SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 68
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ THỊ KIM DUNG
Tên đề tài:
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÙNG ĐÔNG BẰNG SÔNG HỒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính môi trường
Khoa : Tài nguyên và môi trường
Khóa học : 2011 – 2015
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ THỊ KIM DUNG
Tên đề tài:
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÙNG ĐÔNG BẰNG SÔNG HỒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính môi trường
Khoa : Tài nguyên và môi trường
Lớp : K43 – DCMT – NO1
Khóa học : 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Hồng Phương
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ THỊ KIM DUNG
Tên đề tài:
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÙNG ĐÔNG BẰNG SÔNG HỒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính môi trường
Khoa : Tài nguyên và môi trường
Lớp : K43 – DCMT – NO1
Khóa học : 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Hồng Phương
Thái Nguyên, năm 2015
ii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Lồng ghép những tri thức bản địa với kiến thức khoa học trong thích
ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng....................................................................... 7
Hình 2.2: Sơ đồ mối tương tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh thái-
nhân văn(A); và Khung các vấn đề của BĐKH (B)............................................ 10
Hình 3.1: Sơ đồ lựa chọn phương pháp điều tra lấy mẫu………………………16
Hình 4.1: Bản đồ vị trí vùng Đồng bằng sông Hồng ......................................... 19
Hình 4.2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở ĐBSH............................ 29
năm 2000, 2010 (%)............................................................................................ 29
Hình4.3: Mô hình theo SRI vụ xuân 2013 tại xã Giao Hà,................................. 45
Giao Thủy, Nam Định......................................................................................... 45
Hình 4.4: Trồng rừng ngập mặn chống BĐKH ở Hải Phòng ............................. 49
Hình 4.5: Cách tiếp cận trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng .......... 51
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNN : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bộ TNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BĐKH : Biến Đổi Khí Hậu
CBA Community Based Adaptation
Tiếp cận dựa vào cộng đồng
CVCA Climate Vulnerability and Capacity Analysis
Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích
ứng với BĐKH
ĐBSH : Đồng Bằng Sông Hồng
FAO Food and Agriculture Organization of the United
Nations
Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc
GEF : Global Environment Facility
Quỹ Môi trường tòan cầu
GDP : Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
HST : Hệ Sinh Thái
IPCC : International on Climate Change
Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
IEA : International Energy Agency
Tổ chức Năng lượng Thế giới
KT – XH : Kinh Tế - Xã Hội
MCD : Marinelife Conservation and Community Development
Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng
đồng
PTNNBV : Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững
SGP : Small Grant Projects
Chương trình tài trợ nhỏ
iv
SWOT : Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
SRI System Rice Intensification
Hệ thống thâm canh Lúa cải tiến
UBND Ủy Ban Nhân Dân
UNDP : United Nations Development Programme
Liên Hiệp Quốc
UNFCCC : United Nations Framework Convention on Climate
Change
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí
hậu
VAC Vườn – Ao – Chuồng
VACVINA Hội Làm vườn Việt Nam VAC VINA
VQG Vườn Quốc Gia
WB : World Bank
Ngân hàng Thế giới
v
MỤC LỤC
PHẦN 1.MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1.Sự cần thiết phải nghiên cứu........................................................................... 1
1.2.Mục đích, yêu cầu của đề tài............................................................................2
1.2.1.Mục đích .......................................................................................................2
1.2.2.Yêu cầu......................................................................................................... 3
1.3.Ý nghĩa của đề tài............................................................................................ 3
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học............................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn................................................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
2.1.Cơ sở lý luận về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển
nông nghiệp bền vững vùng ĐBSH .......................................................................4
2.1.1.Các định nghĩa...............................................................................................4
2.1.2.Vai trò của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH........................................ 6
2.2.Kinh nghiệm thực tiễn về thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ............. 7
2.2.1.Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới ............................................................. 7
2.2.2.Kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam.............................................................13
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....15
3.1.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...............................................15
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu..................................................................................15
3.1.2.Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................15
3.2.Địa điểm thực tập và thời gian thực tập.........................................................15
3.3.Nội dung nghiên cứu......................................................................................15
3.4.Phương pháp nghiên cứu................................................................................16
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu.......Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Phương pháp phân tích...............................Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................Error! Bookmark not defined.
vi
PHẨN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................18
4.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực đồng bằng sông Hồng................18
4.1.1.Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ .................................................................18
4.1.2.Điều kiện tự nhiên...................................................................................... 19
4.1.3.Đặc điểm kinh tế – xã hội .......................................................................... 25
4.2.Thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông
nghiệp ở vùng ĐBSH .......................................................................................... 30
4.2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng vùng ĐBSH .................. 30
4.2.2.Tác động và tác động tiềm tàng của BĐKH .............................................. 34
4.3.Năng lực cộng đồng và thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng
trong nông nghiệp................................................................................................ 41
4.3.1.Kiến thức truyền thống về các hiện tượng khí hậu.................................... 41
4.3.2.Nhận thức của người dân về BĐKH và các nguy cơ từ thiên tai............... 41
4.3.3.Các biện pháp được cộng đồng địa phương sử dụng................................. 42
4.3.4.Tham gia các hoạt động tập thể...................................................................43
4.4.Một số mô hình cộng đồng ứng phó với BĐKH trong phát triển
nông nghiệp......................................................................................................... 44
4.4.1.Mô hình “Hệ thống thâm canh lúa cải tiến - SRI”......................................44
4.4.2.Mô hình “Vườn – ao – chuồng”..................................................................46
4.4.3.Mô hình “Trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm họa dựa vào cộng
đồng” ............................................................................................................ 48
4.5.Giải pháp đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nông nghiệp
bền vững ứng phó với BĐKH ..............................................................................50
4.5.1.Phát huy và nhân rộng những mô hình hiện hữu........................................50
4.5.2.Giải pháp về công cụ tiếp cận cộng đồng .................................................. 50
4.5.3.Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng
nhằm thích ứng với BĐKH trong phát triển nông nghiệp bền vững .................. 52
4.5.4.Các hoạt động thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp ........................... 52
4.5.5.Xây dựng mô hình giảm nhẹ rủi ro thiên tai cấp hộ gia đình .................... 53
4.5.6.Nâng cao năng lực cộng đồng trong thích ứng BĐKH.............................. 54
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khái quát chương trình Thích ứng dựa vào cộng đồng...................... 11
Bảng 2.2: Tác động của BĐKH đến các khu vực trên Thế giới ......................... 12
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích .............Error! Bookmark not
defined.
Bảng 4.1: Thay đổi của nhiệt độ 50 năm qua ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và
trung bình cho cả nước ....................................................................................... 23
Bảng 4.2: Thay đổi của lượng mưa 50 năm qua ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và
trung bình cho cả nước ....................................................................................... 24
Bảng 4.3: Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ở vùng ĐBSH.................... 24
Bảng 4.4: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0
C) so với thời kỳ 1980-1999 vùng
ĐBSH .................................................................................................................. 30
Bảng 4.5: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0
C) so với thời kỳ 1980-1999 vùng
ĐBSH…………………………………………………………………………..31
Bảng 4.6: Nước biển dâng khu vực bờ biển từ Móng Cái đến Đèo.................... 32
Ngang (cm).......................................................................................................... 32
Bảng 4.7: Diện tích Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập
theo mực nước biển dâng .................................................................................... 32
Bảng 4.8: Bảng ranh giới xâm nhập mặn lớn nhất theo các kịch bản nước biển
dâng khác nhau.................................................................................................... 33
Bảng 4.9: Tác động của BĐKH vùng ĐBSH theo đánh giá của ........................ 35
người dân............................................................................................................. 35
Bảng 4.10: Những biện pháp được người dân sử dụng để ứng phó với lũ lụt
trong phát triển nông nghiệp ............................................................................... 42
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu
Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và
nước biển dâng, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với loài
người trong Thế kỷ 21. Việt Nam được coi là một trong các quốc gia chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất của BĐKH, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng
bằng sông Hồng là những khu vực có tính tổn thương đặc biệt cao do BĐKH
và thiên tai. Trong những năm gần đây, tình hình BĐKH ở nước ta diễn ra
ngày càng gay gắt, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, trên nhiều vùng, đặc biệt
nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven sông, ven biển.
Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong hai vùng trọng điểm
nông nghiệp của cả nước, bao gồm 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình,
Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Vùng là cửa ngõ ở phía biển Đông với thế
giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng
động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Với BĐKH và kèm theo nó là
sự dâng cao mực nước biển, chắc chắn ảnh hưởng của thiên tai tại khu vực
này sẽ gia tăng, là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo,
cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của
đất nước, trở thành thách thức lớn với mọi cộng đồng. Và trong thực tế, cộng
đồng địa phương nơi đây vốn hằng ngày phải đối mặt với sự thay đổi thất
thường của thời tiết, đã vận dụng những tri thức truyền thống của mình, đưa
ra và áp dụng những sáng kiến nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực do hiện
tượng tự nhiên mang lại. Có thể thấy, cộng đồng dân cư là lực lượng đông
đảo, có khả năng huy động nhanh chóng để ứng phó với những trường hợp
cấp bách. Các cộng đồng có sự am hiểu rõ về khu vực, có khả năng đánh giá
tác động tại chỗ của biến đổi khí hậu thông qua quan sát hàng ngày và tự tìm
2
biện pháp ứng phó. Tuy nhiên, nhận thức cũng như năng lực ứng phó với
thiên tai và BĐKH của người dân vẫn chưa cao. Nhiều người coi thiên tai là
những hoạt động của tự nhiên và không thể kiểm soát, không ý thức được vai
trò của bản thân. Hơn ai hết, các cộng đồng dân cư phải được trang bị kỹ
năng, năng lực ứng phó với những thách thức mang tính toàn cầu này. Các
hoạt động phát triển dựa vào cộng đồng (Community-based) được xác định là
một định hướng và giải pháp cơ bản, quan trọng trong thực hiện phát triển
bền vững.
Từ những lý do trên, đề tài “Ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào
cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông
Hồng” đã được lựa chọn để nghiên cứu nhằm tìm hiểu những biện pháp cộng
đồng địa phương sử dụng để ứng phó với BĐKH và các hình thức thiên tai
khác nhằm đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng
trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Mục đích chung:
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn địa phương về ứng phó với
BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng
sông Hồng và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường ứng phó với biến đổi
khí hậu dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
tại khu vực nghiên cứu.
Mục đích cụ thể:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam và rút ra
các bài học kinh nghiệm trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng.
- Nghiên cứu thực tế ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
trong phát triển nông nghiệp bền vững ở một địa bàn nghiên cứu cụ thể là
vùng Đồng bằng sông Hồng.
3
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực và các biện pháp ứng
phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền
vững khu vực nghiên cứu.
1.2.2. Yêu cầu
- Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.
- Làm rõ hơn vai trò của cộng đồng trong hoạt động ứng phó với biến
đổi khí hậu nói riêng và PTBV nói chung.
- Đóng góp tổng kết cách thức, mô hình ứng phó với BĐKH dựa vào
cộng đồng trong PTNNBV vùng ĐBSH và kiến nghị các giải pháp.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ
cho công tác nghiên cứu sau này.
- Là báo cáo tốt nghiệp cho sinh viên.
- Là cơ sở, tài liệu cho các nghiên cứu khoa học về sau.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Thông qua đề tài này mong rằng có thể giúp nhận thấy rõ hơn vai trò
của cộng đồng trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng và
PTBV nói chung. Để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong ứng phó với
biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng.
- Đề tài là cơ sở để giúp các nhà quản lý có các giải pháp tối ưu nhất để
có những đóng góp tổng kết cách thức, mô hình ứng phó với BĐKH dựa vào
cộng đồng trong PTNNBV vùng ĐBSH và kiến nghị các giải pháp.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát
triển nông nghiệp bền vững vùng ĐBSH
2.1.1. Các định nghĩa
Biến đổi khí hậu (Climate Change)
Theo IPCC (2007), BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí
hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các
thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập
kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống
khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng
nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển.
Cộng đồng:
Trong bối cảnh của thích ứng với BĐKH, cộng đồng được hiểu là
nhóm người sống trong cùng một khu vực địa lý, cùng chịu tác động của
BĐKH do vị trí cư trú của họ, và có thể có chung kinh nghiệm thích ứng với
BĐKH. Tuy nhiên, họ có thể có những nhận thức và cách nhìn đối với rủi ro
do BĐKH gây ra khác nhau.
Ngòai ra cộng đồng còn được hiểu như một nhóm người có tổ chức, có
mối quan tâm chung, cùng chia sẻ mục tiêu chung, có mối quan hệ chặt chẽ
tương tác lẫn nhau.
Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability)
Tính dễ bị tổn thương là mức độ mà BĐKH có thể gây tổn hại hay bất
lợi cho hệ thống; khi đó tính dễ bị tổn thương không chỉ phụ thuộc vào độ
nhạy của hệ thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng đồng
với điều kiện khí hậu mới [IPCC, 1996].
5
Ứng phó với biến đổi khí hậu (Response)
Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm
thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Như vậy ứng phó với BĐKH gồm hai hợp
phần chính là thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH.
Thích ứng (adaptation) với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên
hoặc KT - XH đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích
giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng
và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
Giảm nhẹ (mitigation) BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ
hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.
Thích ứng dựa vào cộng đồng:
Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng là một quá trình do cộng
đồng xây dựng và làm chủ, dựa vào các ưu tiên, nhu cầu, kiến thức và khả
năng của cộng đồng. Mục đích của quá trình này là nâng cao khả năng của
cộng đồng trong việc lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp ứng phó với tác
động của BĐKH.
Phát triển bền vững
Phát triển bền vững có nhiều khái niệm, tổng hợp những quan điểm
khác nhau có thể hiểu rằng “phát triển bền vững là sự phát triển trong đó kết
hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển là kinh tế, xã hội
và môi trường nhằm thỏa mãn được nhu cầu của xã hội hiện tại nhưng không
tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Nông nghiệp
Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có trồng trọt và chăn nuôi.
Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản.
Phát triển bền vững nông nghiệp
Phát triển bền vững nông nghiệp là việc quản lý có hiệu quả các nguồn
lực để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà vẫn duy trì hay
ii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Lồng ghép những tri thức bản địa với kiến thức khoa học trong thích
ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng....................................................................... 7
Hình 2.2: Sơ đồ mối tương tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh thái-
nhân văn(A); và Khung các vấn đề của BĐKH (B)............................................ 10
Hình 3.1: Sơ đồ lựa chọn phương pháp điều tra lấy mẫu………………………16
Hình 4.1: Bản đồ vị trí vùng Đồng bằng sông Hồng ......................................... 19
Hình 4.2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở ĐBSH............................ 29
năm 2000, 2010 (%)............................................................................................ 29
Hình4.3: Mô hình theo SRI vụ xuân 2013 tại xã Giao Hà,................................. 45
Giao Thủy, Nam Định......................................................................................... 45
Hình 4.4: Trồng rừng ngập mặn chống BĐKH ở Hải Phòng ............................. 49
Hình 4.5: Cách tiếp cận trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng .......... 51
7
trong cộng đồng. Ngoài ra, CBA còn giúp cho cộng đồng địa phương tăng
cường năng lực thích ứng sẵn có, xây dựng một môi trường sống có tính đàn
hồi, giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương và rủi ro do thiên tai... Cũng chính
vì cơ chế hoạt động và định hướng của phương pháp này phù hợp với điều
kiện văn hóa của địa phương nên sẽ thúc đẩy khả năng thích nghi và góp phần
vào sự phát triển của cộng đồng rất lớn.
Hình 2.1: Lồng ghép những tri thức bản địa với kiến thức khoa học trong
thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng
2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng
2.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới
Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (United
Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC), “Biến đổi
khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của
hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu, được
quan sát trên một chu kỳ thời gian dài”.
Báo cáo năm 2013 của Uỷ ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
(International on Climate Change - IPCC) nhận định: biến đổi khí hậu diễn ra
8
nhanh hơn so với dự báo. Báo cáo cũng chứng minh rằng, nhiệt độ bề mặt trái
đất và mặt nước biển tăng lên hơn 0,480
C so với thời kỳ 1961-1990; mực
nước biển toàn cầu cũng dâng cao kỷ lục, đạt mức 3,2mm/năm, cao gấp đôi so
với 1,6mm/năm của thế kỷ 20.
Song song với những diễn biến “nhanh hơn” đó là do những tác nhân
của biến đối khí hậu cũng mạnh hơn. Cũng theo IPCC, lượng phát thải khí
nhà kính trên phạm vi toàn cầu (hơn 50 tỷ tấn CO2 tương đương) đã vượt mức
dự báo cho năm 2030, lớn hơn 15% so với dự báo cho năm 2020, bỏ xa mốc
kịch bản dự báo xấu nhất từng đưa ra. Trong khi đó, Tổ chức năng lượng thế
giới (International Energy Agency - IEA) đưa ra các con số kỷ lục: phát thải
khí nhà kính từ đốt nhiên liệu hoá thạch đã đạt mức kỷ lục (31,6 tỷ tấn) trong
năm 2011, tăng 3,2% so với năm 2010.
Rõ ràng, biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối
với nhân loại, sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường
trên phạm vi toàn thế giới. Theo đó là các hệ lụy đến an ninh toàn cầu trên các
mặt như: năng lượng, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh
tế, thương mại, đời sống, sức khỏe con người...
Điều đáng báo động là những tác động nghiêm trọng đó diễn ra trong
bối cảnh loài người đã nỗ lực rất lớn để ứng phó với nó ngay từ khi nó hiện
hữu - gần 20 năm qua. Bắt đầu từ năm 1992, nguyên thủ quốc gia đến từ hơn
150 nước đã ký một Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu,
gọi tắt là UNFCCC. Từ đó, đã gần 20 năm qua, hằng năm, hàng trăm quốc gia
lại tham gia Hội nghị của UNFCCC để bàn thảo, thống nhất các cam kết về
nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là dường như nỗ lực của Liên hiệp
quốc cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới phần nào đó bị định trệ vì
những bất đồng về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia ký kết các văn kiện
UNFCCC.
9
Đầu tiên là sự bất phê chuẩn Nghị định thư Kyoto 1997 của Mỹ (nước
có tổng lượng phát thải khí nhà kính lớn thứ 2 thế giới, sau Trung quốc) đã
khiến Nghị định này bị đình trệ - kéo dài không hiệu lực trong suốt 8 năm sau
đó. Mặc dù được ký kết – có hiệu lực từ năm 2008, nhưng cho đến thời điểm
Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực – năm 2012, nó vẫn chưa được thực thi vì
tiếp tục có một số bất đồng căn bản – sự nhìn nhau của các nước phát thải lớn,
điển hình như Mỹ, Trung quốc và Ấn độ.
Trong khó khăn đó, nỗ lực của các nước được tiếp tục được ghi nhận,
đạt được những bước tiến khả quan. Hội nghị gần đây tại Doha (Qatar) năm
2012, Nghị định thư Kyoto được tất cả các nước trên thế giới đồng thuận –
gia hạn thêm đến năm 2020. Mặc dù Hội nghị này chưa có tính khả thi cao –
khi chưa đưa rat được mức cam kết cụ thể của từng quốc gia, song nó cũng đã
cho thấy về nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn càu của loài người.
a. Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng
Theo tuyên bố của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovermental Panel on Climate Change – IPCC) năm 2007, “Sự ấm lên
của hệ khí hậu là điều không còn phải hoài nghi”. BĐKH, tác động và ứng
phó với nó là một quá trình phức tạp và được chia thành 7 pha (phase) kế tiếp
nhau bao gồm: i) Pha 1: Hoạt động kinh tế xã hội và phát thải khí nhà kính;
Pha 2: Chu kỳ cácbon và nồng độ cácbon trong khí quyển; Pha 3: Ấm lên toàn
cầu; Pha 4: Tác động tới các HST và xã hội; Pha 5: Thích ứng; Pha 6: Giảm
nhẹ; và Pha 7: Hệ thống xã hội. Cơ sở khoa học để hiểu biết tường tận các pha
này, nhất là pha 4, 5, 6 và 7 còn rất hạn chế [IPCC, 2007; Sumi và nnk.,
2011].
10
Nguồn: IPCC, 2007.
Hình 2.2: Sơ đồ mối tương tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh
thái-nhân văn(A); và Khung các vấn đề của BĐKH (B)
Có nhiều cách tiếp cận thích ứng với BĐKH như: Thích ứng dựa trên
hệ sinh thái, cộng đồng và quyền lợi….Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về
cộng đồng thường sử dụng cách tiếp cận dựa trên cộng đồng để nghiên cứu
khả năng thích ứng của cộng đồng với biến đổi khí hậu. Cách tiếp cận thích
ứng với BĐKH dựa trên cộng đồng là một phương pháp luận để thu thập, tổ
chức và phân tích thông tin về khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng
của cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân. Nó cung cấp những hướng dẫn và
công cụ cho nghiên cứu, phân tích và học hỏi có sự tham gia. Nó cũng tính
đến vai trò của các cơ quan và chính sách quốc gia và địa phương trong thực
hiện hoạt động thích ứng. (CARE International, 2010).
Ngoài ra, Hannah Reid và cộng sự (2009) cũng sử dụng phương pháp
tiếp cận dựa vào cộng đồng để nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực
thích ứng với BĐKH. Phương pháp này tập trung vào việc thích ứng với biến
đổi khí hậu dựa vào cộng đồng giúp cộng đồng phân tích nguyên nhân và ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu trong việc tích hợp các kiến thức khoa học và kiến
thức cộng đồng để lập kế hoạch thích ứng.
11
Trên thế giới, việc xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với BĐKH
được đánh giá có hiệu quả cao. Mô hình có thể kể đến là: Dự án Ứng phó dựa
vào cộng đồng (Community Based Adaptation Project – CBA) được thực hiện
bởi UNDP và GEF tại 10 quốc gia, bao gồm Bangladesh, Bolivia, Guatemala,
Jamaica, Kazacstan, Morocco, Namibia, Niger, Samoa và Việt Nam.
Bảng 2.1: Khái quát chương trình Thích ứng dựa vào cộng đồng
của UNDP - GEF
Chương trình thích ứng dựa vào cộng đồng ( CBA ) là một chương trình phát triển
5 năm của Liên Hiệp Quốc ( UNDP ) được tài trợ bởi Quỹ Môi trường Toàn cầu (
GEF ) trong Chương trình Tài trợ nhỏ ( SGP ).
Triển khai : Từ 2008 - 2012
Mục tiêu của CBA : Để tăng cường khả năng phục hồi của cộng
đồng để giải quyết tác động của biến đổi khí
hậu.
Kinh phí : Được cung cấp bởi Chính phủ Nhật Bản, Chính
phủ Thụy Sĩ, và AusAID.
Quốc gia tham gia : 10 quốc gia, gồm Bangladesh, Bolivia,
Guatemala, Jamaica, Kazacstan, Morocco,
Namibia, Niger, Samoa và Việt Nam.
Tổng số dự án thực hiện : 90 dự án
Các tình nguyện viên Liên hợp quốc hợp tác với UNDP và GEF/SGP để tăng
cường huy động cộng đồng, công nhận đóng góp của các tình nguyện viên và đảm
bảo sự tham gia toàn diện xung quanh dự án, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho
xây dựng năng lực của các tổ chức phi chính phủ đối tác và tổ chức cộng đồng.
b. Tác động của BĐKH đến nông nghiệp.
Do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu nên các lớp băng tuyết sẽ bị tan
nhanh trong những thập niên tới. Trong thế kỷ XX, mực nước biển tại châu Á
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNN : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bộ TNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BĐKH : Biến Đổi Khí Hậu
CBA Community Based Adaptation
Tiếp cận dựa vào cộng đồng
CVCA Climate Vulnerability and Capacity Analysis
Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích
ứng với BĐKH
ĐBSH : Đồng Bằng Sông Hồng
FAO Food and Agriculture Organization of the United
Nations
Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc
GEF : Global Environment Facility
Quỹ Môi trường tòan cầu
GDP : Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
HST : Hệ Sinh Thái
IPCC : International on Climate Change
Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
IEA : International Energy Agency
Tổ chức Năng lượng Thế giới
KT – XH : Kinh Tế - Xã Hội
MCD : Marinelife Conservation and Community Development
Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng
đồng
PTNNBV : Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững
SGP : Small Grant Projects
Chương trình tài trợ nhỏ
13
2.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam
Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam đã được tiến hành từ những thập
niên 90 của thế kỷ XX. Năm 1992, các nhà khoa học đã thực hiện và công bố
báo cáo “BĐKH và tác động của chúng ở Việt Nam”.
Ngày 02/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
158/2008/QĐ–TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với
BĐKH (NTP-RCC). Kể từ đó, nhiều hoạt động nghiên cứu, ứng dụng đã được
triển khai. Một số cơ quan, ban, ngành chuyên phụ trách về vấn đề BĐKH
cũng đã được thành lập nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH
và tác động của nó. Nhiều dự án do nước ngoài tài trợ đã được triển khai
nhằm đánh giá tác động của BĐKH và năng cường năng lực, tăng cường khả
năng chống chịu của cộng đồng trước những tác động của BĐKH.
Về đánh giá tổn thương: Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2002, 2005,
2009) đã nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương về môi trường, vùng ven
biển Việt Nam, đới duyên hải Nam Trung Bộ, đới ven biển Phan Thiết - Hồ
Tràm, tài nguyên địa chất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Cũng theo hướng nghiên
cứu này, Thái Thành Lượm và nnk (2008) đã đánh giá mức độ tổn thương hệ
thống tự nhiên kinh tế - xã hội vùng biển Hà Tiên - vịnh Cây Dương (Kiên
Giang). Nguyễn Kim Lợi (2012) đã nghiên cứu Đánh giá tính dễ bị tổn
thương do trượt lở đất ở Việt Nam. Võ Hồng Tú và nnk (2012) đã đánh giá
tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và các giải
pháp ứng phó. Thiên về hướng rủi ro kinh tế Tô Ngọc Thúy và nnk (2010) đã
nghiên cứu đánh giá tổn thương do nước biển dâng đến từng ngành kinh tế
của tỉnh Thừa Thiên Huế... Và đáng chú ý trong thời gian này phải kể đến
những nghiên cứu của Trương Quang Học theo hướng tiếp cận xuyên ngành
trong ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững – một vấn đề mang tính liên
ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay [Trương Quang Học,
2010, 2012].
14
Về thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng: Tổ chức CARE
International nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng
trong đó đề cập tới tác động của BĐKH tới an ninh lương thực và thu
nhập của người dân, nước sinh hoạt, sức khỏe và di dân. Nghiên cứu cho thấy
người nghèo và người dân vùng ven biển bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nghiên
cứu ở Thanh Hóa cho thấy rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan: hạn
hán, ngập lụt, thay đổi mùa đã tác động tới sản xuất nông nghiệp làm cho
thiếu đói, gia cầm, khai thác thủy sản bị ảnh hưởng (Morten Fauerby
Thomsen, 2010, CARE International).
Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông thôn (CSRD), tác giả
Lâm Thị Thu Sửu và nnk (2010) nghiên cứu thích ứng biến đổi khí hậu dựa
vào cộng đồng tại khu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung vào:
Tìm hiểu những biện pháp thích ứng mà người dân địa phương và nhiều
tổ chức đã thực hiện; Xác định các biện pháp thích ứng chính liên quan đến
quản lý nguồn nước; Lựa chọn những giải pháp thích ứng hiệu quả cụ thể
để hỗ trợ trực tiếp và làm đầu vào cho các kế hoạch địa phương.
Qua kết quả tổng hợp nêu trên cho thấy, ở Việt Nam bước đầu đã có
những nghiên cứu về vấn đề BĐKH. Tuy nhiên, chúng ta chưa có những
nghiên cứu chuyên sâu đánh giá toàn diện tác động của BĐKH đến tất cả các
lĩnh vực tự nhiên và KT - XH của Việt Nam. Trong đó, nghiên cứu ứng phó
với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững của
Việt Nam nói chung và những khu vực, địa phương cụ thể cũng chưa được
thực hiện đầy đủ. Vì vậy, hướng nghiên cứu này trong thời gian tới cần phải
được tiếp tục triển khai.
15
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu 2 đối tượng chính, đó là: i) Cộng đồng dân
cư với vai trò là chủ thể trong ứng phó với biến đổi khí hậu; ii) Cách thức và
mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong phát triển
nông nghiệp.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Một số tỉnh trên địa bàn khu vực đồng bằng sông Hồng. Do hạn chế về
thời gian và kinh phí nên đề tài tập trung tìm hiểu ở một số địa phương thuộc
tỉnh Nam Định, Hải Phòng.
3.2. Địa điểm thực tập và thời gian thực tập
- Địa điểm thực hiện: Phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Thái
Nguyên.
- Thời gian thực hiện: 5/1/2015 – 30/4/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Hồng
3.3.2. Thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển
nông nghiệp ở vùng ĐBSH
3.3.3. Năng lực cộng đồng và thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng
đồng trong nông nghiệp
3.3.4. Một số mô hình cộng đồng ứng phó với BĐKH trong phát triển nông
nghiệp
3.3.5. Giải pháp đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nông
nghiệp bền vững ứng phó với BĐKH
16
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra nghiên cứu thực địa
Nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính (điều tra xã hội học), trong
đó ưu tiên định tính vì lý do hạn chế nguồn lực (thời gian, tài chính) thực
hiện.
Điều tra xã hội học nhằm thu thập các thông tin định tính cũng như định
lượng để qua đó có thể hiểu rõ hơn những tổn thất và thiệt hại do BĐKH gây
ra và cộng đồng người dân đã phải hứng chịu, cũng như hiểu được các hành
động ứng phó của dân địa phương với hoàn cảnh. Điều tra xã hội học được
thực hiện thông qua 2 hình thức: (i) Phỏng vấn sâu; và (ii) Điều tra bằng bảng
hỏi.
Hình 3.1: Sơ đồ lựa chọn phương pháp điều tra lấy mẫu
3.4.2. Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp
Các phương pháp này được áp dụng trong nghiên cứu vai trò cộng đồng,
cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức, trong đó phương pháp SWOT
(Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) sẽ giúp tổng hợp các kết quả
phân tích, đánh giá.
3.4.3. Phương pháp chuyên gia
Các cuộc gặp gỡ tham vấn, tư vấn với các nhà nghiên cứu và quản lý ở
Trung Ương và địa phương sẽ giúp nghiên cứu phân tích, đánh giá các vấn đề
cũng như gợi ý định hướng giải quyết vấn đề.
3.4.4. Phương pháp kế thừa
Điều tra xã hội học
Bảng hỏiPhỏng vấn sâu
iv
SWOT : Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
SRI System Rice Intensification
Hệ thống thâm canh Lúa cải tiến
UBND Ủy Ban Nhân Dân
UNDP : United Nations Development Programme
Liên Hiệp Quốc
UNFCCC : United Nations Framework Convention on Climate
Change
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí
hậu
VAC Vườn – Ao – Chuồng
VACVINA Hội Làm vườn Việt Nam VAC VINA
VQG Vườn Quốc Gia
WB : World Bank
Ngân hàng Thế giới
18
PHẨN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực đồng bằng sông Hồng
4.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Vị trí địa lý
Toạ độ địa lý (phần đất liền), của vùng từ 210
34’B (huyện Tam Đảo –
Vĩnh Phúc) đến 190
54’B (huyện Kim Sơn – Ninh Bình) và từ 1050
18’Đ
(huyện Ba Vì – Hà Nội) tới 1060
48’Đ (quận Đồ Sơn – Hải Phòng).
+ Phía bắc và tây của vùng được bao bọc bởi vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ – vùng giàu tiềm năng khoáng sản, thuỷ điện, nông – lâm sản;
+ Phía nam và tây nam giáp vùng Bắc Trung Bộ trên tuyến giao thong
kết nối với trung tâm kinh tế phía nam;
+ Phía đông, đông nam giáp vịnh Bắc Bộ – vùng biển giàu tiềm năng
với chiều dài đường bờ biển khoảng 350km
Phạm vi lãnh thổ
Ranh giới hành chính của vùng Đồng bằng sông Hồng đã được điều
chỉnh nhiều lần trong quá trình phân vùng kinh tế của nước ta. Đồng bằng
sông Hồng hiện bao gồm 2 thành phố trực thuộc Trung ương là thành phố Hà
Nội, Hải Phòng và 8 tỉnh là Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình,
Thái Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Ngoài phần đất liền, Đồng bằng
song Hồng còn có một hệ thống các đảo ven biển, có vai trò quan trọng về
kinh tế – xã hội cũng như an ninh – quốc phòng, trong đó có 2 huyện đảo là
Cát Hải và Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng). Vùng này hiện có 8 thành
phố trực thuộc tỉnh (bao gồm các thành phố: Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý,
Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Yên), 5 thị xã (bao gồm:
Chí Linh, Phúc Yên, Tam Điệp, Sơn Tây, Từ Sơn) và 85 huyện.
Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích 14.964,1km2
(chiếm 4,5%
diện tích cả nước).
19
Hình 4.1: Bản đồ vị trí vùng Đồng bằng sông Hồng
4.1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Đồng bằng sông Hồng có nguồn gốc hình thành do sự bồi đắp phù sa
của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình trên nền sụt võng. Vì thế
nét nổi bật về địa hình của Đồng bằng sông Hồng là thấp và khá bằng phẳng.
Bề mặt đồng bằng phù sa hơi nghiêng về phía biển với độ dốc không đáng kể
(4-5cm/km). Chênh lệch giữa nơi cao nhất và nơi thấp nhất không vượt quá
10m nếu không kể đến các bậc thềm cũ và đồi núi sót còn nằm rải rác trong
đồng bằng, nhất là ở vùng rìa phía đông bắc.
Theo GS. Lê Bá Thảo, địa hình vùng Đồng bằng sông Hồng có thể
chia thành các bộ phận chính sau:
+ Vùng đất cao ven đồng bằng: phân bố ở phía bắc và phía tây nam là
dải đất cao nhấp nhô những đồi và thung lũng chạy từ phía bắc của thành phố
20
Hải Phòng, Hải Dương, thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc rồi vòng về phía nam
tới Hà Nam, Ninh Bình. Bộ phận địa hình này có thể coi là phần tiếp nối của
dải đồi núi vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và các bậc thềm phù sa cổ
+ Vùng đồng bằng trung tâm: giới hạn từ phía nam Sơn Tây về cho đến
cửa sông Luộc, trên các nhánh của sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống và
sông Luộc, là vùng đất ổn định nhất của châu thổ. Tại Sơn Tây, độ cao đạt từ
12 – 16, sau đó giảm dần theo hướng phát triển của đồng bằng. Từ khu vực
của Hà Nội về đến Hưng Yên, Nam Định và Hải Dương, độ cao chỉ còn đạt 6
– 8m và xa hơn nữa về phía biển là độ cao 2 – 3m. Trong lịch sử khai thác
lãnh thổ, người dân Đồng bằng sông Hồng đã tiến hành đắp đê từ sớm nhằm
ngăn lũ, ổn định sản xuất. Tác động của việc đắp đê khiến lượng phù sa dồn
ra biển, đẩy nhanh tốc độ lấn biển của đồng bằng, đồng thời làm xuất hiện
thêm nhiều ô trũng trong đê do chưa được phù sa bồi đắp.
+ Vùng hạ châu thổ: chạy dọc duyên hải từ cửa sông Thái Bình tới
Ninh Bình và ăn sâu vào đất liền đến tận Hải Dương, Hưng Yên và Nam
Định. Ở vùng này, do địa hình thấp nên vào thời kỳ nước cạn và triều, nước
biển sâm nhập khá sâu khiến đất trở nên chua, mặn. Ở đây cũng xuất hiện các
kiểu địa hình cồn cát ven biển và địa hình bãi triều.
Tài nguyên đất
Về các nhóm đất: Đồng bằng sông Hồng gồm khá nhiều nhóm đất
phân bố tương ứng với các dạng địa hình:
+ Đất phù sa: phân bố ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, có nhiều
loại, trong đó đất phù sa sông Hồng chiếm gần 71%, còn lại là đất phù sa của
các con sông khác. Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ, màu nâu tươi, thành
phần cơ giới trung bình, cấu tượng tốt, phản ứng đất từ trung tính đến kiềm
yếu. Đất phù sa sông Thái Bình chua hơn, độ phì thấp hơn. Loại phù sa này
rất thích hợp để trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày…
21
+ Đất phù sa cổ: tập trung ở phía bắc sông Hồng, sông Đuống. Đất
phân bố ở địa hình cao lại được khai thác từ hàng ngàn năm nên đã bạc màu,
xám trắng, thành phần cơ giới nhẹ, phản ứng chua. Đất phù sa với các cây
trồng chịu khô hạn và các cây ưu đất nhẹ như khoai lang, đỗ, lạc, thuốc lá.
+ Đất cát: ở ĐBSH tương đối ít do phù sa sông Hồng mịn, nhiều bùn,
diện tích đất cát chỉ khoảng 6.000ha. Đất cát thường có màu trắng xám, thành
phần cơ giới là cát hay cát pha. Đất thoát nước tốt, nhưng không màu mỡ,
thường để trồng khoai lang, đỗ các loại, vừng và năng suất không cao. Muốn
cải tạo đất phải bón nhiều phân, nhất là phân hữu cơ.
+ Đất mặn: có ở vùng duyên hải, phần lớn tập trung tại các vùng cửa
song Hồng và song Thái Bình. Đất này rất thích hợp cho việc trồng cói, nếu
trồng lúa cần phải có các biện pháp cải tạo mới có hiệu quả.
+ Đất phèn và đất mặn: tập trung ở phía bắc song Trà Lý, trong những
chỗ trũng, úng, khó thoát nước, môi trường tích luỹ nhiều lưu huỳnh từ nước
biển và các chất hữu cơ. Đất có phản ứng chua. Cây trồng thích hợp là cói. Có
thể thau chua rửa mặn, bón phân lân… có thể trồng lúa.
+ Rìa phía tây ĐBSH còn có các bậc thềm cao, phù sa cổ, ở đó đã xuất
hiện quá trình feralit và đá ong hoá. Đất Feralit nâu vàng trên phù sa cổ có
thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, nói chung đã bị bạc màu, khô chặt,
nếu được cải tạo và sử dụng hợp lý thì đây là khu vực thuận lợi để trồng cây
ăn quả và cây công nghiệp.
Cơ cấu sử dụng đất: Trong tổng số gần 1,5 triệu ha đất tự nhiên, đất
sản xuất nông nghiệp hiện nay chiếm 48,7% (năm 2010), đất lâm nghiệp
chiếm 8,8%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 26,2%, đất chưa sử dụng và đất
khác chiếm 16,3% bao gồm đất tôn giáo – tín ngưỡng, đất nghĩa trang, đất phi
nông nghiệp khác và đất bằng chưa sử dụng.
Như vậy, quỹ đất của Vùng chủ yếu là đất nông nghiệp, đặc biệt là đất
trồng cây hàng năm (chiếm 46% tổng diện tích tự nhiên, 90,4% đất sản xuất
v
MỤC LỤC
PHẦN 1.MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1.Sự cần thiết phải nghiên cứu........................................................................... 1
1.2.Mục đích, yêu cầu của đề tài............................................................................2
1.2.1.Mục đích .......................................................................................................2
1.2.2.Yêu cầu......................................................................................................... 3
1.3.Ý nghĩa của đề tài............................................................................................ 3
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học............................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn................................................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
2.1.Cơ sở lý luận về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển
nông nghiệp bền vững vùng ĐBSH .......................................................................4
2.1.1.Các định nghĩa...............................................................................................4
2.1.2.Vai trò của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH........................................ 6
2.2.Kinh nghiệm thực tiễn về thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ............. 7
2.2.1.Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới ............................................................. 7
2.2.2.Kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam.............................................................13
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....15
3.1.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...............................................15
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu..................................................................................15
3.1.2.Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................15
3.2.Địa điểm thực tập và thời gian thực tập.........................................................15
3.3.Nội dung nghiên cứu......................................................................................15
3.4.Phương pháp nghiên cứu................................................................................16
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu.......Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Phương pháp phân tích...............................Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................Error! Bookmark not defined.
23
+ Mùa đông, do nằm sát vùng Đông Bắc, trên con đường tràn qua của
fr ông và khối khí cực đới NPc nên nền nhiệt độ của Đồng bằng sông Hồng
thấp hơn các đồng bằng ở phía nam, với 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới
180
C. Mùa đông cũng là thời kỳ mưa ít, nhưng vẫn có những ngày mưa phùn
(vào cuối năm) và sương mù nên tính chất khô hạn không quá gay gắt như ở
Tây Nguyên và Nam Bộ.
Những biểu hiện về BĐKH vùng ĐBSH
Nhiệt độ và xu thế diễn biến: Trong 50 năm qua (1958-2007), nhiệt
độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,1o
C qua mỗi thập kỷ. Nhiệt
độ trung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1- 0,3o
C/thập kỷ. Về mùa
đông, nhiệt độ giảm đi trong các tháng đầu mùa và tăng lên trong các tháng
cuối mùa.
Có thể nhận thấy nhiệt độ tháng 1 (tháng đặc trưng cho mùa đông),
nhiệt độ tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm
vùng Đồng bằng Bắc Bộ tăng cao hơn so với mức trung bình trên phạm vi cả
nước trong 50 năm qua.
Bảng 4.1: Thay đổi của nhiệt độ 50 năm qua ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ
và trung bình cho cả nước
Vùng khí hậu
Nhiệt độ (o
C)
Tháng 1 Tháng 7 Trung bình năm
Đồng bằng Bắc Bộ 1,4 0,5 0,6
Trung bình cả nước 1,2 0,4 0,56
Lượng mưa và xu thế diễn biến: Tính trung bình trong cả nước, lượng
mưa năm trong 50 năm qua (1958 – 2007) giảm khoảng 2%. Lượng mưa năm
giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam.
24
Bảng 4.2: Thay đổi của lượng mưa 50 năm qua ở vùng Đồng Bằng Bắc
Bộ và trung bình cho cả nước
Vùng khí hậu
Lượng mưa (%)
Thời kỳ 12 -
5
Thời kỳ 5 – 10 Tổng lượng mưa
Đồng bằng Bắc Bộ 0 -13 -11
Trung bình cả nước 7 -5 -2
Mực nước biển và xu thế diễn biến: Số liệu quan trắc tại các trạm hải
văn dọc ven biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung
bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 – 2008).
Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu dâng
lên khoảng 20cm.
Bảng 4.3: Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ở vùng ĐBSH
STT Thiên tai Biểu hiện Số ý
kiến
%
1 Bão, lốc Số lượng cơn bão nhiều hơn và
mùa mưa bão kéo dài hơn
109 18,4
2 Hạn hán Đến sớm, kéo dài hơn, cường độ
mạnh hơn
71 12,0
3 Mưa Số cơn mưa giảm đi nhưng lượng
mưa tăng lên
114 19,3
4 Xâm nhập mặn Xuất hiện hàng năm, cường độ
mạnh hơn
55 9,3
5 Nước biển dâng Ngày càng tăng lên 69 11,7
6 Nắng nóng Nhiệt độ cao, thời gian kéo dài hơn 120 20,3
7 Thiếu nước ngọt 54 9,1
Tổng 592 100,0
Nguồn: số liệu điều tra, năm 2014
25
Tài nguyên biển
ĐBSH có chiều dài đường bờ biển khoảng 350km, có nhiều cửa sông
lớn đổ ra biển, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng phục vụ vận tải, phát
triển thuỷ sản và các ngành kinh tế biển như các cảng Hải Phòng, Diêm Điền,
Hải Thịnh, Ninh Cơ. Tài nguyên biển và ven biển là lợi thế và tiềm năng to
lớn để phát triển kinh tế của vùng.
Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực
vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có
các khu dân cư và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo
tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.
4.1.3. Đặc điểm kinh tế – xã hội
Dân cư
Về quy mô dân số: ĐBSH là vùng có số dân cũng như mật độ dân số
lớn nhất cả nước. Năm 2010, số dân của vùng là 18.610,5 nghìn người (chiếm
21,4% dân số cả nước) với mật độ đạt 1.244 người/km2 (cao gấp 4,7 lần mức
trung bình cả nước). Đến năm 2015, dân số của vùng vào khoảng 20,8 triệu
người.
Về gia tăng dân số, tỷ suất sinh giảm khá nhanh từ 26,50
/00 năm 1989
xuống còn 16,20
/00 năm 1999 và tương đối ổn định (dao động trong khoảng
16 - 170
/00) cho đến nay. Tỷ suất tử ở mức thấp (từ 5 - 70
/00), nên gia tăng tự
nhiên của vùng tương đối thấp hơn mức trung bình của cả nước. Năm 2010,
tỷ suất gia tăng tự nhiên của vùng là 0,960
/00, cả nước là 1,050
/00. Đây là vùng
đất chật người đông, còn nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm nên cho đến
năm 2009, ĐBSH luôn là vùng xuất cư. Trong giai đoạn 1999 – 2009 tỷ suất
nhập cư là 15,50
/00, tỷ suất xuất cư là 17,90
/00, tỷ suất di cư thuần là -2,60
/00.
Tuy nhiên tình trạng di cư sang vùng khác chủ yếu diễn ra ở nông thôn thuộc
các tỉnh thuần nông trong tiểu vùng Nam ĐBSH như Thái Bình, Hà Nam,
26
Ninh Bình, trong khi Hà Nội vẫn là trung tâm có sức hút tới trên 80% có dân
nhập cư từ các vùng khác tới. Từ năm 2009 trở lại đây, ĐBSH trở thành vùng
nhập cư, trong đó chủ yếu từ các vùng tiếp giáp là Trung du và miền núi Bắc
Bộ (54%) và Bắc Trung Bộ (25%).
Về cơ cấu dân cư, theo độ tuổi có, sự thay đổi đáng kể trong những
năm gần đây. Do thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ
người dưới độ tuổi lao động của vùng đã giảm nhanh chóng (từ 30,2% năm
1999 xuống còn 22,5% vào năm 2009), thấp hơn so với trung bình cả nước
(25,0%). Số người trong độ tuổi và trên độ tuổi lao động ngày càng tăng. Số
người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% tổng số dân của vùng, số người
trên độ tuổi lao động là 12,2% (năm 2009). Tỷ số phụ thuộc của người dưới
độ tuổi lao động có xu hướng giảm mạnh, trong khi tỷ số phụ thuộc của người
trên độ tuổi lao động tăng nhẹ nên tỷ số phục thuộc chung vẫn giảm khá
nhanh (từ 67,1% xuống 53,5%). Như vậy, dân số ĐBSH hiện nay đang bước
vào giai đoạn già hoá. Theo giới tính, với tỷ số giới tính của vùng thấp hơn
mức trung bình cả nước (96,7 so với 97,8 năm 2010). Cơ cấu giới tính có sự
phân hoá giữa các địa phương trong vùng do đặc thù sản xuất, đặc biệt là các
ngành sử dụng nhiều lao động và có tính chất phân công phù hợp theo giới.
Về phân bố dân cư, mật độ dân số trung bình của ĐBSH là 1.244
người/km2
(năm 2010), cao gấp 4,7 lần mật độ trung bình của cả nước. Trong
số 8 tỉnh, thành phố có mật độ dân số trên 1.000 người/km2
của cả nước thì
ĐBSH có tới 7 tỉnh, thành phố.
Dân số ĐBSH phân bố không đều giữa các tỉnh, thành phố trong
vùng. Năm 2010, Thủ đô Hà Nội có mật độ dân số cao nhất vùng (1.962
người/km2
), tiếp theo lần lượt là các tỉnh Bắc Ninh (1.257 người/km2
), Hưng
Yên (1.226 người/km2
), Hải Phòng (1.221 người/km2
). Ba tỉnh trong vùng có
mật độ dân số dưới 1.000 người/km2
là Ninh Bình (648 người/km2
), Vĩnh
Phúc (819 người/km2
) và Hà Nam (914 người/km2
). Nhìn chung, mật độ thưa
vi
PHẨN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................18
4.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực đồng bằng sông Hồng................18
4.1.1.Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ .................................................................18
4.1.2.Điều kiện tự nhiên...................................................................................... 19
4.1.3.Đặc điểm kinh tế – xã hội .......................................................................... 25
4.2.Thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông
nghiệp ở vùng ĐBSH .......................................................................................... 30
4.2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng vùng ĐBSH .................. 30
4.2.2.Tác động và tác động tiềm tàng của BĐKH .............................................. 34
4.3.Năng lực cộng đồng và thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng
trong nông nghiệp................................................................................................ 41
4.3.1.Kiến thức truyền thống về các hiện tượng khí hậu.................................... 41
4.3.2.Nhận thức của người dân về BĐKH và các nguy cơ từ thiên tai............... 41
4.3.3.Các biện pháp được cộng đồng địa phương sử dụng................................. 42
4.3.4.Tham gia các hoạt động tập thể...................................................................43
4.4.Một số mô hình cộng đồng ứng phó với BĐKH trong phát triển
nông nghiệp......................................................................................................... 44
4.4.1.Mô hình “Hệ thống thâm canh lúa cải tiến - SRI”......................................44
4.4.2.Mô hình “Vườn – ao – chuồng”..................................................................46
4.4.3.Mô hình “Trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm họa dựa vào cộng
đồng” ............................................................................................................ 48
4.5.Giải pháp đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nông nghiệp
bền vững ứng phó với BĐKH ..............................................................................50
4.5.1.Phát huy và nhân rộng những mô hình hiện hữu........................................50
4.5.2.Giải pháp về công cụ tiếp cận cộng đồng .................................................. 50
4.5.3.Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng
nhằm thích ứng với BĐKH trong phát triển nông nghiệp bền vững .................. 52
4.5.4.Các hoạt động thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp ........................... 52
4.5.5.Xây dựng mô hình giảm nhẹ rủi ro thiên tai cấp hộ gia đình .................... 53
4.5.6.Nâng cao năng lực cộng đồng trong thích ứng BĐKH.............................. 54
28
Nguồn lao động
Về số lượng: ĐBSH là vùng có dân số đông, với mật độ rất cao, nguồn
lao động dồi dào (số người trong độ tuổi lao động chiếm gần 60% dân số toàn
vùng). Năm 2010, dân số hoạt động kinh tế cả vùng là 10.889,3 nghìn người,
trong đó số lao động đang làm việc là 10.479 nghìn người, chiếm 21,4% cả
nước, tăng 1760 nghìn người so với năm 2000. Lực lượng lao động đông đảo
cùng nguồn bổ sung lớn của vùng sẵn sàng cung cấp đủ sức lao động cho hầu
hết các vùng kinh tế. Lao động đang làm việc đông nhất ở Hà Nội (33% tổng
số lao động đang làm việc), Thái Bình (10,2%), Nam Định (9,9%), Hải
Dương (9,8%) và Hải Phòng (9,7%),…
Về chất lượng, dân cư ĐBSH có trình độ học vấn và dân trí khá cao.
Vùng này cũng là nơi cung cấp nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao cho
đất nước. Năm 2010, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng đạt 21,2%, cao
nhất cả nước, đồng thời chiếm gần 30% số lao động đã qua đào tạo của cả
nước. Vùng ĐBSH hiện tập trung tới 25% cán bộ có trình độ cao đẳng, đại
học, 69% cán bộ có trình độ trên đại học của cả nước.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động đang làm việc ở vùng
ĐBSH cao nhất cả nước, chiếm 34,9% so với 24,5% của cả nước và 29,1%
của vùng Đông Nam Bộ. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở khu vực nông
thôn cao hơn nhiều so với khu vực thành thị.
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của vùng giảm nhanh trong
khoảng 10 năm trở lại đây và hiện ở mức thấp hơn trung bình của cả nước
(3,7% so với 4,3% năm 2010). Đây là kết quả của việc đẩy mạnh công tác đào
tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động và mở rộng các hoạt động sản xuất
công nghiệp, dịch vụ ở đô thị. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cũng có xu
hướng giảm nhanh do chuyển dịch cơ cấu lao động và đa dạng hoá các loại
hình sản xuất. Tuy vậy, đến năm 2010 tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn vùng
29
ĐBSH vẫn là 4,2%, cao hơn nhiều so với các vùng Đông Nam Bộ (2,0%),
Trung du và miền núi Bắc Bộ (2,2%). Mặc dù khả năng giải quyết nhu cầu
việc làm cho người lao động ngày càng được cải thiện, song việc làm vẫn là
vấn đề khá gay gắt ở ĐBSH không chỉ ở các đô thị, mà còn cả ở vùng nông thôn.
Cơ cấu kinh tế
Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu
ngành kinh tế vùng có sự thay đổi theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá.
Tỷ trọng GDP Khu vực Nông – lâm – thuỷ sản chiếm 23,4% năm 2000 giảm
xuống còn 12,6% năm 2010. Trong khi đó, tỷ trọng các ngành phi nông
nghiệp tăng từ 76,6% năm 2000 lên 87,4% năm 2010, trong đó tỷ trọng của
khu vực Công nghiệp – xây dựng và khu vực Dịch vụ khá cân bằng (43,8% và
43,6%).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động của vùng
theo xu hướng: Tỷ trọng lao động khu vực Nông – lâm – thuỷ sản có xu
hướng giảm nhanh, trong khi đó tỷ trọng lao động khu vực Công nghiệp – xây
dựng và khu vực Dịch vụ ngày càng tăng.
Hình 4.2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở ĐBSH
năm 2000, 2010 (%)
30
4.2.Thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển
nông nghiệp ở vùng ĐBSH
4.2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng vùng ĐBSH
Các kịch bản phát thải khí nhà kính được lựa chọn để tính tóan xây
dựng kịch bản biến dổi khí hậu cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (B1),
kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (B2)
và kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (A2)
Kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho
vùng ĐBSH dùng số liệu năm 1980-1999 làm cơ sở để so sánh.
Nhiệt độ
Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở
tất cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có
thể tang nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.
Ở vùng ĐBSH: vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm có thể
tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 là 1,60
C theo kịch bản B1, tăng
2,40
C theo kịch bản B2, và có thể tăng 3,10
C theo kịch bản A2.
Bảng 4.4: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0
C) so với thời kỳ 1980-
1999 vùng ĐBSH
Kịch bản
phát thải
Các mốc thời gian của thế kỷ XXI
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Thấp (B1) 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,5 1,5 1,6 1,6
Trung bình
(B2)
0,5 0,7 0,9 1,2 1,5 1,8 2,0 2,2 2,4
Cao (A2) 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,6 3,1
(Nguồn: Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam,
NXB Tài Nguyên – MT và bản đồ Việt Nam, 2012)
31
Lượng mưa
Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của
nước ta, đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng
lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu.
Ở vùng ĐBSH: vào cuối thế kỷ XXI, lượng mưa năm có thể tăng so với
trung bình thời kỳ 1980-1999 là 5,2% theo kịch bản B1, tăng 7,9% theo kịch
bản B2, và có thể tăng 10,1% theo kịch bản A2. Tuy nhiên, theo các kịch bản
này thì lượng mưa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 sẽ giảm khoảng 5% ở vùng
ĐBSH vào cuối thế kỷ XXI.
Bảng 4.5: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0
C) so với thời kỳ 1980-
1999 vùng ĐBSH
Kịch bản
phát thải
Các mốc thời gian của thế kỷ XXI
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Thấp (B1) 1,6 2,3 3,2 3,9 4,5 4,8 5,1 5,2 5,2
Trung bình
(B2)
1,6 2,3 3,2 4,1 5,0 5,9 6,6 7,3 7,9
Cao (A2) 1,6 2,3 3,0 3,8 5,0 6,1 7,4 8,7 10,1
Nguồn: Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam,
NXB Tài Nguyên – MT và bản đồ Việt Nam, 2012
Nước biển dâng
Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch
bản phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản
phát thải cao nhất (A1FI).
Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao
cho thấy, vào giữa thế kỷ XXI, mực nước biển có thể dâng thêm 28-33 cm và
đến cuối thế kỷ XXI, mực nước biển dâng thêm 65-100 cm so với thời
kỳ1980-1999. Đối với vùng ĐBSH, theo kịch bản xây dựng tại 2 khu vực bờ
biển từ Móng Cái đến Hòn Dấu và từ Hòn Dấu tới Đèo Ngang cho thấy: vào
vii
4.5.7.Các giải pháp về mặt chính sách................................................................ 55
4.5.8.Về mặt quản lý và tài chính: ...................................................................... 55
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................56
5.1.Kết luận .....................................................................................................56
5.2.Kiến nghị .....................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
33
Xâm nhập mặn:
Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Xuân với việc sử dụng mô
hình trị số MILE để dự báo ảnh hưởng của BĐKH đến xâm nhập mặn khu
vực đồng bằng sông Hồng – Thái Bình (điều kiện biên là lưu lượng trung bình
của 3 tháng nhỏ nhất trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình), độ mặn có xu
hướng xâm nhập sâu vào đất liền theo lòng dẫn sông. Theo kết quả tính tóan
kịch bản nền KB0, ranh giới mặn 10
/00 và 40
/00 xâm nhập xa nhất lần lượt
khoảng 39,1 và 22 km trên sông Hồng; 31,6 km và 19,9 km trên sông Thái
Bình; xa nhất là 44 km và 29,5 km trên sông Kinh Môn.
Bảng 4.8: Bảng ranh giới xâm nhập mặn lớn nhất theo các kịch bản nước
biển dâng khác nhau
Kịch
bản
Ranh
giới
mặn
(%o)
Khoảng cách tới biển (km)
Đá Bạch
Cấm -
Kinh
Môn
Cấm -
Kinh
Thầy
Lạch Tray
Văn
Úc
Thái Bình
Trà
Lý
Hồng Ninh Cơ
KB0
4 23,94 29,54 29,54 26,46 27,44 19,88 24,10 22,00 22,54
1 34,86 43,96 42,84 36,68 39,20 31,64 38,94 39,08 32,48
KB2
4 24,22 30,38 30,38 27,16 29,26 24,78 26,20 23,40 22,96
1 35,84 46,48 44,24 37,24 42,70 35,14 41,60 41,32 33,88
KB3
4 24,48 30,80 30,80 27,30 30,10 24,64 27,18 23,68 23,10
1 36,40 47,60 44,52 37,66 43,54 38,22 41,60 43,00 33,88
Nguồn: Biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam,
NXB KHTN và Công nghệ
Khi nước biển dâng cao, độ mặn sẽ theo lòng dẫn sông xâm nhập sâu
hơn vào đất liền, nhưng với mức độ xâm nhập không quá lớn. Khi mực nước
biển dân 75 cm đến năm 2100 theo kịch bản phát thải B2 khuyến nghị của Bộ
Tài Nguyên và Môi trường, ranh giới mặn 40
/00 xâm nhập sâu them từ 0,54 km
đến 4,7 km, trung bình khoảng 1,8 km trên các song trong khi ranh giới mặn
34
10
/00 xâm nhập thêm từ 0,98 km đến 6,58 km, trên các sông trung bình khoảng
2,9 km.
4.2.2. Tác động và tác động tiềm tàng của BĐKH
4.2.2.1. Tác động của BĐKH
Vùng đồng bằng sông Hồng có mật độ dân cư rất đông đúc, là nơi cư
trú của ¼ dân số cả nước, tương đương với 20 triệu dân. Khoảng 54% diện
tích đất của vùng (tương đương với 900 000 ha) được dành cho nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản, trong đó, 80% của phần diện tích này là ruộng lúa.
Sinh kế của phần lớn người dân trong lưu vực chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất
nông nghiệp. Do địa hình đa dạng, hệ thống thủy lợi khá tốt với 2.400km đê
sông, 3.790km đê biển, 29 hệ thống công trình thủy lợi và nhiều hồ chứa lớn
nhỏ, kênh tưới, tiêu nội đồng… nên trữ lượng nước phục vụ phục vụ sản xuất
nông nghiệp và đời sống dân sinh khá dồi dào. Tuy nhiên, các ảnh hưởng của
BĐKH và nước biển dâng ngày càng khốc liệt, hàng năm ngành nông nghiệp
nói riêng và nền kinh tế nói chung chịu thiệt hại nặng nề do hậu quả của bão
và hiện tượng thời tiết cực đoan.
Dưới đây là bảng Tác động của BĐKH theo đánh giá của người dân
vùng Đồng bằng sông Hồng
35
Bảng 4.9: Tác động của BĐKH vùng ĐBSH theo đánh giá của
người dân
Các hiện
tượng
thời tiết
Tính cực
đoan
Vùng tác động Các tác động cụ thể
Nắng
nóng
Nhiệt độ
cao hơn,
kéo dài
hơn
- Cả vùng Sâu bệnh phát sinh nhiều
Mùa màng thất thu, cây cối khô héo,
chậm phát triển hoặc chết
Mất năng suất cây trồng
Đất cằn cỗi, giảm dinh dưỡng
Xâm nhập mặn gia tăng ở khu vực ven
biển
Độ mặn của nước tăng, gây ảnh hưởng tới
nuôi trồng thủy sản
Ảnh hưởng tới sức khỏe con ngừơi: giảm
năng suất lao động; sức khỏe giảm sút
nhất là người già và trẻ em
Vật nuôi bị dịch bệnh, chết
Nước
biển
dâng
Cao hơn - Dải ven biển
- Hải đảo
Tăng diện tích mặt nước – tăng diện tích
nuôi trồng thủy sản
Tăng diện tích trồng rừng ngập mặn
Xâm nhập mặn gia tăng, thiếu nước ngọt
cho sản xuất
Lũ lụt Kéo dài
hơn, thất
thường
- Dải ven biển
(bao gồm cả
đồng bằng châu
thổ và các vùng
đất ngập nước)
Ngập úng và lũ lụt gây cản trở giao
thông, đi lại
Ngập úng gây thất thu mùa màng
Lũ gây sạt lở ven bờ song, bờ biển
Dịch bệnh sau lũ
Thiệt hại về cơ sở vật chất (điện, đường,
trường, trạm, nhà ở, hệ thống tưới tiêu…)
Ô nhiễm môi trường sau lũ
Đất úng nước không trồng được cây mới
36
Bão và
áp thấp
nhiệt đới
Xảy ra
sớm hơn,
lượng
mưa nhiều
hơn, diễn
biến bất
thường
- Dải ven biển
- Hải đảo
Gây thất thu đối với các hộ nuôi trồng
thủy sản
Phá hỏng các đầm nuôi
Gây thiệt hại về nhà cửa và tài sản
Ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp
(ngập úng, thất thu,…)
Phá hỏng cầu cống, hệ thống đê điều
Hạn hán Đến sớm
hơn, kéo
dài hơn,
khắc
nghiệt hơn
- Cả vùng Thiếu nước sản xuất nông nghiệp
Thiếu nước sinh hoạt
Cây cối chết nhiều
Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân
Nguồn: số liệu điều tra, năm 2014
Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có
những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất nông nghiệp như: đất
đai, lao động, vốn, công nghệ, thời tiết khí hậu… Điều này thể hiện rõ qua
hàm sản xuất:
Q = f ( x1, x2…xn)
Trong đó: Q: sản lượng
x1 x2… xn: các yếu tố sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp
đến sản xuất nông nghiệp
Khí hậu là nhân tố quyết định đến sản xuất nông nghiệp và nó chịu tác
động sâu sắc của BĐKH. BĐKH đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến năng suất,
chất lượng của cây trồng và vật nuôi, đầu vào trong sản xuất nông nghiệp và
các thành phần khác trong hệ thống thông nghiệp. Các ảnh hưởng của BĐKH
và nước biển dâng ngày càng khốc liệt, ngành nông nghiệp chịu thiệt hại nặng
nề nhất do hậu quả của bão và hiện tượng thời tiết cực đoan. Dưới đây là các
tác động của BĐKH đến cán lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp:
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu
Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và
nước biển dâng, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với loài
người trong Thế kỷ 21. Việt Nam được coi là một trong các quốc gia chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất của BĐKH, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng
bằng sông Hồng là những khu vực có tính tổn thương đặc biệt cao do BĐKH
và thiên tai. Trong những năm gần đây, tình hình BĐKH ở nước ta diễn ra
ngày càng gay gắt, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, trên nhiều vùng, đặc biệt
nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven sông, ven biển.
Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong hai vùng trọng điểm
nông nghiệp của cả nước, bao gồm 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình,
Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Vùng là cửa ngõ ở phía biển Đông với thế
giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng
động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Với BĐKH và kèm theo nó là
sự dâng cao mực nước biển, chắc chắn ảnh hưởng của thiên tai tại khu vực
này sẽ gia tăng, là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo,
cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của
đất nước, trở thành thách thức lớn với mọi cộng đồng. Và trong thực tế, cộng
đồng địa phương nơi đây vốn hằng ngày phải đối mặt với sự thay đổi thất
thường của thời tiết, đã vận dụng những tri thức truyền thống của mình, đưa
ra và áp dụng những sáng kiến nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực do hiện
tượng tự nhiên mang lại. Có thể thấy, cộng đồng dân cư là lực lượng đông
đảo, có khả năng huy động nhanh chóng để ứng phó với những trường hợp
cấp bách. Các cộng đồng có sự am hiểu rõ về khu vực, có khả năng đánh giá
tác động tại chỗ của biến đổi khí hậu thông qua quan sát hàng ngày và tự tìm
38
thay đổi trong hình thức sử dụng đất dẫn đến thay đổi trong phân bố cây trồng
và sản xuất nông nghiệp (Nyong, 2008).
Đối với sản xuất chăn nuôi, tác động được xem là quan trong nhất của
BĐKH đến các hoạt động chăn nuôi được thể hiện gián tiếp thông qua thay
đổi nguồn thức ăn cho vật nuôi (đồng cỏ và cây trồng làm thức ăn cho gia súc,
gia cầm). Một lĩnh vực khác trong hoạt động chăn nuôi bị tác động mạnh mẽ
của BĐKH, nhiệt độ tăng và thay đổi lượng mưa (tình trạng ẩm ướt), đó là
dịch bệnh trên vật nuôi và khả năng lây truyền tăng. Nhiệt độ tăng vào mùa hè
dẫn đến nhu cầu nước cho vật nuôi tang lên rõ rệt, khả năng tăng trọng của
vật nuôi giảm.
4.2.2.3. Tác động đến lâm nghiệp
Việt Nam nói chung và ĐBSH nói riêng có đa dạng sinh học cao, các
hệ sinh thái phong phú. BĐKH sẽ tác động đến đa dạng sinh học, làm tăng
nguy cơ tuyệt chủng của các loài dễ bị tổn thương . BĐKH làm thay đổi số
lượng và chất lượng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học. Chức năng và dịch
vụ môi trường (điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu, chống xói mòn …) và
kinh tế của rừng bị suy giảm.
Hàng năm những vùng ven biển và đảo gần bờ phải chịu ngập lụt nặng
nề bởi hạn hán và xâm nhập mặn. Nước biển dâng và hạn hán làm giảm năng
suất và diện tích cây trồng dẫn tới nhu cầu chuyển đổi rừng sang đất sản xuất
nông nghiệp và khai thác thủy sản tăng cũng như nhu cầu di cư lên vùng cao,
làm gia tăng nạn phá rừng.
Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng cùng với hạn hán kéo dài sẽ làm thay
đổi sự phân bố và khả năng sinh trưởng của các loài thực vật và động vật
rừng. Nhiều loài cây nhiệt đới ưa sáng sẽ di cư lên các vĩ độ cao hơn và các
loài cây á nhiệt đới sẽ mất dần. Số lượng quần thể các loài động thực vật quý
hiếm sẽ ngày càng suy kiệt và nguy cơ tiệt chủng tăng. Nhiệt độ tăng và hạn
hán kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng, nhất là các rừng trên đất than bùn,
39
vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát thải khí nhà kính,
làm gia tăng BĐKH và tạo điều kiện cho một số loài sâu bệnh hại rừng phát triển.
4.2.2.4. Tác động đến thủy sản
Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một
số loài thủy sản nước ngọt; Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp ảnh hưởng đến
nơi cư trú của một số loài thủy sản; khả năng cố định chất hữu cơ của HST
rong biển giảm dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất
dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do đó chất lượng môi trường sống của nhiều
loài thủy sản xấu đi.
Nhiệt độ tăng gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thủy
vực, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật. Quá trình quang hóa và
phân hủy chất hữu cơ nhanh hơn ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật.
Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình hô hấp cũng như các
hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lượng thủy sản. Suy thoái và
phá hủy các rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong
mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo. Cường độ và lượng mưa lớn làm
cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dài dẫn đến sinh vật nước lợ và
ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (ngêu, sò...) bị chết hàng loạt do không
chịu nổi lượng muối thay đổi.
Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá, nước biển dâng làm cho chế độ
thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã hiện hữu thay
đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút. Nhiệt độ tăng làm cho nguồn
hải sản, thủy sản phân tán. Các loài cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị
giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt. Các loài thực
vật nổi, mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn cho động vật nổi, bị hủy diệt
làm giảm mạnh động vật nổi. Do đó làm giảm nguồn thức ăn cho động vật
tầng giữa và tầng trên.
40
Nhiều năm gần đây, trước biến đổi bất thường của thời tiết, các hiện
tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều đã làm không ít gia đình phải
lao đao và nghề nuôi tôm trở thành nghề mạo hiểm bởi: thiệt hại của cải,
phương tiện đánh bắt, cơ sở hạ tầng nghề nuôi; sản phẩm nuôi bị thất thoát…
4.2.2.5. Tác động đến thủy lợi
Hệ thống thủy lợi cũng chịu những tác động nghiêm trọng do diễn biến
bất thường và ngày càng khắc nghiệt của thời tiết, như:
+ Bão là nguyên nhân gây thiệt hại cho các hệ thống đê sông, đê biển,
úng lụt ngày càng nghiêm trọng và nước mặn tràn sâu vào đất liền.
+ Tình trạng hạn hán, thiếu nước mùa khô diễn ra ngày càng phổ biến,
việc khai thác, sử dụng nước không phù hợp với khả năng thực tế của nguồn
nước.
+ Lũ quét, tố và lốc tàn phá nhà cửa, cây cối, công trình thuỷ lợi ngày
càng khốc liệt.
+ Nước mặn ngày càng xâm nhập sâu vào đất liền, đồng ruộng làm cho
nhiều công trình thuỷ lợi không còn hoạt động bình thường, ảnh hưởng đến
nhiều công trình tưới tiêu.
+ Mưa lớn kéo dài làm cho các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm bị ảnh
hưởng. Bên cạnh đó còn làm tăng trượt lở đất, xói mòn sẽ làm tăng lượng phù
sa và làm lắng đọng lòng hồ, giảm dung tích hữu ích của hồ chứa.
Trữ lượng nước ngầm giảm, mức nước ngầm bị hạ thấp dần, khả
năng khai thác của các giếng nước ngầm cũng bị giảm sút không đáp ứng
được yêu cầu sinh hoạt và tưới tiêu đang là vấn đề đáng quan tâm ở vùng
Đồng bằng sông Hồng.
41
4.3. Năng lực cộng đồng và thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng
đồng trong nông nghiệp
4.3.1. Kiến thức truyền thống về các hiện tượng khí hậu
Ngay trong cuộc sống thường nhật, người dân, các cộng đồng dân cư
bằng kinh nghiệm đặc biệt phong phú đã biết nhận biết các hiện tượng thời
tiết. Các kiến thức này thường liên quan đến việc dự đoán các hiện tượng
mưa, nắng, bão, lụt thông qua phương pháp quan sát trực quan như nhìn trời,
trăng, mây, cỏ cây, con nước hay theo dõi hoạt động của các loài chim thú…
Trả lời cho câu hỏi liên quan đến việc biết hay không các kiến thức
truyền thống về nhận biết với các hiện tượng khí hậu và những kiến thức ấy
có hữu ích trong việc ứng phó với thiên tai không có tới 61,0% lựa chọn
phương án “có”. Dưới đây là tỷ lệ người biết các kiến thức truyền thống với
các hiện tượng khí hậu (qua điều tra xã hội học do tác giả luận văn thực hiện
năm 2014, thông tin về điều tra được nêu ở phần Mở đầu):
4.3.2. Nhận thức của người dân về BĐKH và các nguy cơ từ thiên tai
Theo thông tin có được từ việc điều tra thông qua bảng hỏi, mức độ
nhận thức về BĐKH của cộng đồng vẫn còn rất hạn chế mặc dù ở địa phương,
đặc biệt là các xã thường xuyên bị thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực
đoan, đều có những chương trình phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của
người dân về phòng ngừa, thích nghi, giảm nhẹ thiên tai và các hiện tượng
thời tiết cực đoan.
Các kênh thông tin mà cộng đồng có thể tiếp cận về BĐKH bao gồm
các phương tiện truyền thông đại chúng, các panô/áp phích, phổ biến từ chính
quyền địa phương và từ các dự án nghiên cứu. Các phương tiện truyền thông
là kênh thông tin tốt nhất giúp phổ biến thông tin.
Tuy nhiên, nhận thức cũng như năng lực ứng phó với thiên tai và
BĐKH của người dân vẫn chưa cao. Nhiều người coi thiên tai là những hoạt
động của tự nhiên và không thể kiểm soát, không ý thức được vai trò của bản thân.
42
4.3.3. Các biện pháp được cộng đồng địa phương sử dụng
Người dân không hề biết đến khái niệm “biến đổi khí hậu” nhưng vốn
tri thức bản địa của họ kịp thời có sự điều chỉnh, bổ sung để thích ứng một
cách hợp lý trước mọi sự thay đổi, biến động của điều kiện tự nhiên.
Bảng 4.10: Những biện pháp được người dân sử dụng để ứng phó với lũ
lụt trong phát triển nông nghiệp
Loại kinh nghiệm Tỷ lệ (%)
Ngắn hạn Cập nhật thông tin 53,3
Di chuyển đồ vật lên cao 22,6
Kiên cố nhà cửa 12,8
Dự trữ thức ăn chăn nuôi 7,2
Neo đầu tàu thuyền 1,0
Khác 3,1
Dài hạn Trồng rừng ngập mặn 56,4
Thay đổi cơ cấu mùa vụ 20,5
Xây chuồng trại cao hơn 12,3
Dự trữ thức ăn chăn nuôi 7,7
Trạng bị hệ thống cảnh báo 3,1
Khác 0,0
Nguồn: số liệu điều tra, năm 2014
Bên cạnh đó, những biện pháp truyền thống đối phó với BĐKH như
xây dựng hệ thống đê, mương, các công trình điều tiết và phân lũ, dự báo thời
tiết … đã và đang được khai thác tích cực từ lâu đời. Tuy nhiên, những chiến
lược này chỉ mới tập trung chủ yếu vào những ứng phó khẩn cấp với những
loại hình thiên tai bất thường và tái xây dựng sau thiên tai hơn là những thích
ứng mang tính lâu dài đối với các tác động của BĐKH trong tương lai.
2
biện pháp ứng phó. Tuy nhiên, nhận thức cũng như năng lực ứng phó với
thiên tai và BĐKH của người dân vẫn chưa cao. Nhiều người coi thiên tai là
những hoạt động của tự nhiên và không thể kiểm soát, không ý thức được vai
trò của bản thân. Hơn ai hết, các cộng đồng dân cư phải được trang bị kỹ
năng, năng lực ứng phó với những thách thức mang tính toàn cầu này. Các
hoạt động phát triển dựa vào cộng đồng (Community-based) được xác định là
một định hướng và giải pháp cơ bản, quan trọng trong thực hiện phát triển
bền vững.
Từ những lý do trên, đề tài “Ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào
cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông
Hồng” đã được lựa chọn để nghiên cứu nhằm tìm hiểu những biện pháp cộng
đồng địa phương sử dụng để ứng phó với BĐKH và các hình thức thiên tai
khác nhằm đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng
trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Mục đích chung:
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn địa phương về ứng phó với
BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng
sông Hồng và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường ứng phó với biến đổi
khí hậu dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
tại khu vực nghiên cứu.
Mục đích cụ thể:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam và rút ra
các bài học kinh nghiệm trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng.
- Nghiên cứu thực tế ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
trong phát triển nông nghiệp bền vững ở một địa bàn nghiên cứu cụ thể là
vùng Đồng bằng sông Hồng.
44
4.4. Một số mô hình cộng đồng ứng phó với BĐKH trong phát triển nông
nghiệp
Việc tìm kiếm các mô hình và những cách làm hay liên quan đến giảm
nhẹ BĐKH dựa vào cộng đồng vùng ĐBSH trong điều kiện hiện nay không
phải công việc dễ dàng nhưng lại rất cần thiết bởi vì thông qua đó chúng ta có
thể tìm được một số mô hình tốt với: mức độ hiệu quả trong thích ứng và
giảm nhẹ BĐKH; thu hút được sự tham gia của cộng đồng địa phương; có
tính bền vững; tính độc đáo, sáng tạo; và có nhiều tiềm năng nhân rộng. Dưới
đây là một số mô hình như thế đã và đang được triển khai thực hiện ở một số
địa phương thuộc khu vực nghiên cứu:
4.4.1. Mô hình “Hệ thống thâm canh lúa cải tiến - SRI”
Bối cảnh
Mô hình SRI ra đời trong bối cảnh canh tác lúa ngày càng bộc lộ rõ nét
những hạn chế, gây ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng, cụ thể như: (i)
việc lạm dụng phân đạm làm giảm khả năng chống chịu của lúa, từ đó dễ bị
sâu bệnh tấn công, đồng thời ảnh hưởng tới chất lượng đất khi lượng phân dư
thừa; (ii) sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm tăng khả năng kháng
thuốc của sâu bệnh; (iii) diễn biến phức tạp của BĐKH như các hiện tượng
bão lũ, hạn hán xảy ra ngày càng thường xuyên với cường độ lớn, gây ra
nhiều thiệt hại cho mùa màng; (iv) sự khan hiếm nguồn nước cho sinh họat và
sản xuất đang trở thành một vấn đề nan giải. Bên cạnh đó, các hộ nông dân
trồng lúa quy mô nhỏ thường khó tiếp cận với các mô hình khuyến nông, họ
phải đối mặt với bất ổn giá cả của vật đầu tư, thậm chí tiền thu về không đủ
bù lỗ1
Để giải quyết vấn đề trên, nhằm đảm bảo tính bền vững và hiệu quả
trong sản xuất, nhiều tổ chức đã triển khai mô hình/dự án ứng dụng hệ thống
thâm canh cải tiến – SRI tại Việt Nam. Kể từ khi được triển khai vào năm
45
2003 trên nền tảng của Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), SRI đã
đem lại thành công, được người dân và chính quyền hưởng ứng tham gia.
Quá trình thử nghiệm và chuyển giao SRI tại Việt Nam từ năm 2003
đến nay đã được các tổ chức Phi Chính phủ tham gia hỗ trợ thực hiện. Các
tỉnh thuộc vùng ĐBSH tham gia chương trình gồm: Hà Tây cũ (nay là Hà
Nội), Thái Nguyên, Hưng Yên…
Hình4.3: Mô hình theo SRI vụ xuân 2013 tại xã Giao Hà,
Giao Thủy, Nam Định
Các hoạt động thực hiện
- Xây dựng tài liệu tập huấn về canh tác SRI
- Thảo luận với các ban ngành địa phương Tỉnh, Huyện (Sở, phòng
Nông nghiệp, trạm Bảo vệ thực vật, khuyến nông) và các xã dự kiến làm mô
hình, tham quan học tập mô hình đã làm ở các địa phương khác (nếu có)
- Lựa chọn các điểm, các hộ dân (những hộ nhiệt tình và sẵn sàng tham
gia)
- Phối hợp với Hợp tác xã nông nghiệp triển khai các hoạt động SRI
dựa vào cộng đồng, với sự tham gia của chính quyền địa phương và các đoàn
thể khác
- Tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên chính, giảng viên nông dân và các
lớp tập huấn nông dân áp dụng SRI
- Trồng thử nghiệm trên đồng ruộng (FFS) ngay tại cộng đồng và họ
cùng nhau thiết kế các thửa ruộng thử nghiệm, trình diễn
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...KhoTi1
 
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...nataliej4
 
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfGiáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfMan_Ebook
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bìa báo cáo thực tập
Bìa báo cáo thực tậpBìa báo cáo thực tập
Bìa báo cáo thực tậptramn79
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemLong Hoang Van
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

Was ist angesagt? (20)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
 
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
Đề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOTĐề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOT
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
 
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
 
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà GiangTác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
 
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân độiLuận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
 
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểmBồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
 
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Kim Long,...
 
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfGiáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
 
Bìa báo cáo thực tập
Bìa báo cáo thực tậpBìa báo cáo thực tập
Bìa báo cáo thực tập
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiem
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 

Ähnlich wie Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO

đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...hieu anh
 
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết kế mô hình thu sương (hơi) làm nước sạch của một số sợi tự nhiên
Thiết kế mô hình thu sương (hơi) làm nước sạch của một số sợi tự nhiênThiết kế mô hình thu sương (hơi) làm nước sạch của một số sợi tự nhiên
Thiết kế mô hình thu sương (hơi) làm nước sạch của một số sợi tự nhiênTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.ssuser499fca
 
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Ähnlich wie Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO (20)

đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
 
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
 
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận án: Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại Hà Tĩnh, HAY - Gửi miễn phí ...
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
 
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
 
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
 
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
Thiết kế mô hình thu sương (hơi) làm nước sạch của một số sợi tự nhiên
Thiết kế mô hình thu sương (hơi) làm nước sạch của một số sợi tự nhiênThiết kế mô hình thu sương (hơi) làm nước sạch của một số sợi tự nhiên
Thiết kế mô hình thu sương (hơi) làm nước sạch của một số sợi tự nhiên
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
 
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh ho...
 
Đề tài khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAY
Đề tài  khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAYĐề tài  khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAY
Đề tài khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 

Mehr von Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Mehr von Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Kürzlich hochgeladen

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 

Kürzlich hochgeladen (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ THỊ KIM DUNG Tên đề tài: ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÙNG ĐÔNG BẰNG SÔNG HỒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Tài nguyên và môi trường Khóa học : 2011 – 2015 Thái Nguyên, năm 2015
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ THỊ KIM DUNG Tên đề tài: ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÙNG ĐÔNG BẰNG SÔNG HỒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Tài nguyên và môi trường Lớp : K43 – DCMT – NO1 Khóa học : 2011 – 2015 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Hồng Phương Thái Nguyên, năm 2015
  • 3. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ THỊ KIM DUNG Tên đề tài: ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÙNG ĐÔNG BẰNG SÔNG HỒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Tài nguyên và môi trường Lớp : K43 – DCMT – NO1 Khóa học : 2011 – 2015 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Hồng Phương Thái Nguyên, năm 2015
  • 4. ii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Lồng ghép những tri thức bản địa với kiến thức khoa học trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng....................................................................... 7 Hình 2.2: Sơ đồ mối tương tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh thái- nhân văn(A); và Khung các vấn đề của BĐKH (B)............................................ 10 Hình 3.1: Sơ đồ lựa chọn phương pháp điều tra lấy mẫu………………………16 Hình 4.1: Bản đồ vị trí vùng Đồng bằng sông Hồng ......................................... 19 Hình 4.2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở ĐBSH............................ 29 năm 2000, 2010 (%)............................................................................................ 29 Hình4.3: Mô hình theo SRI vụ xuân 2013 tại xã Giao Hà,................................. 45 Giao Thủy, Nam Định......................................................................................... 45 Hình 4.4: Trồng rừng ngập mặn chống BĐKH ở Hải Phòng ............................. 49 Hình 4.5: Cách tiếp cận trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng .......... 51
  • 5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ NN&PTNN : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ TNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường BĐKH : Biến Đổi Khí Hậu CBA Community Based Adaptation Tiếp cận dựa vào cộng đồng CVCA Climate Vulnerability and Capacity Analysis Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với BĐKH ĐBSH : Đồng Bằng Sông Hồng FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc GEF : Global Environment Facility Quỹ Môi trường tòan cầu GDP : Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HST : Hệ Sinh Thái IPCC : International on Climate Change Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu IEA : International Energy Agency Tổ chức Năng lượng Thế giới KT – XH : Kinh Tế - Xã Hội MCD : Marinelife Conservation and Community Development Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng PTNNBV : Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững SGP : Small Grant Projects Chương trình tài trợ nhỏ
  • 6. iv SWOT : Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức SRI System Rice Intensification Hệ thống thâm canh Lúa cải tiến UBND Ủy Ban Nhân Dân UNDP : United Nations Development Programme Liên Hiệp Quốc UNFCCC : United Nations Framework Convention on Climate Change Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu VAC Vườn – Ao – Chuồng VACVINA Hội Làm vườn Việt Nam VAC VINA VQG Vườn Quốc Gia WB : World Bank Ngân hàng Thế giới
  • 7. v MỤC LỤC PHẦN 1.MỞ ĐẦU.................................................................................................1 1.1.Sự cần thiết phải nghiên cứu........................................................................... 1 1.2.Mục đích, yêu cầu của đề tài............................................................................2 1.2.1.Mục đích .......................................................................................................2 1.2.2.Yêu cầu......................................................................................................... 3 1.3.Ý nghĩa của đề tài............................................................................................ 3 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học............................................ 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn................................................................................ 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4 2.1.Cơ sở lý luận về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững vùng ĐBSH .......................................................................4 2.1.1.Các định nghĩa...............................................................................................4 2.1.2.Vai trò của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH........................................ 6 2.2.Kinh nghiệm thực tiễn về thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ............. 7 2.2.1.Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới ............................................................. 7 2.2.2.Kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam.............................................................13 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....15 3.1.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...............................................15 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu..................................................................................15 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................15 3.2.Địa điểm thực tập và thời gian thực tập.........................................................15 3.3.Nội dung nghiên cứu......................................................................................15 3.4.Phương pháp nghiên cứu................................................................................16 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu.......Error! Bookmark not defined. 3.4.2. Phương pháp phân tích...............................Error! Bookmark not defined. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................Error! Bookmark not defined.
  • 8. vi PHẨN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................18 4.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực đồng bằng sông Hồng................18 4.1.1.Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ .................................................................18 4.1.2.Điều kiện tự nhiên...................................................................................... 19 4.1.3.Đặc điểm kinh tế – xã hội .......................................................................... 25 4.2.Thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp ở vùng ĐBSH .......................................................................................... 30 4.2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng vùng ĐBSH .................. 30 4.2.2.Tác động và tác động tiềm tàng của BĐKH .............................................. 34 4.3.Năng lực cộng đồng và thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong nông nghiệp................................................................................................ 41 4.3.1.Kiến thức truyền thống về các hiện tượng khí hậu.................................... 41 4.3.2.Nhận thức của người dân về BĐKH và các nguy cơ từ thiên tai............... 41 4.3.3.Các biện pháp được cộng đồng địa phương sử dụng................................. 42 4.3.4.Tham gia các hoạt động tập thể...................................................................43 4.4.Một số mô hình cộng đồng ứng phó với BĐKH trong phát triển nông nghiệp......................................................................................................... 44 4.4.1.Mô hình “Hệ thống thâm canh lúa cải tiến - SRI”......................................44 4.4.2.Mô hình “Vườn – ao – chuồng”..................................................................46 4.4.3.Mô hình “Trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm họa dựa vào cộng đồng” ............................................................................................................ 48 4.5.Giải pháp đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững ứng phó với BĐKH ..............................................................................50 4.5.1.Phát huy và nhân rộng những mô hình hiện hữu........................................50 4.5.2.Giải pháp về công cụ tiếp cận cộng đồng .................................................. 50 4.5.3.Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng nhằm thích ứng với BĐKH trong phát triển nông nghiệp bền vững .................. 52 4.5.4.Các hoạt động thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp ........................... 52 4.5.5.Xây dựng mô hình giảm nhẹ rủi ro thiên tai cấp hộ gia đình .................... 53 4.5.6.Nâng cao năng lực cộng đồng trong thích ứng BĐKH.............................. 54
  • 9. i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Khái quát chương trình Thích ứng dựa vào cộng đồng...................... 11 Bảng 2.2: Tác động của BĐKH đến các khu vực trên Thế giới ......................... 12 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích .............Error! Bookmark not defined. Bảng 4.1: Thay đổi của nhiệt độ 50 năm qua ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và trung bình cho cả nước ....................................................................................... 23 Bảng 4.2: Thay đổi của lượng mưa 50 năm qua ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và trung bình cho cả nước ....................................................................................... 24 Bảng 4.3: Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ở vùng ĐBSH.................... 24 Bảng 4.4: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0 C) so với thời kỳ 1980-1999 vùng ĐBSH .................................................................................................................. 30 Bảng 4.5: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0 C) so với thời kỳ 1980-1999 vùng ĐBSH…………………………………………………………………………..31 Bảng 4.6: Nước biển dâng khu vực bờ biển từ Móng Cái đến Đèo.................... 32 Ngang (cm).......................................................................................................... 32 Bảng 4.7: Diện tích Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập theo mực nước biển dâng .................................................................................... 32 Bảng 4.8: Bảng ranh giới xâm nhập mặn lớn nhất theo các kịch bản nước biển dâng khác nhau.................................................................................................... 33 Bảng 4.9: Tác động của BĐKH vùng ĐBSH theo đánh giá của ........................ 35 người dân............................................................................................................. 35 Bảng 4.10: Những biện pháp được người dân sử dụng để ứng phó với lũ lụt trong phát triển nông nghiệp ............................................................................... 42
  • 10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với loài người trong Thế kỷ 21. Việt Nam được coi là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là những khu vực có tính tổn thương đặc biệt cao do BĐKH và thiên tai. Trong những năm gần đây, tình hình BĐKH ở nước ta diễn ra ngày càng gay gắt, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, trên nhiều vùng, đặc biệt nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong hai vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước, bao gồm 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Vùng là cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Với BĐKH và kèm theo nó là sự dâng cao mực nước biển, chắc chắn ảnh hưởng của thiên tai tại khu vực này sẽ gia tăng, là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước, trở thành thách thức lớn với mọi cộng đồng. Và trong thực tế, cộng đồng địa phương nơi đây vốn hằng ngày phải đối mặt với sự thay đổi thất thường của thời tiết, đã vận dụng những tri thức truyền thống của mình, đưa ra và áp dụng những sáng kiến nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực do hiện tượng tự nhiên mang lại. Có thể thấy, cộng đồng dân cư là lực lượng đông đảo, có khả năng huy động nhanh chóng để ứng phó với những trường hợp cấp bách. Các cộng đồng có sự am hiểu rõ về khu vực, có khả năng đánh giá tác động tại chỗ của biến đổi khí hậu thông qua quan sát hàng ngày và tự tìm
  • 11. 2 biện pháp ứng phó. Tuy nhiên, nhận thức cũng như năng lực ứng phó với thiên tai và BĐKH của người dân vẫn chưa cao. Nhiều người coi thiên tai là những hoạt động của tự nhiên và không thể kiểm soát, không ý thức được vai trò của bản thân. Hơn ai hết, các cộng đồng dân cư phải được trang bị kỹ năng, năng lực ứng phó với những thách thức mang tính toàn cầu này. Các hoạt động phát triển dựa vào cộng đồng (Community-based) được xác định là một định hướng và giải pháp cơ bản, quan trọng trong thực hiện phát triển bền vững. Từ những lý do trên, đề tài “Ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng” đã được lựa chọn để nghiên cứu nhằm tìm hiểu những biện pháp cộng đồng địa phương sử dụng để ứng phó với BĐKH và các hình thức thiên tai khác nhằm đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích Mục đích chung: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn địa phương về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững tại khu vực nghiên cứu. Mục đích cụ thể: - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam và rút ra các bài học kinh nghiệm trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng. - Nghiên cứu thực tế ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững ở một địa bàn nghiên cứu cụ thể là vùng Đồng bằng sông Hồng.
  • 12. 3 - Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững khu vực nghiên cứu. 1.2.2. Yêu cầu - Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác. - Làm rõ hơn vai trò của cộng đồng trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng và PTBV nói chung. - Đóng góp tổng kết cách thức, mô hình ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong PTNNBV vùng ĐBSH và kiến nghị các giải pháp. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy kiến thức đã học tập và nghiên cứu. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này. - Là báo cáo tốt nghiệp cho sinh viên. - Là cơ sở, tài liệu cho các nghiên cứu khoa học về sau. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Thông qua đề tài này mong rằng có thể giúp nhận thấy rõ hơn vai trò của cộng đồng trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng và PTBV nói chung. Để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng. - Đề tài là cơ sở để giúp các nhà quản lý có các giải pháp tối ưu nhất để có những đóng góp tổng kết cách thức, mô hình ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong PTNNBV vùng ĐBSH và kiến nghị các giải pháp.
  • 13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững vùng ĐBSH 2.1.1. Các định nghĩa Biến đổi khí hậu (Climate Change) Theo IPCC (2007), BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển. Cộng đồng: Trong bối cảnh của thích ứng với BĐKH, cộng đồng được hiểu là nhóm người sống trong cùng một khu vực địa lý, cùng chịu tác động của BĐKH do vị trí cư trú của họ, và có thể có chung kinh nghiệm thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên, họ có thể có những nhận thức và cách nhìn đối với rủi ro do BĐKH gây ra khác nhau. Ngòai ra cộng đồng còn được hiểu như một nhóm người có tổ chức, có mối quan tâm chung, cùng chia sẻ mục tiêu chung, có mối quan hệ chặt chẽ tương tác lẫn nhau. Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability) Tính dễ bị tổn thương là mức độ mà BĐKH có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống; khi đó tính dễ bị tổn thương không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy của hệ thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng đồng với điều kiện khí hậu mới [IPCC, 1996].
  • 14. 5 Ứng phó với biến đổi khí hậu (Response) Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Như vậy ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính là thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH. Thích ứng (adaptation) với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc KT - XH đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại. Giảm nhẹ (mitigation) BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính. Thích ứng dựa vào cộng đồng: Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng là một quá trình do cộng đồng xây dựng và làm chủ, dựa vào các ưu tiên, nhu cầu, kiến thức và khả năng của cộng đồng. Mục đích của quá trình này là nâng cao khả năng của cộng đồng trong việc lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp ứng phó với tác động của BĐKH. Phát triển bền vững Phát triển bền vững có nhiều khái niệm, tổng hợp những quan điểm khác nhau có thể hiểu rằng “phát triển bền vững là sự phát triển trong đó kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường nhằm thỏa mãn được nhu cầu của xã hội hiện tại nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Nông nghiệp Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có trồng trọt và chăn nuôi. Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản. Phát triển bền vững nông nghiệp Phát triển bền vững nông nghiệp là việc quản lý có hiệu quả các nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà vẫn duy trì hay
  • 15. ii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Lồng ghép những tri thức bản địa với kiến thức khoa học trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng....................................................................... 7 Hình 2.2: Sơ đồ mối tương tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh thái- nhân văn(A); và Khung các vấn đề của BĐKH (B)............................................ 10 Hình 3.1: Sơ đồ lựa chọn phương pháp điều tra lấy mẫu………………………16 Hình 4.1: Bản đồ vị trí vùng Đồng bằng sông Hồng ......................................... 19 Hình 4.2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở ĐBSH............................ 29 năm 2000, 2010 (%)............................................................................................ 29 Hình4.3: Mô hình theo SRI vụ xuân 2013 tại xã Giao Hà,................................. 45 Giao Thủy, Nam Định......................................................................................... 45 Hình 4.4: Trồng rừng ngập mặn chống BĐKH ở Hải Phòng ............................. 49 Hình 4.5: Cách tiếp cận trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng .......... 51
  • 16. 7 trong cộng đồng. Ngoài ra, CBA còn giúp cho cộng đồng địa phương tăng cường năng lực thích ứng sẵn có, xây dựng một môi trường sống có tính đàn hồi, giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương và rủi ro do thiên tai... Cũng chính vì cơ chế hoạt động và định hướng của phương pháp này phù hợp với điều kiện văn hóa của địa phương nên sẽ thúc đẩy khả năng thích nghi và góp phần vào sự phát triển của cộng đồng rất lớn. Hình 2.1: Lồng ghép những tri thức bản địa với kiến thức khoa học trong thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng 2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng 2.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC), “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu, được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài”. Báo cáo năm 2013 của Uỷ ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (International on Climate Change - IPCC) nhận định: biến đổi khí hậu diễn ra
  • 17. 8 nhanh hơn so với dự báo. Báo cáo cũng chứng minh rằng, nhiệt độ bề mặt trái đất và mặt nước biển tăng lên hơn 0,480 C so với thời kỳ 1961-1990; mực nước biển toàn cầu cũng dâng cao kỷ lục, đạt mức 3,2mm/năm, cao gấp đôi so với 1,6mm/năm của thế kỷ 20. Song song với những diễn biến “nhanh hơn” đó là do những tác nhân của biến đối khí hậu cũng mạnh hơn. Cũng theo IPCC, lượng phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu (hơn 50 tỷ tấn CO2 tương đương) đã vượt mức dự báo cho năm 2030, lớn hơn 15% so với dự báo cho năm 2020, bỏ xa mốc kịch bản dự báo xấu nhất từng đưa ra. Trong khi đó, Tổ chức năng lượng thế giới (International Energy Agency - IEA) đưa ra các con số kỷ lục: phát thải khí nhà kính từ đốt nhiên liệu hoá thạch đã đạt mức kỷ lục (31,6 tỷ tấn) trong năm 2011, tăng 3,2% so với năm 2010. Rõ ràng, biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Theo đó là các hệ lụy đến an ninh toàn cầu trên các mặt như: năng lượng, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại, đời sống, sức khỏe con người... Điều đáng báo động là những tác động nghiêm trọng đó diễn ra trong bối cảnh loài người đã nỗ lực rất lớn để ứng phó với nó ngay từ khi nó hiện hữu - gần 20 năm qua. Bắt đầu từ năm 1992, nguyên thủ quốc gia đến từ hơn 150 nước đã ký một Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu, gọi tắt là UNFCCC. Từ đó, đã gần 20 năm qua, hằng năm, hàng trăm quốc gia lại tham gia Hội nghị của UNFCCC để bàn thảo, thống nhất các cam kết về nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là dường như nỗ lực của Liên hiệp quốc cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới phần nào đó bị định trệ vì những bất đồng về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia ký kết các văn kiện UNFCCC.
  • 18. 9 Đầu tiên là sự bất phê chuẩn Nghị định thư Kyoto 1997 của Mỹ (nước có tổng lượng phát thải khí nhà kính lớn thứ 2 thế giới, sau Trung quốc) đã khiến Nghị định này bị đình trệ - kéo dài không hiệu lực trong suốt 8 năm sau đó. Mặc dù được ký kết – có hiệu lực từ năm 2008, nhưng cho đến thời điểm Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực – năm 2012, nó vẫn chưa được thực thi vì tiếp tục có một số bất đồng căn bản – sự nhìn nhau của các nước phát thải lớn, điển hình như Mỹ, Trung quốc và Ấn độ. Trong khó khăn đó, nỗ lực của các nước được tiếp tục được ghi nhận, đạt được những bước tiến khả quan. Hội nghị gần đây tại Doha (Qatar) năm 2012, Nghị định thư Kyoto được tất cả các nước trên thế giới đồng thuận – gia hạn thêm đến năm 2020. Mặc dù Hội nghị này chưa có tính khả thi cao – khi chưa đưa rat được mức cam kết cụ thể của từng quốc gia, song nó cũng đã cho thấy về nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn càu của loài người. a. Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng Theo tuyên bố của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovermental Panel on Climate Change – IPCC) năm 2007, “Sự ấm lên của hệ khí hậu là điều không còn phải hoài nghi”. BĐKH, tác động và ứng phó với nó là một quá trình phức tạp và được chia thành 7 pha (phase) kế tiếp nhau bao gồm: i) Pha 1: Hoạt động kinh tế xã hội và phát thải khí nhà kính; Pha 2: Chu kỳ cácbon và nồng độ cácbon trong khí quyển; Pha 3: Ấm lên toàn cầu; Pha 4: Tác động tới các HST và xã hội; Pha 5: Thích ứng; Pha 6: Giảm nhẹ; và Pha 7: Hệ thống xã hội. Cơ sở khoa học để hiểu biết tường tận các pha này, nhất là pha 4, 5, 6 và 7 còn rất hạn chế [IPCC, 2007; Sumi và nnk., 2011].
  • 19. 10 Nguồn: IPCC, 2007. Hình 2.2: Sơ đồ mối tương tác của BĐKH và các hợp phần của hệ sinh thái-nhân văn(A); và Khung các vấn đề của BĐKH (B) Có nhiều cách tiếp cận thích ứng với BĐKH như: Thích ứng dựa trên hệ sinh thái, cộng đồng và quyền lợi….Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về cộng đồng thường sử dụng cách tiếp cận dựa trên cộng đồng để nghiên cứu khả năng thích ứng của cộng đồng với biến đổi khí hậu. Cách tiếp cận thích ứng với BĐKH dựa trên cộng đồng là một phương pháp luận để thu thập, tổ chức và phân tích thông tin về khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng của cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân. Nó cung cấp những hướng dẫn và công cụ cho nghiên cứu, phân tích và học hỏi có sự tham gia. Nó cũng tính đến vai trò của các cơ quan và chính sách quốc gia và địa phương trong thực hiện hoạt động thích ứng. (CARE International, 2010). Ngoài ra, Hannah Reid và cộng sự (2009) cũng sử dụng phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với BĐKH. Phương pháp này tập trung vào việc thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng giúp cộng đồng phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong việc tích hợp các kiến thức khoa học và kiến thức cộng đồng để lập kế hoạch thích ứng.
  • 20. 11 Trên thế giới, việc xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với BĐKH được đánh giá có hiệu quả cao. Mô hình có thể kể đến là: Dự án Ứng phó dựa vào cộng đồng (Community Based Adaptation Project – CBA) được thực hiện bởi UNDP và GEF tại 10 quốc gia, bao gồm Bangladesh, Bolivia, Guatemala, Jamaica, Kazacstan, Morocco, Namibia, Niger, Samoa và Việt Nam. Bảng 2.1: Khái quát chương trình Thích ứng dựa vào cộng đồng của UNDP - GEF Chương trình thích ứng dựa vào cộng đồng ( CBA ) là một chương trình phát triển 5 năm của Liên Hiệp Quốc ( UNDP ) được tài trợ bởi Quỹ Môi trường Toàn cầu ( GEF ) trong Chương trình Tài trợ nhỏ ( SGP ). Triển khai : Từ 2008 - 2012 Mục tiêu của CBA : Để tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng để giải quyết tác động của biến đổi khí hậu. Kinh phí : Được cung cấp bởi Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Thụy Sĩ, và AusAID. Quốc gia tham gia : 10 quốc gia, gồm Bangladesh, Bolivia, Guatemala, Jamaica, Kazacstan, Morocco, Namibia, Niger, Samoa và Việt Nam. Tổng số dự án thực hiện : 90 dự án Các tình nguyện viên Liên hợp quốc hợp tác với UNDP và GEF/SGP để tăng cường huy động cộng đồng, công nhận đóng góp của các tình nguyện viên và đảm bảo sự tham gia toàn diện xung quanh dự án, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng năng lực của các tổ chức phi chính phủ đối tác và tổ chức cộng đồng. b. Tác động của BĐKH đến nông nghiệp. Do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu nên các lớp băng tuyết sẽ bị tan nhanh trong những thập niên tới. Trong thế kỷ XX, mực nước biển tại châu Á
  • 21. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ NN&PTNN : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ TNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường BĐKH : Biến Đổi Khí Hậu CBA Community Based Adaptation Tiếp cận dựa vào cộng đồng CVCA Climate Vulnerability and Capacity Analysis Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với BĐKH ĐBSH : Đồng Bằng Sông Hồng FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc GEF : Global Environment Facility Quỹ Môi trường tòan cầu GDP : Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HST : Hệ Sinh Thái IPCC : International on Climate Change Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu IEA : International Energy Agency Tổ chức Năng lượng Thế giới KT – XH : Kinh Tế - Xã Hội MCD : Marinelife Conservation and Community Development Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng PTNNBV : Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững SGP : Small Grant Projects Chương trình tài trợ nhỏ
  • 22. 13 2.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam đã được tiến hành từ những thập niên 90 của thế kỷ XX. Năm 1992, các nhà khoa học đã thực hiện và công bố báo cáo “BĐKH và tác động của chúng ở Việt Nam”. Ngày 02/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/2008/QĐ–TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH (NTP-RCC). Kể từ đó, nhiều hoạt động nghiên cứu, ứng dụng đã được triển khai. Một số cơ quan, ban, ngành chuyên phụ trách về vấn đề BĐKH cũng đã được thành lập nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH và tác động của nó. Nhiều dự án do nước ngoài tài trợ đã được triển khai nhằm đánh giá tác động của BĐKH và năng cường năng lực, tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng trước những tác động của BĐKH. Về đánh giá tổn thương: Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2002, 2005, 2009) đã nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương về môi trường, vùng ven biển Việt Nam, đới duyên hải Nam Trung Bộ, đới ven biển Phan Thiết - Hồ Tràm, tài nguyên địa chất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Cũng theo hướng nghiên cứu này, Thái Thành Lượm và nnk (2008) đã đánh giá mức độ tổn thương hệ thống tự nhiên kinh tế - xã hội vùng biển Hà Tiên - vịnh Cây Dương (Kiên Giang). Nguyễn Kim Lợi (2012) đã nghiên cứu Đánh giá tính dễ bị tổn thương do trượt lở đất ở Việt Nam. Võ Hồng Tú và nnk (2012) đã đánh giá tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và các giải pháp ứng phó. Thiên về hướng rủi ro kinh tế Tô Ngọc Thúy và nnk (2010) đã nghiên cứu đánh giá tổn thương do nước biển dâng đến từng ngành kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế... Và đáng chú ý trong thời gian này phải kể đến những nghiên cứu của Trương Quang Học theo hướng tiếp cận xuyên ngành trong ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững – một vấn đề mang tính liên ngành trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay [Trương Quang Học, 2010, 2012].
  • 23. 14 Về thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng: Tổ chức CARE International nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng trong đó đề cập tới tác động của BĐKH tới an ninh lương thực và thu nhập của người dân, nước sinh hoạt, sức khỏe và di dân. Nghiên cứu cho thấy người nghèo và người dân vùng ven biển bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nghiên cứu ở Thanh Hóa cho thấy rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan: hạn hán, ngập lụt, thay đổi mùa đã tác động tới sản xuất nông nghiệp làm cho thiếu đói, gia cầm, khai thác thủy sản bị ảnh hưởng (Morten Fauerby Thomsen, 2010, CARE International). Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông thôn (CSRD), tác giả Lâm Thị Thu Sửu và nnk (2010) nghiên cứu thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại khu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung vào: Tìm hiểu những biện pháp thích ứng mà người dân địa phương và nhiều tổ chức đã thực hiện; Xác định các biện pháp thích ứng chính liên quan đến quản lý nguồn nước; Lựa chọn những giải pháp thích ứng hiệu quả cụ thể để hỗ trợ trực tiếp và làm đầu vào cho các kế hoạch địa phương. Qua kết quả tổng hợp nêu trên cho thấy, ở Việt Nam bước đầu đã có những nghiên cứu về vấn đề BĐKH. Tuy nhiên, chúng ta chưa có những nghiên cứu chuyên sâu đánh giá toàn diện tác động của BĐKH đến tất cả các lĩnh vực tự nhiên và KT - XH của Việt Nam. Trong đó, nghiên cứu ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam nói chung và những khu vực, địa phương cụ thể cũng chưa được thực hiện đầy đủ. Vì vậy, hướng nghiên cứu này trong thời gian tới cần phải được tiếp tục triển khai.
  • 24. 15 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu 2 đối tượng chính, đó là: i) Cộng đồng dân cư với vai trò là chủ thể trong ứng phó với biến đổi khí hậu; ii) Cách thức và mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Một số tỉnh trên địa bàn khu vực đồng bằng sông Hồng. Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài tập trung tìm hiểu ở một số địa phương thuộc tỉnh Nam Định, Hải Phòng. 3.2. Địa điểm thực tập và thời gian thực tập - Địa điểm thực hiện: Phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Thái Nguyên. - Thời gian thực hiện: 5/1/2015 – 30/4/2015. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Hồng 3.3.2. Thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp ở vùng ĐBSH 3.3.3. Năng lực cộng đồng và thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong nông nghiệp 3.3.4. Một số mô hình cộng đồng ứng phó với BĐKH trong phát triển nông nghiệp 3.3.5. Giải pháp đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững ứng phó với BĐKH
  • 25. 16 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra nghiên cứu thực địa Nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính (điều tra xã hội học), trong đó ưu tiên định tính vì lý do hạn chế nguồn lực (thời gian, tài chính) thực hiện. Điều tra xã hội học nhằm thu thập các thông tin định tính cũng như định lượng để qua đó có thể hiểu rõ hơn những tổn thất và thiệt hại do BĐKH gây ra và cộng đồng người dân đã phải hứng chịu, cũng như hiểu được các hành động ứng phó của dân địa phương với hoàn cảnh. Điều tra xã hội học được thực hiện thông qua 2 hình thức: (i) Phỏng vấn sâu; và (ii) Điều tra bằng bảng hỏi. Hình 3.1: Sơ đồ lựa chọn phương pháp điều tra lấy mẫu 3.4.2. Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp Các phương pháp này được áp dụng trong nghiên cứu vai trò cộng đồng, cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức, trong đó phương pháp SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) sẽ giúp tổng hợp các kết quả phân tích, đánh giá. 3.4.3. Phương pháp chuyên gia Các cuộc gặp gỡ tham vấn, tư vấn với các nhà nghiên cứu và quản lý ở Trung Ương và địa phương sẽ giúp nghiên cứu phân tích, đánh giá các vấn đề cũng như gợi ý định hướng giải quyết vấn đề. 3.4.4. Phương pháp kế thừa Điều tra xã hội học Bảng hỏiPhỏng vấn sâu
  • 26. iv SWOT : Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức SRI System Rice Intensification Hệ thống thâm canh Lúa cải tiến UBND Ủy Ban Nhân Dân UNDP : United Nations Development Programme Liên Hiệp Quốc UNFCCC : United Nations Framework Convention on Climate Change Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu VAC Vườn – Ao – Chuồng VACVINA Hội Làm vườn Việt Nam VAC VINA VQG Vườn Quốc Gia WB : World Bank Ngân hàng Thế giới
  • 27. 18 PHẨN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực đồng bằng sông Hồng 4.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Vị trí địa lý Toạ độ địa lý (phần đất liền), của vùng từ 210 34’B (huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc) đến 190 54’B (huyện Kim Sơn – Ninh Bình) và từ 1050 18’Đ (huyện Ba Vì – Hà Nội) tới 1060 48’Đ (quận Đồ Sơn – Hải Phòng). + Phía bắc và tây của vùng được bao bọc bởi vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ – vùng giàu tiềm năng khoáng sản, thuỷ điện, nông – lâm sản; + Phía nam và tây nam giáp vùng Bắc Trung Bộ trên tuyến giao thong kết nối với trung tâm kinh tế phía nam; + Phía đông, đông nam giáp vịnh Bắc Bộ – vùng biển giàu tiềm năng với chiều dài đường bờ biển khoảng 350km Phạm vi lãnh thổ Ranh giới hành chính của vùng Đồng bằng sông Hồng đã được điều chỉnh nhiều lần trong quá trình phân vùng kinh tế của nước ta. Đồng bằng sông Hồng hiện bao gồm 2 thành phố trực thuộc Trung ương là thành phố Hà Nội, Hải Phòng và 8 tỉnh là Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Ngoài phần đất liền, Đồng bằng song Hồng còn có một hệ thống các đảo ven biển, có vai trò quan trọng về kinh tế – xã hội cũng như an ninh – quốc phòng, trong đó có 2 huyện đảo là Cát Hải và Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng). Vùng này hiện có 8 thành phố trực thuộc tỉnh (bao gồm các thành phố: Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Yên), 5 thị xã (bao gồm: Chí Linh, Phúc Yên, Tam Điệp, Sơn Tây, Từ Sơn) và 85 huyện. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích 14.964,1km2 (chiếm 4,5% diện tích cả nước).
  • 28. 19 Hình 4.1: Bản đồ vị trí vùng Đồng bằng sông Hồng 4.1.2. Điều kiện tự nhiên Địa hình Đồng bằng sông Hồng có nguồn gốc hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình trên nền sụt võng. Vì thế nét nổi bật về địa hình của Đồng bằng sông Hồng là thấp và khá bằng phẳng. Bề mặt đồng bằng phù sa hơi nghiêng về phía biển với độ dốc không đáng kể (4-5cm/km). Chênh lệch giữa nơi cao nhất và nơi thấp nhất không vượt quá 10m nếu không kể đến các bậc thềm cũ và đồi núi sót còn nằm rải rác trong đồng bằng, nhất là ở vùng rìa phía đông bắc. Theo GS. Lê Bá Thảo, địa hình vùng Đồng bằng sông Hồng có thể chia thành các bộ phận chính sau: + Vùng đất cao ven đồng bằng: phân bố ở phía bắc và phía tây nam là dải đất cao nhấp nhô những đồi và thung lũng chạy từ phía bắc của thành phố
  • 29. 20 Hải Phòng, Hải Dương, thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc rồi vòng về phía nam tới Hà Nam, Ninh Bình. Bộ phận địa hình này có thể coi là phần tiếp nối của dải đồi núi vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và các bậc thềm phù sa cổ + Vùng đồng bằng trung tâm: giới hạn từ phía nam Sơn Tây về cho đến cửa sông Luộc, trên các nhánh của sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống và sông Luộc, là vùng đất ổn định nhất của châu thổ. Tại Sơn Tây, độ cao đạt từ 12 – 16, sau đó giảm dần theo hướng phát triển của đồng bằng. Từ khu vực của Hà Nội về đến Hưng Yên, Nam Định và Hải Dương, độ cao chỉ còn đạt 6 – 8m và xa hơn nữa về phía biển là độ cao 2 – 3m. Trong lịch sử khai thác lãnh thổ, người dân Đồng bằng sông Hồng đã tiến hành đắp đê từ sớm nhằm ngăn lũ, ổn định sản xuất. Tác động của việc đắp đê khiến lượng phù sa dồn ra biển, đẩy nhanh tốc độ lấn biển của đồng bằng, đồng thời làm xuất hiện thêm nhiều ô trũng trong đê do chưa được phù sa bồi đắp. + Vùng hạ châu thổ: chạy dọc duyên hải từ cửa sông Thái Bình tới Ninh Bình và ăn sâu vào đất liền đến tận Hải Dương, Hưng Yên và Nam Định. Ở vùng này, do địa hình thấp nên vào thời kỳ nước cạn và triều, nước biển sâm nhập khá sâu khiến đất trở nên chua, mặn. Ở đây cũng xuất hiện các kiểu địa hình cồn cát ven biển và địa hình bãi triều. Tài nguyên đất Về các nhóm đất: Đồng bằng sông Hồng gồm khá nhiều nhóm đất phân bố tương ứng với các dạng địa hình: + Đất phù sa: phân bố ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, có nhiều loại, trong đó đất phù sa sông Hồng chiếm gần 71%, còn lại là đất phù sa của các con sông khác. Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ, màu nâu tươi, thành phần cơ giới trung bình, cấu tượng tốt, phản ứng đất từ trung tính đến kiềm yếu. Đất phù sa sông Thái Bình chua hơn, độ phì thấp hơn. Loại phù sa này rất thích hợp để trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày…
  • 30. 21 + Đất phù sa cổ: tập trung ở phía bắc sông Hồng, sông Đuống. Đất phân bố ở địa hình cao lại được khai thác từ hàng ngàn năm nên đã bạc màu, xám trắng, thành phần cơ giới nhẹ, phản ứng chua. Đất phù sa với các cây trồng chịu khô hạn và các cây ưu đất nhẹ như khoai lang, đỗ, lạc, thuốc lá. + Đất cát: ở ĐBSH tương đối ít do phù sa sông Hồng mịn, nhiều bùn, diện tích đất cát chỉ khoảng 6.000ha. Đất cát thường có màu trắng xám, thành phần cơ giới là cát hay cát pha. Đất thoát nước tốt, nhưng không màu mỡ, thường để trồng khoai lang, đỗ các loại, vừng và năng suất không cao. Muốn cải tạo đất phải bón nhiều phân, nhất là phân hữu cơ. + Đất mặn: có ở vùng duyên hải, phần lớn tập trung tại các vùng cửa song Hồng và song Thái Bình. Đất này rất thích hợp cho việc trồng cói, nếu trồng lúa cần phải có các biện pháp cải tạo mới có hiệu quả. + Đất phèn và đất mặn: tập trung ở phía bắc song Trà Lý, trong những chỗ trũng, úng, khó thoát nước, môi trường tích luỹ nhiều lưu huỳnh từ nước biển và các chất hữu cơ. Đất có phản ứng chua. Cây trồng thích hợp là cói. Có thể thau chua rửa mặn, bón phân lân… có thể trồng lúa. + Rìa phía tây ĐBSH còn có các bậc thềm cao, phù sa cổ, ở đó đã xuất hiện quá trình feralit và đá ong hoá. Đất Feralit nâu vàng trên phù sa cổ có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, nói chung đã bị bạc màu, khô chặt, nếu được cải tạo và sử dụng hợp lý thì đây là khu vực thuận lợi để trồng cây ăn quả và cây công nghiệp. Cơ cấu sử dụng đất: Trong tổng số gần 1,5 triệu ha đất tự nhiên, đất sản xuất nông nghiệp hiện nay chiếm 48,7% (năm 2010), đất lâm nghiệp chiếm 8,8%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 26,2%, đất chưa sử dụng và đất khác chiếm 16,3% bao gồm đất tôn giáo – tín ngưỡng, đất nghĩa trang, đất phi nông nghiệp khác và đất bằng chưa sử dụng. Như vậy, quỹ đất của Vùng chủ yếu là đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng cây hàng năm (chiếm 46% tổng diện tích tự nhiên, 90,4% đất sản xuất
  • 31. v MỤC LỤC PHẦN 1.MỞ ĐẦU.................................................................................................1 1.1.Sự cần thiết phải nghiên cứu........................................................................... 1 1.2.Mục đích, yêu cầu của đề tài............................................................................2 1.2.1.Mục đích .......................................................................................................2 1.2.2.Yêu cầu......................................................................................................... 3 1.3.Ý nghĩa của đề tài............................................................................................ 3 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học............................................ 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn................................................................................ 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4 2.1.Cơ sở lý luận về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững vùng ĐBSH .......................................................................4 2.1.1.Các định nghĩa...............................................................................................4 2.1.2.Vai trò của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH........................................ 6 2.2.Kinh nghiệm thực tiễn về thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ............. 7 2.2.1.Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới ............................................................. 7 2.2.2.Kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam.............................................................13 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....15 3.1.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...............................................15 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu..................................................................................15 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................15 3.2.Địa điểm thực tập và thời gian thực tập.........................................................15 3.3.Nội dung nghiên cứu......................................................................................15 3.4.Phương pháp nghiên cứu................................................................................16 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu.......Error! Bookmark not defined. 3.4.2. Phương pháp phân tích...............................Error! Bookmark not defined. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................Error! Bookmark not defined.
  • 32. 23 + Mùa đông, do nằm sát vùng Đông Bắc, trên con đường tràn qua của fr ông và khối khí cực đới NPc nên nền nhiệt độ của Đồng bằng sông Hồng thấp hơn các đồng bằng ở phía nam, với 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180 C. Mùa đông cũng là thời kỳ mưa ít, nhưng vẫn có những ngày mưa phùn (vào cuối năm) và sương mù nên tính chất khô hạn không quá gay gắt như ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Những biểu hiện về BĐKH vùng ĐBSH Nhiệt độ và xu thế diễn biến: Trong 50 năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,1o C qua mỗi thập kỷ. Nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1- 0,3o C/thập kỷ. Về mùa đông, nhiệt độ giảm đi trong các tháng đầu mùa và tăng lên trong các tháng cuối mùa. Có thể nhận thấy nhiệt độ tháng 1 (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm vùng Đồng bằng Bắc Bộ tăng cao hơn so với mức trung bình trên phạm vi cả nước trong 50 năm qua. Bảng 4.1: Thay đổi của nhiệt độ 50 năm qua ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và trung bình cho cả nước Vùng khí hậu Nhiệt độ (o C) Tháng 1 Tháng 7 Trung bình năm Đồng bằng Bắc Bộ 1,4 0,5 0,6 Trung bình cả nước 1,2 0,4 0,56 Lượng mưa và xu thế diễn biến: Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm trong 50 năm qua (1958 – 2007) giảm khoảng 2%. Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam.
  • 33. 24 Bảng 4.2: Thay đổi của lượng mưa 50 năm qua ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và trung bình cho cả nước Vùng khí hậu Lượng mưa (%) Thời kỳ 12 - 5 Thời kỳ 5 – 10 Tổng lượng mưa Đồng bằng Bắc Bộ 0 -13 -11 Trung bình cả nước 7 -5 -2 Mực nước biển và xu thế diễn biến: Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 – 2008). Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu dâng lên khoảng 20cm. Bảng 4.3: Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ở vùng ĐBSH STT Thiên tai Biểu hiện Số ý kiến % 1 Bão, lốc Số lượng cơn bão nhiều hơn và mùa mưa bão kéo dài hơn 109 18,4 2 Hạn hán Đến sớm, kéo dài hơn, cường độ mạnh hơn 71 12,0 3 Mưa Số cơn mưa giảm đi nhưng lượng mưa tăng lên 114 19,3 4 Xâm nhập mặn Xuất hiện hàng năm, cường độ mạnh hơn 55 9,3 5 Nước biển dâng Ngày càng tăng lên 69 11,7 6 Nắng nóng Nhiệt độ cao, thời gian kéo dài hơn 120 20,3 7 Thiếu nước ngọt 54 9,1 Tổng 592 100,0 Nguồn: số liệu điều tra, năm 2014
  • 34. 25 Tài nguyên biển ĐBSH có chiều dài đường bờ biển khoảng 350km, có nhiều cửa sông lớn đổ ra biển, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng phục vụ vận tải, phát triển thuỷ sản và các ngành kinh tế biển như các cảng Hải Phòng, Diêm Điền, Hải Thịnh, Ninh Cơ. Tài nguyên biển và ven biển là lợi thế và tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế của vùng. Tài nguyên sinh vật Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương. 4.1.3. Đặc điểm kinh tế – xã hội Dân cư Về quy mô dân số: ĐBSH là vùng có số dân cũng như mật độ dân số lớn nhất cả nước. Năm 2010, số dân của vùng là 18.610,5 nghìn người (chiếm 21,4% dân số cả nước) với mật độ đạt 1.244 người/km2 (cao gấp 4,7 lần mức trung bình cả nước). Đến năm 2015, dân số của vùng vào khoảng 20,8 triệu người. Về gia tăng dân số, tỷ suất sinh giảm khá nhanh từ 26,50 /00 năm 1989 xuống còn 16,20 /00 năm 1999 và tương đối ổn định (dao động trong khoảng 16 - 170 /00) cho đến nay. Tỷ suất tử ở mức thấp (từ 5 - 70 /00), nên gia tăng tự nhiên của vùng tương đối thấp hơn mức trung bình của cả nước. Năm 2010, tỷ suất gia tăng tự nhiên của vùng là 0,960 /00, cả nước là 1,050 /00. Đây là vùng đất chật người đông, còn nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm nên cho đến năm 2009, ĐBSH luôn là vùng xuất cư. Trong giai đoạn 1999 – 2009 tỷ suất nhập cư là 15,50 /00, tỷ suất xuất cư là 17,90 /00, tỷ suất di cư thuần là -2,60 /00. Tuy nhiên tình trạng di cư sang vùng khác chủ yếu diễn ra ở nông thôn thuộc các tỉnh thuần nông trong tiểu vùng Nam ĐBSH như Thái Bình, Hà Nam,
  • 35. 26 Ninh Bình, trong khi Hà Nội vẫn là trung tâm có sức hút tới trên 80% có dân nhập cư từ các vùng khác tới. Từ năm 2009 trở lại đây, ĐBSH trở thành vùng nhập cư, trong đó chủ yếu từ các vùng tiếp giáp là Trung du và miền núi Bắc Bộ (54%) và Bắc Trung Bộ (25%). Về cơ cấu dân cư, theo độ tuổi có, sự thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Do thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động của vùng đã giảm nhanh chóng (từ 30,2% năm 1999 xuống còn 22,5% vào năm 2009), thấp hơn so với trung bình cả nước (25,0%). Số người trong độ tuổi và trên độ tuổi lao động ngày càng tăng. Số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% tổng số dân của vùng, số người trên độ tuổi lao động là 12,2% (năm 2009). Tỷ số phụ thuộc của người dưới độ tuổi lao động có xu hướng giảm mạnh, trong khi tỷ số phụ thuộc của người trên độ tuổi lao động tăng nhẹ nên tỷ số phục thuộc chung vẫn giảm khá nhanh (từ 67,1% xuống 53,5%). Như vậy, dân số ĐBSH hiện nay đang bước vào giai đoạn già hoá. Theo giới tính, với tỷ số giới tính của vùng thấp hơn mức trung bình cả nước (96,7 so với 97,8 năm 2010). Cơ cấu giới tính có sự phân hoá giữa các địa phương trong vùng do đặc thù sản xuất, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động và có tính chất phân công phù hợp theo giới. Về phân bố dân cư, mật độ dân số trung bình của ĐBSH là 1.244 người/km2 (năm 2010), cao gấp 4,7 lần mật độ trung bình của cả nước. Trong số 8 tỉnh, thành phố có mật độ dân số trên 1.000 người/km2 của cả nước thì ĐBSH có tới 7 tỉnh, thành phố. Dân số ĐBSH phân bố không đều giữa các tỉnh, thành phố trong vùng. Năm 2010, Thủ đô Hà Nội có mật độ dân số cao nhất vùng (1.962 người/km2 ), tiếp theo lần lượt là các tỉnh Bắc Ninh (1.257 người/km2 ), Hưng Yên (1.226 người/km2 ), Hải Phòng (1.221 người/km2 ). Ba tỉnh trong vùng có mật độ dân số dưới 1.000 người/km2 là Ninh Bình (648 người/km2 ), Vĩnh Phúc (819 người/km2 ) và Hà Nam (914 người/km2 ). Nhìn chung, mật độ thưa
  • 36. vi PHẨN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................18 4.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực đồng bằng sông Hồng................18 4.1.1.Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ .................................................................18 4.1.2.Điều kiện tự nhiên...................................................................................... 19 4.1.3.Đặc điểm kinh tế – xã hội .......................................................................... 25 4.2.Thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp ở vùng ĐBSH .......................................................................................... 30 4.2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng vùng ĐBSH .................. 30 4.2.2.Tác động và tác động tiềm tàng của BĐKH .............................................. 34 4.3.Năng lực cộng đồng và thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong nông nghiệp................................................................................................ 41 4.3.1.Kiến thức truyền thống về các hiện tượng khí hậu.................................... 41 4.3.2.Nhận thức của người dân về BĐKH và các nguy cơ từ thiên tai............... 41 4.3.3.Các biện pháp được cộng đồng địa phương sử dụng................................. 42 4.3.4.Tham gia các hoạt động tập thể...................................................................43 4.4.Một số mô hình cộng đồng ứng phó với BĐKH trong phát triển nông nghiệp......................................................................................................... 44 4.4.1.Mô hình “Hệ thống thâm canh lúa cải tiến - SRI”......................................44 4.4.2.Mô hình “Vườn – ao – chuồng”..................................................................46 4.4.3.Mô hình “Trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm họa dựa vào cộng đồng” ............................................................................................................ 48 4.5.Giải pháp đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững ứng phó với BĐKH ..............................................................................50 4.5.1.Phát huy và nhân rộng những mô hình hiện hữu........................................50 4.5.2.Giải pháp về công cụ tiếp cận cộng đồng .................................................. 50 4.5.3.Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng nhằm thích ứng với BĐKH trong phát triển nông nghiệp bền vững .................. 52 4.5.4.Các hoạt động thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp ........................... 52 4.5.5.Xây dựng mô hình giảm nhẹ rủi ro thiên tai cấp hộ gia đình .................... 53 4.5.6.Nâng cao năng lực cộng đồng trong thích ứng BĐKH.............................. 54
  • 37. 28 Nguồn lao động Về số lượng: ĐBSH là vùng có dân số đông, với mật độ rất cao, nguồn lao động dồi dào (số người trong độ tuổi lao động chiếm gần 60% dân số toàn vùng). Năm 2010, dân số hoạt động kinh tế cả vùng là 10.889,3 nghìn người, trong đó số lao động đang làm việc là 10.479 nghìn người, chiếm 21,4% cả nước, tăng 1760 nghìn người so với năm 2000. Lực lượng lao động đông đảo cùng nguồn bổ sung lớn của vùng sẵn sàng cung cấp đủ sức lao động cho hầu hết các vùng kinh tế. Lao động đang làm việc đông nhất ở Hà Nội (33% tổng số lao động đang làm việc), Thái Bình (10,2%), Nam Định (9,9%), Hải Dương (9,8%) và Hải Phòng (9,7%),… Về chất lượng, dân cư ĐBSH có trình độ học vấn và dân trí khá cao. Vùng này cũng là nơi cung cấp nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao cho đất nước. Năm 2010, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng đạt 21,2%, cao nhất cả nước, đồng thời chiếm gần 30% số lao động đã qua đào tạo của cả nước. Vùng ĐBSH hiện tập trung tới 25% cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, 69% cán bộ có trình độ trên đại học của cả nước. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động đang làm việc ở vùng ĐBSH cao nhất cả nước, chiếm 34,9% so với 24,5% của cả nước và 29,1% của vùng Đông Nam Bộ. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở khu vực nông thôn cao hơn nhiều so với khu vực thành thị. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của vùng giảm nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây và hiện ở mức thấp hơn trung bình của cả nước (3,7% so với 4,3% năm 2010). Đây là kết quả của việc đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động và mở rộng các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ ở đô thị. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cũng có xu hướng giảm nhanh do chuyển dịch cơ cấu lao động và đa dạng hoá các loại hình sản xuất. Tuy vậy, đến năm 2010 tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn vùng
  • 38. 29 ĐBSH vẫn là 4,2%, cao hơn nhiều so với các vùng Đông Nam Bộ (2,0%), Trung du và miền núi Bắc Bộ (2,2%). Mặc dù khả năng giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động ngày càng được cải thiện, song việc làm vẫn là vấn đề khá gay gắt ở ĐBSH không chỉ ở các đô thị, mà còn cả ở vùng nông thôn. Cơ cấu kinh tế Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế vùng có sự thay đổi theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Tỷ trọng GDP Khu vực Nông – lâm – thuỷ sản chiếm 23,4% năm 2000 giảm xuống còn 12,6% năm 2010. Trong khi đó, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng từ 76,6% năm 2000 lên 87,4% năm 2010, trong đó tỷ trọng của khu vực Công nghiệp – xây dựng và khu vực Dịch vụ khá cân bằng (43,8% và 43,6%). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động của vùng theo xu hướng: Tỷ trọng lao động khu vực Nông – lâm – thuỷ sản có xu hướng giảm nhanh, trong khi đó tỷ trọng lao động khu vực Công nghiệp – xây dựng và khu vực Dịch vụ ngày càng tăng. Hình 4.2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở ĐBSH năm 2000, 2010 (%)
  • 39. 30 4.2.Thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp ở vùng ĐBSH 4.2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng vùng ĐBSH Các kịch bản phát thải khí nhà kính được lựa chọn để tính tóan xây dựng kịch bản biến dổi khí hậu cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (B1), kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (A2) Kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho vùng ĐBSH dùng số liệu năm 1980-1999 làm cơ sở để so sánh. Nhiệt độ Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tang nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam. Ở vùng ĐBSH: vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 là 1,60 C theo kịch bản B1, tăng 2,40 C theo kịch bản B2, và có thể tăng 3,10 C theo kịch bản A2. Bảng 4.4: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0 C) so với thời kỳ 1980- 1999 vùng ĐBSH Kịch bản phát thải Các mốc thời gian của thế kỷ XXI 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thấp (B1) 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,5 1,5 1,6 1,6 Trung bình (B2) 0,5 0,7 0,9 1,2 1,5 1,8 2,0 2,2 2,4 Cao (A2) 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,6 3,1 (Nguồn: Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài Nguyên – MT và bản đồ Việt Nam, 2012)
  • 40. 31 Lượng mưa Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu. Ở vùng ĐBSH: vào cuối thế kỷ XXI, lượng mưa năm có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 là 5,2% theo kịch bản B1, tăng 7,9% theo kịch bản B2, và có thể tăng 10,1% theo kịch bản A2. Tuy nhiên, theo các kịch bản này thì lượng mưa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 sẽ giảm khoảng 5% ở vùng ĐBSH vào cuối thế kỷ XXI. Bảng 4.5: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0 C) so với thời kỳ 1980- 1999 vùng ĐBSH Kịch bản phát thải Các mốc thời gian của thế kỷ XXI 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thấp (B1) 1,6 2,3 3,2 3,9 4,5 4,8 5,1 5,2 5,2 Trung bình (B2) 1,6 2,3 3,2 4,1 5,0 5,9 6,6 7,3 7,9 Cao (A2) 1,6 2,3 3,0 3,8 5,0 6,1 7,4 8,7 10,1 Nguồn: Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài Nguyên – MT và bản đồ Việt Nam, 2012 Nước biển dâng Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A1FI). Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy, vào giữa thế kỷ XXI, mực nước biển có thể dâng thêm 28-33 cm và đến cuối thế kỷ XXI, mực nước biển dâng thêm 65-100 cm so với thời kỳ1980-1999. Đối với vùng ĐBSH, theo kịch bản xây dựng tại 2 khu vực bờ biển từ Móng Cái đến Hòn Dấu và từ Hòn Dấu tới Đèo Ngang cho thấy: vào
  • 41. vii 4.5.7.Các giải pháp về mặt chính sách................................................................ 55 4.5.8.Về mặt quản lý và tài chính: ...................................................................... 55 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................56 5.1.Kết luận .....................................................................................................56 5.2.Kiến nghị .....................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 42. 33 Xâm nhập mặn: Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Xuân với việc sử dụng mô hình trị số MILE để dự báo ảnh hưởng của BĐKH đến xâm nhập mặn khu vực đồng bằng sông Hồng – Thái Bình (điều kiện biên là lưu lượng trung bình của 3 tháng nhỏ nhất trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình), độ mặn có xu hướng xâm nhập sâu vào đất liền theo lòng dẫn sông. Theo kết quả tính tóan kịch bản nền KB0, ranh giới mặn 10 /00 và 40 /00 xâm nhập xa nhất lần lượt khoảng 39,1 và 22 km trên sông Hồng; 31,6 km và 19,9 km trên sông Thái Bình; xa nhất là 44 km và 29,5 km trên sông Kinh Môn. Bảng 4.8: Bảng ranh giới xâm nhập mặn lớn nhất theo các kịch bản nước biển dâng khác nhau Kịch bản Ranh giới mặn (%o) Khoảng cách tới biển (km) Đá Bạch Cấm - Kinh Môn Cấm - Kinh Thầy Lạch Tray Văn Úc Thái Bình Trà Lý Hồng Ninh Cơ KB0 4 23,94 29,54 29,54 26,46 27,44 19,88 24,10 22,00 22,54 1 34,86 43,96 42,84 36,68 39,20 31,64 38,94 39,08 32,48 KB2 4 24,22 30,38 30,38 27,16 29,26 24,78 26,20 23,40 22,96 1 35,84 46,48 44,24 37,24 42,70 35,14 41,60 41,32 33,88 KB3 4 24,48 30,80 30,80 27,30 30,10 24,64 27,18 23,68 23,10 1 36,40 47,60 44,52 37,66 43,54 38,22 41,60 43,00 33,88 Nguồn: Biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam, NXB KHTN và Công nghệ Khi nước biển dâng cao, độ mặn sẽ theo lòng dẫn sông xâm nhập sâu hơn vào đất liền, nhưng với mức độ xâm nhập không quá lớn. Khi mực nước biển dân 75 cm đến năm 2100 theo kịch bản phát thải B2 khuyến nghị của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, ranh giới mặn 40 /00 xâm nhập sâu them từ 0,54 km đến 4,7 km, trung bình khoảng 1,8 km trên các song trong khi ranh giới mặn
  • 43. 34 10 /00 xâm nhập thêm từ 0,98 km đến 6,58 km, trên các sông trung bình khoảng 2,9 km. 4.2.2. Tác động và tác động tiềm tàng của BĐKH 4.2.2.1. Tác động của BĐKH Vùng đồng bằng sông Hồng có mật độ dân cư rất đông đúc, là nơi cư trú của ¼ dân số cả nước, tương đương với 20 triệu dân. Khoảng 54% diện tích đất của vùng (tương đương với 900 000 ha) được dành cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, trong đó, 80% của phần diện tích này là ruộng lúa. Sinh kế của phần lớn người dân trong lưu vực chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Do địa hình đa dạng, hệ thống thủy lợi khá tốt với 2.400km đê sông, 3.790km đê biển, 29 hệ thống công trình thủy lợi và nhiều hồ chứa lớn nhỏ, kênh tưới, tiêu nội đồng… nên trữ lượng nước phục vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh khá dồi dào. Tuy nhiên, các ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng ngày càng khốc liệt, hàng năm ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung chịu thiệt hại nặng nề do hậu quả của bão và hiện tượng thời tiết cực đoan. Dưới đây là bảng Tác động của BĐKH theo đánh giá của người dân vùng Đồng bằng sông Hồng
  • 44. 35 Bảng 4.9: Tác động của BĐKH vùng ĐBSH theo đánh giá của người dân Các hiện tượng thời tiết Tính cực đoan Vùng tác động Các tác động cụ thể Nắng nóng Nhiệt độ cao hơn, kéo dài hơn - Cả vùng Sâu bệnh phát sinh nhiều Mùa màng thất thu, cây cối khô héo, chậm phát triển hoặc chết Mất năng suất cây trồng Đất cằn cỗi, giảm dinh dưỡng Xâm nhập mặn gia tăng ở khu vực ven biển Độ mặn của nước tăng, gây ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản Ảnh hưởng tới sức khỏe con ngừơi: giảm năng suất lao động; sức khỏe giảm sút nhất là người già và trẻ em Vật nuôi bị dịch bệnh, chết Nước biển dâng Cao hơn - Dải ven biển - Hải đảo Tăng diện tích mặt nước – tăng diện tích nuôi trồng thủy sản Tăng diện tích trồng rừng ngập mặn Xâm nhập mặn gia tăng, thiếu nước ngọt cho sản xuất Lũ lụt Kéo dài hơn, thất thường - Dải ven biển (bao gồm cả đồng bằng châu thổ và các vùng đất ngập nước) Ngập úng và lũ lụt gây cản trở giao thông, đi lại Ngập úng gây thất thu mùa màng Lũ gây sạt lở ven bờ song, bờ biển Dịch bệnh sau lũ Thiệt hại về cơ sở vật chất (điện, đường, trường, trạm, nhà ở, hệ thống tưới tiêu…) Ô nhiễm môi trường sau lũ Đất úng nước không trồng được cây mới
  • 45. 36 Bão và áp thấp nhiệt đới Xảy ra sớm hơn, lượng mưa nhiều hơn, diễn biến bất thường - Dải ven biển - Hải đảo Gây thất thu đối với các hộ nuôi trồng thủy sản Phá hỏng các đầm nuôi Gây thiệt hại về nhà cửa và tài sản Ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp (ngập úng, thất thu,…) Phá hỏng cầu cống, hệ thống đê điều Hạn hán Đến sớm hơn, kéo dài hơn, khắc nghiệt hơn - Cả vùng Thiếu nước sản xuất nông nghiệp Thiếu nước sinh hoạt Cây cối chết nhiều Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân Nguồn: số liệu điều tra, năm 2014 Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất nông nghiệp như: đất đai, lao động, vốn, công nghệ, thời tiết khí hậu… Điều này thể hiện rõ qua hàm sản xuất: Q = f ( x1, x2…xn) Trong đó: Q: sản lượng x1 x2… xn: các yếu tố sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp Khí hậu là nhân tố quyết định đến sản xuất nông nghiệp và nó chịu tác động sâu sắc của BĐKH. BĐKH đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng và vật nuôi, đầu vào trong sản xuất nông nghiệp và các thành phần khác trong hệ thống thông nghiệp. Các ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng ngày càng khốc liệt, ngành nông nghiệp chịu thiệt hại nặng nề nhất do hậu quả của bão và hiện tượng thời tiết cực đoan. Dưới đây là các tác động của BĐKH đến cán lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp:
  • 46. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với loài người trong Thế kỷ 21. Việt Nam được coi là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là những khu vực có tính tổn thương đặc biệt cao do BĐKH và thiên tai. Trong những năm gần đây, tình hình BĐKH ở nước ta diễn ra ngày càng gay gắt, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, trên nhiều vùng, đặc biệt nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong hai vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước, bao gồm 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Vùng là cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Với BĐKH và kèm theo nó là sự dâng cao mực nước biển, chắc chắn ảnh hưởng của thiên tai tại khu vực này sẽ gia tăng, là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước, trở thành thách thức lớn với mọi cộng đồng. Và trong thực tế, cộng đồng địa phương nơi đây vốn hằng ngày phải đối mặt với sự thay đổi thất thường của thời tiết, đã vận dụng những tri thức truyền thống của mình, đưa ra và áp dụng những sáng kiến nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực do hiện tượng tự nhiên mang lại. Có thể thấy, cộng đồng dân cư là lực lượng đông đảo, có khả năng huy động nhanh chóng để ứng phó với những trường hợp cấp bách. Các cộng đồng có sự am hiểu rõ về khu vực, có khả năng đánh giá tác động tại chỗ của biến đổi khí hậu thông qua quan sát hàng ngày và tự tìm
  • 47. 38 thay đổi trong hình thức sử dụng đất dẫn đến thay đổi trong phân bố cây trồng và sản xuất nông nghiệp (Nyong, 2008). Đối với sản xuất chăn nuôi, tác động được xem là quan trong nhất của BĐKH đến các hoạt động chăn nuôi được thể hiện gián tiếp thông qua thay đổi nguồn thức ăn cho vật nuôi (đồng cỏ và cây trồng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm). Một lĩnh vực khác trong hoạt động chăn nuôi bị tác động mạnh mẽ của BĐKH, nhiệt độ tăng và thay đổi lượng mưa (tình trạng ẩm ướt), đó là dịch bệnh trên vật nuôi và khả năng lây truyền tăng. Nhiệt độ tăng vào mùa hè dẫn đến nhu cầu nước cho vật nuôi tang lên rõ rệt, khả năng tăng trọng của vật nuôi giảm. 4.2.2.3. Tác động đến lâm nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSH nói riêng có đa dạng sinh học cao, các hệ sinh thái phong phú. BĐKH sẽ tác động đến đa dạng sinh học, làm tăng nguy cơ tuyệt chủng của các loài dễ bị tổn thương . BĐKH làm thay đổi số lượng và chất lượng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học. Chức năng và dịch vụ môi trường (điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu, chống xói mòn …) và kinh tế của rừng bị suy giảm. Hàng năm những vùng ven biển và đảo gần bờ phải chịu ngập lụt nặng nề bởi hạn hán và xâm nhập mặn. Nước biển dâng và hạn hán làm giảm năng suất và diện tích cây trồng dẫn tới nhu cầu chuyển đổi rừng sang đất sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sản tăng cũng như nhu cầu di cư lên vùng cao, làm gia tăng nạn phá rừng. Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng cùng với hạn hán kéo dài sẽ làm thay đổi sự phân bố và khả năng sinh trưởng của các loài thực vật và động vật rừng. Nhiều loài cây nhiệt đới ưa sáng sẽ di cư lên các vĩ độ cao hơn và các loài cây á nhiệt đới sẽ mất dần. Số lượng quần thể các loài động thực vật quý hiếm sẽ ngày càng suy kiệt và nguy cơ tiệt chủng tăng. Nhiệt độ tăng và hạn hán kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng, nhất là các rừng trên đất than bùn,
  • 48. 39 vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát thải khí nhà kính, làm gia tăng BĐKH và tạo điều kiện cho một số loài sâu bệnh hại rừng phát triển. 4.2.2.4. Tác động đến thủy sản Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt; Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số loài thủy sản; khả năng cố định chất hữu cơ của HST rong biển giảm dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do đó chất lượng môi trường sống của nhiều loài thủy sản xấu đi. Nhiệt độ tăng gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thủy vực, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật. Quá trình quang hóa và phân hủy chất hữu cơ nhanh hơn ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình hô hấp cũng như các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lượng thủy sản. Suy thoái và phá hủy các rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo. Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dài dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (ngêu, sò...) bị chết hàng loạt do không chịu nổi lượng muối thay đổi. Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá, nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút. Nhiệt độ tăng làm cho nguồn hải sản, thủy sản phân tán. Các loài cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt. Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn cho động vật nổi, bị hủy diệt làm giảm mạnh động vật nổi. Do đó làm giảm nguồn thức ăn cho động vật tầng giữa và tầng trên.
  • 49. 40 Nhiều năm gần đây, trước biến đổi bất thường của thời tiết, các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều đã làm không ít gia đình phải lao đao và nghề nuôi tôm trở thành nghề mạo hiểm bởi: thiệt hại của cải, phương tiện đánh bắt, cơ sở hạ tầng nghề nuôi; sản phẩm nuôi bị thất thoát… 4.2.2.5. Tác động đến thủy lợi Hệ thống thủy lợi cũng chịu những tác động nghiêm trọng do diễn biến bất thường và ngày càng khắc nghiệt của thời tiết, như: + Bão là nguyên nhân gây thiệt hại cho các hệ thống đê sông, đê biển, úng lụt ngày càng nghiêm trọng và nước mặn tràn sâu vào đất liền. + Tình trạng hạn hán, thiếu nước mùa khô diễn ra ngày càng phổ biến, việc khai thác, sử dụng nước không phù hợp với khả năng thực tế của nguồn nước. + Lũ quét, tố và lốc tàn phá nhà cửa, cây cối, công trình thuỷ lợi ngày càng khốc liệt. + Nước mặn ngày càng xâm nhập sâu vào đất liền, đồng ruộng làm cho nhiều công trình thuỷ lợi không còn hoạt động bình thường, ảnh hưởng đến nhiều công trình tưới tiêu. + Mưa lớn kéo dài làm cho các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó còn làm tăng trượt lở đất, xói mòn sẽ làm tăng lượng phù sa và làm lắng đọng lòng hồ, giảm dung tích hữu ích của hồ chứa. Trữ lượng nước ngầm giảm, mức nước ngầm bị hạ thấp dần, khả năng khai thác của các giếng nước ngầm cũng bị giảm sút không đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt và tưới tiêu đang là vấn đề đáng quan tâm ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
  • 50. 41 4.3. Năng lực cộng đồng và thực trạng ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong nông nghiệp 4.3.1. Kiến thức truyền thống về các hiện tượng khí hậu Ngay trong cuộc sống thường nhật, người dân, các cộng đồng dân cư bằng kinh nghiệm đặc biệt phong phú đã biết nhận biết các hiện tượng thời tiết. Các kiến thức này thường liên quan đến việc dự đoán các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt thông qua phương pháp quan sát trực quan như nhìn trời, trăng, mây, cỏ cây, con nước hay theo dõi hoạt động của các loài chim thú… Trả lời cho câu hỏi liên quan đến việc biết hay không các kiến thức truyền thống về nhận biết với các hiện tượng khí hậu và những kiến thức ấy có hữu ích trong việc ứng phó với thiên tai không có tới 61,0% lựa chọn phương án “có”. Dưới đây là tỷ lệ người biết các kiến thức truyền thống với các hiện tượng khí hậu (qua điều tra xã hội học do tác giả luận văn thực hiện năm 2014, thông tin về điều tra được nêu ở phần Mở đầu): 4.3.2. Nhận thức của người dân về BĐKH và các nguy cơ từ thiên tai Theo thông tin có được từ việc điều tra thông qua bảng hỏi, mức độ nhận thức về BĐKH của cộng đồng vẫn còn rất hạn chế mặc dù ở địa phương, đặc biệt là các xã thường xuyên bị thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan, đều có những chương trình phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của người dân về phòng ngừa, thích nghi, giảm nhẹ thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Các kênh thông tin mà cộng đồng có thể tiếp cận về BĐKH bao gồm các phương tiện truyền thông đại chúng, các panô/áp phích, phổ biến từ chính quyền địa phương và từ các dự án nghiên cứu. Các phương tiện truyền thông là kênh thông tin tốt nhất giúp phổ biến thông tin. Tuy nhiên, nhận thức cũng như năng lực ứng phó với thiên tai và BĐKH của người dân vẫn chưa cao. Nhiều người coi thiên tai là những hoạt động của tự nhiên và không thể kiểm soát, không ý thức được vai trò của bản thân.
  • 51. 42 4.3.3. Các biện pháp được cộng đồng địa phương sử dụng Người dân không hề biết đến khái niệm “biến đổi khí hậu” nhưng vốn tri thức bản địa của họ kịp thời có sự điều chỉnh, bổ sung để thích ứng một cách hợp lý trước mọi sự thay đổi, biến động của điều kiện tự nhiên. Bảng 4.10: Những biện pháp được người dân sử dụng để ứng phó với lũ lụt trong phát triển nông nghiệp Loại kinh nghiệm Tỷ lệ (%) Ngắn hạn Cập nhật thông tin 53,3 Di chuyển đồ vật lên cao 22,6 Kiên cố nhà cửa 12,8 Dự trữ thức ăn chăn nuôi 7,2 Neo đầu tàu thuyền 1,0 Khác 3,1 Dài hạn Trồng rừng ngập mặn 56,4 Thay đổi cơ cấu mùa vụ 20,5 Xây chuồng trại cao hơn 12,3 Dự trữ thức ăn chăn nuôi 7,7 Trạng bị hệ thống cảnh báo 3,1 Khác 0,0 Nguồn: số liệu điều tra, năm 2014 Bên cạnh đó, những biện pháp truyền thống đối phó với BĐKH như xây dựng hệ thống đê, mương, các công trình điều tiết và phân lũ, dự báo thời tiết … đã và đang được khai thác tích cực từ lâu đời. Tuy nhiên, những chiến lược này chỉ mới tập trung chủ yếu vào những ứng phó khẩn cấp với những loại hình thiên tai bất thường và tái xây dựng sau thiên tai hơn là những thích ứng mang tính lâu dài đối với các tác động của BĐKH trong tương lai.
  • 52. 2 biện pháp ứng phó. Tuy nhiên, nhận thức cũng như năng lực ứng phó với thiên tai và BĐKH của người dân vẫn chưa cao. Nhiều người coi thiên tai là những hoạt động của tự nhiên và không thể kiểm soát, không ý thức được vai trò của bản thân. Hơn ai hết, các cộng đồng dân cư phải được trang bị kỹ năng, năng lực ứng phó với những thách thức mang tính toàn cầu này. Các hoạt động phát triển dựa vào cộng đồng (Community-based) được xác định là một định hướng và giải pháp cơ bản, quan trọng trong thực hiện phát triển bền vững. Từ những lý do trên, đề tài “Ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng” đã được lựa chọn để nghiên cứu nhằm tìm hiểu những biện pháp cộng đồng địa phương sử dụng để ứng phó với BĐKH và các hình thức thiên tai khác nhằm đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích Mục đích chung: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn địa phương về ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững tại khu vực nghiên cứu. Mục đích cụ thể: - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam và rút ra các bài học kinh nghiệm trong ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng. - Nghiên cứu thực tế ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong phát triển nông nghiệp bền vững ở một địa bàn nghiên cứu cụ thể là vùng Đồng bằng sông Hồng.
  • 53. 44 4.4. Một số mô hình cộng đồng ứng phó với BĐKH trong phát triển nông nghiệp Việc tìm kiếm các mô hình và những cách làm hay liên quan đến giảm nhẹ BĐKH dựa vào cộng đồng vùng ĐBSH trong điều kiện hiện nay không phải công việc dễ dàng nhưng lại rất cần thiết bởi vì thông qua đó chúng ta có thể tìm được một số mô hình tốt với: mức độ hiệu quả trong thích ứng và giảm nhẹ BĐKH; thu hút được sự tham gia của cộng đồng địa phương; có tính bền vững; tính độc đáo, sáng tạo; và có nhiều tiềm năng nhân rộng. Dưới đây là một số mô hình như thế đã và đang được triển khai thực hiện ở một số địa phương thuộc khu vực nghiên cứu: 4.4.1. Mô hình “Hệ thống thâm canh lúa cải tiến - SRI” Bối cảnh Mô hình SRI ra đời trong bối cảnh canh tác lúa ngày càng bộc lộ rõ nét những hạn chế, gây ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng, cụ thể như: (i) việc lạm dụng phân đạm làm giảm khả năng chống chịu của lúa, từ đó dễ bị sâu bệnh tấn công, đồng thời ảnh hưởng tới chất lượng đất khi lượng phân dư thừa; (ii) sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm tăng khả năng kháng thuốc của sâu bệnh; (iii) diễn biến phức tạp của BĐKH như các hiện tượng bão lũ, hạn hán xảy ra ngày càng thường xuyên với cường độ lớn, gây ra nhiều thiệt hại cho mùa màng; (iv) sự khan hiếm nguồn nước cho sinh họat và sản xuất đang trở thành một vấn đề nan giải. Bên cạnh đó, các hộ nông dân trồng lúa quy mô nhỏ thường khó tiếp cận với các mô hình khuyến nông, họ phải đối mặt với bất ổn giá cả của vật đầu tư, thậm chí tiền thu về không đủ bù lỗ1 Để giải quyết vấn đề trên, nhằm đảm bảo tính bền vững và hiệu quả trong sản xuất, nhiều tổ chức đã triển khai mô hình/dự án ứng dụng hệ thống thâm canh cải tiến – SRI tại Việt Nam. Kể từ khi được triển khai vào năm
  • 54. 45 2003 trên nền tảng của Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), SRI đã đem lại thành công, được người dân và chính quyền hưởng ứng tham gia. Quá trình thử nghiệm và chuyển giao SRI tại Việt Nam từ năm 2003 đến nay đã được các tổ chức Phi Chính phủ tham gia hỗ trợ thực hiện. Các tỉnh thuộc vùng ĐBSH tham gia chương trình gồm: Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), Thái Nguyên, Hưng Yên… Hình4.3: Mô hình theo SRI vụ xuân 2013 tại xã Giao Hà, Giao Thủy, Nam Định Các hoạt động thực hiện - Xây dựng tài liệu tập huấn về canh tác SRI - Thảo luận với các ban ngành địa phương Tỉnh, Huyện (Sở, phòng Nông nghiệp, trạm Bảo vệ thực vật, khuyến nông) và các xã dự kiến làm mô hình, tham quan học tập mô hình đã làm ở các địa phương khác (nếu có) - Lựa chọn các điểm, các hộ dân (những hộ nhiệt tình và sẵn sàng tham gia) - Phối hợp với Hợp tác xã nông nghiệp triển khai các hoạt động SRI dựa vào cộng đồng, với sự tham gia của chính quyền địa phương và các đoàn thể khác - Tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên chính, giảng viên nông dân và các lớp tập huấn nông dân áp dụng SRI - Trồng thử nghiệm trên đồng ruộng (FFS) ngay tại cộng đồng và họ cùng nhau thiết kế các thửa ruộng thử nghiệm, trình diễn