đã giúp cho
Thủy tự tin lên rất nhiều. Chị rút ra
kinh nghiệm: “Ban đầu nếu có thể
chọn được người nào hiểu mình để
thực hành tiếng Anh là tốt nhất. Nếu
sai họ sẽ bảo cho, còn nói đúng thì
họ trả lời, điều đó sẽ làm mình tự
tin hơn.” Những chia sẻ của Thủy hi
vọng sẽ là gợi ý cho nhiều bạn k50
đang muốn trau dồi khả năng tiếng
Anh của mình.
Hoạt động: không thể
khôngthamgia
Phan Thanh Thủy có khoảng thời
gian một năm nắm giữ cương vị
Phó Chủ tịch LYD, thuộc tổ chức Phi
chính phủ VFCD. Công việc chính
của chị và các bạn tình nguyện viên
là đến giao lưu và giúp đỡ các em
có hoàn cảnh khó khăn ở trường nội
trú Nguyễn Viết Xuân. Với vai trò là
PCT, Thủy rất bận rộn với việc cùng
Ban lãnh đạo lên kế hoạch tuyển
thành viên, tổ chức các sự kiện, dạy
học, điều tra về tình hình cũng như
nhu cầu học tập của các em, phân
công các bạn tình nguyện viên hỗ trợ
các em sao cho phù hơp nhất. Danh
sách những CLB mà Thủy đã từng
tham gia còn có Hanoikids, trong đó
mỗi tuần chị đều tham gia dẫn tour
cho khách nước ngoài ít nhất một
lần, rồi sau đó là REC.
Tham gia nhiều là thế nhưng ở
trường, Thủy vẫn là một sinh viên có
điểm tích lũy xuất sắc. Với chị, hoạt
động là một phần không thể thiếu,
nhưng rất cần thiết phải đảm bảo
được việc học ở trường. Chị có một
vài quy tắc cho riêng mình trong việc
quản lý thời gian. Hàng ngày, Thủy
đều lên kế hoạch cho những việc
phải làm. Thậm chí nhiều khi công
việc bận rộn, chị phải lên timeline
cho cả một tuần, và Thủy thấy rõ sự
hiệu quả của việc lên kế hoạch trước
này. Chị luôn biết cách tận dụng thời
gian một cách tối đa để không bị lãng
phí. Một kinh nghiệm nữa, đó là phải
luôn xác định vị trí ưu tiên cho từng
công việc, cái gì quan trọng hơn
trong từng thời điểm. Để những lúc
“trót” tham gia nhiều thứ cùng lúc,
chính sự ưu tiên này giúp Thủy biết
phải bỏ cái gì và tiếp tục cái gì để
không bị quá muộn và thất bại trong
mọi thứ. Đây có lẽ lại là một kinh
nghiệm nữa cho những FTUer nào
quá năng động và chưa biết cách
sắp xếp thời gian sao cho hiệu quả
nhất.
Quákhứvàtươnglai
Cũng giống như nhiều FTUer khác,
Thủy cũng có ước mơ được một lần
đặt chân ra nước ngoài, đến những
vùng đất xa xôi hơn để mở rộng tầm
mắt và trau dồi kiến thức. Sự tự lập
trong suy nghĩ đã đưa chị đi đến
quyết định là sẽ đi làm một, hai năm,
kiếm một học bổng thạc sĩ, tự mình
đi học chứ không muốn dựa dẫm vào
gia đình.
Quãng thời gian hơn 3 năm học
ở Ngoại thương đã mang đến cho
Thủy nhiều điều rất đáng tự hào.
3 năm học ấy còn làm chị tỏa ra
khí chất của một FTUer toàn diện,
năng động, tự tin, khả năng ngoại
ngữ cực ổn và mang trong mình rất
nhiều hoài bão và mơ ước. Giờ đây,
khi đã là những đàn anh, đàn chị
lớn, và có lẽ cũng không còn nhiều
thời gian ở mái trường này, chị mới
thấy thật đáng trân trọng những
giây phút ở bên bạn bè, thầy cô,
những giây phút đúng nghĩa là sinh
viên. Chị có đôi lời nhắn nhủ với
các bạn K49, K50: các bạn thường
hay lãng phí thời gian vì những cảm
giác chán nản và thiếu động lực.
Hãy giữ niềm tin rằng, cuộc sống
là đôi khi bạn phải làm những việc
mình không thích, rồi mới được
làm những điều mình thích. Hãy
cố gắng làm tất cả những điều bạn
muốn, nhưng cũng cần phải suy xét
kỹ càng và biết dừng lại đúng lúc,
để không bao giờ phải hối hận về
lựa chọn của mình.
21
Chị Thủy và các bạn trong buổi sinh nhật LYD
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Gioithieu the light mn 2015
Gioithieu the light   mn 2015Gioithieu the light   mn 2015
Gioithieu the light mn 2015Banmaischool
 
Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3Sâu Bự
 
Vue Point Term 3 2014-2015
Vue Point Term 3 2014-2015Vue Point Term 3 2014-2015
Vue Point Term 3 2014-2015BVIS Ha Noi
 
Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2Sâu Bự
 
Tập san Hanutimes - số 1
Tập san Hanutimes - số 1Tập san Hanutimes - số 1
Tập san Hanutimes - số 1Sâu Bự
 
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcaoẤm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcaoTuấn Thanh
 
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBanmaischool
 
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢMNội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢMBanmaischool
 
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNGBMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNGBanmaischool
 

Was ist angesagt? (20)

[YMC] Nội san Sức trẻ số 36
[YMC] Nội san Sức trẻ số 36[YMC] Nội san Sức trẻ số 36
[YMC] Nội san Sức trẻ số 36
 
Nội san Sức trẻ số 41
Nội san Sức trẻ số 41Nội san Sức trẻ số 41
Nội san Sức trẻ số 41
 
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
 
Nội san Sức trẻ số 44
Nội san Sức trẻ số 44Nội san Sức trẻ số 44
Nội san Sức trẻ số 44
 
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 33
[YMC] Nội san Sức trẻ số 33[YMC] Nội san Sức trẻ số 33
[YMC] Nội san Sức trẻ số 33
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 38
[YMC] Nội san Sức trẻ số 38[YMC] Nội san Sức trẻ số 38
[YMC] Nội san Sức trẻ số 38
 
Nội san Sức trẻ số 46
Nội san Sức trẻ số 46Nội san Sức trẻ số 46
Nội san Sức trẻ số 46
 
Nội san Sức trẻ số 47
Nội san Sức trẻ số 47Nội san Sức trẻ số 47
Nội san Sức trẻ số 47
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
 
So 8
So 8So 8
So 8
 
Gioithieu the light mn 2015
Gioithieu the light   mn 2015Gioithieu the light   mn 2015
Gioithieu the light mn 2015
 
Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3
 
Vue Point Term 3 2014-2015
Vue Point Term 3 2014-2015Vue Point Term 3 2014-2015
Vue Point Term 3 2014-2015
 
Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2
 
Tập san Hanutimes - số 1
Tập san Hanutimes - số 1Tập san Hanutimes - số 1
Tập san Hanutimes - số 1
 
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcaoẤm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
 
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
 
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢMNội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
 
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNGBMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
BMSers Connection 8/2017:GẶP GỠ YÊU THƯƠNG
 

Ähnlich wie [YMC] Nội san Sức trẻ số 30

Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boChau Duong
 
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoiViet
 
Sseayp sponsor proposal 2016
Sseayp sponsor proposal 2016Sseayp sponsor proposal 2016
Sseayp sponsor proposal 2016Nhật Anh Tạ
 
BVIS Newsletter Issue25 20142015
BVIS Newsletter Issue25 20142015BVIS Newsletter Issue25 20142015
BVIS Newsletter Issue25 20142015BVIS Ha Noi
 
cẩm nang du học Nhật Bản
cẩm nang du học Nhật Bản cẩm nang du học Nhật Bản
cẩm nang du học Nhật Bản Quân Phạm
 
Young Marketers 7 Hà Trần Thảo Vy
 Young Marketers 7 Hà Trần Thảo Vy Young Marketers 7 Hà Trần Thảo Vy
Young Marketers 7 Hà Trần Thảo Vyvivyvivyvivy
 
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013longvanhien
 
Newsletter sl tterm1_is12
Newsletter sl tterm1_is12Newsletter sl tterm1_is12
Newsletter sl tterm1_is12BVIS Ha Noi
 
Newsletter sl tterm1_is12
Newsletter sl tterm1_is12Newsletter sl tterm1_is12
Newsletter sl tterm1_is12BVIS Ha Noi
 
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghềBản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghềHoa Sen University
 
Dự án mixing bowl 2014
Dự án mixing bowl 2014Dự án mixing bowl 2014
Dự án mixing bowl 2014sukiennong.vn
 
Dự án mixing bowl 2014
Dự án mixing bowl 2014Dự án mixing bowl 2014
Dự án mixing bowl 2014sukiennong.vn
 

Ähnlich wie [YMC] Nội san Sức trẻ số 30 (20)

[YMC] Nội san Sức trẻ số 29
[YMC] Nội san Sức trẻ số 29[YMC] Nội san Sức trẻ số 29
[YMC] Nội san Sức trẻ số 29
 
Issue23 vn
Issue23 vnIssue23 vn
Issue23 vn
 
Issue27 vn
Issue27 vnIssue27 vn
Issue27 vn
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
 
Kỹ năng làm mc
Kỹ năng làm mcKỹ năng làm mc
Kỹ năng làm mc
 
Issue20 vn
Issue20 vnIssue20 vn
Issue20 vn
 
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
 
Sseayp sponsor proposal 2016
Sseayp sponsor proposal 2016Sseayp sponsor proposal 2016
Sseayp sponsor proposal 2016
 
BVIS Newsletter Issue25 20142015
BVIS Newsletter Issue25 20142015BVIS Newsletter Issue25 20142015
BVIS Newsletter Issue25 20142015
 
cẩm nang du học Nhật Bản
cẩm nang du học Nhật Bản cẩm nang du học Nhật Bản
cẩm nang du học Nhật Bản
 
Young Marketers 7 Hà Trần Thảo Vy
 Young Marketers 7 Hà Trần Thảo Vy Young Marketers 7 Hà Trần Thảo Vy
Young Marketers 7 Hà Trần Thảo Vy
 
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
Chuyên đề Pháp luật văn hoá & xã hội - Số 3/2013
 
Issue24
Issue24Issue24
Issue24
 
Newsletter sl tterm1_is12
Newsletter sl tterm1_is12Newsletter sl tterm1_is12
Newsletter sl tterm1_is12
 
Newsletter sl tterm1_is12
Newsletter sl tterm1_is12Newsletter sl tterm1_is12
Newsletter sl tterm1_is12
 
Issue18 vn
Issue18 vnIssue18 vn
Issue18 vn
 
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghềBản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
 
Dự án mixing bowl 2014
Dự án mixing bowl 2014Dự án mixing bowl 2014
Dự án mixing bowl 2014
 
Dự án mixing bowl 2014
Dự án mixing bowl 2014Dự án mixing bowl 2014
Dự án mixing bowl 2014
 

[YMC] Nội san Sức trẻ số 30

  • 1. S Ứ C T R Ẻ
  • 2. S Ứ C T R Ẻ
  • 3. S Ứ C T R Ẻ “Chào những độc giả thân thiết của Sức trẻ! K hông cần phải nói chắc các bạn cũng biết chúng ta sắp đón chào ngày gì. Ngày mà ai ai cũng hướng về những người đã không tiếc công sức và trí tuệ, toàn tâm toàn ý dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống cũng như trong học tập. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống của dân tộc mà mỗi người chúng ta đã được dạy rất nhiều từ khi còn bé, nhưng điều mà Sức trẻ muốn đề cập ở đây là Tình thầy trò, một thứ tình cảm tự nhiên, chân thành và giản dị. Vậy FTUer đã chuẩn bị những gì cho các thầy cô ở Ngoại thương rồi? Có cái gì có thể đong đầy những tình cảm thiêng liêng mà các bạn dành cho các thầy cô? Nội san Sức trẻ số báo Chào ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam là một món quà mà Ban biên tập muốn gửi đến các thầy cô giáo Ngoại thương và các bạn sinh viên yêu quý. Khi thực hiện tờ báo này, chúng tôi mong muốn đem đến cho các bạn một nơi để các bạn bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ của mình đối với thầy cô, và ngược lại, của thầy cô với sinh viên, đúng với tình thần của ba chữ Tình thầy trò. Hãy lật giở từng trang để biết được Những chia sẻ quý báu từ thầy Thọ, phó hiệu trưởng nhà trường, những suy nghĩ của các bạn sinh viên nước ngoài với thầy cô Việt Nam, những khó khăn của những ai đã từng thử sức làm gia sư,… “Cuộc sống chẳng ai cho không ai cái gì bao giờ”, rất nhiều người nói như vậy. Nhưng Sức trẻ nghĩ có những người luôn không ngừng cho đi, nhiều hơn những gì mà họ được nhận lại rất nhiều, không ai khác là những thầy cô giáo. Xin thay mặt cho sinh viên Ngoại thương, gửi đến các thầy cô Ngoại thương lời chúc sức khỏe và hạnh phúc. BAN BIÊN TẬP SỨC TRẺ 10. 40. 20 -11, HƠN MỘT LỜITRI ÂN ZACH PINSON – THE STORY OF TEACHING AND TRAVELLING. CÂU CHUYỆN VỀ ĐẢNG VIÊN SINH VIÊN INTERNSHIP: CUỘC ĐỜI LÀ NHỮNG CHUYẾN ĐI THEO BẠN, TA = ??? 4. 5. 14. 1Nhật kí người biên tập
  • 4. 2 S Ứ C T R Ẻ 3730K Go!Go!Japan–Sựkiệnkhôngthểbỏlỡ V ào ngày 03 tháng 12 sắp tới tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội sẽ diễn ra sự kiện “Go!Go!Japan!” – một đêm diễn âm nhạc sôi động nhằm tri ân cho những hoạt động văn hóa và nghệ thuật mà Việt Nam đã tổ chức để ủng hộ Nhật Bản sau thảm họa động đất sóng thần, đồng thời cổ vũ và thúc đẩy sự phục hồi của đất nước Nhật Bản. Những tài năng nhạc Rock tiên tiến nhất đến từ Nhật Bản và Việt Nam sẽ cùng hội tụ về một điểm duy nhất và trình diễn những ca khúc nóng bỏng nhất của họ nhằm hâm nóng lên bầu không khí Hà Nội tháng 12 này. “Go!Go!Japan!” dự kiến sẽ làm thỏa mãn cơn khát nhạc Rock của những người yêu nhạc nói chung vốn đã có ấn tượng về Nhật Bản như một đất nước có sự phát triển nhạc rock mạnh mẽ nhất trong khu vực Châu Á. Tham gia trình diễn là hai ban nhạc được nhắc tới nhiều nhất hiện nay ở Tokyo là Molice và Okamoto’s. Đây cũng là 2 ban nhạc đã nhận được nhiều lời khen ngợi và sự đánh giá cao từ cộng đồng báo chí trong và ngoài nước sau sự xuất hiện của họ ở Hà Nội trong CAMAFestival thường niên năm 2010 và 2011. Molice và Okamoto’s sẽ xuất hiện trên sân khấu cùng với các rocker Nhật Bản nổi tiếng toàn cầu Electric Eel Shock cũng như những nhóm nhạc trẻ cá tính và năng động trong thế giới Rock Việt: Ngũ Cung và Rosewood. 2NE1đếnViệtNamvàongày19/11 BeautyandCharmvàManhunt 2011-FTU Trải qua những vòng thi đầy cam go và thử thách, cuối cùng, ban tổ chức cuộc thi Beauty and Charm và Manhunt đã lựa chọn ra được 24 gương mặt (12 nam, 12 nữ) góp mặt trong đêm thi cuối cùng. Đêm Chung kết cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương năm nay diễn ra tại sân khấu ngoài trời  trường Đại học Ngoại thương vào ngày 27/11/2011 hứa hẹn sẽ tràn đầy vẻ đẹp quyến rũ. Seagame26 Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 26 sẽ được tổ chức chính thức tại thành phố Palembang, thủ phủ của tính Nam Sumatra, Indonesia. Ở lần thứ tư được đăng cai tại Indonesia, Seagame 26 có linh vật là Rồng Komodo sẽ bao gồm 42 bộ môn thể thao. Đoàn Việt Nam tham gia tranh tài ở 36 môn gồm 42 đội tuyển, với số lượng thành viên lên tới gần 900 người (gần 600 vận động viên). Missworld2011 Đêm chung kết Miss World 2011, tại Trung tâm triển lãm Earls Court, London, Anh kết thúc lúc 19h GMT ngày 6/11, tức 2h ngày 7/11 Hà Nội. Theo đó, đại diện Philippines – Gwendoline Ruais – đoạt danh hiệu Á hậu 1, Ngôi Á hậu 2 thuộc về Amanda Vilanova của Puerto Rico. Và không ai khác, đại diện đến từ Venezuela – Ivian Sarcos đã vinh dự mang về cho quốc gia mình chiếc vương miện thứ 6. Rất tiếc khi đại diện của Việt Nam tham gia Miss World năm nay không lọt Top 15. Điềuchỉnhgiờlàmviệc,họctập tạiHàNội Ngày 6/11 vừa qua, UBND Hà Nội trình Chính phủ phương án điều chỉnh giờ làm việc, giờ học tập và kinh doanh thương mại trên địa bàn. So với phương án được Thường trực Thành ủy Hà Nội kết kuaajn, phương án sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành đã được điều chỉnh. Thành phố vẫn chia làm 3 nhóm phải điều chỉnh giờ học, giờ làm. Trong đó, sinh viên các trường Đại học được xếp vào nhóm 2, ca sáng học trước 7h, ca chiều tan trước 18h. Những điều chỉnh này được thức hiện với mục đích hạn chế tối đa tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
  • 5. 3S Ứ C T R Ẻ Cơnbão2NE1 Vào ngày 18/10, thông tin về nhóm nhạc 2NE1 đến Việt Nam đã chính thức được xác nhận. Người đứng đầu fan club của 2NE1 tại Việt Nam khẳng định đây là «sự thật 101%, đã được xác nhận, bản hợp đồng từ phía công ty tổ chức sự kiện tại Việt Nam đã được YG (công ty quản lý 2NE1) ký tên và đóng dấu”. Theo đó, 2NE1 sẽ đến Việt Nam ngày 18/11 và có buổi biểu diễn duy nhất sau đó 1 ngày, 19/11, tại trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội. Liệu 2NE1 có mang lại một con bão như SuJu đã từng làm được, chúng ta hãy cùng chờ đón đêm diễn của 4 cô nàng 2NE1. LiênhoanphimViệtNam lầnthứ17 Điện ảnh Việt Nam chính thức ra đời từ năm 1953 cùng với sắc lệnh thành lập “Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam” của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, phải gần 20 năm sau ngành điện ảnh mới tổ chức sự kiện riêng của mình là LHP quốc gia Việt Nam. Năm nay, từ ngày 14 – 18/12, Cục Điện ảnh sẽ phối hợp với UBND, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 tại TP Tuy Hòa, Phú Yên. Đây là kỳ LHP đặc biệt, kỷ niệm 40 năm ngày ra đời LHP Việt Nam (1970 – 2011). TuầnlễGiáodụcquốctế. Từ 14/11 này, Tuần lễ giáo dục Quốc tế sẽ chính thức diễn ra tại Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Sự kiện được tổ chức với nhiều sự kiện hấp dẫn và thú vị như: Nói chuyện và thảo luận cùng các cựu sinh viên Việt Nam từng học tập tại Hoa Kỳ, Học ở nước ngoài: Thách thức và lợi ích, Chiếu phim: Stand and Deliver (1988),… Tất cả các chương trình đều sử dụng tiếng Anh nên đây là một cơ hội rất tốt cho các bạn sinh viên “vừa chơi, vừa học”. HộithảoMBAF 18h00, thứ 4 ngày 16 tháng 11 này, Hội thảo Giới thiệu Chương trình Liên kết đào tạo MBA chuyên sâu về Tài chính – Khóa 4 giữa Đại học Ngoại Thương và Đại học SHUTE (TAIWAN) (Do Đại học SHUTE cấp bằng) sẽ được tổ chức tại D202, trường Đại học Ngoại thương. SỨC TRẺ TEAM G à cưng của YG Entertainment - nhóm nhạc nữ 2NE1 sẽ sang Việt Nam biểu diễn đang là thông tin khiến các fan Việt phát sốt vì háo hức. Tin cực nóng này đã được Admin trang Fanblog Touch 2NE1 (fanclub của 2NE1 tại Việt Nam) chính thức khẳng định vào tối 18/10/2011. Đến sáng ngày hôm sau, đại diện phía công ty tổ chức sự kiện ở Việt Nam cũng xác nhận 2NE1 sẽ sang Việt Nam diễn vào ngày 19/11. Theo đó, 2NE1 sẽ đến Việt Nam ngày 18/11 và có buổi biểu diễn duy nhất vào ngày 19/11, tại trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội. Hiện tại, thông tin về thời gian biểu diễn, giá vé buổi biểu diễn của 2NE1 vẫn chưa được hé lộ. Như vậy 2NE1 sẽ là nhóm nhạc nữ mới nhất trình diễn tại Việt Nam sau những đợt mở hàng “đắt như tôm tươi” của SuJu, JYJ, 2AM, Backstreet Boys và Westlife. Được biết fanclub của các cô gái I’m The Best đã lên kế hoạch tổ chức 1 sự kiện flashmob hoành tráng đón chào thần tượng. Đây là thông tin khiến hàng vạn fan của 2NE1 vui mừng. Ra đời năm 2009 với 4 thành viên - CL, Park Bom, Sandara Park, Minzy - 2NE1 đã tạo nên một cơn chấn động giữa Kpop. Trái với hình ảnh đáng yêu, dễ thương mà các nhóm nhạc nữ Hàn Quốc thường xây dựng, 2NE1 nhấn mạnh vào tài năng và cá tính của từng thành viên. Âm nhạc và hình ảnh của 4 cô gái đáng yêu này cũng mạnh mẽ và sôi động hơn rất nhiều. Cùng chờ xem 2NE1 sẽ “đốt cháy” fan Việt như thế nào trong sự kiện âm nhạc sắp tới này nhé! TÌMNHÀCÙNGBẠN Ở N g o ạ i thương có nhiều bạn t h ư ờ n g xuyên phải chuyển nhà trọ vì nhiều lý do khác nhau, và mỗi lần như vậy các bạn lại phải đau đầu không biết nhà trọ ở đâu thì phù hợp. Chuyên mục Tìm nhà cùng bạn của CLB Nghiên cứu TT Bất động sản Ngoại thương da đời cũng nhằm giải quyết mối lo này của các bạn. Câu lạc bộ Nghiên cứu TT Bất động sản REC (Real Estate Club) gia nhập đại gia đình các câu lạc bộ của trường ĐH Ngoại thương với hy vọng sẽ tổ chức được nhiều hoạt động bổ ích cho các bạn sinh viên. REC đã và đang xây dựng chuyên mục Tìm nhà cùng bạn, với mục đích làm cầu nối giúp các bạn sinh viên tìm nhà trọ phù hợp cho mình, cũng như tạo điều kiện trao đổi thông tin và kinh nghiệm về cuộc sống ở trọ. Qua đó, bạn sẽ tìm được một chỗ trọ phù hợp theo ý muốn của chính bạn, cả về giá cả, vị trí và mức độ tiện nghi. Hiện tại, các bạn có nhu cầu tìm thông tin về nhà trọ có thể liên hệ với chuyên mục ở website câu lạc bộ: www.rec-ftu.com, qua Ftu-forum: www. ftu-forum.net (mục Tìm nhà cùng bạn, thuộc box CLB Nghiên cứu TT Bất động sản) hoặc có thể trao đổi trực tiếp với trưởng nhóm Cường (SDT: 01663757648, Email: cuongnv.rec@gmail.com).
  • 6. S Ứ C T R Ẻ4 Muôn màu Ngoại Thương Thầy cô FTU – chẳng nơi nàocóđược. Có lẽ phần lớn các bạn học sinh khi bỡ ngỡ những bước đầu vào môi trường Đại học có thể nhận ra một điều là thầy và trò sẽ không thể thân thiện và gần gũi như hồi cấp 3, thế nhưng điều đó gần như không xảy ra ở FTU. “Mình đã phải mất một thời gian khá lâu để có có thể hết bất ngờ với sự trẻ trung và nhiệt huyết của các thầy cô mang đến trong những bài giảng cũng như trong sự chia sẻ về cuộc sống của mình…” – Lan Anh, K47, KTĐN. Thầy cô ở Ngoại thương đa số còn rất trẻ, nhiều người lại là cựu FTUers nên biết tính khí và cũng dễ thấu hiểu FTUers nhà mình lắm, từ chuyện dân khối A gặp khó với ngoại ngữ ra sao, đến chuyện nhiều bạn quá bận rộn với chuyện đi làm hay CLB, thầy cô hiểu hết. Thậm chí nhiều thầy cô còn rất teen nhé, thường hay chia sẻ những kinh nghiệm sống, những chuyện vui mà chính các thầy cô đã trải qua. Những giây phút như vậy đã xóa đi khoảng cách giữa thầy và trò. “Môt số thầy cô có kiến thức uyên thâm Ngược dòng lịch sử, cách đây 54 năm, đại diện Việt Nam cùng 56 nước khác thuộc Liên hiệp Công đoàn giáo dục thế giới (FISE) đã nhất trí quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo, nhằm bảo vệ quyền của giáo giới và tôn vinh nghề cao quý này. Từ năm 1958, dù vẫn còn chiến tranh, nhân dân ta không quên tổ chức ngày này trong cả hai miền Bắc Nam, xuất bản một số tập sách, Nội san để cổ động tinh thần chiến đấu, chịu đựng gian khổ của thầy cô giáo kháng chiến. Thời bình, giáo giới nhất trí đi theo định hướng của Đảng cộng sản. Ngày 20/11/1982, Chính phủ ra quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dipk để học viên, sinh viên và các bậc phụ huynh cũng như xã hội thể hiện sự tôn vinh, biết ơn với những người làm nghề Kỹ sư tâm hồn, một nghề vẫn được coi là cao quý. Trải qua chặng đường lịch sử hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, có những lúc gặp muôn vàn khó khăn, nhưng tập thể thầy côgiáocùngsinhviêntrườngĐại học Ngoại Thương không ngừng phấn đấu, vươn lên xây dựng trường thành một điểm sáng của các trường đại học Hà Nội nói riêng và toàn đất nước nói chung. Vànămnàocũngvậy,ngày20/11 đãtrởthànhdịpđặcbiệtđểnhững côcậusinhviênthểhiệntìnhcảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm sống cho biết bao thể hệ sinh viên. Đây cũng là thời gian để suy ngẫm, để nhớ về những kỉ niệm với thầy cô đáng kính. làm mình rất khâm phục.” Hương (A17 – KTĐN – K49) chia sẻ. Các thầy cô Ngoại thương, nếu không phải là những người lớn tuổi có nhiều năm công tác, thì cũng từng là những sinh viên xuất sắc từng đi du học hoặc học cao học. Chính vì thế mà kiến thức lẫn hiểu biết của thầy cô rất rộng, từ đó, không khó để truyền cảm hứng học tập cho sinh viên. “Sinh viên Ngoại thương là phải dám nghĩ, dám làm; đứng trước đám đông phải ngẩng đầu không sợ, muốn nói điều gì phải dõng dạc, thậm chí phải chạy lên cướp mic” – Đó là lời động viên khích lệ mà nhiều k49, trong đó có Hằng (A7 – KTĐN) nhận được. Góc đặc biệt nhất trong mỗiFTUer “…sẽ không khi nào mình quên được những năm học tại nơi đây, chính thầy cô đã truyền cho mình những khát vọng, say mê và hoài bão…” 20/11 là dịp đặc biệt để sinh viên thể hiện tình cảm của mình đến các thầy cô. Có lẽ FTUers không còn xa lạ với cái không khí rộn ràng náo nhiệt trong mọi ngóc ngách của ngôi trường nhỏ bé này mỗi khi ngày hiến chương các nhà giáo đến gần. FTUers nổi tiếng là những con người năng nộng sáng tạo và náo nhiệt nên cũng không thể bất ngờ khi những món quà mà các bạn giành cho thầy cô vô cùng đáng yêu và ý nghĩa. Thiệp hand-made là món quà nhỏ được rất đông dân FTU nhà mình thực hiện. Một bạn lớp Anh 7- KTĐN cho biết: “Ý tưởng suy nghĩ rất lâu, có khi mất cả mấy ngày, khi thực hiện cũng cần tỉ mỉ, công phu những công đoạn phết keo, đổ kim tuyến, tạo họa tiết, hoa văn, gắn hoa khô, đan dây bố... Và công sức của chúng mình đã được đền đáp khi nhìn thấy sự hạnh phúc của cô khi nhận được món quà.” Minh Thư (K49, TCNH) thì lại có một bó hoa giấy đủ sắc màu để tặng cho cô chủ nhiệm bộ môn Tài chính tiền tệ của mình. Đây là món quà mà bạn đã cặm cụi làm suốt mấy ngày liền, khi nhận được bó hoa này, cô giáo của bạn đã rất cảm động. Món quà nhỏ nhưng thấm đượm tình cảm mà FTUers dành tặng cho chính thầy cô Ngoại thương. Chúc các thầy cô mãi luôn khỏe mạnh và giữ được ngọn lửa nhiệt huyết trong trái tim để truyền lại cho chúng em. HƠNMỘTLỜITRIÂN HẰNG MIT
  • 7. S Ứ C T R Ẻ CÂU CHUYỆN VỀ Tâm sự từ những Đảng viêntrẻ Ngày nhận giấy báo trúng tuyển Đại học Ngoại thương cũng là ngày vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng, chị An Na (k47) tâm sự: “Cảm xúc lúc đó rất hạnh phúc, tự hào, muốn cống hiến nhiều hơn nữa để xứng đáng với sự tin tưởng của thầy cô, gia đình, bạn bè.” Có lẽ cảm xúc tự hào là điều tất yếu đối với những ai được kết nạp Đảng viên ngay ở độ tuổi teen như vậy. Nhưng, cũng cùng một thời điểm như chị An Na, Hải Vân (k48) lại có một suy nghĩ khác: “Lúc trở thành Đảng viên là lúc mình vẫn còn non nớt và suy nghĩ đơn giản, chỉ nghĩ rằng đó là phần thưởng xứng đáng, một sự ghi nhận với những cố gắng và đóng góp của mình trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường.” Trở thành Đảng viên ngay từ khi bước chân vào giảng đường đại học đã khiến cho cuộc sống của những bạn trẻ này thay đổi rất nhiều. Trước hết, họ biết sống có trách nhiệm hơn với bản thân và sau nữa là cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng. “Cống hiến không phải là điều gì quá to tát mà chỉ đơn giản là từ những việc như nỗ lực trong học tập và nghiên cứu khoa học, giúp đỡ bạn bè cùng tiến lên, là tích cực năng nổ trong hoạt động đoàn, hội và các câu lạc bộ, xây dựng và tổ chức được nhiều chương trình cho các bạn sinh viên hơn nữa, tiếp tục tu dưỡng và rèn luyện tác phong thanh niên thời đại mới có tri thức có đạo đức.” An Na tâm sự. Đảng ủy đại học Ngoại thương cơ sở 1 có 20 chi bộ trong đó có 2 chi bộ sinh viên là chi bộ sinh viên 1 và chi bộ sinh viên 2. Với gần 100 Đảng viên sinh viên, hoạt động chính của các chi bộ là làm công tác phát triển Đảng bao gồm giúp đỡ các quần chúng ưu tú phấn đấu vào Đảng, hoàn thành hồ sơ kết nạp Đảng, hỗ trợ các Đảng viên dự bị, mở rộng các hoạt động của Đảng trong quần chúng, đồng thời không quên giữ vững tinh thần học tập và nghiên cứu khoa học, thi đua trong các hoạt động trong chi bộ cũng như trong các tổ chức đoàn thể khác trong trường. Chi bộ sinh viên có thể coi là ngôi nhà thứ hai của những Đảng viên trẻ. Hàng tháng, chi bộ đều tổ chức các buổi sinh hoạt dành cho Đảng viên. Ở đó họ tìm thấy niềm vui khi hoạt động trong một tập thể vui vẻ, đoàn kết, tương thân tương ái với những tấm gương học tập và hoạt động Đoàn năng nổ. An Na chia sẻ rằng chị rất nhớ lần chị vinh dự dược chọn là một trong 5 Đảng viên trẻ tham dự lễ vinh danh 1000 Đảng viên trẻ của thủ đô hay những kỷ niệm trong những lần đi thẩm tra lý lịch và hoàn thiện giấy tờ cho các anh chị k46, 47 làm hồ sơ xin vào Đảng. Khi được hỏi về định hướng nghề nghiệp trong tương lai, nhiều Đảng viên trẻ cho rằng không nhất thiết phải gắn bó với những công ty nhà nước hay chỉ những nơi cơ quan có tổ chức Đảng. Họ vẫn có thể vừa đi làm ở những công ty tư nhân và nước ngoài, nhưng đồng thời vẫn sinh hoạt chi bộ tại địa phương cư trú. Thâm chí Hải Vân còn ấp ủ một ước mơ nho nhỏ là mở một của hàng kinh doanh trong lĩnh vực thời trang và mỹ phẩm đấy nhé! Con đường để trở thành mộtĐảngviên Trung bình hai đợt một năm, Đoàn trường đều gửi công văn xuống các lớp và clb, nhằm tìm kiếm những gương mặt xứng đáng để đứng trong hàng ngũ của Đảng. Để có được vinh dự đó, bạn phải có điểm trung bình học tập và rèn luyện các kỳ từ khá trở lên, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, lớp và các CLB. Những gương mặt này sau đó được cử đi học lớp “Bồi dưỡng nhận thức về Đảng”. Sau khi có giấy chứng nhận, phải trải qua nhiều sự lựa chọn nữa từ tập thể Chị Đoàn và Đoàn trường, bạn mới có vinh dự được làm hồ sơ kết nạp Đảng. Trải qua khá nhiều quy trình, thủ tục (có thể phải mất từ 3-4 tháng),bạn sẽ được kết nạp làm Đảng viên dự bị. Nhưng để chính thức đứng trong hàng ngũ của Đảng, bạn sẽ phải trải qua một năm rèn luyện và theo dõi. Chị Quỳnh, bí thư chi bộ sinh viên 2, một trong những bí thư trẻ nhất trong khối các trường Đại học và Cao đẳng ở Hà Nội, cởi mở chia sẻ với chúng tôi: “Điều làm chị gắn bó với công tác Đảng qua trong những năm qua chính là sự trẻ trung và tình cảm mà những bạn Đảng viên FTU mang đến cho chị, ngay cả khi các bạn đã chuyển công tác.” Với nhiều người, vào Đảng có thể là khô khan và mất tự do, nhưng với chị Quỳnh và những Đảng viên trẻ như An Na, Hải Vân, họ vẫn tìm thấy ý nghĩa tốt đẹp, niềm vui và sự gắn bó trong hàng ngũ của Đảng. PHƯƠNG MAI 5 ĐẢNG VIÊN SINH VIÊN Từtráiquaphải:NghuyễnThịAnNa,HoàngHảiVân
  • 8. S Ứ C T R Ẻ Sự khác biệt thế hệ Phóng viên báo Sức trẻ đã có dịp trò chuyện cùng các thầy cô cũng là cựu FTUers về sự khác biệt giữa thế hệ của thầy cô với thế hệ chúng mình bây giờ. Sự khác biệt ấy là gì nhỉ? Có thể chỉ mới vài năm trôi qua thôi, nhưng ngôi trường của chúng ta đã phát triển hơn rất nhiều. “Bây giờ các bạn sinh viên Đại học Ngoại thương khác chúng tôi rất nhiều. Trường, lớp khang trang hơn, trang thiết bị học tập hiện đại hơn. Và điều quan trọng nhất, các bạn sinh viên đại học Ngoại thương ngày càng năng động và học giỏi.” đó là những chia sẻ của cô Phạm Nguyễn Minh Châu, gảng viên khoa Tiếng anh chuyên ngành, cũng là sinh viên K30 trường mình. Thầy Hoàng Ngọc Thuận - (cựu sinh viên K43) từng là chủ tịch Hội sinh viên của trường, kinh nghiệm trong cả việc học tập với một bảng thành tích khủng cùng các hoạt động ngoại khóa đã giúp thầy có cái nhìn rất toàn diện về FTUers: “Về hoạt động phong trào, đối với thế hệ các thầy- đó là một niềm đam mê lớn, cống hiến hết mình, ngày ấy không có chính sách đãi ngộ, chủ yếu là lấy của nhà đi. Còn thế hệ các em bây giờ đã nhìn rõ hơn điểm mạnh điểm yếu của các hoạt động phong trào, từ đó có được những sự lựa chọn riêng phù hợp với niềm đam mê và mục đích của bản thân. Về học tập, luôn giỏi, nhiều giải thưởng, các bạn sinh viên FTU bây giờ còn đạt được nhiều giải thưởng hơn, trên nhiều lĩnh vực hơn như văn hóa, xã hội, khoa học…”. Còn cô Trần Thị Thu Thảo (cựu sinh viên K41, giảng viên khoa tiếng Anh chuyên ngành) lại có cái nhìn rất tinh ý: “Sinh viên FTU cho dù sau này có tốt nghiệp và công tác trong ngành nghề gì, vẫn có một chút gì đó rất “FTU” đặc trưng.” Thế mới biết, các thầy cô luôn dõi theo Ngày nhà giáo KỂ CHUYỆN THẦY CÔ 6 Muôn màu Ngoại Thương Cho dù vẫn đang học tập dưới mái trường Ngoại Thương hay đã thành đạt ở bên ngoài, FTUers vẫn luôn dành cho thầy cô của mình những tình cảm kính trọng và yêu mến. Và tình cảm mà các thầy cô dành cho các FTUers cũng vô cùng đặc biệt. Trong những ngày đầy ý nghĩa của tháng 11 này, hãy cùng lắng nghe những tâm sự để hiểu hơn về thầy cô chúng mình nhé! Thầy Nguyễn Minh Phúc- cựu sinh viên k44- giảng viên khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế THỰC HIỆN: MAI HỒNG, THANH HÀ, HÀ ANH TRẦN
  • 9. S Ứ C T R Ẻ 7từng bước phát triển của học trò mình, nên mới thấu hiểu các FTUers như thế. Nghề giáo, tại sao thầy cô lại chọn? Có lẽ khi chọn Ngoại Thương, mọi người đều mong muốn mình sẽ trở thành một doanh nhân, hay được làm trong các công ty nước ngoài với lương tính bằng đô, vậy nên sẽ có không ít bạn ngạc nhiên là tại sao các thầy cô trước kia là những sinh viên ưu tú của trường lại chọn giáo viên là nghề của mình? “Ai bảo là giảng viên Đại học thì ít cơ hội? Theo tôi, khi là giảng viên Đại học Ngoại Thương cơ hội luôn rộng mở và hấp dẫn gấp nhiều lần nếu so với các cơ quan bên ngoài. Các suất học bổng, học trao đổi, học nâng cao với các trường Đại học hàng đầu trên thế giới cộng với môi trường hàn lâm - đại học luôn là điều cuốn hút.” – Cô Châu nói. Thầy Nguyễn Minh Phúc (K44-giảng viên khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế) lại có một lí do rất đặc biệt: “Nguyện vọng của thầy ban đầu là muốn làm về ngân hàng, nhưng khi vào trường, thấy được sự nhiệt tình và tâm huyết của các thầy cô, thầy lại muốn trở thành một thầy giáo.” Niềm vui ngày hiến chương Sắp đên 20/11 rồi, sv bọn mình thì háo hức lắm (được đến nhà thầy cô này, được nghỉ học này), vậy cảm xúc của thầy cô thì thế nào nhỉ? “Bây giờ vị trí của mình đã khác rồi, cảm xúc cũng khác, 20/11 đã trở thành ngày của mình, cảm thấy rất đặc biệt” (cô Nguyễn Thị Thu Huyền –cựu sinh viên K44, giảng viên khoa Tiếng Anh thương mại) “Với tôi ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 luôn là một ngày thiêng liêng, thể hiện văn hóa, truyền thống, bản sắc tôn sư trọng đạo của đân tộc ta. Suốt nhiều năm, đến ngày nhà giáo Việt Nam cảm xúc của tôi vẫn vậy, cho dù tôi có là giảng viên đại học thì đối với các thầy, cô của tôi tôi vẫn mãi chỉ là lứa học trò nhỏ.”(cô Châu) Những kỉ niệm đáng nhớ “Thầy có một thói quen là vào ngày 20/11, bao giờ thầy cũng tặng quà mẹ thầy đầu tiên, vì mẹ thầy cũng là một nhà giáo mà. Và thầy cũng rất nhớ những ngày còn là sinh viên đến thăm thầy cô, đôi khi không có địa chỉ rõ ràng của các thầy cô, thế là đi xe đạp gần như khắp thành phố luôn. Những ngày đó thực sự rất vui.” (thầy Phúc) Có rất nhiều những kỉ niệm có vẻ hơi “trẻ con” nữa: “Kỉ niệm đáng nhớ nhất của cô là buổi học tiếng anh của cô Hoàng Mai vào đúng ngày 20/11, hôm đó bọn cô xin cô hát để không phải học, còn cô lại nhất quyết bắt học” Còn cô Châu lại có một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ trong những ngày đi tu nghiệp nước ngoài của mình: “Năm đầu tiên khi đang học master về ngôn ngữ tại University of Melbourne (2004 - 2006) tại Úc, ngày 20-11 tôi nhận được rất nhiều thiệp chức mừng của các bạn bè, trong số đó có cả những thiệp được gửi từ Việt Nam. Đây cũng chính là những niềm vui mà ở các lĩnh vực khác chưa chắc đã có được. Đó cũng là lý do vì sao tôi luôn tự hào là một giảng viên đại học.” Cho dù mỗi thế hệ đều có khoảng cách và sự khác biệt, nhưng giữa các thế hệ FTUers luôn có sự tiếp nối và phát triển, các thầy cô luôn dành cho học trò của mình sự yêu quý, lòng tận tụy và sự kỳ vọng lớn lao, như điều mà cô Thu Thảo đã gửi gắm: “Hy vọng các thế hệ sinh viên trường mình sẽ cùng nhau xây dựng và giữ vững thương hiệu Ngoại Thương của chúng ta, để trường chúng ta luôn là một trong những trường Đại học có chất lượng tốt nhất ở Việt Nam, và có thể một ngày nào đó sẽ là khu vực và thế giới.” Cô Phạm Nguyễn Minh Châu- cựu sinh viên k30- giảng viên khoa Tiếng anh chuyên ngành Thầy Hoàng Ngọc Thuận- cựu sinh viên k34- cựu chủ tịch BFF Cô Nguyễn Thị Thu Huyền- cựu sinh viên k44- giảng viên khoa Tiếng anh thương mại
  • 10. S Ứ C T R Ẻ Từchuyệnbâygiờ mới kể… “Cô ạ! Mấy hôm trước cô có hỏi em rằng: “Em ấn tượng gì nhất khi sang đây học?”….Mặc dù đã học tiếng cả năm trời, nhưng em vẫn không nói được gì hôm đấy, thế mới buồn cô ạ…. …Xa nhà, xa bố mẹ đã làm em đủ buồn rồi…và bây giờ cả việc học tập nữa, càng làm cho em buồn vô cùng…Nhiều hôm học mãi chẳng vào, em nản lòng lắm, thậm chí muốn bỏ cuộc…Nhưng bỗng hình ảnh bố mẹ em lại lại hiện rõ dần, họ đang cặm cụi làm việc vất vả để kiếm tiền sống qua ngày và mong đợi con nó về thăm nhà…Hình ảnh ấy luôn làm em nước mắt trào dâng…Năm thứ nhất em gặp rất nhiều khó khăn: ngôn ngữ, bạn mới, trường mới…Nhưng thật may mắn, em được học với cô - điều đó làm em đỡ buồn và cảm thấy ấm cúng…. …..Cô là người rất dịu dàng, hiền lành và quan tâm đến học sinh….Em ấn tượng nhất là đôi mắt của cô, đôi mắt dịu hiền và đầy yêu thương mà cô dành cho em, cũng như các bạn…Có câu “tục ngữ” này, em xin dành tặng cô, bởi với em, cô tựa như cây: “Cây mạnh nhất, to nhất, thường mọc trên mảnh đất cằn cỗi nhất…” Tính đến nay, những dòng thư trên đã được lưu giữ qua vài thế hệ, nhưng tình cảm của nó vẫn vẹn nguyên như cái buổi đầu tiên cô gặp cậu học trò người Lào tên Som Sack ấy – cô Phan Hương - giảng viên Toán cao cấp từng chia sẻ. Quả thực, trong mắt thầy cô, FTUers nước ngoài luôn gây được ấn tượng vô cùng đặc biệt và khó quên: từ nét khác biệt về văn hoá đến tình cảm thầy trò được xây dựng trong thời gian ngắn ngủi mà chân thành, hiếm có vô cùng. …tớicuộcgặpgỡ tìnhcờ… Trong không khí đã rạo rực của của tháng 11, trao đổi với Phoutchinda Phompanya – du học sinh Lào tại FTU, thật ngạc nhiên khi những cảm nhận tương tự về thầy cô FTU lại xuất hiện…Đó là những con người năng động, nhiệt tình, gần gũi, dễ khiến học trò ngưỡng mộ bởi phương pháp giảng dạy khoa học và cách tiếp cận vấn đề “chuyên nghiệp”. Có lẽ, chính thầy cô cũng không ngờ những việc làm nhỏ nhặt thường ngày của mình có thể đọng lại ấn tượng trong sinh viên nhiều đến thế: “ Mình nhớ mãi cô Phương - giảng viên môn Quan hệ kinh tế quốc tế vì cô rất hiền, năng động, và nhất là quan tâm nhiều đến sinh viên nước ngoài. Kỷ niệm vui thì nhiều lắm, gần đây nhất là chuyện mình lên bảng làm bài trong giờ Tài chính - tiền tệ của cô Linh, được thưởng 1 điểm giữa kỳ…”. Tất cả những điều giản dị đó, được kể lại bằng giọng điệu ấm áp của một người bạn đến từ một nơi xa xôi, dễ khiến lòng người ấm lại trong Tháng - của - thầy - cô này. …vàđôiđiềutảnmạn… Hai câu chuyện tưởng chừng vụn vặt mà chất chứa nhiều suy nghĩ lớn. Từ lâu, FTU đã nổi tiếng là ngôi trường đa dạng về văn hoá, với sự góp mặt của số lượng không nhỏ sinh viên nước ngoài: Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Anh…Đó là một cơ số người trẻ không ngừng học tập với ngọn lửa của niềm tin, được đặt trọn vẹn vào thầy cô, bạn bè - những người mới quen nơi đất khách, và niềm tin đó là vô điều kiện…Vậy mà sinh viên mình, lắm lúc còn nghi ngại con đường đã chọn, thiếu tin tưởng vào thầy cô, vô tình để ngọn lửa nhiệt tình phai nhạt dần theo năm tháng, liệu như vậy có phải là đáng tiếc? Thêm nữa, vẫn biết rằng hệ thống tín chỉ khiến môi trường tiếp xúc giữa thầy cô và sinh viên trở nên bão hoà, liệu sợi dây thiêng liêng giữa Thầy và Trò liệu có còn mãi để ta nâng niu, trân trọng? Xin khép lại bài viết nhỏ này bằng lời chúc chân tình của một sinh viên không-phải- là-người-Việt gửi tới thầy cô ở FTU nhân ngày 20/11: “Em mong rằng bụi trắng trên tay thầy cô sẽ giúp nhiều người mở mang kiến thức và trở thành người hữu ích”. Và hơn hết, cần lắm những hạt bụi lặng thầm như thế để ta biết cách đặt niềm tin vào những con người làm nhiệm vụ phát tán hạt giống tri thức vượt thời gian. “XUYÊN BIÊN GIỚI” Xin mạn phép được bắt đầu bài viết này bằng câu nói của Wiliam.A.Warrd:”Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn.” Có lẽ, điều này được cảm nhận sâu sắc nhất thông qua lăng kínhcủanhữngsinhviên“đemchuôngđithỉnhxứngười”ởFTU… HƯƠNG MAN 8 THẦY - TRÒ VÀ NHỮNG MỐI TÌNH Muôn màu Ngoại Thương
  • 11. S Ứ C T R Ẻ Chẳng hề đơn giản và nhàm chán như mọi người vẫn nghĩ, công việc gia sư cũng có muôn mặt của nó, mà chỉ những người đã trải qua mới có thể hiểu hết được. Nhân ngày nhà giáo 20/11, chúng ta hãy cũng lắng nghe tâm sự của những “thầy cô giáo” vẫn còn đang phải cắp sách tới trường này nhé! 9 Kể chuyện gia sư MAI HỒNG Luôn cần có những tố chất nhấtđịnh Không chỉ là những yêu cầu về kiến thức, nghề gia sư cũng có những đòi hỏi riêng về tính cách mà không phải ai cũng đáp ứng được. Đối với việc truyền đạt kiến thức, sự kiên trì là vô cùng quan trọng. Đặc biệt khi “học sinh” là những cô cậu cấp 1, cấp 2. Hoàng Giang, cô bạn đã có “thâm niên” gia sư 3 năm liền chia sẻ: “Trẻ con thường nghich ngợm và ít khi tập trung, còn những anh chị đã đi làm thì lại có quá nhiều vấn đề để lo lắng, vậy nên tớ thường xuyên phải nhắc đi nhắc lại phần kiến thức đã dạy ở những buổi trước”. Sự khéo léo cũng là một tố chất quan trọng nếu bạn muốn làm công việc này lâu dài. “Không phải phụ huynh nào cũng sẳn sàng trả nhiều tiền cho những giờ học của con cái họ, với những người phải dùng tiền mình kiếm ra để trả cho gia sư thì càng khó khăn. Bởi vậy, bạn cần có sự tế nhị và khéo léo khi nhắc đến chuyện lương bổng”- đó là kinh nghiệm mà Kim Ngân (K48- QTKD) có được trong những ngầy tháng làm gia sư của cô bạn. Tôi đi làm Đôi khi không chỉ là dạy kiếnthức Thu Thủy- một FTUer năm thứ 3 đang là gia sư Tiếng Anh cho một cậu nhóc lớp 5, đã chia sẻ với phóng viên Sức trẻ rất nhiều điều thú vị xung quanh công việc của mình: “Sau khi đến dạy được 2 tuần, tớ nhận ra có những phụ huynh thuê gia sư với mục đích chính không phải là dạy học, mà là muốn mình trông con cho họ. Thằng bé tớ dạy không có anh chị em gì, bố mẹ lại thường xuyên bận rộn công việc, nên tớ trở thành người lắng nghe những tâm sự rất trẻ con của nó hơn là dạy kiến thức”. Nhưng cũng vẫn công việc đó, Thủy lại có được những trải nghiệm mới với một người chị hơn mình 7 tuổi: “chị ấy đã đi làm, lại có quan hệ rộng, nên có rất nhiều kinh nghiệm sống. sau mỗi buổi học, tớ dạy chị kiến thức, còn chị lại giúp tớ làm đầy lên vốn sống của ban thân”. Aicũngbiết,khôngphảiai cũnghiểu “Tớ đã phải đi xe bus mất gần 2h đồng hồ để đến chỗ dạy với mức lương là 50k một buổi. Đôi khi cảm thấy không có hứng thú với công việc, vì mức lương không xứng đáng với công sức mình bỏ ra”- đó là một trong rất nhiều những khó khăn mà không chỉ cô bạn FTUer Kim Ngân phải trải qua. Và nếu như là một gia sư có trách nhiệm, bạn sẽ còn đau đầu nhiều hơn với những áp lực về kết quả công việc. Nguyễn Thị Hoa, cựu sinh viên Đại học Luật Hà Nội, cho biết về cậu học sinh lớp 4 của mình: “Mình dạy cậu học trò này đã được hơn 1 năm rồi. Ban đầu cậu ta học rất kém, lớp 3 mà đọc, viết chưa thành thạo, mình phải dạy lại gần như từ đầu”. Còn Hoàng Giang có lúc dở khóc dở cười với cậu học sinh lớp 6 của mình khi cậu bé chỉ còn vài ngày nữa là hết năm học: “Dạy lại thì không đủ thời gian, ôn lại thì cậu bé có nhớ, có biết gì đâu mà ôn. Đã thế gia đình họ còn yêu cầu gia sư phải bảo đảm cho cháu được lên lớp. Đành chào thua!”... Bên cạnh những thuận lợi và khó khăn mà ai cũng biết, vẫn có những điều thú vị riêng mà bạn chỉ có thể hiểu được nếu tự mình trải nghiệm. Tuy nhiên, có một điểm chung ở tất cả những bạn trẻ này, đó là lòng yêu “nghề” và tâm huyết với “nghề”, làm sao cho xứng đáng với đồng lương dù ít nhưng lại rất có giá trị.
  • 12. S Ứ C T R Ẻ G lobal Internship Program (GIP) của AEISEC FTU Hà Nội (vẫn thường được gọi là Exchange) là chương trình trao đổi thực tập sinh dành cho các sinh viên hai trường, đại học Ngoại thương và đại học FPT. Tham gia chương trình này, các bạn có cơ hội được làm việc tại các tổ chức quốc tế hoặc công ty nước ngoài. Trải nghiệm cuộc sống của một EP Phải xa Việt nam trong gần 2 tháng, nhưng đối với những FTUers năng động và tràn đầy sức sống như Bình (k48) thì đó lại là một trải nghiệm cực kỳ ý nghĩa. Ở Ukraina, đất nước mà Bình đặt chân đến và sống trong đúng 8 tuần, cô bạn làm trợ lý cho những giáo viên bản địa trong việc dạy tiếng Anh cho các em nhỏ trong một trại hè ở vùng nông thôn. Trước đó, vì muốn trải nghiệm một nên văn hóa khác, một cuộc sống khác bên ngoài lãnh thổ Việt Nam theo một cách rất sinh viên, nên Bình đã đăng ký GIP ở đất nước cách biệt hàng ngàn cây số này. Đối với Thùy Anh (một k48 khác), mong muốn bản thân sẽ trưởng thành hơn trong suy nghĩ và lối sống sau chuyến đi exchange của mình, cô bạn đã đăng ký đi Đài Loan. “Đó là những trải nghiệm an toàn.” Thùy Anh hóm hỉnh nói. “Được sống trong một cộng đồng hiếu khách, thân thiện, nên không phải lo có những “tai nạn” không mong muốn. Hơn nữa, cái ý nghĩ rằng sẽ có một cộng đồng đang chờ đón mình ở một hòn đảo xa xôi làm cho mình cảm thấy rất thân quen.” Thùy Anh tiếp. Đúng là cuộc sống của một Exchange Participant (EP) có phần “sướng”. Đối với những EP đi làm tình nguyện này, các bạn nhận được sự đón tiếp rất chân thành, cởi mở và hiếu khách từ những người địa phương. Bình vẫn gọi vui bác chủ nhà nơi Bình ở là host mum của mình. Cô bạn vui vẻ nhớ lại, host mum đã cất công đi mua gạo nấu cho Bình ăn vào mỗi cuối tuần Bình trở về nhà từ trại hè. Cứ khi nào ra khỏi nhà, mọi người trong nhà lại lo lắng dặn dò rất nhiều điều. Mỗi cuối tuần bạn lại được mọi người đưa đi chơi đến các tỉnh khác của Ukraina. Trong khi đó, Thùy Anh lại được cả một trường tiểu học đón tiêp rất nhiệt tình, thậm chí cô bạn còn được các thầy cô ở đó còn … tranh nhau mời về nhà ăn cơm cơ đấy (!). Thế nhưng không phải là không có khó khăn gì đâu nhé. “Rào cản ngôn ngữ luôn là khó khăn lớn nhất.” Nga, một FTUer khác cũng từng đi exchange ở Thái Lan trong 6 tuần, chia sẻ. Cộng đồng người Thái nơi Nga làm việc không biết nhiều tiếng Anh, nên mỗi lần muốn nói chuyện là lại phải “body language loạn xạ”. Dự án mà Nga tham gia bên Thái nhằm mục tiêu giảng dạy về Asean cho trẻ em Thái Lan, cho các em có một tầm nhìn nhất định về tổ chức lớn nhất Đông Nam Á này. Nhưng với các em nhỏ, ngôn ngữ duy nhất mà các em thông thạo là tiếng Thái, nên nhiều khi nói tiếng Anh các em không hiểu. Còn Bình thì gặp phải rất nhiều trắc trở từ không hợp thức ăn, lệch múi giờ, cho đến cách sinh hoạt của người bản địa. Khó khăn là không ít, nhưng những trải nghiệm mà những FTUer này có được cũng thật quý giá. Thùy Anh đã trưởng thành hơn trong suy nghĩ và cách làm việc, đúng như mục tiêu cô bạn đề ra. Việc phải sống giữa một cộng đồng người nước ngoài, dù cho họ có thân thiện và hiếu khách như thế nào chăng nữa, cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ và khác biệt về cách sinh hoạt và làm việc, rồi những lúc nhớ nhà và bạn bè,…Chính việc đó đã khiến cho bất kỳ EP nào ra nước ngoài cũng đều phải tự lập hơn. Trong môi trường làm việc quốc tế này, bạn còn được học hỏi từ rất nhiều người trẻ đến từ nhiều nơi trên thế giới. Đối với Nga, đó là sự chủ động trong I N T E R N S H I P Cuộc đời là những chuyến đi 10 Tôi đi làm Nguyễn Thu Bình (bên trái) tại Ukraina Thùy Anh (ngoài cùng bên phải) tại Đài Loan
  • 13. S Ứ C T R Ẻ vì CONNECT là trung tâm được tín nhiệm trong việc tuyển chọn người dẫn chương trình cho đài truyền hình, vậy nên khi trở thành học viên của CONNECT, bạn sẽ được hoàn thiện các kỹ càng để trở thành 1 MC thực thụ. Có nhiều cơ hội để CONNECT giới thiệu bạn ứng tuyển vào vị trí MC của đài truyền hình. N ghề MC đang trở thành một công việc thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Cùng với gia tăng của các gameshow truyền hình, sự kiện là sự nở rộ của số lượng người làm MC. Nhưng một thực trạng chung, hầu hết các MC trẻ hiện nay làm nghề đều do tự học hỏi, chưa được đào tạo bài bản nên chưa chất lượng, nguồn nhân lực chưa cao. Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm CONNECT là một đơn vị chuyên về đào tạo MC và kỹ năng nói trước công chúng. Với phương châm kết nối để thành công cùng đội ngũ giảng viên là những MC và chuyên gia uy tín: NSƯT Thanh Hùng, MC thạc sĩ Trịnh Lê Anh, MC thạc sĩ Thảo Vân, các chuyên gia tâm lý, stylist, … CONNECT đang từng bước khẳng định một hướng đi đúng đắn, thu hút đông đảo học viên và có những thành công thể hiện ở đầu ra của Trung Tâm. Khi trở thành học viên của CONNECT đó là cơ hội để các bạn thực hiện giấc mơ trở thành 1 MC dẫn trong đài truyền hình, công việc, suy nghĩ tích cực trong mọi tình huống và còn hiểu được nhiều hơn về bản thân mình nữa. Chưa kể khả năng ngoại ngữ và những hiểu biết xã hội của bạn sẽ tăng lên đáng kể. Đi exchange có lẽ là một minh chứng rất rõ ràng cho sức mạnh của hai từ trải nghiệm. Đối với những cô giáo nghiệp dư này, thứ quý giá nhất mà các bạn mang về Việt Nam chính là tình cảm của những em nhỏ người bản địa. “Một cậu bé ở trại hè nằng nặc kéo mình vào phòng, rồi lôi đủ những thứ nó thích, từ chiếc vòng tay, chai dầu gội đầu, thậm chí là 2 rph (tương đương với 5000 VNĐ) trong túi, tặng hết cho mình.” – Bình kể. Nga thì được tặng những chiếc vòng tay được kết bằng những vỏ ốc, vỏ sò do chính các em nhỏ tự làm. Những món đồ ấy bây giờ vẫn luôn được lưu giữ cẩn thận ở một góc trong trái tim. Không những thế, các bạn còn tìm được cho mình những người bạn thân thiết. Thùy Anh đã trải qua một chuyện tình cảm nho nhỏ với anh bạn người Đài Loan mà cô gặp, đến bây giờ hai người vẫn còn giữ liên lạc với nhau đấy. GIP– cơ hội dành cho bạn Ở Ngoại thương hiện nay, AIESEC FTU là tổ chức duy nhất có chương trình Internship dành cho các bạn sinh viên. Đây là một chương trình có quy mô và sự liên kết giữa các Local Committee (LC) của AIESEC tại nhiều nước. Ở FTU, chương trình này cơ hội để các bạn đi đến những nước ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Philippines, Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Châu Âu như Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Rumania. Dù số lượng đất nước còn khá hạn chế nhưng những AIESECer vẫn đang không ngừng nỗ lực tìm kiếm thêm cho các bạn những đất nước mới. Nếu như ba cô bạn Nga, Thùy Anh và Bình đi intern theo dạng Development Training (DT), một dạng đi tình nguyện cho các dự án nhằm phát triển cộng đồng của NGOs tại đất nước khác, chương trình internship của AIESEC còn có các dạng Education Training (ET) với công việc chính của bạn là dạy tiếng Anh, các môn khoa học – nghệ thuật cho trẻ em tại các trường học ở nước ngoài và được trả lương. Nhưng khó khăn nhất vẫn là Management Training (MT), bạn sẽ có cơ hội được thực tập tại một công ty Ấn Độ hoặc Nhật Bản, nhưng điều này đồng thời cũng đòi hỏi bạn phải có chuyên môn thật vững, nếu không muốn nói là xuất sắc (dạng này thường chỉ dành cho sinh viên năm 4 hoặc đã ra trường). Chi phí luôn là nỗi lo cho lớn nhất. Ở những nước Đông Nam Á, bạn thường sẽ mất 600 – 900 USD, ở Đông Á 900- 1300 USD và châu Âu là đắt đỏ nhất với chi phí trên 1300 USD, nhưng đó là chưa tính đến việc bạn sẽ được nhận lương nếu đi ET và MT. Những con số này không hề rẻ nếu bạn muốn xin gia đình, nhưng nếu tính trong khoảng thời gian dài như vậy, bạn được sống và làm việc ở nước ngoài, thì lại rất hợp lý. Mỗi năm AIESEC FTU đều có 3 đợt tuyển EP, đó là vào mùa xuân, mùa thu và mùa đông. Để trở thành EP, bạn phải vượt qua 3 vòng thi. Qua đó, bạn phải làm nổi bật được khả năng ngoại ngữ, sự tự tin, khả năng chuyên môn và tình thần học hỏi lẫn mong muốn cống hiến cho cộng đồng. Kết “Cuộc đời là những chuyến đi”, ai đó đã nói vậy. Nhưng quan trọng là phải đi, phải tiếp xúc và cọ xát với những cuộc sống khác, con người khác, suy nghĩ khác, bạn mới có thể thấm hết hương vị của cuộc sống. Tôi tin rằng đi exchange là một cách phù hợp, hiệu quả nhất và dễ dàng nhất đối với những người trẻ tràn đầy nhiệt huyết và là tín đồ của chủ nghĩa xê dịch. 11 Nguyễn Kiều Nga (ngoài cùng bên phải) tại Thái Lan FUMA Khóa học MC tại Trung tâm Connect CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO CONNECT Địa chỉ : 25A1, tổ 122 Hoàng Cầu, HN Điện thoại : (04) 6675.7189 Website : www.connectionvn.com Consultant $ Training
  • 14. S Ứ C T R Ẻ TRUYỀN HÌNH BẠN CÓ MUỐN 12 Tôi đi làm Thế giới truyền hình mê hoặc giới trẻ bằng sự hấp dẫn của studio, của những lần đi thực tế, của máy móc, thiết bị, vô số những công việc gấp rút và cả những đam mê nghề nghiệp bùng cháy. Đi kèm với sự phát triển vũ bão của truyền hình trong thời đại số là một lượng lớn công việc tăng lên, đó chính là cánh cửa mở ra một sự lựa chọn vô cùng thú vị cho sinh viên: Cộng tác viên truyền hình MC Nói đến CTV truyền hình, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến những MC – sinh viên tài năng và duyên dáng. Yêu cầu tiên quyết của vị trí này là sự tự tin, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt cùng một vẻ ngoài ăn hình. Hiện nay, những gương mặt CTV làm MC đã khá nhiều nhưng còn chưa thực sự chất lượng, các bạn thường đi theo những mô – típ cũ, gây ra sự nhàm chán cho khán giả và cho cả chương trình. Chính việc tìm ra một phong cách, một cá tính trong cách dẫn cùng vốn hiểu biết phong phú, đa dạng mới làm nên một MC đúng nghĩa. Quỳnh Trâm (K46 – TATM) chia sẻ “Hãy thử sức và cố hết mình, xác định xem mình có khả năng hay không, có thể phát triển khả năng đó đến đâu, tránh bị mắc vào lỗi “MC công nghiệp”. Một vấn đề rất đặc trưng đối với MC- sinh viên, đó là chuyện “đau đầu” về make-up và trang phục sao cho phù hợp nhưng vẫn mới lạ và không quá tốn kém. Bên cạnh đó, lịch làm việc của một MC thường xuyên phải thay đổi theo chương trình, vì vậy sắp xếp lịch làm việc khớp với lịch học cũng là một vấn đề mà sinh viên phải giải quyết hài hòa. THÚY HÀ & THANH TÙNG MC THỬ SỨC ?
  • 15. S Ứ C T R Ẻ 13 Phát thanh viên Các phát thanh viên truyền hình tuy không nổi bật như MC, nhưng cũng là một lĩnh vực có nhiều điều thú vị. Bảo - ĐH Bách Khoa ban đầu đến với truyền hình với vai trò CTV cho các chương trình bình luận thể thao. Một lần khi chương trình thiếu phát thanh viên, bạn đề nghị thử sức và kiêm nhiệm luôn cả hai vai trò từ đó. Nhờ bao quát chương trình từ lúc dịch cho tới lúc thu âm, Bảo nắm rõ điểm bắt đầu và kết thúc của lời trong nguyên bản mà không cần phải ghi chú quá nhiều, lại có thể chỉnh sửa lời dịch ngay trong khi đang thu, vì vậy sản phẩm của một ‘amateur’ mà lúc nào cũng nuột nà. Một giọng đọc hay, chuẩn đôi khi là chưa đủ để trở thành một phát thanh viên giỏi, để trở nên thành công trong lĩnh vực này, nhất thiết, phát thanh viên phải cảm và hiểu được nội dung bài nói, từ đó mới có thể dùng giọng đọc của mình truyền tải được cho người nghe không chỉ thông tin câu chữ và còn truyền tải được cả không khí, ý nghĩa của bản tin. Điều này cần bạn phải thực sự sống với những gì mình làm. Biên dịch viên Mặc dù có chung cái tên, nhưng các biên dịch viên của Đài truyền hình làm việc với môi trường rất khác với biên dịch sách. Nếu dịch sách ngoại văn là dịch văn bản với ngôn ngữ viết, thì Biên dịch viên truyền hình lại mang một nhiệm vụ có nhiều khác biệt. Phần lớn các chương trình truyền hình nước ngoài được thu sóng ở Việt Nam đều không có script, vì vậy công việc này, đương nhiên, đòi hỏi khả năng ngoại ngữ, nhưng đặc biệt là kĩ năng nghe. Người bản ngữ, đặc biệt là trong các chương trình cho giới trẻ, nói rất nhanh và dùng nhiều từ lóng. Bạn có thể nghe hiểu, nhưng dịch lại là cả một vấn đề vì không được phép bỏ sót một từ nào, lại phải bảo đảm lời dịch và nguyên bản có độ dài gần tương đương, chưa kể, phải tìm cách cân bằng khi nhân vật nói lặp từ trong khi đang suy nghĩ. Một đặc điểm nữa là lời dịch cần phải chuyển thành văn nói, một điều tưởng chừng dễ dàng nhưng lại là vấn đề đối với sinh viên vốn chỉ quen với ngôn ngữ viết Tiếng Anh. Bạn H. – K49 chia sẻ bí quyết “Mình được các anh chị mách nước để câu dịch có hồn hơn thì phải đọc thành tiếng lời dịch của mình để nghe và chỉnh sửa sao cho phù hợp với văn nói”. Quả là một công việc khá rắc rối nhưng cũng không kém phần thú vị, nếu thực sự tốt ở mảng này thì chắc chắn, khả năng tổng thể về giao tiếp của bạn sẽ gia tăng đáng kể đấy. Trợ lý chương trình Đây có lẽ là công việc khó gọi tên nhất, vì nhiệm vụ của các bạn liên quan đến đủ mọi vấn đề có tên và không tên. Với những chương trình đi quay thực tế, CTV phải chuẩn bị băng, quản lý băng, đánh dấu cảnh quay, thậm chí có thể được viết những tin vắn hoặc cùng ngồi dựng với kĩ thuật viên. Với những chương trình quay tại đài, nhiệm vụ chính của CTV là làm trợ lý trường quay. Trong chương trình có khán giả hay nhân vật, các trợ lý cũng chịu trách nhiệm liên hệ, phụ trách khán giả tiềm năng. Ngoài ra còn một số công việc khác như: chuẩn bị đạo cụ, biên tập SMS… Công việc không quá phức tạp nhưng do nhiều chi tiết nên đòi hỏi sự nghiêm túc, cẩn trọng cao độ và một tư duy quản lí công việc tốt. Đây cũng là công việc được tham gia sâu sát nhất vào quá trình tạo nên một chương trình truyền hình, tích lũy những kinh nghiệm hữu ích cho mọi công việc về sau và bên cạnh đó, đây cũng là một cơ hội để bạn mở rộng mối quan hệ cho bản thân. Bạn H (trường B) đến với công việc CTV sau khi tham gia chương trình do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Trong chương trình có sự góp mặt của Nguyên đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết. Sau này khi gặp lại bác Thuyết với vai trò một CTV trong một lần cùng chị biên tập đi phỏng vấn, bác Thuyết vẫn nhớ tới H và những lời khen của bác đã động viên bạn rất nhiều. Nhiều người nhìn vào thì đây chỉ là chân chạy việc nhưng thực sự, vai trò của nó là rất lớn khi tạo nên một chương trình truyền hình, thêm vào đó, bạn cũng sẽ tự trang bị cho mình sự chuyên nghiệp, hiệu quả cùng tinh thần trách nhiệm cao khi thử sức với công- việc-khó-gọi-tên này. Một nghề để yêu Không nhiều những công việc có môi trường rộng lớn để thử nghiệm mình như công việc của một CTV truyền hình, và mọi vị trí đều đem đến cho bạn những trải nghiệm không thể tìm thấy trong trường học. Đây là công việc đã làm là yêu, đã yêu là gắn bó. Chị Thúy Anh (K41-TATM, hiện là Biên tập viên tại Trung tâm truyền hình thông tấn, Thông tấn xã Việt Nam) chia sẻ “Truyền hình là một môi trường làm việc năng động. Người làm truyền hình luôn được tiếp xúc những cái mới, thông tin nóng hồi. Công việc truyền hình (báo hình), đặc biệt là thời sự đòi hỏi làm việc không phân biệt thời gian ngày đêm, ngày nghỉ hay lễ tết. Luôn phải sẵn sàng đưa tin bất cứ khi nào có thông tin, sự kiện nóng xảy ra. PV/BTV truyền hình luôn phải vận động để tìm ra nhiều đề tài, chủ đề để khai thác, đồng thời nhìn nhận vấn đề dưới những góc nhìn khác nhau, và tiếp cận 1 cách phong phú, sáng tạo. Đó là lý do vì sao chị yêu thích công việc truyền hình.” Phát thanh viên Biên dịch viên Trợ lý chương trình
  • 16. S Ứ C T R Ẻ TA=TRYTOAPPLY Cần phải khẳng định ngay, để có được một công việc như TA ở trung tâm tiếng Anh đòi hỏi bạn phải dụng công săn lùng các nguồn thông tin tuyển dụng. Thêm vào đó, làm thế nào để được chọn cũng là điều khiến nhiều bạn trẻ đau đầu, bởi có quá nhiều ý tưởng “đụng hàng” khi lựa chọn parttime này. Trần An Huy (19 tuổi) – TA tại ILAvietnam chia sẻ: “Sau khi nhận được giấy báo đỗ Đại học thì mình bắt đầu tìm kiếm việc làm thêm trên mạng. Mình chủ yếu tìm những công việc liên quan đến Tiếng anh và tình cờ đọc được thông tin tuyển dụng của trung tâm. Sau khi hoàn thành hồ sơ, mình quyết định gửi online vì thấy thời gian đăng tin từ năm 2009 nên cho rằng cơ hội khá là mong manh. Thật bất ngờ, tầm 2 tuần sau có người gọi điện cho mình để kiểm tra trình độ với 2 vòng thi, một vòng thi ngữ pháp tiếng anh và một vòng phỏng vấn trực tiếp thực hiện bởi chính giám đốc học thuật của trung tâm. Cuối cùng, mình đã may mắn lọt vào top 5 người có điếm số cao nhất để đào tạo làm việc, và tính đến thời điểm này thì đã tròn 1 năm rồi”. TA=TEACH&ACCESS Điều gì chờ đợi bạn khi đã chính thức trở thành một TA? Bên cạnh công việc chính là hỗ trợ giáo viên người nước ngoài trong việc giảng dạy trên lớp, ví dụ như giải thích lại cho học sinh một cấu trúc tiếng anh phức tạp bằng tiếng việt mà họ chưa hiểu rõ lắm, giúp đỡ giáo viên trong việc tổ chức các trò chơi trong lớp, TA còn là người điểm danh học sinh, giao và chấm bài tập về nhà trong sách bài tập. Cuối mỗi buổi học, TA sẽ phải tổng hợp các kiến thức chung và soạn thảo một giấy ghi nhớ cho học sinh để học sinh có thể nắm vững kiến thức vừa học. Thêm nữa, nhiệm vụ của TA còn bao gồm việc lấy nhận xét về tình hình học tập của mỗi học sinh từ phía giáo viên rồi gọi điện liên lạc với phụ huynh để thông báo. Quả là một cầu nối đa-zi-năng giữa giáo viên – học sinh – gia đình, phải không nào? TA=TACKLE&ACHIEVE Về chuyện được và mất trong công việc, An Huy hào hứng chia sẻ: “Do tính chất công việc nên mình phải nói tiếng anh rất nhiều, chính vì thế mà khả năng giao tiếp của mình đã thực sự tiến bộ. Ngoài ra mình cũng thu nhận được rất nhiều điều từ chính những bài đọc mà mình dạy cho học sinh và đó cũng là cơ hội tốt để ôn tập lại những kiến thức ngữ pháp, cách viết luận …. Bên cạnh tiền lương, mạng lưới quan hệ của mình cũng tăng lên đáng kể với sự xuất hiện của những người bạn mới, những cơ hội giao lưu học hỏi, những dịp “xả hơi” như bữa tiệc giáng sinh cho toàn bộ giáo viên và trợ giảng, chuyến đi nghỉ mát ở biển vào mùa hè cùng công ty … Tất nhiên, không thể tránh khỏi những mặt trái như sự vất vả khi phải cân bằng thời gian giữa việc đi làm và đi học, có những hôm vừa đi học xong mình phải cố gắng chạy thật nhanh về chỗ làm để kịp giờ đứng lớp. Nhiều lúc phải đứng lớp vào cuối tuần, thời gian dành cho gia đình, bạn bè hay thói quen cá nhân cũng vì thế giảm hẳn. Nhưng tất cả những điều tuyệt vời mà công việc này mang lại đáng để cho mình đánh đổi lắm chứ”. TA=TASKOFFIRSTAID??? Công việc nào cũng vậy, không thể thiếu đi những phút giây làm nên dư vị đặc biệt, khiến ta gắn bó hơn với công việc của mình. “Kỉ niệm đáng nhớ nhất của mình rơi đúng vào tuần đầu tiên mình đi làm, một học sinh do chạy quá nhanh trong giờ nghỉ giải lao nên bị ngã giập môi, chảy rất nhiều máu, phải vào viện để khâu. Mặc dù nhìn chảy máu nhiều rất sợ nhưng mình vẫn cố sơ cứu và vệ sinh cho em học sinh đó. May mắn là bây giờ thì mình cũng đã quen với những trường hợp như vậy và việc sơ cứu cho các học sinh bị ngã hay đau đã thành thạo hơn, không còn lúng túng nữa.” Chân thành cảm ơn bạn Trần An Huy ( 19 tuổi – Trợ giảng Trung Tâm ILA) đã giúp đỡ chúng tôi thực hiện bài viết này. HƯƠNG MAN Từng có một thời, trợ giảng ( Teaching Assistant – TA) được coi là parttime “cao cấp” chỉ dành riêng cho sinh viên giỏi. Và cũng từngcómộtthời,nhiềubạntrẻcoi TA ngoại ngữ là cơ hội lớn để thử thách khả năng của mình. Những quan niệm ấy liệu bây giờ có còn đúng đắn? Cùng ST lắng nghe trải nghiệm thực tế của một TA tại ILAVietNam để zoom cận cảnh từng góc cạnh của công việc này. THEO BẠN TA = ? TrầnAnHuy 19tuổiTrợgiảngTrungTâmILA 14 Tôi đi làm
  • 17. S Ứ C T R Ẻ Dạo gần đây, cả cộng đồngxônxaovềmộtbộ phim của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng. Đây không phải là lần đầu tiên bộ phim của anh được chú ý nhưng lần này là một sự quan tâm đặc biệt của khán giả, vì nó đề cập thẳng thắn đến một vấn đề nhạy cảm của xã hội : Tình dục đồng tính – hay còn gọi là Homosexual. Từphimđếnđờithực Hẳn tất cả những ai theo dõi tin tức hàng ngày đều không quên được một đám cưới khiến dư luận, các bậc phụ huynh, giới chuyên môn... không khỏi “sốc” một thời gian dài - đám cưới đồng tính đầu tiên ở Việt Nam, của hai cô gái thuộc thế hệ 9X. Hai con người trẻ tuổi này dù còn trên ghế nhà trường và đang sống cùng cha mẹ nhưng họ đã dám đưa ra một quyết định lớn cho cuộc đời mình, bởi họ tin rằng đó là kết quả của một tình yêu đẹp. Họ tìm đến nhau vì muốn được thể hiện sự quan tâm, san sẻ yêu thương, muốn tìm được ai đó hiểu mình – dù người đó là cùng giới. Qua đám cưới, họ hi vọng dư luận xã hội, tất cả mọi người, quý phụ huynh và những bạn trẻ hãy có cái nhìn thoáng hơn, thiện cảm hơn đối với những người thuộc thế giới thứ ba, chấp nhận những tình yêu như họ, đồng thời muốn những người trong giới homosexual sẽ tự tin hơn, không bị mặc cảm. Việc họ làm đã đi tiên phong cho thế giới thứ ba về việc quyết định hạnh phúc của chính mình. Cầnphânbiệtrõràng Có một sự thật là hầu như tất cả mọi người đều có sự nhầm lẫn trong việc phân biệt kiểu giới tính này. Tất cả mọi người đều nghĩ rằng : “tất cả người đồng tính” là như nhau. Nhưng thực sự không phải vậy. Homosexual: Là những người có xu hướng tiến hành hành vi tình dục với người đồng giới mặc dù họ không nghĩ rằng họ mang giới tính ngược của phái khác. Những người GAY luôn nhận mình là Nam và có biểu hiện bên ngoài khá Nam tính, và LESS thì nhận mình là Nữ và biểu hiện bên ngoài vẫn là nữ. Chỉ có điều họ thích sinh hoạt tình dục với người đồng giới. Những người này có thể là bẩm sinh, có thể do ảnh hưởng môi trường sống nhưng họ không bao giờ có ý định thay đổi cơ thể mình thành người khác giới. Hermaphrodite: Những người khi sinh ra là Nam nhưng luôn có suy nghĩ rằng mình là Nữ hoặc ngược lại. Đôi khi cơ thể họ có những khiếm khuyết. Họ luôn có nguyện vọng được thay đổi giới tính trở về giới tính thật của mình. Số này gần như 100% là bẩm sinh. Những anh chàng uốn éo, thích phấn son lòe loẹt hay những cô nàng thích cắt tóc ngắn ăn mặc giống giai thuộc loại này. Đồng tính cần được xã hội thừanhận Theo kết quả nghiên cứu thì nhóm người đồng tính chiếm khoảng từ 3 – 5 % dân số. Một con số không nhỏ trong xã hội. Họ vẫn là con người, vẫn có cảm xúc, vẫn biết yêu. Họ vẫn đáng được nhận những quyền lợi đầy đủ của một con người như được tự do sinh sống, được kết hôn, được mưu cầu hạnh phúc….Nhưng thực tế rằng, hiện nay, xã hội vẫn có sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính. Những người đồng tính bị bạn bè bỏ rơi, bị cha mẹ chửi mắng, đánh đập…khi biết họ là người đồng tính. Vì thế mà rất nhiều người đã phải che dấu sự thật trong những lớp vỏ của người bình thường, nhưng mãi mãi không bao giờ cảm nhận được hạnh phúc thật sự. Có người vẫn có vợ, có chồng, có con cái nhưng bản chất của con người họ thì không ai biết. Đó là những đau đớn kinh khủng nhất về tinh thần. Hãy chọn quyền sống theo cáchcủamình. Tổng thống Mỹ Obama đã từng phát biểu : “Tôi không tưởng tượng nổi mình sẽ thế nào nếu bị chỉ đích danh là Gay. Nhưng tôi hiểu rõ cái cảm giác lớn lên và thấy mình lạc lõng khi bị bạn bè trêu tức hoặc bắt nạt vì mình khác biệt hoặc không phù hợp với một ai đó. Nhưng các bạn không cô đơn. Các bạn chẳng làm gì sai trái hoặc làm gì đáng để bị bắt nạt. Cả thế giới đứng sau các bạn, vỗ về và tôn trọng con người của bạn.” Đúng vậy, “Không ai được quyền chọn lựa giới tính của mình khi sinh ra, nhưng mình có quyền lựa chọn cách sống với giới tính mà mình đang có”. Hãy sống đúng với chính con người mình các bạn Homosexual nhé. THANH HÀ Ừ ĐẤY! THÌ SAO? H m sexual 15Góc tranh luận
  • 18. S Ứ C T R Ẻ 16 Nhậndạng “Marketing dựa trên sự sợ hãi” được hiểu đơn giản là thay vì tiếp cận khách hàng bằng cách ca ngợi sản phẩm của mình, doanh nghiệp (DN) lại tạo tâm lý lo lắng cho khách hàng khi không sử dụng sản phẩm của họ. Chiêu marketing này được thể hiện dưới nhiều hình thức nhưng chủ yếu đánh vào tâm lí lo sợ về các vấn đề sức khỏe như chất độc hại, sự nhiễm khuẩn, sự lão hóa…Ví dụ, một hôm bạn xem Tivi có phát đoạn quảng cáo, có một người mặc áo blu trắng (được coi là nha sĩ) đang khám miệng cho một cô gái, hình ảnh hiện ra rất nhiều vi khuẩn. Tự nhiên, bạn đâm ra lo lắng liệu trong miệng mình có nhiều vi khuẩn như thế không, và trong lúc bạn đang lo lắng thì một thông điệp quảng cáo hiện lên: “dùng Kem đánh răng X sẽ lọai bỏ a% vi khuẩn trong miệng bạn”. Hay một sản phẩm có thông điệp “sản phẩm không chứa chất X”, mặc dù trước đó có thể bạn không hề biết X là chất gì, nhưng sau khi nghe thông điệp đó, bạn sẽ coi X là chất không tốt và biết đâu những sản phẩm mình đang dùng có chứa chất này. Ngoài sức khỏe, một số DN còn “dọa” về tài chính như: “Một hộp cam ép tương đương với 2,6 kg cam tươi”, với tính tóan giá 2,6kg cam tươi trên thị trường cao gấp 3 giá một hộp cam ép, một số người có thể sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng của mình Hiệuquả “Marketing dựa trên sự sợ hãi” mang đến sự thành công cho nhiều DN. Một DN khi mới tham gia vào thị trường chế biến thực phẩm ở Việt Nam, các sản phẩm của họ khá mờ nhạt. Sau sự cố về một sản phẩm nước tương của Việt Nam (của chính DN này) ở Châu Âu bị cáo buộc có chất 3-MCPD (một loại chất gây ung thư), người tiêu dùng Việt Nam hoang mang về chất lương nước tương nói chung, hàng loạt cơ sở sản xuất nước MARKETING DỰA TRÊN SỰ SỢ HÃI Kinh tế
  • 19. S Ứ C T R Ẻ 17tương trong nước phải đóng cửa. Trong khi vẫn chưa có kết luận rõ ràng về cáo buộc này thì DN đã cho ra đời sản phẩm nước tương thứ hai của mình với cam kết “không có chất 3-MCPD”, trong một thời gian ngắn, nước tương này đã chiếm lĩnh thị trường nước tương Việt Nam và giúp doanh thu của DN tăng gấp 3 lần năm trước đó. Thừa thắng xông lên, DN tiếp tục có những sản phẩm như “nước mắm không cặn”, “mì không nóng”, “mì không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần”… Chưa có những kết luận rõ ràng về chất lượng thực sự của sản phẩm nhưng với mỗi dòng sản phẩm DN đã giành được lượng thị phần mà rất nhiều đối thủ trong và ngoài nước mơ ước (60% thị trường nước mắm, thị phần mì gói đứng thứ 2) Phảnứngcủangườixem Hình thức quảng cáo có vẻ “hăm dọa” này thường gây ấn tượng với người tiêu dùng, nhưng, cũng đôi khi, nó khiến người tiêu dùng “sợ thật”. Có rất nhiều ông bố bà mẹ kể rằng, từ khi con của họ xem quảng cáo một lọai nước tẩy rửa bồn cầu có hình ảnh trong WC có rất nhiều vi khuẩn khổng lồ như quái vật, con họ đã không dám đi vào WC một mình nữa. Một số bà nội trợ sau khi xem quảng cáo về lọai nước chấm chanh tỏi ớt đóng chai sẵn, có hình ảnh thớt cắt tỏi có rất nhiều vi khuẩn, lại đâm ra hoảng. Những ví dụ trên chỉ mới liên quan đến hình thức của quảng cáo, còn nội dung thông điệp quảng cáo, người tiêu dùng cũng chỉ “nghe sao biết vậy”. Ví dụ, quảng cáo về một lọai mì “không nóng” do “sợi mì được làm từ khoai tây”, nhưng người dùng làm sao có thể xác minh được mì đó có đỡ nóng hơn các lọai mì khác, và cũng chẳng mấy ai đi kiểm tra xem trong thành phần mì khoai tây chiếm bao nhiêu phần trăm. Chiêu quảng cáo này cũng đôi khi là cách mà các DN đưa ra để cạnh tranh các đối thủ cạnh tranh, bởi vậy mới có chuyện gần đây hai DN sản xuất mì gói chiếm thị phần thứ nhất thứ nhì Việt Nam kiện cáo vì nội dung quảng cáo. Giám đốc truyền thông của Le Bros Nguyễn Đình Thành cho rằng, về bản chất, người làm quảng cáo đã làm đúng công thức mà họ được đào tạo để thu hút người tiêu dùng, tuy nhiên, cái gốc của mọi quảng cáo vẫn phải là chữ “Tâm”. Tức là các công ty cần xem xét việc làm của mình có tổn hại đến ai không. Về tình, nếu được việc của mình mà tổn hại đến người khác thì không được làm. Về lý, chắc chắn pháp luật cũng không cho phép những quảng cáo dựa trên điều không có thật để thu hút, tăng doanh số. Đó là một phương pháp cạnh tranh không lành mạnh. Gậyôngđậplưngông Dù mang đến cho các DN nhiều thành công thể hiện qua những con số về doanh thu, lợi nhuận thị phần, nhưng chiêu marketing này không phải lúc nào cũng tỏ ra hiệu quả. Trong khi, hạt nêm của các nhãn hiệu khác chọn thông điệp “hạt nêm từ thịt”, “đậm đà vị thịt”, “ngon từ thịt, ngọt từ xương”, hạt nêm của một DN lại chơi trội với khẩu hiệu “hạt nêm không bột ngọt”. Chính thông điệp này đã cho người tiêu dùng biết trong hạt nêm thường có bột ngọt và bột ngọt là chất không tốt. Trên bao bì sản phẩm in khẩu hiệu trên không dưới 4 lần và có thêm dòng chữ “đạt an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế”. Tuy nhiên, khi kiểm tra thành phần của hạt nêm người ta thấy có chất điều vị 527 và 631 (được coi là chất siêu bột ngọt). Câu chuyện này đã khiến hạt nêm này không giành được thiện cảm của người tiêu dùng và đây chính là bài học “gậy ông đập lưng ông” cho chiêu Marketing quá đà này. Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh luôn sẵn sàng phản ứng lại nếu DN đưa ra những nội dung quảng cáo mang tính “dìm” sản phẩm các DN khác. Chính những sự cố này sẽ làm mất hình ảnh mà DN đã bỏ rất nhiều công sức xây dựng. Kết Lợi dụng nỗi sợ hãi của người tiêu dùng để quảng cáo cũng là một cách tạo cảm xúc và hợp pháp. Tuy nhiên, dù sử dụng hình thức hay chiêu bài quảng cáo nào, Doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm để tương xứng với thông điệp quảng cáo mà mình đưa ra và đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Những điều này mới tạo vị thế bền vững cho DN trong lòng người tiêu dùng. DƯƠNG THỊ THU HÀ A7-QTKD-K47
  • 20. S Ứ C T R Ẻ Từ người lãnh đạo “gàn dở”- “Đừng nghiên cứu thị trường” Sự gàn dở của Akio Morita không chỉ thzể hiện ở việc ông từ chối khối tài sản kếch xù của gia đình để lăn lộn từ hai bàn tay trắng, vị chủ tịch đầu tiên của Sony còn khiến nhiều nhà quản trị thời đó sững sờ vì những quyết định khác người và đôi khi là đi ngược lại với những quy luật kinh tế. Năm 1979, Morita quyết định cho ra đời một thiết bị nghe nhạc di động đi kèm chiếc tai nghe, với mục đích tạo ra nền văn hóa của những người đeo tai nghe trên toàn thế giới. Vào thời điểm đó, khi mà việc làm hỏng bộ phận thính giác là điều cấm kị ở Nhật, nhiều người đã không tin tưởng vào sự phát triển của loại sản phẩm này. Bỏ qua tất cả những lời khuyên của bộ phận tiếp thị và cả những chuyên gia phân tích thị trường, Morita đáp lại một cách đơn giản : “Hãy cẩn thận khi xem cách mọi người đang sống, cảm nhận bằng trực giác với những điều họ muốn và điều có thể gắn kèm với họ. Đừng nghiên cứu thị trường”. Thế rồi, chiếc Walkman vừa tung ra thị trường đã ngay lập tức trở nên phổ biến, đúng như Morita đã dự đoán. Nó có mặt ở các cửa hàng vào năm 1979 mà không mất một ngày nghiên cứu thị trường nào. Kể từ đó, công ty tiếp tục đi theo linh cảm của họ trong việc tạo ra các sản phẩm tiến bộ như đĩa compact và playstation hiện nay. Tuy nhiên, không phải là Morita chưa từng phạm sai lầm, nồi cơm điện của Sony gần như không hề được biết tới, và chiếc máy ghi âm bằng băng nặng hơn nửa kg rõ ràng không thể trở thành sự lựa chọn của những người dân Nhật ưa thích sự nhỏ gọn. Tiếp thị khéo léo “Quảng cáo và tiếp thị tự nó sẽ không duy trì một sản phẩm tồi hoặc một sản phẩm không hợp thời”. Tuy nhiên, điều đó không ngăn nổi Morita trong việc tạo ra những chiến dịch tiếp thị thành công, giúp Sony từ một cửa hàng địa phương của Nhật Bản thành một tập đoàn khổng lồ toàn cầu. Sau 7 năm thành lập, Morita đã muốn đưa Sony trở thành một công ty hàng đầu toàn cầu, Một trong những bước đầu tiên để hướng tới mục tiêu mới này là thay đổi tên của công ty. Trực giác mách bảo rằng, cái tên Công ty Kỹ thuật viễn thông Tokyo không có được sự lôi cuốn như ông muốn, và sẽ không thâm nhập được vào thị trường Mỹ. Thay vào đó, Morita muốn một cái tên mà có thể được thừa nhận và dễ nhớ trong mọi ngôn ngữ. Ông bắt đầu tra từ điển, và quyết định cái tên mới sẽ là sự kết hợp của Sonus- có nghĩa là “âm thanh” trong và câu chuyện “Made in Japan” Bài học kinh tế từ quá trình phát triển của Sony một tập đoàn điện tử hàng đầu Nhật Bản, về những con người đã góp phần tạo nên sức nặng của dòng chữ “Made in Japan”. 18 Kinh tế
  • 21. S Ứ C T R Ẻ tiếng Lantin, và sonny- tên gọi thân mật mà người Mỹ thường dành cho trẻ con. Ông hy vọng cái tên “Sony” sẽ tạo nên hình ảnh “một công ty trẻ trung, với nhiều năng lượng và tương lai tươi sáng”. Năm 1952, Morita mở cửa hàng đầu tiên của Sony ở New York và chỉ trưng bày một vài sản phẩm. Tuy nhiên, ông muốn có một cổng vào lớn. Nhưng tiếp thị như thế nào trong một rừng biển quảng cáo tại thành phố sầm uất này? Nghĩ kỹ, ông quyết định đặt một lá cờ của Nhật rất lớn trước cổng. Khi đó, Thế chiến II mới kết thúc, và lá cờ Nhật Bản trên đất Mỹ đã buộc dư luận phải tò mò. Các nhà báo và hàng trăm khách hàng đã đến để xem câu chuyện đằng sau lá cờ. Ông còn trang bị những chiếc áo sơ mi trắng cho tất cả nhân viên bán hàng, đồng thời đeo thêm chiếc Walkman. Morita muốn chứng tỏ thiết bị có thể dễ dàng được mang theo người. Ngay lập tức, sản phẩm mới của Sony, cùng với những chiếc Walkman ban đầu, đã không nằm im trên giá nữa. Tuy nhiên, việc các chi nhánh của Sony đổi tên sản phẩm để phù hợp với nước sở tại lại khiến Morita không hài lòng. Ông yêu cầu Walkman trở thành cái tên toàn cầu của sản phấm. Ngày nay, sự hiện diện của Walkman trong hầu hết các cuốn từ điển là bằng chứng cho thành công trong việc tiếp thị đó. . Tạo sức nặng cho dòng chữ“Made in Japan”: Akio Morita kể rằng, khi uống cà phê tại một nhà hàng ở Đức, ông muốn gọi người bồi bàn: “Cho tôi một ly Sony” với hy vọng được nghe trả lời rằng: “Xin lỗi ông, Sony là một công ty điện tử của Nhật”. Ao ước làm cho các sản phẩm “sản xuất tại Nhật Bản” nổi tiếng trên toàn thế giới của ông đã trở thành hiện thực. Morita đã muốn thay đổi vị thế của những sản phẩm sản xuất tại Nhật trên toàn thế giới, sẽ không còn là những sản phẩm giá rẻ và chất lượng thấp nữa. Đó là câu chuyện về những nhà lãnh đạo cấp cao của Sony đã bỏ ra nhiều ngày vượt đại dương để giới thiệu chiếc đài bán dẫn đầu tiên sản xuất tại Nhật, cũng là sản phẩm đầu tiên được bày bán trong một cửa hàng bán đồ điện tử cao cấp của Mỹ. Trong cuốn hồi ký : “Made in Japan” của mình, Morita đã nhấn mạnh kỹ năng và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực một cách kinh tế. Sẽ thât tuyệt khi biết làm thế nào mà Nhật Bản đã thành công như vậy cho dù đây là một quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Có thể đó là lí do cho việc đầu tư vào các thiết bị nhỏ nhưng có giá trị. Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng, trước khi trở thành một người nói hay, một nhà lãnh đạo phải là một người nghe giỏi. Morita từng nói về sản phẩm thành công nhất Walkman rằng: “Tôi không nghĩ bất kỳ phần nghiên cứu thị trường nào có thể nói với chúng tôi rằng sản phẩm của chúng tôi sẽ thành công”. Ông là người tin rằng, nếu sản phẩm tốt và đảm bảo chất lượng, nó sẽ “đất” để “dụng võ”. Ít ai biết được, đằng sau giá trị của dòng chữ “Made in Japan” ngày nay là sự cố gắng nỗ lực và cống hiến của những con người Nhật Bản kiên cường và kỷ luật. Câu chuyện về Sony chính là minh chứng rõ ràng nhất cho những bước tiến lớn đáng kinh ngạc của đất nước mặt trời mọc. MAI HỒNG AKIO MORITA 19
  • 22. S Ứ C T R Ẻ PHAN THANH THỦY Gặp cô sinh viên năm cuối đại học Ngoại thương trong một ngày làm việc và học tập bình thường, tôi được nghe chị kể về những điều mà mình đã làm được trong suốt những năm tháng sinh viên đã qua với một niềm tự hào. Trong con mắt của tôi, Phan Thanh Thủy (CTTT – KTQT – K47) không quá xuất sắc, nhưng chị là điển hình cho một FTUer năng động, tự tin mà bất cứ sinh viên nào cũng mong vươn tới. PhanThanhThủy Học bổng Nữ sinh tài năng khối các trường Phổ thông ở Hà Nội Từng là Phó chủ tịch CLB tình nguyện Lead Young Dreams Đạt điểm IELTS 7.5 Từng làm MC cho CLB tiếng Anh RECcủatrungtâmtiếngAnhRES. Và tham gia rất nhiều hoạt động khác. Profile: 20 FTUER CHÍNH HIỆU Gương mặt trang bìa
  • 23. S Ứ C T R Ẻ FUMA TiếngAnhcựcổn Giống như nhiều FTUer khác, Thanh Thủy có khả năng “bắn” tiếng anh cực chuẩn. Số điểm đáng mơ ước 7.5 IELTS là một minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định này. Tiếng Anh giỏi cộng với sự tự tin và linh hoạt trong kỹ năng speaking đã giúp chị có một thời gian làm MC cho REC (CLB Tiếng Anh ở trung tâm nơi chị theo học). Công việc đều đặn hàng tuần của chị là làm MC cho những buổi discuss về một chủ đề nào đó của CLB, đưa ra các câu hỏi, dẫn dắt các trò chơi, khuyến khích học viên nói tiếng Anh. Hiện tại chị đang dạy tiếng anh ở chính trung tâm đó. Vẫn biết ở FTU nhiều người siêu tiếng Anh, nhưng tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên khi chị tiết lộ mình vốn xuất phát là dân Toán, đã từng đi thi Toán ở cấp quận lẫn thành phố và không ít lần giật giải. Chị tâm sự: “Trước đây năm 1, năm 2 mình cũng từng rất mất tự tin khi nói tiếng Anh, thậm chí học với thầy cô nước ngoài trên lớp chẳng bao giờ dám mở miệng ra hỏi.” Đây chắc chắn cũng là rắc rối chung của nhiều bạn sinh viên đầu vào khối A ở Ngoại thương. Lấy phương pháp “practice makes perfect” làm kim chỉ nam, giải pháp đầu tiên mà Phan Thanh Thủy đưa ra cho mình là luyện nói tiếng Anh ở nhà, tự nói rồi tự chỉnh sửa. Sau đó, Thủy tham gia rất nhiều CLB tình nguyện như Hanoikids, Lead Young Dreams Club (LYD). Những buổi dẫn tour tình nguyên, gặp gỡ tiếp xúc với nhiều bạn nước ngoài, đã giúp cho Thủy tự tin lên rất nhiều. Chị rút ra kinh nghiệm: “Ban đầu nếu có thể chọn được người nào hiểu mình để thực hành tiếng Anh là tốt nhất. Nếu sai họ sẽ bảo cho, còn nói đúng thì họ trả lời, điều đó sẽ làm mình tự tin hơn.” Những chia sẻ của Thủy hi vọng sẽ là gợi ý cho nhiều bạn k50 đang muốn trau dồi khả năng tiếng Anh của mình. Hoạt động: không thể khôngthamgia Phan Thanh Thủy có khoảng thời gian một năm nắm giữ cương vị Phó Chủ tịch LYD, thuộc tổ chức Phi chính phủ VFCD. Công việc chính của chị và các bạn tình nguyện viên là đến giao lưu và giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn ở trường nội trú Nguyễn Viết Xuân. Với vai trò là PCT, Thủy rất bận rộn với việc cùng Ban lãnh đạo lên kế hoạch tuyển thành viên, tổ chức các sự kiện, dạy học, điều tra về tình hình cũng như nhu cầu học tập của các em, phân công các bạn tình nguyện viên hỗ trợ các em sao cho phù hơp nhất. Danh sách những CLB mà Thủy đã từng tham gia còn có Hanoikids, trong đó mỗi tuần chị đều tham gia dẫn tour cho khách nước ngoài ít nhất một lần, rồi sau đó là REC. Tham gia nhiều là thế nhưng ở trường, Thủy vẫn là một sinh viên có điểm tích lũy xuất sắc. Với chị, hoạt động là một phần không thể thiếu, nhưng rất cần thiết phải đảm bảo được việc học ở trường. Chị có một vài quy tắc cho riêng mình trong việc quản lý thời gian. Hàng ngày, Thủy đều lên kế hoạch cho những việc phải làm. Thậm chí nhiều khi công việc bận rộn, chị phải lên timeline cho cả một tuần, và Thủy thấy rõ sự hiệu quả của việc lên kế hoạch trước này. Chị luôn biết cách tận dụng thời gian một cách tối đa để không bị lãng phí. Một kinh nghiệm nữa, đó là phải luôn xác định vị trí ưu tiên cho từng công việc, cái gì quan trọng hơn trong từng thời điểm. Để những lúc “trót” tham gia nhiều thứ cùng lúc, chính sự ưu tiên này giúp Thủy biết phải bỏ cái gì và tiếp tục cái gì để không bị quá muộn và thất bại trong mọi thứ. Đây có lẽ lại là một kinh nghiệm nữa cho những FTUer nào quá năng động và chưa biết cách sắp xếp thời gian sao cho hiệu quả nhất. Quákhứvàtươnglai Cũng giống như nhiều FTUer khác, Thủy cũng có ước mơ được một lần đặt chân ra nước ngoài, đến những vùng đất xa xôi hơn để mở rộng tầm mắt và trau dồi kiến thức. Sự tự lập trong suy nghĩ đã đưa chị đi đến quyết định là sẽ đi làm một, hai năm, kiếm một học bổng thạc sĩ, tự mình đi học chứ không muốn dựa dẫm vào gia đình. Quãng thời gian hơn 3 năm học ở Ngoại thương đã mang đến cho Thủy nhiều điều rất đáng tự hào. 3 năm học ấy còn làm chị tỏa ra khí chất của một FTUer toàn diện, năng động, tự tin, khả năng ngoại ngữ cực ổn và mang trong mình rất nhiều hoài bão và mơ ước. Giờ đây, khi đã là những đàn anh, đàn chị lớn, và có lẽ cũng không còn nhiều thời gian ở mái trường này, chị mới thấy thật đáng trân trọng những giây phút ở bên bạn bè, thầy cô, những giây phút đúng nghĩa là sinh viên. Chị có đôi lời nhắn nhủ với các bạn K49, K50: các bạn thường hay lãng phí thời gian vì những cảm giác chán nản và thiếu động lực. Hãy giữ niềm tin rằng, cuộc sống là đôi khi bạn phải làm những việc mình không thích, rồi mới được làm những điều mình thích. Hãy cố gắng làm tất cả những điều bạn muốn, nhưng cũng cần phải suy xét kỹ càng và biết dừng lại đúng lúc, để không bao giờ phải hối hận về lựa chọn của mình. 21 Chị Thủy và các bạn trong buổi sinh nhật LYD