SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 4
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Tín chỉ Sản Phụ khoa 2 Bài Team-Based Learning 6-7: Tránh thai
Bài giảng trực tuyến Tránh thai nội tiết: viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 1
Bài Team-Based Learning 6-7: Tránh thai
Tránh thai nội tiết: viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp (COCs).
Âu Nhựt Luân 1
Mục tiêu bài giảng
Sau khi học xong, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được thành phần của viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp
2. Trình bày được cơ chế của tác dụng tránh thai của viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp
3. Phân tích được tính hiệu quả của viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp
4. Phân tích được tính an toàn của viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp
5. Trình bày được các mức độ giới hạn việc dùng của viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp
6. Hướng dẫn được cách dùng viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp cho mục đích tránh thai
Tránh thai bằng estro-progestogen phối hợp đường uống (Combined Oral Contraceptive - COCs) là một trong ba phương pháp
tránh thai tạm thời phổ biến nhất. COCs là phương pháp tránh thai hiệu quả, an toàn, giá rẻ và dễ được chấp nhận.
Trước khi đọc bài này, sinh viên phải đọc trước các bài thuộc bài TBL 6-7: (1) Các nguyên lý của tránh thai bằng cách dùng nội tiết ngoại sinh. Estrogen tổng hợp
và Progestogen và (2) Tính hiệu quả và tính an toàn của một phương pháp tránh thai.
Thành phần của viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp(COCs) gồm có EE và progestogen.
Thành phần chính của COCs là 17α-Ethinyl Estradiol (EE) và một loại progestogen, khả dụng qua đường uống.
Cơ chế tránh thai của COCs là ngăn phát triển noãn nang, ngăn phóng noãn, làm nội mạc không tương thích cho làm tổ.
COCs không tác động trên chiêu mộ noãn nang, do quá trình này không lệ thuộc FSH mà chỉ lệ thuộc vào autocrine và paracrine.
EE đảm bảo thực hiện cơ chế tránh thai sơ cấp (primary) của COCs là không để xảy ra hiện tượng phát triển noãn nang. EE tạo ra
một nồng độ cao thường trực của E2 huyết tương, duy trì thường trực phản hồi âm trên FSH của E2, giữ cho nồng độ FSH huyết
tương luôn ở mức thấp. Do nồng độ FSH được khống chế liên tục ở mức thấp nên sẽ không thể xảy ra hiện tượng phát triển noãn
nang, bất chấp các noãn nang này đã được chiêu mộ.
Song song với cơ chế tránh thai sơ cấp của EE, progestogen còn đảm bảo thực hiện hai cơ chế tránh thai thứ cấp (back-up) khác
của COCs là (1) không để xảy ra hiện tượng phóng noãn, và (2) ngăn cản sự làm tổ của trứng thụ tinh.
Progestogen tạo ra áp lực thường trực trên chế tiết LH của tuyến yên, giữ cho nồng độ LH huyết tương luôn ở mức thấp. Do nồng
độ LH được khống chế liên tục ở mức thấp, nên sẽ không thể xảy ra hiện tượng phóng noãn nếu như có noãn nang được chọn lọc.
Duy trì sự hiện diện liên tục và kéo dài của progestogen gây ra sự biến đổi nội mạc tử cung kiểu màng rụng hóa (decidualization),
do không còn cửa sổ làm tổ nên sẽ không thể xảy ra hiện tượng làm tổ, trong trường hợp có phóng noãn có thụ tinh.
Các dạng thương phẩm của COCs khác nhau tùy theo hàm lượng EE và loại progestogen.
Các thương phẩm của COCs khác nhau ở hàm lượng EE trong mỗi viên thuốc và ở loại progestogen được dùng phối hợp với EE.
Một cách tổng quát, có thể phân biệt 2 nhóm thương phẩm sau:
1. COCs mà mọi viên thuốc có chứa hoạt chất đều có hàm lượng EE và progestogen toàn hoàn toàn như nhau. Các COCs thuộc
nhóm thương phẩm này lại được phân biệt thành 3 nhóm nhỏ, tùy theo hàm lượng EE:
 EE hàm lượng tiêu chuẩn, với hàm lượng EE trong mỗi viên là 30-35 µg
 EE hàm lượng thấp, với hàm lượng EE trong mỗi viên là 20 µg
 EE hàm lượng rất thấp, với hàm lượng EE trong mỗi viên là dưới 20 µg
Tùy theo hàm lượng EE, loại Progestogen đi kèm có thể khác nhau. Thương phẩm có chứa hàm lượng càng thấp EE thì loại
Progestogen đi kèm cần phải có hoạt tính ức chế LH càng mạnh.
Các thương phẩm thuộc nhóm này thường được trình bày dưới 2 dạng:
 Vỉ 21viên
. Khi dùng dạng này, cần đảm bảo tuân thủ một khoảng nghỉ 7 ngày không thuốc
 Vỉ 28viên
, với 21 viên chứa nội tiết và 7 viên giả dược, nhờ đó người dùng duy trì thói quen dùng thuốc hàng ngày
 Các COCs với hàm lượng EE < 20 µg có dạng trình bày đặc biệt là 24 viên chứa nội tiết và 4 viên giả dược
2. COCs với các viên thuốc có hàm lượng nội tiết ngoại sinh thay đổi tùy theo pha
 Nhằm tạo ra một môi trường nội tiết gần giống với biến đổi sinh lý của chu kỳ
 Ngược lại, việc dùng thuốc trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự tuân thủ cao hơn khi dùng thuốc
Các thương phẩm COCs phát triển theo chiều hướng giảm dần liều lượng EE và theo chiều hướng sử dụng các progestogen chỉ có
tác dụng chọn lọc trên LH và trên nội mạc tử cung. Các thương phẩm COCs hiện đại thường chứa 30µg EE và một progestogen
chuyên biệt như desogestrel với các tác dụng có tính chọn lọc cao. Một số thương phẩm khác chứa 20µg EE. Rất hiếm các thương
phẩm COCs chứa 15µg EE hay thấp hơn nữa được lưu hành trên thị trường, do tính ổn định kém và do nhiều tác dụng phụ.
1
Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: aunhutluan@gmail.com
Tín chỉ Sản Phụ khoa 2 Bài Team-Based Learning 6-7: Tránh thai
Bài giảng trực tuyến Tránh thai nội tiết: viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 2
Theo xu hướng phát triển, khi liều EE giảm dần và các progestogen ngày càng chuyên biệt, các định dạng khác như định dạng 2 pha, 3 pha dùng các hàm lượng
cao EE không còn phổ biến nữa.
Thương phẩm chứa 15µg EE (Miness ®
) có định dạng 24+4
. Thương phẩm chứa 10µg EE (Lo Loestrin ®
) có định dạng 24+2+2
. Liều thấp EE dẫn đến hệ quả là
khả năng ức chế FSH không đầy đủ. Sự ức chế không tuyệt đối FSH dẫn đến việc noãn nang có thể phát triển và ở giới hạn mấp mé khả năng được chọn lọc. Vì
thế, khoảng nghỉ giữa 2 vỉ chỉ có thể là 2-4 ngày, thay vì 7 ngày như trong các định dạng chuẩn 21 viên. Do có phát triển noãn nang nên thường thấy có các triệu
chứng của hiện tượng mất cân bằng giữa estrogen và progesterone, gây nên các triệu chứng khó chịu của tình trạng cường estrogen tương đối. Khả năng thất bại
cao hơn định dạng chuẩn, cường estrogen tương đối, ra huyết bất thường do mất cân bằng estrogen-progesterone là các vấn đề mà các viện COCs có hàm lượng
cực thấp EE phải đối mặt.
COCs là biện pháp tránh thai hiệu quả, với chỉ số Pearl là 9 HWY. Hiệu quả thực tế thay đổi theo sự tuân thủ dùng thuốc.
Do cơ chế tránh thai nhiều tầng, COCs có hiệu quả tránh thai rất cao. Trong trường hợp người dùng lý tưởng, tuân thủ đúng cách
dùng, thì hiệu quả tránh thai lý thuyết của COCs là khoảng 9 thai kỳ trên 100 năm phụ nữ (hundred woman years - HWY). Tuy
nhiên, hiệu quả thực tế của tránh thai của COCs thấp hơn hiệu quả lý thuyết khá nhiều.
Các yếu tố làm giảm hiệu quả tránh thai của COCs gồm bắt đầu vỉ thuốc muộn khi đã hiện diện noãn nang vượt trội, không tuân
thủ giờ uống thuốc, quên thuốc, khoảng nghỉ không thuốc bị kéo dài, dùng thuốc có tương tác chéo với hormone, điều trị lao với
rifampicin … Các yếu tố này làm suy giảm ức chế trên gonadotropin, ảnh hưởng trên cả cơ chế tránh thai sơ cấp và thứ cấp của
COCs.
COCs là một biện pháp tránh thai an toàn. Tác dụng bất lợi liên quan chủ yếu đến thành phần EE.
EE trong COCs là yếu tố chính gây nên các tác dụng bất lợi của COCs. Do EE có liên quan đến nguy cơ gây thuyên tắc mạch và
xơ vữa mạch máu, nên sự hiện diện của nó quyết định các yếu tố giới hạn chỉ định của COCs. Một cách tổng quát, khi thành phần
EE càng cao thì tính ổn định của chu kỳ và hiệu quả tránh thai của COCs càng cao, đổi lại nguy cơ huyết khối và nguy cơ đột quị
sẽ càng tăng. Thương phẩm COCs càng chứa ít EE thì sẽ càng mất đi tính ổn định của chu kỳ. Người dùng các thương phẩm
COCs với 20µg EE phải tuân thủ thật tốt việc dùng thuốc. Khi đó, một sai sót khi dùng thuốc sẽ dễ dàng dẫn đến thất bại.
Progestogen cũng tạo ra một số giới hạn của chỉ định của COCs, chủ yếu liên quan đến đường mật và chuyển hóa carbonhydrate.
Thêm vào đó, thành phần progestogen trong viên thuốc có thể làm phát sinh ra các tác dụng ngoại ý. Khi có tác dụng ngoại ý liên
quan đế một loại progestogen nhất định, nên nghĩ đến việc thay đổi sang thương phẩm COCs khác có chứa loại progestogen phù
hợp hơn cho mỗi cá nhân.
Theo WHO, trong phần lớn trường hợp, việc dùng COCs được xếp loại 1 hay 2. Dùng COCs hiếm khi được xếp loại 3 hay 4.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2015), các yếu tố giới hạn việc dùng của COCs gồm:
World Health Organization: Medical eligibility criteria for contraceptive use. Fifth edition, 2015. Trang 111-133.
http://www.who.int/reproductivehealth/publications/family_planning/MEC-5/en/
1. Loại 4 (không được dùng trong mọi điều kiện, do nguy cơ đã xác định):
 Liên quan đến thuyên tắc mạch do huyết khối: người có tiền sử tắc mạch huyết khối, người có bệnh van tim hậu thấp với
biến chứng, trong vòng 6 tuần đầu hậu sản nếu có cho con bú mẹ, trong vòng 3 tuần đầu hậu sản nếu không cho con bú
mẹ và có yếu tố nguy cơ khác của thuyên tắc mạch, người có đột biến tăng đông máu.
 Liên quan đến xơ vữa mạch máu: người có yếu tố nguy cơ của xơ vữa mạch máu, người có cao huyết áp, người có tiền
sử đột quị, người ≥ 35 tuổi và có hút thuốc lá ≥ 15điếu/ngày
, lupus ban đỏ có kháng thể kháng phospholipid, migraine nặng
với biến chứng, tiểu đường có biến chứng.
 Liên quan đến các bệnh lý lệ thuộc estrogen hoặc bị tăng nặng bởi progestogen: ung thư vú đang diễn tiến, viêm gan, u tế
bào gan.
2. Loại 3 (không nên dùng do nguy cơ lý thuyết là lớn, lớn hơn lợi ích được mong đợi ở phương pháp):
 Liên quan đến thuyên tắc mạch do huyết khối: Từ sau 6 tuần hậu sản đến hết 6 tháng nếu có cho con bú mẹ, trong vòng 3
tuần đầu hậu sản nếu không cho bú mẹ và có yếu tố nguy cơ khác của thuyên tắc mạch, từ 3 tuần đầu hậu sản đến hết 6
tuần nếu không cho con bú mẹ và có yếu tố nguy cơ khác của thuyên tắc mạch
 Liên quan đến xơ vữa mạch máu: người có tiền sử cao huyết áp, người có cao huyết áp hiện đang ổn định với thuốc
chống tăng huyết áp, người ≥ 35 tuổi và có hút thuốc lá < 15điếu/ngày
, người ≥ 35 tuổi có migraine
 Liên quan đến các bệnh lý lệ thuộc estrogen hoặc bị tăng nặng bởi progestogen: ung thư vú đang điều trị và đã khỏi hơn 5
năm, bệnh lý đường mật, đang điều trị động kinh.
 Người dùng nhóm Rifampicin cần cân nhắc khi dùng COCs do thuốc bị mất hoạt lực bởi rifampicin.
COCs có thể có một số tác dụng ngoại ý, tuy nhiên chỉ một số trường hợp hiếm hoi là phải ngưng thuốc .
Thuật ngữ tác dụng ngoại ý (side effects) thường được dùng để thể hiện các tác dụng ngoài tránh thai, nhưng không đe dọa người
dùng COCs. Tác dụng ngoại ý của COCs thường do mất cân bằng giữa tính estrogen và tính progestogen. Mỗi cá thể thường có
thể tạng nội tiết khác nhau, nên sẽ có mức độ nhạy cảm khác nhau với các loại nội tiết tổng hợp ngoại sinh khác nhau. Vì thế,
trong phần lớn các trường hợp, người dùng COCs không cần phải ngưng thuốc khi có tác dụng ngoại ý, mà chỉ cần chuyển đổi
sang một thương phẩm khác có hàm lượng EE khác đi hoặc có một loại progestogen khác.
Tác dụng ngoại ý phổ biến của COCs là (1) thay đổi tính chất của hành kinh dưới nhiều hình thức như thay đổi lượng của máu
kinh, độ dài kỳ kinh… (2) triệu chứng của cường estrogen tương đối như đau căng vú, nhức đầu, buồn nôn… (3) triệu chứng đến
từ nguồn gốc androgen của loại progestogen được dùng trong loại COCs đó như rụng tóc…
Ở người dùng COCs, rất hiếm khi tác dụng ngoại ý trở nên nghiêm trọng. Vô kinh, nhức đầu nặng là những tình huống buộc phải
đình chỉ việc dùng COCs và chuyển đổi sang một phương pháp tránh thai tạm thời khác thích hợp hơn. Đương nhiên là các biến
chứng của COCs như tắc mạch sâu, bệnh lý mạch máu là tình huống buộc phải ngưng COCs.
Tín chỉ Sản Phụ khoa 2 Bài Team-Based Learning 6-7: Tránh thai
Bài giảng trực tuyến Tránh thai nội tiết: viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 3
Người dùng COCs phải tuân thủ cách dùng. Cách dùng thuốc thay đổi tùy theo hàm lượng hoạt chất EE và Progestogen.
Người dùng COCs phải tuân thủ hướng dẫn cho từng dạng thương phẩm.
Dưới đây là cách dùng COCs có định dạng chuẩn 21 viên, với hàm lượng EE trong mỗi viên ≥ 20 µg.
1. Vỉ thuốc đầu tiên:
 Uống viên đầu tiên của vỉ thuốc càng sớm càng tốt trong chu kỳ, trong vòng 3 ngày đầu của chu kỳ kinh.
 Mỗi ngày uống một viên , vào cùng một giờ nhất định. Phải uống thuốc đúng giờ.
 Không được quên thuốc (xem xử lý cụ thể khi quên thuốc trong bài xử lý một số tình huống thường gặp)
 Tiếp uống thuốc theo chiều chỉ dẫn của các mũi tên, đến khi hết vỉ thuốc.
 Khi uống xong viên cuối cùng của vỉ, nghỉ đúng 7 ngày không uống thuốc. Sẽ có kinh trong các ngày này.
2. Các vỉ thuốc sau:
 Viên đầu tiên được uống tròn 7 ngày sau khi chấm dứt vỉ thuốc trước đó.
 Uống theo trình tự và điều kiện tương tự.
Hình 1: COCs, định dạng vỉ 21 viên và định dạng vỉ 21+7
Định dạng phổ biến nhất của COCs là định dạng thương phẩm mà mọi viên thuốc có
chứa hoạt chất đều có hàm lượng EE và progestogen toàn hoàn toàn như nhau.
 Vỉ 21viên. Khi dùng dạng này, cần đảm bảo tuân thủ một khoảng nghỉ 7 ngày
không thuốc
 Vỉ 28viên, với 21 viên chứa nội tiết (viên lớn) và 7 viên giả dược (thường được cố
ý tạo dáng với hình thức khác với viên có thuốc), nhờ đó người dùng duy trì thói
quen dùng thuốc hàng ngày
Hình 2: Các thương phẩm COCs khác nhau tùy theo hàm lượng EE
Các COCs thuộc nhóm thương phẩm mà mọi viên thuốc có chứa hoạt chất đều có hàm
lượng EE và progestogen toàn hoàn toàn như nhau lại được phân biệt thành 3 nhóm
nhỏ, tùy theo hàm lượng EE:
 EE hàm lượng tiêu chuẩn, với hàm lượng EE trong mỗi viên là 30-35 µg
 EE hàm lượng thấp, với hàm lượng EE trong mỗi viên là 20 µg
 EE hàm lượng rất thấp, với hàm lượng EE trong mỗi viên là dưới 20 µg
Tùy theo hàm lượng EE, loại Progestogen đi kèm có thể khác nhau. Thương phẩm có
chứa hàm lượng càng thấp EE thì loại Progestogen đi kèm cần phải có hoạt tính ức chế
LH càng mạnh
Hình 1 trình bày một thương phẩm có chứa 30 µg EE mỗi viên
Hình 2 trình bày một thương phẩm có chứa 20 µg EE mỗi viên
Hình 3: Các COCs chứa ≤ 15µg EE thường có định dạng khác với 21+7
COCs chứa 15µg EE có định dạng 24+4
. COCs chứa 10µg EE có định dạng
24+2+2
. Liều thấp EE dẫn đến hệ quả là khả năng ức chế FSH không đầy đủ. Sự
ức chế không tuyệt đối FSH dẫn đến việc noãn nang có thể phát triển và ở giới
hạn mấp mé khả năng được chọn lọc. Vì thế, khoảng nghỉ giữa 2 vỉ chỉ có thể
là 2-4 ngày, thay vì 7 ngày như trong định dạng 21 viên. Do có phát triển noãn
nang nên thường thấy có các biểu hiện của mất cân bằng giữa estrogen và
progesterone, gây nên các triệu chứng khó chịu của tình trạng cường estrogen
tương đối. Khả năng thất bại cao hơn định dạng chuẩn, cường estrogen tương
đối, ra huyết bất thường do mất cân bằng estrogen-progesterone là các vấn đề
mà các viên COCs có hàm lượng cực thấp EE phải đối mặt
Hình 4: COCs với các viên thuốc có hàm lượng nội tiết ngoại sinh thay đổi
Trên hình ta quan sát thấy vỉ thuốc của thương phẩm gồm có 4 pha, với 3 pha có thuốc
có các hàm lượng EE khác nhau và một pha không thuốc. Mục tiêu của việc thay đổi
hàm lượng EE trong mỗi viên thuốc là để tạo ra một môi trường nội tiết gần giống với
biến đổi sinh lý của chu kỳ
Tuy nhiên, do các viên thuốc không còn đồng nhất nên việc dùng thuốc trở nên phức tạp
hơn, đòi hỏi sự tuân thủ cao hơn khi dùng thuốc
Tín chỉ Sản Phụ khoa 2 Bài Team-Based Learning 6-7: Tránh thai
Bài giảng trực tuyến Tránh thai nội tiết: viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 4
Ứng dụng
Hãy dùng các hiểu biết về COCs để giải thích các hiện tượng hay các ứng dụng sau:
Tình huống thứ nhất: So sánh các loại COCs khác nhau
Hãy so sánh ba loại COCs sau: Marvelon®
(định dạng 21 viên hoặc 21+7
, 21 viên giống nhau, mỗi viên có 30 µg EE và 150 µg
desogestrel), Mercilon®
(định dạng 21 viên hoặc 21+7
, 21 viên giống nhau, mỗi viên có 20 µg EE và 150 µg desogestrel), và
Minesse®
(định dạng 24+4
, với 24 viên giống nhau, hàm lượng EE 15 µg mỗi viên và 150 µg gestoden).
Hãy cho biết chúng khác nhau ra sao, bằng cách trả lời các câu hỏi sau.
Khả năng có thai ngoài ý muốn khi có sai sót nhỏ lúc uống thuốc (từ dễ nhất đến hiếm khi): 1. 2. 3.
Kích thước trung bình của nang noãn thứ cấp đo được qua siêu âm (từ nhỏ nhất đến lớn dần): 1. 2. 3.
Các rối loạn tính chất của kinh nguyệt (từ thường gặp nhất đến hiếm khi gặp): 1. 2. 3.
Các giới hạn của chỉ định tránh thai bằng COCs: Giống nhau □ Khác nhau □
Tình huống thứ nhì: Thay đổi trong hướng dẫn dùng COCs
Vào thập niên 70 của thế kỷ XX, đa số các COCs thường có hàm lượng 50 µg EE. Vào thời đó, người ta hướng dẫn uống thuốc
như sau: viên thứ nhất của vỉ thứ nhất phải được uống vào ngày thứ 5 của chu kỳ kinh. Lưu hành 2 định dạng vỉ thuốc 21+7
và 21.
Đến khoảng cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, khi đa số các COCs có hàm lượng EE là 30 µg, người ta hướng dẫn uống thuốc như
sau: viên thứ nhất của vỉ thứ nhất phải được uống muộn nhất là vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh. Lưu hành 2 định dạng vỉ thuốc
21+7
và 21.
Đền những năm đầu của thế kỷ XXI, các loại COCs mới có hàm lượng EE là 15 µg, người ta hướng dẫn uống thuốc như sau: viên
thứ nhất của vỉ thứ nhất phải được uống vào ngày thứ 1 của chu kỳ kinh. Chỉ lưu hành 1 định dạng vỉ thuốc 24+4
.
Hãy giải thích lý do phải thay đổi trong hướng dẫn.
Tình huống thứ ba: Vấn đề của thuốc Diane 35®
.
Mụn trứng cá có nguyên nhân là cường androgen. Diane 35®
là thuốc được đăng ký bản quyền để điều
trị mụn trứng cá. Thuốc có định dạng vỉ 21 viên hoặc đôi khi có định dạng 21+7
, 21 viên giống nhau,
mỗi viên có 35 µg EE và 2000 µg cyproterone acetate. Cơ chế trị mụn trứng cá của Diane 35®
là nhờ
cyproterone là một progestogen có tính kháng androgen rất mạnh, nên ức chế được thụ thể androgen.
EE được đưa vào thành phần của Diane 35®
là để cân bằng lại tác dụng progestogen của cyproterone
acetate. Do thấy Diane 35®
rất giống với COCs, nên một người dùng Diane 35®
với mục đích “nhất cử
lưỡng tiện” vừa tránh thai vừa ngăn ngừa hay điều trị mụn trứng cá.
Hãy cho biết hành động trên có hợp lý hay không, bằng cách trả lời các câu hỏi sau. Đánh dấu (x) vào ô tương ứng.
Khả năng ức chế FSH của Diane 35®
: Cao □ Thấp □
Khả năng ức chế LH của Diane 35®
: Cao □ Thấp □
Khả năng thay đổi nội mạc của Diane 35®
: Cao □ Thấp □
Nguy cơ của việc dùng Diane 35®
: Cao □ Thấp □
Có thể dùng Diane 35®
để cho mục đích tránh thai: Có thể □ Không nên □ Cấm □
Các câu hỏi vận dụng khác
4. Một người bình thường, không có đặc điểm nội tiết đặc biệt, nếu muốn tránh thai bằng COCs thì nên dùng dạng thương phẩm
COCs nào? Hãy giải thích cơ chế.
5. Xử lý khi quên uống thuốc của một người đang tránh thai bằng COCs có 35 µg EE và một người khác đang tránh thai bằng
COCs 20 µg EE có như nhau không? Hãy giải thích cơ chế.
6. Hãy chỉ ra các đặc điểm định dạng vỉ thuốc của 3 thương phẩm COCs sau: Mercilon®
, Minesse®
và Lo Loestrin Fe®
. Giải
thích vì sao 3 thương phẩm này lại có định dạng vỉ khác nhau.
7. Vì sao khi dùng thuốc có hàm lượng EE thấp 20 µg EE thì người phụ nữ lại có khuynh hướng thường xuyên có triệu chứng
của cường estrogen hơn so với người dùng thuốc có hàm lượng EE cao 30 µg EE? Hãy giải thích cơ chế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
1. Yen & Jaffe's reproductive endocrinology, 6th
edition. Tác giả Jerome F. Strauss III và Robert L. Barbieri. Nhà xuất bản Saunders Elsevier 2010.
2. Obstetrics and gynecology 7th
edition. Tác giả Beckmann. Hợp tác xuất bản với ACOG. Nhà xuất bản Wolters Kluwer Health 2014.
3. World Health Organization: Medical eligibility criteria for contraceptive use. Fifth edition, 2015. Trang 111-133.
http://www.who.int/reproductivehealth/publications/family_planning/MEC-5/en/

Weitere ähnliche Inhalte

Mehr von SoM

Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 
thiết bị tim mạch.pdf
thiết bị tim mạch.pdfthiết bị tim mạch.pdf
thiết bị tim mạch.pdfSoM
 
rối loạn nhịp tim.pdf
rối loạn nhịp tim.pdfrối loạn nhịp tim.pdf
rối loạn nhịp tim.pdfSoM
 
nhịp nhanh trên thất.pdf
nhịp nhanh trên thất.pdfnhịp nhanh trên thất.pdf
nhịp nhanh trên thất.pdfSoM
 
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdf
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdfhội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdf
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdfSoM
 
bóc tách động mạch chủ.pdf
bóc tách động mạch chủ.pdfbóc tách động mạch chủ.pdf
bóc tách động mạch chủ.pdfSoM
 
hội chứng động mạch chủ cấp.pdf
hội chứng động mạch chủ cấp.pdfhội chứng động mạch chủ cấp.pdf
hội chứng động mạch chủ cấp.pdfSoM
 
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdf
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdfnhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdf
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdfSoM
 
nhịp chậm, block nhĩ thất và phân ly nhĩ thất.pdf
nhịp chậm, block nhĩ thất và phân ly nhĩ thất.pdfnhịp chậm, block nhĩ thất và phân ly nhĩ thất.pdf
nhịp chậm, block nhĩ thất và phân ly nhĩ thất.pdfSoM
 

Mehr von SoM (20)

Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 
thiết bị tim mạch.pdf
thiết bị tim mạch.pdfthiết bị tim mạch.pdf
thiết bị tim mạch.pdf
 
rối loạn nhịp tim.pdf
rối loạn nhịp tim.pdfrối loạn nhịp tim.pdf
rối loạn nhịp tim.pdf
 
nhịp nhanh trên thất.pdf
nhịp nhanh trên thất.pdfnhịp nhanh trên thất.pdf
nhịp nhanh trên thất.pdf
 
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdf
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdfhội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdf
hội chứng WOLFF-PARKINSON-WHITE ( hội chứng tiền kích thích).pdf
 
bóc tách động mạch chủ.pdf
bóc tách động mạch chủ.pdfbóc tách động mạch chủ.pdf
bóc tách động mạch chủ.pdf
 
hội chứng động mạch chủ cấp.pdf
hội chứng động mạch chủ cấp.pdfhội chứng động mạch chủ cấp.pdf
hội chứng động mạch chủ cấp.pdf
 
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdf
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdfnhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdf
nhịp nhanh phức bộ QRS rộng.pdf
 
nhịp chậm, block nhĩ thất và phân ly nhĩ thất.pdf
nhịp chậm, block nhĩ thất và phân ly nhĩ thất.pdfnhịp chậm, block nhĩ thất và phân ly nhĩ thất.pdf
nhịp chậm, block nhĩ thất và phân ly nhĩ thất.pdf
 

Kürzlich hochgeladen

SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩHongBiThi1
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấyHongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxHongBiThi1
 
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdfThyMai360365
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nhaNội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxuchihohohoho1
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Phngon26
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdfHongBiThi1
 
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 

Kürzlich hochgeladen (20)

SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
 
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
 
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nhaNội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
 
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 

TRÁNH THAI NỘI TIẾT - VIÊN THUỐC TRÁNH THAI NỘI TIẾT ESTROGEN - PROGESTEROL PHỐI HỢP (COC)

  • 1. Tín chỉ Sản Phụ khoa 2 Bài Team-Based Learning 6-7: Tránh thai Bài giảng trực tuyến Tránh thai nội tiết: viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 1 Bài Team-Based Learning 6-7: Tránh thai Tránh thai nội tiết: viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp (COCs). Âu Nhựt Luân 1 Mục tiêu bài giảng Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được thành phần của viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp 2. Trình bày được cơ chế của tác dụng tránh thai của viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp 3. Phân tích được tính hiệu quả của viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp 4. Phân tích được tính an toàn của viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp 5. Trình bày được các mức độ giới hạn việc dùng của viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp 6. Hướng dẫn được cách dùng viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp cho mục đích tránh thai Tránh thai bằng estro-progestogen phối hợp đường uống (Combined Oral Contraceptive - COCs) là một trong ba phương pháp tránh thai tạm thời phổ biến nhất. COCs là phương pháp tránh thai hiệu quả, an toàn, giá rẻ và dễ được chấp nhận. Trước khi đọc bài này, sinh viên phải đọc trước các bài thuộc bài TBL 6-7: (1) Các nguyên lý của tránh thai bằng cách dùng nội tiết ngoại sinh. Estrogen tổng hợp và Progestogen và (2) Tính hiệu quả và tính an toàn của một phương pháp tránh thai. Thành phần của viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp(COCs) gồm có EE và progestogen. Thành phần chính của COCs là 17α-Ethinyl Estradiol (EE) và một loại progestogen, khả dụng qua đường uống. Cơ chế tránh thai của COCs là ngăn phát triển noãn nang, ngăn phóng noãn, làm nội mạc không tương thích cho làm tổ. COCs không tác động trên chiêu mộ noãn nang, do quá trình này không lệ thuộc FSH mà chỉ lệ thuộc vào autocrine và paracrine. EE đảm bảo thực hiện cơ chế tránh thai sơ cấp (primary) của COCs là không để xảy ra hiện tượng phát triển noãn nang. EE tạo ra một nồng độ cao thường trực của E2 huyết tương, duy trì thường trực phản hồi âm trên FSH của E2, giữ cho nồng độ FSH huyết tương luôn ở mức thấp. Do nồng độ FSH được khống chế liên tục ở mức thấp nên sẽ không thể xảy ra hiện tượng phát triển noãn nang, bất chấp các noãn nang này đã được chiêu mộ. Song song với cơ chế tránh thai sơ cấp của EE, progestogen còn đảm bảo thực hiện hai cơ chế tránh thai thứ cấp (back-up) khác của COCs là (1) không để xảy ra hiện tượng phóng noãn, và (2) ngăn cản sự làm tổ của trứng thụ tinh. Progestogen tạo ra áp lực thường trực trên chế tiết LH của tuyến yên, giữ cho nồng độ LH huyết tương luôn ở mức thấp. Do nồng độ LH được khống chế liên tục ở mức thấp, nên sẽ không thể xảy ra hiện tượng phóng noãn nếu như có noãn nang được chọn lọc. Duy trì sự hiện diện liên tục và kéo dài của progestogen gây ra sự biến đổi nội mạc tử cung kiểu màng rụng hóa (decidualization), do không còn cửa sổ làm tổ nên sẽ không thể xảy ra hiện tượng làm tổ, trong trường hợp có phóng noãn có thụ tinh. Các dạng thương phẩm của COCs khác nhau tùy theo hàm lượng EE và loại progestogen. Các thương phẩm của COCs khác nhau ở hàm lượng EE trong mỗi viên thuốc và ở loại progestogen được dùng phối hợp với EE. Một cách tổng quát, có thể phân biệt 2 nhóm thương phẩm sau: 1. COCs mà mọi viên thuốc có chứa hoạt chất đều có hàm lượng EE và progestogen toàn hoàn toàn như nhau. Các COCs thuộc nhóm thương phẩm này lại được phân biệt thành 3 nhóm nhỏ, tùy theo hàm lượng EE:  EE hàm lượng tiêu chuẩn, với hàm lượng EE trong mỗi viên là 30-35 µg  EE hàm lượng thấp, với hàm lượng EE trong mỗi viên là 20 µg  EE hàm lượng rất thấp, với hàm lượng EE trong mỗi viên là dưới 20 µg Tùy theo hàm lượng EE, loại Progestogen đi kèm có thể khác nhau. Thương phẩm có chứa hàm lượng càng thấp EE thì loại Progestogen đi kèm cần phải có hoạt tính ức chế LH càng mạnh. Các thương phẩm thuộc nhóm này thường được trình bày dưới 2 dạng:  Vỉ 21viên . Khi dùng dạng này, cần đảm bảo tuân thủ một khoảng nghỉ 7 ngày không thuốc  Vỉ 28viên , với 21 viên chứa nội tiết và 7 viên giả dược, nhờ đó người dùng duy trì thói quen dùng thuốc hàng ngày  Các COCs với hàm lượng EE < 20 µg có dạng trình bày đặc biệt là 24 viên chứa nội tiết và 4 viên giả dược 2. COCs với các viên thuốc có hàm lượng nội tiết ngoại sinh thay đổi tùy theo pha  Nhằm tạo ra một môi trường nội tiết gần giống với biến đổi sinh lý của chu kỳ  Ngược lại, việc dùng thuốc trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự tuân thủ cao hơn khi dùng thuốc Các thương phẩm COCs phát triển theo chiều hướng giảm dần liều lượng EE và theo chiều hướng sử dụng các progestogen chỉ có tác dụng chọn lọc trên LH và trên nội mạc tử cung. Các thương phẩm COCs hiện đại thường chứa 30µg EE và một progestogen chuyên biệt như desogestrel với các tác dụng có tính chọn lọc cao. Một số thương phẩm khác chứa 20µg EE. Rất hiếm các thương phẩm COCs chứa 15µg EE hay thấp hơn nữa được lưu hành trên thị trường, do tính ổn định kém và do nhiều tác dụng phụ. 1 Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: aunhutluan@gmail.com
  • 2. Tín chỉ Sản Phụ khoa 2 Bài Team-Based Learning 6-7: Tránh thai Bài giảng trực tuyến Tránh thai nội tiết: viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 2 Theo xu hướng phát triển, khi liều EE giảm dần và các progestogen ngày càng chuyên biệt, các định dạng khác như định dạng 2 pha, 3 pha dùng các hàm lượng cao EE không còn phổ biến nữa. Thương phẩm chứa 15µg EE (Miness ® ) có định dạng 24+4 . Thương phẩm chứa 10µg EE (Lo Loestrin ® ) có định dạng 24+2+2 . Liều thấp EE dẫn đến hệ quả là khả năng ức chế FSH không đầy đủ. Sự ức chế không tuyệt đối FSH dẫn đến việc noãn nang có thể phát triển và ở giới hạn mấp mé khả năng được chọn lọc. Vì thế, khoảng nghỉ giữa 2 vỉ chỉ có thể là 2-4 ngày, thay vì 7 ngày như trong các định dạng chuẩn 21 viên. Do có phát triển noãn nang nên thường thấy có các triệu chứng của hiện tượng mất cân bằng giữa estrogen và progesterone, gây nên các triệu chứng khó chịu của tình trạng cường estrogen tương đối. Khả năng thất bại cao hơn định dạng chuẩn, cường estrogen tương đối, ra huyết bất thường do mất cân bằng estrogen-progesterone là các vấn đề mà các viện COCs có hàm lượng cực thấp EE phải đối mặt. COCs là biện pháp tránh thai hiệu quả, với chỉ số Pearl là 9 HWY. Hiệu quả thực tế thay đổi theo sự tuân thủ dùng thuốc. Do cơ chế tránh thai nhiều tầng, COCs có hiệu quả tránh thai rất cao. Trong trường hợp người dùng lý tưởng, tuân thủ đúng cách dùng, thì hiệu quả tránh thai lý thuyết của COCs là khoảng 9 thai kỳ trên 100 năm phụ nữ (hundred woman years - HWY). Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của tránh thai của COCs thấp hơn hiệu quả lý thuyết khá nhiều. Các yếu tố làm giảm hiệu quả tránh thai của COCs gồm bắt đầu vỉ thuốc muộn khi đã hiện diện noãn nang vượt trội, không tuân thủ giờ uống thuốc, quên thuốc, khoảng nghỉ không thuốc bị kéo dài, dùng thuốc có tương tác chéo với hormone, điều trị lao với rifampicin … Các yếu tố này làm suy giảm ức chế trên gonadotropin, ảnh hưởng trên cả cơ chế tránh thai sơ cấp và thứ cấp của COCs. COCs là một biện pháp tránh thai an toàn. Tác dụng bất lợi liên quan chủ yếu đến thành phần EE. EE trong COCs là yếu tố chính gây nên các tác dụng bất lợi của COCs. Do EE có liên quan đến nguy cơ gây thuyên tắc mạch và xơ vữa mạch máu, nên sự hiện diện của nó quyết định các yếu tố giới hạn chỉ định của COCs. Một cách tổng quát, khi thành phần EE càng cao thì tính ổn định của chu kỳ và hiệu quả tránh thai của COCs càng cao, đổi lại nguy cơ huyết khối và nguy cơ đột quị sẽ càng tăng. Thương phẩm COCs càng chứa ít EE thì sẽ càng mất đi tính ổn định của chu kỳ. Người dùng các thương phẩm COCs với 20µg EE phải tuân thủ thật tốt việc dùng thuốc. Khi đó, một sai sót khi dùng thuốc sẽ dễ dàng dẫn đến thất bại. Progestogen cũng tạo ra một số giới hạn của chỉ định của COCs, chủ yếu liên quan đến đường mật và chuyển hóa carbonhydrate. Thêm vào đó, thành phần progestogen trong viên thuốc có thể làm phát sinh ra các tác dụng ngoại ý. Khi có tác dụng ngoại ý liên quan đế một loại progestogen nhất định, nên nghĩ đến việc thay đổi sang thương phẩm COCs khác có chứa loại progestogen phù hợp hơn cho mỗi cá nhân. Theo WHO, trong phần lớn trường hợp, việc dùng COCs được xếp loại 1 hay 2. Dùng COCs hiếm khi được xếp loại 3 hay 4. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2015), các yếu tố giới hạn việc dùng của COCs gồm: World Health Organization: Medical eligibility criteria for contraceptive use. Fifth edition, 2015. Trang 111-133. http://www.who.int/reproductivehealth/publications/family_planning/MEC-5/en/ 1. Loại 4 (không được dùng trong mọi điều kiện, do nguy cơ đã xác định):  Liên quan đến thuyên tắc mạch do huyết khối: người có tiền sử tắc mạch huyết khối, người có bệnh van tim hậu thấp với biến chứng, trong vòng 6 tuần đầu hậu sản nếu có cho con bú mẹ, trong vòng 3 tuần đầu hậu sản nếu không cho con bú mẹ và có yếu tố nguy cơ khác của thuyên tắc mạch, người có đột biến tăng đông máu.  Liên quan đến xơ vữa mạch máu: người có yếu tố nguy cơ của xơ vữa mạch máu, người có cao huyết áp, người có tiền sử đột quị, người ≥ 35 tuổi và có hút thuốc lá ≥ 15điếu/ngày , lupus ban đỏ có kháng thể kháng phospholipid, migraine nặng với biến chứng, tiểu đường có biến chứng.  Liên quan đến các bệnh lý lệ thuộc estrogen hoặc bị tăng nặng bởi progestogen: ung thư vú đang diễn tiến, viêm gan, u tế bào gan. 2. Loại 3 (không nên dùng do nguy cơ lý thuyết là lớn, lớn hơn lợi ích được mong đợi ở phương pháp):  Liên quan đến thuyên tắc mạch do huyết khối: Từ sau 6 tuần hậu sản đến hết 6 tháng nếu có cho con bú mẹ, trong vòng 3 tuần đầu hậu sản nếu không cho bú mẹ và có yếu tố nguy cơ khác của thuyên tắc mạch, từ 3 tuần đầu hậu sản đến hết 6 tuần nếu không cho con bú mẹ và có yếu tố nguy cơ khác của thuyên tắc mạch  Liên quan đến xơ vữa mạch máu: người có tiền sử cao huyết áp, người có cao huyết áp hiện đang ổn định với thuốc chống tăng huyết áp, người ≥ 35 tuổi và có hút thuốc lá < 15điếu/ngày , người ≥ 35 tuổi có migraine  Liên quan đến các bệnh lý lệ thuộc estrogen hoặc bị tăng nặng bởi progestogen: ung thư vú đang điều trị và đã khỏi hơn 5 năm, bệnh lý đường mật, đang điều trị động kinh.  Người dùng nhóm Rifampicin cần cân nhắc khi dùng COCs do thuốc bị mất hoạt lực bởi rifampicin. COCs có thể có một số tác dụng ngoại ý, tuy nhiên chỉ một số trường hợp hiếm hoi là phải ngưng thuốc . Thuật ngữ tác dụng ngoại ý (side effects) thường được dùng để thể hiện các tác dụng ngoài tránh thai, nhưng không đe dọa người dùng COCs. Tác dụng ngoại ý của COCs thường do mất cân bằng giữa tính estrogen và tính progestogen. Mỗi cá thể thường có thể tạng nội tiết khác nhau, nên sẽ có mức độ nhạy cảm khác nhau với các loại nội tiết tổng hợp ngoại sinh khác nhau. Vì thế, trong phần lớn các trường hợp, người dùng COCs không cần phải ngưng thuốc khi có tác dụng ngoại ý, mà chỉ cần chuyển đổi sang một thương phẩm khác có hàm lượng EE khác đi hoặc có một loại progestogen khác. Tác dụng ngoại ý phổ biến của COCs là (1) thay đổi tính chất của hành kinh dưới nhiều hình thức như thay đổi lượng của máu kinh, độ dài kỳ kinh… (2) triệu chứng của cường estrogen tương đối như đau căng vú, nhức đầu, buồn nôn… (3) triệu chứng đến từ nguồn gốc androgen của loại progestogen được dùng trong loại COCs đó như rụng tóc… Ở người dùng COCs, rất hiếm khi tác dụng ngoại ý trở nên nghiêm trọng. Vô kinh, nhức đầu nặng là những tình huống buộc phải đình chỉ việc dùng COCs và chuyển đổi sang một phương pháp tránh thai tạm thời khác thích hợp hơn. Đương nhiên là các biến chứng của COCs như tắc mạch sâu, bệnh lý mạch máu là tình huống buộc phải ngưng COCs.
  • 3. Tín chỉ Sản Phụ khoa 2 Bài Team-Based Learning 6-7: Tránh thai Bài giảng trực tuyến Tránh thai nội tiết: viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 3 Người dùng COCs phải tuân thủ cách dùng. Cách dùng thuốc thay đổi tùy theo hàm lượng hoạt chất EE và Progestogen. Người dùng COCs phải tuân thủ hướng dẫn cho từng dạng thương phẩm. Dưới đây là cách dùng COCs có định dạng chuẩn 21 viên, với hàm lượng EE trong mỗi viên ≥ 20 µg. 1. Vỉ thuốc đầu tiên:  Uống viên đầu tiên của vỉ thuốc càng sớm càng tốt trong chu kỳ, trong vòng 3 ngày đầu của chu kỳ kinh.  Mỗi ngày uống một viên , vào cùng một giờ nhất định. Phải uống thuốc đúng giờ.  Không được quên thuốc (xem xử lý cụ thể khi quên thuốc trong bài xử lý một số tình huống thường gặp)  Tiếp uống thuốc theo chiều chỉ dẫn của các mũi tên, đến khi hết vỉ thuốc.  Khi uống xong viên cuối cùng của vỉ, nghỉ đúng 7 ngày không uống thuốc. Sẽ có kinh trong các ngày này. 2. Các vỉ thuốc sau:  Viên đầu tiên được uống tròn 7 ngày sau khi chấm dứt vỉ thuốc trước đó.  Uống theo trình tự và điều kiện tương tự. Hình 1: COCs, định dạng vỉ 21 viên và định dạng vỉ 21+7 Định dạng phổ biến nhất của COCs là định dạng thương phẩm mà mọi viên thuốc có chứa hoạt chất đều có hàm lượng EE và progestogen toàn hoàn toàn như nhau.  Vỉ 21viên. Khi dùng dạng này, cần đảm bảo tuân thủ một khoảng nghỉ 7 ngày không thuốc  Vỉ 28viên, với 21 viên chứa nội tiết (viên lớn) và 7 viên giả dược (thường được cố ý tạo dáng với hình thức khác với viên có thuốc), nhờ đó người dùng duy trì thói quen dùng thuốc hàng ngày Hình 2: Các thương phẩm COCs khác nhau tùy theo hàm lượng EE Các COCs thuộc nhóm thương phẩm mà mọi viên thuốc có chứa hoạt chất đều có hàm lượng EE và progestogen toàn hoàn toàn như nhau lại được phân biệt thành 3 nhóm nhỏ, tùy theo hàm lượng EE:  EE hàm lượng tiêu chuẩn, với hàm lượng EE trong mỗi viên là 30-35 µg  EE hàm lượng thấp, với hàm lượng EE trong mỗi viên là 20 µg  EE hàm lượng rất thấp, với hàm lượng EE trong mỗi viên là dưới 20 µg Tùy theo hàm lượng EE, loại Progestogen đi kèm có thể khác nhau. Thương phẩm có chứa hàm lượng càng thấp EE thì loại Progestogen đi kèm cần phải có hoạt tính ức chế LH càng mạnh Hình 1 trình bày một thương phẩm có chứa 30 µg EE mỗi viên Hình 2 trình bày một thương phẩm có chứa 20 µg EE mỗi viên Hình 3: Các COCs chứa ≤ 15µg EE thường có định dạng khác với 21+7 COCs chứa 15µg EE có định dạng 24+4 . COCs chứa 10µg EE có định dạng 24+2+2 . Liều thấp EE dẫn đến hệ quả là khả năng ức chế FSH không đầy đủ. Sự ức chế không tuyệt đối FSH dẫn đến việc noãn nang có thể phát triển và ở giới hạn mấp mé khả năng được chọn lọc. Vì thế, khoảng nghỉ giữa 2 vỉ chỉ có thể là 2-4 ngày, thay vì 7 ngày như trong định dạng 21 viên. Do có phát triển noãn nang nên thường thấy có các biểu hiện của mất cân bằng giữa estrogen và progesterone, gây nên các triệu chứng khó chịu của tình trạng cường estrogen tương đối. Khả năng thất bại cao hơn định dạng chuẩn, cường estrogen tương đối, ra huyết bất thường do mất cân bằng estrogen-progesterone là các vấn đề mà các viên COCs có hàm lượng cực thấp EE phải đối mặt Hình 4: COCs với các viên thuốc có hàm lượng nội tiết ngoại sinh thay đổi Trên hình ta quan sát thấy vỉ thuốc của thương phẩm gồm có 4 pha, với 3 pha có thuốc có các hàm lượng EE khác nhau và một pha không thuốc. Mục tiêu của việc thay đổi hàm lượng EE trong mỗi viên thuốc là để tạo ra một môi trường nội tiết gần giống với biến đổi sinh lý của chu kỳ Tuy nhiên, do các viên thuốc không còn đồng nhất nên việc dùng thuốc trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự tuân thủ cao hơn khi dùng thuốc
  • 4. Tín chỉ Sản Phụ khoa 2 Bài Team-Based Learning 6-7: Tránh thai Bài giảng trực tuyến Tránh thai nội tiết: viên thuốc tránh thai nội tiết estro-progestogen phối hợp © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 4 Ứng dụng Hãy dùng các hiểu biết về COCs để giải thích các hiện tượng hay các ứng dụng sau: Tình huống thứ nhất: So sánh các loại COCs khác nhau Hãy so sánh ba loại COCs sau: Marvelon® (định dạng 21 viên hoặc 21+7 , 21 viên giống nhau, mỗi viên có 30 µg EE và 150 µg desogestrel), Mercilon® (định dạng 21 viên hoặc 21+7 , 21 viên giống nhau, mỗi viên có 20 µg EE và 150 µg desogestrel), và Minesse® (định dạng 24+4 , với 24 viên giống nhau, hàm lượng EE 15 µg mỗi viên và 150 µg gestoden). Hãy cho biết chúng khác nhau ra sao, bằng cách trả lời các câu hỏi sau. Khả năng có thai ngoài ý muốn khi có sai sót nhỏ lúc uống thuốc (từ dễ nhất đến hiếm khi): 1. 2. 3. Kích thước trung bình của nang noãn thứ cấp đo được qua siêu âm (từ nhỏ nhất đến lớn dần): 1. 2. 3. Các rối loạn tính chất của kinh nguyệt (từ thường gặp nhất đến hiếm khi gặp): 1. 2. 3. Các giới hạn của chỉ định tránh thai bằng COCs: Giống nhau □ Khác nhau □ Tình huống thứ nhì: Thay đổi trong hướng dẫn dùng COCs Vào thập niên 70 của thế kỷ XX, đa số các COCs thường có hàm lượng 50 µg EE. Vào thời đó, người ta hướng dẫn uống thuốc như sau: viên thứ nhất của vỉ thứ nhất phải được uống vào ngày thứ 5 của chu kỳ kinh. Lưu hành 2 định dạng vỉ thuốc 21+7 và 21. Đến khoảng cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, khi đa số các COCs có hàm lượng EE là 30 µg, người ta hướng dẫn uống thuốc như sau: viên thứ nhất của vỉ thứ nhất phải được uống muộn nhất là vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh. Lưu hành 2 định dạng vỉ thuốc 21+7 và 21. Đền những năm đầu của thế kỷ XXI, các loại COCs mới có hàm lượng EE là 15 µg, người ta hướng dẫn uống thuốc như sau: viên thứ nhất của vỉ thứ nhất phải được uống vào ngày thứ 1 của chu kỳ kinh. Chỉ lưu hành 1 định dạng vỉ thuốc 24+4 . Hãy giải thích lý do phải thay đổi trong hướng dẫn. Tình huống thứ ba: Vấn đề của thuốc Diane 35® . Mụn trứng cá có nguyên nhân là cường androgen. Diane 35® là thuốc được đăng ký bản quyền để điều trị mụn trứng cá. Thuốc có định dạng vỉ 21 viên hoặc đôi khi có định dạng 21+7 , 21 viên giống nhau, mỗi viên có 35 µg EE và 2000 µg cyproterone acetate. Cơ chế trị mụn trứng cá của Diane 35® là nhờ cyproterone là một progestogen có tính kháng androgen rất mạnh, nên ức chế được thụ thể androgen. EE được đưa vào thành phần của Diane 35® là để cân bằng lại tác dụng progestogen của cyproterone acetate. Do thấy Diane 35® rất giống với COCs, nên một người dùng Diane 35® với mục đích “nhất cử lưỡng tiện” vừa tránh thai vừa ngăn ngừa hay điều trị mụn trứng cá. Hãy cho biết hành động trên có hợp lý hay không, bằng cách trả lời các câu hỏi sau. Đánh dấu (x) vào ô tương ứng. Khả năng ức chế FSH của Diane 35® : Cao □ Thấp □ Khả năng ức chế LH của Diane 35® : Cao □ Thấp □ Khả năng thay đổi nội mạc của Diane 35® : Cao □ Thấp □ Nguy cơ của việc dùng Diane 35® : Cao □ Thấp □ Có thể dùng Diane 35® để cho mục đích tránh thai: Có thể □ Không nên □ Cấm □ Các câu hỏi vận dụng khác 4. Một người bình thường, không có đặc điểm nội tiết đặc biệt, nếu muốn tránh thai bằng COCs thì nên dùng dạng thương phẩm COCs nào? Hãy giải thích cơ chế. 5. Xử lý khi quên uống thuốc của một người đang tránh thai bằng COCs có 35 µg EE và một người khác đang tránh thai bằng COCs 20 µg EE có như nhau không? Hãy giải thích cơ chế. 6. Hãy chỉ ra các đặc điểm định dạng vỉ thuốc của 3 thương phẩm COCs sau: Mercilon® , Minesse® và Lo Loestrin Fe® . Giải thích vì sao 3 thương phẩm này lại có định dạng vỉ khác nhau. 7. Vì sao khi dùng thuốc có hàm lượng EE thấp 20 µg EE thì người phụ nữ lại có khuynh hướng thường xuyên có triệu chứng của cường estrogen hơn so với người dùng thuốc có hàm lượng EE cao 30 µg EE? Hãy giải thích cơ chế. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TÀI LIỆU ĐỌC THÊM 1. Yen & Jaffe's reproductive endocrinology, 6th edition. Tác giả Jerome F. Strauss III và Robert L. Barbieri. Nhà xuất bản Saunders Elsevier 2010. 2. Obstetrics and gynecology 7th edition. Tác giả Beckmann. Hợp tác xuất bản với ACOG. Nhà xuất bản Wolters Kluwer Health 2014. 3. World Health Organization: Medical eligibility criteria for contraceptive use. Fifth edition, 2015. Trang 111-133. http://www.who.int/reproductivehealth/publications/family_planning/MEC-5/en/