SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 15
CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT


3.0. ƢU ĐIỂM CỦA CỦI TRẤU SO VỚI CÁC LOẠI NHIÊN LIỆU KHÁC:
 Tiết kiệm hơn:
- Củi trấu cháy triệt để, khi đốt sinh nhiệt tốt, nhiệt lượng khoảng 3900 kcal/kg, do trong
trấu thành phần chất xơ chiếm 75%, dễ bén lửa, khi cháy không có khói và mùi tỏa ra rất
dễ chịu.
- Giá củi trấu rẻ hơn so với các loại nhiên liệu khác, giá củi trấu khoảng 1300 đ/kg trong
khi giá than đá khoảng 5000 đ/kg.
- So với củi khô: nhiệt lượng của củi khô khoảng 2100 kcal/kg. Như vậy, 1kg củi trấu
1,86 kg củi khô. So với than đá: nhiệt lượng của than đá khoảng 5500 kcal/kg. Như vậy,
1kg củi trấu   0,71 kg than đá.
 Hạn chế ô nhiễm môi trường:
- Củi trấu là sản phẩm vừa giảm thiểu được lượng chất thải ra môi trường, vừa đảm bảo tỉ
lệ ô nhiễm khi sử dụng là không đáng kể, không những vậy tàn tro của củi trấu sau khi đốt
có chứa trên 80% là silic oxít (SiO2), hiện nay có thể tận dụng cho rất nhiều lĩnh vực (về
mặt này nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch và gốm đã bán lại cho nông dân tàn tro sử
dụng trong việc cải tạo đất) như vậy xét về mặt môi trường củi trấu hoàn toàn là sản phẩm
tiện ích cho môi trường trong sạch.
 Ví dụ thực tế ở một số lò hơi sử dụng củi trấu:
- Tiêu hao nhiên liệu than đá cho lò hơi công suất 1 tấn hơi là 106 kg/giờ. Tiêu hao nhiên
liệu củi trấu cho lò hơi công suất 1 tấn hơi là 195 kg/giờ. Giá thành nhiên liệu than là
5.000 đ/kg, nhiên liệu củi trấu là 1300 đ/kg. Chi phí cho lò hơi công suất 1 tấn hơi đối với
nhiên liệu than là 106x5000 = 530.000 đ/giờ, đối với hiên liệu củi trấu là: 195x1300 =
253.500 đ/giờ. Chênh lệch chi phí nhiên liệu cho lò hơi công suất 1 tấn/giờ là: 276.500
đ/giờ. Tiết kiệm nhiên liệu cho lò hơi công suất 1 tấn khi chuyển từ đốt than sang đốt củi
trấu là: (276.500/530.000)*100% = 52 %.
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VỎ TRẤU:
3.1.1. Cấu tạo của vỏ trấu:
- Vỏ trấu do hai lá của gié lúa là vảy lá và mày hoa tạo thành. Cả hai phần này được ghép
liền với nhau theo nếp dọc bằng một nếp gấp cài vào nhau. Phần trên của hai mảnh của vỏ
trấu chuyển thành đoạn cuối của vỏ trấu và cuối cùng kết thúc thành một cái râu (awn).
- Thành phần hóa học của vỏ trấu gồm:
       + Xenlulô: chiếm nhiều nhất khoảng (26 – 35)%, là hợp chất cao phân tử có công
thức cấu tạo là (C6H10O5)n.
       + Hemi – Xenlulô: chiếm khoảng (18 – 22)%, là hợp chất hóa học tương tự như
xenlulô nhưng có kích thước phân tử nhỏ hơn và không có cấu trúc chặt chẽ cũng như độ
bền hóa lý thấp hơn xenlulô.
       + Lignin: chiếm khoảng (25 – 30)%, là hợp chất cao phân tử có cấu trúc vô định
hình khác với xenlulô. Lignin tồn tại ở 3 trạng thái: thủy tinh (biến dạng là biến dạng đàn
hồi), dẻo (biến dạng không thuận nghịch), lỏng dính.
       + SiO2: chiếm khoảng 20%




                        H2.3.0. Hàm lượng vỏ trấu trong hạt lúa.


3.1.2. Các đặc tính đặc trưng của vỏ trấu:
- Tuỳ theo từng loại trấu mà trấu có chiều dài từ (5 – 10)mm, chiều ngang bằng (1/2 - 1/3)
chiều dài.
- Góc nghỉ của trấu từ (35 – 50)0 tuỳ theo ẩm độ và điều kiện nhiệt độ môi trường.
3.1.3. Đặc diểm chung về lý hóa tính của vỏ trấu:




                Vỏ trấu                                      Đốt cháy vỏ trấu




            Tro trấu (RHA)                           Vỏ trấu được Carbon hóa (CRH)
                              H2.3.1. Một số hình ảnh về vỏ trấu


- Vỏ trấu không cháy dễ dàng với ngọn lửa trần trừ khi có không khí thổi qua. Vỏ trấu có
khẳ năng chống ẩm và mục rữa nên nó là vật liệu cách nhiệt tốt.
- Tro trấu chứa nhiều SiO2 gây nên hiện tượng ăn mòn các loại lò sử dụng vỏ trấu làm
chất đốt.
+ Bảng thành phần hóa học của tro trấu (RHA):
                           Thành phần hóa học                %
                                   SO2                   86 - 97.3
                                   K2 O                  0.58 - 2.5
                                  Na2O                   0.0 - 1.75
                                   CO                     0.2 - 1.5
                                   MO                    0.12 - 1.96
                                  Fe2O3                trace - 0.54
                                  P2O5                   0.2 - 2.85
                                   SO3                   0.1 - 1.13
                                    Cl                 trace - 0.42


- Vỏ trấu khó xử lý vì cồng kềnh và bụi bặm. Vỏ trấu có góc nghỉ khoảng 400 ÷ 450 điều
đó ảnh hưởng đến khả năng chảy của nó. Ví dụ như trong máng thức ăn chăn nuôi là rất
khó khăn.
- Khối lượng riêng của vỏ trấu thấp khoảng (70 ÷ 110)kg/m3 do đó đòi hỏi không gian lớn
để lưu trữ và vận chuyển và điều này là không kinh tế.
         + Bảng khối lượng riêng của một số loại chất đốt:
              Tính chất           Vỏ trấu       Tro trấu               Rơm    Gỗ
         Loose                    73-112         96-192
         Vibrated                 122-145
                                                                             300-900
         Bricketed or pelleted      180
         Ground                   230-400


- Khi đốt cháy vỏ trấu tạo ra một lượng tro khoảng (17 ÷ 26)% cao hơn rất nhiều so với
gỗ [(0,2 ÷ 2)%] và than đá (12,2%). Dẫn đến có một khối lượng lớn tro trấu cần phải được
xử lý.
+ Hàm lượng tro trong một số loại chất đốt:
                   Tính chất                 Vỏ trấu           Rơm              Gỗ
     Chất dễ bay hơi                           64.7              69.7           85
     Cacbon                                    15.7              11.1           13
     Tro                                       19.6              19.2            2


- Trấu có giá trị nhiệt lượng trung bình cao (khoảng 3410kcal/kg). Do đó, nó là một
nguồn năng lượng tái tạo tốt.
- Tro trấu có nhiệt độ nóng chảy thấp nên tạo ra xỉ.
3.1.4. Tính chất hóa học của vỏ trấu:
- Thành phần hóa học của vỏ trấu:
       + Thành phần các nguyên tố hóa học (%):
             Nguyên tố hóa hóc               Vỏ trấu           Rơm              Gỗ
                      C                        38.7            37.7             48
                      H                         5                 5             6.5
                      O                         36             37.5             43
                      N                         0.5              0.6            0.5
                      S                         0.1               -              -


       + Thành phần hóa học của vỏ trấu (%):
           Vỏ trấu              Xenlulô         Hemi – Xenlulô          Lignin
           Lemont                29.20                 20.10            30.70
           ROK 14                33.47                 21.03            26.70
            CP 4                 25.89                 18.10            31.41
           Pa Potho              35.50                 21.35            24.95
        Trung bình               31.02                 20.15            28.44


       * Lemont, ROK 14, CP 14, Pa Potho: là 4 giống lúa mẫu.
- Độ ẩm của vỏ trấu:
       Độ ẩm tƣơng đối (%)                          Độ ẩm cân bằng (%)
                                      Vỏ trấu               Rơm             Gỗ
                  10                      3.7                -              3.5
                  20                      5.4                -               5
                  30                      6.8                -               6
                  40                    7.9-8.1              -              7.5
                  50                    9.1 -9.5            5.5              9
                  60                 10.1 -10.8             6.3              10
                  70                 10.8 - 11.8            9.5              12
                  80                 11.6 - 12.9            12.5            14.5
                  90                 14 - 15.3              21               18


3.2. NGUYÊN LÝ ÉP CỦI TRẤU:
- Củi trấu được tạo ra từ vỏ trấu bằng cách ép các vỏ trấu lại với nhau dưới áp suất ép cao
và được kết dính lại với nhau nhờ chất lignin có trong vỏ trấu (chiếm từ 25% – 30%).
Chất lignin này sẽ chuyển sang trạng thái lỏng dính ở nhiệt độ khoảng (200 – 220)0C giúp
kết dính các vỏ trấu lại với nhau.
- Trong quá trình ép do ma sát giữa vỏ trấu và các chi tiết máy cũng như ma sát giữa các
vỏ trấu với nhau sẽ sinh ra nhiệt làm chảy chất lignin. Ngoài ra, để cung cấp thêm nhiệt
làm chảy chất lignin thì người ta còn gắn thêm một bộ gia nhiệt lắp vào khuôn ép.
- Như vậy, theo nguyên lý ép này thì nguyên liệu đầu vào không cần phải thêm chất kết
dính nào nhưng sản phẩm gỗ đầu ra vẫn cứng tự nhiên và bề mặt được cacbon hóa.
3.3. ÁP SUẤT ÉP CẦN THIẾT:
- Để xác định được áp suất ép thì phải xác định được khối lượng riêng của vật liệu đầu
vào (vỏ trấu) và khối lượng riêng của sản phẩm đầu ra (củi trấu).
 Khối lượng riêng của vỏ trấu:
        1   = (70 ÷ 110) kg/m3   chọn    1   = 90 (kg/m3)
 Khối lượng riêng của gỗ:
2   = (480 ÷ 1280) kg/m3        chọn   2   = 1000 (kg/m3)
 Tỷ số nén:
- Tỷ số nén được xác định theo công thức sau:

           =      =           11


- Ta có:              1   =   và   2   =

Trong đó:
                  + m1, m2: khối lượng vật liệu đầu vào, khối lượng sản phẩm đầu ra.
                  + V1, V2: thể tích đầu vào, đầu ra của khuôn ép.
- Khi ép thì cứ 1kg vỏ trấu vào thì sẽ cho ra khoảng 1kg củi trấu nên có thể xem m1 = m2.
Khi đó:

           =      =

 Xác định áp suất ép:
- Áp suất ép ứng với mỗi khối lượng riêng xác định của vỏ trấu được xác định theo biểu
đồ sau:
H3.5.0.Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa áp suất và khối lượng riêng
                                       (Bossel, 1984)
- Từ biểu đồ trên với khối lượng riêng của sản phẩm thu được là:       1000 kg/m3. Ta
chọn áp suất ép là: Pmax   75 bar.
3.4. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ ÉP ĐÙN:
3.4.1. Khái niệm về ép đùn vật liệu:
- Ép đùn vật liệu là một trong những phương pháp sử dụng rất phổ biến ở các nhà máy xí
nghiệp, nhất là ở các nhà máy sản xuất gạch (nhà máy gạch, nhà máy sản xuất thức ăn cho
tôm, nhà máy cao su…) thì máy ép đùn đóng một vai trò rất quan trọng.
- Mỗi nhà máy, xí nghiệp sản xuất mỗi sản phẩm và máy đùn ép các loại vật liệu khác
nhau tùy theo sản phẩm của nhà máy. Ở đây ta chỉ xét máy ép đùn vật liệu là vỏ trấu.
Theo ý nghĩa của nó thì ép đùn được hiểu là từ vỏ trấu ban đầu sau khi qua máy đùn (máy
đùn vít xoắn, xilanh đẩy…) ta sẽ thu được sản phẩm có hình dạng và chiều dài mong
muốn.
3.4.2. Ép định hình:
- Để tăng độ bền cho vật thể rời ta dùng phương pháp ép (nén chặt) trong không gian kín,
dưới tác dụng của áp suất bên ngoài cho đến khi thu được một khối có độ chặt và nó
không thể tự tách rời nhau được.
- Khi ép cần có kèm theo sự nghiền nát và sự di chuyển tương đối giữa các chất và có sự
trộn lẫn nhau. Do đó, xảy ra sự biến dạng dẻo và biến dạng đàn hồi. Những yếu tố quyết
định quá trình ép sản phẩm phân tán có thể chia thành 2 nhóm:
 Yếu tố đặc trưng cho tính cơ lý:
- Môđun ép: đặc trưng cho khả năng của sản phẩm khi bị nén chặt dưới tác dụng của áp
suất (bỏ qua tổn thất do ma sát), yếu tố này không đổi và phụ thuộc vào loại sản phẩm,
cấu trúc và kích thước của các hạt thành phần.
- Hệ số áp suất bền: là tỉ số giữa áp suất mặt bên của vật liệu ép với áp suất tác dụng thẳng
đứng.
- Độ ẩm, nhiệt độ, thành phần và kích cỡ của hạt sản phẩm.
 Các yếu tố đặc trưng cho điều kiện ép:
- Áp suất riêng.
- Ma sát giữa sản phẩm và dụng cụ ép, đại lượng này phụ thuộc vào thành phần, tính chất
của sản phẩm và trạng thái bề mặt của dụng cụ ép.
- Hình dáng bánh ép, dụng cụ ép và tương quan kích thước của nó.
- Chế độ ép có thể là ép chu kỳ hoặc ép liên tục.
- Hệ số bề mặt của vật liệu ép trực tiếp chịu áp suất ép, phụ thuộc vào số bề mặt trực tiếp
mà quá trình ép có thể tiến hành được, hệ số cụ thể như sau:
       + Một mặt: áp suất nén chặt tác dụng vào một bề mặt của vật liệu ép
       + Hai mặt: áp suất nén chặt tác dụng lên 2 bề mặt đối diện của vật liệu ép
       + Nhiều mặt: áp suất nén chặt tác dụng lên 3 đến 6 mặt của vật liệu ép
 Hệ số nén chặt đối với tiết diện ép là không đổi được xác định theo công thức:

                                               =

        Trong đó:
                      Y: khối lượng toàn thể tích vật ép (kg).
                      Yn: khối lượng thể tích cốt vật chất (kg).
 Đặc trưng cơ bản của quá trình đông và liên kết của vật liệu là sự phụ thuộc giữa sự
tăng áp suất và hệ số nén chặt của vật chất.
 Nói chung ép 2 phía sẽ giảm được áp suất ép từ 10 đến 20% so với ép một phía. Ép 2
phía sẽ thu được sản phẩm theo chiều cao đồng đều hơn, cải tiến được nhiều về chất
lượng sản phẩm.
3.4.3. Các phương pháp ép đùn được sử dụng trong công nghiệp hiện nay:
- Hiện nay có 2 công nghệ ép đùn được sử dụng phổ biến, đó là:
        Pittông ép.
        Vít đùn.
 Sử dụng Pittông ép:
- Cấu tạo:
H2.3.2. Pittông ép
       + Pittông – xylanh          + Trục dẫn hướng        + Vít tải
       + Khuôn ép                  + Điện trở nhiệt
       + Động cơ điện              + Phễu cấp liệu
- Các ưu và nhược điểm của công nghệ Pittông ép:
        Có ít chuyển động tương đối giữa pittông và nguyên liệu. Do đó, độ mài mòn
       của pittông giảm đáng kể.
        Là công nghệ hiệu quả nhất về chi phí.
        Một số kinh nghiệm vận hành đã đạt được bằng cách sử dụng các loại nguyên
       liệu khác nhau.
        Độ ẩm của nguyên liệu ≤ 12% sẽ cho kết quả tốt nhất.
        Chất lượng của sản phẩm giảm xuống khi tăng năng suất mà năng lượng tiêu thụ
       không đổi.
        Lớp bên ngoài của sản phẩm không được Cacbon hóa. Và sản phẩm tạo ra hơi
       giòn.
 Sử dụng Vít đùn:
- Cấu tạo:
H 2.3.3. Vít đùn
       + Phễu cấp liện               + Vít đùn              + Xylanh
       + Khuôn ép                    + Điện trở nhiệt       + Động cơ
- Các ưu và nhược điểm của công nghệ Vít đùn:
        Sản phẩm ra là liên tục và đồng nhất.
        Bề mặt ngoài của sản phẩm được Carbon hóa một phần tạo điều kiện thuận lợi
       cho việc bắt lửa dễ dàng và đốt cháy. Lớp Carbon hóa này còn giúp bảo vệ sản
       phẩm tránh được độ ẩm của môi trường xung quanh.
        Sản phẩm tạo ra có một lỗ tròn giúp đốt cháy tốt vì cung cấp đủ không khí trong
       quá trình cháy.
        Máy chạy rất êm và không chịu rung sốc hoặc tải trọng đột ngột
        Máy hoạt động tốt hơn so với pittông ép vì không có các bộ phận qua lại và
       bánh đà.
        Các bộ phận máy và dầu được bảo vệ khỏi bụi, nguyên liệu nhiễm bẩn chưa
       được xử lý
        Yêu cầu năng lượng của máy là cao so với máy piston ép.
- Các loại máy có trên thị trường:
H2.3.4. Máy ép củi trấu của CTY TNHH SX - TM - DV - CHẾ TẠO MÁY NGỌC THÀNH


3.5. SO SÁNH CHỌN PHƢƠNG ÁN GIỮA MÁY ÉP KIỂU PITTÔNG VÀ MÁY
ÉP KIỂU VÍT:
(Nguồn: Biomass Briquetting: Technology and Practices – P.D. Grover & S.K. Mishra)
 Bảng so sánh giữa máy ép kiểu pittông và máy ép kiểu trục vít:

          CHỈ TIÊU                   PITTÔNG ÉP                      VÍT ĐÙN

Độ ẩm tối ưu của vật liệu               (10 – 15)%                    (8 – 9)%

Độ mài mòn giữa các chi tiết    Thấp trong trường hợp của    Cao trong trường hợp của
                                   pittông và khuôn ép                trục vít

Đầu ra của máy                          Gián đoạn                     Liên tục

                                (Trong các hành trình kép)

Năng lượng tiêu thụ                    50 kWh/tấn                   60 kWh/tấn

Khối lượng riêng của vật              (1 - 1.2)g/cm³               (1 - 1.4)g/cm³
liệu

Bảo trì                                   Thấp                          Cao

Hiệu suất đốt cháy của sản              Không tốt                       Tốt
phẩm

Khả năng Cacbon hóa                     Không thể                       Tốt
Phù hợp trong khí hóa                     Không phù hợp                    Phù hợp

Tính đồng nhất của sản                   Không đồng nhất                   Đồng nhất
phẩm


 Kết luận:
- Từ bảng so sánh trên cùng với tính khả thi của Công nghệ ép đùn kiểu trục vít mà nhóm
Sinh viên chọn thiết kế Máy ép đùn kiểu trục vít trong Đồ án Tốt nghiệp của mình.


3.6. CÁC YẾU TỐ ẨNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ÉP ĐÙN:
3.6.1. Áp lực ép:
- Công nghệ ép được chia thành:
       + Nén áp lực cao.
       + Nén áp lực trung bình với một thiết bị gia nhiệt.
       + Nén áp suất thấp với chất kết dính.
- Nếu nguyên liệu được nén không có chất kết dính thì các hạt được kết dính với nhau nhờ
lực Vander Waal’s, lực hóa trị, lực tĩnh điện hoặc lồng vào nhau.




                        Có chất kết dính             Lực Vander Waal’s




                     Các hạt lồng vào nhau                 Lực tĩnh điện
                                 H.2.3.4. Một số loại liên kết.
3.6.2. Tính chất của vật liệu:
- Khả năng chảy loãng và độ kết dính (chất bôi trơn và chất kết dính có thể truyền các dặc
điểm này để kết dính vật liệu).
- Kích thước hạt (hạt quá mịn thì độ dính kết cao hơn dẫn đến khó khăn trong việc chảy
vật liệu).
- Lực bề mặt (quan trọng trong việc tăng độ bền).
- Tính kết dính.
- Độ cứng (hạt quá cứng dẫn đến khó khăn trong việc thiêu kết vật liệu).
- Phân bố hạt theo kích thước ( những hạt đủ mịn cần kết dính với những hạt lớn hơn để
tạo sự gắn kết chặt chẽ hơn).
3.6.3. Các phụ phẩm nông nghiệp phù hợp với quá trình ép:
 Độ ẩm thấp:
- Độ ẩm nên càng thấp càng tốt (khoảng 10÷15%), độ ẩm cao sẽ phải tốn một phần chi
phí trong việc sấy sơ bộ.
 Hàm lượng tro:
- Hàm lượng tro nhiều sẽ không tốt vì tro sẽ ngưng tụ trên các ống của các loại máy sưởi
và buồng đốt của lò hơi.
3.7. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ÉP CỦI TRẤU:

                                       SÀNG



                                     NGHIỀN



                                    SẤY SƠ BỘ



                                         ÉP



                                    LÀM MÁT
ĐÓNG GÓI

Weitere ähnliche Inhalte

Andere mochten auch

Cacbohidrat tom-tat-ly-thuyet-bai-tap-dap-an-bai-tap-tu-giai
Cacbohidrat tom-tat-ly-thuyet-bai-tap-dap-an-bai-tap-tu-giaiCacbohidrat tom-tat-ly-thuyet-bai-tap-dap-an-bai-tap-tu-giai
Cacbohidrat tom-tat-ly-thuyet-bai-tap-dap-an-bai-tap-tu-giaiThuong Hoang
 
91218073 bai-giảng-polyme-cong-nghệ-đun
91218073 bai-giảng-polyme-cong-nghệ-đun91218073 bai-giảng-polyme-cong-nghệ-đun
91218073 bai-giảng-polyme-cong-nghệ-đun268199100
 
Lời cảm ơn
Lời cảm ơnLời cảm ơn
Lời cảm ơnsagittart2
 
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Wedsite Bằng Joomla
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Wedsite Bằng JoomlaBáo Cáo Thực Tập Thiết Kế Wedsite Bằng Joomla
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Wedsite Bằng JoomlaNgoc Son
 
PHỐI TRỘN, NGHIỀN, ĐỒNG HÓA ÉP VÀ ÉP ĐÙN
PHỐI TRỘN, NGHIỀN, ĐỒNG HÓA ÉP VÀ ÉP ĐÙNPHỐI TRỘN, NGHIỀN, ĐỒNG HÓA ÉP VÀ ÉP ĐÙN
PHỐI TRỘN, NGHIỀN, ĐỒNG HÓA ÉP VÀ ÉP ĐÙNToàn Tỉnh
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2quocanhsmith
 
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩmTiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩmdai phuc
 

Andere mochten auch (13)

1. phân tích lý thuyết thuế tổng quan 0
1. phân tích lý thuyết thuế tổng quan 01. phân tích lý thuyết thuế tổng quan 0
1. phân tích lý thuyết thuế tổng quan 0
 
Charcoal
CharcoalCharcoal
Charcoal
 
Cacbohidrat tom-tat-ly-thuyet-bai-tap-dap-an-bai-tap-tu-giai
Cacbohidrat tom-tat-ly-thuyet-bai-tap-dap-an-bai-tap-tu-giaiCacbohidrat tom-tat-ly-thuyet-bai-tap-dap-an-bai-tap-tu-giai
Cacbohidrat tom-tat-ly-thuyet-bai-tap-dap-an-bai-tap-tu-giai
 
AHSArt: Charcoal on Toned Ground + Value
AHSArt: Charcoal on Toned Ground + ValueAHSArt: Charcoal on Toned Ground + Value
AHSArt: Charcoal on Toned Ground + Value
 
Charcoal
CharcoalCharcoal
Charcoal
 
91218073 bai-giảng-polyme-cong-nghệ-đun
91218073 bai-giảng-polyme-cong-nghệ-đun91218073 bai-giảng-polyme-cong-nghệ-đun
91218073 bai-giảng-polyme-cong-nghệ-đun
 
Lời cảm ơn
Lời cảm ơnLời cảm ơn
Lời cảm ơn
 
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Wedsite Bằng Joomla
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Wedsite Bằng JoomlaBáo Cáo Thực Tập Thiết Kế Wedsite Bằng Joomla
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Wedsite Bằng Joomla
 
PHỐI TRỘN, NGHIỀN, ĐỒNG HÓA ÉP VÀ ÉP ĐÙN
PHỐI TRỘN, NGHIỀN, ĐỒNG HÓA ÉP VÀ ÉP ĐÙNPHỐI TRỘN, NGHIỀN, ĐỒNG HÓA ÉP VÀ ÉP ĐÙN
PHỐI TRỘN, NGHIỀN, ĐỒNG HÓA ÉP VÀ ÉP ĐÙN
 
Freeze Drying
Freeze DryingFreeze Drying
Freeze Drying
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2
 
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩmTiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
 
Công nghệ bao bì - phụ gia 6
Công nghệ bao bì - phụ gia 6Công nghệ bao bì - phụ gia 6
Công nghệ bao bì - phụ gia 6
 

Cơ sở lý thuyết

  • 1. CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.0. ƢU ĐIỂM CỦA CỦI TRẤU SO VỚI CÁC LOẠI NHIÊN LIỆU KHÁC:  Tiết kiệm hơn: - Củi trấu cháy triệt để, khi đốt sinh nhiệt tốt, nhiệt lượng khoảng 3900 kcal/kg, do trong trấu thành phần chất xơ chiếm 75%, dễ bén lửa, khi cháy không có khói và mùi tỏa ra rất dễ chịu. - Giá củi trấu rẻ hơn so với các loại nhiên liệu khác, giá củi trấu khoảng 1300 đ/kg trong khi giá than đá khoảng 5000 đ/kg. - So với củi khô: nhiệt lượng của củi khô khoảng 2100 kcal/kg. Như vậy, 1kg củi trấu 1,86 kg củi khô. So với than đá: nhiệt lượng của than đá khoảng 5500 kcal/kg. Như vậy, 1kg củi trấu 0,71 kg than đá.  Hạn chế ô nhiễm môi trường: - Củi trấu là sản phẩm vừa giảm thiểu được lượng chất thải ra môi trường, vừa đảm bảo tỉ lệ ô nhiễm khi sử dụng là không đáng kể, không những vậy tàn tro của củi trấu sau khi đốt có chứa trên 80% là silic oxít (SiO2), hiện nay có thể tận dụng cho rất nhiều lĩnh vực (về mặt này nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch và gốm đã bán lại cho nông dân tàn tro sử dụng trong việc cải tạo đất) như vậy xét về mặt môi trường củi trấu hoàn toàn là sản phẩm tiện ích cho môi trường trong sạch.  Ví dụ thực tế ở một số lò hơi sử dụng củi trấu: - Tiêu hao nhiên liệu than đá cho lò hơi công suất 1 tấn hơi là 106 kg/giờ. Tiêu hao nhiên liệu củi trấu cho lò hơi công suất 1 tấn hơi là 195 kg/giờ. Giá thành nhiên liệu than là 5.000 đ/kg, nhiên liệu củi trấu là 1300 đ/kg. Chi phí cho lò hơi công suất 1 tấn hơi đối với nhiên liệu than là 106x5000 = 530.000 đ/giờ, đối với hiên liệu củi trấu là: 195x1300 = 253.500 đ/giờ. Chênh lệch chi phí nhiên liệu cho lò hơi công suất 1 tấn/giờ là: 276.500 đ/giờ. Tiết kiệm nhiên liệu cho lò hơi công suất 1 tấn khi chuyển từ đốt than sang đốt củi trấu là: (276.500/530.000)*100% = 52 %.
  • 2. 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VỎ TRẤU: 3.1.1. Cấu tạo của vỏ trấu: - Vỏ trấu do hai lá của gié lúa là vảy lá và mày hoa tạo thành. Cả hai phần này được ghép liền với nhau theo nếp dọc bằng một nếp gấp cài vào nhau. Phần trên của hai mảnh của vỏ trấu chuyển thành đoạn cuối của vỏ trấu và cuối cùng kết thúc thành một cái râu (awn). - Thành phần hóa học của vỏ trấu gồm: + Xenlulô: chiếm nhiều nhất khoảng (26 – 35)%, là hợp chất cao phân tử có công thức cấu tạo là (C6H10O5)n. + Hemi – Xenlulô: chiếm khoảng (18 – 22)%, là hợp chất hóa học tương tự như xenlulô nhưng có kích thước phân tử nhỏ hơn và không có cấu trúc chặt chẽ cũng như độ bền hóa lý thấp hơn xenlulô. + Lignin: chiếm khoảng (25 – 30)%, là hợp chất cao phân tử có cấu trúc vô định hình khác với xenlulô. Lignin tồn tại ở 3 trạng thái: thủy tinh (biến dạng là biến dạng đàn hồi), dẻo (biến dạng không thuận nghịch), lỏng dính. + SiO2: chiếm khoảng 20% H2.3.0. Hàm lượng vỏ trấu trong hạt lúa. 3.1.2. Các đặc tính đặc trưng của vỏ trấu: - Tuỳ theo từng loại trấu mà trấu có chiều dài từ (5 – 10)mm, chiều ngang bằng (1/2 - 1/3) chiều dài. - Góc nghỉ của trấu từ (35 – 50)0 tuỳ theo ẩm độ và điều kiện nhiệt độ môi trường.
  • 3. 3.1.3. Đặc diểm chung về lý hóa tính của vỏ trấu: Vỏ trấu Đốt cháy vỏ trấu Tro trấu (RHA) Vỏ trấu được Carbon hóa (CRH) H2.3.1. Một số hình ảnh về vỏ trấu - Vỏ trấu không cháy dễ dàng với ngọn lửa trần trừ khi có không khí thổi qua. Vỏ trấu có khẳ năng chống ẩm và mục rữa nên nó là vật liệu cách nhiệt tốt. - Tro trấu chứa nhiều SiO2 gây nên hiện tượng ăn mòn các loại lò sử dụng vỏ trấu làm chất đốt.
  • 4. + Bảng thành phần hóa học của tro trấu (RHA): Thành phần hóa học % SO2 86 - 97.3 K2 O 0.58 - 2.5 Na2O 0.0 - 1.75 CO 0.2 - 1.5 MO 0.12 - 1.96 Fe2O3 trace - 0.54 P2O5 0.2 - 2.85 SO3 0.1 - 1.13 Cl trace - 0.42 - Vỏ trấu khó xử lý vì cồng kềnh và bụi bặm. Vỏ trấu có góc nghỉ khoảng 400 ÷ 450 điều đó ảnh hưởng đến khả năng chảy của nó. Ví dụ như trong máng thức ăn chăn nuôi là rất khó khăn. - Khối lượng riêng của vỏ trấu thấp khoảng (70 ÷ 110)kg/m3 do đó đòi hỏi không gian lớn để lưu trữ và vận chuyển và điều này là không kinh tế. + Bảng khối lượng riêng của một số loại chất đốt: Tính chất Vỏ trấu Tro trấu Rơm Gỗ Loose 73-112 96-192 Vibrated 122-145 300-900 Bricketed or pelleted 180 Ground 230-400 - Khi đốt cháy vỏ trấu tạo ra một lượng tro khoảng (17 ÷ 26)% cao hơn rất nhiều so với gỗ [(0,2 ÷ 2)%] và than đá (12,2%). Dẫn đến có một khối lượng lớn tro trấu cần phải được xử lý.
  • 5. + Hàm lượng tro trong một số loại chất đốt: Tính chất Vỏ trấu Rơm Gỗ Chất dễ bay hơi 64.7 69.7 85 Cacbon 15.7 11.1 13 Tro 19.6 19.2 2 - Trấu có giá trị nhiệt lượng trung bình cao (khoảng 3410kcal/kg). Do đó, nó là một nguồn năng lượng tái tạo tốt. - Tro trấu có nhiệt độ nóng chảy thấp nên tạo ra xỉ. 3.1.4. Tính chất hóa học của vỏ trấu: - Thành phần hóa học của vỏ trấu: + Thành phần các nguyên tố hóa học (%): Nguyên tố hóa hóc Vỏ trấu Rơm Gỗ C 38.7 37.7 48 H 5 5 6.5 O 36 37.5 43 N 0.5 0.6 0.5 S 0.1 - - + Thành phần hóa học của vỏ trấu (%): Vỏ trấu Xenlulô Hemi – Xenlulô Lignin Lemont 29.20 20.10 30.70 ROK 14 33.47 21.03 26.70 CP 4 25.89 18.10 31.41 Pa Potho 35.50 21.35 24.95 Trung bình 31.02 20.15 28.44 * Lemont, ROK 14, CP 14, Pa Potho: là 4 giống lúa mẫu.
  • 6. - Độ ẩm của vỏ trấu: Độ ẩm tƣơng đối (%) Độ ẩm cân bằng (%) Vỏ trấu Rơm Gỗ 10 3.7 - 3.5 20 5.4 - 5 30 6.8 - 6 40 7.9-8.1 - 7.5 50 9.1 -9.5 5.5 9 60 10.1 -10.8 6.3 10 70 10.8 - 11.8 9.5 12 80 11.6 - 12.9 12.5 14.5 90 14 - 15.3 21 18 3.2. NGUYÊN LÝ ÉP CỦI TRẤU: - Củi trấu được tạo ra từ vỏ trấu bằng cách ép các vỏ trấu lại với nhau dưới áp suất ép cao và được kết dính lại với nhau nhờ chất lignin có trong vỏ trấu (chiếm từ 25% – 30%). Chất lignin này sẽ chuyển sang trạng thái lỏng dính ở nhiệt độ khoảng (200 – 220)0C giúp kết dính các vỏ trấu lại với nhau. - Trong quá trình ép do ma sát giữa vỏ trấu và các chi tiết máy cũng như ma sát giữa các vỏ trấu với nhau sẽ sinh ra nhiệt làm chảy chất lignin. Ngoài ra, để cung cấp thêm nhiệt làm chảy chất lignin thì người ta còn gắn thêm một bộ gia nhiệt lắp vào khuôn ép. - Như vậy, theo nguyên lý ép này thì nguyên liệu đầu vào không cần phải thêm chất kết dính nào nhưng sản phẩm gỗ đầu ra vẫn cứng tự nhiên và bề mặt được cacbon hóa. 3.3. ÁP SUẤT ÉP CẦN THIẾT: - Để xác định được áp suất ép thì phải xác định được khối lượng riêng của vật liệu đầu vào (vỏ trấu) và khối lượng riêng của sản phẩm đầu ra (củi trấu).  Khối lượng riêng của vỏ trấu: 1 = (70 ÷ 110) kg/m3 chọn 1 = 90 (kg/m3)  Khối lượng riêng của gỗ:
  • 7. 2 = (480 ÷ 1280) kg/m3 chọn 2 = 1000 (kg/m3)  Tỷ số nén: - Tỷ số nén được xác định theo công thức sau: = = 11 - Ta có: 1 = và 2 = Trong đó: + m1, m2: khối lượng vật liệu đầu vào, khối lượng sản phẩm đầu ra. + V1, V2: thể tích đầu vào, đầu ra của khuôn ép. - Khi ép thì cứ 1kg vỏ trấu vào thì sẽ cho ra khoảng 1kg củi trấu nên có thể xem m1 = m2. Khi đó: = =  Xác định áp suất ép: - Áp suất ép ứng với mỗi khối lượng riêng xác định của vỏ trấu được xác định theo biểu đồ sau:
  • 8. H3.5.0.Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa áp suất và khối lượng riêng (Bossel, 1984) - Từ biểu đồ trên với khối lượng riêng của sản phẩm thu được là: 1000 kg/m3. Ta chọn áp suất ép là: Pmax 75 bar. 3.4. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ ÉP ĐÙN: 3.4.1. Khái niệm về ép đùn vật liệu: - Ép đùn vật liệu là một trong những phương pháp sử dụng rất phổ biến ở các nhà máy xí nghiệp, nhất là ở các nhà máy sản xuất gạch (nhà máy gạch, nhà máy sản xuất thức ăn cho tôm, nhà máy cao su…) thì máy ép đùn đóng một vai trò rất quan trọng. - Mỗi nhà máy, xí nghiệp sản xuất mỗi sản phẩm và máy đùn ép các loại vật liệu khác nhau tùy theo sản phẩm của nhà máy. Ở đây ta chỉ xét máy ép đùn vật liệu là vỏ trấu. Theo ý nghĩa của nó thì ép đùn được hiểu là từ vỏ trấu ban đầu sau khi qua máy đùn (máy đùn vít xoắn, xilanh đẩy…) ta sẽ thu được sản phẩm có hình dạng và chiều dài mong muốn. 3.4.2. Ép định hình: - Để tăng độ bền cho vật thể rời ta dùng phương pháp ép (nén chặt) trong không gian kín, dưới tác dụng của áp suất bên ngoài cho đến khi thu được một khối có độ chặt và nó không thể tự tách rời nhau được. - Khi ép cần có kèm theo sự nghiền nát và sự di chuyển tương đối giữa các chất và có sự trộn lẫn nhau. Do đó, xảy ra sự biến dạng dẻo và biến dạng đàn hồi. Những yếu tố quyết định quá trình ép sản phẩm phân tán có thể chia thành 2 nhóm:  Yếu tố đặc trưng cho tính cơ lý: - Môđun ép: đặc trưng cho khả năng của sản phẩm khi bị nén chặt dưới tác dụng của áp suất (bỏ qua tổn thất do ma sát), yếu tố này không đổi và phụ thuộc vào loại sản phẩm, cấu trúc và kích thước của các hạt thành phần. - Hệ số áp suất bền: là tỉ số giữa áp suất mặt bên của vật liệu ép với áp suất tác dụng thẳng đứng. - Độ ẩm, nhiệt độ, thành phần và kích cỡ của hạt sản phẩm.  Các yếu tố đặc trưng cho điều kiện ép: - Áp suất riêng.
  • 9. - Ma sát giữa sản phẩm và dụng cụ ép, đại lượng này phụ thuộc vào thành phần, tính chất của sản phẩm và trạng thái bề mặt của dụng cụ ép. - Hình dáng bánh ép, dụng cụ ép và tương quan kích thước của nó. - Chế độ ép có thể là ép chu kỳ hoặc ép liên tục. - Hệ số bề mặt của vật liệu ép trực tiếp chịu áp suất ép, phụ thuộc vào số bề mặt trực tiếp mà quá trình ép có thể tiến hành được, hệ số cụ thể như sau: + Một mặt: áp suất nén chặt tác dụng vào một bề mặt của vật liệu ép + Hai mặt: áp suất nén chặt tác dụng lên 2 bề mặt đối diện của vật liệu ép + Nhiều mặt: áp suất nén chặt tác dụng lên 3 đến 6 mặt của vật liệu ép  Hệ số nén chặt đối với tiết diện ép là không đổi được xác định theo công thức: = Trong đó: Y: khối lượng toàn thể tích vật ép (kg). Yn: khối lượng thể tích cốt vật chất (kg).  Đặc trưng cơ bản của quá trình đông và liên kết của vật liệu là sự phụ thuộc giữa sự tăng áp suất và hệ số nén chặt của vật chất.  Nói chung ép 2 phía sẽ giảm được áp suất ép từ 10 đến 20% so với ép một phía. Ép 2 phía sẽ thu được sản phẩm theo chiều cao đồng đều hơn, cải tiến được nhiều về chất lượng sản phẩm. 3.4.3. Các phương pháp ép đùn được sử dụng trong công nghiệp hiện nay: - Hiện nay có 2 công nghệ ép đùn được sử dụng phổ biến, đó là: Pittông ép. Vít đùn.  Sử dụng Pittông ép: - Cấu tạo:
  • 10. H2.3.2. Pittông ép + Pittông – xylanh + Trục dẫn hướng + Vít tải + Khuôn ép + Điện trở nhiệt + Động cơ điện + Phễu cấp liệu - Các ưu và nhược điểm của công nghệ Pittông ép:  Có ít chuyển động tương đối giữa pittông và nguyên liệu. Do đó, độ mài mòn của pittông giảm đáng kể.  Là công nghệ hiệu quả nhất về chi phí.  Một số kinh nghiệm vận hành đã đạt được bằng cách sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau.  Độ ẩm của nguyên liệu ≤ 12% sẽ cho kết quả tốt nhất.  Chất lượng của sản phẩm giảm xuống khi tăng năng suất mà năng lượng tiêu thụ không đổi.  Lớp bên ngoài của sản phẩm không được Cacbon hóa. Và sản phẩm tạo ra hơi giòn.  Sử dụng Vít đùn: - Cấu tạo:
  • 11. H 2.3.3. Vít đùn + Phễu cấp liện + Vít đùn + Xylanh + Khuôn ép + Điện trở nhiệt + Động cơ - Các ưu và nhược điểm của công nghệ Vít đùn:  Sản phẩm ra là liên tục và đồng nhất.  Bề mặt ngoài của sản phẩm được Carbon hóa một phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc bắt lửa dễ dàng và đốt cháy. Lớp Carbon hóa này còn giúp bảo vệ sản phẩm tránh được độ ẩm của môi trường xung quanh.  Sản phẩm tạo ra có một lỗ tròn giúp đốt cháy tốt vì cung cấp đủ không khí trong quá trình cháy.  Máy chạy rất êm và không chịu rung sốc hoặc tải trọng đột ngột  Máy hoạt động tốt hơn so với pittông ép vì không có các bộ phận qua lại và bánh đà.  Các bộ phận máy và dầu được bảo vệ khỏi bụi, nguyên liệu nhiễm bẩn chưa được xử lý  Yêu cầu năng lượng của máy là cao so với máy piston ép. - Các loại máy có trên thị trường:
  • 12. H2.3.4. Máy ép củi trấu của CTY TNHH SX - TM - DV - CHẾ TẠO MÁY NGỌC THÀNH 3.5. SO SÁNH CHỌN PHƢƠNG ÁN GIỮA MÁY ÉP KIỂU PITTÔNG VÀ MÁY ÉP KIỂU VÍT: (Nguồn: Biomass Briquetting: Technology and Practices – P.D. Grover & S.K. Mishra)  Bảng so sánh giữa máy ép kiểu pittông và máy ép kiểu trục vít: CHỈ TIÊU PITTÔNG ÉP VÍT ĐÙN Độ ẩm tối ưu của vật liệu (10 – 15)% (8 – 9)% Độ mài mòn giữa các chi tiết Thấp trong trường hợp của Cao trong trường hợp của pittông và khuôn ép trục vít Đầu ra của máy Gián đoạn Liên tục (Trong các hành trình kép) Năng lượng tiêu thụ 50 kWh/tấn 60 kWh/tấn Khối lượng riêng của vật (1 - 1.2)g/cm³ (1 - 1.4)g/cm³ liệu Bảo trì Thấp Cao Hiệu suất đốt cháy của sản Không tốt Tốt phẩm Khả năng Cacbon hóa Không thể Tốt
  • 13. Phù hợp trong khí hóa Không phù hợp Phù hợp Tính đồng nhất của sản Không đồng nhất Đồng nhất phẩm  Kết luận: - Từ bảng so sánh trên cùng với tính khả thi của Công nghệ ép đùn kiểu trục vít mà nhóm Sinh viên chọn thiết kế Máy ép đùn kiểu trục vít trong Đồ án Tốt nghiệp của mình. 3.6. CÁC YẾU TỐ ẨNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ÉP ĐÙN: 3.6.1. Áp lực ép: - Công nghệ ép được chia thành: + Nén áp lực cao. + Nén áp lực trung bình với một thiết bị gia nhiệt. + Nén áp suất thấp với chất kết dính. - Nếu nguyên liệu được nén không có chất kết dính thì các hạt được kết dính với nhau nhờ lực Vander Waal’s, lực hóa trị, lực tĩnh điện hoặc lồng vào nhau. Có chất kết dính Lực Vander Waal’s Các hạt lồng vào nhau Lực tĩnh điện H.2.3.4. Một số loại liên kết. 3.6.2. Tính chất của vật liệu:
  • 14. - Khả năng chảy loãng và độ kết dính (chất bôi trơn và chất kết dính có thể truyền các dặc điểm này để kết dính vật liệu). - Kích thước hạt (hạt quá mịn thì độ dính kết cao hơn dẫn đến khó khăn trong việc chảy vật liệu). - Lực bề mặt (quan trọng trong việc tăng độ bền). - Tính kết dính. - Độ cứng (hạt quá cứng dẫn đến khó khăn trong việc thiêu kết vật liệu). - Phân bố hạt theo kích thước ( những hạt đủ mịn cần kết dính với những hạt lớn hơn để tạo sự gắn kết chặt chẽ hơn). 3.6.3. Các phụ phẩm nông nghiệp phù hợp với quá trình ép:  Độ ẩm thấp: - Độ ẩm nên càng thấp càng tốt (khoảng 10÷15%), độ ẩm cao sẽ phải tốn một phần chi phí trong việc sấy sơ bộ.  Hàm lượng tro: - Hàm lượng tro nhiều sẽ không tốt vì tro sẽ ngưng tụ trên các ống của các loại máy sưởi và buồng đốt của lò hơi. 3.7. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ÉP CỦI TRẤU: SÀNG NGHIỀN SẤY SƠ BỘ ÉP LÀM MÁT