SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 90
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------  ------
LÊ KHÁNH HỘI
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO,
HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------  ------
LÊ KHÁNH HỘI
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO,
HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Cao Huần
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn
này do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện không trùng với bất kỳ luận
văn, đề tài nào đã công bố. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Học viên
Lê Khánh Hội
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình sau đại học và viết luận văn này, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong trường Đại
học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa lý,
trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là những
thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Cao Huần
người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và
giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất
bằng tất cả khả năng của mình nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn.
Hà Nội, tháng năm 2014
Học viên
Lê Khánh Hội
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................6
1. Tính cấp thiết ...............................................................................................6
2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu....................................................................7
3. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................7
4. Cơ sở tài liệu................................................................................................7
5. Kết quả và ý nghĩa .......................................................................................7
6. Cấu trúc luận văn.........................................................................................8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG.......................................................................9
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan............................9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá đất đai......................................9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất...........................15
1.1.3. Các công trình nghiên có liên quan đến xã Mộ Đạo ............................18
1.2. Một số vấn đề lý luận nghiên cứu hệ thống sử dụng đất đai cho
quy hoạch sử dụng đất...................................................................................18
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan...................................................18
1.2.2. Hệ thống sử dụng đất - phức hợp đơn vị đất đai và loại hình
sử dụng đất.......................................................................................................21
1.2.3. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển nông thôn mới......22
1.2.4 . Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch
sử dụng đất theo hƣớng bền vững....................................................................23
1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................24
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu...........................................................................24
1.3.2. Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu...................................................25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ..................................................................................29
2
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO..............................................30
2.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu............................................................30
2.2. Đặc điểm và vai trò của các điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành
hệ thống sử dụng đất đai xã Mộ Đạo ...........................................................30
2.3. Đặc điểm và vai trò của các hoạt động sử dụng đất đối với sự
hình thành hệ thống sử dụng đất đai xã Mộ Đạo ......................................34
2.4. Các hệ thống sử dụng đất xã Mộ Đạo..................................................37
2.4.1. Các đơn vị đất đai ..................................................................................37
2.4.2. Các loại hình sử dụng đất ......................................................................39
2.4.3. Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất.......................................................39
2.5. Tình hình sử dụng và quản lý đất xã Mộ Đạo .....................................41
2.5.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất.....................................................41
2.5.2. Tình hình quản lý đất đai.......................................................................45
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ..................................................................................50
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KINH TẾ SINH THÁI CÁC HỆ THỐNG
SỬ DỤNG ĐẤT CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO.....52
3.1. Đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất đai ........................52
3.1.1. Đánh giá thích nghi sinh thái của các hệ thống sử dụng đất đai............52
3.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế......................................................................54
3.1.3. Phân tích hiệu quả xã hội và môi trƣờng...............................................56
3.2. Đề xuất hƣớng lồng ghép đánh giá hệ thống sử dụng đất trong
quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo ....................................................................59
3.2.1. Mục tiêu, nguyên tắc lồng ghép đánh giá hệ thống sử dụng đất trong
quy hoạch sử dụng đất .....................................................................................59
3.2.2. Phân tích hiện trạng quy hoạch sử dụng đất.........................................59
3
3.2.3. Đề xuất nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất dựa theo kết quả
đánh giá hệ thống sử dụng đất .........................................................................68
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ..................................................................................70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................72
PHỤ LỤC................................................................................................................74
4
MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
FAO: Food and Agriculture Orangization
(Tổ chức nông lƣơng của Liên hợp quốc)
UBND: Ủy ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HTSDĐ: Hệ thống sử dụng đất
QHSDĐ: Quy hoạch sử dụng đất
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
BVMT: Bảo vệ môi trƣờng
5
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình cấu trúc hệ thống sử dụng đất.........................................22
Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu........................................................................28
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng dân số, lao động xã Mộ Đạo năm 2010......................34
Bảng 2.2. Đặc điểm các đơn vị đất đai..........................................................38
Bảng 2.3. Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất..............................................40
Bảng 2.4: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2010 ......................................42
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất................. 47
Bảng 3.1. Đánh giá tính thích nghi của các hệ thống sử dụng đất ....................52
Bảng 3.2. Hiệu quả kinh tế của HTSDĐ chuyên trồng lúa nước ..................54
Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế của HTSDĐ trồng cây mầu vụ đông .................55
Bảng 3.4. Hiệu quả kinh tế của HTSDĐ nuôi trồng thủy sản .......................56
Bảng 3.5. Lượng phân bón và thuốc BVTV được dùng trong các HTSDĐ .... 58
Bảng 3.6. Diện tích các loại đất cấp huyện phân bổ cho xã Mộ Đạo trong
kỳ quy hoạch sử dụng đất ..............................................................................62
Bảng 3.7. Các phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã
Mộ Đạo ..........................................................................................................65
Bảng 3.8. Đề xuất một số nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.............68
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia, địa bàn để
phân bố dân cƣ và các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; là
nguồn nội lực để xây dựng và phát triển quốc gia. Đất đai là tài nguyên hữu
hạn, cố định về vị trí, giới hạn về không gian.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, quỹ đất ngày càng hạn hẹp,
dân số đông mật độ lớn, phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng đất cho các ngành
ngày càng cao. Vì vậy qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp đảm bảo
hiệu quả và phát triển bền vững là việc làm hết sức quan trọng. Giúp cho các
cấp các ngành sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài
nguyên đất đai vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu “Nhà nƣớc thống nhất quản lý đất
đai” vừa tránh đƣợc việc sử dụng chồng chéo, sai mục đích gây lãng phí,
hủy hoại môi trƣờng đất, đồng thời bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái thúc
đẩy quá trình phát triển bền vững của xã hội.
Xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là một xã nông nghiệp đang
trên đà xây dựng nông thôn mới, việc triển khai quy hoạch sử dụng đất luôn
xảy ra nhiều vấn đề bất cập, điều chỉnh chƣa phù hợp sử dụng đất theo quy
hoạch dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên đất, nhân lực và các nguồn lực
khác. Với mục tiêu là nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai, xây dựng
các hệ thống sử dụng đất để từ đó đề xuất phƣơng hƣớng quy hoạch sử dụng
đất tại xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh một cách hiệu quả mang
tính bền vững, điều chỉnh việc quy hoạch một cách khoa học theo kịp những
biến động của việc phát triển kinh tế - xã hội của xã, huyện một cách kịp thời.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu
đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo,
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững”.
7
2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai về mức độ
thích nghi, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng đề xuất hƣớng điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Mộ Đạo theo hƣớng bền vững.
- Xây dựng cơ sở lý luận và phƣơng pháp quy hoạch sử dụng đất theo
hƣớng phát triển bền vững.
- Nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất chủ yếu.
- Phân tích, đánh giá kinh tế - sinh thái các hệ thống sử dụng đất đai
(mức độ thích nghi, hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng) tại xã
Mộ Đạo.
- Đề xuất hƣớng quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 theo hƣớng bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ diện tích đất theo đơn vị hành chính xã Mộ Đạo, huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Nghiên cứu đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai nông nghiệp chủ yếu
của xã.
4. Cơ sở tài liệu
- Các báo cáo của các cấp: ủy ban nhân dân xã Mộ Đạo, phòng Tài
nguyên và Môi trƣờng, phòng Công Thƣơng và phòng Nông nghiệp huyện
Quế Võ có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Các tài liệu về chính sách, pháp luật liên quan đến quy hoạch sử dụng đất.
- Các tài liệu và bản đồ đã đƣợc công bố có hiệu lực.
- Các tài liệu khảo sát, điều tra thực tế.
5. Kết quả và ý nghĩa
- Xây dựng đƣợc cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu quy hoạch
sử dụng đất theo hƣớng bề vững.
- Xây dựng bản đồ hệ thống sử dụng đất đai và kết quả đánh giá.
8
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 theo hƣớng bền vững
của xã Mộ Đạo.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo quan trọng cho công tác quy
hoạch xây dựng nông thôn mới.
Là tài liệu quan trọng tham khảo cho công tác điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất của xã Mộ Đạo.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn đƣợc chia thành 3
chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống sử dụng
đất đai cho quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững.
Chƣơng 2: Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất đai và tình hình sử dụng
đất xã Mộ Đạo.
Chƣơng 3: Đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất cho quy
hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo.
9
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG
SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá đất đai
1.1.1.1. Trên thế giới
Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi nƣớc đã đề ra nội dung,
phƣơng pháp đánh giá đất của mình. Đã có nhiều phƣơng pháp đánh giá đất
khác nhau, nhƣng nhìn chung theo hai khuynh hƣớng: Đánh giá đất theo
điều kiện tự nhiên có xem xét tới điều kiện kinh tế - xã hội và đánh giá kinh
tế đất có xem xét tới điều kiện tự nhiên. Nhƣng dù có theo phƣơng pháp nào
thì cũng phải lấy đất đai làm nền và loại sử dụng đất đai cụ thể để đánh giá,
phân hạng.
Phƣơng pháp đánh giá đất đai ở Liên Xô cũ: theo quyết định của
Chính phủ, công tác đánh giá đất đai đƣợc tiến hành trên toàn Liên bang và
đƣợc Bộ Nông nghiệp chủ trì. Công tác đánh giá đất đai nhằm mục đích:
* Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất
* Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp
* Dự kiến số lƣợng và giá thành sản phẩm
* Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đồ án quy hoạch
Đánh giá đất đƣợc chia theo hai hƣớng: đánh giá chung và đánh giá riêng
(theo hiệu quả của từng loại cây trồng). Chỉ tiêu đánh giá là:
* Năng suất – giá thành sản phẩm
* Mức hoàn vốn
* Địa tô cấp sai (phần lãi thuần túy)
10
Cây trồng lấy làm gốc để đánh giá nhất thiết phải là cây ngũ cốc và cây
họ đậu. Đơn vị đánh giá là các chủng đất.
Đánh giá đất chủ yếu dựa trên cơ sở các đặc tính khí hậu, địa hình địa
mạo, thổ nhƣỡng, nƣớc ngầm và thực vật. Nguyên tắc đánh giá mức độ thích
hợp là chia khả năng sử dụng đất thành các nhóm và lớp trong đó nhóm đất
thích hợp đƣợc tách ra theo sự khác biệt về loại hình thổ nhƣỡng nhƣ địa hình,
mẫu chất, thành phần cơ giới, chế độ nƣớc. Kết quả đánh giá đất của Liên Xô
(cũ) đã giúp cho việc thống kê tài nguyên đất đai và hoạch định chiến lƣợc sử
dụng, quản lý nguồn tài nguyên đất trong phạm vi toàn Liên bang Xô Viết.
Đánh giá đất đai ở Mỹ
Phƣơng pháp đánh giá đất đai của Mỹ là dựa vào các yếu tố hạn chế
trong sử dụng đất, các yếu tố này đƣợc chia thành hai nhóm:
+ Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn bao gồm những hạn chế không
thể cải tạo đƣợc nhƣ độ dốc, độ dày tầng đất, lũ lụt và khí hậu khắc nghiệt.
+ Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời có khả năng khắc phục đƣợc
bằng các biện pháp cải tạo trong quản lý đất đai nhƣ độ phì, thành phần dinh
dƣỡng, những trở ngại về tƣới hoặc tiêu.
Đánh giá mức độ khả năng sử dụng đất đai chủ yếu đƣợc xác định dựa
trên những yếu tố hạn chế vĩnh viễn. Nguyên tắc chung của phƣơng pháp là
các yếu tố nào có mức độ hạn chế lớn và khả năng chi phối mạnh đến sử dụng
đất là yếu tố quyết định mức độ thích hợp mà không cần tính đến những khả
năng thuận lợi của các yếu tố khác có trong đất.
Tóm lại : Các nƣớc trên Thế giới đều đã nghiên cứu về đánh giá, phân
hạng đất đai ở mức khái quát chung cho cả nƣớc và ở mức độ chi tiết cho các
vùng cụ thể. Hạng đất đƣợc phân ra đều thể hiện tính thực tế theo điều kiện
từng nƣớc.
11
Phƣơng pháp đánh giá đất đai của FAO:
Thấy rõ vai trò quan trọng của đánh giá, phân hạng làm cơ sở cho công
tác quy hoạch sử dụng đất đai. Tổ chức Nông nghiệp – Lƣơng thực của Liên
hợp quốc (FAO) với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, đã tổng hợp
kinh nghiệm của nhiều nƣớc, xây dựng lên bản : Đề cƣơng đánh giá đất đai
năm 1976. Tài liệu đƣợc cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp
nhận là phƣơng tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Tiếp theo đó, hành
loạt các tài liệu hƣớng dẫn đã đƣợc xuất bản nhƣ : Đánh giá đất cho nông
nghiệp nhờ nƣớc trời năm 1983, cho các vùng nông nghiệp đƣợc tƣới năm
1985, đánh giá đất cho các vùng rừng năm 1984 và đánh giá đất cho đồng cỏ
Trƣớc hết cần xác định : Đề cƣơng và hƣớng dẫn của FAO là khát quát toàn
bộ nội dung, các bƣớc tiến hành, những gợi ý, ví dụ nêu ra để minh họa và
tham khảo. Trên cơ sở đó, tùy điều kiện cụ thể của từng nơi mà vận dụng cho
sát đúng và phù hợp.
Đề cƣơng đã đề ra những nguyên tắc đánh giá đất nhƣ sau :
* Mức độ thích hợp của đất đai đƣợc đánh giá, phân hạng cho các loại
sử dụng đất cụ thể.
* Việc đánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu đƣợc và đầu
tƣ cần thiết trên các loại đất đai khác nhau.
* Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp
* Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của vùng
* Khả năng thích nghi đƣa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững.
* Đánh giá đất có liên quan tới so sánh với nhiều loại sử dụng đất.
Đề cƣơng đã giới thiệu 3 mức độ đánh giá : sơ lƣợc, bán chi tiết và chi
tiết ; hai phƣơng pháp đánh giá : phƣơng pháp hai bƣớc và phƣơng pháp song
song để tùy theo điều kiện cụ thể mà vận dụng.
12
Trong đánh giá đất đƣợc chia thành hai bậc : thích hợp và không thích hợp
Trong bậc thích hợp chia thành 3 hạng :
* Thích hợp cao (Hight suitable)
* Thích hợp trung bình (Moderately suitable)
* Kém thích hợp (Marginally suitable)
Bậc không thích hợp chia thành 2 hạng :
* Không thích hợp hiện tại (Currently not suitable)
* Không thích hợp vĩnh viễn (Permanently suitable)
Từ lớp thích hợp trung bình và kém đƣợc chia ra nhiều hạng phụ để chỉ
rõ bản chất của các yếu tố giới hạn. Để chỉ rõ những yêu cầu chi tiết hơn về
quản lý, sử dụng đất đai, từ hạng phụ chia nhỏ ra các đơn vị đất thích hợp.
Ngoài ra, các hƣớng dẫn cụ thể khác nhƣ : Xác định loại sử dụng đất đai, xác
định đơn vị đất đai, phân hạng mức độ thích hợp… Có thể nói, đề cƣơng hƣớng
dẫn của FAO rất đầy đủ, chặt chẽ và dễ dàng vận dụng với mọi hoàn cảnh.
1.1.1.2. Ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu
Xuất phát từ quá trình sản xuất nông nghiệp lâu đời, bằng những kinh
nghiệm tích luỹ trong sản xuất nông nghiệp, khái niệm về đánh giá đất, phân
hạng đất đã xuất hiện dựa vào kinh nghiệm để phân biệt loại đất tốt, đất xấu
để bố trí thích hợp cho từng loại cây trồng. Năm 1092 thời nhà Lý ngƣời ta đã
biết tiến hành đạc điền. Vào thời nhà Lê thế kỷ XV đã bắt đầu phân ra các
hạng điền nhằm phục vụ công tác quản lý và thu thuế điền địa. Vào thời Gia
Long nhà Nguyễn đã phân chia thành "Tứ hạng điền" và "Lục hạng thổ" để
làm cơ sở cho việc mua bán và phân cấp ruộng đất
Thời Pháp thuộc nhằm mục đích khai thác tài nguyên đất, công tác
nghiên cứu đánh giá đất đƣợc chú ý và tiến hành nghiên cứu ở các vùng đất
màu mỡ để xác định tiềm năng và lựa chọn đất đai lập đồn điền trồng cây
ngắn ngày và dài ngày.
13
Sau hoà bình lặp lại, các công trình nghiên cứu về đất cũng nhƣ đánh
giá đất đai ở hai miền có những thành tựu khác nhau. Tại miền Bắc, đƣợc sự
giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ) các nhà khoa học Việt Nam đã tiến
hành điều tra ở miền Bắc tỷ lệ 1/1.000.000, mỗi huyện đều xây dựng đƣợc sơ
đồ thổ nhƣỡng tỷ lệ 1/50.000 và 1/25.000. Một số công trình nghiên cứu cơ
bản về đất đƣợc công bố nhƣ Fridland V. M với "Một số kết quả nghiên cứu
bƣớc đầu về đất miền Bắc Việt Nam"; Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải, Phạm Gia
Tu với "Những loại đất chính miền Bắc Việt Nam", Tôn Thất Chiểu với
"Tổng quan về điều tra phân loại đất Việt Nam"...
Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản đã cùng một số cán bộ khoa
học của Viện Thổ nhƣỡng nông hoá nhƣ Vũ Cao Thái, Đinh Văn Tính,
Nguyễn Văn Thân... thực hiện công tác nghiên cứu đánh giá đất và phân hạng
đất ở 23 huyện, 286 hợp tác xã thuộc 9 vùng chuyên canh thu đƣợc những kết
quả phục vụ thiết thực cho công tác tổ chức lại sản xuất.
Từ những năm 1989 đến năm 1995 nhiều công trình đánh giá đất ứng
dụng quy trình đánh giá đất của FAO đƣợc tiến hành và thu đƣợc nhiều kết
quả tốt nhƣ nghiên cứu của Vũ Cao Thái và một số tác giả xác định mức độ
thích hợp của đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè và dâu tằm Nguyễn
Khang và Phạm Dƣơng Ƣng với những kết quả nghiên cứu bƣớc đầu đánh giá
tài nguyên đất đai Việt Nam. Nguyễn Công Pho với đánh giá đất vùng đồng
bằng Sông Hồng. Nguyễn Khang và Nguyễn Văn Tân với đánh giá đất vùng
dự án đa mục tiêu EA SOUP. Phạm Quang Khánh với kết quả nghiên cứu hệ
thống sử dụng đất trong nông nghiệp và nhiều kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác.
Đặc biệt khi Luật đất đai 1993 đƣợc ban hành, Tổng cục Địa Chính và
sau là Bộ Tài nguyễn và Môi trƣờng triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng
đất đai toàn quốc, tất cả các cấp. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, các mối
14
quan hệ đất đai đƣợc điều chỉnh đồng thời đã tạo điều kiện để quan hệ đất đai
đƣợc tiếp cận với cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định
hƣớng XHCN. Tạo một bƣớc cho yêu cầu cân đối giữa nhiệm vụ an toàn
lƣơng thực với nhu cầu hiện đại hoá và đô thị hoá. Nói cách khác là sử dụng
tài nguyên đất đƣợc hiệu quả hơn, kích thích phát triển của hiện tại mà không
ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiên cho các thế hệ mai sau.
Ở Philippin:Từ 1974 - 1975 các nhà khoa học của Trung tâm phát triển
đời sống nông thôn (MBRLC) tại Mindanao, đã tiến hành các thí nghiệm về
việc sử dụng bằng hàng rào xanh chống xói mòn trên đất dốc, đó là kỹ thuật
canh tác trên đất dốc (viết tắt là SALT).
Mô hình SALT bao gồm nhiều dạng SALT1, SALT2, SALT3, SALT4.
Kỹ thuật này đã tăng độ che phủ, hạn chế xói mòn, làm giàu đất và nâng cao
năng suất cây trồng từ 2 - 3 lần so với canh tác truyền thống. SALT là hệ
thống canh tác trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng
năm theo đƣờng đồng mức, góp phần bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái,
chống xói mòn và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất so với các phƣơng
thức canh tác trƣớc đây.
Ở Thái Lan: Sau 7 lần thực hiện kế hoạch 5 năm Thái Lan đã đạt sự
tăng trƣởng kinh tế trong nông nghiệp một cách rõ rệt, các vùng nông thôn
đều có cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông phát triển, phục vụ phúc lợi cho
cộng đồng nâng cao.
Thái Lan đã có những bƣớc tiến trong quy hoạch sử dụng đất ở nông
thôn nhằm phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nhằm ổn định các chƣơng trình
của Hoàng gia Thái Lan. Quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở các
nông thôn làng, xã đƣợc xây dựng theo mô hình mới với các phƣơng pháp
hiện đại, với khu dân cƣ đƣợc bố trí tập trung, khu trung tâm bố trí các công
trình phục vụ công cộng, khu sản xuất đƣợc bố trí ở vòng ngoài.
15
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất
Theo FAO:
Quy hoạch sử dụng đất đai có thể áp dụng ở 3 cấp, cấp quốc gia, cấp
tỉnh/thành phố và cấp địa phƣơng (bao gồm cấp huyện và xã). Không cần
thiết phải theo thứ tự cấp độ nào, tùy theo từng quốc gia mà có thể sử dụng
cấp nào mà chính quyền nơi đó có thể quyết định đƣợc việc quy hoạch sử
dụng đất đai. Sự tác động qua lại ở 3 cấp này là rất cần thiết và quan trọng. Ở
mỗi cấp độ đƣợc quy hoạch thì mức độ chi tiết càng gia tăng theo chiều từ
trên xuống và đặc biệt khi xuống cấp độ địa phƣơng thì sự tham gia của con
ngƣời tại địa phƣơng giữ vai trò rất quan trọng.
Quy trình lập quy hoạch theo FAO đƣợc tiến hành theo 10 bƣớc:
- Thiết lập mục tiêu và các tƣ liệu có liên quan
- Tổ chức công việc
- Phân tích vấn đề
- Xác định các cơ hội cho sự thay đổi
- Đánh giá thích nghi đất đai:
Đối với mỗi kiểu sử dụng đất đai triển vọng, cần xây dựng yêu cầu sử
dụng đất đai và đối chiếu yêu cầu sử dụng đất đai này với những đặc tính của
đất đai để cho ra đƣợc khả năng thích nghi đất đai trong điều kiện tự nhiên
cho các kiểu sử dụng có triển vọng đó.
- Đánh giá sự lựa chọn trên cơ sở phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội và
môi trƣờng
- Lọc ra những lựa chọn tốt nhất
- Chuẩn bị quy hoạch sử dụng đất đai
- Thực hiện quy hoạch
- Theo dõi và xem xét chỉnh sửa quy hoạch
16
Ở Việt Nam:
Trƣớc năm 1993, quy hoạch sử dụng đất đai chƣa đƣợc coi là công tác
của ngành Quản lý đất đai mà chỉ đƣợc thực hiện nhƣ một phần của quy
hoạch phát triển ngành nông – lâm nghiệp. Thời kỳ 1986 – 1990, Chính phủ
ra Nghị quyết số 50 về xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của 500
đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nƣớc
Đến năm 1993 Luật Đất đai ra đời tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy
hoạch sử dụng đất đai tƣơng đối đầy đủ hơn, đƣợc triển khai ở 4 cấp là: cả
nƣớc, tỉnh, huyện, xã. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/NĐ – CP ngày
01/01/2001 quy định nội dung cụ thể về lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của các cấp địa phƣơng. Từ năm 1994, Chính phủ đã cho triển
khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nƣớc đến năm 2010.
Trong giai đoạn này “Quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng cƣờng hiệu
lực và ngày càng có hiệu quả cao trong quản lý và sử dụng đất, đã phục vụ
cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển
của đất nƣớc theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…đã góp phần thay
đổi diện mạo vùng nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa. Đất có mục đích công
cộng đƣợc quy hoạch đồng bộ với kết cấu hạ tầng phát triển đã góp phần tăng
khả năng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân’’.
Năm 2003, Luật Đất đai mới quy định tại mục 2 chƣơng II (gồm 10
điều); Nghị định số 181/2004/NĐ–CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai quy định tại chƣơng III (gồm 18 điều); Nghị định số
69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy
hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, quy
định tại chƣơng II (gồm 7 điều).
Theo kết quả báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đến hết năm
2010, thực hiện chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi
17
trƣờng đã giúp Chính phủ lập và trình Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
của cả nƣớc và đã đƣợc Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ 5 thông qua theo Nghị
quyết số 29/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004. Đối với quy hoạch sử
dụng đất cả nƣớc đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)
đƣợc Quốc hội thông qua theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày
22/11/2011.
Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của cả nƣớc đã đƣợc lập theo
quy định của Luật Đất đai năm 2003 và đƣợc Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ
9 thông qua tại Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: Có 63/63 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ƣơng hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đến năm 2010 đƣợc Chính phủ xét duyệt.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: Cả nƣớc có 616/686
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) hoàn thành
việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (chiếm 89,8%); còn
lại 70 huyện chƣa hoàn thành (chiếm 11,2%), phần lớn là ở các đô thị (quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã: Cả nƣớc có 8.706/10.815
xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là xã) đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đến năm 2010 (đạt 80,05%); còn lại 2.109 xã chƣa hoàn thành (chiếm
19,95%).
Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể về quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đƣợc thể hiện tại Chƣơng IV Luật Đất đai 2013 bao gồm 17 điều (từ điều
35 đến 51) bao gồm các quy định về nguyên tắc, căn cứ để lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thẩm
quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...
18
1.1.3. Các công trình nghiên có liên quan đến xã Mộ Đạo
Trên địa bàn xã với quy mô và diện tích nhỏ nên có các công trình cơ
bản nhƣ:
+ Báo cáo: Điều chỉnh quy hoạch chung huyện Quế Võ đến năm 2020
+ Báo cáo: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2005 – 2010) huyện Quế Võ.
+ Báo cáo: Quy hoạch sử, kế hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2001 - 2006.
+ Báo cáo: Quy hoạch sử, kế hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2005 - 2015.
+ Báo cáo: Quy hoạch sử, kế hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2011 - 2020
1.2. Một số vấn đề lý luận nghiên cứu hệ thống sử dụng đất đai cho quy
hoạch sử dụng đất
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan
1/ Khái niệm đất đai
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các
cấu thành của môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt đó nhƣ: khí hậu
bề mặt, thổ nhƣỡng, dạng địa hình, mặt nƣớc, các lớp trầm tích sát bề mặt
cùng với nƣớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật,
trạng thái đinh cƣ của con ngƣời, những kết quả của con ngƣời trong quá khứ
và hiện tại để lại.
2/ Khái niệm đơn vị đất đai (LU)
Đơn vị đất đai là một thuật ngữ dùng để chỉ diện tích đất đai với những
điều kiện môi trƣờng đặc trƣng riêng đƣợc phân biệt nhờ các đặc tính riêng:
19
Đặc điểm đất đai, chất lƣợng đất đai. Đơn vị đất đai đƣợc xem nhƣ là một đơn
vị tự nhiên cơ sở nghiên cứu đất đai, việc đánh giá đất đai đƣợc thực hiện dễ
dàng hơn nên các đơn vị đất đai đƣợc xác định trên bản đồ sử dụng các tƣ liệu
có một số lƣợng lớn về đặc tính của đất.
Đơn vị đất đai hoặc đơn vị bản đồ đất đai là những vùng có đặc tính và
chất lƣợng đủ để tạo nên sự khác biệt với các đơn vị đất đai khác nhằm đảm
bảo sự thích hợp với các loại đất sử dụng đất khác. Trong thực tế các đơn vị
đất đai đƣợc xác định trên bản đồ chồng lên nhau thể hiện các mặt khác nhau.
3/ Khái niệm loại hình sử dụng đất đai (LUT)
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả hiện trạng sử dụng đất của một vùng
đất với những phƣơng thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã
hội và kỹ thuật đƣợc xác định.
Tùy theo mức độ nghiên cứu và yêu cầu đánh giá mà loại hình sử dụng
đất đƣợc phân loại thành: loại hình sử dụng đất chính (Major type of land),
loại hình sử dụng đất (land use type) và loại hình sử dụng đất chi tiết (land use
utilization)
Loại hình sử dụng đất chính: là sự phân nhỏ của sử dụng đất trong khu
vực hoặc vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở của sản xuất
các cây trồng hàng năm, lâu năm, lúa, đồng cỏ, rừng... và của công nghệ đƣợc
dùng đến nhƣ tƣới nƣớc, cải thiện đồng cỏ...
Loại hình sử dụng đất: là loại hình của sử dụng đất đƣợc mô tả theo các
thuộc tính nhất định. Các thuộc tính đó bao gồm: quy trình về sản xuất, các
đặc tính về quản lý đất đai nhƣ đầu tƣ vật tƣ kỹ thuật... và các đặc tính về kinh
tế kỹ thuật nhƣ định hƣớng thị trƣờng, vốn thâm canh, lao động...
Loại hình sử dụng đất chi tiết: là loại hình sử dụng đất đƣợc thể hiện ở
mức rất chi tiết và cụ thể trong nông nghiệp tới từng cây trồng và các thuộc
tính của các cây trồng đó.
20
4/ Khái niệm hệ thống sử dụng đất (LUS)
Hệ thống sử dụng đất là sự kết hợp của loại hình sử dụng đất (LUT) với
điều kiện đất đai tạo thành hai hợp phần tác động lẫn nhau và từ sự tƣơng tác
này sẽ quyết định các đặc trƣng về mức độ chi phí và đầu tƣ, năng suất sản
lƣợng cây trồng, mức độ và các biện pháp cải tạo đất.
Nhƣ vậy mỗi một hệ thống sử dụng đất có một hợp phần đất đai và một
hợp phần sử dụng đất đai. Hợp phần đất đai của hệ thống sử dụng đất là các
đặc tính đất của đơn vị đất đai nhƣ thổ nhƣỡng, độ dốc, thành phần cơ
giới…Hợp phần sử dụng đất đai của hệ thống sử dụng đất là sự mô tả loại
hình sử dụng đất bởi các thuộc tính. Các đặc tính của đơn vị đất đai và các
thuộc tính của loại hình sử dụng đất đều ảnh hƣởng đến tính thích nghi của
đất đai.
5/ Khái niệm đánh giá đất đai
Theo Lê Quang Trí thì đánh giá đất đai là sự so sánh giữ liệu về
nguồn thiên nhiên và những yêu cầu về quản trị và bảo vệ môi trƣờng sử
dụng đất.
Đánh giá là thể hiện giá trị tự nhiên đối với một yêu cầu kinh tế cụ thể,
là biểu hiện thái độ của chủ thể đối với khách thể về phƣơng diện giá trị sử
dụng, khả năng và kết quả sử dụng của khách thể. Trong đó chủ thể là yêu cầu
về kinh tế xã hội, khách thể là tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Khi đánh giá tốt hay xấu, thích hợp hay không thích hợp là kết quả sự so sánh
tự nhiên đó đối với một yêu cầu cụ thể của con ngƣời. Đặc điểm của tự nhiên
là đơn vị, giá trị kinh tế của đặc điểm đó là giá trị. Một điều kiện của tự nhiên
có thể không thích hợp với hoạt động này nhƣng lại có thể thích hợp với hoạt
động khác.
21
Đánh giá đất theo FAO: “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh đối
chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với tính chất của đất đai
mà loại hình sử dụng đất yêu cầu cần phải có”. Vùng đất nghiên cứu đƣợc
chia thành các đơn vị bản đồ đất đai đó là những khoanh đất, vạt đất đƣợc xác
định trên bản đồ với những thuộc tính riêng nhƣ độ dốc, tầng dầy, thành phần
cơ giới…
1.2.2. Hệ thống sử dụng đất - phức hợp đơn vị đất đai và loại hình sử
dụng đất
Theo Ixatsenko (1991): “Tổng hợp thể tự nhiên không phải là một tập
hợp đơn giản, mà là một phức hợp các yếu tố tạo nên một thực thể vật chất
phức tạp có tính toàn vẹn và thống nhất. Nó đƣợc coi là một hệ thống không
gian và thời gian của các hợp phần địa lý có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong
sự phân bố và phát triển nhƣ một thể thống nhất”. Tổng thể tự nhiên tồn tại ở
2 dạng: Dạng thứ nhất bao gồm các hợp phần đang tồn tại ở nơi xác định với
đầy đủ tất cả các thành phần tự nhiên, dạng thứ hai chỉ bao gồm các thành
phần riêng biệt, hoặc các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau hơn cả nhƣ:
địa mạo – thổ nhƣỡng, thực vật – thổ nhƣỡng, đơn vị đất đai, đơn vị sinh thái
cảnh. Do đó, đơn vị đất đai đƣợc xem nhƣ địa tổng thể tự nhiên không đầy đủ.
Bên cạnh đó, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình con ngƣời không
ngừng tác động vào tự nhiên, vào đất đai làm biến đổi môi trƣờng đất thông
qua các loại hình sử dụng đất từ đó hình thành nên các hệ thống sử dụng đất
với những đặc trƣng của các loại hình sử dụng đất tƣơng ứng.
Nhƣ vậy, xét theo quan điểm hệ thống, hệ thống sử dụng đất là hệ
thống tự nhiên – nhân tác bao gồm một hợp phần đất đai và một hợp phần sử
dụng đất đai tác động qua lại lẫn nhau bởi dòng vật chất và năng lƣợng.
(Hình 1.1)
22
Hợp phần đất đai nhƣ một phụ hệ thống tự nhiên là các đặc tính, tính
chất đất đai của đơn vị đất đai nhƣ thổ nhƣỡng, độ dốc, thành phần cơ giới,..
Hợp phần sử dụng đất đai của hệ thống sử dụng đất nhƣ một phụ hệ thống
nhân tác là các loại hình sử dụng đất, mỗi loại hình có những thuộc tính, đặc
điểm liên quan tới hoạt động sản xuất của con ngƣời.
(Nguồn Trần Văn Tuấn và nnk 2014)
Hình 1.1. Mô hình cấu trúc hệ thống sử dụng đất
1.2.3. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển nông thôn mới
Trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch đƣợc đặt
lên hàng đầu, phải đi trƣớc một bƣớc, đặc biệt là quy hoạch đất nông nghiệp.
Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của
các quốc gia. Có thể nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn.
Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp
chất lƣợng cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của
nông thôn mới bao gồm cơ cấu các nghành nghề mới, các điều kiện sản xuất
nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây
dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại.
Đơn vị đất đai
(Năng lƣợng, vật chất tự nhiên)
Loại hình sử dụng đất
(yêu cầu sử dụng đất)
Vốn, lao đồng, kỹ
thuật,...
Năng suất, thu nhập,
chất lƣợng môi trƣờng
Đầu vào Đầu ra
Hệ thống sử dụng đất
23
Một trong những mục tiêu hàng đầu của xây dựng nông thôn mới là xây
dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hƣớng hiện đại; nâng cao
năng suất, chất lƣợng và hiệu quả trong sản xuất; sản phẩm nông nghiệp có
sức cạnh tranh cao. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với
phát triển nông thôn mới
1.2.4. Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử
dụng đất theo hƣớng bền vững
- Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng
đất theo hƣớng bền vững là nghiên cứu đặc điểm, sự phân hóa cũng nhƣ mối
liên hệ giữa các hợp phần tự nhiên đất đai với các loại hình sử dụng đất từ đó
đánh giá mức độ thích hợp của các hệ thống sử dụng đất đối với các loại hình
sử dụng đất.
- Đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất phục vụ quy
hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững bao gồm đánh giá thích nghi sinh
thái, đánh giá hiệu quả môi trƣờng, đánh giá hiệu quả kinh tế và đánh giá hiệu
quả xã hội.
+ Đánh giá thích nghi sinh thái các hệ thống sử dụng đất là xác định
mức độ phù hợp của các đơn vị đất đai đối với loại hình sử dụng đất
Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái đƣợc thể hiện ở dạng bản đồ đánh
giá thích nghi. Nhƣ vậy, đánh giá thích nghi sinh thái là tài liệu cơ sở quan
trọng nhất để xây dựng các phƣơng án sử dụng các hệ thống sử dụng đất phù
hợp với tự nhiên.
+ Đánh giá hiệu quả môi trƣờng: là xác định và dự báo mức độ ảnh
hƣởng tốt hoặc xấu của các hoạt động sử dụng tới môi trƣờng, đồng thời cũng
xác định khả năng chịu tải và độ bền vững của cảnh quan đối với các hoạt
động này .
24
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế đƣợc hiểu là mối tƣơng
quan so sánh giữa lƣợng kết quả đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra trong hoạt
động sản xuất. Đầu vào của đánh giá kinh tế là các số liệu liên quan tới chi
phí, lợi ích thu đƣợc bằng tiền trên đơn vị diện tích và đơn vị thời gian do loại
hình sử dụng đất mang lại. Sản phẩm đầu ra là các bảng biểu phản ánh hiệu
quả kinh tế của loại hình sử dụng đất. Vậy, bản chất của phạm trù kinh tế
trong đánh giá kinh tế sinh thái là: với một diện tích đất đai nhất định sản xuất
ra một khối lƣợng của cải vật chất nhiều nhất với một lƣợng đầu tƣ chi phí về
vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật
chất của xã hội.
+ Đánh giá hiệu quả xã hội: đƣợc phân tích dƣa vào truyền thống, tập
quán sử dụng cảnh quan và khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật của
cộng đồng và không thể tách xa những định hƣớng phát triển kinh tế của nhà
nƣớc. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội chủ yếu là các chỉ tiêu mang tính
chất định tính.
1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu
a. Quan điểm tổng hợp và hệ thống: Nhƣ đã trình bày ở trên hệ thống
sử dụng đất đai bao gồm hai hợp phần: một hợp phần tự nhiên đất đai và một
hợp phần sử dụng đất đai tác động lẫn nhau bởi dòng vật chất và năng lƣợng.
Nhƣ vậy, xét theo quan điểm hệ thống, hệ thống sử dụng đất đai là một hệ
thống tự nhiên – nhân tác tác động qua lại qua dòng vật chất và năng lƣợng.
Dựa trên quan điểm này, đề tài đã phân cấp lãnh thổ nghiên cứu theo
các hệ thống sử dụng đất đai (tổ hợp của đơn vị đất đai và loại hình sử dụng
đất). Trong đó, mỗi hệ thống sử dụng đất đai có sự đồng nhất tƣơng đối về
các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, thể hiện chỉ tiêu tổng hợp gắn liền
với khả năng đất đai.
25
b. Quan điểm phát triển bền vững: Sử dụng đất đai vì mục tiêu phát
triển bền vững không chỉ dựa vào đặc điểm của tự nhiên mà còn dựa vào đặc
điểm kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai của khu vực cũng nhƣ những
định hƣớng chiến lƣợc của huyện, của tỉnh. Trong đó, việc đánh giá xem xét
tới các khía cạnh thích nghi tự nhiên, hiệu quả môi trƣờng, hiệu quả kinh tế và
xã hội. Từ đó xác định khả năng đất đai nhằm bố trí những loại hình sử dụng
đất thích hợp nhất phù hợp yêu cầu sinh thái, môi trƣờng, yêu cầu kinh tế và
xã hội.
c. Quan điểm kinh tế - sinh thái: Các hệ thống sử dụng đất trong sản
xuất nông nghiệp là những hệ thống kinh tế - sinh thái đƣợc thể hiện thông
qua các hợp phần tự nhiên là các đơn vị đất đai (với những đặc trƣng về loại
đất, địa hình, tầng dày, điều kiện tƣới tiêu,..) và yếu tố kinh tế nằm trong mục
tiêu của sản xuất nông nghiệp. Điều đó có nghĩa là trong nghiên cứu phải xác
định địa điểm phân bố cây trồng, các HTSDĐĐ phù hợp sao cho đạt hiệu quả
cao, phát triển ổn định và bảo vệ môi trƣờng.
1.3.2. Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu
Phƣơng pháp điều tra phân tích số liệu tự nhiên, kinh tế xã hội: Thu
thập các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu: điều kiện khí hậu, đất đai
(đặc điểm khí hậu, thổ nhƣỡng, địa hình, tình hình sử dụng đất); điều kiện
kinh tế xã hội (cơ sở kinh tế, hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dân
số, tập quán canh tác,...). Số liệu đƣợc thu thập tại UBND xã Mộ Đạo và tại
các Phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Quế Võ
Phƣơng pháp đánh giá kết quả quy hoạch kỳ trƣớc: Trên cơ sở phân
tích và đánh giá các kết quả quy hoạch kỳ trƣớc từ đó có định hƣớng xây
dựng đề án quy hoạch giai đoạn 2011 – 2020, cùng với đó là việc cụ thể hóa
các phƣơng án đã đƣợc xác định trƣớc đó đồng thời cũng nghiên cứu việc xây
dựng phƣơng án phù hợp với điều kiện trong tƣơng lai.
26
Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa: Dựa trên những tài liệu thu
thập đƣợc, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát thực địa để bổ sung, chỉnh
sửa và cập nhật những biến động trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Phƣơng pháp bản đồ: Từ các dữ liệu, số liệu điều tra phân tích và thu
thập đƣợc ta tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng, bản đồ đơn vị đất đai, bản
đồ hệ thống sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai. Với các
phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhƣ số hóa bản đồ, xây dựng từ bản đồ nền,
chồng xếp bản đồ, phƣơng pháp in ấn và biên tập bản đồ trên phần mềm
MicroSation, ArcGIS…
Các phƣơng pháp đánh giá kinh tế sinh thái có sử dụng phƣơng pháp
đánh giá của FAO.
Phƣơng pháp đánh giá đất của FAO và phƣơng pháp đánh giá kinh tế
sinh thái là phƣơng pháp đánh giá thích nghi sinh thái cho đối tƣợng đánh giá
nhằm thể hiện mức độ thuận lợi (hay mức độ thích nghi) của các đối tƣợng
đánh giá và các hợp phần của chúng với dạng hoạt động kinh tế nào đó gắn
với việc phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng nhằm đảm bảo
sự bề vững về kinh tế và bền vững về môi trƣờng của đối tƣợng đánh giá.
Trong luận văn đánh giá thích nghi ở đây chính là đánh giá mức độ
thích hợp đất đai đối với loại hình sử dụng đất trong các hệ thống sử dụng đất.
Thực chất của phƣơng pháp là dựa trên sự so sánh, đối chiếu mức độ thích
hợp giữa yêu cầu của một loại hình sử dụng đất nào đó hay một cây trồng
nhất định với đặc tính vốn có của đơn vị đất đai trong hệ thống sử dụng đất
đai. Trong đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất, kết quả đánh
giá thích nghi sinh thái là tài liệu cơ sở để tiến hành phân tích các khía cạnh
kinh tế, xã hội và môi trƣờng có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất để lựa
chọn phƣơng án sử dụng đất tốt nhất.
Phƣơng pháp chuyên gia
27
Quy trình nghiên cứu: Qua quá trình tổng quan tài liệu, tác giả đã rút ra
đƣợc các quan điểm và phƣơng pháp đánh giá làm cơ sở lý luận và thực tiễn
cho việc nghiên cứu của đề tài. Tác giả đã tham khảo và vận dụng quy trình
đánh giá hệ thống sử dụng đất đai của các tác giả: Trần Văn Tuấn, Nguyễn
Cao Huần, Đỗ Thị Tài Thu, Nguyễn Thị Chinh, Thái Thị Quỳnh Nhƣ làm quy
trình đánh giá hệ thống sử dụng đất nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
đất và bảo vệ môi trƣờng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Quy trình thực
hiện luận văn gồm các bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của đánh giá hệ thống sử dụng
đất.
Từ xác định nhiệm vụ tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu về điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực
nghiên cứu.
Bƣớc 2. Điều tra, khảo sát thực địa
Tiến hành điều tra khảo sát làm rõ đặc điểm tài nguyên đất và điều tra,
tổng hợp các loại hình sử dụng đất thƣc tế tại khu vực nghiên cứu.
Bƣớc 3. Xây dựng bản đồ hệ thống sử dụng đất trên cơ sở xác định các
đơn vị đất đai trong mối quan hệ với các loại hình sử dụng đất, phân tích đặc
điểm của từng hệ thống sử dụng đất.
Bƣớc 4. Đánh giá các hệ thống sử dụng đất, thực chất là đánh giá thích
nghi sinh thái và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của từng hệ
thống sử dụng đất.
Bƣớc 5: Định hƣớng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo
vệ môi trƣờng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Dựa trên cơ sở kết quả đánh
giá các hệ thống sử dụng đất đai kết hợp với nghiên cứu hiện trạng sử dụng
đất đai và định hƣớng quy hoạch sử dụng đất, định hƣớng phát triển KT-XH
của địa phƣơng, đề tài tiến hành định hƣớng không gian sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trƣờng.
28
Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn Trần Văn Tuấn và nnk 2014)
Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu
Yêu cầu sử
dụng đất
Điều tra, khảo sát
thực địa
Tính chất,
chất lƣợng
Đánh giá mức độ thích nghi, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các hệ thống sử dụng đất
Đánh giá
mức độ
thích nghi
Đánh giá
hiệu quả
kinh tế
Đánh giá
hiệu quả xã
hội
Đánh giá
hiệu quả
môi trƣờng
Phân tích lợi thế và hạn chế của các hệ thống sử dụng đất
Phân tích hiện trạng quy
hoạch sử dụng đất
Định hƣớng không gian phát triển
bền vững
Đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững.
Mục tiêu, nhiệm vụ
Thu thập và tổng hợp
tài liệu, dữ liệu
Loại hình sử
dụng đất
Đơn vị
đất đai
Hệ thống sử
dụng đất
29
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Từ tổng quan vấn đề, địa bàn nghiên cứu, luận văn đã xác định cách
tiếp cận địa lý trong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT thông
qua nghiên cứu hệ thống sử dụng đất đai, thực chất là nghiên cứu đặc điểm,
sự phân hóa cũng nhƣ mối liên hệ giữa các hợp phần tự nhiên đất đai với các
loại hình sử dụng đất. Tiếp cận nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất cho
mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT xã Mộ Đạo chủ yếu dựa trên
quan điểm hệ thống, tổng hợp và trên cơ sở các phƣơng pháp của FAO kết
hợp phƣơng pháp đánh giá theo hƣớng tiếp cận kinh tế sinh thái.
Các nghiên cứu ở xã Mộ Đạo mới chỉ dừng lại ở mức ở mức độ khái
quát và chƣa xem xét mối quan hệ tƣơng tác giữa đất đai với loại hình sử
dụng đất trong hệ thống sử dụng đất đai. Bên cạnh đó, hƣớng tiếp cận nghiên
cứu địa lý tổng hợp với đối với hệ thống sử dụng đất đai cũng chƣa đƣợc xem
xét. Do đó, luận văn với hƣớng nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá hệ thống
sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh theo hướng bền vững” với hƣớng tiếp cận đánh giá hệ thống sử
dụng đất đai là một hƣớng đi mới và có đủ cơ sở khoa học để triển khai.
30
CHƢƠNG 2:
ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO
2.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Xã Mộ Đạo có tổng diện tích tự nhiên 503,93 ha, có vị trí địa lý từ
21°6’30” đến 21°8’3” vĩ Bắc; 106°7’24” đến 106°9’26” kinh Đông.
- Phía Bắc giáp xã Phƣợng Mao
- Phía Nam giáp xã Chi Lăng
- Phía Đông giáp xã Bồng Lai
- Phía Tây giáp xã Yên Giả
Xã Mộ Đạo nằm ở phía Tây Nam huyện Quế Võ, cách trung tâm huyện
(thị trấn Phố Mới) 2 km, có tỉnh lộ 279 chạy qua khá thuận lợi cho phát triển
kinh tế và giao lƣu hàng hoá với các địa phƣơng khác trong và ngoài huyện.
2.2. Đặc điểm và vai trò của các điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành
hệ thống sử dụng đất đai xã Mộ Đạo
Địa hình
Là một xã nằm trong vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng, có độ cao
trung bình so với mặt nƣớc biển từ 2,5 – 3,0 m, địa hình khá bằng phẳng, xu
thế chung thoải dần từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam. Toàn xã có 4 dạng
địa hình nhƣ sau:
- Địa hình cao và vàn cao: phân bố trên đất phù sa có tầng loang lổ đỏ
vàng (Pf).
- Địa hình vàn trung bình:, phân bố trên đất phù sa đƣợc bồi hàng năm
(Pb) và đất phù sa glây (Pg).
- Địa hình vàn thấp: phân bố chủ yếu trên đất phù sa glây (Pg).
- Địa hình trũng: phân bố trên đất phù sa glây (Pg)
31
Nhìn chung địa hình của xã khá thuận lợi cho việc xây dựng các công
trình hạ tầng cơ sở nhƣ giao thông, thuỷ lợi... Mở rộng và xây dựng mới các
khu dân cƣ, kiến thiết đồng ruộng, định hƣớng sử dụng đất tùy theo địa hình,
tạo thành những vùng chuyên canh lúa, nuôi trồng thủy sản…
Khí hậu
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mƣa nhiều,
chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ
rệt: mùa mƣa và mùa khô.
Mùa mƣa: Nóng từ tháng 4 đến tháng 10, lƣợng mƣa biến động từ
1.700- 1.900 mm/năm, nhƣng 85% lƣợng mua tập trung từ tháng 5- 9; nhiệt
độ bình quân tháng từ 23,5- 29°C.
Mùa khô: Lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình
từ 16- 21°C, lƣợng mƣa/ trong tháng biến động từ 20- 50 mm. Bình quân 1
năm có 2 đợt rét nhiệt độ dƣới 13°C kéo dài từ 3- 5 ngày.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 năm
trƣớc đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình từ 2,4- 2,6m/s; gió mùa
Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10 mang theo hơi ẩm, tốc độ gió trung
bình từ 1,9- 2,2m/s; tốc độ gió cực đại (khi có bão) trên 30m/s.
Số giờ nắng trung bình các tháng/ năm 135 giờ, số giờ nắng tháng thấp
nhất 45 giờ (tháng 2), số giờ nắng tháng cao nhất 200 giờ (tháng 7). Tổng số
giờ nắng trong năm 1.670 giờ.
Độ ẩm không khí trung bình 83%, cao nhất là tháng 3 và tháng 4 (86%
- 88%), thấp nhất là tháng 12 (77%).
Khí hậu vào mùa khô lạnh kết hợp với địa hình có thể tạo thành khu
chuyên canh cây mầu vụ đông đặc biệt là cây khoai tây đem lại hiệu quả cao.
32
Thủy văn - Tài nguyên nước
Sông Đuống, sông Tào Khê tạo thành địa giới hành chính tự nhiên phía
Nam và Đông Nam của xã. Ngoài ra xã có kênh Thái Hòa 1, Thái Hòa 2, kênh
Hồ Chí Minh trải đều trên địa bàn xã thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống
kênh tƣới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra xã còn hệ thống kênh thoát nƣớc trong khu dân cƣ, ao hồ,
đầm, hệ thống kênh mƣơng nội đồng dày đặc có thể dẫn nƣớc phục vụ sản
xuất trong mùa khô và tiêu nƣớc mùa mua.
Xã Mộ Đạo nằm ở phía Bắc sông Đuống; nguồn nƣớc mặt có sông Tào
Khê, kênh Hiền Lƣơng, kênh Thái Hòa và hệ thống kênh mƣơng nội đồng, ao
hồ phân bố khắp xã đủ cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và cũng là hệ
thống tiêu nƣớc hiệu quả trong mùa mƣa úng. Nguồn nƣớc ngầm mạch nông
với trữ lƣợng trung bình đủ cho nhu cầu cho các công trình xây dựng và đời
sống dân sinh. Hiện nay vẫn còn một bộ phận nhân dân trong xã sử dụng cho
sinh hoạt (hình thức giếng khoan), chất lƣợng nƣớc tƣơng đối tốt.
Thổ nhưỡng
Đất đai xã Mộ Đạo đƣợc hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa
của sông Đuống. Toàn xã có các loại đất, quy mô phân bố và đặc điểm của
chúng nhƣ sau:
- Đất phù sa (P): Loại đất này phân bố ở địa hình vàn trung bình và
vàn cao, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, hàm lƣợng dinh dƣỡng
trung bình. Trên loại đất này hàng năm trồng hai vụ lúa hoặc lúa màu đạt
năng suất cao.
- Đất phù sa glây (Pg): phân bố trên địa hình chủ yếu là vàn thấp và vàn
trung bình, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, đất thích hợp
với cây lúa, hiện nay trồng hai vụ lúa cho năng suất khá cao.
33
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): phân bố trên chân ruộng vàn
cao, thoát nƣớc nhanh, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, đất thích
hợp với nhiều loại cây trồng. Hiện nay dân địa phƣơng canh tác trên loại đất
này 3 vụ/năm (2 vụ lúa + 1 vụ màu)
Nhìn chung đất đai xã Mộ Đạo phì nhiêu, thích hợp với nhiều loại cây
trồng nhất là các loại cây ngắn ngày và cây vụ đông. Nếu chuyển đổi, bố trí
cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý và đầu tƣ thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất thì hiệu quả sử dụng đất sẽ cao hơn.
Thực trạng môi trường
Các nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nƣớc, đất, không khí là từ các
khu công nghiệp, các khu dân cƣ tập trung, phân bón hoá học, thuốc bảo vệ
thực vật, các chất thải rắn bị nhiễm bẩn, khí thải và bụi.
Là một xã sản xuất nông nghiệp là chính, nên các ngành sản xuất kinh
doanh gây ô nhiễm cho đất, nguồn nƣớc, không khí … cho môi trƣờng trên
địa bàn xã Mộ Đạo chƣa đáng kể, cho nên việc giải quyết sự ô nhiễm đất, ô
nhiễm nguồn nƣớc và ô nhiễm không khí chƣa đặt ra là một vấn đề bức thiết
trong tƣơng lai gần. Nhƣng sự thay đổi về số lƣợng và chất lƣợng nƣớc sinh
hoạt, đặc biệt ô nhiêm không khí tuy còn ít từ khu công nghiệp Quế Võ tập
trung, vào những tháng 1- 3 mƣa phùn khí thải (ống khói) từ khu công nghiệp
không bay lên đƣợc theo hƣớng gió đƣa về xã Mộ Đạo sẽ ảnh hƣởng không
tốt tới sức khẻo của con ngƣời, vật nuôi và cây trồng. Do đó việc quy hoạch
sử dụng đất, cần chú ý tới việc bảo vệ môi trƣờng sống, bảo vệ nguồn nƣớc
ngọt phục vụ sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi bố trí sản xuất các khu công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung.
34
2.3. Đặc điểm và vai trò của các hoạt động sử dụng đất đối với sự hình
thành hệ thống sử dụng đất đai xã Mộ Đạo
2.3.1. Dân số, lao động
Theo số liệu thống kê dân số năm 2010 toàn xã có 5.230 ngƣời với
1.245 hộ, dân số trong độ tuổi lao động 3.164 ngƣời (lao động nông nghiệp
giảm từ 85% năm 2006 xuống 65% năm 2010, lao động trong lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng từ 15% năm 2006 lên 35% năm 2010), tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên 1,00%, trong đó:
Bảng 2.1. Hiện trạng dân số, lao động xã Mộ Đạo năm 2010
TT Tên Thôn
Dân số năm
2010 (ngƣời)
Lao động trong
độ tuổi (ngƣời)
Số hộ (hộ)
Năm 2010
1 Thôn Trạc Nhiệt 500 303 125
2 Thôn Trúc Ổ 1.950 1.180 500
3 Thôn Mai Ổ 780 472 180
4 Thôn Mộ Đạo 2.000 1.210 440
Tổng 5.230 3.164 1.245
Năm 2012
1 Thôn Trạc Nhiệt 520 312 130
2 Thôn Trúc Ổ 2.028 1.217 520
3 Thôn Mai Ổ 811 487 187
4 Thôn Mộ Đạo 2.080 1.249 458
Tổng 5.439 3.265 1.295
(Nguồn: Số liệu thống kê dân số năm 2010, năm 2012 xã Mộ Đạo)
35
Thu nhập bình quân/ngƣời năm 2010 (theo giá thực tế) đạt 23,10 triệu
đồng/ngƣời. Đời sống nhân dân dần đƣợc cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần
từ 17,60% năm 2006 xuống 7,33% năm 2010.
2.3.2. Đặc điểm các hoạt động sử dụng đất đai
Trong hệ thống tự nhiên, con ngƣời tồn tại và phát triển trong mối tác
động tƣơng hỗ với các hợp phần tự nhiên khác nhƣ: thổ nhƣỡng, khí hậu, thủy
văn,... Trong giai đoạn hiện nay, các hoạt động phát triển của con ngƣời là
một trong các nhân tố quan trọng làm biến đổi và hình thành nên các hệ thống
sử dụng đất đai mới. Việc sử dụng và khai thác không bền vững quỹ sinh thái
lãnh thổ gắn liền với các nguồn tài nguyên sẽ tiềm ẩn những nguy cơ suy
thoái môi trƣờng và các hệ sinh thái, cũng nhƣ sức khỏe và đời sống của
ngƣời dân.
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp là ngành chủ
đạo trong phát triển kinh tế của xã Mộ Đạo với các loại cây trồng chính là
lúa nƣớc, hoa màu (khoai, đậu, đỗ, rau,... ), xây dựng các kênh mƣơng tƣới
tiêu nƣớc. Các hoạt động nông nghiệp cũng chính là nguyên nhân gây bạc
mầu, suy thoái, ô nhiễm và rửa trôi tài nguyên đất, nƣớc thông qua việc tƣới
tiêu nƣớc, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và thuốc bảo vệ thực vật. Xã
Mộ Đạo là xã thuần nông nghiệp các hoạt động sản xuất nông nghiệp là
nguồn thu nhập chính của ngƣời dân vì vậy, yêu cầu cần tìm hiểu và đề xuất
ra các loại hình sử dụng đất phù hợp, có giá trị kinh tế giúp phát triển kinh tế
của vùng.
Hoạt động khai thác nông nghiệp đó là thu hẹp diện tích đất đai của các
hệ thống sử dụng đất đai nông nghiệp và sự gia tăng các loại hình sử dụng đất
(thâm canh, tăng vụ,...) nhằm đáp ứng nhu cầu lƣơng thực và thực phẩm.
Đồng thời gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng thông qua tăng
lƣợng phân bón hay thuốc trừ sâu.
36
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản: Một loại hình khá phổ biến tại xã Mộ
Đạo đó chính là nuôi cá nƣớc ngọt, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có: phân chuồng,
cỏ, cá tạp và các chế phẩm từ nông nghiệp: bột cám gạo, thóc kém chất lƣợng ....
để nuôi cá. Loại hình này sử dụng cũng là một trong những nguyên nhân gây ô
nhiễm nguồn nƣớc và suy thoái đất.
- Khu dân cƣ: Là nơi phát sinh các nguồn thải sinh hoạt, việc thu gom và
sử lý các chất thải sinh hoạt còn ở mức độ hạn chế. Các chất thải chƣa thu gom
hết và nƣớc thải sinh hoạt chƣa qua xử lý gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, đất
Vai trò của các hoạt động nhân sinh đối với sự hình thành hệ thống sử
dụng đất.
Bên cạnh sự phát triển và biến đổi của các hệ thống sử dụng đất tự
nhiên thì các hoạt động kinh tế - xã hội thông qua các hoạt động khai thác, sử
dụng tài nguyên của con ngƣời cũng góp phần làm biến đổi các hệ thống sử
dụng đất cũ và hình thành các hệ thống sử dụng đất mới.
+ Trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên: Thông qua quá trình
khai thác lãnh thổ, con ngƣời tận dụng những lợi thế về đất, nƣớc, khí hậu,
sinh vật,... để phát triển kinh tế.
Trong phát triển nông nghiệp, con ngƣời làm thay đổi các hợp phần tự
nhiên (đất đai) và thay đổi các loại hình sử dụng đất khác nhau dẫn đến sự
hình thành các hệ thống sử dụng đất đai nông nghiệp cùng với các biện pháp
canh tác khác nhau. Khi hệ thống sử dụng đất đai này là hợp lý (ví dụ nhƣ
những mô hình lúa - cá kết hợp, hai lúa một mầu...) thì chúng ta sẽ có một hệ
thống sử dụng đất bền vững đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý và làm bền
vững hơn các hệ thống sử dụng đất. Tuy nhiên, khi các hệ thống sử dụng đất
không phù hợp với quỹ sinh thái của lãnh thổ, tiềm năng lãnh thổ (ví dụ:
chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiêp) làm lãng phí đất, bỏ hoang đất.
37
Đối với khu vực nghiên cứu là xã Mộ Đạo, thông qua sự tác động của
con ngƣời đã hình thành các hệ thống sử dụng đất đai chủ yếu là: HTSDĐ lúa
nƣớc và hoa màu, HTSDĐ cây hàng năm khác, HTSDĐ cây lâu năm,
HTSDĐ nuôi trồng thủy sản và HTSDĐ quần cƣ.
+ Hoạt động mở mang khu dân cƣ, khu kinh tế cùng với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện Quế Võ: Quá trình đô thị hóa, công nghiệp
hóa ở Quế Võ (trên địa bàn huyện có 3 khu công nghiệp tập trung và 2 cụm
công nghiệp) dẫn tới việc mở rộng các đô thị (thành phố, thị trấn, thị xã,...),
khu công nghiệp, hệ thống giao thông, bệnh viện,.. kéo theo sự gia tăng hay
giảm đi của các hệ thống sử dụng đất đai. Mặt khác, quá trình mở mang đô
thị, khu công nghiệp gây sức ép lớn đối với các loại tài nguyên (đất, nƣớc) và
gia tăng lƣợng rác thải ra môi trƣờng.
Nhƣ vậy, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên đã góp phần hình
thành nên các hệ thống sử dụng đất khác nhau và trong quá trình sử dụng các
hệ thống sử dụng đất này con ngƣời đã gây ra những tác động nhất định đến
môi trƣờng cũng nhƣ đến các hệ thống sử dụng đất đó (tích cực, tiêu cực).
Hiểu đƣợc điều đó, con ngƣời cần phải nghiên cứu đánh giá các HTSDĐ để
có thể đƣa ra đƣợc các HTSDĐ hợp lý nhằm sử dụng hơp lý nguồn tài nguyên
lãnh thổ cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng.
2.4. Các hệ thống sử dụng đất xã Mộ Đạo
2.4.1. Các đơn vị đất đai
Đơn vị đất đai.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng mƣa nhiều,
xã Mộ Đạo có nhiệt độ cao, độ ẩm và lƣợng mƣa khá lớn do đó đơn vị đất đai
đƣợc phân chia làm đơn vị dựa trên mức độ đồng nhất về địa hình, thổ
nhƣỡng và mức độ thoát nƣớc, đó là:
38
Đơn vị I: Nằm trên địa hình vàn trũng, loại đất phù sa glây, thành phần
cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát
nƣớc kém.
Đơn vị II: Nằm trên địa hình vàn cao, loại đất phù sa có tầng loang lổ
đỏ vàng, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, chế độ tƣới chủ
động, mức độ thoát nƣớc tốt.
Đơn vị III: Nằm trên địa hình vàn thấp, loại đất phù sa glây, thành phần
cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát
nƣớc tốt.
Đơn vị IV: Nằm trên địa hình vàn trung bình, loại đất phù sa, thành
phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, chế độ tƣới chủ động, mức độ
thoát nƣớc tốt.
Bảng 2.2. Đặc điểm các đơn vị đất đai
Địa hình
Mức độ thoát nƣớc
Tốt Kém
Đất Chế độ tƣới
Loại đất TPCG
Chủ động
Đơn vị đất đai
Cao và
vàn cao
Pf c, d II
Vàn
trung bình
P d, e
IV
Vàn thấp
Pg d, e III
Trũng
Pg d, e I
39
Trong đó :
Pf: đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
P: đất phù sa
Pg: đất phù sa glây
c : thịt nhẹ
d : thịt trung bình
e : thịt nặng
2.4.2. Các loại hình sử dụng đất
Đất trồng lúa: Diện tích 328,54 ha, chiếm 90,27% diện tích đất nông
nghiệp, chiếm 65,20% diện tích tự nhiên của xã, đất trồng lúa phân bổ tập
trung ở phía Bắc và phía Nam của xã;
Đất trồng cây hàng năm còn lại: Diện tích 2,20 ha, chiếm 0,60% diện
tích đất nông nghiệp; chiếm 0,44% diện tích đất tự nhiên;
Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 33,20 ha, chiếm 9,12% diện tích đất
nông nghiệp, đất nuôi trồng phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam xã, đƣợc ngƣời
dân nuôi cá nƣớc ngọt kết hợp với nuôi gia cầm.
2.4.3. Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất
Dựa trên điều kiện khí hậu và nền nhiệt ẩm cũng nhƣ đặc điểm của 4
đơn vị đất đai là đơn vị I, đơn vị II, đơn vị III, đơn vị IV cùng 4 LHSDĐ chủ
yếu là cây lúa nƣớc, cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản , ta chọn đƣợc các
hệ thống sử dụng đất phù hợp với điều kiện của xã. Cụ thể nhƣ bảng sau:
40
Bảng 2.3. Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất
Đơn vị đất đai
Loại Địa hình
hình sử
dụng đất Mức độ thoát
nƣớc
Loại đất
TPCG
II IV III I
Vàn
cao
Vàn
trung
bình
Vàn
thấp
Vàn
trũng
Tốt Tốt Tốt Kém
Pf P Pg Pg
c, d d, e d, e d, e
Chuyên trồng lúa nƣớc IILN IVLN IIILN ILN
Quần cƣ nông thôn IIQC IVQC IIIQC IQC
Nuôi trồng thủy sản IVNTTS IIINTTS INTTS
Cây hàng năm IVCHN
Trong đó:
ILN: Hệ thống sử dụng đất I chuyên trồng lúa nƣớc trên địa hình vàn trũng, loại
đất phù sa glây, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc kém.
IQC : Hệ thống sử dụng đất I quần cƣ nông thôn trên địa hình vàn trũng, loại
đất phù sa glây, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc kém.
INTTS: Hệ thống sử dụng đất I nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt trên địa hình vàn
trũng, loại đất phù sa glây, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc kém.
IILN : Hệ thống sử dụng đất II chuyên trồng lúa nƣớc trên địa hình vàn cao,
loại đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng , chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát
nƣớc tốt.
41
IIQC : Hệ thống sử dụng đất II quần cƣ nông thôn trên địa hình vàn cao, loại đất
phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng , chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc
tốt.
IIILN : Hệ thống sử dụng đất III chuyên trồng lúa nƣớc trên địa hình vàn thấp,
loại đất phù sa glây, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt.
IIIQC : Hệ thống sử dụng đất IIIquần cƣ nông thôn trên địa hình vàn thấp, loại
đất phù sa glây, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt.
IIINTTS : Hệ thống sử dụng đất III nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt trên địa hình
vàn thấp, loại đất phù sa glây, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt.
IVLN : Hệ thống sử dụng đất IV chuyên trồng lúa nƣớc trên địa hình vàn trung
bình, loại đất phù sa, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt.
IVQC : Hệ thống sử dụng đất IV quần cƣ nông thôn trên địa hình vàn trung
bình, loại đất phù sa, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt.
IVNTTS : Hệ thống sử dụng đất IV nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt trên địa hình
vàn trung bình, loại đất phù sa, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt.
IVCHN: Hệ thống sử dụng đất IV cây hàng năm trên địa hình vàn trung bình,
loại đất phù sa, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt.
2.5. Tình hình sử dụng và quản lý đất xã Mộ Đạo
2.5.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất
Kết quả thống kê đất đai đến ngày 01/01/2011 tổng diện tích đất tự
nhiên của xã 503,93 ha, trong đó:
42
Bảng 2.4. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2010
Thứ tự Chỉ tiêu Mã
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 503,93 100,00
1 Đất nông nghiệp NNP 363,94 72,22
1.1 Đất lúa nƣớc DLN 328,54 65,20
1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nƣớc LUC 328,54 65,20
1.1.2 Đất trồng lúa còn lại LUK - -
1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 2,20 0,44
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN - -
1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 33,20 6,59
2 Đất phi nông nghiệp PNN 136,49 27,09
2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,25 0,05
2.2 Đất khu công nghiệp SKK - -
2.3 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0,11 0,02
2.4 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA 0,28 0,06
2.5 Đất tín ngƣỡng TIN 1,04 0,21
2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 5,40 1,07
2.7 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng SMN 1,60 0,32
2.8 Đất sông, suối SON 5,78 1,15
2.9 Đất phát triển hạ tầng DHT 68,39 13,57
Đất giao thông DGT 30,79 6,11
Đất thủy lợi DLT 32,22 6,39
Đất năng lƣợng DNL 0,15 0,03
Đất bƣu chính viễn thông DBV - -
Đất cơ sở văn hóa DVH 0,06 0,01
Đất cơ sở y tế DYT 0,20 0,04
Đất cơ sở giáo dục- đào tạo DGD 4,73 0,94
Đất cơ sở thể dục- thể thao DTT - -
2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 53,64 10,64
3 Đất chƣa sử dụng CSD 3,50 0,69
(Nguồn: Số liệu thống kê năm 2010 xã Mộ Đạo)
43
2.5.1.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp 363,94 ha, chiếm 72,22% so với diện tích tự
nhiên của xã, phân bố ở 4 thôn trong xã, trong đó:
*. Đất trồng lúa: Diện tích 328,54 ha, chiếm 90,27% diện tích đất nông
nghiệp, chiếm 65,20% diện tích tự nhiên của xã, đất trồng lúa phân bổ tập
trung ở phía Bắc và phía Nam của xã;
*. Đất trồng cây hàng năm còn lại: Diện tích 2,20 ha, chiếm 0,60% diện
tích đất nông nghiệp; chiếm 0,44% diện tích đất tự nhiên;
*. Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 33,20 ha, chiếm 9,12% diện tích
đất nông nghiệp, đất nuôi trồng phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam xã, đƣợc
ngƣời dân nuôi cá nƣớc ngọt kết hợp với nuôi gia cầm.
2.5.1.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất phi nông nghiệp.
Diện tích 136,49 ha, chiếm 27,09% diện tích tự nhiên của xã, gồm các
loại đất chủ yếu:
* Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Diện tích 0,25 ha, chiếm
0,18% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 0,05% diện tích đất tự nhiên của
xã, đƣợc dùng để xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân xã và trụ sở, cơ quan hành
chính của xã;
* Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh: Diện tích 0,11 ha, chiếm 0,08% diện
tích đất phi nông nghiệp, chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên, đƣợc giao cho
các cơ quan, đơn vị của nhà nƣớc sử dụng;
* Đất bãi thải, xử lý chất thải: Diện tích 0,28 ha, chiếm 0,21% diện tích
đất phi nông nghiệp, chiếm 0,06% diện tích đất tự nhiên, đƣợc giao cho
UBND xã Mộ Đạo quản lý;
* Đất tôn giáo, tín ngƣỡng: Diện tích 1,04 ha, chiếm 0,76% diện tích
đất phi nông nghiệp, chiếm 0,21% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất có các
công trình tín ngƣỡng dân gian nhƣ đình, đền, miếu, am …
44
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích 5,40 ha, chiếm 3,96% diện tích
đất phi nông nghiệp, chiếm 1,07% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu tại
nghĩa địa tập trung ở các thôn trong xã;
* Đất có mặt nƣớc chuyên dùng: Diện tích 1,60 ha, chiếm 1,17% diện
tích đất phi nông nghiệp, chiếm 0,32% diện tích đất tự nhiên;
* Đất sông, suối: Diện tích 5,75 ha, chiếm 4,23% diện tích đất phi nông
nghiệp, chiếm 1,15% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là diện tích sông Đuống,
sông Tào Khê phân bố ở phía Nam và Đông Nam xã Mộ Đạo;
*. Đất phát triển hạ tầng: Diện tích 68,39 ha, chiếm 50,11% diện tích
đất phi nông nghiệp và chiếm 13,57% diện tích tự nhiên của xã. Đây là loại
đất phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, gắn liền với quá trình phát
triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng, trong đó:
- Đất giao thông: Diện tích 30,79 ha, chiếm 22,56% diện tích đất phi
nông nghiệp, chiếm 6,11% diện tích đất tự nhiên của xã, bao gồm tuyến
đƣờng liên xã, đƣờng thôn, liên thôn, đƣờng xóm, ngõ, đƣờng giao thông
nội đồng;
- Đất thủy lợi: Diện tích 32,22 ha, chiếm 23,61% diện tích đất phi nông
nghiệp, chiếm 6,39% diện tích đất tự nhiên, bao gồm tuyến Kênh tƣới cấp I,
cấp II, cấp III, các trạm bơm và các tuyến thủy lợi nội đồng đƣợc phân bố hợp
lý cho sản xuất nông nghiệp, tiêu thoát nƣớc mùa mƣa;
- Đất năng lƣợng: Diện tích 0,15 ha, chiếm 0,11% diện tích đất phi
nông nghiệp, chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên. Đây là đất để xây dựng các
trạm biến thế và hệ thống tải điện trên địa bàn xã;
- Đất cơ sở văn hóa: Diện tích 0,06 ha, chiếm 0,04% diện tích đất phi
nông nghiệp, chiếm 0,01% diện tích đất tự nhiên, trong đó, chủ yếu là trung
tâm văn hóa của các thôn;
45
- Đất y tế: Diện tích 0,20 ha, chiếm 0,15% diện tích đất phi nông
nghiệp, chiếm 0,04% diện tích đất tự nhiên của xã;
- Đất cơ sở giáo dục- đào tạo: Diện tích 4,73 ha, chiếm 3,47% diện tích
đất phi nông nghiệp, chiếm 0,94% diện tích đất tự nhiên, bao gồm trƣờng tiểu
học, trƣờng trung học cơ sở và các trƣờng mầm non;
- Đất chợ: Diện tích 0,24 ha, chiếm 0,18% diện tích đất phát triển hạ
tầng, chiếm 0,05% diện tích đất tự nhiên;
- Đất ở tại nông thôn: Diện tích 53,64 ha, chiếm 39,30% diện tích đất
phi nông nghiệp, chiếm 10,64% diện tích đất tự nhiên của xã, Hàng năm xã
tiến hành giao đất, bán đấu giá quyền sử dụng đất ở vị trí dọc trục đƣờng giao
thông hoặc khu vực tiếp giáp khu dân cƣ để ngƣời dân làm nhà ở, đến nay
bình quân đất ở tại nông thôn là 94,72 m²/ngƣời.
2.5.2. Tình hình quản lý đất đai
2.5.2.1. Dồn ô đổi thửa
Nghị quyết của Đảng bộ xã khóa 18 đề ra công tác dồn ô đổi thửa là
nhiệm vụ cần thiết và cấp bách trong sự phát triển kinh tế - xã hội của xã, đây
là chỉ tiêu phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của Đảng bộ.
Hội đồng nhân dân xã khóa 16 đã có Nghị quyết chuyên đề về công tác
dồn điền đổi thửa, là mục tiêu lớn định hƣớng cho việc phát triển kinh tế xã
hội của xã trong những năm tiếp theo.
UBND xã đã tổ chức thực hiện các Nghị quyết của cấp trên, Nghị quyết
của Đảng bộ xã, Hội đồng nhân dân xã. Thành lập Ban chuyển chuyển đổi
xây dựng các đề án thực hiện.
Tại các thôn, xây dựng các Nghị quyết đối với các Chi bộ, tuyên truyền
phổ biến sâu rộng trong quần chúng nhân dân, mở các hội nghị xã viên lấy ý
kiến tham khảo, tổ chức các buổi sinh hoạt đối với các tổ chức chính trị, xã
hội bàn bạc dân chủ lấy ý kiến đóng góp.
46
Giữ nguyên đối tƣợng, định xuất đã giao ruộng cho cá hộ năm 1992-
1993 với nguyên tắc sinh không chia, chết không cắt, số khẩu tăng không giao.
Sau khi dồn ô đổi thửa mỗi hộ nông dân chỉ còn 1-3 thửa ruộng, mỗi
thửa ít nhất 360 m2
.
Sau khi chuyển đổi xong năm 2008, hệ thống thủy lợi đƣợc tốt hơn,
giao thông nội đồng đảm bảo phục vụ đƣợc các loại phƣơng tiện cơ giới hoạt
động. Hệ thống bản đồ địa chính tại xã đƣợc đo đạc và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đến các thửa.
2.5.2.2. Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vị trí rất
quan trọng trong chức năng quản lý về đất đai, là cơ sở pháp lý quan trọng
cho việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã theo đúng pháp luật, đồng
thời là khung định hƣớng để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch
chuyển đổi mục đích sử dụng đất của xã nhằm phục vụ mục tiêu chiến lƣợc
về phát triển kinh tế - xã hội; an ninh quốc phòng và đảm bảo môi trƣờng
sinh thái. Năm 2001 và năm 2006 đƣợc sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc
Ninh, Sở Tài nguyên & Môi trƣờng và UBND huyện Quế Võ, xã Mộ Đạo
đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2006 và điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006- 2010 đƣợc UBND huyện phê duyệt.
Thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001- 2010 đã góp phần tích
cực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã đồng thời từng bƣớc đƣa
công tác quản lý đất đai nói chung, quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
nói riêng đi vào nếp sống.
2.5.2.3. Kết quả thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng dụng đất đến
ngày 31/12/2010
47
Thực hiện Quyết định số 556/QĐ- UB ngày 16/4/2007 của Ủy ban
nhân dân huyện Quế Võ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất thời kỳ 2001- 2010 xã Mộ Đạo, kết quả thực hiện đến ngày
31/12/2010 nhƣ sau:
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
Thứ
tự
Chỉ tiêu Mã
ĐCQHSD
Đ đƣợc
phê duyệt
đến năm
2010
Kết quả
thực hiện
Tỷ lệ %
so với
ĐCQH
đƣợc
duyệt
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 503,93 503,93 100,00
1 Đất nông nghiệp NNP 343,88 363,94 105,83
1.1 Đất lúa nƣớc DLN 301,41 328,54 109,00
1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nƣớc LUC 301,41 328,54 109,00
1.2
Đất trồng cây hàng năm
còn lại
HNK 7,07 2,20 31,12
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 35,40 33,20 93,79
2 Đất phi nông nghiệp PNN 156,55 136,49 87,19
2.1
Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp
CTS 0,25 0,25 100,00
2.2
Đất cơ sở sản xuất,
kinh doanh
SKC 3,43 0,11 3,21
2.3
Đất sản xuất vật liệu
xây dựng, gốm sứ
SKX 0,24 -
2.4
Đất xử lý, chôn lấp chất thải
nguy hại
DRA 0,63 0,28
48
2.5 Đất tín ngƣỡng TIN 1,04 1,04 100,00
2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 5,90 5,40 91,53
2.7
Đất có mặt nƣớc
chuyên dùng
SMN 1,60 1,60
2.8 Đất sông, suối SON 5,78 5,78 100,00
2.9 Đất phát triển hạ tầng DHT 75,26 68,39 90,87
Đất giao thông DGT 36,03 30,79 85,46
Đất thủy lợi DLT 31,48 32,22 102,35
Đất cơ sở văn hóa DVH 1,46 0,06 4,11
Đất cơ sở y tế DYT 0,20 0,20 100,00
Đất cơ sở giáo dục- đào tạo DGD 4,73 4,73 100,00
Đất cơ sở thể dục- thể thao DTT 1,12 - -
2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 62,42 53,64 85,93
3 Đất chƣa sử dụng CSD 3,50 3,50 100,00
(Nguồn: QHSD đất xã Mộ Đạo 2011-2020)
Kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2010 nhƣ sau:
- Đất nông nghiệp: Thực hiện đến năm 2010 là 363,94 ha, đạt
105,83% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010; trong đó
đất trồng lúa thực hiện đến năm 2010 là 328,54 ha, đạt 109,00% so với điều
chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010; đất trồng cây hàng năm còn lại
thực hiện đến năm 2010 là 2,20 ha, đạt 31,12% so với điều chỉnh quy hoạch
đƣợc duyệt; đất nuôi trồng thủy sản thực hiện đến năm 2010 là 33,20 ha, đạt
93,79% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010.
- Đất phi nông nghiệp: Thực hiện đến năm 2010 là 136,49 ha, đạt
87,19% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010, trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp thực hiện đến năm 2010 là
0,25 ha, đạt 100,00% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm
2010;
49
+ Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện đến năm 2010 là 0,11 ha,
đạt 3,21% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010;
+ Đất bãi thải, xử lý chất thải thực hiện đƣợc 0,28 ha, đạt 44,44% so
với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010;
+ Đất tôn giáo, tín ngƣỡng thực hiện đến năm 2010 là 1,04 ha; đạt
100% so với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đƣợc duyệt đến năm 2010;
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Thực hiện đến năm 2010 là 5,40 ha, đạt
91,53% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010;
+ Đất có mặt nƣớc chuyên dùng thực hiện đến năm 2010 là 1,60 ha,
đạt 100% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010;
+ Đất sông, suối thực hiện đến năm 2010 là 5,78 ha, đạt 100% so với
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đƣợc duyệt đến năm 2010;
+ Đất phát triển hạ tầng: Thực hiện đến năm 2010 là 68,39 ha, đạt
90,87% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010, trong đó:
đất giao thông thực hiện đến năm 2010 là 30,79 ha, đạt 85,46% so với điều
chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010; đất thủy lợi thực hiện đến năm
2010 là 32,22 ha, đạt 102,35% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến
năm 2010; đất cơ sở văn hóa thực hiện đến năm 2010 là 0,06 ha, đạt 4,11%
so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010; đất cơ sở y tế thực
hiện đến năm 2010 là 0,20 ha, đạt 100,00% so với điều chỉnh quy hoạch
đƣợc duyệt đến năm 2010; đất cơ sở giáo dục- đào tạo thực hiện đến năm
2010 là 4,73 ha, đạt 100,00% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến
năm 2010; đất chợ thực hiện đến năm 2010 là 0,24 ha, đạt 100,00% so với
điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010;
+ Đất ở tại nông thôn thực hiện đến năm 2010 là 53,64 ha, đạt 85,93%
so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010;
50
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Thuận lợi
Dƣới sự lãnh đạo của UBND, HĐND, sự phối hợp giúp đỡ của các
phòng, ban chuyên môn của huyện, sự chủ động sâu sát trong lãnh đạo của
ban chấp hành Đảng bộ, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân nên kinh tế- xã hội
đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ trên tất các lĩnh vực, đã hoàn thành và vƣợt
các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2005-
2010) đề ra. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006- 2010 đạt
15,3%/năm.
Xã nằm cách trung tâm huyện 4- 5 km về phía Bắc, nằm trong vùng
phát triển công nghiệp của huyện, có hệ thống đƣờng giao thông xã, liên xã
dài 2,0 km, đƣờng thôn, liên thôn dài 27,30 km tạo lên mạng lƣới giao thông
phục vụ cho việc giao lƣu kinh tế, văn hóa và tiêu thu sản phẩm giữ các thôn
trong xã, các địa phƣơng khác trong huyện.
Địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, nguồn nƣớc phong phú, độ ẩm
tƣơng đối cao thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng.
- Đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhƣng do đầu tƣ
giống mới, áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ, cơ giới hóa sản xuất
nông nghiệp, thâm canh tăng vụ nên bình quân thu nhập trên một đơn vị diện
tích đất canh tác tăng từ 44,5 triệu đồng/ha năm 2005 lên 71,40 triệu đồng/ha
năm 2010.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng nhƣ điện, đƣờng, trƣờng, trạm, văn hóa, thể
thao … đƣợc nâng cấp, mở rộng, đầu tƣ xây dựng theo hƣớng kiên cố hóa, về
cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân ở thời điểm hiện tại.
- Tình hình an ninh, chính trị, quốc phòng đƣợc củng cố thƣờng xuyên,
trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Was ist angesagt? (20)

Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...
 
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAYTổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
 
Luận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Đồng Hới,Quảng Bình
Luận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Đồng Hới,Quảng BìnhLuận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Đồng Hới,Quảng Bình
Luận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Đồng Hới,Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
 
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc NinhQuản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
 
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thôngLuận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
 
Văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ,...
Văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ,...Văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ,...
Văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ,...
 
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Công Tác Văn Phòng Tại Văn Phòng Tổng Cục ...
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Công Tác Văn Phòng Tại Văn Phòng Tổng Cục ...Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Công Tác Văn Phòng Tại Văn Phòng Tổng Cục ...
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Công Tác Văn Phòng Tại Văn Phòng Tổng Cục ...
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND huyện Lương Tài
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND huyện Lương TàiLuận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND huyện Lương Tài
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND huyện Lương Tài
 
Luận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Luận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa họcLuận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Luận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃLUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
 
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmKhóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt TrìLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
 
Khóa luận: Công tác văn thư, lưu trữ tại Văn phòng HĐND, UBND, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác văn thư, lưu trữ tại Văn phòng HĐND, UBND, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Công tác văn thư, lưu trữ tại Văn phòng HĐND, UBND, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác văn thư, lưu trữ tại Văn phòng HĐND, UBND, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
Luận văn: Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDLuận văn: Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
Luận văn: Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
 
Luận văn thạc sĩ quản lý công tuyển dụng công chức cấp huyện.docx
Luận văn thạc sĩ quản lý công tuyển dụng công chức cấp huyện.docxLuận văn thạc sĩ quản lý công tuyển dụng công chức cấp huyện.docx
Luận văn thạc sĩ quản lý công tuyển dụng công chức cấp huyện.docx
 
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan, HOT
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan, HOTĐề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan, HOT
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan, HOT
 
Đề tài: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường Quận 12
Đề tài: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường Quận 12Đề tài: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường Quận 12
Đề tài: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường Quận 12
 

Ähnlich wie Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ

Ähnlich wie Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ (20)

Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...
Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...
Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...
 
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gianLuận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
 
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đSử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng NaiLuận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
 
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại HuếLuận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
 
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
 
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũLuận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
 
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ ThủyLuận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
 
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
Luận án: Đánh giá biến động sử dụng đất trong biến đổi khí hậu - Gửi miễn phí...
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Rác thải, 9đ
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Luận văn: Tiến trình phát triển cộng đồng trong việc phân bổ đất lâm trường g...
Luận văn: Tiến trình phát triển cộng đồng trong việc phân bổ đất lâm trường g...Luận văn: Tiến trình phát triển cộng đồng trong việc phân bổ đất lâm trường g...
Luận văn: Tiến trình phát triển cộng đồng trong việc phân bổ đất lâm trường g...
 
Đề tài biến động hiện trạng sử dụng đất, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài biến động hiện trạng sử dụng đất, ĐIỂM 8, HOTĐề tài biến động hiện trạng sử dụng đất, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài biến động hiện trạng sử dụng đất, ĐIỂM 8, HOT
 

Mehr von Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Mehr von Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Kürzlich hochgeladen

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 

Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------  ------ LÊ KHÁNH HỘI NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI - 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------  ------ LÊ KHÁNH HỘI NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Cao Huần HÀ NỘI - 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện không trùng với bất kỳ luận văn, đề tài nào đã công bố. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên Lê Khánh Hội
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình sau đại học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Cao Huần người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất bằng tất cả khả năng của mình nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn. Hà Nội, tháng năm 2014 Học viên Lê Khánh Hội
  • 5. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.........................................................................................................6 1. Tính cấp thiết ...............................................................................................6 2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu....................................................................7 3. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................7 4. Cơ sở tài liệu................................................................................................7 5. Kết quả và ý nghĩa .......................................................................................7 6. Cấu trúc luận văn.........................................................................................8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƢỚNG BỀN VỮNG.......................................................................9 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan............................9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá đất đai......................................9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất...........................15 1.1.3. Các công trình nghiên có liên quan đến xã Mộ Đạo ............................18 1.2. Một số vấn đề lý luận nghiên cứu hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất...................................................................................18 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan...................................................18 1.2.2. Hệ thống sử dụng đất - phức hợp đơn vị đất đai và loại hình sử dụng đất.......................................................................................................21 1.2.3. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển nông thôn mới......22 1.2.4 . Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững....................................................................23 1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................24 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu...........................................................................24 1.3.2. Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu...................................................25 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ..................................................................................29
  • 6. 2 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO..............................................30 2.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu............................................................30 2.2. Đặc điểm và vai trò của các điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành hệ thống sử dụng đất đai xã Mộ Đạo ...........................................................30 2.3. Đặc điểm và vai trò của các hoạt động sử dụng đất đối với sự hình thành hệ thống sử dụng đất đai xã Mộ Đạo ......................................34 2.4. Các hệ thống sử dụng đất xã Mộ Đạo..................................................37 2.4.1. Các đơn vị đất đai ..................................................................................37 2.4.2. Các loại hình sử dụng đất ......................................................................39 2.4.3. Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất.......................................................39 2.5. Tình hình sử dụng và quản lý đất xã Mộ Đạo .....................................41 2.5.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất.....................................................41 2.5.2. Tình hình quản lý đất đai.......................................................................45 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ..................................................................................50 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KINH TẾ SINH THÁI CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO.....52 3.1. Đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất đai ........................52 3.1.1. Đánh giá thích nghi sinh thái của các hệ thống sử dụng đất đai............52 3.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế......................................................................54 3.1.3. Phân tích hiệu quả xã hội và môi trƣờng...............................................56 3.2. Đề xuất hƣớng lồng ghép đánh giá hệ thống sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo ....................................................................59 3.2.1. Mục tiêu, nguyên tắc lồng ghép đánh giá hệ thống sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất .....................................................................................59 3.2.2. Phân tích hiện trạng quy hoạch sử dụng đất.........................................59
  • 7. 3 3.2.3. Đề xuất nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất dựa theo kết quả đánh giá hệ thống sử dụng đất .........................................................................68 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ..................................................................................70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................72 PHỤ LỤC................................................................................................................74
  • 8. 4 MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT FAO: Food and Agriculture Orangization (Tổ chức nông lƣơng của Liên hợp quốc) UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HTSDĐ: Hệ thống sử dụng đất QHSDĐ: Quy hoạch sử dụng đất CNXH: Chủ nghĩa xã hội BVMT: Bảo vệ môi trƣờng
  • 9. 5 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình cấu trúc hệ thống sử dụng đất.........................................22 Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu........................................................................28 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng dân số, lao động xã Mộ Đạo năm 2010......................34 Bảng 2.2. Đặc điểm các đơn vị đất đai..........................................................38 Bảng 2.3. Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất..............................................40 Bảng 2.4: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2010 ......................................42 Bảng 2.5. Kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất................. 47 Bảng 3.1. Đánh giá tính thích nghi của các hệ thống sử dụng đất ....................52 Bảng 3.2. Hiệu quả kinh tế của HTSDĐ chuyên trồng lúa nước ..................54 Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế của HTSDĐ trồng cây mầu vụ đông .................55 Bảng 3.4. Hiệu quả kinh tế của HTSDĐ nuôi trồng thủy sản .......................56 Bảng 3.5. Lượng phân bón và thuốc BVTV được dùng trong các HTSDĐ .... 58 Bảng 3.6. Diện tích các loại đất cấp huyện phân bổ cho xã Mộ Đạo trong kỳ quy hoạch sử dụng đất ..............................................................................62 Bảng 3.7. Các phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Mộ Đạo ..........................................................................................................65 Bảng 3.8. Đề xuất một số nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.............68
  • 10. 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia, địa bàn để phân bố dân cƣ và các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; là nguồn nội lực để xây dựng và phát triển quốc gia. Đất đai là tài nguyên hữu hạn, cố định về vị trí, giới hạn về không gian. Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, quỹ đất ngày càng hạn hẹp, dân số đông mật độ lớn, phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng đất cho các ngành ngày càng cao. Vì vậy qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp đảm bảo hiệu quả và phát triển bền vững là việc làm hết sức quan trọng. Giúp cho các cấp các ngành sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu “Nhà nƣớc thống nhất quản lý đất đai” vừa tránh đƣợc việc sử dụng chồng chéo, sai mục đích gây lãng phí, hủy hoại môi trƣờng đất, đồng thời bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái thúc đẩy quá trình phát triển bền vững của xã hội. Xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là một xã nông nghiệp đang trên đà xây dựng nông thôn mới, việc triển khai quy hoạch sử dụng đất luôn xảy ra nhiều vấn đề bất cập, điều chỉnh chƣa phù hợp sử dụng đất theo quy hoạch dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên đất, nhân lực và các nguồn lực khác. Với mục tiêu là nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai, xây dựng các hệ thống sử dụng đất để từ đó đề xuất phƣơng hƣớng quy hoạch sử dụng đất tại xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh một cách hiệu quả mang tính bền vững, điều chỉnh việc quy hoạch một cách khoa học theo kịp những biến động của việc phát triển kinh tế - xã hội của xã, huyện một cách kịp thời. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững”.
  • 11. 7 2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai về mức độ thích nghi, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng đề xuất hƣớng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Mộ Đạo theo hƣớng bền vững. - Xây dựng cơ sở lý luận và phƣơng pháp quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng phát triển bền vững. - Nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất chủ yếu. - Phân tích, đánh giá kinh tế - sinh thái các hệ thống sử dụng đất đai (mức độ thích nghi, hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng) tại xã Mộ Đạo. - Đề xuất hƣớng quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 theo hƣớng bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu Toàn bộ diện tích đất theo đơn vị hành chính xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Nghiên cứu đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai nông nghiệp chủ yếu của xã. 4. Cơ sở tài liệu - Các báo cáo của các cấp: ủy ban nhân dân xã Mộ Đạo, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, phòng Công Thƣơng và phòng Nông nghiệp huyện Quế Võ có liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Các tài liệu về chính sách, pháp luật liên quan đến quy hoạch sử dụng đất. - Các tài liệu và bản đồ đã đƣợc công bố có hiệu lực. - Các tài liệu khảo sát, điều tra thực tế. 5. Kết quả và ý nghĩa - Xây dựng đƣợc cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bề vững. - Xây dựng bản đồ hệ thống sử dụng đất đai và kết quả đánh giá.
  • 12. 8 - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 theo hƣớng bền vững của xã Mộ Đạo. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo quan trọng cho công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Là tài liệu quan trọng tham khảo cho công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của xã Mộ Đạo. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng I: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững. Chƣơng 2: Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất đai và tình hình sử dụng đất xã Mộ Đạo. Chƣơng 3: Đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất cho quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo.
  • 13. 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá đất đai 1.1.1.1. Trên thế giới Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi nƣớc đã đề ra nội dung, phƣơng pháp đánh giá đất của mình. Đã có nhiều phƣơng pháp đánh giá đất khác nhau, nhƣng nhìn chung theo hai khuynh hƣớng: Đánh giá đất theo điều kiện tự nhiên có xem xét tới điều kiện kinh tế - xã hội và đánh giá kinh tế đất có xem xét tới điều kiện tự nhiên. Nhƣng dù có theo phƣơng pháp nào thì cũng phải lấy đất đai làm nền và loại sử dụng đất đai cụ thể để đánh giá, phân hạng. Phƣơng pháp đánh giá đất đai ở Liên Xô cũ: theo quyết định của Chính phủ, công tác đánh giá đất đai đƣợc tiến hành trên toàn Liên bang và đƣợc Bộ Nông nghiệp chủ trì. Công tác đánh giá đất đai nhằm mục đích: * Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất * Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp * Dự kiến số lƣợng và giá thành sản phẩm * Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đồ án quy hoạch Đánh giá đất đƣợc chia theo hai hƣớng: đánh giá chung và đánh giá riêng (theo hiệu quả của từng loại cây trồng). Chỉ tiêu đánh giá là: * Năng suất – giá thành sản phẩm * Mức hoàn vốn * Địa tô cấp sai (phần lãi thuần túy)
  • 14. 10 Cây trồng lấy làm gốc để đánh giá nhất thiết phải là cây ngũ cốc và cây họ đậu. Đơn vị đánh giá là các chủng đất. Đánh giá đất chủ yếu dựa trên cơ sở các đặc tính khí hậu, địa hình địa mạo, thổ nhƣỡng, nƣớc ngầm và thực vật. Nguyên tắc đánh giá mức độ thích hợp là chia khả năng sử dụng đất thành các nhóm và lớp trong đó nhóm đất thích hợp đƣợc tách ra theo sự khác biệt về loại hình thổ nhƣỡng nhƣ địa hình, mẫu chất, thành phần cơ giới, chế độ nƣớc. Kết quả đánh giá đất của Liên Xô (cũ) đã giúp cho việc thống kê tài nguyên đất đai và hoạch định chiến lƣợc sử dụng, quản lý nguồn tài nguyên đất trong phạm vi toàn Liên bang Xô Viết. Đánh giá đất đai ở Mỹ Phƣơng pháp đánh giá đất đai của Mỹ là dựa vào các yếu tố hạn chế trong sử dụng đất, các yếu tố này đƣợc chia thành hai nhóm: + Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn bao gồm những hạn chế không thể cải tạo đƣợc nhƣ độ dốc, độ dày tầng đất, lũ lụt và khí hậu khắc nghiệt. + Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời có khả năng khắc phục đƣợc bằng các biện pháp cải tạo trong quản lý đất đai nhƣ độ phì, thành phần dinh dƣỡng, những trở ngại về tƣới hoặc tiêu. Đánh giá mức độ khả năng sử dụng đất đai chủ yếu đƣợc xác định dựa trên những yếu tố hạn chế vĩnh viễn. Nguyên tắc chung của phƣơng pháp là các yếu tố nào có mức độ hạn chế lớn và khả năng chi phối mạnh đến sử dụng đất là yếu tố quyết định mức độ thích hợp mà không cần tính đến những khả năng thuận lợi của các yếu tố khác có trong đất. Tóm lại : Các nƣớc trên Thế giới đều đã nghiên cứu về đánh giá, phân hạng đất đai ở mức khái quát chung cho cả nƣớc và ở mức độ chi tiết cho các vùng cụ thể. Hạng đất đƣợc phân ra đều thể hiện tính thực tế theo điều kiện từng nƣớc.
  • 15. 11 Phƣơng pháp đánh giá đất đai của FAO: Thấy rõ vai trò quan trọng của đánh giá, phân hạng làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai. Tổ chức Nông nghiệp – Lƣơng thực của Liên hợp quốc (FAO) với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nƣớc, xây dựng lên bản : Đề cƣơng đánh giá đất đai năm 1976. Tài liệu đƣợc cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phƣơng tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Tiếp theo đó, hành loạt các tài liệu hƣớng dẫn đã đƣợc xuất bản nhƣ : Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nƣớc trời năm 1983, cho các vùng nông nghiệp đƣợc tƣới năm 1985, đánh giá đất cho các vùng rừng năm 1984 và đánh giá đất cho đồng cỏ Trƣớc hết cần xác định : Đề cƣơng và hƣớng dẫn của FAO là khát quát toàn bộ nội dung, các bƣớc tiến hành, những gợi ý, ví dụ nêu ra để minh họa và tham khảo. Trên cơ sở đó, tùy điều kiện cụ thể của từng nơi mà vận dụng cho sát đúng và phù hợp. Đề cƣơng đã đề ra những nguyên tắc đánh giá đất nhƣ sau : * Mức độ thích hợp của đất đai đƣợc đánh giá, phân hạng cho các loại sử dụng đất cụ thể. * Việc đánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu đƣợc và đầu tƣ cần thiết trên các loại đất đai khác nhau. * Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp * Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng * Khả năng thích nghi đƣa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững. * Đánh giá đất có liên quan tới so sánh với nhiều loại sử dụng đất. Đề cƣơng đã giới thiệu 3 mức độ đánh giá : sơ lƣợc, bán chi tiết và chi tiết ; hai phƣơng pháp đánh giá : phƣơng pháp hai bƣớc và phƣơng pháp song song để tùy theo điều kiện cụ thể mà vận dụng.
  • 16. 12 Trong đánh giá đất đƣợc chia thành hai bậc : thích hợp và không thích hợp Trong bậc thích hợp chia thành 3 hạng : * Thích hợp cao (Hight suitable) * Thích hợp trung bình (Moderately suitable) * Kém thích hợp (Marginally suitable) Bậc không thích hợp chia thành 2 hạng : * Không thích hợp hiện tại (Currently not suitable) * Không thích hợp vĩnh viễn (Permanently suitable) Từ lớp thích hợp trung bình và kém đƣợc chia ra nhiều hạng phụ để chỉ rõ bản chất của các yếu tố giới hạn. Để chỉ rõ những yêu cầu chi tiết hơn về quản lý, sử dụng đất đai, từ hạng phụ chia nhỏ ra các đơn vị đất thích hợp. Ngoài ra, các hƣớng dẫn cụ thể khác nhƣ : Xác định loại sử dụng đất đai, xác định đơn vị đất đai, phân hạng mức độ thích hợp… Có thể nói, đề cƣơng hƣớng dẫn của FAO rất đầy đủ, chặt chẽ và dễ dàng vận dụng với mọi hoàn cảnh. 1.1.1.2. Ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu Xuất phát từ quá trình sản xuất nông nghiệp lâu đời, bằng những kinh nghiệm tích luỹ trong sản xuất nông nghiệp, khái niệm về đánh giá đất, phân hạng đất đã xuất hiện dựa vào kinh nghiệm để phân biệt loại đất tốt, đất xấu để bố trí thích hợp cho từng loại cây trồng. Năm 1092 thời nhà Lý ngƣời ta đã biết tiến hành đạc điền. Vào thời nhà Lê thế kỷ XV đã bắt đầu phân ra các hạng điền nhằm phục vụ công tác quản lý và thu thuế điền địa. Vào thời Gia Long nhà Nguyễn đã phân chia thành "Tứ hạng điền" và "Lục hạng thổ" để làm cơ sở cho việc mua bán và phân cấp ruộng đất Thời Pháp thuộc nhằm mục đích khai thác tài nguyên đất, công tác nghiên cứu đánh giá đất đƣợc chú ý và tiến hành nghiên cứu ở các vùng đất màu mỡ để xác định tiềm năng và lựa chọn đất đai lập đồn điền trồng cây ngắn ngày và dài ngày.
  • 17. 13 Sau hoà bình lặp lại, các công trình nghiên cứu về đất cũng nhƣ đánh giá đất đai ở hai miền có những thành tựu khác nhau. Tại miền Bắc, đƣợc sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ) các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành điều tra ở miền Bắc tỷ lệ 1/1.000.000, mỗi huyện đều xây dựng đƣợc sơ đồ thổ nhƣỡng tỷ lệ 1/50.000 và 1/25.000. Một số công trình nghiên cứu cơ bản về đất đƣợc công bố nhƣ Fridland V. M với "Một số kết quả nghiên cứu bƣớc đầu về đất miền Bắc Việt Nam"; Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải, Phạm Gia Tu với "Những loại đất chính miền Bắc Việt Nam", Tôn Thất Chiểu với "Tổng quan về điều tra phân loại đất Việt Nam"... Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản đã cùng một số cán bộ khoa học của Viện Thổ nhƣỡng nông hoá nhƣ Vũ Cao Thái, Đinh Văn Tính, Nguyễn Văn Thân... thực hiện công tác nghiên cứu đánh giá đất và phân hạng đất ở 23 huyện, 286 hợp tác xã thuộc 9 vùng chuyên canh thu đƣợc những kết quả phục vụ thiết thực cho công tác tổ chức lại sản xuất. Từ những năm 1989 đến năm 1995 nhiều công trình đánh giá đất ứng dụng quy trình đánh giá đất của FAO đƣợc tiến hành và thu đƣợc nhiều kết quả tốt nhƣ nghiên cứu của Vũ Cao Thái và một số tác giả xác định mức độ thích hợp của đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè và dâu tằm Nguyễn Khang và Phạm Dƣơng Ƣng với những kết quả nghiên cứu bƣớc đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam. Nguyễn Công Pho với đánh giá đất vùng đồng bằng Sông Hồng. Nguyễn Khang và Nguyễn Văn Tân với đánh giá đất vùng dự án đa mục tiêu EA SOUP. Phạm Quang Khánh với kết quả nghiên cứu hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp và nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Đặc biệt khi Luật đất đai 1993 đƣợc ban hành, Tổng cục Địa Chính và sau là Bộ Tài nguyễn và Môi trƣờng triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc, tất cả các cấp. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, các mối
  • 18. 14 quan hệ đất đai đƣợc điều chỉnh đồng thời đã tạo điều kiện để quan hệ đất đai đƣợc tiếp cận với cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN. Tạo một bƣớc cho yêu cầu cân đối giữa nhiệm vụ an toàn lƣơng thực với nhu cầu hiện đại hoá và đô thị hoá. Nói cách khác là sử dụng tài nguyên đất đƣợc hiệu quả hơn, kích thích phát triển của hiện tại mà không ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiên cho các thế hệ mai sau. Ở Philippin:Từ 1974 - 1975 các nhà khoa học của Trung tâm phát triển đời sống nông thôn (MBRLC) tại Mindanao, đã tiến hành các thí nghiệm về việc sử dụng bằng hàng rào xanh chống xói mòn trên đất dốc, đó là kỹ thuật canh tác trên đất dốc (viết tắt là SALT). Mô hình SALT bao gồm nhiều dạng SALT1, SALT2, SALT3, SALT4. Kỹ thuật này đã tăng độ che phủ, hạn chế xói mòn, làm giàu đất và nâng cao năng suất cây trồng từ 2 - 3 lần so với canh tác truyền thống. SALT là hệ thống canh tác trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đƣờng đồng mức, góp phần bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái, chống xói mòn và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất so với các phƣơng thức canh tác trƣớc đây. Ở Thái Lan: Sau 7 lần thực hiện kế hoạch 5 năm Thái Lan đã đạt sự tăng trƣởng kinh tế trong nông nghiệp một cách rõ rệt, các vùng nông thôn đều có cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông phát triển, phục vụ phúc lợi cho cộng đồng nâng cao. Thái Lan đã có những bƣớc tiến trong quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn nhằm phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nhằm ổn định các chƣơng trình của Hoàng gia Thái Lan. Quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở các nông thôn làng, xã đƣợc xây dựng theo mô hình mới với các phƣơng pháp hiện đại, với khu dân cƣ đƣợc bố trí tập trung, khu trung tâm bố trí các công trình phục vụ công cộng, khu sản xuất đƣợc bố trí ở vòng ngoài.
  • 19. 15 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất Theo FAO: Quy hoạch sử dụng đất đai có thể áp dụng ở 3 cấp, cấp quốc gia, cấp tỉnh/thành phố và cấp địa phƣơng (bao gồm cấp huyện và xã). Không cần thiết phải theo thứ tự cấp độ nào, tùy theo từng quốc gia mà có thể sử dụng cấp nào mà chính quyền nơi đó có thể quyết định đƣợc việc quy hoạch sử dụng đất đai. Sự tác động qua lại ở 3 cấp này là rất cần thiết và quan trọng. Ở mỗi cấp độ đƣợc quy hoạch thì mức độ chi tiết càng gia tăng theo chiều từ trên xuống và đặc biệt khi xuống cấp độ địa phƣơng thì sự tham gia của con ngƣời tại địa phƣơng giữ vai trò rất quan trọng. Quy trình lập quy hoạch theo FAO đƣợc tiến hành theo 10 bƣớc: - Thiết lập mục tiêu và các tƣ liệu có liên quan - Tổ chức công việc - Phân tích vấn đề - Xác định các cơ hội cho sự thay đổi - Đánh giá thích nghi đất đai: Đối với mỗi kiểu sử dụng đất đai triển vọng, cần xây dựng yêu cầu sử dụng đất đai và đối chiếu yêu cầu sử dụng đất đai này với những đặc tính của đất đai để cho ra đƣợc khả năng thích nghi đất đai trong điều kiện tự nhiên cho các kiểu sử dụng có triển vọng đó. - Đánh giá sự lựa chọn trên cơ sở phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trƣờng - Lọc ra những lựa chọn tốt nhất - Chuẩn bị quy hoạch sử dụng đất đai - Thực hiện quy hoạch - Theo dõi và xem xét chỉnh sửa quy hoạch
  • 20. 16 Ở Việt Nam: Trƣớc năm 1993, quy hoạch sử dụng đất đai chƣa đƣợc coi là công tác của ngành Quản lý đất đai mà chỉ đƣợc thực hiện nhƣ một phần của quy hoạch phát triển ngành nông – lâm nghiệp. Thời kỳ 1986 – 1990, Chính phủ ra Nghị quyết số 50 về xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của 500 đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nƣớc Đến năm 1993 Luật Đất đai ra đời tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai tƣơng đối đầy đủ hơn, đƣợc triển khai ở 4 cấp là: cả nƣớc, tỉnh, huyện, xã. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/NĐ – CP ngày 01/01/2001 quy định nội dung cụ thể về lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp địa phƣơng. Từ năm 1994, Chính phủ đã cho triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nƣớc đến năm 2010. Trong giai đoạn này “Quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng cƣờng hiệu lực và ngày càng có hiệu quả cao trong quản lý và sử dụng đất, đã phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển của đất nƣớc theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…đã góp phần thay đổi diện mạo vùng nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa. Đất có mục đích công cộng đƣợc quy hoạch đồng bộ với kết cấu hạ tầng phát triển đã góp phần tăng khả năng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân’’. Năm 2003, Luật Đất đai mới quy định tại mục 2 chƣơng II (gồm 10 điều); Nghị định số 181/2004/NĐ–CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định tại chƣơng III (gồm 18 điều); Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, quy định tại chƣơng II (gồm 7 điều). Theo kết quả báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đến hết năm 2010, thực hiện chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi
  • 21. 17 trƣờng đã giúp Chính phủ lập và trình Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của cả nƣớc và đã đƣợc Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ 5 thông qua theo Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004. Đối với quy hoạch sử dụng đất cả nƣớc đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) đƣợc Quốc hội thông qua theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của cả nƣớc đã đƣợc lập theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và đƣợc Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ 9 thông qua tại Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006. - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: Có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đƣợc Chính phủ xét duyệt. - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: Cả nƣớc có 616/686 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (chiếm 89,8%); còn lại 70 huyện chƣa hoàn thành (chiếm 11,2%), phần lớn là ở các đô thị (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã: Cả nƣớc có 8.706/10.815 xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là xã) đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (đạt 80,05%); còn lại 2.109 xã chƣa hoàn thành (chiếm 19,95%). Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc thể hiện tại Chƣơng IV Luật Đất đai 2013 bao gồm 17 điều (từ điều 35 đến 51) bao gồm các quy định về nguyên tắc, căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...
  • 22. 18 1.1.3. Các công trình nghiên có liên quan đến xã Mộ Đạo Trên địa bàn xã với quy mô và diện tích nhỏ nên có các công trình cơ bản nhƣ: + Báo cáo: Điều chỉnh quy hoạch chung huyện Quế Võ đến năm 2020 + Báo cáo: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2005 – 2010) huyện Quế Võ. + Báo cáo: Quy hoạch sử, kế hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2001 - 2006. + Báo cáo: Quy hoạch sử, kế hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2005 - 2015. + Báo cáo: Quy hoạch sử, kế hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2011 - 2020 1.2. Một số vấn đề lý luận nghiên cứu hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan 1/ Khái niệm đất đai Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt đó nhƣ: khí hậu bề mặt, thổ nhƣỡng, dạng địa hình, mặt nƣớc, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nƣớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái đinh cƣ của con ngƣời, những kết quả của con ngƣời trong quá khứ và hiện tại để lại. 2/ Khái niệm đơn vị đất đai (LU) Đơn vị đất đai là một thuật ngữ dùng để chỉ diện tích đất đai với những điều kiện môi trƣờng đặc trƣng riêng đƣợc phân biệt nhờ các đặc tính riêng:
  • 23. 19 Đặc điểm đất đai, chất lƣợng đất đai. Đơn vị đất đai đƣợc xem nhƣ là một đơn vị tự nhiên cơ sở nghiên cứu đất đai, việc đánh giá đất đai đƣợc thực hiện dễ dàng hơn nên các đơn vị đất đai đƣợc xác định trên bản đồ sử dụng các tƣ liệu có một số lƣợng lớn về đặc tính của đất. Đơn vị đất đai hoặc đơn vị bản đồ đất đai là những vùng có đặc tính và chất lƣợng đủ để tạo nên sự khác biệt với các đơn vị đất đai khác nhằm đảm bảo sự thích hợp với các loại đất sử dụng đất khác. Trong thực tế các đơn vị đất đai đƣợc xác định trên bản đồ chồng lên nhau thể hiện các mặt khác nhau. 3/ Khái niệm loại hình sử dụng đất đai (LUT) Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả hiện trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phƣơng thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật đƣợc xác định. Tùy theo mức độ nghiên cứu và yêu cầu đánh giá mà loại hình sử dụng đất đƣợc phân loại thành: loại hình sử dụng đất chính (Major type of land), loại hình sử dụng đất (land use type) và loại hình sử dụng đất chi tiết (land use utilization) Loại hình sử dụng đất chính: là sự phân nhỏ của sử dụng đất trong khu vực hoặc vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở của sản xuất các cây trồng hàng năm, lâu năm, lúa, đồng cỏ, rừng... và của công nghệ đƣợc dùng đến nhƣ tƣới nƣớc, cải thiện đồng cỏ... Loại hình sử dụng đất: là loại hình của sử dụng đất đƣợc mô tả theo các thuộc tính nhất định. Các thuộc tính đó bao gồm: quy trình về sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai nhƣ đầu tƣ vật tƣ kỹ thuật... và các đặc tính về kinh tế kỹ thuật nhƣ định hƣớng thị trƣờng, vốn thâm canh, lao động... Loại hình sử dụng đất chi tiết: là loại hình sử dụng đất đƣợc thể hiện ở mức rất chi tiết và cụ thể trong nông nghiệp tới từng cây trồng và các thuộc tính của các cây trồng đó.
  • 24. 20 4/ Khái niệm hệ thống sử dụng đất (LUS) Hệ thống sử dụng đất là sự kết hợp của loại hình sử dụng đất (LUT) với điều kiện đất đai tạo thành hai hợp phần tác động lẫn nhau và từ sự tƣơng tác này sẽ quyết định các đặc trƣng về mức độ chi phí và đầu tƣ, năng suất sản lƣợng cây trồng, mức độ và các biện pháp cải tạo đất. Nhƣ vậy mỗi một hệ thống sử dụng đất có một hợp phần đất đai và một hợp phần sử dụng đất đai. Hợp phần đất đai của hệ thống sử dụng đất là các đặc tính đất của đơn vị đất đai nhƣ thổ nhƣỡng, độ dốc, thành phần cơ giới…Hợp phần sử dụng đất đai của hệ thống sử dụng đất là sự mô tả loại hình sử dụng đất bởi các thuộc tính. Các đặc tính của đơn vị đất đai và các thuộc tính của loại hình sử dụng đất đều ảnh hƣởng đến tính thích nghi của đất đai. 5/ Khái niệm đánh giá đất đai Theo Lê Quang Trí thì đánh giá đất đai là sự so sánh giữ liệu về nguồn thiên nhiên và những yêu cầu về quản trị và bảo vệ môi trƣờng sử dụng đất. Đánh giá là thể hiện giá trị tự nhiên đối với một yêu cầu kinh tế cụ thể, là biểu hiện thái độ của chủ thể đối với khách thể về phƣơng diện giá trị sử dụng, khả năng và kết quả sử dụng của khách thể. Trong đó chủ thể là yêu cầu về kinh tế xã hội, khách thể là tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khi đánh giá tốt hay xấu, thích hợp hay không thích hợp là kết quả sự so sánh tự nhiên đó đối với một yêu cầu cụ thể của con ngƣời. Đặc điểm của tự nhiên là đơn vị, giá trị kinh tế của đặc điểm đó là giá trị. Một điều kiện của tự nhiên có thể không thích hợp với hoạt động này nhƣng lại có thể thích hợp với hoạt động khác.
  • 25. 21 Đánh giá đất theo FAO: “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với tính chất của đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu cần phải có”. Vùng đất nghiên cứu đƣợc chia thành các đơn vị bản đồ đất đai đó là những khoanh đất, vạt đất đƣợc xác định trên bản đồ với những thuộc tính riêng nhƣ độ dốc, tầng dầy, thành phần cơ giới… 1.2.2. Hệ thống sử dụng đất - phức hợp đơn vị đất đai và loại hình sử dụng đất Theo Ixatsenko (1991): “Tổng hợp thể tự nhiên không phải là một tập hợp đơn giản, mà là một phức hợp các yếu tố tạo nên một thực thể vật chất phức tạp có tính toàn vẹn và thống nhất. Nó đƣợc coi là một hệ thống không gian và thời gian của các hợp phần địa lý có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong sự phân bố và phát triển nhƣ một thể thống nhất”. Tổng thể tự nhiên tồn tại ở 2 dạng: Dạng thứ nhất bao gồm các hợp phần đang tồn tại ở nơi xác định với đầy đủ tất cả các thành phần tự nhiên, dạng thứ hai chỉ bao gồm các thành phần riêng biệt, hoặc các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau hơn cả nhƣ: địa mạo – thổ nhƣỡng, thực vật – thổ nhƣỡng, đơn vị đất đai, đơn vị sinh thái cảnh. Do đó, đơn vị đất đai đƣợc xem nhƣ địa tổng thể tự nhiên không đầy đủ. Bên cạnh đó, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình con ngƣời không ngừng tác động vào tự nhiên, vào đất đai làm biến đổi môi trƣờng đất thông qua các loại hình sử dụng đất từ đó hình thành nên các hệ thống sử dụng đất với những đặc trƣng của các loại hình sử dụng đất tƣơng ứng. Nhƣ vậy, xét theo quan điểm hệ thống, hệ thống sử dụng đất là hệ thống tự nhiên – nhân tác bao gồm một hợp phần đất đai và một hợp phần sử dụng đất đai tác động qua lại lẫn nhau bởi dòng vật chất và năng lƣợng. (Hình 1.1)
  • 26. 22 Hợp phần đất đai nhƣ một phụ hệ thống tự nhiên là các đặc tính, tính chất đất đai của đơn vị đất đai nhƣ thổ nhƣỡng, độ dốc, thành phần cơ giới,.. Hợp phần sử dụng đất đai của hệ thống sử dụng đất nhƣ một phụ hệ thống nhân tác là các loại hình sử dụng đất, mỗi loại hình có những thuộc tính, đặc điểm liên quan tới hoạt động sản xuất của con ngƣời. (Nguồn Trần Văn Tuấn và nnk 2014) Hình 1.1. Mô hình cấu trúc hệ thống sử dụng đất 1.2.3. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển nông thôn mới Trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch đƣợc đặt lên hàng đầu, phải đi trƣớc một bƣớc, đặc biệt là quy hoạch đất nông nghiệp. Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia. Có thể nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn. Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lƣợng cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu các nghành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại. Đơn vị đất đai (Năng lƣợng, vật chất tự nhiên) Loại hình sử dụng đất (yêu cầu sử dụng đất) Vốn, lao đồng, kỹ thuật,... Năng suất, thu nhập, chất lƣợng môi trƣờng Đầu vào Đầu ra Hệ thống sử dụng đất
  • 27. 23 Một trong những mục tiêu hàng đầu của xây dựng nông thôn mới là xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hƣớng hiện đại; nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả trong sản xuất; sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với phát triển nông thôn mới 1.2.4. Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững - Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững là nghiên cứu đặc điểm, sự phân hóa cũng nhƣ mối liên hệ giữa các hợp phần tự nhiên đất đai với các loại hình sử dụng đất từ đó đánh giá mức độ thích hợp của các hệ thống sử dụng đất đối với các loại hình sử dụng đất. - Đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững bao gồm đánh giá thích nghi sinh thái, đánh giá hiệu quả môi trƣờng, đánh giá hiệu quả kinh tế và đánh giá hiệu quả xã hội. + Đánh giá thích nghi sinh thái các hệ thống sử dụng đất là xác định mức độ phù hợp của các đơn vị đất đai đối với loại hình sử dụng đất Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái đƣợc thể hiện ở dạng bản đồ đánh giá thích nghi. Nhƣ vậy, đánh giá thích nghi sinh thái là tài liệu cơ sở quan trọng nhất để xây dựng các phƣơng án sử dụng các hệ thống sử dụng đất phù hợp với tự nhiên. + Đánh giá hiệu quả môi trƣờng: là xác định và dự báo mức độ ảnh hƣởng tốt hoặc xấu của các hoạt động sử dụng tới môi trƣờng, đồng thời cũng xác định khả năng chịu tải và độ bền vững của cảnh quan đối với các hoạt động này .
  • 28. 24 + Đánh giá hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế đƣợc hiểu là mối tƣơng quan so sánh giữa lƣợng kết quả đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất. Đầu vào của đánh giá kinh tế là các số liệu liên quan tới chi phí, lợi ích thu đƣợc bằng tiền trên đơn vị diện tích và đơn vị thời gian do loại hình sử dụng đất mang lại. Sản phẩm đầu ra là các bảng biểu phản ánh hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất. Vậy, bản chất của phạm trù kinh tế trong đánh giá kinh tế sinh thái là: với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lƣợng của cải vật chất nhiều nhất với một lƣợng đầu tƣ chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. + Đánh giá hiệu quả xã hội: đƣợc phân tích dƣa vào truyền thống, tập quán sử dụng cảnh quan và khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật của cộng đồng và không thể tách xa những định hƣớng phát triển kinh tế của nhà nƣớc. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội chủ yếu là các chỉ tiêu mang tính chất định tính. 1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu a. Quan điểm tổng hợp và hệ thống: Nhƣ đã trình bày ở trên hệ thống sử dụng đất đai bao gồm hai hợp phần: một hợp phần tự nhiên đất đai và một hợp phần sử dụng đất đai tác động lẫn nhau bởi dòng vật chất và năng lƣợng. Nhƣ vậy, xét theo quan điểm hệ thống, hệ thống sử dụng đất đai là một hệ thống tự nhiên – nhân tác tác động qua lại qua dòng vật chất và năng lƣợng. Dựa trên quan điểm này, đề tài đã phân cấp lãnh thổ nghiên cứu theo các hệ thống sử dụng đất đai (tổ hợp của đơn vị đất đai và loại hình sử dụng đất). Trong đó, mỗi hệ thống sử dụng đất đai có sự đồng nhất tƣơng đối về các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, thể hiện chỉ tiêu tổng hợp gắn liền với khả năng đất đai.
  • 29. 25 b. Quan điểm phát triển bền vững: Sử dụng đất đai vì mục tiêu phát triển bền vững không chỉ dựa vào đặc điểm của tự nhiên mà còn dựa vào đặc điểm kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai của khu vực cũng nhƣ những định hƣớng chiến lƣợc của huyện, của tỉnh. Trong đó, việc đánh giá xem xét tới các khía cạnh thích nghi tự nhiên, hiệu quả môi trƣờng, hiệu quả kinh tế và xã hội. Từ đó xác định khả năng đất đai nhằm bố trí những loại hình sử dụng đất thích hợp nhất phù hợp yêu cầu sinh thái, môi trƣờng, yêu cầu kinh tế và xã hội. c. Quan điểm kinh tế - sinh thái: Các hệ thống sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp là những hệ thống kinh tế - sinh thái đƣợc thể hiện thông qua các hợp phần tự nhiên là các đơn vị đất đai (với những đặc trƣng về loại đất, địa hình, tầng dày, điều kiện tƣới tiêu,..) và yếu tố kinh tế nằm trong mục tiêu của sản xuất nông nghiệp. Điều đó có nghĩa là trong nghiên cứu phải xác định địa điểm phân bố cây trồng, các HTSDĐĐ phù hợp sao cho đạt hiệu quả cao, phát triển ổn định và bảo vệ môi trƣờng. 1.3.2. Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu Phƣơng pháp điều tra phân tích số liệu tự nhiên, kinh tế xã hội: Thu thập các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu: điều kiện khí hậu, đất đai (đặc điểm khí hậu, thổ nhƣỡng, địa hình, tình hình sử dụng đất); điều kiện kinh tế xã hội (cơ sở kinh tế, hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dân số, tập quán canh tác,...). Số liệu đƣợc thu thập tại UBND xã Mộ Đạo và tại các Phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Quế Võ Phƣơng pháp đánh giá kết quả quy hoạch kỳ trƣớc: Trên cơ sở phân tích và đánh giá các kết quả quy hoạch kỳ trƣớc từ đó có định hƣớng xây dựng đề án quy hoạch giai đoạn 2011 – 2020, cùng với đó là việc cụ thể hóa các phƣơng án đã đƣợc xác định trƣớc đó đồng thời cũng nghiên cứu việc xây dựng phƣơng án phù hợp với điều kiện trong tƣơng lai.
  • 30. 26 Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa: Dựa trên những tài liệu thu thập đƣợc, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát thực địa để bổ sung, chỉnh sửa và cập nhật những biến động trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Phƣơng pháp bản đồ: Từ các dữ liệu, số liệu điều tra phân tích và thu thập đƣợc ta tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ hệ thống sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai. Với các phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhƣ số hóa bản đồ, xây dựng từ bản đồ nền, chồng xếp bản đồ, phƣơng pháp in ấn và biên tập bản đồ trên phần mềm MicroSation, ArcGIS… Các phƣơng pháp đánh giá kinh tế sinh thái có sử dụng phƣơng pháp đánh giá của FAO. Phƣơng pháp đánh giá đất của FAO và phƣơng pháp đánh giá kinh tế sinh thái là phƣơng pháp đánh giá thích nghi sinh thái cho đối tƣợng đánh giá nhằm thể hiện mức độ thuận lợi (hay mức độ thích nghi) của các đối tƣợng đánh giá và các hợp phần của chúng với dạng hoạt động kinh tế nào đó gắn với việc phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng nhằm đảm bảo sự bề vững về kinh tế và bền vững về môi trƣờng của đối tƣợng đánh giá. Trong luận văn đánh giá thích nghi ở đây chính là đánh giá mức độ thích hợp đất đai đối với loại hình sử dụng đất trong các hệ thống sử dụng đất. Thực chất của phƣơng pháp là dựa trên sự so sánh, đối chiếu mức độ thích hợp giữa yêu cầu của một loại hình sử dụng đất nào đó hay một cây trồng nhất định với đặc tính vốn có của đơn vị đất đai trong hệ thống sử dụng đất đai. Trong đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất, kết quả đánh giá thích nghi sinh thái là tài liệu cơ sở để tiến hành phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất để lựa chọn phƣơng án sử dụng đất tốt nhất. Phƣơng pháp chuyên gia
  • 31. 27 Quy trình nghiên cứu: Qua quá trình tổng quan tài liệu, tác giả đã rút ra đƣợc các quan điểm và phƣơng pháp đánh giá làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu của đề tài. Tác giả đã tham khảo và vận dụng quy trình đánh giá hệ thống sử dụng đất đai của các tác giả: Trần Văn Tuấn, Nguyễn Cao Huần, Đỗ Thị Tài Thu, Nguyễn Thị Chinh, Thái Thị Quỳnh Nhƣ làm quy trình đánh giá hệ thống sử dụng đất nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất và bảo vệ môi trƣờng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Quy trình thực hiện luận văn gồm các bƣớc nhƣ sau: Bƣớc 1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của đánh giá hệ thống sử dụng đất. Từ xác định nhiệm vụ tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. Bƣớc 2. Điều tra, khảo sát thực địa Tiến hành điều tra khảo sát làm rõ đặc điểm tài nguyên đất và điều tra, tổng hợp các loại hình sử dụng đất thƣc tế tại khu vực nghiên cứu. Bƣớc 3. Xây dựng bản đồ hệ thống sử dụng đất trên cơ sở xác định các đơn vị đất đai trong mối quan hệ với các loại hình sử dụng đất, phân tích đặc điểm của từng hệ thống sử dụng đất. Bƣớc 4. Đánh giá các hệ thống sử dụng đất, thực chất là đánh giá thích nghi sinh thái và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của từng hệ thống sử dụng đất. Bƣớc 5: Định hƣớng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trƣờng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Dựa trên cơ sở kết quả đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai kết hợp với nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất đai và định hƣớng quy hoạch sử dụng đất, định hƣớng phát triển KT-XH của địa phƣơng, đề tài tiến hành định hƣớng không gian sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trƣờng.
  • 32. 28 Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu (Nguồn Trần Văn Tuấn và nnk 2014) Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu Yêu cầu sử dụng đất Điều tra, khảo sát thực địa Tính chất, chất lƣợng Đánh giá mức độ thích nghi, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các hệ thống sử dụng đất Đánh giá mức độ thích nghi Đánh giá hiệu quả kinh tế Đánh giá hiệu quả xã hội Đánh giá hiệu quả môi trƣờng Phân tích lợi thế và hạn chế của các hệ thống sử dụng đất Phân tích hiện trạng quy hoạch sử dụng đất Định hƣớng không gian phát triển bền vững Đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững. Mục tiêu, nhiệm vụ Thu thập và tổng hợp tài liệu, dữ liệu Loại hình sử dụng đất Đơn vị đất đai Hệ thống sử dụng đất
  • 33. 29 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Từ tổng quan vấn đề, địa bàn nghiên cứu, luận văn đã xác định cách tiếp cận địa lý trong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT thông qua nghiên cứu hệ thống sử dụng đất đai, thực chất là nghiên cứu đặc điểm, sự phân hóa cũng nhƣ mối liên hệ giữa các hợp phần tự nhiên đất đai với các loại hình sử dụng đất. Tiếp cận nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT xã Mộ Đạo chủ yếu dựa trên quan điểm hệ thống, tổng hợp và trên cơ sở các phƣơng pháp của FAO kết hợp phƣơng pháp đánh giá theo hƣớng tiếp cận kinh tế sinh thái. Các nghiên cứu ở xã Mộ Đạo mới chỉ dừng lại ở mức ở mức độ khái quát và chƣa xem xét mối quan hệ tƣơng tác giữa đất đai với loại hình sử dụng đất trong hệ thống sử dụng đất đai. Bên cạnh đó, hƣớng tiếp cận nghiên cứu địa lý tổng hợp với đối với hệ thống sử dụng đất đai cũng chƣa đƣợc xem xét. Do đó, luận văn với hƣớng nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững” với hƣớng tiếp cận đánh giá hệ thống sử dụng đất đai là một hƣớng đi mới và có đủ cơ sở khoa học để triển khai.
  • 34. 30 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ MỘ ĐẠO 2.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu Xã Mộ Đạo có tổng diện tích tự nhiên 503,93 ha, có vị trí địa lý từ 21°6’30” đến 21°8’3” vĩ Bắc; 106°7’24” đến 106°9’26” kinh Đông. - Phía Bắc giáp xã Phƣợng Mao - Phía Nam giáp xã Chi Lăng - Phía Đông giáp xã Bồng Lai - Phía Tây giáp xã Yên Giả Xã Mộ Đạo nằm ở phía Tây Nam huyện Quế Võ, cách trung tâm huyện (thị trấn Phố Mới) 2 km, có tỉnh lộ 279 chạy qua khá thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lƣu hàng hoá với các địa phƣơng khác trong và ngoài huyện. 2.2. Đặc điểm và vai trò của các điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành hệ thống sử dụng đất đai xã Mộ Đạo Địa hình Là một xã nằm trong vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng, có độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 2,5 – 3,0 m, địa hình khá bằng phẳng, xu thế chung thoải dần từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam. Toàn xã có 4 dạng địa hình nhƣ sau: - Địa hình cao và vàn cao: phân bố trên đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf). - Địa hình vàn trung bình:, phân bố trên đất phù sa đƣợc bồi hàng năm (Pb) và đất phù sa glây (Pg). - Địa hình vàn thấp: phân bố chủ yếu trên đất phù sa glây (Pg). - Địa hình trũng: phân bố trên đất phù sa glây (Pg)
  • 35. 31 Nhìn chung địa hình của xã khá thuận lợi cho việc xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở nhƣ giao thông, thuỷ lợi... Mở rộng và xây dựng mới các khu dân cƣ, kiến thiết đồng ruộng, định hƣớng sử dụng đất tùy theo địa hình, tạo thành những vùng chuyên canh lúa, nuôi trồng thủy sản… Khí hậu Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mƣa nhiều, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa: Nóng từ tháng 4 đến tháng 10, lƣợng mƣa biến động từ 1.700- 1.900 mm/năm, nhƣng 85% lƣợng mua tập trung từ tháng 5- 9; nhiệt độ bình quân tháng từ 23,5- 29°C. Mùa khô: Lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 16- 21°C, lƣợng mƣa/ trong tháng biến động từ 20- 50 mm. Bình quân 1 năm có 2 đợt rét nhiệt độ dƣới 13°C kéo dài từ 3- 5 ngày. Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình từ 2,4- 2,6m/s; gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10 mang theo hơi ẩm, tốc độ gió trung bình từ 1,9- 2,2m/s; tốc độ gió cực đại (khi có bão) trên 30m/s. Số giờ nắng trung bình các tháng/ năm 135 giờ, số giờ nắng tháng thấp nhất 45 giờ (tháng 2), số giờ nắng tháng cao nhất 200 giờ (tháng 7). Tổng số giờ nắng trong năm 1.670 giờ. Độ ẩm không khí trung bình 83%, cao nhất là tháng 3 và tháng 4 (86% - 88%), thấp nhất là tháng 12 (77%). Khí hậu vào mùa khô lạnh kết hợp với địa hình có thể tạo thành khu chuyên canh cây mầu vụ đông đặc biệt là cây khoai tây đem lại hiệu quả cao.
  • 36. 32 Thủy văn - Tài nguyên nước Sông Đuống, sông Tào Khê tạo thành địa giới hành chính tự nhiên phía Nam và Đông Nam của xã. Ngoài ra xã có kênh Thái Hòa 1, Thái Hòa 2, kênh Hồ Chí Minh trải đều trên địa bàn xã thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống kênh tƣới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra xã còn hệ thống kênh thoát nƣớc trong khu dân cƣ, ao hồ, đầm, hệ thống kênh mƣơng nội đồng dày đặc có thể dẫn nƣớc phục vụ sản xuất trong mùa khô và tiêu nƣớc mùa mua. Xã Mộ Đạo nằm ở phía Bắc sông Đuống; nguồn nƣớc mặt có sông Tào Khê, kênh Hiền Lƣơng, kênh Thái Hòa và hệ thống kênh mƣơng nội đồng, ao hồ phân bố khắp xã đủ cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và cũng là hệ thống tiêu nƣớc hiệu quả trong mùa mƣa úng. Nguồn nƣớc ngầm mạch nông với trữ lƣợng trung bình đủ cho nhu cầu cho các công trình xây dựng và đời sống dân sinh. Hiện nay vẫn còn một bộ phận nhân dân trong xã sử dụng cho sinh hoạt (hình thức giếng khoan), chất lƣợng nƣớc tƣơng đối tốt. Thổ nhưỡng Đất đai xã Mộ Đạo đƣợc hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa của sông Đuống. Toàn xã có các loại đất, quy mô phân bố và đặc điểm của chúng nhƣ sau: - Đất phù sa (P): Loại đất này phân bố ở địa hình vàn trung bình và vàn cao, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, hàm lƣợng dinh dƣỡng trung bình. Trên loại đất này hàng năm trồng hai vụ lúa hoặc lúa màu đạt năng suất cao. - Đất phù sa glây (Pg): phân bố trên địa hình chủ yếu là vàn thấp và vàn trung bình, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, đất thích hợp với cây lúa, hiện nay trồng hai vụ lúa cho năng suất khá cao.
  • 37. 33 - Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): phân bố trên chân ruộng vàn cao, thoát nƣớc nhanh, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, đất thích hợp với nhiều loại cây trồng. Hiện nay dân địa phƣơng canh tác trên loại đất này 3 vụ/năm (2 vụ lúa + 1 vụ màu) Nhìn chung đất đai xã Mộ Đạo phì nhiêu, thích hợp với nhiều loại cây trồng nhất là các loại cây ngắn ngày và cây vụ đông. Nếu chuyển đổi, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý và đầu tƣ thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì hiệu quả sử dụng đất sẽ cao hơn. Thực trạng môi trường Các nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nƣớc, đất, không khí là từ các khu công nghiệp, các khu dân cƣ tập trung, phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, các chất thải rắn bị nhiễm bẩn, khí thải và bụi. Là một xã sản xuất nông nghiệp là chính, nên các ngành sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm cho đất, nguồn nƣớc, không khí … cho môi trƣờng trên địa bàn xã Mộ Đạo chƣa đáng kể, cho nên việc giải quyết sự ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nƣớc và ô nhiễm không khí chƣa đặt ra là một vấn đề bức thiết trong tƣơng lai gần. Nhƣng sự thay đổi về số lƣợng và chất lƣợng nƣớc sinh hoạt, đặc biệt ô nhiêm không khí tuy còn ít từ khu công nghiệp Quế Võ tập trung, vào những tháng 1- 3 mƣa phùn khí thải (ống khói) từ khu công nghiệp không bay lên đƣợc theo hƣớng gió đƣa về xã Mộ Đạo sẽ ảnh hƣởng không tốt tới sức khẻo của con ngƣời, vật nuôi và cây trồng. Do đó việc quy hoạch sử dụng đất, cần chú ý tới việc bảo vệ môi trƣờng sống, bảo vệ nguồn nƣớc ngọt phục vụ sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi bố trí sản xuất các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung.
  • 38. 34 2.3. Đặc điểm và vai trò của các hoạt động sử dụng đất đối với sự hình thành hệ thống sử dụng đất đai xã Mộ Đạo 2.3.1. Dân số, lao động Theo số liệu thống kê dân số năm 2010 toàn xã có 5.230 ngƣời với 1.245 hộ, dân số trong độ tuổi lao động 3.164 ngƣời (lao động nông nghiệp giảm từ 85% năm 2006 xuống 65% năm 2010, lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng từ 15% năm 2006 lên 35% năm 2010), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,00%, trong đó: Bảng 2.1. Hiện trạng dân số, lao động xã Mộ Đạo năm 2010 TT Tên Thôn Dân số năm 2010 (ngƣời) Lao động trong độ tuổi (ngƣời) Số hộ (hộ) Năm 2010 1 Thôn Trạc Nhiệt 500 303 125 2 Thôn Trúc Ổ 1.950 1.180 500 3 Thôn Mai Ổ 780 472 180 4 Thôn Mộ Đạo 2.000 1.210 440 Tổng 5.230 3.164 1.245 Năm 2012 1 Thôn Trạc Nhiệt 520 312 130 2 Thôn Trúc Ổ 2.028 1.217 520 3 Thôn Mai Ổ 811 487 187 4 Thôn Mộ Đạo 2.080 1.249 458 Tổng 5.439 3.265 1.295 (Nguồn: Số liệu thống kê dân số năm 2010, năm 2012 xã Mộ Đạo)
  • 39. 35 Thu nhập bình quân/ngƣời năm 2010 (theo giá thực tế) đạt 23,10 triệu đồng/ngƣời. Đời sống nhân dân dần đƣợc cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần từ 17,60% năm 2006 xuống 7,33% năm 2010. 2.3.2. Đặc điểm các hoạt động sử dụng đất đai Trong hệ thống tự nhiên, con ngƣời tồn tại và phát triển trong mối tác động tƣơng hỗ với các hợp phần tự nhiên khác nhƣ: thổ nhƣỡng, khí hậu, thủy văn,... Trong giai đoạn hiện nay, các hoạt động phát triển của con ngƣời là một trong các nhân tố quan trọng làm biến đổi và hình thành nên các hệ thống sử dụng đất đai mới. Việc sử dụng và khai thác không bền vững quỹ sinh thái lãnh thổ gắn liền với các nguồn tài nguyên sẽ tiềm ẩn những nguy cơ suy thoái môi trƣờng và các hệ sinh thái, cũng nhƣ sức khỏe và đời sống của ngƣời dân. - Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp là ngành chủ đạo trong phát triển kinh tế của xã Mộ Đạo với các loại cây trồng chính là lúa nƣớc, hoa màu (khoai, đậu, đỗ, rau,... ), xây dựng các kênh mƣơng tƣới tiêu nƣớc. Các hoạt động nông nghiệp cũng chính là nguyên nhân gây bạc mầu, suy thoái, ô nhiễm và rửa trôi tài nguyên đất, nƣớc thông qua việc tƣới tiêu nƣớc, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và thuốc bảo vệ thực vật. Xã Mộ Đạo là xã thuần nông nghiệp các hoạt động sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của ngƣời dân vì vậy, yêu cầu cần tìm hiểu và đề xuất ra các loại hình sử dụng đất phù hợp, có giá trị kinh tế giúp phát triển kinh tế của vùng. Hoạt động khai thác nông nghiệp đó là thu hẹp diện tích đất đai của các hệ thống sử dụng đất đai nông nghiệp và sự gia tăng các loại hình sử dụng đất (thâm canh, tăng vụ,...) nhằm đáp ứng nhu cầu lƣơng thực và thực phẩm. Đồng thời gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng thông qua tăng lƣợng phân bón hay thuốc trừ sâu.
  • 40. 36 - Hoạt động nuôi trồng thủy sản: Một loại hình khá phổ biến tại xã Mộ Đạo đó chính là nuôi cá nƣớc ngọt, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có: phân chuồng, cỏ, cá tạp và các chế phẩm từ nông nghiệp: bột cám gạo, thóc kém chất lƣợng .... để nuôi cá. Loại hình này sử dụng cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc và suy thoái đất. - Khu dân cƣ: Là nơi phát sinh các nguồn thải sinh hoạt, việc thu gom và sử lý các chất thải sinh hoạt còn ở mức độ hạn chế. Các chất thải chƣa thu gom hết và nƣớc thải sinh hoạt chƣa qua xử lý gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, đất Vai trò của các hoạt động nhân sinh đối với sự hình thành hệ thống sử dụng đất. Bên cạnh sự phát triển và biến đổi của các hệ thống sử dụng đất tự nhiên thì các hoạt động kinh tế - xã hội thông qua các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của con ngƣời cũng góp phần làm biến đổi các hệ thống sử dụng đất cũ và hình thành các hệ thống sử dụng đất mới. + Trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên: Thông qua quá trình khai thác lãnh thổ, con ngƣời tận dụng những lợi thế về đất, nƣớc, khí hậu, sinh vật,... để phát triển kinh tế. Trong phát triển nông nghiệp, con ngƣời làm thay đổi các hợp phần tự nhiên (đất đai) và thay đổi các loại hình sử dụng đất khác nhau dẫn đến sự hình thành các hệ thống sử dụng đất đai nông nghiệp cùng với các biện pháp canh tác khác nhau. Khi hệ thống sử dụng đất đai này là hợp lý (ví dụ nhƣ những mô hình lúa - cá kết hợp, hai lúa một mầu...) thì chúng ta sẽ có một hệ thống sử dụng đất bền vững đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý và làm bền vững hơn các hệ thống sử dụng đất. Tuy nhiên, khi các hệ thống sử dụng đất không phù hợp với quỹ sinh thái của lãnh thổ, tiềm năng lãnh thổ (ví dụ: chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiêp) làm lãng phí đất, bỏ hoang đất.
  • 41. 37 Đối với khu vực nghiên cứu là xã Mộ Đạo, thông qua sự tác động của con ngƣời đã hình thành các hệ thống sử dụng đất đai chủ yếu là: HTSDĐ lúa nƣớc và hoa màu, HTSDĐ cây hàng năm khác, HTSDĐ cây lâu năm, HTSDĐ nuôi trồng thủy sản và HTSDĐ quần cƣ. + Hoạt động mở mang khu dân cƣ, khu kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện Quế Võ: Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Quế Võ (trên địa bàn huyện có 3 khu công nghiệp tập trung và 2 cụm công nghiệp) dẫn tới việc mở rộng các đô thị (thành phố, thị trấn, thị xã,...), khu công nghiệp, hệ thống giao thông, bệnh viện,.. kéo theo sự gia tăng hay giảm đi của các hệ thống sử dụng đất đai. Mặt khác, quá trình mở mang đô thị, khu công nghiệp gây sức ép lớn đối với các loại tài nguyên (đất, nƣớc) và gia tăng lƣợng rác thải ra môi trƣờng. Nhƣ vậy, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên đã góp phần hình thành nên các hệ thống sử dụng đất khác nhau và trong quá trình sử dụng các hệ thống sử dụng đất này con ngƣời đã gây ra những tác động nhất định đến môi trƣờng cũng nhƣ đến các hệ thống sử dụng đất đó (tích cực, tiêu cực). Hiểu đƣợc điều đó, con ngƣời cần phải nghiên cứu đánh giá các HTSDĐ để có thể đƣa ra đƣợc các HTSDĐ hợp lý nhằm sử dụng hơp lý nguồn tài nguyên lãnh thổ cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng. 2.4. Các hệ thống sử dụng đất xã Mộ Đạo 2.4.1. Các đơn vị đất đai Đơn vị đất đai. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng mƣa nhiều, xã Mộ Đạo có nhiệt độ cao, độ ẩm và lƣợng mƣa khá lớn do đó đơn vị đất đai đƣợc phân chia làm đơn vị dựa trên mức độ đồng nhất về địa hình, thổ nhƣỡng và mức độ thoát nƣớc, đó là:
  • 42. 38 Đơn vị I: Nằm trên địa hình vàn trũng, loại đất phù sa glây, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc kém. Đơn vị II: Nằm trên địa hình vàn cao, loại đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt. Đơn vị III: Nằm trên địa hình vàn thấp, loại đất phù sa glây, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt. Đơn vị IV: Nằm trên địa hình vàn trung bình, loại đất phù sa, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt. Bảng 2.2. Đặc điểm các đơn vị đất đai Địa hình Mức độ thoát nƣớc Tốt Kém Đất Chế độ tƣới Loại đất TPCG Chủ động Đơn vị đất đai Cao và vàn cao Pf c, d II Vàn trung bình P d, e IV Vàn thấp Pg d, e III Trũng Pg d, e I
  • 43. 39 Trong đó : Pf: đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng P: đất phù sa Pg: đất phù sa glây c : thịt nhẹ d : thịt trung bình e : thịt nặng 2.4.2. Các loại hình sử dụng đất Đất trồng lúa: Diện tích 328,54 ha, chiếm 90,27% diện tích đất nông nghiệp, chiếm 65,20% diện tích tự nhiên của xã, đất trồng lúa phân bổ tập trung ở phía Bắc và phía Nam của xã; Đất trồng cây hàng năm còn lại: Diện tích 2,20 ha, chiếm 0,60% diện tích đất nông nghiệp; chiếm 0,44% diện tích đất tự nhiên; Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 33,20 ha, chiếm 9,12% diện tích đất nông nghiệp, đất nuôi trồng phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam xã, đƣợc ngƣời dân nuôi cá nƣớc ngọt kết hợp với nuôi gia cầm. 2.4.3. Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất Dựa trên điều kiện khí hậu và nền nhiệt ẩm cũng nhƣ đặc điểm của 4 đơn vị đất đai là đơn vị I, đơn vị II, đơn vị III, đơn vị IV cùng 4 LHSDĐ chủ yếu là cây lúa nƣớc, cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản , ta chọn đƣợc các hệ thống sử dụng đất phù hợp với điều kiện của xã. Cụ thể nhƣ bảng sau:
  • 44. 40 Bảng 2.3. Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất Đơn vị đất đai Loại Địa hình hình sử dụng đất Mức độ thoát nƣớc Loại đất TPCG II IV III I Vàn cao Vàn trung bình Vàn thấp Vàn trũng Tốt Tốt Tốt Kém Pf P Pg Pg c, d d, e d, e d, e Chuyên trồng lúa nƣớc IILN IVLN IIILN ILN Quần cƣ nông thôn IIQC IVQC IIIQC IQC Nuôi trồng thủy sản IVNTTS IIINTTS INTTS Cây hàng năm IVCHN Trong đó: ILN: Hệ thống sử dụng đất I chuyên trồng lúa nƣớc trên địa hình vàn trũng, loại đất phù sa glây, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc kém. IQC : Hệ thống sử dụng đất I quần cƣ nông thôn trên địa hình vàn trũng, loại đất phù sa glây, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc kém. INTTS: Hệ thống sử dụng đất I nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt trên địa hình vàn trũng, loại đất phù sa glây, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc kém. IILN : Hệ thống sử dụng đất II chuyên trồng lúa nƣớc trên địa hình vàn cao, loại đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng , chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt.
  • 45. 41 IIQC : Hệ thống sử dụng đất II quần cƣ nông thôn trên địa hình vàn cao, loại đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng , chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt. IIILN : Hệ thống sử dụng đất III chuyên trồng lúa nƣớc trên địa hình vàn thấp, loại đất phù sa glây, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt. IIIQC : Hệ thống sử dụng đất IIIquần cƣ nông thôn trên địa hình vàn thấp, loại đất phù sa glây, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt. IIINTTS : Hệ thống sử dụng đất III nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt trên địa hình vàn thấp, loại đất phù sa glây, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt. IVLN : Hệ thống sử dụng đất IV chuyên trồng lúa nƣớc trên địa hình vàn trung bình, loại đất phù sa, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt. IVQC : Hệ thống sử dụng đất IV quần cƣ nông thôn trên địa hình vàn trung bình, loại đất phù sa, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt. IVNTTS : Hệ thống sử dụng đất IV nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt trên địa hình vàn trung bình, loại đất phù sa, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt. IVCHN: Hệ thống sử dụng đất IV cây hàng năm trên địa hình vàn trung bình, loại đất phù sa, chế độ tƣới chủ động, mức độ thoát nƣớc tốt. 2.5. Tình hình sử dụng và quản lý đất xã Mộ Đạo 2.5.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất Kết quả thống kê đất đai đến ngày 01/01/2011 tổng diện tích đất tự nhiên của xã 503,93 ha, trong đó:
  • 46. 42 Bảng 2.4. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2010 Thứ tự Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 503,93 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 363,94 72,22 1.1 Đất lúa nƣớc DLN 328,54 65,20 1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nƣớc LUC 328,54 65,20 1.1.2 Đất trồng lúa còn lại LUK - - 1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 2,20 0,44 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN - - 1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 33,20 6,59 2 Đất phi nông nghiệp PNN 136,49 27,09 2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,25 0,05 2.2 Đất khu công nghiệp SKK - - 2.3 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0,11 0,02 2.4 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA 0,28 0,06 2.5 Đất tín ngƣỡng TIN 1,04 0,21 2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 5,40 1,07 2.7 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng SMN 1,60 0,32 2.8 Đất sông, suối SON 5,78 1,15 2.9 Đất phát triển hạ tầng DHT 68,39 13,57 Đất giao thông DGT 30,79 6,11 Đất thủy lợi DLT 32,22 6,39 Đất năng lƣợng DNL 0,15 0,03 Đất bƣu chính viễn thông DBV - - Đất cơ sở văn hóa DVH 0,06 0,01 Đất cơ sở y tế DYT 0,20 0,04 Đất cơ sở giáo dục- đào tạo DGD 4,73 0,94 Đất cơ sở thể dục- thể thao DTT - - 2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 53,64 10,64 3 Đất chƣa sử dụng CSD 3,50 0,69 (Nguồn: Số liệu thống kê năm 2010 xã Mộ Đạo)
  • 47. 43 2.5.1.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp 363,94 ha, chiếm 72,22% so với diện tích tự nhiên của xã, phân bố ở 4 thôn trong xã, trong đó: *. Đất trồng lúa: Diện tích 328,54 ha, chiếm 90,27% diện tích đất nông nghiệp, chiếm 65,20% diện tích tự nhiên của xã, đất trồng lúa phân bổ tập trung ở phía Bắc và phía Nam của xã; *. Đất trồng cây hàng năm còn lại: Diện tích 2,20 ha, chiếm 0,60% diện tích đất nông nghiệp; chiếm 0,44% diện tích đất tự nhiên; *. Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích 33,20 ha, chiếm 9,12% diện tích đất nông nghiệp, đất nuôi trồng phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam xã, đƣợc ngƣời dân nuôi cá nƣớc ngọt kết hợp với nuôi gia cầm. 2.5.1.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất phi nông nghiệp. Diện tích 136,49 ha, chiếm 27,09% diện tích tự nhiên của xã, gồm các loại đất chủ yếu: * Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Diện tích 0,25 ha, chiếm 0,18% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 0,05% diện tích đất tự nhiên của xã, đƣợc dùng để xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân xã và trụ sở, cơ quan hành chính của xã; * Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh: Diện tích 0,11 ha, chiếm 0,08% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên, đƣợc giao cho các cơ quan, đơn vị của nhà nƣớc sử dụng; * Đất bãi thải, xử lý chất thải: Diện tích 0,28 ha, chiếm 0,21% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 0,06% diện tích đất tự nhiên, đƣợc giao cho UBND xã Mộ Đạo quản lý; * Đất tôn giáo, tín ngƣỡng: Diện tích 1,04 ha, chiếm 0,76% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 0,21% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất có các công trình tín ngƣỡng dân gian nhƣ đình, đền, miếu, am …
  • 48. 44 * Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích 5,40 ha, chiếm 3,96% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 1,07% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu tại nghĩa địa tập trung ở các thôn trong xã; * Đất có mặt nƣớc chuyên dùng: Diện tích 1,60 ha, chiếm 1,17% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 0,32% diện tích đất tự nhiên; * Đất sông, suối: Diện tích 5,75 ha, chiếm 4,23% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 1,15% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là diện tích sông Đuống, sông Tào Khê phân bố ở phía Nam và Đông Nam xã Mộ Đạo; *. Đất phát triển hạ tầng: Diện tích 68,39 ha, chiếm 50,11% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 13,57% diện tích tự nhiên của xã. Đây là loại đất phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng, trong đó: - Đất giao thông: Diện tích 30,79 ha, chiếm 22,56% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 6,11% diện tích đất tự nhiên của xã, bao gồm tuyến đƣờng liên xã, đƣờng thôn, liên thôn, đƣờng xóm, ngõ, đƣờng giao thông nội đồng; - Đất thủy lợi: Diện tích 32,22 ha, chiếm 23,61% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 6,39% diện tích đất tự nhiên, bao gồm tuyến Kênh tƣới cấp I, cấp II, cấp III, các trạm bơm và các tuyến thủy lợi nội đồng đƣợc phân bố hợp lý cho sản xuất nông nghiệp, tiêu thoát nƣớc mùa mƣa; - Đất năng lƣợng: Diện tích 0,15 ha, chiếm 0,11% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên. Đây là đất để xây dựng các trạm biến thế và hệ thống tải điện trên địa bàn xã; - Đất cơ sở văn hóa: Diện tích 0,06 ha, chiếm 0,04% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 0,01% diện tích đất tự nhiên, trong đó, chủ yếu là trung tâm văn hóa của các thôn;
  • 49. 45 - Đất y tế: Diện tích 0,20 ha, chiếm 0,15% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 0,04% diện tích đất tự nhiên của xã; - Đất cơ sở giáo dục- đào tạo: Diện tích 4,73 ha, chiếm 3,47% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 0,94% diện tích đất tự nhiên, bao gồm trƣờng tiểu học, trƣờng trung học cơ sở và các trƣờng mầm non; - Đất chợ: Diện tích 0,24 ha, chiếm 0,18% diện tích đất phát triển hạ tầng, chiếm 0,05% diện tích đất tự nhiên; - Đất ở tại nông thôn: Diện tích 53,64 ha, chiếm 39,30% diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 10,64% diện tích đất tự nhiên của xã, Hàng năm xã tiến hành giao đất, bán đấu giá quyền sử dụng đất ở vị trí dọc trục đƣờng giao thông hoặc khu vực tiếp giáp khu dân cƣ để ngƣời dân làm nhà ở, đến nay bình quân đất ở tại nông thôn là 94,72 m²/ngƣời. 2.5.2. Tình hình quản lý đất đai 2.5.2.1. Dồn ô đổi thửa Nghị quyết của Đảng bộ xã khóa 18 đề ra công tác dồn ô đổi thửa là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách trong sự phát triển kinh tế - xã hội của xã, đây là chỉ tiêu phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của Đảng bộ. Hội đồng nhân dân xã khóa 16 đã có Nghị quyết chuyên đề về công tác dồn điền đổi thửa, là mục tiêu lớn định hƣớng cho việc phát triển kinh tế xã hội của xã trong những năm tiếp theo. UBND xã đã tổ chức thực hiện các Nghị quyết của cấp trên, Nghị quyết của Đảng bộ xã, Hội đồng nhân dân xã. Thành lập Ban chuyển chuyển đổi xây dựng các đề án thực hiện. Tại các thôn, xây dựng các Nghị quyết đối với các Chi bộ, tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong quần chúng nhân dân, mở các hội nghị xã viên lấy ý kiến tham khảo, tổ chức các buổi sinh hoạt đối với các tổ chức chính trị, xã hội bàn bạc dân chủ lấy ý kiến đóng góp.
  • 50. 46 Giữ nguyên đối tƣợng, định xuất đã giao ruộng cho cá hộ năm 1992- 1993 với nguyên tắc sinh không chia, chết không cắt, số khẩu tăng không giao. Sau khi dồn ô đổi thửa mỗi hộ nông dân chỉ còn 1-3 thửa ruộng, mỗi thửa ít nhất 360 m2 . Sau khi chuyển đổi xong năm 2008, hệ thống thủy lợi đƣợc tốt hơn, giao thông nội đồng đảm bảo phục vụ đƣợc các loại phƣơng tiện cơ giới hoạt động. Hệ thống bản đồ địa chính tại xã đƣợc đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến các thửa. 2.5.2.2. Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vị trí rất quan trọng trong chức năng quản lý về đất đai, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã theo đúng pháp luật, đồng thời là khung định hƣớng để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất của xã nhằm phục vụ mục tiêu chiến lƣợc về phát triển kinh tế - xã hội; an ninh quốc phòng và đảm bảo môi trƣờng sinh thái. Năm 2001 và năm 2006 đƣợc sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Tài nguyên & Môi trƣờng và UBND huyện Quế Võ, xã Mộ Đạo đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2006 và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006- 2010 đƣợc UBND huyện phê duyệt. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001- 2010 đã góp phần tích cực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã đồng thời từng bƣớc đƣa công tác quản lý đất đai nói chung, quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nói riêng đi vào nếp sống. 2.5.2.3. Kết quả thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng dụng đất đến ngày 31/12/2010
  • 51. 47 Thực hiện Quyết định số 556/QĐ- UB ngày 16/4/2007 của Ủy ban nhân dân huyện Quế Võ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001- 2010 xã Mộ Đạo, kết quả thực hiện đến ngày 31/12/2010 nhƣ sau: Bảng 2.5. Kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất Thứ tự Chỉ tiêu Mã ĐCQHSD Đ đƣợc phê duyệt đến năm 2010 Kết quả thực hiện Tỷ lệ % so với ĐCQH đƣợc duyệt TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 503,93 503,93 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 343,88 363,94 105,83 1.1 Đất lúa nƣớc DLN 301,41 328,54 109,00 1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nƣớc LUC 301,41 328,54 109,00 1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 7,07 2,20 31,12 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 35,40 33,20 93,79 2 Đất phi nông nghiệp PNN 156,55 136,49 87,19 2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,25 0,25 100,00 2.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 3,43 0,11 3,21 2.3 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 0,24 - 2.4 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA 0,63 0,28
  • 52. 48 2.5 Đất tín ngƣỡng TIN 1,04 1,04 100,00 2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 5,90 5,40 91,53 2.7 Đất có mặt nƣớc chuyên dùng SMN 1,60 1,60 2.8 Đất sông, suối SON 5,78 5,78 100,00 2.9 Đất phát triển hạ tầng DHT 75,26 68,39 90,87 Đất giao thông DGT 36,03 30,79 85,46 Đất thủy lợi DLT 31,48 32,22 102,35 Đất cơ sở văn hóa DVH 1,46 0,06 4,11 Đất cơ sở y tế DYT 0,20 0,20 100,00 Đất cơ sở giáo dục- đào tạo DGD 4,73 4,73 100,00 Đất cơ sở thể dục- thể thao DTT 1,12 - - 2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 62,42 53,64 85,93 3 Đất chƣa sử dụng CSD 3,50 3,50 100,00 (Nguồn: QHSD đất xã Mộ Đạo 2011-2020) Kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2010 nhƣ sau: - Đất nông nghiệp: Thực hiện đến năm 2010 là 363,94 ha, đạt 105,83% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010; trong đó đất trồng lúa thực hiện đến năm 2010 là 328,54 ha, đạt 109,00% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010; đất trồng cây hàng năm còn lại thực hiện đến năm 2010 là 2,20 ha, đạt 31,12% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt; đất nuôi trồng thủy sản thực hiện đến năm 2010 là 33,20 ha, đạt 93,79% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010. - Đất phi nông nghiệp: Thực hiện đến năm 2010 là 136,49 ha, đạt 87,19% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010, trong đó: + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp thực hiện đến năm 2010 là 0,25 ha, đạt 100,00% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010;
  • 53. 49 + Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện đến năm 2010 là 0,11 ha, đạt 3,21% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010; + Đất bãi thải, xử lý chất thải thực hiện đƣợc 0,28 ha, đạt 44,44% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010; + Đất tôn giáo, tín ngƣỡng thực hiện đến năm 2010 là 1,04 ha; đạt 100% so với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đƣợc duyệt đến năm 2010; + Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Thực hiện đến năm 2010 là 5,40 ha, đạt 91,53% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010; + Đất có mặt nƣớc chuyên dùng thực hiện đến năm 2010 là 1,60 ha, đạt 100% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010; + Đất sông, suối thực hiện đến năm 2010 là 5,78 ha, đạt 100% so với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đƣợc duyệt đến năm 2010; + Đất phát triển hạ tầng: Thực hiện đến năm 2010 là 68,39 ha, đạt 90,87% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010, trong đó: đất giao thông thực hiện đến năm 2010 là 30,79 ha, đạt 85,46% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010; đất thủy lợi thực hiện đến năm 2010 là 32,22 ha, đạt 102,35% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010; đất cơ sở văn hóa thực hiện đến năm 2010 là 0,06 ha, đạt 4,11% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010; đất cơ sở y tế thực hiện đến năm 2010 là 0,20 ha, đạt 100,00% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010; đất cơ sở giáo dục- đào tạo thực hiện đến năm 2010 là 4,73 ha, đạt 100,00% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010; đất chợ thực hiện đến năm 2010 là 0,24 ha, đạt 100,00% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010; + Đất ở tại nông thôn thực hiện đến năm 2010 là 53,64 ha, đạt 85,93% so với điều chỉnh quy hoạch đƣợc duyệt đến năm 2010;
  • 54. 50 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Thuận lợi Dƣới sự lãnh đạo của UBND, HĐND, sự phối hợp giúp đỡ của các phòng, ban chuyên môn của huyện, sự chủ động sâu sát trong lãnh đạo của ban chấp hành Đảng bộ, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân nên kinh tế- xã hội đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ trên tất các lĩnh vực, đã hoàn thành và vƣợt các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2005- 2010) đề ra. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006- 2010 đạt 15,3%/năm. Xã nằm cách trung tâm huyện 4- 5 km về phía Bắc, nằm trong vùng phát triển công nghiệp của huyện, có hệ thống đƣờng giao thông xã, liên xã dài 2,0 km, đƣờng thôn, liên thôn dài 27,30 km tạo lên mạng lƣới giao thông phục vụ cho việc giao lƣu kinh tế, văn hóa và tiêu thu sản phẩm giữ các thôn trong xã, các địa phƣơng khác trong huyện. Địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, nguồn nƣớc phong phú, độ ẩm tƣơng đối cao thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng. - Đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhƣng do đầu tƣ giống mới, áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ nên bình quân thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác tăng từ 44,5 triệu đồng/ha năm 2005 lên 71,40 triệu đồng/ha năm 2010. - Hệ thống cơ sở hạ tầng nhƣ điện, đƣờng, trƣờng, trạm, văn hóa, thể thao … đƣợc nâng cấp, mở rộng, đầu tƣ xây dựng theo hƣớng kiên cố hóa, về cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân ở thời điểm hiện tại. - Tình hình an ninh, chính trị, quốc phòng đƣợc củng cố thƣờng xuyên, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.