SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 46
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG ROBOT CÔNG
NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn :
Họ và tên SV :
Lớp :
3/ 2019
LỜI NÓI ĐẦU
Theo quá trình phát triển của xã hội, nhu cầu nâng cao sản xuất và chất
lượng sản phẩm ngày càng đòi hỏi ứng dụng rộng rãi các phương tiện tự động
hóa sản xuất. Xu hướng tạo ra những dây chuyền và thiết bị tự động có tính
linh hoạt cao đã hình thành và phát triển mạnh mẽ…Vì thế ngày càng tăng
nhanh nhu cầu ứng dụng người máy, các cánh tay máy tự động (Robot) để tạo
ra các hệ sản xuất tự động linh hoạt.
Robot ứng dụng rộng rãi và đóng vai trò quan trọng sản xuất cũng như trong
đời sống. Robotlà cơ cấu đa chức năng có khả năng lập trình được dùng để di
chuyển nguyên vật liệu, các chi tiết, các dụng cụ thông qua các truyền động
được lập trình trước. Khoa học robotchủ yếu dựa vào các phép toán về đại số
ma trận.
Robot có cánh tay với nhiều bậc tự do và có thể thực hiện được các chuyển
động như tay người và điều khiển được bằng máy tính hoặc có thể điều khiển
bằng chương trình được nạp sẵn trong chip trên bo mạch điều khiển robot.
Chính vì vậy em chọn đề tài : “Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng robot công
nghiệp 3 bậc tự do”.
Đầu tiên em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong
khoa Công nghệ TĐH, cùng các bạn trong lớp KTĐ – ĐT K16D, đặc biệt là
thầy giáo Tiến sĩ … giảng viên trường Đại học …, người đã trực tiếp giảng
dạy và cho em kiến thức để hoàn thành đồ án này.
Trong quá trình làm đề tài mặc dù em đã nhiều cố gắng nhưng vẫn không
tránh khỏi sai xót. Rất mong các thầy thông cảm và giúp đỡ em nhiều hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ............................................. 1
1.1. Sự ra đời của robot công nghiệp............................................................ 1
1.2. Các định nghĩa về robot công nghiệp .................................................... 2
1.3. Tay máy robot...................................................................................... 3
1.3.1. Kết cấu của tay máy ....................................................................... 4
1.3.2 Bậc tự do của robot ......................................................................... 5
1.3.3. Vùng làm việc của robot................................................................. 6
1.4. Ưu điểm của robot công nghiệp ............................................................ 7
1.5. Tình hình tiếp cận robot ở Việt Nam và ứng dụng của robot công nghiệp7
1.5.1. Tình hình tiếp cận robot ở Việt Nam ............................................... 7
1.5.2. Ứng dụng của robot công nghiệp..................................................... 8
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG HỌC THUẬN VÀ
NGƯỢC CHO ROBOT 3 BẬC TỰ DO .................................................... 10
2.1. Sơ đồ động học của robot................................................................... 10
2.2. Thiết lập hệ tọa độ khảo sát và lập bảng D-H....................................... 11
2.3. Hệ phương trình động học Robot........................................................ 13
2.4. Phương trình động học thuận Robot.................................................... 14
2.5. Phương trình động học ngược Robot................................................... 17
CHƯƠNG 3: THẾT KẾ MÔ HÌNH ROBOT 3 BẬC TỰ DO..................... 19
3.1. Giới thiệu các phần mềm mô phỏng.................................................... 19
3.1.1. Thiết kế cơ cấu robot trên SolidWorks........................................... 19
3.1.2. Thiết kế mô hình robot trên MATLAB/ Simulink. ......................... 19
3.2. Điều khiển chuyển động robot............................................................ 21
3.2.1. Điều khiển góc quay khớp với bộ điều khiển phản hồi PD.............. 21
3.2.2. Điều khiển robot theo quỹ đạo thẳng............................................. 24
3.2.3. Điều khiển robot theo quỹ đạo tròn............................................... 27
3.2.4. Kết hợp điều khiển robot theo quỹ đạo tròn và bộ điều khiển phản hồi
PD ........................................................................................................ 28
KẾT LUẬN.............................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 32
PHỤ LỤC……………………………………..…..…………………………33
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG
1.1. Sự ra đời của robot công nghiệp
Nhu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng đòi hỏi
ứng dụng rộng rãi các phương tiện tự động hóa sản xuất. Xu hướng tạo ra
những dây chuyền về thiết bị tự động có tính linh hoạt cao đang hình thành.
Các thiết bị này đang thay thế dần các máy tự động “cứng” chỉ đáp ứng một
việc nhất định trong lúc thị trường luôn luôn đòi hỏi thay đổi mặt hàng về
chủng loại, về kích cỡ và về tính năng v.v… Vì thế ngày càng tăng nhanh nhu
cầu ứng dụng robot để tạo ra các hệ thống sản xuất linh hoạt. Thuật ngữ
“robot” lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 1921 trong tác phẩm
“Rossum’s Universal Robot” của nhà viễn tưởng người Sec Karel Capek.
Trong vở kịch này, ông dùng từ “robot”, biến thể của từ gốc Slavơ “Robota”,
để gọi một thiết bị do con người tạo ta. Vào những năm 40 nhà văn viễn
tưởng người Nga, Issac Asimov, mô tả robot là một chiếc máy tự động, mang
diện mạo của con người. Asimov cũng đặt tên cho ngành nghiên cứu về robot
là Robotics, trong đó có 3 nguyên tắc cơ bản:
- Robot không gây tổn hại cho con người.
- Hoạt động của robot phải tuân theo các quy tắc do con người đặt ra. Các quy
tắc này không được vi phạm nguyên tắc thứ nhất.
- Một robot cần phải bảo vệ sự sống của mình, nhưng không được vi phạm 2
nguyên tắc trước. Và cũng trong những năm này, ước mơ viễn tưởng của
Kerel Capek đã bắt đầu thành hiện thực. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2,
ở Hoa Kì đã xuất hiện những tay máy chép hình điều khiển từ xa trong các
phòng thí nghiệm về vật liệu phóng xạ.
Vào những năm 1950 bên cạnh các tay máy chép hình cơ khí đó, đã xuất hiện
các loại tay máy chép hình thủy lực và điện từ, như tay máy Minotaur I hoặc
2
tay máy Handyman của General Electric. Năm 1954 George C. Devol đã thiết
kế một thiết bị có tên là “cơ cấu bản lề dùng để chuyển hàng theo chương
trình”. Đến năm 1956 Devol cùng với một kĩ sư trẻ của công nghiệp hàng
không Joseph F.Engelber, đã tạo ra loại robot đầu tiên năm 1959 ở công ty
Unimation. Chỉ đến năm 1975 công ty Unimation mới bắt đầu có lợi nhuận từ
các sản phẩm robot đầu tiên này. Chiếc robot công nghiệp được đưa vào ứng
dụng đầu tiên năm 1961 ở một nhà máy ô tô của General Motors tại Trenton,
New Jersey Hoa Kỳ.
Năm 1967 Nhật Bản mới nhập chiếc robot công nghiệp từ công ty AMF của
Hoa Kỳ (American Machine and Foundry Company). Đến năm 1990 có hơn
40 công ty Nhật Bản, trong đó có những công ty khổng lồ như công ty Hitachi
và công ty Mitsubishi đã đưa ra thị trường quốc tế nhiều loại robot.
1.2. Các định nghĩa về robot công nghiệp
Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về robot:
- Theo viện kỹ thuật robot của Hoa Kỳ: “Robot là loại tay máy nhiều chức
năng, với chương trình làm việc thay đổi được, dùng để thực hiện một số thao
tác sản xuất.”
- Theo ISO (International Standards Organization): “Robot công nghiệp là
một tay máy đa mục tiêu, có một số bậc tự do dễ dàng lập trình, điều khiển,
dùng để tháo lắp phôi, dụng cụ hoặc các vật dụng khác. Do chương trình thao
tác có thể thay đổi nên thực hiện nhiều nhiệm vụ đa dạng.”
- Theo tiêu chuẩn AFNOR (Pháp): “ Robot công nghiệp là một cơ cấu chuyển
động tự động có thể lập trình, lặp lại các chương trình, tổng hợp các chương
trình đặt ra trên các trục tọa độ; có khả năng định vị, định hướng, di chuyển
các đối tượng vật chất: chi tiết, dao cụ, gá lắp… theo những hành trình thay
đổi đã chương trình hóa nhằm thực hiện các nhiệm vụ công nghệ khác nhau.”
3
- Theo RIA (Robot institute of America): “Robot là một tay máy vạn năng có
thể lặp lại các chương trình được thiết kế để di chuyển vật liệu, chi tiết, dụng
cụ hoặc cácthiết bị chuyên dùng thông qua các chương trình chuyển động có
thể thay đổi để hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau.”
- Theo ΓOCT 25686-85 (Nga): “Robot công nghiệp là một tay máy tự động,
được đặt cố định hoặc di động được, liên kết giữa một tay máy và một hệ
thống điều khiển theo chương trình, có thể lập trình lại để hoàn thành các
chức năng vận động và điều khiển trong quá trình sản xuất.”
- Theo tiêu chuẩn VDI 2860/BRD: “ Robot là một thiết bị có nhiều trục, thực
hiện các chuyển động có thể chương trình hóa và nối ghép các chuyển động
của chúng trong những khoảng cách tuyến tính hay tuyến tính của động trình.
Chúng được điều khiển bởi các bộ phận hợp nhất ghép kết nối với nhau, có
khả năng học và nhớ các chương trình; chúng được trang bị dụng cụ hoặc các
phương tiện công nghệ khác để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất trực tiếp và
gián tiếp.”
- Theo tiêu chuẩn GHOST 1980: “Robot là máy tự động liên kết giữa một tay
máy và một cụm điều khiển chương trình hóa, thực hiện một chu trình công
nghệ một cách chủ động với sự điều khiển có thể thay thế chức năng tương tự
của con người.” Bản chất của các định nghĩa khác nhau trên đây giúp ta thấy
được một ý nghĩa quan trọng là: Riêng một mình robot thì không thể hoàn
thành tốt được công việc. Nó phải được liên hệ chặt chẽ với máy móc, công
cụ và các thiết bị công nghệ tự động khác trong một hệ thống tự động tổng
hợp. Do đó trong quá trình phân tích và thiết kế, không thể quan niệm robot
như một đơn vị cấu trúc biệt lập, trái lại đó phải là những thiết kế tổng thể của
“hệ thống tự động linh hoạt robot hóa” cho phép thích ứng nhanh và đơn giản
khi nhiệm vụ sản xuất thay đổi.
1.3. Tay máy robot
4
1.3.1. Kết cấu của tay máy
Tay máy là phần cơ sở nó quyết định đến khả năng làm việc của robot. Đó là
thiết bị cơ khí đảm bảo cho robot khả năng chuyển động trong không gian để
thực hiện các nhiệm vụ như nâng hạ, vận chuyển, lắp ráp.. Tay máy robot
thông thường là cơ cấu hở gồm một chuỗi các khâu liên kết với nhau bằng các
khớp, khâu đầu tiên được nối với giá cố định. Khớp tạo sự linh hoạt giữa các
khâu với nhau nói riêng và toàn bộ toàn bộ tay máy robot công nghiệp nói
chung. Thông qua khớp nối, các khâu trong cơ cấu tay máy được chuyển
động tương đối với nhau. Tùy theo yêu cầu về kết cấu của robot mà ta lựa
chọn loại khớp liên kết giữa các khâu khác nhau. Trong robot công nghiệp
hiện nay, người ta thường dùng chủ yếu hai loại khớp là khớp quay và khớp
trượt.
Khớp quay: (thường được kí hiệu là R) loại khớp này cho phép chuyển động
quay của khâu này và khâu khác quanh một trục quay. Loại khớp này hạn chế
năm khả năng chuyển động giữa hai thành phần khớp do đó có một bậc tự do.
Hình 1.1. Khớp quay
Khớp trượt: (thường được kí hiệu là T) loại khớp này cho phép hai khâu trượt
tương đối với nhau theo phương của một trục nào đó và hạn chế năm khả
năng chuyển động do đó khớp có một bậc tự do.
5
Hình 1. 2. Khớp trượt
Ngoài ra trong một số trường hợp người ta còn dùng khớp cầu để tăng tính
linh hoạt cho robot. Với loại khớp này cho phép các khâu thực hiện các
chuyển động quay theo tất cả các hướng qua tâm khớp, và hạn chế chuyển
động tịnh tiến giữa các khâu. Do đó khớp cầu có số bậc tự do là ba.
Trong quá trình thiết kế tay máy robot, người ta quan tâm đến các thông số
ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc của robot như:
- Sức nâng, độ cứng vững, lực kẹp của tay…
- Tầm với hay vùng làm việc: kích thước và hình dáng vùng mà phần công tác
có thể với tới.
- Sự khéo léo của robot: thông số này liên quan đến bậc tự do của robot
1.3.2. Bậc tự do của robot
Bậc tự do là số khả năng chuyển động tịnh tiến hoặc quay của cơ cấu. Để dịch
chuyển được một vật thể trong không gian, cơ cấu chấp hành của robot phải
đạt được một số bậc tự do. Nói chung cơ hệ của robotlà một cơ cấu hở nên số
bậc tự do của nó có thể tính theo công thức:
w = 6n − ∑ ipi
i =1
6
Trong đó:
n: Số khâu động
pi : Số khớp loại i (i=1,2,…,5: Số bậc tự do bị hạn chế)
Đối với các cơ cấu có các khâu được nối với nhau bằng khớp quay hoặc tịnh
tiến (khớp động loại 5) thì số bậc tự do bằng với số khâu động. Đối với cơ cấu
hở, số bậc tự do bằng tổng số bậc tự do của các khớp động.
Số bậc tự do của robot quyết định đến tính linh hoạt của robot trong quá trình
làm việc. Số bậc tự do càng lớn robot càng linh hoạt, càng nhiều phương án
để điểm thao tác thực hiện được yêu cầu công việc, điều này rất có ý nghĩa
trong trường hợp robot làm việc trong môi trường có nhiều chướng ngại vật.
Tuy nhiên số bậc tự do chuyển động này không nên lớn hơn sáu, bởi vì nếu
sáu bậc tự do nếu bố trí một cách hợp lý sẽ đủ để tạo ra khả năng linh hoạt
của khâu tác động cuối nhằm có thể tiếp cận đối tượng theo mọi hướng. Mặt
khác cũng phải thừa nhận rằng số bậc tự do lớn kéo theo hệ quả là: tăng sai số
dịch chuyển, tăng chi phí, thời gian sản xuất và bảo dưỡng robot. Do đó tùy
theo yêu cầu, chức năng mà người ta lựa chọn số bậc tự do cho robot thích
hợp.
1.3.3. Vùng làm việc của robot
Vùng làm việc của robot hay không gian làm việc của robot là toàn bộ thể tích
được quét bởi khâu chấp hành cuối khi robot thực hiện tất cả các chuyển động
có thể.
Vùng làm việc bị ràng buộc bởi các thông số hình học của robot cũng như các
ràng buộc cơ học của các khớp. Người ta thường dùng hai hình chiếu để mô tả
vùng làm việc của một robot.
7
Hình 1.3. Biểu diễn vùng làm việc của robot
1.4. Ưu điểm của robot công nghiệp
- Làm việc không biết mệt mỏi, ít xảy ra nhầm lẫn trong quá trình làm việc.
- Làm việc được trong môi trường nguy hiểm, khắc nghiệt như: môi trường có
nhiều phóng xạ, môi trường có khí độc, dưới đáy đại dương, ngoài vũ trụ,…
- Thay đổi các thao tác bằng cách thay đổi chương trình điều khiển.
1.5. Tình hình tiếp cận robot ở Việt Nam và ứng dụng của robot công
nghiệp
1.5.1. Tình hình tiếp cận robot ở Việt Nam
Trong giai đoạn trước năm 1990 hầu như trong nước hoàn toàn chưa du nhập
về kỹ thuật robot, thậm chí chưa nhận được nhiều thông tin kỹ thuật về lĩnh
vực này. Nhưng với mục tiêu chủ yếu là tiếp cận kỹ thuật mới mẻ, trong nước
đã triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Đề tài 58.01.03
trong giai đoạn 81-85 và đề tài 52B.03.01 trong giai đoạn 86-89. Kết quả
nghiên cứu của các đề tài này không những đáp ứng được yêu cầu tiếp cận mà
còn có những ứng dụng ban đầu trong kỹ thuật bảo hộ lao động và phục vụ
công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật ở nước ta. Giai đoạn tiếp theo từ năm 1990
các ngành công nghiệp trong nước bắt đầu được đổi mới. Nhiều cơ sở đã nhập
ngoại nhiều dây chuyền thiết bị mới. Đặc biệt là ở một số cơ sở liên doanh với
nước ngoài đã nhập ngoại nhiều loại robot phục vụ các công việc.
8
1.5.2. Ứng dụng của robot công nghiệp
Robot được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, dưới góc độ thay thế sức người.
Mục đích sử dụng trong các dây chuyển sản xuất nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng và hiểu quả sản xuất từ đó giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả
năng cạnh tranh.
- Trong ngành cơ khí, robot được sử dụng trong nhiều trong công nghệ đúc,
hàn, cắt kim loại, vận chuyển phôi, lắp ráp sản phẩm,…
- Robot được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất từ động nhằm tạo ra linh
hoạt và tự động cao nhất cho dây chuyền, các robot này được điểu khiển bằng
một hệ thông các phương trình được lâp trình sẵn.
- Robot còn được sử dụng trong lĩnh vực y học, quốc phòng, vũ trụ, ….
Hình 1.4. Robot hàn trong công nghiệp
9
Hình 1. 5. Robot phục vụ máy phay CNC
Robot có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống xã
hội của con người. Tuy nhiên, để chế tạo và đưa vào sử dụng một robot hoàn
chỉnh phải qua rất nhều quan trọng, từ thiết kế tính toán các thông số tới chế
tạo. Một trong nhưng công viêc đó là nghiên cứu, tính toán giải bài toán động
học của robot.
10
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG HỌC THUẬN VÀ
NGƯỢC CHO ROBOT 3 BẬC TỰ DO
2.1. Sơ đồ động học của robot
Sơ đồ động học của Robot RRR được cho trong hình 2.1. Trong các
tính toán và mô phỏng số sau này, ta sẽ lấy a1=5, a2=3, a3=2.
Hình 2.1. Sơ đồ động học robot và hệ tọa độ theo qui tắc D – H.
- Tính số bậc tự do của Robot
Công thức tổng quát:
trong đó:
ƒ: số bậc tự do của cơ cấu tay máy.
11
λ: số bậc tự do của không gian trong đó tay máy thực hiện chuyển động.
n: số khâu động của tay máy.
k : số khớp của tay máy
fi : số bậc tự do chuyển động cho phép của khớp i
fc : số ràng buộc trùng
f p : số bậc tự do thừa
Với bài toán này, ta có: ƒ = 6(3-3) +(1+1+1)+0-0 = 3
Vậy Robotnày có 3 bậc tự do.
2.2. Thiết lập hệ tọa độ khảo sátvà lập bảng D-H
- Qui ước hệ tọa độ theo Denavit-Hartenberg:
+ Trục zi được chọn dọc theo trục của khớp thứ (i+1). Hướng của phép quay
và phép tịnh tiến được chọn tùy ý.
+ Trục xi được xác định dọc theo đường vuông góc chung giữa trục khớp thứ
i và (i+1), hướng từ khớp động thứ i tới trục (i+1).
+ Trục yi – xác định theo qui tắc bàn tay phải (hệ tọa độ thuận).
Hình 2.2. Qui ước hệ tọa độ theo Denavit – Hartenberg
12
- Vị trí tương đối giữa hai hệ tọa độ liên tiếp j và (j-1) được mô tả bởi 4 tham
số động học là di, θi, ai, αi với:
+ di: dịch chuyển tịnh tiến giữa hai đường vuông góc chung của hai trục.
+ θi: góc giữa hai đường vuông góc chung. Là góc quay quanh trục zi-1 để
trục xi theo qui tắc bàn tay phải.
+ ai: khoảng dịch chuyển giữa hai trục khớp động kề nhau.
+ αi: góc lệch giữa trục của hai khớp động liền kề, là góc quay quanh trục xi
sao cho trục zi-1 chuyển đến trục zi theo qui tắc bàn tay phải.
-Từ qui ước trên, áp dụng cho đối tượng RobotRRR trong báo cáo, chọn
được hệ tọa độ như trong hình 2.1. Từ đó, lập được bảng D – H cho robot như
sau:
Các ma trận biến đổitọa độ thuần nhất D–H có dạng (với qui ước viết tắt:
c=cos,s=sin, q23=q2+q3
Ma trận i-1Ai cho phép biểu diễn quan hệ về tọa độ của một điểm trong hai hệ
tọa độ i và i-1. Ví dụ vị trí của một điểm P bất kì trong hệ tọa độ i là:
thì tọa độ của P trong hệ tọa độ thứ i-1 được xác định theo biểu thức:
Với Robot RRR, ta có các ma trận biến đổi tọa độ thuần nhất D-H lần lượt
như sau:
13
2.3. Hệ phương trình động học Robot
Lập ma trận trạng thái khâu thao tác (End-effector, viết tắt EF) theo cấu trúc
động học
+ Với RobotRRR, ta có các biến khớp:
Ma trận mô tả hướng và vị trí của EF đối với hệ tọa độ cố định OX0Y0Z0
Thiết lập ma trận trạng thái khâu thao tác theo tọa độ thao tác
+ Ta đưa ra vector tọa độ định vị khâu thao tác (sử dụng các góc Cardan xác
định hướng vật rắn):
Trạng thái EF được biểu diễn qua các tọa độ suy rộng hoặc trực tiếp qua thời
gian, tùy bài toán cụ thể :
14
Hoặc
Phương trình động học Robot
+ Phương trình động học dạng ma trận
Từ phương trình động học dạng ma trận, có thể suy ra được hệ phương trình
động học độc lập của Robot:
Nếu sử dụng vector các tọa độ suy rộng:
và gọi
thì hệ phương trình động học Robot ở trên có thể viết gọn lại thành:
2.4. Phương trình động học thuận Robot
15
- Phương trình động học thuận: Trong phương trình động học thuận, các biến
khớp xem như đã biết, yêu cầu phải tìm vị trí của khâu tác động cuối đối với
hệ tọa độ cố định.
- Xây dựng quĩ đạo chuyển động của biến khớp
Giả sử ta có qui luật chuyển động của các biến khớp:
Phương trình động học Robot:
+ Vị trí của điểm tác động cuối:
+ Sử dụng ma trận định hướng của EF là ma trận Cardan, ta có:
+ So sánh trực tiếp các phần tử của hai ma trận quay ta được :
16
Vận tốc điểm tác động cuối E:
- Vận tốc góc khâu thao tác:
Vậy
Vẽ quỹ đạo chuyển động của điểm E bằng phần mềm MATLAB
+ Thay số ta nhận được quỹ đạo chuyển động của EF:
17
+ Mô phỏng và vẽ quỹ đạo bằng MATLAB và Robotics Toolbox:
Hình 2.3. Quỹ đạo EF biểu diễn với Matlab và Robotics Toolbox
2.5. Phương trình động học ngược Robot
- Phương trình động học ngược: vị trí các khâu thao tác xem như đã biết, yêu
cầu tìm giá trị các biến khớp ứng với vị trí cho trước đó.
- Để giải phương trình này, ta sử dụng phương trình động học robot:
Giải phương trình này tìm được các biến khớp tương ứng với quĩ đạo chuyển
động được chọn.
- Xây dựng một quỹ đạo chuyển động của Robot:
18
Giải phương trình ngược với MATLAB, ta được 2 quỹ đạo nghiệm ứng với 2
trường hợp Elbow-up và Elbow-down của hai khớp q2 và q3.
Hình 2.4. Quĩ đạo biến khớp trong trường hợp Elbow-up
Hình 2.5. Quỹ đạo biến khớp trong trường hợp Elbow-down
19
CHƯƠNG 3: THẾT KẾ MÔ HÌNH ROBOT 3 BẬC TỰ DO
3.1. Giới thiệu các phần mềm mô phỏng
3.1.1. Thiết kế cơ cấu robot trên SolidWorks
SolidWorks là một phần mềm CAD 3 chiều chạy trên hệ điều hành Windows
và đang được phát triển bởi bởi Dassault Systèmes SolidWorks Corp, một
công ty con của Dassault Systèmes, SA ( Vélizy, Pháp) . SolidWorks hiện
đang được sử dụng hơn 1,3 triệu kỹ sư và nhà thiết kế ở hơn 130.000 công ty
trên toàn thế giới.
Robot được vẽ từng thanh và được ghép lại nhau trên phần mềm SolidWorks
2007.
Hình 3.1. Cơ cấu robot
3.1.2. Thiết kế mô hình robot trên MATLAB/ Simulink
MATLAB là một môi trường tính toán số và lập trình, được thiết kế bởi
công ty MathWorks. MATLAB cho phép tính toán số với ma trận, vẽ đồ thị
20
hàm số hay biểu đồ thông tin, thực hiện thuật toán, tạo các giao diện người
dùng và liên kết với các chương trình máy tính viết trên nhiều ngôn ngữ lập
trình khác.
Với thư viện Toolbox, MATLAB cho phép mô phỏng tính toán, thực nghiệm
nhiều mô hình trong thực tế và kỹ thuật.
Simulink là phần chương trình mở rộng của MATLAB nhằm mục đích mô
hình hóa mô phỏng và khảo sát các hệ thống động học. Giao diện đồ họa trên
màn hình của Simulink cho phép thể hiện hệ thống dưới dạng sơ đồ tín hiệu
với các khối chức năng quên thuộc.
Để thực hiện bài toán thiết kế bộ điều khiển cho robot, ta sử dụng thư viện
Simmechanics và phần mềm "SolidWorks-to-SimMechanics Translator” để
chuyển đổi cơ cấu robot từ SolidWorks sang dưới dạng khối Simulink.
Hình 3.2. Thư viện Simmechanics của Simulink
Cơ cấu robot được đưa vào Simulink qua phần mềm "SolidWorks-to-
SimMechanics Translator”
21
Hình 3.3. Mô hình robot trên Simulink
3.2. Điều khiển chuyển động robot
3.2.1. Điều khiển góc quay khớp với bộ điều khiển phản hồi PD
Vị trí góc mong muốn:
22
Hình 3.4. Mô hình điều khiển robot
Hình 3.5. Bộ điều khiển PD
23
Hình 3.6. Mô hình robot
Hình 3.7. Đồ thị góc quay khớp
24
Hình 3.8. Đồ thị vận tốc khớp
Nhận xét: Kết quả mô phỏng cho thấy góc quay đạt đến giá trị mong muốn
trong khoảng thời gian 0.5s và vận tốc góc cũng về giá trị 0 trong thời gian
tương ứng.
3.2.2. Điều khiển robot theo quỹ đạo thẳng
Hình 3.9. Mô hình điều khiển robot
25
Hình 3.10. Quỹ đạo đặt
Hàm tính động học ngược được viết bằng khối Embedded MATLAB
Function:
function [theta1,theta2,theta3] = toado(Px,Py,Pz,a2,a3)
t1=atan2(Py,Px);
c3=(Px^2+Py^2+Pz^2-a2^2-a3^2)/(2*a2*a3);
s3=sqrt(1-c3^2);
t3=atan2(s3,c3);
a=a3*c3+a2;
b=a3*s3;
c=Pz;
ci=sqrt(a^2/(a^2+b^2));
26
si=sqrt(1-ci^2);
i=atan2(si,ci);
sii=sqrt(c^2/(a^2+b^2));
cii=sqrt(1-sii^2);
ii=atan2(sii,cii);
t2=ii-i;
theta1=t1*180/pi;
theta3=t3*180/pi;
theta2=t2*180/pi;
Hình 3.11. Quỹ đạo đặt- quỹ đạo ra- robot ở điềm cuối hành trình
27
3.2.3. Điều khiển robot theo quỹ đạo tròn
Hình 3.12. Mô hình điều khiển robot
Hình 3.13. Quỹ đạo đặt
28
Hình 3.14. Quỹ đạo đặt- quỹ đạo ra- robot ở điểm cuối hành trình
3.2.4. Kết hợp điều khiển robot theo quỹ đạo tròn và bộ điều khiển phản
hồi PD
Hình 3.15. Mô hình điều khiển robot
29
Hình 3.16. Khối tính sai lệch
Hình 3.17. Khối phản hồi
30
Hình 3.18. Quỹ đạo đặt- quỹ đạo ra- robot ở cuối hành trình
Nhận xét: Robotchuyển động theo quỹ đạo với độ chính xác cao tuy nhiên có
thời điểm robot bị quay ngược do góc đặt khớp biến đổi tức thời trong thời
gian ngắn - thời điểm kết thúc chu kì trong đồ thị dưới.
Hình 3.19. Tín hiệu góc quay của ba khớp
31
KẾT LUẬN
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn của
thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Vôn Dim và sự cố gắng nỗ lực em đã hoàn thành
báo cáo thực tập chuyên ngành về đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng
robot công nghiệp 3 bậc tự do”.
Báo cáo đã thực hiện các nhiệm vụ:
- Thiết kế robot 3 trục quay trên SolidWorks và xây dựng sơ đồ khối trên
MATLAB/Simulink.
- Xây dựng phương trình động học thuận, động học ngược và lựa chọn các
tham số bộ điều khiển PD cho robot 3 trục quay.
- Thực hiện mô phỏng với kết quả tương đối chính xác.
32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. . TS. Nguyễn Mạnh Tiến , Điều khiển robot công nghiệp, NXB Khoa học
và kỹ thuật.
[2]. Nguyễn Phùng Quang , MATLAB và Simulink dành cho kĩ sư điều khiển
tự động, NXB Khoa học và kỹ thuật.
[3]. GS.TS. Nguyễn Công Hiền, TS Nguyễn Phạm Thục Anh, Mô hình hóa hệ
thống và mô phỏng, NXB Khoa học và kỹ thuật.
33
PHỤ LỤC
Chương trình mô phỏng robot trên matlab symbolic và robotics toolbox:
clear all % Xóa tất cả các biến hiện có ở Workspace
clc % Xóa mọi dòng trên Command Window
startup_rvc % Khởiđộng Robotics Toolbox (file strartup_rvc của
ROBOTICSTOOLBOXphảiđang nằm ở thư
% mục hiện thời (Current Directory của MATLAB.
% Khaibáo các symbolic variables cùng các điều kiện của biến
syms q1 q2 q3 a1 a2 a3 dq1 dq2 dq3 m1 m2 m3 t g
% q1, q2, q3 là các biến khớp
% a1, a2, a3 là độ dài các thanh
% dq1, dq2, dq3 là đạohàm của q1, q2, q3
% m1, m2, m3 là khối lượng các thanh
% t : biến thời gian
% g : gia tốc trọng trường
assume(a1,'real');assume(a1>0);% Có nghĩa là ta cho MATLAB biết a1 là số
thực dương
assume(a2,'real');assume(a2>0);% việc này sẽ giúp cho việc rút gọn biểu
thức được hiệu quả hơn
assume(a3,'real');assume(a3>0);
assume(q1,'real');
assume(q2,'real');
assume(q3,'real');
assume(dq1,'real');
assume(dq2,'real');
34
assume(dq3,'real');
assume(t,'real');assume(t>0);
assume(m1,'real');assume(m1>0);
assume(m2,'real');assume(m2>0);
assume(m3,'real');assume(m3>0);
assume(g,'real');assume(g>0);
q = [q1;q2;q3]; % Vector các tọa độ suy rộng q
dq = [dq1;dq2;dq3];% Vector các vận tốc dài
% Nhập các ma trận D-H
A_01=[cos(q1) 0 sin(q1) a1*cos(q1);sin(q1) 0 -cos(q1) a1*sin(q1);0 1 0
0;0 0 0 1];
A_12=[cos(q2) -sin(q2) 0 a2*cos(q2);sin(q2) cos(q2) 0 a2*sin(q2);0 0 1
0;0 0 0 1];
A_23=[cos(q3) -sin(q3) 0 a3*cos(q3);sin(q3) cos(q3) 0 a3*sin(q3);0 0 1
0;0 0 0 1];
% Tính các ma trận truyền
R_01=A_01(1:3,1:3);
A_03=A_01*A_12*A_23;
A_02=simplify(A_01*A_12);% Sau khi tính toán ta thu gọn kết quả ngay
bằng lệnh simplify
R_02=A_02(1:3,1:3);
disp('Ma tran chuyen tu khau 3 sang khau tac dong cuoi la')
A_03 = simplify(A_03)
R_03 = A_03(1:3,1:3);
disp(' ')
35
% Tạo mô hình Robot trong Robotics toolbox
L(1)=Link([0,0,5,pi/2,0]);% Lệnh Link tạo một khâu của Robot
L(2)=Link([0,0,3,0,0]);
L(3)=Link([0,0,2,0,0]);
rob=SerialLink(L); % Lệnh SerialLink(L) tạo một robot nối tiếp gồm các
khâu của L
% Giải bài toán động học thuận
disp('Giaibai toan dong hoc thuan')
% 1. Tìm vi trí và tính vận tốc dài của khâu thao tác
rE = A_03(1:3,4) % Vector tọa độ khâu thaotác
v_qE = simplify(jacobian(rE,q)*dq)% Tính vector vận tốc khâu tác động
cuối
% 2. Tìm góc Cardan và Tính toán van toc góc cua khâu thao tác
R_0E = A_03(1:3,1:3)
diff_R_0E = diff(R_0E,q1)*dq1+diff(R_0E,q2)*dq2+diff(R_0E,q3)*dq3;
%Tinh dao ham cua R
omega_curve= diff_R_0E*R_0E.';
omega_curve= simplify(omega_curve)
disp('Van toc goc:')
omega = [omega_curve(3,2)omega_curve(1,3)omega_curve(2,1)]
% 3. Thayso bai toan dong hoc thuan
disp(' ')
disp('Thayso') % Khi thay số ta sử dụng lệnh subs
disp('Vi tri diem tac dong cuoi')
sub_rE = simplify(subs(rE,{q1 q2 q3 a1 a2 a3},{3*t2*tt 5 3 2}))
36
disp('Van toc dai:')
sub_diff_qE= simplify(subs(v_qE,{q1q2 q3 dq1 dq2 dq3 a1 a2 a3},{t2*t3*t
3 2 1 5 3 2}))
disp('Van toc goc:')
sub_R_0E = simplify(subs(R_0E,{a1 a2 a3},{53 2}));
sub_omega = simplify(subs(omega,{q1q2 q3 dq1 dq2 dq3 a1 a2 a3},{t2*t
3*t 3 2 1 5 3 2}))
% 4. Tính toán và vẽ đồ thị
time=0:0.02:2*pi/6;
num_rE=zeros(3,length(time));
for j=1:length(time)
num_rE(:,j) = subs(sub_rE,t,time(j));
end
figure(1)
clf
title('Quy dao cua khau tac dong cuoi trong baitoan thuan')
hold on
grid on
axis([-10, 10, -10, 10 ,-5, 5])
pause
for j=1:length(time)
plot3(num_rE(1,j),num_rE(2,j),num_rE(3,j),'b+');% Vẽ quĩ đạo chuyển
động bằng MATLAB
plot(rob,[3*time(j),2*time(j),time(j)]);% Vẽ hình ảnh chuyển động 3D của
Robot theo quĩ đạo
pause(1/30)% Dùng lệnh pauseđể tạo cảm giácgiống nhưmột đoạn phim
end
37
% Giải bài toán động học ngược
figure(2)
clf
hold on
grid on
rE_solve = subs(rE,{a1 a2 a3},{53 2});
time=0:0.1:3;
j=length(time);
q1_num=zeros(2,j);
q2_num=zeros(2,j);
q3_num=zeros(2,j);
xE = zeros(1,j);yE = zeros(1,j);zE = zeros(1,j);
for i=1:j
xE(i) = 6*sin(time(i));
yE(i) = 6*cos(time(i));
zE(i) = 3;
f1 = rE_solve(1,1)-xE(i);% các phương trình động học Robot
f2 = rE_solve(2,1)-yE(i);
f3 = rE_solve(3,1)-zE(i);
f = [f1 f2 f3];
[q1_num(:,i) q2_num(:,i) q3_num(:,i)]= solve(f1,f2,f3);
% Dùng lệnh solve() để tìm nghiệm của hệ phương trình động học
end
subplot(311)
plot(time,q1_num(1,:))
grid
38
subplot(312)
plot(time,q2_num(1,:))
grid
subplot(313)
grid
plot(time,q3_num(1,:))
grid
figure(3)
clf
title('Quy dao cua khau tac dong cuoi trong baitoan nguoc')
hold on
grid on
axis([-10, 10, -10, 10 ,-5, 5])
pause
close(2)
for i=1:length(time)
plot(rob,[q1_num(1,i),q2_num(1,i),q3_num(1,i)])
plot3(xE(i),yE(i),zE(i),'b+')
pause(1/5)
end
% Giải bài toán động lực học(Solve the dynamicsproblem)
% Cac tensor quan tinh (inertial moment)
I_c1 = [0 0 0;0 m1*a1^2/120;0 0 m1*a1^2/12];
I_c2 = [0 0 0;0 m1*a2^2/120;0 0 m1*a2^2/12];
I_c3 = [0 0 0;0 m1*a3^2/120;0 0 m1*a3^2/12];
39
% Toa do cac trong tam (center of mass in moving coordinate)
A_c1 = [1 0 0 -a1/2;0 1 0 0;0 0 1 0;0 0 0 1];
A_c2 = [1 0 0 -a2/2;0 1 0 0;0 0 1 0;0 0 0 1];
A_c3 = [1 0 0 -a3/2;0 1 0 0;0 0 1 0;0 0 0 1];
% Chuyen sang toa do co dinh (transforming into fixed coordinate)
A_0_c1 = A_01*A_c1
A_0_c2 = simplify(A_02*A_c2)
A_0_c3 = simplify(A_03*A_c3)
% Cac ma tran vi tri
disp(' ')
disp('Toa do cac trong tam trong he toa do co dinh')
r_0_c1 = A_0_c1(1:3,4)
r_0_c2 = A_0_c2(1:3,4)
r_0_c3 = A_0_c3(1:3,4)
disp('Van toc cac khoi tam')
v_0_c1 = simplify(jacobian(r_0_c1,q)*dq)
v_0_c2 = simplify(jacobian(r_0_c2,q)*dq)
v_0_c3 = simplify(jacobian(r_0_c3,q)*dq)
v_c1 = simplify(v_0_c1.'*v_0_c1);
v_c2 = simplify(v_0_c2.'*v_0_c2);
v_c3 = simplify(v_0_c1.'*v_0_c3);
JT1=simplify(jacobian(r_0_c1,q));% Các Jacobian vận tốc dài
JT2=simplify(jacobian(r_0_c2,q));
JT3=simplify([diff(r_0_c3,q1),diff(r_0_c2,q2),diff(r_0_c3,q3)]);
40
disp('Van toc goc cac khau')
tmp = A_0_c1(1:3,1:3);C2 = A_0_c2(1:3,1:3);C3 = A_0_c3(1:3,1:3);
W_c1=tmp.'*(diff(tmp,q1)*dq1+diff(tmp,q2)*dq2+diff(tmp,q3)*dq3);
w_c1=simplify([W_c1(3,2);W_c1(1,3);W_c1(2,1)])
W_c2=C2.'*(diff(C2,q1)*dq1+diff(C2,q2)*dq2+diff(C2,q3)*dq3);
w_c2=simplify([W_c2(3,2);W_c2(1,3);W_c2(2,1)])
W_c3=C3.'*(diff(C3,q1)*dq1+diff(C3,q2)*dq2+diff(C3,q3)*dq3);
w_c3=simplify([W_c3(3,2);W_c3(1,3);W_c3(2,1)])
JR1 = [0 0 0;1 0 0;0 0 0];
JR2 = [sin(q2) 0 0;0 cos(q2) 0;0 0 0];
JR3 =[sin(q2+q3)0 0;0 cos(q2+q3) 0;0 1 1]; % Các Jacobian vận tốc góc
disp('Dong nang cua cac khau') % Tính toán động năng từng khâu
T1 = simplify(1/2*m1*v_c1.'*v_c1+1/2*w_c1.'*I_c1*w_c1)
T2 = simplify(1/2*m1*v_c2.'*v_c2+1/2*w_c2.'*I_c2*w_c2)
T3 = simplify(1/2*m1*v_c3.'*v_c3+1/2*w_c3.'*I_c3*w_c3)
% ManipulatorInertia Matrix (Tính ma trận khối lượng của Robot)
disp('Phuongtrinh dong luc hoc tong quat co dang:')
disp(' M.ddq - Psi - Q = U')
disp(' Trong do:')
M =
JT1.'*m1*JT1+JT2.'*m2*JT2+JT3.'*m3*JT3+JR1.'*I_c1*JR1+JR2.'*I_c2*J
R2+JR3.'*I_c3*JR3;
M = simplify(M)
% Biểu thức thế năng - Potential Energy (PE)
PE = (1/2*m2+m3)*a2*cos(q2)*g+1/2*m3*a3*cos(q3)*g;
41
% Centrifugal/Coriolis matrix and Psi (các ma trận lực hướng tâm/Coriolis)
tmp = sym(zeros(3));
Psi = sym(zeros(3,1));
for j=1:3
h = sym(0);
for k=1:3
for l=1:3
tmp(k,l) = 1/2*(diff(M(k,l),q(l))+diff(M(l,j),q(k))-
diff(M(k,l),q(j)))*dq(k)*dq(l);
h = h+tmp(k,l);
end
end
Psi(j) = -h-diff(PE,q(j));
end
Psi=simplify(Psi)
% Statics of Robot
syms Fx Fy Fz Mx My Mz % Các lực và momen tác dụng vào khâucuối
assume(Fx,'real');assume(Fy,'real');assume(Fz,'real');
assume(Mx,'real');assume(My,'real');assume(Mz,'real');
F_E3 = [Fx, Fy, Fz].'; M_E3 = [Mx, My, Mz].';
P_3 = [0,0,-m3*g].';P_2= [0,0,-m2*g].';P_1= [0,0,-m1*g].';
r_1 = [a1,0,0].';r_2 = [a2,0,0].';r_3 = [a3,0,0].';
r_c1 = [a1,0,0].';r_c2 = [a2,0,0].';r_c3 = [a3,0,0].';
F_32 = simplify(F_E3-P_3)
M_32 = simplify(M_E3+R_03*MatrixCurve(r_3)*F_32-
R_03*MatrixCurve(r_c3)*P_3)
42
F_21 = simplify(F_32-P_2)
M_21 = simplify(M_32+R_02*MatrixCurve(r_2)*F_21-
R_02*MatrixCurve(r_c2)*P_2)
F_10 = simplify(F_21-P_1)
M_10 = simplify(M_21+R_01*MatrixCurve(r_1)*F_10-
R_01*MatrixCurve(r_c1)*P_1)

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Giáo trình Kỹ thuật Robot.pdf
Giáo trình Kỹ thuật Robot.pdfGiáo trình Kỹ thuật Robot.pdf
Giáo trình Kỹ thuật Robot.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 3 bậc tự do ứng dụng trong phân loại sản p...
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 3 bậc tự do ứng dụng trong phân loại sản p...Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 3 bậc tự do ứng dụng trong phân loại sản p...
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 3 bậc tự do ứng dụng trong phân loại sản p...Man_Ebook
 
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdfMan_Ebook
 
Xe hai bánh tự cân bằng.pdf
Xe hai bánh tự cân bằng.pdfXe hai bánh tự cân bằng.pdf
Xe hai bánh tự cân bằng.pdfMan_Ebook
 
Robot tu hanh 4 banh da huong
Robot tu hanh 4 banh da huongRobot tu hanh 4 banh da huong
Robot tu hanh 4 banh da huongLhthang Ktv
 
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​Man_Ebook
 
Robot scara
Robot scaraRobot scara
Robot scaraTrung Le
 
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​Man_Ebook
 
Đồ Án Tốt Nghiệp KCD2 MOBILE ROBOT_10215412052019
Đồ Án Tốt Nghiệp KCD2 MOBILE ROBOT_10215412052019Đồ Án Tốt Nghiệp KCD2 MOBILE ROBOT_10215412052019
Đồ Án Tốt Nghiệp KCD2 MOBILE ROBOT_10215412052019PinkHandmade
 
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdfThiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdfMan_Ebook
 
Mô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiềuMô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiềuThanh Hoa
 

Was ist angesagt? (20)

Đề tài: Bộ điều khiển trượt cho tay máy Robot 2 bậc tự do, HAY
Đề tài: Bộ điều khiển trượt cho tay máy Robot 2 bậc tự do, HAYĐề tài: Bộ điều khiển trượt cho tay máy Robot 2 bậc tự do, HAY
Đề tài: Bộ điều khiển trượt cho tay máy Robot 2 bậc tự do, HAY
 
Giáo trình Kỹ thuật Robot.pdf
Giáo trình Kỹ thuật Robot.pdfGiáo trình Kỹ thuật Robot.pdf
Giáo trình Kỹ thuật Robot.pdf
 
Luận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAY
Luận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAYLuận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAY
Luận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAY
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PIDĐề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 3 bậc tự do ứng dụng trong phân loại sản p...
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 3 bậc tự do ứng dụng trong phân loại sản p...Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 3 bậc tự do ứng dụng trong phân loại sản p...
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 3 bậc tự do ứng dụng trong phân loại sản p...
 
Bai giang ROBOT cong nghiep
Bai giang ROBOT cong nghiepBai giang ROBOT cong nghiep
Bai giang ROBOT cong nghiep
 
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdf
 
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắcĐề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
 
Xe hai bánh tự cân bằng.pdf
Xe hai bánh tự cân bằng.pdfXe hai bánh tự cân bằng.pdf
Xe hai bánh tự cân bằng.pdf
 
Robot tu hanh 4 banh da huong
Robot tu hanh 4 banh da huongRobot tu hanh 4 banh da huong
Robot tu hanh 4 banh da huong
 
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
 
Robot scara
Robot scaraRobot scara
Robot scara
 
Cam bien trong robot(sensor robot)
Cam bien trong robot(sensor robot)Cam bien trong robot(sensor robot)
Cam bien trong robot(sensor robot)
 
Đề tài: hệ thống phân loại sản phẩm bằng nhận dạng mờ, HAY
Đề tài: hệ thống phân loại sản phẩm bằng nhận dạng mờ, HAYĐề tài: hệ thống phân loại sản phẩm bằng nhận dạng mờ, HAY
Đề tài: hệ thống phân loại sản phẩm bằng nhận dạng mờ, HAY
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bơm nước sử dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bơm nước sử dụng PLC, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bơm nước sử dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bơm nước sử dụng PLC, HOT
 
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
 
Đồ Án Tốt Nghiệp KCD2 MOBILE ROBOT_10215412052019
Đồ Án Tốt Nghiệp KCD2 MOBILE ROBOT_10215412052019Đồ Án Tốt Nghiệp KCD2 MOBILE ROBOT_10215412052019
Đồ Án Tốt Nghiệp KCD2 MOBILE ROBOT_10215412052019
 
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdfThiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình phân loại sản phẩm sử dụng cánh tay robot.pdf
 
Mô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiềuMô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiều
 

Ähnlich wie NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG ROBOT CÔNG NGHIỆP - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149

Nghiên cứu điều khiển mờ cho chuyển động của robot hai bậc tự do 4150601
Nghiên cứu điều khiển mờ cho chuyển động của robot hai bậc tự do 4150601Nghiên cứu điều khiển mờ cho chuyển động của robot hai bậc tự do 4150601
Nghiên cứu điều khiển mờ cho chuyển động của robot hai bậc tự do 4150601jackjohn45
 
Thiết kế và thi công mạch xe điều khiển từ xa thông qua Smartphone
Thiết kế và thi công mạch xe điều khiển từ xa thông qua SmartphoneThiết kế và thi công mạch xe điều khiển từ xa thông qua Smartphone
Thiết kế và thi công mạch xe điều khiển từ xa thông qua SmartphoneHoward Brakus
 
Bài giảng Rôbôt công nghiệp.pdf
Bài giảng Rôbôt công nghiệp.pdfBài giảng Rôbôt công nghiệp.pdf
Bài giảng Rôbôt công nghiệp.pdfMan_Ebook
 
Hướng dẫn bộ kĩ sư robot chuyên sâu Lego Education
Hướng dẫn bộ kĩ sư robot chuyên sâu Lego EducationHướng dẫn bộ kĩ sư robot chuyên sâu Lego Education
Hướng dẫn bộ kĩ sư robot chuyên sâu Lego EducationCat Van Khoi
 
bai-tieu-luan-robot.pdf
bai-tieu-luan-robot.pdfbai-tieu-luan-robot.pdf
bai-tieu-luan-robot.pdfTrung Le
 
Nghiên cứu xây dựng giải thuật điều khiển và mô phỏng hoạt động hệ thống robo...
Nghiên cứu xây dựng giải thuật điều khiển và mô phỏng hoạt động hệ thống robo...Nghiên cứu xây dựng giải thuật điều khiển và mô phỏng hoạt động hệ thống robo...
Nghiên cứu xây dựng giải thuật điều khiển và mô phỏng hoạt động hệ thống robo...Man_Ebook
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Thiết Kế, Chế Tạo Và Điều Khiển Cánh Tay Robot 3 Bậc Tự D...
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Thiết Kế, Chế Tạo Và Điều Khiển Cánh Tay Robot 3 Bậc Tự D...Đồ Án Tốt Nghiệp Về Thiết Kế, Chế Tạo Và Điều Khiển Cánh Tay Robot 3 Bậc Tự D...
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Thiết Kế, Chế Tạo Và Điều Khiển Cánh Tay Robot 3 Bậc Tự D...mokoboo56
 
Robot download com_vn_split_1_0563
Robot download com_vn_split_1_0563Robot download com_vn_split_1_0563
Robot download com_vn_split_1_0563trangvinatex
 
TÌM HIỂU ROBOT CÔNG NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG FMS
TÌM HIỂU ROBOT CÔNG NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG FMSTÌM HIỂU ROBOT CÔNG NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG FMS
TÌM HIỂU ROBOT CÔNG NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG FMShuongcdt
 
Đồ án Thiết kế máy tiện vạn năng 1K62
Đồ án Thiết kế máy tiện vạn năng 1K62Đồ án Thiết kế máy tiện vạn năng 1K62
Đồ án Thiết kế máy tiện vạn năng 1K62Dan Effertz
 
Robot dưới nước
Robot dưới nướcRobot dưới nước
Robot dưới nướcMan_Ebook
 
tailieuxanh_robot_cong_nghiep_7729.ppt
tailieuxanh_robot_cong_nghiep_7729.ppttailieuxanh_robot_cong_nghiep_7729.ppt
tailieuxanh_robot_cong_nghiep_7729.pptThaiHuynhNgoc1
 
Nghiên cứu, thiết kế robot leo trụ​
Nghiên cứu, thiết kế robot leo trụ​Nghiên cứu, thiết kế robot leo trụ​
Nghiên cứu, thiết kế robot leo trụ​Man_Ebook
 
4.2.8. sử dụng plc điều khiển hệ thống truyền động robot công nghiệp
4.2.8. sử dụng plc điều khiển hệ thống truyền động robot công nghiệp4.2.8. sử dụng plc điều khiển hệ thống truyền động robot công nghiệp
4.2.8. sử dụng plc điều khiển hệ thống truyền động robot công nghiệphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
352763585-Đồ-An-Xe-Tranh-Vật-Cản (1).pdf
352763585-Đồ-An-Xe-Tranh-Vật-Cản (1).pdf352763585-Đồ-An-Xe-Tranh-Vật-Cản (1).pdf
352763585-Đồ-An-Xe-Tranh-Vật-Cản (1).pdfKhiVu2
 
352763585-Đồ-An-Xe-Tranh-Vật-Cản.pdf
352763585-Đồ-An-Xe-Tranh-Vật-Cản.pdf352763585-Đồ-An-Xe-Tranh-Vật-Cản.pdf
352763585-Đồ-An-Xe-Tranh-Vật-Cản.pdfKhiVu2
 
00 su dung_plc_dieu_khien_he_thong_truyen_dong_trong_robot_cong_nghiep_3002
00 su dung_plc_dieu_khien_he_thong_truyen_dong_trong_robot_cong_nghiep_300200 su dung_plc_dieu_khien_he_thong_truyen_dong_trong_robot_cong_nghiep_3002
00 su dung_plc_dieu_khien_he_thong_truyen_dong_trong_robot_cong_nghiep_3002Dat Than
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdfMan_Ebook
 

Ähnlich wie NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG ROBOT CÔNG NGHIỆP - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149 (20)

Nghiên cứu điều khiển mờ cho chuyển động của robot hai bậc tự do 4150601
Nghiên cứu điều khiển mờ cho chuyển động của robot hai bậc tự do 4150601Nghiên cứu điều khiển mờ cho chuyển động của robot hai bậc tự do 4150601
Nghiên cứu điều khiển mờ cho chuyển động của robot hai bậc tự do 4150601
 
Thiết kế và thi công mạch xe điều khiển từ xa thông qua Smartphone
Thiết kế và thi công mạch xe điều khiển từ xa thông qua SmartphoneThiết kế và thi công mạch xe điều khiển từ xa thông qua Smartphone
Thiết kế và thi công mạch xe điều khiển từ xa thông qua Smartphone
 
Bài giảng Rôbôt công nghiệp.pdf
Bài giảng Rôbôt công nghiệp.pdfBài giảng Rôbôt công nghiệp.pdf
Bài giảng Rôbôt công nghiệp.pdf
 
Hướng dẫn bộ kĩ sư robot chuyên sâu Lego Education
Hướng dẫn bộ kĩ sư robot chuyên sâu Lego EducationHướng dẫn bộ kĩ sư robot chuyên sâu Lego Education
Hướng dẫn bộ kĩ sư robot chuyên sâu Lego Education
 
bai-tieu-luan-robot.pdf
bai-tieu-luan-robot.pdfbai-tieu-luan-robot.pdf
bai-tieu-luan-robot.pdf
 
Nghiên cứu xây dựng giải thuật điều khiển và mô phỏng hoạt động hệ thống robo...
Nghiên cứu xây dựng giải thuật điều khiển và mô phỏng hoạt động hệ thống robo...Nghiên cứu xây dựng giải thuật điều khiển và mô phỏng hoạt động hệ thống robo...
Nghiên cứu xây dựng giải thuật điều khiển và mô phỏng hoạt động hệ thống robo...
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Thiết Kế, Chế Tạo Và Điều Khiển Cánh Tay Robot 3 Bậc Tự D...
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Thiết Kế, Chế Tạo Và Điều Khiển Cánh Tay Robot 3 Bậc Tự D...Đồ Án Tốt Nghiệp Về Thiết Kế, Chế Tạo Và Điều Khiển Cánh Tay Robot 3 Bậc Tự D...
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Thiết Kế, Chế Tạo Và Điều Khiển Cánh Tay Robot 3 Bậc Tự D...
 
Robot download com_vn_split_1_0563
Robot download com_vn_split_1_0563Robot download com_vn_split_1_0563
Robot download com_vn_split_1_0563
 
Btl cơ điện tử 1
Btl cơ điện tử 1 Btl cơ điện tử 1
Btl cơ điện tử 1
 
TÌM HIỂU ROBOT CÔNG NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG FMS
TÌM HIỂU ROBOT CÔNG NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG FMSTÌM HIỂU ROBOT CÔNG NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG FMS
TÌM HIỂU ROBOT CÔNG NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG FMS
 
Chương 1 tq kt robot new
Chương 1 tq kt robot newChương 1 tq kt robot new
Chương 1 tq kt robot new
 
Đồ án Thiết kế máy tiện vạn năng 1K62
Đồ án Thiết kế máy tiện vạn năng 1K62Đồ án Thiết kế máy tiện vạn năng 1K62
Đồ án Thiết kế máy tiện vạn năng 1K62
 
Robot dưới nước
Robot dưới nướcRobot dưới nước
Robot dưới nước
 
tailieuxanh_robot_cong_nghiep_7729.ppt
tailieuxanh_robot_cong_nghiep_7729.ppttailieuxanh_robot_cong_nghiep_7729.ppt
tailieuxanh_robot_cong_nghiep_7729.ppt
 
Nghiên cứu, thiết kế robot leo trụ​
Nghiên cứu, thiết kế robot leo trụ​Nghiên cứu, thiết kế robot leo trụ​
Nghiên cứu, thiết kế robot leo trụ​
 
4.2.8. sử dụng plc điều khiển hệ thống truyền động robot công nghiệp
4.2.8. sử dụng plc điều khiển hệ thống truyền động robot công nghiệp4.2.8. sử dụng plc điều khiển hệ thống truyền động robot công nghiệp
4.2.8. sử dụng plc điều khiển hệ thống truyền động robot công nghiệp
 
352763585-Đồ-An-Xe-Tranh-Vật-Cản (1).pdf
352763585-Đồ-An-Xe-Tranh-Vật-Cản (1).pdf352763585-Đồ-An-Xe-Tranh-Vật-Cản (1).pdf
352763585-Đồ-An-Xe-Tranh-Vật-Cản (1).pdf
 
352763585-Đồ-An-Xe-Tranh-Vật-Cản.pdf
352763585-Đồ-An-Xe-Tranh-Vật-Cản.pdf352763585-Đồ-An-Xe-Tranh-Vật-Cản.pdf
352763585-Đồ-An-Xe-Tranh-Vật-Cản.pdf
 
00 su dung_plc_dieu_khien_he_thong_truyen_dong_trong_robot_cong_nghiep_3002
00 su dung_plc_dieu_khien_he_thong_truyen_dong_trong_robot_cong_nghiep_300200 su dung_plc_dieu_khien_he_thong_truyen_dong_trong_robot_cong_nghiep_3002
00 su dung_plc_dieu_khien_he_thong_truyen_dong_trong_robot_cong_nghiep_3002
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
 

Mehr von Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Mehr von Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Kürzlich hochgeladen

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 

Kürzlich hochgeladen (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG ROBOT CÔNG NGHIỆP - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG ROBOT CÔNG NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn : Họ và tên SV : Lớp : 3/ 2019
  • 2. LỜI NÓI ĐẦU Theo quá trình phát triển của xã hội, nhu cầu nâng cao sản xuất và chất lượng sản phẩm ngày càng đòi hỏi ứng dụng rộng rãi các phương tiện tự động hóa sản xuất. Xu hướng tạo ra những dây chuyền và thiết bị tự động có tính linh hoạt cao đã hình thành và phát triển mạnh mẽ…Vì thế ngày càng tăng nhanh nhu cầu ứng dụng người máy, các cánh tay máy tự động (Robot) để tạo ra các hệ sản xuất tự động linh hoạt. Robot ứng dụng rộng rãi và đóng vai trò quan trọng sản xuất cũng như trong đời sống. Robotlà cơ cấu đa chức năng có khả năng lập trình được dùng để di chuyển nguyên vật liệu, các chi tiết, các dụng cụ thông qua các truyền động được lập trình trước. Khoa học robotchủ yếu dựa vào các phép toán về đại số ma trận. Robot có cánh tay với nhiều bậc tự do và có thể thực hiện được các chuyển động như tay người và điều khiển được bằng máy tính hoặc có thể điều khiển bằng chương trình được nạp sẵn trong chip trên bo mạch điều khiển robot. Chính vì vậy em chọn đề tài : “Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng robot công nghiệp 3 bậc tự do”. Đầu tiên em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ TĐH, cùng các bạn trong lớp KTĐ – ĐT K16D, đặc biệt là thầy giáo Tiến sĩ … giảng viên trường Đại học …, người đã trực tiếp giảng dạy và cho em kiến thức để hoàn thành đồ án này. Trong quá trình làm đề tài mặc dù em đã nhiều cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi sai xót. Rất mong các thầy thông cảm và giúp đỡ em nhiều hơn. Em xin chân thành cảm ơn !
  • 3. LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ............................................. 1 1.1. Sự ra đời của robot công nghiệp............................................................ 1 1.2. Các định nghĩa về robot công nghiệp .................................................... 2 1.3. Tay máy robot...................................................................................... 3 1.3.1. Kết cấu của tay máy ....................................................................... 4 1.3.2 Bậc tự do của robot ......................................................................... 5 1.3.3. Vùng làm việc của robot................................................................. 6 1.4. Ưu điểm của robot công nghiệp ............................................................ 7 1.5. Tình hình tiếp cận robot ở Việt Nam và ứng dụng của robot công nghiệp7 1.5.1. Tình hình tiếp cận robot ở Việt Nam ............................................... 7 1.5.2. Ứng dụng của robot công nghiệp..................................................... 8 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG HỌC THUẬN VÀ NGƯỢC CHO ROBOT 3 BẬC TỰ DO .................................................... 10 2.1. Sơ đồ động học của robot................................................................... 10 2.2. Thiết lập hệ tọa độ khảo sát và lập bảng D-H....................................... 11 2.3. Hệ phương trình động học Robot........................................................ 13 2.4. Phương trình động học thuận Robot.................................................... 14 2.5. Phương trình động học ngược Robot................................................... 17 CHƯƠNG 3: THẾT KẾ MÔ HÌNH ROBOT 3 BẬC TỰ DO..................... 19
  • 4. 3.1. Giới thiệu các phần mềm mô phỏng.................................................... 19 3.1.1. Thiết kế cơ cấu robot trên SolidWorks........................................... 19 3.1.2. Thiết kế mô hình robot trên MATLAB/ Simulink. ......................... 19 3.2. Điều khiển chuyển động robot............................................................ 21 3.2.1. Điều khiển góc quay khớp với bộ điều khiển phản hồi PD.............. 21 3.2.2. Điều khiển robot theo quỹ đạo thẳng............................................. 24 3.2.3. Điều khiển robot theo quỹ đạo tròn............................................... 27 3.2.4. Kết hợp điều khiển robot theo quỹ đạo tròn và bộ điều khiển phản hồi PD ........................................................................................................ 28 KẾT LUẬN.............................................................................................. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 32 PHỤ LỤC……………………………………..…..…………………………33
  • 5. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG 1.1. Sự ra đời của robot công nghiệp Nhu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng đòi hỏi ứng dụng rộng rãi các phương tiện tự động hóa sản xuất. Xu hướng tạo ra những dây chuyền về thiết bị tự động có tính linh hoạt cao đang hình thành. Các thiết bị này đang thay thế dần các máy tự động “cứng” chỉ đáp ứng một việc nhất định trong lúc thị trường luôn luôn đòi hỏi thay đổi mặt hàng về chủng loại, về kích cỡ và về tính năng v.v… Vì thế ngày càng tăng nhanh nhu cầu ứng dụng robot để tạo ra các hệ thống sản xuất linh hoạt. Thuật ngữ “robot” lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 1921 trong tác phẩm “Rossum’s Universal Robot” của nhà viễn tưởng người Sec Karel Capek. Trong vở kịch này, ông dùng từ “robot”, biến thể của từ gốc Slavơ “Robota”, để gọi một thiết bị do con người tạo ta. Vào những năm 40 nhà văn viễn tưởng người Nga, Issac Asimov, mô tả robot là một chiếc máy tự động, mang diện mạo của con người. Asimov cũng đặt tên cho ngành nghiên cứu về robot là Robotics, trong đó có 3 nguyên tắc cơ bản: - Robot không gây tổn hại cho con người. - Hoạt động của robot phải tuân theo các quy tắc do con người đặt ra. Các quy tắc này không được vi phạm nguyên tắc thứ nhất. - Một robot cần phải bảo vệ sự sống của mình, nhưng không được vi phạm 2 nguyên tắc trước. Và cũng trong những năm này, ước mơ viễn tưởng của Kerel Capek đã bắt đầu thành hiện thực. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2, ở Hoa Kì đã xuất hiện những tay máy chép hình điều khiển từ xa trong các phòng thí nghiệm về vật liệu phóng xạ. Vào những năm 1950 bên cạnh các tay máy chép hình cơ khí đó, đã xuất hiện các loại tay máy chép hình thủy lực và điện từ, như tay máy Minotaur I hoặc
  • 6. 2 tay máy Handyman của General Electric. Năm 1954 George C. Devol đã thiết kế một thiết bị có tên là “cơ cấu bản lề dùng để chuyển hàng theo chương trình”. Đến năm 1956 Devol cùng với một kĩ sư trẻ của công nghiệp hàng không Joseph F.Engelber, đã tạo ra loại robot đầu tiên năm 1959 ở công ty Unimation. Chỉ đến năm 1975 công ty Unimation mới bắt đầu có lợi nhuận từ các sản phẩm robot đầu tiên này. Chiếc robot công nghiệp được đưa vào ứng dụng đầu tiên năm 1961 ở một nhà máy ô tô của General Motors tại Trenton, New Jersey Hoa Kỳ. Năm 1967 Nhật Bản mới nhập chiếc robot công nghiệp từ công ty AMF của Hoa Kỳ (American Machine and Foundry Company). Đến năm 1990 có hơn 40 công ty Nhật Bản, trong đó có những công ty khổng lồ như công ty Hitachi và công ty Mitsubishi đã đưa ra thị trường quốc tế nhiều loại robot. 1.2. Các định nghĩa về robot công nghiệp Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về robot: - Theo viện kỹ thuật robot của Hoa Kỳ: “Robot là loại tay máy nhiều chức năng, với chương trình làm việc thay đổi được, dùng để thực hiện một số thao tác sản xuất.” - Theo ISO (International Standards Organization): “Robot công nghiệp là một tay máy đa mục tiêu, có một số bậc tự do dễ dàng lập trình, điều khiển, dùng để tháo lắp phôi, dụng cụ hoặc các vật dụng khác. Do chương trình thao tác có thể thay đổi nên thực hiện nhiều nhiệm vụ đa dạng.” - Theo tiêu chuẩn AFNOR (Pháp): “ Robot công nghiệp là một cơ cấu chuyển động tự động có thể lập trình, lặp lại các chương trình, tổng hợp các chương trình đặt ra trên các trục tọa độ; có khả năng định vị, định hướng, di chuyển các đối tượng vật chất: chi tiết, dao cụ, gá lắp… theo những hành trình thay đổi đã chương trình hóa nhằm thực hiện các nhiệm vụ công nghệ khác nhau.”
  • 7. 3 - Theo RIA (Robot institute of America): “Robot là một tay máy vạn năng có thể lặp lại các chương trình được thiết kế để di chuyển vật liệu, chi tiết, dụng cụ hoặc cácthiết bị chuyên dùng thông qua các chương trình chuyển động có thể thay đổi để hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau.” - Theo ΓOCT 25686-85 (Nga): “Robot công nghiệp là một tay máy tự động, được đặt cố định hoặc di động được, liên kết giữa một tay máy và một hệ thống điều khiển theo chương trình, có thể lập trình lại để hoàn thành các chức năng vận động và điều khiển trong quá trình sản xuất.” - Theo tiêu chuẩn VDI 2860/BRD: “ Robot là một thiết bị có nhiều trục, thực hiện các chuyển động có thể chương trình hóa và nối ghép các chuyển động của chúng trong những khoảng cách tuyến tính hay tuyến tính của động trình. Chúng được điều khiển bởi các bộ phận hợp nhất ghép kết nối với nhau, có khả năng học và nhớ các chương trình; chúng được trang bị dụng cụ hoặc các phương tiện công nghệ khác để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất trực tiếp và gián tiếp.” - Theo tiêu chuẩn GHOST 1980: “Robot là máy tự động liên kết giữa một tay máy và một cụm điều khiển chương trình hóa, thực hiện một chu trình công nghệ một cách chủ động với sự điều khiển có thể thay thế chức năng tương tự của con người.” Bản chất của các định nghĩa khác nhau trên đây giúp ta thấy được một ý nghĩa quan trọng là: Riêng một mình robot thì không thể hoàn thành tốt được công việc. Nó phải được liên hệ chặt chẽ với máy móc, công cụ và các thiết bị công nghệ tự động khác trong một hệ thống tự động tổng hợp. Do đó trong quá trình phân tích và thiết kế, không thể quan niệm robot như một đơn vị cấu trúc biệt lập, trái lại đó phải là những thiết kế tổng thể của “hệ thống tự động linh hoạt robot hóa” cho phép thích ứng nhanh và đơn giản khi nhiệm vụ sản xuất thay đổi. 1.3. Tay máy robot
  • 8. 4 1.3.1. Kết cấu của tay máy Tay máy là phần cơ sở nó quyết định đến khả năng làm việc của robot. Đó là thiết bị cơ khí đảm bảo cho robot khả năng chuyển động trong không gian để thực hiện các nhiệm vụ như nâng hạ, vận chuyển, lắp ráp.. Tay máy robot thông thường là cơ cấu hở gồm một chuỗi các khâu liên kết với nhau bằng các khớp, khâu đầu tiên được nối với giá cố định. Khớp tạo sự linh hoạt giữa các khâu với nhau nói riêng và toàn bộ toàn bộ tay máy robot công nghiệp nói chung. Thông qua khớp nối, các khâu trong cơ cấu tay máy được chuyển động tương đối với nhau. Tùy theo yêu cầu về kết cấu của robot mà ta lựa chọn loại khớp liên kết giữa các khâu khác nhau. Trong robot công nghiệp hiện nay, người ta thường dùng chủ yếu hai loại khớp là khớp quay và khớp trượt. Khớp quay: (thường được kí hiệu là R) loại khớp này cho phép chuyển động quay của khâu này và khâu khác quanh một trục quay. Loại khớp này hạn chế năm khả năng chuyển động giữa hai thành phần khớp do đó có một bậc tự do. Hình 1.1. Khớp quay Khớp trượt: (thường được kí hiệu là T) loại khớp này cho phép hai khâu trượt tương đối với nhau theo phương của một trục nào đó và hạn chế năm khả năng chuyển động do đó khớp có một bậc tự do.
  • 9. 5 Hình 1. 2. Khớp trượt Ngoài ra trong một số trường hợp người ta còn dùng khớp cầu để tăng tính linh hoạt cho robot. Với loại khớp này cho phép các khâu thực hiện các chuyển động quay theo tất cả các hướng qua tâm khớp, và hạn chế chuyển động tịnh tiến giữa các khâu. Do đó khớp cầu có số bậc tự do là ba. Trong quá trình thiết kế tay máy robot, người ta quan tâm đến các thông số ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc của robot như: - Sức nâng, độ cứng vững, lực kẹp của tay… - Tầm với hay vùng làm việc: kích thước và hình dáng vùng mà phần công tác có thể với tới. - Sự khéo léo của robot: thông số này liên quan đến bậc tự do của robot 1.3.2. Bậc tự do của robot Bậc tự do là số khả năng chuyển động tịnh tiến hoặc quay của cơ cấu. Để dịch chuyển được một vật thể trong không gian, cơ cấu chấp hành của robot phải đạt được một số bậc tự do. Nói chung cơ hệ của robotlà một cơ cấu hở nên số bậc tự do của nó có thể tính theo công thức: w = 6n − ∑ ipi i =1
  • 10. 6 Trong đó: n: Số khâu động pi : Số khớp loại i (i=1,2,…,5: Số bậc tự do bị hạn chế) Đối với các cơ cấu có các khâu được nối với nhau bằng khớp quay hoặc tịnh tiến (khớp động loại 5) thì số bậc tự do bằng với số khâu động. Đối với cơ cấu hở, số bậc tự do bằng tổng số bậc tự do của các khớp động. Số bậc tự do của robot quyết định đến tính linh hoạt của robot trong quá trình làm việc. Số bậc tự do càng lớn robot càng linh hoạt, càng nhiều phương án để điểm thao tác thực hiện được yêu cầu công việc, điều này rất có ý nghĩa trong trường hợp robot làm việc trong môi trường có nhiều chướng ngại vật. Tuy nhiên số bậc tự do chuyển động này không nên lớn hơn sáu, bởi vì nếu sáu bậc tự do nếu bố trí một cách hợp lý sẽ đủ để tạo ra khả năng linh hoạt của khâu tác động cuối nhằm có thể tiếp cận đối tượng theo mọi hướng. Mặt khác cũng phải thừa nhận rằng số bậc tự do lớn kéo theo hệ quả là: tăng sai số dịch chuyển, tăng chi phí, thời gian sản xuất và bảo dưỡng robot. Do đó tùy theo yêu cầu, chức năng mà người ta lựa chọn số bậc tự do cho robot thích hợp. 1.3.3. Vùng làm việc của robot Vùng làm việc của robot hay không gian làm việc của robot là toàn bộ thể tích được quét bởi khâu chấp hành cuối khi robot thực hiện tất cả các chuyển động có thể. Vùng làm việc bị ràng buộc bởi các thông số hình học của robot cũng như các ràng buộc cơ học của các khớp. Người ta thường dùng hai hình chiếu để mô tả vùng làm việc của một robot.
  • 11. 7 Hình 1.3. Biểu diễn vùng làm việc của robot 1.4. Ưu điểm của robot công nghiệp - Làm việc không biết mệt mỏi, ít xảy ra nhầm lẫn trong quá trình làm việc. - Làm việc được trong môi trường nguy hiểm, khắc nghiệt như: môi trường có nhiều phóng xạ, môi trường có khí độc, dưới đáy đại dương, ngoài vũ trụ,… - Thay đổi các thao tác bằng cách thay đổi chương trình điều khiển. 1.5. Tình hình tiếp cận robot ở Việt Nam và ứng dụng của robot công nghiệp 1.5.1. Tình hình tiếp cận robot ở Việt Nam Trong giai đoạn trước năm 1990 hầu như trong nước hoàn toàn chưa du nhập về kỹ thuật robot, thậm chí chưa nhận được nhiều thông tin kỹ thuật về lĩnh vực này. Nhưng với mục tiêu chủ yếu là tiếp cận kỹ thuật mới mẻ, trong nước đã triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Đề tài 58.01.03 trong giai đoạn 81-85 và đề tài 52B.03.01 trong giai đoạn 86-89. Kết quả nghiên cứu của các đề tài này không những đáp ứng được yêu cầu tiếp cận mà còn có những ứng dụng ban đầu trong kỹ thuật bảo hộ lao động và phục vụ công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật ở nước ta. Giai đoạn tiếp theo từ năm 1990 các ngành công nghiệp trong nước bắt đầu được đổi mới. Nhiều cơ sở đã nhập ngoại nhiều dây chuyền thiết bị mới. Đặc biệt là ở một số cơ sở liên doanh với nước ngoài đã nhập ngoại nhiều loại robot phục vụ các công việc.
  • 12. 8 1.5.2. Ứng dụng của robot công nghiệp Robot được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, dưới góc độ thay thế sức người. Mục đích sử dụng trong các dây chuyển sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiểu quả sản xuất từ đó giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. - Trong ngành cơ khí, robot được sử dụng trong nhiều trong công nghệ đúc, hàn, cắt kim loại, vận chuyển phôi, lắp ráp sản phẩm,… - Robot được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất từ động nhằm tạo ra linh hoạt và tự động cao nhất cho dây chuyền, các robot này được điểu khiển bằng một hệ thông các phương trình được lâp trình sẵn. - Robot còn được sử dụng trong lĩnh vực y học, quốc phòng, vũ trụ, …. Hình 1.4. Robot hàn trong công nghiệp
  • 13. 9 Hình 1. 5. Robot phục vụ máy phay CNC Robot có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên, để chế tạo và đưa vào sử dụng một robot hoàn chỉnh phải qua rất nhều quan trọng, từ thiết kế tính toán các thông số tới chế tạo. Một trong nhưng công viêc đó là nghiên cứu, tính toán giải bài toán động học của robot.
  • 14. 10 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG HỌC THUẬN VÀ NGƯỢC CHO ROBOT 3 BẬC TỰ DO 2.1. Sơ đồ động học của robot Sơ đồ động học của Robot RRR được cho trong hình 2.1. Trong các tính toán và mô phỏng số sau này, ta sẽ lấy a1=5, a2=3, a3=2. Hình 2.1. Sơ đồ động học robot và hệ tọa độ theo qui tắc D – H. - Tính số bậc tự do của Robot Công thức tổng quát: trong đó: ƒ: số bậc tự do của cơ cấu tay máy.
  • 15. 11 λ: số bậc tự do của không gian trong đó tay máy thực hiện chuyển động. n: số khâu động của tay máy. k : số khớp của tay máy fi : số bậc tự do chuyển động cho phép của khớp i fc : số ràng buộc trùng f p : số bậc tự do thừa Với bài toán này, ta có: ƒ = 6(3-3) +(1+1+1)+0-0 = 3 Vậy Robotnày có 3 bậc tự do. 2.2. Thiết lập hệ tọa độ khảo sátvà lập bảng D-H - Qui ước hệ tọa độ theo Denavit-Hartenberg: + Trục zi được chọn dọc theo trục của khớp thứ (i+1). Hướng của phép quay và phép tịnh tiến được chọn tùy ý. + Trục xi được xác định dọc theo đường vuông góc chung giữa trục khớp thứ i và (i+1), hướng từ khớp động thứ i tới trục (i+1). + Trục yi – xác định theo qui tắc bàn tay phải (hệ tọa độ thuận). Hình 2.2. Qui ước hệ tọa độ theo Denavit – Hartenberg
  • 16. 12 - Vị trí tương đối giữa hai hệ tọa độ liên tiếp j và (j-1) được mô tả bởi 4 tham số động học là di, θi, ai, αi với: + di: dịch chuyển tịnh tiến giữa hai đường vuông góc chung của hai trục. + θi: góc giữa hai đường vuông góc chung. Là góc quay quanh trục zi-1 để trục xi theo qui tắc bàn tay phải. + ai: khoảng dịch chuyển giữa hai trục khớp động kề nhau. + αi: góc lệch giữa trục của hai khớp động liền kề, là góc quay quanh trục xi sao cho trục zi-1 chuyển đến trục zi theo qui tắc bàn tay phải. -Từ qui ước trên, áp dụng cho đối tượng RobotRRR trong báo cáo, chọn được hệ tọa độ như trong hình 2.1. Từ đó, lập được bảng D – H cho robot như sau: Các ma trận biến đổitọa độ thuần nhất D–H có dạng (với qui ước viết tắt: c=cos,s=sin, q23=q2+q3 Ma trận i-1Ai cho phép biểu diễn quan hệ về tọa độ của một điểm trong hai hệ tọa độ i và i-1. Ví dụ vị trí của một điểm P bất kì trong hệ tọa độ i là: thì tọa độ của P trong hệ tọa độ thứ i-1 được xác định theo biểu thức: Với Robot RRR, ta có các ma trận biến đổi tọa độ thuần nhất D-H lần lượt như sau:
  • 17. 13 2.3. Hệ phương trình động học Robot Lập ma trận trạng thái khâu thao tác (End-effector, viết tắt EF) theo cấu trúc động học + Với RobotRRR, ta có các biến khớp: Ma trận mô tả hướng và vị trí của EF đối với hệ tọa độ cố định OX0Y0Z0 Thiết lập ma trận trạng thái khâu thao tác theo tọa độ thao tác + Ta đưa ra vector tọa độ định vị khâu thao tác (sử dụng các góc Cardan xác định hướng vật rắn): Trạng thái EF được biểu diễn qua các tọa độ suy rộng hoặc trực tiếp qua thời gian, tùy bài toán cụ thể :
  • 18. 14 Hoặc Phương trình động học Robot + Phương trình động học dạng ma trận Từ phương trình động học dạng ma trận, có thể suy ra được hệ phương trình động học độc lập của Robot: Nếu sử dụng vector các tọa độ suy rộng: và gọi thì hệ phương trình động học Robot ở trên có thể viết gọn lại thành: 2.4. Phương trình động học thuận Robot
  • 19. 15 - Phương trình động học thuận: Trong phương trình động học thuận, các biến khớp xem như đã biết, yêu cầu phải tìm vị trí của khâu tác động cuối đối với hệ tọa độ cố định. - Xây dựng quĩ đạo chuyển động của biến khớp Giả sử ta có qui luật chuyển động của các biến khớp: Phương trình động học Robot: + Vị trí của điểm tác động cuối: + Sử dụng ma trận định hướng của EF là ma trận Cardan, ta có: + So sánh trực tiếp các phần tử của hai ma trận quay ta được :
  • 20. 16 Vận tốc điểm tác động cuối E: - Vận tốc góc khâu thao tác: Vậy Vẽ quỹ đạo chuyển động của điểm E bằng phần mềm MATLAB + Thay số ta nhận được quỹ đạo chuyển động của EF:
  • 21. 17 + Mô phỏng và vẽ quỹ đạo bằng MATLAB và Robotics Toolbox: Hình 2.3. Quỹ đạo EF biểu diễn với Matlab và Robotics Toolbox 2.5. Phương trình động học ngược Robot - Phương trình động học ngược: vị trí các khâu thao tác xem như đã biết, yêu cầu tìm giá trị các biến khớp ứng với vị trí cho trước đó. - Để giải phương trình này, ta sử dụng phương trình động học robot: Giải phương trình này tìm được các biến khớp tương ứng với quĩ đạo chuyển động được chọn. - Xây dựng một quỹ đạo chuyển động của Robot:
  • 22. 18 Giải phương trình ngược với MATLAB, ta được 2 quỹ đạo nghiệm ứng với 2 trường hợp Elbow-up và Elbow-down của hai khớp q2 và q3. Hình 2.4. Quĩ đạo biến khớp trong trường hợp Elbow-up Hình 2.5. Quỹ đạo biến khớp trong trường hợp Elbow-down
  • 23. 19 CHƯƠNG 3: THẾT KẾ MÔ HÌNH ROBOT 3 BẬC TỰ DO 3.1. Giới thiệu các phần mềm mô phỏng 3.1.1. Thiết kế cơ cấu robot trên SolidWorks SolidWorks là một phần mềm CAD 3 chiều chạy trên hệ điều hành Windows và đang được phát triển bởi bởi Dassault Systèmes SolidWorks Corp, một công ty con của Dassault Systèmes, SA ( Vélizy, Pháp) . SolidWorks hiện đang được sử dụng hơn 1,3 triệu kỹ sư và nhà thiết kế ở hơn 130.000 công ty trên toàn thế giới. Robot được vẽ từng thanh và được ghép lại nhau trên phần mềm SolidWorks 2007. Hình 3.1. Cơ cấu robot 3.1.2. Thiết kế mô hình robot trên MATLAB/ Simulink MATLAB là một môi trường tính toán số và lập trình, được thiết kế bởi công ty MathWorks. MATLAB cho phép tính toán số với ma trận, vẽ đồ thị
  • 24. 20 hàm số hay biểu đồ thông tin, thực hiện thuật toán, tạo các giao diện người dùng và liên kết với các chương trình máy tính viết trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác. Với thư viện Toolbox, MATLAB cho phép mô phỏng tính toán, thực nghiệm nhiều mô hình trong thực tế và kỹ thuật. Simulink là phần chương trình mở rộng của MATLAB nhằm mục đích mô hình hóa mô phỏng và khảo sát các hệ thống động học. Giao diện đồ họa trên màn hình của Simulink cho phép thể hiện hệ thống dưới dạng sơ đồ tín hiệu với các khối chức năng quên thuộc. Để thực hiện bài toán thiết kế bộ điều khiển cho robot, ta sử dụng thư viện Simmechanics và phần mềm "SolidWorks-to-SimMechanics Translator” để chuyển đổi cơ cấu robot từ SolidWorks sang dưới dạng khối Simulink. Hình 3.2. Thư viện Simmechanics của Simulink Cơ cấu robot được đưa vào Simulink qua phần mềm "SolidWorks-to- SimMechanics Translator”
  • 25. 21 Hình 3.3. Mô hình robot trên Simulink 3.2. Điều khiển chuyển động robot 3.2.1. Điều khiển góc quay khớp với bộ điều khiển phản hồi PD Vị trí góc mong muốn:
  • 26. 22 Hình 3.4. Mô hình điều khiển robot Hình 3.5. Bộ điều khiển PD
  • 27. 23 Hình 3.6. Mô hình robot Hình 3.7. Đồ thị góc quay khớp
  • 28. 24 Hình 3.8. Đồ thị vận tốc khớp Nhận xét: Kết quả mô phỏng cho thấy góc quay đạt đến giá trị mong muốn trong khoảng thời gian 0.5s và vận tốc góc cũng về giá trị 0 trong thời gian tương ứng. 3.2.2. Điều khiển robot theo quỹ đạo thẳng Hình 3.9. Mô hình điều khiển robot
  • 29. 25 Hình 3.10. Quỹ đạo đặt Hàm tính động học ngược được viết bằng khối Embedded MATLAB Function: function [theta1,theta2,theta3] = toado(Px,Py,Pz,a2,a3) t1=atan2(Py,Px); c3=(Px^2+Py^2+Pz^2-a2^2-a3^2)/(2*a2*a3); s3=sqrt(1-c3^2); t3=atan2(s3,c3); a=a3*c3+a2; b=a3*s3; c=Pz; ci=sqrt(a^2/(a^2+b^2));
  • 31. 27 3.2.3. Điều khiển robot theo quỹ đạo tròn Hình 3.12. Mô hình điều khiển robot Hình 3.13. Quỹ đạo đặt
  • 32. 28 Hình 3.14. Quỹ đạo đặt- quỹ đạo ra- robot ở điểm cuối hành trình 3.2.4. Kết hợp điều khiển robot theo quỹ đạo tròn và bộ điều khiển phản hồi PD Hình 3.15. Mô hình điều khiển robot
  • 33. 29 Hình 3.16. Khối tính sai lệch Hình 3.17. Khối phản hồi
  • 34. 30 Hình 3.18. Quỹ đạo đặt- quỹ đạo ra- robot ở cuối hành trình Nhận xét: Robotchuyển động theo quỹ đạo với độ chính xác cao tuy nhiên có thời điểm robot bị quay ngược do góc đặt khớp biến đổi tức thời trong thời gian ngắn - thời điểm kết thúc chu kì trong đồ thị dưới. Hình 3.19. Tín hiệu góc quay của ba khớp
  • 35. 31 KẾT LUẬN Sau một quá trình học tập và nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Vôn Dim và sự cố gắng nỗ lực em đã hoàn thành báo cáo thực tập chuyên ngành về đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng robot công nghiệp 3 bậc tự do”. Báo cáo đã thực hiện các nhiệm vụ: - Thiết kế robot 3 trục quay trên SolidWorks và xây dựng sơ đồ khối trên MATLAB/Simulink. - Xây dựng phương trình động học thuận, động học ngược và lựa chọn các tham số bộ điều khiển PD cho robot 3 trục quay. - Thực hiện mô phỏng với kết quả tương đối chính xác.
  • 36. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. . TS. Nguyễn Mạnh Tiến , Điều khiển robot công nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật. [2]. Nguyễn Phùng Quang , MATLAB và Simulink dành cho kĩ sư điều khiển tự động, NXB Khoa học và kỹ thuật. [3]. GS.TS. Nguyễn Công Hiền, TS Nguyễn Phạm Thục Anh, Mô hình hóa hệ thống và mô phỏng, NXB Khoa học và kỹ thuật.
  • 37. 33 PHỤ LỤC Chương trình mô phỏng robot trên matlab symbolic và robotics toolbox: clear all % Xóa tất cả các biến hiện có ở Workspace clc % Xóa mọi dòng trên Command Window startup_rvc % Khởiđộng Robotics Toolbox (file strartup_rvc của ROBOTICSTOOLBOXphảiđang nằm ở thư % mục hiện thời (Current Directory của MATLAB. % Khaibáo các symbolic variables cùng các điều kiện của biến syms q1 q2 q3 a1 a2 a3 dq1 dq2 dq3 m1 m2 m3 t g % q1, q2, q3 là các biến khớp % a1, a2, a3 là độ dài các thanh % dq1, dq2, dq3 là đạohàm của q1, q2, q3 % m1, m2, m3 là khối lượng các thanh % t : biến thời gian % g : gia tốc trọng trường assume(a1,'real');assume(a1>0);% Có nghĩa là ta cho MATLAB biết a1 là số thực dương assume(a2,'real');assume(a2>0);% việc này sẽ giúp cho việc rút gọn biểu thức được hiệu quả hơn assume(a3,'real');assume(a3>0); assume(q1,'real'); assume(q2,'real'); assume(q3,'real'); assume(dq1,'real'); assume(dq2,'real');
  • 38. 34 assume(dq3,'real'); assume(t,'real');assume(t>0); assume(m1,'real');assume(m1>0); assume(m2,'real');assume(m2>0); assume(m3,'real');assume(m3>0); assume(g,'real');assume(g>0); q = [q1;q2;q3]; % Vector các tọa độ suy rộng q dq = [dq1;dq2;dq3];% Vector các vận tốc dài % Nhập các ma trận D-H A_01=[cos(q1) 0 sin(q1) a1*cos(q1);sin(q1) 0 -cos(q1) a1*sin(q1);0 1 0 0;0 0 0 1]; A_12=[cos(q2) -sin(q2) 0 a2*cos(q2);sin(q2) cos(q2) 0 a2*sin(q2);0 0 1 0;0 0 0 1]; A_23=[cos(q3) -sin(q3) 0 a3*cos(q3);sin(q3) cos(q3) 0 a3*sin(q3);0 0 1 0;0 0 0 1]; % Tính các ma trận truyền R_01=A_01(1:3,1:3); A_03=A_01*A_12*A_23; A_02=simplify(A_01*A_12);% Sau khi tính toán ta thu gọn kết quả ngay bằng lệnh simplify R_02=A_02(1:3,1:3); disp('Ma tran chuyen tu khau 3 sang khau tac dong cuoi la') A_03 = simplify(A_03) R_03 = A_03(1:3,1:3); disp(' ')
  • 39. 35 % Tạo mô hình Robot trong Robotics toolbox L(1)=Link([0,0,5,pi/2,0]);% Lệnh Link tạo một khâu của Robot L(2)=Link([0,0,3,0,0]); L(3)=Link([0,0,2,0,0]); rob=SerialLink(L); % Lệnh SerialLink(L) tạo một robot nối tiếp gồm các khâu của L % Giải bài toán động học thuận disp('Giaibai toan dong hoc thuan') % 1. Tìm vi trí và tính vận tốc dài của khâu thao tác rE = A_03(1:3,4) % Vector tọa độ khâu thaotác v_qE = simplify(jacobian(rE,q)*dq)% Tính vector vận tốc khâu tác động cuối % 2. Tìm góc Cardan và Tính toán van toc góc cua khâu thao tác R_0E = A_03(1:3,1:3) diff_R_0E = diff(R_0E,q1)*dq1+diff(R_0E,q2)*dq2+diff(R_0E,q3)*dq3; %Tinh dao ham cua R omega_curve= diff_R_0E*R_0E.'; omega_curve= simplify(omega_curve) disp('Van toc goc:') omega = [omega_curve(3,2)omega_curve(1,3)omega_curve(2,1)] % 3. Thayso bai toan dong hoc thuan disp(' ') disp('Thayso') % Khi thay số ta sử dụng lệnh subs disp('Vi tri diem tac dong cuoi') sub_rE = simplify(subs(rE,{q1 q2 q3 a1 a2 a3},{3*t2*tt 5 3 2}))
  • 40. 36 disp('Van toc dai:') sub_diff_qE= simplify(subs(v_qE,{q1q2 q3 dq1 dq2 dq3 a1 a2 a3},{t2*t3*t 3 2 1 5 3 2})) disp('Van toc goc:') sub_R_0E = simplify(subs(R_0E,{a1 a2 a3},{53 2})); sub_omega = simplify(subs(omega,{q1q2 q3 dq1 dq2 dq3 a1 a2 a3},{t2*t 3*t 3 2 1 5 3 2})) % 4. Tính toán và vẽ đồ thị time=0:0.02:2*pi/6; num_rE=zeros(3,length(time)); for j=1:length(time) num_rE(:,j) = subs(sub_rE,t,time(j)); end figure(1) clf title('Quy dao cua khau tac dong cuoi trong baitoan thuan') hold on grid on axis([-10, 10, -10, 10 ,-5, 5]) pause for j=1:length(time) plot3(num_rE(1,j),num_rE(2,j),num_rE(3,j),'b+');% Vẽ quĩ đạo chuyển động bằng MATLAB plot(rob,[3*time(j),2*time(j),time(j)]);% Vẽ hình ảnh chuyển động 3D của Robot theo quĩ đạo pause(1/30)% Dùng lệnh pauseđể tạo cảm giácgiống nhưmột đoạn phim end
  • 41. 37 % Giải bài toán động học ngược figure(2) clf hold on grid on rE_solve = subs(rE,{a1 a2 a3},{53 2}); time=0:0.1:3; j=length(time); q1_num=zeros(2,j); q2_num=zeros(2,j); q3_num=zeros(2,j); xE = zeros(1,j);yE = zeros(1,j);zE = zeros(1,j); for i=1:j xE(i) = 6*sin(time(i)); yE(i) = 6*cos(time(i)); zE(i) = 3; f1 = rE_solve(1,1)-xE(i);% các phương trình động học Robot f2 = rE_solve(2,1)-yE(i); f3 = rE_solve(3,1)-zE(i); f = [f1 f2 f3]; [q1_num(:,i) q2_num(:,i) q3_num(:,i)]= solve(f1,f2,f3); % Dùng lệnh solve() để tìm nghiệm của hệ phương trình động học end subplot(311) plot(time,q1_num(1,:)) grid
  • 42. 38 subplot(312) plot(time,q2_num(1,:)) grid subplot(313) grid plot(time,q3_num(1,:)) grid figure(3) clf title('Quy dao cua khau tac dong cuoi trong baitoan nguoc') hold on grid on axis([-10, 10, -10, 10 ,-5, 5]) pause close(2) for i=1:length(time) plot(rob,[q1_num(1,i),q2_num(1,i),q3_num(1,i)]) plot3(xE(i),yE(i),zE(i),'b+') pause(1/5) end % Giải bài toán động lực học(Solve the dynamicsproblem) % Cac tensor quan tinh (inertial moment) I_c1 = [0 0 0;0 m1*a1^2/120;0 0 m1*a1^2/12]; I_c2 = [0 0 0;0 m1*a2^2/120;0 0 m1*a2^2/12]; I_c3 = [0 0 0;0 m1*a3^2/120;0 0 m1*a3^2/12];
  • 43. 39 % Toa do cac trong tam (center of mass in moving coordinate) A_c1 = [1 0 0 -a1/2;0 1 0 0;0 0 1 0;0 0 0 1]; A_c2 = [1 0 0 -a2/2;0 1 0 0;0 0 1 0;0 0 0 1]; A_c3 = [1 0 0 -a3/2;0 1 0 0;0 0 1 0;0 0 0 1]; % Chuyen sang toa do co dinh (transforming into fixed coordinate) A_0_c1 = A_01*A_c1 A_0_c2 = simplify(A_02*A_c2) A_0_c3 = simplify(A_03*A_c3) % Cac ma tran vi tri disp(' ') disp('Toa do cac trong tam trong he toa do co dinh') r_0_c1 = A_0_c1(1:3,4) r_0_c2 = A_0_c2(1:3,4) r_0_c3 = A_0_c3(1:3,4) disp('Van toc cac khoi tam') v_0_c1 = simplify(jacobian(r_0_c1,q)*dq) v_0_c2 = simplify(jacobian(r_0_c2,q)*dq) v_0_c3 = simplify(jacobian(r_0_c3,q)*dq) v_c1 = simplify(v_0_c1.'*v_0_c1); v_c2 = simplify(v_0_c2.'*v_0_c2); v_c3 = simplify(v_0_c1.'*v_0_c3); JT1=simplify(jacobian(r_0_c1,q));% Các Jacobian vận tốc dài JT2=simplify(jacobian(r_0_c2,q)); JT3=simplify([diff(r_0_c3,q1),diff(r_0_c2,q2),diff(r_0_c3,q3)]);
  • 44. 40 disp('Van toc goc cac khau') tmp = A_0_c1(1:3,1:3);C2 = A_0_c2(1:3,1:3);C3 = A_0_c3(1:3,1:3); W_c1=tmp.'*(diff(tmp,q1)*dq1+diff(tmp,q2)*dq2+diff(tmp,q3)*dq3); w_c1=simplify([W_c1(3,2);W_c1(1,3);W_c1(2,1)]) W_c2=C2.'*(diff(C2,q1)*dq1+diff(C2,q2)*dq2+diff(C2,q3)*dq3); w_c2=simplify([W_c2(3,2);W_c2(1,3);W_c2(2,1)]) W_c3=C3.'*(diff(C3,q1)*dq1+diff(C3,q2)*dq2+diff(C3,q3)*dq3); w_c3=simplify([W_c3(3,2);W_c3(1,3);W_c3(2,1)]) JR1 = [0 0 0;1 0 0;0 0 0]; JR2 = [sin(q2) 0 0;0 cos(q2) 0;0 0 0]; JR3 =[sin(q2+q3)0 0;0 cos(q2+q3) 0;0 1 1]; % Các Jacobian vận tốc góc disp('Dong nang cua cac khau') % Tính toán động năng từng khâu T1 = simplify(1/2*m1*v_c1.'*v_c1+1/2*w_c1.'*I_c1*w_c1) T2 = simplify(1/2*m1*v_c2.'*v_c2+1/2*w_c2.'*I_c2*w_c2) T3 = simplify(1/2*m1*v_c3.'*v_c3+1/2*w_c3.'*I_c3*w_c3) % ManipulatorInertia Matrix (Tính ma trận khối lượng của Robot) disp('Phuongtrinh dong luc hoc tong quat co dang:') disp(' M.ddq - Psi - Q = U') disp(' Trong do:') M = JT1.'*m1*JT1+JT2.'*m2*JT2+JT3.'*m3*JT3+JR1.'*I_c1*JR1+JR2.'*I_c2*J R2+JR3.'*I_c3*JR3; M = simplify(M) % Biểu thức thế năng - Potential Energy (PE) PE = (1/2*m2+m3)*a2*cos(q2)*g+1/2*m3*a3*cos(q3)*g;
  • 45. 41 % Centrifugal/Coriolis matrix and Psi (các ma trận lực hướng tâm/Coriolis) tmp = sym(zeros(3)); Psi = sym(zeros(3,1)); for j=1:3 h = sym(0); for k=1:3 for l=1:3 tmp(k,l) = 1/2*(diff(M(k,l),q(l))+diff(M(l,j),q(k))- diff(M(k,l),q(j)))*dq(k)*dq(l); h = h+tmp(k,l); end end Psi(j) = -h-diff(PE,q(j)); end Psi=simplify(Psi) % Statics of Robot syms Fx Fy Fz Mx My Mz % Các lực và momen tác dụng vào khâucuối assume(Fx,'real');assume(Fy,'real');assume(Fz,'real'); assume(Mx,'real');assume(My,'real');assume(Mz,'real'); F_E3 = [Fx, Fy, Fz].'; M_E3 = [Mx, My, Mz].'; P_3 = [0,0,-m3*g].';P_2= [0,0,-m2*g].';P_1= [0,0,-m1*g].'; r_1 = [a1,0,0].';r_2 = [a2,0,0].';r_3 = [a3,0,0].'; r_c1 = [a1,0,0].';r_c2 = [a2,0,0].';r_c3 = [a3,0,0].'; F_32 = simplify(F_E3-P_3) M_32 = simplify(M_E3+R_03*MatrixCurve(r_3)*F_32- R_03*MatrixCurve(r_c3)*P_3)
  • 46. 42 F_21 = simplify(F_32-P_2) M_21 = simplify(M_32+R_02*MatrixCurve(r_2)*F_21- R_02*MatrixCurve(r_c2)*P_2) F_10 = simplify(F_21-P_1) M_10 = simplify(M_21+R_01*MatrixCurve(r_1)*F_10- R_01*MatrixCurve(r_c1)*P_1)