SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 97
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.011
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường, công cuộc hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, hàng
loạt các hoạt động đầu tư đã, đang và sẽ diễn ra. Nhưng hoạt động đầu tư là việc
làm đầy mạo hiểm, đòihỏi bỏ vốn lớn, thời gian đầu tư dài, hiệu quả của dự án cần
nhiều thời gian mới có thể thấy được. Nên khi đã bỏ vốn đầu tư và hình thành năng
lực mới thì cơ hội sữa chữa sai lầm là rất thấp. Vì vậy, để đảm bảo tính sinh lời của
việc đầu tư thì trước khi đầu tư thì ta phải tiến hành một cách có khoa học, có
phương pháp. Đó là phương pháp đầu tư theo dự án. Phương pháp này giúp cho
chủ đầu tư trước khi bỏ vốn sẽ đánh giá một cáchđầy đủ về mọi phương diện của
một cơ hội đầu tư từ đó có những lựa chọn chính xác đầu tư hay không đầu tư vào
dự án đó.
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hội nhập sâu và rộng vào nền
kinh tế thế giới. Đảng và Nhà Nước đòi hỏi việc triển khai ngày càng nhiều dự án
đầu tư, với nguồn vốn trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong
đó, nguồn vốn cho vay theo dự án đầu tư của NHTM ngày càng phổ biến, cơ bản
và quan trọng đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Đó cũng là một
thách thức không nhỏ đốivới các NHTM về sự an toàn và hiệu quả của nguồn vốn
cho vay theo dự án. Có vô số rủi ro khác nhau khi cho vay, cho đầu tư xuất phát từ
nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn làm cho
ngân hàng bị phá sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy,
để đi đến chấp nhận cho vay thì thẩm định dự án đầu tư là khâu quan trọng, quyết
định chất lượng cho vay theo dự án của ngân hàng. Thẩm định tài chính dự án đầu
tư ngày càng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đảm bảo lợi nhuận, sự an toàn cho ngân
hàng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.012
Xuất phát từ ý nghĩa đó của việc thẩm định dự án đầu tư, qua quá trình tìm
hiểu thực hiễn của hoạt động này tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
chi nhánh Đống Đa, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hoạt
động thẩm định tài chính dự án đầu tư em đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện hoạt
động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Công Thương - Đống
Đa”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn được viết với 3 mục đíchcơ bản:
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và các phương pháp thẩm định tài chính dự
án đầu tư.
- Đánh giá thực trạng hoạt động thâm định tài chính dự án đầu tư tại
Ngân hàng TMCP Công Thương- chi nhánh Đống Đa.
- Giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tài
chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công Thương- chi nhánh Đống Đa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.
- Phạm vi nghiên cứu: côngtác thẩm định tài chính dự án đầu tư mới
thiết bị, máy móc, nâng cao năng lực sản xuất dây và cáp điện.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là cơ
sở phương pháp luận. Bên cạnh đó còn sử dụng thêm phương pháp thống kê, phân
tích, so sánh...
5. Kết cấuluận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương với các
nội dung chính như sau:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.013
Chương I: Những vấn đề chung về thẩm địnhdự án và thẩm địnhtài
chính dự án đầu tư.
Chương II: Thực trạng công tác thẩm địnhtài chính dự án đầu tư tại
Ngân hàng Công Thương-Chi nhánhĐống Đa.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả hoạt động thẩm
địnhtài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Công Thương-Chi nhánh
Đống Đa.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.014
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 Tổng quan về dự án đầu tư:
1.1.1 Khái niệm vềdự án đầu tư:
Theo luật đầu tư năm 2006:
- Đầu tư là việc nhà đầu tư bổ vốn bằng các tài sản hữu hình hay vô
hình để hình thành tài sản, bằng việc tiến hành các hoạt động đàu tư theo quy định
của pháp luật.
Hoạt động đầu tư có hai đặc trưng cơ bản là có tính sinh lời và thời gian
kéo dài.
- Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến
hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định.
Khái niệm dự án đầu tư có thể được xem ở nhiều góc độ khác nhau:
- Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một
cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch của một
công cuộc đầu tư phát triển, để đạt được những kết quả nhất định và thực hiện
những mục tiêu xác định trong tương lai lâu dài.
- Về mặt bản chất: Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên
quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất
định nhằm đạt sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất
lượng của sản phẩm hoặc dịnh vụ trong khoảng thời gian xác định.
- Trên góc độ quản lí: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử
dụng vốn đầu tư, lao động để tạo ta các kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong thời
gian dài.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.015
- Trên góc độ kế hoạch hóa:Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế
hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã
hội làm nền tảng cho các quyết định đầu tư.
1.1.2 Đặcđiểm dựán đầu tư:
- Có mục tiêu, mục đíchcụ thể: Tất cả các dự án đầu tư đều phải có kết
quả xác định.
- Có một hình thức tổ chức xác định để thực hiện dự án.
- Có nguồn lực để tiến hành hoạt động của dự án
- Có một khoảng thời gian nhất định để thực hiện mục tiêu dự án.
1.1.3 Phân loại dựán đầu tư
Có thể phân loại các dự án đầu tư theo các tiêu thức sau:
1. Theo cơ cấu tái sản xuất:
- Dự án đầu tư theo chiều rộng
- Dự án đầu tư theo chiều sâu.
2. Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội:
- Dự án ĐT phát triển sản xuất kinh doanh.
- DA đầu tư phát triển KHCN.
- DA đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
...
3. Theo các giai đoạn hoạt động của các dự án ĐT trong quá trình tái SX xã hội:
- DA đầu tư thương mại.
- DA đầu tư sản xuất.
4. Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đầu tư đã bỏ ra:
- DA đầu tư ngắn hạn (DA ĐT thương mại)
- DA đầu tư dài hạn. (...)
5. Theo sự phân cấp quản lý dự án:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.016
- Dự án quan trọng quốc gia
- DA nhóm A
- DA nhóm B
- DA nhóm C.
6. Theo cấp độ nghiên cứu:
- DA tiền khả thi
- DA khả thi.
7. Theo nguồn vốn.
- DA ĐT bằng nguồn vốn ngân sách NN.
- DA ĐT bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển cảu Nhà nước
- DA ĐT bằng nguồn vốn huy động của DN và các nguồn vốn khác.
- DA ĐT bằng nguồn vốn hỗn hợp
1.2 Thẩm định dự án đầu tư
1.2.1 Khái niệm thẩm địnhdựán đầu tư
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thẩm định, tùy thuộc theo tính
chất của dự án và các chủ thể có thẩm quyền , song đứng trên giác độ tổng quát có
thể định nghĩa như sau:
Thẩm định dựán đầu tư là quá trình thẩm tra, xem xét một cách khách quan,
khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của dự án, nhằm đánh giá, tính hiệu
quả, tính khả thi của dự án, để từ đó đề ra các quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu
tư và triển khai dự án đầu tư.
1.2.2 Sựcần thiết khách quan phải thẩm địnhdự án đầu tư:
Đầu tư là một lĩnh vực quan trọng quyết định sự tăng trưởng và phát triển
của các thành phần kinh tế cũng như nền kinh tế quốc dân. Nhưng hoạt động đầu
tư sẽ không thể tiến hành đựoc khi không có vốn hay không đủ vốn. Để huy động
đủ vốn cần thiết ngoài vốn tự có của mình, các nhà đầu tư thương kêu gọi sự tài trợ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.017
từ bên ngoài mà trong đó chủ yếu là nguồn vốn vay của ngân hàng. Tuy nhiên,
ngân hàng sẽ không đồng ý cho vay nếu không biế rằng vốn vay có đựoc sử dụng
an toàn và hiệu quả hay không. Do đó, không chỉ riêng các nhà đầu tư, mà cả ngân
hàng và các cơ quan liên quan cũng phải tiến hành thẩm định dự án đầu tư tức là đi
sâu xem xet, nghiên cứu đánh giá hàng loạt vấn đề để đưa ra quyết định đúng đắn.
* Đối với nhà đầu tư:
Sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp là nhờ vào kế hoạch sản xuất kinh
doanh đúng đắn, mà các kế hoạch này lại được thực hiện bởi các dự án. Trong thực
tế, khi đưa ra một quyết định đầu tư, chủ đầu tư thường xây dựng và tính toán các
phương án khác nhau. Điều đó có nghĩa là nhiều dự án khác nhau được đưa ra
nhưng không phải dễ dàng gì trong việc lựa chọn dự án này, lọai bỏ dự án kia vì
nhiều khi khả năng thu thập, nắm bắt những thông tin mới của chủ dự án bị hạn
chế nhất là đốivới các xu hướng kinh tê, chính trị, xã hội và điều này sẽ làm nguy
cơ rủi ro tăng cao và làm giảm tính chính xác trong phán đoán của họ. thôn gqua
việc thẩm định dự án đầu tư sẽ guíp nhà đầu tư lựa chọn được dự án đầu tư tối ưư
và thích hợp nhất với năng lực của mình.
* Đối với ngân hàng:
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện việc nhận tiền gửi
và cho vay. Trong quá trình cho vay, không phải bất kì một doanh nghiệp nào, bất
kì dự án nào cũng được ngân hàng đáp ứng. Ngân hàng chỉ cho vay khi đã biết
chắc chắn dự án đó hợp pháp vốn vay,đươc sử dụng đúng mục đích, mang lai lợi
íchcho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Vì vậy, đốivới ngân hàng, công tác thẩm
định dự án đầu tư là rất quan trọng. Nó giúp cho ngân hàng ra quyết định có bỏ vốn
hay không, từ đó hạn chế những rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng.
* Đối với xã hội và cơ quan quảnlí nhà nước.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.018
Đầu tư luôn được coilà động lực phát triển nói chung và sự phát triển kinh tế
nói riêng của mỗi quốc gia. Nhưng vấn đề quan trọng đặt ra là đầu tư như thế nào
cho hiệu quả, nếu họat động đầu tư không hợp lí là rất nguy hại và gây ảnh hưởng
xấu đến hàng loạt các vấn đề về kinh tế, xã hội như vấn đề công ăn việc làm, tăng
thu ngân sách,… và vấn đề đảm bảo môi trường sinh thái. Ngoài ra dự án đầu tư
được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia,
của từng địa phương và phải tuân thủ các pháp luật liên quan.
1.2.3 Nội dung thẩm địnhdự án đầu tư
1.2.3.1Thẩm địnhđiều kiện pháp lí:
Thẩm định điều kiện pháp lí của dự án đầu tư là việc làm đầu tiên trong quá
trình thẩm định cuả một số dự án đầu tư.( nhất là các dự án đầu tư liên quan đến
bất động sản thì đây là điều kiện không thể thiếu được ). Khi điều kiện pháp lí
được đảm bảo tức là dự án đầu tư đó được cấp giấy phép đầu tư từ cơ quan có thẩm
quyền , hồ sơ pháp lí đầy đủ thì khi đó mới tiến hành thẩm định các phương diện
khác.
1.2.3.2Thẩm địnhmụctiêu và sự cần thiết cuả dự án đầu tư:
Xem mục tiêu của dự án là j? Có hợp lí hay không? Có cần thiết phải thực
hiện dự án không? Thực hiện dự án thì sẽ có những kết quả gì? Có phù hợp với
luật pháp, mục tiêu kinh tế tăng trưởng của nước ta, phù hợp với xã hội hay
không?... là những điều cần quan tâm khi thực hiện thẩm định dự án.
1.2.3.3Thẩm địnhkhía cạnh thị trường:
Là việc tiến hành phân tíchcác kết quả nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra
các kết luận hợp lý, chính xác về thị trường tiêu thụ của sản phẩm dự án. Phân tích
thị trường giúp nhà đầu tư lưạ chọnmục tiêu, các định rõ phương hướng và quy
mô của dự án.
Thẩm định thị trường gồm các nội dung sau:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.019
- Thẩm định cung cầu trên thị trường
- Thẩm định các chiến lược về sản phẩm và chuyến lược giá cả, chiến lược
phân phối, tiêu thụ sản phẩm.
- Xem xét các vấn đề về cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh, mức độ cạnh tranh
trên thị trường, khả năng canh tranh của sản phẩm dự án...
- Thẩm định mức độ thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường của dự án trong suốt
thời gian tồn tại độc lập.
- Mức độ chính xác của việc thẩm định thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến
việc xác định dòng tiền vào của dự án đầu tư.
1.2.3.4Thẩm địnhkhía cạnh kỹ thuậtcủa dự án:
Thẩm định kỹ thuật của dự án là việc kiểm tra, phân tích các yếu tố kỹ thuật
công nghệ, trang thiết bị, địa điểm xây dựng. Nó giúp cho các nhà đầu tư xác định
được tính khả thi của dự án về mặt kỹ thuật, là cơ sở để tính toán dòng tiền ra cả dự
án.
Nội dung thẩm định kỹ thuật dự án:
- Thẩm định về quy mô dự án: xác định công suấtdự án, công bình
thường có thể của dự án, công suất tối đa danh nghĩa, công suất thực tế khả thi của
dự án, mức sản xuất dự kiến hàng năm cần căn cứ vào nhu cầu thị trường và nguồn
lực dự án;
- Thẩm định về mặt công nghệ, trang thiết bị, phương pháp sản xuất.
- Thẩm định về việc cung cấp yếu tố đầu vào.
- Thẩm định về điều kiện cơ sở hạ tầng: điện, nước...
- Xem xét lựa chọn địa điểm thực hiện dự án.
- Thẩm định kỹ thuật công trình, tiến độ thực hiện dự án, vấn đề xử lý
chất thải gây ô nhiễm môi trường của dự án.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0110
1.2.3.5Thẩm địnhkhía cạnh nhân lực và tổ chức quản lý
Là việc phân tích mặt tổ chức, quản lý nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động
của dự án. Từ đó đánh giá nguồn nhân lực có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về
tiền lương, chi phí quản lý trong tính toán đến các chỉ tiêu tài chính.
Nội dung thẩm định nhân lực và tổ chức quản lí:
- Xem xét về các đơn vị thiết kế, thi công: có đủ năng lực và tư cách
hành nghề, có giấy phép hoạt động do cơ quan thẩm quyền cấp không ?
- Xem xét về chủ dự án: kinh nghiệm, trình độ, uy tín...
- Thẩm định về nguồn lao động cho dự án: ước tính số nguồn lao động
cần thiết, trình độ lao động, chi phí cho lao động... dự kiến các hình thức trả lương,
mức lương, bảo hiểm đối với công nhân và cán bộ quản lí từ đó tính ra tổng qũy
hàng năm .
1.2.3.6Thẩm địnhkinh tế xã hội dự án
Là việc đánh giá việc thực hiện dự án có những tác động gì đối với nền kinh
tế xã hội. Thẩm định kinh tế xã hội cần xem xét khi dự án hoàn thành thì nó đem
lại những lợi ích kinh tế xã hội như thế nào. Đó là sự chêch lệch giữa được so với
các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng ghóp mà nền kinh tế
và xã hội đã phải bỏ ra khi thực hiện dự án. Nếu một dự án mang lại hiệu quả tài
chính cao nhưng lại mang lại hiệu quả xã hội không tốt, ảnh hưởng đến môi trường
thì dự án đầu tư đó sẽ không phải là một dự án có tính khả thi và nó từ chối cấp
giấy phép đầu tư hoặc bị thu hồi lại giấy phép đầu tư.
1.2.3.7Thẩm địnhtài chính
1.3 Thẩm định tài chính dự án đầu tư
1.3.1 Khái niệm thẩm địnhtài chính dự án đầu tư
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0111
Thẩm định tàichính dự án đầu tư là việc xem xét một cách khách quan,
khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của
dự án, nhằm đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu của thẩm định.
1.3.2 Mụcđích của thẩm địnhtài chính dự án đầu tư :
- Xem xét nhu cầu và sự bảo đảm các nguồn lực tài chính cho việc
thựuc hiện có hiệu quả dự án đầu tư ( xác định quy mô đầu ưu, cơ cấu cácloại vốn,
nguồn vốn tài trợ cho dự án).
- Dự tính các khoản chi phí, lợi ích và hiệu quả họat động của dự án
trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. Trên cơ sở đó xác định
chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
- Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư: độ an toàn về
mặt tài chính được thể hiện:
+ An toàn về nguồn vốn huy động: xem xét cẩn thận các vấn đề như nguồn
vốn huy động phải đảm bảo đủ về số lượng và phù hợp với tiến độ cần bỏ vốn; tính
đảm bảo về pháp lý và cơ sở thực tiễn của các nguồn vốn huy động; xem xét các
điều kiện cho vay, hình thức thanh toán và trả nợ vốn; cần đảm bảo tính hợp lý tỷ
lệ giữa vốn tự có và vốn đi vay.
+ An toàn về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn khả năng
trả nợ.
+ An toàn cho các kết quả tính toán hay nói một cách khác là xem xét tính
chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư khi các yếu tố khách
quan tác động theo hướng không có lợi.
1.3.3 Sựcần thiết phải thẩm địnhtài chính dự án đầu tư
Thẩm định tài chính dự án đầu tư là một bước quan trọng không thể bỏ qua
trong quá trình thẩm định dự án. Bởi vì:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0112
* Đối với chủ đầu tư: thẩm định tài chính dự án cung cấp các thông tin cần
thiết để chủ đầu tư đưa ra lựa chọn dự án đầu tư đem lại lợi nhuận thích đáng nhất.
Bởi vì, hoạt động đầu tư của chủ đầu tư là mong muốn đem lại lợi íchlớn nhất cho
mình. Ngay cả với các tổ chức kinh doanh phi lợi nhuận, thẩm định tài chính cũng
là một nội dung đựơc quan tâm. Nó giúp các nhà tổ chức lựa chọn phương án
thuận lợi dựa trên cơ sở chi phí tài chính rẻ nhất nhằm đạt mục tiêu cơ bản của
mình.
* Đối với ngân hàngvà các tổ chức tài trợ vốn cho dự án khác thì hoạt động
thẩm định tài chính là cơ sở để ngân hàng xác định số tiền cho vay, thời gian cho
vay, mức thu nợ hợp lí… điều này sẽ giúp cho ngân hàng đạt được những chỉ tiêu
về an toàn và hiệu quả trong sử dụng vốn, giảm thiểu nợ quá hạn và nợ khó đòi,
hạn chế những rủi ro xảy đến với ngân hàng.
* Đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của Nhà nước thẩm
định tài chính là một trong những căn cứ để các cơ quan này xem xét cho phép đầu
tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước.
1.3.4 Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư
1.3.4.1Những vấn đề cơ bản khi thẩm địnhtài chính dự án đầu tư
a/ Giá trị thời gian của tiền
Trong thực tiễn hoạt động tài chính chỉ rõ: một đồng ngày hôm nay có giá trị
hơn một đồng trong tương lai. Bởi 3 lý do sau:
+ Thứ nhất: Do lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá
+ Thứ hai: Do rủi ro trong đời sống kinh tế xã hội hàng ngày
+ Thứ ba: Do cơ hội đầu tư làm cho một đồng ngày hôm nay nếu để tới ngày mai,
ngoài tiền gốc còn có tiền lãi do chính nó sinh ra, còn một đồng ở tương lai vẫn chỉ
là một đồng mà thôi.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0113
b/ Đặc điểm của dòng tiền tài chính:
Để có thể xác định đúng đắn, chính xác dòng tiền vào ra của dự án thì phải
xem xét đặc điểm của dòng tiền tài chính của dự án. Bởi vì, dự án có liên quan đến
việc đến đầu tư bất động sản thì dòng tiền của dự án sẽ có những đặc điểm khác
biệt so với các dự án thông thương. Có sự khác biệt này là do đặc điểm của bất
động sản đem lại. Bất động sản là tài sản gắn liền với đất đai nên trong đánh giá
hiểu quả của hoạt động đầu tư luôn phải tách thành 2 yếu tố: đất đai và công trình
xây dựng trên đó. Đất đai có xu hướng tăng giá nhanh hơn trong khi đó giá trị các
tài sản có xu hướng giảm dần theo thời gian do hao mòn hữu hình và hao mòn vô
hình. Đốivới một dự án bất động sản, thì vốn dành cho việc mua đất thường chiếm
tỷ trọng cao, chi phí cho việc vận hành sữa chữa thường thấp, kể cả dòng tiền thu
vào thì cũng chủ yếu là từ việc cho thuê và đốivới mỗi loại bất động sản thì số
tiền thuế cũng có đặc điểm khác nhau. Đồng thời giá trị thanh lí tài sản có thể rất
lớn do giá đất tăng mạnh.
c/ Xác định lãi suất tính toán:
dòng tiền tệ của dự án đầu tư được chiết khấu hoặc tíchlũy để tính các gí trị
tương đương. Giá trị tương đương này không phụ thuộc chỉ vào quy mô của dòng
tiền tệ, vào khoảng thời gian tính toán mà còn phụ thuộc vào mức lãi suất. Cũng
như giá cả, lãi suất cũng ảnh hưởng đến kết quả tính toán và phân tích. Có nhiều
quan điểm về chọn mức lãi suất tính toán, quan điểm này phụ thuộc vào quan điểm
của nhà đầu tư hay quan điểm của Nhà Nước.
1.3.4.2Cácphương pháp thẩm địnhtài chính dự án đầu tư
A. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư
Thời gian hoàn vốn đầu tư ( Pay back period- PP) là độ dài thời gian cần
thiết mà dự án cần hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư (VĐT) ban đầu. Nó
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0114
chính là khoảng thời gian để hoàn trả số lợi nhuận vốn đầu tư ban đầu bằng các
khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hàng năm.
Thời gian hoàn vốn đầu tư có thể xác định khi chưa tính đến yếu tố thời gian
của tiền gọi là thời gian hoàn vốn đầu tư giản đơn và thời gian hoàn vốn đầu tư
tính đến yếu tố thời gian đầu tư của tiền gọi.
* Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư giản đơn:
Để xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án có thể chia ra làm 2
trường hợp:
- Trường hợp 1: Nếu dự án đầu tư tạo ra dòng tiền thuần đều thàng năm
thì thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo công thức:
Thời gian thu hồi VĐT=
- Trường hợp 2: Nếu dòng tiền thuần không ổn định hàng năm.
+ Tính số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm lần lượt theo thứ tự
= -
+ Khi VĐT còn phải thu hồi ở cuối năm nào đó nhỏ hơn dòng tiền thuần dự
án đầu tư năm kế tiếp thì cần xác định thời gian ( số tháng) thu hồi nốt VĐT trong
năm kế tiếp.
=
VĐT còn phải thu
hồi ở cuối năm t
Số VĐT chưa thu hồi
ở cuốinăm ( t-1)
Dòng tiền thuần
của đầu tư năm t
Số tháng thu hồi vốn
đầu tư
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0115
Tổng hợp số năm và số tháng thu hồi vốn đầu tư chính là thời gian thu hồi
vốn đầu tư của dự án đó.
Ưu điểm : - đơn giản, dễ tính toán
- Phù hợp với các dự án vừa và nhỏ hoặc với chiến lược thu hồi
vốn nhanh, tăng vòng quay vốn.
Nhược điểm: - Không xem xét lợi nhuận của dự án. Chú trọng xem xét lợi
íchngắn hạn hơn dài hạn, ít chú trọng đến việc xem xét các khoản thu sau thời gian
hoàn vốn. Đặc biệt đốivới những dự án có mức sinh lời chậm như dự án sản xuất
sản phẩm mới thì phương pháp này sẽ không thích hợp.
- Không chú trọng tới yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ, nói cách khác
phương pháp này không chú ý tới thời điểm phát sinh các khoản thu, các đồng tiền
thu được ở các thời điểm khác nhau được đánh giá khác nhau.
* Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP)
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu là khoảng thời gian cần thiết để tổng giá
trị hiện tại tất cả các khoản tiền thuần hàng năm của dự án vừa bù đắp đủ số vốn
đầu tư bỏ ra ban đầu.
Ưu điểm: - Phương pháp này khắc phục được hạn chế của phương pháp thời
gian hoàn vốn giản đơn là xem xét dự án có tính đến giá trị thời gian của tiền tệ
Nhược điểm: - Mang đầy đủ hạn chế cuả phương pháp thời gian hoàn vốn có
chiết khấu
B. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư (Tsv)
Là phương pháp lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở so sánh giữa kết quả thu
được do dự án đầu tư mang lại là lợi nhuận và tiền vốn bỏ ra đầu tư.
* Công thức:
Xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án đầu tư.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0116
Tsv =
Trong đó: Tsv : tỷ suất lợi nhuận bìnhquân vốn đầu tư của dự án đầu tư
Pr : lợi nhuận sau thuế bình qân hàng năm dự kiến do DAĐT mang lại
trong suốt thời gian đầu tư
Vd : vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án
Lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm do DAĐT mang lại trong suốt
thời gian đầu tư.
Vòng đời dự án được tính từ thời điểm bỏ vốn đầu tư cho đến khi kết thúc
dự án ( bao gồm cả thời gian thi công và thực hiện dự án nếu có )
Số vốn đầu tư hàng năm được tính theo phương pháp bình quân số học
trên cơ sở tổng vốn đầu tư ở các năm và số năm đầu tư.
=
Trong đó: Vdt : số vốn đầu tư ở năm t
n : vòng đời dự án
Số vốn đầu tư ở mỗi năm được xác định là số vốn đầu tư lũy kế ở thời
điểm cuối năm trừ đi số khấu hao tài sản cố định lũy kế ở thời điểm đầu mỗi năm.
* Nguyên tắc đánh giá lựa chọn dự án:
Đối với các dự án độc lập có Tsv> 0 đều có thể lựa chọn. Đốivới các dự
án loại trừ nhau thì dự án nào có Tsv cao hơn thì sẽ là dự án tốt hơn.
* Ưu điểm: - đơn giản, dễ tính toán
* Nhược điểm: - chưa tính đến các thời điểm khác nhau nhận được lợi
nhuận trong tương lai của mỗi dự án.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0117
C. Phương pháp giá trị hiện tại thuần
Phương pháp giá trị hiện tại thuần là phương pháp thẩm định tài chính dự
án đầu tư thông qua việc sử dụng chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư.
Giá trị hiện tại thuần ( NPV) là tổng giá trị hiện tại của dòng thu thuần mà
dự án đầu tư mang lại trong cả vòng đời của nó.
Công thức tính:
Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại thuần (ròng) của dự án đầu tư.
CFt : Dòng tiền thuần của đầu tư ở năm t.
CFo : Vốn đầu tư ban đầu của dự án.
n : Vòng đời của dự án.
r : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa.
Cũng có thể tính như sau:
Trong đó:
CFt:Khoản tiền thu nhập do dự án đưa lại ở năm thứ t.
ICt : Khoản vốn đầu tư cho dự án năm thứ t.
* Nguyên tắc đánh giá lựa chọn:
- Đối với các dự án độc lập và nguồn vốn đầu tư không bị giới hạn thì tất cả
các dự án có NPV đều có thể được chấp nhận. Khi NPV=0 nghĩa là tổng giá trị
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0118
hiện tại của dòng thu và tổng giá trị hiện tại của dòng chi vừa bằng nhau. Điều này
cũng có nghĩa là dự án có ỷ suất lợi nhuận đúng bằng tỷ suất chiết khấu. Trong
trường hợp này ta nói dự án có lợi nhuận kinh tế bằng 0.
- Trường hợp lựa chọn giữa các dự án loại trừ lẫn nhau thi dự án nào có
NPV lớn nhất sẽ được chọn với điều kiện các dự án có vòng đời như nhau. Trường
hợp ác dự án có vòng đời khác nhau thì phải quy đổi về cùng thời gian hoặc tính
NPV bình quân năm để so sánh.
- Trường hợp có nhiều dự án độc lập có NPV nhưng nguồn vốn đầu tư
có hạn ( chẳng hạn = K) thì ta phải chọn các dự án sao cho tổng NPV của các dự
án mang lại là tối đa với điều kiện tổng vốn đầu tư nằm trong giới hạn nguồn vốn
hiện có , nghĩa là: với điều kiện .
* Ưu điểm: - Nó phản ánh khá đầy đủ các loại chi phí và thu nhập liên
quan đến dự án.
- Yếu tố thời gian được xét đến một cách toàn diện nhất nên kết quả
của phương pháp được đánh giá là đáng tin cậy.
- Nó được thể hiện bằng đại lượng tuyệt đốigiúp ta có một hình
ảnh rõ nét về hiệu quả mà dự án mang lại.
- Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư kết hợp bằng cách
cộng giá trị hiện tại thuần của các dự án với nhau. Nghĩa là:
NPV(A+B) = NPV(A) + NPV(B)
- Việc sử dụng chỉ tiêu này khá đơn giản trong đại đa số các trường hợp.
* Nhược điểm: -NPV được tính toán dựa vào một tỷ suất chiết khấu và
rất nhạy cảm với yếu tố này. Tỷ suất chiết khấu thay đổi chút ít có thể làm cho
NPV từ âm thanh dương và ngược lại. Vì vậy lựa chọntỷ suất chiết khấu không
đúng có thể dẫn tới kết luận sai lầm về dự án.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0119
- Chỉ tiêu này khó hiểu với nhiều người, nhất là những người ít am hiểu về
kinh tế. Để khắc phục hạn chế này có thể tính thêm chỉ tiêu NFV( giá trị tương lai
thuần):
NFV = NPV(1+r)n
NFV cho biết số tiền tăng thêm mà chủ đầu tư nhận được khi kết thúc dự án.
C. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ
Phương pháp tỷsuất doanh lợi nội bộ là phương pháp dùng chỉ tiêu tỷ
suất hoàn vốn nội bộ IRR là thước đo hiệu quả trong việc thẩm định tài chính dự
án đầu tư.
Tỷ suất doanh lợi nội bộ hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ(IRR) là
một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại của các
khoản tiền thuần hàng năm trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với vốn đầu tư
ban đầu.
Tỷ suất doanh lợi nội bộ cũng là một đại lượng phản ánh mức sinh lời cuả
dự án đầu tư mang lại.
*Phương pháp xác định:
Công thức:
Hoặc:
Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại thuần (ròng) của dự án đầu tư.
CFt : Dòng tiền thuần của đầu tư ở năm t.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0120
CFo : Vốn đầu tư ban đầu của dự án.
n : Vòng đời của dự án.
IRR : Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư
Để xác định được tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án, người ta thường sử
dụng 2 phương pháp là phương pháp thử và xử lý sai số và phương pháp nội suy
toán học.
* Phương pháp thử và xử lý saisố:
Theo phương pháp này trước tiên ta phải chọn một lãi suất và sử dụng lãi
suất đó làm tỉ lệ chiết khấu để tìm giá trị hiện tại của các khoản thu, giá trị hiện tại
của vốn đầu tư và so sánh chúng với nhau để xác định giá trị hiện tại thuần của dự
án.
Nếu giá trị hiện tại thuần của dựa ns khác không tương đốilớn thì tiếp tục
thử lại bằng cáchnâng mức lãi suất lên ( nếu NPV>0) hoặc hạ mức lãi suất xuống
( nếu NPV<0), cứ làm vậy cho đến khi tìm được một mức lãi suất làm cho giá trị
hiện tại thuần của dự án đầu tư bằng 0 hoặc xấp xỉ 0 thì lãi suất đó là IRR của dự
án.
* Phương pháp nội suy toán học
- Bước 1: chọn mức lãi suất tùy ý r1, tính NPV1
- Bước 2 : chọn mức lãi suất R2, tính NPV2 thỏa mãn điều kiện :
Nếu giá trị hiện tại thuần NPV> 0 thì chọn lãi suất r2> r1 sao cho NPV2<0
và ngược lại.
Để đảm bảo mức độ chính xác cao hơn thì chênh lệch giữa r1, r2 trong
khoảng 5%.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0121
- Bước 3: tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ
IRR= r1 + (r2 – r1)
*Nguyên tắc đánh giá lựa chọn dự án:
- Trường hợp 1: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án nhỏ hơn chi phí sử
dụng vốn (IRR < r) thì loại bỏ dự án.
- Trường hợp 2: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án bằng chi phí sử
dụng vốn (IRR = r) thì tùy theo điều kiện cụ thể và sự cần thiết của dự án mà
doanh nghiệp có thể chấp nhận hay loại bỏ dự án.
- Trường hợp 3: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án bằng chi phí sử
dụng vốn (IRR>r):
Nếu đây là dự án độc lập thì dự án được chấp nhận.
Nếu là dự án thuộc loại loại trừ nhau thì chọn dự án có tỷ suất doanh lợi nội
bộ cao nhất.
* Ưu điểm:
- Phương pháp này cho phép đánh giá mức sinh lời của dự án có tính đến
yếu tố giá trị thời gian của tiền.
- Cho phép so sánh mức sinh lời của dự án với chi phí sử dụng vốn, thấy
được mối liên hệ giữa việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư.
- Cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư
so với tính rủi ro của nó
* Nhược điểm:
- Trong phương pháp ty suất doanh lợi nội bộ, thu nhập của dự án được giả
định tái đầu tư với lãi suất bằng với tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án. Điều đó
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0122
không thật phù hợp với thực tế nhất là đốivới dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ ở
mức cao.
- Phương pháp này không chú trọng đến quy mô vốn đàu tư nên có thể dẫn
đến trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án, vì tỷ suất doanh lợ nội
bộ luôn luôn cao đốivới những dự án có quy mô nhỏ.
- Trong đánh giá lựa chọn dự án có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ, việc áp
dụng phương pháp này sẽ rất khó khăn, và có thể dẫn tới sai lầm trong việc lựa
chọn dự án. Ví dụ như:
Một dự án sẽ có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ khác nhau khi dòng tiền
đổi dầu nhiều lần( trường hợp dự án có đầu tư bổ sung và dự án có tái đầu tư).
Lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau thì có thể dẫn tới không chính xác.
Những dự án có IRR cao nhưng quy mô nhỏ có thể có NPV nhỏ hơn một dự án có
IRR thấp nhưng NPV lại cao hơn. Bởi vậy khi lựa chọn một dự án đầu tư có IRR
cao rất có thể sẽ bỏ qua cơ hội thu một giá trị hiện tại lớn hơn.
D. Phương pháp chỉ số sinh lời
Phương pháp chỉsố sinh lời là phương pháp thẩm định tài chính dự án
đầu tư dựa trên chỉ tiêu chỉ số sinh lời.
Chỉ số sinh lời ( Profit Index- PI) là một thước đo khả năng sinh lời của
dự án đầu tư có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.
* Công thức tính toán:
Chỉ số sinh lời được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các
khoản thu nhập từ dự án và vốn đầu tư của dự án.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0123
Trong đó: PI : Chỉ số sinh lời của dự án.
CFt : Dòng tiền thuần của đầu tư ở năm t.
CFo : Vốn đầu tư ban đầu của dự án.
n : Vòng đời của dự án.
r : Tỷ lệ chiết khấu, thường sử dụng là chi phí sử dụng vốn để thực hiện dự
án.
* Nguyên tắc đánh giá lựa chọn:
Xác định chỉ số sinh lời của mỗi dự án đầu tư .
Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư : căn cứ vào chỉ số sinh lời có thể xem
xét ba trường hợp sau:
- Trường hợp 1: chỉ số sinh lời của dự án nhỏ hơn 1(PI<1) sẽ loại bỏ dự án.
- Trường hợp 2: chỉ số sinh lời của dự án bằng 1(PI=1), tùy điều kiện có thể
chấp nhận hay loại bỏ dự án.
- Trường hợp 3: chỉ số sinh lời lớn hơn 1 nếu đây là dự án độc lập thì dự án
được chấp nhận, nếu là dự án loại trừ lẫn nhau thì thông thường dự án có PI cao
hơn sẽ được chọn.
* Ưu điểm:
Phương pháp này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư có
tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.
Cho thấy mối liên hệ giữa các khoản thu nhập do dự án đưa lại với số vốn
đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án.
Có thể sử dụng chỉ số sinh lời trong việc so sánh các dự án có số vốn đầu
tư khác nhau để thấy được mức sinh lời giữa các dự án.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0124
Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, nếu phải ưu tiên lựa chọn một số
dự án trong nhiều dự án khác nhau thì phương pháp chỉ số sinh lời tỏ ra hữu hiệu
hơn hẳn.
Phương pháp này thường giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng mức chi phí sử
dụng vốn, điều này cũng tương tự như trong phương pháp giá trị hiện tại thuần, nó
phù hợp hơn so với phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ.
* Nhược điểm:
Giống như chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi nội bộ, chi tiêu chỉ số sinh lời cũng
không phản ánh trực tiếp giá trị tăng thêm của dự án đầu tư, vì thế nếu sử dụng có
thể dẫn đến quyết định sai lầm.
1.3.4.3Xử lỷ rủi ro trong dự án đầu tư
Có thể nói, rủi ro là một trong những nhân tố cơ bản quyết định tỷ suất lợi
nhuận của các hoạt động đầu tư. Lý thuyết về đầu tư coi các quyết định đầu tư như
là sự đánh đổi giữa rủi ro và mức lãi suất mà hoạt động đầu tư đem lại. Rủi ro càng
cao thì mức lãi suất kì vọng sẽ càng cao.
Phân loại rủi ro:
Rủi ro được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:
+ Căn cứ vào đối tượng phát sinh rủi ro, có 2 loại:
- Rủi ro liên quan đến 1 loại tài sản.
- Rủi ro liên quan đến 1 danh mục tài sản.
+ Căn cứ vào yếu tố cấu thành :
- Rủi ro liên quan đến dòng thu nhập: ví dụ giá cho thuê biến động theo
hướng xấu, tỷ lệ công suất giảm…
- Rủi ro liên quan đến giá trị tài sản: tài sản bị hư hỏng trước thời gian
dự kiến, tài sản bị giảm giá do biến động thị trường…
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0125
- Rủi ro liên quan đến chi phí:giá nhiên liệu đầu vào tăng, tình trạng
thất thoát…
- Rủi ro liên quan đến quản trị rủi ro. Sử dụng kĩ năng quản trị rủi ro
không phù hộp có thể làm tăng nguy cơ rủi ro.
+ Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh:
- Rủi ro từ bên ngoài: như rủi ro thị trường, rủi ro do chính sách, rủi ro
do thiên nhiên gây ra…
- Rủi ro từ bên trong: như rủi ro có nguyên nhân công nghệ, do quản
lí…
Đánh giá rủi ro:
Việc đánh giá đúng mức độ rủi ro có ý nghĩa quan trọng. Để đánh giá đuợc
mức độ rủi ro cần thu thập số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh trong nhiều
năm trước. Chẳng hạn, khi đánh giá rủi ro liên quan đến dòng thu của dự án, người
ta phải theo dõisố liệu về mức thu qua nhiều năm. Trên cơ sở số liệu người ta thu
thập đựơc, ta tính các thông số chủ yếu sau:
- Mức bình quân của đại lượng.
- Phương sai và độ lệch chuẩn.
- Biên độ dao động.
Nếu phương sai ( hoặc độ lệch chuẩn ) của đại lượng lớn thì có nghĩa là mức
độ rủi ro cao, khả năng dao động so với mức trung bìnhlà lớn. Biên độ dao động
cũng cho thấy mức độ biến đổi của đại lượng theo thời gian. Có nhiều đậi lượng có
độ lệch chuẩn không lớn nhưng lại có biên độ dao động rất lớn, nghĩa là đa phần
các mức xuất hiện không dao động quá xa so với mức trung bình, trong khi có một
số lần xuất hiện có mức xuất hiện khác xa so với mức trung bình.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0126
c. Xử lý rủi ro:
Mỗi loại rủi ro sẽ có những tác động khác nhau tới dự án đầu tư. Mỗi loại rủi
ro có những biện pháp hạn chế sự tác động của nó tới dự án. Tùy từng dự án cụ thể
mà chủ đầu tư hoặc ngân hàng phốihợp với chủ đầu tư dự án thực hiện các biện
pháp đó để hạn chế rủi ro ảnh hưởng tới dự án. Có nhiều phương pháp để xử lý rủi
ro trong các dự án đầu tư như: phân tíchđộ nhạy, phương pháp toán xác suất, quy
định tỷ suất chiết khấu của dự án cao hơn tỷ suất thông thường, phương pháp triệt
tiêu rủi ro… Việc vận dụng từng phương pháp để xủ lý rủi ro phụ thuộc vào từng
chủ đầu tư, từng ngân hàng, họ sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp với khả năng
của mình để vận dụng trong quá trình thẩm định.
Trong dưới hạn luận văn này, em chỉ xin trình bày một số phương pháp xử
lý rủi ro được sử dụng nhiều hiện nay:
 Phương pháp phân tích độ nhạy:
Kháiniệm:
Phân tích độ nhạylà phương pháp phân tích rủi ro dài hạn, nhằm xác định
sự thay đổikhả năng sinh lời của dự án đầu tư khi dự kiến có sự biến động giá trị
đầu vào và đầu ra của dự án trong điều kiện bất định.
Các phương pháp phân tíchđộ nhạy của dự án như là :
* Phương pháp 1:
Phân tíchđộ nhạy của từng chỉ tiêu hiệu quả tài chính với từng yếu tố có
liên quan, nhằm tìm ra các yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn đốivới các chỉ tiêu hiệu
quả xem xét.
- Bước 1: Xác định những yếu tố chủ quan liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả
tài chính xem xét.
- Bước 2: Tăng hoặc giảm yếu tố đó theo cùng một tỉ lệ nào đó.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0127
- Bước 3: Tính lại chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét.
* Phương pháp 2:
Phân tích ảnh hưởng đồng thời nhiều yếu tố( trong các tình huống xấu tốt
khác nhau) đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của
dự án.
* Phương pháp 3:
Cho các yếu tố có liên quan chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới
hạn thị trường, nhà đầu tư,và quản lý có thể chấp nhận được. Mỗi sự thay đổi ta có
một phương án, lần lượt cho các yếu tố thay đổi ta có hàng loạt các phương án.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường, của người đầu tư hoặc quản lý để lựa
chọn phương án có lợi nhất.
* Phương pháp 4:
Sử dụng độ chênh lệch chuẩn, hệ số biến thiên để phân tích độ nhạy.
Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố khác nhau đến chỉ tiêu hiệu quả tài
chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án.
Theo phương pháp này cần phải thực hiện các bước tính toán sau:
- Tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho các phương án xem xét ở các
tình huống: tốt nhất, bình thường và xấu nhất.
- Dự tính xác suất xảy ra ở các tình huống trên.
- Tính kì vọng toán của chỉ tiêu hiệu quả ứng với các xác suất dự tính.
Công thức tính kì vọng toán(EV) như sau:


n
i
ii qpEV
1
Trong đó : pi: xác suất xảy ra ở tình huống i
qi : Trị số của chỉ tiêu hiệu quả ở tình huống i
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0128
- Xác định độ lệch chuẩn của chỉ tiêu hiệu quả xem xét. Độ lệch chuẩn
được xác định theo công thức sau
 

n
i
ii qEVP
1
2

Phương án nào có độ lệch chuẩn bé hơn thì độ nhạy bé hơn và do đó có độ
an toàn hơn. Trong trường hợp kì vọng toán học của phương án khác nhau thì phải
sử dụng chỉ tiêu hệ số biến thiên để xem xét.
- Xác định hệ số biến thiên V :
Hệ số biến thiên của phương án nào nhỏ hơn thì độ nhạy bé hơn và do đó
an toàn hơn.
Phạm vi áp dụng:
Phân tích độ nhạy được áp dụng để đánh giá độ rủi ro dài hạn của dự án
đầu tư khi dự tính có sự biến động lớn một số thành phần đầu vào quan trọng như:
nguyên vật liệu, giá thuê nhân công… việc phân tích độ nhạy được thực hiện thuận
lợi với việc ứng dụng chương trình phần mềm EXEL trên máy tính.
*Ưu điểm:
Phân tích độ nhạy là một quy trình rất hữu ích để nhận diện các biến số
mà những thay đổi của chúng có thể gây tác động lớn đến NPV của một dự án. Nó
cho phép người ra quyết định tính toán được những hậu quả của sự ước tính sai
lầm và ảnh hưởng của chúng đối với NPV. Bởi vậy quá trình này nhấn mạnh sự
cần thiết phải cải tiến phương pháp đánh giá và tiến hành những hoạt động nhằm
giảm tính không chắc chắn liên quan đến những biến số chủ yếu.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0129
*Nhược điểm:
- Các giá trị của biến số được đưa ra dựa trên những phán đoán mang tính
chủ quan rất cao. Mặc dù người ta có thể biện luận rằng mức độ kỳ vọng được
nhận xét là rất tốt, song rõ ràng là cần phải đánh giá các biến số dưới trạng thái hai
cực cộng thêm phần ước lượng chủ quan để phân tích.
- Sự phân tích khảo sát độ nhạy của NPV với những biến số khác nhau,
mỗi biến số tại một thời điểm, bỏ qua mối quan hệ bên trong giữa các biến số khi
chúng cùng tác động vào một đối tượng. Chẳng hạn, sự cạnh tranh có thể gây ra sự
giảm sút số lượng đơn vị hàng bán cũng như là giảm giá bán. Bởi vậy, khi phân
tích cần phải điều chỉnh tùy theo những dự báo bi quan và lạc quan chỉ rõ viễn
cảnh mà trong đó mức kết hợp của tất cả các biến số liên quan được dự báo.
- Những kết quả về độ nhạy không đem lại cho người ra quyết định một
giải pháp rõ ràng đốivới vấn đề lựa chọn dự án.
* Phương pháp triệt tiêu rủi ro
Vòng đời của dự án thường rất dài, trong khi đó dự án được xây dựng trên cơ
sở các dữ liệu giả định cho tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi dự án đi vào
khai thác có thể phát sinh nhiều rủi ro ngoài ý muốn. Để đảm bảo tính vững chắc
về hiệu quả của dự án, phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp
kinh tế và hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân
tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.
Rủi ro thường được các cán bộ thẩm định chia ra để có biện pháp khắc phục
cụ thể như sau:
- Rủi ro vượt tổng mức đầu tư. Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm đị sẽ kiểm
tra hợp đồng giá (một giá hoặc các điều kiện về phát sinh tăng giá, giá cả khối
lượng phải được ấn định).
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0130
- Rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật - công nghệ không đúng tiến độ, chất
lượng không đảm bảo. Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định phải kiểm tra chặt
chẽ hợp đồng, các điều khoản hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng.
- Rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ. Để hạn
chế rủi ro này, cán bộ thẩm định kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn rồi yêu
cầu các thành phần tham gia vốn đầu tư giải ngân đúng tiến độ cho dự án hoạt
động đúng thời gian.
- Rủi ro bất khả kháng. Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định đề nghị chủ
đầu tư mua các hợp đồng bảo hiểm (bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng).
- Rủi ro về quản lý điều hành. Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định cần
đánh giá lại năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp hiện tại (năng lực điều
hành, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý dự án),
thẩm định cơ cấu tổ chức và xem xét hợp đồng thuê quản lý dự phòng.
Hiện tại một số rủi ro trên thì ở ngân hàng quy định bắt buộc phải có biện
pháp xử lý như: đấu thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng
 Phương pháp mô phỏng của Monte Carlo.
Phương pháp phân tích kết quả dự án dưới sự tác động đồng thời của các yếu
tố trong các tình huống khác nhau có tính tới phân bố xác suất và giá trịcos thể của
các biến số yếu tố đó.
Phương pháp mô phỏng của Monte Carlo có ưu điểm hơn các phương pháp
trên là xem xét đồng thời sự kết hợp của các yếu tố, có tính tới mối quan hệ của
của các yếu tố đó. Bởi vậy, đây là phương pháp khá phức tạp đòi hỏi người phân
tích phải có kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện tốt với sự trợ giúp kỹ thuật của máy
tính.
Phương pháp mô phỏng Monte Carlo bao gồm:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0131
- Lựa chọn các biến quan trọng đưa vào mô hình phân tích (dựa trên cơ sở
phân tích độ nhạy để đưa vào các yếu tố có ảnh hưởng lớn tới dự án).
- Xác định mô hình biến động của các yếu tố ảnh hưởng trong mối quan hệ
của chúng với biến ngẫu nhiên.
- Xác định các xác suất.
- Sử dụng mô hình mô phỏng xác định các kết quả phân tịch. Các kết quả
này giúp cho việc đánh giá dự án được chính xác.
Tuy nhiên phương pháp này có một số hạn chế: Đó là khá ước lượng về xác
suất xảy ra. Điều này dẫn đến kết quả là việc sử dụng các xác suất chủ quan là khó
có thể tránh được. Mặt khác, mối quan hệ giữa các biến có thể rất phức tạp. Mặc
dù đây là phương pháp hay nhưng nó đòi hỏi một lượng thông tin rất lớn về dự án
xem xét và phải tốn nhiều thời gian và chi phí nếu sử dụng.
1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án
đầu tư
1.3.5.1Những nhân tố kháchquan:
* Hành lang pháp lí, cơ chế chính sáchcủa nhà nước:
Hành lang pháp lí, cơ chế chính sách của Nhà Nước, nhân tố này đóng vai
trò là khuôn khổ định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Môi
trường pháp lí , chính sách quản lí của Nhà Nước đều tác động đến xấu đến chất
lượng thẩm định tài chính dự án cũng như kết quả hoạt động của dự án. Các dự án
thường kéo dài và thường liên quan đến nhiều văn bản pháp luật. Do đó, nếu các
văn bản luật này không có tính ổn định trong thời gian dài cũng như không rõ ràng,
minh bạch, chồng chéo... sẽ làm thay đổitính khả thi của dự án theo thời gian, gây
khăn cho các tổ chức thẩm định.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0132
* Tác động của lạm phát:
Lạm phát là yếu tố bất định có ảnh hưởng tới việc thẩm định tại chính dự
án. Lạm phát gây nên sự thay đổivề giá cả theo thời gian. Nó làm biến đổidòng
tiền kì vọng và tỷ lệ chiết khấu khi đánh giá tài chính dự án đầu tư. Mức lạm phát
chịu ảnh hưởng của các yếu tố như quy luật cung cầu, thu nhập, tốc độ tăng trưởng
kinh tế...việc tính đến yếu tố lạm phát sẽ tính chính xác hơn hiệu quả thẩm định dự
án cao hơn.
1.3..5.2Những nhân tố chủ quan
*Trình độ cán bộ thẩm định dự án:
Kết quả thẩm định tài chính dự án là kết quả của quá trình đánh giá dự án
về mặt tài chính theo nhận định chủ quan của con người bỏi vì con người là chủ thể
trực tiếp tổ chức và thực hiện hoạt động tại chính theo phương pháp và kĩ thuật của
mình. Thẩm định tài chính dự án là một công việc phức tạp, đòi hỏi người thẩm
định phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, và cả phẩm chất đạo đức. Sự hội
tụ của các yếu tố trên sẽ là tiền đề cho những quyết định đúng đắn của cán bộ thẩm
định tài chính dự án đầu tư, từ đó giúp cho chủ đầu tư, ngân hàng... lựa chọn những
dự án tối ưu, đem lại lợi íchcao.
* Quy trình nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu
tư
Mỗi dự án có những đặc thù nhất định, không phải dự án nào cũng áp
dụng được một quy trình chung,áp dụng được tất cả các chỉ tiêu, trong hệ thống
thẩm định do vậy việc lựa chọn phương pháp và các chỉ tiêu để đánh giá được tính
khả thi về mặt tài chính cũng là một vấn đề. Một quy trình, nội dung và phương
pháp hợp lí, khoa hoc, phù hợp với từng dự án cụ thể giúp cho cán bộ thẩm định
phân tích, tính toán hiệu quả tài chính dự án nhanh chóng, chính xác, dự bào các
khả năng có thể xảy ra trong tương lai để tránh được các rủi ro.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0133
* Thu thập và xử lí thông tin:
Thông tin là cơ sở cho những phân tích, đánh giá phục vụ cho hoạt động
thẩm định của cán bộ thẩm định. Do đó, số lượng và chất lượng thông tin có tác
động rất lớn đến chất lượng thẩm định. Thông tin thiếu, không chính xác, không
kịp thời thì dẫn đến việc thẩm định sai lầm, từ đó có những lựa chọn sai lầm có thể
gây hậu quả nặng nề hoặc bỏ qua cơ hội đầu từ vào một dự án tốt.
Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp xử lí, lưu trữ và sử dụng các thông
tin đó đúng mục đíchcũng cần được quan tâm.
 Tổ chức công tác thẩm định:
Thẩm định tài chính dự án đầu tư là tập hợp nhiều hoạt động có liên quan
chặt chẽ với nhau và với các hoạt động khác. Việc tổ chức điều hành công tác thẩm
định tài chính dự án nếu được xây dựng khoa học, chặt chẽ, phát huy được năng
lực, sự sáng tạo của từng cá nhân và sức mạnh tập thể tạo thành hệ thống đồng bộ
sẽ nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0134
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP công thương việt nam
2.1.1 Sựhình thành và phát triển
2.1.1.1Lịchsử hình thành
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam ( tên giao dịch quốc tế: VietinBank)
được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các
mốc lịch sử của ngân hàng Công Thương Việt Nam:
- Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh(theo Nghị
định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).
- Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương
Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam,(theo Quyết định số 402/CT
của Hội đồng Bộ trưởng)
- Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân
hàng Công thương Việt Nam,(theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc
NHNN Việt Nam)
- Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt
Nam,(theo Quyết định số 285/QĐ-NH5của Thống đốcNHNN Việt Nam).
- Ngày 08/07/2009: Công bố Quyết định đổitên Ngân hàng Công
thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt
Nam.(theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN Việt Nam số
142/GP-NHNN, ngày03/07/2009).
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam đặt trụ sở chính tại 108 Trần
Hưng Đạo – Hoàn Kiếm - Hà Nội – Việt Nam. Tínhđến thời điểm hiện nay, Ngân
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0135
hàng có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh
và trên 700 điểm/phòng giao dịch. Ngoài ra, Ngân hàng còn có 4 Công ty hạch
toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty
Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp
là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực.
Từ khi thành lập cho đến nay, Ngân hàng luôn là một trong những ngân
hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cộtcủa ngành Ngân hàng Việt
Nam. Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt
Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 Bên cạnh việc là sáng lập viên và đốitác
liên doanh của Ngân hàng INDOVINA, VietinBank còn có quan hệ đại lý với trên
850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới và là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt
Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân
hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER
quốc tế.
Hiện nay, VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công
nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn
không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các
sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa thuộc Ngân hàng Công thương
Việt Nam được hình thành năm 1959 với tên gọi là Phòng Công thương nghiệp Ô
Chợ Dừa và được đổi thành Chi điếm Nghiệp vụ ngân hàng Nhà nước khu phố
Đống Đa có trụ sở tại: Số 237 phố Khâm Thiên - TP. Hà Nội, với tổng số CBCNV
khoảng 50 người. Từ ngày 01/7/1988 là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc
Ngân hàng Công thương Việt Nam, là chi nhánh loại I có doanh số hoạt động lớn
trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và trên địa bàn thành
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0136
phố Hà Nội. Trụ sở chính của Vietinbank Đống Đa đặt tại số 187 Nguyễn Lương
Bằng-Quận Đống Đa - TP.Hà Nội. Đây là địa điểm rất thuận lợi để mở rộng hoạt
động và thu hút được nhiều khách hàng trên địa bàn khu vực Hà Nội đặc biệt là các
doanh nghiệp lớn. Sau hơn 20 năm đi vào hoạt động, Vietinbank đã đứng vững và
phát triển, lớn mạnh và đi lên bằng chính nỗ lực bản thân, ngân hàng đã vượt qua
được “bước khởi đầu nan” đảm bảo bù đắp chi phí và kinh doanh có lãi. Tỷ lệ tăng
trưởng hàng năm luôn đặt ở mức cao. Đến nay Vietinbank luôn mở rộng cả về chất
và lượng, và luôn là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả, hàng năm
đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.
2.1.1.2Cơcấu tổ chức:
Sơ đồ bộ máytổ chức
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0137
GI M
Đ C
KH I
KINH
DOANH
C C
PH NG
KH I
Q N L
RỦI RO
KH I T C
NGHI P
KH I H
TR
6 PH NG
GIAO
DỊCH
Phòng khách
hàng số 1
Phòng khách
hàng số 2
Phòng khách
hàng cá nhân
9QTK
Phòng quản
lý rủi ro
Phòng quản
lý nợ có vấn
đề
Phòng kế
toán
Phòng tiền tệ -
kho quỹ
Phòng tổng
hợp
Phòng thông
tin - điện toán
Phòng tổ chức
- hành chính
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0138
- Chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ tại VietinBankĐống Đa
(1) Phòng khách hàng số 1: Là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là
các doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ.
(2) Phòng khách hàng số 2: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng,
quản lý các sản phẩm tín dụng, nghiệp vụ tài trợ thương mại, kinh doanh mua bán
ngoại tệ, quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(3) Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với
khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ
(4) Phòng quản lý rủi ro: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi
nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh.
(5) Phòng quản lý nợ có vấn đề: Là phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm về
quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề
(6) Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với
khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài
chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh.
(7) Phòng tiền tệ - Kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ,
quản lý quỹ tiền mặt.
(8) Phòng tổ chức – Hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ
chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh.
(9) Phòng thông tin điện toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản
lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng thiết bị
công nghệ thông tin.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0139
(10) Phòng tổng hợp: Là phòng tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến
kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh
doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.
(11) Phòng giao dịch: Thực hiện các nhiệm vụ huy động vốn, cấp tín dụng,
cung cấp các dịch vụ ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ khác.
2.1.3. Tình hình hoạt động
2.1.3.1. Huyđộng vốn
Hoạt động huy động vốn của VietinBank nói chung và VietinBank chi nhánh
Đống Đa nói riêng luôn được đặc biệt quan tâm. Đây là hoạt động có vai trò rất
quan trọng trong hoạt động của chi nhánh. Nó có ảnh hưởng lan tỏa tới cả các hoạt
động khác như hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế…
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0140
Bảng 2.1. Nguồnvốn huyđộng tại VietinBankchi nhánhĐống Đa từ 2006
đến 2008
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tổng nguồn vốn 4300 4205 4250
1. Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền
- Nguồn vốn nội tệ 3805 3755 3730
- Nguồn vốn ngoại tệ (quy đổi ra
VNĐ)
495 450 520
2. Phân loại theo nguồn vốn
- Tiền gửi doanh nghiệp 2320 2305 1980
- Tiền gửi dân cư:
+ Tiền gửi tiết kiệm
+ Tiền gửi kỳ phiếu
+ Giấy tờ có giá khác
1980
1800
180
-
1900
1850
50
-
1740
1640
30
70
- Tiền gửi các định chế tài chính 700 380
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBankchi nhánh Đống Đa
năm 2007-2009)
Đặc điểm nổi bật về hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn 3
năm 2007-2009 chính là sự suy giảm về nguồn vốn huy động được tại chi nhánh
Đống Đa. Nếu như năm 2007, tống số vốn huy động được là 4300 tỷ đồng, thì năm
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0141
2008 chỉ có 4205 tỷ đồng được huy động (bằng 97% so với năm trước). Đến năm
2009, tổng số vốn huy động được chỉ tăng lên rất ít (tăng thêm 45 tỷ đồng, tương
ứng với 1.1%).
2.1.3.2. Hoạtđộng tín dụng
Đây là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Nhờ sử dụng
nhiều biện pháp tăng cường hoạt động tín dụng, công tác cho vay tại VietinBank
chi nhánh Đống Đa đã đạt được những kết quả như sau:
Bảng 2.2. Giá trị và tỷ trọng nợ vay của Chi nhánh từ2007-2009
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Tỷ
đồng
% Tỷ
đồng
% Tỷ
đồng
%
1. Cho vay ngắn
hạn
1100 68.7
5
930 74.4 1396 82.
12
2. Cho vay trung và
dài hạn
500 31.2
5
320 25.6 304 17.
88
Tổng 1600 100 1250 100 1700 100
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBankchi nhánh Đống Đa
năm 2007-2009)
Như vậy, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ vay của Chi nhánh là cho vay
ngắn hạn, và tỷ trọng này liên tục tăng qua 3 năm. Các doanh nghiệp thường xuyên
vay ngắn hạn chi nhánh là: Công ty dược liệu TƯ 1, Công ty Sao Vàng, Công ty cơ
điện Trần Phú, công ty Thượng Đình, Công ty bóng đèn phíchnước Rạng Đông,…
Cho vay trung và dài hạn lại có xu hướng giảm dần.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0142
Xét theo đối tượng cho vay, khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy năm 2008, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh
có sự giảm sút đôichút, đến năm 2009, dư nợ cho vay khối này lại tăng lên đáng
kể. Ngoài nguyên nhân khách quan là 2 gói kích cầu của Chính phủ hỗ trợ cho vay
đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, nguyên nhân chủ quan chính là sự
năng động của Chi nhánh trong việc tìm chủ động kiếm khách hàng mới và phát
triển các loại hình tín dụng. Chi nhánh đã tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các
nghiệp vụ bảo lãnh như: bảo lãnh mởi L/C, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng, bảo lãnh bảo hành… góp phần đa dạng hóa nguồn thu nhập cho chi
nhánh.
Hình 2.2. Dư nợ theo đối tượng cho vay trong 3 năm 2007-2009
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBankchi nhánh Đống Đa
năm 2007-2009)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0143
* Đánh giá chất lượng tín dụng
Bảng 2.3. Phânloạinợ ( Tỷ đồng )
Phân loại nợ 2007 2008 2009
Nhóm 1 1532 1195,5 1682
Nhóm 2 15 15
Nhóm 3 10 20
Nhóm 4 50 4,5 12,6
Nhóm 5 3 15 5,35
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBank chi nhánh Đống Đa năm
2007-2009)
Năm 2009 có thể đánh giá là năm thành công trong hoạt động tín dụng của
chi nhánh, mặc dù môi trường đầu tư cònnhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn
tăng trưởng được tín dụng trong mức cho phép và kiểm soát tốt chất lượng tín
dụng, nợ nhóm 2 và nhóm 3 đều bằng 0. Nợ xấu đạt 17,95 tỷ đồng tăng so với năm
trước song tỷ lệ ở mức 1,1% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu ( Nợ nhóm 3,4,5)
=1,06% < mục tiêu 3%.
2.1.3.3. Cáchoạt động khác
- Hoạt động thanh toán ngoạitệ và tài trợ thương mại
Nhìn chung, tuy giá trị mua bán ngoại tệ và tài trợ thanh toán cònkhá nhỏ
bé, hoạt động này vẫn không ngừng phát triển nhờ đã làm tốt công tác đào tạo cán
bộ, phân công đầu mối cụ thể, cũng như phát triển mạnh các dịch vụ phát hành và
thanh toán L/C, nhờ thu nhập khẩu,… Đặc biệt hoạt động thanh toán quốc tế của
chi nhánh có sự tăng trưởng đáng kể trong năm 2009, tăng 33.2% so với năm trước
đó.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0144
Bảng 2.4. Hoạtđộng thanh toán ngoạitệ và tài trợ thương mạicủa
VietinBankchi nhánh Đống Đa một số năm
Chỉ tiêu 2007
So
sánh
07/06
2008
So
sánh
08/07
2009
So
sánh
09/08
Ngoại tệ
Mua vào 45.3 -3.48% 46.2 2% 45.9 -0.65%
Bán ra
46.1 -3.23%
45.8
5
-0.54% 47.5 3.6%
Thanh toán quốc
tế
L/C nhập
43.1
9
2.21% 45.2 4.65% 60.2 33.2%
L/C xuất
1.5
5.63%
1.8 20% 1.95 8.33%
Chi kiều hối
1.81
0
3.72% 1.95 7.73% 2.15
10.26
%
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBankchi nhánh Đống Đa
năm 2007-2009)
Ngoài ra, trong những năm qua, VietinBank chi nhánh Đống Đa cònchú
trọng phát triển dịch vụ thanh toán như chi trả kiều hối, thanh toán séc du lịch... và
cũng đã ký hợp đồng chuyển tiền kiều hối với một số ngân hàng như S Bank...do
đó doanh số chi trả kiều hối ngày càng tăng. Dịch vụ kiều hối đã đạt được nhiều
thành công đáng kể ,mạng lưới chi trả kiều hối đã được triển khai đến hầu hết các
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0145
phòng giao dịch,điểm giao dịch và quỹ tiết kiệm. Doanh số chi trả kiều hối năm
2009 đạt 2,15 tỷ tăng 10.6% so với 2008 và chiếm khoảng 15% thị phần về dịch vụ
kiều hối trên thị trường chính thức ở Việt Nam. Cùng với hoạt động thanh toán
quốc tế nói trên, trong những năm gần đây, Chi nhánh cũng phát triển thêm một số
dịch vụ mới như chi trả kiều hối theo dịch vụ Western Union, thanh toán thẻ quốc
tế, thanh toán séc du lịch,…
- Về công tác thu hồi nợ quá hạn, nợđã xử lý rủi ro:
Chi nhánh đã quyết liệt xử lý bằng nhiều biện pháp như phân loại khách
hàng, phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng khách hàng và phòng Quản lý nợ có
vấn đề để áp dụng các biện pháp thu nợ phù hợp với từng đốitượng khách hàng.
Trong năm 2009, chi nhánh đã thu được những món lớn và khó như Công ty Vật tư
XDCT: 18841 triệu đồng (ngoài ra cònthu được 3.325 triệu đồng nợ lãi); bán đấu
giá tài sản của Công ty XDCB – Bộ giáo dục đào tạo thu được 4224 triệu đồng.
- Về pháthành thẻ:
Hoạt động phát hành thẻ ATM có nhiều đổimới sáng tạo. Hàng năm vào
mùa tựu trường của các trường Đại học, Chi nhánh đều tổ chức các chiến dịch phát
hành thẻ tại các trường do đoàn thanh niên phối hợp với các phòng, ban trong Chi
nhánh tổ chức. Thông qua hội sinh viên quảng cáo tới các lớp, đề xuất quà tặng
nhân ngày khai trường, trao học bổng cho sinh viên xuất sắc để tạo mối quan hệ
gắn bó lâu dài… Số lượng thẻ phát hành tăng dần qua các năm. Trong năm 2009,
tổng số thẻ ATM phát hành đạt 12776 thẻ, số thẻ tín dụng quốc tế phát hành đạt
105 thẻ, chất lượng thẻ phát hành có chất lượng chứ không phải chạy theo số
lượng.
- Về công tác tiền tệ kho quỹ:
Chi nhánh đã phục vụ tốt việc thu – chi tièn mặt, đảm bảo thu chi kịp thời,
chính xác không để tiền đọng, không để khách hàng phải chờ đợi. Phối hợp giữa
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0146
lực lượng bảo vệ và công an để vận chuyển tiền an toàn, không để xảy ra mất mát,
sai sót. Ngoài việc thu tiền tại trụ sở chính, Chi nhánh thường xuyên có 7 tổ thu
tiền mặt lưu động tại 43 cửa hàng, 13 đại lý của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu và của
chi nhánh điện lực Đống Đa.
2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh:
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn
CBTD hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đíchvay vốn
CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong
danh mục hồ sơ khách hàng.
Về mục đíchvay vốn: cần kiểm tra nhu cầu vay vốn có thuộc đốitượng cho
vay của NH không. Tính hợp pháp của mục đíchvay vốn, mặt hàng kinh doanh có
thuộc diện cấm lưu hành theo quy định của Chính phủ không? Đốivới các dự án
vay vốn bằng ngoại tệ cần kiểm tra xem có phù hợp với quy định quản lý ngoại hối
hiện hành không?
Bước 3: Kiểm tra xác minh thông tin
Bước 4: Phân tích ngành
Phân tích ngành là bước quan trọng trong quá trình thẩm định dự án cho vay
vốn của NH. Thực chất phân tích ngành là xem xét đánh giá DN trong mối quan hệ
với tình hình thị trường hiện tại, các nội dung chủ yếu trong phân tích ngành là:
- Xem xét tốc độ phát triển của ngành trong quá khứ, hiện tại và dự đoán
trong tương lai.
- Sự phát triển của các DN lớn trong ngành, các chính sách của Chính phủ,
những thay đổivề điều kiện lao động.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0147
- Về vị trí của DN trong ngành, sản phẩm của DN trên thị trường, tính cạnh
tranh khả năng thích nghi với sự thay đổi của thị trường.
Đề đánh giá được những tiêu chí trên CBTD phải thu thập thông tin về sự
chuyển đổitrong ngành: sự thay đổivề giá cả, cung cầu sản phẩm, các sản phẩm
có khả năng thay thế. Vị trí của sản phẩm trong ngành: doanh số, sự tin tưởng của
khách hàng, trình độ kỹ thuật, tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra còn
phải thu thập ý kiến của bên thứ ba: nhận định của bạn hàng, các DN cùng ngành
và từ phía khách hàng.
Bước 5: Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
Bước 6: Thẩm định dự án đầu tư
Trên cơ sở là DAĐT, CBTD sẽ tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án,
hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra nhằm phục vụ
cho việc ra quyết định có nên cho vay hay không. Quá trình thẩm định cũng là lúc
CBTD góp ý cho khách hàng, tạo tiền đề cho việc đảm bảo hiệu quả cho vay, trả
nợ đúng hạn, phòng ngừa rủi ro. Qua đó xác định số tiền cho vay, thời hạn vay,
tiến độ giải ngân hợp lý đảm bảo hiệu quả đầu tư của NH.
Bước 7: Dự kiến lợi ích của NH nếu khoản vay được phê duyệt
Bước 8: Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay, thẩm định rủi ro tín dụng độc
lập
Bước 9: Lập tờ trình thẩm định
CBTD sẽ lập tờ trình thẩm định dựa trên các nội dung thẩm định ở trên và
trình lên lãnh đạo phòng xem xét và kiểm tra.
Bước 10: Trưởng phòng tín dụng đánh giá, kiểm tra và nhận xét, sau đó trình
lên giám đốc để xem xét và phê duyệt lần cuối.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0148
Quy trình thẩm định được tiến hành trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận đầy
đủ hồ sơ hợp lệ của khách hàng đốivới những dự án vay vốn ngắn hạn và không
quá 30 ngày với những dự án vay vốn trung và dài hạn.
2.3 Quy trình thẩm định tài chính ở chi nhánh:
Hoạt động thẩm định tài chính DAĐT diễn ra theo một quy trình thống nhất
với các bước cụ thể. Thông thường, thẩm định tài chính DAĐT được tiến hành
thông qua một số bước sau:
a. Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ cho dự án
* Thẩm định tổng mức vốn đầu tư
Đây là nội dung quan trọng đầu tiên cần xem xét khi tiến hành phân tích tài
chính dự án. Việc thẩm định chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan
trọng đối với tính khả thi của dự án. Nếu mức vốn đầu tư dự tính quá thấp dự án sẽ
không thục hiện được, ngược lại nếu dự tính quá cao sẽ không phản ánh chính xác
hiệu quả tài chính của dự án.
Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập
và đưa dự án vào hoạt động. Tổng mức vốn này được chia ra thành hai loại: Vốn
đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động ban đầu.
- Vốn đầu tư vào tài sản cố định bao gồm: đầu tư vào trang thiết bị, dây
chuyền sản xuất…tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đến chi phí “chìm”- tức là chi phí
mà DN bỏ ra không liên quan đến việc dự án có khả thi hay không. Điển hình là
các chi phí khảo sát địa điểm xây dựng dự án, chi phí tư vấn thiết kế dự án…
- Vốn lưu động ban đầu bao gồm: vốn đầu tư vào tài sản lưu động ban đầu
nhằm đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện
kinh tế, kỹ thuật đã dự tính. Nó bao gồm: nguyên vật liệu, điện nước, nhiên liệu,
phụ tùng, tiền lương, hàng dự trữ…và vốn dự phòng.
* Thẩm định nguồn tàitrợ cho dự án
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0149
Trên cơ sở tổng vốn đầu tư cho dự án, NH tiến hành xem xét các nguồn tài
trợ cho dự án, trong đó phải tìm hiểu về khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về
quy mô và tiến độ. Các nguồn tài trợ cho dự án có thể do Chính phủ tài trợ, NHCV,
vốn tự có của chủ đầu tư, vốn huy động từ các nguồn khác.
Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn, nên
các nguồn tài trợ được xem xét không chỉ vể mặt số lượng mà phải theo dõicả về
thời điểm nhận được tài trợ.
Tiếp đó phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ
các nguồn về số lượng và tiến độ. Khả năng lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thì dự án
được chấp nhận. Sau khi xem xét các nguồn tài trợ cho dự án cần xem xét cơ cấu
nguồn vốn của dự án. Có nghĩa là xem xét tỷ lệ từng nguồn chiếm trong tổng mức
vốn đầu tư dự kiến.
Vậy qua nghiên cứu bước này NH có thể có được quyết định phù hợp nếu
cho vay thì phải giải ngân như thế nào để đảm bảo dự án được tiến hành một cách
thuận lợi.
b. Thẩm định dòng tiền của dự án
Sau khi thẩm định tổng nhu cầu vốn, cơ cấu nguồn vốn và tiến độ huy động
vốn, bước tiếp theo là thẩm định các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án, tức là NH
xem xét tới các yếu tố thu, chi, từ đó xem xét được dòng tiền của dự án. Việc thẩm
định các chỉ tiêu này được thực hiện thông qua việc thẩm định báo cáo tài chính dự
tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án.
Tuy nhiên để đi vào thẩm định dòng tiền của dự án thì phải hiểu được khái
niệm giá trị thời gian của tiền. Tiền có giá trị về mặt thời gian do ảnh hưởng của
các yếu tố: lạm phát, rủi ro, thuộc tính vận động và khả năng sinh lời của tiền.
Thông thường NH thẩm định dòng tiền của DAĐT thì thẩm định các yếu tố
sau:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0150
* Thẩm định dòng tiền vào của dự án
Dòng tiền vào của dự án là dòng tiền sau thuế mà DN có thể thu hồi để tái
đầu tư vào một dự án khác. Dòng tiền vào thực ra chính là các khoản phải thu của
dự án và vì vậy nó mang dấu dương. Các khoản phải thu của dự án thường được
tính theo năm và được đưa vào kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng năm của dự án để
xác định. Trong bước này, cán bộ thẩm định xác định công suất huy động dự tính
của chủ dự án có chính xác hay không; khả năng tiêu thụ sản phẩm; giá cả của sản
phẩm bán ra…dựa vào định hướng phát triển của ngành nghề và dự báo ảnh hưởng
của các yếu tố môi trường.
* Thẩm định dòng tiền ra của dự án
Dòng tiền ra của dự án được thể hiện thông qua chi phí của dự án nên mang
dấu âm. Dòng tiền ra liên quan đến các chi phí đầu tư cho TSCĐ, cho xây dựng và
cho mua sắm. Và các chỉ tiêu phản ánh chi phí cũng được tính theo từng năm trong
suốt dòng đời của dự án. Việc dự tính các chi phí sản xuất, dịch vụ được dựa trên
kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch khấu hao, kế hoạch trả nợ của dự án. Cán bộ
thẩm định xem xét tính đầy đủ của các loại chi phí, kế hoạch trích khấu hao có phù
hợp hay không…
Khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất. Bởi vậy mức khấu hao có ảnh
hưởng đến lợi nhuận, đến mức thuế thu nhập phải nộp hàng năm của DN. Nếu
khấu hao tăng, lợi nhuận giảm và do đó thuế thu nhập DN giảm và ngược lại. Vì
vậy, việc xác định chính xác mức khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng trong phân
tích tài chính dự án. Mức khấu hao được xác định hàng năm lại phụ thuộc vào
phương pháp tính khấu hao.
* Thẩm định dòng tiền của dự án
Trên cơ sở số liệu dự tính về dòng tiền vào và dòng tiền ra từng năm có thể
dự tính mức lãi lỗ hàng năm của dự án. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0151
ánh kết quả của hoạt động sản xuất, dịch vụ trong từng năm của dòng đời dự án.
Đối với NHTM nó là cơ sở về mặt tài chính để đánh giá dự án một cách chính xác.
Trong thẩm định tài chính DAĐT, việc thẩm định dòng tiền của dự án có thể
nói là việc khó nhất. Thẩm định tài chính dự án quan tâm tới lượng tiền đi vào
(dòng vào) và đi ra (dòng ra) của dự án. Đảm bảo cân đối thu chi (cân đốidòng
tiền vào và dòng tiền ra) là mục tiêu quan trọng của phân tích tài chính dự án.
Thu chi của dự án được xác định từ những thông tin trong các báo cáo thu
nhập và chi phí của dự án, song vấn đề là cần phân biệt giữa khoản thu và doanh
thu, giữa chi phí và khoản chi trước khi xây dựng bảng cân đốithu chi của dự án.
- Thẩm định dòng tiền ra hay chính là chi phí của dự án: cần phân biệt giữa
các chi phí và khoản chi. Đối với chi phí, DN đã chấp nhận mua hàng hóa, dịch vụ
nhưng có thể luồng tiền đi ra chưa xuất hiện; còncác khoản chi thì DN đã thực sự
bỏ tiền, tức là đã có luồng ra xuất hiện. Chi phí mà chủ dự án phải bỏ ra đầu tiên
phải kể đến là chi phí cho máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị, ngoài ra cũng phải
tính đến các chi phí đi kèm như chi phí lắp đặt, vận chuyển, bảo hiểm, chi phí cho
việc đào tạo công nhân vận hành, chi phí chạy thử…
Trong việc tính toán chi phí cũng cần phải tính đến yếu tố chi phí cơ hội,
“chi phí cơ hội được định nghĩa là cơ hội thu nhập bị bỏ qua do chấp nhận dự án
này mà không chấp nhận dự án khác”. Khi tính toán các khoản chi cho máy móc và
thiết bị, một dữ kiện dễ bị bỏ qua là vốn luân chuyển cần cho vận hành công trình
đầu tư, cũng phải được đưa vào để tính toán chi phí đầu tư. Nếu số vốn luân
chuyển được thu hồi khi dự án ngưng hoạt động thì dự án có giá trị ròng tại thời
điểm cuối và dữ kiện cần phải được tính tới. Các chi phí chìm sẽ không được tính
đến trong phân tích, nó không nên coi là chi phí để đưa vào dòng tiền, bởi nó là chi
phí mà chủ dự án bỏ ra cho dù dự án đó có được chấp nhận hay không. Ngoài ra,
chi phí khấu hao là một chi phí khá quan trọng, trong báo cáo thu nhập của kế toán,
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0152
khấu hao được khấu trừ vào chi phí để xác định lợi nhuận trong kỳ, nhưng nó là chi
phí không xuất quỹ, khấu hao được coinhư là một nguồn thu nhập của dự án.
Trong khi thẩm định dòng chi phí cũng cần chú ý đến lãi vay, lãi vay vừa là
khoản chi phí, vừa là khoản chi tiêu bằng tiền thật sự nhưng lãi vay thì cũng không
được đưa vào dòng tiền vì lãi vay tượng trưng cho giá trị thời gian của tiền và
khoản này được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền tương lai
- Thẩm định dòng thu nhập: Cần phân biệt được doanh thu và các khoản thu.
Doanh thu là giá trị của hàng hóa, dịch vụ đã được bán ra và người mua tuyên bố
chấp nhận mua hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên, đốivới các khoản được ghi nhận là
doanh thu thì không xác định được người mua đã trả tiền hay chưa, còn đốivới các
khoản thu thì chắc chắn là DN đã thu được tiền. Tức là doanh thu thì có thể chưa
xuất hiện dòng tiền đi vào DN nhưng đốivới khoản thu thì chắc chắn dòng tiền đã
xuất hiện.
Trong dòng thu của dự án cũng cần phải tính tới giá trị cònlại của thiết bị,
máy móc khi dự án kết thúc. Giá trị còn lại của một tài sản là giá trị tài sản có thể
bán được tại thời điểm dự án kết thúc. Đối với dòng thu còn cần phải chú ý các
khoản thu từ dự án phải loại bỏ thuế thu nhập để tính toán dòng tiền được chính
xác. Chính vì vậy, dòng tiền được sử dụng để tính toán trong thẩm định DAĐT là
dòng tiền sau thuế.
Vậy dòng tiền của dự án là chênh lệch giữa số tiền nhận được và số tiền chi
ra. Dòng tiền mặt không giống như lợi nhuận hay thu nhập. Thu nhập vẫn có thể
thay đổitrong khi không có sự thay đổitương ứng trong dòng tiền mặt.
c. Tính toán hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án
Quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư
được chia thành 6 bước chính như sau:
- Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0153
- Bước 2: Phân tíchđể tìm dữ liệu
- Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở
- Bước 4: Lập các bảng tính trung gian
- Bước 5: Lập báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
và tính toán khả năng trả nợ của dự án.
Trong quá trình tính toán các nhóm chỉ tiêu tài chính được sử dụng đến như
nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án NPV,IRR, thời gian hoàn vốn đầu tư...
và nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ là nguồn trả nợ hàng năm, thời gian hoàn trả
vốn vay.
2.3 Ví dụ minh họa hoạt động thẩmđịnh tài chính dự án đầu tư tại ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa.
Để hiểu rõ hơn về quy trình thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh,
chúng ta xem xét thực trạng của một dự án đã được cán bộ chi nhánh thẩm định.
Trong số các dự án đầu tư mà chi nhánh thẩm định, có dự án “ đầu tư mới thiết bị,
máy móc, nâng cao năng lực sản xuất dây và cáp điện”
A/ Giới thiệu khách hàng
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦ TƯ
THƯƠNG MẠI CÔNG NGHI P VI T Á
- Trụ sở chính : Nhà 18/2, ngõ 370 đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy,
TP. Hà Nội
- Họ và tên người đại diện doanh nghiệp
Bà : Phạm Thị Loan Chức vụ: Chủ tịch HĐQT/ Tổng giám đốc
- Đăng kí kinh doanh số: 0103014773 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố
Hà Nội cấp ngày 20/10/1995.
- Nghành nghề kinh doanh:
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVQuy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVdissapointed
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Nam Hương
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...Nam Hương
 

Was ist angesagt? (20)

Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
 
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docxBáo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Đề tài: Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng Sacombank, HAY
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinbankKhoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
 
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVQuy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
 
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vayLuận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 

Ähnlich wie Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt
[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt
[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.pptmaihuong548518
 
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt NamlHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt NamLuanvan84
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưCleverCFO Education
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá dự án đầu tư
đáNh giá dự án đầu tưđáNh giá dự án đầu tư
đáNh giá dự án đầu tưPhước Vũ
 
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...Thu Vien Luan Van
 
Luận Văn Thu hút vốn đầu tư vào Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Thu hút vốn đầu tư vào Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.docLuận Văn Thu hút vốn đầu tư vào Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Thu hút vốn đầu tư vào Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.docsividocz
 
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựngTài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựngminhphuongcorp
 
Tomtat.pdf
Tomtat.pdfTomtat.pdf
Tomtat.pdfHongNamm
 
Giao trinh tai tro du an
Giao trinh tai tro du anGiao trinh tai tro du an
Giao trinh tai tro du anHang Pham
 

Ähnlich wie Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
 
[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt
[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt
[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt
 
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thươngĐề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
 
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt NamlHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
 
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thươngĐề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
 
Qtdadt
QtdadtQtdadt
Qtdadt
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Giao trinh qtda
Giao trinh qtdaGiao trinh qtda
Giao trinh qtda
 
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đChất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
 
đáNh giá dự án đầu tư
đáNh giá dự án đầu tưđáNh giá dự án đầu tư
đáNh giá dự án đầu tư
 
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...
Các phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tàu vtc star tại công ty...
 
Luận Văn Thu hút vốn đầu tư vào Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Thu hút vốn đầu tư vào Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.docLuận Văn Thu hút vốn đầu tư vào Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Thu hút vốn đầu tư vào Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.doc
 
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựngTài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
 
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bảnGiải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak
Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh ChampasakGiải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak
Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
 
QT169.doc
QT169.docQT169.doc
QT169.doc
 
Tomtat.pdf
Tomtat.pdfTomtat.pdf
Tomtat.pdf
 
Giao trinh tai tro du an
Giao trinh tai tro du anGiao trinh tai tro du an
Giao trinh tai tro du an
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Kürzlich hochgeladen

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 

Kürzlich hochgeladen (20)

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 

Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.011 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong nền kinh tế thị trường, công cuộc hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, hàng loạt các hoạt động đầu tư đã, đang và sẽ diễn ra. Nhưng hoạt động đầu tư là việc làm đầy mạo hiểm, đòihỏi bỏ vốn lớn, thời gian đầu tư dài, hiệu quả của dự án cần nhiều thời gian mới có thể thấy được. Nên khi đã bỏ vốn đầu tư và hình thành năng lực mới thì cơ hội sữa chữa sai lầm là rất thấp. Vì vậy, để đảm bảo tính sinh lời của việc đầu tư thì trước khi đầu tư thì ta phải tiến hành một cách có khoa học, có phương pháp. Đó là phương pháp đầu tư theo dự án. Phương pháp này giúp cho chủ đầu tư trước khi bỏ vốn sẽ đánh giá một cáchđầy đủ về mọi phương diện của một cơ hội đầu tư từ đó có những lựa chọn chính xác đầu tư hay không đầu tư vào dự án đó. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Đảng và Nhà Nước đòi hỏi việc triển khai ngày càng nhiều dự án đầu tư, với nguồn vốn trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, nguồn vốn cho vay theo dự án đầu tư của NHTM ngày càng phổ biến, cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Đó cũng là một thách thức không nhỏ đốivới các NHTM về sự an toàn và hiệu quả của nguồn vốn cho vay theo dự án. Có vô số rủi ro khác nhau khi cho vay, cho đầu tư xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn làm cho ngân hàng bị phá sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, để đi đến chấp nhận cho vay thì thẩm định dự án đầu tư là khâu quan trọng, quyết định chất lượng cho vay theo dự án của ngân hàng. Thẩm định tài chính dự án đầu tư ngày càng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đảm bảo lợi nhuận, sự an toàn cho ngân hàng.
  • 2. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.012 Xuất phát từ ý nghĩa đó của việc thẩm định dự án đầu tư, qua quá trình tìm hiểu thực hiễn của hoạt động này tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư em đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Công Thương - Đống Đa”. 2. Mục đích nghiên cứu: Luận văn được viết với 3 mục đíchcơ bản: - Hệ thống hóa cơ sở lí luận và các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư. - Đánh giá thực trạng hoạt động thâm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công Thương- chi nhánh Đống Đa. - Giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công Thương- chi nhánh Đống Đa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. - Phạm vi nghiên cứu: côngtác thẩm định tài chính dự án đầu tư mới thiết bị, máy móc, nâng cao năng lực sản xuất dây và cáp điện. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận. Bên cạnh đó còn sử dụng thêm phương pháp thống kê, phân tích, so sánh... 5. Kết cấuluận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương với các nội dung chính như sau:
  • 3. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.013 Chương I: Những vấn đề chung về thẩm địnhdự án và thẩm địnhtài chính dự án đầu tư. Chương II: Thực trạng công tác thẩm địnhtài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương-Chi nhánhĐống Đa. Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả hoạt động thẩm địnhtài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Công Thương-Chi nhánh Đống Đa.
  • 4. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.014 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN VÀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1 Tổng quan về dự án đầu tư: 1.1.1 Khái niệm vềdự án đầu tư: Theo luật đầu tư năm 2006: - Đầu tư là việc nhà đầu tư bổ vốn bằng các tài sản hữu hình hay vô hình để hình thành tài sản, bằng việc tiến hành các hoạt động đàu tư theo quy định của pháp luật. Hoạt động đầu tư có hai đặc trưng cơ bản là có tính sinh lời và thời gian kéo dài. - Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định. Khái niệm dự án đầu tư có thể được xem ở nhiều góc độ khác nhau: - Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch của một công cuộc đầu tư phát triển, để đạt được những kết quả nhất định và thực hiện những mục tiêu xác định trong tương lai lâu dài. - Về mặt bản chất: Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịnh vụ trong khoảng thời gian xác định. - Trên góc độ quản lí: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn đầu tư, lao động để tạo ta các kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong thời gian dài.
  • 5. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.015 - Trên góc độ kế hoạch hóa:Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội làm nền tảng cho các quyết định đầu tư. 1.1.2 Đặcđiểm dựán đầu tư: - Có mục tiêu, mục đíchcụ thể: Tất cả các dự án đầu tư đều phải có kết quả xác định. - Có một hình thức tổ chức xác định để thực hiện dự án. - Có nguồn lực để tiến hành hoạt động của dự án - Có một khoảng thời gian nhất định để thực hiện mục tiêu dự án. 1.1.3 Phân loại dựán đầu tư Có thể phân loại các dự án đầu tư theo các tiêu thức sau: 1. Theo cơ cấu tái sản xuất: - Dự án đầu tư theo chiều rộng - Dự án đầu tư theo chiều sâu. 2. Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội: - Dự án ĐT phát triển sản xuất kinh doanh. - DA đầu tư phát triển KHCN. - DA đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ... 3. Theo các giai đoạn hoạt động của các dự án ĐT trong quá trình tái SX xã hội: - DA đầu tư thương mại. - DA đầu tư sản xuất. 4. Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đầu tư đã bỏ ra: - DA đầu tư ngắn hạn (DA ĐT thương mại) - DA đầu tư dài hạn. (...) 5. Theo sự phân cấp quản lý dự án:
  • 6. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.016 - Dự án quan trọng quốc gia - DA nhóm A - DA nhóm B - DA nhóm C. 6. Theo cấp độ nghiên cứu: - DA tiền khả thi - DA khả thi. 7. Theo nguồn vốn. - DA ĐT bằng nguồn vốn ngân sách NN. - DA ĐT bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển cảu Nhà nước - DA ĐT bằng nguồn vốn huy động của DN và các nguồn vốn khác. - DA ĐT bằng nguồn vốn hỗn hợp 1.2 Thẩm định dự án đầu tư 1.2.1 Khái niệm thẩm địnhdựán đầu tư Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thẩm định, tùy thuộc theo tính chất của dự án và các chủ thể có thẩm quyền , song đứng trên giác độ tổng quát có thể định nghĩa như sau: Thẩm định dựán đầu tư là quá trình thẩm tra, xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của dự án, nhằm đánh giá, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án, để từ đó đề ra các quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư và triển khai dự án đầu tư. 1.2.2 Sựcần thiết khách quan phải thẩm địnhdự án đầu tư: Đầu tư là một lĩnh vực quan trọng quyết định sự tăng trưởng và phát triển của các thành phần kinh tế cũng như nền kinh tế quốc dân. Nhưng hoạt động đầu tư sẽ không thể tiến hành đựoc khi không có vốn hay không đủ vốn. Để huy động đủ vốn cần thiết ngoài vốn tự có của mình, các nhà đầu tư thương kêu gọi sự tài trợ
  • 7. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.017 từ bên ngoài mà trong đó chủ yếu là nguồn vốn vay của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không đồng ý cho vay nếu không biế rằng vốn vay có đựoc sử dụng an toàn và hiệu quả hay không. Do đó, không chỉ riêng các nhà đầu tư, mà cả ngân hàng và các cơ quan liên quan cũng phải tiến hành thẩm định dự án đầu tư tức là đi sâu xem xet, nghiên cứu đánh giá hàng loạt vấn đề để đưa ra quyết định đúng đắn. * Đối với nhà đầu tư: Sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp là nhờ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng đắn, mà các kế hoạch này lại được thực hiện bởi các dự án. Trong thực tế, khi đưa ra một quyết định đầu tư, chủ đầu tư thường xây dựng và tính toán các phương án khác nhau. Điều đó có nghĩa là nhiều dự án khác nhau được đưa ra nhưng không phải dễ dàng gì trong việc lựa chọn dự án này, lọai bỏ dự án kia vì nhiều khi khả năng thu thập, nắm bắt những thông tin mới của chủ dự án bị hạn chế nhất là đốivới các xu hướng kinh tê, chính trị, xã hội và điều này sẽ làm nguy cơ rủi ro tăng cao và làm giảm tính chính xác trong phán đoán của họ. thôn gqua việc thẩm định dự án đầu tư sẽ guíp nhà đầu tư lựa chọn được dự án đầu tư tối ưư và thích hợp nhất với năng lực của mình. * Đối với ngân hàng: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện việc nhận tiền gửi và cho vay. Trong quá trình cho vay, không phải bất kì một doanh nghiệp nào, bất kì dự án nào cũng được ngân hàng đáp ứng. Ngân hàng chỉ cho vay khi đã biết chắc chắn dự án đó hợp pháp vốn vay,đươc sử dụng đúng mục đích, mang lai lợi íchcho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Vì vậy, đốivới ngân hàng, công tác thẩm định dự án đầu tư là rất quan trọng. Nó giúp cho ngân hàng ra quyết định có bỏ vốn hay không, từ đó hạn chế những rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng. * Đối với xã hội và cơ quan quảnlí nhà nước.
  • 8. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.018 Đầu tư luôn được coilà động lực phát triển nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng của mỗi quốc gia. Nhưng vấn đề quan trọng đặt ra là đầu tư như thế nào cho hiệu quả, nếu họat động đầu tư không hợp lí là rất nguy hại và gây ảnh hưởng xấu đến hàng loạt các vấn đề về kinh tế, xã hội như vấn đề công ăn việc làm, tăng thu ngân sách,… và vấn đề đảm bảo môi trường sinh thái. Ngoài ra dự án đầu tư được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, của từng địa phương và phải tuân thủ các pháp luật liên quan. 1.2.3 Nội dung thẩm địnhdự án đầu tư 1.2.3.1Thẩm địnhđiều kiện pháp lí: Thẩm định điều kiện pháp lí của dự án đầu tư là việc làm đầu tiên trong quá trình thẩm định cuả một số dự án đầu tư.( nhất là các dự án đầu tư liên quan đến bất động sản thì đây là điều kiện không thể thiếu được ). Khi điều kiện pháp lí được đảm bảo tức là dự án đầu tư đó được cấp giấy phép đầu tư từ cơ quan có thẩm quyền , hồ sơ pháp lí đầy đủ thì khi đó mới tiến hành thẩm định các phương diện khác. 1.2.3.2Thẩm địnhmụctiêu và sự cần thiết cuả dự án đầu tư: Xem mục tiêu của dự án là j? Có hợp lí hay không? Có cần thiết phải thực hiện dự án không? Thực hiện dự án thì sẽ có những kết quả gì? Có phù hợp với luật pháp, mục tiêu kinh tế tăng trưởng của nước ta, phù hợp với xã hội hay không?... là những điều cần quan tâm khi thực hiện thẩm định dự án. 1.2.3.3Thẩm địnhkhía cạnh thị trường: Là việc tiến hành phân tíchcác kết quả nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra các kết luận hợp lý, chính xác về thị trường tiêu thụ của sản phẩm dự án. Phân tích thị trường giúp nhà đầu tư lưạ chọnmục tiêu, các định rõ phương hướng và quy mô của dự án. Thẩm định thị trường gồm các nội dung sau:
  • 9. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.019 - Thẩm định cung cầu trên thị trường - Thẩm định các chiến lược về sản phẩm và chuyến lược giá cả, chiến lược phân phối, tiêu thụ sản phẩm. - Xem xét các vấn đề về cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh, mức độ cạnh tranh trên thị trường, khả năng canh tranh của sản phẩm dự án... - Thẩm định mức độ thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường của dự án trong suốt thời gian tồn tại độc lập. - Mức độ chính xác của việc thẩm định thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định dòng tiền vào của dự án đầu tư. 1.2.3.4Thẩm địnhkhía cạnh kỹ thuậtcủa dự án: Thẩm định kỹ thuật của dự án là việc kiểm tra, phân tích các yếu tố kỹ thuật công nghệ, trang thiết bị, địa điểm xây dựng. Nó giúp cho các nhà đầu tư xác định được tính khả thi của dự án về mặt kỹ thuật, là cơ sở để tính toán dòng tiền ra cả dự án. Nội dung thẩm định kỹ thuật dự án: - Thẩm định về quy mô dự án: xác định công suấtdự án, công bình thường có thể của dự án, công suất tối đa danh nghĩa, công suất thực tế khả thi của dự án, mức sản xuất dự kiến hàng năm cần căn cứ vào nhu cầu thị trường và nguồn lực dự án; - Thẩm định về mặt công nghệ, trang thiết bị, phương pháp sản xuất. - Thẩm định về việc cung cấp yếu tố đầu vào. - Thẩm định về điều kiện cơ sở hạ tầng: điện, nước... - Xem xét lựa chọn địa điểm thực hiện dự án. - Thẩm định kỹ thuật công trình, tiến độ thực hiện dự án, vấn đề xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường của dự án.
  • 10. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0110 1.2.3.5Thẩm địnhkhía cạnh nhân lực và tổ chức quản lý Là việc phân tích mặt tổ chức, quản lý nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của dự án. Từ đó đánh giá nguồn nhân lực có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về tiền lương, chi phí quản lý trong tính toán đến các chỉ tiêu tài chính. Nội dung thẩm định nhân lực và tổ chức quản lí: - Xem xét về các đơn vị thiết kế, thi công: có đủ năng lực và tư cách hành nghề, có giấy phép hoạt động do cơ quan thẩm quyền cấp không ? - Xem xét về chủ dự án: kinh nghiệm, trình độ, uy tín... - Thẩm định về nguồn lao động cho dự án: ước tính số nguồn lao động cần thiết, trình độ lao động, chi phí cho lao động... dự kiến các hình thức trả lương, mức lương, bảo hiểm đối với công nhân và cán bộ quản lí từ đó tính ra tổng qũy hàng năm . 1.2.3.6Thẩm địnhkinh tế xã hội dự án Là việc đánh giá việc thực hiện dự án có những tác động gì đối với nền kinh tế xã hội. Thẩm định kinh tế xã hội cần xem xét khi dự án hoàn thành thì nó đem lại những lợi ích kinh tế xã hội như thế nào. Đó là sự chêch lệch giữa được so với các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng ghóp mà nền kinh tế và xã hội đã phải bỏ ra khi thực hiện dự án. Nếu một dự án mang lại hiệu quả tài chính cao nhưng lại mang lại hiệu quả xã hội không tốt, ảnh hưởng đến môi trường thì dự án đầu tư đó sẽ không phải là một dự án có tính khả thi và nó từ chối cấp giấy phép đầu tư hoặc bị thu hồi lại giấy phép đầu tư. 1.2.3.7Thẩm địnhtài chính 1.3 Thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.3.1 Khái niệm thẩm địnhtài chính dự án đầu tư
  • 11. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0111 Thẩm định tàichính dự án đầu tư là việc xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án, nhằm đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu của thẩm định. 1.3.2 Mụcđích của thẩm địnhtài chính dự án đầu tư : - Xem xét nhu cầu và sự bảo đảm các nguồn lực tài chính cho việc thựuc hiện có hiệu quả dự án đầu tư ( xác định quy mô đầu ưu, cơ cấu cácloại vốn, nguồn vốn tài trợ cho dự án). - Dự tính các khoản chi phí, lợi ích và hiệu quả họat động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. Trên cơ sở đó xác định chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. - Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư: độ an toàn về mặt tài chính được thể hiện: + An toàn về nguồn vốn huy động: xem xét cẩn thận các vấn đề như nguồn vốn huy động phải đảm bảo đủ về số lượng và phù hợp với tiến độ cần bỏ vốn; tính đảm bảo về pháp lý và cơ sở thực tiễn của các nguồn vốn huy động; xem xét các điều kiện cho vay, hình thức thanh toán và trả nợ vốn; cần đảm bảo tính hợp lý tỷ lệ giữa vốn tự có và vốn đi vay. + An toàn về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn khả năng trả nợ. + An toàn cho các kết quả tính toán hay nói một cách khác là xem xét tính chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư khi các yếu tố khách quan tác động theo hướng không có lợi. 1.3.3 Sựcần thiết phải thẩm địnhtài chính dự án đầu tư Thẩm định tài chính dự án đầu tư là một bước quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình thẩm định dự án. Bởi vì:
  • 12. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0112 * Đối với chủ đầu tư: thẩm định tài chính dự án cung cấp các thông tin cần thiết để chủ đầu tư đưa ra lựa chọn dự án đầu tư đem lại lợi nhuận thích đáng nhất. Bởi vì, hoạt động đầu tư của chủ đầu tư là mong muốn đem lại lợi íchlớn nhất cho mình. Ngay cả với các tổ chức kinh doanh phi lợi nhuận, thẩm định tài chính cũng là một nội dung đựơc quan tâm. Nó giúp các nhà tổ chức lựa chọn phương án thuận lợi dựa trên cơ sở chi phí tài chính rẻ nhất nhằm đạt mục tiêu cơ bản của mình. * Đối với ngân hàngvà các tổ chức tài trợ vốn cho dự án khác thì hoạt động thẩm định tài chính là cơ sở để ngân hàng xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lí… điều này sẽ giúp cho ngân hàng đạt được những chỉ tiêu về an toàn và hiệu quả trong sử dụng vốn, giảm thiểu nợ quá hạn và nợ khó đòi, hạn chế những rủi ro xảy đến với ngân hàng. * Đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của Nhà nước thẩm định tài chính là một trong những căn cứ để các cơ quan này xem xét cho phép đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước. 1.3.4 Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.3.4.1Những vấn đề cơ bản khi thẩm địnhtài chính dự án đầu tư a/ Giá trị thời gian của tiền Trong thực tiễn hoạt động tài chính chỉ rõ: một đồng ngày hôm nay có giá trị hơn một đồng trong tương lai. Bởi 3 lý do sau: + Thứ nhất: Do lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá + Thứ hai: Do rủi ro trong đời sống kinh tế xã hội hàng ngày + Thứ ba: Do cơ hội đầu tư làm cho một đồng ngày hôm nay nếu để tới ngày mai, ngoài tiền gốc còn có tiền lãi do chính nó sinh ra, còn một đồng ở tương lai vẫn chỉ là một đồng mà thôi.
  • 13. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0113 b/ Đặc điểm của dòng tiền tài chính: Để có thể xác định đúng đắn, chính xác dòng tiền vào ra của dự án thì phải xem xét đặc điểm của dòng tiền tài chính của dự án. Bởi vì, dự án có liên quan đến việc đến đầu tư bất động sản thì dòng tiền của dự án sẽ có những đặc điểm khác biệt so với các dự án thông thương. Có sự khác biệt này là do đặc điểm của bất động sản đem lại. Bất động sản là tài sản gắn liền với đất đai nên trong đánh giá hiểu quả của hoạt động đầu tư luôn phải tách thành 2 yếu tố: đất đai và công trình xây dựng trên đó. Đất đai có xu hướng tăng giá nhanh hơn trong khi đó giá trị các tài sản có xu hướng giảm dần theo thời gian do hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Đốivới một dự án bất động sản, thì vốn dành cho việc mua đất thường chiếm tỷ trọng cao, chi phí cho việc vận hành sữa chữa thường thấp, kể cả dòng tiền thu vào thì cũng chủ yếu là từ việc cho thuê và đốivới mỗi loại bất động sản thì số tiền thuế cũng có đặc điểm khác nhau. Đồng thời giá trị thanh lí tài sản có thể rất lớn do giá đất tăng mạnh. c/ Xác định lãi suất tính toán: dòng tiền tệ của dự án đầu tư được chiết khấu hoặc tíchlũy để tính các gí trị tương đương. Giá trị tương đương này không phụ thuộc chỉ vào quy mô của dòng tiền tệ, vào khoảng thời gian tính toán mà còn phụ thuộc vào mức lãi suất. Cũng như giá cả, lãi suất cũng ảnh hưởng đến kết quả tính toán và phân tích. Có nhiều quan điểm về chọn mức lãi suất tính toán, quan điểm này phụ thuộc vào quan điểm của nhà đầu tư hay quan điểm của Nhà Nước. 1.3.4.2Cácphương pháp thẩm địnhtài chính dự án đầu tư A. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư Thời gian hoàn vốn đầu tư ( Pay back period- PP) là độ dài thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư (VĐT) ban đầu. Nó
  • 14. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0114 chính là khoảng thời gian để hoàn trả số lợi nhuận vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hàng năm. Thời gian hoàn vốn đầu tư có thể xác định khi chưa tính đến yếu tố thời gian của tiền gọi là thời gian hoàn vốn đầu tư giản đơn và thời gian hoàn vốn đầu tư tính đến yếu tố thời gian đầu tư của tiền gọi. * Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư giản đơn: Để xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án có thể chia ra làm 2 trường hợp: - Trường hợp 1: Nếu dự án đầu tư tạo ra dòng tiền thuần đều thàng năm thì thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định theo công thức: Thời gian thu hồi VĐT= - Trường hợp 2: Nếu dòng tiền thuần không ổn định hàng năm. + Tính số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm lần lượt theo thứ tự = - + Khi VĐT còn phải thu hồi ở cuối năm nào đó nhỏ hơn dòng tiền thuần dự án đầu tư năm kế tiếp thì cần xác định thời gian ( số tháng) thu hồi nốt VĐT trong năm kế tiếp. = VĐT còn phải thu hồi ở cuối năm t Số VĐT chưa thu hồi ở cuốinăm ( t-1) Dòng tiền thuần của đầu tư năm t Số tháng thu hồi vốn đầu tư
  • 15. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0115 Tổng hợp số năm và số tháng thu hồi vốn đầu tư chính là thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án đó. Ưu điểm : - đơn giản, dễ tính toán - Phù hợp với các dự án vừa và nhỏ hoặc với chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn. Nhược điểm: - Không xem xét lợi nhuận của dự án. Chú trọng xem xét lợi íchngắn hạn hơn dài hạn, ít chú trọng đến việc xem xét các khoản thu sau thời gian hoàn vốn. Đặc biệt đốivới những dự án có mức sinh lời chậm như dự án sản xuất sản phẩm mới thì phương pháp này sẽ không thích hợp. - Không chú trọng tới yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ, nói cách khác phương pháp này không chú ý tới thời điểm phát sinh các khoản thu, các đồng tiền thu được ở các thời điểm khác nhau được đánh giá khác nhau. * Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP) Thời gian hoàn vốn có chiết khấu là khoảng thời gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại tất cả các khoản tiền thuần hàng năm của dự án vừa bù đắp đủ số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. Ưu điểm: - Phương pháp này khắc phục được hạn chế của phương pháp thời gian hoàn vốn giản đơn là xem xét dự án có tính đến giá trị thời gian của tiền tệ Nhược điểm: - Mang đầy đủ hạn chế cuả phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu B. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư (Tsv) Là phương pháp lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở so sánh giữa kết quả thu được do dự án đầu tư mang lại là lợi nhuận và tiền vốn bỏ ra đầu tư. * Công thức: Xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án đầu tư.
  • 16. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0116 Tsv = Trong đó: Tsv : tỷ suất lợi nhuận bìnhquân vốn đầu tư của dự án đầu tư Pr : lợi nhuận sau thuế bình qân hàng năm dự kiến do DAĐT mang lại trong suốt thời gian đầu tư Vd : vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án Lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm do DAĐT mang lại trong suốt thời gian đầu tư. Vòng đời dự án được tính từ thời điểm bỏ vốn đầu tư cho đến khi kết thúc dự án ( bao gồm cả thời gian thi công và thực hiện dự án nếu có ) Số vốn đầu tư hàng năm được tính theo phương pháp bình quân số học trên cơ sở tổng vốn đầu tư ở các năm và số năm đầu tư. = Trong đó: Vdt : số vốn đầu tư ở năm t n : vòng đời dự án Số vốn đầu tư ở mỗi năm được xác định là số vốn đầu tư lũy kế ở thời điểm cuối năm trừ đi số khấu hao tài sản cố định lũy kế ở thời điểm đầu mỗi năm. * Nguyên tắc đánh giá lựa chọn dự án: Đối với các dự án độc lập có Tsv> 0 đều có thể lựa chọn. Đốivới các dự án loại trừ nhau thì dự án nào có Tsv cao hơn thì sẽ là dự án tốt hơn. * Ưu điểm: - đơn giản, dễ tính toán * Nhược điểm: - chưa tính đến các thời điểm khác nhau nhận được lợi nhuận trong tương lai của mỗi dự án.
  • 17. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0117 C. Phương pháp giá trị hiện tại thuần Phương pháp giá trị hiện tại thuần là phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư thông qua việc sử dụng chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư. Giá trị hiện tại thuần ( NPV) là tổng giá trị hiện tại của dòng thu thuần mà dự án đầu tư mang lại trong cả vòng đời của nó. Công thức tính: Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại thuần (ròng) của dự án đầu tư. CFt : Dòng tiền thuần của đầu tư ở năm t. CFo : Vốn đầu tư ban đầu của dự án. n : Vòng đời của dự án. r : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa. Cũng có thể tính như sau: Trong đó: CFt:Khoản tiền thu nhập do dự án đưa lại ở năm thứ t. ICt : Khoản vốn đầu tư cho dự án năm thứ t. * Nguyên tắc đánh giá lựa chọn: - Đối với các dự án độc lập và nguồn vốn đầu tư không bị giới hạn thì tất cả các dự án có NPV đều có thể được chấp nhận. Khi NPV=0 nghĩa là tổng giá trị
  • 18. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0118 hiện tại của dòng thu và tổng giá trị hiện tại của dòng chi vừa bằng nhau. Điều này cũng có nghĩa là dự án có ỷ suất lợi nhuận đúng bằng tỷ suất chiết khấu. Trong trường hợp này ta nói dự án có lợi nhuận kinh tế bằng 0. - Trường hợp lựa chọn giữa các dự án loại trừ lẫn nhau thi dự án nào có NPV lớn nhất sẽ được chọn với điều kiện các dự án có vòng đời như nhau. Trường hợp ác dự án có vòng đời khác nhau thì phải quy đổi về cùng thời gian hoặc tính NPV bình quân năm để so sánh. - Trường hợp có nhiều dự án độc lập có NPV nhưng nguồn vốn đầu tư có hạn ( chẳng hạn = K) thì ta phải chọn các dự án sao cho tổng NPV của các dự án mang lại là tối đa với điều kiện tổng vốn đầu tư nằm trong giới hạn nguồn vốn hiện có , nghĩa là: với điều kiện . * Ưu điểm: - Nó phản ánh khá đầy đủ các loại chi phí và thu nhập liên quan đến dự án. - Yếu tố thời gian được xét đến một cách toàn diện nhất nên kết quả của phương pháp được đánh giá là đáng tin cậy. - Nó được thể hiện bằng đại lượng tuyệt đốigiúp ta có một hình ảnh rõ nét về hiệu quả mà dự án mang lại. - Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư kết hợp bằng cách cộng giá trị hiện tại thuần của các dự án với nhau. Nghĩa là: NPV(A+B) = NPV(A) + NPV(B) - Việc sử dụng chỉ tiêu này khá đơn giản trong đại đa số các trường hợp. * Nhược điểm: -NPV được tính toán dựa vào một tỷ suất chiết khấu và rất nhạy cảm với yếu tố này. Tỷ suất chiết khấu thay đổi chút ít có thể làm cho NPV từ âm thanh dương và ngược lại. Vì vậy lựa chọntỷ suất chiết khấu không đúng có thể dẫn tới kết luận sai lầm về dự án.
  • 19. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0119 - Chỉ tiêu này khó hiểu với nhiều người, nhất là những người ít am hiểu về kinh tế. Để khắc phục hạn chế này có thể tính thêm chỉ tiêu NFV( giá trị tương lai thuần): NFV = NPV(1+r)n NFV cho biết số tiền tăng thêm mà chủ đầu tư nhận được khi kết thúc dự án. C. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ Phương pháp tỷsuất doanh lợi nội bộ là phương pháp dùng chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là thước đo hiệu quả trong việc thẩm định tài chính dự án đầu tư. Tỷ suất doanh lợi nội bộ hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ(IRR) là một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền thuần hàng năm trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với vốn đầu tư ban đầu. Tỷ suất doanh lợi nội bộ cũng là một đại lượng phản ánh mức sinh lời cuả dự án đầu tư mang lại. *Phương pháp xác định: Công thức: Hoặc: Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại thuần (ròng) của dự án đầu tư. CFt : Dòng tiền thuần của đầu tư ở năm t.
  • 20. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0120 CFo : Vốn đầu tư ban đầu của dự án. n : Vòng đời của dự án. IRR : Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư Để xác định được tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án, người ta thường sử dụng 2 phương pháp là phương pháp thử và xử lý sai số và phương pháp nội suy toán học. * Phương pháp thử và xử lý saisố: Theo phương pháp này trước tiên ta phải chọn một lãi suất và sử dụng lãi suất đó làm tỉ lệ chiết khấu để tìm giá trị hiện tại của các khoản thu, giá trị hiện tại của vốn đầu tư và so sánh chúng với nhau để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án. Nếu giá trị hiện tại thuần của dựa ns khác không tương đốilớn thì tiếp tục thử lại bằng cáchnâng mức lãi suất lên ( nếu NPV>0) hoặc hạ mức lãi suất xuống ( nếu NPV<0), cứ làm vậy cho đến khi tìm được một mức lãi suất làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư bằng 0 hoặc xấp xỉ 0 thì lãi suất đó là IRR của dự án. * Phương pháp nội suy toán học - Bước 1: chọn mức lãi suất tùy ý r1, tính NPV1 - Bước 2 : chọn mức lãi suất R2, tính NPV2 thỏa mãn điều kiện : Nếu giá trị hiện tại thuần NPV> 0 thì chọn lãi suất r2> r1 sao cho NPV2<0 và ngược lại. Để đảm bảo mức độ chính xác cao hơn thì chênh lệch giữa r1, r2 trong khoảng 5%.
  • 21. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0121 - Bước 3: tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ IRR= r1 + (r2 – r1) *Nguyên tắc đánh giá lựa chọn dự án: - Trường hợp 1: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn (IRR < r) thì loại bỏ dự án. - Trường hợp 2: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án bằng chi phí sử dụng vốn (IRR = r) thì tùy theo điều kiện cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể chấp nhận hay loại bỏ dự án. - Trường hợp 3: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án bằng chi phí sử dụng vốn (IRR>r): Nếu đây là dự án độc lập thì dự án được chấp nhận. Nếu là dự án thuộc loại loại trừ nhau thì chọn dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ cao nhất. * Ưu điểm: - Phương pháp này cho phép đánh giá mức sinh lời của dự án có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền. - Cho phép so sánh mức sinh lời của dự án với chi phí sử dụng vốn, thấy được mối liên hệ giữa việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư. - Cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư so với tính rủi ro của nó * Nhược điểm: - Trong phương pháp ty suất doanh lợi nội bộ, thu nhập của dự án được giả định tái đầu tư với lãi suất bằng với tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án. Điều đó
  • 22. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0122 không thật phù hợp với thực tế nhất là đốivới dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ ở mức cao. - Phương pháp này không chú trọng đến quy mô vốn đàu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án, vì tỷ suất doanh lợ nội bộ luôn luôn cao đốivới những dự án có quy mô nhỏ. - Trong đánh giá lựa chọn dự án có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ, việc áp dụng phương pháp này sẽ rất khó khăn, và có thể dẫn tới sai lầm trong việc lựa chọn dự án. Ví dụ như: Một dự án sẽ có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ khác nhau khi dòng tiền đổi dầu nhiều lần( trường hợp dự án có đầu tư bổ sung và dự án có tái đầu tư). Lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau thì có thể dẫn tới không chính xác. Những dự án có IRR cao nhưng quy mô nhỏ có thể có NPV nhỏ hơn một dự án có IRR thấp nhưng NPV lại cao hơn. Bởi vậy khi lựa chọn một dự án đầu tư có IRR cao rất có thể sẽ bỏ qua cơ hội thu một giá trị hiện tại lớn hơn. D. Phương pháp chỉ số sinh lời Phương pháp chỉsố sinh lời là phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư dựa trên chỉ tiêu chỉ số sinh lời. Chỉ số sinh lời ( Profit Index- PI) là một thước đo khả năng sinh lời của dự án đầu tư có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền. * Công thức tính toán: Chỉ số sinh lời được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các khoản thu nhập từ dự án và vốn đầu tư của dự án.
  • 23. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0123 Trong đó: PI : Chỉ số sinh lời của dự án. CFt : Dòng tiền thuần của đầu tư ở năm t. CFo : Vốn đầu tư ban đầu của dự án. n : Vòng đời của dự án. r : Tỷ lệ chiết khấu, thường sử dụng là chi phí sử dụng vốn để thực hiện dự án. * Nguyên tắc đánh giá lựa chọn: Xác định chỉ số sinh lời của mỗi dự án đầu tư . Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư : căn cứ vào chỉ số sinh lời có thể xem xét ba trường hợp sau: - Trường hợp 1: chỉ số sinh lời của dự án nhỏ hơn 1(PI<1) sẽ loại bỏ dự án. - Trường hợp 2: chỉ số sinh lời của dự án bằng 1(PI=1), tùy điều kiện có thể chấp nhận hay loại bỏ dự án. - Trường hợp 3: chỉ số sinh lời lớn hơn 1 nếu đây là dự án độc lập thì dự án được chấp nhận, nếu là dự án loại trừ lẫn nhau thì thông thường dự án có PI cao hơn sẽ được chọn. * Ưu điểm: Phương pháp này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền. Cho thấy mối liên hệ giữa các khoản thu nhập do dự án đưa lại với số vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án. Có thể sử dụng chỉ số sinh lời trong việc so sánh các dự án có số vốn đầu tư khác nhau để thấy được mức sinh lời giữa các dự án.
  • 24. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0124 Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, nếu phải ưu tiên lựa chọn một số dự án trong nhiều dự án khác nhau thì phương pháp chỉ số sinh lời tỏ ra hữu hiệu hơn hẳn. Phương pháp này thường giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng mức chi phí sử dụng vốn, điều này cũng tương tự như trong phương pháp giá trị hiện tại thuần, nó phù hợp hơn so với phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ. * Nhược điểm: Giống như chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi nội bộ, chi tiêu chỉ số sinh lời cũng không phản ánh trực tiếp giá trị tăng thêm của dự án đầu tư, vì thế nếu sử dụng có thể dẫn đến quyết định sai lầm. 1.3.4.3Xử lỷ rủi ro trong dự án đầu tư Có thể nói, rủi ro là một trong những nhân tố cơ bản quyết định tỷ suất lợi nhuận của các hoạt động đầu tư. Lý thuyết về đầu tư coi các quyết định đầu tư như là sự đánh đổi giữa rủi ro và mức lãi suất mà hoạt động đầu tư đem lại. Rủi ro càng cao thì mức lãi suất kì vọng sẽ càng cao. Phân loại rủi ro: Rủi ro được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: + Căn cứ vào đối tượng phát sinh rủi ro, có 2 loại: - Rủi ro liên quan đến 1 loại tài sản. - Rủi ro liên quan đến 1 danh mục tài sản. + Căn cứ vào yếu tố cấu thành : - Rủi ro liên quan đến dòng thu nhập: ví dụ giá cho thuê biến động theo hướng xấu, tỷ lệ công suất giảm… - Rủi ro liên quan đến giá trị tài sản: tài sản bị hư hỏng trước thời gian dự kiến, tài sản bị giảm giá do biến động thị trường…
  • 25. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0125 - Rủi ro liên quan đến chi phí:giá nhiên liệu đầu vào tăng, tình trạng thất thoát… - Rủi ro liên quan đến quản trị rủi ro. Sử dụng kĩ năng quản trị rủi ro không phù hộp có thể làm tăng nguy cơ rủi ro. + Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh: - Rủi ro từ bên ngoài: như rủi ro thị trường, rủi ro do chính sách, rủi ro do thiên nhiên gây ra… - Rủi ro từ bên trong: như rủi ro có nguyên nhân công nghệ, do quản lí… Đánh giá rủi ro: Việc đánh giá đúng mức độ rủi ro có ý nghĩa quan trọng. Để đánh giá đuợc mức độ rủi ro cần thu thập số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh trong nhiều năm trước. Chẳng hạn, khi đánh giá rủi ro liên quan đến dòng thu của dự án, người ta phải theo dõisố liệu về mức thu qua nhiều năm. Trên cơ sở số liệu người ta thu thập đựơc, ta tính các thông số chủ yếu sau: - Mức bình quân của đại lượng. - Phương sai và độ lệch chuẩn. - Biên độ dao động. Nếu phương sai ( hoặc độ lệch chuẩn ) của đại lượng lớn thì có nghĩa là mức độ rủi ro cao, khả năng dao động so với mức trung bìnhlà lớn. Biên độ dao động cũng cho thấy mức độ biến đổi của đại lượng theo thời gian. Có nhiều đậi lượng có độ lệch chuẩn không lớn nhưng lại có biên độ dao động rất lớn, nghĩa là đa phần các mức xuất hiện không dao động quá xa so với mức trung bình, trong khi có một số lần xuất hiện có mức xuất hiện khác xa so với mức trung bình.
  • 26. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0126 c. Xử lý rủi ro: Mỗi loại rủi ro sẽ có những tác động khác nhau tới dự án đầu tư. Mỗi loại rủi ro có những biện pháp hạn chế sự tác động của nó tới dự án. Tùy từng dự án cụ thể mà chủ đầu tư hoặc ngân hàng phốihợp với chủ đầu tư dự án thực hiện các biện pháp đó để hạn chế rủi ro ảnh hưởng tới dự án. Có nhiều phương pháp để xử lý rủi ro trong các dự án đầu tư như: phân tíchđộ nhạy, phương pháp toán xác suất, quy định tỷ suất chiết khấu của dự án cao hơn tỷ suất thông thường, phương pháp triệt tiêu rủi ro… Việc vận dụng từng phương pháp để xủ lý rủi ro phụ thuộc vào từng chủ đầu tư, từng ngân hàng, họ sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp với khả năng của mình để vận dụng trong quá trình thẩm định. Trong dưới hạn luận văn này, em chỉ xin trình bày một số phương pháp xử lý rủi ro được sử dụng nhiều hiện nay:  Phương pháp phân tích độ nhạy: Kháiniệm: Phân tích độ nhạylà phương pháp phân tích rủi ro dài hạn, nhằm xác định sự thay đổikhả năng sinh lời của dự án đầu tư khi dự kiến có sự biến động giá trị đầu vào và đầu ra của dự án trong điều kiện bất định. Các phương pháp phân tíchđộ nhạy của dự án như là : * Phương pháp 1: Phân tíchđộ nhạy của từng chỉ tiêu hiệu quả tài chính với từng yếu tố có liên quan, nhằm tìm ra các yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn đốivới các chỉ tiêu hiệu quả xem xét. - Bước 1: Xác định những yếu tố chủ quan liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét. - Bước 2: Tăng hoặc giảm yếu tố đó theo cùng một tỉ lệ nào đó.
  • 27. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0127 - Bước 3: Tính lại chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét. * Phương pháp 2: Phân tích ảnh hưởng đồng thời nhiều yếu tố( trong các tình huống xấu tốt khác nhau) đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án. * Phương pháp 3: Cho các yếu tố có liên quan chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn thị trường, nhà đầu tư,và quản lý có thể chấp nhận được. Mỗi sự thay đổi ta có một phương án, lần lượt cho các yếu tố thay đổi ta có hàng loạt các phương án. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường, của người đầu tư hoặc quản lý để lựa chọn phương án có lợi nhất. * Phương pháp 4: Sử dụng độ chênh lệch chuẩn, hệ số biến thiên để phân tích độ nhạy. Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố khác nhau đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án. Theo phương pháp này cần phải thực hiện các bước tính toán sau: - Tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho các phương án xem xét ở các tình huống: tốt nhất, bình thường và xấu nhất. - Dự tính xác suất xảy ra ở các tình huống trên. - Tính kì vọng toán của chỉ tiêu hiệu quả ứng với các xác suất dự tính. Công thức tính kì vọng toán(EV) như sau:   n i ii qpEV 1 Trong đó : pi: xác suất xảy ra ở tình huống i qi : Trị số của chỉ tiêu hiệu quả ở tình huống i
  • 28. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0128 - Xác định độ lệch chuẩn của chỉ tiêu hiệu quả xem xét. Độ lệch chuẩn được xác định theo công thức sau    n i ii qEVP 1 2  Phương án nào có độ lệch chuẩn bé hơn thì độ nhạy bé hơn và do đó có độ an toàn hơn. Trong trường hợp kì vọng toán học của phương án khác nhau thì phải sử dụng chỉ tiêu hệ số biến thiên để xem xét. - Xác định hệ số biến thiên V : Hệ số biến thiên của phương án nào nhỏ hơn thì độ nhạy bé hơn và do đó an toàn hơn. Phạm vi áp dụng: Phân tích độ nhạy được áp dụng để đánh giá độ rủi ro dài hạn của dự án đầu tư khi dự tính có sự biến động lớn một số thành phần đầu vào quan trọng như: nguyên vật liệu, giá thuê nhân công… việc phân tích độ nhạy được thực hiện thuận lợi với việc ứng dụng chương trình phần mềm EXEL trên máy tính. *Ưu điểm: Phân tích độ nhạy là một quy trình rất hữu ích để nhận diện các biến số mà những thay đổi của chúng có thể gây tác động lớn đến NPV của một dự án. Nó cho phép người ra quyết định tính toán được những hậu quả của sự ước tính sai lầm và ảnh hưởng của chúng đối với NPV. Bởi vậy quá trình này nhấn mạnh sự cần thiết phải cải tiến phương pháp đánh giá và tiến hành những hoạt động nhằm giảm tính không chắc chắn liên quan đến những biến số chủ yếu.
  • 29. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0129 *Nhược điểm: - Các giá trị của biến số được đưa ra dựa trên những phán đoán mang tính chủ quan rất cao. Mặc dù người ta có thể biện luận rằng mức độ kỳ vọng được nhận xét là rất tốt, song rõ ràng là cần phải đánh giá các biến số dưới trạng thái hai cực cộng thêm phần ước lượng chủ quan để phân tích. - Sự phân tích khảo sát độ nhạy của NPV với những biến số khác nhau, mỗi biến số tại một thời điểm, bỏ qua mối quan hệ bên trong giữa các biến số khi chúng cùng tác động vào một đối tượng. Chẳng hạn, sự cạnh tranh có thể gây ra sự giảm sút số lượng đơn vị hàng bán cũng như là giảm giá bán. Bởi vậy, khi phân tích cần phải điều chỉnh tùy theo những dự báo bi quan và lạc quan chỉ rõ viễn cảnh mà trong đó mức kết hợp của tất cả các biến số liên quan được dự báo. - Những kết quả về độ nhạy không đem lại cho người ra quyết định một giải pháp rõ ràng đốivới vấn đề lựa chọn dự án. * Phương pháp triệt tiêu rủi ro Vòng đời của dự án thường rất dài, trong khi đó dự án được xây dựng trên cơ sở các dữ liệu giả định cho tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi dự án đi vào khai thác có thể phát sinh nhiều rủi ro ngoài ý muốn. Để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả của dự án, phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế và hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án. Rủi ro thường được các cán bộ thẩm định chia ra để có biện pháp khắc phục cụ thể như sau: - Rủi ro vượt tổng mức đầu tư. Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm đị sẽ kiểm tra hợp đồng giá (một giá hoặc các điều kiện về phát sinh tăng giá, giá cả khối lượng phải được ấn định).
  • 30. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0130 - Rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật - công nghệ không đúng tiến độ, chất lượng không đảm bảo. Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định phải kiểm tra chặt chẽ hợp đồng, các điều khoản hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng. - Rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ. Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn rồi yêu cầu các thành phần tham gia vốn đầu tư giải ngân đúng tiến độ cho dự án hoạt động đúng thời gian. - Rủi ro bất khả kháng. Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định đề nghị chủ đầu tư mua các hợp đồng bảo hiểm (bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng). - Rủi ro về quản lý điều hành. Để hạn chế rủi ro này, cán bộ thẩm định cần đánh giá lại năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp hiện tại (năng lực điều hành, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý dự án), thẩm định cơ cấu tổ chức và xem xét hợp đồng thuê quản lý dự phòng. Hiện tại một số rủi ro trên thì ở ngân hàng quy định bắt buộc phải có biện pháp xử lý như: đấu thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng  Phương pháp mô phỏng của Monte Carlo. Phương pháp phân tích kết quả dự án dưới sự tác động đồng thời của các yếu tố trong các tình huống khác nhau có tính tới phân bố xác suất và giá trịcos thể của các biến số yếu tố đó. Phương pháp mô phỏng của Monte Carlo có ưu điểm hơn các phương pháp trên là xem xét đồng thời sự kết hợp của các yếu tố, có tính tới mối quan hệ của của các yếu tố đó. Bởi vậy, đây là phương pháp khá phức tạp đòi hỏi người phân tích phải có kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện tốt với sự trợ giúp kỹ thuật của máy tính. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo bao gồm:
  • 31. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0131 - Lựa chọn các biến quan trọng đưa vào mô hình phân tích (dựa trên cơ sở phân tích độ nhạy để đưa vào các yếu tố có ảnh hưởng lớn tới dự án). - Xác định mô hình biến động của các yếu tố ảnh hưởng trong mối quan hệ của chúng với biến ngẫu nhiên. - Xác định các xác suất. - Sử dụng mô hình mô phỏng xác định các kết quả phân tịch. Các kết quả này giúp cho việc đánh giá dự án được chính xác. Tuy nhiên phương pháp này có một số hạn chế: Đó là khá ước lượng về xác suất xảy ra. Điều này dẫn đến kết quả là việc sử dụng các xác suất chủ quan là khó có thể tránh được. Mặt khác, mối quan hệ giữa các biến có thể rất phức tạp. Mặc dù đây là phương pháp hay nhưng nó đòi hỏi một lượng thông tin rất lớn về dự án xem xét và phải tốn nhiều thời gian và chi phí nếu sử dụng. 1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.3.5.1Những nhân tố kháchquan: * Hành lang pháp lí, cơ chế chính sáchcủa nhà nước: Hành lang pháp lí, cơ chế chính sách của Nhà Nước, nhân tố này đóng vai trò là khuôn khổ định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Môi trường pháp lí , chính sách quản lí của Nhà Nước đều tác động đến xấu đến chất lượng thẩm định tài chính dự án cũng như kết quả hoạt động của dự án. Các dự án thường kéo dài và thường liên quan đến nhiều văn bản pháp luật. Do đó, nếu các văn bản luật này không có tính ổn định trong thời gian dài cũng như không rõ ràng, minh bạch, chồng chéo... sẽ làm thay đổitính khả thi của dự án theo thời gian, gây khăn cho các tổ chức thẩm định.
  • 32. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0132 * Tác động của lạm phát: Lạm phát là yếu tố bất định có ảnh hưởng tới việc thẩm định tại chính dự án. Lạm phát gây nên sự thay đổivề giá cả theo thời gian. Nó làm biến đổidòng tiền kì vọng và tỷ lệ chiết khấu khi đánh giá tài chính dự án đầu tư. Mức lạm phát chịu ảnh hưởng của các yếu tố như quy luật cung cầu, thu nhập, tốc độ tăng trưởng kinh tế...việc tính đến yếu tố lạm phát sẽ tính chính xác hơn hiệu quả thẩm định dự án cao hơn. 1.3..5.2Những nhân tố chủ quan *Trình độ cán bộ thẩm định dự án: Kết quả thẩm định tài chính dự án là kết quả của quá trình đánh giá dự án về mặt tài chính theo nhận định chủ quan của con người bỏi vì con người là chủ thể trực tiếp tổ chức và thực hiện hoạt động tại chính theo phương pháp và kĩ thuật của mình. Thẩm định tài chính dự án là một công việc phức tạp, đòi hỏi người thẩm định phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, và cả phẩm chất đạo đức. Sự hội tụ của các yếu tố trên sẽ là tiền đề cho những quyết định đúng đắn của cán bộ thẩm định tài chính dự án đầu tư, từ đó giúp cho chủ đầu tư, ngân hàng... lựa chọn những dự án tối ưu, đem lại lợi íchcao. * Quy trình nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư Mỗi dự án có những đặc thù nhất định, không phải dự án nào cũng áp dụng được một quy trình chung,áp dụng được tất cả các chỉ tiêu, trong hệ thống thẩm định do vậy việc lựa chọn phương pháp và các chỉ tiêu để đánh giá được tính khả thi về mặt tài chính cũng là một vấn đề. Một quy trình, nội dung và phương pháp hợp lí, khoa hoc, phù hợp với từng dự án cụ thể giúp cho cán bộ thẩm định phân tích, tính toán hiệu quả tài chính dự án nhanh chóng, chính xác, dự bào các khả năng có thể xảy ra trong tương lai để tránh được các rủi ro.
  • 33. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0133 * Thu thập và xử lí thông tin: Thông tin là cơ sở cho những phân tích, đánh giá phục vụ cho hoạt động thẩm định của cán bộ thẩm định. Do đó, số lượng và chất lượng thông tin có tác động rất lớn đến chất lượng thẩm định. Thông tin thiếu, không chính xác, không kịp thời thì dẫn đến việc thẩm định sai lầm, từ đó có những lựa chọn sai lầm có thể gây hậu quả nặng nề hoặc bỏ qua cơ hội đầu từ vào một dự án tốt. Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp xử lí, lưu trữ và sử dụng các thông tin đó đúng mục đíchcũng cần được quan tâm.  Tổ chức công tác thẩm định: Thẩm định tài chính dự án đầu tư là tập hợp nhiều hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau và với các hoạt động khác. Việc tổ chức điều hành công tác thẩm định tài chính dự án nếu được xây dựng khoa học, chặt chẽ, phát huy được năng lực, sự sáng tạo của từng cá nhân và sức mạnh tập thể tạo thành hệ thống đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.
  • 34. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0134 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP công thương việt nam 2.1.1 Sựhình thành và phát triển 2.1.1.1Lịchsử hình thành Ngân Hàng Công Thương Việt Nam ( tên giao dịch quốc tế: VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các mốc lịch sử của ngân hàng Công Thương Việt Nam: - Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh(theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng). - Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam,(theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng) - Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam,(theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam) - Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam,(theo Quyết định số 285/QĐ-NH5của Thống đốcNHNN Việt Nam). - Ngày 08/07/2009: Công bố Quyết định đổitên Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.(theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN Việt Nam số 142/GP-NHNN, ngày03/07/2009). Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam đặt trụ sở chính tại 108 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm - Hà Nội – Việt Nam. Tínhđến thời điểm hiện nay, Ngân
  • 35. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0135 hàng có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch. Ngoài ra, Ngân hàng còn có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Từ khi thành lập cho đến nay, Ngân hàng luôn là một trong những ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cộtcủa ngành Ngân hàng Việt Nam. Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 Bên cạnh việc là sáng lập viên và đốitác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA, VietinBank còn có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới và là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Hiện nay, VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam được hình thành năm 1959 với tên gọi là Phòng Công thương nghiệp Ô Chợ Dừa và được đổi thành Chi điếm Nghiệp vụ ngân hàng Nhà nước khu phố Đống Đa có trụ sở tại: Số 237 phố Khâm Thiên - TP. Hà Nội, với tổng số CBCNV khoảng 50 người. Từ ngày 01/7/1988 là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, là chi nhánh loại I có doanh số hoạt động lớn trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và trên địa bàn thành
  • 36. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0136 phố Hà Nội. Trụ sở chính của Vietinbank Đống Đa đặt tại số 187 Nguyễn Lương Bằng-Quận Đống Đa - TP.Hà Nội. Đây là địa điểm rất thuận lợi để mở rộng hoạt động và thu hút được nhiều khách hàng trên địa bàn khu vực Hà Nội đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Sau hơn 20 năm đi vào hoạt động, Vietinbank đã đứng vững và phát triển, lớn mạnh và đi lên bằng chính nỗ lực bản thân, ngân hàng đã vượt qua được “bước khởi đầu nan” đảm bảo bù đắp chi phí và kinh doanh có lãi. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm luôn đặt ở mức cao. Đến nay Vietinbank luôn mở rộng cả về chất và lượng, và luôn là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả, hàng năm đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. 2.1.1.2Cơcấu tổ chức: Sơ đồ bộ máytổ chức
  • 37. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0137 GI M Đ C KH I KINH DOANH C C PH NG KH I Q N L RỦI RO KH I T C NGHI P KH I H TR 6 PH NG GIAO DỊCH Phòng khách hàng số 1 Phòng khách hàng số 2 Phòng khách hàng cá nhân 9QTK Phòng quản lý rủi ro Phòng quản lý nợ có vấn đề Phòng kế toán Phòng tiền tệ - kho quỹ Phòng tổng hợp Phòng thông tin - điện toán Phòng tổ chức - hành chính Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
  • 38. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0138 - Chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ tại VietinBankĐống Đa (1) Phòng khách hàng số 1: Là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. (2) Phòng khách hàng số 2: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng, nghiệp vụ tài trợ thương mại, kinh doanh mua bán ngoại tệ, quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. (3) Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ (4) Phòng quản lý rủi ro: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh. (5) Phòng quản lý nợ có vấn đề: Là phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (6) Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. (7) Phòng tiền tệ - Kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt. (8) Phòng tổ chức – Hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh. (9) Phòng thông tin điện toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin.
  • 39. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0139 (10) Phòng tổng hợp: Là phòng tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. (11) Phòng giao dịch: Thực hiện các nhiệm vụ huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ khác. 2.1.3. Tình hình hoạt động 2.1.3.1. Huyđộng vốn Hoạt động huy động vốn của VietinBank nói chung và VietinBank chi nhánh Đống Đa nói riêng luôn được đặc biệt quan tâm. Đây là hoạt động có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của chi nhánh. Nó có ảnh hưởng lan tỏa tới cả các hoạt động khác như hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế…
  • 40. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0140 Bảng 2.1. Nguồnvốn huyđộng tại VietinBankchi nhánhĐống Đa từ 2006 đến 2008 Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng nguồn vốn 4300 4205 4250 1. Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền - Nguồn vốn nội tệ 3805 3755 3730 - Nguồn vốn ngoại tệ (quy đổi ra VNĐ) 495 450 520 2. Phân loại theo nguồn vốn - Tiền gửi doanh nghiệp 2320 2305 1980 - Tiền gửi dân cư: + Tiền gửi tiết kiệm + Tiền gửi kỳ phiếu + Giấy tờ có giá khác 1980 1800 180 - 1900 1850 50 - 1740 1640 30 70 - Tiền gửi các định chế tài chính 700 380 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBankchi nhánh Đống Đa năm 2007-2009) Đặc điểm nổi bật về hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn 3 năm 2007-2009 chính là sự suy giảm về nguồn vốn huy động được tại chi nhánh Đống Đa. Nếu như năm 2007, tống số vốn huy động được là 4300 tỷ đồng, thì năm
  • 41. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0141 2008 chỉ có 4205 tỷ đồng được huy động (bằng 97% so với năm trước). Đến năm 2009, tổng số vốn huy động được chỉ tăng lên rất ít (tăng thêm 45 tỷ đồng, tương ứng với 1.1%). 2.1.3.2. Hoạtđộng tín dụng Đây là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Nhờ sử dụng nhiều biện pháp tăng cường hoạt động tín dụng, công tác cho vay tại VietinBank chi nhánh Đống Đa đã đạt được những kết quả như sau: Bảng 2.2. Giá trị và tỷ trọng nợ vay của Chi nhánh từ2007-2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 1. Cho vay ngắn hạn 1100 68.7 5 930 74.4 1396 82. 12 2. Cho vay trung và dài hạn 500 31.2 5 320 25.6 304 17. 88 Tổng 1600 100 1250 100 1700 100 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBankchi nhánh Đống Đa năm 2007-2009) Như vậy, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ vay của Chi nhánh là cho vay ngắn hạn, và tỷ trọng này liên tục tăng qua 3 năm. Các doanh nghiệp thường xuyên vay ngắn hạn chi nhánh là: Công ty dược liệu TƯ 1, Công ty Sao Vàng, Công ty cơ điện Trần Phú, công ty Thượng Đình, Công ty bóng đèn phíchnước Rạng Đông,… Cho vay trung và dài hạn lại có xu hướng giảm dần.
  • 42. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0142 Xét theo đối tượng cho vay, khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy năm 2008, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự giảm sút đôichút, đến năm 2009, dư nợ cho vay khối này lại tăng lên đáng kể. Ngoài nguyên nhân khách quan là 2 gói kích cầu của Chính phủ hỗ trợ cho vay đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, nguyên nhân chủ quan chính là sự năng động của Chi nhánh trong việc tìm chủ động kiếm khách hàng mới và phát triển các loại hình tín dụng. Chi nhánh đã tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các nghiệp vụ bảo lãnh như: bảo lãnh mởi L/C, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành… góp phần đa dạng hóa nguồn thu nhập cho chi nhánh. Hình 2.2. Dư nợ theo đối tượng cho vay trong 3 năm 2007-2009 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBankchi nhánh Đống Đa năm 2007-2009)
  • 43. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0143 * Đánh giá chất lượng tín dụng Bảng 2.3. Phânloạinợ ( Tỷ đồng ) Phân loại nợ 2007 2008 2009 Nhóm 1 1532 1195,5 1682 Nhóm 2 15 15 Nhóm 3 10 20 Nhóm 4 50 4,5 12,6 Nhóm 5 3 15 5,35 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBank chi nhánh Đống Đa năm 2007-2009) Năm 2009 có thể đánh giá là năm thành công trong hoạt động tín dụng của chi nhánh, mặc dù môi trường đầu tư cònnhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn tăng trưởng được tín dụng trong mức cho phép và kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, nợ nhóm 2 và nhóm 3 đều bằng 0. Nợ xấu đạt 17,95 tỷ đồng tăng so với năm trước song tỷ lệ ở mức 1,1% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu ( Nợ nhóm 3,4,5) =1,06% < mục tiêu 3%. 2.1.3.3. Cáchoạt động khác - Hoạt động thanh toán ngoạitệ và tài trợ thương mại Nhìn chung, tuy giá trị mua bán ngoại tệ và tài trợ thanh toán cònkhá nhỏ bé, hoạt động này vẫn không ngừng phát triển nhờ đã làm tốt công tác đào tạo cán bộ, phân công đầu mối cụ thể, cũng như phát triển mạnh các dịch vụ phát hành và thanh toán L/C, nhờ thu nhập khẩu,… Đặc biệt hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh có sự tăng trưởng đáng kể trong năm 2009, tăng 33.2% so với năm trước đó.
  • 44. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0144 Bảng 2.4. Hoạtđộng thanh toán ngoạitệ và tài trợ thương mạicủa VietinBankchi nhánh Đống Đa một số năm Chỉ tiêu 2007 So sánh 07/06 2008 So sánh 08/07 2009 So sánh 09/08 Ngoại tệ Mua vào 45.3 -3.48% 46.2 2% 45.9 -0.65% Bán ra 46.1 -3.23% 45.8 5 -0.54% 47.5 3.6% Thanh toán quốc tế L/C nhập 43.1 9 2.21% 45.2 4.65% 60.2 33.2% L/C xuất 1.5 5.63% 1.8 20% 1.95 8.33% Chi kiều hối 1.81 0 3.72% 1.95 7.73% 2.15 10.26 % (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinBankchi nhánh Đống Đa năm 2007-2009) Ngoài ra, trong những năm qua, VietinBank chi nhánh Đống Đa cònchú trọng phát triển dịch vụ thanh toán như chi trả kiều hối, thanh toán séc du lịch... và cũng đã ký hợp đồng chuyển tiền kiều hối với một số ngân hàng như S Bank...do đó doanh số chi trả kiều hối ngày càng tăng. Dịch vụ kiều hối đã đạt được nhiều thành công đáng kể ,mạng lưới chi trả kiều hối đã được triển khai đến hầu hết các
  • 45. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0145 phòng giao dịch,điểm giao dịch và quỹ tiết kiệm. Doanh số chi trả kiều hối năm 2009 đạt 2,15 tỷ tăng 10.6% so với 2008 và chiếm khoảng 15% thị phần về dịch vụ kiều hối trên thị trường chính thức ở Việt Nam. Cùng với hoạt động thanh toán quốc tế nói trên, trong những năm gần đây, Chi nhánh cũng phát triển thêm một số dịch vụ mới như chi trả kiều hối theo dịch vụ Western Union, thanh toán thẻ quốc tế, thanh toán séc du lịch,… - Về công tác thu hồi nợ quá hạn, nợđã xử lý rủi ro: Chi nhánh đã quyết liệt xử lý bằng nhiều biện pháp như phân loại khách hàng, phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng khách hàng và phòng Quản lý nợ có vấn đề để áp dụng các biện pháp thu nợ phù hợp với từng đốitượng khách hàng. Trong năm 2009, chi nhánh đã thu được những món lớn và khó như Công ty Vật tư XDCT: 18841 triệu đồng (ngoài ra cònthu được 3.325 triệu đồng nợ lãi); bán đấu giá tài sản của Công ty XDCB – Bộ giáo dục đào tạo thu được 4224 triệu đồng. - Về pháthành thẻ: Hoạt động phát hành thẻ ATM có nhiều đổimới sáng tạo. Hàng năm vào mùa tựu trường của các trường Đại học, Chi nhánh đều tổ chức các chiến dịch phát hành thẻ tại các trường do đoàn thanh niên phối hợp với các phòng, ban trong Chi nhánh tổ chức. Thông qua hội sinh viên quảng cáo tới các lớp, đề xuất quà tặng nhân ngày khai trường, trao học bổng cho sinh viên xuất sắc để tạo mối quan hệ gắn bó lâu dài… Số lượng thẻ phát hành tăng dần qua các năm. Trong năm 2009, tổng số thẻ ATM phát hành đạt 12776 thẻ, số thẻ tín dụng quốc tế phát hành đạt 105 thẻ, chất lượng thẻ phát hành có chất lượng chứ không phải chạy theo số lượng. - Về công tác tiền tệ kho quỹ: Chi nhánh đã phục vụ tốt việc thu – chi tièn mặt, đảm bảo thu chi kịp thời, chính xác không để tiền đọng, không để khách hàng phải chờ đợi. Phối hợp giữa
  • 46. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0146 lực lượng bảo vệ và công an để vận chuyển tiền an toàn, không để xảy ra mất mát, sai sót. Ngoài việc thu tiền tại trụ sở chính, Chi nhánh thường xuyên có 7 tổ thu tiền mặt lưu động tại 43 cửa hàng, 13 đại lý của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu và của chi nhánh điện lực Đống Đa. 2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh: Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn CBTD hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ. Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đíchvay vốn CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ khách hàng. Về mục đíchvay vốn: cần kiểm tra nhu cầu vay vốn có thuộc đốitượng cho vay của NH không. Tính hợp pháp của mục đíchvay vốn, mặt hàng kinh doanh có thuộc diện cấm lưu hành theo quy định của Chính phủ không? Đốivới các dự án vay vốn bằng ngoại tệ cần kiểm tra xem có phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành không? Bước 3: Kiểm tra xác minh thông tin Bước 4: Phân tích ngành Phân tích ngành là bước quan trọng trong quá trình thẩm định dự án cho vay vốn của NH. Thực chất phân tích ngành là xem xét đánh giá DN trong mối quan hệ với tình hình thị trường hiện tại, các nội dung chủ yếu trong phân tích ngành là: - Xem xét tốc độ phát triển của ngành trong quá khứ, hiện tại và dự đoán trong tương lai. - Sự phát triển của các DN lớn trong ngành, các chính sách của Chính phủ, những thay đổivề điều kiện lao động.
  • 47. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0147 - Về vị trí của DN trong ngành, sản phẩm của DN trên thị trường, tính cạnh tranh khả năng thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Đề đánh giá được những tiêu chí trên CBTD phải thu thập thông tin về sự chuyển đổitrong ngành: sự thay đổivề giá cả, cung cầu sản phẩm, các sản phẩm có khả năng thay thế. Vị trí của sản phẩm trong ngành: doanh số, sự tin tưởng của khách hàng, trình độ kỹ thuật, tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngoài ra còn phải thu thập ý kiến của bên thứ ba: nhận định của bạn hàng, các DN cùng ngành và từ phía khách hàng. Bước 5: Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn Bước 6: Thẩm định dự án đầu tư Trên cơ sở là DAĐT, CBTD sẽ tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án, hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra nhằm phục vụ cho việc ra quyết định có nên cho vay hay không. Quá trình thẩm định cũng là lúc CBTD góp ý cho khách hàng, tạo tiền đề cho việc đảm bảo hiệu quả cho vay, trả nợ đúng hạn, phòng ngừa rủi ro. Qua đó xác định số tiền cho vay, thời hạn vay, tiến độ giải ngân hợp lý đảm bảo hiệu quả đầu tư của NH. Bước 7: Dự kiến lợi ích của NH nếu khoản vay được phê duyệt Bước 8: Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay, thẩm định rủi ro tín dụng độc lập Bước 9: Lập tờ trình thẩm định CBTD sẽ lập tờ trình thẩm định dựa trên các nội dung thẩm định ở trên và trình lên lãnh đạo phòng xem xét và kiểm tra. Bước 10: Trưởng phòng tín dụng đánh giá, kiểm tra và nhận xét, sau đó trình lên giám đốc để xem xét và phê duyệt lần cuối.
  • 48. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0148 Quy trình thẩm định được tiến hành trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của khách hàng đốivới những dự án vay vốn ngắn hạn và không quá 30 ngày với những dự án vay vốn trung và dài hạn. 2.3 Quy trình thẩm định tài chính ở chi nhánh: Hoạt động thẩm định tài chính DAĐT diễn ra theo một quy trình thống nhất với các bước cụ thể. Thông thường, thẩm định tài chính DAĐT được tiến hành thông qua một số bước sau: a. Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ cho dự án * Thẩm định tổng mức vốn đầu tư Đây là nội dung quan trọng đầu tiên cần xem xét khi tiến hành phân tích tài chính dự án. Việc thẩm định chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với tính khả thi của dự án. Nếu mức vốn đầu tư dự tính quá thấp dự án sẽ không thục hiện được, ngược lại nếu dự tính quá cao sẽ không phản ánh chính xác hiệu quả tài chính của dự án. Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động. Tổng mức vốn này được chia ra thành hai loại: Vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động ban đầu. - Vốn đầu tư vào tài sản cố định bao gồm: đầu tư vào trang thiết bị, dây chuyền sản xuất…tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đến chi phí “chìm”- tức là chi phí mà DN bỏ ra không liên quan đến việc dự án có khả thi hay không. Điển hình là các chi phí khảo sát địa điểm xây dựng dự án, chi phí tư vấn thiết kế dự án… - Vốn lưu động ban đầu bao gồm: vốn đầu tư vào tài sản lưu động ban đầu nhằm đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện kinh tế, kỹ thuật đã dự tính. Nó bao gồm: nguyên vật liệu, điện nước, nhiên liệu, phụ tùng, tiền lương, hàng dự trữ…và vốn dự phòng. * Thẩm định nguồn tàitrợ cho dự án
  • 49. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0149 Trên cơ sở tổng vốn đầu tư cho dự án, NH tiến hành xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, trong đó phải tìm hiểu về khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về quy mô và tiến độ. Các nguồn tài trợ cho dự án có thể do Chính phủ tài trợ, NHCV, vốn tự có của chủ đầu tư, vốn huy động từ các nguồn khác. Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ được xem xét không chỉ vể mặt số lượng mà phải theo dõicả về thời điểm nhận được tài trợ. Tiếp đó phải so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ. Khả năng lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thì dự án được chấp nhận. Sau khi xem xét các nguồn tài trợ cho dự án cần xem xét cơ cấu nguồn vốn của dự án. Có nghĩa là xem xét tỷ lệ từng nguồn chiếm trong tổng mức vốn đầu tư dự kiến. Vậy qua nghiên cứu bước này NH có thể có được quyết định phù hợp nếu cho vay thì phải giải ngân như thế nào để đảm bảo dự án được tiến hành một cách thuận lợi. b. Thẩm định dòng tiền của dự án Sau khi thẩm định tổng nhu cầu vốn, cơ cấu nguồn vốn và tiến độ huy động vốn, bước tiếp theo là thẩm định các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án, tức là NH xem xét tới các yếu tố thu, chi, từ đó xem xét được dòng tiền của dự án. Việc thẩm định các chỉ tiêu này được thực hiện thông qua việc thẩm định báo cáo tài chính dự tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án. Tuy nhiên để đi vào thẩm định dòng tiền của dự án thì phải hiểu được khái niệm giá trị thời gian của tiền. Tiền có giá trị về mặt thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố: lạm phát, rủi ro, thuộc tính vận động và khả năng sinh lời của tiền. Thông thường NH thẩm định dòng tiền của DAĐT thì thẩm định các yếu tố sau:
  • 50. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0150 * Thẩm định dòng tiền vào của dự án Dòng tiền vào của dự án là dòng tiền sau thuế mà DN có thể thu hồi để tái đầu tư vào một dự án khác. Dòng tiền vào thực ra chính là các khoản phải thu của dự án và vì vậy nó mang dấu dương. Các khoản phải thu của dự án thường được tính theo năm và được đưa vào kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định. Trong bước này, cán bộ thẩm định xác định công suất huy động dự tính của chủ dự án có chính xác hay không; khả năng tiêu thụ sản phẩm; giá cả của sản phẩm bán ra…dựa vào định hướng phát triển của ngành nghề và dự báo ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. * Thẩm định dòng tiền ra của dự án Dòng tiền ra của dự án được thể hiện thông qua chi phí của dự án nên mang dấu âm. Dòng tiền ra liên quan đến các chi phí đầu tư cho TSCĐ, cho xây dựng và cho mua sắm. Và các chỉ tiêu phản ánh chi phí cũng được tính theo từng năm trong suốt dòng đời của dự án. Việc dự tính các chi phí sản xuất, dịch vụ được dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch khấu hao, kế hoạch trả nợ của dự án. Cán bộ thẩm định xem xét tính đầy đủ của các loại chi phí, kế hoạch trích khấu hao có phù hợp hay không… Khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất. Bởi vậy mức khấu hao có ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến mức thuế thu nhập phải nộp hàng năm của DN. Nếu khấu hao tăng, lợi nhuận giảm và do đó thuế thu nhập DN giảm và ngược lại. Vì vậy, việc xác định chính xác mức khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng trong phân tích tài chính dự án. Mức khấu hao được xác định hàng năm lại phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao. * Thẩm định dòng tiền của dự án Trên cơ sở số liệu dự tính về dòng tiền vào và dòng tiền ra từng năm có thể dự tính mức lãi lỗ hàng năm của dự án. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản
  • 51. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0151 ánh kết quả của hoạt động sản xuất, dịch vụ trong từng năm của dòng đời dự án. Đối với NHTM nó là cơ sở về mặt tài chính để đánh giá dự án một cách chính xác. Trong thẩm định tài chính DAĐT, việc thẩm định dòng tiền của dự án có thể nói là việc khó nhất. Thẩm định tài chính dự án quan tâm tới lượng tiền đi vào (dòng vào) và đi ra (dòng ra) của dự án. Đảm bảo cân đối thu chi (cân đốidòng tiền vào và dòng tiền ra) là mục tiêu quan trọng của phân tích tài chính dự án. Thu chi của dự án được xác định từ những thông tin trong các báo cáo thu nhập và chi phí của dự án, song vấn đề là cần phân biệt giữa khoản thu và doanh thu, giữa chi phí và khoản chi trước khi xây dựng bảng cân đốithu chi của dự án. - Thẩm định dòng tiền ra hay chính là chi phí của dự án: cần phân biệt giữa các chi phí và khoản chi. Đối với chi phí, DN đã chấp nhận mua hàng hóa, dịch vụ nhưng có thể luồng tiền đi ra chưa xuất hiện; còncác khoản chi thì DN đã thực sự bỏ tiền, tức là đã có luồng ra xuất hiện. Chi phí mà chủ dự án phải bỏ ra đầu tiên phải kể đến là chi phí cho máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị, ngoài ra cũng phải tính đến các chi phí đi kèm như chi phí lắp đặt, vận chuyển, bảo hiểm, chi phí cho việc đào tạo công nhân vận hành, chi phí chạy thử… Trong việc tính toán chi phí cũng cần phải tính đến yếu tố chi phí cơ hội, “chi phí cơ hội được định nghĩa là cơ hội thu nhập bị bỏ qua do chấp nhận dự án này mà không chấp nhận dự án khác”. Khi tính toán các khoản chi cho máy móc và thiết bị, một dữ kiện dễ bị bỏ qua là vốn luân chuyển cần cho vận hành công trình đầu tư, cũng phải được đưa vào để tính toán chi phí đầu tư. Nếu số vốn luân chuyển được thu hồi khi dự án ngưng hoạt động thì dự án có giá trị ròng tại thời điểm cuối và dữ kiện cần phải được tính tới. Các chi phí chìm sẽ không được tính đến trong phân tích, nó không nên coi là chi phí để đưa vào dòng tiền, bởi nó là chi phí mà chủ dự án bỏ ra cho dù dự án đó có được chấp nhận hay không. Ngoài ra, chi phí khấu hao là một chi phí khá quan trọng, trong báo cáo thu nhập của kế toán,
  • 52. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0152 khấu hao được khấu trừ vào chi phí để xác định lợi nhuận trong kỳ, nhưng nó là chi phí không xuất quỹ, khấu hao được coinhư là một nguồn thu nhập của dự án. Trong khi thẩm định dòng chi phí cũng cần chú ý đến lãi vay, lãi vay vừa là khoản chi phí, vừa là khoản chi tiêu bằng tiền thật sự nhưng lãi vay thì cũng không được đưa vào dòng tiền vì lãi vay tượng trưng cho giá trị thời gian của tiền và khoản này được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền tương lai - Thẩm định dòng thu nhập: Cần phân biệt được doanh thu và các khoản thu. Doanh thu là giá trị của hàng hóa, dịch vụ đã được bán ra và người mua tuyên bố chấp nhận mua hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên, đốivới các khoản được ghi nhận là doanh thu thì không xác định được người mua đã trả tiền hay chưa, còn đốivới các khoản thu thì chắc chắn là DN đã thu được tiền. Tức là doanh thu thì có thể chưa xuất hiện dòng tiền đi vào DN nhưng đốivới khoản thu thì chắc chắn dòng tiền đã xuất hiện. Trong dòng thu của dự án cũng cần phải tính tới giá trị cònlại của thiết bị, máy móc khi dự án kết thúc. Giá trị còn lại của một tài sản là giá trị tài sản có thể bán được tại thời điểm dự án kết thúc. Đối với dòng thu còn cần phải chú ý các khoản thu từ dự án phải loại bỏ thuế thu nhập để tính toán dòng tiền được chính xác. Chính vì vậy, dòng tiền được sử dụng để tính toán trong thẩm định DAĐT là dòng tiền sau thuế. Vậy dòng tiền của dự án là chênh lệch giữa số tiền nhận được và số tiền chi ra. Dòng tiền mặt không giống như lợi nhuận hay thu nhập. Thu nhập vẫn có thể thay đổitrong khi không có sự thay đổitương ứng trong dòng tiền mặt. c. Tính toán hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án Quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư được chia thành 6 bước chính như sau: - Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án.
  • 53. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THANH THỦY CQ45/16.0153 - Bước 2: Phân tíchđể tìm dữ liệu - Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở - Bước 4: Lập các bảng tính trung gian - Bước 5: Lập báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án. Trong quá trình tính toán các nhóm chỉ tiêu tài chính được sử dụng đến như nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án NPV,IRR, thời gian hoàn vốn đầu tư... và nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ là nguồn trả nợ hàng năm, thời gian hoàn trả vốn vay. 2.3 Ví dụ minh họa hoạt động thẩmđịnh tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa. Để hiểu rõ hơn về quy trình thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh, chúng ta xem xét thực trạng của một dự án đã được cán bộ chi nhánh thẩm định. Trong số các dự án đầu tư mà chi nhánh thẩm định, có dự án “ đầu tư mới thiết bị, máy móc, nâng cao năng lực sản xuất dây và cáp điện” A/ Giới thiệu khách hàng - Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦ TƯ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHI P VI T Á - Trụ sở chính : Nhà 18/2, ngõ 370 đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội - Họ và tên người đại diện doanh nghiệp Bà : Phạm Thị Loan Chức vụ: Chủ tịch HĐQT/ Tổng giám đốc - Đăng kí kinh doanh số: 0103014773 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/1995. - Nghành nghề kinh doanh: