SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 106
Downloaden Sie, um offline zu lesen
 Luận văn thạc sĩ - 1 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nuớc sạch là một loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản
xuất và dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư. Tỷ lệ dân số được cung cấp nước
sạch trở thành một trong những chỉ tiêu đánh giá mức sống của một quốc
gia. Theo bảng phân tích của Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (
UNEP) hiện có 1,5 tỷ người trên thế giới thường xuyên không có nước sạch;
có 3,35 tỷ ca nhiễm bệnh và 5,3 triệu cái chết hàng năm có liên quan đến vấn
đề nước sạch. Sự xung đột giữa các quốc gia để tranh giành nguồn nước trở
nên phổ biến trong thế kỷ 21. Vì thế việc cung cấp để thỏa mãn nhu cầu
nước sạch cho xã hội là vấn đề cấp bách.
Giải quyết vấn đề trên là một thách thức lớn đối nhiều tỉnh nói chung
và với Tiền Giang nói riêng, một tỉnh nông nghiệp với 85% dân số sống ở
nông thôn; vị trí địa lý và đặc điểm địa hình khá phức tạp: một số huyện phía
Đông bị nhiễm mặn, các huyện phía phía Tây bị lũ lụt vào mùa mưa, các
huyện phía Bắc bị nhiễm phèn; người dân có tập quán sử dụng nước từ kênh,
rạch chỉ qua xử lý đơn giản. Nguồn thu ngân sách của tỉnh hạn hẹp, đứng thứ
7 ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Đứng trước tình hình đó, xã hội hóa và quản lý việc cấp nước sạch
được xem là bài toán khả thi nhằm huy động các nguồn tài lực, vật lực, nhân
lực của toàn xã hội vào việc sản xuất và cung cấp nước sạch cho người dân
nông thôn ở Tiền Giang. Việc quản l và xã hội hoá cung cấp nước sạch bước
đầu đã thành công và đem lại nhiều kết quả thiết thực cho người dân, nó có
thể trở thành bài học kinh nghiệm cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức cần được tiếp tục giải quyết về
cơ chế chính sách, mô hình cấp nước, giá cả và chất lượng dịch vụ đặc biệt là
 Luận văn thạc sĩ - 2 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
vấn đề phát triển bền vững. Đó là lý do học viên chọn đề tài: “NGHIÊN
CỨU GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP
NƯỚC SẠCH Ở VÙNG NÔNG THÔN TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM
2020” làm đề tài nghiên cứu cho bài Luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài này lựa chọn đối tượng nghiên cứu là dân số cung cấp nước
sạch ở khu vực nông thôn trong điều kiện xã hội hóa việc cung cấp nước
sạch, trong đó lấy phạm vi nghiên cứu là tỉnh Tiền Giang.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng việc cung
cấp nước sạch ở nông thôn tỉnh Tiền Giang, một số nội dung về xã hội hóa
cấp nước.
Từ những nghiên cứu ở trên, đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh
xã hội hóa việc cung cấp nước sạch ở nông thôn, từ đó nâng cao tỷ lệ dân số
được cung cấp nước sạch với chất lượng dịch vụ ngày càng cao và phát triển
bền vững.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận được vận dụng trong luận văn này là lý luận của học
thuyết Mác-Lênin, các lý thuyết về khoa học quản trị và các môn học khác;
vận dụng các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối sự
phát triển của ngành cấp nước.
Luận văn dựa trên những số liệu đã thu thập được về hệ thống cấp
nước, dân số được cấp nước hiện nay để phân tích và tổng hợp dữ liệu. Thu
thập thông tin trực tiếp về các mô hình cấp nước tại các hợp tác xã, tổ hợp
tác, doanh nghiệp tư nhân.
 Luận văn thạc sĩ - 3 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Phương pháp phân tích: Ứng dụng các phương pháp phân tích, tổng
hợp, so sánh, thống kê, dự báo và các phương pháp duy vật lịch sử.
5. Kết cấu luận văn
Chương 1: Cở sở lý luận về xã hội hóa trong lĩnh vực cung cấp nước sạch ở
vùng nông thôn.
Chương 2: Phân tích thực trạng xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước ở vùng
nông thôn tỉnh Tiền Giang thời gian qua.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc xã hội hóa trong lĩnh cấp
nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
Bốn phía được bao bọc bởi sông nước, nhưng dân cù luôn trong tình trạng khát nước sạch. Ảnh Lê Dung
 Luận văn thạc sĩ - 4 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
CHƯƠNG1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC CUNG CẤP
NƯỚC SẠCH Ở VÙNG NÔNG THÔN
1.1. KHÁI NIỆM VỀ XÃ HỘI HÓA
Khái niệm về xã hội hóa có nhiều quan điểm khác nhau. Theo giáo
trình Bộ môn Xã hội học trong quản lý (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh) có viết: “Trước đây, khái niệm xã hội hóa được sử dụng gần như đồng
nhất với khái niệm giáo dục. Ngày nay, xã hội hóa được hiểu theo hai nghĩa.
Một là, xã hội hóa (xã hội) là sự tham gia rộng rãi của xã hội (cá nhân, nhóm
người, tổ chức, cộng đồng...) vào một số hoạt động mà trước đó chỉ được
một đơn vị, một bộ phận hay một ngành chức năng nhất định thực hiện. Hai
là, xã hội hoá cá nhân. Khái niệm này để chỉ quá trình chuyển biến từ con
người sinh vật trở thành con người xã hội.
Như vậy, khái niệm xã hội hóa được hiểu theo hai nghĩa, xã hội hóa về
mặt xã hội và xã hội hóa về con người.
1.1.1. Xã hội hóa về con người
Một số định nghĩa cụ thể về xã hội hoá được chấp nhận rộng rãi trong
xã hội học.
Theo nhà xã hội học người Mỹ Darrick Horton và nhà xã hội học
người Anh Stephen Hunt : Xã hội hóa là quá trình con người học tập và tiếp
thu những qui phạm của cộng đồng mình để từ đó, “bản ngã” ra đời, khiến
mình khác biệt với những cá nhân khác.
Robert Bierstedt nhà xã hội học người Mỹ: Xã hội hóa là quá trình
biến đổi bản năng nguyên sơ thành bản tính con người và là quá trình họ trở
thành một thành viên được chấp nhận trong xã hội của mình.
 Luận văn thạc sĩ - 5 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Như vậy xã hội hoá là quá trình mỗi người, từ khi lọt lòng tới lúc già
yếu, thâu nhận những kiến thức, kĩ năng, địa vị, lề thói, qui tắc, giá trị... xã
hội và hình thành nhân cách của mình.
1.1.2. Xã hội hóa về mặt xã hội
Định nghĩa xã hội hóa theo quan điểm của giáo trình Bộ môn Xã hội
học trong quản lý (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh): là sự tham
gia rộng rãi của xã hội (bao gồm cá nhân, nhóm người, tổ chức, cộng đồng...)
vào một hoạt động nhất định, mang lại lợi ích thiết thực cho cá nhân, tổ
chức, cộng đồng... mà trước đó chỉ được một đơn vị, bộ phận hay một ngành
chức năng thực hiện.
Khái niệm xã hội hóa biểu hiện ở 3 nội dung chính sau:
Một là, có sự tham gia rộng rãi của cá nhân, nhóm người, tổ chức,
cộng đồng.
Hai là, trước đó đã có một số ít người, bộ phận, ngành chức năng thực hiện.
Ba là, mục tiêu đạt được của việc thực hiện xã hội hoá.
Tóm lại khái niệm xã hội hóa được định nghĩa trên nhiều quan điểm
khác nhau. Trong phạm vi của đề tài này Xã hội hóa được đề cập như là sự
huy động toàn xã hội tham gia vào lĩnh vực cung cấp nước sạch nhằm mang
lại lợi ích cho toàn xã hội.
1.2. XÃ HỘI HÓA TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP NƯỚC SẠCH Ở
VÙNG NÔNG THÔN
1.2.1. Định nghĩa
Đó là sự huy động của toàn xã hội vào lĩnh vực sản xuất và cung cấp
nước sạch nhằm mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
Xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước biểu hiện ở ba mặt:
 Luận văn thạc sĩ - 6 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Một là, sự huy động của toàn xã hội: cá nhân, cộng đồng, các thành
phần kinh tế, nhà nước, các tổ chức nước ngoài.
Hai là, lĩnh vực nàytrước đâychỉ do thành phần kinh tế nhà nước đảmnhiệm.
Ba là, xã hội hóa mang lại lợi ích cho toàn xã hội được thể hiện sau đây.
1.2.2. Lợi ích của xã hội hóa lĩnh vực cung cấp nước sạch
a. Thu hút thêm nguồn lực tài chính để phát triển nhanh hệ thống cấp nước
– bộ phận của kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện tiền đề cho quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện được một cách nhanh chóng
Thông thường việc đầu tư phát triển hạ tầng nói chung, hệ thống cấp
nước nói riêng dựa vào ngân sách nhà nước. Nhưng vì ngân sách nhà nước
còn eo hẹp nên phải tranh thủ từ nhiều nguồn khác như : nguồn vốn vay, vốn
tự có của doanh nghiệp, nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA. Nguồn
vốn ODA hiện nay trên dưới 1 tỷ USD mỗi năm và để sử dụng nguồn vốn đó
ngân sách phải có khoản vốn đối ứng vào khoản 10%-30%, chủ yếu dùng
vào việc giải phóng mặt bằng và chi bộ máy quản lý dự án. Vốn viện trợ
ODA là nguồn lực tài chính rất quý báu, tuy nhiên các dự án loại này phải
 Luận văn thạc sĩ - 7 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
qua giai đoạn thương lượng nhiều năm, bên cho vay thường đưa ra những
yêu cầu nhất định mà bên vay phải thực hiện. Ngoài ra ODA chủ yếu cung
cấp máy móc, thiết bị (thường là giá cao), có rủi rỏ vể tỷ giá hối đoái nên
suất đầu tư tương đối cao. Trong những năm tới nước ta còn cần tranh thủ
nguồn viện trợ ODA, tuy vậy phải thấy rõ rằng nước ta càng phát triển thì
nguồn vốn đó ngày càng ít rồi đi tới chấm dứt.
Theo ước tính của Vụ Cơ sở hạ tầng Bộ kế hoạch và đầu tư thì trong
năm 2001-2005, vốn ngân sách chỉ đáp ứng được 20-25% yêu cầu đầu tư
phát triển hạ tầng nói chung và cấp nước nói riêng. Vì vậy để đảm bảo nguồn
vốn còn thiếu cần phải thực hiện nhiều giải pháp trong đó cần phải huy động
sự tham gia của khu vực tư nhân, cần tiến hành xã hội hóa mạnh mẽ việc
cung ứng dịch vụ hạ tầng.
b. Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng và vận hành kết cấu hạ tầng, hạn chế
thất thoát, thất thu nước
Các doanh nghiệp dù là tư nhân hay nhà nước khi tham gia lĩnh vực
cấp nước trên cơ sở thương mại đều phải quan tâm đến hiệu quả kinh doanh,
từ việc lập dự án đầu tư xây dựng đến việc vận hành và bảo dưỡng công
trình. Các kinh nghiệm hay, điển hình tốt của họ như kỹ thuật xây dựng
đường ống, công nghệ xử lý nước, công tác quản lý ghi thu dần dần sẽ được
áp dụng rộng rãi, nhờ đó sẽ làm giảm được tỷ lệ thất thu, thất thoát nước,
đảm bảo các tiêu chuẩn về nước sạch đồng thời bảo vệ môi trường sống của
cộng đồng.
c. Nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch đảm bảo điều kiện sống
và sức khỏe cho dân cư, bảo vệ môi trường
Vùng nông thôn thường rất khó khăn về nước sạch vì nguồn nước
khan hiếm do bị ô nhiễm vì lũ lụt hoặc hạn hán. Vì thế việc đa dạng hóa các
hình thức cấp nước sẽ giúp người dân có cơ hội tiếp cận với nguồn nước
 Luận văn thạc sĩ - 8 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
sạch. Các hình thức cấp nước bán tập trung, có công suất nhỏ, công nghệ xử lý
đơn giản sẽ giải quyết được những khó khăn nêu trên, giúp người dân được sử
dụng nước sạch với chất lượng và số lượng ngày càng tăng, từ đó nâng cao điều
kiện sống và sức khỏe đồng thời bảo vệ môi trường sống của cộng đồng.
d. Tạo sự cạnh tranh trong lĩnh vực cấp nước mà trước đây chỉ có tình trạng
độc quyền
Đó là sự cạnh tranh để có thị trường. Diễn ra trong trường hợp độc
quyền tự nhiên khi không có cạnh tranh trực tiếp. Chẳng hạn chính quyền
thông qua đấu thầu để chọn công ty cung ứng theo hình thức tô nhượng.
Tô là chính quyền đầu tư xây dựng rồi cho doanh nghiệp thuê để vận
hành, thu tiền rồi trả tiền lại cho nhà nước hoặc thuê doanh nghiệp vận hành
và được chính quyền trả tiền.
Nhượng khác với tô ở chỗ doanh nghiệp có trách nhiệm đầu tư, xây dựng
theo các phương thức BOT.
e. Thúc đẩy sự tiến bộ của môi trường kinh doanh
Cấp nước là một trong những lĩnh vực quan trọng thuộc hạ tầng cơ sở,
các tiến bộ trong lĩnh vực này cũng góp phần vào sự tăng trưởng chung của
 Luận văn thạc sĩ - 9 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
nền kinh tế. Trong quá trình xã hội hóa, chính quyền các cấp phải tháo gỡ
các vướng mắc về pháp lý, về tài chính, về thể chế, khắc phục tình trạng
quan liêu tham nhũng, áp dụng phương thức quản lý minh bạch, nhờ đó môi
trường kinh doanh trở nên thông thoáng hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với nhà
đầu tư.
1.2.3. Nội dung của xã hội hóa cấp nước
a. Huy động các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia vào lĩnh
vực cung cấp nước sạch.
Với chủ trương khuyến khích và tạo sự bình đẳng cho các thành phần kinh
tế tham gia vào mọi hoạt động của nền kinh tế thì cấp nước cũng không phải là
một trường hợp ngoại lệ. Ngoài ra cấp nước còn có một số đặc điểm sau:
- Đây là lĩnh vực thuộc hạ tầng cơ sở mang tính độc quyền tự nhiên.
Trước đây chỉ có thành phần kinh tế nhà nước hoạt động. Các thành phần
kinh tế khác không được hoặc không muốn tham gia do còn hạn chế về mặt
cơ chế, chính sách xuất phát từ phía nhà nước.
- Là lĩnh vực mà sản phẩm của nó vừa mang tính kinh tế vừa mang
tính xã hội, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng.
 Luận văn thạc sĩ - 10 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Hiện nay nhu cầu nước sạch cho sản xuất và tiêu dùng là rất lớn trong
khi đó các công ty cấp nước thuộc nhà nước không đảm đương nổi do trình
độ quản lý yếu kém, thiếu vốn, giá bán ra bị khống chế…Nguồn vốn ngân
sách hạn hẹp, không thể bao cấp mãi. Do đó cần phải có chính sách khuyến
khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào lĩnh lực cấp nước.
Các thành phần tham gia vào lĩnh vực cấp nước bao gồm:
+ Doanh nghiệp quốc doanh.
+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm : công ty tư nhân, hợp tác
xã, tổ hợp tác, hộ cá thể.
b. Đa dạng hóa các hình thức cung cấp nước sạch.
Song song với việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham vào lĩnh
vực cấp nước là đa dạng hóa các hình thức cung cấp nước.
Việc xã hội hóa có thể tiến hành theo chiều dọc hay theo chiều ngang:
b1. Tiến hành theo chiều dọc
Cắt chu trình công nghệ sản xuất - cung cấp nước thành nhiều công
đoạn rồi xem xét công đoạn nào thích hợp thì xã hội hóa. Ví dụ: Công ty cấp
nước thành phố Hồ Chí Minh mua nước sạch của nhà máy nước Bình An,
các nhà máy đều do nước ngoài đầu tư theo phương thức BOT.
b2. Tiến hành theo chiều ngang
Là chia khu vực để xã hội hóa toàn bộ việc sản xuất - cung cấp nước
trong khu vực đó. Ví dụ như Tổng công ty Vinaconex được kinh doanh cấp
nước trong toàn bộ khu kinh tế Dung Quất.
Các hình thức cấp nước có thể thực hiện theo các phương án sau:
* Phương án 1: Sở hữu công, vận hành tư
Nhà nước sau khi xây dựng xong hệ thống cấp nước thì tổ chức đấu
thầu cho doanh nghiệp thuê để vận hành và thu tiền .
 Luận văn thạc sĩ - 11 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
* Phương án 2: Sở hữu tư và vận hành tư
Nhà nước thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho dự án BOT.
Sau khi xây dựng xong, chính nhà đầu tư trực tiếp vận hành khai thác công
trình trong một số năm rồi sau đó mới chuyển giao lại không bồi hoàn cho
nhà nước. Trong trường hợp nếu chính quyền không dự định thu hồi công
trình thì đó là dự án BOO ( xây dựng - sở hữu - vận hành. Khi đó nhà đầu tư
phải chăm lo việc bảo dưỡng, sửa chữa để kéo dài tuổi thọ công trình).
Trong trường hợp sở hữu công và vận hành công hoặc sở hữu công và
vận hành tư, nếu sở hữu công được cổ phần hóa trở thành sở hữu hỗn hợp thì
việc vận hành cũng trở thành hỗn hợp. Đây là hình thức công tư hợp doanh.
* Phương án 3: Cộng đồng sở hữu và vận hành
Người tiêu dùng tham gia góp vốn sản xuất và cùng nhau vận hành.
Phương án này thích hợp cho việc cấp nước có quy mô nhỏ ở nông thôn.
c. Hoàn thiện thể chế xã hội hóa, xây dựng cơ chế chính sách hấp dẫn các
nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực cấp nước sạch.
Chính phủ ban hành các chính sách liên quan đến thủ tục cấp phép, về
đất đai, về thuế, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm, đơn giản hóa các thủ tục xét
duyệt, thẩm định và tăng cường hướng dẫn giám sát việc cung ứng cấp nước.
 Luận văn thạc sĩ - 12 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Nhà đầu tư khi tham gia cung ứng dịch vụ cấp nước thường quan tâm
đến giá cả dịch vụ do nhà nước kiểm soát, đến giá trị pháp lý của hợp đồng
cung ứng dịch vụ và các rủi ro trong kinh doanh. Các ưu đãi hiện hành
thường tập trung vào giai đoàn đầu tư mà chưa đề cập đến giai đoạn vận hành.
Hiện nay giá trị pháp lý của các hợp đồng kinh tế chưa được coi trọng, nội
dung hợp đồng ít cụ thể, khi có tranh chấp thì thủ tục giải quyết còn nhiêu khê,
thời gian kéo dài. Do đó cần đảm bảo giá trị vững chắc của hợp đồng.
1.3. CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÃ HỘI HÓA LĨNH
VỰC CUNG CẤP NƯỚC S ẠCH Ở VÙNG NÔNG THÔN
Xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước là một quá trình chịu nhiều yếu tố
ảnh hưởng. Những yếu tố này có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình xã
hội hóa. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm:
1.3.1. Chiến lược về cấp nước sạch
Chính phủ đã đưa ra chính sách cơ bản cho ngành cấp nước nông thôn
trong Quyết định số 104/2000/QĐ-TTG ngày 25 tháng 8 năm 2000 do Thủ
tướng Chính Phủ ký phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ
sinh nông thôn đến năm 2020. Quyết định này chỉ ra mục tiêu tổng thể, sự
thương mại hóa các nhà cung cấp dịch vụ, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Nội
dung bao gồm:
* Đặt ra kế hoạch, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn:
- Đến năm 2010 có 85% dân cư nông thôn sử dụng nước với số lượng
tối thiểu 60 lít/người/ngày. Đến năm 2020 có 100% dân cư nông thôn sử
dụng nước sạch với tiêu chuẩn tối thiểu 100lít/người/ngày.
- Thực hiện xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng, vận hành và quản lý
cấp nước, huy động sự đóng góp của mọi thành phần kinh tế và cộng đồng
dân cư; tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế.
 Luận văn thạc sĩ - 13 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
- Người sử dụng góp phần quyết định mô hình cấp nước sạch nông
thôn phù hợp với khả năng cung cấp tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý
công trình.
- Hình thành thị trường nước sạch nông thôn.
1.3.2. Quản lý nhà nước về cung cấp nước sạch
a. Trung ương
Bảng 1.1 Trách nhiệm chính của các Bộ trong lĩnh vực cung cấp nước sạch
Bộ xây dựng - Giám sát kỹ thuật ngành
- Phê duyệt thiết kế kỹ thuật
Bộ NN và PTNT
- Quy họach và phát triển cấp nước nông thôn
- Điều phối các dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn
- Quản lý nguồn nước
Bộ KH và ĐT - Sắp xếp các nguồn lực trong ngành và chuẩn bị đầu tư
- Phát triển chính sách đầu tư
- Phê duyệt và cấp phép đầu tư
Bộ Tài chính - Sắp xếp ODA cho ngành
- Xem xét các điều khoản vay cho các công ty cấp thoát nước
Bộ Y tế Đặt ra và giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn nước uống
Các Bộ Trung ương có trách nhiệm quy hoạch và phát triển ngành
cũng như phê duyệt các dự án lớn. Trong đó Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn đóng vai trò chính trong việc quy hoạch, điều phối và phát triển
ngành cấp nước ở khu vực nông thôn đồng thời phối hợp với các bộ Xây
dựng, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Y tế trong phê duyệt thiết kế, sắp xếp
nguồn lực tài chính và đánh giá chất lượng nước.
 Luận văn thạc sĩ - 14 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
b. Địa phương
Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân có trách nhiệm chính
trong việc cung cấp nước, giám sát các công ty cấp thoát nước địa phương.
Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt khung giá nước của công
ty cấp nước nhưng thường dựa vào ý kiến của Ủy ban nhân dân là chính. Ủy
ban nhân dân tỉnh sẽ lấy ý kiến của sở Xây dựng, Tài chính. Về mặt nguyên
tắc thì các công ty cấp nước là tự chủ về mặt tài chính nhưng trên thực tế có
sự can thiệp rất quan trọng của chính quyền địa phương.
Bắc đường ống dẫn nước từ mái tôn để hứng nước "trời".
 Luận văn thạc sĩ - 15 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Bảng 1.2. Tóm tắt vai trò của các cấp quản lý
Nội dung Trung ương Địa phương
Kế
hoạch/chính
sách
Phê duyệt dự án và cấp phép
các dự án có quy mô lớn
- UBND tỉnh phê duyệt các dự
án có quy mô nhỏ. Tham khảo
ý kiến Sở xây dựng.
- Phân bổ tài chính để hỗ trợ
các hoạt động của các công ty
cấp nước với sự tư vấn của Sở
Tài chính
Chiến lược
xã hội hóa
Phát triển hướng dẫn xác
định giá; đặt giá cho đầu
vào; phát triển các quy chuẩn
về kỹ thuật kinh tế; chính
sách và tiền lương
- Điều phối sự tham gia của nước
ngoài
- Phê duyệt sự tham gia các
thành phần trong nước
Quyết định
và giám sát
kỹ thuật
Phê duyệt kỹ thuật các dự án
lớn
Sở xây dựng cung cấp thông số
thiết kế kỹ thuật; giám sát thực
hiện dự án xem xét chương
trình hàng năm của công ty cấp
nước; giám sát hoạt động của
các công ty cấp nước
Xác định giá
Phát triển hướng dẫn xác
định giá; đặt giá cho đầu
vào;phát triển các quy chuẩn
về kỹ thuật kinh tế; chính
sách và tiền lương
Hội đồng nhân dân phê duyệt
điều chỉnh giá. Sở tài chính,
xây dựng cho số liệu và ý kiến.
 Luận văn thạc sĩ - 16 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
1.3.3. Các thành phần tham gia xã hội hóa lĩnh vực cung cấp nước sạch
Các thành phần tham gia cấp nước là yếu tố quyết định cho quá trình
xã hội hóa dịch vụ cấp nước. Các thành phần tham gia bao gồm nhà nước,
các tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp
tác xã, tổ hợp tác, nhân dân. Các lĩnh vực tham gia bao gồm cung cấp vốn,
thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý và kinh doanh nước sạch.
a. Cơ quan quản lý Nhà nước
Như đã trình bày ở phần cơ cấu quản lý và vai trò của cơ quan chức năng:
Nhà nước đóng vai trò là người xây dựng chiến lược, chính sách, môi trường
pháp lý về lĩnh vực nước sạch nói chung và xã hội hóa cấp nước nói riêng.
Thực hiện chức năng bảo vệ tài nguyên nước, kiểm tra, giám sát chất
lượng an toàn vệ sinh đồng thời cũng là người cung cấp nguồn lực tài chính
cho các dự án cấp nước trọng điểm.
b. Các tổ chức nước ngoài
Bao gồm tổ chức Chính phủ, phi chính phủ có vai trò hỗ trợ về mặt tài
chính, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý cho quá trình cung cấp nước sạch nói
chung và xã hội hóa cấp nước nói riêng.
Một số tổ chức chủ yếu :
+ Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)
+ Ngân hàng phát triển châu Á ( ADB)
+ Ngân hàng thế giới (WB)
c. Doanh nghiệp quốc doanh
Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cấp nước được
thành lập theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh với 100% vốn nhà nước.
Có cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, hạch toán kinh doanh độc lập. Tham gia một
phần hoặc toàn bộ quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành quản lý và kinh
 Luận văn thạc sĩ - 17 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
doanh nước sạch. Trước đây doanh nghiệp nhà nước hầu như độc quyền
trong sản xuất và cung cấp nước sạch.
Những hạn chế của doanh nghiệp nhà nước hiện nay:
+ Có quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị chậm đổi mới, năng lực sản xuất
thấp chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, chất lượng dịch vụ thấp.
+ Tổ chức quản lý điều hành còn thụ động, chưa phát huy được vai trò
chủ động trong sản xuất - kinh doanh. Chưa có khả năng tự chủ về tài chính
để thực hiện hạch toán kinh tế; chưa tách bạch được các công đoạn sản xuất,
tiêu thụ nước, dẫn đến tỷ lệ thất thu, thất thoát nước lớn.
+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không có điều kiện tự
đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị.
+ Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ, công nhân
kỹ thuật của doanh nghiệp còn chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Nguyên nhân
dẫn đến tồn tại trên xuất phát từ hai phía: phía nhà nước với những yếu tố về
quy hoạch, kế hoạch, định hướng chiến lược phát triển; hệ thống cơ chế
chính sách về đầu tư, giá cả, thuế…và phía doanh nghiệp với những yếu tố
về phương thức sản xuất-kinh doanh, phương thức quản lý, trình độ năng lực
cán bộ quản lý, điều hành…
d. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Là lực lượng đối trọng với doanh nghiệp nhà nước trong việc xã hội
hóa dịch vụ cấp nước. Trước đây các công ty tư nhân chỉ tham gia vào lĩnh
vực cấp nước một cách gián tiếp: sản xuất và cung cấp vật tư, thiết bị chuyên
ngành nước như máy bơm, ống nước, phèn clor…Hiện nay với chủ trương
khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào mọi hoạt động, các
công ty tư nhân bắt đầu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất và cung cấp
nước sạch.
 Luận văn thạc sĩ - 18 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Những ưu điểm của thành phần kinh tế tư nhân:
+ Có sức sống mãnh liệt, có khả năng thích ứng cao trong mọi điều kiện.
+ Có khả năng lựa chọn quy mô phù hợp và tổ chức sản xuất tối ưu.
+ Có tính đa dạng, phong phú về quy mô.
* Hợp tác xã, tổ hợp tác với bộ máy quản lý đơn giản gọn nhẹ là
những thành phần rất phù hợp cho quá trình xã hội hóa lĩnh vực cấp nước
đặc biệt là vùng nông thôn
* Nhân dân, hộ gia đình vừa là người được hưởng lợi vừa là lực lượng
tham gia vào quá trình xã hội hóa cấp nước. Họ góp phần quyết định mô
hình cấp nước sạch nông thôn phù hợp với khả năng cung cấp tài chính, tổ
chức thực hiện và quản lý công trình.
1.3.4. Nguồn vốn đầu tư
Một trong những mục đích của việc xã hội hóa cấp nước là thu hút
vốn từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tư vào lĩnh vực cấp nước.
Đặc điểm của ngành cấp nước là vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn
chậm, suất sinh lời thấp (do giá bán bị khống chế ) nên không hấp dẫn các
nhà đầu tư. Điều này buộc nhà nước phải dùng nguồn ngân sách để đầu tư
vào lĩnh vực cấp nước. Theo Luật ngân sách hiện hành, cung cấp tài chính
cho cấp nước được coi là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh và nguồn
được cấp lấy là từ ngân sách tỉnh. Tuy nhiên trên thực tế , cung cấp tài chính
cần thiết để nâng cấp các dịch vụ cơ bản vượt quá bất cứ nguồn thu nào của
tỉnh. Do đó ngân sách tỉnh chỉ đầu tư vào những dự án cấp nước nước trọng
điểm, vào hệ thống cơ sở ban đầu. Phần còn lại là nguồn tự có của doanh
nghiệp hoặc nguồn vốn vay.
Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thu được từ giá bán nước. Vốn này
dùng để đầu tư cải tạo, mở rộng mạng lưới cấp nước nhằm nâng cao năng
lực sản xuất.
 Luận văn thạc sĩ - 19 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Vốn vay bao gồm vốn trong nước và vốn nước ngoài chủ yếu là vốn
viện trợ phát triển chính thức ( ODA). Vốn ODA có nhược điểm là suất đầu
tư cao, viện trợ chủ yếu là thiết bị, máy móc ( thường là giá cao ), có rủi ro
về tỷ giá hối đoái.
1.3.5. Giá cả
Định giá chính là cốt lõi của các quy định kinh tế. Quy định giá là điều
kiện tiên quyết để đảm bảo các công ty không lợi dụng thế độc quyền để tính
giá cao hơn giá ở một thị trường mang tính cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, nó
cũng phải đảm bảo được cho nhà cung cấp dịch vụ có thể tự trang trải được
chi phí đầu tư vận hành, có thể trụ vững được về mặt tài chính.
a. Nguyên tắc xác định giá
Thực hiện theo thông tư liên bộ số 03 ngày 3.6.1999 của Bộ xây dựng-
Ban vật giá Chính phủ.
+ Việc đặt giá phải biểu thị mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và các
vấn đề xã hội.
+ Giá phải được tính đúng và đủ tất cả các chi phí bao gồm sản xuất,
phân phối và sử dụng, phải chú ý đến khả năng chi trả của khách hàng và
phải đủ trả nợ để công ty nước có thể đứng vững và phát triển.
+ Giá nước phải được xác định rõ theo đối tượng sử dụng, sinh hoạt,
cơ quan hành chánh, sản xuất công nghiệp và thương mại, dịch vụ.
Tổng chi phí sản xuất
Giá trung bình = + Thuế thu nhập + Phí nước thải
Nước đầu ra
Trong đó:
+ Tổng chi phí sản xuất được chia thành chi phí sản xuất nước sạch,
chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh.
 Luận văn thạc sĩ - 20 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
+ Nước đầu ra: lượng nước được sản xuất trừ đi lượng nước thất thoát
hay thất thu.
+ Tỷ lệ nước thất thoát, thất thu không vượt quá 40%.
b. Quy trình xác định giá
Bước 1: Công ty cấp nước trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề án xây dựng
biểu giá.
Bước 2: Đề xuất sẽ được liên sở tài chính và xây dựng xem xét sau đó
trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
Bước 3: Ủy ban nhân dân tỉnh đưa đề xuất lên Hội đồng nhân dân tỉnh
và cơ quan này sẽ ra quyết định điều chỉnh khung giá nước.
1.3.6. Chất lượng dịch vụ
Một vấn đề quan trọng khác là chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách
hàng. Điều này liên quan đến chất lượng và khối lượng nước cũng như mức
độ dịch vụ cấp cho khách hàng. Vì lý do sức khỏe nước cung cấp phải đủ và
an toàn để uống.
Khối lượng nước được cung cấp cho khách hàng bao gồm: tính sẵn có
của nước (được tính bao nhiêu giờ trong ngày), tính liên tục của việc cung
cấp nước và áp suất từ vòi.
Chất lượng nước uống : các tiêu chuẩn nước uống được quy định và
giám sát bởi Bộ y tế và các sở y tế.
Mức độ dịch vụ khách hàng là những vấn đề có liên quan đến khách
hàng như giải đáp thắc mắc của khách hàng, thời gian chờ đợi kết nối, tình
trạng khắc phục ống bể.
1.3.7. Kỹ thuật - công nghệ
Nước sạch đến tay người tiêu dùng phải thông qua nhiều công đoạn xử
lý phức tạp. Nước thô để xử lý được lấy từ nước mặt ( sông, hồ…) hoặc
nước ngầm( khoan giếng) sau đó đưa vào hệ thống lắng, lọc, châm hóa chất
 Luận văn thạc sĩ - 21 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
diệt khuẩn(clor), bơm vào mạng phân phối đến từng hộ gia đình. Việc lựa
chọn công nghệ xử lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố: năng lực tài chính, nhân
lực, yêu cầu về chất lượng nước, vị trí địa lý…Vùng nông thôn thường thích
hợp cho công nghệ xử lý nước ngầm vì vốn đầu tư ít, vận hành đơn giản và
hiệu quả.
1.4. VÍ DỤ VỀ KINH NGHIỆM TƯ NHÂN HÓA LĨNH VỰC CẤP
NƯỚC SẠCH Ở VƯƠNG QUỐC ANH
Như đã trình bày ở phần trên, xã hội hóa lĩnh vực cấp nước chính là sự
đa dạng hóa các hình thức đầu tư, vận hành và kinh doanh nước sạch. Ở một
số nước như Anh, Mỹ, Úc thì đó chính là sự tư nhân hóa việc cung cấp nước.
Thời gian cung cấp nước sạch ở Anh đến nay đã được 300 năm, tuy nhiên
quá trình tư nhân hóa chỉ bắt đầu từ năm 1989 phục vụ cho 50 triệu người.
Tư nhân hóa được xem là một giải pháp duy nhất để đạt hai mục tiêu của
chính phủ về việc nâng cao hiệu quả và tiếp cận nguồn vốn tư nhân đầu tư
vào hạ tầng cơ sở. Với việc tư nhân hóa 187 nhà cung cấp nước xác nhập
thành 10 công ty cấp nước tư nhân được chia theo vùng để cung cấp nước
cho toàn quốc. Một số kinh nghiệm có thể áp dụng cho quá trình xã hội hóa
cấp nước ở Việt Nam
1.4.1. Quản lý của Nhà nước về cung cấp nước sạch
Cơ cấu quản lý tổng thể đối với ngành cấp nước bao gồm 3 phần cơ
bản: chính sách toàn ngành, khung pháp lý và cơ chế thể chế.
* Chính sách ngành đưa ra các mục tiêu cơ bản và cơ cấu thị trường
cho ngành bao gồm sự tham gia của các thành phần vào việc cung cấp nước,
cơ cấu thể chế quản lý ngành, mức độ bao phủ của dịch vụ và chất lượng
dịch vụ. Chính sách ngành cho chính quyền trung ương xây dựng.
 Luận văn thạc sĩ - 22 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
* Khung pháp chế là cơ quan về pháp luật, quyết định, chỉ đạo và thực
thi các quy định cho ngành. Khung pháp lý hỗ trợ cho cho các mục tiêu của
chính sách; bất cứ rào cản về luật pháp nào đối với việc thực hiện chính sách
cần phải được giải quyết và bất kỳ quy định mới nào hỗ trợ các mục tiêu của
chính sách cần phải được giới thiệu và thực thi.
* Cơ cấu thể chế : cơ cấu thể chế nói đến vai trò và trách nhiệm đối
với việc lập chính sách và kế hoạch, các quy định và cung cấp dịch vụ.
Sơ đồ 1.1- Các chức năng trong cơ cấu thể chế
Sơ đồ 1.1. Cho thấy các chức năng cơ cấu thể chế được phân định rõ ràng và
có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
 Luận văn thạc sĩ - 23 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Bảng 1.3 .Khung pháp lý về lĩnh vực cung cấp nước sạch
Vai trò Trách nhiệm cụ thể
Hoạch định
chính sách-
Đưa ra các
mục tiêu chính
sách tổng thể
và ban hành
các quy định
cho ngành
- Xác định chính sách ngành, cấu trúc, sự cạnh tranh và vai
trò của các thành phần tham gia cấp nước.
- Ban hành luật pháp và các quy định quản lý ngành ( giá,
tiêu chuẩn dịch vụ, quyền lợi và trách nhiệm của người sử
dụng, sự tham gia của cộng đồng).
- Phát triển chính sách đầu tư.
Cơ chế: Quy
định, thực thi
và thi hành các
quy định
- Ban hành các điều lệ và thủ tục bổ sung để thực hiện các
quy định.
- Thi hành các quy định và tiêu chuẩn về chi phí, giá, chất
lượng dịch vụ và quan hệ với khách hàng.
- Xem xét và thông qua các điều chỉnh giá
- Giải quyết mâu thuẫn giữa các nhà cung cấp dịch vụ và
khách hàng.
- Góp ý với nhà hoạch định chính sách.
Nhà cung ứng
dịch vụ - Cung
cấp dịch vụ
phù hợp với
giá cả hợp lý
- Giải đáp các yêu cầu và khiếu nại của khách hàng.
- Cung cấp dịch vụ đáp ứng được các tiêu chuẩn về dịch vụ,
hoạt động môi trường và sức khỏe.
- Bảo dưỡng và phục hồi cơ sở hạ tầng.
- Quản lý kinh doanh, thực hiện các chương trình đầu tư
 Luận văn thạc sĩ - 24 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Bảng 1.3 xác định rõ vai trò và trách nhiệm cụ thể của nhà hoạch định
chính sách, cơ chế và nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực cấp nước nói
chung và xã hội hóa cấp nước nói riêng. Trong đó, nhà hoạch định chính
sách xác định các thành phần, công ty tham gia cấp nước; vai trò cơ chế là
kiểm tra, giám sát hoạt động của các nhà cung cấp nước; vai trò của nhà
cung cấp dịch vụ là cung cấp nước sạch đảm bảo chất lượng cho khách hàng.
1.4.2. Các thành phần tham gia cung cấp nước sạch
Tất cả đều do các Công ty tư nhân thực hiện. Các công ty quản lý theo
lưu vực sông mà không theo địa giới hành chính.
Toàn bộ các công ty cấp nước đều hoạt động theo giấy phép. Các giấy
phép có giá trị 25 năm, nhưng có thể bị nhà nước thu hồi với điều kiện được
báo trước một thời gian là 10 năm. Giấy phép như một công cụ để quản lý các
công ty. Các giấy phép cho phép công ty có quyền cung cấp dịch vụ, xác định
ranh giới địa lý hoạt động, quy mô dịch vụ, giá cả và chất lượng dịch vụ. Nếu
công ty không đáp ứng được các điều kiện trên thì bị thu hồi giấy phép.
1.4.3. Nguồn vốn đầu tư
Các công ty tự huy động vốn cho các chương trình đầu tư thông qua
thu nhập hàng năm của công ty hoặc có thể huy động từ thị trường tài chính
hoặc phát hành cổ phiếu. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ bất cứ phần nào.
1.4.4. Giá nước
* Về phương pháp xác định: giá nước được đưa vào luật ngành nước
(năm 1991) và giấy phép đăng ký của mỗi công ty cấp nước. Giá nước được
xác định trên cơ sở bảo đảm tính tự chủ về tài chính của công ty, phù hợp với
khả năng chi trả của khách hàng và bảo vệ nguồn nước.
* Về quy trình quyết định: bảng giá được xem xét lại trong 5 năm và
giá được quyết định bởi văn phòng dịch vụ nước trực thuộc Chính phủ. Các
công ty có thể yêu cầu Uỷ Ban cạnh tranh hoặc Cục quản lý cạnh tranh xem
xét lại giá.
 Luận văn thạc sĩ - 25 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
1.4.5. Chất lượng dịch vụ
* Về đặt tiêu chuẩn : cấp dịch vụ được quy định rõ trong giấy phép
của công ty cấp nước. Tiêu chuẩn chất lượng nước được quy định trong quy
định ngành cấp nước theo hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu.
* Về giám sát và chế tài: Các công ty cấp nước phải báo cáo chất
lượng dịch vụ, hoạt động điều hành cho Văn phòng dịch vụ nước (OFWAT)
và chất lượng nước cho Ban kiểm soát nước sinh hoạt ( DWI). Ban kiểm soát
sẽ phạt những công ty không đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước.
* Về quan hệ khách hàng: Các công ty cấp nước được yêu cầu phải có
quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng. Ủy ban khách hàng ( gọi là
tiếng nói nước Water Voice) được thành lập ở từng vùng nhằm đảm bảo
quyền lợi cho khách hàng cũng như người tiêu dùng.
.
 Luận văn thạc sĩ - 26 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC
CUNG CẤP NƯỚC SẠCH Ở VÙNG NÔNG THÔN
TỈNH TIỀN GIANG TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH TIỀN
GIANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN LĨNH VỰC CUNG CẤP NƯỚC SẠCH Ở
NÔNG THÔN
Tiền Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích tự
nhiên là 236.660 ha. Dân cư nông thôn chủ yếu sống tập trung ven các trục
đường giao thông, quanh chợ, thị tứ, ven các sông, kênh rạch và vùng ven biển,
thuận lợi trong sản xuất, cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận
không nhỏ cư dân sống phân tán nên việc cấp nước sinh hoạt bằng giải pháp
trạm cấp nước tập trung gặp khó khăn nên phải sử dụng cấp nước phân tán.
Một đặc điểm nữa là nguồn nước ngầm ở các huyện vùng ven biển Gò
Công bị nhiễm mặn không sử dụng được nên phải xây dựng các trạm xử lý
nước mặt và làm bể chứa nước mưa.
 Luận văn thạc sĩ - 27 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý tỉnh Tiền Giang có phía đông giáp biển Đông, phía Tây
giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Bến Tre, phía Bắc giáp tỉnh Long
An. Là tỉnh đồng bằng nên có khí hậu, thời tiết thuận lợi, có 2 mùa mưa nắng
rõ rệt, nhiệt độ cao nhất là 35
0
C, thấp nhất là 22
0
C.
Theo điều kiện tự nhiên, hiện tại địa bàn tỉnh có thể được chia các vùng:
- Vùng ngập lũ: thuộc các huyện phía Tây bên bắc Quốc lộ IA, hàng
năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt, thời gian ngâm lũ kéo dài hàng tháng, nên
nguồn nước mặt bị ô nhiễm. Tuy nhiên trong vùng này thì nguồn nước ngầm
là khá tốt. Khai thác lên là có thể sử dụng được ngay không phải xử lý. Mặt
khác lượng mưa ở khu vực này cũng khá cao, lượng mưa trung bình hàng
năm khoảng ≤ 1500mm.
- Vùng bị ngập lũ và phèn : chủ yếu tập trung ở huyện Tân Phước,
nguồn nước mặt gần như bị nhiễm phèn quanh năm. Nguồn nước ngầm có
địa phương bị nhiễm phèn, có nơi không.
 Luận văn thạc sĩ - 28 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
- Vùng nối giữa các huyện từ Tây sang Đông bao gồm các huyện Châu
Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho: nguồn nước mặt và nước ngầm đều có
trữ lượng và chất lượng khá tốt.
- Vùng Gò Công: đây là vùng đặc biệt khó khăn, cả 2 nguồn nước
ngầm và nước mặt đều bị ô nhiễm mặn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Là một tỉnh thuần nông với diện tích trồng lúa hàng năm 239.500 ha,
sản lượng thu hoạch là 1.155 triệu tấn lương thực có chất lượng cao, diện
tích trồng cây ăn quả là 63.700 ha, sản lượng cho thu hoạch hàng năm là
538.000 tấn các loại. Ngoài ra còn trồng các loại rau màu, cây có củ, cây
dừa, cây ngô…với diện tích trồng hàng năm là 35.000 ha, sản lượng thu
hoạch đạt 330.000 tấn. Do áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và chuyển
dịch cơ cấu cây trồng nên chất lượng sản phẩm từ trồng trọt ngày một nâng
cao đã dần dần tiếp cận được với thị trường trong và ngoài nước.
Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi của tỉnh cũng phát triển khá tốt,
đến nay toàn tỉnh hiện có 500.700 con heo các loại, 591 con trâu, 36.700 con
 Luận văn thạc sĩ - 29 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
bò và 2.915.000 con gia cầm và đã có nhiều trang trại với quy mô lớn. Toàn
tỉnh có 197 trang trại chăn nuôi và 160.000 hộ chăn nuôi quy mô gia đình. Tất
cả các cơ sở này đều có nguồn nước sạch cung cấp cho gia súc, gia cầm.
Về dân số: Dân số được phân bố đồng đều trên toàn địa bàn với tổng
số dân là 1.700.900 người (năm 2005), số hộ là 375.308 hộ. Trong đó dân số
nông thôn là 1.447.300 người chiếm đến 85,1% dân số toàn tỉnh, mật độ bình
quân là 710người/km
2
.
Với mật độ dân cư nông thôn đông hơn trung bình của các tỉnh đồng
bằng sông Cữu Long, nhưng định cư tương đối tập trung nên việc phát triển
kinh tế xã hội có nhiều thuận lợi hơn, tạo ra được diện tích đất đai tập trung
để phát triển sản xuất, xây dựng trang trại, dễ thâm canh, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật. Đồng thời dân cư tập trung còn là điều kiện tốt để đầu tư
phát triển cấp nước.
Về cơ sở hạ tầng nông thôn hiện nay có 146 trạm y tế ở các xã với 850
giường bệnh và 493 điểm trường cấp I,II, nhà trẻ, mẫu giáo. Tất cả các cơ sở
y tế, giáo dục này đến nay đã được cung cấp đầy đủ nước sạch cho hoạt động
hàng ngày.
 Luận văn thạc sĩ - 30 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
2.1.3. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang xét về mặt trữ lượng là
khá dồi dào, đáp ứng nhu cầu cung cấp sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.
a. Nguồn nước mặt
Phần lớn nguồn nước này được cung cấp từ sông Tiền, một nhánh của
sông MêKông, với lưu lượng chiếm 82% và sông Vàm Cỏ có lưu lượng
chiếm 8% lưu lượng tự nhiên. Do đặc điểm tự nhiên của tỉnh mà nguồn nước
mặt được phân bố theo 2 vùng rõ rệt.
- Vùng các huyện phía Đông nguồn nước mặt bị nhiễm mặn phần lớn
diện tích - nhất là 6 xã cù lao, nên nguồn nước phục vụ cho sản xuất gặp rất
nhiều khó khăn nhất là trong mùa khô.
- Vùng các huyện phía Tây nguồn nước mặt khá dồi dào và không bị
nhiễm lý, hóa. Hàng năm các huyện đều chịu ảnh hưởng của mùa lũ, trong
mùa lũ thì nguồn nước bị ô nhiễm vi sinh khá trầm trọng gần như không sử
dụng được cho sinh hoạt nếu không xử lý.
b. Nguồn nước ngầm
Theo số liệu điều tra quy hoạch thì địa chất thủy văn trên toàn địa bàn
là khá phức tạp, trữ lượng và chất lượng phân bổ không đều. Vùng các huyện
ven biển Gò Công nước ngầm gần như bị nhiễm mặn hoàn toàn. Vùng các
huyện phía Tây ( Cái Bè, Cai Lậy ) thì nước ngầm chất lượng tốt, khai thác
lên là có thể sử dụng được ngay không qua xử lý.
Còn các huyện khác có nguồn nước ngầm nhưng đều bị nhiễm sắt phải
qua xử lý mới có thể sử dụng. Trữ lượng có thể khai thác 200.000
m
3
/ngàyđêm.
 Luận văn thạc sĩ - 31 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
c. Nguồn nước mưa
Hàng năm toàn tỉnh nhận xấp xỉ 3,3 tỷ m
3
nước với lượng mưa bình
quân tại Mỹ Tho là ≤1400 mm, vùng Gò Công ≤1.200 mm. Mùa mưa thường
bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm. Đây là nguồn nước
quan trọng cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, nhất là những
vùng khó khăn về nguồn nước thì người dân còn phải chưa dự trữ để ăn uống
trong mùa khô. Chất lượng của nguồn nước này đến nay chưa có một cơ
quan, tổ chức nào công bố và có lẽ chưa có một xét nghiệm nào về chất
lượng nguồn nước này.
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC CUNG CẤP
NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN TIỀN GIANG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Kết quả thực hiện
Chủ trương xã hội hóa cấp nước nông thôn Tiền Giang bắt đầu từ
những năm 90. Ban đầu do nhu cầu cấp thiết về nước sạch ở nông thôn,
người dân trong cùng một xóm, ấp góp vốn thuê người khoan giếng, xây
dựng đường ống và cùng nhau sử dụng nước. Phong trào tự phát diễn ra ở
nhiều nơi. Trước tình hình đó Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã đề ra chủ
trương xã hội hóa về cấp nước nông thôn. Đến nay qua gần 20 năm thực hiện
công tác xã hội hóa đã đạt được những kết quả thiết thực. Đến thời điểm
tháng 12 năm 2009 đã có 548 trạm cấp nước tập trung, trong đó có 502 trạm
nước ngầm, 46 trạm nước mặt; tổng số giếng tầng sâu hiện có 1.033 giếng
trong đó thuộc các trạm cấp nước tập trung là 813 giếng, còn lại 220 giếng
sử dụng đơn lẻ từ 1 đến < 20 hộ và 8.766 giếng tầng nông đang sử dụng cùng
với 435.073 lu, bể chứa nước mưa các loại.
+ Công suất khai thác là 98.995 m3/ngày đêm.
+ Nguồn nước mưa và nước ao làng khoảng : 21.131 m3
 Luận văn thạc sĩ - 32 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
+ Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch quy ước (nước hợp
vệ sinh) là 83% tương đương 1.201.000 người (Tỷ lệ bình quân cả nước là
62%, Đồng bằng sông Cữu Long 66%). Trong đó dân số được cấp nước đã
qua xử lý đạt tỷ lệ 68,4% tương đương 989.900 người. Nước mưa và ao làng
14,6% tương đương 211.100 người.
+ Tiêu chuẩn cấp nước từ 80-100 lít/người/ ngày đối với hệ thống cấp
nước tập trung.
+ Nước đảm bảo theo tiêu chuẩn 1329-2002-Việt Nam.
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ dân số được cấp nước qua các nguồn năm 2005
Nguồn: TRUNG TÂM NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TIỀN GIANG NĂM 2006
Theo biểu đồ 2.1 Tỷ lệ dân nông thôn được cung cấp nước sạch qua
trạm cấp nước tập trung là 63% tương đương 912.190 người với sản lượng
tiêu thụ 91.180 m3/ngày đêm, qua giếng tầng sâu đơn lẻ và tầng nông là
5,4% tương đương 77.710 người với sản lượng tiêu thụ 7.815 m3/ngày đêm,
qua nước mưa là 13,8% tương đương 199.622 người với sản lượng tiêu thụ
19.973 m3/ngàyđêm, sử dụng nước ao, mương là 0,8% tương đương 11.478
người với sản lượng tiêu thụ 1.158 m3/ngàyđêm. Tỷ lệ dân nông thôn được
cung cấp nước sạch qua trạm trập trung chiếm 63% điều này phù hợp với
chủ trương thực hiện xã hội hóa vì cấp nước qua trạm cấp nước tập trung có
nhiều ưu điểm hơn hẳn: bảo vệ được nguồn nước, chi phí xây dựng và vận
 Luận văn thạc sĩ - 33 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
hành thấp, chất lượng nước được kiểm soát. Việc xây dựng trạm cấp nước
tập trung phụ thuộc vào mức độ tập trung của dân cư, trong tương lai tỷ lệ
này có thể tăng lên tối đa là 95%. Tỷ lệ dân số sử dụng nước qua giếng tầng
sâu đơn lẻ, tầng nông và nước mưa sẽ tương đối ổn định. Khi đó tỷ lệ dân số
sử nước ao làng sẽ giảm dần.
Bảng 2.1.Tỷ lệ dân số nông thôn có nước sạch sinh hoạt ở các huyện, t
hị năm 2009
TT Huyện, Thành, Thị
Tỷ lệ % dân số
có nước sạch
Ghi chú
1 Cái Bè 60,5
2 Cai Lậy 78,8
3 Tân Phước 74,8
4 Châu Thành 67,9
5 Thành phố Mỹ Tho 91,3 (Các xã ngoại thành)
6 Chợ Gạo 92,2
7 Gò Công Tây 72,6
8 Gò Công Đông 80,4
9 Thị xã Gò Công 100 (Các xã ngoại thành)
TỔNG CỘNG 83 1.201.000 người
Nguồn: TRUNG TÂM NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TIỀN GIANG NĂM 2009
Theo số liệu Bảng 2.1 chủ trương xã hội hóa được thực hiện ở tất cả
các huyện, thị trong toàn tỉnh với tỷ lệ dân số được cấp nước đều trên 60%.
Trong đó các huyện phía Đông như Chợ Gạo, Gò Công mặc dù là những
vùng khó khăn về nguồn nước nhưng tỷ lệ dân số được cấp nước cao hơn do
những vùng này có mật độ dân cư tập trung đông nên việc cấp nước tương
đối dễ dàng hơn thông qua trạm cấp nước tập trung nông thôn và một phần
của hệ thống cấp nước đô thị.
 Luận văn thạc sĩ - 34 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
2.2.2. Các giai đoạn thực hiện
a. Giai đoạn 1
Từ năm 1995 đến 2000: Được bắt đầu từ Chương trình của UNICEF
ủng hộ cho mỗi người dân 50 USD để khoan giếng tâng nông ( <120m) sử
dụng trong hộ gia đình với bơm tay trên địa bàn toàn tỉnh. Sau ba năm tài
trợ, do nguồn nước ngầm tầng nông có chất lượng kém, nên chuyển sang hỗ
trợ giếng tầng sâu, sử dụng cho hộ hoặc cụm gia đình. Kết quả giai đoạn này
khoan được 8.162 giếng tầng nông và 200 giếng tầng sâu có công suất 4-5
m3/h, số giếng được xây dựng thành trạm cấp nước tập trung là 96 trạm. Tỷ
lệ dân số nông thôn được cấp nước là 12% tương đương 165.600 người, tổng
công suất khai thác là 9.360 m3/ngày đêm, Vốn đầu tư cho giai đoạn này là
8,75 tỷ đồng.
b. Giai đoạn 2
Từ năm 2000 đến năm 2005 là giai đoạn phát triển giếng khoan tầng
sâu để lập trạm cấp nước tập trung để phục vụ hộ gia đình. Xã hội hóa cấp
nước bước vào giai đoạn phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế. Tổng số giếng tầng sâu được khoan trong giai đoạn này là 600 giếng,
 Luận văn thạc sĩ - 35 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
có 326 giếng do UNICEF tài trợ, thành lập được 175 trạm cấp nước, có
4.200 giếng tầng nông và 500.000 lu, bể các loại để phục vụ nước sạch cho
30% dân số nông thôn, nâng tỷ lệ dân số nông thôn có nước sạch sử dụng là
42% tương đương 590.100 người. Tổng công suất khai thác là 47.200
m3/ngàyđêm. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn này bằng tất cả các nguồn là 56
tỷ đồng.
c. Giai đoạn 3
Từ năm 2005 đến 2010 đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất, chủ yếu
phát triển trạm cấp nước tập trung, với giếng tầng sâu, không có giếng khoan
tầng nông. Số trạm cấp nước trong giai đoạn này là 277 trạm nâng công suất
khai thác lên 120.290 m
3
/ngày đêm, tỷ lệ dân số nông thôn có nước sạch sử
dụng là 83% tương đương 1.201.000 người. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn
này là 159,8 tỷ đồng.
Trong 10 năm từ 2000-2010 tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước là
42% nhưng chỉ trong 5 năm từ 2005-2010 nhờ những nỗ lực vượt bậc và đầu
tư đúng hướng tỷ lệ dân số được cấp nước đã tăng lên gấp đôi (83%). Tuy
nhiên sau giai đoạn 2010 tỷ lệ dân số được cấp nước sạch sẽ tăng chậm do
phần dân số còn lại rất khó khăn về kinh tế.
2.2.3. Mô hình đầu tư xã hội hóa
Có thể nói Tiền Giang là một trong những tỉnh có mô hình đầu tư và
quản lý cấp nước nông thôn đa dạng nhất cả nước, các mô hình này đang
hoạt động hiệu quả và thỏa mãn nhu cầu của người dân địa phương. Các
thành phần trực tiếp tham gia cấp nước hay mô hình đầu tư bao gồm: doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác.
Ở Tiền Giang việc thiết lập dự án và đầu tư xây dựng bất kỳ công trình
cấp nước tập trung nào các chủ đầu tư cũng phải tuân thủ các bước sau:
 Luận văn thạc sĩ - 36 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Bước 1: Họp lấy ý kiến người dân.
Bước 2: Thành lập Ban quản lý.
Bước 3: Làm đề nghị xin đầu tư xây dựng.
Bước 4: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 5: Thiết lập bản đồ khu đất xây dựng công trình.
Bước 6: Lập dự án đầu tư.
Bước 7: Đăng ký kinh doanh.
a. Mô hình tổ hợp tác
Đây là hình thức công đồng sở hữu và vận hành. Tổ hợp tác được
thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự. Căn cứ vào nhu cầu về nước
sạch cho sinh hoạt, Ủy ban nhân dân xã triệu tập dân trong vùng giới thiệu
về dự án, phổ biến về hình thức tổ chức và phương thức đóng góp xây dựng
công trình, sau khi đã thống nhất các nội dung cơ bản, người dân sẽ bầu ra
Ban quản lý công trình, thường từ 3 đến 5 người, việc bầu chọn sẽ được Ủy
ban nhân dân xã thông qua và xác nhận. Ban quản lý sẽ liên hệ với Trung
tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn để được tư vấn để lập
dự án, trình Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân
Tỉnh có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ, thủ tục thành lập, đăng ký, cấp giấy
phép khoan giếng và khai thác nước ngầm.
Thời gian tỉnh phê duyệt cấp giấy phép là 3- 5 ngày. Ban quản lý tiến
hành huy động tiền đóng góp của nhân dân rồi tổ chức hợp đồng thi công
có dân tham gia giám sát. Sau khi hoàn thành công trình, Ban quản lý báo
cáo kết quả xây dựng, công khai tài chính với dân.
Trong quá trình hoạt động. Ban quản lý có trách nhiệm bảo đảm quá
trình vận hành, bơm, cung cấp nước, tiến hành thu tiền nước theo giá dân đã
định sẳn nêu trong hồ sơ dự án, chi trả cho các chi phí hoạt động ( tiền điện,
 Luận văn thạc sĩ - 37 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
sửa chữa phụ cấp) đồng thời lập sổ sách theo dõi thu chi, hợp đồng cung cấp
nước với từng hộ, lập hóa đơn thu tiền nước hàng tháng và hàng quý, 6
tháng, năm báo cáo công khai tài chính cho dân biết. Mô hình này đảm bảo
cung cấp từ 500-600 hộ tương đương 2.250 đến 2.700 người dân. Đối với mô
hình này người sử dụng quyết định suất đầu tư, không hạch toán lỗ lãi mà
trên cơ sở phi lợi nhuận, thu đủ bù chi. Đến thời điểm 12/2005 toàn tỉnh Tiền
Giang có 303 tổ hợp tác quản lý 323 trạm cấp nước, công suất khai thác
36.242 m3/ngàyđêm phục vụ cho 362.400 người.
Sơ đồ 2.1.Mô hình tổ hợp tác
MỘT TỔ HỢP TÁC ĐIỂN HÌNH
Trạm cấp nước Bình Trưng I ấp Bình Trưng, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh
Tiền Giang là một tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả.
Vào những năm trước 1991 nước sinh hoạt cho người dân Thạnh Nhựt chủ yếu dựa vào
nguồn nước tự nhiên từ ao, hồ, kênh, rạch song nguồn nước này cũng chỉ có nước ngọt
vào tháng 8, thời gian còn lại là nước mặt. Từ Chương trình ngọt hóa Gò Công năm 1992,
nguồn nước sông bị tù đọng nên mức độ ô nhiễm ngày càng thêm trầm trọng.Trước nhu
cầu bức xúc trên, một số hộ đã tiên phong xin Ủy ban nhân dân xã xây dựng công trình
cấp nước tập trung và thành lập tổ hợp tác. Ban đầu do nghi ngại nên chỉ có 138/451 hộ
tham gia. Các hộ tham gia tuy có quyết tâm nhưng lại khó khăn về kinh tế, huy động hết
 Luận văn thạc sĩ - 38 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
thảy chỉ có 10 hộ có tiền mặt với số tiền 10 triệu đồng, khá nhỏ với nhu cầu đầu tư.
Thiếu vốn, nhiều hộ phải thế chấp đất, nhà ở để vay tiền và đã vay được 124,7 triệu đồng.
Ngoài ra Tổ hợp tác còn nhận được sự hỗ trợ của Trung tâm sinh hoạt nước nông thôn 15
triệu đồng và tổ chức UNICEF một số thiết bị trị giá 27.500.000 đồng. Sau khi đã huy
động đủ vốn, Ủy ban nhân dân xã tổ chức họp dân và chính thức bầu 7 người tham gia
vào Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng, giám sát thi công và quản lý
tài chính.
Công trình được khởi công vào ngày 04/02/1999 và hoàn thành đưa vào sử dụng ngày
28/04/1999 với các hạng mục chính bao gồm: đài nước cao 13 m, dung tích 11 m
3
, bể
chứa 37 m
3
, bể lọc công suất 300 m
3
, giếng khoan D60. Công trình sau khi xây dựng
xong đã đáp ứng nhu cầu cấp bách của các hộ gia đình và hoạt động hiệu quả. Thấy được
tính hiệu quả và sự thuận tiện của công trình, nhiều hộ gia đình đã tham gia. Tổ hợp tác
đã được Ủy ban xã đồng ý nâng cấp công trình; khoan thêm giếng, nâng công suất bể lọc,
kéo nối tuyến ống nâng giá trị công trình lên 1.129.635.000 đ. Đến năm 2005 có 563 hộ
tương đương với 2.550 người dân có nước sạch sử dụng , đến năm 2008 là 1.345 hộ
tương đương 6.052 người, tháng 12 năm 2010 là 1.700 hộ tương đượng 7650 người với
sản lượng ghi thu hàng tháng 22.000m
3
với số hộ hiện nay, Tổ hợp tác đã đạt mức tích lũy
là 215.000.000 đồng.
Song song với việc mở rộng hoạt động công trình, việc quản lý tài chính và kỹ thuật cũng
được thực hiện khá chặt chẻ. Thu chi tài chính công khai, minh bạch, mọi thu chi đều
thông qua đại hội đại biểu tổ viên nên được các tổ viên rất tin tưởng và gắn bó với công
trình. Công tác vận hành bảo dưỡng được thực hiện nghiêm ngặt, có quy trình kiểm tra
máy móc thiết bị, tuyến ống…để phát hiện sai sót, hư hỏng sửa chữa ngay để tránh thất
thoát.
Từ một công trình cấp nước quy mô nhỏ bé với bước khởi đầu gian nan, vất vả nhưng với
cách tiếp cận đúng hướng và việc quản lý rõ ràng, hiệu quả, Tở hợp tác cấp nước Bình
Trung đang ngày càng mở rộng và đạt hiệu quả hơn.
Nguồn: Ban quản lý Tổ hợp tác Bình Trung -2006
 Luận văn thạc sĩ - 39 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
b. Mô hình hợp tác xã
Ở Tiền Giang, phần lớn các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trên
nhiều lĩnh vực như: khuyến nông, khuyến lâm, cung cấp vật tư, mua bán
hàng hóa, nông sản và dịch vụ cấp nước và vệ sinh nông thôn. Hợp tác xã
được thành lập theo Luật hợp tác xã.
Để chuẩn bị thành lập một Hợp tác xã, Ủy ban nhân dân huyện cùng
Ủy ban nhân dân xã cử một Ban chủ nhiệm lâm thời - Ban này sẽ chịu trách
nhiệm chuẩn bị các thủ tục thành lập hợp tác xã và phương án hoạt động
kinh doanh của hợp tác xã.
Để chính thức thành lập một hợp tác xã, Ủy ban nhân dân huyện triệu
tập hội nghị xã viên. Hội nghị sẽ giới thiệu Điều lệ hợp tác xã và phương án
hoạt động, bầu Ban chủ nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín. Ủy ban nhân
dân huyện sẽ phê chuẩn Điều lệ Hợp tác xã đồng thời ra quyết định thành lập
hợp tác xã và phê duyệt nhân sự.
Thời gian hoàn thành thủ tục 5-10 ngày ( xem xét phê duyệt bản điều
lệ hợp tác xã, ra quyết định thành lập hợp tác xã, bổ nhiệm nhân sự ban chủ
nhiệm, ban kiểm soát theo kết quả đại hội bầu).
Để xây dựng một công trình cấp nước tập trung, Ban chủ nhiệm phải
tiến hành các thủ tục xin phép ủy ban nhân dân Tỉnh và Sở nông nghiệp và
phát triển nông thôn cấp phép khai thác nước ngầm. Sau khi hoàn tất các thủ
tục hành chánh, Ban chủ nhiệm sẽ tổ chức huy động vốn đóng góp của xã
viên, giám sát và quản lý xây dựng công trình, nghiệm thu và quyết toán
công trình. Ban chủ nhiệm cũng đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, vận
hành và bảo dưỡng công trình, tổ chức hạch toán theo quy định chung, công
khai tài chính theo quy định của Luật hợp tác xã và sau 12 tháng Đại hội xã
viên một lần để tổng kết đánh giá hoạt động và điều chỉnh lại nhân sự ( nếu
có). Hợp tác xã là mô hình hạch toán đầy đủ, giá thành một m
3
nước được tính tất
cả các chi phí: tiền lương, tiền công, tiền điện, văn phòng phẩm, chi phí sửa chữa
 Luận văn thạc sĩ - 40 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
thường xuyên, công tác phí, tập huấn bảo hộ lao động…và có lãi. Hợp tác xã
Tiền Giang hiện đang phải đóng thuế thu nhập ở mức 28 %.
Đến thời điểm tháng 12 năm 2009 toàn tỉnh Tiền Giang có 27 hợp tác xã quản lý
27 trạm cấp nước, công suất 7.700 m
3
ngày đêm, phục vụ cho 77.240 người.
Sơ đồ 2.2. Mô hình Hợp tác xã
HỢP TÁC XÃ
- Ban chủ nhiệm: 1 người
- Kế toán: 1 người
-Thủ quỹ: 1 người
- Ban kiểm soát: 1 người
MỘT HỢP TÁC XÃ ĐIỂN HÌNH
Mỹ Lợi B huyện Cái Bè là một xã vùng sâu của tỉnh Tiền Giang, có diện
tích khoảng 1.714 ha, dân số là 6.278 nhân khẩu. Do vị trí địa lý, xã Mỹ Lợi
B chịu ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi, kênh rạch thủy lợi xã phèn từ
Đồng Tháp Mười. Lượng nước mặt rất dồi dào nhưng chất lượng nước bị
nhiễm phèn nặng vào những tháng đầu mùa mưa; những tháng cuối mùa
mưa, tuy hàm lượng phèn có giảm nhưng độ đục tăng lên. Bên cạnh đó
nguồn nước còn bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu. Tập quán người dân nơi
đây là thải rác, xác xúc vật, chất thải sinh hoạt ra kênh rạch cũng làm cho
nguồn nước ngày càng ô nhiễm hơn.
Ban điều
hành Trạm
cấp nước n:
2 người
Cửa hàng –
đại lý vật tư
cấp nước: >2
người
Ban điều
hành Trạm
cấp nước 1:
2 người
 Luận văn thạc sĩ - 41 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Trước khi có công trình cấp nước tập trung, người dân trong xã chủ yếu
sử dụng nước mưa. Tuy vậy do kinh tế khó khăn nên chỉ có 8% số hộ xây dựng
được bể chứa nước mưa tạm đủ dùng trong mùa khô, số còn lại phải sử dụng
nguồn nước mặt bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn nên dịch bệnh thường xảy ra gây
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư trong khu vực.
Đứng trước tình hình đó, năm 1996 tổ chức UNICEF đã tài trợ hơn 10
triệu đồng để khai thác 1 giếng khoan tầng sâu phục vụ nước sinh hoạt cho
dân. Thực hiện Chương trình xã hội hóa, Hợp tác xã cấp nước được thành
lập trên cơ sở ban đầu như trên. Tháng 5/1999 Hợp tác xã hợp đồng với
Công ty khai thác nước sinh hoạt nông thôn Tiền Giang thi công xây dựng
công trình bao gồm các hạng mục giếng khoan tầng sâu, đài nước cao 13 m
bằng bê tông cốt thép, bể chứa 10 m
3
và hệ thống bơm công suất 6m
3
/h, hệ
thống đường ống với tổng chiều dài 8.000 m với giá trị công trình 220 triệu
đồng. Ban đầu hợp tác xã chỉ có 150 hộ đóng cổ phần với gần 50 triệu đồng.
Để có được nguồn vốn trả cho bên thi công, Hợp tác tổ chức hội nghị xã
viên vào ngày 30/9/1999. Tại hội nghị các xã viên biểu quyết vay ngân
hàng. Ban quản trị và một số xã viên phải thế chấp quyền sử dụng đất của
gia đình để vay ngân hàng với số tiền là 173 triệu đồng. Nếu hộ nào chưa
nộp đủ tiền cổ phần thì phải chịu lãi vay ngân hàng.
 Luận văn thạc sĩ - 42 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Sau khi công trình hoàn thành đến nay số hộ đang ký sử dụng nước
ngày càng tăng:
Năm 1999 150 hộ tương đương 756 người chiếm tỷ lệ 11.36% dân số xã.
Năm 2000 172 hộ tương đương 890 người chiếm tỷ lệ 13.03% dân số xã
Năm 2005 182 hộ
Năm 2007 310 hộ
Năm 2009 515 hộ tương đương 2575 người chiếm tỷ lệ 41% dân số
xã có nước sạch sử dụng.
Từ khi đưa công trình vào sử dụng đã góp phần cải thiện đợi sống của một
bộ phận dân cư trong xã nhất là nâng cao sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em,
đẩy lùi tập quán sử dụng nước sông, kênh rạch không hợp vệ sinh, giảm các
bệnh tật do nguồn nước gây ra.
Nguồn : Ban chủ nhiệm Hợp tác xã Mỹ Lợi- năm 2009
c. Mô hình doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo luật doanh nghiệp. Để xây dựng
công trình, chủ đầu tư lựa chọn địa điểm, làm các thủ tục hành chánh liên
quan đến quyền sử dụng đất tại nơi xây dựng công trình. Sau đó chủ đầu tư
lập dự án xin thành lập doanh nghiệp, có xác nhận của chính quyền xã,
huyện và nộp tại Trung tâm nước sinh và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh.
Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt dự án xin thành lập doanh nghiệp, Sở kế
hoạch và đầu tư cấp đang ký kinh doanh, Sở nông nghiệp và phát triển nông
thôn cấp phép khoan giếng.Chủ doanh nghiệp tự bỏ vốn, tổ chức thi công ,
giám sát xây dựng công trình. Đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, vận hành
cung cấp nước đến hộ gia đình, mở sổ sách ghi chép, lập hóa đơn tiền nước
theo quy định của cơ quan thuế. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành mức giá trần
cho doanh nghiệp triển khai, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế thu nhập.
 Luận văn thạc sĩ - 43 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Đến thời điểm tháng 12 năm 2005 có 86 doanh nghiệp tư nhân hoạt động cấp
nước, quản lý 88 trạm cấp nước công suất 16.710 m
3
/ngàyđêm phục vụ cho
167.210 người dân.
d. Mô hình doanh nghiệp nhà nước
Hiện nay toàn tỉnh Tiền Giang có 2 doanh nghiệp nhà nước kinh
doanh ngành nước. Một trực thuộc Sở xây dựng cung cấp nước đô thị và một
trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cung cấp nước cho khu
vực nông thôn. Công ty khai thác và cấp nước sinh hoạt nông thôn được
thành lập theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang có nhiệm vụ
xây dựng, khai thác và cấp nước cho dân cư nông thôn hoặc dân cư xã ven
thành thị mà cấp nước đô thị chưa cung cấp được. Công ty có đầy đủ các phòng
chức năng với số lượng cán bộ công nhân viên là 168 người, quản lý 55 trạm
cấp nước, cung cấp 31.000m
3
/ngàyđêm, phục vụ 305.340 người dân.
e. Mô hình cấp nước cá thể: giếng, lu, bể chứa nước mưa
Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có khoảng 15% dân số nông thôn không
có nguồn nước để cung cấp theo hệ thống tập trung (nước mặt, nước ngầm)-
 Luận văn thạc sĩ - 44 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
nếu muốn sử dụng các nguồn nước này thì cần phải dẫn nước từ các nơi khác
đến chứa dự trữ trong các ao lớn nên giá thành rất cao. Ở vùng cù lao, nước
nhiễm mặn trầm trọng, dân cư thưa thớt, do đó không thể xây dựng các công
trình cấp nước tập trung, vì vậy giải pháp trước mắt là cấp nước bằng lu, bể
chứa nước mưa cho từng hộ gia đình và cho phép khoan giếng tầng nông nếu
khu vực đó có nguồn nước ngầm tốt. Tuy nhiên loài hình này chỉ là giải pháp
tình thế, về mặt lâu dài các loại hình cấp nước này hiệu quả kinh tế không
cao, không đảm bảo tính bền vững nên sẽ không được khuyến khích.
Bảng 2.2.Số liệu cấp nước qua các mô hình, năm 2009
Tổ hợp tác Hợp tác xã Tư nhân Nhà nước
Số tổ
hợp
tác
Công
suất
m
3
/nđ
Dân số
được
cấp
nước
(người)
Số
tổ
hợp
tác
xã
Công
suất
m
3
/nđ
Dân số
được
cấp
nước
(người)
Số
doanh
nghiệp
tư
nhân
Công
suất
m
3
/nđ
Dân số
được
cấp
nước
(người)
Số
doanh
nghiệp
nhà
nước
Công
suất
m
3
/nđ
Dân số
được cấp
nước
(người)
303 36.24 362.40 27 7.700 77.24 86 16.71 167.210 1 31.000 305.34
Nguồn: TRUNG TÂM NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TIỀN GIANG NĂM 2009
Theo bảng 2.2, năm 2009 tỷ lệ dân số được cấp nước qua các mô hình
ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ 66.4% tương đương 606.850 người, tỷ lệ dân
số do doanh nghiệp nhà nước cung cấp là 33.6% tương đương 305.340
người. Điều đó cho thấy chủ trương xã hội hóa đã đi đúng hướng và mạng
lại nhiều kết quả khả quan. Trong đó dân số được cấp nước qua mô hình tư
nhân và tổ hợp tác chiếm tỷ trọng ngày càng cao và có xu hướng tăng qua
các năm (năm 2007: tổ hợp tác 30.4%, tư nhân 14%; năm 2008: tổ hợp tác
36%, tư nhân 16%; năm 2009: tổ hợp tác 39,7%; tư nhân 18,2%) vì 2 mô
hình có nhưng ưu điểm đơn giản, linh hoạt phù hợp với điều kiện nông thôn.
 Luận văn thạc sĩ - 45 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động tài chính của các mô hình năm 2009
Mô hình
Tỷ suất lợi nhuận
ròng trên doanh
thu
Tỷ suất lợi nhuận
ròng trên tổng tài sản
(%)
Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu
(%)
Tổ hợp tác
Hợp tác xã 5.9 3.9 5.2
Doanh nghiệp
tư nhân
9.7 13.4 14.5
Doanh nghiệp
nhà nước
3.1 2.6 5.4
Nguồn : Cục thuế tỉnhTiền Giang năm 2009 (phụ lục 4)
Xét về mục tiêu đáp ứng nhu cầu nước sạch cho nhân dân ở vùng nông
thôn thì chủ trương xã hội hóa cấp nước đã đạt được kế hoạch đề ra nhưng
xét về mặt hoạt động và quản lý kinh tế của các mô hình đầu tư cấp nước thì
còn nhiều hạn chế:
Nhìn chung các tỷ số tài chính thuộc nhóm khả năng sinh lợi của các
doanh nghiệp cấp nước thuộc dạng trung bình so với toàn ngành cấp nước
và thấp hơn trung bình của toàn ngành kinh tế. Do đây là những doanh
nghiệp công ích vừa chuyển sang mô hình kinh doanh hạch toán độc lập nên
còn nhiều hạn chế.
Trong đó:
Tổ hợp tác không phải là đơn vị kinh doanh thường số thu đủ bù chi.
Nhưng Chi phí không được tính đúng, tính đủ nên một số trạm cấp nước đã
xuống cấp mà không có kinh phí để sửa chữa.
Doanh nghiệp nhà nước có các tỷ số tài chánh kém nhất do năng lực
quản lý kém, bộ máy cồng kềnh, các trạm cấp nước thường đầu tư với công
suất lớn để đón đầu phát triển đến nay chỉ hoạt động 60% công suất thiết kế.
Vốn vay chiếm tỷ trọng 53% tổng tài sản.
 Luận văn thạc sĩ - 46 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả hơn do bộ máy quản lý
rất gọn nhẹ, lựa chọn quy mô phù hợp.
Mô hình hợp tác xã có 30% hoạt động không có hiệu quả, bộc lộ
những yếu kém: khâu tổ chức chưa chu đáo, chưa chặt chẽ; thiếu minh bạch
trong tài chính dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện. Nguyên nhân chính là do năng
lực quản lý yếu kém của Ban quản trị từ khi xây dựng phương án sản xuất
kinh doanh không sát thực nên khi thực hiện gặp khó khăn, muốn điều chỉnh
phương án thì bị phản ánh từ nhân dân.
Bảng 2.4. So sánh giữa các mô hình cấp nước
Các mô hình Thế mạnh Hạn chế
Doanh nghiệp nhà
nước
-Được Nhà nước thành lập có sự
hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, nhân lực.
-Tổ chức quản lý điều hành còn thụ động, chưa
phát huy được vai trò chủ động trong sản xuất-
kinh doanh
-Còn mang tính cửa quyền
-Hiệu quả hoạt động tài chính thấp.
Doanh nghiệp tư
nhân
-Có khả năng thích ứng cao, có
khả năng lựa chọn quy mô phù
hợp và tổ chức sản xuất tối ưu.
-Hiệu quả hoạt động tài chính
tương đối hợp lý
-Quy mô nhỏ.
-Trình độ chủ doanh nghiệp còn chưa đồng đều.
-Chưa được sự hỗ trợ nhiều từ phía nhà nước
Tổ hợp tác Quy mô tổ chức đơn giản, gọn
nhẹ; hoạt động linh hoạt phù hợp
với điều kiện nông thôn
-Tính pháp lý không cao
-Cơ cấu tổ chức không chặt chẻ.
-Không phải là đơn vị kinh doanh
Hợp tác xã Quy mô tổ chức đơn giản, gọn
nhẹ; hoạt động linh hoạt phù hợp
với điều kiện hiện tại ở nông thôn
Trình độ quản lý của Ban chủ nhiệm không đồng
đều, còn 30% ban chủ nhiệm hoạt động không
hiệu quả
Cá thể: giếng đơn
lẻ, bể chứa nước
mưa
Giải pháp tình thế cho đối tượng
phân tán.
-Thiếu sự quan tâm của cơ quan chức năng
Nguồn: Theo đánh giá của tác giả
 Luận văn thạc sĩ - 47 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
2.3. ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ XÃ
HỘI HÓA LĨNH VỰC CUNG CẤP NƯỚC SẠCH Ở VÙNG NÔNG
THÔN TỈNH TIỀN GIANG THỜI GIAN QUA
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng việc cung cấp nước vùng nông thôn
tỉnh Tiền Giang trong giai đoan 2000-2010, kết hợp với việc nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển xã hội hóa cấp nước, đánh giá những nguyên
nhân ảnh hưởng đến kết quả phát triển cung cấp nước sạch ở nông thôn Tiền
Giang giai đoạn 2000-2010 như sau:
2.3.1. Cơ chế, chính sách và vai trò của các cơ quan nhà nước
a. Mặt tích cực
* Cơ chế, chính sách
Năm 1990 Quỹ nhi đồng của Liên Hiệp Quốc (UNICEF) bắt đầu hỗ
trợ cho Tiền Giang cải thiện điều kiện cấp nước. Cùng với việc hỗ trợ bằng
vật tư, UNICEF đã chuyển giao công nghệ khai thác nước ngầm sử dụng
giếng khoan lắp bơm tay vào Tiền Giang. Tính đến năm 1998 số giếng
khoan do UNICEF hỗ trợ và số giếng do dân tự khoan là hơn 10.000 giếng
cấp nước cho khoảng 40% dân số nông thôn. Hiệu quả của việc xây dựg
giếng khoan là đã góp phần cải thiện đáng kể điều kiện cấp nước cho người
dân nông thôn và hình thành thói quen sử dụng nước sạch. Tuy nhiên do
phong trào xây dựng giếng khoan ồ ạt, không qua khảo sát, kiểm tra chất
lượng nước, không xác định được địa tầng nào là phù hợp và có chất lượng
nước tốt nên đã dẫn đến tình trạng sau khi khoan nhiều giếng không đủ
lượng nước hoặc bị nhiễm phèn, mặn không sử dụng được.Có khoản 20%
giếng khoan bị bỏ hoang, vào mùa lũ nước ngập tràn cổ giếng ngấm vào tầng
chứa nước gây ô nhiễm nước ngầm.
 Luận văn thạc sĩ - 48 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Trước tình hình đó Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã đưa ra các chủ trương,
chính sách, quyết định và các biện pháp thực hiện nghiêm các quyết sách đã
đề ra. Năm 1998 tỉnh Tiền Giang bắt đầu thực hiện công tác quản lý, khai
thác tài nguyên nước bằng hệ thống văn bản pháp quy. Mở đầu là chỉ thị số
16/CT-UB ngày 20 tháng 8 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
quy định về việc tổ chức quản lý nước sinh hoạt nông thôn, trong đó khuyến
khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cấp nước sinh hoạt nông thôn,
cho phép chuyển đổi mô hình quản lý phù hợp theo sự đồng ý của người sử
dụng. Ngày 8/9/1998 Ủy ban nhân dân ban hành tiếp quyết định số 2420 về
việc quy định quản lý, khai thác và kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn,
trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành phần tham gia đầu tư
khai thác kinh doanh nước sạch , các biện pháp chế tài khi vi phạm. Đồng
thời Ủy ban nhân dân Tỉnh còn chủ trương cho Ủy ban nhân dân huyện,
phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ủy ban nhân các xã tổ chức phổ
biến rộng rãi các chính sách của tỉnh, phối hợp với các ban ngành của tỉnh
hướng dẫn nhân dân, tổ chức đầu tư tham gia đầu tư sinh hoạt nông thôn, đẩy
mạnh xã hội hóa cấp nước sinh hoạt nông thôn, tận dụng khai thác nguồn nước
mặt, tiết kiệm nguồn nước ngầm bằng cách khác thác hết công suất hiện có.
 Luận văn thạc sĩ - 49 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
* Vai trò quản lý nhà nước
Ủy ban nhân dân tỉnh có vai trò chính trong việc xây dựng chiến lược,
chính sách phát triển cấp nước nông thôn và chủ trương xã hội hóa cấp nước.
Các sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Xây dựng,
Tài chính, Y tế, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đóng vai trò
tham mưu và thực thi chính sách cấp nước và xã hội hóa cấp nước.
* Vai trò của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn:
Trung Tâm là đơn vị trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông
thôn có trách nhiệm quản lý toàn bộ chương trình xã hội hóa cấp nước nước
nông thôn theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt, tham mưu đề xuất, sửa
đổi bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp với từng giai đoạn, phối hợp
với các ban ngành đoàn thể, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các
huyện và Ủy ban nhân dân các xã đẩy mạnh Chương trình này.
Đến tháng 12 năm 2009, toàn tỉnh Tiền Giang có 548 trạm cấp nước
tập trung với nhiều mô hình đầu tư khác nhau. Việc quản lý được thiết lập
ngay tư khâu lập hồ sơ đầu tư, theo dõi quá trình đầu tư, hỗ trợ tư vấn kỹ
thuật, lưu trữ, cập nhật và hàng năm khảo sát, điều tra, thống kê, bổ sung
thông tin, phân loại quy mô công trình.
 Luận văn thạc sĩ - 50 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
* Đối với nguồn vốn ngân sách:
Trung tâm phối hợp với chính quyền xã thành lập Ban quản lý trạm,
một mặt để giúp làm các thủ tục ban đầu ( giải phóng mặt bằng, chọn địa
điểm, liên hệ cấp điện…), mặt khác tham gia giám sát thi công, nhận bàn
giao khi hoàn thành.
* Đối với các nguồn vốn do các thành phần khác tham gia:
Trung tâm có trách nhiệm hướng dẫn đăng ký kinh doanh, lập dự án,
báo cáo đầu tư, theo dõi việc thực hiện công trình, kiểm tra quản lý giá
nước…
Trung tâm còn phối hợp với các ban ngành tổ chức tuyên truyền, phát
tờ bướm, áp phích, gắn panô nhân các ngày lễ, kỷ niệm, đăng các tin bài trên
phương tiện thông tin đại chúng nhằm vận động nhân dân tích cực tham gia
vào hoạt động cấp nước nông thôn.
b. Tồn tại
- Chưa có cơ quan độc lập, chuyên ngành quản lý quy chế, quy định
về cấp nước mà do chính quyền địa phương thực hiện nên công tác kiểm tra,
giám sát hoạt động đối với nhà cung cấp dịch vụ thường kém hiệu quả.
- Chưa có tổ chức bảo vệ người tiêu dùng nước.
- Việc xác định quyền sở hữu tài sản là các công trình cấp nước chưa thực
hiện đặc biệt là trong mô hình tổ hợp tác, khó xác định tài sản thuộc về ai.
- Công tác quản lý khai thác nước ngầm còn lỏng lẻo dẫn đến tình
trạng khoan giếng lậu xảy ra nhiều nơi. Biện pháp chế tài còn mang tính hình
thức chưa có tác dụng ngăn chặn việc vi phạm.
- Trong mô hình tổ hợp tác, mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người
sử dụng chưa thật sự là quan hệ kinh tế do đó khi có tranh chấp xảy ra
thường giải quyết bằng biện pháp hành chánh .
 Luận văn thạc sĩ - 51 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Nhìn lại 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ
sinh nông thôn tỉnh Tiền Giang
Nước sạch được xác định là loại hàng hóa đặc biệt, việc tăng tỷ lệ cấp
nước và vệ sinh nông thôn là ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Chương trình
mục tiêu quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn là một trong 7 Chương
trình mục tiêu quốc gia thuộc giai đoạn (2001 - 2005), và là một trong 10
Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc giai đoạn 2 (2006 - 2010) mà Chính
phủ xây dựng để phục vụ những lĩnh vực được xem là cấp bách, có tính chất
liên ngành và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
1. Trải qua 10 năm thực hiện Chiến lược cho thấy Chiến lược quốc gia
về nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Tiền Giang đang đối mặt với các
thách thức như quá chú trọng tới việc đạt được các mục tiêu đã đề ra mà
chưa chú ý đúng mức đến chất lượng và hiệu quả; Các vấn đề về thể chế sự
tham gia không chặt chẽ của các bộ, ngành. Việc tách bạch giữa quản lý nhà
nước và kinh doanh chưa rõ ràng; Các quan hệ phối hợp điều phối hoạt động
giữa các ban, ngành của các địa phương còn rời rạc; Chưa huy động được sự
tham gia của khối tư nhân do còn vướng nhiều thủ tục pháp lý và các hoạt
động giám sát đánh giá vẫn còn yếu; Quá trình và hiệu quả của thông tin,
giáo dục truyền thông còn nhiều hạn chế, nhất là đối với các khu vực người
dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa.
Tỷ lệ dùng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Tiền
Giang, theo các nguồn báo cáo khác nhau đều có sự khác nhau, giữa các cơ
quan quản lý Nhà nước ở cấp Trung ương (Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT,...) cũng
như các cơ quan trong từng tỉnh như Sở Tài Nguyên và Môi trường và Trung
tâm nước sạch và vệ sinh môi trường của tỉnh.
Theo báo cáo của tỉnh, tỷ lệ số dân nông thôn được tiếp cận nước sạch
đã tăng từ 32% năm 1998 lên 67% nãm 2007. Trong khi đó, Báo cáo điều tra
chất lượng nước sinh hoạt nông thôn Việt Nam do Bộ Y tế thực hiện trong
 Luận văn thạc sĩ - 52 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
thời gian 2007, thì tính đến năm 2006 chỉ có 15,6% dân số nông thôn tỉnh
Tiền Giang được sử dụng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch
do Bộ Y tế ban hành (theo QĐ 09/2005/QĐ-BYT). Theo số liệu của Bộ
NN&PTNT năm 2009, cấp nước cho hộ gia đình đạt 79% nhưng theo Bộ Y
tế chỉ là 45-50%, cấp nước cho cơ sở công cộng khoảng 70%.
2. Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các nguồn nước mặt và
nước ngầm trở nên khan hiếm, ở miền núi diện tích rừng bị thu hẹp, nguồn
sinh thủy cạn kiệt, ở các vùng đồng bằng, nước ngầm bị mặn hóa, nước mặt
lấy từ các sông thường bị ô nhiễm do rác thải vứt bừa bãi dọc theo sông.
3. Phần lớn việc quy hoạch nông thôn không có nên nhiều khi đường
ống bị đào bới nhiều lần và chuyển vị trí mỗi khi xã, thôn có trỉển khai một
công trình khác nào đó. Công tác quy hoạch ban đầu hạn chế, quy mô công
trình ban đầu rất nhỏ, nhu cầu vế nườc sạch gia tăng, các công trình cũ quá
tải, đôi hỏi phải chuyển sang cấp nước tập trung, phá những trạm cấp nước
cũ xuống cấp, phải thay đổi thiết kế, như vậy rất tốn kém, các đia phương,
các trạm cấp nước không đủ kinh phí để đáp ứng nhu cầu này. Tuy biện pháp
tiếp cận và các mục tiêu của Chiến lược quốc gia là phù hợp nhưng việc thực
hiện các nguyên tắc này trên thực tế lại thiếu nhất quán. Do đó, không đạt
được mục tiêu đề ra của Chiến lược.
4. Tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hơp vệ sinh cũng không đạt được mục tiêu
của Chiến lược ở cả hộ gia đình và những nơi công cộng. Tính đến hết năm
2009, số liệu của Sở NN&PTNT là 79%. Theo Sở Y tế là 57,9% và theo
đánh giá của nhà tài trợ DANlDA là 45 - 50 %. Nguyên nhân là do: Trong 4
biện pháp chính được đề xuất để thực hiện Chiến lược Thông tin - giáo dục -
Truyền thông và tham gia của cộng đồng; Cải tiến tổ chức, tăng cường hiệu
lực quản lý nhà nước và phát triển nguồn nhân lực; Đổi mới cơ chế tài chính,
huy động nhiều nguồn vốn để phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn;
và Nghiên cứu phát triển và áp dụng công nghệ thích hợp còn nhiều hạn chế.
 Luận văn thạc sĩ - 53 -
Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT
Nhận thức của các cấp quản lý và cộng đồng còn thấp, thói quen không sử
dụng nhà vệ sinh còn nặng. Phần lớn chính quyền địa phương (UBND xã) và
các ban, ngành thường coi trọng cấp nước, coi nhẹ công tác vệ sinh môi
trường (VSMT), tuyệt đại đa số xã chưa có quy hoạch bãi đổ rác, dân tự
chôn lấp không có hướng dẫn và họ cảm nhận chưa thật bức bách, mà không
hiểu rằng VSMT kém sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước cấp.
2.3.2 Nguồn vốn đầu tư
a. Mặt tích cực
Mục tiêu của xã hội hóa là thu hút nguồn tài chính từ nhiều thành phần
khác nhau tham gia vào công tác cấp nước. Trong đó, vốn ngân sách ưu tiên
đầu tư cho các vùng nghèo, vùng khó khăn về nước sạch và hỗ trợ các công
trình có quy mô lớn mà vốn góp của dân không đủ. Cụ thể Ngân sách Tỉnh
hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của trạm cấp nước,
bao gồm phần khai thác đầu nguồn như giếng khoan, đài nước, máy bơm trị
giá 30%-40% suất đầu tư. Phần còn lại là tuyến ống chính, ống nhánh và
đồng hồ tại các hộ gia đình do các thành phần khác đầu tư.
Bảng 2.5.Vốn đầu tư qua các giai đoạn
Đơn vị tính: triệu đ
Giai đoạn
1995-2000
Giai đoạn
2000-2005
Giai đoạn
2005-2010
Tổng cộng
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Ngân sách 1,500 17.14 15,000 26.79 22,400 14.06 38,900 17.36
Vốn dân 2,050 23.43 39,200 70.00 60,387 37.89 101,637 45.35
Vốn tài trợ
Quốc tế
5,200 59.43 1,800 3.21 34,900 21.90 41,900 18.70
Vay 41,686 26.16 41,686 18.60
Tổng cộng 8,750 100 56,000 100 159,373 100 224,123 100
Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Giang, năm 2010
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang
Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang

đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễ...
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễ...đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễ...
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễ...nataliej4
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Qu...
Luân Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Qu...Luân Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Qu...
Luân Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Qu...sividocz
 
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdfquan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdfAnhPhan363296
 
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noiHe thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noiLan Dinh
 
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...sividocz
 
luan van thac si kinh te (13).pdf
luan van thac si kinh te (13).pdfluan van thac si kinh te (13).pdf
luan van thac si kinh te (13).pdfNguyễn Công Huy
 

Ähnlich wie Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang (20)

đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễ...
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễ...đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễ...
đáNh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và cảnh báo mức độ ô nhiễ...
 
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải DươngLuận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
 
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hoá
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị HoáLuận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hoá
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hoá
 
Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.
Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.
Luận Văn Mở Rộng Thị Trường, Sản Xuất Kinh Doanh Nước Sạch Tại Công Ty.
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh ...
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Qu...
Luân Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Qu...Luân Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Qu...
Luân Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Qu...
 
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
 
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOTĐề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdfquan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
 
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noiHe thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
 
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóaĐề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa
 
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mớiLuận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
 
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đấtLuận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
 
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...
 
Luan van thac si kinh te (21)
Luan van thac si kinh te (21)Luan van thac si kinh te (21)
Luan van thac si kinh te (21)
 
luan van thac si kinh te (13).pdf
luan van thac si kinh te (13).pdfluan van thac si kinh te (13).pdf
luan van thac si kinh te (13).pdf
 

Mehr von Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Mehr von Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Kürzlich hochgeladen

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Kürzlich hochgeladen (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Việc xã hội hóa cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang

  • 1.  Luận văn thạc sĩ - 1 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Nuớc sạch là một loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư. Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch trở thành một trong những chỉ tiêu đánh giá mức sống của một quốc gia. Theo bảng phân tích của Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc ( UNEP) hiện có 1,5 tỷ người trên thế giới thường xuyên không có nước sạch; có 3,35 tỷ ca nhiễm bệnh và 5,3 triệu cái chết hàng năm có liên quan đến vấn đề nước sạch. Sự xung đột giữa các quốc gia để tranh giành nguồn nước trở nên phổ biến trong thế kỷ 21. Vì thế việc cung cấp để thỏa mãn nhu cầu nước sạch cho xã hội là vấn đề cấp bách. Giải quyết vấn đề trên là một thách thức lớn đối nhiều tỉnh nói chung và với Tiền Giang nói riêng, một tỉnh nông nghiệp với 85% dân số sống ở nông thôn; vị trí địa lý và đặc điểm địa hình khá phức tạp: một số huyện phía Đông bị nhiễm mặn, các huyện phía phía Tây bị lũ lụt vào mùa mưa, các huyện phía Bắc bị nhiễm phèn; người dân có tập quán sử dụng nước từ kênh, rạch chỉ qua xử lý đơn giản. Nguồn thu ngân sách của tỉnh hạn hẹp, đứng thứ 7 ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đứng trước tình hình đó, xã hội hóa và quản lý việc cấp nước sạch được xem là bài toán khả thi nhằm huy động các nguồn tài lực, vật lực, nhân lực của toàn xã hội vào việc sản xuất và cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn ở Tiền Giang. Việc quản l và xã hội hoá cung cấp nước sạch bước đầu đã thành công và đem lại nhiều kết quả thiết thực cho người dân, nó có thể trở thành bài học kinh nghiệm cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức cần được tiếp tục giải quyết về cơ chế chính sách, mô hình cấp nước, giá cả và chất lượng dịch vụ đặc biệt là
  • 2.  Luận văn thạc sĩ - 2 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT vấn đề phát triển bền vững. Đó là lý do học viên chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP NƯỚC SẠCH Ở VÙNG NÔNG THÔN TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020” làm đề tài nghiên cứu cho bài Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài này lựa chọn đối tượng nghiên cứu là dân số cung cấp nước sạch ở khu vực nông thôn trong điều kiện xã hội hóa việc cung cấp nước sạch, trong đó lấy phạm vi nghiên cứu là tỉnh Tiền Giang. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng việc cung cấp nước sạch ở nông thôn tỉnh Tiền Giang, một số nội dung về xã hội hóa cấp nước. Từ những nghiên cứu ở trên, đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh xã hội hóa việc cung cấp nước sạch ở nông thôn, từ đó nâng cao tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch với chất lượng dịch vụ ngày càng cao và phát triển bền vững. 4. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận được vận dụng trong luận văn này là lý luận của học thuyết Mác-Lênin, các lý thuyết về khoa học quản trị và các môn học khác; vận dụng các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối sự phát triển của ngành cấp nước. Luận văn dựa trên những số liệu đã thu thập được về hệ thống cấp nước, dân số được cấp nước hiện nay để phân tích và tổng hợp dữ liệu. Thu thập thông tin trực tiếp về các mô hình cấp nước tại các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân.
  • 3.  Luận văn thạc sĩ - 3 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Phương pháp phân tích: Ứng dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, dự báo và các phương pháp duy vật lịch sử. 5. Kết cấu luận văn Chương 1: Cở sở lý luận về xã hội hóa trong lĩnh vực cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn. Chương 2: Phân tích thực trạng xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang thời gian qua. Chương 3 : Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc xã hội hóa trong lĩnh cấp nước sạch ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020. Bốn phía được bao bọc bởi sông nước, nhưng dân cù luôn trong tình trạng khát nước sạch. Ảnh Lê Dung
  • 4.  Luận văn thạc sĩ - 4 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT CHƯƠNG1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC CUNG CẤP NƯỚC SẠCH Ở VÙNG NÔNG THÔN 1.1. KHÁI NIỆM VỀ XÃ HỘI HÓA Khái niệm về xã hội hóa có nhiều quan điểm khác nhau. Theo giáo trình Bộ môn Xã hội học trong quản lý (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) có viết: “Trước đây, khái niệm xã hội hóa được sử dụng gần như đồng nhất với khái niệm giáo dục. Ngày nay, xã hội hóa được hiểu theo hai nghĩa. Một là, xã hội hóa (xã hội) là sự tham gia rộng rãi của xã hội (cá nhân, nhóm người, tổ chức, cộng đồng...) vào một số hoạt động mà trước đó chỉ được một đơn vị, một bộ phận hay một ngành chức năng nhất định thực hiện. Hai là, xã hội hoá cá nhân. Khái niệm này để chỉ quá trình chuyển biến từ con người sinh vật trở thành con người xã hội. Như vậy, khái niệm xã hội hóa được hiểu theo hai nghĩa, xã hội hóa về mặt xã hội và xã hội hóa về con người. 1.1.1. Xã hội hóa về con người Một số định nghĩa cụ thể về xã hội hoá được chấp nhận rộng rãi trong xã hội học. Theo nhà xã hội học người Mỹ Darrick Horton và nhà xã hội học người Anh Stephen Hunt : Xã hội hóa là quá trình con người học tập và tiếp thu những qui phạm của cộng đồng mình để từ đó, “bản ngã” ra đời, khiến mình khác biệt với những cá nhân khác. Robert Bierstedt nhà xã hội học người Mỹ: Xã hội hóa là quá trình biến đổi bản năng nguyên sơ thành bản tính con người và là quá trình họ trở thành một thành viên được chấp nhận trong xã hội của mình.
  • 5.  Luận văn thạc sĩ - 5 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Như vậy xã hội hoá là quá trình mỗi người, từ khi lọt lòng tới lúc già yếu, thâu nhận những kiến thức, kĩ năng, địa vị, lề thói, qui tắc, giá trị... xã hội và hình thành nhân cách của mình. 1.1.2. Xã hội hóa về mặt xã hội Định nghĩa xã hội hóa theo quan điểm của giáo trình Bộ môn Xã hội học trong quản lý (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh): là sự tham gia rộng rãi của xã hội (bao gồm cá nhân, nhóm người, tổ chức, cộng đồng...) vào một hoạt động nhất định, mang lại lợi ích thiết thực cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng... mà trước đó chỉ được một đơn vị, bộ phận hay một ngành chức năng thực hiện. Khái niệm xã hội hóa biểu hiện ở 3 nội dung chính sau: Một là, có sự tham gia rộng rãi của cá nhân, nhóm người, tổ chức, cộng đồng. Hai là, trước đó đã có một số ít người, bộ phận, ngành chức năng thực hiện. Ba là, mục tiêu đạt được của việc thực hiện xã hội hoá. Tóm lại khái niệm xã hội hóa được định nghĩa trên nhiều quan điểm khác nhau. Trong phạm vi của đề tài này Xã hội hóa được đề cập như là sự huy động toàn xã hội tham gia vào lĩnh vực cung cấp nước sạch nhằm mang lại lợi ích cho toàn xã hội. 1.2. XÃ HỘI HÓA TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP NƯỚC SẠCH Ở VÙNG NÔNG THÔN 1.2.1. Định nghĩa Đó là sự huy động của toàn xã hội vào lĩnh vực sản xuất và cung cấp nước sạch nhằm mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước biểu hiện ở ba mặt:
  • 6.  Luận văn thạc sĩ - 6 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Một là, sự huy động của toàn xã hội: cá nhân, cộng đồng, các thành phần kinh tế, nhà nước, các tổ chức nước ngoài. Hai là, lĩnh vực nàytrước đâychỉ do thành phần kinh tế nhà nước đảmnhiệm. Ba là, xã hội hóa mang lại lợi ích cho toàn xã hội được thể hiện sau đây. 1.2.2. Lợi ích của xã hội hóa lĩnh vực cung cấp nước sạch a. Thu hút thêm nguồn lực tài chính để phát triển nhanh hệ thống cấp nước – bộ phận của kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện được một cách nhanh chóng Thông thường việc đầu tư phát triển hạ tầng nói chung, hệ thống cấp nước nói riêng dựa vào ngân sách nhà nước. Nhưng vì ngân sách nhà nước còn eo hẹp nên phải tranh thủ từ nhiều nguồn khác như : nguồn vốn vay, vốn tự có của doanh nghiệp, nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA. Nguồn vốn ODA hiện nay trên dưới 1 tỷ USD mỗi năm và để sử dụng nguồn vốn đó ngân sách phải có khoản vốn đối ứng vào khoản 10%-30%, chủ yếu dùng vào việc giải phóng mặt bằng và chi bộ máy quản lý dự án. Vốn viện trợ ODA là nguồn lực tài chính rất quý báu, tuy nhiên các dự án loại này phải
  • 7.  Luận văn thạc sĩ - 7 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT qua giai đoạn thương lượng nhiều năm, bên cho vay thường đưa ra những yêu cầu nhất định mà bên vay phải thực hiện. Ngoài ra ODA chủ yếu cung cấp máy móc, thiết bị (thường là giá cao), có rủi rỏ vể tỷ giá hối đoái nên suất đầu tư tương đối cao. Trong những năm tới nước ta còn cần tranh thủ nguồn viện trợ ODA, tuy vậy phải thấy rõ rằng nước ta càng phát triển thì nguồn vốn đó ngày càng ít rồi đi tới chấm dứt. Theo ước tính của Vụ Cơ sở hạ tầng Bộ kế hoạch và đầu tư thì trong năm 2001-2005, vốn ngân sách chỉ đáp ứng được 20-25% yêu cầu đầu tư phát triển hạ tầng nói chung và cấp nước nói riêng. Vì vậy để đảm bảo nguồn vốn còn thiếu cần phải thực hiện nhiều giải pháp trong đó cần phải huy động sự tham gia của khu vực tư nhân, cần tiến hành xã hội hóa mạnh mẽ việc cung ứng dịch vụ hạ tầng. b. Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng và vận hành kết cấu hạ tầng, hạn chế thất thoát, thất thu nước Các doanh nghiệp dù là tư nhân hay nhà nước khi tham gia lĩnh vực cấp nước trên cơ sở thương mại đều phải quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, từ việc lập dự án đầu tư xây dựng đến việc vận hành và bảo dưỡng công trình. Các kinh nghiệm hay, điển hình tốt của họ như kỹ thuật xây dựng đường ống, công nghệ xử lý nước, công tác quản lý ghi thu dần dần sẽ được áp dụng rộng rãi, nhờ đó sẽ làm giảm được tỷ lệ thất thu, thất thoát nước, đảm bảo các tiêu chuẩn về nước sạch đồng thời bảo vệ môi trường sống của cộng đồng. c. Nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch đảm bảo điều kiện sống và sức khỏe cho dân cư, bảo vệ môi trường Vùng nông thôn thường rất khó khăn về nước sạch vì nguồn nước khan hiếm do bị ô nhiễm vì lũ lụt hoặc hạn hán. Vì thế việc đa dạng hóa các hình thức cấp nước sẽ giúp người dân có cơ hội tiếp cận với nguồn nước
  • 8.  Luận văn thạc sĩ - 8 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT sạch. Các hình thức cấp nước bán tập trung, có công suất nhỏ, công nghệ xử lý đơn giản sẽ giải quyết được những khó khăn nêu trên, giúp người dân được sử dụng nước sạch với chất lượng và số lượng ngày càng tăng, từ đó nâng cao điều kiện sống và sức khỏe đồng thời bảo vệ môi trường sống của cộng đồng. d. Tạo sự cạnh tranh trong lĩnh vực cấp nước mà trước đây chỉ có tình trạng độc quyền Đó là sự cạnh tranh để có thị trường. Diễn ra trong trường hợp độc quyền tự nhiên khi không có cạnh tranh trực tiếp. Chẳng hạn chính quyền thông qua đấu thầu để chọn công ty cung ứng theo hình thức tô nhượng. Tô là chính quyền đầu tư xây dựng rồi cho doanh nghiệp thuê để vận hành, thu tiền rồi trả tiền lại cho nhà nước hoặc thuê doanh nghiệp vận hành và được chính quyền trả tiền. Nhượng khác với tô ở chỗ doanh nghiệp có trách nhiệm đầu tư, xây dựng theo các phương thức BOT. e. Thúc đẩy sự tiến bộ của môi trường kinh doanh Cấp nước là một trong những lĩnh vực quan trọng thuộc hạ tầng cơ sở, các tiến bộ trong lĩnh vực này cũng góp phần vào sự tăng trưởng chung của
  • 9.  Luận văn thạc sĩ - 9 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT nền kinh tế. Trong quá trình xã hội hóa, chính quyền các cấp phải tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, về tài chính, về thể chế, khắc phục tình trạng quan liêu tham nhũng, áp dụng phương thức quản lý minh bạch, nhờ đó môi trường kinh doanh trở nên thông thoáng hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư. 1.2.3. Nội dung của xã hội hóa cấp nước a. Huy động các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia vào lĩnh vực cung cấp nước sạch. Với chủ trương khuyến khích và tạo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham gia vào mọi hoạt động của nền kinh tế thì cấp nước cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Ngoài ra cấp nước còn có một số đặc điểm sau: - Đây là lĩnh vực thuộc hạ tầng cơ sở mang tính độc quyền tự nhiên. Trước đây chỉ có thành phần kinh tế nhà nước hoạt động. Các thành phần kinh tế khác không được hoặc không muốn tham gia do còn hạn chế về mặt cơ chế, chính sách xuất phát từ phía nhà nước. - Là lĩnh vực mà sản phẩm của nó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng.
  • 10.  Luận văn thạc sĩ - 10 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Hiện nay nhu cầu nước sạch cho sản xuất và tiêu dùng là rất lớn trong khi đó các công ty cấp nước thuộc nhà nước không đảm đương nổi do trình độ quản lý yếu kém, thiếu vốn, giá bán ra bị khống chế…Nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, không thể bao cấp mãi. Do đó cần phải có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào lĩnh lực cấp nước. Các thành phần tham gia vào lĩnh vực cấp nước bao gồm: + Doanh nghiệp quốc doanh. + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm : công ty tư nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ cá thể. b. Đa dạng hóa các hình thức cung cấp nước sạch. Song song với việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham vào lĩnh vực cấp nước là đa dạng hóa các hình thức cung cấp nước. Việc xã hội hóa có thể tiến hành theo chiều dọc hay theo chiều ngang: b1. Tiến hành theo chiều dọc Cắt chu trình công nghệ sản xuất - cung cấp nước thành nhiều công đoạn rồi xem xét công đoạn nào thích hợp thì xã hội hóa. Ví dụ: Công ty cấp nước thành phố Hồ Chí Minh mua nước sạch của nhà máy nước Bình An, các nhà máy đều do nước ngoài đầu tư theo phương thức BOT. b2. Tiến hành theo chiều ngang Là chia khu vực để xã hội hóa toàn bộ việc sản xuất - cung cấp nước trong khu vực đó. Ví dụ như Tổng công ty Vinaconex được kinh doanh cấp nước trong toàn bộ khu kinh tế Dung Quất. Các hình thức cấp nước có thể thực hiện theo các phương án sau: * Phương án 1: Sở hữu công, vận hành tư Nhà nước sau khi xây dựng xong hệ thống cấp nước thì tổ chức đấu thầu cho doanh nghiệp thuê để vận hành và thu tiền .
  • 11.  Luận văn thạc sĩ - 11 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT * Phương án 2: Sở hữu tư và vận hành tư Nhà nước thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho dự án BOT. Sau khi xây dựng xong, chính nhà đầu tư trực tiếp vận hành khai thác công trình trong một số năm rồi sau đó mới chuyển giao lại không bồi hoàn cho nhà nước. Trong trường hợp nếu chính quyền không dự định thu hồi công trình thì đó là dự án BOO ( xây dựng - sở hữu - vận hành. Khi đó nhà đầu tư phải chăm lo việc bảo dưỡng, sửa chữa để kéo dài tuổi thọ công trình). Trong trường hợp sở hữu công và vận hành công hoặc sở hữu công và vận hành tư, nếu sở hữu công được cổ phần hóa trở thành sở hữu hỗn hợp thì việc vận hành cũng trở thành hỗn hợp. Đây là hình thức công tư hợp doanh. * Phương án 3: Cộng đồng sở hữu và vận hành Người tiêu dùng tham gia góp vốn sản xuất và cùng nhau vận hành. Phương án này thích hợp cho việc cấp nước có quy mô nhỏ ở nông thôn. c. Hoàn thiện thể chế xã hội hóa, xây dựng cơ chế chính sách hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực cấp nước sạch. Chính phủ ban hành các chính sách liên quan đến thủ tục cấp phép, về đất đai, về thuế, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm, đơn giản hóa các thủ tục xét duyệt, thẩm định và tăng cường hướng dẫn giám sát việc cung ứng cấp nước.
  • 12.  Luận văn thạc sĩ - 12 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Nhà đầu tư khi tham gia cung ứng dịch vụ cấp nước thường quan tâm đến giá cả dịch vụ do nhà nước kiểm soát, đến giá trị pháp lý của hợp đồng cung ứng dịch vụ và các rủi ro trong kinh doanh. Các ưu đãi hiện hành thường tập trung vào giai đoàn đầu tư mà chưa đề cập đến giai đoạn vận hành. Hiện nay giá trị pháp lý của các hợp đồng kinh tế chưa được coi trọng, nội dung hợp đồng ít cụ thể, khi có tranh chấp thì thủ tục giải quyết còn nhiêu khê, thời gian kéo dài. Do đó cần đảm bảo giá trị vững chắc của hợp đồng. 1.3. CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC CUNG CẤP NƯỚC S ẠCH Ở VÙNG NÔNG THÔN Xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước là một quá trình chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng. Những yếu tố này có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình xã hội hóa. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: 1.3.1. Chiến lược về cấp nước sạch Chính phủ đã đưa ra chính sách cơ bản cho ngành cấp nước nông thôn trong Quyết định số 104/2000/QĐ-TTG ngày 25 tháng 8 năm 2000 do Thủ tướng Chính Phủ ký phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. Quyết định này chỉ ra mục tiêu tổng thể, sự thương mại hóa các nhà cung cấp dịch vụ, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Nội dung bao gồm: * Đặt ra kế hoạch, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: - Đến năm 2010 có 85% dân cư nông thôn sử dụng nước với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày. Đến năm 2020 có 100% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch với tiêu chuẩn tối thiểu 100lít/người/ngày. - Thực hiện xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng, vận hành và quản lý cấp nước, huy động sự đóng góp của mọi thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư; tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế.
  • 13.  Luận văn thạc sĩ - 13 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT - Người sử dụng góp phần quyết định mô hình cấp nước sạch nông thôn phù hợp với khả năng cung cấp tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý công trình. - Hình thành thị trường nước sạch nông thôn. 1.3.2. Quản lý nhà nước về cung cấp nước sạch a. Trung ương Bảng 1.1 Trách nhiệm chính của các Bộ trong lĩnh vực cung cấp nước sạch Bộ xây dựng - Giám sát kỹ thuật ngành - Phê duyệt thiết kế kỹ thuật Bộ NN và PTNT - Quy họach và phát triển cấp nước nông thôn - Điều phối các dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn - Quản lý nguồn nước Bộ KH và ĐT - Sắp xếp các nguồn lực trong ngành và chuẩn bị đầu tư - Phát triển chính sách đầu tư - Phê duyệt và cấp phép đầu tư Bộ Tài chính - Sắp xếp ODA cho ngành - Xem xét các điều khoản vay cho các công ty cấp thoát nước Bộ Y tế Đặt ra và giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn nước uống Các Bộ Trung ương có trách nhiệm quy hoạch và phát triển ngành cũng như phê duyệt các dự án lớn. Trong đó Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đóng vai trò chính trong việc quy hoạch, điều phối và phát triển ngành cấp nước ở khu vực nông thôn đồng thời phối hợp với các bộ Xây dựng, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Y tế trong phê duyệt thiết kế, sắp xếp nguồn lực tài chính và đánh giá chất lượng nước.
  • 14.  Luận văn thạc sĩ - 14 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT b. Địa phương Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân có trách nhiệm chính trong việc cung cấp nước, giám sát các công ty cấp thoát nước địa phương. Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt khung giá nước của công ty cấp nước nhưng thường dựa vào ý kiến của Ủy ban nhân dân là chính. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ lấy ý kiến của sở Xây dựng, Tài chính. Về mặt nguyên tắc thì các công ty cấp nước là tự chủ về mặt tài chính nhưng trên thực tế có sự can thiệp rất quan trọng của chính quyền địa phương. Bắc đường ống dẫn nước từ mái tôn để hứng nước "trời".
  • 15.  Luận văn thạc sĩ - 15 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Bảng 1.2. Tóm tắt vai trò của các cấp quản lý Nội dung Trung ương Địa phương Kế hoạch/chính sách Phê duyệt dự án và cấp phép các dự án có quy mô lớn - UBND tỉnh phê duyệt các dự án có quy mô nhỏ. Tham khảo ý kiến Sở xây dựng. - Phân bổ tài chính để hỗ trợ các hoạt động của các công ty cấp nước với sự tư vấn của Sở Tài chính Chiến lược xã hội hóa Phát triển hướng dẫn xác định giá; đặt giá cho đầu vào; phát triển các quy chuẩn về kỹ thuật kinh tế; chính sách và tiền lương - Điều phối sự tham gia của nước ngoài - Phê duyệt sự tham gia các thành phần trong nước Quyết định và giám sát kỹ thuật Phê duyệt kỹ thuật các dự án lớn Sở xây dựng cung cấp thông số thiết kế kỹ thuật; giám sát thực hiện dự án xem xét chương trình hàng năm của công ty cấp nước; giám sát hoạt động của các công ty cấp nước Xác định giá Phát triển hướng dẫn xác định giá; đặt giá cho đầu vào;phát triển các quy chuẩn về kỹ thuật kinh tế; chính sách và tiền lương Hội đồng nhân dân phê duyệt điều chỉnh giá. Sở tài chính, xây dựng cho số liệu và ý kiến.
  • 16.  Luận văn thạc sĩ - 16 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT 1.3.3. Các thành phần tham gia xã hội hóa lĩnh vực cung cấp nước sạch Các thành phần tham gia cấp nước là yếu tố quyết định cho quá trình xã hội hóa dịch vụ cấp nước. Các thành phần tham gia bao gồm nhà nước, các tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhân dân. Các lĩnh vực tham gia bao gồm cung cấp vốn, thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý và kinh doanh nước sạch. a. Cơ quan quản lý Nhà nước Như đã trình bày ở phần cơ cấu quản lý và vai trò của cơ quan chức năng: Nhà nước đóng vai trò là người xây dựng chiến lược, chính sách, môi trường pháp lý về lĩnh vực nước sạch nói chung và xã hội hóa cấp nước nói riêng. Thực hiện chức năng bảo vệ tài nguyên nước, kiểm tra, giám sát chất lượng an toàn vệ sinh đồng thời cũng là người cung cấp nguồn lực tài chính cho các dự án cấp nước trọng điểm. b. Các tổ chức nước ngoài Bao gồm tổ chức Chính phủ, phi chính phủ có vai trò hỗ trợ về mặt tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý cho quá trình cung cấp nước sạch nói chung và xã hội hóa cấp nước nói riêng. Một số tổ chức chủ yếu : + Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) + Ngân hàng phát triển châu Á ( ADB) + Ngân hàng thế giới (WB) c. Doanh nghiệp quốc doanh Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cấp nước được thành lập theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh với 100% vốn nhà nước. Có cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, hạch toán kinh doanh độc lập. Tham gia một phần hoặc toàn bộ quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành quản lý và kinh
  • 17.  Luận văn thạc sĩ - 17 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT doanh nước sạch. Trước đây doanh nghiệp nhà nước hầu như độc quyền trong sản xuất và cung cấp nước sạch. Những hạn chế của doanh nghiệp nhà nước hiện nay: + Có quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị chậm đổi mới, năng lực sản xuất thấp chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, chất lượng dịch vụ thấp. + Tổ chức quản lý điều hành còn thụ động, chưa phát huy được vai trò chủ động trong sản xuất - kinh doanh. Chưa có khả năng tự chủ về tài chính để thực hiện hạch toán kinh tế; chưa tách bạch được các công đoạn sản xuất, tiêu thụ nước, dẫn đến tỷ lệ thất thu, thất thoát nước lớn. + Hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không có điều kiện tự đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị. + Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp còn chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên xuất phát từ hai phía: phía nhà nước với những yếu tố về quy hoạch, kế hoạch, định hướng chiến lược phát triển; hệ thống cơ chế chính sách về đầu tư, giá cả, thuế…và phía doanh nghiệp với những yếu tố về phương thức sản xuất-kinh doanh, phương thức quản lý, trình độ năng lực cán bộ quản lý, điều hành… d. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Là lực lượng đối trọng với doanh nghiệp nhà nước trong việc xã hội hóa dịch vụ cấp nước. Trước đây các công ty tư nhân chỉ tham gia vào lĩnh vực cấp nước một cách gián tiếp: sản xuất và cung cấp vật tư, thiết bị chuyên ngành nước như máy bơm, ống nước, phèn clor…Hiện nay với chủ trương khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào mọi hoạt động, các công ty tư nhân bắt đầu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất và cung cấp nước sạch.
  • 18.  Luận văn thạc sĩ - 18 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Những ưu điểm của thành phần kinh tế tư nhân: + Có sức sống mãnh liệt, có khả năng thích ứng cao trong mọi điều kiện. + Có khả năng lựa chọn quy mô phù hợp và tổ chức sản xuất tối ưu. + Có tính đa dạng, phong phú về quy mô. * Hợp tác xã, tổ hợp tác với bộ máy quản lý đơn giản gọn nhẹ là những thành phần rất phù hợp cho quá trình xã hội hóa lĩnh vực cấp nước đặc biệt là vùng nông thôn * Nhân dân, hộ gia đình vừa là người được hưởng lợi vừa là lực lượng tham gia vào quá trình xã hội hóa cấp nước. Họ góp phần quyết định mô hình cấp nước sạch nông thôn phù hợp với khả năng cung cấp tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý công trình. 1.3.4. Nguồn vốn đầu tư Một trong những mục đích của việc xã hội hóa cấp nước là thu hút vốn từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tư vào lĩnh vực cấp nước. Đặc điểm của ngành cấp nước là vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, suất sinh lời thấp (do giá bán bị khống chế ) nên không hấp dẫn các nhà đầu tư. Điều này buộc nhà nước phải dùng nguồn ngân sách để đầu tư vào lĩnh vực cấp nước. Theo Luật ngân sách hiện hành, cung cấp tài chính cho cấp nước được coi là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh và nguồn được cấp lấy là từ ngân sách tỉnh. Tuy nhiên trên thực tế , cung cấp tài chính cần thiết để nâng cấp các dịch vụ cơ bản vượt quá bất cứ nguồn thu nào của tỉnh. Do đó ngân sách tỉnh chỉ đầu tư vào những dự án cấp nước nước trọng điểm, vào hệ thống cơ sở ban đầu. Phần còn lại là nguồn tự có của doanh nghiệp hoặc nguồn vốn vay. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thu được từ giá bán nước. Vốn này dùng để đầu tư cải tạo, mở rộng mạng lưới cấp nước nhằm nâng cao năng lực sản xuất.
  • 19.  Luận văn thạc sĩ - 19 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Vốn vay bao gồm vốn trong nước và vốn nước ngoài chủ yếu là vốn viện trợ phát triển chính thức ( ODA). Vốn ODA có nhược điểm là suất đầu tư cao, viện trợ chủ yếu là thiết bị, máy móc ( thường là giá cao ), có rủi ro về tỷ giá hối đoái. 1.3.5. Giá cả Định giá chính là cốt lõi của các quy định kinh tế. Quy định giá là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các công ty không lợi dụng thế độc quyền để tính giá cao hơn giá ở một thị trường mang tính cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, nó cũng phải đảm bảo được cho nhà cung cấp dịch vụ có thể tự trang trải được chi phí đầu tư vận hành, có thể trụ vững được về mặt tài chính. a. Nguyên tắc xác định giá Thực hiện theo thông tư liên bộ số 03 ngày 3.6.1999 của Bộ xây dựng- Ban vật giá Chính phủ. + Việc đặt giá phải biểu thị mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội. + Giá phải được tính đúng và đủ tất cả các chi phí bao gồm sản xuất, phân phối và sử dụng, phải chú ý đến khả năng chi trả của khách hàng và phải đủ trả nợ để công ty nước có thể đứng vững và phát triển. + Giá nước phải được xác định rõ theo đối tượng sử dụng, sinh hoạt, cơ quan hành chánh, sản xuất công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Tổng chi phí sản xuất Giá trung bình = + Thuế thu nhập + Phí nước thải Nước đầu ra Trong đó: + Tổng chi phí sản xuất được chia thành chi phí sản xuất nước sạch, chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh.
  • 20.  Luận văn thạc sĩ - 20 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT + Nước đầu ra: lượng nước được sản xuất trừ đi lượng nước thất thoát hay thất thu. + Tỷ lệ nước thất thoát, thất thu không vượt quá 40%. b. Quy trình xác định giá Bước 1: Công ty cấp nước trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề án xây dựng biểu giá. Bước 2: Đề xuất sẽ được liên sở tài chính và xây dựng xem xét sau đó trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Bước 3: Ủy ban nhân dân tỉnh đưa đề xuất lên Hội đồng nhân dân tỉnh và cơ quan này sẽ ra quyết định điều chỉnh khung giá nước. 1.3.6. Chất lượng dịch vụ Một vấn đề quan trọng khác là chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Điều này liên quan đến chất lượng và khối lượng nước cũng như mức độ dịch vụ cấp cho khách hàng. Vì lý do sức khỏe nước cung cấp phải đủ và an toàn để uống. Khối lượng nước được cung cấp cho khách hàng bao gồm: tính sẵn có của nước (được tính bao nhiêu giờ trong ngày), tính liên tục của việc cung cấp nước và áp suất từ vòi. Chất lượng nước uống : các tiêu chuẩn nước uống được quy định và giám sát bởi Bộ y tế và các sở y tế. Mức độ dịch vụ khách hàng là những vấn đề có liên quan đến khách hàng như giải đáp thắc mắc của khách hàng, thời gian chờ đợi kết nối, tình trạng khắc phục ống bể. 1.3.7. Kỹ thuật - công nghệ Nước sạch đến tay người tiêu dùng phải thông qua nhiều công đoạn xử lý phức tạp. Nước thô để xử lý được lấy từ nước mặt ( sông, hồ…) hoặc nước ngầm( khoan giếng) sau đó đưa vào hệ thống lắng, lọc, châm hóa chất
  • 21.  Luận văn thạc sĩ - 21 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT diệt khuẩn(clor), bơm vào mạng phân phối đến từng hộ gia đình. Việc lựa chọn công nghệ xử lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố: năng lực tài chính, nhân lực, yêu cầu về chất lượng nước, vị trí địa lý…Vùng nông thôn thường thích hợp cho công nghệ xử lý nước ngầm vì vốn đầu tư ít, vận hành đơn giản và hiệu quả. 1.4. VÍ DỤ VỀ KINH NGHIỆM TƯ NHÂN HÓA LĨNH VỰC CẤP NƯỚC SẠCH Ở VƯƠNG QUỐC ANH Như đã trình bày ở phần trên, xã hội hóa lĩnh vực cấp nước chính là sự đa dạng hóa các hình thức đầu tư, vận hành và kinh doanh nước sạch. Ở một số nước như Anh, Mỹ, Úc thì đó chính là sự tư nhân hóa việc cung cấp nước. Thời gian cung cấp nước sạch ở Anh đến nay đã được 300 năm, tuy nhiên quá trình tư nhân hóa chỉ bắt đầu từ năm 1989 phục vụ cho 50 triệu người. Tư nhân hóa được xem là một giải pháp duy nhất để đạt hai mục tiêu của chính phủ về việc nâng cao hiệu quả và tiếp cận nguồn vốn tư nhân đầu tư vào hạ tầng cơ sở. Với việc tư nhân hóa 187 nhà cung cấp nước xác nhập thành 10 công ty cấp nước tư nhân được chia theo vùng để cung cấp nước cho toàn quốc. Một số kinh nghiệm có thể áp dụng cho quá trình xã hội hóa cấp nước ở Việt Nam 1.4.1. Quản lý của Nhà nước về cung cấp nước sạch Cơ cấu quản lý tổng thể đối với ngành cấp nước bao gồm 3 phần cơ bản: chính sách toàn ngành, khung pháp lý và cơ chế thể chế. * Chính sách ngành đưa ra các mục tiêu cơ bản và cơ cấu thị trường cho ngành bao gồm sự tham gia của các thành phần vào việc cung cấp nước, cơ cấu thể chế quản lý ngành, mức độ bao phủ của dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Chính sách ngành cho chính quyền trung ương xây dựng.
  • 22.  Luận văn thạc sĩ - 22 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT * Khung pháp chế là cơ quan về pháp luật, quyết định, chỉ đạo và thực thi các quy định cho ngành. Khung pháp lý hỗ trợ cho cho các mục tiêu của chính sách; bất cứ rào cản về luật pháp nào đối với việc thực hiện chính sách cần phải được giải quyết và bất kỳ quy định mới nào hỗ trợ các mục tiêu của chính sách cần phải được giới thiệu và thực thi. * Cơ cấu thể chế : cơ cấu thể chế nói đến vai trò và trách nhiệm đối với việc lập chính sách và kế hoạch, các quy định và cung cấp dịch vụ. Sơ đồ 1.1- Các chức năng trong cơ cấu thể chế Sơ đồ 1.1. Cho thấy các chức năng cơ cấu thể chế được phân định rõ ràng và có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • 23.  Luận văn thạc sĩ - 23 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Bảng 1.3 .Khung pháp lý về lĩnh vực cung cấp nước sạch Vai trò Trách nhiệm cụ thể Hoạch định chính sách- Đưa ra các mục tiêu chính sách tổng thể và ban hành các quy định cho ngành - Xác định chính sách ngành, cấu trúc, sự cạnh tranh và vai trò của các thành phần tham gia cấp nước. - Ban hành luật pháp và các quy định quản lý ngành ( giá, tiêu chuẩn dịch vụ, quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng, sự tham gia của cộng đồng). - Phát triển chính sách đầu tư. Cơ chế: Quy định, thực thi và thi hành các quy định - Ban hành các điều lệ và thủ tục bổ sung để thực hiện các quy định. - Thi hành các quy định và tiêu chuẩn về chi phí, giá, chất lượng dịch vụ và quan hệ với khách hàng. - Xem xét và thông qua các điều chỉnh giá - Giải quyết mâu thuẫn giữa các nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. - Góp ý với nhà hoạch định chính sách. Nhà cung ứng dịch vụ - Cung cấp dịch vụ phù hợp với giá cả hợp lý - Giải đáp các yêu cầu và khiếu nại của khách hàng. - Cung cấp dịch vụ đáp ứng được các tiêu chuẩn về dịch vụ, hoạt động môi trường và sức khỏe. - Bảo dưỡng và phục hồi cơ sở hạ tầng. - Quản lý kinh doanh, thực hiện các chương trình đầu tư
  • 24.  Luận văn thạc sĩ - 24 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Bảng 1.3 xác định rõ vai trò và trách nhiệm cụ thể của nhà hoạch định chính sách, cơ chế và nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực cấp nước nói chung và xã hội hóa cấp nước nói riêng. Trong đó, nhà hoạch định chính sách xác định các thành phần, công ty tham gia cấp nước; vai trò cơ chế là kiểm tra, giám sát hoạt động của các nhà cung cấp nước; vai trò của nhà cung cấp dịch vụ là cung cấp nước sạch đảm bảo chất lượng cho khách hàng. 1.4.2. Các thành phần tham gia cung cấp nước sạch Tất cả đều do các Công ty tư nhân thực hiện. Các công ty quản lý theo lưu vực sông mà không theo địa giới hành chính. Toàn bộ các công ty cấp nước đều hoạt động theo giấy phép. Các giấy phép có giá trị 25 năm, nhưng có thể bị nhà nước thu hồi với điều kiện được báo trước một thời gian là 10 năm. Giấy phép như một công cụ để quản lý các công ty. Các giấy phép cho phép công ty có quyền cung cấp dịch vụ, xác định ranh giới địa lý hoạt động, quy mô dịch vụ, giá cả và chất lượng dịch vụ. Nếu công ty không đáp ứng được các điều kiện trên thì bị thu hồi giấy phép. 1.4.3. Nguồn vốn đầu tư Các công ty tự huy động vốn cho các chương trình đầu tư thông qua thu nhập hàng năm của công ty hoặc có thể huy động từ thị trường tài chính hoặc phát hành cổ phiếu. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ bất cứ phần nào. 1.4.4. Giá nước * Về phương pháp xác định: giá nước được đưa vào luật ngành nước (năm 1991) và giấy phép đăng ký của mỗi công ty cấp nước. Giá nước được xác định trên cơ sở bảo đảm tính tự chủ về tài chính của công ty, phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng và bảo vệ nguồn nước. * Về quy trình quyết định: bảng giá được xem xét lại trong 5 năm và giá được quyết định bởi văn phòng dịch vụ nước trực thuộc Chính phủ. Các công ty có thể yêu cầu Uỷ Ban cạnh tranh hoặc Cục quản lý cạnh tranh xem xét lại giá.
  • 25.  Luận văn thạc sĩ - 25 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT 1.4.5. Chất lượng dịch vụ * Về đặt tiêu chuẩn : cấp dịch vụ được quy định rõ trong giấy phép của công ty cấp nước. Tiêu chuẩn chất lượng nước được quy định trong quy định ngành cấp nước theo hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu. * Về giám sát và chế tài: Các công ty cấp nước phải báo cáo chất lượng dịch vụ, hoạt động điều hành cho Văn phòng dịch vụ nước (OFWAT) và chất lượng nước cho Ban kiểm soát nước sinh hoạt ( DWI). Ban kiểm soát sẽ phạt những công ty không đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước. * Về quan hệ khách hàng: Các công ty cấp nước được yêu cầu phải có quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng. Ủy ban khách hàng ( gọi là tiếng nói nước Water Voice) được thành lập ở từng vùng nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như người tiêu dùng. .
  • 26.  Luận văn thạc sĩ - 26 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC CUNG CẤP NƯỚC SẠCH Ở VÙNG NÔNG THÔN TỈNH TIỀN GIANG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN LĨNH VỰC CUNG CẤP NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN Tiền Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích tự nhiên là 236.660 ha. Dân cư nông thôn chủ yếu sống tập trung ven các trục đường giao thông, quanh chợ, thị tứ, ven các sông, kênh rạch và vùng ven biển, thuận lợi trong sản xuất, cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ cư dân sống phân tán nên việc cấp nước sinh hoạt bằng giải pháp trạm cấp nước tập trung gặp khó khăn nên phải sử dụng cấp nước phân tán. Một đặc điểm nữa là nguồn nước ngầm ở các huyện vùng ven biển Gò Công bị nhiễm mặn không sử dụng được nên phải xây dựng các trạm xử lý nước mặt và làm bể chứa nước mưa.
  • 27.  Luận văn thạc sĩ - 27 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý tỉnh Tiền Giang có phía đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Bến Tre, phía Bắc giáp tỉnh Long An. Là tỉnh đồng bằng nên có khí hậu, thời tiết thuận lợi, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, nhiệt độ cao nhất là 35 0 C, thấp nhất là 22 0 C. Theo điều kiện tự nhiên, hiện tại địa bàn tỉnh có thể được chia các vùng: - Vùng ngập lũ: thuộc các huyện phía Tây bên bắc Quốc lộ IA, hàng năm chịu ảnh hưởng của lũ lụt, thời gian ngâm lũ kéo dài hàng tháng, nên nguồn nước mặt bị ô nhiễm. Tuy nhiên trong vùng này thì nguồn nước ngầm là khá tốt. Khai thác lên là có thể sử dụng được ngay không phải xử lý. Mặt khác lượng mưa ở khu vực này cũng khá cao, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng ≤ 1500mm. - Vùng bị ngập lũ và phèn : chủ yếu tập trung ở huyện Tân Phước, nguồn nước mặt gần như bị nhiễm phèn quanh năm. Nguồn nước ngầm có địa phương bị nhiễm phèn, có nơi không.
  • 28.  Luận văn thạc sĩ - 28 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT - Vùng nối giữa các huyện từ Tây sang Đông bao gồm các huyện Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho: nguồn nước mặt và nước ngầm đều có trữ lượng và chất lượng khá tốt. - Vùng Gò Công: đây là vùng đặc biệt khó khăn, cả 2 nguồn nước ngầm và nước mặt đều bị ô nhiễm mặn. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Là một tỉnh thuần nông với diện tích trồng lúa hàng năm 239.500 ha, sản lượng thu hoạch là 1.155 triệu tấn lương thực có chất lượng cao, diện tích trồng cây ăn quả là 63.700 ha, sản lượng cho thu hoạch hàng năm là 538.000 tấn các loại. Ngoài ra còn trồng các loại rau màu, cây có củ, cây dừa, cây ngô…với diện tích trồng hàng năm là 35.000 ha, sản lượng thu hoạch đạt 330.000 tấn. Do áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng nên chất lượng sản phẩm từ trồng trọt ngày một nâng cao đã dần dần tiếp cận được với thị trường trong và ngoài nước. Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi của tỉnh cũng phát triển khá tốt, đến nay toàn tỉnh hiện có 500.700 con heo các loại, 591 con trâu, 36.700 con
  • 29.  Luận văn thạc sĩ - 29 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT bò và 2.915.000 con gia cầm và đã có nhiều trang trại với quy mô lớn. Toàn tỉnh có 197 trang trại chăn nuôi và 160.000 hộ chăn nuôi quy mô gia đình. Tất cả các cơ sở này đều có nguồn nước sạch cung cấp cho gia súc, gia cầm. Về dân số: Dân số được phân bố đồng đều trên toàn địa bàn với tổng số dân là 1.700.900 người (năm 2005), số hộ là 375.308 hộ. Trong đó dân số nông thôn là 1.447.300 người chiếm đến 85,1% dân số toàn tỉnh, mật độ bình quân là 710người/km 2 . Với mật độ dân cư nông thôn đông hơn trung bình của các tỉnh đồng bằng sông Cữu Long, nhưng định cư tương đối tập trung nên việc phát triển kinh tế xã hội có nhiều thuận lợi hơn, tạo ra được diện tích đất đai tập trung để phát triển sản xuất, xây dựng trang trại, dễ thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đồng thời dân cư tập trung còn là điều kiện tốt để đầu tư phát triển cấp nước. Về cơ sở hạ tầng nông thôn hiện nay có 146 trạm y tế ở các xã với 850 giường bệnh và 493 điểm trường cấp I,II, nhà trẻ, mẫu giáo. Tất cả các cơ sở y tế, giáo dục này đến nay đã được cung cấp đầy đủ nước sạch cho hoạt động hàng ngày.
  • 30.  Luận văn thạc sĩ - 30 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT 2.1.3. Tài nguyên nước Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang xét về mặt trữ lượng là khá dồi dào, đáp ứng nhu cầu cung cấp sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. a. Nguồn nước mặt Phần lớn nguồn nước này được cung cấp từ sông Tiền, một nhánh của sông MêKông, với lưu lượng chiếm 82% và sông Vàm Cỏ có lưu lượng chiếm 8% lưu lượng tự nhiên. Do đặc điểm tự nhiên của tỉnh mà nguồn nước mặt được phân bố theo 2 vùng rõ rệt. - Vùng các huyện phía Đông nguồn nước mặt bị nhiễm mặn phần lớn diện tích - nhất là 6 xã cù lao, nên nguồn nước phục vụ cho sản xuất gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong mùa khô. - Vùng các huyện phía Tây nguồn nước mặt khá dồi dào và không bị nhiễm lý, hóa. Hàng năm các huyện đều chịu ảnh hưởng của mùa lũ, trong mùa lũ thì nguồn nước bị ô nhiễm vi sinh khá trầm trọng gần như không sử dụng được cho sinh hoạt nếu không xử lý. b. Nguồn nước ngầm Theo số liệu điều tra quy hoạch thì địa chất thủy văn trên toàn địa bàn là khá phức tạp, trữ lượng và chất lượng phân bổ không đều. Vùng các huyện ven biển Gò Công nước ngầm gần như bị nhiễm mặn hoàn toàn. Vùng các huyện phía Tây ( Cái Bè, Cai Lậy ) thì nước ngầm chất lượng tốt, khai thác lên là có thể sử dụng được ngay không qua xử lý. Còn các huyện khác có nguồn nước ngầm nhưng đều bị nhiễm sắt phải qua xử lý mới có thể sử dụng. Trữ lượng có thể khai thác 200.000 m 3 /ngàyđêm.
  • 31.  Luận văn thạc sĩ - 31 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT c. Nguồn nước mưa Hàng năm toàn tỉnh nhận xấp xỉ 3,3 tỷ m 3 nước với lượng mưa bình quân tại Mỹ Tho là ≤1400 mm, vùng Gò Công ≤1.200 mm. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm. Đây là nguồn nước quan trọng cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, nhất là những vùng khó khăn về nguồn nước thì người dân còn phải chưa dự trữ để ăn uống trong mùa khô. Chất lượng của nguồn nước này đến nay chưa có một cơ quan, tổ chức nào công bố và có lẽ chưa có một xét nghiệm nào về chất lượng nguồn nước này. 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC CUNG CẤP NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN TIỀN GIANG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Kết quả thực hiện Chủ trương xã hội hóa cấp nước nông thôn Tiền Giang bắt đầu từ những năm 90. Ban đầu do nhu cầu cấp thiết về nước sạch ở nông thôn, người dân trong cùng một xóm, ấp góp vốn thuê người khoan giếng, xây dựng đường ống và cùng nhau sử dụng nước. Phong trào tự phát diễn ra ở nhiều nơi. Trước tình hình đó Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã đề ra chủ trương xã hội hóa về cấp nước nông thôn. Đến nay qua gần 20 năm thực hiện công tác xã hội hóa đã đạt được những kết quả thiết thực. Đến thời điểm tháng 12 năm 2009 đã có 548 trạm cấp nước tập trung, trong đó có 502 trạm nước ngầm, 46 trạm nước mặt; tổng số giếng tầng sâu hiện có 1.033 giếng trong đó thuộc các trạm cấp nước tập trung là 813 giếng, còn lại 220 giếng sử dụng đơn lẻ từ 1 đến < 20 hộ và 8.766 giếng tầng nông đang sử dụng cùng với 435.073 lu, bể chứa nước mưa các loại. + Công suất khai thác là 98.995 m3/ngày đêm. + Nguồn nước mưa và nước ao làng khoảng : 21.131 m3
  • 32.  Luận văn thạc sĩ - 32 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT + Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch quy ước (nước hợp vệ sinh) là 83% tương đương 1.201.000 người (Tỷ lệ bình quân cả nước là 62%, Đồng bằng sông Cữu Long 66%). Trong đó dân số được cấp nước đã qua xử lý đạt tỷ lệ 68,4% tương đương 989.900 người. Nước mưa và ao làng 14,6% tương đương 211.100 người. + Tiêu chuẩn cấp nước từ 80-100 lít/người/ ngày đối với hệ thống cấp nước tập trung. + Nước đảm bảo theo tiêu chuẩn 1329-2002-Việt Nam. Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ dân số được cấp nước qua các nguồn năm 2005 Nguồn: TRUNG TÂM NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TIỀN GIANG NĂM 2006 Theo biểu đồ 2.1 Tỷ lệ dân nông thôn được cung cấp nước sạch qua trạm cấp nước tập trung là 63% tương đương 912.190 người với sản lượng tiêu thụ 91.180 m3/ngày đêm, qua giếng tầng sâu đơn lẻ và tầng nông là 5,4% tương đương 77.710 người với sản lượng tiêu thụ 7.815 m3/ngày đêm, qua nước mưa là 13,8% tương đương 199.622 người với sản lượng tiêu thụ 19.973 m3/ngàyđêm, sử dụng nước ao, mương là 0,8% tương đương 11.478 người với sản lượng tiêu thụ 1.158 m3/ngàyđêm. Tỷ lệ dân nông thôn được cung cấp nước sạch qua trạm trập trung chiếm 63% điều này phù hợp với chủ trương thực hiện xã hội hóa vì cấp nước qua trạm cấp nước tập trung có nhiều ưu điểm hơn hẳn: bảo vệ được nguồn nước, chi phí xây dựng và vận
  • 33.  Luận văn thạc sĩ - 33 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT hành thấp, chất lượng nước được kiểm soát. Việc xây dựng trạm cấp nước tập trung phụ thuộc vào mức độ tập trung của dân cư, trong tương lai tỷ lệ này có thể tăng lên tối đa là 95%. Tỷ lệ dân số sử dụng nước qua giếng tầng sâu đơn lẻ, tầng nông và nước mưa sẽ tương đối ổn định. Khi đó tỷ lệ dân số sử nước ao làng sẽ giảm dần. Bảng 2.1.Tỷ lệ dân số nông thôn có nước sạch sinh hoạt ở các huyện, t hị năm 2009 TT Huyện, Thành, Thị Tỷ lệ % dân số có nước sạch Ghi chú 1 Cái Bè 60,5 2 Cai Lậy 78,8 3 Tân Phước 74,8 4 Châu Thành 67,9 5 Thành phố Mỹ Tho 91,3 (Các xã ngoại thành) 6 Chợ Gạo 92,2 7 Gò Công Tây 72,6 8 Gò Công Đông 80,4 9 Thị xã Gò Công 100 (Các xã ngoại thành) TỔNG CỘNG 83 1.201.000 người Nguồn: TRUNG TÂM NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TIỀN GIANG NĂM 2009 Theo số liệu Bảng 2.1 chủ trương xã hội hóa được thực hiện ở tất cả các huyện, thị trong toàn tỉnh với tỷ lệ dân số được cấp nước đều trên 60%. Trong đó các huyện phía Đông như Chợ Gạo, Gò Công mặc dù là những vùng khó khăn về nguồn nước nhưng tỷ lệ dân số được cấp nước cao hơn do những vùng này có mật độ dân cư tập trung đông nên việc cấp nước tương đối dễ dàng hơn thông qua trạm cấp nước tập trung nông thôn và một phần của hệ thống cấp nước đô thị.
  • 34.  Luận văn thạc sĩ - 34 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT 2.2.2. Các giai đoạn thực hiện a. Giai đoạn 1 Từ năm 1995 đến 2000: Được bắt đầu từ Chương trình của UNICEF ủng hộ cho mỗi người dân 50 USD để khoan giếng tâng nông ( <120m) sử dụng trong hộ gia đình với bơm tay trên địa bàn toàn tỉnh. Sau ba năm tài trợ, do nguồn nước ngầm tầng nông có chất lượng kém, nên chuyển sang hỗ trợ giếng tầng sâu, sử dụng cho hộ hoặc cụm gia đình. Kết quả giai đoạn này khoan được 8.162 giếng tầng nông và 200 giếng tầng sâu có công suất 4-5 m3/h, số giếng được xây dựng thành trạm cấp nước tập trung là 96 trạm. Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước là 12% tương đương 165.600 người, tổng công suất khai thác là 9.360 m3/ngày đêm, Vốn đầu tư cho giai đoạn này là 8,75 tỷ đồng. b. Giai đoạn 2 Từ năm 2000 đến năm 2005 là giai đoạn phát triển giếng khoan tầng sâu để lập trạm cấp nước tập trung để phục vụ hộ gia đình. Xã hội hóa cấp nước bước vào giai đoạn phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Tổng số giếng tầng sâu được khoan trong giai đoạn này là 600 giếng,
  • 35.  Luận văn thạc sĩ - 35 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT có 326 giếng do UNICEF tài trợ, thành lập được 175 trạm cấp nước, có 4.200 giếng tầng nông và 500.000 lu, bể các loại để phục vụ nước sạch cho 30% dân số nông thôn, nâng tỷ lệ dân số nông thôn có nước sạch sử dụng là 42% tương đương 590.100 người. Tổng công suất khai thác là 47.200 m3/ngàyđêm. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn này bằng tất cả các nguồn là 56 tỷ đồng. c. Giai đoạn 3 Từ năm 2005 đến 2010 đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất, chủ yếu phát triển trạm cấp nước tập trung, với giếng tầng sâu, không có giếng khoan tầng nông. Số trạm cấp nước trong giai đoạn này là 277 trạm nâng công suất khai thác lên 120.290 m 3 /ngày đêm, tỷ lệ dân số nông thôn có nước sạch sử dụng là 83% tương đương 1.201.000 người. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn này là 159,8 tỷ đồng. Trong 10 năm từ 2000-2010 tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước là 42% nhưng chỉ trong 5 năm từ 2005-2010 nhờ những nỗ lực vượt bậc và đầu tư đúng hướng tỷ lệ dân số được cấp nước đã tăng lên gấp đôi (83%). Tuy nhiên sau giai đoạn 2010 tỷ lệ dân số được cấp nước sạch sẽ tăng chậm do phần dân số còn lại rất khó khăn về kinh tế. 2.2.3. Mô hình đầu tư xã hội hóa Có thể nói Tiền Giang là một trong những tỉnh có mô hình đầu tư và quản lý cấp nước nông thôn đa dạng nhất cả nước, các mô hình này đang hoạt động hiệu quả và thỏa mãn nhu cầu của người dân địa phương. Các thành phần trực tiếp tham gia cấp nước hay mô hình đầu tư bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác. Ở Tiền Giang việc thiết lập dự án và đầu tư xây dựng bất kỳ công trình cấp nước tập trung nào các chủ đầu tư cũng phải tuân thủ các bước sau:
  • 36.  Luận văn thạc sĩ - 36 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Bước 1: Họp lấy ý kiến người dân. Bước 2: Thành lập Ban quản lý. Bước 3: Làm đề nghị xin đầu tư xây dựng. Bước 4: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bước 5: Thiết lập bản đồ khu đất xây dựng công trình. Bước 6: Lập dự án đầu tư. Bước 7: Đăng ký kinh doanh. a. Mô hình tổ hợp tác Đây là hình thức công đồng sở hữu và vận hành. Tổ hợp tác được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự. Căn cứ vào nhu cầu về nước sạch cho sinh hoạt, Ủy ban nhân dân xã triệu tập dân trong vùng giới thiệu về dự án, phổ biến về hình thức tổ chức và phương thức đóng góp xây dựng công trình, sau khi đã thống nhất các nội dung cơ bản, người dân sẽ bầu ra Ban quản lý công trình, thường từ 3 đến 5 người, việc bầu chọn sẽ được Ủy ban nhân dân xã thông qua và xác nhận. Ban quản lý sẽ liên hệ với Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn để được tư vấn để lập dự án, trình Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân Tỉnh có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ, thủ tục thành lập, đăng ký, cấp giấy phép khoan giếng và khai thác nước ngầm. Thời gian tỉnh phê duyệt cấp giấy phép là 3- 5 ngày. Ban quản lý tiến hành huy động tiền đóng góp của nhân dân rồi tổ chức hợp đồng thi công có dân tham gia giám sát. Sau khi hoàn thành công trình, Ban quản lý báo cáo kết quả xây dựng, công khai tài chính với dân. Trong quá trình hoạt động. Ban quản lý có trách nhiệm bảo đảm quá trình vận hành, bơm, cung cấp nước, tiến hành thu tiền nước theo giá dân đã định sẳn nêu trong hồ sơ dự án, chi trả cho các chi phí hoạt động ( tiền điện,
  • 37.  Luận văn thạc sĩ - 37 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT sửa chữa phụ cấp) đồng thời lập sổ sách theo dõi thu chi, hợp đồng cung cấp nước với từng hộ, lập hóa đơn thu tiền nước hàng tháng và hàng quý, 6 tháng, năm báo cáo công khai tài chính cho dân biết. Mô hình này đảm bảo cung cấp từ 500-600 hộ tương đương 2.250 đến 2.700 người dân. Đối với mô hình này người sử dụng quyết định suất đầu tư, không hạch toán lỗ lãi mà trên cơ sở phi lợi nhuận, thu đủ bù chi. Đến thời điểm 12/2005 toàn tỉnh Tiền Giang có 303 tổ hợp tác quản lý 323 trạm cấp nước, công suất khai thác 36.242 m3/ngàyđêm phục vụ cho 362.400 người. Sơ đồ 2.1.Mô hình tổ hợp tác MỘT TỔ HỢP TÁC ĐIỂN HÌNH Trạm cấp nước Bình Trưng I ấp Bình Trưng, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang là một tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả. Vào những năm trước 1991 nước sinh hoạt cho người dân Thạnh Nhựt chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên từ ao, hồ, kênh, rạch song nguồn nước này cũng chỉ có nước ngọt vào tháng 8, thời gian còn lại là nước mặt. Từ Chương trình ngọt hóa Gò Công năm 1992, nguồn nước sông bị tù đọng nên mức độ ô nhiễm ngày càng thêm trầm trọng.Trước nhu cầu bức xúc trên, một số hộ đã tiên phong xin Ủy ban nhân dân xã xây dựng công trình cấp nước tập trung và thành lập tổ hợp tác. Ban đầu do nghi ngại nên chỉ có 138/451 hộ tham gia. Các hộ tham gia tuy có quyết tâm nhưng lại khó khăn về kinh tế, huy động hết
  • 38.  Luận văn thạc sĩ - 38 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT thảy chỉ có 10 hộ có tiền mặt với số tiền 10 triệu đồng, khá nhỏ với nhu cầu đầu tư. Thiếu vốn, nhiều hộ phải thế chấp đất, nhà ở để vay tiền và đã vay được 124,7 triệu đồng. Ngoài ra Tổ hợp tác còn nhận được sự hỗ trợ của Trung tâm sinh hoạt nước nông thôn 15 triệu đồng và tổ chức UNICEF một số thiết bị trị giá 27.500.000 đồng. Sau khi đã huy động đủ vốn, Ủy ban nhân dân xã tổ chức họp dân và chính thức bầu 7 người tham gia vào Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng, giám sát thi công và quản lý tài chính. Công trình được khởi công vào ngày 04/02/1999 và hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 28/04/1999 với các hạng mục chính bao gồm: đài nước cao 13 m, dung tích 11 m 3 , bể chứa 37 m 3 , bể lọc công suất 300 m 3 , giếng khoan D60. Công trình sau khi xây dựng xong đã đáp ứng nhu cầu cấp bách của các hộ gia đình và hoạt động hiệu quả. Thấy được tính hiệu quả và sự thuận tiện của công trình, nhiều hộ gia đình đã tham gia. Tổ hợp tác đã được Ủy ban xã đồng ý nâng cấp công trình; khoan thêm giếng, nâng công suất bể lọc, kéo nối tuyến ống nâng giá trị công trình lên 1.129.635.000 đ. Đến năm 2005 có 563 hộ tương đương với 2.550 người dân có nước sạch sử dụng , đến năm 2008 là 1.345 hộ tương đương 6.052 người, tháng 12 năm 2010 là 1.700 hộ tương đượng 7650 người với sản lượng ghi thu hàng tháng 22.000m 3 với số hộ hiện nay, Tổ hợp tác đã đạt mức tích lũy là 215.000.000 đồng. Song song với việc mở rộng hoạt động công trình, việc quản lý tài chính và kỹ thuật cũng được thực hiện khá chặt chẻ. Thu chi tài chính công khai, minh bạch, mọi thu chi đều thông qua đại hội đại biểu tổ viên nên được các tổ viên rất tin tưởng và gắn bó với công trình. Công tác vận hành bảo dưỡng được thực hiện nghiêm ngặt, có quy trình kiểm tra máy móc thiết bị, tuyến ống…để phát hiện sai sót, hư hỏng sửa chữa ngay để tránh thất thoát. Từ một công trình cấp nước quy mô nhỏ bé với bước khởi đầu gian nan, vất vả nhưng với cách tiếp cận đúng hướng và việc quản lý rõ ràng, hiệu quả, Tở hợp tác cấp nước Bình Trung đang ngày càng mở rộng và đạt hiệu quả hơn. Nguồn: Ban quản lý Tổ hợp tác Bình Trung -2006
  • 39.  Luận văn thạc sĩ - 39 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT b. Mô hình hợp tác xã Ở Tiền Giang, phần lớn các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: khuyến nông, khuyến lâm, cung cấp vật tư, mua bán hàng hóa, nông sản và dịch vụ cấp nước và vệ sinh nông thôn. Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã. Để chuẩn bị thành lập một Hợp tác xã, Ủy ban nhân dân huyện cùng Ủy ban nhân dân xã cử một Ban chủ nhiệm lâm thời - Ban này sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị các thủ tục thành lập hợp tác xã và phương án hoạt động kinh doanh của hợp tác xã. Để chính thức thành lập một hợp tác xã, Ủy ban nhân dân huyện triệu tập hội nghị xã viên. Hội nghị sẽ giới thiệu Điều lệ hợp tác xã và phương án hoạt động, bầu Ban chủ nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín. Ủy ban nhân dân huyện sẽ phê chuẩn Điều lệ Hợp tác xã đồng thời ra quyết định thành lập hợp tác xã và phê duyệt nhân sự. Thời gian hoàn thành thủ tục 5-10 ngày ( xem xét phê duyệt bản điều lệ hợp tác xã, ra quyết định thành lập hợp tác xã, bổ nhiệm nhân sự ban chủ nhiệm, ban kiểm soát theo kết quả đại hội bầu). Để xây dựng một công trình cấp nước tập trung, Ban chủ nhiệm phải tiến hành các thủ tục xin phép ủy ban nhân dân Tỉnh và Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp phép khai thác nước ngầm. Sau khi hoàn tất các thủ tục hành chánh, Ban chủ nhiệm sẽ tổ chức huy động vốn đóng góp của xã viên, giám sát và quản lý xây dựng công trình, nghiệm thu và quyết toán công trình. Ban chủ nhiệm cũng đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo dưỡng công trình, tổ chức hạch toán theo quy định chung, công khai tài chính theo quy định của Luật hợp tác xã và sau 12 tháng Đại hội xã viên một lần để tổng kết đánh giá hoạt động và điều chỉnh lại nhân sự ( nếu có). Hợp tác xã là mô hình hạch toán đầy đủ, giá thành một m 3 nước được tính tất cả các chi phí: tiền lương, tiền công, tiền điện, văn phòng phẩm, chi phí sửa chữa
  • 40.  Luận văn thạc sĩ - 40 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT thường xuyên, công tác phí, tập huấn bảo hộ lao động…và có lãi. Hợp tác xã Tiền Giang hiện đang phải đóng thuế thu nhập ở mức 28 %. Đến thời điểm tháng 12 năm 2009 toàn tỉnh Tiền Giang có 27 hợp tác xã quản lý 27 trạm cấp nước, công suất 7.700 m 3 ngày đêm, phục vụ cho 77.240 người. Sơ đồ 2.2. Mô hình Hợp tác xã HỢP TÁC XÃ - Ban chủ nhiệm: 1 người - Kế toán: 1 người -Thủ quỹ: 1 người - Ban kiểm soát: 1 người MỘT HỢP TÁC XÃ ĐIỂN HÌNH Mỹ Lợi B huyện Cái Bè là một xã vùng sâu của tỉnh Tiền Giang, có diện tích khoảng 1.714 ha, dân số là 6.278 nhân khẩu. Do vị trí địa lý, xã Mỹ Lợi B chịu ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi, kênh rạch thủy lợi xã phèn từ Đồng Tháp Mười. Lượng nước mặt rất dồi dào nhưng chất lượng nước bị nhiễm phèn nặng vào những tháng đầu mùa mưa; những tháng cuối mùa mưa, tuy hàm lượng phèn có giảm nhưng độ đục tăng lên. Bên cạnh đó nguồn nước còn bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu. Tập quán người dân nơi đây là thải rác, xác xúc vật, chất thải sinh hoạt ra kênh rạch cũng làm cho nguồn nước ngày càng ô nhiễm hơn. Ban điều hành Trạm cấp nước n: 2 người Cửa hàng – đại lý vật tư cấp nước: >2 người Ban điều hành Trạm cấp nước 1: 2 người
  • 41.  Luận văn thạc sĩ - 41 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Trước khi có công trình cấp nước tập trung, người dân trong xã chủ yếu sử dụng nước mưa. Tuy vậy do kinh tế khó khăn nên chỉ có 8% số hộ xây dựng được bể chứa nước mưa tạm đủ dùng trong mùa khô, số còn lại phải sử dụng nguồn nước mặt bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn nên dịch bệnh thường xảy ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư trong khu vực. Đứng trước tình hình đó, năm 1996 tổ chức UNICEF đã tài trợ hơn 10 triệu đồng để khai thác 1 giếng khoan tầng sâu phục vụ nước sinh hoạt cho dân. Thực hiện Chương trình xã hội hóa, Hợp tác xã cấp nước được thành lập trên cơ sở ban đầu như trên. Tháng 5/1999 Hợp tác xã hợp đồng với Công ty khai thác nước sinh hoạt nông thôn Tiền Giang thi công xây dựng công trình bao gồm các hạng mục giếng khoan tầng sâu, đài nước cao 13 m bằng bê tông cốt thép, bể chứa 10 m 3 và hệ thống bơm công suất 6m 3 /h, hệ thống đường ống với tổng chiều dài 8.000 m với giá trị công trình 220 triệu đồng. Ban đầu hợp tác xã chỉ có 150 hộ đóng cổ phần với gần 50 triệu đồng. Để có được nguồn vốn trả cho bên thi công, Hợp tác tổ chức hội nghị xã viên vào ngày 30/9/1999. Tại hội nghị các xã viên biểu quyết vay ngân hàng. Ban quản trị và một số xã viên phải thế chấp quyền sử dụng đất của gia đình để vay ngân hàng với số tiền là 173 triệu đồng. Nếu hộ nào chưa nộp đủ tiền cổ phần thì phải chịu lãi vay ngân hàng.
  • 42.  Luận văn thạc sĩ - 42 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Sau khi công trình hoàn thành đến nay số hộ đang ký sử dụng nước ngày càng tăng: Năm 1999 150 hộ tương đương 756 người chiếm tỷ lệ 11.36% dân số xã. Năm 2000 172 hộ tương đương 890 người chiếm tỷ lệ 13.03% dân số xã Năm 2005 182 hộ Năm 2007 310 hộ Năm 2009 515 hộ tương đương 2575 người chiếm tỷ lệ 41% dân số xã có nước sạch sử dụng. Từ khi đưa công trình vào sử dụng đã góp phần cải thiện đợi sống của một bộ phận dân cư trong xã nhất là nâng cao sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em, đẩy lùi tập quán sử dụng nước sông, kênh rạch không hợp vệ sinh, giảm các bệnh tật do nguồn nước gây ra. Nguồn : Ban chủ nhiệm Hợp tác xã Mỹ Lợi- năm 2009 c. Mô hình doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo luật doanh nghiệp. Để xây dựng công trình, chủ đầu tư lựa chọn địa điểm, làm các thủ tục hành chánh liên quan đến quyền sử dụng đất tại nơi xây dựng công trình. Sau đó chủ đầu tư lập dự án xin thành lập doanh nghiệp, có xác nhận của chính quyền xã, huyện và nộp tại Trung tâm nước sinh và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh. Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt dự án xin thành lập doanh nghiệp, Sở kế hoạch và đầu tư cấp đang ký kinh doanh, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp phép khoan giếng.Chủ doanh nghiệp tự bỏ vốn, tổ chức thi công , giám sát xây dựng công trình. Đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, vận hành cung cấp nước đến hộ gia đình, mở sổ sách ghi chép, lập hóa đơn tiền nước theo quy định của cơ quan thuế. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành mức giá trần cho doanh nghiệp triển khai, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế thu nhập.
  • 43.  Luận văn thạc sĩ - 43 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Đến thời điểm tháng 12 năm 2005 có 86 doanh nghiệp tư nhân hoạt động cấp nước, quản lý 88 trạm cấp nước công suất 16.710 m 3 /ngàyđêm phục vụ cho 167.210 người dân. d. Mô hình doanh nghiệp nhà nước Hiện nay toàn tỉnh Tiền Giang có 2 doanh nghiệp nhà nước kinh doanh ngành nước. Một trực thuộc Sở xây dựng cung cấp nước đô thị và một trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cung cấp nước cho khu vực nông thôn. Công ty khai thác và cấp nước sinh hoạt nông thôn được thành lập theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang có nhiệm vụ xây dựng, khai thác và cấp nước cho dân cư nông thôn hoặc dân cư xã ven thành thị mà cấp nước đô thị chưa cung cấp được. Công ty có đầy đủ các phòng chức năng với số lượng cán bộ công nhân viên là 168 người, quản lý 55 trạm cấp nước, cung cấp 31.000m 3 /ngàyđêm, phục vụ 305.340 người dân. e. Mô hình cấp nước cá thể: giếng, lu, bể chứa nước mưa Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có khoảng 15% dân số nông thôn không có nguồn nước để cung cấp theo hệ thống tập trung (nước mặt, nước ngầm)-
  • 44.  Luận văn thạc sĩ - 44 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT nếu muốn sử dụng các nguồn nước này thì cần phải dẫn nước từ các nơi khác đến chứa dự trữ trong các ao lớn nên giá thành rất cao. Ở vùng cù lao, nước nhiễm mặn trầm trọng, dân cư thưa thớt, do đó không thể xây dựng các công trình cấp nước tập trung, vì vậy giải pháp trước mắt là cấp nước bằng lu, bể chứa nước mưa cho từng hộ gia đình và cho phép khoan giếng tầng nông nếu khu vực đó có nguồn nước ngầm tốt. Tuy nhiên loài hình này chỉ là giải pháp tình thế, về mặt lâu dài các loại hình cấp nước này hiệu quả kinh tế không cao, không đảm bảo tính bền vững nên sẽ không được khuyến khích. Bảng 2.2.Số liệu cấp nước qua các mô hình, năm 2009 Tổ hợp tác Hợp tác xã Tư nhân Nhà nước Số tổ hợp tác Công suất m 3 /nđ Dân số được cấp nước (người) Số tổ hợp tác xã Công suất m 3 /nđ Dân số được cấp nước (người) Số doanh nghiệp tư nhân Công suất m 3 /nđ Dân số được cấp nước (người) Số doanh nghiệp nhà nước Công suất m 3 /nđ Dân số được cấp nước (người) 303 36.24 362.40 27 7.700 77.24 86 16.71 167.210 1 31.000 305.34 Nguồn: TRUNG TÂM NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TIỀN GIANG NĂM 2009 Theo bảng 2.2, năm 2009 tỷ lệ dân số được cấp nước qua các mô hình ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ 66.4% tương đương 606.850 người, tỷ lệ dân số do doanh nghiệp nhà nước cung cấp là 33.6% tương đương 305.340 người. Điều đó cho thấy chủ trương xã hội hóa đã đi đúng hướng và mạng lại nhiều kết quả khả quan. Trong đó dân số được cấp nước qua mô hình tư nhân và tổ hợp tác chiếm tỷ trọng ngày càng cao và có xu hướng tăng qua các năm (năm 2007: tổ hợp tác 30.4%, tư nhân 14%; năm 2008: tổ hợp tác 36%, tư nhân 16%; năm 2009: tổ hợp tác 39,7%; tư nhân 18,2%) vì 2 mô hình có nhưng ưu điểm đơn giản, linh hoạt phù hợp với điều kiện nông thôn.
  • 45.  Luận văn thạc sĩ - 45 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Bảng 2.3. Tình hình hoạt động tài chính của các mô hình năm 2009 Mô hình Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (%) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%) Tổ hợp tác Hợp tác xã 5.9 3.9 5.2 Doanh nghiệp tư nhân 9.7 13.4 14.5 Doanh nghiệp nhà nước 3.1 2.6 5.4 Nguồn : Cục thuế tỉnhTiền Giang năm 2009 (phụ lục 4) Xét về mục tiêu đáp ứng nhu cầu nước sạch cho nhân dân ở vùng nông thôn thì chủ trương xã hội hóa cấp nước đã đạt được kế hoạch đề ra nhưng xét về mặt hoạt động và quản lý kinh tế của các mô hình đầu tư cấp nước thì còn nhiều hạn chế: Nhìn chung các tỷ số tài chính thuộc nhóm khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp cấp nước thuộc dạng trung bình so với toàn ngành cấp nước và thấp hơn trung bình của toàn ngành kinh tế. Do đây là những doanh nghiệp công ích vừa chuyển sang mô hình kinh doanh hạch toán độc lập nên còn nhiều hạn chế. Trong đó: Tổ hợp tác không phải là đơn vị kinh doanh thường số thu đủ bù chi. Nhưng Chi phí không được tính đúng, tính đủ nên một số trạm cấp nước đã xuống cấp mà không có kinh phí để sửa chữa. Doanh nghiệp nhà nước có các tỷ số tài chánh kém nhất do năng lực quản lý kém, bộ máy cồng kềnh, các trạm cấp nước thường đầu tư với công suất lớn để đón đầu phát triển đến nay chỉ hoạt động 60% công suất thiết kế. Vốn vay chiếm tỷ trọng 53% tổng tài sản.
  • 46.  Luận văn thạc sĩ - 46 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả hơn do bộ máy quản lý rất gọn nhẹ, lựa chọn quy mô phù hợp. Mô hình hợp tác xã có 30% hoạt động không có hiệu quả, bộc lộ những yếu kém: khâu tổ chức chưa chu đáo, chưa chặt chẽ; thiếu minh bạch trong tài chính dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện. Nguyên nhân chính là do năng lực quản lý yếu kém của Ban quản trị từ khi xây dựng phương án sản xuất kinh doanh không sát thực nên khi thực hiện gặp khó khăn, muốn điều chỉnh phương án thì bị phản ánh từ nhân dân. Bảng 2.4. So sánh giữa các mô hình cấp nước Các mô hình Thế mạnh Hạn chế Doanh nghiệp nhà nước -Được Nhà nước thành lập có sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, nhân lực. -Tổ chức quản lý điều hành còn thụ động, chưa phát huy được vai trò chủ động trong sản xuất- kinh doanh -Còn mang tính cửa quyền -Hiệu quả hoạt động tài chính thấp. Doanh nghiệp tư nhân -Có khả năng thích ứng cao, có khả năng lựa chọn quy mô phù hợp và tổ chức sản xuất tối ưu. -Hiệu quả hoạt động tài chính tương đối hợp lý -Quy mô nhỏ. -Trình độ chủ doanh nghiệp còn chưa đồng đều. -Chưa được sự hỗ trợ nhiều từ phía nhà nước Tổ hợp tác Quy mô tổ chức đơn giản, gọn nhẹ; hoạt động linh hoạt phù hợp với điều kiện nông thôn -Tính pháp lý không cao -Cơ cấu tổ chức không chặt chẻ. -Không phải là đơn vị kinh doanh Hợp tác xã Quy mô tổ chức đơn giản, gọn nhẹ; hoạt động linh hoạt phù hợp với điều kiện hiện tại ở nông thôn Trình độ quản lý của Ban chủ nhiệm không đồng đều, còn 30% ban chủ nhiệm hoạt động không hiệu quả Cá thể: giếng đơn lẻ, bể chứa nước mưa Giải pháp tình thế cho đối tượng phân tán. -Thiếu sự quan tâm của cơ quan chức năng Nguồn: Theo đánh giá của tác giả
  • 47.  Luận văn thạc sĩ - 47 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT 2.3. ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ XÃ HỘI HÓA LĨNH VỰC CUNG CẤP NƯỚC SẠCH Ở VÙNG NÔNG THÔN TỈNH TIỀN GIANG THỜI GIAN QUA Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng việc cung cấp nước vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang trong giai đoan 2000-2010, kết hợp với việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển xã hội hóa cấp nước, đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả phát triển cung cấp nước sạch ở nông thôn Tiền Giang giai đoạn 2000-2010 như sau: 2.3.1. Cơ chế, chính sách và vai trò của các cơ quan nhà nước a. Mặt tích cực * Cơ chế, chính sách Năm 1990 Quỹ nhi đồng của Liên Hiệp Quốc (UNICEF) bắt đầu hỗ trợ cho Tiền Giang cải thiện điều kiện cấp nước. Cùng với việc hỗ trợ bằng vật tư, UNICEF đã chuyển giao công nghệ khai thác nước ngầm sử dụng giếng khoan lắp bơm tay vào Tiền Giang. Tính đến năm 1998 số giếng khoan do UNICEF hỗ trợ và số giếng do dân tự khoan là hơn 10.000 giếng cấp nước cho khoảng 40% dân số nông thôn. Hiệu quả của việc xây dựg giếng khoan là đã góp phần cải thiện đáng kể điều kiện cấp nước cho người dân nông thôn và hình thành thói quen sử dụng nước sạch. Tuy nhiên do phong trào xây dựng giếng khoan ồ ạt, không qua khảo sát, kiểm tra chất lượng nước, không xác định được địa tầng nào là phù hợp và có chất lượng nước tốt nên đã dẫn đến tình trạng sau khi khoan nhiều giếng không đủ lượng nước hoặc bị nhiễm phèn, mặn không sử dụng được.Có khoản 20% giếng khoan bị bỏ hoang, vào mùa lũ nước ngập tràn cổ giếng ngấm vào tầng chứa nước gây ô nhiễm nước ngầm.
  • 48.  Luận văn thạc sĩ - 48 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Trước tình hình đó Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã đưa ra các chủ trương, chính sách, quyết định và các biện pháp thực hiện nghiêm các quyết sách đã đề ra. Năm 1998 tỉnh Tiền Giang bắt đầu thực hiện công tác quản lý, khai thác tài nguyên nước bằng hệ thống văn bản pháp quy. Mở đầu là chỉ thị số 16/CT-UB ngày 20 tháng 8 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định về việc tổ chức quản lý nước sinh hoạt nông thôn, trong đó khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cấp nước sinh hoạt nông thôn, cho phép chuyển đổi mô hình quản lý phù hợp theo sự đồng ý của người sử dụng. Ngày 8/9/1998 Ủy ban nhân dân ban hành tiếp quyết định số 2420 về việc quy định quản lý, khai thác và kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành phần tham gia đầu tư khai thác kinh doanh nước sạch , các biện pháp chế tài khi vi phạm. Đồng thời Ủy ban nhân dân Tỉnh còn chủ trương cho Ủy ban nhân dân huyện, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ủy ban nhân các xã tổ chức phổ biến rộng rãi các chính sách của tỉnh, phối hợp với các ban ngành của tỉnh hướng dẫn nhân dân, tổ chức đầu tư tham gia đầu tư sinh hoạt nông thôn, đẩy mạnh xã hội hóa cấp nước sinh hoạt nông thôn, tận dụng khai thác nguồn nước mặt, tiết kiệm nguồn nước ngầm bằng cách khác thác hết công suất hiện có.
  • 49.  Luận văn thạc sĩ - 49 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT * Vai trò quản lý nhà nước Ủy ban nhân dân tỉnh có vai trò chính trong việc xây dựng chiến lược, chính sách phát triển cấp nước nông thôn và chủ trương xã hội hóa cấp nước. Các sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Y tế, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đóng vai trò tham mưu và thực thi chính sách cấp nước và xã hội hóa cấp nước. * Vai trò của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn: Trung Tâm là đơn vị trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm quản lý toàn bộ chương trình xã hội hóa cấp nước nước nông thôn theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt, tham mưu đề xuất, sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp với từng giai đoạn, phối hợp với các ban ngành đoàn thể, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các huyện và Ủy ban nhân dân các xã đẩy mạnh Chương trình này. Đến tháng 12 năm 2009, toàn tỉnh Tiền Giang có 548 trạm cấp nước tập trung với nhiều mô hình đầu tư khác nhau. Việc quản lý được thiết lập ngay tư khâu lập hồ sơ đầu tư, theo dõi quá trình đầu tư, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, lưu trữ, cập nhật và hàng năm khảo sát, điều tra, thống kê, bổ sung thông tin, phân loại quy mô công trình.
  • 50.  Luận văn thạc sĩ - 50 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT * Đối với nguồn vốn ngân sách: Trung tâm phối hợp với chính quyền xã thành lập Ban quản lý trạm, một mặt để giúp làm các thủ tục ban đầu ( giải phóng mặt bằng, chọn địa điểm, liên hệ cấp điện…), mặt khác tham gia giám sát thi công, nhận bàn giao khi hoàn thành. * Đối với các nguồn vốn do các thành phần khác tham gia: Trung tâm có trách nhiệm hướng dẫn đăng ký kinh doanh, lập dự án, báo cáo đầu tư, theo dõi việc thực hiện công trình, kiểm tra quản lý giá nước… Trung tâm còn phối hợp với các ban ngành tổ chức tuyên truyền, phát tờ bướm, áp phích, gắn panô nhân các ngày lễ, kỷ niệm, đăng các tin bài trên phương tiện thông tin đại chúng nhằm vận động nhân dân tích cực tham gia vào hoạt động cấp nước nông thôn. b. Tồn tại - Chưa có cơ quan độc lập, chuyên ngành quản lý quy chế, quy định về cấp nước mà do chính quyền địa phương thực hiện nên công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đối với nhà cung cấp dịch vụ thường kém hiệu quả. - Chưa có tổ chức bảo vệ người tiêu dùng nước. - Việc xác định quyền sở hữu tài sản là các công trình cấp nước chưa thực hiện đặc biệt là trong mô hình tổ hợp tác, khó xác định tài sản thuộc về ai. - Công tác quản lý khai thác nước ngầm còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng khoan giếng lậu xảy ra nhiều nơi. Biện pháp chế tài còn mang tính hình thức chưa có tác dụng ngăn chặn việc vi phạm. - Trong mô hình tổ hợp tác, mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người sử dụng chưa thật sự là quan hệ kinh tế do đó khi có tranh chấp xảy ra thường giải quyết bằng biện pháp hành chánh .
  • 51.  Luận văn thạc sĩ - 51 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Nhìn lại 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Tiền Giang Nước sạch được xác định là loại hàng hóa đặc biệt, việc tăng tỷ lệ cấp nước và vệ sinh nông thôn là ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Chương trình mục tiêu quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn là một trong 7 Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc giai đoạn (2001 - 2005), và là một trong 10 Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc giai đoạn 2 (2006 - 2010) mà Chính phủ xây dựng để phục vụ những lĩnh vực được xem là cấp bách, có tính chất liên ngành và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. 1. Trải qua 10 năm thực hiện Chiến lược cho thấy Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Tiền Giang đang đối mặt với các thách thức như quá chú trọng tới việc đạt được các mục tiêu đã đề ra mà chưa chú ý đúng mức đến chất lượng và hiệu quả; Các vấn đề về thể chế sự tham gia không chặt chẽ của các bộ, ngành. Việc tách bạch giữa quản lý nhà nước và kinh doanh chưa rõ ràng; Các quan hệ phối hợp điều phối hoạt động giữa các ban, ngành của các địa phương còn rời rạc; Chưa huy động được sự tham gia của khối tư nhân do còn vướng nhiều thủ tục pháp lý và các hoạt động giám sát đánh giá vẫn còn yếu; Quá trình và hiệu quả của thông tin, giáo dục truyền thông còn nhiều hạn chế, nhất là đối với các khu vực người dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ dùng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Tiền Giang, theo các nguồn báo cáo khác nhau đều có sự khác nhau, giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp Trung ương (Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT,...) cũng như các cơ quan trong từng tỉnh như Sở Tài Nguyên và Môi trường và Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường của tỉnh. Theo báo cáo của tỉnh, tỷ lệ số dân nông thôn được tiếp cận nước sạch đã tăng từ 32% năm 1998 lên 67% nãm 2007. Trong khi đó, Báo cáo điều tra chất lượng nước sinh hoạt nông thôn Việt Nam do Bộ Y tế thực hiện trong
  • 52.  Luận văn thạc sĩ - 52 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT thời gian 2007, thì tính đến năm 2006 chỉ có 15,6% dân số nông thôn tỉnh Tiền Giang được sử dụng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y tế ban hành (theo QĐ 09/2005/QĐ-BYT). Theo số liệu của Bộ NN&PTNT năm 2009, cấp nước cho hộ gia đình đạt 79% nhưng theo Bộ Y tế chỉ là 45-50%, cấp nước cho cơ sở công cộng khoảng 70%. 2. Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các nguồn nước mặt và nước ngầm trở nên khan hiếm, ở miền núi diện tích rừng bị thu hẹp, nguồn sinh thủy cạn kiệt, ở các vùng đồng bằng, nước ngầm bị mặn hóa, nước mặt lấy từ các sông thường bị ô nhiễm do rác thải vứt bừa bãi dọc theo sông. 3. Phần lớn việc quy hoạch nông thôn không có nên nhiều khi đường ống bị đào bới nhiều lần và chuyển vị trí mỗi khi xã, thôn có trỉển khai một công trình khác nào đó. Công tác quy hoạch ban đầu hạn chế, quy mô công trình ban đầu rất nhỏ, nhu cầu vế nườc sạch gia tăng, các công trình cũ quá tải, đôi hỏi phải chuyển sang cấp nước tập trung, phá những trạm cấp nước cũ xuống cấp, phải thay đổi thiết kế, như vậy rất tốn kém, các đia phương, các trạm cấp nước không đủ kinh phí để đáp ứng nhu cầu này. Tuy biện pháp tiếp cận và các mục tiêu của Chiến lược quốc gia là phù hợp nhưng việc thực hiện các nguyên tắc này trên thực tế lại thiếu nhất quán. Do đó, không đạt được mục tiêu đề ra của Chiến lược. 4. Tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hơp vệ sinh cũng không đạt được mục tiêu của Chiến lược ở cả hộ gia đình và những nơi công cộng. Tính đến hết năm 2009, số liệu của Sở NN&PTNT là 79%. Theo Sở Y tế là 57,9% và theo đánh giá của nhà tài trợ DANlDA là 45 - 50 %. Nguyên nhân là do: Trong 4 biện pháp chính được đề xuất để thực hiện Chiến lược Thông tin - giáo dục - Truyền thông và tham gia của cộng đồng; Cải tiến tổ chức, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và phát triển nguồn nhân lực; Đổi mới cơ chế tài chính, huy động nhiều nguồn vốn để phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn; và Nghiên cứu phát triển và áp dụng công nghệ thích hợp còn nhiều hạn chế.
  • 53.  Luận văn thạc sĩ - 53 - Học viên: Nguyễn Thị Lan Phương Lớp cao học 17KT Nhận thức của các cấp quản lý và cộng đồng còn thấp, thói quen không sử dụng nhà vệ sinh còn nặng. Phần lớn chính quyền địa phương (UBND xã) và các ban, ngành thường coi trọng cấp nước, coi nhẹ công tác vệ sinh môi trường (VSMT), tuyệt đại đa số xã chưa có quy hoạch bãi đổ rác, dân tự chôn lấp không có hướng dẫn và họ cảm nhận chưa thật bức bách, mà không hiểu rằng VSMT kém sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước cấp. 2.3.2 Nguồn vốn đầu tư a. Mặt tích cực Mục tiêu của xã hội hóa là thu hút nguồn tài chính từ nhiều thành phần khác nhau tham gia vào công tác cấp nước. Trong đó, vốn ngân sách ưu tiên đầu tư cho các vùng nghèo, vùng khó khăn về nước sạch và hỗ trợ các công trình có quy mô lớn mà vốn góp của dân không đủ. Cụ thể Ngân sách Tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của trạm cấp nước, bao gồm phần khai thác đầu nguồn như giếng khoan, đài nước, máy bơm trị giá 30%-40% suất đầu tư. Phần còn lại là tuyến ống chính, ống nhánh và đồng hồ tại các hộ gia đình do các thành phần khác đầu tư. Bảng 2.5.Vốn đầu tư qua các giai đoạn Đơn vị tính: triệu đ Giai đoạn 1995-2000 Giai đoạn 2000-2005 Giai đoạn 2005-2010 Tổng cộng Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Ngân sách 1,500 17.14 15,000 26.79 22,400 14.06 38,900 17.36 Vốn dân 2,050 23.43 39,200 70.00 60,387 37.89 101,637 45.35 Vốn tài trợ Quốc tế 5,200 59.43 1,800 3.21 34,900 21.90 41,900 18.70 Vay 41,686 26.16 41,686 18.60 Tổng cộng 8,750 100 56,000 100 159,373 100 224,123 100 Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Giang, năm 2010