SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 131
NGUYỄN CẢNH ÂN 
(Cẩn Anh) 
Các nhà thơ 
HẢI PHÒNG. 
TẬP II 
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC 2014 
1
2
LỜI NÓI ĐẦU 
Hải Phòng là một trong những địa phương có truyền thống phát triển 
về văn học, nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca.“Sóng, gió, nắng, mưa, rồi lại vẫn 
sóng. Cái chất biển cả xuyên thấu vào tâm hồn, dựng nên tính cách con 
người, phát lộ ngay từ thể chất, đây đó thấm đượm cái mạnh mẽ của sóng, 
cái mặn mòi của gió biển.” ( “Một miền văn chương” - Phạm Ngà). 
Từ khi phong trào thơ mới ra đời, miền đất Cảng đã trở thành 
nguồn cảm hứng mãnh liệt cho văn học nghệ thuật. Người đất cảng rất yêu 
thơ, đam mê sáng tạo nghệ thuật.Thơ đến với mọi người trong mọi lĩnh vực 
của cuộc sống. Nhiều người từ những miền quê khác “Đến đây muốn ở lại 
đây”, sống làm việc và làm thơ. Nhiều nhà thơ đã đến làm việc và sáng tác ở 
Hải Phòng như: Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Lê Đại Thanh, Lan Sơn, 
Nguyên Hồng, Nguyễn Viết Lãm, Nguyễn Đình Thi, Hồ AnhTuấn, Phạm 
Ngà, Thúc Hà, Văn Xây,Thanh Tùng , … 
Tôi yêu đất Cảng. Đất Cảng là quê hương thứ hai của tôi. Là một 
giáo viên trọn đời dạy học và viết văn ở Hải Phòng, tôi đã đọc, tìm hiểu về 
thơ và các nhà thơ, giành nhiều năm đọc, nghiên cứu và ra mắt bạn đọc tác 
phẩm“Chân dung thi nhân Việt Nam”, “Chân dung các nhà thơ Hải 
phòng”(Tập I) . Nay tôi tiếp tục giới thiệu các nhà thơ Hải Phòng đương 
đại”(Tập II…) mà tôi đã may mắn được đọc. Mỗi tác giả, tôi xin giới thiệu 
về: 
+ Tiểu sử của nhà thơ. 
+ Sự nghiệp văn học 
+ Những bài thơ tham khảo được bạn đọc quan tâm. 
+ Những ý kiến nhận xét, đánh giá về thơ và nhà thơ. 
+ Bài thơ cảm nhận một vài nét nổi bật về từng nhà thơ. 
3
Với một đội ngũ đông đảo các nhà thơ Hải Phòng là Hội viên Hội nhà 
văn việt Nam, việc sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu về họ chắc chắn không thể 
tránh khỏi thiếu sót. Tìm đọc được tác giả nào, cảm nhận được tới mức độ 
nào, tôi xin được giới thiệu về thơ và các nhà thơ tới đó. Ở tập này, người 
viết giới thiệu cảm nhận về thơ cùng các nhà thơ đã, đang sống và làm việc, 
sáng tác tại Hải phòng, góp phần nhỏ cho việc giới thiệu tài liệu tham khảo 
dạy- học văn học địa phương (Thứ tự các nhà thơ được xếp theo A,B.C…tên 
của các tác giả). Nội dung giới thiệu thể hiện cách nhìn cá nhân, có thể 
không đồng nhất với ý kiến của tác giả và bạn đọc. Kính mong các tác 
giả, người thân gia đình tác giả và bạn đọc lượng thứ, thông cảm cho. 
Tập sách có điều gì thiếu sót, bất cập, tôi tha thiết đón nhận ý kiến 
góp ý của mọi người. Người viết xin chân thành cảm ơn. 
Nguyễn Cảnh Ân 
4
LỜI GIỚI THIỆU: 
5
6
1. ĐỒNG ĐỨC BỐN. 
(1948 – 2006). 
A. TIỂU SỬ: 
+Họ và tên: Đồng Đức Bốn. 
+Sinh ngày 30/3/1948. Mất ngày 14/02/2006 
+Quê quán: xã An Hồng, Huyện An Dương , Hải Phòng . 
+Năm 1966, đi thanh niên xung phong. 
+Nghề nghiệp: 
-Thợ cơ khí bậc 6/7ở công ty xây dựng Bạch Đằng, Xí nghiệp 20/7 
- Cán bộ công ty xuất nhập khẩu gia cầm Hải Phòng 
- Năm 1980, bắt đầu sáng tác thơ. 
+Hội viên Hội nhà văn Việt nam. 
7
C.SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
*ĐÃ XUẤT BẢN: 
· Con ngựa trắng và rừng quả đắng. NXB Văn học, 1992 
· Chăn trâu đốt lửa. NXB Lao động, 1993 
· Trở về với mẹ ta thôi. NXB Hội nhà văn, 2000 
· Cuối cùng vẫn còn dòng sông. NXB Hội nhà văn, 2000 
· Chuông chùa kêu trong mưa 2002 
· Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc. NXB Hội nhà văn 2006 (tập thơ cuối 
cùng, dày 1.108 trang) 
8
*NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 
1. Em Bỏ Chồng Về Ở Với Tôi Không 
Tác giả: Đồng Đức Bốn 
Con muỗm xanh trên sóng lúa rập rờn 
Mùi cỏ dại vẫn ven bờ nước đắng 
Tình của em như một tờ giấy trắng 
Mãi bây giờ tôi mới viết thành thơ 
Tình của em như lối rẽ bất ngờ 
Tôi đi đến trọn đời còn chưa biết 
Dẫu cho đến tận cùng cái chết 
Em bỏ chồng về ở với tôi không? 
Tôi không tin rằng trong bão giông 
Em cam chịu con tàu chết chìm trên sóng 
Và tôi tin rằng trong cát bỏng 
Em – Cây xương rồng vẫn hoa 
Em ở gần tôi lại ở xa 
Tim vẫn đập về nơi em nhiều nhất 
Và tôi tin tình em là có thật 
Những lúc buồn tôi mới viết thành thơ 
Và niềm vui có khi đến bất ngờ 
Tôi lại hát ru em ngủ 
Nhà của em ở giữa phường Trung Tự 
Cây tháp nước bồn hoa còn nhớ chỗ ta ngồi 
Cỏ nát rồi cỏ mới lại sinh sôi 
Hoa vẫn nở mùi hương đằm thắm 
Và tôi tin một ngày gần lắm 
Em bỏ chồng về ở với tôi không? 
9
2 . Chăn Trâu Đốt Lửa 
Tác giả: Đồng Đức Bốn 
Chăn trâu đốt lửa trên đồng 
Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều. 
Mải mê đuổi một con diều 
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro. 
3. Trở Về Với Mẹ Ta Thôi 
Tác giả: Đồng Đức Bốn 
10
1. 
Cả đời ra bể vào ngòi 
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung 
Cả đời buộc bụng thắt lưng 
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng 
Đường đời còn rộng thênh thang 
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời 
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười 
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương 
Bát cơm và nắng chan sương 
Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau 
Mẹ ra bới gió chân cầu 
Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi. 
2. 
Chẳng ai biết đến mẹ tôi 
Bạc phơ mái tóc bên trời hoa mơ 
Còng lưng gánh chịu gió mưa 
Nát chân tìm cái chửa chưa có gì 
Cầm lòng bán cái vàng đi 
Để mua những cái nhiều khi không vàng. 
3. 
Mẹ mua lông vịt chè chai 
Trời trưa mưa nắng đôi vai lại gầy 
Xóm quê còn lắm bùn lầy 
Phố phường còn ít bóng cây che đường 
Lời rào chim giữa gió sương 
Con nghe cách mấy thôi đường còn đau. 
11
4. 
Giữa khi cát bụi đầy trời 
Sao mẹ lại bỏ kiếp người lầm than 
Con vừa vượt núi băng ngàn 
Về nhà chỉ kịp đội tang ra đồng 
Trời hôm ấy chửa hết giông 
Đất hôm ấy chẳng còn bông lúa vàng 
Đưa mẹ lần cuối qua làng 
Ba hồn bảy vía con mang vào mồ 
Mẹ nằm như lúc còn thơ 
Mà con trước mẹ già nua thế này. 
5. 
Trở về với mẹ ta thôi 
Giữa bao la một khoảng trời đắng cay 
Mẹ không còn nữa để gầy 
Gió không còn nữa để say tóc buồn 
Người không còn dại để khôn 
12
Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm 
Tôi còn nhớ hay đã quên 
Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ 
Nhuộm tôi hồng những câu thơ 
Tháng năm tạc giữa vết nhơ của trời 
Trở về với mẹ ta thôi 
Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ. 
C.NHẬN XÉT: 
1. 
Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ 
lục bát. Thơ lục bát của ông với cách ngắt nhịp, dùng từ và rất giàu hình ảnh 
với tứ thơ sâu sắc đã chinh phục được bạn đọc. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp 
nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15 bài thơ 
cực hay, tài tử vô địch, nhưng có nhiều bài cũng chẳng ra gì.[1] 
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) 
2. 
“ Trong con đường thơ, người ta đã bắt đầu thấy rõ dấu hiệu của 
sự lặp lại và gắng sức của Đồng Đức Bốn. Tôi cho rằng giá trị của Đồng 
Đức Bốn thực sự chỉ là ở hai tập Chăn trâu đốt lửa và Trở về với mẹ ta thôi. 
Đến Chuông chùa kêu trong mưa thì tôi không còn thấy thích anh nữa. 
Đã có nhiều nhạc sĩ vì tình cảm liên tài đã phổ nhạc cho thơ Đồng Đức 
Bốn. Thuận Yến, Doãn Nho, Huy Du, Huy Thục, Đặng Hữu Phúc, An 
Thuyên, Nguyễn Tiến, Nguyễn Cường, Tuấn Phương, Đoàn Bổng, Minh 
13
Quang v.v... Đến nay Đồng Đức Bốn đã có chừng hơn 30 bài thơ được các 
nhạc sĩ phổ nhạc. Thơ Đồng Đức Bốn không du dương nên phổ nhạc cũng 
không phải dễ. Những câu thơ hay của Đồng Đức Bốn nằm rải rác ở nhiều 
bài, nhiều chỗ khác nhau nên cũng phải nhặt lại, biên tập lại. Về điều này, 
Đồng Đức Bốn tự mình không làm được. Anh cần một trợ thủ có học hơn và 
biết tự giới thiệu cho thơ anh. 
... Đồng Đức Bốn đã nổi lên trong trận bão người ấy như một nhà thơ lục bát 
gin có một không hai. Anh đã chiếm được tình cảm mến mộ của nhiều siêu 
độc giả... Không phải tự dưng Nguyễn Khoa Điềm đã họa tặng anh bài lục 
bát sau đây:”( NGUYỄN HUY THIỆP) 
3 
Bạn Thơ 
Bạn chừ đóng gạch nơi nao 
Văn chương lấm láp vêu vao mặt người 
Bất ngờ bạn đến thăm tôi 
Gửi cho mấy tập ôi trời là thơ. 
Câu dài câu ngắn ngẩn ngơ 
Những rơm với lửa, những tơ với tình 
Một người hoang dại một mình 
Bơ vơ giữa phố mong thành thi nhân 
Lòng yêu yêu đến trong ngần 
Đường xa thương vết chân trần bạn tôi 
Mong sao bạn bớt bùi ngùi 
Cố làm thơ nữa để rồi gặp nhau... 
( NGUYỄN KHOA ĐIỀM) 
14
ĐỒNG ĐỨC BỐN 
Thương “Con ngựa trắng”*, một mình, 
Vào “ Rừng quả đắng”*, gửi tình cho ai? 
Tập thơ đầu tay ra đời, 
Ngôn từ, vốn liếng – ý lời dốc ra. 
Bạn đọc chẳng mấy mặn mà, 
“Chăn trâu đốt lửa”*- thơ ra kịp thời. 
Tập này có nhiều bài hay! 
“Hiếm! Lạ! Có một không hai – khác người”(1) 
“Cuối cùng vẫn…dòng sông”* trôi. 
“Trở về quê mẹ ta thôi”* - “Chân trần”(2) 
Thơ anh chưa phải cách tân, 
Chưa khai sáng vẫn bảo tồn thơ xưa. 
“Kêu trong mưa , tiếng chuông chùa” * 
Bao nhiêu là thứ mê – bùa quanh ta. 
Lục bát ở đồng – quê nhà, 
Đòi ở với vợ người ta(3)… nực cười! 
Chắp tay xin lạy anh thôi! 
“Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc”* 
- anh mời chào ai? 
15
( CẨN ANH) 
CHÚ THÍCH: 
(*):Tên các tập thơ của Đồng Đức Bốn đã xuất bản. 
(1)Ý kiến nhận xét của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp 
(2)Trích bài “BẠN THƠ” của Nguyễn Khoa Điềm . 
(3)Ý rút từ bài thơ “Em bỏ chồng về ở với tôi không?” 
2. ĐÀO CẢNG. 
(1941-1987). 
A. TIỂU SỬ: 
+ Họ và tên: Đào Văn Cảng. 
+ Sinh năm 1941 – Mất ngày 21/6/1987. 
+ Quê quán: Xã Khúc thủy, huyện Thanh Oai, Hà Tây. 
+ Nơi sinh: Huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. 
+ Nghề nghiệp: Thợ cơ khí, cán bộ lao động tiền lương , 
Cảng Hải Phòng. 
+ Hội viên Hội nhà văn Hải Phòng 
+ Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. 
16
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
*THAM GIA VIẾT: 
+Báo Văn nghệ 
+Báo lao động 
+Các báo và tạp chí trung ương và địa phương. 
*ĐÃ XUẤT BẢN: 
+Thành phố những con tàu (In chung với Trần Quốc Minh - NXB Hải 
Phòng). 
+Buồm trong phố (NXB Lao Động – 1997 ) 
+Thời yêu thương (In chung với tác phẩm “Chầm chậm với mình” của Trúc 
Thông – NXB Tác phẩm mới, năm 1977) 
+Nắng lên ( In chung với Sĩ Hồng, Khánh Nguyên, Vũ Từ Trang – NXB 
Thanh niên năm 1985 ) 
+Vùng quê tuổi nhỏ ( NXB Hải Phòng – 1988) 
+Tuyển thơ Đào Cảng 1960 -1987 ( NXB Hội Nhà Văn – 2007) 
17
* NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 
* 
1.BÀI THƠ CỬA SỔ: 
Lúc con đã đi xa 
Bóng mẹ còn đậm in trên cửa sổ 
Một khung cửa. 
Đẹp như màu mắt đợi chờ 
Đường con đi còn xa 
Qua những đô thành thị trấn 
Những ngõ nhỏ nghĩ suy im lặng 
Vẫn những ô cửa dõi nhìn như mắt mẹ tiễn đưa. 
Vẫ những ô cửa như mắt mẹ trầm tư, 
Như mắt cha, mắt anh em đồng chí 
Như con mắt Việt Nam căm thù đau xé. 
Như mắt người thân đang chờ lệnh xung phong; 
Như mắt người yêu thắm sắc thủy chung 
Và ô cửa điệu “Bài ca may áo”. 
Tiếng ai hay tiếng gọi của chân trời 
Và ô cửa tiếng nôi đưa nhè nhẹ 
Khiến bước người đi hồi hộp cả đêm dài. 
Cây vạn niên thanh trên cửa sổ cao vời, 
Xanh như tiếng thì thầm hẹn ước. 
Một khung kính bóng hoa in như bức tranh tĩnh vật. 
Có nói gì đâu mà rạo rực người đi. 
Ôi! Người đi như nước mới ra nguồn, 
Ôi! Người đi, người đi vì đất trời ta chảy máu. 
Và tổ quốc ngày đêm thao thức, 
Như mẹ hiền mong ngóng chiến công con. 
( ĐÀO CẢNG) 
18
2, Sa pa. 
Sa pa 
mùa xuân mười hai tháng 
Thị trấn dựng ngang tầm mây trắng 
Một ngày hè 22 giờ mưa 
Một tháng 60 giờ nắng 
Sa Pa như từ mưa sinh ra 
Chúng tôi đứng - hành lang cao lưng trời 
Một đám mây nhiệt đới đậu ngang vai 
Nếu là họa sĩ tôi sẽ vẽ 
Sương ở Sa Pa xanh lá cây 
Những rặng sa mu đứng lặng im 
Rắc tiếng ve ra khắp xung quanh 
19
Và mưa bỗng trút - không gian nước 
Suối bỗng hình thành khắp núi xanh 
Tháng sáu mưa nhiều mười tám độ 
Bắp cải vườn dâu sẽ cựa mình 
Gái H'Mông đánh ngựa mang đào xuống 
Hương nấm thơm nồng nếp áo xanh 
20
Ngược dòng người xuống chung tôi lên 
Những bông lay-ơn đầu tháng sáu 
Mọc rải rác trên đồi như bướm đậu 
Như những nụ cười của ai bỏ quên 
Chúng tôi lại đi nắng vàng thêm 
Phăng xi Phăng chót vót, gió êm đềm 
Tưởng rằng trong gió thơm tho ấy 
Có gió Cà mau đang thổi về. 
SA PA, 1971. 
( Đào cảng) 
C. NHẬN XÉT: 
1.Đào Cảng là một tác giả tiêu biểu của thơ Hải Phòng thời kỳ 
chống mỹ. 
21
2. “Đọc thơ Đào Cảng thú vị như đi đường, chốc chốc lại gặp 
những gương mặt khả ái. Có lúc sững sờ…”; “ Cảm ơn cuộc đời đã 
cho tôi gặp một trong những người bạn tốt nhất mà một đời người có 
thể có. Vì thế, cuộc ra đi của anh khi mới ngoài 40 tuổi làm tôi đau 
đớn và trống vắng biết bao” (Hữu Thỉnh-17/7/2007). 
3.”Nghe tin Anh qua đời/ sao ta cứ phải mất/ Những người tốt 
nhất” ( Ý Nhi – Văn Nghệ 7/1987). 
4.”Đào Cảng đã đào cảng thật! Anh có cả một trường ca về phá 
thủy lôi để giải tỏa cảng và rất nhiều bài thơ về cảng Hải Phòng, nơi 
Anh làm việc: Giải tỏa cảng, Tàu Sô Panh, Cô lái xe trên cảng, Cảng 
mới… * ( Trần Quốc Minh) 
CHÚ THÍCH: * Tên các bài thơ viết về cảng Hải Phòng của Đào 
Cảng. 
22
ĐÀO CẢNG. 
Đào cảng, “đào cảng thật”(1) rồi, 
“Trường ca về phá thủy lôi”(1) một thời. 
Xông pha đạn nổ, bom rơi. 
“Giải tỏa cảng” *suốt một đời xuân xanh. 
Từ “Cảng mới”*, “Tàu Sô Panh” * 
Tiếng thơ anh thật chân thành, đẹp sao! 
Đây “Thành phố những con tàu”* 
Người đất cảng, quyết làm giàu quê hương. 
Mảnh đất của “Thời yêu thương” 
“Bài thơ cửa sổ”*, vấn vương đêm dài. 
“Tiếng ai…, tiếng gọi chân trời”(2) 
“…Trầm tư”(2) cửa sổ, mẹ ngồi đợi con. 
23
“Buồm trong phố”,* đợi “Nắng lên”* 
Một thời của những yêu thương ngọt ngào. 
“Sa pa”*, “đứng hành lang cao, 
Đám mây nhiệt đới đậu vào ngang vai”(3) 
“Đẹp lạ lùng…mưa bóng mây”. 
Đọc thơ anh cứ ngất ngây, sững sờ, 
Giật mình đau, thoáng nụ cười, 
“Ngoài bốn mươi, bỏ mọi người “ đi thôi ! (4) 
24
“Người thơ sống mãi Cảng ơi, 
Một Anh có vạn con người đọc Anh”(5) 
( CẨN ANH ) 
CHÚ THÍCH: 
* Tên các tác phẩm của Đào Cảng 
(1):Ý kiến của Trần Quốc Minh. 
(2):Trích “Bài thơ cửa sổ” 
(3):Trích bài “Sa pa” 
(4):Ngày 21/6/1987, Đào Cảng mất, khi đó anh mới ngoài 40 tuổi 
(5):Cảm xúc của nhà thơ Lê Đại Thanh Khi Đào Cảng mất. 
3. THI HOÀNG. 
(1943) 
A. TIỂU SỬ: 
+Họ và tên: Hoàng Văn Bộ 
+Bút danh: Thi Hoàng. 
+Sinh năm 1943. 
+Quê quán: Vĩnh bảo, Hải Phòng. 
+Nghề nghiêp: Cán bộ kỹ thuật ngành giao thông vận tải. 
+Năm 1967, tham gia quân đội vào chiến đấu ở miền Nam, bị thương 
được chuyển về công tác ở Sở Văn hóa thông tin Hải Phòng. 
+Năm 1976, về Hội Văn học Nghệ thuật Hải Phòng . Làm biên tập tạp chí 
25
Cửa biển. 
+Hội viên Hội nhà văn Hải Phòng, 
+ Hội viên Hội nhà Văn Việt Nam. 
+Năm 2004 nghỉ hưu 
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
*THAM GIA VIẾT: 
+Báo Văn Nghệ. 
+Tạp chí Cửa biển. 
+Các báo trung ương và địa phương. 
*ĐÃ XUẤT BẢN: 
- Cửa sông (tập thơ, in chung năm 1971) 
- Nhịp sóng (thơ, 1976) 
26
- Ba phần tư trái đất (thơ, 1989) 
- Gọi nhau qua vách núi (trường ca, 1995) 
- Bóng ai gió tạt (thơ, 2001) 
- Cộng sinh với những khoảng trống (thơ, 2005) 
- Tuyển trường ca và thơ (2010) 
- Chìm vào mật nóng (thơ, 2011) 
Giải thưởng văn học: 
- Giải thưởng Văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải Phòng năm 1996-1997. 
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với trường ca Gọi nhau qua vách núi năm 
1996. 
- Giải thưởng Văn học đề tài Lực lượng vũ trang - chiến tranh cách mạng 1994- 
1995. 
- Tặng thưởng Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT năm 2001. 
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. 
*NHỮNG BÀI THƠ TIÊU BIỂU (THAM KHẢO) 
* 
1. Người đem thơ đi đâu 
27
Khi thật vui hay thật buồn thì thích ở ngoài sân hay trong nhà 
Đấy không phải là một câu thơ 
Tóc còn đen mà làm quan rất to 
Đấy cũng không phải là một câu thơ 
Mẹ ta mất đã hơn mười năm rồi 
Không biết chân trái của người đã khỏi đau chưa 
Người mang theo những câu thơ mà mình mong ước 
Giờ thì lên đỉnh niềm vui hay xuống đáy nỗi buồn 
Những câu thơ kia cũng chẳng tìm thấy được 
Hỏi ông tóc đen ư 
Câu hỏi ngã đau ở ngay cửa miệng! 
( THI HOÀNG) 
28
* 
2. Ở GIỮA CÂY VÀ NỀN TRỜI. 
Dường như là chưa có buổi chiều nào 
Xanh như buổi chiều nay, xanh ngút mắt 
Cây cứ đứng với nền trời khao khát 
Nâng chiếc mầm trên tận đỉnh cây cao. 
Sau chiều nay ta phải tốt lên nhiều 
Thiên nhiên ở với mình cao cả quá 
Tiếng lá động ân cần như tiếng mẹ 
Và vòm trời mong ngóng lại như cha 
Đừng phát giây quên đối mặt quân thù 
Đừng hờ hững với đời như bọt bể 
Sắc diệp lục um tùm đang nói thế 
Sắc trời xanh day dứt chẳng vô tình 
Trời thì xanh như rút ruột mà xanh 
Cây thì biếc như vặn mình mà biếc 
Mặt trời toả như trái tim nồng nhiệt 
Trong cái chiều nhân nghĩa đến sâu xa. 
29
Một tên người ai gọi cứ ngân nga… 
(Trích tác phẩm”Nhịp sóng” ) 
THI HOÀNG 
3. NGẪU CẢM. 
Hòn đá rơi trúng đầu 
Chàng trai vào bệnh viện 
Rồi cô y tá và chàng thành vợ chồng quấn quyện 
Liệu họ có cảm ơn hòn đá kia không? 
Bông hoa đẹp mê hồn 
Nở kề bên ngọn thác 
Với ra hái tuột chân, người phải lòng hoa đã chết 
Có pháp trường nào xử bắn một bông hoa? 
Giận gì hòn đá kia 
Oán gì bông hoa nọ 
Cõi vạn biệt thiên sai ta rơi đời mình trong đó 
30
Sáng dậy thấy còn mình cũng đã là vui! 
(Trích tập thơ “Bóng gió ai tạt”) 
THI HOÀNG. 
C.NHẬN XÉT: 
.1. “Tôi quan niệm, văn chương nói chung và thơ nói riêng phải 
quyến rũ người đọc chứ không nên đuổi bắt độc giả... Tôi ủng hộ việc 
cách tân thơ nhưng cách tân không có nghĩa là chỉ đơn giản là bẻ gãy 
câu thơ, phá bỏ cấu trúc, ngữ pháp, khoa trương ngôn từ... Làm như thế, 
thơ chỉ là một đống xác chữ chứ không tạo ra những câu thơ làm rưng 
rưng người đọc và cũng không thể tạo ra những câu thơ vui buồn khi 
cần người ta có thể mang ra ngẫm ngợi hoặc chia sẻ”(Quan điểm về 
31
thơ của Thi Hoàng) 
2. Tôi đã đi qua một phía của Thi Hoàng và đã nhìn thấy một phía ấy. 
Mai Văn Phấn đi qua một phía khác. Đình Kính đi qua một phía khác nữa. 
Bùi Ngọc Tấn lại đi qua một phía khác. Dư Thị Hoàn cũng đi một phía. Hoài 
Khánh lại đi qua một phía khác nữa. Những gì tôi nhìn thấy Thi Hoàng có 
thể được cộng thêm bởi những cái nhìn khác và cũng có thể bị trừ đi bởi 
những cái nhìn khác. Nhưng chỉ có một thứ của ông mà không ai có thể trừ 
đi hay cộng thêm: đó là những bài thơ của ông. 
(Nguồn: lethieunhon.com) 
32
THI HOÀNG 
I. 
Quyến rũ người đọc, người nghe, 
Thơ được như thế mới là nên thơ. 
Đừng bẻ câu thơ gãy ra 
Đừng bỏ cấu trúc, ngôn từ khoa trương. 
Quan điểm thơ của Thi Hoàng, 
Thơ hay phải biết rưng rưng lòng người. 
“Gọi nhau qua vách núi” thôi 
Bản trường ca ấy một thời ngân vang. 
“ Ba phần… trái đất”, ngỡ ngàng… 
“ Bóng ai gió tạt”, bàng hoàng, ngẩn ngơ. 
“ Cộng sinh những khoảng trống”… Thơ 
Gai góc, sắc nhọn, ngôn từ chuốt trau. 
33
Cứ ngẫm ngợi, sẻ chia nhau, 
“Chìm vào mật nóng”, thấm sâu lòng người. 
“Đom đóm và sao” sáng ngời, 
“Ở giữa cây và nền trời”(1) thanh thanh. 
“Trời xanh rút ruột mà xanh, 
Cây biếc như vặn mình biếc thêm”(2) 
Tứ thơ độc đáo, nỗi niềm… 
Hồn thi nhân cháy! Cháy thêm! Tình đời. 
( NGUYỄN CẢNH ÂN) 
CHÚ THÍCH: 
+Những cụm từ in đậm là tên các tập thơ của Thi Hoàng. 
+(1):Tên bài thơ đăng trên báo văn nghệ năm 1968. 
+(2): Ý thơ được rút ra từ hai câu thơ hay nhất trong bài thơ:”Ở 
34
giữa cây và nền trời” 
II. 
Có” Ba phần tư trái đất”, 
Chiến tranh “Gọi nhau qua vách núi” dài 
“Nhịp sống”, “Gió tạt bóng ai” 
“Cộng sinh những khoảng trống” – Đời chông chênh 
“Ở giữa cây…nền trời”* xanh, 
“Trời xanh rút ruột mà xanh”(1), tuyệt vời! 
“Cây biếc…vặn mình biếc” (1) thôi 
35
Câu thơ chắt cả cuộc đời mộng mơ. 
“Chìm vào mật nóng”, ngẩn ngơ. 
Có con”Đom đóm…sao”mờ, bóng soi. 
Thơ ai quyến rũ lòng người. 
Thơ ai đọc mãi, đọc hoài…rưng rưng. 
Quan điểm thơ của thi nhân, 
Gọt từng con chữ, dũa từng ý thơ. 
Nâng niu: Cành ,lá, nhụy, hoa… 
Giữ gìn từng giọt hương thơ cho đời. 
( CẨN ANH) 
CHÚ THÍCH: 
+Những cụm từ in đậm là tên các tập thơ của Thi Hoàng. 
+(*):Tên bài thơ củaThi Hoàng đăng trên báo Văn nghệ năm 
1968 +(1): Ý thơ được rút ra từ hai câu thơ hay nhất trong bài 
thơ:”Ở giữa cây và nền trời” . 
36
4. VÂN LONG 
(1934) 
A. TIỂU SỬ: 
+ Họ và tên : Nguyễn Vân Long. 
+ Bút danh: Thi Nguyễn, Nguyễn Phương. 
+ Sinh ngày: 6/3/1934 ở Hà Nội 
+ Quê quán: xã Việt hòa, huyện Khoái châu, tỉnh Hưng Yên. 
+ Năm 1956, mở quán sách 72 Phố Huế, Hà Nội. 
+ Năm 1965, cưới vợ, sau đó ít lâu được điều về Hải Phòng tham gia 
dàn nhạc của thành phố Cảng. 
+ Năm 1966, giã từ cây đàn, cầm bút đến với thơ, Anh chuyển sang làm 
Cán bộ biên tập và sáng tác cho sở văn hóa Hải Phòng. 
+ Sau hơn 10 năm lăn lộn gắn bó với thành phố Cảng, Anh chuyển về công 
tác tại ty văn hóa Hà Sơn Bình 
+ Cuối đời, Anh về Hà Nội làm trưởng ban văn nghệ báo ĐỘC LẬP rồi làm 
biên tập thơ nhà xuất bản Hội nhà văn. 
+ Hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ 1980. 
37
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
Thơ 
Ðường vào tim (in chung với Lê Tám, Giang Quân) 1957 
Tia nắng 1962 
Thành phố tôi yêu (in chung với Văn Thinh) 1977 
Qua những miền đất (in chung với Thi Nhị, Nguyễn Quang Tính) 1980 
Gió và lửa (in chung với Nguyễn Bùi Vợi) 1983 
Thành phố những ban mai 1987 
Vào thu 1990 
Những khối hình câm 1993 
Dưới lá xanh 1999 
Vân Long - hành trình thơ (tuyển tập) 2002 
Thơ, truyện viết cho các em 
Sư tử xanh (tập truyện) 1979 
Trai ngọc và sứa vật vờ (tập truyện) 1984 
Làm ngọc (tập truyện) 1986 
Ngàn cây số hoa (tập thơ) 1996 
Rùa đá đi chơi (tập truyện) Tủ sách vàng NXB Kim Ðồng 1997 
Xuân Quỳnh thơ và đời (biên soạn) 1996 
Ngọn bút với thời gian (chân dung - tiểu luận) 1997 
Mùa thu quê Việt (tuyển thơ) 1999 
Thơ hay có lời bình (biên soạn) 
2001 
Giải thưởng: 
Giải thưởng Văn học công nhân 
1975- 
1980 
Giải thưởng thơ hội VHNT Hà Nội 
1986- 
1991 
Giải thưởng thơ ủy ban toàn quốc các hội LHVHNT Việt Nam 
2000 
38
* NHỮNG BÀI THƠ TIÊU BIỂUTHAM KHẢO: 
* 
1. Thu cảm 
Mở Cửa - Ðường thơm hoa sữa gọi 
Phải bùng ra phố, phải đi thôi! 
Hà Nội trời xanh màu cốm mới 
Tôi nhập vào thu với mọi người 
Mùa thu - Thu đến từng hơi thở 
Thu đến từng thi tứ chín cây 
Ai may áo mới cho Hà Nội 
Vồng ngực ai căng đợi tỏ bầy 
Em như con gió thổi qua ngang 
Trẻ đến làm đau cả lá vàng 
Lá phượng vụng về rơi mái tóc 
Lại thành hoa rắc em mang 
Như người chưa bao giờ được trẻ 
Tôi đăm chiêu với mặt hồ đầy 
Bước vào khoảng không em để lại 
Một lần thêm trống trải nước mây 
Bất giác đưa tay lên hất tóc 
Bỏ quên đâu mái tóc xanh dầy 
Xòe ra đôi sợi mang màu nắng 
Bắt chợt mùa thu vương kẽ tay! 
1987 
2. LẦM 
Gần nhau non buổi chiều 
ngẩn ngơ tròn buổi tối 
đường về quên mất lối 
rẽ lầm tới… nhà em. 
VÂN LONG. 
39
3. Vào thu 
Nắng như sánh hơn 
Lá cây trong hơn 
Tưởng nghe được mùa thu nhẹ bước 
Lao xao trên thảm cỏ mềm 
Một gánh ổi thơm vào phố 
Chùm nhãn đung đưa tay trẻ nhỏ 
Trái thị vàng một sắc dân gian 
Gặp mùa thu lòng mình 
Nửa thế kỷ - Gánh trên vai cái tuổi 
Mùa thu vầng trán trầm tư 
Lượng trời rộng sao lòng mình hẹp 
Thiên nhiên không biết cũ già 
Lá biếc, nghìn năm vẫn biếc 
Tàn nở nghìn năm - vẫn hoa 
Trận mưa thu ào qua 
Nắng lại xòe diêm đầu lá ướt... 
4. QUA MƯA. 
Qua dải sân mưa tôi ngắm em 
Màn mưa nhòa những nét thân quen 
Tình yêu mới nở sao mà đẹp 
Một thoáng nhìn nhau, mưa cũng ghen! 
VÂN LONG 
40
5.Ngọn cây 
Những ngọn cây 
Những ngọn cây cao 
Cứ sục tìm chi khoảng biếc 
Nõn lá tủa ra quyết liệt 
Rồi cũng đến tầm ấy thôi 
Làm sao có thể thành mây 
Bay tới những miền chưa biết! 
Lên đó để mà ngơ ngác 
Lên đó để mà cô đơn 
để mà run rẩy 
Từng cơn lạnh thấu linh hồn! 
VÂN LONG 
6. Dưới lá xanh 
Ðêm dài quá, nằm không ngủ 
Ðời ngắn quá, yêu chưa đủ 
Lặng đếm thời gian trôi 
Loạt soạt nghìn trang gió thổi lạnh 
Tay thì đã ngắn mong chi cánh 
Chữ nghĩa xạc xào thua lá xanh 
Mà bông hoa lạ cuối trời kia 
Tới được chắc chi hoa vẫn thắm! 
VÂN LONG 
41
7. Ở NHÀ MÁY GÀ. 
“Những chú gà công nghiệp 
Thật khác chú gà nhà 
Được ấp trong lò điện 
Tự mổ vỏ mà ra 
Người đầu tiên chú thấy 
Áo choàng trắng thướt tha 
Chắc là mẹ mình đấy! 
Mẹ đẹp như tiên sa! 
Anh em đông hàng ngàn 
Chẳng biết ai ra trước 
Chẳng biết ai là út 
Chẳng ai đòi phần hơn! 
Mẹ chiều cả ngàn con 
Giải trấu thay đệm mới 
Thắp đèn làm lửa sưởi 
Máng ăn ăm ắp đầy 
42
Gà mà chẳng ở chuồng 
Cả dãy nhà rộng đẹp 
Bè bạn cứ vàng ươm 
Hát suốt ngày liếp nhiếp.” 
(Tiếng Việt 3, tập II) 
VÂN LONG 
C. NHẬN XÉT: 
1. “ Trong sáng tạo thơ có 2 hiện tượng khá phổ biến: 1/ Có nhà thơ xuất hiện 
sáng chói như sao băng rồi vụt tắt. 2/ Có nhà thơ xuất hiện lặng lẽ như ngôi sao nhỏ nhấp 
nháy bên trời, rồi càng ngày càng tỏa sáng.Vân Long thuộc dạng nhà thơ thứ 2” “… 60 
năm thơ và 80 tuổi đời của một nhà thơ thật chả có gì đáng nói nếu anh không 
có những bài thơ để lại, sẻ chia, chung sống với bạn đọc. Tôi thích và nhớ 
những bài thơ ngắn của Vân Long thời anh 20 tuổi, và giờ đây thơ ở tuổi 80 của 
anh vẫn còn lay động không chỉ riêng tôi. Và tôi tin, có những bài thơ của anh sẽ 
trường thọ hơn chính tác giả của nó. Đó chính là hạnh phúc đích thực của nhà 
thơ – hạnh phúc của một tâm hồn lặng lẽ xanh trên suốt hành trình sáng tạo có 
tên là Vân Long”. (“Nhà thơ Vân Long-lặng lẽ xanh” – Nguyễn Trọng Tạo) 
2. Ở Hải Phòng, chàng trai này “ăn cơm tập thể nằm giường cá nhân” suốt 
10 năm, thâm nhập những nhà máy vừa bị bom, ra trận địa pháo, xuống những 
con tàu rà phá thủy lôi để viết những ký sự của cuộc chiến bằng thơ. “Mười năm 
thơ đất Cảng, Vân Long đem hồn thơ êm nhẹ, kín đáo, hòa vào cuộc sống lửa 
thép, bom đạn. Đồng thời, anh kéo sự nóng hổi, cuộn xiết của đời vào thơ…Đó 
là cuộc đấu tranh tạo một thế hài hòa giữa ảo và thực, của đôi cánh mơ mộng 
chân trời với bước chân trần trên mặt đất chông gai, khúc khuỷu… ” 
(- Nhà thơ Phạm Đức ) 
3.TỰ BẠCH: 
43
Nếu ta dùng phương pháp so sánh: Văn xuôi là hành ngôn thường nhật có chuẩn 
của nó thì thơ là một hành ngôn cách điệu, "lệch chuẩn" so với văn xuôi. 
Hành ngôn thơ đã "lệch chuẩn", lại qua giọng điệu riêng của mỗi nhà thơ, sẽ xuất hiện 
những lệch chuẩn cá nhân, mà ta thường gọi là phong cách của mỗi nhà thơ. 
Một bài thơ có tứ hay, phần đóng góp trí tuệ là hàng đầu. Nhưng một câu thơ hay phải 
bao gồm cả sự run rẩy cảm xúc của nhà thơ, bao gồm tài năng sử dụng ngôn ngữ, bao 
gồm cả quan niệm về thi pháp của nhà thơ. Không ít bài thơ có ý khái quát lớn, nhưng 
câu thơ lại không hay, chính vì tác giả đã dùng hành ngôn quá gần với văn xuôi. Ðó là 
thơ giọng ngâm, giọng kể, trần thuật, tự sự... thường chỉ khác văn xuôi ở sự có vần và 
ngắt câu theo tiết tấu thể thơ. Một nhà thơ có độ "lệch chuẩn" cá nhân riêng biệt trong 
hành ngôn thường gia tăng hiệu quả thơ trong một diện tích câu nhỏ hẹp. 
Các câu thơ hay, mỗi câu hay một vẻ, nhưng chúng giống nhau ở chỗ: Không có nét dư 
ngữ nghĩa, tức không có chữ thừa, chữ độn. Mỗi chữ lại có thể làm vài ba chức năng, và 
dồn nén vào nhau, chồng nghĩa lên nhau, tạo ra độ căng nhất định. 
VÂN LONG 
VÂN LONG. 
Âm nhạc năng khiếu bẩm sinh 
Có hơi ấm vợ, chung tình với thơ. 
Ngồn ngộn cuộc sống mộng mơ 
Rời cây đàn đến nàng thơ ấm lòng 
Bồng bềnh sóng gió Hải Phòng, 
Tôi trữ tình cháy đỏ lòng thơ Anh. 
“Ngọn cây”*vươn “Dưới lá xanh”* 
“Sục tìm…khoảng biếc”(1) túa cành chơi vơi 
“Rồi cũng đến tầm ấy thôi”(1) 
“Cô đơn…run rẩy”(1) nổi trôi linh hồn 
Mái tóc thu nhuộm nắng tuôn, 
44
“Đường vào tim”*, “Tia nắng”* buồn nao nao 
Mạch sống đất Cảng dâng trào, 
“Hành ngôn…lệch chuẩn”(2)-tứ vào thơ Anh 
Cuối đời về với Hà thành 
“…Khối tình câm”*, “Dưới lá xanh” thu vào. 
Trẻ trung, mới mẻ, lao xao… 
Nàng thơ vẫn mãi quyện vào trong Anh. ( CẨN ANH) 
CHÚ THÍCH: (*)Tên các tác phẩm của Vân Long. 
(1): Trích trong bài “ Ngọn cây”; (2): Tác giả tự bạc 
5. PHẠM NGÀ. 
(1944) 
A. TIỂU SỬ: 
+ Họ và tên: Phạm Văn Ngà 
+ Bút danh: Phạm ngà. 
+ Sinh năm 1944. 
+ Quê quán: Từ Liêm, Hà Nội. 
+ Hiện sống và viết ở Hải Phòng. 
45
+ Tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội 
+ Dạy học ở trường CĐSP Hải Phòng. 
+ Giám đốc nhà xuất bản Hải Phòng. 
+ Nguyên phó chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Hải Phòng. 
+ Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. 
B.SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
*Tham gia viết: 
+ Báo văn nghệ. 
+ Tạp chí cửa biển. 
+ Các báo trung ương và địa phương. 
… 
*Đã xuất bản (Đến 2013): 
+Hoa nắng (in chung – 1981 ) 
+Đi dọc đời mình ( Trường ca – 1986 ) 
+Lời ru của người yêu cũ (1991) 
+Trầm tư (1995) 
46
+ Mảnh vỡ (2001) 
+ Độc thoại mưa (Trường ca – 2010) 
… 
*Những bài thơ được nhiều người ưa thích: 
+ Gia đình. 
+ Lời ru con của người yêu cũ. 
+ Viết riêng cho người. 
+ Độc thoại mưa. 
… 
· NHỮNG BÀI THƠ TIÊU BIỂU THAM KHẢO: 
· 
1. GIA ĐÌNH. 
Ngày nào cũng từ nơi nào ra đi 
Nơi này trở về 
Căn nhà ta gọi mái ấm 
Bao nhiêu vui cược ở đây 
Bao phiền muộn trút ở nơi này 
Cứ phấp phỏng điều gì chẳng rõ 
Rồi có thể 
47
Vợ ta không nói những điều như xưa 
Con ta chẳng nghe hết điều dặn dò 
Đến ta đâu hẳn là ta nữa 
Ăn rồi ngủ, đọc sách và làm tình… 
Cái điệp khúc cũ mèn đầy ma mị 
Nơi ta vừa thiếu lại vừa thừa 
Ngày nào cũng ra đi cũng trở về 
chỉ sợ có hôm dừng chân trước cửa 
Bỗng xa lạ như nhầm phải nhà nào. 
(PHẠM NGÀ) 
2.LỜI RU CON CỦA NGƯỜI YÊU CŨ 
Dừng chân bất chợt, lắng nghe 
Tiếng ru mới mẻ gọi về xa xôi 
Điệu ru quen thuộc bao đời 
Mà xao xuyến mãi bồi hồi tiếng ru 
Một thời thân thiết dạo xưa 
Người con gái ấy bây giờ ru đây 
Tròng trành tiếng gió gọi mây 
Nửa ru bé ngủ, nửa lay gọi lòng 
Con thuyền nói với dòng sông 
Cánh cò nói với mênh mông nắng chiều 
Thời gian nói với tình yêu 
Buồn vui lại nói những điều buồn vui 
Xin đừng ai nữa như tôi 
Chuyện không đâu để bùi ngùi tháng năm 
48
Hẳn như cách trở xa xăm 
Thì tôi ru khẽ, ru thầm cùng em 
Ngủ yên, cho bé ngủ yên 
Và người cha ấy vững bên chiến hào 
Qua bao sông rộng núi cao 
Tiếng ru dẫu ở nơi nào cũng thương 
Chẳng làm con nhện tơ vương 
Bao con đường vẫn một đường quanh nôi 
Lời ru như lửa bừng soi 
Bên nhau ấm những cuộc đời chia xa 
Để lòng mãi mãi thiết tha 
Dẫu cho ai đó vượt qua chính mình . 
( PHẠM NGÀ) 
C NHẬN XÉT: 
. “Phạm Ngà là người thủy chung với thơ ca truyền thống, nhưng không vì thế 
mà anh thỏa mãn, bằng lòng với cái đã có. Anh luôn đau đáu trăn trở tìm đường, 
mở lối để bứt phá, và không ngừng tự đổi mới thơ mình. 
Đổi mới thơ nhưng quyết không làm lạ thơ, anh vẫn giữ được phong cách dung 
dị mà sâu sắc, đằm thắm trên từng thi phẩm. Anh là người đam mê nhưng không 
cực đoan thái quá, xưng tụng những lời tuyên ngôn to tát, một kiểu nóng vội 
thường thấy ở những cây bút thiếu bình tĩnh, để rồi lạc bước đuối hơi, đến khi ngộ 
ra, ngoảnh lại hóa toàn những ảo ảnh huyễn tưởng vô tiền khoáng hậu không 
mục đích. 
49
… Anh như đã thấu tỏ muôn nỗi thăng trầm, buồn vui, được mất của thân 
phận người. Phải chăng là thế nên qua thời gian thụ giáo nơi trường ốc, qua thời 
gian tồn sinh trong biển đời trôi giạt, làm bầu bạn cùng con người để đến tháng 
năm này Phạm Ngà mới có cơ hội gửi vào từng con chữ, từng dòng thơ những gì 
ấp ủ, tinh lọc, căn cốt tâm đắc nhất của anh hiến dâng cho bạn đọc. 
Anh là người lao động hết mình cho thơ, bởi sự dày công dồn nén, kỹ lưỡng đến 
từng dấu phảy trong mỗi tác phẩm. Độc thoại mưa là minh chứng cho điều ấy. 
Tác phẩm này đủ xác lập một bước chuyển, cao hơn là một bứt phá đầy năng lực 
mới của tác giả. Từng đơn vị chữ nghĩa trong Độc thoại mưa là sự đằm chín, 
mang theo ma lực có khả năng hút cuốn, nhuyễn quyện, xoắn bện vào nhau đến 
độ sáng láng kinh điển.” (Vũ Quốc Văn) 
50
PHẠM NGÀ. 
“Hoa nắng” “Đi dọc đời mình”, 
Một khúc tâm tình nhà giáo, nhà thơ. 
“Tâm phúc”*, “Cõi thực hư vô”* 
“Hai nửa sáng tối”*, vày vò thi nhân. 
“Tín điều xa, áo cơm gần”(1) 
“Công lý chập chờn sáng tối”(1) mung lung. 
“Bất ngờ”(1)cơ chế vô hình. 
Mua bán nghĩa tình…nghĩ thật xót xa. 
“Độc thoại mưa”- bản trường ca. 
Luật đời “Định mệnh”*- Âu là đương nhiên. 
Đau đáu trăn trở kiếm tìm. 
Hướng đi đổi mới cho nền thi ca. 
Ngôn từ đằm thắm mặn mà… 
Đọc thi nhân thấy xót xa…, thấy buồn. 
Nghe người yêu cũ ru con 
“Trầm tư”, “Mảnh vỡ”- đời còn được thua. 
51
“Dừng chân trước cửa…”, “Nhầm nhà”(2) 
Cứ phấp phỏng sống nơi ra, nơi vào. 
Mô phạm, mẫu mực, thanh tao… 
Bấy nhiêu điều đáng tự hào – thi nhân. 
( NGUYỄN CẢNH ÂN) 
CHÚ THÍCH: 
+ Tên các tập thơ của nhà thơ Phạm Ngà được in đậm. 
*: Tên các chương trong Trường ca “Độc thoại mưa”. 
(1):Trích trường ca “Độc thoại mưa”. 
(2):Trích trong bài thơ “Gia đình”. 
52
6. MAI VĂN PHẤN. 
(1955) 
A. TIỂU SỬ: 
+ Họ và tên: Mai Văn Phấn. 
+ Bút danh: nt 
+ Sinh năm: 1955. 
+ Quê quán: Kim Sơn, Ninh Bình. 
+ Hiện đang làm việc và sáng tác ở Hải Phòng 
+ Hội viên Hội nhà văn Hải Phòng. 
+ Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. 
B.SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
* Tác phẩm đã xuất bản: 
- Giọt nắng (thơ, 1992); 
- Gọi xanh (thơ, 1995); 
53
- Cầu nguyện ban mai (thơ, 1997); 
- Nghi lễ nhận tên (thơ, 1999); 
- Người cùng thời (trường ca, 1999); 
- Vách nước (thơ, 2003); 
- Hôm sau (thơ, 2009); 
- Và đột nhiên gió thổi (thơ, 2009); 
- Bầu trời không mái che (thơ, 2010); 
- Thơ tuyển Mai Văn Phấn (thơ cùng tiểu luận và trả lời phỏng vấn, 2011); 
- Hoa giấu mặt (thơ, 2012)… 
Giải thưởng: 
- Giải thưởng cuộc thi thơ tuần báo Người Hà Nội (1994). 
- Giải thưởng cuộc thi thơ tuần báo Văn Nghệ (1995). 
- Giải thưởng Văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng) các năm 1991, 1993, 
1994, 1995. 
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 cho tập thơ Bầu trời không mái 
che. 
* NHỮNG BÀI THƠ TIÊU BIỂU (THAM KHẢO): 
* 
1.TẮM ĐẦU NĂM (1) 
Thanh tẩy (2) mãi vẫn không thấy sạch 
quay về tắm bằng ngọn đèn 
54
thử đưa bờ vai về phía ánh sáng 
rồi cả hai tay 
bàn chân, cằm, đầu gối 
cả đôi tròng mắt và tiếng ho khan 
xối ánh sáng vào từng góc khuất 
gốc khuất như lò thúc mầm (3) 
như thép nóng đem tôi vào nước 
như quả trứng trong ổ đang ấp. 
rễ thân cành đã chết đâm ngang. 
tắm gội cho mùa xuân về 
vừa lặn vào ánh sáng 
vừa gọi thầm ông bà, cha mẹ 
cơ thể bốc cao về phía ngọn đèn 
vừa xối mạnh, vừa gọi tên em 
ánh sáng bồng bềnh, bụng mang, dạ chửa 
thử gọi một ai xa lắc, xa lơ 
ngọn đèn lặng phắc càng tỏ 
càng tỏ 
( MAI VĂN PHẤN) 
CHÚ THÍCH: 
(1) Bài in trên báo Văn nghệ. Tạp chí Nhà văn số 4/ 20011 và trên mạng 
(2) Thanh tẩy: Bài này dùng nhiều chữ vô lối, cảm vô lối, lung tung, lang tang. Lạm dụng 
từ Hán Việt như thanh tẩy. Trong tiếng Hán thanh có 5 chữ, tẩy có 3 chữ. Thanh ở đây 
theo nghĩa bài là trong, sạch, tẩy ở đây là rửa, xối. Nếu dùng thuần Việt thì nên viết là 
rửa sạch. 
(3) Lò thúc mầm là lò ươm giống lúa. Các hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc thời thập 
kỷ 60, 70 thế kỷ trước hay dùng. 
2. EM CHO CON BÚ. 
Chiều nay em cho con bú.Ngoài kia từng chân kiến đang đi, từng cánh ông vẫn còn 
đang vỗ.Nơi anh về trú ngụ là ô trời xanh trong mắt em cười. Hạnh phúc nào bằng ta 
bên nhau thảnh thơi, như được xoải mình nơi chân đê cát mịn.Anh hôn lên ngực em căng 
55
đầy thơm mát, chiều ngọt ngào cánh cò cánh vạc, qua môi anh khẽ đậu xuống hồn.Căn 
phòng mình chẳng còn những bức tường bao quanh và không gian thành thời gian thánh 
thiện, khi anh mải mê nhìn vầng ngực em dâng đầy như biển, cư thu mình tìm vào miệng 
con be bé xinh xinh… 
Nghe đâu có tiếng thạch sùng điểm nhịp, hay những giọt nước xa xưa đang rơi vào 
vại nước nhà mình. 
( MAI VĂN PHẤN) 
3.VIẾT CHO CÂY SÁO. 
Tôi thỏi vào lòng ống sáo tối đen địa ngục, để tìm ra bảy lối tới thiên đường:Đồ rê 
mi fa son la si. Từng âm giai vỗ cánh bay đi, chao nghiêng trong ánh sáng bảy màu lung 
linh huyền ảo, để những bóng tối kia cũng mang hình ống sáo , cho tôi lại ghé môi khắc 
khoải thổi vào. 
Rời bè trầm chúng bay lên cao, rồi thả vào đêm bao chiếc thang cung bậc. Nghe âm 
vang bước chân của bóng đêm nặng nhọc, đang lần từng âm vực mà lên. 
Vũ trụ lầm lỳ lơ lửng trong đêm.Những con sóng dịu mềm cho bên bờ lở biết mình 
còn đó, để ban mai thức dậy bên bồi. 
Mỗi góc tối trong tôi đang ngậm lấy âm thanh như ngậm vào vú mẹ, từ miệng mình 
he hé ánh sáng bồng bế nhau thong thả tràn vào. 
( MAI VĂN PHẤN) 
. 4.Đêm của em 
(tặng N.HK) 
Em không ngủ yên dưới tàng lá giật 
Một nhành cây vừa rơi xuống mái tôn 
Tiếng quả vỡ lăn trên thềm gạch cũ 
56
Gió lồng lộn làm mặt nước không còn trơn mịn 
Lối đi vươn cánh tay níu lấy bìa rừng 
Mắt em mở vào đêm sâu lò than hồng rực 
Dâng mùi ngô nướng, nếp thơm 
Tiếng nước sôi trong trí nhớ em 
Liên tục reo vang đến gần sáng 
Cố nép vào thành giường 
Em nín thở chờ thời khắc yên tĩnh 
Ôm con bồ câu vô hình 
Đợi mặt đất bình yên buông tay cho trời rạng. 
(Hải Phòng, 18/8/2011) 
( MAI VĂN PhẤN) 
C. NHẬN XÉT: 
1. Mai Văn Phấn trước đây làm thơ tuy không nổi trội nhưng 
còn đọc được. Sau đó thi theo tân hình thức, theo hậu hậu hiện đại nên 
viết thành một loại thể mà tôi (Đỗ Hoàng) đặt cho các kiểu viết của 
nhiều người hiện nay là Vô lối. Thật ra, đó là một thứ bà dằn, tắc tỵ, hũ 
nút, dở dơi, dở chuột, không hiểu ra làm sao. Tôi đã viết nhiều tiểu luận 
nói rằng: Bây giờ nhiều kẻ viết yêu cầu người đọc, người thưởng thức 
thơ ca phải có trình độ văn hóa cao, uyên bác, từng trải, có học vấn 
57
thâm hậu. Nhưng thật phi lý là những người viết ra kiểu Vô lối như 
trên thì trình độ học vẫn, trình độ văn hóa lại tầm tầm, thậm chí còn 
yếu kém nữa… 
2. “Tắm đầu năm” là một quái thai của sáng tạo. Bài này là một 
trong hàng loạt bài Vô Lối của Tập “Bầu trời không mái che” của Mai 
Văn Phấn, vừa được Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 
– 2011 nó thể hiện một sự tắc tỵ, bất lực trong sáng tạo dẫn đến một 
cách thể hiện quái dị, mung lung, sai lạc cả quy luật tự nhiên, quy luật 
tâm lý bình thường của con người, phong tục tập quán của con người. 
Người ta tắm gội tất niên, không ai nói tắm gội đầu năm để cho xuân về. 
Xuân đã về từ o giờ 1 giây của đêm giao thừa rồi. Từ ngữ thì cũ rích, 
đầy Hán Việt chưa Việt hoá. Mai Văn Phấn cố tìm tòi là đáng khen 
nhưng rời vào lảm nhảm, lung tung làm hại thơ ca thì đáng chê trách vô 
cùng. Thành công của thơ ca không chỉ ở gọt rũa câu chữ, thành công 
của thơ ca là ngoài cuộc sống. 
(“Bầu trời không mái che-yếu kém sáng tạo” – Đỗ Hoàng) 
Được đăng bởi nguyentrongtao vào lúc: 9:22 sáng ngày 
12/01/2012 
3. ‘’Cửa Mẫu’’ đẹp, không phải cái đẹp cổ điển của Đường Thi hay 
Haiku trong trong phác vẻ miêu tả mà là cái đẹp của tâm linh, của lớp 
lớp hình ảnh chồng lên nhau thể hiện tâm thức người đương đại trong 
hoặc nghi, phân vân, cả niềm sùng bái. “Cửa Mẫu” dắt tay ta về buổi 
ban đầu để hoác ngộ cái như nhiên như là trong một không gian đặc 
thời gian nhầm lẫn. Có thể giật mình, vui cười hay bi ai thống khổ, ngại 
ngần…, đó là quyền thụ hưởng của người đọc. “Cửa Mẫu”, do vậy, là 
một văn bản mở và là tiền đề, bước khởi động của “Bầu trời không mái 
che”, một mênh mông ê hề gió, nắng, chim và sao bay .Và thi sĩ, “đứa 
con” được sinh thành lặng lẽ đi qua vầng mặt trời đáy nước/ Nhìn hướng 
58
bầu trời mở đôi cánh. (Đọc tập thơ “Bầu trời không mái che” của Mai 
Văn Phấn” – NXB Hội Nhà Văn 2010 của LÊ VŨ) 
4. “Nếu có một nhà thơ nào đó đang lặng lẽ luôn tự đổi mới thơ 
mình và phá vỡ các nhịp điệu mòn cũ trong các thể nghiệm thơ hôm 
nay, theo tôi, người đó phải là Mai Văn Phấn. Từ trữ- tình- cổ- điển, 
anh “bay” thẳng một mạch vào hậu- hiện- đại, rồi từ đó “lao” vào vòng 
xoáy đầy ấn tượng của thơ-cách-tân.” ( Nguyễn Việt Chiến ) 
5. “… Nhà thơ Mai Văn Phấn và nhà thơ Đồng Đức Bốn sáng tác 
theo hai khuynh hướng và phong cách khác nhau, là hai hiện tượng thơ 
trên thi đàn trong vài thập niên qua. Nếu Đồng Đức Bốn trung thành 
với thơ truyền thống, bằng bút lực lục bát ấn tượng, thì ngược lại, Mai 
Văn Phấn là nhà thơ tiên phong sáng tạo theo hướng đổi mới, cách tân, 
định hình một tư duy thẩm mỹ mới, và anh đã thành công, được dư 
luận hoan nghênh, đánh giá cao. 
Tổ chức “Hội thảo thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn”, Ban Tổ 
chức mong muốn, bằng phân tích, tường giải cụ thể trên cơ sở học 
thuật, đặt trong lộ trình thơ ca đương đại, chúng ta cùng luận giải thấu 
đáo về hai hiện tượng thơ, qua đó mở rộng biên độ nhận thức, góp phần 
mở ra hướng đi mới cho thơ hiện nay.”… 
(Nhà văn Đình Kính) 
6. Mai Văn Phấn là nhà thơ thuộc thế hệ hậu chiến, một trong những 
gương mặt tiên phong của công cuộc cách tân thơ Việt đương đại. Anh 
sinh ra ở Ninh Bình. Sống và làm việc ở đất Cảng Hải Phòng. Thơ anh, 
bằng một cách tự nhiên nhất đã bắt vào “văn mạch” Hải Phòng- nơi trước 
đây đã từng có Nguyên Hồng, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi; tiếp nối có Bùi 
Ngọc Tấn, Thi Hoàng, Thanh Tùng, Dư Thị Hoàn, Bão Vũ, Đình Kính, rồi 
tiếp nữa, có Đồng Đức Bốn, Mai Văn Phấn...Từ văn mạch này, tất cả họ đã 
toả sáng và đắp bồi vào nền văn chương dân tộc… (BBT) 
7. Sau "Bầu trời không mái che" (NXB Hội Nhà văn, 2010), tập 
thơ đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010, Mai Văn Phấn 
59
đã in thêm tập thơ 3 câu "Hoa giấu mặt" (NXB Hội Nhà văn, 2012), và 
bây giờ là "Vừa sinh ra ở đó". Anh nói với tôi rằng, trước tiên anh 
muốn thực hiện "nghi lễ" tặng" Vừa sinh ra ở đó", vì đây là tập thơ 
mới nhất anh vừa viết. Còn lại trong năm 2013, anh được in thêm 5 tập 
thơ song ngữ nữa, 2 tập ở nước ngoài và 3 tập trong nước, gồm những 
bài thơ được chọn từ những tập thơ đã in.( Cao Năm) 
MAI VĂN PHẤN. 
Thơ kiểu văn xuôi không vần, 
Riêng biệt, mới, lạ…,Có cần vậy không(?) 
Câu dài, câu ngắn, mung lung… 
Dồn nén, cô đặc, tràn bung, đa tầng. 
60
Đất – nước – cỏ - dòng sông… 
Những giấc mơ cứ chất chồng đầy thơ. 
“Thong dong”- Phong cách thi ca. 
“Giọt nắng” – thơ mới chỉ là bản năng. 
“Cầu nguyện ban mai”, “Giọt xanh” 
Truyền thống…Hiện đại – thơ anh “tuyệt vời”(1) 
“…Lễ nhận tên”, “Người cùng thời”, 
“Vách nước” – siêu thực, rạch ròi hướng đi. 
“Bầu trời không có mái che” 
… “Vùng tiểu khí hậu thơ ca đương thời”(2) 
Cả hành tinh – một bầu trời. 
Một tứ “Thơ đẹp tuyệt vời”…xa xăm ! 
Đạt giải thưởng Hội nhà văn(3) 
Mở trái tim mình, bè bạn năm châu. 
Đợi chờ anh…thi phẩm sau, 
Đổi mới thế nào, thuần Việt thi ca ? 
(CẨN ANH) 
CHÚ THÍCH: 
+ Tất cả những cụm từ in đậm là tên các tập thơ của Mai văn Phấn. 
(1):“Thơ Mai Văn Phấn đẹp thông minh, tuyệt vời”(Kalymiller-Anh) 
(2):Ý kiến nhận xét của Hữu Thỉnh. 
(3):Tập thơ“Bầu trời không mái che”đạt giải thưởng Hội nhà văn năm 2001 
61
7. HỒ ANH TUẤN 
( 1943 ) 
A. TIỂU SỬ: 
+ Họ và tên: Hồ Anh Tuấn. 
+ Ngày sinh : 14-12-1943 
+ Quê quán: Quỳnh đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. 
+ Địa chỉ : Số 4/55, phố Lán Bè, Lê Chân, Hải Phòng 
+ Nguyên Hiệu trưởng THPT Cát Hải, Hải Phòng. 
+ Nguyên trưởng phòng GD&ĐT Cát hải, Hải Phòng 
+ Nguyên phó chủ tịch UBND huyện Cát hải, Hải Phòng 
+ Hội viên Hội VHNT Hải Phòng. 
+ Hội viên HỘI NHÀ VĂN Việt Nam 
+ Nguyên chủ tịch Hội VHNT Hải Phòng. 
+ Chủ nhiệm CLB thơ nhà giáo Hải Phòng . 
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 
* THAM GIA VIẾT: 
+ Báo Văn Nghệ 
62
+ Tạp chí Cửa biển 
+ Các báo trung ương và địa phương 
* ĐÃ XUẤT BẢN: 
+Thơ tình của đá ( NXB Hải Phòng, 1993 ) 
+ Mùa thu đến muộn ( NXB Hải Phòng,1995 ) 
+ Giấc mơ của biển ( NXB Văn học – (1998) 
+ Cánh chim hoang ( NXB Hội nhà văn, 2002) 
+ Biển và em ( NXB Hội nhà văn-2004) 
+ Chàng dũng sĩ dưới đáy biển –Truyện đồng thoại NXB Kim đồng-2004) 
+Nếu em là mùa thu (tập thơ nhạc – NXB Hải Phòng-2007) 
+ Những mảnh tâm tư ( NXB Hội nhà văn-2008) 
+ Tự tình với mùa thu (NXB Hội nhà văn -2010) 
+ Tình yêu không biên giới( NXB Hội nhà văn – 2012) 
*GIẢI THƯỞNG: 
+Giải C về thơ, cuộc thi báo Người giáo viên nhân dân,1971 
+Giải C tập “Cánh chim hoang”(2002) và tập “Biển và em”(2004)của uỷ 
ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam. 
+Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm 1995-1997 của thành phố Hải Phòng. 
+Giải thưởng VHNT Hải Phòng năm2004-2005. 
+08 giải thưởng viết lời thơ cho các ca khúc (đồng tác giả) của UBTQLH 
các Hội VHNT Việt Nam, Hội nhạc sĩ Việt Nam và các bộ ngành. 
+ … 
*NHỮNG BÀI THƠ TIÊU BIỂU ( THAM KHẢO) 
* 
1.THƠ TÌNH CỦA ĐÁ. 
63
Có phải thu về bình thản quá 
Núi buồn đứng lẻ soi gương. 
Có phải vô tình bên đảo đá 
Sóng không ru nữa lặng chiều sương? 
Tôi nghe gió heo may xào xạc 
Động cô tiên người Việt cổ thầm thì* 
Tôi nhận ra dáng thu đã khác 
Khi người bạn gái ấy ra đi… 
Tôi ngồi dưới châu sa thạch nhũ 
Tắt nến đi sợ- nhạt sắc sao trời 
Bạn đời ơi! Đêm nay ai không ng 
Có nghe hồn gọi phút đơn côi? 
Hỡi đảo đá cuộc đời nào cằn cỗi 
Giữa khoảng trời phóng khoáng vô biên? 
Mất mát nào làm tình yêu mòn mỏi, 
Triều nước ngẩn ngơ, thu đến im lìm? 
64
Cả quần đảo núi tách ra riêng lẻ 
Chẳng với tay ra được biển xanh 
Khát vọng bên nhau- triệu năm vẫn thế! 
Nỗi đau gầm lên hết cả mùa hè! 
Thì mùa thu hãy nghe tôi kể: 
Biển bao la tình sử chất đầy 
Những cô gái tan vỡ tình yêu, 
Đi lấy chồng thuở ấy 
Để 360 chàng trai hóa đá giữa biển đông!** 
1990-1991 
( HỒ ANH TUẤN) 
CHÚ THÍCH: 
*Động Cô Tiên thuộc vịnh Cát Bà. 
**Quần đảo Cát Bà hơn 360 hòn đảo đá. 
2. CÁNH CHIM HOANG. 
Đảo Cát 
Con rơi của trời và đất. 
65
Bờ bãi như cười, như khóc 
Người đến 
Người đi 
Cánh chim hoang. 
Gió từ miệng trời ùa ra tất bật 
Sóng cuộn biển lên vật vã con tàu 
Nửa đêm trăng buông câu 
Đậu vào giấc ngủ 
Dường như có ai đợi trên buồng lái 
Mang cô đơn ra đi trước bình minh 
Hòn đảo trong hoang tưởng ta hoá thánh thần. 
Người xưa 
Ai qua đây mang mộng bá vương 
Khởi nghiệp? 
Bao lứa đôi đến đây mượn sóng 
Tỏ nỗi niềm? 
Bao người đã chết, không để lại dấu vết? 
Chỉ còn biển 
Còn trăng 
Giống hệt em! 
Còn mối tình khát khao bất diệt 
Giống hệt anh! 
( HỒ ANH TUẤN ) 
3. CÁT BÀ TÌNH YÊU KHÔNG BIÊN GIỚI 
Nơi em chờ anh 
Cát Bà 
Xứ thần tiên cổ tích 
66
Vịnh Lan Hạ bốn mùa xanh ngọc bích 
Mây trắng bay theo cánh buồm bay 
Sóng nhớ ai dào dạt đêm ngày. 
Rừng nguyên sinh trăng thao thức vòm cây 
Sơn tiêu hót, Kim Giao xanh huyền thoại 
Phong lan buông, ong mật bay mê mải 
Phố biển tàu về gối sóng lân tinh. 
Phiêu lãng anh qua Hang Cả, Hang Xình 
Động Cô Tiên, Đá Hoa, Trung Trang thơ mộng 
Trong hoang sơ có thiên đường cuộc sống 
Chợt thấy lòng thêm nhân hậu yêu thương. 
Đất gọi mời lữ khách bốn phương 
Cát Bà tình yêu - tình yêu không biên giới! 
Trái tim đảo - trái tim con gái 
Mặn nồng người ở, hút hồn người xa. 
Phía chân trời ai gọi thiết tha 
Mênh mông trời xanh, mênh mông sóng biếc. 
Núi lội biển như người đi mải miết 
Chùm đảo như chùm quả linh thiêng. 
Một vùng hoang sơ, một vùng thần tiên 
Ngư phủ thả buồm hồng vào trong biển 
Ảo giác rắc bùa lót bàn chân anh đến 
Để bến bờ nghiêng ngả phút chia tay… 
( HỒ ANH TUẤN ) 
4. BIỂN VÀ EM. 
Sóng vùi tiếng cười bờ cát 
Biển tìm về kỉ hồng hoang 
Những thiếu nữ phô mình trên bãi 
Như con cá lạ biển khơi. 
67
Biển bất ngờ nín lặng 
Mặt trời tự vỡ nắng 
Chiếm đoạt những khuôn ngực trần. 
Lửa từ mắt con trai 
Đốt cháy thịt da con gái 
Con mắt đi hồn vía để lại 
Nuối tiếc uống cạn biển khơi 
Biển chỉ là biển khi có em 
Em ra đi hồn biển sẽ mất 
Em thổi gió vào cánh buồm 
Em bỏ bùa mê cho biển 
Có em, trái tim biển có sóng 
Đam mê và hy vọng 
( HỒ ANH TUẤN) 
5.NIỀM VUI NGƯỜI ĐÁNH CÁ. 
Thoát bão tàu gối bờ say lử 
Chén mừng sóng gió cuộn trên tay 
Ví thử đại dương thành vò rượu 
Cũng xin dốc cạn đáy đêm nay. 
( HỒ ANH TUẤN) 
* NHẬN XÉT: 
68
1. Chế Lan Viên có câu thơ rất hay viết về hạnh phúc: 
Khi được lúa, ta được cả chim trời đến hót 
Hạnh phúc trở về, hạnh phúc hoá thành đôi. 
Câu thơ ấy ứng vào những năm cuối khi từ giã quan trường của 
Hồ Anh Tuấn: Năm 2005 anh được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, đó 
là sự khẳng định muộn màng với một người đã yêu, đã tin, gửi gắm cả đời 
mình cho thơ với một sự mê đắm lạ lùng… Anh đã đi trên con đường gập 
ghềnh, gian khó, khổ đau ấy "con đường ảo của người làm thơ" như anh tự 
bạch, để viết những câu thơ có ích cho nhân sinh thế thái muôn đời … Điều 
thứ hai đáng mừng hơn: anh làm được một ngôi nhà nhỏ trong chiếc ngõ ồn 
ã, chật hẹp của những người lao động ở phố ven sông. Ngôi nhà giản dị chắc 
sẽ rất đỗi ấm áp, ngọt ngào với hơn con người hơn 40 năm ăn cơm cơ quan, 
ngủ giường cá nhân như anh. Điều mừng thứ ba là anh được giải thưởng văn 
học nghệ thuật lần thứ 2 của thành phố Hoa phương đỏ (năm 2004 - 2005). 
Đó là sự thừa nhận tài năng của nhà thơ huyện đảo đã gắn cuộc đời mình với 
thành phố biển. Anh đã có 5 tập thơ, 1 cuốn truyện thiếu nhi, 83 bài hát phổ 
thơ anh… tất cả đều có dấu tích của Hải Phòng, thành phố đã trở thành quê 
hương thứ hai của anh, hệt mảnh đất Quỳnh Lưu, Nghệ An - nơi anh đã sinh 
ra. 
(Nguyễn Long Khánh ) 
2. Hồ Anh Tuấn là một nhà giáo, nhà thơ gắn bó gần suốt cuộc đời 
với biển đảo. Hầu hết các tập thơ của Anh đều cháy lòng với biển đảo, với 
em và mùa thu. Thơ tình rút từ lòng Anh những dòng mật ngọt dâng hiến 
cho đời . 
HỒ ANH TUẤN. 
69
Trọn đời trải nghiệp văn chương 
Rời quê, tâm gửi mái trường xứ xa 
Biển, Đảo là quê, là nhà. 
Câu thơ biển, muối - mặn mà, sáng trong. 
« Thơ tình của đá »(*)- rêu phong 
« Cánh chim hoang »(*)- thoả chí cùng đảo xa. 
« Mùa thu đến muộn »(*), trang thơ... 
“Biển và em”(*), tóc rối tơ... xao lòng. 
Không quên “bờ cát thuỷ chung”(1) 
“Giấc mơ của biển”(*), ấm lòng thi nhân. 
“Cánh thơ mang đến mùa lành”(2) 
Thơ tình – mật rút trong anh trao đời. 
(CẨN ANH ) 
CHÚ THÍCH : (*): Tên các tập thơ đã xuất bản 
(1):Trích trong bài “ Giấc mơ của biển” 
(2): Trích trong bài giới thiệu Hồ anh Tuấn trên báo Văn 
nghệ- đăng lại trên báo điện tử VNnet của Nguyễn Long Khánh. 
70
8. THANH TÙNG. 
(1935). 
A, TIỂU SỬ: 
+Họ và tên: Doàn Tùng. 
+Bút danh : Thanh Tùng. 
+Sinh ngày: )7/11/1935. 
+ Quê quán: Mỹ lộc, Nam Định. 
+Nghề nghiệp: công nhân khuân vác cảng Hải Phòng, Công nhân đóng tàu... 
Hành nghề bán sách, sáng tác văn học. 
+Năm 1997 được cử đại diện của Việt Nam sang Hy Lạp giao lưu thơ. 
+Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. 
+Những thi phẩm nổi tiếng đều được sáng tác trong thời kỳ ở Hải Phòng. 
71
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
*Tham gia viết : 
các báo, tạp chí, trung ương và địa phương. 
*Đã xuất bản: 
+Thời hoa đỏ ( NXB Văn học – 2001) 
+Con sông chảy từ lòng phố. 
+Cửa sóng. 
+Trường ca phương nam. 
+Gió chân trời. (NXB Hải Phòng – 1985) 
+Khúc hát quê xa (NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh) 
+Cái ngày xưa ấy. (NXB Đà Nẵng – 2004) 
+Thuyền đời (NXB Đà Nẵng – 2006) 
*Thơ đã phổ nhạc: 
+Thời hoa đỏ ( Nhạc của Nguyễn Đình Bảng) 
+Hà Nội ngày trở về ( Nhạc của Phú Quang) 
+Người về nt 
+Mùa thu dấu em nt 
*Giải thưởng: 
+ Tập thơ “Thời hoa đỏ” được giải thưởng của Hội NVViệt Nam 
72
*NHỮNG BÀI THƠ TIÊU BIỂU (THAM KHẢO): 
* 
1. THỜI HOA ĐỎ. 
Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao 
Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng 
Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh 
Chẳng chịu cho lòng ta yên 
Anh mải mê về một màu mây xa 
Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ 
Về cái vẻ thần kỳ của ngày xưa 
Em hát một câu thơ cũ 
Cái say mê một thời thiếu nữ 
Mỗi mùa hoa đỏ về 
Hoa như mưa rơi rơi 
Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi 
Như máu ứa một thời trai trẻ 
Hoa như mưa rơi rơi 
Như tháng ngày xưa ta dại khờ 
Ta nhìn sâu vào mắt nhau 
Mà thấy lòng đau xót 
73
Trong câu thơ của em 
Anh không có mặt 
Câu thơ hát về một thời yêu đương tha thiết 
Anh đâu buồn mà chỉ tiếc 
Em không đi hết những ngày đắm say 
Hoa cứ rơi ồn ào như tuổi trẻ 
Không cho ai có thể lạnh tanh 
Hoa đặt vào lòng chúng ta một vệt đỏ 
Như vết xước của trái tim 
Sau bài hát rồi em lặng im 
Cái lặng im rực màu hoa đỏ 
Anh biết mình vô nghĩa đi bên em 
Sau bài hát rồi em như thể 
Em của thời hoa đỏ ngày xưa 
Sau bài hát rồi anh cũng thế 
Anh của thời trai trẻ ngày xưa. 
74
( THANH TÙNG) 
2. CHỜ. 
Em ơi sao nỡ lặng im 
Để anh nín thở đi tìm...giấc mơ 
Đêm nay trăng lặn, sao mờ 
Trái tim nghèn nghẹn...Hững hờ, nhói đau ! 
Anh xin vay trước kiếp sau 
Thay quả tim lỡ nhuốm màu xót thương 
Ngập ngừng trên khắp đoạn trường 
Lắng từng hơi thở nẻo đường em qua. 
75
Đành ngồi lại giữa ngã ba 
Qủa tim mới cũng sắp già đến nơi... 
(THANH TÙNG) 
C. NHẬN XÉT: 
1.“Tôi đã phổ của Thanh Tùng ba bài thơ "Người về", "Hà Nội 
ngày trở về" và "Mùa thu giấu em". Riêng bài “Hà Nội ngày trở về” thì câu 
hát “vội vã trở về, vội vã ra đi” đã trở thành câu cửa miệng của nhiều 
người. Phải thừa nhận, Thanh Tùng có những câu thơ thật thi sĩ, đọc một 
76
lần thì ám ảnh khôn nguôi. Ngoài cái tứ, thơ Thanh Tùng cũng giàu nhạc 
điệu. Tôi đang phổ một bài thơ khác của Thanh Tùng viết về mẹ với hình 
ảnh đắt giá “tiếng mẹ run như sóng, tiếng mẹ mềm như tơ, mẹ cười hay mẹ 
khóc, chỉ thấy mắt ta mờ”.[1] 
(Nhạc sĩ Phú Quang) 
2 Tôi đọc thơ Thanh Tùng đã lâu, khi thơ ông được in chung 
với các nhà thơ khác trong hai tập thơ “Con sông chảy trong phố” và 
“Cửa Sóng”. ấy vậy mà thời gian đã gần 30 năm rồi còn gì ? một 
khoảng thời gian đủ cho một đứa bé như anh bạn tôi trở thành một 
lão nông lực lưỡng phong sương ,từng trải. 
Và tôi mới biết thêm ,sau hơn 30 năm làm thơ , đến năm 
2002(hay năm 2001) Thanh Tùng mới cho ra đời tập thơ riêng đầu 
tiên của ông đó là tập thơ Thời hoa đỏ và được giải thưởng Hội Nhà 
văn Viêt Nam năm 2002 
Bài thơ Thời hoa đỏ của Thanh Tùng được Nhà xuất bản Hà 
Nội xuất bản năm 2002 chọn là một trong những bài thơ tiêu biểu của 
thơ ca Cách mạng giai đoạn 1945-1975 ,ban đầu ,quả có làm tôi bất 
ngờ .nhưng ngẫm kỹ tôi lại thấy những người làm tuyển thơ này thật 
có lý ,khi chọn Thời hoa đỏ của Thanh Tùng 
Sức sống của một bài thơ hay phải được thử thách qua thời 
gian .Thời hoa đỏ (33 câu) của nhà thơ Thanh Tùng có nằm ngoài 
quy luật khắc nhiệt đó ? rất may, Thời hoa đỏ đã được phổ nhạc và 
nó đã là một trong những bài hát đắm say của bao lớp trẻ Việt Nam. 
( LỜI BÌNH: NGUYỄN ANH NÔNG ) 
T 
. THANH TÙNG. 
77
Một “ Thời hoa đỏ”(1) nao nao. 
“Tiếng ve sôi”* chẳng thể nào lặng yên. 
Hoa rơi rơi nặng bên thềm 
“Như vết xước của trái tim”* thuở nào. 
“Hoa đỏ lặng im rực màu”* 
“Hoa như lửa cháy khát khao”*giữa trời. 
“Cửa sóng”(1) ngát “Gió chân trời”(1) 
“Cái ngày xưa ấy”(1), “Thuyền đời”(1)lướt qua. 
Âm vang “Khúc hát quê xa”(1) 
“Phương Nam” rộn khúc “Trường ca…”(1)ấm lòng. 
“Chảy từ lòng phố… con sông”(1) 
Mang phù sa tự đáy lòng thi nhân. 
Tiếng thơ thi sĩ Thanh Tùng, 
“Run run tiếng mẹ mỏng mềm như tơ”* 
Một đời thợ, một đời thơ, 
“Lặng tìm”(2), “Một nửa”(2), còn “Chờ”(2)đợi ai? 
Có thừa “hai nửa”- đủ rồi! 
Cuộc đời Anh có bao người khát khao. 
(CẨN ANH) 
CHÚ THÍCH: 
(*): Những câu thơ trích trong các tác phẩm của Thanh Tùng. 
(1):Tên các tập thơ của Thanh Tùng đã xuất bản. 
(2):Tên các bài thơ được nhiều người khen hay. 
78
9. PHẠM XUÂN TRƯỜNG. 
( 1947) 
A. TIỂU SỬ: 
+ Họ và tên: Phạm Xuân Trường. 
+ Bút danh: 
+ Sinh năm 1947 
+ Quê quán: Hải Phòng. 
+ Nghề nghiệp: Đóng tàu ( Thơ bậc cao 7/7), sáng tác văn học. 
+ Hội viên Hội nhà văn Hải Phòng 
+ Hội viên Hội nhà văn Việt Nạm. 
79
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
* THAM GIA VIẾT: 
+ Tạp chí cửa biển. 
+ Các báo trung ương và địa phương. 
* ĐÃ XUẤT BẢN: 
+ Hai tập thơ đầu in chung. 
+ Cỏ cháy ( thơ – NXB Hội nhà văn, 2006) 
+ Ở trọ hồn làng ( thơ – NXB Hội nhà văn, 2007 ) 
+ Bến chuồn chuồn ( thơ – NXB Hội nhà văn, 2010 ) 
+ Ấn tượng trong tôi ( Thơ chân dung...) 
+ Chim bìm bịp ( kịch bản phim – Đoàn Lê đạo diễn ) 
+ ... 
* GIẢI THƯỞNG: 
+ Tập thơ “Cỏ cháy” đạt giải C ( không có giải A,B) của liên 
hiệp các Hội VHNT toàn quốc năm 2007. 
+ Kịch bản phim “Chim bìm bịp”,Đoàn Lê đạo diễn-đạt giải ba. 
+ Đạt giải ba thi thơ lục bát của báo “GD&TĐ”(1996-1997) 
* NHỮNG BÀI THƠ TIÊU BIỂU (THAM KHẢO): 
* 
80
1. CHÔN DỌC 
Phạm Xuân Trường 
Bố chết con đừng chôn ngang 
Bây giờ tấc đất tấc vàng con ơi! 
Ngửa mặt nhìn chỉ thấy trời 
Chôn dọc cho bố nhìn đời thẳng cong 
Để mà thấu rõ đục trong 
Biết ai gan ruột thật lòng với ai 
Và ai trong cuộc đứng ngoài 
Lựa màu gió thổi đậm phai sắc hồng 
Ai về sau bão sau giông 
Những hòn máu đỏ nuôi không nên người 
Ai từ muôn dặm trùng khơi 
Trở về ban phát nụ cười cho quê 
Kìa ai nửa tỉnh nửa mê 
Trắng tay còn một câu thề chặt đôi 
Đất đai giờ đã lên ngôi 
Tình người đồng kẽm buông xuôi giữa đời 
Đất đai đã hóa vàng mười 
Chôn ngang tốn đất cho người chết sau 
Sống thì làm khổ lẫn nhau 
Bố không mong có kiếp sau luân hồi. 
( “Cỏ cháy”- NXB Hội Nhà văn- 2006) 
81
2. MUỐI DƯA. 
Phạm Xuân Trường. 
Mải đi về phía cầu vồng 
Quay về cải đã lên ngồng… khổ chưa 
Em ngồi phơi kỷ niệm xưa 
Muối thời con gái làm dưa ăn dần. 
* 
. 3. VỀ ĐI EM. 
Phạm Xuân Trường 
(…) 
Phận gốc rễ doc, rễ ngang 
Nuôi bao tầm gửi nghênh ngang một thời. 
Ngồi chăn kiến hóa tóc vôi 
Giời xanh, Cuội tập nói lời Quân vương 
( Trích “Cỏ cháy”) 
C NHẬN XÉT: 
82
“Vốn là thợ cơ khí bậc 7/7, cái nghề xem ra chả liên quan gì 
đến “sự bút nghiên”, ấy thế mà như một thứ định mệnh, Phạm Xuân 
Trường ngẫu hứng se duyên với lục bát, và sau hơn ba chục năm 
lăn lộn trong cõi đời gió bụi, ngọt ngào thì ít, đắng cay lại nhiều, lục 
bát đã hơn một lần làm nên gương mặt nhà thơ “thảo dân” mà câu 
“Cỏ may khâu kín chân trời/ Thơ buồn nẫu cả nụ cười gái quê” như là 
một dấu ấn đóng vào lý lịch văn chương của anh. 
Nhận xét một cách tổng quát, cả ba tập, phần lục bát đều rất ấn 
tượng, nếu không nói là nổi trội hơn so với phần còn lại. Tuy nhiên, 
mỗi tập, mảng lục bát lại có mức độ thành công đậm nhạt khác nhau. 
Nếu “Ở trọ hồn làng” cái tôi trữ tình đằm thắm, duyên dáng bao 
nhiêu, thì ở “Cỏ cháy” tư cách công dân trực diện đột phá dữ dội 
bấy nhiêu. Bến chuồn chuồn được xem như một thi tập trung dung, 
nhưng nếu khai thác đến cùng thủ pháp ẩn dụ đa tầng qua khá nhiều 
câu thơ cô đọng, giầu chất trí tuệ như một sự chiêm nghiệm nỗi đau 
nhân thế, người đọc sẽ thấy Phạm Xuân Trường đã có công đổi mới 
thi pháp lục bát. 
…Lục bát Phạm Xuân Trường vừa hiện đại vừa kế thừa và 
phát triển được những tinh hoa của thi pháp ca dao cổ. Thơ anh giầu 
hình ảnh, chẳng những ý tứ phong phú mà còn hàm chứa tư tưởng 
thời đại. Kỹ năng viết lục bát của Phạm Xuân Trường đã đạt đến độ 
nhuần nhuyễn với những khám phá có chất lượng thông qua các 
biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng, phúng dụ... 
Nhưng điều đáng trân trọng ở nhà thơ đất cảng này là, anh đã thổi 
bùng lên ngọn lửa đam mê vào lục bát hiện đại, một thể loại thơ vốn 
được xem là hồn dân tộc. 
( Trích “Phạm Xuân Trường:Người thổi bùng lên 
ngọn lửa Đam mê vào lục bát hiện đại ) 
Chí Linh, 23-9-2011 
Đ.V.S 
83
PHẠM XUÂN TRƯỜNG. 
Một đời thợ giỏi, làm thơ, 
Đóng tàu nuôi chí, ước mơ đổi đời**. 
“Chân đất, điếu cày lên ngôi”(1). 
Cháy trang thơ, cháy đỏ trời – xót đau ! 
“Cỏ cháy”, cháy trụi, cháy sâu, 
Nỗi đau nhân thế ! Nỗi đau để đời ! 
Tứ thơ sâu thẳm, tình người, 
“Chọi trâu”(2)-Thua, thắng “Hồn phơi nắng vàng”(3) 
“Mồ côi, đàn nghé kêu hoang, 
Và bao trâu mẹ đội tang đi tìm”(3). 
Đau lòng án “Lệ Chi Viên”(4). 
Thi nhân tiếc nuối tầm nhìn Nguyễn xưa(5) 
Đắng cay, đọc những trang thơ... 
Thấy “ thơ mất máu”(6), sống vờ đắm say ! 
Thơ Xuân Trường, tứ sâu, cay...! 
Khát khao tìm hướng để xoay chuyển hồn. 
“Cỏ cháy”*với “Bến chuồn chuồn”* 
Hồn thi nhân đượm nỗi buồn nhân gian. 
Nỗi đau “Ở trọ hồn làng”* 
“Ba đời lý lịch trích ngang”, “Đổi màu”(7) 
84
Thơ “Chân dung” – tập tiếp theo(8) 
Còn nhiều câu chữ vẫn gieo nỗi sầu. 
Chờ anh những tập thơ sau, 
Đổi mới , sáng tạo sắc màu thi ca. 
( CẨN ANH) 
CHÚ THÍCH: 
**: Phạm Xuân Trường là thợ đóng tàu giỏi, say mê sáng chế (bậc 7/7) 
Anh đã đóng hai con tàu theo mẫu tàu Emerost (Tàu Pháp) thu nhỏ lại dài 
1,25m để ngay phòng ở nhà. Anh đóng tiếp con tàu lịch sử TITANIC.Anh 
là người tài hoa và nghị lực. 
*: Tên các tập thơ của Phạm Xuân Trường. 
(1):Trích trong bài “Làm vua” – Tập “Cỏ cháy”. 
(2); “Chọi trâu” in trong tập “Ở trọ hồn làng”. 
(3):Trích bài thơ “Chọi trâu” 
(4):Ý thơ rút từ bài “Qua ô chợ Dừa” trong tập “Bến chuồn chuồn” 
(5): Nguyễn Trãi. 
(6):Trích trong bài thơ 4 câu: 
“Cả đời chỉ sống giả vờ, 
Câu thơ “Ba chỉ” lập lờ trắng đen. 
Lấy thương hiệu dởm làm men 
Câu thơ mất máu chỉ quen sống vờ. 
(7); Trích tập thơ “Ở trọ hồn làng”. 
(8):Tập thơ “Ấn tượng trong tôi”- Thơ chân dung của P.X.T. 
85
10. VĂN XÂY 
(1932-1995) 
A. TIỂU SỬ 
+Tên thật : Phạm Đình Đa. 
+Bút danh: Minh Đà, Văn Xây 
+Năm sinh: 1932. Mất năm 1995 
+Quê quán :Xã Đà sơn, Đô lương, Nghệ An. 
+Nghề nghiệp:Phóng viên các báo Quảng Ninh 
Phóng viên báo Hải Phòng. 
+Hội viên Hội nhà báo Việt Nam. 
86
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
*THAM GIA VIẾT: 
+ Báo Văn nghệ 
+ Báo Hải Phòng 
+ Báo Quảng Ninh. 
* ĐÃ XUẤT BẢN: 
+ Bắt mạch thầy lang (Thơ trào phúng, NXB Văn học – 1995 ) 
+ Thơ đăng ở các báo, tạp chí TW và địa phương từ 1953 
* GIẢI THƯỞNG: 
+ Giải thưởng thơ trào phúng( Báo Văn nghệ 1983-1984) 
87
*NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 
* 
1. BẮT MẠCH THẦY LANG. 
Chuyện này rõ thật là ngang, 
Bệnh nhân bắt mạch thầy lang, ngược đời. 
Biết thầy có máu bia hơi, 
Bênh nhâm liền có một vài chai dâng. 
Biết thầy gà nếp đang mong, 
Bệnh nhân sẵn có dăm cân làm quà. 
Đoán thầy cần gạch xây nhà, 
Phiếu nguyên vật liệu xì ra tặng thầy. 
Thầy liền chữa trúng bệnh ngay, 
Phiếu cấp thuốc quý, tăng ngày nghỉ thêm. 
Nhập viện, chế độ ưu tiên, 
Xuất viện muốn được kê thêm thước gì. 
Muốn điều dưỡng cũng chuyển đi. 
Tham quan , nghỉ mát khó gì chẳng cho. 
Muốn về mất sức khỏi lo, 
Có ngay bệnh án hồ sơ đàng hoàng… 
Rõ ràng còn có nơi ngang, 
Bệnh nhân bắt mạch thầy lang – 
Ngược đời! 
1981 
VĂN XÂY. 
88
2. KÍNH CHUYỂN. 
Chưa thông tôi viết đơn lên 
Đơn tôi khiếu với cấp trên việc này 
Qua đường bưu điện bao ngày 
Vòng vèo mãi mới đến tay người trình 
Đơn tôi được bóc xem nhanh 
Rồi phê và chuyển các ngành, các ban 
Ngành ban ngâm một thời gian 
Lại phê chuyển cấp trung gian xét cùng. 
Trung gian chuyển đến ban, phòng 
Thêm con dấu đỏ mấy vòng loanh quanh 
Chuyển về cơ sở thi hành 
Điều tra nghiên cứu sự tình đúng sai 
Cấp cơ sở chuyển tận nơi 
Chuyển đến hỏi lại chính người tôi thưa 
Lên lên, xuống xuống tháng vừa 
Thưa lên thưa xuống bằng thừa, phí công 
Mong trên thấu tỏ nỗi lòng 
Bớt phần kính chuyển, bớt vòng loanh quanh 
Đơn từ cần giải quyết nhanh. 
1976 
VĂN XÂY. 
89
3 .CHẠY 
Không cần đoạt giải quán quân 
Không cần luyện tập. không cần cắt băng 
Không cần phải có mặt đường 
Không cần giám khảo, hội đồng chấm thi 
Không cần đồng đội nhất, nhì… 
Chạy đây đâu phải chạy thi mà cần! 
Chạy này chả phải bằng chân 
Chạy công, chạy việc phải cần đường riêng 
Chạy lên “Xì xụp” cấp trên 
Chạy mua tình cảm anh em các ngành 
Chạy trên các chuyến tốc hành 
Chạy đường cửa hậu để nhanh hơn người! 
1975 
VĂN XÂY. 
90
C. NHẬN XÉT: 
1. Văn xây là một nhà báo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp báo 
chí. 
Anh là một trong những cây bút xuất sắc trên mặt trận chống tiêu cực.Anh 
đã tham gia viết cho nhiều báo trung ương và địa phương. Anh đã đạt giải 
thưởng cuộc thi thơ trào phúng do Báo Văn Nghệ tổ chức năm 1983-1984. 
“Bắt mạch thầy lang” là tập thơ trào phúng của Văn Xây do nhà 
xuất 
bản Văn học xuất bản năm 1995 đã được đông đảo bạn đọc đón nhận. Nhà 
thơ, nhà báo Văn Xây đã thẳng thắn phê phán những thói hư tật xấu, 
những tệ nạn đang lây nhiễm trong đời sống xã hội.Thơ Văn Xây thực sự 
thức tỉnh nhiều ngành, nhiều nghề, nhiều người, góp phần làm đẹp cho đời. 
Hầu hết các sáng tác của Văn Xây vẫn còn nguyên giá trị trong đời 
sống xã hội hiện nay. 
2. Tự bạch. 
Tên thường thì gọi Đình Đa, 
Thơ tình tôi ký MINH ĐÀ cho hay. 
Đời còn kẻ tỉnh, người say, 
Thơ châm tôi ký VĂN XÂY với đời ! 
( VĂN XÂY ) 
91
VĂN XÂY. 
“Đời còn kẻ tỉnh, người say, 
Thơ châm tôi ký Văn Xây với đời”(1) 
“Bắt mạch thầy lang” kịp thời. 
Bắt mạch cuộc đời, Anh thật uyên thâm! 
Nào “ông lo chạy”, ông “ngâm”, 
“Thừa”, , “Quà biếu”, “Ông chôn ông”lạ kỳ! 
“Chạy”, “Ngược”, “Thấy và nghe”, “lỳ”. 
“Đầu voi đuôi chuột”, “Cắt đi”cho rồi 
“Hoàn thành kế hoạch”...Ôi thôi...! 
“Xe con cho... con”ông ngồi “Cược”, “Quay”... 
“Ngày mai...rồi mai”...lại mai... 
“Dịch vụ” phen này vớ bở, kiếm ăn. 
“Kính chuyển”, “Lên với cấp trên”. 
Phong bì, tôm, mực gói thêm đẫy vào. 
Kẻo đơn thưa gửi lộn nhào. 
Chuyển về cơ sở - người nào dám thưa? 
“Hợp đồng” “Hợp tác xã ma” 
.Làm ăn cái kiểu “Tréo ngoe”lũ “Hèn”. 
Cuộc đời “Thật...giả”, bon chen. 
Kẻ say, người tỉnh...Anh lèn rõ đau ! 
Văn Xây! Anh đang ở đâu ? 
( NGUYỄN CẢNH ÂN) 
CHÚ THÍCH : 
+ (1) Trích bài thơ đề trang 5, Tập thơ “Bắt mạch thầy lang” 
+Các từ in nghiêng đậm là tên các bài thơ trong tập “Bắt mạch thầy 
lang” 
92
TÁC GIẢ ĐỀ NGHỊ BAN BIÊN TẬP IN: 
*Trong trang bìa phía trước: *Mặt ngoài bìa phía sau: 
THƠ IN TRONG CÁC TUYỂN TẬP: 
ảnh -Tấm lòng nhà giáo nxb Giáo dục 
NGUYỄN CẢNH ÂN -Hương thơ Đất Việt nxb Văn học. 
Bút danh: Cẩn Anh -Còn mãivớithời gian nxb Lao động. 
Năm sinh: 1946 -Thơ nhà giáo HP nxb H phòng. 
Quê quán: Đô lương, Nghệ An -Dấu ấn những gương 
Địa chỉ: 395 Lê Thánh Tông, mặt thơ hiện đại nxb Văn học 
Hải Phòng -Tác giả thơ-chân dung 
ĐT: 0313766803- 0934297899 và phong cách nxb VHTT 
Cử nhân Văn khoa ĐHSP Hà Nội. -Thơ nhà giáo nxb Văn học 
Nghề nghiệp: Nguyên Hiệu trưởng, - Nhớ Đô lương nxb VHTT 
dạy học và sáng tác văn học. 
HỘI VIÊN: TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN: 
-CLB thơ nhà giáo Hải Phòng. 1.Chân dung thi nhân 
-CLB sáng tác VHNT Việt Nam. Việt Nam nxb VHTT 
2.Trăng Tam Đảo nxb Văn học 
GIẢI THƯỞNG: 3. Nghề dạy học nxb VHTT 
-Giải ba (không có giải nhất) cuộc 4.Chân dung thi nhân 
Thi thơ quốc gia “Hương Thơ Hải Phòng (Tập I) nxbVăn học 
Đất Việt”- Năm 2013 5.Các nhà thơ Hải phòng 
Có thơ xuất bản, đăng báo và (Chân dung – tập II) nxbVăn học 
In chung nhiều tuyển tập. 
Đề nghị Ban biên tập quan tâm đến nguyện vọng của tác giả. Cảm ơn ! 
Ngày 29/4/2014. 
Tác giả: 
NGUYỄN CẢNH ÂN. 
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
ảnh 
PHẠM XUÂN TRƯỜNG. 
( 1947) 
A. TIỂU SỬ: 
+ Họ và tên: Phạm Xuân Trường. 
+ Bút danh: 
+ Sinh năm 1947 
+ Quê quán: Hải Phòng. 
113
+ Nghề nghiệp: Đóng tàu ( Thơ bậc cao 7/7), sáng tác văn học. 
+ Hội viên Hội nhà văn Hải Phòng 
+ Hội viên Hội nhà văn Việt Nạm. 
B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 
* THAM GIA VIẾT: 
+ Tạp chí cửa biển. 
+ Các báo trung ương và địa phương. 
* ĐÃ XUẤT BẢN: 
+ Hai tập thơ đầu in chung. 
+ Cỏ cháy ( thơ – NXB Hội nhà văn, 2006) 
+ Ở trọ hồn làng ( thơ – NXB Hội nhà văn, 2007 ) 
+ Bến chuồn chuồn ( thơ – NXB Hội nhà văn, 2010 ) 
+ Ấn tượng trong tôi ( Thơ chân dung...) 
+ Chim bìm bịp ( kịch bản phim – Đoàn Lê đạo diễn ) 
+ ... 
* GIẢI THƯỞNG: 
+ Tập thơ “Cỏ cháy” đạt giải C ( không có giải A,B) của liên 
114
hiệp các Hội VHNT toàn quốc năm 2007. 
+ Kịch bản phim “Chim bìm bịp”,Đoàn Lê đạo diễn-đạt giải ba. 
+ Đạt giải ba thi thơ lục bát của báo “GD&TĐ”(1996-1997) 
* NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 
* 
1. CHÔN DỌC 
Phạm Xuân Trường 
Bố chết con đừng chôn ngang 
Bây giờ tấc đất tấc vàng con ơi! 
Ngửa mặt nhìn chỉ thấy trời 
Chôn dọc cho bố nhìn đời thẳng cong 
Để mà thấu rõ đục trong 
Biết ai gan ruột thật lòng với ai 
Và ai trong cuộc đứng ngoài 
Lựa màu gió thổi đậm phai sắc hồng 
Ai về sau bão sau giông 
Những hòn máu đỏ nuôi không nên người 
Ai từ muôn dặm trùng khơi 
Trở về ban phát nụ cười cho quê 
115
Kìa ai nửa tỉnh nửa mê 
Trắng tay còn một câu thề chặt đôi 
Đất đai giờ đã lên ngôi 
Tình người đồng kẽm buông xuôi giữa đời 
Đất đai đã hóa vàng mười 
Chôn ngang tốn đất cho người chết sau 
Sống thì làm khổ lẫn nhau 
Bố không mong có kiếp sau luân hồi. 
( “Cỏ cháy”- NXB Hội Nhà văn- 2006) 
2. MUỐI DƯA. 
Phạm Xuân Trường. 
Mải đi về phía cầu vồng 
Quay về cải đã lên ngồng… khổ chưa 
Em ngồi phơi kỷ niệm xưa 
Muối thời con gái làm dưa ăn dần. 
* 
. 3. VỀ ĐI EM. 
Phạm Xuân Trường 
116
(…) 
Phận gốc rễ doc, rễ ngang 
Nuôi bao tầm gửi nghênh ngang một thời. 
Ngồi chăn kiến hóa tóc vôi 
Giời xanh, Cuội tập nói lời Quân vương 
( Trích “Cỏ cháy”) 
C NHẬN XÉT: 
“Vốn là thợ cơ khí bậc 7/7, cái nghề xem ra chả liên quan gì 
đến “sự bút nghiên”, ấy thế mà như một thứ định mệnh, Phạm Xuân 
Trường ngẫu hứng se duyên với lục bát, và sau hơn ba chục năm 
lăn lộn trong cõi đời gió bụi, ngọt ngào thì ít, đắng cay lại nhiều, lục 
bát đã hơn một lần làm nên gương mặt nhà thơ “thảo dân” mà câu 
“Cỏ may khâu kín chân trời/ Thơ buồn nẫu cả nụ cười gái quê” như là 
một dấu ấn đóng vào lý lịch văn chương của anh. 
Nhận xét một cách tổng quát, cả ba tập, phần lục bát đều rất ấn 
tượng, nếu không nói là nổi trội hơn so với phần còn lại. Tuy nhiên, 
mỗi tập, mảng lục bát lại có mức độ thành công đậm nhạt khác nhau. 
Nếu “Ở trọ hồn làng” cái tôi trữ tình đằm thắm, duyên dáng bao 
nhiêu, thì ở “Cỏ cháy” tư cách công dân trực diện đột phá dữ dội 
bấy nhiêu. Bến chuồn chuồn được xem như một thi tập trung dung, 
nhưng nếu khai thác đến cùng thủ pháp ẩn dụ đa tầng qua khá nhiều 
câu thơ cô đọng, giầu chất trí tuệ như một sự chiêm nghiệm nỗi đau 
nhân thế, người đọc sẽ thấy Phạm Xuân Trường đã có công đổi mới 
thi pháp lục bát. 
117
…Lục bát Phạm Xuân Trường vừa hiện đại vừa kế thừa và 
phát triển được những tinh hoa của thi pháp ca dao cổ. Thơ anh giầu 
hình ảnh, chẳng những ý tứ phong phú mà còn hàm chứa tư tưởng 
thời đại. Kỹ năng viết lục bát của Phạm Xuân Trường đã đạt đến độ 
nhuần nhuyễn với những khám phá có chất lượng thông qua các 
biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng, phúng dụ... 
Nhưng điều đáng trân trọng ở nhà thơ đất cảng này là, anh đã thổi 
bùng lên ngọn lửa đam mê vào lục bát hiện đại, một thể loại thơ vốn 
được xem là hồn dân tộc. 
( Trích “Phạm Xuân Trường:Người thổi bùng lên 
ngọn lửa Đam mê vào lục bát hiện đại ) 
Chí Linh, 23-9-2011 
Đ.V.S 
PHẠM XUÂN TRƯỜNG. 
Một đời thợ giỏi, làm thơ, 
Đóng tàu nuôi chí, ước mơ đổi đời**. 
“Chân đất, điếu cày lên ngôi”(1). 
Cháy trang thơ, cháy đỏ trời – xót đau ! 
“Cỏ cháy”, cháy trụi, cháy sâu, 
Nỗi đau nhân thế ! Nỗi đau để đời ! 
Tứ thơ sâu thẳm, tình người, 
“Chọi trâu”(2)-Thua, thắng “Hồn phơi nắng vàng”(3) 
“Mồ côi, đàn nghé kêu hoang, 
Và bao trâu mẹ đội tang đi tìm”(3). 
118
Đau lòng án “Lệ Chi Viên”(4). 
Thi nhân tiếc nuối tầm nhìn Nguyễn xưa(5) 
Đắng cay, đọc những trang thơ... 
Thấy “ thơ mất máu”(6), sống vờ đắm say ! 
Thơ Xuân Trường, tứ sâu, cay...! 
Khát khao tìm hướng để xoay chuyển hồn. 
“Cỏ cháy”*với “Bến chuồn chuồn”* 
Hồn thi nhân đượm nỗi buồn nhân gian. 
Nỗi đau “Ở trọ hồn làng”* 
“Ba đời lý lịch trích ngang”, “Đổi màu”(7) 
Thơ “Chân dung” – tập tiếp theo(8) 
Còn nhiều câu chữ vẫn gieo nỗi sầu. 
Chờ anh những tập thơ sau, 
Đổi mới , sáng tạo sắc màu thi ca. 
( CẨN ANH) 
CHÚ THÍCH: 
**: Phạm Xuân Trường là thợ đóng tàu giỏi, say mê sáng chế(bậc 7/7) 
Anh đã đóng hai con tàu theo mẫu tàu Emerost(Tàu Pháp) thu nhỏ lại dài 
1,25m để ngay phòng ở nhà. Anh đóng tiếp con tàu lịch sử TITANIC.Anh 
là người tài hoa và nghị lực. 
*: Tên các tập thơ của Phạm Xuân Trường. 
(1):Trích trong bài “Làm vua” – Tập “Cỏ cháy”. 
(2); “Chọi trâu” in trong tập “Ở trọ hồn làng”. 
(3):Trích bài thơ “Chọi trâu” 
(4):Ý thơ rút từ bài “Qua ô chợ Dừa” trong tập “Bến chuồn chuồn” 
(5): Nguyễn Trãi. 
(6):Trích trong bài thơ 4 câu: 
“Cả đời chỉ sống giả vờ, 
Câu thơ “Ba chỉ” lập lờ trắng đen. 
Lấy thương hiệu dởm làm men 
Câu thơ mất máu chỉ quen sống vờ. 
(7); Trích tập thơ “Ở trọ hồn làng”. 
(8):Tập thơ “Ấn tượng trong tôi”- Thơ chân dung của P.X.T. 
119
120
121
122
123
124
125
Cao Năm 
Tắt bộ gõ Tự động Telex VNI VIQR 
G?i di 
126 
Các tin khác
127
128
MAI VĂN PHẤN. 
Thơ kiểu văn xuôi không vần, 
Riêng biệt, mới, lạ…,Có cần vậy không(?) 
Câu dài, câu ngắn, mung lung… 
Dồn nén, cô đặc, tràn bung, đa tầng. 
Đất – nước – cỏ - dòng sông… 
Những giấc mơ cứ chất chồng đầy thơ. 
“Thong dong”- Phong cách thi ca. 
“Giọt nắng” – thơ mới chỉ là bản năng. 
129
130
131

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ ca
lechi55
 
Thai Thanh -- Hoang hai Thuy
Thai Thanh  -- Hoang hai ThuyThai Thanh  -- Hoang hai Thuy
Thai Thanh -- Hoang hai Thuy
Hoa Bien
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
Thế Giới Tinh Hoa
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Nguyen Cuong
 
Pham duy va ban tho
Pham duy va ban thoPham duy va ban tho
Pham duy va ban tho
cohtran
 

Was ist angesagt? (18)

Bông Hoa Nở Muộn
Bông Hoa Nở MuộnBông Hoa Nở Muộn
Bông Hoa Nở Muộn
 
Tập thơ: HOÀI NIỆM
Tập thơ:  HOÀI NIỆMTập thơ:  HOÀI NIỆM
Tập thơ: HOÀI NIỆM
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ ca
 
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
THƠ NHÃ MY VÀ CÁC BẠN BLOG Y!
 
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhCái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
 
Thai Thanh -- Hoang hai Thuy
Thai Thanh  -- Hoang hai ThuyThai Thanh  -- Hoang hai Thuy
Thai Thanh -- Hoang hai Thuy
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
 
Tố hữu
Tố hữuTố hữu
Tố hữu
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
 
Day thon-vi-da-han-mac-tu
Day thon-vi-da-han-mac-tuDay thon-vi-da-han-mac-tu
Day thon-vi-da-han-mac-tu
 
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm DuyếnTập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
 
Tap tho nguyen hai ha ok
Tap tho nguyen hai ha okTap tho nguyen hai ha ok
Tap tho nguyen hai ha ok
 
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ vănChương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
 
Pham duy va ban tho
Pham duy va ban thoPham duy va ban tho
Pham duy va ban tho
 
Thơ Ngô Toàn - Chè Xanh
Thơ Ngô Toàn - Chè XanhThơ Ngô Toàn - Chè Xanh
Thơ Ngô Toàn - Chè Xanh
 
Tập san "Gieo hạt"
Tập san "Gieo hạt"Tập san "Gieo hạt"
Tập san "Gieo hạt"
 
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
 

Ähnlich wie Chan dung thi nhan hp tap2.doc

Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
lechi55
 
Cuoc doi vui qua khong buon duoc tran nha thuy (demo)
Cuoc doi vui qua khong buon duoc   tran nha thuy (demo)Cuoc doi vui qua khong buon duoc   tran nha thuy (demo)
Cuoc doi vui qua khong buon duoc tran nha thuy (demo)
Jenny Nguyen
 

Ähnlich wie Chan dung thi nhan hp tap2.doc (20)

Ngduy
NgduyNgduy
Ngduy
 
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERSTẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM CỦA NHÃ MY VÀ BẠN BLOGGERS
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
 
Chân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyyChân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyy
 
Tâm sự thường ngày
Tâm sự thường ngàyTâm sự thường ngày
Tâm sự thường ngày
 
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy KhuêTác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy Khuê
 
Thơ
ThơThơ
Thơ
 
Vội vàng.pdf
Vội vàng.pdfVội vàng.pdf
Vội vàng.pdf
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)
 
Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)Phút giây và mãi mãi (2)
Phút giây và mãi mãi (2)
 
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người línhTập truyện ngắn: Tình yêu người lính
Tập truyện ngắn: Tình yêu người lính
 
Tình yêu-người-lính
Tình yêu-người-línhTình yêu-người-lính
Tình yêu-người-lính
 
Cuoc doi vui qua khong buon duoc tran nha thuy (demo)
Cuoc doi vui qua khong buon duoc   tran nha thuy (demo)Cuoc doi vui qua khong buon duoc   tran nha thuy (demo)
Cuoc doi vui qua khong buon duoc tran nha thuy (demo)
 
Bình thơ
Bình thơBình thơ
Bình thơ
 
Văn Hữ Thi Tập tập 1
Văn Hữ Thi Tập tập 1Văn Hữ Thi Tập tập 1
Văn Hữ Thi Tập tập 1
 
Thu cam
Thu camThu cam
Thu cam
 
Thu cam 1
Thu cam 1Thu cam 1
Thu cam 1
 
Hương vị tình yêu
Hương vị tình yêuHương vị tình yêu
Hương vị tình yêu
 
Thơ Đoàn Huy Cảnh
Thơ Đoàn Huy CảnhThơ Đoàn Huy Cảnh
Thơ Đoàn Huy Cảnh
 
Van hien (so 05) new
Van hien (so 05)   newVan hien (so 05)   new
Van hien (so 05) new
 

Mehr von Thi đàn Việt Nam

Mehr von Thi đàn Việt Nam (20)

đườNg đời
đườNg đờiđườNg đời
đườNg đời
 
đêM trăng
đêM trăngđêM trăng
đêM trăng
 
Nặng tình
Nặng tìnhNặng tình
Nặng tình
 
Tình nghĩa làng quê
Tình nghĩa làng quêTình nghĩa làng quê
Tình nghĩa làng quê
 
Một thoáng vùng quê
Một thoáng vùng quêMột thoáng vùng quê
Một thoáng vùng quê
 
Về thăm quê nhà
Về thăm quê nhàVề thăm quê nhà
Về thăm quê nhà
 
Thương cha
Thương chaThương cha
Thương cha
 
Lòng mẹ
Lòng mẹLòng mẹ
Lòng mẹ
 
Tình quê
Tình quêTình quê
Tình quê
 
Những lá thư tình thế kỷ 21
Những lá thư tình thế kỷ 21Những lá thư tình thế kỷ 21
Những lá thư tình thế kỷ 21
 
Tát nước gầu đôi
Tát nước gầu đôiTát nước gầu đôi
Tát nước gầu đôi
 
Lời hẹn vườn hoa
Lời hẹn vườn hoaLời hẹn vườn hoa
Lời hẹn vườn hoa
 
Tuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị Tỉnh
Tuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị TỉnhTuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị Tỉnh
Tuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị Tỉnh
 
Gió thổi chiều quê
Gió thổi chiều quêGió thổi chiều quê
Gió thổi chiều quê
 
Gió thổi chiều quê
Gió thổi chiều quêGió thổi chiều quê
Gió thổi chiều quê
 
Hương xuânđất việt.
Hương xuânđất việt.Hương xuânđất việt.
Hương xuânđất việt.
 
Tập thơ " Cánh cầu bay"
Tập thơ " Cánh cầu bay"Tập thơ " Cánh cầu bay"
Tập thơ " Cánh cầu bay"
 
Bia tho chia se
Bia tho chia seBia tho chia se
Bia tho chia se
 
4 trang anh
4 trang anh4 trang anh
4 trang anh
 
Tập thơ " Chia Sẻ "
Tập thơ " Chia Sẻ "Tập thơ " Chia Sẻ "
Tập thơ " Chia Sẻ "
 

Kürzlich hochgeladen

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 

Chan dung thi nhan hp tap2.doc

  • 1. NGUYỄN CẢNH ÂN (Cẩn Anh) Các nhà thơ HẢI PHÒNG. TẬP II NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC 2014 1
  • 2. 2
  • 3. LỜI NÓI ĐẦU Hải Phòng là một trong những địa phương có truyền thống phát triển về văn học, nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca.“Sóng, gió, nắng, mưa, rồi lại vẫn sóng. Cái chất biển cả xuyên thấu vào tâm hồn, dựng nên tính cách con người, phát lộ ngay từ thể chất, đây đó thấm đượm cái mạnh mẽ của sóng, cái mặn mòi của gió biển.” ( “Một miền văn chương” - Phạm Ngà). Từ khi phong trào thơ mới ra đời, miền đất Cảng đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt cho văn học nghệ thuật. Người đất cảng rất yêu thơ, đam mê sáng tạo nghệ thuật.Thơ đến với mọi người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nhiều người từ những miền quê khác “Đến đây muốn ở lại đây”, sống làm việc và làm thơ. Nhiều nhà thơ đã đến làm việc và sáng tác ở Hải Phòng như: Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Lê Đại Thanh, Lan Sơn, Nguyên Hồng, Nguyễn Viết Lãm, Nguyễn Đình Thi, Hồ AnhTuấn, Phạm Ngà, Thúc Hà, Văn Xây,Thanh Tùng , … Tôi yêu đất Cảng. Đất Cảng là quê hương thứ hai của tôi. Là một giáo viên trọn đời dạy học và viết văn ở Hải Phòng, tôi đã đọc, tìm hiểu về thơ và các nhà thơ, giành nhiều năm đọc, nghiên cứu và ra mắt bạn đọc tác phẩm“Chân dung thi nhân Việt Nam”, “Chân dung các nhà thơ Hải phòng”(Tập I) . Nay tôi tiếp tục giới thiệu các nhà thơ Hải Phòng đương đại”(Tập II…) mà tôi đã may mắn được đọc. Mỗi tác giả, tôi xin giới thiệu về: + Tiểu sử của nhà thơ. + Sự nghiệp văn học + Những bài thơ tham khảo được bạn đọc quan tâm. + Những ý kiến nhận xét, đánh giá về thơ và nhà thơ. + Bài thơ cảm nhận một vài nét nổi bật về từng nhà thơ. 3
  • 4. Với một đội ngũ đông đảo các nhà thơ Hải Phòng là Hội viên Hội nhà văn việt Nam, việc sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu về họ chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tìm đọc được tác giả nào, cảm nhận được tới mức độ nào, tôi xin được giới thiệu về thơ và các nhà thơ tới đó. Ở tập này, người viết giới thiệu cảm nhận về thơ cùng các nhà thơ đã, đang sống và làm việc, sáng tác tại Hải phòng, góp phần nhỏ cho việc giới thiệu tài liệu tham khảo dạy- học văn học địa phương (Thứ tự các nhà thơ được xếp theo A,B.C…tên của các tác giả). Nội dung giới thiệu thể hiện cách nhìn cá nhân, có thể không đồng nhất với ý kiến của tác giả và bạn đọc. Kính mong các tác giả, người thân gia đình tác giả và bạn đọc lượng thứ, thông cảm cho. Tập sách có điều gì thiếu sót, bất cập, tôi tha thiết đón nhận ý kiến góp ý của mọi người. Người viết xin chân thành cảm ơn. Nguyễn Cảnh Ân 4
  • 6. 6
  • 7. 1. ĐỒNG ĐỨC BỐN. (1948 – 2006). A. TIỂU SỬ: +Họ và tên: Đồng Đức Bốn. +Sinh ngày 30/3/1948. Mất ngày 14/02/2006 +Quê quán: xã An Hồng, Huyện An Dương , Hải Phòng . +Năm 1966, đi thanh niên xung phong. +Nghề nghiệp: -Thợ cơ khí bậc 6/7ở công ty xây dựng Bạch Đằng, Xí nghiệp 20/7 - Cán bộ công ty xuất nhập khẩu gia cầm Hải Phòng - Năm 1980, bắt đầu sáng tác thơ. +Hội viên Hội nhà văn Việt nam. 7
  • 8. C.SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: *ĐÃ XUẤT BẢN: · Con ngựa trắng và rừng quả đắng. NXB Văn học, 1992 · Chăn trâu đốt lửa. NXB Lao động, 1993 · Trở về với mẹ ta thôi. NXB Hội nhà văn, 2000 · Cuối cùng vẫn còn dòng sông. NXB Hội nhà văn, 2000 · Chuông chùa kêu trong mưa 2002 · Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc. NXB Hội nhà văn 2006 (tập thơ cuối cùng, dày 1.108 trang) 8
  • 9. *NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: 1. Em Bỏ Chồng Về Ở Với Tôi Không Tác giả: Đồng Đức Bốn Con muỗm xanh trên sóng lúa rập rờn Mùi cỏ dại vẫn ven bờ nước đắng Tình của em như một tờ giấy trắng Mãi bây giờ tôi mới viết thành thơ Tình của em như lối rẽ bất ngờ Tôi đi đến trọn đời còn chưa biết Dẫu cho đến tận cùng cái chết Em bỏ chồng về ở với tôi không? Tôi không tin rằng trong bão giông Em cam chịu con tàu chết chìm trên sóng Và tôi tin rằng trong cát bỏng Em – Cây xương rồng vẫn hoa Em ở gần tôi lại ở xa Tim vẫn đập về nơi em nhiều nhất Và tôi tin tình em là có thật Những lúc buồn tôi mới viết thành thơ Và niềm vui có khi đến bất ngờ Tôi lại hát ru em ngủ Nhà của em ở giữa phường Trung Tự Cây tháp nước bồn hoa còn nhớ chỗ ta ngồi Cỏ nát rồi cỏ mới lại sinh sôi Hoa vẫn nở mùi hương đằm thắm Và tôi tin một ngày gần lắm Em bỏ chồng về ở với tôi không? 9
  • 10. 2 . Chăn Trâu Đốt Lửa Tác giả: Đồng Đức Bốn Chăn trâu đốt lửa trên đồng Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều. Mải mê đuổi một con diều Củ khoai nướng để cả chiều thành tro. 3. Trở Về Với Mẹ Ta Thôi Tác giả: Đồng Đức Bốn 10
  • 11. 1. Cả đời ra bể vào ngòi Mẹ như cây lá giữa trời gió rung Cả đời buộc bụng thắt lưng Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng Đường đời còn rộng thênh thang Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương Bát cơm và nắng chan sương Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau Mẹ ra bới gió chân cầu Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi. 2. Chẳng ai biết đến mẹ tôi Bạc phơ mái tóc bên trời hoa mơ Còng lưng gánh chịu gió mưa Nát chân tìm cái chửa chưa có gì Cầm lòng bán cái vàng đi Để mua những cái nhiều khi không vàng. 3. Mẹ mua lông vịt chè chai Trời trưa mưa nắng đôi vai lại gầy Xóm quê còn lắm bùn lầy Phố phường còn ít bóng cây che đường Lời rào chim giữa gió sương Con nghe cách mấy thôi đường còn đau. 11
  • 12. 4. Giữa khi cát bụi đầy trời Sao mẹ lại bỏ kiếp người lầm than Con vừa vượt núi băng ngàn Về nhà chỉ kịp đội tang ra đồng Trời hôm ấy chửa hết giông Đất hôm ấy chẳng còn bông lúa vàng Đưa mẹ lần cuối qua làng Ba hồn bảy vía con mang vào mồ Mẹ nằm như lúc còn thơ Mà con trước mẹ già nua thế này. 5. Trở về với mẹ ta thôi Giữa bao la một khoảng trời đắng cay Mẹ không còn nữa để gầy Gió không còn nữa để say tóc buồn Người không còn dại để khôn 12
  • 13. Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm Tôi còn nhớ hay đã quên Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ Nhuộm tôi hồng những câu thơ Tháng năm tạc giữa vết nhơ của trời Trở về với mẹ ta thôi Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ. C.NHẬN XÉT: 1. Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ lục bát. Thơ lục bát của ông với cách ngắt nhịp, dùng từ và rất giàu hình ảnh với tứ thơ sâu sắc đã chinh phục được bạn đọc. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15 bài thơ cực hay, tài tử vô địch, nhưng có nhiều bài cũng chẳng ra gì.[1] (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) 2. “ Trong con đường thơ, người ta đã bắt đầu thấy rõ dấu hiệu của sự lặp lại và gắng sức của Đồng Đức Bốn. Tôi cho rằng giá trị của Đồng Đức Bốn thực sự chỉ là ở hai tập Chăn trâu đốt lửa và Trở về với mẹ ta thôi. Đến Chuông chùa kêu trong mưa thì tôi không còn thấy thích anh nữa. Đã có nhiều nhạc sĩ vì tình cảm liên tài đã phổ nhạc cho thơ Đồng Đức Bốn. Thuận Yến, Doãn Nho, Huy Du, Huy Thục, Đặng Hữu Phúc, An Thuyên, Nguyễn Tiến, Nguyễn Cường, Tuấn Phương, Đoàn Bổng, Minh 13
  • 14. Quang v.v... Đến nay Đồng Đức Bốn đã có chừng hơn 30 bài thơ được các nhạc sĩ phổ nhạc. Thơ Đồng Đức Bốn không du dương nên phổ nhạc cũng không phải dễ. Những câu thơ hay của Đồng Đức Bốn nằm rải rác ở nhiều bài, nhiều chỗ khác nhau nên cũng phải nhặt lại, biên tập lại. Về điều này, Đồng Đức Bốn tự mình không làm được. Anh cần một trợ thủ có học hơn và biết tự giới thiệu cho thơ anh. ... Đồng Đức Bốn đã nổi lên trong trận bão người ấy như một nhà thơ lục bát gin có một không hai. Anh đã chiếm được tình cảm mến mộ của nhiều siêu độc giả... Không phải tự dưng Nguyễn Khoa Điềm đã họa tặng anh bài lục bát sau đây:”( NGUYỄN HUY THIỆP) 3 Bạn Thơ Bạn chừ đóng gạch nơi nao Văn chương lấm láp vêu vao mặt người Bất ngờ bạn đến thăm tôi Gửi cho mấy tập ôi trời là thơ. Câu dài câu ngắn ngẩn ngơ Những rơm với lửa, những tơ với tình Một người hoang dại một mình Bơ vơ giữa phố mong thành thi nhân Lòng yêu yêu đến trong ngần Đường xa thương vết chân trần bạn tôi Mong sao bạn bớt bùi ngùi Cố làm thơ nữa để rồi gặp nhau... ( NGUYỄN KHOA ĐIỀM) 14
  • 15. ĐỒNG ĐỨC BỐN Thương “Con ngựa trắng”*, một mình, Vào “ Rừng quả đắng”*, gửi tình cho ai? Tập thơ đầu tay ra đời, Ngôn từ, vốn liếng – ý lời dốc ra. Bạn đọc chẳng mấy mặn mà, “Chăn trâu đốt lửa”*- thơ ra kịp thời. Tập này có nhiều bài hay! “Hiếm! Lạ! Có một không hai – khác người”(1) “Cuối cùng vẫn…dòng sông”* trôi. “Trở về quê mẹ ta thôi”* - “Chân trần”(2) Thơ anh chưa phải cách tân, Chưa khai sáng vẫn bảo tồn thơ xưa. “Kêu trong mưa , tiếng chuông chùa” * Bao nhiêu là thứ mê – bùa quanh ta. Lục bát ở đồng – quê nhà, Đòi ở với vợ người ta(3)… nực cười! Chắp tay xin lạy anh thôi! “Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc”* - anh mời chào ai? 15
  • 16. ( CẨN ANH) CHÚ THÍCH: (*):Tên các tập thơ của Đồng Đức Bốn đã xuất bản. (1)Ý kiến nhận xét của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (2)Trích bài “BẠN THƠ” của Nguyễn Khoa Điềm . (3)Ý rút từ bài thơ “Em bỏ chồng về ở với tôi không?” 2. ĐÀO CẢNG. (1941-1987). A. TIỂU SỬ: + Họ và tên: Đào Văn Cảng. + Sinh năm 1941 – Mất ngày 21/6/1987. + Quê quán: Xã Khúc thủy, huyện Thanh Oai, Hà Tây. + Nơi sinh: Huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. + Nghề nghiệp: Thợ cơ khí, cán bộ lao động tiền lương , Cảng Hải Phòng. + Hội viên Hội nhà văn Hải Phòng + Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. 16
  • 17. B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: *THAM GIA VIẾT: +Báo Văn nghệ +Báo lao động +Các báo và tạp chí trung ương và địa phương. *ĐÃ XUẤT BẢN: +Thành phố những con tàu (In chung với Trần Quốc Minh - NXB Hải Phòng). +Buồm trong phố (NXB Lao Động – 1997 ) +Thời yêu thương (In chung với tác phẩm “Chầm chậm với mình” của Trúc Thông – NXB Tác phẩm mới, năm 1977) +Nắng lên ( In chung với Sĩ Hồng, Khánh Nguyên, Vũ Từ Trang – NXB Thanh niên năm 1985 ) +Vùng quê tuổi nhỏ ( NXB Hải Phòng – 1988) +Tuyển thơ Đào Cảng 1960 -1987 ( NXB Hội Nhà Văn – 2007) 17
  • 18. * NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: * 1.BÀI THƠ CỬA SỔ: Lúc con đã đi xa Bóng mẹ còn đậm in trên cửa sổ Một khung cửa. Đẹp như màu mắt đợi chờ Đường con đi còn xa Qua những đô thành thị trấn Những ngõ nhỏ nghĩ suy im lặng Vẫn những ô cửa dõi nhìn như mắt mẹ tiễn đưa. Vẫ những ô cửa như mắt mẹ trầm tư, Như mắt cha, mắt anh em đồng chí Như con mắt Việt Nam căm thù đau xé. Như mắt người thân đang chờ lệnh xung phong; Như mắt người yêu thắm sắc thủy chung Và ô cửa điệu “Bài ca may áo”. Tiếng ai hay tiếng gọi của chân trời Và ô cửa tiếng nôi đưa nhè nhẹ Khiến bước người đi hồi hộp cả đêm dài. Cây vạn niên thanh trên cửa sổ cao vời, Xanh như tiếng thì thầm hẹn ước. Một khung kính bóng hoa in như bức tranh tĩnh vật. Có nói gì đâu mà rạo rực người đi. Ôi! Người đi như nước mới ra nguồn, Ôi! Người đi, người đi vì đất trời ta chảy máu. Và tổ quốc ngày đêm thao thức, Như mẹ hiền mong ngóng chiến công con. ( ĐÀO CẢNG) 18
  • 19. 2, Sa pa. Sa pa mùa xuân mười hai tháng Thị trấn dựng ngang tầm mây trắng Một ngày hè 22 giờ mưa Một tháng 60 giờ nắng Sa Pa như từ mưa sinh ra Chúng tôi đứng - hành lang cao lưng trời Một đám mây nhiệt đới đậu ngang vai Nếu là họa sĩ tôi sẽ vẽ Sương ở Sa Pa xanh lá cây Những rặng sa mu đứng lặng im Rắc tiếng ve ra khắp xung quanh 19
  • 20. Và mưa bỗng trút - không gian nước Suối bỗng hình thành khắp núi xanh Tháng sáu mưa nhiều mười tám độ Bắp cải vườn dâu sẽ cựa mình Gái H'Mông đánh ngựa mang đào xuống Hương nấm thơm nồng nếp áo xanh 20
  • 21. Ngược dòng người xuống chung tôi lên Những bông lay-ơn đầu tháng sáu Mọc rải rác trên đồi như bướm đậu Như những nụ cười của ai bỏ quên Chúng tôi lại đi nắng vàng thêm Phăng xi Phăng chót vót, gió êm đềm Tưởng rằng trong gió thơm tho ấy Có gió Cà mau đang thổi về. SA PA, 1971. ( Đào cảng) C. NHẬN XÉT: 1.Đào Cảng là một tác giả tiêu biểu của thơ Hải Phòng thời kỳ chống mỹ. 21
  • 22. 2. “Đọc thơ Đào Cảng thú vị như đi đường, chốc chốc lại gặp những gương mặt khả ái. Có lúc sững sờ…”; “ Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi gặp một trong những người bạn tốt nhất mà một đời người có thể có. Vì thế, cuộc ra đi của anh khi mới ngoài 40 tuổi làm tôi đau đớn và trống vắng biết bao” (Hữu Thỉnh-17/7/2007). 3.”Nghe tin Anh qua đời/ sao ta cứ phải mất/ Những người tốt nhất” ( Ý Nhi – Văn Nghệ 7/1987). 4.”Đào Cảng đã đào cảng thật! Anh có cả một trường ca về phá thủy lôi để giải tỏa cảng và rất nhiều bài thơ về cảng Hải Phòng, nơi Anh làm việc: Giải tỏa cảng, Tàu Sô Panh, Cô lái xe trên cảng, Cảng mới… * ( Trần Quốc Minh) CHÚ THÍCH: * Tên các bài thơ viết về cảng Hải Phòng của Đào Cảng. 22
  • 23. ĐÀO CẢNG. Đào cảng, “đào cảng thật”(1) rồi, “Trường ca về phá thủy lôi”(1) một thời. Xông pha đạn nổ, bom rơi. “Giải tỏa cảng” *suốt một đời xuân xanh. Từ “Cảng mới”*, “Tàu Sô Panh” * Tiếng thơ anh thật chân thành, đẹp sao! Đây “Thành phố những con tàu”* Người đất cảng, quyết làm giàu quê hương. Mảnh đất của “Thời yêu thương” “Bài thơ cửa sổ”*, vấn vương đêm dài. “Tiếng ai…, tiếng gọi chân trời”(2) “…Trầm tư”(2) cửa sổ, mẹ ngồi đợi con. 23
  • 24. “Buồm trong phố”,* đợi “Nắng lên”* Một thời của những yêu thương ngọt ngào. “Sa pa”*, “đứng hành lang cao, Đám mây nhiệt đới đậu vào ngang vai”(3) “Đẹp lạ lùng…mưa bóng mây”. Đọc thơ anh cứ ngất ngây, sững sờ, Giật mình đau, thoáng nụ cười, “Ngoài bốn mươi, bỏ mọi người “ đi thôi ! (4) 24
  • 25. “Người thơ sống mãi Cảng ơi, Một Anh có vạn con người đọc Anh”(5) ( CẨN ANH ) CHÚ THÍCH: * Tên các tác phẩm của Đào Cảng (1):Ý kiến của Trần Quốc Minh. (2):Trích “Bài thơ cửa sổ” (3):Trích bài “Sa pa” (4):Ngày 21/6/1987, Đào Cảng mất, khi đó anh mới ngoài 40 tuổi (5):Cảm xúc của nhà thơ Lê Đại Thanh Khi Đào Cảng mất. 3. THI HOÀNG. (1943) A. TIỂU SỬ: +Họ và tên: Hoàng Văn Bộ +Bút danh: Thi Hoàng. +Sinh năm 1943. +Quê quán: Vĩnh bảo, Hải Phòng. +Nghề nghiêp: Cán bộ kỹ thuật ngành giao thông vận tải. +Năm 1967, tham gia quân đội vào chiến đấu ở miền Nam, bị thương được chuyển về công tác ở Sở Văn hóa thông tin Hải Phòng. +Năm 1976, về Hội Văn học Nghệ thuật Hải Phòng . Làm biên tập tạp chí 25
  • 26. Cửa biển. +Hội viên Hội nhà văn Hải Phòng, + Hội viên Hội nhà Văn Việt Nam. +Năm 2004 nghỉ hưu B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: *THAM GIA VIẾT: +Báo Văn Nghệ. +Tạp chí Cửa biển. +Các báo trung ương và địa phương. *ĐÃ XUẤT BẢN: - Cửa sông (tập thơ, in chung năm 1971) - Nhịp sóng (thơ, 1976) 26
  • 27. - Ba phần tư trái đất (thơ, 1989) - Gọi nhau qua vách núi (trường ca, 1995) - Bóng ai gió tạt (thơ, 2001) - Cộng sinh với những khoảng trống (thơ, 2005) - Tuyển trường ca và thơ (2010) - Chìm vào mật nóng (thơ, 2011) Giải thưởng văn học: - Giải thưởng Văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hải Phòng năm 1996-1997. - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với trường ca Gọi nhau qua vách núi năm 1996. - Giải thưởng Văn học đề tài Lực lượng vũ trang - chiến tranh cách mạng 1994- 1995. - Tặng thưởng Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT năm 2001. - Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. *NHỮNG BÀI THƠ TIÊU BIỂU (THAM KHẢO) * 1. Người đem thơ đi đâu 27
  • 28. Khi thật vui hay thật buồn thì thích ở ngoài sân hay trong nhà Đấy không phải là một câu thơ Tóc còn đen mà làm quan rất to Đấy cũng không phải là một câu thơ Mẹ ta mất đã hơn mười năm rồi Không biết chân trái của người đã khỏi đau chưa Người mang theo những câu thơ mà mình mong ước Giờ thì lên đỉnh niềm vui hay xuống đáy nỗi buồn Những câu thơ kia cũng chẳng tìm thấy được Hỏi ông tóc đen ư Câu hỏi ngã đau ở ngay cửa miệng! ( THI HOÀNG) 28
  • 29. * 2. Ở GIỮA CÂY VÀ NỀN TRỜI. Dường như là chưa có buổi chiều nào Xanh như buổi chiều nay, xanh ngút mắt Cây cứ đứng với nền trời khao khát Nâng chiếc mầm trên tận đỉnh cây cao. Sau chiều nay ta phải tốt lên nhiều Thiên nhiên ở với mình cao cả quá Tiếng lá động ân cần như tiếng mẹ Và vòm trời mong ngóng lại như cha Đừng phát giây quên đối mặt quân thù Đừng hờ hững với đời như bọt bể Sắc diệp lục um tùm đang nói thế Sắc trời xanh day dứt chẳng vô tình Trời thì xanh như rút ruột mà xanh Cây thì biếc như vặn mình mà biếc Mặt trời toả như trái tim nồng nhiệt Trong cái chiều nhân nghĩa đến sâu xa. 29
  • 30. Một tên người ai gọi cứ ngân nga… (Trích tác phẩm”Nhịp sóng” ) THI HOÀNG 3. NGẪU CẢM. Hòn đá rơi trúng đầu Chàng trai vào bệnh viện Rồi cô y tá và chàng thành vợ chồng quấn quyện Liệu họ có cảm ơn hòn đá kia không? Bông hoa đẹp mê hồn Nở kề bên ngọn thác Với ra hái tuột chân, người phải lòng hoa đã chết Có pháp trường nào xử bắn một bông hoa? Giận gì hòn đá kia Oán gì bông hoa nọ Cõi vạn biệt thiên sai ta rơi đời mình trong đó 30
  • 31. Sáng dậy thấy còn mình cũng đã là vui! (Trích tập thơ “Bóng gió ai tạt”) THI HOÀNG. C.NHẬN XÉT: .1. “Tôi quan niệm, văn chương nói chung và thơ nói riêng phải quyến rũ người đọc chứ không nên đuổi bắt độc giả... Tôi ủng hộ việc cách tân thơ nhưng cách tân không có nghĩa là chỉ đơn giản là bẻ gãy câu thơ, phá bỏ cấu trúc, ngữ pháp, khoa trương ngôn từ... Làm như thế, thơ chỉ là một đống xác chữ chứ không tạo ra những câu thơ làm rưng rưng người đọc và cũng không thể tạo ra những câu thơ vui buồn khi cần người ta có thể mang ra ngẫm ngợi hoặc chia sẻ”(Quan điểm về 31
  • 32. thơ của Thi Hoàng) 2. Tôi đã đi qua một phía của Thi Hoàng và đã nhìn thấy một phía ấy. Mai Văn Phấn đi qua một phía khác. Đình Kính đi qua một phía khác nữa. Bùi Ngọc Tấn lại đi qua một phía khác. Dư Thị Hoàn cũng đi một phía. Hoài Khánh lại đi qua một phía khác nữa. Những gì tôi nhìn thấy Thi Hoàng có thể được cộng thêm bởi những cái nhìn khác và cũng có thể bị trừ đi bởi những cái nhìn khác. Nhưng chỉ có một thứ của ông mà không ai có thể trừ đi hay cộng thêm: đó là những bài thơ của ông. (Nguồn: lethieunhon.com) 32
  • 33. THI HOÀNG I. Quyến rũ người đọc, người nghe, Thơ được như thế mới là nên thơ. Đừng bẻ câu thơ gãy ra Đừng bỏ cấu trúc, ngôn từ khoa trương. Quan điểm thơ của Thi Hoàng, Thơ hay phải biết rưng rưng lòng người. “Gọi nhau qua vách núi” thôi Bản trường ca ấy một thời ngân vang. “ Ba phần… trái đất”, ngỡ ngàng… “ Bóng ai gió tạt”, bàng hoàng, ngẩn ngơ. “ Cộng sinh những khoảng trống”… Thơ Gai góc, sắc nhọn, ngôn từ chuốt trau. 33
  • 34. Cứ ngẫm ngợi, sẻ chia nhau, “Chìm vào mật nóng”, thấm sâu lòng người. “Đom đóm và sao” sáng ngời, “Ở giữa cây và nền trời”(1) thanh thanh. “Trời xanh rút ruột mà xanh, Cây biếc như vặn mình biếc thêm”(2) Tứ thơ độc đáo, nỗi niềm… Hồn thi nhân cháy! Cháy thêm! Tình đời. ( NGUYỄN CẢNH ÂN) CHÚ THÍCH: +Những cụm từ in đậm là tên các tập thơ của Thi Hoàng. +(1):Tên bài thơ đăng trên báo văn nghệ năm 1968. +(2): Ý thơ được rút ra từ hai câu thơ hay nhất trong bài thơ:”Ở 34
  • 35. giữa cây và nền trời” II. Có” Ba phần tư trái đất”, Chiến tranh “Gọi nhau qua vách núi” dài “Nhịp sống”, “Gió tạt bóng ai” “Cộng sinh những khoảng trống” – Đời chông chênh “Ở giữa cây…nền trời”* xanh, “Trời xanh rút ruột mà xanh”(1), tuyệt vời! “Cây biếc…vặn mình biếc” (1) thôi 35
  • 36. Câu thơ chắt cả cuộc đời mộng mơ. “Chìm vào mật nóng”, ngẩn ngơ. Có con”Đom đóm…sao”mờ, bóng soi. Thơ ai quyến rũ lòng người. Thơ ai đọc mãi, đọc hoài…rưng rưng. Quan điểm thơ của thi nhân, Gọt từng con chữ, dũa từng ý thơ. Nâng niu: Cành ,lá, nhụy, hoa… Giữ gìn từng giọt hương thơ cho đời. ( CẨN ANH) CHÚ THÍCH: +Những cụm từ in đậm là tên các tập thơ của Thi Hoàng. +(*):Tên bài thơ củaThi Hoàng đăng trên báo Văn nghệ năm 1968 +(1): Ý thơ được rút ra từ hai câu thơ hay nhất trong bài thơ:”Ở giữa cây và nền trời” . 36
  • 37. 4. VÂN LONG (1934) A. TIỂU SỬ: + Họ và tên : Nguyễn Vân Long. + Bút danh: Thi Nguyễn, Nguyễn Phương. + Sinh ngày: 6/3/1934 ở Hà Nội + Quê quán: xã Việt hòa, huyện Khoái châu, tỉnh Hưng Yên. + Năm 1956, mở quán sách 72 Phố Huế, Hà Nội. + Năm 1965, cưới vợ, sau đó ít lâu được điều về Hải Phòng tham gia dàn nhạc của thành phố Cảng. + Năm 1966, giã từ cây đàn, cầm bút đến với thơ, Anh chuyển sang làm Cán bộ biên tập và sáng tác cho sở văn hóa Hải Phòng. + Sau hơn 10 năm lăn lộn gắn bó với thành phố Cảng, Anh chuyển về công tác tại ty văn hóa Hà Sơn Bình + Cuối đời, Anh về Hà Nội làm trưởng ban văn nghệ báo ĐỘC LẬP rồi làm biên tập thơ nhà xuất bản Hội nhà văn. + Hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ 1980. 37
  • 38. B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: Thơ Ðường vào tim (in chung với Lê Tám, Giang Quân) 1957 Tia nắng 1962 Thành phố tôi yêu (in chung với Văn Thinh) 1977 Qua những miền đất (in chung với Thi Nhị, Nguyễn Quang Tính) 1980 Gió và lửa (in chung với Nguyễn Bùi Vợi) 1983 Thành phố những ban mai 1987 Vào thu 1990 Những khối hình câm 1993 Dưới lá xanh 1999 Vân Long - hành trình thơ (tuyển tập) 2002 Thơ, truyện viết cho các em Sư tử xanh (tập truyện) 1979 Trai ngọc và sứa vật vờ (tập truyện) 1984 Làm ngọc (tập truyện) 1986 Ngàn cây số hoa (tập thơ) 1996 Rùa đá đi chơi (tập truyện) Tủ sách vàng NXB Kim Ðồng 1997 Xuân Quỳnh thơ và đời (biên soạn) 1996 Ngọn bút với thời gian (chân dung - tiểu luận) 1997 Mùa thu quê Việt (tuyển thơ) 1999 Thơ hay có lời bình (biên soạn) 2001 Giải thưởng: Giải thưởng Văn học công nhân 1975- 1980 Giải thưởng thơ hội VHNT Hà Nội 1986- 1991 Giải thưởng thơ ủy ban toàn quốc các hội LHVHNT Việt Nam 2000 38
  • 39. * NHỮNG BÀI THƠ TIÊU BIỂUTHAM KHẢO: * 1. Thu cảm Mở Cửa - Ðường thơm hoa sữa gọi Phải bùng ra phố, phải đi thôi! Hà Nội trời xanh màu cốm mới Tôi nhập vào thu với mọi người Mùa thu - Thu đến từng hơi thở Thu đến từng thi tứ chín cây Ai may áo mới cho Hà Nội Vồng ngực ai căng đợi tỏ bầy Em như con gió thổi qua ngang Trẻ đến làm đau cả lá vàng Lá phượng vụng về rơi mái tóc Lại thành hoa rắc em mang Như người chưa bao giờ được trẻ Tôi đăm chiêu với mặt hồ đầy Bước vào khoảng không em để lại Một lần thêm trống trải nước mây Bất giác đưa tay lên hất tóc Bỏ quên đâu mái tóc xanh dầy Xòe ra đôi sợi mang màu nắng Bắt chợt mùa thu vương kẽ tay! 1987 2. LẦM Gần nhau non buổi chiều ngẩn ngơ tròn buổi tối đường về quên mất lối rẽ lầm tới… nhà em. VÂN LONG. 39
  • 40. 3. Vào thu Nắng như sánh hơn Lá cây trong hơn Tưởng nghe được mùa thu nhẹ bước Lao xao trên thảm cỏ mềm Một gánh ổi thơm vào phố Chùm nhãn đung đưa tay trẻ nhỏ Trái thị vàng một sắc dân gian Gặp mùa thu lòng mình Nửa thế kỷ - Gánh trên vai cái tuổi Mùa thu vầng trán trầm tư Lượng trời rộng sao lòng mình hẹp Thiên nhiên không biết cũ già Lá biếc, nghìn năm vẫn biếc Tàn nở nghìn năm - vẫn hoa Trận mưa thu ào qua Nắng lại xòe diêm đầu lá ướt... 4. QUA MƯA. Qua dải sân mưa tôi ngắm em Màn mưa nhòa những nét thân quen Tình yêu mới nở sao mà đẹp Một thoáng nhìn nhau, mưa cũng ghen! VÂN LONG 40
  • 41. 5.Ngọn cây Những ngọn cây Những ngọn cây cao Cứ sục tìm chi khoảng biếc Nõn lá tủa ra quyết liệt Rồi cũng đến tầm ấy thôi Làm sao có thể thành mây Bay tới những miền chưa biết! Lên đó để mà ngơ ngác Lên đó để mà cô đơn để mà run rẩy Từng cơn lạnh thấu linh hồn! VÂN LONG 6. Dưới lá xanh Ðêm dài quá, nằm không ngủ Ðời ngắn quá, yêu chưa đủ Lặng đếm thời gian trôi Loạt soạt nghìn trang gió thổi lạnh Tay thì đã ngắn mong chi cánh Chữ nghĩa xạc xào thua lá xanh Mà bông hoa lạ cuối trời kia Tới được chắc chi hoa vẫn thắm! VÂN LONG 41
  • 42. 7. Ở NHÀ MÁY GÀ. “Những chú gà công nghiệp Thật khác chú gà nhà Được ấp trong lò điện Tự mổ vỏ mà ra Người đầu tiên chú thấy Áo choàng trắng thướt tha Chắc là mẹ mình đấy! Mẹ đẹp như tiên sa! Anh em đông hàng ngàn Chẳng biết ai ra trước Chẳng biết ai là út Chẳng ai đòi phần hơn! Mẹ chiều cả ngàn con Giải trấu thay đệm mới Thắp đèn làm lửa sưởi Máng ăn ăm ắp đầy 42
  • 43. Gà mà chẳng ở chuồng Cả dãy nhà rộng đẹp Bè bạn cứ vàng ươm Hát suốt ngày liếp nhiếp.” (Tiếng Việt 3, tập II) VÂN LONG C. NHẬN XÉT: 1. “ Trong sáng tạo thơ có 2 hiện tượng khá phổ biến: 1/ Có nhà thơ xuất hiện sáng chói như sao băng rồi vụt tắt. 2/ Có nhà thơ xuất hiện lặng lẽ như ngôi sao nhỏ nhấp nháy bên trời, rồi càng ngày càng tỏa sáng.Vân Long thuộc dạng nhà thơ thứ 2” “… 60 năm thơ và 80 tuổi đời của một nhà thơ thật chả có gì đáng nói nếu anh không có những bài thơ để lại, sẻ chia, chung sống với bạn đọc. Tôi thích và nhớ những bài thơ ngắn của Vân Long thời anh 20 tuổi, và giờ đây thơ ở tuổi 80 của anh vẫn còn lay động không chỉ riêng tôi. Và tôi tin, có những bài thơ của anh sẽ trường thọ hơn chính tác giả của nó. Đó chính là hạnh phúc đích thực của nhà thơ – hạnh phúc của một tâm hồn lặng lẽ xanh trên suốt hành trình sáng tạo có tên là Vân Long”. (“Nhà thơ Vân Long-lặng lẽ xanh” – Nguyễn Trọng Tạo) 2. Ở Hải Phòng, chàng trai này “ăn cơm tập thể nằm giường cá nhân” suốt 10 năm, thâm nhập những nhà máy vừa bị bom, ra trận địa pháo, xuống những con tàu rà phá thủy lôi để viết những ký sự của cuộc chiến bằng thơ. “Mười năm thơ đất Cảng, Vân Long đem hồn thơ êm nhẹ, kín đáo, hòa vào cuộc sống lửa thép, bom đạn. Đồng thời, anh kéo sự nóng hổi, cuộn xiết của đời vào thơ…Đó là cuộc đấu tranh tạo một thế hài hòa giữa ảo và thực, của đôi cánh mơ mộng chân trời với bước chân trần trên mặt đất chông gai, khúc khuỷu… ” (- Nhà thơ Phạm Đức ) 3.TỰ BẠCH: 43
  • 44. Nếu ta dùng phương pháp so sánh: Văn xuôi là hành ngôn thường nhật có chuẩn của nó thì thơ là một hành ngôn cách điệu, "lệch chuẩn" so với văn xuôi. Hành ngôn thơ đã "lệch chuẩn", lại qua giọng điệu riêng của mỗi nhà thơ, sẽ xuất hiện những lệch chuẩn cá nhân, mà ta thường gọi là phong cách của mỗi nhà thơ. Một bài thơ có tứ hay, phần đóng góp trí tuệ là hàng đầu. Nhưng một câu thơ hay phải bao gồm cả sự run rẩy cảm xúc của nhà thơ, bao gồm tài năng sử dụng ngôn ngữ, bao gồm cả quan niệm về thi pháp của nhà thơ. Không ít bài thơ có ý khái quát lớn, nhưng câu thơ lại không hay, chính vì tác giả đã dùng hành ngôn quá gần với văn xuôi. Ðó là thơ giọng ngâm, giọng kể, trần thuật, tự sự... thường chỉ khác văn xuôi ở sự có vần và ngắt câu theo tiết tấu thể thơ. Một nhà thơ có độ "lệch chuẩn" cá nhân riêng biệt trong hành ngôn thường gia tăng hiệu quả thơ trong một diện tích câu nhỏ hẹp. Các câu thơ hay, mỗi câu hay một vẻ, nhưng chúng giống nhau ở chỗ: Không có nét dư ngữ nghĩa, tức không có chữ thừa, chữ độn. Mỗi chữ lại có thể làm vài ba chức năng, và dồn nén vào nhau, chồng nghĩa lên nhau, tạo ra độ căng nhất định. VÂN LONG VÂN LONG. Âm nhạc năng khiếu bẩm sinh Có hơi ấm vợ, chung tình với thơ. Ngồn ngộn cuộc sống mộng mơ Rời cây đàn đến nàng thơ ấm lòng Bồng bềnh sóng gió Hải Phòng, Tôi trữ tình cháy đỏ lòng thơ Anh. “Ngọn cây”*vươn “Dưới lá xanh”* “Sục tìm…khoảng biếc”(1) túa cành chơi vơi “Rồi cũng đến tầm ấy thôi”(1) “Cô đơn…run rẩy”(1) nổi trôi linh hồn Mái tóc thu nhuộm nắng tuôn, 44
  • 45. “Đường vào tim”*, “Tia nắng”* buồn nao nao Mạch sống đất Cảng dâng trào, “Hành ngôn…lệch chuẩn”(2)-tứ vào thơ Anh Cuối đời về với Hà thành “…Khối tình câm”*, “Dưới lá xanh” thu vào. Trẻ trung, mới mẻ, lao xao… Nàng thơ vẫn mãi quyện vào trong Anh. ( CẨN ANH) CHÚ THÍCH: (*)Tên các tác phẩm của Vân Long. (1): Trích trong bài “ Ngọn cây”; (2): Tác giả tự bạc 5. PHẠM NGÀ. (1944) A. TIỂU SỬ: + Họ và tên: Phạm Văn Ngà + Bút danh: Phạm ngà. + Sinh năm 1944. + Quê quán: Từ Liêm, Hà Nội. + Hiện sống và viết ở Hải Phòng. 45
  • 46. + Tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội + Dạy học ở trường CĐSP Hải Phòng. + Giám đốc nhà xuất bản Hải Phòng. + Nguyên phó chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Hải Phòng. + Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. B.SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: *Tham gia viết: + Báo văn nghệ. + Tạp chí cửa biển. + Các báo trung ương và địa phương. … *Đã xuất bản (Đến 2013): +Hoa nắng (in chung – 1981 ) +Đi dọc đời mình ( Trường ca – 1986 ) +Lời ru của người yêu cũ (1991) +Trầm tư (1995) 46
  • 47. + Mảnh vỡ (2001) + Độc thoại mưa (Trường ca – 2010) … *Những bài thơ được nhiều người ưa thích: + Gia đình. + Lời ru con của người yêu cũ. + Viết riêng cho người. + Độc thoại mưa. … · NHỮNG BÀI THƠ TIÊU BIỂU THAM KHẢO: · 1. GIA ĐÌNH. Ngày nào cũng từ nơi nào ra đi Nơi này trở về Căn nhà ta gọi mái ấm Bao nhiêu vui cược ở đây Bao phiền muộn trút ở nơi này Cứ phấp phỏng điều gì chẳng rõ Rồi có thể 47
  • 48. Vợ ta không nói những điều như xưa Con ta chẳng nghe hết điều dặn dò Đến ta đâu hẳn là ta nữa Ăn rồi ngủ, đọc sách và làm tình… Cái điệp khúc cũ mèn đầy ma mị Nơi ta vừa thiếu lại vừa thừa Ngày nào cũng ra đi cũng trở về chỉ sợ có hôm dừng chân trước cửa Bỗng xa lạ như nhầm phải nhà nào. (PHẠM NGÀ) 2.LỜI RU CON CỦA NGƯỜI YÊU CŨ Dừng chân bất chợt, lắng nghe Tiếng ru mới mẻ gọi về xa xôi Điệu ru quen thuộc bao đời Mà xao xuyến mãi bồi hồi tiếng ru Một thời thân thiết dạo xưa Người con gái ấy bây giờ ru đây Tròng trành tiếng gió gọi mây Nửa ru bé ngủ, nửa lay gọi lòng Con thuyền nói với dòng sông Cánh cò nói với mênh mông nắng chiều Thời gian nói với tình yêu Buồn vui lại nói những điều buồn vui Xin đừng ai nữa như tôi Chuyện không đâu để bùi ngùi tháng năm 48
  • 49. Hẳn như cách trở xa xăm Thì tôi ru khẽ, ru thầm cùng em Ngủ yên, cho bé ngủ yên Và người cha ấy vững bên chiến hào Qua bao sông rộng núi cao Tiếng ru dẫu ở nơi nào cũng thương Chẳng làm con nhện tơ vương Bao con đường vẫn một đường quanh nôi Lời ru như lửa bừng soi Bên nhau ấm những cuộc đời chia xa Để lòng mãi mãi thiết tha Dẫu cho ai đó vượt qua chính mình . ( PHẠM NGÀ) C NHẬN XÉT: . “Phạm Ngà là người thủy chung với thơ ca truyền thống, nhưng không vì thế mà anh thỏa mãn, bằng lòng với cái đã có. Anh luôn đau đáu trăn trở tìm đường, mở lối để bứt phá, và không ngừng tự đổi mới thơ mình. Đổi mới thơ nhưng quyết không làm lạ thơ, anh vẫn giữ được phong cách dung dị mà sâu sắc, đằm thắm trên từng thi phẩm. Anh là người đam mê nhưng không cực đoan thái quá, xưng tụng những lời tuyên ngôn to tát, một kiểu nóng vội thường thấy ở những cây bút thiếu bình tĩnh, để rồi lạc bước đuối hơi, đến khi ngộ ra, ngoảnh lại hóa toàn những ảo ảnh huyễn tưởng vô tiền khoáng hậu không mục đích. 49
  • 50. … Anh như đã thấu tỏ muôn nỗi thăng trầm, buồn vui, được mất của thân phận người. Phải chăng là thế nên qua thời gian thụ giáo nơi trường ốc, qua thời gian tồn sinh trong biển đời trôi giạt, làm bầu bạn cùng con người để đến tháng năm này Phạm Ngà mới có cơ hội gửi vào từng con chữ, từng dòng thơ những gì ấp ủ, tinh lọc, căn cốt tâm đắc nhất của anh hiến dâng cho bạn đọc. Anh là người lao động hết mình cho thơ, bởi sự dày công dồn nén, kỹ lưỡng đến từng dấu phảy trong mỗi tác phẩm. Độc thoại mưa là minh chứng cho điều ấy. Tác phẩm này đủ xác lập một bước chuyển, cao hơn là một bứt phá đầy năng lực mới của tác giả. Từng đơn vị chữ nghĩa trong Độc thoại mưa là sự đằm chín, mang theo ma lực có khả năng hút cuốn, nhuyễn quyện, xoắn bện vào nhau đến độ sáng láng kinh điển.” (Vũ Quốc Văn) 50
  • 51. PHẠM NGÀ. “Hoa nắng” “Đi dọc đời mình”, Một khúc tâm tình nhà giáo, nhà thơ. “Tâm phúc”*, “Cõi thực hư vô”* “Hai nửa sáng tối”*, vày vò thi nhân. “Tín điều xa, áo cơm gần”(1) “Công lý chập chờn sáng tối”(1) mung lung. “Bất ngờ”(1)cơ chế vô hình. Mua bán nghĩa tình…nghĩ thật xót xa. “Độc thoại mưa”- bản trường ca. Luật đời “Định mệnh”*- Âu là đương nhiên. Đau đáu trăn trở kiếm tìm. Hướng đi đổi mới cho nền thi ca. Ngôn từ đằm thắm mặn mà… Đọc thi nhân thấy xót xa…, thấy buồn. Nghe người yêu cũ ru con “Trầm tư”, “Mảnh vỡ”- đời còn được thua. 51
  • 52. “Dừng chân trước cửa…”, “Nhầm nhà”(2) Cứ phấp phỏng sống nơi ra, nơi vào. Mô phạm, mẫu mực, thanh tao… Bấy nhiêu điều đáng tự hào – thi nhân. ( NGUYỄN CẢNH ÂN) CHÚ THÍCH: + Tên các tập thơ của nhà thơ Phạm Ngà được in đậm. *: Tên các chương trong Trường ca “Độc thoại mưa”. (1):Trích trường ca “Độc thoại mưa”. (2):Trích trong bài thơ “Gia đình”. 52
  • 53. 6. MAI VĂN PHẤN. (1955) A. TIỂU SỬ: + Họ và tên: Mai Văn Phấn. + Bút danh: nt + Sinh năm: 1955. + Quê quán: Kim Sơn, Ninh Bình. + Hiện đang làm việc và sáng tác ở Hải Phòng + Hội viên Hội nhà văn Hải Phòng. + Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. B.SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: * Tác phẩm đã xuất bản: - Giọt nắng (thơ, 1992); - Gọi xanh (thơ, 1995); 53
  • 54. - Cầu nguyện ban mai (thơ, 1997); - Nghi lễ nhận tên (thơ, 1999); - Người cùng thời (trường ca, 1999); - Vách nước (thơ, 2003); - Hôm sau (thơ, 2009); - Và đột nhiên gió thổi (thơ, 2009); - Bầu trời không mái che (thơ, 2010); - Thơ tuyển Mai Văn Phấn (thơ cùng tiểu luận và trả lời phỏng vấn, 2011); - Hoa giấu mặt (thơ, 2012)… Giải thưởng: - Giải thưởng cuộc thi thơ tuần báo Người Hà Nội (1994). - Giải thưởng cuộc thi thơ tuần báo Văn Nghệ (1995). - Giải thưởng Văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng) các năm 1991, 1993, 1994, 1995. - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 cho tập thơ Bầu trời không mái che. * NHỮNG BÀI THƠ TIÊU BIỂU (THAM KHẢO): * 1.TẮM ĐẦU NĂM (1) Thanh tẩy (2) mãi vẫn không thấy sạch quay về tắm bằng ngọn đèn 54
  • 55. thử đưa bờ vai về phía ánh sáng rồi cả hai tay bàn chân, cằm, đầu gối cả đôi tròng mắt và tiếng ho khan xối ánh sáng vào từng góc khuất gốc khuất như lò thúc mầm (3) như thép nóng đem tôi vào nước như quả trứng trong ổ đang ấp. rễ thân cành đã chết đâm ngang. tắm gội cho mùa xuân về vừa lặn vào ánh sáng vừa gọi thầm ông bà, cha mẹ cơ thể bốc cao về phía ngọn đèn vừa xối mạnh, vừa gọi tên em ánh sáng bồng bềnh, bụng mang, dạ chửa thử gọi một ai xa lắc, xa lơ ngọn đèn lặng phắc càng tỏ càng tỏ ( MAI VĂN PHẤN) CHÚ THÍCH: (1) Bài in trên báo Văn nghệ. Tạp chí Nhà văn số 4/ 20011 và trên mạng (2) Thanh tẩy: Bài này dùng nhiều chữ vô lối, cảm vô lối, lung tung, lang tang. Lạm dụng từ Hán Việt như thanh tẩy. Trong tiếng Hán thanh có 5 chữ, tẩy có 3 chữ. Thanh ở đây theo nghĩa bài là trong, sạch, tẩy ở đây là rửa, xối. Nếu dùng thuần Việt thì nên viết là rửa sạch. (3) Lò thúc mầm là lò ươm giống lúa. Các hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc thời thập kỷ 60, 70 thế kỷ trước hay dùng. 2. EM CHO CON BÚ. Chiều nay em cho con bú.Ngoài kia từng chân kiến đang đi, từng cánh ông vẫn còn đang vỗ.Nơi anh về trú ngụ là ô trời xanh trong mắt em cười. Hạnh phúc nào bằng ta bên nhau thảnh thơi, như được xoải mình nơi chân đê cát mịn.Anh hôn lên ngực em căng 55
  • 56. đầy thơm mát, chiều ngọt ngào cánh cò cánh vạc, qua môi anh khẽ đậu xuống hồn.Căn phòng mình chẳng còn những bức tường bao quanh và không gian thành thời gian thánh thiện, khi anh mải mê nhìn vầng ngực em dâng đầy như biển, cư thu mình tìm vào miệng con be bé xinh xinh… Nghe đâu có tiếng thạch sùng điểm nhịp, hay những giọt nước xa xưa đang rơi vào vại nước nhà mình. ( MAI VĂN PHẤN) 3.VIẾT CHO CÂY SÁO. Tôi thỏi vào lòng ống sáo tối đen địa ngục, để tìm ra bảy lối tới thiên đường:Đồ rê mi fa son la si. Từng âm giai vỗ cánh bay đi, chao nghiêng trong ánh sáng bảy màu lung linh huyền ảo, để những bóng tối kia cũng mang hình ống sáo , cho tôi lại ghé môi khắc khoải thổi vào. Rời bè trầm chúng bay lên cao, rồi thả vào đêm bao chiếc thang cung bậc. Nghe âm vang bước chân của bóng đêm nặng nhọc, đang lần từng âm vực mà lên. Vũ trụ lầm lỳ lơ lửng trong đêm.Những con sóng dịu mềm cho bên bờ lở biết mình còn đó, để ban mai thức dậy bên bồi. Mỗi góc tối trong tôi đang ngậm lấy âm thanh như ngậm vào vú mẹ, từ miệng mình he hé ánh sáng bồng bế nhau thong thả tràn vào. ( MAI VĂN PHẤN) . 4.Đêm của em (tặng N.HK) Em không ngủ yên dưới tàng lá giật Một nhành cây vừa rơi xuống mái tôn Tiếng quả vỡ lăn trên thềm gạch cũ 56
  • 57. Gió lồng lộn làm mặt nước không còn trơn mịn Lối đi vươn cánh tay níu lấy bìa rừng Mắt em mở vào đêm sâu lò than hồng rực Dâng mùi ngô nướng, nếp thơm Tiếng nước sôi trong trí nhớ em Liên tục reo vang đến gần sáng Cố nép vào thành giường Em nín thở chờ thời khắc yên tĩnh Ôm con bồ câu vô hình Đợi mặt đất bình yên buông tay cho trời rạng. (Hải Phòng, 18/8/2011) ( MAI VĂN PhẤN) C. NHẬN XÉT: 1. Mai Văn Phấn trước đây làm thơ tuy không nổi trội nhưng còn đọc được. Sau đó thi theo tân hình thức, theo hậu hậu hiện đại nên viết thành một loại thể mà tôi (Đỗ Hoàng) đặt cho các kiểu viết của nhiều người hiện nay là Vô lối. Thật ra, đó là một thứ bà dằn, tắc tỵ, hũ nút, dở dơi, dở chuột, không hiểu ra làm sao. Tôi đã viết nhiều tiểu luận nói rằng: Bây giờ nhiều kẻ viết yêu cầu người đọc, người thưởng thức thơ ca phải có trình độ văn hóa cao, uyên bác, từng trải, có học vấn 57
  • 58. thâm hậu. Nhưng thật phi lý là những người viết ra kiểu Vô lối như trên thì trình độ học vẫn, trình độ văn hóa lại tầm tầm, thậm chí còn yếu kém nữa… 2. “Tắm đầu năm” là một quái thai của sáng tạo. Bài này là một trong hàng loạt bài Vô Lối của Tập “Bầu trời không mái che” của Mai Văn Phấn, vừa được Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 – 2011 nó thể hiện một sự tắc tỵ, bất lực trong sáng tạo dẫn đến một cách thể hiện quái dị, mung lung, sai lạc cả quy luật tự nhiên, quy luật tâm lý bình thường của con người, phong tục tập quán của con người. Người ta tắm gội tất niên, không ai nói tắm gội đầu năm để cho xuân về. Xuân đã về từ o giờ 1 giây của đêm giao thừa rồi. Từ ngữ thì cũ rích, đầy Hán Việt chưa Việt hoá. Mai Văn Phấn cố tìm tòi là đáng khen nhưng rời vào lảm nhảm, lung tung làm hại thơ ca thì đáng chê trách vô cùng. Thành công của thơ ca không chỉ ở gọt rũa câu chữ, thành công của thơ ca là ngoài cuộc sống. (“Bầu trời không mái che-yếu kém sáng tạo” – Đỗ Hoàng) Được đăng bởi nguyentrongtao vào lúc: 9:22 sáng ngày 12/01/2012 3. ‘’Cửa Mẫu’’ đẹp, không phải cái đẹp cổ điển của Đường Thi hay Haiku trong trong phác vẻ miêu tả mà là cái đẹp của tâm linh, của lớp lớp hình ảnh chồng lên nhau thể hiện tâm thức người đương đại trong hoặc nghi, phân vân, cả niềm sùng bái. “Cửa Mẫu” dắt tay ta về buổi ban đầu để hoác ngộ cái như nhiên như là trong một không gian đặc thời gian nhầm lẫn. Có thể giật mình, vui cười hay bi ai thống khổ, ngại ngần…, đó là quyền thụ hưởng của người đọc. “Cửa Mẫu”, do vậy, là một văn bản mở và là tiền đề, bước khởi động của “Bầu trời không mái che”, một mênh mông ê hề gió, nắng, chim và sao bay .Và thi sĩ, “đứa con” được sinh thành lặng lẽ đi qua vầng mặt trời đáy nước/ Nhìn hướng 58
  • 59. bầu trời mở đôi cánh. (Đọc tập thơ “Bầu trời không mái che” của Mai Văn Phấn” – NXB Hội Nhà Văn 2010 của LÊ VŨ) 4. “Nếu có một nhà thơ nào đó đang lặng lẽ luôn tự đổi mới thơ mình và phá vỡ các nhịp điệu mòn cũ trong các thể nghiệm thơ hôm nay, theo tôi, người đó phải là Mai Văn Phấn. Từ trữ- tình- cổ- điển, anh “bay” thẳng một mạch vào hậu- hiện- đại, rồi từ đó “lao” vào vòng xoáy đầy ấn tượng của thơ-cách-tân.” ( Nguyễn Việt Chiến ) 5. “… Nhà thơ Mai Văn Phấn và nhà thơ Đồng Đức Bốn sáng tác theo hai khuynh hướng và phong cách khác nhau, là hai hiện tượng thơ trên thi đàn trong vài thập niên qua. Nếu Đồng Đức Bốn trung thành với thơ truyền thống, bằng bút lực lục bát ấn tượng, thì ngược lại, Mai Văn Phấn là nhà thơ tiên phong sáng tạo theo hướng đổi mới, cách tân, định hình một tư duy thẩm mỹ mới, và anh đã thành công, được dư luận hoan nghênh, đánh giá cao. Tổ chức “Hội thảo thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn”, Ban Tổ chức mong muốn, bằng phân tích, tường giải cụ thể trên cơ sở học thuật, đặt trong lộ trình thơ ca đương đại, chúng ta cùng luận giải thấu đáo về hai hiện tượng thơ, qua đó mở rộng biên độ nhận thức, góp phần mở ra hướng đi mới cho thơ hiện nay.”… (Nhà văn Đình Kính) 6. Mai Văn Phấn là nhà thơ thuộc thế hệ hậu chiến, một trong những gương mặt tiên phong của công cuộc cách tân thơ Việt đương đại. Anh sinh ra ở Ninh Bình. Sống và làm việc ở đất Cảng Hải Phòng. Thơ anh, bằng một cách tự nhiên nhất đã bắt vào “văn mạch” Hải Phòng- nơi trước đây đã từng có Nguyên Hồng, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi; tiếp nối có Bùi Ngọc Tấn, Thi Hoàng, Thanh Tùng, Dư Thị Hoàn, Bão Vũ, Đình Kính, rồi tiếp nữa, có Đồng Đức Bốn, Mai Văn Phấn...Từ văn mạch này, tất cả họ đã toả sáng và đắp bồi vào nền văn chương dân tộc… (BBT) 7. Sau "Bầu trời không mái che" (NXB Hội Nhà văn, 2010), tập thơ đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010, Mai Văn Phấn 59
  • 60. đã in thêm tập thơ 3 câu "Hoa giấu mặt" (NXB Hội Nhà văn, 2012), và bây giờ là "Vừa sinh ra ở đó". Anh nói với tôi rằng, trước tiên anh muốn thực hiện "nghi lễ" tặng" Vừa sinh ra ở đó", vì đây là tập thơ mới nhất anh vừa viết. Còn lại trong năm 2013, anh được in thêm 5 tập thơ song ngữ nữa, 2 tập ở nước ngoài và 3 tập trong nước, gồm những bài thơ được chọn từ những tập thơ đã in.( Cao Năm) MAI VĂN PHẤN. Thơ kiểu văn xuôi không vần, Riêng biệt, mới, lạ…,Có cần vậy không(?) Câu dài, câu ngắn, mung lung… Dồn nén, cô đặc, tràn bung, đa tầng. 60
  • 61. Đất – nước – cỏ - dòng sông… Những giấc mơ cứ chất chồng đầy thơ. “Thong dong”- Phong cách thi ca. “Giọt nắng” – thơ mới chỉ là bản năng. “Cầu nguyện ban mai”, “Giọt xanh” Truyền thống…Hiện đại – thơ anh “tuyệt vời”(1) “…Lễ nhận tên”, “Người cùng thời”, “Vách nước” – siêu thực, rạch ròi hướng đi. “Bầu trời không có mái che” … “Vùng tiểu khí hậu thơ ca đương thời”(2) Cả hành tinh – một bầu trời. Một tứ “Thơ đẹp tuyệt vời”…xa xăm ! Đạt giải thưởng Hội nhà văn(3) Mở trái tim mình, bè bạn năm châu. Đợi chờ anh…thi phẩm sau, Đổi mới thế nào, thuần Việt thi ca ? (CẨN ANH) CHÚ THÍCH: + Tất cả những cụm từ in đậm là tên các tập thơ của Mai văn Phấn. (1):“Thơ Mai Văn Phấn đẹp thông minh, tuyệt vời”(Kalymiller-Anh) (2):Ý kiến nhận xét của Hữu Thỉnh. (3):Tập thơ“Bầu trời không mái che”đạt giải thưởng Hội nhà văn năm 2001 61
  • 62. 7. HỒ ANH TUẤN ( 1943 ) A. TIỂU SỬ: + Họ và tên: Hồ Anh Tuấn. + Ngày sinh : 14-12-1943 + Quê quán: Quỳnh đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. + Địa chỉ : Số 4/55, phố Lán Bè, Lê Chân, Hải Phòng + Nguyên Hiệu trưởng THPT Cát Hải, Hải Phòng. + Nguyên trưởng phòng GD&ĐT Cát hải, Hải Phòng + Nguyên phó chủ tịch UBND huyện Cát hải, Hải Phòng + Hội viên Hội VHNT Hải Phòng. + Hội viên HỘI NHÀ VĂN Việt Nam + Nguyên chủ tịch Hội VHNT Hải Phòng. + Chủ nhiệm CLB thơ nhà giáo Hải Phòng . B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC * THAM GIA VIẾT: + Báo Văn Nghệ 62
  • 63. + Tạp chí Cửa biển + Các báo trung ương và địa phương * ĐÃ XUẤT BẢN: +Thơ tình của đá ( NXB Hải Phòng, 1993 ) + Mùa thu đến muộn ( NXB Hải Phòng,1995 ) + Giấc mơ của biển ( NXB Văn học – (1998) + Cánh chim hoang ( NXB Hội nhà văn, 2002) + Biển và em ( NXB Hội nhà văn-2004) + Chàng dũng sĩ dưới đáy biển –Truyện đồng thoại NXB Kim đồng-2004) +Nếu em là mùa thu (tập thơ nhạc – NXB Hải Phòng-2007) + Những mảnh tâm tư ( NXB Hội nhà văn-2008) + Tự tình với mùa thu (NXB Hội nhà văn -2010) + Tình yêu không biên giới( NXB Hội nhà văn – 2012) *GIẢI THƯỞNG: +Giải C về thơ, cuộc thi báo Người giáo viên nhân dân,1971 +Giải C tập “Cánh chim hoang”(2002) và tập “Biển và em”(2004)của uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam. +Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm 1995-1997 của thành phố Hải Phòng. +Giải thưởng VHNT Hải Phòng năm2004-2005. +08 giải thưởng viết lời thơ cho các ca khúc (đồng tác giả) của UBTQLH các Hội VHNT Việt Nam, Hội nhạc sĩ Việt Nam và các bộ ngành. + … *NHỮNG BÀI THƠ TIÊU BIỂU ( THAM KHẢO) * 1.THƠ TÌNH CỦA ĐÁ. 63
  • 64. Có phải thu về bình thản quá Núi buồn đứng lẻ soi gương. Có phải vô tình bên đảo đá Sóng không ru nữa lặng chiều sương? Tôi nghe gió heo may xào xạc Động cô tiên người Việt cổ thầm thì* Tôi nhận ra dáng thu đã khác Khi người bạn gái ấy ra đi… Tôi ngồi dưới châu sa thạch nhũ Tắt nến đi sợ- nhạt sắc sao trời Bạn đời ơi! Đêm nay ai không ng Có nghe hồn gọi phút đơn côi? Hỡi đảo đá cuộc đời nào cằn cỗi Giữa khoảng trời phóng khoáng vô biên? Mất mát nào làm tình yêu mòn mỏi, Triều nước ngẩn ngơ, thu đến im lìm? 64
  • 65. Cả quần đảo núi tách ra riêng lẻ Chẳng với tay ra được biển xanh Khát vọng bên nhau- triệu năm vẫn thế! Nỗi đau gầm lên hết cả mùa hè! Thì mùa thu hãy nghe tôi kể: Biển bao la tình sử chất đầy Những cô gái tan vỡ tình yêu, Đi lấy chồng thuở ấy Để 360 chàng trai hóa đá giữa biển đông!** 1990-1991 ( HỒ ANH TUẤN) CHÚ THÍCH: *Động Cô Tiên thuộc vịnh Cát Bà. **Quần đảo Cát Bà hơn 360 hòn đảo đá. 2. CÁNH CHIM HOANG. Đảo Cát Con rơi của trời và đất. 65
  • 66. Bờ bãi như cười, như khóc Người đến Người đi Cánh chim hoang. Gió từ miệng trời ùa ra tất bật Sóng cuộn biển lên vật vã con tàu Nửa đêm trăng buông câu Đậu vào giấc ngủ Dường như có ai đợi trên buồng lái Mang cô đơn ra đi trước bình minh Hòn đảo trong hoang tưởng ta hoá thánh thần. Người xưa Ai qua đây mang mộng bá vương Khởi nghiệp? Bao lứa đôi đến đây mượn sóng Tỏ nỗi niềm? Bao người đã chết, không để lại dấu vết? Chỉ còn biển Còn trăng Giống hệt em! Còn mối tình khát khao bất diệt Giống hệt anh! ( HỒ ANH TUẤN ) 3. CÁT BÀ TÌNH YÊU KHÔNG BIÊN GIỚI Nơi em chờ anh Cát Bà Xứ thần tiên cổ tích 66
  • 67. Vịnh Lan Hạ bốn mùa xanh ngọc bích Mây trắng bay theo cánh buồm bay Sóng nhớ ai dào dạt đêm ngày. Rừng nguyên sinh trăng thao thức vòm cây Sơn tiêu hót, Kim Giao xanh huyền thoại Phong lan buông, ong mật bay mê mải Phố biển tàu về gối sóng lân tinh. Phiêu lãng anh qua Hang Cả, Hang Xình Động Cô Tiên, Đá Hoa, Trung Trang thơ mộng Trong hoang sơ có thiên đường cuộc sống Chợt thấy lòng thêm nhân hậu yêu thương. Đất gọi mời lữ khách bốn phương Cát Bà tình yêu - tình yêu không biên giới! Trái tim đảo - trái tim con gái Mặn nồng người ở, hút hồn người xa. Phía chân trời ai gọi thiết tha Mênh mông trời xanh, mênh mông sóng biếc. Núi lội biển như người đi mải miết Chùm đảo như chùm quả linh thiêng. Một vùng hoang sơ, một vùng thần tiên Ngư phủ thả buồm hồng vào trong biển Ảo giác rắc bùa lót bàn chân anh đến Để bến bờ nghiêng ngả phút chia tay… ( HỒ ANH TUẤN ) 4. BIỂN VÀ EM. Sóng vùi tiếng cười bờ cát Biển tìm về kỉ hồng hoang Những thiếu nữ phô mình trên bãi Như con cá lạ biển khơi. 67
  • 68. Biển bất ngờ nín lặng Mặt trời tự vỡ nắng Chiếm đoạt những khuôn ngực trần. Lửa từ mắt con trai Đốt cháy thịt da con gái Con mắt đi hồn vía để lại Nuối tiếc uống cạn biển khơi Biển chỉ là biển khi có em Em ra đi hồn biển sẽ mất Em thổi gió vào cánh buồm Em bỏ bùa mê cho biển Có em, trái tim biển có sóng Đam mê và hy vọng ( HỒ ANH TUẤN) 5.NIỀM VUI NGƯỜI ĐÁNH CÁ. Thoát bão tàu gối bờ say lử Chén mừng sóng gió cuộn trên tay Ví thử đại dương thành vò rượu Cũng xin dốc cạn đáy đêm nay. ( HỒ ANH TUẤN) * NHẬN XÉT: 68
  • 69. 1. Chế Lan Viên có câu thơ rất hay viết về hạnh phúc: Khi được lúa, ta được cả chim trời đến hót Hạnh phúc trở về, hạnh phúc hoá thành đôi. Câu thơ ấy ứng vào những năm cuối khi từ giã quan trường của Hồ Anh Tuấn: Năm 2005 anh được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, đó là sự khẳng định muộn màng với một người đã yêu, đã tin, gửi gắm cả đời mình cho thơ với một sự mê đắm lạ lùng… Anh đã đi trên con đường gập ghềnh, gian khó, khổ đau ấy "con đường ảo của người làm thơ" như anh tự bạch, để viết những câu thơ có ích cho nhân sinh thế thái muôn đời … Điều thứ hai đáng mừng hơn: anh làm được một ngôi nhà nhỏ trong chiếc ngõ ồn ã, chật hẹp của những người lao động ở phố ven sông. Ngôi nhà giản dị chắc sẽ rất đỗi ấm áp, ngọt ngào với hơn con người hơn 40 năm ăn cơm cơ quan, ngủ giường cá nhân như anh. Điều mừng thứ ba là anh được giải thưởng văn học nghệ thuật lần thứ 2 của thành phố Hoa phương đỏ (năm 2004 - 2005). Đó là sự thừa nhận tài năng của nhà thơ huyện đảo đã gắn cuộc đời mình với thành phố biển. Anh đã có 5 tập thơ, 1 cuốn truyện thiếu nhi, 83 bài hát phổ thơ anh… tất cả đều có dấu tích của Hải Phòng, thành phố đã trở thành quê hương thứ hai của anh, hệt mảnh đất Quỳnh Lưu, Nghệ An - nơi anh đã sinh ra. (Nguyễn Long Khánh ) 2. Hồ Anh Tuấn là một nhà giáo, nhà thơ gắn bó gần suốt cuộc đời với biển đảo. Hầu hết các tập thơ của Anh đều cháy lòng với biển đảo, với em và mùa thu. Thơ tình rút từ lòng Anh những dòng mật ngọt dâng hiến cho đời . HỒ ANH TUẤN. 69
  • 70. Trọn đời trải nghiệp văn chương Rời quê, tâm gửi mái trường xứ xa Biển, Đảo là quê, là nhà. Câu thơ biển, muối - mặn mà, sáng trong. « Thơ tình của đá »(*)- rêu phong « Cánh chim hoang »(*)- thoả chí cùng đảo xa. « Mùa thu đến muộn »(*), trang thơ... “Biển và em”(*), tóc rối tơ... xao lòng. Không quên “bờ cát thuỷ chung”(1) “Giấc mơ của biển”(*), ấm lòng thi nhân. “Cánh thơ mang đến mùa lành”(2) Thơ tình – mật rút trong anh trao đời. (CẨN ANH ) CHÚ THÍCH : (*): Tên các tập thơ đã xuất bản (1):Trích trong bài “ Giấc mơ của biển” (2): Trích trong bài giới thiệu Hồ anh Tuấn trên báo Văn nghệ- đăng lại trên báo điện tử VNnet của Nguyễn Long Khánh. 70
  • 71. 8. THANH TÙNG. (1935). A, TIỂU SỬ: +Họ và tên: Doàn Tùng. +Bút danh : Thanh Tùng. +Sinh ngày: )7/11/1935. + Quê quán: Mỹ lộc, Nam Định. +Nghề nghiệp: công nhân khuân vác cảng Hải Phòng, Công nhân đóng tàu... Hành nghề bán sách, sáng tác văn học. +Năm 1997 được cử đại diện của Việt Nam sang Hy Lạp giao lưu thơ. +Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. +Những thi phẩm nổi tiếng đều được sáng tác trong thời kỳ ở Hải Phòng. 71
  • 72. B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: *Tham gia viết : các báo, tạp chí, trung ương và địa phương. *Đã xuất bản: +Thời hoa đỏ ( NXB Văn học – 2001) +Con sông chảy từ lòng phố. +Cửa sóng. +Trường ca phương nam. +Gió chân trời. (NXB Hải Phòng – 1985) +Khúc hát quê xa (NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh) +Cái ngày xưa ấy. (NXB Đà Nẵng – 2004) +Thuyền đời (NXB Đà Nẵng – 2006) *Thơ đã phổ nhạc: +Thời hoa đỏ ( Nhạc của Nguyễn Đình Bảng) +Hà Nội ngày trở về ( Nhạc của Phú Quang) +Người về nt +Mùa thu dấu em nt *Giải thưởng: + Tập thơ “Thời hoa đỏ” được giải thưởng của Hội NVViệt Nam 72
  • 73. *NHỮNG BÀI THƠ TIÊU BIỂU (THAM KHẢO): * 1. THỜI HOA ĐỎ. Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh Chẳng chịu cho lòng ta yên Anh mải mê về một màu mây xa Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ Về cái vẻ thần kỳ của ngày xưa Em hát một câu thơ cũ Cái say mê một thời thiếu nữ Mỗi mùa hoa đỏ về Hoa như mưa rơi rơi Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi Như máu ứa một thời trai trẻ Hoa như mưa rơi rơi Như tháng ngày xưa ta dại khờ Ta nhìn sâu vào mắt nhau Mà thấy lòng đau xót 73
  • 74. Trong câu thơ của em Anh không có mặt Câu thơ hát về một thời yêu đương tha thiết Anh đâu buồn mà chỉ tiếc Em không đi hết những ngày đắm say Hoa cứ rơi ồn ào như tuổi trẻ Không cho ai có thể lạnh tanh Hoa đặt vào lòng chúng ta một vệt đỏ Như vết xước của trái tim Sau bài hát rồi em lặng im Cái lặng im rực màu hoa đỏ Anh biết mình vô nghĩa đi bên em Sau bài hát rồi em như thể Em của thời hoa đỏ ngày xưa Sau bài hát rồi anh cũng thế Anh của thời trai trẻ ngày xưa. 74
  • 75. ( THANH TÙNG) 2. CHỜ. Em ơi sao nỡ lặng im Để anh nín thở đi tìm...giấc mơ Đêm nay trăng lặn, sao mờ Trái tim nghèn nghẹn...Hững hờ, nhói đau ! Anh xin vay trước kiếp sau Thay quả tim lỡ nhuốm màu xót thương Ngập ngừng trên khắp đoạn trường Lắng từng hơi thở nẻo đường em qua. 75
  • 76. Đành ngồi lại giữa ngã ba Qủa tim mới cũng sắp già đến nơi... (THANH TÙNG) C. NHẬN XÉT: 1.“Tôi đã phổ của Thanh Tùng ba bài thơ "Người về", "Hà Nội ngày trở về" và "Mùa thu giấu em". Riêng bài “Hà Nội ngày trở về” thì câu hát “vội vã trở về, vội vã ra đi” đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người. Phải thừa nhận, Thanh Tùng có những câu thơ thật thi sĩ, đọc một 76
  • 77. lần thì ám ảnh khôn nguôi. Ngoài cái tứ, thơ Thanh Tùng cũng giàu nhạc điệu. Tôi đang phổ một bài thơ khác của Thanh Tùng viết về mẹ với hình ảnh đắt giá “tiếng mẹ run như sóng, tiếng mẹ mềm như tơ, mẹ cười hay mẹ khóc, chỉ thấy mắt ta mờ”.[1] (Nhạc sĩ Phú Quang) 2 Tôi đọc thơ Thanh Tùng đã lâu, khi thơ ông được in chung với các nhà thơ khác trong hai tập thơ “Con sông chảy trong phố” và “Cửa Sóng”. ấy vậy mà thời gian đã gần 30 năm rồi còn gì ? một khoảng thời gian đủ cho một đứa bé như anh bạn tôi trở thành một lão nông lực lưỡng phong sương ,từng trải. Và tôi mới biết thêm ,sau hơn 30 năm làm thơ , đến năm 2002(hay năm 2001) Thanh Tùng mới cho ra đời tập thơ riêng đầu tiên của ông đó là tập thơ Thời hoa đỏ và được giải thưởng Hội Nhà văn Viêt Nam năm 2002 Bài thơ Thời hoa đỏ của Thanh Tùng được Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm 2002 chọn là một trong những bài thơ tiêu biểu của thơ ca Cách mạng giai đoạn 1945-1975 ,ban đầu ,quả có làm tôi bất ngờ .nhưng ngẫm kỹ tôi lại thấy những người làm tuyển thơ này thật có lý ,khi chọn Thời hoa đỏ của Thanh Tùng Sức sống của một bài thơ hay phải được thử thách qua thời gian .Thời hoa đỏ (33 câu) của nhà thơ Thanh Tùng có nằm ngoài quy luật khắc nhiệt đó ? rất may, Thời hoa đỏ đã được phổ nhạc và nó đã là một trong những bài hát đắm say của bao lớp trẻ Việt Nam. ( LỜI BÌNH: NGUYỄN ANH NÔNG ) T . THANH TÙNG. 77
  • 78. Một “ Thời hoa đỏ”(1) nao nao. “Tiếng ve sôi”* chẳng thể nào lặng yên. Hoa rơi rơi nặng bên thềm “Như vết xước của trái tim”* thuở nào. “Hoa đỏ lặng im rực màu”* “Hoa như lửa cháy khát khao”*giữa trời. “Cửa sóng”(1) ngát “Gió chân trời”(1) “Cái ngày xưa ấy”(1), “Thuyền đời”(1)lướt qua. Âm vang “Khúc hát quê xa”(1) “Phương Nam” rộn khúc “Trường ca…”(1)ấm lòng. “Chảy từ lòng phố… con sông”(1) Mang phù sa tự đáy lòng thi nhân. Tiếng thơ thi sĩ Thanh Tùng, “Run run tiếng mẹ mỏng mềm như tơ”* Một đời thợ, một đời thơ, “Lặng tìm”(2), “Một nửa”(2), còn “Chờ”(2)đợi ai? Có thừa “hai nửa”- đủ rồi! Cuộc đời Anh có bao người khát khao. (CẨN ANH) CHÚ THÍCH: (*): Những câu thơ trích trong các tác phẩm của Thanh Tùng. (1):Tên các tập thơ của Thanh Tùng đã xuất bản. (2):Tên các bài thơ được nhiều người khen hay. 78
  • 79. 9. PHẠM XUÂN TRƯỜNG. ( 1947) A. TIỂU SỬ: + Họ và tên: Phạm Xuân Trường. + Bút danh: + Sinh năm 1947 + Quê quán: Hải Phòng. + Nghề nghiệp: Đóng tàu ( Thơ bậc cao 7/7), sáng tác văn học. + Hội viên Hội nhà văn Hải Phòng + Hội viên Hội nhà văn Việt Nạm. 79
  • 80. B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: * THAM GIA VIẾT: + Tạp chí cửa biển. + Các báo trung ương và địa phương. * ĐÃ XUẤT BẢN: + Hai tập thơ đầu in chung. + Cỏ cháy ( thơ – NXB Hội nhà văn, 2006) + Ở trọ hồn làng ( thơ – NXB Hội nhà văn, 2007 ) + Bến chuồn chuồn ( thơ – NXB Hội nhà văn, 2010 ) + Ấn tượng trong tôi ( Thơ chân dung...) + Chim bìm bịp ( kịch bản phim – Đoàn Lê đạo diễn ) + ... * GIẢI THƯỞNG: + Tập thơ “Cỏ cháy” đạt giải C ( không có giải A,B) của liên hiệp các Hội VHNT toàn quốc năm 2007. + Kịch bản phim “Chim bìm bịp”,Đoàn Lê đạo diễn-đạt giải ba. + Đạt giải ba thi thơ lục bát của báo “GD&TĐ”(1996-1997) * NHỮNG BÀI THƠ TIÊU BIỂU (THAM KHẢO): * 80
  • 81. 1. CHÔN DỌC Phạm Xuân Trường Bố chết con đừng chôn ngang Bây giờ tấc đất tấc vàng con ơi! Ngửa mặt nhìn chỉ thấy trời Chôn dọc cho bố nhìn đời thẳng cong Để mà thấu rõ đục trong Biết ai gan ruột thật lòng với ai Và ai trong cuộc đứng ngoài Lựa màu gió thổi đậm phai sắc hồng Ai về sau bão sau giông Những hòn máu đỏ nuôi không nên người Ai từ muôn dặm trùng khơi Trở về ban phát nụ cười cho quê Kìa ai nửa tỉnh nửa mê Trắng tay còn một câu thề chặt đôi Đất đai giờ đã lên ngôi Tình người đồng kẽm buông xuôi giữa đời Đất đai đã hóa vàng mười Chôn ngang tốn đất cho người chết sau Sống thì làm khổ lẫn nhau Bố không mong có kiếp sau luân hồi. ( “Cỏ cháy”- NXB Hội Nhà văn- 2006) 81
  • 82. 2. MUỐI DƯA. Phạm Xuân Trường. Mải đi về phía cầu vồng Quay về cải đã lên ngồng… khổ chưa Em ngồi phơi kỷ niệm xưa Muối thời con gái làm dưa ăn dần. * . 3. VỀ ĐI EM. Phạm Xuân Trường (…) Phận gốc rễ doc, rễ ngang Nuôi bao tầm gửi nghênh ngang một thời. Ngồi chăn kiến hóa tóc vôi Giời xanh, Cuội tập nói lời Quân vương ( Trích “Cỏ cháy”) C NHẬN XÉT: 82
  • 83. “Vốn là thợ cơ khí bậc 7/7, cái nghề xem ra chả liên quan gì đến “sự bút nghiên”, ấy thế mà như một thứ định mệnh, Phạm Xuân Trường ngẫu hứng se duyên với lục bát, và sau hơn ba chục năm lăn lộn trong cõi đời gió bụi, ngọt ngào thì ít, đắng cay lại nhiều, lục bát đã hơn một lần làm nên gương mặt nhà thơ “thảo dân” mà câu “Cỏ may khâu kín chân trời/ Thơ buồn nẫu cả nụ cười gái quê” như là một dấu ấn đóng vào lý lịch văn chương của anh. Nhận xét một cách tổng quát, cả ba tập, phần lục bát đều rất ấn tượng, nếu không nói là nổi trội hơn so với phần còn lại. Tuy nhiên, mỗi tập, mảng lục bát lại có mức độ thành công đậm nhạt khác nhau. Nếu “Ở trọ hồn làng” cái tôi trữ tình đằm thắm, duyên dáng bao nhiêu, thì ở “Cỏ cháy” tư cách công dân trực diện đột phá dữ dội bấy nhiêu. Bến chuồn chuồn được xem như một thi tập trung dung, nhưng nếu khai thác đến cùng thủ pháp ẩn dụ đa tầng qua khá nhiều câu thơ cô đọng, giầu chất trí tuệ như một sự chiêm nghiệm nỗi đau nhân thế, người đọc sẽ thấy Phạm Xuân Trường đã có công đổi mới thi pháp lục bát. …Lục bát Phạm Xuân Trường vừa hiện đại vừa kế thừa và phát triển được những tinh hoa của thi pháp ca dao cổ. Thơ anh giầu hình ảnh, chẳng những ý tứ phong phú mà còn hàm chứa tư tưởng thời đại. Kỹ năng viết lục bát của Phạm Xuân Trường đã đạt đến độ nhuần nhuyễn với những khám phá có chất lượng thông qua các biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng, phúng dụ... Nhưng điều đáng trân trọng ở nhà thơ đất cảng này là, anh đã thổi bùng lên ngọn lửa đam mê vào lục bát hiện đại, một thể loại thơ vốn được xem là hồn dân tộc. ( Trích “Phạm Xuân Trường:Người thổi bùng lên ngọn lửa Đam mê vào lục bát hiện đại ) Chí Linh, 23-9-2011 Đ.V.S 83
  • 84. PHẠM XUÂN TRƯỜNG. Một đời thợ giỏi, làm thơ, Đóng tàu nuôi chí, ước mơ đổi đời**. “Chân đất, điếu cày lên ngôi”(1). Cháy trang thơ, cháy đỏ trời – xót đau ! “Cỏ cháy”, cháy trụi, cháy sâu, Nỗi đau nhân thế ! Nỗi đau để đời ! Tứ thơ sâu thẳm, tình người, “Chọi trâu”(2)-Thua, thắng “Hồn phơi nắng vàng”(3) “Mồ côi, đàn nghé kêu hoang, Và bao trâu mẹ đội tang đi tìm”(3). Đau lòng án “Lệ Chi Viên”(4). Thi nhân tiếc nuối tầm nhìn Nguyễn xưa(5) Đắng cay, đọc những trang thơ... Thấy “ thơ mất máu”(6), sống vờ đắm say ! Thơ Xuân Trường, tứ sâu, cay...! Khát khao tìm hướng để xoay chuyển hồn. “Cỏ cháy”*với “Bến chuồn chuồn”* Hồn thi nhân đượm nỗi buồn nhân gian. Nỗi đau “Ở trọ hồn làng”* “Ba đời lý lịch trích ngang”, “Đổi màu”(7) 84
  • 85. Thơ “Chân dung” – tập tiếp theo(8) Còn nhiều câu chữ vẫn gieo nỗi sầu. Chờ anh những tập thơ sau, Đổi mới , sáng tạo sắc màu thi ca. ( CẨN ANH) CHÚ THÍCH: **: Phạm Xuân Trường là thợ đóng tàu giỏi, say mê sáng chế (bậc 7/7) Anh đã đóng hai con tàu theo mẫu tàu Emerost (Tàu Pháp) thu nhỏ lại dài 1,25m để ngay phòng ở nhà. Anh đóng tiếp con tàu lịch sử TITANIC.Anh là người tài hoa và nghị lực. *: Tên các tập thơ của Phạm Xuân Trường. (1):Trích trong bài “Làm vua” – Tập “Cỏ cháy”. (2); “Chọi trâu” in trong tập “Ở trọ hồn làng”. (3):Trích bài thơ “Chọi trâu” (4):Ý thơ rút từ bài “Qua ô chợ Dừa” trong tập “Bến chuồn chuồn” (5): Nguyễn Trãi. (6):Trích trong bài thơ 4 câu: “Cả đời chỉ sống giả vờ, Câu thơ “Ba chỉ” lập lờ trắng đen. Lấy thương hiệu dởm làm men Câu thơ mất máu chỉ quen sống vờ. (7); Trích tập thơ “Ở trọ hồn làng”. (8):Tập thơ “Ấn tượng trong tôi”- Thơ chân dung của P.X.T. 85
  • 86. 10. VĂN XÂY (1932-1995) A. TIỂU SỬ +Tên thật : Phạm Đình Đa. +Bút danh: Minh Đà, Văn Xây +Năm sinh: 1932. Mất năm 1995 +Quê quán :Xã Đà sơn, Đô lương, Nghệ An. +Nghề nghiệp:Phóng viên các báo Quảng Ninh Phóng viên báo Hải Phòng. +Hội viên Hội nhà báo Việt Nam. 86
  • 87. B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: *THAM GIA VIẾT: + Báo Văn nghệ + Báo Hải Phòng + Báo Quảng Ninh. * ĐÃ XUẤT BẢN: + Bắt mạch thầy lang (Thơ trào phúng, NXB Văn học – 1995 ) + Thơ đăng ở các báo, tạp chí TW và địa phương từ 1953 * GIẢI THƯỞNG: + Giải thưởng thơ trào phúng( Báo Văn nghệ 1983-1984) 87
  • 88. *NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: * 1. BẮT MẠCH THẦY LANG. Chuyện này rõ thật là ngang, Bệnh nhân bắt mạch thầy lang, ngược đời. Biết thầy có máu bia hơi, Bênh nhâm liền có một vài chai dâng. Biết thầy gà nếp đang mong, Bệnh nhân sẵn có dăm cân làm quà. Đoán thầy cần gạch xây nhà, Phiếu nguyên vật liệu xì ra tặng thầy. Thầy liền chữa trúng bệnh ngay, Phiếu cấp thuốc quý, tăng ngày nghỉ thêm. Nhập viện, chế độ ưu tiên, Xuất viện muốn được kê thêm thước gì. Muốn điều dưỡng cũng chuyển đi. Tham quan , nghỉ mát khó gì chẳng cho. Muốn về mất sức khỏi lo, Có ngay bệnh án hồ sơ đàng hoàng… Rõ ràng còn có nơi ngang, Bệnh nhân bắt mạch thầy lang – Ngược đời! 1981 VĂN XÂY. 88
  • 89. 2. KÍNH CHUYỂN. Chưa thông tôi viết đơn lên Đơn tôi khiếu với cấp trên việc này Qua đường bưu điện bao ngày Vòng vèo mãi mới đến tay người trình Đơn tôi được bóc xem nhanh Rồi phê và chuyển các ngành, các ban Ngành ban ngâm một thời gian Lại phê chuyển cấp trung gian xét cùng. Trung gian chuyển đến ban, phòng Thêm con dấu đỏ mấy vòng loanh quanh Chuyển về cơ sở thi hành Điều tra nghiên cứu sự tình đúng sai Cấp cơ sở chuyển tận nơi Chuyển đến hỏi lại chính người tôi thưa Lên lên, xuống xuống tháng vừa Thưa lên thưa xuống bằng thừa, phí công Mong trên thấu tỏ nỗi lòng Bớt phần kính chuyển, bớt vòng loanh quanh Đơn từ cần giải quyết nhanh. 1976 VĂN XÂY. 89
  • 90. 3 .CHẠY Không cần đoạt giải quán quân Không cần luyện tập. không cần cắt băng Không cần phải có mặt đường Không cần giám khảo, hội đồng chấm thi Không cần đồng đội nhất, nhì… Chạy đây đâu phải chạy thi mà cần! Chạy này chả phải bằng chân Chạy công, chạy việc phải cần đường riêng Chạy lên “Xì xụp” cấp trên Chạy mua tình cảm anh em các ngành Chạy trên các chuyến tốc hành Chạy đường cửa hậu để nhanh hơn người! 1975 VĂN XÂY. 90
  • 91. C. NHẬN XÉT: 1. Văn xây là một nhà báo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp báo chí. Anh là một trong những cây bút xuất sắc trên mặt trận chống tiêu cực.Anh đã tham gia viết cho nhiều báo trung ương và địa phương. Anh đã đạt giải thưởng cuộc thi thơ trào phúng do Báo Văn Nghệ tổ chức năm 1983-1984. “Bắt mạch thầy lang” là tập thơ trào phúng của Văn Xây do nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 1995 đã được đông đảo bạn đọc đón nhận. Nhà thơ, nhà báo Văn Xây đã thẳng thắn phê phán những thói hư tật xấu, những tệ nạn đang lây nhiễm trong đời sống xã hội.Thơ Văn Xây thực sự thức tỉnh nhiều ngành, nhiều nghề, nhiều người, góp phần làm đẹp cho đời. Hầu hết các sáng tác của Văn Xây vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống xã hội hiện nay. 2. Tự bạch. Tên thường thì gọi Đình Đa, Thơ tình tôi ký MINH ĐÀ cho hay. Đời còn kẻ tỉnh, người say, Thơ châm tôi ký VĂN XÂY với đời ! ( VĂN XÂY ) 91
  • 92. VĂN XÂY. “Đời còn kẻ tỉnh, người say, Thơ châm tôi ký Văn Xây với đời”(1) “Bắt mạch thầy lang” kịp thời. Bắt mạch cuộc đời, Anh thật uyên thâm! Nào “ông lo chạy”, ông “ngâm”, “Thừa”, , “Quà biếu”, “Ông chôn ông”lạ kỳ! “Chạy”, “Ngược”, “Thấy và nghe”, “lỳ”. “Đầu voi đuôi chuột”, “Cắt đi”cho rồi “Hoàn thành kế hoạch”...Ôi thôi...! “Xe con cho... con”ông ngồi “Cược”, “Quay”... “Ngày mai...rồi mai”...lại mai... “Dịch vụ” phen này vớ bở, kiếm ăn. “Kính chuyển”, “Lên với cấp trên”. Phong bì, tôm, mực gói thêm đẫy vào. Kẻo đơn thưa gửi lộn nhào. Chuyển về cơ sở - người nào dám thưa? “Hợp đồng” “Hợp tác xã ma” .Làm ăn cái kiểu “Tréo ngoe”lũ “Hèn”. Cuộc đời “Thật...giả”, bon chen. Kẻ say, người tỉnh...Anh lèn rõ đau ! Văn Xây! Anh đang ở đâu ? ( NGUYỄN CẢNH ÂN) CHÚ THÍCH : + (1) Trích bài thơ đề trang 5, Tập thơ “Bắt mạch thầy lang” +Các từ in nghiêng đậm là tên các bài thơ trong tập “Bắt mạch thầy lang” 92
  • 93. TÁC GIẢ ĐỀ NGHỊ BAN BIÊN TẬP IN: *Trong trang bìa phía trước: *Mặt ngoài bìa phía sau: THƠ IN TRONG CÁC TUYỂN TẬP: ảnh -Tấm lòng nhà giáo nxb Giáo dục NGUYỄN CẢNH ÂN -Hương thơ Đất Việt nxb Văn học. Bút danh: Cẩn Anh -Còn mãivớithời gian nxb Lao động. Năm sinh: 1946 -Thơ nhà giáo HP nxb H phòng. Quê quán: Đô lương, Nghệ An -Dấu ấn những gương Địa chỉ: 395 Lê Thánh Tông, mặt thơ hiện đại nxb Văn học Hải Phòng -Tác giả thơ-chân dung ĐT: 0313766803- 0934297899 và phong cách nxb VHTT Cử nhân Văn khoa ĐHSP Hà Nội. -Thơ nhà giáo nxb Văn học Nghề nghiệp: Nguyên Hiệu trưởng, - Nhớ Đô lương nxb VHTT dạy học và sáng tác văn học. HỘI VIÊN: TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN: -CLB thơ nhà giáo Hải Phòng. 1.Chân dung thi nhân -CLB sáng tác VHNT Việt Nam. Việt Nam nxb VHTT 2.Trăng Tam Đảo nxb Văn học GIẢI THƯỞNG: 3. Nghề dạy học nxb VHTT -Giải ba (không có giải nhất) cuộc 4.Chân dung thi nhân Thi thơ quốc gia “Hương Thơ Hải Phòng (Tập I) nxbVăn học Đất Việt”- Năm 2013 5.Các nhà thơ Hải phòng Có thơ xuất bản, đăng báo và (Chân dung – tập II) nxbVăn học In chung nhiều tuyển tập. Đề nghị Ban biên tập quan tâm đến nguyện vọng của tác giả. Cảm ơn ! Ngày 29/4/2014. Tác giả: NGUYỄN CẢNH ÂN. 93
  • 94. 94
  • 95. 95
  • 96. 96
  • 97. 97
  • 98. 98
  • 99. 99
  • 100. 100
  • 101. 101
  • 102. 102
  • 103. 103
  • 104. 104
  • 105. 105
  • 106. 106
  • 107. 107
  • 108. 108
  • 109. 109
  • 110. 110
  • 111. 111
  • 112. 112
  • 113. ảnh PHẠM XUÂN TRƯỜNG. ( 1947) A. TIỂU SỬ: + Họ và tên: Phạm Xuân Trường. + Bút danh: + Sinh năm 1947 + Quê quán: Hải Phòng. 113
  • 114. + Nghề nghiệp: Đóng tàu ( Thơ bậc cao 7/7), sáng tác văn học. + Hội viên Hội nhà văn Hải Phòng + Hội viên Hội nhà văn Việt Nạm. B. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: * THAM GIA VIẾT: + Tạp chí cửa biển. + Các báo trung ương và địa phương. * ĐÃ XUẤT BẢN: + Hai tập thơ đầu in chung. + Cỏ cháy ( thơ – NXB Hội nhà văn, 2006) + Ở trọ hồn làng ( thơ – NXB Hội nhà văn, 2007 ) + Bến chuồn chuồn ( thơ – NXB Hội nhà văn, 2010 ) + Ấn tượng trong tôi ( Thơ chân dung...) + Chim bìm bịp ( kịch bản phim – Đoàn Lê đạo diễn ) + ... * GIẢI THƯỞNG: + Tập thơ “Cỏ cháy” đạt giải C ( không có giải A,B) của liên 114
  • 115. hiệp các Hội VHNT toàn quốc năm 2007. + Kịch bản phim “Chim bìm bịp”,Đoàn Lê đạo diễn-đạt giải ba. + Đạt giải ba thi thơ lục bát của báo “GD&TĐ”(1996-1997) * NHỮNG BÀI THƠ THAM KHẢO: * 1. CHÔN DỌC Phạm Xuân Trường Bố chết con đừng chôn ngang Bây giờ tấc đất tấc vàng con ơi! Ngửa mặt nhìn chỉ thấy trời Chôn dọc cho bố nhìn đời thẳng cong Để mà thấu rõ đục trong Biết ai gan ruột thật lòng với ai Và ai trong cuộc đứng ngoài Lựa màu gió thổi đậm phai sắc hồng Ai về sau bão sau giông Những hòn máu đỏ nuôi không nên người Ai từ muôn dặm trùng khơi Trở về ban phát nụ cười cho quê 115
  • 116. Kìa ai nửa tỉnh nửa mê Trắng tay còn một câu thề chặt đôi Đất đai giờ đã lên ngôi Tình người đồng kẽm buông xuôi giữa đời Đất đai đã hóa vàng mười Chôn ngang tốn đất cho người chết sau Sống thì làm khổ lẫn nhau Bố không mong có kiếp sau luân hồi. ( “Cỏ cháy”- NXB Hội Nhà văn- 2006) 2. MUỐI DƯA. Phạm Xuân Trường. Mải đi về phía cầu vồng Quay về cải đã lên ngồng… khổ chưa Em ngồi phơi kỷ niệm xưa Muối thời con gái làm dưa ăn dần. * . 3. VỀ ĐI EM. Phạm Xuân Trường 116
  • 117. (…) Phận gốc rễ doc, rễ ngang Nuôi bao tầm gửi nghênh ngang một thời. Ngồi chăn kiến hóa tóc vôi Giời xanh, Cuội tập nói lời Quân vương ( Trích “Cỏ cháy”) C NHẬN XÉT: “Vốn là thợ cơ khí bậc 7/7, cái nghề xem ra chả liên quan gì đến “sự bút nghiên”, ấy thế mà như một thứ định mệnh, Phạm Xuân Trường ngẫu hứng se duyên với lục bát, và sau hơn ba chục năm lăn lộn trong cõi đời gió bụi, ngọt ngào thì ít, đắng cay lại nhiều, lục bát đã hơn một lần làm nên gương mặt nhà thơ “thảo dân” mà câu “Cỏ may khâu kín chân trời/ Thơ buồn nẫu cả nụ cười gái quê” như là một dấu ấn đóng vào lý lịch văn chương của anh. Nhận xét một cách tổng quát, cả ba tập, phần lục bát đều rất ấn tượng, nếu không nói là nổi trội hơn so với phần còn lại. Tuy nhiên, mỗi tập, mảng lục bát lại có mức độ thành công đậm nhạt khác nhau. Nếu “Ở trọ hồn làng” cái tôi trữ tình đằm thắm, duyên dáng bao nhiêu, thì ở “Cỏ cháy” tư cách công dân trực diện đột phá dữ dội bấy nhiêu. Bến chuồn chuồn được xem như một thi tập trung dung, nhưng nếu khai thác đến cùng thủ pháp ẩn dụ đa tầng qua khá nhiều câu thơ cô đọng, giầu chất trí tuệ như một sự chiêm nghiệm nỗi đau nhân thế, người đọc sẽ thấy Phạm Xuân Trường đã có công đổi mới thi pháp lục bát. 117
  • 118. …Lục bát Phạm Xuân Trường vừa hiện đại vừa kế thừa và phát triển được những tinh hoa của thi pháp ca dao cổ. Thơ anh giầu hình ảnh, chẳng những ý tứ phong phú mà còn hàm chứa tư tưởng thời đại. Kỹ năng viết lục bát của Phạm Xuân Trường đã đạt đến độ nhuần nhuyễn với những khám phá có chất lượng thông qua các biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng, phúng dụ... Nhưng điều đáng trân trọng ở nhà thơ đất cảng này là, anh đã thổi bùng lên ngọn lửa đam mê vào lục bát hiện đại, một thể loại thơ vốn được xem là hồn dân tộc. ( Trích “Phạm Xuân Trường:Người thổi bùng lên ngọn lửa Đam mê vào lục bát hiện đại ) Chí Linh, 23-9-2011 Đ.V.S PHẠM XUÂN TRƯỜNG. Một đời thợ giỏi, làm thơ, Đóng tàu nuôi chí, ước mơ đổi đời**. “Chân đất, điếu cày lên ngôi”(1). Cháy trang thơ, cháy đỏ trời – xót đau ! “Cỏ cháy”, cháy trụi, cháy sâu, Nỗi đau nhân thế ! Nỗi đau để đời ! Tứ thơ sâu thẳm, tình người, “Chọi trâu”(2)-Thua, thắng “Hồn phơi nắng vàng”(3) “Mồ côi, đàn nghé kêu hoang, Và bao trâu mẹ đội tang đi tìm”(3). 118
  • 119. Đau lòng án “Lệ Chi Viên”(4). Thi nhân tiếc nuối tầm nhìn Nguyễn xưa(5) Đắng cay, đọc những trang thơ... Thấy “ thơ mất máu”(6), sống vờ đắm say ! Thơ Xuân Trường, tứ sâu, cay...! Khát khao tìm hướng để xoay chuyển hồn. “Cỏ cháy”*với “Bến chuồn chuồn”* Hồn thi nhân đượm nỗi buồn nhân gian. Nỗi đau “Ở trọ hồn làng”* “Ba đời lý lịch trích ngang”, “Đổi màu”(7) Thơ “Chân dung” – tập tiếp theo(8) Còn nhiều câu chữ vẫn gieo nỗi sầu. Chờ anh những tập thơ sau, Đổi mới , sáng tạo sắc màu thi ca. ( CẨN ANH) CHÚ THÍCH: **: Phạm Xuân Trường là thợ đóng tàu giỏi, say mê sáng chế(bậc 7/7) Anh đã đóng hai con tàu theo mẫu tàu Emerost(Tàu Pháp) thu nhỏ lại dài 1,25m để ngay phòng ở nhà. Anh đóng tiếp con tàu lịch sử TITANIC.Anh là người tài hoa và nghị lực. *: Tên các tập thơ của Phạm Xuân Trường. (1):Trích trong bài “Làm vua” – Tập “Cỏ cháy”. (2); “Chọi trâu” in trong tập “Ở trọ hồn làng”. (3):Trích bài thơ “Chọi trâu” (4):Ý thơ rút từ bài “Qua ô chợ Dừa” trong tập “Bến chuồn chuồn” (5): Nguyễn Trãi. (6):Trích trong bài thơ 4 câu: “Cả đời chỉ sống giả vờ, Câu thơ “Ba chỉ” lập lờ trắng đen. Lấy thương hiệu dởm làm men Câu thơ mất máu chỉ quen sống vờ. (7); Trích tập thơ “Ở trọ hồn làng”. (8):Tập thơ “Ấn tượng trong tôi”- Thơ chân dung của P.X.T. 119
  • 120. 120
  • 121. 121
  • 122. 122
  • 123. 123
  • 124. 124
  • 125. 125
  • 126. Cao Năm Tắt bộ gõ Tự động Telex VNI VIQR G?i di 126 Các tin khác
  • 127. 127
  • 128. 128
  • 129. MAI VĂN PHẤN. Thơ kiểu văn xuôi không vần, Riêng biệt, mới, lạ…,Có cần vậy không(?) Câu dài, câu ngắn, mung lung… Dồn nén, cô đặc, tràn bung, đa tầng. Đất – nước – cỏ - dòng sông… Những giấc mơ cứ chất chồng đầy thơ. “Thong dong”- Phong cách thi ca. “Giọt nắng” – thơ mới chỉ là bản năng. 129
  • 130. 130
  • 131. 131