SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 211
Downloaden Sie, um offline zu lesen
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
§1. Một số khái niệm:
1.1. Hệ nhiệt động:
- Khái niệm: Là tập hợp các vật thể , các phântử,…
     giớihạn trong một không gian nhất định.

- Ví dụ: Một thể tích nước trong bình, một khối khí trong
     xy lanh, một cơ thể sinh vật, một tế bào sống,...
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 1.1. Hệ nhiệt động:
• - Phân loại: 3 loại:
• + Hệ nhiệt động cô lập: Không trao đổi vật chất và
  năng lượng với bên ngoài (nước trong một phích
  kín, cách nhiệt tốt)
• + Hệ nhiệt động kín (hệ đóng): Chỉ trao đổi năng
  lượng mà không trao đổi vật chất với bên ngoài
  (nước trong phích kín nhưng cách nhiệt kém).
• + Hệ nhiệt động mở: Trao đổi cả vật chất và năng
  lượng với bên ngoài (nước trong phích hở, cơ thể
  sống của sinh vật,...
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
•   1.2. Thông số trạng thái:
•   - Khái niệm: Là các đại lượng đặc trưng cho
    trạng thái của một hệ nhiệt động
•   + Với hệ nhiệt động vật lý (như hệ khí,…) thì
    các thông số trạng thái của hệ có thể là N (số
    phân tử), V (thể tích), P (áp suất), T (nhiệt độ),
    U (nội năng), S (entropy),…
•   + Với hệ nhiệt động là tế bào sống thì thông số
    trạng thái có thể là nồng độ chất, nồng độ ion,
    độ pH , áp suất thẩm thấu,…
BÀI GIẢNG LÝ SINH
  CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 1.2. Thông số trạng thái:
• Khi hệ thay đổi trạng thái thì các thông số
  của hệ cũng thay đổi theo những quy luật
  nhất định (quy luật nhiệt động).
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 1.2. Thông số trạng thái:
- Trạng thái của hệ mà các thông số trạng thái
   không thay đổi theo thời gian là trạng thái cân
   bằng; Khi đó đạo hàm các thông số trạng thái
   của hệ theo thời gian sẽ bằng không.
- Một quá trình biến đổi của hệ gồm một chuỗi liên
   tiếp các trạng thái cân bằng gọi là quá trình cân
   bằng. Một quá trình cân bằng là quá trình thuận
   nghịch
• Ví dụ: Các quá trình lý tưởng như dãn nở khí
   đẳng áp, đẳng nhiệt, …
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 1.2. Thông số trạng thái:
• Một quá trình biến đổi mà quá trình ngược lại
  không thể tự sảy ra hoặc nếu sảy ra thì làm môi
  trường xung quanh có thay đổi, được gọi là quá
  trình bất thuận nghịch hay không cân bằng.
• Ví dụ: Quá trình truyền nhiệt, biến đổi công
  thành nhiệt,….
• Các quá trình xảy ra trong tự nhiên thường là bất
  thuân nghịch.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
•   1.3. Gradien (grad):
•   - Khái niệm: Gradien của một đại lượng
    vật lý là đại lượng có trị số bằng độ biến
    thiên của đại lượng đó trên một đơn vị
    dài:
                      dU
•           gradU = dx
                                 dU
           Dạng véc tơ: grad U = dx n
     với n là véc tơ đơn vị theo chiều U tăng.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 1.3. Gradien (grad):
• Ví dụ:
                                      dC
• + Gradien của nồng độ:      gradC =
                                      dx
                                                  dV
• + Gradien của điện thế:                 gradV =
                                                  dx
• - Trong tế bào sống luôn tồn tại nhiều loại gradien, nó là
  một đặc trưng cho tế bào sống:
• + Gradien nồng độ hình thành do sự phân bố không
  đồng đều của các chất hữu cơ và vô cơ giữa các phần
  của tế bào hoặc trong và ngoài tế bào
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC

• 1.3. Gradien (grad):
• + Gradien thẩm thấu hình thành do chênh lệch
  áp suất thẩm thấu, đặc biệt là áp suất thẩm thấu
  keo giữa bên trong và ngoài tế bào.
• + Gradien màng tạo ra do phân bố không đồng
  đều các chất có phân tử lượng khác nhau ở hai
  phía màng tế bào mà nguyên nhân là do màng tế
  bào có tính bán thấm, chúng cho các phân tử
  nhỏ đi qua dễ dàng, nhưng các phân tử có phân
  tử lượng lớn thì rất khó thấm vào hoặc giải
  phóng ra khỏi tế bào.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 1.3. Gradien (grad):
• + Gradien độ hòa tan xuất hiện ở hai pha không trộn
  lẫn, do sự hòa tan các chất của hai pha khác nhau (như
  pha lipit và protein trong tế bào,…)
• + Gradien điện thế xuất hiện do sự chênh lệch về điện
  thế ở hai phía màng tế bào, khi có phân bố không đều
  các ion như Na+, K+,…
• + Gradien điện hóa gồm tổng gradien nồng độ và
  gradien điện thế, xuất hiện khi có sự phân bố không đều
  các hạt mang điện ở trong và ngoài tế bào.
• Nói chung, khi tế bào chết thì gradien mất đi.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
         CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• §2. Nguyên lý I nhiệt động học với hệ sinh vật:
• 2.1. Nội năng, công, nhiệt lượng:
•   2.1.1. Nội năng:
•     Nội năng (U) của một hệ nhiệt động là toàn bộ năng
    lượng chứa trong hệ. Năng lượng chứa trong hệ gồm
    năng lượng chuyển động nhiệt, năng lượng dao động
    của các phân tử, nguyên tử, năng lượng chuyển động
    của các electrron, năng lượng hạt nhân,… Như vậy,
    năng lượng tương tác của hệ với bên ngoài và động
    năng chuyển dộng của cả hệ không được tính vào nội
    năng.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 2.1.1. Nội năng:
• Mỗi trạng thái của hệ tương ứng có một
  nội năng xác định, khi hệ thay đổi trạng
  thái thì nội năng thay đổi; Nói cách khác
  nội năng là hàm trạng thái của hệ.
• Nếu hệ thực hiện một quá trình kín và trở
  về trạng thái ban đầu thi độ biến thiên nội
  năng ΔU = 0.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 2.1.2. Công:
• Công (A) là số đo phần năng lượng trao đổi giữa
  hai hệ sau quá trình tương tác mà kết quả là làm
  thay đổi mức độ chuyển động định hướng của
  một hệ nào đó.
• Ví dụ:
• Hệ khí trong xy lanh dãn nở đẩy pit tông chuyển
  động thì hệ khí đã truyền cho pít tông năng lượng
  dưới dạng công,
• Khi đá một quả bóng làm nó chuyển động thì quả
  bóng đã nhận được năng lượng dưới dạng công.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 2.1.2. Công:
• Công phụ thuộc vào quá trình biến đổi,
  nếu hệ ở một trạng thái xác định không
  có trao đổi năng lượng thì công bằng
  không.
• Trong hệ sinh học cũng luôn tồn tại các
  quá trình thực hiện công. Công sinh học
  là công mà cơ thể sinh vật sinh ra trong
  quá trình sống của chúng. Công sinh học
  có nhiều dạng
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• Công sinh học
• - Do cơ thể sinh ra khi có sự dịch chuyển các bộ phận,
  các cơ quan trong nội bộ cơ thể sinh vật hoặc toàn bộ
  cơ thể sinh vật.
• Ví dụ:
• + Công sinh ra khi hô hấp là công được thực hiện bởi
  các cơ hô hấp để thắng tất cả các lực cản khi thông khí.
  Công của tim thực hiện khi đẩy máu vào mạch và đẩy
  máu chuyển động theo một chiều xác định,…
• + Công sinh ra khi động vật chạy, khi côn trùng bay,…
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
•   Công sinh học:
•   Ví dụ:
1. Công tổng hợp các chất cao phân tử sinh vật từ
   các phân tử có phân tử lượng thấp hơn như
   tổng hợp protein, axit amin, axit nucleic từ
   mononucleotit hay tổng hợp gluxit từ
   monosacarit,…
2. - Công điện sinh ra khi xuất hiện điện thế sinh
   vật, khi dẫn truyền xung thần kinh,…
3. - Công vận chuyển các chất ngược chiều
   gradien nồng độ, công vận chuyển các ion
   ngược chiều grdien điện thế,…
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 2.1.3. Nhiệt lượng
• Nhiệt lượng (Q) là số đo phần năng lượng trao
  đổi giữa hai hệ sau quá trình tương tác thông qua
  sự trao đổi trực tiếp năng lượng giữa các phân tử
  chuyển động hỗn loạn trong các hệ đó. Ví dụ:
• Phần năng lượng truyền từ vật nóng cho vật lạnh
  khi tiếp xúc nhau là nhiệt lượng.
• Nhiệt lượng cũng phụ thuộc quá trình biến đổi.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
•   2.2. Nguyên lý I nhiệt động học:
•    Nguyên lý I nhiệt động học là định luật bảo toàn
    năng lượng áp dụng cho quá trình nhiệt
•   Phát biểu: Nhiệt lượng mà hệ nhận được trong
    một quá trình bằng tổng công mà hệ sinh ra
    cộng với độ biến thiên nội năng của hệ
•   Biểu thức:    Q=A+ΔU
•   Quá trình biến đổi vô cùng nhỏ: ƏQ = ƏA + dU
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 2.2. Nguyên lý I nhiệt động học:
• Nếu một hệ không nhận nhiệt lượng (Q = 0) mà
  liên tuc sinh công (A > 0) hoặc liên tục sinh công
  lớn hơn nhiệt lượng nhận vào (A > Q) thì ΔU = Q
  - A < 0 tức là U giảm dần đến hết nội năng (U =
  0) thì dừng.
• Vậy theo nguyên lý I: Không thể chế tạo động cơ
  vĩnh cửu loại I liên tục sinh công mà không nhận nhiệt
  lượng hoặc liên tục sinh công lớn hơn nhiệt lượng nhận
  vào.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 2.3. Nguyên lý I nhiệt động học áp
  dụng cho chuyển hóa hóa học:
• 2.3.1. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học:
• - Khái niệm: Hiệu ứng nhiệt dQ của phản ứng
  hóa học là lượng nhiệt hệ sinh ra trong phản
  ứng: dQ = - Q
• - Xét phản ứng diễn ra trong điều kiện đẳng tích
  thì A = 0 nên dQv = -Q = -dU
  Vậy: Hiệu ứng nhiệt trong quá trính đẳng tích
  bằng độ giảm nội năng của hệ.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC

•   2.3.1. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học:
•   - Xét phản ứng diễn ra trong điều kiện đẳng áp:

  dQp = -Q = - dU – PdV = -d(U + PV) = -dH
•    Đại lượng H = U + PV gọi là entanpi của hệ.
•    Vậy: Hiệu ứng nhiệt trong quá trình đẳng áp
   bằng độ giảm entanpi của hệ.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 2.3.2. Định luật Hertz:
• Khi áp dụng nguyên lý I cho các chuyển
  hóa hóa học, Hertz đưa ra đinh luật:
  Hiệu ứng nhiệt của các chuyển hóa hóa học xảy ra qua
  các quá trình trung gian chỉ phụ thuộc vào dạng và
  trạng thái của các chất ban đầu và chất cuối mà không
  phụ thuộc vào các quá trình trung gian.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 2.3.2. Định luật Hertz:
• Định luật Hertz có ý nghĩa cho phép xác
  định hiệu ứng nhiệt của các phản ứng mà
  vì lý do nào đó không thể xảy ra trong
  điều kiện thí nghiệm hoặc không thể đo
  trực tiếp được hiệu ứng nhiệt của nó.
• Định luật cũng giúp khẳng định một phản
  ứng nào đó có xảy ra qua các phản ứng
  trung gian hay không.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
          CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 2.3.2. Định luật Hertz:
• Ví dụ:
• Ta không thể xác định được hiệu ứng
  nhiệt của phản ứng đốt cháy cacbon (C)
  ở thể rắn thành oxitcacbon (CO) ở thể khí
  vì trong quá trình đốt luôn có kèm theo
  một lượng khí CO2 thoát ra.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
          CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 2.3.2. Định luật Hertz:
• Ví dụ:
• Tuy nhiên có thể xác định được hiệu ứng
  nhiệt của hai phản ứng:
   Crắn + O2 khí   CO2 + 97 kcal/mol
   COrắn + O2 khí     CO2 khí + 68 kcal/mol
• Từ hai phản ứng có:
     Crắn + O2 khí CO khí + 29 kcal/mol
BÀI GIẢNG LÝ SINH
           CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 2.3.2. Định luật Hertz:
• Ví dụ:
• Khi đốt cháy trực tiếp 1 mol glucoza thành CO2
  và H2O thì tỏa ra 688 kcal.
• Trong tế bào cũng có quá trình oxy hóa glucoza
  và tạo ra sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O nên
  theo định luật cũng tỏa ra nhiệt lượng 688 kcal;
• Nhưng tế bào không bị cháy vụn ra bởi lẽ nhiệt
  lượng đó tỏa ra dần dần qua gần 20 phản ứng
  enzim trung gian để tạo ra CO2 và H2O.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC

• 2.4. Nguyên lý I nhiệt động học với hệ
  sinh học:
• Theo nguyên lý I thì năng lượng mà hệ kín
  trao đổi với môi trường hoặc biến đổi
  thành dạng năng lượng khác luôn có sự
  tương đương về số lượng; Trao đổi năng
  lượng trong hệ sinh vật cũng phải tuân
  theo nguyên lý này.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
         CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
•   2.4. Nguyên lý I nhiệt động học với hệ sinh
    học:
•   Thực nghiệm cũng chứng tỏ: Sự ion hóa các
    chất dinh dưỡng trong cơ thể sinh vật sẽ cho
    một nhiệt lượng đúng bằng nhiệt lượng mà cơ
    thể đã tiêu hao khi dùng lượng dinh dưỡng đó.
•   Ví dụ: Xét sự cân bằng nhiệt lượng ở người sau
    một ngày đêm được kết quả sau:
BÀI GIẢNG LÝ SINH
            CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 2.4. Nguyên lý I nhiệt động học với hệ sinh học:
• Ví dụ:
 Nhiệt lượng nhận được do   Nhiệt lượng tỏa ra theo các con đường
 oxy hóa các chất (kcal)    khác nhau (kcal)

 56,8 gam protein   237     Nhiệt lượng tỏa ra   1374
 40 gam chất béo    1307    Thải ra theo tiêu    86
 79,9 gam đường     335     hóa và bài tiết
                            Bay hơi qua hô hấp   181
                            Bay hơi qua da       227
                            Hiệu chính           11
 Tổng cộng:         1879    Tổng cộng:           1879
BÀI GIẢNG LÝ SINH
          CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 2.4. Nguyên lý I nhiệt động học với hệ sinh học:
Ví dụ:
  Như vậy, cơ thể sinh vật đã tiêu hao năng
  lượng đúng bằng năng lượng nhận vào
  chứ cơ thể sinh vật không phải là nguồn
  tự tạo ra năng lượng. Nói cách khác, sinh
  vật muốn sinh công và duy trì sự sống thì
  phải trao đổi năng lượng với bên ngoài,
  nhận năng lượng từ bên ngoài.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
          CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• Nguyên lý I nhiệt động học với hệ sinh học:
• Nếu hệ sinh vật nhận năng lượng dưới dạng
  nhiệt năng và sinh công như một động cơ nhiệt
  thì hiệu suất sẽ là:
                T1 −T2      T2
         h=            =1 −             (1)
                   T1       T1

 Với T1 là nhiệt độ nguồn nóng, T2 là nhiệt độ nguồn lạnh.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
           CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• Nguyên lý I nhiệt động học với hệ sinh học:
• Trong điều kiện nhiệt độ môi trường T2= 25 0C = 298 0K
                                1
 với hiệu suất khoảng 30%  ≈    3
                                           theo (1) nhiệt

  độ của nguồn cung cấp nhiệt (là tế bào trong cơ thể)
  phải có nhiệt độ T1 = = 447 0K = 174 0C .
  Điều này không phù hợp với thực tế vì các phân tử
  protein có trong thành phần tế bào sẽ bị biến tính và
  không thực hiện được các chức năng sinh học ngay ở
  nhiệt độ 40       60 0C.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
         CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• Nguyên lý I nhiệt động học với hệ sinh học:
• Vậy hệ sinh vật không thể sinh công nhờ
  nhận nhiệt lượng của môi trường mà phải
  nhận năng lượng dưới dạng đặc biệt là
  hóa năng.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC

• Một số ví dụ:
• - Năng lượng dùng để thực hiện công
  trong quá trình co cơ lấy trực tiếp từ ATP.
  Lượng ATP có sẵn trong cơ không
  nhiều….
• - Hoạt động của cơ tim đòi hỏi phải cung
  cấp năng lượng và năng lượng này cũng
  lấy từ ATP, ….
BÀI GIẢNG LÝ SINH
         CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
§3. Nguyên lý II nhiệt động học:
3.1. Entropi:
- Khi nghiên cứu về khả năng xuất hiện các trạng
  thái khác nhau của một hệ nhiệt động, người ta
  đưa ra khái niệm xác suất nhiệt động học W:
  Xác suất nhiệt động học của một trạng thái đặc
  trưng cho khả năng xuất hiện trạng thái đó, trạng
  thái nào của hệ nhiệt động có W càng lớn thì khả
  năng xuất hiện trạng thái ấy càng cao.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC

3.1. Entropi:
• Đối với hệ nhiệt động cô lập là hệ khí thì
  trạng thái có sự phân bố các phân tử càng
  hỗn loạn sẽ có khả năng xuất hiện càng
  nhiều, W càng lớn và trạng thái phân bố
  đồng đều có phân bố hỗn loạn nhất sẽ có
  W lớn nhất.
• Đại lượng S = klnW được gọi là entropi
  của hệ, trong đó k là hằng số Boltzmann.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC

• Theo định nghĩa này thì trạng thái có S
  càng lớn càng dễ xảy ra. Entropi cũng đặc
  trưng cho mức độ hỗn loạn hay trật tự về
  phân bố của hệ nhiệt động và quá trình
  biến đổi của hệ nhiệt động từ trạng thái
  phân bố trật tự sang trạng thái phân bố
  đồng đều, hỗn loạn hơn sẽ tương ứng có
  entropi tăng.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
          CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC

• - Nếu gọi T là nhiệt độ tuyệt đối của hê,
  Q là nhiệt lượng mà hệ trao đổi trong một
  quá trình thì entropi S của hệ còn được
  định nghĩa là một đại lượng sao cho độ ∂Q
  biến đổi của nó trong quá trình đó: dS = T

•     - Entropi là hàm trạng thái, chỉ phụ
    thuộc vào trạng thái của hệ.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
             CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
3.2. Nguyên lý II nhiệt động học:
  Nguyên lý II nhiệt động học được rút ra từ thực nghiệm
  và có nhiều cách phát biểu khác nhau:

• - Phát biểu của Clausiut: Nhiệt lượng không thể truyền
  tự động từ vật lạnh sang vật nóng hơn

• - Phát biểu của Tomxon: Không thể chế tạo động cơ
  vĩnh cửu loại 2 là động cơ hoạt động tuần hoàn biến đổi
  liên tục nhiệt lượng thành công mà chỉ tiếp xúc với một
  nguồn nhiệt duy nhất và môi trường xung quanh không
  chịu một sự thay đổi đồng thời nào.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
           CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
3.2. Nguyên lý II nhiệt động học:
• - Quá trình diễn biến trong hệ cô lập xảy ra theo chiều
  entropi của hệ không giảm: ΔS ≥ 0,
(độ biến thiên entropi ΔS> 0 với quá trình
 bất thuận nghịch và ΔS = 0 với quá trình
 thuận nghịch).
BÀI GIẢNG LÝ SINH
         CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
3.2. Nguyên lý II nhiệt động học:
• Nguyên lý II cho phép xác định chiều diễn biến
  của quá trình nhiệt, đồng thời cũng cho thấy mọi
  quá trình biến đổi nhiệt lượng thành công (trong
  động cơ nhiệt) thì chỉ được một phần và luôn
  kèm theo hao phí một phần dưới dạng nhiệt
  lượng truyền cho các vật khác và môi trường.
  Như vậy quá trình biến đổi nhiệt lượng thành
  công là bất thuận nghịch và hao phí năng lượng
  càng lớn nếu quá trình đó có tính bất thuận
  nghịch càng cao, hiệu suất càng nhỏ hơn 100%.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
         CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
3.3. Năng lượng tự do:
• Từ nguyên lý I có: dU = ƏQ - ƏA ;
                  ∂Q
  Mặt khác: dS =     Nên: dU = TdS - ƏA
                   T           ƏA = dU –
  TdS
• Trong điều kiện đẳng nhiệt (T= const)
  Công mà hệ thực hiện: - ƏA = dU – d(TS) = d(U-
  TS)
• Đại lượng: U-TS = F gọi là năng lượng tự do.
• F cũng là thông số trạng thái, là hàm phụ thuộc
  vào trạng thái của hệ.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
3.3. Năng lượng tự do:
• Từ trên ta có : U = F + TS. Như vậy:
• + Năng lượng tự do F chính là phần nội
  năng của hệ được dùng để sinh công có
  ích
• + TS là năng lượng liên kết, là phần nội
  năng sẽ bị hao phí dưới dạng nhiệt.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
3.3. Năng lượng tự do:
• Ta có độ biến đổi của năng lượng tự do
  là: ΔF = Δ U – T. Δ S
• Ở điều kiện đẳng nhiệt, hệ có nội năng
  xác định, quá trình tự diễn biến trong hệ
  cô lập sảy ra theo chiều entropi tăng ΔS>
  0 nên tương ứng với ΔF < 0 tức là năng
  lượng tự do giảm.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 3.3. Năng lượng tự do:
• Các quá trình hóa sinh ở hệ sinh vật sảy ra trong điều
  kiện đẳng áp, đẳng nhiệt, nên thay cho F người ta dùng
  thế nhiệt động Z, với : ΔZ = Δ H – T. ΔS
• ΔH là độ biến đổi entanpi của hệ, được xác đinh theo
  hệ thức:
                      H = U + p.V
  tức là H có cùng trị số nhưng ngược dấu với hiệu ứng
  nhiệt của phản ứng; Điều này có nghĩa là hiệu ứng nhiệt
  dương thì entanpi của hệ giảm và ngược lại.
• ΔZ tương đương với ΔF vì trong các quá trình hóa sinh,
  độ biến đổi thể tích V nhỏ không đáng kể, nên ΔH = ΔU
  và ΔZ = ΔF.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 3.3. Năng lượng tự do:
• Thế nhiệt động Z (hay năng lượng tự do
  trong quá trình đẳng áp) là một chỉ tiêu
  quan trọng cho biết chiều diễn biến của
  các quá trình ở trong hệ sinh vật: Các quá
  trình luôn diễn biến theo chiều giảm năng
  lượng tự do của hệ (ΔZ < 0) cho đến khi
  năng lượng tự do đạt cực tiểu.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
 3.4. Nguyên lý II với hệ sinh vật:
• Theo nguyên lý II, mọi hệ biến nhiệt
  lượng thành công (động cơ nhiệt) luôn có
  hiệu suất nhỏ hơn 100%.
  Quá trình sống trong hệ sinh vật cũng
  không thoát khỏi điều đó; Bởi vì các quá
  trình sống trong hệ sinh vật luôn kèm theo
  sự hao phí năng lượng dưới dạng nhiệt và
  là các quá trình bất thuận nghịch.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
3.4. Nguyên lý II với hệ sinh vật:
• Một số ví dụ:
• Quá trình hô hấp ưa khí là quá trình phân hủy 1 mol
   glucoza thành CO2 và H2O trong điều kiện có oxy, sẽ tạo
   ra 38 phân tử ATP (adenozin triphotphat). Muốn tạo
   được 1 phân tử ATP cần khoảng 8 kcal, như vậy để tạo
   ra 38 phân tử ATP cần 304 kcal, trong khi đó nhiệt
   lượng tỏa ra khi đốt cháy trực tiếp 1 mol glucoza là 688
   kcal. Vậy hiệu suất sinh học của 1 mol glucoza là: 44
   %.
• Thực tế thì năng lượng này còn bị hao phí dưới dạng
   nhiệt qua một loạt quá trình hóa sinh khác nhau, nên
   hiệu suất thực tế chỉ khoảng 4 đến 10% .
• Tương tự, hiệu suất của quá trình co cơ khoảng 30%,
   quá trình quang hợp khoảng 70%.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
3.4. Nguyên lý II với hệ sinh vật:
• Nguyên lý tăng entropi có vai trò thế nào với các quá
   trình sinh học?
• - Vai trò của entropi về chiều diễn biến của quá trình:
   Nguyên lý tăng etropi được thiết lập với hệ cô lập, trong
   khi đó hệ sống là hệ mở. Nếu xét hệ tổng thể của cả hệ
   sống và môi trường thì enttropi của hệ tổng thể tăng,
   tức là tuân theo nguyên lý tăng entropi; Nếu chỉ xét riêng
   hệ sống thì entropi có thể tăng, giảm hoặc không đổi.
   Điều này có nghĩa là trong hệ sinh vật sống có thể sảy
   ra quá trình giảm entropi, nhưng quá trình đó luôn được
   bù lại bởi các quá trình tăng entropi ở các phần khác,
   xảy ra ngay trong hệ sống hoặc xảy ra ở ngoài môi
   trường.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• Nguyên lý tăng entropi có vai trò thế nào với các
  quá trình sinh học?
• Mặc dù trong hệ sinh vật luôn có các quá trình
  biến đổi kèm theo sự biến đổi entropi, nhưng
  entropi không còn đóng vai trò quyết định chiều
  hướng diễn biến của các quá trình sinh học.
• Chiều hướng chung của mọi hoạt động sống bị
  chi phối bởi một quy luật khác: Quy luật tiến hóa
  của sinh giới.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• Nguyên lý tăng entropi có vai trò thế nào với các quá
  trình sinh học?
  Vai trò của entropi liên quan đến tính trật tự của hệ:
  Entropi là thước đo mức độ hỗn loạn về phân bố phân tử
  của hệ, phân bố của hệ càng hỗn loạn thì entropi của
  hệ càng lớn và ngược lại.
• Với hệ nhiệt động vật lý là chất lỏng thì quá trình
  đông đặc đưa các phân tử đến trạng thái sắp xếp tại
  những vị trí xác định, tính hỗn loạn giảm, tính trật tự
  tăng lên, quá trình này tỏa nhiệt và entropi giảm.
  Nguyên nhân sự thay đổi entropi ở quá trình trên là
  do sự thay đổi chuyển động nhiệt của phân tử và
  tương tác giữa các phân tử của hệ.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• Đối với hệ sinh vật, thuyết tiến hóa của
  Đacuyn cho thấy cấu trúc của cơ thể động vật,
  thực vật ngày càng hoàn chỉnh, tinh vi, trật tự
  hơn và sự phối hợp giữa các quá trình sống trong
  cơ thể sinh vật cũng hoàn thiện hơn tương ứng
  với entropi giảm.
• Tuy nhiên tính trật tự trong hệ sinh vật không
  phải là kết quả của chuyển động phân tử đơn
  giản mà là kết quả của sự tiến hóa, bị chi phối
  bởi các quy luật sinh vật.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
         CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
3.5. Trạng thái dừng của hệ mở:
• Áp dụng nguyên lý II cho các quá trình xảy ra trong hệ
  sinh vật có những điểm khác so với các hệ nhiệt động
  cô lập, bởi hệ sinh vật sống chính là một hệ mở.
• - Với hệ mở thì độ biến đổi entropi ΔS gồm hai phần:
  dS = dS1 + dS 2
   dt      dt     dt
             dS1
• Thành phần dt     là do các quá trình bất thuận nghịch
  trong bản thân hệ gây ra,
                 dS 2
• Thành phần      là do các quá trình trao đổi vật chất
                  dt
  và năng lượng của hệ với môi trường.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
          CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
3.5. Trạng thái dừng của hệ mở:
• Vì các quá trình sảy ra trong hệ sinh vật là bất thuận nghịch nên
  dS1 > 0,
  dt
             dS 2
 thành phần       có thể dương, âm hoặc bằng 0.
              dt
        dS 2          dS   dS1 dS 2
• + Nếu       > 0 thì    =     +     > 0 và entropi
         dt           dt    dt   dt
  của hệ tăng theo đúng nguyên lý II.
        dS 2         dS dS1
• + Nếu      = 0 thì     =       > 0 tức là entropi của
         dt           dt    dt
 hệ tăng khi trong hệ sảy ra các quá trình bất thuận nghịch.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
3.5. Trạng thái dừng của hệ mở:
       dS 2            dS 2       dS1         dS
•   Nếu dt    < 0 mà    dt
                              <   dt
                                        thì        > 0 tức là
                                              dt

                                     dS 2           dS1       dS
    entropi của hệ tăng        <  còn dt <          dt    thì dt
    0
    tức là entropi của hệ giảm; Điều này chỉ
    có thể sảy ra nếu ở môi trường ngoài có
    các quá trình khác mà entropi tăng một
    cách tương ứng để bù lại sự giảm
    entropi của hệ mở, sao cho entropi tổng
    thể của hệ và môi trường tăng.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
3.5. Trạng thái dừng của hệ mở:
• Tóm lại:  Nhờ sự trao đổi vật chất và năng
 lượng của hệ mở với môi trường mà quá trình có
 giảm entropi (trái với nguyên lý II) được khắc
 phục.
• Trạng thái dừng của hệ mở là trạng thái
            dS  dS   dS
  mà ở đó dt =    1
                   +     = 0 nên entropi
                         2

                dt    dt
   của hệ không đổi (S = const).
BÀI GIẢNG LÝ SINH
         CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
3.5. Trạng thái dừng của hệ mở:
• So sánh trạng thái dừng của hệ mở với trạng thái
  cân bằng nhiệt động:
• + Giống nhau: Cả hai trạng thái đều có các tham
  số không đổi theo thời gian.
• + Khác nhau: Phương pháp duy trì trạng thái:
• Ở trạng thái cân bằng nhiệt động thì dS = 0 do
                                        dt
  hệ chỉ xảy ra các quá trình thuận nghịch cân
                                dS1
  bằng với entropi không đổi ( = 0) đồng thời hệ
                                dt
  không trao đổi vật chất và năng lượng với bên
          dS 2
 ngoài   ( dt =   0)
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
3.5. Trạng thái dừng của hệ mở:
• Ở trạng thái dừng của hệ mở thì chính
  nhờ sự trao đổi vật chất và năng lượng
  với bên ngoài nên độ tăng entropi của
                          dS
  thành phần trong hệ ( dt ) đã được bù bởi
                         1



  độ giảm entropi của thành phần trao đổi
  với môi trường ( dS ); Kết quả là cũng có
                    2

  dS                dt
• dt = 0 hay S = const.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
           CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
3.5. Trạng thái dừng của hệ mở:
• Bảng so sánh

Trạng thái cân bằng nhiệt         Trạng thái dừng của hệ mở
động
 - Không có dòng vật chất vào     -Luôn có dòng vật chất không
và ra khỏi hệ                     đổi vào và ra khỏi hệ
 - Không tiêu phí năng lượng tự   - Cần liên tục năng lượng tự do
do để duy trì trạng thái cân      để duy trì trạng thái cân bằng.
bằng.
 - Khả năng sinh công của hệ      -Khả năng sinh công của hệ
bằng không                        khác không
BÀI GIẢNG LÝ SINH
          CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
3.5. Trạng thái dừng của hệ mở:
• Bảng so sánh (tiếp theo)

Trạng thái cân bằng nhiệt Trạng thái dừng của hệ mở
động
- Entropi của hệ đạt cực    -Entropi của hệ không đổi
đại S = Smax                nhưng chưa đạt cực đại mà
                            S < Smax
- Không tồn tại các         - Luôn tồn tại các gradien
gradien trong hệ            trong hệ
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
§4. Ứng dụng các nguyên lý nhiệt động học vào quá
   trình hóa sinh:
  4.1. Xác định các thông số nhiệt động học:

• - Trước hết xác định độ biến đổi năng lượng tự do (ΔF)
  hay thế nhiệt động (ΔZ), vì đây là phần nội năng có khả
  năng biến thành các loại công sinh học có ích như công
  cơ học, công tổng hợp các chất và công vận chuyển các
  chất.
• Trong điều kiện đẳng nhiệt, đẳng áp, công A mà hệ
  thực hiện luôn nhỏ hơn hoặc bằngđộ giảm năng lượng
  tự ≤ A Z1 – Z2 .
     do:
• Dấu bằng xảy ra nếu quá trình là thuận nghịch, khi đó A
  đạt cực đại:    A = Z1 – Z2 = Amax
BÀI GIẢNG LÝ SINH
         CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• 4.1. Xác định các thông số nhiệt động học:
• Nếu quá trình bất thuận nghịch thì có một phần năng
  lượng hao phí dưới dạng nhiệt, nên A < Amax.
• Với quá trình hóa sinh, người ta thường xác định độ biến
  đổi năng lượng tự do Z, đây là đại lượng quan trọng, vì
  từ Z sẽ xác đinh được:
• + Công lớn nhất có thể sinh ra trong một quá trình.
• + Chiều hướng diễn biến của một quá trình:
   Nếu ΔZ < 0 (năng lượng tự do giảm) thì quá trình tự
  diễn biến.
• Nếu Δ Z > 0 thì quá trình không tự xảy ra; muốn quá
  trình xảy ra thì phải đi kèm với một quá trình khác có độ
  giảm năng lượng tự do Δ Z < 0 để bù trừ với độ tăng
  năng lượng tự do của hệ.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
•   Phương pháp xác định Z
• + Tìm Z dựa vào hằng số cân bằng của phản
  ứng:
• Với mỗi phản ứng ,tìm hằng số cân bằng (KCB),
  sau đó tìm Z theo công thức: Z = - RT ln KCB.
• Nếu các chất tham gia phản ứng và các sản
  phẩm của phản ứng đềo có nồng độ là 1M, ở
  nhiệt độ 25 0C thì Z gọi là độ biến đổi năng
  lượng tự do chuẩn, ký hiệu là Z0. Ở các điều kiện
  nồng độ và nhiệt độ khác thì Z sai khác Z0 chừng
  vài kcal/mol.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• Phương pháp xác định Z
• + Tìm Z dựa vào bảng Z0 cho sẵncủa các hợp
  chất:
  Đầu tiên tính Z của các thành phần trong hệ và áp dụng
   tính chất cộng được của Z, Z0 để tính Z, Z0 của cả hệ.
• Ví dụ:
• Tính Z0 của phản ứng oxy hóa axit panmitic thành CO2
   và H2O. Nếu tra bảng, ta biết được:
  Quá trình tạo axit pamitic: C16H32O2 = 16C + 16H2 + O2
  có Z0 = - 80 kcal/mol
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• Phương pháp xác định Z
• Ví dụ:
• Quá trình tạo CO2:     16C + 16O2 = 16CO2
   có Z0 = - 94,26 kcal/mol
• Quá trình tạo H2O:     16H2 + 8O2 = 16H2O
   có Z0 = - 56,69 kcal/mol
• Cộng 3 phản ứng trên có:
• C16H32O2 = 23O2 = 16CO2 + 16H2O
  có Z0 = 80 + 16 (-94,26) + 16 (-56,69) = -2335,2
  kcal/mol
BÀI GIẢNG LÝ SINH
          CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
 • Phương pháp xác định Z
 • + Tính Z, Z0 dựa theo thế oxy hóa khử:
 • Phản ứng oxy hóa khử là phản ứng trong đó electron
     (e-) được chuyển vận từ chất cho e- (chất khử) đến chất
     nhận e- (chất oxy hóa).
 • Quá trình cho e- của một chất gọi là quá trình oxy hóa
     chất đó
 • Quá trình nhận e- của một chất gọi là quá trình khử
     chất đó
 • Một chất oxy hóa khử gồm chất cho và chất nhận e-
     được đặc trưng bởi tỷ số:
Nongdooxyhoa                [ Ox]
 Nongdokhu được ký hiệu là: [ Kh ] Nếu tỷ số này lớn thì chất đó
 có tính oxy hóa, nếu tỷ số này nhỏ thì chất có tính khử.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• Ví dụ:
• Nhúng điện cực bằng kim loại trơ như platin, vàng,…
  vào dung dịch oxy hóa khử như dung dịch chứa muối
  FeCl2 và muối FeCl3 trong dung dịch sẽ sảy ra phản
  ứng oxy hóa khử : Fe2+          Fe3+ + e-
  Khi đó điện cực sẽ tích điện dương hoặc âm. Điện thế
  này được gọi là điện thế oxy hóa khử. Nếu nối điện cực
  này với điện cực so sánh chuẩn thì sẽ xuất hiện một
  dòng điện và hiệu điện thế giữa hai cực được xác định
  bởi công thức:                                RT   [ Ox]
                                       E = E0 + nF ln[ Kh]
  Ở đây R là hằng số khí lý tưởng, T là nhiệt độ tuyệt đối,
  n là số e- trao đổi, F là số Faraday, E0 là thế oxy hóa
  khử chuẩn.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• Ví dụ:
• Nếu n = 2 thì E = E0 + 0,03 ln[ Ox] .
                                [ Kh]
  Khi [ Ox] = [ Kh] thì E = E0

    Một hệ có E0 lớn hơn sẽ có tính chất
    oxy hóa hơn so với hệ có E0 nhỏ.
•     Chẳng hạn ta xét 2 hệ A và B với hệ A
    có E0 = 0,350V và hệ B có E0 = 0,175V.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• Ví dụ:
• Ở trạng thái cân bằng thì EA = EB , nên:
                   [ Aox]
 0,350 +   RT
                ln [ Akh]= 0,175 + RT [ Box].
                                     ln
           nF
                                   nF [ Bkh]
 ΔE0 = 0,350 – 0,175 = 0,175 =
                                       RT
                                         ln     [ Box. Akh].
                                       nF       [ Aox.Bkh]
           [ Box. Akh].
  Trong đó [ Aox.Bkh] = KCB
          RT
  ΔE0 =      lnKCB
          nF
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• Ví dụ:
  Mặt khác, ta đã có ΔZ = - RTlnKCB
 ⇒   Δ Z = - nF.ΔE0
              ⇒


 Với E0 = 0,175 > 0 ⇒Δ Z < 0 và quá trình
 sẽ tự diễn biến theo chiều hướng oxy hóa
 hệ B.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
           CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• Tìm độ biến đổi entanpi H:
• Do hiệu ứng nhiệt của phản ứng :             ΔQ
  = - Δ H nên xác định trực tiếp hiệu ứng nhiệt Δ
  Q của phản ứng sẽ suy ra Δ H.
• Ngoài ra có thể tìm sự phụ thuộc của hằng số
  cân bằng của phản ứng vào nhiệt độ và dựa vào
  phương trình đẳng áp để tìm Δ Q:

 d (ln K )          Q
           =   -   RT 2
                          Và có thể tìm Δ S theo phương
    dT
                          trình: Δ Z = Δ H – T. Δ S.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
4.2. Năng lượng tự do trong quá trình thủy
   phân
•   Trong hóa sinh thì năng lượng tự do của quá
    trình tạo chất trong đó có sự làm đứt mối liên kết
    cũ để tạo các liên kết mới không quan trọng
    bằng loại năng lượng tự do của phản ứng trong
    đó có sự chuyển nhóm nguyên tử giữa các hợp
    chất theo kiểu phản ứng trao đổi.
•   Phản ứng thủy phân là một kiểu phản ứng trong
    đó có sự chuyển nhóm nguyên tử giữa phân tử
    của chất bị thủy phân và phân tử H2O.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
          CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
4.2. Năng lượng tự do trong quá trình thủy phân
• Ví dụ: Phản ứng thủy phân glixin – glixin:

NH2 – CH2 – CO –– NH – CH2 –COOH + HOH   2NH2 – CH2 - COOH

    (I)                  (II)

  nhóm (I) được vận chuyển đến hydroxyl của
  phân tử H2O, còn H của phân tử H2O được
  chuyển đến nhóm (II) của phân tử glixin – glixin.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
4.2. Năng lượng tự do trong quá trình
  thủy phân
• Những hợp chất mà khi thủy phân giải
  phóng ra năng lượng tự do từ 7 đến 10
  kcal/mol được gọi là các hợp chất giàu
  năng lượng.
 Một hợp chất giàu năng lượng điển hình, tồn tại trong
 thế giới sinh vật, từ cơ thể đơn bào đến động thực vật
 bậc cao là ATP (adenozin triphotphat).
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
4.2. Năng lượng tự do trong quá trình
  thủy phân
Cấu tạo phân tử ATP có thể biểu diễn tóm tắt:
                 O         O         O

 ademin – riboza – P – O ~ P – O ~ P – OH

                  OH        OH       OH
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
4.2. Năng lượng tự do trong quá trình thủy phân
   Các liên kết P – O gọi là liên kết thường, khi thủy phân
   chỉ cho ΔZ = - 2,5 kcal/mol.
• Liên kết O ~ P là liên kết giàu năng lượng. Khi thủy phân
   thì nhóm photphat cuối cùng của ATP được chuyển đến
   nhóm OH của H2O để tạo axit photphoric và ADP
   (adenozin – diphotphat).
• Trong điều kiện chuẩn pH = 7,0 ,nhiệt độ t = 37 0C,
   nồng độ các chất phản ứng và sản phẩm phản ứng là
   0,1M với sự có mặt của ion Mg2+ thì phản ứng thủy
   phân ATP tự diễn biến, cho ΔZ = - 7,3 kcal/mol. Phản
   ứng xảy ra trong nội bào cho ΔZ đạt tới -12 kcal/mol.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
4.2. Năng lượng tự do trong quá trình thủy phân
• Khi nghiên cứu sự phân bố các п- (electron п)
  của phân tử ATP người ta thấy mạch chính mang
  điện (+) là : - +P - +O - +P - +O và chính lực
  đẩy tĩnh điện giữa các điện tích (+) sẽ làm tăng
  năng lượng được giải phóng khi ATP bị thủy
  phân, còn 4 nhóm hudroxyl do bị phân ly mạnh
  nên quanh mạch chính sẽ tích điện (-) là:
                    P- O ~ P – O ~ P – O –

          O-      O-       O-
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
4.2. Năng lượng tự do trong quá trình thủy phân
• Vì lớp điện tích âm có tác dụng bảo vệ, nhờ đó mặc dù
   ATP có ΔZ với giá trị âm cao, nhưng nó vẫn khá bền
   vững trong dung dịch nước.
  Qua nghiên cứu năng lượng tự do trong quá trình
   thủy phân ta thấy:
  Về phương diện nhiệt động học, ΔZ mới là chỉ tiêu cần
   mà chưa đủ, nó cho phép đánh giá khả năng tự diễn
   biến của một quá trình, song phản ứng có tự sảy ra
   được hay không còn phụ thuộc vào các điều kiện cấu
   trúc, điều kiện nhiệt động,…
BÀI GIẢNG LÝ SINH
         CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
§5. Chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh vật:
5.1. Nhu cầu năng lượng:

    Năng lượng là nhu cầu tuyệt đối cúa sự sống, mọi hoạt động sống
    của tế bào và cơ thể động thực vật đều cần năng lượng:
    - Năng lượng tiêu tốn cho quá trình tổng hợp chất, cho quá trình
    vận chuyển các nội chất trong tế bào, vận chuyển các chất
    ngược chiều gradien qua màng sinh học hay các kiểu vận động
    của tế bào, của cơ thể sinh vật.
    - Năng lượng cần thiết để sản xuất nhiệt lượng cho cơ thể.
    - Năng lượng cần thiết cho các quá trình điện của tế bào và cơ
    thể, như tạo ra sự tích điện trên màng sinh chất, thậm chí gây
    phóng điện đẻ bảo vệ cơ thể trước kẻ thù (ở một số loài lươn,
    cá),…
    - Năng lượng để tạo ra sự phát quang (ở một số loài cá biển,
    đom đóm,…)
BÀI GIẢNG LÝ SINH
          CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
5.2. Chuyển giao năng lượng trong tế bào:
    Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của sự sống. Quá trình trao đổi chất ở
     tế bào gồm hai quá trình ngược nhau cùng song song tồn tại, đó
     là quá trình đồng hóa và dị hóa.
     Xét hai quá trình đó về mặt năng lượng:
•    - Quá trình dị hóa gồm một loạt các phản ứng men phân hủy các
     cao phân tử chất hữu cơ như gluxit, lipit, protein hay các chất đơn
     giản hơn như axit pyruvic, axit axetic, CO2, amoniac, H2O, urê,…
     Quá trình dị hóa giải phóng ra năng lượng. Xét về entropi thì quá
     trình dị hóa có entropi tăng; Chẳng hạn phản ứng oxy hóa
     glucoza chuyển một phân tử có mức trật tự cao, S bé thành các
     sản phẩm CO2 và H2O có S lớn hơn.
•    - Quá trình đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất của tế bào
     như gluxit, prrotein, lipit, axit nucleic từ các chất đơn giản hơn.
     Quá trình tổng hợp này dẫn đến tăng kích thước, tính trật tự của
     phân tử, nên có entropi giảm và tiêu tốn năng lượng.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
5.2. Chuyển giao năng lượng trong tế bào:
  Quá trình chuyển giao năng lượng trong tế bào thực
  hiện như sau:
• Năng lượng được giải phóng ra trong quá trình dị hóa
  không được tế bào sử dụng trực tiếp, mà trước hết
  được cất giữ trong các liên kết giàu năng lượng của
  ATP. Phân tử ATP sau đó có thể khuếch tán đến nơi
  mà tế bào cần năng lượng; Tại đây, nhóm photphat của
  ATP được vận chuyển đến phân tử chất nhận là phân tử
  H2O, đồng thời năng lượng đã cất giữ sẽ được giải
  phóng, cung cấp cho tế bào để thực hiện các công sinh
  học có ích. Do vậy ATP được gọi là nguồn năng lượng
  di động của tế bào.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
         CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
5.2. Chuyển giao năng lượng trong tế bào:
• Trong tế bào còn có một hình thức chuyển giao năng lượng khác:
   Từ các phản ứng oxy hóa khử trong quá trình dị hóa đến các
   phản ứng tổng hợp chất trong quá trình đồng hóa, đó là quá trình
   vận chuyển electron giàu năng lượng (ký hiệu là ẽ ). Khi cần tổng
   hợp các phân tử giàu hydro (như axit béo và colesteron) thì cần
   phải có hydro và ẽ để khử liên kết đôi. Các ẽ được bứt ra từ các
   phản ứng oxy hóa trong quá trình dị hóa sẽ được chuyển giao
   cho các nhóm khử là các nhóm có liên kết đôi C = C hoặc C = O
   với sự giúp đỡ của một số cophecmen, trong đó quan trọng nhất
   là NAD.P (nicotinamit-ademin-dinucleic photphat). Như vậy
   NAD.P đóng vai trò chất vận chuyển các ẽ giàu năng lượng sinh
   ra trong các phản ứng của quá trình dị hóa đến phản ứng cần ẽ
   trong quá trình đồng hóa.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
5.3. Sự trao đổi năng lượng trong hệ
   sinh vật:
•    Nguồn năng lượng cho thế giới sinh vật trên trái đất là
    mặt trời. Mặt trời phát năng lượng dưới dạng bức xạ
    điện từ với các bước sóng khác nhau nhưng chỉ
    khoảng 30% năng lượng của bức xạ đến được trái
    đất còn lai bị lớp khí quyển bao quanh trái đất hấp
    thụ. Với 30 % năng lượng đến được trái đất thì phần
    lớn số đó biến thành nhiệt, một phần biến thành năng
    lượng bức xạ phát trở lại vào vũ trụ dưới dạng bức xạ
    hồng ngọai, một phần làm bốc hơi nước, tạo ra các
    đám mây và chỉ có 0,02 % trong 30% là được các
    thực vật quang hợp hấp thụ.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
5.3. Sự trao đổi năng lượng trong
  hệ sinh vật:
• Tảo và cây xanh là những sinh vật sử dụng trực
  tiếp năng lượng của ánh sáng mặt trời.Tảo và
  cây xanh nhờ các lục lạp, trong quá trình quang
  hợp đã sử dụể tổng hợp cacbonhydrat nguồn và
  năng lượng đ ng ánh sáng mặt trời làm từ CO
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
5.3. Sự trao đổi năng lượng trong hệ
  sinh vật:
• Động vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời một
  cách gián tiếp thông qua việc ăn các sản phẩm quang
  hợp hoặc ăn các động vật khác. Tế bào phân hủy thức
  ăn, giải phóng năng lượng có trong thức ăn và dự trữ
  năng lượng này dưới dạng ATP để dùng cho các quá
  trình sinh công sinh học của tế bào.
• Trong các loại thức ăn thì gluxit là nguồn năng lượng
  quan trọng nhất; Được thực vật dự trữ dưới dạng tinh
  bột còn động vật dự trữ dưới dạng glucogen trong tế
  bào.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
          CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
5.3. Sự trao đổi năng lượng trong hệ sinh vật:
• Ta có thể biểu diễn sự trao đổi năng lượng trong thế giới sinh vật
   như sơ đồ ở hình 1:
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
§6. Các quá trình vận chuyển vật chất qua màng tế
   bào:
6.1. Màng tế bào:
6.1.1. Thành phần cấu tạo màng:
• Khi quan sát trên kính hiển vi điện tử, người ta xác định
  được bề dày màng tế bào khoảng 60 đến 130 A0 , trên
  màng có nhiều lỗ nhỏ, kích thước từ 3,5 đến 8 A0 (gọi là
  các siêu lỗ) với mật độ rất dày, khoảng 1010 lỗ/cm2.
• Đặc điểm chung của màng là cho nước và các hợp chất
  không phân cực thấm qua dễ dàng nhưng rất khó thấm
  đối với các hợp chất phân cực và hầu như không cho
  các ion vô cơ thấm qua.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.1. Thành phần cấu tạo màng:
Thành phần chủ yếu của màng là lipit, protein,
  gluxit, nước và các ion vô cơ.
• Thành phần lipit:
• Tùy loại và loài sinh vật mà tỷ lệ trọng lượng
  giữa thành phần lipit và protein trong màng thay
  đổi từ 4:1 đến 1: 3. Thường lipit chiếm khoảng
  40% trọng lượng khô của màng và tồn tại dưới 2
  dạng là lipit có cực và lipit trung tính.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.1. Thành phần cấu tạo màng:
• Thành phần lipit:
• + Loại lipit có cực đặc trưng là photpho-lipit và
  fingo-lipit, chúng chiếm khoảng 80% trọng lượng
  lipit tổng cộng và tỷ lệ này có thay đổi tùy theo
  từng loại màng. Hai loại lipit này có vai trò tạo
  khung của cấu trúc màng và quyết định nhiều
  tính chất quan trọng, như tính khuyếch tán, tính
  hoạt động của các loại men nằm trong màng.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.1. Thành phần cấu tạo màng:
• Thành phần lipit:
• + Lipit trung tính đáng chú ý là choresterin và axit
  béo tự do. Axit béo tự do có vai trò ức chế các
  quá trình trao đổi chất mà có khả năng dẫn đến
  phá hủy mức độ ổn định của cấu trúc màng.
  Choresterin có tác dụng làm giảm tính di động
  của axit béo tự do, hạn chế sự tham gia của
  photpho-lipit trong các quá trình chuyển hóa và
  cũng giữ vai trò ổn định cấu trúc màng. Lượng
  choresterin quyết định tính chặt chẽ của các
  phân tử lipit.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.1. Thành phần cấu tạo màng:
• Thành phần protein:
+ Đóng vai trò xác định tính chất và chức năng của màng.
  Lượng protein thay đổi tùy theo loại màng.
  Ví dụ:
  Ở màng tế bào gan, chiếm tới 85 %, nhưng lại rất ít ở
  màng mielin
+ Protein trong màng tế bào có cấu trúc dạng sợi hoặc
  cầu. Dạng sợi giữ vai trò chủ yếu đối với việc tạo
  khung của màng (như vai trò của photpho-lipit)
  Dạng cầu gắn với các hoạt tính enzim của màng, thường
  liên kết chặt với màng và phân bố trên bề mặt của lớp
  lipit kép.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.1. Thành phần cấu tạo màng:
• Thành phần khác:
• + Gluxit: Tham gia vào việc duy trì trạng thái dừng và
  xác định tính kháng nguyên của bề mặt màng. Các
  dạng chính thường gặp là axit xialic; Ở màng tế bào
  động vật còn có các polysagarit.
• + Nước: Tồn tại ở hai dạng:
• Các phân tử nước ở dạng tự do có thể di chuyển hoặc
  bay hơi khi sấy khô màng.
• Dạng phân tử nước liên kết được gắn với lipoprotein
  nằm ở trạng thái liên kết tinh thể. Trạng thái liên kết của
  nước trong màng có ảnh hưởng rất nhiều đến đặc điểm
  sinh lý của tế bào.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.1. Thành phần cấu tạo màng:
• Thành phần khác:
• + Các ion vô cơ: Gồm canxi, kali, natri, magiê,…
  cũng gồm 2 loại:
• Loại thứ nhất là các ion cố định trên bề mặt các
  phân tử cấu trúc (lipit hoặc protein) và là thành
  phần cơ bản của màng.
• Loại thứ hai là các ion tự do, có khả năng di
  chuyển qua màng hoặc tham gia vào các quá
  trình trao đổi chất xảy ra trong các thành phần
  cấu trúc màng.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.2. Mô hình cấu trúc màng:
•   Nhìn chung màng có cấu trúc phức tạp và hoàn
    chỉnh, trong đó các thành phần liên kết với
    nhau thành một khối có trật tự.
•   Sự phân bố trong không gian và tương tác của
    2 thành phần protein và lipit đóng vai trò quan
    trọng đối với chức năng của màng. Khi có sự
    tương tác hay thay đổi vị trí tương đối trong
    không gian và theo thời gian của thành phần
    protein và lipit đều dẫn đến sự thay đổi các
    chức năng quan trọng của màng.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.2. Mô hình cấu trúc màng:
   Có nhiều giả thuyết khác nhau về cấu
  trúc màng:
• - Giả thuyết của Danielli-Davson:
• + Cho rằng màng có cấu trúc kép, gồm
  2 lớp phân tử photpho-lipit nằm vuông
  góc với bề mặt tế bào; Các đầu phân
  cực của phân tử hướng về pha nước,
  còn các đuôi kỵ nước hướng vào nhau.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.2. Mô hình cấu trúc màng:
• - Giả thuyết của Danielli-Davson:
• + Các axit béo tự do nằm ở giữa 2 lớp photpho-lipit
• + Trên bề mặt mỗi lớp phopho-lipit được phủ một lớp
   protein dạng cầu, trong đó các nhóm phân cực của
   phân tử protein cũng hướng về pha nước và đầu kỵ
   nước hướng về pha lipit.
• + Bề dày màng khoảng 80 A0 và lực tương tác giữa lớp
   lipit và protein là lực tĩnh điện.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.2. Mô hình cấu trúc màng:
• Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của
  Robertson (nhờ kính hiển vi điện tử) đã
  xác nhận giả thuyết của Danielli-Davson.
  Tuy nhiên theo Robertson thì các lớp lipit
  được phủ ngoài bởi lớp protein dạng sợi
  (chứ không phải dạng cầu), tạo thành
  những lưới ở hai phía ngoài và trong
  màng.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.2. Mô hình cấu trúc màng:
• Các nghiên cứu hiện nay cho rằng mô hình màng
  của Danielli-Davson là tương ứng với các màng
  vỏ tế bào, màng mielin. Tuy nhiên, lớp lipit không
  nhất thiết phải liên tục và giữa 2 lớp protein ở hai
  phía màng có thể có cầu nối. Chính nhờ cầu nối
  này mà các phân tử hòa tan trong nước cũng như
  các ion vô cơ mới có khả năng thâm nhập vào
  trong tế bào. Ngoài lớp protein dạng sợi cũng có
  cả protein dạng cầu và cả các phân tử protein
  xuyên sâu vào lớp lipit.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.2. Mô hình cấu trúc màng:
• Mô hình Danielli-Davson giúp giải thích nhiều
  đặc tính của màng, song vẫn còn những thiếu
  sót cần bổ sung.
• Giả thuyết của Green:
• + Coi màng là một hệ thống kín, có thể dạng
  cầu, bầu dục, ống,…
• + Lớp bề mặt là lớp các hạt giống nhau, có hình
  nấm mà bản chất hóa học là hypoprotein (gọi là
  đơn vị cấu trúc)
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.2. Mô hình cấu trúc màng:
• Giả thuyết của Green:
• + Protein cấu trúc là thành phần quan trọng,
  đóng vai trò chủ chốt trong đơn vị cấu trúc.
• + Đơn vị cấu trúc là thành phần cấu trúc duy
  nhất, ngoài ra không có loại thành phần cấu trúc
  nào khác.
• + Các đơn vị cấu trúc gắn với nhau bởi lực kỵ
  nước.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.2. Mô hình cấu trúc màng:
• Giả thuyết của Green:
• + Trong mỗi đơn vị cấu trúc có thể có nhiều
  thành phần nhỏ hơn, gọi là siêu đơn vị cấu trúc.
  Mỗi siêu đơn vị cấu trúc đều có phần đế và phần
  đầu (hình 2). Các phần đế gắn liên tục với nhau,
  tạo ra cấu trúc liên tục của màng, nhưng các
  phần đầu chỉ gắn với đế và không tạo thành lớp
  liên tục. Nếu do tác động nào đó mà các phần
  đầu mất thì phần đế còn lại vẫn duy trì cấu trúc
  màng, nhưng nếu phần đế mất liên kết thì màng
  bị phá vỡ.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.2. Mô hình cấu trúc màng:
• Giả thuyết của Green:
• + Thành phần hóa học, kích thước các đơn vị cấu trúc
  có thể khác nhau với các màng khác nhau.
• + Với cùng một màng thì các đơn vị cấu trúc mặc dù có
  cùng hình dạng, kích thước song cũng có thể khác nhau
  những nhóm protein, men đặc biệt để đảm nhận một
  chức năng nào đó của màng.
  Ví dụ:
  Quá trình vận chuyển e- trong ty lạp thể được thực hiện
  bởi 4 đơn vị cấu trúc, trong đó mỗi đơn vị chỉ tham gia
  một khâu của quá trình.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.2. Mô hình cấu trúc màng:
• Giả thuyết của Green:
• + Thí nghiệm về khả năng tự sắp xếp
  của màng là minh chứng cho giả thuyết
  Green.
• + Mặc dù có nhiều ưu điểm, giải thích
  được nhiều đặc tính của màng, song giả
  thuyết Green cũng còn nhiều điều chưa
  sáng tỏ, đặc biệt là về cấu trúc và tương
  tác giữa các đơn vị cấu trúc.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.1.2. Mô hình cấu trúc màng:
• - Ngoài hai giả thuyết trên, trong thực tế còn
  nhiều giả thuyết khác về cấu trúc màng được
  đưa ra, trong đó đều đề cập đến mối tương tác
  giữa protein và lipit, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn
  đề chưa thống nhất.
• - Nhìn chung, hiện nay chúng ta chưa biết nhiều
  về chức năng của màng, nhất là chức năng
  quyết định tính thấm của màng với các chất khác
  nhau, hay chức năng giữ mật độ vật chất khác
  nhau giữa tế bào và môi trường,...
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.2. Các hình thức vận chuyển vật chất qua
    màng tế bào:
    Mặc dù các chất thấm có cấu trúc phân tử và
    tính chất hóa lý rất khác nhau, nhưng chúng
    thâm nhập qua màng tế bào theo hai con
    đường chính, đó là qua các siêu lỗ (chủ yếu với
    các chất dễ hòa tan trong nước như chất
    khoáng, đường,…) và con đường hòa tan trong
    lipit của màng (chủ yếu các phân tử chứa nhóm
    etyl, metyl là những phân tử không phân cực,
    dễ tan trong lipit).
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.2. Các hình thức vận chuyển vật chất
  qua màng tế bào:
  Nhìn chung quá trình thâm nhập của các
  chất qua màng tế bào rất phức tạp,
  nhưng người ta có thể phân chia theo 2
  hình thức là vận chuyển thụ động và vận
  chuyển tích cực.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.2. Các hình thức vận chuyển vật chất qua màng tế
   bào:
6.2.2. Vận chuyển thụ động:
  Sự vận chuyển thụ động có nguyên nhân là do tồn tại
   của các gradien: Gradien nồng độ, gradien thẩm thấu,
   gradien màng, gradien độ hòa tan, gradien điện thế,…
   Dòng vật chất khi đó sẽ vận chuyển theo hướng véc tơ
   tổng của tất cả các loại gradien nên không tiêu tốn năng
   lượng.
   Định nghĩa: Vận chuyển thụ động là quá trình thâm
   nhập vật chất qua màng theo véc tơ tổng của các
   gradien và không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng cho quá
   trình đó
BÀI GIẢNG LÝ SINH
     CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.2.2. Vận chuyển thụ động:
Trong quá trình hoạt động sống thì sự tồn tại của
các gradien phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của
tế bào và chúng có mối liên quan mật thiết với
nhau; Do vậy, véc tơ gradien tổng cũng có thể
thay đổi cả về trị số lẫn hướng và điều này sẽ
quyết định tốc độ vận chuyển thụ động cũng
như khả năng thấm chọn lọc của màng.
Cơ chế vận chuyển thụ động:
Vận chuyển thụ động thực chất là quá trình
khuyếch tán các chất qua màng và được chia
thành 3 dạng:
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
•   Cơ chế vận chuyển thụ động:
•   + Khuyếch tán thường:
•   Tuân theo định luật Fích: Số phân tử ΔN
    khuyếch tán qua diện tích S của màng trong
    thời gian Δt tỷ lệ với độ chênh lệch nồng độ
                              ∆C
    chất theo bề dày màng        và S, Δt :
                             ∆x             ∆C
                                            ∆x
                          ΔN = - D.S. Δt.
    Với D là hệ số tỷ lệ, gọi là hệ số khuyếch tán
    (đơn vị đo là cm2/s)
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• + Khuyếch tán thường:
                 D
• Nếu đặt P = - ∆x , gọi là hệ số thấm của
  màng (đơn vị đo là cm/s) thì ta có tốc độ
  khuyếch tán của chất chuyển qua màng
  là: ∆N = P.S.(C2 – C1)
      ∆t
• Biểu thức trên cho thấy tốc độ khuyếch
  tán chất chuyển (mol/s) phụ thuộc vào hệ
  số thấm, vào diện tích màng và độ chênh
  lệch nồng độ (mol/cm3) ở hai phía màng.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• + Khuyếch tán thường:
• Khuyếch tán thường là cơ chế vận
  chuyển chủ yếu của các chất hòa tan
  trong nước qua màng, tuy nhiên cũng sảy
  ra với cả phân tử dung môi; Bởi vì ở nơi
  có nồng độ chất tan lớn thì có nồng độ
  phân tử dung môi (H2O) nhỏ, tức là luôn
  tồn tại gradien của phân tử dung môi
  ngược hướng gradien nồng độ chất tan.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• + Khuyếch tán thường
• Quá trình vận chuyển bằng khuyếch tán thường
  có đặc điểm là xảy ra rất chậm (dịch chuyển
  khoảng 25cm/24 giờ) nên nó không đóng vai trò
  đáng kể trong việc vận chuyển các chất ở
  khoảng cách xa (như rễ với lá). Tuy nhiên với các
  chất khí (như O2, CO2,…) thì hệ số khuyếch tán
  lớn gấp hàng vạn lần so với chất lỏng, nên việc
  vận chuyển chất khí theo con đường khuyếch
  tán là đáng kể.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• Cơ chế vận chuyển thụ động:
• + Khuyếch tán liên hợp:
• Cũng là quá trình khuyếch tán vật chất qua màng do
  gradien nồng độ, nhưng có điểm khác với khuyếch tán
  thường là khi chênh lệch nồng độ đạt đến một giá trị
  xác định nào đó thì tốc độ khuyếch tán các chất không
  phụ thuộc tuyến tính vào gradien nồng độ; Bây giờ phân
  tử chất chuyển chỉ có thể đi qua màng khi được gắn vào
  một phân tử khác có trong màng (gọi là chất tải hay chất
  mang). Khi đó chất cần chuyển (C) được gắn với chất
  tải (T) tạo thành phức chất (CT), vận chuyển qua màng.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• + Khuyếch tán liên hợp:
• Trong thực tế, glucoza, glyxerin, một số axit amin
  và chất hữu cơ vận chuyển theo cơ chế khuyêch
  tán liên hợp.
• Với cách thức như trên thì tốc độ xâm nhập của
  chất chuyển C không những phụ thuộc chênh
  lệch nồng độ của chính nó mà còn phụ thuộc
  vào sự phân bố chất tải T cũng như tốc độ tạo
  thành và phân ly của phức chất CT.
• Thông thường trong các quá trình vận chuyển thì
  chất tải có thể di chuyển hoặc phân bố cố định
  dọc theo siêu lỗ.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
• + Khuyếch tán trao đổi:
• Là quá trình vận chuyển cũng cần đến phân tử chất tải
  như khuyếch tán liên hợp, tuy nhiên có điểm khác là
  chất tải thực hiện quá trình vận chuyển theo vòng: Sau
  khi đưa chất chuyển ra ngoài màng, nó lại gắn với một
  phân tử chất chuyển cùng loại ở ngoài màng và chuyển
  vào trong tế bào; Kết quả là không làm thay đổi nồng độ
  chất chuyển ở hai phía của màng.
• Các kết quả nghiên cứu bằng dánh dấu phóng xạ cho
  thấy sự trao đổi ion Na+ và một số ion khác qua màng tế
  bào hồng cầu đã thực hiện theo cơ chế này.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.2.3. Vận chuyển tích cực:
   Trong hệ thống sống, ngoài vận chuyển
   thụ động tuân theo véc tơ tổng các
   gradien, còn có quá trình vận chuyển
   ngược chiều gradien, gọi là vận chuyển
   tích cực. Vận chuyển tích cực tất nhiên
   là sẽ tiêu tốn năng lượng tự do (chủ yếu
   dưới dạng ATP) để sinh công chống lại
   các gradien.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.2.3. Vận chuyển tích cực:
  Định nghĩa: Vận chuyển tích cực là quá
  trình thâm nhập vật chất qua màng tế bào
  ngược chiều gradien nồng độ, ngược véc
  tơ tổng các gradien và cần sử dụng năng
  lượng tự do của tế bào để sinh công
  chống lại các loại gradien.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.2.3. Vận chuyển tích cực:
  Ví dụ: Nhiều kết quả nghiên cứu thực nghiệm
  cho thấy ở hầu hết các loại tế bào, nhất là ở tế
  bào thần kinh, cơ bắp,…thì ở trạng thái sinh lý
  bình thường trong tế bào có nồng độ ion K+ cao
  hơn bên ngoài còn nồng độ Na+ ở trong lại thấp
  hơn ngoài tế bào; Nhưng vẫn xảy ra các quá
  trình vận chuyển của K+ vào tế bào và Na+ từ
  trong tế bào ra ngoài. Đối với quá trình này ở tế
  bào hồng cầu thì năng lượng tiêu tốn chiếm
  khoảng 1% năng lượng do hồng cầu tạo ra.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.2.3. Vận chuyển tích cực:
• + Vận chuyển tích cực có đặc điểm nổi
  bật là mang tính chọn lọc; Có nghĩa là tế
  bào chỉ hấp thụ từ môi trường những chất
  cần thiết cho hoạt động sống và tích lũy
  trong tế bào một số chất với nồng độ cao
  hơn ngoài môi trường
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.2.3. Vận chuyển tích cực:
• + Vận chuyển tích cực là một dạng vận
  chuyển vật chất đóng vai trò quan trọng
  nhất của hoạt sống, nó không tuân theo
  cơ chế khuyếch tán hay thẩm thấu thông
  thường mà tiêu tốn năng lượng và ngày
  nay người ta cho rằng nó được thực hiện
  nhờ trong màng có một bộ máy đặc biệt
  gọi là bơm Natri-Kali.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.2.3. Vận chuyển tích cực:
• Hoạt động của bơm Natri-Kali:
  Bơm Natri-Kali là một bộ máy vận chuyển tích
  cực của Na+ và K+, được hình thành trong quá
  trình trao đổi chất. Bơm làm nhiệm vụ đẩy Na+ ra
  khỏi tế bào, làm cho nồng độ Na+ trong tế bào
  giảm, nống độ Na+ ngoài tế bào tăng, dẫn đến
  xuất hiện gradien điện thế có chiều từ môi
  trường vào tế bào; Gradien này làm động lực cho
  quá trình vận chuyển ion K+ , glucoza, axit amin,
  …vào trong tế bào.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.2.3. Vận chuyển tích cực:
• Hoạt động của bơm Natri-Kali:
• + Năng lượng sử dụng cho bơm lấy từ ATP của
  tế bào. Theo tính toán, năng lượng thủy phân
  1mol ATP có thể dùng cho vận chuyển 3 ion Na+
  ra khỏi tế bào và 2 ion K+ đi vào.
• + Hoạt động của bơm Natri-Kali giúp đảm bảo
  sự cân bằng giữa quá trình đẩy và hút các chất
  qua màng, giữ cho áp suất thẩm thấu trong tế
  bào ổn định, tế bào không bị trương và chết.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.2.3. Vận chuyển tích cực:
• Cơ chế vận chuyển Na+ và K+ qua màng tế
  bào:
• + Ngày nay, nhiều kết quả nghiên cứu đã đi đến
  kết luận rằng: Chất chuyển tải Na+ và K+ qua
  màng tế bào là ATP-aza, đó là một loại enzim có
  bản chất protein, tập trung ở các thành phần
  màng ( như màng tế bào thần kinh, màng các
  mô, các cơ quan như gan, thận, cơ, mô não, mô
  các tuyến,…).
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.2.3. Vận chuyển tích cực:
Cơ chế vận chuyển Na+ và K+ qua màng tế
  bào:
• + ATP-aza được kích thích hoạt hóa bởi các ion
  Na+, K+ , Mg2+,…đồng thời nó cũng đóng vai trò
  xúc tác cho quá trình thủy phân ATP, tạo ra năng
  lượng cung cấp cho quá trình vận chuyển tích
  cực.
• + Quá trình vận chuyển Na+ và K+ được chia
  thành 2 giai đoạn:
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.2.3. Vận chuyển tích cực:
Cơ chế vận chuyển Na+ và K+ qua màng tế
  bào:
• Giai đoạn 1:
  ATP-aza được Na+ trong tế bào kích thích và kết
  hợp với nhóm photphat cuối của ATP, tạo ra chất
  trung gian là phân tử enzim đã được photphorin
  hóa. Nếu ta ký hiệu phân tử enzim đó ATP-aza =
  E thì có thể viết quá trình này như sau:
          Na+ + E + ATP Na+ .E ~ P + ADP
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.2.3. Vận chuyển tích cực:
  Cơ chế vận chuyển Na+ và K+ qua màng tế
  bào:
• Giai đoạn 2:
• Phức chất Na+ .E ~ P chuyển đến ngoài màng được
  ion K+ hoạt hóa và thủy phân, giải phóng Na+ ra ngoài
  môi trường, đồng thời bị khử photphorin hóa. Phân tử
  enzim bây giờ lại kết hợp với ion K+ để đưa vào trong tế
  bào.
• Như vậy, ở ngoài màng:
                  Na+ .E ~ P + K+       K+.E ~ P + Na+
• Ở trong màng:             K+ .E ~ P      K+ + E + P
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC
6.2.3. Vận chuyển tích cực:
• Ở quá trình vận chuyển tích cực, ta thấy có một điều
   đặc biệt là hai loại ion K+ va Na+ có cùng bản chất và
   kích thước nhưng vẫn xảy ra sự đổi chỗ cho nhau.
   Người ta cho rằng điều này thực hiện được là do lực liên
   kết giữa hệ vận chuyển với ion hóa trị 1 có liên quan
   đến điện trường do nhóm điện tích âm tạo ra và tác
   dụng của điện trường này với các loại ion khác nhau là
   khác nhau; Tức là điện trường này có thể tăng, giảm
   dẫn đến làm tăng lực liên kết với loại ion này, hay làm
   giảm lực liên kết với loại ion khác.
• Nói chung, đến nay cơ chế vận chuyển tích cực các
   chất qua màng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục
   nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện thêm.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
- Điện thế sinh vật là hiệu điện thế giữa hai điểm mang
điện tích trái dấu trong hệ sinh vật. Bản chất sự hình
thành lớp điện tích kép, dẫn đến xuất hiện điện thế
trong hệ sinh vật nói chung là khác và phức tạp hơn
nhiều so với hệ vô sinh.
- Điện thế sinh vật gây ra do sự tồn tại các gradien hóa
lý trong hệ, tuy nhiên các gradien này có thể thay đổi
hay ổn định là tùy thuộc điều kiện sinh lý, hướng và
cường độ chuyển hóa trong quá trình trao đổi chất của
hệ sinh vật.
- Để tìm hiểu bản chất và cơ chế hình thành điện thế
sinh vật, trước hết ta nghiên cứu bản chất và cơ chế các
loại gradien hóa lý tạo ra điện thế sinh vật
BÀI GIẢNG LÝ SINH
          CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
§1. Một số loại điện thế trong hệ hóa lý:
1.1. Điện thế cực:
    Gồm 3 dạng chính là điện thế cực, điện thế nồng độ
    và điện thế oxy hóa khử.
1.1.1. Điện thế cực:
    Khái niệm: Là loại điện thế xuất hiện ở chỗ tiếp giáp
    giữa hai pha, khi chúng có chứa các ion hoặc phân tử
    phân cực.
    Ví dụ: Điện thế xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa một kim
    loại và dung dịch muối của nó (như thanh Ag và dung
    dịch muối AgNO3). Có thể xảy ra 3 trường hợp:
BÀI GIẢNG LÝ SINH
           CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.1.1. Điện thế cực:
  Ví dụ:
+ Thế hóa học của ion kim loại trong điện cực (μic) nhỏ
  hơn thế hóa học của ion kim loại trong dung dịch (μid):
  Khi đó xuất hiện gradien điện thế hóa học hướng từ
  dung dịch vào điện cực, làm cho các ion kim loại chuyển
  vào điện cực và kết tủa tại đó, kết quả là điện cực sẽ
  tích điện dương. Số ion kết tủa càng nhiều, điện tích
  dương của điện cực càng tăng và lớp điện tích âm xung
  quanh điện cực cũng tăng, giữa lớp điện tích kép này
  xuất hiện một điện trường có tác dụng ngăn cản sự
  chuyển dời của ion kim loại vào điện cực.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.1.1. Điện thế cực:
 Ví dụ:
 + Khi gradien điện thế hóa học cân bằng với điện trường
  của lớp điện tích kép thì quá trình dịch chuyển ion kim
  loại vào điện cực dừng và ta nói rằng hệ đạt trạng thái
  cân bằng điện hóa. . Lúc này chênh lệch điện thế hóa
  học của ion kim loại trong điện cực và dung dịch có trị
  số bằng hiệu điện thế của lớp điện tích kép:
               µid – μic = Zi F.ψ
 Với: µid là thế hóa học của ion kim loại trong dung dịch
       μic là thế hóa học của ion kim loại ở điện cực
       Zi là điện tích ion; F là số Faraday
       Ψ là thế điện cực đối với dung dịch.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
          CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.1.1. Điện thế cực:
 Ví dụ:
 + Thế hóa học của ion kim loại trong điện cực (μic) lớn
 hơn thế hóa học của ion kim loại trong dung dịch (μid) thì
 xảy ra quá trình ngược lại, tức là điện cực kim loại tan
 vào dung dịch cho đến khi đạt trang thái cân bằng.
 + Thế hóa học của ion kim loại trong điện cực (μic) bằng
 thế hóa học của ion kim loại trong dung dịch (μid) thì
 không có sự kết tủa hay hòa tan của ion kim loại nên
 điện thế của điện cực so với dung dịch bằng không.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
     CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC

1.1.1. Điện thế cực:
 Biểu thức tính: Để lập biểu thức tính
 điện thế cực (hiệu điện thế giữa bề mặt
 điện cực và dung dịch), Nerxt đã dựa vào
 cách tính công làm thay đổi nồng độ ion
 trong dung dịch (1gam/mol) theo hai cách:
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.1.1. Điện thế cực:
  Biểu thức tính:
• + Bằng cách thẩm thấu, công phải thực hiện để
  tăng nồng độ dung dịch chất tan, làm thay đổi áp
  suất thẩm thấu từ P1 thành P2 được tính theo
  biểu thức:
              P2
   AT = RT.ln
              P1

  với R là hằng số khí lý tưởng, T là nhiệt độ tuyệt
  đối
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.1.1. Điện thế cực:
  Biểu thức tính:
• + Mặt khác, nồng độ chất có thể thay đổi khi cho
  dòng điện chạy qua dung dịch, khi đó tùy theo
  chiều dòng điện mà ion kim loại có thể kết tủa
  trên điện cực hoặc tan vào dung dịch. Khi đó
  công của điện trường làm thay đổi nồng độ dung
  dịch là: AĐ = F.U (với U là điện thế cực)
                                RT     P2
     Do:   AT = AĐ nên : U =    F ln   P1
BÀI GIẢNG LÝ SINH
      CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.1.1. Điện thế cực:
  Biểu thức tính:
• Vì áp suất thẩm thấu tỷ lệ thuận với nồng
                RT   C
  độ, nên: U = F ln Cd
                    C




  Với Cc và Cd lần lượt là nồng độ ion của
  điện cực và dung dịch.
• Tổng quát, với kim loại có hóa trị n thì:
      RT C
  U = nF ln Cd
           C
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.1.2. Điện thế nồng độ:
 Khi nhúng hai điện cực làm bằng cùng một kim
 loại vào hai dung dịch muối của kim loại đó,
 nhưng có nồng độ khác nhau thì điện thế cực
 xuất hiện ở hai điện cực sẽ khác nhau, do vậy
 giữa chúng có một hiệu điện thế, gọi là hiệu điện
 thế nồng độ U. Như vậy:
               RT  C   RT    CC
 U = U1 –U2 = nFln C -
                    C
                          ln
                    1   nF   C2      RT   C2
 hay                            U=     ln C
                                     nF    1

 Với C1 và C2 là nồng độ hoạt tính của ion kim loại
 trong hai dung dịch.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.1.2. Điện thế nồng độ:
 Chú ý: Nồng độ hoạt tính của ion kim loại khác
 với nồng độ tuyệt đối của nó. Nếu nồng độ tuyệt
 đối là c thì nồng độ hoạt tính là C = f.c, với f là hệ
 số đánh giá các yếu tố ngăn cản sự tiếp xúc của
 ion với điện cực, gọi là hệ số hoạt độ.
  Ở điều kiện thường, nhiệt độ 20 0C
                       RT
 (hay T = 293 K) thì
               0
                          = 0,058 nên:
                        F               0,058     C2
                                   U = n ln C
                                                   1
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.1.3. Điện thế oxy hóa khử:
• Trong hệ sinh vật luôn xảy ra các phản ứng oxy
  hóa khử. Điện thế xuất hiện trong quá trình đó
  gọi là điện thế oxy hóa khử.
• Các dạng oxy hóa khử có thể xảy ra ở chất vô cơ
  cũng như hữu cơ.
  Ví dụ: Cu2+ +2e        Cu
            Fe3+ + e    Fe2+
  Hay: C6H4O2 + 2H + 2e C6H4(OH)2
BÀI GIẢNG LÝ SINH
            CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.1.3. Điện thế oxy hóa khử:
• Ở chương trước ta đã biết, khi nhúng một điện cực
   bằng kim loại trơ (vàng, bạch kim,…) vào dung dịch
   chất oxy hóa khử (như dung dịch chứa muối FeCl2 và
   muối FeCl3 ) thì trong dung dịch sẽ sảy ra phản ứng oxy
   hóa khử:
                Fe3+ + e       Fe2+
                Fe2+ - e       Fe3+
    Điện cực sẽ tích điện dương hoặc âm, tạo ra một điện
   thế gọi là điệ]n thế oxy hóa khử:
        RT    [ Ox
       nF     [ Kh]
   E = ln          + E0
      0,058 [ Ox]
  Ở điều kiệnKh] ường, nhiệt độ 20 0C (hay T = 2930C) thì:
        n     [ th
  E=       ln      + E0
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.1.3. Điện thế oxy hóa khử:
• Nếu nhúng hai điện cực cùng loại vào hai dung dịch đều
  chứa FeCl2 và FeCl3 nhưng có nồng độ một trong hai
  muối này khác nhau thì điện thế ở hai điện cực sẽ khác
  nhau và giữa chúng xuất hiện một hiệu điện thế:
                 RT     C13+       C2 +
                                     3

             U = nF (ln C12 + - ln C 2 + )
                                    2


  Với C13+ và C 23+là nồng độ hoạt tính của ion hóa trị 3 (Fe3+)
  trong hai dung dịch,   C12+ và C 2 + là nồng độ hoạt tính của
                                   2


  ion hóa trị 2 (Fe2+ ) trong hai dung dịch đó.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.1.3. Điện thế oxy hóa khử:
• Nhận xét chung: Tuy cách hình thành có
  khác nhau, nhưng muốn hình thành điện
  thế cực, điện thế nồng độ hay điện thế
  oxy hóa khử đều cần phải có các điện
  cực kim loại với chức năng là chất cho
  hoặc nhận electron; Vì vậy cả ba loại trên
  được gọi chung là điện thế cực.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.2. Điện thế ion:
    Là điện thế xuất hiện khi có sự phân bố
   không đồng đều của các ion dương
   (cation) và ion âm (anion) ở hai hai vùng
   khác nhau trong dung dịch. Các dạng
   chính là điện thế khuyếch tán và điện
   thế màng.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.2. Điện thế ion:
1.2.1. Điện thế khuyếch tán:
   Ta xét ví dụ:
  - Có hai dung dịch axit HCl với nồng độ C1 < C2
  được ngăn cách nhau bởi một màng ngăn. Khi
  bỏ màng ngăn thì xảy ra hiện tượng khuyếch tán
  của các ion từ nơi có nồng độ cao sang nơi nồng
  độ thấp hơn. Nhưng ion H+ có độ linh động lớn
  hơn ion Cl- rất nhiều, nên bỏ màng ngăn thì H+
  khuyếch tán nhanh hơn ion Cl- .
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.2.1. Điện thế khuyếch tán:
- Kết quả là phía nồng độ C2 sẽ tích điện âm hơn,
  phía C1 tích điện dương hơn và giữa hai phía
  dung dịch xuất hiện một hiệu điện thế khuyếch
  tán. Hiệu điện thế khuyếch tán tạo ra một điện
  trường ngăn cản sự khuyếch tán của ion H+ và
  thúc đẩy sự khuyếch tán của ion Cl-. Hiệu điện
  thế khuyếch tán chỉ tồn tại trong thời gian ngắn,
  khi còn chênh lệch nồng độ, đến khi nồng độ
  dung dịch được san bằng thì hiệu điện thế
  khuyếch tán sẽ mất.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.2.1. Điện thế khuyếch tán:
• Độ lớn hiệu điện thế khuyếch tán phụ thuộc vào
  chênh nồng độ và độ linh động của các ion và
  được xác định theo công thức:
           RT V − V
                  +    C2 −

     UKT = nF V + V ln C
                  +       −
                                  1

  Với V+ và V- tương ứng là độ linh động của của
  ion dương và ion âm
• Ở điều kiện thường (20 0C) thì:
            0,058 V − V
                      + C     −

     UKT = n . V + V ln C        (2)
                                      2
                      +       −
                                      1
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.2.1. Điện thế khuyếch tán:
• Đối với hệ sinh vật, do đồng thời có nhiều
  loại ion khác nhau, với những mối liên
  quan khác nhau, nên sự hình thành và
  cách xác định điện thế khuyếch tán sẽ
  phức tạp hơn nhiều; tuy nhiên vẫn có thể
  áp dụng công thức (2) với những hiệu
  chính thích hợp.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.2.2. Điện thế màng:
• Khi có hai pha khác nhau được ngăn cách bởi màng bán
   thấm thì do tính thấm không đều của màng mà một số
   loại ion thấm qua với mức độ linh động khác nhau và
   một số loại ion khác không thấm qua; Kết quả là tạo ra
   một sự chênh lệch về nồng độ ion (do đó về điện tích)
   và áp suất thẩm thấu ở hai phía màng.
• Sự phân bố của các đại lượng như nồng độ ion, áp suất
   thẩm thấu,… tuân theo một quy luật nhất định, gọi là
   quy luật phân bố cân bằng Donnan. Khi đạt trạng thái
   cân bằng Donnan thì giữa hai phía màng tồn tại một
   hiệu điện thế, gọi là hiệu điện thế màng.
• Cân bằng Donnan phụ thuộc vào bản chất và độ thấm
   của màng, vào kích thước và loại ion có trong hệ,…
BÀI GIẢNG LÝ SINH
          CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.2.2. Điện thế màng:
• Tính bán thấm ở màng sinh vật thể hiện rõ nhất với hai loại ion là
   Na+ và K+.
• Theo Donnan, khi đạt trạng thái cân bằng thì các phân bố như sau:
  + Nồng độ ion Na+ và Cl- thỏa mãn:
       [Na+]T. [Cl- ]T = [Na+]N. [Cl- ]N
  Với T và N tương ứng cho nồng độ ion ngoài và trong tế bào.
  + Chênh lệch áp suất thẩm thấu: −   +
                   PT - PN = RT.(  CT+ CT- 2C + C )
         +      +                            N   ZT
             CT
  Với: CT và      tương ứng là nồng độ ion ở trong và ngoài màng.
       CN là nồng độ muối các ion ở ngoài màng
       CZT là nồng độ không thẩm thấu qua màng.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
1.2.2. Điện thế màng:
• + Điện thế màng:
                            +           −
                          C   RT     C
          Um = n .F .ln C = n .F .ln C
                 RT
                  +
                            T
                            +
                            N
                                −
                                        N
                                        −
                                        T


• Trong trường hợp C là [K+] và CT− là [Cl-] thì
                        +
                        T

                RT     [ K ] RT [Cl ]
                        +
                                    −

          Um = F .ln [ K ] = F .ln [Cl ] (3)
                            T
                                        N
                        +
                                    −
                            N
                                        T
BÀI GIẢNG LÝ SINH
        CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
§2. Phân loại điện thế sinh vật:
  Ở hệ sinh vật sống, trong tế bào, mô và các cơ
  quan luôn có sự xuất hiện và tồn tại của các loại
  điện thế khác nhau. Dựa theo nguyên nhân làm
  xuất hiện, người ta chia chúng thành ba loại là
  điện thế tĩnh, điện thế tổn thương và điện thế
  hoạt động.
2.1. Điện thế tĩnh:
• Khái niệm: Điện thế tĩnh là điện thế xuất hiện
  giữa các vùng có cường độ trao đổi chất khác
  nhau của cơ thể sinh vật ở trạng thái sinh lý bình
  thường.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
2.1. Điện thế tĩnh:
• Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cường độ trao
  đổi chất khác nhau ở các vùng, chẳng hạn khác
  nhau về chức năng, về cường độ hô hấp, về
  mức độ hấp thụ ánh sáng;…Những vùng có
  cường độ trao đổi chất mạnh hơn sẽ có điện thế
  âm hơn. Chẳng hạn trên một lá cây, chỗ được
  chiếu sáng tích điện âm, chỗ bị che tối tích điện
  dương.
• Điện thế tĩnh có đặc điểm chung là cố định về
  hướng và giá trị giảm rất chậm theo thời gian.
BÀI GIẢNG LÝ SINH
       CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC
2.1. Điện thế tĩnh:
• Để xác định điện thế tĩnh, người ta thường dùng phương pháp
  vi điện cực để đo (loại điện cực đường kính khoảng 0,1 đến
  0,5 μm có điện trở 106 đến 108 Ω). Tùy theo các đối tượng
  khác nhau mà điện thế tĩnh khác nhau và có giá trị khoảng từ
  0,02mV đến 100mV.
• Ở thực vật, với đặc điểm là cơ thể sống tĩnh tại nên cường độ
  trao đổi chất nhìn chung mang tính chất đơn giản và giống
  nhau, điện thế tĩnh cũng tương đối ổn định và tăng dần từ gốc
  đến ngọn. Sự xuất hiện hiệu điện thế tĩnh giữa hệ rễ và phần
  trên của cây chủ yếu liên quan đến quá trình vận chuyển
  nước, chất khoáng và chất hữu cơ.
• Ví dụ: Ở rễ cây hành thì đầu rễ mang điện tích âm hơn đầu
  cuống và độ chênh lệch điện thế khoảng 20mV.
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMUGiải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMUTBFTTH
 
Chuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidChuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidLam Nguyen
 
Hệ nội tiết
Hệ nội tiếtHệ nội tiết
Hệ nội tiếtLam Nguyen
 
ỐNG TIÊU HÓA 2013
ỐNG TIÊU HÓA 2013ỐNG TIÊU HÓA 2013
ỐNG TIÊU HÓA 2013SoM
 
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTSoM
 
Nhiệt Động Học - Lý Sinh
Nhiệt Động Học - Lý SinhNhiệt Động Học - Lý Sinh
Nhiệt Động Học - Lý SinhVuKirikou
 
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINHVuKirikou
 
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hocGiao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hocLe Tran Anh
 
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIMHOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIMSoM
 
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầu
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầuBáo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầu
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầuVuKirikou
 
Sinh tổng hợp protein
Sinh tổng hợp protein Sinh tổng hợp protein
Sinh tổng hợp protein Lam Nguyen
 
Chuyển hóa
Chuyển hóaChuyển hóa
Chuyển hóadrnobita
 
Giao trinh ly sinh
Giao trinh ly sinhGiao trinh ly sinh
Giao trinh ly sinhLe Tran Anh
 
Bài giảng hóa học acid nucleic
Bài giảng hóa học acid nucleicBài giảng hóa học acid nucleic
Bài giảng hóa học acid nucleicLam Nguyen
 
Bài giảng hóa học hemoglobin
Bài giảng hóa học hemoglobinBài giảng hóa học hemoglobin
Bài giảng hóa học hemoglobinLam Nguyen
 

Was ist angesagt? (20)

hoa sinh lipid
hoa sinh lipidhoa sinh lipid
hoa sinh lipid
 
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMUGiải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
 
Chuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidChuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucid
 
Thuc hanh mo
Thuc hanh moThuc hanh mo
Thuc hanh mo
 
Hệ nội tiết
Hệ nội tiếtHệ nội tiết
Hệ nội tiết
 
Sinh lý hoa nhiet do
Sinh lý hoa nhiet doSinh lý hoa nhiet do
Sinh lý hoa nhiet do
 
ỐNG TIÊU HÓA 2013
ỐNG TIÊU HÓA 2013ỐNG TIÊU HÓA 2013
ỐNG TIÊU HÓA 2013
 
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
 
Bai 13 he noi tiet
Bai 13 he noi tietBai 13 he noi tiet
Bai 13 he noi tiet
 
Nhiệt Động Học - Lý Sinh
Nhiệt Động Học - Lý SinhNhiệt Động Học - Lý Sinh
Nhiệt Động Học - Lý Sinh
 
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
 
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hocGiao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
 
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIMHOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
HOẠT ĐỘNG ĐIỆN TIM
 
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầu
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầuBáo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầu
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầu
 
Sinh tổng hợp protein
Sinh tổng hợp protein Sinh tổng hợp protein
Sinh tổng hợp protein
 
Chuyển hóa
Chuyển hóaChuyển hóa
Chuyển hóa
 
Giao trinh ly sinh
Giao trinh ly sinhGiao trinh ly sinh
Giao trinh ly sinh
 
Sinh ly ho hap
Sinh ly ho hapSinh ly ho hap
Sinh ly ho hap
 
Bài giảng hóa học acid nucleic
Bài giảng hóa học acid nucleicBài giảng hóa học acid nucleic
Bài giảng hóa học acid nucleic
 
Bài giảng hóa học hemoglobin
Bài giảng hóa học hemoglobinBài giảng hóa học hemoglobin
Bài giảng hóa học hemoglobin
 

Ähnlich wie bai giang ly sinh hoc

BÀI 1_update_ 03_10_2021_add template truong.pdf
BÀI 1_update_ 03_10_2021_add template truong.pdfBÀI 1_update_ 03_10_2021_add template truong.pdf
BÀI 1_update_ 03_10_2021_add template truong.pdfThoPhm316666
 
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái NguyênĐề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái NguyênVuKirikou
 
Nhiet dong luc hoc hoa hoc.ppt
Nhiet dong luc hoc hoa hoc.pptNhiet dong luc hoc hoa hoc.ppt
Nhiet dong luc hoc hoa hoc.pptTunNguynVn75
 
GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T...
GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T...GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T...
GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG 2.pdf
CHƯƠNG 2.pdfCHƯƠNG 2.pdf
CHƯƠNG 2.pdfngTunAnh19
 
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
 Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học)) Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))linh nguyen
 
21 co so lt hoa hoc dhbk hn
21 co so lt hoa hoc dhbk hn21 co so lt hoa hoc dhbk hn
21 co so lt hoa hoc dhbk hnthanhliem101283
 
Lý sinh ôn thi 20-21 - For Y Khoa, RHM UMP-VNU
Lý sinh ôn thi 20-21  - For Y Khoa, RHM UMP-VNULý sinh ôn thi 20-21  - For Y Khoa, RHM UMP-VNU
Lý sinh ôn thi 20-21 - For Y Khoa, RHM UMP-VNUVuKirikou
 
Sang kien-kinh-nghiem-bai-toan-nhiet-hoc-va-can-bang-hoa-hoc
Sang kien-kinh-nghiem-bai-toan-nhiet-hoc-va-can-bang-hoa-hocSang kien-kinh-nghiem-bai-toan-nhiet-hoc-va-can-bang-hoa-hoc
Sang kien-kinh-nghiem-bai-toan-nhiet-hoc-va-can-bang-hoa-hocThuong Nguyen
 
Dẫn nhiệt_Những khái niệm cơ bản về truyền nhiệt
Dẫn nhiệt_Những khái niệm cơ bản về truyền nhiệtDẫn nhiệt_Những khái niệm cơ bản về truyền nhiệt
Dẫn nhiệt_Những khái niệm cơ bản về truyền nhiệtMinhDuy925559
 
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docxSOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docxTrangNgc32
 
Bai giang cslt hoa hoc
Bai giang cslt hoa hocBai giang cslt hoa hoc
Bai giang cslt hoa hocLinh Nguyen
 
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNGHóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNGThành Lý Phạm
 
Chuong 2 Dinh luat nhiet dong thu nhat.pdf
Chuong 2 Dinh luat nhiet dong thu nhat.pdfChuong 2 Dinh luat nhiet dong thu nhat.pdf
Chuong 2 Dinh luat nhiet dong thu nhat.pdfNguyninhVit
 

Ähnlich wie bai giang ly sinh hoc (20)

BÀI 1_update_ 03_10_2021_add template truong.pdf
BÀI 1_update_ 03_10_2021_add template truong.pdfBÀI 1_update_ 03_10_2021_add template truong.pdf
BÀI 1_update_ 03_10_2021_add template truong.pdf
 
Kqht 2
Kqht 2Kqht 2
Kqht 2
 
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái NguyênĐề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên
 
Nhiet dong luc hoc hoa hoc.ppt
Nhiet dong luc hoc hoa hoc.pptNhiet dong luc hoc hoa hoc.ppt
Nhiet dong luc hoc hoa hoc.ppt
 
Hóa lí .
Hóa lí .Hóa lí .
Hóa lí .
 
GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T...
GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T...GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T...
GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T...
 
CHƯƠNG 2.pdf
CHƯƠNG 2.pdfCHƯƠNG 2.pdf
CHƯƠNG 2.pdf
 
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
 Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học)) Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
Hoa dai_cuong_quyen_chuong_3 (dành cho sinh viên đại học))
 
Chuong 6 thermochemistry nhiet hoa hoc
Chuong 6 thermochemistry nhiet hoa hocChuong 6 thermochemistry nhiet hoa hoc
Chuong 6 thermochemistry nhiet hoa hoc
 
Bai giang nhiet dong hoa hoc 74 p
Bai giang nhiet dong hoa hoc 74 pBai giang nhiet dong hoa hoc 74 p
Bai giang nhiet dong hoa hoc 74 p
 
21 co so lt hoa hoc dhbk hn
21 co so lt hoa hoc dhbk hn21 co so lt hoa hoc dhbk hn
21 co so lt hoa hoc dhbk hn
 
Lý sinh ôn thi 20-21 - For Y Khoa, RHM UMP-VNU
Lý sinh ôn thi 20-21  - For Y Khoa, RHM UMP-VNULý sinh ôn thi 20-21  - For Y Khoa, RHM UMP-VNU
Lý sinh ôn thi 20-21 - For Y Khoa, RHM UMP-VNU
 
BÀI 1.docx
BÀI 1.docxBÀI 1.docx
BÀI 1.docx
 
Sang kien-kinh-nghiem-bai-toan-nhiet-hoc-va-can-bang-hoa-hoc
Sang kien-kinh-nghiem-bai-toan-nhiet-hoc-va-can-bang-hoa-hocSang kien-kinh-nghiem-bai-toan-nhiet-hoc-va-can-bang-hoa-hoc
Sang kien-kinh-nghiem-bai-toan-nhiet-hoc-va-can-bang-hoa-hoc
 
Dẫn nhiệt_Những khái niệm cơ bản về truyền nhiệt
Dẫn nhiệt_Những khái niệm cơ bản về truyền nhiệtDẫn nhiệt_Những khái niệm cơ bản về truyền nhiệt
Dẫn nhiệt_Những khái niệm cơ bản về truyền nhiệt
 
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docxSOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx
 
Bai giang cslt hoa hoc
Bai giang cslt hoa hocBai giang cslt hoa hoc
Bai giang cslt hoa hoc
 
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNGHóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
 
Động học hóa lý
Động học hóa lýĐộng học hóa lý
Động học hóa lý
 
Chuong 2 Dinh luat nhiet dong thu nhat.pdf
Chuong 2 Dinh luat nhiet dong thu nhat.pdfChuong 2 Dinh luat nhiet dong thu nhat.pdf
Chuong 2 Dinh luat nhiet dong thu nhat.pdf
 

bai giang ly sinh hoc

  • 1. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC §1. Một số khái niệm: 1.1. Hệ nhiệt động: - Khái niệm: Là tập hợp các vật thể , các phântử,… giớihạn trong một không gian nhất định. - Ví dụ: Một thể tích nước trong bình, một khối khí trong xy lanh, một cơ thể sinh vật, một tế bào sống,...
  • 2. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 1.1. Hệ nhiệt động: • - Phân loại: 3 loại: • + Hệ nhiệt động cô lập: Không trao đổi vật chất và năng lượng với bên ngoài (nước trong một phích kín, cách nhiệt tốt) • + Hệ nhiệt động kín (hệ đóng): Chỉ trao đổi năng lượng mà không trao đổi vật chất với bên ngoài (nước trong phích kín nhưng cách nhiệt kém). • + Hệ nhiệt động mở: Trao đổi cả vật chất và năng lượng với bên ngoài (nước trong phích hở, cơ thể sống của sinh vật,...
  • 3. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 1.2. Thông số trạng thái: • - Khái niệm: Là các đại lượng đặc trưng cho trạng thái của một hệ nhiệt động • + Với hệ nhiệt động vật lý (như hệ khí,…) thì các thông số trạng thái của hệ có thể là N (số phân tử), V (thể tích), P (áp suất), T (nhiệt độ), U (nội năng), S (entropy),… • + Với hệ nhiệt động là tế bào sống thì thông số trạng thái có thể là nồng độ chất, nồng độ ion, độ pH , áp suất thẩm thấu,…
  • 4. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 1.2. Thông số trạng thái: • Khi hệ thay đổi trạng thái thì các thông số của hệ cũng thay đổi theo những quy luật nhất định (quy luật nhiệt động).
  • 5. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 1.2. Thông số trạng thái: - Trạng thái của hệ mà các thông số trạng thái không thay đổi theo thời gian là trạng thái cân bằng; Khi đó đạo hàm các thông số trạng thái của hệ theo thời gian sẽ bằng không. - Một quá trình biến đổi của hệ gồm một chuỗi liên tiếp các trạng thái cân bằng gọi là quá trình cân bằng. Một quá trình cân bằng là quá trình thuận nghịch • Ví dụ: Các quá trình lý tưởng như dãn nở khí đẳng áp, đẳng nhiệt, …
  • 6. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 1.2. Thông số trạng thái: • Một quá trình biến đổi mà quá trình ngược lại không thể tự sảy ra hoặc nếu sảy ra thì làm môi trường xung quanh có thay đổi, được gọi là quá trình bất thuận nghịch hay không cân bằng. • Ví dụ: Quá trình truyền nhiệt, biến đổi công thành nhiệt,…. • Các quá trình xảy ra trong tự nhiên thường là bất thuân nghịch.
  • 7. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 1.3. Gradien (grad): • - Khái niệm: Gradien của một đại lượng vật lý là đại lượng có trị số bằng độ biến thiên của đại lượng đó trên một đơn vị dài: dU • gradU = dx dU Dạng véc tơ: grad U = dx n với n là véc tơ đơn vị theo chiều U tăng.
  • 8. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 1.3. Gradien (grad): • Ví dụ: dC • + Gradien của nồng độ: gradC = dx dV • + Gradien của điện thế: gradV = dx • - Trong tế bào sống luôn tồn tại nhiều loại gradien, nó là một đặc trưng cho tế bào sống: • + Gradien nồng độ hình thành do sự phân bố không đồng đều của các chất hữu cơ và vô cơ giữa các phần của tế bào hoặc trong và ngoài tế bào
  • 9. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 1.3. Gradien (grad): • + Gradien thẩm thấu hình thành do chênh lệch áp suất thẩm thấu, đặc biệt là áp suất thẩm thấu keo giữa bên trong và ngoài tế bào. • + Gradien màng tạo ra do phân bố không đồng đều các chất có phân tử lượng khác nhau ở hai phía màng tế bào mà nguyên nhân là do màng tế bào có tính bán thấm, chúng cho các phân tử nhỏ đi qua dễ dàng, nhưng các phân tử có phân tử lượng lớn thì rất khó thấm vào hoặc giải phóng ra khỏi tế bào.
  • 10. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 1.3. Gradien (grad): • + Gradien độ hòa tan xuất hiện ở hai pha không trộn lẫn, do sự hòa tan các chất của hai pha khác nhau (như pha lipit và protein trong tế bào,…) • + Gradien điện thế xuất hiện do sự chênh lệch về điện thế ở hai phía màng tế bào, khi có phân bố không đều các ion như Na+, K+,… • + Gradien điện hóa gồm tổng gradien nồng độ và gradien điện thế, xuất hiện khi có sự phân bố không đều các hạt mang điện ở trong và ngoài tế bào. • Nói chung, khi tế bào chết thì gradien mất đi.
  • 11. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • §2. Nguyên lý I nhiệt động học với hệ sinh vật: • 2.1. Nội năng, công, nhiệt lượng: • 2.1.1. Nội năng: • Nội năng (U) của một hệ nhiệt động là toàn bộ năng lượng chứa trong hệ. Năng lượng chứa trong hệ gồm năng lượng chuyển động nhiệt, năng lượng dao động của các phân tử, nguyên tử, năng lượng chuyển động của các electrron, năng lượng hạt nhân,… Như vậy, năng lượng tương tác của hệ với bên ngoài và động năng chuyển dộng của cả hệ không được tính vào nội năng.
  • 12. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.1.1. Nội năng: • Mỗi trạng thái của hệ tương ứng có một nội năng xác định, khi hệ thay đổi trạng thái thì nội năng thay đổi; Nói cách khác nội năng là hàm trạng thái của hệ. • Nếu hệ thực hiện một quá trình kín và trở về trạng thái ban đầu thi độ biến thiên nội năng ΔU = 0.
  • 13. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.1.2. Công: • Công (A) là số đo phần năng lượng trao đổi giữa hai hệ sau quá trình tương tác mà kết quả là làm thay đổi mức độ chuyển động định hướng của một hệ nào đó. • Ví dụ: • Hệ khí trong xy lanh dãn nở đẩy pit tông chuyển động thì hệ khí đã truyền cho pít tông năng lượng dưới dạng công, • Khi đá một quả bóng làm nó chuyển động thì quả bóng đã nhận được năng lượng dưới dạng công.
  • 14. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.1.2. Công: • Công phụ thuộc vào quá trình biến đổi, nếu hệ ở một trạng thái xác định không có trao đổi năng lượng thì công bằng không. • Trong hệ sinh học cũng luôn tồn tại các quá trình thực hiện công. Công sinh học là công mà cơ thể sinh vật sinh ra trong quá trình sống của chúng. Công sinh học có nhiều dạng
  • 15. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Công sinh học • - Do cơ thể sinh ra khi có sự dịch chuyển các bộ phận, các cơ quan trong nội bộ cơ thể sinh vật hoặc toàn bộ cơ thể sinh vật. • Ví dụ: • + Công sinh ra khi hô hấp là công được thực hiện bởi các cơ hô hấp để thắng tất cả các lực cản khi thông khí. Công của tim thực hiện khi đẩy máu vào mạch và đẩy máu chuyển động theo một chiều xác định,… • + Công sinh ra khi động vật chạy, khi côn trùng bay,…
  • 16. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Công sinh học: • Ví dụ: 1. Công tổng hợp các chất cao phân tử sinh vật từ các phân tử có phân tử lượng thấp hơn như tổng hợp protein, axit amin, axit nucleic từ mononucleotit hay tổng hợp gluxit từ monosacarit,… 2. - Công điện sinh ra khi xuất hiện điện thế sinh vật, khi dẫn truyền xung thần kinh,… 3. - Công vận chuyển các chất ngược chiều gradien nồng độ, công vận chuyển các ion ngược chiều grdien điện thế,…
  • 17. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.1.3. Nhiệt lượng • Nhiệt lượng (Q) là số đo phần năng lượng trao đổi giữa hai hệ sau quá trình tương tác thông qua sự trao đổi trực tiếp năng lượng giữa các phân tử chuyển động hỗn loạn trong các hệ đó. Ví dụ: • Phần năng lượng truyền từ vật nóng cho vật lạnh khi tiếp xúc nhau là nhiệt lượng. • Nhiệt lượng cũng phụ thuộc quá trình biến đổi.
  • 18. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.2. Nguyên lý I nhiệt động học: • Nguyên lý I nhiệt động học là định luật bảo toàn năng lượng áp dụng cho quá trình nhiệt • Phát biểu: Nhiệt lượng mà hệ nhận được trong một quá trình bằng tổng công mà hệ sinh ra cộng với độ biến thiên nội năng của hệ • Biểu thức: Q=A+ΔU • Quá trình biến đổi vô cùng nhỏ: ƏQ = ƏA + dU
  • 19. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.2. Nguyên lý I nhiệt động học: • Nếu một hệ không nhận nhiệt lượng (Q = 0) mà liên tuc sinh công (A > 0) hoặc liên tục sinh công lớn hơn nhiệt lượng nhận vào (A > Q) thì ΔU = Q - A < 0 tức là U giảm dần đến hết nội năng (U = 0) thì dừng. • Vậy theo nguyên lý I: Không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu loại I liên tục sinh công mà không nhận nhiệt lượng hoặc liên tục sinh công lớn hơn nhiệt lượng nhận vào.
  • 20. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.3. Nguyên lý I nhiệt động học áp dụng cho chuyển hóa hóa học: • 2.3.1. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học: • - Khái niệm: Hiệu ứng nhiệt dQ của phản ứng hóa học là lượng nhiệt hệ sinh ra trong phản ứng: dQ = - Q • - Xét phản ứng diễn ra trong điều kiện đẳng tích thì A = 0 nên dQv = -Q = -dU Vậy: Hiệu ứng nhiệt trong quá trính đẳng tích bằng độ giảm nội năng của hệ.
  • 21. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.3.1. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học: • - Xét phản ứng diễn ra trong điều kiện đẳng áp: dQp = -Q = - dU – PdV = -d(U + PV) = -dH • Đại lượng H = U + PV gọi là entanpi của hệ. • Vậy: Hiệu ứng nhiệt trong quá trình đẳng áp bằng độ giảm entanpi của hệ.
  • 22. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.3.2. Định luật Hertz: • Khi áp dụng nguyên lý I cho các chuyển hóa hóa học, Hertz đưa ra đinh luật: Hiệu ứng nhiệt của các chuyển hóa hóa học xảy ra qua các quá trình trung gian chỉ phụ thuộc vào dạng và trạng thái của các chất ban đầu và chất cuối mà không phụ thuộc vào các quá trình trung gian.
  • 23. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.3.2. Định luật Hertz: • Định luật Hertz có ý nghĩa cho phép xác định hiệu ứng nhiệt của các phản ứng mà vì lý do nào đó không thể xảy ra trong điều kiện thí nghiệm hoặc không thể đo trực tiếp được hiệu ứng nhiệt của nó. • Định luật cũng giúp khẳng định một phản ứng nào đó có xảy ra qua các phản ứng trung gian hay không.
  • 24. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.3.2. Định luật Hertz: • Ví dụ: • Ta không thể xác định được hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy cacbon (C) ở thể rắn thành oxitcacbon (CO) ở thể khí vì trong quá trình đốt luôn có kèm theo một lượng khí CO2 thoát ra.
  • 25. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.3.2. Định luật Hertz: • Ví dụ: • Tuy nhiên có thể xác định được hiệu ứng nhiệt của hai phản ứng: Crắn + O2 khí CO2 + 97 kcal/mol COrắn + O2 khí CO2 khí + 68 kcal/mol • Từ hai phản ứng có: Crắn + O2 khí CO khí + 29 kcal/mol
  • 26. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.3.2. Định luật Hertz: • Ví dụ: • Khi đốt cháy trực tiếp 1 mol glucoza thành CO2 và H2O thì tỏa ra 688 kcal. • Trong tế bào cũng có quá trình oxy hóa glucoza và tạo ra sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O nên theo định luật cũng tỏa ra nhiệt lượng 688 kcal; • Nhưng tế bào không bị cháy vụn ra bởi lẽ nhiệt lượng đó tỏa ra dần dần qua gần 20 phản ứng enzim trung gian để tạo ra CO2 và H2O.
  • 27. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.4. Nguyên lý I nhiệt động học với hệ sinh học: • Theo nguyên lý I thì năng lượng mà hệ kín trao đổi với môi trường hoặc biến đổi thành dạng năng lượng khác luôn có sự tương đương về số lượng; Trao đổi năng lượng trong hệ sinh vật cũng phải tuân theo nguyên lý này.
  • 28. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.4. Nguyên lý I nhiệt động học với hệ sinh học: • Thực nghiệm cũng chứng tỏ: Sự ion hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể sinh vật sẽ cho một nhiệt lượng đúng bằng nhiệt lượng mà cơ thể đã tiêu hao khi dùng lượng dinh dưỡng đó. • Ví dụ: Xét sự cân bằng nhiệt lượng ở người sau một ngày đêm được kết quả sau:
  • 29. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.4. Nguyên lý I nhiệt động học với hệ sinh học: • Ví dụ: Nhiệt lượng nhận được do Nhiệt lượng tỏa ra theo các con đường oxy hóa các chất (kcal) khác nhau (kcal) 56,8 gam protein 237 Nhiệt lượng tỏa ra 1374 40 gam chất béo 1307 Thải ra theo tiêu 86 79,9 gam đường 335 hóa và bài tiết Bay hơi qua hô hấp 181 Bay hơi qua da 227 Hiệu chính 11 Tổng cộng: 1879 Tổng cộng: 1879
  • 30. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 2.4. Nguyên lý I nhiệt động học với hệ sinh học: Ví dụ: Như vậy, cơ thể sinh vật đã tiêu hao năng lượng đúng bằng năng lượng nhận vào chứ cơ thể sinh vật không phải là nguồn tự tạo ra năng lượng. Nói cách khác, sinh vật muốn sinh công và duy trì sự sống thì phải trao đổi năng lượng với bên ngoài, nhận năng lượng từ bên ngoài.
  • 31. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Nguyên lý I nhiệt động học với hệ sinh học: • Nếu hệ sinh vật nhận năng lượng dưới dạng nhiệt năng và sinh công như một động cơ nhiệt thì hiệu suất sẽ là: T1 −T2 T2 h= =1 − (1) T1 T1 Với T1 là nhiệt độ nguồn nóng, T2 là nhiệt độ nguồn lạnh.
  • 32. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Nguyên lý I nhiệt động học với hệ sinh học: • Trong điều kiện nhiệt độ môi trường T2= 25 0C = 298 0K 1 với hiệu suất khoảng 30% ≈ 3 theo (1) nhiệt độ của nguồn cung cấp nhiệt (là tế bào trong cơ thể) phải có nhiệt độ T1 = = 447 0K = 174 0C . Điều này không phù hợp với thực tế vì các phân tử protein có trong thành phần tế bào sẽ bị biến tính và không thực hiện được các chức năng sinh học ngay ở nhiệt độ 40 60 0C.
  • 33. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Nguyên lý I nhiệt động học với hệ sinh học: • Vậy hệ sinh vật không thể sinh công nhờ nhận nhiệt lượng của môi trường mà phải nhận năng lượng dưới dạng đặc biệt là hóa năng.
  • 34. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Một số ví dụ: • - Năng lượng dùng để thực hiện công trong quá trình co cơ lấy trực tiếp từ ATP. Lượng ATP có sẵn trong cơ không nhiều…. • - Hoạt động của cơ tim đòi hỏi phải cung cấp năng lượng và năng lượng này cũng lấy từ ATP, ….
  • 35. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC §3. Nguyên lý II nhiệt động học: 3.1. Entropi: - Khi nghiên cứu về khả năng xuất hiện các trạng thái khác nhau của một hệ nhiệt động, người ta đưa ra khái niệm xác suất nhiệt động học W: Xác suất nhiệt động học của một trạng thái đặc trưng cho khả năng xuất hiện trạng thái đó, trạng thái nào của hệ nhiệt động có W càng lớn thì khả năng xuất hiện trạng thái ấy càng cao.
  • 36. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.1. Entropi: • Đối với hệ nhiệt động cô lập là hệ khí thì trạng thái có sự phân bố các phân tử càng hỗn loạn sẽ có khả năng xuất hiện càng nhiều, W càng lớn và trạng thái phân bố đồng đều có phân bố hỗn loạn nhất sẽ có W lớn nhất. • Đại lượng S = klnW được gọi là entropi của hệ, trong đó k là hằng số Boltzmann.
  • 37. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Theo định nghĩa này thì trạng thái có S càng lớn càng dễ xảy ra. Entropi cũng đặc trưng cho mức độ hỗn loạn hay trật tự về phân bố của hệ nhiệt động và quá trình biến đổi của hệ nhiệt động từ trạng thái phân bố trật tự sang trạng thái phân bố đồng đều, hỗn loạn hơn sẽ tương ứng có entropi tăng.
  • 38. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • - Nếu gọi T là nhiệt độ tuyệt đối của hê, Q là nhiệt lượng mà hệ trao đổi trong một quá trình thì entropi S của hệ còn được định nghĩa là một đại lượng sao cho độ ∂Q biến đổi của nó trong quá trình đó: dS = T • - Entropi là hàm trạng thái, chỉ phụ thuộc vào trạng thái của hệ.
  • 39. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.2. Nguyên lý II nhiệt động học: Nguyên lý II nhiệt động học được rút ra từ thực nghiệm và có nhiều cách phát biểu khác nhau: • - Phát biểu của Clausiut: Nhiệt lượng không thể truyền tự động từ vật lạnh sang vật nóng hơn • - Phát biểu của Tomxon: Không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu loại 2 là động cơ hoạt động tuần hoàn biến đổi liên tục nhiệt lượng thành công mà chỉ tiếp xúc với một nguồn nhiệt duy nhất và môi trường xung quanh không chịu một sự thay đổi đồng thời nào.
  • 40. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.2. Nguyên lý II nhiệt động học: • - Quá trình diễn biến trong hệ cô lập xảy ra theo chiều entropi của hệ không giảm: ΔS ≥ 0, (độ biến thiên entropi ΔS> 0 với quá trình bất thuận nghịch và ΔS = 0 với quá trình thuận nghịch).
  • 41. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.2. Nguyên lý II nhiệt động học: • Nguyên lý II cho phép xác định chiều diễn biến của quá trình nhiệt, đồng thời cũng cho thấy mọi quá trình biến đổi nhiệt lượng thành công (trong động cơ nhiệt) thì chỉ được một phần và luôn kèm theo hao phí một phần dưới dạng nhiệt lượng truyền cho các vật khác và môi trường. Như vậy quá trình biến đổi nhiệt lượng thành công là bất thuận nghịch và hao phí năng lượng càng lớn nếu quá trình đó có tính bất thuận nghịch càng cao, hiệu suất càng nhỏ hơn 100%.
  • 42. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.3. Năng lượng tự do: • Từ nguyên lý I có: dU = ƏQ - ƏA ; ∂Q Mặt khác: dS = Nên: dU = TdS - ƏA T ƏA = dU – TdS • Trong điều kiện đẳng nhiệt (T= const) Công mà hệ thực hiện: - ƏA = dU – d(TS) = d(U- TS) • Đại lượng: U-TS = F gọi là năng lượng tự do. • F cũng là thông số trạng thái, là hàm phụ thuộc vào trạng thái của hệ.
  • 43. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.3. Năng lượng tự do: • Từ trên ta có : U = F + TS. Như vậy: • + Năng lượng tự do F chính là phần nội năng của hệ được dùng để sinh công có ích • + TS là năng lượng liên kết, là phần nội năng sẽ bị hao phí dưới dạng nhiệt.
  • 44. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.3. Năng lượng tự do: • Ta có độ biến đổi của năng lượng tự do là: ΔF = Δ U – T. Δ S • Ở điều kiện đẳng nhiệt, hệ có nội năng xác định, quá trình tự diễn biến trong hệ cô lập sảy ra theo chiều entropi tăng ΔS> 0 nên tương ứng với ΔF < 0 tức là năng lượng tự do giảm.
  • 45. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 3.3. Năng lượng tự do: • Các quá trình hóa sinh ở hệ sinh vật sảy ra trong điều kiện đẳng áp, đẳng nhiệt, nên thay cho F người ta dùng thế nhiệt động Z, với : ΔZ = Δ H – T. ΔS • ΔH là độ biến đổi entanpi của hệ, được xác đinh theo hệ thức: H = U + p.V tức là H có cùng trị số nhưng ngược dấu với hiệu ứng nhiệt của phản ứng; Điều này có nghĩa là hiệu ứng nhiệt dương thì entanpi của hệ giảm và ngược lại. • ΔZ tương đương với ΔF vì trong các quá trình hóa sinh, độ biến đổi thể tích V nhỏ không đáng kể, nên ΔH = ΔU và ΔZ = ΔF.
  • 46. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 3.3. Năng lượng tự do: • Thế nhiệt động Z (hay năng lượng tự do trong quá trình đẳng áp) là một chỉ tiêu quan trọng cho biết chiều diễn biến của các quá trình ở trong hệ sinh vật: Các quá trình luôn diễn biến theo chiều giảm năng lượng tự do của hệ (ΔZ < 0) cho đến khi năng lượng tự do đạt cực tiểu.
  • 47. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.4. Nguyên lý II với hệ sinh vật: • Theo nguyên lý II, mọi hệ biến nhiệt lượng thành công (động cơ nhiệt) luôn có hiệu suất nhỏ hơn 100%. Quá trình sống trong hệ sinh vật cũng không thoát khỏi điều đó; Bởi vì các quá trình sống trong hệ sinh vật luôn kèm theo sự hao phí năng lượng dưới dạng nhiệt và là các quá trình bất thuận nghịch.
  • 48. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.4. Nguyên lý II với hệ sinh vật: • Một số ví dụ: • Quá trình hô hấp ưa khí là quá trình phân hủy 1 mol glucoza thành CO2 và H2O trong điều kiện có oxy, sẽ tạo ra 38 phân tử ATP (adenozin triphotphat). Muốn tạo được 1 phân tử ATP cần khoảng 8 kcal, như vậy để tạo ra 38 phân tử ATP cần 304 kcal, trong khi đó nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy trực tiếp 1 mol glucoza là 688 kcal. Vậy hiệu suất sinh học của 1 mol glucoza là: 44 %. • Thực tế thì năng lượng này còn bị hao phí dưới dạng nhiệt qua một loạt quá trình hóa sinh khác nhau, nên hiệu suất thực tế chỉ khoảng 4 đến 10% . • Tương tự, hiệu suất của quá trình co cơ khoảng 30%, quá trình quang hợp khoảng 70%.
  • 49. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.4. Nguyên lý II với hệ sinh vật: • Nguyên lý tăng entropi có vai trò thế nào với các quá trình sinh học? • - Vai trò của entropi về chiều diễn biến của quá trình: Nguyên lý tăng etropi được thiết lập với hệ cô lập, trong khi đó hệ sống là hệ mở. Nếu xét hệ tổng thể của cả hệ sống và môi trường thì enttropi của hệ tổng thể tăng, tức là tuân theo nguyên lý tăng entropi; Nếu chỉ xét riêng hệ sống thì entropi có thể tăng, giảm hoặc không đổi. Điều này có nghĩa là trong hệ sinh vật sống có thể sảy ra quá trình giảm entropi, nhưng quá trình đó luôn được bù lại bởi các quá trình tăng entropi ở các phần khác, xảy ra ngay trong hệ sống hoặc xảy ra ở ngoài môi trường.
  • 50. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Nguyên lý tăng entropi có vai trò thế nào với các quá trình sinh học? • Mặc dù trong hệ sinh vật luôn có các quá trình biến đổi kèm theo sự biến đổi entropi, nhưng entropi không còn đóng vai trò quyết định chiều hướng diễn biến của các quá trình sinh học. • Chiều hướng chung của mọi hoạt động sống bị chi phối bởi một quy luật khác: Quy luật tiến hóa của sinh giới.
  • 51. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Nguyên lý tăng entropi có vai trò thế nào với các quá trình sinh học? Vai trò của entropi liên quan đến tính trật tự của hệ: Entropi là thước đo mức độ hỗn loạn về phân bố phân tử của hệ, phân bố của hệ càng hỗn loạn thì entropi của hệ càng lớn và ngược lại. • Với hệ nhiệt động vật lý là chất lỏng thì quá trình đông đặc đưa các phân tử đến trạng thái sắp xếp tại những vị trí xác định, tính hỗn loạn giảm, tính trật tự tăng lên, quá trình này tỏa nhiệt và entropi giảm. Nguyên nhân sự thay đổi entropi ở quá trình trên là do sự thay đổi chuyển động nhiệt của phân tử và tương tác giữa các phân tử của hệ.
  • 52. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Đối với hệ sinh vật, thuyết tiến hóa của Đacuyn cho thấy cấu trúc của cơ thể động vật, thực vật ngày càng hoàn chỉnh, tinh vi, trật tự hơn và sự phối hợp giữa các quá trình sống trong cơ thể sinh vật cũng hoàn thiện hơn tương ứng với entropi giảm. • Tuy nhiên tính trật tự trong hệ sinh vật không phải là kết quả của chuyển động phân tử đơn giản mà là kết quả của sự tiến hóa, bị chi phối bởi các quy luật sinh vật.
  • 53. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.5. Trạng thái dừng của hệ mở: • Áp dụng nguyên lý II cho các quá trình xảy ra trong hệ sinh vật có những điểm khác so với các hệ nhiệt động cô lập, bởi hệ sinh vật sống chính là một hệ mở. • - Với hệ mở thì độ biến đổi entropi ΔS gồm hai phần: dS = dS1 + dS 2 dt dt dt dS1 • Thành phần dt là do các quá trình bất thuận nghịch trong bản thân hệ gây ra, dS 2 • Thành phần là do các quá trình trao đổi vật chất dt và năng lượng của hệ với môi trường.
  • 54. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.5. Trạng thái dừng của hệ mở: • Vì các quá trình sảy ra trong hệ sinh vật là bất thuận nghịch nên dS1 > 0, dt dS 2 thành phần có thể dương, âm hoặc bằng 0. dt dS 2 dS dS1 dS 2 • + Nếu > 0 thì = + > 0 và entropi dt dt dt dt của hệ tăng theo đúng nguyên lý II. dS 2 dS dS1 • + Nếu = 0 thì = > 0 tức là entropi của dt dt dt hệ tăng khi trong hệ sảy ra các quá trình bất thuận nghịch.
  • 55. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.5. Trạng thái dừng của hệ mở: dS 2 dS 2 dS1 dS • Nếu dt < 0 mà dt < dt thì > 0 tức là dt dS 2 dS1 dS entropi của hệ tăng < còn dt < dt thì dt 0 tức là entropi của hệ giảm; Điều này chỉ có thể sảy ra nếu ở môi trường ngoài có các quá trình khác mà entropi tăng một cách tương ứng để bù lại sự giảm entropi của hệ mở, sao cho entropi tổng thể của hệ và môi trường tăng.
  • 56. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.5. Trạng thái dừng của hệ mở: • Tóm lại: Nhờ sự trao đổi vật chất và năng lượng của hệ mở với môi trường mà quá trình có giảm entropi (trái với nguyên lý II) được khắc phục. • Trạng thái dừng của hệ mở là trạng thái dS dS dS mà ở đó dt = 1 + = 0 nên entropi 2 dt dt của hệ không đổi (S = const).
  • 57. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.5. Trạng thái dừng của hệ mở: • So sánh trạng thái dừng của hệ mở với trạng thái cân bằng nhiệt động: • + Giống nhau: Cả hai trạng thái đều có các tham số không đổi theo thời gian. • + Khác nhau: Phương pháp duy trì trạng thái: • Ở trạng thái cân bằng nhiệt động thì dS = 0 do dt hệ chỉ xảy ra các quá trình thuận nghịch cân dS1 bằng với entropi không đổi ( = 0) đồng thời hệ dt không trao đổi vật chất và năng lượng với bên dS 2 ngoài ( dt = 0)
  • 58. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.5. Trạng thái dừng của hệ mở: • Ở trạng thái dừng của hệ mở thì chính nhờ sự trao đổi vật chất và năng lượng với bên ngoài nên độ tăng entropi của dS thành phần trong hệ ( dt ) đã được bù bởi 1 độ giảm entropi của thành phần trao đổi với môi trường ( dS ); Kết quả là cũng có 2 dS dt • dt = 0 hay S = const.
  • 59. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.5. Trạng thái dừng của hệ mở: • Bảng so sánh Trạng thái cân bằng nhiệt Trạng thái dừng của hệ mở động - Không có dòng vật chất vào -Luôn có dòng vật chất không và ra khỏi hệ đổi vào và ra khỏi hệ - Không tiêu phí năng lượng tự - Cần liên tục năng lượng tự do do để duy trì trạng thái cân để duy trì trạng thái cân bằng. bằng. - Khả năng sinh công của hệ -Khả năng sinh công của hệ bằng không khác không
  • 60. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 3.5. Trạng thái dừng của hệ mở: • Bảng so sánh (tiếp theo) Trạng thái cân bằng nhiệt Trạng thái dừng của hệ mở động - Entropi của hệ đạt cực -Entropi của hệ không đổi đại S = Smax nhưng chưa đạt cực đại mà S < Smax - Không tồn tại các - Luôn tồn tại các gradien gradien trong hệ trong hệ
  • 61. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC §4. Ứng dụng các nguyên lý nhiệt động học vào quá trình hóa sinh: 4.1. Xác định các thông số nhiệt động học: • - Trước hết xác định độ biến đổi năng lượng tự do (ΔF) hay thế nhiệt động (ΔZ), vì đây là phần nội năng có khả năng biến thành các loại công sinh học có ích như công cơ học, công tổng hợp các chất và công vận chuyển các chất. • Trong điều kiện đẳng nhiệt, đẳng áp, công A mà hệ thực hiện luôn nhỏ hơn hoặc bằngđộ giảm năng lượng tự ≤ A Z1 – Z2 . do: • Dấu bằng xảy ra nếu quá trình là thuận nghịch, khi đó A đạt cực đại: A = Z1 – Z2 = Amax
  • 62. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • 4.1. Xác định các thông số nhiệt động học: • Nếu quá trình bất thuận nghịch thì có một phần năng lượng hao phí dưới dạng nhiệt, nên A < Amax. • Với quá trình hóa sinh, người ta thường xác định độ biến đổi năng lượng tự do Z, đây là đại lượng quan trọng, vì từ Z sẽ xác đinh được: • + Công lớn nhất có thể sinh ra trong một quá trình. • + Chiều hướng diễn biến của một quá trình: Nếu ΔZ < 0 (năng lượng tự do giảm) thì quá trình tự diễn biến. • Nếu Δ Z > 0 thì quá trình không tự xảy ra; muốn quá trình xảy ra thì phải đi kèm với một quá trình khác có độ giảm năng lượng tự do Δ Z < 0 để bù trừ với độ tăng năng lượng tự do của hệ.
  • 63. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Phương pháp xác định Z • + Tìm Z dựa vào hằng số cân bằng của phản ứng: • Với mỗi phản ứng ,tìm hằng số cân bằng (KCB), sau đó tìm Z theo công thức: Z = - RT ln KCB. • Nếu các chất tham gia phản ứng và các sản phẩm của phản ứng đềo có nồng độ là 1M, ở nhiệt độ 25 0C thì Z gọi là độ biến đổi năng lượng tự do chuẩn, ký hiệu là Z0. Ở các điều kiện nồng độ và nhiệt độ khác thì Z sai khác Z0 chừng vài kcal/mol.
  • 64. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Phương pháp xác định Z • + Tìm Z dựa vào bảng Z0 cho sẵncủa các hợp chất: Đầu tiên tính Z của các thành phần trong hệ và áp dụng tính chất cộng được của Z, Z0 để tính Z, Z0 của cả hệ. • Ví dụ: • Tính Z0 của phản ứng oxy hóa axit panmitic thành CO2 và H2O. Nếu tra bảng, ta biết được: Quá trình tạo axit pamitic: C16H32O2 = 16C + 16H2 + O2 có Z0 = - 80 kcal/mol
  • 65. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Phương pháp xác định Z • Ví dụ: • Quá trình tạo CO2: 16C + 16O2 = 16CO2 có Z0 = - 94,26 kcal/mol • Quá trình tạo H2O: 16H2 + 8O2 = 16H2O có Z0 = - 56,69 kcal/mol • Cộng 3 phản ứng trên có: • C16H32O2 = 23O2 = 16CO2 + 16H2O có Z0 = 80 + 16 (-94,26) + 16 (-56,69) = -2335,2 kcal/mol
  • 66. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Phương pháp xác định Z • + Tính Z, Z0 dựa theo thế oxy hóa khử: • Phản ứng oxy hóa khử là phản ứng trong đó electron (e-) được chuyển vận từ chất cho e- (chất khử) đến chất nhận e- (chất oxy hóa). • Quá trình cho e- của một chất gọi là quá trình oxy hóa chất đó • Quá trình nhận e- của một chất gọi là quá trình khử chất đó • Một chất oxy hóa khử gồm chất cho và chất nhận e- được đặc trưng bởi tỷ số: Nongdooxyhoa [ Ox] Nongdokhu được ký hiệu là: [ Kh ] Nếu tỷ số này lớn thì chất đó có tính oxy hóa, nếu tỷ số này nhỏ thì chất có tính khử.
  • 67. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Ví dụ: • Nhúng điện cực bằng kim loại trơ như platin, vàng,… vào dung dịch oxy hóa khử như dung dịch chứa muối FeCl2 và muối FeCl3 trong dung dịch sẽ sảy ra phản ứng oxy hóa khử : Fe2+ Fe3+ + e- Khi đó điện cực sẽ tích điện dương hoặc âm. Điện thế này được gọi là điện thế oxy hóa khử. Nếu nối điện cực này với điện cực so sánh chuẩn thì sẽ xuất hiện một dòng điện và hiệu điện thế giữa hai cực được xác định bởi công thức: RT [ Ox] E = E0 + nF ln[ Kh] Ở đây R là hằng số khí lý tưởng, T là nhiệt độ tuyệt đối, n là số e- trao đổi, F là số Faraday, E0 là thế oxy hóa khử chuẩn.
  • 68. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Ví dụ: • Nếu n = 2 thì E = E0 + 0,03 ln[ Ox] . [ Kh] Khi [ Ox] = [ Kh] thì E = E0 Một hệ có E0 lớn hơn sẽ có tính chất oxy hóa hơn so với hệ có E0 nhỏ. • Chẳng hạn ta xét 2 hệ A và B với hệ A có E0 = 0,350V và hệ B có E0 = 0,175V.
  • 69. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Ví dụ: • Ở trạng thái cân bằng thì EA = EB , nên: [ Aox] 0,350 + RT ln [ Akh]= 0,175 + RT [ Box]. ln nF nF [ Bkh] ΔE0 = 0,350 – 0,175 = 0,175 = RT ln [ Box. Akh]. nF [ Aox.Bkh] [ Box. Akh]. Trong đó [ Aox.Bkh] = KCB RT ΔE0 = lnKCB nF
  • 70. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Ví dụ: Mặt khác, ta đã có ΔZ = - RTlnKCB ⇒ Δ Z = - nF.ΔE0 ⇒ Với E0 = 0,175 > 0 ⇒Δ Z < 0 và quá trình sẽ tự diễn biến theo chiều hướng oxy hóa hệ B.
  • 71. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Tìm độ biến đổi entanpi H: • Do hiệu ứng nhiệt của phản ứng : ΔQ = - Δ H nên xác định trực tiếp hiệu ứng nhiệt Δ Q của phản ứng sẽ suy ra Δ H. • Ngoài ra có thể tìm sự phụ thuộc của hằng số cân bằng của phản ứng vào nhiệt độ và dựa vào phương trình đẳng áp để tìm Δ Q: d (ln K ) Q = - RT 2 Và có thể tìm Δ S theo phương dT trình: Δ Z = Δ H – T. Δ S.
  • 72. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 4.2. Năng lượng tự do trong quá trình thủy phân • Trong hóa sinh thì năng lượng tự do của quá trình tạo chất trong đó có sự làm đứt mối liên kết cũ để tạo các liên kết mới không quan trọng bằng loại năng lượng tự do của phản ứng trong đó có sự chuyển nhóm nguyên tử giữa các hợp chất theo kiểu phản ứng trao đổi. • Phản ứng thủy phân là một kiểu phản ứng trong đó có sự chuyển nhóm nguyên tử giữa phân tử của chất bị thủy phân và phân tử H2O.
  • 73. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 4.2. Năng lượng tự do trong quá trình thủy phân • Ví dụ: Phản ứng thủy phân glixin – glixin: NH2 – CH2 – CO –– NH – CH2 –COOH + HOH 2NH2 – CH2 - COOH (I) (II) nhóm (I) được vận chuyển đến hydroxyl của phân tử H2O, còn H của phân tử H2O được chuyển đến nhóm (II) của phân tử glixin – glixin.
  • 74. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 4.2. Năng lượng tự do trong quá trình thủy phân • Những hợp chất mà khi thủy phân giải phóng ra năng lượng tự do từ 7 đến 10 kcal/mol được gọi là các hợp chất giàu năng lượng. Một hợp chất giàu năng lượng điển hình, tồn tại trong thế giới sinh vật, từ cơ thể đơn bào đến động thực vật bậc cao là ATP (adenozin triphotphat).
  • 75. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 4.2. Năng lượng tự do trong quá trình thủy phân Cấu tạo phân tử ATP có thể biểu diễn tóm tắt: O O O ademin – riboza – P – O ~ P – O ~ P – OH OH OH OH
  • 76. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 4.2. Năng lượng tự do trong quá trình thủy phân Các liên kết P – O gọi là liên kết thường, khi thủy phân chỉ cho ΔZ = - 2,5 kcal/mol. • Liên kết O ~ P là liên kết giàu năng lượng. Khi thủy phân thì nhóm photphat cuối cùng của ATP được chuyển đến nhóm OH của H2O để tạo axit photphoric và ADP (adenozin – diphotphat). • Trong điều kiện chuẩn pH = 7,0 ,nhiệt độ t = 37 0C, nồng độ các chất phản ứng và sản phẩm phản ứng là 0,1M với sự có mặt của ion Mg2+ thì phản ứng thủy phân ATP tự diễn biến, cho ΔZ = - 7,3 kcal/mol. Phản ứng xảy ra trong nội bào cho ΔZ đạt tới -12 kcal/mol.
  • 77. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 4.2. Năng lượng tự do trong quá trình thủy phân • Khi nghiên cứu sự phân bố các п- (electron п) của phân tử ATP người ta thấy mạch chính mang điện (+) là : - +P - +O - +P - +O và chính lực đẩy tĩnh điện giữa các điện tích (+) sẽ làm tăng năng lượng được giải phóng khi ATP bị thủy phân, còn 4 nhóm hudroxyl do bị phân ly mạnh nên quanh mạch chính sẽ tích điện (-) là: P- O ~ P – O ~ P – O – O- O- O-
  • 78. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 4.2. Năng lượng tự do trong quá trình thủy phân • Vì lớp điện tích âm có tác dụng bảo vệ, nhờ đó mặc dù ATP có ΔZ với giá trị âm cao, nhưng nó vẫn khá bền vững trong dung dịch nước. Qua nghiên cứu năng lượng tự do trong quá trình thủy phân ta thấy: Về phương diện nhiệt động học, ΔZ mới là chỉ tiêu cần mà chưa đủ, nó cho phép đánh giá khả năng tự diễn biến của một quá trình, song phản ứng có tự sảy ra được hay không còn phụ thuộc vào các điều kiện cấu trúc, điều kiện nhiệt động,…
  • 79. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC §5. Chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh vật: 5.1. Nhu cầu năng lượng: Năng lượng là nhu cầu tuyệt đối cúa sự sống, mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể động thực vật đều cần năng lượng: - Năng lượng tiêu tốn cho quá trình tổng hợp chất, cho quá trình vận chuyển các nội chất trong tế bào, vận chuyển các chất ngược chiều gradien qua màng sinh học hay các kiểu vận động của tế bào, của cơ thể sinh vật. - Năng lượng cần thiết để sản xuất nhiệt lượng cho cơ thể. - Năng lượng cần thiết cho các quá trình điện của tế bào và cơ thể, như tạo ra sự tích điện trên màng sinh chất, thậm chí gây phóng điện đẻ bảo vệ cơ thể trước kẻ thù (ở một số loài lươn, cá),… - Năng lượng để tạo ra sự phát quang (ở một số loài cá biển, đom đóm,…)
  • 80. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 5.2. Chuyển giao năng lượng trong tế bào: Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của sự sống. Quá trình trao đổi chất ở tế bào gồm hai quá trình ngược nhau cùng song song tồn tại, đó là quá trình đồng hóa và dị hóa. Xét hai quá trình đó về mặt năng lượng: • - Quá trình dị hóa gồm một loạt các phản ứng men phân hủy các cao phân tử chất hữu cơ như gluxit, lipit, protein hay các chất đơn giản hơn như axit pyruvic, axit axetic, CO2, amoniac, H2O, urê,… Quá trình dị hóa giải phóng ra năng lượng. Xét về entropi thì quá trình dị hóa có entropi tăng; Chẳng hạn phản ứng oxy hóa glucoza chuyển một phân tử có mức trật tự cao, S bé thành các sản phẩm CO2 và H2O có S lớn hơn. • - Quá trình đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất của tế bào như gluxit, prrotein, lipit, axit nucleic từ các chất đơn giản hơn. Quá trình tổng hợp này dẫn đến tăng kích thước, tính trật tự của phân tử, nên có entropi giảm và tiêu tốn năng lượng.
  • 81. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 5.2. Chuyển giao năng lượng trong tế bào: Quá trình chuyển giao năng lượng trong tế bào thực hiện như sau: • Năng lượng được giải phóng ra trong quá trình dị hóa không được tế bào sử dụng trực tiếp, mà trước hết được cất giữ trong các liên kết giàu năng lượng của ATP. Phân tử ATP sau đó có thể khuếch tán đến nơi mà tế bào cần năng lượng; Tại đây, nhóm photphat của ATP được vận chuyển đến phân tử chất nhận là phân tử H2O, đồng thời năng lượng đã cất giữ sẽ được giải phóng, cung cấp cho tế bào để thực hiện các công sinh học có ích. Do vậy ATP được gọi là nguồn năng lượng di động của tế bào.
  • 82. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 5.2. Chuyển giao năng lượng trong tế bào: • Trong tế bào còn có một hình thức chuyển giao năng lượng khác: Từ các phản ứng oxy hóa khử trong quá trình dị hóa đến các phản ứng tổng hợp chất trong quá trình đồng hóa, đó là quá trình vận chuyển electron giàu năng lượng (ký hiệu là ẽ ). Khi cần tổng hợp các phân tử giàu hydro (như axit béo và colesteron) thì cần phải có hydro và ẽ để khử liên kết đôi. Các ẽ được bứt ra từ các phản ứng oxy hóa trong quá trình dị hóa sẽ được chuyển giao cho các nhóm khử là các nhóm có liên kết đôi C = C hoặc C = O với sự giúp đỡ của một số cophecmen, trong đó quan trọng nhất là NAD.P (nicotinamit-ademin-dinucleic photphat). Như vậy NAD.P đóng vai trò chất vận chuyển các ẽ giàu năng lượng sinh ra trong các phản ứng của quá trình dị hóa đến phản ứng cần ẽ trong quá trình đồng hóa.
  • 83. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 5.3. Sự trao đổi năng lượng trong hệ sinh vật: • Nguồn năng lượng cho thế giới sinh vật trên trái đất là mặt trời. Mặt trời phát năng lượng dưới dạng bức xạ điện từ với các bước sóng khác nhau nhưng chỉ khoảng 30% năng lượng của bức xạ đến được trái đất còn lai bị lớp khí quyển bao quanh trái đất hấp thụ. Với 30 % năng lượng đến được trái đất thì phần lớn số đó biến thành nhiệt, một phần biến thành năng lượng bức xạ phát trở lại vào vũ trụ dưới dạng bức xạ hồng ngọai, một phần làm bốc hơi nước, tạo ra các đám mây và chỉ có 0,02 % trong 30% là được các thực vật quang hợp hấp thụ.
  • 84. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 5.3. Sự trao đổi năng lượng trong hệ sinh vật: • Tảo và cây xanh là những sinh vật sử dụng trực tiếp năng lượng của ánh sáng mặt trời.Tảo và cây xanh nhờ các lục lạp, trong quá trình quang hợp đã sử dụể tổng hợp cacbonhydrat nguồn và năng lượng đ ng ánh sáng mặt trời làm từ CO
  • 85. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 5.3. Sự trao đổi năng lượng trong hệ sinh vật: • Động vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời một cách gián tiếp thông qua việc ăn các sản phẩm quang hợp hoặc ăn các động vật khác. Tế bào phân hủy thức ăn, giải phóng năng lượng có trong thức ăn và dự trữ năng lượng này dưới dạng ATP để dùng cho các quá trình sinh công sinh học của tế bào. • Trong các loại thức ăn thì gluxit là nguồn năng lượng quan trọng nhất; Được thực vật dự trữ dưới dạng tinh bột còn động vật dự trữ dưới dạng glucogen trong tế bào.
  • 86. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 5.3. Sự trao đổi năng lượng trong hệ sinh vật: • Ta có thể biểu diễn sự trao đổi năng lượng trong thế giới sinh vật như sơ đồ ở hình 1:
  • 87. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC §6. Các quá trình vận chuyển vật chất qua màng tế bào: 6.1. Màng tế bào: 6.1.1. Thành phần cấu tạo màng: • Khi quan sát trên kính hiển vi điện tử, người ta xác định được bề dày màng tế bào khoảng 60 đến 130 A0 , trên màng có nhiều lỗ nhỏ, kích thước từ 3,5 đến 8 A0 (gọi là các siêu lỗ) với mật độ rất dày, khoảng 1010 lỗ/cm2. • Đặc điểm chung của màng là cho nước và các hợp chất không phân cực thấm qua dễ dàng nhưng rất khó thấm đối với các hợp chất phân cực và hầu như không cho các ion vô cơ thấm qua.
  • 88. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.1. Thành phần cấu tạo màng: Thành phần chủ yếu của màng là lipit, protein, gluxit, nước và các ion vô cơ. • Thành phần lipit: • Tùy loại và loài sinh vật mà tỷ lệ trọng lượng giữa thành phần lipit và protein trong màng thay đổi từ 4:1 đến 1: 3. Thường lipit chiếm khoảng 40% trọng lượng khô của màng và tồn tại dưới 2 dạng là lipit có cực và lipit trung tính.
  • 89. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.1. Thành phần cấu tạo màng: • Thành phần lipit: • + Loại lipit có cực đặc trưng là photpho-lipit và fingo-lipit, chúng chiếm khoảng 80% trọng lượng lipit tổng cộng và tỷ lệ này có thay đổi tùy theo từng loại màng. Hai loại lipit này có vai trò tạo khung của cấu trúc màng và quyết định nhiều tính chất quan trọng, như tính khuyếch tán, tính hoạt động của các loại men nằm trong màng.
  • 90. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.1. Thành phần cấu tạo màng: • Thành phần lipit: • + Lipit trung tính đáng chú ý là choresterin và axit béo tự do. Axit béo tự do có vai trò ức chế các quá trình trao đổi chất mà có khả năng dẫn đến phá hủy mức độ ổn định của cấu trúc màng. Choresterin có tác dụng làm giảm tính di động của axit béo tự do, hạn chế sự tham gia của photpho-lipit trong các quá trình chuyển hóa và cũng giữ vai trò ổn định cấu trúc màng. Lượng choresterin quyết định tính chặt chẽ của các phân tử lipit.
  • 91. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.1. Thành phần cấu tạo màng: • Thành phần protein: + Đóng vai trò xác định tính chất và chức năng của màng. Lượng protein thay đổi tùy theo loại màng. Ví dụ: Ở màng tế bào gan, chiếm tới 85 %, nhưng lại rất ít ở màng mielin + Protein trong màng tế bào có cấu trúc dạng sợi hoặc cầu. Dạng sợi giữ vai trò chủ yếu đối với việc tạo khung của màng (như vai trò của photpho-lipit) Dạng cầu gắn với các hoạt tính enzim của màng, thường liên kết chặt với màng và phân bố trên bề mặt của lớp lipit kép.
  • 92. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.1. Thành phần cấu tạo màng: • Thành phần khác: • + Gluxit: Tham gia vào việc duy trì trạng thái dừng và xác định tính kháng nguyên của bề mặt màng. Các dạng chính thường gặp là axit xialic; Ở màng tế bào động vật còn có các polysagarit. • + Nước: Tồn tại ở hai dạng: • Các phân tử nước ở dạng tự do có thể di chuyển hoặc bay hơi khi sấy khô màng. • Dạng phân tử nước liên kết được gắn với lipoprotein nằm ở trạng thái liên kết tinh thể. Trạng thái liên kết của nước trong màng có ảnh hưởng rất nhiều đến đặc điểm sinh lý của tế bào.
  • 93. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.1. Thành phần cấu tạo màng: • Thành phần khác: • + Các ion vô cơ: Gồm canxi, kali, natri, magiê,… cũng gồm 2 loại: • Loại thứ nhất là các ion cố định trên bề mặt các phân tử cấu trúc (lipit hoặc protein) và là thành phần cơ bản của màng. • Loại thứ hai là các ion tự do, có khả năng di chuyển qua màng hoặc tham gia vào các quá trình trao đổi chất xảy ra trong các thành phần cấu trúc màng.
  • 94. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.2. Mô hình cấu trúc màng: • Nhìn chung màng có cấu trúc phức tạp và hoàn chỉnh, trong đó các thành phần liên kết với nhau thành một khối có trật tự. • Sự phân bố trong không gian và tương tác của 2 thành phần protein và lipit đóng vai trò quan trọng đối với chức năng của màng. Khi có sự tương tác hay thay đổi vị trí tương đối trong không gian và theo thời gian của thành phần protein và lipit đều dẫn đến sự thay đổi các chức năng quan trọng của màng.
  • 95. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.2. Mô hình cấu trúc màng: Có nhiều giả thuyết khác nhau về cấu trúc màng: • - Giả thuyết của Danielli-Davson: • + Cho rằng màng có cấu trúc kép, gồm 2 lớp phân tử photpho-lipit nằm vuông góc với bề mặt tế bào; Các đầu phân cực của phân tử hướng về pha nước, còn các đuôi kỵ nước hướng vào nhau.
  • 96. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.2. Mô hình cấu trúc màng: • - Giả thuyết của Danielli-Davson: • + Các axit béo tự do nằm ở giữa 2 lớp photpho-lipit • + Trên bề mặt mỗi lớp phopho-lipit được phủ một lớp protein dạng cầu, trong đó các nhóm phân cực của phân tử protein cũng hướng về pha nước và đầu kỵ nước hướng về pha lipit. • + Bề dày màng khoảng 80 A0 và lực tương tác giữa lớp lipit và protein là lực tĩnh điện.
  • 97. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.2. Mô hình cấu trúc màng: • Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Robertson (nhờ kính hiển vi điện tử) đã xác nhận giả thuyết của Danielli-Davson. Tuy nhiên theo Robertson thì các lớp lipit được phủ ngoài bởi lớp protein dạng sợi (chứ không phải dạng cầu), tạo thành những lưới ở hai phía ngoài và trong màng.
  • 98. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.2. Mô hình cấu trúc màng: • Các nghiên cứu hiện nay cho rằng mô hình màng của Danielli-Davson là tương ứng với các màng vỏ tế bào, màng mielin. Tuy nhiên, lớp lipit không nhất thiết phải liên tục và giữa 2 lớp protein ở hai phía màng có thể có cầu nối. Chính nhờ cầu nối này mà các phân tử hòa tan trong nước cũng như các ion vô cơ mới có khả năng thâm nhập vào trong tế bào. Ngoài lớp protein dạng sợi cũng có cả protein dạng cầu và cả các phân tử protein xuyên sâu vào lớp lipit.
  • 99. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.2. Mô hình cấu trúc màng: • Mô hình Danielli-Davson giúp giải thích nhiều đặc tính của màng, song vẫn còn những thiếu sót cần bổ sung. • Giả thuyết của Green: • + Coi màng là một hệ thống kín, có thể dạng cầu, bầu dục, ống,… • + Lớp bề mặt là lớp các hạt giống nhau, có hình nấm mà bản chất hóa học là hypoprotein (gọi là đơn vị cấu trúc)
  • 100. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.2. Mô hình cấu trúc màng: • Giả thuyết của Green: • + Protein cấu trúc là thành phần quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong đơn vị cấu trúc. • + Đơn vị cấu trúc là thành phần cấu trúc duy nhất, ngoài ra không có loại thành phần cấu trúc nào khác. • + Các đơn vị cấu trúc gắn với nhau bởi lực kỵ nước.
  • 101. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.2. Mô hình cấu trúc màng: • Giả thuyết của Green: • + Trong mỗi đơn vị cấu trúc có thể có nhiều thành phần nhỏ hơn, gọi là siêu đơn vị cấu trúc. Mỗi siêu đơn vị cấu trúc đều có phần đế và phần đầu (hình 2). Các phần đế gắn liên tục với nhau, tạo ra cấu trúc liên tục của màng, nhưng các phần đầu chỉ gắn với đế và không tạo thành lớp liên tục. Nếu do tác động nào đó mà các phần đầu mất thì phần đế còn lại vẫn duy trì cấu trúc màng, nhưng nếu phần đế mất liên kết thì màng bị phá vỡ.
  • 102. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.2. Mô hình cấu trúc màng: • Giả thuyết của Green: • + Thành phần hóa học, kích thước các đơn vị cấu trúc có thể khác nhau với các màng khác nhau. • + Với cùng một màng thì các đơn vị cấu trúc mặc dù có cùng hình dạng, kích thước song cũng có thể khác nhau những nhóm protein, men đặc biệt để đảm nhận một chức năng nào đó của màng. Ví dụ: Quá trình vận chuyển e- trong ty lạp thể được thực hiện bởi 4 đơn vị cấu trúc, trong đó mỗi đơn vị chỉ tham gia một khâu của quá trình.
  • 103. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.2. Mô hình cấu trúc màng: • Giả thuyết của Green: • + Thí nghiệm về khả năng tự sắp xếp của màng là minh chứng cho giả thuyết Green. • + Mặc dù có nhiều ưu điểm, giải thích được nhiều đặc tính của màng, song giả thuyết Green cũng còn nhiều điều chưa sáng tỏ, đặc biệt là về cấu trúc và tương tác giữa các đơn vị cấu trúc.
  • 104. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.1.2. Mô hình cấu trúc màng: • - Ngoài hai giả thuyết trên, trong thực tế còn nhiều giả thuyết khác về cấu trúc màng được đưa ra, trong đó đều đề cập đến mối tương tác giữa protein và lipit, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. • - Nhìn chung, hiện nay chúng ta chưa biết nhiều về chức năng của màng, nhất là chức năng quyết định tính thấm của màng với các chất khác nhau, hay chức năng giữ mật độ vật chất khác nhau giữa tế bào và môi trường,...
  • 105. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.2. Các hình thức vận chuyển vật chất qua màng tế bào: Mặc dù các chất thấm có cấu trúc phân tử và tính chất hóa lý rất khác nhau, nhưng chúng thâm nhập qua màng tế bào theo hai con đường chính, đó là qua các siêu lỗ (chủ yếu với các chất dễ hòa tan trong nước như chất khoáng, đường,…) và con đường hòa tan trong lipit của màng (chủ yếu các phân tử chứa nhóm etyl, metyl là những phân tử không phân cực, dễ tan trong lipit).
  • 106. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.2. Các hình thức vận chuyển vật chất qua màng tế bào: Nhìn chung quá trình thâm nhập của các chất qua màng tế bào rất phức tạp, nhưng người ta có thể phân chia theo 2 hình thức là vận chuyển thụ động và vận chuyển tích cực.
  • 107. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.2. Các hình thức vận chuyển vật chất qua màng tế bào: 6.2.2. Vận chuyển thụ động: Sự vận chuyển thụ động có nguyên nhân là do tồn tại của các gradien: Gradien nồng độ, gradien thẩm thấu, gradien màng, gradien độ hòa tan, gradien điện thế,… Dòng vật chất khi đó sẽ vận chuyển theo hướng véc tơ tổng của tất cả các loại gradien nên không tiêu tốn năng lượng. Định nghĩa: Vận chuyển thụ động là quá trình thâm nhập vật chất qua màng theo véc tơ tổng của các gradien và không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng cho quá trình đó
  • 108. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.2.2. Vận chuyển thụ động: Trong quá trình hoạt động sống thì sự tồn tại của các gradien phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của tế bào và chúng có mối liên quan mật thiết với nhau; Do vậy, véc tơ gradien tổng cũng có thể thay đổi cả về trị số lẫn hướng và điều này sẽ quyết định tốc độ vận chuyển thụ động cũng như khả năng thấm chọn lọc của màng. Cơ chế vận chuyển thụ động: Vận chuyển thụ động thực chất là quá trình khuyếch tán các chất qua màng và được chia thành 3 dạng:
  • 109. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Cơ chế vận chuyển thụ động: • + Khuyếch tán thường: • Tuân theo định luật Fích: Số phân tử ΔN khuyếch tán qua diện tích S của màng trong thời gian Δt tỷ lệ với độ chênh lệch nồng độ ∆C chất theo bề dày màng và S, Δt : ∆x ∆C ∆x ΔN = - D.S. Δt. Với D là hệ số tỷ lệ, gọi là hệ số khuyếch tán (đơn vị đo là cm2/s)
  • 110. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • + Khuyếch tán thường: D • Nếu đặt P = - ∆x , gọi là hệ số thấm của màng (đơn vị đo là cm/s) thì ta có tốc độ khuyếch tán của chất chuyển qua màng là: ∆N = P.S.(C2 – C1) ∆t • Biểu thức trên cho thấy tốc độ khuyếch tán chất chuyển (mol/s) phụ thuộc vào hệ số thấm, vào diện tích màng và độ chênh lệch nồng độ (mol/cm3) ở hai phía màng.
  • 111. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • + Khuyếch tán thường: • Khuyếch tán thường là cơ chế vận chuyển chủ yếu của các chất hòa tan trong nước qua màng, tuy nhiên cũng sảy ra với cả phân tử dung môi; Bởi vì ở nơi có nồng độ chất tan lớn thì có nồng độ phân tử dung môi (H2O) nhỏ, tức là luôn tồn tại gradien của phân tử dung môi ngược hướng gradien nồng độ chất tan.
  • 112. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • + Khuyếch tán thường • Quá trình vận chuyển bằng khuyếch tán thường có đặc điểm là xảy ra rất chậm (dịch chuyển khoảng 25cm/24 giờ) nên nó không đóng vai trò đáng kể trong việc vận chuyển các chất ở khoảng cách xa (như rễ với lá). Tuy nhiên với các chất khí (như O2, CO2,…) thì hệ số khuyếch tán lớn gấp hàng vạn lần so với chất lỏng, nên việc vận chuyển chất khí theo con đường khuyếch tán là đáng kể.
  • 113. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • Cơ chế vận chuyển thụ động: • + Khuyếch tán liên hợp: • Cũng là quá trình khuyếch tán vật chất qua màng do gradien nồng độ, nhưng có điểm khác với khuyếch tán thường là khi chênh lệch nồng độ đạt đến một giá trị xác định nào đó thì tốc độ khuyếch tán các chất không phụ thuộc tuyến tính vào gradien nồng độ; Bây giờ phân tử chất chuyển chỉ có thể đi qua màng khi được gắn vào một phân tử khác có trong màng (gọi là chất tải hay chất mang). Khi đó chất cần chuyển (C) được gắn với chất tải (T) tạo thành phức chất (CT), vận chuyển qua màng.
  • 114. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • + Khuyếch tán liên hợp: • Trong thực tế, glucoza, glyxerin, một số axit amin và chất hữu cơ vận chuyển theo cơ chế khuyêch tán liên hợp. • Với cách thức như trên thì tốc độ xâm nhập của chất chuyển C không những phụ thuộc chênh lệch nồng độ của chính nó mà còn phụ thuộc vào sự phân bố chất tải T cũng như tốc độ tạo thành và phân ly của phức chất CT. • Thông thường trong các quá trình vận chuyển thì chất tải có thể di chuyển hoặc phân bố cố định dọc theo siêu lỗ.
  • 115. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC • + Khuyếch tán trao đổi: • Là quá trình vận chuyển cũng cần đến phân tử chất tải như khuyếch tán liên hợp, tuy nhiên có điểm khác là chất tải thực hiện quá trình vận chuyển theo vòng: Sau khi đưa chất chuyển ra ngoài màng, nó lại gắn với một phân tử chất chuyển cùng loại ở ngoài màng và chuyển vào trong tế bào; Kết quả là không làm thay đổi nồng độ chất chuyển ở hai phía của màng. • Các kết quả nghiên cứu bằng dánh dấu phóng xạ cho thấy sự trao đổi ion Na+ và một số ion khác qua màng tế bào hồng cầu đã thực hiện theo cơ chế này.
  • 116. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.2.3. Vận chuyển tích cực: Trong hệ thống sống, ngoài vận chuyển thụ động tuân theo véc tơ tổng các gradien, còn có quá trình vận chuyển ngược chiều gradien, gọi là vận chuyển tích cực. Vận chuyển tích cực tất nhiên là sẽ tiêu tốn năng lượng tự do (chủ yếu dưới dạng ATP) để sinh công chống lại các gradien.
  • 117. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.2.3. Vận chuyển tích cực: Định nghĩa: Vận chuyển tích cực là quá trình thâm nhập vật chất qua màng tế bào ngược chiều gradien nồng độ, ngược véc tơ tổng các gradien và cần sử dụng năng lượng tự do của tế bào để sinh công chống lại các loại gradien.
  • 118. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.2.3. Vận chuyển tích cực: Ví dụ: Nhiều kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ở hầu hết các loại tế bào, nhất là ở tế bào thần kinh, cơ bắp,…thì ở trạng thái sinh lý bình thường trong tế bào có nồng độ ion K+ cao hơn bên ngoài còn nồng độ Na+ ở trong lại thấp hơn ngoài tế bào; Nhưng vẫn xảy ra các quá trình vận chuyển của K+ vào tế bào và Na+ từ trong tế bào ra ngoài. Đối với quá trình này ở tế bào hồng cầu thì năng lượng tiêu tốn chiếm khoảng 1% năng lượng do hồng cầu tạo ra.
  • 119. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.2.3. Vận chuyển tích cực: • + Vận chuyển tích cực có đặc điểm nổi bật là mang tính chọn lọc; Có nghĩa là tế bào chỉ hấp thụ từ môi trường những chất cần thiết cho hoạt động sống và tích lũy trong tế bào một số chất với nồng độ cao hơn ngoài môi trường
  • 120. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.2.3. Vận chuyển tích cực: • + Vận chuyển tích cực là một dạng vận chuyển vật chất đóng vai trò quan trọng nhất của hoạt sống, nó không tuân theo cơ chế khuyếch tán hay thẩm thấu thông thường mà tiêu tốn năng lượng và ngày nay người ta cho rằng nó được thực hiện nhờ trong màng có một bộ máy đặc biệt gọi là bơm Natri-Kali.
  • 121. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.2.3. Vận chuyển tích cực: • Hoạt động của bơm Natri-Kali: Bơm Natri-Kali là một bộ máy vận chuyển tích cực của Na+ và K+, được hình thành trong quá trình trao đổi chất. Bơm làm nhiệm vụ đẩy Na+ ra khỏi tế bào, làm cho nồng độ Na+ trong tế bào giảm, nống độ Na+ ngoài tế bào tăng, dẫn đến xuất hiện gradien điện thế có chiều từ môi trường vào tế bào; Gradien này làm động lực cho quá trình vận chuyển ion K+ , glucoza, axit amin, …vào trong tế bào.
  • 122. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.2.3. Vận chuyển tích cực: • Hoạt động của bơm Natri-Kali: • + Năng lượng sử dụng cho bơm lấy từ ATP của tế bào. Theo tính toán, năng lượng thủy phân 1mol ATP có thể dùng cho vận chuyển 3 ion Na+ ra khỏi tế bào và 2 ion K+ đi vào. • + Hoạt động của bơm Natri-Kali giúp đảm bảo sự cân bằng giữa quá trình đẩy và hút các chất qua màng, giữ cho áp suất thẩm thấu trong tế bào ổn định, tế bào không bị trương và chết.
  • 123. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.2.3. Vận chuyển tích cực: • Cơ chế vận chuyển Na+ và K+ qua màng tế bào: • + Ngày nay, nhiều kết quả nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng: Chất chuyển tải Na+ và K+ qua màng tế bào là ATP-aza, đó là một loại enzim có bản chất protein, tập trung ở các thành phần màng ( như màng tế bào thần kinh, màng các mô, các cơ quan như gan, thận, cơ, mô não, mô các tuyến,…).
  • 124. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.2.3. Vận chuyển tích cực: Cơ chế vận chuyển Na+ và K+ qua màng tế bào: • + ATP-aza được kích thích hoạt hóa bởi các ion Na+, K+ , Mg2+,…đồng thời nó cũng đóng vai trò xúc tác cho quá trình thủy phân ATP, tạo ra năng lượng cung cấp cho quá trình vận chuyển tích cực. • + Quá trình vận chuyển Na+ và K+ được chia thành 2 giai đoạn:
  • 125. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.2.3. Vận chuyển tích cực: Cơ chế vận chuyển Na+ và K+ qua màng tế bào: • Giai đoạn 1: ATP-aza được Na+ trong tế bào kích thích và kết hợp với nhóm photphat cuối của ATP, tạo ra chất trung gian là phân tử enzim đã được photphorin hóa. Nếu ta ký hiệu phân tử enzim đó ATP-aza = E thì có thể viết quá trình này như sau: Na+ + E + ATP Na+ .E ~ P + ADP
  • 126. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.2.3. Vận chuyển tích cực: Cơ chế vận chuyển Na+ và K+ qua màng tế bào: • Giai đoạn 2: • Phức chất Na+ .E ~ P chuyển đến ngoài màng được ion K+ hoạt hóa và thủy phân, giải phóng Na+ ra ngoài môi trường, đồng thời bị khử photphorin hóa. Phân tử enzim bây giờ lại kết hợp với ion K+ để đưa vào trong tế bào. • Như vậy, ở ngoài màng: Na+ .E ~ P + K+ K+.E ~ P + Na+ • Ở trong màng: K+ .E ~ P K+ + E + P
  • 127. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG I: NHIỆT SINH HỌC 6.2.3. Vận chuyển tích cực: • Ở quá trình vận chuyển tích cực, ta thấy có một điều đặc biệt là hai loại ion K+ va Na+ có cùng bản chất và kích thước nhưng vẫn xảy ra sự đổi chỗ cho nhau. Người ta cho rằng điều này thực hiện được là do lực liên kết giữa hệ vận chuyển với ion hóa trị 1 có liên quan đến điện trường do nhóm điện tích âm tạo ra và tác dụng của điện trường này với các loại ion khác nhau là khác nhau; Tức là điện trường này có thể tăng, giảm dẫn đến làm tăng lực liên kết với loại ion này, hay làm giảm lực liên kết với loại ion khác. • Nói chung, đến nay cơ chế vận chuyển tích cực các chất qua màng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện thêm.
  • 128. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC - Điện thế sinh vật là hiệu điện thế giữa hai điểm mang điện tích trái dấu trong hệ sinh vật. Bản chất sự hình thành lớp điện tích kép, dẫn đến xuất hiện điện thế trong hệ sinh vật nói chung là khác và phức tạp hơn nhiều so với hệ vô sinh. - Điện thế sinh vật gây ra do sự tồn tại các gradien hóa lý trong hệ, tuy nhiên các gradien này có thể thay đổi hay ổn định là tùy thuộc điều kiện sinh lý, hướng và cường độ chuyển hóa trong quá trình trao đổi chất của hệ sinh vật. - Để tìm hiểu bản chất và cơ chế hình thành điện thế sinh vật, trước hết ta nghiên cứu bản chất và cơ chế các loại gradien hóa lý tạo ra điện thế sinh vật
  • 129. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC §1. Một số loại điện thế trong hệ hóa lý: 1.1. Điện thế cực: Gồm 3 dạng chính là điện thế cực, điện thế nồng độ và điện thế oxy hóa khử. 1.1.1. Điện thế cực: Khái niệm: Là loại điện thế xuất hiện ở chỗ tiếp giáp giữa hai pha, khi chúng có chứa các ion hoặc phân tử phân cực. Ví dụ: Điện thế xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa một kim loại và dung dịch muối của nó (như thanh Ag và dung dịch muối AgNO3). Có thể xảy ra 3 trường hợp:
  • 130. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.1.1. Điện thế cực: Ví dụ: + Thế hóa học của ion kim loại trong điện cực (μic) nhỏ hơn thế hóa học của ion kim loại trong dung dịch (μid): Khi đó xuất hiện gradien điện thế hóa học hướng từ dung dịch vào điện cực, làm cho các ion kim loại chuyển vào điện cực và kết tủa tại đó, kết quả là điện cực sẽ tích điện dương. Số ion kết tủa càng nhiều, điện tích dương của điện cực càng tăng và lớp điện tích âm xung quanh điện cực cũng tăng, giữa lớp điện tích kép này xuất hiện một điện trường có tác dụng ngăn cản sự chuyển dời của ion kim loại vào điện cực.
  • 131. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.1.1. Điện thế cực: Ví dụ: + Khi gradien điện thế hóa học cân bằng với điện trường của lớp điện tích kép thì quá trình dịch chuyển ion kim loại vào điện cực dừng và ta nói rằng hệ đạt trạng thái cân bằng điện hóa. . Lúc này chênh lệch điện thế hóa học của ion kim loại trong điện cực và dung dịch có trị số bằng hiệu điện thế của lớp điện tích kép: µid – μic = Zi F.ψ Với: µid là thế hóa học của ion kim loại trong dung dịch μic là thế hóa học của ion kim loại ở điện cực Zi là điện tích ion; F là số Faraday Ψ là thế điện cực đối với dung dịch.
  • 132. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.1.1. Điện thế cực: Ví dụ: + Thế hóa học của ion kim loại trong điện cực (μic) lớn hơn thế hóa học của ion kim loại trong dung dịch (μid) thì xảy ra quá trình ngược lại, tức là điện cực kim loại tan vào dung dịch cho đến khi đạt trang thái cân bằng. + Thế hóa học của ion kim loại trong điện cực (μic) bằng thế hóa học của ion kim loại trong dung dịch (μid) thì không có sự kết tủa hay hòa tan của ion kim loại nên điện thế của điện cực so với dung dịch bằng không.
  • 133. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.1.1. Điện thế cực: Biểu thức tính: Để lập biểu thức tính điện thế cực (hiệu điện thế giữa bề mặt điện cực và dung dịch), Nerxt đã dựa vào cách tính công làm thay đổi nồng độ ion trong dung dịch (1gam/mol) theo hai cách:
  • 134. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.1.1. Điện thế cực: Biểu thức tính: • + Bằng cách thẩm thấu, công phải thực hiện để tăng nồng độ dung dịch chất tan, làm thay đổi áp suất thẩm thấu từ P1 thành P2 được tính theo biểu thức: P2 AT = RT.ln P1 với R là hằng số khí lý tưởng, T là nhiệt độ tuyệt đối
  • 135. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.1.1. Điện thế cực: Biểu thức tính: • + Mặt khác, nồng độ chất có thể thay đổi khi cho dòng điện chạy qua dung dịch, khi đó tùy theo chiều dòng điện mà ion kim loại có thể kết tủa trên điện cực hoặc tan vào dung dịch. Khi đó công của điện trường làm thay đổi nồng độ dung dịch là: AĐ = F.U (với U là điện thế cực) RT P2 Do: AT = AĐ nên : U = F ln P1
  • 136. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.1.1. Điện thế cực: Biểu thức tính: • Vì áp suất thẩm thấu tỷ lệ thuận với nồng RT C độ, nên: U = F ln Cd C Với Cc và Cd lần lượt là nồng độ ion của điện cực và dung dịch. • Tổng quát, với kim loại có hóa trị n thì: RT C U = nF ln Cd C
  • 137. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.1.2. Điện thế nồng độ: Khi nhúng hai điện cực làm bằng cùng một kim loại vào hai dung dịch muối của kim loại đó, nhưng có nồng độ khác nhau thì điện thế cực xuất hiện ở hai điện cực sẽ khác nhau, do vậy giữa chúng có một hiệu điện thế, gọi là hiệu điện thế nồng độ U. Như vậy: RT C RT CC U = U1 –U2 = nFln C - C ln 1 nF C2 RT C2 hay U= ln C nF 1 Với C1 và C2 là nồng độ hoạt tính của ion kim loại trong hai dung dịch.
  • 138. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.1.2. Điện thế nồng độ: Chú ý: Nồng độ hoạt tính của ion kim loại khác với nồng độ tuyệt đối của nó. Nếu nồng độ tuyệt đối là c thì nồng độ hoạt tính là C = f.c, với f là hệ số đánh giá các yếu tố ngăn cản sự tiếp xúc của ion với điện cực, gọi là hệ số hoạt độ. Ở điều kiện thường, nhiệt độ 20 0C RT (hay T = 293 K) thì 0 = 0,058 nên: F 0,058 C2 U = n ln C 1
  • 139. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.1.3. Điện thế oxy hóa khử: • Trong hệ sinh vật luôn xảy ra các phản ứng oxy hóa khử. Điện thế xuất hiện trong quá trình đó gọi là điện thế oxy hóa khử. • Các dạng oxy hóa khử có thể xảy ra ở chất vô cơ cũng như hữu cơ. Ví dụ: Cu2+ +2e Cu Fe3+ + e Fe2+ Hay: C6H4O2 + 2H + 2e C6H4(OH)2
  • 140. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.1.3. Điện thế oxy hóa khử: • Ở chương trước ta đã biết, khi nhúng một điện cực bằng kim loại trơ (vàng, bạch kim,…) vào dung dịch chất oxy hóa khử (như dung dịch chứa muối FeCl2 và muối FeCl3 ) thì trong dung dịch sẽ sảy ra phản ứng oxy hóa khử: Fe3+ + e Fe2+ Fe2+ - e Fe3+ Điện cực sẽ tích điện dương hoặc âm, tạo ra một điện thế gọi là điệ]n thế oxy hóa khử: RT [ Ox nF [ Kh] E = ln + E0 0,058 [ Ox] Ở điều kiệnKh] ường, nhiệt độ 20 0C (hay T = 2930C) thì: n [ th E= ln + E0
  • 141. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.1.3. Điện thế oxy hóa khử: • Nếu nhúng hai điện cực cùng loại vào hai dung dịch đều chứa FeCl2 và FeCl3 nhưng có nồng độ một trong hai muối này khác nhau thì điện thế ở hai điện cực sẽ khác nhau và giữa chúng xuất hiện một hiệu điện thế: RT C13+ C2 + 3 U = nF (ln C12 + - ln C 2 + ) 2 Với C13+ và C 23+là nồng độ hoạt tính của ion hóa trị 3 (Fe3+) trong hai dung dịch, C12+ và C 2 + là nồng độ hoạt tính của 2 ion hóa trị 2 (Fe2+ ) trong hai dung dịch đó.
  • 142. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.1.3. Điện thế oxy hóa khử: • Nhận xét chung: Tuy cách hình thành có khác nhau, nhưng muốn hình thành điện thế cực, điện thế nồng độ hay điện thế oxy hóa khử đều cần phải có các điện cực kim loại với chức năng là chất cho hoặc nhận electron; Vì vậy cả ba loại trên được gọi chung là điện thế cực.
  • 143. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.2. Điện thế ion: Là điện thế xuất hiện khi có sự phân bố không đồng đều của các ion dương (cation) và ion âm (anion) ở hai hai vùng khác nhau trong dung dịch. Các dạng chính là điện thế khuyếch tán và điện thế màng.
  • 144. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.2. Điện thế ion: 1.2.1. Điện thế khuyếch tán: Ta xét ví dụ: - Có hai dung dịch axit HCl với nồng độ C1 < C2 được ngăn cách nhau bởi một màng ngăn. Khi bỏ màng ngăn thì xảy ra hiện tượng khuyếch tán của các ion từ nơi có nồng độ cao sang nơi nồng độ thấp hơn. Nhưng ion H+ có độ linh động lớn hơn ion Cl- rất nhiều, nên bỏ màng ngăn thì H+ khuyếch tán nhanh hơn ion Cl- .
  • 145. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.2.1. Điện thế khuyếch tán: - Kết quả là phía nồng độ C2 sẽ tích điện âm hơn, phía C1 tích điện dương hơn và giữa hai phía dung dịch xuất hiện một hiệu điện thế khuyếch tán. Hiệu điện thế khuyếch tán tạo ra một điện trường ngăn cản sự khuyếch tán của ion H+ và thúc đẩy sự khuyếch tán của ion Cl-. Hiệu điện thế khuyếch tán chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, khi còn chênh lệch nồng độ, đến khi nồng độ dung dịch được san bằng thì hiệu điện thế khuyếch tán sẽ mất.
  • 146. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.2.1. Điện thế khuyếch tán: • Độ lớn hiệu điện thế khuyếch tán phụ thuộc vào chênh nồng độ và độ linh động của các ion và được xác định theo công thức: RT V − V + C2 − UKT = nF V + V ln C + − 1 Với V+ và V- tương ứng là độ linh động của của ion dương và ion âm • Ở điều kiện thường (20 0C) thì: 0,058 V − V + C − UKT = n . V + V ln C (2) 2 + − 1
  • 147. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.2.1. Điện thế khuyếch tán: • Đối với hệ sinh vật, do đồng thời có nhiều loại ion khác nhau, với những mối liên quan khác nhau, nên sự hình thành và cách xác định điện thế khuyếch tán sẽ phức tạp hơn nhiều; tuy nhiên vẫn có thể áp dụng công thức (2) với những hiệu chính thích hợp.
  • 148. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.2.2. Điện thế màng: • Khi có hai pha khác nhau được ngăn cách bởi màng bán thấm thì do tính thấm không đều của màng mà một số loại ion thấm qua với mức độ linh động khác nhau và một số loại ion khác không thấm qua; Kết quả là tạo ra một sự chênh lệch về nồng độ ion (do đó về điện tích) và áp suất thẩm thấu ở hai phía màng. • Sự phân bố của các đại lượng như nồng độ ion, áp suất thẩm thấu,… tuân theo một quy luật nhất định, gọi là quy luật phân bố cân bằng Donnan. Khi đạt trạng thái cân bằng Donnan thì giữa hai phía màng tồn tại một hiệu điện thế, gọi là hiệu điện thế màng. • Cân bằng Donnan phụ thuộc vào bản chất và độ thấm của màng, vào kích thước và loại ion có trong hệ,…
  • 149. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.2.2. Điện thế màng: • Tính bán thấm ở màng sinh vật thể hiện rõ nhất với hai loại ion là Na+ và K+. • Theo Donnan, khi đạt trạng thái cân bằng thì các phân bố như sau: + Nồng độ ion Na+ và Cl- thỏa mãn: [Na+]T. [Cl- ]T = [Na+]N. [Cl- ]N Với T và N tương ứng cho nồng độ ion ngoài và trong tế bào. + Chênh lệch áp suất thẩm thấu: − + PT - PN = RT.( CT+ CT- 2C + C ) + + N ZT CT Với: CT và tương ứng là nồng độ ion ở trong và ngoài màng. CN là nồng độ muối các ion ở ngoài màng CZT là nồng độ không thẩm thấu qua màng.
  • 150. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 1.2.2. Điện thế màng: • + Điện thế màng: + − C RT C Um = n .F .ln C = n .F .ln C RT + T + N − N − T • Trong trường hợp C là [K+] và CT− là [Cl-] thì + T RT [ K ] RT [Cl ] + − Um = F .ln [ K ] = F .ln [Cl ] (3) T N + − N T
  • 151. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC §2. Phân loại điện thế sinh vật: Ở hệ sinh vật sống, trong tế bào, mô và các cơ quan luôn có sự xuất hiện và tồn tại của các loại điện thế khác nhau. Dựa theo nguyên nhân làm xuất hiện, người ta chia chúng thành ba loại là điện thế tĩnh, điện thế tổn thương và điện thế hoạt động. 2.1. Điện thế tĩnh: • Khái niệm: Điện thế tĩnh là điện thế xuất hiện giữa các vùng có cường độ trao đổi chất khác nhau của cơ thể sinh vật ở trạng thái sinh lý bình thường.
  • 152. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 2.1. Điện thế tĩnh: • Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cường độ trao đổi chất khác nhau ở các vùng, chẳng hạn khác nhau về chức năng, về cường độ hô hấp, về mức độ hấp thụ ánh sáng;…Những vùng có cường độ trao đổi chất mạnh hơn sẽ có điện thế âm hơn. Chẳng hạn trên một lá cây, chỗ được chiếu sáng tích điện âm, chỗ bị che tối tích điện dương. • Điện thế tĩnh có đặc điểm chung là cố định về hướng và giá trị giảm rất chậm theo thời gian.
  • 153. BÀI GIẢNG LÝ SINH CHƯƠNG II: ĐIỆN SINH HỌC 2.1. Điện thế tĩnh: • Để xác định điện thế tĩnh, người ta thường dùng phương pháp vi điện cực để đo (loại điện cực đường kính khoảng 0,1 đến 0,5 μm có điện trở 106 đến 108 Ω). Tùy theo các đối tượng khác nhau mà điện thế tĩnh khác nhau và có giá trị khoảng từ 0,02mV đến 100mV. • Ở thực vật, với đặc điểm là cơ thể sống tĩnh tại nên cường độ trao đổi chất nhìn chung mang tính chất đơn giản và giống nhau, điện thế tĩnh cũng tương đối ổn định và tăng dần từ gốc đến ngọn. Sự xuất hiện hiệu điện thế tĩnh giữa hệ rễ và phần trên của cây chủ yếu liên quan đến quá trình vận chuyển nước, chất khoáng và chất hữu cơ. • Ví dụ: Ở rễ cây hành thì đầu rễ mang điện tích âm hơn đầu cuống và độ chênh lệch điện thế khoảng 20mV.