SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 106
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ KIM HOA
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT LƢỢNG
NƢỚC THẢI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ KIM HOA
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT LƢỢNG
NƢỚC THẢI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH ĐỨC HƢNG
HÀ NỘI - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, dữ liệu nêu trong Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận của Luận văn
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu
khoa học nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Thị Kim Hoa
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp tại
Học viện Hành chính, em luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của
các thầy cô trong Ban Giám đốc Học viện và toàn thể các thầy cô giáo trong
Học viện. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và xin trân trọng cám ơn các thầy
cô, đặc biệt TS. Trịnh Đức Hưng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này;
- Tôi xin trận trọng cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng Ban Quản lý
các KCN, Cục Thống kê tỉnh Nam định, Sở TN & MT tỉnh Nam Định đã nhiệt
tình cung cấp số liệu, tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn;
- Xin cảm ơn người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, tạo điều kiện chia sẻ, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
công tác, nghiên cứu khoa học và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2017
Tác giả: Lê Thị Kim Hoa
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚCVỀ CHẤT
LƢỢNG NƢỚC THẢI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP...................................... 7
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn............................................. 7
1.1.1. Nước thải........................................................................................................7
1.1.2. Khái niệm chất lượng nước thải................................................................ 12
1.1.3. Khái niệm KCN.......................................................................................... 13
1.1.4. Khái niệm chất lượng nước thải KCN ...................................................... 14
1.1.5. Khái niệm QLNN về chất lượng nước thải các KCN.............................. 15
1.1.6. Khái niệm chính sách QLNN .................................................................... 17
1.1.7. Tổ chức bộ máy QLNN ............................................................................. 18
1.2. Sự cần thiết, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về chất lượng
nước thải KCN .................................................................................................... 19
1.2.1. Sự cần thiết QLNN về chất lượng nước thải KCN .................................. 19
1.2.2. Đặc điểm QLNN về chất lượng nước thải KCN...................................... 21
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng QLNN về chất lượng nước thải KCN ................. 24
1.3. Chủ thể, nội dung QLNN về chất lượng nước thải các KCN...................... 28
1.3.1. Chủ thể quản lý........................................................................................... 28
1.3.2. Nội dung quản lý........................................................................................ 30
1.4 Kinh nghiệm QLNN về chất lượng nước thải các KCN............................... 33
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng....................................................... 33
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên .............................................................. 34
1.4.3. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho tỉnh Nam Định.............................. 35
CHƢƠNG 2THỰC TRẠNG NƢỚC THẢI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚCVỀ
CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢI CÁC KHU CÔNG NGHIỆPTỈNH NAM
ĐỊNH................................................................................................................... 38
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Nam Định.................................... 38
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 38
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................... 39
2.2 Đặc điểm chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định ............................ 40
2.2.1. Tình hình phát triển các KCN tỉnh Nam Định ......................................... 40
2.2.2. Đặc điểm chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định....................... 41
2.2.3. Đặc điểm QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định..... 45
2.3. Thực trạng QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định........ 48
2.3.1. Thực trạng ban hành, hướng dẫn, tổ chức, thực hiện VBQPPL về chất
lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định................................................................. 48
2.3.2. Thực trạng hệ thống tổ chức QLNN về chất lượng nước thải các KCN
tỉnh Nam Định............................................................................................................. 53
2.3.3. Thực trạng hệ thống chính sách QLNN về chất lượng nước thải các KCN
tỉnh Nam Định............................................................................................................. 58
2.3.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.......................................... 60
2.3.5. Xã hội hóa hoạt động BVMT về chất lượng nước thải các KCN........... 62
2.3.6. Hợp tác quốc tế........................................................................................... 62
2.3.7. Nguyên nhân của những thuận lợi và hạn chế trong QLNN về chất lượng
nước thải các KCN...................................................................................................... 63
CHƢƠNG 3QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁPQUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢICÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỚI............................. 66
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước .............................................................. 66
3.1.1. Quan điểm của Đảng.................................................................................. 66
3.1.2. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Nam Định ............................................. 71
3.2. Một số giải pháp QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định 72
3.2.1. Tăng cường hướng dẫn, tổ chức, thực hiện VBQPPL về chất lượng
nước thải các KCN.................................................................................................... 72
3.2.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý...................................................... 75
3.2.3. Phát huy hiệu quả hệ thống chính sách..................................................... 82
3.2.4. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các doanh
nghiệp, KCN gây ô nhiễm môi trường ...................................................................... 85
3.2.5. Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động BVMT về chất lượng nước thải KCN.. 87
3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế....................................................................... 88
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 93
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD (Biochemical oxygen demand): Nhu cầu ô xy sinh học
BVMT: BVMT
CCN: Cụm công nghiệp
COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu ô xy hóa học
GDP: Tổng thu nhập quốc nội
IDA: Hiệp hội Phát triển Quốc tế
KCN: Khu công nghiệp
ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức
pH (power of hydrogen): Nồng độ ion hyđrô
QCVN: QCVN
QLNN: Quản lý nhà nước
SS (suspended solids): Hàm lượng chất rắn lơ lửng
TN&MT: Tài nguyên và Môi trường
UBND: Ủy ban nhân dân
VBQPPL: VBQPPL
XLNT: Xử lý nước thải
0
C: Trong hệ thống đo lường quốc tế, Kelvin là một đơn vị đo lường cơ
bản cho nhiệt độ được kí hiệu bằng chữ K. Mỗi độ K trong nhiệt giai Kenvin
(1K) bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1°C) và 0°C ứng với 273,16K.
Pt/Co: Hòa tan 1,246g K2Pt Cl6 và 1g CoCl2.6H2O trong nước cất đã có
100 ml HCl đậm đặc, định mức thành 1 lít. Dung dịch này có màu xanh của
nước tự nhiên được chọn làm dung dịch màu chuẩn. Với phương pháp so màu
bằng máy quang phổ thang đo màu Pt/Co được chia từ 0 đến 70 đơn vị với màu
của dung dịch chuẩn nêu trên là điểm 0.
mg/l: Khối lượng các chất có trong 1 lít nước thải
MPN/100ml: Số lượng vi khuẩn nhóm coliform có trong 100 ml nước thải
m3
/ngày.đêm: Tổng lưu lượng nước thải trong 1 ngày đêm
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Một số chất có mùi.................................................................................. 9
Bảng 2: Thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp ......................... 12
Bảng 3: Giá trị các thông số đặc trưng nước thải một số ngành công nghiệp ... 13
Bảng 4: Giá trị các thông số đặc trưng nước thải KCN Hòa Xá........................ 42
Bảng 5: Giá trị các thông số đặc trưng nước thải KCN Mỹ Trung.................... 43
Bảng 6: Giá trị các thông số đặc trưng nước thải KCN Bảo Minh .................... 44
Sơ đồ 1: Hệ thống QLNN về chất lượng nước thải KCN .................................. 53
Sơ đồ 2: Hệ thống QLNN về chất lượng nước thải KCN tỉnh Nam Định ......... 76
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, các
KCN đóng góp vai trò khá quan trọng. Từ năm 1991, Đảng và Nhà nước đã xây
dựng thí điểm KCN đầu tiên. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, tính
đến 31/12/2015, cả nước đã có 299 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 81.000 ha tại 59 tỉnh thành phố.
Trong đó, có 212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất thương phẩm là
54.060ha đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình 66.4% được phân bổ rộng khắp các miền của
đất nước, thu hút được 6.325 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu
tư khoảng 93,3 tỷ USD, 9.082 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 945000 tỷ
đồng Việt Nam, tạo việc làm cho 4,3 triệu lao động [27, tr.7]. Các KCN đã có
những đóng góp lớn trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Tuy
nhiên, việc phát triển các KCN nảy sinh nhiều vấn đề trong đó đáng quan tâm nhất
là chất lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất trong các KCN này.
Theo chương trình Liên hiệp quốc về phát triển cứ mỗi 1 tấn hóa chất
được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất thì sẽ có 7-9% khối lượng
hóa chất tức là vào khoảng 70-90 kg hóa chất sẽ bị phát tán ra môi trường nếu
không có biện pháp xử lý. Số liệu thống kê của Bộ Công thương tại các KCN
Việt Nam mỗi ngày có khoảng 10-15 nghìn tấn hóa chất được sử dụng cho các
hoạt động sản xuất khác nhau. Điều đó có nghĩa là khoảng 700-1350 tấn hóa
chất sẽ được các KCN thải ra môi trường mỗi ngày [25, tr.19]. Một sự cố môi
trường xảy ra gần đây tại vùng biển gần KCN Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh,
Hà Tĩnh) sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế
làm chết khoảng 100 tấn cá và các loài sinh vật tầng nước nổi và làm ô nhiễm
môi trường biển toàn bộ khu vực miền trung. Nguyên nhân được xác định là do
nước thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh
(Formosa).
2
Vấn đề chất lượng nước thải phát sinh từ các KCN đã trở lên đặc biệt
nghiêm trọng và mang tính toàn cầu trong thời gian gần đây. Ô nhiễm môi trường
do quá trình sản xuất của các KCN gây ra làm thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng
đến các vấn đề xã hội. Lương thực, thực phẩm bị nhiễm độc, môi trường thiên
nhiên bị phá hủy. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ nhiều phía. Về
phía các cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp ý thức chấp hành pháp luật BVMT
chưa cao, do chạy theo lợi nhuận họ bỏ qua trách nhiệm BVMT. Một số doanh
nghiệp do nhận thức về pháp luật BVMT thấp nên thực hiện không đúng các
quy định. Một số doanh nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu, sử dụng
lao động trình độ thấp, giá nhân công rẻ, sử dụng nguyên nhiên liệu rẻ tiền, hóa
chất độc hại nhằm hạ giá thành sản phẩm, làm tăng phát thải gây ô nhiễm môi
trường. Ngoài những nguyên nhân trên, còn có trách nhiệm của các cơ quan, các
cấp quản lý. QLNN về nước thải các KCN còn nhiều mặt tồn tại, hạn chế: hệ
thống VBQPPL chưa đồng bộ; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN ở
trung ương và địa phương còn chồng chéo; nhiều địa phương do sức ép về thu
hút vốn đầu tư nên chính sách thu hút đầu tư coi nhẹ nhiệm vụ BVMT; việc thực
hiện quy hoạch chi tiết của nhiều KCN không thống nhất; việc triển khai các
công cụ quản lý hiệu quả chưa được cao; nguồn nhân lực và tài chính cho
BVMT đối với nước thải các KCN còn thiếu.
Tỉnh Nam Định, KCN đầu tiên được thành lập từ năm 2003 (KCN Hòa
Xá). Đến nay, có 3 KCN đã hoạt động. Trong những năm qua, các KCN tỉnh
Nam Định đã dần khẳng định vị trí, vai trò trong việc phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh với những đóng góp về tổng thu ngân sách, tổng giá trị xuất khẩu và
giải quyết lao động, việc làm tại địa phương. Tuy nhiên, nước thải phát sinh từ
các KCN đang có nguy cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các lưu vực
sông tiếp nhận nước thải từ các KCN. Bằng những công cụ quản lý, các cấp
chính quyền của tỉnh Nam Định có những biện pháp tích cực giảm thiểu ô nhiễm
môi trường do nước thải các KCN gây ra. Tuy nhiên, thực tế hoạt động QLNN
về chất lượng nước thải các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định còn nhiều hạn chế,
bất cập, chưa hiệu quả.
3
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải của các KCN tỉnh Nam
Định đòi hỏi các cấp chính quyền tỉnh Nam Định cần tăng cường hơn nữa hoạt
động QLNN đối với chất lượng nước thải các KCN. Xuất phát từ lý do đó, tác
giả đã lựa chọn đề tài "QLNN về chất lƣợng nƣớc thải trong các KCN trên
địa bàn tỉnh Nam Định" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, với mong
muốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về chất lượng nước thải ở
các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Ở Việt Nam, hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN đã được
Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học và những người làm công tác lý luận đặc biệt
quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Cho đến nay đã có
nhiều công trình nghiên cứu hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN
được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Đề tài, luận văn, đề án, giáo
trình, ... Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các cá nhân, tập thể được công
bố có liên quan đến đề tài như:
Nguyễn Thị Thơm - An Như Hải (2011), Nâng cao hiệu lực QLNN về
môi trường, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
Lưu Đức Hải - Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự
phát triển bền vững, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội
PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), QLNN đối với TN & MT vì sự phát
triển bền vững dưới góc nhìn xã hội nhân văn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
TS. Trịnh Thị Minh Sâm (2004), Các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN
về BVMT ở các KCN và khu chế xuất, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
Trần Văn Tùng - Đặng Thị Phương Hoa - Nguyễn Bá Thủy (2005), Ảnh
hưởng của ô nhiễm môi trường ở một số KCN phía Bắc tới sức khỏe cộng đồng,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
Các tài liệu nêu trên đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa con người, môi
trường và phát triển bền vững. Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ đó, cùng với
việc đánh giá thực trạng chất lượng môi trường của cả nước nói chung và của
4
các KCN nói riêng, các tài liệu đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả
QLNN về môi trường nói chung và môi trường KCN nói riêng. Tuy vậy, các tài
liệu này chủ yếu nhấn mạnh việc áp dụng các công cụ pháp luật trong quá trình
quản lý. Vai trò, chức năng của con người trong hệ thống các tổ chức quản lý
chưa được trú trọng nghiên cứu và chưa có giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
cho khu vực này.
Luận văn thạc sỹ “Quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp trên
địa bàn thành phố Vinh - Nghệ An“ năm 2013 của tác giả Phan Thị Hằng thuộc
khoa Môi trường, trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội
đã đánh giá thực trạng quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp trên địa
bàn thành phố Vinh - Nghệ An. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp quản lý
chất thải tại các khu, cụm công nghiệp bằng các công cụ pháp luật, công cụ kinh
tế. Luận văn chưa xác định được hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về chất thải
các khu, cụm công nghiệp do đó chưa đưa ra giải pháp về vấn đề này.
Luận văn thạc sỹ “QLNN về môi trường KCN tỉnh Hải Dương“ năm 2011
của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh chuyên ngành Quản lý công, Học viện hành
chính quốc gia đi sâu phân tích vai trò, ý nghĩa của QLNN về môi trường KCN.
Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN về môi trường các KCN của tỉnh Hải
Dương, luận văn đã xác định được các nguyên nhân của các hạn chế trong quá
trình quản lý để từ đó đưa ra được một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả
QLNN về môi trường các KCN tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, với trình độ phát
triển khoa học công nghệ như hiện nay, xã hội hóa hoạt động QLNN về chất thải
và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là một xu thế tăng cường hiệu quả của
QLNN về chất lượng nước thải các KCN. Luận văn chưa đề cập đến nội dung
này và vì vậy chưa đưa ra giải pháp cho vấn đề này.
Nghiên cứu hoạt động QLNN về chất lượng nước thải ở các KCN trên địa
bàn tỉnh Nam Định, chúng tôi mong muốn, luận văn sẽ góp phần đánh giá thực
trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng nước
thải các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định và khắc phục được những hạn chế của
các tài liệu cũng như luận văn nêu trên.
5
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức QLNN về chất lượng nước thải các
KCN; phân tích thực trạng chất lượng nước thải và phân tích thực trạng QLNN
về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định, luận văn đưa ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải ở các KCN trên địa bàn tỉnh
Nam Định.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn tập trung vào những
nhiệm vụ sau đây:
+ Hệ thống hóa các kiến thức về chất lượng nước thải các KCN và QLNN
về chất lượng nước thải các KCN.
+ Phân tích thực trạng QLNN về chất lượng nước thải các KCN trên địa
bàn tỉnh Nam Định.
+ Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải
các KCN tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN về chất lượng
nước thải các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định bao gồm
KCN Hòa Xá, KCN Mỹ Trung, KCN Bảo Minh.
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2003 - 2015
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
– Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chất
lượng môi trường các KCN.
6
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp thu thập, thống kê
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp tổng hợp rút kinh nghiệm
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn là tài liệu tham khảo nhằm cung cấp các thông tin, dữ liệu mà
các bạn sinh viên, các nhà quản lý có thể tham khảo trong quá trình nghiên cứu,
QLNN đối với chất lượng nước thải các KCN.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài, luận văn góp phần nâng cao hiệu quả
QLNN về chất lượng nước thải ở các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định. Góp
phần nâng cao nhận thức, ý thức của chủ doanh nghiệp, người lao động trong
việc BVMT môi trường và phát triển bền vững.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học QLNN về chất lượng nước thải các KCN
Chương 2: Thực trạng nước thải và QLNN về chất lượng nước thải các
KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định
Chương 3: Quan điểm của Đảng và một số giải pháp QLNN về chất lượng
nước thải các KCN tỉnh Nam Định trong thời gian tới
Tài liệu tham khảo
7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn
1.1.1. Nƣớc thải
Theo cách hiểu thông thường, chất thải là những chất con người bỏ đi,
không tiếp tục sử dụng nữa. Khi bị thải bỏ, những chất này tồn tại trong môi
trường dưới những trạng thái nhất định và có thể gây ra rất nhiều những tác
động bất lợi cho môi trường cũng như sức khỏe con người. Chất thải được sản
sinh ra trong những hoạt động khác nhau của con người thì được gọi với những
thuật ngữ khác nhau. Chất thải phát sinh sau quá trình sử dụng nước thì được gọi
là nước thải. Như vậy, xét về nguồn gốc, nước thải phát sinh sau quá trình sử
dụng của con người vào các mục đích khác nhau trong quá trình hoạt động sống.
Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát
nước và XLNT Điều 2 Khoản 7 [13, tr.6] đưa ra khái niệm về nước thải như sau:
Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do
các hoạt động của con người
Do nguồn gốc phát sinh nước thải là từ quá trình hoạt động sống của con
người. Các hoạt động sống của con người rất đa dạng và phong phú với nhiều
mục đích, ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, khái niệm nước thải là một khái niệm
tương đối rộng. Để tìm hiểu về nước thải, người ta tìm cách phân loại nước thải
ra thành nhiều nhóm khác nhau dựa vào nguồn gốc phát sinh: nước thải sinh
hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngấm qua, nước thải đô thị, nước thải tự
nhiên. Từ việc phân loại nước thải theo nguồn gốc phát sinh, người ta đi sâu vào
nghiên cứu, phân tích đặc điểm, tính chất của các loại nước thải đó, để từ đó
đánh giá ảnh hưởng tác động của các loại nước thải đối với môi trường và sức
khỏe con người và đưa ra biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các ảnh hướng tác
động đó. Trong thực tế hiện nay, khi nghiên cứu về nước thải thông thường
người ta phân chia nước thải thành hai loại khác nhau bao gồm: nước thải sinh
hoạt và nước thải công nghiệp
8
Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con
người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân. Nước thải loại này thường phát
sinh từ các cá nhân; hộ gia đình; bệnh viện; trường học; các khu dân cư
không có hoạt động sản xuất công nghiệp; các trụ sở cơ quan hành chính, sự
nghiệp công lập, các xí nghiệp dịch vụ, thương mại không có hoạt động sản
xuất công nghiệp, …
Nước thải công nghiệp là nước thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp sản
xuất công nghiệp (bao gồm cả nước thải từ vệ sinh cá nhân, ăn uống tắm giặt
của công nhân sản xuất trong các xí nghiệp này). Trong ngành công nghiệp
với đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh, đồng nghĩa với việc cũng có
nhiều loại nước thải công nghiệp được thải ra hàng ngày. Một số loại nước
thải của các ngành công nghiệp thường gặp và gây không ít đau đầu cho
người dân cũng như các nhà chức trách trong việc kiểm soát như: nước thải
sản xuất bột ngọt, nước thải sản xuất Cà phê, nước thải sản xuất Bia, nước
thải sản xuất Đường, nước thải sản xuất Giấy, nước thải sản xuất Cao su,
nước thải ngành Xi mạ, nước thải ngành Khoáng sản, nước thải ngành Dệt
nhuộm. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về nước thải phát sinh từ các xí
nghiệp sản xuất công nghiệp trong các KCN.
- Tính chất của nước thải KCN: Tính chất của nước thải KCN được đánh
giá thông qua các chỉ số vật lý, chỉ số hóa học và sinh học cụ thể như sau:
+ Nhiệt độ (0
C): Nhiệt độ nước thải KCN thông thường cao hơn từ 5 -
25o
C so với nước thường do có sự gia nhiệt vào nước từ các dụng cụ và máy
móc sản xuất. Nhiệt độ cao của nước thải ảnh hưởng đến nhiệt độ sông hồ làm
thay đổi quá trình sinh, hóa, lý học bình thường của hệ sinh thái nước, làm giảm
lượng ôxy hòa tan.
+ Màu sắc (Pt/Co): Nước thải KCN thường có màu nâu đen hoặc đỏ nâu
do các chất hữu cơ phân hủy; sắt, crom và mangan ở dạng keo hoặc hòa tan,
tanin, lignin tạo thành. Màu của nước thải KCN thường được phân thành hai
dạng; màu thực do các chất hòa tan hoặc dạng hạt keo; màu biểu kiến là màu của
9
các chất lơ lửng trong nước tạo nên.
+ Mùi: Trong nước thải KCN, mùi xuất hiện do các khí sinh ra trong quá
trình phân hủy các hợp chất hữu cơ hay do một số chất được đưa thêm vào.
Bảng 1: Một số chất có mùi [43, tr.54]
Chất có mùi Công thức hóa học Mùi
Amoni NH3 Khai
Phân C8H5NHCH3 Phân
Hydrosunfua H2S Trứng thối
Sunfua hữu cơ (CH3)2S, CH3SSCH3 Bắp cải rữa
Mercaptan CH3SH, CH3(CN2)3SH Hôi
Amin CH3NH2, (CH3)2N Cá ươn
Diamin NH2(CH2)4NH Thịt thối
Clo Cl2 Nồng
Phenol C6H5-OH Phenol
+ pH: Nồng độ ion H+
có trong nước và có thang giá trị từ 0 đến 14. pH là
một trong những thông số quan trọng và được sử dụng để đánh giá tính chất
nước thải KCN. Khi chỉ số pH < 7 thì nước có môi trường axít; pH > 7 thì nước
có môi trường kiềm, pH =7 thì nước có môi trường trung tính, điều này thể hiện
ảnh hưởng của hoá chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Giá trị pH thấp hay
cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thuỷ sinh.
+ SS (mg/l): Hàm lượng các chất lơ lửng là lượng khô của phần chất rắn
còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô
ở 105o
C cho tới khi khối lượng không đổi. Một số ngành sản xuất phát sinh
nước thải có hàm lượng SS cao như: nước thải của quá trình sinh hoạt; nước thải
của các nhà máy sản xuất bia, rượu; nước thải công nghiệp giấy; nước thải nhà
máy tẩy nhuộm.
+ COD (mg/l): Khối lượng oxy tương đương với khối lượng hóa chất
dùng để oxy hóa hết các chất có thể bị oxy hóa trong 1 lít nước thải. Chỉ số COD
biểu hiện sự ô nhiễm của nước nhưng ở mức cao hơn BOD vì dùng phương
10
pháp hóa học cưỡng bức để oxy hóa các chất trong nước thải. Một số ngành sản
xuất phát sinh nước thải có hàm lượng COD cao như: nước thải của quá trình
sinh hoạt; nước thải của các nhà máy sản xuất bia, rượu; nước thải công nghiệp
giấy; nước thải nhà máy hồ sợi, nước thải của các nhà máy sản xuất phân hữu
cơ, nước rỉ rác, ...
+ BOD (mg/l): Khối lượng oxy cần thiết cung cấp cho các vi sinh vật
chuyển hóa sinh học các chất hữu cơ trong 1 lít nước thải thành CO2 và nước
dưới điều kiện 200
C trong 5 ngày hoặc 20 ngày tương ứng có ký hiệu
BOD5 hoặc BOD20. Chỉ số BOD đặc trưng cho mức độ ô nhiễm của nước thải,
BOD càng cao nước càng bị ô nhiễm. Một số nhà máy sản xuất phát sinh nước
thải có hàm lượng BOD cao như: nước thải của quá trình sinh hoạt; nước thải
của các nhà máy sản xuất bia, rượu; nước thải công nghiệp giấy; nước thải nhà
máy hồ sợi, nước thải của các nhà máy sản xuất phân hữu cơ, nước rỉ rác, nhà
máy sản xuất sữa, chế biến thức ăn chăn nuôi...
+ Amoniac (mg/l): Khối lượng ion NH4
+
có trong 1 lít nước. Thông
thường amoniac được phát sinh từ sinh hoạt, các nhà máy hoá chất, chế biến
thực phẩm, sữa. Amoniac có mặt trong nước cao sẽ gây nhiễm độc tới cá và các
sinh vật.
+ Nitrat (mg/l) Khối lượng ion NO3
-
có trong 1 lít nước và là sản phẩm
cuối cùng của sự phân huỷ các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và
động vật. Thông thường amoniac phát sinh từ sinh hoạt của công nhân, các nhà
máy hoá chất, chế biến thực phẩm, sữa. Hàm lượng nitrat cao là môi trường dinh
dưỡng tốt cho phát triển tảo, rong, gây hiện tượng phú dưỡng thủy vực.
+ Photphat (mg/l) Khối lượng ion PO4
3-
có trong 1 lít nước. Nguồn
photphat đưa vào môi trường là từ phân người, phân súc vật và nước thải một số
ngành công nghiệp sản xuất phân lân, công nghiệp thực phẩm.
+ Ion kim loại nặng (mg/l): Khối lượng các ion kim loại nặng có mặt
trong 1 lít nước như As2+
, Pb2+
, Cr3+
, Cr6+
, Cd2+
, Mn2+
, Cu2+
, Hg2+
... Các ion
kim loại nặng thường phát sinh trong quá trình sản xuất một số ngành nghề cơ
11
khí mạ, dệt nhuộm, khai khoáng. Ảnh hưởng của kim loại nặng thay đổi tuỳ
thuộc vào nồng độ của chúng.
+ Coliform (MPN/100ml) số lượng vi khuẩn nhóm coliform (coliform,
fecal coliform, fecal streptococci, escherichia coli ...) có mặt trong 100ml nước
thải. Vi khuẩn nhóm coliform có mặt trong phân của động vật máu nóng. Số liệu
Coliform cung cấp cho chúng ta thông tin về mức độ vệ sinh của nước và điều
kiện vệ sinh môi trường xung quanh.
- Đặc điểm của nước thải KCN
+ Nước thải từ sinh hoạt của công nhân: Đặc trưng của nước thải sinh
hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó khoảng 52% là các chất
hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một số lớn vi sinh vật. Phần lớn các vi sinh vật
trong nước thải thường ở dạng các virut và vi khuẩn gây bệnh như tả, lị, thương
hàn… Đồng thời trong nước thải chứa các vị khuẩn không có hại có tác dụng
phân hủy các chất thải.
+ Nước thải từ các quá trình sản xuất: Thành phần nước thải công nghiệp
rất đa dạng và phụ thuộc vào quá trình tạo ra chúng. Mỗi loại nước thải của mỗi
ngành công nghiệp có một đặc tính riêng, các thành phần này không những
khó xử lý mà còn độc hại đối với con người và môi trường sinh thái. Quy mô
hoạt động sản xuất càng lớn thì lượng nước càng nhiều kéo theo lượng xả thải
cũng càng nhiều. Các thành phần khác nhau trong nước thải công nghiệp nếu
không được xử lý đúng cách là mối đe dọa lớn đối với nguồn nước và môi
trường. Nước thải từ các loại hình công nghiệp như hóa dầu, chế biến thực
phẩm, bia rượu và hóa chất thường có hàm lượng các hợp chất hữu cơ lớn, chỉ
số BOD, chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan cao, độ pH, mùi và các hợp chất
sunfua thường hay biến đổi. Nước thải của các nhà máy hóa chất thường chứa
nhiều các hóa chất độc hại, có hại đối với các vi sinh vật trong nước, ngay cả khi
các loại chất độc này tồn tại với nồng độ nhỏ trong nước.
12
Bảng 2: Thành phần nƣớc thải của một số ngành công nghiệp [25, tr.27]
TT Ngành sản xuất Chất ô nhiễm
1
Chế biến đồ hộp, thủy sản,
rau củ quả đông lạnh
BOD, COD, pH, SS, màu, NO3
-
, PO4
3-
2
Chế biến nước uống có cồn,
bia, rượu
BOD, pH, SS, NO3
-
, PO4
3-
, màu
3 Chế biến thịt BOD, pH, SS, NH4
+
, PO4
3-
, màu
4 Sản xuất bột ngọt BOD, SS, pH, NH 4
+
, NO3
-
, PO4
3-
5 Cơ khí
COD, dầu mỡ, SS, CN -
, Ni2+
, Zn2+
, Pb2+
,
Cd2+
6 Thuộc da
BOD5, COD, SS, Cr3+
, NH4
+
, dầu mỡ,
phenol, sunfua, NO3
-
, PO4
3-
, Coliform
7 Dệt nhuộm SS, BOD, ion kim loại nặng, dầu mỡ
8 Sản xuất phân hóa học NH4
+
, NO3
-
, u rê, pH, hợp chất hữu cơ
9 Sản xuất hóa chất
pH, SS, Cl-
, SO4
2-
, pH, COD, phenol, F-
,
ion kim loại nặng
10 Sản xuất giấy
SS, BOD, COD, phenol, lignin, tannin,
pH, màu
1.1.2. Khái niệm chất lƣợng nƣớc thải
Theo từ điển tiếng Việt [42, tr.197] chất lượng được hiểu là cái tạo nên
phẩm chất, giá trị của một sự vật, sự việc. Đối với nước thải, như trên đã phân
tích, nước thải phát sinh từ các hoạt động sống của con người, vì vậy, thành
phần, tính chất, đặc điểm của nước thải rất khác nhau. Các loại nước thải phát
sinh từ sinh hoạt có đặc điểm, tính chất và thành phần khác với nước thải phát
sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp. Hơn nữa, mỗi loại nước thải đều không
chỉ có một hay vài đặc điểm, tính chất mà bao gồm nhiều đặc điểm và tính chất
khác nhau (chi tiết tại bảng 2 thành phần nước thải một số ngành công nghiệp).
Để phân biệt được các loại nước thải này với nhau cần phải dựa vào những đặc
điểm riêng, những thuộc tính cơ bản, những tính chất đặc trưng của từng loại
nước thải khác nhau đó. Trên thực tế, để đánh giá chất lượng nước thải người ta
dựa vào giá trị các thông số đặc trưng của từng loại nước thải đó và các quy
chuẩn quy định cho giá trị của các thông số theo mỗi ngành nghề khác nhau. Cụ
thể: đối với nước thải sinh hoạt dựa việc đánh giá chất lượng vào giá trị các
thông số BOD, SS, Coliform; nước thải xi mạ dựa vào giá trị các thông số Cr3+
,
Cr6+
, Ni2+
; nước thải dệt nhuộm dựa vào giá trị các thông số kim loại nặng. Bảng
13
3. giá trị các thông số đặc trưng nước thải một số ngành dưới đây sẽ mô tả cụ thể
hơn về chất lượng nước thải một số ngành sản xuất công nghiệp.
Như vậy để đánh giá được chất lượng của nước thải là tốt hay xấu trước
tiên ta cần phải xác định các thông số để đánh giá và quy chuẩn quy định cho
mỗi thông số đó theo mỗi ngành nghề. Nếu nước thải có giá trị một hoặc nhiều
thông số vượt quy chuẩn nghĩa là nước thải có chất lượng kém và ngược lại
nước thải có chất lượng tốt. Từ những phân tích như vậy chúng tôi đưa ra khái
niệm chất lượng nước thải như sau:
Chất lượng nước thải là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của
nước thải làm nên giá trị của nó.
Bảng 3: Giá trị các thông số đặc trƣng nƣớc thải một số ngành công nghiệp [27, tr.9]
TT Ngành sản xuất Thông số Giá trị Đơn vị
1
Chế biến đồ
hộp, thủy sản
BOD 15000 – 17000
mg/lTổng nitơ 2500-2700
Tổng phốt pho 1300-1700
2 Cơ khí
dầu mỡ 390-450
mg/l
Zn2+
120-140
Pb2+
11-14
Cd2+
3-5
3 Thuộc da
BOD5 9000-11000
mg/l
dầu mỡ 200-300
sunfua 25-28
Tổng nitơ 1500-2000
Tổng phốt pho 900-1100
4 Dệt nhuộm
Pb2+
100-1400
mg/l
Cr3+
1200-1500
Cr6+
800-1200
Cd2+
400-600
Mn2+
300-700
Cu2+
1300-1700
1.1.3. Khái niệm KCN
KCN là khu vực có tính chất độc lập, tập trung nhiều doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp. Các KCN ra đời là kết quả của việc xây dựng các doanh
nghiệp công nghiệp riêng rẽ.
Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về
14
KCN, khu chế xuất, khu kinh tế đưa ra khái niệm KCN như sau:
KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều
kiện, trình tự và thủ tục quy định [9, tr.2].
Theo khái niệm này, các KCN được hình thành và phát triển trên cơ sở
quy hoạch tổng thể phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các quy
hoạch tổng thể phát triển các KCN được phê duyệt đảm bảo phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội cả nước. Các KCN được thành lập theo trình tự, thủ tục của pháp
luật quy định. Cơ sở hạ tầng của các KCN được đầu tư đồng bộ như: Hệ thống
giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống
thu gom và xử lý chất thải đảm bảo có sự kết nối thuận tiện với khu vực. Các dự
án được thu hút đầu tư vào các KCN là các dự án sử dụng công nghệ, kỹ thuật
hiện đại, được thẩm định trước khi phê duyệt đầu tư.
1.1.4. Khái niệm chất lƣợng nƣớc thải KCN
Như trên đã phân tích, KCN là khu tập trung nhiều doanh nghiệp, xí
nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng công nghiệp, được Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập theo những yêu cầu, điều kiện khác nhau. Thủ tục
thành lập theo quy định của pháp luật. Đối với mỗi KCN được phê duyệt quy
hoạch chi tiết sẽ bao gồm một số ngành nghề sản xuất đặc trưng khác nhau. Có
KCN chỉ chuyên sản xuất các mặt hàng linh kiện điện tử, có KCN chuyên sản
xuất các mặt hàng may mặc, có KCN chỉ sản xuất các mặt hàng cơ khí phụ trợ.
Mỗi KCN có ngành nghề sản xuất khác nhau, nguyên liệu sử dụng cho quá trình
sản xuất khác nhau vì vậy thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải phát sinh
từ các quá trình sản xuất đó cũng khác nhau. Có những khu công nghiệp nước
thải phát sinh chủ yếu là từ sinh hoạt của người lao động do các doanh nghiệp
trong KCN này không sử dụng nước làm nguyên liệu sản xuất như: KCN sản
xuất linh kiện điện tử, KCN lắp ráp xe máy, KCN sản xuất hàng may mặc. Bên
cạnh đó có những KCN phát sinh nước thải có chứa nhiều các chất gây ô nhiễm
15
như: KCN dệt nhuộm, KCN sản xuất và chế biến giấy, KCN khai khoáng. Để
đánh giá chất lượng nước thải các KCN phải căn cứ vào các ngành nghề chủ yếu
sản xuất trong các KCN; giá trị các thông số đặc trưng cho nước thải ngành sản
xuất đó và các quy chuẩn quy định cho giá trị các thông số đó. Nếu nước thải
KCN có giá trị một hoặc nhiều thông số đặc trưng vượt quy chuẩn quy định thì
nước thải KCN đó có chất lượng kém và ngược lại. Hiện nay, chất lượng nước
thải từ các KCN là tốt hay kém được đánh giá theo quy chuẩn QCVN
40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (chi
tiết xem phụ lục bảng Giá trị cho phép các thông số nước thải).Từ những phân
tích nêu trên chúng tôi đưa ra khái niệm chất lượng nước thải KCN như sau:
Chất lượng nước thải KCN là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản
của nước thải phát sinh từ các KCN làm nên giá trị của nó.
1.1.5. Khái niệm QLNN về chất lƣợng nƣớc thải các KCN
QLNN là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước
(Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của
đời sống xã hội theo quy định của pháp luật. QLNN là dạng quản lý xã hội mang
tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các
quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối
quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước. QLNN là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản
lý lên đối tượng quản lý.
Môi trường KCN là bộ phận hợp thành môi trường quốc gia và cũng là
một lĩnh vực của đời sống xã hội chịu sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước có
chức năng quản lý chất lượng nước thải các KCN. Chủ thể của QLNN về chất
lượng nước thải các KCN là Nhà nước, đối tượng quản lý là các hoạt động sản
xuất phát sinh nước thải của các doanh nghiệp nằm trong các KCN. Để thực
hiện chức năng QLNN sử dụng các công cụ pháp luật, chính sách... nhằm hạn
chế tác động có hại của nước thải từ các KCN đến môi trường chung, đảm bảo
phát triển bền vững.
16
Vậy, QLNN về chất lượng nước thải các KCN được hiểu là tổng thể các
giải pháp luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật của Nhà nước đối với các hoạt
động phát sinh nước thải của các doanh nghiệp trong các KCN nhằm đảm bảo
chất lượng nước thải của các KCNđượcduytrìtheođúngmộtchuẩn mực nhất định
Các cơ quan QLNN thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng nước thải
các KCN theo luật định bằng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa
ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, chính sách kỹ thuật, chính sách
xã hội thích hợp nhằm duy trì chất lượng nước thải các KCN đạt một chuẩn mực
nhất định đã được đặt ra nhằm đáp ứng đòi hỏi trong từng giai đoạn phát triển.
Đồng thời, các cơ quan này cũng quy định các khuôn mẫu hành vi của các
chủ thể trong quá trình hoạt động sản xuất phát sinh nước thải trong các KCN.
Các cơ quan QLNN có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực hiện các quy định như: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập kế
hoạch BVMT, lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố. Đồng thời, thanh tra,
kiểm tra phát hiện và xử lý hành vi vi phạm.
Các doanh nghiệp trong KCN là chủ thể của các hoạt động phát sinh nước
thải trong KCN có trách nhiệm tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Đồng
thời, áp dụng các biện pháp nhằm duy trì chất lượng nước thải theo chuẩn mực
đã được quy định và đảm bảo mục tiêu sản xuất, kinh doanh như: tối ưu hóa việc
sử dụng nước nguyên liệu giảm thiểu khối lượng nước thải phát sinh, giảm thiểu
nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đó bằng cách áp dụng các biện pháp
sản xuất sạch hơn, cải tạo, nâng cấp trang thiết bị sản xuất; thu gom, xử lý, tái sử
dụng nước thải.
Hiện nay, quy định chung về chất lượng nước thải các KCN trong cả nước
theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN
40:2011/BTNMT với các thông số đánh giá cụ thể trong phần phụ lục bảng Giá
trị cho phép của các thông số nước thải.
17
1.1.6. Khái niệm chính sách QLNN
Theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính [47, tr.99], chính sách được
hiểu là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào
đường lối chính trị chung và tình hình thực tế. Chính sách được thực hiện trong
một thời gian nhất định
Nhà nước có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng, là chủ thể đại diện
cho quyền lực của nhân dân, ban hành chính sách công để mưu cầu lợi ích cho
xã hội. Hoạt động của nhà nước tác động đến nhiều khu vực và bộ phận nhân
dân rộng khắp trên phạm vi quốc gia. Tác động của Nhà nước đến các đối tượng
có thể mang tính chính trị, hành chính hay kinh tế hay kỹ thuật được lồng ghép
vào các cơ chế quản lý điều hành thống nhất. Đồng thời trong những thời kỳ
phát triển khác nhau, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước cũng có sự thay đổi
một cách thích hợp.
Từ đó ta có thể hiểu, chính sách QLNN là sách lược và kế hoạch cụ thể
của Nhà nước đối với các hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong khoảng thời gian nhất định
Có thể nói, chính sách QLNN về chất lượng nước thải các KCN là những
hành động có tính toán của Nhà nước để đối phó với đối tượng quản lý theo
hướng đồng tình hay phản đối. Hoặc xuất phát từ ý chí của Nhà nước trong hoạt
động quản lý xã hội.
Chính sách QLNN về chất lượng nước thải các KCN vừa củng cố niềm
tin của nhân dân vào Nhà nước vừa thể hiện sự thống nhất giữa nguyện vọng
của các tầng lớp nhân dân với ý chí quản lý của Nhà nước (thể hiện qua mục tiêu
chính sách). Yêu cầu của con người cũng như của xã hội luôn thay đổi trong
từng giai đoạn khác nhau, khi nhu cầu thay đổi thì mục tiêu cũng thay đổi từ đó
dẫn đến các chính sách QLNN về chất lượng nước thải các KCN cũng phải thay
đổi theo để phù hợp với điều kiện thực tế.
18
1.1.7. Tổ chức bộ máy QLNN
Theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính [47, tr.721], tổ chức là một
hệ thống gồm nhiều phân hệ có những mối quan hệ hữu cơ hợp lý, rõ ràng, hợp
tác và phốihợpchặtchẽ,tácđộnglẫnnhautrongmộttổngthể, phát sinh một lực tổng hợp
tác động cùng chiều lên một đối tượng nhằm đạt những mục tiêu đã định.
Cũng theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính [47, tr.51] bộ máy
QLNN gồm tổng thể các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền do quốc hội
và Hội đồng nhân dân các cấp lập ra, có trách nhiệm quản lý công việc hàng
ngày của Nhà nước nhằm giữ gìn trật tự công, bảo vệ quyền lợi công và phục vụ
nhu cầu hàng ngày của công dân. Là hệ thống bảo đảm thực thi quyền hành pháp
và hoạt động liên tục của các công sở.
Như vậy, tổ chức bộ máy QLNN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ
trung ương đến địa phương, có những mối quan hệ hữu cơ hợp lý, rõ ràng, hợp
tác và phối hợp chặt chẽ, tác động lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu đã định.
Nhà nước thực hiện chức năng duy trì trật tự và ổn định xã hội. Để thực
hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước xác lập hệ thống các cơ
quan từ trung ương đến địa phương, mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ khác
nhau để quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Quản lý môi trường
là một lĩnh vực của quản lý đời sống xã hội. Trong đó, quản lý chất lượng nước
thải là một bộ phận của quản lý môi trường. Trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội, các KCN đã được hình thành như một nhân tố có đóng góp tích cực. Tuy
vậy, để việc phát triển của các KCN không gây ảnh hưởng đến môi trường và
đời sống xã hội, Nhà nước xác lập hệ thống các cơ quan quản lý từ trung ương
đến địa phương để quản lý các vấn môi trường trong KCN trong đó có nhiệm vụ
QLNN về chất lượng nước thải. Hệ thống các cơ quan này được giao chức năng,
nhiệm vụ cụ thể, số lượng công chức phù hợp, kinh phí hoạt động, có trách
nhiệm đảm bảo luật pháp QLNN về chất lượng nước thải các KCN được thi
hành, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp trong KCN, đảm
bảo chất lượng nước thải các KCN được duy trì ổn định theo một chuẩn mực
được quy định.
19
1.2. Sự cần thiết, đặc điểm, các yếu tố ảnh hƣởng đến QLNN về chất lƣợng
nƣớc thải KCN
1.2.1. Sự cần thiết QLNN về chất lƣợng nƣớc thải KCN
1.2.1.1. Đảm bảo mối quan hệ hài hòa Nhà nước – doanh nghiệp trong
các KCN – người dân
Hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN là sự hiện thực hóa
các chủ trương, đường lối của Đảng thành hệ thống các quy phạm pháp luật
nhằm điều chính mối quan hệ giữa con người với môi trường, khắc phục các hậu
quả ô nhiễm môi trường do nước thải của các KCN gây ra. Đồng thời, QLNN về
chất lượng nước thải các KCN là sự thể hiện nguyên tắc Nhà nước quản lý xã
hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế để đảm bảo sự hài hòa
trong mối quan hệ Nhà nước – doanh nghiệp trong các KCN – người dân. Đó
cũng là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ lâu dài. Nhà nước đạt được mục tiêu
quản lý xã hội, chất lượng nước thải các KCN được duy trì theo đúng chuẩn
mực. Doanh nghiệp tự do kinh doanh, tồn tại và phát triển trong khuôn khổ pháp
luật cho phép. Người dân được hỗ trợ các điều kiện tìm kiếm việc làm, tri thức,
nâng cao dân trí và được sống trong môi trường an toàn.
1.2.1.2. Đảmbảođadạngsinhhọccủamôitrườngtựnhiênvàsứckhỏeconngười
Nước thải của các doanh nghiệp sản xuất trong các KCN có chứa các chất
gây ô nhiễm là các hợp chất hóa học khác nhau. Mỗi hợp chất hóa học khi xâm
nhập vào cơ thể con người, các loài động, thực vật được tích tụ trong cơ thể và
có thể gây ra những ảnh hưởng đối với sức khỏe hoặc sự sinh tồn. Cụ thể: Khi bị
nhiễm độc ion thủy ngân (Hg2+
) các loài giáp xác sẽ bị ức chế quá trình chuyển
giai đoạn, giảm hô hấp, ngưng hoạt động bơi lội. Đối với con người, các muối
vô cơ của thủy ngân có thể phá hủy da, mắt, đường tiêu hóa và gây ra sự tổn hại
thận. Khi bị nhiễm độc ion asen (As2+
) cá da trơn có thể bị biến dạng thận trên
và tùy tạng, tích lũy trong võng mạc mắt, gan, thận làm biến đổi các chỉ tiêu
huyết học và chậm sinh trưởng. Con người bị nhiễm độc asen lâu dài dẫn đến
bệnh tim mạch, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn tuần hoàn máu, rối loạn chức năng
gan, thận. Khi bị nhiễm độc ion crôm (Cr6+
) cá lờ đờ không bơi lội do bị biến
đổi tế bào mô của mang, thận và gan. Đối với người khi bị nhiễm độc ion crom
20
có thể bị loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi. Nếu nước thải
có chứa các chất gây ô nhiễm không được xử lý thải vào môi trường. Các chất
gây ô nhiễm sẽ xâm nhập vào cơ thể con người và các loài động thực vật qua
quá trình tiêu hoặc chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của môi
trường tự nhiên và sức khỏe con người. QLNN về chất lượng nước thải các
KCN đảm bảo chất lượng nước thải của các KCN được duy trì ở một chuẩn mực
nhất định không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đa dạng sinh học của
môi trường tự nhiên.
1.2.1.3. Đảm bảo chất lượng nước thải KCN theo đúng quy định
Các doanh nghiệp KCN trong quá trình sản xuất thải vào môi trường các
chất ô nhiễm gây nên các mâu thuẫn nghiêm trọng giữa xã hội và môi trường.
Hậu quả dẫn đến mất cân bằng môi trường tự nhiên, ô nhiễm môi trường. QLNN
về chất lượng nước thải các KCN định ra các quy định để điều khiển hành vi của
các đối tượng mà nó quản lý, nhằm tác động một cách đúng hướng các hoạt
động sản xuất đảm bảo nước thải phát sinh đúng theo các chuẩn mực mà Nhà
nước đã định ra và hướng các doanh nghiệp tuân thủ. Nếu QLNN về chất lượng
nước thải các KCN không thực hiện được nhiệm vụ của mình bằng việc sử dụng
hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ của con người tác
động lên môi trường theo ý chí của Nhà nước thì môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng
nề, nền sản xuất xã hội bị đình trệ, ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai phát triển
của con người và đời sống xã hội. Nếu QLNN về chất lượng nước thải các KCN
được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả sẽ đảm bảo phát triển bền vững, duy trì
mối quan hệ hài hòa giữa con người và môi trường. Như vậy, QLNN mang lại
sự công bằng đối với tất cả các đối tượng quản lý, đảm bảo sự phát triển mang
tính bền vững.
1.2.1.4. Quyết định chiến lược phát triển bền vững
Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc hoạch định và tổ chức thực
hiện chiến lược quốc gia về BVMT, gắn nó với chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của đất nước và địa phương. Ngày nay, tăng trưởng kinh tế không còn là
21
mục tiêu duy nhất của sự phát triển. Các vấn đề mới nảy sinh trong xã hội hiện
nay gồm ô nhiễm môi trường đang gia tăng, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí
hậu đòi hỏi phải xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền
vững. Song hành với các chiến lược phát triển của cả nước và từng địa phương
là một hệ thống VBQPPL ngày càng hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý cho
hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong các KCN phù hợp với mục tiêu
phát triển. Hệ thống các văn bản pháp luật về BVMT các KCN là công cụ pháp
lý của các cấp chính quyền, các cơ quan thực hiện chức năng quản lý. Các cơ
quan QLNN về chất lượng nước thải các KCN có trách nhiệm hướng dẫn các
đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện các quy định về BVMT đối với chất lượng
nước thải các KCN, đồng thời, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định
pháp luật, kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp
luật gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích chung.
Bên cạnh đó, Nhà nước sử dụng các chính sách như các đòn bẩy khuyến
khích các doanh nghiệp thay đổi công nghệ, chuyển giao công nghệ hiện đại, công
nghệ xanh sạch để giảm thiểu lượng phát thải nước thải từ các KCN ra môi trường
phục vụ cho chiến lược phát triển bền vững của đất nước và của từng địa phương.
1.2.2. Đặc điểm QLNN về chất lƣợng nƣớc thải KCN
1.2.2.1. QLNN về chất lượng nước thải các KCN khó khăn và phức tạp
Ở Việt Nam ta hiện nay, hầu hết các KCN phát triển đa ngành, đa lĩnh
vực. Mỗi ngành nghề sản xuất khác nhau có khối lượng nước thải phụ thuộc vào
quy mô sản xuất, tải lượng và thành phần các chất ô nhiễm phụ thuộc vào
nguyên liệu sử dụng và quy trình công nghệ sản xuất. Với mỗi ngành nghề, mỗi
doanh nghiệp sản xuất khác nhau có thành phần chất gây ô nhiễm trong nước
thải khác nhau. Với mỗi thành phần chất gây ô nhiễm khác nhau trong nước thải
đòi hỏi quy trình công nghệ xử lý khác nhau, cụ thể: Đối với nước thải có hàm
lượng các chất hữu cơ cao quy trình xử lý phải áp dụng công nghệ xử lý sinh
học. Nhưng đối với nước thải có hàm lượng ion kim loại nặng cao (Cr3+
, Cr6+
,
Ni2+
, ...) đòi hỏi quy trình xử lý phải áp dụng công nghệ hóa lý kết hợp sinh học.
22
Nước thải của các doanh nghiệp trong các KCN đều xả thải vào chung một hệ
thống thu gom và xử lý, vì vậy, việc quản lý là khó khăn.
Ngoài ra, QLNN về chất lượng nước thải các KCN điều kiện đầu tiên phải
có bộ quy chuẩn chung thống nhất. Nhưng do tính chất đa ngành, đa lĩnh vực
trong các KCN ở nước ta hiện nay, để xây dựng một bộ quy chuẩn chung áp
dụng phù hợp cho tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất không phải là dễ dàng.
Quy định về giá trị nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải được phép
cũng phải phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực, không thể lấy tiêu chí của
ngành này áp dụng cho ngành khác.
Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật BVMT của chủ doanh nghiệp,
người lao động cũng như trình độ chủ các doanh nghiệp, người lao động không
đồng đều. Chính các yếu tố đó đòi hỏi các nhà quản lý trong quá trình quản lý
phải hết sức linh hoạt và chủ động nhận diện, nắm bắt được thực tế để từ đó đưa
ra được các phương pháp quản lý phù hợp với điều kiện cho phép.
Với điều kiện thực tế các KCN Việt Nam phương pháp kiểm tra, thanh tra
định kỳ và đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm là hoàn toàn chưa đủ đáp ứng yêu
cầu đặt ra. Với phương thức kiểm tra như trên sẽ bỏ sót rất nhiều các hành vi vi
phạm pháp luật BVMT đối với nước thải. Việc kiểm soát chất lượng nước thải
các KCN đòi hỏi phải được thực hiện 24/24 giờ trong ngày. Hiện nay, hầu hết
các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương chưa có đủ hạ tầng đáp ứng việc
kết nối với hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục của các KCN. Chưa
một KCN nào trong cả nước được lắp đặt trạm quan trắc tự động liên tục nằm
trong hệ thống các trạm quan trắc quốc gia.
Các trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra phải là các trang
thiết bị hiện đại đảm bảo phát hiện đầy đủ chất gây ô nhiễm có trong nước thải
của các KCN. Hầu hết các thiết bị này trong nước chưa sản xuất được. Kinh phí
đầu tư mua sắm các trang thiết bị rất tốn kém. Hầu hết các cơ quan quản lý nhà
nước ở địa phương chưa quan tâm bố trí kinh phí mua sắm các trang thiết bị này.
Việc thanh tra, kiểm tra chủ yếu thực hiện bằng biện pháp hành chính chủ yếu
và dựa vào kinh nghiệm cũng như số liệu các doanh nghiệp cung cấp.
23
1.2.2.2. Là hoạt động có tính đa ngành và liên ngành
Đối tượng QLNN về chất lượng nước thải các KCN là chủ thể các hoạt
động sản xuất phát sinh nước thải trong các KCN. Các hoạt động sản xuất rất đa
dạng và phức tạp như: chế biến nông sản, dệt nhuộm, xi mạ, sản xuất phân bón,
chế tạo máy móc, ...Đồng thời trải rộng khắp các vùng, miền trên cả nước và
liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do đó, đòi hỏi hoạt
động quản lý về chất lượng nước thải các KCN phải thiết lập sự liên kết, phối
hợp đa ngành và liên ngành giữa các cơ quan chuyên trách về quản lý môi
trường các KCN với các ngành, lĩnh vực khác nhau. Hệ thống này bao gồm các
cơ quan từ trung ương đến địa phương. Quốc hội ban hành Hiến pháp, các văn
bản Luật; Chính phủ ban hành các văn bản dưới luật và chỉ đạo thực hiện các
VBQPPL; các cấp chính quyền địa phương hướng dẫn, tổ chức thực hiện các
VBQPPL; các ngành, cấp tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao
(ở trung ương có Bộ TN & MT, Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ
Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công an, ...ở địa phương có Sở TN & MT, Sở Công
thương, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Kế hoạch Đầu tư, Công an tỉnh, ...)
Sự đa ngành thể hiện ở việc lĩnh vực hoạt động của các ngành đó có liên
quan đến chất lượng nước thải các KCN. Do đó trong quá trình quản lý cần phải
có sự phối hợp liên ngành để tạo ra sự đồng bộ và thống nhất nhằm mang lại
hiệu quả quản lý cao nhất
1.2.2.3. QLNN về chất lượng nước thải các KCN đòi hỏi chuyên môn,
nghiệp vụ kỹ thuật cao
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các hoạt động sản xuất
không ngừng biến đổi với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại. Nhiều loại chất
mới, vật liệu mới được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất. Do đó, chất
lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất ngày càng đa dạng và phức
tạp. Muốn quản lý tốt chất lượng nước thải từ các KCN trước hết phải nhận diện
được một cách đầy đủ các tính chất và thành phần của nước thải phát sinh. Điều
này đòi hỏi các cơ quan quản lý, các nhà quản lý chất lượng nước thải các KCN
24
phải được hỗ trợ về mặt kỹ thuật các trang thiết bị, phương tiện hiện đại để đo
lường, đánh giá và đặt ra các quy chuẩn để quản lý. Các trang thiết bị hiện đại
cũng là công cụ hữu hiệu nhằm giúp các nhà quản lý phát hiện, đánh giá và là cơ
sở để kết luận các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp trên cơ sở đó có quyết
định xử lý một cách thuyết phục.
1.2.2.4. Là cơ sở đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa con người - tự nhiên
Trong lĩnh vực QLNN về nước thải các KCN, xét trong mối quan hệ giữa
con người, xã hội và tự nhiên, Nhà nước đại diện cho con người, xã hội, là khâu
trung gian giữa xã hội và tự nhiên. QLNN về chất lượng nước thải các KCN là
cơ sở để đảm bảo mối quan hệ bền vững giữa con người và tự nhiên. Nhu cầu
sống của con người ngày càng tăng, để thỏa mãn nhu cầu đó, con người tiến
hành các hoạt động sản xuất xã hội. Trong quá trình sản xuất đó, con người xả
thải vào môi trường tự nhiên nước thải chứa các chất ô nhiễm gây mất cân bằng
hoặc nghiêm trọng hơn là hủy hoại môi trường tự nhiên. Hoạt động QLNN về
chất lượng nước thải các KCN điều chỉnh các hoạt động sản xuất, không để xả
nước thải có chứa các chất ô nhiễm vượt ngưỡng quy định ra môi trường, không
gây mất cân bằng sinh thái hoặc hủy hoại môi trường. Như vậy, Hoạt động
QLNN về chất lượng nước thải đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa con người và
tự nhiên.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng QLNN về chất lƣợng nƣớc thải KCN
Để QLNN về chất lượng nước thải các KCN có hiệu quả thì chúng ta phải
làm rõ các yếu ảnh hưởng cụ thể như sau:
Thứ nhất, cơ chế, chính sách của Nhà nước
Cơ chế, chính sách là yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng đến QLNN về chất
lượng nước thải các KCN. Một cơ chế, chính sách tốt sẽ khiến cho toàn bộ hệ
thống QLNN từ trung ương đến địa phương vận hành ổn định, đảm bảo hài hòa
giữa phát triển kinh tế và BVMT trong các KCN. Một cơ chế chính sách tốt sẽ
tạo ra sự đồng thuận giữa các nhà quản lý, các doanh nghiệp sản xuất, người
dân. Đảm bảo nhà quản lý thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, doanh nghiệp sản
25
xuất có lợi nhuận, người dân được hưởng môi trường sống an toàn và đảm bảo
phúc lợi xã hội. Ngược lại, nếu cơ chế, chính sách không tốt, hậu quả càng phát
triển kinh tế môi trường càng bị phá hủy nghiêm trọng. Để có cơ chế, chính sách
tốt đòi hỏi trước hết việc ban hành VBQPPL phải đồng bộ, chặt chẽ và bao trùm
toàn bộ lĩnh vực. Việc tổ chức thực thi các VBQPPL nghiêm túc, nhanh chóng
và rộng khắp. Hệ thống các cơ quan QLNN tinh gọn, chức năng, nhiệm vụ rõ
ràng không chồng chéo. Cán bộ quản lý có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực
chuyên môn.
Thứ hai, ý thức chính trị của các cán bộ, công chức
Yếu tố thứ hai có ảnh hưởng đến QLNN về chất lượng nước thải các
KCN là phẩm chất, đạo đức hay chính là ý thức chính trị của các cán bộ, công
chức làm việc trong các cơ quan QLNN. Có thể nói, các VBQPPL có được thực
sự đi vào cuộc sống hay không phần nhiều dựa vào đội ngũ cán bộ, công chức
này. Họ chính là cầu nối triển khai thực hiện các quy định của pháp luật đến
người lao động, chủ cá doanh nghiệp cũng như là cầu nối phản ánh những ý
kiến, kiến nghị của người lao động, chủ doanh nghiệp về sự bất cập, bất hợp lý
trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật.
Thứ ba, năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức
Các cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước đóng vai trò
rất quan trọng trong QLNN về chất lượng nước thải các KCN. Họ là những
người trực tiếp soạn thảo, ban hành hệ thống VBQPPL trong lĩnh vực này. Đồng
thời họ cũng là những người trực tiếp thực thi các chính sách đó và kiểm tra,
thanh tra việc thực thi các chính sách đã ban hành một cách chính xác nhất. Như
vậy, năng lực, trình độ của cán bộ công chức có ảnh hưởng tác động mạnh mẽ
trong QLNN về chất lượng nước thải các KCN. Trình độ chuyên môn của các
cán bộ quản lý phải được thường xuyên trau dồi và cập nhật kiến thức mới để
bắt kịp sự thay đổi của khoa học công nghệ tiến tiến. Một mặt là để hướng dẫn,
một mặt là để nhận diện một cách đầy đủ và chính xác các ảnh hưởng của nước
thải phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN từ đó đưa ra được các phương
26
pháp cũng như dự báo được các tình huống có thể xảy ra trong thực tế để phòng
ngừa, ngăn chặn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay hầu hết các cán bộ quản lý các
KCN ở địa phương chủ yếu được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn (1-3 ngày)
nội dung chủ yếu hưỡng dẫn triển khai các VBQPPL. Nội dung đào tạo chưa trú
trọng đến nâng cao trình độ chuyên sâu về khoa học, công nghệ.
Thứ tư, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải các KCN
thì hoạt động thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định và xử lý vi phạm vi
phạm các quy định của pháp luật về chất lượng nước thải các KCN là một khâu
quan trọng và xuyên suốt quá trình quản lý. Nếu thiếu hoạt động này sẽ dẫn đến
tình trạng nhiều quy định của pháp luật, chính sách, biện pháp quản lý có tính
chất bắt buộc nhằm duy trì chất lượng nước thải các KCN có thể sẽ không được
thực hiện nghiêm túc. Thông qua kiểm tra, thanh tra ở các cơ sở và qua thực tiễn
áp dụng phát hiện những bất cập trong các VBQPPL để đưa ra những kiến nghị,
bổ sung và hoàn thiện các chính sách, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quản
QLNN về chất lượng nước thải các KCN.
Thứ năm, điều kiện kinh tế
Có thể nói, điều kiện kinh tế là một trong các yếu tố có sự ảnh hưởng
mạnh mẽ đến QLNN về chất lượng nước thải các KCN. Sự ảnh hưởng tác động
của điều kiện kinh tế trong QLNN về chất lượng nước thải các KCN không chỉ
tồn tại ở một khía cạnh mà nó tác động lên rất nhiều yếu tố: Việc ban hành các
quy chuẩn quy định chất lượng nước thải phải căn cứ vào khả năng thực tế có
thể đáp ứng được của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; số
lượng, trình độ của cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan QLNN về chất
lượng nước thải các KCN phụ thuộc điều kiện kinh tế; nguồn tài chính dành cho
các dự án XLNT; …
Thứ sáu, văn hóa, phong tục của các địa phương
Mỗi dân tộc, vùng miền trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài
đều có những đặc điểm truyền thống, văn hóa riêng, không giống với các dân
27
tộc, vùng miền khác trong cả nước. Do đặc tính này mà mọi quy định để điều
tiết hành vi của các đối tượng trong xã hội phải được xây dựng phù hợp với các
chuẩn mực chung được thừa nhận trong truyền thống, văn hóa. Một hệ thống thể
chế chỉ tốt và được tự nguyện áp dụng khi nó phát huy được những ưu điểm của
các giá trị truyền thống, nhưng đồng thời cũng phải loại bỏ đi những nhược điểm
của truyền thống như những hủ tục lạc hậu, tư duy bảo thủ. Để thực hiện tốt
QLNN về chất lượng nước thải các KCN, ngay từ khi thành lập các KCN đã
phải tính toán đến sự phù hợp để phát triển các KCN trong bối cảnh văn hóa, tín
ngưỡng của địa phương. Chúng ta không thể thành lập và quản lý tốt một KCN
khi tất cả lượng nước thải phát sinh của KCN đó sẽ xả thải ra một địa điểm gần
nơi diễn ra các hoạt động tín ngưỡng của người dân trong vùng…
Thứ bảy, ý thức của các doanh nghiệp sản xuất trong các KCN
Ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp có ảnh hưởng sâu sắc
đến QLNN về chất lượng nước thải. Nếu một doanh nghiệp có ý thức trách nhiệm
cao trong BVMT, doanh nghiệp đó sẽ tự giác chấp hành các quy định của pháp
luật nước thải sẽ được xử lý đảm bảo trước khi xả thải. Ngược lại, một doanh
nghiệp ý thức chấp hành pháp luật kém không tự giác chấp hành pháp luật QLNN
về chất lượng nước thải, họ luôn tìm cách thậm chí là tìm khe hở của luật pháp để
xả nước thải chưa xử lý để tiết kiệm chi phí.
Thứ tám, trình độ học vấn của người lao động
Người lao động trong các doanh nghiệp KCN là những người trực tiếp
tham gia sản xuất tạo thành sản phẩm. Chính vì vậy, họ là những người trực tiếp
làm phát sinh nước thải. Nếu người lao động có trình độ học vấn cao, có sự hiểu
biết nhất định về khoa học kỹ thuật cũng như về các nguy cơ ô nhiễm nếu nước
thải do họ trực tiếp phát sinh ra có chứa các chất độc hại. Bản thân người lao
động có trình độ có ý thức cao trong việc tuân thủ đúng các quy trình vận hành
thiết bị. Ngoài ra, trong một số trường hợp họ biết vận dụng khéo léo và linh
hoạt khi vận hành các trang thiết bị máy móc không phải là sự dập khuôn đặc
biệt là việc xử lý các tình huống sự cố nghiệm trọng có thể phát tán nước thải ô
28
nhiễm ra môi trường: rò rỉ hóa chất trong quá trình vận hành, …Hạn chế tối đa
việc phát sinh nước thải trong quá trình sản xuất
Thứ chín, hội nhập và hợp tác quốc tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia nếu muốn phát triển
không thể nằm ngoài mối liên hệ với các quốc gia khác. Sự ràng buộc pháp lý
đối với một quốc gia chấp nhận khi tham gia các cấu trúc quốc tế có ảnh hưởng
to lớn tới hệ thống thể chế của quốc gia đó. Ví dụ, việc Việt Nam gia nhập Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) có ảnh hưởng lớn tới hệ thống các chỉ tiêu về
chất lượng sản phẩm xuất khẩu trong đó có các chỉ tiêu về chất lượng môi
trường. Một sản phẩm may mặc nằm trong KCN muốn được xuất khẩu sang thị
trường Mỹ và Châu Âu thì cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ công nhận đã đảm
bảo các hoạt động về môi trường như: Kết quả quan trắc môi trường nước,
không khí, lao động; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, biên bản xác nhận
đã đấu nối đúng vào hệ thống hạ tầng trong các KCN và không vi phạm các quy
định hiện hành của pháp luật về BVMT.
1.3. Chủ thể, nội dung QLNN về chất lƣợng nƣớc thải các KCN
1.3.1. Chủ thể quản lý
Chính phủ thống nhất QLNN về chất lượng nước thải trong các KCN.
- Chính phủ giao Bộ TN & MTthammưuvềchấtlượng nước thải các KCN
Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT, Bộ TN&MT thực hiện chức
năng QLNN về BVMT trong đó có lĩnh vực quản lý chất lượng nước thải, gồm
những nhiệm vụ cụ thể như sau: trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết
của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch
xây dựng pháp luật hàng năm, các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ;
trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn,
năm năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các dự thảo quyết
định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
29
quốc gia; chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức
thực hiện các VBQPPL, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải; hướng dẫn,
kiểm tra việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá và thẩm định thiết bị, công trình xử lý chất
thải trước khi đưa vào hoạt động; cấp giấy phép về môi trường.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ TN & MT quản lý chất
lượng nước thải các KCN
+ Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về
BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp.
+ Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về
BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động
xây dựng kết cấu hạ tầng KCN.
+ Bộ Công an có trách nhiệm huy động lực lượng ứng phó, khắc phục sự
cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác BVMT, trong đó
có quản lý chất thải, trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý; phòng
ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về môi
trường, trong đó có quản lý chất lượng nước thải KCN.
UBND cấp tỉnh thống nhất QLNN về mọi vấn đề có liên quan đối với chất
lượng nước thải của các KCN thuộc phạm vi lãnh thổ tỉnh. Các Sở Tài nguyên
và Môi trường, Sở Công thương, Công an tỉnh, Ban Quản lý các KCN là các cơ
quan tham mưu giúp việc cho UBND tỉnh trong hoạt động QLNN về chất lượng
nước thải các KCN.
UBND các cấp huyện, xã, phường, thị trấn là cơ quan QLNN chịu trách
nhiệm chung về các vấn đề môi trường có liên quan thuộc phạm vi lãnh thổ.
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, các cán bộ địa chính môi trường xã,
30
phường, thị trấn có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho UBND huyện, xã,
phường, thị trấn trong hoạt động QLNN chung về các vấn đề môi trường thuộc
phạm vi lãnh thổ.
1.3.2. Nội dung quản lý
Để chủ thể QLNN về chất lượng nước thải các KCN thực hiện tốt các
nhiệm vụ, cần phải đặt ra các công việc sẽ phải thực hiện trong quá trình quản
lý. Các công việc đó chính là nội dung QLNN về chất lượng nước thải các KCN.
1.3.2.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức, thực hiện các VBQPPL về BVMT
đối với chất lượng nước thải các KCN.
Nhà nước xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hệ thống VBQPPL làm
công cụ quản lý chất lượng nước thải các KCN, nhằm tác động vào chủ thể của
các hoạt động phát sinh nước thải trong các KCN để định hướng, điều chỉnh,
kiểm soát chất lượng của nước thải các KCN đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu
phát triển bền vững. Tạo hành lang pháp lý cho các Bộ, ngành, địa phương, tổ
chức, cá nhân áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, đi đúng hướng trong
việc XLNT phát sinh trong quá trình sản xuất. Việc ban hành và hướng dẫn, tổ
chức thực hiện các văn bản pháp luật hướng vào các nội dung chính sau đây:
- Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật, các quy định pháp
luật khác để nâng cao hiệu quả của Luật BVMT
- Ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích áp dụng
các công nghệ sản xuất sạch hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thống nhất quy định đóng góp phí BVMT đối với nước thải
- Thể chế hóa việc việc giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế và BVMT
đối với nước thải các KCN trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa
phương và trong cả nước.
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn BVMT đối với chất lượng
nước thải các KCN.
31
1.3.2.2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách QLNN về chất
lượng nước thải các KCN, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường
Chiến lược, chính sách, kế hoạch về BVMT các KCN là các công cụ quản
lý do Đảng và Nhà nước ta ban hành. Các chính sách, chiến lược là những văn
bản mang tầm vĩ mô, có tính bao quát, bao trùm về không gian và thời gian, có
phạm vi điều chỉnh rộng lớn và tác động đến tất cả các mối quan hệ xã hội.
Trong những năm gần đây, chúng ta đã ban hành nhiều chiến lược, chính sách,
kế hoạch nhằm điều chỉnh các hoạt động sản xuất phát sinh nước thải trong các
KCN đi đúng hướng, đúng mục đích.
1.3.2.3. Tổ chức bộ máy QLNN về chất lượng nước thải các KCN
Để thực hiện thống nhất QLNN về chất lượng nước thải các KCN trên cả
nước cần có một hệ thống cơ quan QLNN tương ứng từ trung ương tới địa
phương. Cần có sự phân công, phân cấp cụ thể giữa trung ương và địa phương,
giữa các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tránh chồng chéo, bỏ
sót nhiệm vụ. Mặt khác, công việc này không chỉ có một cơ quan nào đó làm
được mà đòi hỏi có nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng tham gia, phối hợp. Luật
BVMT năm 2014 đã quy định trách nhiệm QLNN về BVMT trong đó có trách
nhiệm quản lý môi trường KCN thống nhất từ trung ương tới địa phương.
1.3.2.4. Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức
Nhà nước tập trung ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực BVMT, khuyến khích
mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực BVMT trong đó có nguồn
nhân lực BVMT các KCN. Hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực được tập
trung vào các đối tượng cán bộ, công chức có chuyên môn về môi trường, đội
ngũ sinh viên được đào tạo chuyên ngành môi trường.
Bên cạnh đó, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước liên quan
đến quản lý chất lượng môi trường các KCN được trú trọng bồi dưỡng nâng cao
trình độ năng lực chuyên môn bằng việc tham gia các lớp đào tạo về chuyên
môn nghiệp vụ.
32
1.3.2.5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
Việc thanh tra, kiểm tra giữ vai trò kiểm định, đánh giá tính chính xác
của các số liệu, thông tin về chất lượng nước thải các KCN đã thu thập được;
phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT đối với
chất lượng nước thải các KCN. Theo quy định, số lần kiểm tra, thanh tra việc
chấp hành các quy định về BVMT đối với một doanh nghiệp không quá hai lần
một năm, trừ trường hợp doanh nghiệp đó bị tố cáo vi phạm hoặc có dấu hiệu vi
phạm pháp luật về BVMT
Ngoài ra, cơ quan QLNN còn có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về BVMT đối với nước thải của các KCN. Mọi tổ chức, cá
nhân đều có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện ra tòa án khi phát hiện hành
vi vi phạm.
1.3.2.6. Xã hội hóa trong hoạt động BVMT về chất lượng nước thải KCN
Xã hội hóa hoạt động BVMT đối với chất lượng nước thải các KCN về
mặt hình thức là hoạt động chuyển giao một phần công việc quản lý từ phía nhà
nước sang xã hội, huy động mọi thành phần, nguồn lực để tham gia BVMT.
Việc xã hội hóa sẽ làm giảm gánh nặng cho Nhà nước, nhưng không giảm nhẹ
trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước vẫn là chủ thể quản lý chất lượng nước
thải các KCN.
Ngày 30/5/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về
chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Theo đó, các tổ chức, cá nhân
có thể tham gia vào các hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động
xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái,
cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
nhằm giữ môi trường trong lành.
1.3.2.7. Hợp tác quốc tế trong QLNN về chất lượng nước thải KCN
Trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực hội nhập quốc tế và mở rộng
hợp tác quốc tế, tham gia trên 20 Điều ước quốc tế về môi trường; đồng thời
33
nghiêm túc thực hiện các cam kết trong các Điều ước quốc tế này, tham gia đầy
đủ và có trách nhiệm các cuộc họp thường niên của các Công ước, liên Công
ước, từ đó tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế để thực hiện các chương trình,
dự án về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học...
Bên cạnh việc tích cực tham gia các Điều ước, Công ước quốc tế, các Bộ,
ngành, địa phương cũng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác đa phương và song
phương về BVMT; đặc biệt, đã chủ động và tích cực tham gia các hoạt động
trong khuôn khổ hợp tác ASEAN về môi trường theo Kế hoạch tổng thể Cộng
đồng văn hóa - xã hội ASEAN trước khi hình thành Cộng đồng ASEAN vào
cuối năm 2015. Tính đến nay, đã có hơn 40 chương trình, dự án lớn về bảo vệ
môi trường đã và đang được thực hiện với các đối tác chính là Nhật Bản, Hàn
Quốc, Thu Sỹ, Đan Mạch, Thụy Điển,...Đặc biệt, Hội nghị Nhóm công tác
ASEAN về Thành phố bền vững về môi trường lần thứ 13 đã được tổ chức
thành công; đang tích cực chuẩn bị tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Môi trường
ASEAN lần thứ 13. Các nhiệm vụ đàm phán gia các nội dung liên quan đến
BVMT trong khuôn khổ WTO và các hiệp định thương mại tự do khác cũng
được thực hiện rất tích cực, nghiêm túc, đạt kết quả cao.
Nhìn chung, hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT trong thời gian qua đã
góp phần tạo nên nguồn đầu tư đáng kể từ bên ngoài giúp tăng cường năng lực
khoa học công nghệ cho ngành; tiếp thu kinh nghiệm của các nước, đưa ra các
giải pháp kỹ thuật và công nghệ để xử lý ô nhiễm môi trường và hoàn thiện hệ
thống chính sách, pháp luật về BVMT.
1.4 Kinh nghiệm QLNN về chất lƣợng nƣớc thải các KCN
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Đà nẵng là địa phương đi đầu trong cả nước về hoạt động quản lý môi
trường nói chung và hoạt động quản lý chất lượng nước thải nói riêng đặc biệt là
quản lý chất lượng nước thải phát sinh từ các KCN. Phương thức và kinh
nghiệm quản lý chất lượng nước thải của các KCN của Đà Nẵng rất có ý nghĩa
tham khảo đối với các địa phương trong cả nước hiện nay.
34
- Thực hiện BVMT từ giai đoạn thu hút các dự án đầu tư vào trong các
KCN. Ngay từ khâu thu hút đầu tư, Đà Nẵng đã chủ trương chỉ mời gọi đầu tư
đối với các dự án công nghệ cao, các dự án có quy trình công nghệ sản xuất tiên
tiến hiện đại, các dự án có sản phẩm thân thiện với môi trường. Đối với các dự
án đầu tư có hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải cao như xi mạ, dệt
may không mời gọi đầu tư hoặc nếu có chủ trương cho đầu tư thì khâu giám sát
và kiểm soát chất lượng nước thải sẽ được thực hiện rất chặt chẽ.
- Quy hoạch các KCN gắn với BVMT. Quy hoạch chi tiết của các KCN sẽ
được phê duyệt trên cơ sở phân khu chức năng. Theo đó, các ngành nghề sản
xuất có thành phần tính chất chất thải tương tự nhau sẽ được xếp trong cùng một
khu chức năng. Thành phố cũng thực hiện cương quyết không cho chuyển đổi
ngành nghề nếu như ngành nghề chuyển đổi không cùng nhóm ngành đó để đảm
bảo không phá vỡ quy hoạch chi tiết được phê duyệt từ ban đầu.
- Đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng BVMT trước khi đưa KCN vào vận
hành. Đà Nẵng yêu cầu các chủ đầu tư hạ tầng phải đầu tư và xây dựng đồng bộ
trạm XLNT, hệ thống thoát nước mưa và nước thải tách rời trước khi đưa KCN
vào hoạt động. Đồng thời thành phố chỉ thực hiện việc kiểm soát chất lượng
nước thải từ sau hệ thống thoát nước mưa và nước thải chung của KCN. Việc
kiểm soát chất lượng nước thải nội bộ KCN là do chủ đầu tư hạ tầng chủ động
thực hiện đối với các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp trên cơ sở thỏa thuận hợp
đồng kinh tế.
- Ban hành quy chế phối hợp quản lý và BVMT các KCN. Theo đó Ban
quản lý các KCN là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp các vấn đề môi trường. Đã
Nẵng cũng thực hiện ủy quyền cho Ban Quản lý các KCN một số chức năng,
nhiệm vụ theo quy định về lĩnh vực BVMT.
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hƣng Yên
Hưng Yên trong những năm gần đây cũng là một trong số các địa phương
có kết quả tốt trong QLNN về chất lượng nước thải các KCN. Các tổng kết,
đánh giá cho thấy, hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải các KCN của tỉnh
đạt được do các yếu tố sau đây:
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Was ist angesagt? (20)

đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
 
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêuLuận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
 
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
 
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
 
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ...
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
 
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệpLuận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
 

Ähnlich wie Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp

Ähnlich wie Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp (20)

Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI...
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI...PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI...
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI...
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
 
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doa...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doa...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doa...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ thống Thông Tin Kế Toán Trong Các Doa...
 
Luan van thac si kinh te (9)
Luan van thac si kinh te (9)Luan van thac si kinh te (9)
Luan van thac si kinh te (9)
 
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAYĐề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
 
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vậtQuản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
 
Đề tài: Kho dữ liệu, webservice để tích hợp dữ liệu báo cáo, HAY
Đề tài: Kho dữ liệu, webservice để tích hợp dữ liệu báo cáo, HAYĐề tài: Kho dữ liệu, webservice để tích hợp dữ liệu báo cáo, HAY
Đề tài: Kho dữ liệu, webservice để tích hợp dữ liệu báo cáo, HAY
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống báo cáo thống kê tại trường CĐ nghề
Luận văn: Xây dựng hệ thống báo cáo thống kê tại trường CĐ nghềLuận văn: Xây dựng hệ thống báo cáo thống kê tại trường CĐ nghề
Luận văn: Xây dựng hệ thống báo cáo thống kê tại trường CĐ nghề
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Kürzlich hochgeladen

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ KIM HOA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ KIM HOA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH ĐỨC HƢNG HÀ NỘI - NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, dữ liệu nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận của Luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Thị Kim Hoa
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp tại Học viện Hành chính, em luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô trong Ban Giám đốc Học viện và toàn thể các thầy cô giáo trong Học viện. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và xin trân trọng cám ơn các thầy cô, đặc biệt TS. Trịnh Đức Hưng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này; - Tôi xin trận trọng cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng Ban Quản lý các KCN, Cục Thống kê tỉnh Nam định, Sở TN & MT tỉnh Nam Định đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn; - Xin cảm ơn người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện chia sẻ, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, công tác, nghiên cứu khoa học và hoàn thành Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2017 Tác giả: Lê Thị Kim Hoa
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚCVỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP...................................... 7 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn............................................. 7 1.1.1. Nước thải........................................................................................................7 1.1.2. Khái niệm chất lượng nước thải................................................................ 12 1.1.3. Khái niệm KCN.......................................................................................... 13 1.1.4. Khái niệm chất lượng nước thải KCN ...................................................... 14 1.1.5. Khái niệm QLNN về chất lượng nước thải các KCN.............................. 15 1.1.6. Khái niệm chính sách QLNN .................................................................... 17 1.1.7. Tổ chức bộ máy QLNN ............................................................................. 18 1.2. Sự cần thiết, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về chất lượng nước thải KCN .................................................................................................... 19 1.2.1. Sự cần thiết QLNN về chất lượng nước thải KCN .................................. 19 1.2.2. Đặc điểm QLNN về chất lượng nước thải KCN...................................... 21 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng QLNN về chất lượng nước thải KCN ................. 24 1.3. Chủ thể, nội dung QLNN về chất lượng nước thải các KCN...................... 28 1.3.1. Chủ thể quản lý........................................................................................... 28 1.3.2. Nội dung quản lý........................................................................................ 30 1.4 Kinh nghiệm QLNN về chất lượng nước thải các KCN............................... 33 1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng....................................................... 33 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên .............................................................. 34 1.4.3. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho tỉnh Nam Định.............................. 35 CHƢƠNG 2THỰC TRẠNG NƢỚC THẢI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚCVỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢI CÁC KHU CÔNG NGHIỆPTỈNH NAM ĐỊNH................................................................................................................... 38 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Nam Định.................................... 38 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 38 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................... 39 2.2 Đặc điểm chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định ............................ 40 2.2.1. Tình hình phát triển các KCN tỉnh Nam Định ......................................... 40 2.2.2. Đặc điểm chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định....................... 41 2.2.3. Đặc điểm QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định..... 45 2.3. Thực trạng QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định........ 48
  • 6. 2.3.1. Thực trạng ban hành, hướng dẫn, tổ chức, thực hiện VBQPPL về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định................................................................. 48 2.3.2. Thực trạng hệ thống tổ chức QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định............................................................................................................. 53 2.3.3. Thực trạng hệ thống chính sách QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định............................................................................................................. 58 2.3.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.......................................... 60 2.3.5. Xã hội hóa hoạt động BVMT về chất lượng nước thải các KCN........... 62 2.3.6. Hợp tác quốc tế........................................................................................... 62 2.3.7. Nguyên nhân của những thuận lợi và hạn chế trong QLNN về chất lượng nước thải các KCN...................................................................................................... 63 CHƢƠNG 3QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁPQUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢICÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỚI............................. 66 3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước .............................................................. 66 3.1.1. Quan điểm của Đảng.................................................................................. 66 3.1.2. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Nam Định ............................................. 71 3.2. Một số giải pháp QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định 72 3.2.1. Tăng cường hướng dẫn, tổ chức, thực hiện VBQPPL về chất lượng nước thải các KCN.................................................................................................... 72 3.2.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý...................................................... 75 3.2.3. Phát huy hiệu quả hệ thống chính sách..................................................... 82 3.2.4. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các doanh nghiệp, KCN gây ô nhiễm môi trường ...................................................................... 85 3.2.5. Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động BVMT về chất lượng nước thải KCN.. 87 3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế....................................................................... 88 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 93
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD (Biochemical oxygen demand): Nhu cầu ô xy sinh học BVMT: BVMT CCN: Cụm công nghiệp COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu ô xy hóa học GDP: Tổng thu nhập quốc nội IDA: Hiệp hội Phát triển Quốc tế KCN: Khu công nghiệp ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức pH (power of hydrogen): Nồng độ ion hyđrô QCVN: QCVN QLNN: Quản lý nhà nước SS (suspended solids): Hàm lượng chất rắn lơ lửng TN&MT: Tài nguyên và Môi trường UBND: Ủy ban nhân dân VBQPPL: VBQPPL XLNT: Xử lý nước thải 0 C: Trong hệ thống đo lường quốc tế, Kelvin là một đơn vị đo lường cơ bản cho nhiệt độ được kí hiệu bằng chữ K. Mỗi độ K trong nhiệt giai Kenvin (1K) bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1°C) và 0°C ứng với 273,16K. Pt/Co: Hòa tan 1,246g K2Pt Cl6 và 1g CoCl2.6H2O trong nước cất đã có 100 ml HCl đậm đặc, định mức thành 1 lít. Dung dịch này có màu xanh của nước tự nhiên được chọn làm dung dịch màu chuẩn. Với phương pháp so màu bằng máy quang phổ thang đo màu Pt/Co được chia từ 0 đến 70 đơn vị với màu của dung dịch chuẩn nêu trên là điểm 0. mg/l: Khối lượng các chất có trong 1 lít nước thải MPN/100ml: Số lượng vi khuẩn nhóm coliform có trong 100 ml nước thải m3 /ngày.đêm: Tổng lưu lượng nước thải trong 1 ngày đêm
  • 8. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 1: Một số chất có mùi.................................................................................. 9 Bảng 2: Thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp ......................... 12 Bảng 3: Giá trị các thông số đặc trưng nước thải một số ngành công nghiệp ... 13 Bảng 4: Giá trị các thông số đặc trưng nước thải KCN Hòa Xá........................ 42 Bảng 5: Giá trị các thông số đặc trưng nước thải KCN Mỹ Trung.................... 43 Bảng 6: Giá trị các thông số đặc trưng nước thải KCN Bảo Minh .................... 44 Sơ đồ 1: Hệ thống QLNN về chất lượng nước thải KCN .................................. 53 Sơ đồ 2: Hệ thống QLNN về chất lượng nước thải KCN tỉnh Nam Định ......... 76
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, các KCN đóng góp vai trò khá quan trọng. Từ năm 1991, Đảng và Nhà nước đã xây dựng thí điểm KCN đầu tiên. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, tính đến 31/12/2015, cả nước đã có 299 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 81.000 ha tại 59 tỉnh thành phố. Trong đó, có 212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất thương phẩm là 54.060ha đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình 66.4% được phân bổ rộng khắp các miền của đất nước, thu hút được 6.325 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư khoảng 93,3 tỷ USD, 9.082 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 945000 tỷ đồng Việt Nam, tạo việc làm cho 4,3 triệu lao động [27, tr.7]. Các KCN đã có những đóng góp lớn trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, việc phát triển các KCN nảy sinh nhiều vấn đề trong đó đáng quan tâm nhất là chất lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất trong các KCN này. Theo chương trình Liên hiệp quốc về phát triển cứ mỗi 1 tấn hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất thì sẽ có 7-9% khối lượng hóa chất tức là vào khoảng 70-90 kg hóa chất sẽ bị phát tán ra môi trường nếu không có biện pháp xử lý. Số liệu thống kê của Bộ Công thương tại các KCN Việt Nam mỗi ngày có khoảng 10-15 nghìn tấn hóa chất được sử dụng cho các hoạt động sản xuất khác nhau. Điều đó có nghĩa là khoảng 700-1350 tấn hóa chất sẽ được các KCN thải ra môi trường mỗi ngày [25, tr.19]. Một sự cố môi trường xảy ra gần đây tại vùng biển gần KCN Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế làm chết khoảng 100 tấn cá và các loài sinh vật tầng nước nổi và làm ô nhiễm môi trường biển toàn bộ khu vực miền trung. Nguyên nhân được xác định là do nước thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa).
  • 10. 2 Vấn đề chất lượng nước thải phát sinh từ các KCN đã trở lên đặc biệt nghiêm trọng và mang tính toàn cầu trong thời gian gần đây. Ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất của các KCN gây ra làm thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội. Lương thực, thực phẩm bị nhiễm độc, môi trường thiên nhiên bị phá hủy. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ nhiều phía. Về phía các cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp ý thức chấp hành pháp luật BVMT chưa cao, do chạy theo lợi nhuận họ bỏ qua trách nhiệm BVMT. Một số doanh nghiệp do nhận thức về pháp luật BVMT thấp nên thực hiện không đúng các quy định. Một số doanh nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu, sử dụng lao động trình độ thấp, giá nhân công rẻ, sử dụng nguyên nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại nhằm hạ giá thành sản phẩm, làm tăng phát thải gây ô nhiễm môi trường. Ngoài những nguyên nhân trên, còn có trách nhiệm của các cơ quan, các cấp quản lý. QLNN về nước thải các KCN còn nhiều mặt tồn tại, hạn chế: hệ thống VBQPPL chưa đồng bộ; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN ở trung ương và địa phương còn chồng chéo; nhiều địa phương do sức ép về thu hút vốn đầu tư nên chính sách thu hút đầu tư coi nhẹ nhiệm vụ BVMT; việc thực hiện quy hoạch chi tiết của nhiều KCN không thống nhất; việc triển khai các công cụ quản lý hiệu quả chưa được cao; nguồn nhân lực và tài chính cho BVMT đối với nước thải các KCN còn thiếu. Tỉnh Nam Định, KCN đầu tiên được thành lập từ năm 2003 (KCN Hòa Xá). Đến nay, có 3 KCN đã hoạt động. Trong những năm qua, các KCN tỉnh Nam Định đã dần khẳng định vị trí, vai trò trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh với những đóng góp về tổng thu ngân sách, tổng giá trị xuất khẩu và giải quyết lao động, việc làm tại địa phương. Tuy nhiên, nước thải phát sinh từ các KCN đang có nguy cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các lưu vực sông tiếp nhận nước thải từ các KCN. Bằng những công cụ quản lý, các cấp chính quyền của tỉnh Nam Định có những biện pháp tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải các KCN gây ra. Tuy nhiên, thực tế hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa hiệu quả.
  • 11. 3 Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải của các KCN tỉnh Nam Định đòi hỏi các cấp chính quyền tỉnh Nam Định cần tăng cường hơn nữa hoạt động QLNN đối với chất lượng nước thải các KCN. Xuất phát từ lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài "QLNN về chất lƣợng nƣớc thải trong các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về chất lượng nước thải ở các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Ở Việt Nam, hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN đã được Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học và những người làm công tác lý luận đặc biệt quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Đề tài, luận văn, đề án, giáo trình, ... Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các cá nhân, tập thể được công bố có liên quan đến đề tài như: Nguyễn Thị Thơm - An Như Hải (2011), Nâng cao hiệu lực QLNN về môi trường, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Lưu Đức Hải - Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), QLNN đối với TN & MT vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội nhân văn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội TS. Trịnh Thị Minh Sâm (2004), Các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về BVMT ở các KCN và khu chế xuất, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Trần Văn Tùng - Đặng Thị Phương Hoa - Nguyễn Bá Thủy (2005), Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở một số KCN phía Bắc tới sức khỏe cộng đồng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Các tài liệu nêu trên đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa con người, môi trường và phát triển bền vững. Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ đó, cùng với việc đánh giá thực trạng chất lượng môi trường của cả nước nói chung và của
  • 12. 4 các KCN nói riêng, các tài liệu đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về môi trường nói chung và môi trường KCN nói riêng. Tuy vậy, các tài liệu này chủ yếu nhấn mạnh việc áp dụng các công cụ pháp luật trong quá trình quản lý. Vai trò, chức năng của con người trong hệ thống các tổ chức quản lý chưa được trú trọng nghiên cứu và chưa có giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực này. Luận văn thạc sỹ “Quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh - Nghệ An“ năm 2013 của tác giả Phan Thị Hằng thuộc khoa Môi trường, trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội đã đánh giá thực trạng quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh - Nghệ An. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp bằng các công cụ pháp luật, công cụ kinh tế. Luận văn chưa xác định được hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về chất thải các khu, cụm công nghiệp do đó chưa đưa ra giải pháp về vấn đề này. Luận văn thạc sỹ “QLNN về môi trường KCN tỉnh Hải Dương“ năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh chuyên ngành Quản lý công, Học viện hành chính quốc gia đi sâu phân tích vai trò, ý nghĩa của QLNN về môi trường KCN. Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN về môi trường các KCN của tỉnh Hải Dương, luận văn đã xác định được các nguyên nhân của các hạn chế trong quá trình quản lý để từ đó đưa ra được một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về môi trường các KCN tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, với trình độ phát triển khoa học công nghệ như hiện nay, xã hội hóa hoạt động QLNN về chất thải và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là một xu thế tăng cường hiệu quả của QLNN về chất lượng nước thải các KCN. Luận văn chưa đề cập đến nội dung này và vì vậy chưa đưa ra giải pháp cho vấn đề này. Nghiên cứu hoạt động QLNN về chất lượng nước thải ở các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định, chúng tôi mong muốn, luận văn sẽ góp phần đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định và khắc phục được những hạn chế của các tài liệu cũng như luận văn nêu trên.
  • 13. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức QLNN về chất lượng nước thải các KCN; phân tích thực trạng chất lượng nước thải và phân tích thực trạng QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định, luận văn đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải ở các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ sau đây: + Hệ thống hóa các kiến thức về chất lượng nước thải các KCN và QLNN về chất lượng nước thải các KCN. + Phân tích thực trạng QLNN về chất lượng nước thải các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định. + Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: Các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định bao gồm KCN Hòa Xá, KCN Mỹ Trung, KCN Bảo Minh. + Phạm vi thời gian: Từ năm 2003 - 2015 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chất lượng môi trường các KCN.
  • 14. 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp thu thập, thống kê + Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá + Phương pháp so sánh + Phương pháp tổng hợp rút kinh nghiệm 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn là tài liệu tham khảo nhằm cung cấp các thông tin, dữ liệu mà các bạn sinh viên, các nhà quản lý có thể tham khảo trong quá trình nghiên cứu, QLNN đối với chất lượng nước thải các KCN. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài, luận văn góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải ở các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định. Góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của chủ doanh nghiệp, người lao động trong việc BVMT môi trường và phát triển bền vững. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học QLNN về chất lượng nước thải các KCN Chương 2: Thực trạng nước thải và QLNN về chất lượng nước thải các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định Chương 3: Quan điểm của Đảng và một số giải pháp QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định trong thời gian tới Tài liệu tham khảo
  • 15. 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn 1.1.1. Nƣớc thải Theo cách hiểu thông thường, chất thải là những chất con người bỏ đi, không tiếp tục sử dụng nữa. Khi bị thải bỏ, những chất này tồn tại trong môi trường dưới những trạng thái nhất định và có thể gây ra rất nhiều những tác động bất lợi cho môi trường cũng như sức khỏe con người. Chất thải được sản sinh ra trong những hoạt động khác nhau của con người thì được gọi với những thuật ngữ khác nhau. Chất thải phát sinh sau quá trình sử dụng nước thì được gọi là nước thải. Như vậy, xét về nguồn gốc, nước thải phát sinh sau quá trình sử dụng của con người vào các mục đích khác nhau trong quá trình hoạt động sống. Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và XLNT Điều 2 Khoản 7 [13, tr.6] đưa ra khái niệm về nước thải như sau: Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người Do nguồn gốc phát sinh nước thải là từ quá trình hoạt động sống của con người. Các hoạt động sống của con người rất đa dạng và phong phú với nhiều mục đích, ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, khái niệm nước thải là một khái niệm tương đối rộng. Để tìm hiểu về nước thải, người ta tìm cách phân loại nước thải ra thành nhiều nhóm khác nhau dựa vào nguồn gốc phát sinh: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngấm qua, nước thải đô thị, nước thải tự nhiên. Từ việc phân loại nước thải theo nguồn gốc phát sinh, người ta đi sâu vào nghiên cứu, phân tích đặc điểm, tính chất của các loại nước thải đó, để từ đó đánh giá ảnh hưởng tác động của các loại nước thải đối với môi trường và sức khỏe con người và đưa ra biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các ảnh hướng tác động đó. Trong thực tế hiện nay, khi nghiên cứu về nước thải thông thường người ta phân chia nước thải thành hai loại khác nhau bao gồm: nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp
  • 16. 8 Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân. Nước thải loại này thường phát sinh từ các cá nhân; hộ gia đình; bệnh viện; trường học; các khu dân cư không có hoạt động sản xuất công nghiệp; các trụ sở cơ quan hành chính, sự nghiệp công lập, các xí nghiệp dịch vụ, thương mại không có hoạt động sản xuất công nghiệp, … Nước thải công nghiệp là nước thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp (bao gồm cả nước thải từ vệ sinh cá nhân, ăn uống tắm giặt của công nhân sản xuất trong các xí nghiệp này). Trong ngành công nghiệp với đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh, đồng nghĩa với việc cũng có nhiều loại nước thải công nghiệp được thải ra hàng ngày. Một số loại nước thải của các ngành công nghiệp thường gặp và gây không ít đau đầu cho người dân cũng như các nhà chức trách trong việc kiểm soát như: nước thải sản xuất bột ngọt, nước thải sản xuất Cà phê, nước thải sản xuất Bia, nước thải sản xuất Đường, nước thải sản xuất Giấy, nước thải sản xuất Cao su, nước thải ngành Xi mạ, nước thải ngành Khoáng sản, nước thải ngành Dệt nhuộm. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về nước thải phát sinh từ các xí nghiệp sản xuất công nghiệp trong các KCN. - Tính chất của nước thải KCN: Tính chất của nước thải KCN được đánh giá thông qua các chỉ số vật lý, chỉ số hóa học và sinh học cụ thể như sau: + Nhiệt độ (0 C): Nhiệt độ nước thải KCN thông thường cao hơn từ 5 - 25o C so với nước thường do có sự gia nhiệt vào nước từ các dụng cụ và máy móc sản xuất. Nhiệt độ cao của nước thải ảnh hưởng đến nhiệt độ sông hồ làm thay đổi quá trình sinh, hóa, lý học bình thường của hệ sinh thái nước, làm giảm lượng ôxy hòa tan. + Màu sắc (Pt/Co): Nước thải KCN thường có màu nâu đen hoặc đỏ nâu do các chất hữu cơ phân hủy; sắt, crom và mangan ở dạng keo hoặc hòa tan, tanin, lignin tạo thành. Màu của nước thải KCN thường được phân thành hai dạng; màu thực do các chất hòa tan hoặc dạng hạt keo; màu biểu kiến là màu của
  • 17. 9 các chất lơ lửng trong nước tạo nên. + Mùi: Trong nước thải KCN, mùi xuất hiện do các khí sinh ra trong quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ hay do một số chất được đưa thêm vào. Bảng 1: Một số chất có mùi [43, tr.54] Chất có mùi Công thức hóa học Mùi Amoni NH3 Khai Phân C8H5NHCH3 Phân Hydrosunfua H2S Trứng thối Sunfua hữu cơ (CH3)2S, CH3SSCH3 Bắp cải rữa Mercaptan CH3SH, CH3(CN2)3SH Hôi Amin CH3NH2, (CH3)2N Cá ươn Diamin NH2(CH2)4NH Thịt thối Clo Cl2 Nồng Phenol C6H5-OH Phenol + pH: Nồng độ ion H+ có trong nước và có thang giá trị từ 0 đến 14. pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng để đánh giá tính chất nước thải KCN. Khi chỉ số pH < 7 thì nước có môi trường axít; pH > 7 thì nước có môi trường kiềm, pH =7 thì nước có môi trường trung tính, điều này thể hiện ảnh hưởng của hoá chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Giá trị pH thấp hay cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thuỷ sinh. + SS (mg/l): Hàm lượng các chất lơ lửng là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 105o C cho tới khi khối lượng không đổi. Một số ngành sản xuất phát sinh nước thải có hàm lượng SS cao như: nước thải của quá trình sinh hoạt; nước thải của các nhà máy sản xuất bia, rượu; nước thải công nghiệp giấy; nước thải nhà máy tẩy nhuộm. + COD (mg/l): Khối lượng oxy tương đương với khối lượng hóa chất dùng để oxy hóa hết các chất có thể bị oxy hóa trong 1 lít nước thải. Chỉ số COD biểu hiện sự ô nhiễm của nước nhưng ở mức cao hơn BOD vì dùng phương
  • 18. 10 pháp hóa học cưỡng bức để oxy hóa các chất trong nước thải. Một số ngành sản xuất phát sinh nước thải có hàm lượng COD cao như: nước thải của quá trình sinh hoạt; nước thải của các nhà máy sản xuất bia, rượu; nước thải công nghiệp giấy; nước thải nhà máy hồ sợi, nước thải của các nhà máy sản xuất phân hữu cơ, nước rỉ rác, ... + BOD (mg/l): Khối lượng oxy cần thiết cung cấp cho các vi sinh vật chuyển hóa sinh học các chất hữu cơ trong 1 lít nước thải thành CO2 và nước dưới điều kiện 200 C trong 5 ngày hoặc 20 ngày tương ứng có ký hiệu BOD5 hoặc BOD20. Chỉ số BOD đặc trưng cho mức độ ô nhiễm của nước thải, BOD càng cao nước càng bị ô nhiễm. Một số nhà máy sản xuất phát sinh nước thải có hàm lượng BOD cao như: nước thải của quá trình sinh hoạt; nước thải của các nhà máy sản xuất bia, rượu; nước thải công nghiệp giấy; nước thải nhà máy hồ sợi, nước thải của các nhà máy sản xuất phân hữu cơ, nước rỉ rác, nhà máy sản xuất sữa, chế biến thức ăn chăn nuôi... + Amoniac (mg/l): Khối lượng ion NH4 + có trong 1 lít nước. Thông thường amoniac được phát sinh từ sinh hoạt, các nhà máy hoá chất, chế biến thực phẩm, sữa. Amoniac có mặt trong nước cao sẽ gây nhiễm độc tới cá và các sinh vật. + Nitrat (mg/l) Khối lượng ion NO3 - có trong 1 lít nước và là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật. Thông thường amoniac phát sinh từ sinh hoạt của công nhân, các nhà máy hoá chất, chế biến thực phẩm, sữa. Hàm lượng nitrat cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho phát triển tảo, rong, gây hiện tượng phú dưỡng thủy vực. + Photphat (mg/l) Khối lượng ion PO4 3- có trong 1 lít nước. Nguồn photphat đưa vào môi trường là từ phân người, phân súc vật và nước thải một số ngành công nghiệp sản xuất phân lân, công nghiệp thực phẩm. + Ion kim loại nặng (mg/l): Khối lượng các ion kim loại nặng có mặt trong 1 lít nước như As2+ , Pb2+ , Cr3+ , Cr6+ , Cd2+ , Mn2+ , Cu2+ , Hg2+ ... Các ion kim loại nặng thường phát sinh trong quá trình sản xuất một số ngành nghề cơ
  • 19. 11 khí mạ, dệt nhuộm, khai khoáng. Ảnh hưởng của kim loại nặng thay đổi tuỳ thuộc vào nồng độ của chúng. + Coliform (MPN/100ml) số lượng vi khuẩn nhóm coliform (coliform, fecal coliform, fecal streptococci, escherichia coli ...) có mặt trong 100ml nước thải. Vi khuẩn nhóm coliform có mặt trong phân của động vật máu nóng. Số liệu Coliform cung cấp cho chúng ta thông tin về mức độ vệ sinh của nước và điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh. - Đặc điểm của nước thải KCN + Nước thải từ sinh hoạt của công nhân: Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó khoảng 52% là các chất hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một số lớn vi sinh vật. Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng các virut và vi khuẩn gây bệnh như tả, lị, thương hàn… Đồng thời trong nước thải chứa các vị khuẩn không có hại có tác dụng phân hủy các chất thải. + Nước thải từ các quá trình sản xuất: Thành phần nước thải công nghiệp rất đa dạng và phụ thuộc vào quá trình tạo ra chúng. Mỗi loại nước thải của mỗi ngành công nghiệp có một đặc tính riêng, các thành phần này không những khó xử lý mà còn độc hại đối với con người và môi trường sinh thái. Quy mô hoạt động sản xuất càng lớn thì lượng nước càng nhiều kéo theo lượng xả thải cũng càng nhiều. Các thành phần khác nhau trong nước thải công nghiệp nếu không được xử lý đúng cách là mối đe dọa lớn đối với nguồn nước và môi trường. Nước thải từ các loại hình công nghiệp như hóa dầu, chế biến thực phẩm, bia rượu và hóa chất thường có hàm lượng các hợp chất hữu cơ lớn, chỉ số BOD, chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan cao, độ pH, mùi và các hợp chất sunfua thường hay biến đổi. Nước thải của các nhà máy hóa chất thường chứa nhiều các hóa chất độc hại, có hại đối với các vi sinh vật trong nước, ngay cả khi các loại chất độc này tồn tại với nồng độ nhỏ trong nước.
  • 20. 12 Bảng 2: Thành phần nƣớc thải của một số ngành công nghiệp [25, tr.27] TT Ngành sản xuất Chất ô nhiễm 1 Chế biến đồ hộp, thủy sản, rau củ quả đông lạnh BOD, COD, pH, SS, màu, NO3 - , PO4 3- 2 Chế biến nước uống có cồn, bia, rượu BOD, pH, SS, NO3 - , PO4 3- , màu 3 Chế biến thịt BOD, pH, SS, NH4 + , PO4 3- , màu 4 Sản xuất bột ngọt BOD, SS, pH, NH 4 + , NO3 - , PO4 3- 5 Cơ khí COD, dầu mỡ, SS, CN - , Ni2+ , Zn2+ , Pb2+ , Cd2+ 6 Thuộc da BOD5, COD, SS, Cr3+ , NH4 + , dầu mỡ, phenol, sunfua, NO3 - , PO4 3- , Coliform 7 Dệt nhuộm SS, BOD, ion kim loại nặng, dầu mỡ 8 Sản xuất phân hóa học NH4 + , NO3 - , u rê, pH, hợp chất hữu cơ 9 Sản xuất hóa chất pH, SS, Cl- , SO4 2- , pH, COD, phenol, F- , ion kim loại nặng 10 Sản xuất giấy SS, BOD, COD, phenol, lignin, tannin, pH, màu 1.1.2. Khái niệm chất lƣợng nƣớc thải Theo từ điển tiếng Việt [42, tr.197] chất lượng được hiểu là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một sự vật, sự việc. Đối với nước thải, như trên đã phân tích, nước thải phát sinh từ các hoạt động sống của con người, vì vậy, thành phần, tính chất, đặc điểm của nước thải rất khác nhau. Các loại nước thải phát sinh từ sinh hoạt có đặc điểm, tính chất và thành phần khác với nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp. Hơn nữa, mỗi loại nước thải đều không chỉ có một hay vài đặc điểm, tính chất mà bao gồm nhiều đặc điểm và tính chất khác nhau (chi tiết tại bảng 2 thành phần nước thải một số ngành công nghiệp). Để phân biệt được các loại nước thải này với nhau cần phải dựa vào những đặc điểm riêng, những thuộc tính cơ bản, những tính chất đặc trưng của từng loại nước thải khác nhau đó. Trên thực tế, để đánh giá chất lượng nước thải người ta dựa vào giá trị các thông số đặc trưng của từng loại nước thải đó và các quy chuẩn quy định cho giá trị của các thông số theo mỗi ngành nghề khác nhau. Cụ thể: đối với nước thải sinh hoạt dựa việc đánh giá chất lượng vào giá trị các thông số BOD, SS, Coliform; nước thải xi mạ dựa vào giá trị các thông số Cr3+ , Cr6+ , Ni2+ ; nước thải dệt nhuộm dựa vào giá trị các thông số kim loại nặng. Bảng
  • 21. 13 3. giá trị các thông số đặc trưng nước thải một số ngành dưới đây sẽ mô tả cụ thể hơn về chất lượng nước thải một số ngành sản xuất công nghiệp. Như vậy để đánh giá được chất lượng của nước thải là tốt hay xấu trước tiên ta cần phải xác định các thông số để đánh giá và quy chuẩn quy định cho mỗi thông số đó theo mỗi ngành nghề. Nếu nước thải có giá trị một hoặc nhiều thông số vượt quy chuẩn nghĩa là nước thải có chất lượng kém và ngược lại nước thải có chất lượng tốt. Từ những phân tích như vậy chúng tôi đưa ra khái niệm chất lượng nước thải như sau: Chất lượng nước thải là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của nước thải làm nên giá trị của nó. Bảng 3: Giá trị các thông số đặc trƣng nƣớc thải một số ngành công nghiệp [27, tr.9] TT Ngành sản xuất Thông số Giá trị Đơn vị 1 Chế biến đồ hộp, thủy sản BOD 15000 – 17000 mg/lTổng nitơ 2500-2700 Tổng phốt pho 1300-1700 2 Cơ khí dầu mỡ 390-450 mg/l Zn2+ 120-140 Pb2+ 11-14 Cd2+ 3-5 3 Thuộc da BOD5 9000-11000 mg/l dầu mỡ 200-300 sunfua 25-28 Tổng nitơ 1500-2000 Tổng phốt pho 900-1100 4 Dệt nhuộm Pb2+ 100-1400 mg/l Cr3+ 1200-1500 Cr6+ 800-1200 Cd2+ 400-600 Mn2+ 300-700 Cu2+ 1300-1700 1.1.3. Khái niệm KCN KCN là khu vực có tính chất độc lập, tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Các KCN ra đời là kết quả của việc xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp riêng rẽ. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về
  • 22. 14 KCN, khu chế xuất, khu kinh tế đưa ra khái niệm KCN như sau: KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định [9, tr.2]. Theo khái niệm này, các KCN được hình thành và phát triển trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các quy hoạch tổng thể phát triển các KCN được phê duyệt đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cả nước. Các KCN được thành lập theo trình tự, thủ tục của pháp luật quy định. Cơ sở hạ tầng của các KCN được đầu tư đồng bộ như: Hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thu gom và xử lý chất thải đảm bảo có sự kết nối thuận tiện với khu vực. Các dự án được thu hút đầu tư vào các KCN là các dự án sử dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, được thẩm định trước khi phê duyệt đầu tư. 1.1.4. Khái niệm chất lƣợng nƣớc thải KCN Như trên đã phân tích, KCN là khu tập trung nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng công nghiệp, được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo những yêu cầu, điều kiện khác nhau. Thủ tục thành lập theo quy định của pháp luật. Đối với mỗi KCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết sẽ bao gồm một số ngành nghề sản xuất đặc trưng khác nhau. Có KCN chỉ chuyên sản xuất các mặt hàng linh kiện điện tử, có KCN chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc, có KCN chỉ sản xuất các mặt hàng cơ khí phụ trợ. Mỗi KCN có ngành nghề sản xuất khác nhau, nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất khác nhau vì vậy thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải phát sinh từ các quá trình sản xuất đó cũng khác nhau. Có những khu công nghiệp nước thải phát sinh chủ yếu là từ sinh hoạt của người lao động do các doanh nghiệp trong KCN này không sử dụng nước làm nguyên liệu sản xuất như: KCN sản xuất linh kiện điện tử, KCN lắp ráp xe máy, KCN sản xuất hàng may mặc. Bên cạnh đó có những KCN phát sinh nước thải có chứa nhiều các chất gây ô nhiễm
  • 23. 15 như: KCN dệt nhuộm, KCN sản xuất và chế biến giấy, KCN khai khoáng. Để đánh giá chất lượng nước thải các KCN phải căn cứ vào các ngành nghề chủ yếu sản xuất trong các KCN; giá trị các thông số đặc trưng cho nước thải ngành sản xuất đó và các quy chuẩn quy định cho giá trị các thông số đó. Nếu nước thải KCN có giá trị một hoặc nhiều thông số đặc trưng vượt quy chuẩn quy định thì nước thải KCN đó có chất lượng kém và ngược lại. Hiện nay, chất lượng nước thải từ các KCN là tốt hay kém được đánh giá theo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (chi tiết xem phụ lục bảng Giá trị cho phép các thông số nước thải).Từ những phân tích nêu trên chúng tôi đưa ra khái niệm chất lượng nước thải KCN như sau: Chất lượng nước thải KCN là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của nước thải phát sinh từ các KCN làm nên giá trị của nó. 1.1.5. Khái niệm QLNN về chất lƣợng nƣớc thải các KCN QLNN là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước (Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật. QLNN là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. QLNN là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý. Môi trường KCN là bộ phận hợp thành môi trường quốc gia và cũng là một lĩnh vực của đời sống xã hội chịu sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước có chức năng quản lý chất lượng nước thải các KCN. Chủ thể của QLNN về chất lượng nước thải các KCN là Nhà nước, đối tượng quản lý là các hoạt động sản xuất phát sinh nước thải của các doanh nghiệp nằm trong các KCN. Để thực hiện chức năng QLNN sử dụng các công cụ pháp luật, chính sách... nhằm hạn chế tác động có hại của nước thải từ các KCN đến môi trường chung, đảm bảo phát triển bền vững.
  • 24. 16 Vậy, QLNN về chất lượng nước thải các KCN được hiểu là tổng thể các giải pháp luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật của Nhà nước đối với các hoạt động phát sinh nước thải của các doanh nghiệp trong các KCN nhằm đảm bảo chất lượng nước thải của các KCNđượcduytrìtheođúngmộtchuẩn mực nhất định Các cơ quan QLNN thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng nước thải các KCN theo luật định bằng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, chính sách kỹ thuật, chính sách xã hội thích hợp nhằm duy trì chất lượng nước thải các KCN đạt một chuẩn mực nhất định đã được đặt ra nhằm đáp ứng đòi hỏi trong từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, các cơ quan này cũng quy định các khuôn mẫu hành vi của các chủ thể trong quá trình hoạt động sản xuất phát sinh nước thải trong các KCN. Các cơ quan QLNN có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện các quy định như: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập kế hoạch BVMT, lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố. Đồng thời, thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý hành vi vi phạm. Các doanh nghiệp trong KCN là chủ thể của các hoạt động phát sinh nước thải trong KCN có trách nhiệm tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Đồng thời, áp dụng các biện pháp nhằm duy trì chất lượng nước thải theo chuẩn mực đã được quy định và đảm bảo mục tiêu sản xuất, kinh doanh như: tối ưu hóa việc sử dụng nước nguyên liệu giảm thiểu khối lượng nước thải phát sinh, giảm thiểu nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đó bằng cách áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, cải tạo, nâng cấp trang thiết bị sản xuất; thu gom, xử lý, tái sử dụng nước thải. Hiện nay, quy định chung về chất lượng nước thải các KCN trong cả nước theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT với các thông số đánh giá cụ thể trong phần phụ lục bảng Giá trị cho phép của các thông số nước thải.
  • 25. 17 1.1.6. Khái niệm chính sách QLNN Theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính [47, tr.99], chính sách được hiểu là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định Nhà nước có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng, là chủ thể đại diện cho quyền lực của nhân dân, ban hành chính sách công để mưu cầu lợi ích cho xã hội. Hoạt động của nhà nước tác động đến nhiều khu vực và bộ phận nhân dân rộng khắp trên phạm vi quốc gia. Tác động của Nhà nước đến các đối tượng có thể mang tính chính trị, hành chính hay kinh tế hay kỹ thuật được lồng ghép vào các cơ chế quản lý điều hành thống nhất. Đồng thời trong những thời kỳ phát triển khác nhau, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước cũng có sự thay đổi một cách thích hợp. Từ đó ta có thể hiểu, chính sách QLNN là sách lược và kế hoạch cụ thể của Nhà nước đối với các hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong khoảng thời gian nhất định Có thể nói, chính sách QLNN về chất lượng nước thải các KCN là những hành động có tính toán của Nhà nước để đối phó với đối tượng quản lý theo hướng đồng tình hay phản đối. Hoặc xuất phát từ ý chí của Nhà nước trong hoạt động quản lý xã hội. Chính sách QLNN về chất lượng nước thải các KCN vừa củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước vừa thể hiện sự thống nhất giữa nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân với ý chí quản lý của Nhà nước (thể hiện qua mục tiêu chính sách). Yêu cầu của con người cũng như của xã hội luôn thay đổi trong từng giai đoạn khác nhau, khi nhu cầu thay đổi thì mục tiêu cũng thay đổi từ đó dẫn đến các chính sách QLNN về chất lượng nước thải các KCN cũng phải thay đổi theo để phù hợp với điều kiện thực tế.
  • 26. 18 1.1.7. Tổ chức bộ máy QLNN Theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính [47, tr.721], tổ chức là một hệ thống gồm nhiều phân hệ có những mối quan hệ hữu cơ hợp lý, rõ ràng, hợp tác và phốihợpchặtchẽ,tácđộnglẫnnhautrongmộttổngthể, phát sinh một lực tổng hợp tác động cùng chiều lên một đối tượng nhằm đạt những mục tiêu đã định. Cũng theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính [47, tr.51] bộ máy QLNN gồm tổng thể các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền do quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp lập ra, có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước nhằm giữ gìn trật tự công, bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hàng ngày của công dân. Là hệ thống bảo đảm thực thi quyền hành pháp và hoạt động liên tục của các công sở. Như vậy, tổ chức bộ máy QLNN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, có những mối quan hệ hữu cơ hợp lý, rõ ràng, hợp tác và phối hợp chặt chẽ, tác động lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu đã định. Nhà nước thực hiện chức năng duy trì trật tự và ổn định xã hội. Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước xác lập hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương, mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ khác nhau để quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Quản lý môi trường là một lĩnh vực của quản lý đời sống xã hội. Trong đó, quản lý chất lượng nước thải là một bộ phận của quản lý môi trường. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các KCN đã được hình thành như một nhân tố có đóng góp tích cực. Tuy vậy, để việc phát triển của các KCN không gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống xã hội, Nhà nước xác lập hệ thống các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương để quản lý các vấn môi trường trong KCN trong đó có nhiệm vụ QLNN về chất lượng nước thải. Hệ thống các cơ quan này được giao chức năng, nhiệm vụ cụ thể, số lượng công chức phù hợp, kinh phí hoạt động, có trách nhiệm đảm bảo luật pháp QLNN về chất lượng nước thải các KCN được thi hành, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp trong KCN, đảm bảo chất lượng nước thải các KCN được duy trì ổn định theo một chuẩn mực được quy định.
  • 27. 19 1.2. Sự cần thiết, đặc điểm, các yếu tố ảnh hƣởng đến QLNN về chất lƣợng nƣớc thải KCN 1.2.1. Sự cần thiết QLNN về chất lƣợng nƣớc thải KCN 1.2.1.1. Đảm bảo mối quan hệ hài hòa Nhà nước – doanh nghiệp trong các KCN – người dân Hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN là sự hiện thực hóa các chủ trương, đường lối của Đảng thành hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chính mối quan hệ giữa con người với môi trường, khắc phục các hậu quả ô nhiễm môi trường do nước thải của các KCN gây ra. Đồng thời, QLNN về chất lượng nước thải các KCN là sự thể hiện nguyên tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế để đảm bảo sự hài hòa trong mối quan hệ Nhà nước – doanh nghiệp trong các KCN – người dân. Đó cũng là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ lâu dài. Nhà nước đạt được mục tiêu quản lý xã hội, chất lượng nước thải các KCN được duy trì theo đúng chuẩn mực. Doanh nghiệp tự do kinh doanh, tồn tại và phát triển trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Người dân được hỗ trợ các điều kiện tìm kiếm việc làm, tri thức, nâng cao dân trí và được sống trong môi trường an toàn. 1.2.1.2. Đảmbảođadạngsinhhọccủamôitrườngtựnhiênvàsứckhỏeconngười Nước thải của các doanh nghiệp sản xuất trong các KCN có chứa các chất gây ô nhiễm là các hợp chất hóa học khác nhau. Mỗi hợp chất hóa học khi xâm nhập vào cơ thể con người, các loài động, thực vật được tích tụ trong cơ thể và có thể gây ra những ảnh hưởng đối với sức khỏe hoặc sự sinh tồn. Cụ thể: Khi bị nhiễm độc ion thủy ngân (Hg2+ ) các loài giáp xác sẽ bị ức chế quá trình chuyển giai đoạn, giảm hô hấp, ngưng hoạt động bơi lội. Đối với con người, các muối vô cơ của thủy ngân có thể phá hủy da, mắt, đường tiêu hóa và gây ra sự tổn hại thận. Khi bị nhiễm độc ion asen (As2+ ) cá da trơn có thể bị biến dạng thận trên và tùy tạng, tích lũy trong võng mạc mắt, gan, thận làm biến đổi các chỉ tiêu huyết học và chậm sinh trưởng. Con người bị nhiễm độc asen lâu dài dẫn đến bệnh tim mạch, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn tuần hoàn máu, rối loạn chức năng gan, thận. Khi bị nhiễm độc ion crôm (Cr6+ ) cá lờ đờ không bơi lội do bị biến đổi tế bào mô của mang, thận và gan. Đối với người khi bị nhiễm độc ion crom
  • 28. 20 có thể bị loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi. Nếu nước thải có chứa các chất gây ô nhiễm không được xử lý thải vào môi trường. Các chất gây ô nhiễm sẽ xâm nhập vào cơ thể con người và các loài động thực vật qua quá trình tiêu hoặc chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên và sức khỏe con người. QLNN về chất lượng nước thải các KCN đảm bảo chất lượng nước thải của các KCN được duy trì ở một chuẩn mực nhất định không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên. 1.2.1.3. Đảm bảo chất lượng nước thải KCN theo đúng quy định Các doanh nghiệp KCN trong quá trình sản xuất thải vào môi trường các chất ô nhiễm gây nên các mâu thuẫn nghiêm trọng giữa xã hội và môi trường. Hậu quả dẫn đến mất cân bằng môi trường tự nhiên, ô nhiễm môi trường. QLNN về chất lượng nước thải các KCN định ra các quy định để điều khiển hành vi của các đối tượng mà nó quản lý, nhằm tác động một cách đúng hướng các hoạt động sản xuất đảm bảo nước thải phát sinh đúng theo các chuẩn mực mà Nhà nước đã định ra và hướng các doanh nghiệp tuân thủ. Nếu QLNN về chất lượng nước thải các KCN không thực hiện được nhiệm vụ của mình bằng việc sử dụng hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ của con người tác động lên môi trường theo ý chí của Nhà nước thì môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề, nền sản xuất xã hội bị đình trệ, ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai phát triển của con người và đời sống xã hội. Nếu QLNN về chất lượng nước thải các KCN được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả sẽ đảm bảo phát triển bền vững, duy trì mối quan hệ hài hòa giữa con người và môi trường. Như vậy, QLNN mang lại sự công bằng đối với tất cả các đối tượng quản lý, đảm bảo sự phát triển mang tính bền vững. 1.2.1.4. Quyết định chiến lược phát triển bền vững Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia về BVMT, gắn nó với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương. Ngày nay, tăng trưởng kinh tế không còn là
  • 29. 21 mục tiêu duy nhất của sự phát triển. Các vấn đề mới nảy sinh trong xã hội hiện nay gồm ô nhiễm môi trường đang gia tăng, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu đòi hỏi phải xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững. Song hành với các chiến lược phát triển của cả nước và từng địa phương là một hệ thống VBQPPL ngày càng hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong các KCN phù hợp với mục tiêu phát triển. Hệ thống các văn bản pháp luật về BVMT các KCN là công cụ pháp lý của các cấp chính quyền, các cơ quan thực hiện chức năng quản lý. Các cơ quan QLNN về chất lượng nước thải các KCN có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện các quy định về BVMT đối với chất lượng nước thải các KCN, đồng thời, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật, kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích chung. Bên cạnh đó, Nhà nước sử dụng các chính sách như các đòn bẩy khuyến khích các doanh nghiệp thay đổi công nghệ, chuyển giao công nghệ hiện đại, công nghệ xanh sạch để giảm thiểu lượng phát thải nước thải từ các KCN ra môi trường phục vụ cho chiến lược phát triển bền vững của đất nước và của từng địa phương. 1.2.2. Đặc điểm QLNN về chất lƣợng nƣớc thải KCN 1.2.2.1. QLNN về chất lượng nước thải các KCN khó khăn và phức tạp Ở Việt Nam ta hiện nay, hầu hết các KCN phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Mỗi ngành nghề sản xuất khác nhau có khối lượng nước thải phụ thuộc vào quy mô sản xuất, tải lượng và thành phần các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nguyên liệu sử dụng và quy trình công nghệ sản xuất. Với mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp sản xuất khác nhau có thành phần chất gây ô nhiễm trong nước thải khác nhau. Với mỗi thành phần chất gây ô nhiễm khác nhau trong nước thải đòi hỏi quy trình công nghệ xử lý khác nhau, cụ thể: Đối với nước thải có hàm lượng các chất hữu cơ cao quy trình xử lý phải áp dụng công nghệ xử lý sinh học. Nhưng đối với nước thải có hàm lượng ion kim loại nặng cao (Cr3+ , Cr6+ , Ni2+ , ...) đòi hỏi quy trình xử lý phải áp dụng công nghệ hóa lý kết hợp sinh học.
  • 30. 22 Nước thải của các doanh nghiệp trong các KCN đều xả thải vào chung một hệ thống thu gom và xử lý, vì vậy, việc quản lý là khó khăn. Ngoài ra, QLNN về chất lượng nước thải các KCN điều kiện đầu tiên phải có bộ quy chuẩn chung thống nhất. Nhưng do tính chất đa ngành, đa lĩnh vực trong các KCN ở nước ta hiện nay, để xây dựng một bộ quy chuẩn chung áp dụng phù hợp cho tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất không phải là dễ dàng. Quy định về giá trị nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải được phép cũng phải phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực, không thể lấy tiêu chí của ngành này áp dụng cho ngành khác. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật BVMT của chủ doanh nghiệp, người lao động cũng như trình độ chủ các doanh nghiệp, người lao động không đồng đều. Chính các yếu tố đó đòi hỏi các nhà quản lý trong quá trình quản lý phải hết sức linh hoạt và chủ động nhận diện, nắm bắt được thực tế để từ đó đưa ra được các phương pháp quản lý phù hợp với điều kiện cho phép. Với điều kiện thực tế các KCN Việt Nam phương pháp kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm là hoàn toàn chưa đủ đáp ứng yêu cầu đặt ra. Với phương thức kiểm tra như trên sẽ bỏ sót rất nhiều các hành vi vi phạm pháp luật BVMT đối với nước thải. Việc kiểm soát chất lượng nước thải các KCN đòi hỏi phải được thực hiện 24/24 giờ trong ngày. Hiện nay, hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương chưa có đủ hạ tầng đáp ứng việc kết nối với hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục của các KCN. Chưa một KCN nào trong cả nước được lắp đặt trạm quan trắc tự động liên tục nằm trong hệ thống các trạm quan trắc quốc gia. Các trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra phải là các trang thiết bị hiện đại đảm bảo phát hiện đầy đủ chất gây ô nhiễm có trong nước thải của các KCN. Hầu hết các thiết bị này trong nước chưa sản xuất được. Kinh phí đầu tư mua sắm các trang thiết bị rất tốn kém. Hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương chưa quan tâm bố trí kinh phí mua sắm các trang thiết bị này. Việc thanh tra, kiểm tra chủ yếu thực hiện bằng biện pháp hành chính chủ yếu và dựa vào kinh nghiệm cũng như số liệu các doanh nghiệp cung cấp.
  • 31. 23 1.2.2.2. Là hoạt động có tính đa ngành và liên ngành Đối tượng QLNN về chất lượng nước thải các KCN là chủ thể các hoạt động sản xuất phát sinh nước thải trong các KCN. Các hoạt động sản xuất rất đa dạng và phức tạp như: chế biến nông sản, dệt nhuộm, xi mạ, sản xuất phân bón, chế tạo máy móc, ...Đồng thời trải rộng khắp các vùng, miền trên cả nước và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do đó, đòi hỏi hoạt động quản lý về chất lượng nước thải các KCN phải thiết lập sự liên kết, phối hợp đa ngành và liên ngành giữa các cơ quan chuyên trách về quản lý môi trường các KCN với các ngành, lĩnh vực khác nhau. Hệ thống này bao gồm các cơ quan từ trung ương đến địa phương. Quốc hội ban hành Hiến pháp, các văn bản Luật; Chính phủ ban hành các văn bản dưới luật và chỉ đạo thực hiện các VBQPPL; các cấp chính quyền địa phương hướng dẫn, tổ chức thực hiện các VBQPPL; các ngành, cấp tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao (ở trung ương có Bộ TN & MT, Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công an, ...ở địa phương có Sở TN & MT, Sở Công thương, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Kế hoạch Đầu tư, Công an tỉnh, ...) Sự đa ngành thể hiện ở việc lĩnh vực hoạt động của các ngành đó có liên quan đến chất lượng nước thải các KCN. Do đó trong quá trình quản lý cần phải có sự phối hợp liên ngành để tạo ra sự đồng bộ và thống nhất nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất 1.2.2.3. QLNN về chất lượng nước thải các KCN đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cao Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các hoạt động sản xuất không ngừng biến đổi với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại. Nhiều loại chất mới, vật liệu mới được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất. Do đó, chất lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất ngày càng đa dạng và phức tạp. Muốn quản lý tốt chất lượng nước thải từ các KCN trước hết phải nhận diện được một cách đầy đủ các tính chất và thành phần của nước thải phát sinh. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý, các nhà quản lý chất lượng nước thải các KCN
  • 32. 24 phải được hỗ trợ về mặt kỹ thuật các trang thiết bị, phương tiện hiện đại để đo lường, đánh giá và đặt ra các quy chuẩn để quản lý. Các trang thiết bị hiện đại cũng là công cụ hữu hiệu nhằm giúp các nhà quản lý phát hiện, đánh giá và là cơ sở để kết luận các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp trên cơ sở đó có quyết định xử lý một cách thuyết phục. 1.2.2.4. Là cơ sở đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa con người - tự nhiên Trong lĩnh vực QLNN về nước thải các KCN, xét trong mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên, Nhà nước đại diện cho con người, xã hội, là khâu trung gian giữa xã hội và tự nhiên. QLNN về chất lượng nước thải các KCN là cơ sở để đảm bảo mối quan hệ bền vững giữa con người và tự nhiên. Nhu cầu sống của con người ngày càng tăng, để thỏa mãn nhu cầu đó, con người tiến hành các hoạt động sản xuất xã hội. Trong quá trình sản xuất đó, con người xả thải vào môi trường tự nhiên nước thải chứa các chất ô nhiễm gây mất cân bằng hoặc nghiêm trọng hơn là hủy hoại môi trường tự nhiên. Hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN điều chỉnh các hoạt động sản xuất, không để xả nước thải có chứa các chất ô nhiễm vượt ngưỡng quy định ra môi trường, không gây mất cân bằng sinh thái hoặc hủy hoại môi trường. Như vậy, Hoạt động QLNN về chất lượng nước thải đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng QLNN về chất lƣợng nƣớc thải KCN Để QLNN về chất lượng nước thải các KCN có hiệu quả thì chúng ta phải làm rõ các yếu ảnh hưởng cụ thể như sau: Thứ nhất, cơ chế, chính sách của Nhà nước Cơ chế, chính sách là yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng đến QLNN về chất lượng nước thải các KCN. Một cơ chế, chính sách tốt sẽ khiến cho toàn bộ hệ thống QLNN từ trung ương đến địa phương vận hành ổn định, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và BVMT trong các KCN. Một cơ chế chính sách tốt sẽ tạo ra sự đồng thuận giữa các nhà quản lý, các doanh nghiệp sản xuất, người dân. Đảm bảo nhà quản lý thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, doanh nghiệp sản
  • 33. 25 xuất có lợi nhuận, người dân được hưởng môi trường sống an toàn và đảm bảo phúc lợi xã hội. Ngược lại, nếu cơ chế, chính sách không tốt, hậu quả càng phát triển kinh tế môi trường càng bị phá hủy nghiêm trọng. Để có cơ chế, chính sách tốt đòi hỏi trước hết việc ban hành VBQPPL phải đồng bộ, chặt chẽ và bao trùm toàn bộ lĩnh vực. Việc tổ chức thực thi các VBQPPL nghiêm túc, nhanh chóng và rộng khắp. Hệ thống các cơ quan QLNN tinh gọn, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng không chồng chéo. Cán bộ quản lý có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn. Thứ hai, ý thức chính trị của các cán bộ, công chức Yếu tố thứ hai có ảnh hưởng đến QLNN về chất lượng nước thải các KCN là phẩm chất, đạo đức hay chính là ý thức chính trị của các cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan QLNN. Có thể nói, các VBQPPL có được thực sự đi vào cuộc sống hay không phần nhiều dựa vào đội ngũ cán bộ, công chức này. Họ chính là cầu nối triển khai thực hiện các quy định của pháp luật đến người lao động, chủ cá doanh nghiệp cũng như là cầu nối phản ánh những ý kiến, kiến nghị của người lao động, chủ doanh nghiệp về sự bất cập, bất hợp lý trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật. Thứ ba, năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức Các cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong QLNN về chất lượng nước thải các KCN. Họ là những người trực tiếp soạn thảo, ban hành hệ thống VBQPPL trong lĩnh vực này. Đồng thời họ cũng là những người trực tiếp thực thi các chính sách đó và kiểm tra, thanh tra việc thực thi các chính sách đã ban hành một cách chính xác nhất. Như vậy, năng lực, trình độ của cán bộ công chức có ảnh hưởng tác động mạnh mẽ trong QLNN về chất lượng nước thải các KCN. Trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý phải được thường xuyên trau dồi và cập nhật kiến thức mới để bắt kịp sự thay đổi của khoa học công nghệ tiến tiến. Một mặt là để hướng dẫn, một mặt là để nhận diện một cách đầy đủ và chính xác các ảnh hưởng của nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN từ đó đưa ra được các phương
  • 34. 26 pháp cũng như dự báo được các tình huống có thể xảy ra trong thực tế để phòng ngừa, ngăn chặn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay hầu hết các cán bộ quản lý các KCN ở địa phương chủ yếu được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn (1-3 ngày) nội dung chủ yếu hưỡng dẫn triển khai các VBQPPL. Nội dung đào tạo chưa trú trọng đến nâng cao trình độ chuyên sâu về khoa học, công nghệ. Thứ tư, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải các KCN thì hoạt động thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định và xử lý vi phạm vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng nước thải các KCN là một khâu quan trọng và xuyên suốt quá trình quản lý. Nếu thiếu hoạt động này sẽ dẫn đến tình trạng nhiều quy định của pháp luật, chính sách, biện pháp quản lý có tính chất bắt buộc nhằm duy trì chất lượng nước thải các KCN có thể sẽ không được thực hiện nghiêm túc. Thông qua kiểm tra, thanh tra ở các cơ sở và qua thực tiễn áp dụng phát hiện những bất cập trong các VBQPPL để đưa ra những kiến nghị, bổ sung và hoàn thiện các chính sách, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quản QLNN về chất lượng nước thải các KCN. Thứ năm, điều kiện kinh tế Có thể nói, điều kiện kinh tế là một trong các yếu tố có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến QLNN về chất lượng nước thải các KCN. Sự ảnh hưởng tác động của điều kiện kinh tế trong QLNN về chất lượng nước thải các KCN không chỉ tồn tại ở một khía cạnh mà nó tác động lên rất nhiều yếu tố: Việc ban hành các quy chuẩn quy định chất lượng nước thải phải căn cứ vào khả năng thực tế có thể đáp ứng được của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; số lượng, trình độ của cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan QLNN về chất lượng nước thải các KCN phụ thuộc điều kiện kinh tế; nguồn tài chính dành cho các dự án XLNT; … Thứ sáu, văn hóa, phong tục của các địa phương Mỗi dân tộc, vùng miền trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài đều có những đặc điểm truyền thống, văn hóa riêng, không giống với các dân
  • 35. 27 tộc, vùng miền khác trong cả nước. Do đặc tính này mà mọi quy định để điều tiết hành vi của các đối tượng trong xã hội phải được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực chung được thừa nhận trong truyền thống, văn hóa. Một hệ thống thể chế chỉ tốt và được tự nguyện áp dụng khi nó phát huy được những ưu điểm của các giá trị truyền thống, nhưng đồng thời cũng phải loại bỏ đi những nhược điểm của truyền thống như những hủ tục lạc hậu, tư duy bảo thủ. Để thực hiện tốt QLNN về chất lượng nước thải các KCN, ngay từ khi thành lập các KCN đã phải tính toán đến sự phù hợp để phát triển các KCN trong bối cảnh văn hóa, tín ngưỡng của địa phương. Chúng ta không thể thành lập và quản lý tốt một KCN khi tất cả lượng nước thải phát sinh của KCN đó sẽ xả thải ra một địa điểm gần nơi diễn ra các hoạt động tín ngưỡng của người dân trong vùng… Thứ bảy, ý thức của các doanh nghiệp sản xuất trong các KCN Ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp có ảnh hưởng sâu sắc đến QLNN về chất lượng nước thải. Nếu một doanh nghiệp có ý thức trách nhiệm cao trong BVMT, doanh nghiệp đó sẽ tự giác chấp hành các quy định của pháp luật nước thải sẽ được xử lý đảm bảo trước khi xả thải. Ngược lại, một doanh nghiệp ý thức chấp hành pháp luật kém không tự giác chấp hành pháp luật QLNN về chất lượng nước thải, họ luôn tìm cách thậm chí là tìm khe hở của luật pháp để xả nước thải chưa xử lý để tiết kiệm chi phí. Thứ tám, trình độ học vấn của người lao động Người lao động trong các doanh nghiệp KCN là những người trực tiếp tham gia sản xuất tạo thành sản phẩm. Chính vì vậy, họ là những người trực tiếp làm phát sinh nước thải. Nếu người lao động có trình độ học vấn cao, có sự hiểu biết nhất định về khoa học kỹ thuật cũng như về các nguy cơ ô nhiễm nếu nước thải do họ trực tiếp phát sinh ra có chứa các chất độc hại. Bản thân người lao động có trình độ có ý thức cao trong việc tuân thủ đúng các quy trình vận hành thiết bị. Ngoài ra, trong một số trường hợp họ biết vận dụng khéo léo và linh hoạt khi vận hành các trang thiết bị máy móc không phải là sự dập khuôn đặc biệt là việc xử lý các tình huống sự cố nghiệm trọng có thể phát tán nước thải ô
  • 36. 28 nhiễm ra môi trường: rò rỉ hóa chất trong quá trình vận hành, …Hạn chế tối đa việc phát sinh nước thải trong quá trình sản xuất Thứ chín, hội nhập và hợp tác quốc tế Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia nếu muốn phát triển không thể nằm ngoài mối liên hệ với các quốc gia khác. Sự ràng buộc pháp lý đối với một quốc gia chấp nhận khi tham gia các cấu trúc quốc tế có ảnh hưởng to lớn tới hệ thống thể chế của quốc gia đó. Ví dụ, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có ảnh hưởng lớn tới hệ thống các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm xuất khẩu trong đó có các chỉ tiêu về chất lượng môi trường. Một sản phẩm may mặc nằm trong KCN muốn được xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Châu Âu thì cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ công nhận đã đảm bảo các hoạt động về môi trường như: Kết quả quan trắc môi trường nước, không khí, lao động; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, biên bản xác nhận đã đấu nối đúng vào hệ thống hạ tầng trong các KCN và không vi phạm các quy định hiện hành của pháp luật về BVMT. 1.3. Chủ thể, nội dung QLNN về chất lƣợng nƣớc thải các KCN 1.3.1. Chủ thể quản lý Chính phủ thống nhất QLNN về chất lượng nước thải trong các KCN. - Chính phủ giao Bộ TN & MTthammưuvềchấtlượng nước thải các KCN Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT, Bộ TN&MT thực hiện chức năng QLNN về BVMT trong đó có lĩnh vực quản lý chất lượng nước thải, gồm những nhiệm vụ cụ thể như sau: trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm, các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ; trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
  • 37. 29 quốc gia; chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các VBQPPL, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải; hướng dẫn, kiểm tra việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá và thẩm định thiết bị, công trình xử lý chất thải trước khi đưa vào hoạt động; cấp giấy phép về môi trường. - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ TN & MT quản lý chất lượng nước thải các KCN + Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp. + Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. + Bộ Công an có trách nhiệm huy động lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác BVMT, trong đó có quản lý chất thải, trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về môi trường, trong đó có quản lý chất lượng nước thải KCN. UBND cấp tỉnh thống nhất QLNN về mọi vấn đề có liên quan đối với chất lượng nước thải của các KCN thuộc phạm vi lãnh thổ tỉnh. Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Công an tỉnh, Ban Quản lý các KCN là các cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND tỉnh trong hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN. UBND các cấp huyện, xã, phường, thị trấn là cơ quan QLNN chịu trách nhiệm chung về các vấn đề môi trường có liên quan thuộc phạm vi lãnh thổ. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, các cán bộ địa chính môi trường xã,
  • 38. 30 phường, thị trấn có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho UBND huyện, xã, phường, thị trấn trong hoạt động QLNN chung về các vấn đề môi trường thuộc phạm vi lãnh thổ. 1.3.2. Nội dung quản lý Để chủ thể QLNN về chất lượng nước thải các KCN thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đặt ra các công việc sẽ phải thực hiện trong quá trình quản lý. Các công việc đó chính là nội dung QLNN về chất lượng nước thải các KCN. 1.3.2.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức, thực hiện các VBQPPL về BVMT đối với chất lượng nước thải các KCN. Nhà nước xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hệ thống VBQPPL làm công cụ quản lý chất lượng nước thải các KCN, nhằm tác động vào chủ thể của các hoạt động phát sinh nước thải trong các KCN để định hướng, điều chỉnh, kiểm soát chất lượng của nước thải các KCN đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Tạo hành lang pháp lý cho các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, đi đúng hướng trong việc XLNT phát sinh trong quá trình sản xuất. Việc ban hành và hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật hướng vào các nội dung chính sau đây: - Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật, các quy định pháp luật khác để nâng cao hiệu quả của Luật BVMT - Ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh - Thống nhất quy định đóng góp phí BVMT đối với nước thải - Thể chế hóa việc việc giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế và BVMT đối với nước thải các KCN trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và trong cả nước. - Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn BVMT đối với chất lượng nước thải các KCN.
  • 39. 31 1.3.2.2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách QLNN về chất lượng nước thải các KCN, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường Chiến lược, chính sách, kế hoạch về BVMT các KCN là các công cụ quản lý do Đảng và Nhà nước ta ban hành. Các chính sách, chiến lược là những văn bản mang tầm vĩ mô, có tính bao quát, bao trùm về không gian và thời gian, có phạm vi điều chỉnh rộng lớn và tác động đến tất cả các mối quan hệ xã hội. Trong những năm gần đây, chúng ta đã ban hành nhiều chiến lược, chính sách, kế hoạch nhằm điều chỉnh các hoạt động sản xuất phát sinh nước thải trong các KCN đi đúng hướng, đúng mục đích. 1.3.2.3. Tổ chức bộ máy QLNN về chất lượng nước thải các KCN Để thực hiện thống nhất QLNN về chất lượng nước thải các KCN trên cả nước cần có một hệ thống cơ quan QLNN tương ứng từ trung ương tới địa phương. Cần có sự phân công, phân cấp cụ thể giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tránh chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ. Mặt khác, công việc này không chỉ có một cơ quan nào đó làm được mà đòi hỏi có nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng tham gia, phối hợp. Luật BVMT năm 2014 đã quy định trách nhiệm QLNN về BVMT trong đó có trách nhiệm quản lý môi trường KCN thống nhất từ trung ương tới địa phương. 1.3.2.4. Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước tập trung ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực BVMT, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực BVMT trong đó có nguồn nhân lực BVMT các KCN. Hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực được tập trung vào các đối tượng cán bộ, công chức có chuyên môn về môi trường, đội ngũ sinh viên được đào tạo chuyên ngành môi trường. Bên cạnh đó, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước liên quan đến quản lý chất lượng môi trường các KCN được trú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn bằng việc tham gia các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.
  • 40. 32 1.3.2.5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm Việc thanh tra, kiểm tra giữ vai trò kiểm định, đánh giá tính chính xác của các số liệu, thông tin về chất lượng nước thải các KCN đã thu thập được; phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT đối với chất lượng nước thải các KCN. Theo quy định, số lần kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về BVMT đối với một doanh nghiệp không quá hai lần một năm, trừ trường hợp doanh nghiệp đó bị tố cáo vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về BVMT Ngoài ra, cơ quan QLNN còn có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về BVMT đối với nước thải của các KCN. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện ra tòa án khi phát hiện hành vi vi phạm. 1.3.2.6. Xã hội hóa trong hoạt động BVMT về chất lượng nước thải KCN Xã hội hóa hoạt động BVMT đối với chất lượng nước thải các KCN về mặt hình thức là hoạt động chuyển giao một phần công việc quản lý từ phía nhà nước sang xã hội, huy động mọi thành phần, nguồn lực để tham gia BVMT. Việc xã hội hóa sẽ làm giảm gánh nặng cho Nhà nước, nhưng không giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước vẫn là chủ thể quản lý chất lượng nước thải các KCN. Ngày 30/5/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có thể tham gia vào các hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. 1.3.2.7. Hợp tác quốc tế trong QLNN về chất lượng nước thải KCN Trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực hội nhập quốc tế và mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia trên 20 Điều ước quốc tế về môi trường; đồng thời
  • 41. 33 nghiêm túc thực hiện các cam kết trong các Điều ước quốc tế này, tham gia đầy đủ và có trách nhiệm các cuộc họp thường niên của các Công ước, liên Công ước, từ đó tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế để thực hiện các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học... Bên cạnh việc tích cực tham gia các Điều ước, Công ước quốc tế, các Bộ, ngành, địa phương cũng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác đa phương và song phương về BVMT; đặc biệt, đã chủ động và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác ASEAN về môi trường theo Kế hoạch tổng thể Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN trước khi hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015. Tính đến nay, đã có hơn 40 chương trình, dự án lớn về bảo vệ môi trường đã và đang được thực hiện với các đối tác chính là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thu Sỹ, Đan Mạch, Thụy Điển,...Đặc biệt, Hội nghị Nhóm công tác ASEAN về Thành phố bền vững về môi trường lần thứ 13 đã được tổ chức thành công; đang tích cực chuẩn bị tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13. Các nhiệm vụ đàm phán gia các nội dung liên quan đến BVMT trong khuôn khổ WTO và các hiệp định thương mại tự do khác cũng được thực hiện rất tích cực, nghiêm túc, đạt kết quả cao. Nhìn chung, hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT trong thời gian qua đã góp phần tạo nên nguồn đầu tư đáng kể từ bên ngoài giúp tăng cường năng lực khoa học công nghệ cho ngành; tiếp thu kinh nghiệm của các nước, đưa ra các giải pháp kỹ thuật và công nghệ để xử lý ô nhiễm môi trường và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT. 1.4 Kinh nghiệm QLNN về chất lƣợng nƣớc thải các KCN 1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng Đà nẵng là địa phương đi đầu trong cả nước về hoạt động quản lý môi trường nói chung và hoạt động quản lý chất lượng nước thải nói riêng đặc biệt là quản lý chất lượng nước thải phát sinh từ các KCN. Phương thức và kinh nghiệm quản lý chất lượng nước thải của các KCN của Đà Nẵng rất có ý nghĩa tham khảo đối với các địa phương trong cả nước hiện nay.
  • 42. 34 - Thực hiện BVMT từ giai đoạn thu hút các dự án đầu tư vào trong các KCN. Ngay từ khâu thu hút đầu tư, Đà Nẵng đã chủ trương chỉ mời gọi đầu tư đối với các dự án công nghệ cao, các dự án có quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, các dự án có sản phẩm thân thiện với môi trường. Đối với các dự án đầu tư có hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải cao như xi mạ, dệt may không mời gọi đầu tư hoặc nếu có chủ trương cho đầu tư thì khâu giám sát và kiểm soát chất lượng nước thải sẽ được thực hiện rất chặt chẽ. - Quy hoạch các KCN gắn với BVMT. Quy hoạch chi tiết của các KCN sẽ được phê duyệt trên cơ sở phân khu chức năng. Theo đó, các ngành nghề sản xuất có thành phần tính chất chất thải tương tự nhau sẽ được xếp trong cùng một khu chức năng. Thành phố cũng thực hiện cương quyết không cho chuyển đổi ngành nghề nếu như ngành nghề chuyển đổi không cùng nhóm ngành đó để đảm bảo không phá vỡ quy hoạch chi tiết được phê duyệt từ ban đầu. - Đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng BVMT trước khi đưa KCN vào vận hành. Đà Nẵng yêu cầu các chủ đầu tư hạ tầng phải đầu tư và xây dựng đồng bộ trạm XLNT, hệ thống thoát nước mưa và nước thải tách rời trước khi đưa KCN vào hoạt động. Đồng thời thành phố chỉ thực hiện việc kiểm soát chất lượng nước thải từ sau hệ thống thoát nước mưa và nước thải chung của KCN. Việc kiểm soát chất lượng nước thải nội bộ KCN là do chủ đầu tư hạ tầng chủ động thực hiện đối với các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp trên cơ sở thỏa thuận hợp đồng kinh tế. - Ban hành quy chế phối hợp quản lý và BVMT các KCN. Theo đó Ban quản lý các KCN là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp các vấn đề môi trường. Đã Nẵng cũng thực hiện ủy quyền cho Ban Quản lý các KCN một số chức năng, nhiệm vụ theo quy định về lĩnh vực BVMT. 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hƣng Yên Hưng Yên trong những năm gần đây cũng là một trong số các địa phương có kết quả tốt trong QLNN về chất lượng nước thải các KCN. Các tổng kết, đánh giá cho thấy, hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải các KCN của tỉnh đạt được do các yếu tố sau đây: