SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 101
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ HOÀNG ANH THƢ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘ TIN CẬY
CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH: THỰC NGHIỆM TẠI
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CÓ VỐN ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI TRÊN SỞ GDCK TP.HCM
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ HOÀNG ANH THƢ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘ TIN CẬY
CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH: THỰC NGHIỆM TẠI
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CÓ VỐN ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI TRÊN SỞ GDCK TP.HCM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số:60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THỊ MỸ HẠNH
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Kính thƣa quý thầy cô, tôi tên Đỗ Hoàng Anh Thƣ, học viên cao học khóa 26 –
Chuyên ngành Kế toán – Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam
đoan luận văn Thạc sĩ với đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy của Báo
cáo tài chính: Thực nghiệm tại các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
trên Sở GDCK TP. HCM” là kết quả của quá trình nghiên cứu độc lập của cá nhân
tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Lê Thị Mỹ Hạnh. Các số liệu trong bài luận văn là
do chính tác giải thu thập, thống kê và xử lý một cách trung thực, trích dẫn nguồn rõ
ràng. Kết quả của bài nghiên cứu này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố ở
bất kỳ công trình nghiên cứu khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Học viên
Đỗ Hoàng Anh Thƣ
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................................3
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: ..................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................................4
6. Ý nghĩa nghiên cứu.................................................................................................................5
7. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................................6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.........7
1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài ...............................................................................................7
1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc................................................................................................ 10
1.3 Khe hổng nghiên cứu.......................................................................................................... 11
1.4 Định hƣớng nghiên cứu...................................................................................................... 12
TÓM TẮT CHƢƠNG 1........................................................................................................... 13
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................................... 14
2.1 Một số vấn đề chung về Chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính và độ tin cậy... 14
2.1.1 Một số vấn đề chung liên quan đến báo cáo tài chính................................................. 14
2.1.2 Yêu cầu về độ tin cậy đối với báo cáo tài chính........................................................... 20
2.1.3 Sự cần thiết về độ tin cậy của BCTC ............................................................................. 21
2.1.4 Mối quan hệ của độ tin cậy báo cáo tài chính và chất lƣợng của báo tài chính............... 22
2.2 Đặc điểm công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ............................................................... 23
2.2.1 Công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ............................................................................ 23
2.2.2 Đặc điểm công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ............................................................ 24
2.3 Các lý thuyết nền tảng liên quan .................................................................................. 25
2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agencytheory) ........................................................................... 25
2.3.2 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng ......................................................................... 26
2.3.3 Lý thuyết về hành vi gian lận .................................................................................... 27
2.3.4 Lý thuyết tín hiệu ..................................................................................................... 28
2.3.5 Lý thuyết lợi ích cá nhân .......................................................................................... 28
2.3.6 Lý thuyết về lợi ích và chi phí .................................................................................. 29
2.4 Các nhân tố tác động đến độ tin cậy của một báo cáo tài chính .................................. 29
2.4.1 Chất lƣợng công ty đƣợc chọn làm kiểm toán .......................................................... 30
2.4.2 Lợi nhuận trên cổ phiếu ............................................................................................ 31
2.4.3 Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nƣớc ngoài ................................................................... 32
2.4.4 Doanh thu .................................................................................................................. 33
2.4.5 Quy mô công ty dựa trên tổng tài sản ....................................................................... 33
TÓM TẮT CHƢƠNG 2..................................................................................................... 35
CHƢƠ NG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÍNH NGHIÊN CỨU ..... 36
3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................... 36
3.2 Khung phân tích nghiên cứu ........................................................................................ 39
3.2.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................................. 39
3.2.2 Giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ....................................................................... 39
3.3 Đo lƣờng các biến nghiên cứu ..................................................................................... 42
3.3.1 Đo lƣờng biến phụ thuộc - Độ tin cậy của BCTC .................................................... 42
3.3.2 Đo lƣờng các biến độc lập ........................................................................................ 43
3.4 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................... 45
3.4.1 Mẫu nghiên cứu ........................................................................................................ 45
3.4.2 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................... 46
3.4.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ................................................................................. 46
TÓM TẮT CHƢƠNG 3..................................................................................................... 49
CHƢƠ NG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................................... 50
4.1 Thực trạng độ tin cậy BCTC của các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. ................... 50
4.1.1 Thực trạng các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK tại TP. HCM ............ 50
4.1.2 Kết quả thống kê mô tả ............................................................................................. 51
4.1.3 Phân tích tƣơng quan giữa các biến .......................................................................... 53
4.1.4 Phân tích hồi quy đa biến .......................................................................................... 54
4.1.5 Kiểm tra kết quả hồi quy ........................................................................................... 55
4.2 Bàn luận kết quả .......................................................................................................... 58
TÓM TẮT CHƢƠNG 4..................................................................................................... 62
CHƢƠ NG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU .............................................. 63
5.1 Kết luận ........................................................................................................................ 63
5.2 Hàm ý nghiên cứu ........................................................................................................ 64
5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 66
5.3.1 Hạn chế của đề tài ..................................................................................................... 66
5.3.2 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung
CTNY Công ty niêm yết
BCTC Báo cáo tài chính
GDCK Giao dịch chứng khoán
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTCK Thị trƣờng chứng khoán
SEC Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán Mỹ
USD Đồng đô la Mỹ
DN Doanh nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Mã hoá lại các biến và kỳ vọng tƣơng quan...........................................................44
Bảng 4.1 Thống kê ngành nghề công ty khảo sát......................................................................47
Bảng 4.2 Phân tích cụ thể theo từng ngành....................................................................................48
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu............................................................................................................................34
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu..............................................................................................................................36
Hình 4.1 Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy của BCTC.......................49
Hình 4.2 Thống kê mô tả nhân tố công ty Kiểm toán..........................................................................50
Hình 4.3 Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến trong mô hình...............................................51
Bảng 4.4 Kết quả mô hình hồi quy...................................................................................................................52
Hình 4.5 Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến............................................................................................53
Hình 4.6 Kiểm định Wald Test ...........................................................................................................................54
Hình 4.7 Phân tích dự báo chính xác của mô hình.................................................................................55
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thông tin tài chính hay thông tin kế toán có thể đƣợc xem là thành phần quan
trọng của thông tin quản lý, đảm nhận vai trò chính yếu cho quản lý nguồn lực tài
chính của doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty niêm yết. Vì vậy, nâng cao chất
lƣợng thông tin tài chính sẽ giúp ngƣời sử dụng ra quyết định thích hợp để các nhà
đầu tƣ tạo ra một thị trƣờng hiệu quả. Chất lƣợng thông tin kế toán nói chung hay
độ tin cậy của thông tin kế toán nói riêng do kế toán cung cấp đƣợc coi là một trong
những tiêu chuẩn để đảm bảo khả năng mang lại hiệu quả kinh doanh cho các nhà
quản trị. Trong thời gian vừa qua, rất nhiều sự kiện thực tế liên quan đến việc công
khai báo cáo tài chính kém chất lƣợng, thiếu trung thực, chƣa đầy đủ và kịp thời
theo quy định của pháp luật. Điều này gây tác động xấu đến thị trƣờng tài chính và
có ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.
Dẫn chứng cho thực trạng này, phải kể đến một số sự kiện xảy ra ở các nƣớc
phát triển nhƣ Mỹ, Nhật.Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán Mỹ (SEC) đã điều tra
Enron, WorldCom và Xerox và các hoạt động kế toán “bất bình thƣờng” ở hãng
Qwest Communications. Trong đó, SEC đã khẳng định các quan chức của công ty
Xerox đã chỉ đạo một kế hoạch 4 năm nhằm thổi phồng lợi nhuận lên thêm 3 tỉ USD
trong khi công ty này tuyên bố họ đã khai khống 6,4 tỉ USD lợi nhuận trong 5 năm
qua vào ngày 28/6. Con số này sau đó đã đƣợc điều chỉnh nhƣng hiện vẫn còn 1.9
tỉ USD lợi nhuận đƣợc kê khai nhƣ “lợi nhuận trong tƣơng lai”. Kết quả là Xerox
đã bị phạt 10 triệu USD và buộc phải kê khai lại kết quả hoạt động trong thời gian
từ năm 1997 đến năm 2000.Ở Nhật, phải kể đến Tập đoàn Toshiba với vụ scandal
gian lận tài chính lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, khi khai khống một khoản tài
chính ảo lên tới 151,8 tỷ yên (1,2 tỷ USD). Với quan điểm gây sức p để đạt mục tiêu
doanh thu. Khi không đạt, họ đã tìm mọi cách “biến lỗ thành lãi” buộc cấp dƣới làm
đ p sổ sách với mọi thủ thuật. Với sự việc này, Toshiba phải đối mặt với mức phạt
lến tới 400 tỷ yên (trên 3 tỷ USD) cho các hoạt động kế toán gian lận
2
kéo dài suốt 15 năm qua (Khắc Nam, theo CNN, Guardia, NT). Tại Việt Nam, rất
nhiều các vụ việc xảy ra trong khoản thời gian gần đây gây ra tác động không nhỏ
đến nền kinh tế và ảnh hƣởng đến niềm tin của công chúng vào độ tin cậy của
BCTC của các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN niêm yết. Điển hình là Công
ty cổ phần NTACO (ATA) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015 với
những số liệu gây “sốc” cho nhà đầu tƣ khi bất ngờ báo lỗ 426 tỷ đồng dù báo cáo
tự lập trƣớc đó, công ty ghi nhận khoản lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng. Mới đây, Công
ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trƣờng Thành (mã TTF ) đã gây rúng động thị
trƣờng chứng khoán và giáng một đòn choáng váng vào các cổ đông của doanh
nghiệp với khoản lỗ bất ngờ lên đến cả nghìn tỷ đồng. Những thông tin trên thực sự
là cú sốc lớn với nhà đầu tƣ khi TTF đang là cổ phiếu “nóng” trên thị trƣờng với
triển vọng kinh doanh đƣợc đánh giá tích cực cùng sự hỗ trợ đắc lực của Tân Liên
Phát – một thành viên thuộc VinGroup. Vụ việc này đã khiến cổ phiếu TTF rơi một
mạch từ mức giá trên 40.000 đồng về dƣới 10.000 đồng chỉ trong vòng 1 tháng.
Một số nghiên cứu trên thế giới đã nhận định, BCTC chất lƣợng cao sẽ giảm
sự bất cân xứng thông tin và kết quả sẽ giảm chi phí sử dụng vốn (Glosten và
Milgrom, 1985; Amihud và Mendelson, 1986; Diamond và Verrecchia, 1991;
Bhattacharya và các cộng sự, 2003 và Barth và các cộng sự, 2013). Một trong
những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng bào cáo tài chính là độ tin cậy
của thông tin trên báo cáo tài chính. Vì vậy, việc nghiên cứu về độ tin cậy của thông
tin trên BCTC và các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy BCTC của các Công ty
niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM hiện nay là thật sự cần
thiết.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài luận án “Các nhân tố
ảnh hƣởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính: Thực nghiệm tại các Công ty
niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM.”. Đây là vấn đề
mang tính thời sự, nhằm cải thiện chất lƣợng thông tin tài chính trên thị trƣờng
3
chứng khoán Việt Nam, góp phần lành mạnh hóa thị trƣờng và thúc đẩy nền kinh tế
phát triển.
2. Mục tiêunghiên cứu:
Mục tiêu của nghiên cứu chung là nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin
cậy của thông tin báo cáo tài chính của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM.
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là:
- Tìm hiểu thực trạng độ tin cậy BCTC của các Công ty niêm yết có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK TP.HCM
- Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy BCTC của các Công
ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM hiện nay.
- Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy
của báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở
giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần tập trung giải quyết các câu
hỏi nghiên cứu sau:
- Thực trạng độ tin cậy BCTC của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM nhƣ thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến độ tin cậy BCTC của Công ty niêm
yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM? Mức độ tác động của
chúng?
- Những nhân tố này (Chất lƣợng của công ty đƣợc chọn làm kiểm
toán; Lợi nhuận trên cổ phiếu; tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nƣớc ngoài; Doanh thu;
Quy mô công ty dựa trên tổng tài sản) có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến độ tin cậy của
báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở giao
dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh?
4
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của bài luận văn bao gồm Các nhân tố ảnh hƣởng độ
tin cậy BCTC của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK
Tp. HCM. Luận văn sẽ nhận diện các nhân tố nào tác động đến độ tin cậy BCTC
của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM
Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi về nội dung: Các BCTC đƣợc soát x t qua các năm và công
bố báo cáo thƣờng niên của các công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở
GDCK Tp. HCM
 Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu của 166
công ty niêm yết trên sàn HOSE có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên 5%.

 Phạm vi về thời gian: các số liệu thống kê và khảo sát đƣợc thực hiện
từ năm 2016 đến 2017.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn dữ liệu
Phân tích tổng hợp thông tin từ những nguồn tài liệu có sẵn về các nội dung
liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu. Bao gồm:
- Báo cáo tài chính các năm 2016-2017 và của các công ty để thu thập
dự liệu cho các biến: Lợi nhuận sau thuế, Doanh thu, tổng tài sản, các khoản tiền và
tƣơng đƣơng tiền, nợ phải trả, các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn, tên công ty
chịu trách nhiệm kiểm toán.
- Báo cáo thƣờng niên năm 2016-2017 của các công ty để thu thập dữ
liệu về tỷ lệ sở hữu cổ phần.
- Lấy số liệu cho chỉ số EPS và thông tin khác trên web
www.cophieu68.vn, www.vietstock.vn
Tác giả tiến hành thu thập, phân tích, so sánh và đánh giá về các nhân tố ảnh
hƣởng đến độ tin cậy của BCTC của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM.
5
Phƣơng pháp thực hiện
o Phƣơng pháp xử lý dữ liệu:
Thực hiện phân tích thống kê, mô tả, phân tích mô hình hồi quy logit, kiểm
định mức độ tƣơng quan giữa các biến từ đó đƣa ra kết quả cụ thể cho đề tài nghiên
cứu.
Tác giả sử dụng phần mềm Stata 14 để phân tích mô hình định lƣợng bao gồm
phân tích tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc vì ƣu điểm về phân tích
hồi quy. Cụ thể, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích ma trận hệ
số tƣơng quan, phân tích hổi quy tuyến tính, kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến,
kiểm định Wald-test và phân tích dự báo chính xác của mô hình.
o Lấy mẫu khảo sát và tiếnhành thu thập dữ liệu:
Mẫu khảo sát là 166 Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở
GDCK TP. HCM.
Toàn bộ dữ liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc xử lý, làm sạch trên Microsoft Office
Excel 2010. Sau đó, dữ liệu đƣợc đƣa vào phân tích thống kê mô tả để tìm ra đặc
điểm của mẫu nghiên cứu.
6. Ý nghĩa nghiên cứu:
Ý nghĩa khoa học:
Đề tài tìm hiểu rõ về các nhân tố ảnh hƣởng độ tin cậy của BCTC. Trên cơ sở
phân tích dữ liệu nhằm đánh giá nhân tố nào có ảnh hƣởng lớn đến độ tin cậy của
BCTC Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK TP. HCM.
Ý nghĩa thực tế:
Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài mạng lại. Đề tài còn là cơ sở cho việc
nghiên cứu những lợi ích đáng kể cho sự gia tăng mức độ ảnh hƣởng của các nhân
tố đến độ tin cậy và chất lƣợng của các báo cáo tài chính của các Công ty niêm yết
có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK TP. HCM
Là cơ sở để các Nhà đầu tƣ (NĐT), nhà quản trị công ty, Các cơ quan nhà
nƣớc liên quan có cơ sở để đƣa ra những đánh giá tốt hơn cho việc sử dụng thông
tin trên BCTC của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK
6
TP. HCM, cung cấp cái nhìn chung cho các đối tƣợng cung cấp thông tin kế toán,
đối tƣợng quản lý và sử dụng thông tin một cách tốt hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu:
Phần này bao gồm lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối
tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu.
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về các nhân tố ảnh
hƣởng độ tin cậy của một BCTCcủa các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM và thực trạng của việc đƣa ra các nhận x t đánh giá
đó. trên cơ sở đó đƣa ra các kết quả đạt đƣợc.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Bao gồm trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu, các lý
thuyết đƣợc sử dụng trong nghiên cứu.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Trình bày nội dung và phát triển các giả thuyết nghiên cứu,đƣa ra mô hình
nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, cách thu thập và
phƣơng pháp phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá về kết quả nghiên cứu đƣợc
thực hiện và thảo luận về các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy của một BCTCcủa
các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK TP. HCM
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nhận x t chung và đƣa ra kết luận của vấn đề nghiên cứu, nêu đƣợc hàm ý của
đề tài và các hạn chế của nghiên cứu đồng thời định hƣớng cho các nghiên cứu
trong tƣơng lai.
7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI 1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Cho đến nay, chủ đề về chất lƣợng báo cáo tài chính đã đƣợc rất nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm và tiến hành xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, đáng chú ý là
độ tin cậy của chất lƣợng lợi nhuận trông BCTC. Các nhân tố tác động đến chất
lƣợng BCTC bao gồm các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài. Các nghiên cứu tiêu
biểu có thể kể đến đó là Healy, P.M. (1985), Gaver và các cộng sự (1995),
Holthasen và các cộng sự (1995), Habib và Azim (2008), Jamaluddin và các cộng
sự (2009), Klai (2011), Radzi và các cộng sự (2011), Dechow và các cộng sự
(2011), Abed và các cộng sự (2012), Chalaki và các cộng sự (2012), Waweru và
Riro (2013),Hassan (2013), Ahmed (2013), Alves (2014), …
Những nghiên cứu trên thế giới trƣớc đây có liên quan đến chất lƣợng của báo
cáo tài chính có thể kể đến nghiên cứu của Dimitropoulos và cộng sự (2009), The
value relevance of financial statements and their impact on stock prices: “Evidence
from Greece”. International Journal of Economics and Finance, 248-265, về mối
quan hệ giữa thông tin trên BCTC và giá cổ phiếu thực hiện trên TTCK Hy Lạp. Dữ
liệu đƣợc thu thập với mẫu là 101 công ty phi tài chính đƣợc niêm yết tại Sở giao
dịch chứng khoán Athens. Khung thời gian kéo dài từ 1995 đến 2004 và phƣơng
pháp đƣợc sử dụng là các mô hình hồi quy OLS. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ vốn lƣu
động trên tổng tài sản và lợi nhuận ròng bán hàng có tác động tiêu cực đến lợi
nhuận chứng khoán, trong khi tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản và doanh thu
trên tổng tài sản ảnh hƣởng tích cực đến lợi nhuận. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho
thấy rằng các điều kiện kinh doanh và các biện pháp can thiệp quản lý dẫn đến sự
thay đổi thu nhập trên cổ phiếu là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng
BCTC.
Ngoài ra những nghiên cứu trên thế giới trƣớc đây về độ tin cậy và ảnh hƣởng
của nó đến chất lƣợng chất lƣợng của báo cáo tài chính: theo nghiên cứu của
McNichols và Stubben (2008). “Does Earnings Management Affect Firms‟
8
Investment Decisions?”. The Accounting Review: November 2008, Vol. 83, No. 6,
pp. 1571-1603. Bài viết này xem xét liệu các công ty thao túng kết quả tài chính
đƣợc báo cáo của họ có đƣa ra quyết định đầu tƣ tối ƣu không. Nghiên cứu xem
xét các khoản đầu tƣ tài sản cố định cho một lƣợng lớn các công ty đại chúng trong
giai đoạn 1978-2002 và ghi nhận rằng các công ty do SEC điều tra về các bất
thƣờng kế toán, các công ty bị các cổ đông của họ kiện vì kế toán không đúng và
các công ty đã thu hồi BCTC do thông tin bị sai lệch. Ngoài ra, nghiên cữu cũng
cho thấy rằng quản lý thu nhập, phần lớn đƣợc xem là các bên nhắm mục tiêu bên
ngoài công ty, cũng có thể ảnh hƣởng đến các quyết định nội bộ, thì độ tin cậy góp
phần ảnh hƣởng vào các quyết định đầu tƣ của nhà quản lý.
Độ tin cậy của báo cáo tài chính có thể giải thích bởi sự thay đổi các khoản
phải thu biến thiên theo sự tăng doanh thu. Dechow và Dichev (2008).: Does
Earnings Management Affect Firms‟ Investment Decisions?”. The Accounting
Review: November 2008, Vol. 83, No. 6, pp. 1571-1603 đã đề xuất một thƣớc đo
mới về chất lƣợng của các khoản thu nhập và thu nhập từ vốn lƣu động. Việc thay
đổi hoặc điều chỉnh việc ghi nhận dòng tiền theo thời gian để các số liệu (thu nhập)
đo lƣờng hiệu suất công ty tốt hơn. Tuy nhiên, các khoản tích luỹ đòi hỏi các giả
định và ƣớc tính của các luồng tiền trong tƣơng lai. Kết quả nghiên cứu cho rằng
độ tin cậy của BCTC đƣợc đo lƣờng bởi sự thay đổi vốn lƣu động và dòng tiền
hoạt động.
Nghiên cứu của Cutillas Gomariz, M Fuensanta & Sánchez Ballesta, Juan
Pedro, 2014.“Financial reporting quality, debt maturity and investment efficiency”.
Journal of Banking & Finance, Elsevier, vol. 40(C), pages 494-506 đƣợc tiến hành
với mẫu là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Madrid của Tây Ban Nha
trong giai đoạn 1998-2008, bao gồm 1.039 quan sát và đƣợc giới hạn còn 576
doanh nghiệp tài chính, dữ liệu đƣợc tiếp tục chọn lọc dựa trên biện pháp chất
lƣợng của Dechow và Dichev (2002), vì vậy biến quan sát còn 500 dùng để xem xét
vai trò của chất lƣợng báo cáo tài chính và nợ trong hiệu quả đầu tƣ. Kết quả cho
thấy chất lƣợng báo cáo tài chính sẽ kém tin cậy nếu đầu tƣ quá mức.
9
Tƣơng tự nhƣ vậy, nếu nợ thấp hơn có thể cải thiện hiệu quả đầu tƣ, giảm cả vấn
đề đầu tƣ quá mức và đầu tƣ. Do đó, báo cáo tài chính có độ tin cậy tốt giúp hạn
chế tình trạng đầu tƣ quá mức và dƣới mức.
Nghiên cứu của Celine Michailesco (2010) đã tiến hành tìm hiểu các nhân tố
tác động đến chất lƣợng thông tin BCTC của các doanh nghiệp ở Pháp từ năm 1991
đến năm 1995. Nghiên cứu của Celine Michailesco (2010) đƣợc thực hiện thông
qua khảo sát hơn 100 doanh nghiệp tại Pháp có niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán liên tục trong 5 năm. Tác giả đã tiến hành phân tích dữ liệu với 2 giai đoạn
gồm mô tả phân tích nghiên cứu định lƣợng để kiểm tra mối liên hệ giữa các nhân
tố và phân tích mối quan hệ của chúng thông qua kết quả hồi quy. Kết quả cho thấy
mô hình có R2 dao động từ 10.82% đến 22.13% theo các năm và cho thấy rằng sự
phân bố quyền sở hữu tác động đến chất lƣợng thông tin BCTC.
Nghiên cứu của Jan Barton và Paul J. Simko (2002) với tựa đề: “The Balance
Sheet as an Earnings Management constraint” (Bảng cân đối kế toán dƣới sự ràng
buộc của thu nhập). Nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra sự trung thực của BCTC
dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận cũng nhƣ xem x t sự ảnh hƣởng của các biến đến độ tin
cậy của BCTC bao gồm EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu), quy mô công ty, lợi
nhuận, quy mô công ty kiểm toán thông qua cuộc khảo sát 3,649 doanh nghiệp
trong khoảng thời gian từ năm 1993-1999.
Shaw (1980), Campell (1985) nhận định rằng kiểm toán độc lập là một trong
những yếu tố mang lại sự tin cậy cho báo cáo tài chính của doanh ngiệp nó góp
phần hạn chế rủi ro gian lận trọng yếu.
Nghiên của A. T. Craswell (1995).“Auditor brand name reputations and
industry specializations”.Journal of Accounting and Economics, Pages 297-322,
với mầu là 1.484 công ty đƣợc niêm yết ở Úc về báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm
toán bởi các công ty kiểm toán có chất lƣợng ảnh hƣởng đến quyết định của nhà
đầu tƣ. Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác của Chow (1983), … cũng cho ý kiến
tƣơng đồng.
10
Chee W. Chow and Steven J. Rice (1982).“Qualified Audit Opinions and
Auditor Switching”.The Accounting Review, 326-335 thực hiện nghiên cứu với 127
doanh nghiệp trong số 373 doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí cho thấy rằng yếu
tố chấp nhận kiểm toán bởi các nhà quản lý góp phần nâng cao độ tin cậy của một
báo cáo tài chính.
1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc
Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh (2008) về nâng cao tính hữu ích của báo
cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam chỉ ra những hạn chế của hệ thống kế toán và
tác động của các yếu tố môi trƣờng là cho BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam
chƣa thực sự đáp ứng nhu cầu thông tin chất lƣợng và đáng tin cậy cho các đối
tƣợng sử dụng thông tin kế toán về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn trong giai đoạn
hiện nay ở Việt Nam.
Nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016).“Tác động của các nhân tố bên
ngoài doanh nghiệp đến tính thích đáng của chất lượng thông tin kế toán trên báo
cáo tài chính”. Tạp chí phát triển kinh tế (53-75) về chất lƣợng thông tin báo cáo
tài chính bằng phƣơng pháp định tính và định lƣợng chứng minh đƣợc chất lƣợng
thông tin báo cáo tài chính bị tác động bởi các yếu tố bao gồm các nhân tố bên
trong doanh nghiệp nhƣ Hành vi quản trị lợi nhuận, Hỗ trợ từ phía nhà quản trị,
Đào tạo và bồi dƣỡng nhân viên, Chất lƣợng phần mềm kế toán, Hiệu quả của hệ
thống kiếm soát nội bộ, Năng lực nhân viên kế toán; và các yếu tố bên ngoài nhƣ
Áp lực từ thuế và báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán độc lập, cuối cùng là các nhân
tố phản ánh thuộc tính của doanh nghiệp nhƣ niêm yết chứng khoán và quy mô
doanh nghiệp. Trong đó yếu tố Hành vi quản trị lợi nhuận và tác động từ thuế sẽ là
tác động cùng chiều đến việc gian lận báo cáo tàichính.
Nghiên cứu của Phan Thị hằng Nga và Phan Thị Trà Mỹ (2017).“Các yếu tố
ảnh hưởng đến công bố thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp”. Tạp
chí tài chính, đã đo lƣờng chất lƣợng báo cáo tài chính theo chất lƣợng lợi nhuận
với kết quả cho thấy có tất cả 17 nhân tố ảnh hƣởng đến mức công bố thông tin kế
11
toán bao gồm quyền sở hữu vốn của nƣớc ngoài, quyền sở hữu vốn của tổ chức, sự
kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc, tính độc lập của hội
đồng quản trị, chuyên môn tài chính, kế hoạch thƣởng, đòn bẩy tài chính, khả năng
thanh toán, quy mô doanh nghiệp, thời gian niêm yết, tình trạng niêm yết, loại công
ty kiểm toán, sự trì hoãn của báo cáo tài chính, loại hình kinh doanh, chỉ tiêu lợi
nhuận, khả năng phát triển và chính sách chia cổ tức.
Nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2013). “Các cách đo lƣờng sự trung thực
của chỉ tiêu lợi nhuận”, Tạp chí doanh nghiệp với ngân hàng, đã đƣa ra các cách đo
lƣờng độ trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận trên báo cáo tài chính bao gồm bốn cách
đƣợc giới hạn trong phạm vi bài viết. Kết quả nghiên cứu đã khuyến cáo rằng, các
bên liên quan khi đánh giá sự trung thực nên thực hiện đầy đủ bốn cách hoặc nên có
sự cẩn trọng hơn khi đƣa ra quyết định của mình hoặc thực hiện điều tra, phân tích,
đánh giá sâu hơn để đo lƣờng sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận.
1.3 Khe hổng nghiên cứu
Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc đây đƣợc thực hiện trên
thế giới và trong nƣớc có liên quan đến đề tài luận văn dự kiến thực hiện, tác giả
nhận thấy rằng độ tin cậy của báo cáo tài chính và các nhân tố ảnh hƣởng đến nó là
một trong những chủ đề đáng đƣợc quan tâm. Tuy nhiên, tác giả nhận định đƣợc
một số vấn đề nhƣ sau:
Cùng một chủ đề nghiên cứu, đã có nhiều công trình nghiên cứu đƣợc thực
hiện bởi nhiều tác giả khác nhau và họ đã có những cách tiếp cận khác nhau để đo
lƣờng nó.
Một số công trình nghiên cứu đã đƣợc kế thừa quy trình từ các nghiên cứu
trƣớc đó nhƣ nghiên cứu định lƣợng, các lý thuyết nền tảng và đặc điểm kinh tế xã
hội để xây dựng mô hình nghiên cứu và tiến hành kiểm định mô hình đó. Dƣờng
nhƣ các nghiên cứu này đƣợc thực hiện một cách riêng lẻ và thƣờng tập trung vào
một nhóm các nhân tố nào đó và có trƣờng hợp chỉ tập trung nghiên cứu khá ít nhân
tố, thậm chí là chỉ 1 hoặc 2 nhân tố.
12
Đối với thực trạng ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng chỉ mới chú ý đến
chủ đề liên quan đến chất lƣợng thông tin trên BCTC hay tính minh bạch của
BCTC hoặc một số nghiên cứu về mức độ công bố thông tin BCTC.
Có thể nói rằng, bên cạnh những thành tựu từ các nghiên cứu tại Việt Nam đã
thực hiện thì các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề về độ tin cậy thông tin
BCTC còn khá ít ỏi và chƣa đi sâu vào chủ đề này. Ngoài ra, hầu hết các nghiên
cứu đã thực hiện trong và ngoài nƣớc tập trung vào đối tƣợng nghiên cứu là các
công ty niêm yết nói chung và nhóm công ty thuộc các lĩnh vực ngành nghề cụ thể,
ít các công trình nghiên cứu về chất lƣợng báo cáo tài chính hay độ tin cậy báo cáo
tài chính liên quan đến nhóm đối tƣợng các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây
là những khác biệt đối với nghiên cứu của tác giả so với các nghiên cứu đã công bố.
1.4 Định hƣớng nghiên cứu
Với mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin
cậy của thông tin báo cáo tài chính và mức độ tác động của từng nhân tố này đến độ
tin cậy của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK TP.
HCM. Để có thể đạt đƣợc mục tiêu đề ra, tác giả tiến hành tổng hợp các lý thuyết
có liên quan đến đề tài. Dựa vào các nghiên cứu trƣớc đây, tác giả xác định mối
quan hệ giữa các nhân tố với độ tin cậy của báo cáo tài chính. Để có thể lƣợng hoá
đƣợc mối quan hệ giữa các nhân tố và độ tin cậy của báo cáo tài chính, tác gải đề
xuất mô hình định lƣợng hồi quy logit cho bài nghiên cứu của mình. Từ đó, dựa vào
kết quả nghiên cứu, tác giả đƣa ra hàm ý nghiên cứu phù hợp.
13
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối tƣợng, phạm vi,
phƣơng pháp cũng nhƣ ý nghĩa của nghiên cứu nhằm khái quát về vấn đề mà tác
giả muốn nghiên cứu trong bài luận văn này.
Qua việc trình bày tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến chất lƣợng BCTC hay
độ tin cậy của BCTC, các nhân tố ảnh hƣởng đến độ trung thực của BCTC trên thế
giới và tại Việt Nam. Tác giả đƣa ra các nhận xét về các nghiên cứu liên quan và
xác định khe hổng nghiên cứu sau đó tiến hành thực hiện chủ đề nghiên cứu các
nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy BCTC các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
niêm yết trên sàn GDCK tại thành phố Hồ Chí Minh.
14
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Một số vấn đề chung về Chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính và độ
tin cậy
Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều bằng chứng cho rằng có khá nhiều công
ty niêm yết đã công bố báo cáo tài chính thiếu trung thực, chƣa đầy đủ và kịp thời
theo quy định của pháp luật. Trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu nhận định
rằng, một BCTC chất lƣợng cao sẽ giúp làm giảm sự bất cân xứng thông tin và cuối
cùng là giúp giảm chi phí sử dụng vốn (Glosten và Milgrom, 1985; Amihuh và
Mendelson, 1986; Diamond và Verrecchia, 1991; Bhattachaarya và các cộng sự,
2003 và Barth và các cộng sự, 2013)
Ngoài ra nguyên tắc kế toán chung(GAAPs) thừa nhận cho phép các nhà quản
trị linh hoạt trong việc lựa chọn phƣơng pháp kế toán và ƣớc tính kế toán. Cũng
chính vì sự linh hoạt này mà một báo cáo tài chính đƣợc tạo ra có khả năng không
phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.Hay nói cách khác, báo cáo tài chính không còn đáng tin cậy nữa dẫn đến
một báo cáo tài chính kém chất lƣợng và kết quả cuối cùng là hệ luỵ đến các quyết
định kinh tế của nàh quản trị hay ngƣời sử dụng thông tin kế toán.
2.1.1 Một số vấn đề chung liênquan đến báo cáo tài chính
BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và
nợ phải trả cũng nhƣ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của DN. Nói
cách khác, báo cáo kế toán tài chính là phƣơng tiện trình bày khả năng sinh lời và
thực trạng tài chính của DN cho những ngƣời quan tâm (chủ DN, nhà đầu tƣ,
ngƣời cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác,…). Báo cáo tài chính
là các thông tin kinh tế đƣợc kế toán viên trình bày dƣới dạng bảng biểu. Theo
James A. Hall(2011) và Gelina & ctg (1999), thông tin kế toán đƣợc xem là thành
phần chính yếu của thông tin quản lý, đảm nhận vai trò quản lý nguồn lực thông tin
tài chính cho các doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Cyert và Ijiri (1974), xem x t ba đối tƣợng chính liên quan
15
đến báo cáo tài chính:
- Doanh nghiệp, ngƣời lập ra báo cáo tài chính
- Các chuyên gia kiểm toán, ngƣời kiểm tra, và xác nhận báo cáo tài chính
- Ngƣời sử dụng, bao gồm các đối tƣợng khác nhau sử dụng báo cáo tài chính
nhƣ nhà đầu tƣ, chủ nợ, nhà phân tích,…
Một báo cáo tài chính phải phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài
chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là
cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền
của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những ngƣời sử dụng
trong việc đƣa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính
phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
a/ Tài sản;
b/ Nợ phải trả;
c/ Vốn chủ sở hữu;
d/ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ;
đ/ Các luồng tiền.
Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bảng thuyết minh
báo cáo tài chính giúp ngƣời sử dụng dự đoán đƣợc các luồng tiền trong tƣơng lai
và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các
khoản tƣơng đƣơng tiền.
Trên cơ sở xác định đối tƣợng sử dụng báo cáo tài chính, các khuôn mẫu lý
thuyết xác định đƣợc mục đích của báo cáo tài chính.
FASB đƣa ra mục đích của báo cáo tài chính nhƣ sau:
- Cung cấp thông tin hữu ích cho quyết định đầu tƣ vào cho vay
- Giúp ngƣời đọc đánh giá về thời gian và tính không chắc chắn của các dòng
tiền
16
- Cung cấp các thông tin về nguồn lực kinh tế, các quyền đối với tài sản và sự
thay đổi chúng.
IASB cho rằng mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin về tình
hình tài chính, kết quả hoạt động và sự thay đổi tình hình tài chính nhằm giúp cho
những đồi tƣợng sử dụng khác nhau đƣa ra quyết định tài chính.
Dự án hội tụ FASB-IASB xác định mục đích của báo cáo tài chính là “… cung
cấp thông tin tài chính về doanh nghiệp báo cáo, các thông tinn này hữu ích cho nhà
đầu tƣ, ngƣời cho vay và các chủ nợ khác (hiện tại và tiềm tàng) trong việc đƣa ra
quyết định trong khả năng của mình nhƣ một ngƣời cung cấp vốn”
Vì mức độ quan trọng của báo cáo tài chính nên nó đƣợc lập dựa theo những
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21và
thông tƣ 200/2014/TT-BTC quy định khi lập và trình bày báo cáo tài chính, cần
tuân thủ các yêu cầu nhƣsau:
- Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình
tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để
đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải đƣợc lập và trình
bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có
liên quan hiện hành.
- Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo
cáo tài chính đƣợc lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt
Nam. Báo cáo tài chính đƣợc coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế
độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành hƣớng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt
Nam của Bộ Tài chính.
- Trƣờng hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định
của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, không đƣợc coi là tuân thủ chuẩn mực
và chế độ kế toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán
cũng nhƣ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
17
- Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, doanh nghiệp
phải:
 Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định;

 Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông
tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh đƣợc và dễ hiểu;

 Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không
đủ để giúp cho ngƣời sử dụng hiểu đƣợc tác động của những giao dịch hoặc
những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp.

Liên quan đến chính sách kế toán

- Doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán cho
việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế
toán. Trƣờng hợp chƣa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện
hành, thì doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phƣơng
pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo báo cáo tài chính cung cấp đƣợc các thông tin
đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng;
+ Đáng tin cậy, khi:

Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp;



Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn
thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;


Trình bày khách quan, không thiên vị;



Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;



Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.

18
- Chính sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phƣơng
pháp kế toán cụ thể đƣợc doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo
cáo tài chính..
Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam thì các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh khi lập báo cáo tài chính cần có những bản báo cáo tài
chính sau:
- Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo dùng để phản ánhkhái quát toàn bộ
tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định hay
còn gọi là thời điểm lập báo cáo.
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay còn gọi là bảng báo cáo lãi
lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán.
Nó phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của
doanh nghiệp và là phƣơng tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bảng báo cáo lƣu chuyển tiền tệ dùng để xem x t và dự đoán khả năng về
số lƣợng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tƣơng lai; dùng để kiểm
tra lại các đánh giá, dự đoán trƣớc đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa
khả năng sinh lời với lƣợng lƣu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi
giá.
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp thêm về tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh, chế độ kế toán và lý do biến động của các đối tƣợng quan
trọng. Nó mang tính tƣờng thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã
đƣợc trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cũng nhƣ các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của
các chuẩn mực kế toán cụ thể.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính tại Việt Nam đƣợc phân loại thành báo cáo tài
chính quý và năm.
19
Báo cáo tài chính quý phải nộp chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế
toán quý, đối với công ty m , Tổng công ty nhà nƣớc chậm nhất là45ngày.
Báo cáo tài chính năm phải nộp chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ
kế toán năm, đối với công ty m , Tổng công ty nhà nƣớc chậm nhất là 90ngày.
Khuôn mẫu lý thuyết của FASB đƣa ra hai nhóm đặc điểm chất lƣợng báo cáo
tài chính bao gồm các đặc điểm cơ bản và đặc điểm thứ yếu. Các đặc điểm cơ bản
gồm thích hợp và đáng tin cậy. Trong khi đó các đặc điểm thứ yếu bao gồm nhất
quán và có thể so sánh. Khuôn mẫu lý thuyết của IASB đƣa ra đặc điểm chất lƣợng
báo cáo tài chính bao gồm: có thể hiểu đƣợc, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so
sánh dựa trên hai giả định cơ bản là cơ sở dồn tích và tính hoạt động liên tục.
Dựa theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán, báo cáo tài chính đƣợc lập ra
phải đảm bảo về chất lƣợng với những yêu cầu cơ bản nhƣ độ tin cậy, tính so sánh
đƣợc, tính coi trọng bản chất hơn hình thức, tính trọng yếu và sự phù hợp. Trong
đó, một trong những yêu cầu quan trọng và cơ bản nhất của báo cáo tài chính là độ
tin cậy.
Thông tin kế toán hay thông tin báo cáo tài chính là đáng tin cậy đƣợc FASB
đƣa ra trong phạm vi nó có thể kiểm chứng , khi đƣợc trình bày trung thực và
không có sai sót hoặc thiên lệch:
- Trình bày trung thực: nghĩa là sự đánh giá và diễn đạt thông tin kế
toán phải phù hợp với nghiệp vụ/sự kiện muốn trình bày
- Có thể kiểm chứng: cần thiết để đảm bảo sự trình bày trung thực của
thông tin, nó là khả năng thông qua sự đồng thuận giữa những ngƣời đánh giá có
đầy đủ năng lực và độc lập để đảm bảo thông tin phù hợp với từng nghiệp vụ/sự
kiện muốn trình bày hoặc phƣơng pháp đánh giá đƣợc chọn không có sai sot hoặc
thiên lệch.
- Trung lập: các thông tin trên báo cáo tài chính không bị thiên lệch nhắm
vào kết quả có thể lƣờng trƣớc đƣợc hay chịu ảnh hƣởng bởi một cá nhân nào
20
đó. Thông tin trung lập khi báo cáo về các hoạt động kinh tế trung thực nhất trong
khả năng có thể, không nhằm vào mục đích tác động đến các thông tin theo một
hƣớng đặc biệt.
Trong khi đó, IASB đƣa ra đặc điểm đáng tin cậy của báo cáo tài chính là
không có sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu, đồng thời phản ánh trung thực
các vấn đề cần phải trình bày. Bao gồm các yêu cầu:
- Phản ánh trung thực các sự kiện và các nghiệp vụ cần hoặc có thể trình bày
- Các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính phải xem nội dung quan trọng
hơn hình thức, nghĩa là phải trình bày phù hợp với bản chất kinh tế chứ không phải
căn cứ vào hình thức quản lý.
- Thông tin phải trung lập, nghĩa là không bị thiên lệch. Thông tin bị thiên lệch
nếu việc lựa chọn và trình bày báo cáo tài chính nhằm tác động đến việc đƣa ra
quyết định theo một kết quả định trƣớc.
- Thận trọng là việc tăng thêm mức độ chú ý khi thực hiện một sự x t đoán
ƣớc tính trong các điều kiện chƣa rõ rang, sao cho tài sản và thu nhập không bị thổi
phồng, nợ phải trả không bị giấu bớt
- Thông tin phải đầy đủ trong phạm vi trọng yếu và chi phí. Một sự bỏ sót có
thể làm cho thông tin có thể bị hiểu lầm hay sai lệch và do đó sẽ ảnh hƣởng đến độ
tin cậy của báo cáo tài chính.
2.1.2 Yêu cầu về độ tincậy đối với báo cáo tài chính
Hiện nay chƣa có một tiêu chuẩn cụ thế hay một kết quả nghiên cứu nào cụ
thể đƣợc công nhận rộng rãi về tiêu chuẩn đánh giá mức độ tin cậy của một báo cáo
tài chính.
Trong bất kỳ một nghiên cứu nào có liên quan đến chất lƣợng của một báo cáo
tài chính hay độ tin cậy của BCTC, việc nghiên cứu độ tin cậy khó có thể quan sát
trực tiếp đƣợc. Các nghiên cứu trƣớc đây đã sử dụng nhiều phƣơng pháp đo lƣờng
khác nhau và có thể chia làm hai phƣơng pháp chính: đo lƣờng theo đặc điểm chất
21
lƣợng báo cáo tài chính và đo lƣờng theo chất lƣợng lợi nhuận. Để có thể đƣa ra
tiêu chuẩn đánh giá mức độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính, đề tài sẽ
xem xét ở góc độ các đặc tính của thông tin trên báo cáo tài chính đặc biệt là dựa
trên kết quả nghiên cứu của Jan Barton và Paul J.Simko (2002), The balance sheet
as an Earnings Management Constrait. Theo Barton và Simko, độ tin cậy của chất
lƣợng lợi nhuận đƣợc đo lƣờng bằng cách tính toán tỷ lệ giữa tài sản hoạt động
thuần chia cho doanhthu thuần. Tỷ lệ này càng nhỏ thì độ trung thực càng cao.
2.1.3 Sự cần thiết về độ tin cậy của BCTC
Thị trƣờng chứng khoán thời gian qua liên tục nhận những thông tin gây sốc
bởi báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ và ngƣợc lại. Điều
này đã khiến các nhà đầu tƣ không khỏi hoài nghi về chất lƣợng và sự đáng tin cậy
của báo cáo tài chính đã đƣợc kierm toán hiện nay. Để đảm bảo báo cáo tài chính
đáng tin cậy với các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tƣ, cơ
quan thuế và các bên có lợi ích liên quan thì sự tham gia của các cuộc kiểm toán độc
lập có vai trò rất quan trọng. Mục đích của các cuộc kiểm toán nhằm đƣa ra ý kiến
nhận x t độc lập của Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán về tính trung thực, hợp lý
và tính khách quan của báo cáo tài chính của các công ty nhằm phục vụ nhƣ cầu sử
dụng thông tin của các đối tƣợng sử dụng đồng thời nâng cao hiệu quả các hoạt
động tài chính và năng lực quản lý của các đơn vị đƣợc kiểm toán thông qua các lời
khuyên sụ thể và rõ rang của kiểm toán viên để điều chỉnh và xử lý kịp thời các sai
phạm.. Từ đó cung cấp các thông tin báo cáo tài chính minh bạch, đáng tin cậy cho
mục tiêu quản lý của các đơn vị, các nhà đầu tƣ và các đơn vị cần có những thông
tin tài chính chính xác. Xác định độ tin cậy của thông tin ảnh hƣởng đến quyết định
của ngƣời sử dụng thông tin cho nên phân tích báo cáo tài chính là một vấn đề quan
trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với tất cả các đối tƣợng cần sử dụng thông tin báo
cáo tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo
Ball et al 1968, An empirical evaluation of accounting income number, Journal of
accounting research, Autumn, nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin lợi
22
nhuận đƣợc công bố trên báo cáo tài chính với giá cổ phiếu, kết luận đƣợc đƣa ra
là có mối quan hệ này. Vì vậy độ tin cậy báo cáo tài chính có ảnh hƣởng gì đến
hiệu quả đầu tƣ
2.1.4 Mối quan hệ của độ tincậy báo cáo tài chính và chất lƣợng của báo tài
chính.
Từ việc phân tích với những thông tin hữu ích đáng tin cậy trên báo cáo tài
chính trình bày một cách trung thực và hợp lý, doanh nghiệp có thể đƣa ra quyết
định đầu tƣ dựa trên nguồn vốn sẵn có của đơn vị hay đƣa ra quyết định vay ngân
hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Thông tin thể hiện trên BCTC cần phải bảo
đảm tính tin cậy nghĩa là các thông tin trên BCTC phải là những thông tin khách
quan và có thể thẩm định đƣợc. Điều này thể hiện thông qua quá trình nghiệp vụ
kinh tế phát sinh của thông tin kế toán dựa vào các chứng từ, sự tuân thủ các quy
định và chuẩn mực kế toán hiện hành. Mọi thông tin trên BCTC phải đảm bảo tính
khách quan và không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của bất kì cá nhân nào. Hơn
nữa, thông tin trên BCTC có thể đƣợc thẩm định để tìm kiếm các bằng chứng
chứng minh cho tính đúng đắn của các số liệu trên BCTC. Bên cạnh đó, ý kiến của
kiểm toán viên về tính trung thực, khách quan, tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế
toán sẽ nâng cao độ tin cậy của thông tin trên BCTC. Báo cáo tài chính càng có độ
tin cậy cao sẽ giúp ngƣời sử dụng thông tin nắm đƣợc tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp từ đó sẽ cân nhắc đƣợc những quyết định trong tƣơng lai. Một khi
báo cáo tài chính đƣợc công bố thông tin đã đƣợc kiểm soát chất lƣợng và đảm bảo
độ tin cậy cao sẽ làm giảm khả năng thông tin bất cân xứng từ đó giảm hành vi cơ
hội của nhà quản lý và thay đổi hiệu quả đầu tƣ. Theo Kieso và cộng sự (2007), báo
cáo tài chính đáng tin cậy là cần thiết để các nhà đầu tƣ tạo ra một thị trƣờng hiệu
quả. Do đó muốn hiệu quả đầu tƣ cao thì yêu cầu báo cáo tài chính phải đảm bảo về
mặt chất lƣợng. Đã có nhiều trƣờng hợp chứng minh báo cáo tài chính không đảm
bảo độ tin cậy đã gây ra nhiều ảnh hƣởng nghiêm trọng đối với thị trƣờng tài chính
xảy ra ở Mỹ, Nhật và các quốc gia khác.
23
2.2 Đặc điểm công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
2.2.1 Công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
Đầu tƣ là mọi hoạt động bỏ vốn ở hiện tại nhằm mục đích sinh lợi ở tƣơng
lai.Hoạt động bỏ vốn có thể thực hiện trong một thời gian ngắn hoặc dài, gọi là đầu
tƣ ngắn hạn hoặc dài hạn. Đặc biệt là đầu tƣ dài hạn bởi nó ảnh hƣởng đến sự thay
đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và thay đổi cơ
cấu nền kinh tế nói chung.
Đầu tƣ quốc tế hay đầu tƣ nƣớc ngoài là những hoạt động đầu tƣ vƣợt quá
phạm vi một quốc gia thông qua 3 hình thức chủ yếu là Hợp đồng hợp tác kinh
doanh, doanh nghiệp liên doanh, hoặc doanh nghiệp có vốn 100% nƣớc ngoài.
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài. Theo Khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tƣ định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập để thực hiện
hoạt động đầu tƣ tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Trong đó, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là tổ chức, cá
nhân nƣớc ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tƣ tại Việt Nam…Tuy nhiên, theo
nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp quy
định cụ thể, doanh nghiệp có nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nắm giữ dƣới 49% cổ phần đƣợc
áp dụng các điều kiện đầu tƣ, kinh doanh nhƣ đối với nhà đầu tƣ trong nƣớc tức là
doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, Thông tƣ 213 ban hành năm 2012 của Bộ tài chính
hƣớng dẫn về hoạt động của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam có quy định nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là cá nhân không mang quốc tịch Việt Nam;
tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nƣớc ngoài; tổ chức thành lập và hoạt
động theo pháp luật Việt Nam có vốn 100% vốn góp nƣớc ngoài; quỹ thành viên, công
ty đầu tƣ chứng khoán riêng lẻ mà bên nƣớc ngoài đƣợc quyền sở hữu 49% vốn điều
lệ; và các trƣờng hợp khác do Chính phủ quy định. Theo quy định mới nhất của Luật
đầu tƣ 2014 tại khoản 7 Điều 3 quy
24
định doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ không phân biệt tỷ lệ vốn góp là
bao nhiêu.
Theo hƣớng dẫn của Thông tƣ 155 ban hành vào năm 2015 cú Bộ tài chính về
việc công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán, tại Khoản 4b Điều có hƣớng
dẫn về tỷ lệ công bố thông tin, nhà đầu tƣ thuộc đối tƣợng công bố thông tin trong
đó gồm cổ đông hay nhóm ngƣời có liên quan sở hữu 5% trở lên số cổ phiếu đang
lƣu hành có quyền biểu quyết. Chính vì lý do đó, trong bài luận văn này, tác giả tập
hợp các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài niêm yết trên Sở GDCK Tp. HCM từ 5%
trở lên để làm mẫu cho bài nghiên cứu.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thông qua hình thức đầu
tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài, Việt Nam đã tiếp thu đƣợc những công nghệ hiện đại
trong các lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, hoá chất, điện tử, phát triển một số
ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nƣớcvà một số ngành sử dụng nhiều lao động,
nguyên liệu trong nƣớc nhƣ dệt, may, sản xuất giày d p cũng có công nghệ thuộc
loại trung bình tiên tiến ở khu vực. Nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài cùng
các phƣơng thức kinh doanh mới đã tạo ra sự cạnh tranh ngay tại thị trƣờng trong
nƣớc, thúc đẩy doanh nghiệp trong nƣớc phải đổi mới chất lƣợng sản phẩm và áp
dụng phƣơng pháp kinh doanh hiện đại. Có thể nói, bộ phận doanh nghiệp có vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài đã và đang góp phần vào sự tăng trƣởng đến nền kinh tế Việt
Nam trong những năm gần đây.
2.2.2 Đặc điểm công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
Thị trƣờng chứng khoán (TTCK) Việt Nam đƣợc hình thành từ năm 2000 cho
đến nay đã hơn 18 năm. Tuy nhiên, so với TTCK trên thế giới thì TTCK Việt Nam
chỉ là thị trƣờng mới nổi, quy mô nhỏ, tính thanh khoản chƣa cao. Trong đó, TTCK
Việt Nam chịu tác động của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc Luật đầu tƣ qui đinh không quan
tâm sở hữu bao nhiêu đồng thời hình thức này mang tính ổn định và khá bền vững.
25
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, môi trƣờng pháp lý có
tác động trực tiếp đến hệ thống kế toán, đặc biệt là toàn bộ hệ thống văn bản pháp lý
và việc vận hành trong thực tế của hệ thống này. Ở góc độ công tác kế toán, các
nhân tố cơ bản có ảnh hƣởng quan trọng đến tổ chức công tác kế toán của các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là Luật đầu tƣ, Luật kế toán. Ngoài ra, môi
trƣờng kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến đối tƣợng sản xuất kinh doanh, tập quán tiêu
dùng, phƣơng thức, hình thức kinh doanh, các biện pháp quảng cáo khuyến mãi…
của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có những thông tin phù hợp
để có thể tồn tại và phát triển. Một trong những thông tin này là thông tin kế toán.
Dƣới góc độ là nƣớc tiếp nhận đầu tƣ thì đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chịu tác động
chủ yếu bởi môi trƣờng đầu tƣ. Môi trƣờng đầu tƣ càng thuận lợi càng thu hút
nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, ngƣợc lại môi trƣờng đầu tƣ không thuận lợi sẽ hạn
chế đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, các nƣớc có lực lƣợng lao động dồi dào và nguồn
lao động rẻ là một trong những nhân tố chủ yếu thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Nghiên cứu của TS. Nguyễn Anh Phong, Ths. Hồ Thị Hồng Minh, Đỗ Thị
Tuyết Lan về rủi ro lợi nhuận các danh mục cổ phiếu phân theo sở hữu nƣớc ngoài
cho thấy tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài có tác động đến tỷ suất sinh lời rủi ro các danh
mục. Việc tham gia sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có tác động đến thị
trƣờng chứng khoán tại Việt Nam, giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh trong tƣơng
lai và trong dài hạn. Hơn thế nữa, việc góp phần vốn của đầu tƣ nƣớc ngoài giúp
cải thiện hoạt động quản trị còn khá non trẻ của các doanh nghiệp tại Việt Nam.Các
công ty có vốn đầu tƣnƣớc ngoài đã tạo ra sự cạnh tranh trên thị trƣờng tài chính
hiện nay nó góp phần thúc đẩy doanh nghiệp có mục tiêu kinh doanh cao hơn, năng
cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ. Có thể nói, bộ phận doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài đã và đang góp phần vào sự tăng trƣởng đến nền kinh tế Việt Nam
trong những năm gần đây.
2.3 Các lý thuyết nền tảng liênquan
2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agencytheory)
26
Lý thuyết ngƣời chủ - ngƣời đại diện (lý thuyết đại diện) đƣợc phát triển bởi
Jensen và Meckling (1976)xuất hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn
liền với những nghiên cứu về hành vi của ngƣời chủ và ngƣời làm thuê thông qua
các hợp đồng. Nội dung của lý thuyết gồm các điểm chínhsau:
- Chủ thể hay chủ sở hữu vốn, và ngƣời đại diện hay nhà quản trị luôn
đối nghịch về lợi ích. Ngƣời sở hữu vốn quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu
(lợi ích của họ). Trong khi đó nhà quản trị về cơ bản không quan tâm nhiều đến lợi
ích của cổ đông mà quan tâm đến lợi ích của mình.
- Việc không đồng nhất lợi ích giữa cổ đông (chủ sở hữu) và Giám đốc
(ngƣời đại diện) làm phát sinh một loại chi phí gọi là “chi phí đại diện”. Lý thuyết
chi phí đại diện đƣợc nghiên cứu đầu tiên bởi Jensen và Meckling (1976) và sau đó
là Myers (1977), cho thấy rằng rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch có thế dẫn đến
việc quản lý đầu tƣ không hiệu quả. Lý thuyết đại diện chỉ ra đƣợc mối quan hệ
giữa cổ đông, nhà quản lý và chủ nợ đều cùng một mục tiêu là lợi ích nhƣng không
phải lúc nào lợi ích cũng giống nhau. Đây là loại chi phí để duy trì một mối quan hệ
đại diện hiệu quả. Chi phí này bằng không khi chủ sở hữu đồng thời là Giám đốc
công ty. Chi phí đại diện càng lớn khi Giám đốc sở hữu ít hoặc không sở hữu cổ
phiếu công ty. Các chi phí đại diện bao gồm: chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và
chi phí cơhội.
Lý thuyết đại diện được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố quy
mô công ty, kết quả tài chính, đến tính độ tin cậy của các CTNY .
2.3.2 Lý thuyết về thông tinbất cân xứng
Lý thuyết thông tin bất cân xứng đƣợc nghiên cứu đầu tiên vàonăm1970 bởi các
nhà khoa học George Akerl of, Michael Spence và Joseph Stiglitz. Theo lý thuyết này,
các bên tham gia giao dịchtrên thị trƣờng cố tình che đậy thông tin hoặc một số bên sẽ
có thông tin tốt hơn. Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông
tin còn bên khác thì không biết đích thực mức độ thông tin ở mức nào đó (Nguyễn
Trọng Hoài, 2006). Thông tin bất cân xứng trên TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều nhà
đầu tƣ sở hữu đƣợc thông tin riêng (Kyle, 1985 trích trong Ravi
27
2005) hoặc có nhiều thông tin công bố hơn về một công ty (Kim và
Verrecchia,1994 và 1977 trích trong Ravi 2005) so với các nhà đầu tƣ cònlại.
Thông tin bất cân xứng có thể ảnh hƣởng đến chi phí huy động vốn và lựa
chọn dự án. Theo Stiglitz và Weiss (1981) thì trong các giao dịch lựa chọn đối
nghịch là hậu quả của thông tin bất cân xứng. Việc thông tin không đầy đủ giữa các
bên liên quan trong một giao dịch mà có ảnh hƣởng đến lợi ích các bên tạo ra sự bất
cân xứng thông tin, làm cho thị trƣờng không hoàn hảo và ngăn chặn hiệu quả hoạt
động (Myers và Majluf, 1984).
Lý thuyết thông này được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của nhân tố kết quả
tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản của các CTNY.
2.3.3 Lý thuyết về hành vi gian lận
Tiêu biểu cho lý thuyết giải thích về hành vi gian lận là thuyết ủy nhiệm của
Jensenvà Mackling (1976)và lý thuyết các đối tƣợng cóliênquan của Freeman(1984).
Lý thuyết uỷ nhiệm của Jensen và Mackling (1976) cho rằng cả hai bên uỷ nhiệm và
đƣợc uỷ nhiệm đều tối đa hoá lợi ích của mình.Theo Freeman (1984)thì các đối tƣợng
có liên quan là bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào có thể ảnh hƣởng hoặc bị ảnh hƣởng bởi
việc đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức. Những mâu thuẫn lợi ích của cá nhân có thể dẫn
đến hành vi gian lận có thể thực hiện nhằm trục lợi trong mối quan hệ với các đối
tƣợng có liên quan. Những công trình tiêu biểu về hành vi gian lận trên thế giới có thể
kể đến các nghiên cứu của Edwin H. Sutherland, Donald R. Cressey và D. W. Steven
Albrecht. Nghiên cứu của Edwin H. Sutherland (1883-1950) cho rằng tội phạm trong
doanh nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật hình sự đƣợc thực hiện bởi các thực thể
kinh doanh, ngƣời làm trong doanh nghiệp hoặc các đại lý hoạt động thay mặt và vì lợi
ích của doanh nghiệp hoặc các hình thức khác của thực thể doanh nghiệp. Lý thuyết về
tam giác gian lận của Donal R.Cressey (1919-1987). Ông đã tập trung phân tích gian
lận dƣới góc độ thâm ô và biển thủ thông qua khảo sát 200 trƣờng hợp tội phạm kinh
tế, và ông đƣa ra mô hình chứng minh xảy ra hành vi gian lậnkhi hội đủ ba điều kiện:
Áp lực, Cơ hội và Thái độ thì
28
các đối tƣợng sẽ thực hiện hành vi gian lận báo cáo tài chính làm giảm độ tin cậy.
Mô hình tam giác gian lận đƣợc áp dụng nhiều trong các nghiên cứu, đánh giá rủi
ro có gian lận trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong đó có kiểm toán.
Hiện nay mô hình này đã đƣợc VSA 240 và ISA 240 đƣa vào sử dụng trong thực
hiện đánh giá rủi ro có gian lận tại các công ty kiểm toán. Lý thuyết về bàn cân gian
lận đƣợc D. W. Steven Albrechtđƣa ra sau khi phân tích 212 trƣờng hợp gian lận
vào nhƣng năm 1980 bằng bảng câu hỏi khảo sát thông tin. Ông đã xây dựng mô
hình nổi tiếng – bàn cân gian lận gồm ba nhân tố: hoàn cảnh tạo ra áp lực, nắm bắt
cơ hội và tính trung thực cá nhân.
Lý thuyết thông này được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của nhân tố chất
lượng công ty được chọn làm kiểm toán của các CTNY.
2.3.4 Lý thuyết tínhiệu
Liên quan đến lý thuyết tín hiệu có thể kể đến nghiên cứu của Miller và
Modigliani (1961) với giả thiết nhà đầu tƣ và ban giám đốc đều có hiểu biết hoàn
hảo và toàn diện về doanh nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng
giữa nhà quản lý và nhà đầu tƣ luôn có khoảng cách về thông tin vì các nhà quản lý
là ngƣời trực tiếp kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp và nắm bắt mọi thông tin
nội bộ mà nhà đầu tƣ khó có thể tiếp cận đƣợc từ bên ngoài. Theo Al-Malkawi
(2007), để có thể thu h p lại khoảng cách này, nhà quản lý sử dụng cổ tức đƣợc xem
nhƣ là công cụ để gắn kết thông tin nội bộ của doanh nghiệp cho nhà đầu tƣ. Trong
điều kiện thông tin bất cân xứng, cố tức đƣợc xem nhƣ là công cụ truyền tín hiệu
còn đƣợc đề cập trong nghiên cứu của Gordon (1963) và Lintner, J (1956).
Lý thuyết thông này được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ sở
hữu cổ phiếu nước ngoài của các CTNY.
2.3.5 Lý thuyết lợi íchcá nhân
Lý thuyết lợi ích cá nhân (private-interest theory) giả định những ngƣời có
trách nhiệm trong tổ chức lập quy hành xử dựa trên lợi ích cá nhân, lý thuyết này
cho rằng tồn tại một thị trƣờng các quy định hoạt động tƣơng tự thị trƣờng vốn.
29
Trên thị trƣờng này, các quy định sẽ đƣợc mua bởi nhóm lợi ích nào trả giá cao hơn
và giá cả ở đó có liên quan đến các phiếu bầu hoặc các khoản tài trợ liên quan. Theo
kết quả nghiên cứu về lý thuyết này, nhóm có lợi ích cao nhất là các doanh nghiệp
do họ có thể dễ dàng thƣơng lƣợng để hình thành nhóm lợi ích có tổ chức có khả
năng tác động đến nhà lập quy. Ngƣợc lại, các nhóm lợi ích khác nhƣ khách hàng
hay nhóm lợi ích xã hội lại thất thế do phải tốn chi phí cao hơn. Trong lĩnh vực kế
toán, các nhà nghiên cứu cho rằng quá trình ban hành chuẩn mực kế toán bị ảnh
hƣởng bởi các công ty lớn.
Lý thuyết thông này được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ sở
hữu cổ phiếu nước ngoài của các CTNY.
2.3.6 Lý thuyết về lợi íchvà chi phí
Khái niệm về lợi ích và chi phí đƣợc đề cập đầu tiên năm 1848 bởi Jules
Dupuit và đƣợc chính thức hóa bởi Alfred Marshall. Lý thuyết này góp phần nâng
cao hiểu biết bằng cách mô tả các công cụ chính thức đƣợc chấp nhận rộng rãi. Mục
tiêu của lý thuyết này nhằm cung cấp quy trình nhất quán để đánh giá các quyết
định. Lợi ích có đƣợc từ việc cung cấp một thông tin kế toán cần đƣợc xem xét
trong mối quan hệ với chi phí để cung cấp thông tin đó và mối quan hệ này là giới
hạn ảnh hƣởng đến thông tin tài chính.
Lý thuyết thông này được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của nhân tố doanh
thu và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.
2.4 Các nhân tố tác động đến độ tin cậy của một báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính giúp ngƣời sử dụng thông tin có cái nhìn tổng quan về tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, để đánh giá độ tin cậy báo cáo tài
chính ta cần xem x t các yếu tố ảnh hƣởng của nó. Vì báo cáo tài chính có vai trò
quan trọng nên để biết đƣợc báo cáo tài chính có đáng tin cậy hay không chúng ta
cần xem x t các nhân tố tác động đến nó. Trong chƣơng 1, tác giả đã liệt kê một số
bài nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy
30
của BCTC. Dựa vào đó, tác giả xin ph p kế thừa và phát huy các kêt quả của các bài
nghiên cứu trƣớc để đƣa vào bài luận văn của mình về các nhân tố ảnh hƣởng đến
độ tin cậy của BCTC.
2.4.1 Chất lƣợng công ty đƣợc chọn làm kiểm toán
Liên quan đến tính hữu ích của thông tin kế toán hay độ tin cậy của báo cáo
tài chính, hoạt động kiểm toán độc lập là điều hết sức cần thiết. Trong quá trình
soạn lập, cung cấp thông tin kế toán có quá nhiều vấn đề nảy sinh nhƣ mâu thuẫn
lợi ích, khác biệt về nhu cầu sử dụng thông tin, quy trình thông tin – kế toán phức
tạp, khả năng và trình độ kiểm tra thấp,… làm cho thông tin kế toán trở nên không
đáng tin cậy, không khách quan, chứa đựng nhiều rủi ro về sai sót, gian lận. Để
đảm bảo báo cáo tài chính đáng tin cậy với các thông tin mà doanh nghiệp cung
cấp cho các đối tƣợng sử dụng BCTC thì các cuộc kiểm toán độc lập có vai trò rất
quan trọng. Mục đích của các cuộc kiểm toán nhằm đƣa ra ý kiến nhận xét độc lập
của Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán về tính trung thực, hợp lý và tính khách
quan của báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán. Từ đó cung cấp các thông tin minh
bạch, đáng tin cậy cho mục tiêu sử dụng những thông tin tài chính chính xác cho
các đối tƣợng sử dụng thông tin. Nhiều nghiên cứu cho rằng nội dung của báo cáo
tài chính có thể bị ảnh hƣởng bởi việc các công ty niêm yết đƣợc kiểm toán bởi
các công ty kiểm toán lớn hay nhỏ (Kết quả nghiên cứu của Fargher, Taylor, and
Simon (2001), Archambault (2003)). Các nghiên cứu trƣớc phân chia quy mô công
ty kiểm toán theo 2 nhóm là nhóm công ty kiểm toán Big four và nhóm không phải
Big four: với nhận định là các công ty đƣợc kiểm toán bởi một trong các công ty
kiểm toán lớn (Big four) có thể công bố nhiều thông tin hơn và chính xác hơn các
công tykhác.
Dựa vào lợi ích và nhu cầu của ngƣời sử dụng thông tin kế toán, Campell
(1985), Shaw (1980) nhận định rằng kiểm toán độc lập là một trong những yếu tố
mang lại sự tin cậy cho báo cáo tài chính, hạn chế bớt rủi ro gian lận trọng yếu dựa
trên cơsở BCTC sẽ hữu ích hơn cho những ngƣời sử dụng khác nhau khi BCTC
đƣợc kiểm toán viên độc lập kiểm tra và báo cáo. Chow và Rice (1982) trên quan
31
điểm ngƣời quản lý cho rằng ngƣời quản lý tự nguyện chấp nhận kiểm toánvì nó sẽ
làm tăng độ tin cậy của thông tin trên BCTC, cải thiện lợi thế so với không đƣợc
kiểm toán; hơn nữa, Campell cho rằng những lợi ích mang lại đối với một BCTC đã
đƣợc kiểm toán sẽ nhiều hơn so với chi phí cho một cuộc kiểm toán. Theo nhƣ
nghiên cứu tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Roma của Albert và Serban (2012),
kết quả cho thấy kiểm toán độc lập có tầm quan trọng đặc biệt đối với độ tin cậy của
BCTC do các doanh nghiệp này cung cấp, nâng cao niềm tin của các đối tƣợng sử
dụng BCTC khi đƣa ra các quyết định kinh tế. Ngoài ra, việc kiểm toán báo cáo tài
chính cũng là trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với các bên liên quan trong xã
hội, do đó lợi ích của xã hội sẽ đƣợc đảm bảo hợp lý từ việc kiểm toán hay nói cách
khác, nó đƣợc xem nhƣ là một phần của hệ thống kiểm soát của xã hội đối với
thông tin BCTC.
2.4.2 Lợi nhuận trên cổ phiếu
Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng đƣợc trình bày trên BCTC,
đáp ứng đƣợc việc đo lƣờng và trình bày phải tuân thủ theo chuẩn mực và chế độ
kế toán hiện hành. Tính linh hoạt của các chuẩn mực và chế độ kế toán đặc biệt là
GAAPs cho phép nhà quản trị thực hiện một báo cáo lợi nhuận theo nhiều hƣớng
khác nhau để mang lại lợi ích cho công ty trong đó có mục đích phát hành cổ phiếu
ra công chúng, tránh vi phạm hợp đồng đi vay, san bằng lợi nhuận hoặc mang lợi
ích cho chính các nhà quản trị nhƣng vẫn đảm bảo tính pháp lý. Cho đến nay, trên
thế giới có nhiều bài nghiên cứu chứng minh rằng lợi ích mà cổ phiếu mang lại có
tác động đến hành vi điều chỉnh thông tin trên BCTC, cụ thể là chỉ tiêu thu nhập dẫn
đến thông tin sai lệch và BCTC không còn đáng tin cậy. Trong bài nghiên cứu của
Johannes de Wet (2014) cho kết quả rằng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu mang lại
ảnh hƣởng đến chất lƣợng hiệu suất tài chính. Các nhà nghiên cứu nhƣ Penman
(2005), Rappaport (2005) chỉ ra rằng các doanh nghiệp có thể điều chỉnh EPS để
tối đa hoá giá trị tƣơng lai, điều này phản ánh không trung thực với hoạt động
kinh doanh của công ty. Brown (1999) cũng có ý kiến tƣơng tự khi nhận thấy có
vấn đề đối với BCTC về những khoản thu nhập không có thật do sự điều chỉnh
32
của EPS. Stewart (2002) đã đề cập đến sự kiện Enron khi cố tình che giấu một
khoản nợ lớn nhằm tăng EPS. Nghiên cứu của Bergstresser và Philippon (2006)
cũng cho kết quả tƣơng tự khi nghiên cứu về gian lận của WorldCom do dùng
sai số kế toán.
2.4.3 Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nƣớc ngoài
Một số nghiên cứu cho rằng mức độ sở hữu cổ phiếu có thể dẫn đến quản trị công
ty tốt hơn, từ đó mức độ tin cậy thông tin cao hơn, làm giảm khả năng nhà quản lý gây
thiệt hại cho các cổ đông (McConnell và Servaes, 1990; Chueng và cộng sự, 2005). La
Porta và cộng sự (1999), Schadewitz & Blevins (1998) nhận định rằng những doanh
nghiệp có nhiều nhà đầu tƣ sở hữu lƣợng lớn cổ phiếu có thể ảnh hƣởng đến mức độ
tin cậy của thông tin BCTC. Chất lƣợng thông tin kế toán cũng giúp các nhà đầu tƣ
đánh giá tình hình tài chính, dự đoán dòng tiền, dòng lợi nhuận trong tƣơng lai mà các
công ty niêm yết trên TTCK đem lại chính xác hơn. Trong khi đó, theo lý thuyết tín
hiệu, công ty có quyền sở hữu vốn nƣớc ngoài càng cao thì chất lƣợng thu nhập càng
thấp vì công ty có xu hƣớng điều chỉnh giảm lợi nhuận để có thể đóng thuế ít hơn, điều
này ảnh hƣởng đến độ tin cậy của thông tin báo cáo tài chính nói riêng và chất lƣợng
thông tin BCTC nói chung.
Celine Michailesco (2010) đã tiến hành tìm hiểu các nhân tố tác động đến chất
lƣợng thông tin BCTC của các doanh nghiệp ở Pháp từ năm 1991 đến năm 1995.
Nghiên cứu của Celine Michailesco (2010) đƣợc thực hiện thông qua khảo sát hơn
100 doanh nghiệp tại Pháp có niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán liên tục trong 5
năm. Tác giả đã tiến hành phân tích dữ liệu với 2 giai đoạn gồm mô tả phân tích
nghiên cứu định lƣợng để kiểm tra mối liên hệ giữa các nhân tố và phân tích mối
quan hệ của chúng thông qua kết quả hồi quy. Kết quả cho thấy mô hình có R2 dao
động từ 10.82% đến 22.13% theo các năm và cho thấy rằng sự phân bố quyền sở hữu
tác động đến chất lƣợng thông tin BCTC. Ngoài ra còn có những nghiên cứu chứng
minh cho quan điểm này có thể kể đến nhƣ nghiên cứu của Collins, Maydew và
Weiss (1997), Barth, Beaver và Landsman (1998), Keener (2011), Luận án tiến sĩ
33
của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Hồng (2016)…Ảnh hƣởng của tỷ lệ sở hữu nƣớc
ngoài đối với chất lƣợng thông tin kế toán.
Các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa sở hữu nƣớc ngoài và biến
động lợi nhuận cổ phiếu rất khác nhau. Về mối quan hệ đồng biến, có thể kể các
nghiên cứu của Kee-Hong Bae và cộng sự (2004), Zhian Chen và cộng sự (2006),
Zhian Chen và cộng sự (2013), Mehmet Umutlu và cộng sự (2014)… Về mối quan
hệ nghịch biến, Jianxin Wang (2007) đã tìm thấy bằng chứng tại Indonesia và Thái
Lan, Wenjie Tu và Liyan Han (2010) cung cấp bằng chứng tại Trung Quốc, Xuan
Vinh Vo (2015) tìm thấy bằng chứng tại Việt Nam…
2.4.4 Doanh thu
Có thể thấy doanh thu, vốn lƣu động và các khoản trích trƣớc có thể đƣợc
điều chỉnh để thay đổi lợi nhuận của công ty nên các chỉ số này đƣợc các nhà
nghiên cứu trƣớc dùng để đo lƣờng độ tin cậy của báo cáo tài chính. Dựa trên các
nghiên cứu trƣớc, độ tin cậy của báo cáo tài chính có thể dựa vào mô hình của Mc
Nichols và Stubben (2008) về doanh thu. Ngoài ra, có thể kể đến nghiên cứu của
Trần Thị Giang Tân (2009) chỉ ra các phƣơng pháp gian lận mà các công ty niêm
yết trên TTCK Việt Nam sử dụng trong đó có gian lận về doanh thu dẫn đến một
BCTC kém chất lƣợng và thông tin tài chính không còn đáng tin cậy.
2.4.5 Quy mô công ty dựa trên tổng tài sản
Person (1995) đã sử dụng mẫu 206 doanh nghiệp có gian lận và không có
gian lận trên BCTC, trong nghiên cứu này tác giả đã tìm thấy các chỉ số quan trọng
trong việc dự báo một BCTC có gian lận hay không bao gồm Đòn bẩy tài chính,
vòng quay vốn, cơ cấu tài sản và quy mô doanh nghiệp. Ngoài ra, ở các nghiên
cứu trƣớc đây đã xác định biến quy mô có ảnh hƣởng đáng kể đến chất lƣợng
thông tin và quá trình công bố thông tin BCTC của các công ty. Nhận định này
đƣợc rút ra từ kết quả nghiên cứu xuyên quốc gia của các tác giả: Wallace. (1994)
và Zarzeski(1996), Robert Bushman và cộng sự (2001), Archambault (2003),
Khanna và cộng sự (2004).Nghiên cứu của tác giả Cao Nguyễn Lệ Thu (2014) về
34
đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lƣợng thông tin kế
toán trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên sở GDCK tại TP.HCM đã kế
thừa các nhân tố của các nghiên cứu trƣớc đây, kết quả là từ mô hình hồi quy
tuyến tính bội cho thấy quy mô doanh nghiệp có tác động đến chất lƣợng thông tin
BCTC. Hongjang Xu (2003) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng
hệ thống thông tin kế toán đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến
chất lƣợng thông tin (AIS) BCTC ở các doanh nghiệp tại Úc, kết quả cho thấy yếu
tố quy mô doanh nghiệp thực sự có tác động đến chất lƣợng của một BCTC.
35
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Chƣơng này trình bày và cung cấp lý luận nền tảng các vấn đề liên quan đến
các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy BCTC cũng nhƣ tổng quan vấn đề liên quan.
Từ các lý luận nền nhƣ: lý thuyết đại diện, lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý
thuyết về hành vi gian lận, lý thuyết tín hiệu kết hợp với nội dung trình bày các
công trình nghiên cứu đã đƣợc thực hiện đã đƣợc trình bày ở chƣơng 1, từ đó tác
giả tiến hành xây dựng các nhân tố chính liên quan đến mô hình bao gồm: Quy mô
của doanh nghiệp, doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ nƣớc ngoài sở hữu cổ phiếu và công
ty đƣợc chọn làm kiểm toán. Dựa trên các nhân tố này, tác giả đề xuất mô hình
nghiên cứu và tiến hành thu thập dữ liệu để tiến hành phân tích các tác động đến độ
tin cậy BCTC. Nội dung chi tiết sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng kế tiếp.
36
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÍNH NGHIÊN CỨU
Để mô tả mục tiêu của nghiên cứu thì vấn đề phƣơng pháp nghiên cứu là một
nội dung khá quan trọng. Chƣơng này chủ yếu mô tả phƣơng pháp nghiên cứu
nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu đƣợc đề xuất trong phần mở đầu của bài luận văn.
Phần đầu của chƣơng này sẽ giới thiệu quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu.
Tiếp theo là trình bày các thông tin về mẫu nghiên cứu, phƣơng pháp chọn mẫu và
phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lƣợng .
3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu chung của bài luận văn đƣợc tóm tắt qua hình 3.1 nhƣ
sau:
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
37
Khe hổng nghiên cứu Kết luận và kiến nghị
Trong và ngoài nƣớc chƣa có nghiên cứu nào Đề xuất, đƣa ra giải pháp và hƣớng nghiên
đƣợc thực nghiệm tại Việt Nam cứu tiếp theo
1 7
Xác định vấn đề nghiên cứu Trình bày kết quả và bàn luận
Vấn đề,câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu. ý
nghĩa, giới hạn, phạm vi của đề tài NC
6
2
Phân tích dữ liệu, kiểm định giả thuyết
Phân tích thống kê mô tả, phân tích tƣơng
Câu hỏi nghiên cứu quan, phân tích hồi quy
Câu hỏi 1: Thực trạng độ tin cậy BCTC của
các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM nhƣ thế
5
nào?
Câu hỏi 2: Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến
độ tin cậ y BCTC của Công ty niêm yết có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. Đƣa ra mô hình và các giả thuyết NC
HCM.? mức độ tác động nhƣ thế nào? Lựa chọn mô hình phù hợp, hình thành các
Câu hỏi 3: Những nhân tố này có ảnh hƣởng
giả thuyết nghiên cứu và phƣơng pháp đo
nhƣ thế nào đến độ tin cậy của báo cáo tài lƣờng các biến
chính tạ i các công ty niêm yết có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài trên Sở giao dịch chứng khoán
TP. Hồ Chí Minh?
X1: Quy mô của doanh
3 nghiệp – Dựa trên tổng tài sản (-)
X2: Doanh thu
(+)
ĐỘ TIN
Cơ sở lý thuyết
(+)
CẬY CỦA
BÁO CÁO
X3 : Lợi nhuận trên cổ phiếu
Lý thuyết nền tảng liên quan đến độ tin cậy TÀI
(-)
BCTC
X4: Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu bởi CHÍNH
nƣớc ngoài
(+)
4 X5: Công ty đƣợc thuê làm
kiểm toán
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
38
Theo quy trình này, các công việc sẽ đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Bƣớc 1: Tiến hành xem xét các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở
trong và ngoài nƣớc để tìm ra khe hổng nghiên cứu.
- Bƣớc 2: Sau đó tiến hành hành phân tích thực tế để tìm hiểu vấn đề,
mục tiêu cũng nhƣ phạm vi nghiên cứu
- Bƣớc 3: Đặt ra câu hỏi nghiên cứu cho đề tài, đề tài nhằm giải quyết
những vấn đề nào.
- Bƣớc 4: Tìm hiểu các lý thuyết liên quan chất lƣợng báo cáo tài chính,
độ tin cậy báo cáo tài chính để làm nền tảng đƣa ra mô hình và giả thuyết nghiên
cứu và từ đó tìm ra mô hình phù hợp để tiến hành nghiên cứu
- Bƣớc 5: Đƣa ra mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu , xác định
phƣơng pháp đo lƣờng và tính toán các nhân tố trong mô hình.
- Bƣớc 6: Tiến hành sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả, phân tích
tƣơng quan, hồi quy đa biến,…
- Bƣớc 7: Trình bày kết quả và bàn luận kết quả
- Bƣớc 8: Đƣa ra kết luận và các kiến nghị
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...jackjohn45
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnNgọc Ánh Nguyễn
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếTien Vuong
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Bài 9 phan tich tai chinh doanh nghiep
Bài 9 phan tich tai chinh doanh nghiepBài 9 phan tich tai chinh doanh nghiep
Bài 9 phan tich tai chinh doanh nghiephoalucbinh24689
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Was ist angesagt? (20)

Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...
Nghiên cứu hành vi quá tự tin của nhà quản trị trong việc ra quyết định tài c...
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thôngLuận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
 
Bài 9 phan tich tai chinh doanh nghiep
Bài 9 phan tich tai chinh doanh nghiepBài 9 phan tich tai chinh doanh nghiep
Bài 9 phan tich tai chinh doanh nghiep
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
 

Ähnlich wie Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY

Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghi...
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghi...Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghi...
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
do-luong-muc-do-cong-bo-thong-tin-phi-tai-chinh-va-cac-nhan-to-tac-dong-den-m...
do-luong-muc-do-cong-bo-thong-tin-phi-tai-chinh-va-cac-nhan-to-tac-dong-den-m...do-luong-muc-do-cong-bo-thong-tin-phi-tai-chinh-va-cac-nhan-to-tac-dong-den-m...
do-luong-muc-do-cong-bo-thong-tin-phi-tai-chinh-va-cac-nhan-to-tac-dong-den-m...TranLisa
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự cam kết của người lao động và kết quả...
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự cam kết của người lao động và kết quả...Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự cam kết của người lao động và kết quả...
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự cam kết của người lao động và kết quả...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi Ro
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi RoHoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi Ro
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi RoViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút ứng viên tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Kh...
Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút ứng viên tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Kh...Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút ứng viên tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Kh...
Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút ứng viên tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Kh...nataliej4
 
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài ChínhTác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài ChínhViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá NhânLuận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá NhânLuận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...HanaTiti
 

Ähnlich wie Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY (20)

Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên SinhLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Thiên Sinh
 
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghi...
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghi...Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghi...
Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghi...
 
do-luong-muc-do-cong-bo-thong-tin-phi-tai-chinh-va-cac-nhan-to-tac-dong-den-m...
do-luong-muc-do-cong-bo-thong-tin-phi-tai-chinh-va-cac-nhan-to-tac-dong-den-m...do-luong-muc-do-cong-bo-thong-tin-phi-tai-chinh-va-cac-nhan-to-tac-dong-den-m...
do-luong-muc-do-cong-bo-thong-tin-phi-tai-chinh-va-cac-nhan-to-tac-dong-den-m...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở ...
 
Quy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đ
Quy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đQuy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đ
Quy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đ
 
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
Tác Động Của Tỷ Lệ Sở Hữu Nước Ngoài Và Tỷ Lệ Sở Hữu Nhà Nước Đến Hành Vi Tuâ...
 
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự cam kết của người lao động và kết quả...
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự cam kết của người lao động và kết quả...Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự cam kết của người lao động và kết quả...
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự cam kết của người lao động và kết quả...
 
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi Ro
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi RoHoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi Ro
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hướng Đến Quản Trị Rủi Ro
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút ứng viên tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Kh...
Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút ứng viên tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Kh...Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút ứng viên tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Kh...
Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút ứng viên tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Kh...
 
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
 
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài ChínhTác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
Tác Động Của Đặc Điểm Ban Kiểm Soát Đến Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.docTác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
 
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá NhânLuận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
 
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá NhânLuận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
Luận Văn Thông Tin Tài Chính Tác Động Đến Quyết Định Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các...
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Kürzlich hochgeladen

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Kürzlich hochgeladen (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  ĐỖ HOÀNG ANH THƢ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘ TIN CẬY CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH: THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRÊN SỞ GDCK TP.HCM Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  ĐỖ HOÀNG ANH THƢ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘ TIN CẬY CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH: THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRÊN SỞ GDCK TP.HCM Chuyên ngành: Kế toán Mã số:60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ THỊ MỸ HẠNH
  • 3. TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Kính thƣa quý thầy cô, tôi tên Đỗ Hoàng Anh Thƣ, học viên cao học khóa 26 – Chuyên ngành Kế toán – Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ với đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính: Thực nghiệm tại các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK TP. HCM” là kết quả của quá trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Lê Thị Mỹ Hạnh. Các số liệu trong bài luận văn là do chính tác giải thu thập, thống kê và xử lý một cách trung thực, trích dẫn nguồn rõ ràng. Kết quả của bài nghiên cứu này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Học viên Đỗ Hoàng Anh Thƣ
  • 5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................................3 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: ..................................................................4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................................4 6. Ý nghĩa nghiên cứu.................................................................................................................5 7. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................................6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.........7 1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài ...............................................................................................7 1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc................................................................................................ 10 1.3 Khe hổng nghiên cứu.......................................................................................................... 11 1.4 Định hƣớng nghiên cứu...................................................................................................... 12 TÓM TẮT CHƢƠNG 1........................................................................................................... 13 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................................... 14 2.1 Một số vấn đề chung về Chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính và độ tin cậy... 14 2.1.1 Một số vấn đề chung liên quan đến báo cáo tài chính................................................. 14 2.1.2 Yêu cầu về độ tin cậy đối với báo cáo tài chính........................................................... 20 2.1.3 Sự cần thiết về độ tin cậy của BCTC ............................................................................. 21
  • 6. 2.1.4 Mối quan hệ của độ tin cậy báo cáo tài chính và chất lƣợng của báo tài chính............... 22 2.2 Đặc điểm công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ............................................................... 23 2.2.1 Công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ............................................................................ 23 2.2.2 Đặc điểm công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ............................................................ 24 2.3 Các lý thuyết nền tảng liên quan .................................................................................. 25 2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agencytheory) ........................................................................... 25 2.3.2 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng ......................................................................... 26 2.3.3 Lý thuyết về hành vi gian lận .................................................................................... 27 2.3.4 Lý thuyết tín hiệu ..................................................................................................... 28 2.3.5 Lý thuyết lợi ích cá nhân .......................................................................................... 28 2.3.6 Lý thuyết về lợi ích và chi phí .................................................................................. 29 2.4 Các nhân tố tác động đến độ tin cậy của một báo cáo tài chính .................................. 29 2.4.1 Chất lƣợng công ty đƣợc chọn làm kiểm toán .......................................................... 30 2.4.2 Lợi nhuận trên cổ phiếu ............................................................................................ 31 2.4.3 Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nƣớc ngoài ................................................................... 32 2.4.4 Doanh thu .................................................................................................................. 33 2.4.5 Quy mô công ty dựa trên tổng tài sản ....................................................................... 33 TÓM TẮT CHƢƠNG 2..................................................................................................... 35 CHƢƠ NG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÍNH NGHIÊN CỨU ..... 36 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................... 36 3.2 Khung phân tích nghiên cứu ........................................................................................ 39 3.2.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................................. 39 3.2.2 Giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ....................................................................... 39 3.3 Đo lƣờng các biến nghiên cứu ..................................................................................... 42 3.3.1 Đo lƣờng biến phụ thuộc - Độ tin cậy của BCTC .................................................... 42 3.3.2 Đo lƣờng các biến độc lập ........................................................................................ 43 3.4 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................... 45 3.4.1 Mẫu nghiên cứu ........................................................................................................ 45 3.4.2 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................... 46
  • 7. 3.4.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ................................................................................. 46 TÓM TẮT CHƢƠNG 3..................................................................................................... 49 CHƢƠ NG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................................... 50 4.1 Thực trạng độ tin cậy BCTC của các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. ................... 50 4.1.1 Thực trạng các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK tại TP. HCM ............ 50 4.1.2 Kết quả thống kê mô tả ............................................................................................. 51 4.1.3 Phân tích tƣơng quan giữa các biến .......................................................................... 53 4.1.4 Phân tích hồi quy đa biến .......................................................................................... 54 4.1.5 Kiểm tra kết quả hồi quy ........................................................................................... 55 4.2 Bàn luận kết quả .......................................................................................................... 58 TÓM TẮT CHƢƠNG 4..................................................................................................... 62 CHƢƠ NG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU .............................................. 63 5.1 Kết luận ........................................................................................................................ 63 5.2 Hàm ý nghiên cứu ........................................................................................................ 64 5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 66 5.3.1 Hạn chế của đề tài ..................................................................................................... 66 5.3.2 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung CTNY Công ty niêm yết BCTC Báo cáo tài chính GDCK Giao dịch chứng khoán Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTCK Thị trƣờng chứng khoán SEC Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán Mỹ USD Đồng đô la Mỹ DN Doanh nghiệp
  • 9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Mã hoá lại các biến và kỳ vọng tƣơng quan...........................................................44 Bảng 4.1 Thống kê ngành nghề công ty khảo sát......................................................................47 Bảng 4.2 Phân tích cụ thể theo từng ngành....................................................................................48
  • 10. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu............................................................................................................................34 Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu..............................................................................................................................36 Hình 4.1 Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy của BCTC.......................49 Hình 4.2 Thống kê mô tả nhân tố công ty Kiểm toán..........................................................................50 Hình 4.3 Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến trong mô hình...............................................51 Bảng 4.4 Kết quả mô hình hồi quy...................................................................................................................52 Hình 4.5 Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến............................................................................................53 Hình 4.6 Kiểm định Wald Test ...........................................................................................................................54 Hình 4.7 Phân tích dự báo chính xác của mô hình.................................................................................55
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thông tin tài chính hay thông tin kế toán có thể đƣợc xem là thành phần quan trọng của thông tin quản lý, đảm nhận vai trò chính yếu cho quản lý nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty niêm yết. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng thông tin tài chính sẽ giúp ngƣời sử dụng ra quyết định thích hợp để các nhà đầu tƣ tạo ra một thị trƣờng hiệu quả. Chất lƣợng thông tin kế toán nói chung hay độ tin cậy của thông tin kế toán nói riêng do kế toán cung cấp đƣợc coi là một trong những tiêu chuẩn để đảm bảo khả năng mang lại hiệu quả kinh doanh cho các nhà quản trị. Trong thời gian vừa qua, rất nhiều sự kiện thực tế liên quan đến việc công khai báo cáo tài chính kém chất lƣợng, thiếu trung thực, chƣa đầy đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật. Điều này gây tác động xấu đến thị trƣờng tài chính và có ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Dẫn chứng cho thực trạng này, phải kể đến một số sự kiện xảy ra ở các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Nhật.Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán Mỹ (SEC) đã điều tra Enron, WorldCom và Xerox và các hoạt động kế toán “bất bình thƣờng” ở hãng Qwest Communications. Trong đó, SEC đã khẳng định các quan chức của công ty Xerox đã chỉ đạo một kế hoạch 4 năm nhằm thổi phồng lợi nhuận lên thêm 3 tỉ USD trong khi công ty này tuyên bố họ đã khai khống 6,4 tỉ USD lợi nhuận trong 5 năm qua vào ngày 28/6. Con số này sau đó đã đƣợc điều chỉnh nhƣng hiện vẫn còn 1.9 tỉ USD lợi nhuận đƣợc kê khai nhƣ “lợi nhuận trong tƣơng lai”. Kết quả là Xerox đã bị phạt 10 triệu USD và buộc phải kê khai lại kết quả hoạt động trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2000.Ở Nhật, phải kể đến Tập đoàn Toshiba với vụ scandal gian lận tài chính lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, khi khai khống một khoản tài chính ảo lên tới 151,8 tỷ yên (1,2 tỷ USD). Với quan điểm gây sức p để đạt mục tiêu doanh thu. Khi không đạt, họ đã tìm mọi cách “biến lỗ thành lãi” buộc cấp dƣới làm đ p sổ sách với mọi thủ thuật. Với sự việc này, Toshiba phải đối mặt với mức phạt lến tới 400 tỷ yên (trên 3 tỷ USD) cho các hoạt động kế toán gian lận
  • 12. 2 kéo dài suốt 15 năm qua (Khắc Nam, theo CNN, Guardia, NT). Tại Việt Nam, rất nhiều các vụ việc xảy ra trong khoản thời gian gần đây gây ra tác động không nhỏ đến nền kinh tế và ảnh hƣởng đến niềm tin của công chúng vào độ tin cậy của BCTC của các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN niêm yết. Điển hình là Công ty cổ phần NTACO (ATA) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015 với những số liệu gây “sốc” cho nhà đầu tƣ khi bất ngờ báo lỗ 426 tỷ đồng dù báo cáo tự lập trƣớc đó, công ty ghi nhận khoản lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng. Mới đây, Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trƣờng Thành (mã TTF ) đã gây rúng động thị trƣờng chứng khoán và giáng một đòn choáng váng vào các cổ đông của doanh nghiệp với khoản lỗ bất ngờ lên đến cả nghìn tỷ đồng. Những thông tin trên thực sự là cú sốc lớn với nhà đầu tƣ khi TTF đang là cổ phiếu “nóng” trên thị trƣờng với triển vọng kinh doanh đƣợc đánh giá tích cực cùng sự hỗ trợ đắc lực của Tân Liên Phát – một thành viên thuộc VinGroup. Vụ việc này đã khiến cổ phiếu TTF rơi một mạch từ mức giá trên 40.000 đồng về dƣới 10.000 đồng chỉ trong vòng 1 tháng. Một số nghiên cứu trên thế giới đã nhận định, BCTC chất lƣợng cao sẽ giảm sự bất cân xứng thông tin và kết quả sẽ giảm chi phí sử dụng vốn (Glosten và Milgrom, 1985; Amihud và Mendelson, 1986; Diamond và Verrecchia, 1991; Bhattacharya và các cộng sự, 2003 và Barth và các cộng sự, 2013). Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng bào cáo tài chính là độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính. Vì vậy, việc nghiên cứu về độ tin cậy của thông tin trên BCTC và các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy BCTC của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM hiện nay là thật sự cần thiết. Với những lý do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài luận án “Các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy của Báo cáo tài chính: Thực nghiệm tại các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM.”. Đây là vấn đề mang tính thời sự, nhằm cải thiện chất lƣợng thông tin tài chính trên thị trƣờng
  • 13. 3 chứng khoán Việt Nam, góp phần lành mạnh hóa thị trƣờng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 2. Mục tiêunghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu chung là nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy của thông tin báo cáo tài chính của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là: - Tìm hiểu thực trạng độ tin cậy BCTC của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK TP.HCM - Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy BCTC của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM hiện nay. - Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau: - Thực trạng độ tin cậy BCTC của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM nhƣ thế nào? - Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến độ tin cậy BCTC của Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM? Mức độ tác động của chúng? - Những nhân tố này (Chất lƣợng của công ty đƣợc chọn làm kiểm toán; Lợi nhuận trên cổ phiếu; tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nƣớc ngoài; Doanh thu; Quy mô công ty dựa trên tổng tài sản) có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến độ tin cậy của báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh?
  • 14. 4 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của bài luận văn bao gồm Các nhân tố ảnh hƣởng độ tin cậy BCTC của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM. Luận văn sẽ nhận diện các nhân tố nào tác động đến độ tin cậy BCTC của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi về nội dung: Các BCTC đƣợc soát x t qua các năm và công bố báo cáo thƣờng niên của các công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM  Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu của 166 công ty niêm yết trên sàn HOSE có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên 5%.   Phạm vi về thời gian: các số liệu thống kê và khảo sát đƣợc thực hiện từ năm 2016 đến 2017.  5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn dữ liệu Phân tích tổng hợp thông tin từ những nguồn tài liệu có sẵn về các nội dung liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu. Bao gồm: - Báo cáo tài chính các năm 2016-2017 và của các công ty để thu thập dự liệu cho các biến: Lợi nhuận sau thuế, Doanh thu, tổng tài sản, các khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền, nợ phải trả, các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn, tên công ty chịu trách nhiệm kiểm toán. - Báo cáo thƣờng niên năm 2016-2017 của các công ty để thu thập dữ liệu về tỷ lệ sở hữu cổ phần. - Lấy số liệu cho chỉ số EPS và thông tin khác trên web www.cophieu68.vn, www.vietstock.vn Tác giả tiến hành thu thập, phân tích, so sánh và đánh giá về các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy của BCTC của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM.
  • 15. 5 Phƣơng pháp thực hiện o Phƣơng pháp xử lý dữ liệu: Thực hiện phân tích thống kê, mô tả, phân tích mô hình hồi quy logit, kiểm định mức độ tƣơng quan giữa các biến từ đó đƣa ra kết quả cụ thể cho đề tài nghiên cứu. Tác giả sử dụng phần mềm Stata 14 để phân tích mô hình định lƣợng bao gồm phân tích tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc vì ƣu điểm về phân tích hồi quy. Cụ thể, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích ma trận hệ số tƣơng quan, phân tích hổi quy tuyến tính, kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến, kiểm định Wald-test và phân tích dự báo chính xác của mô hình. o Lấy mẫu khảo sát và tiếnhành thu thập dữ liệu: Mẫu khảo sát là 166 Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK TP. HCM. Toàn bộ dữ liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc xử lý, làm sạch trên Microsoft Office Excel 2010. Sau đó, dữ liệu đƣợc đƣa vào phân tích thống kê mô tả để tìm ra đặc điểm của mẫu nghiên cứu. 6. Ý nghĩa nghiên cứu: Ý nghĩa khoa học: Đề tài tìm hiểu rõ về các nhân tố ảnh hƣởng độ tin cậy của BCTC. Trên cơ sở phân tích dữ liệu nhằm đánh giá nhân tố nào có ảnh hƣởng lớn đến độ tin cậy của BCTC Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK TP. HCM. Ý nghĩa thực tế: Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài mạng lại. Đề tài còn là cơ sở cho việc nghiên cứu những lợi ích đáng kể cho sự gia tăng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến độ tin cậy và chất lƣợng của các báo cáo tài chính của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK TP. HCM Là cơ sở để các Nhà đầu tƣ (NĐT), nhà quản trị công ty, Các cơ quan nhà nƣớc liên quan có cơ sở để đƣa ra những đánh giá tốt hơn cho việc sử dụng thông tin trên BCTC của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK
  • 16. 6 TP. HCM, cung cấp cái nhìn chung cho các đối tƣợng cung cấp thông tin kế toán, đối tƣợng quản lý và sử dụng thông tin một cách tốt hơn. 7. Kết cấu của luận văn Phần mở đầu: Phần này bao gồm lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu. Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về các nhân tố ảnh hƣởng độ tin cậy của một BCTCcủa các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM và thực trạng của việc đƣa ra các nhận x t đánh giá đó. trên cơ sở đó đƣa ra các kết quả đạt đƣợc. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Bao gồm trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu, các lý thuyết đƣợc sử dụng trong nghiên cứu. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Trình bày nội dung và phát triển các giả thuyết nghiên cứu,đƣa ra mô hình nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, cách thu thập và phƣơng pháp phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá về kết quả nghiên cứu đƣợc thực hiện và thảo luận về các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy của một BCTCcủa các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK TP. HCM Chương 5: Kết luận và kiến nghị Nhận x t chung và đƣa ra kết luận của vấn đề nghiên cứu, nêu đƣợc hàm ý của đề tài và các hạn chế của nghiên cứu đồng thời định hƣớng cho các nghiên cứu trong tƣơng lai.
  • 17. 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài Cho đến nay, chủ đề về chất lƣợng báo cáo tài chính đã đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tiến hành xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, đáng chú ý là độ tin cậy của chất lƣợng lợi nhuận trông BCTC. Các nhân tố tác động đến chất lƣợng BCTC bao gồm các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài. Các nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến đó là Healy, P.M. (1985), Gaver và các cộng sự (1995), Holthasen và các cộng sự (1995), Habib và Azim (2008), Jamaluddin và các cộng sự (2009), Klai (2011), Radzi và các cộng sự (2011), Dechow và các cộng sự (2011), Abed và các cộng sự (2012), Chalaki và các cộng sự (2012), Waweru và Riro (2013),Hassan (2013), Ahmed (2013), Alves (2014), … Những nghiên cứu trên thế giới trƣớc đây có liên quan đến chất lƣợng của báo cáo tài chính có thể kể đến nghiên cứu của Dimitropoulos và cộng sự (2009), The value relevance of financial statements and their impact on stock prices: “Evidence from Greece”. International Journal of Economics and Finance, 248-265, về mối quan hệ giữa thông tin trên BCTC và giá cổ phiếu thực hiện trên TTCK Hy Lạp. Dữ liệu đƣợc thu thập với mẫu là 101 công ty phi tài chính đƣợc niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Athens. Khung thời gian kéo dài từ 1995 đến 2004 và phƣơng pháp đƣợc sử dụng là các mô hình hồi quy OLS. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ vốn lƣu động trên tổng tài sản và lợi nhuận ròng bán hàng có tác động tiêu cực đến lợi nhuận chứng khoán, trong khi tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản và doanh thu trên tổng tài sản ảnh hƣởng tích cực đến lợi nhuận. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy rằng các điều kiện kinh doanh và các biện pháp can thiệp quản lý dẫn đến sự thay đổi thu nhập trên cổ phiếu là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC. Ngoài ra những nghiên cứu trên thế giới trƣớc đây về độ tin cậy và ảnh hƣởng của nó đến chất lƣợng chất lƣợng của báo cáo tài chính: theo nghiên cứu của McNichols và Stubben (2008). “Does Earnings Management Affect Firms‟
  • 18. 8 Investment Decisions?”. The Accounting Review: November 2008, Vol. 83, No. 6, pp. 1571-1603. Bài viết này xem xét liệu các công ty thao túng kết quả tài chính đƣợc báo cáo của họ có đƣa ra quyết định đầu tƣ tối ƣu không. Nghiên cứu xem xét các khoản đầu tƣ tài sản cố định cho một lƣợng lớn các công ty đại chúng trong giai đoạn 1978-2002 và ghi nhận rằng các công ty do SEC điều tra về các bất thƣờng kế toán, các công ty bị các cổ đông của họ kiện vì kế toán không đúng và các công ty đã thu hồi BCTC do thông tin bị sai lệch. Ngoài ra, nghiên cữu cũng cho thấy rằng quản lý thu nhập, phần lớn đƣợc xem là các bên nhắm mục tiêu bên ngoài công ty, cũng có thể ảnh hƣởng đến các quyết định nội bộ, thì độ tin cậy góp phần ảnh hƣởng vào các quyết định đầu tƣ của nhà quản lý. Độ tin cậy của báo cáo tài chính có thể giải thích bởi sự thay đổi các khoản phải thu biến thiên theo sự tăng doanh thu. Dechow và Dichev (2008).: Does Earnings Management Affect Firms‟ Investment Decisions?”. The Accounting Review: November 2008, Vol. 83, No. 6, pp. 1571-1603 đã đề xuất một thƣớc đo mới về chất lƣợng của các khoản thu nhập và thu nhập từ vốn lƣu động. Việc thay đổi hoặc điều chỉnh việc ghi nhận dòng tiền theo thời gian để các số liệu (thu nhập) đo lƣờng hiệu suất công ty tốt hơn. Tuy nhiên, các khoản tích luỹ đòi hỏi các giả định và ƣớc tính của các luồng tiền trong tƣơng lai. Kết quả nghiên cứu cho rằng độ tin cậy của BCTC đƣợc đo lƣờng bởi sự thay đổi vốn lƣu động và dòng tiền hoạt động. Nghiên cứu của Cutillas Gomariz, M Fuensanta & Sánchez Ballesta, Juan Pedro, 2014.“Financial reporting quality, debt maturity and investment efficiency”. Journal of Banking & Finance, Elsevier, vol. 40(C), pages 494-506 đƣợc tiến hành với mẫu là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Madrid của Tây Ban Nha trong giai đoạn 1998-2008, bao gồm 1.039 quan sát và đƣợc giới hạn còn 576 doanh nghiệp tài chính, dữ liệu đƣợc tiếp tục chọn lọc dựa trên biện pháp chất lƣợng của Dechow và Dichev (2002), vì vậy biến quan sát còn 500 dùng để xem xét vai trò của chất lƣợng báo cáo tài chính và nợ trong hiệu quả đầu tƣ. Kết quả cho thấy chất lƣợng báo cáo tài chính sẽ kém tin cậy nếu đầu tƣ quá mức.
  • 19. 9 Tƣơng tự nhƣ vậy, nếu nợ thấp hơn có thể cải thiện hiệu quả đầu tƣ, giảm cả vấn đề đầu tƣ quá mức và đầu tƣ. Do đó, báo cáo tài chính có độ tin cậy tốt giúp hạn chế tình trạng đầu tƣ quá mức và dƣới mức. Nghiên cứu của Celine Michailesco (2010) đã tiến hành tìm hiểu các nhân tố tác động đến chất lƣợng thông tin BCTC của các doanh nghiệp ở Pháp từ năm 1991 đến năm 1995. Nghiên cứu của Celine Michailesco (2010) đƣợc thực hiện thông qua khảo sát hơn 100 doanh nghiệp tại Pháp có niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán liên tục trong 5 năm. Tác giả đã tiến hành phân tích dữ liệu với 2 giai đoạn gồm mô tả phân tích nghiên cứu định lƣợng để kiểm tra mối liên hệ giữa các nhân tố và phân tích mối quan hệ của chúng thông qua kết quả hồi quy. Kết quả cho thấy mô hình có R2 dao động từ 10.82% đến 22.13% theo các năm và cho thấy rằng sự phân bố quyền sở hữu tác động đến chất lƣợng thông tin BCTC. Nghiên cứu của Jan Barton và Paul J. Simko (2002) với tựa đề: “The Balance Sheet as an Earnings Management constraint” (Bảng cân đối kế toán dƣới sự ràng buộc của thu nhập). Nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra sự trung thực của BCTC dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận cũng nhƣ xem x t sự ảnh hƣởng của các biến đến độ tin cậy của BCTC bao gồm EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu), quy mô công ty, lợi nhuận, quy mô công ty kiểm toán thông qua cuộc khảo sát 3,649 doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 1993-1999. Shaw (1980), Campell (1985) nhận định rằng kiểm toán độc lập là một trong những yếu tố mang lại sự tin cậy cho báo cáo tài chính của doanh ngiệp nó góp phần hạn chế rủi ro gian lận trọng yếu. Nghiên của A. T. Craswell (1995).“Auditor brand name reputations and industry specializations”.Journal of Accounting and Economics, Pages 297-322, với mầu là 1.484 công ty đƣợc niêm yết ở Úc về báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có chất lƣợng ảnh hƣởng đến quyết định của nhà đầu tƣ. Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác của Chow (1983), … cũng cho ý kiến tƣơng đồng.
  • 20. 10 Chee W. Chow and Steven J. Rice (1982).“Qualified Audit Opinions and Auditor Switching”.The Accounting Review, 326-335 thực hiện nghiên cứu với 127 doanh nghiệp trong số 373 doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí cho thấy rằng yếu tố chấp nhận kiểm toán bởi các nhà quản lý góp phần nâng cao độ tin cậy của một báo cáo tài chính. 1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh (2008) về nâng cao tính hữu ích của báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam chỉ ra những hạn chế của hệ thống kế toán và tác động của các yếu tố môi trƣờng là cho BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam chƣa thực sự đáp ứng nhu cầu thông tin chất lƣợng và đáng tin cậy cho các đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. Nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016).“Tác động của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến tính thích đáng của chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính”. Tạp chí phát triển kinh tế (53-75) về chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính bằng phƣơng pháp định tính và định lƣợng chứng minh đƣợc chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính bị tác động bởi các yếu tố bao gồm các nhân tố bên trong doanh nghiệp nhƣ Hành vi quản trị lợi nhuận, Hỗ trợ từ phía nhà quản trị, Đào tạo và bồi dƣỡng nhân viên, Chất lƣợng phần mềm kế toán, Hiệu quả của hệ thống kiếm soát nội bộ, Năng lực nhân viên kế toán; và các yếu tố bên ngoài nhƣ Áp lực từ thuế và báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán độc lập, cuối cùng là các nhân tố phản ánh thuộc tính của doanh nghiệp nhƣ niêm yết chứng khoán và quy mô doanh nghiệp. Trong đó yếu tố Hành vi quản trị lợi nhuận và tác động từ thuế sẽ là tác động cùng chiều đến việc gian lận báo cáo tàichính. Nghiên cứu của Phan Thị hằng Nga và Phan Thị Trà Mỹ (2017).“Các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp”. Tạp chí tài chính, đã đo lƣờng chất lƣợng báo cáo tài chính theo chất lƣợng lợi nhuận với kết quả cho thấy có tất cả 17 nhân tố ảnh hƣởng đến mức công bố thông tin kế
  • 21. 11 toán bao gồm quyền sở hữu vốn của nƣớc ngoài, quyền sở hữu vốn của tổ chức, sự kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc, tính độc lập của hội đồng quản trị, chuyên môn tài chính, kế hoạch thƣởng, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán, quy mô doanh nghiệp, thời gian niêm yết, tình trạng niêm yết, loại công ty kiểm toán, sự trì hoãn của báo cáo tài chính, loại hình kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận, khả năng phát triển và chính sách chia cổ tức. Nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2013). “Các cách đo lƣờng sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận”, Tạp chí doanh nghiệp với ngân hàng, đã đƣa ra các cách đo lƣờng độ trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận trên báo cáo tài chính bao gồm bốn cách đƣợc giới hạn trong phạm vi bài viết. Kết quả nghiên cứu đã khuyến cáo rằng, các bên liên quan khi đánh giá sự trung thực nên thực hiện đầy đủ bốn cách hoặc nên có sự cẩn trọng hơn khi đƣa ra quyết định của mình hoặc thực hiện điều tra, phân tích, đánh giá sâu hơn để đo lƣờng sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận. 1.3 Khe hổng nghiên cứu Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc đây đƣợc thực hiện trên thế giới và trong nƣớc có liên quan đến đề tài luận văn dự kiến thực hiện, tác giả nhận thấy rằng độ tin cậy của báo cáo tài chính và các nhân tố ảnh hƣởng đến nó là một trong những chủ đề đáng đƣợc quan tâm. Tuy nhiên, tác giả nhận định đƣợc một số vấn đề nhƣ sau: Cùng một chủ đề nghiên cứu, đã có nhiều công trình nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi nhiều tác giả khác nhau và họ đã có những cách tiếp cận khác nhau để đo lƣờng nó. Một số công trình nghiên cứu đã đƣợc kế thừa quy trình từ các nghiên cứu trƣớc đó nhƣ nghiên cứu định lƣợng, các lý thuyết nền tảng và đặc điểm kinh tế xã hội để xây dựng mô hình nghiên cứu và tiến hành kiểm định mô hình đó. Dƣờng nhƣ các nghiên cứu này đƣợc thực hiện một cách riêng lẻ và thƣờng tập trung vào một nhóm các nhân tố nào đó và có trƣờng hợp chỉ tập trung nghiên cứu khá ít nhân tố, thậm chí là chỉ 1 hoặc 2 nhân tố.
  • 22. 12 Đối với thực trạng ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng chỉ mới chú ý đến chủ đề liên quan đến chất lƣợng thông tin trên BCTC hay tính minh bạch của BCTC hoặc một số nghiên cứu về mức độ công bố thông tin BCTC. Có thể nói rằng, bên cạnh những thành tựu từ các nghiên cứu tại Việt Nam đã thực hiện thì các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề về độ tin cậy thông tin BCTC còn khá ít ỏi và chƣa đi sâu vào chủ đề này. Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu đã thực hiện trong và ngoài nƣớc tập trung vào đối tƣợng nghiên cứu là các công ty niêm yết nói chung và nhóm công ty thuộc các lĩnh vực ngành nghề cụ thể, ít các công trình nghiên cứu về chất lƣợng báo cáo tài chính hay độ tin cậy báo cáo tài chính liên quan đến nhóm đối tƣợng các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây là những khác biệt đối với nghiên cứu của tác giả so với các nghiên cứu đã công bố. 1.4 Định hƣớng nghiên cứu Với mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy của thông tin báo cáo tài chính và mức độ tác động của từng nhân tố này đến độ tin cậy của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK TP. HCM. Để có thể đạt đƣợc mục tiêu đề ra, tác giả tiến hành tổng hợp các lý thuyết có liên quan đến đề tài. Dựa vào các nghiên cứu trƣớc đây, tác giả xác định mối quan hệ giữa các nhân tố với độ tin cậy của báo cáo tài chính. Để có thể lƣợng hoá đƣợc mối quan hệ giữa các nhân tố và độ tin cậy của báo cáo tài chính, tác gải đề xuất mô hình định lƣợng hồi quy logit cho bài nghiên cứu của mình. Từ đó, dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đƣa ra hàm ý nghiên cứu phù hợp.
  • 23. 13 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Chƣơng 1 nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp cũng nhƣ ý nghĩa của nghiên cứu nhằm khái quát về vấn đề mà tác giả muốn nghiên cứu trong bài luận văn này. Qua việc trình bày tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến chất lƣợng BCTC hay độ tin cậy của BCTC, các nhân tố ảnh hƣởng đến độ trung thực của BCTC trên thế giới và tại Việt Nam. Tác giả đƣa ra các nhận xét về các nghiên cứu liên quan và xác định khe hổng nghiên cứu sau đó tiến hành thực hiện chủ đề nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy BCTC các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài niêm yết trên sàn GDCK tại thành phố Hồ Chí Minh.
  • 24. 14 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Một số vấn đề chung về Chất lƣợng thông tin trên báo cáo tài chính và độ tin cậy Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều bằng chứng cho rằng có khá nhiều công ty niêm yết đã công bố báo cáo tài chính thiếu trung thực, chƣa đầy đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật. Trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng, một BCTC chất lƣợng cao sẽ giúp làm giảm sự bất cân xứng thông tin và cuối cùng là giúp giảm chi phí sử dụng vốn (Glosten và Milgrom, 1985; Amihuh và Mendelson, 1986; Diamond và Verrecchia, 1991; Bhattachaarya và các cộng sự, 2003 và Barth và các cộng sự, 2013) Ngoài ra nguyên tắc kế toán chung(GAAPs) thừa nhận cho phép các nhà quản trị linh hoạt trong việc lựa chọn phƣơng pháp kế toán và ƣớc tính kế toán. Cũng chính vì sự linh hoạt này mà một báo cáo tài chính đƣợc tạo ra có khả năng không phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Hay nói cách khác, báo cáo tài chính không còn đáng tin cậy nữa dẫn đến một báo cáo tài chính kém chất lƣợng và kết quả cuối cùng là hệ luỵ đến các quyết định kinh tế của nàh quản trị hay ngƣời sử dụng thông tin kế toán. 2.1.1 Một số vấn đề chung liênquan đến báo cáo tài chính BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng nhƣ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của DN. Nói cách khác, báo cáo kế toán tài chính là phƣơng tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của DN cho những ngƣời quan tâm (chủ DN, nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác,…). Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế đƣợc kế toán viên trình bày dƣới dạng bảng biểu. Theo James A. Hall(2011) và Gelina & ctg (1999), thông tin kế toán đƣợc xem là thành phần chính yếu của thông tin quản lý, đảm nhận vai trò quản lý nguồn lực thông tin tài chính cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu của Cyert và Ijiri (1974), xem x t ba đối tƣợng chính liên quan
  • 25. 15 đến báo cáo tài chính: - Doanh nghiệp, ngƣời lập ra báo cáo tài chính - Các chuyên gia kiểm toán, ngƣời kiểm tra, và xác nhận báo cáo tài chính - Ngƣời sử dụng, bao gồm các đối tƣợng khác nhau sử dụng báo cáo tài chính nhƣ nhà đầu tƣ, chủ nợ, nhà phân tích,… Một báo cáo tài chính phải phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: a/ Tài sản; b/ Nợ phải trả; c/ Vốn chủ sở hữu; d/ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ; đ/ Các luồng tiền. Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bảng thuyết minh báo cáo tài chính giúp ngƣời sử dụng dự đoán đƣợc các luồng tiền trong tƣơng lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Trên cơ sở xác định đối tƣợng sử dụng báo cáo tài chính, các khuôn mẫu lý thuyết xác định đƣợc mục đích của báo cáo tài chính. FASB đƣa ra mục đích của báo cáo tài chính nhƣ sau: - Cung cấp thông tin hữu ích cho quyết định đầu tƣ vào cho vay - Giúp ngƣời đọc đánh giá về thời gian và tính không chắc chắn của các dòng tiền
  • 26. 16 - Cung cấp các thông tin về nguồn lực kinh tế, các quyền đối với tài sản và sự thay đổi chúng. IASB cho rằng mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự thay đổi tình hình tài chính nhằm giúp cho những đồi tƣợng sử dụng khác nhau đƣa ra quyết định tài chính. Dự án hội tụ FASB-IASB xác định mục đích của báo cáo tài chính là “… cung cấp thông tin tài chính về doanh nghiệp báo cáo, các thông tinn này hữu ích cho nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay và các chủ nợ khác (hiện tại và tiềm tàng) trong việc đƣa ra quyết định trong khả năng của mình nhƣ một ngƣời cung cấp vốn” Vì mức độ quan trọng của báo cáo tài chính nên nó đƣợc lập dựa theo những chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21và thông tƣ 200/2014/TT-BTC quy định khi lập và trình bày báo cáo tài chính, cần tuân thủ các yêu cầu nhƣsau: - Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải đƣợc lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. - Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính đƣợc lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính đƣợc coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hƣớng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ Tài chính. - Trƣờng hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, không đƣợc coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng nhƣ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
  • 27. 17 - Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, doanh nghiệp phải:  Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định;   Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh đƣợc và dễ hiểu;   Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ để giúp cho ngƣời sử dụng hiểu đƣợc tác động của những giao dịch hoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.  Liên quan đến chính sách kế toán  - Doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán. Trƣờng hợp chƣa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, thì doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phƣơng pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo báo cáo tài chính cung cấp đƣợc các thông tin đáp ứng các yêu cầu sau: + Thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của ngƣời sử dụng; + Đáng tin cậy, khi:  Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;    Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;   Trình bày khách quan, không thiên vị;    Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;    Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. 
  • 28. 18 - Chính sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phƣơng pháp kế toán cụ thể đƣợc doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính.. Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam thì các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khi lập báo cáo tài chính cần có những bản báo cáo tài chính sau: - Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo dùng để phản ánhkhái quát toàn bộ tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định hay còn gọi là thời điểm lập báo cáo. - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Nó phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và là phƣơng tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Bảng báo cáo lƣu chuyển tiền tệ dùng để xem x t và dự đoán khả năng về số lƣợng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tƣơng lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trƣớc đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lƣợng lƣu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá. - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp thêm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chế độ kế toán và lý do biến động của các đối tƣợng quan trọng. Nó mang tính tƣờng thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã đƣợc trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cũng nhƣ các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Thời hạn nộp báo cáo tài chính tại Việt Nam đƣợc phân loại thành báo cáo tài chính quý và năm.
  • 29. 19 Báo cáo tài chính quý phải nộp chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý, đối với công ty m , Tổng công ty nhà nƣớc chậm nhất là45ngày. Báo cáo tài chính năm phải nộp chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với công ty m , Tổng công ty nhà nƣớc chậm nhất là 90ngày. Khuôn mẫu lý thuyết của FASB đƣa ra hai nhóm đặc điểm chất lƣợng báo cáo tài chính bao gồm các đặc điểm cơ bản và đặc điểm thứ yếu. Các đặc điểm cơ bản gồm thích hợp và đáng tin cậy. Trong khi đó các đặc điểm thứ yếu bao gồm nhất quán và có thể so sánh. Khuôn mẫu lý thuyết của IASB đƣa ra đặc điểm chất lƣợng báo cáo tài chính bao gồm: có thể hiểu đƣợc, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh dựa trên hai giả định cơ bản là cơ sở dồn tích và tính hoạt động liên tục. Dựa theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán, báo cáo tài chính đƣợc lập ra phải đảm bảo về chất lƣợng với những yêu cầu cơ bản nhƣ độ tin cậy, tính so sánh đƣợc, tính coi trọng bản chất hơn hình thức, tính trọng yếu và sự phù hợp. Trong đó, một trong những yêu cầu quan trọng và cơ bản nhất của báo cáo tài chính là độ tin cậy. Thông tin kế toán hay thông tin báo cáo tài chính là đáng tin cậy đƣợc FASB đƣa ra trong phạm vi nó có thể kiểm chứng , khi đƣợc trình bày trung thực và không có sai sót hoặc thiên lệch: - Trình bày trung thực: nghĩa là sự đánh giá và diễn đạt thông tin kế toán phải phù hợp với nghiệp vụ/sự kiện muốn trình bày - Có thể kiểm chứng: cần thiết để đảm bảo sự trình bày trung thực của thông tin, nó là khả năng thông qua sự đồng thuận giữa những ngƣời đánh giá có đầy đủ năng lực và độc lập để đảm bảo thông tin phù hợp với từng nghiệp vụ/sự kiện muốn trình bày hoặc phƣơng pháp đánh giá đƣợc chọn không có sai sot hoặc thiên lệch. - Trung lập: các thông tin trên báo cáo tài chính không bị thiên lệch nhắm vào kết quả có thể lƣờng trƣớc đƣợc hay chịu ảnh hƣởng bởi một cá nhân nào
  • 30. 20 đó. Thông tin trung lập khi báo cáo về các hoạt động kinh tế trung thực nhất trong khả năng có thể, không nhằm vào mục đích tác động đến các thông tin theo một hƣớng đặc biệt. Trong khi đó, IASB đƣa ra đặc điểm đáng tin cậy của báo cáo tài chính là không có sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu, đồng thời phản ánh trung thực các vấn đề cần phải trình bày. Bao gồm các yêu cầu: - Phản ánh trung thực các sự kiện và các nghiệp vụ cần hoặc có thể trình bày - Các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính phải xem nội dung quan trọng hơn hình thức, nghĩa là phải trình bày phù hợp với bản chất kinh tế chứ không phải căn cứ vào hình thức quản lý. - Thông tin phải trung lập, nghĩa là không bị thiên lệch. Thông tin bị thiên lệch nếu việc lựa chọn và trình bày báo cáo tài chính nhằm tác động đến việc đƣa ra quyết định theo một kết quả định trƣớc. - Thận trọng là việc tăng thêm mức độ chú ý khi thực hiện một sự x t đoán ƣớc tính trong các điều kiện chƣa rõ rang, sao cho tài sản và thu nhập không bị thổi phồng, nợ phải trả không bị giấu bớt - Thông tin phải đầy đủ trong phạm vi trọng yếu và chi phí. Một sự bỏ sót có thể làm cho thông tin có thể bị hiểu lầm hay sai lệch và do đó sẽ ảnh hƣởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính. 2.1.2 Yêu cầu về độ tincậy đối với báo cáo tài chính Hiện nay chƣa có một tiêu chuẩn cụ thế hay một kết quả nghiên cứu nào cụ thể đƣợc công nhận rộng rãi về tiêu chuẩn đánh giá mức độ tin cậy của một báo cáo tài chính. Trong bất kỳ một nghiên cứu nào có liên quan đến chất lƣợng của một báo cáo tài chính hay độ tin cậy của BCTC, việc nghiên cứu độ tin cậy khó có thể quan sát trực tiếp đƣợc. Các nghiên cứu trƣớc đây đã sử dụng nhiều phƣơng pháp đo lƣờng khác nhau và có thể chia làm hai phƣơng pháp chính: đo lƣờng theo đặc điểm chất
  • 31. 21 lƣợng báo cáo tài chính và đo lƣờng theo chất lƣợng lợi nhuận. Để có thể đƣa ra tiêu chuẩn đánh giá mức độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính, đề tài sẽ xem xét ở góc độ các đặc tính của thông tin trên báo cáo tài chính đặc biệt là dựa trên kết quả nghiên cứu của Jan Barton và Paul J.Simko (2002), The balance sheet as an Earnings Management Constrait. Theo Barton và Simko, độ tin cậy của chất lƣợng lợi nhuận đƣợc đo lƣờng bằng cách tính toán tỷ lệ giữa tài sản hoạt động thuần chia cho doanhthu thuần. Tỷ lệ này càng nhỏ thì độ trung thực càng cao. 2.1.3 Sự cần thiết về độ tin cậy của BCTC Thị trƣờng chứng khoán thời gian qua liên tục nhận những thông tin gây sốc bởi báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ và ngƣợc lại. Điều này đã khiến các nhà đầu tƣ không khỏi hoài nghi về chất lƣợng và sự đáng tin cậy của báo cáo tài chính đã đƣợc kierm toán hiện nay. Để đảm bảo báo cáo tài chính đáng tin cậy với các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tƣ, cơ quan thuế và các bên có lợi ích liên quan thì sự tham gia của các cuộc kiểm toán độc lập có vai trò rất quan trọng. Mục đích của các cuộc kiểm toán nhằm đƣa ra ý kiến nhận x t độc lập của Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán về tính trung thực, hợp lý và tính khách quan của báo cáo tài chính của các công ty nhằm phục vụ nhƣ cầu sử dụng thông tin của các đối tƣợng sử dụng đồng thời nâng cao hiệu quả các hoạt động tài chính và năng lực quản lý của các đơn vị đƣợc kiểm toán thông qua các lời khuyên sụ thể và rõ rang của kiểm toán viên để điều chỉnh và xử lý kịp thời các sai phạm.. Từ đó cung cấp các thông tin báo cáo tài chính minh bạch, đáng tin cậy cho mục tiêu quản lý của các đơn vị, các nhà đầu tƣ và các đơn vị cần có những thông tin tài chính chính xác. Xác định độ tin cậy của thông tin ảnh hƣởng đến quyết định của ngƣời sử dụng thông tin cho nên phân tích báo cáo tài chính là một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với tất cả các đối tƣợng cần sử dụng thông tin báo cáo tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo Ball et al 1968, An empirical evaluation of accounting income number, Journal of accounting research, Autumn, nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin lợi
  • 32. 22 nhuận đƣợc công bố trên báo cáo tài chính với giá cổ phiếu, kết luận đƣợc đƣa ra là có mối quan hệ này. Vì vậy độ tin cậy báo cáo tài chính có ảnh hƣởng gì đến hiệu quả đầu tƣ 2.1.4 Mối quan hệ của độ tincậy báo cáo tài chính và chất lƣợng của báo tài chính. Từ việc phân tích với những thông tin hữu ích đáng tin cậy trên báo cáo tài chính trình bày một cách trung thực và hợp lý, doanh nghiệp có thể đƣa ra quyết định đầu tƣ dựa trên nguồn vốn sẵn có của đơn vị hay đƣa ra quyết định vay ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Thông tin thể hiện trên BCTC cần phải bảo đảm tính tin cậy nghĩa là các thông tin trên BCTC phải là những thông tin khách quan và có thể thẩm định đƣợc. Điều này thể hiện thông qua quá trình nghiệp vụ kinh tế phát sinh của thông tin kế toán dựa vào các chứng từ, sự tuân thủ các quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành. Mọi thông tin trên BCTC phải đảm bảo tính khách quan và không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của bất kì cá nhân nào. Hơn nữa, thông tin trên BCTC có thể đƣợc thẩm định để tìm kiếm các bằng chứng chứng minh cho tính đúng đắn của các số liệu trên BCTC. Bên cạnh đó, ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực, khách quan, tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán sẽ nâng cao độ tin cậy của thông tin trên BCTC. Báo cáo tài chính càng có độ tin cậy cao sẽ giúp ngƣời sử dụng thông tin nắm đƣợc tình hình kinh doanh của doanh nghiệp từ đó sẽ cân nhắc đƣợc những quyết định trong tƣơng lai. Một khi báo cáo tài chính đƣợc công bố thông tin đã đƣợc kiểm soát chất lƣợng và đảm bảo độ tin cậy cao sẽ làm giảm khả năng thông tin bất cân xứng từ đó giảm hành vi cơ hội của nhà quản lý và thay đổi hiệu quả đầu tƣ. Theo Kieso và cộng sự (2007), báo cáo tài chính đáng tin cậy là cần thiết để các nhà đầu tƣ tạo ra một thị trƣờng hiệu quả. Do đó muốn hiệu quả đầu tƣ cao thì yêu cầu báo cáo tài chính phải đảm bảo về mặt chất lƣợng. Đã có nhiều trƣờng hợp chứng minh báo cáo tài chính không đảm bảo độ tin cậy đã gây ra nhiều ảnh hƣởng nghiêm trọng đối với thị trƣờng tài chính xảy ra ở Mỹ, Nhật và các quốc gia khác.
  • 33. 23 2.2 Đặc điểm công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 2.2.1 Công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Đầu tƣ là mọi hoạt động bỏ vốn ở hiện tại nhằm mục đích sinh lợi ở tƣơng lai.Hoạt động bỏ vốn có thể thực hiện trong một thời gian ngắn hoặc dài, gọi là đầu tƣ ngắn hạn hoặc dài hạn. Đặc biệt là đầu tƣ dài hạn bởi nó ảnh hƣởng đến sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và thay đổi cơ cấu nền kinh tế nói chung. Đầu tƣ quốc tế hay đầu tƣ nƣớc ngoài là những hoạt động đầu tƣ vƣợt quá phạm vi một quốc gia thông qua 3 hình thức chủ yếu là Hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, hoặc doanh nghiệp có vốn 100% nƣớc ngoài. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo Khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tƣ định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tƣ tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Trong đó, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tƣ tại Việt Nam…Tuy nhiên, theo nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp quy định cụ thể, doanh nghiệp có nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nắm giữ dƣới 49% cổ phần đƣợc áp dụng các điều kiện đầu tƣ, kinh doanh nhƣ đối với nhà đầu tƣ trong nƣớc tức là doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, Thông tƣ 213 ban hành năm 2012 của Bộ tài chính hƣớng dẫn về hoạt động của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam có quy định nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là cá nhân không mang quốc tịch Việt Nam; tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nƣớc ngoài; tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có vốn 100% vốn góp nƣớc ngoài; quỹ thành viên, công ty đầu tƣ chứng khoán riêng lẻ mà bên nƣớc ngoài đƣợc quyền sở hữu 49% vốn điều lệ; và các trƣờng hợp khác do Chính phủ quy định. Theo quy định mới nhất của Luật đầu tƣ 2014 tại khoản 7 Điều 3 quy
  • 34. 24 định doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ không phân biệt tỷ lệ vốn góp là bao nhiêu. Theo hƣớng dẫn của Thông tƣ 155 ban hành vào năm 2015 cú Bộ tài chính về việc công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán, tại Khoản 4b Điều có hƣớng dẫn về tỷ lệ công bố thông tin, nhà đầu tƣ thuộc đối tƣợng công bố thông tin trong đó gồm cổ đông hay nhóm ngƣời có liên quan sở hữu 5% trở lên số cổ phiếu đang lƣu hành có quyền biểu quyết. Chính vì lý do đó, trong bài luận văn này, tác giả tập hợp các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài niêm yết trên Sở GDCK Tp. HCM từ 5% trở lên để làm mẫu cho bài nghiên cứu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thông qua hình thức đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài, Việt Nam đã tiếp thu đƣợc những công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, hoá chất, điện tử, phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nƣớcvà một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nƣớc nhƣ dệt, may, sản xuất giày d p cũng có công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực. Nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài cùng các phƣơng thức kinh doanh mới đã tạo ra sự cạnh tranh ngay tại thị trƣờng trong nƣớc, thúc đẩy doanh nghiệp trong nƣớc phải đổi mới chất lƣợng sản phẩm và áp dụng phƣơng pháp kinh doanh hiện đại. Có thể nói, bộ phận doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã và đang góp phần vào sự tăng trƣởng đến nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. 2.2.2 Đặc điểm công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Thị trƣờng chứng khoán (TTCK) Việt Nam đƣợc hình thành từ năm 2000 cho đến nay đã hơn 18 năm. Tuy nhiên, so với TTCK trên thế giới thì TTCK Việt Nam chỉ là thị trƣờng mới nổi, quy mô nhỏ, tính thanh khoản chƣa cao. Trong đó, TTCK Việt Nam chịu tác động của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc Luật đầu tƣ qui đinh không quan tâm sở hữu bao nhiêu đồng thời hình thức này mang tính ổn định và khá bền vững.
  • 35. 25 Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, môi trƣờng pháp lý có tác động trực tiếp đến hệ thống kế toán, đặc biệt là toàn bộ hệ thống văn bản pháp lý và việc vận hành trong thực tế của hệ thống này. Ở góc độ công tác kế toán, các nhân tố cơ bản có ảnh hƣởng quan trọng đến tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là Luật đầu tƣ, Luật kế toán. Ngoài ra, môi trƣờng kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến đối tƣợng sản xuất kinh doanh, tập quán tiêu dùng, phƣơng thức, hình thức kinh doanh, các biện pháp quảng cáo khuyến mãi… của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có những thông tin phù hợp để có thể tồn tại và phát triển. Một trong những thông tin này là thông tin kế toán. Dƣới góc độ là nƣớc tiếp nhận đầu tƣ thì đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chịu tác động chủ yếu bởi môi trƣờng đầu tƣ. Môi trƣờng đầu tƣ càng thuận lợi càng thu hút nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, ngƣợc lại môi trƣờng đầu tƣ không thuận lợi sẽ hạn chế đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, các nƣớc có lực lƣợng lao động dồi dào và nguồn lao động rẻ là một trong những nhân tố chủ yếu thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Nghiên cứu của TS. Nguyễn Anh Phong, Ths. Hồ Thị Hồng Minh, Đỗ Thị Tuyết Lan về rủi ro lợi nhuận các danh mục cổ phiếu phân theo sở hữu nƣớc ngoài cho thấy tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài có tác động đến tỷ suất sinh lời rủi ro các danh mục. Việc tham gia sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có tác động đến thị trƣờng chứng khoán tại Việt Nam, giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh trong tƣơng lai và trong dài hạn. Hơn thế nữa, việc góp phần vốn của đầu tƣ nƣớc ngoài giúp cải thiện hoạt động quản trị còn khá non trẻ của các doanh nghiệp tại Việt Nam.Các công ty có vốn đầu tƣnƣớc ngoài đã tạo ra sự cạnh tranh trên thị trƣờng tài chính hiện nay nó góp phần thúc đẩy doanh nghiệp có mục tiêu kinh doanh cao hơn, năng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ. Có thể nói, bộ phận doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã và đang góp phần vào sự tăng trƣởng đến nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. 2.3 Các lý thuyết nền tảng liênquan 2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agencytheory)
  • 36. 26 Lý thuyết ngƣời chủ - ngƣời đại diện (lý thuyết đại diện) đƣợc phát triển bởi Jensen và Meckling (1976)xuất hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về hành vi của ngƣời chủ và ngƣời làm thuê thông qua các hợp đồng. Nội dung của lý thuyết gồm các điểm chínhsau: - Chủ thể hay chủ sở hữu vốn, và ngƣời đại diện hay nhà quản trị luôn đối nghịch về lợi ích. Ngƣời sở hữu vốn quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu (lợi ích của họ). Trong khi đó nhà quản trị về cơ bản không quan tâm nhiều đến lợi ích của cổ đông mà quan tâm đến lợi ích của mình. - Việc không đồng nhất lợi ích giữa cổ đông (chủ sở hữu) và Giám đốc (ngƣời đại diện) làm phát sinh một loại chi phí gọi là “chi phí đại diện”. Lý thuyết chi phí đại diện đƣợc nghiên cứu đầu tiên bởi Jensen và Meckling (1976) và sau đó là Myers (1977), cho thấy rằng rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch có thế dẫn đến việc quản lý đầu tƣ không hiệu quả. Lý thuyết đại diện chỉ ra đƣợc mối quan hệ giữa cổ đông, nhà quản lý và chủ nợ đều cùng một mục tiêu là lợi ích nhƣng không phải lúc nào lợi ích cũng giống nhau. Đây là loại chi phí để duy trì một mối quan hệ đại diện hiệu quả. Chi phí này bằng không khi chủ sở hữu đồng thời là Giám đốc công ty. Chi phí đại diện càng lớn khi Giám đốc sở hữu ít hoặc không sở hữu cổ phiếu công ty. Các chi phí đại diện bao gồm: chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và chi phí cơhội. Lý thuyết đại diện được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố quy mô công ty, kết quả tài chính, đến tính độ tin cậy của các CTNY . 2.3.2 Lý thuyết về thông tinbất cân xứng Lý thuyết thông tin bất cân xứng đƣợc nghiên cứu đầu tiên vàonăm1970 bởi các nhà khoa học George Akerl of, Michael Spence và Joseph Stiglitz. Theo lý thuyết này, các bên tham gia giao dịchtrên thị trƣờng cố tình che đậy thông tin hoặc một số bên sẽ có thông tin tốt hơn. Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin còn bên khác thì không biết đích thực mức độ thông tin ở mức nào đó (Nguyễn Trọng Hoài, 2006). Thông tin bất cân xứng trên TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tƣ sở hữu đƣợc thông tin riêng (Kyle, 1985 trích trong Ravi
  • 37. 27 2005) hoặc có nhiều thông tin công bố hơn về một công ty (Kim và Verrecchia,1994 và 1977 trích trong Ravi 2005) so với các nhà đầu tƣ cònlại. Thông tin bất cân xứng có thể ảnh hƣởng đến chi phí huy động vốn và lựa chọn dự án. Theo Stiglitz và Weiss (1981) thì trong các giao dịch lựa chọn đối nghịch là hậu quả của thông tin bất cân xứng. Việc thông tin không đầy đủ giữa các bên liên quan trong một giao dịch mà có ảnh hƣởng đến lợi ích các bên tạo ra sự bất cân xứng thông tin, làm cho thị trƣờng không hoàn hảo và ngăn chặn hiệu quả hoạt động (Myers và Majluf, 1984). Lý thuyết thông này được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của nhân tố kết quả tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản của các CTNY. 2.3.3 Lý thuyết về hành vi gian lận Tiêu biểu cho lý thuyết giải thích về hành vi gian lận là thuyết ủy nhiệm của Jensenvà Mackling (1976)và lý thuyết các đối tƣợng cóliênquan của Freeman(1984). Lý thuyết uỷ nhiệm của Jensen và Mackling (1976) cho rằng cả hai bên uỷ nhiệm và đƣợc uỷ nhiệm đều tối đa hoá lợi ích của mình.Theo Freeman (1984)thì các đối tƣợng có liên quan là bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào có thể ảnh hƣởng hoặc bị ảnh hƣởng bởi việc đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức. Những mâu thuẫn lợi ích của cá nhân có thể dẫn đến hành vi gian lận có thể thực hiện nhằm trục lợi trong mối quan hệ với các đối tƣợng có liên quan. Những công trình tiêu biểu về hành vi gian lận trên thế giới có thể kể đến các nghiên cứu của Edwin H. Sutherland, Donald R. Cressey và D. W. Steven Albrecht. Nghiên cứu của Edwin H. Sutherland (1883-1950) cho rằng tội phạm trong doanh nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật hình sự đƣợc thực hiện bởi các thực thể kinh doanh, ngƣời làm trong doanh nghiệp hoặc các đại lý hoạt động thay mặt và vì lợi ích của doanh nghiệp hoặc các hình thức khác của thực thể doanh nghiệp. Lý thuyết về tam giác gian lận của Donal R.Cressey (1919-1987). Ông đã tập trung phân tích gian lận dƣới góc độ thâm ô và biển thủ thông qua khảo sát 200 trƣờng hợp tội phạm kinh tế, và ông đƣa ra mô hình chứng minh xảy ra hành vi gian lậnkhi hội đủ ba điều kiện: Áp lực, Cơ hội và Thái độ thì
  • 38. 28 các đối tƣợng sẽ thực hiện hành vi gian lận báo cáo tài chính làm giảm độ tin cậy. Mô hình tam giác gian lận đƣợc áp dụng nhiều trong các nghiên cứu, đánh giá rủi ro có gian lận trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong đó có kiểm toán. Hiện nay mô hình này đã đƣợc VSA 240 và ISA 240 đƣa vào sử dụng trong thực hiện đánh giá rủi ro có gian lận tại các công ty kiểm toán. Lý thuyết về bàn cân gian lận đƣợc D. W. Steven Albrechtđƣa ra sau khi phân tích 212 trƣờng hợp gian lận vào nhƣng năm 1980 bằng bảng câu hỏi khảo sát thông tin. Ông đã xây dựng mô hình nổi tiếng – bàn cân gian lận gồm ba nhân tố: hoàn cảnh tạo ra áp lực, nắm bắt cơ hội và tính trung thực cá nhân. Lý thuyết thông này được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của nhân tố chất lượng công ty được chọn làm kiểm toán của các CTNY. 2.3.4 Lý thuyết tínhiệu Liên quan đến lý thuyết tín hiệu có thể kể đến nghiên cứu của Miller và Modigliani (1961) với giả thiết nhà đầu tƣ và ban giám đốc đều có hiểu biết hoàn hảo và toàn diện về doanh nghiệp. Tuy nhiên, có nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng giữa nhà quản lý và nhà đầu tƣ luôn có khoảng cách về thông tin vì các nhà quản lý là ngƣời trực tiếp kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp và nắm bắt mọi thông tin nội bộ mà nhà đầu tƣ khó có thể tiếp cận đƣợc từ bên ngoài. Theo Al-Malkawi (2007), để có thể thu h p lại khoảng cách này, nhà quản lý sử dụng cổ tức đƣợc xem nhƣ là công cụ để gắn kết thông tin nội bộ của doanh nghiệp cho nhà đầu tƣ. Trong điều kiện thông tin bất cân xứng, cố tức đƣợc xem nhƣ là công cụ truyền tín hiệu còn đƣợc đề cập trong nghiên cứu của Gordon (1963) và Lintner, J (1956). Lý thuyết thông này được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ sở hữu cổ phiếu nước ngoài của các CTNY. 2.3.5 Lý thuyết lợi íchcá nhân Lý thuyết lợi ích cá nhân (private-interest theory) giả định những ngƣời có trách nhiệm trong tổ chức lập quy hành xử dựa trên lợi ích cá nhân, lý thuyết này cho rằng tồn tại một thị trƣờng các quy định hoạt động tƣơng tự thị trƣờng vốn.
  • 39. 29 Trên thị trƣờng này, các quy định sẽ đƣợc mua bởi nhóm lợi ích nào trả giá cao hơn và giá cả ở đó có liên quan đến các phiếu bầu hoặc các khoản tài trợ liên quan. Theo kết quả nghiên cứu về lý thuyết này, nhóm có lợi ích cao nhất là các doanh nghiệp do họ có thể dễ dàng thƣơng lƣợng để hình thành nhóm lợi ích có tổ chức có khả năng tác động đến nhà lập quy. Ngƣợc lại, các nhóm lợi ích khác nhƣ khách hàng hay nhóm lợi ích xã hội lại thất thế do phải tốn chi phí cao hơn. Trong lĩnh vực kế toán, các nhà nghiên cứu cho rằng quá trình ban hành chuẩn mực kế toán bị ảnh hƣởng bởi các công ty lớn. Lý thuyết thông này được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ sở hữu cổ phiếu nước ngoài của các CTNY. 2.3.6 Lý thuyết về lợi íchvà chi phí Khái niệm về lợi ích và chi phí đƣợc đề cập đầu tiên năm 1848 bởi Jules Dupuit và đƣợc chính thức hóa bởi Alfred Marshall. Lý thuyết này góp phần nâng cao hiểu biết bằng cách mô tả các công cụ chính thức đƣợc chấp nhận rộng rãi. Mục tiêu của lý thuyết này nhằm cung cấp quy trình nhất quán để đánh giá các quyết định. Lợi ích có đƣợc từ việc cung cấp một thông tin kế toán cần đƣợc xem xét trong mối quan hệ với chi phí để cung cấp thông tin đó và mối quan hệ này là giới hạn ảnh hƣởng đến thông tin tài chính. Lý thuyết thông này được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của nhân tố doanh thu và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu. 2.4 Các nhân tố tác động đến độ tin cậy của một báo cáo tài chính Báo cáo tài chính giúp ngƣời sử dụng thông tin có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, để đánh giá độ tin cậy báo cáo tài chính ta cần xem x t các yếu tố ảnh hƣởng của nó. Vì báo cáo tài chính có vai trò quan trọng nên để biết đƣợc báo cáo tài chính có đáng tin cậy hay không chúng ta cần xem x t các nhân tố tác động đến nó. Trong chƣơng 1, tác giả đã liệt kê một số bài nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy
  • 40. 30 của BCTC. Dựa vào đó, tác giả xin ph p kế thừa và phát huy các kêt quả của các bài nghiên cứu trƣớc để đƣa vào bài luận văn của mình về các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy của BCTC. 2.4.1 Chất lƣợng công ty đƣợc chọn làm kiểm toán Liên quan đến tính hữu ích của thông tin kế toán hay độ tin cậy của báo cáo tài chính, hoạt động kiểm toán độc lập là điều hết sức cần thiết. Trong quá trình soạn lập, cung cấp thông tin kế toán có quá nhiều vấn đề nảy sinh nhƣ mâu thuẫn lợi ích, khác biệt về nhu cầu sử dụng thông tin, quy trình thông tin – kế toán phức tạp, khả năng và trình độ kiểm tra thấp,… làm cho thông tin kế toán trở nên không đáng tin cậy, không khách quan, chứa đựng nhiều rủi ro về sai sót, gian lận. Để đảm bảo báo cáo tài chính đáng tin cậy với các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho các đối tƣợng sử dụng BCTC thì các cuộc kiểm toán độc lập có vai trò rất quan trọng. Mục đích của các cuộc kiểm toán nhằm đƣa ra ý kiến nhận xét độc lập của Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán về tính trung thực, hợp lý và tính khách quan của báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán. Từ đó cung cấp các thông tin minh bạch, đáng tin cậy cho mục tiêu sử dụng những thông tin tài chính chính xác cho các đối tƣợng sử dụng thông tin. Nhiều nghiên cứu cho rằng nội dung của báo cáo tài chính có thể bị ảnh hƣởng bởi việc các công ty niêm yết đƣợc kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn hay nhỏ (Kết quả nghiên cứu của Fargher, Taylor, and Simon (2001), Archambault (2003)). Các nghiên cứu trƣớc phân chia quy mô công ty kiểm toán theo 2 nhóm là nhóm công ty kiểm toán Big four và nhóm không phải Big four: với nhận định là các công ty đƣợc kiểm toán bởi một trong các công ty kiểm toán lớn (Big four) có thể công bố nhiều thông tin hơn và chính xác hơn các công tykhác. Dựa vào lợi ích và nhu cầu của ngƣời sử dụng thông tin kế toán, Campell (1985), Shaw (1980) nhận định rằng kiểm toán độc lập là một trong những yếu tố mang lại sự tin cậy cho báo cáo tài chính, hạn chế bớt rủi ro gian lận trọng yếu dựa trên cơsở BCTC sẽ hữu ích hơn cho những ngƣời sử dụng khác nhau khi BCTC đƣợc kiểm toán viên độc lập kiểm tra và báo cáo. Chow và Rice (1982) trên quan
  • 41. 31 điểm ngƣời quản lý cho rằng ngƣời quản lý tự nguyện chấp nhận kiểm toánvì nó sẽ làm tăng độ tin cậy của thông tin trên BCTC, cải thiện lợi thế so với không đƣợc kiểm toán; hơn nữa, Campell cho rằng những lợi ích mang lại đối với một BCTC đã đƣợc kiểm toán sẽ nhiều hơn so với chi phí cho một cuộc kiểm toán. Theo nhƣ nghiên cứu tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Roma của Albert và Serban (2012), kết quả cho thấy kiểm toán độc lập có tầm quan trọng đặc biệt đối với độ tin cậy của BCTC do các doanh nghiệp này cung cấp, nâng cao niềm tin của các đối tƣợng sử dụng BCTC khi đƣa ra các quyết định kinh tế. Ngoài ra, việc kiểm toán báo cáo tài chính cũng là trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với các bên liên quan trong xã hội, do đó lợi ích của xã hội sẽ đƣợc đảm bảo hợp lý từ việc kiểm toán hay nói cách khác, nó đƣợc xem nhƣ là một phần của hệ thống kiểm soát của xã hội đối với thông tin BCTC. 2.4.2 Lợi nhuận trên cổ phiếu Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng đƣợc trình bày trên BCTC, đáp ứng đƣợc việc đo lƣờng và trình bày phải tuân thủ theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Tính linh hoạt của các chuẩn mực và chế độ kế toán đặc biệt là GAAPs cho phép nhà quản trị thực hiện một báo cáo lợi nhuận theo nhiều hƣớng khác nhau để mang lại lợi ích cho công ty trong đó có mục đích phát hành cổ phiếu ra công chúng, tránh vi phạm hợp đồng đi vay, san bằng lợi nhuận hoặc mang lợi ích cho chính các nhà quản trị nhƣng vẫn đảm bảo tính pháp lý. Cho đến nay, trên thế giới có nhiều bài nghiên cứu chứng minh rằng lợi ích mà cổ phiếu mang lại có tác động đến hành vi điều chỉnh thông tin trên BCTC, cụ thể là chỉ tiêu thu nhập dẫn đến thông tin sai lệch và BCTC không còn đáng tin cậy. Trong bài nghiên cứu của Johannes de Wet (2014) cho kết quả rằng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu mang lại ảnh hƣởng đến chất lƣợng hiệu suất tài chính. Các nhà nghiên cứu nhƣ Penman (2005), Rappaport (2005) chỉ ra rằng các doanh nghiệp có thể điều chỉnh EPS để tối đa hoá giá trị tƣơng lai, điều này phản ánh không trung thực với hoạt động kinh doanh của công ty. Brown (1999) cũng có ý kiến tƣơng tự khi nhận thấy có vấn đề đối với BCTC về những khoản thu nhập không có thật do sự điều chỉnh
  • 42. 32 của EPS. Stewart (2002) đã đề cập đến sự kiện Enron khi cố tình che giấu một khoản nợ lớn nhằm tăng EPS. Nghiên cứu của Bergstresser và Philippon (2006) cũng cho kết quả tƣơng tự khi nghiên cứu về gian lận của WorldCom do dùng sai số kế toán. 2.4.3 Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nƣớc ngoài Một số nghiên cứu cho rằng mức độ sở hữu cổ phiếu có thể dẫn đến quản trị công ty tốt hơn, từ đó mức độ tin cậy thông tin cao hơn, làm giảm khả năng nhà quản lý gây thiệt hại cho các cổ đông (McConnell và Servaes, 1990; Chueng và cộng sự, 2005). La Porta và cộng sự (1999), Schadewitz & Blevins (1998) nhận định rằng những doanh nghiệp có nhiều nhà đầu tƣ sở hữu lƣợng lớn cổ phiếu có thể ảnh hƣởng đến mức độ tin cậy của thông tin BCTC. Chất lƣợng thông tin kế toán cũng giúp các nhà đầu tƣ đánh giá tình hình tài chính, dự đoán dòng tiền, dòng lợi nhuận trong tƣơng lai mà các công ty niêm yết trên TTCK đem lại chính xác hơn. Trong khi đó, theo lý thuyết tín hiệu, công ty có quyền sở hữu vốn nƣớc ngoài càng cao thì chất lƣợng thu nhập càng thấp vì công ty có xu hƣớng điều chỉnh giảm lợi nhuận để có thể đóng thuế ít hơn, điều này ảnh hƣởng đến độ tin cậy của thông tin báo cáo tài chính nói riêng và chất lƣợng thông tin BCTC nói chung. Celine Michailesco (2010) đã tiến hành tìm hiểu các nhân tố tác động đến chất lƣợng thông tin BCTC của các doanh nghiệp ở Pháp từ năm 1991 đến năm 1995. Nghiên cứu của Celine Michailesco (2010) đƣợc thực hiện thông qua khảo sát hơn 100 doanh nghiệp tại Pháp có niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán liên tục trong 5 năm. Tác giả đã tiến hành phân tích dữ liệu với 2 giai đoạn gồm mô tả phân tích nghiên cứu định lƣợng để kiểm tra mối liên hệ giữa các nhân tố và phân tích mối quan hệ của chúng thông qua kết quả hồi quy. Kết quả cho thấy mô hình có R2 dao động từ 10.82% đến 22.13% theo các năm và cho thấy rằng sự phân bố quyền sở hữu tác động đến chất lƣợng thông tin BCTC. Ngoài ra còn có những nghiên cứu chứng minh cho quan điểm này có thể kể đến nhƣ nghiên cứu của Collins, Maydew và Weiss (1997), Barth, Beaver và Landsman (1998), Keener (2011), Luận án tiến sĩ
  • 43. 33 của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Hồng (2016)…Ảnh hƣởng của tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài đối với chất lƣợng thông tin kế toán. Các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa sở hữu nƣớc ngoài và biến động lợi nhuận cổ phiếu rất khác nhau. Về mối quan hệ đồng biến, có thể kể các nghiên cứu của Kee-Hong Bae và cộng sự (2004), Zhian Chen và cộng sự (2006), Zhian Chen và cộng sự (2013), Mehmet Umutlu và cộng sự (2014)… Về mối quan hệ nghịch biến, Jianxin Wang (2007) đã tìm thấy bằng chứng tại Indonesia và Thái Lan, Wenjie Tu và Liyan Han (2010) cung cấp bằng chứng tại Trung Quốc, Xuan Vinh Vo (2015) tìm thấy bằng chứng tại Việt Nam… 2.4.4 Doanh thu Có thể thấy doanh thu, vốn lƣu động và các khoản trích trƣớc có thể đƣợc điều chỉnh để thay đổi lợi nhuận của công ty nên các chỉ số này đƣợc các nhà nghiên cứu trƣớc dùng để đo lƣờng độ tin cậy của báo cáo tài chính. Dựa trên các nghiên cứu trƣớc, độ tin cậy của báo cáo tài chính có thể dựa vào mô hình của Mc Nichols và Stubben (2008) về doanh thu. Ngoài ra, có thể kể đến nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân (2009) chỉ ra các phƣơng pháp gian lận mà các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam sử dụng trong đó có gian lận về doanh thu dẫn đến một BCTC kém chất lƣợng và thông tin tài chính không còn đáng tin cậy. 2.4.5 Quy mô công ty dựa trên tổng tài sản Person (1995) đã sử dụng mẫu 206 doanh nghiệp có gian lận và không có gian lận trên BCTC, trong nghiên cứu này tác giả đã tìm thấy các chỉ số quan trọng trong việc dự báo một BCTC có gian lận hay không bao gồm Đòn bẩy tài chính, vòng quay vốn, cơ cấu tài sản và quy mô doanh nghiệp. Ngoài ra, ở các nghiên cứu trƣớc đây đã xác định biến quy mô có ảnh hƣởng đáng kể đến chất lƣợng thông tin và quá trình công bố thông tin BCTC của các công ty. Nhận định này đƣợc rút ra từ kết quả nghiên cứu xuyên quốc gia của các tác giả: Wallace. (1994) và Zarzeski(1996), Robert Bushman và cộng sự (2001), Archambault (2003), Khanna và cộng sự (2004).Nghiên cứu của tác giả Cao Nguyễn Lệ Thu (2014) về
  • 44. 34 đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lƣợng thông tin kế toán trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên sở GDCK tại TP.HCM đã kế thừa các nhân tố của các nghiên cứu trƣớc đây, kết quả là từ mô hình hồi quy tuyến tính bội cho thấy quy mô doanh nghiệp có tác động đến chất lƣợng thông tin BCTC. Hongjang Xu (2003) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hệ thống thông tin kế toán đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin (AIS) BCTC ở các doanh nghiệp tại Úc, kết quả cho thấy yếu tố quy mô doanh nghiệp thực sự có tác động đến chất lƣợng của một BCTC.
  • 45. 35 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 Chƣơng này trình bày và cung cấp lý luận nền tảng các vấn đề liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy BCTC cũng nhƣ tổng quan vấn đề liên quan. Từ các lý luận nền nhƣ: lý thuyết đại diện, lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết về hành vi gian lận, lý thuyết tín hiệu kết hợp với nội dung trình bày các công trình nghiên cứu đã đƣợc thực hiện đã đƣợc trình bày ở chƣơng 1, từ đó tác giả tiến hành xây dựng các nhân tố chính liên quan đến mô hình bao gồm: Quy mô của doanh nghiệp, doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ nƣớc ngoài sở hữu cổ phiếu và công ty đƣợc chọn làm kiểm toán. Dựa trên các nhân tố này, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và tiến hành thu thập dữ liệu để tiến hành phân tích các tác động đến độ tin cậy BCTC. Nội dung chi tiết sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng kế tiếp.
  • 46. 36 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÍNH NGHIÊN CỨU Để mô tả mục tiêu của nghiên cứu thì vấn đề phƣơng pháp nghiên cứu là một nội dung khá quan trọng. Chƣơng này chủ yếu mô tả phƣơng pháp nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu đƣợc đề xuất trong phần mở đầu của bài luận văn. Phần đầu của chƣơng này sẽ giới thiệu quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu. Tiếp theo là trình bày các thông tin về mẫu nghiên cứu, phƣơng pháp chọn mẫu và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lƣợng . 3.1 Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu chung của bài luận văn đƣợc tóm tắt qua hình 3.1 nhƣ sau: Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
  • 47. 37 Khe hổng nghiên cứu Kết luận và kiến nghị Trong và ngoài nƣớc chƣa có nghiên cứu nào Đề xuất, đƣa ra giải pháp và hƣớng nghiên đƣợc thực nghiệm tại Việt Nam cứu tiếp theo 1 7 Xác định vấn đề nghiên cứu Trình bày kết quả và bàn luận Vấn đề,câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu. ý nghĩa, giới hạn, phạm vi của đề tài NC 6 2 Phân tích dữ liệu, kiểm định giả thuyết Phân tích thống kê mô tả, phân tích tƣơng Câu hỏi nghiên cứu quan, phân tích hồi quy Câu hỏi 1: Thực trạng độ tin cậy BCTC của các Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. HCM nhƣ thế 5 nào? Câu hỏi 2: Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến độ tin cậ y BCTC của Công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở GDCK Tp. Đƣa ra mô hình và các giả thuyết NC HCM.? mức độ tác động nhƣ thế nào? Lựa chọn mô hình phù hợp, hình thành các Câu hỏi 3: Những nhân tố này có ảnh hƣởng giả thuyết nghiên cứu và phƣơng pháp đo nhƣ thế nào đến độ tin cậy của báo cáo tài lƣờng các biến chính tạ i các công ty niêm yết có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh? X1: Quy mô của doanh 3 nghiệp – Dựa trên tổng tài sản (-) X2: Doanh thu (+) ĐỘ TIN Cơ sở lý thuyết (+) CẬY CỦA BÁO CÁO X3 : Lợi nhuận trên cổ phiếu Lý thuyết nền tảng liên quan đến độ tin cậy TÀI (-) BCTC X4: Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu bởi CHÍNH nƣớc ngoài (+) 4 X5: Công ty đƣợc thuê làm kiểm toán (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
  • 48. 38 Theo quy trình này, các công việc sẽ đƣợc thực hiện nhƣ sau: - Bƣớc 1: Tiến hành xem xét các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở trong và ngoài nƣớc để tìm ra khe hổng nghiên cứu. - Bƣớc 2: Sau đó tiến hành hành phân tích thực tế để tìm hiểu vấn đề, mục tiêu cũng nhƣ phạm vi nghiên cứu - Bƣớc 3: Đặt ra câu hỏi nghiên cứu cho đề tài, đề tài nhằm giải quyết những vấn đề nào. - Bƣớc 4: Tìm hiểu các lý thuyết liên quan chất lƣợng báo cáo tài chính, độ tin cậy báo cáo tài chính để làm nền tảng đƣa ra mô hình và giả thuyết nghiên cứu và từ đó tìm ra mô hình phù hợp để tiến hành nghiên cứu - Bƣớc 5: Đƣa ra mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu , xác định phƣơng pháp đo lƣờng và tính toán các nhân tố trong mô hình. - Bƣớc 6: Tiến hành sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả, phân tích tƣơng quan, hồi quy đa biến,… - Bƣớc 7: Trình bày kết quả và bàn luận kết quả - Bƣớc 8: Đƣa ra kết luận và các kiến nghị