SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 104
Downloaden Sie, um offline zu lesen
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
------------------  ------------------
NGUYỄN NGỌC THANH HUYỀN
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG
TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
____________________
NGUYỄN NGỌC THANH HUYỀN
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG
TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 6034021
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan Luận văn thạc sỹ kinh tế này do chính tác giả nghiên cứu và thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Phạm Văn Năng. Các thông tin và số liệu đƣợc sử
dụng trong luận văn là trung thực và đƣợc tác giả tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy.
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Thanh Huyền
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... I
MỤC LỤC..........................................................................................................................II
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ VI
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................VII
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ VIII
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI .................................................................................................................3
1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng ....................................................3
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng.............................................................................3
1.1.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ................................................................3
1.1.2.1. Nguyên nhân chủ quan ...........................................................................3
1.1.2.2. Nguyên nhân khách quan .......................................................................5
1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng ........................................................................6
1.2. Xếp hạng tín dụng – một công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng....7
1.2.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng.......................................................................7
1.2.2. Lý do phải xếp hạng doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại...8
1.2.3. Vai trò của xếp hạng tín dụng......................................................................9
1.2.3.1. Đối với ngân hàng ..................................................................................9
1.2.3.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước ......................................................11
1.2.3.3. Đối với thị trường tài chính..................................................................11
1.2.3.4. Đối với doanh nghiệp được xếp hạng ..................................................12
1.2.4. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng ...................................................................13
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng .......................................14
1.2.5.1. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp xếp hạng........................................15
1.2.5.2. Trình độ hiện đại hóa công nghệ của ngân hàng.................................15
1.2.5.3. Năng lực và trình độ của người thực hiện XHTD ................................15
1.2.5.4. Chất lượng thông tin đầu vào...............................................................16
1.2.5.5. Những vấn đề về thủ tục, cơ chế, chính sách nhà nước .......................17
1.2.6. Các phương pháp xếp hạng tín dụng ........................................................17
iii
1.2.6.1. Mô hình toán học xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.............................17
1.2.6.2. Phương pháp chuyên gia......................................................................18
1.2.6.3. Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ
liệu đánh giá nội bộ IRB........................................................................................19
1.3. Một số kinh nghiệm xếp hạng tín dụng tại NHTM trong và ngoài nƣớc....22
1.3.1. Kinh nghiệm xếp hạng tại một số ngân hàng trên thế giới......................22
1.3.1.1. Kinh nghiệm xếp hạng của ngân hàng Mỹ...........................................22
1.3.1.2. Kinh nghiệm xếp hạng của ngân hàng Đức. ........................................23
1.3.1.3. Kinh nghiệm xếp hạng của ngân hàng Macao.....................................23
1.3.2. Kinh nghiệm xếp hạng một số ngân hàng uy tín trong nước...................24
1.3.2.1. Xếp hạng tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng CIC....................24
1.3.2.2. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng Ngoại thương (VCB)
................................................................................................................................24
1.3.2.3. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
................................................................................................................................27
1.4. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong việc xây dựng hệ
thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp......................................................................29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................................31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT .................................................................................32
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của BAOVIET Bank................................32
2.1.1. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh...............................................32
2.1.2. Tình hình hoạt động tín dụng....................................................................34
2.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại BAOVIET Bank ................37
2.2.1. Căn cứ xây dựng hệ thống XHTD doanh nghiệp tại BAOVIET Bank ...37
2.2.2. Mục đích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BAOVIET Bank...........37
2.2.3. Tổ chức thực hiện công tác XHTD doanh nghiệp tại BAOVIET Bank..38
2.2.3.1. Tổ chức thực hiện .................................................................................38
2.2.3.2. Quy trình thực hiện..............................................................................39
2.2.3.3. Tần suất thực hiện xếp hạng doanh nghiệp..........................................40
2.2.3.4. Ví dụ xếp hạng tín dụng tại BAOVIET Bank........................................40
2.3. Đánh giá hệ thống XHTD DN tại BAOVIET BANK....................................45
2.3.1. So sánh với các NHTM khác .....................................................................45
iv
2.3.2. Những kết quả đạt được của hệ thống XHTD DN tại BAOVIET Bank..46
2.3.3. Những tồn tại, hạn chế của hệ thống XHTD DN tại BAOVIET Bank ...48
2.3.3.1. Hạn chế về quy trình và mô hình xếp hạng ..........................................48
2.3.3.2. Hạn chế về công nghệ...........................................................................49
2.3.3.3. Hạn chế về mặt quản lý, điều hành ......................................................50
2.3.4. Nguyên nhân...............................................................................................51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................................52
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT.........................................54
3.1. Định hƣớng phát triển của BAOVIET Bank.................................................54
3.1.1. Sứ mệnh, phương châm hoạt động và mục tiêu của BAOVIET Bank....54
3.1.1.1. Sứ mệnh ................................................................................................54
3.1.1.2. Phương châm hoạt động.......................................................................54
3.1.1.3. Mục tiêu................................................................................................55
3.1.2. Những mục tiêu cụ thể đến năm 2015.......................................................56
3.1.3. Định hướng tín dụng trong thời gian tới...................................................57
3.2. Cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ..............................................................58
3.3. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại BAOVIET
Bank ..............................................................................................................................59
3.3.1. Hoàn thiện bộ chỉ tiêu chấm điểm.............................................................59
3.3.1.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính..........................................................59
3.3.1.2. Hoàn thiện các chỉ tiêu phi tài chính ..................................................60
3.3.1.3. Hoàn thiện trọng số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính........................61
3.3.2. Các giải pháp liên quan đến quản lý điều hành .......................................62
3.3.3. Giải pháp liên qua đến yếu tố con người...................................................63
3.3.4. Giải pháp liên quan đến công nghệ thông tin...........................................64
3.3.4.1. Xây dựng hệ thống thông tin toàn hệ thống .........................................64
3.3.4.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng
................................................................................................................................65
3.4. Một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nƣớc để hoàn thiện XHTD doanh
nghiệp............................................................................................................................66
3.4.1. Tăng cường kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về kế toán kiểm toán của
các doanh nghiệp ......................................................................................................66
v
3.4.2. Hoàn thiện khung pháp lý về xếp hạng tín dụng......................................66
3.4.3. Tạo điều kiện để hình thành và phát triển các công ty định mức tín
nhiệm chuyên nghiệp và độc lập..............................................................................66
3.4.4. Nâng cao chất lượng thông tin của tổ chức CIC......................................67
3.4.5. Xây dựng các chỉ tiêu bình quân ngành ...................................................68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................................69
KẾT LUẬN.......................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................72
PHỤ LỤC..........................................................................................................................74
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BAOVIET BANK : Ngân hàng TMCP Bảo Việt
BCTC : Báo cáo tài chính
CBTD : Cán bộ tín dụng
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng
DN : Doanh nghiệp
NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM : Ngân hàng thƣơng mại
TMCP : Thƣơng mại cổ phần
XHTD : Xếp hạng tín dụng
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo hệ thống XHDN 2010 của VCB
............................................................................................................................................25
Bảng 1.2. Tỷ trọng chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo hệ thống XHDN 2010 của
VCB ...................................................................................................................................26
Bảng 1.3. Điểm và mức xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ACB ..............................29
Bảng 2.1. Danh mục các tiêu chí tài chính trong XHTD tại BAOVIET BANK ..........32
Bảng 2.2. Dƣ nợ tín dụng tại BAOVIET Bank từ 2009 đến 2012................................35
Bảng 2.3. Tóm tắt bảng cân đối kế toán của Công ty CP A năm 2009 và 2010...........41
Bảng 2.4. Kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty A năm 2010..............................42
Bảng 2.5. Kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty A năm 2010..............................45
Bảng 3.1. Các chỉ ti u kế hoạch đến năm 2015 của AOVIET ank..........................56
Bảng 3.2. Bảng tỷ trọng điểm tài chính và phi tài chính tại BAOVIET Bank..............61
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.3. Tăng trƣởng tín dụng của BAOVIET Bank từ 2009 đến 2012 .........................34
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình xếp hạng doanh nghiệp tại BAOVIET Bank ...........................39
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại (NHTM), tín dụng luôn là hoạt động
chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, tuy
nhi n nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bởi các nguyên nhân chủ quan và khách quan mà hậu
quả của nó là làm tăng th m chi phí cho ngân hàng, giảm thu nhập, làm xấu đi tinh hình tài
chính và uy tín của ngân hàng một số trƣờng hợp thậm chí có thể ảnh hƣởng đến uy tín của
toàn hệ thống ngân hàng. Vì thế quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng và nâng cao chất
lƣợng tín dụng luôn đƣợc các NHTM đặt l n ƣu ti n hàng đầu.
Mặt khác trong giai đoạn hiện nay trƣớc xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các NHTM
đứng trƣớc thách thức về cạnh tranh gay gắt không chỉ với các ngân hàng trong nƣớc mà còn
phải cạnh tranh với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Do đó, vấn đề đƣợc đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng trong giai đoạn hội nhập của Việt
Nam hông chỉ là là kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng để bảo đẩm an toàn vốn trong
hoạt động ngân hàng mà còn phải nâng cao hiệu quả hoạt động để đủ lực để cạnh tranh với
các ngân hàng nƣớc ngoài. Một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu này
chính là áp dụng xếp hạng tín dụng (XHTD) trong công tác cho vay và quản trị rủi ro sau
cho vay. Hệ thống XHTD giúp NHTM phân tích, đánh giá mức độ rủi ro từ khách hàng,
giúp thực hiện phân loại nợ một cách khoa học và chính xác đồng thời cho phép ngân hàng
chủ động trong việc lựa chọn khách hàng, xây dựng các hạn mức tín dụng phù hợp cho từng
loại hách hàng cũng nhƣ các chính sách tín dụng trong từng thời kỳ một cách hợp lý.
Nắm bắt đƣợc tầm quan trọng của XHTD trong hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP
Bảo Việt (BAOVIET Bank) đã sớm triển khai áp dụng XHTD trong toàn hệ thống. Tuy
nhiên, do mới thực hiện trong thời gian ngắn hệ thống này vẫn còn nhiều hạn chế cần tiếp
tục bổ sung, chỉnh sửa nhằm hoàn thiện hơn vì thế tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hệ
thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bảo Viêt ”.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đi vào phân tích thực trạng công tác xếp hạng tín dụng khách hàng vay vốn tại
BAOVIET Bank. Qua đó, đánh giá đƣợc những kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn
chế còn tồn tại của ngân hàng từ đó đƣa ra những giải pháp thiết thực, khả thi nhằm hoàn
thiện công tác xếp hạng tín dụng các khách hàng vay vốn tại BAOVIET Bank.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Nghi n cứu lý luận chung về XHTD và vai trò, lợi ích của XHTD trong hoạt động của
các NHTM.
 Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, Luận văn chỉ tập trung nghi n cứu hệ thống XHTD
nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp đang đƣợc áp dụng chính thức tại BAOVIET Bank từ
năm 2009 đến năm 2012..
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luân văn sử dụng phƣơng pháp nghi n cứu định tính kết hợp với phƣơng pháp so sánh
với các ti u chí đánh giá phổ biến đƣợc áp dụng tại hệ thống XHTD của các tổ chức và
NHTM trong nƣớc và thế giới, qua đó, nghi n cứu để đƣa ra nhận định, đề xuất giải pháp
hoàn thiện hệ thống XHTD của BAOVIET Bank.
5. Kêt cấu của luận văn
Ngoài phần mở bài và phụ lục luận văn bao gồm 3 chƣơng với bố cục chi tiết nhƣ sau:
 CHƢƠNG 1 : “TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI”.
 CHƢƠNG 2 : “THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHI P TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BẢO VI T”.
 CHƢƠNG 3 : “GIẢI PHÁP HOÀN THI N H THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG
DOANH NGHI P TẠI NGÂN HÀNG TMCP ẢO VI T”.
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì khái niệm rủi ro tín
dụng đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
“ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong
hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Nhƣ vậy có thể kết luận Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín
dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả đƣợc nợ hoặc trả
nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
1.1.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
1.1.2.1. Nguyên nhân chủ quan
(1). Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn:
Là các nguyên nhân nội tại của mỗi khách hàng, các nguyên nhân có thể là:
 Sử dụng sai mục đích, thiếu thiện chí trong việc trả nợ ngân hàng: Đa số các doanh
nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có phƣơng án kinh doanh cụ thể, khả thi. Tuy nhi n cũng có
một số ít doanh nghiệp lại sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến việc sử dụng vốn vay kém hiệu
quả hoặc thất thoát ảnh hƣởng đến nguồn thu nhập trả nợ ngân hàng hoặc cố ý lừa đảo ngân
hàng để chiếm đoạt tài sản hoặc cũng có thể doanh nghiệp kém thành ý trong việc trả nợ ngân
hàng. Số lƣợng này không nhiều nhƣng hậu quả lại hậu quả không nhỏ, không chỉ ảnh hƣởng
đến lợi nhuận của ngân hàng mà còn có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp khác khi muốn
4
tiếp cận nguồn vốn từ phía ngân hàng.
 Năng lực điều hành yếu, hệ thống quản trị kinh doanh không hiệu quả, trình độ quản lý
yếu kém: các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng chủ yếu để mở rộng quy mô kinh doanh, đa
phần tập trung vốn vào đầu tƣ tài sản vật chất rất ít doanh nghiệp doanh nghiệp mạnh dạn đổi
mới cung cách quản lý, đầu tƣ cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán…Khi quy
mô kinh doanh ra quá to so với tƣ duy quản lý là nguy n nhân dẫn đến sự phá sản của các
phƣơng án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công tr n thực tế.
(2). Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
Là các nguyên nhân trong quá trình cấp tín dụng và công tác quản trị của ngân hàng, một
số nguyên nhân có thể xảy ra nhƣ sau:
 Chính sách và quy trình cho vay chƣa chặt chẽ, chƣa có quy trình quản trị rủi ro hữu
hiệu, chƣa chú trọng đến phân tích khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng để tính toán điều kiện
vay và khả năng trả nợ. Đối với cho vay doanh nghiệp nghiệp và cá nhân, quyết định cho vay
của ngân hàng chủ yếu dựa tr n kinh nghiệm, chƣa áp dụng công cụ chấm điểm tín dụng.
 Năng lực dự báo, phân tích và thẩm định tín dụng, phát hiện và xử lý khoản vay có vấn
đề của cán bộ tín dụng (C TD) còn yếu, nhất là đối với các ngành đòi hỏi hiểu biết chuy n
môn cao dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay.
 Cán bộ ngân hàng không chấp hành nghi m túc chế độ tín dụng và các điều kiện cho vay,
thiếu đạo đức nghề nghiệp: đạo đức của C TD là một trong những yếu tố quan trọng để giải
quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dƣỡng thêm,
nhƣng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi
đƣợc bố trí trong công tác tín dụng. Thực tế cho thấy đã có nhiều vụ án kinh tế lớn có li n quan
đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng khách hàng làm giả
hồ sơ vay hay nâng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố l n quá cao so với thực tế để rút tiền ngân
hàng.
5
 Vấn đề quản lý, sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chƣa thỏa đáng dẫn đến sự bất mãn
của nhân vi n, không khơi gợi đƣợc sự trung thành của nhân vi n đối với ngân hàng.
 Thiếu kiểm tra, kiểm soát sau cho vay: các ngân hàng thƣờng chú trọng tập trung nhiều
công sức cho việc thẩm định trƣớc khi cho vay mà ít quan tâm đến kiểm tra kiểm soát sau cho
vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, thực hiện không đúng các điều khoản cam
kết trong hợp đồng nhƣng ngân hàng không ngăn chặn kịp thời. Điều này một phần do yếu tố
tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin
quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp kịp thời, đầy đủ
các thông tin mà NHTM y u cầu.
 Thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để
xem xét, phân tích trƣớc khi cấp tín dụng.
 Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo: sự hợp tác giữa các ngân hàng là rất quan trọng
và cần thiết khi nhiều ngân hàng cùng cấp tín dụng cho 1 khách hàng. Trong quản trị tài chính,
khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự
thiếu trao đổi thông tin dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức
vƣợt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro sẽ chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng
nào.
1.1.2.2. Nguyên nhân khách quan
Là những tác động ngoài ý chí của khách hàng và ngân hàng khiến khách hàng lâm vào
tình trạng khó khăn tài chính không thể khắc phục đƣợc. Từ đó khác hàng dù có thiện chí
nhƣng vẫn không thể trả nợ ngân hàng:
 Môi trƣờng kinh tế không ổn định do sự biến động của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc:
Hoạt động của NHTM gắn liền với hoạt động của các doanh nghiệp. Khi môi trƣờng kinh tế
không ổn định làm ảnh hƣởng đến hoạt động của các doanh nghiệp thì hệ quả tất yếu là sẽ ảnh
hƣởng đến hoạt động của các NHTM.
6
 Rủi ro từ môi trƣờng pháp lý: sự không ổn định của các chính sách của nhà nƣớc;, khung
pháp lý chƣa phù hợp, rõ ràng gây khó khăn cản trở hoạt động của doanh nghiệp…
 Rủi ro từ môi trƣờng tự nhi n : là những rủi ro xảy ra do sự biến động khí hậu, thời tiết
nhƣ lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh… những rủi ro này thƣờng xảy ra tr n diện rộng, hậu quả của nó
rất lớn và không chỉ ảnh hƣởng đến ngành ngân hàng mà ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế
nói chung.
Tóm lại, rủi ro tín dụng tại các NHTM có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ
quan hoặc khách quan. Nguyên nhân khách quan thuộc yếu tố bên ngoài, nằm ngoài tầm
kiểm soát của ngân hàng nên bản thân NHTM rất khó loại bỏ, ngƣợc lại nguyên nhân chủ
quan thuộc về nội tại của ngân hàng, các NHTM có thể đƣa ra nhiều giải pháp để hạn chế
các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng này.
Để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, các NHTM có thể đƣa ra nhiều giải pháp, giải
pháp truyền thống thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến là tách biệt giữa công tác phân tích thẩm
định và bộ phận thực hiện cho vay để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động tín dụng,
nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ ngân hàng, tăng cƣờng kiểm tra giám sát sau khi cho
vay…. Hiện nay các NHTM thƣờng sử dụng kết quả XHTD khách hàng vay vốn làm cơ sở
để quyết định cho vay, đánh giá rủi ro khoản vay, thực hiện chính sách khách hàng.… đây là
giải pháp nâng cao chất lƣợng, hạn chế rủi ro tín dụng vừa khách quan vừa khoa học.
1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng
 Đối với Ngân hàng: Khi gặp rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ không thu đƣợc vốn và lãi cho
vay nhƣng ngân hàng lại phải trả vốn và lăi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này
khiến cho các ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu đƣợc nợ thì vòng quay
vốn tín dụng bị chậm lại làm ngân hàng hoạt động kinh doanh không hiệu quả và có thể mất
khả năng thanh khoản, điều này làm có thể làm giảm lòng tin của ngƣời gửi tiền, ảnh hƣởng
đến uy tín ngân hàng.
7
 Đối với nền kinh tế: Hoạt động ngân hàng li n quan đến nhiều cá nhân, nhiều lĩnh vực
trong nền kinh tế, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì ngƣời
gửi tiền hoang mang lo sợ và ồ ạt kéo nhau đi rút tiền không chỉ ở ngân hàng đó mà còn ở các
ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Các ngân hàng là một hệ
thống đồng bộ vì vậy rủi ro từ ngân hàng này sẽ lan truyền sang ngân hàng khác theo hiệu ứng
domino và gây ra rủi ro hệ thống. Sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng ảnh hƣởng nghi m trọng
tới nền kinh tế, nó sẽ gây ra suy thoái kinh tế, gia tăng thất nghiệp,ổn định xă hội đồng thời
kèm theo đó là sức mua của đồng tiền sẽ giảm...
Nhƣ vậy rủi ro tín dụng của một ngân hàng có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau: nhẹ
nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi đƣợc lãi vay, nặng nhất là ngân hàng
không thu hồi đƣợc vốn lẫn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn.
Tình trang này kéo dài sẽ làm ngân hàng bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh
tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân
hàng phải hết sức thận trọng và có các giải pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi
ro trong hoạt động ngân hàng.
1.2. Xếp hạng tín dụng – một công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng
1.2.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng
Theo Standards & Poor, XHTD là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất
lƣợng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài
chính một cách đầy đủ và đúng hạn.
Theo Moody's, XHTD là những ý kiến đánh giá về chất lƣợng tín dụng và khả năng thanh
toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua
hệ thống ký hiệu Aaa-C.
Nhƣ vậy, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một quy trình đánh giá
khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với một ngân hàng nhƣ
8
việc trả lãi và trả gốc nợ vay khi đến hạn hoặc các điều kiện tín dụng khác nhằm đánh giá,,
xác định rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo
từng đối tƣợng khách hàng và đƣợc xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm,
dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm
điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.
1.2.2. Lý do phải xếp hạng doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại
Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trƣờng là một trong những hoạt động kinh tế
có nhiều rủi ro hơn hết. Có thể nói rủi ro là đƣợc xem nhƣ là yếu tố không tách rời với quá
trình hoạt động của ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng. Rủi trong cho vay còn đƣợc nhân
lên gấp đôi, bởi vì ngân hàng không những phải hứng chịu các rủi ro do các nguyên nhân
chủ quan của mình mà còn gánh chịu những rủi ro do khách hàng gây ra.
Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với hoạt động cho vay của ngân hàng. Việc đánh giá rủi ro
này là trách nhiệm của ngân hàng. Các ngân hàng luôn tìm cực đại lợi nhuận qua việc tìm
kiếm những lợi tức cao nhất có thể có ở các món cho vay, đồng thời cố gắng giảm thiểu rủi
ro li n quan đến các hoạt động cho vay nhƣ: sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập
mối quan hệ khách hàng lâu dài, quy định các hạn mức tín dụng, tài sản thế chấp….Mặc dù
vậy không một ngân hàng nào, không một tổ chức nào có thể dự đoán hết đƣợc những rủi ro
có thể xẩy ra.
Hoạt động kinh doanh tiền tệ ngày càng khó khăn, rủi ro của nó ngày một lớn, đòi hỏi
phải có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế các rủi ro để bảo đảm an toàn cho toàn hệ
thống NHTM. Trong xu thế đó XHTD là một kỹ thuật ngày càng đƣợc chú ý rộng rãi trong
hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì kết quả XHTD đã cho thấy phần nào mức độ rủi ro của
khách hàng vay, kết quả xếp hạng càng thấp thì rủi ro cho vay càng lớn chính vì vậy để hạn
chế rủi ro các NTHM thƣờng lựa chọn những khách hàng có kết quả xếp hạng ở một mức độ
nào đó.
Tóm lại hạn chế rủi ro tín dụng là lý do cần xếp hạng doanh nghiệp vay vốn.
9
1.2.3. Vai trò của xếp hạng tín dụng
1.2.3.1. Đối với ngân hàng
(1). Cơ sở để lựa chọn khách hàng cho vay.
Lƣạ chọn khách hàng cho vay luôn là một quyết định quan trọng trong hoạt động tín dụng
của ngân hàng. Khi đƣa ra quyết định lựa chọn không phù hợp có thể dẫn đến rủi ro rất lớn
do khách hàng không trả đƣợc nợ. Dựa vào cơ sở nào để ngân hàng quyết định cho vay hay
từ chối cho vay. Khi xem xét quyết định cho vay ngân hàng thƣờng căn cứ vào tài sản đảm
bảo, phƣơng án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng trả nợ… Tuy nhi n khi đã
có hệ thống xếp hạng tín dụng, ngân hàng sẽ đánh giá đƣợc mức độ tín nhiệm của từng
khách hàng vay vốn, xác định đƣợc mức độ rủi ro khi cung cấp khoản vay, khả năng trả nợ
vay …từ đó ngân hàng sẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay đảm bảo tính khách quan,
khoa học.
Căn cứ vào kết quả XHTD, ngân hàng có thể từ chối cho vay ngay với các khách hàng có
điểm tín dụng thấp và dành nhiều thời gian và nhân lực để tiếp tục thẩm định các khách hàng
vay đạt điểm tín dụng theo yêu cầu. Vì thế sử dụng XHTD sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm đƣợc
thời gian, công sức và mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Mặt khác XHTD
còn là căn cứ để ngân hàng đƣa ra các quyết định cấp tín dụng mới cho các khách hàng vay
tốt hay có thể đƣa ra cảnh báo sớm đối với các khách hàng có hạng tín dụng thấp để ngân
hàng có biện pháp xử lý kịp thời.
(2). Xây dựng danh mục tín dụng.
Dựa và kết quả XHTD ngân hàng sẽ đánh giá đƣợc mức độ rủi ro của từng khách hàng,
từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng từ đó mà xây dựng danh mục tín dụng
phù hợp.
10
(3). Xây dựng chính sách khách hàng.
Mỗi nhóm khách hàng ngân hàng sẽ có những cách ứng sử khác nhau vừa nhằm thu hút
khách hàng vừa đảm bảo quản lý rủi ro. Thông qua kết quả XHTD, ngân hàng sẽ phân chia
khách hàng thành từng nhóm dựa trên mức độ rủi ro. Những khách hàng có điểm tín dụng
cao, mức độ rủi ro thấp sẽ đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu đãi hơn so với những khách
hàng có mức độ rủi ro cao hơn. Chính sách khách hàng bao gồm chính sách về cơ chế tín
dụng, chính sách về lãi suất vay vốn, các loại phí…
Chính sách khách hàng của ngân hàng sẽ đƣợc áp dụng cho từng nhóm khách hàng dựa
trên kết quả xếp hạng. Chính sách khách hàng bao gồm:
 Chính sách cấp tín dụng: Tùy thuộc vào thứ hạng xếp hạng của doanh nghiệp mà ngân
hàng có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tín dụng khác nhau. Những khách hàng
có điểm tín dụng cao sẽ đƣợc ngân hàng cung cấp không giới hạn các sản phẩm tín dụng nhƣ
cho vay ngắn hạn theo hạn mức, cho vay trung và dài hạn…
 Chính sách lãi suất: Căn cứ vào mức xếp hạng khách hàng, ngân hàng sẽ áp dụng các
mức lãi suất khác nhau. Những khách hàng có thứ hạng xếp hạng cao sẽ đƣợc những mức lãi
suất ƣu đãi hơn so với những khách hàng có thứ hạng xếp hạng thấp.
 Chính sách tài sản đảm bảo tiền vay: Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng , ngân hàng
sẽ đƣa ra các chính sách đảm bảo tiền vay khác nhau nhƣ không cần tài sản đảm bảo, đảm bảo
bằng tài sản hình thành từ vốn vay, đảm bảo bằng tài sản của khách hàng vay hoặc của b n thứ
ba.
 Chính sách các loại phí: Những khách hàng có mức độ rủi ro thấp sẽ đƣợc ngân hàng áp
dụng các loại phí thấp hơn so với các khách hàng có độ rủi ro cao hơn
(4). Lựa chọ biện pháp xử lý rủi ro
Kết quả xếp hạng doanh nghiệp đi vay không chỉ là một trong những căn cứ để ngân hàng
quyết định cho vay mà còn giúp ngân hàng sớm phát hiện những khoản vay có khả năng xảy
11
ra rủi ro, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời nhằm hạn chế rủi ro nhƣ: tăng
sự giám sát, điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, gia hạn nợ, chuyển nợ quá
hạn, thanh lý khoản nợ vay có vấn đề, xác định mức dự phòng rủi ro tín dụng… Nhƣ vậy,
xếp hạng oanh nghiệp vay vốn sẽ giúp ngân hàng quản lý tốt rủi ro tín dụng.
(5). Phân loại nợ và quản lý nợ.
Hiện nay phần lớn các ngân hàng thƣơng mại thực hiện việc phân loại nợ và trích dự
phòng rủi ro dựa trên các chỉ ti u định lƣợng nhƣ số ngày quá hạn và thời hạn cơ cấu nợ.
Tuy nhi n theo điều 7 Quyết định 493 đối với các TCTD có khả năng và điều kiện thực hiện
phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính, tức có chính sách dự phòng rủi ro căn cứ trên hệ
thống XHTD nội bộ và đã đƣợc NHNN chấp thuận bằng văn bản, có thể thực hiện phân loại
nợ và trích dự phòng rủi ro dựa trên kết quả xếp hạng của hệ thống XHTD nội bộ. Hàng năm
TCTD phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp
với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật. Mọi thay đổi , điều chỉnh chính sách dự
phòng rủi ro của TCTD phải đƣợc NHNN chấp thuận bằng văn bản.
1.2.3.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, thông tin XHTD doanh nghiệp giúp cho các cơ
quan qản lý Nhà nƣớc đánh giá, phân loại đƣợc các đối tƣợng doanh nghiệp thuộc quản lý
của mình, có cơ sở thông tin để đánh giá và so sánh theo ngành kinh tế, lĩnh vực hoạt động
của các doanh nghiệp. Trong quá trình cổ phần hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, thông
tin XHTD doanh nghiệp là nguồn thông tin tốt giúp cho việc định giá doanh nghiệp trong
quá trình cổ phần hóa và tham gia thị trƣờng chứng khoán.
1.2.3.3. Đối với thị trường tài chính
Ngày nay hầu hết những thị trƣờng chứng khoán của các nƣớc trên thế giới đều tồn tại các
tổ chức xếp hạng dụng, đây là xu thế phù hợp với điều kiện kinh tế thế giới hiện nay, vì kết
quả xếp hạng tín dụng là một nguồn cung cấp thông tin cho những nhà đầu tƣ, kết quả xếp
12
hạng tín dụng làm xóa tan đi khoảng tối thông tin giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay. Vai
trò quan trọng của xếp hạng tín nhiệm trên thị trƣờng tài chính là :
- Các nhà đầu tƣ sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm để thực hiện chiến lƣợc đầu tƣ
sao cho rủi ro thấp nhất nhƣng kết quả đạt đƣợc nhƣ mong muốn;
- Các tổ chức đi vay, cần huy động vốn sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm để tạo
niềm tin với nhà đầu tƣ, từ đó thực hiện đƣợc chiến lƣợc huy động vốn với chi phí thấp, huy
động lƣợng vốn nhƣ mong muốn;
- Thông qua xếp hạng tín nhiệm, các tổ chức khác sử dụng kết quả xếp hạng tín
nhiệm để quảng bá hình ảnh của tổ chức mình, cung cấp thông tin cho các đối tác, tạo niềm
tin của thị trƣờng.
1.2.3.4. Đối với doanh nghiệp được xếp hạng
 Giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về bản thân: Khi các doanh nghiệp tham gia đánh
giá tín dụng doanh nghiệp sẽ nhận đƣợc những thông tin đánh giá hết sức độc lập, khách quan
về tình hình sản xuất kinh doanh của mình, tự mình hiểu đƣợc mình về năng lực tại chính, khả
năng thanh toán, công nợ …. Mặt khác, doanh nghiệp còn nhận đƣợc những dịch vụ tƣ vấn tài
chính, quản lý, thị trƣờng…
 Đánh giá mức độ tín nhiệm của thị trƣờng đối với bản thân các doanh nghiệp: XHTD do
một tổ chức độc lập thực hiện cho thấy sự đánh giá khách quan, minh bạch đối với doanh
nghiệp, kết quả này có thể phản ánh mức độ tín nhiệm của thị trƣờng đối với doanh nghiệp,
XHTD cao hay thấp cho thấy mức độ tín nhiệm của thị trƣờng cao hay thấp đối với doanh
nghiệp.
 Tạo niềm tin đối với nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay để tăng khả năng huy động vốn: Kết quả
XHTD cho biết mức độ rủi ro khi cho doanh nghiệp vay hay đầu tƣ vào doanh nghiệp, kết quả
XHTD càng cao cho thấy rủi ro thấp, nhà đầu tƣ sẽ y n tâm hơn khi đầu tƣ vào doanh nghiệp
này và doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay với chi phí
13
thấp.
 Giúp quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp: Kết quả xếp hạng doanh nghiệp hàng năm do
cơ quan xếp hạng doanh nghiệp đƣa ra sẽ tôn vinh các doanh nghiệp có vị trí xếp hạng cao,
đồng thời doanh nghiệp cũng phải có biện pháp khi bị tụt hạng. Điều này sẽ góp phần rất lớn
trong việc quảng bá và phát triển thực lực của doanh nghiệp tr n thị trƣờng trong nƣớc cũng
nhƣ ngoài nƣớc.
1.2.4. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng
Nguyên tắc chủ yếu của XHTD bao gồm phân tích tín dụng tr n cơ sở ý thức và thiện chí
trả nợ của ngƣời đi vay và từng khoản vay; đánh giá rủi ro dài hạn dựa trên ảnh hƣởng của
chu kỳ kinh doanh và xu hƣớng khả năng trả nợ trong tƣơng lai; đánh giá rủi ro toàn diện và
thống nhất dựa vào hệ thống ký hiệu xếp hạng.
Trong phân tích XHTD cần thiết sử dụng phân tích định tính để bổ sung cho những phân
tích định lƣợng. Các dữ liệu định lƣợng là những quan sát đƣợc đo lƣờng bằng số, các quan
sát không thể đo lƣờng bằng số đƣợc xếp vào dữ liệu định tính. Các chỉ tiêu phân tích có thể
thay đổi phù hợp với sự thay đổi của trình độ công nghệ và yêu cầu quản trị rủi ro.
Việc thu thập số liệu để đƣa vào mô hình XHTD cần đƣợc thực hiện một cách khách
quan, linh động. Sử dụng cùng lúc nhiều nguồn thông tin để có đƣợc cái nhìn toàn diện về
tình hình tài chính của khách hàng vay.
Xếp hạng tín dụng ra đời từ đầu thế kỷ 20 với mục ti u cơ bản là dự đoán khả năng vỡ nợ
và dự đoán giá trị hợp đồng tại những thời điểm có khả năng vỡ nợ. Việc phân tích dựa trên
các nguyên tắc cơ bản sau:
 Nguy n tắc 1: Phân tích các yếu tố định tính và định lƣợng. Các chỉ ti u li n quan đến
xếp hạng gồm:
+ Các dữ liệu định lƣợng: Là những quan sát đƣợc đo lƣờng bằng số, các dữ liệu đƣợc
lấy tr n các BCTC. Ví dụ nhƣ những chỉ ti u lợi nhuận, chi phí trả lãi vay, vốn lƣu động…
14
+ Các dữ liệu định tính: Đó là những quan sát không đo lƣờng đƣợc bằng số. Trong tập
dữ liệu định tính mỗi quan sát sẽ và chỉ thuộc về một kiểu loại nào đó. Ví dụ nhƣ tình hình
cạnh tranh, xu hƣớng thị trƣờng, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa dạng hoá hoạt động và
các luật lệ, quy định…
 Nguy n tắc 2: Việc phân tích đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp “tr n - xuống”, có nghĩa
là phân tích từ các yếu tố vĩ mô ảnh hƣởng đến công ty đến các yếu tố của bản thân công ty
theo trình tự sau:
+ Phân tích rủi ro mang tính vĩ mô về xu hƣớng của quốc gia, ngành nhƣ tốc độ tăng
trƣởng kinh tế của quốc gia, sự ổn định về chính trị, chính sách tài chính, sự mở cửa thị
trƣờng …
+ Phân tích rủi ro hoạt động kinh doanh nhƣ tình hình cạnh tranh, xu hƣớng thị
trƣờng, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa dạng hoá hoạt động và các luật lệ quy định;
+ Phân tích rủi ro tài chính bao gồm hàng loạt chỉ ti u phụ thuộc vào từng ngành nghề,
kết hợp so sánh giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh, xem xét độ linh hoạt tài chính
cũng nhƣ chính sách tài chính;
+ Phân tích hƣớng phát triển của công ty nhƣ chất lƣợng ban quản lý và chiến lƣợc
kinh doanh;
+ Phân tích tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.
 Nguy n tắc 3: Xây dựng thang điểm các chỉ ti u đơn giản, dễ hiểu, dễ so sánh: Các chỉ
ti u đƣợc cho điểm, sau đó tổng hợp lại và phản ánh qua ký hiệu xếp hạng.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng
Trong quá trình xếp hạng tín dụng một số nhân có khả năng ảnh hƣởng đến kết quả xếp
hạng nhƣ sau:
15
1.2.5.1. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp xếp hạng
Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng có ảnh sâu sắc đến kết quả xếp hạng, nó phản ánh các đặc tính
rủi ro của doanh nghiệp vay vốn mà ngân hàng muốn phản ánh. Trong xây dựng và lựa chọn
hệ thống chỉ tiêu xếp hạng, các ngân hàng luôn đứng trƣớc việc cân nhắc giữa chi phí về thời
gian, nguồn lực, nguồn số liệu với mức độ ảnh hƣởng của các chỉ ti u này đối với kết quả
xếp hạng tín dụng.
Một NHTM có thể chọn một hay kết hợp các phƣơng pháp xếp hạng phù hợp với hệ
thống chỉ tiêu và tiêu chí XHTD.Việc áp dụng các phƣơng pháp xếp hạng khác nhau có thể
dẫn tới các kết quả đánh giá, xếp hạng khác nhau.
Bên cạnh đó XHTD còn phụ thuộc vào tiêu chuẩn đánh giá, nếu các tiêu chuẩn rõ ràng, có
hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể thì kết quả XHTD càng chính xác có khả năng so sánh cao.
1.2.5.2. Trình độ hiện đại hóa công nghệ của ngân hàng
Hệ thống chấm điểm XHTD rất phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao, vì vậy để đạt hiệu
quả cao ngân hàng cần phải đầu tƣ cơ sở vật chất, hệ thống thông tin hiện đại nhằm thu thập,
xử lý và lƣu trữ thông tin phục vụ cho việc đánh giá xếp hạng. Ngân hàng nên xây dựng
phần mềm XHTD đƣợc thiết kế riêng phù hợp với dữ liệu thông tin nội bộ và có khả năng
kết nối với phần mềm quản trị ngân hàng.
Xử lý thông tin không chính xác sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng vì thế hiện
đại hóa công nghệ ngân hàng là yêu cầu hoàn toàn thiết yếu hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao, các TCTD không chỉ đầu tƣ công nghệ theo chiều rộng mà còn phải phát
triển chiều sâu. Công nghệ tài chính ngân hàng chính là hạ tầng để các ngân hàng đổi mới
dịch vụ, gia tăng tiện ích và mở rộng phạm vi hoạt động, trong đó có công tác XHTD.
1.2.5.3. Năng lực và trình độ của người thực hiện XHTD
Nhân tố con ngƣời luôn có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng công tác XHTD. Một hệ thống
XHTD dù có tốt đến đâu cũng chỉ phản ánh những nội dung cơ bản cho phần lớn các trƣơng
16
hợp XHTD khách hàng vay vốn. Đó là công cụ giúp con ngƣời phân tích, sử dụng để đánh
giá xếp hạng doanh nghiệp.
C TD là ngƣời trực tiếp thu thập thông tin và thực hiện các bƣớc chấm điểm, xếp hạng
khách hàng. Vì thế bản thân CBTD cần có ý thức về tầm quan trọng của công tác này đồng
thời cũng đòi hỏi CBTD phải có đủ năng lực, trình độ cũng nhƣ tƣ cách đạo đức để có thể
hoàn thành công việc tốt nhất.
Về trình độ chuyên môn cần phải có hiểu biết về các chỉ ti u tài chính cũng nhƣ phi tài
chính để đánh doanh nghiệp một cách chính xác các CBTD cần có khả năng đọc hiểu BCTC
của doanh nghiệp và xem xét liệu có chỗ nào bất hợp lý và có vấn đề, có phƣơng pháp tiếp
cận tìm hiểu và đánh giá các thông tin phi tài chính, có kinh nghiệm và sự nhạy bén trong
phân tích đánh giá thông tin…
Ngoài trình độ chuyên môn vững vàng đạo đức nghề nghiệp cũng là một vấn đề vô vùng
quan trọng tác động trực tiếp đến kết quả XHTD.
1.2.5.4. Chất lượng thông tin đầu vào
Thông tin trong XHTD là các thông tin về tài chính, thông tin phi tài chính li n quan đến
khách hàng cần xếp hạng. Thông tin có đầy đủ và độ tin cậy cao thì kết quả XHTD mới phản
ánh chân thực, chính xác đối tƣợng xếp hạng ngƣợc lại sẽ cho kết quả xếp hạng sai lệch
hoàn toàn.
Chất lƣợng thông tin phụ thuộc vào nguồn thu thập thông tin và số lƣợng thông tin thu
thập đƣợc. Thông tin từ chính khách hàng cung cấp thƣờng có độ tin cậy thấp vì do khách
hàng muốn vay đƣợc vốn sẽ có khuynh hƣớng cung cấp những thông tin tốt và che dấu
những điểm yếu của mình. Thông tin thu thập từ điều tra trực tiếp sẽ cho độ tin cậy cao hơn
nhƣng còn phụ thuộc vào năng lực và đạo đức của CBTD.
Số lƣợng thông tin thu thập đƣợc càng nhiều thì việc đánh giá càng có độ tin cậy cao hơn
và ngƣợc lại.
17
1.2.5.5. Những vấn đề về thủ tục, cơ chế, chính sách nhà nước
Mọi hoạt động của ngân hàng và các TCTD nói chung không nằm ngoài khuôn khổ các
quy định, cơ chế cũng nhƣ chính sách của NHNN và Chính Phủ. NHNN đếu thƣờng xuyên
ban hành các quy định, quy chế nhẳm quản trị rủi ro tín dụng, duy trì thanh khoản và phòng
ngừa những tổn thất không đáng có cho các TCTD.
Để áp dụng hệ thống XHTD rộng rãi và đồng bộ trên toàn hệ thống các TCTD cần phải
xây dựng hệ thống XHTD gồm quy trình các bƣớc thực hiện, hệ thống chỉ tiêu và cách cho
điểm các chỉ tiêu phải phù hợp với thực tiễn và các quy định do nhà nƣớc ban hành.
1.2.6. Các phương pháp xếp hạng tín dụng
Để thực hiện xếp hạng tín dụng, các tổ chức xếp hạng thƣờng sử dụng 2 phƣơng pháp xếp
hạng phổ biến là mô hình toán học và phƣơng pháp chuy n gia, ngoài ra Ủy ban Basel cũng
đƣa ra một phƣơng pháp xếp hạng là Phƣơng pháp ƣớc tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ
thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ. Mỗi tổ chức xếp hạng có thể phát triển các phƣơng pháp
ri ng nhƣng về cơ bản vẫn dựa tr n phân tích định lƣợng và định tính để đƣa ra các hệ thống
chỉ số xếp hạng tín dụng đặc trƣng của mình.
1.2.6.1. Mô hình toán học xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Phƣơng pháp này chủ yếu tập trung vào các dữ liệu định lƣợng và kết hợp chặt chẽ chúng
trong một mô hình toán học đã đƣợc các chuyên gia nghiên cứu và kiểm chứng. Thông qua
mô hình, các tổ chức xếp hạng có thể đánh giá chất lƣợng tài sản, khả năng sinh lợi, khả
năng trả nợ dựa trên chủ yếu là các CTC đã đƣợc công bố kèm theo những điều chỉnh thích
hợp.
Mô hình toán học phổ biến đƣợc sử dụng: mô hình điểm số của Edward I. Altman (Chỉ số
Z, chỉ số Zeta)
18
1.2.6.2. Phương pháp chuyên gia
Là phƣơng pháp xếp hạng dựa trên sự kết hợp giữa phân tích các nhân tố mềm-các thông
tin định tính và các nhân tố cứng-các tỷ số tài chính để đánh giá khả năng thanh toán nợ của
đối tƣợng cần xếp hạng. Các nhà phân tích sẽ tìm kiếm các thông tin qua các BCTC của
doanh nghiệp, thông tin từ thị trƣờng, thông tin từ phỏng vấn hay thảo luận với lãnh đạo của
doanh nghiệp… để đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, quản trị
doanh nghiệp, chiến lƣợc và chính sách quản trị rủi ro của doanh nghiệp… từ đó đƣa ra mức
xếp hạng.
Các tổ chức lớn trên thế giới nhƣ Fitch, Standard & Poor’s, Moody’s sử dụng chủ yếu là
phƣơng pháp chuy n gia vì phƣơng pháp này đánh giá toàn diện về nền kinh tế, quốc gia và
doanh nghiệp. Tuy nhi n, phƣơng pháp này có hạn chế là mang tính chủ quan. Vì vậy, các tổ
chức này đều cố gắng lƣợng hóa tố đa các biến định tính có thể trong quá trình phân tích,
đồng thời cũng kết hợp sử dụng các mô hình toán học để dự báo hạng mức tín dụng và rủi ro
vỡ nợ…
 Ƣu điểm
 Có sự đánh giá kết hợp giữa các yếu tố định tính và định lƣợng.
 Phƣơng pháp đánh giá đơn giản, dễ áp dụng
 Nhƣợc điểm
 Không thể loại bỏ hoàn toàn khía cạnh chủ quan trong kết quả đánh giá: đối với các chỉ
ti u tài chính mỗi ngân hàng tự xây dựng các chỉ ti u đánh giá khác nhau, trong quá trình đánh
giá tùy vào năng lực và quan điểm của mỗi C TD mà kết quả đánh giá có thể có sự sai biệt.
19
1.2.6.3. Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh
giá nội bộ IRB
Mô hình đánh giá khả năng tổn thất tín dụng của khách hàng vay dựa trên hệ thống cơ sở
dữ liệu nội bộ đƣợc đề nghị áp dụng tại Hiệp định về tiêu chuẩn vốn quốc tế của Ủy ban
Basel, gọi tắt là Basel II. Hiệp định này đƣợc xây dựng vào tháng 6 năm 2004, theo đó các
ngân hàng có thể sử dụng mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để đánh giá rủi ro tín
dụng đối với các khách hàng vay vốn.
Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất ƣớc tính về tín dụng đƣợc tính toán theo công thức:
EL = PD × EAD × LGD
Tổn thất tín dụng phụ thuộc vào 3 biến số: xác suất khách hàng không trả đƣợc nợ PD
(Probability of Default), tổng dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả đƣợc
nợ EAD (Exposure at Default) và tỷ trọng tổn thất ƣớc tính LGD (Loss Given Default).
(1). PD - xác suất không trả được nợ:
Cơ sở để xác định PD là dữ liệu về các khoản nợ trong quá khứ trong vòng 5 năm trƣớc
đó của khách hàng, bao gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu
hồi đƣợc. Dữ liệu đƣợc phân thành 3 nhóm chính:
 Dữ liệu tài chính li n quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng nhƣ đánh giá của
các tổ chức xếp hạng.
 Dữ liệu phi tài chính (định tính) li n quan đến trình độ quản lý, khả năng nghi n cứu,
phát triển sản phẩm mới và các dữ liệu về khả năng tăng trƣởng của ngành…
 Dữ liệu mang tính cảnh báo li n quan đến các hiện tƣợng báo hiệu khả năng không trả
đƣợc nợ cho ngân hàng nhƣ số dƣ tiền gửi, hạn mức thấu chi.
20
Các dữ liệu này sẽ đƣợc đƣa vào một mô hình định sẵn để tính xác suất không trả đƣợc nợ
của khách hàng. Đó có thể là mô hình probit, mô hình tuyến tính…và thƣờng đƣợc các tổ
chức tƣ vấn chuyên nghiệp xây dựng.
(2). EAD - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ:
Việc xác định EAD đối với các khoản vay theo hạn mức tín dụng hoặc tín dụng tuần hoàn
phức tạp hơn so với các khoản vay có kỳ hạn. Theo thống kê của Ủy ban Basel, các khách
hàng sẽ có xu hƣớng rút vốn vay xấp xỉ bằng hạn mức đƣợc cấp tại thời điểm khách hàng
không trả đƣợc nợ. Do đó xác định EAD đƣợc tính theo công thức sau:
EAD = dƣ nợ bình quân + LEQ×HMTD chƣa sử dụng bình quân
LEQ×HMTD chƣa sử dụng bình quân chính là phần dƣ nợ khách hàng rút thêm tại thời
điểm không trả đƣợc nợ ngoài mức dƣ nợ bình quân, trong đó LEQ là tỷ trọng phần vốn
chƣa sử dụng có nhiều khả năng sẽ đƣợc khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả đƣợc
nợ. LEQ có vai trò quan trọng trong việc xác định chính xác dƣ nợ của khách hàng tại thời
điểm không trả đƣợc nợ và đƣợc xác định dựa trên dữ liệu quá khứ. Tuy nhiên trên thực tế
việc xác định LEQ thƣờng gặp khó khăn.Ví dụ đối với những khách hàng có uy tín, trả nợ
đầy đủ thƣờng hiếm khi rơi vào tình trạng không trả đƣợc nợ do đó, không thể tính chính xác
đƣợc LEQ của một khách hàng tốt. Ngoài ra, một số vấn đề dẫn đến sự phức tạp của LEQ có
thể còn gồm: loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng tiếp cận thị trƣờng tài chính
của khách hàng, quy mô hạn mức tín dụng, tỷ lệ dƣ nợ đang sử dụng so với hạn mức,…
(3). LGD – tỷ trọng tổn thất ước tính:
Tỷ trọng tổn thất ƣớc tính là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dƣ nợ tại thời điểm
khách hàng không trả đƣợc nợ. Phần vốn bị tổn thất này không chỉ bao gồm khoản vay mà
gồm cả các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả đƣợc nợ: lãi suất đến hạn
nhƣng không đƣợc thanh toán, các chi phí hành chính có thể phát sinh nhƣ chi phí xử lý tài
sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.
21
LGD = (EAD – số tiền có thể thu hồi)/EAD
Theo công thức trên, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và
các khoản tiền thu đƣợc từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. Theo thống kê của Ủy ban Basel,
tỷ lệ thu hồi vốn thƣờng có giá trị hoặc rất cao từ 70% đến 80% hoặc rất thấp từ 20% đến
30%. Do đó chúng ta không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân. Theo nghiên cứu của
ủy ban Basel, hai yếu tố ảnh hƣởng quyết định đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi
khách hàng không trả đƣợc nợ là tài sản đảm bảo của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách
hàng. Trong đó cơ cấu tài sản của khách hàng đƣợc hiểu là thứ tự ƣu ti n trả nợ khác nhau
của các khoản phải trả trong trƣờng hợp doanh nghiệp phá sản.
Nhƣ vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD, ngân hàng sẽ xác định đƣợc EL - tổn
thất ƣớc tính của các khoản cho vay.
 Ƣu điểm
 Giúp ngân hàng tăng cƣờng khả năng quản trị nhân sự, cụ thể là đội ngũ C TD dựa tr n
tr n việc xác định tổn thất ƣớc tính cho từng danh mục cho vay của từng C TD.
 Việc xác định đƣợc tổn thất ƣớc tính sẽ giúp việc trích lập dự phòng tín dụng trở n n đơn
giản, hiệu quả và chính xác hơn rất nhiều
 Việc xác định chính xác tổn thất sẽ giúp ngân hàng xác định đƣợc chính xác giá trị khoản
vay điều này sẽ phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện mua bán nợ hay chứng khoán hóa các
khoản vay của các NHTM sau này.
 Nhƣợc điểm
 Việc tính toán các chỉ ti u PD, LGD hay EAD đều rất phức tạp đòi hỏi ngân hàng phải
cơ một sơ sở dữ liệu đầy đủ, đƣợc lƣu trữ khoa học và một chƣơng trình xử lý dữ liệu hiện đại.
 Cần phải có nguồn lực khổng lồ về tài chính cũng nhƣ vấn đề con ngƣời.
 Cần thời gian dài để triển khai thự hiện và phải có lộ trình thực hiện một cách khoa học.
22
1.3. Một số kinh nghiệm xếp hạng tín dụng tại NHTM trong và ngoài nƣớc
1.3.1. Kinh nghiệm xếp hạng tại một số ngân hàng trên thế giới
1.3.1.1. Kinh nghiệm xếp hạng của ngân hàng Mỹ
Tại các ngân hàng lớn ở Mỹ, việc thực hiện XHTD thông qua phƣơng pháp dựa tr n cơ sở
dữ liệu xếp hạng nội bộ (IRB-The Internal Ratings ased Approach). Thông qua phƣơng
pháp này, ngân hàng thực hiện xác định tỷ lệ xác suất vỡ nợ - PD. Để ƣớc tính đƣợc tỷ lệ
này, các ngân hàng thƣờng dựa vào các số liệu quá khứ của doanh nghiêp bao gồm các
khoản nợ đã trả, các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ không thu hồi đƣợc. Những dữ liệu
đƣợc ngân hàng phân tích chia làm 3 nhóm:
 Nhóm dữ liệu tài chính li n quan đến hệ số tài chính của doanh nghiệp đồng thời các dữ
liệu này cũng đƣợc so sánh với các đánh giá của tổ chức xếp hạng.
 Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính li n quan đến đặc điểm ngành, vị thế cạnh tranh,
quy mô doanh nghiệp, năng lực quản trị của đội ngũ quản lý, rủi ro vốn chủ sở hữu, các yếu tố
về tổ chức của doanh nghiệp.
 Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo li n quan đến hiện tƣợng bao hiệu khả năng không trả
đƣợc nợ cho ngân hàng.
Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhâp vào một mô hình định sẵn từ đó tính đƣợc xác
suất vỡ nợ của doanh nghiệp.
Bên cạnh XHTD đối với DN, các ngân hàng Mỹ còn ƣớc tính rủi ro đối với từng khoản
vay của doanh nghiệp đó. XHTD doanh nghiệp dựa trên khả năng trả nợ của doanh nghiệp
còn xếp hạng khoản vay lại dựa trên tập trung chủ yếu vào các rủi ro thể hiện ở mỗi giao
dịch.
23
1.3.1.2. Kinh nghiệm xếp hạng của ngân hàng Đức.
Các Ngân hàng Đức sử dụng hệ thống suy luận logic kiểu xoắn ốc trong XHTD các doanh
nghiệp. Theo phƣơng pháp này, các chỉ ti u định lƣợng phản ánh rủi ro kinh doanh và rủi ro
tài chính của doanh nghiệp sẽ đƣợc gán cho nhiều khả năng khác nhau tùy vào nhận định
của các chuyên gia về mức độ của các chỉ tiêu này. Chẳng hạn tốc độ tăng trƣởng doanh thu
của doanh nghiệp có thể gắn liền với hai khả năng rủi ro của doanh nghiệp đang giảm xuống
hoặc rủi ro đang tăng l n. Do đó chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng doanh thu sẽ đƣợc gắn cho 2 khả
năng tốt hoặc xấu. Các khả năng khác nhau của các chỉ ti u định lƣợng sau đó sẽ đƣợc phân
tích, kết hợp với nhau theo mô hình cấu trúc if/then. Mục tiêu của việc phân tích này là
nhằm chọn ra đƣợc những chỉ ti u định lƣợng phản ánh rõ nhất đến rủi ro tổng thể của doanh
nghiệp. Các chỉ ti u định lƣợng đƣợc chọn ra sẽ đƣợc ngân hàng điều chỉnh giá trị bằng
phƣơng pháp thích hợp với các chỉ ti u định tính về rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính để
phân tích và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
1.3.1.3. Kinh nghiệm xếp hạng của ngân hàng Macao
Xếp hạng tín dụng tại NHTM Macao chủ yếu là phân tích ba biến số khác nhau đó là biến
số định lƣợng, định tính và yếu tố pháp lý.
 Phân tích định lƣợng tập trung vào phân tích tài chính và chủ yếu dựa vào phân tích
BCTC của doanh nghiệp. ốn nhân tố định lƣợng thƣờng đƣợc đánh giá trong mô hình xếp
hạng bao gồm thu nhập thuần, tổng thu nhập hoạt động, tổng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản.
Những nhân tố này cho phép ngân hàng tính toán đƣợc các tỷ lệ về lợi nhuận tr n tài sản
(ROA), lợi nhuận tr n vốn chủ sở hữu (ROE) và sử dụng tài sản. Khi tính toán, các tỷ lệ này
đƣợc so sánh với các chỉ ti u ngành. Ngoài những thông tin thể hiện trong CTC, hệ thống xếp
hạng cũng bao gồm những thông tin về chất lƣợng TS Đ và bảo lãnh của b n thứ ba. Đối với
các khoản cho vay có yếu tố nƣớc ngoài hoặc cho vay đối với tổ chức có hoạt động xuất nhập
khẩu, rủi ro quốc gia cũng là một nhân tố đƣợc tính đến khi khi xem xét xếp hạng.
 Phân tích định tính chủ yếu là phân tích chất lƣợng quản lý của doanh nghiệp, xem xét
24
tƣờng tận tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành cũng nhƣ sự phát triển mong đợi của
doanh nghiệp trong ngành.
 Phân tích yếu tố pháp lý chủ yếu xem xét doanh nghiệp có đầy đủ năng lực, khả năng ký
kết các hợp đồng kinh tế.
1.3.2. Kinh nghiệm xếp hạng một số ngân hàng uy tín trong nước
1.3.2.1. Xếp hạng tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng CIC
Trung tâm thông tin tín dụng CIC là tổ chức xếp hạng thuộc NHNN bên cạnh cung cấp
báo cáo thông tin về tình hình dƣ nợ, chất lƣợng tín dụng còn thực hiện xếp hạng doanh
nghiệp (loại trừ các TCTD) theo các hƣớng dẫn của NHNN. Có thể nói CIC thuần túy chỉ
xếp hạng các khách hàng của TCTD, do vậy kết quả xếp hạng này chủ yếu đƣợc CIC cung
cấp cho các TCTD phục vụ cho việc cấp tín dụng cua các tổ chức này.
CIC thực hiện xếp hạng dựa trên các chỉ tiêu tài chính theo các BCTC của doanh nghiệp
(do các TCTD cung cấp) và chỉ ti u phi tài chính nhƣ quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức
doanh nghiệp… để đánh giá, xếp hạng. Do những hạn chế về nguồn cung cấp thông tin, CIC
hiện đang sử dụng các chỉ ti u tài chính để chấm điểm theo hƣớng dẫn tại quyết định
57/2002/QĐ-NHNN ngày 21/01/2002 và các chỉ ti u phi tài chính chƣa đƣợc coi trọng chỉ
bao gồm một số chỉ ti u đƣợc lƣợng hóa (thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh
nghiệm của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp, trình đọ ngƣời đứng dầu daonh nghiệp để tính
điểm trong tổng điểm chung) do vậy dẫn đến độ tin cậy, độ chính xác chƣa cao.
1.3.2.2. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng Ngoại thương (VCB)
Hệ thống XHTD doanh nghiệp đang áp dụng hiện nay của VC đƣợc chính chức đƣa vào
hoạt động từ năm 2010, đƣợc xây dựng dựa tr n cơ sở thông lệ quốc tế Basel II, chuẩn mực
quốc tế IAS 39 và điều 7 Quyết định 493 ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nƣớc. Mục
tiêu xây dựng hệ thống mới nhằm đánh giá, lƣợng hóa rủi ro trong hoạt động tín dụng của
ngân hàng, làm cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng theo danh mục sản phẩm, xây dựng kế
25
hoạch dự phòng, cung cấp thông tin…VC đã đƣợc NHNN có công văn số 3937/NHNN-
TTGSNH chấp thuận cho phép áp dụng phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493 ngày
22/04/2005.
Bộ chỉ tiêu tài chính chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có BCTC tài chính; bộ chỉ tiêu
phi tài chính bao gồm 2 bộ chỉ tiêu :
 ộ chỉ ti u cho doanh nghiệp thông thƣờng, tiềm năng, si u nhỏ
 ộ chỉ ti u cho doanh nghiệp mới thành lập
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo hệ thống XHDN 2010 của VCB
DN có BCTC
(DN thông thƣờng,tiềm năng,siêu nhỏ)
DN không có BCTC
(DN mới thành lập)
Chỉ tiêu tài
chính
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
- Khả năng thanh toán hiện hành
- Khả năng thanh toán nhanh
- Khả năng thanh toán tức thời (ko áp
dụng DN siêu nhỏ)
Không áp dụng
Nhóm chỉ tiêu hoạt động
- Vòng quay vốn lƣu động
- Vòng quay hàng tồn kho
- Vòng quay các khoản phải thu
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (ko áp
dụng DN siêu nhỏ)
Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ
- Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản
- Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu (ko áp dụng
DN siêu nhỏ)
Nhóm chỉ tiêu thu nhập
- Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần(ko áp
dụng DN siêu nhỏ)
- Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
Chỉ tiêu
Loại DN
26
- Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
- Lợi nhuận sau thuế/Tổng TS bình quân
- Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay/lãi vay
phải trả (ko áp dụng DN siêu nhỏ)
Chỉ tiêu phi tài
chính
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ
của khách hàng (4 chỉ tiêu)
Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý
và môi trƣờng nội bộ (13 chỉ tiêu)
Trình độ Quản lý và điều hành
DN (6 chỉ tiêu)
Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ với
ngân hàng (16 chỉ tiêu)
Quan hệ với Ngân hàng (14
chỉ tiêu)
Nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hƣởng tới
ngành (6 chỉ tiêu)
Đánh giá tình hình kinh doanh
(13 chỉ tiêu)
Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh
hƣởng đến hoạt động của DN (19 chỉ
tiêu)
Đánh giá ngành và các yếu tố
ảnh hƣởng đến hoạt động của
DN (2 chỉ tiêu)
Tỷ trọng đối với các chỉ ti u tài chính và phi tài chính đƣợc phân 2 chỉ tiêu : theo loại
doanh nghiệp và theo phân loại BCTC với tỷ trọng đƣợc trình bày nhƣ trong bảng 1.2 bên
dƣới:
Bảng 1.2. Tỷ trọng chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo hệ thống XHDN 2010 của VCB
DN thông thƣờng, tiềm năng DN siêu nhỏ
BCTC chƣa
kiểm toán
BCTC đã kiểm
toán
CTC chƣa
kiểm toán
BCTC đã kiểm
toán
Chỉ tiêu TC 30% 35% 25% 30%
Chỉ tiêu phi TC 65% 65% 70% 70%
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngọai thương Việt Nam
Loại DN
Chỉ tiêu
27
Từ kết quả chấm điểm hệ thống XHTD phân các doanh nghiệp bao gồm thành 16 hạng
doanh nghiệp từ AAA, đến D.
1.3.2.3. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
ACB xây dựng hệ thống XHTD với sự tƣ vấn của Công ty kiểm toán quốc tế Earn &
Young gồm 3 bộ XHTD cho 3 đối đối tƣợng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân. Trong
đó hệ thống XHTD giành cho doanh nghiệp là quan trọng nhất, hệ thống này đƣợc chia làm
2 hệ thống chấm điểm với các chỉ tiêu áp dụng khác nhau:
 Phân hệ xét duyệt (Scoring xét duyệt): đƣợc sử dụng khi ra quyết định cấp tín dụng.
 Phân hệ phân loại nợ (scoring phân loại nợ): dùng để phân loại nợ và đƣợc C TD thực
hiện xếp hạng định kỳ hàng quý phù hợp với kỳ phân loại nợ.
Hệ thống XHTD của ACB sử sụng BCTC tròn năm. Việc đánh giá các yếu tố tài chính
của doanh nghiệp đƣợc xếp hạng dựa tr n phan tích đinh lƣợng thông qua việc phân tích
CTC trong năm gần nhất. Các nhóm chỉ ti u tài chính đƣợc xem xét bao gồm 4 nhóm:
 Nhóm chỉ ti u thanh khoản
 Nhóm chỉ ti u hoạt động
 Nhóm chỉ ti u cân nợ
 Nhóm chỉ ti u thu nhập
Các yếu tố phi tài chính đƣợc đánh giá kết hợp bằng phƣơng pháp định tính và phƣơng
pháp định lƣợng. Số điểm cho mỗi chỉ ti u đƣợc đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng
cho từng chỉ ti u đƣợc thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô doanh doanh nghiệp
của khách hàng. Các nhóm chỉ ti u phi tài chính đƣợc xem xét gồm 5 nhóm và đánh giá theo
quy mô doanh nghiệp nhƣ sau:
 Nhóm chỉ ti u phi tài chính đối với doanh nghiệp lớn, trung bình và nhỏ
28
+ Nhóm chỉ ti u đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp: đánh giá khả năng trả nợ,
phƣơng án kinh doanh
+ Nhóm chỉ ti u trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ của doanh nghiệp: đánh giá tính
hiệu quả, ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Nhóm chỉ ti u quan hệ với ngân hàng: đánh giá tình hình giao dịch, uy tín trong quan
hệ với các TCTD (ba gồm AC và các TCTD khác)
+ Nhóm chỉ ti u đánh giá ngành: đánh giá tính ổn định của môi trƣờng kinh doanh.
+ Nhóm chỉ ti u các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp: đánh gias tính
ổn định của thị trƣờng đầu vào, đầu ra, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
 Nhóm chỉ ti u phi tài chính đối với doanh nghiệp rất nhỏ
+ Nhóm chỉ ti u khả năng quản trị, điều hành của chủ doanh nghiệp: đánh giá trình độ,
kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghệp.
+ Nhóm chỉ ti u quan hệ với ngân hàng: đánh giá tình hình giao dịch, uy tín trong quan
hệ với các TCTD (ba gồm AC và các TCTD khác)
+ Nhóm chỉ ti u đánh giá ngành: đánh giá tính ổn định của môi trƣờng kinh doanh.
+ Nhóm chỉ ti u trả nợ dựa tr n dòng tiền thực tế của doanh nghiệp: đánh giá khả năng
trả nợ, phƣơng án kinh doanh.
+ Nhóm chỉ ti u các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp: đánh giá tính
ổn định của thị trƣờng đầu vào, đầu ra, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Dựa vào kết quả chấm điểm ACB phân các khách hàng theo 10 mức xếp hạng từ AAA
đến D, tƣơng ứng với mỗi mức xếp hạng khách hàng cũng đƣợc phân loại nợ theo các nhóm
nợ nhƣ bảng 1.3 sau:
29
Bảng 1.3. Điểm và mức xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ACB
Đơn vị tính: điểm
STT
Điểm theo
scoring PLN
Điểm theo
scoring xét duyệt
Mức xếp
hạng
Phân loại nợ
1 Từ 95 - 100 Từ 99 - 100 AAA
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
2 Từ 85 - < 95 Từ 95 - < 99 AA
3 Từ 72 - < 85 Từ 85 - < 95 A
4 Từ 70 - < 72 Từ 72 - < 85 BBB
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
5 Từ 65 - < 70 Từ 68 - < 72 BB
6 Từ 59 - < 65 Từ 62 - < 68 B
7 Từ 56 - < 59 Từ 59 - < 62 CCC Nhóm 3: Nợ dƣới tiêu
chuẩn
8 Từ 53 - < 56 Từ 56 - < 59 CC
9 Từ 45 - < 53 Từ 48 - < 56 C Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
10 Từ 20 - < 45 Từ 23 - < 48 D
Nhóm 5: Nợ có khả năng
mất vốn
Nguồn: Sổ tay tín dụng ACB năm 2010
1.4. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống xếp
hạng tín dụng doanh nghiệp
 Xây dựng đầy đủ các chỉ tiêu phân tích theo thông lệ quốc tế: Kinh nghiệm xếp hạng
của các ngân hàng tr n thế giới cho thấy một hệ thống xếp hạng đầy đủ phải bao gồm các chỉ
ti u định tính và định lƣợng. Nhìn chung những chỉ ti u này nhằm đánh giá môi trƣờng kinh
doanh của ngành, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng quản lý
và nhiều yếu tố khác…
30
 Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành: Trong phân tích xếp hạng, các chỉ ti u tài chính sau khi
đƣợc tính toán đều đƣợc so sánh với chỉ ti u ngành. Đây là chỉ ti u rất quan trọng cho phép
đanh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay yếu kém hơn so với các doanh
nghiệp khác cùng ngành. Tuy nhi n hiện nay vẫn chƣa có những nghi n cứu thống k đây đủ
và có độ tin cậy cao về các chỉ số tài chình trung bình ngành để có thể làm ti u chuẩn trong
phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi các NHTM cần có các chuy n gia
giỏi, am hiểu về tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế để có thể xây dựng một bộ chỉ ti u ngành có
độ tin cậy cao phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động cho ngân
hàng mình.
 Các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập cần có nhiều sản phẩm xếp hạng cung cấp
cho các NHTM tham khảo: Các NHTM nƣớc ngoài đều tham khảo kết quả XHTD của các tổ
chức xếp hạng nổi tiếng nhƣ Moody's, S&P, Fitch Rating’s… trƣớc khi đƣa ra các kết quả xếp
hạng doanh nghiệp. Do đó, các tổ chức xếp hạng trong nƣớc cần thực hiện xếp hạng nhiều loại
hình tổ chức hơn nữa chứ không chỉ xếp hạng ri ng đối với các công ty cổ phần nhằm phục vụ
cho thị trƣờng chứng khoán nhƣ hiện nay. Việc tham khảo kết quả xếp hạng này sẽ giúp các
ngân hàng có những đánh giá chính xác và đáng tin cậy hơn, hạn chế đƣợc những tổn thất xảy
ra.
 Cải tiến công nghệ thông tin: Cải tiến công nghệ thông tin là một trong những yếu tố
quan trọng phục vụ cho công tác XHTD để đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM. Đây
cũng là đòi hỏi để tạo sức mạnh tổng hợp cho hệ thống NHTM Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
 Tách bạch giữa khâu trình duyệt tín dụng và thực hiện xếp hạng: XHTD là một
trong những công cụ quan trọng để quản trị rủi ro, một trong những mục đích của XHTD là ra
quyết định cho vay vì thế cần có sự phân quyền tách bạch giữa cán bộ trực tiếp xếp hạng hay
xét duyệt kết quả xếp hạng với cán bộ làm công tác trình duyệt hồ sơ cấp tín dụng, giúp hạn
chế tính chủ quan khi xếp hạng.
31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chƣơng 1 luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận chung về rủi ro tín dụng cũng
nhƣ xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp. Ngoài ra luận văn cũng đã đƣa ra đƣợc một số
mô hình xếp hạng tín dụng của một số NHTM uy tín trong và ngoài nƣớc, và rút ra các một
số bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam khi xây dựng hệ thống XHTD nội bộ. Đây
cũng là là cơ sở để tiến hành phân tích, so sánh nhằm hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng
đang áp dụng tại BAOVIET Bank.
32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của BAOVIET Bank
2.1.1. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
Bảng 2.1. Danh mục các tiêu chí tài chính trong XHTD tại BAOVIET BANK
Đơn vị tính: tỷ đồng
2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản 7.720 13.721 13.225 13.283
Huy động từ TCKT và dân cƣ 3.514 7.291 7.030 6.265
Cho vay các TCKT và dân cƣ 2.256 5.615 6.713 6.748
Thu nhập lãi thuần 164 288 367 397
Lợi nhuận trƣớc thuế 76,5 176,7 154,1 121,5
Lợi nhuận sau thuế 63,1 132,5 115,6 91,1
Số lƣợng chi nhánh/PGD 11 26 30 30
Nguồn: Báo cáo thường niên của BAOVIET Bank từ 2009 đến 2012
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có một thời gian dài phát triển, đến 2009 cả nƣớc đã có
hơn 40 ngân hàng Việt Nam, gần 50 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân
hàng liên doanh và tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ra đời trong hoàn cảnh đó, AOVIET
ank đã xác định chiến lƣợc hoạt động với việc tập trung tạo dựng một nền tảng vững chắc
ngay từ đầu để nhanh chóng tăng qui mô hoạt động, mở rộng thị phần để sớm có đƣợc vị thế
vững vàng trong hệ thống ngân hàng Việt nam.
Chỉ tiêu tài chính
Năm
33
Năm 2009 là năm đầu thâm nhập thị trƣờng, Khách hàng của AOVIET ank chủ yếu là
những khách hàng truyền thống của Tập đoàn ảo Việt và các cổ đông sáng lập. Với tổng tài
sản 7.270 tỷ đồng, dƣ nợ đạt 2.256 tỷ đồng, lợi nhuận trƣớc thuế 76,5 tr đồng, BAOVIET
ank đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã đặt ra và dần khẳng định đƣợc vị
thế nhất định trên thị trƣờng ngân hàng Việt Nam.
ƣớc vào năm thứ hai hoạt động, năm 2010, tình hình kinh doanh của AOVIET ank
có nhiều bƣớc tiến vƣợt bậc, tạo đƣợc sự tăng trƣởng ấn tƣợng so với năm 2009 và hoàn
thiện vƣợt mức các chỉ ti u cơ bản: Tổng tài sản đạt 13.717 tỷ đồng, tăng trƣởng 88%. Huy
động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cƣ đạt 7.291 tỷ đồng, tăng trƣởng 107%. Tổng dƣ nợ tín
dụng đạt 5.615 tỷ đồng, tăng gần 150%. Thu nhập lãi thuần đạt 288.071 tỷ đồng, tăng 76%.
Lợi nhuận trƣớc thuế đạt 176,7 tỷ đồng, tăng 131%. Lợi nhuận sau thuế đạt 132,5 tỷ đồng
tăng 110% so với năm 2009. Trong năm 2010, AOVIET ank đã thành lập và đƣa vào
hoạt động th m 15 điểm giao dịch, bao gồm 5 Chi nhánh và 10 PGD, nâng tổng số điểm
giao dịch của BAOVIET Bank lên con số 26 điểm trên cả nƣớc. Các chỉ tiêu ấn tƣợng này là
kết quả cho sự nỗ lực của ban điều hành cùng toàn thể nhân vi n AOVIET ank, vƣợt qua
những khó khăn chung của nền kinh tế, AOVIET ank li n tục kiện toàn bộ máy tổ chức,
đầu tƣ công nghệ, phát triển mạng lƣới, đa dạng hóa sản phẩm – dịch vụ, nâng cao chất
lƣợng phục vụ khách hàng để đạt kết quả kinh doanh tốt đẹp, bƣớc đầu hoàn thành mục ti u
đến năm 2015 trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô năm 2011 gặp nhiều khó khăn, ngay từ đầu năm 2011, thực
hiện tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ
chặt chẽ, thận trọng nhằm điều hành và kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng năm 2011
dƣới 20%. Hòa chung tình hình kinh tế cả nƣớc, tốc độ tăng trƣởng của BAOVIET Bank
cũng bắt đầu chững lại và có khuynh hƣớng giảm. Tổng tài sản giảm và huy động vốn giảm
34
khoảng 3,5%, tín dụng tuy có tăng trƣởng 19,5% nhƣng lợi nhuận lợi nhuận trƣớc thuế lại
giảm 8% kéo theo lợi nhuận sau thuế giảm 12,7%.
Sang năm 2012 các chỉ tiêu tài chính của BAOVIET Bank vẫn tiếp tục giảm mạnh, tổng
huy động giảm khoảng 10%, tổng dƣ nợ tăng không đáng kể, thu nhập lãi thuần tăng khoảng
8% trong khi lợi nhuận giảm mạnh 21%, nguyên nhân chủ yếu do trích lập dự phòng rủi ro
tín dụng. Mặc dù tình hình tài chính không mấy khả quan nhƣng cuối năm 2012 ngân hàng
cũng đã hoàn thành mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, đây là một động lực để
BAOVIET Bank tiếp tục phấn đấu để hoàn thành đƣợc các mục ti u đã đề ra.
2.1.2. Tình hình hoạt động tín dụng
Đợn vị tính: triệu đồng
Hình 2.1. Tăng trƣởng tín dụng của BAOVIET Bank từ 2009 đến 2012
Biều đồ trên cho thấy dƣ nợ tín dụng của BAOVIET Bank từ 2009 đến 2012 liên tục tăng
qua các năm tuy nhi n tốc độ tăng ngày càng giảm. Năm đầu tiên , tổng dƣ nợ cho vay đối
với tổ chức kinh tế & cá nhân của AOVIET ank đạt 2.256 tỷ VND, đến 31/12/2010 đạt
5.615 tỷ VND, tăng 149%. Để bảo đảm chất lƣợng tín dụng, trong hai năm đầu hoạt động,
AOVIET ank đã chú trọng xây dựng hệ thống quy trình tín dụng và ban hành các quy
35
định về thẩm định tín dụng, phê duyệt tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, đặc biệt là xây
dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng.
Bảng 2.2. Dƣ nợ tín dụng tại BAOVIET Bank từ 2009 đến 2012
Đơn vị tính : tỷ đồng Việt Nam
2009 2010 2011 2012
Tổng dƣ nợ 2.256 5.615 6.713 6.748
Tốc độ tăng dƣ nợ 148,89% 19,55% 0,52%
Nợ xấu (nợ nhóm 3-5) 0 0,5 306,6 284,7
Tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ 0% 0,01% 4,56% 3,77%
Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành 2,46% 2,5% 3,39% 4,08%
Trích lập dự phòng 5,4 33,4 79,6 137,2
(Nguồn BCTC BAOVIET Bank & Báo cáo của NHNN)
Năm 2009, năm đầu tiên thành lập, dƣ nợ taị BAOVIET ank đạt 2.256 tỷ đồng trong đó
tỷ lệ nợ quá hạn tại không đáng kể chiểm 0,03% tổng dƣ nợ và không có nợ xấu; tổng số tiền
dự phòng chung đƣợc trích lập là 5,4 tỷ VND (trích lập theo Quyết định 493 và Quyết định
18). Đây là một kết quả khá khả quan đánh dấu bƣớc đi đầu tiên của BAOVIET Bank vào
thị trƣờng ngân hàng Viêt Nam.
Đến 31/12/2010, các tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhẹ, tƣơng ứng chiếm 0,87% và
0,01% tổng dƣ nợ; tổng số tiền dự phòng chung và dự phòng cụ thể đƣợc trích lập là 33,4 tỷ
VND, số tiền trích lập dự phòng tăng chủ yếu là do tổng dƣ nợ tăng. Hai năm đầu hoạt động
tỷ lệ nợ xấu của BAOVIET Bank rất thấp so với giới hạn 3% mà NHNN đặt ra, tuy nhiên tỷ
lệ này chƣa thể khẳng định đƣợc chất lƣợng tín dụng tại BAOVIET Bank do ngân hàng mới
đi vào hoạt động đƣợc 2 năm và hầu hết các khoản nợ vay trung và dài hạn chƣa đến hạn
thanh toán.
Năm
Chỉ tiêu
36
Sang năm 2011, tình hình kinh tế có nhiều diễn biến xấu, nhiều doanh nghiệp lâm vào
tình trạng khó khăn buộc tuyên bố giải thể. Theo thống kê của Cục quản lý kinh doanh số
lƣợng doanh nghiệp giải thể trong năm 2011 là hơn 79 nghìn và con số này năm 2012 là
khoảng 55 nghìn doanh nghiệp.Trong cuộc nói chuyện với BBC tháng 12/2011, Tiến sỹ Lê
Đăng Doanh – ngƣời từng đứng đầu Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng Việt Nam
nhận định “ Năm 2011 là một năm, theo đánh giá của tôi là khó khăn nhất từ năm 1991 trở
lại đây, tức là trong 20 năm gần đây. Nó thể hiện ở chỗ là mục ti u lạm phát Quốc hội đề ra
là 7% nhƣng mà thực hiện khoảng 19%. Về mục ti u tăng trƣởng thì đề ra là 7,5%, thực hiện
khoảng 5,8%. Và ti u dùng của ngƣời dân giảm xuống mức rất thấp, hàng hóa tồn kho các
mặt hàng l n cao chƣa từng thấy…”. Trƣớc tình hình kinh tế nhƣ thế AOVIET ank cũng
gặp không ít khó khăn. Năm 2011 cũng là năm các khoản cho vay trung dài hạn của
AOVIET ank đến thời hạn thanh toán trong khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, các dự
án không có đầu ra, chi phí lãi vay tăng cao… doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ. Tín
dụng tăng trƣởng thấp do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN kèm theo không thu hồi
đƣợc nợ đến hạn dẫn đến nợ xấu của AOVIET ank tăng một cách đáng kể l n 4,56%.
Ngoài ra do sự phát triển tín dụng quá nóng trong 2 năm đầu hoạt động cũng là một nguy n
nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu tăng cao của năm 2011.
Năm 2012 khép lại với nhiều tồn tại, khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và nhiều
biến động “sóng gió”, bất ổn đối với ngành ngân hàng nói riêng. Lợi nhuận của các ngân
hàng sụt giảm mạnh, nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thua lỗ, nợ xấu tăng cao, lãnh đạo
cấp cao thay đổi, nhiều ngân hàng phải hợp nhất, sáp nhập…Có thể nói, đây là một năm đầy
khó khăn với hệ thống NHTM trong nƣớc và AOVIET ank cũng không phải là một ngoại
lệ. Tuy nhiên, với phƣơng châm hoạt động đƣợc an lãnh đạo xác định ngay từ đầu năm
kinh doanh “An toàn – Hiệu quả để lớn mạnh” đồng thời tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro,
kiểm soát chất lƣợng tín dụng và phát huy thế mạnh là thành viên của Tập đoàn ảo Việt
nên các chỉ ti u cơ bản của BAOVIET Bank vẫn đƣợc duy trì ở mức ổn định so với năm
trƣớc; đặc biệt ngân hàng đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.
37
2.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại BAOVIET Bank
2.2.1. Căn cứ xây dựng hệ thống XHTD doanh nghiệp tại BAOVIET Bank
Việc chấm điểm XHTD doanh nghiệp tại BAOVIET Bank đƣợc thực hiện theo Quy định
về xếp hạng doanh nghiệp số 347/2009/QĐ-TGĐ ngày 03/04/2009 đƣợc xây dựng dựa trên:
 Điều lệ của AOVIET Bank đã đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chuẩn
y theo Quyết định số 3130/QĐ-NHNN ngày 16/12/2008;
 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với Khách hàng, ban hành kèm theo quyết định
số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo quyết định số
127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 và quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày
31/05/2005 của Thống đốc NHNN;
 Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, ban hành
kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 14/09/2005, đã đƣợc sửa đổi bổ sung theo
Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 của Thống đốc NHNN;
 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về phân loại
nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD và
Quyết định sửa đổi số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007.
2.2.2. Mục đích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BAOVIET Bank
 Xây dựng công cụ quản lý rủi ro tín dụng, trong đó khách hàng doanh nghiệp đƣợc xếp
hạng theo các mức độ tín nhiệm khác nhau, nhằm đánh giá mức độ rủi ro hiện tại, dự đoán các
rủi ro tiềm tàng để áp dụng các chính sách phù hợp với từng khách hàng trong quan hệ với
BAOVIET Bank, đƣa ra các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo tín dụng, thực hiện việc trích lập
dự phòng đối với từng khách hàng, đáp ứng đƣợc các y u cầu về phân loại xếp hạng khách
hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
 Xây dựng chính sách tín dụng, chính sách khách hàng phù hợp với mức độ rủi ro tín
38
dụng để nâng cao hiệu quả cũng nhƣ đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của AOVIET
Bank.
 Thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin rủi ro về khách hàng, lĩnh vực cấp tín dụng nhằm hỗ trợ
công tác cấp tín dụng và quản lý tín dụng của AOVIET ank.
2.2.3. Tổ chức thực hiện công tác XHTD doanh nghiệp tại BAOVIET Bank
2.2.3.1. Tổ chức thực hiện
Công tác thực hiện xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BAOVIET
ank đƣợc áp dụng thống nhất và bắt buộc trên toàn hệ thống từ Hội sở chính đến các chi
nhánh và phòng giao dịch.
Mô hình tổ chức nhân sự của BAOVIET Bank có sự phân biệt giữa bộ phận cấp tín dụng
và bộ phận quản lý tín dụng (hay còn gọi là front office và back office). Trong đó CBTD là
ngƣời chịu trách nhiệm XHTD khách hàng. Cấp phê duyệt là lãnh đạo các đơn vị (gồm giám
đốc khối tại Hội sở và giám đốc tại các chi nhánh).
Đối với khách hàng mới BAOVIET Bank chỉ thực hiện XHTD đối với các khách hàng có
BCTC từ 2 năm trở lên, kết quả XHTD sẽ là căn cứ hỗ trợ quyết định cấp tín dụng cho
khách hàng. Đối với khách hàng đã có dƣ nợ, kết quả XHTD là căn cứ để ngân hàng điều
chỉnh hạn mức tín dụng cho kỳ tiếp theo hoặc đƣa ra chính sách về lãi suất, tài sản bảo đảm
và các chính sách tín dụng khác nhằm quản trị rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng.
Kết quả XHTD khách hàng sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ đƣợc chuyển
sang bộ phận quản lý tín dụng để lƣu trữ cùng với hồ sơ tín dụng (kể cả các hồ sơ từ chối
cấp tín dụng) để phục vụ công tác kiểm tra và rà soát hệ thống hệ thống XHTD.
Việc hủy kết quả xếp hạng của khách hàng chỉ đƣợc phép khi đơn vị chấm điểm có giải
trình cụ thể, cung cấp các tài liệu chứng minh việc xếp hạng không phản ánh đúng tình hình
thực tế của khách hàng. Việc hủy kết quả chỉ đƣợc thực hiện ngay trong kỳ chấm điểm trƣớc
39
khi có các quyết định tín dụng hoặc trƣớc thực hiện các điều kiện tín dụng đƣợc phê duyệt
dựa trên các kết quả xếp hạng bị hủy.
2.2.3.2. Quy trình thực hiện
BAOVIET Bank xếp hạng doanh nghiệp thành 9 hạng với các rủi ro từ thấp lên cao: từ
hạng AAA đến hạng C. Việc chấm điểm dựa trên 2 phần: chấm điểm chỉ tiêu tài chính dựa
trên các BCTC và chấm điểm phi tài chính dựa trên sự đánh giá của Cán bộ chấm điểm
thông qua các thông tin phi tài chính thu thập đƣợc.
Quy trình xếp hạng doanh nghiệp tại aoViet ank đƣợc thực hiện theo 6 bƣớc cụ thể
nhƣ hình 2.2 b n dƣới.
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình xếp hạng doanh nghiệp tại BAOVIET Bank
(Nguồn : quy định về XHTD DN của BAOVIET Bank)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...nataliej4
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam nataliej4
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản trị dịch vụ bổ sung 1
Quản trị dịch vụ bổ sung 1Quản trị dịch vụ bổ sung 1
Quản trị dịch vụ bổ sung 1Nokeh Mai
 
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng...
Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng...Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng...
Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Was ist angesagt? (20)

Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
 
Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng HDBANK, 9đ
Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng HDBANK, 9đBiện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng HDBANK, 9đ
Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng HDBANK, 9đ
 
Luận án: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại ...
Luận án: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại ...Luận án: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại ...
Luận án: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại ...
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ở Hải Phòng
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ở Hải PhòngĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ở Hải Phòng
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ở Hải Phòng
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
 
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
 
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàn...
 
Luận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank, HAYHiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
 
Quản trị dịch vụ bổ sung 1
Quản trị dịch vụ bổ sung 1Quản trị dịch vụ bổ sung 1
Quản trị dịch vụ bổ sung 1
 
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
 
Đề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng...
Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng...Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng...
Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng...
 

Ähnlich wie HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)

Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chauCac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chauMan_Ebook
 
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Man_Ebook
 
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ng...
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ng...Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ng...
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ng...Man_Ebook
 
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áNOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...HanaTiti
 

Ähnlich wie HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149) (20)

Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
 
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chauCac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
 
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
 
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...
Quản trị rủi ro tín dụng Khối khách hàng bán buôn tại Ngân hàng thương mại cổ...
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBankLuận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Viet ComBank
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
 
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
 
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ng...
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ng...Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ng...
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ng...
 
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
 
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xuất nhập khẩuĐề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xuất nhập khẩu
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng Đông Á, HOT
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng Đông Á, HOTĐề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng Đông Á, HOT
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng Đông Á, HOT
 
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...
Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thươn...
 
Báo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 

Mehr von Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Mehr von Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Kürzlich hochgeladen

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 

Kürzlich hochgeladen (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ------------------  ------------------ NGUYỄN NGỌC THANH HUYỀN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ____________________ NGUYỄN NGỌC THANH HUYỀN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 6034021 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2013
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan Luận văn thạc sỹ kinh tế này do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Phạm Văn Năng. Các thông tin và số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực và đƣợc tác giả tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Thanh Huyền
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... I MỤC LỤC..........................................................................................................................II DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ VI DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................VII DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ VIII MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................................................3 1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng ....................................................3 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng.............................................................................3 1.1.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ................................................................3 1.1.2.1. Nguyên nhân chủ quan ...........................................................................3 1.1.2.2. Nguyên nhân khách quan .......................................................................5 1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng ........................................................................6 1.2. Xếp hạng tín dụng – một công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng....7 1.2.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng.......................................................................7 1.2.2. Lý do phải xếp hạng doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại...8 1.2.3. Vai trò của xếp hạng tín dụng......................................................................9 1.2.3.1. Đối với ngân hàng ..................................................................................9 1.2.3.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước ......................................................11 1.2.3.3. Đối với thị trường tài chính..................................................................11 1.2.3.4. Đối với doanh nghiệp được xếp hạng ..................................................12 1.2.4. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng ...................................................................13 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng .......................................14 1.2.5.1. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp xếp hạng........................................15 1.2.5.2. Trình độ hiện đại hóa công nghệ của ngân hàng.................................15 1.2.5.3. Năng lực và trình độ của người thực hiện XHTD ................................15 1.2.5.4. Chất lượng thông tin đầu vào...............................................................16 1.2.5.5. Những vấn đề về thủ tục, cơ chế, chính sách nhà nước .......................17 1.2.6. Các phương pháp xếp hạng tín dụng ........................................................17
  • 5. iii 1.2.6.1. Mô hình toán học xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.............................17 1.2.6.2. Phương pháp chuyên gia......................................................................18 1.2.6.3. Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ IRB........................................................................................19 1.3. Một số kinh nghiệm xếp hạng tín dụng tại NHTM trong và ngoài nƣớc....22 1.3.1. Kinh nghiệm xếp hạng tại một số ngân hàng trên thế giới......................22 1.3.1.1. Kinh nghiệm xếp hạng của ngân hàng Mỹ...........................................22 1.3.1.2. Kinh nghiệm xếp hạng của ngân hàng Đức. ........................................23 1.3.1.3. Kinh nghiệm xếp hạng của ngân hàng Macao.....................................23 1.3.2. Kinh nghiệm xếp hạng một số ngân hàng uy tín trong nước...................24 1.3.2.1. Xếp hạng tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng CIC....................24 1.3.2.2. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng Ngoại thương (VCB) ................................................................................................................................24 1.3.2.3. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ................................................................................................................................27 1.4. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp......................................................................29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................................31 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT .................................................................................32 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của BAOVIET Bank................................32 2.1.1. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh...............................................32 2.1.2. Tình hình hoạt động tín dụng....................................................................34 2.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại BAOVIET Bank ................37 2.2.1. Căn cứ xây dựng hệ thống XHTD doanh nghiệp tại BAOVIET Bank ...37 2.2.2. Mục đích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BAOVIET Bank...........37 2.2.3. Tổ chức thực hiện công tác XHTD doanh nghiệp tại BAOVIET Bank..38 2.2.3.1. Tổ chức thực hiện .................................................................................38 2.2.3.2. Quy trình thực hiện..............................................................................39 2.2.3.3. Tần suất thực hiện xếp hạng doanh nghiệp..........................................40 2.2.3.4. Ví dụ xếp hạng tín dụng tại BAOVIET Bank........................................40 2.3. Đánh giá hệ thống XHTD DN tại BAOVIET BANK....................................45 2.3.1. So sánh với các NHTM khác .....................................................................45
  • 6. iv 2.3.2. Những kết quả đạt được của hệ thống XHTD DN tại BAOVIET Bank..46 2.3.3. Những tồn tại, hạn chế của hệ thống XHTD DN tại BAOVIET Bank ...48 2.3.3.1. Hạn chế về quy trình và mô hình xếp hạng ..........................................48 2.3.3.2. Hạn chế về công nghệ...........................................................................49 2.3.3.3. Hạn chế về mặt quản lý, điều hành ......................................................50 2.3.4. Nguyên nhân...............................................................................................51 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................................52 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT.........................................54 3.1. Định hƣớng phát triển của BAOVIET Bank.................................................54 3.1.1. Sứ mệnh, phương châm hoạt động và mục tiêu của BAOVIET Bank....54 3.1.1.1. Sứ mệnh ................................................................................................54 3.1.1.2. Phương châm hoạt động.......................................................................54 3.1.1.3. Mục tiêu................................................................................................55 3.1.2. Những mục tiêu cụ thể đến năm 2015.......................................................56 3.1.3. Định hướng tín dụng trong thời gian tới...................................................57 3.2. Cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ..............................................................58 3.3. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại BAOVIET Bank ..............................................................................................................................59 3.3.1. Hoàn thiện bộ chỉ tiêu chấm điểm.............................................................59 3.3.1.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính..........................................................59 3.3.1.2. Hoàn thiện các chỉ tiêu phi tài chính ..................................................60 3.3.1.3. Hoàn thiện trọng số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính........................61 3.3.2. Các giải pháp liên quan đến quản lý điều hành .......................................62 3.3.3. Giải pháp liên qua đến yếu tố con người...................................................63 3.3.4. Giải pháp liên quan đến công nghệ thông tin...........................................64 3.3.4.1. Xây dựng hệ thống thông tin toàn hệ thống .........................................64 3.3.4.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng ................................................................................................................................65 3.4. Một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nƣớc để hoàn thiện XHTD doanh nghiệp............................................................................................................................66 3.4.1. Tăng cường kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về kế toán kiểm toán của các doanh nghiệp ......................................................................................................66
  • 7. v 3.4.2. Hoàn thiện khung pháp lý về xếp hạng tín dụng......................................66 3.4.3. Tạo điều kiện để hình thành và phát triển các công ty định mức tín nhiệm chuyên nghiệp và độc lập..............................................................................66 3.4.4. Nâng cao chất lượng thông tin của tổ chức CIC......................................67 3.4.5. Xây dựng các chỉ tiêu bình quân ngành ...................................................68 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................................69 KẾT LUẬN.......................................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................72 PHỤ LỤC..........................................................................................................................74
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BAOVIET BANK : Ngân hàng TMCP Bảo Việt BCTC : Báo cáo tài chính CBTD : Cán bộ tín dụng CIC : Trung tâm thông tin tín dụng DN : Doanh nghiệp NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM : Ngân hàng thƣơng mại TMCP : Thƣơng mại cổ phần XHTD : Xếp hạng tín dụng
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo hệ thống XHDN 2010 của VCB ............................................................................................................................................25 Bảng 1.2. Tỷ trọng chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo hệ thống XHDN 2010 của VCB ...................................................................................................................................26 Bảng 1.3. Điểm và mức xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ACB ..............................29 Bảng 2.1. Danh mục các tiêu chí tài chính trong XHTD tại BAOVIET BANK ..........32 Bảng 2.2. Dƣ nợ tín dụng tại BAOVIET Bank từ 2009 đến 2012................................35 Bảng 2.3. Tóm tắt bảng cân đối kế toán của Công ty CP A năm 2009 và 2010...........41 Bảng 2.4. Kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty A năm 2010..............................42 Bảng 2.5. Kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty A năm 2010..............................45 Bảng 3.1. Các chỉ ti u kế hoạch đến năm 2015 của AOVIET ank..........................56 Bảng 3.2. Bảng tỷ trọng điểm tài chính và phi tài chính tại BAOVIET Bank..............61
  • 10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.3. Tăng trƣởng tín dụng của BAOVIET Bank từ 2009 đến 2012 .........................34 Hình 2.4. Sơ đồ quy trình xếp hạng doanh nghiệp tại BAOVIET Bank ...........................39
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại (NHTM), tín dụng luôn là hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, tuy nhi n nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bởi các nguyên nhân chủ quan và khách quan mà hậu quả của nó là làm tăng th m chi phí cho ngân hàng, giảm thu nhập, làm xấu đi tinh hình tài chính và uy tín của ngân hàng một số trƣờng hợp thậm chí có thể ảnh hƣởng đến uy tín của toàn hệ thống ngân hàng. Vì thế quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng và nâng cao chất lƣợng tín dụng luôn đƣợc các NHTM đặt l n ƣu ti n hàng đầu. Mặt khác trong giai đoạn hiện nay trƣớc xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các NHTM đứng trƣớc thách thức về cạnh tranh gay gắt không chỉ với các ngân hàng trong nƣớc mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam. Do đó, vấn đề đƣợc đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng trong giai đoạn hội nhập của Việt Nam hông chỉ là là kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng để bảo đẩm an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng mà còn phải nâng cao hiệu quả hoạt động để đủ lực để cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài. Một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu này chính là áp dụng xếp hạng tín dụng (XHTD) trong công tác cho vay và quản trị rủi ro sau cho vay. Hệ thống XHTD giúp NHTM phân tích, đánh giá mức độ rủi ro từ khách hàng, giúp thực hiện phân loại nợ một cách khoa học và chính xác đồng thời cho phép ngân hàng chủ động trong việc lựa chọn khách hàng, xây dựng các hạn mức tín dụng phù hợp cho từng loại hách hàng cũng nhƣ các chính sách tín dụng trong từng thời kỳ một cách hợp lý. Nắm bắt đƣợc tầm quan trọng của XHTD trong hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) đã sớm triển khai áp dụng XHTD trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, do mới thực hiện trong thời gian ngắn hệ thống này vẫn còn nhiều hạn chế cần tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa nhằm hoàn thiện hơn vì thế tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bảo Viêt ”.
  • 12. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Đi vào phân tích thực trạng công tác xếp hạng tín dụng khách hàng vay vốn tại BAOVIET Bank. Qua đó, đánh giá đƣợc những kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại của ngân hàng từ đó đƣa ra những giải pháp thiết thực, khả thi nhằm hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng các khách hàng vay vốn tại BAOVIET Bank. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Nghi n cứu lý luận chung về XHTD và vai trò, lợi ích của XHTD trong hoạt động của các NHTM.  Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, Luận văn chỉ tập trung nghi n cứu hệ thống XHTD nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp đang đƣợc áp dụng chính thức tại BAOVIET Bank từ năm 2009 đến năm 2012.. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luân văn sử dụng phƣơng pháp nghi n cứu định tính kết hợp với phƣơng pháp so sánh với các ti u chí đánh giá phổ biến đƣợc áp dụng tại hệ thống XHTD của các tổ chức và NHTM trong nƣớc và thế giới, qua đó, nghi n cứu để đƣa ra nhận định, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTD của BAOVIET Bank. 5. Kêt cấu của luận văn Ngoài phần mở bài và phụ lục luận văn bao gồm 3 chƣơng với bố cục chi tiết nhƣ sau:  CHƢƠNG 1 : “TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI”.  CHƢƠNG 2 : “THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHI P TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VI T”.  CHƢƠNG 3 : “GIẢI PHÁP HOÀN THI N H THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHI P TẠI NGÂN HÀNG TMCP ẢO VI T”.
  • 13. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì khái niệm rủi ro tín dụng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Nhƣ vậy có thể kết luận Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả đƣợc nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. 1.1.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 1.1.2.1. Nguyên nhân chủ quan (1). Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn: Là các nguyên nhân nội tại của mỗi khách hàng, các nguyên nhân có thể là:  Sử dụng sai mục đích, thiếu thiện chí trong việc trả nợ ngân hàng: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có phƣơng án kinh doanh cụ thể, khả thi. Tuy nhi n cũng có một số ít doanh nghiệp lại sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hƣởng đến nguồn thu nhập trả nợ ngân hàng hoặc cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản hoặc cũng có thể doanh nghiệp kém thành ý trong việc trả nợ ngân hàng. Số lƣợng này không nhiều nhƣng hậu quả lại hậu quả không nhỏ, không chỉ ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng mà còn có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp khác khi muốn
  • 14. 4 tiếp cận nguồn vốn từ phía ngân hàng.  Năng lực điều hành yếu, hệ thống quản trị kinh doanh không hiệu quả, trình độ quản lý yếu kém: các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng chủ yếu để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần tập trung vốn vào đầu tƣ tài sản vật chất rất ít doanh nghiệp doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tƣ cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán…Khi quy mô kinh doanh ra quá to so với tƣ duy quản lý là nguy n nhân dẫn đến sự phá sản của các phƣơng án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công tr n thực tế. (2). Nguyên nhân từ phía ngân hàng: Là các nguyên nhân trong quá trình cấp tín dụng và công tác quản trị của ngân hàng, một số nguyên nhân có thể xảy ra nhƣ sau:  Chính sách và quy trình cho vay chƣa chặt chẽ, chƣa có quy trình quản trị rủi ro hữu hiệu, chƣa chú trọng đến phân tích khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng để tính toán điều kiện vay và khả năng trả nợ. Đối với cho vay doanh nghiệp nghiệp và cá nhân, quyết định cho vay của ngân hàng chủ yếu dựa tr n kinh nghiệm, chƣa áp dụng công cụ chấm điểm tín dụng.  Năng lực dự báo, phân tích và thẩm định tín dụng, phát hiện và xử lý khoản vay có vấn đề của cán bộ tín dụng (C TD) còn yếu, nhất là đối với các ngành đòi hỏi hiểu biết chuy n môn cao dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay.  Cán bộ ngân hàng không chấp hành nghi m túc chế độ tín dụng và các điều kiện cho vay, thiếu đạo đức nghề nghiệp: đạo đức của C TD là một trong những yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dƣỡng thêm, nhƣng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi đƣợc bố trí trong công tác tín dụng. Thực tế cho thấy đã có nhiều vụ án kinh tế lớn có li n quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng khách hàng làm giả hồ sơ vay hay nâng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố l n quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng.
  • 15. 5  Vấn đề quản lý, sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chƣa thỏa đáng dẫn đến sự bất mãn của nhân vi n, không khơi gợi đƣợc sự trung thành của nhân vi n đối với ngân hàng.  Thiếu kiểm tra, kiểm soát sau cho vay: các ngân hàng thƣờng chú trọng tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trƣớc khi cho vay mà ít quan tâm đến kiểm tra kiểm soát sau cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, thực hiện không đúng các điều khoản cam kết trong hợp đồng nhƣng ngân hàng không ngăn chặn kịp thời. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM y u cầu.  Thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích trƣớc khi cấp tín dụng.  Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo: sự hợp tác giữa các ngân hàng là rất quan trọng và cần thiết khi nhiều ngân hàng cùng cấp tín dụng cho 1 khách hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vƣợt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro sẽ chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào. 1.1.2.2. Nguyên nhân khách quan Là những tác động ngoài ý chí của khách hàng và ngân hàng khiến khách hàng lâm vào tình trạng khó khăn tài chính không thể khắc phục đƣợc. Từ đó khác hàng dù có thiện chí nhƣng vẫn không thể trả nợ ngân hàng:  Môi trƣờng kinh tế không ổn định do sự biến động của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc: Hoạt động của NHTM gắn liền với hoạt động của các doanh nghiệp. Khi môi trƣờng kinh tế không ổn định làm ảnh hƣởng đến hoạt động của các doanh nghiệp thì hệ quả tất yếu là sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của các NHTM.
  • 16. 6  Rủi ro từ môi trƣờng pháp lý: sự không ổn định của các chính sách của nhà nƣớc;, khung pháp lý chƣa phù hợp, rõ ràng gây khó khăn cản trở hoạt động của doanh nghiệp…  Rủi ro từ môi trƣờng tự nhi n : là những rủi ro xảy ra do sự biến động khí hậu, thời tiết nhƣ lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh… những rủi ro này thƣờng xảy ra tr n diện rộng, hậu quả của nó rất lớn và không chỉ ảnh hƣởng đến ngành ngân hàng mà ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tóm lại, rủi ro tín dụng tại các NHTM có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nguyên nhân khách quan thuộc yếu tố bên ngoài, nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng nên bản thân NHTM rất khó loại bỏ, ngƣợc lại nguyên nhân chủ quan thuộc về nội tại của ngân hàng, các NHTM có thể đƣa ra nhiều giải pháp để hạn chế các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng này. Để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, các NHTM có thể đƣa ra nhiều giải pháp, giải pháp truyền thống thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến là tách biệt giữa công tác phân tích thẩm định và bộ phận thực hiện cho vay để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động tín dụng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ ngân hàng, tăng cƣờng kiểm tra giám sát sau khi cho vay…. Hiện nay các NHTM thƣờng sử dụng kết quả XHTD khách hàng vay vốn làm cơ sở để quyết định cho vay, đánh giá rủi ro khoản vay, thực hiện chính sách khách hàng.… đây là giải pháp nâng cao chất lƣợng, hạn chế rủi ro tín dụng vừa khách quan vừa khoa học. 1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng  Đối với Ngân hàng: Khi gặp rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ không thu đƣợc vốn và lãi cho vay nhƣng ngân hàng lại phải trả vốn và lăi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này khiến cho các ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu đƣợc nợ thì vòng quay vốn tín dụng bị chậm lại làm ngân hàng hoạt động kinh doanh không hiệu quả và có thể mất khả năng thanh khoản, điều này làm có thể làm giảm lòng tin của ngƣời gửi tiền, ảnh hƣởng đến uy tín ngân hàng.
  • 17. 7  Đối với nền kinh tế: Hoạt động ngân hàng li n quan đến nhiều cá nhân, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì ngƣời gửi tiền hoang mang lo sợ và ồ ạt kéo nhau đi rút tiền không chỉ ở ngân hàng đó mà còn ở các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Các ngân hàng là một hệ thống đồng bộ vì vậy rủi ro từ ngân hàng này sẽ lan truyền sang ngân hàng khác theo hiệu ứng domino và gây ra rủi ro hệ thống. Sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng ảnh hƣởng nghi m trọng tới nền kinh tế, nó sẽ gây ra suy thoái kinh tế, gia tăng thất nghiệp,ổn định xă hội đồng thời kèm theo đó là sức mua của đồng tiền sẽ giảm... Nhƣ vậy rủi ro tín dụng của một ngân hàng có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi đƣợc lãi vay, nặng nhất là ngân hàng không thu hồi đƣợc vốn lẫn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Tình trang này kéo dài sẽ làm ngân hàng bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có các giải pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 1.2. Xếp hạng tín dụng – một công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng 1.2.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng Theo Standards & Poor, XHTD là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lƣợng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn. Theo Moody's, XHTD là những ý kiến đánh giá về chất lƣợng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa-C. Nhƣ vậy, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với một ngân hàng nhƣ
  • 18. 8 việc trả lãi và trả gốc nợ vay khi đến hạn hoặc các điều kiện tín dụng khác nhằm đánh giá,, xác định rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng đối tƣợng khách hàng và đƣợc xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. 1.2.2. Lý do phải xếp hạng doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trƣờng là một trong những hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro hơn hết. Có thể nói rủi ro là đƣợc xem nhƣ là yếu tố không tách rời với quá trình hoạt động của ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng. Rủi trong cho vay còn đƣợc nhân lên gấp đôi, bởi vì ngân hàng không những phải hứng chịu các rủi ro do các nguyên nhân chủ quan của mình mà còn gánh chịu những rủi ro do khách hàng gây ra. Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với hoạt động cho vay của ngân hàng. Việc đánh giá rủi ro này là trách nhiệm của ngân hàng. Các ngân hàng luôn tìm cực đại lợi nhuận qua việc tìm kiếm những lợi tức cao nhất có thể có ở các món cho vay, đồng thời cố gắng giảm thiểu rủi ro li n quan đến các hoạt động cho vay nhƣ: sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, quy định các hạn mức tín dụng, tài sản thế chấp….Mặc dù vậy không một ngân hàng nào, không một tổ chức nào có thể dự đoán hết đƣợc những rủi ro có thể xẩy ra. Hoạt động kinh doanh tiền tệ ngày càng khó khăn, rủi ro của nó ngày một lớn, đòi hỏi phải có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế các rủi ro để bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống NHTM. Trong xu thế đó XHTD là một kỹ thuật ngày càng đƣợc chú ý rộng rãi trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì kết quả XHTD đã cho thấy phần nào mức độ rủi ro của khách hàng vay, kết quả xếp hạng càng thấp thì rủi ro cho vay càng lớn chính vì vậy để hạn chế rủi ro các NTHM thƣờng lựa chọn những khách hàng có kết quả xếp hạng ở một mức độ nào đó. Tóm lại hạn chế rủi ro tín dụng là lý do cần xếp hạng doanh nghiệp vay vốn.
  • 19. 9 1.2.3. Vai trò của xếp hạng tín dụng 1.2.3.1. Đối với ngân hàng (1). Cơ sở để lựa chọn khách hàng cho vay. Lƣạ chọn khách hàng cho vay luôn là một quyết định quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi đƣa ra quyết định lựa chọn không phù hợp có thể dẫn đến rủi ro rất lớn do khách hàng không trả đƣợc nợ. Dựa vào cơ sở nào để ngân hàng quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Khi xem xét quyết định cho vay ngân hàng thƣờng căn cứ vào tài sản đảm bảo, phƣơng án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng trả nợ… Tuy nhi n khi đã có hệ thống xếp hạng tín dụng, ngân hàng sẽ đánh giá đƣợc mức độ tín nhiệm của từng khách hàng vay vốn, xác định đƣợc mức độ rủi ro khi cung cấp khoản vay, khả năng trả nợ vay …từ đó ngân hàng sẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay đảm bảo tính khách quan, khoa học. Căn cứ vào kết quả XHTD, ngân hàng có thể từ chối cho vay ngay với các khách hàng có điểm tín dụng thấp và dành nhiều thời gian và nhân lực để tiếp tục thẩm định các khách hàng vay đạt điểm tín dụng theo yêu cầu. Vì thế sử dụng XHTD sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm đƣợc thời gian, công sức và mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Mặt khác XHTD còn là căn cứ để ngân hàng đƣa ra các quyết định cấp tín dụng mới cho các khách hàng vay tốt hay có thể đƣa ra cảnh báo sớm đối với các khách hàng có hạng tín dụng thấp để ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời. (2). Xây dựng danh mục tín dụng. Dựa và kết quả XHTD ngân hàng sẽ đánh giá đƣợc mức độ rủi ro của từng khách hàng, từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng từ đó mà xây dựng danh mục tín dụng phù hợp.
  • 20. 10 (3). Xây dựng chính sách khách hàng. Mỗi nhóm khách hàng ngân hàng sẽ có những cách ứng sử khác nhau vừa nhằm thu hút khách hàng vừa đảm bảo quản lý rủi ro. Thông qua kết quả XHTD, ngân hàng sẽ phân chia khách hàng thành từng nhóm dựa trên mức độ rủi ro. Những khách hàng có điểm tín dụng cao, mức độ rủi ro thấp sẽ đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu đãi hơn so với những khách hàng có mức độ rủi ro cao hơn. Chính sách khách hàng bao gồm chính sách về cơ chế tín dụng, chính sách về lãi suất vay vốn, các loại phí… Chính sách khách hàng của ngân hàng sẽ đƣợc áp dụng cho từng nhóm khách hàng dựa trên kết quả xếp hạng. Chính sách khách hàng bao gồm:  Chính sách cấp tín dụng: Tùy thuộc vào thứ hạng xếp hạng của doanh nghiệp mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tín dụng khác nhau. Những khách hàng có điểm tín dụng cao sẽ đƣợc ngân hàng cung cấp không giới hạn các sản phẩm tín dụng nhƣ cho vay ngắn hạn theo hạn mức, cho vay trung và dài hạn…  Chính sách lãi suất: Căn cứ vào mức xếp hạng khách hàng, ngân hàng sẽ áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Những khách hàng có thứ hạng xếp hạng cao sẽ đƣợc những mức lãi suất ƣu đãi hơn so với những khách hàng có thứ hạng xếp hạng thấp.  Chính sách tài sản đảm bảo tiền vay: Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng , ngân hàng sẽ đƣa ra các chính sách đảm bảo tiền vay khác nhau nhƣ không cần tài sản đảm bảo, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, đảm bảo bằng tài sản của khách hàng vay hoặc của b n thứ ba.  Chính sách các loại phí: Những khách hàng có mức độ rủi ro thấp sẽ đƣợc ngân hàng áp dụng các loại phí thấp hơn so với các khách hàng có độ rủi ro cao hơn (4). Lựa chọ biện pháp xử lý rủi ro Kết quả xếp hạng doanh nghiệp đi vay không chỉ là một trong những căn cứ để ngân hàng quyết định cho vay mà còn giúp ngân hàng sớm phát hiện những khoản vay có khả năng xảy
  • 21. 11 ra rủi ro, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời nhằm hạn chế rủi ro nhƣ: tăng sự giám sát, điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, thanh lý khoản nợ vay có vấn đề, xác định mức dự phòng rủi ro tín dụng… Nhƣ vậy, xếp hạng oanh nghiệp vay vốn sẽ giúp ngân hàng quản lý tốt rủi ro tín dụng. (5). Phân loại nợ và quản lý nợ. Hiện nay phần lớn các ngân hàng thƣơng mại thực hiện việc phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro dựa trên các chỉ ti u định lƣợng nhƣ số ngày quá hạn và thời hạn cơ cấu nợ. Tuy nhi n theo điều 7 Quyết định 493 đối với các TCTD có khả năng và điều kiện thực hiện phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính, tức có chính sách dự phòng rủi ro căn cứ trên hệ thống XHTD nội bộ và đã đƣợc NHNN chấp thuận bằng văn bản, có thể thực hiện phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro dựa trên kết quả xếp hạng của hệ thống XHTD nội bộ. Hàng năm TCTD phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật. Mọi thay đổi , điều chỉnh chính sách dự phòng rủi ro của TCTD phải đƣợc NHNN chấp thuận bằng văn bản. 1.2.3.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước Đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, thông tin XHTD doanh nghiệp giúp cho các cơ quan qản lý Nhà nƣớc đánh giá, phân loại đƣợc các đối tƣợng doanh nghiệp thuộc quản lý của mình, có cơ sở thông tin để đánh giá và so sánh theo ngành kinh tế, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp. Trong quá trình cổ phần hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, thông tin XHTD doanh nghiệp là nguồn thông tin tốt giúp cho việc định giá doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa và tham gia thị trƣờng chứng khoán. 1.2.3.3. Đối với thị trường tài chính Ngày nay hầu hết những thị trƣờng chứng khoán của các nƣớc trên thế giới đều tồn tại các tổ chức xếp hạng dụng, đây là xu thế phù hợp với điều kiện kinh tế thế giới hiện nay, vì kết quả xếp hạng tín dụng là một nguồn cung cấp thông tin cho những nhà đầu tƣ, kết quả xếp
  • 22. 12 hạng tín dụng làm xóa tan đi khoảng tối thông tin giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay. Vai trò quan trọng của xếp hạng tín nhiệm trên thị trƣờng tài chính là : - Các nhà đầu tƣ sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm để thực hiện chiến lƣợc đầu tƣ sao cho rủi ro thấp nhất nhƣng kết quả đạt đƣợc nhƣ mong muốn; - Các tổ chức đi vay, cần huy động vốn sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm để tạo niềm tin với nhà đầu tƣ, từ đó thực hiện đƣợc chiến lƣợc huy động vốn với chi phí thấp, huy động lƣợng vốn nhƣ mong muốn; - Thông qua xếp hạng tín nhiệm, các tổ chức khác sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm để quảng bá hình ảnh của tổ chức mình, cung cấp thông tin cho các đối tác, tạo niềm tin của thị trƣờng. 1.2.3.4. Đối với doanh nghiệp được xếp hạng  Giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về bản thân: Khi các doanh nghiệp tham gia đánh giá tín dụng doanh nghiệp sẽ nhận đƣợc những thông tin đánh giá hết sức độc lập, khách quan về tình hình sản xuất kinh doanh của mình, tự mình hiểu đƣợc mình về năng lực tại chính, khả năng thanh toán, công nợ …. Mặt khác, doanh nghiệp còn nhận đƣợc những dịch vụ tƣ vấn tài chính, quản lý, thị trƣờng…  Đánh giá mức độ tín nhiệm của thị trƣờng đối với bản thân các doanh nghiệp: XHTD do một tổ chức độc lập thực hiện cho thấy sự đánh giá khách quan, minh bạch đối với doanh nghiệp, kết quả này có thể phản ánh mức độ tín nhiệm của thị trƣờng đối với doanh nghiệp, XHTD cao hay thấp cho thấy mức độ tín nhiệm của thị trƣờng cao hay thấp đối với doanh nghiệp.  Tạo niềm tin đối với nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay để tăng khả năng huy động vốn: Kết quả XHTD cho biết mức độ rủi ro khi cho doanh nghiệp vay hay đầu tƣ vào doanh nghiệp, kết quả XHTD càng cao cho thấy rủi ro thấp, nhà đầu tƣ sẽ y n tâm hơn khi đầu tƣ vào doanh nghiệp này và doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay với chi phí
  • 23. 13 thấp.  Giúp quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp: Kết quả xếp hạng doanh nghiệp hàng năm do cơ quan xếp hạng doanh nghiệp đƣa ra sẽ tôn vinh các doanh nghiệp có vị trí xếp hạng cao, đồng thời doanh nghiệp cũng phải có biện pháp khi bị tụt hạng. Điều này sẽ góp phần rất lớn trong việc quảng bá và phát triển thực lực của doanh nghiệp tr n thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc. 1.2.4. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng Nguyên tắc chủ yếu của XHTD bao gồm phân tích tín dụng tr n cơ sở ý thức và thiện chí trả nợ của ngƣời đi vay và từng khoản vay; đánh giá rủi ro dài hạn dựa trên ảnh hƣởng của chu kỳ kinh doanh và xu hƣớng khả năng trả nợ trong tƣơng lai; đánh giá rủi ro toàn diện và thống nhất dựa vào hệ thống ký hiệu xếp hạng. Trong phân tích XHTD cần thiết sử dụng phân tích định tính để bổ sung cho những phân tích định lƣợng. Các dữ liệu định lƣợng là những quan sát đƣợc đo lƣờng bằng số, các quan sát không thể đo lƣờng bằng số đƣợc xếp vào dữ liệu định tính. Các chỉ tiêu phân tích có thể thay đổi phù hợp với sự thay đổi của trình độ công nghệ và yêu cầu quản trị rủi ro. Việc thu thập số liệu để đƣa vào mô hình XHTD cần đƣợc thực hiện một cách khách quan, linh động. Sử dụng cùng lúc nhiều nguồn thông tin để có đƣợc cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của khách hàng vay. Xếp hạng tín dụng ra đời từ đầu thế kỷ 20 với mục ti u cơ bản là dự đoán khả năng vỡ nợ và dự đoán giá trị hợp đồng tại những thời điểm có khả năng vỡ nợ. Việc phân tích dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:  Nguy n tắc 1: Phân tích các yếu tố định tính và định lƣợng. Các chỉ ti u li n quan đến xếp hạng gồm: + Các dữ liệu định lƣợng: Là những quan sát đƣợc đo lƣờng bằng số, các dữ liệu đƣợc lấy tr n các BCTC. Ví dụ nhƣ những chỉ ti u lợi nhuận, chi phí trả lãi vay, vốn lƣu động…
  • 24. 14 + Các dữ liệu định tính: Đó là những quan sát không đo lƣờng đƣợc bằng số. Trong tập dữ liệu định tính mỗi quan sát sẽ và chỉ thuộc về một kiểu loại nào đó. Ví dụ nhƣ tình hình cạnh tranh, xu hƣớng thị trƣờng, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa dạng hoá hoạt động và các luật lệ, quy định…  Nguy n tắc 2: Việc phân tích đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp “tr n - xuống”, có nghĩa là phân tích từ các yếu tố vĩ mô ảnh hƣởng đến công ty đến các yếu tố của bản thân công ty theo trình tự sau: + Phân tích rủi ro mang tính vĩ mô về xu hƣớng của quốc gia, ngành nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế của quốc gia, sự ổn định về chính trị, chính sách tài chính, sự mở cửa thị trƣờng … + Phân tích rủi ro hoạt động kinh doanh nhƣ tình hình cạnh tranh, xu hƣớng thị trƣờng, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa dạng hoá hoạt động và các luật lệ quy định; + Phân tích rủi ro tài chính bao gồm hàng loạt chỉ ti u phụ thuộc vào từng ngành nghề, kết hợp so sánh giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh, xem xét độ linh hoạt tài chính cũng nhƣ chính sách tài chính; + Phân tích hƣớng phát triển của công ty nhƣ chất lƣợng ban quản lý và chiến lƣợc kinh doanh; + Phân tích tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.  Nguy n tắc 3: Xây dựng thang điểm các chỉ ti u đơn giản, dễ hiểu, dễ so sánh: Các chỉ ti u đƣợc cho điểm, sau đó tổng hợp lại và phản ánh qua ký hiệu xếp hạng. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng Trong quá trình xếp hạng tín dụng một số nhân có khả năng ảnh hƣởng đến kết quả xếp hạng nhƣ sau:
  • 25. 15 1.2.5.1. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp xếp hạng Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng có ảnh sâu sắc đến kết quả xếp hạng, nó phản ánh các đặc tính rủi ro của doanh nghiệp vay vốn mà ngân hàng muốn phản ánh. Trong xây dựng và lựa chọn hệ thống chỉ tiêu xếp hạng, các ngân hàng luôn đứng trƣớc việc cân nhắc giữa chi phí về thời gian, nguồn lực, nguồn số liệu với mức độ ảnh hƣởng của các chỉ ti u này đối với kết quả xếp hạng tín dụng. Một NHTM có thể chọn một hay kết hợp các phƣơng pháp xếp hạng phù hợp với hệ thống chỉ tiêu và tiêu chí XHTD.Việc áp dụng các phƣơng pháp xếp hạng khác nhau có thể dẫn tới các kết quả đánh giá, xếp hạng khác nhau. Bên cạnh đó XHTD còn phụ thuộc vào tiêu chuẩn đánh giá, nếu các tiêu chuẩn rõ ràng, có hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể thì kết quả XHTD càng chính xác có khả năng so sánh cao. 1.2.5.2. Trình độ hiện đại hóa công nghệ của ngân hàng Hệ thống chấm điểm XHTD rất phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao, vì vậy để đạt hiệu quả cao ngân hàng cần phải đầu tƣ cơ sở vật chất, hệ thống thông tin hiện đại nhằm thu thập, xử lý và lƣu trữ thông tin phục vụ cho việc đánh giá xếp hạng. Ngân hàng nên xây dựng phần mềm XHTD đƣợc thiết kế riêng phù hợp với dữ liệu thông tin nội bộ và có khả năng kết nối với phần mềm quản trị ngân hàng. Xử lý thông tin không chính xác sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng vì thế hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là yêu cầu hoàn toàn thiết yếu hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, các TCTD không chỉ đầu tƣ công nghệ theo chiều rộng mà còn phải phát triển chiều sâu. Công nghệ tài chính ngân hàng chính là hạ tầng để các ngân hàng đổi mới dịch vụ, gia tăng tiện ích và mở rộng phạm vi hoạt động, trong đó có công tác XHTD. 1.2.5.3. Năng lực và trình độ của người thực hiện XHTD Nhân tố con ngƣời luôn có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng công tác XHTD. Một hệ thống XHTD dù có tốt đến đâu cũng chỉ phản ánh những nội dung cơ bản cho phần lớn các trƣơng
  • 26. 16 hợp XHTD khách hàng vay vốn. Đó là công cụ giúp con ngƣời phân tích, sử dụng để đánh giá xếp hạng doanh nghiệp. C TD là ngƣời trực tiếp thu thập thông tin và thực hiện các bƣớc chấm điểm, xếp hạng khách hàng. Vì thế bản thân CBTD cần có ý thức về tầm quan trọng của công tác này đồng thời cũng đòi hỏi CBTD phải có đủ năng lực, trình độ cũng nhƣ tƣ cách đạo đức để có thể hoàn thành công việc tốt nhất. Về trình độ chuyên môn cần phải có hiểu biết về các chỉ ti u tài chính cũng nhƣ phi tài chính để đánh doanh nghiệp một cách chính xác các CBTD cần có khả năng đọc hiểu BCTC của doanh nghiệp và xem xét liệu có chỗ nào bất hợp lý và có vấn đề, có phƣơng pháp tiếp cận tìm hiểu và đánh giá các thông tin phi tài chính, có kinh nghiệm và sự nhạy bén trong phân tích đánh giá thông tin… Ngoài trình độ chuyên môn vững vàng đạo đức nghề nghiệp cũng là một vấn đề vô vùng quan trọng tác động trực tiếp đến kết quả XHTD. 1.2.5.4. Chất lượng thông tin đầu vào Thông tin trong XHTD là các thông tin về tài chính, thông tin phi tài chính li n quan đến khách hàng cần xếp hạng. Thông tin có đầy đủ và độ tin cậy cao thì kết quả XHTD mới phản ánh chân thực, chính xác đối tƣợng xếp hạng ngƣợc lại sẽ cho kết quả xếp hạng sai lệch hoàn toàn. Chất lƣợng thông tin phụ thuộc vào nguồn thu thập thông tin và số lƣợng thông tin thu thập đƣợc. Thông tin từ chính khách hàng cung cấp thƣờng có độ tin cậy thấp vì do khách hàng muốn vay đƣợc vốn sẽ có khuynh hƣớng cung cấp những thông tin tốt và che dấu những điểm yếu của mình. Thông tin thu thập từ điều tra trực tiếp sẽ cho độ tin cậy cao hơn nhƣng còn phụ thuộc vào năng lực và đạo đức của CBTD. Số lƣợng thông tin thu thập đƣợc càng nhiều thì việc đánh giá càng có độ tin cậy cao hơn và ngƣợc lại.
  • 27. 17 1.2.5.5. Những vấn đề về thủ tục, cơ chế, chính sách nhà nước Mọi hoạt động của ngân hàng và các TCTD nói chung không nằm ngoài khuôn khổ các quy định, cơ chế cũng nhƣ chính sách của NHNN và Chính Phủ. NHNN đếu thƣờng xuyên ban hành các quy định, quy chế nhẳm quản trị rủi ro tín dụng, duy trì thanh khoản và phòng ngừa những tổn thất không đáng có cho các TCTD. Để áp dụng hệ thống XHTD rộng rãi và đồng bộ trên toàn hệ thống các TCTD cần phải xây dựng hệ thống XHTD gồm quy trình các bƣớc thực hiện, hệ thống chỉ tiêu và cách cho điểm các chỉ tiêu phải phù hợp với thực tiễn và các quy định do nhà nƣớc ban hành. 1.2.6. Các phương pháp xếp hạng tín dụng Để thực hiện xếp hạng tín dụng, các tổ chức xếp hạng thƣờng sử dụng 2 phƣơng pháp xếp hạng phổ biến là mô hình toán học và phƣơng pháp chuy n gia, ngoài ra Ủy ban Basel cũng đƣa ra một phƣơng pháp xếp hạng là Phƣơng pháp ƣớc tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ. Mỗi tổ chức xếp hạng có thể phát triển các phƣơng pháp ri ng nhƣng về cơ bản vẫn dựa tr n phân tích định lƣợng và định tính để đƣa ra các hệ thống chỉ số xếp hạng tín dụng đặc trƣng của mình. 1.2.6.1. Mô hình toán học xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Phƣơng pháp này chủ yếu tập trung vào các dữ liệu định lƣợng và kết hợp chặt chẽ chúng trong một mô hình toán học đã đƣợc các chuyên gia nghiên cứu và kiểm chứng. Thông qua mô hình, các tổ chức xếp hạng có thể đánh giá chất lƣợng tài sản, khả năng sinh lợi, khả năng trả nợ dựa trên chủ yếu là các CTC đã đƣợc công bố kèm theo những điều chỉnh thích hợp. Mô hình toán học phổ biến đƣợc sử dụng: mô hình điểm số của Edward I. Altman (Chỉ số Z, chỉ số Zeta)
  • 28. 18 1.2.6.2. Phương pháp chuyên gia Là phƣơng pháp xếp hạng dựa trên sự kết hợp giữa phân tích các nhân tố mềm-các thông tin định tính và các nhân tố cứng-các tỷ số tài chính để đánh giá khả năng thanh toán nợ của đối tƣợng cần xếp hạng. Các nhà phân tích sẽ tìm kiếm các thông tin qua các BCTC của doanh nghiệp, thông tin từ thị trƣờng, thông tin từ phỏng vấn hay thảo luận với lãnh đạo của doanh nghiệp… để đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, chiến lƣợc và chính sách quản trị rủi ro của doanh nghiệp… từ đó đƣa ra mức xếp hạng. Các tổ chức lớn trên thế giới nhƣ Fitch, Standard & Poor’s, Moody’s sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp chuy n gia vì phƣơng pháp này đánh giá toàn diện về nền kinh tế, quốc gia và doanh nghiệp. Tuy nhi n, phƣơng pháp này có hạn chế là mang tính chủ quan. Vì vậy, các tổ chức này đều cố gắng lƣợng hóa tố đa các biến định tính có thể trong quá trình phân tích, đồng thời cũng kết hợp sử dụng các mô hình toán học để dự báo hạng mức tín dụng và rủi ro vỡ nợ…  Ƣu điểm  Có sự đánh giá kết hợp giữa các yếu tố định tính và định lƣợng.  Phƣơng pháp đánh giá đơn giản, dễ áp dụng  Nhƣợc điểm  Không thể loại bỏ hoàn toàn khía cạnh chủ quan trong kết quả đánh giá: đối với các chỉ ti u tài chính mỗi ngân hàng tự xây dựng các chỉ ti u đánh giá khác nhau, trong quá trình đánh giá tùy vào năng lực và quan điểm của mỗi C TD mà kết quả đánh giá có thể có sự sai biệt.
  • 29. 19 1.2.6.3. Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ IRB Mô hình đánh giá khả năng tổn thất tín dụng của khách hàng vay dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ đƣợc đề nghị áp dụng tại Hiệp định về tiêu chuẩn vốn quốc tế của Ủy ban Basel, gọi tắt là Basel II. Hiệp định này đƣợc xây dựng vào tháng 6 năm 2004, theo đó các ngân hàng có thể sử dụng mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để đánh giá rủi ro tín dụng đối với các khách hàng vay vốn. Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất ƣớc tính về tín dụng đƣợc tính toán theo công thức: EL = PD × EAD × LGD Tổn thất tín dụng phụ thuộc vào 3 biến số: xác suất khách hàng không trả đƣợc nợ PD (Probability of Default), tổng dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả đƣợc nợ EAD (Exposure at Default) và tỷ trọng tổn thất ƣớc tính LGD (Loss Given Default). (1). PD - xác suất không trả được nợ: Cơ sở để xác định PD là dữ liệu về các khoản nợ trong quá khứ trong vòng 5 năm trƣớc đó của khách hàng, bao gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi đƣợc. Dữ liệu đƣợc phân thành 3 nhóm chính:  Dữ liệu tài chính li n quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng nhƣ đánh giá của các tổ chức xếp hạng.  Dữ liệu phi tài chính (định tính) li n quan đến trình độ quản lý, khả năng nghi n cứu, phát triển sản phẩm mới và các dữ liệu về khả năng tăng trƣởng của ngành…  Dữ liệu mang tính cảnh báo li n quan đến các hiện tƣợng báo hiệu khả năng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng nhƣ số dƣ tiền gửi, hạn mức thấu chi.
  • 30. 20 Các dữ liệu này sẽ đƣợc đƣa vào một mô hình định sẵn để tính xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình probit, mô hình tuyến tính…và thƣờng đƣợc các tổ chức tƣ vấn chuyên nghiệp xây dựng. (2). EAD - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ: Việc xác định EAD đối với các khoản vay theo hạn mức tín dụng hoặc tín dụng tuần hoàn phức tạp hơn so với các khoản vay có kỳ hạn. Theo thống kê của Ủy ban Basel, các khách hàng sẽ có xu hƣớng rút vốn vay xấp xỉ bằng hạn mức đƣợc cấp tại thời điểm khách hàng không trả đƣợc nợ. Do đó xác định EAD đƣợc tính theo công thức sau: EAD = dƣ nợ bình quân + LEQ×HMTD chƣa sử dụng bình quân LEQ×HMTD chƣa sử dụng bình quân chính là phần dƣ nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả đƣợc nợ ngoài mức dƣ nợ bình quân, trong đó LEQ là tỷ trọng phần vốn chƣa sử dụng có nhiều khả năng sẽ đƣợc khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả đƣợc nợ. LEQ có vai trò quan trọng trong việc xác định chính xác dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm không trả đƣợc nợ và đƣợc xác định dựa trên dữ liệu quá khứ. Tuy nhiên trên thực tế việc xác định LEQ thƣờng gặp khó khăn.Ví dụ đối với những khách hàng có uy tín, trả nợ đầy đủ thƣờng hiếm khi rơi vào tình trạng không trả đƣợc nợ do đó, không thể tính chính xác đƣợc LEQ của một khách hàng tốt. Ngoài ra, một số vấn đề dẫn đến sự phức tạp của LEQ có thể còn gồm: loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng tiếp cận thị trƣờng tài chính của khách hàng, quy mô hạn mức tín dụng, tỷ lệ dƣ nợ đang sử dụng so với hạn mức,… (3). LGD – tỷ trọng tổn thất ước tính: Tỷ trọng tổn thất ƣớc tính là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dƣ nợ tại thời điểm khách hàng không trả đƣợc nợ. Phần vốn bị tổn thất này không chỉ bao gồm khoản vay mà gồm cả các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả đƣợc nợ: lãi suất đến hạn nhƣng không đƣợc thanh toán, các chi phí hành chính có thể phát sinh nhƣ chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.
  • 31. 21 LGD = (EAD – số tiền có thể thu hồi)/EAD Theo công thức trên, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu đƣợc từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. Theo thống kê của Ủy ban Basel, tỷ lệ thu hồi vốn thƣờng có giá trị hoặc rất cao từ 70% đến 80% hoặc rất thấp từ 20% đến 30%. Do đó chúng ta không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân. Theo nghiên cứu của ủy ban Basel, hai yếu tố ảnh hƣởng quyết định đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả đƣợc nợ là tài sản đảm bảo của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng. Trong đó cơ cấu tài sản của khách hàng đƣợc hiểu là thứ tự ƣu ti n trả nợ khác nhau của các khoản phải trả trong trƣờng hợp doanh nghiệp phá sản. Nhƣ vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD, ngân hàng sẽ xác định đƣợc EL - tổn thất ƣớc tính của các khoản cho vay.  Ƣu điểm  Giúp ngân hàng tăng cƣờng khả năng quản trị nhân sự, cụ thể là đội ngũ C TD dựa tr n tr n việc xác định tổn thất ƣớc tính cho từng danh mục cho vay của từng C TD.  Việc xác định đƣợc tổn thất ƣớc tính sẽ giúp việc trích lập dự phòng tín dụng trở n n đơn giản, hiệu quả và chính xác hơn rất nhiều  Việc xác định chính xác tổn thất sẽ giúp ngân hàng xác định đƣợc chính xác giá trị khoản vay điều này sẽ phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện mua bán nợ hay chứng khoán hóa các khoản vay của các NHTM sau này.  Nhƣợc điểm  Việc tính toán các chỉ ti u PD, LGD hay EAD đều rất phức tạp đòi hỏi ngân hàng phải cơ một sơ sở dữ liệu đầy đủ, đƣợc lƣu trữ khoa học và một chƣơng trình xử lý dữ liệu hiện đại.  Cần phải có nguồn lực khổng lồ về tài chính cũng nhƣ vấn đề con ngƣời.  Cần thời gian dài để triển khai thự hiện và phải có lộ trình thực hiện một cách khoa học.
  • 32. 22 1.3. Một số kinh nghiệm xếp hạng tín dụng tại NHTM trong và ngoài nƣớc 1.3.1. Kinh nghiệm xếp hạng tại một số ngân hàng trên thế giới 1.3.1.1. Kinh nghiệm xếp hạng của ngân hàng Mỹ Tại các ngân hàng lớn ở Mỹ, việc thực hiện XHTD thông qua phƣơng pháp dựa tr n cơ sở dữ liệu xếp hạng nội bộ (IRB-The Internal Ratings ased Approach). Thông qua phƣơng pháp này, ngân hàng thực hiện xác định tỷ lệ xác suất vỡ nợ - PD. Để ƣớc tính đƣợc tỷ lệ này, các ngân hàng thƣờng dựa vào các số liệu quá khứ của doanh nghiêp bao gồm các khoản nợ đã trả, các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ không thu hồi đƣợc. Những dữ liệu đƣợc ngân hàng phân tích chia làm 3 nhóm:  Nhóm dữ liệu tài chính li n quan đến hệ số tài chính của doanh nghiệp đồng thời các dữ liệu này cũng đƣợc so sánh với các đánh giá của tổ chức xếp hạng.  Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính li n quan đến đặc điểm ngành, vị thế cạnh tranh, quy mô doanh nghiệp, năng lực quản trị của đội ngũ quản lý, rủi ro vốn chủ sở hữu, các yếu tố về tổ chức của doanh nghiệp.  Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo li n quan đến hiện tƣợng bao hiệu khả năng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng. Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhâp vào một mô hình định sẵn từ đó tính đƣợc xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp. Bên cạnh XHTD đối với DN, các ngân hàng Mỹ còn ƣớc tính rủi ro đối với từng khoản vay của doanh nghiệp đó. XHTD doanh nghiệp dựa trên khả năng trả nợ của doanh nghiệp còn xếp hạng khoản vay lại dựa trên tập trung chủ yếu vào các rủi ro thể hiện ở mỗi giao dịch.
  • 33. 23 1.3.1.2. Kinh nghiệm xếp hạng của ngân hàng Đức. Các Ngân hàng Đức sử dụng hệ thống suy luận logic kiểu xoắn ốc trong XHTD các doanh nghiệp. Theo phƣơng pháp này, các chỉ ti u định lƣợng phản ánh rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của doanh nghiệp sẽ đƣợc gán cho nhiều khả năng khác nhau tùy vào nhận định của các chuyên gia về mức độ của các chỉ tiêu này. Chẳng hạn tốc độ tăng trƣởng doanh thu của doanh nghiệp có thể gắn liền với hai khả năng rủi ro của doanh nghiệp đang giảm xuống hoặc rủi ro đang tăng l n. Do đó chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng doanh thu sẽ đƣợc gắn cho 2 khả năng tốt hoặc xấu. Các khả năng khác nhau của các chỉ ti u định lƣợng sau đó sẽ đƣợc phân tích, kết hợp với nhau theo mô hình cấu trúc if/then. Mục tiêu của việc phân tích này là nhằm chọn ra đƣợc những chỉ ti u định lƣợng phản ánh rõ nhất đến rủi ro tổng thể của doanh nghiệp. Các chỉ ti u định lƣợng đƣợc chọn ra sẽ đƣợc ngân hàng điều chỉnh giá trị bằng phƣơng pháp thích hợp với các chỉ ti u định tính về rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính để phân tích và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. 1.3.1.3. Kinh nghiệm xếp hạng của ngân hàng Macao Xếp hạng tín dụng tại NHTM Macao chủ yếu là phân tích ba biến số khác nhau đó là biến số định lƣợng, định tính và yếu tố pháp lý.  Phân tích định lƣợng tập trung vào phân tích tài chính và chủ yếu dựa vào phân tích BCTC của doanh nghiệp. ốn nhân tố định lƣợng thƣờng đƣợc đánh giá trong mô hình xếp hạng bao gồm thu nhập thuần, tổng thu nhập hoạt động, tổng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Những nhân tố này cho phép ngân hàng tính toán đƣợc các tỷ lệ về lợi nhuận tr n tài sản (ROA), lợi nhuận tr n vốn chủ sở hữu (ROE) và sử dụng tài sản. Khi tính toán, các tỷ lệ này đƣợc so sánh với các chỉ ti u ngành. Ngoài những thông tin thể hiện trong CTC, hệ thống xếp hạng cũng bao gồm những thông tin về chất lƣợng TS Đ và bảo lãnh của b n thứ ba. Đối với các khoản cho vay có yếu tố nƣớc ngoài hoặc cho vay đối với tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu, rủi ro quốc gia cũng là một nhân tố đƣợc tính đến khi khi xem xét xếp hạng.  Phân tích định tính chủ yếu là phân tích chất lƣợng quản lý của doanh nghiệp, xem xét
  • 34. 24 tƣờng tận tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành cũng nhƣ sự phát triển mong đợi của doanh nghiệp trong ngành.  Phân tích yếu tố pháp lý chủ yếu xem xét doanh nghiệp có đầy đủ năng lực, khả năng ký kết các hợp đồng kinh tế. 1.3.2. Kinh nghiệm xếp hạng một số ngân hàng uy tín trong nước 1.3.2.1. Xếp hạng tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng CIC Trung tâm thông tin tín dụng CIC là tổ chức xếp hạng thuộc NHNN bên cạnh cung cấp báo cáo thông tin về tình hình dƣ nợ, chất lƣợng tín dụng còn thực hiện xếp hạng doanh nghiệp (loại trừ các TCTD) theo các hƣớng dẫn của NHNN. Có thể nói CIC thuần túy chỉ xếp hạng các khách hàng của TCTD, do vậy kết quả xếp hạng này chủ yếu đƣợc CIC cung cấp cho các TCTD phục vụ cho việc cấp tín dụng cua các tổ chức này. CIC thực hiện xếp hạng dựa trên các chỉ tiêu tài chính theo các BCTC của doanh nghiệp (do các TCTD cung cấp) và chỉ ti u phi tài chính nhƣ quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp… để đánh giá, xếp hạng. Do những hạn chế về nguồn cung cấp thông tin, CIC hiện đang sử dụng các chỉ ti u tài chính để chấm điểm theo hƣớng dẫn tại quyết định 57/2002/QĐ-NHNN ngày 21/01/2002 và các chỉ ti u phi tài chính chƣa đƣợc coi trọng chỉ bao gồm một số chỉ ti u đƣợc lƣợng hóa (thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp, trình đọ ngƣời đứng dầu daonh nghiệp để tính điểm trong tổng điểm chung) do vậy dẫn đến độ tin cậy, độ chính xác chƣa cao. 1.3.2.2. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng Ngoại thương (VCB) Hệ thống XHTD doanh nghiệp đang áp dụng hiện nay của VC đƣợc chính chức đƣa vào hoạt động từ năm 2010, đƣợc xây dựng dựa tr n cơ sở thông lệ quốc tế Basel II, chuẩn mực quốc tế IAS 39 và điều 7 Quyết định 493 ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nƣớc. Mục tiêu xây dựng hệ thống mới nhằm đánh giá, lƣợng hóa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, làm cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng theo danh mục sản phẩm, xây dựng kế
  • 35. 25 hoạch dự phòng, cung cấp thông tin…VC đã đƣợc NHNN có công văn số 3937/NHNN- TTGSNH chấp thuận cho phép áp dụng phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493 ngày 22/04/2005. Bộ chỉ tiêu tài chính chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có BCTC tài chính; bộ chỉ tiêu phi tài chính bao gồm 2 bộ chỉ tiêu :  ộ chỉ ti u cho doanh nghiệp thông thƣờng, tiềm năng, si u nhỏ  ộ chỉ ti u cho doanh nghiệp mới thành lập Bảng 1.1. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo hệ thống XHDN 2010 của VCB DN có BCTC (DN thông thƣờng,tiềm năng,siêu nhỏ) DN không có BCTC (DN mới thành lập) Chỉ tiêu tài chính Nhóm chỉ tiêu thanh khoản - Khả năng thanh toán hiện hành - Khả năng thanh toán nhanh - Khả năng thanh toán tức thời (ko áp dụng DN siêu nhỏ) Không áp dụng Nhóm chỉ tiêu hoạt động - Vòng quay vốn lƣu động - Vòng quay hàng tồn kho - Vòng quay các khoản phải thu - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (ko áp dụng DN siêu nhỏ) Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ - Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản - Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu (ko áp dụng DN siêu nhỏ) Nhóm chỉ tiêu thu nhập - Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần(ko áp dụng DN siêu nhỏ) - Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần Chỉ tiêu Loại DN
  • 36. 26 - Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu - Lợi nhuận sau thuế/Tổng TS bình quân - Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay/lãi vay phải trả (ko áp dụng DN siêu nhỏ) Chỉ tiêu phi tài chính Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng (4 chỉ tiêu) Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ (13 chỉ tiêu) Trình độ Quản lý và điều hành DN (6 chỉ tiêu) Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ với ngân hàng (16 chỉ tiêu) Quan hệ với Ngân hàng (14 chỉ tiêu) Nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hƣởng tới ngành (6 chỉ tiêu) Đánh giá tình hình kinh doanh (13 chỉ tiêu) Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của DN (19 chỉ tiêu) Đánh giá ngành và các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động của DN (2 chỉ tiêu) Tỷ trọng đối với các chỉ ti u tài chính và phi tài chính đƣợc phân 2 chỉ tiêu : theo loại doanh nghiệp và theo phân loại BCTC với tỷ trọng đƣợc trình bày nhƣ trong bảng 1.2 bên dƣới: Bảng 1.2. Tỷ trọng chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo hệ thống XHDN 2010 của VCB DN thông thƣờng, tiềm năng DN siêu nhỏ BCTC chƣa kiểm toán BCTC đã kiểm toán CTC chƣa kiểm toán BCTC đã kiểm toán Chỉ tiêu TC 30% 35% 25% 30% Chỉ tiêu phi TC 65% 65% 70% 70% Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngọai thương Việt Nam Loại DN Chỉ tiêu
  • 37. 27 Từ kết quả chấm điểm hệ thống XHTD phân các doanh nghiệp bao gồm thành 16 hạng doanh nghiệp từ AAA, đến D. 1.3.2.3. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ACB xây dựng hệ thống XHTD với sự tƣ vấn của Công ty kiểm toán quốc tế Earn & Young gồm 3 bộ XHTD cho 3 đối đối tƣợng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân. Trong đó hệ thống XHTD giành cho doanh nghiệp là quan trọng nhất, hệ thống này đƣợc chia làm 2 hệ thống chấm điểm với các chỉ tiêu áp dụng khác nhau:  Phân hệ xét duyệt (Scoring xét duyệt): đƣợc sử dụng khi ra quyết định cấp tín dụng.  Phân hệ phân loại nợ (scoring phân loại nợ): dùng để phân loại nợ và đƣợc C TD thực hiện xếp hạng định kỳ hàng quý phù hợp với kỳ phân loại nợ. Hệ thống XHTD của ACB sử sụng BCTC tròn năm. Việc đánh giá các yếu tố tài chính của doanh nghiệp đƣợc xếp hạng dựa tr n phan tích đinh lƣợng thông qua việc phân tích CTC trong năm gần nhất. Các nhóm chỉ ti u tài chính đƣợc xem xét bao gồm 4 nhóm:  Nhóm chỉ ti u thanh khoản  Nhóm chỉ ti u hoạt động  Nhóm chỉ ti u cân nợ  Nhóm chỉ ti u thu nhập Các yếu tố phi tài chính đƣợc đánh giá kết hợp bằng phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng. Số điểm cho mỗi chỉ ti u đƣợc đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ ti u đƣợc thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô doanh doanh nghiệp của khách hàng. Các nhóm chỉ ti u phi tài chính đƣợc xem xét gồm 5 nhóm và đánh giá theo quy mô doanh nghiệp nhƣ sau:  Nhóm chỉ ti u phi tài chính đối với doanh nghiệp lớn, trung bình và nhỏ
  • 38. 28 + Nhóm chỉ ti u đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp: đánh giá khả năng trả nợ, phƣơng án kinh doanh + Nhóm chỉ ti u trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ của doanh nghiệp: đánh giá tính hiệu quả, ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Nhóm chỉ ti u quan hệ với ngân hàng: đánh giá tình hình giao dịch, uy tín trong quan hệ với các TCTD (ba gồm AC và các TCTD khác) + Nhóm chỉ ti u đánh giá ngành: đánh giá tính ổn định của môi trƣờng kinh doanh. + Nhóm chỉ ti u các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp: đánh gias tính ổn định của thị trƣờng đầu vào, đầu ra, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.  Nhóm chỉ ti u phi tài chính đối với doanh nghiệp rất nhỏ + Nhóm chỉ ti u khả năng quản trị, điều hành của chủ doanh nghiệp: đánh giá trình độ, kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghệp. + Nhóm chỉ ti u quan hệ với ngân hàng: đánh giá tình hình giao dịch, uy tín trong quan hệ với các TCTD (ba gồm AC và các TCTD khác) + Nhóm chỉ ti u đánh giá ngành: đánh giá tính ổn định của môi trƣờng kinh doanh. + Nhóm chỉ ti u trả nợ dựa tr n dòng tiền thực tế của doanh nghiệp: đánh giá khả năng trả nợ, phƣơng án kinh doanh. + Nhóm chỉ ti u các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp: đánh giá tính ổn định của thị trƣờng đầu vào, đầu ra, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Dựa vào kết quả chấm điểm ACB phân các khách hàng theo 10 mức xếp hạng từ AAA đến D, tƣơng ứng với mỗi mức xếp hạng khách hàng cũng đƣợc phân loại nợ theo các nhóm nợ nhƣ bảng 1.3 sau:
  • 39. 29 Bảng 1.3. Điểm và mức xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ACB Đơn vị tính: điểm STT Điểm theo scoring PLN Điểm theo scoring xét duyệt Mức xếp hạng Phân loại nợ 1 Từ 95 - 100 Từ 99 - 100 AAA Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 2 Từ 85 - < 95 Từ 95 - < 99 AA 3 Từ 72 - < 85 Từ 85 - < 95 A 4 Từ 70 - < 72 Từ 72 - < 85 BBB Nhóm 2: Nợ cần chú ý 5 Từ 65 - < 70 Từ 68 - < 72 BB 6 Từ 59 - < 65 Từ 62 - < 68 B 7 Từ 56 - < 59 Từ 59 - < 62 CCC Nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn 8 Từ 53 - < 56 Từ 56 - < 59 CC 9 Từ 45 - < 53 Từ 48 - < 56 C Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 10 Từ 20 - < 45 Từ 23 - < 48 D Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Nguồn: Sổ tay tín dụng ACB năm 2010 1.4. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp  Xây dựng đầy đủ các chỉ tiêu phân tích theo thông lệ quốc tế: Kinh nghiệm xếp hạng của các ngân hàng tr n thế giới cho thấy một hệ thống xếp hạng đầy đủ phải bao gồm các chỉ ti u định tính và định lƣợng. Nhìn chung những chỉ ti u này nhằm đánh giá môi trƣờng kinh doanh của ngành, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng quản lý và nhiều yếu tố khác…
  • 40. 30  Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành: Trong phân tích xếp hạng, các chỉ ti u tài chính sau khi đƣợc tính toán đều đƣợc so sánh với chỉ ti u ngành. Đây là chỉ ti u rất quan trọng cho phép đanh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay yếu kém hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Tuy nhi n hiện nay vẫn chƣa có những nghi n cứu thống k đây đủ và có độ tin cậy cao về các chỉ số tài chình trung bình ngành để có thể làm ti u chuẩn trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi các NHTM cần có các chuy n gia giỏi, am hiểu về tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế để có thể xây dựng một bộ chỉ ti u ngành có độ tin cậy cao phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp trong từng lĩnh vực hoạt động cho ngân hàng mình.  Các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập cần có nhiều sản phẩm xếp hạng cung cấp cho các NHTM tham khảo: Các NHTM nƣớc ngoài đều tham khảo kết quả XHTD của các tổ chức xếp hạng nổi tiếng nhƣ Moody's, S&P, Fitch Rating’s… trƣớc khi đƣa ra các kết quả xếp hạng doanh nghiệp. Do đó, các tổ chức xếp hạng trong nƣớc cần thực hiện xếp hạng nhiều loại hình tổ chức hơn nữa chứ không chỉ xếp hạng ri ng đối với các công ty cổ phần nhằm phục vụ cho thị trƣờng chứng khoán nhƣ hiện nay. Việc tham khảo kết quả xếp hạng này sẽ giúp các ngân hàng có những đánh giá chính xác và đáng tin cậy hơn, hạn chế đƣợc những tổn thất xảy ra.  Cải tiến công nghệ thông tin: Cải tiến công nghệ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng phục vụ cho công tác XHTD để đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM. Đây cũng là đòi hỏi để tạo sức mạnh tổng hợp cho hệ thống NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.  Tách bạch giữa khâu trình duyệt tín dụng và thực hiện xếp hạng: XHTD là một trong những công cụ quan trọng để quản trị rủi ro, một trong những mục đích của XHTD là ra quyết định cho vay vì thế cần có sự phân quyền tách bạch giữa cán bộ trực tiếp xếp hạng hay xét duyệt kết quả xếp hạng với cán bộ làm công tác trình duyệt hồ sơ cấp tín dụng, giúp hạn chế tính chủ quan khi xếp hạng.
  • 41. 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chƣơng 1 luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận chung về rủi ro tín dụng cũng nhƣ xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp. Ngoài ra luận văn cũng đã đƣa ra đƣợc một số mô hình xếp hạng tín dụng của một số NHTM uy tín trong và ngoài nƣớc, và rút ra các một số bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam khi xây dựng hệ thống XHTD nội bộ. Đây cũng là là cơ sở để tiến hành phân tích, so sánh nhằm hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng đang áp dụng tại BAOVIET Bank.
  • 42. 32 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của BAOVIET Bank 2.1.1. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh Bảng 2.1. Danh mục các tiêu chí tài chính trong XHTD tại BAOVIET BANK Đơn vị tính: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản 7.720 13.721 13.225 13.283 Huy động từ TCKT và dân cƣ 3.514 7.291 7.030 6.265 Cho vay các TCKT và dân cƣ 2.256 5.615 6.713 6.748 Thu nhập lãi thuần 164 288 367 397 Lợi nhuận trƣớc thuế 76,5 176,7 154,1 121,5 Lợi nhuận sau thuế 63,1 132,5 115,6 91,1 Số lƣợng chi nhánh/PGD 11 26 30 30 Nguồn: Báo cáo thường niên của BAOVIET Bank từ 2009 đến 2012 Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có một thời gian dài phát triển, đến 2009 cả nƣớc đã có hơn 40 ngân hàng Việt Nam, gần 50 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh và tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ra đời trong hoàn cảnh đó, AOVIET ank đã xác định chiến lƣợc hoạt động với việc tập trung tạo dựng một nền tảng vững chắc ngay từ đầu để nhanh chóng tăng qui mô hoạt động, mở rộng thị phần để sớm có đƣợc vị thế vững vàng trong hệ thống ngân hàng Việt nam. Chỉ tiêu tài chính Năm
  • 43. 33 Năm 2009 là năm đầu thâm nhập thị trƣờng, Khách hàng của AOVIET ank chủ yếu là những khách hàng truyền thống của Tập đoàn ảo Việt và các cổ đông sáng lập. Với tổng tài sản 7.270 tỷ đồng, dƣ nợ đạt 2.256 tỷ đồng, lợi nhuận trƣớc thuế 76,5 tr đồng, BAOVIET ank đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã đặt ra và dần khẳng định đƣợc vị thế nhất định trên thị trƣờng ngân hàng Việt Nam. ƣớc vào năm thứ hai hoạt động, năm 2010, tình hình kinh doanh của AOVIET ank có nhiều bƣớc tiến vƣợt bậc, tạo đƣợc sự tăng trƣởng ấn tƣợng so với năm 2009 và hoàn thiện vƣợt mức các chỉ ti u cơ bản: Tổng tài sản đạt 13.717 tỷ đồng, tăng trƣởng 88%. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cƣ đạt 7.291 tỷ đồng, tăng trƣởng 107%. Tổng dƣ nợ tín dụng đạt 5.615 tỷ đồng, tăng gần 150%. Thu nhập lãi thuần đạt 288.071 tỷ đồng, tăng 76%. Lợi nhuận trƣớc thuế đạt 176,7 tỷ đồng, tăng 131%. Lợi nhuận sau thuế đạt 132,5 tỷ đồng tăng 110% so với năm 2009. Trong năm 2010, AOVIET ank đã thành lập và đƣa vào hoạt động th m 15 điểm giao dịch, bao gồm 5 Chi nhánh và 10 PGD, nâng tổng số điểm giao dịch của BAOVIET Bank lên con số 26 điểm trên cả nƣớc. Các chỉ tiêu ấn tƣợng này là kết quả cho sự nỗ lực của ban điều hành cùng toàn thể nhân vi n AOVIET ank, vƣợt qua những khó khăn chung của nền kinh tế, AOVIET ank li n tục kiện toàn bộ máy tổ chức, đầu tƣ công nghệ, phát triển mạng lƣới, đa dạng hóa sản phẩm – dịch vụ, nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng để đạt kết quả kinh doanh tốt đẹp, bƣớc đầu hoàn thành mục ti u đến năm 2015 trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô năm 2011 gặp nhiều khó khăn, ngay từ đầu năm 2011, thực hiện tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng nhằm điều hành và kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng năm 2011 dƣới 20%. Hòa chung tình hình kinh tế cả nƣớc, tốc độ tăng trƣởng của BAOVIET Bank cũng bắt đầu chững lại và có khuynh hƣớng giảm. Tổng tài sản giảm và huy động vốn giảm
  • 44. 34 khoảng 3,5%, tín dụng tuy có tăng trƣởng 19,5% nhƣng lợi nhuận lợi nhuận trƣớc thuế lại giảm 8% kéo theo lợi nhuận sau thuế giảm 12,7%. Sang năm 2012 các chỉ tiêu tài chính của BAOVIET Bank vẫn tiếp tục giảm mạnh, tổng huy động giảm khoảng 10%, tổng dƣ nợ tăng không đáng kể, thu nhập lãi thuần tăng khoảng 8% trong khi lợi nhuận giảm mạnh 21%, nguyên nhân chủ yếu do trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Mặc dù tình hình tài chính không mấy khả quan nhƣng cuối năm 2012 ngân hàng cũng đã hoàn thành mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, đây là một động lực để BAOVIET Bank tiếp tục phấn đấu để hoàn thành đƣợc các mục ti u đã đề ra. 2.1.2. Tình hình hoạt động tín dụng Đợn vị tính: triệu đồng Hình 2.1. Tăng trƣởng tín dụng của BAOVIET Bank từ 2009 đến 2012 Biều đồ trên cho thấy dƣ nợ tín dụng của BAOVIET Bank từ 2009 đến 2012 liên tục tăng qua các năm tuy nhi n tốc độ tăng ngày càng giảm. Năm đầu tiên , tổng dƣ nợ cho vay đối với tổ chức kinh tế & cá nhân của AOVIET ank đạt 2.256 tỷ VND, đến 31/12/2010 đạt 5.615 tỷ VND, tăng 149%. Để bảo đảm chất lƣợng tín dụng, trong hai năm đầu hoạt động, AOVIET ank đã chú trọng xây dựng hệ thống quy trình tín dụng và ban hành các quy
  • 45. 35 định về thẩm định tín dụng, phê duyệt tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, đặc biệt là xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng. Bảng 2.2. Dƣ nợ tín dụng tại BAOVIET Bank từ 2009 đến 2012 Đơn vị tính : tỷ đồng Việt Nam 2009 2010 2011 2012 Tổng dƣ nợ 2.256 5.615 6.713 6.748 Tốc độ tăng dƣ nợ 148,89% 19,55% 0,52% Nợ xấu (nợ nhóm 3-5) 0 0,5 306,6 284,7 Tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ 0% 0,01% 4,56% 3,77% Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành 2,46% 2,5% 3,39% 4,08% Trích lập dự phòng 5,4 33,4 79,6 137,2 (Nguồn BCTC BAOVIET Bank & Báo cáo của NHNN) Năm 2009, năm đầu tiên thành lập, dƣ nợ taị BAOVIET ank đạt 2.256 tỷ đồng trong đó tỷ lệ nợ quá hạn tại không đáng kể chiểm 0,03% tổng dƣ nợ và không có nợ xấu; tổng số tiền dự phòng chung đƣợc trích lập là 5,4 tỷ VND (trích lập theo Quyết định 493 và Quyết định 18). Đây là một kết quả khá khả quan đánh dấu bƣớc đi đầu tiên của BAOVIET Bank vào thị trƣờng ngân hàng Viêt Nam. Đến 31/12/2010, các tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhẹ, tƣơng ứng chiếm 0,87% và 0,01% tổng dƣ nợ; tổng số tiền dự phòng chung và dự phòng cụ thể đƣợc trích lập là 33,4 tỷ VND, số tiền trích lập dự phòng tăng chủ yếu là do tổng dƣ nợ tăng. Hai năm đầu hoạt động tỷ lệ nợ xấu của BAOVIET Bank rất thấp so với giới hạn 3% mà NHNN đặt ra, tuy nhiên tỷ lệ này chƣa thể khẳng định đƣợc chất lƣợng tín dụng tại BAOVIET Bank do ngân hàng mới đi vào hoạt động đƣợc 2 năm và hầu hết các khoản nợ vay trung và dài hạn chƣa đến hạn thanh toán. Năm Chỉ tiêu
  • 46. 36 Sang năm 2011, tình hình kinh tế có nhiều diễn biến xấu, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn buộc tuyên bố giải thể. Theo thống kê của Cục quản lý kinh doanh số lƣợng doanh nghiệp giải thể trong năm 2011 là hơn 79 nghìn và con số này năm 2012 là khoảng 55 nghìn doanh nghiệp.Trong cuộc nói chuyện với BBC tháng 12/2011, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh – ngƣời từng đứng đầu Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng Việt Nam nhận định “ Năm 2011 là một năm, theo đánh giá của tôi là khó khăn nhất từ năm 1991 trở lại đây, tức là trong 20 năm gần đây. Nó thể hiện ở chỗ là mục ti u lạm phát Quốc hội đề ra là 7% nhƣng mà thực hiện khoảng 19%. Về mục ti u tăng trƣởng thì đề ra là 7,5%, thực hiện khoảng 5,8%. Và ti u dùng của ngƣời dân giảm xuống mức rất thấp, hàng hóa tồn kho các mặt hàng l n cao chƣa từng thấy…”. Trƣớc tình hình kinh tế nhƣ thế AOVIET ank cũng gặp không ít khó khăn. Năm 2011 cũng là năm các khoản cho vay trung dài hạn của AOVIET ank đến thời hạn thanh toán trong khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, các dự án không có đầu ra, chi phí lãi vay tăng cao… doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ. Tín dụng tăng trƣởng thấp do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN kèm theo không thu hồi đƣợc nợ đến hạn dẫn đến nợ xấu của AOVIET ank tăng một cách đáng kể l n 4,56%. Ngoài ra do sự phát triển tín dụng quá nóng trong 2 năm đầu hoạt động cũng là một nguy n nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu tăng cao của năm 2011. Năm 2012 khép lại với nhiều tồn tại, khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và nhiều biến động “sóng gió”, bất ổn đối với ngành ngân hàng nói riêng. Lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm mạnh, nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thua lỗ, nợ xấu tăng cao, lãnh đạo cấp cao thay đổi, nhiều ngân hàng phải hợp nhất, sáp nhập…Có thể nói, đây là một năm đầy khó khăn với hệ thống NHTM trong nƣớc và AOVIET ank cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, với phƣơng châm hoạt động đƣợc an lãnh đạo xác định ngay từ đầu năm kinh doanh “An toàn – Hiệu quả để lớn mạnh” đồng thời tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro, kiểm soát chất lƣợng tín dụng và phát huy thế mạnh là thành viên của Tập đoàn ảo Việt nên các chỉ ti u cơ bản của BAOVIET Bank vẫn đƣợc duy trì ở mức ổn định so với năm trƣớc; đặc biệt ngân hàng đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.
  • 47. 37 2.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại BAOVIET Bank 2.2.1. Căn cứ xây dựng hệ thống XHTD doanh nghiệp tại BAOVIET Bank Việc chấm điểm XHTD doanh nghiệp tại BAOVIET Bank đƣợc thực hiện theo Quy định về xếp hạng doanh nghiệp số 347/2009/QĐ-TGĐ ngày 03/04/2009 đƣợc xây dựng dựa trên:  Điều lệ của AOVIET Bank đã đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chuẩn y theo Quyết định số 3130/QĐ-NHNN ngày 16/12/2008;  Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với Khách hàng, ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001, đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 và quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc NHNN;  Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 14/09/2005, đã đƣợc sửa đổi bổ sung theo Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 của Thống đốc NHNN;  Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD và Quyết định sửa đổi số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007. 2.2.2. Mục đích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BAOVIET Bank  Xây dựng công cụ quản lý rủi ro tín dụng, trong đó khách hàng doanh nghiệp đƣợc xếp hạng theo các mức độ tín nhiệm khác nhau, nhằm đánh giá mức độ rủi ro hiện tại, dự đoán các rủi ro tiềm tàng để áp dụng các chính sách phù hợp với từng khách hàng trong quan hệ với BAOVIET Bank, đƣa ra các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo tín dụng, thực hiện việc trích lập dự phòng đối với từng khách hàng, đáp ứng đƣợc các y u cầu về phân loại xếp hạng khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.  Xây dựng chính sách tín dụng, chính sách khách hàng phù hợp với mức độ rủi ro tín
  • 48. 38 dụng để nâng cao hiệu quả cũng nhƣ đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của AOVIET Bank.  Thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin rủi ro về khách hàng, lĩnh vực cấp tín dụng nhằm hỗ trợ công tác cấp tín dụng và quản lý tín dụng của AOVIET ank. 2.2.3. Tổ chức thực hiện công tác XHTD doanh nghiệp tại BAOVIET Bank 2.2.3.1. Tổ chức thực hiện Công tác thực hiện xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BAOVIET ank đƣợc áp dụng thống nhất và bắt buộc trên toàn hệ thống từ Hội sở chính đến các chi nhánh và phòng giao dịch. Mô hình tổ chức nhân sự của BAOVIET Bank có sự phân biệt giữa bộ phận cấp tín dụng và bộ phận quản lý tín dụng (hay còn gọi là front office và back office). Trong đó CBTD là ngƣời chịu trách nhiệm XHTD khách hàng. Cấp phê duyệt là lãnh đạo các đơn vị (gồm giám đốc khối tại Hội sở và giám đốc tại các chi nhánh). Đối với khách hàng mới BAOVIET Bank chỉ thực hiện XHTD đối với các khách hàng có BCTC từ 2 năm trở lên, kết quả XHTD sẽ là căn cứ hỗ trợ quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Đối với khách hàng đã có dƣ nợ, kết quả XHTD là căn cứ để ngân hàng điều chỉnh hạn mức tín dụng cho kỳ tiếp theo hoặc đƣa ra chính sách về lãi suất, tài sản bảo đảm và các chính sách tín dụng khác nhằm quản trị rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng. Kết quả XHTD khách hàng sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ đƣợc chuyển sang bộ phận quản lý tín dụng để lƣu trữ cùng với hồ sơ tín dụng (kể cả các hồ sơ từ chối cấp tín dụng) để phục vụ công tác kiểm tra và rà soát hệ thống hệ thống XHTD. Việc hủy kết quả xếp hạng của khách hàng chỉ đƣợc phép khi đơn vị chấm điểm có giải trình cụ thể, cung cấp các tài liệu chứng minh việc xếp hạng không phản ánh đúng tình hình thực tế của khách hàng. Việc hủy kết quả chỉ đƣợc thực hiện ngay trong kỳ chấm điểm trƣớc
  • 49. 39 khi có các quyết định tín dụng hoặc trƣớc thực hiện các điều kiện tín dụng đƣợc phê duyệt dựa trên các kết quả xếp hạng bị hủy. 2.2.3.2. Quy trình thực hiện BAOVIET Bank xếp hạng doanh nghiệp thành 9 hạng với các rủi ro từ thấp lên cao: từ hạng AAA đến hạng C. Việc chấm điểm dựa trên 2 phần: chấm điểm chỉ tiêu tài chính dựa trên các BCTC và chấm điểm phi tài chính dựa trên sự đánh giá của Cán bộ chấm điểm thông qua các thông tin phi tài chính thu thập đƣợc. Quy trình xếp hạng doanh nghiệp tại aoViet ank đƣợc thực hiện theo 6 bƣớc cụ thể nhƣ hình 2.2 b n dƣới. Hình 2.2. Sơ đồ quy trình xếp hạng doanh nghiệp tại BAOVIET Bank (Nguồn : quy định về XHTD DN của BAOVIET Bank)