SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 83
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Dự án: Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG CHỮ THẬP
ĐỎ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG TẠI HÀ NAM
Chủ đầu tư: Trung Ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam
Địa điểm: Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
--- Tháng 08 năm 2018 ----
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------    ----------
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG CHỮ THẬP
ĐỎ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG TẠI HÀ NAM
CHỦ ĐẦU TƯ
TRUNG ƯƠNG HỘI CHỮ THẬP
ĐỎ VIỆT NAM
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
P.Tổng Giám đốc
NGUYỄN THỊ XUÂN THU NGUYỄN BÌNH MINH
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư..................................................................................... 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.............................................................................. 9
III. Sự cần thiết xây dựng dự án............................................................................ 9
IV. Các căn cứ pháp lý........................................................................................ 10
V. Mục tiêu dự án................................................................................................ 11
V.1. Mục tiêu chung............................................................................................ 11
V.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 11
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN....................... 14
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ........................................... 14
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án...................................................... 14
I.2. Tình hình kinh tế - xã hội.............................................................................. 17
II. Quy mô sản xuất của dự án. ........................................................................... 18
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường:....................................................................... 18
II.2. Quy mô đầu tư của dự án............................................................................. 24
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.............................................. 24
III.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................... 24
III.2. Hình thức đầu tư......................................................................................... 26
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ................ 26
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.................................................................. 26
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án........... 26
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................... 27
I. Phân tích qui mô đầu tư. .................................................................................. 27
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật.......................................................... 27
II.1. Giải pháp kiến trúc xây dựng ...................................................................... 27
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 4
II.2. Nội dung hoạt động ..................................................................................... 31
II.3. Các phòng khoa chính ................................................................................. 34
II.4. Tổ chức nhân sự........................................................................................... 35
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 37
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng...................................................................................................................... 37
II. Các phương án xây dựng công trình............................................................... 37
II.1. Phương án tổ chức thực hiện....................................................................... 37
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án............. 38
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP
PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG...... 39
I. Đánh giá tác động môi trường. ........................................................................ 39
I.1. Giới thiệu chung............................................................................................ 39
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường............................................ 39
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ........................................ 40
II. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm...................... 40
II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm .................................................................................. 40
II.2.Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ............................................................... 42
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường ........... 43
IV. Kết luận......................................................................................................... 45
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 47
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án........................................................ 47
II. Bảng tiến độ thực hiện dự án.......................................................................... 49
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án................................................ 56
III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ........................................................ 56
III.2. Phương án vay............................................................................................ 57
III.3. Các thông số tài chính của dự án. .............................................................. 57
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 5
KẾT LUẬN......................................................................................................... 60
I. Kết luận............................................................................................................ 60
II. Đề xuất và kiến nghị....................................................................................... 60
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 61
1. Bảng tổng mức đầu tư, nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án ....................... 61
2.Bảng tổng mục khấu hao của dự án ................................................................. 65
3. Bảng doanh thu và dòng tiền của dự án.......................................................... 71
4 .Kế hoạch trả nợ của dự án............................................................................... 78
5. Mức trả nợ hàng năm theo dự án .................................................................... 78
6. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. ................................ 79
7. Bảng phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu........................................... 79
8. Phân tích hiện giá thuần NPV của dự án......................................................... 81
9.Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án. ................................ 82
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư : Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Mã số thuế : 0100986763
Chịu trách nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Thu
Địa chỉ trụ sở: Số 82, Nguyễn Du, Hà Nội
Điện thoại: +8424.3822 4030 Fax: 8424.39424285
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội của quần chúng, hoạt
động vì mục tiêu nhân đạo - hòa bình - hữu nghị, góp phần thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì hạnh
phúc của nhân dân. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập và làm Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội. Hội được thành lập vào
ngày 23/11/1946 tại Đình Thanh Ấm, Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội. Hệ
thống Hội gồm 4 cấp: Trung ương Hội; 63 tỉnh, thành Hội; 689 Quận, huyện
Hội và tương đương; 11.000 Hội Chữ thập đỏ xã, phường và tương đương;
Cơ quan Trung ương Hội có 12 ban, đơn vị, 03 cơ quan báo chí của Hội, 16
Trung tâm trực thuộc Hội. Toàn Hội hiện có trên 8 triệu cán bộ, hội viên,
tình nguyện viên, thanh thiếu niên chữ thập đỏ, trong đó có trên 14 ngàn cán
bộ, 4,5 triệu hội viên, 358 ngàn tình nguyện viên, 3,4 triệu thanh thiếu niên
chữ thập đỏ, hoạt động tại gần 17 ngàn tổ chức Hội cơ sở.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được tổ chức theo 4 cấp từ Trung ương
đến xã, phường (với gần 17 ngàn tổ chức Hội cơ sở; 100% tỉnh, thành, quận,
huyện, 98% xã, phường, 72% trường học và 54% cơ quan, doanh nghiệp,
nông, lâm trường có tổ chức Hội; Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc
tế. Hội hoạt động trong phạm vi cả nước, theo Hiến pháp và Pháp luật của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều lệ Hội và 7 nguyên tắc cơ
bản của Phong trào Chữ thập đỏ: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự
nguyện, Thống nhất, Toàn cầu. Bảy lĩnh vực hoạt động Chữ thập đỏ (trích
Luật Hoạt động Chữ thập đỏ): Hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và
trợ giúp nhân đạo; Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe; Hoạt động
chữ thập đỏ về sơ cấp cứu ban đầu; Hoạt động chữ thập đỏ về hiến máu nhân
đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; Hoạt động chữ thập đỏ về
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 7
tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; Hoạt
động chữ thập đỏ về tuyên truyền các giá trị nhân đạo; Hoạt động chữ thập
đỏ về phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ.
Trong Chiến lược phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2020
“Đổi mới tư duy - Tạo dựng vị thế - Bảo vệ sự sống”, mục tiêu cho công tác
chăm sóc sức khỏe là góp phần giảm thiểu tử vong, chấn thương, tàn tật và
nâng cao khả năng tự chăm sóc sức khỏe của người dân thông qua việc
tuyên truyền, vận động và hỗ trợ các hoạt động chăm sóc sức khỏe dựa vào
cộng đồng, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sống. Năm 2010, Trung
ương Hội ký kết Nghị quyết liên tịch số 03/NQLT-BYT-HCTĐ ngày 16
tháng 11 năm 2010 về việc “phối hợp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020”, cụ thể: hoạt động
tuyên truyền, phổ biến và giáo dục sức khỏe; công tác Sơ cấp cứu dựa vào
cộng đồng; vận động hiến máu nhân đạo; vận động hiến mô, bộ phận cơ thể
và hiến xác; khám chữa bệnh nhân đạo; phòng chống thiên tai thảm họa, y tế
dự phòng, môi trường và an toàn thực phẩm; tổ chức bữa ăn tình thương vì
bệnh nhân nghèo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…Ngành y tế và Hội
Chữ thập đỏ Việt Nam đã phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết ở tất cả
các cấp từ Trung ương tới cơ sở trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe
nhân dân để đạt được mục tiêu chung cùng hướng tới thực hiện tốt công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đặc biệt là các đối tượng chính sách,
người nghèo, đồng bào vùng sâu vùng xa. Với hoạt động khám chữa bệnh
nhân đạo, sơ cấp cứu và chăm sóc người cao tuổi, hiện nay toàn Hội duy trì
hoạt động của 1.189 cơ sở khám, chữa bệnh Chữ thập đỏ, 260 đội khám, chữa
bệnh Chữ thập đỏ lưu động, mỗi năm khám chữa bệnh cấp thuốc miễn phí cho
3 triệu lượt người nghèo; 5.337 trạm, điểm sơ cấp cứu dọc các trục đường nơi
thường hay xảy ra tai nạn giao thông được các cấp Hội duy trì hoạt động có
hiệu quả1
.
Tại Điều 9 Nghị định 03/2011/NĐ-CP, ngày 07/01/2011 hướng dẫn
thi hành luật hoạt động chữ thập đỏ quy định Cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập
đỏ do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập hoặc phối hợp với tổ chức, cá
nhân thành lập để nuôi dưỡng, phục hồi chức năng theo chế độ miễn, giảm
phí đối với nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, người già không nơi
1
Trong đó, có 07 Trung tâm, 02 trạm và 182 điểm sơ cấp cứu cộng đồng đủ tiêu chuẩn, đã được Sở Y tế
địa phương cấp phép hoạt động theo Thông tư số 17 của Bộ Y tế.
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 8
nương tựa, trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nguồn kinh phí
hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập đỏ bao gồm: Nguồn do cấp Hội
vận động quyên góp và tổ chức, cá nhân phối hợp lập cơ sở bảo trợ xã hội
chữ thập đỏ đóng góp; Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài; Nguồn đóng góp của đối tượng tự nguyện; Nguồn thu khác theo
quy định của pháp luật.
Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Trung ương Hội ban hành Quy chế Số:
86/QC-TƯHCTĐ ngày 22 tháng 3 năm 2013 về Quy chế Tổ chức và hoạt
động của Cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, trong đó
đối tượng phục vụ của Cơ sở bảo trợ xã hội là Nạn nhân chất độc da cam và
người khuyết tật nghèo; Người già không nơi nương tựa; Trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn; Người có nhu cầu được chăm sóc tại Cơ sở bảo trợ
xã hội và tự nguyện đóng góp kinh phí; Các đối tượng xã hội khác do Giám
đốc hoặc Hội đồng quản lý Cơ sở bảo trợ xã hội quyết định sau khi được
Thường trực Hội Chữ thập đỏ cấp quản lý trực tiếp đồng ý về chủ trương.
Đến năm 2017, toàn Hội duy trì hoạt động của 955 phòng khám Chữ
thập đỏ, tổ chẩn trị y học cổ truyền và các đoàn khám bệnh lưu động, mỗi
năm khám chữa bệnh cấp thuốc miễn phí cho 3 triệu lượt người nghèo; gần
6.000 trạm, điểm sơ cấp cứu dọc các trục đường nơi thường hay xảy ra tai
nạn giao thông.
Trên thế giới, Hội Chữ thập đỏ của nhiều quốc gia đã thành lập bệnh
viện Chữ thập đỏ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... Tại Nhật Bản, Hội Chữ
thập đỏ nước này đã vận động các nguồn lực của Nhà nước và tư nhân, tổ chức
được 92 bệnh viện trong toàn quốc. Các bệnh viện Chữ thập đỏ này có quy mô
hoạt động và trình độ chuyên môn ngang tầm với các bệnh viện thuộc hệ thống
y tế. Bệnh viện Chữ thập đỏ thường gắn với các Trung tâm dưỡng lão/chăm sóc
người cao tuổi và đào tạo điều dưỡng viên. Các bệnh nhân cao tuổi có bệnh
nặng sẽ được chuyển sang điều trị tại Bệnh viện Chữ thập đỏ. Ngược lại, các
điều dưỡng viên sử dụng Bệnh viện Chữ thập đỏ là nơi thực hành. Các điều
dưỡng viên hoàn thành khóa đạo tạo sẽ bổ sung nhân lực cho Bệnh viện Chữ
thập đỏ, các cơ sở y tế hoặc phục vụ các hoạt động chăm sóc người cao tuổi tại
các trung tâm dưỡng lão hoặc tại cộng đồng. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi
giúp Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ các Hội quốc gia
trong mạng lưới phong trào Chữ thập đỏ đối với hoạt động chăm sóc người
cao tuổi và các đối tượng dễ bị tổn thương.
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 9
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông
Hồng tại Hà Nam
Địa điểm thực hiện dự án : Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Hình thức đầu tư : Đầu tư hợp tác công tư.
Quy mô: Dự án nhóm A
Gồm 03 hợp phần :
+ Trung tâm đào tạo, huấn luyện kỹ năng cấp cứu;
+ Trung tâm chăm sóc xã hội (bệnh viện chữ thập đỏ và bảo trợ xã
hội);
+ Trung tâm nghiên cứu, sản xuất dược liệu và chế phẩm y tế; sản
xuất sản phẩm nhân đạo
Tổng mức đầu tư của dự án : 3.001.069.076.000 đồng (Ba nghìn
không trăm linh một tỷ không trăm sáu mươi chín triệu, không trăm bảy
mươi sáu nghìn đồng)
Trong đó:
Vốn huy động (tự có) (80%) : 2.400.855.261.000 đồng.
Vốn vay (20%) : 600.213.815.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Năm 2017, cả nước có 181,4 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 31,7% so
với năm trước, tương ứng với 746,1 nghìn lượt nhân khẩu thiếu
đói, giảm 32,1%. Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, theo báo
cáo sơ bộ: Tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo
trong năm 2017 là 5.832 tỷ đồng, bao gồm 3.370 tỷ đồng quà thăm hỏi và hỗ
trợ các đối tượng chính sách; 1.759 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và 703 tỷ
đồng cứu đói, cứu trợ xã hội khác. Bên cạnh đó, đã có gần 17 triệu thẻ bảo
hiểm y tế, sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát tặng cho các đối tượng
chính sách trên cả nước.
Nhìn chung kinh tế - xã hội nước ta năm 2017 tiếp tục chuyển biến
tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được
kiểm soát dưới mục tiêu Quốc hội đặt ra; tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra
với chất lượng nâng lên. An sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt kết
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 10
quả nhất định. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn còn những tồn tại, thách
thức: Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế chậm; năng lực cạnh tranh còn hạn
chế. Thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất
và đời sống của người dân. Ô nhiễm môi trường, an toàn, vệ sinh thực phẩm
còn diễn biến phức tạp. Do đó cần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã
hội, phúc lợi xã hội, chính sách đối với người có công với cách mạng, đảm
bảo kịp thời, đúng đối tượng, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững; công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi
ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, sớm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.
Chính vì vậy, chúng tôi đã phối hợp với Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu
Tư Thảo Nguyên Xanh tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Trung
tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam”
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 của Quốc hội.
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản
lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng;
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 11
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17
tháng 6 năm 2009 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Đăk Lăk thời kỳ đến năm 2020.
Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND của HĐND Tỉnh Đắk Lắk ngày 13
tháng 12 năm 2014 về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
- Đảm bảo tốt hoạt động nhân đạo của Hội trong khu vực, đáp ứng nhu cầu
chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo trợ xã hội.
- Góp phần nâng cao khả năng tự chủ kinh phí trong hoạt động nhân đạo của
Hội, thu hút được nhà đầu tư tham gia, giảm gánh nặng ngân sách nhà
nước.
- Trung tâm là đầu mối để thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế của
Hội chữ thập đỏ Việt Nam với các hội chữ thập đỏ quốc gia khác và các
tổ chức quốc tế, thu hút nguồn tài trợ nhân đạo trong nước và quốc tế
tham gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người dân, bảo trợ xã
hội, hoạt động nhân đạo.
- Tạo ra nhiều sản phẩm mang lợi ích an sinh xã hội, nhân đạo như: Cấp
cứu; Cứu trợ nhân đạo; Bảo trợ xã hội; Chăm sóc người cao tuổi; Chăm
sóc người có công; Cung cấp dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe người dân;
Dịch vụ chăm sóc xã hội; Sản xuất các chế phẩm, sản phẩm y tế mang
tính nhân đạo; Đào tạo nghề cho các đối tượng cần được bảo trợ xã hội ...
- Khi trung tâm hoàn thành sẽ kết nối hạ tầng với hệ thống bệnh viện vệ tinh
để tổ chức các hoạt động nhân đạo được tốt nhất.
- Là cơ sở đào tạo nhân lực cho công tác nhân đạo, công tác bảo trợ xã hội
để nhân rộng mô hình và đối tượng tham gia hoạt động nhân đạo, chăm
sóc xã hội.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
1. Đối với Trung tâm bảo trợ xã hội:
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 12
a) Bảo trợ xã hội theo chính sách:
Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc miễn hoặc giảm phí đối với: Nạn nhân chất
độc da cam và người khuyết tật nghèo; Người già không nơi nương tựa; Trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…, cụ thể:
- Tổ chức các hoạt động ăn, nghỉ, nuôi dưỡng, chăm sóc, khám sức
khỏe định kỳ, phục hồi chức năng, lao động sản xuất phù hợp với lứa tuổi và
sức khỏe của từng nhóm đối tượng;
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục,
thể thao phù hợp với sức khỏe cho từng đối tượng;
- Vận động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng trợ giúp tạo việc làm tại
chỗ, tổ chức giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm do các đối tượng làm ra để hỗ trợ
việc cải thiện đời sống cho đối tượng nuôi dưỡng tại Cơ sở.
b) Hoạt động dịch vụ chăm sóc xã hội có thu:
- Tiếp nhận, nuôi dưỡng và chăm sóc người cao tuổi tham gia dưỡng
lão tự nguyện theo nguyện vọng của cá nhân hoặc gia đình họ;
- Tiếp nhận, nuôi dưỡng và chăm sóc các đối tượng cần dịch vụ chăm
sóc hội tự nguyện theo nguyện vọng của cá nhân hoặc gia đình họ;
- Hợp tác, liên doanh tổ chức dịch vụ công tác xã hội theo nhu cầu, như:
tư vấn, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe tại Trung tâm/tại nhà/cộng
đồng.
2. Đối với Trung tâm đào tạo, huấn luyện nhân đạo:
a) Huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cho cán bộ, hội viên, tình nguyện
viên chữ thập đỏ và người dân;
b) Huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cho cán bộ, nhân viên các cơ quan,
doanh nghiệp, trường học và các tổ chức, cá nhân khác khi được yêu cầu.
c) Tổ chức đào tạo, tập huấn viên, hướng dẫn viên hoạt động trong lĩnh
vực chăm sóc xã hội.
d) Phối hợp dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp cho nhóm đối tượng yếu
thế (thực hiện theo Luật Dạy nghề);
e) Truyền thông các kiến thức phòng chống tai nạn thương tích, phòng
ngừa, ứng phó thảm họa.
f) Cung cấp các dịch vụ trang thiết bị, dụng cụ huấn luyện sơ cấp cứu,
túi sơ cấp cứu và tham gia sơ cấp cứu, ứng phó thảm họa khi có yêu cầu.
3. Đối với Bệnh viện Chữ thập đỏ
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 13
a) Cấp cứu; khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú.
b) Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện khác khi quá khả năng của Bệnh
viện.
c) Tư vấn chăm sóc sức khoẻ tại bệnh viện và tại nhà.
d) Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh; khám
chữa bệnh nhân đạo và các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng khác.
e) Đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu mới của y
học.
f) Hợp tác với các bệnh viện trong và ngoài nước (bao gồm bệnh viện
Chữ thập đỏ các nước).
4. Đối với Nghiên cứu, sản xuất dược liệu, chế phẩm y tế và hoạt động
khác
a) Nghiên cứu, sản xuất dược liệu; sản xuất chế phẩm y tế.
b) Nghiên cứu sản xuất sản phẩm nhân đạo:
+ Trung tâm hiến máu nhân đạo lớn nhất cả nước;
+ Sản xuất chân tay giả, xe lăn; Bông băng; Bơm kim tiêm ...
+ Sản xuất mỹ phẩm nguồn gốc thảo dược.
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 14
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
1. Vị trí địa lý
Huyện Kim Bảng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội
khoảng 60 Km. Diện tích tự nhiên là 17.540 ha chiếm 20,38 % tổng diện tích
tự nhiên của tỉnh Hà Nam. Vị trí địa lý:
Phía bắc giáp huyện Ứng Hoà, Thành phố Hà Nội.
Phía Tây giáp huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình.
Phía Đông giáp huyện Duy Tiên và Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Toàn huyện có 16 xã và 02 thị trấn. Thị trấn Quế là trung tâm kinh tế -
chính trị - văn hoá của huyện, cách thành phố Phủ Lý khoảng 6 Km về phía
Đông Nam. Huyện Kim Bảng nằm gần Quốc lộ 1A, có các tuyến Quốc lộ
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 15
21A, 21B, 38 chạy qua. Đây là một vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế -
văn hoá - xã hội, thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Kim Bảng là
một trong những địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh Hà Nam.
2. Đặc điểm địa hình
Kim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sông
Hồng và dải đá trầm tích ở phía Tây nên có địa hình đa dạng. Phía Bắc sông
Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía Tây Nam sông
Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá vôi, sét.
- Vùng tả ngạn sông Đáy: Tổng diện tích 8.266,97 ha (chiếm 44,29 %
diện tích đất tự nhiên của huyện) gồm địa bàn 13 xã, thị trấn. Đây là vùng
đồng bằng lớn nhưng địa hình thấp, nhiều ô trũng, độ cao trung bình +2m
nơi thấp nhất +1,5m đến +1,7m.
- Vùng hữu ngạn sông Đáy: Diện tích 10.395,65 ha (chiếm 55,71 %
tổng diện tích tự nhiên) bao gồm 6 xã và một thị trấn. Đây là vùng bán sơn
địa có những cánh đồng lớn nhỏ khác nhau nằm ven sông Đáy và xen kẽ
thung lũng đá vôi nhưng diện tích nhỏ. Do đặc điểm riêng, dải đồi núi kéo
dài suốt phía Tây của huyện có nguồn gốc caxtơ nên đã tạo ra nhiều hang
động, hồ đầm độc đáo có giá trị để phát triển du lịch.
3. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: Khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông
Hồng: nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình năm là 24,350C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng
1 là 15,50C và cao nhất vào tháng 6 là 30,20C. Lượng mưa trung bình trong
năm là 1.641 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm 81,5 %.
- Thuỷ văn: Huyện Kim Bảng có 02 con sông lớn chảy qua là sông Đáy
và sông Nhuệ với mạng lưới kênh mương tương đối dày đặc.
+ Sông Đáy có lượng nước khá dồi dào là nguồn cung cấp nước chính
cho các xã thuộc huyện qua các trạm bơm, cống ven sông. Chiều dài sông
chạy qua huyện 22,3 km.
+ Sông Nhuệ là sông đào nối sông Hồng tại Hà Nội và hợp lưu với
sông Đáy tại Phủ Lý, đoạn qua huyện Kim Bảng dài 4,8 km. Sông có tác
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 16
dụng tiêu nước nội vùng đổ ra sông Đáy vào mùa mưa và tiếp nước cho sản
xuất vào mùa khô.
Ngoài 2 sông chính, huyện còn có mạng lưới các sông ngòi kênh
mương nhỏ với các ao, hồ, đầm là nguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng
khi mực nước các sông chính xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô hạn.
Nhìn chung mật độ sông ngòi của huyện khá dày và đều chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do địa hình bằng phẳng, dộ dốc các sông nhỏ
nên khả năng tiêu thoát nước chậm. Đặc biệt vào mùa lũ, mực nước các con
sông chính lên cao cùng với mưa lớn tập trung thường gây gập úng cục bộ
cho vùng ven núi và vùng có địa hình thấp trũng, gây ảnh hưởng trực tiếp
đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
4. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất của huyện là 17.540 ha, trong đó đất nông nghiệp
chiếm 64,5%; đất phi nông nghiệp 31,3%; đất chưa sử dụng 4,2%. Vùng
đồng bằng có đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi và đất phù sa
gley. Vùng đồi có đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét,
đất nâu đỏ trên đá vôi. Đất vùng gò đồi còn nhiều tiềm năng để chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp và phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
b) Tài nguyên rừng
Rừng ở Kim Bảng có cây tự nhiên thưa, không tốt, mọc trên đồi núi đá.
Những năm gần đây, nhân dân đã đầu tư trồng các loại cây ăn quả như nhãn,
na...
c) Tài nguyên khoáng sản
Kim Bảng có tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú, cho phép
khai thác và chế biến trên quy mô công nghiệp. Trữ lượng đá vôi lớn, tập
trung ở các mỏ Hồng Sơn và Bút Phong, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho
sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Ngoài ra, ở Tân Sơn, Thanh Sơn còn
có mỏ đôlômit; than bùn Ở Ba Sao với diện tích 2 km2 nằm dưới lớp sét dày
0,5 - 1,5m, mỏ sét Trầm Tích trữ lượng hơn 30 triệu m3, nguồn nước khoáng
lạnh và vàng cám…
3. Du lịch
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 17
Kim Bảng có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh
thái, thám hiểm hang động, lễ hội... với tài nguyên du lịch tương đối độc đáo
đa dạng, trong đó nổi bật là hệ thống hang động như Ngũ Động Sơn, Cô Đôi,
động Thuỷ, động Bà Lê, hồ Tam Trúc, cụm du lịch Đền Trúc - Ngũ Động
Thi Sơn và tuyến du lịch trên sông Đáy... Ngoài ra còn có chùa bà Đanh, núi
Ngọc, đền thờ bà Lê Chân và đi tích lịch sử văn hóa Núi Cấm với nhiều
huyền thoại hấp dẫn.
I.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Trong năm 2017, thu cân đối ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà
Nam ước đạt 6.150 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2016, tăng 122% dự toán
địa phương. Trong đó, thu nội địa ước đạt 4.950 tỷ đồng (tăng 35,9% so với
cùng kỳ). Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 96%, thu tiền
sử dụng đất tăng 80%, thuế thu nhập cá nhân tăng 37%...
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong năm 2017 ước đạt 1.742
triệu USD, tăng 39,3% so với năm 2016, bằng 116,1% kế hoạch năm. Tổng
mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 19.123
tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2016, bằng 100,1% kế hoạch năm.
Cùng với đó, hoạt động du lịch của Tỉnh cũng đạt kết quả khá trong
năm qua. Hà Nam thu hút được khoảng 932 nghìn lượt khách du lịch trong
năm 2017. Trong đó có 17.000 lượt khách quốc tế, đạt 100% kế hoạch năm,
tăng 17 nghìn lượt khách so với năm 2016, doanh thu du lịch ước đạt 213 tỷ
đồng.
Về tình hình thu hút đầu tư, từ đầu năm đến 27/11/2017, tỉnh Hà Nam
thu hút được 88 dự án đầu tư (trong đó có 15 dự án đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài và 73 dự án trong nước) với tổng vốn đầu tư 101,06 triệu USD và
12.633,1 tỷ đồng; điều chỉnh 72 dự án đầu tư (có 51 dự án đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài và 21 dự án trong nước) với tổng vốn tăng 26,35triệu USD và
348,07 tỷ đồng. Luỹ kế đến 27/11/2017 trên địa bàn có 721 dự án đầu tư còn
hiệu lực (201 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và 520 dự án trong nước)
với vốn đăng ký 2.236 triệu USD và 93.379,48 tỷ đồng. Tuy nhiên so với
năm 2016, tình hình thu hút đầu tư của Tỉnh giảm về tổng vốn đầu tư do các
dự án đầu tư mới đều có quy mô nhỏ.
Về sản xuất nông nghiệp, năm 2017, giá trị sản xuất nông nghiệp của
tỉnh ước đạt 7.644,4 tỷ đồng. Trong đó, vụ Đông, diện tích, năng suất, sản
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 18
lượng các cây trồng tăng so với cùng kỳ. Vụ Xuân, năng suất lúa đạt 66,7
tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ xuân năm 2016. Tuy nhiên, do vụ Mùa bị ảnh
hưởng của mưa lũ nên năng suất và sản lượng giảm. Theo đó, sản lượng
lương thực cả năm ước đạt 411.228,4 tấn, giảm 6,5% so với năm 2016.
Cùng với đó, công tác chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn gặp khó khăn về
giá và thị trường tiêu thụ, cộng thêm thiệt hại do mưa lũ nên tổng đàn giảm.
Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 72.126,3 tấn, giảm 4,5%;
thịt gia cầm hơi 15.889,3 tấn, tăng 0,2% so với năm 2016.
Ngoài ra, các hoạt động phong trào xây dựng Nông thôn mới được triển
khai hiệu quả; Văn hoá xã hội có nhiều hoạt động sôi nổi; An sinh xã hội
được đảm bảo; Chất lượng giáo dục toàn diện được duy trì tốt. An ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân ổn định.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường:
1. Về chính sách vĩ mô:
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách vĩ mô về tăng cường công tác
chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội, nhân đạo đối với người dân nghèo, người
cao tuổi, trẻ em, người không nơi nương tựa, nạn nhân chiến tranh, nạn nhân
chất độc da cam, người cao tuổi như:
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
- Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/06/2014 của Chính phủ “Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5
năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi
trường”.
- Nghị định của Chính phủ số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính
sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
- Thông tư số 156/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 135/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 19
hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá,
thể thao, môi trường.
- Nghị quyết liên tịch số 03/NQLT-BYT-HCTĐ ngày 16/11/2010 giữa
Bộ Y tế và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về việc “Phối hợp thực hiện các định
hướng chiến lược về chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2010 đến 2020”.
2. Nhu cầu của xã hội về chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội ...
Kinh tế - xã hội của đất nước phát triển tác động sâu rộng tới đời sống
nhân dân, ngoài mặt tích cực là nâng cao đời sống xã hội thì cũng còn nhiều
tác động tiêu cực gồm: Sự phân hóa giầu nghèo lớn dẫn đến bất bình đẳng
trong tiếp cận dịch vụ y tế - xã hội; Dân số già hóa dẫn đến nhu cầu chăm
sóc người già tăng cao; tệ nạn buôn bán lạm dụng trẻ em, ly hôn đổ vỡ gia
đình, mại dâm, ma túy ... tăng làm tăng nhu cầu chăm sóc xã hội; ngoài ra
một số bệnh về tâm lý xã hội như: các rối loạn hành vi thanh thiếu niên, rối
loạn tâm thần ở người lớn tuổi, bệnh HIV, nhiễm môi trường .. dẫn đến nhu
cầu chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội, nhân đạo đối với người dân nghèo,
người cao tuổi, trẻ em, người không nơi nương tựa, nạn nhân chiến tranh,
nạn nhân chất độc da cam, người cao tuổi ... gặp nhiều khó khăn trong việc
tiếp cận với các dịch vụ y tế... ngày càng tăng, cụ thể như sau:
- Nhu cầu về chăm sóc “Người cao tuổi Việt Nam”:
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2017, cả nước có
10.259.500 người cao tuổi (NCT), trong đó: Có 5.200.800 NCT nữ (chiếm
50,7%); 6.657.700 NCT sống ở khu vực nông thôn (chiếm 65%); tỷ lệ NCT
là người dân tộc thiểu số chiếm gần 10%; tỷ lệ NCT thuộc hộ nghèo khoảng
25% (2016); cả nước có 1.918.800 người từ 80 tuổi trở lên (chiếm 18,7%
tổng số NCT). Hiện cả nước mới có 97 bệnh viện cấp Trung ương và cấp
tỉnh có khoa Lão khoa.
Kết quả thực hiện công tác chăm sóc NCT còn khiêm tốn, chưa đáp
ứng được nhu cầu xã hội, cụ thể: Năm 2017 cả nước mới có 912.357 NCT
được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm do trạm Y tế xã tổ chức thực
hiện, 1.271.599 NCT được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, 61.609 lượt NCT bị
bệnh nặng đã được nhân viên y tế đến nhà chăm sóc, 202.377 lượt NCT
được phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Nguyên nhân chủ yếu: Do
thiếu nguồn kinh phí thực hiện khám chữa bệnh định kỳ tại cơ sở, đặc biệt
đối với một số địa phương miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn;
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 20
Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò NCT tại cơ sở còn khó khăn; Chính quyền
địa phương thiếu quan tâm; Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực NCT còn gặp
nhiều khó khăn trong cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư các cơ sở chăm
sóc NCT.
- Nhu cầu về chăm sóc người khuyết tật:
Theo số liệu báo cáo của Ủy ban Quốc gia về NKT tại Hội nghị “Biểu
dương doanh nghiệp tiêu biểu tạo việc làm với người khuyết tật lần thứ
nhất” tổ chức ngày 30/11/2017, hiện nay Việt Nam có khoảng 8 triệu NKT,
chiếm 7,8% dân số, trong đó: Có 58% NKT là phụ nữ; có gần 900 nghìn
NKT nặng và đặc biệt nặng. Tỷ lệ NKT có việc làm trong các cơ sở kinh
doanh là rất thấp, khoảng trên dưới 10%, còn lại là lao động tự làm, lao động
hộ gia đình, tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương
với các công việc chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, bấp bênh và có thu
nhập thấp”.
Trong những năm tới do tác động từ các yếu tố: Xu hướng già hóa dân
số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tai nạn ... nên số lượng người
khuyết tật sẽ tiếp tục gia tăng, đời sống của người khuyết tật, đặc biệt NKT
thuộc hộ nghèo, NKT ở vùng thường xuyên bị thiên tai, vùng sâu, vùng xa
còn rất nhiều khó khăn. Do đó nhu cầu chăm sóc người khuyết tật ngày càng
tăng cao trong khi ngân sách Nhà nước còn hạn chế, rất cần sự chung tay của
xã hội trong công tác chăm sóc, đào tạo nghề, tạo việc làm đối với NKT giúp
NKT có cơ hội hòa nhập với xã hội.
- Nhu cầu về chăm sóc bảo vệ trẻ em:
Theo báo cáo tại hội nghị “Tổng kết công tác năm 2017 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2018” của Cục trưởng Cục Trẻ em - Bộ Lao động –
TBXH đến năm 2017, cả nước có 26.285.632 trẻ em, trong đó có 1.450.749
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi là 21,55%.
Toàn quốc xảy ra 1.592 vụ xâm hại trẻ em; 1.642 trẻ em bị xâm hại trong đó:
Trẻ em bị bạo lực là 245 em; ; Trẻ em bị xâm hại tình dục là 1.397 em.
Ngoài ra, cùng với quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế thì các loại
hình tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp như: Chủ nghĩa thực dụng chạy theo
đồng tiền, bỏ rơi con cái, trộm cắp, ma túy, mại dâm, buôn bán trẻ em, dụ dỗ
lợi dụng trẻ em, tỉ lệ ly hôn ngày càng gia tăng ... là nguyên nhân dẫn tới số
trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ bị bỏ rơi ngày càng tăng. Nhu cầu về chăm sóc
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 21
phát triển toàn diện trẻ em ngày càng tăng. (Theo báo cáo tại “Hội nghị về
phát triển toàn diện trẻ em” ngày 6/3/2018 do Ủy Ban Văn hóa, Giáo dục,
Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Bộ LĐ –
TB&XH và UNICEF Việt Nam tổ chức thì ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách
thức trong việc phát triển nhận thức và cảm xúc của mọi trẻ em, đặc biệt ở
nhóm trẻ dưới 8 tuổi: Gần 25% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp
còi; Khoảng 72% trẻ em ở lứa tuổi nhà trẻ (dưới 3 tuổi) và 9,4% trẻ em ở độ
tuổi mẫu giáo (3-5 tuổi) không được tham gia các chương trình giáo dục
mầm non chính quy; 170.000 trẻ em mồ côi, bỏ rơi và nhiều trẻ em bị tai
nạn thương tích)
- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội:
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì các bệnh về tâm thần
và tâm lý xã hội ngày càng phổ biến ở Việt Nam như: Rối loạn trầm cảm;
Stress do áp lực tâm lý xã hội; Chậm phát triển tâm thần do di chứng viêm
não hay vi rút; Tâm thần phân liệt, động kinh; Sa sút tâm thần; Các rối loạn
lo âu, rối loạn hành vi thanh thiếu niê; Các rối loạn tâm thần ở người lớn tuổi
như sa sút tâm thần Alzheimer, rối loạn tâm thần do bệnh Parkinson do tuổi
thọ trung bình của người dân ngày càng tăng cao; Ngoài ra các vấn đề di
chứng tâm thần do tai nạn giao thông, do chiến tranh và ô nhiểm môi trường
gây ra, viêm màng não, sa sút tâm thần sau tai biến mạch máu não do huyết
áp cao … dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khẻo tâm thần và tâm lý xã hội
ngày càng tăng, gây áp lực lên phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay các dịch
vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần và tâm lý xã hội được cung cấp thông qua
các trung tâm bảo trợ và phúc lợi xã hội, bệnh viện tâm thần và các phòng tư
vấn tâm lý trong trường học, tuy nhiên chất lượng và độ bao phủ của các
dịch vụ này còn nhiều tồn tại, hạn chế.
- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân chiến tranh, người có công:
Các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc đã để lại nhiều di chứng nặng nề
cho đất nước Việt Nam, trong đó: Chất độc hóa học đã tác động mạnh mẽ,
lâu dài tới môi trường, các hệ sinh thái và sức khỏe con người, hiện có
khoảng: 4,8 triệu người Việt Nam phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân
chiến tranh hóa học; nhiều gia đình có đến 7 đến 8 nạn nhân, nhiều gia đình
cả 3 thế hệ đều là nạn nhân của chất độc màu da cam (theo Hội Nạn nhân
chất độc da cam Việt Nam). Hàng vạn nan nhân chất độc màu da cam đã
chết trong đau khổ, hàng trăm ngàn trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật bẩm sinh,
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 22
sống đời sống thực vật. Những người còn sống hàng ngày đang phải vật lộn
với căn bệnh quái ác bởi dioxin mà y học bất lực. Nhiều gia đình không duy
trì được nòi giống, nhiều phụ nữ không có được hạnh phúc làm vợ, làm mẹ.
Mặc dù Nhà nước đã sớm có chính sách về ưu đãi đối với người có
công trong cách mạng; chính sách đối với những người chăm sóc và điều
dưỡng cho nạn nhân chất độc mà da cam; đẩy manh tuyên truyền về thảm
họa da cam…Tuy nhiên công cuộc chăm sóc người có công và nạn nhân
chiến tranh cần sự góp sức của các ngành, sức của toàn xã hội và cồng đồng
quốc tế.
- Nhu cầu chăm sóc trợ gúp xã hội cho đối tượng yếu thế, kém may
mắn, hộ nghèo ...cần trợ giúp xã hội:
+ Báo cáo của Cục trưởng Cục BTXH cho biết, hiện nay, có khoảng 2,9
triệu hộ nghèo và cận nghèo, hơn 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ cấp hằng
tháng; khoảng 254.000 người nhiễm HIV/AIDS, hơn 200.000 người nghiện
ma túy, 30.000 nạn nhân bạo hành gia đình và nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược
đãi, xâm hại bị xã hội kỳ thị cần được bảo trợ xã hội.
+ Năm 2017, toàn quốc xảy ra 20.080 vụ tai nạn giao thông, làm chết
8.279 người, bị thương 17.040 người để lại nhiều hậu quả nặng nề về kinh tế
-xã hội, nhiều gia đình mất mát, kiệt quệ kinh tế (Theo báo cáo của Ủy ban
An toàn giao thông Quốc gia).
+ Ngoài ra, theo Tổng cục thống kê, tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực
phẩm, biến đổi khí hậu nước ta năm 2017 diễn ra phức tạp, có xu hướng gia
tăng:
Cả nước có khoảng 175,8 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết;
gần 102,7 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 630 trường hợp mắc
bệnh thương hàn; 720 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút ; 53 trường hợp
mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu; 653 trường hợp mắc bệnh ho gà;
204 trường hợp nhiễm liên cầu lợn ở người; 327 trường hợp mắc viêm não
Nhật Bản; 39 trường hợp nhiễm vi rút Zika; 19 trường hợp mắc bệnh bạch
hầu ; 62 trường hợp tử vong do bệnh dại.
Năm 2017 cả nước xảy ra 111 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 3.374 người
bị ngộ độc, trong đó 22 trường hợp tử vong.
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 23
Tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai diễn ra ngày càng phức tạp, bão,
lũ, lốc xoáy, mưa lớn, ngập lụt, hạn hán đang gia tăng về cường độ, tần suất,
gây tổn thất lớn về người và tài sản. Năm 2017, thiên tai làm 389 người chết,
mất tích và 668 người bị thương, tổng giá trị thiệt hại ước tính 60 nghìn tỷ
đồng.
Kết luận:
Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, trong thời gian tới, nước ta phải
đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như: vấn đề già hoá dân số; tác
động của biến đổi khí hậu và nhiều nguyên nhân khác (Ly hôn đổ vỡ gia
đình, nạn buôn bán trẻ em, xâm hại tình dục, ma túy, HIV, ô nhiễm môi
trường, thiên tai, dịch bệnh, nạn nhân chiến tranh .. ) làm gia tăng số người
cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn …
đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội, chăm sóc xã hội đồng bộ,
hiện đại nhằm giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra. Việc nâng cao chất lượng
công tác an sinh xã hội sẽ đóng vai trò phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục
rủi ro cho người dân sẽ góp phần đảm bảo an ninh – chính trị, phát triển kinh
tế đất nước và nâng cao đời sống của người dân.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chế
độ ưu đãi trong thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân, chăm sóc xã
hội … bước đầu đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động của những
cơ sở nhân đạo còn nhỏ lẻ, chưa được đầu tư trang thiết bị và nguồn nhân lực,
hoạt động còn nhiều hạn chế, công tác xã hội hoá chưa phát phát huy được
sức mạnh của cộng đồng, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Do vậy, đầu tư xây dựng Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực
đồng bằng sông Hồng tại tỉnh Hà Nam trực thuộc Trung ương Hội Chữ thập
đỏ Việt Nam sẽ nâng cao toàn diện năng lực khám chữa bệnh, đào tạo, hỗ trợ
chỉ đạo tuyến, hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội ...đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của toàn xã hội về chăm sóc sức khoẻ nhân dân,
bảo trợ xã hội trong tình hình mới. Kết quả hoạt động của Trung tâm sẽ được
nhân rộng cả nước góp phần thực hiện chính sách xã hội hoá công tác y tế,
công tác bảo trợ xã hội, công tác nhân đạo ... của Đảng, Nhà nước như:
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam; Chiến lược phát triển ngành y
tế Việt Nam; Chiến lược Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 24
Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại
tỉnh Hà Nam sẽ là địa chỉ tin cậy để điều phối các hoạt động nhân đạo; kêu
gọi tài trợ trong nước và quốc tế; là cơ sở để thực hiện các chương trình hợp
tác quốc tế của Hội chữ thập đỏ Việt Nam và các hội chữ thập đỏ quốc gia
khác, các tổ chức quốc tế ... trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người
dân, bảo trợ xã hội, sơ cấp cứu, hoạt động nhân đạo ...
Thông qua triển khai các hoạt động trong Đề án, năng lực của Hội Chữ
thập đỏ Việt Nam được nâng cao, xứng đáng vai trò nòng cốt trong các hoạt
động nhân đạo và đưa vị thế của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xứng tầm với
các Hội Chữ thập đỏ quốc gia trong khu vực.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
Diện tích đất thực hiện dự án : 28,79 ha. Trong đó:
STT Nội dung ĐVT Số lượng
I Xây dựng 287.900
Phân khu chính
1 Bệnh viện quy mô 150 giường m² 48.800
2 Trung tâm bảo trợ Xã hội (250 phòng) m² 89.000
3
Trung tâm đào tạo huấn luyện hoạt động
nhân đạo (400 học viên)
m² 21.000
4 Khu nhà ở cán bộ công nhân viên m² 15.000
5 Khu an trí cao cấp m² 40.000
6
Khu vực sản xuất sinh phẩm (nhà máy +
khu trồng dược liệu)
m² 18.600
7 Cơ sở hạ tầng, Giao thông nội bộ m² 55.500
Hệ thống phụ trợ
1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1
2 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1
3 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1
4 Hệ thống xử lý chất thải HT 1
5 Hệ thống camera giám sát HT 1
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án đầu tư “Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng
sông Hồng tại Hà Nam” tại Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Dự án: Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện
BẢN ĐỒ VỊ TRÍ DỰ KIẾN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
Dự án: Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất của dự án
TT Nội dung
Diện tích
(m²)
Tỷ lệ (%)
Phân khu chính
1 Bệnh viện quy mô 150 giường 48.800 16,95
2
Trung tâm bảo trợ Xã hội (250
phòng)
89.000 30,91
3
Trung tâm đào tạo huấn luyện hoạt
động nhân đạo (400 học viên)
21.000 7,29
4 Khu nhà ở cán bộ công nhân viên 15.000 5,21
5 Khu an trí cao cấp 40.000 13,89
6
Khu vực sản xuất sinh phẩm (nhà
máy + khu trồng dược liệu)
18.600 6,46
7 Cơ sở hạ tầng, Giao thông nội bộ 55.500 19,28
Tổng cộng 287.900 100,00
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Các vật tư đầu vào như: vậy xây dựng đều có bán tại địa phương và
trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình
thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này,
dự kiến sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Nên cơ bản thuận
lợi cho quá trình thực hiện dự án.
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 27
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ
THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô đầu tư.
Bảng tổng hợp danh mục đầu tư của dự án
STT Nội dung ĐVT Số lượng
I Xây dựng 287.900
Phân khu chính
1 Bệnh viện quy mô 150 giường m² 48.800
2 Trung tâm bảo trợ Xã hội (250 phòng) m² 89.000
3
Trung tâm đào tạo huấn luyện hoạt động
nhân đạo (400 học viên)
m² 21.000
4 Khu nhà ở cán bộ công nhân viên m² 15.000
5 Khu an trí cao cấp m² 40.000
6
Khu vực sản xuất sinh phẩm (nhà máy +
khu trồng dược liệu)
m² 18.600
7 Cơ sở hạ tầng, Giao thông nội bộ m² 55.500
Hệ thống phụ trợ
1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1
2 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1
3 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1
4 Hệ thống xử lý chất thải HT 1
5 Hệ thống camera giám sát HT 1
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật.
II.1. Giải pháp kiến trúc xây dựng
I. Phương án Quy hoạch tổng mặt bằng:
1. Nguyên tắc:
+ Bố cục quy hoạch kiến trúc đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật
theo quy hoạch chung của khu vực.
+ Mật độ xây dựng tối đa khoảng 60% diện tích đất.
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 28
+ Đảm bảo các đường đi lại bố trí hợp lý và có sơ đồ hướng dẫn cụ thể,
phải bố trí các đường đi lại và vận chuyển riêng biệt cho các đối tượng hoạt
động trong Tổ hợp.
+ Đảm bảo quy hoạch sử dụng hạ tầng kỹ thuật hợp lý.
2. Giải pháp quy hoạch:
+ Tổng mặt bằng được quy hoạch nhưng có thể được điều chỉnh tổng
thể để phù hợp với mật độ xây dựng cho phép của Tổ hợp. Bố trí đầy đủ tất
cả các hạng mục phụ trợ, hỗ trợ cho khối bệnh viện chính, đảm bảo dây
chuyền sử dụng liên hoàn, đảm bảo tiêu chuẩn của công trình công cộng có
quy mô lớn.
+ Tổ hợp được chia thành 03 lối tiếp cận:
Lối vào chính dành cho bệnh nhân khám ngoại trú, cán bộ công nhân
viên.
Lối vào cấp cứu dành riêng cho cấp cứu, để tạo lối giao thông riêng biệt
không bị ảnh hưởng luồng giao thông khác.
Lối vào phụ dành cho hoạt động nhận đạo, người già và dự phòng cho
lối vào chính.
Trên khu đất bố trí bãi đậu xe đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đậu xe, có
vị trí để xe cứu hỏa.
Khu bệnh viện nhà cao tầng được bố, thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn
của bệnh viện hiện đại, áp dụng các tiến bộ khoa học mới nhất, trang thiết bị
kỹ thuật hiện đại, an toàn, tiện nghi.
Ngoài ra trên khuôn viên đất còn được tổ chức các công trình phụ trợ
như: Lò đất chất thải rắn, khu xử lý nước thải, trạm điện, máy phát điện dự
phòng.
Theo đó Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông
Hồng tại tỉnh Hà Nam được xây mới hoàn toàn và đồng bộ tại thôn Khuyến
Công, xã Khả Phong, Huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam với tổng diện tích đất:
28,79ha, trong đó:
Bệnh viện quy mô 150 giường: 48.800 m²
Trung tâm bảo trợ Xã hội (250 phòng): 89.000 m²
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 29
Trung tâm đào tạo huấn luyện hoạt động nhân đạo (400 học
viên):21.000 m²
Khu nhà ở cán bộ công nhân viên: 15.000 m²
Khu an trí cao cấp: 40.000 m²
Khu vực sản xuất sinh phẩm (nhà máy + khu trồng dược liệu): 18.600
m²
Cơ sở hạ tầng, Giao thông nội bộ: 55.500 m²
II. Giải pháp thiết kế xây dựng một số hạng mục chính:
1. Nguyên tắc chung:
Chủ đầu tư định hướng nguyên tắc thiết kế chung của Tổ hợp là mang
kiến trúc hiện đại, than thiện, hòa nhập với cảnh quanh xung quanh, tạo cảm
giác gần gũi thanh bình, mang tính chất nghỉ dưỡng cho các đối tượng được
chăm sóc.
Bố cục khối tập chung hệ thống kỹ thuật, hệ thống giao thông đảm bảo
thuận tiện, hợp lý.
Đảm bảo các tiêu chuẩn cách ly, tiêu chuẩn xây dựng bệnh viện. Tổ
chức không gian cây xanh xen lẫn công trình, tạo hiệu quả vật lý kiến trúc,
không gian than thiện, tạo môi trường xanh sạch đẹp, các khu vực phục vụ
nhu cầu của bệnh nhân và than nhân như: Phòng giải trí, nhà hàng café, điện
thoại công cộng, máy ATM, siêu thị mini…
Đảm bảo dây chuyền hợp lý, không chồng chéo giữa các bộ phận và
tron từng khu, tuân thủ nguyên tắc thiết kế bệnh viện đa khoa, diện tích các
khu vực, các phòng chức năng đảm bảo quy chuẩn.
Đảm bảo kích thước về chiều cao các tầng (thông thủy 4m, tùy theo
từng phòng chức năng mà điều chỉnh cho phù hợp), chiều rộng hành lang
1,5-:-3m tùy theo từng khu chức năng, cầu thang (chiều rộng ≥1,2m, độ dốc
≤45o
), cửa đi đảm bảo tiêu chuẩn ky thuật.
2. Giải pháp về giao thông:
Luồng bệnh nhân khám bệnh, xuất nhập viện được tổ chức theo trục
chính vào cổng công trình. Trục chính và sảnh lớn thuận tiện cho khách đưa
đón bệnh nhân, hạn chế cự ly di chuyển của bệnh nhân, bệnh nhân có thể
tiếp cận cầu thanh máy ngay sảnh chính.
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 30
Lối cấp cứu được tổ chức một lối đi độc lập, từ sảnh cấp cứu vào thẳng
khu vực cấp cứu, nhanh chóng và an toàn cho bệnh nhân.
Lối vào khu phục vụ được tổ chức riêng biệt đảm bảo thuận tiện tiếp
cận khu phụ trợ.
3. Giải pháp về an toàn thoát hiểm:
Tổ hợp được thiết kế chống hỏa hoạn ngay khi lửa bắt đầu phát ra, theo
bậc chịu lửa của công trình, đảm bảo:
Tính ổn định của kết cấu chung tòa nhà khi xảy ra hỏa hoạn.
Đảm bảo thoát hiểm:
+ Hệ thống giao thông thẳng, đơn giản, rộng rãi, ngắn;
+ Bố trí lối thoát thuận tiện
+ Chia ô khu vực thoát hiểm bằng cửa chống cháy.
Hệ thống thiết bị tự động phát hiện và bảo vệ:
+ Vòi phun tự động chống lửa;
+ Robine chống hỏa hoạn được gia cố;
+ Thiết bị báo cháy tự động;
+ Bình cứu hỏa riêng;
+ Hệ thống hút khói;
+ Cột và ống nước cứu hỏa;
+ Thiết bị phụ: Hệ thống chiếu sáng trong trường hợp khẩn cấp, điện
thoại nội bộ, điện thoại gọi bệnh nhân …
Các thiết bị này góp phần vào việc tìm ra hỏa hoạn, từ đó khoanh vùng
dập lửa.
4. Thống kê các phân khu chính:
a) Trung tâm bảo trợ xã hội: Chăm sóc người cao tuổi và các đối tượng
cần bảo trợ xã hội
- Công suất: 250 phòng, tiêu chuẩn: 20m2
/người
- Tổng diện tích sàn: 89.000 m2
.
b) Bệnh viện chữ thập đỏ:
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 31
- Công suất: 150 giường
- Chỉ tiêu xây dựng: 80m2
/giường bệnh
- Tổng diện tích sàn: 48.800m2
c) Trung tâm đào tạo, tập huấn:
- Công suất: 400 người
- Tổng diện tích sàn: 21.000m2
d) Khu nghiên cứu, sản xuất dược liệu, chế phẩm y tế
- Công suất: 50 người
- Tổng diện tích sàn: 18.600m2
e) Nhà ở cán bộ, nhân viên
- Công suất: 200 người
- Tổng diện tích sàn: 15.000m2
5. Hệ thống phụ trợ:
Được thiết kế đảm bảo công năng phù hợp, đảm bảo các quy chuẩn về
xây dựng bệnh viện … gồm:
- Giao thông vành đai;
- Hệ thống công viên cây xanh;
- Hệ thống tường rào, cổng và nhà bảo vệ;
- Hệ thống khu xử lý chất thải.
- Hệ thống xử lý nước thải, thoát nước.
- Hệ thống điện nước kỹ thuật, máy phát điện dự phòng…
II.2. Nội dung hoạt động
1. Đối tượng hưởng lợi
Các đối tượng được hưởng lợi bao gồm những người được miễn phí
hoàn toàn, những người thu phí một phần và thu phí dịch vụ tự nguyện, cụ
thể:
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ liệt sỹ cô đơn, gia đình thương binh,
liệt sỹ (có giấy xác nhận của địa phương).
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 32
- Người nghèo, người khuyết tật, nạn nhân chiến tranh, nạn nhân chất
độc da cam, người cao tuổi cô đơn (có giấy xác nhận của địa phương).
- Trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ bị bỏ rơi; Người chữa tâm thần tâm lý
xã hội; Người thiểu năng trí tuệ ...
- Cán bộ, hội viên, thanh thiếu thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập
đỏ (thu phí một phần);
- Các đối tượng có thẻ Bảo hiểm y tế và người có nhu cầu khám chữa
bệnh tại Bệnh viện chữ thập đỏ.
- Các đối tượng là nạn nhân của tệ nạn ma túy, mại dâm, dịch bệnh,
tai nạn giao thông, thiên tai bão lụt cần trợ giúp nhân đạo.
- Người cao tuổi (bao gồm Việt kiều, người nước ngoài), các đối
tượng khác có khả năng chi trả được gia đình hoặc các tổ chức tự nguyện
đưa vào Trung tâm dưỡng lão.
2. Các nội dung hoạt động
a) Đối với người cao tuổi, người cần dịch vụ bảo trợ xã hội:
- Chăm sóc sức khỏe: tổ chức khám sức khỏe định kỳ; chuyển Bệnh
viện Chữ thập đỏ hoặc cơ sở y tế chuyên khoa các trường hợp bệnh nặng;
các bệnh thông thường hoặc bệnh mãn tính được điều trị tại Trung tâm.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng cao sức khỏe và cải thiện tinh thần:
đảm bảo chế độ dinh dưỡng; tổ chức các hoạt động thể thao, giải trí, các hình
thức lao động phù hợp sở thích và sức khỏe của người cao tuổi.
- Phục hồi chức năng tại Trung tâm; chuyển Bệnh viện Chữ thập đỏ
các trường hợp cần phẫu thuật chỉnh hình.
- Tổ chức lao động sản xuất phù hợp tình trạng sức khoẻ của đối
tượng.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng cao sức khỏe và cải thiện tinh thần đối
với các đối tượng cần bảo trợ xã hội: Nạn nhân chất độc da cam và người
khuyết tật nghèo; Người già không nơi nương tựa; Trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn
b) Đối với hoạt động đào tạo, huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu:
Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở thiết thực phục vụ yêu
cầu công việc, do các thầy cô giáo dày dặn kinh nghiệm tại các trường Cao
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 33
đẳng y tế trong nước giảng dạy lý thuyết và đội ngũ giáo viên thực hành đã
từng công tác tại nước ngoài đảm nhiệm huấn luyện thực tế. Tại đây, các bạn
học viên được tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc tại, thực tế quan sát
các quy trình, cách thức chăm sóc, được tiếp cận với trang thiết bị hiện đại
và được trang bị tâm lý cũng như định hướng lâu dài trong công việc chăm
sóc.
Đây là một ngành đào tạo hoàn toàn mới ở Việt Nam, thông qua hoạt
động đào tạo, Trung tâm cũng có những điều kiện thuận lợi hơn trong việc
nâng cao chất lượng chăm sóc và tay nghề của đội ngũ nhân viên nhằm phục
vụ cho việc chăm sóc người tại công ty và chuẩn bị lâu dài cho đội ngũ nhân
lực sau này.
- Đào tạo cấp chứng chỉ sơ cấp cứu (bao gồm: kỹ năng sơ cấp cứu cơ
bản, sơ cấp cứu tai nạn giao thông, sơ cấp cứu tai nạn đường sông, sơ cấp
cứu trong thảm hoạ...) cho các khoá học tổ chức tại Trung tâm.
- Phối hợp đào tạo thực hành sơ cấp cứu (những tình huống giả định
trong cấp cứu thảm hoạ) và một số môn học khác tại Trung tâm.
- Tổ chức các đội sơ cấp cứu và dịch vụ vận chuyển, sơ cấp cứu lưu
động.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn viên, hướng dẫn viên hoạt động trong lĩnh
vực chăm sóc xã hội.
- Dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp cho nhóm đối tượng yếu thế (thực
hiện theo Luật Dạy nghề);
c) Đối với người cần khám chữa bệnh:
- Khám, điều trị bệnh tại Bệnh viện Chữ thập đỏ theo chức năng,
nhiệm vụ của bệnh viện.
- Khám, điều trị bệnh ngoại trú tại Phòng khám Chữ thập đỏ thuộc
Trung tâm và các hoạt động khám chữa bệnh tại cộng đồng.
d) Các hoạt động khác:
- Tham gia nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan nhằm nâng
cao trình độ chuyên môn và phát triển nguồn lực cho các hoạt động của mô
hình.
- Tổ chức các hoạt động gây quỹ cho Bệnh viện và Trung tâm...
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 34
- Tổ chức nghiên cứu, liên doanh liên kết sản xuất các sản phẩm nhân
đạo
II.3. Các phòng khoa chính
1. Khối bệnh viện (khoa)
- Khám bệnh, cấp cứu
- Nội tổng hợp
- Nội tiêu hoá, tim mạch, thận.
- Điều trị tích cực
- Ngoại tổng hợp
- Sản, Nhi
- Mắt, TMH, RHM
- Chẩn đoán hình ảnh
- Y học cổ truyền
- Trung tâm huyết học
2. Khối bảo trợ (các khoa)
- Viện dưỡng lão.
- Chăm sóc người khuyết tật, trẻ em mồ côi, lang thang, cơ nhỡ.
- Chăm sóc nạn nhân chất độc da cam, nạn nhân chiến tranh, bệnh nhân
HIV.
- Khu điều dưỡng.
- Chỉnh hình và Phục hồi chức năng
3. Khối đào tạo, sản xuất và hành chính (Các phòng)
- Kế hoạch Tổng hợp
- Tổ chức Nhân sự
- Tài chính Kế toán
- Đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Đào tạo nghề cho đối tượng yếu thế
- Dược, sản xuất chế phẩm y tế.
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 35
- Sản xuất sản phẩm nhân đạo
Chức năng nhiệm vụ của các khoa, phòng sẽ được xây dựng trên cơ sở
thực hiện theo Quy chế Bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số
1895/1997/ BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Quy chế hoạt
động chữ thập đỏ của Hội chữ thập đỏ Việt Nam và các quy định pháp luật
khác có liên quan.
II.4. Tổ chức nhân sự
Tổ chức biên chế nhân sự của Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu
vực đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 200 cán bộ công nhân viên.
Tham gia vào hoạt động chuyên môn của bệnh viện có các giáo sư,
tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa đầu ngành:
- GS. Đỗ Đức Vân: chuyên khoa Ngoại
- GS. Ngô Ngọc Liễn: chuyên khoa Tai mũi họng
- GS. Nguyễn Thu Hồ: chuyên khoa Nội tiêu hoá
- GS. Đỗ Đức Hiển: chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh
- GS. Nguyễn Bá Đức: chuyên khoa U bướu
- PGS. TS. Nguyễn Thị Phúc: chuyên khoa Mắt
- TS. Trần Xuân Vận: chuyên khoa Bỏng và Phẫu thuật chỉnh hình
- BSCK2. Vũ Quang Quyết: chuyên khoa Phục hồi chức năng
- Các thầy thuốc khác thuộc Đại học Y Hà Nội, Đoàn Thầy thuốc tình
nguyện của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
- Các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ của cơ quan Trung ương Hội
- Tuyển dụng những bác sỹ chuyên khoa, y tá có nhiều kinh nghiệm
khác.
Định biên tổ chức nhân sự
TT Chức danh Định biên
Ghi
chú
1 Giám đốc 1
2 Phó giám đốc 1
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 36
3 Kế toán trưởng 1
4 Điều dưỡng trưởng 3
5 Trưởng khoa 10
6 Giáo sư, bác sĩ chuyên ngành 30
7 Dược sĩ đại học 10
8 Kỹ sư, cử nhân, cử nhân xét nghiệm 14
9 Điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh,
dược sĩ trung sơ cấp, nhân viên chăm sóc
100
10 Thư ký y khoa, công nhân thanh trùng 10
11 Công nhân, nhân viên; bảo vệ 20
Tổng 200
 Tuyển chọn và phát triển nguồn lực
- Tuyển chọn các giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ, cử nhân kinh tế, cử
nhân ngoại ngữ, cử nhân kế toán - tài chính, y tá, điều dưỡng và đội ngũ tình
nguyện viên. Nguồn nhân lực này sẽ làm việc cả ngày, nửa ngày hoặc được
mời đến khi có nhu cầu.
- Xây dựng một đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên, tình nguyện viên
bao gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lòng nhiệt tình và
phẩm chất đạo đức tốt từ các bệnh viện, cơ sở của trung ương và khu vực
phía Bắc.
- Tuyển dụng thêm cán bộ, nhân viên theo yêu cầu của công việc và
khi có nhu cầu phát triển, mở rộng mô hình.
- Hỗ trợ kinh phí cho các cán bộ đang làm việc tại Trung tâm theo học
các khóa học cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ các lĩnh vực liên quan trong, ngoài
nước theo hình thức tập trung hoặc vừa học vừa làm.
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 37
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở
hạ tầng.
Dự án đầu tư với hình thức thuê đất theo đúng quy định hiện hành. Sau
khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện các
bước về đất theo quy định.
II. Các phương án xây dựng công trình.
STT Nội dung ĐVT Số lượng
I Xây dựng 287.900
Phân khu chính
1 Bệnh viện quy mô 150 giường m² 48.800
2 Trung tâm bảo trợ Xã hội (250 phòng) m² 89.000
3
Trung tâm đào tạo huấn luyện hoạt động
nhân đạo (400 học viên)
m² 21.000
4 Khu nhà ở cán bộ công nhân viên m² 15.000
5 Khu an trí cao cấp m² 40.000
6
Khu vực sản xuất sinh phẩm (nhà máy +
khu trồng dược liệu)
m² 18.600
7 Cơ sở hạ tầng, Giao thông nội bộ m² 55.500
Hệ thống phụ trợ
1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1
2 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1
3 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1
4 Hệ thống xử lý chất thải HT 1
5 Hệ thống camera giám sát HT 1
II Thiết bị
1 Bệnh viện 150 giường bệnh bộ 1
2 Trung tâm bảo trợ xã hội bộ 1
3
Trung tâm đào tạo, tập huấn luyện kỹ
năng sơ cấp cứu
bộ 1
4 Nhà ở cán bộ công nhân viên bộ 1
5 Khu an trí cao cấp bộ 1
6 Khu vực sản xuất sinh phẩm bộ 1
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 38
STT Nội dung ĐVT Số lượng
7 Hạ tầng kỹ thuật nội bộ khu đất bộ 1
Thiết bị phụ trợ công trình
1 Thiết bị khác bộ 1
2 Hệ thống báo động cấp cứu HT 1
3 Thiết bị văn phòng bộ 1
II.1. Phương án tổ chức thực hiện.
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận
điều hành hoạt động của dự án.
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.
- Hoàn thành việc lập dự án và xin chủ trương đầu tư vào năm 2018.
- Tiến hành xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị từ 2019-2021.
- Chủ đầu tư trực tiếp đầu tư và khai thác dự án.
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 39
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG –
GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN
NINH QUỐC PHÒNG
I. Đánh giá tác động môi trường.
I.1. Giới thiệu chung
Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những
yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án
và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô
nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho
môi trường và cho xây dựng khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu
cầu về tiêu chuẩn môi trường.
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam tháng 06 năm 2005.
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ
Môi trường.
Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lý
chất thải rắn.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008
về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09
tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường.
Nghị định 117/2009/NĐ-CP của chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn
điều kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số
quản lý chất thải nguy hại.
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 40
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành
Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại.
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của
Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt
Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định
theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của
Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường.
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án
Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng
theo các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí: QCVN
05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT
10/10/2002 của Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN
14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn : QCVN 26:2010/BTNMT Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
II. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm
II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm
 Chất thải rắn
 Rác thải trong quá trình thi công xây các loại bao bì đựng nguyên
vật liệu như giấy và một lượng nhỏ các loại bao nilon, đất đá do các hoạt
động đào đất xây dựng và các công trình phụ trợ khác.
 Sự rơi vãi vật liệu như đá, cát, ... trong quá trình vận chuyển của
các thiết bị chuyên dụng đến nơi xây dựng.
 Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra.
 Chất thải sinh hoạt của lực lượng nhân công lao động tham gia thi
công.
 Chất thải khí
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 41
 Chất thải khí là nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu khí quyển, khí
thải có thể phát ra từ các hoạt động trong các quá trình thi công từ giai đoạn
chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến khi tháo dỡ các hạng mục công trình trong
giai đoạn ngừng hoạt động. Chủ yếu là khí thải phát sinh do hoạt động của
động cơ máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển vật tư dụng cụ,
thiết bị phục vụ cho thi công.
 Chất thải lỏng
Chất thải lỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường trong khu
vực xây dựng khu biệt thự gây ảnh hưởng đến môi trường lân cận. Chất thải
lỏng của dự án gồm có nước thải từ quá trình xây dựng, nước thải sinh hoạt
của công nhân và nước mưa.
 Dự án chỉ sử dụng nước trong các quá trình phối trộn nguyên vật
liệu và một lượng nhỏ dùng cho việc tưới đường, tưới đất để giữ ẩm và hạn
chế bụi phát tán vào môi trường xung quanh. Lượng nước thải từ quá trình
xây dựng chỉ gồm các loại chất trơ như đất cát, không mang các hàm lượng
hữu cơ, các chất ô nhiễm thấm vào lòng đất.
 Nước thải sinh hoạt của của công nhân trong giai đoạn thi công rất
ít, chủ yếu là nước tắm rửa đơn thuần và một phần rất nhỏ các hoạt động vệ
sinh khác vì trong quá trình xây dựng hầu hết tất cả công nhân xây dựng
không ở lại, chỉ có một hoặc hai người ở lại bảo quản vật tư.
 Nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất ô nhiễm bề mặt từ khu vực
xây dựng xuống các kênh rạch cận kề. Tuy nhiên, dự án đã có hệ thống thoát
nước ngầm thu nước do vậy kiểm soát được nguồn thải và xử lý nước bị ô
nhiễm trước khi thải ra ngoài.
 Tiếng ồn
 Gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh làm giảm khả
năng tập trung và giảm năng suất lao động. Tiếng ồn có thể sinh ra theo
những con đường sau nhưng phải được kiểm soát và duy trì ở trong khoảng
80 – 85dBA theo tiêu chuẩn quy định, tiếng ồn có thể phát sinh từ những
nguồn.
 Động cơ, máy móc, và những thiết bị phục vụ xây dựng, lắp đặt.
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 42
 Trong quá trình lao động như gò, hàn các chi tiết kim loại, và
khung kèo sắt … và quá trình đóng, tháo côppha, giàn giáo, vận chuyển vật
liệu…
 Từ động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện …
 Bụi và khói
 Khi hàm lượng bụi và khói vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra
những bệnh về đường hô hấp làm giảm khả năng lao động của công nhân.
Bụi và khói được sinh ra từ những lý do sau:
 Từ các hoạt động chuyên chở vật liệu, tập kết đổ vật liệu đến nơi
xây dựng.
 Từ các đống tập kết vật liệu.
 Từ các hoạt động đào bới san lấp.
 Từ quá trình thi công: quá trình phối trộn nguyên vật liệu, quá trình
đóng tháo côppha…
II.2.Mức độ ảnh hưởng tới môi trường
 Ảnh hưởng đến chất lượng không khí:
Chất lượng không khí của khu vực xây dựng sẽ chịu ít nhiều biến đổi do
các hoạt động thực thi Dự án. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn thi công xây
dựng và tháo dỡ công trình ngưng hoạt động, khói bụi và khí thải là tác nhân
ô nhiễm đáng chú ý nhất. Khí thải sinh ra từ các động cơ máy móc chủ yếu
là khí NOx, CO, CO2, SO2....Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ
các loại máy móc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện
môi trường làm việc thông thoáng ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp
đến con người là không đáng kể tuy nhiên khi hàm lượng cao nó sẽ là tác
nhân gây ra những ô nhiễm cho môi trường và con người như: khí SO2 hoà
tan được trong nước nên dễ phản ứng với cơ quan hô hấp người và động vật.
 Ảnh hưởng đến giao thông
Hoạt động của các loại phương tiện vận tải phục vụ dự án sẽ làm gia
tăng mật độ lưu thông trên các tuyến đường vào khu vực, mang theo những
bụi bẩn đất, cát từ công trường vào gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng
đường xá, làm xuống cấp nhanh chóng các tuyến đường này.
Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 43
 Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lực lượng
nhân công làm việc tại công trường và cho cả cộng đồng dân cư. Gây ra các
bệnh về cơ quan hô hấp, dị ứng, viêm mắt ...
Tiếng ồn phát sinh chủ yếu trong qúa trình thi công xây dựng và tháo
dỡ khi công trình ngừng hoạt động. Ô nhiễm tiếng ồn tác động trực tiếp lên
lực lượng lao động tại công trình và cư dân sinh sống gần khu vực thực thi
dự án. Tiếng ồn sẽ gây căng thẳng, ức chế, làm giảm năng suất lao động, gây
xáo trộn cuộc sống thường ngày của người dân. Mặt khác khi độ ồn vượt quá
giới hạn cho phép và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác.
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi
trường
 Giảm thiểu lượng chất thải
Trong quá trình thực thi dự án chất thải phát sinh ra là điều không tránh
khỏi. Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp kết hợp với
biện pháp quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng
lớn chất thải phát sinh. Các biện pháp để giảm thiểu chất thải phát sinh:
Dự toán chính xác khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho thi công,
giảm thiểu lượng dư thừa tồn đọng sau khi xây dựng công trình.
Lựa chọn địa điểm tập kết nguyên vật liệu phù hợp nằm cuối hướng gió
và trên nền đất cao để tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát khi chưa sử
dụng đến.
Đề xuất những biện pháp giảm thiểu khói bụi và nước thải phát sinh
trong quá trình thi công.
 Thu gom và xử lý chất thải:
Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là
điều bắt buộc đối với khu vực xây dựng công trình. Trong dự án này việc thu
gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây dựng đến khi đi bàn
giao nhà và quá trình tháo dỡ ngưng hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến
hoạt động của trạm và môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gom và xử
lý phải được phân loại theo các loại chất thải sau:
 Chất thải rắn
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Was ist angesagt? (20)

Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất Hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nh...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất Hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nh...Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất Hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nh...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất Hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm từ nh...
 
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduan...
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduan...Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduan...
Dự án Xây dựng Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư M'Gar | PICC www.lapduan...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa sen - Cờ đỏ | duanviet.com.v...
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa sen - Cờ đỏ | duanviet.com.v...Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa sen - Cờ đỏ | duanviet.com.v...
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa sen - Cờ đỏ | duanviet.com.v...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
 
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi  0918755356Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi  0918755356
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
 
Tư vấn lập dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh - www.duanviet.com.vn - 0...
Tư vấn lập dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh - www.duanviet.com.vn - 0...Tư vấn lập dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh - www.duanviet.com.vn - 0...
Tư vấn lập dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh - www.duanviet.com.vn - 0...
 
Dự án Đầu tư xây dựng Cầu Xẻo Vẹt theo hình thức BOT 0903034381
Dự án Đầu tư xây dựng Cầu Xẻo Vẹt theo hình thức BOT 0903034381Dự án Đầu tư xây dựng Cầu Xẻo Vẹt theo hình thức BOT 0903034381
Dự án Đầu tư xây dựng Cầu Xẻo Vẹt theo hình thức BOT 0903034381
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
 
Dự án Chăn nuôi heo Việt Thắng - An Giang | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanvi...
Dự án Chăn nuôi heo Việt Thắng - An Giang | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanvi...Dự án Chăn nuôi heo Việt Thắng - An Giang | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanvi...
Dự án Chăn nuôi heo Việt Thắng - An Giang | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanvi...
 
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
 
Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...
Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...
Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...
 
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc - www.duanviet.com.vn - 0918755356Nhà máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải Phú Quốc - www.duanviet.com.vn - 0918755356
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu cây trồng Công nghệ cao tỉnh Ni...
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu cây trồng Công nghệ cao tỉnh Ni...Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu cây trồng Công nghệ cao tỉnh Ni...
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu cây trồng Công nghệ cao tỉnh Ni...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
 

Ähnlich wie Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356

Ähnlich wie Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356 (20)

Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
 
Thuyết minh dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ ĐBSH tại Hà Nam - www.lapdu...
Thuyết minh dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ ĐBSH tại Hà Nam - www.lapdu...Thuyết minh dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ ĐBSH tại Hà Nam - www.lapdu...
Thuyết minh dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ ĐBSH tại Hà Nam - www.lapdu...
 
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
 
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
 
Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...
Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...
Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
 
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁTXÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nông nghiệp CNC Nhàu và Đinh Lăng tại An Giang | dua...
Thuyết minh dự án đầu tư Nông nghiệp CNC Nhàu và Đinh Lăng tại An Giang | dua...Thuyết minh dự án đầu tư Nông nghiệp CNC Nhàu và Đinh Lăng tại An Giang | dua...
Thuyết minh dự án đầu tư Nông nghiệp CNC Nhàu và Đinh Lăng tại An Giang | dua...
 
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi 0918755356Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi 0918755356
 
Dự án công nghệ cao yuna
Dự án công nghệ cao yunaDự án công nghệ cao yuna
Dự án công nghệ cao yuna
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
 
Báo cáo tiền khả thi Dự án Rừng keo trồng kết hợp đinh lăng dưới tán rừng - w...
Báo cáo tiền khả thi Dự án Rừng keo trồng kết hợp đinh lăng dưới tán rừng - w...Báo cáo tiền khả thi Dự án Rừng keo trồng kết hợp đinh lăng dưới tán rừng - w...
Báo cáo tiền khả thi Dự án Rừng keo trồng kết hợp đinh lăng dưới tán rừng - w...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng Kiên Giang - www.l...
 
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Công trình Trạm xăng, trạm sửa chữa ô tô, bãi đổ xe ...
Thuyết minh dự án đầu tư Công trình Trạm xăng, trạm sửa chữa ô tô, bãi đổ xe ...Thuyết minh dự án đầu tư Công trình Trạm xăng, trạm sửa chữa ô tô, bãi đổ xe ...
Thuyết minh dự án đầu tư Công trình Trạm xăng, trạm sửa chữa ô tô, bãi đổ xe ...
 
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP ĐIỆN MẶT TRỜI
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP ĐIỆN MẶT TRỜIDỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP ĐIỆN MẶT TRỜI
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CNC KẾT HỢP ĐIỆN MẶT TRỜI
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và điện rác tỉnh Nam Định ...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và điện rác tỉnh Nam Định ...Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và điện rác tỉnh Nam Định ...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và điện rác tỉnh Nam Định ...
 

Mehr von CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH

Mehr von CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (20)

Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
 
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
 
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
 
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
 
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381
 
Tư Vấn Lập dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời tỉnh Cà Mau 0903034381
Tư Vấn Lập dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời tỉnh Cà Mau 0903034381Tư Vấn Lập dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời tỉnh Cà Mau 0903034381
Tư Vấn Lập dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời tỉnh Cà Mau 0903034381
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
 
Dự án xây dựng bãi đậu xe thông minh 0903034381
Dự án xây dựng bãi đậu xe thông minh 0903034381Dự án xây dựng bãi đậu xe thông minh 0903034381
Dự án xây dựng bãi đậu xe thông minh 0903034381
 
Dự án Trồng rau sạch kết hợp nuôi cua đinh Huyện Củ Chi TPHCM 0903034381
Dự án Trồng rau sạch kết hợp nuôi cua đinh Huyện Củ Chi TPHCM 0903034381Dự án Trồng rau sạch kết hợp nuôi cua đinh Huyện Củ Chi TPHCM 0903034381
Dự án Trồng rau sạch kết hợp nuôi cua đinh Huyện Củ Chi TPHCM 0903034381
 
Dự án Thiết kế kiến trúc cải tạo Khách sạn Bình Minh 0903034381
Dự án Thiết kế kiến trúc cải tạo Khách sạn Bình Minh 0903034381Dự án Thiết kế kiến trúc cải tạo Khách sạn Bình Minh 0903034381
Dự án Thiết kế kiến trúc cải tạo Khách sạn Bình Minh 0903034381
 
Dự án Phòng khám di dộng cho đối tượng công nhân viên 0903034381
Dự án Phòng khám di dộng cho đối tượng công nhân viên 0903034381Dự án Phòng khám di dộng cho đối tượng công nhân viên 0903034381
Dự án Phòng khám di dộng cho đối tượng công nhân viên 0903034381
 

Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0918755356

  • 1. Dự án: Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG CHỮ THẬP ĐỎ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TẠI HÀ NAM Chủ đầu tư: Trung Ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam Địa điểm: Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam --- Tháng 08 năm 2018 ----
  • 2. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -----------    ---------- DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG CHỮ THẬP ĐỎ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TẠI HÀ NAM CHỦ ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH P.Tổng Giám đốc NGUYỄN THỊ XUÂN THU NGUYỄN BÌNH MINH
  • 3. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6 I. Giới thiệu về chủ đầu tư..................................................................................... 6 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.............................................................................. 9 III. Sự cần thiết xây dựng dự án............................................................................ 9 IV. Các căn cứ pháp lý........................................................................................ 10 V. Mục tiêu dự án................................................................................................ 11 V.1. Mục tiêu chung............................................................................................ 11 V.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 11 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN....................... 14 I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ........................................... 14 I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án...................................................... 14 I.2. Tình hình kinh tế - xã hội.............................................................................. 17 II. Quy mô sản xuất của dự án. ........................................................................... 18 II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường:....................................................................... 18 II.2. Quy mô đầu tư của dự án............................................................................. 24 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.............................................. 24 III.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................... 24 III.2. Hình thức đầu tư......................................................................................... 26 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ................ 26 IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.................................................................. 26 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án........... 26 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................... 27 I. Phân tích qui mô đầu tư. .................................................................................. 27 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật.......................................................... 27 II.1. Giải pháp kiến trúc xây dựng ...................................................................... 27
  • 4. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 4 II.2. Nội dung hoạt động ..................................................................................... 31 II.3. Các phòng khoa chính ................................................................................. 34 II.4. Tổ chức nhân sự........................................................................................... 35 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 37 I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng...................................................................................................................... 37 II. Các phương án xây dựng công trình............................................................... 37 II.1. Phương án tổ chức thực hiện....................................................................... 37 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án............. 38 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG...... 39 I. Đánh giá tác động môi trường. ........................................................................ 39 I.1. Giới thiệu chung............................................................................................ 39 I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường............................................ 39 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ........................................ 40 II. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm...................... 40 II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm .................................................................................. 40 II.2.Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ............................................................... 42 II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường ........... 43 IV. Kết luận......................................................................................................... 45 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 47 I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án........................................................ 47 II. Bảng tiến độ thực hiện dự án.......................................................................... 49 III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án................................................ 56 III.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ........................................................ 56 III.2. Phương án vay............................................................................................ 57 III.3. Các thông số tài chính của dự án. .............................................................. 57
  • 5. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 5 KẾT LUẬN......................................................................................................... 60 I. Kết luận............................................................................................................ 60 II. Đề xuất và kiến nghị....................................................................................... 60 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ......... 61 1. Bảng tổng mức đầu tư, nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án ....................... 61 2.Bảng tổng mục khấu hao của dự án ................................................................. 65 3. Bảng doanh thu và dòng tiền của dự án.......................................................... 71 4 .Kế hoạch trả nợ của dự án............................................................................... 78 5. Mức trả nợ hàng năm theo dự án .................................................................... 78 6. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. ................................ 79 7. Bảng phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu........................................... 79 8. Phân tích hiện giá thuần NPV của dự án......................................................... 81 9.Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án. ................................ 82
  • 6. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư. Chủ đầu tư : Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Mã số thuế : 0100986763 Chịu trách nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Thu Địa chỉ trụ sở: Số 82, Nguyễn Du, Hà Nội Điện thoại: +8424.3822 4030 Fax: 8424.39424285 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội của quần chúng, hoạt động vì mục tiêu nhân đạo - hòa bình - hữu nghị, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì hạnh phúc của nhân dân. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và làm Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội. Hội được thành lập vào ngày 23/11/1946 tại Đình Thanh Ấm, Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội. Hệ thống Hội gồm 4 cấp: Trung ương Hội; 63 tỉnh, thành Hội; 689 Quận, huyện Hội và tương đương; 11.000 Hội Chữ thập đỏ xã, phường và tương đương; Cơ quan Trung ương Hội có 12 ban, đơn vị, 03 cơ quan báo chí của Hội, 16 Trung tâm trực thuộc Hội. Toàn Hội hiện có trên 8 triệu cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên chữ thập đỏ, trong đó có trên 14 ngàn cán bộ, 4,5 triệu hội viên, 358 ngàn tình nguyện viên, 3,4 triệu thanh thiếu niên chữ thập đỏ, hoạt động tại gần 17 ngàn tổ chức Hội cơ sở. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được tổ chức theo 4 cấp từ Trung ương đến xã, phường (với gần 17 ngàn tổ chức Hội cơ sở; 100% tỉnh, thành, quận, huyện, 98% xã, phường, 72% trường học và 54% cơ quan, doanh nghiệp, nông, lâm trường có tổ chức Hội; Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Hội hoạt động trong phạm vi cả nước, theo Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều lệ Hội và 7 nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu. Bảy lĩnh vực hoạt động Chữ thập đỏ (trích Luật Hoạt động Chữ thập đỏ): Hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe; Hoạt động chữ thập đỏ về sơ cấp cứu ban đầu; Hoạt động chữ thập đỏ về hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; Hoạt động chữ thập đỏ về
  • 7. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 7 tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; Hoạt động chữ thập đỏ về tuyên truyền các giá trị nhân đạo; Hoạt động chữ thập đỏ về phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ. Trong Chiến lược phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2020 “Đổi mới tư duy - Tạo dựng vị thế - Bảo vệ sự sống”, mục tiêu cho công tác chăm sóc sức khỏe là góp phần giảm thiểu tử vong, chấn thương, tàn tật và nâng cao khả năng tự chăm sóc sức khỏe của người dân thông qua việc tuyên truyền, vận động và hỗ trợ các hoạt động chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sống. Năm 2010, Trung ương Hội ký kết Nghị quyết liên tịch số 03/NQLT-BYT-HCTĐ ngày 16 tháng 11 năm 2010 về việc “phối hợp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020”, cụ thể: hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giáo dục sức khỏe; công tác Sơ cấp cứu dựa vào cộng đồng; vận động hiến máu nhân đạo; vận động hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác; khám chữa bệnh nhân đạo; phòng chống thiên tai thảm họa, y tế dự phòng, môi trường và an toàn thực phẩm; tổ chức bữa ăn tình thương vì bệnh nhân nghèo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…Ngành y tế và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết ở tất cả các cấp từ Trung ương tới cơ sở trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân để đạt được mục tiêu chung cùng hướng tới thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào vùng sâu vùng xa. Với hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo, sơ cấp cứu và chăm sóc người cao tuổi, hiện nay toàn Hội duy trì hoạt động của 1.189 cơ sở khám, chữa bệnh Chữ thập đỏ, 260 đội khám, chữa bệnh Chữ thập đỏ lưu động, mỗi năm khám chữa bệnh cấp thuốc miễn phí cho 3 triệu lượt người nghèo; 5.337 trạm, điểm sơ cấp cứu dọc các trục đường nơi thường hay xảy ra tai nạn giao thông được các cấp Hội duy trì hoạt động có hiệu quả1 . Tại Điều 9 Nghị định 03/2011/NĐ-CP, ngày 07/01/2011 hướng dẫn thi hành luật hoạt động chữ thập đỏ quy định Cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập đỏ do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thành lập để nuôi dưỡng, phục hồi chức năng theo chế độ miễn, giảm phí đối với nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, người già không nơi 1 Trong đó, có 07 Trung tâm, 02 trạm và 182 điểm sơ cấp cứu cộng đồng đủ tiêu chuẩn, đã được Sở Y tế địa phương cấp phép hoạt động theo Thông tư số 17 của Bộ Y tế.
  • 8. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 8 nương tựa, trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nguồn kinh phí hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập đỏ bao gồm: Nguồn do cấp Hội vận động quyên góp và tổ chức, cá nhân phối hợp lập cơ sở bảo trợ xã hội chữ thập đỏ đóng góp; Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; Nguồn đóng góp của đối tượng tự nguyện; Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Trung ương Hội ban hành Quy chế Số: 86/QC-TƯHCTĐ ngày 22 tháng 3 năm 2013 về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, trong đó đối tượng phục vụ của Cơ sở bảo trợ xã hội là Nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật nghèo; Người già không nơi nương tựa; Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Người có nhu cầu được chăm sóc tại Cơ sở bảo trợ xã hội và tự nguyện đóng góp kinh phí; Các đối tượng xã hội khác do Giám đốc hoặc Hội đồng quản lý Cơ sở bảo trợ xã hội quyết định sau khi được Thường trực Hội Chữ thập đỏ cấp quản lý trực tiếp đồng ý về chủ trương. Đến năm 2017, toàn Hội duy trì hoạt động của 955 phòng khám Chữ thập đỏ, tổ chẩn trị y học cổ truyền và các đoàn khám bệnh lưu động, mỗi năm khám chữa bệnh cấp thuốc miễn phí cho 3 triệu lượt người nghèo; gần 6.000 trạm, điểm sơ cấp cứu dọc các trục đường nơi thường hay xảy ra tai nạn giao thông. Trên thế giới, Hội Chữ thập đỏ của nhiều quốc gia đã thành lập bệnh viện Chữ thập đỏ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... Tại Nhật Bản, Hội Chữ thập đỏ nước này đã vận động các nguồn lực của Nhà nước và tư nhân, tổ chức được 92 bệnh viện trong toàn quốc. Các bệnh viện Chữ thập đỏ này có quy mô hoạt động và trình độ chuyên môn ngang tầm với các bệnh viện thuộc hệ thống y tế. Bệnh viện Chữ thập đỏ thường gắn với các Trung tâm dưỡng lão/chăm sóc người cao tuổi và đào tạo điều dưỡng viên. Các bệnh nhân cao tuổi có bệnh nặng sẽ được chuyển sang điều trị tại Bệnh viện Chữ thập đỏ. Ngược lại, các điều dưỡng viên sử dụng Bệnh viện Chữ thập đỏ là nơi thực hành. Các điều dưỡng viên hoàn thành khóa đạo tạo sẽ bổ sung nhân lực cho Bệnh viện Chữ thập đỏ, các cơ sở y tế hoặc phục vụ các hoạt động chăm sóc người cao tuổi tại các trung tâm dưỡng lão hoặc tại cộng đồng. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi giúp Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhận được sự ủng hộ từ các Hội quốc gia trong mạng lưới phong trào Chữ thập đỏ đối với hoạt động chăm sóc người cao tuổi và các đối tượng dễ bị tổn thương.
  • 9. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 9 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Địa điểm thực hiện dự án : Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam Hình thức đầu tư : Đầu tư hợp tác công tư. Quy mô: Dự án nhóm A Gồm 03 hợp phần : + Trung tâm đào tạo, huấn luyện kỹ năng cấp cứu; + Trung tâm chăm sóc xã hội (bệnh viện chữ thập đỏ và bảo trợ xã hội); + Trung tâm nghiên cứu, sản xuất dược liệu và chế phẩm y tế; sản xuất sản phẩm nhân đạo Tổng mức đầu tư của dự án : 3.001.069.076.000 đồng (Ba nghìn không trăm linh một tỷ không trăm sáu mươi chín triệu, không trăm bảy mươi sáu nghìn đồng) Trong đó: Vốn huy động (tự có) (80%) : 2.400.855.261.000 đồng. Vốn vay (20%) : 600.213.815.000 đồng. III. Sự cần thiết xây dựng dự án. Năm 2017, cả nước có 181,4 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 31,7% so với năm trước, tương ứng với 746,1 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 32,1%. Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, theo báo cáo sơ bộ: Tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong năm 2017 là 5.832 tỷ đồng, bao gồm 3.370 tỷ đồng quà thăm hỏi và hỗ trợ các đối tượng chính sách; 1.759 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và 703 tỷ đồng cứu đói, cứu trợ xã hội khác. Bên cạnh đó, đã có gần 17 triệu thẻ bảo hiểm y tế, sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát tặng cho các đối tượng chính sách trên cả nước. Nhìn chung kinh tế - xã hội nước ta năm 2017 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu Quốc hội đặt ra; tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra với chất lượng nâng lên. An sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt kết
  • 10. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 10 quả nhất định. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn còn những tồn tại, thách thức: Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế chậm; năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân. Ô nhiễm môi trường, an toàn, vệ sinh thực phẩm còn diễn biến phức tạp. Do đó cần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chính sách đối với người có công với cách mạng, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, sớm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất. Chính vì vậy, chúng tôi đã phối hợp với Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam” IV. Các căn cứ pháp lý. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 của Quốc hội. Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
  • 11. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 11 Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng 6 năm 2009 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Lăk thời kỳ đến năm 2020. Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND của HĐND Tỉnh Đắk Lắk ngày 13 tháng 12 năm 2014 về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung. - Đảm bảo tốt hoạt động nhân đạo của Hội trong khu vực, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo trợ xã hội. - Góp phần nâng cao khả năng tự chủ kinh phí trong hoạt động nhân đạo của Hội, thu hút được nhà đầu tư tham gia, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước. - Trung tâm là đầu mối để thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế của Hội chữ thập đỏ Việt Nam với các hội chữ thập đỏ quốc gia khác và các tổ chức quốc tế, thu hút nguồn tài trợ nhân đạo trong nước và quốc tế tham gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người dân, bảo trợ xã hội, hoạt động nhân đạo. - Tạo ra nhiều sản phẩm mang lợi ích an sinh xã hội, nhân đạo như: Cấp cứu; Cứu trợ nhân đạo; Bảo trợ xã hội; Chăm sóc người cao tuổi; Chăm sóc người có công; Cung cấp dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe người dân; Dịch vụ chăm sóc xã hội; Sản xuất các chế phẩm, sản phẩm y tế mang tính nhân đạo; Đào tạo nghề cho các đối tượng cần được bảo trợ xã hội ... - Khi trung tâm hoàn thành sẽ kết nối hạ tầng với hệ thống bệnh viện vệ tinh để tổ chức các hoạt động nhân đạo được tốt nhất. - Là cơ sở đào tạo nhân lực cho công tác nhân đạo, công tác bảo trợ xã hội để nhân rộng mô hình và đối tượng tham gia hoạt động nhân đạo, chăm sóc xã hội. V.2. Mục tiêu cụ thể. 1. Đối với Trung tâm bảo trợ xã hội:
  • 12. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 12 a) Bảo trợ xã hội theo chính sách: Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc miễn hoặc giảm phí đối với: Nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật nghèo; Người già không nơi nương tựa; Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…, cụ thể: - Tổ chức các hoạt động ăn, nghỉ, nuôi dưỡng, chăm sóc, khám sức khỏe định kỳ, phục hồi chức năng, lao động sản xuất phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng; - Tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe cho từng đối tượng; - Vận động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng trợ giúp tạo việc làm tại chỗ, tổ chức giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm do các đối tượng làm ra để hỗ trợ việc cải thiện đời sống cho đối tượng nuôi dưỡng tại Cơ sở. b) Hoạt động dịch vụ chăm sóc xã hội có thu: - Tiếp nhận, nuôi dưỡng và chăm sóc người cao tuổi tham gia dưỡng lão tự nguyện theo nguyện vọng của cá nhân hoặc gia đình họ; - Tiếp nhận, nuôi dưỡng và chăm sóc các đối tượng cần dịch vụ chăm sóc hội tự nguyện theo nguyện vọng của cá nhân hoặc gia đình họ; - Hợp tác, liên doanh tổ chức dịch vụ công tác xã hội theo nhu cầu, như: tư vấn, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe tại Trung tâm/tại nhà/cộng đồng. 2. Đối với Trung tâm đào tạo, huấn luyện nhân đạo: a) Huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên chữ thập đỏ và người dân; b) Huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cho cán bộ, nhân viên các cơ quan, doanh nghiệp, trường học và các tổ chức, cá nhân khác khi được yêu cầu. c) Tổ chức đào tạo, tập huấn viên, hướng dẫn viên hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc xã hội. d) Phối hợp dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp cho nhóm đối tượng yếu thế (thực hiện theo Luật Dạy nghề); e) Truyền thông các kiến thức phòng chống tai nạn thương tích, phòng ngừa, ứng phó thảm họa. f) Cung cấp các dịch vụ trang thiết bị, dụng cụ huấn luyện sơ cấp cứu, túi sơ cấp cứu và tham gia sơ cấp cứu, ứng phó thảm họa khi có yêu cầu. 3. Đối với Bệnh viện Chữ thập đỏ
  • 13. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 13 a) Cấp cứu; khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú. b) Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện khác khi quá khả năng của Bệnh viện. c) Tư vấn chăm sóc sức khoẻ tại bệnh viện và tại nhà. d) Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh; khám chữa bệnh nhân đạo và các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng khác. e) Đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu mới của y học. f) Hợp tác với các bệnh viện trong và ngoài nước (bao gồm bệnh viện Chữ thập đỏ các nước). 4. Đối với Nghiên cứu, sản xuất dược liệu, chế phẩm y tế và hoạt động khác a) Nghiên cứu, sản xuất dược liệu; sản xuất chế phẩm y tế. b) Nghiên cứu sản xuất sản phẩm nhân đạo: + Trung tâm hiến máu nhân đạo lớn nhất cả nước; + Sản xuất chân tay giả, xe lăn; Bông băng; Bơm kim tiêm ... + Sản xuất mỹ phẩm nguồn gốc thảo dược.
  • 14. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 14 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. 1. Vị trí địa lý Huyện Kim Bảng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 60 Km. Diện tích tự nhiên là 17.540 ha chiếm 20,38 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Nam. Vị trí địa lý: Phía bắc giáp huyện Ứng Hoà, Thành phố Hà Nội. Phía Tây giáp huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. Phía Đông giáp huyện Duy Tiên và Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Toàn huyện có 16 xã và 02 thị trấn. Thị trấn Quế là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của huyện, cách thành phố Phủ Lý khoảng 6 Km về phía Đông Nam. Huyện Kim Bảng nằm gần Quốc lộ 1A, có các tuyến Quốc lộ
  • 15. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 15 21A, 21B, 38 chạy qua. Đây là một vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội, thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Kim Bảng là một trong những địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam. 2. Đặc điểm địa hình Kim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía Tây nên có địa hình đa dạng. Phía Bắc sông Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía Tây Nam sông Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá vôi, sét. - Vùng tả ngạn sông Đáy: Tổng diện tích 8.266,97 ha (chiếm 44,29 % diện tích đất tự nhiên của huyện) gồm địa bàn 13 xã, thị trấn. Đây là vùng đồng bằng lớn nhưng địa hình thấp, nhiều ô trũng, độ cao trung bình +2m nơi thấp nhất +1,5m đến +1,7m. - Vùng hữu ngạn sông Đáy: Diện tích 10.395,65 ha (chiếm 55,71 % tổng diện tích tự nhiên) bao gồm 6 xã và một thị trấn. Đây là vùng bán sơn địa có những cánh đồng lớn nhỏ khác nhau nằm ven sông Đáy và xen kẽ thung lũng đá vôi nhưng diện tích nhỏ. Do đặc điểm riêng, dải đồi núi kéo dài suốt phía Tây của huyện có nguồn gốc caxtơ nên đã tạo ra nhiều hang động, hồ đầm độc đáo có giá trị để phát triển du lịch. 3. Khí hậu, thủy văn - Khí hậu: Khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng: nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 24,350C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 15,50C và cao nhất vào tháng 6 là 30,20C. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.641 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm 81,5 %. - Thuỷ văn: Huyện Kim Bảng có 02 con sông lớn chảy qua là sông Đáy và sông Nhuệ với mạng lưới kênh mương tương đối dày đặc. + Sông Đáy có lượng nước khá dồi dào là nguồn cung cấp nước chính cho các xã thuộc huyện qua các trạm bơm, cống ven sông. Chiều dài sông chạy qua huyện 22,3 km. + Sông Nhuệ là sông đào nối sông Hồng tại Hà Nội và hợp lưu với sông Đáy tại Phủ Lý, đoạn qua huyện Kim Bảng dài 4,8 km. Sông có tác
  • 16. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 16 dụng tiêu nước nội vùng đổ ra sông Đáy vào mùa mưa và tiếp nước cho sản xuất vào mùa khô. Ngoài 2 sông chính, huyện còn có mạng lưới các sông ngòi kênh mương nhỏ với các ao, hồ, đầm là nguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng khi mực nước các sông chính xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô hạn. Nhìn chung mật độ sông ngòi của huyện khá dày và đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do địa hình bằng phẳng, dộ dốc các sông nhỏ nên khả năng tiêu thoát nước chậm. Đặc biệt vào mùa lũ, mực nước các con sông chính lên cao cùng với mưa lớn tập trung thường gây gập úng cục bộ cho vùng ven núi và vùng có địa hình thấp trũng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện. 4. Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất Tổng diện tích đất của huyện là 17.540 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,5%; đất phi nông nghiệp 31,3%; đất chưa sử dụng 4,2%. Vùng đồng bằng có đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi và đất phù sa gley. Vùng đồi có đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất nâu đỏ trên đá vôi. Đất vùng gò đồi còn nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. b) Tài nguyên rừng Rừng ở Kim Bảng có cây tự nhiên thưa, không tốt, mọc trên đồi núi đá. Những năm gần đây, nhân dân đã đầu tư trồng các loại cây ăn quả như nhãn, na... c) Tài nguyên khoáng sản Kim Bảng có tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú, cho phép khai thác và chế biến trên quy mô công nghiệp. Trữ lượng đá vôi lớn, tập trung ở các mỏ Hồng Sơn và Bút Phong, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Ngoài ra, ở Tân Sơn, Thanh Sơn còn có mỏ đôlômit; than bùn Ở Ba Sao với diện tích 2 km2 nằm dưới lớp sét dày 0,5 - 1,5m, mỏ sét Trầm Tích trữ lượng hơn 30 triệu m3, nguồn nước khoáng lạnh và vàng cám… 3. Du lịch
  • 17. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 17 Kim Bảng có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thám hiểm hang động, lễ hội... với tài nguyên du lịch tương đối độc đáo đa dạng, trong đó nổi bật là hệ thống hang động như Ngũ Động Sơn, Cô Đôi, động Thuỷ, động Bà Lê, hồ Tam Trúc, cụm du lịch Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn và tuyến du lịch trên sông Đáy... Ngoài ra còn có chùa bà Đanh, núi Ngọc, đền thờ bà Lê Chân và đi tích lịch sử văn hóa Núi Cấm với nhiều huyền thoại hấp dẫn. I.2. Tình hình kinh tế - xã hội Trong năm 2017, thu cân đối ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam ước đạt 6.150 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2016, tăng 122% dự toán địa phương. Trong đó, thu nội địa ước đạt 4.950 tỷ đồng (tăng 35,9% so với cùng kỳ). Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 96%, thu tiền sử dụng đất tăng 80%, thuế thu nhập cá nhân tăng 37%... Giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong năm 2017 ước đạt 1.742 triệu USD, tăng 39,3% so với năm 2016, bằng 116,1% kế hoạch năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 19.123 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2016, bằng 100,1% kế hoạch năm. Cùng với đó, hoạt động du lịch của Tỉnh cũng đạt kết quả khá trong năm qua. Hà Nam thu hút được khoảng 932 nghìn lượt khách du lịch trong năm 2017. Trong đó có 17.000 lượt khách quốc tế, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 17 nghìn lượt khách so với năm 2016, doanh thu du lịch ước đạt 213 tỷ đồng. Về tình hình thu hút đầu tư, từ đầu năm đến 27/11/2017, tỉnh Hà Nam thu hút được 88 dự án đầu tư (trong đó có 15 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và 73 dự án trong nước) với tổng vốn đầu tư 101,06 triệu USD và 12.633,1 tỷ đồng; điều chỉnh 72 dự án đầu tư (có 51 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và 21 dự án trong nước) với tổng vốn tăng 26,35triệu USD và 348,07 tỷ đồng. Luỹ kế đến 27/11/2017 trên địa bàn có 721 dự án đầu tư còn hiệu lực (201 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và 520 dự án trong nước) với vốn đăng ký 2.236 triệu USD và 93.379,48 tỷ đồng. Tuy nhiên so với năm 2016, tình hình thu hút đầu tư của Tỉnh giảm về tổng vốn đầu tư do các dự án đầu tư mới đều có quy mô nhỏ. Về sản xuất nông nghiệp, năm 2017, giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh ước đạt 7.644,4 tỷ đồng. Trong đó, vụ Đông, diện tích, năng suất, sản
  • 18. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 18 lượng các cây trồng tăng so với cùng kỳ. Vụ Xuân, năng suất lúa đạt 66,7 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ xuân năm 2016. Tuy nhiên, do vụ Mùa bị ảnh hưởng của mưa lũ nên năng suất và sản lượng giảm. Theo đó, sản lượng lương thực cả năm ước đạt 411.228,4 tấn, giảm 6,5% so với năm 2016. Cùng với đó, công tác chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn gặp khó khăn về giá và thị trường tiêu thụ, cộng thêm thiệt hại do mưa lũ nên tổng đàn giảm. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 72.126,3 tấn, giảm 4,5%; thịt gia cầm hơi 15.889,3 tấn, tăng 0,2% so với năm 2016. Ngoài ra, các hoạt động phong trào xây dựng Nông thôn mới được triển khai hiệu quả; Văn hoá xã hội có nhiều hoạt động sôi nổi; An sinh xã hội được đảm bảo; Chất lượng giáo dục toàn diện được duy trì tốt. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân ổn định. II. Quy mô sản xuất của dự án. II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường: 1. Về chính sách vĩ mô: Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách vĩ mô về tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội, nhân đạo đối với người dân nghèo, người cao tuổi, trẻ em, người không nơi nương tựa, nạn nhân chiến tranh, nạn nhân chất độc da cam, người cao tuổi như: - Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. - Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/06/2014 của Chính phủ “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường”. - Nghị định của Chính phủ số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; - Thông tư số 156/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 135/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội
  • 19. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 19 hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường. - Nghị quyết liên tịch số 03/NQLT-BYT-HCTĐ ngày 16/11/2010 giữa Bộ Y tế và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về việc “Phối hợp thực hiện các định hướng chiến lược về chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2010 đến 2020”. 2. Nhu cầu của xã hội về chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội ... Kinh tế - xã hội của đất nước phát triển tác động sâu rộng tới đời sống nhân dân, ngoài mặt tích cực là nâng cao đời sống xã hội thì cũng còn nhiều tác động tiêu cực gồm: Sự phân hóa giầu nghèo lớn dẫn đến bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ y tế - xã hội; Dân số già hóa dẫn đến nhu cầu chăm sóc người già tăng cao; tệ nạn buôn bán lạm dụng trẻ em, ly hôn đổ vỡ gia đình, mại dâm, ma túy ... tăng làm tăng nhu cầu chăm sóc xã hội; ngoài ra một số bệnh về tâm lý xã hội như: các rối loạn hành vi thanh thiếu niên, rối loạn tâm thần ở người lớn tuổi, bệnh HIV, nhiễm môi trường .. dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội, nhân đạo đối với người dân nghèo, người cao tuổi, trẻ em, người không nơi nương tựa, nạn nhân chiến tranh, nạn nhân chất độc da cam, người cao tuổi ... gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế... ngày càng tăng, cụ thể như sau: - Nhu cầu về chăm sóc “Người cao tuổi Việt Nam”: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2017, cả nước có 10.259.500 người cao tuổi (NCT), trong đó: Có 5.200.800 NCT nữ (chiếm 50,7%); 6.657.700 NCT sống ở khu vực nông thôn (chiếm 65%); tỷ lệ NCT là người dân tộc thiểu số chiếm gần 10%; tỷ lệ NCT thuộc hộ nghèo khoảng 25% (2016); cả nước có 1.918.800 người từ 80 tuổi trở lên (chiếm 18,7% tổng số NCT). Hiện cả nước mới có 97 bệnh viện cấp Trung ương và cấp tỉnh có khoa Lão khoa. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc NCT còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, cụ thể: Năm 2017 cả nước mới có 912.357 NCT được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm do trạm Y tế xã tổ chức thực hiện, 1.271.599 NCT được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, 61.609 lượt NCT bị bệnh nặng đã được nhân viên y tế đến nhà chăm sóc, 202.377 lượt NCT được phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Nguyên nhân chủ yếu: Do thiếu nguồn kinh phí thực hiện khám chữa bệnh định kỳ tại cơ sở, đặc biệt đối với một số địa phương miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn;
  • 20. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 20 Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò NCT tại cơ sở còn khó khăn; Chính quyền địa phương thiếu quan tâm; Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực NCT còn gặp nhiều khó khăn trong cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư các cơ sở chăm sóc NCT. - Nhu cầu về chăm sóc người khuyết tật: Theo số liệu báo cáo của Ủy ban Quốc gia về NKT tại Hội nghị “Biểu dương doanh nghiệp tiêu biểu tạo việc làm với người khuyết tật lần thứ nhất” tổ chức ngày 30/11/2017, hiện nay Việt Nam có khoảng 8 triệu NKT, chiếm 7,8% dân số, trong đó: Có 58% NKT là phụ nữ; có gần 900 nghìn NKT nặng và đặc biệt nặng. Tỷ lệ NKT có việc làm trong các cơ sở kinh doanh là rất thấp, khoảng trên dưới 10%, còn lại là lao động tự làm, lao động hộ gia đình, tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương với các công việc chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, bấp bênh và có thu nhập thấp”. Trong những năm tới do tác động từ các yếu tố: Xu hướng già hóa dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tai nạn ... nên số lượng người khuyết tật sẽ tiếp tục gia tăng, đời sống của người khuyết tật, đặc biệt NKT thuộc hộ nghèo, NKT ở vùng thường xuyên bị thiên tai, vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó khăn. Do đó nhu cầu chăm sóc người khuyết tật ngày càng tăng cao trong khi ngân sách Nhà nước còn hạn chế, rất cần sự chung tay của xã hội trong công tác chăm sóc, đào tạo nghề, tạo việc làm đối với NKT giúp NKT có cơ hội hòa nhập với xã hội. - Nhu cầu về chăm sóc bảo vệ trẻ em: Theo báo cáo tại hội nghị “Tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018” của Cục trưởng Cục Trẻ em - Bộ Lao động – TBXH đến năm 2017, cả nước có 26.285.632 trẻ em, trong đó có 1.450.749 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi là 21,55%. Toàn quốc xảy ra 1.592 vụ xâm hại trẻ em; 1.642 trẻ em bị xâm hại trong đó: Trẻ em bị bạo lực là 245 em; ; Trẻ em bị xâm hại tình dục là 1.397 em. Ngoài ra, cùng với quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế thì các loại hình tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp như: Chủ nghĩa thực dụng chạy theo đồng tiền, bỏ rơi con cái, trộm cắp, ma túy, mại dâm, buôn bán trẻ em, dụ dỗ lợi dụng trẻ em, tỉ lệ ly hôn ngày càng gia tăng ... là nguyên nhân dẫn tới số trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ bị bỏ rơi ngày càng tăng. Nhu cầu về chăm sóc
  • 21. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 21 phát triển toàn diện trẻ em ngày càng tăng. (Theo báo cáo tại “Hội nghị về phát triển toàn diện trẻ em” ngày 6/3/2018 do Ủy Ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Bộ LĐ – TB&XH và UNICEF Việt Nam tổ chức thì ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trong việc phát triển nhận thức và cảm xúc của mọi trẻ em, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 8 tuổi: Gần 25% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi; Khoảng 72% trẻ em ở lứa tuổi nhà trẻ (dưới 3 tuổi) và 9,4% trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo (3-5 tuổi) không được tham gia các chương trình giáo dục mầm non chính quy; 170.000 trẻ em mồ côi, bỏ rơi và nhiều trẻ em bị tai nạn thương tích) - Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội: Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì các bệnh về tâm thần và tâm lý xã hội ngày càng phổ biến ở Việt Nam như: Rối loạn trầm cảm; Stress do áp lực tâm lý xã hội; Chậm phát triển tâm thần do di chứng viêm não hay vi rút; Tâm thần phân liệt, động kinh; Sa sút tâm thần; Các rối loạn lo âu, rối loạn hành vi thanh thiếu niê; Các rối loạn tâm thần ở người lớn tuổi như sa sút tâm thần Alzheimer, rối loạn tâm thần do bệnh Parkinson do tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng tăng cao; Ngoài ra các vấn đề di chứng tâm thần do tai nạn giao thông, do chiến tranh và ô nhiểm môi trường gây ra, viêm màng não, sa sút tâm thần sau tai biến mạch máu não do huyết áp cao … dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khẻo tâm thần và tâm lý xã hội ngày càng tăng, gây áp lực lên phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần và tâm lý xã hội được cung cấp thông qua các trung tâm bảo trợ và phúc lợi xã hội, bệnh viện tâm thần và các phòng tư vấn tâm lý trong trường học, tuy nhiên chất lượng và độ bao phủ của các dịch vụ này còn nhiều tồn tại, hạn chế. - Nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân chiến tranh, người có công: Các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc đã để lại nhiều di chứng nặng nề cho đất nước Việt Nam, trong đó: Chất độc hóa học đã tác động mạnh mẽ, lâu dài tới môi trường, các hệ sinh thái và sức khỏe con người, hiện có khoảng: 4,8 triệu người Việt Nam phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân chiến tranh hóa học; nhiều gia đình có đến 7 đến 8 nạn nhân, nhiều gia đình cả 3 thế hệ đều là nạn nhân của chất độc màu da cam (theo Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam). Hàng vạn nan nhân chất độc màu da cam đã chết trong đau khổ, hàng trăm ngàn trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật bẩm sinh,
  • 22. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 22 sống đời sống thực vật. Những người còn sống hàng ngày đang phải vật lộn với căn bệnh quái ác bởi dioxin mà y học bất lực. Nhiều gia đình không duy trì được nòi giống, nhiều phụ nữ không có được hạnh phúc làm vợ, làm mẹ. Mặc dù Nhà nước đã sớm có chính sách về ưu đãi đối với người có công trong cách mạng; chính sách đối với những người chăm sóc và điều dưỡng cho nạn nhân chất độc mà da cam; đẩy manh tuyên truyền về thảm họa da cam…Tuy nhiên công cuộc chăm sóc người có công và nạn nhân chiến tranh cần sự góp sức của các ngành, sức của toàn xã hội và cồng đồng quốc tế. - Nhu cầu chăm sóc trợ gúp xã hội cho đối tượng yếu thế, kém may mắn, hộ nghèo ...cần trợ giúp xã hội: + Báo cáo của Cục trưởng Cục BTXH cho biết, hiện nay, có khoảng 2,9 triệu hộ nghèo và cận nghèo, hơn 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ cấp hằng tháng; khoảng 254.000 người nhiễm HIV/AIDS, hơn 200.000 người nghiện ma túy, 30.000 nạn nhân bạo hành gia đình và nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, xâm hại bị xã hội kỳ thị cần được bảo trợ xã hội. + Năm 2017, toàn quốc xảy ra 20.080 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.279 người, bị thương 17.040 người để lại nhiều hậu quả nặng nề về kinh tế -xã hội, nhiều gia đình mất mát, kiệt quệ kinh tế (Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia). + Ngoài ra, theo Tổng cục thống kê, tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, biến đổi khí hậu nước ta năm 2017 diễn ra phức tạp, có xu hướng gia tăng: Cả nước có khoảng 175,8 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; gần 102,7 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 630 trường hợp mắc bệnh thương hàn; 720 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút ; 53 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu; 653 trường hợp mắc bệnh ho gà; 204 trường hợp nhiễm liên cầu lợn ở người; 327 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản; 39 trường hợp nhiễm vi rút Zika; 19 trường hợp mắc bệnh bạch hầu ; 62 trường hợp tử vong do bệnh dại. Năm 2017 cả nước xảy ra 111 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 3.374 người bị ngộ độc, trong đó 22 trường hợp tử vong.
  • 23. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 23 Tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai diễn ra ngày càng phức tạp, bão, lũ, lốc xoáy, mưa lớn, ngập lụt, hạn hán đang gia tăng về cường độ, tần suất, gây tổn thất lớn về người và tài sản. Năm 2017, thiên tai làm 389 người chết, mất tích và 668 người bị thương, tổng giá trị thiệt hại ước tính 60 nghìn tỷ đồng. Kết luận: Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, trong thời gian tới, nước ta phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như: vấn đề già hoá dân số; tác động của biến đổi khí hậu và nhiều nguyên nhân khác (Ly hôn đổ vỡ gia đình, nạn buôn bán trẻ em, xâm hại tình dục, ma túy, HIV, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh, nạn nhân chiến tranh .. ) làm gia tăng số người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn … đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội, chăm sóc xã hội đồng bộ, hiện đại nhằm giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra. Việc nâng cao chất lượng công tác an sinh xã hội sẽ đóng vai trò phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân sẽ góp phần đảm bảo an ninh – chính trị, phát triển kinh tế đất nước và nâng cao đời sống của người dân. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chế độ ưu đãi trong thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân, chăm sóc xã hội … bước đầu đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động của những cơ sở nhân đạo còn nhỏ lẻ, chưa được đầu tư trang thiết bị và nguồn nhân lực, hoạt động còn nhiều hạn chế, công tác xã hội hoá chưa phát phát huy được sức mạnh của cộng đồng, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Do vậy, đầu tư xây dựng Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại tỉnh Hà Nam trực thuộc Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ nâng cao toàn diện năng lực khám chữa bệnh, đào tạo, hỗ trợ chỉ đạo tuyến, hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội ...đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của toàn xã hội về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo trợ xã hội trong tình hình mới. Kết quả hoạt động của Trung tâm sẽ được nhân rộng cả nước góp phần thực hiện chính sách xã hội hoá công tác y tế, công tác bảo trợ xã hội, công tác nhân đạo ... của Đảng, Nhà nước như: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam; Chiến lược phát triển ngành y tế Việt Nam; Chiến lược Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
  • 24. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 24 Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại tỉnh Hà Nam sẽ là địa chỉ tin cậy để điều phối các hoạt động nhân đạo; kêu gọi tài trợ trong nước và quốc tế; là cơ sở để thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế của Hội chữ thập đỏ Việt Nam và các hội chữ thập đỏ quốc gia khác, các tổ chức quốc tế ... trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người dân, bảo trợ xã hội, sơ cấp cứu, hoạt động nhân đạo ... Thông qua triển khai các hoạt động trong Đề án, năng lực của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được nâng cao, xứng đáng vai trò nòng cốt trong các hoạt động nhân đạo và đưa vị thế của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xứng tầm với các Hội Chữ thập đỏ quốc gia trong khu vực. II.2. Quy mô đầu tư của dự án. Diện tích đất thực hiện dự án : 28,79 ha. Trong đó: STT Nội dung ĐVT Số lượng I Xây dựng 287.900 Phân khu chính 1 Bệnh viện quy mô 150 giường m² 48.800 2 Trung tâm bảo trợ Xã hội (250 phòng) m² 89.000 3 Trung tâm đào tạo huấn luyện hoạt động nhân đạo (400 học viên) m² 21.000 4 Khu nhà ở cán bộ công nhân viên m² 15.000 5 Khu an trí cao cấp m² 40.000 6 Khu vực sản xuất sinh phẩm (nhà máy + khu trồng dược liệu) m² 18.600 7 Cơ sở hạ tầng, Giao thông nội bộ m² 55.500 Hệ thống phụ trợ 1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1 2 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1 3 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1 4 Hệ thống xử lý chất thải HT 1 5 Hệ thống camera giám sát HT 1 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. III.1. Địa điểm xây dựng. Dự án đầu tư “Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam” tại Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
  • 25. Dự án: Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện BẢN ĐỒ VỊ TRÍ DỰ KIẾN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
  • 26. Dự án: Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện III.2. Hình thức đầu tư. Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới. IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất của dự án TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) Phân khu chính 1 Bệnh viện quy mô 150 giường 48.800 16,95 2 Trung tâm bảo trợ Xã hội (250 phòng) 89.000 30,91 3 Trung tâm đào tạo huấn luyện hoạt động nhân đạo (400 học viên) 21.000 7,29 4 Khu nhà ở cán bộ công nhân viên 15.000 5,21 5 Khu an trí cao cấp 40.000 13,89 6 Khu vực sản xuất sinh phẩm (nhà máy + khu trồng dược liệu) 18.600 6,46 7 Cơ sở hạ tầng, Giao thông nội bộ 55.500 19,28 Tổng cộng 287.900 100,00 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. Các vật tư đầu vào như: vậy xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án.
  • 27. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 27 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô đầu tư. Bảng tổng hợp danh mục đầu tư của dự án STT Nội dung ĐVT Số lượng I Xây dựng 287.900 Phân khu chính 1 Bệnh viện quy mô 150 giường m² 48.800 2 Trung tâm bảo trợ Xã hội (250 phòng) m² 89.000 3 Trung tâm đào tạo huấn luyện hoạt động nhân đạo (400 học viên) m² 21.000 4 Khu nhà ở cán bộ công nhân viên m² 15.000 5 Khu an trí cao cấp m² 40.000 6 Khu vực sản xuất sinh phẩm (nhà máy + khu trồng dược liệu) m² 18.600 7 Cơ sở hạ tầng, Giao thông nội bộ m² 55.500 Hệ thống phụ trợ 1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1 2 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1 3 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1 4 Hệ thống xử lý chất thải HT 1 5 Hệ thống camera giám sát HT 1 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật. II.1. Giải pháp kiến trúc xây dựng I. Phương án Quy hoạch tổng mặt bằng: 1. Nguyên tắc: + Bố cục quy hoạch kiến trúc đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chung của khu vực. + Mật độ xây dựng tối đa khoảng 60% diện tích đất.
  • 28. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 28 + Đảm bảo các đường đi lại bố trí hợp lý và có sơ đồ hướng dẫn cụ thể, phải bố trí các đường đi lại và vận chuyển riêng biệt cho các đối tượng hoạt động trong Tổ hợp. + Đảm bảo quy hoạch sử dụng hạ tầng kỹ thuật hợp lý. 2. Giải pháp quy hoạch: + Tổng mặt bằng được quy hoạch nhưng có thể được điều chỉnh tổng thể để phù hợp với mật độ xây dựng cho phép của Tổ hợp. Bố trí đầy đủ tất cả các hạng mục phụ trợ, hỗ trợ cho khối bệnh viện chính, đảm bảo dây chuyền sử dụng liên hoàn, đảm bảo tiêu chuẩn của công trình công cộng có quy mô lớn. + Tổ hợp được chia thành 03 lối tiếp cận: Lối vào chính dành cho bệnh nhân khám ngoại trú, cán bộ công nhân viên. Lối vào cấp cứu dành riêng cho cấp cứu, để tạo lối giao thông riêng biệt không bị ảnh hưởng luồng giao thông khác. Lối vào phụ dành cho hoạt động nhận đạo, người già và dự phòng cho lối vào chính. Trên khu đất bố trí bãi đậu xe đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đậu xe, có vị trí để xe cứu hỏa. Khu bệnh viện nhà cao tầng được bố, thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn của bệnh viện hiện đại, áp dụng các tiến bộ khoa học mới nhất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, an toàn, tiện nghi. Ngoài ra trên khuôn viên đất còn được tổ chức các công trình phụ trợ như: Lò đất chất thải rắn, khu xử lý nước thải, trạm điện, máy phát điện dự phòng. Theo đó Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại tỉnh Hà Nam được xây mới hoàn toàn và đồng bộ tại thôn Khuyến Công, xã Khả Phong, Huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam với tổng diện tích đất: 28,79ha, trong đó: Bệnh viện quy mô 150 giường: 48.800 m² Trung tâm bảo trợ Xã hội (250 phòng): 89.000 m²
  • 29. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 29 Trung tâm đào tạo huấn luyện hoạt động nhân đạo (400 học viên):21.000 m² Khu nhà ở cán bộ công nhân viên: 15.000 m² Khu an trí cao cấp: 40.000 m² Khu vực sản xuất sinh phẩm (nhà máy + khu trồng dược liệu): 18.600 m² Cơ sở hạ tầng, Giao thông nội bộ: 55.500 m² II. Giải pháp thiết kế xây dựng một số hạng mục chính: 1. Nguyên tắc chung: Chủ đầu tư định hướng nguyên tắc thiết kế chung của Tổ hợp là mang kiến trúc hiện đại, than thiện, hòa nhập với cảnh quanh xung quanh, tạo cảm giác gần gũi thanh bình, mang tính chất nghỉ dưỡng cho các đối tượng được chăm sóc. Bố cục khối tập chung hệ thống kỹ thuật, hệ thống giao thông đảm bảo thuận tiện, hợp lý. Đảm bảo các tiêu chuẩn cách ly, tiêu chuẩn xây dựng bệnh viện. Tổ chức không gian cây xanh xen lẫn công trình, tạo hiệu quả vật lý kiến trúc, không gian than thiện, tạo môi trường xanh sạch đẹp, các khu vực phục vụ nhu cầu của bệnh nhân và than nhân như: Phòng giải trí, nhà hàng café, điện thoại công cộng, máy ATM, siêu thị mini… Đảm bảo dây chuyền hợp lý, không chồng chéo giữa các bộ phận và tron từng khu, tuân thủ nguyên tắc thiết kế bệnh viện đa khoa, diện tích các khu vực, các phòng chức năng đảm bảo quy chuẩn. Đảm bảo kích thước về chiều cao các tầng (thông thủy 4m, tùy theo từng phòng chức năng mà điều chỉnh cho phù hợp), chiều rộng hành lang 1,5-:-3m tùy theo từng khu chức năng, cầu thang (chiều rộng ≥1,2m, độ dốc ≤45o ), cửa đi đảm bảo tiêu chuẩn ky thuật. 2. Giải pháp về giao thông: Luồng bệnh nhân khám bệnh, xuất nhập viện được tổ chức theo trục chính vào cổng công trình. Trục chính và sảnh lớn thuận tiện cho khách đưa đón bệnh nhân, hạn chế cự ly di chuyển của bệnh nhân, bệnh nhân có thể tiếp cận cầu thanh máy ngay sảnh chính.
  • 30. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 30 Lối cấp cứu được tổ chức một lối đi độc lập, từ sảnh cấp cứu vào thẳng khu vực cấp cứu, nhanh chóng và an toàn cho bệnh nhân. Lối vào khu phục vụ được tổ chức riêng biệt đảm bảo thuận tiện tiếp cận khu phụ trợ. 3. Giải pháp về an toàn thoát hiểm: Tổ hợp được thiết kế chống hỏa hoạn ngay khi lửa bắt đầu phát ra, theo bậc chịu lửa của công trình, đảm bảo: Tính ổn định của kết cấu chung tòa nhà khi xảy ra hỏa hoạn. Đảm bảo thoát hiểm: + Hệ thống giao thông thẳng, đơn giản, rộng rãi, ngắn; + Bố trí lối thoát thuận tiện + Chia ô khu vực thoát hiểm bằng cửa chống cháy. Hệ thống thiết bị tự động phát hiện và bảo vệ: + Vòi phun tự động chống lửa; + Robine chống hỏa hoạn được gia cố; + Thiết bị báo cháy tự động; + Bình cứu hỏa riêng; + Hệ thống hút khói; + Cột và ống nước cứu hỏa; + Thiết bị phụ: Hệ thống chiếu sáng trong trường hợp khẩn cấp, điện thoại nội bộ, điện thoại gọi bệnh nhân … Các thiết bị này góp phần vào việc tìm ra hỏa hoạn, từ đó khoanh vùng dập lửa. 4. Thống kê các phân khu chính: a) Trung tâm bảo trợ xã hội: Chăm sóc người cao tuổi và các đối tượng cần bảo trợ xã hội - Công suất: 250 phòng, tiêu chuẩn: 20m2 /người - Tổng diện tích sàn: 89.000 m2 . b) Bệnh viện chữ thập đỏ:
  • 31. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 31 - Công suất: 150 giường - Chỉ tiêu xây dựng: 80m2 /giường bệnh - Tổng diện tích sàn: 48.800m2 c) Trung tâm đào tạo, tập huấn: - Công suất: 400 người - Tổng diện tích sàn: 21.000m2 d) Khu nghiên cứu, sản xuất dược liệu, chế phẩm y tế - Công suất: 50 người - Tổng diện tích sàn: 18.600m2 e) Nhà ở cán bộ, nhân viên - Công suất: 200 người - Tổng diện tích sàn: 15.000m2 5. Hệ thống phụ trợ: Được thiết kế đảm bảo công năng phù hợp, đảm bảo các quy chuẩn về xây dựng bệnh viện … gồm: - Giao thông vành đai; - Hệ thống công viên cây xanh; - Hệ thống tường rào, cổng và nhà bảo vệ; - Hệ thống khu xử lý chất thải. - Hệ thống xử lý nước thải, thoát nước. - Hệ thống điện nước kỹ thuật, máy phát điện dự phòng… II.2. Nội dung hoạt động 1. Đối tượng hưởng lợi Các đối tượng được hưởng lợi bao gồm những người được miễn phí hoàn toàn, những người thu phí một phần và thu phí dịch vụ tự nguyện, cụ thể: - Bà mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ liệt sỹ cô đơn, gia đình thương binh, liệt sỹ (có giấy xác nhận của địa phương).
  • 32. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 32 - Người nghèo, người khuyết tật, nạn nhân chiến tranh, nạn nhân chất độc da cam, người cao tuổi cô đơn (có giấy xác nhận của địa phương). - Trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ bị bỏ rơi; Người chữa tâm thần tâm lý xã hội; Người thiểu năng trí tuệ ... - Cán bộ, hội viên, thanh thiếu thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ (thu phí một phần); - Các đối tượng có thẻ Bảo hiểm y tế và người có nhu cầu khám chữa bệnh tại Bệnh viện chữ thập đỏ. - Các đối tượng là nạn nhân của tệ nạn ma túy, mại dâm, dịch bệnh, tai nạn giao thông, thiên tai bão lụt cần trợ giúp nhân đạo. - Người cao tuổi (bao gồm Việt kiều, người nước ngoài), các đối tượng khác có khả năng chi trả được gia đình hoặc các tổ chức tự nguyện đưa vào Trung tâm dưỡng lão. 2. Các nội dung hoạt động a) Đối với người cao tuổi, người cần dịch vụ bảo trợ xã hội: - Chăm sóc sức khỏe: tổ chức khám sức khỏe định kỳ; chuyển Bệnh viện Chữ thập đỏ hoặc cơ sở y tế chuyên khoa các trường hợp bệnh nặng; các bệnh thông thường hoặc bệnh mãn tính được điều trị tại Trung tâm. - Chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng cao sức khỏe và cải thiện tinh thần: đảm bảo chế độ dinh dưỡng; tổ chức các hoạt động thể thao, giải trí, các hình thức lao động phù hợp sở thích và sức khỏe của người cao tuổi. - Phục hồi chức năng tại Trung tâm; chuyển Bệnh viện Chữ thập đỏ các trường hợp cần phẫu thuật chỉnh hình. - Tổ chức lao động sản xuất phù hợp tình trạng sức khoẻ của đối tượng. - Chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng cao sức khỏe và cải thiện tinh thần đối với các đối tượng cần bảo trợ xã hội: Nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật nghèo; Người già không nơi nương tựa; Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn b) Đối với hoạt động đào tạo, huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu: Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở thiết thực phục vụ yêu cầu công việc, do các thầy cô giáo dày dặn kinh nghiệm tại các trường Cao
  • 33. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 33 đẳng y tế trong nước giảng dạy lý thuyết và đội ngũ giáo viên thực hành đã từng công tác tại nước ngoài đảm nhiệm huấn luyện thực tế. Tại đây, các bạn học viên được tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc tại, thực tế quan sát các quy trình, cách thức chăm sóc, được tiếp cận với trang thiết bị hiện đại và được trang bị tâm lý cũng như định hướng lâu dài trong công việc chăm sóc. Đây là một ngành đào tạo hoàn toàn mới ở Việt Nam, thông qua hoạt động đào tạo, Trung tâm cũng có những điều kiện thuận lợi hơn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và tay nghề của đội ngũ nhân viên nhằm phục vụ cho việc chăm sóc người tại công ty và chuẩn bị lâu dài cho đội ngũ nhân lực sau này. - Đào tạo cấp chứng chỉ sơ cấp cứu (bao gồm: kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản, sơ cấp cứu tai nạn giao thông, sơ cấp cứu tai nạn đường sông, sơ cấp cứu trong thảm hoạ...) cho các khoá học tổ chức tại Trung tâm. - Phối hợp đào tạo thực hành sơ cấp cứu (những tình huống giả định trong cấp cứu thảm hoạ) và một số môn học khác tại Trung tâm. - Tổ chức các đội sơ cấp cứu và dịch vụ vận chuyển, sơ cấp cứu lưu động. - Tổ chức đào tạo, tập huấn viên, hướng dẫn viên hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc xã hội. - Dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp cho nhóm đối tượng yếu thế (thực hiện theo Luật Dạy nghề); c) Đối với người cần khám chữa bệnh: - Khám, điều trị bệnh tại Bệnh viện Chữ thập đỏ theo chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện. - Khám, điều trị bệnh ngoại trú tại Phòng khám Chữ thập đỏ thuộc Trung tâm và các hoạt động khám chữa bệnh tại cộng đồng. d) Các hoạt động khác: - Tham gia nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển nguồn lực cho các hoạt động của mô hình. - Tổ chức các hoạt động gây quỹ cho Bệnh viện và Trung tâm...
  • 34. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 34 - Tổ chức nghiên cứu, liên doanh liên kết sản xuất các sản phẩm nhân đạo II.3. Các phòng khoa chính 1. Khối bệnh viện (khoa) - Khám bệnh, cấp cứu - Nội tổng hợp - Nội tiêu hoá, tim mạch, thận. - Điều trị tích cực - Ngoại tổng hợp - Sản, Nhi - Mắt, TMH, RHM - Chẩn đoán hình ảnh - Y học cổ truyền - Trung tâm huyết học 2. Khối bảo trợ (các khoa) - Viện dưỡng lão. - Chăm sóc người khuyết tật, trẻ em mồ côi, lang thang, cơ nhỡ. - Chăm sóc nạn nhân chất độc da cam, nạn nhân chiến tranh, bệnh nhân HIV. - Khu điều dưỡng. - Chỉnh hình và Phục hồi chức năng 3. Khối đào tạo, sản xuất và hành chính (Các phòng) - Kế hoạch Tổng hợp - Tổ chức Nhân sự - Tài chính Kế toán - Đào tạo và nghiên cứu khoa học. - Đào tạo nghề cho đối tượng yếu thế - Dược, sản xuất chế phẩm y tế.
  • 35. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 35 - Sản xuất sản phẩm nhân đạo Chức năng nhiệm vụ của các khoa, phòng sẽ được xây dựng trên cơ sở thực hiện theo Quy chế Bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/ BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Quy chế hoạt động chữ thập đỏ của Hội chữ thập đỏ Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan. II.4. Tổ chức nhân sự Tổ chức biên chế nhân sự của Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 200 cán bộ công nhân viên. Tham gia vào hoạt động chuyên môn của bệnh viện có các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa đầu ngành: - GS. Đỗ Đức Vân: chuyên khoa Ngoại - GS. Ngô Ngọc Liễn: chuyên khoa Tai mũi họng - GS. Nguyễn Thu Hồ: chuyên khoa Nội tiêu hoá - GS. Đỗ Đức Hiển: chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh - GS. Nguyễn Bá Đức: chuyên khoa U bướu - PGS. TS. Nguyễn Thị Phúc: chuyên khoa Mắt - TS. Trần Xuân Vận: chuyên khoa Bỏng và Phẫu thuật chỉnh hình - BSCK2. Vũ Quang Quyết: chuyên khoa Phục hồi chức năng - Các thầy thuốc khác thuộc Đại học Y Hà Nội, Đoàn Thầy thuốc tình nguyện của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam - Các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ của cơ quan Trung ương Hội - Tuyển dụng những bác sỹ chuyên khoa, y tá có nhiều kinh nghiệm khác. Định biên tổ chức nhân sự TT Chức danh Định biên Ghi chú 1 Giám đốc 1 2 Phó giám đốc 1
  • 36. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 36 3 Kế toán trưởng 1 4 Điều dưỡng trưởng 3 5 Trưởng khoa 10 6 Giáo sư, bác sĩ chuyên ngành 30 7 Dược sĩ đại học 10 8 Kỹ sư, cử nhân, cử nhân xét nghiệm 14 9 Điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh, dược sĩ trung sơ cấp, nhân viên chăm sóc 100 10 Thư ký y khoa, công nhân thanh trùng 10 11 Công nhân, nhân viên; bảo vệ 20 Tổng 200  Tuyển chọn và phát triển nguồn lực - Tuyển chọn các giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ, cử nhân kinh tế, cử nhân ngoại ngữ, cử nhân kế toán - tài chính, y tá, điều dưỡng và đội ngũ tình nguyện viên. Nguồn nhân lực này sẽ làm việc cả ngày, nửa ngày hoặc được mời đến khi có nhu cầu. - Xây dựng một đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên, tình nguyện viên bao gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lòng nhiệt tình và phẩm chất đạo đức tốt từ các bệnh viện, cơ sở của trung ương và khu vực phía Bắc. - Tuyển dụng thêm cán bộ, nhân viên theo yêu cầu của công việc và khi có nhu cầu phát triển, mở rộng mô hình. - Hỗ trợ kinh phí cho các cán bộ đang làm việc tại Trung tâm theo học các khóa học cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ các lĩnh vực liên quan trong, ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc vừa học vừa làm.
  • 37. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 37 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự án đầu tư với hình thức thuê đất theo đúng quy định hiện hành. Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện các bước về đất theo quy định. II. Các phương án xây dựng công trình. STT Nội dung ĐVT Số lượng I Xây dựng 287.900 Phân khu chính 1 Bệnh viện quy mô 150 giường m² 48.800 2 Trung tâm bảo trợ Xã hội (250 phòng) m² 89.000 3 Trung tâm đào tạo huấn luyện hoạt động nhân đạo (400 học viên) m² 21.000 4 Khu nhà ở cán bộ công nhân viên m² 15.000 5 Khu an trí cao cấp m² 40.000 6 Khu vực sản xuất sinh phẩm (nhà máy + khu trồng dược liệu) m² 18.600 7 Cơ sở hạ tầng, Giao thông nội bộ m² 55.500 Hệ thống phụ trợ 1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1 2 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1 3 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1 4 Hệ thống xử lý chất thải HT 1 5 Hệ thống camera giám sát HT 1 II Thiết bị 1 Bệnh viện 150 giường bệnh bộ 1 2 Trung tâm bảo trợ xã hội bộ 1 3 Trung tâm đào tạo, tập huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu bộ 1 4 Nhà ở cán bộ công nhân viên bộ 1 5 Khu an trí cao cấp bộ 1 6 Khu vực sản xuất sinh phẩm bộ 1
  • 38. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 38 STT Nội dung ĐVT Số lượng 7 Hạ tầng kỹ thuật nội bộ khu đất bộ 1 Thiết bị phụ trợ công trình 1 Thiết bị khác bộ 1 2 Hệ thống báo động cấp cứu HT 1 3 Thiết bị văn phòng bộ 1 II.1. Phương án tổ chức thực hiện. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều hành hoạt động của dự án. IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. - Hoàn thành việc lập dự án và xin chủ trương đầu tư vào năm 2018. - Tiến hành xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị từ 2019-2021. - Chủ đầu tư trực tiếp đầu tư và khai thác dự án.
  • 39. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 39 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG I. Đánh giá tác động môi trường. I.1. Giới thiệu chung Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam tháng 06 năm 2005. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường. Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường. Nghị định 117/2009/NĐ-CP của chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
  • 40. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 40 Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường. I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây. - Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí: QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002 của Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. - Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn : QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. II. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm  Chất thải rắn  Rác thải trong quá trình thi công xây các loại bao bì đựng nguyên vật liệu như giấy và một lượng nhỏ các loại bao nilon, đất đá do các hoạt động đào đất xây dựng và các công trình phụ trợ khác.  Sự rơi vãi vật liệu như đá, cát, ... trong quá trình vận chuyển của các thiết bị chuyên dụng đến nơi xây dựng.  Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra.  Chất thải sinh hoạt của lực lượng nhân công lao động tham gia thi công.  Chất thải khí
  • 41. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 41  Chất thải khí là nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu khí quyển, khí thải có thể phát ra từ các hoạt động trong các quá trình thi công từ giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến khi tháo dỡ các hạng mục công trình trong giai đoạn ngừng hoạt động. Chủ yếu là khí thải phát sinh do hoạt động của động cơ máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển vật tư dụng cụ, thiết bị phục vụ cho thi công.  Chất thải lỏng Chất thải lỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường trong khu vực xây dựng khu biệt thự gây ảnh hưởng đến môi trường lân cận. Chất thải lỏng của dự án gồm có nước thải từ quá trình xây dựng, nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa.  Dự án chỉ sử dụng nước trong các quá trình phối trộn nguyên vật liệu và một lượng nhỏ dùng cho việc tưới đường, tưới đất để giữ ẩm và hạn chế bụi phát tán vào môi trường xung quanh. Lượng nước thải từ quá trình xây dựng chỉ gồm các loại chất trơ như đất cát, không mang các hàm lượng hữu cơ, các chất ô nhiễm thấm vào lòng đất.  Nước thải sinh hoạt của của công nhân trong giai đoạn thi công rất ít, chủ yếu là nước tắm rửa đơn thuần và một phần rất nhỏ các hoạt động vệ sinh khác vì trong quá trình xây dựng hầu hết tất cả công nhân xây dựng không ở lại, chỉ có một hoặc hai người ở lại bảo quản vật tư.  Nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất ô nhiễm bề mặt từ khu vực xây dựng xuống các kênh rạch cận kề. Tuy nhiên, dự án đã có hệ thống thoát nước ngầm thu nước do vậy kiểm soát được nguồn thải và xử lý nước bị ô nhiễm trước khi thải ra ngoài.  Tiếng ồn  Gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh làm giảm khả năng tập trung và giảm năng suất lao động. Tiếng ồn có thể sinh ra theo những con đường sau nhưng phải được kiểm soát và duy trì ở trong khoảng 80 – 85dBA theo tiêu chuẩn quy định, tiếng ồn có thể phát sinh từ những nguồn.  Động cơ, máy móc, và những thiết bị phục vụ xây dựng, lắp đặt.
  • 42. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 42  Trong quá trình lao động như gò, hàn các chi tiết kim loại, và khung kèo sắt … và quá trình đóng, tháo côppha, giàn giáo, vận chuyển vật liệu…  Từ động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện …  Bụi và khói  Khi hàm lượng bụi và khói vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra những bệnh về đường hô hấp làm giảm khả năng lao động của công nhân. Bụi và khói được sinh ra từ những lý do sau:  Từ các hoạt động chuyên chở vật liệu, tập kết đổ vật liệu đến nơi xây dựng.  Từ các đống tập kết vật liệu.  Từ các hoạt động đào bới san lấp.  Từ quá trình thi công: quá trình phối trộn nguyên vật liệu, quá trình đóng tháo côppha… II.2.Mức độ ảnh hưởng tới môi trường  Ảnh hưởng đến chất lượng không khí: Chất lượng không khí của khu vực xây dựng sẽ chịu ít nhiều biến đổi do các hoạt động thực thi Dự án. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn thi công xây dựng và tháo dỡ công trình ngưng hoạt động, khói bụi và khí thải là tác nhân ô nhiễm đáng chú ý nhất. Khí thải sinh ra từ các động cơ máy móc chủ yếu là khí NOx, CO, CO2, SO2....Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ các loại máy móc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện môi trường làm việc thông thoáng ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến con người là không đáng kể tuy nhiên khi hàm lượng cao nó sẽ là tác nhân gây ra những ô nhiễm cho môi trường và con người như: khí SO2 hoà tan được trong nước nên dễ phản ứng với cơ quan hô hấp người và động vật.  Ảnh hưởng đến giao thông Hoạt động của các loại phương tiện vận tải phục vụ dự án sẽ làm gia tăng mật độ lưu thông trên các tuyến đường vào khu vực, mang theo những bụi bẩn đất, cát từ công trường vào gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đường xá, làm xuống cấp nhanh chóng các tuyến đường này.
  • 43. Dự án: Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ khu vực đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh 43  Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lực lượng nhân công làm việc tại công trường và cho cả cộng đồng dân cư. Gây ra các bệnh về cơ quan hô hấp, dị ứng, viêm mắt ... Tiếng ồn phát sinh chủ yếu trong qúa trình thi công xây dựng và tháo dỡ khi công trình ngừng hoạt động. Ô nhiễm tiếng ồn tác động trực tiếp lên lực lượng lao động tại công trình và cư dân sinh sống gần khu vực thực thi dự án. Tiếng ồn sẽ gây căng thẳng, ức chế, làm giảm năng suất lao động, gây xáo trộn cuộc sống thường ngày của người dân. Mặt khác khi độ ồn vượt quá giới hạn cho phép và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác. II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường  Giảm thiểu lượng chất thải Trong quá trình thực thi dự án chất thải phát sinh ra là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp kết hợp với biện pháp quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng lớn chất thải phát sinh. Các biện pháp để giảm thiểu chất thải phát sinh: Dự toán chính xác khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho thi công, giảm thiểu lượng dư thừa tồn đọng sau khi xây dựng công trình. Lựa chọn địa điểm tập kết nguyên vật liệu phù hợp nằm cuối hướng gió và trên nền đất cao để tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát khi chưa sử dụng đến. Đề xuất những biện pháp giảm thiểu khói bụi và nước thải phát sinh trong quá trình thi công.  Thu gom và xử lý chất thải: Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là điều bắt buộc đối với khu vực xây dựng công trình. Trong dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây dựng đến khi đi bàn giao nhà và quá trình tháo dỡ ngưng hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của trạm và môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gom và xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải sau:  Chất thải rắn