SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 117
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TỪ THANH PHƢƠNG
PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN
THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TỪ THANH PHƢƠNG
PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN
THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Thanh
Hà Nội – 2015
[
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin
cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
CHƢƠNG 1......................................................................................................6
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CHO VAY VỐN THỰC
HIỆN DỰ ÁN ... THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ.............................6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ
ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ...................................................6
1.1.1. Khái niệm về cho vay và nguyên tắc cho vay .................................. 6
1.1.2. Khái niệm “cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính
phủ”........................................................................................................... 10
1.2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ
ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ.................................................17
1.2.1. Khái niệm pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của
Chính phủ.................................................................................................. 17
1.2.2. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cho vay
vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ.................................... 19
1.2.3. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay vốn thực hiện dự
án theo chỉ định của Chính phủ. ............................................................... 20
1.3. CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI ĐẾN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH
PHỦ..............................................................................................................31
1.3.1. Chính sách tín dụng của Nhà nước trong từng thời kỳ................... 31
1.3.2. Chính sách tín dụng của tổ chức tín dụng cho vay......................... 33
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ HOẠT
ĐỘNG CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA
CHÍNH PHỦ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM...................................34
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hoạt động cho vay
vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ.................................... 34
1.4.2. Bài học đối với Việt Nam............................................................... 38
Kết luận chƣơng 1......................................................................................42
CHƢƠNG 2....................................................................................................43
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC
HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM...........................................................................43
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM............43
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam........................................................................................................... 43
2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam..... 46
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam........ 48
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY
VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.................................................49
2.2.1. Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định về dự án mà Chính phủ
chỉ định Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho vay để thực hiện ............... 50
2.2.2. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự
án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ....... 55
Kết luận chƣơng 2......................................................................................83
CHƢƠNG 3....................................................................................................84
ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ
ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM.......................................................................................84
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN
THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .............................................................84
3.1.1. Định hướng hoạt động cho vay thực hiện dự án theo chỉ định của
Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam......................................... 85
3.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án
theo chỉ định tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam..................................... 88
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHO
VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.........................................90
3.2.1. Hoàn thiện quy định về dự án mà Chính phủ chỉ định Ngân hàng
Phát triển Việt Nam cho vay để thực hiện................................................ 90
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về điều kiện tín dụng cơ bản của khoản
vay............................................................................................................. 92
3.2.3. Hoàn thiện các quy định trong quy trình cho vay và một số quy
định khác................................................................................................... 96
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CHO VAY THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH
PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM..............................100
Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................104
KẾT LUẬN..................................................................................................106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................108
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ (ban hành kèm
theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ).................. 21
Bảng 2.2. Kết quả cho vay dự án đầu tƣ 2012-2014................................... 79
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm qua, nước ta đang từng bước hội nhập sâu vào nền
kinh tế quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát triển
kinh tế xã hội. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh
tế, nhu cầu vốn đã và đang là một nhu cầu cấp thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị cũng như thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cho vay dự án
đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là công cụ đắc
lực để đáp ứng nhu cầu đó.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ giữa năm
2006 (tiền thân là Quỹ Hỗ trợ Phát triển Việt Nam) đã hoàn thành tốt vai trò là
công cụ của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội phù hợp
với Chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trong từng thời
kỳ. Sau hơn chín năm hoạt động theo hình thức ngân hàng 100% vốn chủ sở hữu
của Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tập
trung các nguồn vốn trung và dài hạn huy động ở trong và ngoài nước để tài trợ
cho việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển, các đối tượng đặc biệt trong nền
kinh tế. Hoạt động cho vay dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam có ý nghĩa tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội
thời gian qua bởi lẽ tại các nước đang phát triển như nước ta hiện nay, luôn tồn
tại các ngành, nghề kém phát triển, những khu vực vùng sâu, vùng xa. Những
ngành nghề hoặc những khu vực này luôn gặp nhiều khó khăn khi thu hút vốn
đầu tư từ thị trường vào các dự án đầu tư tại các vùng miền, lĩnh vực đó do
không có khả năng sinh lời hoặc độ rủi ro cao, và cần đến sự can thiệp, hỗ trợ
của Chính phủ. Với nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước chi cho các dự án
đầu tư phát triển cùng với huy động các nguồn lực trong nền kinh tế, Ngân hàng
Phát triển Việt Nam đã tài trợ có hiệu quả cho những dự án đầu tư vào các vùng
miền, lĩnh vực đặc biệt này. Thông qua đó, nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng vừa
đảm bảo thực hiện có hiệu quả các dự án phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội, vừa đảm bảo hiệu quả tài chính, thu hồi, bảo toàn vốn và quay vòng để có
thể tài trợ cho nhiều dự án khác. Nhìn chung, hoạt động cho vay thực hiện dự án
2
theo chỉ định Chính phủ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thời gian qua đã
góp phần cung cấp vốn đầu tư, tạo cơ hội cho sự phát triển các ngành, các lĩnh
vực trọng điểm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy mạnh phát triển kinh tế các khu vực biên giới,
vùng sâu vùng xa, các vùng miền địa bàn gặp nhiều khó khăn, góp phần vào sự
tăng trưởng chung của nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của
nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, hoạt động cho vay thực
hiện các dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
cũng gặp phải những hạn chế như sự không bền vững về tài chính, tỷ lệ nợ xấu
cao, rủi ro tín dụng lớn, không chủ động trong các quyết định cho vay, xử lý rủi
ro,… Những hạn chế này khiến cho hoạt động cho vay dự án tại Ngân hàng Phát
triển Việt Nam vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc cung cấp vốn
cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng được chỉ định cho vay trên cả nước. Điều
này xuất phát từ nhiều lý do nhưng có một phần không nhỏ là từ những vướng
mắc trong pháp luật cho vay thực hiện dự án và bản thân các quy định về cơ chế
hoạt động của Ngân hàng. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về cho
vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát
triển Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài cho vay thực hiện dự án theo chỉ định của Chính
phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam thời gian qua đã có các công trình nghiên
cứu của các tác giả trong nước đề cập đến một số khía cạnh như: thẩm định dự
án đầu tư, quản lý rủi ro cho vay dự án đầu tư, chất lượng tín dụng đầu tư tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cũng như các công trình nghiên cứu tổng quát
về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cụ thể như:
- Luận văn thạc sĩ “Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” (2014) của tác giả Huỳnh Duy Tiến đã phân
tích và làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận cũng như thực trạng quản lý rủi ro
tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định dự án
đầu tư trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước” (2009) của tác
3
giả Nguyễn Chí Trang đề cập cụ thể, chi tiết các nội dung và phương pháp thẩm
định dự án tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ “Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam” (2011) của tác giả Trương Ái Linh đã đề cập một cách tương
đối toàn diện và đưa ra quan điểm về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu đo lường hiệu quả và nhân tố tác
động đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam khu vực thành phố Hồ Chí Minh” (2014) của tác giả
Trần Thị Bích Hà đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay dự
án đầu tư, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
- Khóa luận tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” (2014) của tác giả Nguyễn Thị Hậu đã khái
quát hóa một số vấn đề lý luận và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Nhìn chung, tác giả nhận thấy tuy được đề cập trong nhiều công trình
nghiên cứu trên các khía cạnh khác nhau nhưng vấn đề cho vay vốn thực hiện dự
án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa được
tiếp cận dưới góc độ tìm hiểu và phân tích các quy định của pháp luật hiện hành.
Do vậy, tác giả mong muốn luận văn có thể đóng góp một phần vào những
nghiên cứu liên quan đến mảng đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án
theo chỉ định của Chính phủ, luận văn đánh giá thực trạng các quy định pháp luật
hiện hành đang được áp dụng trong hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo
chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Qua đó, đưa ra
những định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cho vay vốn thực hiện
dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
+ Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật cho vay vốn thực
hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ.
4
+ Đánh giá thực trạng pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ
định của Chính phủ dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành về cho vay
vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ đang được áp dụng tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam.
+ Định hướng và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và
góp phần nâng cao hiệu quả cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của
Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về cho vay
vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt
Nam, các văn bản có liên quan và hoạt động cho vay thực hiện dự án theo chỉ
định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Những quy định của pháp luật hiện hành về cho vay vốn thực hiện dự
án theo chỉ định của Chính phủ đang được áp dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt
Nam
- Đánh giá quy định pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ
định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam thông qua phân tích thực
trạng hoạt động cho vay thực hiện các dự án được chỉ định giai đoạn từ năm
2012 - 2014.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận là phép biện chứng duy
vật và duy vật lịch sử, đồng thời vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
cụ thể như: phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp,..
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo và tiếp thu có chọn lọc
một số công trình khoa học đã được công bố trong nước có liên quan tới nội
dung của luận văn.
Nguồn tài liệu, số liệu tác giả sử dụng để dẫn chứng, phân tích trong luận
văn là từ Báo cáo thường niên của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được công
cũng như trên cơ sở liên hệ thực tế với một số phòng ban của Hội sở chính -
Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
5
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết
cấu luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật cho vay vốn thực hiện dự
án theo chỉ định của Chính phủ.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án
theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy
định của pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
6
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ PHÁP LUẬT CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN
THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ.
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN THỰC HIỆN
DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ.
1.1.1. Khái niệm về cho vay và nguyên tắc cho vay
1.1.1.1. Khái niệm về cho vay
Cho vay là một hiện tượng kinh tế khách quan, xuất hiện khi trong xã hội
loài người có tình trạng tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn. Trong nền kinh tế
thị trường, mỗi một tổ chức hay cá nhân đều phải có hoặc tự tìm kiếm cho mình
một nguồn vốn nhất định để tham gia vào các quan hệ mua bán, trao đổi hay đầu
tư,… Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào hay bất cứ chủ thể nào cũng có đầy
đủ điều kiện, đặc biệt là vốn để kinh doanh. Nói cách khác, nếu xét tại một thời
điểm bất kỳ, luôn xảy ra hiện tượng có một bộ phận người dân có nguồn tiền
nhàn rỗi, dư thừa; đồng thời, cũng có không ít người thiếu hụt vốn tạm thời để
tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh. Hiện tượng này đòi hỏi sự điều hòa vốn từ
nơi dư thừa sang nơi thiếu hụt vốn tạm thời. Việc điều hòa vốn này có thể là sự
gặp gỡ trực tiếp giữa người có vốn cho vay với người cần vay vốn; hoặc có thể
qua tổ chức trung gian là các tổ chức tín dụng.
Khái niệm cho vay, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, đối tượng khác nhau
lại được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo Giáo trình Luật Ngân hàng Việt
Nam, cho vay - theo nghĩa chung nhất được hiểu là “việc một người thỏa thuận
để cho người khác được quyền sử dụng tài sản của mình (vật cùng loại) trong
một thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả, dựa trên cơ sở sự tín nhiệm
của mình đối với người đó” [29, tr.83]
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với
khách hàng (Ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
7
31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), khái niệm “cho
vay” được hiểu là:
“Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó, tổ chức tín dụng giao
cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”
Như vậy, hoạt động cho vay theo quy định của pháp luật chính là một
trong những hình thức cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng hiện nay và là một
hoạt động mang tính chất nghề nghiệp của các tổ chức tín dụng. Khi thực hiện
hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng, các tổ chức tín dụng sẽ cam kết giao cho
khách hàng một khoản tiền nhất định để sử dụng theo hợp đồng tín dụng được ký
kết giữa các bên để khách hàng sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định
theo thỏa thuận với nguyên tắc là hoàn trả cả gốc lẫn lãi [29, tr.83].
Trong xã hội, các cá nhân, tổ chức luôn đối mặt với sự thiếu vốn phục vụ
cho các mục đích sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. Việc tổ chức tín dụng đáp
ứng nhu cầu về vốn một cách kịp thời, đáp ứng các nhu cầu về vốn khác nhau
của cá nhân, tổ chức trong xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần
kinh tế phát triển, thúc đẩy các ngành nghề kinh tế trọng điểm. Thông qua hoạt
động cho vay của tổ chức tín dụng, các vùng, địa phương kém phát triển có
nguồn vốn để xây dựng các công trình công cộng; các cá nhân, hộ gia đình
nghèo có thể vay nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đặc biệt việc cho vay đối với
các dự án tại một số vùng, ngành kinh tế trọng điểm theo chỉ định của Chính phủ
nằm trong chính sách kinh tế của Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của
ngành, vùng đó đã góp phần quan trọng đem lại sự phát triển cân đối, bền vững
cho nền kinh tế nói chung.
Đặc điểm hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng
Hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng là một hoạt động
nghề nghiệp mang tính chức năng, là một trong những nghiệp vụ chính được
thực hiện thường xuyên, liên tục của tổ chức tín dụng. Theo pháp luật Việt Nam,
các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng cũng có thể thực hiện hoạt động
cho vay, nhưng đó không phải là nghề nghiệp mang tính chức năng như đối với
các tổ chức tín dụng.
8
Thứ hai, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng là ngành nghề kinh
doanh có điều kiện. Điều này thể hiện ở chỗ hoạt động cho vay chuyên nghiệp
của tổ chức tín dụng phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định như có vốn pháp
định; phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động ngân hàng theo
luật định.
Thứ ba, vì tính chất rủi ro trong hoạt động tín dụng rất lớn và mang tính
chất dây chuyền có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội nên ngoài
việc chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật chung về hợp đồng trong dân
sự, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng phải tuân thủ sự điều chỉnh chặt
chẽ của pháp luật ngân hàng và các tập quán thương mại về ngân hàng.
1.1.1.2. Phân loại
Căn cứ vào tình hình thực tiễn và các quy định của pháp luật hiện hành,
hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng hiện nay có thể phân loại dựa vào các
tiêu chí cơ bản sau:
- Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay:
+ Cho vay ngắn hạn: Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế cho vay
ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN thì “Cho vay ngắn hạn là
các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng”. Có thể thấy, loại hình cho vay
có thời gian dưới một năm này phù hợp với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn lưu
động trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng
của khách hàng trong thời gian ngắn.
+ Cho vay trung hạn: Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế cho vay
ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN thì “Cho vay trung hạn là
các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng”. Cho vay
trung hạn phù hợp cho việc đầu tư tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh
doanh như mua máy móc, trang thiết bị sản xuất hay nhu cầu tiêu dùng có giá trị
lớn của khách hàng như vay du học, vay mua nhà, …
+ Cho vay dài hạn: Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Quy chế cho vay
ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN thì “Cho vay dài hạn là các
khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên”. Mục đích chính của các
khoản vay dài hạn là tài trợ vốn cho các dự án đầu tư.
9
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
+ Cho vay đầu tư sản xuất kinh doanh: là hình thức cho vay trong đó các
bên cam kết số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào mục đích thực hiện các
hoạt động kinh doanh của mình như cho vay làm nông nghiệp, cho vay để kinh
doanh xuất nhập khẩu,….
+ Cho vay tiêu dùng: là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số
tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu
dùng như mua sắm đồ dùng gia đình, mua sắm bất động sản hay phương tiện đi
lại,…. ngoại trừ những nhu cầu không được cho vay theo quy định [29, tr.84]
- Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay:
+ Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Đây là hình thức cho vay mà trong
đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của
người thứ ba. Hoạt động cho vay có thể được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố,
thế chấp tài sản, bảo lãnh hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay,…
Tổ chức tín dụng có thể tiến hành các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm này theo
quy định pháp luật để thu hồi nợ trong trường hợp bên vay không thể hoặc cố ý
không trả trả nợ vay.
+ Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Đây là hình thức cho vay mà
trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản cụ thể,
thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc của người thứ ba. Trước khi quyết
định cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cán bộ tín dụng cần tiến hành thẩm
định dự án, mục đích, phân tích tín dụng đối với khách hàng một cách nghiêm
túc, chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro [29, tr.84].
Nhìn chung, hoạt động cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn khác
nhau của cá nhân, tổ chức trong xã hội tham gia mở rộng sản xuất kinh doanh,
phục vụ mục đích và đem lại lợi nhuận cho chính họ và sự phát triển cho nền
kinh tế nói chung.
1.1.1.3. Nguyên tắc cho vay
Theo quy định tại Điều 6 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN, khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo
nguyên tắc sau:
10
Một là, vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng.
Mục đích sử dụng vốn vay là tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng vay
vốn. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn vay phải đảm bảo đúng mục đích cam kết
trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng đã ký với tổ chức tín dụng cho vay.
Điều này nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau
này. Việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần tối đa hóa hiệu
quả sử dụng vốn vay, qua đó đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho tổ chức tín dụng
cho vay. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với tổ chức tín dụng và củng
cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và tổ chức tín dụng sau này.
Hai là, vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay theo đúng
thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong
hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn
vốn mà tổ chức tín dụng sử dụng để cho vay. Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm
bảo cho các tổ chức tín dụng tồn tại và hoạt động bình thường. Bởi lẽ nguồn vốn
cho vay của tổ chức tín dụng chủ yếu là vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức
khác gửi vào. Tổ chức tín dụng chỉ tạm thời quản lý và sử dụng do vậy, phải có
nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu rút tiền khi các cá nhân, tổ chức đó yêu cầu. Nếu
các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng
hoàn trả tiền gửi cho khách hàng của tổ chức tín dụng. Hơn nữa, bản chất của
quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên
sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi.
1.1.2. Khái niệm “cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của
Chính phủ”
1.1.2.1. Khái niệm “dự án”
Thông thường, “dự án” được hiểu là tập hợp những đề xuất để thực hiện
một phần hay toàn bộ công việc, mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó, dự án bao gồm
dự án đầu tư và dự án không có tính chất đầu tư. Trong phạm vi luận văn, tác giả
tìm hiểu khái niệm “dự án” dưới góc độ của một dự án đầu tư.
11
Theo đó, khoản 2 Điều 3 Luật đầu tư 2014 quy định “dự án đầu tư là tập
hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên
địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”. Như vậy, khái niệm“dự án
đầu tư” có thể được xem xét từ nhiều góc độ:
- Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập tài liệu trình bày một cách
chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí thực hiện theo kế hoạch nhằm đạt
được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần
thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch trình thời gian và địa điểm
xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định.
- Về góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng
vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời
gian dài.
- Về góc độ kế hoạch: dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi
tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội,
làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.
Dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà
quản lý và tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội, nếu không có
dự án, nền kinh tế sẽ khó nắm bắt được cơ hội phát triển. Dự án là căn cứ quan
trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đôn đốc
và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư. Dự án là căn cứ để thuyết phục các tổ
chức tài chính đưa ra quyết định tài trợ, cơ quan chức năng của nhà nước phê
duyệt và cấp giấy phép đầu tư đồng thời là căn cứ để xử lý khi có tranh chấp liên
quan đến dự án. Dự án còn được coi là công cụ quan trọng trong quản lý vốn, vật
tư, lao động trong quá trình thực hiện đầu tư.
Thông thường, dự án đầu tư bao gồm các yếu tố cơ bản đó là: mục tiêu
của dự án; hoạt động để thực hiện mục tiêu của dự án; nguồn lực cần thiết để
thực hiện dự án; kết quả được tạo ra từ dự án. Trong đó, kết quả chính là thành
phần đánh dấu tiến độ của dự án. Kết quả có thể được biểu hiện dưới dạng kết
quả tài chính, kết quả kinh tế và kết quả xã hội. Kết quả tài chính là các lợi ích
về tài chính thu được từ dự án, biểu hiện bằng giá trị, tính theo giá thị trường.
Kết quả kinh tế là các lợi ích về kinh tế biểu hiện bằng giá trị, tính theo giá kinh
12
tế -là các giá trị chi phí các nguồn lực hoặc các khoản thu nhập từ dự án xét trên
góc độ chung của quốc gia. Kết quả xã hội là kết quả được biểu hiện dưới dạng
các lợi ích xã hội (trình độ dân trí, khả năng phòng chống bệnh tật, bảo đảm môi
trường,.. ) kết quả này biểu hiện rất phong phú và thường không thể đo lường
một cách chính xác [27, tr.4].
Nhìn chung, dự án đầu tư là tài liệu được tính toán và phân tích đánh giá
một cách toàn diện và có hệ thống về kinh tế, kỹ thuật, tài chính, môi trường,…
cho mục đích đầu tư. Vì vậy, dự án đầu tư là nền tảng để tiến hành việc đầu tư
một cách có căn cứ khoa học, có bài bản và đảm bảo tính pháp lý của việc đầu
tư, do đó, dự án đầu tư cũng được coi là căn cứ quan trọng trong quyết định cho
vay khi chủ đầu tư vay vốn tại tổ chức tín dụng.
1.1.2.2. Khái niệm “cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của
Chính phủ”
Theo cách hiểu của tác giả, “cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định
của Chính phủ” là việc Chính phủ chỉ định cho tổ chức tín dụng thực hiện hoạt
động cho vay đối với một số dự án đầu tư phát triển thuộc các chương trình kinh
tế lớn, hoặc các dự án đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối
với sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cần đến sự hỗ trợ,
khuyến khích đầu tư của Chính phủ nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cũng như
hiệu quả xã hội trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng của Nhà nước.
Trong bất kỳ nền kinh tế nào, dù là phát triển hay đang phát triển, luôn
tồn tại các đối tượng khó có khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng thương
mại do một số nguyên nhân như nhu cầu vốn lớn, thời gian hoàn vốn dài, rủi ro
cao do đầu tư vào lĩnh vực sản phẩm mới hay vào các vùng khó khăn,.. Tuy
nhiên, các đối tượng này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế - xã hội nói chung nên không thể không được quan tâm đầu tư
phát triển. Tùy thuộc vào mục đích phát triển trong mỗi thời kỳ, chính sách đầu
tư phát triển của Nhà nước sẽ tập trung tài trợ cho những ngành, vùng, đối tượng
nhất định cần sự hỗ trợ phù hợp với nhu cầu kinh tế xã hội trong thời kỳ đó.
Trong đó, sự hỗ trợ của Chính phủ - đặc biệt là sự hỗ trợ về vốn - là vô cùng cần
thiết để thực hiện hiệu quả các dự án phát triển kinh tế xã hội đã đề ra.
13
Tuy nhiên, ở phần lớn các quốc gia trên thế giới, nhu cầu chi tiêu Ngân
sách Nhà nước không ngừng tăng, trong khi nguồn thu ngân sách nhà nước lại
tăng chậm hơn nên hầu hết quốc gia đều xảy ra tình trạng thâm hụt Ngân sách
Nhà nước [28, tr.18]. Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia đang phát triển
như nước ta. Ngân sách Nhà nước luôn trong tình trạng thu không đủ chi, bởi lẽ
ngoài việc phải cấp vốn cho các hoạt động thiết yếu như duy trì hoạt động của
Bộ máy Nhà nước, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, các vấn đề ô nhiễm môi
trường, thiên tai, đói nghèo, ... Ngân sách Nhà nước còn phải chi cho các dự án
đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở vật chất tiên tiến để thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội. Có thể thấy, nhu cầu vốn thực hiện các dự án đầu tư phát
triển như vậy trong tổng thể nền kinh tế quốc dân là vô cùng lớn. Tuy nhiên,
nguồn lực tài chính công là có hạn, Nhà nước không thể cấp phát vốn không
hoàn lại hay hỗ trợ cho tất cả các dự án đầu tư phát triển.
Do đó, việc Chính phủ chỉ định cho vay đối với một số dự án nhất định
trước hết là nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn ngày càng lớn để thực
hiện các dự án đầu tư phát triển với sự giới hạn nguồn lực tài chính công, đặc
biệt là Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, với nguyên tắc có hoàn lại của hoạt
động cho vay, sự chỉ định cho vay thực hiện dự án của Chính phủ vừa đảm bảo
dự án có được sự hỗ trợ về vốn, vừa làm giảm áp lực tài chính lên ngân sách Nhà
nước, đồng thời có tác dụng nâng cao hiệu quả thực hiện dự án, đảm bảo mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra.
Bằng việc giao cho các tổ chức tín dụng thay mặt Nhà nước thực hiện
hoạt động cho vay hỗ trợ các dự án phục vụ đầu tư phát triển, các tổ chức tín
dụng sẽ có trách nhiệm quyết định cho vay hay không dựa trên sự thẩm định kỹ
lưỡng, khách quan khả năng thu hồi vốn, hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đem
lại, cũng như giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Điều này
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển nguồn vốn chi cho
các dự án phát triển của Nhà nước.
1.1.2.3. Đặc điểm của hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ
định của Chính phủ
Một là, Chính phủ chỉ hỗ trợ cho vay đối với các dự án có hiệu quả kinh
tế xã hội rõ ràng, có khả năng thu hồi vốn, phù hợp với quy hoạch và mục tiêu
14
ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Hoạt động cho
vay thực hiện theo nguyên tắc không cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại,
đảm bảo sự phối hợp bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, phù hợp với nguyên
tắc thị trường và thông lệ quốc tế.
Hai là, hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính
phủ đa phần được thực hiện bằng hình thức cho vay trung và dài hạn, hướng đến
việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Ba là, hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính
phủ có một bên chủ thể là Nhà nước. Nhà nước chỉ định cho một hoặc một số cơ
quan, tổ chức nhất định để thực hiện việc cho vay bằng nguồn vốn nhà nước đối
với các dự án quan trọng cần đến sự hỗ trợ vốn.
Bốn là, hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính
phủ không vì mục đích sinh lời mà gắn với việc điều tiết kinh tế vĩ mô và vấn đề
quản lý hành chính theo chủ trương của Nhà nước. Do đó, tổ chức làm nhiệm vụ
quản lý, cho vay là các đơn vị cơ quan của Nhà nước, được Nhà nước cấp vốn
pháp định, cấp bù lãi suất, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng vẫn
phải tuân thủ quy trình cho vay chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả xã hội của dự án, bảo
toàn nguồn vốn chi cho đầu tư và phần nào có hiệu quả tài chính.
Năm là, hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính
phủ thể hiện sự khuyến khích, hỗ trợ rất lớn đối với các dự án được chỉ định vay
đặc biệt là được áp dụng các điều kiện vay ưu đãi như: ưu đãi lãi suất thấp hơn
so với lãi suất thị trường, giá trị khoản cho vay lớn, thời gian cho vay và thời hạn
trả nợ vốn vay dài,...
Sáu là, hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính
phủ có tính lịch sử. Việc can thiệp của Nhà nước vào hoạt động vay và cho vay
trong nền kinh tế chỉ nên tồn tại và phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình
hội nhập và phát triển kinh tế đất nước [16, tr.14]. Khi nền kinh tế đã phát triển
đến một giai đoạn nhất định, chuyển sang nền kinh tế thị trường, cần thu hẹp dần
phạm vi các dự án chỉ định cho vay, tiến tới xóa bỏ sự can thiệp của Nhà nước
trong nền kinh tế nói chung. Hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng là hoạt
động kinh doanh có điều kiện, rất cần có sự quản lý của nhà nước cũng như
Chính phủ. Tuy nhiên, việc can thiệp hành chính đối với các mức lãi suất cho
15
vay hay việc cho vay theo chỉ định của Chính phủ sẽ làm giảm tính tự chủ cũng
như hiệu quả hoạt động cho vay, không tạo được sự bình đẳng và môi trường
cạnh tranh lành mạnh đối với các thành phần kinh tế, các vùng miền,… Sự can
thiệp của Nhà nước chỉ nên dừng ở góc độ quản lý vĩ mô, xây dựng chính sách
phát triển cũng như tạo hành lang pháp lý cho hoạt động cho vay đầu tư. Có như
vậy, nền kinh tế mới có thể phát triển lành mạnh, bền vững và cạnh tranh tự do
trong khuôn khổ của pháp luật.
1.1.2.4. Vai trò của hoạt động cho vay đối với các dự án được Chính
phủ chỉ định
Hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý vĩ mô, điều tiết nền kinh tế của
Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Vai trò này được thể hiện thông qua hiệu quả
của các dự án được Chính phủ chỉ định cho vay.
Thứ nhất, cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ góp
phần hỗ trợ tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế.
Việc chỉ định cho vay là một cách để Nhà nước tham gia quản lý và điều tiết nền
kinh tế.
Thông qua nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào các lĩnh vực phát
triển kết cấu hạ tầng cơ sở, lĩnh vực kinh tế trọng điểm quốc gia, lĩnh vực đòi hỏi
công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ
cao,… có tác dụng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng lãnh thổ
và quốc gia theo hướng tăng trưởng bền vững. Các dự án này yêu cầu quy mô
khoản vay rất lớn với thời gian hoàn vốn dài đi kèm với độ rủi ro cao, do đó, đối
với các loại dự án này, việc sử dụng hoàn toàn nguồn vốn vay thương mại là
không khả thi và nhiều dự án sẽ không thể thực hiện do lãi suất vay ngoài thị
trường cao hơn nhiều lần lãi suất vay ưu đãi và yêu cầu tài sản đảm bảo tương
ứng với giá trị vay. Bởi vậy, khoản vay hỗ trợ từ Nhà nước là vô cùng cần thiết
để khuyến khích và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lâu dài từ việc thực hiện các
dự án này.
16
Thứ hai, cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ nhằm
động viên, thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm thị trường, đổi mới công
nghệ, nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa, giảm bớt nhập siêu.
Các dự án đầu tư vào lĩnh vực này đòi hỏi đầu tư cho công nghệ cao với
quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn dài, rủi ro lớn,… Nếu không có sự hỗ trợ của
Nhà nước thông qua việc chỉ định vay vốn thì sẽ rất khó khăn cho các doanh
nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng thương mại.
Thứ ba, việc cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
nhằm cung cấp vốn cho đầu tư phát triển các dự án ở các khu vực, vùng, ngành
khó khăn nhằm khai thác tài nguyên tại chỗ, giải quyết việc làm, ổn định kinh tế,
chính trị, xã hội, tạo nên sự ổn định chung của đất nước và tạo môi trường cho sự
phát triển bền vững.
Trong nền kinh tế luôn có một số đối tượng được coi là đặc biệt khó
khăn, cần sự hỗ trợ ở một mức độ nhất định. Đó có thể là các dự án phát triển
kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy lợi, giao thông ở vùng sâu vùng xa; các
ngành sản xuất truyền thống,… Đặc điểm của các loại dự án này là: chứa đựng
rủi ro lớn, tỷ lệ sinh lời thấp, thời gian hoàn vốn dài, tài sản đảm bảo không có
hoặc khó định giá trên thị trường. Nhìn chung, đây là những đối tượng khách
hàng khó có khả năng vay vốn từ các tổ chức tín dụng thông thường hoạt động vì
mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, xét về mặt quản lý vĩ mô, những dự án này lại có
ý nghĩa quan trọng và đem lại lợi ích kinh tế - xã hội đáng kể cho nền kinh tế bởi
nó hướng đến lợi ích xã hội, vì cộng đồng, phát triển bền vững. Khi đó, việc cho
vay ưu đãi của Nhà nước sẽ đóng vai trò như “người cho vay cuối cùng” khi dự
án không có khả năng nhận được tài trợ từ các nguồn vốn khác [28, tr.21].
Nhƣ vậy, có thể thấy vai trò đặc biệt của việc cho vay vốn thực hiện dự
án theo chỉ định của Chính phủ đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Tuy nhiên, nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước có giới hạn nhất định, do đó, Nhà
nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn cần thiết cho các
dự án không có khả năng vay được vốn. Bên cạnh đó, việc thẩm định và đánh
giá hiệu quả, khả năng thu hồi vốn của dự án cũng đặc biệt quan trọng nhằm bảo
toàn nguồn vốn cho vay đầu tư của Nhà nước đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh
tế xã hội mà dự án có khả năng đem lại.
17
1.2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ
ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ.
1.2.1. Khái niệm pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định
của Chính phủ.
Mọi hoạt động cho vay nói chung cũng như hoạt động cho vay vốn thực
hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ nói riêng đều được pháp luật điều chỉnh.
Xuyên suốt quá trình cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ là
việc các bên chủ thể thực hiện mọi hoạt động vay và cho vay trên cơ sở tuân thủ
các quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật của Nhà nước.
Nhìn chung, pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của
Chính phủ được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định
của Chính phủ.
Theo đó, pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của
Chính phủ bao gồm hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những vấn đề
sau:
- Về mục tiêu: các quy định của pháp luật nhằm quản lý và điều chỉnh
những mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án
theo chỉ định của Chính phủ.
- Về nguồn luật điều chỉnh: pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án
theo chỉ định của Chính phủ được ghi nhận chủ yếu trong các văn bản pháp luật
như: Luật ngân sách nhà nước năm 2014, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010,
Luật đầu tư công 2014, Luật đầu tư năm 2014, Quyết định số 1627/2001/QĐ-
NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 31/12/2001 về việc ban hành
Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Nghị định
75/2011/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của
Nhà nước, Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/05/2013 của Chính phủ về
việc bổ sung Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín
dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
18
- Về nội dung: pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định
của Chính phủ bao gồm tổng thể những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện. Xét ở khía cạnh này, pháp
luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ đã quy định rất
rõ các vấn đề có liên quan đến hoạt động cho vay dự án theo chỉ định, bao gồm
những quy định chung về các dự án được chỉ định cho vay, điều kiện cho vay,
nguồn vốn cho vay, các điều kiện ưu đãi cho vay như lãi suất, mức vốn cho vay,
thời hạn cho vay,...cũng như các quy định cụ thể về thu nợ và lãi vay, các biện
pháp xử lý rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động cho vay.
Trong đó, pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của
Chính phủ cũng thể hiện rất rõ sự khác biệt cơ bản trong các quy định về cấp vốn
từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức tín dụng được chỉ định vay, cụ thể là giữa
Ngân hàng Phát triển Việt Nam với các Ngân hàng thương mại khi cho vay theo
chỉ định. Có điều này bởi Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập với
mục tiêu thực hiện các chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước, và do đó,
Ngân hàng Phát triển Việt Nam ngoài việc được cấp vốn cho vay các dự án theo
chỉ định, còn nhận được sự cam kết của Chính phủ về cấp bù lãi suất và bảo lãnh
trả nợ thay đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Trong khi đó, các
ngân hàng thương mại hoạt động theo nguyên tắc thị trường kinh doanh bình
đẳng nhằm mục tiêu sinh lời. Đối với các dự án mà Chính phủ chỉ định cho vay
(như dự án cho vay đóng tàu đánh bắt xa bờ hay các dự án cho vay nhà ở xã
hội,..), các ngân hàng thương mại cho vay trên nguyên tắc đảm bảo thu được một
phần lợi nhuận và có sự cam kết cấp bù lãi suất từ ngân sách nhà nước cho các
dự án này. Tuy nhiên, việc cho vay dự án theo chỉ định tại ngân hàng thương mại
không nhận được sự cam kết trả nợ thay từ ngân sách nhà nước trong trường hợp
dự án không thu hồi được nợ. Ngân hàng thương mại phải chịu rủi ro trong các
quyết định cho vay của mình, điều này dẫn tới các quy định pháp luật về chỉ định
các ngân hàng thương mại cho vay không thực sự hiệu quả khi áp dụng thực tế.
Có thể thấy, các quy định của pháp luật đã bao quát các vấn đề có khả
năng phát sinh trong quan hệ vay và cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định
của Chính phủ nói riêng, cũng như các quan hệ cho vay nói chung trong nền
kinh tế. Việc tuân thủ quy định của pháp luật trong quản lý hoạt động cho vay
19
này là vô cùng cần thiết, vừa tạo cơ hội hỗ trợ vốn cần thiết cho các đối tượng
đặc biệt, đồng thời đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế.
1.2.2. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cho
vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng nói chung, và hoạt
động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ nói riêng, điều
chỉnh bằng pháp luật là vô cùng quan trọng và cần thiết. “Thực tế đã cho thấy,
trong bất cứ chế độ kinh tế nào cũng cần có sự điều tiết của nhà nước bằng pháp
luật.” như tác giả GS.TS Lê Minh Tâm đã từng nhận định trong bài viết “Pháp
luật – yếu tố quan trọng bảo đảm tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững”
[12, tr.39].
Hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng được coi là hoạt động đặc
thù của nền kinh tế, luôn tồn tại những tiềm ẩn những rủi ro mang tính dây
chuyền. Xuất phát từ nhu cầu bảo đảm an toàn nguồn vốn của Nhà nước chi cho
đầu tư phát triển thông qua hoạt động cho vay theo chỉ định cũng như bảo vệ tài
sản của tổ chức, cá nhân gửi tiền vào tổ chức tín dụng cho vay, việc điều chỉnh
bằng pháp luật là cần thiết nhằm đảm bảo tạo môi trường pháp lý minh bạch,
thống nhất trong hoạt động cho vay dự án theo chỉ định của Chính phủ.
Như đã phân tích, bản thân các dự án được Chính phủ chỉ định cho vay
vốn là những dự án thuộc ngành, lĩnh vực trọng điểm, chương trình kinh tế lớn,
hoặc cho vay dự án tại các vùng khó khăn,…Các dự án này có mức đầu tư lớn,
thời gian dài và thường hướng đến mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội. Vì
vậy, mặc dù được nhận nhiều ưu đãi, hỗ trợ, đặc biệt là về nguồn vốn thực hiện,
nhưng hiệu quả tài chính (nếu có) mà dự án mang lại sau khi được hoàn thành
thường không đáng kể và chỉ đạt được sau khoảng thời gian dài dự án đi vào
hoạt động. Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoàn trả nợ vay của
chủ đầu tư dự án, do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn nguồn vốn của tổ chức
được chỉ định cho vay bởi thời gian để thu hồi vốn vay là rất dài. Chính bởi vậy,
những quy định cụ thể của pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá
trình thực hiện hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính
phủ là vô cùng cần thiết nhằm bảo đảm nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển của
Nhà nước thông qua hoạt động cho vay đạt hiệu quả và có thể thu hồi.
20
Các quy định của pháp luật đã tạo lập một khung pháp lý an toàn, theo
đó, tổ chức được chỉ định cho vay dựa trên những quy định cụ thể về điều kiện
cho vay để xác định giới hạn vay an toàn, các mức ưu đãi tùy thuộc vào khả
năng và hiệu quả dự án đem lại cũng như các biện pháp giám sát sử dụng vốn
vay, bảo đảm thu hồi khoản vay, đồng thời trên cơ sơ thẩm định hồ sơ vay dự án,
lên kế hoạch xử lý rủi ro nếu có nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về mặt tài
chính.
Việc tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động
cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ là vô cùng cần thiết,
góp phần giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra thông qua kiểm tra giám sát chặt
chẽ việc tuân thủ các quy trình của hoạt động cho vay, các quy định về hạn mức
cho vay, lãi suất ưu đãi tối đa,... nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn cho tổ chức
được chỉ định cho vay trong đó có nguồn vốn Nhà nước chi cho đầu tư phát triển
cũng như vốn huy động từ tổ chức cá nhân khác vào tổ chức tín dụng cho vay,
đồng thời đảm bảo dự án đạt được hiệu quả kinh tế xã hội tương xứng với sự ưu
đãi của Nhà nước [19].
Tóm lại, việc điều chỉnh hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ
định của Chính phủ bằng các quy định của pháp luật là vô cùng cần thiết nhằm
tạo ra hành lang pháp lý để kiểm soát, đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay
vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ nói riêng và hoạt động cho vay
nói chung. Đồng thời ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể tham gia
quan hệ cho vay thực hiện dự án đó, tạo áp lực về mặt hiệu quả tài chính cho chủ
dự án, tránh tình trạng tham nhũng lãng phí như trong cơ chế cấp phát vốn không
hoàn lại cho các dự án của nhà nước trước kia.
1.2.3. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay vốn thực
hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ.
Các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay vốn thực hiện dự
án theo chỉ định của Chính phủ được quy định hết sức cụ thể rõ ràng, nhằm tạo
thuận lợi cho các chủ dự án cũng như các tổ chức tín dụng, đơn vị được chỉ định
cho vay áp dụng pháp luật một cách thống nhất, đảm bảo công bằng cho các đối
tượng vay, đạt hiệu quả kinh tế xã hội tốt nhất mà dự án có khả năng đem lại.
Nội dung của pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
21
được xây dựng dựa trên những quy định chung và những đặc điểm riêng có của
nó, khác với hoạt động cho vay thông thường, nhưng vẫn tập trung vào các nội
dung chính sau:
1.2.2.1. Quy định về các dự án mà Chính phủ chỉ định cho vay
Thứ nhất, quy định về đối tượng cho vay
Theo quy định tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP ban hành ngày 30/8/2011
của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, đối tượng
được Chính phủ chỉ định cho vay là các chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh
mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư ban hành kèm theo Nghị định
75/2011/NĐ-CP, cụ thể:
Bảng 2.1. Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ (ban hành
kèm theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ)
STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC
GIỚI
HẠN
QUY MÔ
I
KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI (Không phân biệt
địa bàn đầu tƣ)
1.
Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ sản
xuất và sinh hoạt
Nhóm A,
B
2
Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các
khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, bệnh viện và các cụm công nghiệp làng nghề
Nhóm A,
B
3
Dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê, dự án nhà ở cho công
nhân lao động tại các khu công nghiệp thue, dự án nhà ở cho
người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ
Nhóm A,
B và C
4
Dự án đầu tư hạ tầng, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới và thiết
bị trong lĩnh vực xã hội hóa: giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn
hóa, thể thao, môi trường thuộc Danh mục hưởng chính sách
khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ
Nhóm A,
B
22
5
Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghiệp hỗ trợ, khu chế
xuất, khu công nghệ cao
Nhóm A,
B
II
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (Không phân biệt địa bàn
đầu tƣ)
1 Dự án nuôi, trồng thủy, hải sản gắn với chế biến công nghiệp
Nhóm A,
B
2
Dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm
nghiệp
Nhóm A,
B
3 Dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với chế biến công nghiệp
Nhóm A,
B
III CÔNG NGHIỆP (Không phân biệt địa bàn đầu tƣ)
1
Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản
- Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn
tấn/năm
- Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5 nghìn tấn/năm
- Sản xuất bột màu đioxit titan có công suất tối thiểu 20 nghìn
tấn/năm
Nhóm A,
B
2
Dự án đầu tư sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vắc
xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS; sản xuất thuốc
thú y đạt tiêu chuẩn GMP
Nhóm A,
B
3
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện sử dụng các nguồn
năng lượng: gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh học và các tài nguyên
năng lượng khác có khả năng tái tạo
Nhóm A,
B
4
Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ, với công suất nhỏ hơn
hoặc bằng 50MW thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn
Nhóm A,
B
5
Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm theo Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ
Nhóm A,
B và C
6
Dự án thuộc danh mục các ngành công nghiệp hỗ trợ theo Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ
Nhóm A,
B và C
IV
Các dự án đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn, đặc biệt khó khăn, dự án tại vùng đồng bào dân tộc
khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc chƣơng trình 135
Nhóm A,
B và C
23
và các xã biên giới thuộc chƣơng trình 120, các xã vùng bãi
ngang (không bao gồm dự án thủy điện, nhiệt điện, sản xuất xi
măng, sắt thép; dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt
và cầu đường sắt)
V
Các dự án cho vay theo hiệp định Chính phủ, các dự án đầu
tƣ ra nƣớc ngoài theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ;
Các dự án cho vay theo chƣơng trình mục tiêu sử dụng vốn
nƣớc ngoài
Nhóm A,
B
Thứ hai, quy định về điều kiện cho vay
Điều kiện vay vốn là yếu tố cơ bản để tổ chức tín dụng xem xét và quyết
định cho vay. Không phải bất cứ dự án nào được chỉ định thì tổ chức tín dụng
cũng cho vay mà dự án đó phải đáp ứng những điều kiện nhất định pháp luật đề
ra nhằm tối đa hóa hiệu quả cho vay và thực hiện dự án. Các dự án thuộc Danh
mục vay vốn tín dụng đầu tư mà Chính phủ chỉ định cho vay phải đáp ứng các
điều kiện chung của pháp luật về cho vay vốn của tổ chức tín dụng như: Có năng
lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo
quy định của pháp luật; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; có khả năng tài
chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết,… . Ngoài ra, các dự án này còn
cần đáp ứng những điều kiện chặt chẽ về xây dựng, quản lý dự án đầu tư công
theo Luật đầu tư công năm 2014, cũng như các điều kiện cho vay dự án đầu tư
quy định tại Điều 6 Nghị định 75/2011/NĐ-CP, đó là:
- Các dự án thuộc đối tượng được cho vay ưu đãi theo chỉ định của
Chính phủ.
- Thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật
- Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, có hiệu quả bảo
đảm trả được nợ, được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định phương án tài
chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay
- Chủ đầu tư có vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% và phải bảo
đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, các điều kiện tài chính cụ thể của phần
vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.
24
- Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm
hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối
tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn
- Chủ đầu tư phải thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính
theo quy định của pháp luật, báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán
bởi cơ quan kiểm toán độc lập
Có thể thấy, pháp luật quy định khá chặt chẽ về điều kiện cho vay đối
với các dự án và bản thân các chủ đầu tư dự án là nhằm đảm bảo khả năng hoàn
thành dự án, đạt được hiệu quả kinh tế xã hội đã đề ra, và đồng thời đảm bảo khả
năng hoàn trả vốn vay của chủ đầu tư dự án.
1.2.2.2. Các quy định về điều kiện tín dụng cơ bản của khoản vay
Thứ nhất, quy định về mức vốn vay
Tổ chức tín dụng được chỉ định cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn và
khả năng hoàn trả nợ, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay.
Các dự án được chỉ định cho vay của Chính phủ có đặc điểm chung là nhu cầu
vay vốn lớn, trong khi đó, sự tài trợ của Chính phủ thường chỉ ở mức giới hạn
nhất định và phải tài trợ cho nhiều nhu cầu khác nhau của nền kinh tế. Do vậy,
nhiều trường hợp, vốn vay ở các tổ chức tín dụng được Chính phủ chỉ định
chiếm tỷ trọng lớn nhưng không phải đã đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn của dự án.
Điều 7 Nghị định 75/2011/NĐ-CP quy định “mức vốn cho vay đối với mỗi dự án
tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu
động)”. Mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi chủ đầu tư không được vượt quá
15% vốn tự có của tổ chức tín dụng được chỉ định cho vay. Đối với những
trường hợp đặc biệt, chủ đầu tư dự án nhất thiết phải vay với mức cao hơn mức
tối đa nêu trên, tổ chức tín dụng được chỉ định cho vay báo cáo Bộ tài chính để
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức vốn cho vay. Ngoài ra, chủ
đầu tư dự án có thể căn cứ vào nhu cầu vốn của từng giai đoạn và trên cơ sở
khoản vay ưu đãi của Chính phủ để xin vay vốn tại các ngân hàng khác để bổ
sung nguồn tài trợ cho việc thực hiện dự án.
Thứ hai, quy định về mục đích sử dụng vốn vay
Mục đích sử dụng vốn vay là một trong những nội dung quan trọng trong
quyết định cho vay của tổ chức tín dụng. Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp
25
pháp và chủ đầu tư vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết khi
vay vốn. Việc ghi nhận cụ thể mục đích sử dụng vốn vay trong hợp đồng tín
dụng là căn cứ để tổ chức tín dụng cho vay tiến hành giải ngân vốn vay theo thỏa
thuận và kiểm tra giám sát việc thực hiện dự án đúng mục đích cho vay, tránh
trường hợp chủ đầu tư sử dụng vốn vay sai mục đích, ảnh hưởng đến việc thực
hiện dự án. Các dự án vay vốn theo chỉ định của Chính phủ thì mục đích sử dụng
vốn vay được thực hiện theo quyết định của Chính phủ, thông thường là để đầu
tư vào các hạng mục công việc của dự án theo quyết định đầu tư được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt. Mục đích sử dụng vốn vay của dự án cho vay theo chỉ
định phải phù hợp với quyết định phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, quy định về lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay các dự án theo chỉ định thấp hơn lãi suất cho vay trên
thị trường, phản ánh sự hỗ trợ của Chính phủ đối với các dự án nhưngvẫn phải
đảm bảo bù đắp các chi phí liên quan đến hoạt động cho vay của tổ chức tín
dụng. Lãi suất cho vay đối với các dự án đầu tư thuộc đối tượng được chỉ định
căn cứ theo mức lãi suất ưu đãi mà Bộ Tài chính quy định hoặc theo mức lãi suất
cụ thể theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp
đặc biệt, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện đầu tư phát triển cho các dự án
thuộc đối tượng được ưu đãi. Lãi suất cho vay phải được ghi trong hợp đồng tín
dụng. Mức lãi suất đối với các dự án cho vay thực hiện theo chỉ định Chính phủ
này có thể được điều chỉnh dựa trên lãi suất vay được Bộ Tài chính công bố
trong từng thời kỳ theo từng lần giải ngân. Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi
khoản giải ngân bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn đối với từng khoản giải
ngân [5, Điều 10].
Thứ tư, quy định về thời hạn cho vay
Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN: “thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi
khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn
vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách
hàng”. Thời hạn cho vay các dự án theo chỉ định được căn cứ vào nhu cầu vay
vốn của chủ đầu tư, quy mô của dự án, thời hạn thu hồi vốn và khả năng trả nợ
26
của khách hàng để thỏa thuận thời hạn cho vay tùy thuộc vào từng dự án nhưng
không quá 12 năm [5, Điều 8].
Thứ năm, quy định về thời hạn ân hạn, thời hạn trả nợ, kỳ hạn trả nợ
Các quy định về thời hạn ân hạn, thời hạn trả nợ là những quy định cần
thiết để đảm bảo tổ chức tín dụng thu hồi được nợ, cụ thể:
“Thời hạn ân hạn là khoảng thời gian tính từ khi ký kết hợp đồng tín
dụng đến khi chủ đầu tư dự án chưa phải trả nợ gốc; nhưng phải trả nợ lãi” [5,
khoản 4 Điều 3].
“Thời hạn trả nợ được hiểu là khoảng thời gian từ khi trả nợ khoản vay
lần đầu tiên cho đến khi trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng” [5, khoản 5 Điều
3].
“Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian quy định cho từng lần trả nợ trong
thời hạn trả nợ” [5, khoản 6 Điều 3].
Thời hạn ân hạn và thời hạn trả nợ là một trong những quy định đặc biệt
được áp dụng khi tổ chức tín dụng cho vay các dự án được chỉ định và thể hiện
chính sách ưu đãi của Chính phủ. Khoảng thời gian ân hạn là sự ưu đãi cần thiết
và hiệu quả để dự án có bước khởi đầu thuận lợi nhằm hoàn thành dự án theo
đúng mục tiêu, tiến độ đã định.
Thời hạn ân hạn được xác định phù hợp với thời gian xây dựng dự án.
Thời hạn ân hạn được quy định đối với của từng dự án là khác nhau. Trong thời
hạn ân hạn, chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc vốn vay, nhưng phải trả nợ lãi trừ
trường hợp có quy định riêng theo chỉ định của Chính phủ [5, khoản 2 Điều 24].
Thứ sáu, quy định về hình thức bảo đảm tiền vay
Chủ đầu tư được vay vốn theo chỉ định Chính phủ phải thực hiện các
biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy dịnh của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Các biện pháp bảo đảm tiền vay bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, sử
dụng tài sản hình thành trong tương lai và các biện pháp bảo đảm khác (nếu có)
theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp chủ đầu tư
dự án không có khả năng hoàn trả tiền vay, tổ chức tín dụng cho vay có quyền
xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ [5, Điều 23].
27
1.2.2.3. Quy định về quy trình cho vay và các quy định khác
Quy trình cho vay vốn là tổng hợp các bước cụ thể từ khi tiếp nhận nhu
cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi tổ chức tín dụng quyết định cho vay,
giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Dựa trên những điều kiện của mình thì
các tổ chức tín dụng sẽ thiết kế những quy trình cho vay cụ thể, bao gồm nhiều
giai đoạn khác nhau. Thông thường, quy trình cho vay vốn sẽ có những giai đoạn
cơ bản, đó là: tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn (thẩm định chủ đầu tư và
thẩm định dự án); ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay vốn; ký kết hợp
đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có) và các thủ tục nghiệp vụ
khác; tiến hành giải ngân khoản vay và kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn
vay; thu hồi nợ (gốc và lãi) và xử lý rủi ro trong trường hợp cần thiết. Đối với
các khoản vay dự án theo chỉ định, quy trình vay vốn cần được xây dựng một
cách chặt chẽ, trong đó đặc biệt chú trọng thẩm định về hiệu quả kinh tế - xã hội,
phương án tài chính của dự án vay vốn, đồng thời chú trọng kiểm tra giám sát sử
dụng vốn vay, đảm bảo vốn vay đúng mục đích theo quyết định phê duyệt dự án
đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, tránh lãng phí, thất thoát vốn vay.
Một là, các quy định về thẩm định hồ sơ vay vốn
Thẩm định hồ sơ vay vốn là tất cả những hành vi mang tính nghiệp vụ
pháp lý do tổ chức tín dụng thực hiện như kiểm tra, rà soát lại các nội dung của
dự án để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và khả năng hoàn trả vốn vay của dự án,
trên cơ sở đó mà quyết định cho vay hay không. Thông thường, thẩm định hồ sơ
của các tổ chức tín dụng sẽ do một bộ phận chuyên môn, chịu trách nhiệm thực
hiện thẩm định và lập báo cáo thẩm định hồ sơ cho vay vốn. Báo cáo này được
trình lên cho người quản lý có thẩm quyền xem xét, quyết định việc có hay
không cho vay. Với tính đặc biệt quan trọng của công tác thẩm định hồ sơ bởi nó
quyết định trực tiếp đến chất lượng khoản vay, khả năng hoàn trả của khách hàng
vay cũng như chất lượng thực hiện dự án, do đó, pháp luật đòi hỏi tổ chức tín
dụng cho vay phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc bảo đảm tính độc lập, phân định
rõ ràng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và
khâu quyết định cho vay “Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay
theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá
28
nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay” [24, khoản 1
Điều 15].
Đối với các dự án cho vay vốn theo chỉ định của Chính phủ được nhận
nhiều điều kiện vay ưu đãi nên yếu tố thẩm định hồ sơ vay là đặc biệt có ý nghĩa.
Theo khoản 4 Điều 26 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định
1627/2001/QĐ-NHNN, trước khi cho vay các dự án thuộc đối tượng được chỉ
định, các tổ chức tín dụng “thẩm định hiệu quả của dự án hoặc phương án vay
vốn, nếu xét thấy không có hiệu quả, không có khả năng hoàn trả nợ vay cả gốc
và lãi thì báo cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định”.
Các dự án này thường nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội nên sẵn sàng
chấp nhận dự án đạt được hiệu quả tài chính thấp, thậm chí phân tích các chỉ tiêu
sơ sài, không dự báo được những biến động trong dài hạn của dự án. Vì vậy, việc
thẩm định kỹ lưỡng những nội dung cơ bản của dự án nhằm hạn chế tổn thất, bổ
sung các biện pháp bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của dự án, tạo ra căn cứ giải
ngân và kiểm tra việc sử dụng vốn. Để đảm bảo tính khách quan và phù hợp với
hoạt động cho vay đối với các dự án được chỉ định này, tổ chức tín dụng cần tiến
hành thẩm định hồ sơ vay vốn một cách chặt chẽ, tuân thủ các quy định chung
của pháp luật về cho vay cũng như tuân thủ quy trình thẩm định cụ thể của ngân
hàng mình về thẩm định năng lực chủ đầu tư dự án và thẩm định dự án - bao
gồm: sự cần thiết của việc đầu tư; dự án có đủ điều kiện và thuộc đối tượng cho
vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ về các trường hợp được từ nguồn vốn
ưu đãi; các mục tiêu của dự án; công nghệ và ảnh hưởng của dự án đối với môi
trường; hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; phương án trả
nợ vốn vay của dự án, rủi ro của dự án;…
Hai là, các quy định về ký hợp đồng tín dụng
Sau khi có quyết định chấp thuận cho vay, tổ chức tín dụng và khách
hàng vay vốn sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng. Theo quy định tại Điều 17
Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN “Việc cho
vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín
dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đich sử dụng
vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức
29
bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác
được các bên thoả thuận”
Về hình thức, hợp đồng tín dụng phải được lập và ký kết dưới hình thức
văn bản – là căn cứ pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng, quy định quyền và
nghĩa vụ của các bên và giải quyết các tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp
đồng cho vay vốn. Theo quy định hiện hành, hình thức của hợp đồng tín dụng có
thể bao gồm văn bản viết và văn bản điện tử. Hợp đồng tín dụng được xác lập
thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao
dịch bằng văn bản. Các hợp đồng điện tử được coi là có giá trị pháp lý như văn
bản viết trong quá trình giao dịch.
Về nội dung, hợp đồng tín dụng có nội dung là tổng thể các điều khoản
do các bên chủ thể của quan hệ vay vốn cam kết với nhau trên cơ sở tự nguyện,
bình đẳng, đúng pháp luật. Các điều khoản này thể hiện ý chí của các bên trong
việc thực hiện hợp đồng, đồng thời làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của
mỗi bên chủ thể của hợp đồng tín dụng. Nội dung của hợp đồng tín dụng về việc
cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định Chính phủ bên cạnh việc tuân thủ các
quy định chung về cho vay của tổ chức tín dụng như trong Quy chế cho vay ban
hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, cũng có những điểm khác biệt
nhất định sao cho phù hợp với từng dự án cho vay và mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội mà Chính phủ đề ra.
Ba là, các quy định về giải ngân, giám sát vốn vay và trả nợ vay
Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng cho vay đầu tư dự án, các bên chủ
động thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng tín dụng đã ký. giải
ngân vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký. Quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể
của từng bên chủ thể trong hợp đồng tín dụng là vô cùng cần thiết nhằm tạo cơ
sở pháp lý ràng buộc đối với các bên giao kết hợp đồng.
Đối với tổ chức tín dụng cho vay: thông báo kế hoạch giải ngân và tiến
hành giải ngân cho dự án, trên cơ sở thỏa thuận đã ký với chủ đầu tư và tiến độ
thực hiện dự án. Tổ chức tín dụng lên kế hoạch kiểm tra, giám sát quá trình sử
dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo hợp đồng đã ký, phù hợp với tính
chất khoản vay, nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện vốn vay đúng mục đích và
khả năng thu hồi vốn vay.
30
Đối với chủ đầu tư dự án vay vốn: có trách nhiệm trả nợ đầy đủ và đúng
hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký. Đối với các dự án cho vay theo chỉ định của
Chính phủ có quy định về thời gian ân hạn thì trong khoảng thời gian ân hạn, chủ
đầu tư chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi, trừ trường hợp có quy định khác.
Nếu đến hạn trả nợ, chủ đầu tư không trả được nợ vay của kỳ hạn đó như đã cam
kết thì số nợ gốc và lãi chậm trả phải chịu mức lãi suất quá hạn theo quy định.
Nhìn chung, các quy định về quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng
tín dụng, quy định về giải ngân vốn áp dụng cho các khoản vay dự án theo chỉ
định Chính phủ là tương tự như đối với cho vay của các tổ chức tín dụng khác,
tuy nhiên, đặc biệt chú trọng giải ngân theo từng giai đoạn đúng với mục đích
trong kế hoạch đầu tư dự án được phê duyệt tại quyết định của cơ quan có thẩm
quyền.
Bốn là, các quy định về rủi ro và xử lý rủi ro
Trên thực tế, các khoản vay dự án theo chỉ định của Chính phủ thường
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy, pháp luật có những quy định về các trường
hợp rủi ro và biện pháp xử lý rủi ro được áp dụng. Theo quy định tại Điều 26
Nghị định 75/2011/NĐ-CP, các rủi ro được xem xét để xử lý nợ tín dụng đầu tư
và các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định và các gồm:
“a, Rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất
ngờ, rủi ro chính trị, chiến tranh trực tiếp gây thiệt hại tài sản của chủ đầu tư
hoặc chủ đầu tư bị phá sản, giải thể;
b, Khó khăn về tài chính của các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn khi chuyển đổi sang mô hình đa sở hữu;
c, Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Các biện pháp xử lý rủi ro được xem xét áp dụng gồm: gia hạn nợ,
khoanh nợ, xóa nợ (gốc, lãi) và bán nợ.”
Bên cạnh đó, để thực hiện quy định về xử lý rủi ro khi cho vay các dự án
theo chỉ định một cách hiệu quả, Điều 25 Nghị định 75/2011/NĐ-CP quy định
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được lập Quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro do
các chủ đầu tư không trả được nợ. Mức trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro
do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Việc phân loại nợ làm cơ sở xử lý rủi ro
phải được thực hiện theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
31
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và quyết định các biện pháp xử lý rủi
ro trong từng trường hợp nhằm đảm bảo an toàn vốn của tổ chức tín dụng cho
vay cũng như giảm thiểu thiệt hại cho chủ đầu tư dự án.
1.3. CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI ĐẾN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH
PHỦ.
1.3.1. Chính sách tín dụng của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ
Chính sách tín dụng của Nhà nước là nhân tố quan trọng chi phối đến các
quy định về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ.
Cho vay thực hiện dự án theo chỉ định Chính phủ là một trong những
cách thức mà Nhà nước can thiệp vào hoạt động cho vay của các tổ chức tín
dụng trong nền kinh tế với mục đích hỗ trợ có định hướng cho một số ngành
nghề lĩnh vực nhất định, các đối tượng đặc biệt,… theo chính sách tín dụng Nhà
nước trong từng thời kỳ. Chính vì vậy, các quy định về cho vay thực hiện dự án
theo chỉ định Chính phủ bên cạnh việc tuân thủ các quy định chung về cho vay
của các tổ chức tín dụng còn phải phù hợp với chính sách tín dụng Nhà nước
nhằm đảm bảo hỗ trợ có hiệu quả cho các dự án phát triển kinh tế xã hội.
Chính sách tín dụng của Nhà nước bao gồm chính sách tín dụng đầu tư
và tín dụng xuất khẩu (tín dụng đầu tư phát triển), chính sách tín dụng cho các
đối tượng chính sách. Đây là chính sách thể hiện sự ưu tiên của Chính phủ đối
với một số ngành, lĩnh vực, đối tượng đặc biệt. Đó là một bộ phận của chính
sách đầu tư phát triển của các cơ quan Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu đầu tư
phát triển kinh tế của Nhà nước; phản ánh quan hệ vay – trả giữa một bên là các
cơ quan quản lý Nhà nước với các thể nhân khác trong nền kinh tế, phù hợp với
chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định
[28, tr.44]. Các nội dung của chính sách tín dụng nhà nước gồm:
+ Chính sách ngành, vùng, lĩnh vực đầu tư quy định các đối tượng được
tiếp nhận vốn tín dụng nhà nước trong từng thời kỳ nhất định
+ Các hình thức của tín dụng nhà nước bao gồm cho vay đầu tư, hỗ trợ
lãi suất sau đầu tư, cho vay xuất khẩu, bảo lãnh vay vốn
32
+ Chính sách về điều kiện tín dụng bao gồm các điều kiện về đối tượng
tiếp nhận tín dụng, thủ tục đầu tư, về năng lực của chủ đầu tư, về đảm bảo tiền
vay, về kiểm tra và giám sát vốn vay. Nhìn chung, các chính sách này tương tự
như cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng khác vì đó là kỷ luật tín dụng, điểm
khác biệt là các dự án phải thuộc đối tượng do Chính phủ quy định
+ Chính sách hạn mức là quy định về mức cấp tín dụng tối đa đối với
từng dự án. Đây là chính sách liên quan chặt chẽ đến sự an toàn của tổ chức cấp
tín dụng.
+ Chính sách khuyến khích (hỗ trợ) là những ưu đãi liên quan đến khoản
tín dụng mà dự án được hưởng. Chính sách này tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa
tín dụng nhà nước và tín dụng thương mại, đồng thời thể hiện vai trò “lấp chỗ
trống” của tín dụng nhà nước đối với các dự án không nhận được sự mời gọi từ
các tổ chức cấp tín dụng thương mại [28, tr.45].
+ Chính sách quản lý rủi ro là những quy định để đảm bảo an toàn cho
khoản vốn được giải ngân cũng như an toàn cho tổ chức cấp tín dụng và đằng
sau đó là hạn chế gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đây là chính sách đảm bảo
sự thành công của khoản tín dụng nhà nước trong hoàn cảnh khả năng dự án
không hoàn trả được đầy đủ và đúng hạn số nợ là rất cao, đặc biệt là các dự án có
vốn đầu tư lớn, đa mục tiêu và mục tiêu hiệu quả tài chính rất dễ bị vi phạm
Việc chỉ định cho tổ chức tín dụng cho vay vốn thực hiện dự án chứ
không phải cấp phát hay cho không, nên khoản vốn cho vay phải đảm bảo tuân
thủ các điều kiện khách quan như:
- Cấp tín dụng theo chương trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia
cho mọi thành phần kinh tế;
- Tài trợ cho các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc một số
ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có hiệu quả kinh tế xã hội,
đảm bảo hoàn trả được vốn vay;
- Đối tượng nhận tín dụng phải có dự án hiệu quả, cam kết sử dụng vốn
đúng mục đích, trả nợ đúng hạn, chịu sự giám sát của tổ chức cấp tín dụng.
Có thể thấy, việc xây dựng và áp dụng các quy định cho vay vốn thực
hiện dự án theo chỉ định Chính phủ phù hợp với chính sách tín dụng nhà nước
trong từng thời kỳ là vô cùng quan trọng bởi lẽ nó tạo sự đồng bộ thống nhất cho
33
hoạt động quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước, tạo sự rõ ràng, minh bạch cho
các chủ đầu tư muốn đầu tư, đóng góp thực hiện các dự án vì mục tiêu phát triển
chung, đồng thời khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức tín dụng được chỉ định cho
vay nhằm phát huy tối đa các nguồn vốn để thực hiện dự án.
1.3.2. Chính sách tín dụng của tổ chức tín dụng cho vay
Bên cạnh chính sách chung của Nhà nước, chính sách cho vay của tổ
chức tín dụng cũng là nhân tố quan trọng chi phối đến việc xây dựng các quy
định cho vay thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ. Chính sách tín dụng
là văn bản cung cấp cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý ngân hàng những
đường lối chỉ đạo cụ thể trong việc ra quyết định cho vay và xây dựng danh mục
cho vay. Nó bao gồm các phương thức cấp tín dụng, quy mô hạn mức vốn cho
vay, lãi suất cho vay, thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ, hình thức bảo đảm tiền
vay,.. [28, tr.50]. Một số yếu tố cơ bản liên quan đến chính sách tín dụng đối với
các dự án gồm:
Về phương thức cấp tín dụng, tùy thuộc vào đặc điểm của từng dự án mà
tổ chức tín dụng quyết định phương thức tài trợ phù hợp.
Về lãi suất cho vay, các khoản vay theo chỉ định đa phần là cho vay
trung và dài hạn nên sự biến động của lãi suất cho vay trong thời gian sử dụng
vốn là không tránh khỏi. Lãi suất cho vay được Bộ Tài chính xem xét và điều
chỉnh phù hợp với từng giai đoạn của dự án, phù hợp với tình hình cân đối nguồn
vốn và chi phí cho vay dự án của tổ chức tín dụng.
Về vấn đề đảm bảo tiền vay, trong cho vay trung và dài hạn, việc yêu cầu
tài sản bảo đảm khi cho vay là rất quan trọng để tổ chức tín dụng trang trải một
phần tổn thất có thể xảy ra nếu dự án cho vay không thể thu hồi nợ. Phần lớn các
dự án được chỉ định cho vay là các dự án đầu tư vào lĩnh vực mới, trọng điểm,
hoặc các đối tượng đặc biệt,.. do vậy, tài sản mà các chủ đầu tư dùng để bảo đảm
khi vay vốn là tài sản hình thành từ vốn vay – các tài sản này chưa hiện hữu, khó
định giá, khó thanh lý để thu hồi nợ. Khi đó, đa phần các tổ chức tín dụng được
chỉ định sẽ yêu cầu Chính phủ đứng ra đảm bảo cho khoản vay thông qua việc
cam kết mua lại các khoản nợ nếu có hoặc bù đắp một phần tổn thất của tổ chức
tín dụng thì dự án mới có thể được vay vốn.
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Oda 6093
Oda 6093Oda 6093
Oda 6093
inpham
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Kaly Nguyen
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Nguyễn Công Huy
 

Was ist angesagt? (20)

Luận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAYLuận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAY
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
 
Đề tài: Phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV – P...
Đề tài: Phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV –  P...Đề tài: Phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV –  P...
Đề tài: Phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV – P...
 
Oda 6093
Oda 6093Oda 6093
Oda 6093
 
[Ebook] 122 câu hỏi và trả lời về cơ chế chính sách quản lý chi phí đầu tư xâ...
[Ebook] 122 câu hỏi và trả lời về cơ chế chính sách quản lý chi phí đầu tư xâ...[Ebook] 122 câu hỏi và trả lời về cơ chế chính sách quản lý chi phí đầu tư xâ...
[Ebook] 122 câu hỏi và trả lời về cơ chế chính sách quản lý chi phí đầu tư xâ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
 
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
 
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
 
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
 
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ AnLuận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
 
Luận án: Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình...
Luận án: Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình...Luận án: Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình...
Luận án: Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình...
 
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAYLuận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
 
Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng đối với các công trình dân dụng
Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng đối với các công trình dân dụngQuản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng đối với các công trình dân dụng
Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng đối với các công trình dân dụng
 

Ähnlich wie Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
taothichmi
 

Ähnlich wie Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ (20)

Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...
Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...
Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Chính Sách Xã HộiBáo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Báo Cáo Tốt Nghiệp Phát Triển Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
 
BTNV.docx
BTNV.docxBTNV.docx
BTNV.docx
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài chi nhánh ...
 
phân tích hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
phân tích hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...phân tích hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
phân tích hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
 
Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đạ...
Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đạ...Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đạ...
Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đạ...
 
Phân Cấp Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Tại Nam Định, HAY
Phân Cấp Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Tại Nam Định, HAYPhân Cấp Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Tại Nam Định, HAY
Phân Cấp Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Tại Nam Định, HAY
 
Đề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV
Đề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDVĐề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV
Đề tài: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV
 
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
 
Luận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOT
Luận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOTLuận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOT
Luận văn: Quy định về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng thương mại
Luận văn: Pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng thương mạiLuận văn: Pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng thương mại
Luận văn: Pháp luật về giới hạn đầu tư vốn của Ngân hàng thương mại
 
Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...
Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...
Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...
 
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt NamBộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
Dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn...
 
Quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAY
Quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAYQuản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAY
Quản lý dự án đầu tư xây dựng vốn Nhà nước tại Quảng Ngãi, HAY
 
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Dự án Bệnh viện đa khoa Việt Tâm tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | lapduandautu.vn - 09...
Dự án Bệnh viện đa khoa Việt Tâm tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu  | lapduandautu.vn - 09...Dự án Bệnh viện đa khoa Việt Tâm tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu  | lapduandautu.vn - 09...
Dự án Bệnh viện đa khoa Việt Tâm tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | lapduandautu.vn - 09...
 
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng AgribankHuy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
 
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAYBÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Kürzlich hochgeladen

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TỪ THANH PHƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TỪ THANH PHƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Thanh Hà Nội – 2015 [
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN
  • 4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1 CHƢƠNG 1......................................................................................................6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN ... THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ.............................6 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ...................................................6 1.1.1. Khái niệm về cho vay và nguyên tắc cho vay .................................. 6 1.1.2. Khái niệm “cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ”........................................................................................................... 10 1.2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ.................................................17 1.2.1. Khái niệm pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ.................................................................................................. 17 1.2.2. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ.................................... 19 1.2.3. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ. ............................................................... 20 1.3. CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI ĐẾN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ..............................................................................................................31 1.3.1. Chính sách tín dụng của Nhà nước trong từng thời kỳ................... 31 1.3.2. Chính sách tín dụng của tổ chức tín dụng cho vay......................... 33
  • 5. 1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM...................................34 1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ.................................... 34 1.4.2. Bài học đối với Việt Nam............................................................... 38 Kết luận chƣơng 1......................................................................................42 CHƢƠNG 2....................................................................................................43 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM...........................................................................43 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM............43 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam........................................................................................................... 43 2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam..... 46 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam........ 48 2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.................................................49 2.2.1. Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định về dự án mà Chính phủ chỉ định Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho vay để thực hiện ............... 50 2.2.2. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ....... 55 Kết luận chƣơng 2......................................................................................83 CHƢƠNG 3....................................................................................................84 ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ
  • 6. ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.......................................................................................84 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .............................................................84 3.1.1. Định hướng hoạt động cho vay thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam......................................... 85 3.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam..................................... 88 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.........................................90 3.2.1. Hoàn thiện quy định về dự án mà Chính phủ chỉ định Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho vay để thực hiện................................................ 90 3.2.2. Hoàn thiện các quy định về điều kiện tín dụng cơ bản của khoản vay............................................................................................................. 92 3.2.3. Hoàn thiện các quy định trong quy trình cho vay và một số quy định khác................................................................................................... 96 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM..............................100 Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................104 KẾT LUẬN..................................................................................................106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................108
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ (ban hành kèm theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ).................. 21 Bảng 2.2. Kết quả cho vay dự án đầu tƣ 2012-2014................................... 79
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm qua, nước ta đang từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế xã hội. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu vốn đã và đang là một nhu cầu cấp thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cho vay dự án đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là công cụ đắc lực để đáp ứng nhu cầu đó. Ngân hàng Phát triển Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ giữa năm 2006 (tiền thân là Quỹ Hỗ trợ Phát triển Việt Nam) đã hoàn thành tốt vai trò là công cụ của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội phù hợp với Chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trong từng thời kỳ. Sau hơn chín năm hoạt động theo hình thức ngân hàng 100% vốn chủ sở hữu của Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tập trung các nguồn vốn trung và dài hạn huy động ở trong và ngoài nước để tài trợ cho việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển, các đối tượng đặc biệt trong nền kinh tế. Hoạt động cho vay dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam có ý nghĩa tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội thời gian qua bởi lẽ tại các nước đang phát triển như nước ta hiện nay, luôn tồn tại các ngành, nghề kém phát triển, những khu vực vùng sâu, vùng xa. Những ngành nghề hoặc những khu vực này luôn gặp nhiều khó khăn khi thu hút vốn đầu tư từ thị trường vào các dự án đầu tư tại các vùng miền, lĩnh vực đó do không có khả năng sinh lời hoặc độ rủi ro cao, và cần đến sự can thiệp, hỗ trợ của Chính phủ. Với nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước chi cho các dự án đầu tư phát triển cùng với huy động các nguồn lực trong nền kinh tế, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã tài trợ có hiệu quả cho những dự án đầu tư vào các vùng miền, lĩnh vực đặc biệt này. Thông qua đó, nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng vừa đảm bảo thực hiện có hiệu quả các dự án phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo hiệu quả tài chính, thu hồi, bảo toàn vốn và quay vòng để có thể tài trợ cho nhiều dự án khác. Nhìn chung, hoạt động cho vay thực hiện dự án
  • 9. 2 theo chỉ định Chính phủ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thời gian qua đã góp phần cung cấp vốn đầu tư, tạo cơ hội cho sự phát triển các ngành, các lĩnh vực trọng điểm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy mạnh phát triển kinh tế các khu vực biên giới, vùng sâu vùng xa, các vùng miền địa bàn gặp nhiều khó khăn, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, hoạt động cho vay thực hiện các dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng gặp phải những hạn chế như sự không bền vững về tài chính, tỷ lệ nợ xấu cao, rủi ro tín dụng lớn, không chủ động trong các quyết định cho vay, xử lý rủi ro,… Những hạn chế này khiến cho hoạt động cho vay dự án tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc cung cấp vốn cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng được chỉ định cho vay trên cả nước. Điều này xuất phát từ nhiều lý do nhưng có một phần không nhỏ là từ những vướng mắc trong pháp luật cho vay thực hiện dự án và bản thân các quy định về cơ chế hoạt động của Ngân hàng. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến đề tài cho vay thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam thời gian qua đã có các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước đề cập đến một số khía cạnh như: thẩm định dự án đầu tư, quản lý rủi ro cho vay dự án đầu tư, chất lượng tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cũng như các công trình nghiên cứu tổng quát về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cụ thể như: - Luận văn thạc sĩ “Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” (2014) của tác giả Huỳnh Duy Tiến đã phân tích và làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận cũng như thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. - Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước” (2009) của tác
  • 10. 3 giả Nguyễn Chí Trang đề cập cụ thể, chi tiết các nội dung và phương pháp thẩm định dự án tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. - Luận án tiến sĩ “Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam” (2011) của tác giả Trương Ái Linh đã đề cập một cách tương đối toàn diện và đưa ra quan điểm về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu đo lường hiệu quả và nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. - Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam khu vực thành phố Hồ Chí Minh” (2014) của tác giả Trần Thị Bích Hà đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay dự án đầu tư, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam khu vực thành phố Hồ Chí Minh. - Khóa luận tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” (2014) của tác giả Nguyễn Thị Hậu đã khái quát hóa một số vấn đề lý luận và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Nhìn chung, tác giả nhận thấy tuy được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu trên các khía cạnh khác nhau nhưng vấn đề cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa được tiếp cận dưới góc độ tìm hiểu và phân tích các quy định của pháp luật hiện hành. Do vậy, tác giả mong muốn luận văn có thể đóng góp một phần vào những nghiên cứu liên quan đến mảng đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ, luận văn đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện hành đang được áp dụng trong hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Qua đó, đưa ra những định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. - Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: + Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ.
  • 11. 4 + Đánh giá thực trạng pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ đang được áp dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. + Định hướng và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và góp phần nâng cao hiệu quả cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các văn bản có liên quan và hoạt động cho vay thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu - Những quy định của pháp luật hiện hành về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ đang được áp dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Đánh giá quy định pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam thông qua phân tích thực trạng hoạt động cho vay thực hiện các dự án được chỉ định giai đoạn từ năm 2012 - 2014. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận là phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử, đồng thời vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp,.. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo và tiếp thu có chọn lọc một số công trình khoa học đã được công bố trong nước có liên quan tới nội dung của luận văn. Nguồn tài liệu, số liệu tác giả sử dụng để dẫn chứng, phân tích trong luận văn là từ Báo cáo thường niên của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được công cũng như trên cơ sở liên hệ thực tế với một số phòng ban của Hội sở chính - Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn
  • 12. 5 Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ. Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Chương 3: Định hướng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
  • 13. 6 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ. 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ. 1.1.1. Khái niệm về cho vay và nguyên tắc cho vay 1.1.1.1. Khái niệm về cho vay Cho vay là một hiện tượng kinh tế khách quan, xuất hiện khi trong xã hội loài người có tình trạng tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi một tổ chức hay cá nhân đều phải có hoặc tự tìm kiếm cho mình một nguồn vốn nhất định để tham gia vào các quan hệ mua bán, trao đổi hay đầu tư,… Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào hay bất cứ chủ thể nào cũng có đầy đủ điều kiện, đặc biệt là vốn để kinh doanh. Nói cách khác, nếu xét tại một thời điểm bất kỳ, luôn xảy ra hiện tượng có một bộ phận người dân có nguồn tiền nhàn rỗi, dư thừa; đồng thời, cũng có không ít người thiếu hụt vốn tạm thời để tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh. Hiện tượng này đòi hỏi sự điều hòa vốn từ nơi dư thừa sang nơi thiếu hụt vốn tạm thời. Việc điều hòa vốn này có thể là sự gặp gỡ trực tiếp giữa người có vốn cho vay với người cần vay vốn; hoặc có thể qua tổ chức trung gian là các tổ chức tín dụng. Khái niệm cho vay, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, đối tượng khác nhau lại được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, cho vay - theo nghĩa chung nhất được hiểu là “việc một người thỏa thuận để cho người khác được quyền sử dụng tài sản của mình (vật cùng loại) trong một thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả, dựa trên cơ sở sự tín nhiệm của mình đối với người đó” [29, tr.83] Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng (Ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
  • 14. 7 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), khái niệm “cho vay” được hiểu là: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó, tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” Như vậy, hoạt động cho vay theo quy định của pháp luật chính là một trong những hình thức cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng hiện nay và là một hoạt động mang tính chất nghề nghiệp của các tổ chức tín dụng. Khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng, các tổ chức tín dụng sẽ cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền nhất định để sử dụng theo hợp đồng tín dụng được ký kết giữa các bên để khách hàng sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc là hoàn trả cả gốc lẫn lãi [29, tr.83]. Trong xã hội, các cá nhân, tổ chức luôn đối mặt với sự thiếu vốn phục vụ cho các mục đích sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng. Việc tổ chức tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn một cách kịp thời, đáp ứng các nhu cầu về vốn khác nhau của cá nhân, tổ chức trong xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, thúc đẩy các ngành nghề kinh tế trọng điểm. Thông qua hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, các vùng, địa phương kém phát triển có nguồn vốn để xây dựng các công trình công cộng; các cá nhân, hộ gia đình nghèo có thể vay nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đặc biệt việc cho vay đối với các dự án tại một số vùng, ngành kinh tế trọng điểm theo chỉ định của Chính phủ nằm trong chính sách kinh tế của Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành, vùng đó đã góp phần quan trọng đem lại sự phát triển cân đối, bền vững cho nền kinh tế nói chung. Đặc điểm hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng Hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng có những đặc điểm sau: Thứ nhất, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng là một hoạt động nghề nghiệp mang tính chức năng, là một trong những nghiệp vụ chính được thực hiện thường xuyên, liên tục của tổ chức tín dụng. Theo pháp luật Việt Nam, các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng cũng có thể thực hiện hoạt động cho vay, nhưng đó không phải là nghề nghiệp mang tính chức năng như đối với các tổ chức tín dụng.
  • 15. 8 Thứ hai, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này thể hiện ở chỗ hoạt động cho vay chuyên nghiệp của tổ chức tín dụng phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định như có vốn pháp định; phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động ngân hàng theo luật định. Thứ ba, vì tính chất rủi ro trong hoạt động tín dụng rất lớn và mang tính chất dây chuyền có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội nên ngoài việc chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật chung về hợp đồng trong dân sự, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng phải tuân thủ sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật ngân hàng và các tập quán thương mại về ngân hàng. 1.1.1.2. Phân loại Căn cứ vào tình hình thực tiễn và các quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng hiện nay có thể phân loại dựa vào các tiêu chí cơ bản sau: - Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay: + Cho vay ngắn hạn: Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN thì “Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng”. Có thể thấy, loại hình cho vay có thời gian dưới một năm này phù hợp với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong thời gian ngắn. + Cho vay trung hạn: Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN thì “Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng”. Cho vay trung hạn phù hợp cho việc đầu tư tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh như mua máy móc, trang thiết bị sản xuất hay nhu cầu tiêu dùng có giá trị lớn của khách hàng như vay du học, vay mua nhà, … + Cho vay dài hạn: Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN thì “Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên”. Mục đích chính của các khoản vay dài hạn là tài trợ vốn cho các dự án đầu tư.
  • 16. 9 - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: + Cho vay đầu tư sản xuất kinh doanh: là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình như cho vay làm nông nghiệp, cho vay để kinh doanh xuất nhập khẩu,…. + Cho vay tiêu dùng: là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như mua sắm đồ dùng gia đình, mua sắm bất động sản hay phương tiện đi lại,…. ngoại trừ những nhu cầu không được cho vay theo quy định [29, tr.84] - Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay: + Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Đây là hình thức cho vay mà trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba. Hoạt động cho vay có thể được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay,… Tổ chức tín dụng có thể tiến hành các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm này theo quy định pháp luật để thu hồi nợ trong trường hợp bên vay không thể hoặc cố ý không trả trả nợ vay. + Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Đây là hình thức cho vay mà trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản cụ thể, thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc của người thứ ba. Trước khi quyết định cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cán bộ tín dụng cần tiến hành thẩm định dự án, mục đích, phân tích tín dụng đối với khách hàng một cách nghiêm túc, chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro [29, tr.84]. Nhìn chung, hoạt động cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn khác nhau của cá nhân, tổ chức trong xã hội tham gia mở rộng sản xuất kinh doanh, phục vụ mục đích và đem lại lợi nhuận cho chính họ và sự phát triển cho nền kinh tế nói chung. 1.1.1.3. Nguyên tắc cho vay Theo quy định tại Điều 6 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc sau:
  • 17. 10 Một là, vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Mục đích sử dụng vốn vay là tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn vay phải đảm bảo đúng mục đích cam kết trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng đã ký với tổ chức tín dụng cho vay. Điều này nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau này. Việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn vay, qua đó đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho tổ chức tín dụng cho vay. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với tổ chức tín dụng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và tổ chức tín dụng sau này. Hai là, vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà tổ chức tín dụng sử dụng để cho vay. Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các tổ chức tín dụng tồn tại và hoạt động bình thường. Bởi lẽ nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng chủ yếu là vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức khác gửi vào. Tổ chức tín dụng chỉ tạm thời quản lý và sử dụng do vậy, phải có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu rút tiền khi các cá nhân, tổ chức đó yêu cầu. Nếu các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả tiền gửi cho khách hàng của tổ chức tín dụng. Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi. 1.1.2. Khái niệm “cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ” 1.1.2.1. Khái niệm “dự án” Thông thường, “dự án” được hiểu là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc, mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó, dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án không có tính chất đầu tư. Trong phạm vi luận văn, tác giả tìm hiểu khái niệm “dự án” dưới góc độ của một dự án đầu tư.
  • 18. 11 Theo đó, khoản 2 Điều 3 Luật đầu tư 2014 quy định “dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”. Như vậy, khái niệm“dự án đầu tư” có thể được xem xét từ nhiều góc độ: - Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí thực hiện theo kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch trình thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định. - Về góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài. - Về góc độ kế hoạch: dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý và tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội, nếu không có dự án, nền kinh tế sẽ khó nắm bắt được cơ hội phát triển. Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư. Dự án là căn cứ để thuyết phục các tổ chức tài chính đưa ra quyết định tài trợ, cơ quan chức năng của nhà nước phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư đồng thời là căn cứ để xử lý khi có tranh chấp liên quan đến dự án. Dự án còn được coi là công cụ quan trọng trong quản lý vốn, vật tư, lao động trong quá trình thực hiện đầu tư. Thông thường, dự án đầu tư bao gồm các yếu tố cơ bản đó là: mục tiêu của dự án; hoạt động để thực hiện mục tiêu của dự án; nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án; kết quả được tạo ra từ dự án. Trong đó, kết quả chính là thành phần đánh dấu tiến độ của dự án. Kết quả có thể được biểu hiện dưới dạng kết quả tài chính, kết quả kinh tế và kết quả xã hội. Kết quả tài chính là các lợi ích về tài chính thu được từ dự án, biểu hiện bằng giá trị, tính theo giá thị trường. Kết quả kinh tế là các lợi ích về kinh tế biểu hiện bằng giá trị, tính theo giá kinh
  • 19. 12 tế -là các giá trị chi phí các nguồn lực hoặc các khoản thu nhập từ dự án xét trên góc độ chung của quốc gia. Kết quả xã hội là kết quả được biểu hiện dưới dạng các lợi ích xã hội (trình độ dân trí, khả năng phòng chống bệnh tật, bảo đảm môi trường,.. ) kết quả này biểu hiện rất phong phú và thường không thể đo lường một cách chính xác [27, tr.4]. Nhìn chung, dự án đầu tư là tài liệu được tính toán và phân tích đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về kinh tế, kỹ thuật, tài chính, môi trường,… cho mục đích đầu tư. Vì vậy, dự án đầu tư là nền tảng để tiến hành việc đầu tư một cách có căn cứ khoa học, có bài bản và đảm bảo tính pháp lý của việc đầu tư, do đó, dự án đầu tư cũng được coi là căn cứ quan trọng trong quyết định cho vay khi chủ đầu tư vay vốn tại tổ chức tín dụng. 1.1.2.2. Khái niệm “cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ” Theo cách hiểu của tác giả, “cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ” là việc Chính phủ chỉ định cho tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động cho vay đối với một số dự án đầu tư phát triển thuộc các chương trình kinh tế lớn, hoặc các dự án đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cần đến sự hỗ trợ, khuyến khích đầu tư của Chính phủ nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng của Nhà nước. Trong bất kỳ nền kinh tế nào, dù là phát triển hay đang phát triển, luôn tồn tại các đối tượng khó có khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng thương mại do một số nguyên nhân như nhu cầu vốn lớn, thời gian hoàn vốn dài, rủi ro cao do đầu tư vào lĩnh vực sản phẩm mới hay vào các vùng khó khăn,.. Tuy nhiên, các đối tượng này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung nên không thể không được quan tâm đầu tư phát triển. Tùy thuộc vào mục đích phát triển trong mỗi thời kỳ, chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước sẽ tập trung tài trợ cho những ngành, vùng, đối tượng nhất định cần sự hỗ trợ phù hợp với nhu cầu kinh tế xã hội trong thời kỳ đó. Trong đó, sự hỗ trợ của Chính phủ - đặc biệt là sự hỗ trợ về vốn - là vô cùng cần thiết để thực hiện hiệu quả các dự án phát triển kinh tế xã hội đã đề ra.
  • 20. 13 Tuy nhiên, ở phần lớn các quốc gia trên thế giới, nhu cầu chi tiêu Ngân sách Nhà nước không ngừng tăng, trong khi nguồn thu ngân sách nhà nước lại tăng chậm hơn nên hầu hết quốc gia đều xảy ra tình trạng thâm hụt Ngân sách Nhà nước [28, tr.18]. Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia đang phát triển như nước ta. Ngân sách Nhà nước luôn trong tình trạng thu không đủ chi, bởi lẽ ngoài việc phải cấp vốn cho các hoạt động thiết yếu như duy trì hoạt động của Bộ máy Nhà nước, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, các vấn đề ô nhiễm môi trường, thiên tai, đói nghèo, ... Ngân sách Nhà nước còn phải chi cho các dự án đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở vật chất tiên tiến để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Có thể thấy, nhu cầu vốn thực hiện các dự án đầu tư phát triển như vậy trong tổng thể nền kinh tế quốc dân là vô cùng lớn. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính công là có hạn, Nhà nước không thể cấp phát vốn không hoàn lại hay hỗ trợ cho tất cả các dự án đầu tư phát triển. Do đó, việc Chính phủ chỉ định cho vay đối với một số dự án nhất định trước hết là nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn ngày càng lớn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển với sự giới hạn nguồn lực tài chính công, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, với nguyên tắc có hoàn lại của hoạt động cho vay, sự chỉ định cho vay thực hiện dự án của Chính phủ vừa đảm bảo dự án có được sự hỗ trợ về vốn, vừa làm giảm áp lực tài chính lên ngân sách Nhà nước, đồng thời có tác dụng nâng cao hiệu quả thực hiện dự án, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra. Bằng việc giao cho các tổ chức tín dụng thay mặt Nhà nước thực hiện hoạt động cho vay hỗ trợ các dự án phục vụ đầu tư phát triển, các tổ chức tín dụng sẽ có trách nhiệm quyết định cho vay hay không dựa trên sự thẩm định kỹ lưỡng, khách quan khả năng thu hồi vốn, hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đem lại, cũng như giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển nguồn vốn chi cho các dự án phát triển của Nhà nước. 1.1.2.3. Đặc điểm của hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ Một là, Chính phủ chỉ hỗ trợ cho vay đối với các dự án có hiệu quả kinh tế xã hội rõ ràng, có khả năng thu hồi vốn, phù hợp với quy hoạch và mục tiêu
  • 21. 14 ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Hoạt động cho vay thực hiện theo nguyên tắc không cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phối hợp bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, phù hợp với nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế. Hai là, hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ đa phần được thực hiện bằng hình thức cho vay trung và dài hạn, hướng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Ba là, hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ có một bên chủ thể là Nhà nước. Nhà nước chỉ định cho một hoặc một số cơ quan, tổ chức nhất định để thực hiện việc cho vay bằng nguồn vốn nhà nước đối với các dự án quan trọng cần đến sự hỗ trợ vốn. Bốn là, hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ không vì mục đích sinh lời mà gắn với việc điều tiết kinh tế vĩ mô và vấn đề quản lý hành chính theo chủ trương của Nhà nước. Do đó, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, cho vay là các đơn vị cơ quan của Nhà nước, được Nhà nước cấp vốn pháp định, cấp bù lãi suất, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng vẫn phải tuân thủ quy trình cho vay chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả xã hội của dự án, bảo toàn nguồn vốn chi cho đầu tư và phần nào có hiệu quả tài chính. Năm là, hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ thể hiện sự khuyến khích, hỗ trợ rất lớn đối với các dự án được chỉ định vay đặc biệt là được áp dụng các điều kiện vay ưu đãi như: ưu đãi lãi suất thấp hơn so với lãi suất thị trường, giá trị khoản cho vay lớn, thời gian cho vay và thời hạn trả nợ vốn vay dài,... Sáu là, hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ có tính lịch sử. Việc can thiệp của Nhà nước vào hoạt động vay và cho vay trong nền kinh tế chỉ nên tồn tại và phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đất nước [16, tr.14]. Khi nền kinh tế đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, chuyển sang nền kinh tế thị trường, cần thu hẹp dần phạm vi các dự án chỉ định cho vay, tiến tới xóa bỏ sự can thiệp của Nhà nước trong nền kinh tế nói chung. Hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, rất cần có sự quản lý của nhà nước cũng như Chính phủ. Tuy nhiên, việc can thiệp hành chính đối với các mức lãi suất cho
  • 22. 15 vay hay việc cho vay theo chỉ định của Chính phủ sẽ làm giảm tính tự chủ cũng như hiệu quả hoạt động cho vay, không tạo được sự bình đẳng và môi trường cạnh tranh lành mạnh đối với các thành phần kinh tế, các vùng miền,… Sự can thiệp của Nhà nước chỉ nên dừng ở góc độ quản lý vĩ mô, xây dựng chính sách phát triển cũng như tạo hành lang pháp lý cho hoạt động cho vay đầu tư. Có như vậy, nền kinh tế mới có thể phát triển lành mạnh, bền vững và cạnh tranh tự do trong khuôn khổ của pháp luật. 1.1.2.4. Vai trò của hoạt động cho vay đối với các dự án được Chính phủ chỉ định Hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý vĩ mô, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Vai trò này được thể hiện thông qua hiệu quả của các dự án được Chính phủ chỉ định cho vay. Thứ nhất, cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ góp phần hỗ trợ tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Việc chỉ định cho vay là một cách để Nhà nước tham gia quản lý và điều tiết nền kinh tế. Thông qua nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, lĩnh vực kinh tế trọng điểm quốc gia, lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao,… có tác dụng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng lãnh thổ và quốc gia theo hướng tăng trưởng bền vững. Các dự án này yêu cầu quy mô khoản vay rất lớn với thời gian hoàn vốn dài đi kèm với độ rủi ro cao, do đó, đối với các loại dự án này, việc sử dụng hoàn toàn nguồn vốn vay thương mại là không khả thi và nhiều dự án sẽ không thể thực hiện do lãi suất vay ngoài thị trường cao hơn nhiều lần lãi suất vay ưu đãi và yêu cầu tài sản đảm bảo tương ứng với giá trị vay. Bởi vậy, khoản vay hỗ trợ từ Nhà nước là vô cùng cần thiết để khuyến khích và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lâu dài từ việc thực hiện các dự án này.
  • 23. 16 Thứ hai, cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ nhằm động viên, thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm thị trường, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa, giảm bớt nhập siêu. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực này đòi hỏi đầu tư cho công nghệ cao với quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn dài, rủi ro lớn,… Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua việc chỉ định vay vốn thì sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng thương mại. Thứ ba, việc cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ nhằm cung cấp vốn cho đầu tư phát triển các dự án ở các khu vực, vùng, ngành khó khăn nhằm khai thác tài nguyên tại chỗ, giải quyết việc làm, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, tạo nên sự ổn định chung của đất nước và tạo môi trường cho sự phát triển bền vững. Trong nền kinh tế luôn có một số đối tượng được coi là đặc biệt khó khăn, cần sự hỗ trợ ở một mức độ nhất định. Đó có thể là các dự án phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy lợi, giao thông ở vùng sâu vùng xa; các ngành sản xuất truyền thống,… Đặc điểm của các loại dự án này là: chứa đựng rủi ro lớn, tỷ lệ sinh lời thấp, thời gian hoàn vốn dài, tài sản đảm bảo không có hoặc khó định giá trên thị trường. Nhìn chung, đây là những đối tượng khách hàng khó có khả năng vay vốn từ các tổ chức tín dụng thông thường hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, xét về mặt quản lý vĩ mô, những dự án này lại có ý nghĩa quan trọng và đem lại lợi ích kinh tế - xã hội đáng kể cho nền kinh tế bởi nó hướng đến lợi ích xã hội, vì cộng đồng, phát triển bền vững. Khi đó, việc cho vay ưu đãi của Nhà nước sẽ đóng vai trò như “người cho vay cuối cùng” khi dự án không có khả năng nhận được tài trợ từ các nguồn vốn khác [28, tr.21]. Nhƣ vậy, có thể thấy vai trò đặc biệt của việc cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tuy nhiên, nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước có giới hạn nhất định, do đó, Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn cần thiết cho các dự án không có khả năng vay được vốn. Bên cạnh đó, việc thẩm định và đánh giá hiệu quả, khả năng thu hồi vốn của dự án cũng đặc biệt quan trọng nhằm bảo toàn nguồn vốn cho vay đầu tư của Nhà nước đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án có khả năng đem lại.
  • 24. 17 1.2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ. 1.2.1. Khái niệm pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ. Mọi hoạt động cho vay nói chung cũng như hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ nói riêng đều được pháp luật điều chỉnh. Xuyên suốt quá trình cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ là việc các bên chủ thể thực hiện mọi hoạt động vay và cho vay trên cơ sở tuân thủ các quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Nhìn chung, pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ. Theo đó, pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ bao gồm hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những vấn đề sau: - Về mục tiêu: các quy định của pháp luật nhằm quản lý và điều chỉnh những mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ. - Về nguồn luật điều chỉnh: pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ được ghi nhận chủ yếu trong các văn bản pháp luật như: Luật ngân sách nhà nước năm 2014, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Luật đầu tư công 2014, Luật đầu tư năm 2014, Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Nghị định 75/2011/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/05/2013 của Chính phủ về việc bổ sung Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • 25. 18 - Về nội dung: pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ bao gồm tổng thể những quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện. Xét ở khía cạnh này, pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ đã quy định rất rõ các vấn đề có liên quan đến hoạt động cho vay dự án theo chỉ định, bao gồm những quy định chung về các dự án được chỉ định cho vay, điều kiện cho vay, nguồn vốn cho vay, các điều kiện ưu đãi cho vay như lãi suất, mức vốn cho vay, thời hạn cho vay,...cũng như các quy định cụ thể về thu nợ và lãi vay, các biện pháp xử lý rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động cho vay. Trong đó, pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ cũng thể hiện rất rõ sự khác biệt cơ bản trong các quy định về cấp vốn từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức tín dụng được chỉ định vay, cụ thể là giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với các Ngân hàng thương mại khi cho vay theo chỉ định. Có điều này bởi Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập với mục tiêu thực hiện các chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước, và do đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam ngoài việc được cấp vốn cho vay các dự án theo chỉ định, còn nhận được sự cam kết của Chính phủ về cấp bù lãi suất và bảo lãnh trả nợ thay đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại hoạt động theo nguyên tắc thị trường kinh doanh bình đẳng nhằm mục tiêu sinh lời. Đối với các dự án mà Chính phủ chỉ định cho vay (như dự án cho vay đóng tàu đánh bắt xa bờ hay các dự án cho vay nhà ở xã hội,..), các ngân hàng thương mại cho vay trên nguyên tắc đảm bảo thu được một phần lợi nhuận và có sự cam kết cấp bù lãi suất từ ngân sách nhà nước cho các dự án này. Tuy nhiên, việc cho vay dự án theo chỉ định tại ngân hàng thương mại không nhận được sự cam kết trả nợ thay từ ngân sách nhà nước trong trường hợp dự án không thu hồi được nợ. Ngân hàng thương mại phải chịu rủi ro trong các quyết định cho vay của mình, điều này dẫn tới các quy định pháp luật về chỉ định các ngân hàng thương mại cho vay không thực sự hiệu quả khi áp dụng thực tế. Có thể thấy, các quy định của pháp luật đã bao quát các vấn đề có khả năng phát sinh trong quan hệ vay và cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ nói riêng, cũng như các quan hệ cho vay nói chung trong nền kinh tế. Việc tuân thủ quy định của pháp luật trong quản lý hoạt động cho vay
  • 26. 19 này là vô cùng cần thiết, vừa tạo cơ hội hỗ trợ vốn cần thiết cho các đối tượng đặc biệt, đồng thời đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế. 1.2.2. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ Trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng nói chung, và hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ nói riêng, điều chỉnh bằng pháp luật là vô cùng quan trọng và cần thiết. “Thực tế đã cho thấy, trong bất cứ chế độ kinh tế nào cũng cần có sự điều tiết của nhà nước bằng pháp luật.” như tác giả GS.TS Lê Minh Tâm đã từng nhận định trong bài viết “Pháp luật – yếu tố quan trọng bảo đảm tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững” [12, tr.39]. Hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng được coi là hoạt động đặc thù của nền kinh tế, luôn tồn tại những tiềm ẩn những rủi ro mang tính dây chuyền. Xuất phát từ nhu cầu bảo đảm an toàn nguồn vốn của Nhà nước chi cho đầu tư phát triển thông qua hoạt động cho vay theo chỉ định cũng như bảo vệ tài sản của tổ chức, cá nhân gửi tiền vào tổ chức tín dụng cho vay, việc điều chỉnh bằng pháp luật là cần thiết nhằm đảm bảo tạo môi trường pháp lý minh bạch, thống nhất trong hoạt động cho vay dự án theo chỉ định của Chính phủ. Như đã phân tích, bản thân các dự án được Chính phủ chỉ định cho vay vốn là những dự án thuộc ngành, lĩnh vực trọng điểm, chương trình kinh tế lớn, hoặc cho vay dự án tại các vùng khó khăn,…Các dự án này có mức đầu tư lớn, thời gian dài và thường hướng đến mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, mặc dù được nhận nhiều ưu đãi, hỗ trợ, đặc biệt là về nguồn vốn thực hiện, nhưng hiệu quả tài chính (nếu có) mà dự án mang lại sau khi được hoàn thành thường không đáng kể và chỉ đạt được sau khoảng thời gian dài dự án đi vào hoạt động. Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoàn trả nợ vay của chủ đầu tư dự án, do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn nguồn vốn của tổ chức được chỉ định cho vay bởi thời gian để thu hồi vốn vay là rất dài. Chính bởi vậy, những quy định cụ thể của pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ là vô cùng cần thiết nhằm bảo đảm nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua hoạt động cho vay đạt hiệu quả và có thể thu hồi.
  • 27. 20 Các quy định của pháp luật đã tạo lập một khung pháp lý an toàn, theo đó, tổ chức được chỉ định cho vay dựa trên những quy định cụ thể về điều kiện cho vay để xác định giới hạn vay an toàn, các mức ưu đãi tùy thuộc vào khả năng và hiệu quả dự án đem lại cũng như các biện pháp giám sát sử dụng vốn vay, bảo đảm thu hồi khoản vay, đồng thời trên cơ sơ thẩm định hồ sơ vay dự án, lên kế hoạch xử lý rủi ro nếu có nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về mặt tài chính. Việc tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ là vô cùng cần thiết, góp phần giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra thông qua kiểm tra giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy trình của hoạt động cho vay, các quy định về hạn mức cho vay, lãi suất ưu đãi tối đa,... nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn cho tổ chức được chỉ định cho vay trong đó có nguồn vốn Nhà nước chi cho đầu tư phát triển cũng như vốn huy động từ tổ chức cá nhân khác vào tổ chức tín dụng cho vay, đồng thời đảm bảo dự án đạt được hiệu quả kinh tế xã hội tương xứng với sự ưu đãi của Nhà nước [19]. Tóm lại, việc điều chỉnh hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ bằng các quy định của pháp luật là vô cùng cần thiết nhằm tạo ra hành lang pháp lý để kiểm soát, đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ nói riêng và hoạt động cho vay nói chung. Đồng thời ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể tham gia quan hệ cho vay thực hiện dự án đó, tạo áp lực về mặt hiệu quả tài chính cho chủ dự án, tránh tình trạng tham nhũng lãng phí như trong cơ chế cấp phát vốn không hoàn lại cho các dự án của nhà nước trước kia. 1.2.3. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ. Các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ được quy định hết sức cụ thể rõ ràng, nhằm tạo thuận lợi cho các chủ dự án cũng như các tổ chức tín dụng, đơn vị được chỉ định cho vay áp dụng pháp luật một cách thống nhất, đảm bảo công bằng cho các đối tượng vay, đạt hiệu quả kinh tế xã hội tốt nhất mà dự án có khả năng đem lại. Nội dung của pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ
  • 28. 21 được xây dựng dựa trên những quy định chung và những đặc điểm riêng có của nó, khác với hoạt động cho vay thông thường, nhưng vẫn tập trung vào các nội dung chính sau: 1.2.2.1. Quy định về các dự án mà Chính phủ chỉ định cho vay Thứ nhất, quy định về đối tượng cho vay Theo quy định tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP ban hành ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, đối tượng được Chính phủ chỉ định cho vay là các chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP, cụ thể: Bảng 2.1. Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tƣ (ban hành kèm theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ) STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC GIỚI HẠN QUY MÔ I KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI (Không phân biệt địa bàn đầu tƣ) 1. Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt Nhóm A, B 2 Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện và các cụm công nghiệp làng nghề Nhóm A, B 3 Dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê, dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thue, dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nhóm A, B và C 4 Dự án đầu tư hạ tầng, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới và thiết bị trong lĩnh vực xã hội hóa: giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường thuộc Danh mục hưởng chính sách khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nhóm A, B
  • 29. 22 5 Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghiệp hỗ trợ, khu chế xuất, khu công nghệ cao Nhóm A, B II NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (Không phân biệt địa bàn đầu tƣ) 1 Dự án nuôi, trồng thủy, hải sản gắn với chế biến công nghiệp Nhóm A, B 2 Dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp Nhóm A, B 3 Dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với chế biến công nghiệp Nhóm A, B III CÔNG NGHIỆP (Không phân biệt địa bàn đầu tƣ) 1 Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản - Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn tấn/năm - Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5 nghìn tấn/năm - Sản xuất bột màu đioxit titan có công suất tối thiểu 20 nghìn tấn/năm Nhóm A, B 2 Dự án đầu tư sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vắc xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS; sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP Nhóm A, B 3 Dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng: gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo Nhóm A, B 4 Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ, với công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50MW thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn Nhóm A, B 5 Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nhóm A, B và C 6 Dự án thuộc danh mục các ngành công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nhóm A, B và C IV Các dự án đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, dự án tại vùng đồng bào dân tộc khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc chƣơng trình 135 Nhóm A, B và C
  • 30. 23 và các xã biên giới thuộc chƣơng trình 120, các xã vùng bãi ngang (không bao gồm dự án thủy điện, nhiệt điện, sản xuất xi măng, sắt thép; dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt và cầu đường sắt) V Các dự án cho vay theo hiệp định Chính phủ, các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ; Các dự án cho vay theo chƣơng trình mục tiêu sử dụng vốn nƣớc ngoài Nhóm A, B Thứ hai, quy định về điều kiện cho vay Điều kiện vay vốn là yếu tố cơ bản để tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay. Không phải bất cứ dự án nào được chỉ định thì tổ chức tín dụng cũng cho vay mà dự án đó phải đáp ứng những điều kiện nhất định pháp luật đề ra nhằm tối đa hóa hiệu quả cho vay và thực hiện dự án. Các dự án thuộc Danh mục vay vốn tín dụng đầu tư mà Chính phủ chỉ định cho vay phải đáp ứng các điều kiện chung của pháp luật về cho vay vốn của tổ chức tín dụng như: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết,… . Ngoài ra, các dự án này còn cần đáp ứng những điều kiện chặt chẽ về xây dựng, quản lý dự án đầu tư công theo Luật đầu tư công năm 2014, cũng như các điều kiện cho vay dự án đầu tư quy định tại Điều 6 Nghị định 75/2011/NĐ-CP, đó là: - Các dự án thuộc đối tượng được cho vay ưu đãi theo chỉ định của Chính phủ. - Thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật - Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, có hiệu quả bảo đảm trả được nợ, được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay - Chủ đầu tư có vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% và phải bảo đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, các điều kiện tài chính cụ thể của phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.
  • 31. 24 - Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn - Chủ đầu tư phải thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập Có thể thấy, pháp luật quy định khá chặt chẽ về điều kiện cho vay đối với các dự án và bản thân các chủ đầu tư dự án là nhằm đảm bảo khả năng hoàn thành dự án, đạt được hiệu quả kinh tế xã hội đã đề ra, và đồng thời đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay của chủ đầu tư dự án. 1.2.2.2. Các quy định về điều kiện tín dụng cơ bản của khoản vay Thứ nhất, quy định về mức vốn vay Tổ chức tín dụng được chỉ định cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay. Các dự án được chỉ định cho vay của Chính phủ có đặc điểm chung là nhu cầu vay vốn lớn, trong khi đó, sự tài trợ của Chính phủ thường chỉ ở mức giới hạn nhất định và phải tài trợ cho nhiều nhu cầu khác nhau của nền kinh tế. Do vậy, nhiều trường hợp, vốn vay ở các tổ chức tín dụng được Chính phủ chỉ định chiếm tỷ trọng lớn nhưng không phải đã đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn của dự án. Điều 7 Nghị định 75/2011/NĐ-CP quy định “mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động)”. Mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi chủ đầu tư không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng được chỉ định cho vay. Đối với những trường hợp đặc biệt, chủ đầu tư dự án nhất thiết phải vay với mức cao hơn mức tối đa nêu trên, tổ chức tín dụng được chỉ định cho vay báo cáo Bộ tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức vốn cho vay. Ngoài ra, chủ đầu tư dự án có thể căn cứ vào nhu cầu vốn của từng giai đoạn và trên cơ sở khoản vay ưu đãi của Chính phủ để xin vay vốn tại các ngân hàng khác để bổ sung nguồn tài trợ cho việc thực hiện dự án. Thứ hai, quy định về mục đích sử dụng vốn vay Mục đích sử dụng vốn vay là một trong những nội dung quan trọng trong quyết định cho vay của tổ chức tín dụng. Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp
  • 32. 25 pháp và chủ đầu tư vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết khi vay vốn. Việc ghi nhận cụ thể mục đích sử dụng vốn vay trong hợp đồng tín dụng là căn cứ để tổ chức tín dụng cho vay tiến hành giải ngân vốn vay theo thỏa thuận và kiểm tra giám sát việc thực hiện dự án đúng mục đích cho vay, tránh trường hợp chủ đầu tư sử dụng vốn vay sai mục đích, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án. Các dự án vay vốn theo chỉ định của Chính phủ thì mục đích sử dụng vốn vay được thực hiện theo quyết định của Chính phủ, thông thường là để đầu tư vào các hạng mục công việc của dự án theo quyết định đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Mục đích sử dụng vốn vay của dự án cho vay theo chỉ định phải phù hợp với quyết định phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền. Thứ ba, quy định về lãi suất cho vay Lãi suất cho vay các dự án theo chỉ định thấp hơn lãi suất cho vay trên thị trường, phản ánh sự hỗ trợ của Chính phủ đối với các dự án nhưngvẫn phải đảm bảo bù đắp các chi phí liên quan đến hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Lãi suất cho vay đối với các dự án đầu tư thuộc đối tượng được chỉ định căn cứ theo mức lãi suất ưu đãi mà Bộ Tài chính quy định hoặc theo mức lãi suất cụ thể theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp đặc biệt, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện đầu tư phát triển cho các dự án thuộc đối tượng được ưu đãi. Lãi suất cho vay phải được ghi trong hợp đồng tín dụng. Mức lãi suất đối với các dự án cho vay thực hiện theo chỉ định Chính phủ này có thể được điều chỉnh dựa trên lãi suất vay được Bộ Tài chính công bố trong từng thời kỳ theo từng lần giải ngân. Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi khoản giải ngân bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn đối với từng khoản giải ngân [5, Điều 10]. Thứ tư, quy định về thời hạn cho vay Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN: “thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng”. Thời hạn cho vay các dự án theo chỉ định được căn cứ vào nhu cầu vay vốn của chủ đầu tư, quy mô của dự án, thời hạn thu hồi vốn và khả năng trả nợ
  • 33. 26 của khách hàng để thỏa thuận thời hạn cho vay tùy thuộc vào từng dự án nhưng không quá 12 năm [5, Điều 8]. Thứ năm, quy định về thời hạn ân hạn, thời hạn trả nợ, kỳ hạn trả nợ Các quy định về thời hạn ân hạn, thời hạn trả nợ là những quy định cần thiết để đảm bảo tổ chức tín dụng thu hồi được nợ, cụ thể: “Thời hạn ân hạn là khoảng thời gian tính từ khi ký kết hợp đồng tín dụng đến khi chủ đầu tư dự án chưa phải trả nợ gốc; nhưng phải trả nợ lãi” [5, khoản 4 Điều 3]. “Thời hạn trả nợ được hiểu là khoảng thời gian từ khi trả nợ khoản vay lần đầu tiên cho đến khi trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng” [5, khoản 5 Điều 3]. “Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian quy định cho từng lần trả nợ trong thời hạn trả nợ” [5, khoản 6 Điều 3]. Thời hạn ân hạn và thời hạn trả nợ là một trong những quy định đặc biệt được áp dụng khi tổ chức tín dụng cho vay các dự án được chỉ định và thể hiện chính sách ưu đãi của Chính phủ. Khoảng thời gian ân hạn là sự ưu đãi cần thiết và hiệu quả để dự án có bước khởi đầu thuận lợi nhằm hoàn thành dự án theo đúng mục tiêu, tiến độ đã định. Thời hạn ân hạn được xác định phù hợp với thời gian xây dựng dự án. Thời hạn ân hạn được quy định đối với của từng dự án là khác nhau. Trong thời hạn ân hạn, chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc vốn vay, nhưng phải trả nợ lãi trừ trường hợp có quy định riêng theo chỉ định của Chính phủ [5, khoản 2 Điều 24]. Thứ sáu, quy định về hình thức bảo đảm tiền vay Chủ đầu tư được vay vốn theo chỉ định Chính phủ phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy dịnh của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, sử dụng tài sản hình thành trong tương lai và các biện pháp bảo đảm khác (nếu có) theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp chủ đầu tư dự án không có khả năng hoàn trả tiền vay, tổ chức tín dụng cho vay có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ [5, Điều 23].
  • 34. 27 1.2.2.3. Quy định về quy trình cho vay và các quy định khác Quy trình cho vay vốn là tổng hợp các bước cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi tổ chức tín dụng quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Dựa trên những điều kiện của mình thì các tổ chức tín dụng sẽ thiết kế những quy trình cho vay cụ thể, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Thông thường, quy trình cho vay vốn sẽ có những giai đoạn cơ bản, đó là: tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn (thẩm định chủ đầu tư và thẩm định dự án); ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay vốn; ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có) và các thủ tục nghiệp vụ khác; tiến hành giải ngân khoản vay và kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay; thu hồi nợ (gốc và lãi) và xử lý rủi ro trong trường hợp cần thiết. Đối với các khoản vay dự án theo chỉ định, quy trình vay vốn cần được xây dựng một cách chặt chẽ, trong đó đặc biệt chú trọng thẩm định về hiệu quả kinh tế - xã hội, phương án tài chính của dự án vay vốn, đồng thời chú trọng kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay, đảm bảo vốn vay đúng mục đích theo quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, tránh lãng phí, thất thoát vốn vay. Một là, các quy định về thẩm định hồ sơ vay vốn Thẩm định hồ sơ vay vốn là tất cả những hành vi mang tính nghiệp vụ pháp lý do tổ chức tín dụng thực hiện như kiểm tra, rà soát lại các nội dung của dự án để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và khả năng hoàn trả vốn vay của dự án, trên cơ sở đó mà quyết định cho vay hay không. Thông thường, thẩm định hồ sơ của các tổ chức tín dụng sẽ do một bộ phận chuyên môn, chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định và lập báo cáo thẩm định hồ sơ cho vay vốn. Báo cáo này được trình lên cho người quản lý có thẩm quyền xem xét, quyết định việc có hay không cho vay. Với tính đặc biệt quan trọng của công tác thẩm định hồ sơ bởi nó quyết định trực tiếp đến chất lượng khoản vay, khả năng hoàn trả của khách hàng vay cũng như chất lượng thực hiện dự án, do đó, pháp luật đòi hỏi tổ chức tín dụng cho vay phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc bảo đảm tính độc lập, phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay “Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá
  • 35. 28 nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay” [24, khoản 1 Điều 15]. Đối với các dự án cho vay vốn theo chỉ định của Chính phủ được nhận nhiều điều kiện vay ưu đãi nên yếu tố thẩm định hồ sơ vay là đặc biệt có ý nghĩa. Theo khoản 4 Điều 26 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, trước khi cho vay các dự án thuộc đối tượng được chỉ định, các tổ chức tín dụng “thẩm định hiệu quả của dự án hoặc phương án vay vốn, nếu xét thấy không có hiệu quả, không có khả năng hoàn trả nợ vay cả gốc và lãi thì báo cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định”. Các dự án này thường nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội nên sẵn sàng chấp nhận dự án đạt được hiệu quả tài chính thấp, thậm chí phân tích các chỉ tiêu sơ sài, không dự báo được những biến động trong dài hạn của dự án. Vì vậy, việc thẩm định kỹ lưỡng những nội dung cơ bản của dự án nhằm hạn chế tổn thất, bổ sung các biện pháp bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của dự án, tạo ra căn cứ giải ngân và kiểm tra việc sử dụng vốn. Để đảm bảo tính khách quan và phù hợp với hoạt động cho vay đối với các dự án được chỉ định này, tổ chức tín dụng cần tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn một cách chặt chẽ, tuân thủ các quy định chung của pháp luật về cho vay cũng như tuân thủ quy trình thẩm định cụ thể của ngân hàng mình về thẩm định năng lực chủ đầu tư dự án và thẩm định dự án - bao gồm: sự cần thiết của việc đầu tư; dự án có đủ điều kiện và thuộc đối tượng cho vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ về các trường hợp được từ nguồn vốn ưu đãi; các mục tiêu của dự án; công nghệ và ảnh hưởng của dự án đối với môi trường; hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; phương án trả nợ vốn vay của dự án, rủi ro của dự án;… Hai là, các quy định về ký hợp đồng tín dụng Sau khi có quyết định chấp thuận cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng. Theo quy định tại Điều 17 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN “Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đich sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức
  • 36. 29 bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận” Về hình thức, hợp đồng tín dụng phải được lập và ký kết dưới hình thức văn bản – là căn cứ pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên và giải quyết các tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng cho vay vốn. Theo quy định hiện hành, hình thức của hợp đồng tín dụng có thể bao gồm văn bản viết và văn bản điện tử. Hợp đồng tín dụng được xác lập thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. Các hợp đồng điện tử được coi là có giá trị pháp lý như văn bản viết trong quá trình giao dịch. Về nội dung, hợp đồng tín dụng có nội dung là tổng thể các điều khoản do các bên chủ thể của quan hệ vay vốn cam kết với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, đúng pháp luật. Các điều khoản này thể hiện ý chí của các bên trong việc thực hiện hợp đồng, đồng thời làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi bên chủ thể của hợp đồng tín dụng. Nội dung của hợp đồng tín dụng về việc cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định Chính phủ bên cạnh việc tuân thủ các quy định chung về cho vay của tổ chức tín dụng như trong Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, cũng có những điểm khác biệt nhất định sao cho phù hợp với từng dự án cho vay và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Chính phủ đề ra. Ba là, các quy định về giải ngân, giám sát vốn vay và trả nợ vay Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng cho vay đầu tư dự án, các bên chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng tín dụng đã ký. giải ngân vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký. Quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của từng bên chủ thể trong hợp đồng tín dụng là vô cùng cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý ràng buộc đối với các bên giao kết hợp đồng. Đối với tổ chức tín dụng cho vay: thông báo kế hoạch giải ngân và tiến hành giải ngân cho dự án, trên cơ sở thỏa thuận đã ký với chủ đầu tư và tiến độ thực hiện dự án. Tổ chức tín dụng lên kế hoạch kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo hợp đồng đã ký, phù hợp với tính chất khoản vay, nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện vốn vay đúng mục đích và khả năng thu hồi vốn vay.
  • 37. 30 Đối với chủ đầu tư dự án vay vốn: có trách nhiệm trả nợ đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký. Đối với các dự án cho vay theo chỉ định của Chính phủ có quy định về thời gian ân hạn thì trong khoảng thời gian ân hạn, chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi, trừ trường hợp có quy định khác. Nếu đến hạn trả nợ, chủ đầu tư không trả được nợ vay của kỳ hạn đó như đã cam kết thì số nợ gốc và lãi chậm trả phải chịu mức lãi suất quá hạn theo quy định. Nhìn chung, các quy định về quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng tín dụng, quy định về giải ngân vốn áp dụng cho các khoản vay dự án theo chỉ định Chính phủ là tương tự như đối với cho vay của các tổ chức tín dụng khác, tuy nhiên, đặc biệt chú trọng giải ngân theo từng giai đoạn đúng với mục đích trong kế hoạch đầu tư dự án được phê duyệt tại quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Bốn là, các quy định về rủi ro và xử lý rủi ro Trên thực tế, các khoản vay dự án theo chỉ định của Chính phủ thường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy, pháp luật có những quy định về các trường hợp rủi ro và biện pháp xử lý rủi ro được áp dụng. Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 75/2011/NĐ-CP, các rủi ro được xem xét để xử lý nợ tín dụng đầu tư và các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định và các gồm: “a, Rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, chiến tranh trực tiếp gây thiệt hại tài sản của chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư bị phá sản, giải thể; b, Khó khăn về tài chính của các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn khi chuyển đổi sang mô hình đa sở hữu; c, Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 2. Các biện pháp xử lý rủi ro được xem xét áp dụng gồm: gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ (gốc, lãi) và bán nợ.” Bên cạnh đó, để thực hiện quy định về xử lý rủi ro khi cho vay các dự án theo chỉ định một cách hiệu quả, Điều 25 Nghị định 75/2011/NĐ-CP quy định Ngân hàng Phát triển Việt Nam được lập Quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro do các chủ đầu tư không trả được nợ. Mức trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Việc phân loại nợ làm cơ sở xử lý rủi ro phải được thực hiện theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • 38. 31 Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và quyết định các biện pháp xử lý rủi ro trong từng trường hợp nhằm đảm bảo an toàn vốn của tổ chức tín dụng cho vay cũng như giảm thiểu thiệt hại cho chủ đầu tư dự án. 1.3. CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI ĐẾN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ. 1.3.1. Chính sách tín dụng của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ Chính sách tín dụng của Nhà nước là nhân tố quan trọng chi phối đến các quy định về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ. Cho vay thực hiện dự án theo chỉ định Chính phủ là một trong những cách thức mà Nhà nước can thiệp vào hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế với mục đích hỗ trợ có định hướng cho một số ngành nghề lĩnh vực nhất định, các đối tượng đặc biệt,… theo chính sách tín dụng Nhà nước trong từng thời kỳ. Chính vì vậy, các quy định về cho vay thực hiện dự án theo chỉ định Chính phủ bên cạnh việc tuân thủ các quy định chung về cho vay của các tổ chức tín dụng còn phải phù hợp với chính sách tín dụng Nhà nước nhằm đảm bảo hỗ trợ có hiệu quả cho các dự án phát triển kinh tế xã hội. Chính sách tín dụng của Nhà nước bao gồm chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu (tín dụng đầu tư phát triển), chính sách tín dụng cho các đối tượng chính sách. Đây là chính sách thể hiện sự ưu tiên của Chính phủ đối với một số ngành, lĩnh vực, đối tượng đặc biệt. Đó là một bộ phận của chính sách đầu tư phát triển của các cơ quan Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế của Nhà nước; phản ánh quan hệ vay – trả giữa một bên là các cơ quan quản lý Nhà nước với các thể nhân khác trong nền kinh tế, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định [28, tr.44]. Các nội dung của chính sách tín dụng nhà nước gồm: + Chính sách ngành, vùng, lĩnh vực đầu tư quy định các đối tượng được tiếp nhận vốn tín dụng nhà nước trong từng thời kỳ nhất định + Các hình thức của tín dụng nhà nước bao gồm cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, cho vay xuất khẩu, bảo lãnh vay vốn
  • 39. 32 + Chính sách về điều kiện tín dụng bao gồm các điều kiện về đối tượng tiếp nhận tín dụng, thủ tục đầu tư, về năng lực của chủ đầu tư, về đảm bảo tiền vay, về kiểm tra và giám sát vốn vay. Nhìn chung, các chính sách này tương tự như cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng khác vì đó là kỷ luật tín dụng, điểm khác biệt là các dự án phải thuộc đối tượng do Chính phủ quy định + Chính sách hạn mức là quy định về mức cấp tín dụng tối đa đối với từng dự án. Đây là chính sách liên quan chặt chẽ đến sự an toàn của tổ chức cấp tín dụng. + Chính sách khuyến khích (hỗ trợ) là những ưu đãi liên quan đến khoản tín dụng mà dự án được hưởng. Chính sách này tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa tín dụng nhà nước và tín dụng thương mại, đồng thời thể hiện vai trò “lấp chỗ trống” của tín dụng nhà nước đối với các dự án không nhận được sự mời gọi từ các tổ chức cấp tín dụng thương mại [28, tr.45]. + Chính sách quản lý rủi ro là những quy định để đảm bảo an toàn cho khoản vốn được giải ngân cũng như an toàn cho tổ chức cấp tín dụng và đằng sau đó là hạn chế gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đây là chính sách đảm bảo sự thành công của khoản tín dụng nhà nước trong hoàn cảnh khả năng dự án không hoàn trả được đầy đủ và đúng hạn số nợ là rất cao, đặc biệt là các dự án có vốn đầu tư lớn, đa mục tiêu và mục tiêu hiệu quả tài chính rất dễ bị vi phạm Việc chỉ định cho tổ chức tín dụng cho vay vốn thực hiện dự án chứ không phải cấp phát hay cho không, nên khoản vốn cho vay phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện khách quan như: - Cấp tín dụng theo chương trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cho mọi thành phần kinh tế; - Tài trợ cho các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có hiệu quả kinh tế xã hội, đảm bảo hoàn trả được vốn vay; - Đối tượng nhận tín dụng phải có dự án hiệu quả, cam kết sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn, chịu sự giám sát của tổ chức cấp tín dụng. Có thể thấy, việc xây dựng và áp dụng các quy định cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định Chính phủ phù hợp với chính sách tín dụng nhà nước trong từng thời kỳ là vô cùng quan trọng bởi lẽ nó tạo sự đồng bộ thống nhất cho
  • 40. 33 hoạt động quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước, tạo sự rõ ràng, minh bạch cho các chủ đầu tư muốn đầu tư, đóng góp thực hiện các dự án vì mục tiêu phát triển chung, đồng thời khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức tín dụng được chỉ định cho vay nhằm phát huy tối đa các nguồn vốn để thực hiện dự án. 1.3.2. Chính sách tín dụng của tổ chức tín dụng cho vay Bên cạnh chính sách chung của Nhà nước, chính sách cho vay của tổ chức tín dụng cũng là nhân tố quan trọng chi phối đến việc xây dựng các quy định cho vay thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ. Chính sách tín dụng là văn bản cung cấp cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý ngân hàng những đường lối chỉ đạo cụ thể trong việc ra quyết định cho vay và xây dựng danh mục cho vay. Nó bao gồm các phương thức cấp tín dụng, quy mô hạn mức vốn cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ, hình thức bảo đảm tiền vay,.. [28, tr.50]. Một số yếu tố cơ bản liên quan đến chính sách tín dụng đối với các dự án gồm: Về phương thức cấp tín dụng, tùy thuộc vào đặc điểm của từng dự án mà tổ chức tín dụng quyết định phương thức tài trợ phù hợp. Về lãi suất cho vay, các khoản vay theo chỉ định đa phần là cho vay trung và dài hạn nên sự biến động của lãi suất cho vay trong thời gian sử dụng vốn là không tránh khỏi. Lãi suất cho vay được Bộ Tài chính xem xét và điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn của dự án, phù hợp với tình hình cân đối nguồn vốn và chi phí cho vay dự án của tổ chức tín dụng. Về vấn đề đảm bảo tiền vay, trong cho vay trung và dài hạn, việc yêu cầu tài sản bảo đảm khi cho vay là rất quan trọng để tổ chức tín dụng trang trải một phần tổn thất có thể xảy ra nếu dự án cho vay không thể thu hồi nợ. Phần lớn các dự án được chỉ định cho vay là các dự án đầu tư vào lĩnh vực mới, trọng điểm, hoặc các đối tượng đặc biệt,.. do vậy, tài sản mà các chủ đầu tư dùng để bảo đảm khi vay vốn là tài sản hình thành từ vốn vay – các tài sản này chưa hiện hữu, khó định giá, khó thanh lý để thu hồi nợ. Khi đó, đa phần các tổ chức tín dụng được chỉ định sẽ yêu cầu Chính phủ đứng ra đảm bảo cho khoản vay thông qua việc cam kết mua lại các khoản nợ nếu có hoặc bù đắp một phần tổn thất của tổ chức tín dụng thì dự án mới có thể được vay vốn.