SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 33
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ DIỆU QUỲNH
PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BẢO ĐẢM
PHÙ HỢP VỚI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội, 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ DIỆU QUỲNH
PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BẢO ĐẢM
PHÙ HỢP VỚI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thuận
Hà Nội, 2016
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................2
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN VÀ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CÓ LIẾN QUAN ..............................7
1.1.Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán..............................................8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm công ty chứng khoán ...................................................... 8
1.1.2. Phân loại công ty chứng khoán .......................................................................12
1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán .....................15
1.2.Pháp luật về công ty chứng khoán...............................................................17
1.2.1. Khái niệm pháp luật về công ty chứng khoán ................................................17
1.2.2. Nội dung pháp luật về công ty chứng khoán ..................................................18
1.3.Các cam kết quốc tế có liên quan đến công ty chứng khoán.................Error!
Bookmark not defined.
1.3.1. Cam kết về dịch vụ chứng khoán trong Tổ chức thương mại thế giới...Error!
Bookmark not defined.
1.3.2. Cam kết về dịch vụ chứng khoán trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN THEO CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ ĐÃ THAM GIA, KÝ KẾT.Error!
Bookmark not defined.
2.1.Pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán.Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Quy định pháp luật về thành lập công ty chứng khoánError! Bookmark not
defined.
2.1.2. Quy định pháp luật về tổ chức công ty chứng khoánError! Bookmark not
defined.
2.1.3. Quy định pháp luật về hoạt động công ty chứng khoánError! Bookmark not
defined.
2.2.Đánh giá pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán theo các cam kết quốc
tế ......................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Nội dung cam kết quốc tế về dịch vụ chứng khoán nhìn từ pháp luật Việt
Nam .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Đánh giá pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán theo các cam kết trong
Tổ chức thương mại thế giới..................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Đánh giá pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán theo các cam kết trong
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương............. Error! Bookmark not defined.
2.3.Một số vấn đề từ thực trạng pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán theo
các cam kết quốc tế ............................................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Tính kịp thời trong tuân thủ cam kết quốc tế. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Sự mâu thuẫn trong pháp luật về công ty chứng khoánError! Bookmark not
defined.
2.3.3. Xác định hiệu lực thi hành của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Năng lực của các công ty chứng khoán trong nướcError! Bookmark not
defined.
2.3.5. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoánError! Bookmark not
defined.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN ĐẢM BẢO PHÙ HỢP CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ ....Error!
Bookmark not defined.
3.1.Vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật về công ty chứng khoán đảm bảo
phù hợp với các cam kết quốc tế.........................Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật từ định hướng phát triển thị trường chứng
khoán.......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật từ việc tham gia, ký kết các cam kết quốc tế
Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Mục tiêu hoàn thiện pháp luật về công ty chứng khoán đảm bảo phù hợp các
cam kết quốc tế.......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty chứng khoán đảm bảo phù
hợp các cam kết quốc tế......................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Xây dựng các quy định khung về công ty chứng khoánError! Bookmark not
defined.
3.2.2. Đổi mới quy định về thành lập công ty chứng khoánError! Bookmark not
defined.
3.2.3. Sửa đổi quy định về tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán...........Error!
Bookmark not defined.
3.3.Một số giải pháp bổ trợ.................................Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán trong nước ....Error!
Bookmark not defined.
3.3.2. Tăng cường năng lực xây dựng và cưỡng chế thực thi pháp luật ..........Error!
Bookmark not defined.
3.3.3. Nâng cao địa vị pháp lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ...............Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................25
Phụ lục 01: Nội dung cam kết về dịch vụ chứng khoán trong WTO................Error!
Bookmark not defined.
Phụ lục 02: Nội dung cam kết về dịch vụ chứng khoán trong TPPError! Bookmark
not defined.
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Luận văn
CTCK là một tổ chức trung gian quan trọng trên thị trường chứng khoán,
đóng vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn cho thị trường, cung cấp một cơ chế xác
định giá trị của các khoản đầu tư và giúp nhà đầu tư chuyển các khoản đầu tư thành
tiền; do vậy, sự hình thành và phát triển của các CTCK sẽ tác động tích cực đến sự
phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán.
Từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 01/2007, thể hiện nỗ lực tích cực, chủ
động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Việc gia nhập vào tổ chức thương mại toàn
cầu này đặt ra những cam kết cụ thể cho các ngành, các lĩnh vực, trong đó có dịch
vụ chứng khoán Việt Nam trong việc mở cửa thị trường theo lộ trình đã cam kết.
Cam kết mở cửa thị trường chứng khoán khi gia nhập WTO thể hiện định hướng mở
cửa nền kinh tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tích cực gắn kết nền kinh tế trong
nước với bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu.
Ngày 13/11/2010, Việt Nam tiếp tục tuyên bố tham gia Hiệp định hợp tác
Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với tư cách một thành viên đầy
đủ, một Hiệp định gồm 12 nước tham gia ký kết, với mục tiêu thiết lập một mặt
bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy
nhiên, với cơ chế kết nạp thêm thành viên mới trong tương lai (sau khi Hiệp định
được ký kết và có hiệu lực); phạm vi điều chỉnh rộng về thương mại và các vấn đề
liên quan đến thương mại và kinh tế của các quốc gia thành viên của TPP hiện
chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu. Chính
vì vậy, có thể nói Hiệp định TPP là một hiệp định có tính quốc tế do tập hợp một
nhóm các nước khác nhau về địa lý, ngôn ngữ và lịch sử, quy mô và mức độ phát
triển và lấy nền tảng là hội nhập kinh tế khu vực để bao hàm cả những nền kinh tế
khác xuyên khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Các cam kết về dịch vụ chứng khoán trong WTO và TPP được xác định trên
cơ sở đối tượng là các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (môi giới, tự doanh, bảo
3
lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và một số nghiệp vụ bổ trợ khác) mà chủ
thể là CTCK nước ngoài được cung cấp tại Việt Nam. Theo pháp luật chứng khoán
các nước nói chung và Việt Nam nói riêng, việc xác định một pháp nhân kinh doanh
là CTCK dựa vào hoạt động nghiệp vụ chứng khoán hay các dịch vụ chứng khoán
mà công ty cung cấp. Các dịch vụ chứng khoán hay nghiệp vụ chứng khoán luôn
gắn liền với chủ thể thực hiện là CTCK, vì vậy, các cam kết về dịch vụ chứng khoán
có thể nói là tương đồng với cam kết về tổ chức và hoạt động của CTCK. Các cam
kết quốc tế trong WTO và TPP đặt ra yêu cầu mở cửa thị trường đối với một số dịch
vụ chứng khoán mà Chính phủ Việt Nam cam kết vẫn còn rất mới với các CTCK
trong nước - các tổ chức trung gian quan trọng trong thị trường chứng khoán; đặc
biệt trong bối cảnh tái cấu trúc thị trường chứng khoán, tái cấu trúc CTCK.
Đối với WTO, hiện tại là thời điểm Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam
kết, sau khi kết thúc lộ trình 5 năm gia nhập; còn đối với TPP, không giống như
WTO cho phép thành viên thực hiện cam kết theo lộ trình, các cam kết sẽ hiệu lực
thi hành ngay khi các nước tham gia hoàn tất thủ tục phê chuẩn; trong khi đó, các
văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động CTCK đang dần dần
hoàn thiện nên chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và phù hợp trong hệ thống
pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Do vậy tiếp tục nghiên cứu, rà
soát, đánh giá khung pháp lý về tổ chức và hoạt động CTCK trong tổng thể pháp
luật về thị trường chứng khoán và các cam kết quốc tế về dịch vụ chứng khoán là
rất cần thiết. Từ đó, có cơ sở lý luận và thực tiễn kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời
các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Một mặt đảm
bảo tuân thủ các cam kết quốc tế, mặt khác tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho các
hoạt động kinh doanh của các CTCK trong nước và nước ngoài được an toàn phù
hợp. Đồng thời có biện pháp giám sát, quản lý thích hợp trong bối cảnh hội nhập
quốc tế, hạn chế rủi ro, hạn chế các tiêu cực trên thị trường chứng khoán để đảm
bảo cho chủ thể này phát triển bền vững, góp phần phát triển sâu rộng thị trường
chứng khoán Việt Nam với mong muốn thị trường chứng khoán Việt Nam là thị
trường chứng khoán có hạng trong khu vực và thế giới.
4
Từ những lý do trên, Học viên đã chọn đề tài “Pháp luật về công ty chứng
khoán bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Theo nghiên cứu của tác giả, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu có
liên quan đến đề tài luận văn. Trong đó, các tác giả chủ yếu nghiên cứu các quy
định pháp luật về CTCK và thị trường chứng khoán. Một số công trình nghiên cứu
có liên quan như: Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Hồng Nhung (2009),
Pháp luật về công ty chứng khoán ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học của Đào
Thị Cấm (2008), Pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng
khoán ở Việt Nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận vặn thạc sĩ Luật
học của Lê Anh Đức (2009), Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công
ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, Sách
chuyên khảo của tác giả Phương Tùng, Nguyễn Hiểu (1997), Luật pháp về chứng
khoán và công ty chứng khoán.
Các công trình nghiên cứu này bước đầu đã nêu và phân tích được bản chất
pháp lý và các quy định pháp luật hiện hành về CTCK và hoạt động của công ty
chứng khoán. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này được thực hiện và hoàn
thành trước thời điểm Thông tư số 210/2012/TT-BTC được ban hành nên các quy
định pháp luật được trích dẫn, phân tích, đánh giá không còn phù hợp và bảo đảm
tính cập nhật, do đó, phần nào đã làm giảm giá trị tham khảo của các công trình này.
Mặt khác, các công trình này được thực hiện mới chỉ đánh giá và phân tích các quy
định những quy định pháp luật Việt Nam mà chưa đặt trong bối cảnh so sánh, yêu
cầu hoàn thiện trong mối tương quan với cam kết quốc tế, đặc biệt là WTO và TPP.
Do đó, các tác giả cũng chưa đề cập đến yêu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật
về CTCK phù hợp với các cam kết quốc tế này.
Đáng chú ý hơn cả là công trình nghiên cứu khoa học (sách chuyên khảo)
của tác giả Lê Thị Thu Thủy (2011) với đề tài Pháp luật về công ty chứng khoán ở
Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ về các quy
định pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của CTCK; là công trình nổi bật,
5
có giá trị quan trọng tại thời điểm tác giả thực hiện và hoàn thành (năm 2011). Tuy
nhiên, cũng giống như các công trình nghiên cứu trước đó, tác giả đã bước đầu phân
tích, đánh giá các quy định pháp luật về CTCK ở Việt Nam trên cơ sở so sánh, đối
chiếu với các quy định pháp luật quốc tế và chưa đề cập đến yêu cầu hoàn thiện
pháp luật về CTCK theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết như
WTO, TPP.
Mặc dù vậy, công trình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu Thủy và các tác
giả nói trên là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả tham khảo, kế thừa trong quá
trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Như vậy, có thể nói hiện nay chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học
chuyên sâu nào nghiên cứu về pháp luật về CTCK ở Việt Nam bảo đảm phù hợp với
các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết như WTO và TPP. Chính vì vậy,
tác giả hi vọng đề tài luận văn của mình sẽ là công trình nghiên cứu khoa học có
chất lượng, có giá trị tham khảo về mặt lý luận và thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam
hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của Luận văn là nhằm nghiên cứu các v ấn đề cơ bản, bản chất của
các cam kết quốc tế về dịch vụ chứng khoán mà Việt Nam ký kết, gia nhập. Rà soát,
đánh giá pháp luật hiện hành về CTCK trên cơ sở nội dung các cam kết quốc tế; từ
đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý về CTCK đảm bảo phù
hợp với các cam kết quốc tế về dịch vụ chứng khoán mà Việt Nam đã tham gia, ký
kết; đồng thời đóng góp vào quá trình sửa đổi Luật Chứng khoán trong thời gian tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở nghiên cứu bản chất, nguyên tắc và mức độ của các cam kết quốc
tế về dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ chứng khoán nói riêng, kết hợp với
phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật của Việt Nam về CTCK, Luận văn đặt ra
mục tiêu cụ thể là: Xác định được “khoảng cách” giữa các quy định pháp luật hiện
hành so với các yêu cầu của các cam kết quốc tế và Đề xuất được những giải pháp
6
có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi nhằm đảm bảo cho các quy định
pháp luật của Việt Nam về CTCK tuân thủ đầy đủ theo các cam kết quốc tế và có sự
thống nhất, phù hợp trong hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng
khoán.
4. Tính mới và những đóng góp của Luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách tập trung, có hệ thống và toàn
diện các quy định pháp luật chứng khoán hiện hành về thành lập, tổ chức và hoạt
động của CTCK; nghiên cứu các vấn đề lý luận và yêu cầu đặt ra từ các cam kết
quốc tế về dịch vụ chứng khoán mà Việt Nam đã tham gia, ký kết. Từ đó, Luận văn
đưa ra những phân tích, đánh giá tổng thể thực trạng pháp luật Việt Nam về CTCK
và lập luận đánh giá mức độ nội luật hóa các nội dung cam kết về dịch vụ chứng
khoán của Việt Nam trong WTO, TPP.
Với bối cảnh hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước (UBCKNN) đang tiến
hành rà soát, đánh giá tổng thể hiệu quả của khung pháp lý về chứng khoán và thị
trường chứng khoán; thực hiện các bước của quy trình lập đề nghị xây dựng Luật
Chứng khoán (sửa đổi). Những phân tích, đánh giá pháp luật về CTCK và một số
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về CTCK đảm bảo phù hợp với các cam kết
quốc tế mà tác giả đưa ra trong Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị
trong quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật chứng khoán.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu đã nêu, Luận văn tập trung nghiên cứu các đối
tượng sau:
- Quy định pháp luật chứng khoán hiện hành về CTCK trong bối cảnh tái cấu
trúc thị trường chứng khoán;
- Các cam kết quốc tế về dịch vụ tài chính - chứng khoán mà Việt Nam đã ký
kết, tham gia.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, Luận văn xác định phạm vi
7
nghiên cứu như sau:
- Các vấn đề cơ bản về các cam kết chung về dịch vụ và nội dung cụ thể các
cam kết về dịch vụ chứng khoán mà Việt Nam đã tham gia, ký kết trong WTO, TPP.
- Các quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của CTCK trong phạm vi
pháp luật chuyên ngành chứng khoán.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này một cách có hệ thống và hiệu quả, tác giả đã sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: tổng hợp, diễn giải, suy luận logic
để làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về CTCK; so sánh, đánh giá pháp
luật về CTCK với các cam kết quốc tế về dịch vụ chứng khoán trong hệ thống pháp
luật về thị trường chứng khoán và trong mối tương quan với pháp luật khác có liên
quan; phân tích một số vấn đề liên quan đến việc tuân thủ cam kết quốc tế về dịch
vụ chứng khoán trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang từng bước
hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Bố cục dự kiến Luận văn:
Ngoài Phần Mở đầu, Danh mục các từ viết tắt, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo, Bố cục của luận văn được tổ chức gồm 03 chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về pháp luật công ty chứng khoán và các
cam kết quốc tế có liên quan.
Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán theo các
cam kết quốc tế đã tham gia, ký kết.
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty chứng khoán
đảm bảo phù hợp các cam kết quốc tế.
8
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN VÀ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CÓ LIẾN QUAN
1.1. Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm công ty chứng khoán
1.1.1.1.Khái niệm công ty chứng khoán
Theo pháp luật Nhật Bản, thuật ngữ CTCK được hiểu là “bất kỳ một CTCP
liên doanh nào đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp giấy phép tiến hành việc kinh
doanh chứng khoán”[22, Điều 2.9]. Giấy phép nêu trên được phân thành các loại
dựa trên những hoạt động kinh doanh cổ phiếu quy định cụ thể tại Luật chứng
khoán mà công ty thực hiện. Trong khi, tại Bungary, pháp luật về chứng khoán quy
định “các tổ chức trung gian đầu tư chứng khoán là các pháp nhân đã có giấy phép
hoạt động kinh doanh theo các hình thức hoạt động và giao dịch chứng khoán trong
khuôn khổ các điều kiện và quy định của Luật này, cũng như các ngân hàng có giấy
phép hoạt động trong lĩnh vực này theo các điều kiện và quy định của Luật Ngân
hàng”[20, Điều 54.3]. Tuy nhiên, khái niệm kinh doanh chứng khoán hay kinh
doanh cổ phiếu đều được Luật chứng khoán các nước quy định theo hướng liệt kê,
bao gồm mua, bán chứng khoán; hành động như trung gian, đại lý hoặc đại diện liên
quan đến việc mua, bán chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán…
Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Thái Lan cũng không đưa ra
khái niệm về CTCK mà quy định hoạt động kinh doanh chứng khoán chỉ được tiến
hành bằng việc thành lập công ty TNHH, công ty TNHH đại chúng hoặc bởi các tổ
chức tài chính được thành lập theo các luật khác và sau khi đã nhận được giấy phép
họat động của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo đề nghị của Ủy ban chứng khoán.
Tương tự, Luật thị trường vốn Indonesia xác định chỉ công ty được Cơ quan giám
sát thị trường vốn cấp phép được hoạt động như một CTCK. Theo đó, CTCK phải
đáp ứng các yêu cầu cấp giấy phép nhất định như chuyên môn, vốn đầy đủ. CTCK
được cấp phép được hoạt động như một nhà bảo lãnh phát hành, nhà môi giới – tự
doạnh và/ hoặc nhà quản lý đầu tư và bất kỳ hoạt động kinh doanh khác do Cơ quan
9
giám sát thị trường vốn Indonesia cho phép.
Có thể thấy, điểm chung nhất trong pháp luật các nước đều chỉ quy định kinh
doanh chứng khoán là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, mang tính liệt kê các
hình thức/ hoạt động cụ thể và khái niệm CTCK được hiểu là pháp nhân thực hiện
kinh doanh chứng khoán, thoả mãn những điều kiện mà pháp luật quy định và phải
được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động. Như vậy, để nhận
biết và phân biệt CTCK với các chủ thể kinh doanh chứng khoán khác trên thị
trường chứng khoán thì dấu hiệu quan trọng nhất chính là các nghiệp vụ kinh doanh
chứng khoán mà chủ thể đó thực hiện.
Pháp luật các nước thường chỉ rõ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nào do
CTCK thực hiện, nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nào thì CTCK không được
thực hiện nhằm tránh thao túng và mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các hoạt động
kinh doanh chứng khoán. Thậm chí trong các hoạt động kinh doanh chứng khoán
thuộc về CTCK, pháp luật một số nước chỉ cho phép một CTCK thực hiện một số
hoạt động nhất định mà không được thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh doanh
chứng khoán thuộc về CTCK. Ví dụ, theo pháp luật chứng khoán ở Mỹ, Nhật,
Canada, Hàn Quốc, đã thực hiện hoạt động tự doanh thì không được hoạt động môi
giới và ngược lại. Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia châu Âu lục địa cho phép
thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trong CTCK (đối với CTCK
đa nghiệp vụ) nhưng phải đảm bảo tách biệt các hoạt động kinh doanh này. Bên
cạnh đó, còn một số quốc gia như Đức, Úc cho phép ngân hàng, công ty bảo hiểm
cũng được đồng thời thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
Trên cơ sở xem xét, đánh giá quy định về CTCK theo pháp luật về chứng
khoán của một số quốc gia, có thể nói, CTCK là một loại hình doanh nghiệp nên có
đầy đủ các đặc tính của doanh nghiệp nói chung. Bên cạnh đó, do thực hiện kinh
doanh lĩnh vực đặc thù nên CTCK được xác định căn cứ vào các điểm riêng biệt,
giúp phân biệt với các doanh nghiệp kinh doanh khác: (i) Về lĩnh vực, ngành nghề
kinh doanh: CTCK là chủ thể kinh doanh trên thị trường chứng khoán có hoạt động
kinh doanh chính, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh chứng
10
khoán; (ii) Về hình thức tổ chức pháp lý: CTCK thường được tổ chức dưới hình
thức công ty TNHH hoặc CTCP theo quy định pháp luật doanh nghiệp. Việc quy
định hình thức pháp lý của CTCK như vậy đáp ứng được đòi hỏi đặc thù của hoạt
động kinh doanh chứng khoán là đảm bảo độ tin cậy cao và hạn chế rủi ro đồng thời
đáp ứng yêu cầu thị trường chứng khoán là thị trường mang tính quốc tế cao; (iii)
Về phương diện quản lý, CTCK đặt dưới sự quản lý nhà nước trực tiếp của cơ quan
quản lý chuyên trách và (iv) Pháp luật điều chỉnh CTCK là Luật chứng khoán và
các quy định pháp luật có liên quan.
1.1.1.2.Đặc điểm công ty chứng khoán
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, CTCK cũng như tất cả các công ty khác đều
có một số đặc điểm chung trong quá trình hoạt động kinh doanh.Tuy nhiên, do kinh
doanh trong một lĩnh vực đặc biệt và quan trọng là chứng khoán và thị trường
chứng khoán nên khi nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, các đặc điểm nêu trên luôn thể
hiện rõ ràng và ở mức độ cao hơn ở CTCK so với các công ty kinh doanh trong lĩnh
vực khác. Theo đó, CTCK có một số đặc điểm như sau:
Một là xung đột lợi ích trong quá trình hoạt động kinh doanh chứng khoán:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, CTCK vừa tiến hành hoạt động mua, bán
chứng khoán và đầu tư do khách hàng ủy thác, vừa mua, bán chứng khoán cho
chính công ty mình. Do vậy, xung đột lợi ích là vấn đề tất yếu sẽ xảy ra trong quá
trình hoạt động kinh doanh của công ty. Các xung đột lợi ích có thể xảy là giữa
CTCK với các nhà đầu tư khi công ty thực hiện hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư,
quản lý danh mục đầu tư do khách hàng ủy thác cùng lúc với hoạt động tự doanh
của chính công ty; giữa CTCK với công ty phát hành trong quá trình ký kết và thực
hiện hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán; giữa CTCK với các CTCK khác
trong quá trình cạnh tranh để tìm kiếm lợi nhuận. Ngoài ra, còn tồn tại sự xung đột
với phía cơ quan quản lý do luôn mong muốn một sự công bằng và an toàn cho các
nhà đầu tư còn mục đích cao nhất của các CTCK là lợi nhuận tối đa. Vì vậy, các cơ
quan quản lý luôn có xu hướng kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của
CTCK, trong khi công ty lại luôn có xu hướng tự do trong kinh doanh. Xung đột lợi
11
ích giữa CTCK với chính các nhân viên trong công ty và giữa các nhân viên công ty
với khách hàng xảy ra không ít. Những nhân viên này thường có điều kiện thuận lợi
để kiếm lợi nhuận riêng cho bản thân trong khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh,
gây ảnh hưởng đến lợi ích của công ty vá các khách hàng.
Hai là ảnh hưởng của quyền tự do kinh doanh của CTCK tới sự an toàn của
thị trường: CTCK cũng như mọi loại hình doanh nghiệp khác, đều có quyền tự do
kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật để tìm kiếm lợi nhuận. Kinh doanh chứng
khoán là một loại hình kinh doanh hứa hẹn lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn rất
nhiều rủi ro cho công ty, cho các nhà đầu tư cũng như cho cả nền kinh tế. Vì vậy,
quyền tự do trong hoạt động kinh doanh của CTCK có phạm vi đến đâu sẽ ảnh
hưởng rất lớn tới sự an toàn của thị trường chứng khoán. Xuất phát từ sự đặc biệt về
lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh nên so với các loại hình công ty khác, pháp luật
luôn có một cái nhìn khắt khe hơn đối với các CTCK và luôn tìm cách dung hòa
giữa tính hấp dẫn về mặt kinh tế và tính an toàn pháp lý để đảm bảo hiệu quả hoạt
động của CTCK.
Ba là hoạt động kinh doanh chứng khoán đòi hỏi các chủ thể tham gia phải
có tiềm lực về tài chính và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao: Dù kinh doanh trong
lĩnh vực nào, muốn có hiệu quả trong kinh doanh và đạt được lợi nhuận tối đa, chủ
thể kinh doanh phải có khả năng về tài chính và trình độ chuyên môn nghiệp vụ
nhất định. Tuy nhiên, đối với một số loại hình kinh doanh đặc biệt như kinh doanh
trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, yêu cầu trên được đặt ra ở mức
độ cao hơn để nhằm mục đích đảm bảo chỉ có những doanh nghiệp thực sự có năng
lực về tài chính và trình độ nghiệp vụ mới được tham gia thị trường. Đối với hoạt
động kinh doanh chứng khoán, nhằm mục đích bảo vệ các nhà đầu tư, kiểm soát các
rủi ro hệ thống và đảm bảo một thị trường hiệu quả, có trật tự và công bằng, CTCK
muốn được hoạt động kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện nhất định do pháp
luật quy định. Đó là các điều kiện về hình thức pháp lý, điều kiện về vốn, điều kiện
về cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện về nhân sự.
Bốn là sự ảnh hưởng của cá nhân đối với hoạt động của công ty: Nói chung,
12
các cá nhân luôn có vai trò mang tính quyết định đối với công ty mà họ tham gia
thành lập và làm việc. Kinh doanh trong những lĩnh vực mà sản phẩm càng vô hình
thì vai trò của cá nhân càng quan trọng. Đối với CTCK, do lĩnh vực kinh doanh đặc
biệt, đó là chứng khoán và các dịch vụ về chứng khoán nên sự ảnh hưởng này càng
có ý nghĩa lớn. Giám đốc và các nhân viên hành nghề của công ty có vai trò quyết
định đến kết quả kinh doanh và chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách
hàng. Chính vì vậy, pháp luật luôn đòi hỏi giám đốc và nhân viên hành nghề trong
CTCK phải đáp ứng những điều kiện nhất định, ví dụ các điều kiện về năng lực chủ
thể, về tư cách đạo đức, về trình độ văn hóa và nghiệp vụ.
1.1.2. Phân loại công ty chứng khoán
Hoạt động của CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanh
nghiệp sản xuất và thương mại thông thường vì CTCK là một định chế tài chính đặc
biệt. Tuy nhiên, căn cứ vào phạm vi hoạt động nghiệp vụ mà luật cho phép, có thể
khái quát mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán của CTCK theo hai nhóm (i)
CTCK chuyên doanh và (ii) CTCK đa năng.
(i)CTCK chuyên doanh là mô hình mà chủ thể pháp nhân chỉ hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực chứng khoán, hoàn toàn độc lập, mang tính chuyên môn hóa
với các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Ưu điểm của mô hình này
là tạo cho CTCK có tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa cao, hạn chế được
xung đột lợi ích giữa các nghiệp vụ kinh doanh trong một CTCK đồng thời Nhà
nước dễ quản lý, giám sát hoạt động của các CTCK, giảm bớt các rủi ro hệ thống
ngân hàng, hệ thống tài chính; từ đó, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát
triển; tuy nhiên, mô hình hoạt động này làm tăng chi phí về nhân sự, vốn thấp nên
không tham gia bảo lãnh được những hợp đồng lớn và phù hợp với nền kinh tế có
thị trường chứng khoán phát triển. Do vậy, loại hình CTCK này được áp dụng ở
nhiều nước như Mỹ, Nhật, Canada, Hàn Quốc.
(ii) CTCK đa năng (đa nghiệp vụ) là một bộ phận cấu thành của các tổ chức
kinh doanh, thường là các ngân hàng thương mại, tập đoàn tài chính, tập đoàn bảo
hiểm… Các tổ chức này hoạt động trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh tiền tệ,
13
chứng khoán, bảo hiểm và các hoạt động kinh doanh khác. Mô hình CTCK đa năng
được chia thành hai loại là đa năng một phần và đa năng hoàn toàn. Đối với loại
hình đa năng một phần, các ngân hàng, công ty bảo hiểm muốn kinh doanh chứng
khoán phải thành lập CTCK trực thuộc có tư cách pháp nhân để tiến hành kinh
doanh chứng khoán và thường được áp dụng tại Anh, Canada. CTCK đa năng hoàn
toàn là loại hình tổ chức kinh doanh chứng khoán được thực hiện đồng thời các
nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và cả nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, bảo
hiểm. Các ngân hàng, công ty bảo hiểm được kinh doanh chứng khoán bên cạnh
nghiệp vụ kinh doanh là tiền tệ, bảo hiểm trong một pháp nhân duy nhất. Mô hình
công ty kinh doanh chứng khoán này có ở Đức, Úc… Ưu điểm của mô hình đa năng
là ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, bổ sung, hỗ trợ cho nhau
giữa các nghiệp vụ; do vậy có thể san sẻ lợi nhuận cũng như giảm bớt rủi ro cho
hoạt động kinh doanh chung và có khả năng chịu đựng các biến động của thị trường
chứng khoán. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ tận dụng được thế mạnh về trình độ
chuyên môn, mạng lưới hoạt động và vốn để kinh doanh chứng khoán có hiệu quả.
Mô hình CTCK này thích hợp ở những thị trường chứng khoán mới hình thành, thị
trường chứng khoán nhỏ chưa phát triển mạnh. Tuy nhiên, mô hình này có nhược
điểm là tính chuyên môn hóa không cao, khả năng thích ứng và linh hoạt kém, do
tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh, dễ dẫn đến tình trạng xung đột lợi ích giữa các
nghiệp vụ kinh doanh.
Trên cơ sở phân loại theo hoạt động kinh doanh, CTCK được chia thành hai
dạng là ngân hàng đầu tư và công ty môi giới chứng khoán. (1) Ngân hàng đầu tư là
một định chế tài chính hỗ trợ các cá nhân, công ty, và các chính phủ trong việc huy
động vốn bằng cách bảo lãnh phát hành hoặc làm đại lý của khách hàng trong việc
phát hành chứng khoán. Ngân hàng đầu tư cũng có thể cung cấp dịch vụ tư vấn sáp
nhập, mua lại và cung cấp dịch vụ phụ trợ như tạo lập thị trường cho chứng khoán
phái sinh. Có hai mảng kinh doanh chính trong dịch vụ ngân hàng đầu tư là kinh
doanh chứng khoán bằng tiền mặt hoặc chứng khoán khác hoặc thúc đẩy phát hành
chứng khoán là “dịch vụ bên bán”, trong khi “dịch vụ bên mua” là một thuật ngữ
14
được sử dụng để chỉ các tổ chức tư vấn có liên quan dịch vụ đầu tư bên mua. Các
quỹ cổ phần tư nhân, các quỹ tương hỗ, các công ty bảo hiểm nhân thọ, quỹ tín thác,
và các quỹ đầu tư mạo hiểm là các tổ chức bên mua phổ biến nhất. (2) Công ty môi
giới chứng khoán hiện nay trên thế giới được chia thành hai loại là công ty tổng hợp
(full-service brokerage firms) và công ty chuyên doanh (discount firms). Khi quyết
định sử dụng dịch vụ của một công ty chuyên doanh, nhà đầu tư chỉ có thể nhận
được hai loại dịch vụ duy nhất là thực hiện lệnh và thanh toán khi lệnh mua/ bán
của bạn đã được “khớp” với một hoặc nhiều lệnh khác. Một trong những ưu điểm
chính của các công ty chuyên doanh là phí hoa hồng sẽ thấp hơn khoảng từ 1/4 cho
đến 2/3 so với trường hợp các công ty tổng hợp. Nhà đầu tư sử dụng dịch vụ của các
công ty chuyên doanh thường là nhà đầu tư nhạy bén, có khả năng nắm bắt cũng
như phân tích thông tin một cách nhanh nhạy và chính xác. Các công ty tổng hợp,
ngoài việc cung cấp hai loại dịch vụ kể trên, còn cung cấp các dịch vụ khác như:
phát hành các bản nghiên cứu tình hình đầu tư do các chuyên viên phân tích của
phòng nghiên cứu soạn thảo, cung cấp dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn đầu tư, giúp
lập các dự toán tài chính, tư vấn các biện pháp giảm hoặc tránh thuế… cho khách
hàng. Các công ty tổng hợp này tiếp tục được chia làm nhiều loại như: Công ty môi
giới chứng khoán tổng hợp phục vụ khách hàng cá nhân (Wire houses) là các công
ty cung cấp rất nhiều loại hình công cụ đầu tư cho khách hàng và đối tượng chủ yếu
của các công ty này là những nhà đầu tư cá nhân, mặc dù họ cũng phục vụ các nhà
đầu tư có tổ chức và tiến hành mua bán cho chính mình. Công ty môi giới chứng
khoán tổng hợp chuyên về một loại hình sản phẩm tài chính cụ thể (Specialized
firms) là những công ty chỉ chuyên cung cấp dịch vụ liên quan đến một hoặc một số
rất ít các công ty cụ đầu tư. Công ty môi giới chứng khoán có trụ sở ở những trung
tâm tài chính của một quốc gia (Carriage trade houses) chỉ các công ty có trụ sở tại
các trung tâm tài chính của một đất nước như thành phố New York, London. Khách
hàng của các công ty này đều được lựa chọn kỹ càng và đều là các khách hàng lớn
và dịch vụ do các công ty này cung cấp đều được cá nhân hóa cao độ để phù hợp
với từng khách hàng. Công ty môi giới chứng khoán chuyên môn hóa cao về sản
15
phẩm và khách hàng (Boutique firms) chỉ các công ty vừa có đặc điểm của một
công ty môi giới chứng khoán có trụ sở ở những trung tâm tài chính của một quốc
gia (carriage trade firm) vừa có đặc điểm của một công ty môi giới chứng khoán
tổng hợp phục vụ khách hàng cá nhân (wire house). Dịch vụ do các công ty này
cung cấp cũng mang tính chất cá nhân hóa như các công ty môi giới chứng khoán
có trụ sở ở những trung tâm tài chính của một quốc gia nhưng đối tượng là những
nhà đầu tư có thu nhập trung bình.
1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán
Với những đặc điểm và các dạng, mô hình đa dạng nêu trên, CTCK đóng vai
trò quan trọng đối với những chủ thể khác nhau trên thị trường chứng khoán.
Thứ nhất, đối với thị trường chứng khoán, CTCK thể hiện hai vai trò chính là
góp phần tạo lập giá cả và điều tiết thị trường. Giá cả chứng khoán là do thị trường
quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải
thông qua các CTCK vì họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán.
Các CTCK là những thành viên của thị trường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá
cả thị trường thông qua đấu giá. Trên thị trường sơ cấp, các CTCK cùng với các nhà
phát hành đưa ra mức giá đầu tiên. Chính vì vậy, giá cả của mỗi loại chứng khoán
giao dịch đều có sự tham gia định giá của các CTCK. Thứ hai, các CTCK còn thể
hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiết thị trường. Để bảo vệ những khoản đầu tư
của khách hàng và bảo vệ lợi ích của chính mình, nhiều CTCK đã để lại một tỷ lệ
nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò bình ổn thị trường.
Thứ hai, đối với các tổ chức phát hành, mục tiêu khi tham gia vào thị trường
chứng khoán của các tổ chức phát hành là huy động vốn thông qua việc phát hành
các chứng khoán. Vì vậy, thông qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành,
các CTCK có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ các nhà phát hành. Một
trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung
gian. Nguyên tắc này yêu cầu những nhà đầu tư và những nhà phát hành không
được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian mua bán.
Các CTCK sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả người đầu tư và nhà phát hành. Và
16
khi thực hiện công việc này, CTCK đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế
thông qua thị trường chứng khoán.
Thứ ba, đối với các nhà đầu tư, thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn
đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, CTCK có vai trò làm giảm chi phí và thời gian
giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư. Trên thị trường chứng khoán,
sự biến động thường xuyên của giá cả chứng khoán cũng như mức độ rủi ro cao sẽ
làm cho những nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin
trước khi quyết định đầu tư. Nhưng thông qua các CTCK, với trình độ chuyên môn
cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một
cách hiệu quả.
Thứ tư, đối với các cơ quan quản lý thị trường, CTCK có vai trò cung cấp
thông tin về thị trường chứng khoán cho các cơ quan quản lý thị trường. Các CTCK
thực hiện được vai trò này bởi vì họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứng
khoán mới, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên
thị trường. Một trong những yêu cầu của thị trường chứng khoán là các thông tin
cần phải được công khai hoá dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý thị trường.
Việc cung cấp thông tin vừa là quy định của hệ thống luật pháp, vừa là nguyên tắc
nghề nghiệp của các CTCK vì CTCK cần phải minh bạch và công khai trong hoạt
động. Các thông tin CTCK có thể cung cấp bao gồm thông tin về các giao dịch mua,
bán trên thị trường, thông tin về các cổ phiếu, trái phiếu và về tổ chức phát hành, về
các nhà đầu tư v.v… Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể
kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn, bóp méo thị trường.
Ngoài ra, CTCK còn góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài
chính. Thị trường chứng khoán có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản
của các tài sản tài chính. Nhưng các CTCK mới là người thực hiện tốt vai trò đó vì
CTCK tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường. Trên thị trường sơ cấp, do thực hiện
các hoạt động như bảo lãnh phát hành, chứng khoán hoá, các CTCK không những
huy động một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà
còn làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính được đầu tư vì các chứng
17
khoán qua đợt phát hành sẽ dược mua bán giao dịch trên thị trường thứ cấp. Điều
này làm giảm rủi ro, tạo tâm lý yên tâm cho người đầu tư. Trên thị trường thứ cấp,
do thực hiện các giao dịch mua và bán các CTCK giúp người đầu tư chuyển đổi
chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Những hoạt động đó có thể làm tăng tính
thanh khoản của những tài sản tài chính.
Tóm lại, CTCK là một tổ chức trung gian chuyên nghiệp trên thị trường
chứng khoán, có vai trò cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tư, các nhà phát
hành đối với các cơ quan quản lý thị trường và đối với thị trường chứng khoán nói
chung; được thể hiện thông qua các nghiệp vụ hoạt động của CTCK.
1.2. Pháp luật về công ty chứng khoán
1.2.1. Khái niệm pháp luật về công ty chứng khoán
Hệ thống pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán là tập hợp các
chế định pháp luật về hàng hóa trên thị trường (các loại chứng khoán), về chào bán
các loại hàng hóa đó, về niêm yết, giao dịch chứng khoán, về các tổ chức trung gian
trên thị trường chứng khoán…, mỗi chế định pháp luật điều chỉnh một nhóm các
quan hệ xã hội cụ thể trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các
chế định pháp luật đó có tính độc lập tương đối với nhau nhưng lại có mối quan hệ
nội tại, gắn bó với nhau hoặc liên quan đến nhau, cùng điều chỉnh về các lĩnh vực
khác nhau về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghiên cứu nội dung và tính
chất của hệ thống các quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng
khoán, có thể phân chia thành hai bộ phận, gồm (i) Luật chuyên ngành (Luật Chứng
khoán và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán)
và (ii) Luật liên quan (như các luật và các văn bản dưới luật về đầu tư, tổ chức
doanh nghiệp, thương mại, ngân hàng, bảo hiểm, thuế, pháp luật về khiếu nại, tố
cáo, giải quyết tranh chấp …)[13, tr. 43 - 44].
Không những là một chủ thể của thị trường chứng khoán, CTCK còn là một
định chế tài chính trung gian không thể thiếu trên thị trường chứng khoán, có vai trò
to lớn trong việc kết nối nhà đầu tư với các tổ chức phát hành, bảo đảm các quyền
18
và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư chứng khoán, do vậy “pháp luật về CTCK là bộ
phận pháp luật chứng khoán không thể thiếu trong bất cứ luật chứng khoán của
quốc gia nào”[13, tr.43]. Do đó, pháp luật về CTCK có thể được hiểu là tổng thể
các quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các mối quan
hệ phát sinh trong tổ chức và hoạt động của CTCK nhằm mục đích duy trì và phát
triển chủ thể này, qua đó duy trì và phát triển thị trường chứng khoán. Các mối
quan hệ trực tiếp điều chỉnh CTCK là các quan hệ trong việc thành lập, tổ chức và
hoạt động, tổ chức lại, giải thể, phá sản… CTCK. Trong khung khổ của luận văn,
tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề này nhằm hoàn thiện pháp luật về CTCK phù hợp
với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
1.2.2. Nội dung pháp luật về công ty chứng khoán
1.2.2.1. Quy định pháp luật về thành lập công ty chứng khoán
Theo pháp luật về chứng khoán của hầu hết các nước trên thế giới, việc thành
lập CTCK để thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán phải được cơ quan
có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động. Ngoài ra, kinh doanh chứng khoán
là một hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro và những biến động trong hoạt
động kinh doanh chứng khoán có ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế
cũng như tác động đến bộ phận lớn nhà đầu tư; nên pháp luật của các nước đều đặt
ra những điều kiện chặt chẽ về vốn, về nhân sự, về cơ sở vật chất kỹ thuật… trong
việc cấp phép thành lập và hoạt động cho các CTCK.
Do kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, có ảnh
hưởng đến lợi ích của công chúng đầu tư nên việc đặt ra điều kiện về vốn pháp định
nhằm đảm bảo về mặt trách nhiệm tài sản đối với các nghĩa vụ của CTCK trong
hoạt động kinh doanh. Mức vốn pháp định thường được xác định cho từng nghiệp
vụ kinh doanh chứng khoán cụ thể, trên cơ sở mức độ rủi ro tương ứng. Tại Đài
Loan, vốn góp tối thiểu của CTCK thực hiện nghiệp bảo lãnh phát hành: 400 triệu
Đài tệ, tự doanh: 400 triệu Đài tệ và môi giới: 200 triệu Đài tệ. Như vậy, một CTCK
muốn thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán thì cần phải có nhiều vốn.
Ví dụ, các CTCK ở Hàn Quốc muốn tham gia một trong ba loại hình kinh doanh
19
môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành phải có vốn điều lệ tối thiểu là 59 tỷ won; ở
Malaysia, mức vốn này là 20 triệu M$... Tuy nhiên, tại một vài quốc gia, vấn đề vốn
pháp định không được đặt ra đối với CTCK như Hồng Kông.
Điều kiện về nhân sự, do tính chất đặc thù, kỹ thuật phức tạp và rủi ro cao
của hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đòi hỏi đội ngũ nhân sự trong
CTCK phải có trình độ chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp. Do vậy, điều kiện về con người là một trong các tiêu chí quan trọng
mà pháp luật các nước đặt ra khi xem xét cấp phép thành lập và hoạt động cho các
CTCK. Điều kiện này thường bao gồm trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ,
kinh nghiệm làm việc và một số vấn đề về nhân thân được áp dụng đối với cả người
điều hành, quản lý và nhân viên thực hiện nghiệp vụ.
Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật là điều kiện cần thiết để bảo
đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán có hiệu quả; do vậy pháp luật các nước
đều quy định về điều kiện này khi xem xét cấp giấy phép hoạt động kinh doanh
chứng khoán. Điều kiện về cơ sở vật chất có thể là mặt bằng trụ sở, phương tiện làm
việc để đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ môi giới, tự doanh chứng khoán. Ngoài ra,
CTCK cũng cần trang bị các thiết bị kỹ thuật phục vụ nhận lệnh, thực hiện lệnh mua
bán chứng khoán cho khách hàng trong nghiệp vụ môi giới chứng khoán; tách bạch
tài sản của khách hàng và CTCK trong thực hiện nghiệp vụ tự doanh; hệ thống phần
mềm phục vụ hoạt động phân tích, đánh giá dữ liệu để thực hiện tư vấn đầu tư cho
nhà đầu tư…
Ngoài các điều kiện nêu trên, pháp luật chứng khoán của một số quốc gia có
thị trường chứng khoán mới nổi còn quy định hạn chế tỷ lệ vốn góp của bên nước
ngoài tại CTCK trong nước hoặc điều kiện tham gia của CTCK nước ngoài trên thị
trường chứng khoán. Như Malaysia, CTCK nước ngoài chỉ được phép tham gia
kinh doanh chứng khoán dưới hình thức liên doanh với công ty chứng khoán trong
nước. Tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài lúc đầu là 30%, sau đó là 49%. Tại Nhật
Bản thì tới năm 1972 mới cho phép CTCK nước ngoài mở chi nhánh tại Nhật Bản
sau khi được Bộ tài chính Nhật cho phép. Mặc dù vậy, phần lớn các thị trường
20
chứng khoán đã phát triển như Mỹ, Hồng Kông, Pháp,… đều không áp dụng các
biện pháp hạn chế sự tham gia của bên nước ngoài vào tổ chức, hoạt động CTCK.
Ví dụ, Hồng Kông không có quy định nào riêng biệt đối với các CTCK nước ngoài
kinh doanh trên thị trường và không có một sự phân biệt đối xử nào giữa các công
ty trong nước và công ty nước ngoài.
1.2.2.2. Quy định pháp luật về tổ chức công ty chứng khoán
Thông thường, về mặt pháp lý, CTCK được tổ chức dưới ba hình thức cơ bản
là công ty hợp danh, công ty TNHH và CTCP. Đối với CTCK tổ chức theo mô hình
công ty TNHH, việc đòi hỏi trách nhiệm của những người tham gia góp vốn giới
hạn trong số vốn mà họ đã góp, tạo ra tâm lý tốt hơn đối với những thành viên. Hơn
nữa, việc huy động vốn của CTCK TNHH đơn giản và linh hoạt hơn so với công ty
hợp danh nhưng khả năng huy động và chuyển nhượng vốn lại bị hạn chế hơn so
với CTCP.
Một trong các yếu tố quan trọng khi thành lập CTCK là mức vốn góp nhất
định; do vậy với ưu điểm số lượng thành viên tham gia góp vốn, sở hữu công ty lớn;
khả năng huy động vốn, chuyển nhượng vốn dễ dàng hơn công ty hợp danh hay
công ty TNHH, mô hình CTCP được nhiều CTCK lựa chọn tổ chức nhất. Nhược
điểm duy nhất của loại hình pháp lý này là tổ chức và quản lý nội bộ dễ dàng bị
thay đổi, gây xáo trộn trong hoạt động của công ty, do cổ phần được tự do chuyển
nhượng.
CTCK với đầy đủ các đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp thông thường, dù
hoạt động kinh doanh ở một lĩnh vực đặc thù là chứng khoán, cũng đều có nhu cầu
thiết lập một hệ thống từ trụ sở chính đến các chi nhánh, văn phòng đại diện để phát
triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trụ sở chính của CTCK là trung tâm lãnh
đạo, điều hành và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà
CTCK được phép thực hiện. Việc thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện của
CTCK trước hết thực hiện theo các quy định chung của pháp luật doanh nghiệp; sau
đó tuân thủ các quy định riêng theo pháp luật chứng khoán.
Theo pháp luật doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh
21
nghiệp đều là các bộ phận trực thuộc công ty, không có tư cách pháp nhân, thực
hiện các hoạt động kinh doanh theo sự ủy quyền của công ty. Ngành, nghề kinh
doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của bản thân doanh
nghiệp; trong khi đó hoạt động của văn phòng đại diện phù hợp với nội dung hoạt
động của doanh nghiệp và không được thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật chứng
khoán có quy định cụ thể hơn về chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch
của CTCK. Trong đó, chi nhánh là đơn vị thuộc CTCK và được thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh theo phân cấp, ủy quyền của CTCK, nằm trong phạm vi các
nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà bản thân CTCK được cơ quan quản lý nhà
nước cho phép thực hiện. Văn phòng đại diện cũng là đơn vị thuộc CTCK nhưng có
địa điểm không nằm trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố nơi CTCK đặt trụ sở
chính hoặc chi nhánh và có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của công ty
và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó.
Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là các đơn vị phụ thuộc của CTCK,
phải mang tên của CTCK; không có tư cách pháp nhân; hoạt động nhân danh (thừa
ủy quyền) chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của CTCK; do vậy, trên
thực tế, thường có sự nhầm lẫn giữa chi nhánh và văn phòng đại diện CTCK. Tuy
nhiên, vẫn có một số điểm để phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện.
Đối với chi nhánh của CTCK, về hoạt động kinh doanh, được thực hiện các
hoạt động có mục đích sinh lời trong phạm vi những nghiệp vụ kinh doanh chứng
khoán mà CTCK đã được cấp phép. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiệp vụ
kinh doanh mà CTCK được thực hiện thì chi nhánh cũng được phép hoạt động. Việc
chi nhánh được thực hiện toàn bộ hay chỉ một phần chức năng là tùy theo sự ủy
quyền của CTCK. Về thẩm quyền đại diện, giám đốc chi nhánh không đương nhiên
có thẩm quyền đại diện cho chi nhánh, mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự ủy
quyền từ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp
luật của CTCK được quyền điều phối toàn bộ vấn đề liên quan đến chi nhánh, kể cả
vấn đề đại diện. Điều này có thể hiểu là bất cứ hoạt động kinh doanh nào chi nhánh
22
muốn thực hiện cũng phải xin phép sự đồng ý từ phía CTCK. Ngoài ra, bất cứ lúc
nào, người đại diện của CTCK cũng có thể hủy bỏ sự ủy quyền nói trên. Về tài
chính, chi nhánh không độc lập về tài chính đối với CTCK nhưng có thể hạch toán
kế toán độc lập hoặc phụ thuộc. Tuy nhiên, CTCK phải chịu trách nhiệm về các
nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của chi nhánh.
Văn phòng đại diện của CTCK được lập ra với chức năng chính là văn phòng
liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ CTCK tiếp cận
với thị trường và đối tác mới… Mục đích văn phòng đại diện này được thành lập là
hỗ trợ cho việc kinh doanh; thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội để CTCK cung ứng dịch vụ
chứng khoán nên không được phép thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến CTCK
cũng như không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Về
việc ký kết hợp đồng, văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết
hợp đồng riêng mà phải theo ủy quyền của CTCK. Về tài chính, văn phòng đại diện
thực hiện hạch toán phụ thuộc; do vậy, CTCK chịu trách nhiệm đối với tất cả các
nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện.
Ngoài ra, với chức năng tìm kiếm cơ hội để mở rộng phạm vi hoạt động, các
CTCK thường thành lập văn phòng đại diện của mình tại một quốc gia khác hay nói
cách khác nhắc tới hoạt động của một CTCK nước ngoài, trước tiên phải quan tâm
đến hoạt động của văn phòng đại diện CTCK đó. Xuất phát từ đặc thù hoạt động
của văn phòng đại diện, các quy định pháp luật về việc thành lập văn phòng đại diện
không quá phức tạp. Do vậy, hình thức thành lập văn phòng đại diện của CTCK tại
một quốc gia khác là phương pháp tiếp cận thị trường chứng khoán mới hiệu quả,
đơn giản và được ưa chuộng.
1.2.2.3. Quy định pháp luật về hoạt động công ty chứng khoán
Pháp luật về chứng khoán của Thái Lan xác định “kinh doanh chứng khoán
là các hoạt động sau: môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; dịch vụ tư vấn
tài chính; bảo lãnh phát hành chứng khoán; quản lý quỹ tương hỗ; quản lý quỹ
đóng; các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến chứng khoán theo quy định của
Bộ Tài chính theo đề xuất của Ủy ban Chứng khoán”[18, Điều 4]. Theo đó, không
23
một CTCK nào được phép thực hiện bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào khác mà
không phải là hoạt động kinh doanh chứng khoán được cấp phép, ngoại trừ được
Hội đồng giám sát thị trường vốn chấp thuận.
Tương tự Thái Lan, không một pháp nhân nào có quyền thực hiện nghiệp vụ
mua, bán chứng khoán tại Philippines với tư cách là công ty môi giới hay tự doanh
chứng khoán, hoặc là nhân viên hành nghề cho công ty môi giới hay tự doanh
chứng khoán, nếu không được cấp phép bởi Ủy ban chứng khoán. Tại Anh, pháp
luật chứng khoán cũng quy định không một ai được phép cung cấp dịch vụ có điều
kiện, hoặc nhằm mục đích thực hiện việc cung cấp dịch vụ đó và dịch vụ được coi
là dịch vụ có điều kiện được nêu trong Đạo luật này là một loại hình dịch vụ đặc thù
được thực hiện như một loại hình kinh doanh.
Điểm chung nhất trong pháp luật các nước đều quy định hoạt động kinh
doanh chứng khoán là kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện sau khi được cơ
quan quản lý về chứng khoán cấp phép. Đồng thời, pháp luật một số nước quy định
rõ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nào do CTCK thực hiện, nghiệp vụ kinh
doanh chứng khoán nào thì CTCK không được thực hiện nhằm tránh thao túng và
mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các hoạt động kinh doanh chứng khoán. Thậm chí
trong các hoạt động kinh doanh chứng khoán thuộc về CTCK, pháp luật một số
nước chỉ cho phép một CTCK thực hiện một số hoạt động nhất định mà không được
thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh doanh chứng khoán thuộc về CTCK. Chẳng
hạn, nếu đã thực hiện hoạt động tự doanh thì không được hoạt động môi giới và
ngược lại. Tuy nhiên, cũng có nước cho phép thực hiện tất cả các loại hình kinh
doanh trong một CTCK nhưng phải phải bảo đảm tách biệt các hoạt động kinh
doanh này. Như vậy, pháp luật chứng khoán chủ yếu điều chỉnh hoạt động của
CTCK trên cơ sở điều chỉnh từng nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán hay từng loại
hình dịch vụ chứng khoán mà CTCK cung cấp.
Theo pháp luật các nước, CTCK thông thường thực hiện bốn nghiệp vụ kinh
doanh chứng khoán cơ bản, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghiệp vụ môi giới chứng khoán là thực hiện giao dịch mua bán
24
chứng khoán cho khách hàng bằng việc nhận lệnh của khách hàng và thông qua cơ
chế giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán để tìm ra mức giá tốt nhất cho khách
hàng và khách hàng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả đầu tư. Ngoài ra,
còn cung cấp các dịch vụ, tiện ích khác như tư vấn đầu tư trực tiếp cho khách hàng,
giúp khách hàng lựa chọn loại chứng khoán, thời điểm nên mua/ bán; cung cấp các
báo cáo giao dịch có nghiên cứu, phân tích, đánh giá diễn biến giao dịch theo thời
gian, đưa ra nhận định mang tính chủ quan về xu hướng giá và khuyến nghị đầu tư;
cung cấp thông tin về các tổ chức niêm yết. Như vậy, CTCK cung cấp dịch vụ môi
giới chứng khoán giúp nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư cung cấp
cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tư; nối liền người
bán và người mua, đem đến cho khách hàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài
chính.
Nghiệp vụ môi giới chứng khoán là một trong các nghiệp vụ chủ yếu và quan
trọng đối với hoạt động của CTCK; có thể nói môi giới chứng khoán là nghiệp vụ
cơ bản nhất trong hoạt động của CTCK. Để đảm bảo tính khách quan khi cung cấp
dịch vụ môi giới chứng khoán cho khách hàng và tránh xung đột lợi ích giữa CTCK
và khách hàng, pháp luật chứng khoán các nước đều quy định CTCK phải quản lý
tài sản chứng khoán của khách hàng tách biệt với tài sản chứng khoán của công ty;
toàn bộ tiền ký quỹ giao dịch chứng khoán của khách hàng được quản lý qua ngân
hàng thanh toán và CTCK không được nhận tiền gửi giao dịch chứng khoán của
khách hàng.
Thứ hai, nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là việc CTCK tự tiến hành các
giao dịch mua bán các chứng khoán cho chính mình bằng vốn của công ty để thu lợi
nhuận và chịu mọi rủi ro liên quan đến việc nắm giữ các chứng khoán đó. Hoạt
động tự doanh của CTCK nhằm tạo ta nguồn thu nhập chính cho nhiều công ty
nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chung của thị trường chứng
khoán. Tại một số nước, hoạt động tự doanh của các CTCK còn được thực hiện
thông qua hoạt động tạo lập thị trường (như nước Mỹ). Trong hoạt động này, CTCK
đóng vai trò nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng nhất định của một số loại
25
chứng khoán và thực hiện mua bán với các khách hàng nhằm hưởng phí giao dịch
và chênh lệch giá. Ngoài ra, các CTCK thực hiện nghiệp vụ tự doanh với vai trò
định hướng và điều tiết hoạt động thị trường, góp phần bình ổn giá cả. Trong những
trường hợp sai sót phát sinh từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán, CTCK cũng buộc
phải thực hiện mua, bán chứng khoán.
Khác với hoạt động môi giới, khi làm trung gian mua bán chứng khoán cho
khách hàng, chứng khoán sẽ chuyển từ người bán sang người mua và người mua
phải thanh toán tiền cho người bán; CTCK sẽ thu phí dịch vụ từ cả hai đối tượng
khách hàng. Khi thực hiện hoạt động tự doanh, CTCK giữ vị trí là nhà đầu tư nhằm
mục đích hưởng thu nhập do chứng khoán mang lại và lãi vốn. Do vậy, CTCK mua
bán chứng khoán qua thị trường tập trung thì cũng phải đặt lệnh qua nhân viên môi
giới và về nguyên tắc cũng phải trả phí cho hoạt động này. Công ty phải tự chịu
trách nhiệm về quyết định đầu tư, tự gánh chịu rủi ro từ quyết định mua, bán chứng
khoán của mình. Hoạt động tự doanh thường song hành với hoạt động môi giới
chứng khoán; vì vậy, khi thực hiện hai hoạt động này có thể dẫn tới xung đột lợi ích
giữa một bên là CTCK và một bên là khách hàng. Để tránh xung đột lợi ích, các thị
trường chứng khoán có chính sách ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi
thực hiện lệnh của CTCK hoặc không được tiết lộ thông tin về giao dịch chứng
khoán của khách hàng.
Thứ ba, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán là hoạt động hỗ trợ của các tổ
chức bảo lãnh cho các tổ chức phát hành khi huy động vốn bằng hình thức chào bán
chứng khoán trên thị trường sơ cấp, theo sự ủy thác của tổ chức phát hành. Tổ chức
bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi
chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức
phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của
tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán
ra công chúng. Khi cung cấp dịch vụ bảo lãnh, tùy theo điều khoản của mỗi hợp
đồng mà tổ chức bảo lãnh có thể phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong
đó có hai chức năng chính của hoạt động bảo lãnh là hỗ trợ thực hiện DANH MỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Kinh tế Trung ương (2014), Tái cấu trúc thị trường chứng khoán - Những
vấn đề đặt ra.
26
2. Bùi Ngọc Thanh (2007), Kỷ yếu Việt Nam gia nhập WTO: Thuận lợi, thách
thức và vai trò của Quốc hội, Hà Nội.
3. Cam kết số 318/WTO/CK ngày 27/10/2006 của Chính phủ Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về dịch vụ.
4. Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên MUTRAP II (2006), Cẩm nang thương mại
dịch vụ của Việt Nam trong WTO, Hà Nội.
5. Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên MUTRAP II (2007), Báo cáo chính thức
“Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam theo Hiệp định
GATS”.
6. Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên MUTRAP II (2008), Tổ chức và quản lý
hiệu quả thị trường chứng khoán Việt Nam, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
7. Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên MUTRAP II (2009), Cam kết về dịch vụ khi
gia nhập WTO Bình luận của người trong cuộc, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên MUTRAP II (2009), Báo cáo “Chiến lược
tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025”
9. Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên MUTRAP II, Báo cáo “Tự do hóa thị
trường chứng khoán Việt Nam – Các vấn đề chủ yếu đối với cơ quan quản lý
nhà nước về chứng khoán và các công ty chứng khoán trong nước”.
10.Dự án Ủy ban Châu Âu tài trợ (2009), “Hội nhập kinh tế và sự phát triển của
Việt Nam: Báo cáo cuối cùng”.
11.Đào Lê Minh (2012), Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị
trường chứng khoán, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12.Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ GATS
13.Lê Thị Thu Thủy (2011), Pháp luật về công ty chứng khoán ở Việt Nam, NXB.
Tư pháp, Hà Nội.
14.Lê Thị Thu Thủy, ThS. Đỗ Minh Tuấn (2013), Hoàn thiện pháp luật để phát
triển bền vững thị trường chứng khoán, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử.
15.Luật Chứng khoán ngày 29/6/2006.
16.Luật chứng khoán nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sửa đổi năm 2005).
27
17.Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (sửa đổi năm 1994).
18.Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Thái Lan năm 1992.
19.Luật chứng khoán và giao dịch Đài Loan Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Chứng khoán ngày 24/11/2010.
20.Luật phát hành chứng khoán ra công chúng Bungary.
21.Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24/11/2010.
22.Luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Nhật Bản (sửa đổi, bổ sung
năm 1992).
23.Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Chứng khoán.
24.Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
25.Nghị định số 86/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều
kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
26.Nguyễn Thế Thọ (2009), Giáo trình pháp luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán, NXB Thống kê, Hà Nội.
27.Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
28.Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
29.Quyết định số 62/QĐ-BTC ngày 10/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
việc phê duyệt Đề án tái cấu trúc công ty chứng khoán.
30.Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
28
31. Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 06/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm”.
32.Toàn văn Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương.
33.Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán.
34.Thông tư số 91/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
hướng dẫn đăng ký thành lập, tổ chức và hoạt động văn phòng đại diện tổ chức
kinh doanh chứng khoán nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước
ngoài tại Việt Nam.
35.Thông tư số 123/2015/TT-BTC ngày 18/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
36.Thông tư số 07/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày
30/11/2012 hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán.
37. Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán (2009), Pháp luật về
chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Thống kê, Hà Nội.
38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Chứng khoán, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội.
39.Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2013), Đánh giá tổng thể tình
hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế
giới, Hà Nội.
40. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Tổng quan về Hiệp định Đối tác
kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung tâm thông tin – tư
liệu.
41.Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Thách thức khi Việt Nam tham gia
TPP – Lợi ích của Mỹ và một số nước khác khi tham gia TPP và quan hệ Việt
– Mỹ, Trung tâm thông tin – tư liệu.
42.Vũ Văn Cương (2006), Một số vấn đề pháp lý về công ty chứng khoán theo
Luật chứng khoán năm 2006, Tạp chí Luật học số tháng 8/2006.
29
43.Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2013,
2014, 2015), Báo cáo thường niên.

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Luận án tiến sĩ luật học vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của công ước v...
Luận án tiến sĩ luật học vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của công ước v...Luận án tiến sĩ luật học vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của công ước v...
Luận án tiến sĩ luật học vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của công ước v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng sdt...
Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng  sdt...Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng  sdt...
Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng sdt...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Was ist angesagt? (20)

Luận án tiến sĩ luật học vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của công ước v...
Luận án tiến sĩ luật học vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của công ước v...Luận án tiến sĩ luật học vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của công ước v...
Luận án tiến sĩ luật học vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của công ước v...
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
 
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với hộ gia đình
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với hộ gia đìnhGiải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với hộ gia đình
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với hộ gia đình
 
Luận văn: Phong tỏa tài khoản trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Phong tỏa tài khoản trong thi hành án dân sự, HAYLuận văn: Phong tỏa tài khoản trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Phong tỏa tài khoản trong thi hành án dân sự, HAY
 
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Luận văn: Hợp đồng cung cấp dịch vụ phần mềm theo pháp luật
Luận văn: Hợp đồng cung cấp dịch vụ phần mềm theo pháp luậtLuận văn: Hợp đồng cung cấp dịch vụ phần mềm theo pháp luật
Luận văn: Hợp đồng cung cấp dịch vụ phần mềm theo pháp luật
 
Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng, HOT
Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng, HOTPháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng, HOT
Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng, HOT
 
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, HAY
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, HAYLuận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, HAY
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, HAY
 
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoáLuận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
 
Quy định về miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, HAY
Quy định về miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, HAYQuy định về miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, HAY
Quy định về miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, HAY
 
Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng sdt...
Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng  sdt...Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng  sdt...
Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng sdt...
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán
Luận văn: Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoánLuận văn: Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán
Luận văn: Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán
 
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
 
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóaTrường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAYĐề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
 
Luận văn: Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài theo luật
Luận văn: Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài theo luậtLuận văn: Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài theo luật
Luận văn: Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài theo luật
 
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mạiĐề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mạiLuận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
Luận văn: Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
 

Ähnlich wie Pháp luật về công ty chứng khoáng phù hợp với các cam kết quốc tế

Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiĐồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiĐồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiĐồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...huynhminhquan
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt NamLuận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Ähnlich wie Pháp luật về công ty chứng khoáng phù hợp với các cam kết quốc tế (20)

Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công tyLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
 
Pháp Luật Về Công Ty Chứng Khoán Bảo Đảm Phù Hợp Với Các Cam Kết Quốc Tế.doc
Pháp Luật Về Công Ty Chứng Khoán Bảo Đảm Phù Hợp Với Các Cam Kết Quốc Tế.docPháp Luật Về Công Ty Chứng Khoán Bảo Đảm Phù Hợp Với Các Cam Kết Quốc Tế.doc
Pháp Luật Về Công Ty Chứng Khoán Bảo Đảm Phù Hợp Với Các Cam Kết Quốc Tế.doc
 
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luậtTổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiĐồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiĐồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiĐồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Đồ Án Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công tyĐề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
 
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
 
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàngĐề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
 
Vi Phạm Cơ Bản Hợp Đồng Theo Pháp Luật Thương Mại.doc
Vi Phạm Cơ Bản Hợp Đồng Theo Pháp Luật Thương Mại.docVi Phạm Cơ Bản Hợp Đồng Theo Pháp Luật Thương Mại.doc
Vi Phạm Cơ Bản Hợp Đồng Theo Pháp Luật Thương Mại.doc
 
Vi Phạm Cơ Bản Hợp Đồng Theo Pháp Luật Thương Mại
Vi Phạm Cơ Bản Hợp Đồng Theo Pháp Luật Thương MạiVi Phạm Cơ Bản Hợp Đồng Theo Pháp Luật Thương Mại
Vi Phạm Cơ Bản Hợp Đồng Theo Pháp Luật Thương Mại
 
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
 
Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mạiPháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
 
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoánPháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam.docx
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
 
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt NamLuận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
 
Bài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Công ty luật hợp danh theo pháp luật việt nam, HAY
Luận văn: Công ty luật hợp danh theo pháp luật việt nam, HAYLuận văn: Công ty luật hợp danh theo pháp luật việt nam, HAY
Luận văn: Công ty luật hợp danh theo pháp luật việt nam, HAY
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Kürzlich hochgeladen

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 

Kürzlich hochgeladen (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 

Pháp luật về công ty chứng khoáng phù hợp với các cam kết quốc tế

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ DIỆU QUỲNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BẢO ĐẢM PHÙ HỢP VỚI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ DIỆU QUỲNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BẢO ĐẢM PHÙ HỢP VỚI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thuận Hà Nội, 2016
  • 3. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................Error! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU ...................................................................................................................2 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CÓ LIẾN QUAN ..............................7 1.1.Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán..............................................8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm công ty chứng khoán ...................................................... 8 1.1.2. Phân loại công ty chứng khoán .......................................................................12 1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán .....................15 1.2.Pháp luật về công ty chứng khoán...............................................................17 1.2.1. Khái niệm pháp luật về công ty chứng khoán ................................................17 1.2.2. Nội dung pháp luật về công ty chứng khoán ..................................................18 1.3.Các cam kết quốc tế có liên quan đến công ty chứng khoán.................Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Cam kết về dịch vụ chứng khoán trong Tổ chức thương mại thế giới...Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Cam kết về dịch vụ chứng khoán trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ........................................................................ Error! Bookmark not defined. Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THEO CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ ĐÃ THAM GIA, KÝ KẾT.Error! Bookmark not defined. 2.1.Pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán.Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Quy định pháp luật về thành lập công ty chứng khoánError! Bookmark not defined. 2.1.2. Quy định pháp luật về tổ chức công ty chứng khoánError! Bookmark not defined. 2.1.3. Quy định pháp luật về hoạt động công ty chứng khoánError! Bookmark not defined. 2.2.Đánh giá pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán theo các cam kết quốc tế ......................................................................Error! Bookmark not defined.
  • 4. 2.2.1. Nội dung cam kết quốc tế về dịch vụ chứng khoán nhìn từ pháp luật Việt Nam .......................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Đánh giá pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán theo các cam kết trong Tổ chức thương mại thế giới..................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Đánh giá pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán theo các cam kết trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương............. Error! Bookmark not defined. 2.3.Một số vấn đề từ thực trạng pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán theo các cam kết quốc tế ............................................Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Tính kịp thời trong tuân thủ cam kết quốc tế. Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Sự mâu thuẫn trong pháp luật về công ty chứng khoánError! Bookmark not defined. 2.3.3. Xác định hiệu lực thi hành của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Error! Bookmark not defined. 2.3.4. Năng lực của các công ty chứng khoán trong nướcError! Bookmark not defined. 2.3.5. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoánError! Bookmark not defined. Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐẢM BẢO PHÙ HỢP CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ ....Error! Bookmark not defined. 3.1.Vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật về công ty chứng khoán đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế.........................Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật từ định hướng phát triển thị trường chứng khoán.......................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật từ việc tham gia, ký kết các cam kết quốc tế Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Mục tiêu hoàn thiện pháp luật về công ty chứng khoán đảm bảo phù hợp các cam kết quốc tế.......................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty chứng khoán đảm bảo phù hợp các cam kết quốc tế......................................Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Xây dựng các quy định khung về công ty chứng khoánError! Bookmark not defined. 3.2.2. Đổi mới quy định về thành lập công ty chứng khoánError! Bookmark not defined.
  • 5. 3.2.3. Sửa đổi quy định về tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán...........Error! Bookmark not defined. 3.3.Một số giải pháp bổ trợ.................................Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán trong nước ....Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Tăng cường năng lực xây dựng và cưỡng chế thực thi pháp luật ..........Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Nâng cao địa vị pháp lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ...............Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................25 Phụ lục 01: Nội dung cam kết về dịch vụ chứng khoán trong WTO................Error! Bookmark not defined. Phụ lục 02: Nội dung cam kết về dịch vụ chứng khoán trong TPPError! Bookmark not defined.
  • 6. 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Luận văn CTCK là một tổ chức trung gian quan trọng trên thị trường chứng khoán, đóng vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn cho thị trường, cung cấp một cơ chế xác định giá trị của các khoản đầu tư và giúp nhà đầu tư chuyển các khoản đầu tư thành tiền; do vậy, sự hình thành và phát triển của các CTCK sẽ tác động tích cực đến sự phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán. Từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 01/2007, thể hiện nỗ lực tích cực, chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Việc gia nhập vào tổ chức thương mại toàn cầu này đặt ra những cam kết cụ thể cho các ngành, các lĩnh vực, trong đó có dịch vụ chứng khoán Việt Nam trong việc mở cửa thị trường theo lộ trình đã cam kết. Cam kết mở cửa thị trường chứng khoán khi gia nhập WTO thể hiện định hướng mở cửa nền kinh tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tích cực gắn kết nền kinh tế trong nước với bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu. Ngày 13/11/2010, Việt Nam tiếp tục tuyên bố tham gia Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với tư cách một thành viên đầy đủ, một Hiệp định gồm 12 nước tham gia ký kết, với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, với cơ chế kết nạp thêm thành viên mới trong tương lai (sau khi Hiệp định được ký kết và có hiệu lực); phạm vi điều chỉnh rộng về thương mại và các vấn đề liên quan đến thương mại và kinh tế của các quốc gia thành viên của TPP hiện chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu. Chính vì vậy, có thể nói Hiệp định TPP là một hiệp định có tính quốc tế do tập hợp một nhóm các nước khác nhau về địa lý, ngôn ngữ và lịch sử, quy mô và mức độ phát triển và lấy nền tảng là hội nhập kinh tế khu vực để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á Thái Bình Dương. Các cam kết về dịch vụ chứng khoán trong WTO và TPP được xác định trên cơ sở đối tượng là các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (môi giới, tự doanh, bảo
  • 7. 3 lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và một số nghiệp vụ bổ trợ khác) mà chủ thể là CTCK nước ngoài được cung cấp tại Việt Nam. Theo pháp luật chứng khoán các nước nói chung và Việt Nam nói riêng, việc xác định một pháp nhân kinh doanh là CTCK dựa vào hoạt động nghiệp vụ chứng khoán hay các dịch vụ chứng khoán mà công ty cung cấp. Các dịch vụ chứng khoán hay nghiệp vụ chứng khoán luôn gắn liền với chủ thể thực hiện là CTCK, vì vậy, các cam kết về dịch vụ chứng khoán có thể nói là tương đồng với cam kết về tổ chức và hoạt động của CTCK. Các cam kết quốc tế trong WTO và TPP đặt ra yêu cầu mở cửa thị trường đối với một số dịch vụ chứng khoán mà Chính phủ Việt Nam cam kết vẫn còn rất mới với các CTCK trong nước - các tổ chức trung gian quan trọng trong thị trường chứng khoán; đặc biệt trong bối cảnh tái cấu trúc thị trường chứng khoán, tái cấu trúc CTCK. Đối với WTO, hiện tại là thời điểm Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết, sau khi kết thúc lộ trình 5 năm gia nhập; còn đối với TPP, không giống như WTO cho phép thành viên thực hiện cam kết theo lộ trình, các cam kết sẽ hiệu lực thi hành ngay khi các nước tham gia hoàn tất thủ tục phê chuẩn; trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động CTCK đang dần dần hoàn thiện nên chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và phù hợp trong hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Do vậy tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đánh giá khung pháp lý về tổ chức và hoạt động CTCK trong tổng thể pháp luật về thị trường chứng khoán và các cam kết quốc tế về dịch vụ chứng khoán là rất cần thiết. Từ đó, có cơ sở lý luận và thực tiễn kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Một mặt đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế, mặt khác tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho các hoạt động kinh doanh của các CTCK trong nước và nước ngoài được an toàn phù hợp. Đồng thời có biện pháp giám sát, quản lý thích hợp trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hạn chế rủi ro, hạn chế các tiêu cực trên thị trường chứng khoán để đảm bảo cho chủ thể này phát triển bền vững, góp phần phát triển sâu rộng thị trường chứng khoán Việt Nam với mong muốn thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường chứng khoán có hạng trong khu vực và thế giới.
  • 8. 4 Từ những lý do trên, Học viên đã chọn đề tài “Pháp luật về công ty chứng khoán bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Theo nghiên cứu của tác giả, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn. Trong đó, các tác giả chủ yếu nghiên cứu các quy định pháp luật về CTCK và thị trường chứng khoán. Một số công trình nghiên cứu có liên quan như: Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Hồng Nhung (2009), Pháp luật về công ty chứng khoán ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học của Đào Thị Cấm (2008), Pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán ở Việt Nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận vặn thạc sĩ Luật học của Lê Anh Đức (2009), Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, Sách chuyên khảo của tác giả Phương Tùng, Nguyễn Hiểu (1997), Luật pháp về chứng khoán và công ty chứng khoán. Các công trình nghiên cứu này bước đầu đã nêu và phân tích được bản chất pháp lý và các quy định pháp luật hiện hành về CTCK và hoạt động của công ty chứng khoán. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này được thực hiện và hoàn thành trước thời điểm Thông tư số 210/2012/TT-BTC được ban hành nên các quy định pháp luật được trích dẫn, phân tích, đánh giá không còn phù hợp và bảo đảm tính cập nhật, do đó, phần nào đã làm giảm giá trị tham khảo của các công trình này. Mặt khác, các công trình này được thực hiện mới chỉ đánh giá và phân tích các quy định những quy định pháp luật Việt Nam mà chưa đặt trong bối cảnh so sánh, yêu cầu hoàn thiện trong mối tương quan với cam kết quốc tế, đặc biệt là WTO và TPP. Do đó, các tác giả cũng chưa đề cập đến yêu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật về CTCK phù hợp với các cam kết quốc tế này. Đáng chú ý hơn cả là công trình nghiên cứu khoa học (sách chuyên khảo) của tác giả Lê Thị Thu Thủy (2011) với đề tài Pháp luật về công ty chứng khoán ở Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ về các quy định pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của CTCK; là công trình nổi bật,
  • 9. 5 có giá trị quan trọng tại thời điểm tác giả thực hiện và hoàn thành (năm 2011). Tuy nhiên, cũng giống như các công trình nghiên cứu trước đó, tác giả đã bước đầu phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về CTCK ở Việt Nam trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các quy định pháp luật quốc tế và chưa đề cập đến yêu cầu hoàn thiện pháp luật về CTCK theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết như WTO, TPP. Mặc dù vậy, công trình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu Thủy và các tác giả nói trên là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Như vậy, có thể nói hiện nay chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu nào nghiên cứu về pháp luật về CTCK ở Việt Nam bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết như WTO và TPP. Chính vì vậy, tác giả hi vọng đề tài luận văn của mình sẽ là công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng, có giá trị tham khảo về mặt lý luận và thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của Luận văn là nhằm nghiên cứu các v ấn đề cơ bản, bản chất của các cam kết quốc tế về dịch vụ chứng khoán mà Việt Nam ký kết, gia nhập. Rà soát, đánh giá pháp luật hiện hành về CTCK trên cơ sở nội dung các cam kết quốc tế; từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý về CTCK đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế về dịch vụ chứng khoán mà Việt Nam đã tham gia, ký kết; đồng thời đóng góp vào quá trình sửa đổi Luật Chứng khoán trong thời gian tới. 3.2. Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở nghiên cứu bản chất, nguyên tắc và mức độ của các cam kết quốc tế về dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ chứng khoán nói riêng, kết hợp với phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật của Việt Nam về CTCK, Luận văn đặt ra mục tiêu cụ thể là: Xác định được “khoảng cách” giữa các quy định pháp luật hiện hành so với các yêu cầu của các cam kết quốc tế và Đề xuất được những giải pháp
  • 10. 6 có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi nhằm đảm bảo cho các quy định pháp luật của Việt Nam về CTCK tuân thủ đầy đủ theo các cam kết quốc tế và có sự thống nhất, phù hợp trong hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 4. Tính mới và những đóng góp của Luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu một cách tập trung, có hệ thống và toàn diện các quy định pháp luật chứng khoán hiện hành về thành lập, tổ chức và hoạt động của CTCK; nghiên cứu các vấn đề lý luận và yêu cầu đặt ra từ các cam kết quốc tế về dịch vụ chứng khoán mà Việt Nam đã tham gia, ký kết. Từ đó, Luận văn đưa ra những phân tích, đánh giá tổng thể thực trạng pháp luật Việt Nam về CTCK và lập luận đánh giá mức độ nội luật hóa các nội dung cam kết về dịch vụ chứng khoán của Việt Nam trong WTO, TPP. Với bối cảnh hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước (UBCKNN) đang tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể hiệu quả của khung pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán; thực hiện các bước của quy trình lập đề nghị xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi). Những phân tích, đánh giá pháp luật về CTCK và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về CTCK đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế mà tác giả đưa ra trong Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật chứng khoán. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu đã nêu, Luận văn tập trung nghiên cứu các đối tượng sau: - Quy định pháp luật chứng khoán hiện hành về CTCK trong bối cảnh tái cấu trúc thị trường chứng khoán; - Các cam kết quốc tế về dịch vụ tài chính - chứng khoán mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, Luận văn xác định phạm vi
  • 11. 7 nghiên cứu như sau: - Các vấn đề cơ bản về các cam kết chung về dịch vụ và nội dung cụ thể các cam kết về dịch vụ chứng khoán mà Việt Nam đã tham gia, ký kết trong WTO, TPP. - Các quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của CTCK trong phạm vi pháp luật chuyên ngành chứng khoán. 6. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này một cách có hệ thống và hiệu quả, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: tổng hợp, diễn giải, suy luận logic để làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về CTCK; so sánh, đánh giá pháp luật về CTCK với các cam kết quốc tế về dịch vụ chứng khoán trong hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán và trong mối tương quan với pháp luật khác có liên quan; phân tích một số vấn đề liên quan đến việc tuân thủ cam kết quốc tế về dịch vụ chứng khoán trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. 7. Bố cục dự kiến Luận văn: Ngoài Phần Mở đầu, Danh mục các từ viết tắt, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Bố cục của luận văn được tổ chức gồm 03 chương như sau: Chương 1. Những vấn đề cơ bản về pháp luật công ty chứng khoán và các cam kết quốc tế có liên quan. Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về công ty chứng khoán theo các cam kết quốc tế đã tham gia, ký kết. Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty chứng khoán đảm bảo phù hợp các cam kết quốc tế.
  • 12. 8 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CÓ LIẾN QUAN 1.1. Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm công ty chứng khoán 1.1.1.1.Khái niệm công ty chứng khoán Theo pháp luật Nhật Bản, thuật ngữ CTCK được hiểu là “bất kỳ một CTCP liên doanh nào đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp giấy phép tiến hành việc kinh doanh chứng khoán”[22, Điều 2.9]. Giấy phép nêu trên được phân thành các loại dựa trên những hoạt động kinh doanh cổ phiếu quy định cụ thể tại Luật chứng khoán mà công ty thực hiện. Trong khi, tại Bungary, pháp luật về chứng khoán quy định “các tổ chức trung gian đầu tư chứng khoán là các pháp nhân đã có giấy phép hoạt động kinh doanh theo các hình thức hoạt động và giao dịch chứng khoán trong khuôn khổ các điều kiện và quy định của Luật này, cũng như các ngân hàng có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực này theo các điều kiện và quy định của Luật Ngân hàng”[20, Điều 54.3]. Tuy nhiên, khái niệm kinh doanh chứng khoán hay kinh doanh cổ phiếu đều được Luật chứng khoán các nước quy định theo hướng liệt kê, bao gồm mua, bán chứng khoán; hành động như trung gian, đại lý hoặc đại diện liên quan đến việc mua, bán chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán… Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Thái Lan cũng không đưa ra khái niệm về CTCK mà quy định hoạt động kinh doanh chứng khoán chỉ được tiến hành bằng việc thành lập công ty TNHH, công ty TNHH đại chúng hoặc bởi các tổ chức tài chính được thành lập theo các luật khác và sau khi đã nhận được giấy phép họat động của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo đề nghị của Ủy ban chứng khoán. Tương tự, Luật thị trường vốn Indonesia xác định chỉ công ty được Cơ quan giám sát thị trường vốn cấp phép được hoạt động như một CTCK. Theo đó, CTCK phải đáp ứng các yêu cầu cấp giấy phép nhất định như chuyên môn, vốn đầy đủ. CTCK được cấp phép được hoạt động như một nhà bảo lãnh phát hành, nhà môi giới – tự doạnh và/ hoặc nhà quản lý đầu tư và bất kỳ hoạt động kinh doanh khác do Cơ quan
  • 13. 9 giám sát thị trường vốn Indonesia cho phép. Có thể thấy, điểm chung nhất trong pháp luật các nước đều chỉ quy định kinh doanh chứng khoán là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, mang tính liệt kê các hình thức/ hoạt động cụ thể và khái niệm CTCK được hiểu là pháp nhân thực hiện kinh doanh chứng khoán, thoả mãn những điều kiện mà pháp luật quy định và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động. Như vậy, để nhận biết và phân biệt CTCK với các chủ thể kinh doanh chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán thì dấu hiệu quan trọng nhất chính là các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà chủ thể đó thực hiện. Pháp luật các nước thường chỉ rõ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nào do CTCK thực hiện, nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nào thì CTCK không được thực hiện nhằm tránh thao túng và mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các hoạt động kinh doanh chứng khoán. Thậm chí trong các hoạt động kinh doanh chứng khoán thuộc về CTCK, pháp luật một số nước chỉ cho phép một CTCK thực hiện một số hoạt động nhất định mà không được thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh doanh chứng khoán thuộc về CTCK. Ví dụ, theo pháp luật chứng khoán ở Mỹ, Nhật, Canada, Hàn Quốc, đã thực hiện hoạt động tự doanh thì không được hoạt động môi giới và ngược lại. Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia châu Âu lục địa cho phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trong CTCK (đối với CTCK đa nghiệp vụ) nhưng phải đảm bảo tách biệt các hoạt động kinh doanh này. Bên cạnh đó, còn một số quốc gia như Đức, Úc cho phép ngân hàng, công ty bảo hiểm cũng được đồng thời thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Trên cơ sở xem xét, đánh giá quy định về CTCK theo pháp luật về chứng khoán của một số quốc gia, có thể nói, CTCK là một loại hình doanh nghiệp nên có đầy đủ các đặc tính của doanh nghiệp nói chung. Bên cạnh đó, do thực hiện kinh doanh lĩnh vực đặc thù nên CTCK được xác định căn cứ vào các điểm riêng biệt, giúp phân biệt với các doanh nghiệp kinh doanh khác: (i) Về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: CTCK là chủ thể kinh doanh trên thị trường chứng khoán có hoạt động kinh doanh chính, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh chứng
  • 14. 10 khoán; (ii) Về hình thức tổ chức pháp lý: CTCK thường được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hoặc CTCP theo quy định pháp luật doanh nghiệp. Việc quy định hình thức pháp lý của CTCK như vậy đáp ứng được đòi hỏi đặc thù của hoạt động kinh doanh chứng khoán là đảm bảo độ tin cậy cao và hạn chế rủi ro đồng thời đáp ứng yêu cầu thị trường chứng khoán là thị trường mang tính quốc tế cao; (iii) Về phương diện quản lý, CTCK đặt dưới sự quản lý nhà nước trực tiếp của cơ quan quản lý chuyên trách và (iv) Pháp luật điều chỉnh CTCK là Luật chứng khoán và các quy định pháp luật có liên quan. 1.1.1.2.Đặc điểm công ty chứng khoán Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, CTCK cũng như tất cả các công ty khác đều có một số đặc điểm chung trong quá trình hoạt động kinh doanh.Tuy nhiên, do kinh doanh trong một lĩnh vực đặc biệt và quan trọng là chứng khoán và thị trường chứng khoán nên khi nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, các đặc điểm nêu trên luôn thể hiện rõ ràng và ở mức độ cao hơn ở CTCK so với các công ty kinh doanh trong lĩnh vực khác. Theo đó, CTCK có một số đặc điểm như sau: Một là xung đột lợi ích trong quá trình hoạt động kinh doanh chứng khoán: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, CTCK vừa tiến hành hoạt động mua, bán chứng khoán và đầu tư do khách hàng ủy thác, vừa mua, bán chứng khoán cho chính công ty mình. Do vậy, xung đột lợi ích là vấn đề tất yếu sẽ xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Các xung đột lợi ích có thể xảy là giữa CTCK với các nhà đầu tư khi công ty thực hiện hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư do khách hàng ủy thác cùng lúc với hoạt động tự doanh của chính công ty; giữa CTCK với công ty phát hành trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán; giữa CTCK với các CTCK khác trong quá trình cạnh tranh để tìm kiếm lợi nhuận. Ngoài ra, còn tồn tại sự xung đột với phía cơ quan quản lý do luôn mong muốn một sự công bằng và an toàn cho các nhà đầu tư còn mục đích cao nhất của các CTCK là lợi nhuận tối đa. Vì vậy, các cơ quan quản lý luôn có xu hướng kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của CTCK, trong khi công ty lại luôn có xu hướng tự do trong kinh doanh. Xung đột lợi
  • 15. 11 ích giữa CTCK với chính các nhân viên trong công ty và giữa các nhân viên công ty với khách hàng xảy ra không ít. Những nhân viên này thường có điều kiện thuận lợi để kiếm lợi nhuận riêng cho bản thân trong khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, gây ảnh hưởng đến lợi ích của công ty vá các khách hàng. Hai là ảnh hưởng của quyền tự do kinh doanh của CTCK tới sự an toàn của thị trường: CTCK cũng như mọi loại hình doanh nghiệp khác, đều có quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật để tìm kiếm lợi nhuận. Kinh doanh chứng khoán là một loại hình kinh doanh hứa hẹn lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho công ty, cho các nhà đầu tư cũng như cho cả nền kinh tế. Vì vậy, quyền tự do trong hoạt động kinh doanh của CTCK có phạm vi đến đâu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự an toàn của thị trường chứng khoán. Xuất phát từ sự đặc biệt về lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh nên so với các loại hình công ty khác, pháp luật luôn có một cái nhìn khắt khe hơn đối với các CTCK và luôn tìm cách dung hòa giữa tính hấp dẫn về mặt kinh tế và tính an toàn pháp lý để đảm bảo hiệu quả hoạt động của CTCK. Ba là hoạt động kinh doanh chứng khoán đòi hỏi các chủ thể tham gia phải có tiềm lực về tài chính và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao: Dù kinh doanh trong lĩnh vực nào, muốn có hiệu quả trong kinh doanh và đạt được lợi nhuận tối đa, chủ thể kinh doanh phải có khả năng về tài chính và trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định. Tuy nhiên, đối với một số loại hình kinh doanh đặc biệt như kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, yêu cầu trên được đặt ra ở mức độ cao hơn để nhằm mục đích đảm bảo chỉ có những doanh nghiệp thực sự có năng lực về tài chính và trình độ nghiệp vụ mới được tham gia thị trường. Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, nhằm mục đích bảo vệ các nhà đầu tư, kiểm soát các rủi ro hệ thống và đảm bảo một thị trường hiệu quả, có trật tự và công bằng, CTCK muốn được hoạt động kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện nhất định do pháp luật quy định. Đó là các điều kiện về hình thức pháp lý, điều kiện về vốn, điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và điều kiện về nhân sự. Bốn là sự ảnh hưởng của cá nhân đối với hoạt động của công ty: Nói chung,
  • 16. 12 các cá nhân luôn có vai trò mang tính quyết định đối với công ty mà họ tham gia thành lập và làm việc. Kinh doanh trong những lĩnh vực mà sản phẩm càng vô hình thì vai trò của cá nhân càng quan trọng. Đối với CTCK, do lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, đó là chứng khoán và các dịch vụ về chứng khoán nên sự ảnh hưởng này càng có ý nghĩa lớn. Giám đốc và các nhân viên hành nghề của công ty có vai trò quyết định đến kết quả kinh doanh và chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng. Chính vì vậy, pháp luật luôn đòi hỏi giám đốc và nhân viên hành nghề trong CTCK phải đáp ứng những điều kiện nhất định, ví dụ các điều kiện về năng lực chủ thể, về tư cách đạo đức, về trình độ văn hóa và nghiệp vụ. 1.1.2. Phân loại công ty chứng khoán Hoạt động của CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại thông thường vì CTCK là một định chế tài chính đặc biệt. Tuy nhiên, căn cứ vào phạm vi hoạt động nghiệp vụ mà luật cho phép, có thể khái quát mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán của CTCK theo hai nhóm (i) CTCK chuyên doanh và (ii) CTCK đa năng. (i)CTCK chuyên doanh là mô hình mà chủ thể pháp nhân chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, hoàn toàn độc lập, mang tính chuyên môn hóa với các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Ưu điểm của mô hình này là tạo cho CTCK có tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa cao, hạn chế được xung đột lợi ích giữa các nghiệp vụ kinh doanh trong một CTCK đồng thời Nhà nước dễ quản lý, giám sát hoạt động của các CTCK, giảm bớt các rủi ro hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính; từ đó, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển; tuy nhiên, mô hình hoạt động này làm tăng chi phí về nhân sự, vốn thấp nên không tham gia bảo lãnh được những hợp đồng lớn và phù hợp với nền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển. Do vậy, loại hình CTCK này được áp dụng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật, Canada, Hàn Quốc. (ii) CTCK đa năng (đa nghiệp vụ) là một bộ phận cấu thành của các tổ chức kinh doanh, thường là các ngân hàng thương mại, tập đoàn tài chính, tập đoàn bảo hiểm… Các tổ chức này hoạt động trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh tiền tệ,
  • 17. 13 chứng khoán, bảo hiểm và các hoạt động kinh doanh khác. Mô hình CTCK đa năng được chia thành hai loại là đa năng một phần và đa năng hoàn toàn. Đối với loại hình đa năng một phần, các ngân hàng, công ty bảo hiểm muốn kinh doanh chứng khoán phải thành lập CTCK trực thuộc có tư cách pháp nhân để tiến hành kinh doanh chứng khoán và thường được áp dụng tại Anh, Canada. CTCK đa năng hoàn toàn là loại hình tổ chức kinh doanh chứng khoán được thực hiện đồng thời các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và cả nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm. Các ngân hàng, công ty bảo hiểm được kinh doanh chứng khoán bên cạnh nghiệp vụ kinh doanh là tiền tệ, bảo hiểm trong một pháp nhân duy nhất. Mô hình công ty kinh doanh chứng khoán này có ở Đức, Úc… Ưu điểm của mô hình đa năng là ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, bổ sung, hỗ trợ cho nhau giữa các nghiệp vụ; do vậy có thể san sẻ lợi nhuận cũng như giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung và có khả năng chịu đựng các biến động của thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ tận dụng được thế mạnh về trình độ chuyên môn, mạng lưới hoạt động và vốn để kinh doanh chứng khoán có hiệu quả. Mô hình CTCK này thích hợp ở những thị trường chứng khoán mới hình thành, thị trường chứng khoán nhỏ chưa phát triển mạnh. Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là tính chuyên môn hóa không cao, khả năng thích ứng và linh hoạt kém, do tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh, dễ dẫn đến tình trạng xung đột lợi ích giữa các nghiệp vụ kinh doanh. Trên cơ sở phân loại theo hoạt động kinh doanh, CTCK được chia thành hai dạng là ngân hàng đầu tư và công ty môi giới chứng khoán. (1) Ngân hàng đầu tư là một định chế tài chính hỗ trợ các cá nhân, công ty, và các chính phủ trong việc huy động vốn bằng cách bảo lãnh phát hành hoặc làm đại lý của khách hàng trong việc phát hành chứng khoán. Ngân hàng đầu tư cũng có thể cung cấp dịch vụ tư vấn sáp nhập, mua lại và cung cấp dịch vụ phụ trợ như tạo lập thị trường cho chứng khoán phái sinh. Có hai mảng kinh doanh chính trong dịch vụ ngân hàng đầu tư là kinh doanh chứng khoán bằng tiền mặt hoặc chứng khoán khác hoặc thúc đẩy phát hành chứng khoán là “dịch vụ bên bán”, trong khi “dịch vụ bên mua” là một thuật ngữ
  • 18. 14 được sử dụng để chỉ các tổ chức tư vấn có liên quan dịch vụ đầu tư bên mua. Các quỹ cổ phần tư nhân, các quỹ tương hỗ, các công ty bảo hiểm nhân thọ, quỹ tín thác, và các quỹ đầu tư mạo hiểm là các tổ chức bên mua phổ biến nhất. (2) Công ty môi giới chứng khoán hiện nay trên thế giới được chia thành hai loại là công ty tổng hợp (full-service brokerage firms) và công ty chuyên doanh (discount firms). Khi quyết định sử dụng dịch vụ của một công ty chuyên doanh, nhà đầu tư chỉ có thể nhận được hai loại dịch vụ duy nhất là thực hiện lệnh và thanh toán khi lệnh mua/ bán của bạn đã được “khớp” với một hoặc nhiều lệnh khác. Một trong những ưu điểm chính của các công ty chuyên doanh là phí hoa hồng sẽ thấp hơn khoảng từ 1/4 cho đến 2/3 so với trường hợp các công ty tổng hợp. Nhà đầu tư sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên doanh thường là nhà đầu tư nhạy bén, có khả năng nắm bắt cũng như phân tích thông tin một cách nhanh nhạy và chính xác. Các công ty tổng hợp, ngoài việc cung cấp hai loại dịch vụ kể trên, còn cung cấp các dịch vụ khác như: phát hành các bản nghiên cứu tình hình đầu tư do các chuyên viên phân tích của phòng nghiên cứu soạn thảo, cung cấp dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn đầu tư, giúp lập các dự toán tài chính, tư vấn các biện pháp giảm hoặc tránh thuế… cho khách hàng. Các công ty tổng hợp này tiếp tục được chia làm nhiều loại như: Công ty môi giới chứng khoán tổng hợp phục vụ khách hàng cá nhân (Wire houses) là các công ty cung cấp rất nhiều loại hình công cụ đầu tư cho khách hàng và đối tượng chủ yếu của các công ty này là những nhà đầu tư cá nhân, mặc dù họ cũng phục vụ các nhà đầu tư có tổ chức và tiến hành mua bán cho chính mình. Công ty môi giới chứng khoán tổng hợp chuyên về một loại hình sản phẩm tài chính cụ thể (Specialized firms) là những công ty chỉ chuyên cung cấp dịch vụ liên quan đến một hoặc một số rất ít các công ty cụ đầu tư. Công ty môi giới chứng khoán có trụ sở ở những trung tâm tài chính của một quốc gia (Carriage trade houses) chỉ các công ty có trụ sở tại các trung tâm tài chính của một đất nước như thành phố New York, London. Khách hàng của các công ty này đều được lựa chọn kỹ càng và đều là các khách hàng lớn và dịch vụ do các công ty này cung cấp đều được cá nhân hóa cao độ để phù hợp với từng khách hàng. Công ty môi giới chứng khoán chuyên môn hóa cao về sản
  • 19. 15 phẩm và khách hàng (Boutique firms) chỉ các công ty vừa có đặc điểm của một công ty môi giới chứng khoán có trụ sở ở những trung tâm tài chính của một quốc gia (carriage trade firm) vừa có đặc điểm của một công ty môi giới chứng khoán tổng hợp phục vụ khách hàng cá nhân (wire house). Dịch vụ do các công ty này cung cấp cũng mang tính chất cá nhân hóa như các công ty môi giới chứng khoán có trụ sở ở những trung tâm tài chính của một quốc gia nhưng đối tượng là những nhà đầu tư có thu nhập trung bình. 1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Với những đặc điểm và các dạng, mô hình đa dạng nêu trên, CTCK đóng vai trò quan trọng đối với những chủ thể khác nhau trên thị trường chứng khoán. Thứ nhất, đối với thị trường chứng khoán, CTCK thể hiện hai vai trò chính là góp phần tạo lập giá cả và điều tiết thị trường. Giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các CTCK vì họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán. Các CTCK là những thành viên của thị trường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá. Trên thị trường sơ cấp, các CTCK cùng với các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên. Chính vì vậy, giá cả của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của các CTCK. Thứ hai, các CTCK còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiết thị trường. Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích của chính mình, nhiều CTCK đã để lại một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò bình ổn thị trường. Thứ hai, đối với các tổ chức phát hành, mục tiêu khi tham gia vào thị trường chứng khoán của các tổ chức phát hành là huy động vốn thông qua việc phát hành các chứng khoán. Vì vậy, thông qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành, các CTCK có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ các nhà phát hành. Một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian. Nguyên tắc này yêu cầu những nhà đầu tư và những nhà phát hành không được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian mua bán. Các CTCK sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả người đầu tư và nhà phát hành. Và
  • 20. 16 khi thực hiện công việc này, CTCK đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán. Thứ ba, đối với các nhà đầu tư, thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, CTCK có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư. Trên thị trường chứng khoán, sự biến động thường xuyên của giá cả chứng khoán cũng như mức độ rủi ro cao sẽ làm cho những nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đầu tư. Nhưng thông qua các CTCK, với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách hiệu quả. Thứ tư, đối với các cơ quan quản lý thị trường, CTCK có vai trò cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán cho các cơ quan quản lý thị trường. Các CTCK thực hiện được vai trò này bởi vì họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán mới, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thị trường. Một trong những yêu cầu của thị trường chứng khoán là các thông tin cần phải được công khai hoá dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý thị trường. Việc cung cấp thông tin vừa là quy định của hệ thống luật pháp, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của các CTCK vì CTCK cần phải minh bạch và công khai trong hoạt động. Các thông tin CTCK có thể cung cấp bao gồm thông tin về các giao dịch mua, bán trên thị trường, thông tin về các cổ phiếu, trái phiếu và về tổ chức phát hành, về các nhà đầu tư v.v… Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn, bóp méo thị trường. Ngoài ra, CTCK còn góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. Thị trường chứng khoán có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. Nhưng các CTCK mới là người thực hiện tốt vai trò đó vì CTCK tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường. Trên thị trường sơ cấp, do thực hiện các hoạt động như bảo lãnh phát hành, chứng khoán hoá, các CTCK không những huy động một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính được đầu tư vì các chứng
  • 21. 17 khoán qua đợt phát hành sẽ dược mua bán giao dịch trên thị trường thứ cấp. Điều này làm giảm rủi ro, tạo tâm lý yên tâm cho người đầu tư. Trên thị trường thứ cấp, do thực hiện các giao dịch mua và bán các CTCK giúp người đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Những hoạt động đó có thể làm tăng tính thanh khoản của những tài sản tài chính. Tóm lại, CTCK là một tổ chức trung gian chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, có vai trò cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tư, các nhà phát hành đối với các cơ quan quản lý thị trường và đối với thị trường chứng khoán nói chung; được thể hiện thông qua các nghiệp vụ hoạt động của CTCK. 1.2. Pháp luật về công ty chứng khoán 1.2.1. Khái niệm pháp luật về công ty chứng khoán Hệ thống pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán là tập hợp các chế định pháp luật về hàng hóa trên thị trường (các loại chứng khoán), về chào bán các loại hàng hóa đó, về niêm yết, giao dịch chứng khoán, về các tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán…, mỗi chế định pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cụ thể trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các chế định pháp luật đó có tính độc lập tương đối với nhau nhưng lại có mối quan hệ nội tại, gắn bó với nhau hoặc liên quan đến nhau, cùng điều chỉnh về các lĩnh vực khác nhau về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghiên cứu nội dung và tính chất của hệ thống các quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, có thể phân chia thành hai bộ phận, gồm (i) Luật chuyên ngành (Luật Chứng khoán và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán) và (ii) Luật liên quan (như các luật và các văn bản dưới luật về đầu tư, tổ chức doanh nghiệp, thương mại, ngân hàng, bảo hiểm, thuế, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp …)[13, tr. 43 - 44]. Không những là một chủ thể của thị trường chứng khoán, CTCK còn là một định chế tài chính trung gian không thể thiếu trên thị trường chứng khoán, có vai trò to lớn trong việc kết nối nhà đầu tư với các tổ chức phát hành, bảo đảm các quyền
  • 22. 18 và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư chứng khoán, do vậy “pháp luật về CTCK là bộ phận pháp luật chứng khoán không thể thiếu trong bất cứ luật chứng khoán của quốc gia nào”[13, tr.43]. Do đó, pháp luật về CTCK có thể được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các mối quan hệ phát sinh trong tổ chức và hoạt động của CTCK nhằm mục đích duy trì và phát triển chủ thể này, qua đó duy trì và phát triển thị trường chứng khoán. Các mối quan hệ trực tiếp điều chỉnh CTCK là các quan hệ trong việc thành lập, tổ chức và hoạt động, tổ chức lại, giải thể, phá sản… CTCK. Trong khung khổ của luận văn, tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề này nhằm hoàn thiện pháp luật về CTCK phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết. 1.2.2. Nội dung pháp luật về công ty chứng khoán 1.2.2.1. Quy định pháp luật về thành lập công ty chứng khoán Theo pháp luật về chứng khoán của hầu hết các nước trên thế giới, việc thành lập CTCK để thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động. Ngoài ra, kinh doanh chứng khoán là một hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro và những biến động trong hoạt động kinh doanh chứng khoán có ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế cũng như tác động đến bộ phận lớn nhà đầu tư; nên pháp luật của các nước đều đặt ra những điều kiện chặt chẽ về vốn, về nhân sự, về cơ sở vật chất kỹ thuật… trong việc cấp phép thành lập và hoạt động cho các CTCK. Do kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, có ảnh hưởng đến lợi ích của công chúng đầu tư nên việc đặt ra điều kiện về vốn pháp định nhằm đảm bảo về mặt trách nhiệm tài sản đối với các nghĩa vụ của CTCK trong hoạt động kinh doanh. Mức vốn pháp định thường được xác định cho từng nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán cụ thể, trên cơ sở mức độ rủi ro tương ứng. Tại Đài Loan, vốn góp tối thiểu của CTCK thực hiện nghiệp bảo lãnh phát hành: 400 triệu Đài tệ, tự doanh: 400 triệu Đài tệ và môi giới: 200 triệu Đài tệ. Như vậy, một CTCK muốn thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán thì cần phải có nhiều vốn. Ví dụ, các CTCK ở Hàn Quốc muốn tham gia một trong ba loại hình kinh doanh
  • 23. 19 môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành phải có vốn điều lệ tối thiểu là 59 tỷ won; ở Malaysia, mức vốn này là 20 triệu M$... Tuy nhiên, tại một vài quốc gia, vấn đề vốn pháp định không được đặt ra đối với CTCK như Hồng Kông. Điều kiện về nhân sự, do tính chất đặc thù, kỹ thuật phức tạp và rủi ro cao của hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đòi hỏi đội ngũ nhân sự trong CTCK phải có trình độ chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Do vậy, điều kiện về con người là một trong các tiêu chí quan trọng mà pháp luật các nước đặt ra khi xem xét cấp phép thành lập và hoạt động cho các CTCK. Điều kiện này thường bao gồm trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ, kinh nghiệm làm việc và một số vấn đề về nhân thân được áp dụng đối với cả người điều hành, quản lý và nhân viên thực hiện nghiệp vụ. Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật là điều kiện cần thiết để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán có hiệu quả; do vậy pháp luật các nước đều quy định về điều kiện này khi xem xét cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán. Điều kiện về cơ sở vật chất có thể là mặt bằng trụ sở, phương tiện làm việc để đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ môi giới, tự doanh chứng khoán. Ngoài ra, CTCK cũng cần trang bị các thiết bị kỹ thuật phục vụ nhận lệnh, thực hiện lệnh mua bán chứng khoán cho khách hàng trong nghiệp vụ môi giới chứng khoán; tách bạch tài sản của khách hàng và CTCK trong thực hiện nghiệp vụ tự doanh; hệ thống phần mềm phục vụ hoạt động phân tích, đánh giá dữ liệu để thực hiện tư vấn đầu tư cho nhà đầu tư… Ngoài các điều kiện nêu trên, pháp luật chứng khoán của một số quốc gia có thị trường chứng khoán mới nổi còn quy định hạn chế tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài tại CTCK trong nước hoặc điều kiện tham gia của CTCK nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Như Malaysia, CTCK nước ngoài chỉ được phép tham gia kinh doanh chứng khoán dưới hình thức liên doanh với công ty chứng khoán trong nước. Tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài lúc đầu là 30%, sau đó là 49%. Tại Nhật Bản thì tới năm 1972 mới cho phép CTCK nước ngoài mở chi nhánh tại Nhật Bản sau khi được Bộ tài chính Nhật cho phép. Mặc dù vậy, phần lớn các thị trường
  • 24. 20 chứng khoán đã phát triển như Mỹ, Hồng Kông, Pháp,… đều không áp dụng các biện pháp hạn chế sự tham gia của bên nước ngoài vào tổ chức, hoạt động CTCK. Ví dụ, Hồng Kông không có quy định nào riêng biệt đối với các CTCK nước ngoài kinh doanh trên thị trường và không có một sự phân biệt đối xử nào giữa các công ty trong nước và công ty nước ngoài. 1.2.2.2. Quy định pháp luật về tổ chức công ty chứng khoán Thông thường, về mặt pháp lý, CTCK được tổ chức dưới ba hình thức cơ bản là công ty hợp danh, công ty TNHH và CTCP. Đối với CTCK tổ chức theo mô hình công ty TNHH, việc đòi hỏi trách nhiệm của những người tham gia góp vốn giới hạn trong số vốn mà họ đã góp, tạo ra tâm lý tốt hơn đối với những thành viên. Hơn nữa, việc huy động vốn của CTCK TNHH đơn giản và linh hoạt hơn so với công ty hợp danh nhưng khả năng huy động và chuyển nhượng vốn lại bị hạn chế hơn so với CTCP. Một trong các yếu tố quan trọng khi thành lập CTCK là mức vốn góp nhất định; do vậy với ưu điểm số lượng thành viên tham gia góp vốn, sở hữu công ty lớn; khả năng huy động vốn, chuyển nhượng vốn dễ dàng hơn công ty hợp danh hay công ty TNHH, mô hình CTCP được nhiều CTCK lựa chọn tổ chức nhất. Nhược điểm duy nhất của loại hình pháp lý này là tổ chức và quản lý nội bộ dễ dàng bị thay đổi, gây xáo trộn trong hoạt động của công ty, do cổ phần được tự do chuyển nhượng. CTCK với đầy đủ các đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp thông thường, dù hoạt động kinh doanh ở một lĩnh vực đặc thù là chứng khoán, cũng đều có nhu cầu thiết lập một hệ thống từ trụ sở chính đến các chi nhánh, văn phòng đại diện để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trụ sở chính của CTCK là trung tâm lãnh đạo, điều hành và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà CTCK được phép thực hiện. Việc thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện của CTCK trước hết thực hiện theo các quy định chung của pháp luật doanh nghiệp; sau đó tuân thủ các quy định riêng theo pháp luật chứng khoán. Theo pháp luật doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh
  • 25. 21 nghiệp đều là các bộ phận trực thuộc công ty, không có tư cách pháp nhân, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo sự ủy quyền của công ty. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của bản thân doanh nghiệp; trong khi đó hoạt động của văn phòng đại diện phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp và không được thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật chứng khoán có quy định cụ thể hơn về chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch của CTCK. Trong đó, chi nhánh là đơn vị thuộc CTCK và được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh theo phân cấp, ủy quyền của CTCK, nằm trong phạm vi các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà bản thân CTCK được cơ quan quản lý nhà nước cho phép thực hiện. Văn phòng đại diện cũng là đơn vị thuộc CTCK nhưng có địa điểm không nằm trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố nơi CTCK đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh và có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của công ty và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là các đơn vị phụ thuộc của CTCK, phải mang tên của CTCK; không có tư cách pháp nhân; hoạt động nhân danh (thừa ủy quyền) chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của CTCK; do vậy, trên thực tế, thường có sự nhầm lẫn giữa chi nhánh và văn phòng đại diện CTCK. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm để phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện. Đối với chi nhánh của CTCK, về hoạt động kinh doanh, được thực hiện các hoạt động có mục đích sinh lời trong phạm vi những nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà CTCK đã được cấp phép. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiệp vụ kinh doanh mà CTCK được thực hiện thì chi nhánh cũng được phép hoạt động. Việc chi nhánh được thực hiện toàn bộ hay chỉ một phần chức năng là tùy theo sự ủy quyền của CTCK. Về thẩm quyền đại diện, giám đốc chi nhánh không đương nhiên có thẩm quyền đại diện cho chi nhánh, mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của CTCK được quyền điều phối toàn bộ vấn đề liên quan đến chi nhánh, kể cả vấn đề đại diện. Điều này có thể hiểu là bất cứ hoạt động kinh doanh nào chi nhánh
  • 26. 22 muốn thực hiện cũng phải xin phép sự đồng ý từ phía CTCK. Ngoài ra, bất cứ lúc nào, người đại diện của CTCK cũng có thể hủy bỏ sự ủy quyền nói trên. Về tài chính, chi nhánh không độc lập về tài chính đối với CTCK nhưng có thể hạch toán kế toán độc lập hoặc phụ thuộc. Tuy nhiên, CTCK phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của chi nhánh. Văn phòng đại diện của CTCK được lập ra với chức năng chính là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ CTCK tiếp cận với thị trường và đối tác mới… Mục đích văn phòng đại diện này được thành lập là hỗ trợ cho việc kinh doanh; thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội để CTCK cung ứng dịch vụ chứng khoán nên không được phép thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến CTCK cũng như không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Về việc ký kết hợp đồng, văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng mà phải theo ủy quyền của CTCK. Về tài chính, văn phòng đại diện thực hiện hạch toán phụ thuộc; do vậy, CTCK chịu trách nhiệm đối với tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện. Ngoài ra, với chức năng tìm kiếm cơ hội để mở rộng phạm vi hoạt động, các CTCK thường thành lập văn phòng đại diện của mình tại một quốc gia khác hay nói cách khác nhắc tới hoạt động của một CTCK nước ngoài, trước tiên phải quan tâm đến hoạt động của văn phòng đại diện CTCK đó. Xuất phát từ đặc thù hoạt động của văn phòng đại diện, các quy định pháp luật về việc thành lập văn phòng đại diện không quá phức tạp. Do vậy, hình thức thành lập văn phòng đại diện của CTCK tại một quốc gia khác là phương pháp tiếp cận thị trường chứng khoán mới hiệu quả, đơn giản và được ưa chuộng. 1.2.2.3. Quy định pháp luật về hoạt động công ty chứng khoán Pháp luật về chứng khoán của Thái Lan xác định “kinh doanh chứng khoán là các hoạt động sau: môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; dịch vụ tư vấn tài chính; bảo lãnh phát hành chứng khoán; quản lý quỹ tương hỗ; quản lý quỹ đóng; các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính theo đề xuất của Ủy ban Chứng khoán”[18, Điều 4]. Theo đó, không
  • 27. 23 một CTCK nào được phép thực hiện bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào khác mà không phải là hoạt động kinh doanh chứng khoán được cấp phép, ngoại trừ được Hội đồng giám sát thị trường vốn chấp thuận. Tương tự Thái Lan, không một pháp nhân nào có quyền thực hiện nghiệp vụ mua, bán chứng khoán tại Philippines với tư cách là công ty môi giới hay tự doanh chứng khoán, hoặc là nhân viên hành nghề cho công ty môi giới hay tự doanh chứng khoán, nếu không được cấp phép bởi Ủy ban chứng khoán. Tại Anh, pháp luật chứng khoán cũng quy định không một ai được phép cung cấp dịch vụ có điều kiện, hoặc nhằm mục đích thực hiện việc cung cấp dịch vụ đó và dịch vụ được coi là dịch vụ có điều kiện được nêu trong Đạo luật này là một loại hình dịch vụ đặc thù được thực hiện như một loại hình kinh doanh. Điểm chung nhất trong pháp luật các nước đều quy định hoạt động kinh doanh chứng khoán là kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện sau khi được cơ quan quản lý về chứng khoán cấp phép. Đồng thời, pháp luật một số nước quy định rõ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nào do CTCK thực hiện, nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nào thì CTCK không được thực hiện nhằm tránh thao túng và mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các hoạt động kinh doanh chứng khoán. Thậm chí trong các hoạt động kinh doanh chứng khoán thuộc về CTCK, pháp luật một số nước chỉ cho phép một CTCK thực hiện một số hoạt động nhất định mà không được thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh doanh chứng khoán thuộc về CTCK. Chẳng hạn, nếu đã thực hiện hoạt động tự doanh thì không được hoạt động môi giới và ngược lại. Tuy nhiên, cũng có nước cho phép thực hiện tất cả các loại hình kinh doanh trong một CTCK nhưng phải phải bảo đảm tách biệt các hoạt động kinh doanh này. Như vậy, pháp luật chứng khoán chủ yếu điều chỉnh hoạt động của CTCK trên cơ sở điều chỉnh từng nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán hay từng loại hình dịch vụ chứng khoán mà CTCK cung cấp. Theo pháp luật các nước, CTCK thông thường thực hiện bốn nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán cơ bản, cụ thể như sau: Thứ nhất, nghiệp vụ môi giới chứng khoán là thực hiện giao dịch mua bán
  • 28. 24 chứng khoán cho khách hàng bằng việc nhận lệnh của khách hàng và thông qua cơ chế giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán để tìm ra mức giá tốt nhất cho khách hàng và khách hàng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả đầu tư. Ngoài ra, còn cung cấp các dịch vụ, tiện ích khác như tư vấn đầu tư trực tiếp cho khách hàng, giúp khách hàng lựa chọn loại chứng khoán, thời điểm nên mua/ bán; cung cấp các báo cáo giao dịch có nghiên cứu, phân tích, đánh giá diễn biến giao dịch theo thời gian, đưa ra nhận định mang tính chủ quan về xu hướng giá và khuyến nghị đầu tư; cung cấp thông tin về các tổ chức niêm yết. Như vậy, CTCK cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán giúp nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tư; nối liền người bán và người mua, đem đến cho khách hàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán là một trong các nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng đối với hoạt động của CTCK; có thể nói môi giới chứng khoán là nghiệp vụ cơ bản nhất trong hoạt động của CTCK. Để đảm bảo tính khách quan khi cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán cho khách hàng và tránh xung đột lợi ích giữa CTCK và khách hàng, pháp luật chứng khoán các nước đều quy định CTCK phải quản lý tài sản chứng khoán của khách hàng tách biệt với tài sản chứng khoán của công ty; toàn bộ tiền ký quỹ giao dịch chứng khoán của khách hàng được quản lý qua ngân hàng thanh toán và CTCK không được nhận tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Thứ hai, nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là việc CTCK tự tiến hành các giao dịch mua bán các chứng khoán cho chính mình bằng vốn của công ty để thu lợi nhuận và chịu mọi rủi ro liên quan đến việc nắm giữ các chứng khoán đó. Hoạt động tự doanh của CTCK nhằm tạo ta nguồn thu nhập chính cho nhiều công ty nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chung của thị trường chứng khoán. Tại một số nước, hoạt động tự doanh của các CTCK còn được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường (như nước Mỹ). Trong hoạt động này, CTCK đóng vai trò nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng nhất định của một số loại
  • 29. 25 chứng khoán và thực hiện mua bán với các khách hàng nhằm hưởng phí giao dịch và chênh lệch giá. Ngoài ra, các CTCK thực hiện nghiệp vụ tự doanh với vai trò định hướng và điều tiết hoạt động thị trường, góp phần bình ổn giá cả. Trong những trường hợp sai sót phát sinh từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán, CTCK cũng buộc phải thực hiện mua, bán chứng khoán. Khác với hoạt động môi giới, khi làm trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng, chứng khoán sẽ chuyển từ người bán sang người mua và người mua phải thanh toán tiền cho người bán; CTCK sẽ thu phí dịch vụ từ cả hai đối tượng khách hàng. Khi thực hiện hoạt động tự doanh, CTCK giữ vị trí là nhà đầu tư nhằm mục đích hưởng thu nhập do chứng khoán mang lại và lãi vốn. Do vậy, CTCK mua bán chứng khoán qua thị trường tập trung thì cũng phải đặt lệnh qua nhân viên môi giới và về nguyên tắc cũng phải trả phí cho hoạt động này. Công ty phải tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư, tự gánh chịu rủi ro từ quyết định mua, bán chứng khoán của mình. Hoạt động tự doanh thường song hành với hoạt động môi giới chứng khoán; vì vậy, khi thực hiện hai hoạt động này có thể dẫn tới xung đột lợi ích giữa một bên là CTCK và một bên là khách hàng. Để tránh xung đột lợi ích, các thị trường chứng khoán có chính sách ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của CTCK hoặc không được tiết lộ thông tin về giao dịch chứng khoán của khách hàng. Thứ ba, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán là hoạt động hỗ trợ của các tổ chức bảo lãnh cho các tổ chức phát hành khi huy động vốn bằng hình thức chào bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp, theo sự ủy thác của tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Khi cung cấp dịch vụ bảo lãnh, tùy theo điều khoản của mỗi hợp đồng mà tổ chức bảo lãnh có thể phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó có hai chức năng chính của hoạt động bảo lãnh là hỗ trợ thực hiện DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Kinh tế Trung ương (2014), Tái cấu trúc thị trường chứng khoán - Những vấn đề đặt ra.
  • 30. 26 2. Bùi Ngọc Thanh (2007), Kỷ yếu Việt Nam gia nhập WTO: Thuận lợi, thách thức và vai trò của Quốc hội, Hà Nội. 3. Cam kết số 318/WTO/CK ngày 27/10/2006 của Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về dịch vụ. 4. Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên MUTRAP II (2006), Cẩm nang thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO, Hà Nội. 5. Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên MUTRAP II (2007), Báo cáo chính thức “Đánh giá tác động của các cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam theo Hiệp định GATS”. 6. Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên MUTRAP II (2008), Tổ chức và quản lý hiệu quả thị trường chứng khoán Việt Nam, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội. 7. Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên MUTRAP II (2009), Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO Bình luận của người trong cuộc, NXB Thống kê, Hà Nội. 8. Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên MUTRAP II (2009), Báo cáo “Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025” 9. Dự án hỗ trợ Thương mại đa biên MUTRAP II, Báo cáo “Tự do hóa thị trường chứng khoán Việt Nam – Các vấn đề chủ yếu đối với cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và các công ty chứng khoán trong nước”. 10.Dự án Ủy ban Châu Âu tài trợ (2009), “Hội nhập kinh tế và sự phát triển của Việt Nam: Báo cáo cuối cùng”. 11.Đào Lê Minh (2012), Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12.Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ GATS 13.Lê Thị Thu Thủy (2011), Pháp luật về công ty chứng khoán ở Việt Nam, NXB. Tư pháp, Hà Nội. 14.Lê Thị Thu Thủy, ThS. Đỗ Minh Tuấn (2013), Hoàn thiện pháp luật để phát triển bền vững thị trường chứng khoán, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử. 15.Luật Chứng khoán ngày 29/6/2006. 16.Luật chứng khoán nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sửa đổi năm 2005).
  • 31. 27 17.Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (sửa đổi năm 1994). 18.Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Thái Lan năm 1992. 19.Luật chứng khoán và giao dịch Đài Loan Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24/11/2010. 20.Luật phát hành chứng khoán ra công chúng Bungary. 21.Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24/11/2010. 22.Luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Nhật Bản (sửa đổi, bổ sung năm 1992). 23.Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. 24.Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. 25.Nghị định số 86/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán. 26.Nguyễn Thế Thọ (2009), Giáo trình pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Thống kê, Hà Nội. 27.Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. 28.Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 29.Quyết định số 62/QĐ-BTC ngày 10/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt Đề án tái cấu trúc công ty chứng khoán. 30.Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
  • 32. 28 31. Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 06/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm”. 32.Toàn văn Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương. 33.Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán. 34.Thông tư số 91/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký thành lập, tổ chức và hoạt động văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam. 35.Thông tư số 123/2015/TT-BTC ngày 18/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 36.Thông tư số 07/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán. 37. Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán (2009), Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Thống kê, Hà Nội. 38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Chứng khoán, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 39.Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2013), Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Hà Nội. 40. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Tổng quan về Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung tâm thông tin – tư liệu. 41.Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Thách thức khi Việt Nam tham gia TPP – Lợi ích của Mỹ và một số nước khác khi tham gia TPP và quan hệ Việt – Mỹ, Trung tâm thông tin – tư liệu. 42.Vũ Văn Cương (2006), Một số vấn đề pháp lý về công ty chứng khoán theo Luật chứng khoán năm 2006, Tạp chí Luật học số tháng 8/2006.
  • 33. 29 43.Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2013, 2014, 2015), Báo cáo thường niên.