SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 67
Downloaden Sie, um offline zu lesen
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ
CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
ĐỊA ĐIỂM
XÃ TÓC TIÊN, HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.
THÁNG 08/2009
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ
CHẤT THẢI NGUY HẠI.
ĐỊA ĐIỂM
XÃ TÓC TIÊN, HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI
CƠ QUAN LẬP DỰ ÁN
THÁNG 08/2009
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN............................................................................................... 3
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ .................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT DỰ ÁN...................................................................................................... 4
1.1. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ. ........................................................................................... 4
1.2. GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN............................................................................... 5
1.2.1. Khái quát về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. ........................................................................ 5
1.2.2. Nội dung của dự án. ................................................................................................... 6
1.2.3. Đối tượng của dự án................................................................................................... 6
1.2.4. Vị trí của dự án........................................................................................................... 7
1.3. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN................................................................................... 8
1.4. MỤC ĐÍCH CỦA DỰ ÁN.................................................................................................. 9
CHƯƠNG 2: NHIỆM VỤ THIẾT KẾ. .......................................................................................... 10
2.1. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ................................................................................................... 10
2.2. PHẠM VI THIẾT KẾ, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.......................................................... 10
2.3. CÔNG SUẤT THIẾT KẾ VÀ QUY MÔ. ...................................................................... 10
2.4. CÁC HẠNG MỤC THIẾT KẾ CHÍNH......................................................................... 11
2.5. CÁC HẠNG MỤC THIẾT KẾ KHÁC. ......................................................................... 11
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ THIẾT KẾ.................................................................................................... 12
3.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ.......................................................................................................... 12
3.2. KHUNG TIÊU CHUẨN. ................................................................................................. 14
3.3. TÀI LIỆU THIẾT KẾ...................................................................................................... 14
3.4. TÀI LIỆU THAM KHẢO. .............................................................................................. 17
CHƯƠNG 4: THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ. ............................................................................ 18
THÀNH PHẦN RÁC DẦU KHÍ VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI............................................. 18
4.1. KHỐI LƯỢNG THÀNH PHẦN RÁC DẦU KHÍ Ở BÀ RỊA VŨNG TÀU................ 18
4.1.1. Khối lượng và thành phần CTR ngành dầu khí.................................................... 18
4.1.2. Hoạt động quản lý và xử lý CTR ngành dầu khí................................................... 18
4.2. ĐỊNH HƯỚNG LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ........................................... 19
4.3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC DẦU KHÍ VÀ CTNH.......... 20
4.3.1. Công nghệ xử lý rác dầu khí.................................................................................... 20
4.3.2. Công nghệ xử lý bùn nguy hại................................................................................. 21
4.3.3. Công nghệ thiêu hủy CTNH.................................................................................... 23
4.3.4. Công nghệ xử lý chất thải lỏng nguy hại................................................................ 25
THÀNH PHẦN RÁC CÔNG NGHIỆP...................................................................................... 27
4.1. KHỐI LƯỢNG THÀNH PHẦN CTCN Ở BÀ RỊA VŨNG TÀU................................ 27
4.1.1. Khối lượng và thành phần rác công nghiệp........................................................... 27
4.1.2. Hiện trạng quản lý và xử lý. .................................................................................... 28
4.2. ĐỊNH HƯỚNG LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ........................................... 28
4.3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CTCN............................................. 30
4.3.1. Quy trình thu gom, lưu giữ tạm thời CTCN.......................................................... 30
4.3.2. Công nghệ tái sinh nhớt thải. .................................................................................. 30
4.3.3. Công nghệ tái sinh dung môi phế thải. ................................................................... 32
4.3.4. Công nghệ thu hồi nhựa........................................................................................... 33
4.3.5. Công nghệ tái chế chì. .............................................................................................. 34
CHƯƠNG 5: THUYẾT MINH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THIẾT BỊ KỸ THUẬT. ... 35
5.1. KHÁI QUÁT TỔNG MẶT BẰNG. ................................................................................ 35
5.2. PHẦN CÔNG TRÌNH XÂY LẮP................................................................................... 35
5.3. PHẦN THIẾT BỊ KỸ THUẬT CHÍNH......................................................................... 36
5.3.1. Hệ thống thiêu đốt xử lý rác dầu khí và CTNH. ................................................... 36
5.3.2. Hệ thống xử lý bùn. .................................................................................................. 39
5.3.3. Hệ thống xử lý chất thải lỏng nguy hại................................................................... 39
5.3.4. Hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời chất thải.................................. 40
5.3.5. Hệ thống tái chế nhớt phế thải. ............................................................................... 40
5.3.6. Hệ thống tái chế dung môi phế thải. ....................................................................... 41
5.3.7. Hệ thống thu hồi nhựa. ............................................................................................ 41
5.4. HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT............................................................................. 42
5.5. NHU CẦU ĐIỆN, NƯỚC, LAO ĐỘNG......................................................................... 43
5.6. KHÁI TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG. ............................... 44
5.6.1. Hệ thống xử lý rác dầu khí và CTNH..................................................................... 44
5.6.2. Hệ thống tái sinh thù hồi CTCN. ............................................................................ 45
5.6.3. Các hạng mục khác. ................................................................................................. 46
5.6.4. Tổng hợp kinh phí đầu tư........................................................................................ 48
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ....................................................................... 49
6.1. PHÂN TÍCH DOANH THU............................................................................................ 49
6.1.1. Doanh thu từ bán các sản phẩm tái sinh thu hồi................................................... 49
6.1.2. Doanh thu từ việc xử lý rác dầu khí. ...................................................................... 49
6.1.3. Doanh thu từ việc xử lý CTNH. .............................................................................. 49
6.1.4. Tổng hợp doanh thu của khu xử lý......................................................................... 50
6.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ HỌAT ĐỘNG........................................................................... 50
6.2.1. Chi phí nhân công..................................................................................................... 50
6.2.2. Chi phí năng lượng................................................................................................... 51
6.2.3. Chi phí hoá chất, nhiên liệu..................................................................................... 51
6.2.4. Chi phí thu mua nguyên liệu rác công nghiệp....................................................... 51
6.2.5. Chi phí khấu hao và sửa chữa lớn. ......................................................................... 52
6.2.6. Các chi phí khác. ...................................................................................................... 53
6.2.7. Tổng hợp chi phí hoạt động hằng năm................................................................... 53
6.3. TỔNG GIÁ TRỊ XÂY LẮP CỦA DỰ ÁN. .................................................................... 54
6.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN........................................................................... 54
CHƯƠNG 7: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG. .............................................................................. 55
7.1. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG. .......................................................... 55
7.2. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. .................................................................................. 57
7.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁC. ....................................................................................... 58
7.4. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG. .............................................................. 59
CHƯƠNG 8: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................................................................. 60
8.1. PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN. ........................................................................... 60
8.2. TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI DỰ ÁN.................................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO. .............................................................................................................. 62
1
GIỚI THIỆU
Chất thải rắn luôn là vấn đề bức xúc của bất kỳ đô thị phát triển nào ở Việt Nam cũng
như trên thế giới, lượng rác thải với nguồn phát sinh đa dạng và đang ngày càng gia tăng
theo đà phát triển dân số và nâng cao dần mức sống của người dân. Trong thập kỷ tới, tổng
lượng chất thải rắn phát sinh được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh. Các khu vực đô thị chiếm
khoảng 24% dân số cả nước nhưng lại chiếm hơn 50% tổng lượng chất thải phát sinh, và ước
tính trong những năm tới, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tăng khoảng 60%, trong khi
chất thải rắn công nghiệp sẽ tăng 50% và chất thải độc hại sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện nay.
Việc thu gom và xử lý rác đang chiếm một phần đáng kể trong ngân sách nhà nước. Nếu
công tác quản lý và xử lý chất thải rắn không hiệu quả sẽ gây mất mỹ quan đô thị, tác động
đến ngành du lịch văn hóa của địa phương và đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng sống của
dân cư trong khu vực bởi các mầm bệnh, mùi hôi, vi trùng, nước rò rỉ… Bên cạnh đó, các
loại chất thải nguy hại không được phân loại riêng, chưa trải qua bất kỳ khâu xử lý kỹ thuật
nào mà trộn chung với những chất thải sinh hoạt đưa đến những bãi chôn lấp vốn chưa được
thiết kế hợp vệ sinh ngay từ đầu. Chất thải rắn nguy hại nếu không được xử lý triệt để sẽ gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến suy thoái môi trường. Ðể đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của đất nước trong tương lai cần phải chú trọng công tác bảo vệ môi trường,
đặc biệt là khi lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cho các vùng và khu đô thị.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm TP. Hồ
Chí Minh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước,
Long An… đang hình thành các trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, các khu công nghiệp,
khu chế xuất lớn vào bậc nhất của nước ta. Tuy nhiên quá trình phát triển với tốc độ cao trên
toàn vùng đã và đang làm phát sinh một khối lượng lớn chất thải công nghiệp và chất thải
nguy hại, đặc biệt là rác dầu khí gây ra những ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Quá trình sản xuất công nghiệp làm phát sinh nhiều thành phần CTCN như: nhớt, dung
môi phế thải và các loại thùng chứa… Hiện mỗi ngày các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn
Tỉnh phát sinh khoảng 273 tấn CTCN nói chung. Nếu không có biện pháp xử lý phù hợp thì
những thành phần CTCN này sẽ tích trữ lại với khối lượng lớn gây ra nhiều vấn đề môi
trường nghiêm trọng. Những giải pháp mới nhằm thu hồi, tái chế, tái sinh những thành phần
chất thải có giá trị kinh tế giúp giảm bớt được khối lượng chất thải cần xử lý, mang lại thu
nhập đáng kể từ những sản phẩm thu hồi tái sinh này. Điều đó đặc biệt rất có ý nghĩa đối với
thành phần chất thải công nghiệp như thùng chứa bằng nhựa, dầu nhớt, dung môi, kim loại
có giá trị (chì)… thường gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm biện pháp xử lý thích hợp,
hạn chế thấp nhất các khả năng gây ô nhiễm môi trường với chi phí xử lý là kinh tế nhất.
2
Ngoài ra, để giải quyết triệt để hơn vấn đề chất thải rắn và hạn chế tối đa những tác động
do nó gây ra cho môi trường đô thị thì cần có hướng xử lý phù hợp và hiệu quả đối với thành
phần bùn thải nguy hại. Thành phần này chứa nhiều độc chất kim loại, biện pháp xử lý chủ
yếu áp dụng trước đây là chôn lấp và thường gây ra những ô nhiễm trầm trọng về đất và
nguồn nước ngầm cũng như nước mặt trong khu vực, tích lũy lại các độc chất này trong
chuỗi thức ăn và ảnh hưởng đến con người. Một điều ai cũng có thể nhận thức được dễ dàng
là nếu lượng chất thải phát sinh càng ít thì việc giải quyết chúng sẽ đơn giản hơn rất nhiều,
chi phí cho việc xử lý cũng thấp hơn, và những tác hại của chúng đối với môi trường cũng
giảm. Điều đó đã thúc đẩy con người tìm kiếm các giải pháp mới nhằm giảm lượng chất thải
cuối cùng cần phải xử lý.
Trước đà gia tăng nhanh chóng lượng chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại, tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu đã quy hoạch một khu vực xử lý rác 100 ha tại xã Tóc Tiên, huyện Tân
Thành nhưng vẫn chưa có dự án nào được triển khai trên thực tế. Mặt khác, trên địa bàn
Tỉnh cũng chưa có bãi chôn lấp an toàn nào dành riêng cho chất thải nguy hại, cụng như
chưa có đơn vị xử lý nào đảm trách việc xử lý các loại chất thải nguy hại và chất thải công
nghiệp nói chung. Vì vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra để xử lý triệt để những thành phần rác
nguy hại là cần tiến hành triển khai xây dựng các nhà máy xử lý rác hiện đại với công nghệ
tiên tiến để tiêu huỷ hoàn toàn chất thải nguy hại, tái sinh thu hồi những châấ thải công
nghiệp có giá trị kinh tế, đồng thời vẫn đảm bảo và không làm ảnh hưởng đến chất lượng
môi trường trong khu vực.
3
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP
VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI.
GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN.
1. TÊN DỰ ÁN.
Xây dựng nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại.
2. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.
Tại xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Diện tích: giai đọan 1 là khỏang 10 ha; giai đọan 2 là khoảng 20 ha.
3. CÔNG SUẤT VÀ SẢN PHẨM.
Công suất: rác dầu khí (20 tấn/ngày); bùn thải nguy hại (150 tấn/tháng), chất thải lỏng
hữu cơ nguy hại (300 m3
/tháng), chất thải lỏng nguy hại có lẫn kim loại nặng (300
m3
/tháng), các thành phần chất thải rắn nguy hại khác…; nhớt thải (600m3
/tháng), dung
môi thải (300m3
/tháng), nhựa (10 tấn/ngày), chì (10 tấn/ngày).
Sản phẩm: nhựa thu hồi, dung môi tái chế, nhớt tái chế, chì, gạch xây tường rào…
4. THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG.
Thời gian hoạt động dự kiến là 20 năm.
5. KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.
Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.
6. THỜI GIAN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.
12 tháng.
7. CHỦ ĐẦU TƯ.
Công ty Cô phần Vận tải
8. ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN.
Công ty CP.
4
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. CHƯƠNG 1: TÓM TẮT DỰ ÁN.
1.1. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ.
1.1.1. Chủ đầu tư.
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI (Tên công ty viết bằng tiếng
Anh là MEKONG CORPORATION).
- Địa chỉ trụ sở chính: 61 , Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Vốn đầu tư: 100.000.000.000 VNĐ.
o Vốn chủ sở hữu: 30.000.000.000 VNĐ.
o Vốn vay ưu đãi của các Quỹ, Tổ chức tín dụng: 70.000.000.000 VNĐ.
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh.
Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty:
- Vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước. Dịch vụ bốc xếp hàng hóa bằng thủ công
và cơ giới. Cho thuê kho bãi. Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa.
- Thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp. Xử lý chất thải
công nghiệp (không họat động tại trụ sở).
- Dịch vụ dọn vệ sinh, nhà ở, văn phòng.
- Mua bán hàng kim lọai màu, phôi sắt, sắt phế liệu, sắt xây dựng, nhựa đường, than đá
(không mua bán tại trụ sở); giống vật nuôi, giống cây trồng.
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy lợi.
- Sản xuất, mua bán hóa chất; mua bán phân bón.
- Mua bán, khai thác và chế biến khóang sản (không khai thác, chế biến tại trụ sở)….
1.1.3. Đại diện pháp nhân.
- Họ và tên: NGUYỄN PHƯỚC.
- Chứng minh nhân dân số: 272537679 (do CA t….cấp n).
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .
- Chỗ ở hiện tại: .
- Điện thọai cố định: 08 – 83221655.
5
1.2. GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN.
1.2.1. Khái quát về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập ngày 12/8/1991, nằm trong khoảng tọa độ địa lý
10o
05’ - 10o
48’ Bắc và 107o
- 107o
35’ Đông. Đây là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ,
nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc giáp huyện Long Thành,
Long Khánh, Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp huyện Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh,
phía Đông giáp huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp Biển Đông.
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Với tổng chiều dài địa giới trên đất liền 162 km. Bà Rịa -Vũng Tàu có chiều dài bờ biển
phần đất liền 100 km. Thềm lục địa tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa
đựng hai loại tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu mỏ và hải sản.
Diện tích tự nhiên 1975,14 km2
, dân số: 821.300 người (2000), mật độ: 416 người/km2
.
Có 8 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa; các huyện: Châu Đức,
Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, và huyện đảo Côn Đảo.
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay, và
mạng lưới đường sông thuận lợi. Các đường quốc lộ 51, 55, 56 cùng với hệ thống đường
tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện của Bà Rịa – Vũng
Tàu với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. Vị trí địa lý đã mang lại cho Bà Rịa – Vũng
Tàu những thuận lợi và khó khăn nhất định:
6
- Nằm trong vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay, gần TP. Hồ Chí Minh và
Đồng Nai nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ,
lao động kỹ thuật... gần đồng bằng sông Cửu Long nên thuận lợi trong việc tiếp nhận các
nguồn lương thực thực phẩm rau quả nhưng phải chịu sự cạnh tranh mạnh từ nhiều phía.
- Vị trí của Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam, nên
sẽ rất thuận lợi trong vai trò là trung tâm trung chuyển hàng hoá giữa Vùng Đông Nam Bộ,
Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam với bên ngoài. Điều này mang đến Bà Rịa – Vũng Tàu vị
trí quan trọng đặc biệt về kinh tế và quốc phòng.
1.2.2. Nội dung của dự án.
- Đầu tư nhà máy xử lý chất thải ngành dầu khí (20 tấn/ngày).
- Đầu tư nhà máy tái sinh thu hồi chất thải công nghiệp (CTCN) gồm: nhớt thải
(600m3
/tháng), dung môi thải (300m3
/tháng), nhựa (10 tấn/ngày), chì (10 tấn/ngày)…
- Đầu tư hệ thống xử lý chất thải nguy hại (CTNH) gồm: bùn thải nguy hại (150
tấn/tháng), chất thải lỏng hữu cơ nguy hại (300 m3
/tháng), chất thải lỏng nguy hại có lẫn kim
loại nặng (300 m3
/tháng), các thành phần chất thải rắn nguy hại khác…
- Đầu tư hệ thống xử lý nước thải phát sinh từ các dây chuyền xử lý chất thải trong khu
vực nhà máy.
1.2.3. Đối tượng của dự án.
a) Chất thải ngành dầu khí:
Công nghiệp dầu khí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, và có tính quyết
định đối với tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn Tỉnh. Phần lớn năng lực sản xuất của ngành dầu
khí Việt Nam nằm ở Vũng Tàu, và đại đa số sản phẩm dầu mỏ và khí đốt của Petro Việt Nam cũng
được khai thác tại vùng biển Vũng Tàu.
Theo khảo sát thực tế, CTR ngành dầu khí chủ yếu phát sinh từ họat động ngoài khơi và
từ nhà máy lọc dầu. Lượng phát thải hằng năm khoảng 16.000 – 25.000 tấn, tăng dần theo sự
phát triển của ngành, trong đó phần nguy hại chiếm từ 30 – 40%. Hiện nay có nhiều đơn vị
họat động trong lĩnh vực dầu khí nhưng chưa có cơ sở xử lý nào, các kho lưu giữ chưa đảm
bảo các quy định về an toàn và môi trường. Mặt khác, hiện nay trong khu vực Đông Nam bộ,
vẫn chưa có bãi chôn lấp an toàn nào cho CTNH cũng như tro thải.
Thành phần chất thải cũng khá đa dạng tùy theo họat động cụ thể, bao gồm: cặn dầu, bùn
nhiễm dầu, dầu tràn, dung môi hữu cơ, chất thải từ quá trình lọc dầu, các lọai hắc ín thải, dầu
thải chứa acid, vật liệu lọc bằng đất sét đã qua sử dụng, chất thải có chứa thủy ngân… Ngoài
ra, các hoạt động trong ngành dầu khí cũng làm phát sinh những lọai chất thải như thùng
chứa các loại, xúc tác đã qua sử dụng, hỗn hợp nhựa, vật liệu nhựa, chất thải chứa các kim
lọai nặng khác, giẻ dầu, hóa chất hết hạn sử dụng…
7
b) Chất thải công nghiệp thông thường:
Những năm gần đây, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều thay đổi nhanh trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hệ thống đường sá, chiếu sáng công cộng, bờ biển và các
khách sạn, công sở được xây mới, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho hàng loạt các khu công
nghiệp (KCN) phát triển như Đông Xuyên, Long Sơn - Vũng Tàu, Mỹ Xuân A1, Mỹ Xuân
A2, Mỹ Xuân B1, Cái Mép… Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa chiếm
40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4000 MW). Công nghiệp nặng có: sản xuất
phân đạm urê (800.000 tấn/năm), polyetylen (100.000 tấn/năm), clinker, thép…
Với đà phát triển công nghệ đó, có thể dự đoán khối lượng CTCN trên địa bàn tỉnh sẽ
tăng nhanh trong những năm tới. Nguồn gốc phát sinh chủ yếu của rác công nghiệp là từ các
cơ sở, các doanh nghiệp sản xuất trong địa bàn huyện và trên toàn tỉnh. Đối với CTCN có
giá trị kinh tế như: nhớt phế thải, dung môi phế thải, thùng chứa bằng nhựa, chì phế thải...
thì biện pháp tái sinh thu hồi giúp giảm bớt khối lượng chất thải cần xử lý, đồng thời mang
lại thu nhập đáng kể từ các sản phẩm tái sinh.
c) Chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại (CTNH) như bùn cống rãnh, bùn thải từ các nhà máy, công trình xử lý
nước, các lọai chất thải lỏng hữu cơ nguy hại, chất thải lỏng có lẫn kim lọai nặng, chai lọ bao
bì đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, cặn dầu, những thành phần chất thải độc hại phát
sinh từ các quy trình tái chế rác công nghiệp, các chất thải nguy hại khác tạo ra từ quá trình
sản xuất công nghiệp… tại các nhà máy sản xuất cũng như ở các khu xử lý chất thải rắn.
Những chất thải nguy hại kể trên thường không có giá trị về kinh tế để tái sinh thu hồi
nhưng việc thải bỏ bừa bãi chúng ra môi trường mà không qua bất cứ khâu xử lý kỹ thuật
nào sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho môi trường đất, nước, không khí xung quanh.
Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến họat động sinh họat của con người cũng như hệ sinh
thái tự nhiên của khu vực.
Do đó việc đưa ra biện pháp xử lý triệt để những thành phần chất thải nguy hại là điều rất
cần thiết, giúp hạn chế thấp nhất những tác động đến môi trường.
1.2.4. Vị trí của dự án.
Dự án đầu tư nhà máy xử lý CTCN và CTNH dự kiến được xây dựng tại xã Tóc Tiên,
huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. (Phù hợp với quy họach chung của tỉnh về khu
xử lý rác thải 100 ha được quy họach tại khu cực xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành).
Đây là khu vực có vị trí địa lý ở khá gần trung tâm giữa các KCN của tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu và các khu vực lân cận nên rất thuận lợi cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTCN,
CTNH của các KCN này khi dự án đi vào họat động.
8
1.3. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm TP. HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai,
Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Long An… đang hình thành các trung tâm đô
thị, thương mại, dịch vụ, các KCN, khu chế xuất (KCX) lớn vào bậc nhất của nước ta. Tuy
nhiên quá trình phát triển với tốc độ cao trên toàn vùng đã và đang làm phát sinh một khối
lượng lớn CTCN và CTNH, gây ra những ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Những vấn đề cơ bản liên quan đến việc chôn lấp CTCN không đúng kỹ thuật, đặc biệt là
CTNH có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm trong khi ở Việt Nam
những nguồn này thường được dùng làm nước uống, sinh họat, phục vụ sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Bản chất ăn mòn của CTNH có thể phá hủy các hệ thống
thoát nước và làm nhiễm độc môi trường tự nhiên. Mặt khác việc thải bỏ bừa bãi những chất
thải kể trên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người trực tiếp hay gián tiếp.
Hiện mỗi ngày các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát sinh
khoảng 273 tấn CTCN nói chung (98.500 tấn/năm). Để giải quyết vấn đề này, tỉnh đã quy
hoạch Khu xử lý CTR tập trung Tóc Tiên, huyện Tân Thành với diện tích 100ha để xử lý các
chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và từ đô thị, trong đó có bố trí 35ha
dành cho chôn lấp CTCN và khoảng 4ha dành cho việc phân loại và tái chế chất thải rắn.
Đến nay, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 1 dự án xử lý
chất thải công nghiệp bằng phương pháp chôn lấp (Chủ đầu tư là Công ty K-BEC, Hàn
Quốc) với diện tích 35ha. Tuy nhiên, dự án này mới chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị xây
dựng. Từ giữa năm 2008, sau khi Nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty trách nhiệm
hữu hạn Sông Xanh đặt tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bị đình chỉ hoạt động,
trên địa bàn tỉnh đã không có một đơn vị nào xử lý CTCN.
Quá trình sản xuất công nghiệp ở trên địa bàn Tỉnh hiện làm phát sinh nhiều thành phần
CTCN như: nhớt, dung môi phế thải và các loại thùng chứa… Nếu không có biện pháp xử lý
phù hợp thì những thành phần CTCN này sẽ tích trữ lại với khối lượng lớn gây ra nhiều vấn
đề môi trường nghiêm trọng. Việc tái sinh thu hồi lại phần rác trên giúp giảm bớt nhu cầu sử
dụng nguyên vật liệu mới cho các ngành sản xuất, giảm lượng CTCN cần xử lý, tiết kiệm chi
phí xử lý, đồng thời thu được lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm tái sinh này.
Hiện nay trên địa bàn Tỉnh vẫn chưa có bãi chôn lấp an toàn nào dành riêng cho CTNH
nên một khối lượng đáng kể tro xỉ và bùn vô cơ đang phải lưu giữ và tồn trữ ở các nhà máy
sản xuất. Bên cạnh đó, tro thải từ quá trình đốt được xem là CTNH và cần được hóa rắn và
chôn lấp an toàn. Việc lưu giữ tạm thời này có khả năng tác động xấu đối với môi trường. Vì
vậy, bùn thải cần được đóng rắn và ổn định nhằm đảm bảo an toàn về mặt môi trường.
Do đó việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý CTCN và CTNH ở huyện Tân Thành tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu là rất cần thiết.
9
1.4. MỤC ĐÍCH CỦA DỰ ÁN.
1.4.1. Xã hội.
- Triển khai dự án sẽ góp phần thực hiện chủ trương của nhà nước nhằm thực hiện
Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia và Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam.
- Dự án thực hiện sẽ có ý nghĩa lớn về mặt xã hội: giải quyết được vấn đề rác dầu khí,
CTCN và CTNH hiện đang tăng nhanh và là vấn đề rất bức xúc hiện nay tại các khu đô thị ở
nước ta, đặc biệt là ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với thế mạnh là sự phát triển của ngành công
nghiệp dầu khí.
1.4.2. Môi trường.
- Ngăn chặn ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh cho cộng đồng xung quanh trong
khu vực bởi CTNH và CTCN.
- Có biện pháp giải quyết được vấn đề CTCN, tái sinh thu hồi những sản phẩm có giá
trị kinh tế và tạo ra nguồn phân bón hữu ích cho vùng nông thôn lại vừa góp phần cải thiện
môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Loại bỏ an toàn và hiệu quả thành phần CTNH với các biện pháp như thiêu đốt và
đóng rắn, qua đó giảm các ảnh hưởng môi trường do nó gây ra.
1.4.3. Công nghệ.
- Xây dựng nhà máy, đầu tư trang thiết bị hiện đại để xử lý triệt để những chất thải phát
sinh trong ngành dầu khí.
- Xây dựng xưởng, đầu tư trang thiết bị quy trình thu gom, tái sinh thu hồi những thành
phần chất thải nguy hại như nhớt phế thải, dung môi phế thải, tận dụng thùng chứa bằng
nhựa và xử lý chất thải phát sinh từ quy trình trên.
- Xây dựng xưởng và đầu tư trang thiết bị quy trình xử lý bùn thải: đóng rắn và ổn định
bùn thải vô cơ và tro xỉ nhằm đạt an toàn về mặt môi trường.
- Kết hợp hài hòa giữa chất lượng, công nghệ và tính tối ưu về phương diện kinh tế,
đầu tư. Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhưng vẫn đảm bảo cảnh quan xung quanh.
1.4.4. Kinh tế.
- Đảm bảo chi phí đầu tư hiệu quả và hợp lý.
- Đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp từ các hoạt động xử lý, tái sinh và thu hồi CTCN
và CTNH.
- Tạo ra việc làm cho lao động tại địa phương.
10
2. CHƯƠNG 2: NHIỆM VỤ THIẾT KẾ.
2.1. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ.
2.1.1. Thành phần rác dầu khí và chất thải nguy hại.
Xây dựng nhà máy xử lý tiêu hủy và thiêu đốt những thành phần CTR phát sinh trong
ngành công nghiệp dầu khí, các loại CTNH.
2.1.2. Thành phần chất thải công nghiệp.
Xây dựng xưởng tái chế và tái sinh thu hồi các thành phần rác công nghiệp như: nhớt phế
thải, dung môi phế thải, nhựa, chì…
2.2. PHẠM VI THIẾT KẾ, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.
2.2.1. Phạm vi thiết kế.
- Nhà máy xử lý rác dầu khí cho toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Nhà máy xử lý CTCN và CTNH cho Bà Rịa - Vũng Tàu và các khu vực lân cận.
2.2.2. Địa điểm xây dựng.
- Xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Diện tích khu vực dự án: 10 ha (giai đoạn 1) và 20 ha (giai đoạn 2).
- Diện tích xây dựng nhà xưởng: 14.566 m2
.
2.3. CÔNG SUẤT THIẾT KẾ VÀ QUY MÔ.
2.3.1. Thành phần rác dầu khí và chất thải nguy hại..
- Công suất thiết kế:
 Rác dầu khí: 20 tấn/ngày (600 tấn/tháng).
 Bùn thải: 5 tấn/ngày (150 tấn/tháng).
 Chất thải lỏng hữu cơ nguy hại: 300 m3
/tháng.
 Chất thải lỏng nguy hại có lẫn kim loại nặng: 300 m3
/tháng.
 Giẻ lau, mạt cưa: 2 tấn/tháng.
 Cặn nhớt: 60 m3
/tháng.
 Cặn dung môi: 15 m3
/tháng.
- Thời gian họat động: > 20 năm.
- Diện tích nhà máy xử lý: 6.800 m2
.
11
2.3.2. Thành phần chất thải công nghiệp.
- Công suất thiết kế:
 Nhớt phế thải: 20 m3
/ngày (600 m3
/tháng).
 Dung môi phế thải: 10 m3
/ngày (300 m3
/tháng).
 Nhựa: 10 tấn/ngày (300 tấn/tháng).
 Chì: 10 tấn/ngày (300 tấn/tháng).
- Thời gian họat động: > 20 năm.
- Diện tích xưởng tái chế rác công nghiệp: 5.200 m2
.
2.4. CÁC HẠNG MỤC THIẾT KẾ CHÍNH.
2.4.1. Thành phần rác dầu khí và chất thải nguy hại.
- Kho chứa chất thải nguy hại (bùn thải): 3.000 m2
.
- Xưởng xử lý rác dầu khí và CTNH: 3.000 m2
.
- Xưởng xử lý chất thải lỏng nguy hại: 800 m2
.
2.4.2. Thành phần chất thải công nghiệp.
- Kho chứa nguyên liệu và sản phẩm: 3.000 m2
.
- Xưởng tái chế chất thải: 2.000 m2
.
- Kho chứa hóa chất: 100 m2
.
- Kho chứa thiết bị: 100 m2
.
2.5. CÁC HẠNG MỤC THIẾT KẾ KHÁC.
- Nhà văn phòng: 300 m2
.
- Nhà bảo vệ: 16 m2
.
- Phòng thí nghiệm: 50 m2
.
- Hệ thống xử lý nước thải tập trung: 2.000 m2
.
- Bãi chôn lấp an toàn cho chất thải nguy hại.
- Nhà vệ sinh cho công nhân: 20 m2
.
- Nhà nghỉ, nhà ăn cho công nhân: 100 m2
.
- Nhà để xe cho công nhân viên: 80 m2
.
- Hệ thống cây xanh và đường nội bộ.
- Hệ thống thoát nước mưa.
- Hệ thống chiếu sáng và hệ thống thông tin liên lạc nội bộ.
12
3. CHƯƠNG 3: CƠ SỞ THIẾT KẾ.
3.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ.
3.1.1. Văn bản bảo vệ môi trường chung.
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ 01/07/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc “Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về “Xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTMT (18/12/2006) về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn
Việt Nam về môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg (02/12/2003) về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ
ban hành.
3.1.2. Chất thải rắn.
- Thông tư số 39/2008/TT-BTC (19/05/2008) về việc phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn do Bộ Tài chính ban hành để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ –
CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD (31/12/2007) về việc quản lý chất thải rắn do Bộ Xây
dựng ban hành để hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày
09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP (29/11/2007) về phí bảo vệ môi trường đối với chất
thải rắn do Chính phủ ban hành.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 04/09/2007 của Chính Phủ về “Quản lý chất thải
rắn”.
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị
và khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg (10/07/1999) về việc phê duyệt chiến lược phát
triển chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng
Chính phủ ban hành.
- Chỉ thị số 199-TTg (03/04/1997) về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý
chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
13
3.1.3. Chất thải nguy hại.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại
do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục
lập hồ sô, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành.
- Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại
do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
3.1.4. Bãi chôn lấp.
- Quyết định 27/2004/QĐ-BXD về việc ban hành TCXDVN 320:2004 “Bãi chôn lấp
chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế” do Bộ Xây dựng ban hành.
- Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật chon
lấp chất thải nguy hại do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
- Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD về việc hướng dẫn các quy
định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chon
lấp chất thải rắn do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Bộ Xây dựng ban hành.
3.1.5. Các văn bản khác.
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính Phủ về “Quy chế quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản”.
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về “Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình”.
- Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn
lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Quyết định số 04/2005/QĐ-BXD ngày 10/01/2005 của Bộ Xây dựng ban hành
TCXDVN309-2004 về “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung “.
- Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây Dựng về việc ban
hành "Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình".
- Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây Dựng về việc ban
hành "Định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình".
- Văn bản 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ Xây Dựng về định mức chi phí
quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
14
3.2. KHUNG TIÊU CHUẨN.
- Tiêu chuẩn TCVN 6705:2000 - “Chất thải nguy hại – Phân lọai”
- Tiêu chuẩn TCVN 6706:2000 - “Chất thải không nguy hại - Phân lọai”
- Tiêu chuẩn TCVN 320:2004 - “ Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết
kế”
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ Xây Dựng ban hành theo quyết định số
682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996.
- Tuyển tập Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam theo quyết định số 408/BXD-KHCN ban
hành ngày 26/06/1996.
- Tiêu chuẩn xây dựng về bảo vệ công trình, an toàn, vệ sinh môi trường do Bộ Xây
Dựng ban hành theo thông tư số 12/BXD-KHCN ngày 24/04/1995.
- Tiêu chuẩn 20 TCN-51-84 "Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình".
- Tiêu chuẩn 20 TCN-33-85 "Cấp nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình".
- Tiêu chuẩn TCVN 2737-1995: "Tải trọng và tác động".
- Tiêu chuẩn TCVN- 4054-1998: "Thiết kế đường ô tô".
- Tiêu chuẩn 22TCN-223-95: "Thiết kế mặt đường bê tông xi măng".
- Tiêu chuẩn 22TCN-262-2000: "Khảo sát thiết kế nền đường ôtô đắp trên đất yếu".
- Tiêu chuẩn TCVN 5208-91: "Kỹ thuật an toàn lao động trong xây dựng".
3.3. TÀI LIỆU THIẾT KẾ.
3.3.1. Hồ sơ địa chất, địa hình.
a) Địa chất:
Bà Rịa Vũng Tàu cũng như các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ có lịch sử kiến tạo địa
chất phức tạp, lâu dài, từ hàng triệu năm trước. Các nhà địa chất cho biết đây là vùng đất
thuộc miền uốn nếp chuyển tiếp giữa địa khối Đà Lạt và miền sụt võng của châu thổ sông
Cửu Long. Cùng sự nâng lên của khối núi Nam Trung Bộ, và Tây Campuchia, sự hạ thấp bù
trừ giữa hai sơn khối đó, xảy ra sự phun trào bazan qua các khe nứt kiến tạo mạnh mẽ có ảnh
hưởng nhiều đến cảnh quan địa hình hiện nay.
Đến 3000 năm cách ngày nay biển rút xuống tương đương mức nước hiện tại. Quá trình
tiến thoái dẫn đến việc hình thành các đồng bằng phù sa phía nam của tỉnh. Vào khoảng
4.500 đến 2.500 năm cách ngày nay, các bãi biển hiện đại đã được hình thành. Các đồng
bằng thấp cửa sông phát triển trầm tích đầm lầy biển. Các thung lũng bị bazan chắn dòng cơ
bản được lấp đầy tạo thành các hồ, đầm lầy, dọc theo bờ biển hình thành các cồn cát cao, tạo
môi trường thuận lợi cho một số bộ phận dân cư từ vùng đồi gò di chuyển, định cư dần vùng
thấp, gần các thềm sông, đồng bằng ven biển.
15
b) Địa hình:
Địa hình của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm nhiều núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi
cát, dải cát chạy vòng theo bờ biển. Hai huyện Long Đất, Xuyên Mộc là vùng đồng bằng và
đồi núi ven biển.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, địa hình Bà Rịa -
Vũng Tàu có địa thế không cao lắm, chia cắt không mạnh, xu thế thấp dần về phía nam. Có
bốn dạng địa hình cơ bản: miền đồi núi thấp, bậc thềm phù sa cổ, miền đồng bằng ven biển,
vùng sình lầy ngập mặn cửa sông ven biển.
Miền đồi núi thấp độ cao trung bình từ 100 đến 300m, được xem là địa hình cuối hệ núi
và cao nguyên vùng Đông Nam Bộ. Địa hình phổ biến là đồi thấp, xen kẽ vài khối núi granít
dựng đứng như núi Mây Tào, núi Dinh, núi Thị Vải, Châu Viên, núi Lớn, núi Nhỏ. Riêng
Côn Đảo 88% là núi.
Bậc thềm phù sa cổ cao từ 50m đến 100m, phía nam miền núi thấp, từ Tân Thành đến
Xuyên Mộc tạo thành dải đất khá bằng phẳng, chủ yếu là đất xám, một số nơi xen lẫn đất
bazan màu mỡ. Đồng bằng ven biển có độ cao dưới 50m tạo thành do phù sa sông, biển kết
hợp. Dễ nhận thấy là phần đất bằng phẳng xen giữa núi Lớn, núi Nhỏ, ở Vũng Tàu qua rìa
nam Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc là những cồn cát, bãi lầy.
Vùng sinh lầy ngập mặn ven biển đang tiếp tục hình thành bởi lượng phù sa lắng đọng
của sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray. Là địa bàn phát triển của sú, vẹt,
đước, đây cũng là nơi nhiều tôm cá và các loài giáp xác.
3.3.2. Điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án.
a) Đặc điểm khí hậu, khí tượng:
Nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo, chế độ gió mùa, nóng ẩm, quanh năm, Bà Rịa –
Vũng Tàu có nhiệt độ trung bình khoảng 27,7o
C. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong
năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất (Tháng Sáu: 29o
C) với tháng lạnh
nhất (Tháng Giêng: 26,4o
C) chỉ là 2,6o
C. Số giờ nắng cao. Tổng số giờ nắng trong năm
khoảng 2.344 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng.
Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.519 mm) và phân bố rất không đều theo
thời gian, tạo thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Gần 90% lượng mưa cả năm tập
trung vào mùa mưa từ Tháng Năm đến Tháng Mười một, và chỉ hơn 10% tổng lượng mưa
tập trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm.
Bà Rịa – Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của 3 loại gió: Gió Đông Bắc, và gió Bắc thường
xuất hiện vào đầu mùa khô có tốc độ khoảng 1-5m/s; Gió Chướng xuất hiện vào mùa khô có
tốc độ 4-5m/s; Gió Tây và gió Tây - Nam có tốc độ 3-4m/s thường xuất hiện vào khoảng từ
Tháng Năm đến Tháng Mười một.
16
b) Đặc điểm thủy văn:
 Nước mặt:
Để phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản thì
nguồn nước sông, suối, hồ giữ một vai trò quan trọng. Nước mặt của Tỉnh chủ yếu do 4 con
sông chính cung cấp: sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray và sông Đu Đủ (Băng Chua).
Hệ thống sông Đu Đủ (Băng Chua): Là hệ thống sông nhỏ nằm phia Đông Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu. Đây là hệ thống sông chính hình thành ranh giới giữa tỉnh BR-VT và Tỉnh Bình
Thuận. Sông bắt nguồn từ núi Tào Nam và phần lớn chảy qua Hàm Tân (Bình Thuận), 1
phần nhỏ sông chảy qua đầm phá cảng Bình Châu rồi đổ ra biển. Sông cung cấp nguồn nước
cho sinh hoạt và các hoạt động cảng. Việc xây dựng đập theo dự kiến tại Tỉnh Bình Thuận sẽ
làm giảm lưu lượng nước vào mùa khô và gây ra sự lắng đọng tại cảng Bình Châu.
Hệ thống sông Ray: Hạ nguồn sông Ray còn được gọi là sông Cái. Sông này chảy qua
đàm Cái (thuộc đầm Lộc An) rồi đổ ra biển. Đây là hệ thống sông lớn nhất Tỉnh và diện tích
lưu vực sông xấp xỉ 770km2
. Sông bắt nguồn từ núi Chứa Chan và cao nguyên Xuân Lộc
(Đồng Nai) gồm hơn 20 sông, rạch. Sông Ray có chiều dài là 120km, trong đó 40km nằm ở
tỉnh BR-VT và 80km nằm ở Tỉnh Đồng Nai. Sông Ray đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp nước ngọt cho tỉnh BR-VT.
Sông Dinh: Hệ thống sông Dinh là hệ thống sông quan trọng thứ hai trong việc cung cấp
nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt sau hệ thống sông Ray. Sông Dinh bắt nguồn từ
đồi núi cao Châu Thành gồm 20 hợp lưu, có rạch Châu Pha, Mù U, Giao Kèo ở hữu ngạn và
rạch Dá Đen, Cha Rang, Gia Hợp ở tả ngạn thượng nguồn cửa sông. Sông Dinh chảy qua thị
xã Bà Rịa rồi đổ vào vịnh Gành Rái. Chiều dài sông Dinh là 35km và phần lớn nằm ở BR-
VT. Sông Dinh có nhiều đập tạo ra các hồ chứa khác nhau: đập sông Soài, Dinh 1, Dinh 2,
và sông Đá Đen. Những hồ chứa này là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất và
NTTS trong các tháng mùa khô.
Sông Thị Vải: Sông Thị Vải bắt nguồn từ rạch Bưng Muồn (Long Thành - Tỉnh Đồng
Nai) và chảy trực tiếp vào vịnh Gành Rái với chiều dài khoảng 76km, góp phần vào khu vực
hạ nguồn: suối Cả, rạch Chanh, Vành, Nước Lớn. Sông Thị Vải dài 30km, rộng 200 - 400m
và sâu 8 - 20m, nơi sâu nhất đến 60m. Sông Thi Vải chảy trực tiếp vào vịnh và biển, tạo điều
kiện thuận lợi cho giao thông biển.
Sông tuy ngắn, gần vịnh và lưu vực nhỏ nhưng lại nằm trong khu vực được quy hoạch phát
triển công nghiệp nặng. Phia tả ngạn sông là các KCN Nhơn Trạch, Gò Dầu, Mỹ Xuân - Phú
Mỹ, khu vực hữu ngạn là các bãi sú vẹt. Sông Thị Vải là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp: Nhà máy VeDan, KCN Gò Dầu, KCN Mỹ Xuân A1, A2, B1 & B2,
KCN Phú Mỹ (Cái Mép), khu dân cư gần cảng Serece, …
17
 Nước ngầm:
Nước ngầm của tỉnh khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác là 70.000 m3/ngày-
đêm, tập trung vào 3 khu vực chính là: Bà Rịa 20.000 m3
/ngày-đêm; Phú Mỹ - Mỹ Xuân
25.000 m3
/ngày-đêm; Long Điền 15.000 m3
/ngày-đêm. Ngoài 3 vùng trên khả năng khai
thác nước ngầm rải rác khoảng 10.000 m3
/ngày-đêm.
Nước ngầm trong tỉnh nằm ở độ sâu 60-90m, có dung lượng trung bình từ 10-20m3
/s nên
khai thác tương đối dễ dàng.
Đánh giá chung:
+ Nguồn nước của Bà Rịa – Vũng Tàu có thể cho phép khai thác tối đa 500.000
m3
/ngày đêm (từ nước ngầm là 70.000 m3
) đủ đảm bảo cung cấp cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
+ Nguồn nước phân bố không đều. Thành phố Vũng Tàu là vùng đông dân cư, là trung
tâm du lịch và dịch vụ nhưng hoàn toàn không có nguồn nước mặt và nước ngầm
đáng kể nào. Cấp nước cho Thành Phố Vũng Tàu, và các khu công nghiệp lân cận là
vấn đề cần lưu ý trong những năm tới.
+ Độ che phủ của rừng đầu nguồn giảm nên mùa mưa lũ thường gây ra úng lụt. Trong
khi đó mùa khô dòng chảy lại cạn kiệt gây ra hạn hán lớn, và nước mặn dâng cao ảnh
hưởng đến cấp nước.
3.4. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Báo cáo khảo sát địa hình và địa chất công trình, địa chất thủy văn dự án tại xã Tóc
Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu
- Các dự án đầu tư về nhà máy xử lý và tái chế rác công nghiệp và nhà máy xử lý chất
thải nguy hại.
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực dự án.
- Tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về Môi trường:
 TCVN 5942-1995: "Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt".
 TCVN 5944-1995: "Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm ".
 TCVN 5945-2005: "Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp".
 TCVN 5937-2005: "Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh".
 TCVN 5940-2005: “Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ”.
18
4. CHƯƠNG 4: THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ.
THÀNH PHẦN RÁC DẦU KHÍ VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI.
4.1. KHỐI LƯỢNG THÀNH PHẦN RÁC DẦU KHÍ Ở BÀ RỊA VŨNG TÀU.
4.1.1. Khối lượng và thành phần CTR ngành dầu khí.
Lượng phát thải hằng năm khoảng 16.000 – 25.000 tấn, tăng dần theo sự phát triển của
ngành, trong đó phần nguy hại chiếm từ 30 – 40%. Cụ thể:
- Phát sinh từ hoạt động thăm dò khai thác và dịch vụ là: 5.433 m3
CTCN nguy hại và
2.720 tấn CTNH (2007); 5.879 m3
CTCN nguy hại và 4.992 tấn CTNH (2008). Phần lớn
lượng thải phát sinh từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí là chất thải nhiễm dầu mà
trong đó chủ yếu là bùn cặn dầu, giẻ dầu, dung dịch khoan nền tổng hợp và các vỏ bao bì
chứa hóa chất. Đây là thành phần có nhiệt trị cao thích hợp với phương pháp xử lý là thiêu
đốt trong các lò chuyên dụng.
- Phát sinh từ nhà máy chế biến khí và condensate: 227 m3
/năm.
- Phát sinh từ nhà máy khí – điện – đạm: 55 tấn (2008), trong đó CTCN nguy hại
chiếm 5 tấn với các thành phần như xúc tác thải bỏ, amiang, dầu thải… còn lại những phần
CTCN không nguy hại như gỗ, kim loại, thủy tinh, đầu lọc khí.
4.1.2. Hoạt động quản lý và xử lý CTR ngành dầu khí.
Từ những ngày đầu mới thành lập ngành dầu khí, chất thải chủ yếu phát sinh từ công ty
Vietsovpetro và được chứa trong bể chứa Núi Dinh nhưng bể chứa này nhanh chóng đầy và
phải được nâng cấp để có thể tiếp nhận thêm. Đến năm 2001, khu chứa chất thải dầu khí Núi
Dinh bị đóng cừa do quá tải và gây ô nhiễm môi trường do rò rỉ.
Trước năm 2003, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu không hề có một nhà máy xử lý chất thải nào để
xử lý CTCN nói chung và CTNH nói riêng. Vì vậy các công ty tự tìm nhà thầu có thẩm
quyền để xử lý chất thải cho mình hoặc đem đi chôn lấp. Đối với Vietsovpetro, chất thải
được tập trung tại kho chứa trong cảng dịch vụ dầu khí, tại đây chất thải được phân loại
thành CTRSH và CTCN. CTCN được chuyển cho công ty Sông Xanh xử lý. Tuy nhiên từ
giữa năm 2008, sau khi Nhà máy xử lý CTNH của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sông Xanh
đặt tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bị đình chỉ hoạt động, trên địa bàn tỉnh đã
không có một đơn vị nào xử lý CTCN.
Vấn đề cấp bách hiện nay cũng như lâu dài đối với ngành dầu khí là phải có biện pháp
nhằm quản lý và xử lý triệt để lượng chất thải phát sinh ngày một nhiều hơn.
19
4.2. ĐỊNH HƯỚNG LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ.
4.2.1. Cơ sở lựa chọn phương án công nghệ.
Phương án công nghệ được lựa chọn phải:
- Giải quyết triệt để thành phần chất thải nguy hại và không phát sinh chất thải thứ cấp
gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Phải phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật và mặt bằng của doanh nghiệp
và địa phương.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động.
4.2.2. Phân tích lựa chọn phương án công nghệ.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều loại công nghệ để xử lý CTCN nói chung và CTNH nói
riêng. Mỗi công nghệ chỉ có khả năng áp dụng tốt trong một phạm vi nào đó, đồng thời công
nghệ nào cũng có ưu và nhược điểm khác nhau. Trong thực tế, để tăng hiệu quả xử lý như
mong muốn, người ta thường kết hợp nhiều công nghệ với nhau.
a) Xử lý cơ học:
Dùng để xử lý sơ bộ CTR bằng phương pháp cắt nghiền, sàng trước khi đưa vào xử lý
hóa lý hay xử lý nhiệt. Biện pháp này sẽ làm tăng hiệu quả xử lý ở các bước tiếp theo. Các
chất hữu cơ dạng rắn có kích thước lớn cần phải băm nghiền nhỏ đến kích thước nhất định
rồi trộn với các chất khác trước khi đốt.
b) Công nghệ xử lý hóa lý:
Sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hóa học để làm thay đổi tính chất của chất thải
nhằm mục đích chính là giảm thiểu khả năng gây nguy hại của chất thải đối với môi trường.
Công nghệ này đặc biệt thích hợp và được sử dụng phổ biến để thu hồi CTCN có giá trị kinh
tế. Mặt khác biện pháp này cũng mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường đối với cả những
nhà máy xử lý CTR quy mô lớn, vừa, nhỏ.
c) Công nghệ ổn định hóa rắn:
Là quá trình làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, giảm khả năng phát tán vào môi
trường hay làm giảm tính độc hại của chất ô nhiễm. Quá trình ổn định có thể được mô tả như
một quá trình nhằm làm cho các chất ô nhiễm bị gắn từng phần hoặc hoàn toàn bởi các chất
kết dính hoặc các chất biến đổi khác. Tương tự, quá trình đóng rắn là một quá trình sử dụng
các chất phụ gia làm thay đổi bản chất vật lý của chất thải (thay đổi tính kéo, nén hay độ
thấm).
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong quản lý CTNH và thường được áp dụng
trong các trường hợp: xử lý CTNH; xử lý chất thải từ quá trình khác (ví dụ: tro của quá trình
nhiệt); xử lý đất bị ô nhiễm khi hàm lượng ô nhiễm trong đất cao.
20
d) Chôn lấp:
Bãi chôn lấp (BCL) an toàn dành riêng cho CTNH đòi hỏi yêu cầu khắt khe và chi phí
đầu tư rất cao để đảm bảo không gây ra tác động tiêu cực nào cho môi trường. Trong quá
trình vận hành BCL CTNH phải thực hiện các biện pháp quan trắc môi trường, công việc
này cũng cần được thực hiện sau khi đóng bãi. Ngoài ra cần kiểm soát được các khả năng
xảy ra phản ứng do sự tương thích của chất thải khi hai chất thải rò rỉ tiếp xúc với nhau.
e) Đốt thiêu hủy:
Đây là quá trình oxy hóa CTR ở nhiệt độ cao. CTCN và CTNH có thể xử lý trong các lò
đốt chuyên dụng hoặc trong những quá trình công nghiệp nhiệt độ cao. Đốt là phương án
được ưa chuộng sử dụng vì giải quyết triệt để được thành phần CTR nguy hại. Phương pháp
này có một số ưu điểm nổi bật hơn các biện pháp khác: có khả năng giảm 90 – 95% trọng
lượng chất thải hữu cơ để thành dạng khí trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, một số CTR nguy hại có tính chất khó cháy, không phù hợp với công nghệ
thiêu hủy, hiệu quả đốt thấp nên biện pháp ổn định chúng trong những khối rắn, sau đó chôn
lấp an toàn là biện pháp hữu hiệu nhiều khả thi về kinh tế, môi trường và kỹ thuật.
4.3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC DẦU KHÍ VÀ CTNH.
4.3.1. Công nghệ xử lý rác dầu khí.
Thành phần rác dầu khí rất đa dạng nhưng chiếm tỷ lệ lớn hơn 60% là các loại chất thải
như cặn dầu thô, dầu thải, cặn dung dịch gốc tổng hợp, bùn nhiễm dầu, nước và hóa chất
nhiễm dầu. Phần rác chiếm tỷ lệ cao tiếp theo là các giẻ dầu, lọc dầu, vỏ bao bì và rác hóa
chất chiếm khoảng 35%. Còn lại là phần nhỏ không đáng kể các loại chất thải như acquy,
pin thải, dung dịch acid, kiềm, dung môi hữu cơ, sơn thải. Do đó, rác dầu khí sau khi được
phân loại sẽ được xử lý riêng cho từng nhóm.
Hình 4.1. Hướng công nghệ xử lý rác dầu khí.
Rác
dầu
khí
Phân
loại
Dầu cặn
Dầu bẩn
Lò đốt
tiêu hủy
CTNH
Bùn nhiễm dầu
Giẻ dầu, mạt cưa,
vỏ bao hóa chất…
Hệ thống tái sinh
nhớt phế thải
Chôn lấp an toàn/ đóng rắn
Hệ thống
xử lý
khí thải
Tro, xỉ
Khí
thải
Dầu tương
đối sạch
21
4.3.2. Công nghệ xử lý bùn nguy hại.
Tổng công suất tiếp nhận của dây chuyền xử lý bùn thải là 150 tấn/tháng. Dựa theo điều
kiện cụ thể trên thực tế, sau khi thu gom sẽ tiến hành phân loại thành 2 loại bùn:
- Bùn thải hỗn hợp hữu cơ: gồm bùn thải chứa các chất hữu cơ với khối lượng khoảng
100 tấn/tháng (trung bình 10% tro). Loại bùn này sẽ được tiêu hủy bằng lò đốt cùng với các
chất thải khác. Bùn hữu cơ và hỗn hợp là các loại bùn có lẫn nhiều chất hữu cơ như bùn từ
các hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, bùn này sẽ được đốt đễ giảm hàm
lượng hữu cơ sau đó sẽ được đóng khối nhờ các phụ gia kết dính.
- Bùn thải vô cơ: Bao gồm bùn thải từ quá trình xi mạ, gia công cơ khí khoảng 50
tấn/tháng (trung bình 50% ẩm). Bùn này sẽ được xử lý chung với tro từ lò đốt và đóng rắn.
Các loại bùn vô cơ là các loại bùn chứa chủ yếu các kim loại, sinh ra do xử lý nước thải xi
mạ, gia công cơ khí … bằng phương pháp keo tụ, đông tụ. Bùn này được đóng khối trực tiếp
bằng cách trộn với các phụ gia kết dính.
Quy trình xử lý bùn thải được trình bày trong hình sau.
Hình 4.2. Quy trình xử lý bùn thải nguy hại.
Bùn thải thu gom từ các nhà máy
(150 tấn/ tháng)
Phân loại và lưu giữ
Bùn hữu cơ hỗn hợp
100 tấn/tháng
Bùn vô cơ
50 tấn/tháng
Đốt
Tro, xỉ
Hệ thống
xử lý
khí thải
Cặn
ĐÓNG KHỐI:
Bước 1: Phối trộn.
Bước 2: Ép gạch.
Kiểm tra
Vào kho
22
Nhu cầu sử dụng các loại phụ liệu cho đóng khối và ổn định 50 tấn/tháng bùn vô cơ và
10 tấn tro như sau:
Vôi : 20,00 tấn/tháng. Cát : 50,00 tấn/tháng.
Xi măng : 17,50 tấn/tháng. Nước : 32,50 m3
/tháng.
Công suất sản phẩm: 82,5 tấn gạch/tháng (16.500 viên/tháng). Sản phẩm của xưởng là
gạch đảm bảo an toàn môi trường khi lưu giữ hay tận dụng. Sản phẩm đáp ứng nhu cầu
gạch xây dựng cho công nghiệp, xây dựng tường rào KCN hay lưu trữ an toàn tại nhà máy.
a) Quy trình thu gom, vận chuyển và phân loại:
Bùn thải từ các công ty, cơ sở sản xuất, bao gồm các loại bùn hữu cơ và bùn vô cơ,
được chứa trong các bao hoặc trong các thùng chứa và vận chuyển về nhà máy xử lý bằng
xe tải chuyên dụng, đảm bảo không bị rơi vãi hay rò rỉ trong quá trình vận chuyển. Bùn
thải nguy hại được tiến hành phân loại thành bùn thải hữu cơ và bùn thải vô cơ tại xưởng
xử lý và lưu giữ trong các ngăn riêng biệt.
b) Công nghệ thiêu hủy bùn thải hữu cơ:
Bùn thải chứa chất hữu cơ sẽ được tiêu hủy bằng lò đốt dùng để thiêu hủy rác dầu khí
và CTNH, công suất 1250 kg/h, theo công nghệ đốt 2 cấp, phần tro còn lại chiếm khoảng
10%. Nhiệt độ buồng đốt sơ cấp là khoảng 800 – 850o
C, nhiệt độ buồng thứ cấp được duy
trì ở 11000
C để đảm bảo phân hủy hoàn toàn các chất độc hại trong thành phần chất thải
rắn ban đầu. Ở nhiệt độ này, khí thải sinh ra chủ yếu là H2O và CO2, không chứa các chất
độc hại và được xử lý đạt các tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào khí quyển. Tro xỉ
và cặn từ hệ thống xử lý khí thải được thu gom theo định kỳ.
c) Công nghệ đóng khối, ổn định bùn thải vô cơ và tro xỉ:
Bùn thải vô cơ chứa các kim loại nặng và tro xỉ còn lại do đốt bùn thải hữu cơ sẽ được
đóng khối nhằm ổn định chất thải, giảm khả năng phát tán vào môi trường.
Quá trình đóng khối được thực hiện bằng cách phối trộn với phụ gia kết dính và ép
thành bánh (gạch). Phụ gia kết dính thích hợp nhất là xi măng đối với chất thải vô cơ và kim
loại nặng. Vì xi măng có độ kiềm cao nên các kim loại nặng được giữ dưới dạng các hydroxit
hoặc muối cacbonat. Tuy nhiên, đóng khối bằng ximăng cũng có nhược điểm là do sự có mặt
của một số thành phần trong chất thải sẽ làm chậm hoặc làm tăng nhanh quá trình hydrat hoá
dẫn tới làm lắng đọng và làm cứng sản phẩm.
Quá trình đóng rắn bùn thải thường bổ sung thêm nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 ),
để tăng pH của chất thải có tính axit. Vôi kèm với xỉ than hay được dùng đóng rắn các bùn
kim loại. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng xỉ than và vôi có thể làm ổn định As, Cd,
Cr, Cu, Fe, Pb, Mg, Se, Ag, Zn… trong bùn thải. Khi sử dụng xỉ than để đóng khối chất
thải, cacbon không cháy trong xỉ có thể hấp thụ các chất hữu cơ trong chất thải.
23
Phương pháp đóng khối sử dụng các loại hoá chất đơn giản, rẻ tiền, có sẵn, thiết bị trộn
đơn giản. Tuy nhiên, sau xử lý kích thước chất thải tăng đáng kể do phải thêm lượng lớn
chất phụ gia. Qui trình đóng khối gồm 2 công đoạn:
 Công đoạn phối trộn:
Bùn thải vô cơ và tro xỉ sau khi đốt bùn hữu cơ sẽ được phối trộn bằng máy trộn bê
tông chuyên dụng. Tỷ lệ phối trộn như sau % khối lượng:
Bùn vô cơ Tro lò đốt Ximăng Vôi Cát Nước
100 20 35 10 100 65
Với công thức phối trộn như trên, chất thải sau khi được hoá rắn sẽ tăng khối lượng lên
2,75 lần do phụ gia chiếm 63,6% sản phẩm. Trong quá trình vận hành chủ đầu tư sẽ nghiên
cứu cải thiện tỉ lệ phối trộn này.
 Công đoạn ép gạch:
Hỗn hợp sau khi phối trộn sẽ được đưa qua công đoạn ép thành viên gạch có kích thước
và hình dạng khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Ví dụ: 200x300x100 mm, có thể thay
đổi bằng cách thay khuôn đúc.
d) Kiểm nghiệm khối rắn:
Khi khô, khối rắn sẽ được kiểm tra khả năng phát tán thành phần độc hại và độ cứng:
- Độ cứng của khối rắn được xác định theo tiêu chuẩn xây dựng
- Khả năng trích ly các thành phần độc hại được kiểm tra theo phương pháp trích ly
của Nhật Bản như sau:
 Ngâm khối rắn trong nước cất.
 Lấy mẫu nước và phân tích xác định các thành phần độc hại.
 So sánh với tiêu chuẩn quy định, nếu đạt sẽ được dùng xây tường rào và nhà kho
(trừ kho thực phầm) hoặc đem chôn lấp tại BCL an toàn. Các mẫu chưa đạt sẽ
được nghiền nhỏ và được xử lý lại theo qui trình như trên.
e) Tận dụng hoặc lưu giữ:
Sau kiểm nghiệm gạch sẽ được tận dụng làm gạch xây dựng tường rào, nhà kho (trừ
kho thực phẩm), tường rào khu công nghiệp… hay lưu giữ trong khuôn viên nhà máy.
4.3.3. Công nghệ thiêu hủy CTNH.
Chất thải phải xử lý là cặn dung môi, cặn nhớt, mạt cưa, giẻ lau, các thành phần CTR
của các quy trình sản xuất công nghiệp tại các nhà máy trên địa bàn tỉnh và từ các quy
trình tái sinh, tận dụng phế thải và vệ sinh nhà xưởng trong khu vực nhà máy xử lý. Đây là
những thành phần CTNH cần phải xử lý triệt để. Lượng chất thải này sẽ được tiêu hủy
trong lò đốt CTNH (dùng đốt một phần rác dầu khí và bùn thải đã trình bày ở trên).
24
Khối lượng các thành phần CTNH đưa đi thiêu đốt là:
 Cặn nhớt = 10% lượng nhớt phế thải, tương đương 60 m3
/tháng.
 Cặn dung môi = 5% lượng dung môi phế thải, tương đương 15 m3
/tháng.
 Lượng mạt cưa hay giẻ lau nhiễm bẩn cần phải xử lý là 2 tấn/tháng.
 Chất thải hữu cơ nguy hại khác.
Phần chất thải từ các quy trình trên sẽ được tiêu hủy trong lò đốt sử dụng để xử lý bùn
thải nguy hại. Khí thải lò đốt phát sinh sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi
trường. Phần tro xỉ sẽ được chuyển đến dây chuyền đóng khối rắn để sản xuất gạch dùng
làm tường rào cho các khu công nghiệp.
Hình 4.3. Quy trình xử lý thiêu hủy chất thải rắn nguy hại.
Hệ thống xử lý khí thải của lò đốt chất thải nguy hại:
Dòng khí thoát ra từ lò đốt chất thải có nhiệt độ cao từ buồng đốt thứ cấp và bao gồm
những thành phần ô nhiễm như các thành phần vô cơ khác nhau hoặc các hợp chất hữu cơ
và bụi kim loại. Dòng khí được dẫn qua ống lọc khí tốc độ cao được làm lạnh khí từ
1.100°C xuống 150°C bằng đầu phun sương áp suất cao. Tiếp đó đầu phun sẽ phun dung
môi được sử dụng là Ca(OH)2 vào dòng khí, dung dịch vôi phản ứng với các acid (dưới
dạng khí) và làm trung hòa các acid đó.
Hình 4.4. Hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải nguy hại.
Khí thải
lò đốt
Ống lọc khí tốc độ cao
(thiết bị Venturi)
Nước Ca(OH)2
Ống
khói
Môi trường
Hệ thống xử lý
nước thải tập trung
Nước thải
Cặn nhớt
Cặn dung môi
Mạt cưa, giẻ lau
CTNH hữu cơ
Lòthiêu đốt
CTNH
Khí thải
Hệ thống xử lý
khí thải
Môi
trường
Tro, xỉ
ĐÓNG KHỐI:
Bước 1: Phối trộn.
Bước 2: Ép gạch.
Gạch
25
Mục đích của ống lọc khí tốc độ cao là hấp thụ những chất ô nhiễm trong dòng khí có
thể tích lớn bằng những hạt dung môi nhỏ phun bằng đầu phun dung môi. Tác dụng của
thiết bị lọc nhằm:
- Phân hủy các chất ô nhiễm bằng dung môi sử dụng;
- Thực hiện phản ứng hóa học giữa các chất ô nhiễm với dung môi;
- Kết tụ các hạt chất rắn trong dòng khí đầu vào;
- Làm ẩm các sol khí và các hạt chất lỏng;
- Thực hiện phản ứng cho phép xảy ra quá trình khuếch tán các chất ô nhiễm từ pha
khí sang pha lỏng thông qua quá trình truyền khối;
- Tạo chuyển động xoáy cho dòng khí đi vào buồng nổi;
- Tạo bề mặt tiếp xúc lớn trong ống bằng cách phun sương và cho pha lỏng chảy nhỏ
giọt để tăng hiệu suất hấp thụ chất ô nhiễm trong pha khí bằng dung môi.
Dòng thải (gồm dòng khí đã được trung hòa và những hạt lỏng có chứa chất ô nhiễm,
bụi…) đi vào buồng nổi và được trang bị một van trống, bên trên có đầu dò và bộ phận
điều khiển điện tử tự động để điều khiển các chế độ và pH. Nước thải được thải ra hệ
thống xử lý nước thải sau khi đã nâng giá trị pH thích hợp tại buồng nổi. Một số phản ứng
trung hòa dung môi: Ca(OH)2
Ca(OH)2 + 2 HCl  CaCl2 + 2 H2O
Ca(OH)2 + 2 HF  CaF2 + 2 H2O
Ca(OH)2 + SO  CaSO3 + H2O
Ca(OH)2 + SO2 + 0,5 O2  CaSO4 + H2O
Khí thải sau khi qua hệ thống xử lý đảm bảo tiêu chuẩn để xả ra môi trường.
4.3.4. Công nghệ xử lý chất thải lỏng nguy hại.
Chất thải lỏng nguy hại cần xử lý được chia thành 2 hai loại chủ yếu:
- Chất thải lỏng hữu cơ nguy hại: khối lượng 300 m3
/tháng.
- Chất thải lỏng nguy hại có lẫn kim loại nặng: khối lượng 300 m3
/tháng.
Quy trình xử lý chất thải lỏng nguy hại được trình bày trong hình 4.5.
Chất thải lỏng nguy hại được thu gom, vận chuyển đến nhà máy và được đổ vào các
hầm chứa tùy theo chủng loại cụ thể. Mỗi hầm chứa có thể tích 10 m3
, xây bằng bêtong.
Từ đây, chất thải được bơm lên các thiết bị phản ứng khuấy trộn có thể tích 1 m3
bằng
inox. Hóa chất từ các thùng chứa đặt bên cạnh sẽ được châm vào các thiết bị phản ứng
bằng bơm định lượng.
26
Với từng lại chất thải ta sẽ sử dụng hóa chất khác nhau:
 Chất thải lỏng hữu cơ nguy hại: dùng chất oxy hóa là H2O2 (liều lượng là 10 l/m3
nước thải) và xúc tác là FeSO4 (10 kg/m3
) và acid.
 Chất lỏng lỏng nguy hại lẫn kim loại nặng: dùng hóa chất điều chỉnh pH để keo tụ
các oxit kim loại như các chất oxy hóa và NaOH (0,5kg/m3
).
Hình 4.5. Quy trình xử lý chất thải lỏng nguy hại.
Sau quá trình phản ứng, nước thải sẽ được chuyển vào hầm chứa có thể tích 20 m3
.
Phần cặn bùn từ các thiết bị phản ứng được đưa qua máy lọc ép, nước tách ra cũng được
chuyển vào hầm chứa. Cặn bùn hữu cơ sau khi tách nước sẽ đưa vào lò đốt thiêu hủy, tro
xỉ còn lại được đưa đi đóng rắn hay ép gạch. Phần cặn bùn vô cơ chứa kim loại nặng được
chuyển đi phối trộn để đóng rắn hay ép gạch.
Nước thải sau xử lý trong hầm chứa được chuyển về trạm xử lý nước thải tập trung.
Khối lượng nước thải này tương ứng với khối lượng chất thải lỏng nguy hại ban đầu cần
xử lý: khoảng 20 m3
/ngày.
Hầm chứa chất thải lỏng
hữu cơ nguy hại.
Hầm chứa chất thải lỏng có lẫn
kim loại nặng
Thiết bị
khuấy trộn
phản ứng
Thiết bị
khuấy trộn
phản ứng
Chất
oxy hoá
H2SO4
H2O2
Xúc tác
FeSO4
NaOH
Máy lọc ép
Đóng rắn
Tro, xỉ
Cặn bùn chứa kim loại nặng
Hệ thống xử lý nước
thải tập trung
Hầm chứa
Nước sau xử lý
Nước Nước
Nước Nước
27
THÀNH PHẦN RÁC CÔNG NGHIỆP.
4.1. KHỐI LƯỢNG THÀNH PHẦN CTCN Ở BÀ RỊA VŨNG TÀU.
4.1.1. Khối lượng và thành phần rác công nghiệp.
Công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu hiện nay cũng như
trong tương lai. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mang lại, phát triển công nghiệp còn là mối
nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến chất lượng môi trường nếu không có biện pháp quản lý kịp
thời và hiệu quả.
Hiện tại, lượng CTCN thông thường phát sinh trên địa bàn Tỉnh ước tính khoảng trên
250 tấn/ngày (trong đó thành phần nguy hại chiếm từ 30 – 40% tương đương 75 – 100
tấn/ngày) và sẽ tăng dần trong tương lai theo đà phát triển công nghiệp. Định hướng phát
triển của Tỉnh là tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các KCN đã thành lập để phát huy
hiệu quả, tăng tỷ lệ lấp đầy và thành lập các KCN mới. Điều này sẽ góp phần làm gia tăng
lượng CTCN phát sinh.
Bảng 4.1. Dự báo lượng CTCN trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
TT KCN
Tổng diện tích
(ha)
Lượng CTCN phát sinh
(tấn/năm)
2010 - 2015 2016 - 2020
1 Phú Mỹ 1 954 18.985 11.353
2 Mỹ Xuân A 300 5.970 3.570
3 Mỹ Xuân B1 222 + 278 9.950 5.950
4 Mỹ Xuân B1 - Tiến Hùng 200 39.800 2.380
5 Mỹ Xuân B1 - Đại Dương 145,7 2.899 1.734
6 Mỹ Xuân A2 312 + 117 8.537 5.105
7 Cái Mép 670 13.333 7.973
8 Phú Mỹ 2 622 12.378 7.402
9 Phú Mỹ 3 942 18.746 11.210
10 Long Sơn 1250 24.875 14.875
11 Đông Xuyên 160 3.184 1.904
12 KCN Châu Đức 1550 30.845 18.445
(Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên).
Kết quả trên được ước tính dựa trên giả thiết các KCN, CCN được lấp đầy diện tích sử
dụng đất công nghiệp (phương án dự báo mức ô nhiễm tối đa).
28
Thành phần rác công nghiệp rất đa dạng tùy theo ngành nghề cụ thể. Một số loại CTCN
có giá trị kinh tế để thu hồi tái sinh như: nhớt phế thải, dung môi phế thải, thùng chứa bằng
nhựa, chì phế thải...
4.1.2. Hiện trạng quản lý và xử lý.
Hiện nay các đơn vị tham gia hoạt động xử lý CTCN trên địa bàn Tỉnh không nhiều,
chủ yếu là phụ trách thu gom và vận chuyển đến các nhà máy thiêu đốt chất thải ở những
vùng lân cận. Từ giữa năm 2008, sau khi Nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty
trách nhiệm hữu hạn Sông Xanh đặt tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bị đình
chỉ hoạt động, trên địa bàn tỉnh đã không có một đơn vị nào xử lý CTCN.
Mặt khác ở Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn chưa có bãi chôn lấp an toàn nào dành cho CTNH
nói riêng và CTCN nói chung. Tỉnh đã quy hoạch một khu xử lý CTR ở xã Tóc Tiên huyện
Tân Thành và cấp phép hoạt động cho một số đơn vị nhưng vẫn chưa có dự án xây dựng
nhà máy xử lý hay bãi chôn lấp nào được triển khai.
4.2. ĐỊNH HƯỚNG LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ.
4.2.1. Cơ sở lựa chọn phương án công nghệ.
- Giải quyết triệt để những phần rác công nghiệp chuyển đến nhà máy xử lý, không
làm phát sinh các thành phần chất thải độc hại khác.
- Thu hồi được các dạng sản phẩm tái sinh giúp tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp
và qua đó giảm được chi phí xử lý chất thải.
- Phải phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật và mặt bằng của doanh nghiệp
và địa phương.
- Bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn lao động.
4.2.2. Phân tích lựa chọn phương án công nghệ.
a) Phương pháp chôn lấp:
Đối với rác công nghiệp chứa chủ yếu là những thành phần hữu cơ khó phân hủy sinh
học và trơ, vô cơ nên việc áp dụng phương pháp chôn lấp là không khả thi do thời gian để
phân hủy hoàn toàn các thành phần trên là rất lâu, tốn kém diện tích đất.
Mặt khác do rác công nghiệp chứa nhiều thành phần độc hại, nếu không được ổn định,
đóng rắn an toàn mà chôn tại những bãi rác hở, không hợp vệ sinh, không có những lớp lót
chống thấm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và nguồn mặt cũng như
nước ngầm trong khu vực.
Do đó công nghệ này không khả thi về mặt kỹ thuật, môi trường cũng như kinh tế nếu
được áp dụng triển khai.
29
b) Công nghệ đốt:
Công nghệ này khả thi về mặt kỹ thuật do có thể áp dụng được với hầu hết các loại chất
thải nhưng đặc biệt rất tốn kém trong chi phí đầu tư và chi phí vận hành hệ thống các lò đốt
cũng như hệ thống xử lý khí thải nhằm đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường.
Mặt khác, đối với rác công nghiệp, đặc biệt là những thành phần CTCN không nguy
hại (chiếm từ 60 – 70% khối lượng CTCN nói chung) thường có nhiều giá trị kinh tế nếu
có biện pháp tái sinh hiệu quả và thu hồi được. Do đó áp dụng công nghệ đốt đối với
những thành phần chất thải trên là không khả thi về kinh tế nếu chỉ thiêu đốt chất thải đơn
thuần mà không có biện pháp thu hồi để bù đắp chi phí xử lý.
c) Tái sinh, tái chế, thu hồi chất thải:
Các sản phẩm tái sinh chủ yếu từ rác công nghiệp là dầu gốc (từ nhớt phế thải), dung
môi, chì tái chế, hạt nhựa thu hồi… Những lợi ích kinh tế xã hội mang lại từ hoạt động tái
sinh, tái chế và tái sử dụng là:
- Tạo thuận lợi cho việc thực hiện chương trình xã hội hóa công tác quản lý CTR.
- Tạo điều kiện áp dụng các công nghệ xử lý khác như: đốt, làm compost…
- Hoạt động tái sinh, tái chế và tái sử dụng làm giảm thiểu lượng rác cần xử lý và hạn
chế rất lớn tác hại của rác đối với môi trường.
- Tạo ra nguồn sản phẩm tái sinh, tái chế có giá trị kinh tế cao, giúp tiết kiệm tài
nguyên, nguyên nhiên liệu cho quá trình sản xuất công nghiệp.
4.2.3. Chất lượng sản phẩm và nguồn tiêu thụ.
Sản phẩm đảm bảo đạt chất yêu cầu của các cơ sở sử dụng dung môi và dầu gốc tái
sinh để cho sản xuất. Sản phẩm nhớt và dung môi tái sinh của xưởng được bán cho các cơ
sở sử dụng (pha sơn, tẩy rửa bề mặt…). Sản phẩm dầu gốc được bán rộng rãi cho các cơ sở
nhà máy có nhu cầu tiêu thụ.
Các sản phẩm dung môi tái sinh và nhớt tái sinh được chứa vào các thùng 200l có dán
nhãn ghi đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định gồm tên hàng hoá, tên và địa chỉ
nhãn chịu trách nhiệm về hàng hoá đó, định lượng hàng hoá, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu
chất lượng chủ yếu, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, hướng dẫn bảo
quản, hướng dẫn sử dụng, xuất xứ của hàng hoá. Vận chuyển lưu trữ sản phẩm nhớt và
dung môi tái sinh từ xưởng đến kho đảm bảo theo đúng quy chế quản lý chất nguy hại.
Sản phẩm nhựa thu hồi được bán cho các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa tái sinh làm
nguyên liệu (bao bì, ống nước…).
Sản phẩm chì tái chế được bán cho các cơ sở sản xuất có nhu cầu sử dụng nguyên liệu
chì cho các quá trình sản xuất, các nhà máy cơ khí, nhà máy sản xuất acquy....
30
4.3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CTCN.
4.3.1. Quy trình thu gom, lưu giữ tạm thời CTCN.
Các phế liệu xưởng thu gom từ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu bao gồm một số thành phần sau:
 Nhớt phế thải: là nhớt thải do thay bảo trì, vệ sinh máy móc định kỳ tại các cơ sở
sản xuất công nghiệp. Khối lượng tiếp nhận đến nhà máy xử lý: 600 m3
/tháng.
 Dung môi phế thải các loại dung môi thông thường sử dụng trong sản xuất gồm:
axeton, etanol, toluen, tricloetylen…(khối lượng tiếp nhận khoảng 300 m3
/tháng).
 Thùng chứa bằng nhựa các loại như can, xô… và thành phần nhựa từ rác sinh họat
đã phân loại (tổng khối lượng trung bình khoảng 10 tấn/ngày).
 Chì phế thải: là chì thải chủ yếu có trong các bình acquy hỏng được thải bỏ tại các
bãi rác. (khối lượng nhà máy tiếp nhận xử lý khoảng 10 tấn/ngày).
Nhớt và dung môi phế thải chứa trong các thùng kim loại, thể tích 200 lít/thùng, thu
gom tại các nhà máy sản xuất công nghiệp và vận chuyển đến xưởng xử lý – tái sinh bằng
xe tải thùng kín loại 1 tấn. Thùng chứa luôn được kiểm tra độ bền và độ kín theo định kỳ
để đảm bảo an toàn. Các nguyên liệu phế thải chuyển về đến xưởng được lưu chứa trong
kho hàng. Phế thải được chuyển từ xe tải vào kho hàng bằng xe nâng.
Hàng hoá bố trí trong kho đảm bảo khoảng cách giữa các khối hàng và giữa hàng với
tường để không cản trở thiết bị vận chuyển và các thiết bị ứng cứu sự cố khác. Chiều cao
khối lưu trữ không vượt quá 3m. Khoảng cách ly giữa các khối hàng thuộc nhóm chất
nguy hại dễ cháy của xưởng ít nhất là 2m. Lập sơ đồ kho, chỉ rõ khu vực lưu trữ ứng với
từng loại hàng. Kho được thông gió bằng cửa trời, cửa chớp. Khi cần có thể lắp đặt chụp
hút trên mái.
Đối với sản phẩm nhớt và dung môi tái sinh (sau quá trình xử lý) cũng được vận
chuyển và bảo quản như trên. Hàng xuất xưởng vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng xe tải.
4.3.2. Công nghệ tái sinh nhớt thải.
Nguyên liệu đưa vào dây chuyền tái sinh nhớt gồm nhớt phế thải được lấy từ kho của
xưởng. Nhớt thải ban đầu chia thành 2 loại: nhớt tương đối sạch (màu vàng nâu) và nhớt
đen (bẩn). Phần nhớt tương đối sạch sẽ được xử lý để tái thu hồi làm nhiên liệu trong khi
phần nhớt bẩn được đưa trực tiếp vào lò đối tiêu hủy chất thải (xử lý bùn và chất thải nguy
hại) trong nhà máy, sử dụng như một nguồn cung cấp nhiên liệu.
Dầu nhớt sau khi xử lý, tái chế từ dầu thải bẩn lẫn tạp chất, ngậm nước … sẽ trở thành
dầu công nghiệp có màu đỏ vàng, ánh xanh trong suốt, đảm bảo tối thiểu các tiêu chuẩn về
độ nhớt, độ chớp cháy, độ chống ô xy hoá trở lại… được sử dụng rộng rãi trong công
nghiệp và đời sống như trong lò đốt gốm, sứ, gạch tuynel, nồi hơi, nồi đốt rác, máy nổ...
31
Quy trình tái sinh nhớt được trình bày trong hình sau.
Hình 4.6. Quy trình tái sinh thu hồi nhớt phế thải.
Lượng nguyên liệu đầu vào dây chuyền xử lý là khoảng 600 m3
/tháng (20 m3
/ngày),
công suất sản phẩm là 540 m3
/tháng (18 m3
/ngày).
Nhớt thải sau khi vận chuyển đến xưởng, tiến hành mở nắp thùng chứa, phân loại để
tách riêng nhớt bẩn (đen), chỉ nhớt thải tương đối sạch mới được bơm đưa vào thiết bị gia
nhiệt tách nước trước khi được chuyển vào nồi chưng cất. Nhiệt độ trong nồi chưng cất
được nâng lên cao khoảng 300 – 350o
C, nhớt bắt đầu bay hơi và sau đó được chuyển qua
hệ thống sinh hàn ngưng để thực hiện quá trình chưng cất nhiều phân đoạn, chúng ta sẽ thu
được các sản phẩm như xăng, dầu nhớt gốc dạng lỏng tùy vào nhiệt độ. Phần cặn còn lại
sau quá trình chưng cất xem như CTNH và được chuyển đi thiêu hủy trong lò đốt CTNH.
Sau quá trình chưng cất, dầu gốc từ thùng chứa được bơm qua thiết bị lọc sử dụng than
hoạt tính. Dầu gốc sau lọc được gia nhiệt và trộn với phụ gia trong thiết bị pha chế tạo nhớt
sản phẩm đạt yêu cầu sử dụng của thị trường.
Sản phẩm nhớt sau tái sinh được chứa vào thùng. Thùng chứa nhớt ban đầu (rỗng) sẽ
được chuyển trở lại cho cơ sở sản xuất mà doanh nghiệp đã hợp đồng thu mua nhớt phế
thải để chứa chất thải. Thùng chứa nhớt sản phẩm là các thùng sạch cũng được luân
chuyển trong một vòng tuần hoàn khác từ xưởng tái sinh đến các cơ sở mua sản phẩm.
Xử lý chất thải phát sinh trong dây chuyền xử lý tái sinh nhớt:
- Nhớt cặn từ thùng khuấy được chứa vào thùng chứa nhớt phế thải đã tháo hết
nguyên liệu. Cặn tích luỹ ở thùng đến khi đầy cũng như phần cặn còn lại sau quá trình
chưng cất (chiếm khoảng 10% lượng ban đầu) và phần nhớt bẩn sẽ được đưa đến dây
chuyền đốt tiêu hủy chất thải nguy hại trong khu xử lý.
- Dây chuyền tái chế nhớt thải theo công nghệ tái sinh mới trình bày ở trên hầu như
không phát sinh thành phần khí thải độc hại nào. Tuy nhiên trong nhớt phế thải vẫn có lẫn
các tạp chất và khi gia nhiệt có thể bị bay hơi nên ta sẽ bố trí chụp hút, quạt và đường ống
để dẫn phần khí thải này sang dây chuyền xử lý khí thải cho hệ thống tái sinh dung môi.
Nhớt
thải
Hệ thống
gia nhiệt
tách nước
Nồi
chưng
cất
Hệ thống
sinh hàn
ngưng
Hệ thống
tinh chế
dầu
Cặn dầu
Dầu gốc
Thiêu hủy trong lò đốt
chất thải nguy hại
Thùng
chứa
Nhớt
thải sạch
Nhớt thải bẩn
(nhớt đen)
Dùng như nhiên
liệu cho lò đốt
32
4.3.3. Công nghệ tái sinh dung môi phế thải.
Nguyên liệu của dây chuyền là dung môi phế thải gồm các loại dung môi thông thường
được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp cũng như trong đời sống như axeton,
toluen, tricloetylen…
Lượng nguyên liệu đưa vào dây chuyền xử lý tái sinh là 300 m3
/tháng, công suất sản
phẩm là 285 m3
/tháng.
Quy trình tái sinh dung môi phế thải trình bày bằng sơ đồ trên hình sau.
Hình 4.7. Quy trình công nghệ tái sinh dung môi phế thải.
1. Thùng chứa dung môi phế thải; 2. Thùng chứa cặn dung môi; 3. Thùng chứa dung
môi tái sinh; 4. Tháp chưng; 5. Thiết bị ngưng tụ; 6. Bơm dung môi.
Dung môi phế thải từ thùng chứa (1) được bơm lên thiết bị chưng cất (4) cấp nhiệt bằng
điện trở. Tại đây, dung môi có nhiệt độ sôi thấp sẽ bay hơi và theo ống dẫn vào thiết bị
ngưng tụ (5). Nước lạnh đi ở phía ngoài ống dẫn hơi, lấy nhiệt từ hơi dung môi và nóng
lên. Hơi dung môi mất nhiệt và ngưng tụ thành giọt lỏng. Dung môi tái sinh đã hoá lỏng
được chứa vào thùng (3).
Thùng chứa rỗng sẽ được chuyển trở lại cho cơ sở sản xuất mà doanh nghiệp thu mua
nhớt phế thải. Thùng sạch chứa sản phẩm luân chuyển liên tục từ xưởng tái sinh đến các cơ
sở mua sản phẩm của Xưởng.
Dung môi phế
thải
1 2
220V
4
6
3
Nước lạnh5
33
Xử lý chất thải phát sinh trong dây chuyền xử lý tái sinh dung môi:
- Phần cặn sau chưng cất nằm dưới đáy thiết bị chưng cất (4) sẽ được lấy ra định kỳ
chứa vào thùng chứa (2). Cặn có thành phần chủ yếu là oxyt kim loại được xử lý bằng
phương pháp đốt tiêu hủy. Cặn dung môi được tích luỹ trong thùng chứa phế thải đến khi
đầy thùng đưa đi tiêu hủy. Tổng khối lượng cặn trung bình chiếm 5% lượng ban đầu.
- Trong dây chuyền tái sinh dung môi có thể phát sinh khí thải chứa hơi dung môi
gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh cũng như sức khỏe của công nhân
vận hành trong phân xưởng. Để đảm bảo khí thải đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường, ta bố
trí hệ thống xử lý khí thải bao gồm chụp hút, quạt và các đường ống dẫn khí qua một thiết
bị hấp phụ bằng than hoạt tính. Khí thải sau khi qua thiết bị hấp phụ sẽ được phát tán ra
môi trường qua ống khói.
4.3.4. Công nghệ thu hồi nhựa.
Chất thải phải xử lý tận dụng ở dây chuyền này là thùng nhựa phế thải, thành phần
nhựa từ rác sinh hoạt sau khi được rửa sạch với khối lượng xử lý hằng tháng là 300 tấn.
Quy trình xử lý tận dụng nhựa từ thùng chứa phế thải được trình bày trong hình sau.
Hình 4.8. Quy trình công nghệ thu hồi nhựa.
Thành phần nhựa trong rác sinh hoạt sau khi được rửa làm sạch và phân loại chi tiết sẽ
được đưa vào máy cắt sử dụng như nguyên liệu cho dây chuyền thu hồi nhựa.
Thùng chứa phế thải các loại bằng nhựa đưa về cơ sở được cắt rời phần nắp ra. Sau đó,
dùng mạt cưa để làm sạch thùng cũng như nắp thùng, các nhãn dán trên thùng cũng được
bóc ra. Mạt cưa nhiễm bẩn hoá chất chứa trong thùng và các CTR khác được thu gom và
đem đốt tiêu hủy theo công nghệ trình bày ở phần sau.
Thùng nhựa
phế thải
Cắt nắp Làm sạch
Mạt
cưa
Mạt cưa
nhiễm bẩn
Đốt thiêu hủy
Nhựa
từ rác
sinh
hoạt
Rửa làm sạch
Cắt
Nghiền
Nhựa thu hồi
Đóng bao
Hệ thống xử lý
nước thải tập
trung
Nước
Phân
lọai
Nước thải
34
Thùng nhựa sạch và nắp thùng được trộn với thành phần nhựa từ rác sinh hoạt đã làm
sạch để thực hiện quá trình cắt rời thành từng mảnh nhỏ tùy theo từng loại nhựa. Tiếp theo,
những mảnh nhựa nhỏ được cho vào máy nghiền để tiến hành nghiền nhỏ rồi đóng bao
thành phẩm khối lượng khoảng 50 kg (nhựa thu hồi).
4.3.5. Công nghệ tái chế chì.
Công suất tiếp nhận của dây chuyền xử lý là 10 tấn chì/ngày với hiệu suất thu hồi đạt
khoảng 90 – 95%. Quy trình thu hồi tái chế chì được trình bày trong hình sau.
Hình 4.9. Quy trình công nghệ tái chế chì.
Chì phế thải được thu gom từ các vựa tập trung, các cơ sở sản xuất và vận chuyển đến
nhà máy xử lý. Sau đó, chì phế thải được rửa sạch bằng nước để loại bỏ phần acid dính
trên chì. Tiếp theo, chì đã rửa sạch acid sẽ được đưa vào lò nung sử dụng điện đến nhiệt độ
khoảng 400o
C, ở nhiệt độ này các tạp chất hữu cơ bẩn sẽ chuyển thành khí thải phát ra, còn
chì phế thải ban đầu thì chuyển sang dạng lỏng.
Phần khí thải phát sinh từ quá trình gia nhiệt sẽ được dẫn qua tháp rửa khí, dung dịch
sử dụng là nước, sau đó thải ra môi trường qua ống khói. Nước thải chứa các cặn chì lắng
đọng được cho tuần hoàn sử dụng lại nên không cần xử lý, cặn chì lắng sẽ được lấy ra định
kỳ và tiến hành cho vào lò nung để tiếp tục tái chế nên cũng không cần phải xử lý.
Phần chì sau quá trình nung trong lò điện đang ở dạng lỏng sẽ được đổ vào khuôn để
hóa rắn trở lại. Kích thước hình dạng khuôn đổ chì sẽ tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng sản
phẩm chì tái chế sau này. Khuôn chì sau đó được làm nguội bằng nước (tuần hoàn) và tiếp
theo tháo khuôn để thu được sản phẩm chì tái chế. Chì sau khi tái sinh sẽ được bán cho các
cơ sở sản xuất có nhu cầu sử dụng.
Chì
phế
thải
Lò nung
điện
Tháp
rửa khí
Khí thải Ống
khói
Môi
trường
Khuôn đúc
Chì lỏng
Sản phẩm
chì tái chế
Rửa làm
sạch
Nước thải
chứa acid
Nước thải (tuần hoàn)
Làm
nguội
Tháo
khuôn
Cặn chì
Hệ thống xử lý
nước thải tập trung
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docx
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docxDự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docx
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨUDỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨULẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨMDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨMLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án gia công cơ khí
Thuyết minh dự án gia công cơ khíThuyết minh dự án gia công cơ khí
Thuyết minh dự án gia công cơ khíLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 

Was ist angesagt? (20)

Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docx
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docxDự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docx
Dự án “Nhà máy xử lý rác thải”.docx
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨUDỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU XUẤT KHẨU
 
Thuyết minh dự án Nhà máy tái chế giấy phế liệu nhập khẩu tỉnh Đồng Nai | dua...
Thuyết minh dự án Nhà máy tái chế giấy phế liệu nhập khẩu tỉnh Đồng Nai | dua...Thuyết minh dự án Nhà máy tái chế giấy phế liệu nhập khẩu tỉnh Đồng Nai | dua...
Thuyết minh dự án Nhà máy tái chế giấy phế liệu nhập khẩu tỉnh Đồng Nai | dua...
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨMDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
 
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
 
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp PhướcĐồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
 
Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...
Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...
Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...
 
Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy xử lý môi trường khu công nghiệp yên bình | ...
Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy xử lý môi trường khu công nghiệp yên bình | ...Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy xử lý môi trường khu công nghiệp yên bình | ...
Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy xử lý môi trường khu công nghiệp yên bình | ...
 
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh tháiDự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
 
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Sản xuất Bún Ngô tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918...
Thuyết minh dự án đầu tư Sản xuất Bún Ngô tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918...Thuyết minh dự án đầu tư Sản xuất Bún Ngô tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918...
Thuyết minh dự án đầu tư Sản xuất Bún Ngô tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
 
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
 
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạoTư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
 
Thuyết minh dự án gia công cơ khí
Thuyết minh dự án gia công cơ khíThuyết minh dự án gia công cơ khí
Thuyết minh dự án gia công cơ khí
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
 
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...
 

Ähnlich wie Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381

bctntlvn (44).pdf
bctntlvn (44).pdfbctntlvn (44).pdf
bctntlvn (44).pdfLuanvan84
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docxThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấyThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấyLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...
Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...
Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao caoLuan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao caohoangphuongdev
 
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...VitHnginh
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tếdự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tếLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự án Việt
 
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 

Ähnlich wie Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381 (20)

ĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCM
ĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCMĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCM
ĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCM
 
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise", Nhà...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise", Nhà...DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise", Nhà...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise", Nhà...
 
bctntlvn (44).pdf
bctntlvn (44).pdfbctntlvn (44).pdf
bctntlvn (44).pdf
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docxThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấyThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
 
Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...
Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...
Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...
 
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao caoLuan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao
Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao Luan van bao cao
 
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
 
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
 
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
 
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
 
dự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tếdự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tế
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
 
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
 
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
 
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
 

Mehr von CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

Mehr von CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (20)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
 
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
 
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
 
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
 
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
 
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
 

Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 0903034381

  • 1. CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI ĐỊA ĐIỂM XÃ TÓC TIÊN, HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU. THÁNG 08/2009
  • 2. CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI. ĐỊA ĐIỂM XÃ TÓC TIÊN, HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU. CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI CƠ QUAN LẬP DỰ ÁN THÁNG 08/2009
  • 3. MỤC LỤC GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN............................................................................................... 3 THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ .................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: TÓM TẮT DỰ ÁN...................................................................................................... 4 1.1. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ. ........................................................................................... 4 1.2. GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN............................................................................... 5 1.2.1. Khái quát về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. ........................................................................ 5 1.2.2. Nội dung của dự án. ................................................................................................... 6 1.2.3. Đối tượng của dự án................................................................................................... 6 1.2.4. Vị trí của dự án........................................................................................................... 7 1.3. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN................................................................................... 8 1.4. MỤC ĐÍCH CỦA DỰ ÁN.................................................................................................. 9 CHƯƠNG 2: NHIỆM VỤ THIẾT KẾ. .......................................................................................... 10 2.1. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ................................................................................................... 10 2.2. PHẠM VI THIẾT KẾ, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.......................................................... 10 2.3. CÔNG SUẤT THIẾT KẾ VÀ QUY MÔ. ...................................................................... 10 2.4. CÁC HẠNG MỤC THIẾT KẾ CHÍNH......................................................................... 11 2.5. CÁC HẠNG MỤC THIẾT KẾ KHÁC. ......................................................................... 11 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ THIẾT KẾ.................................................................................................... 12 3.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ.......................................................................................................... 12 3.2. KHUNG TIÊU CHUẨN. ................................................................................................. 14 3.3. TÀI LIỆU THIẾT KẾ...................................................................................................... 14 3.4. TÀI LIỆU THAM KHẢO. .............................................................................................. 17 CHƯƠNG 4: THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ. ............................................................................ 18 THÀNH PHẦN RÁC DẦU KHÍ VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI............................................. 18 4.1. KHỐI LƯỢNG THÀNH PHẦN RÁC DẦU KHÍ Ở BÀ RỊA VŨNG TÀU................ 18 4.1.1. Khối lượng và thành phần CTR ngành dầu khí.................................................... 18 4.1.2. Hoạt động quản lý và xử lý CTR ngành dầu khí................................................... 18 4.2. ĐỊNH HƯỚNG LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ........................................... 19
  • 4. 4.3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC DẦU KHÍ VÀ CTNH.......... 20 4.3.1. Công nghệ xử lý rác dầu khí.................................................................................... 20 4.3.2. Công nghệ xử lý bùn nguy hại................................................................................. 21 4.3.3. Công nghệ thiêu hủy CTNH.................................................................................... 23 4.3.4. Công nghệ xử lý chất thải lỏng nguy hại................................................................ 25 THÀNH PHẦN RÁC CÔNG NGHIỆP...................................................................................... 27 4.1. KHỐI LƯỢNG THÀNH PHẦN CTCN Ở BÀ RỊA VŨNG TÀU................................ 27 4.1.1. Khối lượng và thành phần rác công nghiệp........................................................... 27 4.1.2. Hiện trạng quản lý và xử lý. .................................................................................... 28 4.2. ĐỊNH HƯỚNG LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ........................................... 28 4.3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CTCN............................................. 30 4.3.1. Quy trình thu gom, lưu giữ tạm thời CTCN.......................................................... 30 4.3.2. Công nghệ tái sinh nhớt thải. .................................................................................. 30 4.3.3. Công nghệ tái sinh dung môi phế thải. ................................................................... 32 4.3.4. Công nghệ thu hồi nhựa........................................................................................... 33 4.3.5. Công nghệ tái chế chì. .............................................................................................. 34 CHƯƠNG 5: THUYẾT MINH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THIẾT BỊ KỸ THUẬT. ... 35 5.1. KHÁI QUÁT TỔNG MẶT BẰNG. ................................................................................ 35 5.2. PHẦN CÔNG TRÌNH XÂY LẮP................................................................................... 35 5.3. PHẦN THIẾT BỊ KỸ THUẬT CHÍNH......................................................................... 36 5.3.1. Hệ thống thiêu đốt xử lý rác dầu khí và CTNH. ................................................... 36 5.3.2. Hệ thống xử lý bùn. .................................................................................................. 39 5.3.3. Hệ thống xử lý chất thải lỏng nguy hại................................................................... 39 5.3.4. Hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời chất thải.................................. 40 5.3.5. Hệ thống tái chế nhớt phế thải. ............................................................................... 40 5.3.6. Hệ thống tái chế dung môi phế thải. ....................................................................... 41 5.3.7. Hệ thống thu hồi nhựa. ............................................................................................ 41 5.4. HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT............................................................................. 42 5.5. NHU CẦU ĐIỆN, NƯỚC, LAO ĐỘNG......................................................................... 43 5.6. KHÁI TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG. ............................... 44 5.6.1. Hệ thống xử lý rác dầu khí và CTNH..................................................................... 44 5.6.2. Hệ thống tái sinh thù hồi CTCN. ............................................................................ 45 5.6.3. Các hạng mục khác. ................................................................................................. 46 5.6.4. Tổng hợp kinh phí đầu tư........................................................................................ 48
  • 5. CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ....................................................................... 49 6.1. PHÂN TÍCH DOANH THU............................................................................................ 49 6.1.1. Doanh thu từ bán các sản phẩm tái sinh thu hồi................................................... 49 6.1.2. Doanh thu từ việc xử lý rác dầu khí. ...................................................................... 49 6.1.3. Doanh thu từ việc xử lý CTNH. .............................................................................. 49 6.1.4. Tổng hợp doanh thu của khu xử lý......................................................................... 50 6.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ HỌAT ĐỘNG........................................................................... 50 6.2.1. Chi phí nhân công..................................................................................................... 50 6.2.2. Chi phí năng lượng................................................................................................... 51 6.2.3. Chi phí hoá chất, nhiên liệu..................................................................................... 51 6.2.4. Chi phí thu mua nguyên liệu rác công nghiệp....................................................... 51 6.2.5. Chi phí khấu hao và sửa chữa lớn. ......................................................................... 52 6.2.6. Các chi phí khác. ...................................................................................................... 53 6.2.7. Tổng hợp chi phí hoạt động hằng năm................................................................... 53 6.3. TỔNG GIÁ TRỊ XÂY LẮP CỦA DỰ ÁN. .................................................................... 54 6.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN........................................................................... 54 CHƯƠNG 7: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG. .............................................................................. 55 7.1. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG. .......................................................... 55 7.2. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. .................................................................................. 57 7.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁC. ....................................................................................... 58 7.4. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG. .............................................................. 59 CHƯƠNG 8: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................................................................. 60 8.1. PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN. ........................................................................... 60 8.2. TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI DỰ ÁN.................................................................................... 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO. .............................................................................................................. 62
  • 6. 1 GIỚI THIỆU Chất thải rắn luôn là vấn đề bức xúc của bất kỳ đô thị phát triển nào ở Việt Nam cũng như trên thế giới, lượng rác thải với nguồn phát sinh đa dạng và đang ngày càng gia tăng theo đà phát triển dân số và nâng cao dần mức sống của người dân. Trong thập kỷ tới, tổng lượng chất thải rắn phát sinh được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh. Các khu vực đô thị chiếm khoảng 24% dân số cả nước nhưng lại chiếm hơn 50% tổng lượng chất thải phát sinh, và ước tính trong những năm tới, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tăng khoảng 60%, trong khi chất thải rắn công nghiệp sẽ tăng 50% và chất thải độc hại sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện nay. Việc thu gom và xử lý rác đang chiếm một phần đáng kể trong ngân sách nhà nước. Nếu công tác quản lý và xử lý chất thải rắn không hiệu quả sẽ gây mất mỹ quan đô thị, tác động đến ngành du lịch văn hóa của địa phương và đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng sống của dân cư trong khu vực bởi các mầm bệnh, mùi hôi, vi trùng, nước rò rỉ… Bên cạnh đó, các loại chất thải nguy hại không được phân loại riêng, chưa trải qua bất kỳ khâu xử lý kỹ thuật nào mà trộn chung với những chất thải sinh hoạt đưa đến những bãi chôn lấp vốn chưa được thiết kế hợp vệ sinh ngay từ đầu. Chất thải rắn nguy hại nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến suy thoái môi trường. Ðể đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai cần phải chú trọng công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là khi lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cho các vùng và khu đô thị. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Long An… đang hình thành các trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn vào bậc nhất của nước ta. Tuy nhiên quá trình phát triển với tốc độ cao trên toàn vùng đã và đang làm phát sinh một khối lượng lớn chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại, đặc biệt là rác dầu khí gây ra những ảnh hưởng lớn đến môi trường. Quá trình sản xuất công nghiệp làm phát sinh nhiều thành phần CTCN như: nhớt, dung môi phế thải và các loại thùng chứa… Hiện mỗi ngày các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Tỉnh phát sinh khoảng 273 tấn CTCN nói chung. Nếu không có biện pháp xử lý phù hợp thì những thành phần CTCN này sẽ tích trữ lại với khối lượng lớn gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Những giải pháp mới nhằm thu hồi, tái chế, tái sinh những thành phần chất thải có giá trị kinh tế giúp giảm bớt được khối lượng chất thải cần xử lý, mang lại thu nhập đáng kể từ những sản phẩm thu hồi tái sinh này. Điều đó đặc biệt rất có ý nghĩa đối với thành phần chất thải công nghiệp như thùng chứa bằng nhựa, dầu nhớt, dung môi, kim loại có giá trị (chì)… thường gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm biện pháp xử lý thích hợp, hạn chế thấp nhất các khả năng gây ô nhiễm môi trường với chi phí xử lý là kinh tế nhất.
  • 7. 2 Ngoài ra, để giải quyết triệt để hơn vấn đề chất thải rắn và hạn chế tối đa những tác động do nó gây ra cho môi trường đô thị thì cần có hướng xử lý phù hợp và hiệu quả đối với thành phần bùn thải nguy hại. Thành phần này chứa nhiều độc chất kim loại, biện pháp xử lý chủ yếu áp dụng trước đây là chôn lấp và thường gây ra những ô nhiễm trầm trọng về đất và nguồn nước ngầm cũng như nước mặt trong khu vực, tích lũy lại các độc chất này trong chuỗi thức ăn và ảnh hưởng đến con người. Một điều ai cũng có thể nhận thức được dễ dàng là nếu lượng chất thải phát sinh càng ít thì việc giải quyết chúng sẽ đơn giản hơn rất nhiều, chi phí cho việc xử lý cũng thấp hơn, và những tác hại của chúng đối với môi trường cũng giảm. Điều đó đã thúc đẩy con người tìm kiếm các giải pháp mới nhằm giảm lượng chất thải cuối cùng cần phải xử lý. Trước đà gia tăng nhanh chóng lượng chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã quy hoạch một khu vực xử lý rác 100 ha tại xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành nhưng vẫn chưa có dự án nào được triển khai trên thực tế. Mặt khác, trên địa bàn Tỉnh cũng chưa có bãi chôn lấp an toàn nào dành riêng cho chất thải nguy hại, cụng như chưa có đơn vị xử lý nào đảm trách việc xử lý các loại chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp nói chung. Vì vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra để xử lý triệt để những thành phần rác nguy hại là cần tiến hành triển khai xây dựng các nhà máy xử lý rác hiện đại với công nghệ tiên tiến để tiêu huỷ hoàn toàn chất thải nguy hại, tái sinh thu hồi những châấ thải công nghiệp có giá trị kinh tế, đồng thời vẫn đảm bảo và không làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trong khu vực.
  • 8. 3 DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI. GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN. 1. TÊN DỰ ÁN. Xây dựng nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. 2. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG. Tại xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Diện tích: giai đọan 1 là khỏang 10 ha; giai đọan 2 là khoảng 20 ha. 3. CÔNG SUẤT VÀ SẢN PHẨM. Công suất: rác dầu khí (20 tấn/ngày); bùn thải nguy hại (150 tấn/tháng), chất thải lỏng hữu cơ nguy hại (300 m3 /tháng), chất thải lỏng nguy hại có lẫn kim loại nặng (300 m3 /tháng), các thành phần chất thải rắn nguy hại khác…; nhớt thải (600m3 /tháng), dung môi thải (300m3 /tháng), nhựa (10 tấn/ngày), chì (10 tấn/ngày). Sản phẩm: nhựa thu hồi, dung môi tái chế, nhớt tái chế, chì, gạch xây tường rào… 4. THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG. Thời gian hoạt động dự kiến là 20 năm. 5. KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. 6. THỜI GIAN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH. 12 tháng. 7. CHỦ ĐẦU TƯ. Công ty Cô phần Vận tải 8. ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN. Công ty CP.
  • 9. 4 THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. CHƯƠNG 1: TÓM TẮT DỰ ÁN. 1.1. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ. 1.1.1. Chủ đầu tư. - Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI (Tên công ty viết bằng tiếng Anh là MEKONG CORPORATION). - Địa chỉ trụ sở chính: 61 , Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. - Vốn đầu tư: 100.000.000.000 VNĐ. o Vốn chủ sở hữu: 30.000.000.000 VNĐ. o Vốn vay ưu đãi của các Quỹ, Tổ chức tín dụng: 70.000.000.000 VNĐ. 1.1.2. Ngành nghề kinh doanh. Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty: - Vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước. Dịch vụ bốc xếp hàng hóa bằng thủ công và cơ giới. Cho thuê kho bãi. Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa. - Thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp. Xử lý chất thải công nghiệp (không họat động tại trụ sở). - Dịch vụ dọn vệ sinh, nhà ở, văn phòng. - Mua bán hàng kim lọai màu, phôi sắt, sắt phế liệu, sắt xây dựng, nhựa đường, than đá (không mua bán tại trụ sở); giống vật nuôi, giống cây trồng. - Xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy lợi. - Sản xuất, mua bán hóa chất; mua bán phân bón. - Mua bán, khai thác và chế biến khóang sản (không khai thác, chế biến tại trụ sở)…. 1.1.3. Đại diện pháp nhân. - Họ và tên: NGUYỄN PHƯỚC. - Chứng minh nhân dân số: 272537679 (do CA t….cấp n). - Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: . - Chỗ ở hiện tại: . - Điện thọai cố định: 08 – 83221655.
  • 10. 5 1.2. GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN. 1.2.1. Khái quát về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập ngày 12/8/1991, nằm trong khoảng tọa độ địa lý 10o 05’ - 10o 48’ Bắc và 107o - 107o 35’ Đông. Đây là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc giáp huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp huyện Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh, phía Đông giáp huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp Biển Đông. Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Với tổng chiều dài địa giới trên đất liền 162 km. Bà Rịa -Vũng Tàu có chiều dài bờ biển phần đất liền 100 km. Thềm lục địa tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu mỏ và hải sản. Diện tích tự nhiên 1975,14 km2 , dân số: 821.300 người (2000), mật độ: 416 người/km2 . Có 8 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa; các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, và huyện đảo Côn Đảo. Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay, và mạng lưới đường sông thuận lợi. Các đường quốc lộ 51, 55, 56 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện của Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. Vị trí địa lý đã mang lại cho Bà Rịa – Vũng Tàu những thuận lợi và khó khăn nhất định:
  • 11. 6 - Nằm trong vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay, gần TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật... gần đồng bằng sông Cửu Long nên thuận lợi trong việc tiếp nhận các nguồn lương thực thực phẩm rau quả nhưng phải chịu sự cạnh tranh mạnh từ nhiều phía. - Vị trí của Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam, nên sẽ rất thuận lợi trong vai trò là trung tâm trung chuyển hàng hoá giữa Vùng Đông Nam Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam với bên ngoài. Điều này mang đến Bà Rịa – Vũng Tàu vị trí quan trọng đặc biệt về kinh tế và quốc phòng. 1.2.2. Nội dung của dự án. - Đầu tư nhà máy xử lý chất thải ngành dầu khí (20 tấn/ngày). - Đầu tư nhà máy tái sinh thu hồi chất thải công nghiệp (CTCN) gồm: nhớt thải (600m3 /tháng), dung môi thải (300m3 /tháng), nhựa (10 tấn/ngày), chì (10 tấn/ngày)… - Đầu tư hệ thống xử lý chất thải nguy hại (CTNH) gồm: bùn thải nguy hại (150 tấn/tháng), chất thải lỏng hữu cơ nguy hại (300 m3 /tháng), chất thải lỏng nguy hại có lẫn kim loại nặng (300 m3 /tháng), các thành phần chất thải rắn nguy hại khác… - Đầu tư hệ thống xử lý nước thải phát sinh từ các dây chuyền xử lý chất thải trong khu vực nhà máy. 1.2.3. Đối tượng của dự án. a) Chất thải ngành dầu khí: Công nghiệp dầu khí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, và có tính quyết định đối với tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn Tỉnh. Phần lớn năng lực sản xuất của ngành dầu khí Việt Nam nằm ở Vũng Tàu, và đại đa số sản phẩm dầu mỏ và khí đốt của Petro Việt Nam cũng được khai thác tại vùng biển Vũng Tàu. Theo khảo sát thực tế, CTR ngành dầu khí chủ yếu phát sinh từ họat động ngoài khơi và từ nhà máy lọc dầu. Lượng phát thải hằng năm khoảng 16.000 – 25.000 tấn, tăng dần theo sự phát triển của ngành, trong đó phần nguy hại chiếm từ 30 – 40%. Hiện nay có nhiều đơn vị họat động trong lĩnh vực dầu khí nhưng chưa có cơ sở xử lý nào, các kho lưu giữ chưa đảm bảo các quy định về an toàn và môi trường. Mặt khác, hiện nay trong khu vực Đông Nam bộ, vẫn chưa có bãi chôn lấp an toàn nào cho CTNH cũng như tro thải. Thành phần chất thải cũng khá đa dạng tùy theo họat động cụ thể, bao gồm: cặn dầu, bùn nhiễm dầu, dầu tràn, dung môi hữu cơ, chất thải từ quá trình lọc dầu, các lọai hắc ín thải, dầu thải chứa acid, vật liệu lọc bằng đất sét đã qua sử dụng, chất thải có chứa thủy ngân… Ngoài ra, các hoạt động trong ngành dầu khí cũng làm phát sinh những lọai chất thải như thùng chứa các loại, xúc tác đã qua sử dụng, hỗn hợp nhựa, vật liệu nhựa, chất thải chứa các kim lọai nặng khác, giẻ dầu, hóa chất hết hạn sử dụng…
  • 12. 7 b) Chất thải công nghiệp thông thường: Những năm gần đây, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều thay đổi nhanh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hệ thống đường sá, chiếu sáng công cộng, bờ biển và các khách sạn, công sở được xây mới, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho hàng loạt các khu công nghiệp (KCN) phát triển như Đông Xuyên, Long Sơn - Vũng Tàu, Mỹ Xuân A1, Mỹ Xuân A2, Mỹ Xuân B1, Cái Mép… Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4000 MW). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm urê (800.000 tấn/năm), polyetylen (100.000 tấn/năm), clinker, thép… Với đà phát triển công nghệ đó, có thể dự đoán khối lượng CTCN trên địa bàn tỉnh sẽ tăng nhanh trong những năm tới. Nguồn gốc phát sinh chủ yếu của rác công nghiệp là từ các cơ sở, các doanh nghiệp sản xuất trong địa bàn huyện và trên toàn tỉnh. Đối với CTCN có giá trị kinh tế như: nhớt phế thải, dung môi phế thải, thùng chứa bằng nhựa, chì phế thải... thì biện pháp tái sinh thu hồi giúp giảm bớt khối lượng chất thải cần xử lý, đồng thời mang lại thu nhập đáng kể từ các sản phẩm tái sinh. c) Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại (CTNH) như bùn cống rãnh, bùn thải từ các nhà máy, công trình xử lý nước, các lọai chất thải lỏng hữu cơ nguy hại, chất thải lỏng có lẫn kim lọai nặng, chai lọ bao bì đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, cặn dầu, những thành phần chất thải độc hại phát sinh từ các quy trình tái chế rác công nghiệp, các chất thải nguy hại khác tạo ra từ quá trình sản xuất công nghiệp… tại các nhà máy sản xuất cũng như ở các khu xử lý chất thải rắn. Những chất thải nguy hại kể trên thường không có giá trị về kinh tế để tái sinh thu hồi nhưng việc thải bỏ bừa bãi chúng ra môi trường mà không qua bất cứ khâu xử lý kỹ thuật nào sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho môi trường đất, nước, không khí xung quanh. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến họat động sinh họat của con người cũng như hệ sinh thái tự nhiên của khu vực. Do đó việc đưa ra biện pháp xử lý triệt để những thành phần chất thải nguy hại là điều rất cần thiết, giúp hạn chế thấp nhất những tác động đến môi trường. 1.2.4. Vị trí của dự án. Dự án đầu tư nhà máy xử lý CTCN và CTNH dự kiến được xây dựng tại xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. (Phù hợp với quy họach chung của tỉnh về khu xử lý rác thải 100 ha được quy họach tại khu cực xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành). Đây là khu vực có vị trí địa lý ở khá gần trung tâm giữa các KCN của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và các khu vực lân cận nên rất thuận lợi cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTCN, CTNH của các KCN này khi dự án đi vào họat động.
  • 13. 8 1.3. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm TP. HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Long An… đang hình thành các trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, các KCN, khu chế xuất (KCX) lớn vào bậc nhất của nước ta. Tuy nhiên quá trình phát triển với tốc độ cao trên toàn vùng đã và đang làm phát sinh một khối lượng lớn CTCN và CTNH, gây ra những ảnh hưởng lớn đến môi trường. Những vấn đề cơ bản liên quan đến việc chôn lấp CTCN không đúng kỹ thuật, đặc biệt là CTNH có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm trong khi ở Việt Nam những nguồn này thường được dùng làm nước uống, sinh họat, phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Bản chất ăn mòn của CTNH có thể phá hủy các hệ thống thoát nước và làm nhiễm độc môi trường tự nhiên. Mặt khác việc thải bỏ bừa bãi những chất thải kể trên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người trực tiếp hay gián tiếp. Hiện mỗi ngày các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát sinh khoảng 273 tấn CTCN nói chung (98.500 tấn/năm). Để giải quyết vấn đề này, tỉnh đã quy hoạch Khu xử lý CTR tập trung Tóc Tiên, huyện Tân Thành với diện tích 100ha để xử lý các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và từ đô thị, trong đó có bố trí 35ha dành cho chôn lấp CTCN và khoảng 4ha dành cho việc phân loại và tái chế chất thải rắn. Đến nay, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 1 dự án xử lý chất thải công nghiệp bằng phương pháp chôn lấp (Chủ đầu tư là Công ty K-BEC, Hàn Quốc) với diện tích 35ha. Tuy nhiên, dự án này mới chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng. Từ giữa năm 2008, sau khi Nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sông Xanh đặt tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bị đình chỉ hoạt động, trên địa bàn tỉnh đã không có một đơn vị nào xử lý CTCN. Quá trình sản xuất công nghiệp ở trên địa bàn Tỉnh hiện làm phát sinh nhiều thành phần CTCN như: nhớt, dung môi phế thải và các loại thùng chứa… Nếu không có biện pháp xử lý phù hợp thì những thành phần CTCN này sẽ tích trữ lại với khối lượng lớn gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Việc tái sinh thu hồi lại phần rác trên giúp giảm bớt nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu mới cho các ngành sản xuất, giảm lượng CTCN cần xử lý, tiết kiệm chi phí xử lý, đồng thời thu được lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm tái sinh này. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh vẫn chưa có bãi chôn lấp an toàn nào dành riêng cho CTNH nên một khối lượng đáng kể tro xỉ và bùn vô cơ đang phải lưu giữ và tồn trữ ở các nhà máy sản xuất. Bên cạnh đó, tro thải từ quá trình đốt được xem là CTNH và cần được hóa rắn và chôn lấp an toàn. Việc lưu giữ tạm thời này có khả năng tác động xấu đối với môi trường. Vì vậy, bùn thải cần được đóng rắn và ổn định nhằm đảm bảo an toàn về mặt môi trường. Do đó việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý CTCN và CTNH ở huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là rất cần thiết.
  • 14. 9 1.4. MỤC ĐÍCH CỦA DỰ ÁN. 1.4.1. Xã hội. - Triển khai dự án sẽ góp phần thực hiện chủ trương của nhà nước nhằm thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia và Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam. - Dự án thực hiện sẽ có ý nghĩa lớn về mặt xã hội: giải quyết được vấn đề rác dầu khí, CTCN và CTNH hiện đang tăng nhanh và là vấn đề rất bức xúc hiện nay tại các khu đô thị ở nước ta, đặc biệt là ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với thế mạnh là sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí. 1.4.2. Môi trường. - Ngăn chặn ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh cho cộng đồng xung quanh trong khu vực bởi CTNH và CTCN. - Có biện pháp giải quyết được vấn đề CTCN, tái sinh thu hồi những sản phẩm có giá trị kinh tế và tạo ra nguồn phân bón hữu ích cho vùng nông thôn lại vừa góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. - Loại bỏ an toàn và hiệu quả thành phần CTNH với các biện pháp như thiêu đốt và đóng rắn, qua đó giảm các ảnh hưởng môi trường do nó gây ra. 1.4.3. Công nghệ. - Xây dựng nhà máy, đầu tư trang thiết bị hiện đại để xử lý triệt để những chất thải phát sinh trong ngành dầu khí. - Xây dựng xưởng, đầu tư trang thiết bị quy trình thu gom, tái sinh thu hồi những thành phần chất thải nguy hại như nhớt phế thải, dung môi phế thải, tận dụng thùng chứa bằng nhựa và xử lý chất thải phát sinh từ quy trình trên. - Xây dựng xưởng và đầu tư trang thiết bị quy trình xử lý bùn thải: đóng rắn và ổn định bùn thải vô cơ và tro xỉ nhằm đạt an toàn về mặt môi trường. - Kết hợp hài hòa giữa chất lượng, công nghệ và tính tối ưu về phương diện kinh tế, đầu tư. Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhưng vẫn đảm bảo cảnh quan xung quanh. 1.4.4. Kinh tế. - Đảm bảo chi phí đầu tư hiệu quả và hợp lý. - Đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp từ các hoạt động xử lý, tái sinh và thu hồi CTCN và CTNH. - Tạo ra việc làm cho lao động tại địa phương.
  • 15. 10 2. CHƯƠNG 2: NHIỆM VỤ THIẾT KẾ. 2.1. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ. 2.1.1. Thành phần rác dầu khí và chất thải nguy hại. Xây dựng nhà máy xử lý tiêu hủy và thiêu đốt những thành phần CTR phát sinh trong ngành công nghiệp dầu khí, các loại CTNH. 2.1.2. Thành phần chất thải công nghiệp. Xây dựng xưởng tái chế và tái sinh thu hồi các thành phần rác công nghiệp như: nhớt phế thải, dung môi phế thải, nhựa, chì… 2.2. PHẠM VI THIẾT KẾ, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG. 2.2.1. Phạm vi thiết kế. - Nhà máy xử lý rác dầu khí cho toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Nhà máy xử lý CTCN và CTNH cho Bà Rịa - Vũng Tàu và các khu vực lân cận. 2.2.2. Địa điểm xây dựng. - Xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Diện tích khu vực dự án: 10 ha (giai đoạn 1) và 20 ha (giai đoạn 2). - Diện tích xây dựng nhà xưởng: 14.566 m2 . 2.3. CÔNG SUẤT THIẾT KẾ VÀ QUY MÔ. 2.3.1. Thành phần rác dầu khí và chất thải nguy hại.. - Công suất thiết kế:  Rác dầu khí: 20 tấn/ngày (600 tấn/tháng).  Bùn thải: 5 tấn/ngày (150 tấn/tháng).  Chất thải lỏng hữu cơ nguy hại: 300 m3 /tháng.  Chất thải lỏng nguy hại có lẫn kim loại nặng: 300 m3 /tháng.  Giẻ lau, mạt cưa: 2 tấn/tháng.  Cặn nhớt: 60 m3 /tháng.  Cặn dung môi: 15 m3 /tháng. - Thời gian họat động: > 20 năm. - Diện tích nhà máy xử lý: 6.800 m2 .
  • 16. 11 2.3.2. Thành phần chất thải công nghiệp. - Công suất thiết kế:  Nhớt phế thải: 20 m3 /ngày (600 m3 /tháng).  Dung môi phế thải: 10 m3 /ngày (300 m3 /tháng).  Nhựa: 10 tấn/ngày (300 tấn/tháng).  Chì: 10 tấn/ngày (300 tấn/tháng). - Thời gian họat động: > 20 năm. - Diện tích xưởng tái chế rác công nghiệp: 5.200 m2 . 2.4. CÁC HẠNG MỤC THIẾT KẾ CHÍNH. 2.4.1. Thành phần rác dầu khí và chất thải nguy hại. - Kho chứa chất thải nguy hại (bùn thải): 3.000 m2 . - Xưởng xử lý rác dầu khí và CTNH: 3.000 m2 . - Xưởng xử lý chất thải lỏng nguy hại: 800 m2 . 2.4.2. Thành phần chất thải công nghiệp. - Kho chứa nguyên liệu và sản phẩm: 3.000 m2 . - Xưởng tái chế chất thải: 2.000 m2 . - Kho chứa hóa chất: 100 m2 . - Kho chứa thiết bị: 100 m2 . 2.5. CÁC HẠNG MỤC THIẾT KẾ KHÁC. - Nhà văn phòng: 300 m2 . - Nhà bảo vệ: 16 m2 . - Phòng thí nghiệm: 50 m2 . - Hệ thống xử lý nước thải tập trung: 2.000 m2 . - Bãi chôn lấp an toàn cho chất thải nguy hại. - Nhà vệ sinh cho công nhân: 20 m2 . - Nhà nghỉ, nhà ăn cho công nhân: 100 m2 . - Nhà để xe cho công nhân viên: 80 m2 . - Hệ thống cây xanh và đường nội bộ. - Hệ thống thoát nước mưa. - Hệ thống chiếu sáng và hệ thống thông tin liên lạc nội bộ.
  • 17. 12 3. CHƯƠNG 3: CƠ SỞ THIẾT KẾ. 3.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ. 3.1.1. Văn bản bảo vệ môi trường chung. - Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ 01/07/2006. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”. - Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTMT (18/12/2006) về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. - Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg (02/12/2003) về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. 3.1.2. Chất thải rắn. - Thông tư số 39/2008/TT-BTC (19/05/2008) về việc phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn do Bộ Tài chính ban hành để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ – CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. - Thông tư số 13/2007/TT-BXD (31/12/2007) về việc quản lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng ban hành để hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. - Nghị định số 174/2007/NĐ-CP (29/11/2007) về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn do Chính phủ ban hành. - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 04/09/2007 của Chính Phủ về “Quản lý chất thải rắn”. - Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành. - Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg (10/07/1999) về việc phê duyệt chiến lược phát triển chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. - Chỉ thị số 199-TTg (03/04/1997) về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
  • 18. 13 3.1.3. Chất thải nguy hại. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sô, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. - Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành. 3.1.4. Bãi chôn lấp. - Quyết định 27/2004/QĐ-BXD về việc ban hành TCXDVN 320:2004 “Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế” do Bộ Xây dựng ban hành. - Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật chon lấp chất thải nguy hại do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành. - Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD về việc hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chon lấp chất thải rắn do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Bộ Xây dựng ban hành. 3.1.5. Các văn bản khác. - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính Phủ về “Quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản”. - Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”. - Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 209/2004/NĐ-CP. - Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình - Quyết định số 04/2005/QĐ-BXD ngày 10/01/2005 của Bộ Xây dựng ban hành TCXDVN309-2004 về “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung “. - Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành "Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình". - Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành "Định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình". - Văn bản 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ Xây Dựng về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
  • 19. 14 3.2. KHUNG TIÊU CHUẨN. - Tiêu chuẩn TCVN 6705:2000 - “Chất thải nguy hại – Phân lọai” - Tiêu chuẩn TCVN 6706:2000 - “Chất thải không nguy hại - Phân lọai” - Tiêu chuẩn TCVN 320:2004 - “ Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế” - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ Xây Dựng ban hành theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996. - Tuyển tập Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam theo quyết định số 408/BXD-KHCN ban hành ngày 26/06/1996. - Tiêu chuẩn xây dựng về bảo vệ công trình, an toàn, vệ sinh môi trường do Bộ Xây Dựng ban hành theo thông tư số 12/BXD-KHCN ngày 24/04/1995. - Tiêu chuẩn 20 TCN-51-84 "Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình". - Tiêu chuẩn 20 TCN-33-85 "Cấp nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình". - Tiêu chuẩn TCVN 2737-1995: "Tải trọng và tác động". - Tiêu chuẩn TCVN- 4054-1998: "Thiết kế đường ô tô". - Tiêu chuẩn 22TCN-223-95: "Thiết kế mặt đường bê tông xi măng". - Tiêu chuẩn 22TCN-262-2000: "Khảo sát thiết kế nền đường ôtô đắp trên đất yếu". - Tiêu chuẩn TCVN 5208-91: "Kỹ thuật an toàn lao động trong xây dựng". 3.3. TÀI LIỆU THIẾT KẾ. 3.3.1. Hồ sơ địa chất, địa hình. a) Địa chất: Bà Rịa Vũng Tàu cũng như các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ có lịch sử kiến tạo địa chất phức tạp, lâu dài, từ hàng triệu năm trước. Các nhà địa chất cho biết đây là vùng đất thuộc miền uốn nếp chuyển tiếp giữa địa khối Đà Lạt và miền sụt võng của châu thổ sông Cửu Long. Cùng sự nâng lên của khối núi Nam Trung Bộ, và Tây Campuchia, sự hạ thấp bù trừ giữa hai sơn khối đó, xảy ra sự phun trào bazan qua các khe nứt kiến tạo mạnh mẽ có ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan địa hình hiện nay. Đến 3000 năm cách ngày nay biển rút xuống tương đương mức nước hiện tại. Quá trình tiến thoái dẫn đến việc hình thành các đồng bằng phù sa phía nam của tỉnh. Vào khoảng 4.500 đến 2.500 năm cách ngày nay, các bãi biển hiện đại đã được hình thành. Các đồng bằng thấp cửa sông phát triển trầm tích đầm lầy biển. Các thung lũng bị bazan chắn dòng cơ bản được lấp đầy tạo thành các hồ, đầm lầy, dọc theo bờ biển hình thành các cồn cát cao, tạo môi trường thuận lợi cho một số bộ phận dân cư từ vùng đồi gò di chuyển, định cư dần vùng thấp, gần các thềm sông, đồng bằng ven biển.
  • 20. 15 b) Địa hình: Địa hình của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm nhiều núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi cát, dải cát chạy vòng theo bờ biển. Hai huyện Long Đất, Xuyên Mộc là vùng đồng bằng và đồi núi ven biển. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, địa hình Bà Rịa - Vũng Tàu có địa thế không cao lắm, chia cắt không mạnh, xu thế thấp dần về phía nam. Có bốn dạng địa hình cơ bản: miền đồi núi thấp, bậc thềm phù sa cổ, miền đồng bằng ven biển, vùng sình lầy ngập mặn cửa sông ven biển. Miền đồi núi thấp độ cao trung bình từ 100 đến 300m, được xem là địa hình cuối hệ núi và cao nguyên vùng Đông Nam Bộ. Địa hình phổ biến là đồi thấp, xen kẽ vài khối núi granít dựng đứng như núi Mây Tào, núi Dinh, núi Thị Vải, Châu Viên, núi Lớn, núi Nhỏ. Riêng Côn Đảo 88% là núi. Bậc thềm phù sa cổ cao từ 50m đến 100m, phía nam miền núi thấp, từ Tân Thành đến Xuyên Mộc tạo thành dải đất khá bằng phẳng, chủ yếu là đất xám, một số nơi xen lẫn đất bazan màu mỡ. Đồng bằng ven biển có độ cao dưới 50m tạo thành do phù sa sông, biển kết hợp. Dễ nhận thấy là phần đất bằng phẳng xen giữa núi Lớn, núi Nhỏ, ở Vũng Tàu qua rìa nam Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc là những cồn cát, bãi lầy. Vùng sinh lầy ngập mặn ven biển đang tiếp tục hình thành bởi lượng phù sa lắng đọng của sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray. Là địa bàn phát triển của sú, vẹt, đước, đây cũng là nơi nhiều tôm cá và các loài giáp xác. 3.3.2. Điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án. a) Đặc điểm khí hậu, khí tượng: Nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo, chế độ gió mùa, nóng ẩm, quanh năm, Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiệt độ trung bình khoảng 27,7o C. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất (Tháng Sáu: 29o C) với tháng lạnh nhất (Tháng Giêng: 26,4o C) chỉ là 2,6o C. Số giờ nắng cao. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 2.344 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.519 mm) và phân bố rất không đều theo thời gian, tạo thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Gần 90% lượng mưa cả năm tập trung vào mùa mưa từ Tháng Năm đến Tháng Mười một, và chỉ hơn 10% tổng lượng mưa tập trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm. Bà Rịa – Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của 3 loại gió: Gió Đông Bắc, và gió Bắc thường xuất hiện vào đầu mùa khô có tốc độ khoảng 1-5m/s; Gió Chướng xuất hiện vào mùa khô có tốc độ 4-5m/s; Gió Tây và gió Tây - Nam có tốc độ 3-4m/s thường xuất hiện vào khoảng từ Tháng Năm đến Tháng Mười một.
  • 21. 16 b) Đặc điểm thủy văn:  Nước mặt: Để phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản thì nguồn nước sông, suối, hồ giữ một vai trò quan trọng. Nước mặt của Tỉnh chủ yếu do 4 con sông chính cung cấp: sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray và sông Đu Đủ (Băng Chua). Hệ thống sông Đu Đủ (Băng Chua): Là hệ thống sông nhỏ nằm phia Đông Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đây là hệ thống sông chính hình thành ranh giới giữa tỉnh BR-VT và Tỉnh Bình Thuận. Sông bắt nguồn từ núi Tào Nam và phần lớn chảy qua Hàm Tân (Bình Thuận), 1 phần nhỏ sông chảy qua đầm phá cảng Bình Châu rồi đổ ra biển. Sông cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và các hoạt động cảng. Việc xây dựng đập theo dự kiến tại Tỉnh Bình Thuận sẽ làm giảm lưu lượng nước vào mùa khô và gây ra sự lắng đọng tại cảng Bình Châu. Hệ thống sông Ray: Hạ nguồn sông Ray còn được gọi là sông Cái. Sông này chảy qua đàm Cái (thuộc đầm Lộc An) rồi đổ ra biển. Đây là hệ thống sông lớn nhất Tỉnh và diện tích lưu vực sông xấp xỉ 770km2 . Sông bắt nguồn từ núi Chứa Chan và cao nguyên Xuân Lộc (Đồng Nai) gồm hơn 20 sông, rạch. Sông Ray có chiều dài là 120km, trong đó 40km nằm ở tỉnh BR-VT và 80km nằm ở Tỉnh Đồng Nai. Sông Ray đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước ngọt cho tỉnh BR-VT. Sông Dinh: Hệ thống sông Dinh là hệ thống sông quan trọng thứ hai trong việc cung cấp nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt sau hệ thống sông Ray. Sông Dinh bắt nguồn từ đồi núi cao Châu Thành gồm 20 hợp lưu, có rạch Châu Pha, Mù U, Giao Kèo ở hữu ngạn và rạch Dá Đen, Cha Rang, Gia Hợp ở tả ngạn thượng nguồn cửa sông. Sông Dinh chảy qua thị xã Bà Rịa rồi đổ vào vịnh Gành Rái. Chiều dài sông Dinh là 35km và phần lớn nằm ở BR- VT. Sông Dinh có nhiều đập tạo ra các hồ chứa khác nhau: đập sông Soài, Dinh 1, Dinh 2, và sông Đá Đen. Những hồ chứa này là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất và NTTS trong các tháng mùa khô. Sông Thị Vải: Sông Thị Vải bắt nguồn từ rạch Bưng Muồn (Long Thành - Tỉnh Đồng Nai) và chảy trực tiếp vào vịnh Gành Rái với chiều dài khoảng 76km, góp phần vào khu vực hạ nguồn: suối Cả, rạch Chanh, Vành, Nước Lớn. Sông Thị Vải dài 30km, rộng 200 - 400m và sâu 8 - 20m, nơi sâu nhất đến 60m. Sông Thi Vải chảy trực tiếp vào vịnh và biển, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông biển. Sông tuy ngắn, gần vịnh và lưu vực nhỏ nhưng lại nằm trong khu vực được quy hoạch phát triển công nghiệp nặng. Phia tả ngạn sông là các KCN Nhơn Trạch, Gò Dầu, Mỹ Xuân - Phú Mỹ, khu vực hữu ngạn là các bãi sú vẹt. Sông Thị Vải là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp: Nhà máy VeDan, KCN Gò Dầu, KCN Mỹ Xuân A1, A2, B1 & B2, KCN Phú Mỹ (Cái Mép), khu dân cư gần cảng Serece, …
  • 22. 17  Nước ngầm: Nước ngầm của tỉnh khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác là 70.000 m3/ngày- đêm, tập trung vào 3 khu vực chính là: Bà Rịa 20.000 m3 /ngày-đêm; Phú Mỹ - Mỹ Xuân 25.000 m3 /ngày-đêm; Long Điền 15.000 m3 /ngày-đêm. Ngoài 3 vùng trên khả năng khai thác nước ngầm rải rác khoảng 10.000 m3 /ngày-đêm. Nước ngầm trong tỉnh nằm ở độ sâu 60-90m, có dung lượng trung bình từ 10-20m3 /s nên khai thác tương đối dễ dàng. Đánh giá chung: + Nguồn nước của Bà Rịa – Vũng Tàu có thể cho phép khai thác tối đa 500.000 m3 /ngày đêm (từ nước ngầm là 70.000 m3 ) đủ đảm bảo cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. + Nguồn nước phân bố không đều. Thành phố Vũng Tàu là vùng đông dân cư, là trung tâm du lịch và dịch vụ nhưng hoàn toàn không có nguồn nước mặt và nước ngầm đáng kể nào. Cấp nước cho Thành Phố Vũng Tàu, và các khu công nghiệp lân cận là vấn đề cần lưu ý trong những năm tới. + Độ che phủ của rừng đầu nguồn giảm nên mùa mưa lũ thường gây ra úng lụt. Trong khi đó mùa khô dòng chảy lại cạn kiệt gây ra hạn hán lớn, và nước mặn dâng cao ảnh hưởng đến cấp nước. 3.4. TÀI LIỆU THAM KHẢO. - Báo cáo khảo sát địa hình và địa chất công trình, địa chất thủy văn dự án tại xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu - Các dự án đầu tư về nhà máy xử lý và tái chế rác công nghiệp và nhà máy xử lý chất thải nguy hại. - Các số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực dự án. - Tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về Môi trường:  TCVN 5942-1995: "Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt".  TCVN 5944-1995: "Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm ".  TCVN 5945-2005: "Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp".  TCVN 5937-2005: "Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh".  TCVN 5940-2005: “Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ”.
  • 23. 18 4. CHƯƠNG 4: THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ. THÀNH PHẦN RÁC DẦU KHÍ VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI. 4.1. KHỐI LƯỢNG THÀNH PHẦN RÁC DẦU KHÍ Ở BÀ RỊA VŨNG TÀU. 4.1.1. Khối lượng và thành phần CTR ngành dầu khí. Lượng phát thải hằng năm khoảng 16.000 – 25.000 tấn, tăng dần theo sự phát triển của ngành, trong đó phần nguy hại chiếm từ 30 – 40%. Cụ thể: - Phát sinh từ hoạt động thăm dò khai thác và dịch vụ là: 5.433 m3 CTCN nguy hại và 2.720 tấn CTNH (2007); 5.879 m3 CTCN nguy hại và 4.992 tấn CTNH (2008). Phần lớn lượng thải phát sinh từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí là chất thải nhiễm dầu mà trong đó chủ yếu là bùn cặn dầu, giẻ dầu, dung dịch khoan nền tổng hợp và các vỏ bao bì chứa hóa chất. Đây là thành phần có nhiệt trị cao thích hợp với phương pháp xử lý là thiêu đốt trong các lò chuyên dụng. - Phát sinh từ nhà máy chế biến khí và condensate: 227 m3 /năm. - Phát sinh từ nhà máy khí – điện – đạm: 55 tấn (2008), trong đó CTCN nguy hại chiếm 5 tấn với các thành phần như xúc tác thải bỏ, amiang, dầu thải… còn lại những phần CTCN không nguy hại như gỗ, kim loại, thủy tinh, đầu lọc khí. 4.1.2. Hoạt động quản lý và xử lý CTR ngành dầu khí. Từ những ngày đầu mới thành lập ngành dầu khí, chất thải chủ yếu phát sinh từ công ty Vietsovpetro và được chứa trong bể chứa Núi Dinh nhưng bể chứa này nhanh chóng đầy và phải được nâng cấp để có thể tiếp nhận thêm. Đến năm 2001, khu chứa chất thải dầu khí Núi Dinh bị đóng cừa do quá tải và gây ô nhiễm môi trường do rò rỉ. Trước năm 2003, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu không hề có một nhà máy xử lý chất thải nào để xử lý CTCN nói chung và CTNH nói riêng. Vì vậy các công ty tự tìm nhà thầu có thẩm quyền để xử lý chất thải cho mình hoặc đem đi chôn lấp. Đối với Vietsovpetro, chất thải được tập trung tại kho chứa trong cảng dịch vụ dầu khí, tại đây chất thải được phân loại thành CTRSH và CTCN. CTCN được chuyển cho công ty Sông Xanh xử lý. Tuy nhiên từ giữa năm 2008, sau khi Nhà máy xử lý CTNH của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sông Xanh đặt tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bị đình chỉ hoạt động, trên địa bàn tỉnh đã không có một đơn vị nào xử lý CTCN. Vấn đề cấp bách hiện nay cũng như lâu dài đối với ngành dầu khí là phải có biện pháp nhằm quản lý và xử lý triệt để lượng chất thải phát sinh ngày một nhiều hơn.
  • 24. 19 4.2. ĐỊNH HƯỚNG LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ. 4.2.1. Cơ sở lựa chọn phương án công nghệ. Phương án công nghệ được lựa chọn phải: - Giải quyết triệt để thành phần chất thải nguy hại và không phát sinh chất thải thứ cấp gây ảnh hưởng đến môi trường. - Phải phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật và mặt bằng của doanh nghiệp và địa phương. - Đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động. 4.2.2. Phân tích lựa chọn phương án công nghệ. Hiện nay, trên thế giới có nhiều loại công nghệ để xử lý CTCN nói chung và CTNH nói riêng. Mỗi công nghệ chỉ có khả năng áp dụng tốt trong một phạm vi nào đó, đồng thời công nghệ nào cũng có ưu và nhược điểm khác nhau. Trong thực tế, để tăng hiệu quả xử lý như mong muốn, người ta thường kết hợp nhiều công nghệ với nhau. a) Xử lý cơ học: Dùng để xử lý sơ bộ CTR bằng phương pháp cắt nghiền, sàng trước khi đưa vào xử lý hóa lý hay xử lý nhiệt. Biện pháp này sẽ làm tăng hiệu quả xử lý ở các bước tiếp theo. Các chất hữu cơ dạng rắn có kích thước lớn cần phải băm nghiền nhỏ đến kích thước nhất định rồi trộn với các chất khác trước khi đốt. b) Công nghệ xử lý hóa lý: Sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hóa học để làm thay đổi tính chất của chất thải nhằm mục đích chính là giảm thiểu khả năng gây nguy hại của chất thải đối với môi trường. Công nghệ này đặc biệt thích hợp và được sử dụng phổ biến để thu hồi CTCN có giá trị kinh tế. Mặt khác biện pháp này cũng mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường đối với cả những nhà máy xử lý CTR quy mô lớn, vừa, nhỏ. c) Công nghệ ổn định hóa rắn: Là quá trình làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, giảm khả năng phát tán vào môi trường hay làm giảm tính độc hại của chất ô nhiễm. Quá trình ổn định có thể được mô tả như một quá trình nhằm làm cho các chất ô nhiễm bị gắn từng phần hoặc hoàn toàn bởi các chất kết dính hoặc các chất biến đổi khác. Tương tự, quá trình đóng rắn là một quá trình sử dụng các chất phụ gia làm thay đổi bản chất vật lý của chất thải (thay đổi tính kéo, nén hay độ thấm). Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong quản lý CTNH và thường được áp dụng trong các trường hợp: xử lý CTNH; xử lý chất thải từ quá trình khác (ví dụ: tro của quá trình nhiệt); xử lý đất bị ô nhiễm khi hàm lượng ô nhiễm trong đất cao.
  • 25. 20 d) Chôn lấp: Bãi chôn lấp (BCL) an toàn dành riêng cho CTNH đòi hỏi yêu cầu khắt khe và chi phí đầu tư rất cao để đảm bảo không gây ra tác động tiêu cực nào cho môi trường. Trong quá trình vận hành BCL CTNH phải thực hiện các biện pháp quan trắc môi trường, công việc này cũng cần được thực hiện sau khi đóng bãi. Ngoài ra cần kiểm soát được các khả năng xảy ra phản ứng do sự tương thích của chất thải khi hai chất thải rò rỉ tiếp xúc với nhau. e) Đốt thiêu hủy: Đây là quá trình oxy hóa CTR ở nhiệt độ cao. CTCN và CTNH có thể xử lý trong các lò đốt chuyên dụng hoặc trong những quá trình công nghiệp nhiệt độ cao. Đốt là phương án được ưa chuộng sử dụng vì giải quyết triệt để được thành phần CTR nguy hại. Phương pháp này có một số ưu điểm nổi bật hơn các biện pháp khác: có khả năng giảm 90 – 95% trọng lượng chất thải hữu cơ để thành dạng khí trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số CTR nguy hại có tính chất khó cháy, không phù hợp với công nghệ thiêu hủy, hiệu quả đốt thấp nên biện pháp ổn định chúng trong những khối rắn, sau đó chôn lấp an toàn là biện pháp hữu hiệu nhiều khả thi về kinh tế, môi trường và kỹ thuật. 4.3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC DẦU KHÍ VÀ CTNH. 4.3.1. Công nghệ xử lý rác dầu khí. Thành phần rác dầu khí rất đa dạng nhưng chiếm tỷ lệ lớn hơn 60% là các loại chất thải như cặn dầu thô, dầu thải, cặn dung dịch gốc tổng hợp, bùn nhiễm dầu, nước và hóa chất nhiễm dầu. Phần rác chiếm tỷ lệ cao tiếp theo là các giẻ dầu, lọc dầu, vỏ bao bì và rác hóa chất chiếm khoảng 35%. Còn lại là phần nhỏ không đáng kể các loại chất thải như acquy, pin thải, dung dịch acid, kiềm, dung môi hữu cơ, sơn thải. Do đó, rác dầu khí sau khi được phân loại sẽ được xử lý riêng cho từng nhóm. Hình 4.1. Hướng công nghệ xử lý rác dầu khí. Rác dầu khí Phân loại Dầu cặn Dầu bẩn Lò đốt tiêu hủy CTNH Bùn nhiễm dầu Giẻ dầu, mạt cưa, vỏ bao hóa chất… Hệ thống tái sinh nhớt phế thải Chôn lấp an toàn/ đóng rắn Hệ thống xử lý khí thải Tro, xỉ Khí thải Dầu tương đối sạch
  • 26. 21 4.3.2. Công nghệ xử lý bùn nguy hại. Tổng công suất tiếp nhận của dây chuyền xử lý bùn thải là 150 tấn/tháng. Dựa theo điều kiện cụ thể trên thực tế, sau khi thu gom sẽ tiến hành phân loại thành 2 loại bùn: - Bùn thải hỗn hợp hữu cơ: gồm bùn thải chứa các chất hữu cơ với khối lượng khoảng 100 tấn/tháng (trung bình 10% tro). Loại bùn này sẽ được tiêu hủy bằng lò đốt cùng với các chất thải khác. Bùn hữu cơ và hỗn hợp là các loại bùn có lẫn nhiều chất hữu cơ như bùn từ các hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, bùn này sẽ được đốt đễ giảm hàm lượng hữu cơ sau đó sẽ được đóng khối nhờ các phụ gia kết dính. - Bùn thải vô cơ: Bao gồm bùn thải từ quá trình xi mạ, gia công cơ khí khoảng 50 tấn/tháng (trung bình 50% ẩm). Bùn này sẽ được xử lý chung với tro từ lò đốt và đóng rắn. Các loại bùn vô cơ là các loại bùn chứa chủ yếu các kim loại, sinh ra do xử lý nước thải xi mạ, gia công cơ khí … bằng phương pháp keo tụ, đông tụ. Bùn này được đóng khối trực tiếp bằng cách trộn với các phụ gia kết dính. Quy trình xử lý bùn thải được trình bày trong hình sau. Hình 4.2. Quy trình xử lý bùn thải nguy hại. Bùn thải thu gom từ các nhà máy (150 tấn/ tháng) Phân loại và lưu giữ Bùn hữu cơ hỗn hợp 100 tấn/tháng Bùn vô cơ 50 tấn/tháng Đốt Tro, xỉ Hệ thống xử lý khí thải Cặn ĐÓNG KHỐI: Bước 1: Phối trộn. Bước 2: Ép gạch. Kiểm tra Vào kho
  • 27. 22 Nhu cầu sử dụng các loại phụ liệu cho đóng khối và ổn định 50 tấn/tháng bùn vô cơ và 10 tấn tro như sau: Vôi : 20,00 tấn/tháng. Cát : 50,00 tấn/tháng. Xi măng : 17,50 tấn/tháng. Nước : 32,50 m3 /tháng. Công suất sản phẩm: 82,5 tấn gạch/tháng (16.500 viên/tháng). Sản phẩm của xưởng là gạch đảm bảo an toàn môi trường khi lưu giữ hay tận dụng. Sản phẩm đáp ứng nhu cầu gạch xây dựng cho công nghiệp, xây dựng tường rào KCN hay lưu trữ an toàn tại nhà máy. a) Quy trình thu gom, vận chuyển và phân loại: Bùn thải từ các công ty, cơ sở sản xuất, bao gồm các loại bùn hữu cơ và bùn vô cơ, được chứa trong các bao hoặc trong các thùng chứa và vận chuyển về nhà máy xử lý bằng xe tải chuyên dụng, đảm bảo không bị rơi vãi hay rò rỉ trong quá trình vận chuyển. Bùn thải nguy hại được tiến hành phân loại thành bùn thải hữu cơ và bùn thải vô cơ tại xưởng xử lý và lưu giữ trong các ngăn riêng biệt. b) Công nghệ thiêu hủy bùn thải hữu cơ: Bùn thải chứa chất hữu cơ sẽ được tiêu hủy bằng lò đốt dùng để thiêu hủy rác dầu khí và CTNH, công suất 1250 kg/h, theo công nghệ đốt 2 cấp, phần tro còn lại chiếm khoảng 10%. Nhiệt độ buồng đốt sơ cấp là khoảng 800 – 850o C, nhiệt độ buồng thứ cấp được duy trì ở 11000 C để đảm bảo phân hủy hoàn toàn các chất độc hại trong thành phần chất thải rắn ban đầu. Ở nhiệt độ này, khí thải sinh ra chủ yếu là H2O và CO2, không chứa các chất độc hại và được xử lý đạt các tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào khí quyển. Tro xỉ và cặn từ hệ thống xử lý khí thải được thu gom theo định kỳ. c) Công nghệ đóng khối, ổn định bùn thải vô cơ và tro xỉ: Bùn thải vô cơ chứa các kim loại nặng và tro xỉ còn lại do đốt bùn thải hữu cơ sẽ được đóng khối nhằm ổn định chất thải, giảm khả năng phát tán vào môi trường. Quá trình đóng khối được thực hiện bằng cách phối trộn với phụ gia kết dính và ép thành bánh (gạch). Phụ gia kết dính thích hợp nhất là xi măng đối với chất thải vô cơ và kim loại nặng. Vì xi măng có độ kiềm cao nên các kim loại nặng được giữ dưới dạng các hydroxit hoặc muối cacbonat. Tuy nhiên, đóng khối bằng ximăng cũng có nhược điểm là do sự có mặt của một số thành phần trong chất thải sẽ làm chậm hoặc làm tăng nhanh quá trình hydrat hoá dẫn tới làm lắng đọng và làm cứng sản phẩm. Quá trình đóng rắn bùn thải thường bổ sung thêm nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 ), để tăng pH của chất thải có tính axit. Vôi kèm với xỉ than hay được dùng đóng rắn các bùn kim loại. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng xỉ than và vôi có thể làm ổn định As, Cd, Cr, Cu, Fe, Pb, Mg, Se, Ag, Zn… trong bùn thải. Khi sử dụng xỉ than để đóng khối chất thải, cacbon không cháy trong xỉ có thể hấp thụ các chất hữu cơ trong chất thải.
  • 28. 23 Phương pháp đóng khối sử dụng các loại hoá chất đơn giản, rẻ tiền, có sẵn, thiết bị trộn đơn giản. Tuy nhiên, sau xử lý kích thước chất thải tăng đáng kể do phải thêm lượng lớn chất phụ gia. Qui trình đóng khối gồm 2 công đoạn:  Công đoạn phối trộn: Bùn thải vô cơ và tro xỉ sau khi đốt bùn hữu cơ sẽ được phối trộn bằng máy trộn bê tông chuyên dụng. Tỷ lệ phối trộn như sau % khối lượng: Bùn vô cơ Tro lò đốt Ximăng Vôi Cát Nước 100 20 35 10 100 65 Với công thức phối trộn như trên, chất thải sau khi được hoá rắn sẽ tăng khối lượng lên 2,75 lần do phụ gia chiếm 63,6% sản phẩm. Trong quá trình vận hành chủ đầu tư sẽ nghiên cứu cải thiện tỉ lệ phối trộn này.  Công đoạn ép gạch: Hỗn hợp sau khi phối trộn sẽ được đưa qua công đoạn ép thành viên gạch có kích thước và hình dạng khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Ví dụ: 200x300x100 mm, có thể thay đổi bằng cách thay khuôn đúc. d) Kiểm nghiệm khối rắn: Khi khô, khối rắn sẽ được kiểm tra khả năng phát tán thành phần độc hại và độ cứng: - Độ cứng của khối rắn được xác định theo tiêu chuẩn xây dựng - Khả năng trích ly các thành phần độc hại được kiểm tra theo phương pháp trích ly của Nhật Bản như sau:  Ngâm khối rắn trong nước cất.  Lấy mẫu nước và phân tích xác định các thành phần độc hại.  So sánh với tiêu chuẩn quy định, nếu đạt sẽ được dùng xây tường rào và nhà kho (trừ kho thực phầm) hoặc đem chôn lấp tại BCL an toàn. Các mẫu chưa đạt sẽ được nghiền nhỏ và được xử lý lại theo qui trình như trên. e) Tận dụng hoặc lưu giữ: Sau kiểm nghiệm gạch sẽ được tận dụng làm gạch xây dựng tường rào, nhà kho (trừ kho thực phẩm), tường rào khu công nghiệp… hay lưu giữ trong khuôn viên nhà máy. 4.3.3. Công nghệ thiêu hủy CTNH. Chất thải phải xử lý là cặn dung môi, cặn nhớt, mạt cưa, giẻ lau, các thành phần CTR của các quy trình sản xuất công nghiệp tại các nhà máy trên địa bàn tỉnh và từ các quy trình tái sinh, tận dụng phế thải và vệ sinh nhà xưởng trong khu vực nhà máy xử lý. Đây là những thành phần CTNH cần phải xử lý triệt để. Lượng chất thải này sẽ được tiêu hủy trong lò đốt CTNH (dùng đốt một phần rác dầu khí và bùn thải đã trình bày ở trên).
  • 29. 24 Khối lượng các thành phần CTNH đưa đi thiêu đốt là:  Cặn nhớt = 10% lượng nhớt phế thải, tương đương 60 m3 /tháng.  Cặn dung môi = 5% lượng dung môi phế thải, tương đương 15 m3 /tháng.  Lượng mạt cưa hay giẻ lau nhiễm bẩn cần phải xử lý là 2 tấn/tháng.  Chất thải hữu cơ nguy hại khác. Phần chất thải từ các quy trình trên sẽ được tiêu hủy trong lò đốt sử dụng để xử lý bùn thải nguy hại. Khí thải lò đốt phát sinh sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Phần tro xỉ sẽ được chuyển đến dây chuyền đóng khối rắn để sản xuất gạch dùng làm tường rào cho các khu công nghiệp. Hình 4.3. Quy trình xử lý thiêu hủy chất thải rắn nguy hại. Hệ thống xử lý khí thải của lò đốt chất thải nguy hại: Dòng khí thoát ra từ lò đốt chất thải có nhiệt độ cao từ buồng đốt thứ cấp và bao gồm những thành phần ô nhiễm như các thành phần vô cơ khác nhau hoặc các hợp chất hữu cơ và bụi kim loại. Dòng khí được dẫn qua ống lọc khí tốc độ cao được làm lạnh khí từ 1.100°C xuống 150°C bằng đầu phun sương áp suất cao. Tiếp đó đầu phun sẽ phun dung môi được sử dụng là Ca(OH)2 vào dòng khí, dung dịch vôi phản ứng với các acid (dưới dạng khí) và làm trung hòa các acid đó. Hình 4.4. Hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải nguy hại. Khí thải lò đốt Ống lọc khí tốc độ cao (thiết bị Venturi) Nước Ca(OH)2 Ống khói Môi trường Hệ thống xử lý nước thải tập trung Nước thải Cặn nhớt Cặn dung môi Mạt cưa, giẻ lau CTNH hữu cơ Lòthiêu đốt CTNH Khí thải Hệ thống xử lý khí thải Môi trường Tro, xỉ ĐÓNG KHỐI: Bước 1: Phối trộn. Bước 2: Ép gạch. Gạch
  • 30. 25 Mục đích của ống lọc khí tốc độ cao là hấp thụ những chất ô nhiễm trong dòng khí có thể tích lớn bằng những hạt dung môi nhỏ phun bằng đầu phun dung môi. Tác dụng của thiết bị lọc nhằm: - Phân hủy các chất ô nhiễm bằng dung môi sử dụng; - Thực hiện phản ứng hóa học giữa các chất ô nhiễm với dung môi; - Kết tụ các hạt chất rắn trong dòng khí đầu vào; - Làm ẩm các sol khí và các hạt chất lỏng; - Thực hiện phản ứng cho phép xảy ra quá trình khuếch tán các chất ô nhiễm từ pha khí sang pha lỏng thông qua quá trình truyền khối; - Tạo chuyển động xoáy cho dòng khí đi vào buồng nổi; - Tạo bề mặt tiếp xúc lớn trong ống bằng cách phun sương và cho pha lỏng chảy nhỏ giọt để tăng hiệu suất hấp thụ chất ô nhiễm trong pha khí bằng dung môi. Dòng thải (gồm dòng khí đã được trung hòa và những hạt lỏng có chứa chất ô nhiễm, bụi…) đi vào buồng nổi và được trang bị một van trống, bên trên có đầu dò và bộ phận điều khiển điện tử tự động để điều khiển các chế độ và pH. Nước thải được thải ra hệ thống xử lý nước thải sau khi đã nâng giá trị pH thích hợp tại buồng nổi. Một số phản ứng trung hòa dung môi: Ca(OH)2 Ca(OH)2 + 2 HCl  CaCl2 + 2 H2O Ca(OH)2 + 2 HF  CaF2 + 2 H2O Ca(OH)2 + SO  CaSO3 + H2O Ca(OH)2 + SO2 + 0,5 O2  CaSO4 + H2O Khí thải sau khi qua hệ thống xử lý đảm bảo tiêu chuẩn để xả ra môi trường. 4.3.4. Công nghệ xử lý chất thải lỏng nguy hại. Chất thải lỏng nguy hại cần xử lý được chia thành 2 hai loại chủ yếu: - Chất thải lỏng hữu cơ nguy hại: khối lượng 300 m3 /tháng. - Chất thải lỏng nguy hại có lẫn kim loại nặng: khối lượng 300 m3 /tháng. Quy trình xử lý chất thải lỏng nguy hại được trình bày trong hình 4.5. Chất thải lỏng nguy hại được thu gom, vận chuyển đến nhà máy và được đổ vào các hầm chứa tùy theo chủng loại cụ thể. Mỗi hầm chứa có thể tích 10 m3 , xây bằng bêtong. Từ đây, chất thải được bơm lên các thiết bị phản ứng khuấy trộn có thể tích 1 m3 bằng inox. Hóa chất từ các thùng chứa đặt bên cạnh sẽ được châm vào các thiết bị phản ứng bằng bơm định lượng.
  • 31. 26 Với từng lại chất thải ta sẽ sử dụng hóa chất khác nhau:  Chất thải lỏng hữu cơ nguy hại: dùng chất oxy hóa là H2O2 (liều lượng là 10 l/m3 nước thải) và xúc tác là FeSO4 (10 kg/m3 ) và acid.  Chất lỏng lỏng nguy hại lẫn kim loại nặng: dùng hóa chất điều chỉnh pH để keo tụ các oxit kim loại như các chất oxy hóa và NaOH (0,5kg/m3 ). Hình 4.5. Quy trình xử lý chất thải lỏng nguy hại. Sau quá trình phản ứng, nước thải sẽ được chuyển vào hầm chứa có thể tích 20 m3 . Phần cặn bùn từ các thiết bị phản ứng được đưa qua máy lọc ép, nước tách ra cũng được chuyển vào hầm chứa. Cặn bùn hữu cơ sau khi tách nước sẽ đưa vào lò đốt thiêu hủy, tro xỉ còn lại được đưa đi đóng rắn hay ép gạch. Phần cặn bùn vô cơ chứa kim loại nặng được chuyển đi phối trộn để đóng rắn hay ép gạch. Nước thải sau xử lý trong hầm chứa được chuyển về trạm xử lý nước thải tập trung. Khối lượng nước thải này tương ứng với khối lượng chất thải lỏng nguy hại ban đầu cần xử lý: khoảng 20 m3 /ngày. Hầm chứa chất thải lỏng hữu cơ nguy hại. Hầm chứa chất thải lỏng có lẫn kim loại nặng Thiết bị khuấy trộn phản ứng Thiết bị khuấy trộn phản ứng Chất oxy hoá H2SO4 H2O2 Xúc tác FeSO4 NaOH Máy lọc ép Đóng rắn Tro, xỉ Cặn bùn chứa kim loại nặng Hệ thống xử lý nước thải tập trung Hầm chứa Nước sau xử lý Nước Nước Nước Nước
  • 32. 27 THÀNH PHẦN RÁC CÔNG NGHIỆP. 4.1. KHỐI LƯỢNG THÀNH PHẦN CTCN Ở BÀ RỊA VŨNG TÀU. 4.1.1. Khối lượng và thành phần rác công nghiệp. Công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu hiện nay cũng như trong tương lai. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mang lại, phát triển công nghiệp còn là mối nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến chất lượng môi trường nếu không có biện pháp quản lý kịp thời và hiệu quả. Hiện tại, lượng CTCN thông thường phát sinh trên địa bàn Tỉnh ước tính khoảng trên 250 tấn/ngày (trong đó thành phần nguy hại chiếm từ 30 – 40% tương đương 75 – 100 tấn/ngày) và sẽ tăng dần trong tương lai theo đà phát triển công nghiệp. Định hướng phát triển của Tỉnh là tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các KCN đã thành lập để phát huy hiệu quả, tăng tỷ lệ lấp đầy và thành lập các KCN mới. Điều này sẽ góp phần làm gia tăng lượng CTCN phát sinh. Bảng 4.1. Dự báo lượng CTCN trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. TT KCN Tổng diện tích (ha) Lượng CTCN phát sinh (tấn/năm) 2010 - 2015 2016 - 2020 1 Phú Mỹ 1 954 18.985 11.353 2 Mỹ Xuân A 300 5.970 3.570 3 Mỹ Xuân B1 222 + 278 9.950 5.950 4 Mỹ Xuân B1 - Tiến Hùng 200 39.800 2.380 5 Mỹ Xuân B1 - Đại Dương 145,7 2.899 1.734 6 Mỹ Xuân A2 312 + 117 8.537 5.105 7 Cái Mép 670 13.333 7.973 8 Phú Mỹ 2 622 12.378 7.402 9 Phú Mỹ 3 942 18.746 11.210 10 Long Sơn 1250 24.875 14.875 11 Đông Xuyên 160 3.184 1.904 12 KCN Châu Đức 1550 30.845 18.445 (Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên). Kết quả trên được ước tính dựa trên giả thiết các KCN, CCN được lấp đầy diện tích sử dụng đất công nghiệp (phương án dự báo mức ô nhiễm tối đa).
  • 33. 28 Thành phần rác công nghiệp rất đa dạng tùy theo ngành nghề cụ thể. Một số loại CTCN có giá trị kinh tế để thu hồi tái sinh như: nhớt phế thải, dung môi phế thải, thùng chứa bằng nhựa, chì phế thải... 4.1.2. Hiện trạng quản lý và xử lý. Hiện nay các đơn vị tham gia hoạt động xử lý CTCN trên địa bàn Tỉnh không nhiều, chủ yếu là phụ trách thu gom và vận chuyển đến các nhà máy thiêu đốt chất thải ở những vùng lân cận. Từ giữa năm 2008, sau khi Nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sông Xanh đặt tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bị đình chỉ hoạt động, trên địa bàn tỉnh đã không có một đơn vị nào xử lý CTCN. Mặt khác ở Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn chưa có bãi chôn lấp an toàn nào dành cho CTNH nói riêng và CTCN nói chung. Tỉnh đã quy hoạch một khu xử lý CTR ở xã Tóc Tiên huyện Tân Thành và cấp phép hoạt động cho một số đơn vị nhưng vẫn chưa có dự án xây dựng nhà máy xử lý hay bãi chôn lấp nào được triển khai. 4.2. ĐỊNH HƯỚNG LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ. 4.2.1. Cơ sở lựa chọn phương án công nghệ. - Giải quyết triệt để những phần rác công nghiệp chuyển đến nhà máy xử lý, không làm phát sinh các thành phần chất thải độc hại khác. - Thu hồi được các dạng sản phẩm tái sinh giúp tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp và qua đó giảm được chi phí xử lý chất thải. - Phải phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật và mặt bằng của doanh nghiệp và địa phương. - Bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn lao động. 4.2.2. Phân tích lựa chọn phương án công nghệ. a) Phương pháp chôn lấp: Đối với rác công nghiệp chứa chủ yếu là những thành phần hữu cơ khó phân hủy sinh học và trơ, vô cơ nên việc áp dụng phương pháp chôn lấp là không khả thi do thời gian để phân hủy hoàn toàn các thành phần trên là rất lâu, tốn kém diện tích đất. Mặt khác do rác công nghiệp chứa nhiều thành phần độc hại, nếu không được ổn định, đóng rắn an toàn mà chôn tại những bãi rác hở, không hợp vệ sinh, không có những lớp lót chống thấm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và nguồn mặt cũng như nước ngầm trong khu vực. Do đó công nghệ này không khả thi về mặt kỹ thuật, môi trường cũng như kinh tế nếu được áp dụng triển khai.
  • 34. 29 b) Công nghệ đốt: Công nghệ này khả thi về mặt kỹ thuật do có thể áp dụng được với hầu hết các loại chất thải nhưng đặc biệt rất tốn kém trong chi phí đầu tư và chi phí vận hành hệ thống các lò đốt cũng như hệ thống xử lý khí thải nhằm đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường. Mặt khác, đối với rác công nghiệp, đặc biệt là những thành phần CTCN không nguy hại (chiếm từ 60 – 70% khối lượng CTCN nói chung) thường có nhiều giá trị kinh tế nếu có biện pháp tái sinh hiệu quả và thu hồi được. Do đó áp dụng công nghệ đốt đối với những thành phần chất thải trên là không khả thi về kinh tế nếu chỉ thiêu đốt chất thải đơn thuần mà không có biện pháp thu hồi để bù đắp chi phí xử lý. c) Tái sinh, tái chế, thu hồi chất thải: Các sản phẩm tái sinh chủ yếu từ rác công nghiệp là dầu gốc (từ nhớt phế thải), dung môi, chì tái chế, hạt nhựa thu hồi… Những lợi ích kinh tế xã hội mang lại từ hoạt động tái sinh, tái chế và tái sử dụng là: - Tạo thuận lợi cho việc thực hiện chương trình xã hội hóa công tác quản lý CTR. - Tạo điều kiện áp dụng các công nghệ xử lý khác như: đốt, làm compost… - Hoạt động tái sinh, tái chế và tái sử dụng làm giảm thiểu lượng rác cần xử lý và hạn chế rất lớn tác hại của rác đối với môi trường. - Tạo ra nguồn sản phẩm tái sinh, tái chế có giá trị kinh tế cao, giúp tiết kiệm tài nguyên, nguyên nhiên liệu cho quá trình sản xuất công nghiệp. 4.2.3. Chất lượng sản phẩm và nguồn tiêu thụ. Sản phẩm đảm bảo đạt chất yêu cầu của các cơ sở sử dụng dung môi và dầu gốc tái sinh để cho sản xuất. Sản phẩm nhớt và dung môi tái sinh của xưởng được bán cho các cơ sở sử dụng (pha sơn, tẩy rửa bề mặt…). Sản phẩm dầu gốc được bán rộng rãi cho các cơ sở nhà máy có nhu cầu tiêu thụ. Các sản phẩm dung môi tái sinh và nhớt tái sinh được chứa vào các thùng 200l có dán nhãn ghi đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định gồm tên hàng hoá, tên và địa chỉ nhãn chịu trách nhiệm về hàng hoá đó, định lượng hàng hoá, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng, xuất xứ của hàng hoá. Vận chuyển lưu trữ sản phẩm nhớt và dung môi tái sinh từ xưởng đến kho đảm bảo theo đúng quy chế quản lý chất nguy hại. Sản phẩm nhựa thu hồi được bán cho các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa tái sinh làm nguyên liệu (bao bì, ống nước…). Sản phẩm chì tái chế được bán cho các cơ sở sản xuất có nhu cầu sử dụng nguyên liệu chì cho các quá trình sản xuất, các nhà máy cơ khí, nhà máy sản xuất acquy....
  • 35. 30 4.3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CTCN. 4.3.1. Quy trình thu gom, lưu giữ tạm thời CTCN. Các phế liệu xưởng thu gom từ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm một số thành phần sau:  Nhớt phế thải: là nhớt thải do thay bảo trì, vệ sinh máy móc định kỳ tại các cơ sở sản xuất công nghiệp. Khối lượng tiếp nhận đến nhà máy xử lý: 600 m3 /tháng.  Dung môi phế thải các loại dung môi thông thường sử dụng trong sản xuất gồm: axeton, etanol, toluen, tricloetylen…(khối lượng tiếp nhận khoảng 300 m3 /tháng).  Thùng chứa bằng nhựa các loại như can, xô… và thành phần nhựa từ rác sinh họat đã phân loại (tổng khối lượng trung bình khoảng 10 tấn/ngày).  Chì phế thải: là chì thải chủ yếu có trong các bình acquy hỏng được thải bỏ tại các bãi rác. (khối lượng nhà máy tiếp nhận xử lý khoảng 10 tấn/ngày). Nhớt và dung môi phế thải chứa trong các thùng kim loại, thể tích 200 lít/thùng, thu gom tại các nhà máy sản xuất công nghiệp và vận chuyển đến xưởng xử lý – tái sinh bằng xe tải thùng kín loại 1 tấn. Thùng chứa luôn được kiểm tra độ bền và độ kín theo định kỳ để đảm bảo an toàn. Các nguyên liệu phế thải chuyển về đến xưởng được lưu chứa trong kho hàng. Phế thải được chuyển từ xe tải vào kho hàng bằng xe nâng. Hàng hoá bố trí trong kho đảm bảo khoảng cách giữa các khối hàng và giữa hàng với tường để không cản trở thiết bị vận chuyển và các thiết bị ứng cứu sự cố khác. Chiều cao khối lưu trữ không vượt quá 3m. Khoảng cách ly giữa các khối hàng thuộc nhóm chất nguy hại dễ cháy của xưởng ít nhất là 2m. Lập sơ đồ kho, chỉ rõ khu vực lưu trữ ứng với từng loại hàng. Kho được thông gió bằng cửa trời, cửa chớp. Khi cần có thể lắp đặt chụp hút trên mái. Đối với sản phẩm nhớt và dung môi tái sinh (sau quá trình xử lý) cũng được vận chuyển và bảo quản như trên. Hàng xuất xưởng vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng xe tải. 4.3.2. Công nghệ tái sinh nhớt thải. Nguyên liệu đưa vào dây chuyền tái sinh nhớt gồm nhớt phế thải được lấy từ kho của xưởng. Nhớt thải ban đầu chia thành 2 loại: nhớt tương đối sạch (màu vàng nâu) và nhớt đen (bẩn). Phần nhớt tương đối sạch sẽ được xử lý để tái thu hồi làm nhiên liệu trong khi phần nhớt bẩn được đưa trực tiếp vào lò đối tiêu hủy chất thải (xử lý bùn và chất thải nguy hại) trong nhà máy, sử dụng như một nguồn cung cấp nhiên liệu. Dầu nhớt sau khi xử lý, tái chế từ dầu thải bẩn lẫn tạp chất, ngậm nước … sẽ trở thành dầu công nghiệp có màu đỏ vàng, ánh xanh trong suốt, đảm bảo tối thiểu các tiêu chuẩn về độ nhớt, độ chớp cháy, độ chống ô xy hoá trở lại… được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống như trong lò đốt gốm, sứ, gạch tuynel, nồi hơi, nồi đốt rác, máy nổ...
  • 36. 31 Quy trình tái sinh nhớt được trình bày trong hình sau. Hình 4.6. Quy trình tái sinh thu hồi nhớt phế thải. Lượng nguyên liệu đầu vào dây chuyền xử lý là khoảng 600 m3 /tháng (20 m3 /ngày), công suất sản phẩm là 540 m3 /tháng (18 m3 /ngày). Nhớt thải sau khi vận chuyển đến xưởng, tiến hành mở nắp thùng chứa, phân loại để tách riêng nhớt bẩn (đen), chỉ nhớt thải tương đối sạch mới được bơm đưa vào thiết bị gia nhiệt tách nước trước khi được chuyển vào nồi chưng cất. Nhiệt độ trong nồi chưng cất được nâng lên cao khoảng 300 – 350o C, nhớt bắt đầu bay hơi và sau đó được chuyển qua hệ thống sinh hàn ngưng để thực hiện quá trình chưng cất nhiều phân đoạn, chúng ta sẽ thu được các sản phẩm như xăng, dầu nhớt gốc dạng lỏng tùy vào nhiệt độ. Phần cặn còn lại sau quá trình chưng cất xem như CTNH và được chuyển đi thiêu hủy trong lò đốt CTNH. Sau quá trình chưng cất, dầu gốc từ thùng chứa được bơm qua thiết bị lọc sử dụng than hoạt tính. Dầu gốc sau lọc được gia nhiệt và trộn với phụ gia trong thiết bị pha chế tạo nhớt sản phẩm đạt yêu cầu sử dụng của thị trường. Sản phẩm nhớt sau tái sinh được chứa vào thùng. Thùng chứa nhớt ban đầu (rỗng) sẽ được chuyển trở lại cho cơ sở sản xuất mà doanh nghiệp đã hợp đồng thu mua nhớt phế thải để chứa chất thải. Thùng chứa nhớt sản phẩm là các thùng sạch cũng được luân chuyển trong một vòng tuần hoàn khác từ xưởng tái sinh đến các cơ sở mua sản phẩm. Xử lý chất thải phát sinh trong dây chuyền xử lý tái sinh nhớt: - Nhớt cặn từ thùng khuấy được chứa vào thùng chứa nhớt phế thải đã tháo hết nguyên liệu. Cặn tích luỹ ở thùng đến khi đầy cũng như phần cặn còn lại sau quá trình chưng cất (chiếm khoảng 10% lượng ban đầu) và phần nhớt bẩn sẽ được đưa đến dây chuyền đốt tiêu hủy chất thải nguy hại trong khu xử lý. - Dây chuyền tái chế nhớt thải theo công nghệ tái sinh mới trình bày ở trên hầu như không phát sinh thành phần khí thải độc hại nào. Tuy nhiên trong nhớt phế thải vẫn có lẫn các tạp chất và khi gia nhiệt có thể bị bay hơi nên ta sẽ bố trí chụp hút, quạt và đường ống để dẫn phần khí thải này sang dây chuyền xử lý khí thải cho hệ thống tái sinh dung môi. Nhớt thải Hệ thống gia nhiệt tách nước Nồi chưng cất Hệ thống sinh hàn ngưng Hệ thống tinh chế dầu Cặn dầu Dầu gốc Thiêu hủy trong lò đốt chất thải nguy hại Thùng chứa Nhớt thải sạch Nhớt thải bẩn (nhớt đen) Dùng như nhiên liệu cho lò đốt
  • 37. 32 4.3.3. Công nghệ tái sinh dung môi phế thải. Nguyên liệu của dây chuyền là dung môi phế thải gồm các loại dung môi thông thường được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp cũng như trong đời sống như axeton, toluen, tricloetylen… Lượng nguyên liệu đưa vào dây chuyền xử lý tái sinh là 300 m3 /tháng, công suất sản phẩm là 285 m3 /tháng. Quy trình tái sinh dung môi phế thải trình bày bằng sơ đồ trên hình sau. Hình 4.7. Quy trình công nghệ tái sinh dung môi phế thải. 1. Thùng chứa dung môi phế thải; 2. Thùng chứa cặn dung môi; 3. Thùng chứa dung môi tái sinh; 4. Tháp chưng; 5. Thiết bị ngưng tụ; 6. Bơm dung môi. Dung môi phế thải từ thùng chứa (1) được bơm lên thiết bị chưng cất (4) cấp nhiệt bằng điện trở. Tại đây, dung môi có nhiệt độ sôi thấp sẽ bay hơi và theo ống dẫn vào thiết bị ngưng tụ (5). Nước lạnh đi ở phía ngoài ống dẫn hơi, lấy nhiệt từ hơi dung môi và nóng lên. Hơi dung môi mất nhiệt và ngưng tụ thành giọt lỏng. Dung môi tái sinh đã hoá lỏng được chứa vào thùng (3). Thùng chứa rỗng sẽ được chuyển trở lại cho cơ sở sản xuất mà doanh nghiệp thu mua nhớt phế thải. Thùng sạch chứa sản phẩm luân chuyển liên tục từ xưởng tái sinh đến các cơ sở mua sản phẩm của Xưởng. Dung môi phế thải 1 2 220V 4 6 3 Nước lạnh5
  • 38. 33 Xử lý chất thải phát sinh trong dây chuyền xử lý tái sinh dung môi: - Phần cặn sau chưng cất nằm dưới đáy thiết bị chưng cất (4) sẽ được lấy ra định kỳ chứa vào thùng chứa (2). Cặn có thành phần chủ yếu là oxyt kim loại được xử lý bằng phương pháp đốt tiêu hủy. Cặn dung môi được tích luỹ trong thùng chứa phế thải đến khi đầy thùng đưa đi tiêu hủy. Tổng khối lượng cặn trung bình chiếm 5% lượng ban đầu. - Trong dây chuyền tái sinh dung môi có thể phát sinh khí thải chứa hơi dung môi gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh cũng như sức khỏe của công nhân vận hành trong phân xưởng. Để đảm bảo khí thải đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường, ta bố trí hệ thống xử lý khí thải bao gồm chụp hút, quạt và các đường ống dẫn khí qua một thiết bị hấp phụ bằng than hoạt tính. Khí thải sau khi qua thiết bị hấp phụ sẽ được phát tán ra môi trường qua ống khói. 4.3.4. Công nghệ thu hồi nhựa. Chất thải phải xử lý tận dụng ở dây chuyền này là thùng nhựa phế thải, thành phần nhựa từ rác sinh hoạt sau khi được rửa sạch với khối lượng xử lý hằng tháng là 300 tấn. Quy trình xử lý tận dụng nhựa từ thùng chứa phế thải được trình bày trong hình sau. Hình 4.8. Quy trình công nghệ thu hồi nhựa. Thành phần nhựa trong rác sinh hoạt sau khi được rửa làm sạch và phân loại chi tiết sẽ được đưa vào máy cắt sử dụng như nguyên liệu cho dây chuyền thu hồi nhựa. Thùng chứa phế thải các loại bằng nhựa đưa về cơ sở được cắt rời phần nắp ra. Sau đó, dùng mạt cưa để làm sạch thùng cũng như nắp thùng, các nhãn dán trên thùng cũng được bóc ra. Mạt cưa nhiễm bẩn hoá chất chứa trong thùng và các CTR khác được thu gom và đem đốt tiêu hủy theo công nghệ trình bày ở phần sau. Thùng nhựa phế thải Cắt nắp Làm sạch Mạt cưa Mạt cưa nhiễm bẩn Đốt thiêu hủy Nhựa từ rác sinh hoạt Rửa làm sạch Cắt Nghiền Nhựa thu hồi Đóng bao Hệ thống xử lý nước thải tập trung Nước Phân lọai Nước thải
  • 39. 34 Thùng nhựa sạch và nắp thùng được trộn với thành phần nhựa từ rác sinh hoạt đã làm sạch để thực hiện quá trình cắt rời thành từng mảnh nhỏ tùy theo từng loại nhựa. Tiếp theo, những mảnh nhựa nhỏ được cho vào máy nghiền để tiến hành nghiền nhỏ rồi đóng bao thành phẩm khối lượng khoảng 50 kg (nhựa thu hồi). 4.3.5. Công nghệ tái chế chì. Công suất tiếp nhận của dây chuyền xử lý là 10 tấn chì/ngày với hiệu suất thu hồi đạt khoảng 90 – 95%. Quy trình thu hồi tái chế chì được trình bày trong hình sau. Hình 4.9. Quy trình công nghệ tái chế chì. Chì phế thải được thu gom từ các vựa tập trung, các cơ sở sản xuất và vận chuyển đến nhà máy xử lý. Sau đó, chì phế thải được rửa sạch bằng nước để loại bỏ phần acid dính trên chì. Tiếp theo, chì đã rửa sạch acid sẽ được đưa vào lò nung sử dụng điện đến nhiệt độ khoảng 400o C, ở nhiệt độ này các tạp chất hữu cơ bẩn sẽ chuyển thành khí thải phát ra, còn chì phế thải ban đầu thì chuyển sang dạng lỏng. Phần khí thải phát sinh từ quá trình gia nhiệt sẽ được dẫn qua tháp rửa khí, dung dịch sử dụng là nước, sau đó thải ra môi trường qua ống khói. Nước thải chứa các cặn chì lắng đọng được cho tuần hoàn sử dụng lại nên không cần xử lý, cặn chì lắng sẽ được lấy ra định kỳ và tiến hành cho vào lò nung để tiếp tục tái chế nên cũng không cần phải xử lý. Phần chì sau quá trình nung trong lò điện đang ở dạng lỏng sẽ được đổ vào khuôn để hóa rắn trở lại. Kích thước hình dạng khuôn đổ chì sẽ tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng sản phẩm chì tái chế sau này. Khuôn chì sau đó được làm nguội bằng nước (tuần hoàn) và tiếp theo tháo khuôn để thu được sản phẩm chì tái chế. Chì sau khi tái sinh sẽ được bán cho các cơ sở sản xuất có nhu cầu sử dụng. Chì phế thải Lò nung điện Tháp rửa khí Khí thải Ống khói Môi trường Khuôn đúc Chì lỏng Sản phẩm chì tái chế Rửa làm sạch Nước thải chứa acid Nước thải (tuần hoàn) Làm nguội Tháo khuôn Cặn chì Hệ thống xử lý nước thải tập trung