SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 171
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Dự án: Xây dựng nhà máy chế biến nông sản XXX
-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------    ----------
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
`
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO XXX CƯ M’GAR
CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT
P. Tổng Giám đốc
NGUYỄN BÌNH MINH
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 2
MỤC LỤC
CHƯƠNG I ........................................................................................................... 6
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 6
IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 8
V. Mục tiêu dự án........................................................................................ 10
V.1. Mục tiêu chung.................................................................................... 10
V.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................... 11
VI. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động dự án ............................................ 12
Chương II ............................................................................................................ 14
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................................. 14
I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar.. 14
I.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 14
I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 17
I. 3. Đánh giá chung các điều kiện dự án.................................................... 18
I.4. Khái quát thực trạng ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất
nông nghiệp......................................................................................................... 19
I.5. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư M’gar đến
năm 2020, tầm nhìn 2030.................................................................................... 23
II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 24
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường - Định hướng chiến lược tiêu thụ.......... 24
II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 31
III. Nhu cầu sử dụng đất ............................................................................. 32
III.1. Địa điểm xây dựng- Hình thức đầu tư: .............................................. 32
III.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất:........................................................... 33
III.3 Nhu cầu sử dụng đất............................................................................ 33
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 3
III.4 . Giải trình việc đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:......................................... 34
IV. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án...... 35
Chương III........................................................................................................... 36
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 36
I. Phân tích qui mô đầu tư........................................................................... 36
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ áp dụng............... 37
II.1. Công nghệ nhà màng áp dụng trong dự án.......................................... 37
II.2. Công nghệ trồng thủy khí canh. .......................................................... 44
II.3. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sau thu hoạch dưa.47
II.4. Công nghệ sản xuất VietGAP – GlobalGAP ( Tiêu chuẩn Việt Nam và
Toàn cầu về thực hành nông nghiệp tốt...................................................... 48
II.5 Công nghệ sản xuất giống nấm. ........................................................... 52
II.6. Quy trình sản xuất giá thể.................................................................... 55
II.7. Quy trình trồng cây ăn quả.................................................................. 55
II.8. Công nghệ sơ chế rau, quả của dự án.................................................. 56
II.9. Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch. ................... 58
II.10. Một số công nghệ nông trại khác: ..................................................... 59
Chương IV........................................................................................................... 70
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 70
I. Chuẩn bị mặt bằng và cơ sở hạ tầng cho dự án....................................... 70
I.1. Chuẩn bị mặt bằng dự án...................................................................... 70
I.2. Phương án tái định cư........................................................................... 70
II. Các phương án kiến trúc......................................................................... 70
II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 72
III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 74
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 74
Chương V............................................................................................................ 76
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 4
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG.................................... 76
I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 76
I.1. Giới thiệu chung ................................................................................... 76
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.................................... 76
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án................................ 77
II. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm.............. 77
II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm .......................................................................... 77
II.2.Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ....................................................... 79
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường... 80
IV. Kết luận................................................................................................. 82
Chương VI........................................................................................................... 83
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ.............................. 83
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 83
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 83
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án........................................ 92
III.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.................................................. 92
III.2. Phương án vay.................................................................................... 94
II.3 Các thông số tài chính của dự án.......................................................... 95
3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay................................................................... 95
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 95
3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.................... 95
3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)...................................... 96
KẾT LUẬN......................................................................................................... 97
I. Kết luận.................................................................................................... 97
II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................... 97
PHỤ LỤC............................................................................................................ 99
I. Bảng tính hiệu quả tài chính của dự án.................................................... 99
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 5
I.1. Bảng chi phí trồng 1 ha Cherry............................................................. 99
I.2. Bảng chi phí trồng 1 ha Sầu riêng ...................................................... 100
I.3. Bảng chi phí trồng 1 ha Bưởi da xanh................................................ 101
I.4. Bảng chi phí trồng 1 ha Chanh leo ..................................................... 102
I.5. Bảng chi phí trồng 1 ha Tâm thất ....................................................... 102
I.6. Bảng chi phí trồng 1 ha Đinh lăng...................................................... 103
I.7. Bảng khái toán vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án ............... 104
I.8. Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án............................................ 109
I.9. Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án........................................ 141
I.10. Bảng Mức trả nợ hàng năm theo dự án. ........................................... 142
I.11. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. (1000 đồng)143
I.12. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án. (1000
đồng).................................................................................................................. 145
I.13. Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. (1000
đồng).................................................................................................................. 146
I.14. Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án ........ 147
II. Kỹ thuật trồng các đối tượng cây trồng trong dự án ............................ 149
I.1. Cây đinh lăng...................................................................................... 149
II.2. Cây tam thất Bắc ............................................................................... 152
II.3. Cây Cherry......................................................................................... 162
II.4. Cây sầu riêng ..................................................................................... 164
II.5. Cây chanh leo .................................................................................... 166
II.6. Cây bưởi da xanh............................................................................... 169
III. Mặt bằng tổng thể của dự án............................................................... 149
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 6
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư :
Mã số thuế :
Đại diện pháp luật:
Chức vụ:
Địa chỉ trụ sở:
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư
M’gar.
Địa điểm thực hiện dự án: Thị trấn Ea KPam, Huyện Cư M’Gar – tỉnh Đắk
Lắk.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự
án.
Tổng mức đầu tư của dự án : 570.976.031.000 đồng. Trong đó:
 Vốn tự có (30,78%) : 175.729.398.000 đồng.
 Vốn vay tín dụng (69,22%) : 395.246.633.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Khoa học công nghệ (KHCN) ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp, là động lực phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng.
Nhờ thành tựu của KHCN mà năng suất, chất lượng sản phẩm tăng đáng kể, tạo
ra sức mạnh cạnh tranh ngày càng to lớn trên thị trường. Thực trạng phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) trên thế giới đã đạt được
nhiều thành tựu, góp phần làm thay đổi nền sản xuất truyền thống trong bối cảnh
khoa học công nghệ phát triển nhanh và liên tục. Ở Việt Nam, từ những năm 90
của thế kỷ trước đã bắt đầu phát triển NNƯDCNC. Bước đầu hoạt động của các
doanh nghiệp, khu, vùng NNƯDCNC dù còn những bất cập về tổ chức cũng như
hiệu quả, nhưng khẳng định rằng đó là xu thế đúng, đã và đang thay đổi về nhận
thức của một nền sản xuất mà nền tảng là ứng dụng thành tựu khoa học công
nghệ mới. Quốc hội đã thông qua Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 7
13/11/2008; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1895/QĐ-TTg
ngày 17/12/2012 về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến
năm 2020; Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 về việc phê duyệt quy
hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm
2030 và Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 5181/VPCP-KTN ngày
27/6/2016 về điều chỉnh quy hoạch và thành lập khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao. Gần đây nhất, Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của
Chính phủ đã chỉ đạo các ngân hàng dành 100 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn huy
động để thực hiện cho vay ưu đãi đối với NNƯDCNC, nông nghiệp sạch. Thực
hiện Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017, Bộ NN&PTNT đã ban hành
Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 về Tiêu chí xác định
chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, danh mục công nghệ
cao ứng dụng trong nông nghiệp và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết
định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 về chương trình cho vay khuyến khích
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị
quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ.
Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương
trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố
lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng đã
tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với
những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác
nhau. Đắk Lắk là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, tỷ trọng ngành nông, lâm,
ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo giá hiện hành chiếm 45,4%. Giá trị hàng
nông sản xuất khẩu gần 700 triệu USD. Tỉnh Đắk Lắk xác định nông nghiệp là
ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh, là nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh trong nhiều năm tới. Chính vì vậy, Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Nghị
quyết 10-NQ/TU ngày 18/5/2012 về việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công
nghệ trong phát triển sản xuất, làm cơ sở bước đầu cho việc ứng dụng nông
nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
Huyện Cư M’gar cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 18 km về
hướng Đông Bắc. Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính với diện tích 824,43
km2, dân số 165.293 người. Do đặc điểm địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ
với trên 70% diện tích là đất đỏ Bazan, có hệ thống sông suối trải đều khắp địa
bàn nên thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày có giá trị cao như
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 8
cà phê, cao su, hồ tiêu,…Đến nay, toàn huyện có 34.081 ha cà phê, sản lượng
70.000 tấn; 7.975 ha cao su, sản lượng 10.174 tấn; hồ tiêu 680 ha, sản lượng
1.785 tấn; điều 5.772 ha, sản lượng 1.785 tấn.
Trên địa bàn huyện có công trình thủy lợi Buôn Joong được đầu tư xây
dựng từ năm 2006 với dung tích hơn 15 triệu m3
nước, cung cấp nước tưới cho
hơn 3.000 ha cây trồng và 20.000 hộ dân đang sinh sống, tạo cảnh quan môi
trường, tạo nguồn cho các đập dâng đã có ở hạ lưu. Đây cũng là những yếu tố
thuận lợi để xây dựng khu NNƯDCNC trên địa bàn huyện.
Trước tình hình đó, chúng tôi đã phối hợp với công ty cổ phần tư vấn đầu
tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Xây dựng Khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar”.
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 của Quốc hội;
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 9
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND của HĐND Tỉnh Đắk Lắk ngày 13
tháng 12 năm 2014 về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng
6 năm 2009 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk
Lăk thời kỳ đến năm 2020;
Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 12 năm 2013
về Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đến năm 2020;
Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh
mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24/01/2006 của Bộ NN& PTNT về
việc ban hành giá Quy hoạch Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Quyết định số 2724/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk
phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk
đến năm 2020;
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 10
Quyết định số 839/QĐ-UBND, ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk
về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk;
Quyết định số 3998/QĐ-UBND, ngày 3/2/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk
về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện Cư M’gar;
Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 về việc phê duyệt Đề án
tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ: về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng
dụng công nghê cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Văn bản số 5181/VPCP-KTN ngày 27/6/2016 của Văn phòng Chính phủ
về điều chỉnh quy hoạch và thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
Văn bản số 500/UBND-NNMT ngày 20/1/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk
về chủ trương lập đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên
địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk;
Văn bản số 3899/UBND-NNMT ngày 24/5/2017 của UBND tỉnh Đắk
Lắk về việc lập Đề án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn
huyện Cư M’gar;
V. Mục tiêu dự án
V.1. Mục tiêu chung.
- Xây dựng thành công mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông
nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao giá trị nông sản, cung cấp các sản phẩm nông
nghiệp chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu;
- Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; Tạo việc làm và nâng cao mức
sống cho lao động địa phương;
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa
phương;
- Đạt mục tiêu lợi nhuận trên nguyên tắc 3 bên cùng có lợi: Nhà nước,
người dân và doanh nghiệp; đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận
sản xuất thông qua các khoản thuế;
- Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 11
phẩm xuất khẩu và cung ứng vào các hệ thống phân phối khó tính như siêu thị,
nhà hàng,khách sạn…
- Hình thành điểm tham quan học tập mô hình trình diễn tri thức nông
nghiệp và du lịch sinh thái trong tuyến du lịch của huyện Cư M'gar và tỉnh Đắk
Lắk;
V.2. Mục tiêu cụ thể.
- Xây dựng nhà màng (nhà kính, nhà lưới với các thiết bị kèm theo) để tiếp
nhận công nghệ (sản xuất rau quả công nghệ cao, công nghệ hữu cơ) và tổ chức
thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật (cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa
phương), trình diễn chuyển giao công nghệ sản xuất.
- Khi dự án đi vào sản xuất với công suất ổn định, thì hàng năm dự án cung
cấp cho thị trường trong và ngoài nước khoảng:
300 tấn quả Cherry/ năm.
224 tấn quả sầu riêng/năm.
800 tấn quả chanh leo/năm.
120 tấn quả bưởi da xanh/năm.
15 tấn nấm linh chi/năm.
4 tấn nấm đông trùng hạ thảo /năm.
500 tấn đinh lăng/năm.
Trung bình 110 tấn tam thất Bắc/năm.
 5280 tấn rau các loại/năm.
 450 tấn dưa các loại/năm.
 305 tấn dâu tây/năm.
- Sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP với công nghệ gần như tự động hoàn
toàn, sử dụng hệ thống tưới tự động.
- Toàn bộ sản phẩm của dự án được sơ chế, đóng gói và gắn mã vạch, từ đó
có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa đến từng công đoạn trong quá trình sản
xuất.
- Hình thành điểm du lịch sinh thái với lượng khách ổn định hằng năm
khoảng 180.000 lượt khách.
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 12
VI. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động dự án
* Chức năng:
- Khu nhà điều hành;
- Khu nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm và trình diễn mô hình sản xuất
nông nghiệp;
- Khu đào tạo, chuyển giao công nghệ, trình diễn và giới thiệu sản phẩm;
- Khu đầu tư sản xuất cây giống;
* Nhiệm vụ:
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô
hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản
phẩm ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;
- Đào tạo nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;
- Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp;
- Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước
thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
* Hoạt động:
- Hoạt động khoa học và công nghệ:
+ Tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông
nghiệp;
+ Nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm
nông nghiệp;
+ Chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao:
+ Đào tạo và huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý về ứng
dụng công nghệ cao trong nông nghiệp;
+ Phối hợp đào tạo chuyên viên cao cấp trong một số chuyên ngành về sinh
học, nông nghiệp.
- Hoạt động sản xuất, dịch vụ;
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 13
+ Sản xuất sản phẩm nông nghiệp;
+ Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp;
+ Thực hiện dịch vụ tư vấn công nghệ cao trong nông nghiệp; dịch vụ cung
ứng vật tư, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm;
+ Thực hiện dịch vụ dân sinh.
- Tham gia các hoạt động đào tạo lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông
nghiệp, xây dựng, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp.
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 14
Chương II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Ea Kpam, huyện Cư
M’gar
I.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, thuộc phía Tây Bắc của tỉnh Đắk Lắk với
hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi như: Tỉnh lộ 8, đường DT 6 nối liền với
Quốc lộ 14 và Quốc lộ 29. Tiếp giáp với Cảng hàng không Buôn Ma Thuột và
Thành phố Buôn Ma Thuột là cơ hội tốt cho hoạt động chuyển giao khoa học kỹ
thuật của khu sau này. Về mặt địa lý Khu NNƯDCNC Cư M’gar có ranh giới
như sau:
- Phía Tây giáp khu dân cư của xã Ea Kpam và đường liên xã Ea Kpam -
Cư Dliê Mnông.
- Phía Bắc, Nam và Đông giáp các lô đất cao su thuộc nông trường cao su
Cư M'gar.
 Đặc điểm địa hình, địa chất, đất đai
* Địa hình: có địa hình bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 500- 600m,
hướng địa hình cao dần từ Tây Nam về Đông, Đông Bắc, khu vực trung tâm xã
có độ cao khoảng 540m. Đây cũng là một trong những thuận lợi cho canh tác
nông nghiệp, phát triển KT - XH của xã mà các xã khác trong huyện không có.
* Địa chất: Trong bản chú giải bản đồ địa chất và khoáng sản, Khu vực
nghiên cứu phân bố trên mẫu chất bazan.
* Đất đai: Theo kết quả điều tra đất trên bản đồ tỷ lệ 1/2.000 do Viện Quy
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2017, Khu nghiên cứu có diện
tích 105,5ha, chiếm 10,33% diện tích tự nhiên (DTTN) của xã Ea Kpam, gồm có
1 loại đất duy nhất là đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk). Kết quả phân tích đất tại
Khu vực nghiên cứu cho thấy: đất có phản ứng rất chua đến chua (pHKCl từ 4,27
- 5,42), hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số từ rất nghèo đến trung bình (OM:
0,23 - 1,5% và N: 0,02 - 0,11%). Hàm lượng lân, kali tổng số và dễ tiêu trong
đất trung bình. Cation trao đổi và CEC thấp. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (hàm
lượng sét <10%).
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 15
Loại đất này rất giàu dinh dưỡng, có tầng dày thích hợp cho việc trồng các
loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả..
Hàm lượng As, Cu, Pb, Zn và Cd trong đất tại Khu vực nghiên cứu đều
đạt ngưỡng an toàn cho phép. Đất không bị ô nhiễm kim loại nặng.
 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
* Khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng
cho khí hậu của vùng Cao nguyên Nam Trung Bộ, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa
và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung lượng mưa
tới 85% lượng mưa cả năm, tổng lượng mưa trung bình năm là 1.560 -
1.900mm; lượng bốc hơi bình quân năm là 1.050 - 1.080mm. Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể chiếm khoảng 19% lượng
mưa cả năm và thường bị khô hạn vào cuối mùa khô, thiếu nước cho sinh hoạt
và sản xuất gây nhiều khó khăn cho đời sống của nhân dân. Nền nhiệt độ tương
đối cao đều trong năm, biên nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn.
- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành trong vùng từ tháng 5 đến tháng 9 là
hướng Tây - Tây Nam, từ tháng 11 đến tháng 4 hướng gió Đông - Đông Nam.
Hướng gió Tây thịnh hành quan trắc được tại trạm Buôn Ma Thuột chiếm tần
suất 50 - 55% trong các tháng mùa hạ (6,7,8). Trong các tháng mùa đông (11,
12, 1) gió Đông thịnh hành, chiếm tần suất 60 - 70%.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của huyện Cư M’gar từ 21- 24o
C,
nền nhiệt độ chung của toàn vùng nói chung là đồng đều. Chênh lệch nhiệt độ
giữa các tháng trong năm không lớn, chỉ khoảng từ 5 – 6o
C; nhiệt độ trung bình
thấp nhất thường là vào tháng 12 và tháng 1 (19,0o
C); nhiệt độ trung bình cao
nhất thường vào tháng 4 và tháng 5 (26,5o
C).
- Chế độ mưa: Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng
10, lượng mưa chiếm xấp xỉ 85% lượng mưa của cả năm. Mùa khô (mưa ít) kéo
dài 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ có những cơn mưa nhỏ rải rác
vào khoảng thời gian đầu và cuối, còn trong suốt cả mùa khô hầu như không có
mưa, thời kỳ giữa mùa khô vào tháng 1 - 3 thường xuyên không có mưa, lượng
mưa mùa khô chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa năm.
- Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình khoảng 2.200 - 2.600 giờ/năm.
Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất (cuối mùa khô) và đạt tới 260 - 300giờ/tháng;
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 16
khoảng 9,8giờ/ngày. Tháng có số giờ nắng ít nhất thường vào tháng giữa mùa
mưa và chỉ đạt khoảng 105giờ/tháng; khoảng 3,5giờ/ngày.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình nhiều năm của
vùng nghiên cứu dao động từ 81 - 85%, theo quy luật tăng theo độ cao. Biến trình
của độ ẩm không khí trùng với biến trình của lượng mưa năm và ngược với biến
trình của nhiệt độ trong năm. Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%; tháng có
độ ẩm thấp nhất từ tháng 2 - 4 là 57% và cao nhất từ tháng 8 - 11 là 90%.
* Thuỷ văn:
Nguồn nước cung cấp cho khu vực nghiên cứu chủ yếu là nước mặt:
- Suối Ea H’Ding: Là ranh giới phía bắc với xã Ea Tar và phía Tây Bắc
với xã Ea H’Ding; đây là đoạn đầu của nguồn suối; suối chảy theo hướng từ
Đông sang Tây (ranh giới với xã Ea Tar) và hướng Đông Bắc - Tây Nam (ranh
giới với xã Ea H’Ding);
- Suối Ea Kpal: Là suối đặc trưng mang tên xã, chảy theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam; suối bắt nguồn từ xã Cư Dliê M’Nông ở phía Đông Bắc; hợp
lưu với suối Ea H’Ding ở phía Tây của xã Ea Kpam;
- Suối Ea Tul: Đây là suối lớn trên địa bàn huyện Cư M’gar, chảy theo
hướng Đông Bắc - Tây Nam; suối bắt nguồn từ xã Ea Tul ở phía Đông; là ranh
giới phía Đông Nam giữa 2 xã Ea Kpam và Ea Tul; đồng thời là một phần ranh
giới phía Nam giữa xã Ea Kpam và xã Quảng Tiến; hồ Buôn Jông được xây
dựng tại vị trí hợp lưu giữa suối Ea Tul với suối Ea Mur
- Suối Ea Mur: Có 2 nhánh bắt nguồn từ xã Ea Tul ở phía Đông giữa 2 xã
Ea Kpam và xã Ea Tul; chảy theo hướng Bắc - Nam tạo hợp lưu với suối Ea Tul
tại ranh giới với xã Quảng Tiến ở phía Nam;
Ngoài ra, trên địa bàn khu vực còn có hệ thống các hồ như hồ Buôn
Joong, hồ Rôti và hồ Xima trên khu vực 104 ha thuộc xã Ea K’pam; các hồ như
hồ Buôn Lang 1, Buôn Lang 2, hồ Đội 4, hồ Buôn Sút trên khu vực 108 ha
thuộc thị trấn Ea Pôk
Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có công trình, dự án nào nghiên cứu,
khảo sát về trữ lượng nước ngầm trong khu vực nghiên cứu. Qua kết quả phân
tích chất lượng nước ngầm tại nhà dân gần khu vực dự án cho thấy người dân đã
đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt, chất lượng khá tốt.
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 17
Nguồn nước phục vụ sản xuất trong vùng dự án được lấy từ hồ Buôn
Joong, hồ Rôti và hồ Xima qua hệ thống mương cấp 2 và mương nội đồng đã
được kiên cố hóa, chưa bị ô nhiễm nên có thể khai thác để cấp nước sản xuất
cho Khu NNƯDCNC.
 Hiện trạng cảnh quan, môi trường và các hệ sinh thái
Khu vực nghiên cứu là đất trồng cao su của nông trường Cao su CưM’gar
đã có hệ thống thoát nước mưa. Nước mưa được thoát ra ở những điểm mương
rãnh rồi theo kênh mương lớn ra suối. Hệ thống thoát nước là rãnh xây dọc trục
tuyến đường trung tâm, kích thước 1.200 x 1.200 mm.
I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
 Thực trạng kinh tế: Hoạt động kinh tế trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu
là nông nghiệp với cây trồng chính là cao su giai đoạn thanh lý.
 Về xã hội: Trong quá trình khảo sát thực địa xây dựng Đề án đã xác
định khu vực nghiên cứu là đất trồng cao su của 66 công nhân thuộc Nông
trường Cao su Cư M’gar.
 Về sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất của Khu vực nghiên cứu được tổng hợp dựa trên
kết quả điều tra khảo sát thực địa, bản đồ địa chính và bản đồ kiểm kê đất đai
của xã EaKpam năm 2017 như sau:
Bảng: Hiện trạng sử dụng đất Khu vực nghiên cứu
STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 100,8 95,6
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 100,8 95,6
- Đất trồng cây lâu năm CLN 100,8 95,6
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 4,7 4,4
2.1 Đất giao thông DGT 4,7 4,4
Tổng diện tích 105,5 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2076)
Tổng diện tích tự nhiên của Khu là 105,5 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp
có diện tích 100,8 ha, chiếm 95,6% DTTN là đất trồng cao su đã thanh lý và đất
phi nông nghiệp 4,7 ha, chiếm 4,4% DTTN là đất giao thông của 04 lô cao su.
Hiện trạng sử dụng đất cho thấy, khu vực dự kiến thành lập Khu
NNƯDCNC là khả thi.
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 18
 Về cơ sở hạ tầng
* Giao thông: Trong Khu vực nghiên cứu có các tuyến đường lô cao su
với tổng chiều dài 750 m, đường đất, mặt đường rộng 6m. Như vậy, về giao
thông cơ bản đáp ứng yêu cầu ban đầu cho hoạt động của Khu.
* Thủy lợi: Hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn xã tương đối hoàn
chỉnh khi xây dựng Khu sẽ bố trí trạm cấp nước và hệ thống ống dẫn nước từ hồ
Buôn Joong vào khu vực dự án.
* Cấp điện: Hiện tại có 01 trạm biến áp trung thế gần khu đất công suất
180 KVA, với đường dây hạ thế đạt chuẩn.
* Cấp nước
Hệ thống nước sạch trên địa bàn xã hiện nay đã có. Kết quả phân tích mẫu
nước tại Khu vực nghiên cứu cho thấy tất cả mẫu nước bảo đảm an toàn.
I. 3. Đánh giá chung các điều kiện dự án
a. Thuận lợi
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar trên địa bàn
của xã Ea Kpam, một trong những xã trọng điểm nông nghiệp của huyện Cư
M’gar với sản xuất cao su, cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng và chăn nuôi phát triển
tốt theo hướng hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phát triển ổn
định, là bộ mặt trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa các xã phía
Bắc của huyện Cư M’gar với các huyện khác của tỉnh Đắk Lắk và các vùng lân
cận.
Lực lượng lao động dồi dào, nhân dân có truyền thống đoàn kết, cần cù
lao động được Đảng và nhà nước quan tâm với nhiều chính sách đầu tư phát
triển thuận lợi cho việc hình thành Khu NNƯDCNC.
b. Hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, xã FaKpam cũng gặp không ít những
khó khăn đó là:
- Do sản xuất nông nghiệp theo kiểu truyền thống, cùng với thời tiết diễn
biến phức tạp (hạn hán, ngập úng) làm phát sinh dịch bệnh trên cây trồng và
chăn nuôi nên giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác còn thấp. Dịch vụ tuy đã phát
triển nhưng còn mang tính nhỏ lẻ. Chính vì vậy, đời sống của nhân dân vẫn ở
mức thấp.
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 19
- Hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, hạ tầng xã hội còn thiếu một số công
trình quan trọng như: dường giao thông, khu thu gom rác tập trung,...
- Hệ thống giao thông trục xã, thôn bản mặt cắt nhỏ, chủ yếu là đường đất
gây khó khăn cho đi lại sinh hoạt, sản xuất, giao lưu, trao đổi hàng hóa.
- Nguồn lao động dồi dào nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp nên
việc sắp xếp lao động gặp không ít khó khăn, chủ yếu là lao động phổ thông.
I.4. Khái quát thực trạng ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất
nông nghiệp
a. Hiện trạng cơ sở khoa học công nghệ, nghiên cứu chuyển giao công nghệ
* Tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là trung tâm đào tạo lớn của vùng Tây Nguyên. Trên địa bàn tỉnh
hiện có 2 trường đại học, 5 trường cao đẳng nghề và cao đẳng chuyên nghiệp,
trung học chuyên nghiệp và trường nghề. Hàng năm đào tạo khoảng trên 12.550
người thuộc các hệ nghiên cứu sinh, thạc sỹ, đại học, cao đẳng, trung cấp, nghề
dài hạn, ngành nghề đào tạo thuộc các nhóm kỹ thuật, nông - lâm, kinh tế - tài
chính, y dược, văn hóa, ...
Trên địa bàn tỉnh có 03 Viện nghiên cứu, trong đó có 02 Viện thuộc Bộ
Nông nghiệp (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Trung
tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên) và 01 Viện thuộc
Đại học Tây Nguyên (Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường); 9 tổ chức
KH&CN (06 tổ chức KH&CN công lập và 03 tổ chức KH&CN ngoài công lập)
và 03 phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt tiêu chuẩn LAS, VILAS như: Phòng thí
nghiệm Trung tâm Quan trắc và công nghệ môi trường- VILAS 154, Phòng kiểm
nghiệm của Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường (phù hợp ISO/IEC
17025:2005, được trang bị hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử, máy sinh hóa
tự động 86 chỉ tiêu; hệ thống xét nghiệm I-ốt niệu), Phòng đo lường thử nghiệm
của Trung tâm Kiểm định Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở
KH&CN tỉnh Đắk Lắk: Đo lường xăng dầu, công tơ điện, đo dung tích, lưu
lượng, điện tim, đồng hồ cấp nước, kiểm định các loại cân, kiểm định các thiết bị
có yêu cầu nghiêm ngặt về lao động, các thiết bị đo an toàn bức xạ hạt nhân.
Phòng nuôi cấy mô tế bào và phòng sản xuất giống cây trồng của Trung tâm Ứng
dụng tiến bộ KH&CN.
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 20
Kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN của tỉnh giai đoạn 2010 - 2016 có
xu hướng tăng, nhưng chỉ đạt khoảng 0,7% tổng chi ngân sách. Hàng năm, tỉnh
đã dành khoảng 50 - 55% kinh phí sự nghiệp KH&CN cho hoạt động nghiên cứu
phát triển và đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Giai đoạn 2010 - 2017, UBND tỉnh phê duyệt cho triển khai là 105 đề tài/
dự án. Trong đó, 84% tổng số đề tài/dự án là các dự án ứng dụng KH&CN, dự án
sản xuất thử nghiệm thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và các đề tài thuộc
lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn chỉ chiếm 16% tổng số đề tài/dự án.
b. Thực trạng ứng dụng KHCN trong nông nghiệp
Việc ứng dụng khoa học công nghệ đã góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp; thúc đẩy chuyển dịch từ nông nghiệp sản
xuất truyền thống, tự cung tự cấp sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa, góp phần
tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Từ năm 2010 đến nay, được sự hỗ trợ của Bộ NN&PTNT và sự cộng tác,
phối hợp có hiệu quả của các Viện nghiên cứu - Trường Đại học trên địa bàn
(Viện KHKTNLN Tây Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu Đất phân bón và Môi
trường Tây Nguyên, Đại học Tây Nguyên,...), công tác nghiên cứu và chuyển
giao KHCN vào sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Cụ thể, trên lĩnh vực trồng trọt, đã xây dựng mô hình trồng thâm canh một
số giống cà phê mới theo quy trình VietGAP, mô hình trồng một số giống lúa
thuần chất lượng cao, mô hình thâm canh giống ngô mới, sản xuất giống cây
trồng sạch bệnh, năng suất, chất lượng tốt, phát triển sản phẩm có lợi thế của địa
phương như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, cây ăn quả, cây dược liệu, lúa đặc
sản… đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cà phê từ năm 2010 ở xã Ea Tu,
thành phố Buôn Ma Thuột, kiểm soát độ ẩm đất, năng suất tăng từ 1,6 tấn/ha
năm 2009 lên 2,6 tấn/ha năm 2010 và 4 tấn/ha năm 2011, giảm 20 công lao
động/năm và tiết kiệm 40% lượng nước tưới. Ứng dụng thành công chế phẩm
phân bón lá NUCAFE tăng năng suất 5 - 30% và tỷ lệ hạt loại 1 tăng từ 5 - 10%.
Áp dụng quy trình trồng, chăm sóc và bảo vệ thực vật đối với vườn cao su.
Qua khảo sát một số hộ trồng cao su ở huyện cho thấy: có tới 35% số hộ trồng
cao su vào nửa cuối mùa mưa, 67% hộ sử dụng phương pháp trồng bầu để tiết
kiệm chi phí giống và 91% số hộ không bón lót phân hữu cơ khi trồng.
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 21
Sử dụng thuốc theo tiêu chuẩn 4 đúng: đúng liều lượng, đúng thời gian
phun, đúng thời điểm phun và đúng đối tượng gây hại cho cây hồ tiêu, sử dụng
biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) cho cây điều và sử dụng thuốc có
nguồn gốc sinh học, thảo mộc cho cây rau.
Song song với đó, ngành đã áp dụng các biện pháp canh tác kết hợp phòng
trừ bệnh hại, sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật có
nguồn gốc sinh học trong quy trình sản xuất các nông sản, ứng dụng quy trình
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP giúp nông dân tiếp cận và áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông sản an toàn. Nhờ áp dụng giống mới và
biện pháp canh tác tiên tiến đã tăng năng suất và giá trị cây trồng.
Lĩnh vực chăn nuôi, thực hiện tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, tụ
huyết trùng trên đàn bò và tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho gia cầm hai đợt
trong năm. Tuyên truyền kỹ thuật chăm sóc và phòng chống các dịch bệnh
thường gặp để người chăn nuôi chủ động khi bệnh dịch xảy ra. Cải tạo đàn trâu
bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, chăn nuôi gà thịt an toàn theo quy trình
VietGAP, lai tạo giống, truyền giống đưa tỷ lệ bò lai sind đạt 35%, lợn nái
ngoại, lợn nái lai đạt 43%.
Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, ngành đã triển khai thực hiện nghiên cứu khả
năng thích nghi của cá Tầm và cá Hồi, hướng dẫn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất giống và nhập các giống cá mới để hoàn chỉnh cơ cấu đàn, nâng cao
chất lượng đàn cá giống bố mẹ trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, tỉnh còn triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ biogas xử lý
chất thải kết hợp chạy máy phát điện, ứng dụng công nghệ EM (vi sinh vật hữu
hiệu) xử lý môi trường trang trại chăn nuôi; sử dụng phân bón hữu cơ cho cà phê
trên địa bàn tỉnh,…
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng KHCN trong nông nghiệp
vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại. Trong đó, sự phối hợp giữa các cấp, các
ngành của tỉnh trong việc triển khai ứng dụng KHCN trong nông nghiệp còn hạn
chế và hiệu quả chưa cao. Đồng thời, chưa tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa
nghiên cứu - ứng dụng - nhân rộng sản xuất - kinh doanh; giữa Nhà nước - khoa
học - doanh nghiệp - người dân.
Thêm vào đó, tỉnh vẫn chưa xây dựng và hình thành được các vùng sản
xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn sản xuất theo chuỗi, chủ yếu vẫn sản xuất
phân tán; các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch chưa nhiều, quy
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 22
mô nhỏ, chưa có nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Công tác tuyên
truyền phổ biến và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống
còn hạn chế về số lượng và chất lượng.
Song song với đó, thị trường KHCN của tỉnh vẫn còn hạn hẹp, nhiều doanh
nghiệp chậm đổi mới công nghệ sản xuất, chủ yếu do khó khăn về tài chính.
Nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, không đồng bộ trong sản
xuất nông nghiệp, dẫn đến sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh thấp. Bên cạnh
đó, việc xã hội hóa kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế, chủ
yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nước.
Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ thực hiện nhiều giải pháp đồng
bộ trên các lĩnh vực. Cụ thể, về lĩnh vực trồng trọt, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng
KHCN nhằm tăng năng suất và đảm bảo nâng cao chất lượng, tăng giá trị gia
tăng của sản phẩm, giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành và thích ứng với biến
đổi khí hậu. Trong đó, tập trung vào việc nghiên cứu chọn tạo các giống cây
trồng chủ lực như: cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả (bơ và sầu riêng), cao su, điều,
lúa, ngô có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu
của tỉnh.
Về bảo vệ thực vật, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng quản lý sâu bệnh tổng
hợp, gắn với quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chọn giống và quy trình
canh tác tổng hợp theo từng loại cây trồng. Trên lĩnh vực chăn nuôi, thú y, tăng
cường ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến, sử dụng thức ăn chăn nuôi,
xử lý môi trường chăn nuôi; ứng dụng thiết kế mẫu chuồng trại, hệ thống xử lý
chất thải trong chăn nuôi nông hộ, gia trại, trang trại; dây chuyền công nghệ giết
mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi; quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; nghiên
cứu vắc xin, thuốc thú y, hóa chất khử trùng tiêu độc, chế phẩm sinh học và quy
trình phòng chống dịch bệnh đảm bảo chăn nuôi an toàn.
Về thủy sản, ứng dụng tiến bộ về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, quy
trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao
năng suất, chất lượng; quy trình quản lý, quy trình kỹ thuật sản xuất thủy sản
hàng hóa đối với hồ chứa thủy lợi.
Về lâm nghiệp, phát triển các giống cây lâm nghiệp sinh trưởng nhanh, cây
bản địa làm gỗ lớn, cây lâm sản làm gỗ có giá trị, sức cạnh tranh cao, cây dược
liệu, quy trình công nghệ chế biến gỗ.
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 23
I.5. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư M’gar
đến năm 2020, tầm nhìn 2030
a. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk
Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk được nêu tại Nghị quyết
số 137/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc rà soát, điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm
2020, định hướng đến năm 2030. Cụ thể như sau:
- Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Xây
dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng công
nghệ cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến và tăng sản lượng, chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
- Phát triển hài hòa giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Tiếp
tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên ha đất nông
nghiệp.
- Phấn đấu đạt giá trị sản xuất nông nghiệp 54 - 55 triệu đồng/ha canh tác
vào năm 2020.
- Về trồng trọt: các cây trồng nông nghiệp chủ yếu của tỉnh vẫn là cây
công nghiệp dài ngày có giá trị hàng hóa xuất khẩu như cà phê, cao su, điều, ca
cao, hồ tiêu, cây ăn quả; cây công nghiệp ngắn ngày có tiềm năng như mía, lạc,
đậu tương; cây lương thực chủ yếu là lúa nước và ngô lai, rau, đậu, thực phẩm.
- Về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: đầu tư phát triển ngành chăn nuôi,
thủy sản để trở thành ngành kinh tế hàng hóa. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi,
thủy sản trong cơ cấu nông, lâm nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nông nghiệp – nông thôn.
- Về lâm nghiệp: có kế hoạch bảo vệ và khai thác rừng hợp lý, bảo đảm tái
sinh rừng, khai thác rừng gắn với việc trồng rừng, bảo đảm thực hiện mục tiêu
về độ che phủ của rừng.
b. Định hướng phát triển nông nghiệp huyện CưM’gar
Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của HĐND huyện về
phát triển nông nghiệp, đã định hướng phát triển ngành nông nghiệp huyện đến
năm 2020 như sau:
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 24
- Phát triển nông nghiệp gắn với thị trường, kết hợp phát triển công nghiệp-
dịch vụ, nhất là công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nhằm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ.
- Tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, chú
trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường; thu hút
đầu tư các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ sản xuất nông
nghiệp, mà đặc biệt là công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông
nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ.
- Giá trị ngành nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 4.750 tỷ đồng, tăng 3 - 4%.
Cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm từ 46 - 47%;
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông
nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, bền vững
gắn với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển
nông nghiệp cao, bền vững; sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Tiếp tục triển khai
chương trình hỗ trợ cà phê giống trồng tái canh giai đoạn 2016 - 2020 trên địa
bàn huyện. Thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo phòng chống dịch bệnh trên
cây trồng, trên đàn gia súc, gia cầm; xây dựng phương án phòng, chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn. Tổ chức tổng kết đánh giá hoạt động của các hợp tác xã
nông nghiệp, dịch vụ.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn
mới ở cơ sở; Tiến hành rà soát, đánh giá kết quả từng tiêu chí, xác định kế
hoạch, lộ trình tiếp tục đầu tư; thực hiện có chất lượng từng tiêu chí còn lại.
- Tăng cường công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tổ
chức tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.
Theo dõi, kiểm tra việc trồng rừng, trồng cây phân tán theo kế hoạch.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường - Định hướng chiến lược tiêu thụ
1. Đánh giá nhu cầu thị trường
1.1 Đánh giá nhu cầu thị trường rau – quả.
Với những kết quả đạt được trong năm 2015 vừa qua, trong đó nổi bật là
khoảng 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, cùng với việc thâm nhập được một số
thị trường “khó tính” trên thế giới, ngành rau quả Việt Nam đang được nhiều
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 25
chuyên gia dự báo là sẽ có cơ hội và tiềm năng để vươn lên xuất khẩu ấn tượng
trong năm 2016.
Dự báo được đưa ra không chỉ dựa trên cơ sở những kết quả đạt được trong
năm qua của ngành rau quả Việt Nam, mà cả từ nhu cầu tiêu thụ của không ít thị
trường vốn được coi là khó tính, như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Liên minh Châu
Âu (EU).
Tính chung đến năm 2015, các mặt hàng rau, quả của Việt Nam đã được
xuất khẩu đến trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có 10 thị trường chủ
lực, gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc,
Indonesia, Hà Lan, Thái Lan và Singapore. Đây là một trong số không nhiều các
mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt được con số ấn tượng trong xuất khẩu, với
khoảng 2 tỷ USD trong năm 2015.
Dù số lượng và kim ngạch xuất khẩu chưa lớn nhưng theo các chuyên gia,
trong bối cảnh các mặt hàng nông sản khác sụt giảm mạnh về kim ngạch xuất
khẩu trong năm qua, thì đây là tín hiệu vui, mang lại tiềm năng và cơ hội cho
ngành rau quả Việt Nam vươn lên, đạt kết quả ấn tượng trong năm 2016.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, hiện các nước nhập khẩu
chỉ còn sử dụng 2 hàng rào kỹ thuật là an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật.
Nếu đáp ứng được 2 hàng rào này thì Việt Nam có khả năng cạnh tranh để xuất
khẩu đi các nước.
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, đặc biệt trong năm 2016, với
việc Việt Nam trở thành thành viên Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),
thành viên cộng đồng kinh tế ASEAN, càng tạo cơ hội và tiềm năng cho ngành
rau quả vươn lên.
Theo ước tính, tổng dung lượng của thị trường rau quả thế giới hàng năm
khoảng 240 tỷ USD. Riêng 11 quốc gia thành viên Đối tác xuyên Thái Bình
Dương hàng năm nhập khẩu tới hơn 50 tỷ USD hàng rau, củ quả.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mặc dù có nhiều cơ hội và tiềm năng
nhưng ngành rau quả Việt Nam đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách
thức. Trong đó, rào cản lớn nhất hiện nay là tình trạng không đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng
trên rau, quả vẫn còn phổ biến như: ruồi đục quả, dư lượng thuốc sâu, hàm
lượng kim loại nặng, chất lượng bao bì… còn hạn chế. Để nâng cao kim ngạch
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 26
xuất khẩu rau quả, giải pháp quan trọng là cần tổ chức lại sản xuất theo hướng
áp dụng công nghệ cao, quy mô lớn, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đối với lĩnh vực rau, quả quan trọng nhất là chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm. Muốn hội nhập sâu, rõ ràng chất lượng phải được nâng lên. Muốn chiếm
được thị trường trong nước cũng phải nâng cao chất lượng. Cho nên, nhiệm vụ
hàng đầu đối với ngành rau quả đó là chất lượng, trong đó là chất lượng an toàn
thực phẩm để tạo ra chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng của chất lượng an toàn
thực phẩm.
a. Những thuận lợi.
Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau trên
thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, nhưng mức cung chỉ tăng 2,8%/năm. Mức độ
chênh lệch này phản ánh sự thiếu hụt, mất cân đối giữa cung và cầu về rau trên
thị trường thế giới. Đây cũng là một cơ hội rất tốt nếu chúng ta tìm hiểu và đầu
tư khai thác vào thị trường này.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu rau sang thị trường Nga, Trung Quốc
và Indonesia tăng khá mạnh.
Về thị trường xuất khẩu: Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng rau của
nước ta đều tăng ổn định. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị
trường chủ lực đều tăng khá mạnh. Năm thị trường đứng đầu về kim ngạch xuất
khẩu hàng rau quả nói chung của nước ta trong những năm gần đây là Nga,
Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Indonesia.
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 27
b. Những khó khăn.
Ở nước ta rau - quả là một trong những ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu
lớn nhưng hiện trạng xuất khẩu rau của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn.
Nguyên nhân là do chi phí vận chuyển tăng cao, phương tiện vận chuyển và bảo
quản còn nhiều yếu kém gây ảnh hưởng đến chất lượng và tiêu chuẩn, giá thành
không có tính cạnh tranh, không đủ khối lượng cung ứng theo yêu cầu, không có
thương hiệu, chất lượng không cao và không đồng đều, phương thức thanh toán
không linh hoạt…
Việc Trung Quốc và Thái Lan vừa ký hợp đồng hợp tác thương mại, thực
hiện thuế xuất nhập khẩu bằng 0 cho rau quả Thái Lan, đã gây khó khăn lớn cho
ngành rau quả Việt Nam vì không thể cạnh tranh bằng giá cả và chất lượng.
Để khắc phục khó khăn trên các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này
đang tăng cường và mở rộng các thị trường tiềm năng như Đài Loan, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Nga, Pháp, Mỹ, Đức, nhằm giúp hạn chế phụ thuộc vào thị trường
Trung Quốc và gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
1.2. Đánh giá nhu cầu thị trường dược liệu
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, 80% dân sốthế giới nằm ở khu vực các
nước đang phát triển sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên như một lựa chọn
hàng đầu trong việc phòng và chữa bệnh. Với số dân lớn nên nhu cầu sử dụng
thuốc hiệu quả cao ngày càng tăng. Nhu cầu về sử dụng thuốc trên thế giới rất
lớn, cả về số lượng và chất lượng. Đây đang là một thách thức lớn đối với các
nước đang phát triển nói riêng và nhân loại nói chung.
Cho đến nay, thực vật vẫn là nguồn nguyên liệu chính trong phát triển các
loại thuốc mới trên thế giới. Các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên chiếm tới
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 28
50% tổng số dược phẩm đang được sử dụng trong lâm sàng, trong đó khoảng
25% tổng số thuốc có nguồn gốc từ thực vật bậc cao. Trong số 20 thuốc bán
chạy nhất trên thế giới, có 9 sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với doanh
thu hàng năm lên đến hàng chục tỷ đô la. Theo ước tính, doanh số thuốc từ cây
thuốc và các sản phẩm của nó đạt trên 100 tỷ đô la/năm. Các công ty dược phẩm
lớn trên thế giới cũng đã trở lại quan tâm đến việc nghiên cứu tìm kiếm các hoạt
chất sinh học từ thảo dược và sau đó là phát triển nó thành thuốc chữa bệnh. Sự
kết hợp với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đem lại hiệu quả cao hơn
cho việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền, cho quá trình tìm và phát triển thuốc
mới.
Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một
nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người.
Nằm trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao. Theo
ước tính Việt Nam có khoảng trên 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng
4-5% tống số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài
thực vật bậc cao đã biết ở châu Á. Trong số này, có khoảng 4.000 loài thực vật
và 400 loài động vật được dùng làm thuốc.
a) Thị trường thế giới
Như đã phân tích phí trên cho thấy thị trường thuốc của thế giới là rất lớn.
Xu hướng sử dụng thuốc phòng và chữa bệnh có nguồn gốc từ dược liệu đang
trở thành nhu cầu ngày càng cao trên thế giới. Với những lí do: thuốc tân dược
thường có hiệu ứng nhanh nhưng hay có tác dụng phụ không mong muốn; thuốc
thảo dược có hiệu quả chữa bệnh cao, ít độc hại và tác dụng phụ. Ước tính nhu
cầu dược liệu trên Thế giới: 15 tỷ USD/năm, riêng Mỹ là 4 tỷ USD/năm, châu
Âu là 2, 4 tỷ USD/năm, Nhật bản là 2,7 tỷ USD/năm, các nước Châu Á khác
khoảng 3 tỷ/USD năm.
Một số dược liệu được ưa chuộng trên thị trường Mỹ như: Sâm Mỹ, Sâm
Triều Tiên, Đương quy, Lô hội, ma hoàng, Valeriana, Bạch quả, tỏi, gừng,....
Các thị trường lớn tiêu thụ dược liệu : Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Thuỵ Sỹ,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Sin gapo, ấn độ, Nhật Bản.
Một trong những nước xuất khẩu nhiều dược liệu gồm Trung Quốc: 2 tỷ
USD/năm, Thái Lan : 47 triệu USD/năm.
b) Thị trường trong nước
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 29
Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một
nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người.
Nằm trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao. Theo
ước tính Việt Nam có khoảng trên 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng
4-5% tống số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài
thực vật bậc cao đã biết ở châu Á. Trong số này, có khoảng 4.000 loài thực vật
và 400 loài động vật được dùng làm thuốc. Thế nhưng, các thuốc này mới chủ
yếu được sử dụng trong y học cổ truyền và y học dân gian Việt Nam.
Hiện nay, các công ty dược phẩm của Việt Nam đã và đang phát triển sản
xuất thuốc từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, tức là Dược liệu. Đã có nhiều công ty
phát triển rất tốt. Sự phát triển này đã góp phần giúp chúng ta tự cung cấp được
trên 40% nhu cầu sử dụng thuốc của đất nước, giúp giảm giá thành các loại
thuốc sử dụng cho việc phòng và điều trị bệnh tật, đồng thời cũng tạo ra nhiều
công ăn cho nhân dân.
Theo số liệu điều tra cơ bản nguồn dược liệu toàn quốc của Viện Dược
Liệu-Bộ Y Tế (2003) Việt Nam có 3.830 loài thực vật làm thuốc chiếm khoảng
36% số thực vật có mặt ở Việt Nam. Trong dự án “ Quy hoạch tổng thể đầu tư
phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2020 “ với nội dung quy hoạch,sản
xuất dược liệu và xây dựng các vùng dược liệu chuyên canh nhằm đạt các mục
tiêu chính sau:
- Đáp ứng nhu cầu 20.000 - 30.000 tấn dược liệu/năm từ cây thuốc cho Y
học cổ truyền và 10.000 đến 15.000 tấn dược liệu cho công nghiệp chế biến
thuốc đông dược.
- Sản xuất trong nước cung ứng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh cho cộng
đồng chủ yếu từ dược liệu - phải đạt 70% giá trị thuốc sử dụng (hiện mới đạt 20
- 30%).
- Tăng nhanh khối lượng sản phẩm xuất khẩu từ dược liệu trong nước, mục
tiêu xuất khẩu 30.000 tấn/năm, đạt giá trị khoảng 100 triệu USD/năm.
Từ những phân tích trên, đồng thời mức sống người dân ngày một nâng cao
thì nhu cầu về nâng cao sức khỏe trong việc sử dụng thực phẩm chức năng hứa
hẹn một tương lai tốt cho ngành dược. Chính vì vậy để tiếp cận thị trường một
cách chủ động, Công ty chúng tôi ngoài việc kế thừa kinh nghiệm và thành quả
hoạt động của mình. Khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi sẽ có kế hoạch nhân
sự cụ thể để phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, cung cấp cho thị trường.
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 30
1. Nấm Linh Chi đỏ 2. Đinh lăng
1.3 Xu hướng của du lịch trải nghiệm
Trên thế giới hình thức "du lịch trải nghiệm" này được được khai thác và
phát triển khá lâu. Trong nhiều năm trở lại đây hình thức du lịch hấp dẫn này
cũng đang trở thành xu thế không chỉ của các bạn trẻ mà còn dành cho các gia
đình ở mọi lứa tuổi. Theo chia sẻ của các hướng dẫn viên du lịch thì du khách đi
du lịch theo hình thức du lịch trải nghiệm thích thú và lựa chọn nhiều hơn cả. Vì
du khách không chỉ được đến những địa điểm mới với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt
đẹp mà du khách còn được quan sát ở cự ly gần, được trực tiếp hòa mình vào
đời sống của người dân địa phương thông qua các hoạt động lao động như: bắt
cá, làm bánh, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch hoa màu và thậm chí là nấu ăn...,
ngủ nghỉ tại nơi khám phá.
Những chuyến đi như vậy thực sự mang lại những trải nghiệm vô cùng khó
quên đối với tất cả mọi người. Loại hình du lịch trải nghiệm này được nhiều
người yêu thích cũng bởi vì đi du lịch mà không bị gò bó theo một chương trình
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 31
khép kín hay đơn thuần là nghỉ dưỡng, ngủ và nghỉ như đi Tour du lịch truyền
thống. Không điều gì có thể tuyệt vời hơn khi bản thân chúng ta được nhìn,
được ngắm, được cầm, nắm, được tận mắt chứng kiến và kiểm chứng mọi thứ.
Và đặc biệt du lịch trải nghiệm còn mang đến cho du khách, đặc biệt là các lứa
tuổi học trò những bài học bổ ích mang lại, từ những hoạt động dân dã, mang
đến sự gần gũi với cuộc sống bình yên trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ như
hiện nay.
2. Định hướng chiến lược tiêu thụ - phát triển sản phẩm của công ty
Từ nhu cầu đã phân tích ở trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy thị
trường tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của dự là rất lớn. Theo định hướng chiến
lược, Công ty TNHH XXX Đắk Lắk dự kiến tiêu thụ 40% sản lượng trong nước
và 60% nước ngoài. Nông sản đảm bảo các tiêu chí, quy chuẩn để cung cấp cho
các hệ thống chuỗi siêu thị lớn như Big C, Coopmart và vươn ra xuất khẩu các
thị trường quốc tế.
Trong tương lai, khi nguồn nguyên liệu ổn định, công ty cũng định
hướng xây dựng nhà máy chế biến trên diện tích đất khác thuộc khu vực Cư
M’gar để nâng cao chuỗi giá trị nông sản, dược liệu. Bên cạnh đó, công ty cũng
tiến hành thu mua nguồn nguyên liệu từ nông dân trên địa phương. Việc thu mua
nguyên liệu này được thực hiện thông qua hợp đồng liên kết sản xuất theo từng
loại sản phẩm phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp. Bằng việc thực hiện hợp đồng
này, nông dân sẽ được hỗ trợ đầu vào và các dịch vụ sản xuất, tiếp cận tín dụng,
tiến bộ kỹ thuật; ổn định thị trường đầu ra, giá cả được bảo đảm; thông qua thực
hiện hợp đồng, nông dân nâng cao được ý thức trong sản xuất hàng hóa, an toàn
vệ sinh thực phẩm Về phía doanh nghiệp sẽ chủ động nguồn nguyên liệu chất
lượng cao và ổn định, có điều kiện giám sát chất lượng ngay từ đầu vào, giảm
thiểu rủi ro trong kinh doanh, giảm giá thành sản xuất.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
Diện tích đất thực hiện dự án : 105,5ha. Gồm các hạng mục như sau:
TT Nội dung
Diện tích
(m²)
I.1 Khu sản xuất chính 897.500
1 Khu trồng cây ăn quả 336.000
1.1 Cherry 150.000
1.2 Sầu riêng 56.000
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 32
TT Nội dung
Diện tích
(m²)
1.3 Chanh leo 80.000
1.4 Bưởi da xanh 50.000
2 Khu nhà kính sản xuất 320.000
2.1
Dưa các loại ( dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc, dưa vân lưới
các loại)
100.000
2.2 Dâu tây Nhật Bản 110.000
2.3 Rau các loại 110.000
3 Khu nuôi trồng các loại dược liệu 220.000
3.1 Nấm linh chi đỏ 10.000
3.2 Đông trùng hạ thảo 10.000
3.3 Đinh lăng 100.000
3.4 Tam thất Bắc 100.000
4 Khu đặt hệ thống tưới và phân bón tự động 1.500
5 Khu xử lý chất thải rắn 20.000
I.2 Khu dịch vụ tổng hợp 52.518
1 Khu văn phòng điều hành 28.518
2
Khu đào tạo, chuyển giao công nghệ, trình diễn và giới
thiệu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
14.000
3
Khu nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm và trình diễn mô
hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
10.000
I.3 Giao thông tổng thể 104.982
III. Nhu cầu sử dụng đất .
III.1. Địa điểm xây dựng- Hình thức đầu tư:
1. Địa điểm xây dựng
Dự án đầu tư “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư
M’gar” tại Ea K’Pam, Huyện Cư M’Gar – tỉnh Đắk Lắk.
+ Phía Đông giáp xã Ea Tul và Ea Drơng;
+ Phía Tây giáp xã Ea H’Đing và xã Cư M’Gar;
+ Phía Bắc giáp xã Ea Tar và xã Cư Đliê M’nông.
+ Phía Nam giáp thị trấn Quảng Phú;
Thửa đất có số hiệu: 1, 2, 8, 10, 12, 17 thuộc tờ bản đồ địa chính số 13. Bản
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 33
đồ tỷ lệ 1/10000 xã Ea K’pam, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắc Lắk.
2. Hình thức đầu tư.
Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
III.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất:
- Hiện trạng sử dụng đất: Đất nông nghiệp trồng cây công nghiệp dài ngày
do Doanh nghiệp nhà nước quản lý.
- Nguồn gốc sử dụng đất: Đất Cao su hết chu kỳ khai thác, đã già cỗi, thanh
lý bàn giao lại cho tỉnh để đầu tư dự án mới.
- Hiện trạng giao thông: Tiếp giáp với tỉnh lộ 8, được xây dựng hoàn chỉnh,
cách thành phố Buôn Ma Thuột 20km.
- Hiện trạng cấp điện: Có tuyến đường điện trung thế đi qua.
- Hiện trạng cấp thoát nước: Chưa được đầu tư.
III.3 Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất của dự án
TT Nội dung
Diện tích
(m²)
Tỷ lệ
I.1 Khu sản xuất chính 897.500 85,07%
1 Khu trồng cây ăn quả 336.000 31,85%
1.1 Cherry 150.000 14,22%
1.2 Sầu riêng 56.000 5,31%
1.3 Chanh leo 80.000 7,58%
1.4 Bưởi da xanh 50.000 4,74%
2 Khu nhà kính sản xuất 320.000 30,33%
2.1
Dưa các loại ( dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc,
dưa vân lưới các loại)
100.000 9,48%
2.2 Dâu tây Nhật Bản 110.000 10,43%
2.3 Rau các loại 110.000 10,43%
3 Khu nuôi trồng các loại dược liệu 220.000 20,85%
3.1 Nấm linh chi đỏ 10.000 0,95%
3.2 Đông trùng hạ thảo 10.000 0,95%
3.3 Đinh lăng 100.000 9,48%
3.4 Tam thất Bắc 100.000 9,48%
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 34
TT Nội dung
Diện tích
(m²)
Tỷ lệ
4
Khu đặt hệ thống tưới và phân bón tự
động
1.500 0,14%
5 Khu xử lý chất thải rắn 20.000 1,90%
I.2 Khu dịch vụ tổng hợp 52.518 4,98%
1 Khu văn phòng điều hành 28.518 2,70%
1.1 Vườn ươm công nghệ cao 15.000 1,42%
1.2 Phòng lab nuôi cấy nấm công nghệ cao 500 0,05%
1.3 Nhà điều hành 1.200 0,11%
1.4 Nhà sơ chế, đóng gói, dán mã vạch 1.500 0,14%
1.5 Kho chứa sản phẩm 4.500 0,43%
1.6 Kho chứa vật tư - phân bón 900 0,09%
1.7 Sân đường nội bộ khu điều hành 1.426 0,14%
1.8 Cảnh quan khu điều hành 1.300 0,12%
1.9 Xưởng sản xuất giá thể và vô hạt giống 800 0,08%
1.10 Nhà bảo vệ ( 8 nhà) 192 0,02%
1.11
Nhà ăn, nhà xe và trực cho công nhân,
chuyên gia
1.200 0,11%
2
Khu đào tạo, chuyển giao công nghệ,
trình diễn và giới thiệu sản phẩm nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
14.000 1,33%
3
Khu nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm và
trình diễn mô hình sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao.
10.000 0,95%
I.3 Giao thông tổng thể 104.982 9,95%
Tổng cộng 1.055.000 100,00%
III.4 . Giải trình việc đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất,
chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:
Dự án nằm trong danh mục trọng điểm kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk giai đoạn 2016 – 2020, trong đó xã Ea K’pam, huyện Cư M’gar là một
trong bốn dự án kêu gọi đầu tư lĩnh vực Nông nghiệp ƯDCNC.
Đến thời điểm đề xuất thực hiện dự án đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao XXX Cư M’gar, Công ty TNHH XXX Đắk Lắk chưa vi phạm
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 35
các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất theo quy định
của Luật Đất đai.
IV. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Các vật tư đầu vào như: Vật liệu xây dựng đều có bán tại địa phương và
trong nước nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực
hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Các thiết bị, máy móc được mua trong nước và nhập khẩu nước ngoài.
Cây giống:
+ Giai đoạn năm 2018-2020: Mua giống chất lượng cao trong nước và
Nhập khẩu giống.
+ Giai đoạn sau năm 2020: Phần lớn giống sẽ được công ty tự sản xuất,
phần còn lại mua ngoài và Nhập khẩu;
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 36
Chương III
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô đầu tư.
Bảng tổng hợp danh mục đầu tư của dự án
STT Nội dung ĐVT Số lượng
I Xây dựng
I.1 Khu sản xuất chính
1 Khu trồng cây ăn quả ha
1.1 Cherry ha 15
1.2 Sầu riêng ha 5,6
1.3 Chanh leo ha 8
1.4 Bưởi da xanh ha 5
2 Khu nhà kính sản xuất ha
2.1
Dưa các loại ( dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc, dưa vân
lưới các loại)
ha 10
2.2 Dâu tây Nhật Bản ha 11
2.3 Rau các loại ha 11
3 Khu nuôi trồng các loại dược liệu
3.1 Nấm linh chi đỏ m² 10.000
3.2 Đông trùng hạ thảo m² 10.000
3.3 Đinh lăng ha 10
3.4 Tam thất Bắc ha 10
4 Khu đặt hệ thống tưới và phân bón tự động m² 1.500
5 Khu xử lý chất thải rắn ha 2
I.2 Khu dịch vụ tổng hợp
1 Khu văn phòng điều hành
1.1 Vườn ươm công nghệ cao m² 15.000
1.2 Phòng lab nuôi cấy nấm công nghệ cao m² 500
1.3 Nhà điều hành m² 1.200
1.4 Nhà sơ chế, đóng gói, dán mã vạch m² 1.500
1.5 Kho chứa sản phẩm m² 4.500
1.6 Kho chứa vật tư - phân bón m² 900
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 37
STT Nội dung ĐVT Số lượng
1.7 Sân đường nội bộ khu điều hành m² 1.426
1.8 Cảnh quan khu điều hành m² 1.300
1.9 Xưởng sản xuất giá thể và vô hạt giống m² 800
1.10 Nhà bảo vệ ( 8 nhà) m² 192
1.11 Nhà ăn, nhà xe và trực cho công nhân, chuyên gia m² 1.200
2
Khu đào tạo, chuyển giao công nghệ, trình diễn và
giới thiệu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao.
m² 14.000
3
Khu nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm và trình
diễn mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao.
m² 10.000
I.3 Hệ thống tổng thể
1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1
2 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1
3 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1
4 Hệ thống thông tin liên lạc HT 1
5 Giao thông tổng thể m² 104.982
6 Hàng rào tổng thể md 4.682
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ áp dụng.
II.1. Công nghệ nhà màng áp dụng trong dự án.
Với ưu thế nhà màng (nhà kính) giúp che mưa, nhà giúp ngăn ngừa sâu
bệnh, giúp chủ động hoàn toàn trong việc tạo ra điều kiện sống tối ưu cho cây
trồng để đạt được năng suất và chất lượng tối ưu. Đồng thời nhà có thể trồng
được tất cả các loại rau, quả quanh năm, đặc biệt các loại rau khó trồng ngoài
trời mùa mưa và hạn chế sâu bệnh,… Chính vì vậy việc lựa còn công nghệ nhà
màng, nhà lưới là rất phù hợp với điều kiện canh tác nông nghiệp đô thị, nông
nghiệp công nghệ cao.
Đối tượng cây trồng áp dụng trong dự án: Dưa các loại, Dâu tây Nhật
Bản, New dealan, rau các loại.
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 38
 Phân biệt nhà màng và nhà lưới: Nhà màng là nhà trên mái được bao phủ
bởi màng polyethylene, xung quanh che lưới ngăn côn trùng. Nhà lưới là mái và
xung quang bao phủ bằng lưới ngăn côn trùng.
 Dự án sử dụng kiểu nhà màng: Kiểu nhà Gotic, thông gió mái cố định
theo công nghệ Israel.
Nhà màng sử dụng trồng rau, quả trên giá thể và trên đất, có hệ thống tăng
cường khung nhà để treo đỡ cho rau ăn quả.
 Thông gió:
 Thông gió mái: Khẩu độ thông gió mái cố định, chỉ lắp lưới ngăn
côn trùng, không có rèm mái.
 Rèm hông mặt trước theo khẩu độ nhà màng: Vận hành lên xuống
bằng mô-tơ. Rèm hông theo chiều máng nước: Vận hành lên xuống bằng mô-tơ.
 Vật liệu che phủ:
Phủ mái nhà màng và rèm hông
 Màng bằng polyethylene đùn 5 lớp, dày 200 micron với các chất bổ sung:
 UVA: Chống tia cực tím.
 AV - Anti virus: chống virus
 Diffusion 50%: Khuyếch tán ánh sáng 50%, tạo ra ánh sáng khuyếch tán
đồng đều trong nhà màng, cho phép ánh sáng đến với mọi cây trồng bên
trong.
Lưới ngăn côn trùng
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 39
+Khẩu độ thống gió mái che bằng lưới có kích thước lỗ 25 mesh (tương
đương 0,7mm).
+Bốn vách nhà màng che bằng lưới chống côn trùng với kích thước lỗ
50mesh (50 lỗ cho 1 inch dài), phần lưới bốn vách nhà màng tiếp đất bên dưới
khổ 1.5m sẽ được lắp đặt màng bằng sợi plastic dệt được may liền với phần lưới
chống côn trùng.
+Lưới nhôm Aluminet phản xạ nhiệt và cắt nắng. Hệ thống lưới nhôm di
động giảm sự gia nhiệt trong nhà màng và che bớt nắng giảm cường độ ánh sáng
trong nhà màng. Lưới nhôm được chế tạo từ sợi nhân tạo phủ nhôm, được dệt.
+ Xoắn kép, mức cắt nắng 60%. Lưới nhôm vừa là vật liệu cách nhiệt, vừa
là vật liệu giảm cường độ ánh sáng trong nhà màng, được sử dụng trong những
thời điểm nắng nóng để giảm nhiệt độ tăng cao trong nhà màng. Hệ thống màng
lưới nhôm cắt nắng được đóng mở nhờ hệ thống mô tơ và cơ khí truyền động,
vận hành bằng cách đóng mở mô tơ.
Thanh nẹp màng PE và lưới ngăn côn trùng.
Thanh âm khoá định hình bằng thép mạ kẽm pre-galvanized, được thiết kế
đồng bộ với kết cấu khung nhà màng, cùng với nẹp giữ bằng các lò xo thép bọc
nhựa định hình zic-zac được thiết kế đồng bộ, đảm bảo nẹp giữ lưới ngăn côn
trùng và màng PE căng, thẳng, kín.
Hệ thống tăng cường treo đỡ cây (chỉ cung cấp cho nhà màng trồng rau ăn
quả).
+Hệ thống treo đỡ cây cho nhà màng là hệ thống treo đỡ cây tiên tiến cho
các cây trồng đảm bảo ứng dụng được các phương pháp canh tác tiên tiến trong
nhà màng. Toàn bộ hệ thống treo đỡ cây được lắp dựng cho cây trồng từ khi cây
còn rất nhỏ và hướng bố trí lắp đặt cho hệ thống này theo chiều từ đông sang tây
và nằm ở hướng bắc cuả nhà màng nhằm tránh sự che khuất ánh sáng mặt trời
giữa các cây trồng. Ngoài việc tiết kiệm không gian, rau quả được trồng theo
phương pháp này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thu hoạch và làm giảm đi tỷ
lệ hao hụt bởi vì làm cho quả không bị tiếp xúc với đất.
+Chất lượng quả và tốc độ tăng trưởng khi áp dụng hệ thống này rất cao do
quả không va chạm và không cọ xát với các quả của cây khác trồng bên cạnh.
+Một lợi ích nữa của hệ thống này sẽ tạo điều kiện cung cấp nhiều ánh
sáng mặt trời cho nhà màng với tác dụng phân phối tối ưu của ánh sáng cho
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 40
xung quanh cây trồng. Sử dụng hệ thống treo đỡ cho cây trồng làm giảm chiều
cao của cây trong quá trình sinh trưởng, kéo dài thời gian sinh trưởng của cây để
đạt được sản lượng thu hoạch cao.
Quạt đối lưu
Quạt đối lưu trong nhà màng trồng rau ăn lá và nhà màng trồng rau ăn quả
có tác dụng tăng cường thông gió cưỡng bức. Có 02 quạt đối lưu sẽ được lắp đặt
cho 1 khẩu độ nhà. Các quạt đối lưu này có thể sử dụng như là các quạt thông
gió tổng thể, thông gió song song hoặc như là các quạt điều hoà tái lưu thông
không khí trong nhà màng. Các quạt này là quạt đa chức năng, cung cấp dòng
khí thổi ra mỏng nhưng lại có hiệu quả sâu và rất hiệu dụng trong các điều kiện
làm việc khác nhau tạo điều kiện tối đa trong việc đẩy khí nóng trong nhà màng
ra bên ngoài và thu nhận không khí mát ngoài trời.
Hệ thống quạt đối lưu sẽ được vận hành tự động bằng công tắc đóng mở.
Chức năng và lợi ích của quạt đối lưu:
 Đảm bảo tốt cho dịch chuyển khí
nóng
 Nhiệt độ ổn định
 Di chuyển được vùng khí ẩm và làm
khô cho lá
 Để sử dụng một cách kinh tế nhất
các chất hoá học dùng trong nông
nghiệp
 Giảm được khí nóng khi mở nhà
màng
 Tạo ra được lượng không khí dịch
chuyển và tái tạo không đổi trong
nhà màng.
Hệ thống tưới làm mát Coolnet:
 Vòi phun Coolnet bao gồm 4 đầu vòi phun tạo thành cụm hình chữ thập.
 Lưu lượng vòi phun 22 l/h, (5.5l/h x 4 đầu phun = 22 l/h) dưới áp lực nước 4
bars.
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 41
 Áp lực nước khuyên dùng: 4 bars. Tuy nhiên vòi phun Coolnet vẫn tiếp tục
phun sương đều với độ hạt nhỏ (30~90 micron) dưới áp lực nước 3 bar và
thấp hơn. Đầu nối đầu vào của vòi phun là đầu nối cái, ấn tự động làm chặt.
 Bộ phận gia trọng giữ cho vòi phun
luôn thẳng.
 Van chống rò rỉ áp suất cao.
 Áp suất đóng: 2,0 bar
 Áp suất mở : 3,0 bar
 Không bị thủy canh hồi lưu khi
ngừng hệ thống hoặc khi áp suất
giảm.
 Sử dụng áp lực nước cấp từ bơm của hệ thống Coolnet, nước đi qua ống
chính PVC và bộ van điện phân phối tại mỗi đơn vị nhà màng, qua ống
nhánh phân phối PVC đến các đường ống ra vòi phun LDPE màu xám trắng
áp lực 4Bar.
 Các vòi phun Coolnet sẽ được gắn trên thân ống LDPE với khoảng cách
3.2m giữa các đường ống LDPE và 2m giữa các vòi phun dọc trên ống.
 Hệ thống Coolnet sẽ được lắp đặt chung với 01 hộp sensor đo ẩm độ và
nhiệt độ trong nhà màng. Hệ thống Coolnet vận hành bằng chương trình lập
cho bộ điều khiển tưới tự động theo thông số độ ẩm và nhiệt độ trong nhà
màng.
Hệ thống tưới phân bón; bộ định lượng tự động Fertikit:
Một hệ thống thùng chứa phân hoàn chỉnh sẽ được cung cấp, đặt trong
phòng điều khiển tưới và bao gồm:
 1 thùng 500L cho loại phân bón“A”
 1 thùng 500L cho loại phân bón“B”
 1 thùng 500L cho loại phân bón “C”
Tất cả các thùng chứa phân đều được cung cấp với phụ kiện van, lọc, đầu
nối ống PVC có gioăng đệm và ống chuyên dụng nối đến 03 kênh hút phân của
bộ định lượng phân bón Fertikit bypass.
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 42
Bộ định lượng phân bón Fertikit bypass có 03 kênh hút phân được nối với
bộ điều khiển NMC Pro. Chúng ta có thể lập chương trình tưới phân cho từng
van khu vực với tỷ lệ và khối lượng phân bón xác định.
Việc tưới phân sẽ được kiểm soát bằng độ pH và độ dẫn điện EC. Các đầu
dò cảm biến pH và EC sẽ đo thông số của dung dịch tưới và báo về bộ điều
khiển trung tâm. Nếu thông số vượt ngưỡng cho phép, Bộ điều khiển sẽ ra lệnh
cho hệ thống ngừng hoạt động và báo lỗi để chúng ta điều chỉnh chương trình
phân bón. Bộ châm được trang bị một máy bơm tăng áp có thể chỉnh tốc độ mô
tơ.
Bộ điều khiển tưới NMC-Pro:
Bộ điều khiển NMC- Pro là bộ điều khiển theo
môđun và linh hoạt, có thể dùng cho rất nhiều ứng
dụng.
Màn hình hiển thị lớn kiểu mới và tiên tiến LCD
(40x16 đường) được phối hợp với bàn phím dạng
cảm ứng tạo cho NMC-Pro một giao diện thân thiện
và dễ vận hành cho người sử dụng. Bộ điều khiển có
các card điều khiển tưới và điều khiển khí hậu riêng
rẽ lắp trong.
Các chế độ điều khiển tưới và dinh dưỡng với
phần mềm kèm theo có thể kết nối hiển thị trên máy
tính tại phòng đìều khiển tưới.
Các thiết bị phần cứng:
 2 thẻ đầu ra: mỗi thẻ 8 rơ le 24VAC.
 1 thẻ đầu vào tín hiệu tương tự (analog): 11 đầu vào theo yêu cầu.
 1 thẻ tín hiệu đầu vào kỹ thuật số: 8 đầu vào kỹ thuật số.
 1 thẻ giao tiếp RS485 bao gồm cả phần mềm điều khiển tưới trong máy tính.
Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 43
 1 bộ chống sét.
 1 bộ cách ly bảo vệ biến áp nguồn 230VAC.
Các đặc tính chính của phần mềm điều khiển tưới
 15 chương trình tưới theo lượng nước tưới hoặc thời gian.
 60 chương trình chạy nổi đồng thời.
 Kiểm soát lưu lượng (Lưu lượng cao/ thấp, nước không kiểm soát).
 Có đến 8 đầu châm phân bón, tuỳ chọn với đồng hồ đo phân bón.
 Tưới có phân bón theo số lượng, thời gian, tỷ lệ (l/m3) và EC/pH.
 Điều khiển rửa lọc tới 8 bình lọc.
 Chương trình làm mát.
 Chương trình phun sương.
 Lưu hồ sơ lượng nước tưới và phân bón.
 Test đầu các đầu vào & đầu ra.
Hệ thống lọc:
Để đảm bảo chất lượng nước sử dụng tưới qua toàn bộ các hệ thống, chúng
tôi sẽ cung cấp 04 bộ lọc đĩa với cơ chế vệ sinh lõi lọc bằng tay.
Model: 2” Compact Filter
 Kích thước: 2x2”
 Lưu lượng: 4- 25 m3/hr
 Hoạt động: Cơ chế lọc bằng đĩa lọc, vệ sinh lõi lọc bằng tay.
 Ứng dụng: sử dụng cho hệ thống tưới nhà màng qui mô nhỏ.
Tính năng tiêu chuẩn:
 Độ lọc chính xác tính theo Micron, lọc tạp chất dạng rắn trong nước.
 Thiết kế lọc cải tiến với khả năng ngăn chặn và giữ lượng lớn tạp chất dạng
rắn trong thân lọc, kéo dài thời gian cần vệ sinh lõi lọc.
 Độ bền cao, sử dụng thời gian dài không cần bảo dưỡng.
 Vận hành dễ dàng và đơn giản.
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học...
Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học...Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học...
Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học...
Huyện Phú
 

Was ist angesagt? (20)

Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
 
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đChính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠNDỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI PHƯỚC SƠN
 
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
 
DU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENGDU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENG
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và điện rác tỉnh Nam Định ...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và điện rác tỉnh Nam Định ...Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và điện rác tỉnh Nam Định ...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và điện rác tỉnh Nam Định ...
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢIDỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
 
Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm... Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docx
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docxDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docx
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ.docx
 
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAODỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
 
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
 
Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học...
Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học...Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học...
Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học...
 
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty tnhh goertek v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty tnhh goertek v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty tnhh goertek v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty tnhh goertek v...
 
Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356
 
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxDự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
 
Dự án resort 0918755356
Dự án resort 0918755356Dự án resort 0918755356
Dự án resort 0918755356
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
 

Ähnlich wie Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381

Ähnlich wie Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381 (20)

Dự án nhà máy xử lý chất thải, tái chế phế liệu Tỉnh Nam Định - duanviet.com....
Dự án nhà máy xử lý chất thải, tái chế phế liệu Tỉnh Nam Định - duanviet.com....Dự án nhà máy xử lý chất thải, tái chế phế liệu Tỉnh Nam Định - duanviet.com....
Dự án nhà máy xử lý chất thải, tái chế phế liệu Tỉnh Nam Định - duanviet.com....
 
Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ dã ngoại dưới tán ...
Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ dã ngoại dưới tán ...Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ dã ngoại dưới tán ...
Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ dã ngoại dưới tán ...
 
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời Phương Anh ...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời Phương Anh ...Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời Phương Anh ...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời Phương Anh ...
 
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngdu lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
 
Dự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mới
Dự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mớiDự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mới
Dự án nhà máy bê tông thương phầm công nghệ mới
 
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡngDự án khu du lịch nghĩ dưỡng
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng
 
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
 
Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 0918755356Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 0918755356
 
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoThuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
 
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxThuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
 
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxThuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxThuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxThuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiThuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
 
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp  du lịch sinh thái 0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp  du lịch sinh thái 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái 0918755356
 
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
 

Mehr von Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp

Mehr von Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp (20)

Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý chất thải Gia Viễn | PICC www.lapduandautu.vn 0903...
Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý chất thải Gia Viễn | PICC www.lapduandautu.vn 0903...Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý chất thải Gia Viễn | PICC www.lapduandautu.vn 0903...
Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý chất thải Gia Viễn | PICC www.lapduandautu.vn 0903...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy Sản xuất máy phát điện năng lượng mặt trời | PICC w...
Thuyết minh dự án Nhà máy Sản xuất máy phát điện năng lượng mặt trời | PICC w...Thuyết minh dự án Nhà máy Sản xuất máy phát điện năng lượng mặt trời | PICC w...
Thuyết minh dự án Nhà máy Sản xuất máy phát điện năng lượng mặt trời | PICC w...
 
Dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời Tỉnh Cà Mau | PICC www.lapduandautu.vn 090...
Dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời Tỉnh Cà Mau | PICC www.lapduandautu.vn 090...Dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời Tỉnh Cà Mau | PICC www.lapduandautu.vn 090...
Dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời Tỉnh Cà Mau | PICC www.lapduandautu.vn 090...
 
Dự án Công ty Tập đoàn Holi Group - Lee Hill Bungalow | PICC www.lapduandautu...
Dự án Công ty Tập đoàn Holi Group - Lee Hill Bungalow | PICC www.lapduandautu...Dự án Công ty Tập đoàn Holi Group - Lee Hill Bungalow | PICC www.lapduandautu...
Dự án Công ty Tập đoàn Holi Group - Lee Hill Bungalow | PICC www.lapduandautu...
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bạt tarpaulin | PICC www.lapduandautu....
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bạt tarpaulin | PICC www.lapduandautu....Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bạt tarpaulin | PICC www.lapduandautu....
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bạt tarpaulin | PICC www.lapduandautu....
 
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
 
Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định | PICC www.lapduandautu.vn 0...
Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định | PICC www.lapduandautu.vn 0...Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định | PICC www.lapduandautu.vn 0...
Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ Hiệp tỉnh Bình Định | PICC www.lapduandautu.vn 0...
 
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc | PICC www.lapduandautu.vn 090303...
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc | PICC www.lapduandautu.vn 090303...Nhà máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc | PICC www.lapduandautu.vn 090303...
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc | PICC www.lapduandautu.vn 090303...
 
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
 
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
 
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
 
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
Xây dựng Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Kết Hợp Du Lịch Locamex tỉnh Kiên Gian...
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
 
Khu lâm viên thuộc khu các làng dân tộc, làng văn hóa - Du lịch các dân tộc V...
Khu lâm viên thuộc khu các làng dân tộc, làng văn hóa - Du lịch các dân tộc V...Khu lâm viên thuộc khu các làng dân tộc, làng văn hóa - Du lịch các dân tộc V...
Khu lâm viên thuộc khu các làng dân tộc, làng văn hóa - Du lịch các dân tộc V...
 
Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | PICC ...
Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | PICC ...Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | PICC ...
Dự án Nhà máy sản xuất sữa thực vật và nông sản hữu cơ Tỉnh Thanh Hóa | PICC ...
 
Dự án kinh tế trang trại tổng hợp tỉnh Phú Yên | PICC www.lapduandautu.vn 090...
Dự án kinh tế trang trại tổng hợp tỉnh Phú Yên | PICC www.lapduandautu.vn 090...Dự án kinh tế trang trại tổng hợp tỉnh Phú Yên | PICC www.lapduandautu.vn 090...
Dự án kinh tế trang trại tổng hợp tỉnh Phú Yên | PICC www.lapduandautu.vn 090...
 
Trang trại nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời phan thanh t...
Trang trại nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời phan thanh t...Trang trại nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời phan thanh t...
Trang trại nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời phan thanh t...
 
Thuyết minh dự án đầu tư bến tàu vận tải hành khách hàng hóa từ bờ ra đảo tại...
Thuyết minh dự án đầu tư bến tàu vận tải hành khách hàng hóa từ bờ ra đảo tại...Thuyết minh dự án đầu tư bến tàu vận tải hành khách hàng hóa từ bờ ra đảo tại...
Thuyết minh dự án đầu tư bến tàu vận tải hành khách hàng hóa từ bờ ra đảo tại...
 

Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381

  • 1. Dự án: Xây dựng nhà máy chế biến nông sản XXX - CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -----------    ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƯ ` XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO XXX CƯ M’GAR CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT P. Tổng Giám đốc NGUYỄN BÌNH MINH
  • 2. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 2 MỤC LỤC CHƯƠNG I ........................................................................................................... 6 MỞ ĐẦU............................................................................................................... 6 I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6 III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 6 IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 8 V. Mục tiêu dự án........................................................................................ 10 V.1. Mục tiêu chung.................................................................................... 10 V.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................... 11 VI. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động dự án ............................................ 12 Chương II ............................................................................................................ 14 ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................................. 14 I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar.. 14 I.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 14 I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 17 I. 3. Đánh giá chung các điều kiện dự án.................................................... 18 I.4. Khái quát thực trạng ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp......................................................................................................... 19 I.5. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư M’gar đến năm 2020, tầm nhìn 2030.................................................................................... 23 II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 24 II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường - Định hướng chiến lược tiêu thụ.......... 24 II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 31 III. Nhu cầu sử dụng đất ............................................................................. 32 III.1. Địa điểm xây dựng- Hình thức đầu tư: .............................................. 32 III.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất:........................................................... 33 III.3 Nhu cầu sử dụng đất............................................................................ 33
  • 3. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 3 III.4 . Giải trình việc đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:......................................... 34 IV. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án...... 35 Chương III........................................................................................................... 36 PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 36 I. Phân tích qui mô đầu tư........................................................................... 36 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ áp dụng............... 37 II.1. Công nghệ nhà màng áp dụng trong dự án.......................................... 37 II.2. Công nghệ trồng thủy khí canh. .......................................................... 44 II.3. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sau thu hoạch dưa.47 II.4. Công nghệ sản xuất VietGAP – GlobalGAP ( Tiêu chuẩn Việt Nam và Toàn cầu về thực hành nông nghiệp tốt...................................................... 48 II.5 Công nghệ sản xuất giống nấm. ........................................................... 52 II.6. Quy trình sản xuất giá thể.................................................................... 55 II.7. Quy trình trồng cây ăn quả.................................................................. 55 II.8. Công nghệ sơ chế rau, quả của dự án.................................................. 56 II.9. Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch. ................... 58 II.10. Một số công nghệ nông trại khác: ..................................................... 59 Chương IV........................................................................................................... 70 CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 70 I. Chuẩn bị mặt bằng và cơ sở hạ tầng cho dự án....................................... 70 I.1. Chuẩn bị mặt bằng dự án...................................................................... 70 I.2. Phương án tái định cư........................................................................... 70 II. Các phương án kiến trúc......................................................................... 70 II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 72 III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 74 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 74 Chương V............................................................................................................ 76
  • 4. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG.................................... 76 I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 76 I.1. Giới thiệu chung ................................................................................... 76 I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.................................... 76 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án................................ 77 II. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm.............. 77 II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm .......................................................................... 77 II.2.Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ....................................................... 79 II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường... 80 IV. Kết luận................................................................................................. 82 Chương VI........................................................................................................... 83 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ.............................. 83 HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 83 I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 83 III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án........................................ 92 III.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.................................................. 92 III.2. Phương án vay.................................................................................... 94 II.3 Các thông số tài chính của dự án.......................................................... 95 3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay................................................................... 95 3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 95 3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.................... 95 3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)...................................... 96 KẾT LUẬN......................................................................................................... 97 I. Kết luận.................................................................................................... 97 II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................... 97 PHỤ LỤC............................................................................................................ 99 I. Bảng tính hiệu quả tài chính của dự án.................................................... 99
  • 5. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 5 I.1. Bảng chi phí trồng 1 ha Cherry............................................................. 99 I.2. Bảng chi phí trồng 1 ha Sầu riêng ...................................................... 100 I.3. Bảng chi phí trồng 1 ha Bưởi da xanh................................................ 101 I.4. Bảng chi phí trồng 1 ha Chanh leo ..................................................... 102 I.5. Bảng chi phí trồng 1 ha Tâm thất ....................................................... 102 I.6. Bảng chi phí trồng 1 ha Đinh lăng...................................................... 103 I.7. Bảng khái toán vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án ............... 104 I.8. Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án............................................ 109 I.9. Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án........................................ 141 I.10. Bảng Mức trả nợ hàng năm theo dự án. ........................................... 142 I.11. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. (1000 đồng)143 I.12. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án. (1000 đồng).................................................................................................................. 145 I.13. Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. (1000 đồng).................................................................................................................. 146 I.14. Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án ........ 147 II. Kỹ thuật trồng các đối tượng cây trồng trong dự án ............................ 149 I.1. Cây đinh lăng...................................................................................... 149 II.2. Cây tam thất Bắc ............................................................................... 152 II.3. Cây Cherry......................................................................................... 162 II.4. Cây sầu riêng ..................................................................................... 164 II.5. Cây chanh leo .................................................................................... 166 II.6. Cây bưởi da xanh............................................................................... 169 III. Mặt bằng tổng thể của dự án............................................................... 149
  • 6. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 6 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư. Chủ đầu tư : Mã số thuế : Đại diện pháp luật: Chức vụ: Địa chỉ trụ sở: II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Địa điểm thực hiện dự án: Thị trấn Ea KPam, Huyện Cư M’Gar – tỉnh Đắk Lắk. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án. Tổng mức đầu tư của dự án : 570.976.031.000 đồng. Trong đó:  Vốn tự có (30,78%) : 175.729.398.000 đồng.  Vốn vay tín dụng (69,22%) : 395.246.633.000 đồng. III. Sự cần thiết xây dựng dự án. Khoa học công nghệ (KHCN) ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng. Nhờ thành tựu của KHCN mà năng suất, chất lượng sản phẩm tăng đáng kể, tạo ra sức mạnh cạnh tranh ngày càng to lớn trên thị trường. Thực trạng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần làm thay đổi nền sản xuất truyền thống trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh và liên tục. Ở Việt Nam, từ những năm 90 của thế kỷ trước đã bắt đầu phát triển NNƯDCNC. Bước đầu hoạt động của các doanh nghiệp, khu, vùng NNƯDCNC dù còn những bất cập về tổ chức cũng như hiệu quả, nhưng khẳng định rằng đó là xu thế đúng, đã và đang thay đổi về nhận thức của một nền sản xuất mà nền tảng là ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới. Quốc hội đã thông qua Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày
  • 7. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 7 13/11/2008; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 5181/VPCP-KTN ngày 27/6/2016 về điều chỉnh quy hoạch và thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Gần đây nhất, Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ đã chỉ đạo các ngân hàng dành 100 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn huy động để thực hiện cho vay ưu đãi đối với NNƯDCNC, nông nghiệp sạch. Thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 về Tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau. Đắk Lắk là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo giá hiện hành chiếm 45,4%. Giá trị hàng nông sản xuất khẩu gần 700 triệu USD. Tỉnh Đắk Lắk xác định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh, là nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiều năm tới. Chính vì vậy, Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 18/5/2012 về việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản xuất, làm cơ sở bước đầu cho việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Huyện Cư M’gar cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 18 km về hướng Đông Bắc. Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính với diện tích 824,43 km2, dân số 165.293 người. Do đặc điểm địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ với trên 70% diện tích là đất đỏ Bazan, có hệ thống sông suối trải đều khắp địa bàn nên thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày có giá trị cao như
  • 8. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 8 cà phê, cao su, hồ tiêu,…Đến nay, toàn huyện có 34.081 ha cà phê, sản lượng 70.000 tấn; 7.975 ha cao su, sản lượng 10.174 tấn; hồ tiêu 680 ha, sản lượng 1.785 tấn; điều 5.772 ha, sản lượng 1.785 tấn. Trên địa bàn huyện có công trình thủy lợi Buôn Joong được đầu tư xây dựng từ năm 2006 với dung tích hơn 15 triệu m3 nước, cung cấp nước tưới cho hơn 3.000 ha cây trồng và 20.000 hộ dân đang sinh sống, tạo cảnh quan môi trường, tạo nguồn cho các đập dâng đã có ở hạ lưu. Đây cũng là những yếu tố thuận lợi để xây dựng khu NNƯDCNC trên địa bàn huyện. Trước tình hình đó, chúng tôi đã phối hợp với công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar”. IV. Các căn cứ pháp lý. Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 của Quốc hội; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
  • 9. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 9 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND của HĐND Tỉnh Đắk Lắk ngày 13 tháng 12 năm 2014 về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng 6 năm 2009 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Lăk thời kỳ đến năm 2020; Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 12 năm 2013 về Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đến năm 2020; Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24/01/2006 của Bộ NN& PTNT về việc ban hành giá Quy hoạch Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Quyết định số 2724/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020;
  • 10. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 10 Quyết định số 839/QĐ-UBND, ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 3998/QĐ-UBND, ngày 3/2/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện Cư M’gar; Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ: về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghê cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Văn bản số 5181/VPCP-KTN ngày 27/6/2016 của Văn phòng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch và thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Văn bản số 500/UBND-NNMT ngày 20/1/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về chủ trương lập đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; Văn bản số 3899/UBND-NNMT ngày 24/5/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc lập Đề án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Cư M’gar; V. Mục tiêu dự án V.1. Mục tiêu chung. - Xây dựng thành công mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao giá trị nông sản, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu; - Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương; - Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa phương; - Đạt mục tiêu lợi nhuận trên nguyên tắc 3 bên cùng có lợi: Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận sản xuất thông qua các khoản thuế; - Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản
  • 11. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 11 phẩm xuất khẩu và cung ứng vào các hệ thống phân phối khó tính như siêu thị, nhà hàng,khách sạn… - Hình thành điểm tham quan học tập mô hình trình diễn tri thức nông nghiệp và du lịch sinh thái trong tuyến du lịch của huyện Cư M'gar và tỉnh Đắk Lắk; V.2. Mục tiêu cụ thể. - Xây dựng nhà màng (nhà kính, nhà lưới với các thiết bị kèm theo) để tiếp nhận công nghệ (sản xuất rau quả công nghệ cao, công nghệ hữu cơ) và tổ chức thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật (cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa phương), trình diễn chuyển giao công nghệ sản xuất. - Khi dự án đi vào sản xuất với công suất ổn định, thì hàng năm dự án cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước khoảng: 300 tấn quả Cherry/ năm. 224 tấn quả sầu riêng/năm. 800 tấn quả chanh leo/năm. 120 tấn quả bưởi da xanh/năm. 15 tấn nấm linh chi/năm. 4 tấn nấm đông trùng hạ thảo /năm. 500 tấn đinh lăng/năm. Trung bình 110 tấn tam thất Bắc/năm.  5280 tấn rau các loại/năm.  450 tấn dưa các loại/năm.  305 tấn dâu tây/năm. - Sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP với công nghệ gần như tự động hoàn toàn, sử dụng hệ thống tưới tự động. - Toàn bộ sản phẩm của dự án được sơ chế, đóng gói và gắn mã vạch, từ đó có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa đến từng công đoạn trong quá trình sản xuất. - Hình thành điểm du lịch sinh thái với lượng khách ổn định hằng năm khoảng 180.000 lượt khách.
  • 12. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 12 VI. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động dự án * Chức năng: - Khu nhà điều hành; - Khu nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm và trình diễn mô hình sản xuất nông nghiệp; - Khu đào tạo, chuyển giao công nghệ, trình diễn và giới thiệu sản phẩm; - Khu đầu tư sản xuất cây giống; * Nhiệm vụ: - Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; - Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; - Đào tạo nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; - Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp; - Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. * Hoạt động: - Hoạt động khoa học và công nghệ: + Tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; + Nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp; + Chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp. - Hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao: + Đào tạo và huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; + Phối hợp đào tạo chuyên viên cao cấp trong một số chuyên ngành về sinh học, nông nghiệp. - Hoạt động sản xuất, dịch vụ;
  • 13. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 13 + Sản xuất sản phẩm nông nghiệp; + Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp; + Thực hiện dịch vụ tư vấn công nghệ cao trong nông nghiệp; dịch vụ cung ứng vật tư, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm; + Thực hiện dịch vụ dân sinh. - Tham gia các hoạt động đào tạo lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
  • 14. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 14 Chương II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar I.1. Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý Xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, thuộc phía Tây Bắc của tỉnh Đắk Lắk với hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi như: Tỉnh lộ 8, đường DT 6 nối liền với Quốc lộ 14 và Quốc lộ 29. Tiếp giáp với Cảng hàng không Buôn Ma Thuột và Thành phố Buôn Ma Thuột là cơ hội tốt cho hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật của khu sau này. Về mặt địa lý Khu NNƯDCNC Cư M’gar có ranh giới như sau: - Phía Tây giáp khu dân cư của xã Ea Kpam và đường liên xã Ea Kpam - Cư Dliê Mnông. - Phía Bắc, Nam và Đông giáp các lô đất cao su thuộc nông trường cao su Cư M'gar.  Đặc điểm địa hình, địa chất, đất đai * Địa hình: có địa hình bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 500- 600m, hướng địa hình cao dần từ Tây Nam về Đông, Đông Bắc, khu vực trung tâm xã có độ cao khoảng 540m. Đây cũng là một trong những thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, phát triển KT - XH của xã mà các xã khác trong huyện không có. * Địa chất: Trong bản chú giải bản đồ địa chất và khoáng sản, Khu vực nghiên cứu phân bố trên mẫu chất bazan. * Đất đai: Theo kết quả điều tra đất trên bản đồ tỷ lệ 1/2.000 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2017, Khu nghiên cứu có diện tích 105,5ha, chiếm 10,33% diện tích tự nhiên (DTTN) của xã Ea Kpam, gồm có 1 loại đất duy nhất là đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk). Kết quả phân tích đất tại Khu vực nghiên cứu cho thấy: đất có phản ứng rất chua đến chua (pHKCl từ 4,27 - 5,42), hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số từ rất nghèo đến trung bình (OM: 0,23 - 1,5% và N: 0,02 - 0,11%). Hàm lượng lân, kali tổng số và dễ tiêu trong đất trung bình. Cation trao đổi và CEC thấp. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (hàm lượng sét <10%).
  • 15. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 15 Loại đất này rất giàu dinh dưỡng, có tầng dày thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.. Hàm lượng As, Cu, Pb, Zn và Cd trong đất tại Khu vực nghiên cứu đều đạt ngưỡng an toàn cho phép. Đất không bị ô nhiễm kim loại nặng.  Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn * Khí hậu Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng cho khí hậu của vùng Cao nguyên Nam Trung Bộ, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung lượng mưa tới 85% lượng mưa cả năm, tổng lượng mưa trung bình năm là 1.560 - 1.900mm; lượng bốc hơi bình quân năm là 1.050 - 1.080mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể chiếm khoảng 19% lượng mưa cả năm và thường bị khô hạn vào cuối mùa khô, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất gây nhiều khó khăn cho đời sống của nhân dân. Nền nhiệt độ tương đối cao đều trong năm, biên nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. - Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành trong vùng từ tháng 5 đến tháng 9 là hướng Tây - Tây Nam, từ tháng 11 đến tháng 4 hướng gió Đông - Đông Nam. Hướng gió Tây thịnh hành quan trắc được tại trạm Buôn Ma Thuột chiếm tần suất 50 - 55% trong các tháng mùa hạ (6,7,8). Trong các tháng mùa đông (11, 12, 1) gió Đông thịnh hành, chiếm tần suất 60 - 70%. - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của huyện Cư M’gar từ 21- 24o C, nền nhiệt độ chung của toàn vùng nói chung là đồng đều. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn, chỉ khoảng từ 5 – 6o C; nhiệt độ trung bình thấp nhất thường là vào tháng 12 và tháng 1 (19,0o C); nhiệt độ trung bình cao nhất thường vào tháng 4 và tháng 5 (26,5o C). - Chế độ mưa: Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, lượng mưa chiếm xấp xỉ 85% lượng mưa của cả năm. Mùa khô (mưa ít) kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ có những cơn mưa nhỏ rải rác vào khoảng thời gian đầu và cuối, còn trong suốt cả mùa khô hầu như không có mưa, thời kỳ giữa mùa khô vào tháng 1 - 3 thường xuyên không có mưa, lượng mưa mùa khô chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa năm. - Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình khoảng 2.200 - 2.600 giờ/năm. Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất (cuối mùa khô) và đạt tới 260 - 300giờ/tháng;
  • 16. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 16 khoảng 9,8giờ/ngày. Tháng có số giờ nắng ít nhất thường vào tháng giữa mùa mưa và chỉ đạt khoảng 105giờ/tháng; khoảng 3,5giờ/ngày. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình nhiều năm của vùng nghiên cứu dao động từ 81 - 85%, theo quy luật tăng theo độ cao. Biến trình của độ ẩm không khí trùng với biến trình của lượng mưa năm và ngược với biến trình của nhiệt độ trong năm. Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%; tháng có độ ẩm thấp nhất từ tháng 2 - 4 là 57% và cao nhất từ tháng 8 - 11 là 90%. * Thuỷ văn: Nguồn nước cung cấp cho khu vực nghiên cứu chủ yếu là nước mặt: - Suối Ea H’Ding: Là ranh giới phía bắc với xã Ea Tar và phía Tây Bắc với xã Ea H’Ding; đây là đoạn đầu của nguồn suối; suối chảy theo hướng từ Đông sang Tây (ranh giới với xã Ea Tar) và hướng Đông Bắc - Tây Nam (ranh giới với xã Ea H’Ding); - Suối Ea Kpal: Là suối đặc trưng mang tên xã, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam; suối bắt nguồn từ xã Cư Dliê M’Nông ở phía Đông Bắc; hợp lưu với suối Ea H’Ding ở phía Tây của xã Ea Kpam; - Suối Ea Tul: Đây là suối lớn trên địa bàn huyện Cư M’gar, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam; suối bắt nguồn từ xã Ea Tul ở phía Đông; là ranh giới phía Đông Nam giữa 2 xã Ea Kpam và Ea Tul; đồng thời là một phần ranh giới phía Nam giữa xã Ea Kpam và xã Quảng Tiến; hồ Buôn Jông được xây dựng tại vị trí hợp lưu giữa suối Ea Tul với suối Ea Mur - Suối Ea Mur: Có 2 nhánh bắt nguồn từ xã Ea Tul ở phía Đông giữa 2 xã Ea Kpam và xã Ea Tul; chảy theo hướng Bắc - Nam tạo hợp lưu với suối Ea Tul tại ranh giới với xã Quảng Tiến ở phía Nam; Ngoài ra, trên địa bàn khu vực còn có hệ thống các hồ như hồ Buôn Joong, hồ Rôti và hồ Xima trên khu vực 104 ha thuộc xã Ea K’pam; các hồ như hồ Buôn Lang 1, Buôn Lang 2, hồ Đội 4, hồ Buôn Sút trên khu vực 108 ha thuộc thị trấn Ea Pôk Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có công trình, dự án nào nghiên cứu, khảo sát về trữ lượng nước ngầm trong khu vực nghiên cứu. Qua kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại nhà dân gần khu vực dự án cho thấy người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt, chất lượng khá tốt.
  • 17. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 17 Nguồn nước phục vụ sản xuất trong vùng dự án được lấy từ hồ Buôn Joong, hồ Rôti và hồ Xima qua hệ thống mương cấp 2 và mương nội đồng đã được kiên cố hóa, chưa bị ô nhiễm nên có thể khai thác để cấp nước sản xuất cho Khu NNƯDCNC.  Hiện trạng cảnh quan, môi trường và các hệ sinh thái Khu vực nghiên cứu là đất trồng cao su của nông trường Cao su CưM’gar đã có hệ thống thoát nước mưa. Nước mưa được thoát ra ở những điểm mương rãnh rồi theo kênh mương lớn ra suối. Hệ thống thoát nước là rãnh xây dọc trục tuyến đường trung tâm, kích thước 1.200 x 1.200 mm. I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội  Thực trạng kinh tế: Hoạt động kinh tế trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là nông nghiệp với cây trồng chính là cao su giai đoạn thanh lý.  Về xã hội: Trong quá trình khảo sát thực địa xây dựng Đề án đã xác định khu vực nghiên cứu là đất trồng cao su của 66 công nhân thuộc Nông trường Cao su Cư M’gar.  Về sử dụng đất Hiện trạng sử dụng đất của Khu vực nghiên cứu được tổng hợp dựa trên kết quả điều tra khảo sát thực địa, bản đồ địa chính và bản đồ kiểm kê đất đai của xã EaKpam năm 2017 như sau: Bảng: Hiện trạng sử dụng đất Khu vực nghiên cứu STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 100,8 95,6 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 100,8 95,6 - Đất trồng cây lâu năm CLN 100,8 95,6 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 4,7 4,4 2.1 Đất giao thông DGT 4,7 4,4 Tổng diện tích 105,5 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2076) Tổng diện tích tự nhiên của Khu là 105,5 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích 100,8 ha, chiếm 95,6% DTTN là đất trồng cao su đã thanh lý và đất phi nông nghiệp 4,7 ha, chiếm 4,4% DTTN là đất giao thông của 04 lô cao su. Hiện trạng sử dụng đất cho thấy, khu vực dự kiến thành lập Khu NNƯDCNC là khả thi.
  • 18. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 18  Về cơ sở hạ tầng * Giao thông: Trong Khu vực nghiên cứu có các tuyến đường lô cao su với tổng chiều dài 750 m, đường đất, mặt đường rộng 6m. Như vậy, về giao thông cơ bản đáp ứng yêu cầu ban đầu cho hoạt động của Khu. * Thủy lợi: Hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn xã tương đối hoàn chỉnh khi xây dựng Khu sẽ bố trí trạm cấp nước và hệ thống ống dẫn nước từ hồ Buôn Joong vào khu vực dự án. * Cấp điện: Hiện tại có 01 trạm biến áp trung thế gần khu đất công suất 180 KVA, với đường dây hạ thế đạt chuẩn. * Cấp nước Hệ thống nước sạch trên địa bàn xã hiện nay đã có. Kết quả phân tích mẫu nước tại Khu vực nghiên cứu cho thấy tất cả mẫu nước bảo đảm an toàn. I. 3. Đánh giá chung các điều kiện dự án a. Thuận lợi Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar trên địa bàn của xã Ea Kpam, một trong những xã trọng điểm nông nghiệp của huyện Cư M’gar với sản xuất cao su, cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng và chăn nuôi phát triển tốt theo hướng hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phát triển ổn định, là bộ mặt trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa các xã phía Bắc của huyện Cư M’gar với các huyện khác của tỉnh Đắk Lắk và các vùng lân cận. Lực lượng lao động dồi dào, nhân dân có truyền thống đoàn kết, cần cù lao động được Đảng và nhà nước quan tâm với nhiều chính sách đầu tư phát triển thuận lợi cho việc hình thành Khu NNƯDCNC. b. Hạn chế Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, xã FaKpam cũng gặp không ít những khó khăn đó là: - Do sản xuất nông nghiệp theo kiểu truyền thống, cùng với thời tiết diễn biến phức tạp (hạn hán, ngập úng) làm phát sinh dịch bệnh trên cây trồng và chăn nuôi nên giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác còn thấp. Dịch vụ tuy đã phát triển nhưng còn mang tính nhỏ lẻ. Chính vì vậy, đời sống của nhân dân vẫn ở mức thấp.
  • 19. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 19 - Hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, hạ tầng xã hội còn thiếu một số công trình quan trọng như: dường giao thông, khu thu gom rác tập trung,... - Hệ thống giao thông trục xã, thôn bản mặt cắt nhỏ, chủ yếu là đường đất gây khó khăn cho đi lại sinh hoạt, sản xuất, giao lưu, trao đổi hàng hóa. - Nguồn lao động dồi dào nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp nên việc sắp xếp lao động gặp không ít khó khăn, chủ yếu là lao động phổ thông. I.4. Khái quát thực trạng ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp a. Hiện trạng cơ sở khoa học công nghệ, nghiên cứu chuyển giao công nghệ * Tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk là trung tâm đào tạo lớn của vùng Tây Nguyên. Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 trường đại học, 5 trường cao đẳng nghề và cao đẳng chuyên nghiệp, trung học chuyên nghiệp và trường nghề. Hàng năm đào tạo khoảng trên 12.550 người thuộc các hệ nghiên cứu sinh, thạc sỹ, đại học, cao đẳng, trung cấp, nghề dài hạn, ngành nghề đào tạo thuộc các nhóm kỹ thuật, nông - lâm, kinh tế - tài chính, y dược, văn hóa, ... Trên địa bàn tỉnh có 03 Viện nghiên cứu, trong đó có 02 Viện thuộc Bộ Nông nghiệp (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên) và 01 Viện thuộc Đại học Tây Nguyên (Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường); 9 tổ chức KH&CN (06 tổ chức KH&CN công lập và 03 tổ chức KH&CN ngoài công lập) và 03 phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt tiêu chuẩn LAS, VILAS như: Phòng thí nghiệm Trung tâm Quan trắc và công nghệ môi trường- VILAS 154, Phòng kiểm nghiệm của Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường (phù hợp ISO/IEC 17025:2005, được trang bị hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử, máy sinh hóa tự động 86 chỉ tiêu; hệ thống xét nghiệm I-ốt niệu), Phòng đo lường thử nghiệm của Trung tâm Kiểm định Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở KH&CN tỉnh Đắk Lắk: Đo lường xăng dầu, công tơ điện, đo dung tích, lưu lượng, điện tim, đồng hồ cấp nước, kiểm định các loại cân, kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về lao động, các thiết bị đo an toàn bức xạ hạt nhân. Phòng nuôi cấy mô tế bào và phòng sản xuất giống cây trồng của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN.
  • 20. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 20 Kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN của tỉnh giai đoạn 2010 - 2016 có xu hướng tăng, nhưng chỉ đạt khoảng 0,7% tổng chi ngân sách. Hàng năm, tỉnh đã dành khoảng 50 - 55% kinh phí sự nghiệp KH&CN cho hoạt động nghiên cứu phát triển và đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Giai đoạn 2010 - 2017, UBND tỉnh phê duyệt cho triển khai là 105 đề tài/ dự án. Trong đó, 84% tổng số đề tài/dự án là các dự án ứng dụng KH&CN, dự án sản xuất thử nghiệm thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn chỉ chiếm 16% tổng số đề tài/dự án. b. Thực trạng ứng dụng KHCN trong nông nghiệp Việc ứng dụng khoa học công nghệ đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp; thúc đẩy chuyển dịch từ nông nghiệp sản xuất truyền thống, tự cung tự cấp sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2010 đến nay, được sự hỗ trợ của Bộ NN&PTNT và sự cộng tác, phối hợp có hiệu quả của các Viện nghiên cứu - Trường Đại học trên địa bàn (Viện KHKTNLN Tây Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu Đất phân bón và Môi trường Tây Nguyên, Đại học Tây Nguyên,...), công tác nghiên cứu và chuyển giao KHCN vào sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cụ thể, trên lĩnh vực trồng trọt, đã xây dựng mô hình trồng thâm canh một số giống cà phê mới theo quy trình VietGAP, mô hình trồng một số giống lúa thuần chất lượng cao, mô hình thâm canh giống ngô mới, sản xuất giống cây trồng sạch bệnh, năng suất, chất lượng tốt, phát triển sản phẩm có lợi thế của địa phương như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, cây ăn quả, cây dược liệu, lúa đặc sản… đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp. Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cà phê từ năm 2010 ở xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, kiểm soát độ ẩm đất, năng suất tăng từ 1,6 tấn/ha năm 2009 lên 2,6 tấn/ha năm 2010 và 4 tấn/ha năm 2011, giảm 20 công lao động/năm và tiết kiệm 40% lượng nước tưới. Ứng dụng thành công chế phẩm phân bón lá NUCAFE tăng năng suất 5 - 30% và tỷ lệ hạt loại 1 tăng từ 5 - 10%. Áp dụng quy trình trồng, chăm sóc và bảo vệ thực vật đối với vườn cao su. Qua khảo sát một số hộ trồng cao su ở huyện cho thấy: có tới 35% số hộ trồng cao su vào nửa cuối mùa mưa, 67% hộ sử dụng phương pháp trồng bầu để tiết kiệm chi phí giống và 91% số hộ không bón lót phân hữu cơ khi trồng.
  • 21. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 21 Sử dụng thuốc theo tiêu chuẩn 4 đúng: đúng liều lượng, đúng thời gian phun, đúng thời điểm phun và đúng đối tượng gây hại cho cây hồ tiêu, sử dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) cho cây điều và sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo mộc cho cây rau. Song song với đó, ngành đã áp dụng các biện pháp canh tác kết hợp phòng trừ bệnh hại, sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học trong quy trình sản xuất các nông sản, ứng dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP giúp nông dân tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông sản an toàn. Nhờ áp dụng giống mới và biện pháp canh tác tiên tiến đã tăng năng suất và giá trị cây trồng. Lĩnh vực chăn nuôi, thực hiện tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng trên đàn bò và tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho gia cầm hai đợt trong năm. Tuyên truyền kỹ thuật chăm sóc và phòng chống các dịch bệnh thường gặp để người chăn nuôi chủ động khi bệnh dịch xảy ra. Cải tạo đàn trâu bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, chăn nuôi gà thịt an toàn theo quy trình VietGAP, lai tạo giống, truyền giống đưa tỷ lệ bò lai sind đạt 35%, lợn nái ngoại, lợn nái lai đạt 43%. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, ngành đã triển khai thực hiện nghiên cứu khả năng thích nghi của cá Tầm và cá Hồi, hướng dẫn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất giống và nhập các giống cá mới để hoàn chỉnh cơ cấu đàn, nâng cao chất lượng đàn cá giống bố mẹ trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ biogas xử lý chất thải kết hợp chạy máy phát điện, ứng dụng công nghệ EM (vi sinh vật hữu hiệu) xử lý môi trường trang trại chăn nuôi; sử dụng phân bón hữu cơ cho cà phê trên địa bàn tỉnh,… Bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng KHCN trong nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại. Trong đó, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành của tỉnh trong việc triển khai ứng dụng KHCN trong nông nghiệp còn hạn chế và hiệu quả chưa cao. Đồng thời, chưa tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu - ứng dụng - nhân rộng sản xuất - kinh doanh; giữa Nhà nước - khoa học - doanh nghiệp - người dân. Thêm vào đó, tỉnh vẫn chưa xây dựng và hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn sản xuất theo chuỗi, chủ yếu vẫn sản xuất phân tán; các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch chưa nhiều, quy
  • 22. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 22 mô nhỏ, chưa có nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Công tác tuyên truyền phổ biến và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Song song với đó, thị trường KHCN của tỉnh vẫn còn hạn hẹp, nhiều doanh nghiệp chậm đổi mới công nghệ sản xuất, chủ yếu do khó khăn về tài chính. Nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, không đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh thấp. Bên cạnh đó, việc xã hội hóa kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nước. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trên các lĩnh vực. Cụ thể, về lĩnh vực trồng trọt, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng KHCN nhằm tăng năng suất và đảm bảo nâng cao chất lượng, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, tập trung vào việc nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng chủ lực như: cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả (bơ và sầu riêng), cao su, điều, lúa, ngô có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh. Về bảo vệ thực vật, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng quản lý sâu bệnh tổng hợp, gắn với quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chọn giống và quy trình canh tác tổng hợp theo từng loại cây trồng. Trên lĩnh vực chăn nuôi, thú y, tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến, sử dụng thức ăn chăn nuôi, xử lý môi trường chăn nuôi; ứng dụng thiết kế mẫu chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ, gia trại, trang trại; dây chuyền công nghệ giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi; quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; nghiên cứu vắc xin, thuốc thú y, hóa chất khử trùng tiêu độc, chế phẩm sinh học và quy trình phòng chống dịch bệnh đảm bảo chăn nuôi an toàn. Về thủy sản, ứng dụng tiến bộ về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, quy trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng; quy trình quản lý, quy trình kỹ thuật sản xuất thủy sản hàng hóa đối với hồ chứa thủy lợi. Về lâm nghiệp, phát triển các giống cây lâm nghiệp sinh trưởng nhanh, cây bản địa làm gỗ lớn, cây lâm sản làm gỗ có giá trị, sức cạnh tranh cao, cây dược liệu, quy trình công nghệ chế biến gỗ.
  • 23. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 23 I.5. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư M’gar đến năm 2020, tầm nhìn 2030 a. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk được nêu tại Nghị quyết số 137/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Cụ thể như sau: - Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng sản lượng, chất lượng hàng hóa xuất khẩu. - Phát triển hài hòa giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên ha đất nông nghiệp. - Phấn đấu đạt giá trị sản xuất nông nghiệp 54 - 55 triệu đồng/ha canh tác vào năm 2020. - Về trồng trọt: các cây trồng nông nghiệp chủ yếu của tỉnh vẫn là cây công nghiệp dài ngày có giá trị hàng hóa xuất khẩu như cà phê, cao su, điều, ca cao, hồ tiêu, cây ăn quả; cây công nghiệp ngắn ngày có tiềm năng như mía, lạc, đậu tương; cây lương thực chủ yếu là lúa nước và ngô lai, rau, đậu, thực phẩm. - Về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: đầu tư phát triển ngành chăn nuôi, thủy sản để trở thành ngành kinh tế hàng hóa. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản trong cơ cấu nông, lâm nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp – nông thôn. - Về lâm nghiệp: có kế hoạch bảo vệ và khai thác rừng hợp lý, bảo đảm tái sinh rừng, khai thác rừng gắn với việc trồng rừng, bảo đảm thực hiện mục tiêu về độ che phủ của rừng. b. Định hướng phát triển nông nghiệp huyện CưM’gar Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của HĐND huyện về phát triển nông nghiệp, đã định hướng phát triển ngành nông nghiệp huyện đến năm 2020 như sau:
  • 24. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 24 - Phát triển nông nghiệp gắn với thị trường, kết hợp phát triển công nghiệp- dịch vụ, nhất là công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ. - Tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường; thu hút đầu tư các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, mà đặc biệt là công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ. - Giá trị ngành nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 4.750 tỷ đồng, tăng 3 - 4%. Cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm từ 46 - 47%; - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển nông nghiệp cao, bền vững; sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ cà phê giống trồng tái canh giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, trên đàn gia súc, gia cầm; xây dựng phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tổ chức tổng kết đánh giá hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ. - Tăng cường kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới ở cơ sở; Tiến hành rà soát, đánh giá kết quả từng tiêu chí, xác định kế hoạch, lộ trình tiếp tục đầu tư; thực hiện có chất lượng từng tiêu chí còn lại. - Tăng cường công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tổ chức tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. Theo dõi, kiểm tra việc trồng rừng, trồng cây phân tán theo kế hoạch. II. Quy mô sản xuất của dự án. II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường - Định hướng chiến lược tiêu thụ 1. Đánh giá nhu cầu thị trường 1.1 Đánh giá nhu cầu thị trường rau – quả. Với những kết quả đạt được trong năm 2015 vừa qua, trong đó nổi bật là khoảng 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, cùng với việc thâm nhập được một số thị trường “khó tính” trên thế giới, ngành rau quả Việt Nam đang được nhiều
  • 25. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 25 chuyên gia dự báo là sẽ có cơ hội và tiềm năng để vươn lên xuất khẩu ấn tượng trong năm 2016. Dự báo được đưa ra không chỉ dựa trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm qua của ngành rau quả Việt Nam, mà cả từ nhu cầu tiêu thụ của không ít thị trường vốn được coi là khó tính, như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Liên minh Châu Âu (EU). Tính chung đến năm 2015, các mặt hàng rau, quả của Việt Nam đã được xuất khẩu đến trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có 10 thị trường chủ lực, gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Indonesia, Hà Lan, Thái Lan và Singapore. Đây là một trong số không nhiều các mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt được con số ấn tượng trong xuất khẩu, với khoảng 2 tỷ USD trong năm 2015. Dù số lượng và kim ngạch xuất khẩu chưa lớn nhưng theo các chuyên gia, trong bối cảnh các mặt hàng nông sản khác sụt giảm mạnh về kim ngạch xuất khẩu trong năm qua, thì đây là tín hiệu vui, mang lại tiềm năng và cơ hội cho ngành rau quả Việt Nam vươn lên, đạt kết quả ấn tượng trong năm 2016. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, hiện các nước nhập khẩu chỉ còn sử dụng 2 hàng rào kỹ thuật là an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Nếu đáp ứng được 2 hàng rào này thì Việt Nam có khả năng cạnh tranh để xuất khẩu đi các nước. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, đặc biệt trong năm 2016, với việc Việt Nam trở thành thành viên Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thành viên cộng đồng kinh tế ASEAN, càng tạo cơ hội và tiềm năng cho ngành rau quả vươn lên. Theo ước tính, tổng dung lượng của thị trường rau quả thế giới hàng năm khoảng 240 tỷ USD. Riêng 11 quốc gia thành viên Đối tác xuyên Thái Bình Dương hàng năm nhập khẩu tới hơn 50 tỷ USD hàng rau, củ quả. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mặc dù có nhiều cơ hội và tiềm năng nhưng ngành rau quả Việt Nam đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Trong đó, rào cản lớn nhất hiện nay là tình trạng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng trên rau, quả vẫn còn phổ biến như: ruồi đục quả, dư lượng thuốc sâu, hàm lượng kim loại nặng, chất lượng bao bì… còn hạn chế. Để nâng cao kim ngạch
  • 26. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 26 xuất khẩu rau quả, giải pháp quan trọng là cần tổ chức lại sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ cao, quy mô lớn, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đối với lĩnh vực rau, quả quan trọng nhất là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Muốn hội nhập sâu, rõ ràng chất lượng phải được nâng lên. Muốn chiếm được thị trường trong nước cũng phải nâng cao chất lượng. Cho nên, nhiệm vụ hàng đầu đối với ngành rau quả đó là chất lượng, trong đó là chất lượng an toàn thực phẩm để tạo ra chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng của chất lượng an toàn thực phẩm. a. Những thuận lợi. Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, nhưng mức cung chỉ tăng 2,8%/năm. Mức độ chênh lệch này phản ánh sự thiếu hụt, mất cân đối giữa cung và cầu về rau trên thị trường thế giới. Đây cũng là một cơ hội rất tốt nếu chúng ta tìm hiểu và đầu tư khai thác vào thị trường này. Trong những năm gần đây, xuất khẩu rau sang thị trường Nga, Trung Quốc và Indonesia tăng khá mạnh. Về thị trường xuất khẩu: Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng rau của nước ta đều tăng ổn định. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều tăng khá mạnh. Năm thị trường đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả nói chung của nước ta trong những năm gần đây là Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Indonesia.
  • 27. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 27 b. Những khó khăn. Ở nước ta rau - quả là một trong những ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn nhưng hiện trạng xuất khẩu rau của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do chi phí vận chuyển tăng cao, phương tiện vận chuyển và bảo quản còn nhiều yếu kém gây ảnh hưởng đến chất lượng và tiêu chuẩn, giá thành không có tính cạnh tranh, không đủ khối lượng cung ứng theo yêu cầu, không có thương hiệu, chất lượng không cao và không đồng đều, phương thức thanh toán không linh hoạt… Việc Trung Quốc và Thái Lan vừa ký hợp đồng hợp tác thương mại, thực hiện thuế xuất nhập khẩu bằng 0 cho rau quả Thái Lan, đã gây khó khăn lớn cho ngành rau quả Việt Nam vì không thể cạnh tranh bằng giá cả và chất lượng. Để khắc phục khó khăn trên các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này đang tăng cường và mở rộng các thị trường tiềm năng như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp, Mỹ, Đức, nhằm giúp hạn chế phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và gia tăng kim ngạch xuất khẩu. 1.2. Đánh giá nhu cầu thị trường dược liệu Theo tổ chức y tế thế giới WHO, 80% dân sốthế giới nằm ở khu vực các nước đang phát triển sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên như một lựa chọn hàng đầu trong việc phòng và chữa bệnh. Với số dân lớn nên nhu cầu sử dụng thuốc hiệu quả cao ngày càng tăng. Nhu cầu về sử dụng thuốc trên thế giới rất lớn, cả về số lượng và chất lượng. Đây đang là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển nói riêng và nhân loại nói chung. Cho đến nay, thực vật vẫn là nguồn nguyên liệu chính trong phát triển các loại thuốc mới trên thế giới. Các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên chiếm tới
  • 28. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 28 50% tổng số dược phẩm đang được sử dụng trong lâm sàng, trong đó khoảng 25% tổng số thuốc có nguồn gốc từ thực vật bậc cao. Trong số 20 thuốc bán chạy nhất trên thế giới, có 9 sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỷ đô la. Theo ước tính, doanh số thuốc từ cây thuốc và các sản phẩm của nó đạt trên 100 tỷ đô la/năm. Các công ty dược phẩm lớn trên thế giới cũng đã trở lại quan tâm đến việc nghiên cứu tìm kiếm các hoạt chất sinh học từ thảo dược và sau đó là phát triển nó thành thuốc chữa bệnh. Sự kết hợp với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đem lại hiệu quả cao hơn cho việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền, cho quá trình tìm và phát triển thuốc mới. Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người. Nằm trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao. Theo ước tính Việt Nam có khoảng trên 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4-5% tống số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài thực vật bậc cao đã biết ở châu Á. Trong số này, có khoảng 4.000 loài thực vật và 400 loài động vật được dùng làm thuốc. a) Thị trường thế giới Như đã phân tích phí trên cho thấy thị trường thuốc của thế giới là rất lớn. Xu hướng sử dụng thuốc phòng và chữa bệnh có nguồn gốc từ dược liệu đang trở thành nhu cầu ngày càng cao trên thế giới. Với những lí do: thuốc tân dược thường có hiệu ứng nhanh nhưng hay có tác dụng phụ không mong muốn; thuốc thảo dược có hiệu quả chữa bệnh cao, ít độc hại và tác dụng phụ. Ước tính nhu cầu dược liệu trên Thế giới: 15 tỷ USD/năm, riêng Mỹ là 4 tỷ USD/năm, châu Âu là 2, 4 tỷ USD/năm, Nhật bản là 2,7 tỷ USD/năm, các nước Châu Á khác khoảng 3 tỷ/USD năm. Một số dược liệu được ưa chuộng trên thị trường Mỹ như: Sâm Mỹ, Sâm Triều Tiên, Đương quy, Lô hội, ma hoàng, Valeriana, Bạch quả, tỏi, gừng,.... Các thị trường lớn tiêu thụ dược liệu : Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Thuỵ Sỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Sin gapo, ấn độ, Nhật Bản. Một trong những nước xuất khẩu nhiều dược liệu gồm Trung Quốc: 2 tỷ USD/năm, Thái Lan : 47 triệu USD/năm. b) Thị trường trong nước
  • 29. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 29 Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người. Nằm trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao. Theo ước tính Việt Nam có khoảng trên 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4-5% tống số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài thực vật bậc cao đã biết ở châu Á. Trong số này, có khoảng 4.000 loài thực vật và 400 loài động vật được dùng làm thuốc. Thế nhưng, các thuốc này mới chủ yếu được sử dụng trong y học cổ truyền và y học dân gian Việt Nam. Hiện nay, các công ty dược phẩm của Việt Nam đã và đang phát triển sản xuất thuốc từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, tức là Dược liệu. Đã có nhiều công ty phát triển rất tốt. Sự phát triển này đã góp phần giúp chúng ta tự cung cấp được trên 40% nhu cầu sử dụng thuốc của đất nước, giúp giảm giá thành các loại thuốc sử dụng cho việc phòng và điều trị bệnh tật, đồng thời cũng tạo ra nhiều công ăn cho nhân dân. Theo số liệu điều tra cơ bản nguồn dược liệu toàn quốc của Viện Dược Liệu-Bộ Y Tế (2003) Việt Nam có 3.830 loài thực vật làm thuốc chiếm khoảng 36% số thực vật có mặt ở Việt Nam. Trong dự án “ Quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2020 “ với nội dung quy hoạch,sản xuất dược liệu và xây dựng các vùng dược liệu chuyên canh nhằm đạt các mục tiêu chính sau: - Đáp ứng nhu cầu 20.000 - 30.000 tấn dược liệu/năm từ cây thuốc cho Y học cổ truyền và 10.000 đến 15.000 tấn dược liệu cho công nghiệp chế biến thuốc đông dược. - Sản xuất trong nước cung ứng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh cho cộng đồng chủ yếu từ dược liệu - phải đạt 70% giá trị thuốc sử dụng (hiện mới đạt 20 - 30%). - Tăng nhanh khối lượng sản phẩm xuất khẩu từ dược liệu trong nước, mục tiêu xuất khẩu 30.000 tấn/năm, đạt giá trị khoảng 100 triệu USD/năm. Từ những phân tích trên, đồng thời mức sống người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu về nâng cao sức khỏe trong việc sử dụng thực phẩm chức năng hứa hẹn một tương lai tốt cho ngành dược. Chính vì vậy để tiếp cận thị trường một cách chủ động, Công ty chúng tôi ngoài việc kế thừa kinh nghiệm và thành quả hoạt động của mình. Khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi sẽ có kế hoạch nhân sự cụ thể để phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, cung cấp cho thị trường.
  • 30. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 30 1. Nấm Linh Chi đỏ 2. Đinh lăng 1.3 Xu hướng của du lịch trải nghiệm Trên thế giới hình thức "du lịch trải nghiệm" này được được khai thác và phát triển khá lâu. Trong nhiều năm trở lại đây hình thức du lịch hấp dẫn này cũng đang trở thành xu thế không chỉ của các bạn trẻ mà còn dành cho các gia đình ở mọi lứa tuổi. Theo chia sẻ của các hướng dẫn viên du lịch thì du khách đi du lịch theo hình thức du lịch trải nghiệm thích thú và lựa chọn nhiều hơn cả. Vì du khách không chỉ được đến những địa điểm mới với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà du khách còn được quan sát ở cự ly gần, được trực tiếp hòa mình vào đời sống của người dân địa phương thông qua các hoạt động lao động như: bắt cá, làm bánh, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch hoa màu và thậm chí là nấu ăn..., ngủ nghỉ tại nơi khám phá. Những chuyến đi như vậy thực sự mang lại những trải nghiệm vô cùng khó quên đối với tất cả mọi người. Loại hình du lịch trải nghiệm này được nhiều người yêu thích cũng bởi vì đi du lịch mà không bị gò bó theo một chương trình
  • 31. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 31 khép kín hay đơn thuần là nghỉ dưỡng, ngủ và nghỉ như đi Tour du lịch truyền thống. Không điều gì có thể tuyệt vời hơn khi bản thân chúng ta được nhìn, được ngắm, được cầm, nắm, được tận mắt chứng kiến và kiểm chứng mọi thứ. Và đặc biệt du lịch trải nghiệm còn mang đến cho du khách, đặc biệt là các lứa tuổi học trò những bài học bổ ích mang lại, từ những hoạt động dân dã, mang đến sự gần gũi với cuộc sống bình yên trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay. 2. Định hướng chiến lược tiêu thụ - phát triển sản phẩm của công ty Từ nhu cầu đã phân tích ở trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy thị trường tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của dự là rất lớn. Theo định hướng chiến lược, Công ty TNHH XXX Đắk Lắk dự kiến tiêu thụ 40% sản lượng trong nước và 60% nước ngoài. Nông sản đảm bảo các tiêu chí, quy chuẩn để cung cấp cho các hệ thống chuỗi siêu thị lớn như Big C, Coopmart và vươn ra xuất khẩu các thị trường quốc tế. Trong tương lai, khi nguồn nguyên liệu ổn định, công ty cũng định hướng xây dựng nhà máy chế biến trên diện tích đất khác thuộc khu vực Cư M’gar để nâng cao chuỗi giá trị nông sản, dược liệu. Bên cạnh đó, công ty cũng tiến hành thu mua nguồn nguyên liệu từ nông dân trên địa phương. Việc thu mua nguyên liệu này được thực hiện thông qua hợp đồng liên kết sản xuất theo từng loại sản phẩm phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp. Bằng việc thực hiện hợp đồng này, nông dân sẽ được hỗ trợ đầu vào và các dịch vụ sản xuất, tiếp cận tín dụng, tiến bộ kỹ thuật; ổn định thị trường đầu ra, giá cả được bảo đảm; thông qua thực hiện hợp đồng, nông dân nâng cao được ý thức trong sản xuất hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm Về phía doanh nghiệp sẽ chủ động nguồn nguyên liệu chất lượng cao và ổn định, có điều kiện giám sát chất lượng ngay từ đầu vào, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, giảm giá thành sản xuất. II.2. Quy mô đầu tư của dự án. Diện tích đất thực hiện dự án : 105,5ha. Gồm các hạng mục như sau: TT Nội dung Diện tích (m²) I.1 Khu sản xuất chính 897.500 1 Khu trồng cây ăn quả 336.000 1.1 Cherry 150.000 1.2 Sầu riêng 56.000
  • 32. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 32 TT Nội dung Diện tích (m²) 1.3 Chanh leo 80.000 1.4 Bưởi da xanh 50.000 2 Khu nhà kính sản xuất 320.000 2.1 Dưa các loại ( dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc, dưa vân lưới các loại) 100.000 2.2 Dâu tây Nhật Bản 110.000 2.3 Rau các loại 110.000 3 Khu nuôi trồng các loại dược liệu 220.000 3.1 Nấm linh chi đỏ 10.000 3.2 Đông trùng hạ thảo 10.000 3.3 Đinh lăng 100.000 3.4 Tam thất Bắc 100.000 4 Khu đặt hệ thống tưới và phân bón tự động 1.500 5 Khu xử lý chất thải rắn 20.000 I.2 Khu dịch vụ tổng hợp 52.518 1 Khu văn phòng điều hành 28.518 2 Khu đào tạo, chuyển giao công nghệ, trình diễn và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 14.000 3 Khu nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm và trình diễn mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 10.000 I.3 Giao thông tổng thể 104.982 III. Nhu cầu sử dụng đất . III.1. Địa điểm xây dựng- Hình thức đầu tư: 1. Địa điểm xây dựng Dự án đầu tư “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar” tại Ea K’Pam, Huyện Cư M’Gar – tỉnh Đắk Lắk. + Phía Đông giáp xã Ea Tul và Ea Drơng; + Phía Tây giáp xã Ea H’Đing và xã Cư M’Gar; + Phía Bắc giáp xã Ea Tar và xã Cư Đliê M’nông. + Phía Nam giáp thị trấn Quảng Phú; Thửa đất có số hiệu: 1, 2, 8, 10, 12, 17 thuộc tờ bản đồ địa chính số 13. Bản
  • 33. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 33 đồ tỷ lệ 1/10000 xã Ea K’pam, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắc Lắk. 2. Hình thức đầu tư. Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới. III.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất: - Hiện trạng sử dụng đất: Đất nông nghiệp trồng cây công nghiệp dài ngày do Doanh nghiệp nhà nước quản lý. - Nguồn gốc sử dụng đất: Đất Cao su hết chu kỳ khai thác, đã già cỗi, thanh lý bàn giao lại cho tỉnh để đầu tư dự án mới. - Hiện trạng giao thông: Tiếp giáp với tỉnh lộ 8, được xây dựng hoàn chỉnh, cách thành phố Buôn Ma Thuột 20km. - Hiện trạng cấp điện: Có tuyến đường điện trung thế đi qua. - Hiện trạng cấp thoát nước: Chưa được đầu tư. III.3 Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất của dự án TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ I.1 Khu sản xuất chính 897.500 85,07% 1 Khu trồng cây ăn quả 336.000 31,85% 1.1 Cherry 150.000 14,22% 1.2 Sầu riêng 56.000 5,31% 1.3 Chanh leo 80.000 7,58% 1.4 Bưởi da xanh 50.000 4,74% 2 Khu nhà kính sản xuất 320.000 30,33% 2.1 Dưa các loại ( dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc, dưa vân lưới các loại) 100.000 9,48% 2.2 Dâu tây Nhật Bản 110.000 10,43% 2.3 Rau các loại 110.000 10,43% 3 Khu nuôi trồng các loại dược liệu 220.000 20,85% 3.1 Nấm linh chi đỏ 10.000 0,95% 3.2 Đông trùng hạ thảo 10.000 0,95% 3.3 Đinh lăng 100.000 9,48% 3.4 Tam thất Bắc 100.000 9,48%
  • 34. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 34 TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ 4 Khu đặt hệ thống tưới và phân bón tự động 1.500 0,14% 5 Khu xử lý chất thải rắn 20.000 1,90% I.2 Khu dịch vụ tổng hợp 52.518 4,98% 1 Khu văn phòng điều hành 28.518 2,70% 1.1 Vườn ươm công nghệ cao 15.000 1,42% 1.2 Phòng lab nuôi cấy nấm công nghệ cao 500 0,05% 1.3 Nhà điều hành 1.200 0,11% 1.4 Nhà sơ chế, đóng gói, dán mã vạch 1.500 0,14% 1.5 Kho chứa sản phẩm 4.500 0,43% 1.6 Kho chứa vật tư - phân bón 900 0,09% 1.7 Sân đường nội bộ khu điều hành 1.426 0,14% 1.8 Cảnh quan khu điều hành 1.300 0,12% 1.9 Xưởng sản xuất giá thể và vô hạt giống 800 0,08% 1.10 Nhà bảo vệ ( 8 nhà) 192 0,02% 1.11 Nhà ăn, nhà xe và trực cho công nhân, chuyên gia 1.200 0,11% 2 Khu đào tạo, chuyển giao công nghệ, trình diễn và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 14.000 1,33% 3 Khu nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm và trình diễn mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 10.000 0,95% I.3 Giao thông tổng thể 104.982 9,95% Tổng cộng 1.055.000 100,00% III.4 . Giải trình việc đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật: Dự án nằm trong danh mục trọng điểm kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2020, trong đó xã Ea K’pam, huyện Cư M’gar là một trong bốn dự án kêu gọi đầu tư lĩnh vực Nông nghiệp ƯDCNC. Đến thời điểm đề xuất thực hiện dự án đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar, Công ty TNHH XXX Đắk Lắk chưa vi phạm
  • 35. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 35 các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. IV. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. Các vật tư đầu vào như: Vật liệu xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Các thiết bị, máy móc được mua trong nước và nhập khẩu nước ngoài. Cây giống: + Giai đoạn năm 2018-2020: Mua giống chất lượng cao trong nước và Nhập khẩu giống. + Giai đoạn sau năm 2020: Phần lớn giống sẽ được công ty tự sản xuất, phần còn lại mua ngoài và Nhập khẩu;
  • 36. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 36 Chương III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô đầu tư. Bảng tổng hợp danh mục đầu tư của dự án STT Nội dung ĐVT Số lượng I Xây dựng I.1 Khu sản xuất chính 1 Khu trồng cây ăn quả ha 1.1 Cherry ha 15 1.2 Sầu riêng ha 5,6 1.3 Chanh leo ha 8 1.4 Bưởi da xanh ha 5 2 Khu nhà kính sản xuất ha 2.1 Dưa các loại ( dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc, dưa vân lưới các loại) ha 10 2.2 Dâu tây Nhật Bản ha 11 2.3 Rau các loại ha 11 3 Khu nuôi trồng các loại dược liệu 3.1 Nấm linh chi đỏ m² 10.000 3.2 Đông trùng hạ thảo m² 10.000 3.3 Đinh lăng ha 10 3.4 Tam thất Bắc ha 10 4 Khu đặt hệ thống tưới và phân bón tự động m² 1.500 5 Khu xử lý chất thải rắn ha 2 I.2 Khu dịch vụ tổng hợp 1 Khu văn phòng điều hành 1.1 Vườn ươm công nghệ cao m² 15.000 1.2 Phòng lab nuôi cấy nấm công nghệ cao m² 500 1.3 Nhà điều hành m² 1.200 1.4 Nhà sơ chế, đóng gói, dán mã vạch m² 1.500 1.5 Kho chứa sản phẩm m² 4.500 1.6 Kho chứa vật tư - phân bón m² 900
  • 37. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 37 STT Nội dung ĐVT Số lượng 1.7 Sân đường nội bộ khu điều hành m² 1.426 1.8 Cảnh quan khu điều hành m² 1.300 1.9 Xưởng sản xuất giá thể và vô hạt giống m² 800 1.10 Nhà bảo vệ ( 8 nhà) m² 192 1.11 Nhà ăn, nhà xe và trực cho công nhân, chuyên gia m² 1.200 2 Khu đào tạo, chuyển giao công nghệ, trình diễn và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. m² 14.000 3 Khu nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm và trình diễn mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. m² 10.000 I.3 Hệ thống tổng thể 1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1 2 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1 3 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1 4 Hệ thống thông tin liên lạc HT 1 5 Giao thông tổng thể m² 104.982 6 Hàng rào tổng thể md 4.682 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ áp dụng. II.1. Công nghệ nhà màng áp dụng trong dự án. Với ưu thế nhà màng (nhà kính) giúp che mưa, nhà giúp ngăn ngừa sâu bệnh, giúp chủ động hoàn toàn trong việc tạo ra điều kiện sống tối ưu cho cây trồng để đạt được năng suất và chất lượng tối ưu. Đồng thời nhà có thể trồng được tất cả các loại rau, quả quanh năm, đặc biệt các loại rau khó trồng ngoài trời mùa mưa và hạn chế sâu bệnh,… Chính vì vậy việc lựa còn công nghệ nhà màng, nhà lưới là rất phù hợp với điều kiện canh tác nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao. Đối tượng cây trồng áp dụng trong dự án: Dưa các loại, Dâu tây Nhật Bản, New dealan, rau các loại.
  • 38. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 38  Phân biệt nhà màng và nhà lưới: Nhà màng là nhà trên mái được bao phủ bởi màng polyethylene, xung quanh che lưới ngăn côn trùng. Nhà lưới là mái và xung quang bao phủ bằng lưới ngăn côn trùng.  Dự án sử dụng kiểu nhà màng: Kiểu nhà Gotic, thông gió mái cố định theo công nghệ Israel. Nhà màng sử dụng trồng rau, quả trên giá thể và trên đất, có hệ thống tăng cường khung nhà để treo đỡ cho rau ăn quả.  Thông gió:  Thông gió mái: Khẩu độ thông gió mái cố định, chỉ lắp lưới ngăn côn trùng, không có rèm mái.  Rèm hông mặt trước theo khẩu độ nhà màng: Vận hành lên xuống bằng mô-tơ. Rèm hông theo chiều máng nước: Vận hành lên xuống bằng mô-tơ.  Vật liệu che phủ: Phủ mái nhà màng và rèm hông  Màng bằng polyethylene đùn 5 lớp, dày 200 micron với các chất bổ sung:  UVA: Chống tia cực tím.  AV - Anti virus: chống virus  Diffusion 50%: Khuyếch tán ánh sáng 50%, tạo ra ánh sáng khuyếch tán đồng đều trong nhà màng, cho phép ánh sáng đến với mọi cây trồng bên trong. Lưới ngăn côn trùng
  • 39. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 39 +Khẩu độ thống gió mái che bằng lưới có kích thước lỗ 25 mesh (tương đương 0,7mm). +Bốn vách nhà màng che bằng lưới chống côn trùng với kích thước lỗ 50mesh (50 lỗ cho 1 inch dài), phần lưới bốn vách nhà màng tiếp đất bên dưới khổ 1.5m sẽ được lắp đặt màng bằng sợi plastic dệt được may liền với phần lưới chống côn trùng. +Lưới nhôm Aluminet phản xạ nhiệt và cắt nắng. Hệ thống lưới nhôm di động giảm sự gia nhiệt trong nhà màng và che bớt nắng giảm cường độ ánh sáng trong nhà màng. Lưới nhôm được chế tạo từ sợi nhân tạo phủ nhôm, được dệt. + Xoắn kép, mức cắt nắng 60%. Lưới nhôm vừa là vật liệu cách nhiệt, vừa là vật liệu giảm cường độ ánh sáng trong nhà màng, được sử dụng trong những thời điểm nắng nóng để giảm nhiệt độ tăng cao trong nhà màng. Hệ thống màng lưới nhôm cắt nắng được đóng mở nhờ hệ thống mô tơ và cơ khí truyền động, vận hành bằng cách đóng mở mô tơ. Thanh nẹp màng PE và lưới ngăn côn trùng. Thanh âm khoá định hình bằng thép mạ kẽm pre-galvanized, được thiết kế đồng bộ với kết cấu khung nhà màng, cùng với nẹp giữ bằng các lò xo thép bọc nhựa định hình zic-zac được thiết kế đồng bộ, đảm bảo nẹp giữ lưới ngăn côn trùng và màng PE căng, thẳng, kín. Hệ thống tăng cường treo đỡ cây (chỉ cung cấp cho nhà màng trồng rau ăn quả). +Hệ thống treo đỡ cây cho nhà màng là hệ thống treo đỡ cây tiên tiến cho các cây trồng đảm bảo ứng dụng được các phương pháp canh tác tiên tiến trong nhà màng. Toàn bộ hệ thống treo đỡ cây được lắp dựng cho cây trồng từ khi cây còn rất nhỏ và hướng bố trí lắp đặt cho hệ thống này theo chiều từ đông sang tây và nằm ở hướng bắc cuả nhà màng nhằm tránh sự che khuất ánh sáng mặt trời giữa các cây trồng. Ngoài việc tiết kiệm không gian, rau quả được trồng theo phương pháp này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thu hoạch và làm giảm đi tỷ lệ hao hụt bởi vì làm cho quả không bị tiếp xúc với đất. +Chất lượng quả và tốc độ tăng trưởng khi áp dụng hệ thống này rất cao do quả không va chạm và không cọ xát với các quả của cây khác trồng bên cạnh. +Một lợi ích nữa của hệ thống này sẽ tạo điều kiện cung cấp nhiều ánh sáng mặt trời cho nhà màng với tác dụng phân phối tối ưu của ánh sáng cho
  • 40. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 40 xung quanh cây trồng. Sử dụng hệ thống treo đỡ cho cây trồng làm giảm chiều cao của cây trong quá trình sinh trưởng, kéo dài thời gian sinh trưởng của cây để đạt được sản lượng thu hoạch cao. Quạt đối lưu Quạt đối lưu trong nhà màng trồng rau ăn lá và nhà màng trồng rau ăn quả có tác dụng tăng cường thông gió cưỡng bức. Có 02 quạt đối lưu sẽ được lắp đặt cho 1 khẩu độ nhà. Các quạt đối lưu này có thể sử dụng như là các quạt thông gió tổng thể, thông gió song song hoặc như là các quạt điều hoà tái lưu thông không khí trong nhà màng. Các quạt này là quạt đa chức năng, cung cấp dòng khí thổi ra mỏng nhưng lại có hiệu quả sâu và rất hiệu dụng trong các điều kiện làm việc khác nhau tạo điều kiện tối đa trong việc đẩy khí nóng trong nhà màng ra bên ngoài và thu nhận không khí mát ngoài trời. Hệ thống quạt đối lưu sẽ được vận hành tự động bằng công tắc đóng mở. Chức năng và lợi ích của quạt đối lưu:  Đảm bảo tốt cho dịch chuyển khí nóng  Nhiệt độ ổn định  Di chuyển được vùng khí ẩm và làm khô cho lá  Để sử dụng một cách kinh tế nhất các chất hoá học dùng trong nông nghiệp  Giảm được khí nóng khi mở nhà màng  Tạo ra được lượng không khí dịch chuyển và tái tạo không đổi trong nhà màng. Hệ thống tưới làm mát Coolnet:  Vòi phun Coolnet bao gồm 4 đầu vòi phun tạo thành cụm hình chữ thập.  Lưu lượng vòi phun 22 l/h, (5.5l/h x 4 đầu phun = 22 l/h) dưới áp lực nước 4 bars.
  • 41. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 41  Áp lực nước khuyên dùng: 4 bars. Tuy nhiên vòi phun Coolnet vẫn tiếp tục phun sương đều với độ hạt nhỏ (30~90 micron) dưới áp lực nước 3 bar và thấp hơn. Đầu nối đầu vào của vòi phun là đầu nối cái, ấn tự động làm chặt.  Bộ phận gia trọng giữ cho vòi phun luôn thẳng.  Van chống rò rỉ áp suất cao.  Áp suất đóng: 2,0 bar  Áp suất mở : 3,0 bar  Không bị thủy canh hồi lưu khi ngừng hệ thống hoặc khi áp suất giảm.  Sử dụng áp lực nước cấp từ bơm của hệ thống Coolnet, nước đi qua ống chính PVC và bộ van điện phân phối tại mỗi đơn vị nhà màng, qua ống nhánh phân phối PVC đến các đường ống ra vòi phun LDPE màu xám trắng áp lực 4Bar.  Các vòi phun Coolnet sẽ được gắn trên thân ống LDPE với khoảng cách 3.2m giữa các đường ống LDPE và 2m giữa các vòi phun dọc trên ống.  Hệ thống Coolnet sẽ được lắp đặt chung với 01 hộp sensor đo ẩm độ và nhiệt độ trong nhà màng. Hệ thống Coolnet vận hành bằng chương trình lập cho bộ điều khiển tưới tự động theo thông số độ ẩm và nhiệt độ trong nhà màng. Hệ thống tưới phân bón; bộ định lượng tự động Fertikit: Một hệ thống thùng chứa phân hoàn chỉnh sẽ được cung cấp, đặt trong phòng điều khiển tưới và bao gồm:  1 thùng 500L cho loại phân bón“A”  1 thùng 500L cho loại phân bón“B”  1 thùng 500L cho loại phân bón “C” Tất cả các thùng chứa phân đều được cung cấp với phụ kiện van, lọc, đầu nối ống PVC có gioăng đệm và ống chuyên dụng nối đến 03 kênh hút phân của bộ định lượng phân bón Fertikit bypass.
  • 42. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 42 Bộ định lượng phân bón Fertikit bypass có 03 kênh hút phân được nối với bộ điều khiển NMC Pro. Chúng ta có thể lập chương trình tưới phân cho từng van khu vực với tỷ lệ và khối lượng phân bón xác định. Việc tưới phân sẽ được kiểm soát bằng độ pH và độ dẫn điện EC. Các đầu dò cảm biến pH và EC sẽ đo thông số của dung dịch tưới và báo về bộ điều khiển trung tâm. Nếu thông số vượt ngưỡng cho phép, Bộ điều khiển sẽ ra lệnh cho hệ thống ngừng hoạt động và báo lỗi để chúng ta điều chỉnh chương trình phân bón. Bộ châm được trang bị một máy bơm tăng áp có thể chỉnh tốc độ mô tơ. Bộ điều khiển tưới NMC-Pro: Bộ điều khiển NMC- Pro là bộ điều khiển theo môđun và linh hoạt, có thể dùng cho rất nhiều ứng dụng. Màn hình hiển thị lớn kiểu mới và tiên tiến LCD (40x16 đường) được phối hợp với bàn phím dạng cảm ứng tạo cho NMC-Pro một giao diện thân thiện và dễ vận hành cho người sử dụng. Bộ điều khiển có các card điều khiển tưới và điều khiển khí hậu riêng rẽ lắp trong. Các chế độ điều khiển tưới và dinh dưỡng với phần mềm kèm theo có thể kết nối hiển thị trên máy tính tại phòng đìều khiển tưới. Các thiết bị phần cứng:  2 thẻ đầu ra: mỗi thẻ 8 rơ le 24VAC.  1 thẻ đầu vào tín hiệu tương tự (analog): 11 đầu vào theo yêu cầu.  1 thẻ tín hiệu đầu vào kỹ thuật số: 8 đầu vào kỹ thuật số.  1 thẻ giao tiếp RS485 bao gồm cả phần mềm điều khiển tưới trong máy tính.
  • 43. Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 43  1 bộ chống sét.  1 bộ cách ly bảo vệ biến áp nguồn 230VAC. Các đặc tính chính của phần mềm điều khiển tưới  15 chương trình tưới theo lượng nước tưới hoặc thời gian.  60 chương trình chạy nổi đồng thời.  Kiểm soát lưu lượng (Lưu lượng cao/ thấp, nước không kiểm soát).  Có đến 8 đầu châm phân bón, tuỳ chọn với đồng hồ đo phân bón.  Tưới có phân bón theo số lượng, thời gian, tỷ lệ (l/m3) và EC/pH.  Điều khiển rửa lọc tới 8 bình lọc.  Chương trình làm mát.  Chương trình phun sương.  Lưu hồ sơ lượng nước tưới và phân bón.  Test đầu các đầu vào & đầu ra. Hệ thống lọc: Để đảm bảo chất lượng nước sử dụng tưới qua toàn bộ các hệ thống, chúng tôi sẽ cung cấp 04 bộ lọc đĩa với cơ chế vệ sinh lõi lọc bằng tay. Model: 2” Compact Filter  Kích thước: 2x2”  Lưu lượng: 4- 25 m3/hr  Hoạt động: Cơ chế lọc bằng đĩa lọc, vệ sinh lõi lọc bằng tay.  Ứng dụng: sử dụng cho hệ thống tưới nhà màng qui mô nhỏ. Tính năng tiêu chuẩn:  Độ lọc chính xác tính theo Micron, lọc tạp chất dạng rắn trong nước.  Thiết kế lọc cải tiến với khả năng ngăn chặn và giữ lượng lớn tạp chất dạng rắn trong thân lọc, kéo dài thời gian cần vệ sinh lõi lọc.  Độ bền cao, sử dụng thời gian dài không cần bảo dưỡng.  Vận hành dễ dàng và đơn giản.