SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 118
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN ANH TÀI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Đắk Lắk – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN ANH TÀI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐINH THỊ MINH TUYẾT
Đắk Lắk – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học trong Luận văn là
được rút ra từ quá trình nghiên cứu của đề tài này.
Học viên
Nguyễn Anh Tài
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản Luận văn tốt nghiệp, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới PSG.TS. Đinh Thị Minh Tuyết đã trực tiếp hưỡng dẫn dìu
dắt, giúp đỡ học viên với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển
khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh
niên dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Học viện Hành chính, Khoa sau Đại học,
các khoa bộ môn và các thầy giáo, cô giáo trong Học viện cũng như các bộ phận
khác trong Học viện đã giảng dạy và giúp đỡ tận tình về mọi mặt để tôi hoàn thành
tốt khoá đào tạo chuyên ngành Quản lý công của Học viện Hành chính Quốc gia.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ từ người thân, đồng nghiệp, các cán bộ
Phòng Dạy nghề, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đắk Lắk.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình đầu tư thời gian và công sức nghiên
cứu để hoàn thành Luận văn, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, do
đó tôi rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, bổ sung để tôi có thể hoàn thiện
luận văn của mình.
Trân trọng cảm ơn./.
Học viên
Nguyễn Anh Tài
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luân văn.............................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.................................................. 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.......................................................... 5
7. Kết cấu luận văn................................................................................................. 6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ........................................ 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................... 7
1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc
thiểu số............................................................................................................. 15
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu
số............................................................................................................................ 23
1.4. Yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân
tộc thiểu số............................................................................................................. 31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK
LẮK GIAI ĐOẠN 2011 - 2016......................................................................... 39
2.1. Khái quát về điều kiện phát triển của tỉnh Đắk Lắk........................................ 39
2.2. Thực trạng thanh niên dân tộc thiểu số và đào tạo nghề cho thanh niên dân
tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................... 44
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu
số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................................. 51
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân
tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................... 64
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ 74
NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANHNIÊN DÂN TỘC THIỂU
SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK...........................................................
3.1. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk...................................... 74
3.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho
thanh niên dân tộc thiểu số trên dại bàn tỉnh Đắk Lắk......................................... 79
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân
tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................................ 89
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 104
PHỤ LỤC......................................................................................................................... 107
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNTT Công nghệ thông tin
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CSĐTN Cơ sở đào tạo nghề
DTTS Dân tộc thiểu số
ĐH, CĐ Đại học, cao đẳng
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GVDN Giáo viên dạy nghề
HĐND Hội đồng Nhân dân
HTX Hợp tác xã
KT-XH Kinh tế - xã hội
KH – CN Khoa học – Công nghệ
KH-KT Khoa học - Kỹ thuật
LĐNT Lao động nông thôn
LĐTB&XH Lao động – thương binh và xã hội
NNL Nguồn nhân lực
NN-PTNT Nông nghiệp - phát triển nông thôn
NSNN Ngân sách nhà nước
QLNN Quản lý nhà nước
TTDN Trung tâm dạy nghề
UBND Ủy ban Nhân dân
UNESCO Tổ chức giáo dục – khoa học và văn hóa
Liên hợp quốc
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XKLĐ Xuất khẩu lao động
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 2.1
Đơn vị hành chính, diện tích, dân số và mật độ dân số
năm năm 2011 – 2016
41
2 Bảng 2.2
Dân số phân theo độ tuổi lao động tỉnh Đắk Lắk giai
đoạn 2011 – 2016
42
3 Bảng 2.3
Kết quả thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk được
đào tạo nghề giai đoạn 2011 - 2016
45
4 Bảng 2.4
Số lượng các cơ sở đào tạo tại Đắk Lắk giai đoạn 2011 –
2016
46
5 Bảng 2.5
Kết quả đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2011 – 2016
47
6 Bảng 2.6
Danh mục nghề đào tạo chủ yếu cho thanh niên dân tộc
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2016
48
7 Bảng 2.7
Số lượng công chức làm công tác quản lý và giáo viên dạy
nghề trên địa bàn Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2016
58
8 Bảng 2.8
Tổng hợp đầu tư về tài chính, cơ sở vật chất cho đào tạo
nghề trên đại bàn tỉnh Đắk Lắk
59
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực (NNL) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự
phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội (KT - XH) ở bất kỳ một quốc gia nào
trên thế giới. Để có nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được yêu cầu của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế trong nền kinh tế thị
trường hiện nay, vấn đề đặt ra lớn nhất là cần phải có đội ngũ nhân lực vừa đông
đảo về số lượng và có trình độ đào tạo, kỹ năng lao động cần thiết, phù hợp với vị
trí công việc được xã hội phân công. Để đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực đáp ứng được nhu cầu của xã hội như trên, đòi hỏi nền giáo dục phải có sự đột
phá, đổi mới một cách toàn diện về phương pháp quản lý và cách thức thực hiện.
Đây là nhiệm vụ có tính chiến lược và cấp bách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay,
trong đó giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của nền giáo dục đào tạo.
Chuyển sang kinh tế thị trường, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi căn bản. Lực lượng sản
xuất phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh mẽ, cùng với việc hình thành
các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm, các công nghệ
mới, ngành nghề mới xuất hiện càng nhiều và đa dạng. Do vậy, công tác đào tạo
nghề có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm, nhà
nước đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng cho công tác đào tạo nghề và hoạt động này
đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Kết quả của đào tạo nghề những năm qua đã
và đang tạo nên sự chuyển biến to lớn chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp
cho sản xuất, đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định
kinh tế vĩ mô, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cùng với quá trình
đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, việc triển khai hoạt động đào tạo nghề trên các
tỉnh, các thành phố của cả nước cũng không ngừng được đổi mới, đa dạng hóa các
hình thức dạy và học để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác đào tạo.
2
Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk có sự phát triển vượt
bậc, thực tế đòi hỏi cần phải có nguồn nhân lực tăng cả về số lượng và chất lượng,
đó là nhân lực kỹ thuật trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề. Nhận thức về
tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực lao động xã hội, đặc biệt là
nguồn nhân lực qua đào tạo nghề, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
tỉnh đã quan tâm, ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy đổi mới công tác quản
lý và triển khai thực hiện đào tạo nghề; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm;
qua đó, công tác đào tạo nghề đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần chuyển
dịch cơ cấu lao động trên các lĩnh vực nông nghiệp sang hoạt động trên lĩnh vực
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
hộ gia đình và địa phương, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và
sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội quản lý của nhà nước (QLNN) về đào
tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và đào tạo nghề cho thanh niên dân
tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được những thành tựu nhất định: Hệ thống cơ sở đào tạo
nghề (CSĐTN) được phát triển mạnh mẽ, quy mô đào tạo có sự gia tăng đáng kể,
các nhân tố đảm bảo chất lượng đào tạo được tăng cường khiến chất lượng đào tạo
nghề cũng dần được cải thiện. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk
nói chung và đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng đã và đang bộc
lộ nhiều vấn đề bất cập như: đầu tư dàn trải, quản lý lỏng lẻo, lãng phí vốn đầu tư,
hiệu quả đào tạo thấp mà nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là những yếu kém
trong công tác QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề. Từ thực tế đó, nhiệm vụ quan
trọng và cấp bách hiện nay là nghiên cứu những giải pháp để hoàn thiện công tác
quản lý của nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho
thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng để từ đó đảm bảo tính kinh tế, hiệu lực, hiệu
quả của vốn đầu tư và thực hiện được mục tiêu tạo sự thay đổi mang tính đột phá về
chất lượng nguồn nhân lực (NNL) cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Đó cũng là lý do chủ yếu để học viên việc lự chọn đề tài: “Quản lý Nhà
3
nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nghề nói riêng là
vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì vậy vấn đề
này đã được đề cập nhiều lần trong các văn kiện Đại hội Đảng. Bên cạnh đó cũng
có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đào tạo nghề như:
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam, tác giả Bùi Đức
Tùng, luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị (năm 2007), Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở, lý luận và
thực tiễn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề.
- Quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Tuyết
Mai, luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị (năm 2011), Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở, lý luận và
thực tiễn về quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại Hà Nội.
- Quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện
nay, tác giả Trần Văn Cảnh, luận văn thạc sĩ Hành chính công (năm 2012), Học
viên Hành chính Quốc gia. Nội dung làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo
nghề, quản lý nhà nước về đào tạo nghề, mặt khác thông qua việc đánh giá thực tiễn
công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại tỉnh Quảng Ngãi.
- Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm dạy
nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tác giả Hồ Thị Châu Loan, luận văn thạc sĩ khoa
học giáo dục (2010), Đại học Vinh. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm dạy
nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến chính sách đào tạo
và phát triển NNL ở tầm vĩ mô, có công trình nghiên cứu chính sách cụ thể trong
phạm vi từng địa phương song đều cho thấy vai trò và tầm quan trọng đặt biệt của
vấn đề đào tạo nghề nói riêng và đào tạo phát triển NNL nói chung không chỉ dừng
4
lại ở một giai đoạn, một địa phương mà đòi hỏi phải có tính kế thừa và phát triển
cũng như vận dụng linh hoạt tùy vào từng địa phương, từng điều kiện và hoàn cảnh
cụ thể.
Đề tài luận văn “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân
tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ” chính là sự kế thừa và phát triển công tác
quản lý đào tạo nghề theo hướng phù hợp với địa bàn tỉnh Đắk Lắk, không trùng lặp
với bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó trong lĩnh vực này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu: Góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về đào
tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Hê ̣thống hoá có bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước
đối với hoạt động đào tạo nghề.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo
nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chỉ rõ những kết
quả đạt đươc ̣, những hạn chế và các nguyên nhân chủ yếu.
- Nêu phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động đào tạo nghề và quản lý nhà
nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Hoạt động quản lý của nhà nước về đào tạo
nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số bao gồm việc ban hành, tổ chức thực thi chính
sách và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2011 đến 2016.
- Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Đắk Lắk.
5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Luận văn dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
với tư duy, phương pháp luận duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử, xem xét
và đánh giá các vấn đề trong mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, giữa vấn đề luận
văn nghiên cứu với các vấn đề tương quan. Phân tích và nghiên cứu đề tài trong tiến
trình phát triển bao gồm cả thực trạng và xu thế.
- Luận văn dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về các yếu tố đào tạo nghề, lao
động và việc làm.
- Luận văn cũng dựa trên quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam về đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Hệ thống hóa những vấn lý luận
và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề.
- Phương pháp phân tích thực chứng: Phân tích thực chứng trên cơ sở số liệu
và dữ liệu thu thập được để làm nổi bật thực trạng công tác quản lý nhà nước về đào
tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích,
so sánh rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản
lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài, học
viên tham khảo ý kiến của các nhà quản lý có kinh nghiệm đã trực tiếp quản lý hoạt
động đào tạo nghề của địa phương để thu thập thông tin nhiều chiều phục vụ các nội
dung nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận: Làm sáng rõ những kiến thức lý luận quản lý nhà nước về
đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số, đồng thời đặt ra những vấn đề mới
cho việc nghiên cứu nhằm bổ sung cho hệ thống lý luận đó.
6
6.2. Về thực tiễn
- Đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số tại Đắk
Lắk, từ đó có những đề xuất để nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung và đào
tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng.
- Trên cơ sở quản lý nhà nước về đào tạo nghề, đặc biệt đối với thanh niên
dân tộc thiểu số, có những đề xuất để công tác quản lý nhà nước có hiệu quả hơn;
đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực là thanh niên dân tộc thiểu số tại chỗ; góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống của thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng và đồng
bào dân tộc thiểu số nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 03
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên
dân tộc thiểu số.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân
tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2016
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào
tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.Thanh niên và đặc điểm của thanh niên
• Khái niệm về thanh niên
Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách.
Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá mà người
ta đưa ra định nghĩa khác nhau về thanh niên: Liên hợp quốc định nghĩa thanh niên
là nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi (Theo chương trình sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình
dục vị thành niên – thanh niên của khối Liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ Dân số
Liên Hiệp Quốc (UNFPA), chủ yếu dựa trên cơ sở phân biệt các đặc điểm về tâm
sinh lý và hoàn cảnh xã hội so với các nhóm lứa tuổi khác. Nhưng trong công ước
quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em lại xác định trẻ em đến dưới tuổi 18
tuổi. Ở Việt Nam, có một thời gian khá dài, tuổi thanh niên được hiểu gần như đồng
nhất với tuổi đoàn viên (từ 15 – 28 tuổi). Ngày nay do điều kiện kinh tế, chính trị,
xã hội phát triển, thời gian học tập, đào tạo cơ bản của tuổi trẻ dài thêm, cùng với
nhiều đặc điểm khác, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật thanh niên, trong đó Bộ
luật đã khẳng địng “Thanh niên là công dân Việt Nam đủ từ 16 đến 30 tuổi”
[20,tr.6].
Tóm lại, hiện nay thanh niên Việt Nam là những người đủ từ 16 tuổi đến 30
tuổi, vì đây là giai đoạn thanh niên hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, đạo đức, và cũng
trong giai đoạn này thanh niên đã đủ chín chắn để gánh vác việc nước và việc nhà,
là công dân có trách nhiệm đối với những hành động của chính mình. Thanh niên
được xem là lực lượng xung kích trong tất cả mặt trận bảo vệ và phát triển đất nước
vì tính năng nổ của lứa tuổi này. Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên.
• Đặc điểm của thanh niên
8
Trân trọng và phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức và truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, yêu nước, quan tâm đến tình hình đất nước, thực tế, thiết thực
trong suy nghĩ, hoạt động và ứng xử hàng ngày, năng động, sáng tạo, luôn hướng
tới cái mới, cái khác biệt, tích cực hội nhập quốc tế, tiếp thu thành tựu văn minh và
tinh hoa văn hóa từ bên ngoài, có khát vọng, lạc quan, có tính tích cực chính trị - xã
hội cao và có bản lĩnh chính trị khá vững vàng
1.1.2. Dân tộc thiểu số và đặc điểm của dân tộc thiểu số
• Dân tộc thiểu số: Là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số
trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam hiện có
54 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 81,8%, 53 dân tộc còn lại thuộc nhóm các
dân tộc thiểu số và dân tộc thiểu số ít người.
• Đặc điểm dân tộc thiểu số
Về đặc điểm dân cư, Việt Nam là một quốc gia đa thành phần dân tộc, trong
54 dân tộc, có tới 53 DTTS. Các thành phần DTTS có số dân gần 11 triệu người,
chiếm hơn 13% dân số cả nước. Các dân tộc sống đoàn kết, thân ái, tương trợ với
nhau, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết và bản sắc đa dạng và phong phú về văn hoá
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Các DTTS Việt Nam có tỷ lệ số dân không đồng đều: 05 dân tộc có số dân trên
1 triệu người (Mường, Nùng, Tày, Thái, H’ Mông, Khơ me); 12 dân tộc có số dân từ
10 vạn người trở lên, 20 dân tộc có số dân từ 1 vạn đến dưới 10 vạn người; 11 dân tộc
có số dân từ 1.000 người đến dưới 10.000 người; 05 dân tộc có số dân dưới 1.000
người (Cống, Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơ Đu).
Về đặc điểm lãnh thổ địa lý, các thành phần DTTS cư trú phân tán, ở tất cả
các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong 1 đơn vị hành chính, có nhiều thành phần
dân tộc cùng sinh sống. Địa bàn có đông DTTS cư trú là vùng miền núi, biên giới,
với diện tích tự nhiên chiếm 2/3 diện tích cả nước; đây là vùng có vị trí địa lý, kinh
tế và quốc phòng quan trọng.
Vùng Tây Bắc, tỷ lệ DTTS chiếm 79,2% dân số vùng và chiếm 16,8% dân số
DTTS của cả nước
9
Vùng Đông Bắc, tỷ lệ DTTS chiếm 41,3% dân số toàn vùng và 34,6% dân số
DTTS của cả nước.
Vùng Bắc Trung bộ, tỷ lệ dân số DTTS chiếm 10,6% dân số vùng và 10%
dân số DTTS của cả nước.
Vùng Tây Nguyên, tỷ lệ dân số DTTS chiếm trên 33% dân số của vùng và
khoảng 13% dân số DTTS của cả nước. Nhiều DTTS chung sống với dân tộc Việt
(Kinh) ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông.
• Đặc điểm kinh tế xã hội, các DTTS có trình độ dân trí, trình độ phát triển
KT - XH không đều nhau. Các DTTS ở vùng đồng bằng Nam Bộ với địa hình đất đai
khá màu mỡ, khí hậu, thời tiết ổn định, canh tác thuận lợi, đời sống kinh tế xã hội phát
triển, ổn định hơn các vùng khác. Vùng Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung, với địa hình
chia cắt, phức tạp, đất đai khô cằn, nhiều đồi dốc, núi đá, khí hậu khắc nghiệt, thường
xuyên xảy ra thiên tai, canh tác rất khó khăn, đời sống các dân tộc thiểu số khó khăn
hơn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn, kinh tế chậm phát triển hơn.
Các DTTS có những sinh hoạt, di sản văn hoá đa dạng, bản sắc riêng, trong
đó có những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể rất độc đáo, mang tầm quốc gia,
quốc tế. Tuy vậy, trong sinh hoạt, vẫn còn những ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ,
còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu.
1.1.3. Thanh niên dân tộc thiểu số và đặc điểm của thanh niên dân tộc
thiểu số
• Khái niệm thanh niên dân tộc thiểu số
Như trên đã định nghĩa về thanh niên nói chung: Thanh niên là một nhóm xã
hội nhân khẩu đặc thù bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có sự phát
triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động
của xã hội; có mối quan hệ gắn bó mật thiết với tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã
hội; là lực lượng xã hội to lớn đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển trong
tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Từ đó, chúng ta có thể hiểu: Thanh niên DTTS
là một nhóm người có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, có sự phát triển nhanh chóng về thể
chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của cộng đồng các DTTS,
10
lao động hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương cùng với sự phát
triển của đất nước.
• Đặc điểm thanh niên dân tộc thiểu số
Ngoài nững đặc điểm chung của thanh niên Việt Nam, thanh niên DTTS có
những đặc điểm riêng bắt nguồn từ phong tục, tập quán, môi trường sống. Đó là
khỏe mạnh, trung thực, thẳng thắn, tính cộng đồng rất cao nhưng họ lại có tư tưởng
dòng họ lớn nhỏ, không muốn làm việc xa gia đình “ly nông chứ không ly hương”,
chịu nhiều ảnh hưởng bởi luật tục, tập quán, nhất là ảnh hưởng bởi chế độ mẫu hệ,
tục nối dây. Cồng, chiêng và rượu cần là một nét văn hóa đặc trưng của họ, có tính
trung thực, thẳng thắn nhưng có tính tự ái cao.
Họ có trí nhớ hình ảnh và thao tác tốt, thích làm việc thực tế, có kết quả
ngay, sống hết mình với Tổ quốc nhưng cũng rất nhạy cảm với tình hình chính trị
trong và ngoài nước.Thích tự do, không muốn gò bó trong khuôn khổ kỷ luật, chưa
phù hợp với tác phong công nghiệp, ham thích cái mới nhưng ít kiên trì và cẩn thận.
Thích mua sắm phương tiện nhưng ít chú ý đến chất lượng và hiệu quả. Khả năng
giao tiếp kinh doanh, cạnh tranh và tổ chức sản xuất còn yếu.Tính cục bộ địa
phương sản sinh từ quan hệ cộng đồng buôn làng cũ vẫn còn in đậm trong nhiều
người. Khả năng ngôn ngữ và tư duy có hạn nên họ rất quý mến những người hiểu
và biết tiếng họ.
1.1.4. Đào tạo nghề
• Khái niệm nghề ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
Để hiểu được bản chất của đào tạo nghề, trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là
nghề. Khái niệm này ở một số nước khác nhau có nhiều các định nghĩa khác nhau:
Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa, là một loại hoạt động lao động đòi
hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn.
Khái niệm nghề ở Pháp, là một loại lao động có thói quen về kỹ năng, kỹ xảo
của một người để từ đó tìm được phương tiện sống.
Khái niệm nghề ở Anh được định nghĩa, là công việc chuyên môn đòi hỏi
một sự đào tạo trong khoa học học nghệ thuật.
11
Khái niệm nghề ở Đức được định nghĩa, là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một
lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó.
Như vậy nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn chặt với
sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học kỹ thuật, và văn minh nhân loại. Bởi vậy
được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau
• Khái niệm Nghề ở Việt Nam
Theo “Sổ tay Tư vấn Hướng Nghiệp và chọn nghề”: Nghề là tập hợp của
một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau [16,tr.11].
Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng sức
mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ
thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi
ích của con người.
Nghề có một số nét đặc trưng nhất định sau: Đó là hoạt động, là công việc về
lao động của con người được lặp đi lặp lại; là sự phân công lao động xã hội, phù hợp
với yêu cầu xã hội; là phương tiện để sinh sống; là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên
biệt có giá trị trao đổi trong xã hội đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định.
Hiện nay xu thế phát triển của nghề chịu tác động mạnh mẽ của tác động của
khoa học kỹ thuật (KHKT) và văn minh nhân loại nói chung và về chiến lược phát
triển KT- XH của mỗi quốc gia nói riêng. Bởi vậy phạm trù "Nghề" biến đổi mạnh
mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triển KT-XH của đất nước.
Như vậy, có thể khái quát: Nghề là một công việc nào đó mà nhờ đó người ta
có thu nhập để duy trì, phát triển cuộc sống của bản thân và gia đình. Nó tạo cho
con người khả năng sử dụng lao động của bản thân mình để lấy các điều kiện cần
thiết khác đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi người.
• Đào tạo
Đào tạo là quá trình truyền đạt, lĩnh hội các tri thức và các kỹ năng cần thiết
để thực hiện một công việc nào đó trong tương lai, quá trình trang bị kiến thức nhất
định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được
công việc nhất định.
12
Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm các nội dung sau:
Giáo dục kiến thức phổ thông: Tiểu học (cấp I); Trung học cơ sở (cấp II);
Trung học phổ thông (cấp III).
Giáo dục kiến thức chuyên nghiệp: Bao gồm đào tạo đại học; cao đẳng; trung
học chuyên nghiệp; đào tạo nghề.
• Đào tạo nghề
Theo Các Mác công tác dạy nghề phải bao gồm các thành phần sau:
Một là, giáo dục trí tuệ
Hai là, giáo dục thể lực như trong các trường Thể dục Thể thao hoặc bằng
cách huấn luyện quân sự
Ba là, dạy kỹ thuật nhằm giúp học sinh nắm được vững những nguyên lí cơ
bản của tất cả các quá trình sản xuất, đồng thời biết sử dụng các công cụ sản xuất
đơn giản nhất (C.Mác Ph.ăng nghen. Tuyển tập xuất bản lần 2, tập 16 trang 198)
Ở Việt Nam có tồn tại các khái niệm sau:
Đào tạo NNL là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp
vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định
Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến
thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành
khoá học, thực hành được một nghề trong xã hội.
Khái niệm này đã không chỉ dừng lại ở trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ
bản mà còn đề cập đến thái độ lao động cơ bản. Điều này thể hiện tính nhân văn,
tinh thần xã hội chủ nghĩa, đề cao người lao động ngay trong quan niệm về lao động
chứ không chỉ coi lao động là một nguồn “Vốn nhân lực”, coi công nhân như cái
máy sản xuất. Nó cũng thể hiện sự đầy đủ hơn về vấn đề tinh thần và kỷ luật lao
động - một yêu cầu vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất với công nghệ và
kỹ thuật tiên tiến hiện nay.
Như vậy, đào tạo nghề khác với đào tạo lý thuyết học thuật mặc dù ranh giới
không dễ phân định. Đào tạo nghề cũng có những nhân tố sư phạm như các thiết
chế giáo dục khác nhưng nhấn mạnh nhiều hơn vào khía cạnh kỹ thuật và công
13
nghệ. So với những thiết chế giáo dục khác, đào tạo nghề thể hiện rõ hơn sự cần
thiết của việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành cũng như thể hiện rõ sự liên quan
mật thiết giữa nội dung, phương pháp đào tạo với những thay đổi diễn ra trong thế
giới lao động
1.1.5. Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
• Khái niệm đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Đào tạo nghề cho thanh niên DTTS là dạy nghề cho những người có khả
năng lao động chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên
địa bàn tỉnh. Đào tạo nghề cho đối tượng thanh niên DTTS vừa có ý nghĩa kinh tế
tạo thu nhập cho người lao động, vừa có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, góp
phần giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội. Do đặc điểm của lao động là thanh niên
DTTS, nên việc đào tạo nghề cần phải có những cách thức tổ chức phù hợp với từng
nhóm đối tượng.
• Đặc điểm đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Đào tạo nghề cho thanh niên DTTS chủ yếu dưới hai hình thức:
Đối với thanh niên DTTS không có khả năng học các trường phổ thông hoặc
cao đẳng, đại học thì có trình độ học vấn thấp nên đào tạo nghề cho đối tượng này
chủ yếu dưới hình thức tập trung tại các cơ sở đào tạo nghề, vừa học lý thuyết kết
hợp với thực hành tại xưởng, chủ yếu là hình thức đào tạo dài hạn.
Đối với thanh niên DTTS không thể học tập trung tại các cơ sở đào tạo nghề
(CSĐTN) trong tỉnh thì phải bố trí đào tạo,lưu động đến tận thôn (buôn) để thanh
niên DTTS có thể học, chủ yếu là hình thức đào tạo ngắn hạn.
1.1.6. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
• Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý là một hoạt động xuất hiện từ rất lâu. Ngay từ khi xã hội loài người
xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng được hình thành như một tất yếu khách quan.
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát
triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ
đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, đều phải thừa nhận và chịu sự quản lý
14
nào đó. Một cách chung nhất, quản lý có thể được hiểu là: Quản lý là sự tác động
có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể
quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra
trong sự vận động của sự vật [13,tr.26].
Quản lý vừa là một môn khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học
tự nhiên và xã hội nhân văn khác nhau như: toán học, thống kê, kinh tế, tâm lý
học, xã hội học vừa là một “nghệ thuật". Do vậy các nhà quản lý trong quá trình
quản lý phải luôn chủ động, khéo léo, linh hoạt tổ chức, điều khiển, hướng dẫn
mọi thành viên trong tổ chức của mình cùng hướng tới mục tiêu xác định, tránh
được tình trạng rối ren và bất ổn định của tổ chức, đồng thời có thể kích thích và
phát huy được năng lực của mọi thành viên trong tổ chức.
Có nhiều dạng quản lý của nhiều chủ thể quản lý khác nhau trong sự vận
động và phát triển của xã hội. Trong đó, quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc
biệt, do nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối để đạt được mục tiêu
kinh tế - xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định [13, tr.27].
Quản lý nhà nước là sự quản lý xã hội bằng quyền lực nhà nước, ý chí nhà
nước, thông qua bộ máy nhà nước làm thành hệ thống điều khiển quan hệ xã hội
và hành vi hoạt động của con người để đạt được mục tiêu KT - XH nhất định,
theo những thời gian nhất định với hiệu quả cao.
Quản lý nhà nước về đào tạo nghề là một dạng quản lý do cơ quan trong bộ
máy nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối mọi hoạt động liên quan
đến đào tạo nghề như: chiến lược, quy hoạch, chính sách, tổ chức hoạt động của các
cơ sở đào tạo nghề, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý nhằm đảm bảo trật
tự, kỷ cương trong hoạt động đào tạo nghề, thực hiện được mục tiêu đào tạo NNL
trực tiếp đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, phù hợp với sự phát triển
của nền kinh tế và tiến trình hội nhập của khu vực và quốc tế; đảm bảo tính kinh tế,
hiệu lực, hiệu quả của hoạt động đào tạo nghề.
Từ khái niệm QLNN về đào tạo nghề có thể hiểu QLNN về đào tạo nghề cho
thanh niên DTTS là một dạng quản lý do các cơ quan trong bộ máy nhà nước làm
15
chủ thể, định hướng điều hành, chi phối mọi hoạt động liên quan đến đào tạo nghề
cho thanh niên DTTS như: chiến lược, quy hoạch, chính sách, tổ chức hoạt động
của các CSĐTN, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý nhằm đảm bảo trật tự,
kỷ cương trong hoạt động dạy nghề cho thanh niên DTTS, thực hiện được mục tiêu
đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng,
phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập của khu vực và
quốc tế; đảm bảo tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động đào tạo nghề.
• Chủ thể quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Chủ thể quản lý nhà nước về đào tạo nghề, là các cơ quan trong bộ máy nhà
nước từ trung ương cho tới địa phương theo quy định của pháp luật. Tại Việt Nam,
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Chính phủ thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên phạm vi cả nước, Bộ LĐTB &
XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo
nghề. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ LĐTB & XH thực hiện quản lý nhà
nước về đào tạo nghề theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề theo
phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đầu tư phát triển đào tạo nghề đáp
ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương. Tại địa phương, giao cho cơ quan
Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà
nước về đào tạo nghề. [9,tr.1]
• Đối tượng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Là mọi hoạt động đào tạo nghề, bao gồm các hoạt động chủ yếu như: tổ chức
và hoạt động các cơ sở đào tạo nghề; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên; xây
dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị cho các cơ sở đào tạo nghề, thi, kiểm tra, cấp
văn bằng chứng chỉ theo quy định của pháp luật, thành lập, sát nhập, chia tách giải
thể cơ sở đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề.
1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên
dân tộc thiểu số
1.2.1. Định hướng đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
16
Để thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, trong nhiều năm qua,
Đảng và Nhà nước ta đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cho kinh tế xã hội vùng DTTS và
miền núi. Các Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình giảm nghèo theo
Quyết định 20/2007/QĐ-TTg, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với
61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, Nghị quyết trồng mới 5 triệu
ha rừng theo Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29-7-1998, được sửa đổi, bổ sung tại
Quyết định 100/2007/QĐ-TTg là những chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, nhận
được sự quan tâm và đồng thuận cao của cả xã hội, nhằm thực hiện mục tiêu xóa
đói, giảm nghèo cho những vùng khó khăn nhất của đất nước.
Kết quả thực hiện các chương trình, dự án, chính sách của Đảng và Nhà nước
đã làm cho diện mạo của khu vực DTTS và miền núi có những thay đổi đáng kể,
góp phần giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT - XH, ổn định cuộc
sống; tình hình an ninh chính trị theo đó cũng ngày càng ổn định.
Để tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước Chính phủ đã chỉ rõ: “ Công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân, của cả hệ thống chính trị. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác dân
tộc, huy động cao nhất mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững
và ổn định, nâng cao mức sống của đồng bào vùng dân tộc và miền núi thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập” (Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010
của Thủ tướng Chính phủ) [6,tr.1].
Để phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số Chính phủ đã ban
hành chính sách “Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông
dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung
tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị đại học; nghiên cứu hình
thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các DTTS để đẩy nhanh việc đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế (Nghị Định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc)
[7,tr.5].
17
Để đẩy mạnh phát triển NNL tại vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2016 -
2020, định hướng đến năm 2030 Chính phủ đã đưa ra mục tiêu “Nâng cao, phát
triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số về thể lực, trí lực và tác phong,
kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu hợp lý, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số
có nguồn nhân lực còn hạn chế để từng bước thu hẹp khoảng cách với trình độ
chung của quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nhu cầu thị trường lao
động hiện tại và tương lai; xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người
dân tộc thiểu số và lao động trực tiếp có chất lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia và vùng
đồng bào dân tộc thiểu số (Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính
phủ)[9,tr.2].
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 của Đảng
đã xác định một trong ba đột phá chiến lược để đưa nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại là: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện
nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và
ứng dụng khoa học, công nghệ ”. Đó cũng chính là một trong bảy nhiệm vụ trọng
tâm được Đảng ta tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong
giai đoạn tới.
Sau nhiều thập niên tập trung sức phát triển tổng thể NNL theo diện rộng,
đến nay trình độ dân trí của vùng DTTS mà miền núi đã được nâng lên đáng kể. Về
cơ bản, chúng ta đã thực hiện thành công sự nghiệp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục
tiểu học và trung học cơ sở; quy mô đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và đào tạo nghề tiếp tục tăng với tốc độ cao; trình độ tay nghề, chuyên môn
kỹ thuật của lao động nước ta cũng được nâng lên; tiềm lực và trình độ khoa học –
công nghệ (KH - CN) trong nước đã có những bước phát triển đáng kể.
1.2.2. Điều chỉnh đào tạo nghề cho phù hợp với đối tượng thanh niên
dân tộc thiểu số
18
Nước ra đi lên từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển đổi sang cơ chế
thị trường với nhiều yếu tố bất ổn từ nhận thức đến thể chế hóa quá trình thực hiện,
bên cạnh lực lượng lao động dồi dào vừa là thế mạnh vừa là thách thức, thì giải
quyết việc làm đầy đủ, giảm tỉ lệ thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và
tăng trưởng kinh tế bền vững là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước trong suốt
quá trình xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Với thế giới, việc
làm cũng là vấn đề chung được chú trọng của các quốc gia. Vì vậy, xác định đúng
đắn chủ trương, đường lối với các biện pháp giải quyết việc làm có hiệu quả, góp
phần bảo đảm ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam là nỗi
trăn trở lớn của Đảng và Nhà nước.
Đối với mỗi quốc gia, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt được khi xã hội ổn định,
cuộc sống và việc làm của người dân nói chung và người lao động nói riêng ổn
định; và việc làm chỉ ổn định khi sản xuất, kinh doanh và thị trường ổn định. Với
thực tế của Việt Nam hiện nay, để bảo đảm tính ổn định cao của xã hội và tăng
trưởng kinh tế thì định hướng giải quyết việc làm phải có cơ sở vững chắc, khoa
học, biện pháp phải cụ thể, thực tế, hiệu quả trên nền tảng các nguyên tắc được
Đảng và Nhà nước đề ra.
Thực tế cho thấy, tình hình thiếu việc làm cho thanh niên DTTS hiện đang
rất gay gắt: Ngoài thời gian nông nhàn chưa được tận dụng, còn nhiều thanh niên
DTTS hàng năm đến tuổi lao động không có việc làm; ở những nơi đất đai được
chuyển đổi mục đích sử dụng, người lao động được hưởng tiền đền bù, nhiều khi
khá lớn, song đất không còn, việc làm cũng không có, sinh ra nhiều tệ nạn xã hội.
Tình trạng thanh niên DTTS không có việc làm do thiếu trình độ chuyên
môn (chưa được đào tạo nghề) đang gây sức ép lớn cho xã hội. Rõ ràng là rất cần
tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên DTTS, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu lao
động: giảm lao động sản xuất nông nghiệp, tăng lao động kinh doanh các ngành
nghề ngay tại địa phương. Về cách thức thực hiện cũng cần đa dạng và linh hoạt, có
thể đưa thanh niên DTTS sang tỉnh có điều kiện phát triển hơn hoặc đưa thanh niên
DTTS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, coi đây như là một giải pháp giảm
19
nghèo, nhưng không thể coi là giải pháp cơ bản. Tất cả các biện pháp đó chỉ có thể
đạt được khi thanh niên DTTS được đào tạo nghề một cách rộng rãi, có hệ thống, và
việc xóa đói giảm nghèo phát triển bền vững phải đi từ gốc rễ của vấn đề. Đào tạo
nghề giúp thanh niên DTTS từ không có tay nghề chuyên môn có thể được trang bị
kiến thức chuyên môn của các ngành nghề phù hợp, từ đó giải quyết việc làm.
Thông qua đào tạo nghề, thanh niên DTTS có thể tự tạo việc làm cho bản thân mình
và gia đình thông qua những kiến thức chuyên môn nghề đã được đào tạo, tăng cơ
hội cho họ được lựa chọn vào các doanh nghiệp sản xuất đang có nhu cầu tuyển
dụng lao động có chuyên môn tay nghề, hoặc cũng có thể giải quyết việc làm tại
chỗ như phát triển các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ. Từ đó có thể giải
quyết việc làm cho thanh niên DTTS, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần đảm bảo ổn
định xã hội.
1.2.3. Hỗ trợ và huy động nguồn lực phục vụ đào tạo nghề cho thanh niên
dân tộc thiểu số
Để phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước, một trong những đòi hỏi cấp thiết
là phải có được NNL đủ mạnh về cả lượng và chất. Do vậy, chính sách đào tạo
NNL nói chung và chính sách tài chính phục vụ cho đào tạo nguồn nhân lực cần
được quan tâm hàng đầu.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lực lượng lao động dồi dào và đang
trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng của lực lượng lao
động hiện tại với yêu cầu CNH HĐH nói chung còn nhiều khía cạnh hạn chế. Trong
đó, đặc biệt là sự thiếu hụt số lượng công nhân lành nghề và cơ cấu lao động được
đào tạo không thật sự phù hợp với nhu cầu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
gắn liền với những hạn chế trong công tác đào tạo nghề ở nước ta trong thời gian
qua.
Cùng với quá trình đó, việc huy động nguồn lực đầu tư phục vụ cho đào tạo
nghề ở nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của các CSĐTN và thực tiễn của xã hội.
Khi nguồn lực phục vụ cho đào tạo nghề được đảm bảo thì cơ sở vật chất của
CSĐTN được đầu tư khang trang đáp ứng được nhu cầu dạy và học, đội ngũ giáo
20
viên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ đóng vai
trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Ngược lại, nguồn lực
phục vụ đào tạo nghề yếu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.
Việc huy động nguồn lực phục vụ cho đào tạo nghề có vai trò quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh
viên sau tốt nghiệp. Để tập trung các nguồn lực tài chính đủ mạnh tạo bước đột phá
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển cần có các chính
sách tài chính đặc thù.
Trong huy động nguồn lực phục vụ đào tạo nghề thì nguồn NSNN vẫn đóng
vai trò chủ đạo. Chi cho hoạt động đào tạo NNL về bản chất là chi đầu tư phát triển.
Cơ chế quản lý nguồn NSNN cho công tác đào tạo nghề nói chung cần được
đổi mới theo hướng quản lý NSNN theo đầu ra, tăng cường cơ chế Nhà nước đặt
hàng các cơ sở đào tạo, nhằm nâng cao hiệu quả nguồn ngân sách vốn còn rất eo
hẹp hiện nay.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần một hệ thống các giải pháp đồng
bộ. Trong đó, các giải pháp về nguồn lực mang tính xuyên suốt và là các giải pháp
tổng thể. Tuy nhiên, các giải pháp huy động nguồn lực chỉ có thể phát huy hiệu quả
khi được gắn một cách đồng bộ với các chính sách về chính sách đào tạo nghề, phát
triển con người, công tác tuyên truyền giáo dục nhằm thay đổi nhận thức về đào tạo
nghề và đầu tư cho đào tạo nghề trong xã hội.
1.2.4. Phát huy vai trò của đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề cho
thanh niên dân tộc thiểu số
Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng
trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công
nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính
là những con người được đào tạo, đặc biệt là NNL có kỹ năng nghề cao. Trong bối
cảnh các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực khác là hữu hạn và ngày càng có nguy cơ
cạn kiệt, thì NNL có chất lượng chính là vũ khí mạnh mẽ nhất để giành thắng lợi trong
21
cạnh tranh giữa các nền kinh tế. NNL chất lượng cao, là những con người được đầu tư
phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo (nói cách
khác, đó chính là năng lực thực hiện của NNL). Năng lực thực hiện này chỉ có thể có
được thông qua giáo dục - đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc.
Tuy nhiên, ngay cả việc tích lũy kinh nghiệm này cũng phải dựa trên một nền tảng là
giáo dục - đào tạo nghề nghiệp cơ bản. Như vậy, có thể thấy, vai trò quyết định của
giáo dục - đào tạo nghề nghiệp đối với việc hình thành và phát triển năng lực thực hiện
của con người.
Ngoài ra, vai trò của đào tạo nghề đối với nâng cao chất lượng NNL được thể
hiện thông qua chính nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nhu cầu của nền kinh tế
công nghiệp đòi hỏi phải phát triển đội ngũ lao động có kiến thức, có kỹ năng nghề
nghiệp cao, có khả năng làm chủ được các phương tiện, máy móc, làm chủ được
công nghệ. Quá trình công nghiệp hóa dài hay ngắn, ngoài các yếu tố về cơ chế,
chính sách và thể chế còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ lao động kỹ
thuật này. Đây có thể nói là nhu cầu khách quan của nền kinh tế, đòi hỏi Chính phủ
các nước phải đầu tư cho đào tạo nghề.
Ngày nay, sự ứng dụng ngày càng rộng rãi những thành tựu của KH - CN
hiện đại vào quá trình sản xuất đã làm năng suất lao động tăng nhanh. Tuy nhiên,
KH - CN dù có sức mạnh thế nào cũng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con
người. NNL vẫn đóng một vai trò quan trọng, quyết định quá trình sản xuất, tăng
trưởng và phát triển KT - XH. Thế giới đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế dựa
vào sự giàu có của các nguồn tài nguyên sang kinh tế tri thức. Trong bối cảnh như
vậy, nguồn lực con người càng trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển nhanh
và bền vững.
Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề giúp trang bị các kiến thức, kỹ năng
chuyên môn nghề nghiệp cho thanh niên DTTS để họ có thể nắm bắt những tiến bộ
KH - CN, góp phần nâng cao chất lượng NNL phục vụ sự nghiệp CNH HĐH đất
nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập.
22
1.2.5. Góp phần thúc đẩy sự phát triển KT – XH và giải quyết các vấn đề
xã hội liên quan đến thanh niên dân tộc thiểu số
Nhà kinh tế học Becker đã đưa ra bằng chứng về mối tương quan giữa trình
độ học vấn, trình độ nghề nghiệp và thu nhập: học vấn và kỹ năng nghề càng cao,
thu nhập càng tăng và ngược lại. Có thể thấy, đào tạo nghề thực chất là trang bị cho
mỗi cá nhân một trình độ và kỹ năng nhất định, qua đó mang lại cho họ việc làm và
thu nhập. Người có chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng nghề tốt, cơ hội tìm được
việc làm tốt hơn và ít có nguy cơ thất nghiệp; tỷ lệ thất nghiệp của những người qua
đào tạo nghề thấp hơn nhiều so với lao động phổ thông, thậm chí còn thấp hơn cả tỷ
lệ thất nghiệp của những người tốt nghiệp đại học. Đây chính là động lực để người
lao động đầu tư vào đào tạo nghề.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động, những người học
vấn thấp, những người kỹ năng, tay nghề thấp hoặc không có nghề khó có thể cạnh
tranh được so với những người có trình độ, có kỹ năng nghề cao. Khi đó, họ sẽ trở
thành nhóm người “yếu thế” trong thị trường lao động. Họ phải làm những việc thu
nhập thấp, thậm chí không kiếm được việc làm, trở thành người thất nghiệp dài hạn.
Những trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp hoặc các loại trợ cấp xã hội để hỗ trợ cho nhóm
người này chỉ mang tính tức thời, giúp họ “cầm cự” được trong cuộc sống thường
nhật. Nếu những người này không tự tạo cho mình năng lực, nâng cao “vốn nhân
lực” thì sớm hay muộn, họ cũng lại bị “bật” ra khỏi thị trường lao động. Đào tạo
nghề trở thành một nhân tố hết sức quan trọng làm giảm số lượng những người “yếu
thế” trên thị trường lao động và như vậy, xét ở khía cạnh quốc gia, an sinh xã hội
được đảm bảo hơn, nhà nước đỡ phải chi phí nhiều hơn cho các loại trợ cấp xã hội,
do nghèo đói, do không có việc làm.
Vai trò của đào tạo nghề tác động trực tiếp tới đảm bảo an sinh xã hội, nhất
là đối với nhóm lao động nông thôn, lao động là thanh niên DTTS. Qua gần 10 năm
thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Chính phủ (đề án 1956),
sau khi người nông dân trong đó có thanh niên DTTS được học nghề, năng suất vật
nuôi, cây trồng được nâng lên; chất lượng và phẩm cấp sản phẩm hàng hoá cũng
được nâng lên. Thông qua các khoá đào tạo, thanh niên DTTS, nhất là những chủ
23
trang trại, chủ hộ, được trang bị những kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, nên sau
khi khoá học đã mạnh dạn tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, thu hút
thêm lao động là thanh niên DTTS tại địa phương vào làm việc. Đây chính là sự tác
động rõ nhất, trực tiếp nhất của đào tạo nghề đối với an sinh xã hội ở vùng đồng bào
DTTS ở nước ta.
Khi người thanh niên DTTS có kỹ năng nghề thì họ có cơ hội tốt hơn tham
gia vào thị trường lao động và như vậy, làm tăng tỷ lệ người thanh niên DTTS có
việc làm; điều này đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo của lực lượng thanh
niên DTTS giảm xuống. Đào tạo nghề giúp cho những đối tượng yếu thế trong xã
hội, nhất là những người nghèo, thanh niên DTTS có được kỹ năng nghề nghiệp cần
thiết, từ đó vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo một cách bền vững.
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc
thiểu số
1.3.1. Điều tra khảo sát nhu cầu đào tạo và quy hoạch mạng lưới các cơ sở
đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, CNH HĐH đất nước chúng ta
đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong phát triển KT - XH. Đóng góp
vào những thành công đó có vai trò to lớn của các doanh nghiệp. Với xu thế mở
cửa, hội nhập hiện nay để tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường thì một yêu cầu
tất yếu đối với các doanh nghiệp là phải đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại và
điều đặc biệt quan trọng là phải nâng cao chất lượng của lực lượng lao động, phải
có đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng kịp thời yêu cầu phát
triển của doanh nghiệp. Xuất phát từ những yêu cầu đó, công tác đào tạo nghề giữ
vị trí quyết định nhất, không chỉ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp mà còn
phục vụ việc xuất khẩu lao động, nâng cao hiệu quả của công tác xuất khẩu lao
động ở nước ta.
Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc
CNH HĐH, cần phải phát triển một hệ thống đào tạo nghề có khả năng cung cấp
cho xã hội một đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ cần thiết theo một cơ cấu
thích hợp, có khả năng thích ứng nhanh với mọi biến đổi của môi trường có trình độ
24
toàn cầu hóa ngày càng cao. Đồng thời có khả năng thường xuyên cập nhật các kiến
thức và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ lao động của đất nước. Đào tạo nghề là một
bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho sự công nghiệp
hóa, hiện đại hóa
Trong những năm qua, do sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của
Chính phủ và sự cố gắng của các cấp, các ngành hoạt động đào tạo đã từng bước
được đổi mới và phát triển đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực
tiếp phục vụ phát triển KT – XH.
Hệ thống và mạng lưới đào tạo nghề đã bắt đầu được đổi mới và phát triển,
chuyển từ hệ thống đào tạo nghề trình độ thấp với hai cấp trình độ đào tạo sang hệ
thống đào tạo nghề với ba cấp trình độ đào tạo: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao
đẳng nghề. Các cơ sở đào tạo nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên
toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo
Xây dựng và tổ thức thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách
phát triển đào tạo nghề được coi là nhiệm vụ mang tính chất vĩ mô, xuyên suốt quá
trình phát triển đất nước. Bởi lẽ, sự nghiệp đào tạo nghề, nâng cao chất lượng NNL
không phải chỉ thực hiện trong một thời kỳ phát triển nào mà nó phải đồng hành
cùng sự phát triển chung của đất nước, thực hiện theo chiến lược phát triển đất nước
qua từng thời kỳ nhất định. Do đó, cần phải có một chiến lược, kế hoạch lâu dài
trong đào tạo nghề và tổ chức thực hiện nó một cách khoa học, kịp thời đưa các chủ
trương, chính sách của Đảng vào thực tiễn đời sống xã hội.
1.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện thể chế và chính sách đào tạo nghề
cho thanh niên dân tộc thiểu số
Trong mỗi giai đoạn, những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước đúng và phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy công tác đào tạo nghề phát triển,
góp phần phát triển NNL chất lượng cao, phát triển kinh tế - xã hội. Trong mấy năm
vừa qua do đổi mới cơ chế quản lý, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã
tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và nhân tố mới đa dạng để các ngành, các cấp, các
đơn vị cơ sở, các tổ chức xã hội và toàn dân chủ động tạo chỗ làm việc mới, đã giải
25
quyết được một bước yêu cầu về việc làm và đời sống của người lao động, góp phần
ổn định tình hình KT - XH. Kết quả đạt được trong tất cả lĩnh vực kinh tế - chính trị
- văn hoá - xã hội kể từ sau khi đổi mới, trước tiên phải nói đến tính đúng đắn trong
việc đề ra những chính sách liên quan đến đào tạo nghề cho người lao động của
Đảng và Nhà nước.
Hoạt động đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt biệt quan
trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng NNL. Tuy nhiên, một
thời gian dài hoạt động này gần như chỉ phát triển tự phát, cục bộ trong từng địa
phương nhỏ lẻ. Các địa phương tự tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc theo
phong trào, chính vì vậy hiệu quả mang lại không cao. Do đó, nhiệm vụ xây dựng,
ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề là
một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong công tác QLNN về đào tạo nghề.
Nhận thực được hạn chế đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về đào tạo nghề như Luật Dạy nghề được
Quốc hội nước ta thông qua năm 2006 và gần đây là Luật Giáo dục nghề nghiệp
được Quốc hội thông qua năm 2014 là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng, làm cho
hoạt động đào tạo nghề ở nước ta có những chuyển biến và thay đổi rõ nét. Nhà
nước đã dành nhiều nguồn lực đầu tư cho hoạt động đào tạo nghề.
Ở nước ta, ngay từ Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “ Phát triển
giáo dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người-
yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Phát
triển giáo dục- đại học gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội; xây dựng nền giáo
dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”; thực hiện công bằng trong
giáo dục.
Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã đề ra chủ trương phát
triển giáo dục, đào tạo và đào tạo nghề giai đoạn 2006 - 2010 là: “Phát triển mạnh
hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung
cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao
26
động” và “Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ
tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các
hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp,
tại làng nghề”. Đặc biệt Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 đã nêu rõ:
"Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập
trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân là một trong ba
khâu đột phá chiến lược. Đẩy mạnh đào tạo nghề và tạo việc làm, nhất là ở nông
thôn và vùng đô thị hoá; hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo học nghề".
Đây là những định hướng rất cơ bản, là căn cứ để phát triển đào tạo nghề,
nhằm góp phần nâng cao chất lượng NNL nước ta trong giai đoạn tới.
Có thể nói rằng Luật Dạy nghề được ban hành năm 2006 và Luật Giáo dục
nghề nghiệp ra đời năm 2014 đã bước đầu đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý
cho hoạt động này được thực hiện theo đúng mục tiêu, đúng định hướng, thể chế
hóa các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng.
1.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về
đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã phân tích thực trạng yếu kém của
giáo dục đào tạo thời gian qua: “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ
cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm
huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Đồng thời phân tích nguyên nhân
sâu những nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là do: “ Việc phân định giữa
QLNNvới hoạt động quản trị trong các cơ sở giáo dục, đào tạo chưa rõ. Công tác
quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức”.
Nghị quyết đã định hướng đổi mới công tác quản lý giáo dục trong thời gian tới:
“Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan QLNN về giáo dục, đào tạo và trách
nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương. Phân định công
27
tác QLNN với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp, nâng
cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục,
đào tạo”.
Để hoạt động đào tạo nghề có hiệu quả cần thiết phải tổ chức bộ máy quản lý
đào tạo nghề. Bộ máy quản lý đào tạo nghề thực hiện nhiệm vụ được nhà nước giao,
được tổ chức thống nhất từ Trung ương xuống địa phương, đảm bảo phối hợp hoạt
động nhịp nhàng, thông suốt trong quá trình quản lý nhà nước về đào tạo nghề của
các cơ quan quản lý nhà nước.
Tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn
nghề nghiệp để làm cơ sở cho việc sắp xếp, bố trí lại đáp ứng yêu cầu đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chuẩn về trình độ. Thực hiện tốt công tác quy
hoạch cán bộ, đảm bảo mở rộng nguồn giới thiệu và luôn đảm bảo những cán bộ
được đưa vào quy hoạch đều được trải qua quá trình tập sự, được đào tạo, bồi
dưỡng; tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho lực lượng kế cận trước
khi bổ nhiệm. Xây dựng tiêu chuẩn quy hoạch và tiêu chuẩn bổ nhiệm rõ ràng, minh
bạch. Trong đó có các tiêu chí về tầm nhìn, tư duy và kỹ năng lãnh đạo. Các tiêu
chuẩn này cần được xây dựng khoa học, linh hoạt, cụ thể và phù hợp với thực tiễn.
Hạn chế tối đa các tiêu chuẩn cảm tính. Đồng thời tránh máy móc trong lựa chọn
giới thiệu cán bộ quy hoạch. Có cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng NNL trẻ,
được đào tạo cơ bản; tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ được thăng tiến, đề
bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện bổ nhiệm cán bộ thông
qua cơ chế thi tuyển công khai, áp dụng đối với các chức danh lãnh đạo quản lý
ngành giáo dục đào tạo. Thực hiện gắn việc xếp loại, đánh giá với điều động, luân
chuyển cán bộ quản lý, giáo viên. Tiếp tục củng cố và tăng cường công tác lãnh đạo
của Đảng, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá cán bộ quản
lý, giáo viên hằng năm. Cho thôi giữ chức hoặc điều động, phân công ở vị trí thấp
hơn đối với các cán bộ quản lý không hoàn thành nhiệm vụ liên tục trong 2
năm. Gắn công tác quy hoạch với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
28
1.3.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề cho thanh niên
dân tộc thiểu số
Trong công tác đào tạo nghề thì đội ngũ giáo viên đào tạo nghề đóng vai trò
rất quan trọng, là người trực tiếp truyền đạt các kiến thức chuyên môn nghề nghiệp
cho người học. Chính vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên
dạy nghề, đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nghề vững mạnh là một trong những yếu
tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Trong chiến lược Phát triển dạy nghề giai đoạn 2011- 2020 đã xác định giải
pháp phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề là một
trong hai giải pháp đột phá để đổi mới và phát triển đào tạo nghề. Trong xu thế hội
nhập, việc mở cửa thị trường tạo ra sự chuyển dịch lao động giữa các nước, đòi hỏi
mỗi quốc gia càng phải chú ý đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng
tới xuất khẩu lao động qua đào tạo ở những lĩnh vực cao, đặc biệt là trao đổi giữa
các chuyên gia, giáo viên đào tạo nghề. Phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo nghề
đáp ứng được yêu cầu đó là một đòi hỏi mang tính tất yếu. Câu hỏi đặt ra là giải
pháp nào để phát triển và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên đào tạo nghề bảo đảm về số
lượng và chất lượng? Vấn đề đặt ra, việc đào tạo nghề tại các CSĐTN hiện nay,
không chỉ là dạy nghề đơn thuần để giúp họ có nghề mưu sinh, mà phải hướng đến
một yêu cầu cao hơn cho sự nghiệp CNH HĐH đất nước. Phải đặt trọng tâm của
công tác đào tạo nghề là tạo ra NNL chất lượng cao cho các ngành kỹ thuật, kinh tế
đang có nhu cầu phát triển. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên là nhân tố nòng cốt, trực
tiếp quyết định đến chất lượng giáo dục -đào tạo của các CSĐTN. Đồng thời, đây
còn là lực lượng quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học phục vụ cho công
tác giảng dạy. Vì vậy, đòi hỏi cao nhất về đội ngũ giáo viên của các CSĐTN hiện
nay là phải có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, năng
lực sư phạm và phải biết nghiên cứu khoa học. Đối tượng đào tạo trong hệ thống
các CSĐTN là rất đa dạng và phong phú. Vì vậy đòi hỏi đội ngũ nhà giáo phải thực
sự có phẩm chất chính trị, am hiểu xã hội một cách toàn diện và sâu sắc; có năng
lực sư phạm, có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, năng lực chuyên môn cao. Xuất
29
phát từ yêu cầu xây dựng và phát triển đào tạo nghề, việc nâng cao chất lượng và
chuẩn hóa đội ngũ GVDN trở thành vấn đề cấp thiết cần thực hiện ngay đối với hệ
thống các CSĐTN trên toàn quốc.
1.3.5. Hỗ trợ về tài chính, trang thiết bị cho cơ sở đào tạo nghề cho thanh
niên dân tộc thiểu số
Nguồn lực huy động vào phát triển đào tạo nghề bao gồm các nguồn lực của
nhà nước, sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong
xã hội và sự tham gia hợp tác của các tổ chức quốc tế vào hoạt động đào tạo nghề.
Tuy nhiên, để có thể huy động các nguồn lực này một cách có hiệu quả thì nhà nước
với vai trò là chủ thể quản lý, bằng các cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích các
tổ chức, cá nhân tham gia vào thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề, thực hiện huy động,
quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển dạy nghề một cách có hiệu quả.
Trong điều kiện quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường, đào tạo nghề
không chỉ còn là hoạt động mang tính xã hội thuần túy mà nó đã trở thành một loại
hàng hóa công cộng đặc biệt. Vì vậy, muốn đảm bảo thỏa mãn ngày càng cao nhu
cầu tiêu dùng hàng hóa công cộng thì nhất thiết phải có nguồn lực tài chính để “sản
xuất và cung ứng” ra nó.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã
hội, đào tạo nghề đã được phục hồi, từng bước được đổi mới và phát triển, quy mô
đào tạo nghề theo đó được mở rộng, chất lượng đào tạo nghề từng bước được nâng
cao, đa dạng hóa các loại hình, hình thức đào tạo. Cụ thể, cơ chế quản lý đào tạo
nghề bước đầu điều chỉnh cơ cấu trình độ đào tạo, đổi mới nội dung chương trình,
phương pháp đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất; chất lượng đào tạo nghề cũng đã
chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng được yêu cầu đội ngũ lao động qua đào
tạo nghề phục vụ cho phát triển KT - XH và xuất khẩu lao động.
Tuy nhiên, đào tạo nghề vẫn còn có những yếu kém nội tại, đơn cử như quy
mô đào tạo nghề còn nhỏ, nhất là đào tạo nghề trình độ cao; đào tạo nghề chủ yếu
vẫn theo hướng cung, chất lượng đào tạo nghề còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu
ngày càng cao của thị trường lao động; cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa phù hợp
với cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động, chưa đáp ứng được nhu cầu lao
động qua đào tạo nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm.
30
Một trong những nguyên nhân dẫn tới những yếu kém trên, đó là do huy
động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu cả về quy
mô đầu tư lẫn công tác quản lý, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo nghề.
Vì vậy, trong thời gian tới cần huy động nhiều hơn nữa nguồn lự tài chính,
cơ sở vật chất cho đào tạo nghề.
Đối với nguồn lực tài chính từ NSNN, đào tạo nghề với đặc thù là đầu tư lớn
về cơ sở vật chất thiết bị, chi phí tốn kém, hơn nữa NSNN vẫn phải đóng vai trò chủ
đạo trong các nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề để thực hiện được mục tiêu đổi
mới và phát triển đào tạo nghề.
Về nguồn đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nhà
nước có chính sách khuyến khích, để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp,
làng nghề trong việc phát triển đào tạo nghề dưới các hình thức như tổ chức đào tạo
tại doanh nghiệp, đầu tư CSĐTN; liên kết với các CSĐTN để học sinh được thực
tập nghề trong thực tiễn sản xuất; doanh nghiệp đóng góp kinh phí vào Quỹ hỗ trợ
đào tạo nghề khi tiếp nhận lao động qua đào tạo nghề vào làm việc trong doanh
nghiệp.
Nhà nước cũng cần có chính sách tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo
nghề, sớm ban hành thông tư hướng dẫn về tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế đối
với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo nghề nhằm tạo hành lang
pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào
lĩnh vực này.
1.3.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Bất cứ trong lĩnh vực nào hoạt động nào thanh tra, kiểm tra có vai trò rất
quan trọng, trong đó có hoạt động đào tạo nghề. Mục đích của hoạt động thanh tra,
kiểm tra về đào tạo nghề nói riêng và hoạt động thanh tra nói chung nhằm phát hiện
sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Chính vì vậy, nếu nhìn vào mục
đích này có thể thấy rằng, thanh tra về đào tạo nghề có vai trò rất lớn trong việc
giúp hoàn thiện hệ thống quy định của pháp luật nói chung và hệ thống quy định về
hoạt động đào tạo nghề nói riêng. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra các quy
31
định của pháp luật khi triển khai trên thực tế phát sinh những bất cập, không mang
lại hiệu quả, thậm chí cản trở hoạt động sẽ được cơ quan thanh tra, kiểm tra phát
hiện, chỉ rõ những điểm cần sửa đổi, bổ sung và phương án sửa đổi, bổ sung thích
hợp. Cũng thông qua hoạt động này, những khoảng trống trong quy định của pháp
luật về đào tạo nghề có thể được phát hiện, cơ quan thanh tra, kiểm tra có thể kiến
nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành bổ sung những cơ chế còn thiếu để tạo ra sự
đồng bộ trong hệ thống quy định về hoạt động đào tạo nghề.
Hoạt động thanh tra về đào tạo nghề sẽ giúp đánh giá việc thực hiện chính
sách, pháp luật của các CSĐTN, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm của các
CSĐTN, xử lý trách nhiệm của các cá nhân có thẩm quyền, từ đó đảm bảo được
hoạt động của các CSĐTN tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành,
tăng cường trách nhiệm của các cá nhân có thẩm quyền trong quản lý đào tạo nghề.
Các hành vi vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời không chỉ giúp chấn
chỉnh hoạt động của CSĐTN đó, đảm bảo quyền lợi của người học trong các
CSĐTN, đảm bảo lợi ích của nhà nước không bị xâm phạm mà còn giúp tạo ra môi
trường lành mạnh, hoạt động của CSĐTN đều tuân thủ pháp luật, qua đó giúp các
CSĐTN có môi trường thuận lợi để phát triển. Không chỉ chấn chỉnh các sai phạm,
thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra về đào tạo nghề những yếu kém trong hoạt
động đào tạo nghề của CSĐTN được phát hiện kịp thời, thực trạng hoạt động của
CSĐTN được đánh giá và nhìn nhận lại, qua đó CSĐTN kịp thời áp dụng các biện
pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả hoạt động của CSĐTN.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra góp phần giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử
lý các vi phạm pháp luật về đào tạo nghề, đảm bảo các hoạt động đào tạo nghề được
thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
1.4. Yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh
niên dân tộc thiểu số
1.4.1. Nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của thị trường
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO. Vì vậy đào
NNL chất lượng cao đối với Việt Nam chính là chìa khóa để phát triển kinh tế. Đây
32
là một nhiệm vụ rất lớn đặt ra cho ngành giáo dục Việt Nam. Vấn đề NNL chất
lượng cao trong giai đoạn hiện nay đã trở thành yếu tố cơ bản trong việc thực hiện
CNH HĐH đất nước. Trong những năm gần đây, thực tế từ nhu cầu của thị trường
lao động của một số địa phương cho thấy nhu cầu lao động có trình độ cao đẳng, đại
học chỉ chiếm 20% đến 25%; nhu cầu lao động có trình độ trên đại học chỉ chiếm
2% - 5%, nhưng nhu cầu lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp
nghề lại cần tới 35% đến 40%. Điều này là một sự chuyển biến về nhu cầu lao động
thể hiện sự phát triển hội nhập của đất nước, thời gian tới sẽ còn tiếp tục dịch
chuyển mạnh mẽ, mà thấy rõ nhất là nhu cầu lao động kỹ thuật. Bản chất của đào
tạo nghề là đáp ứng nhu cầu xã hội, mục tiêu của đào tạo nghề là cung cấp nhân lực
trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đáp ứng nhu cầu thị trường lao
động. Tuy nhiên, từ trước đến nay, về cơ bản, các CSĐTN chủ yếu chỉ đào tạo “cái
mình có” theo chương trình mà chưa chú trọng đến nhu cầu từng ngành nghề phù
hợp với nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, một trong những khó khăn mà nhiều
doanh nghiệp đang gặp phải là thiếu đội ngũ lao động có trình độ, có khả năng đáp
ứng nhu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Vai trò
của các CSĐTN trong việc đào tạo và cung ứng lao động đáp ứng nhu cầu của các
doanh nghiệp là điều rất cần thiết và cấp bách. Ở Việt Nam, tình trạng “mâu thuẫn”
học sinh tốt nghiệp phổ thông đổ xô thi đại học nhưng học đại học ra lại không tìm
được việc làm là thực tế không thể phủ nhận. Điều này cho thấy sự tác động lớn từ
nhu cầu của thị trường đến đào tạo nghề, đặt ra yêu cầu bắt buộc cần nâng cao chất
lượng đào tạo nghề. Do đó sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là cần thiết
bởi vì sự tồn tại và phát triển bền vững đem lại lợi ích chung cho cả hai bên. Tuy
nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, các nhà quản lý, giáo viên và cán bộ doanh
nghiệp cho thấy, sự gắn kết giữa doanh nghiệp với CSĐTN vẫn là một trong những
hạn chế, bất cập lớn nhất trong công tác đào tạo nghề cần phải được tháo gỡ. Theo
Bộ LĐTB & XH, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với hoạt động đào tạo nghề trên
thực tế hiện nay rất lỏng lẻo. Nhiều doanh nghiệp thờ ơ với hoạt động đào tạo nghề.
Nếu có nhu cầu về lao động, họ chỉ tổ chức ứng tuyển các lao động đạt yêu cầu mà
33
không chịu tổ chức đào tạo hay bỏ chi phí liên kết với CSĐTN để đào tạo nghề cho
lao động. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp không chịu tiếp nhận nhà giáo viên, học
sinh, sinh viên từ các CSĐTN đến thực hành, thực tập, nâng cao tay nghề, kể cả
trong trường hợp đã có sự thỏa thuận trước với các CSĐTN. Việc làm này đã khiến
cho người học nghề sau khi tốt nghiệp đã không đáp ứng được nhu cầu thực tế của
thị trường lao động, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. Hầu hết, các
doanh nghiệp trong nước không mặn mà trong hoạt động đào tạo nghề. Đó là một
nguy cơ tạo tư duy xấu về bằng cấp trong xã hội, tâm lý thích hưởng thụ mà không
thích sản xuất. Theo các nhà quản lý, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Ở các nước phát triển, doanh nghiệp đóng
vai trò như là một trong những điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề bên cạnh
các điều kiện khác như giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất. Việc đào tạo nghề
chính là đào tạo lao động cho doanh nghiệp, doanh nghiệp được thụ hưởng kết quả,
sản phẩm của quá trình đào tạo nghề. Do vậy, doanh nghiệp phải tham gia vào đào
tạo nghề. Để tạo ra sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề cần xác định rõ
cơ chế lợi ích cho doanh nghiệp. Lợi ích sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp chủ động
tham gia vào hoạt động đào tạo nghề mà không cần đến chế tài bắt buộc. Có như
vậy, công tác đào tạo nghề mới đảm bảo đáp ứng và phù hợp với nhu cầu của thị
trường.
1.4.2. Nhận thức của các cấp, các ngành và người lao động
Luật Dạy nghề đã được Quốc hội nước nước ta thông qua năm 2006 và Luật
Giáo dục nghề nghiệp ra đời năm 2014. Với sự chủ động tích cực của toàn ngành và
sự phối hợp tham gia của các Bộ, ngành, địa phương, Luật Dạy nghề và Luật Giáo
dục nghề nghiệp đã thực sự đi vào thực tiễn, là cơ sở pháp lý quan trọng để phát
triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, góp phần vào việc
đáp ứng nhu cầu nhân lực lao động kỹ thuật trực tiếp cho sự phát triển kinh tế đất
nước. Tuy nhiên, hiện nay có một thực tế không thể phủ nhận là đa số người dân
không muốn học nghề mà chỉ muốn học đại học. Cánh cửa các trường đại học ngày
một rộng mở với nhiều hệ đào tạo, nhiều loại hình, tạo cơ hội tốt nhất để mọi người
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...
THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...
THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠ...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠ...nataliej4
 

Was ist angesagt? (20)

thoả ước lao động tập thể
 thoả ước lao động tập thể thoả ước lao động tập thể
thoả ước lao động tập thể
 
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, HAY
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, HAYLuận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, HAY
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
 
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
 
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt NamLuận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
 
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
 
Luận văn: Chính sách luân chuyển cán bộ, công chức huyện Sơn Tây
Luận văn: Chính sách luân chuyển cán bộ, công chức huyện Sơn TâyLuận văn: Chính sách luân chuyển cán bộ, công chức huyện Sơn Tây
Luận văn: Chính sách luân chuyển cán bộ, công chức huyện Sơn Tây
 
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đLuận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luật
Luận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luậtLuận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luật
Luận văn: An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ theo luật
 
Luận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đ
Luận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đLuận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đ
Luận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đ
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...
THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...
THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà NộiLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
 
Luận văn: Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật
Luận văn: Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luậtLuận văn: Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật
Luận văn: Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật
 
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo luật lao động, 9đ
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo luật lao động, 9đBảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo luật lao động, 9đ
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo luật lao động, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠ...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠ...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 

Ähnlich wie Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số

Ähnlich wie Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số (20)

Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Đắk Nông
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Đắk NôngĐề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Đắk Nông
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk NôngLuận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
Luận văn: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn tại Đắk Nông
 
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk NôngLuận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông
 
Đề tài: Sử dụng công chức trong cơ quan chuyên môn tỉnh Gia Lai
Đề tài: Sử dụng công chức trong cơ quan chuyên môn tỉnh Gia LaiĐề tài: Sử dụng công chức trong cơ quan chuyên môn tỉnh Gia Lai
Đề tài: Sử dụng công chức trong cơ quan chuyên môn tỉnh Gia Lai
 
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làmSự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
 
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HOT
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HOTĐề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HOT
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HOT
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan UBND Pleiku, Gia Lai, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan UBND Pleiku, Gia Lai, HAYĐề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan UBND Pleiku, Gia Lai, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan UBND Pleiku, Gia Lai, HAY
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOTLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
 
Chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực công tại Đà Nẵng
Chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực công tại Đà NẵngChính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực công tại Đà Nẵng
Chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực công tại Đà Nẵng
 
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk NôngTuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
 
Đề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAY
Đề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAYĐề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAY
Đề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAY
 
Đề tài: Chất lượng công chức cơ quan thuộc UBND huyện Cư Jút
Đề tài: Chất lượng công chức cơ quan thuộc UBND huyện Cư JútĐề tài: Chất lượng công chức cơ quan thuộc UBND huyện Cư Jút
Đề tài: Chất lượng công chức cơ quan thuộc UBND huyện Cư Jút
 
Luận văn: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn, HOTLuận văn: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn, HOT
 
Các tỉnh miền Trung phát triển nhân lực khoa học, công nghệ, HOT
Các tỉnh miền Trung phát triển nhân lực khoa học, công nghệ, HOTCác tỉnh miền Trung phát triển nhân lực khoa học, công nghệ, HOT
Các tỉnh miền Trung phát triển nhân lực khoa học, công nghệ, HOT
 
Đề tài: Công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đăk Nông
Đề tài: Công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đăk NôngĐề tài: Công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đăk Nông
Đề tài: Công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đăk Nông
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thônLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
 
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng NamChính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
 
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAYĐề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình ThuậnLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Kürzlich hochgeladen

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 

Kürzlich hochgeladen (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 

Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ANH TÀI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Đắk Lắk – 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ANH TÀI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH THỊ MINH TUYẾT Đắk Lắk – 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học trong Luận văn là được rút ra từ quá trình nghiên cứu của đề tài này. Học viên Nguyễn Anh Tài
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản Luận văn tốt nghiệp, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PSG.TS. Đinh Thị Minh Tuyết đã trực tiếp hưỡng dẫn dìu dắt, giúp đỡ học viên với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Học viện Hành chính, Khoa sau Đại học, các khoa bộ môn và các thầy giáo, cô giáo trong Học viện cũng như các bộ phận khác trong Học viện đã giảng dạy và giúp đỡ tận tình về mọi mặt để tôi hoàn thành tốt khoá đào tạo chuyên ngành Quản lý công của Học viện Hành chính Quốc gia. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ từ người thân, đồng nghiệp, các cán bộ Phòng Dạy nghề, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đắk Lắk. Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình đầu tư thời gian và công sức nghiên cứu để hoàn thành Luận văn, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, do đó tôi rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, bổ sung để tôi có thể hoàn thiện luận văn của mình. Trân trọng cảm ơn./. Học viên Nguyễn Anh Tài
  • 5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luân văn.............................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.................................................. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.......................................................... 5 7. Kết cấu luận văn................................................................................................. 6 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ........................................ 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................... 7 1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số............................................................................................................. 15 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số............................................................................................................................ 23 1.4. Yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số............................................................................................................. 31 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2011 - 2016......................................................................... 39 2.1. Khái quát về điều kiện phát triển của tỉnh Đắk Lắk........................................ 39 2.2. Thực trạng thanh niên dân tộc thiểu số và đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................... 44 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................................. 51 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................... 64 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ 74
  • 6. NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANHNIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK........................................................... 3.1. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk...................................... 74 3.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên dại bàn tỉnh Đắk Lắk......................................... 79 3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................................ 89 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 104 PHỤ LỤC......................................................................................................................... 107
  • 7. BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNTT Công nghệ thông tin CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CSĐTN Cơ sở đào tạo nghề DTTS Dân tộc thiểu số ĐH, CĐ Đại học, cao đẳng GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GVDN Giáo viên dạy nghề HĐND Hội đồng Nhân dân HTX Hợp tác xã KT-XH Kinh tế - xã hội KH – CN Khoa học – Công nghệ KH-KT Khoa học - Kỹ thuật LĐNT Lao động nông thôn LĐTB&XH Lao động – thương binh và xã hội NNL Nguồn nhân lực NN-PTNT Nông nghiệp - phát triển nông thôn NSNN Ngân sách nhà nước QLNN Quản lý nhà nước TTDN Trung tâm dạy nghề UBND Ủy ban Nhân dân UNESCO Tổ chức giáo dục – khoa học và văn hóa Liên hợp quốc WTO Tổ chức thương mại thế giới XKLĐ Xuất khẩu lao động
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Đơn vị hành chính, diện tích, dân số và mật độ dân số năm năm 2011 – 2016 41 2 Bảng 2.2 Dân số phân theo độ tuổi lao động tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2016 42 3 Bảng 2.3 Kết quả thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk được đào tạo nghề giai đoạn 2011 - 2016 45 4 Bảng 2.4 Số lượng các cơ sở đào tạo tại Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2016 46 5 Bảng 2.5 Kết quả đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2016 47 6 Bảng 2.6 Danh mục nghề đào tạo chủ yếu cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2016 48 7 Bảng 2.7 Số lượng công chức làm công tác quản lý và giáo viên dạy nghề trên địa bàn Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2016 58 8 Bảng 2.8 Tổng hợp đầu tư về tài chính, cơ sở vật chất cho đào tạo nghề trên đại bàn tỉnh Đắk Lắk 59
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội (KT - XH) ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Để có nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề đặt ra lớn nhất là cần phải có đội ngũ nhân lực vừa đông đảo về số lượng và có trình độ đào tạo, kỹ năng lao động cần thiết, phù hợp với vị trí công việc được xã hội phân công. Để đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của xã hội như trên, đòi hỏi nền giáo dục phải có sự đột phá, đổi mới một cách toàn diện về phương pháp quản lý và cách thức thực hiện. Đây là nhiệm vụ có tính chiến lược và cấp bách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, trong đó giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của nền giáo dục đào tạo. Chuyển sang kinh tế thị trường, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi căn bản. Lực lượng sản xuất phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh mẽ, cùng với việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm, các công nghệ mới, ngành nghề mới xuất hiện càng nhiều và đa dạng. Do vậy, công tác đào tạo nghề có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm, nhà nước đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng cho công tác đào tạo nghề và hoạt động này đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Kết quả của đào tạo nghề những năm qua đã và đang tạo nên sự chuyển biến to lớn chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho sản xuất, đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, việc triển khai hoạt động đào tạo nghề trên các tỉnh, các thành phố của cả nước cũng không ngừng được đổi mới, đa dạng hóa các hình thức dạy và học để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác đào tạo.
  • 10. 2 Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk có sự phát triển vượt bậc, thực tế đòi hỏi cần phải có nguồn nhân lực tăng cả về số lượng và chất lượng, đó là nhân lực kỹ thuật trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề. Nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực lao động xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực qua đào tạo nghề, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã quan tâm, ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy đổi mới công tác quản lý và triển khai thực hiện đào tạo nghề; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm; qua đó, công tác đào tạo nghề đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên các lĩnh vực nông nghiệp sang hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình và địa phương, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội quản lý của nhà nước (QLNN) về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được những thành tựu nhất định: Hệ thống cơ sở đào tạo nghề (CSĐTN) được phát triển mạnh mẽ, quy mô đào tạo có sự gia tăng đáng kể, các nhân tố đảm bảo chất lượng đào tạo được tăng cường khiến chất lượng đào tạo nghề cũng dần được cải thiện. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk nói chung và đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề bất cập như: đầu tư dàn trải, quản lý lỏng lẻo, lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả đào tạo thấp mà nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là những yếu kém trong công tác QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề. Từ thực tế đó, nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay là nghiên cứu những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng để từ đó đảm bảo tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của vốn đầu tư và thực hiện được mục tiêu tạo sự thay đổi mang tính đột phá về chất lượng nguồn nhân lực (NNL) cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đó cũng là lý do chủ yếu để học viên việc lự chọn đề tài: “Quản lý Nhà
  • 11. 3 nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nghề nói riêng là vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì vậy vấn đề này đã được đề cập nhiều lần trong các văn kiện Đại hội Đảng. Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đào tạo nghề như: - Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam, tác giả Bùi Đức Tùng, luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị (năm 2007), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở, lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề. - Quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai, luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị (năm 2011), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở, lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại Hà Nội. - Quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay, tác giả Trần Văn Cảnh, luận văn thạc sĩ Hành chính công (năm 2012), Học viên Hành chính Quốc gia. Nội dung làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề, quản lý nhà nước về đào tạo nghề, mặt khác thông qua việc đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại tỉnh Quảng Ngãi. - Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tác giả Hồ Thị Châu Loan, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (2010), Đại học Vinh. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến chính sách đào tạo và phát triển NNL ở tầm vĩ mô, có công trình nghiên cứu chính sách cụ thể trong phạm vi từng địa phương song đều cho thấy vai trò và tầm quan trọng đặt biệt của vấn đề đào tạo nghề nói riêng và đào tạo phát triển NNL nói chung không chỉ dừng
  • 12. 4 lại ở một giai đoạn, một địa phương mà đòi hỏi phải có tính kế thừa và phát triển cũng như vận dụng linh hoạt tùy vào từng địa phương, từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Đề tài luận văn “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ” chính là sự kế thừa và phát triển công tác quản lý đào tạo nghề theo hướng phù hợp với địa bàn tỉnh Đắk Lắk, không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó trong lĩnh vực này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: - Hê ̣thống hoá có bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề. - Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chỉ rõ những kết quả đạt đươc ̣, những hạn chế và các nguyên nhân chủ yếu. - Nêu phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Hoạt động quản lý của nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số bao gồm việc ban hành, tổ chức thực thi chính sách và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2011 đến 2016. - Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Đắk Lắk.
  • 13. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận - Luận văn dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin với tư duy, phương pháp luận duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử, xem xét và đánh giá các vấn đề trong mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, giữa vấn đề luận văn nghiên cứu với các vấn đề tương quan. Phân tích và nghiên cứu đề tài trong tiến trình phát triển bao gồm cả thực trạng và xu thế. - Luận văn dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về các yếu tố đào tạo nghề, lao động và việc làm. - Luận văn cũng dựa trên quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Hệ thống hóa những vấn lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề. - Phương pháp phân tích thực chứng: Phân tích thực chứng trên cơ sở số liệu và dữ liệu thu thập được để làm nổi bật thực trạng công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài, học viên tham khảo ý kiến của các nhà quản lý có kinh nghiệm đã trực tiếp quản lý hoạt động đào tạo nghề của địa phương để thu thập thông tin nhiều chiều phục vụ các nội dung nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận: Làm sáng rõ những kiến thức lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số, đồng thời đặt ra những vấn đề mới cho việc nghiên cứu nhằm bổ sung cho hệ thống lý luận đó.
  • 14. 6 6.2. Về thực tiễn - Đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk, từ đó có những đề xuất để nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng. - Trên cơ sở quản lý nhà nước về đào tạo nghề, đặc biệt đối với thanh niên dân tộc thiểu số, có những đề xuất để công tác quản lý nhà nước có hiệu quả hơn; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực là thanh niên dân tộc thiểu số tại chỗ; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2016 Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  • 15. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.Thanh niên và đặc điểm của thanh niên • Khái niệm về thanh niên Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách. Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá mà người ta đưa ra định nghĩa khác nhau về thanh niên: Liên hợp quốc định nghĩa thanh niên là nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi (Theo chương trình sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục vị thành niên – thanh niên của khối Liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), chủ yếu dựa trên cơ sở phân biệt các đặc điểm về tâm sinh lý và hoàn cảnh xã hội so với các nhóm lứa tuổi khác. Nhưng trong công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em lại xác định trẻ em đến dưới tuổi 18 tuổi. Ở Việt Nam, có một thời gian khá dài, tuổi thanh niên được hiểu gần như đồng nhất với tuổi đoàn viên (từ 15 – 28 tuổi). Ngày nay do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phát triển, thời gian học tập, đào tạo cơ bản của tuổi trẻ dài thêm, cùng với nhiều đặc điểm khác, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật thanh niên, trong đó Bộ luật đã khẳng địng “Thanh niên là công dân Việt Nam đủ từ 16 đến 30 tuổi” [20,tr.6]. Tóm lại, hiện nay thanh niên Việt Nam là những người đủ từ 16 tuổi đến 30 tuổi, vì đây là giai đoạn thanh niên hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, đạo đức, và cũng trong giai đoạn này thanh niên đã đủ chín chắn để gánh vác việc nước và việc nhà, là công dân có trách nhiệm đối với những hành động của chính mình. Thanh niên được xem là lực lượng xung kích trong tất cả mặt trận bảo vệ và phát triển đất nước vì tính năng nổ của lứa tuổi này. Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. • Đặc điểm của thanh niên
  • 16. 8 Trân trọng và phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, yêu nước, quan tâm đến tình hình đất nước, thực tế, thiết thực trong suy nghĩ, hoạt động và ứng xử hàng ngày, năng động, sáng tạo, luôn hướng tới cái mới, cái khác biệt, tích cực hội nhập quốc tế, tiếp thu thành tựu văn minh và tinh hoa văn hóa từ bên ngoài, có khát vọng, lạc quan, có tính tích cực chính trị - xã hội cao và có bản lĩnh chính trị khá vững vàng 1.1.2. Dân tộc thiểu số và đặc điểm của dân tộc thiểu số • Dân tộc thiểu số: Là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam hiện có 54 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 81,8%, 53 dân tộc còn lại thuộc nhóm các dân tộc thiểu số và dân tộc thiểu số ít người. • Đặc điểm dân tộc thiểu số Về đặc điểm dân cư, Việt Nam là một quốc gia đa thành phần dân tộc, trong 54 dân tộc, có tới 53 DTTS. Các thành phần DTTS có số dân gần 11 triệu người, chiếm hơn 13% dân số cả nước. Các dân tộc sống đoàn kết, thân ái, tương trợ với nhau, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết và bản sắc đa dạng và phong phú về văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các DTTS Việt Nam có tỷ lệ số dân không đồng đều: 05 dân tộc có số dân trên 1 triệu người (Mường, Nùng, Tày, Thái, H’ Mông, Khơ me); 12 dân tộc có số dân từ 10 vạn người trở lên, 20 dân tộc có số dân từ 1 vạn đến dưới 10 vạn người; 11 dân tộc có số dân từ 1.000 người đến dưới 10.000 người; 05 dân tộc có số dân dưới 1.000 người (Cống, Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơ Đu). Về đặc điểm lãnh thổ địa lý, các thành phần DTTS cư trú phân tán, ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong 1 đơn vị hành chính, có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống. Địa bàn có đông DTTS cư trú là vùng miền núi, biên giới, với diện tích tự nhiên chiếm 2/3 diện tích cả nước; đây là vùng có vị trí địa lý, kinh tế và quốc phòng quan trọng. Vùng Tây Bắc, tỷ lệ DTTS chiếm 79,2% dân số vùng và chiếm 16,8% dân số DTTS của cả nước
  • 17. 9 Vùng Đông Bắc, tỷ lệ DTTS chiếm 41,3% dân số toàn vùng và 34,6% dân số DTTS của cả nước. Vùng Bắc Trung bộ, tỷ lệ dân số DTTS chiếm 10,6% dân số vùng và 10% dân số DTTS của cả nước. Vùng Tây Nguyên, tỷ lệ dân số DTTS chiếm trên 33% dân số của vùng và khoảng 13% dân số DTTS của cả nước. Nhiều DTTS chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông. • Đặc điểm kinh tế xã hội, các DTTS có trình độ dân trí, trình độ phát triển KT - XH không đều nhau. Các DTTS ở vùng đồng bằng Nam Bộ với địa hình đất đai khá màu mỡ, khí hậu, thời tiết ổn định, canh tác thuận lợi, đời sống kinh tế xã hội phát triển, ổn định hơn các vùng khác. Vùng Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung, với địa hình chia cắt, phức tạp, đất đai khô cằn, nhiều đồi dốc, núi đá, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai, canh tác rất khó khăn, đời sống các dân tộc thiểu số khó khăn hơn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn, kinh tế chậm phát triển hơn. Các DTTS có những sinh hoạt, di sản văn hoá đa dạng, bản sắc riêng, trong đó có những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể rất độc đáo, mang tầm quốc gia, quốc tế. Tuy vậy, trong sinh hoạt, vẫn còn những ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu. 1.1.3. Thanh niên dân tộc thiểu số và đặc điểm của thanh niên dân tộc thiểu số • Khái niệm thanh niên dân tộc thiểu số Như trên đã định nghĩa về thanh niên nói chung: Thanh niên là một nhóm xã hội nhân khẩu đặc thù bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội; có mối quan hệ gắn bó mật thiết với tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; là lực lượng xã hội to lớn đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển trong tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Từ đó, chúng ta có thể hiểu: Thanh niên DTTS là một nhóm người có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của cộng đồng các DTTS,
  • 18. 10 lao động hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương cùng với sự phát triển của đất nước. • Đặc điểm thanh niên dân tộc thiểu số Ngoài nững đặc điểm chung của thanh niên Việt Nam, thanh niên DTTS có những đặc điểm riêng bắt nguồn từ phong tục, tập quán, môi trường sống. Đó là khỏe mạnh, trung thực, thẳng thắn, tính cộng đồng rất cao nhưng họ lại có tư tưởng dòng họ lớn nhỏ, không muốn làm việc xa gia đình “ly nông chứ không ly hương”, chịu nhiều ảnh hưởng bởi luật tục, tập quán, nhất là ảnh hưởng bởi chế độ mẫu hệ, tục nối dây. Cồng, chiêng và rượu cần là một nét văn hóa đặc trưng của họ, có tính trung thực, thẳng thắn nhưng có tính tự ái cao. Họ có trí nhớ hình ảnh và thao tác tốt, thích làm việc thực tế, có kết quả ngay, sống hết mình với Tổ quốc nhưng cũng rất nhạy cảm với tình hình chính trị trong và ngoài nước.Thích tự do, không muốn gò bó trong khuôn khổ kỷ luật, chưa phù hợp với tác phong công nghiệp, ham thích cái mới nhưng ít kiên trì và cẩn thận. Thích mua sắm phương tiện nhưng ít chú ý đến chất lượng và hiệu quả. Khả năng giao tiếp kinh doanh, cạnh tranh và tổ chức sản xuất còn yếu.Tính cục bộ địa phương sản sinh từ quan hệ cộng đồng buôn làng cũ vẫn còn in đậm trong nhiều người. Khả năng ngôn ngữ và tư duy có hạn nên họ rất quý mến những người hiểu và biết tiếng họ. 1.1.4. Đào tạo nghề • Khái niệm nghề ở một số nước trên thế giới và Việt Nam Để hiểu được bản chất của đào tạo nghề, trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là nghề. Khái niệm này ở một số nước khác nhau có nhiều các định nghĩa khác nhau: Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa, là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn. Khái niệm nghề ở Pháp, là một loại lao động có thói quen về kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống. Khái niệm nghề ở Anh được định nghĩa, là công việc chuyên môn đòi hỏi một sự đào tạo trong khoa học học nghệ thuật.
  • 19. 11 Khái niệm nghề ở Đức được định nghĩa, là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó. Như vậy nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn chặt với sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học kỹ thuật, và văn minh nhân loại. Bởi vậy được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau • Khái niệm Nghề ở Việt Nam Theo “Sổ tay Tư vấn Hướng Nghiệp và chọn nghề”: Nghề là tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau [16,tr.11]. Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người. Nghề có một số nét đặc trưng nhất định sau: Đó là hoạt động, là công việc về lao động của con người được lặp đi lặp lại; là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội; là phương tiện để sinh sống; là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định. Hiện nay xu thế phát triển của nghề chịu tác động mạnh mẽ của tác động của khoa học kỹ thuật (KHKT) và văn minh nhân loại nói chung và về chiến lược phát triển KT- XH của mỗi quốc gia nói riêng. Bởi vậy phạm trù "Nghề" biến đổi mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triển KT-XH của đất nước. Như vậy, có thể khái quát: Nghề là một công việc nào đó mà nhờ đó người ta có thu nhập để duy trì, phát triển cuộc sống của bản thân và gia đình. Nó tạo cho con người khả năng sử dụng lao động của bản thân mình để lấy các điều kiện cần thiết khác đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi người. • Đào tạo Đào tạo là quá trình truyền đạt, lĩnh hội các tri thức và các kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc nào đó trong tương lai, quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được công việc nhất định.
  • 20. 12 Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm các nội dung sau: Giáo dục kiến thức phổ thông: Tiểu học (cấp I); Trung học cơ sở (cấp II); Trung học phổ thông (cấp III). Giáo dục kiến thức chuyên nghiệp: Bao gồm đào tạo đại học; cao đẳng; trung học chuyên nghiệp; đào tạo nghề. • Đào tạo nghề Theo Các Mác công tác dạy nghề phải bao gồm các thành phần sau: Một là, giáo dục trí tuệ Hai là, giáo dục thể lực như trong các trường Thể dục Thể thao hoặc bằng cách huấn luyện quân sự Ba là, dạy kỹ thuật nhằm giúp học sinh nắm được vững những nguyên lí cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất, đồng thời biết sử dụng các công cụ sản xuất đơn giản nhất (C.Mác Ph.ăng nghen. Tuyển tập xuất bản lần 2, tập 16 trang 198) Ở Việt Nam có tồn tại các khái niệm sau: Đào tạo NNL là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khoá học, thực hành được một nghề trong xã hội. Khái niệm này đã không chỉ dừng lại ở trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà còn đề cập đến thái độ lao động cơ bản. Điều này thể hiện tính nhân văn, tinh thần xã hội chủ nghĩa, đề cao người lao động ngay trong quan niệm về lao động chứ không chỉ coi lao động là một nguồn “Vốn nhân lực”, coi công nhân như cái máy sản xuất. Nó cũng thể hiện sự đầy đủ hơn về vấn đề tinh thần và kỷ luật lao động - một yêu cầu vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hiện nay. Như vậy, đào tạo nghề khác với đào tạo lý thuyết học thuật mặc dù ranh giới không dễ phân định. Đào tạo nghề cũng có những nhân tố sư phạm như các thiết chế giáo dục khác nhưng nhấn mạnh nhiều hơn vào khía cạnh kỹ thuật và công
  • 21. 13 nghệ. So với những thiết chế giáo dục khác, đào tạo nghề thể hiện rõ hơn sự cần thiết của việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành cũng như thể hiện rõ sự liên quan mật thiết giữa nội dung, phương pháp đào tạo với những thay đổi diễn ra trong thế giới lao động 1.1.5. Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số • Khái niệm đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số Đào tạo nghề cho thanh niên DTTS là dạy nghề cho những người có khả năng lao động chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Đào tạo nghề cho đối tượng thanh niên DTTS vừa có ý nghĩa kinh tế tạo thu nhập cho người lao động, vừa có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội. Do đặc điểm của lao động là thanh niên DTTS, nên việc đào tạo nghề cần phải có những cách thức tổ chức phù hợp với từng nhóm đối tượng. • Đặc điểm đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số Đào tạo nghề cho thanh niên DTTS chủ yếu dưới hai hình thức: Đối với thanh niên DTTS không có khả năng học các trường phổ thông hoặc cao đẳng, đại học thì có trình độ học vấn thấp nên đào tạo nghề cho đối tượng này chủ yếu dưới hình thức tập trung tại các cơ sở đào tạo nghề, vừa học lý thuyết kết hợp với thực hành tại xưởng, chủ yếu là hình thức đào tạo dài hạn. Đối với thanh niên DTTS không thể học tập trung tại các cơ sở đào tạo nghề (CSĐTN) trong tỉnh thì phải bố trí đào tạo,lưu động đến tận thôn (buôn) để thanh niên DTTS có thể học, chủ yếu là hình thức đào tạo ngắn hạn. 1.1.6. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số • Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý là một hoạt động xuất hiện từ rất lâu. Ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng được hình thành như một tất yếu khách quan. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, đều phải thừa nhận và chịu sự quản lý
  • 22. 14 nào đó. Một cách chung nhất, quản lý có thể được hiểu là: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật [13,tr.26]. Quản lý vừa là một môn khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn khác nhau như: toán học, thống kê, kinh tế, tâm lý học, xã hội học vừa là một “nghệ thuật". Do vậy các nhà quản lý trong quá trình quản lý phải luôn chủ động, khéo léo, linh hoạt tổ chức, điều khiển, hướng dẫn mọi thành viên trong tổ chức của mình cùng hướng tới mục tiêu xác định, tránh được tình trạng rối ren và bất ổn định của tổ chức, đồng thời có thể kích thích và phát huy được năng lực của mọi thành viên trong tổ chức. Có nhiều dạng quản lý của nhiều chủ thể quản lý khác nhau trong sự vận động và phát triển của xã hội. Trong đó, quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, do nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định [13, tr.27]. Quản lý nhà nước là sự quản lý xã hội bằng quyền lực nhà nước, ý chí nhà nước, thông qua bộ máy nhà nước làm thành hệ thống điều khiển quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt được mục tiêu KT - XH nhất định, theo những thời gian nhất định với hiệu quả cao. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề là một dạng quản lý do cơ quan trong bộ máy nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối mọi hoạt động liên quan đến đào tạo nghề như: chiến lược, quy hoạch, chính sách, tổ chức hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương trong hoạt động đào tạo nghề, thực hiện được mục tiêu đào tạo NNL trực tiếp đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập của khu vực và quốc tế; đảm bảo tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động đào tạo nghề. Từ khái niệm QLNN về đào tạo nghề có thể hiểu QLNN về đào tạo nghề cho thanh niên DTTS là một dạng quản lý do các cơ quan trong bộ máy nhà nước làm
  • 23. 15 chủ thể, định hướng điều hành, chi phối mọi hoạt động liên quan đến đào tạo nghề cho thanh niên DTTS như: chiến lược, quy hoạch, chính sách, tổ chức hoạt động của các CSĐTN, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương trong hoạt động dạy nghề cho thanh niên DTTS, thực hiện được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập của khu vực và quốc tế; đảm bảo tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động đào tạo nghề. • Chủ thể quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số Chủ thể quản lý nhà nước về đào tạo nghề, là các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ trung ương cho tới địa phương theo quy định của pháp luật. Tại Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên phạm vi cả nước, Bộ LĐTB & XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ LĐTB & XH thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề theo phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đầu tư phát triển đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương. Tại địa phương, giao cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về đào tạo nghề. [9,tr.1] • Đối tượng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số Là mọi hoạt động đào tạo nghề, bao gồm các hoạt động chủ yếu như: tổ chức và hoạt động các cơ sở đào tạo nghề; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên; xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị cho các cơ sở đào tạo nghề, thi, kiểm tra, cấp văn bằng chứng chỉ theo quy định của pháp luật, thành lập, sát nhập, chia tách giải thể cơ sở đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề. 1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số 1.2.1. Định hướng đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
  • 24. 16 Để thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cho kinh tế xã hội vùng DTTS và miền núi. Các Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình giảm nghèo theo Quyết định 20/2007/QĐ-TTg, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, Nghị quyết trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29-7-1998, được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 100/2007/QĐ-TTg là những chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, nhận được sự quan tâm và đồng thuận cao của cả xã hội, nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cho những vùng khó khăn nhất của đất nước. Kết quả thực hiện các chương trình, dự án, chính sách của Đảng và Nhà nước đã làm cho diện mạo của khu vực DTTS và miền núi có những thay đổi đáng kể, góp phần giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT - XH, ổn định cuộc sống; tình hình an ninh chính trị theo đó cũng ngày càng ổn định. Để tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chính phủ đã chỉ rõ: “ Công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc, huy động cao nhất mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững và ổn định, nâng cao mức sống của đồng bào vùng dân tộc và miền núi thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập” (Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ) [6,tr.1]. Để phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số Chính phủ đã ban hành chính sách “Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị đại học; nghiên cứu hình thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các DTTS để đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế (Nghị Định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc) [7,tr.5].
  • 25. 17 Để đẩy mạnh phát triển NNL tại vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 Chính phủ đã đưa ra mục tiêu “Nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu hợp lý, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số có nguồn nhân lực còn hạn chế để từng bước thu hẹp khoảng cách với trình độ chung của quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nhu cầu thị trường lao động hiện tại và tương lai; xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người dân tộc thiểu số và lao động trực tiếp có chất lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia và vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ)[9,tr.2]. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 của Đảng đã xác định một trong ba đột phá chiến lược để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại là: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ ”. Đó cũng chính là một trong bảy nhiệm vụ trọng tâm được Đảng ta tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong giai đoạn tới. Sau nhiều thập niên tập trung sức phát triển tổng thể NNL theo diện rộng, đến nay trình độ dân trí của vùng DTTS mà miền núi đã được nâng lên đáng kể. Về cơ bản, chúng ta đã thực hiện thành công sự nghiệp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; quy mô đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề tiếp tục tăng với tốc độ cao; trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật của lao động nước ta cũng được nâng lên; tiềm lực và trình độ khoa học – công nghệ (KH - CN) trong nước đã có những bước phát triển đáng kể. 1.2.2. Điều chỉnh đào tạo nghề cho phù hợp với đối tượng thanh niên dân tộc thiểu số
  • 26. 18 Nước ra đi lên từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển đổi sang cơ chế thị trường với nhiều yếu tố bất ổn từ nhận thức đến thể chế hóa quá trình thực hiện, bên cạnh lực lượng lao động dồi dào vừa là thế mạnh vừa là thách thức, thì giải quyết việc làm đầy đủ, giảm tỉ lệ thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước trong suốt quá trình xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Với thế giới, việc làm cũng là vấn đề chung được chú trọng của các quốc gia. Vì vậy, xác định đúng đắn chủ trương, đường lối với các biện pháp giải quyết việc làm có hiệu quả, góp phần bảo đảm ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam là nỗi trăn trở lớn của Đảng và Nhà nước. Đối với mỗi quốc gia, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt được khi xã hội ổn định, cuộc sống và việc làm của người dân nói chung và người lao động nói riêng ổn định; và việc làm chỉ ổn định khi sản xuất, kinh doanh và thị trường ổn định. Với thực tế của Việt Nam hiện nay, để bảo đảm tính ổn định cao của xã hội và tăng trưởng kinh tế thì định hướng giải quyết việc làm phải có cơ sở vững chắc, khoa học, biện pháp phải cụ thể, thực tế, hiệu quả trên nền tảng các nguyên tắc được Đảng và Nhà nước đề ra. Thực tế cho thấy, tình hình thiếu việc làm cho thanh niên DTTS hiện đang rất gay gắt: Ngoài thời gian nông nhàn chưa được tận dụng, còn nhiều thanh niên DTTS hàng năm đến tuổi lao động không có việc làm; ở những nơi đất đai được chuyển đổi mục đích sử dụng, người lao động được hưởng tiền đền bù, nhiều khi khá lớn, song đất không còn, việc làm cũng không có, sinh ra nhiều tệ nạn xã hội. Tình trạng thanh niên DTTS không có việc làm do thiếu trình độ chuyên môn (chưa được đào tạo nghề) đang gây sức ép lớn cho xã hội. Rõ ràng là rất cần tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên DTTS, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu lao động: giảm lao động sản xuất nông nghiệp, tăng lao động kinh doanh các ngành nghề ngay tại địa phương. Về cách thức thực hiện cũng cần đa dạng và linh hoạt, có thể đưa thanh niên DTTS sang tỉnh có điều kiện phát triển hơn hoặc đưa thanh niên DTTS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, coi đây như là một giải pháp giảm
  • 27. 19 nghèo, nhưng không thể coi là giải pháp cơ bản. Tất cả các biện pháp đó chỉ có thể đạt được khi thanh niên DTTS được đào tạo nghề một cách rộng rãi, có hệ thống, và việc xóa đói giảm nghèo phát triển bền vững phải đi từ gốc rễ của vấn đề. Đào tạo nghề giúp thanh niên DTTS từ không có tay nghề chuyên môn có thể được trang bị kiến thức chuyên môn của các ngành nghề phù hợp, từ đó giải quyết việc làm. Thông qua đào tạo nghề, thanh niên DTTS có thể tự tạo việc làm cho bản thân mình và gia đình thông qua những kiến thức chuyên môn nghề đã được đào tạo, tăng cơ hội cho họ được lựa chọn vào các doanh nghiệp sản xuất đang có nhu cầu tuyển dụng lao động có chuyên môn tay nghề, hoặc cũng có thể giải quyết việc làm tại chỗ như phát triển các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ. Từ đó có thể giải quyết việc làm cho thanh niên DTTS, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần đảm bảo ổn định xã hội. 1.2.3. Hỗ trợ và huy động nguồn lực phục vụ đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số Để phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước, một trong những đòi hỏi cấp thiết là phải có được NNL đủ mạnh về cả lượng và chất. Do vậy, chính sách đào tạo NNL nói chung và chính sách tài chính phục vụ cho đào tạo nguồn nhân lực cần được quan tâm hàng đầu. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lực lượng lao động dồi dào và đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng của lực lượng lao động hiện tại với yêu cầu CNH HĐH nói chung còn nhiều khía cạnh hạn chế. Trong đó, đặc biệt là sự thiếu hụt số lượng công nhân lành nghề và cơ cấu lao động được đào tạo không thật sự phù hợp với nhu cầu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này gắn liền với những hạn chế trong công tác đào tạo nghề ở nước ta trong thời gian qua. Cùng với quá trình đó, việc huy động nguồn lực đầu tư phục vụ cho đào tạo nghề ở nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của các CSĐTN và thực tiễn của xã hội. Khi nguồn lực phục vụ cho đào tạo nghề được đảm bảo thì cơ sở vật chất của CSĐTN được đầu tư khang trang đáp ứng được nhu cầu dạy và học, đội ngũ giáo
  • 28. 20 viên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Ngược lại, nguồn lực phục vụ đào tạo nghề yếu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề. Việc huy động nguồn lực phục vụ cho đào tạo nghề có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp. Để tập trung các nguồn lực tài chính đủ mạnh tạo bước đột phá đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển cần có các chính sách tài chính đặc thù. Trong huy động nguồn lực phục vụ đào tạo nghề thì nguồn NSNN vẫn đóng vai trò chủ đạo. Chi cho hoạt động đào tạo NNL về bản chất là chi đầu tư phát triển. Cơ chế quản lý nguồn NSNN cho công tác đào tạo nghề nói chung cần được đổi mới theo hướng quản lý NSNN theo đầu ra, tăng cường cơ chế Nhà nước đặt hàng các cơ sở đào tạo, nhằm nâng cao hiệu quả nguồn ngân sách vốn còn rất eo hẹp hiện nay. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần một hệ thống các giải pháp đồng bộ. Trong đó, các giải pháp về nguồn lực mang tính xuyên suốt và là các giải pháp tổng thể. Tuy nhiên, các giải pháp huy động nguồn lực chỉ có thể phát huy hiệu quả khi được gắn một cách đồng bộ với các chính sách về chính sách đào tạo nghề, phát triển con người, công tác tuyên truyền giáo dục nhằm thay đổi nhận thức về đào tạo nghề và đầu tư cho đào tạo nghề trong xã hội. 1.2.4. Phát huy vai trò của đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người được đào tạo, đặc biệt là NNL có kỹ năng nghề cao. Trong bối cảnh các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực khác là hữu hạn và ngày càng có nguy cơ cạn kiệt, thì NNL có chất lượng chính là vũ khí mạnh mẽ nhất để giành thắng lợi trong
  • 29. 21 cạnh tranh giữa các nền kinh tế. NNL chất lượng cao, là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo (nói cách khác, đó chính là năng lực thực hiện của NNL). Năng lực thực hiện này chỉ có thể có được thông qua giáo dục - đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, ngay cả việc tích lũy kinh nghiệm này cũng phải dựa trên một nền tảng là giáo dục - đào tạo nghề nghiệp cơ bản. Như vậy, có thể thấy, vai trò quyết định của giáo dục - đào tạo nghề nghiệp đối với việc hình thành và phát triển năng lực thực hiện của con người. Ngoài ra, vai trò của đào tạo nghề đối với nâng cao chất lượng NNL được thể hiện thông qua chính nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nhu cầu của nền kinh tế công nghiệp đòi hỏi phải phát triển đội ngũ lao động có kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng làm chủ được các phương tiện, máy móc, làm chủ được công nghệ. Quá trình công nghiệp hóa dài hay ngắn, ngoài các yếu tố về cơ chế, chính sách và thể chế còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ lao động kỹ thuật này. Đây có thể nói là nhu cầu khách quan của nền kinh tế, đòi hỏi Chính phủ các nước phải đầu tư cho đào tạo nghề. Ngày nay, sự ứng dụng ngày càng rộng rãi những thành tựu của KH - CN hiện đại vào quá trình sản xuất đã làm năng suất lao động tăng nhanh. Tuy nhiên, KH - CN dù có sức mạnh thế nào cũng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người. NNL vẫn đóng một vai trò quan trọng, quyết định quá trình sản xuất, tăng trưởng và phát triển KT - XH. Thế giới đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế dựa vào sự giàu có của các nguồn tài nguyên sang kinh tế tri thức. Trong bối cảnh như vậy, nguồn lực con người càng trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển nhanh và bền vững. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề giúp trang bị các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp cho thanh niên DTTS để họ có thể nắm bắt những tiến bộ KH - CN, góp phần nâng cao chất lượng NNL phục vụ sự nghiệp CNH HĐH đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập.
  • 30. 22 1.2.5. Góp phần thúc đẩy sự phát triển KT – XH và giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến thanh niên dân tộc thiểu số Nhà kinh tế học Becker đã đưa ra bằng chứng về mối tương quan giữa trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp và thu nhập: học vấn và kỹ năng nghề càng cao, thu nhập càng tăng và ngược lại. Có thể thấy, đào tạo nghề thực chất là trang bị cho mỗi cá nhân một trình độ và kỹ năng nhất định, qua đó mang lại cho họ việc làm và thu nhập. Người có chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng nghề tốt, cơ hội tìm được việc làm tốt hơn và ít có nguy cơ thất nghiệp; tỷ lệ thất nghiệp của những người qua đào tạo nghề thấp hơn nhiều so với lao động phổ thông, thậm chí còn thấp hơn cả tỷ lệ thất nghiệp của những người tốt nghiệp đại học. Đây chính là động lực để người lao động đầu tư vào đào tạo nghề. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động, những người học vấn thấp, những người kỹ năng, tay nghề thấp hoặc không có nghề khó có thể cạnh tranh được so với những người có trình độ, có kỹ năng nghề cao. Khi đó, họ sẽ trở thành nhóm người “yếu thế” trong thị trường lao động. Họ phải làm những việc thu nhập thấp, thậm chí không kiếm được việc làm, trở thành người thất nghiệp dài hạn. Những trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp hoặc các loại trợ cấp xã hội để hỗ trợ cho nhóm người này chỉ mang tính tức thời, giúp họ “cầm cự” được trong cuộc sống thường nhật. Nếu những người này không tự tạo cho mình năng lực, nâng cao “vốn nhân lực” thì sớm hay muộn, họ cũng lại bị “bật” ra khỏi thị trường lao động. Đào tạo nghề trở thành một nhân tố hết sức quan trọng làm giảm số lượng những người “yếu thế” trên thị trường lao động và như vậy, xét ở khía cạnh quốc gia, an sinh xã hội được đảm bảo hơn, nhà nước đỡ phải chi phí nhiều hơn cho các loại trợ cấp xã hội, do nghèo đói, do không có việc làm. Vai trò của đào tạo nghề tác động trực tiếp tới đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với nhóm lao động nông thôn, lao động là thanh niên DTTS. Qua gần 10 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Chính phủ (đề án 1956), sau khi người nông dân trong đó có thanh niên DTTS được học nghề, năng suất vật nuôi, cây trồng được nâng lên; chất lượng và phẩm cấp sản phẩm hàng hoá cũng được nâng lên. Thông qua các khoá đào tạo, thanh niên DTTS, nhất là những chủ
  • 31. 23 trang trại, chủ hộ, được trang bị những kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, nên sau khi khoá học đã mạnh dạn tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, thu hút thêm lao động là thanh niên DTTS tại địa phương vào làm việc. Đây chính là sự tác động rõ nhất, trực tiếp nhất của đào tạo nghề đối với an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS ở nước ta. Khi người thanh niên DTTS có kỹ năng nghề thì họ có cơ hội tốt hơn tham gia vào thị trường lao động và như vậy, làm tăng tỷ lệ người thanh niên DTTS có việc làm; điều này đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo của lực lượng thanh niên DTTS giảm xuống. Đào tạo nghề giúp cho những đối tượng yếu thế trong xã hội, nhất là những người nghèo, thanh niên DTTS có được kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, từ đó vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo một cách bền vững. 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số 1.3.1. Điều tra khảo sát nhu cầu đào tạo và quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, CNH HĐH đất nước chúng ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong phát triển KT - XH. Đóng góp vào những thành công đó có vai trò to lớn của các doanh nghiệp. Với xu thế mở cửa, hội nhập hiện nay để tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường thì một yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp là phải đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại và điều đặc biệt quan trọng là phải nâng cao chất lượng của lực lượng lao động, phải có đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Xuất phát từ những yêu cầu đó, công tác đào tạo nghề giữ vị trí quyết định nhất, không chỉ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp mà còn phục vụ việc xuất khẩu lao động, nâng cao hiệu quả của công tác xuất khẩu lao động ở nước ta. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH HĐH, cần phải phát triển một hệ thống đào tạo nghề có khả năng cung cấp cho xã hội một đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ cần thiết theo một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng nhanh với mọi biến đổi của môi trường có trình độ
  • 32. 24 toàn cầu hóa ngày càng cao. Đồng thời có khả năng thường xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ lao động của đất nước. Đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong những năm qua, do sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và sự cố gắng của các cấp, các ngành hoạt động đào tạo đã từng bước được đổi mới và phát triển đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triển KT – XH. Hệ thống và mạng lưới đào tạo nghề đã bắt đầu được đổi mới và phát triển, chuyển từ hệ thống đào tạo nghề trình độ thấp với hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống đào tạo nghề với ba cấp trình độ đào tạo: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Các cơ sở đào tạo nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo Xây dựng và tổ thức thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đào tạo nghề được coi là nhiệm vụ mang tính chất vĩ mô, xuyên suốt quá trình phát triển đất nước. Bởi lẽ, sự nghiệp đào tạo nghề, nâng cao chất lượng NNL không phải chỉ thực hiện trong một thời kỳ phát triển nào mà nó phải đồng hành cùng sự phát triển chung của đất nước, thực hiện theo chiến lược phát triển đất nước qua từng thời kỳ nhất định. Do đó, cần phải có một chiến lược, kế hoạch lâu dài trong đào tạo nghề và tổ chức thực hiện nó một cách khoa học, kịp thời đưa các chủ trương, chính sách của Đảng vào thực tiễn đời sống xã hội. 1.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện thể chế và chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số Trong mỗi giai đoạn, những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đúng và phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy công tác đào tạo nghề phát triển, góp phần phát triển NNL chất lượng cao, phát triển kinh tế - xã hội. Trong mấy năm vừa qua do đổi mới cơ chế quản lý, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và nhân tố mới đa dạng để các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở, các tổ chức xã hội và toàn dân chủ động tạo chỗ làm việc mới, đã giải
  • 33. 25 quyết được một bước yêu cầu về việc làm và đời sống của người lao động, góp phần ổn định tình hình KT - XH. Kết quả đạt được trong tất cả lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội kể từ sau khi đổi mới, trước tiên phải nói đến tính đúng đắn trong việc đề ra những chính sách liên quan đến đào tạo nghề cho người lao động của Đảng và Nhà nước. Hoạt động đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng NNL. Tuy nhiên, một thời gian dài hoạt động này gần như chỉ phát triển tự phát, cục bộ trong từng địa phương nhỏ lẻ. Các địa phương tự tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc theo phong trào, chính vì vậy hiệu quả mang lại không cao. Do đó, nhiệm vụ xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong công tác QLNN về đào tạo nghề. Nhận thực được hạn chế đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về đào tạo nghề như Luật Dạy nghề được Quốc hội nước ta thông qua năm 2006 và gần đây là Luật Giáo dục nghề nghiệp được Quốc hội thông qua năm 2014 là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng, làm cho hoạt động đào tạo nghề ở nước ta có những chuyển biến và thay đổi rõ nét. Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực đầu tư cho hoạt động đào tạo nghề. Ở nước ta, ngay từ Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “ Phát triển giáo dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Phát triển giáo dục- đại học gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội; xây dựng nền giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”; thực hiện công bằng trong giáo dục. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã đề ra chủ trương phát triển giáo dục, đào tạo và đào tạo nghề giai đoạn 2006 - 2010 là: “Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao
  • 34. 26 động” và “Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề”. Đặc biệt Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 đã nêu rõ: "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Đẩy mạnh đào tạo nghề và tạo việc làm, nhất là ở nông thôn và vùng đô thị hoá; hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo học nghề". Đây là những định hướng rất cơ bản, là căn cứ để phát triển đào tạo nghề, nhằm góp phần nâng cao chất lượng NNL nước ta trong giai đoạn tới. Có thể nói rằng Luật Dạy nghề được ban hành năm 2006 và Luật Giáo dục nghề nghiệp ra đời năm 2014 đã bước đầu đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này được thực hiện theo đúng mục tiêu, đúng định hướng, thể chế hóa các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng. 1.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã phân tích thực trạng yếu kém của giáo dục đào tạo thời gian qua: “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Đồng thời phân tích nguyên nhân sâu những nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là do: “ Việc phân định giữa QLNNvới hoạt động quản trị trong các cơ sở giáo dục, đào tạo chưa rõ. Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức”. Nghị quyết đã định hướng đổi mới công tác quản lý giáo dục trong thời gian tới: “Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan QLNN về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương. Phân định công
  • 35. 27 tác QLNN với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo”. Để hoạt động đào tạo nghề có hiệu quả cần thiết phải tổ chức bộ máy quản lý đào tạo nghề. Bộ máy quản lý đào tạo nghề thực hiện nhiệm vụ được nhà nước giao, được tổ chức thống nhất từ Trung ương xuống địa phương, đảm bảo phối hợp hoạt động nhịp nhàng, thông suốt trong quá trình quản lý nhà nước về đào tạo nghề của các cơ quan quản lý nhà nước. Tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp để làm cơ sở cho việc sắp xếp, bố trí lại đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chuẩn về trình độ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, đảm bảo mở rộng nguồn giới thiệu và luôn đảm bảo những cán bộ được đưa vào quy hoạch đều được trải qua quá trình tập sự, được đào tạo, bồi dưỡng; tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho lực lượng kế cận trước khi bổ nhiệm. Xây dựng tiêu chuẩn quy hoạch và tiêu chuẩn bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch. Trong đó có các tiêu chí về tầm nhìn, tư duy và kỹ năng lãnh đạo. Các tiêu chuẩn này cần được xây dựng khoa học, linh hoạt, cụ thể và phù hợp với thực tiễn. Hạn chế tối đa các tiêu chuẩn cảm tính. Đồng thời tránh máy móc trong lựa chọn giới thiệu cán bộ quy hoạch. Có cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng NNL trẻ, được đào tạo cơ bản; tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ được thăng tiến, đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện bổ nhiệm cán bộ thông qua cơ chế thi tuyển công khai, áp dụng đối với các chức danh lãnh đạo quản lý ngành giáo dục đào tạo. Thực hiện gắn việc xếp loại, đánh giá với điều động, luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên. Tiếp tục củng cố và tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên hằng năm. Cho thôi giữ chức hoặc điều động, phân công ở vị trí thấp hơn đối với các cán bộ quản lý không hoàn thành nhiệm vụ liên tục trong 2 năm. Gắn công tác quy hoạch với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
  • 36. 28 1.3.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số Trong công tác đào tạo nghề thì đội ngũ giáo viên đào tạo nghề đóng vai trò rất quan trọng, là người trực tiếp truyền đạt các kiến thức chuyên môn nghề nghiệp cho người học. Chính vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề, đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nghề vững mạnh là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Trong chiến lược Phát triển dạy nghề giai đoạn 2011- 2020 đã xác định giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề là một trong hai giải pháp đột phá để đổi mới và phát triển đào tạo nghề. Trong xu thế hội nhập, việc mở cửa thị trường tạo ra sự chuyển dịch lao động giữa các nước, đòi hỏi mỗi quốc gia càng phải chú ý đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới xuất khẩu lao động qua đào tạo ở những lĩnh vực cao, đặc biệt là trao đổi giữa các chuyên gia, giáo viên đào tạo nghề. Phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu đó là một đòi hỏi mang tính tất yếu. Câu hỏi đặt ra là giải pháp nào để phát triển và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên đào tạo nghề bảo đảm về số lượng và chất lượng? Vấn đề đặt ra, việc đào tạo nghề tại các CSĐTN hiện nay, không chỉ là dạy nghề đơn thuần để giúp họ có nghề mưu sinh, mà phải hướng đến một yêu cầu cao hơn cho sự nghiệp CNH HĐH đất nước. Phải đặt trọng tâm của công tác đào tạo nghề là tạo ra NNL chất lượng cao cho các ngành kỹ thuật, kinh tế đang có nhu cầu phát triển. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên là nhân tố nòng cốt, trực tiếp quyết định đến chất lượng giáo dục -đào tạo của các CSĐTN. Đồng thời, đây còn là lực lượng quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy. Vì vậy, đòi hỏi cao nhất về đội ngũ giáo viên của các CSĐTN hiện nay là phải có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực sư phạm và phải biết nghiên cứu khoa học. Đối tượng đào tạo trong hệ thống các CSĐTN là rất đa dạng và phong phú. Vì vậy đòi hỏi đội ngũ nhà giáo phải thực sự có phẩm chất chính trị, am hiểu xã hội một cách toàn diện và sâu sắc; có năng lực sư phạm, có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, năng lực chuyên môn cao. Xuất
  • 37. 29 phát từ yêu cầu xây dựng và phát triển đào tạo nghề, việc nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ GVDN trở thành vấn đề cấp thiết cần thực hiện ngay đối với hệ thống các CSĐTN trên toàn quốc. 1.3.5. Hỗ trợ về tài chính, trang thiết bị cho cơ sở đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số Nguồn lực huy động vào phát triển đào tạo nghề bao gồm các nguồn lực của nhà nước, sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong xã hội và sự tham gia hợp tác của các tổ chức quốc tế vào hoạt động đào tạo nghề. Tuy nhiên, để có thể huy động các nguồn lực này một cách có hiệu quả thì nhà nước với vai trò là chủ thể quản lý, bằng các cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề, thực hiện huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển dạy nghề một cách có hiệu quả. Trong điều kiện quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường, đào tạo nghề không chỉ còn là hoạt động mang tính xã hội thuần túy mà nó đã trở thành một loại hàng hóa công cộng đặc biệt. Vì vậy, muốn đảm bảo thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng hàng hóa công cộng thì nhất thiết phải có nguồn lực tài chính để “sản xuất và cung ứng” ra nó. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, đào tạo nghề đã được phục hồi, từng bước được đổi mới và phát triển, quy mô đào tạo nghề theo đó được mở rộng, chất lượng đào tạo nghề từng bước được nâng cao, đa dạng hóa các loại hình, hình thức đào tạo. Cụ thể, cơ chế quản lý đào tạo nghề bước đầu điều chỉnh cơ cấu trình độ đào tạo, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất; chất lượng đào tạo nghề cũng đã chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng được yêu cầu đội ngũ lao động qua đào tạo nghề phục vụ cho phát triển KT - XH và xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, đào tạo nghề vẫn còn có những yếu kém nội tại, đơn cử như quy mô đào tạo nghề còn nhỏ, nhất là đào tạo nghề trình độ cao; đào tạo nghề chủ yếu vẫn theo hướng cung, chất lượng đào tạo nghề còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động; cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa phù hợp với cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động, chưa đáp ứng được nhu cầu lao động qua đào tạo nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm.
  • 38. 30 Một trong những nguyên nhân dẫn tới những yếu kém trên, đó là do huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu cả về quy mô đầu tư lẫn công tác quản lý, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo nghề. Vì vậy, trong thời gian tới cần huy động nhiều hơn nữa nguồn lự tài chính, cơ sở vật chất cho đào tạo nghề. Đối với nguồn lực tài chính từ NSNN, đào tạo nghề với đặc thù là đầu tư lớn về cơ sở vật chất thiết bị, chi phí tốn kém, hơn nữa NSNN vẫn phải đóng vai trò chủ đạo trong các nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề để thực hiện được mục tiêu đổi mới và phát triển đào tạo nghề. Về nguồn đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nhà nước có chính sách khuyến khích, để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, làng nghề trong việc phát triển đào tạo nghề dưới các hình thức như tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp, đầu tư CSĐTN; liên kết với các CSĐTN để học sinh được thực tập nghề trong thực tiễn sản xuất; doanh nghiệp đóng góp kinh phí vào Quỹ hỗ trợ đào tạo nghề khi tiếp nhận lao động qua đào tạo nghề vào làm việc trong doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần có chính sách tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nghề, sớm ban hành thông tư hướng dẫn về tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực đào tạo nghề nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. 1.3.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số Bất cứ trong lĩnh vực nào hoạt động nào thanh tra, kiểm tra có vai trò rất quan trọng, trong đó có hoạt động đào tạo nghề. Mục đích của hoạt động thanh tra, kiểm tra về đào tạo nghề nói riêng và hoạt động thanh tra nói chung nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Chính vì vậy, nếu nhìn vào mục đích này có thể thấy rằng, thanh tra về đào tạo nghề có vai trò rất lớn trong việc giúp hoàn thiện hệ thống quy định của pháp luật nói chung và hệ thống quy định về hoạt động đào tạo nghề nói riêng. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra các quy
  • 39. 31 định của pháp luật khi triển khai trên thực tế phát sinh những bất cập, không mang lại hiệu quả, thậm chí cản trở hoạt động sẽ được cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện, chỉ rõ những điểm cần sửa đổi, bổ sung và phương án sửa đổi, bổ sung thích hợp. Cũng thông qua hoạt động này, những khoảng trống trong quy định của pháp luật về đào tạo nghề có thể được phát hiện, cơ quan thanh tra, kiểm tra có thể kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành bổ sung những cơ chế còn thiếu để tạo ra sự đồng bộ trong hệ thống quy định về hoạt động đào tạo nghề. Hoạt động thanh tra về đào tạo nghề sẽ giúp đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật của các CSĐTN, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm của các CSĐTN, xử lý trách nhiệm của các cá nhân có thẩm quyền, từ đó đảm bảo được hoạt động của các CSĐTN tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, tăng cường trách nhiệm của các cá nhân có thẩm quyền trong quản lý đào tạo nghề. Các hành vi vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời không chỉ giúp chấn chỉnh hoạt động của CSĐTN đó, đảm bảo quyền lợi của người học trong các CSĐTN, đảm bảo lợi ích của nhà nước không bị xâm phạm mà còn giúp tạo ra môi trường lành mạnh, hoạt động của CSĐTN đều tuân thủ pháp luật, qua đó giúp các CSĐTN có môi trường thuận lợi để phát triển. Không chỉ chấn chỉnh các sai phạm, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra về đào tạo nghề những yếu kém trong hoạt động đào tạo nghề của CSĐTN được phát hiện kịp thời, thực trạng hoạt động của CSĐTN được đánh giá và nhìn nhận lại, qua đó CSĐTN kịp thời áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả hoạt động của CSĐTN. Hoạt động thanh tra, kiểm tra góp phần giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về đào tạo nghề, đảm bảo các hoạt động đào tạo nghề được thực hiện đúng các quy định của pháp luật. 1.4. Yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số 1.4.1. Nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của thị trường Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO. Vì vậy đào NNL chất lượng cao đối với Việt Nam chính là chìa khóa để phát triển kinh tế. Đây
  • 40. 32 là một nhiệm vụ rất lớn đặt ra cho ngành giáo dục Việt Nam. Vấn đề NNL chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay đã trở thành yếu tố cơ bản trong việc thực hiện CNH HĐH đất nước. Trong những năm gần đây, thực tế từ nhu cầu của thị trường lao động của một số địa phương cho thấy nhu cầu lao động có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 20% đến 25%; nhu cầu lao động có trình độ trên đại học chỉ chiếm 2% - 5%, nhưng nhu cầu lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề lại cần tới 35% đến 40%. Điều này là một sự chuyển biến về nhu cầu lao động thể hiện sự phát triển hội nhập của đất nước, thời gian tới sẽ còn tiếp tục dịch chuyển mạnh mẽ, mà thấy rõ nhất là nhu cầu lao động kỹ thuật. Bản chất của đào tạo nghề là đáp ứng nhu cầu xã hội, mục tiêu của đào tạo nghề là cung cấp nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Tuy nhiên, từ trước đến nay, về cơ bản, các CSĐTN chủ yếu chỉ đào tạo “cái mình có” theo chương trình mà chưa chú trọng đến nhu cầu từng ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, một trong những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải là thiếu đội ngũ lao động có trình độ, có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Vai trò của các CSĐTN trong việc đào tạo và cung ứng lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp là điều rất cần thiết và cấp bách. Ở Việt Nam, tình trạng “mâu thuẫn” học sinh tốt nghiệp phổ thông đổ xô thi đại học nhưng học đại học ra lại không tìm được việc làm là thực tế không thể phủ nhận. Điều này cho thấy sự tác động lớn từ nhu cầu của thị trường đến đào tạo nghề, đặt ra yêu cầu bắt buộc cần nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Do đó sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là cần thiết bởi vì sự tồn tại và phát triển bền vững đem lại lợi ích chung cho cả hai bên. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, các nhà quản lý, giáo viên và cán bộ doanh nghiệp cho thấy, sự gắn kết giữa doanh nghiệp với CSĐTN vẫn là một trong những hạn chế, bất cập lớn nhất trong công tác đào tạo nghề cần phải được tháo gỡ. Theo Bộ LĐTB & XH, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với hoạt động đào tạo nghề trên thực tế hiện nay rất lỏng lẻo. Nhiều doanh nghiệp thờ ơ với hoạt động đào tạo nghề. Nếu có nhu cầu về lao động, họ chỉ tổ chức ứng tuyển các lao động đạt yêu cầu mà
  • 41. 33 không chịu tổ chức đào tạo hay bỏ chi phí liên kết với CSĐTN để đào tạo nghề cho lao động. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp không chịu tiếp nhận nhà giáo viên, học sinh, sinh viên từ các CSĐTN đến thực hành, thực tập, nâng cao tay nghề, kể cả trong trường hợp đã có sự thỏa thuận trước với các CSĐTN. Việc làm này đã khiến cho người học nghề sau khi tốt nghiệp đã không đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường lao động, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. Hầu hết, các doanh nghiệp trong nước không mặn mà trong hoạt động đào tạo nghề. Đó là một nguy cơ tạo tư duy xấu về bằng cấp trong xã hội, tâm lý thích hưởng thụ mà không thích sản xuất. Theo các nhà quản lý, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Ở các nước phát triển, doanh nghiệp đóng vai trò như là một trong những điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề bên cạnh các điều kiện khác như giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất. Việc đào tạo nghề chính là đào tạo lao động cho doanh nghiệp, doanh nghiệp được thụ hưởng kết quả, sản phẩm của quá trình đào tạo nghề. Do vậy, doanh nghiệp phải tham gia vào đào tạo nghề. Để tạo ra sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề cần xác định rõ cơ chế lợi ích cho doanh nghiệp. Lợi ích sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp chủ động tham gia vào hoạt động đào tạo nghề mà không cần đến chế tài bắt buộc. Có như vậy, công tác đào tạo nghề mới đảm bảo đáp ứng và phù hợp với nhu cầu của thị trường. 1.4.2. Nhận thức của các cấp, các ngành và người lao động Luật Dạy nghề đã được Quốc hội nước nước ta thông qua năm 2006 và Luật Giáo dục nghề nghiệp ra đời năm 2014. Với sự chủ động tích cực của toàn ngành và sự phối hợp tham gia của các Bộ, ngành, địa phương, Luật Dạy nghề và Luật Giáo dục nghề nghiệp đã thực sự đi vào thực tiễn, là cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu nhân lực lao động kỹ thuật trực tiếp cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hiện nay có một thực tế không thể phủ nhận là đa số người dân không muốn học nghề mà chỉ muốn học đại học. Cánh cửa các trường đại học ngày một rộng mở với nhiều hệ đào tạo, nhiều loại hình, tạo cơ hội tốt nhất để mọi người