SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 33
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đíchnghiên cứu
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh,
thương mại, dân sự ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất
cả mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư... Vấn đề lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại phải được
các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt
được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian
và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, khi lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc
các ưu điểm, nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý.
Với đề tài “Trình bày trình tự , thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự ”
nhóm chúng em muốn làm rõ những mặt tích cực cũng như hạn chế khi giải
quyết những tranh chấp dân sự bằng phương thức giải quyết qua cơ quan tòa
án.
3.Nội dung nghiên cứu
Nhóm chúng em nghiên cứu đề tài “Trình bày trình tự, thủ tục giải
quyết tranh chấp dân sự” . Nội dung nghiên cứu bao gồm 3 chương và
phần cuối là quan điểm của nhóm chúng em. Chương 1: Đôinét về ngành
luật tố tụng dân sự
1
Chương 2: Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự .
Chương 3: Những hạn chế, vướng mắc trong trình tự, thủ tục giải quyết
tranh chấp dân sự và một số giải pháp khắc phục. *Quan điểm của nhóm
3. Kết quả nghiên cứu
4. Kết luận - Đề xuất
NỘI DUNG
Chương 1
ĐÔI NÉT VỀ NGÀNH LUÂT TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1 Khái niệm luật tố tụng dân sự .Những việc thuộc thẩm quyền giải
quyết của tòa án?
Luật tố tụng dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp
luật Việt Nam, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội phátsinh giữa Tòa án ( là cơ quan tiến hành tố tụng) với những người
tham gia tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự nhằm
bảo vệ các quyền, lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân.
Những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
- Tranh chấp về quyền sở hữu.
- Những việc về hợp đồng.
- Những việc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật,
giữa công dân với công dân, giữa công dân với pháp nhân và giữa
pháp nhân với pháp nhân.
- Những việc về hôn nhân và gia đình.
- Những việc tranh chấp về lao động, kinh tế, đất đai.
- Xác định công dân mất tích hoặc chết.
2
- Những việc khiếu nại về hộ tịch, hộ khẩu.
- Những việc khiếu nại về danh sách cử tri.
- Những việc khiếu nại về cơ quan báo chí về vấn đề cải chính thông
tin.
- Những việc khác do pháp luật quy định.[1]
1.2 Thế nào là tranh chấp dân sự? Một số tranh chấp dân sự thường
gặp.
“Tranh chấp là những mâu thuẫn, bất hoà về quyền và nghĩa vụ hợp pháp
giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và kinh tế.”[5]
Phổ biến có các loại tranh chấp dân sự sau: tranh chấp về quyền sở hữu, về
hợp đồng dân sự, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp về quyền
và nghĩa vụ dân sự giữa công dân với nhau, giữa công dân với pháp nhân,
giữa pháp nhân với nhau, tranh chấp về hôn nhân gia đình, yêu cầu tuyên bố
mất tích hoặc tuyên bố chết, khiếu nại về đăng ký hộ tịch về danh sách cử
tri, khiếu nại đối với cơ quan báo chí.
3
CHƯƠNG 2
TRÌNH TỰ , THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ
2.1 Giai đoạn khởi kiện và thụ lí vụ án
Giai đoạn một : Khởi kiện cấp sơ thẩm[3]
1-Viết đơn khởi kiện theo mẫu quy định kèm theo bản sao chứng thực và
chứng cứ của phiên hòa giải không thành công ở UBND Phường (Xã). Chú
ý thời hiệu.
2-Có thể giử đơn khởi kiện đến UBND Quận (Huyện) theo đường bưu điện
bảo đảm, nên đến Tòa nộp để đề nghị viết giấy biên nhận chứng cứ.
3-Tòa gửi thì mang thông báo nộp tạm ứng án phí tới chi cục thi hành án
Dân sự Quận (Huyện) để nhận hai biên lai rồi trở qua nộp cho Tòa sơ thẩm
1, còn một đương sự giữ. Chú ý phải nộp tạm ứng án phí và nộp biên lai cho
Tòa trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
4-Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự theo quy định của Bộ Luật
Tố Tụng Dân Sự, như ghi lời khai bổ sung chứng cứ, thay đổi yêu cầu khởi
kiện hoặc rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu Tòa lấy lời
khai nhân chứng, thẩm định tại chỗ, thu thập hộ chứng cứ, định giá, v.v...
5-Nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử và thông báo mở phiên tòa, thì
làm đơn xin Tòa cho biết những tài liệu chứng cứ của Tòa thu thập và phía
bên kia cung cấp (mẫu đơn số 3) để làm cơ sơ viết (mẫu đơn số 4), xin Tòa
sao chụp tài liệu, chứng cứ cần thiết để nghiêm cứu xây dựng nội dung
tranh luận bảo vệ quyền lợi cho mình hoặc để khiếu nại. Quyết định áp dụng
biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa.
6-Dự phiên Tòa : Khai báo lý lịch trích ngang cho Hội đồng xét xử, trả lời
câu hỏi của (HĐXX) và Luật sư bảo vệ quyền lợi ích của đương sự. Nếu
thấy rõ vấn điều cần hỏi phíabên kia để làm sáng tỏ vụ án thì đề xuất với
4
HĐXX. Phát biểu quan điểm tranh luận của mình đối với vụ án. Nếu thấy có
các tình huống mà theo luật quy định là phải hoãn phiên Tòa thì có thể yêu
cầu HĐXX cho hoãn phiên Tòa.
7-Ngay sau khi phiên Tòa kết thúc nên gặp Thư Ký để đến ngày nhận bản án
sơ thẩm. Đồng thời cho xem Biên bản phiên Tòa, đề nghị sửa chữa những
chỗ ghi không đúng rồi ký tên vào.
Giai đoạn hai: Khởi kiện ở cấp phúc thẩm[3] 1-Khi tới Tòa nhận bản án sơ
thẩm phải đọc kỹ xem có sai xót gì về chính tả để yêu cầu Tòa chỉnh sửa lại.
Cũng phải đọc kỹ xem Quyết định của Tòacó giống với Quyết định của
HĐXX tuyên ngay tại phiên Tòa hay không. Trường hợp không đúng thì
ngay lập tức làm đơn khiếu nại.
2-Sau khi nhận được bản án sơ thẩm nếu muốn thì làm đơn kháng cáo (mẫu
đơn số 3) nộp cho Tòa sơ thẩm, Tòa này sẽ giao thông báo và đương sự
kháng cáo mang sang chi cục thi hành án dân sự Huyện đóng tiền tạm ứng
án phí Phúc thẩm, xong trở lại nộp cho Tòa sơ thẩm một biên lai, biên lai
còn lại đương sự giữ. Chú ý thời hạn án phúc thẩm 15 ngày kể từ ngày án sơ
thẩm tuyên án mà đương sự có mặt tại phiên Tòa. Trường hợp đương sự
không có mặt tại phiên Tòa thì thời hạn 15 ngày được tính từ ngày bản án
được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Bản án Phúc thẩm là bản án có hiệu lực thi hành, cho nên khi đương sự
khiếu nại xin Giam đốc thẩm mà chưa có Quyết định gì thì Tòa tối cao đối
với bản án này thì đương sự vẫn phải chấp hành thi hành án.
Thụ lý vụ án dân sự : Trong quá trình tố tụng, thụ lý vụ án là công
việc đầu tiên của Tòa án và nếu không có nó thì sẽ không có các bước tiếp
theo của thủ tục tố tụng. Ý nghĩa quan trọng pháp lý thụ lý vụ án là nó đặt ra
trách nhiệm cho Tòa án là phải giải quyết vụ án theo thời hạn luật định.
5
- Xác định thẩm quyền của tòa án : Khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án
nghiêm cứu kỹ đơn kiện, xem xét tư cách pháp lý của người khởi kiện, xác
định thẩm quyền của Tòaán mình đốivới việc giải quyết vụ án, để quyết
định thụ lý hay trả lời đơn kiện.
+ Nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Tòaán phải thông
báo ngay cho người khởi kiện đến làm thủ tục tạm ứng án phí.
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ nhận được giấy báo của Tòa về việc nộp tiền
người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí. Nếu người khởi kiện được miễn
hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thụ lý ngay sau khi nhận
được đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo.
-Tòa án phải phân công một thẩm phán giải quyết vụ án. Trường hợp đang
xét xử mà không có thẩm phán dự khuyết thì vụ án được xét xử lại từ đầu.
-Trong thời hạn 3 ngày (không tính ngày nghỉ), kể từ ngày thụ lý Tòa án
phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân cơ quan tổ chức có quyền
lợi và nghĩa vụ về việc thụ lý vụ án.
+Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người được
thông báo phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của
người khởi kiện.
+ Nếu muốn gia hạn thì người thông báo phải có đơn gửi tới Tòa án nêu
rõ lý do. Việc gia hạn, nếu được chấp nhận thì cũng không quá 15 ngày.
-Người được thông báo có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao
chụp đơn kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn kiện. .
6
-Sau khi thụ lý các vụ việc dân sự nếu xét thấy các vụ việc dân sự đó
không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Tòa ra quyết định chuyển
hồ sơ vụ việc cho Tòa án có thẩm quyền theo quyết định tại khoản 1 Điều 37
BLTTDS, đồng thời gửi ngay quyết định hồ sơ vụ việc cho VKS cùng cấp
biết.
+Thủ tục chuyển hồ sơ vụ án dân sự
-Tất cả các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc từ Tòa án sang VKS và ngược lại,
cần kiểm tra tất cả các tài liệu có trong hồ sơ vụ án dân sự đó. Người nhận
được hồ sơ vụ án dân sự phải đối chiếu bản kê danh sách mục tài liệu với số
tài liệu đã được đánh số thứ tự trong hồ sơ vụ việc. Việc bàn dao phải được
lập biên bản có ký nhận của hai bên. Trong trường hợp gửi hồ sơ theo đường
bưu điện thì cán bộ nhận hồ sơ vụ việc đầu tiên phải kiểm tra đầy đủ tài liệu,
nếu có thiếu xót phải lập biên bản và ghi rõ tài liệu và thông báo.
-Các hồ sơ tài liệu, vật chứng mà cá nhân đương sự cơ quan, tổ chức cung
cấp cho VKS theo yêu cầu của VKS theo quy định tại khoản 3 Điều 85
BLTTDS phải chuyển cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ việc và bảo quản tại
Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 95 BLTTDS.
Những điểm mới khi thụ lý các vụ án dân sự trong luậtTTDS sửa đổi
2011
Ngày 29/3/2011 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XII đã thông qua luật sử đổi, bổ sung một số điều của
BLTTDS (có hiệu lực 1/1/2012 nghị quyết số 60/2011/QH12 ngày
29/3/2011).
1.Thời hiệu khởi kiện không phải là điều kiện thụ lý vụ án dân sự.
7
2.Nhiều tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án
cấp Tỉnh trước đây, nay thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp Huyện giải quyt.
3.Xác định rõ thêm những tranh chấp mới mà Tòaán nhân dân cấp Huyện
phải thụ lý giải quyết.
4.Đơn giản hóa thủ tục khi xem xét đơn khởi kiện.
Như vậy, với bốn điểm nêu trên, luật sử đổi bổ sung một số điều của
BLTTDS đã có quy định thông thoáng hơn mang tính chất độtphá phù hợp
với thực tiễn và thông lệ thế giới, đồng thời giải quyết được nhữ ng vứng
mắc phát sinh trong thụ lý vụ án, đóng góp những giá trị lớn vào công cuộc
tư pháp nước ta hiện nay.[6]
2.2 Giai đoạn hòa giải,chuẩn bị xét xử
Hòa giải là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đ ột hoặc
xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất
đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương
lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh
chấp).
Hòa giải là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung độ t hoặc
xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất
đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương
lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh
chấp).
8
Hòa giải theo quy định của pháp luật: Là các loại hình hòa giải được pháp
luật các nước quy định, theo đó việc hòa giải là một khâu trong trình tự, thủ
tục tiến hành tố tụng, hoặc thiết lập một thể chế hòa giải ở địa phương.
Ở Việt Nam hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao
động, các vụ án hôn nhân - gia đình tại toà án nhân dân hay tại một tổ chức,
hay tại Hội đồng trọng tài đều thông qua khâu hòa giải như một thủ tục bắt
buộc.
- Trong quá trình tiến hành hòa giải, thẩm phán cần phân biệt:
Những vụ án dân sự không được hoà giải
1. Yêu cầu đòi bồithường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
2. Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái
đạo đức xã hội.
Những vụ án dân sự không tiến hành hoà giảiđược
1. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố
tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng
lực hành vi dân sự.
-Nguyên tắc tiến hành hoà giải
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà
giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những
9
vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được quy định tại
Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật TTDS
2. Việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được
dùng vũ lực hoặc đe doạdùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận
không phù hợp với ý chí của mình;
b) Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật
hoặc trái đạo đức xã hội.
 Thủ tục hoà giải

-Thông báovề phiên hoà giải
Trước khi tiến hành phiên hoà giải, Toà án phải thông báo cho các
đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm
tiến hành phiên hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải.
-Thành phầnphiên hoà giải
1. Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải.
2. Thư ký Toà án ghi biên bản hoà giải.
3. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.
4. Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt.
- Nội dung hoà giải
Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các
quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên
hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà
giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
10
-Biên bản hoà giải
1. Việc hoà giải được Thư ký Toà án ghi vào biên bản. Biên bản hoà
giải phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm tiến hành phiên hoà giải;
b) Địa điểm tiến hành phiên hoà giải;
c) Thành phần tham gia phiên hoà giải;
d) ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các
đương sự;
đ) Những nội dung đã được các đương sự thoả thuận, không thoả
thuận.
2. Biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các
đương sự có mặt trong phiên hoà giải, chữ ký của Thư ký Toà án ghi biên
bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải.
Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết
trong vụ án dân sự thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Biên bản này được
gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải.
- Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà
không có đương sự nào thay đổiý kiến về sự thoả thuận đó, thì về nguyên
tắc chung Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải ra quyết định côngnhận sự thoả
thuận của các đương sự. Nếu vì trở ngại khách quan mà Thẩm phán không ra
11
quyết định được, thì Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán khác ra
quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Quyết định công nhận
sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban
hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
- Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương
sự, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ
án (các quan hệ pháp luật, các yêu cầu của các đương sự trong vụ án) và cả
về án phí. Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc
giải quyết toàn bộ vụ án nhưng không thoả thuận được với nhau về trách
nhiệm phải chịu án phí hoặc mức án phí, thì Toà án không công nhận sự
thoả thuận của các đương sự mà tiến hành mở phiên toà để xét xử vụ án.
- Trong trường hợp các đương sự chỉ thoả thuận được với nhau về việc
giải quyết một phần vụ án, còn phần khác không thoả thuận được, thì Toà án
ghi những vấn đề mà các đương sự thoả thuận được và những vấn đề không
thoả thuận được vào biên bản hoà giải theo quy định tại khoản 1 Điều 186
BLTTDS và tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, trừ trường hợp có
căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án.
- Trong một vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong
phiên hòa giải, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và
việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng
mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt. ( trích
khoản 3 Điều 187 BLTTDS).
Chuẩn bị xét xử
12
1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này,
thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này,
thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì
Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng
không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và
một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều
này.
2. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ
từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây:
a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;
b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;
c) Đình chỉ giải quyết vụ án;
d) Đưa vụ án ra xét xử.
3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét
xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời
hạn này là hai tháng.
13
2.3 Giai đoạn xétxử
1. Xét xử sơ thẩm[3]
Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm:
a. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa: Là thủ tục của Thư ký Tòaán gồm các
công việc: Ổn định trật tự trong phòng xử án; Kiểm tra, xác định sự có mặt,
vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo Giấy triệu tập, Giấy báo
của Tòaán; Phổ biển nội quy phiên tòa và Yêu cầu mọi người đứng dậy khi
hội đồng xét xử vào phòng xử án.
b.Thủ tục bắt đầu phiên tòa gồm các công việc sau:
+ Khai mạc phiên tòa: Chủ tọa phiên tòa khai mạc và đọc quyết định đưa vụ
án ra xét xử.
+ Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định và
người phiên dịch.
+ Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt.
+ Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng.
c. Thủ tục hỏi tại phiên tòa:
+ Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa thuận
giải quyết vụ án.
+ Nghe đương sự trình bày về vụ án.
+ Tiến hành hỏi tại phiên tòa.
+ Công bố các tài liệu của vụ án.
d. Thủ tục tranh luận tại phiên tòa: Đây là hoạt động trung tâm của phiên
tòa, bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền và lợi íchhợp pháp của
mình trước tòa án.
14
e. Nghị án và tuyên án:
+ Nghị án: là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án.
+ Tuyên án: Sau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại
phòng xét xử để tuyên án.
2. Xét xử phúcthẩm[3]
a. Triệu tập những người tham gia tố tụng
Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán phải yêu cầu bộ
phận chức năng gửi giấy triệu tập những người tham gia phiên tòa phúc
thẩm bao gồm các đương sự và những người khác nếu xét thấy cần thiết,
cho Viện kiểm sát nếu Viện kiểm sát kháng nghị hoặc Viện kiểm sát đã
tham gia phiên tòa sơ thẩm.
b. Phiên toà phúc thẩm và những quyết định tố tụng
Phiên toà phúc thẩm được khai mạc và bắt đầu như phiên toà sơ thẩm.
Tại phiên toà phúc thẩm, HĐXX chỉ xem xét phần bản án, quyết định sơ
thẩm bị kháng cáo, kháng nghị; HĐXX phải xem xét ra một trong các
quyết định tố tụng sau:
 Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc
thẩm; Quyết định đình chỉ xét xử phúc
thẩm;
 Quyết định hoãn hoặc vẫn tiếp tục phiên tòa phúc
thẩm; Ra bản án và các quyết định phúc thẩm.
c. Xem xét việc hoãn hoặc tiếp tục phiên toà phúc thẩm
Trong mọi trường hợp người kháng cáo, người bị kháng cáo vắng mặt
lần thứ nhất thì phải hoãn phiên toà.
15
Trường hợp người kháng cáo vắng mặt lần thứ hai thì đình chỉ xét xử
phúc thẩm phần liên quan đến kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt,
không phụ thuộc vào nguyên nhân vắng mặt.
Trường hợp người bị kháng cáo vắng mặt lần thứ hai thì HĐXX quyết
định xét xử vắng mặt, không phụ thuộc vào nguyên nhân vắng mặt.[3]
d. Công nhận sự thoả thuận của các bên tại phiên toà phúc thẩm
HĐXX phổ biến cho các đương sự quyền tự thoả thuận với nhau trong
bất kỳ giai đoạn tố tụng nào và lợi ích của sự thoả thuận đó khi giải thích
quyền, nghĩa vụ của đương sự.
Trường hợp các bên thoả thuận được với nhau thì HĐXX yêu cầu các
bên thoả thuận về việc chịu án phí sơ thẩm.
Trường hợp các bên không thoả thuận được về việc chịu án phí sơ thẩm
thì HĐXX quyết định theo quy định pháp luật.
Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì
HĐXX phúc thẩm phải ra bản án phúc thẩm sửa án sơ thẩm, công nhận sự
thoả thuận của các đương sự.[3]
e. Trình tự trình bày và tranh luận tại phiên toà phúc thẩm
Trình tự trình bày tại phiên toà phúc thẩm được tiến hành như sau:
 Trường hợp chỉ có một bên đương sự kháng cáo thì người bảo
vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự đó trình bày, sau đó,
đương sự bổ sung.
 Trường hợp cả hai bên đương sự kháng cáo thì người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày trước, sau
đó nguyên đơn bổ sung. Tiếp đến, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của bị đơn trình bày, sau đó bị đơn trình bày bổ sung.
16
 Trường hợp có cả kháng cáo và kháng nghị thì những người
kháng cáo trình bày trước theo trình tự trên đây, sau đó đại diện
Viện kiểm sát trình bày kháng nghị.
 Trường hợp chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên
trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng
nghị.
Trình tự tranh luận cũng tiến hành tương tự như trình tự trình bày trên
đây.
f. Ra bản án, quyết định phúc thẩm
Nghị án được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm.
HĐXX sửa bản án sơ thẩm nếu Toà án cấp sơ thẩm quyết định không
đúng pháp luật khi chứng cứ chứng minh đã được Toà án cấp sơ thẩm thu
thập đầy đủ hoặc chưa thật đầy đủ nhưng đã được bổ sung đầy đủ tại Toà
án cấp phúc thẩm.
HĐXX huỷ bản án sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm
xét xử lại khi chứng cứ do Toà án cấp sơ thẩm thu thập không theo đúng
quyết định tại chương VII BLTTDS hoặc chưa thật đầy đủ, nhưng tại Toà
án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm,
Toà án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Viện
kiểm sát cùng cấp, cho Toà án đã xử sơ thẩm và những người liên quan đến
kháng cáo, kháng nghị.
g. Thủ tục phúc thẩm quyết định của Toàán cấp sơ thẩm
Hội đồng phúc thẩm có quyền:
 Giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ
thẩm; Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm;
17
 Huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Toà
án cấp sơ thẩm tiếp tục giải quyết vụ án.
Hội đồng phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp tham
gia phiên họp phúc thẩm để xét quyết định của Toà án cấp sơ th ẩm bị
kháng cáo, kháng nghị.
Trong mọi trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham
gia phiên họp phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo,
kháng nghị.
Tòa án cấp phúc thẩm phải thành lập Hội đồng phúc thẩm gồm ba
Thẩm phán để xem xét, giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết
định của Tòa án cấp sơ thẩm.
Sau khi có quyết định phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết
định cho những người được quy định tại Điều 281 BLTTDS. [3]
2.4 Giai đoạn xétlại bản án , quyết địnhđã có hiệu lực của pháp luật theo
trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
Giám đốc thẩm, tái thẩm là một giai đoạn tố tụng đặc biệt, trong đó Tòa án
xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật vì phát hiện có vi
phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án (giám đốc thẩm) hoặc có những tình
tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc
quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó (Tái
thẩm).[5]
Theo quy định tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996
đã sửa đổi bổ sung năm 1998, 2006 thì Bản án, quyết định của Toà án đã có
18
hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một
trong những căn cứ sau đây:
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
- Phần quyết định trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình
tiết khách quan của vụ án;
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Cũng theo pháp lệnh này, Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp
luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau
đây:
- Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không
thể biết được khi giải quyết vụ án;
- Đã xác định được lời khai của người làm chứng, kết luận của người giám
định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả
mạo bằng chứng;
- Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án cố tình làm sai lệch
hồ sơ vụ án;
- Bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của của cơ quan nhà nước
mà Toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ.
Như vậy, đối tượng xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là những
bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nên phiên tòa
giám đốc thẩm, tái thẩm không cần triệu tập những người tham gia tố tụng
và Luật sư, trừ trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án có thể triệu tập Luật sư
đến để nghe trình bày ý kiến trước khi đại diện viện kiểm sát phát biểu ý
kiến.
19
Trong trường hợp cần phải sửa án thì Họi đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái
thẩm có quyền ra quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp
luật để điều tra lại hoặc xét xử lại mà không có quyền sửa án trong bất ký
trường hợp nào. Như vậy có nghĩa là, quyền bào chữa vẫn được tôn trọng và
bảo đảm thực hiện.
2.5 Giai đoạn thi hành bản án, quyết địnhdân sự của tòa án
Thi hành bản án , quyết định của tòa án là giai đoạn cuối cùng nhằm đảm
bảo cho các điều khoản đã tuyên trong bản án, quyết định của tòa án phải
được thực hiện.
Thủ tục thi hành án dân sự:
a. Cấp bản án, quyết định
-Sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Tòa án nhân dân có
trách nhiệnm cấp cho đương sự trích lục bản án , quyết định có ghi “để thi
hành” và giải thích cho đương sự về quyền yêu cầu thi hành án, thời hiệu
yêu cầu và nghĩa vụ thi hành
b. Giải thích bản án, quyết định
Khi bản án, quyết định mà Tòa án tuyên không rõ hoặc không thể thi hành
thì Cơ quan thi hành án, các đương sự, người liên quan đến việc thi hành
có quyền yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích. Chủ thể có
trách nhiệm giải thích Chánh án Tòaán, Thẩm phán
c. Ra quyết định thi hành án
- Thẩm quyền ra quyết định thi hành án
20
+Thủ trưởng Cơ quan thi hành án
+Phó thủ trưởng Cơ quan thi hành án được phân công
-Các hình thức ra quyết định thi hành án
+Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án
+Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của đương sự
d. Thông báo thi hành
án -Thông báo trực tiếp -
Niêm yết
-Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
e. Xác minh điều kiện thi hành án
f. Ủy thác thi hành án: Là hoạt động tố tụng của Cơ quan thi hành án chuyển
giao việc thi hành các bản án, quyết định từ Cơ quan thi hành án này sang
Cơ quan thi hành án khác theo trình tự, thủ tục do luật định nhằm thi hành
các bản án, quyết định của Tòaán tuyên
g. Hoãn thi hành án: Là hành vi tố tụng của Cơ quan thi hành án tạm dừng
việc thi hành án khi có căn cứ theo quy định của pháp luật
h Tạm đình chỉ thi hành án hoặc đình chỉ thi hành án.
k. Trả lại đơn yêu cầu thi hành án
l. Kết thúc thi hành án
21
-Quyết định dân sự của tòa án
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành
đối với phần bản án, quyết định sau đây:
a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí;
b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
c) Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản;
d) Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định,
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp,
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và
phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành.
2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan
thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành
án.
Thời hạn ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án.
22
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án,
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công Chấp hành viên tổ
chức thi hành quyết định thi hành án đó.[3]
Chương 3
NHỮNG HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC TRONG TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC
PHỤC
3.1 Một số hạn chế còn tồn đọng
Khi triển khai thi hành BLTTDS cho thấy một số quy định của BLTTDS
không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định; có những quy định chưa
đáp ứng được các yêu cầu cam kết quốc tế đa phương và song phương; có
những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; có
những quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), chưa đầy đủ, thiếu
rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau; có những quy định chưa bảo
đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự . Dưới đây là một số mặt
hạn chế:
Một Số Quy Định Về Thời Hiệu Khởi Kiện Vụ Án Dân Sự Và Những
Vướng Mắc Trong Thực Tiễn Áp Dụng
Mặc dù Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm
phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất
“Những quy định chung” của BLTTDS 2005 tại tiểu mục 2.2 Mục 2 phần IV
thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được xác định rất cụ thể nhưng
23
việc xác định trên thực tế không mấy dễ dàng bởi đối với tranh chấp trong
kinh doanh thương mại, mỗi cách xác định còn mang đặc thù riêng.
Điều mà người vận dụng băn khoăn là hướng dẫn tại tiểu mục 2.2 của Nghị
quyết 01 về cách xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện có áp
dụng cho trường hợp thời hiệu khởi kiện do văn bản quy phạm pháp luật
khác quy định hay không?[7]
Vướng mắc khi kê biên, xử lý tài sảnđể thi hành án
-Thực tế xảy ra rất nhiều trường hợp mua nhà đất, sang tên đổi chủ xong
xuôi rồi thì người dân lại gặp rắc rối, nhà đất bị kê biên do chủ cũ đang
có nghĩa vụ thi hành án.
Có chuyện éo le này bởi các cơ quan thi hành án áp dụng rập khuôn
hướng dẫn trong Thông tư liên tịch 12/2001 của Bộ Tư pháp-VKSND Tối
cao...
Tháng 7-2008, bà Phạm Thị Hải Hường, ngụ quận 10 (TP.HCM) mua căn
nhà của bà C. tại TP Vũng Tàu. Hai bên làm đầy đủ thủ tục mua bán, sau đó
bà Hường được cấp chủ quyền nhà.
Bỗng dưng bị kê biên
Gần một năm sau, gia đình bà Hường bất ngờ nhận được thông báo của Chi
cục Thi hành án dân sự TP Vũng Tàu về việc sẽ kê biên căn nhà của bà để
đảm bảo thi hành án.
Ngỡ ngàng, bà Hường khiếu nại thì mới được biết bà C. - chủ cũ căn nhà
là người phải thi hành án trong một bản án của TAND dân sự TP Vũng Tàu.
Tháng 5-2008, Chi cục Thi hành án dân sự TP Vũng Tàu đã gửi thông báo
về thời gian tự nguyện thi hành án là 25 ngày cho bà C. Hết thời hạn, bà C.
vẫn không chấp hành, Chi cục Thi hành án gửi công văn phối hợp với cơ
24
quan chức năng đề nghị không cho chuyển dịch căn nhà thì mới phát hiện bà
C. đã hoàn tất thủ tục bán căn nhà cho bà Hường.
Vì thế, dù căn nhà hiện đã thuộc sở hữu của bà Hường nhưng Chi cục Thi
hành án dân sự TP Vũng Tàu vẫn tiến hành phong tỏa tài sản nhằm đảm bảo
thi hành án. Đồng thời, cơ quan này cũng hướng dẫn bà Hường khởi kiện bà
C. yêu cầu hủy bỏ giao dịch mua bán giữa hai bên.[4]
Trước vụ việc trên Nhiều chuyên gia ngành luật đều đồng tình rằng để hạn
chế việc tẩu tán tài sản, ngành thi hành án phải nâng cao trách nhiệm hơn
trong việc sớm thực hiện các biện pháp ngăn chặn, sớm thông báo đến các
cơ quan liên quan. Chứ để cho đương sự thoải mái bán tài sản rồi mới vào
cuộc kê biên phong tỏa, gây thiệt hại cho người mua ngay tình là không hợp
lý, không phù hợp với pháp luật dân sự vốn bảo hộ quyền tài sản hợp pháp
của người dân.
Nhiều nội dung hạn chế quyền tiếp cận pháp luật và quyền được xét xử
nhanh chóng, đúng pháp luật của người dân
* Nội dung gâykhó khăn cho người dân
- Điều 32a quy định toà án có thẩm quyền huỷ quyết định cá biệt cơ quan, tổ
chức là điểm tiến bộ nhưng khoản 2 Điều 32a này lại quy định thẩm quyền
toà án giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt bị yêu
cầu huỷ được xác định theo luật tố tụng hành chính. Quy định về thẩm
quyền này, áp dụng trong thực tế sẽ tạo nhiều khó khăn cho người dân. Cụ
thể, tranh chấp dân sự đang được Toà án cấp huyện giải quyết mới phát sinh
yêu cầu huỷ quyết định cá biệt cấp tỉnh, sẽ phải dừng lại và chuyển lên toà
án cấp tỉnh.
25
- Điều 192 khoản 2 buộc người dân phải có yêu cầu, mới được nhận lại đơn
và tài liệu chứng cứ kèm theo khi có quyết định đình chỉ vụ án. Quy định
này tạo cơ hội cho cơ quan toà án quan liêu, buộc người dân phải có đơn thư
theo mẫu, liệt kê chứng từ đầy đủ, nếu không sẽ không được giải quyết.
Đáng ra, để phục vụ người dân, luật phải quy định: “Trongtrường hợp này,
toà án phải hoàn trả toàn bộ hồ sơ, chứng cứ đã cung cấp cho các đương sự”.
- Điểm o khoản 2 Điều 58 bổ sung quy định đương sự được đưa ra câu hỏi
với người khác khi được phép của Toà án. Thực tiễn theo quy định cũ,
“được đề xuất với toà án những vấn đề cần hỏi với người khác ”, đương sự
đương nhiên được đặt câu hỏi. Nay với quy định mới, nếu Toà án muốn gây
khó khăn cho người dân, có thể vận dụng, cho phép một bên hỏi, không cho
bên kia phép được hỏi. Và khi đó, nguyên tắc “Bảođảm quyền tranh luận tố
tụng dân sự” giữa các bên đương sự mới được bổ sung sẽ không còn tác
dụng.
- Điều 164 “Hình thức, nội dung đơn khởi kiện” tiếp tục không quy định về
việc đại diện theo uỷ quyền làm đơn khởi kiện, ký tên, điểm chỉ trên đơn
khởi kiện, hạn chế hẳn quyền dân sự, tố tụng dân sự của người dân. Vừa
qua, người dân rất bức xúc vì không thể thực hiện quyền uỷ quyền đại diện
tố tụng dân sự từ khâu làm, nộp đơn khởi kiện dù quyền uỷ quyền và đại
diện uỷ quyền tố tụng dân sự được quy định rất rõ ở Điều 73 Bộ luật Tố tụng
dân sự. Cơ quan toà án đã chỉ dựa vào việc Điều 164 không quy định trường
hợp người được uỷ quyền làm đơn khởi kiện, ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn
khởi kiện để buộc chính nguyên đơn ký tên và … đíchthân nộp đơn khởi
kiện.
26
- Điều 164 và Điều 284a tiếp tục quy định người dân phải có tài liệu, chứng
cứ kèm theo đơn khởi kiện, đề nghị giám đốc thẩm chứng minh cho yêu cầu
của mình có căn cứ và hợp pháp. Quy định này hiện đang được cơ quan Toà
án diễn giải hết sức tuỳ tiện, gây nhiều bất công, khó khăn, có trường hợp
hạn chế hoàn toàn quyền tố tụng của người dân.
Cụ thể, người khởi kiện hầu như không thể thực hiện được, trong tranh chấp
thừa kế, yêu cầu phải kèm theo đơn khởi kiện, khai sinh của các đương sự
khác; trong tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, yêu cầu phải
có tài liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và người gây
thiệt hại.
- Thông lệ, ở các nước, đơn khởi kiện chỉ cần liệt kê chứng cứ. Việc cung
cấp chứng cứ, thu thập chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của các bên
đương sự được thực hiện ở khâu thu thập chứng cứ của thủ tục giải quyết vụ
việc dân sự. Những yêu cầu khởi kiện không có căn cứ, vô lý, có tính lạm
dụng ngoài việc phải lãnh nhận hậu quả pháp lý như mất án phí, bồi thường
thiệt hại v.v còn có thể bị toà án xử phạt một số tiền lớn.
*Nộidung hạn chế quyền tố tụng
- Điều 189 khoản 5 “Tạm đình chỉgiải quyết vụ án dân sự” bổ sung yếu tố
“Cần đợikết quả thực hiện uỷ thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung
cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của toà án”. Trong trường hợp này, cần
giới hạn thời gian tối đa có thể tạm đình chỉ cũng như trách nhiệm của toà án
phải thu thập được chứng cứ. Nếu không, toà án có thể tạm đình chỉ vụ việc
mãi mãi để chờ văn bản trả lời từ một cơ quan nào đó và hạn chế hoàn toàn
27
quyền các bên đương sự được toà án giải quyết vụ việc một cách nhanh
chóng và đúng pháp luật.
- Điều 85 “Thu thập chứng cứ” tiếp tục không đưa vào luật quy định về việc
cung cấp chứng cứ của một bên cho bên kia. Điều 58 quy định đương sự có
quyền “được biết và ghi chép, sao chụp” chứng cứ do các đương sự khác
cung cấp. Nhưng thực tế, hầu như người dân không thể thực hiện quyền này
do không biết có chứng cứ mới do đương sự khác cung cấp. Cho đến nay
vẫn chưa có quy định toà án hoặc các đương sự khác phải có trách nhiệm
thông báo cho đương sự “được biết” về chứng cứ mới cung cấp, thu thập.
Thực tế khác, khi cố tình thiên vị một bên, cơ quan Toà án sẽ không cho
hoặc chỉ cho một bên đương sự được biết và sao chụp chứng cứ một cách lẻ
mẻ. Trong trường hợp này, một bên đương sự hoàn toàn bị động cho đến khi
có bản án và tất nhiên phải kháng cáo, đề nghị giám đốc thẩm dẫn đến khiếu
kiện không có điểm dừng.
- Điều 176, 177 quy định đương sự chỉ có quyền phản tố trước khi có quyết
định đưa vụ án ra xét xử. Quy định này sẽ có tác dụng xấu, hạn chế quyền tố
tụng của đương sự do theo trình tự tố tụng hiện hành đương sự không thể
biết khi nào vụ việc sẽ đượ c đưa ra xét xử để có thể cân nhắc quyết định
phản tố. Quy định này cũng chưa phù hợp với quy định đương sự được cung
cấp chứng cứ cả ở khâu xét xử (Điều 84
28
3.2 Giải pháp khắcphục những hạn chế
Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự để đáp ứng yêu cầu về cải cách
tư pháp
Tiếp tục kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII, sáng 25/11, dưới sự điều hành của
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS).
Qua hơn 5 năm thi hành Bộ Luật tố tụng dân sự, một số quy định đã bộc lộ
hạn chế, bất cập, có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm
pháp luật khác, hoặc còn chưa phù hợp, chưa đầy đủ và thiếu rõ ràng. Dự
thảo Luật lần này bổ sung và bãi bỏ 61 điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung 43
điều; bổ sung 12 điều, bãi bỏ 6 điều . Bổ sung tập trung vào 7 nhóm vấn đề,
gồm: sửa đổi, bổ sung đối với các điều khoản liên quan đến những quy định
chung như về những nguyên tắc cơ bản; thẩm quyền của Toà án; người tham
gia tố tụng dân sự và những người tham gia tố tụng khác; chứng minh và
chứng cứ; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và thời hạn tố tụng... góp
phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
giải quyết những vụ án dân sự nhanh chóng, chính xác.[5]
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự là cần thiết, sẽ
khắc phục được những hạn chế, bất cập trong thi hành Bộ luật Tố tụng Dân
sự, đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp, đáp ứng các yêu cầu cam kết quốc
tế và cải cách tư pháp; hoàn thiện một bước hệ thống pháp luật tố tụng dân
sự, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.
29
Trong buổi thảo luận, các đại biểu cũng đề nghị sửa đổiBộ luật Tố tụng dân
sự theo hướng chỉ nên duy trì cơ chế hai cấp xét xử; giao cơ quan định giá
độc lập để định giá tài sản, đảm bảo tính khách quan; trong trường hợp
không ký hợp đồng với cơ quan định giá được thì mới giao cho TAND
nhưng Chủ tịch hội đồng định giá phải là người của cơ quan tài chính. Các
đại biểu cũng cho rằng, Bộ luật quy định về nghĩa vụ chứng minh và xuất
trình chứng cứ nên sửa đổi theo hướng khuyến khích các bên thu thập xuất
trình chứng cứ nhưng nghĩa vụ thu thập chứng cứ thuộc về cơ quan tòa án.
Bởi trong thực tế, rất nhiều người dân còn có thói quen. mua bán trao tay,
không giấy tờ, dẫn đến những khó khăn trong việc xuất trình chứng cứ.
Giải pháp tháo gỡ tình trạng việc thi hành án dân sự tồn chuyển kỳ sau
Để khắc phục tình trạng việc thi hành án dân sự tồn chuyển kỳ sau, cần phải
tiến hành một số giải pháp cơ bản sau đây:
Một là, xây dựng và hoàn thiện thể chế
- Trước mắt tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự và các văn bản có liên quan để tạo cơ
sở pháp lý cho việc quản lý thi hành án và tổ chức thi hành án; triển khai có
hiệu quả đề án thí điểm thừa phát tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Về lâu dài, cần nghiên cứu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi các
luật có liên quan như Luật dân sự, Luật hình sự.... theo hướng khi tuyên về
trách nhiệm tài sản, Tòa án và các cơ quan tài phán khác chỉ tuyên án trong
khả năng thi hành của đương sự.
30
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chí cơ chế cho phép xoá nợ đối với những khoản
qua xác minh chắc chắn không thể thi hành được trên thực tế.
Hai là, công tác chỉ đạo, điều hành và phối hợp với các cơ quan hữu quan
trong tổ chức thi hành án
- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác thi hành án dân
sự theo hướng sâu sát, cụ thể, quyết liệt, rõ người, rõ việc, rõ thời gian hoàn
thành, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý thi hành án
dân sự, các cơ quan Thi hành án dân sự trong chỉ đạo, điều hành công tác thi
hành án dân sự, nhằm tạo sự tập trung, thống nhất, thông suốt trong hệ thống
cơ quan quản lý thi hành án dân sự với các cơ quan thi hành án dân sự, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thi hành án.
- Tăng cường công tác phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp uỷ Đảng,
chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc hỗ trợ
để cơ quan thi hành án hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó phát huy sức
mạnh của các tổ chức đoàn thể thuộc cơ quan Thi hành án như: Chi bộ,
Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh, Công đoàn, Nữ công… nhằm thu hút sức
mạnh và trí tuệ của tập thể vào công tác tổ chức thi hành án dân sự.
-Việc đổi mới hoạt động thi hành án dân sự cũng như các hoạt động khác
trong bộ máy Nhà nước phải xuất phát từ thực tiễn, phù hợp và phục vụ
đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian qua, các nghị
quyết của Trung ương Đảng, các nghị quyế t, quyết định của Quốc hội và
Chính phủ đề cập đến cải cách hành chính, cải cách tư pháp, trong đó có
việc đổimới và nâng cao hoạt động của cơ quan thi hành án. Vì vậy, khi đưa
31
ra các giải pháp nhằm giải quyết án dân sự tồn chuyển kỳ sau phải dựa trên,
phù hợp và thực hiện các chủ trương nói trên
KẾT LUẬN CỦA NHÓM
Trong xã hội đang không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực, ngành nghề:
kinh tế, khoa học công nghệ,công nghiệp, dịch vụ…. Việc xảy ra các tranh
chấp về kinh doanh , bản quyền, lao động… là không thể tránh khỏi . Chính
vì vậy cần phải có những phương án giải quyết thật thỏa đáng giữa các bên
tranh chấp để tránh dẫn tới việc sử dụng bạo lực giải quyết vấn đề. Giải
quyết tranh chấp bằng việc nhờ vào sự can thiệp của tòa án là một trong
những phương án đã và đang được sử dụng .
Nhóm chúng em hi vọng các kì họp Quốc Hội tới sẽ tiếp tục hoàn thiện bộ
luật TTDS , khắc phục những mặt hạn chế còn tồn đọng , giúp cho trình tự
thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự được dân chủ ,khách quan… đảm bảo
được quyền lợi của người tham gia tố tụng và nhà nước. Có như thế công
dân mới thực sự tin tưởng vào pháp luật , sống , học tập , làm việc theo pháp
luật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “pháp luật đại cương” – khoa lý luận chính trị trường đại
học Công nghiệp Tp HCM 2009
2. Thuvienphapluat.vn
3. Luật Tố Tụng dân sự 2004
32
4. luatdaiviet.vn
5. thongtinphapluatdansu.wordpress.com
6. Luật Tố Tụng dân sự sửa đổi 2011
7. luatviet.vn
33

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề thi công chức chuyên ngành chính sách lao động ( Thi Viết )
Đề thi công chức chuyên ngành chính sách lao động ( Thi Viết )Đề thi công chức chuyên ngành chính sách lao động ( Thi Viết )
Đề thi công chức chuyên ngành chính sách lao động ( Thi Viết )Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề thi công chức chuyên ngành Tư pháp ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành Tư pháp ( Thi viết )Đề thi công chức chuyên ngành Tư pháp ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành Tư pháp ( Thi viết )Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...akirahitachi
 
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề thi công chức ngành y - Kế toán bệnh viện
Đề thi công chức ngành y - Kế toán bệnh việnĐề thi công chức ngành y - Kế toán bệnh viện
Đề thi công chức ngành y - Kế toán bệnh việnNguyễn Ngọc Phan Văn
 

Was ist angesagt? (20)

Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...
 
Đề thi công chức chuyên ngành chính sách lao động ( Thi Viết )
Đề thi công chức chuyên ngành chính sách lao động ( Thi Viết )Đề thi công chức chuyên ngành chính sách lao động ( Thi Viết )
Đề thi công chức chuyên ngành chính sách lao động ( Thi Viết )
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
 
Các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi giải quyết vụ việc dân sự
Các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi giải quyết vụ việc dân sựCác quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi giải quyết vụ việc dân sự
Các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi giải quyết vụ việc dân sự
 
Đề thi công chức chuyên ngành Tư pháp ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành Tư pháp ( Thi viết )Đề thi công chức chuyên ngành Tư pháp ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành Tư pháp ( Thi viết )
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đaiLuận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
 
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
 
Vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ án
Vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ ánVai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ án
Vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ án
 
Luận văn: Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật
Luận văn: Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luậtLuận văn: Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật
Luận văn: Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật
 
Luận văn: Chế độ bầu cử ở nước ta - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Chế độ bầu cử ở nước ta - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Chế độ bầu cử ở nước ta - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Chế độ bầu cử ở nước ta - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )
 
Luận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAY
Luận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAYLuận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAY
Luận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAY
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, HOT
 
Đề tài: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Kiên Giang, HAYĐề tài: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Đề thi công chức ngành y - Kế toán bệnh viện
Đề thi công chức ngành y - Kế toán bệnh việnĐề thi công chức ngành y - Kế toán bệnh viện
Đề thi công chức ngành y - Kế toán bệnh viện
 
Luận văn: Sự độc lập của hoạt động xét xử, HOT
Luận văn: Sự độc lập của hoạt động xét xử, HOTLuận văn: Sự độc lập của hoạt động xét xử, HOT
Luận văn: Sự độc lập của hoạt động xét xử, HOT
 
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận án: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, HAY
Luận án: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, HAYLuận án: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, HAY
Luận án: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, HAY
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnhLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
 

Ähnlich wie Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtThủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtLuật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Tranh chấp quyền khai thác bề mặt theo hợp đồng thuê được giải quyết như thế ...
Tranh chấp quyền khai thác bề mặt theo hợp đồng thuê được giải quyết như thế ...Tranh chấp quyền khai thác bề mặt theo hợp đồng thuê được giải quyết như thế ...
Tranh chấp quyền khai thác bề mặt theo hợp đồng thuê được giải quyết như thế ...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Hướng dẫn thủ tục khởi kiện quyết định hành chính về thuế đối với doanh nghiệp
Hướng dẫn thủ tục khởi kiện quyết định hành chính về thuế đối với doanh nghiệpHướng dẫn thủ tục khởi kiện quyết định hành chính về thuế đối với doanh nghiệp
Hướng dẫn thủ tục khởi kiện quyết định hành chính về thuế đối với doanh nghiệpLuật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểmKhái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểmhoasung1101
 
Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểmKhái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểmhoasung1101
 
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sựHướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sựLuật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHung Nguyen
 
Hoi dap luat khieu nai luat to cao
Hoi dap luat khieu nai luat to caoHoi dap luat khieu nai luat to cao
Hoi dap luat khieu nai luat to caoHung Nguyen
 

Ähnlich wie Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 (20)

Quyền khởi kiện bên cung ứng dịch vụ làm tiết lộ thông tin doanh nghiệp
Quyền khởi kiện bên cung ứng dịch vụ làm tiết lộ thông tin doanh nghiệpQuyền khởi kiện bên cung ứng dịch vụ làm tiết lộ thông tin doanh nghiệp
Quyền khởi kiện bên cung ứng dịch vụ làm tiết lộ thông tin doanh nghiệp
 
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
 
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
 
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtThủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Hướng giải quyết khi mua phải đất bị chồng lấn?
Hướng giải quyết khi mua phải đất bị chồng lấn?Hướng giải quyết khi mua phải đất bị chồng lấn?
Hướng giải quyết khi mua phải đất bị chồng lấn?
 
Thủ tục kháng cáo trong vụ án hình sự
Thủ tục kháng cáo trong vụ án hình sựThủ tục kháng cáo trong vụ án hình sự
Thủ tục kháng cáo trong vụ án hình sự
 
Tranh chấp quyền khai thác bề mặt theo hợp đồng thuê được giải quyết như thế ...
Tranh chấp quyền khai thác bề mặt theo hợp đồng thuê được giải quyết như thế ...Tranh chấp quyền khai thác bề mặt theo hợp đồng thuê được giải quyết như thế ...
Tranh chấp quyền khai thác bề mặt theo hợp đồng thuê được giải quyết như thế ...
 
Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản trong thỏa thuận hợp tác kinh doanh
Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản trong thỏa thuận hợp tác kinh doanhThủ tục khởi kiện đòi lại tài sản trong thỏa thuận hợp tác kinh doanh
Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản trong thỏa thuận hợp tác kinh doanh
 
Hướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sự
Hướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sựHướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sự
Hướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sự
 
Hướng dẫn thủ tục khởi kiện quyết định hành chính về thuế đối với doanh nghiệp
Hướng dẫn thủ tục khởi kiện quyết định hành chính về thuế đối với doanh nghiệpHướng dẫn thủ tục khởi kiện quyết định hành chính về thuế đối với doanh nghiệp
Hướng dẫn thủ tục khởi kiện quyết định hành chính về thuế đối với doanh nghiệp
 
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩmLuận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
 
Thủ tục phản tố trong vụ án dân sự
Thủ tục phản tố trong vụ án dân sựThủ tục phản tố trong vụ án dân sự
Thủ tục phản tố trong vụ án dân sự
 
Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểmKhái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểm
 
Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểmKhái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểm
 
Hướng dẫn soạn thảo đơn kháng cáo án dân sự sơ thẩm
Hướng dẫn soạn thảo đơn kháng cáo án dân sự sơ thẩmHướng dẫn soạn thảo đơn kháng cáo án dân sự sơ thẩm
Hướng dẫn soạn thảo đơn kháng cáo án dân sự sơ thẩm
 
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sựHướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
 
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
 
Hướng dẫn viết đơn khởi kiện trong vụ án hành chính
Hướng dẫn viết đơn khởi kiện trong vụ án hành chínhHướng dẫn viết đơn khởi kiện trong vụ án hành chính
Hướng dẫn viết đơn khởi kiện trong vụ án hành chính
 
Hoi dap luat khieu nai luat to cao
Hoi dap luat khieu nai luat to caoHoi dap luat khieu nai luat to cao
Hoi dap luat khieu nai luat to cao
 
Quyền khởi kiện đối với hàng hóa bị hỏng do đóng gói sai quy cách
Quyền khởi kiện đối với hàng hóa bị hỏng do đóng gói sai quy cáchQuyền khởi kiện đối với hàng hóa bị hỏng do đóng gói sai quy cách
Quyền khởi kiện đối với hàng hóa bị hỏng do đóng gói sai quy cách
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Kürzlich hochgeladen

Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 

Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

  • 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đíchnghiên cứu Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh, thương mại, dân sự ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư... Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý. Với đề tài “Trình bày trình tự , thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự ” nhóm chúng em muốn làm rõ những mặt tích cực cũng như hạn chế khi giải quyết những tranh chấp dân sự bằng phương thức giải quyết qua cơ quan tòa án. 3.Nội dung nghiên cứu Nhóm chúng em nghiên cứu đề tài “Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự” . Nội dung nghiên cứu bao gồm 3 chương và phần cuối là quan điểm của nhóm chúng em. Chương 1: Đôinét về ngành luật tố tụng dân sự 1
  • 2. Chương 2: Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự . Chương 3: Những hạn chế, vướng mắc trong trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự và một số giải pháp khắc phục. *Quan điểm của nhóm 3. Kết quả nghiên cứu 4. Kết luận - Đề xuất NỘI DUNG Chương 1 ĐÔI NÉT VỀ NGÀNH LUÂT TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1 Khái niệm luật tố tụng dân sự .Những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án? Luật tố tụng dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phátsinh giữa Tòa án ( là cơ quan tiến hành tố tụng) với những người tham gia tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân. Những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án - Tranh chấp về quyền sở hữu. - Những việc về hợp đồng. - Những việc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. - Những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, giữa công dân với công dân, giữa công dân với pháp nhân và giữa pháp nhân với pháp nhân. - Những việc về hôn nhân và gia đình. - Những việc tranh chấp về lao động, kinh tế, đất đai. - Xác định công dân mất tích hoặc chết. 2
  • 3. - Những việc khiếu nại về hộ tịch, hộ khẩu. - Những việc khiếu nại về danh sách cử tri. - Những việc khiếu nại về cơ quan báo chí về vấn đề cải chính thông tin. - Những việc khác do pháp luật quy định.[1] 1.2 Thế nào là tranh chấp dân sự? Một số tranh chấp dân sự thường gặp. “Tranh chấp là những mâu thuẫn, bất hoà về quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và kinh tế.”[5] Phổ biến có các loại tranh chấp dân sự sau: tranh chấp về quyền sở hữu, về hợp đồng dân sự, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa công dân với nhau, giữa công dân với pháp nhân, giữa pháp nhân với nhau, tranh chấp về hôn nhân gia đình, yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố chết, khiếu nại về đăng ký hộ tịch về danh sách cử tri, khiếu nại đối với cơ quan báo chí. 3
  • 4. CHƯƠNG 2 TRÌNH TỰ , THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ 2.1 Giai đoạn khởi kiện và thụ lí vụ án Giai đoạn một : Khởi kiện cấp sơ thẩm[3] 1-Viết đơn khởi kiện theo mẫu quy định kèm theo bản sao chứng thực và chứng cứ của phiên hòa giải không thành công ở UBND Phường (Xã). Chú ý thời hiệu. 2-Có thể giử đơn khởi kiện đến UBND Quận (Huyện) theo đường bưu điện bảo đảm, nên đến Tòa nộp để đề nghị viết giấy biên nhận chứng cứ. 3-Tòa gửi thì mang thông báo nộp tạm ứng án phí tới chi cục thi hành án Dân sự Quận (Huyện) để nhận hai biên lai rồi trở qua nộp cho Tòa sơ thẩm 1, còn một đương sự giữ. Chú ý phải nộp tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. 4-Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự theo quy định của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự, như ghi lời khai bổ sung chứng cứ, thay đổi yêu cầu khởi kiện hoặc rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu Tòa lấy lời khai nhân chứng, thẩm định tại chỗ, thu thập hộ chứng cứ, định giá, v.v... 5-Nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử và thông báo mở phiên tòa, thì làm đơn xin Tòa cho biết những tài liệu chứng cứ của Tòa thu thập và phía bên kia cung cấp (mẫu đơn số 3) để làm cơ sơ viết (mẫu đơn số 4), xin Tòa sao chụp tài liệu, chứng cứ cần thiết để nghiêm cứu xây dựng nội dung tranh luận bảo vệ quyền lợi cho mình hoặc để khiếu nại. Quyết định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa. 6-Dự phiên Tòa : Khai báo lý lịch trích ngang cho Hội đồng xét xử, trả lời câu hỏi của (HĐXX) và Luật sư bảo vệ quyền lợi ích của đương sự. Nếu thấy rõ vấn điều cần hỏi phíabên kia để làm sáng tỏ vụ án thì đề xuất với 4
  • 5. HĐXX. Phát biểu quan điểm tranh luận của mình đối với vụ án. Nếu thấy có các tình huống mà theo luật quy định là phải hoãn phiên Tòa thì có thể yêu cầu HĐXX cho hoãn phiên Tòa. 7-Ngay sau khi phiên Tòa kết thúc nên gặp Thư Ký để đến ngày nhận bản án sơ thẩm. Đồng thời cho xem Biên bản phiên Tòa, đề nghị sửa chữa những chỗ ghi không đúng rồi ký tên vào. Giai đoạn hai: Khởi kiện ở cấp phúc thẩm[3] 1-Khi tới Tòa nhận bản án sơ thẩm phải đọc kỹ xem có sai xót gì về chính tả để yêu cầu Tòa chỉnh sửa lại. Cũng phải đọc kỹ xem Quyết định của Tòacó giống với Quyết định của HĐXX tuyên ngay tại phiên Tòa hay không. Trường hợp không đúng thì ngay lập tức làm đơn khiếu nại. 2-Sau khi nhận được bản án sơ thẩm nếu muốn thì làm đơn kháng cáo (mẫu đơn số 3) nộp cho Tòa sơ thẩm, Tòa này sẽ giao thông báo và đương sự kháng cáo mang sang chi cục thi hành án dân sự Huyện đóng tiền tạm ứng án phí Phúc thẩm, xong trở lại nộp cho Tòa sơ thẩm một biên lai, biên lai còn lại đương sự giữ. Chú ý thời hạn án phúc thẩm 15 ngày kể từ ngày án sơ thẩm tuyên án mà đương sự có mặt tại phiên Tòa. Trường hợp đương sự không có mặt tại phiên Tòa thì thời hạn 15 ngày được tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Bản án Phúc thẩm là bản án có hiệu lực thi hành, cho nên khi đương sự khiếu nại xin Giam đốc thẩm mà chưa có Quyết định gì thì Tòa tối cao đối với bản án này thì đương sự vẫn phải chấp hành thi hành án. Thụ lý vụ án dân sự : Trong quá trình tố tụng, thụ lý vụ án là công việc đầu tiên của Tòa án và nếu không có nó thì sẽ không có các bước tiếp theo của thủ tục tố tụng. Ý nghĩa quan trọng pháp lý thụ lý vụ án là nó đặt ra trách nhiệm cho Tòa án là phải giải quyết vụ án theo thời hạn luật định. 5
  • 6. - Xác định thẩm quyền của tòa án : Khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án nghiêm cứu kỹ đơn kiện, xem xét tư cách pháp lý của người khởi kiện, xác định thẩm quyền của Tòaán mình đốivới việc giải quyết vụ án, để quyết định thụ lý hay trả lời đơn kiện. + Nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Tòaán phải thông báo ngay cho người khởi kiện đến làm thủ tục tạm ứng án phí. + Trong thời hạn 15 ngày kể từ nhận được giấy báo của Tòa về việc nộp tiền người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí. Nếu người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thụ lý ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo. -Tòa án phải phân công một thẩm phán giải quyết vụ án. Trường hợp đang xét xử mà không có thẩm phán dự khuyết thì vụ án được xét xử lại từ đầu. -Trong thời hạn 3 ngày (không tính ngày nghỉ), kể từ ngày thụ lý Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân cơ quan tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ về việc thụ lý vụ án. +Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người được thông báo phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện. + Nếu muốn gia hạn thì người thông báo phải có đơn gửi tới Tòa án nêu rõ lý do. Việc gia hạn, nếu được chấp nhận thì cũng không quá 15 ngày. -Người được thông báo có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn kiện. . 6
  • 7. -Sau khi thụ lý các vụ việc dân sự nếu xét thấy các vụ việc dân sự đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Tòa ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án có thẩm quyền theo quyết định tại khoản 1 Điều 37 BLTTDS, đồng thời gửi ngay quyết định hồ sơ vụ việc cho VKS cùng cấp biết. +Thủ tục chuyển hồ sơ vụ án dân sự -Tất cả các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc từ Tòa án sang VKS và ngược lại, cần kiểm tra tất cả các tài liệu có trong hồ sơ vụ án dân sự đó. Người nhận được hồ sơ vụ án dân sự phải đối chiếu bản kê danh sách mục tài liệu với số tài liệu đã được đánh số thứ tự trong hồ sơ vụ việc. Việc bàn dao phải được lập biên bản có ký nhận của hai bên. Trong trường hợp gửi hồ sơ theo đường bưu điện thì cán bộ nhận hồ sơ vụ việc đầu tiên phải kiểm tra đầy đủ tài liệu, nếu có thiếu xót phải lập biên bản và ghi rõ tài liệu và thông báo. -Các hồ sơ tài liệu, vật chứng mà cá nhân đương sự cơ quan, tổ chức cung cấp cho VKS theo yêu cầu của VKS theo quy định tại khoản 3 Điều 85 BLTTDS phải chuyển cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ việc và bảo quản tại Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 95 BLTTDS. Những điểm mới khi thụ lý các vụ án dân sự trong luậtTTDS sửa đổi 2011 Ngày 29/3/2011 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII đã thông qua luật sử đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS (có hiệu lực 1/1/2012 nghị quyết số 60/2011/QH12 ngày 29/3/2011). 1.Thời hiệu khởi kiện không phải là điều kiện thụ lý vụ án dân sự. 7
  • 8. 2.Nhiều tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp Tỉnh trước đây, nay thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp Huyện giải quyt. 3.Xác định rõ thêm những tranh chấp mới mà Tòaán nhân dân cấp Huyện phải thụ lý giải quyết. 4.Đơn giản hóa thủ tục khi xem xét đơn khởi kiện. Như vậy, với bốn điểm nêu trên, luật sử đổi bổ sung một số điều của BLTTDS đã có quy định thông thoáng hơn mang tính chất độtphá phù hợp với thực tiễn và thông lệ thế giới, đồng thời giải quyết được nhữ ng vứng mắc phát sinh trong thụ lý vụ án, đóng góp những giá trị lớn vào công cuộc tư pháp nước ta hiện nay.[6] 2.2 Giai đoạn hòa giải,chuẩn bị xét xử Hòa giải là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đ ột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp). Hòa giải là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung độ t hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp). 8
  • 9. Hòa giải theo quy định của pháp luật: Là các loại hình hòa giải được pháp luật các nước quy định, theo đó việc hòa giải là một khâu trong trình tự, thủ tục tiến hành tố tụng, hoặc thiết lập một thể chế hòa giải ở địa phương. Ở Việt Nam hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, các vụ án hôn nhân - gia đình tại toà án nhân dân hay tại một tổ chức, hay tại Hội đồng trọng tài đều thông qua khâu hòa giải như một thủ tục bắt buộc. - Trong quá trình tiến hành hòa giải, thẩm phán cần phân biệt: Những vụ án dân sự không được hoà giải 1. Yêu cầu đòi bồithường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. 2. Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Những vụ án dân sự không tiến hành hoà giảiđược 1. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. 2. Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng. 3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự. -Nguyên tắc tiến hành hoà giải 1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những 9
  • 10. vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật TTDS 2. Việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây: a) Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe doạdùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình; b) Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.  Thủ tục hoà giải  -Thông báovề phiên hoà giải Trước khi tiến hành phiên hoà giải, Toà án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải. -Thành phầnphiên hoà giải 1. Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải. 2. Thư ký Toà án ghi biên bản hoà giải. 3. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự. 4. Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt. - Nội dung hoà giải Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. 10
  • 11. -Biên bản hoà giải 1. Việc hoà giải được Thư ký Toà án ghi vào biên bản. Biên bản hoà giải phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm tiến hành phiên hoà giải; b) Địa điểm tiến hành phiên hoà giải; c) Thành phần tham gia phiên hoà giải; d) ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự; đ) Những nội dung đã được các đương sự thoả thuận, không thoả thuận. 2. Biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hoà giải, chữ ký của Thư ký Toà án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải. Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải. - Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổiý kiến về sự thoả thuận đó, thì về nguyên tắc chung Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải ra quyết định côngnhận sự thoả thuận của các đương sự. Nếu vì trở ngại khách quan mà Thẩm phán không ra 11
  • 12. quyết định được, thì Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán khác ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. - Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án (các quan hệ pháp luật, các yêu cầu của các đương sự trong vụ án) và cả về án phí. Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nhưng không thoả thuận được với nhau về trách nhiệm phải chịu án phí hoặc mức án phí, thì Toà án không công nhận sự thoả thuận của các đương sự mà tiến hành mở phiên toà để xét xử vụ án. - Trong trường hợp các đương sự chỉ thoả thuận được với nhau về việc giải quyết một phần vụ án, còn phần khác không thoả thuận được, thì Toà án ghi những vấn đề mà các đương sự thoả thuận được và những vấn đề không thoả thuận được vào biên bản hoà giải theo quy định tại khoản 1 Điều 186 BLTTDS và tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, trừ trường hợp có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án. - Trong một vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt. ( trích khoản 3 Điều 187 BLTTDS). Chuẩn bị xét xử 12
  • 13. 1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau: a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. 2. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây: a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự; b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; c) Đình chỉ giải quyết vụ án; d) Đưa vụ án ra xét xử. 3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng. 13
  • 14. 2.3 Giai đoạn xétxử 1. Xét xử sơ thẩm[3] Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm: a. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa: Là thủ tục của Thư ký Tòaán gồm các công việc: Ổn định trật tự trong phòng xử án; Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo Giấy triệu tập, Giấy báo của Tòaán; Phổ biển nội quy phiên tòa và Yêu cầu mọi người đứng dậy khi hội đồng xét xử vào phòng xử án. b.Thủ tục bắt đầu phiên tòa gồm các công việc sau: + Khai mạc phiên tòa: Chủ tọa phiên tòa khai mạc và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. + Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định và người phiên dịch. + Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt. + Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng. c. Thủ tục hỏi tại phiên tòa: + Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa thuận giải quyết vụ án. + Nghe đương sự trình bày về vụ án. + Tiến hành hỏi tại phiên tòa. + Công bố các tài liệu của vụ án. d. Thủ tục tranh luận tại phiên tòa: Đây là hoạt động trung tâm của phiên tòa, bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền và lợi íchhợp pháp của mình trước tòa án. 14
  • 15. e. Nghị án và tuyên án: + Nghị án: là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án. + Tuyên án: Sau khi bản án đã được thông qua, Hội đồng xét xử trở lại phòng xét xử để tuyên án. 2. Xét xử phúcthẩm[3] a. Triệu tập những người tham gia tố tụng Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán phải yêu cầu bộ phận chức năng gửi giấy triệu tập những người tham gia phiên tòa phúc thẩm bao gồm các đương sự và những người khác nếu xét thấy cần thiết, cho Viện kiểm sát nếu Viện kiểm sát kháng nghị hoặc Viện kiểm sát đã tham gia phiên tòa sơ thẩm. b. Phiên toà phúc thẩm và những quyết định tố tụng Phiên toà phúc thẩm được khai mạc và bắt đầu như phiên toà sơ thẩm. Tại phiên toà phúc thẩm, HĐXX chỉ xem xét phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị; HĐXX phải xem xét ra một trong các quyết định tố tụng sau:  Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm; Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm;  Quyết định hoãn hoặc vẫn tiếp tục phiên tòa phúc thẩm; Ra bản án và các quyết định phúc thẩm. c. Xem xét việc hoãn hoặc tiếp tục phiên toà phúc thẩm Trong mọi trường hợp người kháng cáo, người bị kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất thì phải hoãn phiên toà. 15
  • 16. Trường hợp người kháng cáo vắng mặt lần thứ hai thì đình chỉ xét xử phúc thẩm phần liên quan đến kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt, không phụ thuộc vào nguyên nhân vắng mặt. Trường hợp người bị kháng cáo vắng mặt lần thứ hai thì HĐXX quyết định xét xử vắng mặt, không phụ thuộc vào nguyên nhân vắng mặt.[3] d. Công nhận sự thoả thuận của các bên tại phiên toà phúc thẩm HĐXX phổ biến cho các đương sự quyền tự thoả thuận với nhau trong bất kỳ giai đoạn tố tụng nào và lợi ích của sự thoả thuận đó khi giải thích quyền, nghĩa vụ của đương sự. Trường hợp các bên thoả thuận được với nhau thì HĐXX yêu cầu các bên thoả thuận về việc chịu án phí sơ thẩm. Trường hợp các bên không thoả thuận được về việc chịu án phí sơ thẩm thì HĐXX quyết định theo quy định pháp luật. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì HĐXX phúc thẩm phải ra bản án phúc thẩm sửa án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của các đương sự.[3] e. Trình tự trình bày và tranh luận tại phiên toà phúc thẩm Trình tự trình bày tại phiên toà phúc thẩm được tiến hành như sau:  Trường hợp chỉ có một bên đương sự kháng cáo thì người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự đó trình bày, sau đó, đương sự bổ sung.  Trường hợp cả hai bên đương sự kháng cáo thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày trước, sau đó nguyên đơn bổ sung. Tiếp đến, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày, sau đó bị đơn trình bày bổ sung. 16
  • 17.  Trường hợp có cả kháng cáo và kháng nghị thì những người kháng cáo trình bày trước theo trình tự trên đây, sau đó đại diện Viện kiểm sát trình bày kháng nghị.  Trường hợp chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị. Trình tự tranh luận cũng tiến hành tương tự như trình tự trình bày trên đây. f. Ra bản án, quyết định phúc thẩm Nghị án được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm. HĐXX sửa bản án sơ thẩm nếu Toà án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật khi chứng cứ chứng minh đã được Toà án cấp sơ thẩm thu thập đầy đủ hoặc chưa thật đầy đủ nhưng đã được bổ sung đầy đủ tại Toà án cấp phúc thẩm. HĐXX huỷ bản án sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi chứng cứ do Toà án cấp sơ thẩm thu thập không theo đúng quyết định tại chương VII BLTTDS hoặc chưa thật đầy đủ, nhưng tại Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp, cho Toà án đã xử sơ thẩm và những người liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. g. Thủ tục phúc thẩm quyết định của Toàán cấp sơ thẩm Hội đồng phúc thẩm có quyền:  Giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; 17
  • 18.  Huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Toà án cấp sơ thẩm tiếp tục giải quyết vụ án. Hội đồng phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm để xét quyết định của Toà án cấp sơ th ẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Trong mọi trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm phải thành lập Hội đồng phúc thẩm gồm ba Thẩm phán để xem xét, giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Sau khi có quyết định phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho những người được quy định tại Điều 281 BLTTDS. [3] 2.4 Giai đoạn xétlại bản án , quyết địnhđã có hiệu lực của pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Giám đốc thẩm, tái thẩm là một giai đoạn tố tụng đặc biệt, trong đó Tòa án xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án (giám đốc thẩm) hoặc có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó (Tái thẩm).[5] Theo quy định tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 đã sửa đổi bổ sung năm 1998, 2006 thì Bản án, quyết định của Toà án đã có 18
  • 19. hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: - Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; - Phần quyết định trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; - Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Cũng theo pháp lệnh này, Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: - Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được khi giải quyết vụ án; - Đã xác định được lời khai của người làm chứng, kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng; - Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án; - Bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của của cơ quan nhà nước mà Toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ. Như vậy, đối tượng xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là những bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nên phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm không cần triệu tập những người tham gia tố tụng và Luật sư, trừ trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án có thể triệu tập Luật sư đến để nghe trình bày ý kiến trước khi đại diện viện kiểm sát phát biểu ý kiến. 19
  • 20. Trong trường hợp cần phải sửa án thì Họi đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm có quyền ra quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại mà không có quyền sửa án trong bất ký trường hợp nào. Như vậy có nghĩa là, quyền bào chữa vẫn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. 2.5 Giai đoạn thi hành bản án, quyết địnhdân sự của tòa án Thi hành bản án , quyết định của tòa án là giai đoạn cuối cùng nhằm đảm bảo cho các điều khoản đã tuyên trong bản án, quyết định của tòa án phải được thực hiện. Thủ tục thi hành án dân sự: a. Cấp bản án, quyết định -Sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Tòa án nhân dân có trách nhiệnm cấp cho đương sự trích lục bản án , quyết định có ghi “để thi hành” và giải thích cho đương sự về quyền yêu cầu thi hành án, thời hiệu yêu cầu và nghĩa vụ thi hành b. Giải thích bản án, quyết định Khi bản án, quyết định mà Tòa án tuyên không rõ hoặc không thể thi hành thì Cơ quan thi hành án, các đương sự, người liên quan đến việc thi hành có quyền yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích. Chủ thể có trách nhiệm giải thích Chánh án Tòaán, Thẩm phán c. Ra quyết định thi hành án - Thẩm quyền ra quyết định thi hành án 20
  • 21. +Thủ trưởng Cơ quan thi hành án +Phó thủ trưởng Cơ quan thi hành án được phân công -Các hình thức ra quyết định thi hành án +Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án +Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của đương sự d. Thông báo thi hành án -Thông báo trực tiếp - Niêm yết -Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng e. Xác minh điều kiện thi hành án f. Ủy thác thi hành án: Là hoạt động tố tụng của Cơ quan thi hành án chuyển giao việc thi hành các bản án, quyết định từ Cơ quan thi hành án này sang Cơ quan thi hành án khác theo trình tự, thủ tục do luật định nhằm thi hành các bản án, quyết định của Tòaán tuyên g. Hoãn thi hành án: Là hành vi tố tụng của Cơ quan thi hành án tạm dừng việc thi hành án khi có căn cứ theo quy định của pháp luật h Tạm đình chỉ thi hành án hoặc đình chỉ thi hành án. k. Trả lại đơn yêu cầu thi hành án l. Kết thúc thi hành án 21
  • 22. -Quyết định dân sự của tòa án 1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định sau đây: a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; c) Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản; d) Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành. 2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án. Thời hạn ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án. 22
  • 23. 3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án đó.[3] Chương 3 NHỮNG HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC TRONG TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 3.1 Một số hạn chế còn tồn đọng Khi triển khai thi hành BLTTDS cho thấy một số quy định của BLTTDS không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định; có những quy định chưa đáp ứng được các yêu cầu cam kết quốc tế đa phương và song phương; có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; có những quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau; có những quy định chưa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự . Dưới đây là một số mặt hạn chế: Một Số Quy Định Về Thời Hiệu Khởi Kiện Vụ Án Dân Sự Và Những Vướng Mắc Trong Thực Tiễn Áp Dụng Mặc dù Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS 2005 tại tiểu mục 2.2 Mục 2 phần IV thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được xác định rất cụ thể nhưng 23
  • 24. việc xác định trên thực tế không mấy dễ dàng bởi đối với tranh chấp trong kinh doanh thương mại, mỗi cách xác định còn mang đặc thù riêng. Điều mà người vận dụng băn khoăn là hướng dẫn tại tiểu mục 2.2 của Nghị quyết 01 về cách xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện có áp dụng cho trường hợp thời hiệu khởi kiện do văn bản quy phạm pháp luật khác quy định hay không?[7] Vướng mắc khi kê biên, xử lý tài sảnđể thi hành án -Thực tế xảy ra rất nhiều trường hợp mua nhà đất, sang tên đổi chủ xong xuôi rồi thì người dân lại gặp rắc rối, nhà đất bị kê biên do chủ cũ đang có nghĩa vụ thi hành án. Có chuyện éo le này bởi các cơ quan thi hành án áp dụng rập khuôn hướng dẫn trong Thông tư liên tịch 12/2001 của Bộ Tư pháp-VKSND Tối cao... Tháng 7-2008, bà Phạm Thị Hải Hường, ngụ quận 10 (TP.HCM) mua căn nhà của bà C. tại TP Vũng Tàu. Hai bên làm đầy đủ thủ tục mua bán, sau đó bà Hường được cấp chủ quyền nhà. Bỗng dưng bị kê biên Gần một năm sau, gia đình bà Hường bất ngờ nhận được thông báo của Chi cục Thi hành án dân sự TP Vũng Tàu về việc sẽ kê biên căn nhà của bà để đảm bảo thi hành án. Ngỡ ngàng, bà Hường khiếu nại thì mới được biết bà C. - chủ cũ căn nhà là người phải thi hành án trong một bản án của TAND dân sự TP Vũng Tàu. Tháng 5-2008, Chi cục Thi hành án dân sự TP Vũng Tàu đã gửi thông báo về thời gian tự nguyện thi hành án là 25 ngày cho bà C. Hết thời hạn, bà C. vẫn không chấp hành, Chi cục Thi hành án gửi công văn phối hợp với cơ 24
  • 25. quan chức năng đề nghị không cho chuyển dịch căn nhà thì mới phát hiện bà C. đã hoàn tất thủ tục bán căn nhà cho bà Hường. Vì thế, dù căn nhà hiện đã thuộc sở hữu của bà Hường nhưng Chi cục Thi hành án dân sự TP Vũng Tàu vẫn tiến hành phong tỏa tài sản nhằm đảm bảo thi hành án. Đồng thời, cơ quan này cũng hướng dẫn bà Hường khởi kiện bà C. yêu cầu hủy bỏ giao dịch mua bán giữa hai bên.[4] Trước vụ việc trên Nhiều chuyên gia ngành luật đều đồng tình rằng để hạn chế việc tẩu tán tài sản, ngành thi hành án phải nâng cao trách nhiệm hơn trong việc sớm thực hiện các biện pháp ngăn chặn, sớm thông báo đến các cơ quan liên quan. Chứ để cho đương sự thoải mái bán tài sản rồi mới vào cuộc kê biên phong tỏa, gây thiệt hại cho người mua ngay tình là không hợp lý, không phù hợp với pháp luật dân sự vốn bảo hộ quyền tài sản hợp pháp của người dân. Nhiều nội dung hạn chế quyền tiếp cận pháp luật và quyền được xét xử nhanh chóng, đúng pháp luật của người dân * Nội dung gâykhó khăn cho người dân - Điều 32a quy định toà án có thẩm quyền huỷ quyết định cá biệt cơ quan, tổ chức là điểm tiến bộ nhưng khoản 2 Điều 32a này lại quy định thẩm quyền toà án giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt bị yêu cầu huỷ được xác định theo luật tố tụng hành chính. Quy định về thẩm quyền này, áp dụng trong thực tế sẽ tạo nhiều khó khăn cho người dân. Cụ thể, tranh chấp dân sự đang được Toà án cấp huyện giải quyết mới phát sinh yêu cầu huỷ quyết định cá biệt cấp tỉnh, sẽ phải dừng lại và chuyển lên toà án cấp tỉnh. 25
  • 26. - Điều 192 khoản 2 buộc người dân phải có yêu cầu, mới được nhận lại đơn và tài liệu chứng cứ kèm theo khi có quyết định đình chỉ vụ án. Quy định này tạo cơ hội cho cơ quan toà án quan liêu, buộc người dân phải có đơn thư theo mẫu, liệt kê chứng từ đầy đủ, nếu không sẽ không được giải quyết. Đáng ra, để phục vụ người dân, luật phải quy định: “Trongtrường hợp này, toà án phải hoàn trả toàn bộ hồ sơ, chứng cứ đã cung cấp cho các đương sự”. - Điểm o khoản 2 Điều 58 bổ sung quy định đương sự được đưa ra câu hỏi với người khác khi được phép của Toà án. Thực tiễn theo quy định cũ, “được đề xuất với toà án những vấn đề cần hỏi với người khác ”, đương sự đương nhiên được đặt câu hỏi. Nay với quy định mới, nếu Toà án muốn gây khó khăn cho người dân, có thể vận dụng, cho phép một bên hỏi, không cho bên kia phép được hỏi. Và khi đó, nguyên tắc “Bảođảm quyền tranh luận tố tụng dân sự” giữa các bên đương sự mới được bổ sung sẽ không còn tác dụng. - Điều 164 “Hình thức, nội dung đơn khởi kiện” tiếp tục không quy định về việc đại diện theo uỷ quyền làm đơn khởi kiện, ký tên, điểm chỉ trên đơn khởi kiện, hạn chế hẳn quyền dân sự, tố tụng dân sự của người dân. Vừa qua, người dân rất bức xúc vì không thể thực hiện quyền uỷ quyền đại diện tố tụng dân sự từ khâu làm, nộp đơn khởi kiện dù quyền uỷ quyền và đại diện uỷ quyền tố tụng dân sự được quy định rất rõ ở Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự. Cơ quan toà án đã chỉ dựa vào việc Điều 164 không quy định trường hợp người được uỷ quyền làm đơn khởi kiện, ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện để buộc chính nguyên đơn ký tên và … đíchthân nộp đơn khởi kiện. 26
  • 27. - Điều 164 và Điều 284a tiếp tục quy định người dân phải có tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, đề nghị giám đốc thẩm chứng minh cho yêu cầu của mình có căn cứ và hợp pháp. Quy định này hiện đang được cơ quan Toà án diễn giải hết sức tuỳ tiện, gây nhiều bất công, khó khăn, có trường hợp hạn chế hoàn toàn quyền tố tụng của người dân. Cụ thể, người khởi kiện hầu như không thể thực hiện được, trong tranh chấp thừa kế, yêu cầu phải kèm theo đơn khởi kiện, khai sinh của các đương sự khác; trong tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, yêu cầu phải có tài liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và người gây thiệt hại. - Thông lệ, ở các nước, đơn khởi kiện chỉ cần liệt kê chứng cứ. Việc cung cấp chứng cứ, thu thập chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của các bên đương sự được thực hiện ở khâu thu thập chứng cứ của thủ tục giải quyết vụ việc dân sự. Những yêu cầu khởi kiện không có căn cứ, vô lý, có tính lạm dụng ngoài việc phải lãnh nhận hậu quả pháp lý như mất án phí, bồi thường thiệt hại v.v còn có thể bị toà án xử phạt một số tiền lớn. *Nộidung hạn chế quyền tố tụng - Điều 189 khoản 5 “Tạm đình chỉgiải quyết vụ án dân sự” bổ sung yếu tố “Cần đợikết quả thực hiện uỷ thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của toà án”. Trong trường hợp này, cần giới hạn thời gian tối đa có thể tạm đình chỉ cũng như trách nhiệm của toà án phải thu thập được chứng cứ. Nếu không, toà án có thể tạm đình chỉ vụ việc mãi mãi để chờ văn bản trả lời từ một cơ quan nào đó và hạn chế hoàn toàn 27
  • 28. quyền các bên đương sự được toà án giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng và đúng pháp luật. - Điều 85 “Thu thập chứng cứ” tiếp tục không đưa vào luật quy định về việc cung cấp chứng cứ của một bên cho bên kia. Điều 58 quy định đương sự có quyền “được biết và ghi chép, sao chụp” chứng cứ do các đương sự khác cung cấp. Nhưng thực tế, hầu như người dân không thể thực hiện quyền này do không biết có chứng cứ mới do đương sự khác cung cấp. Cho đến nay vẫn chưa có quy định toà án hoặc các đương sự khác phải có trách nhiệm thông báo cho đương sự “được biết” về chứng cứ mới cung cấp, thu thập. Thực tế khác, khi cố tình thiên vị một bên, cơ quan Toà án sẽ không cho hoặc chỉ cho một bên đương sự được biết và sao chụp chứng cứ một cách lẻ mẻ. Trong trường hợp này, một bên đương sự hoàn toàn bị động cho đến khi có bản án và tất nhiên phải kháng cáo, đề nghị giám đốc thẩm dẫn đến khiếu kiện không có điểm dừng. - Điều 176, 177 quy định đương sự chỉ có quyền phản tố trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Quy định này sẽ có tác dụng xấu, hạn chế quyền tố tụng của đương sự do theo trình tự tố tụng hiện hành đương sự không thể biết khi nào vụ việc sẽ đượ c đưa ra xét xử để có thể cân nhắc quyết định phản tố. Quy định này cũng chưa phù hợp với quy định đương sự được cung cấp chứng cứ cả ở khâu xét xử (Điều 84 28
  • 29. 3.2 Giải pháp khắcphục những hạn chế Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự để đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp Tiếp tục kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII, sáng 25/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS). Qua hơn 5 năm thi hành Bộ Luật tố tụng dân sự, một số quy định đã bộc lộ hạn chế, bất cập, có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác, hoặc còn chưa phù hợp, chưa đầy đủ và thiếu rõ ràng. Dự thảo Luật lần này bổ sung và bãi bỏ 61 điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung 43 điều; bổ sung 12 điều, bãi bỏ 6 điều . Bổ sung tập trung vào 7 nhóm vấn đề, gồm: sửa đổi, bổ sung đối với các điều khoản liên quan đến những quy định chung như về những nguyên tắc cơ bản; thẩm quyền của Toà án; người tham gia tố tụng dân sự và những người tham gia tố tụng khác; chứng minh và chứng cứ; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và thời hạn tố tụng... góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giải quyết những vụ án dân sự nhanh chóng, chính xác.[5] Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự là cần thiết, sẽ khắc phục được những hạn chế, bất cập trong thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự, đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp, đáp ứng các yêu cầu cam kết quốc tế và cải cách tư pháp; hoàn thiện một bước hệ thống pháp luật tố tụng dân sự, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự. 29
  • 30. Trong buổi thảo luận, các đại biểu cũng đề nghị sửa đổiBộ luật Tố tụng dân sự theo hướng chỉ nên duy trì cơ chế hai cấp xét xử; giao cơ quan định giá độc lập để định giá tài sản, đảm bảo tính khách quan; trong trường hợp không ký hợp đồng với cơ quan định giá được thì mới giao cho TAND nhưng Chủ tịch hội đồng định giá phải là người của cơ quan tài chính. Các đại biểu cũng cho rằng, Bộ luật quy định về nghĩa vụ chứng minh và xuất trình chứng cứ nên sửa đổi theo hướng khuyến khích các bên thu thập xuất trình chứng cứ nhưng nghĩa vụ thu thập chứng cứ thuộc về cơ quan tòa án. Bởi trong thực tế, rất nhiều người dân còn có thói quen. mua bán trao tay, không giấy tờ, dẫn đến những khó khăn trong việc xuất trình chứng cứ. Giải pháp tháo gỡ tình trạng việc thi hành án dân sự tồn chuyển kỳ sau Để khắc phục tình trạng việc thi hành án dân sự tồn chuyển kỳ sau, cần phải tiến hành một số giải pháp cơ bản sau đây: Một là, xây dựng và hoàn thiện thể chế - Trước mắt tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự và các văn bản có liên quan để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý thi hành án và tổ chức thi hành án; triển khai có hiệu quả đề án thí điểm thừa phát tại thành phố Hồ Chí Minh. - Về lâu dài, cần nghiên cứu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi các luật có liên quan như Luật dân sự, Luật hình sự.... theo hướng khi tuyên về trách nhiệm tài sản, Tòa án và các cơ quan tài phán khác chỉ tuyên án trong khả năng thi hành của đương sự. 30
  • 31. - Nghiên cứu xây dựng tiêu chí cơ chế cho phép xoá nợ đối với những khoản qua xác minh chắc chắn không thể thi hành được trên thực tế. Hai là, công tác chỉ đạo, điều hành và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong tổ chức thi hành án - Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác thi hành án dân sự theo hướng sâu sát, cụ thể, quyết liệt, rõ người, rõ việc, rõ thời gian hoàn thành, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý thi hành án dân sự, các cơ quan Thi hành án dân sự trong chỉ đạo, điều hành công tác thi hành án dân sự, nhằm tạo sự tập trung, thống nhất, thông suốt trong hệ thống cơ quan quản lý thi hành án dân sự với các cơ quan thi hành án dân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thi hành án. - Tăng cường công tác phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc hỗ trợ để cơ quan thi hành án hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể thuộc cơ quan Thi hành án như: Chi bộ, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh, Công đoàn, Nữ công… nhằm thu hút sức mạnh và trí tuệ của tập thể vào công tác tổ chức thi hành án dân sự. -Việc đổi mới hoạt động thi hành án dân sự cũng như các hoạt động khác trong bộ máy Nhà nước phải xuất phát từ thực tiễn, phù hợp và phục vụ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian qua, các nghị quyết của Trung ương Đảng, các nghị quyế t, quyết định của Quốc hội và Chính phủ đề cập đến cải cách hành chính, cải cách tư pháp, trong đó có việc đổimới và nâng cao hoạt động của cơ quan thi hành án. Vì vậy, khi đưa 31
  • 32. ra các giải pháp nhằm giải quyết án dân sự tồn chuyển kỳ sau phải dựa trên, phù hợp và thực hiện các chủ trương nói trên KẾT LUẬN CỦA NHÓM Trong xã hội đang không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực, ngành nghề: kinh tế, khoa học công nghệ,công nghiệp, dịch vụ…. Việc xảy ra các tranh chấp về kinh doanh , bản quyền, lao động… là không thể tránh khỏi . Chính vì vậy cần phải có những phương án giải quyết thật thỏa đáng giữa các bên tranh chấp để tránh dẫn tới việc sử dụng bạo lực giải quyết vấn đề. Giải quyết tranh chấp bằng việc nhờ vào sự can thiệp của tòa án là một trong những phương án đã và đang được sử dụng . Nhóm chúng em hi vọng các kì họp Quốc Hội tới sẽ tiếp tục hoàn thiện bộ luật TTDS , khắc phục những mặt hạn chế còn tồn đọng , giúp cho trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự được dân chủ ,khách quan… đảm bảo được quyền lợi của người tham gia tố tụng và nhà nước. Có như thế công dân mới thực sự tin tưởng vào pháp luật , sống , học tập , làm việc theo pháp luật TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình “pháp luật đại cương” – khoa lý luận chính trị trường đại học Công nghiệp Tp HCM 2009 2. Thuvienphapluat.vn 3. Luật Tố Tụng dân sự 2004 32
  • 33. 4. luatdaiviet.vn 5. thongtinphapluatdansu.wordpress.com 6. Luật Tố Tụng dân sự sửa đổi 2011 7. luatviet.vn 33