SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 64
Downloaden Sie, um offline zu lesen
MỤC LỤC
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG
VIỆT NAM
BĂNG RỘNG: ĐẾN THỜI CỦA
FTTH?
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG
THẾ GIỚI
CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
CHƯƠNG II
CHƯƠNG III
CHƯƠNG IV
3
9
38
47
Chịu trách nhiệm nội dung:
BÙI QUỐC VIỆT
Thư ký:
VŨ THANH THỦY
Những người thực hiện:
TRẦN MẠNH ĐẠT
NGUYỄN THÚY HẰNG
LÊ THỊ HƯỜNG
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
Thiết kế:
QN
Điện thoại liên hệ: 04.37741566
Email: vtthuy@vnpt.vn
THƯ BAN BIÊN TẬP
Kính thưa Quý vị độc giả,
Theo số liệu thống kê chính thức từ Cục Viễn thông, tính tới hết năm 2013 thị
trường Việt Nam có 123,7 triệu thuê bao di động, cao hơn con số 121 triệu ước tính
trước đó. Bước sang tháng 1/2014 tăng trưởng thuê bao đạt 2,5 triệu thuê bao, mặc
dù có khiêm tốn hơn so với cùng kỳ năm trước song trong so với mức tăng trưởng
thuê bao chỉ trên dưới 1 triệu thuê bao/tháng kể từ nửa cuối năm ngoái tới nay thì đây
vẫn là mức tăng khá ấn tượng.
Sau cú sốc tăng giá năm 2013, thị trường 3G năm nay hứa hẹn sẽ phát triển
khả quan hơn bởi có thể sẽ không diễn ra việc tăng giá dịch vụ hoặc chỉ tăng với biên
độ thấp bởi các nhà mạng đang được cấp phép thử nghiệm cung cấp dịch vụ 3,5G
trên băng tần 900 MHz. Cùng với những nỗ lực lôi kéo thuê bao quay trở lại sử dụng
dịch vụ bằng các chương trình khuyến mại, tung ra các gói cước mua thêm dung
lượng lớn với giá rẻ, số lượng thuê bao 3G đang gia tăng mạnh trở lại.
Cuối tháng 3 vừa qua, MobiFone đã chính thức được phê duyệt cho phép tách
khỏi VNPT nguyên trạng để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu thị trường
viễn thông trong nước. Quyết định này đồng thời cũng dồn lên vai VNPT rất nhiều
khó khăn trong tiến trình tái cơ cấu sắp tới của mình. Mất đi một đầu tàu kinh doanh,
VNPT sẽ phải nỗ lực rất nhiều để tìm ra giải pháp để có thể trụ vững và khai thác
tiềm năng của những doanh nghiệp làm ăn chưa hiệu quả trong Tập đoàn. Thách
thức lần này cũng chính là cơ hội để VNPT đổi mới, dành lại vị thế của mình trên thị
trường viễn thông Việt Nam.
BBT rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm đóng góp của Quý vị độc giả
cũng như sự hợp tác của đông đảo cộng tác viên để chất lượng nội dung ấn phẩm
ngày càng được nâng cao hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!
							 BBT Báo cáo Viễn thông
TÌNH HÌNH
KINH TẾ
XÃ HỘI
CHƯƠNG I
Tăng trưởng GDP của Việt Nam
sẽ đạt 5,6% trong 2014 và tiếp tục
tăng lên 5,8% trong 2015. Đây là dự
báo được đưa ra trong Báo cáo Triển
vọng Phát triển châu Á (ADO) 2014
do Ngân hàng Phát triển châu Á công
bố mới công bố gần đây tại Hà Nội.
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/20144
Theo Uỷ ban Giám sát tài chính (UBGSTC) quốc gia, tình hình kinh tế trong quý I
đã thoát đáy trong quý III/2013 và đang trở lại quỹ đạo tăng trưởng mặc dù mức tăng còn
chậm. Dự báo những quý tiếp theo, tăng trưởng kinh tế sẽ khá hơn nhờ hiệu ứng các giải
pháp hỗ trợ tổng cầu (tăng đầu tư bằng trái phiếu Chính phủ, giảm lãi suất…). 
Do vậy, triển vọng đạt mục tiêu 5,8% của năm 2014 trở nên sáng sủa hơn. Tình
hình doanh nghiệp được cải thiện khi các chỉ tiêu về khả năng trả nợ, đòn bẩy tài chính
và hiệu quả sản xuất kinh doanh vào cuối năm 2013 đều chuyển biến khá hơn cuối năm
2012. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, mặt bằng lãi suất giảm, thu ngân sách có triển
vọng khá hơn (tăng so với cùng kỳ). Hệ thống ngân hàng chuyển biến khá. Niềm tin của
nhà đầu tư trong và ngoài nước được củng cố; thị trường chứng khoán khởi sắc. 
Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn thách thức mà nền kinh tế phải đối mặt: tổng
cầu phục hồi chậm, tốc độ tăng tưởng kinh tế vẫn thấp so với tiềm năng; nông nghiệp
chịu áp lực giảm giá nông sản; động lực tăng trưởng vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài. 
GDP quý I/2014 ước tính tăng 4,96%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2014 ước tính là 4,96% tăng hơn so với
cùng kỳ năm 2013 là 4,76% và 2012 là 4,75%. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản là 2,37%; khu vực công nghiệp và xây dựng là 4,69%; khu vực dịch vụ là 5,95% đều
tăng hơn so với cùng kỳ 2013, 2012.
Trong khu vực dịch vụ, một số ngành chiếm tỷ trọng lớn đạt mức tăng khá so với cùng
kỳ năm 2013 là: Bán buôn và bán lẻ là 5,61%; dịch vụ lưu trú và ăn uống là 7,58%; hoạt động
tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là 5,91%. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 5
công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá với 7,3%; ngành xây dựng là 3,4%. Trong
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp là 1,91%; thủy sản là 3,58%; lâm
nghiệp là 4,64%. 
Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
tỷ trọng 12,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,32%; khu vực dịch vụ chiếm
46,8%. Xét về góc độ sử dụng GDP của quý I năm nay, tiêu dùng cuối cùng là 5,06% so
với cùng kỳ năm 2013, trong đó tiêu dùng cuối cùng của dân cư là 4,92%; tích lũy tài sản
là 3,24%.
Tốcđộtăngtổngsảnphẩmtrongnước quýIcácnăm2012,2013và2014
Tốc độ tăng so với
quý I năm trước (%) Đóng góp của các khu vực
vào tăng trưởng quý I 
năm 2014 
(Điểm phần trăm)
Quý I
năm
2012
Quý I
năm
2013
Quý I
năm
2014
Tổng số 4,75 4,76 4,96 4,96
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,81 2,24 2,37 0,32
Công nghiệp và xây dựng 5,15 4,61 4,69 1,88
Dịch vụ 4,99 5,65 5,95 2,76
CPI quý I/2014 tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây
Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, đây là một tín hiệu lạc quan CPI sẽ giữ
được mức ổn định trong năm nay.
Biểuđồ1.1:DiễnbiếnCPIsocùngthángnămtrướctrong12thángqua (Nguồn:Tổngcụcthốngkê)
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/20146
Lý giải nguyên nhân gây tăng CPI trong Quý I năm 2014, Tổng cục Thống kê cho
biết: Tháng 1, tháng 2 là tháng Tết Nguyên Đán nên nhu cầu mua sắm tăng cao, giá các
mặt hàng lương thực, thực phẩm ở hai tháng đầu năm tăng khá cao làm cho chỉ số giá
của hai tháng này tăng lần lượt là 0.69% và 0.55%. Đây là yếu tố chủ yếu tác động vào
chỉ số giá quý I.
Bên cạnh đó, việc giá xăng dầu được điều chỉnh 2 đợt tăng giá, 1 đợt giảm giá (tính
từ ngày 16/12/2013 đến ngày 15/3/2014 giá xăng tăng 880 đ/lít, giá dầu hỏa tăng 610 đ/
lít, giá dầu diezel tăng 780 đ/lít); giá các loại quần áo may sẵn mùa đông tăng giá do nhu
cầu về sản phẩm may mặc, giầy dép và dịch vụ may mặc tăng cao trong dịp Tết; Giá dịch
vụ giao thông công cộng tăng do nhu cầu đi lại tăng mạnh, giá vé xe khách quý I tăng 5%;
giá vé tàu hỏa tăng 1.3%...cũng góp phần không nhỏ vào mức tăng chung của CPI quý I.
Tuy nhiên, so sánh với các năm trước đó, CPI Quý I năm nay có mức tăng khá thấp.
Nguyên nhân là do tình hình thời tiết thuận lợi nên lượng nông sản dồi dào, giá lương
thực, thực phẩm chỉ tăng nhẹ trong những ngày cận Tết, sau Tết giá trở về mặt bằng trước
đó. Thêm nữa, ngành Công thương phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo các doanh
nghiệp thương mại dự trữ hàng hóa, tham gia bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên Đán
nên không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến vào dịp Tết như một số năm trước đây.
Đặc biệt, nguyên nhân căn cơ nữa là do tình hình kinh tế khó khăn, người tiêu dùng
cân nhắc hơn trong chi tiêu và tập trung vào các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng
ngày.
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 7
Giảm lãi suất có kích được cầu tiêu dùng?
Ngay sau quyết định điều chỉnh lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
đưa lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng xuống
còn 6%/năm so với mức 7%/năm trước đó, từ ngày 18/3 nhiều ngân hàng thương mại đã
có động thái đồng loạt hạ cả lãi suất huy động và cho vay ở nhiều kỳ hạn.
Cũng theo nhận định của Tổng cục Thống kê, với động thái này, thời gian tới thị
trường sẽ được chứng kiến thêm nhiều đợt giảm lãi suất tiếp theo, giúp các doanh nghiệp
giảm được chi phí đầu vào, giảm được giá thành …sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng. Bên
cạnh đó, khi lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều giảm sẽ tạo điều kiện khuyến khích
người tiêu dùng nhiều hơn, từ đó cũng có tác động tích cực đến sản xuất và tăng trưởng.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận đúng đắn vấn đề bởi sau nhiều đợt giảm lãi suất từ năm
2013 đến nay, cầu tiêu dùng trong dân vẫn chưa thực sự được phục hồi. Điển hình là bấp
chấp nhiều gói tín dụng ưu đãi cho vay tiêu dùng, sửa nhà, mua ô tô...được các NHTM
tung ra, vẫn không nhiều người dân dám vay, phần vì họ nhận thức được nền kinh tế trong
nước và thế giới còn khó khăn và khả năng tài chính của họ vẫn còn khá «bấp bênh». Có
thể nói chưa bao giờ giới ngân hàng lại ưu ái với người tiêu dùng trong việc vay vốn ưu đãi
để chi tiêu như lúc này. Nhiều ngân hàng còn đưa ra nhiều gói tín dụng kích thích người
dân tiêu dùng bằng tiền trả trước của ngân hàng rất hấp dẫn. Tuy nhiên dù cho cả hệ thống
NHTM vào cuộc cho vay tiêu dùng với lãi suất ưu đãi vẫn không kéo người tiêu dùng đến
với hàng hóa, đẩy nhanh sức mua trên thị trường.
Ở chiều ngược lại, việc hạ trần lãi suất huy động là cơ sở để các NHTM hạ lãi
suất cho vay, thúc đẩy tín dụng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất với các NHTM và doanh
nghiệp hiện tại không chỉ là lãi suất. Muốn thúc đẩy tín dụng, quan trọng nhất vào thời điểm
này là kích thích nhu cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp mới vay
nhiều hơn.
Ngân hàng cần doanh nghiệp vay vốn để tăng trưởng tín dụng, doanh nghiệp cũng
cần tiền của ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh... nhưng do nền kinh tế khó khăn,
cầu tiêu dùng suy giảm nên chính doanh nghiệp cũng không dám vay ngân hàng. Thực
tế, điều kiện mấu chốt để kết thúc vòng luẩn quẩn này là nằm ở nhu cầu tiêu dùng của
người dân. Kích cầu tiêu dùng chưa bao giờ lại trở thành vấn đề sống còn như hiện nay.
Kích cầu tiêu dùng để vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là điều
cần thiết nhưng nhìn lại vấn đề sức mua trên thị trường suy giảm, các chuyên gia kinh tế
đánh giá là do người dân thiếu tiền và hàng hóa còn quá đắt. Ngay cả với các nhu cầu tiêu
dùng hàng thiết yếu, hiện nay giá của nhóm hàng hóa này vẫn khá cao. Do đó, muốn đẩy
mạnh sức mua trên thị trường, giá hàng hóa phải rẻ hơn nữa. Thiết nghĩ, doanh nghiệp
cần nhắm vào phân khúc hàng giá rẻ, cùng với đó là đảm bảo chất lượng hàng hóa không
đổi để vừa hỗ trợ người tiêu dùng, vừa là cứu mình.
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/20148
ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 5,6% trong 2014
Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 5,6% trong 2014 và tiếp tục tăng lên 5,8%
trong 2015. Đây là dự báo được đưa ra trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO)
2014 do Ngân hàng Phát triển châu Á công bố mới công bố gần đây tại Hà Nội.
Lạm phát của Việt Nam được ADB dự báo sẽ ở mức trung bình 6,2% trong 2014. Đi
kèm với các con số này là dự báo sản lượng lương thực nhìn chung ổn định, chính sách
kích cầu giảm bớt và đồng tiền Việt Nam giảm giá nhẹ.
ADB dự báo lạm phát sẽ ở mức 6,6% trong 2015 khi các hoạt động sản xuất kinh
doanh hồi phục mạnh hơn. Dự báo này tích cực hơn mức được ADB đưa ra vào 10.2013,
trong đó tăng trưởng GDP được dự báo 5,5%; lạm phát 7,2% trong 2014.
Báo cáo của ADB nhận định các nền kinh tế đang phát triển của châu Á sẽ tiếp tục
tăng trưởng vững vàng trong năm 2014. Theo đó, các nền kinh tế đang phát triển của châu
Á sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP là 6,2% trong 2014, và 6,4% trong 2015. Tốc độ tăng
trưởng của cả khu vực trong năm 2013 là 6,1%.
Báo cáo ADO ghi nhận những tiến bộ đạt được trong cải cách khu vực tài chính ngân
hàng, trong đó có những cố gắng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc giám sát
hoạt động cho vay, sáp nhập và tái cơ cấu của một số ngân hàng yếu kém. Bên cạnh đó
là việc nới lỏng các quy định hạn chế đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng trong nước.
Báo cáo cũng ghi nhận việc thực hiện các quy định mới về phân loại nợ và trích lập
dự phòng nhằm thu hẹp khoảng cách với chuẩn mực quốc tế sẽ bắt đầu có hiệu lực vào
tháng 6.2014.
Báo cáo ADO cũng bàn về khả năng phương thức đầu tư PPP (hình thức đầu tư
công tư kết hợp) sẽ được coi là cách tiếp cận hữu hiệu để xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất
và xã hội, mang lại lợi ích cho người dân.
Theo ADB, cho đến nay mức độ đầu tư của tư nhân vào các kết cấu hạ tầng trọng
yếu vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, hình thức đầu tư PPP vốn được ưa chuộng từ trước
đến nay ở Việt Nam thường khác xa so với thông lệ chuẩn mực của quốc tế, và phần lớn
các dự án PPP đều không áp dụng cơ chế đấu thầu cạnh tranh.
Tuy nhiên, ADB vẫn đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xây
dựng một khuôn khổ pháp lý thống nhất để các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các
chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các giao dịch PPP
diễn ra.
Theo ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, thu hút đầu tư
tư nhân, chủ yếu thông qua phương thức PPP, sẽ góp phần huy động vốn cho các dự án,
đồng thời cũng giúp Việt Nam tiếp cận được kiến thức chuyên môn và công nghệ của thế
giới, nâng cao hiệu quả và cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công.
THỊ TRƯỜNG
VIỄN THÔNG
VIỆT NAM
CHƯƠNG II
Cuối tháng 3, MobiFone chính
thức được phê duyệt cho phép tách khỏi
VNPT nguyên trạng để đẩy nhanh tiến
trình cổ phần hóa, tái cơ cấu thị trường
viễn thông trong nước. Quyết định này
đồng thời cũng dồn lên vai VNPT rất
nhiều khó khăn trong tiến trình tái cơ
cấu sắp tới của mình. Mất đi nguồn lực
sinh lợi nhuận chủ yếu từ trước tới nay,
VNPT sẽ phải nỗ lực rất nhiều để tìm ra
giải pháp để có thể trụ vững và khai thác
tiềm năng của những doanh nghiệp làm
ăn chưa hiệu quả trong tập đoàn. Thách
thức lần này cũng chính là cơ hội để
VNPT đổi mới, dành lại vị thế của mình
trên thị trường viễn thông Việt Nam.
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201410
Rơi vào thời điểm Tết Nguyên đán và chính sách thu hồi sim chưa kích hoạt của
các nhà mạng lớn – hai yếu tố tác động mang tính thời vụ là nguyên nhân chính khiến
lượng thuê bao di động phát triển mới trong tháng 1 tăng mạnh và nhanh chóng quay
đầu giảm trong tháng 2. Cùng với việc mức phí phải đóng cho mỗi đầu số di động sẽ tăng
lên từ 2-4 lần so với mức cũ theo Quy định Biểu phí sử dụng số điện thoại chính thức áp
dụng từ ngày 6/2/2014 sẽ khiến tăng trưởng thuê bao di động mới trong năm nay càng
trở nên “khiêm tốn” hơn.
Không có nhiều chuyển biến trong chất lượng của các dịch vụ GTGT trong khi cách
thức tiếp cận người dùng lại tiếp tục bị mang tiếng “lừa đảo”, người dùng đang càng ngày
càng trở nên dè dặt hơn đối với dịch vụ nội dung nhà mạng cung cấp. Mặc dù đã lên tiếng
thanh minh, kèm theo động thái sẵn sàng thay đổi cách thức cung cấp, hiển thị dịch vụ
song nhà mạng cũng khó cứu vãn lại niềm tin của người dùng. Các hình thức tiếp cận
khách hàng được triển khai rất hiệu quả ở nước ngoài liên tục bị thất bại tại thị trường
Việt Nam. Bài toán phát triển dịch vụ GTGT đối với các nhà mạng vẫn chưa tìm ra lời giải
thích hợp.
Cũng trong những ngày cuối cùng của tháng 3, MobiFone chính thức được phê
duyệt cho phép tách khỏi VNPT nguyên trạng để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, tái cơ
cấu thị trường viễn thông trong nước. Quyết định này đồng thời cũng dồn lên vai VNPT
rất nhiều khó khăn trong tiến trình tái cơ cấu sắp tới của mình. Mất đi nguồn lực sinh lợi
nhuận chủ yếu từ trước tới nay, VNPT sẽ phải nỗ lực rất nhiều để tìm ra giải pháp để có
thể trụ vững và khai thác tiềm năng của những doanh nghiệp làm ăn chưa hiệu quả trong
tập đoàn. Thách thức lần này cũng chính là cơ hội để VNPT đổi mới, dành lại vị thế của
mình trên thị trường viễn thông Việt Nam.
Dù rằng một số OTT lớn phải chấp nhận thua cuộc và ra đi, thị trường Việt Nam
vẫn là mảnh đất màu mỡ thu hút sự gia nhập của những OTT mới. Riêng trong quý 1, thị
trường đã đón nhận thêm 1 OTT ngoại và 1 OTT được phát triển trong nước. Dù cuộc đối
đầu giữa nhà mạng và các OTT không còn kịch liệt như trước nhưng có lẽ cả hai bên vẫn
chưa tìm ra tiếng nói chung để hợp tác với nhau. Bằng chứng rõ nét là các nhà mạng đều
đang chuẩn bị tung ra dịch vụ OTT của riêng mình thay vì đưa ra các gói cước cho người
dùng OTT như đã dự báo trước đó.
Tiếp tục nỗ lực lôi kéo thuê bao quay trở lại sử dụng dịch vụ bằng các chương trình
khuyến mại, tung ra các gói cước mua thêm dung lượng lớn với giá rẻ, số lượng thuê
bao 3G đang gia tăng mạnh trở lại. Đặc biệt việc Vietnamobile âm thầm tăng cước dịch
vụ 3G dù trước đó hùng hồn tuyên bố sẽ giữ nguyên càng chứng tỏ rằng các nhà mạng
buộc phải tăng cước dịch vụ. Tất cả những yếu tố này đã giúp chỉ trong hai tháng đầu
năm, lượng thuê bao Mobile Internet đã tăng thêm gần 1,5 triệu thuê bao, tương ứng 9%
so với cuối năm 2013. Sau cú sốc tăng giá năm 2013, thị trường 3G năm nay hứa hẹn sẽ
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 11
phát triển khả quan hơn bởi có thể sẽ không diễn ra việc tăng giá dịch vụ hoặc chỉ tăng
với biên độ thấp bởi các nhà mạng đang được cấp phép thử nghiệm cung cấp dịch vụ
3,5G trên băng tần 900 MHz.
Không nhắc nhiều tới tác động của việc tăng cước 3G đối với các thuê bao sử dụng
USB song thị trường 3G trên máy tính phát triển chậm lại từ nửa cuối năm 2013 trở lại
đây, lượng thuê bao lần đầu tiên liên tục giảm trong 4 tháng liên tiếp (từ tháng 11/2013
tới tháng 2/2014). Lượng thuê bao rời bỏ mạng chủ yếu là xuất phát từ Viettel, chính vì
vậytừ đầu năm tới nay nhà mạng này liên tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại các gói cước
Dcom của mình để cải thiện tình hình.
Cũng nhờ tính thời vụ mà kết quả tăng trưởng thuê bao ADSL có phần khả quan
hơn so với tình hình chung của năm 2013. Song cũng chính vì vậy mà dự báo lượng thuê
bao phát triển mới sẽ nhanh chóng giảm xuống trong những tháng còn lại của năm bởi sự
cạnh tranh mạnh mẽ từ các phương thức truy nhập khác. Việc các nhà cung cấp dịch vụ
đang bắt đầu chạy đua với nhau bằng các gói cước cáp quang giá rẻ tương đương (thậm
chí thấp hơn) so với các gói cước ADSL thấp nhất trong khi tốc độ dịch vụ cao hơn nhiều
hứa hẹn năm nay sẽ là năm lượng thuê bao cáp quang tăng đột biến, mở đầu giai đoạn
phát triển bùng nổ của phương thức truy nhập Internet này.
Cùng với Internet, truyền hình trả tiền đang là thị trường mà các nhà cung cấp
hướng tới bởi những tiềm năng lớn còn đang bỏ ngỏ. Sau khi cấp phép cho Viettel và FPT
nhảy vào lĩnh vực TH cáp, mới đây VNPT cũng đã được cấp phép cung cấp dịch vụ IPTV
trên nhiều hạ tầng mạng khác nhau, CMC cũng đang lăm le xin cấp phép cung cấp dịch
vụ IPTV. Sự gia nhập của những doanh nghiệp viễn thông đang khiến thị trường THTT
thực sự bước sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn mà các DN bắt đầu phải thực sự
cạnh tranh. Đây chính là nguyên nhân của hàng loạt các chương trình khuyến mại giảm
giá cước, giảm giá đầu thu, khuyến mại mạnh tay của các nhà đài dù có vào dịp Tết hay
khi đã qua dịp Tết.
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201412
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tăng trưởng cao hơn dự kiến
Theo số liệu thống kê chính thức từ Cục Viễn thông, tính tới hết năm 2013 thị
trường Việt Nam có 123,7 triệu thuê bao di động, cao hơn con số 121 triệu ước tính
trước đó. Bước sang tháng 1/2014 tăng trưởng thuê bao đạt 2,5 triệu thuê bao, mặc dù
có khiêm tốn hơn so với cùng kỳ năm trước song trong so với mức tăng trưởng thuê bao
chỉ trên dưới 1 triệu thuê bao/tháng kể từ nửa cuối năm ngoái tới nay thì đây vẫn là mức
tăng khá ấn tượng.
Biểuđồ2.1(NguồnMIC)
Nhu cầu liên hệ giao dịch tăng cao trong dịp cận Tết Nguyên đán 2014 là một trong
những nguyên nhân chính tác động tới sự gia tăng thuê bao. Mặc dù khoảng cách ưu đãi
giữa thẻ cào và mua sim mới đã gần như được xóa bỏ song thực tế vẫn khá nhiều người
lựa chọn mua sim rác dùng trong dịp này bởi: được khuyến mại 100% cho thẻ nạp đầu
tiên, được khuyến mại 50% thêm một số thẻ nạp nữa dù cho không phải trong dịp khuyến
mại, người dùng không muốn sử dụng số điện thoại thường dùng để tránh phiền toái….
Thêm vào đó, trong những tháng cuối cùng của năm 2013, cả ba nhà mạng lớn đều
trực tiếp, gián tiếp phát đi cảnh báo sẽ thu hồi các sim phát hành trước ngày 01/8/2011
chưa được kích hoạt hay đã kích hoạt mà không phát sinh cước nếu không được kích
hoạt sử dụng trước ngày 31/12/2013. Thông tin này khiến các đại lý tìm mọi cách để bán
sim cho người dùng, bao gồm cả nhiều chiêu khuyến mại tiền vào tài khoản của sim.
Thậm chí một số nhà mạng còn phải hỗ trợ đại lý bán sim ra với giá rẻ hơn quy định (dưới
THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 13
50.000 đ) để kích cầu thuê bao mới kích hoạt.
Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến sau khi hết thời điểm Tết, lượng sim
kích hoạt mới giảm mạnh. Do có quá nhiều đại lý ôm sim để kinh doanh sim số đẹp, lại
không thể bán ngay để thu hồi vốn theo đúng thời hạn mà các nhà mạng đưa ra nên các
đại lý này đứng trước nguy cơ mất trắng số tiền lớn và không tồn tại nữa. Do là kênh phân
phối chủ yếu của nhà mạng tới người tiêu dùng nên việc các đại lý phá sản cũng khiến
nhà mạng thiệt hại. Chính vì vậy, tất cả các nhà mạng sau đó đều có chính sách hỗ trợ
đại lý kéo dài thời hạn sim đang lưu giữ. Điều này khiến lượng thuê bao di động kích hoạt
mới giảm nhanh, trong khi lượng thuê bao ảo tiếp tục bị loại trừ khỏi hệ thống. Kết quả là
tổng số thuê bao di động của tháng 2 giảm mất 2,2 triệu thuê bao.
Còn quá sớm để dự báo về tình hình phát triển thuê bao di động trong cả năm
2014. Tuy nhiên, cùng với việc tiếp tục thực hiện các giải pháp của năm ngoái (thu phí
hòa mạng và tăng cường thanh lọc thuê bao ảo) nhiều khả năng tăng trưởng thuê bao
di động sẽ tiếp tục “thực” hơn nữa nhờ Thông tư 202/2013/TT-BTC Quy định biểu phí sử
dụng số điện thoại mới chính thức áp dụng từ ngày 6/2/2014.
Theo biểu phí mới ban hành này, phí sử dụng số cố định giảm 17 lần, phí sử dụng
số thuê bao di động tăng từ 2-4 lần tùy theo lượng số sử dụng. Dù từ nay tới năm 2015
mức phí áp dụng cho số di động chỉ bằng 70% quy định (tức là tăng từ 1,4 lần - 2,8 lần)
thì với mấy chục triệu số đang nắm giữ, số tiền nhà mạng phải nộp thêm về cơ quan chủ
quản riêng đối với mảng đầu số thuê bao di động không hề nhỏ.
Biểuphíđốivớithuêbaomạngdiđộngmặtđất
Mức phí mới Mức phí cũ
Từ 8 triệu số trở xuống 1.000 đ/số
1.000 đ /sốTrên 8 triệu số đến 32 triệu số 2.000 đ /số
Trên 32 triệu số đến 64 triệu số 3.000 đ /số
Trên 64 triệu số 4.000 đ /số
Ví dụ, tính toán sơ bộ VinaPhone hiện đang có 56 triệu số di động, số tiền phải
đóng thêm so với hiện nay trong 2 năm 2014 - 2015 là 36 tỷ đồng, sau năm 2015 là 72 tỷ
đồng. Các nhà mạng khác cũng ở tình trạng tương tự. Đây chính là động lực lớn để các
nhà mạng “tự nguyện” thanh lọc thuê bao ảo trong mạng của mình để giảm bớt số lượng
số thuê bao không phát sinh doanh thu, giảm chi phí dịch vụ bởi tăng giá dịch vụ là điều
khó thực hiện hơn. Đây đồng thời cũng là tiền đề để các nhà mạng trong nước sử dụng
hiệu quả tài nguyên đầu số hơn, cải thiện đáng kể tình trạng thuê bao ảo và những hệ
lụy đi kèm.
2. Thiếu niềm tin của người dùng - dịch vụ GTGT khó phát triển
Thực hiện định hướng đẩy mạnh phát triển các dịch vụ GTGT, hoạt động nhiều
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201414
nhất trong tháng của các nhà mạng là các chương trình kích cầu như: miễn phí dùng thử
trong thời gian đầu, đăng ký sử dụng để tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng
với giải thưởng hấp dẫn, …. Một số hình thức tiếp cận dịch vụ mới đã được thử nghiệm
nhưng cũng không thu được kết quả khả quan. Đánh mất niềm tin của người dùng được
coi là rào cản chính khiến nhà mạng tiếp tục gặp khó trong việc đẩy mạnh phát triển dịch
vụ GTGT.
Người dùng e dè sử dụng SMS dạng flash giới thiệu dịch vụ khi điện thoại ở
chế độ rỗi
Đây là hình thức đã được cả 3 mạng lớn MobiFone, VinaPhone, Viettel sử dụng để
giới thiệu tới người dùng các dịch vụ nội dung của nhà mạng cung cấp. Các bản tin chứa
tiêu đề nội dung được thiết kế dạng flash để hiển thị khi điện thoại người dùng ở chế độ
rỗi và không lưu vào máy làm chật bộ nhớ. Nếu người dùng quan tâm tới các nội dung
được giới thiệu, họ có thể bấm vào chấp nhận để xem danh mục cụ thể các nội dung chi
tiết hơn có thể được cung cấp, kèm theo thông tin về giá cước với mỗi nội dung. Còn nếu
không, người dùng có thể không thao tác gì và bản tin sẽ tự biến mất sau vài giây hiển
thị. Cách thức giới thiệu dịch vụ này khá hay bởi nó không lưu lại dạng SMS làm đầy hộp
thư trong máy người dùng, cũng như thông tin liên tục được cập nhật đa dạng & phong
phú. Nó tương tự một dạng quảng cáo dịch vụ song lại không làm phiền người dùng như
SMS rác.
Tuy nhiên, có lẽ do quá nhạy cảm với tình trạng tin nhắn lừa đảo cũng như một số
lý do khách quan khác như: người dùng chưa thạo sử dụng điện thoại, một số do máy
hoặc hệ thống xử lý kém khiến thao tác của người dùng chưa được xử lý ngay, dẫn đến
tình trạng kích chấp nhận nhiều lần, cách cung cấp nội dung thông tin của nhà mạng chưa
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 15
rõ ràng… dẫn tới tình trạng một số khách hàng phản ánh mình bị nhà mạng “lừa”, không
cho lựa chọn tắt dịch vụ và người dùng không còn lựa chọn nào khác là phải kích vào tin
nhắn, khi kích vào người dùng lập tức bị trừ tiền. Thực tế là người dùng phải kích vào nút
chấp nhận ít nhất 2 lần mới bị trừ tiền dịch vụ, và hoàn toàn không có chuyện bắt buộc
phải chấp nhận tin nhắn mới có thể dùng lại được máy.
Hiện tại, hầu hết các nhà mạng đều đã thực hiện một số điều chỉnh đối với dịch vụ
theo yêu cầu của Bộ TT&TT như: Điều chỉnh lại menu cung cấp dịch vụ rõ ràng hơn đối
với khách hàng, bổ sung bước gửi xác nhận đồng ý trước khi tải nội dung về máy. Các
tính năng này sẽ chính thức được áp dụng từ đầu quý 2 và chắc chắn sẽ giảm trừ tối đa
các trường hợp khách hàng bị trừ tiền sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn.
Tuy nhiên, vụ việc lùm xùm về dịch vụ thêm một lần nữa khiến người dùng càng trở
nên e dè hơn trong việc sử dụng các dịch vụ dạng Flash nói riêng và các dịch vụ nội dung
nói chung của nhà mạng. Kể cả khi các tính năng mới được áp dụng thì cách thức tiếp
cận dịch vụ sáng tạo này của nhà mạng cũng sẽ khó phát huy được lợi thế.
Viettel bị tố lừa khách hàng bằng các cuộc gọi lại về tổng đài giá cao
Bắt đầu từ tháng 2, Viettel thực hiện thử nghiệm hình thức gọi từ các tổng đài
(1221, 1060) đến thuê bao điện thoại để thông báo giới thiệu, quảng cáo dịch vụ nhạc chờ
và một số dịch vụ cung cấp nội dung thông tin khác mà nhà mạng này hiện có (được gọi
vắn tắt là hình thức dịch vụ Voice Broadcast).
Đây cũng là một hình thức tốt để tiếp cận khách hàng, giới thiệu sản phẩm dịch vụ.
Tuy nhiên, cách thức mà Viettel thực hiện lại gây phản tác dụng. Người khen không thấy
đâu, chỉ thấy thuê bao phàn nàn vì bị gọi điện làm phiền và có dấu hiệu lừa đảo người
dùng. Theo đó, thuê bao bị nháy máy nhiều lần để tạo nhiều cuộc gọi nhỡ trong nhiều
ngày. Khi gọi lại vào số tổng đài trên, thuê bao sẽ được hướng dẫn dài dòng, dẫn dắt qua
nhiều lần bấm phím chuyển hướng, cước gọi vào hai tổng đài này có giá cao hơn hẳn so
với cước thoại thông thường (khoảng gần 15.000 đ/phút).
Trước đây, MobiFone cũng từng áp dụng hình thức này nhiều lần trong những dịp
lễ, song chỉ tập trung vào dịch vụ nhạc chờ theo chủ đề ngày lễ chứ không gồm nhiều
nhánh dịch vụ như hai tổng đài của Viettel. Có thể nói MobiFone đã khá thành công khi
thực hiện dịch vụ này bởi lượng người dùng có thể trực tiếp đăng ký bài hát mình thích và
chỉ phải trả phí cho bài hát này giống phí các bài nhạc chờ funring thông thường. Thông
tin được nhà mạng cung cấp cũng rất rõ ràng, minh bạch khiến người dùng tin tưởng.
Trước những dấu hiệu vi phạm của Viettel - nhà mạng trước nay vẫn được người
dùng đặt niềm tin cao hơn so với các nhà mạng khác, niềm tin vào những dịch vụ giá trị
gia tăng lại càng trở nên mong manh hơn. Hình thức tiếp thị dịch vụ hiệu quả được nhiều
nhà mạng triển khai thành công trên thế giới nhanh chóng thất bại ở Việt Nam.
Cách đây không lâu, VinaPhone cũng áp dụng hình thức tự kích hoạt cho khách
hàng dùng thử một số dịch vụ GTGT phổ biến trong khoảng một tháng. Sau đó, nếu muốn
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201416
ngừng sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ nhắn tin về tổng đài xin hủy dịch vụ. Đây cũng
là một cách thức sáng tạo để đưa các dịch vụ GTGT tới gần khách hàng hơn song cũng
tương tự như hai trường hợp kể trên, thiếu sót trong một vài khâu khiến cách thức này
cũng nhanh chóng bị nhìn theo hướng tiêu cực và không thể áp dụng tiếp.
3. Quản chặt dịch vụ nội dung để bảo vệ khách hàng
Năm 2013 là năm chứng kiến hàng loạt các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng
phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo khiến nhiều thuê bao bị trừ tiền không mong muốn.
Từ việc yêu cầu nhà mạng triển khai các giải pháp kỹ thuật, siết chặt quản lý việc cung
cấp đầu số, duyệt nội dung trước khi đưa lên đầu số đến việc liên tục kiểm tra, xử phạt
khá nặng các DN cung cấp dịch vụ nội dung vi phạm.
Tuy nhiên, bấy nhiêu dường như cũng vẫn chỉ như muối bỏ bể. Số liệu thống kê
cho thấy riêng trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Thanh tra Bộ đã phát hiện được hơn
4,2 triệu tin nhắn rác, xử phạt hơn 11.250 thuê bao và 25 DN vi phạm! Mỗi ngày thuê bao
di động nhận hàng chục những tin nhắn quảng cáo, tin nhắn có nội dung mời chào cờ
bạc, bói toán…. Những con số khổng lồ này mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vì
vậy, bên cạnh giải pháp gốc rễ là xóa bỏ thuê bao ảo, thành lập cơ sở dữ liệu chính xác
về thuê bao di động, trong những tháng đầu năm 2014 cơ quan quản lý đang tiếp tục tìm
kiếm và đề xuất những giải pháp mới để có thể giảm thiểu tình trạng này, nỗ lực đưa thị
trường dịch vụ nội dung vào khuôn khổ và phần nào đó sẽ lấy lại được niềm tin của người
dùng, tạo tiền đề cho sự phát triển sâu hơn, rộng hơn.
Đề xuất tách riêng tài khoản dành cho việc sử dụng các dịch vụ thông tin/nội dung
Theo đó, tài khoản di động sẽ được phân chia thành tài khoản nghe gọi và tài khoản
dành riêng cho việc sử dụng các dịch vụ nhắn tin giải trí. Nhà mạng, nhà cung cấp nội
dung sẽ phát hành loại thẻ riêng cho tài khoản này. Số tiền từ tài khoản cho dịch vụ thông
tin giải trí sẽ được phép chuyển sang tài khoản nghe gọi song chiều ngược lại thì không
thực hiện được.
Đây là một giải pháp khá hay và hữu hiệu. Nó sẽ vô hiệu hóa cách thức kiếm tiền
“không hợp pháp” của một số DN như liên kết với nhà sản xuất cài đặt sẵn vào điện thoại
một số ứng dụng, phần mềm có chức năng tự động nhắn tin trừ cước…. Tuy nhiên, mặt
khác nó sẽ yêu cầu nhà mạng phải phát hành một loại thẻ riêng, điều cũng không dễ dàng
thực hiện và phổ biến trong một sớm một chiều. Thêm vào đó, nó cũng cần nhà mạng
phải cơ cấu lại các loại tài khoản đang sử dụng bởi số lượng tài khoản di động các nhà
mạng đang sử dụng khá nhiều.
Nên chăng tập hợp đầu số về Bộ TT&TT quản lý?
Đề xuất này đã một lần được đưa ra và tiếp tục được nhắc lại. Theo đó, các đầu
số sẽ hoàn toàn do Bộ TT&TT quản lý, cấp phát. DN muốn được cấp phát đầu số sẽ phải
đăng ký, thậm chí phải thực hiện đấu thầu nếu có nhiều đơn vị đăng ký và có thể bị thu
hồi đầu số nếu vi phạm - tương tự như quá trình cấp phép một giấy phép cho DN.
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 17
Việc quy về một đầu mối quản lý có thể sẽ tăng cường sự chặt chẽ trong công tác
quản lý, cấp phát đầu số và có thể phần nào sẽ khiến DN cẩn trọng hơn đối với các nội
dung mình cung cấp trên đó bởi đầu số có thể sẽ bị thu hồi khi DN vi phạm. Song ngược
lại, việc không đủ nhân lực để kiểm duyệt nội dung, cơ chế hợp tác kém linh hoạt hơn…
có thể là những rào cản khiến sự phát triển của thị trường nội dung số Việt Nam sẽ bị
kéo lùi.
4. MobiFone chính thức được cho phép tách khỏi VNPT
MobiFone “ra đi” một mình để tạo lợi thế cổ phần hóa
Sau một thời gian dài thu hút sự chú ý, cuối cùng phần được dư luận quan tâm nhất
về đề án tái cấu trúc VNPT cũng được quyết định. Ngày 31/1, Chính phủ đã chính thức
phê duyệt phương án tách MobiFone ra khỏi VNPT. Theo đó điều chuyển nguyên trạng
Công ty MobiFone về Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) quản lý. Bộ TT&TT xây dựng
phương án cổ phần hóa công ty MobiFone. Như vậy, VinaPhone và MobiFone sẽ trở
thành 2 đơn vị tách biệt, cùng hoạt động trên thị trường viễn thông. Tuy nhiên, điểm khác
biệt so với đề xuất trong Đề án mà VNPT và Bộ TT&TT trình lên Chính phủ trước đó là:
MobiFone sẽ được tách ra một mình chứ không kèm theo một số đơn vị khác của VNPT.
Ngoài việc, tách nguyên trạng MobiFone, Chính phủ còn ban hành một số điều chỉnh
đối với việc tái cơ cấu tại VNPT như: Điều chuyển nguyên trạng học viện BCVT về
Bộ TT&TT; Điều chuyển nguyên trạng các bệnh viện, bệnh viện điều dưỡng, các
trường trung học BCVT&CNTT đang thuộc VNPT về các địa phương quản lý; Không
chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại 62 công ty cổ phần nêu
trong Đề án và hệ thống vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 ra khỏi VNPT. Thực hiện sắp
xếp Công ty Tài chính Bưu điện theo Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014.
Không có lý giải chính thức cho quyết định trên song có thể hiểu rằng, việc cho
phép MobiFone ra đi một mình chủ yếu nhằm tăng tốc và tạo lợi thế cho quá trình cổ
phần hóa MobiFone này ngay trong năm nay. Chủ trương cổ phần hóa MobiFone đã
có từ năm 2006 và tính tới nay đã chậm mất 8 năm. Nếu như MobiFone có gắn kèm
theo một số công ty của VNPT như Bộ TT&TT tính trước đó thì khó có thể thực hiện
cổ phần hóa MobiFone trong năm 2014 bởi 3 lý do: (1) MobiFone sẽ mất một khoảng
thời gian để ổn định, hoàn thiện lại cơ cấu tổ chức với các DN đi kèm, (2) Quá trình
thẩm định, định giá DN sẽ phải làm lại hoàn toàn, dựa trên cơ cấu tổ chức mới và (3)
với cơ cấu mới, sức hút của MobiFone với các đối tác sẽ bị giảm sút, thành quả cổ
phần hóa sẽ bị ảnh hưởng.
Với quyết định này, MobiFone như được gắn thêm cánh để sớm trở thành một
trong ba trụ cột chính của thị trường di động trong nước, sớm hứa hẹn một tương
lai mà thị trường di động Việt Nam bước sang giai đoạn cạnh tranh theo đúng nghĩa,
không còn là cuộc chơi của các DN nhà nước.
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201418
Tuy nhiên, trên con đường cổ phần hóa cho MobiFone cũng gặp không ít khó
khăn và đồng nghĩa với việc cùng cạnh tranh với VNPT nói chung và VinaPhone nói
riêng.
VNPT - Được hay mất?
Là một trong số không nhiều DN liên tục trong nhiều năm làm ăn có lãi trong
VNPT, MobiFone luôn chiếm khoảng 40% - 50% tổng doanh thu VNPT thu được
mỗi năm. Có thể nói MobiFone là một đầu tàu kinh doanh, tạo ra doanh thu và lợi
nhuận trong Tập đoàn. Kết quả kinh doanh này đã phán ánh khá rõ việc MobiFone
ra “ở riêng” là một cái “mất” của VNPT.
VNPT coi như là một gia đình, cái “mất” nhiều hơn nữa là cho “anh cả” MobiFone
ra “ở riêng”, để lại cho gia đình VNPT toàn bộ những khó khăn hiện tại vì đông “anh
em” (gồm các công ty, CBCNV), kinh tế - vật chất bị chia sẻ cho MobiFone. Có thể
nói, tất cả gánh nặng đang cùng lúc đổ dồn lên vai của VNPT.
Quyết định của Chính phủ đã gửi một thông điệp rất rõ ràng tới toàn thể người
VNPT - “Tái cơ cấu hay là chết”, không còn lựa chọn nào khác nếu muốn tiếp tục
tồn tại và phát triển. Thông thường, khi đối mặt với những sức ép lớn, trước những
quyết định quan trọng tới vận mệnh, sẽ có những kỳ tích được tạo nên. Sức mạnh
đoàn kết và sáng tạo được phát huy, cách suy nghĩ và làm việc của từng người lao
động trong tập đoàn sẽ được thay đổi. Nếu làm được điều đó, đây sẽ là một cái
“Được” lớn hơn nhiều so với những cái mất.
Trong báo cáo mới đây nhất, doanh thu quý 1 của VNPT tăng 9,5% và lợi
nhuận tăng tới 40% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, riêng khối hạch toán phụ
thuộc bao gồm 4 công ty và 63 VNPT tỉnh, thành phố đạt lợi nhuận cao gấp 8 lần so
với năm ngoái. Những con số này đang phần nào củng cố niềm tin rằng trong khó
khăn, con người VNPT sẽ càng vững vàng chiến đấu dành thắng lợi.
5. Mạng nhỏ tranh thủ khuyến mại mạnh tay dịp Tết
Trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, các mạng lớn hạn chế chương trình
khuyến mại mạnh tay do áp lực phải đảm bảo chất lượng dịch vụ theo yêu cầu của
Bộ TT&TT. Ngược lại, với số lượng thuê bao khiêm tốn, hạ tầng mạng dư thừa,
các mạng nhỏ lại tung ra hàng loạt các chương trình khuyến mại lớn. Đây được coi
là chiến lược ngắn hạn cùng với các biện pháp dài hạn là chăm sóc tốt đối tượng
khách hàng sẵn có để giúp họ duy trì lượng thuê bao vốn đã ít ỏi của mình trong bối
cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Vietnamobile – Tận dụng thời cơ
Tận dụng việc các nhà mạng lớn đang bị nhiều người dùng tẩy chay do tăng
cước 3G, Vietnamobile tranh thủ truyền thông cho dịch vụ của mình. Ngoài cam kết
không tăng giá dịch vụ, nhà mạng này còn triển khai một chương trình khuyến mại
thuê bao đăng ký mới hoặc mua tiếp các gói cước 3G với tổng lượng dữ liệu được
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 19
tặng lên tới 10 triệu MB. Cùng thời điểm này năm ngoái, Vietnamobile cũng triển
khai một chương trình tương tự lượng dữ liệu chỉ bằng một nửa (5 triệu MB). Trước
thông tin các mạng lớn cho biết có thể sẽ ra mắt các gói cước 3G giá rẻ sử dụng
vào ban đêm trong năm 2014 để vừa đáp ứng nhu cầu giá rẻ của người dùng, vừa
đảm bảo chi phí mạng lưới, Vietnamobile đã nhanh chân ra mắt gói cước tương tự
để dành tăng thêm lợi thế cạnh tranh.
Đồng thời với các chương trình khuyến mại về dữ liệu, Vietnamobile còn tung
hàng loạt các chương trình khuyến mại tích điểm quay số trúng thưởng, tặng tiền
vào thẻ nạp, gọi quốc tế từ tài khoản khuyến mại (với các nước có mức cước dưới
7.000 đ/phút). Trong đó đặc biệt là hai chương trình “Thứ 5 vàng” và “Ngày của
bạn”. Theo đó chỉ với 1.000 đ/tháng, thuê bao sẽ được hoàn trả toàn bộ khoản phí
sử dụng của ngày thứ 5 trong tuần vào ngày thứ 3 của tuần tiếp theo. Còn trong
ngày được lựa chọn là “Ngày của bạn”, thuê bao sẽ được miễn phí hoàn toàn các
cuộc gọi nội mạng, không giới hạn thời gian gọi.
Dịp kỷ niệm 5 năm thành lập, nhà mạng này cũng triển khai nhiều chương
trình tri ân lớn cho thuê bao, đặc biệt chú trọng vào các thuê bao có mức tiêu dùng
cao. Ví dụ: Tặng 500.000 đ vào tài khoản liên mạng cho 3.150 khách hàng có mức
tiêu dùng cao nhất trong khoảng thời gian từ 19/3 – 17/5/2014; tặng 5 chuyến du lịch
đi Malaysia cho 5 khách hàng có mức tiêu dùng cao nhất từ 2009 đến nay (không
bao gồm nhóm khách hàng VIP, nhân viên Vietnamobile và điểm bán được nhận hỗ
trợ hàng tháng); …
Nhờ những nỗ lực này, trong giai đoạn từ tháng 12/2013 – 1/2014, số lượng
thuê bao của Vietnamobile đã có sự cải thiện thay vì chiều giảm dần đều như năm
2013. Tuy nhiên, khi hết giai đoạn Tết Nguyên đán, các nhà mạng phục hồi lại một
số chương trình khuyến mại cũng như việc Vietnamobile gián tiếp tăng giá dịch vụ
3G bằng cách giảm dung lượng dữ liệu miễn phí của hai gói cước 3G phổ biến nhất
thì lượng thuê bao của mạng này lại giảm.
Gmobile - Tăng thêm tùy chọn gói cước cho thuê bao hiện có
Cuối tháng 1, một số nguồn tin cho biết Gmobile triển khai cung cấp gói cước
Sinh viên với một số ưu đãi như cộng thêm dữ liệu hàng tháng, miễn phí thuê bao….
Dù không có thông báo chính thức trên website song Gmobile đã cho phép thuê bao
hiện có đăng ký chuyển sang gói cước này. So sánh với gói cước tương tự của các
nhà mạng khác cho thấy, ngoài đặc tính nổi bật là tặng lượng dữ liệu lớn hơn hẳn
và gọi nội mạng miễn phí thì các đặc điểm còn lại cũng như giá cước của Gmobile
không có gì nổi bật, thậm chí là còn đắt hơn.
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201420
Bảngsosánhgóicướcdànhchosinhviêncủacácnhàmạng
Nhà mạng Đặc điểm Giá cước
Gmobile
•	 Cộng 20 tin nhắn ngoại mạng
•	 Cộng 200 MBdữ liệu
•	 Không mất phí thuê bao tháng
•	 Mỗi tháng hệ thống sẽ chuyển
20k từ tk chính sang tk phụ 2 để
kích hoạt tính năng gọi và nhắn
tin miễn phí nội mạng.
•	 Thoại trong nước: 1350đ/phút
•	 SMS nội/ngoại: 250đ/ 350đ
•	 Cước dữ liệu vượt mức: 1,5d/KB
VinaPhone
•	 Tặng 30.000 đ/tháng
•	 Miễn phí 25 MMS/tháng
•	 Miễn phí 20.000 đ sử dụng GPRS
•	 Thoại ngoại/nội mạng: 1380đ/
phút – 1.180 đ/phút
•	 SMS nội/ngoại: 99đ/ 250đ
•	 Cước dữ liệu tùy gói đăng ký
MobiFone
•	 Tặng 25.000 đ/tháng
•	 Miễn phí 35 MB/tháng
•	 Thoại ngoại/nội mạng: 1380đ/
phút – 1.180 đ/phút
•	 Cước gọi trong nhóm: 770 đ/phút
(tối đa 5 người)
•	 SMS nội/ngoại: 99đ/ 250đ
•	 Cước dữ liệu vượt ngưỡng: 75
đ/50 KB (1,5 đ/KB)
Viettel
•	 Tặng 25.000 đ/tháng
•	 Miễn phí 30 MB/tháng
•	 Thoại ngoại/nội mạng: 1390đ/
phút – 1.190 đ/phút
•	 Cước gọi trong nhóm: tiết kiệm
50% chi phí
•	 SMS nội/ngoại: 100đ/ 250 đ
Vietnamobile
•	 Tặng 100.000 đ/tháng trong 12
tháng.
•	 Miễn phí 150 MB/tháng
•	 Miễn phí 60 SMS/tháng
•	 Thoại ngoại/nội mạng: 1.190 đ/
phút
•	 SMS nội/ngoại: 300 đ/SMS
Chính vì vậy, gói cước Sinh viên được đánh giá chỉ như một động thái tăng thêm
lựa chọn cho khách hàng của mình để bớt phần “kém cạnh” so với các nhà mạng khác
chứ không mang tính cạnh tranh.
Cũng giống như Vietnamobile, Gmobile cũng tranh thủ sự im hơi của mạng lớn trong
dịp Tết Nguyên đán để dành thuê bao song không phong phú bằng. Hai chương trình nổi
bật là: tặng 100% giá trị thẻ nạp cho tất cả các mệnh giá và cho phép khách hàng dùng tài
khoản KM1 để sử dụng dịch vụ chuyển vùng trong nước. Nhờ vậy, con số thuê bao của
nhà mạng này tiếp tục duy trì ổn định ở mức trên dưới 4 triệu thuê bao, giữ vững thị phần
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 21
thuê bao 3,2%.
Sfone: Đang bị xem xét thu hồi băng tần
Cũng chưa có quyết định chính thức song Bộ TT&TT cho biết đang xem xét thu hồi
băng tần 850 MHz đã cấp cho Sfone trước đó để triển khai dịch vụ di động CDMA. Mặc dù
nhà mạng này chưa công bố phá sản song vài năm nay đã nợ khoản phí sử dụng tần số,
cùng với đó là hiện trạng dịch vụ di động đã gần như tạm ngừng hoạt động. Trong khi đó
các nhà mạng khác lại đang rất cần băng tần để triển khai dịch vụ.
Bấy nhiêu đó là đủ sở cứ cho quyết định thu hồi băng tần về Bộ để cấp phép cho nhà
mạng khác - dấu chấm hết chính thức cho sự có mặt trên thị trường di động Việt Nam của
Sfone.
6. OTT: Thêm nhiều gương mặt mới gia nhập thị trường
Không gây ồn ào dư luận như thời điểm này năm trước song các ứng dụng OTT
vẫn đang phát triển rất rầm rộ ở Việt Nam. Bằng chứng là việc gia nhập thị trường của một
số OTT mới cũng như việc các nhà mạng đang chuẩn bị tung ra ứng dụng OTT của riêng
mình. Thị trường cũng hứa hẹn sẽ sớm đón nhận những quy định về vấn đề này của Bộ
TT&TT.
Liên tục cập nhật lượng người dùng để PR
Sau một năm phát triển rầm rộ, cạnh tranh gay gắt, một số OTT ngoại như Line,
Kakao Talk tạm thời chấp nhận “thua” và quay sang đầu tư vào các thị trường khác. Các
gương mặt nổi trội còn lại phải kể tới Viber, WhatsApp và ứng dụng nội Zalo.
Cũng chính bởi số lượng OTT còn trụ lại trên thị trường không nhiều nên các chương
trình quảng bá rầm rộ ganh đua nhau giảm đi nhiều. Thêm vào đó, nhà mạng cũng thôi “kêu
ca” về việc bị OTT làm thâm hụt doanh thu khiến báo chí cũng có phần im hơi lặng tiếng.
Thay vào đó, các OTT liên tục cập nhật số lượng người dùng đăng ký và lượng tin nhắn
được gửi qua ứng dụng mỗi ngày như một cách để đánh bóng tên tuổi của mình.
Zalo sau hơn một năm phát triển cho biết đã có 10 triệu người dùng đăng ký, cùng
120 triệu tin nhắn trao đổi qua hệ thống mỗi ngày, và phủ sóng 50% thị trường smartphone
ở Việt Nam. Viber mới đây cũng cho hay, họ đã chạm mốc 12 triệu người dùng tại Việt Nam
trong tháng 3/2014, tăng hơn 4 triệu người dùng so với hồi tháng 11/2013 sau quyết định
chính thức nhảy vào thị trường Việt Nam từ cuối năm 2013. WhatsApp dù không chỉ rõ số
lượng người dùng tại thị trường Việt Nam song cũng cho biết hiện mỗi ngày có 64 tỉ tin nhắn
được gửi qua ứng dụng này, tăng 10 tỉ tin nhắn so với tháng 12/2013.
Thêm 2 OTT mới ra nhập thị trường Việt Nam
Cũng ngay đầu năm, thị trường OTT thế giới chấn động bởi hai thương vụ mua bán
tỷ đô - Facebook mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD và Rakuten (Nhật) mua lại Viber
với giá 0,9 tỷ USD. Với người dùng, thương vụ mua bán này gần như không có nhiều tác
động song với thị trường OTT thì lại như một quả bom nguyên tử. Nó như một động lực
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201422
khiến nhiều DN nhảy vào phát triển các ứng dụng OTT hơn bởi ngoài doanh thu từ việc bán
quảng cáo, bán icon, sticker… thì việc được các công ty khác mua lại với một khoản tiền
khổng lồ là một kết cục vô cùng “hứa hẹn”.
Mặc dù chứng kiến sự ra đi của hai ứng dụng OTT có tên tuổi là LINE và Kakao Talk
song thị trường Việt Nam cũng vẫn thu hút các OTT ngoại nhảy vào. Hồi tháng 2, ứng dụng
BeeTalk đến từ Singapore đã chính thức đổ bộ vào Việt Nam. Điểm nhấn của ứng dụng này
là một số tính năng mới như: Lắc để tìm kiếm người dùng ở xung quanh hay chế độ Thì
thầm giúp các tin nhắn bí mật biến mát hoàn toàn sau một khoảng thời gian do người dùng
lựa chọn. Ứng dụng này mới được ra mắt từ tháng 3/2013 và dường như đang hướng tới
các thị trường khu vực Đông Nam Á như Phillipines, Singapore hay Indonesia, dù kết quả
thu được chưa cao.
Công ty chuyên về các giải pháp an ninh mạng BKAV cũng âm thầm thử nghiệm ứng
dụng OTT mang tên Btalk (phiên âm tương tự ứng dụng OTT trên) của mình và dự kiến sẽ
tung ra thị trường vào giữa tháng 4 tới đây. Ngoài tính năng gọi điện, Btalk còn có các tính
năng khác như chat miễn phí tích hợp nhắn tin, chat Facebook, Yahoo, Gtalk. Điểm nổi bật
hơn của Btalk là cho chất lượng gọi thoại quốc tế khá tốt, âm thanh trung thực, độ trễ thấp
và thậm chí có thể cạnh tranh với dịch vụ thoại quốc tế các nhà mạng đang cung cấp.
Nhà mạng cũng chuẩn bị nhảy vào thị trường OTT
Trong buổi họp giao ban viễn thông hai tháng đầu năm 2014, Bộ TT&TT cho biết
đang xem xét đề nghị xin cấp phép triển khai cung cấp dịch vụ OTT của MobiFone. Thông
tin này gián tiếp cho thấy MobiFone đã chuẩn bị dịch vụ OTT của riêng mình và chỉ chờ
được cấp phép để tung ra thị trường. Trước đó, MobiFone tỏ ý mong muốn phương án
cùng hợp tác với các OTT đang hoạt động tại thị trường Việt Nam nhưng chưa tạo được
tiếng nói chung với đối tác. Có thể vì vậy, nhà mạng này quyết định tự phát triển một OTT
của riêng mình?
Viettel thì hé lộ thông tin đang tìm kiếm đối tác để hợp tác phát triển và cung cấp dịch
vụ OTT. Nhiều thông tin cho rằng Viettel đang thỏa thuận hợp tác với Kakao Talk song nhà
mạng này phủ nhận thông tin trên. Cũng không ngoại trừ trường hợp nhà mạng này cũng
đang âm thầm tự phát triển một dịch vụ OTT của riêng mình bởi việc hợp tác có thể không
thành công trong khi Viettel không muốn chậm chân so với các nhà mạng khác, đặc biệt
là với MobiFone trong việc cung ứng dịch vụ OTT tới khách hàng. VinaPhone cũng khẳng
định chắc chắn sẽ cung cấp cho người dùng các ứng dụng OTT song thông tin có phần
được giữ kín nhất.
Mặc dù sự đối đầu của các nhà mạng và OTT có phần lắng dịu hơn nhiều so với
trước song không phải vì thế mà các OTT được buông lỏng. Các chính sách về lĩnh vực
này đang được gấp rút hoàn tất và đẩy nhanh tiến độ, nhiều khả năng các quy định sẽ được
ban hành sớm hơn dự kiến.
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 23
I. THỊ TRƯỜNG 3G
1. Tăng trưởng thuê bao khả quan trong những tháng đầu năm
Nỗ lực kéo thuê bao rời bỏ dịch vụ quay lại sử dụng bằng việc giảm giá cước trong
một vài tháng đầu của nhà mạng dường như cũng đem lại chút ít tác động. Cùng với đó là
việc trùng với dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu trao đổi liên lạc nhiều nên số lượng thuê bao
3G tăng trong những tháng đầu năm có phần khả quan hơn so với diễn biến thị trường
quý 4/2013. Tính tới hết tháng 2/2014, thị trường đã có tổng số 21 triệu thuê bao, tăng
1,32 triệu thuê bao (tương ứng tăng 6,7%) so với con số đạt được vào cuối năm 2013.
Biểuđồ2.2(NguồnMIC)
Số lượng 1,32 triệu thuê bao 3G mới đạt được bao gồm 1,48 triệu thuê bao
3G trên di động tăng thêm và 0,16 triệu thuê bao 3G trên laptop bị giảm đi. Như vậy,
thực tế tính toán chi tiết cho thấy các tác động trên đã giúp tổng số thuê bao 3G trên
di động tăng thêm xấp xỉ 9% so với cuối năm 2013 thay vì 6,7% như ở trên.
Vietnamobile cũng âm thầm tăng giá dịch vụ 3G một cách gián tiếp bằng cách
giảm dung lượng hai gói cước hiện đang có nhiều người dùng nhất của mạng này
chỉ sau một thời gian ngắn hùng hồn thông báo sẽ không tăng cước 3G để phục vụ
người tiêu dùng. Gói D25 và D40 lần lượt bị giảm dung lượng miễn phí xuống 40%
và 13%. Việc nhanh chóng tăng cước 3G của Vietnamobile cho thấy nhà mạng này
cũng rơi vào thế “đặng chẳng đừng” phải thất hứa. Lý do buộc phải tăng giá với lý
do giống như lý do mà các mạng lớn phải thực hiện điều chỉnh giá cước 3G trước
đó – bán dưới giá thành sản xuất, không chịu được lỗ. Điều này cũng phần nào giúp
người dùng lấy lại thêm niềm tin vào các nhà mạng lớn và góp phần vào kết quả phát
triển thuê bao khả quan trong những tháng đầu năm nay.
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201424
2. Kích cầu người dùng bằng các gói dữ liệu mua thêm giá rẻ
Những con số tăng trưởng kể trên được đánh giá khả quan là do bối cảnh thị
trường 3G đang gặp phải sự chỉ trích của người dùng khi tiến hành tăng giá cước song
nguyên nhân chủ yếu là do tác động mang tính thời vụ, khó có thể lâu bền. Chính vì vậy,
bên cạnh các chương trình phát triển thuê bao mới, các nhà mạng đang có xu hướng kích
cầu những thuê bao hiện có sử dụng nhiều hơn bằng các gói cước dữ liệu tốc độ cao mua
thêm với giá rẻ hơn hẳn so với giá dữ liệu vượt ngưỡng.
MobiFone vừa cho ra mắt hai gói dữ liệu giá rẻ tốc độ cao cho phép các thuê bao
đăng ký mua thêm để trải nghiệm dịch vụ ở tốc độ khi chưa hạ băng thông (cho gói không
giới hạn dung lượng song hạ băng thông). Theo đó, khi bỏ ra 10.000 đ và 30.000 đ, thuê
bao được sử dụng thêm tương ứng 100 MB và 300 MB dữ liệu ở tốc độ cao.
Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, cả 3 nhà mạng đều đã có những gói cước mua
thêm dữ liệu tốc độ cao cho các thuê bao đã đăng ký gói cước không giới hạn song có
nhu cầu dùng thêm dung lượng ở tốc độ chưa bị hạ.
Bảngcácgóidữliệugiárẻmuathêmnhàmạngđangcungcấp
Nhà mạng Giá cước Dữ liệu thêm Giá mỗi MB Giá mỗi MB gói cước giới
hạn dung lượng
MobiFone
10.000 đ
30.000 đ
100 MB
300 MB
100 đ/MB
500 đ/MBVinaPhone 10.000 đ 300 MB 33 đ/MB
Viettel
10.000 đ
30.000 đ
100 MB
500 MB
60 - 100 đ/MB
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 25
Tính toán sơ bộ cho thấy giá dữ liệu của các gói mua thêm này rẻ hơn từ 5 - 16 lần
so với mức cước dữ liệu vượt ngưỡng các gói giới hạn lưu lượng mà các mạng đang
áp dụng. Đặc tính tiện lợi này rất phù hợp với nhu cầu sử dụng đột xuất hoặc nhu cầu
dùng nhiều nhưng chưa tới mức của gói giới hạn lưu lượng giá cao.
Tuy nhiên, công tác truyền thông chưa được các nhà mạng chú trọng đẩy mạnh.
Hầu hết các nhà mạng đều chỉ thông báo lẻ tẻ thông qua thông tin khuyến mại được
chia sẻ trên các diễn đàn về viễn thông. Trước việc nhà mạng hạ băng thông gói không
giới hạn dung lượng và nhận được nhiều phản ứng không tốt của khách hàng từ cuối
năm 2013, việc phổ biến rộng rãi thông tin này tới khách hàng kèm theo những phân
tích chi tiết về việc tiết kiệm đáng kể chi phí sẽ là một tác động tích cực tới khách hàng.
Vietnamobile thì bổ sung thêm vào danh mục dịch vụ của mình gói cước giá rẻ
dành cho khách hàng có nhu cầu sử dụng nhiều vào ban đêm ngay khi các nhà mạng
cho biết có thể ra mắt gói cước này trong năm 2014. Theo đó, người dùng sẽ được sử
dụng 3G từ 1h – 7h sáng hàng ngày, trị giá 10.000 đ/7 ngày sử dụng. Như vậy tính ra
nếu sử dụng trong cả tháng thì người dùng chỉ mất khoảng hơn 30.000 đ/tháng, chất
lượng kết nối có phần tốt hơn do lượng người dùng vào ban đêm ít.
3. Dịch vụ 3G có thể sẽ không bị tăng giá trong năm nay?
Như đã thông tin trong số trước, cả Bộ TT&TT và các nhà mạng đều khẳng định
trong năm 2014 nhiều khả năng sẽ tiếp tục điểu chỉnh tăng cước 3G để tiệm cận giá
thành sản xuất. Tuy nhiên, động thái mới đây của Bộ TT&TT có thể khiến điều này sẽ
không diễn ra hoặc diễn ra với tốc độ chậm hơn, biên độ tăng thấp hơn.
Trong hội nghị giao ban viễn thông đầu tháng 3 vừa qua, Bộ TT&TT đã đồng ý
cho cả 3 mạng lớn triển khai thử nghiệm cung cấp dịch vụ 3.5G trên băng tần 900 MHz
(băng tần hiện đang được sử dụng để cung cấp dịch vụ 2G). Nếu được Bộ TT&TT
chính thức cho phép triển khai 3G trên băng tần này, nhà mạng sẽ tiết kiệm được đáng
kể chi phí đầu tư, vận hành và từ đó giảm giá thành sản xuất mỗi MB dữ liệu so với giá
thành sản xuất khi cung cấp dịch vụ trên băng tần 2100 MHz như hiện nay.
Theo lý thuyết, băng tần thấp hơn sẽ cho độ xuyên phủ các tòa nhà tốt hơn và
bán kính phủ sóng xa hơn so với các băng tần cao hơn. Điều này có nghĩa là, trong
khu vực thành thị, với cùng số lượng trạm thu phát sóng, băng tần thấp sẽ cho chất
lượng dịch vụ tốt hơn, đặc biệt là với người dùng ở trong các tòa nhà. Còn ở các khu
vực vùng sâu vùng xa, nơi nhu cầu dịch vụ còn ít, để phủ sóng cùng một phạm vi diện
tích, số lượng trạm phát sử dụng băng tần thấp cần thiết sẽ ít hơn so với số lượng trạm
phát sử dụng băng tần cao. Với hai băng tần 900 MHz và 2100 MHz, một số nhà mạng
trên thế giới đã triển khai dịch vụ và đưa ra những số liệu so sánh cụ thể: Tăng thêm
44% vùng phủ tại khu vực thành thị và 119% tại khu vực nông thôn. Điều này tương
ứng giúp nhà mạng tiết kiệm được từ 50 – 70% chi phí đầu tư vào nhà trạm thu phát
sóng – khoản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hạ tầng mạng viễn thông.
Thêm vào đó, Bộ TT&TT cũng đang xem xét việc thu hồi hai băng tần 450 Mhz
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201426
và 850 MHz trước đó đã phân bổ cho EVNT và Sfone. Băng tần 450 MHz đã thuộc
quyền sử dụng của Viettel sau thương vụ sáp nhập EVNT về nhà mạng này song với
tính can nhiễu cao nên băng tần cũng chưa được Viettel sử dụng, dù nhà mạng này
cũng đang rất cần thêm băng tần để cung cấp dịch vụ. Cũng không có nhà mạng nào
để ý tới băng tần này.
Tuy nhiên, băng tần 850 MHz thì ngược lại đang được rất nhiều nhà mạng mong
muốn được sở hữu. Nếu băng tần này nếu để triển khai cung cấp dịch vụ 3G, hiệu quả
thu được còn hơn nhiều băng tần 900 MHz - giá thành dịch vụ 3G tiếp tục có thể giảm
thêm nữa. Cơ hội thu hồi băng tần này là rất lớn đồng nghĩa với cơ hội để giá cước
3G càng cao hơn.
4. Viettel dồn dập cơ cấu lại gói cước 3G dành cho laptop để dành lại thị
phần
Thị phần thuê bao giảm liên tục trong 3 quý trở lại đây
Với chính sách tập trung phát triển băng rộng di động, thị phần thuê bao băng
rộng di động 3G nói chung và thuê bao 3G sử dụng datacard nói riêng của Viettel liên
tục tăng lên trong năm 2012 và đầu năm 2013. Sau cú nhảy vọt từ tháng 5/2013, với
khoảng 1,7 triệu thuê bao Dcom, thị phần thuê bao truy nhập Internet di động sử dụng
datacard của Viettel tăng lên gần ngang bằng với của VNPT và tiếp tục duy trì mức
ngang bằng này đến hết tháng 8 năm ngoái.
Tuy nhiên, bắt đầu từ quý 3/2013 trở lại đây, tổng số thuê bao và thị phần thuê
bao Dcom của Viettel liên tục giảm sút. Tính đến hết tháng 2/2014, Viettel chỉ còn 1,37
triệu thuê bao Dcom (tương ứng giảm 17%). Nhìn chung, sau biến động tăng giá cước
dịch vụ 3G của các nhà mạng và tính tiện dụng của 3G trên di động, tổng số thuê bao
datacard của cả thị trường cũng có phần giảm sút. Tuy nhiên, mức giảm sút của Viettel
có phần nhanh hơn tốc độ giảm sút trung bình của thị trường. Điều này được phản ánh
rõ nét qua việc thị phần thuê bao datacard của Viettel giảm từ 49,9% (tháng 6/2013)
xuống chỉ còn 43% trong tháng 2/2014 (tương ứng giảm mất 10%) (biểu đồ 2.3).
Biểuđồ2.3(NguồnMIC)
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 27
Biểuđồ2.4(NguồnMIC)
Cơ cấu lại gói cước và tăng cường khuyến mại để giành lại thị phần
Có lẽ do việc thống nhất cú pháp đăng ký dịch vụ Mobile Internet cho cả thuê bao
GPRS và 3G trước đó dành được nhiều kết quả khả quan nên Viettel đã áp dụng phương
thức này để nhằm cải thiện lại tình hình phát triển thuê bao Dcom. Cuối năm 2013, Viettel
tiến hành tối giản số lượng gói cước Dcom xuống chỉ còn 3 gói cước. Mục tiêu nhằm
giúp khách hàng đỡ rối hơn trong việc lựa chọn gói cước cho mình. Theo đó, thuê bao trả
trước chỉ còn duy nhất một lựa chọn đăng ký gói cước Laptop Easy - “dùng bao nhiêu,
trả bấy nhiêu”.
Tuy nhiên, rõ ràng việc giảm bớt tùy chọn cho khách hàng không đem lại hiệu quả
như mong muốn. Chỉ riêng trong trong tháng 12/2013 và tháng 1/2014, Viettel tiếp tục mất
đi lần lượt 90.000 và 80.000 thuê bao Dcom. Chính vì vậy, giữa tháng 2 nhà mạng này lại
phải thực hiện điều chỉnh các gói cước Dcom theo hướng ngược lại: Bổ sung thêm 6 tùy
chọn gói cước cho thuê bao trả trước.
Tên gói
Cước thuê
bao
(VNĐ/tháng)
 
Lưu lượng
miễn phí
(MB/tháng)
Lưu lượng
tốc độ cao
(MB/tháng)
Cước lưu lượng
vượt mức
(VNĐ/50KB)
Hình thức
Điều
chỉnh
đợt 1
Dmax 120.000   1.536 0 Trả sau
Dmax200 200.000   3.072 0 Trả sau
Laptop
Easy
10.000 50   9.76 Trả trước
Điều
chỉnh
đợt 2
Bổ sung thêm 6 gói cước cho đối tượng trả trước
DC10 10.000 50   9.76
Trả trước
DC30 30.000 200   9.76
DC50 50.000 450   9.76
DC70 70.000   600 0
DC120 120.000   1.536 0
DC200 200.000   3.072 0
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201428
Với lần bổ sung này, thuê bao trả trước đã có thêm các lựa chọn trọn gói cho nhu
cầu sử dụng trung bình và lớn như các thuê bao trả sau. Đồng thời, nhà mạng này cũng
tung ra các chương trình ưu đãi cho thuê bao Dcom mới, giảm giá mua thiết bị đồng loạt
ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Nhờ vậy, mặc dù lượng thuê bao Dcom trong tháng 2 dù
vẫn giảm song biên độ giảm đã thấp đáng kể so với trước đó (-20.000 thuê bao).
Chưa rõ việc điều chỉnh này có giúp Viettel đẩy mạnh phát triển thuê bao Dcom mới
hay không song việc liên tục điều chỉnh chính sách giá cước cho thấy nhà mạng này đang
rất nỗ lực để cải thiện tình hình.
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 29
I-THỊ TRƯỜNG INTERNET
1. Thuê bao ADSL và FTTH đều tăng trưởng khả quan
ADSL: Tốc độ tăng trưởng cao gấp 2,4 lần so với mức trung bình năm 2013
Theo số liệu thống kê của Cục viễn thông, tính tới hết tháng 2/2014 thị trường có
tổng số 4,53 triệu thuê bao xDSL, tăng thêm 60.000 thuê bao so với cuối năm 2013. Như
vậy, trung bình mỗi tháng thị trường có thêm 30.000 thuê bao, nhiều gấp 2,4 lần so với
mức tăng trưởng trung bình đạt được trong năm 2013.
Biểuđồ2.5(Nguồn:VNNIC)
Đơnvị:Triệuthuêbao
Đây là kết quả của hàng loạt các chương trình khuyến mại mạnh tay dịp Tết của
các nhà cung cấp dịch vụ. Thêm vào đó, một số đơn vị như VNPT còn tiến hành tăng tốc
độ dịch vụ trong khi vẫn giữ nguyên giá cước để tăng sức hút, cạnh tranh với dịch vụ cáp
quang giá rẻ. Chính bởi tác động mang tính chất thời vụ nên thị phần thuê bao ADSL của
các nhà cung cấp không có nhiều biến động và dự báo mức tăng trưởng này cũng sẽ khó
duy trì được lâu dài.
FTTH - chờ đợi sự bứt phá bởi gói cước giá rẻ của Viettel
Tương tự như ADSL, tình hình tăng trưởng thuê bao FTTH trong hai tháng đầu
năm cũng tương đối khả quan với mức tăng gấp khoảng 1,7 lần so với mức trung bình
đạt được của năm ngoái (trung bình mỗi tháng khoảng hơn 7 triệu thuê bao). Tính đến
hết tháng 2, thị trường đang có khoảng 303,6 triệu thuê bao cáp quang.
THỊ TRƯỜNG INTERNET-TRUYỀN HÌNH
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201430
Biểuđồ2.6(Nguồn:VNNIC)
Tuy nhiên, ngược lại với ADSL, tốc độ tăng trưởng thuê bao FTTX trong năm 2014
dự báo sẽ còn gia tăng hơn nữa bởi đầu tháng 3, Viettel bắt đầu áp dụng chính sách giá
rất rẻ cho gói cước cáp quang FTTH ECO (12 Mbps/640 kbps), chỉ ngang bằng hoặc
thậm chí còn thấp hơn so với các gói cước trọn gói tốc độ thấp nhất của ADSL đang cung
cấp trên thị trường nếu thuê bao đóng cước trước.
GóicướcFTTHECOvớicácmứccướckhácnhauđangđượcViettelápdụng
Đối tượng khách hàng Đóng trước 3 tháng Đóng trước 6 tháng
Nhóm 1: các quận nội thành
HNI, HCM
275.000đ/tháng trong vòng
12 tháng
Cước đóng trước sẽ được trừ
vào từ tháng 13
220.000đ/tháng trong vòng 24
tháng, trừ cước đóng trước từ
tháng thứ 2
Nhóm 2: các quận ngoại
thành của HNI,HCM và thủ
phủ các tỉnh (thành phố, thị
xã) của nhóm 61 tỉnh còn lại
242.000đ/tháng khuyến mại
áp dụng trong 24 tháng. Trừ
cước đóng trước từ tháng thứ
13
192.500đ/tháng khuyến mại
áp dụng trong 24 tháng. Trừ
cước đóng trước từ tháng thứ
2
Nhóm 3: bao gồm toàn bộ
các huyện, xã của nhóm 61
tỉnh
192.500đ/tháng khuyến mại
áp dụng trong 24 tháng. Trừ
cước đóng trước từ tháng thứ
13
MộtsốcướcADSLtrọngóigiáthấpnhấtcácISPđangcungcấptrênthịtrường
Nhà mạng Giá cước Tốc độ
Viettel 230.000 đ/tháng 3 Mbps/512 kbps
VNPT 150.000 đ/tháng 2,5Mbps/512 kbps
FPT 200.000 đ/tháng 3 Mbps/512 kbps
Trong khi đó, tốc độ download dữ liệu mà gói cước FTTH ECO lại cao hơn hẳn
so với các gói ADSL kể trên. Gói cước đang được Viettel đẩy mạnh truyền thông và
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 31
tiếp thị tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Việc áp dụng giá cước rẻ này của Viettel
đang kéo theo hàng loạt các động thái giảm giá cước FTTH của các ISP khác cũng
như cho thấy trước viễn cảnh lượng thuê bao cáp quang sẽ gia tăng nhanh chóng
trong năm nay.
2. Triển khai IPv6 của Việt Nam mới ở mức trung bình trong khu vực
Theo thông tin về tình hình triển khai Ipv6 tại Việt Nam đã được Ban công tác
thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia công bố, Việt Nam đang nằm trong nhóm các nước
có hoạt động xúc tiến và triển khai IPv6 ở mức trung bình của khu vực, tương đương
với Indonesia và Thái Lan.
Chỉ có các ISP và CSP lớn triển khai IPv6
Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trong nước chưa đẩy
mạnh triển khai Ipv6 là do Cơ quan quản lý chưa có hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn
liên quan và các chính sách ưu đãi rõ ràng, cụ thể đối với hoạt động sản xuất và nhập
khẩu thiết bị tương thích với IPv6. Với các DN nội dung số thì rào cản lớn nhất là sự
không tương thích với IPv6 trong các ứng dụng phần mềm, trong khi tỷ lệ phần mềm
do doanh nghiệp tự phát triển chiếm tới trên 50% tổng số lượng phần mềm trong các
hệ thống CNTT-TT.
Hiện tại, mới chỉ có một số ISP lớn thực hiện triển khai Ipv6 thí điểm trên phạm
vi hẹp. Cụ thể:
- VNPT đã thực hiện hỗ trợ IPv6 cho website vnpt.com.vn và mic.gov.vn của
Bộ TT&TT, triển khai IPv6 trên mạng lưới thực tế quy mô nhỏ để đánh giá hiệu năng
thiết bị và các tính năng khác như xác thực, tính cước.
- Viettel đã kết nối đến mạng IPv6 quốc gia và đang duy trì kết nối đến 9
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201432
đối tác quốc tế gồm HKIX, AKAMAI, HE, Google, Microsoft, Yahoo… Cung cấp thử
nghiệm các dịch vụ kết nối IPv6 ở mức độ thử nghiệm cho 1.000 thuê bao ADSL chạy
song song cả IPv4 và IPv6, 1.000 thuê bao USB 3G chạy IPv6 tại Hà Nội, nâng cấp
hệ thống thiết bị phân mạng truy nhập của các dịch vụ băng rộng có dây và dịch vụ
3G để hỗ trợ IPv6.
- FPT Telecom đã thiết lập, duy trì 10 kết nối IPv6 đến các đối tác
cung cấp dịch vụ quốc tế như Tata, Yahoo, Google,… và kết nối đến mạng
IPv6 Quốc gia. Hiện toàn bộ hệ thống truyền tải mạng đã triển khai xong việc
chạy song song IPv4 – IPv6, chuẩn bị 1 lượng thiết bị đầu cuối phù hợp để có
thể sẵn sàng triển khai cho khách hàng băng rộng, FTTX ngay khi có nhu cầu.
Về dịch vụ nội dung, FPT Telecom đang hỗ trợ chuyển đổi sang IPv6 đối với
các dịch vụ nội dung số như website vnexpress.net và 1 số trò chơi trực tuyến.
- Netnam đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ truy cập Internet IPv6 nếu khách hàng
có nhu cầu sau khi đã kết nối IPv6 tới mạng IPv6 Quốc gia tại Hà Nội và TP.HCM
với dung lượng 2Gbps và băng thông trung bình giờ hành chính đạt 50Kbps; kết nối
thuần IPv6 tới NTT Hồng Kông với dung lượng 1Gbps và băng thông quốc tế trung
bình trong giờ hành chính đạt 5 Mbps.
Nội dung IPv6 trong nước kém phát triển
Điều này được thể hiện qua kết quả tổng Băng thông IPv6 trong nước qua
mạng IPv6 quốc gia còn thấp, IPv6 quốc tế của Việt Nam năm 2013 tăng không đáng
kể so với năm 2012. Một phần nguyên nhân do tại Việt Nam mới chỉ huy động sự
tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) triển khai chuyển đổi sang IPv6
trong mạng lõi chứ chưa có hoạt động xúc tiến cho các khách hàng, người dùng đầu
cuối chuyển đổi sang IPv6.
Bên cạnh đó, nhiều Sở TT&TT tỉnh thành chưa quan tâm tới việc triển khai
Ipv6. Mặc dù đã có nhiều sự kiện, hội thảo được Ban công tác thúc đẩy phát triển
IPv6 quốc gia tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về quá trình chuyển đổi từ IPv4
sang IPv6, song vẫn có đến hơn một nửa (34/63) Sở Thông tin và Truyền thông các
tỉnh chưa thực sự quan tâm và thực hiện vai trò thúc đẩy IPv6.
Mặc dù đã qua Giai đoạn chuẩn bị và bước sang giai đoạn khởi động được một
năm nhưng tình hình triển khai IPv6 của Việt Nam vẫn còn chậm so với các nước
khác. Trước mắt, những vấn đề quan trọng cần được triển khai trong giai đoạn 2014
- 2015:
- Mạng lưới, dịch vụ phải sẵn sàng cho IPv6. Việc này chủ yếu liên quan tới các
doanh nghiệp viễn thông, Internet. Để thúc đẩy được sự phát triển IPv6 cần phải có
những hoạt động, chính sách cụ thể hơn để người dùng thấy IPv6 thực sự có lợi và
tự nguyện chuyển đổi sang dùng IPv6. Doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng,
nghiên cứu gói cước cho IPv6 rẻ hơn IPv4,  cho thuê hoặc bán modem hỗ trợ IPv6
trong gói dịch vụ có chất lượng tốt hơn so với khi dùng IPv4...
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 33
- Thiết bị đầu cuối hỗ trợ IPv6 sẽ được hưởng ưu đãi cao khi nhập khẩu. Vì vậy,
cần xây dựng lộ trình từng bước để doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thấy có ưu
đãi của Nhà nước và tự nguyện tham gia lộ trình, tiến tới tất cả các thiết bị đầu cuối
nhập khẩu, sản xuất tại Việt Nam đều hỗ trợ IPv6.
- Định hướng phát triển nội dung, cần giao trách nhiệm xây dựng lộ trình và
chuyển đổi sang IPv6 cho các nhà cung cấp nội dung, trước hết là các website lớn
và mạng xã hội. Nếu mạng lưới dịch vụ và thiết bị đầu cuối đã sẵn sàng mà không
có nội dung sẽ khó cho người dùng khi không biết truy nhập vào đâu, và lưu lượng
sử dụng IPv6 vẫn sẽ thấp.
Để việc triển khai IPv6 thành công và hiệu quả cần nguồn lực tổng hợp của cả
cộng đồng từ người dùng, các doanh nghiệp ISP đến các cơ quan quản lý nhà nước
về viễn thông, internet.
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201434
THỊ TRƯỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN
1. Cạnh tranh mạnh về giá cước nhằm chia lại thị phần
Theo ước tính, thị trường THTT của Việt Nam hiện đang có hơn 6 triệu thuê bao và
khoảng 20 triệu khách hàng tiềm năng. Tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
này đã lên tới hơn 40, chưa kể sự góp mặt của các doanh nghiệp trong thời gian tới như
Viettel, FPT và VNPT.
Tính đến hết năm 2013, thị phần chủ yếu nằm trong tay 2 nhà đài VTV và HTV. Dẫn
đầu là SCTV chiếm 40%, kế đến là VTVCab với 30% và HTVC đứng thứ 3 với 15% và
15% còn lại chia đều cho hơn 30 doanh nghiệp khác (Biểu đồ 2.7). Nắm trong tay tới 70%
thị phần, liên minh của VTV gồm SCTV và VTVCab luôn ở vị trí thống trị trong nhiều năm
trở lại đây, từ việc mua các kênh độc quyền cho đến tự ý tăng giá cước trong khi quyền
lợi của người xem bị xem nhẹ.
Biểuđồ2.7:ThịphầndịchvụTHTTcủacácnhàkhaithácnăm2013
Theo lộ trình, bắt đầu từ ngày 1/4/2014, Viettel sẽ chính thức triển khai cung cấp
dịch vụ tại 15 tỉnh, thành lớn trong cả nước. Ngay từ giữa tháng 3, nhà mạng này đã đưa
vào thử nghiệm dịch vụ truyền hình cáp tại Hà Nội, TPHCM và Hà Nam. Giá cước truyền
hình cáp của Viettel chính là mối quan tâm lớn của các đối thủ cạnh tranh, các doanh
nghiệp truyền hình e ngại Viettel sẽ đưa ra mức giá thấp hơn mặt bằng chung. Tuy chưa
chính thức công bố mức cước dịch vụ có thể Viettel tung ra thị trường gói cước thấp nhất
chỉ 30.000đ/tháng. Doanh nghiệp này đã xây dựng 7 gói cước cho cả 3 nhóm đối tượng
gồm nông thôn, thành thị và dịch vụ giá trị gia tăng và khẳng định giá cước sẽ dựa trên
cơ sở “lấy đông bù ít và hấp dẫn hơn nhiều so với các đối thủ”. Càng gần tới ngày Viettel
chính thức cung cấp dịch vụ, các nhà đài càng rốt ráo triển khai chương trình KM, giảm
giá để tranh thủ dành thị phần.
Mạnh tay nhất phải kể đến SCTV với hàng loạt chương trình khuyến mại liên tiếp
như: Tặng đầu thu HD trị giá gần 2 triệu đồng, miễn toàn bộ phí hòa mạng và công lắp
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 35
đặt, giảm 49% phí thuê bao tháng, tặng 33% thời gian sử dụng khi đóng trước 3 tháng
thuê bao trở lên.
Trong lĩnh vực THTT, hiện AVG là đơn vị có gói cước rẻ nhất, chỉ 33.000 đồng/
tháng. Còn trên hệ thống truyền hình cáp gói cước rẻ nhất đang thuộc về SCTV với
60.000 đồng/tháng gói HD, 50.000 đồng/tháng gói SD. Với chính sách ưu đãi lớn về cước
cho khách hàng, cùng với việc tiếp thị tới từng hộ gia đình, một lượng thuê bao khá lớn
từ các đài truyền hình khác chuyển sang đã thuộc về SCTV.
K+ cũng phải áp dụng chiến lược giá mới – thực hiện điều chỉnh giảm giá cước
thuê bao dịch vụ HD cũng như giá bán bộ thiết bị. Theo đó, giá bộ thu SD được giảm
từ 1,5 triệu đồng xuống còn 990.000 đồng và HD từ 2 triệu đồng xuống còn 1.800.000
đồng. Về giá cước, nếu như trước đây K+ có 9 gói cước khác nhau thì nay chỉ còn 2 gói
là Accsess+ và PremiumHD+. Trong khi PremiumHD+ được giảm từ 300.000 đồng/tháng
xuống còn 220.000 đồng/tháng thì gói Accsess+ lại bị tăng thêm 10.000 đồng/tháng lên
mức 85.000 đồng/tháng so với trước đây.
VTVcab cũng buộc phải nhảy vào cuộc đua trên khi vừa giữ nguyên giá cước vừa
đưa ra chính sách ưu đãi như miễn phí lắp đặt dịch vụ, tặng cước thuê bao tháng cho
khách hàng đóng cước trước, mặc dù công bố mức cước thuê bao từ năm 2014 sẽ là
110.000 đồng/tháng, nếu khách hàng đóng trước cả năm sẽ thu theo giá cũ là 88.000
đồng/tháng. Còn truyền hình cáp Hà Nội (HCATV) cũng tham gia chạy đua khuyến mãi,
miễn phí lắp đặt đầu thu thứ nhất dịch vụ analog và dịch vụ HDTV. Miễn phí thuê bao cho
các tivi thứ hai, thứ ba trở đi áp dụng đồng thời cho tất cả các khách hàng đang sử dụng
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201436
dịch vụ HCATV.
Xa hơn một chút nữa, FPT Telecom cho biết, trong quý II năm nay sẽ triển khai dịch
vụ THTT bằng công nghệ số tại 8 tỉnh, TP (Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần
Thơ, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Đăk Lắk). Các địa phương khác sẽ được cung cấp bằng
công nghệ analog. Doanh nghiệp này sẽ nghiên cứu công nghệ mới giúp người xem có
thể theo dõi các chương trình truyền hình trên smartphone, máy tính bảng… Mới đây,
VNPT cũng chính thức được cấp phép cung cấp dịch vụ IPTV trên các hạ tầng mạng khác
nhau mà DN này đang sở hữu.
Có lẽ chờ cho đến khi Viettel, FPT, VNPT chính thức tham gia thị trường, thì các
đài truyền hình sẽ phải tiếp tục điều chỉnh lại giá cước và thị phần được chia lại một cách
công bằng hơn. Một bức tranh tổng thể về thị trường truyền hình sẽ được phản ánh rõ
nét. Lúc đó cuộc đua trên mới thực sự cam go và mức giá sẽ tiếp tục được điều chỉnh
giảm.
2. Chia sẻ nội dung vẫn là rào cản lớn giữa doanh nghiệp viễn thông và các đài
truyền hình
Ngoài việc cạnh tranh về giá cước, chất lượng dịch vụ, thì nội dung là yếu tố quan
trọng của nhà cung cấp THTT, chính vì vậy để thu hút được khán giả thì các nhà cung cấp
luôn tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao, độc đáo, mới lạ. Điều này liên quan chặt
chẽ đến bản quyền, có thể do chính doanh nghiệp tạo ra như tự sản xuất các chương
trình riêng hoặc đi mua bản quyền. Nhưng hiện phần lớn các nhà đài nắm nội dung trong
tay nhưng không chia sẻ cho các doanh nghiệp truyền hình khác.
Tham gia vào lĩnh vực truyền hình các mạng viễn thông có lợi thế về hạ tầng lớn
trên toàn quốc, còn các đài truyền hình có ưu thế về nội dung. Nhưng xem ra việc bắt tay
hợp tác, kết nối để khai thác, cùng phát huy những thế mạnh của mỗi bên thì vấn đề chia
sẻ nội dung của các nhà đài cho doanh nghiệp khác khó có tiếng nói chung.
Đến thời điểm này vẫn chưa có giải pháp nào để các doanh nghiệp nội dung chia sẻ
với các đơn vị khác để cung cấp dịch vụ tới khán giả truyền hình. Trước tình trạng này thì
Viettel và VNPT đã đề xuất Bộ TT&TT xem xét ban hành quy định về kết nối nội dung giữa
các nhà mạng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp và các đài truyền hình để tránh tình trạng
một số “nhà đài” lớn muốn độc quyền nội dung tốt không chia sẻ cho các đơn vị khác.
Hiện tại trên thị trường THTT đã có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ,
trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do cạnh tranh giành giật khách
hàng nên các doanh nghiệp đua nhau giảm giá, đẩy giá bản quyền nội dung và bản quyền
kênh lên cao, dùng nhiều hình thức để lôi kéo khách hàng từ nhà đài khác. Tình trạng này
khiến thị trường THTT đang thiếu đi sự minh bạch và công bằng.
Vì vậy, Bộ TT&TT cần sớm nghiên cứu để có chính sách về kết nối giữa các nhà
mạng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp với các “nhà đài” nắm giữ nội dung trên cơ sở
hợp đồng thương mại. Quy định này nhằm tránh lãng phí nguồn lực và có thể truyền dẫn
rộng rãi nội dung truyền hình đến nhiều người dân.
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 37
3. Chất lượng dịch vụ còn bị bỏ ngỏ
Thời gian qua với sự nở rộ của các doanh nghiệp truyền hình, dẫn đến cuộc chạy
đua nhau cạnh tranh về giá cước khiến các đài áp dụng nhiều chiêu để lôi kéo khách hàng
về phía mình, kết quả là chất lượng dịch vụ không được quan tâm.
Theo phản ánh của khách hàng, chất lượng dịch vụ, hình ảnh của nhiều doanh
nghiệp kém và chậm khắc phục, công tác chăm sóc khách hàng chưa tốt. Việc nhiều đơn
vị cung cấp THTT tự động cắt giảm kênh, không phát đủ số lượng kênh như công bố,
có đơn vị bán đầu thu sau đó lại đột ngột cắt tín hiệu mà không giải thích rõ cho khách
hàng… là những bất cập vẫn còn tồn tại trên thị trường truyền hình Việt Nam. Trong khi
đó, nhà nước lại chưa ban hành quy định bắt buộc kiểm định chất lượng dịch vụ THTT
nên quyền lợi của người tiêu dùng chưa được đảm bảo.
Việc các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu “chợ làng” sẽ khó cạnh tranh được với
các doanh nghiệp lớn như VNPT, Viettel, FPT, chưa kể khi các doanh nghiệp nước ngoài
tham gia kinh doanh tại thị trường Việt Nam thì sự cạnh tranh còn khắt khe hơn. Thêm
vào đó, với xu hướng tiêu dùng ngày càng thông minh, yêu cầu chất lượng dịch vụ ngày
càng được nâng lên theo sự ra đời của những loại hình mới như HD, 3D, việc không chú
trọng chất lượng sẽ khiến các nhà đài bỏ lỡ thị trường giải trí cao cấp.
Vì vậy, khi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cần có cái nhìn tổng
quan hơn về thị trường, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ truyền hình đạt chất lượng cao
không nên kinh doanh theo kiểu “tâm lý đám đông”, chất lượng phải được chú trọng chứ
không chạy theo số lượng với những hình thức cạnh tranh thiếu lành mạnh như ganh
đua nhau giảm cước, phá giá thị trường bằng mọi cách. Đây cũng chính là kỳ vọng của
đông đảo người dùng khi muốn bỏ tiền ra được xem những kênh THTT chất lượng cao,
nội dung phong phú hấp dẫn.
Chuyên đề:
Băng rộng:
Đến thời của
FTTH?
CHƯƠNG III
Ba tháng đầu năm, trong khi
thị trường di động khá trầm lắng thì
lĩnh vực băng rộng cố định lại sục sôi
với việc một số doanh nghiệp hạ giá
mạnh dịch vụ FTTH. Giá thành gói
cước rẻ nhất của FTTH không còn
cao hơn đáng kể so với dịch vụ ADSL
truyền thống đã khiến nhiều người
đặt ra câu hỏi liệu đã đến thời của
FTTH? Chuyên đề của BCVT quý I sẽ
phân tích chi tiết thị trường ADSL và
FTTH để có cái nhìn rõ hơn về xu thế
phát triển của lĩnh vực này.
CHUYÊN ĐỀ
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 39
I. ADSL ĐÃ HẾT… THỜI?
1. Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên từ thị trường
Theo số liệu thống kê của VNNIC, số lượng thuê bao băng rộng ADSL tính tới hết
năm 2013 đạt 4,47 triệu thuê bao, tăng 0,2 triệu thuê bao so với thời điểm đầu năm 2013.
Như vậy tính bình quân mỗi tháng thị trường phát triển mới được 16.700 thuê bao ADSL.
Trong khi đó 2 tháng đầu năm 2014 thị trường chỉ tăng thêm được 20.000 thuê bao, trung
bình mỗi tháng phát triển thêm 10.000 thuê bao. Điều đó cho thấy số lượng thuê bao phát
triển mới 2 tháng đầu năm 2014 đã chững lại rõ rệt chỉ bằng 60% so với bình quân tháng
của năm 2013.
Biểuđồ3.1:ADSLchữnglạitrongnhữngthángđầunăm2014(Nguồn:VNNIC)
Về thị phần, VNPT chiếm 60,9%, tương ứng 2,74 triệu thuê bao, Viettel sở hữu
0,36 triệu thuê bao tương ứng 8,2% thị phần còn FPT chiếm 29,6% thị phần tương ứng
với 1,33 triệu thuê bao (Biểu đồ 3.2). Như vậy thị phần các doanh nghiệp gần như không
thay đổi đáng để, VNPT tiếp tục thống lĩnh thị trường và bỏ khá xa so với doanh nghiệp
xếp thứ 2.
Biểuđồ3.2:ThịphầndịchvụADSLcủacácnhàkhaitháctạiViệtNam(Nguồn:VNNIC)
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Dh9 nh chau pho ly_dnh083182
Dh9 nh chau pho ly_dnh083182Dh9 nh chau pho ly_dnh083182
Dh9 nh chau pho ly_dnh083182
Huynh Loc
 
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013
Tan Hanhat
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
XUAN THU LA
 

Was ist angesagt? (20)

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Đề tài: Xúc tiến hỗn hợp vào phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng
Đề tài: Xúc tiến hỗn hợp vào phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùngĐề tài: Xúc tiến hỗn hợp vào phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng
Đề tài: Xúc tiến hỗn hợp vào phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng
 
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
 
Dh9 nh chau pho ly_dnh083182
Dh9 nh chau pho ly_dnh083182Dh9 nh chau pho ly_dnh083182
Dh9 nh chau pho ly_dnh083182
 
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
 
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt NamLuận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
 
Hậu thuc trang
Hậu thuc trangHậu thuc trang
Hậu thuc trang
 
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng SHB, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng SHB, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng SHB, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng SHB, HAY
 
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
 
Pháp luật về các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Pháp luật về các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Pháp luật về các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Pháp luật về các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
 
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệTiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
 
Tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Vietcombank, HOTTín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
 
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
 

Andere mochten auch

2013-11-26 DTL FIH symposium, Leiden
2013-11-26 DTL FIH symposium, Leiden2013-11-26 DTL FIH symposium, Leiden
2013-11-26 DTL FIH symposium, Leiden
Alain van Gool
 
Relatoio contas sgu 2
Relatoio contas sgu 2Relatoio contas sgu 2
Relatoio contas sgu 2
macoesapo
 
Possible locations for my magazine
Possible locations for my magazinePossible locations for my magazine
Possible locations for my magazine
sophiebartram
 
201131065,layanan informasi, ani nur inayah
201131065,layanan informasi, ani nur inayah201131065,layanan informasi, ani nur inayah
201131065,layanan informasi, ani nur inayah
aniinayah
 
Relatoio contas sgu 2
Relatoio contas sgu 2Relatoio contas sgu 2
Relatoio contas sgu 2
macoesapo
 
201131065 Ani Nur Inayah
201131065 Ani Nur Inayah201131065 Ani Nur Inayah
201131065 Ani Nur Inayah
aniinayah
 
Presentación Plaça Comtat del Rosello
Presentación Plaça Comtat del RoselloPresentación Plaça Comtat del Rosello
Presentación Plaça Comtat del Rosello
Gn'k Kolev
 
Newsletter1
Newsletter1Newsletter1
Newsletter1
thegibsa
 

Andere mochten auch (20)

2013-11-26 DTL FIH symposium, Leiden
2013-11-26 DTL FIH symposium, Leiden2013-11-26 DTL FIH symposium, Leiden
2013-11-26 DTL FIH symposium, Leiden
 
3 ways fragmented clinical communication is compromising patient care
3 ways fragmented clinical communication is compromising patient care3 ways fragmented clinical communication is compromising patient care
3 ways fragmented clinical communication is compromising patient care
 
Sviesuva istorija 2 dalis
Sviesuva istorija 2 dalisSviesuva istorija 2 dalis
Sviesuva istorija 2 dalis
 
Is Your Data Secure?
Is Your Data Secure?Is Your Data Secure?
Is Your Data Secure?
 
Relatoio contas sgu 2
Relatoio contas sgu 2Relatoio contas sgu 2
Relatoio contas sgu 2
 
Course Expectations/Important Handbook Information
Course Expectations/Important Handbook InformationCourse Expectations/Important Handbook Information
Course Expectations/Important Handbook Information
 
Possible locations for my magazine
Possible locations for my magazinePossible locations for my magazine
Possible locations for my magazine
 
Using advisor chat
Using advisor chat Using advisor chat
Using advisor chat
 
After Using Advisor Chat
After Using Advisor ChatAfter Using Advisor Chat
After Using Advisor Chat
 
Coding 100-session-slides
Coding 100-session-slidesCoding 100-session-slides
Coding 100-session-slides
 
2016 11-11 IHE jaarcongres 2016, Bussum, Alain van Gool
2016 11-11 IHE jaarcongres 2016, Bussum, Alain van Gool2016 11-11 IHE jaarcongres 2016, Bussum, Alain van Gool
2016 11-11 IHE jaarcongres 2016, Bussum, Alain van Gool
 
Patient confidentiality training
Patient confidentiality trainingPatient confidentiality training
Patient confidentiality training
 
201131065,layanan informasi, ani nur inayah
201131065,layanan informasi, ani nur inayah201131065,layanan informasi, ani nur inayah
201131065,layanan informasi, ani nur inayah
 
Relatoio contas sgu 2
Relatoio contas sgu 2Relatoio contas sgu 2
Relatoio contas sgu 2
 
Innovator's Guide to the IP Galaxy
Innovator's Guide to the IP GalaxyInnovator's Guide to the IP Galaxy
Innovator's Guide to the IP Galaxy
 
2015 06-02 Steering group 'Personalized Medicine: eligible or not'
2015 06-02 Steering group 'Personalized Medicine: eligible or not'2015 06-02 Steering group 'Personalized Medicine: eligible or not'
2015 06-02 Steering group 'Personalized Medicine: eligible or not'
 
201131065 Ani Nur Inayah
201131065 Ani Nur Inayah201131065 Ani Nur Inayah
201131065 Ani Nur Inayah
 
Recent Earthquakes Near Canadian Tire (CanTire) Retail Locations
Recent Earthquakes Near Canadian Tire (CanTire) Retail LocationsRecent Earthquakes Near Canadian Tire (CanTire) Retail Locations
Recent Earthquakes Near Canadian Tire (CanTire) Retail Locations
 
Presentación Plaça Comtat del Rosello
Presentación Plaça Comtat del RoselloPresentación Plaça Comtat del Rosello
Presentación Plaça Comtat del Rosello
 
Newsletter1
Newsletter1Newsletter1
Newsletter1
 

Ähnlich wie Bcvtvn q1 2014

Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
tibeodangyeu
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Le Thuy Hanh
 

Ähnlich wie Bcvtvn q1 2014 (20)

Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
 
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
 
Bcvtvn q3 2014
Bcvtvn q3 2014Bcvtvn q3 2014
Bcvtvn q3 2014
 
Bcvtvn q2 2014
Bcvtvn q2 2014Bcvtvn q2 2014
Bcvtvn q2 2014
 
Bcvtvn q2 2015
Bcvtvn q2 2015Bcvtvn q2 2015
Bcvtvn q2 2015
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
 
Kehoachkiemtoan
KehoachkiemtoanKehoachkiemtoan
Kehoachkiemtoan
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
 
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐSColliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
 
Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)
Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)
Phan tich tai chinh ngan hang quan doi (MBB)
 
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
 
Tổng hợp thông tin số 01 07
Tổng hợp thông tin số 01   07Tổng hợp thông tin số 01   07
Tổng hợp thông tin số 01 07
 
Cập nhật tình hình kinh tế xã hội và dự đoán xu hướng kinh doanh năm 2022
Cập nhật tình hình kinh tế xã hội và dự đoán xu hướng kinh doanh năm 2022Cập nhật tình hình kinh tế xã hội và dự đoán xu hướng kinh doanh năm 2022
Cập nhật tình hình kinh tế xã hội và dự đoán xu hướng kinh doanh năm 2022
 
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdfbáo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
báo-cáo-ngành-ngân-hàng-14-12-2021.pdf
 
VNDC WHITEPAPER
VNDC WHITEPAPERVNDC WHITEPAPER
VNDC WHITEPAPER
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
 
Tong ket 2009
Tong ket 2009Tong ket 2009
Tong ket 2009
 

Mehr von Tuan Anh Nguyen

Mehr von Tuan Anh Nguyen (20)

State of mobility
State of mobilityState of mobility
State of mobility
 
Digital Pulse 2018: Organizational Structure
Digital Pulse 2018: Organizational StructureDigital Pulse 2018: Organizational Structure
Digital Pulse 2018: Organizational Structure
 
Summary : 5G adoption plans
Summary : 5G adoption plansSummary : 5G adoption plans
Summary : 5G adoption plans
 
US consumer trends report
US consumer trends reportUS consumer trends report
US consumer trends report
 
Media and entertainment Trends
Media and entertainment Trends Media and entertainment Trends
Media and entertainment Trends
 
Global Cellular Market trends and insight Q3/2016
Global Cellular Market trends and insight Q3/2016Global Cellular Market trends and insight Q3/2016
Global Cellular Market trends and insight Q3/2016
 
Global mobile trends
Global mobile trends Global mobile trends
Global mobile trends
 
Consumer barriers to mobile internet adoption in Asia
Consumer barriers to mobile internet adoption in AsiaConsumer barriers to mobile internet adoption in Asia
Consumer barriers to mobile internet adoption in Asia
 
Vietnam mobile report q3 2016
Vietnam mobile report q3 2016Vietnam mobile report q3 2016
Vietnam mobile report q3 2016
 
Global Pay-TV landscape
Global Pay-TV landscapeGlobal Pay-TV landscape
Global Pay-TV landscape
 
Social trends 2016
Social trends 2016Social trends 2016
Social trends 2016
 
Digital in apac sep 2016
Digital in apac sep 2016Digital in apac sep 2016
Digital in apac sep 2016
 
Digital in vn sep 2016
Digital in vn sep 2016Digital in vn sep 2016
Digital in vn sep 2016
 
OTT TV experience
OTT TV experienceOTT TV experience
OTT TV experience
 
Subcription vod
Subcription vod Subcription vod
Subcription vod
 
The 2016 mobile growth handbook
The 2016 mobile growth handbookThe 2016 mobile growth handbook
The 2016 mobile growth handbook
 
Video becomes a fundamental service and the industry needs to adapt
Video becomes a fundamental service and the industry needs to adaptVideo becomes a fundamental service and the industry needs to adapt
Video becomes a fundamental service and the industry needs to adapt
 
How to keep pace with mobile consumer expectations
How to keep pace with mobile consumer expectationsHow to keep pace with mobile consumer expectations
How to keep pace with mobile consumer expectations
 
The future of Advertising
The future of Advertising The future of Advertising
The future of Advertising
 
Consumer trends in Viet Nam 2016
Consumer trends in Viet Nam 2016Consumer trends in Viet Nam 2016
Consumer trends in Viet Nam 2016
 

Bcvtvn q1 2014

  • 1. MỤC LỤC THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BĂNG RỘNG: ĐẾN THỜI CỦA FTTH? THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI CHƯƠNG I TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CHƯƠNG II CHƯƠNG III CHƯƠNG IV 3 9 38 47 Chịu trách nhiệm nội dung: BÙI QUỐC VIỆT Thư ký: VŨ THANH THỦY Những người thực hiện: TRẦN MẠNH ĐẠT NGUYỄN THÚY HẰNG LÊ THỊ HƯỜNG NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN Thiết kế: QN Điện thoại liên hệ: 04.37741566 Email: vtthuy@vnpt.vn
  • 2. THƯ BAN BIÊN TẬP Kính thưa Quý vị độc giả, Theo số liệu thống kê chính thức từ Cục Viễn thông, tính tới hết năm 2013 thị trường Việt Nam có 123,7 triệu thuê bao di động, cao hơn con số 121 triệu ước tính trước đó. Bước sang tháng 1/2014 tăng trưởng thuê bao đạt 2,5 triệu thuê bao, mặc dù có khiêm tốn hơn so với cùng kỳ năm trước song trong so với mức tăng trưởng thuê bao chỉ trên dưới 1 triệu thuê bao/tháng kể từ nửa cuối năm ngoái tới nay thì đây vẫn là mức tăng khá ấn tượng. Sau cú sốc tăng giá năm 2013, thị trường 3G năm nay hứa hẹn sẽ phát triển khả quan hơn bởi có thể sẽ không diễn ra việc tăng giá dịch vụ hoặc chỉ tăng với biên độ thấp bởi các nhà mạng đang được cấp phép thử nghiệm cung cấp dịch vụ 3,5G trên băng tần 900 MHz. Cùng với những nỗ lực lôi kéo thuê bao quay trở lại sử dụng dịch vụ bằng các chương trình khuyến mại, tung ra các gói cước mua thêm dung lượng lớn với giá rẻ, số lượng thuê bao 3G đang gia tăng mạnh trở lại. Cuối tháng 3 vừa qua, MobiFone đã chính thức được phê duyệt cho phép tách khỏi VNPT nguyên trạng để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu thị trường viễn thông trong nước. Quyết định này đồng thời cũng dồn lên vai VNPT rất nhiều khó khăn trong tiến trình tái cơ cấu sắp tới của mình. Mất đi một đầu tàu kinh doanh, VNPT sẽ phải nỗ lực rất nhiều để tìm ra giải pháp để có thể trụ vững và khai thác tiềm năng của những doanh nghiệp làm ăn chưa hiệu quả trong Tập đoàn. Thách thức lần này cũng chính là cơ hội để VNPT đổi mới, dành lại vị thế của mình trên thị trường viễn thông Việt Nam. BBT rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm đóng góp của Quý vị độc giả cũng như sự hợp tác của đông đảo cộng tác viên để chất lượng nội dung ấn phẩm ngày càng được nâng cao hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn! BBT Báo cáo Viễn thông
  • 3. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CHƯƠNG I Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 5,6% trong 2014 và tiếp tục tăng lên 5,8% trong 2015. Đây là dự báo được đưa ra trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2014 do Ngân hàng Phát triển châu Á công bố mới công bố gần đây tại Hà Nội.
  • 4. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/20144 Theo Uỷ ban Giám sát tài chính (UBGSTC) quốc gia, tình hình kinh tế trong quý I đã thoát đáy trong quý III/2013 và đang trở lại quỹ đạo tăng trưởng mặc dù mức tăng còn chậm. Dự báo những quý tiếp theo, tăng trưởng kinh tế sẽ khá hơn nhờ hiệu ứng các giải pháp hỗ trợ tổng cầu (tăng đầu tư bằng trái phiếu Chính phủ, giảm lãi suất…).  Do vậy, triển vọng đạt mục tiêu 5,8% của năm 2014 trở nên sáng sủa hơn. Tình hình doanh nghiệp được cải thiện khi các chỉ tiêu về khả năng trả nợ, đòn bẩy tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh vào cuối năm 2013 đều chuyển biến khá hơn cuối năm 2012. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, mặt bằng lãi suất giảm, thu ngân sách có triển vọng khá hơn (tăng so với cùng kỳ). Hệ thống ngân hàng chuyển biến khá. Niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước được củng cố; thị trường chứng khoán khởi sắc.  Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn thách thức mà nền kinh tế phải đối mặt: tổng cầu phục hồi chậm, tốc độ tăng tưởng kinh tế vẫn thấp so với tiềm năng; nông nghiệp chịu áp lực giảm giá nông sản; động lực tăng trưởng vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.  GDP quý I/2014 ước tính tăng 4,96% Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2014 ước tính là 4,96% tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013 là 4,76% và 2012 là 4,75%. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 2,37%; khu vực công nghiệp và xây dựng là 4,69%; khu vực dịch vụ là 5,95% đều tăng hơn so với cùng kỳ 2013, 2012. Trong khu vực dịch vụ, một số ngành chiếm tỷ trọng lớn đạt mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2013 là: Bán buôn và bán lẻ là 5,61%; dịch vụ lưu trú và ăn uống là 7,58%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là 5,91%. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành
  • 5. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 5 công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng khá với 7,3%; ngành xây dựng là 3,4%. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp là 1,91%; thủy sản là 3,58%; lâm nghiệp là 4,64%.  Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,32%; khu vực dịch vụ chiếm 46,8%. Xét về góc độ sử dụng GDP của quý I năm nay, tiêu dùng cuối cùng là 5,06% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó tiêu dùng cuối cùng của dân cư là 4,92%; tích lũy tài sản là 3,24%. Tốcđộtăngtổngsảnphẩmtrongnước quýIcácnăm2012,2013và2014 Tốc độ tăng so với quý I năm trước (%) Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng quý I  năm 2014  (Điểm phần trăm) Quý I năm 2012 Quý I năm 2013 Quý I năm 2014 Tổng số 4,75 4,76 4,96 4,96 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,81 2,24 2,37 0,32 Công nghiệp và xây dựng 5,15 4,61 4,69 1,88 Dịch vụ 4,99 5,65 5,95 2,76 CPI quý I/2014 tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, đây là một tín hiệu lạc quan CPI sẽ giữ được mức ổn định trong năm nay. Biểuđồ1.1:DiễnbiếnCPIsocùngthángnămtrướctrong12thángqua (Nguồn:Tổngcụcthốngkê)
  • 6. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/20146 Lý giải nguyên nhân gây tăng CPI trong Quý I năm 2014, Tổng cục Thống kê cho biết: Tháng 1, tháng 2 là tháng Tết Nguyên Đán nên nhu cầu mua sắm tăng cao, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm ở hai tháng đầu năm tăng khá cao làm cho chỉ số giá của hai tháng này tăng lần lượt là 0.69% và 0.55%. Đây là yếu tố chủ yếu tác động vào chỉ số giá quý I. Bên cạnh đó, việc giá xăng dầu được điều chỉnh 2 đợt tăng giá, 1 đợt giảm giá (tính từ ngày 16/12/2013 đến ngày 15/3/2014 giá xăng tăng 880 đ/lít, giá dầu hỏa tăng 610 đ/ lít, giá dầu diezel tăng 780 đ/lít); giá các loại quần áo may sẵn mùa đông tăng giá do nhu cầu về sản phẩm may mặc, giầy dép và dịch vụ may mặc tăng cao trong dịp Tết; Giá dịch vụ giao thông công cộng tăng do nhu cầu đi lại tăng mạnh, giá vé xe khách quý I tăng 5%; giá vé tàu hỏa tăng 1.3%...cũng góp phần không nhỏ vào mức tăng chung của CPI quý I. Tuy nhiên, so sánh với các năm trước đó, CPI Quý I năm nay có mức tăng khá thấp. Nguyên nhân là do tình hình thời tiết thuận lợi nên lượng nông sản dồi dào, giá lương thực, thực phẩm chỉ tăng nhẹ trong những ngày cận Tết, sau Tết giá trở về mặt bằng trước đó. Thêm nữa, ngành Công thương phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại dự trữ hàng hóa, tham gia bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên Đán nên không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến vào dịp Tết như một số năm trước đây. Đặc biệt, nguyên nhân căn cơ nữa là do tình hình kinh tế khó khăn, người tiêu dùng cân nhắc hơn trong chi tiêu và tập trung vào các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày.
  • 7. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 7 Giảm lãi suất có kích được cầu tiêu dùng? Ngay sau quyết định điều chỉnh lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng xuống còn 6%/năm so với mức 7%/năm trước đó, từ ngày 18/3 nhiều ngân hàng thương mại đã có động thái đồng loạt hạ cả lãi suất huy động và cho vay ở nhiều kỳ hạn. Cũng theo nhận định của Tổng cục Thống kê, với động thái này, thời gian tới thị trường sẽ được chứng kiến thêm nhiều đợt giảm lãi suất tiếp theo, giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí đầu vào, giảm được giá thành …sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, khi lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều giảm sẽ tạo điều kiện khuyến khích người tiêu dùng nhiều hơn, từ đó cũng có tác động tích cực đến sản xuất và tăng trưởng. Tuy nhiên, cần nhìn nhận đúng đắn vấn đề bởi sau nhiều đợt giảm lãi suất từ năm 2013 đến nay, cầu tiêu dùng trong dân vẫn chưa thực sự được phục hồi. Điển hình là bấp chấp nhiều gói tín dụng ưu đãi cho vay tiêu dùng, sửa nhà, mua ô tô...được các NHTM tung ra, vẫn không nhiều người dân dám vay, phần vì họ nhận thức được nền kinh tế trong nước và thế giới còn khó khăn và khả năng tài chính của họ vẫn còn khá «bấp bênh». Có thể nói chưa bao giờ giới ngân hàng lại ưu ái với người tiêu dùng trong việc vay vốn ưu đãi để chi tiêu như lúc này. Nhiều ngân hàng còn đưa ra nhiều gói tín dụng kích thích người dân tiêu dùng bằng tiền trả trước của ngân hàng rất hấp dẫn. Tuy nhiên dù cho cả hệ thống NHTM vào cuộc cho vay tiêu dùng với lãi suất ưu đãi vẫn không kéo người tiêu dùng đến với hàng hóa, đẩy nhanh sức mua trên thị trường. Ở chiều ngược lại, việc hạ trần lãi suất huy động là cơ sở để các NHTM hạ lãi suất cho vay, thúc đẩy tín dụng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất với các NHTM và doanh nghiệp hiện tại không chỉ là lãi suất. Muốn thúc đẩy tín dụng, quan trọng nhất vào thời điểm này là kích thích nhu cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp mới vay nhiều hơn. Ngân hàng cần doanh nghiệp vay vốn để tăng trưởng tín dụng, doanh nghiệp cũng cần tiền của ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh... nhưng do nền kinh tế khó khăn, cầu tiêu dùng suy giảm nên chính doanh nghiệp cũng không dám vay ngân hàng. Thực tế, điều kiện mấu chốt để kết thúc vòng luẩn quẩn này là nằm ở nhu cầu tiêu dùng của người dân. Kích cầu tiêu dùng chưa bao giờ lại trở thành vấn đề sống còn như hiện nay. Kích cầu tiêu dùng để vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là điều cần thiết nhưng nhìn lại vấn đề sức mua trên thị trường suy giảm, các chuyên gia kinh tế đánh giá là do người dân thiếu tiền và hàng hóa còn quá đắt. Ngay cả với các nhu cầu tiêu dùng hàng thiết yếu, hiện nay giá của nhóm hàng hóa này vẫn khá cao. Do đó, muốn đẩy mạnh sức mua trên thị trường, giá hàng hóa phải rẻ hơn nữa. Thiết nghĩ, doanh nghiệp cần nhắm vào phân khúc hàng giá rẻ, cùng với đó là đảm bảo chất lượng hàng hóa không đổi để vừa hỗ trợ người tiêu dùng, vừa là cứu mình.
  • 8. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/20148 ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 5,6% trong 2014 Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 5,6% trong 2014 và tiếp tục tăng lên 5,8% trong 2015. Đây là dự báo được đưa ra trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2014 do Ngân hàng Phát triển châu Á công bố mới công bố gần đây tại Hà Nội. Lạm phát của Việt Nam được ADB dự báo sẽ ở mức trung bình 6,2% trong 2014. Đi kèm với các con số này là dự báo sản lượng lương thực nhìn chung ổn định, chính sách kích cầu giảm bớt và đồng tiền Việt Nam giảm giá nhẹ. ADB dự báo lạm phát sẽ ở mức 6,6% trong 2015 khi các hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục mạnh hơn. Dự báo này tích cực hơn mức được ADB đưa ra vào 10.2013, trong đó tăng trưởng GDP được dự báo 5,5%; lạm phát 7,2% trong 2014. Báo cáo của ADB nhận định các nền kinh tế đang phát triển của châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng vững vàng trong năm 2014. Theo đó, các nền kinh tế đang phát triển của châu Á sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP là 6,2% trong 2014, và 6,4% trong 2015. Tốc độ tăng trưởng của cả khu vực trong năm 2013 là 6,1%. Báo cáo ADO ghi nhận những tiến bộ đạt được trong cải cách khu vực tài chính ngân hàng, trong đó có những cố gắng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc giám sát hoạt động cho vay, sáp nhập và tái cơ cấu của một số ngân hàng yếu kém. Bên cạnh đó là việc nới lỏng các quy định hạn chế đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng trong nước. Báo cáo cũng ghi nhận việc thực hiện các quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng nhằm thu hẹp khoảng cách với chuẩn mực quốc tế sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 6.2014. Báo cáo ADO cũng bàn về khả năng phương thức đầu tư PPP (hình thức đầu tư công tư kết hợp) sẽ được coi là cách tiếp cận hữu hiệu để xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội, mang lại lợi ích cho người dân. Theo ADB, cho đến nay mức độ đầu tư của tư nhân vào các kết cấu hạ tầng trọng yếu vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, hình thức đầu tư PPP vốn được ưa chuộng từ trước đến nay ở Việt Nam thường khác xa so với thông lệ chuẩn mực của quốc tế, và phần lớn các dự án PPP đều không áp dụng cơ chế đấu thầu cạnh tranh. Tuy nhiên, ADB vẫn đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý thống nhất để các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các giao dịch PPP diễn ra. Theo ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, thu hút đầu tư tư nhân, chủ yếu thông qua phương thức PPP, sẽ góp phần huy động vốn cho các dự án, đồng thời cũng giúp Việt Nam tiếp cận được kiến thức chuyên môn và công nghệ của thế giới, nâng cao hiệu quả và cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công.
  • 9. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM CHƯƠNG II Cuối tháng 3, MobiFone chính thức được phê duyệt cho phép tách khỏi VNPT nguyên trạng để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu thị trường viễn thông trong nước. Quyết định này đồng thời cũng dồn lên vai VNPT rất nhiều khó khăn trong tiến trình tái cơ cấu sắp tới của mình. Mất đi nguồn lực sinh lợi nhuận chủ yếu từ trước tới nay, VNPT sẽ phải nỗ lực rất nhiều để tìm ra giải pháp để có thể trụ vững và khai thác tiềm năng của những doanh nghiệp làm ăn chưa hiệu quả trong tập đoàn. Thách thức lần này cũng chính là cơ hội để VNPT đổi mới, dành lại vị thế của mình trên thị trường viễn thông Việt Nam.
  • 10. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201410 Rơi vào thời điểm Tết Nguyên đán và chính sách thu hồi sim chưa kích hoạt của các nhà mạng lớn – hai yếu tố tác động mang tính thời vụ là nguyên nhân chính khiến lượng thuê bao di động phát triển mới trong tháng 1 tăng mạnh và nhanh chóng quay đầu giảm trong tháng 2. Cùng với việc mức phí phải đóng cho mỗi đầu số di động sẽ tăng lên từ 2-4 lần so với mức cũ theo Quy định Biểu phí sử dụng số điện thoại chính thức áp dụng từ ngày 6/2/2014 sẽ khiến tăng trưởng thuê bao di động mới trong năm nay càng trở nên “khiêm tốn” hơn. Không có nhiều chuyển biến trong chất lượng của các dịch vụ GTGT trong khi cách thức tiếp cận người dùng lại tiếp tục bị mang tiếng “lừa đảo”, người dùng đang càng ngày càng trở nên dè dặt hơn đối với dịch vụ nội dung nhà mạng cung cấp. Mặc dù đã lên tiếng thanh minh, kèm theo động thái sẵn sàng thay đổi cách thức cung cấp, hiển thị dịch vụ song nhà mạng cũng khó cứu vãn lại niềm tin của người dùng. Các hình thức tiếp cận khách hàng được triển khai rất hiệu quả ở nước ngoài liên tục bị thất bại tại thị trường Việt Nam. Bài toán phát triển dịch vụ GTGT đối với các nhà mạng vẫn chưa tìm ra lời giải thích hợp. Cũng trong những ngày cuối cùng của tháng 3, MobiFone chính thức được phê duyệt cho phép tách khỏi VNPT nguyên trạng để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu thị trường viễn thông trong nước. Quyết định này đồng thời cũng dồn lên vai VNPT rất nhiều khó khăn trong tiến trình tái cơ cấu sắp tới của mình. Mất đi nguồn lực sinh lợi nhuận chủ yếu từ trước tới nay, VNPT sẽ phải nỗ lực rất nhiều để tìm ra giải pháp để có thể trụ vững và khai thác tiềm năng của những doanh nghiệp làm ăn chưa hiệu quả trong tập đoàn. Thách thức lần này cũng chính là cơ hội để VNPT đổi mới, dành lại vị thế của mình trên thị trường viễn thông Việt Nam. Dù rằng một số OTT lớn phải chấp nhận thua cuộc và ra đi, thị trường Việt Nam vẫn là mảnh đất màu mỡ thu hút sự gia nhập của những OTT mới. Riêng trong quý 1, thị trường đã đón nhận thêm 1 OTT ngoại và 1 OTT được phát triển trong nước. Dù cuộc đối đầu giữa nhà mạng và các OTT không còn kịch liệt như trước nhưng có lẽ cả hai bên vẫn chưa tìm ra tiếng nói chung để hợp tác với nhau. Bằng chứng rõ nét là các nhà mạng đều đang chuẩn bị tung ra dịch vụ OTT của riêng mình thay vì đưa ra các gói cước cho người dùng OTT như đã dự báo trước đó. Tiếp tục nỗ lực lôi kéo thuê bao quay trở lại sử dụng dịch vụ bằng các chương trình khuyến mại, tung ra các gói cước mua thêm dung lượng lớn với giá rẻ, số lượng thuê bao 3G đang gia tăng mạnh trở lại. Đặc biệt việc Vietnamobile âm thầm tăng cước dịch vụ 3G dù trước đó hùng hồn tuyên bố sẽ giữ nguyên càng chứng tỏ rằng các nhà mạng buộc phải tăng cước dịch vụ. Tất cả những yếu tố này đã giúp chỉ trong hai tháng đầu năm, lượng thuê bao Mobile Internet đã tăng thêm gần 1,5 triệu thuê bao, tương ứng 9% so với cuối năm 2013. Sau cú sốc tăng giá năm 2013, thị trường 3G năm nay hứa hẹn sẽ TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
  • 11. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 11 phát triển khả quan hơn bởi có thể sẽ không diễn ra việc tăng giá dịch vụ hoặc chỉ tăng với biên độ thấp bởi các nhà mạng đang được cấp phép thử nghiệm cung cấp dịch vụ 3,5G trên băng tần 900 MHz. Không nhắc nhiều tới tác động của việc tăng cước 3G đối với các thuê bao sử dụng USB song thị trường 3G trên máy tính phát triển chậm lại từ nửa cuối năm 2013 trở lại đây, lượng thuê bao lần đầu tiên liên tục giảm trong 4 tháng liên tiếp (từ tháng 11/2013 tới tháng 2/2014). Lượng thuê bao rời bỏ mạng chủ yếu là xuất phát từ Viettel, chính vì vậytừ đầu năm tới nay nhà mạng này liên tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại các gói cước Dcom của mình để cải thiện tình hình. Cũng nhờ tính thời vụ mà kết quả tăng trưởng thuê bao ADSL có phần khả quan hơn so với tình hình chung của năm 2013. Song cũng chính vì vậy mà dự báo lượng thuê bao phát triển mới sẽ nhanh chóng giảm xuống trong những tháng còn lại của năm bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các phương thức truy nhập khác. Việc các nhà cung cấp dịch vụ đang bắt đầu chạy đua với nhau bằng các gói cước cáp quang giá rẻ tương đương (thậm chí thấp hơn) so với các gói cước ADSL thấp nhất trong khi tốc độ dịch vụ cao hơn nhiều hứa hẹn năm nay sẽ là năm lượng thuê bao cáp quang tăng đột biến, mở đầu giai đoạn phát triển bùng nổ của phương thức truy nhập Internet này. Cùng với Internet, truyền hình trả tiền đang là thị trường mà các nhà cung cấp hướng tới bởi những tiềm năng lớn còn đang bỏ ngỏ. Sau khi cấp phép cho Viettel và FPT nhảy vào lĩnh vực TH cáp, mới đây VNPT cũng đã được cấp phép cung cấp dịch vụ IPTV trên nhiều hạ tầng mạng khác nhau, CMC cũng đang lăm le xin cấp phép cung cấp dịch vụ IPTV. Sự gia nhập của những doanh nghiệp viễn thông đang khiến thị trường THTT thực sự bước sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn mà các DN bắt đầu phải thực sự cạnh tranh. Đây chính là nguyên nhân của hàng loạt các chương trình khuyến mại giảm giá cước, giảm giá đầu thu, khuyến mại mạnh tay của các nhà đài dù có vào dịp Tết hay khi đã qua dịp Tết.
  • 12. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201412 I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tăng trưởng cao hơn dự kiến Theo số liệu thống kê chính thức từ Cục Viễn thông, tính tới hết năm 2013 thị trường Việt Nam có 123,7 triệu thuê bao di động, cao hơn con số 121 triệu ước tính trước đó. Bước sang tháng 1/2014 tăng trưởng thuê bao đạt 2,5 triệu thuê bao, mặc dù có khiêm tốn hơn so với cùng kỳ năm trước song trong so với mức tăng trưởng thuê bao chỉ trên dưới 1 triệu thuê bao/tháng kể từ nửa cuối năm ngoái tới nay thì đây vẫn là mức tăng khá ấn tượng. Biểuđồ2.1(NguồnMIC) Nhu cầu liên hệ giao dịch tăng cao trong dịp cận Tết Nguyên đán 2014 là một trong những nguyên nhân chính tác động tới sự gia tăng thuê bao. Mặc dù khoảng cách ưu đãi giữa thẻ cào và mua sim mới đã gần như được xóa bỏ song thực tế vẫn khá nhiều người lựa chọn mua sim rác dùng trong dịp này bởi: được khuyến mại 100% cho thẻ nạp đầu tiên, được khuyến mại 50% thêm một số thẻ nạp nữa dù cho không phải trong dịp khuyến mại, người dùng không muốn sử dụng số điện thoại thường dùng để tránh phiền toái…. Thêm vào đó, trong những tháng cuối cùng của năm 2013, cả ba nhà mạng lớn đều trực tiếp, gián tiếp phát đi cảnh báo sẽ thu hồi các sim phát hành trước ngày 01/8/2011 chưa được kích hoạt hay đã kích hoạt mà không phát sinh cước nếu không được kích hoạt sử dụng trước ngày 31/12/2013. Thông tin này khiến các đại lý tìm mọi cách để bán sim cho người dùng, bao gồm cả nhiều chiêu khuyến mại tiền vào tài khoản của sim. Thậm chí một số nhà mạng còn phải hỗ trợ đại lý bán sim ra với giá rẻ hơn quy định (dưới THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG
  • 13. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 13 50.000 đ) để kích cầu thuê bao mới kích hoạt. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến sau khi hết thời điểm Tết, lượng sim kích hoạt mới giảm mạnh. Do có quá nhiều đại lý ôm sim để kinh doanh sim số đẹp, lại không thể bán ngay để thu hồi vốn theo đúng thời hạn mà các nhà mạng đưa ra nên các đại lý này đứng trước nguy cơ mất trắng số tiền lớn và không tồn tại nữa. Do là kênh phân phối chủ yếu của nhà mạng tới người tiêu dùng nên việc các đại lý phá sản cũng khiến nhà mạng thiệt hại. Chính vì vậy, tất cả các nhà mạng sau đó đều có chính sách hỗ trợ đại lý kéo dài thời hạn sim đang lưu giữ. Điều này khiến lượng thuê bao di động kích hoạt mới giảm nhanh, trong khi lượng thuê bao ảo tiếp tục bị loại trừ khỏi hệ thống. Kết quả là tổng số thuê bao di động của tháng 2 giảm mất 2,2 triệu thuê bao. Còn quá sớm để dự báo về tình hình phát triển thuê bao di động trong cả năm 2014. Tuy nhiên, cùng với việc tiếp tục thực hiện các giải pháp của năm ngoái (thu phí hòa mạng và tăng cường thanh lọc thuê bao ảo) nhiều khả năng tăng trưởng thuê bao di động sẽ tiếp tục “thực” hơn nữa nhờ Thông tư 202/2013/TT-BTC Quy định biểu phí sử dụng số điện thoại mới chính thức áp dụng từ ngày 6/2/2014. Theo biểu phí mới ban hành này, phí sử dụng số cố định giảm 17 lần, phí sử dụng số thuê bao di động tăng từ 2-4 lần tùy theo lượng số sử dụng. Dù từ nay tới năm 2015 mức phí áp dụng cho số di động chỉ bằng 70% quy định (tức là tăng từ 1,4 lần - 2,8 lần) thì với mấy chục triệu số đang nắm giữ, số tiền nhà mạng phải nộp thêm về cơ quan chủ quản riêng đối với mảng đầu số thuê bao di động không hề nhỏ. Biểuphíđốivớithuêbaomạngdiđộngmặtđất Mức phí mới Mức phí cũ Từ 8 triệu số trở xuống 1.000 đ/số 1.000 đ /sốTrên 8 triệu số đến 32 triệu số 2.000 đ /số Trên 32 triệu số đến 64 triệu số 3.000 đ /số Trên 64 triệu số 4.000 đ /số Ví dụ, tính toán sơ bộ VinaPhone hiện đang có 56 triệu số di động, số tiền phải đóng thêm so với hiện nay trong 2 năm 2014 - 2015 là 36 tỷ đồng, sau năm 2015 là 72 tỷ đồng. Các nhà mạng khác cũng ở tình trạng tương tự. Đây chính là động lực lớn để các nhà mạng “tự nguyện” thanh lọc thuê bao ảo trong mạng của mình để giảm bớt số lượng số thuê bao không phát sinh doanh thu, giảm chi phí dịch vụ bởi tăng giá dịch vụ là điều khó thực hiện hơn. Đây đồng thời cũng là tiền đề để các nhà mạng trong nước sử dụng hiệu quả tài nguyên đầu số hơn, cải thiện đáng kể tình trạng thuê bao ảo và những hệ lụy đi kèm. 2. Thiếu niềm tin của người dùng - dịch vụ GTGT khó phát triển Thực hiện định hướng đẩy mạnh phát triển các dịch vụ GTGT, hoạt động nhiều
  • 14. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201414 nhất trong tháng của các nhà mạng là các chương trình kích cầu như: miễn phí dùng thử trong thời gian đầu, đăng ký sử dụng để tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng với giải thưởng hấp dẫn, …. Một số hình thức tiếp cận dịch vụ mới đã được thử nghiệm nhưng cũng không thu được kết quả khả quan. Đánh mất niềm tin của người dùng được coi là rào cản chính khiến nhà mạng tiếp tục gặp khó trong việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ GTGT. Người dùng e dè sử dụng SMS dạng flash giới thiệu dịch vụ khi điện thoại ở chế độ rỗi Đây là hình thức đã được cả 3 mạng lớn MobiFone, VinaPhone, Viettel sử dụng để giới thiệu tới người dùng các dịch vụ nội dung của nhà mạng cung cấp. Các bản tin chứa tiêu đề nội dung được thiết kế dạng flash để hiển thị khi điện thoại người dùng ở chế độ rỗi và không lưu vào máy làm chật bộ nhớ. Nếu người dùng quan tâm tới các nội dung được giới thiệu, họ có thể bấm vào chấp nhận để xem danh mục cụ thể các nội dung chi tiết hơn có thể được cung cấp, kèm theo thông tin về giá cước với mỗi nội dung. Còn nếu không, người dùng có thể không thao tác gì và bản tin sẽ tự biến mất sau vài giây hiển thị. Cách thức giới thiệu dịch vụ này khá hay bởi nó không lưu lại dạng SMS làm đầy hộp thư trong máy người dùng, cũng như thông tin liên tục được cập nhật đa dạng & phong phú. Nó tương tự một dạng quảng cáo dịch vụ song lại không làm phiền người dùng như SMS rác. Tuy nhiên, có lẽ do quá nhạy cảm với tình trạng tin nhắn lừa đảo cũng như một số lý do khách quan khác như: người dùng chưa thạo sử dụng điện thoại, một số do máy hoặc hệ thống xử lý kém khiến thao tác của người dùng chưa được xử lý ngay, dẫn đến tình trạng kích chấp nhận nhiều lần, cách cung cấp nội dung thông tin của nhà mạng chưa
  • 15. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 15 rõ ràng… dẫn tới tình trạng một số khách hàng phản ánh mình bị nhà mạng “lừa”, không cho lựa chọn tắt dịch vụ và người dùng không còn lựa chọn nào khác là phải kích vào tin nhắn, khi kích vào người dùng lập tức bị trừ tiền. Thực tế là người dùng phải kích vào nút chấp nhận ít nhất 2 lần mới bị trừ tiền dịch vụ, và hoàn toàn không có chuyện bắt buộc phải chấp nhận tin nhắn mới có thể dùng lại được máy. Hiện tại, hầu hết các nhà mạng đều đã thực hiện một số điều chỉnh đối với dịch vụ theo yêu cầu của Bộ TT&TT như: Điều chỉnh lại menu cung cấp dịch vụ rõ ràng hơn đối với khách hàng, bổ sung bước gửi xác nhận đồng ý trước khi tải nội dung về máy. Các tính năng này sẽ chính thức được áp dụng từ đầu quý 2 và chắc chắn sẽ giảm trừ tối đa các trường hợp khách hàng bị trừ tiền sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn. Tuy nhiên, vụ việc lùm xùm về dịch vụ thêm một lần nữa khiến người dùng càng trở nên e dè hơn trong việc sử dụng các dịch vụ dạng Flash nói riêng và các dịch vụ nội dung nói chung của nhà mạng. Kể cả khi các tính năng mới được áp dụng thì cách thức tiếp cận dịch vụ sáng tạo này của nhà mạng cũng sẽ khó phát huy được lợi thế. Viettel bị tố lừa khách hàng bằng các cuộc gọi lại về tổng đài giá cao Bắt đầu từ tháng 2, Viettel thực hiện thử nghiệm hình thức gọi từ các tổng đài (1221, 1060) đến thuê bao điện thoại để thông báo giới thiệu, quảng cáo dịch vụ nhạc chờ và một số dịch vụ cung cấp nội dung thông tin khác mà nhà mạng này hiện có (được gọi vắn tắt là hình thức dịch vụ Voice Broadcast). Đây cũng là một hình thức tốt để tiếp cận khách hàng, giới thiệu sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, cách thức mà Viettel thực hiện lại gây phản tác dụng. Người khen không thấy đâu, chỉ thấy thuê bao phàn nàn vì bị gọi điện làm phiền và có dấu hiệu lừa đảo người dùng. Theo đó, thuê bao bị nháy máy nhiều lần để tạo nhiều cuộc gọi nhỡ trong nhiều ngày. Khi gọi lại vào số tổng đài trên, thuê bao sẽ được hướng dẫn dài dòng, dẫn dắt qua nhiều lần bấm phím chuyển hướng, cước gọi vào hai tổng đài này có giá cao hơn hẳn so với cước thoại thông thường (khoảng gần 15.000 đ/phút). Trước đây, MobiFone cũng từng áp dụng hình thức này nhiều lần trong những dịp lễ, song chỉ tập trung vào dịch vụ nhạc chờ theo chủ đề ngày lễ chứ không gồm nhiều nhánh dịch vụ như hai tổng đài của Viettel. Có thể nói MobiFone đã khá thành công khi thực hiện dịch vụ này bởi lượng người dùng có thể trực tiếp đăng ký bài hát mình thích và chỉ phải trả phí cho bài hát này giống phí các bài nhạc chờ funring thông thường. Thông tin được nhà mạng cung cấp cũng rất rõ ràng, minh bạch khiến người dùng tin tưởng. Trước những dấu hiệu vi phạm của Viettel - nhà mạng trước nay vẫn được người dùng đặt niềm tin cao hơn so với các nhà mạng khác, niềm tin vào những dịch vụ giá trị gia tăng lại càng trở nên mong manh hơn. Hình thức tiếp thị dịch vụ hiệu quả được nhiều nhà mạng triển khai thành công trên thế giới nhanh chóng thất bại ở Việt Nam. Cách đây không lâu, VinaPhone cũng áp dụng hình thức tự kích hoạt cho khách hàng dùng thử một số dịch vụ GTGT phổ biến trong khoảng một tháng. Sau đó, nếu muốn
  • 16. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201416 ngừng sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ nhắn tin về tổng đài xin hủy dịch vụ. Đây cũng là một cách thức sáng tạo để đưa các dịch vụ GTGT tới gần khách hàng hơn song cũng tương tự như hai trường hợp kể trên, thiếu sót trong một vài khâu khiến cách thức này cũng nhanh chóng bị nhìn theo hướng tiêu cực và không thể áp dụng tiếp. 3. Quản chặt dịch vụ nội dung để bảo vệ khách hàng Năm 2013 là năm chứng kiến hàng loạt các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo khiến nhiều thuê bao bị trừ tiền không mong muốn. Từ việc yêu cầu nhà mạng triển khai các giải pháp kỹ thuật, siết chặt quản lý việc cung cấp đầu số, duyệt nội dung trước khi đưa lên đầu số đến việc liên tục kiểm tra, xử phạt khá nặng các DN cung cấp dịch vụ nội dung vi phạm. Tuy nhiên, bấy nhiêu dường như cũng vẫn chỉ như muối bỏ bể. Số liệu thống kê cho thấy riêng trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Thanh tra Bộ đã phát hiện được hơn 4,2 triệu tin nhắn rác, xử phạt hơn 11.250 thuê bao và 25 DN vi phạm! Mỗi ngày thuê bao di động nhận hàng chục những tin nhắn quảng cáo, tin nhắn có nội dung mời chào cờ bạc, bói toán…. Những con số khổng lồ này mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vì vậy, bên cạnh giải pháp gốc rễ là xóa bỏ thuê bao ảo, thành lập cơ sở dữ liệu chính xác về thuê bao di động, trong những tháng đầu năm 2014 cơ quan quản lý đang tiếp tục tìm kiếm và đề xuất những giải pháp mới để có thể giảm thiểu tình trạng này, nỗ lực đưa thị trường dịch vụ nội dung vào khuôn khổ và phần nào đó sẽ lấy lại được niềm tin của người dùng, tạo tiền đề cho sự phát triển sâu hơn, rộng hơn. Đề xuất tách riêng tài khoản dành cho việc sử dụng các dịch vụ thông tin/nội dung Theo đó, tài khoản di động sẽ được phân chia thành tài khoản nghe gọi và tài khoản dành riêng cho việc sử dụng các dịch vụ nhắn tin giải trí. Nhà mạng, nhà cung cấp nội dung sẽ phát hành loại thẻ riêng cho tài khoản này. Số tiền từ tài khoản cho dịch vụ thông tin giải trí sẽ được phép chuyển sang tài khoản nghe gọi song chiều ngược lại thì không thực hiện được. Đây là một giải pháp khá hay và hữu hiệu. Nó sẽ vô hiệu hóa cách thức kiếm tiền “không hợp pháp” của một số DN như liên kết với nhà sản xuất cài đặt sẵn vào điện thoại một số ứng dụng, phần mềm có chức năng tự động nhắn tin trừ cước…. Tuy nhiên, mặt khác nó sẽ yêu cầu nhà mạng phải phát hành một loại thẻ riêng, điều cũng không dễ dàng thực hiện và phổ biến trong một sớm một chiều. Thêm vào đó, nó cũng cần nhà mạng phải cơ cấu lại các loại tài khoản đang sử dụng bởi số lượng tài khoản di động các nhà mạng đang sử dụng khá nhiều. Nên chăng tập hợp đầu số về Bộ TT&TT quản lý? Đề xuất này đã một lần được đưa ra và tiếp tục được nhắc lại. Theo đó, các đầu số sẽ hoàn toàn do Bộ TT&TT quản lý, cấp phát. DN muốn được cấp phát đầu số sẽ phải đăng ký, thậm chí phải thực hiện đấu thầu nếu có nhiều đơn vị đăng ký và có thể bị thu hồi đầu số nếu vi phạm - tương tự như quá trình cấp phép một giấy phép cho DN.
  • 17. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 17 Việc quy về một đầu mối quản lý có thể sẽ tăng cường sự chặt chẽ trong công tác quản lý, cấp phát đầu số và có thể phần nào sẽ khiến DN cẩn trọng hơn đối với các nội dung mình cung cấp trên đó bởi đầu số có thể sẽ bị thu hồi khi DN vi phạm. Song ngược lại, việc không đủ nhân lực để kiểm duyệt nội dung, cơ chế hợp tác kém linh hoạt hơn… có thể là những rào cản khiến sự phát triển của thị trường nội dung số Việt Nam sẽ bị kéo lùi. 4. MobiFone chính thức được cho phép tách khỏi VNPT MobiFone “ra đi” một mình để tạo lợi thế cổ phần hóa Sau một thời gian dài thu hút sự chú ý, cuối cùng phần được dư luận quan tâm nhất về đề án tái cấu trúc VNPT cũng được quyết định. Ngày 31/1, Chính phủ đã chính thức phê duyệt phương án tách MobiFone ra khỏi VNPT. Theo đó điều chuyển nguyên trạng Công ty MobiFone về Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) quản lý. Bộ TT&TT xây dựng phương án cổ phần hóa công ty MobiFone. Như vậy, VinaPhone và MobiFone sẽ trở thành 2 đơn vị tách biệt, cùng hoạt động trên thị trường viễn thông. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với đề xuất trong Đề án mà VNPT và Bộ TT&TT trình lên Chính phủ trước đó là: MobiFone sẽ được tách ra một mình chứ không kèm theo một số đơn vị khác của VNPT. Ngoài việc, tách nguyên trạng MobiFone, Chính phủ còn ban hành một số điều chỉnh đối với việc tái cơ cấu tại VNPT như: Điều chuyển nguyên trạng học viện BCVT về Bộ TT&TT; Điều chuyển nguyên trạng các bệnh viện, bệnh viện điều dưỡng, các trường trung học BCVT&CNTT đang thuộc VNPT về các địa phương quản lý; Không chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại 62 công ty cổ phần nêu trong Đề án và hệ thống vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 ra khỏi VNPT. Thực hiện sắp xếp Công ty Tài chính Bưu điện theo Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014. Không có lý giải chính thức cho quyết định trên song có thể hiểu rằng, việc cho phép MobiFone ra đi một mình chủ yếu nhằm tăng tốc và tạo lợi thế cho quá trình cổ phần hóa MobiFone này ngay trong năm nay. Chủ trương cổ phần hóa MobiFone đã có từ năm 2006 và tính tới nay đã chậm mất 8 năm. Nếu như MobiFone có gắn kèm theo một số công ty của VNPT như Bộ TT&TT tính trước đó thì khó có thể thực hiện cổ phần hóa MobiFone trong năm 2014 bởi 3 lý do: (1) MobiFone sẽ mất một khoảng thời gian để ổn định, hoàn thiện lại cơ cấu tổ chức với các DN đi kèm, (2) Quá trình thẩm định, định giá DN sẽ phải làm lại hoàn toàn, dựa trên cơ cấu tổ chức mới và (3) với cơ cấu mới, sức hút của MobiFone với các đối tác sẽ bị giảm sút, thành quả cổ phần hóa sẽ bị ảnh hưởng. Với quyết định này, MobiFone như được gắn thêm cánh để sớm trở thành một trong ba trụ cột chính của thị trường di động trong nước, sớm hứa hẹn một tương lai mà thị trường di động Việt Nam bước sang giai đoạn cạnh tranh theo đúng nghĩa, không còn là cuộc chơi của các DN nhà nước.
  • 18. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201418 Tuy nhiên, trên con đường cổ phần hóa cho MobiFone cũng gặp không ít khó khăn và đồng nghĩa với việc cùng cạnh tranh với VNPT nói chung và VinaPhone nói riêng. VNPT - Được hay mất? Là một trong số không nhiều DN liên tục trong nhiều năm làm ăn có lãi trong VNPT, MobiFone luôn chiếm khoảng 40% - 50% tổng doanh thu VNPT thu được mỗi năm. Có thể nói MobiFone là một đầu tàu kinh doanh, tạo ra doanh thu và lợi nhuận trong Tập đoàn. Kết quả kinh doanh này đã phán ánh khá rõ việc MobiFone ra “ở riêng” là một cái “mất” của VNPT. VNPT coi như là một gia đình, cái “mất” nhiều hơn nữa là cho “anh cả” MobiFone ra “ở riêng”, để lại cho gia đình VNPT toàn bộ những khó khăn hiện tại vì đông “anh em” (gồm các công ty, CBCNV), kinh tế - vật chất bị chia sẻ cho MobiFone. Có thể nói, tất cả gánh nặng đang cùng lúc đổ dồn lên vai của VNPT. Quyết định của Chính phủ đã gửi một thông điệp rất rõ ràng tới toàn thể người VNPT - “Tái cơ cấu hay là chết”, không còn lựa chọn nào khác nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển. Thông thường, khi đối mặt với những sức ép lớn, trước những quyết định quan trọng tới vận mệnh, sẽ có những kỳ tích được tạo nên. Sức mạnh đoàn kết và sáng tạo được phát huy, cách suy nghĩ và làm việc của từng người lao động trong tập đoàn sẽ được thay đổi. Nếu làm được điều đó, đây sẽ là một cái “Được” lớn hơn nhiều so với những cái mất. Trong báo cáo mới đây nhất, doanh thu quý 1 của VNPT tăng 9,5% và lợi nhuận tăng tới 40% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, riêng khối hạch toán phụ thuộc bao gồm 4 công ty và 63 VNPT tỉnh, thành phố đạt lợi nhuận cao gấp 8 lần so với năm ngoái. Những con số này đang phần nào củng cố niềm tin rằng trong khó khăn, con người VNPT sẽ càng vững vàng chiến đấu dành thắng lợi. 5. Mạng nhỏ tranh thủ khuyến mại mạnh tay dịp Tết Trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, các mạng lớn hạn chế chương trình khuyến mại mạnh tay do áp lực phải đảm bảo chất lượng dịch vụ theo yêu cầu của Bộ TT&TT. Ngược lại, với số lượng thuê bao khiêm tốn, hạ tầng mạng dư thừa, các mạng nhỏ lại tung ra hàng loạt các chương trình khuyến mại lớn. Đây được coi là chiến lược ngắn hạn cùng với các biện pháp dài hạn là chăm sóc tốt đối tượng khách hàng sẵn có để giúp họ duy trì lượng thuê bao vốn đã ít ỏi của mình trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vietnamobile – Tận dụng thời cơ Tận dụng việc các nhà mạng lớn đang bị nhiều người dùng tẩy chay do tăng cước 3G, Vietnamobile tranh thủ truyền thông cho dịch vụ của mình. Ngoài cam kết không tăng giá dịch vụ, nhà mạng này còn triển khai một chương trình khuyến mại thuê bao đăng ký mới hoặc mua tiếp các gói cước 3G với tổng lượng dữ liệu được
  • 19. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 19 tặng lên tới 10 triệu MB. Cùng thời điểm này năm ngoái, Vietnamobile cũng triển khai một chương trình tương tự lượng dữ liệu chỉ bằng một nửa (5 triệu MB). Trước thông tin các mạng lớn cho biết có thể sẽ ra mắt các gói cước 3G giá rẻ sử dụng vào ban đêm trong năm 2014 để vừa đáp ứng nhu cầu giá rẻ của người dùng, vừa đảm bảo chi phí mạng lưới, Vietnamobile đã nhanh chân ra mắt gói cước tương tự để dành tăng thêm lợi thế cạnh tranh. Đồng thời với các chương trình khuyến mại về dữ liệu, Vietnamobile còn tung hàng loạt các chương trình khuyến mại tích điểm quay số trúng thưởng, tặng tiền vào thẻ nạp, gọi quốc tế từ tài khoản khuyến mại (với các nước có mức cước dưới 7.000 đ/phút). Trong đó đặc biệt là hai chương trình “Thứ 5 vàng” và “Ngày của bạn”. Theo đó chỉ với 1.000 đ/tháng, thuê bao sẽ được hoàn trả toàn bộ khoản phí sử dụng của ngày thứ 5 trong tuần vào ngày thứ 3 của tuần tiếp theo. Còn trong ngày được lựa chọn là “Ngày của bạn”, thuê bao sẽ được miễn phí hoàn toàn các cuộc gọi nội mạng, không giới hạn thời gian gọi. Dịp kỷ niệm 5 năm thành lập, nhà mạng này cũng triển khai nhiều chương trình tri ân lớn cho thuê bao, đặc biệt chú trọng vào các thuê bao có mức tiêu dùng cao. Ví dụ: Tặng 500.000 đ vào tài khoản liên mạng cho 3.150 khách hàng có mức tiêu dùng cao nhất trong khoảng thời gian từ 19/3 – 17/5/2014; tặng 5 chuyến du lịch đi Malaysia cho 5 khách hàng có mức tiêu dùng cao nhất từ 2009 đến nay (không bao gồm nhóm khách hàng VIP, nhân viên Vietnamobile và điểm bán được nhận hỗ trợ hàng tháng); … Nhờ những nỗ lực này, trong giai đoạn từ tháng 12/2013 – 1/2014, số lượng thuê bao của Vietnamobile đã có sự cải thiện thay vì chiều giảm dần đều như năm 2013. Tuy nhiên, khi hết giai đoạn Tết Nguyên đán, các nhà mạng phục hồi lại một số chương trình khuyến mại cũng như việc Vietnamobile gián tiếp tăng giá dịch vụ 3G bằng cách giảm dung lượng dữ liệu miễn phí của hai gói cước 3G phổ biến nhất thì lượng thuê bao của mạng này lại giảm. Gmobile - Tăng thêm tùy chọn gói cước cho thuê bao hiện có Cuối tháng 1, một số nguồn tin cho biết Gmobile triển khai cung cấp gói cước Sinh viên với một số ưu đãi như cộng thêm dữ liệu hàng tháng, miễn phí thuê bao…. Dù không có thông báo chính thức trên website song Gmobile đã cho phép thuê bao hiện có đăng ký chuyển sang gói cước này. So sánh với gói cước tương tự của các nhà mạng khác cho thấy, ngoài đặc tính nổi bật là tặng lượng dữ liệu lớn hơn hẳn và gọi nội mạng miễn phí thì các đặc điểm còn lại cũng như giá cước của Gmobile không có gì nổi bật, thậm chí là còn đắt hơn.
  • 20. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201420 Bảngsosánhgóicướcdànhchosinhviêncủacácnhàmạng Nhà mạng Đặc điểm Giá cước Gmobile • Cộng 20 tin nhắn ngoại mạng • Cộng 200 MBdữ liệu • Không mất phí thuê bao tháng • Mỗi tháng hệ thống sẽ chuyển 20k từ tk chính sang tk phụ 2 để kích hoạt tính năng gọi và nhắn tin miễn phí nội mạng. • Thoại trong nước: 1350đ/phút • SMS nội/ngoại: 250đ/ 350đ • Cước dữ liệu vượt mức: 1,5d/KB VinaPhone • Tặng 30.000 đ/tháng • Miễn phí 25 MMS/tháng • Miễn phí 20.000 đ sử dụng GPRS • Thoại ngoại/nội mạng: 1380đ/ phút – 1.180 đ/phút • SMS nội/ngoại: 99đ/ 250đ • Cước dữ liệu tùy gói đăng ký MobiFone • Tặng 25.000 đ/tháng • Miễn phí 35 MB/tháng • Thoại ngoại/nội mạng: 1380đ/ phút – 1.180 đ/phút • Cước gọi trong nhóm: 770 đ/phút (tối đa 5 người) • SMS nội/ngoại: 99đ/ 250đ • Cước dữ liệu vượt ngưỡng: 75 đ/50 KB (1,5 đ/KB) Viettel • Tặng 25.000 đ/tháng • Miễn phí 30 MB/tháng • Thoại ngoại/nội mạng: 1390đ/ phút – 1.190 đ/phút • Cước gọi trong nhóm: tiết kiệm 50% chi phí • SMS nội/ngoại: 100đ/ 250 đ Vietnamobile • Tặng 100.000 đ/tháng trong 12 tháng. • Miễn phí 150 MB/tháng • Miễn phí 60 SMS/tháng • Thoại ngoại/nội mạng: 1.190 đ/ phút • SMS nội/ngoại: 300 đ/SMS Chính vì vậy, gói cước Sinh viên được đánh giá chỉ như một động thái tăng thêm lựa chọn cho khách hàng của mình để bớt phần “kém cạnh” so với các nhà mạng khác chứ không mang tính cạnh tranh. Cũng giống như Vietnamobile, Gmobile cũng tranh thủ sự im hơi của mạng lớn trong dịp Tết Nguyên đán để dành thuê bao song không phong phú bằng. Hai chương trình nổi bật là: tặng 100% giá trị thẻ nạp cho tất cả các mệnh giá và cho phép khách hàng dùng tài khoản KM1 để sử dụng dịch vụ chuyển vùng trong nước. Nhờ vậy, con số thuê bao của nhà mạng này tiếp tục duy trì ổn định ở mức trên dưới 4 triệu thuê bao, giữ vững thị phần
  • 21. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 21 thuê bao 3,2%. Sfone: Đang bị xem xét thu hồi băng tần Cũng chưa có quyết định chính thức song Bộ TT&TT cho biết đang xem xét thu hồi băng tần 850 MHz đã cấp cho Sfone trước đó để triển khai dịch vụ di động CDMA. Mặc dù nhà mạng này chưa công bố phá sản song vài năm nay đã nợ khoản phí sử dụng tần số, cùng với đó là hiện trạng dịch vụ di động đã gần như tạm ngừng hoạt động. Trong khi đó các nhà mạng khác lại đang rất cần băng tần để triển khai dịch vụ. Bấy nhiêu đó là đủ sở cứ cho quyết định thu hồi băng tần về Bộ để cấp phép cho nhà mạng khác - dấu chấm hết chính thức cho sự có mặt trên thị trường di động Việt Nam của Sfone. 6. OTT: Thêm nhiều gương mặt mới gia nhập thị trường Không gây ồn ào dư luận như thời điểm này năm trước song các ứng dụng OTT vẫn đang phát triển rất rầm rộ ở Việt Nam. Bằng chứng là việc gia nhập thị trường của một số OTT mới cũng như việc các nhà mạng đang chuẩn bị tung ra ứng dụng OTT của riêng mình. Thị trường cũng hứa hẹn sẽ sớm đón nhận những quy định về vấn đề này của Bộ TT&TT. Liên tục cập nhật lượng người dùng để PR Sau một năm phát triển rầm rộ, cạnh tranh gay gắt, một số OTT ngoại như Line, Kakao Talk tạm thời chấp nhận “thua” và quay sang đầu tư vào các thị trường khác. Các gương mặt nổi trội còn lại phải kể tới Viber, WhatsApp và ứng dụng nội Zalo. Cũng chính bởi số lượng OTT còn trụ lại trên thị trường không nhiều nên các chương trình quảng bá rầm rộ ganh đua nhau giảm đi nhiều. Thêm vào đó, nhà mạng cũng thôi “kêu ca” về việc bị OTT làm thâm hụt doanh thu khiến báo chí cũng có phần im hơi lặng tiếng. Thay vào đó, các OTT liên tục cập nhật số lượng người dùng đăng ký và lượng tin nhắn được gửi qua ứng dụng mỗi ngày như một cách để đánh bóng tên tuổi của mình. Zalo sau hơn một năm phát triển cho biết đã có 10 triệu người dùng đăng ký, cùng 120 triệu tin nhắn trao đổi qua hệ thống mỗi ngày, và phủ sóng 50% thị trường smartphone ở Việt Nam. Viber mới đây cũng cho hay, họ đã chạm mốc 12 triệu người dùng tại Việt Nam trong tháng 3/2014, tăng hơn 4 triệu người dùng so với hồi tháng 11/2013 sau quyết định chính thức nhảy vào thị trường Việt Nam từ cuối năm 2013. WhatsApp dù không chỉ rõ số lượng người dùng tại thị trường Việt Nam song cũng cho biết hiện mỗi ngày có 64 tỉ tin nhắn được gửi qua ứng dụng này, tăng 10 tỉ tin nhắn so với tháng 12/2013. Thêm 2 OTT mới ra nhập thị trường Việt Nam Cũng ngay đầu năm, thị trường OTT thế giới chấn động bởi hai thương vụ mua bán tỷ đô - Facebook mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD và Rakuten (Nhật) mua lại Viber với giá 0,9 tỷ USD. Với người dùng, thương vụ mua bán này gần như không có nhiều tác động song với thị trường OTT thì lại như một quả bom nguyên tử. Nó như một động lực
  • 22. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201422 khiến nhiều DN nhảy vào phát triển các ứng dụng OTT hơn bởi ngoài doanh thu từ việc bán quảng cáo, bán icon, sticker… thì việc được các công ty khác mua lại với một khoản tiền khổng lồ là một kết cục vô cùng “hứa hẹn”. Mặc dù chứng kiến sự ra đi của hai ứng dụng OTT có tên tuổi là LINE và Kakao Talk song thị trường Việt Nam cũng vẫn thu hút các OTT ngoại nhảy vào. Hồi tháng 2, ứng dụng BeeTalk đến từ Singapore đã chính thức đổ bộ vào Việt Nam. Điểm nhấn của ứng dụng này là một số tính năng mới như: Lắc để tìm kiếm người dùng ở xung quanh hay chế độ Thì thầm giúp các tin nhắn bí mật biến mát hoàn toàn sau một khoảng thời gian do người dùng lựa chọn. Ứng dụng này mới được ra mắt từ tháng 3/2013 và dường như đang hướng tới các thị trường khu vực Đông Nam Á như Phillipines, Singapore hay Indonesia, dù kết quả thu được chưa cao. Công ty chuyên về các giải pháp an ninh mạng BKAV cũng âm thầm thử nghiệm ứng dụng OTT mang tên Btalk (phiên âm tương tự ứng dụng OTT trên) của mình và dự kiến sẽ tung ra thị trường vào giữa tháng 4 tới đây. Ngoài tính năng gọi điện, Btalk còn có các tính năng khác như chat miễn phí tích hợp nhắn tin, chat Facebook, Yahoo, Gtalk. Điểm nổi bật hơn của Btalk là cho chất lượng gọi thoại quốc tế khá tốt, âm thanh trung thực, độ trễ thấp và thậm chí có thể cạnh tranh với dịch vụ thoại quốc tế các nhà mạng đang cung cấp. Nhà mạng cũng chuẩn bị nhảy vào thị trường OTT Trong buổi họp giao ban viễn thông hai tháng đầu năm 2014, Bộ TT&TT cho biết đang xem xét đề nghị xin cấp phép triển khai cung cấp dịch vụ OTT của MobiFone. Thông tin này gián tiếp cho thấy MobiFone đã chuẩn bị dịch vụ OTT của riêng mình và chỉ chờ được cấp phép để tung ra thị trường. Trước đó, MobiFone tỏ ý mong muốn phương án cùng hợp tác với các OTT đang hoạt động tại thị trường Việt Nam nhưng chưa tạo được tiếng nói chung với đối tác. Có thể vì vậy, nhà mạng này quyết định tự phát triển một OTT của riêng mình? Viettel thì hé lộ thông tin đang tìm kiếm đối tác để hợp tác phát triển và cung cấp dịch vụ OTT. Nhiều thông tin cho rằng Viettel đang thỏa thuận hợp tác với Kakao Talk song nhà mạng này phủ nhận thông tin trên. Cũng không ngoại trừ trường hợp nhà mạng này cũng đang âm thầm tự phát triển một dịch vụ OTT của riêng mình bởi việc hợp tác có thể không thành công trong khi Viettel không muốn chậm chân so với các nhà mạng khác, đặc biệt là với MobiFone trong việc cung ứng dịch vụ OTT tới khách hàng. VinaPhone cũng khẳng định chắc chắn sẽ cung cấp cho người dùng các ứng dụng OTT song thông tin có phần được giữ kín nhất. Mặc dù sự đối đầu của các nhà mạng và OTT có phần lắng dịu hơn nhiều so với trước song không phải vì thế mà các OTT được buông lỏng. Các chính sách về lĩnh vực này đang được gấp rút hoàn tất và đẩy nhanh tiến độ, nhiều khả năng các quy định sẽ được ban hành sớm hơn dự kiến.
  • 23. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 23 I. THỊ TRƯỜNG 3G 1. Tăng trưởng thuê bao khả quan trong những tháng đầu năm Nỗ lực kéo thuê bao rời bỏ dịch vụ quay lại sử dụng bằng việc giảm giá cước trong một vài tháng đầu của nhà mạng dường như cũng đem lại chút ít tác động. Cùng với đó là việc trùng với dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu trao đổi liên lạc nhiều nên số lượng thuê bao 3G tăng trong những tháng đầu năm có phần khả quan hơn so với diễn biến thị trường quý 4/2013. Tính tới hết tháng 2/2014, thị trường đã có tổng số 21 triệu thuê bao, tăng 1,32 triệu thuê bao (tương ứng tăng 6,7%) so với con số đạt được vào cuối năm 2013. Biểuđồ2.2(NguồnMIC) Số lượng 1,32 triệu thuê bao 3G mới đạt được bao gồm 1,48 triệu thuê bao 3G trên di động tăng thêm và 0,16 triệu thuê bao 3G trên laptop bị giảm đi. Như vậy, thực tế tính toán chi tiết cho thấy các tác động trên đã giúp tổng số thuê bao 3G trên di động tăng thêm xấp xỉ 9% so với cuối năm 2013 thay vì 6,7% như ở trên. Vietnamobile cũng âm thầm tăng giá dịch vụ 3G một cách gián tiếp bằng cách giảm dung lượng hai gói cước hiện đang có nhiều người dùng nhất của mạng này chỉ sau một thời gian ngắn hùng hồn thông báo sẽ không tăng cước 3G để phục vụ người tiêu dùng. Gói D25 và D40 lần lượt bị giảm dung lượng miễn phí xuống 40% và 13%. Việc nhanh chóng tăng cước 3G của Vietnamobile cho thấy nhà mạng này cũng rơi vào thế “đặng chẳng đừng” phải thất hứa. Lý do buộc phải tăng giá với lý do giống như lý do mà các mạng lớn phải thực hiện điều chỉnh giá cước 3G trước đó – bán dưới giá thành sản xuất, không chịu được lỗ. Điều này cũng phần nào giúp người dùng lấy lại thêm niềm tin vào các nhà mạng lớn và góp phần vào kết quả phát triển thuê bao khả quan trong những tháng đầu năm nay.
  • 24. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201424 2. Kích cầu người dùng bằng các gói dữ liệu mua thêm giá rẻ Những con số tăng trưởng kể trên được đánh giá khả quan là do bối cảnh thị trường 3G đang gặp phải sự chỉ trích của người dùng khi tiến hành tăng giá cước song nguyên nhân chủ yếu là do tác động mang tính thời vụ, khó có thể lâu bền. Chính vì vậy, bên cạnh các chương trình phát triển thuê bao mới, các nhà mạng đang có xu hướng kích cầu những thuê bao hiện có sử dụng nhiều hơn bằng các gói cước dữ liệu tốc độ cao mua thêm với giá rẻ hơn hẳn so với giá dữ liệu vượt ngưỡng. MobiFone vừa cho ra mắt hai gói dữ liệu giá rẻ tốc độ cao cho phép các thuê bao đăng ký mua thêm để trải nghiệm dịch vụ ở tốc độ khi chưa hạ băng thông (cho gói không giới hạn dung lượng song hạ băng thông). Theo đó, khi bỏ ra 10.000 đ và 30.000 đ, thuê bao được sử dụng thêm tương ứng 100 MB và 300 MB dữ liệu ở tốc độ cao. Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, cả 3 nhà mạng đều đã có những gói cước mua thêm dữ liệu tốc độ cao cho các thuê bao đã đăng ký gói cước không giới hạn song có nhu cầu dùng thêm dung lượng ở tốc độ chưa bị hạ. Bảngcácgóidữliệugiárẻmuathêmnhàmạngđangcungcấp Nhà mạng Giá cước Dữ liệu thêm Giá mỗi MB Giá mỗi MB gói cước giới hạn dung lượng MobiFone 10.000 đ 30.000 đ 100 MB 300 MB 100 đ/MB 500 đ/MBVinaPhone 10.000 đ 300 MB 33 đ/MB Viettel 10.000 đ 30.000 đ 100 MB 500 MB 60 - 100 đ/MB
  • 25. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 25 Tính toán sơ bộ cho thấy giá dữ liệu của các gói mua thêm này rẻ hơn từ 5 - 16 lần so với mức cước dữ liệu vượt ngưỡng các gói giới hạn lưu lượng mà các mạng đang áp dụng. Đặc tính tiện lợi này rất phù hợp với nhu cầu sử dụng đột xuất hoặc nhu cầu dùng nhiều nhưng chưa tới mức của gói giới hạn lưu lượng giá cao. Tuy nhiên, công tác truyền thông chưa được các nhà mạng chú trọng đẩy mạnh. Hầu hết các nhà mạng đều chỉ thông báo lẻ tẻ thông qua thông tin khuyến mại được chia sẻ trên các diễn đàn về viễn thông. Trước việc nhà mạng hạ băng thông gói không giới hạn dung lượng và nhận được nhiều phản ứng không tốt của khách hàng từ cuối năm 2013, việc phổ biến rộng rãi thông tin này tới khách hàng kèm theo những phân tích chi tiết về việc tiết kiệm đáng kể chi phí sẽ là một tác động tích cực tới khách hàng. Vietnamobile thì bổ sung thêm vào danh mục dịch vụ của mình gói cước giá rẻ dành cho khách hàng có nhu cầu sử dụng nhiều vào ban đêm ngay khi các nhà mạng cho biết có thể ra mắt gói cước này trong năm 2014. Theo đó, người dùng sẽ được sử dụng 3G từ 1h – 7h sáng hàng ngày, trị giá 10.000 đ/7 ngày sử dụng. Như vậy tính ra nếu sử dụng trong cả tháng thì người dùng chỉ mất khoảng hơn 30.000 đ/tháng, chất lượng kết nối có phần tốt hơn do lượng người dùng vào ban đêm ít. 3. Dịch vụ 3G có thể sẽ không bị tăng giá trong năm nay? Như đã thông tin trong số trước, cả Bộ TT&TT và các nhà mạng đều khẳng định trong năm 2014 nhiều khả năng sẽ tiếp tục điểu chỉnh tăng cước 3G để tiệm cận giá thành sản xuất. Tuy nhiên, động thái mới đây của Bộ TT&TT có thể khiến điều này sẽ không diễn ra hoặc diễn ra với tốc độ chậm hơn, biên độ tăng thấp hơn. Trong hội nghị giao ban viễn thông đầu tháng 3 vừa qua, Bộ TT&TT đã đồng ý cho cả 3 mạng lớn triển khai thử nghiệm cung cấp dịch vụ 3.5G trên băng tần 900 MHz (băng tần hiện đang được sử dụng để cung cấp dịch vụ 2G). Nếu được Bộ TT&TT chính thức cho phép triển khai 3G trên băng tần này, nhà mạng sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí đầu tư, vận hành và từ đó giảm giá thành sản xuất mỗi MB dữ liệu so với giá thành sản xuất khi cung cấp dịch vụ trên băng tần 2100 MHz như hiện nay. Theo lý thuyết, băng tần thấp hơn sẽ cho độ xuyên phủ các tòa nhà tốt hơn và bán kính phủ sóng xa hơn so với các băng tần cao hơn. Điều này có nghĩa là, trong khu vực thành thị, với cùng số lượng trạm thu phát sóng, băng tần thấp sẽ cho chất lượng dịch vụ tốt hơn, đặc biệt là với người dùng ở trong các tòa nhà. Còn ở các khu vực vùng sâu vùng xa, nơi nhu cầu dịch vụ còn ít, để phủ sóng cùng một phạm vi diện tích, số lượng trạm phát sử dụng băng tần thấp cần thiết sẽ ít hơn so với số lượng trạm phát sử dụng băng tần cao. Với hai băng tần 900 MHz và 2100 MHz, một số nhà mạng trên thế giới đã triển khai dịch vụ và đưa ra những số liệu so sánh cụ thể: Tăng thêm 44% vùng phủ tại khu vực thành thị và 119% tại khu vực nông thôn. Điều này tương ứng giúp nhà mạng tiết kiệm được từ 50 – 70% chi phí đầu tư vào nhà trạm thu phát sóng – khoản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hạ tầng mạng viễn thông. Thêm vào đó, Bộ TT&TT cũng đang xem xét việc thu hồi hai băng tần 450 Mhz
  • 26. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201426 và 850 MHz trước đó đã phân bổ cho EVNT và Sfone. Băng tần 450 MHz đã thuộc quyền sử dụng của Viettel sau thương vụ sáp nhập EVNT về nhà mạng này song với tính can nhiễu cao nên băng tần cũng chưa được Viettel sử dụng, dù nhà mạng này cũng đang rất cần thêm băng tần để cung cấp dịch vụ. Cũng không có nhà mạng nào để ý tới băng tần này. Tuy nhiên, băng tần 850 MHz thì ngược lại đang được rất nhiều nhà mạng mong muốn được sở hữu. Nếu băng tần này nếu để triển khai cung cấp dịch vụ 3G, hiệu quả thu được còn hơn nhiều băng tần 900 MHz - giá thành dịch vụ 3G tiếp tục có thể giảm thêm nữa. Cơ hội thu hồi băng tần này là rất lớn đồng nghĩa với cơ hội để giá cước 3G càng cao hơn. 4. Viettel dồn dập cơ cấu lại gói cước 3G dành cho laptop để dành lại thị phần Thị phần thuê bao giảm liên tục trong 3 quý trở lại đây Với chính sách tập trung phát triển băng rộng di động, thị phần thuê bao băng rộng di động 3G nói chung và thuê bao 3G sử dụng datacard nói riêng của Viettel liên tục tăng lên trong năm 2012 và đầu năm 2013. Sau cú nhảy vọt từ tháng 5/2013, với khoảng 1,7 triệu thuê bao Dcom, thị phần thuê bao truy nhập Internet di động sử dụng datacard của Viettel tăng lên gần ngang bằng với của VNPT và tiếp tục duy trì mức ngang bằng này đến hết tháng 8 năm ngoái. Tuy nhiên, bắt đầu từ quý 3/2013 trở lại đây, tổng số thuê bao và thị phần thuê bao Dcom của Viettel liên tục giảm sút. Tính đến hết tháng 2/2014, Viettel chỉ còn 1,37 triệu thuê bao Dcom (tương ứng giảm 17%). Nhìn chung, sau biến động tăng giá cước dịch vụ 3G của các nhà mạng và tính tiện dụng của 3G trên di động, tổng số thuê bao datacard của cả thị trường cũng có phần giảm sút. Tuy nhiên, mức giảm sút của Viettel có phần nhanh hơn tốc độ giảm sút trung bình của thị trường. Điều này được phản ánh rõ nét qua việc thị phần thuê bao datacard của Viettel giảm từ 49,9% (tháng 6/2013) xuống chỉ còn 43% trong tháng 2/2014 (tương ứng giảm mất 10%) (biểu đồ 2.3). Biểuđồ2.3(NguồnMIC)
  • 27. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 27 Biểuđồ2.4(NguồnMIC) Cơ cấu lại gói cước và tăng cường khuyến mại để giành lại thị phần Có lẽ do việc thống nhất cú pháp đăng ký dịch vụ Mobile Internet cho cả thuê bao GPRS và 3G trước đó dành được nhiều kết quả khả quan nên Viettel đã áp dụng phương thức này để nhằm cải thiện lại tình hình phát triển thuê bao Dcom. Cuối năm 2013, Viettel tiến hành tối giản số lượng gói cước Dcom xuống chỉ còn 3 gói cước. Mục tiêu nhằm giúp khách hàng đỡ rối hơn trong việc lựa chọn gói cước cho mình. Theo đó, thuê bao trả trước chỉ còn duy nhất một lựa chọn đăng ký gói cước Laptop Easy - “dùng bao nhiêu, trả bấy nhiêu”. Tuy nhiên, rõ ràng việc giảm bớt tùy chọn cho khách hàng không đem lại hiệu quả như mong muốn. Chỉ riêng trong trong tháng 12/2013 và tháng 1/2014, Viettel tiếp tục mất đi lần lượt 90.000 và 80.000 thuê bao Dcom. Chính vì vậy, giữa tháng 2 nhà mạng này lại phải thực hiện điều chỉnh các gói cước Dcom theo hướng ngược lại: Bổ sung thêm 6 tùy chọn gói cước cho thuê bao trả trước. Tên gói Cước thuê bao (VNĐ/tháng)   Lưu lượng miễn phí (MB/tháng) Lưu lượng tốc độ cao (MB/tháng) Cước lưu lượng vượt mức (VNĐ/50KB) Hình thức Điều chỉnh đợt 1 Dmax 120.000   1.536 0 Trả sau Dmax200 200.000   3.072 0 Trả sau Laptop Easy 10.000 50   9.76 Trả trước Điều chỉnh đợt 2 Bổ sung thêm 6 gói cước cho đối tượng trả trước DC10 10.000 50   9.76 Trả trước DC30 30.000 200   9.76 DC50 50.000 450   9.76 DC70 70.000   600 0 DC120 120.000   1.536 0 DC200 200.000   3.072 0
  • 28. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201428 Với lần bổ sung này, thuê bao trả trước đã có thêm các lựa chọn trọn gói cho nhu cầu sử dụng trung bình và lớn như các thuê bao trả sau. Đồng thời, nhà mạng này cũng tung ra các chương trình ưu đãi cho thuê bao Dcom mới, giảm giá mua thiết bị đồng loạt ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Nhờ vậy, mặc dù lượng thuê bao Dcom trong tháng 2 dù vẫn giảm song biên độ giảm đã thấp đáng kể so với trước đó (-20.000 thuê bao). Chưa rõ việc điều chỉnh này có giúp Viettel đẩy mạnh phát triển thuê bao Dcom mới hay không song việc liên tục điều chỉnh chính sách giá cước cho thấy nhà mạng này đang rất nỗ lực để cải thiện tình hình.
  • 29. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 29 I-THỊ TRƯỜNG INTERNET 1. Thuê bao ADSL và FTTH đều tăng trưởng khả quan ADSL: Tốc độ tăng trưởng cao gấp 2,4 lần so với mức trung bình năm 2013 Theo số liệu thống kê của Cục viễn thông, tính tới hết tháng 2/2014 thị trường có tổng số 4,53 triệu thuê bao xDSL, tăng thêm 60.000 thuê bao so với cuối năm 2013. Như vậy, trung bình mỗi tháng thị trường có thêm 30.000 thuê bao, nhiều gấp 2,4 lần so với mức tăng trưởng trung bình đạt được trong năm 2013. Biểuđồ2.5(Nguồn:VNNIC) Đơnvị:Triệuthuêbao Đây là kết quả của hàng loạt các chương trình khuyến mại mạnh tay dịp Tết của các nhà cung cấp dịch vụ. Thêm vào đó, một số đơn vị như VNPT còn tiến hành tăng tốc độ dịch vụ trong khi vẫn giữ nguyên giá cước để tăng sức hút, cạnh tranh với dịch vụ cáp quang giá rẻ. Chính bởi tác động mang tính chất thời vụ nên thị phần thuê bao ADSL của các nhà cung cấp không có nhiều biến động và dự báo mức tăng trưởng này cũng sẽ khó duy trì được lâu dài. FTTH - chờ đợi sự bứt phá bởi gói cước giá rẻ của Viettel Tương tự như ADSL, tình hình tăng trưởng thuê bao FTTH trong hai tháng đầu năm cũng tương đối khả quan với mức tăng gấp khoảng 1,7 lần so với mức trung bình đạt được của năm ngoái (trung bình mỗi tháng khoảng hơn 7 triệu thuê bao). Tính đến hết tháng 2, thị trường đang có khoảng 303,6 triệu thuê bao cáp quang. THỊ TRƯỜNG INTERNET-TRUYỀN HÌNH
  • 30. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201430 Biểuđồ2.6(Nguồn:VNNIC) Tuy nhiên, ngược lại với ADSL, tốc độ tăng trưởng thuê bao FTTX trong năm 2014 dự báo sẽ còn gia tăng hơn nữa bởi đầu tháng 3, Viettel bắt đầu áp dụng chính sách giá rất rẻ cho gói cước cáp quang FTTH ECO (12 Mbps/640 kbps), chỉ ngang bằng hoặc thậm chí còn thấp hơn so với các gói cước trọn gói tốc độ thấp nhất của ADSL đang cung cấp trên thị trường nếu thuê bao đóng cước trước. GóicướcFTTHECOvớicácmứccướckhácnhauđangđượcViettelápdụng Đối tượng khách hàng Đóng trước 3 tháng Đóng trước 6 tháng Nhóm 1: các quận nội thành HNI, HCM 275.000đ/tháng trong vòng 12 tháng Cước đóng trước sẽ được trừ vào từ tháng 13 220.000đ/tháng trong vòng 24 tháng, trừ cước đóng trước từ tháng thứ 2 Nhóm 2: các quận ngoại thành của HNI,HCM và thủ phủ các tỉnh (thành phố, thị xã) của nhóm 61 tỉnh còn lại 242.000đ/tháng khuyến mại áp dụng trong 24 tháng. Trừ cước đóng trước từ tháng thứ 13 192.500đ/tháng khuyến mại áp dụng trong 24 tháng. Trừ cước đóng trước từ tháng thứ 2 Nhóm 3: bao gồm toàn bộ các huyện, xã của nhóm 61 tỉnh 192.500đ/tháng khuyến mại áp dụng trong 24 tháng. Trừ cước đóng trước từ tháng thứ 13 MộtsốcướcADSLtrọngóigiáthấpnhấtcácISPđangcungcấptrênthịtrường Nhà mạng Giá cước Tốc độ Viettel 230.000 đ/tháng 3 Mbps/512 kbps VNPT 150.000 đ/tháng 2,5Mbps/512 kbps FPT 200.000 đ/tháng 3 Mbps/512 kbps Trong khi đó, tốc độ download dữ liệu mà gói cước FTTH ECO lại cao hơn hẳn so với các gói ADSL kể trên. Gói cước đang được Viettel đẩy mạnh truyền thông và
  • 31. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 31 tiếp thị tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Việc áp dụng giá cước rẻ này của Viettel đang kéo theo hàng loạt các động thái giảm giá cước FTTH của các ISP khác cũng như cho thấy trước viễn cảnh lượng thuê bao cáp quang sẽ gia tăng nhanh chóng trong năm nay. 2. Triển khai IPv6 của Việt Nam mới ở mức trung bình trong khu vực Theo thông tin về tình hình triển khai Ipv6 tại Việt Nam đã được Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia công bố, Việt Nam đang nằm trong nhóm các nước có hoạt động xúc tiến và triển khai IPv6 ở mức trung bình của khu vực, tương đương với Indonesia và Thái Lan. Chỉ có các ISP và CSP lớn triển khai IPv6 Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trong nước chưa đẩy mạnh triển khai Ipv6 là do Cơ quan quản lý chưa có hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan và các chính sách ưu đãi rõ ràng, cụ thể đối với hoạt động sản xuất và nhập khẩu thiết bị tương thích với IPv6. Với các DN nội dung số thì rào cản lớn nhất là sự không tương thích với IPv6 trong các ứng dụng phần mềm, trong khi tỷ lệ phần mềm do doanh nghiệp tự phát triển chiếm tới trên 50% tổng số lượng phần mềm trong các hệ thống CNTT-TT. Hiện tại, mới chỉ có một số ISP lớn thực hiện triển khai Ipv6 thí điểm trên phạm vi hẹp. Cụ thể: - VNPT đã thực hiện hỗ trợ IPv6 cho website vnpt.com.vn và mic.gov.vn của Bộ TT&TT, triển khai IPv6 trên mạng lưới thực tế quy mô nhỏ để đánh giá hiệu năng thiết bị và các tính năng khác như xác thực, tính cước. - Viettel đã kết nối đến mạng IPv6 quốc gia và đang duy trì kết nối đến 9
  • 32. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201432 đối tác quốc tế gồm HKIX, AKAMAI, HE, Google, Microsoft, Yahoo… Cung cấp thử nghiệm các dịch vụ kết nối IPv6 ở mức độ thử nghiệm cho 1.000 thuê bao ADSL chạy song song cả IPv4 và IPv6, 1.000 thuê bao USB 3G chạy IPv6 tại Hà Nội, nâng cấp hệ thống thiết bị phân mạng truy nhập của các dịch vụ băng rộng có dây và dịch vụ 3G để hỗ trợ IPv6. - FPT Telecom đã thiết lập, duy trì 10 kết nối IPv6 đến các đối tác cung cấp dịch vụ quốc tế như Tata, Yahoo, Google,… và kết nối đến mạng IPv6 Quốc gia. Hiện toàn bộ hệ thống truyền tải mạng đã triển khai xong việc chạy song song IPv4 – IPv6, chuẩn bị 1 lượng thiết bị đầu cuối phù hợp để có thể sẵn sàng triển khai cho khách hàng băng rộng, FTTX ngay khi có nhu cầu. Về dịch vụ nội dung, FPT Telecom đang hỗ trợ chuyển đổi sang IPv6 đối với các dịch vụ nội dung số như website vnexpress.net và 1 số trò chơi trực tuyến. - Netnam đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ truy cập Internet IPv6 nếu khách hàng có nhu cầu sau khi đã kết nối IPv6 tới mạng IPv6 Quốc gia tại Hà Nội và TP.HCM với dung lượng 2Gbps và băng thông trung bình giờ hành chính đạt 50Kbps; kết nối thuần IPv6 tới NTT Hồng Kông với dung lượng 1Gbps và băng thông quốc tế trung bình trong giờ hành chính đạt 5 Mbps. Nội dung IPv6 trong nước kém phát triển Điều này được thể hiện qua kết quả tổng Băng thông IPv6 trong nước qua mạng IPv6 quốc gia còn thấp, IPv6 quốc tế của Việt Nam năm 2013 tăng không đáng kể so với năm 2012. Một phần nguyên nhân do tại Việt Nam mới chỉ huy động sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) triển khai chuyển đổi sang IPv6 trong mạng lõi chứ chưa có hoạt động xúc tiến cho các khách hàng, người dùng đầu cuối chuyển đổi sang IPv6. Bên cạnh đó, nhiều Sở TT&TT tỉnh thành chưa quan tâm tới việc triển khai Ipv6. Mặc dù đã có nhiều sự kiện, hội thảo được Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về quá trình chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6, song vẫn có đến hơn một nửa (34/63) Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh chưa thực sự quan tâm và thực hiện vai trò thúc đẩy IPv6. Mặc dù đã qua Giai đoạn chuẩn bị và bước sang giai đoạn khởi động được một năm nhưng tình hình triển khai IPv6 của Việt Nam vẫn còn chậm so với các nước khác. Trước mắt, những vấn đề quan trọng cần được triển khai trong giai đoạn 2014 - 2015: - Mạng lưới, dịch vụ phải sẵn sàng cho IPv6. Việc này chủ yếu liên quan tới các doanh nghiệp viễn thông, Internet. Để thúc đẩy được sự phát triển IPv6 cần phải có những hoạt động, chính sách cụ thể hơn để người dùng thấy IPv6 thực sự có lợi và tự nguyện chuyển đổi sang dùng IPv6. Doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng, nghiên cứu gói cước cho IPv6 rẻ hơn IPv4,  cho thuê hoặc bán modem hỗ trợ IPv6 trong gói dịch vụ có chất lượng tốt hơn so với khi dùng IPv4...
  • 33. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 33 - Thiết bị đầu cuối hỗ trợ IPv6 sẽ được hưởng ưu đãi cao khi nhập khẩu. Vì vậy, cần xây dựng lộ trình từng bước để doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thấy có ưu đãi của Nhà nước và tự nguyện tham gia lộ trình, tiến tới tất cả các thiết bị đầu cuối nhập khẩu, sản xuất tại Việt Nam đều hỗ trợ IPv6. - Định hướng phát triển nội dung, cần giao trách nhiệm xây dựng lộ trình và chuyển đổi sang IPv6 cho các nhà cung cấp nội dung, trước hết là các website lớn và mạng xã hội. Nếu mạng lưới dịch vụ và thiết bị đầu cuối đã sẵn sàng mà không có nội dung sẽ khó cho người dùng khi không biết truy nhập vào đâu, và lưu lượng sử dụng IPv6 vẫn sẽ thấp. Để việc triển khai IPv6 thành công và hiệu quả cần nguồn lực tổng hợp của cả cộng đồng từ người dùng, các doanh nghiệp ISP đến các cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông, internet.
  • 34. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201434 THỊ TRƯỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN 1. Cạnh tranh mạnh về giá cước nhằm chia lại thị phần Theo ước tính, thị trường THTT của Việt Nam hiện đang có hơn 6 triệu thuê bao và khoảng 20 triệu khách hàng tiềm năng. Tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã lên tới hơn 40, chưa kể sự góp mặt của các doanh nghiệp trong thời gian tới như Viettel, FPT và VNPT. Tính đến hết năm 2013, thị phần chủ yếu nằm trong tay 2 nhà đài VTV và HTV. Dẫn đầu là SCTV chiếm 40%, kế đến là VTVCab với 30% và HTVC đứng thứ 3 với 15% và 15% còn lại chia đều cho hơn 30 doanh nghiệp khác (Biểu đồ 2.7). Nắm trong tay tới 70% thị phần, liên minh của VTV gồm SCTV và VTVCab luôn ở vị trí thống trị trong nhiều năm trở lại đây, từ việc mua các kênh độc quyền cho đến tự ý tăng giá cước trong khi quyền lợi của người xem bị xem nhẹ. Biểuđồ2.7:ThịphầndịchvụTHTTcủacácnhàkhaithácnăm2013 Theo lộ trình, bắt đầu từ ngày 1/4/2014, Viettel sẽ chính thức triển khai cung cấp dịch vụ tại 15 tỉnh, thành lớn trong cả nước. Ngay từ giữa tháng 3, nhà mạng này đã đưa vào thử nghiệm dịch vụ truyền hình cáp tại Hà Nội, TPHCM và Hà Nam. Giá cước truyền hình cáp của Viettel chính là mối quan tâm lớn của các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp truyền hình e ngại Viettel sẽ đưa ra mức giá thấp hơn mặt bằng chung. Tuy chưa chính thức công bố mức cước dịch vụ có thể Viettel tung ra thị trường gói cước thấp nhất chỉ 30.000đ/tháng. Doanh nghiệp này đã xây dựng 7 gói cước cho cả 3 nhóm đối tượng gồm nông thôn, thành thị và dịch vụ giá trị gia tăng và khẳng định giá cước sẽ dựa trên cơ sở “lấy đông bù ít và hấp dẫn hơn nhiều so với các đối thủ”. Càng gần tới ngày Viettel chính thức cung cấp dịch vụ, các nhà đài càng rốt ráo triển khai chương trình KM, giảm giá để tranh thủ dành thị phần. Mạnh tay nhất phải kể đến SCTV với hàng loạt chương trình khuyến mại liên tiếp như: Tặng đầu thu HD trị giá gần 2 triệu đồng, miễn toàn bộ phí hòa mạng và công lắp
  • 35. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 35 đặt, giảm 49% phí thuê bao tháng, tặng 33% thời gian sử dụng khi đóng trước 3 tháng thuê bao trở lên. Trong lĩnh vực THTT, hiện AVG là đơn vị có gói cước rẻ nhất, chỉ 33.000 đồng/ tháng. Còn trên hệ thống truyền hình cáp gói cước rẻ nhất đang thuộc về SCTV với 60.000 đồng/tháng gói HD, 50.000 đồng/tháng gói SD. Với chính sách ưu đãi lớn về cước cho khách hàng, cùng với việc tiếp thị tới từng hộ gia đình, một lượng thuê bao khá lớn từ các đài truyền hình khác chuyển sang đã thuộc về SCTV. K+ cũng phải áp dụng chiến lược giá mới – thực hiện điều chỉnh giảm giá cước thuê bao dịch vụ HD cũng như giá bán bộ thiết bị. Theo đó, giá bộ thu SD được giảm từ 1,5 triệu đồng xuống còn 990.000 đồng và HD từ 2 triệu đồng xuống còn 1.800.000 đồng. Về giá cước, nếu như trước đây K+ có 9 gói cước khác nhau thì nay chỉ còn 2 gói là Accsess+ và PremiumHD+. Trong khi PremiumHD+ được giảm từ 300.000 đồng/tháng xuống còn 220.000 đồng/tháng thì gói Accsess+ lại bị tăng thêm 10.000 đồng/tháng lên mức 85.000 đồng/tháng so với trước đây. VTVcab cũng buộc phải nhảy vào cuộc đua trên khi vừa giữ nguyên giá cước vừa đưa ra chính sách ưu đãi như miễn phí lắp đặt dịch vụ, tặng cước thuê bao tháng cho khách hàng đóng cước trước, mặc dù công bố mức cước thuê bao từ năm 2014 sẽ là 110.000 đồng/tháng, nếu khách hàng đóng trước cả năm sẽ thu theo giá cũ là 88.000 đồng/tháng. Còn truyền hình cáp Hà Nội (HCATV) cũng tham gia chạy đua khuyến mãi, miễn phí lắp đặt đầu thu thứ nhất dịch vụ analog và dịch vụ HDTV. Miễn phí thuê bao cho các tivi thứ hai, thứ ba trở đi áp dụng đồng thời cho tất cả các khách hàng đang sử dụng
  • 36. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201436 dịch vụ HCATV. Xa hơn một chút nữa, FPT Telecom cho biết, trong quý II năm nay sẽ triển khai dịch vụ THTT bằng công nghệ số tại 8 tỉnh, TP (Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Đăk Lắk). Các địa phương khác sẽ được cung cấp bằng công nghệ analog. Doanh nghiệp này sẽ nghiên cứu công nghệ mới giúp người xem có thể theo dõi các chương trình truyền hình trên smartphone, máy tính bảng… Mới đây, VNPT cũng chính thức được cấp phép cung cấp dịch vụ IPTV trên các hạ tầng mạng khác nhau mà DN này đang sở hữu. Có lẽ chờ cho đến khi Viettel, FPT, VNPT chính thức tham gia thị trường, thì các đài truyền hình sẽ phải tiếp tục điều chỉnh lại giá cước và thị phần được chia lại một cách công bằng hơn. Một bức tranh tổng thể về thị trường truyền hình sẽ được phản ánh rõ nét. Lúc đó cuộc đua trên mới thực sự cam go và mức giá sẽ tiếp tục được điều chỉnh giảm. 2. Chia sẻ nội dung vẫn là rào cản lớn giữa doanh nghiệp viễn thông và các đài truyền hình Ngoài việc cạnh tranh về giá cước, chất lượng dịch vụ, thì nội dung là yếu tố quan trọng của nhà cung cấp THTT, chính vì vậy để thu hút được khán giả thì các nhà cung cấp luôn tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao, độc đáo, mới lạ. Điều này liên quan chặt chẽ đến bản quyền, có thể do chính doanh nghiệp tạo ra như tự sản xuất các chương trình riêng hoặc đi mua bản quyền. Nhưng hiện phần lớn các nhà đài nắm nội dung trong tay nhưng không chia sẻ cho các doanh nghiệp truyền hình khác. Tham gia vào lĩnh vực truyền hình các mạng viễn thông có lợi thế về hạ tầng lớn trên toàn quốc, còn các đài truyền hình có ưu thế về nội dung. Nhưng xem ra việc bắt tay hợp tác, kết nối để khai thác, cùng phát huy những thế mạnh của mỗi bên thì vấn đề chia sẻ nội dung của các nhà đài cho doanh nghiệp khác khó có tiếng nói chung. Đến thời điểm này vẫn chưa có giải pháp nào để các doanh nghiệp nội dung chia sẻ với các đơn vị khác để cung cấp dịch vụ tới khán giả truyền hình. Trước tình trạng này thì Viettel và VNPT đã đề xuất Bộ TT&TT xem xét ban hành quy định về kết nối nội dung giữa các nhà mạng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp và các đài truyền hình để tránh tình trạng một số “nhà đài” lớn muốn độc quyền nội dung tốt không chia sẻ cho các đơn vị khác. Hiện tại trên thị trường THTT đã có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ, trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do cạnh tranh giành giật khách hàng nên các doanh nghiệp đua nhau giảm giá, đẩy giá bản quyền nội dung và bản quyền kênh lên cao, dùng nhiều hình thức để lôi kéo khách hàng từ nhà đài khác. Tình trạng này khiến thị trường THTT đang thiếu đi sự minh bạch và công bằng. Vì vậy, Bộ TT&TT cần sớm nghiên cứu để có chính sách về kết nối giữa các nhà mạng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp với các “nhà đài” nắm giữ nội dung trên cơ sở hợp đồng thương mại. Quy định này nhằm tránh lãng phí nguồn lực và có thể truyền dẫn rộng rãi nội dung truyền hình đến nhiều người dân.
  • 37. THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 37 3. Chất lượng dịch vụ còn bị bỏ ngỏ Thời gian qua với sự nở rộ của các doanh nghiệp truyền hình, dẫn đến cuộc chạy đua nhau cạnh tranh về giá cước khiến các đài áp dụng nhiều chiêu để lôi kéo khách hàng về phía mình, kết quả là chất lượng dịch vụ không được quan tâm. Theo phản ánh của khách hàng, chất lượng dịch vụ, hình ảnh của nhiều doanh nghiệp kém và chậm khắc phục, công tác chăm sóc khách hàng chưa tốt. Việc nhiều đơn vị cung cấp THTT tự động cắt giảm kênh, không phát đủ số lượng kênh như công bố, có đơn vị bán đầu thu sau đó lại đột ngột cắt tín hiệu mà không giải thích rõ cho khách hàng… là những bất cập vẫn còn tồn tại trên thị trường truyền hình Việt Nam. Trong khi đó, nhà nước lại chưa ban hành quy định bắt buộc kiểm định chất lượng dịch vụ THTT nên quyền lợi của người tiêu dùng chưa được đảm bảo. Việc các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu “chợ làng” sẽ khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn như VNPT, Viettel, FPT, chưa kể khi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia kinh doanh tại thị trường Việt Nam thì sự cạnh tranh còn khắt khe hơn. Thêm vào đó, với xu hướng tiêu dùng ngày càng thông minh, yêu cầu chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng lên theo sự ra đời của những loại hình mới như HD, 3D, việc không chú trọng chất lượng sẽ khiến các nhà đài bỏ lỡ thị trường giải trí cao cấp. Vì vậy, khi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cần có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ truyền hình đạt chất lượng cao không nên kinh doanh theo kiểu “tâm lý đám đông”, chất lượng phải được chú trọng chứ không chạy theo số lượng với những hình thức cạnh tranh thiếu lành mạnh như ganh đua nhau giảm cước, phá giá thị trường bằng mọi cách. Đây cũng chính là kỳ vọng của đông đảo người dùng khi muốn bỏ tiền ra được xem những kênh THTT chất lượng cao, nội dung phong phú hấp dẫn.
  • 38. Chuyên đề: Băng rộng: Đến thời của FTTH? CHƯƠNG III Ba tháng đầu năm, trong khi thị trường di động khá trầm lắng thì lĩnh vực băng rộng cố định lại sục sôi với việc một số doanh nghiệp hạ giá mạnh dịch vụ FTTH. Giá thành gói cước rẻ nhất của FTTH không còn cao hơn đáng kể so với dịch vụ ADSL truyền thống đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu đã đến thời của FTTH? Chuyên đề của BCVT quý I sẽ phân tích chi tiết thị trường ADSL và FTTH để có cái nhìn rõ hơn về xu thế phát triển của lĩnh vực này.
  • 39. CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2014 39 I. ADSL ĐÃ HẾT… THỜI? 1. Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên từ thị trường Theo số liệu thống kê của VNNIC, số lượng thuê bao băng rộng ADSL tính tới hết năm 2013 đạt 4,47 triệu thuê bao, tăng 0,2 triệu thuê bao so với thời điểm đầu năm 2013. Như vậy tính bình quân mỗi tháng thị trường phát triển mới được 16.700 thuê bao ADSL. Trong khi đó 2 tháng đầu năm 2014 thị trường chỉ tăng thêm được 20.000 thuê bao, trung bình mỗi tháng phát triển thêm 10.000 thuê bao. Điều đó cho thấy số lượng thuê bao phát triển mới 2 tháng đầu năm 2014 đã chững lại rõ rệt chỉ bằng 60% so với bình quân tháng của năm 2013. Biểuđồ3.1:ADSLchữnglạitrongnhữngthángđầunăm2014(Nguồn:VNNIC) Về thị phần, VNPT chiếm 60,9%, tương ứng 2,74 triệu thuê bao, Viettel sở hữu 0,36 triệu thuê bao tương ứng 8,2% thị phần còn FPT chiếm 29,6% thị phần tương ứng với 1,33 triệu thuê bao (Biểu đồ 3.2). Như vậy thị phần các doanh nghiệp gần như không thay đổi đáng để, VNPT tiếp tục thống lĩnh thị trường và bỏ khá xa so với doanh nghiệp xếp thứ 2. Biểuđồ3.2:ThịphầndịchvụADSLcủacácnhàkhaitháctạiViệtNam(Nguồn:VNNIC)