SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 135
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Hoàng Mẫn
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Hoàng Mẫn
TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Địa lý học (Trừ Địa lý tự nhiên)
Mã số: 60 31 95
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH DUY OÁNH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
LỜI CÁM ƠN
Trong qua trình nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu để viết hoàn thành luận văn,
là sự cố gắn từ bản thân. Ngoài ra, còn được sự giúp đở rất nhiệt tình từ các tập thể
và cá nhân trong và ngoài trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn TS. Trịnh Duy Oánh – Trường Đại
học Sài Gòn đã tận tình hướng dẫn, giúp đở trong suốt quá trình lập đề cương và
viết hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn quý thầy, cô trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh đã tận tình giảng dạy trong suốt khóa học. Đặc biệt là quý thầy, cô trong
Bộ môn Địa lý đã góp ý chỉnh sửa trong qua trình bảo vệ đề cương luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền
Giang, Cục thống kê Tiền Giang tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu các nội dung
và các số liệu có liên quan đến luận văn.
Cuối cùng tôi xin cám ơn các bạn bè là đồng nghiệp, các bạn học viên cao
học Địa lý học K21 đã góp ý, động viên, trao đổi những thông tin bổ ích trong toàn
khóa học.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2012
Nguyễn Hoàng Mẫn
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các biểu đồ, bản đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................2
4. Phạm vi, giới hạn của đề tài....................................................................................2
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài........................................................................................3
6. Quan điểm...............................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH..........................................................8
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH........................................................................8
1.1.1. Khái niệm về du lịch......................................................................................8
1.1.2. Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch............................................................10
1.1.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch ..............................................................................10
1.2. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI........11
1.2.1. Đối với kinh tế .............................................................................................11
1.2.2. Đối với xã hội ..............................................................................................11
1.2.3. Đối với môi trường, sinh thái ......................................................................12
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ....................13
1.3.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch..................................................................13
1.3.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên.........................................................................14
1.3.2.1. Khái niệm ..............................................................................................14
1.3.2.2. Đặc điểm................................................................................................15
1.3.2.3. Phân loại ...............................................................................................15
1.3.3. Tài nguyên du lịch nhân văn........................................................................22
1.3.3.1. Khái niệm ..............................................................................................22
1.3.3.2. Đặc điểm................................................................................................23
1.3.3.3. Phân loại ...............................................................................................24
1.3.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật .....................................................28
1.3.4.1. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................28
1.3.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật..........................................................................29
1.3.5. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị......................................................31
1.3.5.1. Dân cư và lao động ...............................................................................31
1.3.5.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế.................32
1.3.5.3. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế........33
1.3.5.4. Đô thị hóa..............................................................................................33
1.3.5.5. Điều kiện sống.......................................................................................33
1.3.5.6. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch .....................................................................34
1.3.5.7. Đường lối, chính sách ...........................................................................35
1.3.5.8. Thời gian rỗi..........................................................................................36
1.3.5.9. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội.......................................36
Chương 2. TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.................1
TỈNH TIỀN GIANG ...............................................................................................38
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TIỀN GIANG.............................................................38
2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG .........................39
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.........................................................................39
2.2.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................39
2.2.1.2. Địa hình................................................................................................40
2.2.1.3. Khí hậu .................................................................................................41
2.2.1.4. Tài nguyên nước....................................................................................44
2.2.1.5. Sinh vật..................................................................................................47
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.......................................................................51
2.2.2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa..................................................................51
2.2.2.2. Lễ hội.....................................................................................................58
2.2.2.3. Các làng nghề thủ công truyền thống ...................................................59
2.2.2.4. Địa danh du lịch....................................................................................60
2.2.2.5. Ẩm thực..................................................................................................62
2.3. THỰC TRẠNG DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG.........................................64
2.3.1. Khách du lịch...............................................................................................64
2.3.2. Doanh thu từ du lịch ...................................................................................69
2.3.3. Cơ sở hạ tầng vật chất – kỹ thuật................................................................73
2.3.4. Vốn du lịch..................................................................................................75
2.3.5. Các tuyến, điểm du lịch ...............................................................................77
2.3.6. Hoạt động lưu trú.........................................................................................81
2.3.7. Nguồn nhân lực............................................................................................84
2.3.8. Các dịch vụ bổ trợ........................................................................................86
2.3.9. Các yếu tố khác............................................................................................87
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020.......................................................38
3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020..................88
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch ......................................................................88
3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020................................88
3.1.2.1. Mục tiêu tổng thể...................................................................................88
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 ..............................................................89
3.2. Định hướng phát triển du lịch ...........................................................................95
3.2.1. Định hướng chung du lịch của Việt Nam....................................................95
3.2.2. Định hướng du lịch của đồng bằng sông Cửu Long....................................98
3.2.2.1. Thị trường du lịch..................................................................................98
3.2.2.2. Sản phẩm du lịch...................................................................................98
3.2.2.3. Tổ chức không gian du lịch vùng ..........................................................98
3.2.2.4. Các tuyến du lịch vùng..........................................................................99
3.2.2.5. Định hướng đầu tư:...............................................................................99
3.2.3. Định hướng du lịch của tỉnh Tiền Giang...................................................100
3.2.3.1. Định hướng phát triển du lịch theo ngành..........................................100
3.2.3.2. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ.......................................101
3.3. Các giải pháp đề xuất chủ yếu để thực hiện chiến lược phát triển du lịch Tiền
Giang đến năm 2020 ...............................................................................................102
3.3.1. Giải pháp về vốn........................................................................................102
3.3.1.1. Từ nguồn ngân sách tỉnh.....................................................................102
3.3.1.2. Thu hút đầu tư .....................................................................................102
3.3.2. Giải pháp liên doanh, liên kết các công ty du lịch....................................103
3.3.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy tổ chức...............104
3.3.3.1. Đào tạo nguồn nhân lực......................................................................104
3.3.3.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức....................................................................105
3.3.4. Giải pháp phát triển du lịch bền vững....................................................106
3.3.4.1. Nhóm giải pháp về kinh tế...................................................................106
3.3.4.2. Nhóm giải pháp về môi trường............................................................107
3.3.4.3. Nhóm giải pháp về xã hội....................................................................110
3.3.5. Các giải pháp quảng bá – tiếp thị, thu hút khách du lịch quốc tế..........111
KẾT LUẬN............................................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................115
PHỤ LỤC...................................................................................................................1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UNWTO : Đại hội đồng Tổ chức du lịch thế giới
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
BO : Hợp đồng xây dựng – kinh doanh
BOT : Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao
ICOR : Tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhiệt độ, số giờ nắng, độ ẩm trung bình các tháng trong năm .............43
Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình quân các tháng trong năm (Đơn vị: mm) .........44
Bảng 2.3. Số khách do các cơ sở lưu trú phục vụ ở Tiền Giang,...........................65
Bảng 2.4. Số khách do các cở sở lữ hành phục vụ du lịch ở Tiền Giang, .............66
Bảng 2.5. Doanh thu của các cơ sở lưu trú ở Tiền Giang theo giá thực tế phân
theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2000 – 2010....................................70
Bảng 2.6. Doanh thu của các cơ sở lữ hành ở Tiền Giang theo giá thực tế phân
theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2000 – 2010....................................71
Bảng 2.7. Doanh thu của các hộ cá thể kinh doanh du lịch (nhà trọ, quán ăn
uống), các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ du lịch theo giá hiện
hành ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010 ...........................................71
Bảng 2.8. Mức chi tiêu trong ngày của khách du lịch qua các năm ......................72
Bảng 2.9. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có phục vụ du lịch ở Tiền Giang, giai
đoạn 2000 – 2010 ..................................................................................73
Bảng 2.10. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ du lịch Tiền Giang, giai
đoạn 2000 – 2010 ..................................................................................76
Bảng 2.11. Khách du lịch đến các khu, điểm du lịch Tiền Giang qua các năm ......80
Bảng 2.12. Số cơ sở lưu trú ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010 .........................81
Bảng 2.13. Số phòng nghỉ và số giường phục vụ cho du lịch ở Tiền Giang, giai
đoạn 2000 – 2010. .................................................................................81
Bảng 2.14. Thời gian khách lưu trú đi du lịch ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 –
2010 .......................................................................................................82
Bảng 2.15. Tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ của khách của các cơ sở lữ hành,................83
Bảng 2.16. Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở Tiền Giang qua các
năm ........................................................................................................84
Bảng 2.17. Kinh phí và số lượng lao động đào tạo phục vụ du lịch Tiền Giang,
giai đoạn 2000 – 2010 ...........................................................................85
Bảng 3.1. Dự kiến tăng trưởng GDP ngành du lịch thời kỳ 2015 - 2020 (Theo
giá so sánh 1994)...................................................................................89
Bảng 3.2. Dự kiến tăng trưởng GDP du lịch thời kỳ 2015-2020 ( Theo giá
hiện hành) ..............................................................................................90
Bảng 3.3. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư du lịch thời kỳ 2011-2020........................93
Bảng 3.4. Chỉ tiêu về doanh thu du lịch, giai đoạn 2013 – 2020...........................94
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Thể hiện khách du lịch trong nước và quốc tế đến Tiền Giang........64
Biểu đồ 2.2. Thể hiện doanh thu du lịch theo giá hiện hành ở Tiền Giang,
giai đoạn 2005 – 2010.......................................................................69
Biểu đồ 3.1. Dự kiến tăng trưởng khách du lịch – Phương án I, giai đoạn
2015 – 2020 ......................................................................................91
Biểu đồ 3.2. Dự kiến tăng trưởng khách du lịch – Phương án II, giai đoạn
2015 – 2020 ......................................................................................92
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang
Hình 2. Bản đồ du lịch tỉnh Tiền Giang
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới
đều chú trọng đến quy hoạch và định hướng phát triển ngành du lịch. Bởi lẽ, đây
được coi là ngành có sự đóng góp rất lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế.
Những năm gần đây, ngành du lịch được chú trọng phát triển rộng khắp trên thế
giới. Du lịch đã đem lại nhiều công ăn việc làm cho nhiều người dân cũng như đem
lại thu nhập khá cao. Ngày nay, do đời sống được cải thiện, do nhu cầu thay đổi môi
trường sống, muốn hướng đến nơi ở mới, nhìn thiên nhiên, cảnh vật, món ăn mới.
Đồng thời thích khám phá, nghiên cứu, học tập, nghỉ dưỡng của một số bộ phận dân
cư. Từ đó, đã tác động trực tiếp, kích thích ngành du lịch phát triển nhanh chóng.
Ở Việt Nam, với thời hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác , giao lưu với bạn bè
khắp nơi trên thế giới. Việt Nam muốn quảng bá hình ảnh nước nhà đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc, giàu lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình, hợp tác hữu nghị thì
hoạt động du lịch là ngành đi tiên phong trong công tác đối ngoại. Mặt khác, đây
cũng được coi là ngành góp phần phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà rất lớn. Từ
đó, thực hiện tốt xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trước tình hình phát triển du lịch mạnh mẽ của đất nước, ngành du lịch tỉnh
Tiền Giang đang từng bước khai thác tiềm năng, xây dựng các sản phẩm du lịch có
chất lượng với những lợi thế của mình. Phát triển du lịch cũng là đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch trong và ngoài nước. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh đến năm 2020, thì du lịch được coi là ngành trọng tâm phát triển của tỉnh.
Tuy nhiên, hiện nay các loại tiềm năng du lịch Tiền Giang chưa khai thác hết chủ
yếu là còn ở dạng tiềm năng. Cho nên việc xác định lợi thế tiềm năng để hướng đến
các loại hình, sản phẩm, xây dựng các tuyến điểm du lịch là rất quan trọng. Nhằm
hướng đến chiến lược phát triển du lịch lâu dài, vấn đề đánh giá thực trạng phát
triển du lịch của tỉnh là rất cần thiết. Dựa vào tiềm năng, thực trạng hiện có thì mới
hướng tới một định hướng phát triển lâu dài và bền vững. Chính vì các lý do đó mà
tôi chọn đề tài “ Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền
Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Tổng quan về một số cơ sở lý luận và thực tiễn du lịch trên thế giới và Việt Nam,
vận dụng vào thực tế phát triển du lịch ở tỉnh Tiền Giang.
- Phân tích tiềm năng, thực trạng, định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến
năm 2020.
- Trên cơ sở lý luận về phát triển du lịch, các định hướng cũng như giải pháp phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của khu vực để định hướng cho phát triển du lịch
tỉnh Tiền Giang
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ quan trọng của đề tài là phải xác định đúng các mục tiêu định
hướng phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang. Đồng thời cần phân tích, đánh giá các
tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch. Nắm bắt các chiến lược, định hướng phát
triển du lịch của Việt Nam, của vùng đồng bằng sông Cửu Long, các giải pháp thực
hiện cho phát triển du lịch. Qua đó, thực hiện các trọng tâm mà đề tài đề cập đến
trong một thời gian nhất định.
4. Phạm vi, giới hạn của đề tài
4.1 Phạm vi
Đề tài được thực hiện trong phạm vi phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang.
Phân tích, đánh giá không gian ở mức độ tổ chức lãnh thổ du lịch trong phạm vi một
tỉnh.
4.2. Giới hạn
Đề tài được giới hạn ở mức độ phân tích, đánh tiềm năng, thực trạng và định
hướng phát triển du lịch ở tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, ngoài các nội dung khác
không đề cập đến. Trong quá trình thực hiện đề tài có sử dụng các nội dung khác để
làm rõ nội dung trọng tâm nghiên cứu.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
5.1. Thế giới
Các nhà Địa lý học bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực du lịch từ những năm 30
(Mc Murray 1930, Jones 1935, Selke 1936) và đặc biệt là sau chiến tranh thế giới
thứ hai. Nhiều nhà khoa học người Mỹ, Anh, Canađa đã nghiên cứu về du lịch ở
góc độ Địa lý như: Gilbert (1949), Wolfe (1951), Coppock (1977).
Đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như các hội thảo, hội nghị về việc
nghiên cứu du lịch như các nghiên cứu nổi bật: nghiên cứu về sức chứa và ổn định
của các địa điểm du lịch (Kadaxkia, 1972; Sepfer, 1973), nghiên cứu về vùng thích
hợp cho mục đích nghĩ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô trước đây do các nhà du lịch
cảnh quan Đại học tổng hợp Maxcơva (E.B.Xmirnova, V.B.Nhefedova) hay công
trình khai thác lãnh thổ du lịch của I.I.Pirojnic (Belorutxia), Jean Piere (France) về
phân tích các điểm du lịch và vùng du lịch.
Theo dự báo mới nhất trong báo cáo “Du lịch hướng tới 2030” công bố tại kỳ
họp thứ 19 của Đại hội đồng Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) diễn ra từ 08-
14/10/2011 tại Hàn Quốc, lượng khách du lịch quốc tế sẽ tiếp tục tăng lên một cách
vững chắc trong hai thập kỷ tới và đạt con số 1,8 tỷ vào năm 2030.
"Trong 20 năm tới, du lịch sẽ tiếp tục phát triển với xu hướng vừa phải, có
trách nhiệm và toàn diện”, Tổng thư ký UNWTO, Taleb Rifai đã phát biểu, "Sự
tăng trưởng này tạo ra những cơ hội to lớn, du lịch có thể đóng vai trò dẫn đầu,
dẫn dắt kinh tế tăng trưởng, tiến bộ xã hội và môi trường bền vững"
5.2. Việt Nam
Du lịch bắt đầu được nghiên cứu và được nhà nước chủ trương phát triển từ
những thập niên 90. Các công trình được coi là điểm khởi đầu cho ngành du lịch
nước nhà như dự án VIE/89/003 về kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam do
tổ chức Du lịch thế giới (OMT) thực hiện, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam giai đoạn 1995 – 2000 do Viện nghiên cứu phát triển du lịch tiến hành (1994).
Gần đây Chính phủ phê duyệt " Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030" (2011). Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông
Cửu Long do Tổng cục du lịch thực hiện (2010) và các quyển sách đã được biên
soạn: Tổ chức lãnh thổ du lịch, Cơ sở địa lý du lịch, Địa lý du lịch, Tổng quan du
lịch, Quy hoạch du lịch, Tuyến điểm du lịch, Tài nguyên du lịch,...Trên phạm vi cả
nước nhiều công trình nghiên cứu khoa học như: luận văn, luận án, các tạp chí khoa
học đã thực hiện rất nhiều bài về du lịch Việt Nam cũng như các địa phương.
Ở Tiền Giang, du lịch được chú trọng phát triển. Cụ thể là "Quy hoạch phát
triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020". Du lịch cũng là ngành được Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt "quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến
năm 2020". Có nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch của các sinh viên và học viên cao
học ở các trường đại học như: Đại học Cần Thơ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh,...Các đề tài này nghiên cứu ở các góc độ tiềm năng hay thực trạng những
năm trước đó. Mặt khác, một số đề tài đánh giá du lịch ở góc độ kinh tế nhiều hơn
không quan tâm nhiều đến định hướng và đưa ra các giải pháp khai thác ở từng thời
gian nhất định để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
6. Quan điểm
6.1. Quan điểm hệ thống
Hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phan hệ khác nhau về
bản chất nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan điểm hệ thống giúp chúng
ta nắm bắt và điều khiển được hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ
thống du lịch nói chung. Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống phức tạp gồm
nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là một dạng đặc biệt của
địa hệ mang tính chất hỗ hợp, có đầy đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế - xã hội
và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản. Vì vậy, quan điểm hệ thống luôn
được quán triệt trong nghiên cứu luận văn.
Du lịch tỉnh Tiền Giang là một bộ phận hợp thành trong hệ thống lãnh thổ du
lịch Việt Nam và đồng thời cũng chính là một hệ thống lãnh thổ gồm nhiều thành
phần tự nhiên và kinh tế - xã hội cần được phân tích, đánh giá trong quá trình
nghiên cứu một cách cụ thể.
6.2. Quan điểm lãnh thổ
Khi nghiên cứu địa lý không thể tách rời các đối tượng hợp thành bộ phận
lãnh thổ cụ thể đặc trưng cho vùng, miền. Lãnh thổ du lịch tổ chức như một hệ
thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và trên cơ sở các nguồn tài
nguyên, các dịch vụ cho du lịch. Quan điểm này được vận dụng vào luận văn thông
qua việc phân tích các tiềm năng và tác động nhiều mặt đối với lãnh thổ du lịch
Tiền Giang. Kết hợp có quy luật trên cơ sở phân tích, tổng hợp các thành phần của
hệ thống lãnh thổ du lịch, phát hiện và xác định những đặc thù của chúng.
6.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi và phát triển. Nghiên
cứu quá khứ để có cơ sở cho việc đánh giá đúng hiện tại, phân tích nguồn gốc phát
sinh, phát triển tạo tiền đề cho việc dự báo tương lai, dự báo xu hướng phát triển
tiếp theo. Qua đó, mà đưa ra các định hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển du lịch
theo đúng với tiềm năng hiện có và khai thác tốt trong du lịch. Quan điểm này được
vận dụng trong qua trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành,
phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng như xu hướng phát triển của hệ thống
lãnh thổ. Cần xem xét thực trạng phát triển du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch
để thấy được những quy luật phát triển trong quá khứ và hiện tại, đồng thời dự báo
được các định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch trong tương lai.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu
Đây là phương pháp truyền thống và đặc thù của việc nghiên cứu địa lý.
Phương pháp này được xem là rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học nhằm tích
lũy kho tài liệu từ thực tế về phát triển du lịch. Trong quá trình viết đề tài, phương
pháp này luôn được chú trọng hàng đầu để thực hiện các bước tiến hành để làm thỏa
mãn giữa lý luận và thực tiễn. Trong nghiên cứu du lịch, các thông tin thu thập được
qua điều tra thực tế giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp được nhiều ý kiến và quan
điểm của các khách du lịch, các nhà quản lý du lịch một cách khách quan. Đây cũng
là phương pháp quan trọng, nhằm nhận được các thông tin xác thực, cần thiết để
thành lập ngân hang số liệu làm cơ sở cho các phương pháp khác.
7.2. Phương pháp biểu đồ, bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù của địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng.
Phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong quá trình tìm hiểu, khảo sát,
nghiên cứu. Các mối quan hệ về thời gian, không gian, số lượng, chất lượng, quy
mô của các đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong luận văn một cách rõ nét
thông qua hệ thống biểu đồ, bản đồ. Nhờ phương pháp này mà tác giả sẽ đối chứng,
phân tích, đánh giá, so sánh mức độ thay đổi của các đối tượng địa lý du lịch trong
một thời gian, không gian nhất định.
7.3. Phương pháp thống kê, phân tích, só sánh tổng hợp và mô hình hóa
Các tài liệu được khai thác từ các nguồn khác nhau, nhưng độ tin cậy tương
đối cao như: tài liệu lưu trữ quốc gia và trung ương, tài tiệu các cơ quan cấp tỉnh,
của ngành du lịch và các tài liệu các ban ngành liên quan khác. Các tài liệu này luôn
được bổ sung, cập nhật và được đưa vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước cũng như của tỉnh. Từ các tài liệu này, trong luận văn được phân tích, đánh
giá tổng hợp để đưa ra các lý giải, chứng minh cho các vấn đề có liên quan. Đồng
thời từ số liệu đưa ra các dạng mô hình hóa khác nhau để nhìn thấy trực quan hơn
trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp này rất quan trọng trong quá trình nghiên
cứu địa lý nói chung và du lịch nói riêng. Đây có thể coi là phương pháp dẫn đến sự
thành công của luận văn. Kết quả của phương pháp này là cở sở khoa học cho việc
xây dựng, thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định
hướng, các chiến lược, các giải pháp phát triển của du lịch mang tính khoa học, thực
tiễn và đạt hiệu quả cao.
7.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này chủ yếu lấy ý kiến của các nhà quản lý du lịch. Các đề tài
luận văn cấp địa phương, cấp bộ có phân tích xu hướng dự báo phát triển trong
tương lai về du lịch.
7.5. Phương pháp cân đối
Phương pháp này giúp trong quá trình viết luận văn không mất thời gian mà
tính khoa học và lôgic cao . Không sử dụng các tư liệu không có liên quan đưa vào
luận văn, các số liệu, dữ liệu đảm bảo vừa phải không thừa cũng không thiếu hợp lý
trong giới hạn của đề tài nghiên cứu. Qua đây tác giả đã lộc trích qua nhiều lần để
tính khuyết phục trong dẫn chứng cao hơn.
7.6. Phương pháp khai thác thông tin địa lý (GIS)
Đây là phương pháp đặc thù của địa lý. Phương pháp này được sử dụng trong
việc xây dựng các dữ liệu, quản lý dữ liệu, cập nhật, xử lý các dữ liệu thiết kế các
bản đồ, biểu đồ theo những vấn đề muốn đề cặp trong luận văn.
8. Cấu trúc luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận về du lịch
Chương 2. Tiềm năng, thực trạng du lịch tỉnh Tiền Giang
Chương 3. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Thuật ngữ du lịch ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên,
có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ này.
Theo một số học giả, du lịch bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp “Tonos” nghĩa là đi
một vòng. Thuật ngữ này latinh hóa thành “Turnur” và sau đó thành “Tour” (tiếng
Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” là người đi dạo chơi.
Theo Robert Langquar (năm 1980), từ “Tourism” (du lịch) lần đầu tiêu xuất hiện
trong tiếng Anh khoảng năm 1800 và được quốc tế hóa nên nhiều nước đã sử dụng
trực tiếp mà không dịch nghĩa. Một số học giả khác lại cho rằng du lịch không phải
xuất phát từ tiếng Hi Lạp mà từ tiếng Pháp “le tour”, có nghĩa là một cuộc hành
trình đến nơi nào đó và quay trở lại, sau đó từ gốc này ảnh hưởng ra phạm vi toàn
thế giới…Như vậy, nhìn chung chưa có sự thống nhất về nguồn gốc thuật ngữ du
lịch, song điều cơ bản của thuật ngữ này đều bắt nguồn từ gốc là cuộc hành trình đi
một vòng, tự một nơi này đến một nơi khác và có quay trở lại. Trong tiếng Việt,
thuật ngữ du lịch được giải nghĩa theo âm Hán – Việt: du có nghĩa là đi chơi, lịch có
nghĩa là sự từng trải.
Cũng tương tự như vậy, có nhiều quan niệm không giống nhau về khái niệm
du lịch.
Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du
lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình
với mục đích giải trí”. Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí là động cơ
chính của hoạt động du lịch.
Năm 1930, Glusman người Thụy Sĩ định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục
không gian của những người đến một địa điểm, mà ở đó họ không có chỗ cư trú
thường xuyên”.
Hai học giả Hunziker và Krapf, những người đặt nền móng cho lý thuyết về
cung – cầu du lịch, đưa ra ý nghĩa: “Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ và các
hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa
phương, nếu việc cư trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan
đến hoạt động kiếm lời”. So với các quan niệm trên, quan niệm của Hunziker và
Krapf đã thể hiện tương đối đầy đủ và bao quát các hiện tượng du lịch. Tuy nhiên,
quan niệm này chưa làm rõ được đặt trưng của các hiện tượng và của mối quan hệ
du lịch (các mối quan hệ nào và hiện tượng nào thuộc loại kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hóa,…). Ngoài ra, định nghĩa bỏ sót hoạt động của các công ty giữ nhiệm vụ
trung gian, nhiệm vụ tổ chức du lịch và nhiệm vụ sản xuất hang hóa, dịch vụ đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch.
Theo I.I Pirojnik (1985) “Du lịch là một hoạt động của dân cư trong thời gian
rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận
thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh
tế và văn hóa”.
Tháng 6/1991, tại Otawa (Canada), hội nghị quốc tế về Thống kê Du lịch
cũng đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài
môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời
gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích
của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi
vùng đến thăm”.
Hội nghị lần thứ 27 (1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa
ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963: “Du lịch là hoạt động về
chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên (usual environment)
của con người và ở lại đó để tham quan, nghie ngơi, vui chơi giải trí hay các mục
đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1
năm”.
Trong Luật Du lịch Việt Nam (ban hành năm 2005), tại điều 4, chương I định
nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.2. Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch
Sản phẩm du lịch: là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất
hữu hình và vô hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất
kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch.
Theo Michael M. Coltman, sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể
như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không
khí tại nơi nghỉ mát.
Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những
tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó
để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du
lịch.
1.1.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
Trong việc nghiên cứu địa lý du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong
những vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi vì không thể tổ chức và quản lý có hiệu
quả hoạt động này nếu không xét khía cạnh không gian (lãnh thổ) của nó.
Thực tế, tổ chức lãnh thổ du lịch chính là sự phân hóa không gian của du lịch
căn cứ trên các điều kiện tài nguyên du lịch, hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
kĩ thuật và lao động ngành cùng các mối liên hệ với điều kiện phát sinh của ngành
với các ngành khác, với các địa phương khác và rộng hơn là mối liên hệ với các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Như vậy, nói một cách đơn giản thì tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một
hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ du lịch
liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch.(tự nhiên và văn
nhân), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi
trường) cao nhất.
1.2. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Đối với kinh tế
Con người là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là
cơ sở tồn tại của xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ chức
hợp lý sẽ đem lại những tốt đẹp. Một mặt, nó góp phần vào việc hồi phục sức khỏe
cũng như khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng
lao động với hiệu quả kinh tế rõ. Thông qua hoạt động nghỉ ngơi, du lịch, tỉ lệ ốm
đau trong khi làm việc giảm đi, tỉ lệ tử vong ở độ tuổi lao động hạ thấp và rút ngắn
thời gian chữa bệnh, giảm số lần khám bệnh tại các bệnh viện. Ở các nước kinh tế
phát triển, nguồn lao động gia tăng rất chậm. Vì thế, sức khỏe và khả năng lao động
trở thành nhân tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả của
nó.
Ngoài ra, vai trò kinh tế của du lịch còn thể hiện ở chỗ du lịch – ngành “công
nghiệp không khói”, ảnh hưởng đến tình hình và cơ cấu của nhiều ngành kinh tế
(nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương) và là cơ sở quan trọng
cho nền kinh tế phát triển. Việc phát triển du lịch kích thích sự phát triển kinh tế,
mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia.
1.2.2. Đối với xã hội
Du lịch có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, hồi phục sức khỏe cho nhân
dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ
và khả năng lao động của con người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng
định rằng, nhờ chế độ nghỉ ngơi tích cực, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%,
bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm giảm 30%, bệnh tiêu hóa giảm
20% (Crirosep, Dorin, 1981).
Khi mọi người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn, những đức
tính tốt của con người được thể hiện rõ nét. Du lịch là điều kiện để con người xích
lại gần nhau, thông qua du lịch mọi người hiểu nhau hơn, tăng thêm tính đoàn kết
cộng đồng. Điều này dễ nhận thấy ở lứa tuổi thanh niên, ở những cơ quan có chế độ
làm việc ít tập trung hay làm việc căng thẳng theo dây chuyền.
Du lịch góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân
tộc, nâng cao long yêu nước, yêu thiên nhiên. Sự phát triển du lịch tác động nhiều
đến các mặt văn hóa, xã hội của nơi đến. Ngược lại, du khách cũng bị ảnh hưởng
nhất định bởi sự tương phản, khác biệt về văn hóa, đời sống của các nước, các vùng
họ đến thăm. Họ có cơ hội để tìm hiểu và học hỏi lối sống và phong tục tập quán
của dân tộc khác.
Một trong những đặc điểm của du lịch là khuyến khích khôi phục những nét
văn hóa bị mai một, phục hưng và duy trì các loại hình nghệ thuật cổ truyền như âm
nhạc truyền thống, các điệu múa nghi lễ,…; làm sống lại các phong tục, tập quán
đẹp, bảo tồn các công trình văn hóa và tạo ra thị trường mới cho các sản phẩm văn
hóa, nghệ thuật. Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có
điều kiện tiếp xúc với các thành tựu văn hóa phong phú và lâu đời của các dân tộc,
từ đó tăng thêm long yêu nước tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất tốt
đẹp như long yêu lao động, tình yêu quê hương đất nước,…Điều đó quyết định sự
phát triển về nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội.
Du lịch được xem như nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu
quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người
sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau hơn.
1.2.3. Đối với môi trường, sinh thái
Du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ và khôi phục môi
trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe và các hoạt động của con người. Việc tắm mình trong thiên nhiên,
được cảm nhận trực tiếp sự hùng vĩ, trong lành và nên thơ của các cảnh quan có ý
nghĩa quan trọng đối với du khách. Nó tạo cho họ có điều kiện hiểu biết sâu sắc về
tự nhiên, thấy được giá trị của tự nhiên đối với đời sống con người, là bằng chứng
thực tiễn phong phú góp phần tích cực vào việc giáo dục môi trường.
Mặt khác, việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức tập trung khách vào
những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên với mục
đích du lịch. Đến lượt mình, quá trình này kích thích sự tìm kiếm các hình thức bảo
vệ tự nhiên và đảm bảo điều kiện sử dụng chúng một cách hợp lý.
Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của đông đảo quần chúng đòi hỏi phải hình thành
các kiểu cảnh quan được bảo vệ giống như các công viên quốc gia. Từ đó hang loạt
công viên thiên nhiên quốc gia (vườn quốc gia) đã được thành lập vừa để bảo vệ
cảnh quan thiên nhiên có giá trị, vừa tổ chức các hoạt động giải trí du lịch.
Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ.
Một mặt, xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác phải bảo
vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động xâm hại của các dòng khách du lịch cũng như
việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và
bảo vệ môi trường có mối quan hệ qua lại với nhau.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.3.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là một dạng trong toàn bộ tài nguyên được con người sử
dụng. Đã có nhiều tác giả đưa ra định nghĩa về tài nguyên du lịch. Theo Huttch và
cộng sự (2002): "Tài nguyên du lịch là các thành phần và thể cảnh quan tự nhiên và
nhân sinh có thể dùng để tạo ra sản phẩm du lịch, thỏa mãn như cầu về chữa bệnh,
thể thao, nghỉ ngơi hay tham quan, du lịch".
Nguyễn Minh Tuệ và nnk cũng cho rằng: "Tài nguyên du lịch là tổng thể tự
nhiên và văn hóa lịch sử cúng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát
triển thể lực, trí lực của con người, khả năng và sức khỏe của họ. Những tài nguyên
này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du
lịch".
Theo các nhà khoa học du lịch Trung Quốc định nghĩa là: "Tất cả giới tự
nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành
du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là
tài nguyên du lịch".
Theo khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy định:
"Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, du lịch lịch sử văn
hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có
thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch".
1.3.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.3.2.1. Khái niệm
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường
tự nhiên bao quanh chúng ta. Ở một địa phương nào đó, tự nhiên tác động đến con
người quan sát qua hình dạng bên ngoài của bản thân nó. Cái hình dạng bên ngoài
ấy của tự nhiên gọi là phong cảnh. Trong tự nhiên, một số thành phần có thể quan
sát được bằng mắt thường như hình dạng bề mặt đất, động – thực vật, nguồn nước.
Ngoài ra, đóng vai trò quan trọng đối với nhiều loại hình du lịch là khí hậu, đặc biệt
là các tiêu chí có liên quan tới trạng thái tâm lý – thể lực của con người – đó là khí
hậu sinh học. Thành phần này con người không thể nhìn thấy được, nhưng lại dễ
dàng cảm nhận được.
Phong cảnh củ một lãnh thổ càng đa dạng, khí hậu càng thuận lợi thì chất
lượng của lãnh thổ đó dành cho du lịch càng được nâng cao. Căn cứ vào mức độ
thay đổi của môi trường tự nhiên do con người gây ra, có thể chia ra 4 loại phong
cảnh: 1) Phong cảnh nguyên sinh (thực tế trên thế giới rất ít gặp); 2) Phong cảnh tự
nhiên trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người; 3) Phong cảnh
nhân tạo (văn hóa), trước hết là những yếu tố do con người tạo ra; 4) Phong cảnh
suy biến, loại phong cảnh bị suy thoái khi có những thay đổi không có lợi đối với
môi trường tự nhiên.
Trong bốn loại phong cảnh nói trên, phần lớn các cơ sở du lịch được xây
dựng ở nơi phong cảnh tự nhiên; một số trường hợp ở nơi có phong cảnh nhân tạo.
Như vậy môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Nhiều
công trình nghiên cứu đã cho thấy, đa số những người dân thành phố hằng ngày
sống trong môi trường công nghiệp và đô thị hóa có nhu cầu nghie ngơi trong môi
trường tự nhiên. Các thành tự nhiên có tác động mạnh nhất đến du lịch là địa hình,
khí hậu, nguồn nước và tài nguyên thực động vật.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), quy định tại chương II, điều 13: "Tài
nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy
văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du
lịch"
1.3.2.2. Đặc điểm
- Nếu được quy hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lý theo hướng bền vững thì
phần lớn các loại tài nguyên du lịch tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận,
tài nguyên có khả năng tái tạo hoặc có quá trình suy thoái chậm. Ví dụ: tài nguyên
nước theo quy luật tuần hoàn nếu rừng được bảo vệ và khai thác hợp lý, tài nguyên
nước không bị ô nhiễm bởi các chất thải từ đời sống, sản xuất, tài nguyên nước
được xếp vào tài nguyên vô tận.
- Hầu hết việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều
vào điều kiện thời tiết, việc tổ chức các tour leo núi, tham quan các vùng núi hay đi
nghỉ biển, tham quan sông nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Đặc biệt
không thể tổ chức các tour du lịch sông nước vào mùa lũ, không thể tắm biển vào
mùa rét. Vào mùa khô trữ lượng nước của các thác nước, hồ nước, hệ thống sông
cạn nước nên khó khăn cho việc hoạt động du lịch thể thao nước và tham quan sông
nước.
- Một số điểm phong cảnh và du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên thường
nằm xa các khu dân cư. Đặc điểm này một mặt gây tốn kém, khó khăn cho việc tổ
chức các hoạt động du lịch, mặt khác nó lại là nhân tố góp phần làm cho tài nguyên
du lịch tự nhiên hấp dẫn, được bảo tồn tốt hơn do ít chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các
hoạt động kinh tế - xã hội. Ví dụ như một số vườn Quốc gia Ba Bể, Tam Đảo,
Hoàng Liên Sơn, Pù Mát, Vụ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã,...Các thác
nước như: Thác Bạc (Tam Đảo), Thác Bảo Giốc (Cao bằng), thác Ponggua Premn
(Đà Lạt),...
1.3.2.3. Phân loại
* Địa hình:
Địa hình hiện tại của bề mặt Trái Đất là sản phẩm của các quá trình hình
thành và phát triển lâu dài dưới tác động của các nhân tố nội lực và ngoại lực. Trong
chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên một lãnh thổ đều chịu
ảnh hưởng bởi địa hình. Tất nhiên, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào hoạt động kinh
tế và trình độ khác.
Địa hình có vai trò hết sức quan trọng đối với du lịch. Trước hết, bề mặt địa
hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời cũng là nơi xây dựng các
công trình thuộc cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Đặc trưng hình
thái và trắc lượng hình thái có thể thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động du
lịch. Chẳng hạn, độ dốc lớn cũng như mức độ chia cắt ngang và chia cắt sâu mạnh
gây trở ngại cho giao thông và xây dựng các công trình du lịch. Ngược lại, khu vực
có độ dốc nhỏ, bề mặt địa hình bằng phẳng trải ra trên một diện tích rộng thì ngoài
những thuận lợi cho xây dựng, việc đi lại của du khách cũng dễ dàng và sức chứa
của lãnh thổ lại lớn.
Một số đặc điểm của địa hình là yếu tố cần thiết để triển khai các loại hình
du lịch đặc biệt. Có những loại địa hình chỉ phát triển trong điều kiện địa hình đặc
thù như du lịch nghỉ dưỡng núi cao, leo núi, khám phá, mạo hiểm, tàu lượn, du lịch
biển, tham quan các dạng địa hình karst,...Tính phù hợp của địa hình phải dựa trên
cơ sở đáp ứng được đặc điểm hoạt động của các loại hình du lịch này.
Địa hình còn là tác nhân gây nên những hệ quả thời tiết – khí hậu liên quan
đến hoạt động du lịch. Nó có thể tạo ra những khu vực có khí hậu thuận lợi cho hoạt
động du lịch hoặc ngược lại. Núi cao ở vùng nhiệt đới là điều kiện để hình thành
những đai cao có khí hậu ôn hòa hoặc lạnh, là địa bàn tốt cho du lịch. Những dãy
núi chắn ngang hướng di chuyển của các khối không khí ẩm có thể gây mưa thường
xuyên ở sườn đón gió, gây trở ngại cho hoạt động của du khách.
*Khí hậu:
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có tác động đối
với hoạt động du lịch. Điều đó được thể hiện ở khả năng thu hút khách thông qua
đặc điểm khí hậu sinh học. Trong các tiêu chí của khí hậu, đáng chú ý là hai tiêu chí
chính: nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra, một số yếu tố khác như gió, lượng
mưa, thành phần lý hóa, vi sinh của không khí, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời
và các hiện tượng thời tiết đặc biệt,...cũng thường xuyên tác động đến sức khỏe con
người. Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa
thích. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh,
quá ẩm, hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho
sự phát triển của du lịch.
Về sự phù hợp của khí hậu đối với sức khỏe của con người, từ lâu đã được
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Viện sĩ Hàn lâm Khoa học Liên Xô E.E. Phêđôrôv (1921) đã đề xuất phương
pháp khí hậu tổng hợp để phân tích các thành phần khí hậu. Cơ sở của phương pháp
này là thống kê những kiểu thời tiết hằng ngày tại một điểm nào đó. Các kiểu thời
tiết này đã được xác định bằng sự cảm nhận trực tiếp từ giác quan con người nên rất
phù hợp với yêu cầu phân tích – đánh giá phục vụ mục đích du lịch.
Điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi hoặc
hoạt động du lịch. Du khách thường mong muốn những ngày nắng đẹp để đi lại,
tham quan, mua sắm, quay phim, chụp ảnh kỷ niệm,...Ở mức độ nhất định, cần phải
lưu ý tới những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở tới kế hoạch du lịch, ví dụ
như những tai biến của thên nhiên (bão, gió mùa, gió bụi, lũ lụt, cát bay,...).
Tính mùa của du lịch chịu tác động chủ yếu của các nhân tố khí hậu. Tác
động của khí hậu đối với sức khỏe con người và việc triển khai các hoạt động du
lịch diễn ra theo chiều hướng và mức độ khác nhau ở những thời điểm khác nhau
trong năm gây nên sự khác biệt về hoạt động du lịch theo mùa, mà trước hết là số
lượng khách, thời gian lưu lại, kéo theo những thay đổi về công suất sử dụng
giường, buồng, doanh thu,...tạo ra mùa vụ trong năm của hoạt động du lịch.
Các vùng khác nhau có tính mùa du lịch không như nhau do ảnh hưởng của
các thành phần khí hậu.
- Mùa du lịch cả năm (liên tục) thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh
suối khoáng, du lịch trên núi cả mùa đông và mùa hè. Tất nhiên, trong thực tế, hiếm
khi có sự phân bố đồng đều các dòng khách du lịch theo mùa vì nó chịu ảnh hưởng
tổng hợp của nhiều nguyên nhân (tự nhiên, kinh tế - xã hội, kỹ thuật,...).
- Mùa đông là mùa du lịch trên núi đối với một số vùng ôn đới. Sự kéo dài
của mùa đông có ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch thể thao mùa đông và
các loại hình du lịch mùa đông khác.
- Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì có có thể phát triển nhiều loại
hình du lịch như du lịch biển, du lịch núi,...Khả năng du lịch ngoài trời vào mùa hè
khá phong phú và đa dạng.
Mùa mưa đối với khu vực nhiệt đới ẩm Đông Nam Á là thời gian có các
tháng liên tục đạt lượng mưa trên 100mm với tần suất đảm bảo ≥ 75% (L.R.
Oldeman, M. Frere, nghiên cứu khí hậu nông nghiệp nhiệt đới ẩm Đông Nam Á, Tổ
chức khí tượng Thế giới, 1986). Rõ ràng mùa này không thuận lợi cho hoạt động du
lịch.
Một số hiện tượng thời tiết có thể tác động đến sự ổn định và bền vững của
các thành phần tự nhiên khác cũng như các công trình nhân tạo. Các kiểu thời tiết
đặc biệt như mưa lơn, lũ lụt, bão, lốc hay gió tây khô nóng có thể phá hủy các thành
phần thiên nhiên khác cũng như các cảnh quan du lịch hoặc các công trình nhân tạo,
thậm chí trong một thời gian rất ngắn. Ngoài ra, một số yếu tố thời tiết còn ảnh
hưởng thường xuyên và mạnh mẽ đến sự xuống cấp các công trình, nhất là công
trình kiến trúc cổ. Quy luật chung là độ ẩm, nhiệt độ và biên độ nhiệt càng cao thì
tốc độ phá hủy càng lớn.
*Nguồn nước:
Tài nguyên nước bao gồm nước trên lục địa và biển, đại dương. Nước trên
lục địa có nước mặt (sông, hồ các loại) và nước dưới đất (nước ngầm). Có gí trị đối
với du lịch là nước trên mặt (cơ sở để hình thành các loại hình du lịch sông nước, du
lịch hồ và vùng biển (tiền đề cho các loại hình du lịch biển,...).
Nước rất cần thiết cho đời sống và các nhu cầu khác của xã hội. Đáp ứng cho
những nhu cầu này đòi hỏi phải có nguồn nước ngọt dồi dào. Các tổ hợp du lịch ở
vùng khô hạn và nửa khô hạn, cũng như ở các vùng thuộc các đới khí hậu cạn nhiệt
và ôn đới thì nhu cầu cung cấp nước là rất lớn.
Nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách được đánh giá thông
qua các tiêu chí: vị trí, số lượng và chất lượng nước của hai nguồn: nước mặt và
nước ngầm. Vị trí của nguồn nước thể hiện ở khoảng cách từ nguồn nước đến địa
bàn hoạt động du lịch, chủ yếu là các điểm lưu trú của du khách.
Về chất lượng, nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì thành phần của nó bị biến đổi
và không phù hợp để sử dụng hằng ngày. Sự biến đổi này bao gồm cả tính chất lý,
hóa và sinh học của nước làm cho nước trở thành độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe
của con người.
Như vậy, xét về chất lượng nước thì phải chú ý đến tính lý, hóa học và sinh
học của nước. Chúng được thể hiện ở màu sắc, độ trong, mùi, nhiệt độ, tính chất
phóng xạ, các chất hữu cơ và các chất vô cơ trong nước, vi khuẩn,...Các tiêu chuẩn
về chất lượng nước nói chung hoặc theo mục đích sử dụng đã được các cơ quan
chức năng của Nhà nước công bố.
Ngoài phục vụ nhu cầu sinh hoạt, các dạng địa hình chứa nước, chủ yếu là
nước mặt còn tạo những phong cảnh đẹp. Mặt nước là không gian để có thể xây
dựng các công trình dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn nổi, bến thuyền,...Các
khách sạn, nhà hàng nổi là các cơ sở thu hút rất đông du khách nhờ vị trí độc đáo,
cảnh quan ngoạn mục và khả năng cơ động của chúng.
Nhiều loại hình du lịch được triển khai dựa trên đặc điểm của nguồn nước.
Chẳng hạn như nước khoáng phục vụ cho du lịch chữa bệnh, những dòng sông thơ
mộng, có tốc độ dòng chảy nhỏ, phù hợp cho hoạt động du thuyền, còn thác nước
có thể gắn với du lịch mạo hiểm.
Du lịch biển có điều kiện thuận lợi nhờ khí hậu mát mẻ cho phép nghỉ ngơi
dài ngày, nhờ những bãi cát ven bờ để có thể vừa tắm biển, lại vừa tắm nắng, tắm
khí trời trong lành. Nói chung, giới hạn nhiệt độ ở lớp nước trên mặt tối thiểu có thể
chấp nhận được là 180
C, đối với trẻ em là 200
C. Cùng với các tiêu chí cơ bản trên,
cần chú ý đến tần suất và tính chất của sóng, độ sạch của nước. Biển với dòng chảy
ven bờ có tốc độ nhỏ, nước trong và sóng vừa phải thì phù hợp với tắm biển; sóng
lớn phù hợp lướt sóng; nước trong và có nhiều động thực vật đẹp phù hợp với môn
lặn biển,...
Tài nguyên nước không chỉ có tác dụng trực tiếp đến hoạt động du lịch, như
đã nêu trên. Ngoài ra, nó còn gián tiếp ảnh hưởng đến du lịch thông qua tác động
đến các thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt là khí hậu ở quanh các bồn
chứa nước lớn,...
*Sinh vật:
Hiện nay, khi mức sống của con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu nghỉ
ngơi, tham quan du lịch và giải trí trở thành cấp thiết. Thị hiếu về du lịch cũng ngày
càng đa dạng và phong phú. Ngoài một số hình thức truyền thống như tham quan
phong cảnh, các di tích văn hóa – lịch sử của loài người, đã xuất hiện một số hình
thức mới, với sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Đó là du lịch ở các khu bảo
tồn thiên nhiên với đối tượng tham quan là các loại động – thực vật. Việc tham quan
du lịch trong thế giới động – thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên làm cho
con người tăng thêm lòng yêu cuộc sống.
Sở dĩ một số nước châu Phi, khu vực Đông Âu và vùng Đông Nam Á thu hút
được đông đảo khách du lịch một phần là do họ biết tận dụng khai thác các tiềm
năng thiên nhiên, trong đó có tài nguyên động – thực vật cùng với sự đa dạng của
nó.
Không phải mọi tài nguyên động thực vật nào cũng là đối tượng du lịch. Để
phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau, người ta đã đưa ra các tiêu chí sau
đây:
-Tiêu chí phục vụ mục đích tham quan du lịch:
+ Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình.
+ Có loài đặc trưng cho khu vực, loài đặc hữu, loài quý hiếm đối với thế giới
và trong nước.
+ Có một số động vật (thú, chim, bò sát, côn trùng, cá,...) phong phú hoặc
điển hình cho vùng.
+ Có các loại có thể khai thác dưới dạng đặc sản phục vụ nhu cầu khách du
lịch.
+ Thực, động vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loài phổ biến dễ quan
sát bằng mắt thường, ống nhòm hoặc nghe tiếng hót, tiếng kêu và có thể chụp ảnh
được.
+ Đường sá (đường tròn) thuận tiện cho đi lại quan sát, vui chơi của khách.
-Tiêu chí đối với du lịch săn bắn thể thao:
Quy định loài được săn là loài phổ biến, không ảnh hưởng đến số lượng, quỹ
gen; loài động vật hoạt động (ở dưới nước, mặt đất, trên cây) nhanh nhẹn, có địa
hình tương đối dễ vận động, xa khu cư trú của dân cư. Ngoài ra, khu vực dành cho
săn bắn thể thao phải tương đối rộng, đảm bảo tầm bay của đạn và bảo đảm an toàn
tuyệt đối cho khách du lịch. Cấm dùng súng quân sự, mìn và chất nổ nguy hiểm.
Thật ra, trong điều kiện hiện tại, nhiều nước đã khuyến cáo không nên phát
triển loại hình du lịch này nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn thói quen
hủy diệt động vật.
-Đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa học:
+ Nơi có hệ thực, động vật phong phú và đa dạng.
+ Nơi còn tồn tại loài quý hiếm.
+ Nơi có thể đi lại quan sát, chụp ảnh.
+ Có quy định thu mẫu của cơ quan quản lý,...
Như vậy, tài nguyên động – thực vật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
của ngành du lịch. Thực vật, đặc biệt là các khối rừng tự nhiên và cả các khu rừng
nhân tạo kiểu công viên ở các khu vực ngoại ô thành phố với sự phổ biến của các
loại địa phương kết hợp với các loài khác đã thích nghi với khí hậu thực hiện chức
năng nhiều mặt – làm sạch không khí, cản gió, tăng độ ẩm. Ngoài ra, nó còn có tác
dụng giảm tiếng ồn một cách tự nhiên, tạo nên cảm giác ấm cúng. Cần phải bảo vệ
và phát triển rưng phòng hộ, các quần thể thực vật ven sông, hồ ở các vùng đồng
bằng và thung lũng bởi vì chúng rất có giá trị đối với loài hình du lịch cuối tuần.
Đối với khách du lịch, những loài thực vật không có ở đất nước họ thường có sức
hấp dẫn mạnh. Chẳng thế mà khách du lịch châu Âu thường thích đến nơi có rừng
rậm nhiệt đới, nhiều tầng với thảm thực vật đa dạng.
Như vậy, cần phải phát hiện, tổ chức bảo vệ các khu bảo tồn tự nhiên để
phục vụ phát triển du lịch bền vững. Cuối cùng, động thực vật đặc sản còn là
nguyên liệu chế biến ra những món ăn độc đáo thỏa mãn nhu cầu ẩm thực của du
khách.
1.3.3. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.3.3.1. Khái niệm
Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó là
đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân
khiến cho tài nguyên du nhân tạo có những đặc điểm khác biệt nhiều so với nguồn
tài nguyên du lịch tự nhiên.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), quy định tại điều 13, chương II: "Tài
nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ
dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động
sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được
sử dụng phục vụ mục đích du lịch".
Tài nguyên du lịch nhân văn có tác động nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải
trí không thật điển hình hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu.
Ngoại trừ loại hình du lịch nghiên cứu, việc tham quan các đối tượng nhân
tạo thường diễn ra trong thời gian rất ngắn. Nó thường kéo dài một vài giờ, thậm chí
ít hơn. Trong khuôn khổ một chuyến du lịch, người ta có thể tìm hiểu nhiều đối
tượng nhân tạo. Vì thế, tài nguyên du lịch nhân văn thích hợp nhất đối với loại hình
du lịch nhận thức theo lộ trình.
Số người quan tâm tới tài nguyên du lịch nhân văn thường có trình độ văn
hóa, thu nhập cũng như yêu cầu nhận thức cao hơn so với khách du lịch thuần túy.
Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các điểm quần cư và các
thành phố lớn. Đây lại là đầu mối giao thông quan trọng nên rõ ràng việc tiếp cận
với nguồn tài nguyên này dễ dàng hơn nhiều. Khi đến tham quan nguồn tài nguyên
nhân văn có thể sử dụng cơ sở hạ tầng đã được xây dựng trong các điểm quần cư
mà không cần phải xây dựng.
1.3.3.2. Đặc điểm
- Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động của thòi
gian, thiên nhiên và do chính con người. Vì vậy dễ bị suy thoái, hủy hoại và không
có khả năng bị phục hồi ngay cả khi không có sự tác động của con người. Vì vậy di
tích lịch sử - văn hóa khi bị bỏ hoang cũng bị xuống cấp nhanh chóng; những giá trị
văn hóa phi vật thể như những làn điệu dân ca , các vũ khúc, các lễ hội, các nghề
truyền thống, phong tục, tập quán,...khi không được bảo tồn và phát huy có hiệu quả
sẽ bị mai một hoặc biến mất. Do vậy, khi khai thác tài nguyên du lịch nhân văn cho
mục đích phát triển du lịch cần quan tâm đầu tư cho bảo tồn, tô tạo thường xuyên,
khoa học và có hiệu quả.
- Tài nguyên du lịch nhân văn là do con người sáng tạo ra nên có tính phổ
biến. Ở đâu có con người, ở đó có tài nguyên nhân văn. Vì vậy, các địa phương, các
quốc gia đều có tài nguyên du lịch nhân văn, trong đó có nhiều loại có sức hấp dẫn
với du khách, đã hoặc sẽ có thể sử dụng cho phát triển du lịch.
- Tài nguyên du lịch nhân văn của mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang
những giá trị đặc sắc riêng. Do điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội là
những yếu tố nuôi dưỡng tạo thành tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi khu vực, mỗi
quốc gia có những giá trị đặc sắc riêng, góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch độc
đáo có sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách riêng. Do vậy, trong quá trình khai thác,
bảo tồn tài nguyên du lịch này cần coi trọng việc bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo
của tài nguyên.
- Tài nguyên du lịch nhân văn thường được phân bố gần các khu dân cư, đực
biệt tập trung nhiều ở những khu vực đông dân cư. Bởi nó được sinh ra trong qua
trình phát triển của xã hội và là sản phẩm do con người sáng tạo ra. Khác với tài
nguyên du lịch tự nhiên, việc khai thác phần lớn các loại tài nguyên du lịch nhân
văn thường ít chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết gây nên như mưa hay rét
nên tính mùa vụ cũng ít hơn so với tài nguyên du lịch tự nhiên.
1.3.3.3. Phân loại
*Các di tích lịch sử, văn hóa:
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản văn hóa vô giá của mỗi địa phương, mỗi
dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực,
cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi nước, mà ở đó chứa đựng tất cả những gì
thuộc về truyền thống tốt đẹp, tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, nghệ thuật.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định về di tích lịch sử - văn hóa.
Theo quy định trong Hiến chương Vơnidơ (Italia) năm 1964, khái niệm về di tích
lịch sử - văn hóa bao gồm những công trình xây dựng lẻ loi, những khu di tích ở đô
thị hay ở nông thôn là bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt, hoặc của một
sự tiến hóa có ý nghĩa hay là một biến cố về lịch sử.
Ở Việt Nam, theo Luật Di sản văn hóa (năm 2001) thì "Di sản văn hóa là
những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình,
đặc điểm có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa học".
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu trữ, lưu truyền khác, bao gồm: tiếng
nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn
xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống,
trí thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, vể trang phục truyền thống
dân tộc và những tri thức dân gian khác.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh,di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia.
Danh lam thắng cảnh là cảnh thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa
cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mĩ, khoa học.
Như vậy, về tổng thể có thể hiểu: Di tích lịch sử - văn hóa là những không
gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị nhiều mặt điển
hình, do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
Các di tích lịch sử - văn hoá nói chung được phân chia thành:
+ Di tích khảo cổ: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa,
thuộc về thời kì lịch sử xa xưa.
+ Di tích lịch sử: là các di tích gắn với đặc điểm và quá trình phát triển của
mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Loại hình này gồm di tích ghi dấu về dân tộc học, di tích
ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược, di
tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động, di tích ghi dấu tội ác của các thế lực phản
động.
+ Di tích văn hoá nghệ thuật: Là các di tích gắn với các công trình kiến trúc,
có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Nó chứa đựng giá trị kiến trúc
và giá trị văn hoá tinh thần.
Ví dụ: Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình),
toà thánh Tây Ninh.
+ Các loại danh lam thắng cảnh: Phong cảnh đẹp hòa quyện với các công
trình mang tính chất văn hóa - lịch sử. Tại đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên mà
còn có giá trị nhân văn sâu sắc.
+ Các bảo tàng: bảo tàng là nơi lưu giữ các tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ
tri thức chấn hưng tinh hoa truyền thống.
*Các lễ hội:
Bất cứ một dân tộc nào, quốc gia nào trên thế giới đều cũng có lễ hội. Các lễ
hội đã tạo nên môi trường mới, huyền diệu, giúp cho người tham dự có điều kiện
tiếp xúc với những bí ẩn vừa mơ vừa thực. Giúp cho con người nhớ về cội nguồn
lịch sử dân tộc, lễ hội khó có thể mất đi mà ngày càng phát triển cả về số lượng và
quy mô. Thường lễ hội gắn với các di tích lịch sử - văn hóa của các dân tộc, địa
phương, vùng hay quốc gia nào đó, được phản ánh nét đặc sắc riêng của mình.
Lễ hội gồm hai phần: phần nghi lễ và phần hội
- Phần nghi lễ là phần mở đầu cho các lễ hội, dù lớn hay nhỏ, dù dài hay
ngắn với những nghi thức rất trang nghiêm. Nghi thức lễ nhằm bày tỏ lòng tôn kính
các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời địa lợi, nhân hòa và sự
phồn vinh hạnh phúc, làm ăn phát đạt, con cháu được khỏe mạnh.
- Phần hội diễn ra các hoạt động văn hóa đặc trưng của các dân tộc mang tính
cộng đồng rất cao. Các hoạt động này tương đối đa dạng như: thi hát, đố, thi đấu các
môn đối kháng,...được các dân tộc phô diễn rất nhiệt tình. Đây được coi là một hoạt
động văn hóa nhằm nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc rất lớn. Từ đó, giúp cho
người dân nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, yêu nước, phấn đấu trong công việc
hằng ngày.
Thời gian của lễ hội diễn ra thường kém dài không lâu khoảng độ vài ngày
dài lắm là một tuần. Quy mô của lễ hội lớn nhỏ khác nhau, có lễ hội sánh bằng cả
quốc tế, có lễ hội chỉ nằm trong phạm vi của một thôn, xã. Các địa điểm tổ chức của
lễ hội thường diễn ra ở các di tích lịch sử - văn hóa. Điều đó cho phép khai thác tốt
hơn cả lễ hội lẫn di tích nhằm thu hút khách du lịch. Di tích và lễ hội là hai loại hình
tài nguyên du lịch nhân văn luôn sóng đôi và đan xen lẫn nhau. Lễ hội gắn với di
tích và không tách rời di tích. Có thể nói, di tích là tinh hoa truyền thống được kết
tinh lại ở dạng cứng; còn lễ hội là cái hồn chuyển tải tinh hoa ấy đến đời thường
*Các làng nghề truyền thống:
Việt Nam là nước có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống nổi
tiếng, phát triển lâu đời. Nghệ thuật sản xuất các sản phẩm, những giá trị văn hóa,
lịch sử của các làng nghề thủ công truyền thống, có sức hấp dẫn lớn, góp phần tạo
ra sự đa dạng, đặc sắc, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch của nước ta.
Các sản phẩm làng nghề truyền thống là sự kết tinh, giao thoa và phát triển
các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc. Các sản phẩm này được làm
ra bởi bàn tay tài hoa, óc sáng tạo của những nghệ nhân khéo léo. Những sản phẩm
này luôn mang dấu ấn về tâm hồn lẫn bản sắc dân tộc và mang đầy tính nghệ thuật.
Từ đời này sang đời khác được duy trì, cải tiến các sản phẩm truyền thống nên đây
được coi là một loại tài nguyên vô cùng quý giá để thu hút khách du lịch. Các sản
phẩm làng nghề này kết hợp với các sản phẩm du lịch, các điểm, khu du lịch cho
khách tham quan mua quà lưu niệm mang một sắc thái của vùng miền riêng, tạo
thích thú cho khách tham quan.
*Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học:
Mỗi một dân tộc có những điều kiện sinh sống, có văn hóa, phong tục tập
quán, hoạt động sản xuất có tính đặc thù riêng trên một lãnh thổ nhất định. Những
đặc thù của từng dân tộc lại có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Các đối tượng du
lịch gắn với dân tộc học có giá trị với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức
xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc, trang phục dân tộc,...
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều thể hiện những sắc thái riêng biệt của mình để
thu hút khách du lịch. Trung Quốc có nền phong kiến kéo dài thể hiện nhiều đời vua
khác nhau, mỗi thời đều có nhiều nhân vật tiêu biểu để tìm hiểu; hay đất nước Ấn
Độ có nền văn minh Ấn – Hằng mà mọi người muốn tìm tòi. Ở Việt Nam có 54 dân
tộc anh em, sống trên các địa bàn địa phương khác nhau. Mỗi vùng miền có một nét
đặc sắc riêng, thể hiện rõ nhất là kiến trúc nhà, ngôn ngữ và trang phục. Cho nên có
thể nói dân tộc học là một giá trị rất lớn của loài người cũng là giá trị cho phát triển
du lịch.
*Các đối tượng văn hoá - thể thao và hoạt động nhận thức khác:
Các đối tượng văn hóa cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan,
nghiên cứu. Đó là các thành phố nổi tiếng, các trường đại học, triển lãm nghệ thuật,
liên hoan âm nhạc, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao,...Các đối tượng này thường
tập trung ở các thành phố lớn hay thủ đô của các nước nên phần nào tạo nên lợi thế
về thu hút khách du lịch. Tất cả các khách du lịch có trình độ văn hóa từ trung bình
trở lên đều có thể thưởng thức được giá trị văn hóa của đất nước mà họ đến thăm.
Các thành tự văn hóa, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng thu hút khách
du lịch mọi nơi trên thế giới. Thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại,
triển lãm thành tựu kinh tế, thông qua các hội nghị, kí kết giao ước,...từ đó mà tạo
mọi điều kiện cho các du khách vừa tham quan vừa tìm kiếm cơ hội hợp tác mới.
1.3.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
1.3.4.1. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cũng như tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển du lịch tại điểm đến. Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống
các mạng lưới và phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới
điện, hệ thống cấp thoát nước và xử lý rác thải… trong đó giao thông vận tải là nhân
tố quan trọng hàng đầu.
*Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển và phân vùng du lịch trên
cả hai phương diện: số lượng, chất lượng của các loại hình và phương tiện giao
thông vận tải. Do đặc thù của hoạt động du lịch là sự di chuyển của con người trên
một khoảng cách nhất định vì vậy nó phụ thuộc nhiều vào giao thông. Chiều dài của
mạng lưới giao thông vận tải chứng tỏ mức độ dễ hay khó trong việc tiếp cận điểm
du lịch, số lượng phương tiện giao thông vận tải chứng tỏ khả năng vận chuyển
hành khách. Số lượng loại hình vận chuyển gia tăng sẽ làm cho hoạt động du lịch
trở nên tiện lợi và linh hoạt, có khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu của du khách. Về
mặt chất lượng vận chuyển cần xét đến 4 khía cạnh là tốc độ, an toàn, tiện nghi và
giá cả.
- Tốc độ vận chuyển: việc tăng tốc độ vận chuyển cho phép tiết kiệm thời
gian đi lại và kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch.
- Đảm bảo an toàn vận chuyển: ngày nay, sự tiến bộ kỹ thuật đã làm tăng tính
an toàn trong vận chuyển hành khách và điều này sẽ thu hút được nhiều người tham
gia vào hoạt động du lịch.
- Đảm bảo tiện nghi của các phương tiện vận chuyển nhằm làm vừa lòng
hành khách.
- Vận chuyển có giá rẻ: giá cước vận tải có xu hướng giảm, hợp lý thì nhiều
tầng lớp nhân dân có thể tham gia vào hoạt động du lịch.
Nhìn chung mỗi loại hình giao thông có những ưu điểm riêng nên có những
ảnh hưởng nhất định phù hợp với địa điểm du lịch cũng như đối tượng du khách.
Đặc biệt sự phối hợp các loại phương tiện vận chuyển có ý nghĩa rất lớn trong sự
phát triển du lịch ở cả mức độ quốc gia và quốc tế.
* Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt
động du lịch, là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong
nước và quốc tế. Đối với hoạt động du lịch, thông tin liên lạc không những đảm
nhận việc chuyển các tin tức một cách nhanh chóng, kịp thời góp phần thực hiện các
mối giao lưu giữa các vùng, các quốc gia mà còn đóng vai trò quan trong việc
quảng bá du lịch. Thông tin, hình ảnh của các điểm du lịch được quảng bá rộng
khắp sẽ tạo một lực hút, kích thích nhu cầu của khách du lịch tiềm năng muốn khám
phá vẻ đẹp và các giá trị của điểm du lịch đó. Nhân tố này ngày càng có vai trò to
lớn đối với sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là trong thời đại thông tin hiện
nay.
* Hệ thống điện, thiết bị xử lý cấp thoát nước, xử lý rác thải vừa góp phần
tạo ra những điều kiện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho du khách và các hoạt động du
lịch vừa tạo ra môi trường trong sạch hấp dẫn du khách
1.3.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện dịch vụ
hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong
quá trình tạo ra và cung cấp các sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai
thác tiềm năng du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách như lưu trú, ăn
uống, đi lại, vui chơi, giải trí, chữa bệnh, mua sắm. Chính vì vậy, việc xây dựng và
hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của mỗi vùng, mỗi quốc gia được xem
như một trong những biểu hiện cho sự phát triển cũng như hiệu quả của việc khai
thác tài nguyên du lịch phục vụ cho hoạt động du lịch tại vùng, quốc gia đó. Sự kết
hợp hài hòa giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giúp cho sự
hoạt động có hiệu quả của cơ sở phục vụ du lịch, kéo dài thời gian sử dụng chúng
trong năm. Chính vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật
chất kỹ thuật trên các vùng lãnh thổ và là tiền đề căn bản để hình thành các trung
tâm du lịch. Ngược lại, cơ sở phục vụ du lịch cũng có tác động nhất định tới mật độ
sử dụng tài nguyên du lịch, giữ gìn bảo vệ chúng và đến lượt mình, cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch lại có thể tạo ra, thực hiện các sản phẩm du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần với những chức
năng và ý nghĩa khác nhau, bao gồm: cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; mạng lưới cửa
hàng thương nghiệp; các cơ sở thể thao; cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt
động thông tin văn hóa và cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác. Có 3 tiêu chí để
đánh giá hiệu quả của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đó là: Đảm bảo những điều
kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch; Hiệu quả kinh tế tối ưu trong xây dựng và khai
thác; Thuận tiện cho du khách.
* Cơ sở phục vụ ăn uống lưu trú: là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ
hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gồm những công trình đặc biệt nhằm đảm
bảo nơi ăn nghỉ và giải trí cho khách du lịch. Đó là các cơ sở lưu trú du lịch xã hội,
nhà hàng, khách sạn…
* Mạng lưới cửa hàng thương nghiệp: đáp ứng về nhu cầu hàng hóa của
khách du lịch thông qua việc bày bán các mặt hàng đặc trưng của du lịch, hàng thực
phẩm và các hàng hóa khác.
* Cơ sở thể thao: tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của du khách, làm tăng
hiệu quả sử dụng của các cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống và làm phong phú thêm các
loại hình hoạt động du lịch.
* Cơ sở y tế: các cơ sở y tế nhằm phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp
dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch.
* Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa phục vụ du lịch nhằm
mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hóa xã hội cho du khách cũng như giúp
họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình. Đó là các trung tâm văn hóa- thông
tin, phòng chiếu phim, phòng triển lãm, câu lạc bộ, nhà hát…
* Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác như trạm xăng dầu, thiết bị cấp
cứu, hiệu ảnh, bưu điện… là điều kiện bổ sung giúp cho du khách sử dụng triệt để
hơn tài nguyên du lịch, tạo ra những thuận tiện khi họ đi lại và lưu trú tại điểm du
lịch.
Như vậy, quá trình phát triển của ngành du lịch nói chung và tổ chức lãnh
thổ du lịch nói riêng chịu tác động đồng thời của nhiều nhân tố khác nhau. Du lịch
chỉ có thể phát sinh, phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi nhất
định. Trong số các nhân tố trên có những nhân tố tác động trực tiếp đến việc hình
thành nhu cầu du lịch và tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, bên cạnh đó có
những nhân tố mang tính phổ biến nằm trong các mặt của đời sống xã hội và cũng
có những điều kiện gắn liền với đặc điểm của từng khu vực địa lý. Tuy nhiên tất cả
các nhân tố này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau tạo
thành môi trường cho sự phát sinh, phát triển du lịch. Mặt khác, bản thân sự có mặt,
sự phát triển của du lịch cũng trở thành một nhân tố của môi trường đó và do vậy nó
có thể tác động hoặc tích cực hoặc ngược lại.
1.3.5. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị
1.3.5.1. Dân cư và lao động
Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội. Cùng
với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số dân càng
đông thì số người tham gia vào các hoạt động du lịch càng nhiều. Số lượng người
lao động trong sản xuất và dịch vụ ngày càng đông gắn liền trực tiếp với kinh tế du
lịch. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và
mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Nhu cầu du lịch của
con người tùy thuộc vào nhiều đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư.
Cần phải nghiên cứu cơ cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định
nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, vì đây là một trong những nhân tố có tác dụng thúc đẩy
du lịch phát triển. Sự tập trung dân cư vào các thành phố, tốc độ tăng dân số và mật
độ dân số, tuổi thọ, quá trình đô thị hóa cũng liên quan mật thiết tới sự phát triển
của du lịch.
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...luanvantrust
 
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangNghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangMan_Ebook
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 

Was ist angesagt? (20)

Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vữngLuận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
 
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOTĐề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
 
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docxKhóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
 
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangNghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đPhát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
 

Ähnlich wie Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ

Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...nataliej4
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yênNghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Ähnlich wie Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ (20)

Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóaPhát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
 
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đLuận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, 9 ĐIỂMLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường, 9 ĐIỂM
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
 
Luận văn: Nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng
Luận văn: Nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải PhòngLuận văn: Nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng
Luận văn: Nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng
 
Nghiên Cứu Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang.doc
Nghiên Cứu Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang.docNghiên Cứu Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang.doc
Nghiên Cứu Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang.doc
 
Nguoi khmer kg
Nguoi khmer kgNguoi khmer kg
Nguoi khmer kg
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOTLuận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
 
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gianLuận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
 
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú YênKhai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
 
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yênNghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
 

Mehr von Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Mehr von Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Kürzlich hochgeladen

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hoàng Mẫn TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hoàng Mẫn TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: Địa lý học (Trừ Địa lý tự nhiên) Mã số: 60 31 95 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH DUY OÁNH Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 3. LỜI CÁM ƠN Trong qua trình nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu để viết hoàn thành luận văn, là sự cố gắn từ bản thân. Ngoài ra, còn được sự giúp đở rất nhiệt tình từ các tập thể và cá nhân trong và ngoài trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn TS. Trịnh Duy Oánh – Trường Đại học Sài Gòn đã tận tình hướng dẫn, giúp đở trong suốt quá trình lập đề cương và viết hoàn thành luận văn. Xin chân thành cám ơn quý thầy, cô trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy trong suốt khóa học. Đặc biệt là quý thầy, cô trong Bộ môn Địa lý đã góp ý chỉnh sửa trong qua trình bảo vệ đề cương luận văn. Tôi cũng xin chân thành cám ơn Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tiền Giang, Cục thống kê Tiền Giang tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu các nội dung và các số liệu có liên quan đến luận văn. Cuối cùng tôi xin cám ơn các bạn bè là đồng nghiệp, các bạn học viên cao học Địa lý học K21 đã góp ý, động viên, trao đổi những thông tin bổ ích trong toàn khóa học. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2012 Nguyễn Hoàng Mẫn
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cám ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng số liệu Danh mục các biểu đồ, bản đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................2 4. Phạm vi, giới hạn của đề tài....................................................................................2 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài........................................................................................3 6. Quan điểm...............................................................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5 8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH..........................................................8 1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH........................................................................8 1.1.1. Khái niệm về du lịch......................................................................................8 1.1.2. Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch............................................................10 1.1.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch ..............................................................................10 1.2. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI........11 1.2.1. Đối với kinh tế .............................................................................................11 1.2.2. Đối với xã hội ..............................................................................................11 1.2.3. Đối với môi trường, sinh thái ......................................................................12 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ....................13 1.3.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch..................................................................13 1.3.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên.........................................................................14 1.3.2.1. Khái niệm ..............................................................................................14
  • 5. 1.3.2.2. Đặc điểm................................................................................................15 1.3.2.3. Phân loại ...............................................................................................15 1.3.3. Tài nguyên du lịch nhân văn........................................................................22 1.3.3.1. Khái niệm ..............................................................................................22 1.3.3.2. Đặc điểm................................................................................................23 1.3.3.3. Phân loại ...............................................................................................24 1.3.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật .....................................................28 1.3.4.1. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................28 1.3.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật..........................................................................29 1.3.5. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị......................................................31 1.3.5.1. Dân cư và lao động ...............................................................................31 1.3.5.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế.................32 1.3.5.3. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế........33 1.3.5.4. Đô thị hóa..............................................................................................33 1.3.5.5. Điều kiện sống.......................................................................................33 1.3.5.6. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch .....................................................................34 1.3.5.7. Đường lối, chính sách ...........................................................................35 1.3.5.8. Thời gian rỗi..........................................................................................36 1.3.5.9. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội.......................................36 Chương 2. TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.................1 TỈNH TIỀN GIANG ...............................................................................................38 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TIỀN GIANG.............................................................38 2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG .........................39 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.........................................................................39 2.2.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................39 2.2.1.2. Địa hình................................................................................................40 2.2.1.3. Khí hậu .................................................................................................41 2.2.1.4. Tài nguyên nước....................................................................................44 2.2.1.5. Sinh vật..................................................................................................47
  • 6. 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.......................................................................51 2.2.2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa..................................................................51 2.2.2.2. Lễ hội.....................................................................................................58 2.2.2.3. Các làng nghề thủ công truyền thống ...................................................59 2.2.2.4. Địa danh du lịch....................................................................................60 2.2.2.5. Ẩm thực..................................................................................................62 2.3. THỰC TRẠNG DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG.........................................64 2.3.1. Khách du lịch...............................................................................................64 2.3.2. Doanh thu từ du lịch ...................................................................................69 2.3.3. Cơ sở hạ tầng vật chất – kỹ thuật................................................................73 2.3.4. Vốn du lịch..................................................................................................75 2.3.5. Các tuyến, điểm du lịch ...............................................................................77 2.3.6. Hoạt động lưu trú.........................................................................................81 2.3.7. Nguồn nhân lực............................................................................................84 2.3.8. Các dịch vụ bổ trợ........................................................................................86 2.3.9. Các yếu tố khác............................................................................................87 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020.......................................................38 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020..................88 3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch ......................................................................88 3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020................................88 3.1.2.1. Mục tiêu tổng thể...................................................................................88 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 ..............................................................89 3.2. Định hướng phát triển du lịch ...........................................................................95 3.2.1. Định hướng chung du lịch của Việt Nam....................................................95 3.2.2. Định hướng du lịch của đồng bằng sông Cửu Long....................................98 3.2.2.1. Thị trường du lịch..................................................................................98 3.2.2.2. Sản phẩm du lịch...................................................................................98 3.2.2.3. Tổ chức không gian du lịch vùng ..........................................................98
  • 7. 3.2.2.4. Các tuyến du lịch vùng..........................................................................99 3.2.2.5. Định hướng đầu tư:...............................................................................99 3.2.3. Định hướng du lịch của tỉnh Tiền Giang...................................................100 3.2.3.1. Định hướng phát triển du lịch theo ngành..........................................100 3.2.3.2. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ.......................................101 3.3. Các giải pháp đề xuất chủ yếu để thực hiện chiến lược phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020 ...............................................................................................102 3.3.1. Giải pháp về vốn........................................................................................102 3.3.1.1. Từ nguồn ngân sách tỉnh.....................................................................102 3.3.1.2. Thu hút đầu tư .....................................................................................102 3.3.2. Giải pháp liên doanh, liên kết các công ty du lịch....................................103 3.3.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy tổ chức...............104 3.3.3.1. Đào tạo nguồn nhân lực......................................................................104 3.3.3.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức....................................................................105 3.3.4. Giải pháp phát triển du lịch bền vững....................................................106 3.3.4.1. Nhóm giải pháp về kinh tế...................................................................106 3.3.4.2. Nhóm giải pháp về môi trường............................................................107 3.3.4.3. Nhóm giải pháp về xã hội....................................................................110 3.3.5. Các giải pháp quảng bá – tiếp thị, thu hút khách du lịch quốc tế..........111 KẾT LUẬN............................................................................................................113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................115 PHỤ LỤC...................................................................................................................1
  • 8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT UNWTO : Đại hội đồng Tổ chức du lịch thế giới TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân GDP : Tổng sản phẩm quốc nội BO : Hợp đồng xây dựng – kinh doanh BOT : Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao ICOR : Tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nhiệt độ, số giờ nắng, độ ẩm trung bình các tháng trong năm .............43 Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình quân các tháng trong năm (Đơn vị: mm) .........44 Bảng 2.3. Số khách do các cơ sở lưu trú phục vụ ở Tiền Giang,...........................65 Bảng 2.4. Số khách do các cở sở lữ hành phục vụ du lịch ở Tiền Giang, .............66 Bảng 2.5. Doanh thu của các cơ sở lưu trú ở Tiền Giang theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2000 – 2010....................................70 Bảng 2.6. Doanh thu của các cơ sở lữ hành ở Tiền Giang theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2000 – 2010....................................71 Bảng 2.7. Doanh thu của các hộ cá thể kinh doanh du lịch (nhà trọ, quán ăn uống), các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ du lịch theo giá hiện hành ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010 ...........................................71 Bảng 2.8. Mức chi tiêu trong ngày của khách du lịch qua các năm ......................72 Bảng 2.9. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có phục vụ du lịch ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010 ..................................................................................73 Bảng 2.10. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ du lịch Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010 ..................................................................................76 Bảng 2.11. Khách du lịch đến các khu, điểm du lịch Tiền Giang qua các năm ......80 Bảng 2.12. Số cơ sở lưu trú ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010 .........................81 Bảng 2.13. Số phòng nghỉ và số giường phục vụ cho du lịch ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010. .................................................................................81 Bảng 2.14. Thời gian khách lưu trú đi du lịch ở Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010 .......................................................................................................82 Bảng 2.15. Tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ của khách của các cơ sở lữ hành,................83 Bảng 2.16. Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở Tiền Giang qua các năm ........................................................................................................84 Bảng 2.17. Kinh phí và số lượng lao động đào tạo phục vụ du lịch Tiền Giang, giai đoạn 2000 – 2010 ...........................................................................85 Bảng 3.1. Dự kiến tăng trưởng GDP ngành du lịch thời kỳ 2015 - 2020 (Theo giá so sánh 1994)...................................................................................89 Bảng 3.2. Dự kiến tăng trưởng GDP du lịch thời kỳ 2015-2020 ( Theo giá hiện hành) ..............................................................................................90 Bảng 3.3. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư du lịch thời kỳ 2011-2020........................93 Bảng 3.4. Chỉ tiêu về doanh thu du lịch, giai đoạn 2013 – 2020...........................94
  • 10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thể hiện khách du lịch trong nước và quốc tế đến Tiền Giang........64 Biểu đồ 2.2. Thể hiện doanh thu du lịch theo giá hiện hành ở Tiền Giang, giai đoạn 2005 – 2010.......................................................................69 Biểu đồ 3.1. Dự kiến tăng trưởng khách du lịch – Phương án I, giai đoạn 2015 – 2020 ......................................................................................91 Biểu đồ 3.2. Dự kiến tăng trưởng khách du lịch – Phương án II, giai đoạn 2015 – 2020 ......................................................................................92
  • 11. DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang Hình 2. Bản đồ du lịch tỉnh Tiền Giang
  • 12. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến quy hoạch và định hướng phát triển ngành du lịch. Bởi lẽ, đây được coi là ngành có sự đóng góp rất lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Những năm gần đây, ngành du lịch được chú trọng phát triển rộng khắp trên thế giới. Du lịch đã đem lại nhiều công ăn việc làm cho nhiều người dân cũng như đem lại thu nhập khá cao. Ngày nay, do đời sống được cải thiện, do nhu cầu thay đổi môi trường sống, muốn hướng đến nơi ở mới, nhìn thiên nhiên, cảnh vật, món ăn mới. Đồng thời thích khám phá, nghiên cứu, học tập, nghỉ dưỡng của một số bộ phận dân cư. Từ đó, đã tác động trực tiếp, kích thích ngành du lịch phát triển nhanh chóng. Ở Việt Nam, với thời hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác , giao lưu với bạn bè khắp nơi trên thế giới. Việt Nam muốn quảng bá hình ảnh nước nhà đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, giàu lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình, hợp tác hữu nghị thì hoạt động du lịch là ngành đi tiên phong trong công tác đối ngoại. Mặt khác, đây cũng được coi là ngành góp phần phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà rất lớn. Từ đó, thực hiện tốt xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước tình hình phát triển du lịch mạnh mẽ của đất nước, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đang từng bước khai thác tiềm năng, xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng với những lợi thế của mình. Phát triển du lịch cũng là đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, thì du lịch được coi là ngành trọng tâm phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay các loại tiềm năng du lịch Tiền Giang chưa khai thác hết chủ yếu là còn ở dạng tiềm năng. Cho nên việc xác định lợi thế tiềm năng để hướng đến các loại hình, sản phẩm, xây dựng các tuyến điểm du lịch là rất quan trọng. Nhằm hướng đến chiến lược phát triển du lịch lâu dài, vấn đề đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh là rất cần thiết. Dựa vào tiềm năng, thực trạng hiện có thì mới hướng tới một định hướng phát triển lâu dài và bền vững. Chính vì các lý do đó mà
  • 13. tôi chọn đề tài “ Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau: - Tổng quan về một số cơ sở lý luận và thực tiễn du lịch trên thế giới và Việt Nam, vận dụng vào thực tế phát triển du lịch ở tỉnh Tiền Giang. - Phân tích tiềm năng, thực trạng, định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020. - Trên cơ sở lý luận về phát triển du lịch, các định hướng cũng như giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của khu vực để định hướng cho phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ quan trọng của đề tài là phải xác định đúng các mục tiêu định hướng phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang. Đồng thời cần phân tích, đánh giá các tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch. Nắm bắt các chiến lược, định hướng phát triển du lịch của Việt Nam, của vùng đồng bằng sông Cửu Long, các giải pháp thực hiện cho phát triển du lịch. Qua đó, thực hiện các trọng tâm mà đề tài đề cập đến trong một thời gian nhất định. 4. Phạm vi, giới hạn của đề tài 4.1 Phạm vi Đề tài được thực hiện trong phạm vi phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang. Phân tích, đánh giá không gian ở mức độ tổ chức lãnh thổ du lịch trong phạm vi một tỉnh. 4.2. Giới hạn Đề tài được giới hạn ở mức độ phân tích, đánh tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch ở tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, ngoài các nội dung khác không đề cập đến. Trong quá trình thực hiện đề tài có sử dụng các nội dung khác để làm rõ nội dung trọng tâm nghiên cứu.
  • 14. 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài 5.1. Thế giới Các nhà Địa lý học bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực du lịch từ những năm 30 (Mc Murray 1930, Jones 1935, Selke 1936) và đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhiều nhà khoa học người Mỹ, Anh, Canađa đã nghiên cứu về du lịch ở góc độ Địa lý như: Gilbert (1949), Wolfe (1951), Coppock (1977). Đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như các hội thảo, hội nghị về việc nghiên cứu du lịch như các nghiên cứu nổi bật: nghiên cứu về sức chứa và ổn định của các địa điểm du lịch (Kadaxkia, 1972; Sepfer, 1973), nghiên cứu về vùng thích hợp cho mục đích nghĩ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô trước đây do các nhà du lịch cảnh quan Đại học tổng hợp Maxcơva (E.B.Xmirnova, V.B.Nhefedova) hay công trình khai thác lãnh thổ du lịch của I.I.Pirojnic (Belorutxia), Jean Piere (France) về phân tích các điểm du lịch và vùng du lịch. Theo dự báo mới nhất trong báo cáo “Du lịch hướng tới 2030” công bố tại kỳ họp thứ 19 của Đại hội đồng Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) diễn ra từ 08- 14/10/2011 tại Hàn Quốc, lượng khách du lịch quốc tế sẽ tiếp tục tăng lên một cách vững chắc trong hai thập kỷ tới và đạt con số 1,8 tỷ vào năm 2030. "Trong 20 năm tới, du lịch sẽ tiếp tục phát triển với xu hướng vừa phải, có trách nhiệm và toàn diện”, Tổng thư ký UNWTO, Taleb Rifai đã phát biểu, "Sự tăng trưởng này tạo ra những cơ hội to lớn, du lịch có thể đóng vai trò dẫn đầu, dẫn dắt kinh tế tăng trưởng, tiến bộ xã hội và môi trường bền vững" 5.2. Việt Nam Du lịch bắt đầu được nghiên cứu và được nhà nước chủ trương phát triển từ những thập niên 90. Các công trình được coi là điểm khởi đầu cho ngành du lịch nước nhà như dự án VIE/89/003 về kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam do tổ chức Du lịch thế giới (OMT) thực hiện, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2000 do Viện nghiên cứu phát triển du lịch tiến hành (1994). Gần đây Chính phủ phê duyệt " Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" (2011). Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông
  • 15. Cửu Long do Tổng cục du lịch thực hiện (2010) và các quyển sách đã được biên soạn: Tổ chức lãnh thổ du lịch, Cơ sở địa lý du lịch, Địa lý du lịch, Tổng quan du lịch, Quy hoạch du lịch, Tuyến điểm du lịch, Tài nguyên du lịch,...Trên phạm vi cả nước nhiều công trình nghiên cứu khoa học như: luận văn, luận án, các tạp chí khoa học đã thực hiện rất nhiều bài về du lịch Việt Nam cũng như các địa phương. Ở Tiền Giang, du lịch được chú trọng phát triển. Cụ thể là "Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020". Du lịch cũng là ngành được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt "quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020". Có nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch của các sinh viên và học viên cao học ở các trường đại học như: Đại học Cần Thơ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh,...Các đề tài này nghiên cứu ở các góc độ tiềm năng hay thực trạng những năm trước đó. Mặt khác, một số đề tài đánh giá du lịch ở góc độ kinh tế nhiều hơn không quan tâm nhiều đến định hướng và đưa ra các giải pháp khai thác ở từng thời gian nhất định để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 6. Quan điểm 6.1. Quan điểm hệ thống Hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phan hệ khác nhau về bản chất nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta nắm bắt và điều khiển được hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống du lịch nói chung. Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống phức tạp gồm nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là một dạng đặc biệt của địa hệ mang tính chất hỗ hợp, có đầy đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế - xã hội và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản. Vì vậy, quan điểm hệ thống luôn được quán triệt trong nghiên cứu luận văn. Du lịch tỉnh Tiền Giang là một bộ phận hợp thành trong hệ thống lãnh thổ du lịch Việt Nam và đồng thời cũng chính là một hệ thống lãnh thổ gồm nhiều thành phần tự nhiên và kinh tế - xã hội cần được phân tích, đánh giá trong quá trình nghiên cứu một cách cụ thể.
  • 16. 6.2. Quan điểm lãnh thổ Khi nghiên cứu địa lý không thể tách rời các đối tượng hợp thành bộ phận lãnh thổ cụ thể đặc trưng cho vùng, miền. Lãnh thổ du lịch tổ chức như một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và trên cơ sở các nguồn tài nguyên, các dịch vụ cho du lịch. Quan điểm này được vận dụng vào luận văn thông qua việc phân tích các tiềm năng và tác động nhiều mặt đối với lãnh thổ du lịch Tiền Giang. Kết hợp có quy luật trên cơ sở phân tích, tổng hợp các thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch, phát hiện và xác định những đặc thù của chúng. 6.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi và phát triển. Nghiên cứu quá khứ để có cơ sở cho việc đánh giá đúng hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển tạo tiền đề cho việc dự báo tương lai, dự báo xu hướng phát triển tiếp theo. Qua đó, mà đưa ra các định hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển du lịch theo đúng với tiềm năng hiện có và khai thác tốt trong du lịch. Quan điểm này được vận dụng trong qua trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng như xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ. Cần xem xét thực trạng phát triển du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch để thấy được những quy luật phát triển trong quá khứ và hiện tại, đồng thời dự báo được các định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch trong tương lai. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu Đây là phương pháp truyền thống và đặc thù của việc nghiên cứu địa lý. Phương pháp này được xem là rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học nhằm tích lũy kho tài liệu từ thực tế về phát triển du lịch. Trong quá trình viết đề tài, phương pháp này luôn được chú trọng hàng đầu để thực hiện các bước tiến hành để làm thỏa mãn giữa lý luận và thực tiễn. Trong nghiên cứu du lịch, các thông tin thu thập được qua điều tra thực tế giúp các nhà nghiên cứu tổng hợp được nhiều ý kiến và quan điểm của các khách du lịch, các nhà quản lý du lịch một cách khách quan. Đây cũng
  • 17. là phương pháp quan trọng, nhằm nhận được các thông tin xác thực, cần thiết để thành lập ngân hang số liệu làm cơ sở cho các phương pháp khác. 7.2. Phương pháp biểu đồ, bản đồ Đây là phương pháp đặc thù của địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng. Phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu. Các mối quan hệ về thời gian, không gian, số lượng, chất lượng, quy mô của các đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong luận văn một cách rõ nét thông qua hệ thống biểu đồ, bản đồ. Nhờ phương pháp này mà tác giả sẽ đối chứng, phân tích, đánh giá, so sánh mức độ thay đổi của các đối tượng địa lý du lịch trong một thời gian, không gian nhất định. 7.3. Phương pháp thống kê, phân tích, só sánh tổng hợp và mô hình hóa Các tài liệu được khai thác từ các nguồn khác nhau, nhưng độ tin cậy tương đối cao như: tài liệu lưu trữ quốc gia và trung ương, tài tiệu các cơ quan cấp tỉnh, của ngành du lịch và các tài liệu các ban ngành liên quan khác. Các tài liệu này luôn được bổ sung, cập nhật và được đưa vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của tỉnh. Từ các tài liệu này, trong luận văn được phân tích, đánh giá tổng hợp để đưa ra các lý giải, chứng minh cho các vấn đề có liên quan. Đồng thời từ số liệu đưa ra các dạng mô hình hóa khác nhau để nhìn thấy trực quan hơn trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp này rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu địa lý nói chung và du lịch nói riêng. Đây có thể coi là phương pháp dẫn đến sự thành công của luận văn. Kết quả của phương pháp này là cở sở khoa học cho việc xây dựng, thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược, các giải pháp phát triển của du lịch mang tính khoa học, thực tiễn và đạt hiệu quả cao. 7.4. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này chủ yếu lấy ý kiến của các nhà quản lý du lịch. Các đề tài luận văn cấp địa phương, cấp bộ có phân tích xu hướng dự báo phát triển trong tương lai về du lịch.
  • 18. 7.5. Phương pháp cân đối Phương pháp này giúp trong quá trình viết luận văn không mất thời gian mà tính khoa học và lôgic cao . Không sử dụng các tư liệu không có liên quan đưa vào luận văn, các số liệu, dữ liệu đảm bảo vừa phải không thừa cũng không thiếu hợp lý trong giới hạn của đề tài nghiên cứu. Qua đây tác giả đã lộc trích qua nhiều lần để tính khuyết phục trong dẫn chứng cao hơn. 7.6. Phương pháp khai thác thông tin địa lý (GIS) Đây là phương pháp đặc thù của địa lý. Phương pháp này được sử dụng trong việc xây dựng các dữ liệu, quản lý dữ liệu, cập nhật, xử lý các dữ liệu thiết kế các bản đồ, biểu đồ theo những vấn đề muốn đề cặp trong luận văn. 8. Cấu trúc luận văn Chương 1. Cơ sở lý luận về du lịch Chương 2. Tiềm năng, thực trạng du lịch tỉnh Tiền Giang Chương 3. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
  • 19. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH 1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm về du lịch Thuật ngữ du lịch ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ này. Theo một số học giả, du lịch bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp “Tonos” nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này latinh hóa thành “Turnur” và sau đó thành “Tour” (tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” là người đi dạo chơi. Theo Robert Langquar (năm 1980), từ “Tourism” (du lịch) lần đầu tiêu xuất hiện trong tiếng Anh khoảng năm 1800 và được quốc tế hóa nên nhiều nước đã sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa. Một số học giả khác lại cho rằng du lịch không phải xuất phát từ tiếng Hi Lạp mà từ tiếng Pháp “le tour”, có nghĩa là một cuộc hành trình đến nơi nào đó và quay trở lại, sau đó từ gốc này ảnh hưởng ra phạm vi toàn thế giới…Như vậy, nhìn chung chưa có sự thống nhất về nguồn gốc thuật ngữ du lịch, song điều cơ bản của thuật ngữ này đều bắt nguồn từ gốc là cuộc hành trình đi một vòng, tự một nơi này đến một nơi khác và có quay trở lại. Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được giải nghĩa theo âm Hán – Việt: du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải. Cũng tương tự như vậy, có nhiều quan niệm không giống nhau về khái niệm du lịch. Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí là động cơ chính của hoạt động du lịch. Năm 1930, Glusman người Thụy Sĩ định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm, mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”. Hai học giả Hunziker và Krapf, những người đặt nền móng cho lý thuyết về cung – cầu du lịch, đưa ra ý nghĩa: “Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ và các
  • 20. hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc cư trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”. So với các quan niệm trên, quan niệm của Hunziker và Krapf đã thể hiện tương đối đầy đủ và bao quát các hiện tượng du lịch. Tuy nhiên, quan niệm này chưa làm rõ được đặt trưng của các hiện tượng và của mối quan hệ du lịch (các mối quan hệ nào và hiện tượng nào thuộc loại kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,…). Ngoài ra, định nghĩa bỏ sót hoạt động của các công ty giữ nhiệm vụ trung gian, nhiệm vụ tổ chức du lịch và nhiệm vụ sản xuất hang hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Theo I.I Pirojnik (1985) “Du lịch là một hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. Tháng 6/1991, tại Otawa (Canada), hội nghị quốc tế về Thống kê Du lịch cũng đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng đến thăm”. Hội nghị lần thứ 27 (1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên (usual environment) của con người và ở lại đó để tham quan, nghie ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”. Trong Luật Du lịch Việt Nam (ban hành năm 2005), tại điều 4, chương I định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
  • 21. nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.1.2. Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch Sản phẩm du lịch: là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch. Theo Michael M. Coltman, sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát. Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch. 1.1.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch Trong việc nghiên cứu địa lý du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi vì không thể tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động này nếu không xét khía cạnh không gian (lãnh thổ) của nó. Thực tế, tổ chức lãnh thổ du lịch chính là sự phân hóa không gian của du lịch căn cứ trên các điều kiện tài nguyên du lịch, hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động ngành cùng các mối liên hệ với điều kiện phát sinh của ngành với các ngành khác, với các địa phương khác và rộng hơn là mối liên hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, nói một cách đơn giản thì tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ du lịch liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch.(tự nhiên và văn nhân), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi trường) cao nhất.
  • 22. 1.2. VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2.1. Đối với kinh tế Con người là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lý sẽ đem lại những tốt đẹp. Một mặt, nó góp phần vào việc hồi phục sức khỏe cũng như khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ. Thông qua hoạt động nghỉ ngơi, du lịch, tỉ lệ ốm đau trong khi làm việc giảm đi, tỉ lệ tử vong ở độ tuổi lao động hạ thấp và rút ngắn thời gian chữa bệnh, giảm số lần khám bệnh tại các bệnh viện. Ở các nước kinh tế phát triển, nguồn lao động gia tăng rất chậm. Vì thế, sức khỏe và khả năng lao động trở thành nhân tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả của nó. Ngoài ra, vai trò kinh tế của du lịch còn thể hiện ở chỗ du lịch – ngành “công nghiệp không khói”, ảnh hưởng đến tình hình và cơ cấu của nhiều ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương) và là cơ sở quan trọng cho nền kinh tế phát triển. Việc phát triển du lịch kích thích sự phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia. 1.2.2. Đối với xã hội Du lịch có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, hồi phục sức khỏe cho nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng, nhờ chế độ nghỉ ngơi tích cực, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm giảm 30%, bệnh tiêu hóa giảm 20% (Crirosep, Dorin, 1981). Khi mọi người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn, những đức tính tốt của con người được thể hiện rõ nét. Du lịch là điều kiện để con người xích lại gần nhau, thông qua du lịch mọi người hiểu nhau hơn, tăng thêm tính đoàn kết cộng đồng. Điều này dễ nhận thấy ở lứa tuổi thanh niên, ở những cơ quan có chế độ làm việc ít tập trung hay làm việc căng thẳng theo dây chuyền.
  • 23. Du lịch góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao long yêu nước, yêu thiên nhiên. Sự phát triển du lịch tác động nhiều đến các mặt văn hóa, xã hội của nơi đến. Ngược lại, du khách cũng bị ảnh hưởng nhất định bởi sự tương phản, khác biệt về văn hóa, đời sống của các nước, các vùng họ đến thăm. Họ có cơ hội để tìm hiểu và học hỏi lối sống và phong tục tập quán của dân tộc khác. Một trong những đặc điểm của du lịch là khuyến khích khôi phục những nét văn hóa bị mai một, phục hưng và duy trì các loại hình nghệ thuật cổ truyền như âm nhạc truyền thống, các điệu múa nghi lễ,…; làm sống lại các phong tục, tập quán đẹp, bảo tồn các công trình văn hóa và tạo ra thị trường mới cho các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật. Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với các thành tựu văn hóa phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm long yêu nước tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất tốt đẹp như long yêu lao động, tình yêu quê hương đất nước,…Điều đó quyết định sự phát triển về nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội. Du lịch được xem như nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau hơn. 1.2.3. Đối với môi trường, sinh thái Du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ và khôi phục môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động của con người. Việc tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận trực tiếp sự hùng vĩ, trong lành và nên thơ của các cảnh quan có ý nghĩa quan trọng đối với du khách. Nó tạo cho họ có điều kiện hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của tự nhiên đối với đời sống con người, là bằng chứng thực tiễn phong phú góp phần tích cực vào việc giáo dục môi trường. Mặt khác, việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức tập trung khách vào những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Đến lượt mình, quá trình này kích thích sự tìm kiếm các hình thức bảo
  • 24. vệ tự nhiên và đảm bảo điều kiện sử dụng chúng một cách hợp lý. Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của đông đảo quần chúng đòi hỏi phải hình thành các kiểu cảnh quan được bảo vệ giống như các công viên quốc gia. Từ đó hang loạt công viên thiên nhiên quốc gia (vườn quốc gia) đã được thành lập vừa để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên có giá trị, vừa tổ chức các hoạt động giải trí du lịch. Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt, xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động xâm hại của các dòng khách du lịch cũng như việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối quan hệ qua lại với nhau. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.3.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là một dạng trong toàn bộ tài nguyên được con người sử dụng. Đã có nhiều tác giả đưa ra định nghĩa về tài nguyên du lịch. Theo Huttch và cộng sự (2002): "Tài nguyên du lịch là các thành phần và thể cảnh quan tự nhiên và nhân sinh có thể dùng để tạo ra sản phẩm du lịch, thỏa mãn như cầu về chữa bệnh, thể thao, nghỉ ngơi hay tham quan, du lịch". Nguyễn Minh Tuệ và nnk cũng cho rằng: "Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cúng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực của con người, khả năng và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch". Theo các nhà khoa học du lịch Trung Quốc định nghĩa là: "Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch". Theo khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: "Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, du lịch lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có
  • 25. thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch". 1.3.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên 1.3.2.1. Khái niệm Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. Ở một địa phương nào đó, tự nhiên tác động đến con người quan sát qua hình dạng bên ngoài của bản thân nó. Cái hình dạng bên ngoài ấy của tự nhiên gọi là phong cảnh. Trong tự nhiên, một số thành phần có thể quan sát được bằng mắt thường như hình dạng bề mặt đất, động – thực vật, nguồn nước. Ngoài ra, đóng vai trò quan trọng đối với nhiều loại hình du lịch là khí hậu, đặc biệt là các tiêu chí có liên quan tới trạng thái tâm lý – thể lực của con người – đó là khí hậu sinh học. Thành phần này con người không thể nhìn thấy được, nhưng lại dễ dàng cảm nhận được. Phong cảnh củ một lãnh thổ càng đa dạng, khí hậu càng thuận lợi thì chất lượng của lãnh thổ đó dành cho du lịch càng được nâng cao. Căn cứ vào mức độ thay đổi của môi trường tự nhiên do con người gây ra, có thể chia ra 4 loại phong cảnh: 1) Phong cảnh nguyên sinh (thực tế trên thế giới rất ít gặp); 2) Phong cảnh tự nhiên trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người; 3) Phong cảnh nhân tạo (văn hóa), trước hết là những yếu tố do con người tạo ra; 4) Phong cảnh suy biến, loại phong cảnh bị suy thoái khi có những thay đổi không có lợi đối với môi trường tự nhiên. Trong bốn loại phong cảnh nói trên, phần lớn các cơ sở du lịch được xây dựng ở nơi phong cảnh tự nhiên; một số trường hợp ở nơi có phong cảnh nhân tạo. Như vậy môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, đa số những người dân thành phố hằng ngày sống trong môi trường công nghiệp và đô thị hóa có nhu cầu nghie ngơi trong môi trường tự nhiên. Các thành tự nhiên có tác động mạnh nhất đến du lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước và tài nguyên thực động vật.
  • 26. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), quy định tại chương II, điều 13: "Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch" 1.3.2.2. Đặc điểm - Nếu được quy hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lý theo hướng bền vững thì phần lớn các loại tài nguyên du lịch tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận, tài nguyên có khả năng tái tạo hoặc có quá trình suy thoái chậm. Ví dụ: tài nguyên nước theo quy luật tuần hoàn nếu rừng được bảo vệ và khai thác hợp lý, tài nguyên nước không bị ô nhiễm bởi các chất thải từ đời sống, sản xuất, tài nguyên nước được xếp vào tài nguyên vô tận. - Hầu hết việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện thời tiết, việc tổ chức các tour leo núi, tham quan các vùng núi hay đi nghỉ biển, tham quan sông nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Đặc biệt không thể tổ chức các tour du lịch sông nước vào mùa lũ, không thể tắm biển vào mùa rét. Vào mùa khô trữ lượng nước của các thác nước, hồ nước, hệ thống sông cạn nước nên khó khăn cho việc hoạt động du lịch thể thao nước và tham quan sông nước. - Một số điểm phong cảnh và du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên thường nằm xa các khu dân cư. Đặc điểm này một mặt gây tốn kém, khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, mặt khác nó lại là nhân tố góp phần làm cho tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn, được bảo tồn tốt hơn do ít chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động kinh tế - xã hội. Ví dụ như một số vườn Quốc gia Ba Bể, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, Pù Mát, Vụ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã,...Các thác nước như: Thác Bạc (Tam Đảo), Thác Bảo Giốc (Cao bằng), thác Ponggua Premn (Đà Lạt),... 1.3.2.3. Phân loại * Địa hình:
  • 27. Địa hình hiện tại của bề mặt Trái Đất là sản phẩm của các quá trình hình thành và phát triển lâu dài dưới tác động của các nhân tố nội lực và ngoại lực. Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên một lãnh thổ đều chịu ảnh hưởng bởi địa hình. Tất nhiên, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào hoạt động kinh tế và trình độ khác. Địa hình có vai trò hết sức quan trọng đối với du lịch. Trước hết, bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời cũng là nơi xây dựng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Đặc trưng hình thái và trắc lượng hình thái có thể thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động du lịch. Chẳng hạn, độ dốc lớn cũng như mức độ chia cắt ngang và chia cắt sâu mạnh gây trở ngại cho giao thông và xây dựng các công trình du lịch. Ngược lại, khu vực có độ dốc nhỏ, bề mặt địa hình bằng phẳng trải ra trên một diện tích rộng thì ngoài những thuận lợi cho xây dựng, việc đi lại của du khách cũng dễ dàng và sức chứa của lãnh thổ lại lớn. Một số đặc điểm của địa hình là yếu tố cần thiết để triển khai các loại hình du lịch đặc biệt. Có những loại địa hình chỉ phát triển trong điều kiện địa hình đặc thù như du lịch nghỉ dưỡng núi cao, leo núi, khám phá, mạo hiểm, tàu lượn, du lịch biển, tham quan các dạng địa hình karst,...Tính phù hợp của địa hình phải dựa trên cơ sở đáp ứng được đặc điểm hoạt động của các loại hình du lịch này. Địa hình còn là tác nhân gây nên những hệ quả thời tiết – khí hậu liên quan đến hoạt động du lịch. Nó có thể tạo ra những khu vực có khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch hoặc ngược lại. Núi cao ở vùng nhiệt đới là điều kiện để hình thành những đai cao có khí hậu ôn hòa hoặc lạnh, là địa bàn tốt cho du lịch. Những dãy núi chắn ngang hướng di chuyển của các khối không khí ẩm có thể gây mưa thường xuyên ở sườn đón gió, gây trở ngại cho hoạt động của du khách. *Khí hậu: Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có tác động đối với hoạt động du lịch. Điều đó được thể hiện ở khả năng thu hút khách thông qua đặc điểm khí hậu sinh học. Trong các tiêu chí của khí hậu, đáng chú ý là hai tiêu chí
  • 28. chính: nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra, một số yếu tố khác như gió, lượng mưa, thành phần lý hóa, vi sinh của không khí, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt,...cũng thường xuyên tác động đến sức khỏe con người. Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch. Về sự phù hợp của khí hậu đối với sức khỏe của con người, từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Viện sĩ Hàn lâm Khoa học Liên Xô E.E. Phêđôrôv (1921) đã đề xuất phương pháp khí hậu tổng hợp để phân tích các thành phần khí hậu. Cơ sở của phương pháp này là thống kê những kiểu thời tiết hằng ngày tại một điểm nào đó. Các kiểu thời tiết này đã được xác định bằng sự cảm nhận trực tiếp từ giác quan con người nên rất phù hợp với yêu cầu phân tích – đánh giá phục vụ mục đích du lịch. Điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi hoặc hoạt động du lịch. Du khách thường mong muốn những ngày nắng đẹp để đi lại, tham quan, mua sắm, quay phim, chụp ảnh kỷ niệm,...Ở mức độ nhất định, cần phải lưu ý tới những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở tới kế hoạch du lịch, ví dụ như những tai biến của thên nhiên (bão, gió mùa, gió bụi, lũ lụt, cát bay,...). Tính mùa của du lịch chịu tác động chủ yếu của các nhân tố khí hậu. Tác động của khí hậu đối với sức khỏe con người và việc triển khai các hoạt động du lịch diễn ra theo chiều hướng và mức độ khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong năm gây nên sự khác biệt về hoạt động du lịch theo mùa, mà trước hết là số lượng khách, thời gian lưu lại, kéo theo những thay đổi về công suất sử dụng giường, buồng, doanh thu,...tạo ra mùa vụ trong năm của hoạt động du lịch. Các vùng khác nhau có tính mùa du lịch không như nhau do ảnh hưởng của các thành phần khí hậu. - Mùa du lịch cả năm (liên tục) thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh suối khoáng, du lịch trên núi cả mùa đông và mùa hè. Tất nhiên, trong thực tế, hiếm
  • 29. khi có sự phân bố đồng đều các dòng khách du lịch theo mùa vì nó chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nguyên nhân (tự nhiên, kinh tế - xã hội, kỹ thuật,...). - Mùa đông là mùa du lịch trên núi đối với một số vùng ôn đới. Sự kéo dài của mùa đông có ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch thể thao mùa đông và các loại hình du lịch mùa đông khác. - Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì có có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch núi,...Khả năng du lịch ngoài trời vào mùa hè khá phong phú và đa dạng. Mùa mưa đối với khu vực nhiệt đới ẩm Đông Nam Á là thời gian có các tháng liên tục đạt lượng mưa trên 100mm với tần suất đảm bảo ≥ 75% (L.R. Oldeman, M. Frere, nghiên cứu khí hậu nông nghiệp nhiệt đới ẩm Đông Nam Á, Tổ chức khí tượng Thế giới, 1986). Rõ ràng mùa này không thuận lợi cho hoạt động du lịch. Một số hiện tượng thời tiết có thể tác động đến sự ổn định và bền vững của các thành phần tự nhiên khác cũng như các công trình nhân tạo. Các kiểu thời tiết đặc biệt như mưa lơn, lũ lụt, bão, lốc hay gió tây khô nóng có thể phá hủy các thành phần thiên nhiên khác cũng như các cảnh quan du lịch hoặc các công trình nhân tạo, thậm chí trong một thời gian rất ngắn. Ngoài ra, một số yếu tố thời tiết còn ảnh hưởng thường xuyên và mạnh mẽ đến sự xuống cấp các công trình, nhất là công trình kiến trúc cổ. Quy luật chung là độ ẩm, nhiệt độ và biên độ nhiệt càng cao thì tốc độ phá hủy càng lớn. *Nguồn nước: Tài nguyên nước bao gồm nước trên lục địa và biển, đại dương. Nước trên lục địa có nước mặt (sông, hồ các loại) và nước dưới đất (nước ngầm). Có gí trị đối với du lịch là nước trên mặt (cơ sở để hình thành các loại hình du lịch sông nước, du lịch hồ và vùng biển (tiền đề cho các loại hình du lịch biển,...). Nước rất cần thiết cho đời sống và các nhu cầu khác của xã hội. Đáp ứng cho những nhu cầu này đòi hỏi phải có nguồn nước ngọt dồi dào. Các tổ hợp du lịch ở
  • 30. vùng khô hạn và nửa khô hạn, cũng như ở các vùng thuộc các đới khí hậu cạn nhiệt và ôn đới thì nhu cầu cung cấp nước là rất lớn. Nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách được đánh giá thông qua các tiêu chí: vị trí, số lượng và chất lượng nước của hai nguồn: nước mặt và nước ngầm. Vị trí của nguồn nước thể hiện ở khoảng cách từ nguồn nước đến địa bàn hoạt động du lịch, chủ yếu là các điểm lưu trú của du khách. Về chất lượng, nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì thành phần của nó bị biến đổi và không phù hợp để sử dụng hằng ngày. Sự biến đổi này bao gồm cả tính chất lý, hóa và sinh học của nước làm cho nước trở thành độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Như vậy, xét về chất lượng nước thì phải chú ý đến tính lý, hóa học và sinh học của nước. Chúng được thể hiện ở màu sắc, độ trong, mùi, nhiệt độ, tính chất phóng xạ, các chất hữu cơ và các chất vô cơ trong nước, vi khuẩn,...Các tiêu chuẩn về chất lượng nước nói chung hoặc theo mục đích sử dụng đã được các cơ quan chức năng của Nhà nước công bố. Ngoài phục vụ nhu cầu sinh hoạt, các dạng địa hình chứa nước, chủ yếu là nước mặt còn tạo những phong cảnh đẹp. Mặt nước là không gian để có thể xây dựng các công trình dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn nổi, bến thuyền,...Các khách sạn, nhà hàng nổi là các cơ sở thu hút rất đông du khách nhờ vị trí độc đáo, cảnh quan ngoạn mục và khả năng cơ động của chúng. Nhiều loại hình du lịch được triển khai dựa trên đặc điểm của nguồn nước. Chẳng hạn như nước khoáng phục vụ cho du lịch chữa bệnh, những dòng sông thơ mộng, có tốc độ dòng chảy nhỏ, phù hợp cho hoạt động du thuyền, còn thác nước có thể gắn với du lịch mạo hiểm. Du lịch biển có điều kiện thuận lợi nhờ khí hậu mát mẻ cho phép nghỉ ngơi dài ngày, nhờ những bãi cát ven bờ để có thể vừa tắm biển, lại vừa tắm nắng, tắm khí trời trong lành. Nói chung, giới hạn nhiệt độ ở lớp nước trên mặt tối thiểu có thể chấp nhận được là 180 C, đối với trẻ em là 200 C. Cùng với các tiêu chí cơ bản trên, cần chú ý đến tần suất và tính chất của sóng, độ sạch của nước. Biển với dòng chảy
  • 31. ven bờ có tốc độ nhỏ, nước trong và sóng vừa phải thì phù hợp với tắm biển; sóng lớn phù hợp lướt sóng; nước trong và có nhiều động thực vật đẹp phù hợp với môn lặn biển,... Tài nguyên nước không chỉ có tác dụng trực tiếp đến hoạt động du lịch, như đã nêu trên. Ngoài ra, nó còn gián tiếp ảnh hưởng đến du lịch thông qua tác động đến các thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt là khí hậu ở quanh các bồn chứa nước lớn,... *Sinh vật: Hiện nay, khi mức sống của con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch và giải trí trở thành cấp thiết. Thị hiếu về du lịch cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài một số hình thức truyền thống như tham quan phong cảnh, các di tích văn hóa – lịch sử của loài người, đã xuất hiện một số hình thức mới, với sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Đó là du lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng tham quan là các loại động – thực vật. Việc tham quan du lịch trong thế giới động – thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên làm cho con người tăng thêm lòng yêu cuộc sống. Sở dĩ một số nước châu Phi, khu vực Đông Âu và vùng Đông Nam Á thu hút được đông đảo khách du lịch một phần là do họ biết tận dụng khai thác các tiềm năng thiên nhiên, trong đó có tài nguyên động – thực vật cùng với sự đa dạng của nó. Không phải mọi tài nguyên động thực vật nào cũng là đối tượng du lịch. Để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau, người ta đã đưa ra các tiêu chí sau đây: -Tiêu chí phục vụ mục đích tham quan du lịch: + Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình. + Có loài đặc trưng cho khu vực, loài đặc hữu, loài quý hiếm đối với thế giới và trong nước. + Có một số động vật (thú, chim, bò sát, côn trùng, cá,...) phong phú hoặc điển hình cho vùng.
  • 32. + Có các loại có thể khai thác dưới dạng đặc sản phục vụ nhu cầu khách du lịch. + Thực, động vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loài phổ biến dễ quan sát bằng mắt thường, ống nhòm hoặc nghe tiếng hót, tiếng kêu và có thể chụp ảnh được. + Đường sá (đường tròn) thuận tiện cho đi lại quan sát, vui chơi của khách. -Tiêu chí đối với du lịch săn bắn thể thao: Quy định loài được săn là loài phổ biến, không ảnh hưởng đến số lượng, quỹ gen; loài động vật hoạt động (ở dưới nước, mặt đất, trên cây) nhanh nhẹn, có địa hình tương đối dễ vận động, xa khu cư trú của dân cư. Ngoài ra, khu vực dành cho săn bắn thể thao phải tương đối rộng, đảm bảo tầm bay của đạn và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khách du lịch. Cấm dùng súng quân sự, mìn và chất nổ nguy hiểm. Thật ra, trong điều kiện hiện tại, nhiều nước đã khuyến cáo không nên phát triển loại hình du lịch này nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn thói quen hủy diệt động vật. -Đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa học: + Nơi có hệ thực, động vật phong phú và đa dạng. + Nơi còn tồn tại loài quý hiếm. + Nơi có thể đi lại quan sát, chụp ảnh. + Có quy định thu mẫu của cơ quan quản lý,... Như vậy, tài nguyên động – thực vật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch. Thực vật, đặc biệt là các khối rừng tự nhiên và cả các khu rừng nhân tạo kiểu công viên ở các khu vực ngoại ô thành phố với sự phổ biến của các loại địa phương kết hợp với các loài khác đã thích nghi với khí hậu thực hiện chức năng nhiều mặt – làm sạch không khí, cản gió, tăng độ ẩm. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm tiếng ồn một cách tự nhiên, tạo nên cảm giác ấm cúng. Cần phải bảo vệ và phát triển rưng phòng hộ, các quần thể thực vật ven sông, hồ ở các vùng đồng bằng và thung lũng bởi vì chúng rất có giá trị đối với loài hình du lịch cuối tuần. Đối với khách du lịch, những loài thực vật không có ở đất nước họ thường có sức
  • 33. hấp dẫn mạnh. Chẳng thế mà khách du lịch châu Âu thường thích đến nơi có rừng rậm nhiệt đới, nhiều tầng với thảm thực vật đa dạng. Như vậy, cần phải phát hiện, tổ chức bảo vệ các khu bảo tồn tự nhiên để phục vụ phát triển du lịch bền vững. Cuối cùng, động thực vật đặc sản còn là nguyên liệu chế biến ra những món ăn độc đáo thỏa mãn nhu cầu ẩm thực của du khách. 1.3.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 1.3.3.1. Khái niệm Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài nguyên du nhân tạo có những đặc điểm khác biệt nhiều so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), quy định tại điều 13, chương II: "Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch". Tài nguyên du lịch nhân văn có tác động nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không thật điển hình hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu. Ngoại trừ loại hình du lịch nghiên cứu, việc tham quan các đối tượng nhân tạo thường diễn ra trong thời gian rất ngắn. Nó thường kéo dài một vài giờ, thậm chí ít hơn. Trong khuôn khổ một chuyến du lịch, người ta có thể tìm hiểu nhiều đối tượng nhân tạo. Vì thế, tài nguyên du lịch nhân văn thích hợp nhất đối với loại hình du lịch nhận thức theo lộ trình. Số người quan tâm tới tài nguyên du lịch nhân văn thường có trình độ văn hóa, thu nhập cũng như yêu cầu nhận thức cao hơn so với khách du lịch thuần túy. Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn. Đây lại là đầu mối giao thông quan trọng nên rõ ràng việc tiếp cận với nguồn tài nguyên này dễ dàng hơn nhiều. Khi đến tham quan nguồn tài nguyên
  • 34. nhân văn có thể sử dụng cơ sở hạ tầng đã được xây dựng trong các điểm quần cư mà không cần phải xây dựng. 1.3.3.2. Đặc điểm - Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động của thòi gian, thiên nhiên và do chính con người. Vì vậy dễ bị suy thoái, hủy hoại và không có khả năng bị phục hồi ngay cả khi không có sự tác động của con người. Vì vậy di tích lịch sử - văn hóa khi bị bỏ hoang cũng bị xuống cấp nhanh chóng; những giá trị văn hóa phi vật thể như những làn điệu dân ca , các vũ khúc, các lễ hội, các nghề truyền thống, phong tục, tập quán,...khi không được bảo tồn và phát huy có hiệu quả sẽ bị mai một hoặc biến mất. Do vậy, khi khai thác tài nguyên du lịch nhân văn cho mục đích phát triển du lịch cần quan tâm đầu tư cho bảo tồn, tô tạo thường xuyên, khoa học và có hiệu quả. - Tài nguyên du lịch nhân văn là do con người sáng tạo ra nên có tính phổ biến. Ở đâu có con người, ở đó có tài nguyên nhân văn. Vì vậy, các địa phương, các quốc gia đều có tài nguyên du lịch nhân văn, trong đó có nhiều loại có sức hấp dẫn với du khách, đã hoặc sẽ có thể sử dụng cho phát triển du lịch. - Tài nguyên du lịch nhân văn của mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang những giá trị đặc sắc riêng. Do điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội là những yếu tố nuôi dưỡng tạo thành tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có những giá trị đặc sắc riêng, góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách riêng. Do vậy, trong quá trình khai thác, bảo tồn tài nguyên du lịch này cần coi trọng việc bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo của tài nguyên. - Tài nguyên du lịch nhân văn thường được phân bố gần các khu dân cư, đực biệt tập trung nhiều ở những khu vực đông dân cư. Bởi nó được sinh ra trong qua trình phát triển của xã hội và là sản phẩm do con người sáng tạo ra. Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, việc khai thác phần lớn các loại tài nguyên du lịch nhân văn thường ít chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết gây nên như mưa hay rét nên tính mùa vụ cũng ít hơn so với tài nguyên du lịch tự nhiên.
  • 35. 1.3.3.3. Phân loại *Các di tích lịch sử, văn hóa: Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản văn hóa vô giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi nước, mà ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, nghệ thuật. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định về di tích lịch sử - văn hóa. Theo quy định trong Hiến chương Vơnidơ (Italia) năm 1964, khái niệm về di tích lịch sử - văn hóa bao gồm những công trình xây dựng lẻ loi, những khu di tích ở đô thị hay ở nông thôn là bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt, hoặc của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay là một biến cố về lịch sử. Ở Việt Nam, theo Luật Di sản văn hóa (năm 2001) thì "Di sản văn hóa là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, đặc điểm có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa học". Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu trữ, lưu truyền khác, bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, trí thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, vể trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh,di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Danh lam thắng cảnh là cảnh thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mĩ, khoa học. Như vậy, về tổng thể có thể hiểu: Di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị nhiều mặt điển hình, do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
  • 36. Các di tích lịch sử - văn hoá nói chung được phân chia thành: + Di tích khảo cổ: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa, thuộc về thời kì lịch sử xa xưa. + Di tích lịch sử: là các di tích gắn với đặc điểm và quá trình phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Loại hình này gồm di tích ghi dấu về dân tộc học, di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược, di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động, di tích ghi dấu tội ác của các thế lực phản động. + Di tích văn hoá nghệ thuật: Là các di tích gắn với các công trình kiến trúc, có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Nó chứa đựng giá trị kiến trúc và giá trị văn hoá tinh thần. Ví dụ: Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình), toà thánh Tây Ninh. + Các loại danh lam thắng cảnh: Phong cảnh đẹp hòa quyện với các công trình mang tính chất văn hóa - lịch sử. Tại đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên mà còn có giá trị nhân văn sâu sắc. + Các bảo tàng: bảo tàng là nơi lưu giữ các tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ tri thức chấn hưng tinh hoa truyền thống. *Các lễ hội: Bất cứ một dân tộc nào, quốc gia nào trên thế giới đều cũng có lễ hội. Các lễ hội đã tạo nên môi trường mới, huyền diệu, giúp cho người tham dự có điều kiện tiếp xúc với những bí ẩn vừa mơ vừa thực. Giúp cho con người nhớ về cội nguồn lịch sử dân tộc, lễ hội khó có thể mất đi mà ngày càng phát triển cả về số lượng và quy mô. Thường lễ hội gắn với các di tích lịch sử - văn hóa của các dân tộc, địa phương, vùng hay quốc gia nào đó, được phản ánh nét đặc sắc riêng của mình. Lễ hội gồm hai phần: phần nghi lễ và phần hội - Phần nghi lễ là phần mở đầu cho các lễ hội, dù lớn hay nhỏ, dù dài hay ngắn với những nghi thức rất trang nghiêm. Nghi thức lễ nhằm bày tỏ lòng tôn kính
  • 37. các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời địa lợi, nhân hòa và sự phồn vinh hạnh phúc, làm ăn phát đạt, con cháu được khỏe mạnh. - Phần hội diễn ra các hoạt động văn hóa đặc trưng của các dân tộc mang tính cộng đồng rất cao. Các hoạt động này tương đối đa dạng như: thi hát, đố, thi đấu các môn đối kháng,...được các dân tộc phô diễn rất nhiệt tình. Đây được coi là một hoạt động văn hóa nhằm nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc rất lớn. Từ đó, giúp cho người dân nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, yêu nước, phấn đấu trong công việc hằng ngày. Thời gian của lễ hội diễn ra thường kém dài không lâu khoảng độ vài ngày dài lắm là một tuần. Quy mô của lễ hội lớn nhỏ khác nhau, có lễ hội sánh bằng cả quốc tế, có lễ hội chỉ nằm trong phạm vi của một thôn, xã. Các địa điểm tổ chức của lễ hội thường diễn ra ở các di tích lịch sử - văn hóa. Điều đó cho phép khai thác tốt hơn cả lễ hội lẫn di tích nhằm thu hút khách du lịch. Di tích và lễ hội là hai loại hình tài nguyên du lịch nhân văn luôn sóng đôi và đan xen lẫn nhau. Lễ hội gắn với di tích và không tách rời di tích. Có thể nói, di tích là tinh hoa truyền thống được kết tinh lại ở dạng cứng; còn lễ hội là cái hồn chuyển tải tinh hoa ấy đến đời thường *Các làng nghề truyền thống: Việt Nam là nước có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng, phát triển lâu đời. Nghệ thuật sản xuất các sản phẩm, những giá trị văn hóa, lịch sử của các làng nghề thủ công truyền thống, có sức hấp dẫn lớn, góp phần tạo ra sự đa dạng, đặc sắc, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch của nước ta. Các sản phẩm làng nghề truyền thống là sự kết tinh, giao thoa và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc. Các sản phẩm này được làm ra bởi bàn tay tài hoa, óc sáng tạo của những nghệ nhân khéo léo. Những sản phẩm này luôn mang dấu ấn về tâm hồn lẫn bản sắc dân tộc và mang đầy tính nghệ thuật. Từ đời này sang đời khác được duy trì, cải tiến các sản phẩm truyền thống nên đây được coi là một loại tài nguyên vô cùng quý giá để thu hút khách du lịch. Các sản phẩm làng nghề này kết hợp với các sản phẩm du lịch, các điểm, khu du lịch cho
  • 38. khách tham quan mua quà lưu niệm mang một sắc thái của vùng miền riêng, tạo thích thú cho khách tham quan. *Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: Mỗi một dân tộc có những điều kiện sinh sống, có văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất có tính đặc thù riêng trên một lãnh thổ nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc lại có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có giá trị với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc, trang phục dân tộc,... Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều thể hiện những sắc thái riêng biệt của mình để thu hút khách du lịch. Trung Quốc có nền phong kiến kéo dài thể hiện nhiều đời vua khác nhau, mỗi thời đều có nhiều nhân vật tiêu biểu để tìm hiểu; hay đất nước Ấn Độ có nền văn minh Ấn – Hằng mà mọi người muốn tìm tòi. Ở Việt Nam có 54 dân tộc anh em, sống trên các địa bàn địa phương khác nhau. Mỗi vùng miền có một nét đặc sắc riêng, thể hiện rõ nhất là kiến trúc nhà, ngôn ngữ và trang phục. Cho nên có thể nói dân tộc học là một giá trị rất lớn của loài người cũng là giá trị cho phát triển du lịch. *Các đối tượng văn hoá - thể thao và hoạt động nhận thức khác: Các đối tượng văn hóa cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Đó là các thành phố nổi tiếng, các trường đại học, triển lãm nghệ thuật, liên hoan âm nhạc, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao,...Các đối tượng này thường tập trung ở các thành phố lớn hay thủ đô của các nước nên phần nào tạo nên lợi thế về thu hút khách du lịch. Tất cả các khách du lịch có trình độ văn hóa từ trung bình trở lên đều có thể thưởng thức được giá trị văn hóa của đất nước mà họ đến thăm. Các thành tự văn hóa, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng thu hút khách du lịch mọi nơi trên thế giới. Thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại, triển lãm thành tựu kinh tế, thông qua các hội nghị, kí kết giao ước,...từ đó mà tạo mọi điều kiện cho các du khách vừa tham quan vừa tìm kiếm cơ hội hợp tác mới.
  • 39. 1.3.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 1.3.4.1. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch tại điểm đến. Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống các mạng lưới và phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước và xử lý rác thải… trong đó giao thông vận tải là nhân tố quan trọng hàng đầu. *Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển và phân vùng du lịch trên cả hai phương diện: số lượng, chất lượng của các loại hình và phương tiện giao thông vận tải. Do đặc thù của hoạt động du lịch là sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định vì vậy nó phụ thuộc nhiều vào giao thông. Chiều dài của mạng lưới giao thông vận tải chứng tỏ mức độ dễ hay khó trong việc tiếp cận điểm du lịch, số lượng phương tiện giao thông vận tải chứng tỏ khả năng vận chuyển hành khách. Số lượng loại hình vận chuyển gia tăng sẽ làm cho hoạt động du lịch trở nên tiện lợi và linh hoạt, có khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu của du khách. Về mặt chất lượng vận chuyển cần xét đến 4 khía cạnh là tốc độ, an toàn, tiện nghi và giá cả. - Tốc độ vận chuyển: việc tăng tốc độ vận chuyển cho phép tiết kiệm thời gian đi lại và kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch. - Đảm bảo an toàn vận chuyển: ngày nay, sự tiến bộ kỹ thuật đã làm tăng tính an toàn trong vận chuyển hành khách và điều này sẽ thu hút được nhiều người tham gia vào hoạt động du lịch. - Đảm bảo tiện nghi của các phương tiện vận chuyển nhằm làm vừa lòng hành khách. - Vận chuyển có giá rẻ: giá cước vận tải có xu hướng giảm, hợp lý thì nhiều tầng lớp nhân dân có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Nhìn chung mỗi loại hình giao thông có những ưu điểm riêng nên có những ảnh hưởng nhất định phù hợp với địa điểm du lịch cũng như đối tượng du khách.
  • 40. Đặc biệt sự phối hợp các loại phương tiện vận chuyển có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển du lịch ở cả mức độ quốc gia và quốc tế. * Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch, là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Đối với hoạt động du lịch, thông tin liên lạc không những đảm nhận việc chuyển các tin tức một cách nhanh chóng, kịp thời góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng, các quốc gia mà còn đóng vai trò quan trong việc quảng bá du lịch. Thông tin, hình ảnh của các điểm du lịch được quảng bá rộng khắp sẽ tạo một lực hút, kích thích nhu cầu của khách du lịch tiềm năng muốn khám phá vẻ đẹp và các giá trị của điểm du lịch đó. Nhân tố này ngày càng có vai trò to lớn đối với sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là trong thời đại thông tin hiện nay. * Hệ thống điện, thiết bị xử lý cấp thoát nước, xử lý rác thải vừa góp phần tạo ra những điều kiện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho du khách và các hoạt động du lịch vừa tạo ra môi trường trong sạch hấp dẫn du khách 1.3.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và cung cấp các sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách như lưu trú, ăn uống, đi lại, vui chơi, giải trí, chữa bệnh, mua sắm. Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của mỗi vùng, mỗi quốc gia được xem như một trong những biểu hiện cho sự phát triển cũng như hiệu quả của việc khai thác tài nguyên du lịch phục vụ cho hoạt động du lịch tại vùng, quốc gia đó. Sự kết hợp hài hòa giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giúp cho sự hoạt động có hiệu quả của cơ sở phục vụ du lịch, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm. Chính vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật trên các vùng lãnh thổ và là tiền đề căn bản để hình thành các trung
  • 41. tâm du lịch. Ngược lại, cơ sở phục vụ du lịch cũng có tác động nhất định tới mật độ sử dụng tài nguyên du lịch, giữ gìn bảo vệ chúng và đến lượt mình, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lại có thể tạo ra, thực hiện các sản phẩm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần với những chức năng và ý nghĩa khác nhau, bao gồm: cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; mạng lưới cửa hàng thương nghiệp; các cơ sở thể thao; cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa và cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác. Có 3 tiêu chí để đánh giá hiệu quả của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đó là: Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch; Hiệu quả kinh tế tối ưu trong xây dựng và khai thác; Thuận tiện cho du khách. * Cơ sở phục vụ ăn uống lưu trú: là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gồm những công trình đặc biệt nhằm đảm bảo nơi ăn nghỉ và giải trí cho khách du lịch. Đó là các cơ sở lưu trú du lịch xã hội, nhà hàng, khách sạn… * Mạng lưới cửa hàng thương nghiệp: đáp ứng về nhu cầu hàng hóa của khách du lịch thông qua việc bày bán các mặt hàng đặc trưng của du lịch, hàng thực phẩm và các hàng hóa khác. * Cơ sở thể thao: tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của du khách, làm tăng hiệu quả sử dụng của các cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống và làm phong phú thêm các loại hình hoạt động du lịch. * Cơ sở y tế: các cơ sở y tế nhằm phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch. * Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa phục vụ du lịch nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hóa xã hội cho du khách cũng như giúp họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình. Đó là các trung tâm văn hóa- thông tin, phòng chiếu phim, phòng triển lãm, câu lạc bộ, nhà hát… * Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác như trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, hiệu ảnh, bưu điện… là điều kiện bổ sung giúp cho du khách sử dụng triệt để
  • 42. hơn tài nguyên du lịch, tạo ra những thuận tiện khi họ đi lại và lưu trú tại điểm du lịch. Như vậy, quá trình phát triển của ngành du lịch nói chung và tổ chức lãnh thổ du lịch nói riêng chịu tác động đồng thời của nhiều nhân tố khác nhau. Du lịch chỉ có thể phát sinh, phát triển trong những điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi nhất định. Trong số các nhân tố trên có những nhân tố tác động trực tiếp đến việc hình thành nhu cầu du lịch và tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch, bên cạnh đó có những nhân tố mang tính phổ biến nằm trong các mặt của đời sống xã hội và cũng có những điều kiện gắn liền với đặc điểm của từng khu vực địa lý. Tuy nhiên tất cả các nhân tố này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành môi trường cho sự phát sinh, phát triển du lịch. Mặt khác, bản thân sự có mặt, sự phát triển của du lịch cũng trở thành một nhân tố của môi trường đó và do vậy nó có thể tác động hoặc tích cực hoặc ngược lại. 1.3.5. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị 1.3.5.1. Dân cư và lao động Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số dân càng đông thì số người tham gia vào các hoạt động du lịch càng nhiều. Số lượng người lao động trong sản xuất và dịch vụ ngày càng đông gắn liền trực tiếp với kinh tế du lịch. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Nhu cầu du lịch của con người tùy thuộc vào nhiều đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư. Cần phải nghiên cứu cơ cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, vì đây là một trong những nhân tố có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển. Sự tập trung dân cư vào các thành phố, tốc độ tăng dân số và mật độ dân số, tuổi thọ, quá trình đô thị hóa cũng liên quan mật thiết tới sự phát triển của du lịch.