SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 83
Downloaden Sie, um offline zu lesen
×
CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT PHÁP
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Chỉnh sửa, bổ sung lần 2)
DỰ ÁN:
NHÀ MÁY THÉP VIỆT PHÁP
ĐỊA ĐIỂM: CỤM CÔNG NGHIỆP THƯƠNG TÍN I,
XÃ ĐIỆN NAM ĐÔNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
Quảng Nam, tháng 6 năm 2011
CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT PHÁP
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Chỉnh sửa, bổ sung lần 2)
DỰ ÁN:
NHÀ MÁY THÉP VIỆT PHÁP
ĐỊA ĐIỂM: CỤM CÔNG NGHIỆP THƯƠNG TÍN I,
XÃ ĐIỆN NAM ĐÔNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
CHỦ DỰ ÁN
CÔNG TY TNHH THÉP
VIỆT PHÁP
GIÁM ĐỐC
CƠ QUAN TƯ VẤN
MP
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Quảng Nam, tháng 6 năm 2011
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 1
DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH.....................................................................2
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 4
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN: .......................................................................................... 4
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM): ........................................................................... 4
2.1. Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật: ............................................................ 4
2.2. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng: .................................6
2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM: ......................................7
2.3.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo: .................................................................. 7
2.3.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập: .............................................. 8
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM: ..................................... 8
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM: ................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN ...................................................................10
1.1. TÊN DỰ ÁN: ..........................................................................................................10
1.2. CHỦ DỰ ÁN: .........................................................................................................10
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN: ..............................................................................10
1.3.1. Vị trí khu vực thực hiện dự án......................................................................... 10
1.3.2. Mối tương quan của vị trí thực hiện dự án với đối tượng tự nhiên và đối tượng
kinh tế xã hội................................................................................................................. 10
1.3.2.1. Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên..............................................10
1.3.2.2. Mối tương quan với các đối tượng kinh tế xã hội.....................................12
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN: .................................................................12
1.4.1. Các hạng mục công trình của dự án: ...............................................................12
1.4.1.1. Giải pháp thiết kế: ................................................................................... 12
1.4.1.2. Các hạng mục công trình: .........................................................................12
1.4.2. Tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của Dự án ...................................13
1.4.3. Nhu cầu năng lượng, nước ..............................................................................14
1.4.3.1. Nhu cầu điện năng ................................................................................... 14
1.4.3.2. Nhu cầu nước: ..........................................................................................15
1.4.4. Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu và chủng loại sản phẩm .........................15
1.4.4.1. Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu: ....................................................... 15
1.4.4.2. Chủng loại sản phẩm ................................................................................16
1.4.5. Công nghệ sản xuất .........................................................................................16
1.4.5.1. Dây chuyền công nghệ sản xuất: ............................................................. 16
1.4.5.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ ........................................................ 18
1.4.5.3. Tính tiên tiến của dây chuyền công nghệ sản xuất................................... 18
1.4.6. Tổng mức đầu tư .............................................................................................19
1.4.7. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án ................................................................19
1.4.7.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức .............................................................................. 19
1.4.7.2. Nhu cầu lao động và chế độ làm việc ...................................................... 19
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ....21
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ......................................................21
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa hình, địa chất .............................................................21
2.1.2. Điều kiện về khí tượng, thủy văn: ...................................................................21
2.1.2.1. Điều kiện khí tượng: ................................................................................ 21
2.1.2.2. Điều kiện thủy văn và đặc điểm các con sông gần CCN .........................23
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ........................................................ 23
2.2.1. Chất lượng môi trường không khí: ................................................................. 23
2.2.2. Chất lượng môi trường nước ngầm: ................................................................24
2.2.3. Môi trường đất: ............................................................................................... 25
2.2.4. Hiện trạng đa dạng sinh học ............................................................................25
2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ......................................................................... 25
2.3.1. Điều kiện về kinh tế ........................................................................................ 25
2.3.2. Điều kiện xã hội: .............................................................................................26
2.3.2.1. Dân số và lao động ...................................................................................26
2.3.2.2. Giáo dục và y tế ....................................................................................... 26
2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 26
2.3.2.4. Vệ sinh môi trường................................................................................... 26
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ............................................. 28
3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG ..................................................................................28
3.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công xây dựng ...........................28
3.1.1.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải .................................28
3.1.1.2. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải ...........................28
3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động .............. 29
3.1.2.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải .................................29
3.1.2.2. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải ...........................29
3.1.3. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra .................................30
3.1.3.1. Những sự cố trong giai đoạn thi công xây dựng ......................................30
3.1.3.2. Những sự cố trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động ......................... 31
3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG ............................................................ 32
3.2.1. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng ................32
3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động ....32
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ...................................................................................... 32
3.3.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng ................. 32
3.3.1.1. Tác động từ nguồn ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung ....32
3.3.1.2. Tác động từ nguồn ô nhiễm môi trường nước ......................................... 37
3.3.1.3. Tác động từ nguồn ô nhiễm chất thải rắn .................................................38
3.3.1.4. Tác động đến tài nguyên sinh học ........................................................... 39
3.3.1.5. Tác động về kinh tế - xã hội .................................................................... 40
3.3.1.6. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động trong giai
đoạn thi công xây dựng dự án ..................................................................40
3.3.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động .............................. 40
3.3.2.1. Tác động từ nguồn ô nhiễm MTKK; tiếng ồn, độ rung và nhiệt thừa ..... 40
3.3.2.2. Tác động từ nguồn ô nhiễm nước thải ..................................................... 46
3.3.2.3. Tác động từ nguồn ô nhiễm chất thải rắn ................................................ 49
3.3.2.4. Tác động về kinh tế - xã hội .................................................................... 50
3.3.2.5. Đánh giá tổng hợp các TĐMT trong GĐ nhà máy đi vào hoạt động ...... 50
3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ TIN CẬY CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ........51
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU PHÒNG NGỪA VÀ
ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ............................................................................. 52
4.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG
XÂY DỰNG................................................................................................................. 52
4.1.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình thi công xây dựng ...........52
4.1.2. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động của công nhân xây dựng .53
4.1.3. Các biện pháp an toàn lao động ...................................................................... 53
4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN NHÀ MÁY
ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG ................................................................................................54
4.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khí thải .............................54
4.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải ......................... 57
4.2.2.1. Phương án xử lý nước thải sinh hoạt ....................................................... 57
4.2.2.2. Phương án xử lý nước mưa chảy tràn ...................................................... 57
4.2.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn ........................................58
4.2.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhiệt .........................................................58
4.2.5. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung ............................................... 59
4.2.6. Biện pháp trồng cây xanh................................................................................ 59
4.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG .....59
4.3.1. Phòng ngừa tai nạn lao động ...........................................................................59
4.3.2. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ, rò rỉ nhiên liệu ..................................59
4.3.3. Phòng chống sét .............................................................................................. 60
4.3.4. Phòng chống thiên tai ......................................................................................60
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ..........61
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.................................................... 61
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .................................................. 63
5.2.1. Giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng....................................................64
5.2.1.1. Giám sát môi trường không khí xung quanh............................................ 64
5.2.1.2. Giám sát chất lượng nước ngầm................................................................64
5.2.1.3. Giám sát chất thải rắn................................................................................64
5.2.2. Giám sát trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động........................................64
5.2.2.1. Giám sát chất thải........................................ ............................................ 64
5.2.2.2. Giám sát môi trường xung quanh............................................................. 65
5.2.3. Kinh phí thực hiện giám sát môi trường ......................................................... 66
5.3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG ............................... 66
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ....................................................67
6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐIỆN NAM ĐÔNG ..........................67
6.2. Ý KIẾN CỦA UBMTTQVN XÃ ĐIỆN NAM ĐÔNG .........................................67
6.3. Ý KIẾN CỦA CHỦ DỰ ÁN ................................................................................. 67
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT .................................................................. 68
1. Kết luận .....................................................................................................................68
2. Kiến nghị ...................................................................................................................68
3. Cam kết ..................................................................................................................... 68
PHẦN PHỤ LỤC ..........................................................................................................70
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -1-
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu oxy sinh học
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BXD Bộ Xây dựng
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CCN Cụm công nghiệp
COD Nhu cầu oxy hoá học
CP Chính phủ
CPI Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
CTR Chất thải rắn
DO Oxy hoà tan
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
EPA Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ
GĐ Giai đoạn
KK Không khí
KV Khu vực
MT Môi trường
NĐ Nghị định
NN Nước ngầm
NM Nước mặt
NXB Nhà xuất bản
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quyết định
QL Quốc lộ
SS Chất rắn lơ lửng
TB Thiết bị
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVSLĐ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TT Thông tư
UBND Uỷ ban nhân dân
UBMTTQVN Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam
VOC Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
WHO Tổ chức Y tế thế giới
XD Xây dựng
XLKT Xử lý khí thải
XLNT Xử lý nước thải
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -2-
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tọa độ các điểm giới hạn khu đất triển khai dự án
Bảng 1.2 Các hạng mục công trình của dự án
Bảng 1.3 Các hạng mục công trình xây dựng trong từng giai đoạn
Bảng 1.4 Danh mục và xuất xứ các thiết bị, máy móc lắp đặt
Bảng 1.5 Nhu cầu nguyên nhiên liệu và các chất phụ gia cho quá trình luyện thép
Bảng 1.6 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các lò luyện
Bảng 2.1 Tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Quảng Nam
Bảng 2.2 Tốc độ gió trung bình tháng và năm tại Quảng Nam
Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lượng không khí
Bảng 2.4 Kết quả phân tích mẫu nước ngầm
Bảng 3.1 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong GĐ xây dựng
Bảng 3.2 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong
GĐ xây dựng
Bảng 3.3 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong
GĐ nhà máy đi vào hoạt động
Bảng 3.4 Đối tượng, quy mô bị tác động trong GĐ thi công xây dựng
Bảng 3.5 Đối tượng, quy mô bị tác động trong GĐ nhà máy hoạt động
Bảng 3.6 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra từ các phương tiện
vận chuyển đất cát san lấp
Bảng 3.7 Kết quả tính toán nồng độ chất ô nhiễm theo trục x, z
Bảng 3.8 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí
Bảng 3.9 Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường
Bảng 3.10 Lượng chất bẩn do sinh hoạt hàng ngày của 1 người thải ra
Bảng 3.11 Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trong GĐ thi công
xây dựng
Bảng 3.12 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3.13 Đánh giá tổng hợp tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án
Bảng 3.14 Tải lượng chất ô nhiễm trong khí thải lò luyện
Bảng 3.15 Tải lượng bụi trong khí thải lò luyện trong từng dây chuyền SX
Bảng 3.16 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải lò nung
Bảng 3.17 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển
hàng hóa, chất thải, CBCNV trong nhà máy
Bảng 3.18 Kết quả tính toán nồng độ chất ô nhiễm theo trục x, z
Bảng 3.19 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong khí thải xe mô tô 2 bánh
Bảng 3.20 Kết quả tính toán nồng độ chất ô nhiễm theo trục x, z
Bảng 3.21 Mức ồn sinh ra từ các thiết bị máy móc bên trong phân xưởng
Bảng 3.22 Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt
Bảng 3.23 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3.24 Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong GĐ nhà máy đi vào
hoạt động
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -3-
Bảng 3.25 Độ tin cậy của các phương pháp đánh giá
Bảng 4.1 Tải lượng các chất ô nhiễm sau xử lý
Bảng 4.2 Nồng độ các chất ô nhiễm sau xử lý
Bảng 4.3 Đặc điểm của nguồn thải
Bảng 4.4 Nồng độ cực đại các thông sô gây ô nhiễm
Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường
Bảng 5.2 Dự kiến kinh phí thực hiện phòng chống và xử lý ô nhiễm môi trường
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Dây chuyền công nghệ sản xuất của GĐ I
Hình 1.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất của GĐ II
Hình 1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Hình 4.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý khí thải
Hình 4.2. Sơ đồ xử lý nước thải từ nhà ăn
Hình 4.3. Bể tự hoại cải tiến
Hình 4.4. Sơ đồ xử lý nước mưa chảy tràn
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -4-
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN:
Là quốc gia đang trong quá trình hội nhập và phát triển, trong 10 năm trở lại đây,
nhu cầu tiêu thụ thép của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, và dự đoán những
năm sắp tới sẽ tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, ngành thép của Việt Nam lại ở vị trí lạc
hậu so với khu vực Đông Nam Á và thế giới mà trong đó chủ yếu là năng lực sản xuất
phôi thép chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho cán thép. Với sản lượng phôi thép
của Việt Nam năm 2006 mới đạt 2 triệu tấn, trong khi nhu cầu cho cán thép là 4,8 triệu
tấn nên lượng phôi thép phải nhập là 2,8 triệu tấn. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có
chủ trương khuyến khích mạnh các nhà đầu tư vào sản xuất phôi thép nhằm tạo ra sự
cân đối giữa khâu sản xuất phôi và khâu cán thép để giảm bớt lượng ngoại tệ rất lớn
mà Nhà nước phải bỏ ra để nhập khẩu phôi hàng năm. Hiện tại, thị trường thép Việt
Nam, nguồn thép cung ứng đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và theo định
hướng phát triển giai đoạn 2010 - 2020 là giai đoạn ngành vật liệu xây dựng đẩy mạnh
xuất khẩu nhằm mục tiêu đạt tỷ lệ khối lượng xuất khẩu trên 30% sản lượng của từng
nhóm sản phẩm.
Trên cơ sở chủ trương của Nhà nước và định hướng phát triển công nghiệp vật
liệu xây dựng của Bộ xây dựng, Công ty TNHH thép Việt Pháp quyết định sử dụng
vốn vay ngân hàng và vốn tự có của mình để đầu tư xây dựng Nhà máy thép Việt Pháp
với sản phẩm đầu ra chủ yếu là phôi thép chất lượng cao. Dự án “Nhà máy thép Việt
Pháp” là dự án mới, được xây dựng tại Lô C – D, CCN Thương Tín I, xã Điện Nam
Đông, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và các quy định quản lý, bảo vệ môi trường do
Nhà nước ban hành. Nay, Công ty TNHH thép Việt Pháp là chủ đầu tư tiến hành lập
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án với sự tư vấn của Trung tâm Phân
tích - Kiểm định và Tư vấn KH&CN Quảng Nam. Qua đó, Công ty TNHH thép Việt
Pháp xác định được các tác động gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ
bản và trong giai đoạn hoạt động của nhà máy. Từ đó, nghiên cứu, đưa ra các biện
pháp cần thiết để giảm thiểu các tác động bất lợi, ngăn ngừa và ứng phó các sự cố môi
trường có thể xảy ra nhằm bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức
khỏe con người.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM):
2.1. Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật:
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005;
- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998;
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về thu phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -5-
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ TN& MT về hướng dẫn thực hiện Nghị định số
67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của
Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước thải vào nguồn nước;
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về hướng dẫn điều kiện hành
nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy
hại;
- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường cần phải xử lý;
- Thông tư số 02/2007/TT-BCT-BTNMT ngày 30/8/2007 của Bộ Công Thương và
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Điều 43 của Luật Bảo vệ
môi trường về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh, nhập khẩu phế liệu;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu
công nghiệp, cụm công nghiệp;
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 về Quy định Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT ngày 29/12/2010 về Quy định Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 về Quy định chi tiết thực hiện
một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về
thoát nước đô thị và khu công nghiệp;
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -6-
- Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành quy chế quản lý CCN;
- Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi
trường về việc ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản
xuất;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và
Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban
hành các tiêu chuẩn vệ sinh lao động;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 4628/QĐ-UB ngày 24/3/2003 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc
phê duyệt Đề án quy hoạch mạng lưới CCN – TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Quyết định số 3652/QĐ-UBND ngày 29/9/2005 của UBND tỉnh Quảng Nam về
việc điều chỉnh diện tích và bổ sung quy hoạch các Cụm Công nghiệp trên địa bàn
tỉnh;
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UBND ngày 25/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Nam về ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 2113/QĐ-UBND ngày 20/7/2010 của UBND huyện Điện Bàn về
việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết (1/500) và kèm theo quy định quản lý xây
dựng Cụm Công nghiệp – Dịch vụ Thương Tín I, xã Điện Nam Đông;
- Thông báo số 140/TB-UBND ngày 30/7/2010 của UBND huyện Điện Bàn về
điều chỉnh diện tích đất tại Thông báo số 06/TB-UBND ngày 04/01/2008 của UBND
huyện Điện Bàn và thỏa thuận địa điểm mở rộng xây dựng nhà máy thép Việt Pháp
của Công ty TNHH thép Việt Pháp tại CCN&DV Thương Tín I, xã Điện Nam Đông;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế Công ty TNHH có hai
thành viên trở lên số 4000690142 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp
ngày 25/8/2009;
- Một số văn bản pháp lý liên quan đến dự án được trình bày tại phần Phụ lục I.
2.2. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng:
- QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt.
- QCVN 09: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm.
- QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 05: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh.
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -7-
- QCVN 06: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh.
- QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại.
- QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với bụi và các chất vô cơ.
- QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với một số chất hữu cơ.
- QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp.
- QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 27: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
- QCVN 31: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với
phế liệu sắt, thép nhập khẩu.
- QCVN 01: 2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- TCVN 7957: 2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu
chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 33: 2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế.
2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM:
2.3.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo:
01. PGS.TS Nguyễn Việt Anh - Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến - NXB xây dựng
- Hà Nội 2007.
02. Lê Thạc Cán - Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh
nghiệm thực tiễn - 1993.
03. GS.TS Trần Ngọc Chấn - Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 1: Ô
nhiễm không khí và tính toán khuếch tán chất ô nhiễm - NXB KH và KT - Hà Nội
2001;
04. GS.TS Trần Ngọc Chấn - Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 2: Cơ học
về bụi và phương pháp xử lý bụi - NXB KH và KT - Hà Nội 2001;
05. GS.TS Trần Ngọc Chấn - Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 3: Lý
thuyết tính toán và công nghệ xử lý khí độc hại - NXB KH và KT - Hà Nội 2001;
06. Nguyễn Hải - Âm học và kiểm tra tiếng ồn - NXB Giáo dục – 1997.
07. Hoàng Thị Hiền, Bùi Sĩ Lý - Bảo vệ môi trường không khí - NXB Xây dựng -
2007.
08. Hướng dẫn lập báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy luyện gang, thép - Cục Thẩm
định và Đánh giá tác động môi trường.
09. Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành luyện thép - Hợp phần sản xuất
sạch hơn trong công nghiệp, 2008.
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -8-
10. Lê Xuân Hồng - Cơ sở đánh giá tác động môi trường - Nhà xuất bản Thống kê
- 2006.
11. PGS.TS Hoàng Huệ - Xử lý nước thải - NXB Xây dựng - Hà Nội 2005.
12. Đỗ Ngọc Khánh, Huỳnh Phan Tùng, Lê Quý Đức - Kỹ thuật an toàn vệ sinh
lao động - NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - 2006.
13. GS.TS Trần Hiếu Nhuệ - Quản lý chất thải rắn - Tập 1: Chất thải rắn đô thị -
NXB xây dựng - Hà Nội 2001.
14. Niên giám thống kê năm 2009 của huyện Điện Bàn.
15. Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp, Sở
Khoa học, công nghệ và Môi trường TP.HCM, TP Hồ Chí Minh, 1999.
16. Alexander P. Economopoulos - Assessment of sources of Air, Water and Land
pollution - Part I: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution - World
Health Organization 1993.
17. EPA - Emission Factors for Iron Foundries – Criteria and Toxic Pollutants.
18. Nicholas P. Cheremisinoff - Handbook of wastes and wastewater treatment
technologies.
2.3.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập:
01. Thuyết minh Dự án đầu tư Nhà máy thépViệt Pháp.
02. Các tài liệu khác.
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM:
- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu và thông tin về điều kiện
khí tượng, thủy văn, kinh tế, xã hội tại khu vực dự án.
- Phương pháp liệt kê mô tả và đánh giá mức tác động: Liệt kê các tác động đến
môi trường do hoạt động của dự án gây ra, bao gồm các tác động từ nước thải, khí thải,
chất thải rắn, an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường, bệnh nghề nghiệp trong
khu vực nhà xưởng và môi trường xung quanh. Đây là một phương pháp tương đối
nhanh và đơn giản, cho phép phân tích các tác động của nhiều hoạt động khác nhau lên
cùng một nhân tố.
- Phương pháp thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm: Phương pháp này
xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường
nước và môi trường đất tại khu vực dự án.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) thiết lập để tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án.
- Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng mô hình Gauss để tính toán mức độ lan
truyền của các chất ô nhiễm có trong khí thải ra môi trường không khí xung quanh.
- Phương pháp so sánh: Đánh giá tình trạng ô nhiễm, mức độ tác động trên cơ sở
so sánh các số liệu đã tính toán với các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam về môi
trường đã được ban hành.
- Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng: Sử dụng phương pháp để tham vấn ý
kiến cộng đồng tại khu vực dự án về đánh giá tác động môi trường của dự án.
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -9-
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy thép Việt Pháp” do Công
ty TNHH thép Việt Pháp là chủ dự án kết hợp với đơn vị tư vấn là Trung tâm Phân
tích – Kiểm định và Tư vấn KH&CN tỉnh Quảng Nam thực hiện.
- Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp.
Đại diện: Ông Võ Văn Phụng Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ liên hệ: Lô C-D, CCN Thương Tín I, xã Điện Nam Đông, huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0913.413214
- Đơn vị tư vấn: Tru.
Đại diện: T Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ liên hệ: 558 Hùng Vương, TP. Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0510.2240610 Fax: 0510.3835318
Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
Stt Họ Tên Học vị Chức vụ Chuyên ngành
I. Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp
1 Võ Văn Phụng Giám đốc
II. Đơn vị tư vấn:
2 Tiến Sĩ Giám đốc Kỹ thuật
3 Phạ Kỹ sư Chuyên viên CN Môi trường
4 Nguy Kỹ sư Chuyên viên CN Môi trường
5 Lê Thị Thùy Duyên Cử nhân Chuyên viên QL Môi Trường
6 Hà Thị Bích Liễu Kỹ sư Chuyên viên CN thực phẩm SH
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -10-
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN:
DỰ ÁN NHÀ MÁY THÉP VIỆT PHÁP
1.2. CHỦ DỰ ÁN:
Công ty TNHH thép Việt Pháp
Địa chỉ liên hệ: Lô C-D, CCN Thương Tín I, xã Điện Nam Đông, huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0510.3948767
Đại diện: Ông Võ Văn Phụng.
Chức vụ: Giám đốc.
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN:
1.3.1. Vị trí khu vực thực hiện dự án
Nhà máy thép Việt Pháp được đầu tư xây dựng tại CCN Thương Tín I với diện
tích 29.411 m2
.
Vị trí địa lý của dự án:
- Phía Đông : Giáp đường nội bộ CCN 19,5 m;
- Phía Tây : Giáp nghĩa địa, khu doanh trại bộ đội;
- Phía Nam : Giáp Lô E;
- Phía Bắc : Nhà máy thép Vina - Nhật.
Bảng 1.1: Tọa độ các điểm giới hạn của khu đất triển khai dự án
Khu vực dự án
Điểm góc
Toạ độ Diện tích
X Y
29.411 m2
1 558217,54 1759374,25
2 558064,66 1759453,86
3 558031,72 1759360,84
4 558051,36 1759350,32
5 558006,23 1759264,84
6 558126,25 1759200,88
7 558171,03 1759286,05
(Sơ đồ giới hạn khu đất triển khai dự án được trình bày tại Phụ lục II).
1.3.2. Mối tương quan của vị trí thực hiện dự án với các đối tượng tự nhiên và đối
tượng kinh tế xã hội:
1.3.2.1. Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên:
Dự án Nhà máy thép Việt Pháp được đầu tư xây dựng tại Lô C-D tại CCN
Thương Tín I, xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn. Theo Quyết định 2113/QĐ-
UBND ngày 20/7/2010 huyện Điện Bàn, CCN Thương Tín I được quy hoạch có giới
hạn khu đất như sau:
- Phía Đông : giáp đường ĐT 607B;
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -11-
- Phía Tây : Doanh trại bộ đội, khu nghĩa địa;
- Phía Nam : giáp đường ĐT 607A;
- Phía Bắc : giáp nghĩa địa và khu dân cư.
* Tổng diện tích của CCN Thương Tín I là 326.449 m2
, mặt bằng dự án được
phân thành các khu vực như sau:
- Đất công nghiệp: có diện tích 157.967 m2
, bố trí tập trung và nằm phía Tây khu
dân cư trong cụm.
Các loại hình sản xuất được địa phương thu hút đầu tư vào CCN là sản xuất công
nghiệp ít gây ô nhiễm và tiếng ồn.
- Đất ở (khu ở chỉnh trang và khu ở phân lô): có diện tích 89.380 m2
, được quy
hoạch ở phía Nam khu đất, tách biệt với khu sản xuất công nghiệp.
- Đất dịch vụ: có diện tích 8.885 m2
được phân chia thành 02 khu vực và cách
nhau 598 m trên trục đường chính.
- Đất xử lý môi trường: có diện tích 12.913 m2
được bố trí gần khu dân cư và nằm
trên trục đường chính.
- Đất giao thông và bãi xe: có diện tích 57.304 m2
.
* Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của CCN Thương Tín I:
- Đường giao thông:
+ Giao thông đối ngoại: CCN Thương Tín I được quy hoạch theo tuyến đường
ĐT 607A, ĐT 607B; tuyến đường này nối liền với ĐT 608 giúp liên thông với Quốc lộ
1A được thuận lợi.
+ Giao thông đối nội: Giao nhau đồng mức với giao thông đối ngoại tại các nút
N1, N2, N4, N10, N11, N18, N19.
- Cấp điện:
+ Cấp điện sản xuất công nghiệp: Tổng công suất cấp điện cho CCN dự kiến là
4.370 kW/h và được phân phối ở các trạm biến áp nằm trong từng nhà máy.
+ Cấp điện khu đất ở và đất chỉnh trang: dự kiến 257,6 kW/h và nằm độc lập
với khu sản xuất.
+ Điện chiếu sáng công cộng: dự kiến 88,9 kW/h
+ Nguồn cấp điện: được lấy từ mạng lưới điện Quốc gia đi qua CCN.
- Cấp nước:
Tổng công suất nước cung cấp dự kiến 1.374 m3
/ngđ. Hiện tại, khu vực CCN
chưa có mạng lưới nước cấp phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Về lâu dài, nguồn
cung cấp nước này sẽ được lấy từ nhà máy nước Hội An.
- Thoát nước:
Lấy trục đường (nút: N10 - N9 - N31) làm trục phân thủy chia khu vực quy hoạch
thành 02 lưu vực thoát nước. Hướng thoát nước:
+ Phía Nam trục đường đổ về cầu Hưng Lai Nghị.
+ Phía Bắc trục đường đổ về bầu sen.
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -12-
- Hệ thống thoát nước:
Hiện tại, CCN chưa xây dựng hệ thống thu gom nước thải phát sinh từ hoạt động
sản xuất của các nhà máy. Do đó, các nhà máy sản xuất phải xử lý toàn bộ lưu lượng
nước thải phát sinh đạt QCVN 24: 2009/BTNMT (loại B) trước khi đổ vào hệ thống
thu gom nước mưa. Về lâu dài, khi hệ thống thu gom nước thải hoàn thiện, các nhà
máy sẽ đấu nối đường ống vào mạng lưới thu gom này để dẫn về khu xử lý tập trung.
1.3.2.2. Mối tương quan với các đối tượng kinh tế - xã hội
- Khu dân cư: Khu dân cư chủ yếu phân bố dọc theo tuyến đường ĐT 607A, ĐT
607B và một số khu đất ở chỉnh trang cách vị trí dự án khoảng 500 m về phía Nam.
Khoảng cách gần nhất từ khu đất dự án đến khu dân cư khoảng 200 m.
Dự án cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km về phía Nam và cách
trung tâm thành phố Hội An khoảng 8 km về phía Bắc.
- Cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ:
CCN Thương Tín I đang trong giai đoạn thu hút đầu tư nên chưa có nhiều cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động. Hiện tại, gần khu vực dự án chỉ có một vài cơ
sở sản xuất sắt thép và sản xuất gốm.
- Các công trình văn hóa - tôn giáo:
Trong phạm vi bán kính 1 km tính từ địa điểm thực hiện dự án, không có các
công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử, các danh mục công trình cần được bảo
vệ.
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN:
1.4.1. Các hạng mục công trình của dự án:
1.4.1.1. Giải pháp thiết kế:
(1). Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng
Quy hoạch tổng mặt bằng nhà máy tuân theo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo những quy định của Nhà nước về quy hoạch xây dựng, phòng cháy
chữa cháy;
- Đảm bảo tính tối ưu và hợp lý cao nhất cho hoạt động sản xuất của nhà máy;
- Đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường.
(2). Giải pháp kiến trúc
- Việc thiết kế, xây dựng các hạng mục công trình đảm bảo các điều kiện, tiêu
chuẩn về kỹ thuật xây dựng, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường, thông thoáng nhà
xưởng, đầy đủ các ánh sáng tự nhiên và các điều kiện an toàn khác;
- Nhà xưởng kết cấu theo kiểu thiết kế nhà xưởng công nghiệp đảm bảo tạo mỹ
quan công nghiệp, sử dụng lâu dài, ổn định và tỉ lệ cây xanh tối thiểu 10-15%;
- Khu vực giao thông nội bộ, kho bãi đảm bảo lưu thông cho các phương tiện cơ
giới tại nhà máy và đảm bảo lưu thông thông suốt với đường nội bộ CCN.
1.4.1.2. Các hạng mục công trình:
Trên diện tích mặt bằng của dự án 29.411 m2
sẽ bố trí các hạng mục công trình
như sau:
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -13-
Bảng 1.2. Các hạng mục công trình của dự án
TT Hạng mục ĐTV Diện tích (m2
)
Các hạng mục công trình chính
1 Xưởng luyện và đúc thép m2
5.400
2 Xưởng cán thép m2
1.680
3 Xưởng cơ khí và kho vật tư m2
750
Các hạng mục công trình phụ trợ
4 Tường rào, cổng ngõ m 564
5 Hệ thống thoát nước m 1.000
6 Văn phòng, nhà ăn m2
442,2
7 Nhà bảo vệ, nhà để xe, nhà vệ sinh m2
560
8 Bể nước tuần hoàn m2
1.000
9 Trạm biến áp m2
100
10 Vườn hoa, cây xanh m2
3.000
11 Đường nội bộ, sân nền bê tông m2
16.478,8
Tổng cộng 29.411
Bản vẽ mặt bằng tổng thể của Nhà máy được trình bày tại Phụ lục II
Nhà xưởng sản xuất là nhà thép tiền chế có khẩu độ 18 m, chiều dài nhà xưởng 84
m, bước cột 6 m, chiều cao 12 m, mái tôn mạ màu dày 0,45 mm, độ dốc mái 15%, trụ
đổ bằng bê tông cốt thép, xây tường gạch bao quanh.
Trong nhà xưởng sản xuất, bố trí khu vực chứa nguyên liệu sản xuất (sắt, thép phế
liệu). Tại khu vực này xây tường bao quanh, do đó đảm bảo không gây thất thoát phế
liệu ra môi trường bên ngoài.
Nhà văn phòng, nhà ăn, nhà bảo vệ xây bằng gạch ống, nền gạch men, mái tôn có
lớp cách nhiệt.
1.4.2. Tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của dự án
Tiến độ xây dựng các hạng mục công trình tại Nhà máy thép Việt Pháp được chia
thành 02 giai đoạn như trong bảng 1.3.
Bảng 1.3: Các hạng mục công trình xây dựng từng giai đoạn
Stt Hạng mục xây dựng ĐVT Số lượng
Giai đoạn I: (Dự kiến tháng 9/2011 đưa vào hoạt động)
1 Nhà xưởng: luyện, đúc thép và tập kết liệu m2
2.880
2 Xưởng cơ khí và kho vật tư m2
750
3 Tường rào, cổng ngõ m 564
4 Hệ thống thoát nước m 1.000
5 Văn phòng, nhà ăn m2
442,2
6 Nhà bảo vệ, nhà để xe, nhà vệ sinh m2
560
7 Bể nước tuần hoàn m2
1.000
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -14-
8 Trạm biến áp m2
100
9 Vườn hoa, cây xanh m2
3.000
10 Đường nội bộ, sân nền bê tông m2
16.478,8
Giai đoạn II: (Dự kiến tháng 9/2012 đưa vào hoạt động)
11 Nhà xưởng: luyện, đúc thép và tập kết liệu m2
2.520
12 Nhà xưởng cán thép m2
1.680
Nhà máy thép Việt Pháp đầu tư dây chuyền sản xuất khép kín với công nghệ hiện
đại. Toàn bộ thiết bị, máy móc được lắp đặt mới hoàn toàn và có xuất xứ tại Việt Nam,
Trung Quốc. Danh mục các thiết bị, máy móc sẽ đầu tư theo từng giai đoạn sản xuất
và được trình bày trong bảng 1.4.
Bảng 1.4: Danh mục và xuất xứ các thiết bị, máy móc được lắp đặt
Stt Tên máy móc, thiết bị ĐVT Số lượng Công suất Xuất xứ
Giai đoạn I
1 Lò luyện thép trung tần Bộ 5 6 tấn/mẻ Trung Quốc
2 Máy đúc liên tục R6 một dòng Bộ 1 30 tấn/h Trung Quốc
3 Cầu trục 25 tấn Cái 1 25 tấn Trung Quốc
4 Cầu trục 10 tấn Cái 4 10 tấn Trung Quốc
5 Hệ thống xử lý khí thải lò luyện Bộ 1 Trung Quốc
6 Máy biến áp 4.000 kVA Cái 1 4.000 kVA Việt Nam
7 Máy biến áp 2.500 kVA Cái 1 2.500 kVA Việt Nam
8 Máy biến áp 1.600 kVA Cái 1 1.600 kVA Việt Nam
Giai đoạn II
9 Lò luyện thép trung tần Bộ 5 6 tấn/mẻ Trung Quốc
10 Máy đúc liên tục R6 một dòng Bộ 1 30 tấn/h Trung Quốc
11 Dây chuyền cán thép Bộ 1 30 tấn/h Trung Quốc
12 Cầu trục 25 tấn Cái 1 25 tấn Trung Quốc
13 Cầu trục 10 tấn Cái 4 10 tấn Trung Quốc
14
Hệ thống xử lý khí thải lò luyện,
lò nung
Bộ 1 Trung Quốc
15 Máy biến áp 4.000 kVA Cái 1 4.000 kVA Việt Nam
16 Máy biến áp 2.500 kVA Cái 1 2.500 kVA Việt Nam
17 Máy biến áp 1.600 kVA Cái 1 1.600 kVA Việt Nam
1.4.3. Nhu cầu năng lượng, nước
1.4.3.1. Nhu cầu điện năng
* Nhu cầu điện cho dây chuyền luyện thép khoảng 42.500 kVA, điện thế 22 kV.
Trong đó:
- Lò trung tần 6 tấn/mẻ: 40.000 kVA (10 lò)
- Đúc liên tục, hệ thống hút bụi và các thiết bị phụ trợ khác: 2.500 kVA.
* Nhu cầu điện cho dây chuyền cán thép vào khoảng 7.000 kVA, điện thế 22 kV.
Trong đó:
- Dây chuyền cán: 6.000 kVA
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -15-
- Thiết bị phụ trợ: 1.000 kVA.
* Nguồn cung cấp điện phục vụ hoạt động của Nhà máy được lấy từ điện lưới
quốc gia đi qua CCN.
1.4.3.2. Nhu cầu nước:
* Nhu cầu nước cung cấp cho hoạt động sản xuất:
Theo tài liệu “Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành luyện thép - Hợp phần
sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, 2008”, lưu lượng nước cấp để sản xuất 1 tấn thép
khoảng 7 m3
. Theo đó, với công suất bình quân 30 tấn/h của nhà máy thép Việt Pháp
thì lượng nước cần cung cấp 210 m3
/h. Trong đó:
- Nhu cầu nước làm nguội phục vụ cho các thiết bị trong dây chuyền luyện thép
khoảng 120 m3
/h.
- Nhu cầu nước làm nguội phục vụ cho các thiết bị trong dây chuyền cán thép
khoảng 90 m3
/h. Trong đó:
+ Nhu cầu nước làm nguội trực tiếp (cấp trực tiếp cho các vị trí: trục cán, xối
vảy cán, làm nguội block cán dây, làm nguội sau cán,...) khoảng 70 m3
/h.
+ Nhu cầu nước làm nguội gián tiếp (cấp cho các vị trí: động cơ giảm tốc, các
thiết bị thủy lực, lò nung,...) khoảng 20 m3
/h.
Như vậy, nhu cầu nước cấp phục vụ cho sản xuất, chủ yếu là làm nguội các thiết
bị, máy móc khoảng 210 m3
/h. Tại nhà máy sử dụng hệ thống nước tuần hoàn để làm
nguội, nên hàng ngày chỉ cần bổ sung thường xuyên khoảng 210,5 m3
/ngày đêm (5%)
lượng nước thất thoát do rò rỉ, bay hơi.
* Nhu cầu nước cung cấp cho sinh hoạt:
Tổng số lao động làm việc trong nhà máy khoảng 300 người (2 ca). Theo TCVN
33: 2006, tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trung bình của 1 người tại phân xưởng tỏa
nhiệt là 45 lít/ca.
Theo “Cấp nước đô thị - TS. Nguyễn Ngọc Dung – NXB Xây dựng”, tiêu chuẩn
dùng nước trong ăn uống cho nhà ăn tập thể là 20 lít/người.
Như vậy, nhu cầu nước cung cấp cho sinh hoạt của 300 CBCNV tại nhà máy
khoảng: [(45 + 20) × 300 : 1000] = 19,5 m3
/ngày đêm.
* Nguồn cung cấp nước:
Công ty TNHH thép Việt Pháp cũng như các đơn vị khác trong khu vực đều sử
dụng nguồn nước ngầm khai thác từ các giếng khoan để đáp ứng nhu cầu hoạt động
của Nhà máy. Do đó, Công ty phải lập hồ sơ xin cấp phép khai thác nước ngầm phục
vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt tại nhà máy. Lưu lượng nước ngầm khai thác
theo tính toán là 230 m3
/ngày đêm.
Khi nhà máy nước CCN đi vào hoạt động, Nhà máy sẽ đấu nối đường ống vào
mạng lưới cấp nước của CCN để lấy nước phục vụ sản xuất.
1.4.4. Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu và chủng loại sản phẩm
1.4.4.1. Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu và các phụ gia:
* Nguyên liệu chính phục vụ cho hoạt động sản xuất của Nhà máy là sắt thép phế
liệu. Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất khoảng 220.000 tấn/năm.
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -16-
Nguồn nguyên liệu này chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài và thu mua trong nước.
Khi nhập khẩu sắt thép phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Chủ dự án cam kết thực
hiện đúng theo quy định tại khoản 2, Điều 43 của Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định
số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
Thông tư số 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện Điều 43 của
Luật Bảo vệ môi trường về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh, nhập khẩu phế liệu;
QCVN 31: 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế
liệu sắt, thép nhập khẩu.
* Nhiên liệu: Sử dụng than Quảng Ninh để cung cấp cho lò nung, với định mức
tiêu thụ khoảng 20 kg than/tấn sản phẩm.
Do đó, nhu cầu nhiên liệu phục vụ sản xuất khoảng 4.000 tấn/năm.
* Phụ gia cần thiết cho quá trình luyện thép gồm có: FeMn (75%), FeSi (65%),
sạn Mg (>88%), vôi nung.
Nhu cầu nguyên, nhiên liệu và chất phụ gia được thể hiện trong bảng 1.5.
Bảng 1.5: Nhu cầu nguyên, nhiên liệu và các chất phụ gia cho quá trình luyện thép
Stt Danh mục
Định mức
(kg/tấn SP)
Nhu cầu
(tấn /năm)
1 Sắt thép phế liệu 1.100 220.000
2 Nhiên liệu 20 4.000
3 Điện năng (kWh) 800 160.000.000
4 FeMn 75% 6,5 1.300
5 FeSi 65% 7,5 1.500
6 Sạn Mg > 88% 20 4.000
7 Vôi nung 50 10.000
1.4.4.2. Chủng loại sản phẩm
Sản phẩm đầu ra theo từng giai đoạn đầu tư của dự án:
* Giai đoạn I: Đầu tư dây chuyền sản xuất thứ nhất, công suất thiết kế của nhà
máy là 100.000 tấn phôi/năm. Sản phẩm của nhà máy trong giai đoạn này là phôi thép
có kích thước 120×120×6.000 mm;
* Giai đoạn II: Đầu tư dây chuyền sản xuất thứ hai. Đây là giai đoạn nhà máy
hoàn thiện và đi vào hoạt động lâu dài. Công suất của nhà máy là 200.000 tấn
thép/năm. Sản phẩm của nhà máy là thép xây dựng, gồm có: thép cuộn 6 - 8, thép
cây 12-34.
Chất lượng sản phẩm tuân theo TCVN 1651: 1985, JIS G3112,...
1.4.5. Công nghệ sản xuất
1.4.5.1. Dây chuyền công nghệ sản xuất:
Dây chuyền công nghệ sản xuất của Nhà máy thép Việt Pháp được đầu tư, thực
hiện theo 02 giai đoạn.
(1) Giai đoạn I:
Nhà máy chỉ sản xuất phôi thép có kích thước 120×120×6.000 mm rồi cung cấp
ra thị trường. Thời gian sản xuất của giai đoạn I dự kiến đến tháng 9/2012. Sơ đồ dây
chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy trong giai đoạn I như sau:
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -17-
Hình 1.1: Dây chuyền công nghệ sản xuất của giai đoạn I
(2) Giai đoạn II:
Dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy thép Việt Pháp trong giai đoạn II
như sau:
Hình 1.2: Dây chuyền công nghệ sản xuất của giai đoạn II
Sắt thép phế liệu
Lò luyện thép
Máy đúc liên tục
Kiểm tra phôi
Lò nung
Hệ thống máy cán
Block cán dây
Khí thải, CTR,
nhiệt thừa, tiếng ồn
Hệ thống tuần hoàn
nước làm mát
Dầu mỡ, cặn lắng
Khí thải, nhiệt thừa,
CTR
Tiếng ồn, CTR, Bụi
CTR, khí thải, tiếng ồn
Xử lý phế liệu
Tiếng ồn, CTR
Tiếng ồn, CTR, Bụi
Đóng bó, nhập kho
Cung cấp thị trường
Hệ thống tuần hoàn
nước làm mát
Cung cấp thị trường
Sắt thép phế liệu
Lò luyện thép
Máy đúc liên tục
Kiểm tra phôi
Khí thải, CTR,
nhiệt thừa, tiếng ồn
Xử lý phế liệu
Tiếng ồn, CTR
Tiếng ồn, CTR, Bụi
Hệ thống tuần hoàn
nước làm mát
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -18-
1.4.5.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ
(1) Giai đoạn I
Sắt thép phế liệu sau khi thu mua được lưu trữ tại xưởng phế liệu. Sau đó, được
công nhân phân loại, tuyển lựa kỹ trước khi đưa vào công đoạn luyện thép. Tại nhà
máy thép Việt Pháp, sử dụng kiểu lò điện cảm ứng để luyện thép. Trên cơ sở của hiện
tượng cảm ứng điện từ, lò điện cảm ứng biến đổi điện năng thành nhiệt năng để nấu
chảy nguyên liệu. Ưu điểm của lò điện cảm ứng là ít gây ảnh hưởng đến lưới điện
chung so với các kiểu lò điện khác như lò điện trở, lò điện hồ quang.
Sau thời gian nấu luyện 120 phút, thép lỏng chuyển đến giá đỡ trên máy đúc, giá
đỡ được thiết kế kiểu xoay để thuận tiện cho việc đúc nối tiếp mẻ. Thép lỏng được rót
xuống thùng trung gian chảy vào khuôn kết tinh. Hệ thống điều khiển khuôn giúp tiến
hành đúc một cách tự động.
Bán kính đúc 6 m cho phép mức đông cứng tốt trước khi phôi được kéo ra và đi
vào máy nắn thẳng. Nước làm nguội được phun với cường độ cao tránh hiện tượng
nung lại phôi. Kích thước phôi 120×120×6.000 mm. Phôi sẽ được kiểm tra trước khi
cung cấp ra thị trường.
(2) Giai đoạn II
- Công đoạn xử lý phế liệu, luyện và đúc phôi được thực hiện giống như giai đoạn
I. Tiếp theo, nhà máy thực hiện cán phôi để cho ra sản phẩm thép theo yêu cầu:
Phôi sẽ được kiểm tra trước khi đưa vào lò nung (kiểu lò đẩy) để nung sơ bộ.
Nhiên liệu (than) được đốt cháy thông qua hệ thống mỏ đốt để cấp nhiệt cho lò nung.
Sau khi, phôi ra khỏi lò nung sẽ được dẫn qua hệ thống máy cán, hệ thống block cán
dây và đóng bó để cho ra sản phẩm theo yêu cầu.
Hệ thống máy cán bao gồm 23 giá cán liên tục, bố trí theo kiểu nằm ngang và
nghiêng 450
. Để tăng hiệu suất cán và nhanh chóng chuyển đổi chương trình sản xuất
theo các mặt hàng yêu cầu, tại dãy máy cán trang thiết bị thay trục nhanh bằng các
robot rất thuận tiện, thời gian thay trục chỉ trong vòng 10 -15 phút. Ngoài ra, hệ thống
kiểm soát quá trình cán tự động sẽ tự điều chỉnh các sai số của các thông số cán để duy
trì sự ổn định của các đường cán, nhằm ngăn chặn sự cố, hạn chế tối đa các phế phẩm.
1.4.5.3. Tính tiên tiến của dây chuyền công nghệ sản xuất:
Dự án nhà máy thép Việt Pháp lựa chọn công nghệ kiểu lò điện cảm ứng để luyện
thép. Lò điện cảm ứng ít gây ảnh hưởng đến lưới điện chung, đây là điểm ưu việt của
lò điện này so với lò điện hồ quang.
Bên cạnh đó, tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ lò điện cảm ứng thấp hơn so
với lò điện hồ quang. Theo tài liệu “Rapid Inventory Techniques in Environmental
Pollution, WHO,1993” và tài liệu “Emission Factors for Iron Foundries – Criteria and
Toxic Pollutants, EPA”, tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình luyện
thép từ các lò luyện được định mức như trong bảng 1.6.
Bảng 1.6: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các lò điện
Kiểu lò Đơn vị Bụi SO2 NOx CO VOC
Theo “Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution, WHO,1993”
Lò điện cảm ứng kg/tấn SP 0,05
Lò điện hồ quang kg/tấn SP 6,5 0,1
Theo “Emission Factors for Iron Foundries – Criteria and Toxic Pollutants, EPA”
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -19-
Lò điện cảm ứng kg/tấn SP 0,5 KĐK KĐK KĐK KĐK
Lò điện hồ quang kg/tấn SP 6,3 KĐK 0,02 - 0,3 0,5 - 19 0,03 - 0,15
Ghi chú:
KĐK: Không đáng kể.
Từ các số liệu trong bảng 1.6 nhận thấy: Tải lượng bụi phát sinh từ lò điện cảm
ứng thấp hơn lò điện hồ quang từ 12,6 - 130 lần.
Tải lượng các khí độc (SO2, NOx, CO), VOC phát sinh rất thấp, không đáng kể.
Đối với lò luyện thép kiểu cảm ứng, ô nhiễm bụi là điều đáng lưu tâm hơn cả.
Ngoài ra, phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu đầu vào, công đoạn sản xuất này còn
có thể phát sinh một lượng nhỏ các chất ô nhiễm trong khí thải như SO2, NOx, CO,
VOC và hơi kim loại (Zn, Pb, Cd, Ni, Cr).
Công ty TNHH thép Việt Pháp đã đầu tư hệ thống xử lý hiện đại, đảm bảo xử lý
có hiệu quả lượng khí thải phát sinh; từ đó giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động
xấu do khí thải từ nhà máy đến môi trường xung quanh.
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do khí thải được trình bày tại chương 4.
1.4.6. Tổng mức đầu tư
Dự án Nhà máy thép Việt Pháp có tổng mức đầu tư là 200.000.000.000 đồng (Hai
trăm tỷ đồng). Bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu: 80.000.000.000 đồng;
- Vốn vay: 120.000.000.000 đồng.
Trong đó: Mức đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường của dự án là
10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng).
1.4.7. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
1.4.7.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức
1.4.7.2. Nhu cầu lao động và chế độ làm việc
Tổng số CBCNV làm việc tại Nhà máy thép Việt Pháp dự kiến 300 người. Trong
đó:
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Kỹ thuật –
Môi trường
Tổ cán
Phòng Kinh doanh –
Kế hoạch
Phòng Tài chính –
Kế toán
Tổ luyện Tổ liệu
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -20-
STT Phân loại Số lượng
Lao động gián tiếp
1 Giám đốc 1
2 Phó giám đốc 3
3 Kế toán trưởng 1
4 Nhân viên phòng Tài chính – Kế toán 3
5 Trưởng phòng Kinh doanh – Kế hoạch 1
6 Nhân viên phòng Kinh doanh – Kế hoạch 8
7 Trưởng phòng Kỹ thuật – Môi trường 1
8 Nhân viên phòng Kỹ thuật – Môi trường 4
9 Thủ quỹ 1
10 Nhân viên văn thư kiêm lễ tân 1
11 Nhân viên tạp vụ 2
Lao động trực tiếp
12 Bảo vệ 6
13 Thủ kho 2
14 Công nhân lái xe 6
15 Công nhân điện, nước 10
16 Công nhân cơ khí, sửa máy 20
17 Công nhân xử lý phế liệu 40
18 Công nhân luyện thép 80
19 Công nhân đúc thép 20
20 Công nhân cân thép 70
21 Công nhân kho bãi 10
22 Công nhân bốc xếp 10
Tổng cộng 300
Khi đi vào hoạt động sản xuất, chế độ làm việc của Nhà máy thép Việt Pháp như
sau:
- Tổng số ngày làm việc trong năm: 300 ngày.
- Số ca làm việc trong ngày: 2 ca.
- Số giờ làm việc trong một ca: 10 giờ.
Ca ban ngày: 7h – 17h
Ca ban đêm: 21h – 7h
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -21-
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa hình, địa chất
* Dự án Nhà máy thép Việt Pháp được đầu tư xây dựng tại Lô C – D CCN
Thương Tín I, xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Khu vực dự án
được quy hoạch gần các đầu mối giao thông quan trọng như:
- Đường bộ: Nằm gần Quốc lộ 1A thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hoá ra hai
đầu Nam – Bắc, gần quốc lộ 14B lên các tỉnh Tây Nguyên và đường Trường Sơn. Với
vị trí này, dễ dàng vận chuyển hàng hóa qua Lào, Thái Lan bằng đường bộ nhờ hành
lang kinh tế Đông – Tây.
- Đường sắt: Vị trí dự án nằm ở gần ga Đà Nẵng và ga Tam Kỳ.
- Đường biển: Vị trí dự án cách Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) khoảng 30 km và cách
cảng Kỳ Hà (Quảng Nam) khoảng 80 km.
CCN Thương Tín I được quy hoạch cách xa khu hành chính, khu thương mại,
bệnh viện, trường học. Cơ sở hạ tầng tại CCN đang dần hoàn thiện tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động sản xuất của các nhà máy.
* Địa hình tại CCN Thương Tín I tương đối bằng phẳng, xung quanh CCN có một
số cồn cát nổi lên được dùng làm nghĩa địa, đất trồng cây lâu năm...
* Địa chất tại khu vực dự án là trầm tích biển ven bờ, thành phần trầm tích chủ
yếu là cát hạt mịn đến thô lẫn bột sét hoặc cát bột chứa sạn sỏi thạch anh, silic, vảy
mica, vảy xerixit, cát bở rời có độ chọn lọc tốt; màu xám trắng, xám tro.
2.1.2. Điều kiện về khí tượng, thủy văn:
2.1.2.1. Điều kiện khí tượng:
Khu vực Dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 2
mùa rõ rệt: mùa khô (bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8) và mùa mưa (bắt đầu từ tháng 9
đến tháng 1 năm sau). Theo số liệu thống kê của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực
Trung Trung Bộ, khí hậu tại khu vực dự án có đặc điểm như sau:
- Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm trong môi trường
không khí.
+ Nhiệt độ trung bình năm : 25,7o
C.
+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối (tháng 5) : 40,9o
C.
+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình (tháng 1) : 18,8o
C.
- Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất ô
nhiễm và là một trong những yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Độ
ẩm lớn sẽ làm các phản ứng hóa học của các chất thải (SOx, NOx...) xảy ra mạnh hơn
tạo ra các axit như H2SO4, HNO3...
+ Độ ẩm trung bình nhiều năm : 82 %.
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -22-
+ Độ ẩm cao nhất trung bình (tháng 12) : 86 %.
+ Độ ẩm thấp nhất trung bình (tháng 7) : 53 %.
- Số giờ nắng:
Nắng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ tại khu vực, đồng thời cũng là
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi các chất ô nhiễm và quá trình phát tán các
chất ô nhiễm trong môi trường.
Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, tại khu vực
Điện Bàn và các vùng lân cận, số giờ nắng trung bình nhiều năm trên 2.000 giờ. Từ
tháng 4 đến tháng 7 là các tháng có số giờ nắng cao nhất trong năm, trung bình đạt từ 8
- 9 giờ/ngày.
- Chế độ mưa:
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng các chất ô
nhiễm. Các hạt mưa sẽ kéo theo bụi và hòa tan các chất ô nhiễm rơi xuống đất gây ô
nhiễm môi trường đất, nước. Tại Quảng Nam, mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 8 và kết
thúc vào tháng 12. Thời gian mưa nhiều nhất tập trung vào ba tháng là 9, 10 và 11.
Trong ba tháng này, tổng lượng mưa chiếm khoảng 43 – 52% lượng mưa cả năm. Mùa
khô là khoảng thời gian ít mưa, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8.
Bảng 2.1: Tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Quảng Nam (Đơn vị: mm)
Các tháng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tháng 1 40 170 217 237
Tháng 2 18 45 - 55
Tháng 3 73 7 207 93
Tháng 4 6 2 35 69
Tháng 5 16 40 150 393
Tháng 6 75 13 18 94
Tháng 7 223 194 47 35
Tháng 8 179 271 225 34
Tháng 9 297 364 301 340
Tháng 10 1.029 551 891 1.160
Tháng 11 575 316 1.196 618
Tháng 12 628 385 153 338
Cả năm 3.159 2.358 3.440 3.466
Nguồn “Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ”
+ Số ngày mưa trung bình trong năm : 140 – 150 ngày.
+ Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm : 3.106 mm.
- Chế độ gió:
Gió là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong môi
trường không khí. Sự phân bố nồng độ các chất ô nhiễm tại khu vực phụ thuộc vào
hướng gió và tốc độ gió. Đặc điểm chế độ gió tại khu vực dự án như sau:
+ Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Gió thường
thổi không liên tục, mà xen kẻ cùng với gió mùa Đông Nam. Gió thường mang theo
rét.
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -23-
+ Gió mùa Tây Nam (gió Lào) xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8. Gió thường
có độ ẩm thấp và nhiệt độ cao. Nhiệt độ thường khoảng 36 – 400
C, độ ẩm có thể xuống
thấp đến 40%.
+ Gió mùa Đông Nam: thường xuất hiện vào cả 02 mùa: mùa đông và mùa hè.
Bảng 2.2: Tốc độ gió trung bình tháng và năm tại Quảng Nam (m/s)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2008
Tốc độ gió 1,6 1,8 1,9 1,8 1,6 1,4 1,4 1,3 1,6 1,8 2,1 1,6 1,6
Nguồn “Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ”
- Bão và áp thấp nhiệt đới:
+ Khu vực Quảng Nam chịu ảnh hưởng từ 2 – 3 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt
đới.
+ Bão và áp thấp nhiệt đới thường ảnh hưởng đến vùng biển Quảng Nam
vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm.
+ Khi bão đổ bộ vào đất liền, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Đông Bắc
nên thường có gió mạnh kèm theo mưa vừa đến rất to.
+ Bão và áp thấp nhiệt đới là hiện tượng thời tiết rất nguy hiểm, gây thiệt hại
nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng, cây cối và đặc biệt là thiệt hại về con người.
2.1.2.2. Điều kiện thủy văn và đặc điểm các con sông gần CCN
Tại khu vực CCN Thương Tín I không có hệ thống sông ngòi chảy qua. Vào mùa
mưa bão, tại khu vực dự án không xảy ra hiện tượng ngập úng, ngập lụt.
Cách khu vực dự án 2,5 km về phía Nam là sông Lai Nghi. Sông Lai Nghi dài
khoảng 2 km là một nhánh của sông Thu Bồn chảy qua địa phận các xã Điện Nam Đông,
Điện Phương thuộc huyện Điện Bàn.
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực Dự án được xác định thông qua
việc khảo sát, đo đạc, phân tích các thành phần môi trường tại khu vực xây dựng dự
án. Các thành phần môi trường được đánh giá trong khuôn khổ của dự án này bao gồm:
môi trường không khí, môi trường nước ngầm, môi trường đất. Việc đo đạc, lấy mẫu,
phân tích các mẫu được thực hiện bởi Trung tâm Phân tích – Kiểm định và Tư vấn
KH&CN Quảng Nam. Sơ đồ lấy mẫu môi trường nền được thể hiện ở Phụ lục III.
2.2.1. Chất lượng môi trường không khí:
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng không khí
Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả thử nghiệm Giới hạn cho phép
KK1 KK2
QCVN
05: 2009/BTNMT
1 Nhiệt độ o
C 28 27,6 -
2 Độ ẩm % 71,2 72,0 -
3 Tốc độ gió m/s 0,7 0,8 -
4 Tiếng ồn dBA 55,6 52,4 70 (*)
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -24-
5 Bụi tổng mg/m3
0,185 0,152 0,30
6 SO2 mg/m3
0,094 0,075 0,350
7 NOx mg/m3
0,031 0,027 0,20
8 CO mg/m3
14,56 12,47 30
Ghi chú:
- Hướng gió: Đông Bắc (NE)
- KK1: Mẫu khí tại khu vực thực hiện dự án, tọa độ (X: 558115.48; Y:
1759321.45);
- KK2: Mẫu khí cách khu vực thực hiện dự án 100 m về hướng Tây Nam, tọa độ
(X: 558017.35; Y: 1759210.10);
- (*): QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn – Giới
hạn tối đa cho phép về tiếng ồn đối với khu vực thông thường từ 6h đến 21h;
- QCVN 05: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh;
- Dấu gạch ngang (-): Không quy định;
- KPH: Không phát hiện;
Nhận xét:
Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí trong khu vực dự án cũng
như các khu vực lân cận so với các QCVN tương ứng cho thấy rằng nồng độ các thông
số đều nằm trong giới hạn cho phép.
Như vậy hiện trạng môi trường không khí tại khu vực chưa có dấu hiệu ô nhiễm.
2.2.2. Chất lượng môi trường nước ngầm:
Bảng 2.4: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm
Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả thử nghiệm
QCVN
09: 2008/BTNMT
NN1 NN2
1 pH - 6,3 6,6 5,5 – 8,5
2 TDS mg/l 210 255 1.500
3 Độ cứng mg/l 125 178 500
4 COD mg/l 2,5 1,0 4
5 NO3
–
N mg/l 4,8 2,1 15
6 Fe mg/l 1,47 0,84 5
7 Mn mg/l 0,22 0,19 0,5
8 Cl -
mg/l 14,2 15,6 250
9 As mg/l 0,00231 0,00152 0,05
10 Zn mg/l KPH KPH 3,0
11 E – Coli MPN/100ml KPH KPH KPH
12 Coliform MPN/100ml 2 1 3
Ghi chú:
- NN1: Mẫu nước giếng khoan lấy tại khu vực thực hiện dự án;
(X: 558185.56; Y: 1759344.45)
- NN2: Mẫu nước giếng khoan lấy tại hộ Ông Trần Văn Tuấn, thôn 7A, xã Điện
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -25-
Nam Đông, huyện Điện Bàn;
- QCVN 09: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm.
- KPH: Không phát hiện.
Nhận xét:
So sánh kết quả phân tích chất lượng nước ngầm với với Quy chuẩn 09:
2008/BTNMT cho thấy hàm lượng các chất đều nằm trong giới hạn cho phép. Từ đó,
cho thấy chất lượng nước ngầm trong khu vực dự án chưa có dấu ô nhiễm.
2.2.3. Môi trường đất:
CCN Thương Tín I được quy hoạch với tổng diện tích 315.480 m2
. Trong đó, diện
tích đất công nghiệp và dịch vụ là 165.434 m2
. Hiện trạng tài nguyên đất tại CCN chủ
yếu là đất cát có độ màu mỡ không cao, không thích hợp cho mục đích trồng cây công
nghiệp và lương thực.
2.2.4. Hiện trạng đa dạng sinh học
Mức độ đa dạng sinh học tại khu vực CCN Thương Tín I thấp, số lượng các
chủng loại ít và mật độ phân bố thưa thớt, bao gồm một số loại thực vật như: phi lao,
xương rồng, cây bụi... và một số loài động vật bò sát sống thích nghi với vùng đất cát.
2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.3.1. Điều kiện về kinh tế
Xã Điện Nam Đông là địa phương mới được chia tách vào năm 2005. Điều kiện
kinh tế của xã vẫn gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.
* Hiện trạng phát triển một số ngành sản xuất chính của xã Điện Nam Đông:
Theo “Niên giám thống kê huyện Điện Bàn năm 2009”:
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất
chính của xã. Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã là 359 ha. Trong đó, đất canh tác
là 294,11 ha ; diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 3,43 ha ; còn lại là đất vườn
tạp. Tổng sản lượng lương thực có hạt : 1292,4 tấn/06 tháng đầu năm 2009. Năng suất
bình quân 60 tạ/ha.
Trong những năm gần đây, với việc hình thành và đi vào hoạt động của các
CCN trên địa bàn xã, cơ cấu kinh tế đang trên đà chuyển dịch sang hướng công nghiệp
và dịch vụ.
- Hoạt động chăn nuôi: Theo thống kê tháng 7/2009, toàn xã có tổng số 5.045
con gia súc, 10.110 con gia cầm. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng đàn gia
súc, gia cầm có sụt giảm so với các năm trước. Trong năm 2009, cán bộ thú y đã tiến
hành tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm ở xã, đạt tỷ lệ 85%/tổng số đàn.
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản: Do diện tích mặt nước ít nên hoạt động nuôi
trồng thủy sản của xã mang tính chất quy mô nhỏ lẻ, sản lượng nuôi trồng thấp. Tổng
sản lượng thu hoạch khoảng 4,2 tấn/năm, đạt giá trị khoảng 250 triệu đồng.
- Hoạt động thương mại – dịch vụ: Toàn xã có 18 công ty TNHH tham gia vào
hoạt động thương mại – dịch vụ với các loại hình như : kinh doanh xăng dầu, dịch vụ
khách sạn, ăn uống, vận tải hàng hóa, cung cấp dịch vụ nông nghiệp, nuôi trồng thủy
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -26-
sản... và có khoảng 350 hộ tham gia hoạt động buôn bán. Theo số liệu thống kê, tổng
giá trị của hoạt động thương mại – dịch vụ toàn xã là 46,93 tỷ đồng.
- Hoạt động công nghiệp: Hoạt động sản xuất công nghiệp tại xã trong những
năm gần đây có sự phát triển nhờ việc hình thành của CCN Thương Tín I. Tuy nhiên,
CCN này đang trong giai đoạn thu hút đầu tư nên chưa có nhiều cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ hoạt động. Hiện tại, gần khu vực dự án chỉ có một vài cơ sở sản xuất
sắt thép và sản xuất gốm.
2.3.2. Điều kiện xã hội:
Theo “Niên giám thống kê huyện Điện Bàn năm 2009”:
2.3.2.1. Dân số và lao động
- Về dân số: Tính đến ngày 31/12/2009, dân số xã Điện Nam Đông là 9.632
người, trong đó nữ chiếm 53,78%, với tổng số 1.793 hộ, tỷ lệ gia tăng tự nhiên 0,7%,
mật độ dân số 792 người/km2
.
- Về lao động: Số người trong độ tuổi lao động là 4.005 người, trong đó số lao
động nữ là 1.914 người, chiếm 47,79%. Thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ
1.200.000 đồng/tháng.
2.3.2.2. Giáo dục và y tế
- Toàn xã có 03 trường học, trong đó có: 01 trường mẫu giáo, 01 trường cấp I
và 01 trường cấp II. Hiện nay, toàn xã có 348 học sinh, xã đã hoàn thành việc xoá mù
chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Xã có một trạm y tế bảo đảm việc sơ cấp cứu, khám chữa bệnh thông thường
cho nhân dân. Tình hình chăm sóc sức khỏe trên địa bàn được thực hiện tương đối tốt.
2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng
(1). Hệ thống giao thông:
Các tuyến đường giao thông ĐT 607A, ĐT 607B được cũng cố, mở rộng tạo điều
kiện thông thương trực tiếp giữa xã Điện Nam Đông với các khu vực lân cận, tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển các loại hình kinh tế của địa phương.
(2). Hệ thống cấp điện:
Tại xã Điện Nam Đông sử dụng điện từ mạng lưới điện quốc gia. Tình hình điện
lưới tại khu vực tương đối ổn định, ít xảy ra tình trạng mất điện. Theo thống kê của
UBND xã, 100% các hộ dân trong xã đều sử dụng điện.
(3). Hệ thống cấp nước:
Do chưa có mạng lưới nước cấp nên hầu hết người dân trong xã cũng như các cơ
sở sản xuất, kinh doanh đều sử dụng nước giếng khoan, giếng đào để phục vụ sinh
hoạt.
(4). Hệ thống thông tin liên lạc:
Mạng lưới viễn thông tại xã đã hoàn chỉnh, đảm bảo phủ sóng đến mọi nơi trong
khu vực. Tại xã có 01 đài truyền thanh và các cụm loa, đảm bảo việc cung cấp thông
tin và tuyên truyền kiến thức đến với người dân.
2.3.2.4. Vệ sinh môi trường
(1). Thu gom và xử lý chất thải rắn:
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -27-
Việc thu gom và xử lý chất thải rắn tại địa bàn xã Điện Nam Đông chưa thực hiện
triệt để. Hiện tại, việc thu gom chất thải rắn chỉ được thực hiện chủ yếu trên các tuyến
đường chính như ĐT 607A, ĐT 607B. Lượng chất thải rắn còn lại được người dân xử
lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp tại vườn nhà.
(2). Thoát nước và xử lý nước thải:
Hiện tại, trên địa bàn xã Điện Nam Đông chưa xây dựng hệ thống thu gom nước
thải và trạm xử lý nước thải tập trung. Do đó, toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh từ
các hộ gia đình sẽ tự thấm xuống đất.
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -28-
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG
3.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
3.1.1.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng được
trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng.
Stt Hoạt động Nguồn gây tác động
1 Chuẩn bị mặt bằng. - Bụi, khí thải từ các xe vận chuyển thực vật bị
chặt, đất, đá, cát.
- Bụi, khí thải từ các xe ủi san lấp mặt bằng.
- Chất thải rắn phát sinh do chuẩn bị mặt bằng
(thực bì, đất cát dư thừa...)
- Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự
án cuốn theo chất thải xuống nguồn nước.
2 Tập kết, lưu trữ nhiên liệu, vật
liệu.
- Bụi từ quá trình bốc xếp vật liệu.
- Hơi xăng dầu từ các thùng chứa xăng dầu.
3 Xây dựng cơ sở hạ tầng nhà
máy (Nhà xưởng sản xuất, văn
phòng, đường giao thông nội
bộ, cấp nước, thoát nước, cấp
điện, thông tin liên lạc...)
- Bụi, khí thải từ các xe tải vận chuyển vật liệu
xây dựng, cát, đá, sắt thép, trụ điện, đường dây,
thiết bị máy móc...
- Bụi, khí thải do sử dụng máy móc trong quá
trình thi công xây dựng: cần cẩu, máy cắt, máy
hàn...
- Chất thải rắn xây dựng: gạch vụn, gỗ vụn, bao
xi măng...
4 Sinh hoạt của công nhân tại
công trường.
- Nước thải, chất thải rắn sinh hoạt của công
nhân tại công trường.
Chi tiết về mức độ tác động, quy mô không gian và thời gian được trình bày tại
Mục 3.2, Mục 3.3.
3.1.1.2. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn
xây dựng được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải
trong giai đoạn xây dựng
Stt Nguồn gây tác động
1 Tiếng ồn, độ rung, nhiệt thừa phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.
2 Sự suy thoái thảm thực vật tại khu vực dự án.
3 Sự tập trung công nhân đến thi công xây dựng với số lượng lớn sẽ ảnh hưởng
đến đời sống của người dân địa phương và tình hình an ninh xã hội.
4 Sự gia tăng về mật độ tham gia giao thông sẽ làm giảm chất lượng đường sá,
tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông.
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -29-
Chi tiết về mức độ tác động, quy mô không gian và thời gian được trình bày tại
Mục 3.2, Mục 3.3.
3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động
3.1.2.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
(1). Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
Khi Nhà máy thép Việt Pháp đi vào hoạt động chính thức sẽ làm phát sinh bụi và
khí thải có nguồn gốc từ:
- Khu vực tập kết và phân loại sắt, thép phế liệu;
- Dây chuyền công nghệ sản xuất tại nhà máy (lò luyện, lò nung...);
- Các hoạt động giao thông vận tải;
- Các điểm tập kết chất thải (nước thải, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công
nghiệp và chất thải nguy hại)...;
(2). Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Trong quá trình hoạt động nhà máy, các nguồn phát sinh nước thải là:
- Nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình giải nhiệt và vệ sinh các thiết bị, máy
móc trên dây chuyền công nghệ; quá trình vệ sinh mặt bằng nhà xưởng;
- Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên (CBCNV) làm việc trong nhà
máy;
- Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án cuốn theo đất, đá, cát, rác, cặn dầu mỡ...
xuống nguồn nước tiếp nhận.
Trong đó, nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt có nồng độ các chất ô nhiễm
cao sẽ gây ô nhiễm môi trường nước tại khu vực dự án nếu không được xử lý. Do đó,
công ty sẽ áp dụng các biện pháp xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra
nguồn tiếp nhận.
(3). Các nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong nhà máy bao gồm các nguồn:
a. Chất thải rắn công nghiệp:
Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ các hoạt động sản xuất của nhà máy. Chất
thải rắn công nghiệp được phân thành các loại:
- Chất thải rắn nguy hại như: thùng, bao bì, giẻ lau chứa dầu mỡ, sơn,…
- Chất thải rắn không nguy hại như: nguyên liệu rơi vãi, thùng carton, giấy vụn,
phế phẩm,...
b. Chất thải rắn sinh hoạt:
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt hằng ngày của các CBCNV trong
nhà máy. Thành phần của chất sinh hoạt chủ yếu là: sành sứ, thuỷ tinh, giấy vụn, thực
phẩm thừa, vỏ rau quả,...
3.1.2.2. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn
nhà máy đi vào hoạt động được trình bày trong bảng 3.3.
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -30-
Bảng 3.3: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải
trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động
Stt Nguồn gây tác động
1 Tiếng ồn, độ rung phát sinh trong hoạt động sản xuất và các phương tiện vận
chuyển.
2 Sự tập trung công nhân làm việc tại các nhà máy với số lượng lớn sẽ ảnh hưởng
đến tình hình an ninh xã hội.
3 Sự gia tăng về mật độ tham gia giao thông sẽ làm giảm chất lượng đường sá,
tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông.
3.1.3. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra
3.1.3.1. Những sự cố trong giai đoạn thi công xây dựng
(1). Sự cố tai nạn lao động
Tai nạn lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài, làm tổn
thương một bộ phận nào đó của cơ thể, thậm chí có thể gây chết người. Tai nạn lao
động xảy ra bất cứ lúc nào trong giai đoạn thi công xây dựng dự án. Nguyên nhân của
các trường hợp xảy ra sự cố tai nạn lao động trên công trường xây dựng được xác định
chủ yếu:
- Ô nhiễm môi trường xảy ra trong quá trình thi công làm ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe của công nhân. Tùy thuộc vài mức độ ô nhiễm và thời gian tiếp xúc mà có khả
năng gây mệt mỏi, choáng váng hay ngất cho công nhân trong khi lao động;
- Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với tiếng ồn,
độ rung cao có thể gây ra các tai nạn lao động, tai nạn giao thông...;
- Do tính bất cẩn trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động, hoặc do thiếu ý
thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an toàn lao động của công nhân thi công.
Chủ dự án sẽ quan tâm áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và yêu
cầu đơn vị thi công xây lắp ban hành nội quy an toàn lao động đối với công nhân thi
công trên công trường; đồng thời phải có kế hoạch thi công và giải pháp thi công một
cách khoa học.
(2). Sự cố cháy nổ
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu,
hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người
và của trong quá trình thi công. Nguyên nhân để xảy ra sự cố cháy nổ được xác định
cụ thể như sau:
- Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho thi công, máy móc, thiết bị
kỹ thuật (dầu DO, dầu FO) là các nguồn gây cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây ra
thiệt hại nghiêm trọng về con người và vật chất;
- Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công trên công trường
có thể gây ra sự cố giật, chập, cháy nổ gây thiệt hại về người và tài sản;
- Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công như hàn kim loại có thể gây ra
cháy nếu như không cẩn trọng và có các biện pháp phòng ngừa.
Sự cố này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nên Chủ dự án áp dụng các biện pháp
phòng chống và giảm thiểu hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực.
Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -31-
(3). Sự cố tai nạn giao thông
Sự cố tai nạn giao thông có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong quá trình thi công, gây
thiệt hại về tài sản và tính mạng. Nguyên nhân có thể do phương tiện vận chuyển
không đảm bảo kỹ thuật hoặc do công nhân điều khiển không chú ý hoặc không tuân
thủ các nguyên tắc an toàn giao thông. Sự cố này hoàn toàn phòng tránh được bằng
cách kiểm tra tình trạng kỹ thuật các phương tiện vận tải để đảm bảo an toàn giao
thông, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho công nhân điều
khiển.
3.1.3.2. Những sự cố trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động
(1). Sự cố tai nạn lao động
Tai nạn lao động có thể xảy ra khi nhà máy đang hoạt động. Nguyên nhân chủ
yếu là :
- Bất cẩn của công nhân trong làm việc như: vận hành máy móc, thiết bị sai kỹ
thuật, không tập trung, ngủ gật trong lúc làm việc, lao động quá sức, …
- Ảnh hưởng từ môi trường lao động như: ô nhiễm khí thải độc hại, độ chiếu sáng
không bảo đảm tiêu chuẩn, ô nhiễm do tiếng ồn, rung,...
(2). Sự cố cháy nổ
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và lưu trữ nhiên liệu, hệ
thống cấp điện gặp sự cố, gây nên các thiệt hại về người và của trong giai đoạn nhà
máy đi vào hoạt động. Có thể xác định các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Các kho chứa nguyên nhiên liệu (sơn, xăng, dầu DO, dầu FO) là các nguồn gây
cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây ra thiệt hại cả về người, kinh tế và môi trường;
- Hệ thống cấp điện cho nhà máy có thể gây ra sự cố giật, chập, cháy nổ gây thiệt
hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân.
Do các trường hợp sự cố này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nên Chủ dự án áp dụng
các biện pháp phòng tránh, kiểm soát nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực.
(3). Sự cố tai nạn giao thông
Sự cố tai nạn giao thông gây thiệt hại về tài sản và tính mạng. Nguyên nhân là do
phương tiện vận chuyển không đảm bảo kỹ thuật hoặc do công nhân điều khiển không
chú ý hoặc không tuân thủ các nguyên tắc an toàn giao thông. Sự cố này hoàn toàn có
thể phòng tránh được.
(4). Sự cố hệ thống xử lý khí thải tạm ngừng hoạt động
Sự cố hệ thống xử lý khí thải tạm ngừng hoạt động có thể xảy ra do các máy móc
thiết bị của hệ thống như máy bơm, máy quạt... ngưng hoạt động vì bị sự cố hoặc mất
điện. Hệ thống xử lý khí thải tạm ngừng hoạt động sẽ khiến lượng khí thải phát sinh
không được xử lý, từ đó có thể gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực.
Sự cố này có thể phòng tránh được bằng cách thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ
thuật của các máy móc thiết bị đang hoạt động; thay thế, sửa chữa kịp thời máy móc
hư hỏng; có thiết bị, máy phát điện dự phòng; công nhân được huấn luyện kỹ thuật đầy
đủ.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG MỚI NHẤT
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG MỚI NHẤTĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG MỚI NHẤT
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG MỚI NHẤTnataliej4
 
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...jackjohn45
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...nataliej4
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdfThực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdfMan_Ebook
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

Was ist angesagt? (20)

BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...
 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG MỚI NHẤT
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG MỚI NHẤTĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG MỚI NHẤT
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG MỚI NHẤT
 
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa, HOT
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
 
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp PhướcĐồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải PhòngĐề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
 
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdfThực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Sử dụng lõi ngô làm chất hấp phụ để lọc amoni ra khỏi nước
Đề tài: Sử dụng lõi ngô làm chất hấp phụ để lọc amoni ra khỏi nướcĐề tài: Sử dụng lõi ngô làm chất hấp phụ để lọc amoni ra khỏi nước
Đề tài: Sử dụng lõi ngô làm chất hấp phụ để lọc amoni ra khỏi nước
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOTĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
 

Ähnlich wie Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381

DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trườnggiải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trườngnataliej4
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản - Nhựa Nhị Bình
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản - Nhựa Nhị BìnhĐề án bảo vệ môi trường đơn giản - Nhựa Nhị Bình
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản - Nhựa Nhị BìnhCông ty môi trường Newtech Co
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điệnĐề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điệnDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
[123doc] xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-lua...
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-lua...[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-lua...
[123doc] xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-lua...jackjohn45
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.ssuser499fca
 
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị PhuongHa644758
 

Ähnlich wie Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381 (20)

Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...
 
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trườnggiải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
giải pháp xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN thân thiện môi trường
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóaPhát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản - Nhựa Nhị Bình
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản - Nhựa Nhị BìnhĐề án bảo vệ môi trường đơn giản - Nhựa Nhị Bình
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản - Nhựa Nhị Bình
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
 
Báo cáo ĐTM Cấp Bộ Dự án "Nhà máy Thủy Điện Sông Liên 1" 0918755356
Báo cáo ĐTM Cấp Bộ Dự án "Nhà máy Thủy Điện Sông Liên 1" 0918755356Báo cáo ĐTM Cấp Bộ Dự án "Nhà máy Thủy Điện Sông Liên 1" 0918755356
Báo cáo ĐTM Cấp Bộ Dự án "Nhà máy Thủy Điện Sông Liên 1" 0918755356
 
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điệnĐề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
Đề tài: Hạch toán môi trường trong định giá điện của dự án Thuỷ điện
 
Luận văn: Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông
Luận văn: Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sôngLuận văn: Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông
Luận văn: Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông
 
Đề tài: Tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông Thạch Hãn, HOT
Đề tài: Tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông Thạch Hãn, HOTĐề tài: Tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông Thạch Hãn, HOT
Đề tài: Tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông Thạch Hãn, HOT
 
[123doc] xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-lua...
[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-lua...[123doc]   xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-lua...
[123doc] xay-dung-ban-do-ngap-lut-l-u-vuc-song-lai-giang-tinh-binh-dinh-lua...
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Pearl...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Pearl...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Pearl...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Pearl...
 
ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị ĐTM Trung tâm hội nghị
ĐTM Trung tâm hội nghị
 
Luận văn: Giải pháp quản lý môi trường trong thi công xây dựng
Luận văn: Giải pháp quản lý môi trường trong thi công xây dựngLuận văn: Giải pháp quản lý môi trường trong thi công xây dựng
Luận văn: Giải pháp quản lý môi trường trong thi công xây dựng
 
ĐTM Cụm công trình Trung tâm Thương Mại - Dịch vụ - Khách sạn - Văn phòng - K...
ĐTM Cụm công trình Trung tâm Thương Mại - Dịch vụ - Khách sạn - Văn phòng - K...ĐTM Cụm công trình Trung tâm Thương Mại - Dịch vụ - Khách sạn - Văn phòng - K...
ĐTM Cụm công trình Trung tâm Thương Mại - Dịch vụ - Khách sạn - Văn phòng - K...
 
ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...
ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...
ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...
 

Mehr von CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH

Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

Mehr von CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (20)

Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
 
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
 
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
 
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
 
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
 
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
 
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
 
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381
Lập dự án Đầu tư lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0903034381
 

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381

  • 1. × CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT PHÁP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (Chỉnh sửa, bổ sung lần 2) DỰ ÁN: NHÀ MÁY THÉP VIỆT PHÁP ĐỊA ĐIỂM: CỤM CÔNG NGHIỆP THƯƠNG TÍN I, XÃ ĐIỆN NAM ĐÔNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM Quảng Nam, tháng 6 năm 2011
  • 2. CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT PHÁP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (Chỉnh sửa, bổ sung lần 2) DỰ ÁN: NHÀ MÁY THÉP VIỆT PHÁP ĐỊA ĐIỂM: CỤM CÔNG NGHIỆP THƯƠNG TÍN I, XÃ ĐIỆN NAM ĐÔNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM CHỦ DỰ ÁN CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT PHÁP GIÁM ĐỐC CƠ QUAN TƯ VẤN MP KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Quảng Nam, tháng 6 năm 2011
  • 3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 1 DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH.....................................................................2 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 4 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN: .......................................................................................... 4 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM): ........................................................................... 4 2.1. Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật: ............................................................ 4 2.2. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng: .................................6 2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM: ......................................7 2.3.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo: .................................................................. 7 2.3.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập: .............................................. 8 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM: ..................................... 8 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM: ................................................................................. 9 CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN ...................................................................10 1.1. TÊN DỰ ÁN: ..........................................................................................................10 1.2. CHỦ DỰ ÁN: .........................................................................................................10 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN: ..............................................................................10 1.3.1. Vị trí khu vực thực hiện dự án......................................................................... 10 1.3.2. Mối tương quan của vị trí thực hiện dự án với đối tượng tự nhiên và đối tượng kinh tế xã hội................................................................................................................. 10 1.3.2.1. Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên..............................................10 1.3.2.2. Mối tương quan với các đối tượng kinh tế xã hội.....................................12 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN: .................................................................12 1.4.1. Các hạng mục công trình của dự án: ...............................................................12 1.4.1.1. Giải pháp thiết kế: ................................................................................... 12 1.4.1.2. Các hạng mục công trình: .........................................................................12 1.4.2. Tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của Dự án ...................................13 1.4.3. Nhu cầu năng lượng, nước ..............................................................................14 1.4.3.1. Nhu cầu điện năng ................................................................................... 14 1.4.3.2. Nhu cầu nước: ..........................................................................................15 1.4.4. Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu và chủng loại sản phẩm .........................15 1.4.4.1. Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu: ....................................................... 15 1.4.4.2. Chủng loại sản phẩm ................................................................................16 1.4.5. Công nghệ sản xuất .........................................................................................16 1.4.5.1. Dây chuyền công nghệ sản xuất: ............................................................. 16 1.4.5.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ ........................................................ 18 1.4.5.3. Tính tiên tiến của dây chuyền công nghệ sản xuất................................... 18 1.4.6. Tổng mức đầu tư .............................................................................................19 1.4.7. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án ................................................................19 1.4.7.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức .............................................................................. 19 1.4.7.2. Nhu cầu lao động và chế độ làm việc ...................................................... 19 CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ....21 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ......................................................21 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa hình, địa chất .............................................................21 2.1.2. Điều kiện về khí tượng, thủy văn: ...................................................................21 2.1.2.1. Điều kiện khí tượng: ................................................................................ 21
  • 4. 2.1.2.2. Điều kiện thủy văn và đặc điểm các con sông gần CCN .........................23 2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ........................................................ 23 2.2.1. Chất lượng môi trường không khí: ................................................................. 23 2.2.2. Chất lượng môi trường nước ngầm: ................................................................24 2.2.3. Môi trường đất: ............................................................................................... 25 2.2.4. Hiện trạng đa dạng sinh học ............................................................................25 2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ......................................................................... 25 2.3.1. Điều kiện về kinh tế ........................................................................................ 25 2.3.2. Điều kiện xã hội: .............................................................................................26 2.3.2.1. Dân số và lao động ...................................................................................26 2.3.2.2. Giáo dục và y tế ....................................................................................... 26 2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 26 2.3.2.4. Vệ sinh môi trường................................................................................... 26 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ............................................. 28 3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG ..................................................................................28 3.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công xây dựng ...........................28 3.1.1.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải .................................28 3.1.1.2. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải ...........................28 3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động .............. 29 3.1.2.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải .................................29 3.1.2.2. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải ...........................29 3.1.3. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra .................................30 3.1.3.1. Những sự cố trong giai đoạn thi công xây dựng ......................................30 3.1.3.2. Những sự cố trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động ......................... 31 3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG ............................................................ 32 3.2.1. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng ................32 3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động ....32 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ...................................................................................... 32 3.3.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng ................. 32 3.3.1.1. Tác động từ nguồn ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung ....32 3.3.1.2. Tác động từ nguồn ô nhiễm môi trường nước ......................................... 37 3.3.1.3. Tác động từ nguồn ô nhiễm chất thải rắn .................................................38 3.3.1.4. Tác động đến tài nguyên sinh học ........................................................... 39 3.3.1.5. Tác động về kinh tế - xã hội .................................................................... 40 3.3.1.6. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án ..................................................................40 3.3.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động .............................. 40 3.3.2.1. Tác động từ nguồn ô nhiễm MTKK; tiếng ồn, độ rung và nhiệt thừa ..... 40 3.3.2.2. Tác động từ nguồn ô nhiễm nước thải ..................................................... 46 3.3.2.3. Tác động từ nguồn ô nhiễm chất thải rắn ................................................ 49 3.3.2.4. Tác động về kinh tế - xã hội .................................................................... 50 3.3.2.5. Đánh giá tổng hợp các TĐMT trong GĐ nhà máy đi vào hoạt động ...... 50 3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ TIN CẬY CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ........51 CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ............................................................................. 52 4.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG................................................................................................................. 52 4.1.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình thi công xây dựng ...........52
  • 5. 4.1.2. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động của công nhân xây dựng .53 4.1.3. Các biện pháp an toàn lao động ...................................................................... 53 4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN NHÀ MÁY ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG ................................................................................................54 4.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khí thải .............................54 4.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải ......................... 57 4.2.2.1. Phương án xử lý nước thải sinh hoạt ....................................................... 57 4.2.2.2. Phương án xử lý nước mưa chảy tràn ...................................................... 57 4.2.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn ........................................58 4.2.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhiệt .........................................................58 4.2.5. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung ............................................... 59 4.2.6. Biện pháp trồng cây xanh................................................................................ 59 4.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG .....59 4.3.1. Phòng ngừa tai nạn lao động ...........................................................................59 4.3.2. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ, rò rỉ nhiên liệu ..................................59 4.3.3. Phòng chống sét .............................................................................................. 60 4.3.4. Phòng chống thiên tai ......................................................................................60 CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ..........61 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.................................................... 61 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .................................................. 63 5.2.1. Giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng....................................................64 5.2.1.1. Giám sát môi trường không khí xung quanh............................................ 64 5.2.1.2. Giám sát chất lượng nước ngầm................................................................64 5.2.1.3. Giám sát chất thải rắn................................................................................64 5.2.2. Giám sát trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động........................................64 5.2.2.1. Giám sát chất thải........................................ ............................................ 64 5.2.2.2. Giám sát môi trường xung quanh............................................................. 65 5.2.3. Kinh phí thực hiện giám sát môi trường ......................................................... 66 5.3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG ............................... 66 CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ....................................................67 6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐIỆN NAM ĐÔNG ..........................67 6.2. Ý KIẾN CỦA UBMTTQVN XÃ ĐIỆN NAM ĐÔNG .........................................67 6.3. Ý KIẾN CỦA CHỦ DỰ ÁN ................................................................................. 67 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT .................................................................. 68 1. Kết luận .....................................................................................................................68 2. Kiến nghị ...................................................................................................................68 3. Cam kết ..................................................................................................................... 68 PHẦN PHỤ LỤC ..........................................................................................................70
  • 6. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -1- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxy sinh học BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BXD Bộ Xây dựng CBCNV Cán bộ công nhân viên CCN Cụm công nghiệp COD Nhu cầu oxy hoá học CP Chính phủ CPI Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp CTR Chất thải rắn DO Oxy hoà tan ĐTM Đánh giá tác động môi trường EPA Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ GĐ Giai đoạn KK Không khí KV Khu vực MT Môi trường NĐ Nghị định NN Nước ngầm NM Nước mặt NXB Nhà xuất bản PCCC Phòng cháy chữa cháy QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định QL Quốc lộ SS Chất rắn lơ lửng TB Thiết bị TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCVSLĐ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TT Thông tư UBND Uỷ ban nhân dân UBMTTQVN Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam VOC Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi WHO Tổ chức Y tế thế giới XD Xây dựng XLKT Xử lý khí thải XLNT Xử lý nước thải
  • 7. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -2- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Tọa độ các điểm giới hạn khu đất triển khai dự án Bảng 1.2 Các hạng mục công trình của dự án Bảng 1.3 Các hạng mục công trình xây dựng trong từng giai đoạn Bảng 1.4 Danh mục và xuất xứ các thiết bị, máy móc lắp đặt Bảng 1.5 Nhu cầu nguyên nhiên liệu và các chất phụ gia cho quá trình luyện thép Bảng 1.6 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các lò luyện Bảng 2.1 Tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Quảng Nam Bảng 2.2 Tốc độ gió trung bình tháng và năm tại Quảng Nam Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lượng không khí Bảng 2.4 Kết quả phân tích mẫu nước ngầm Bảng 3.1 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong GĐ xây dựng Bảng 3.2 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong GĐ xây dựng Bảng 3.3 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong GĐ nhà máy đi vào hoạt động Bảng 3.4 Đối tượng, quy mô bị tác động trong GĐ thi công xây dựng Bảng 3.5 Đối tượng, quy mô bị tác động trong GĐ nhà máy hoạt động Bảng 3.6 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển đất cát san lấp Bảng 3.7 Kết quả tính toán nồng độ chất ô nhiễm theo trục x, z Bảng 3.8 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí Bảng 3.9 Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường Bảng 3.10 Lượng chất bẩn do sinh hoạt hàng ngày của 1 người thải ra Bảng 3.11 Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trong GĐ thi công xây dựng Bảng 3.12 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Bảng 3.13 Đánh giá tổng hợp tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án Bảng 3.14 Tải lượng chất ô nhiễm trong khí thải lò luyện Bảng 3.15 Tải lượng bụi trong khí thải lò luyện trong từng dây chuyền SX Bảng 3.16 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải lò nung Bảng 3.17 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển hàng hóa, chất thải, CBCNV trong nhà máy Bảng 3.18 Kết quả tính toán nồng độ chất ô nhiễm theo trục x, z Bảng 3.19 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong khí thải xe mô tô 2 bánh Bảng 3.20 Kết quả tính toán nồng độ chất ô nhiễm theo trục x, z Bảng 3.21 Mức ồn sinh ra từ các thiết bị máy móc bên trong phân xưởng Bảng 3.22 Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt Bảng 3.23 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Bảng 3.24 Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong GĐ nhà máy đi vào hoạt động
  • 8. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -3- Bảng 3.25 Độ tin cậy của các phương pháp đánh giá Bảng 4.1 Tải lượng các chất ô nhiễm sau xử lý Bảng 4.2 Nồng độ các chất ô nhiễm sau xử lý Bảng 4.3 Đặc điểm của nguồn thải Bảng 4.4 Nồng độ cực đại các thông sô gây ô nhiễm Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường Bảng 5.2 Dự kiến kinh phí thực hiện phòng chống và xử lý ô nhiễm môi trường DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Dây chuyền công nghệ sản xuất của GĐ I Hình 1.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất của GĐ II Hình 1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức Hình 4.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý khí thải Hình 4.2. Sơ đồ xử lý nước thải từ nhà ăn Hình 4.3. Bể tự hoại cải tiến Hình 4.4. Sơ đồ xử lý nước mưa chảy tràn
  • 9. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -4- MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN: Là quốc gia đang trong quá trình hội nhập và phát triển, trong 10 năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ thép của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, và dự đoán những năm sắp tới sẽ tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, ngành thép của Việt Nam lại ở vị trí lạc hậu so với khu vực Đông Nam Á và thế giới mà trong đó chủ yếu là năng lực sản xuất phôi thép chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho cán thép. Với sản lượng phôi thép của Việt Nam năm 2006 mới đạt 2 triệu tấn, trong khi nhu cầu cho cán thép là 4,8 triệu tấn nên lượng phôi thép phải nhập là 2,8 triệu tấn. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích mạnh các nhà đầu tư vào sản xuất phôi thép nhằm tạo ra sự cân đối giữa khâu sản xuất phôi và khâu cán thép để giảm bớt lượng ngoại tệ rất lớn mà Nhà nước phải bỏ ra để nhập khẩu phôi hàng năm. Hiện tại, thị trường thép Việt Nam, nguồn thép cung ứng đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và theo định hướng phát triển giai đoạn 2010 - 2020 là giai đoạn ngành vật liệu xây dựng đẩy mạnh xuất khẩu nhằm mục tiêu đạt tỷ lệ khối lượng xuất khẩu trên 30% sản lượng của từng nhóm sản phẩm. Trên cơ sở chủ trương của Nhà nước và định hướng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng của Bộ xây dựng, Công ty TNHH thép Việt Pháp quyết định sử dụng vốn vay ngân hàng và vốn tự có của mình để đầu tư xây dựng Nhà máy thép Việt Pháp với sản phẩm đầu ra chủ yếu là phôi thép chất lượng cao. Dự án “Nhà máy thép Việt Pháp” là dự án mới, được xây dựng tại Lô C – D, CCN Thương Tín I, xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và các quy định quản lý, bảo vệ môi trường do Nhà nước ban hành. Nay, Công ty TNHH thép Việt Pháp là chủ đầu tư tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án với sự tư vấn của Trung tâm Phân tích - Kiểm định và Tư vấn KH&CN Quảng Nam. Qua đó, Công ty TNHH thép Việt Pháp xác định được các tác động gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản và trong giai đoạn hoạt động của nhà máy. Từ đó, nghiên cứu, đưa ra các biện pháp cần thiết để giảm thiểu các tác động bất lợi, ngăn ngừa và ứng phó các sự cố môi trường có thể xảy ra nhằm bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe con người. 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM): 2.1. Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật: - Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005; - Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998; - Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; - Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
  • 10. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -5- - Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; - Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ TN& MT về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; - Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại; - Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý; - Thông tư số 02/2007/TT-BCT-BTNMT ngày 30/8/2007 của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Điều 43 của Luật Bảo vệ môi trường về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh, nhập khẩu phế liệu; - Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; - Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; - Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; - Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; - Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 về Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; - Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT ngày 29/12/2010 về Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; - Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 về Quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;
  • 11. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -6- - Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý CCN; - Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại; - Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành các tiêu chuẩn vệ sinh lao động; - Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng; - Quyết định số 4628/QĐ-UB ngày 24/3/2003 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Đề án quy hoạch mạng lưới CCN – TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; - Quyết định số 3652/QĐ-UBND ngày 29/9/2005 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc điều chỉnh diện tích và bổ sung quy hoạch các Cụm Công nghiệp trên địa bàn tỉnh; - Quyết định số 40/2007/QĐ-UBND ngày 25/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; - Quyết định số 2113/QĐ-UBND ngày 20/7/2010 của UBND huyện Điện Bàn về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết (1/500) và kèm theo quy định quản lý xây dựng Cụm Công nghiệp – Dịch vụ Thương Tín I, xã Điện Nam Đông; - Thông báo số 140/TB-UBND ngày 30/7/2010 của UBND huyện Điện Bàn về điều chỉnh diện tích đất tại Thông báo số 06/TB-UBND ngày 04/01/2008 của UBND huyện Điện Bàn và thỏa thuận địa điểm mở rộng xây dựng nhà máy thép Việt Pháp của Công ty TNHH thép Việt Pháp tại CCN&DV Thương Tín I, xã Điện Nam Đông; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế Công ty TNHH có hai thành viên trở lên số 4000690142 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp ngày 25/8/2009; - Một số văn bản pháp lý liên quan đến dự án được trình bày tại phần Phụ lục I. 2.2. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng: - QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 09: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - QCVN 05: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
  • 12. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -7- - QCVN 06: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại. - QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. - QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. - QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. - QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - QCVN 27: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung. - QCVN 31: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu. - QCVN 01: 2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng. - TCVN 7957: 2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế. - TCXDVN 33: 2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế. 2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM: 2.3.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo: 01. PGS.TS Nguyễn Việt Anh - Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến - NXB xây dựng - Hà Nội 2007. 02. Lê Thạc Cán - Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn - 1993. 03. GS.TS Trần Ngọc Chấn - Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 1: Ô nhiễm không khí và tính toán khuếch tán chất ô nhiễm - NXB KH và KT - Hà Nội 2001; 04. GS.TS Trần Ngọc Chấn - Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 2: Cơ học về bụi và phương pháp xử lý bụi - NXB KH và KT - Hà Nội 2001; 05. GS.TS Trần Ngọc Chấn - Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 3: Lý thuyết tính toán và công nghệ xử lý khí độc hại - NXB KH và KT - Hà Nội 2001; 06. Nguyễn Hải - Âm học và kiểm tra tiếng ồn - NXB Giáo dục – 1997. 07. Hoàng Thị Hiền, Bùi Sĩ Lý - Bảo vệ môi trường không khí - NXB Xây dựng - 2007. 08. Hướng dẫn lập báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy luyện gang, thép - Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường. 09. Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành luyện thép - Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, 2008.
  • 13. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -8- 10. Lê Xuân Hồng - Cơ sở đánh giá tác động môi trường - Nhà xuất bản Thống kê - 2006. 11. PGS.TS Hoàng Huệ - Xử lý nước thải - NXB Xây dựng - Hà Nội 2005. 12. Đỗ Ngọc Khánh, Huỳnh Phan Tùng, Lê Quý Đức - Kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động - NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - 2006. 13. GS.TS Trần Hiếu Nhuệ - Quản lý chất thải rắn - Tập 1: Chất thải rắn đô thị - NXB xây dựng - Hà Nội 2001. 14. Niên giám thống kê năm 2009 của huyện Điện Bàn. 15. Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp, Sở Khoa học, công nghệ và Môi trường TP.HCM, TP Hồ Chí Minh, 1999. 16. Alexander P. Economopoulos - Assessment of sources of Air, Water and Land pollution - Part I: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution - World Health Organization 1993. 17. EPA - Emission Factors for Iron Foundries – Criteria and Toxic Pollutants. 18. Nicholas P. Cheremisinoff - Handbook of wastes and wastewater treatment technologies. 2.3.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập: 01. Thuyết minh Dự án đầu tư Nhà máy thépViệt Pháp. 02. Các tài liệu khác. 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM: - Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu và thông tin về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế, xã hội tại khu vực dự án. - Phương pháp liệt kê mô tả và đánh giá mức tác động: Liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động của dự án gây ra, bao gồm các tác động từ nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường, bệnh nghề nghiệp trong khu vực nhà xưởng và môi trường xung quanh. Đây là một phương pháp tương đối nhanh và đơn giản, cho phép phân tích các tác động của nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố. - Phương pháp thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm: Phương pháp này xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất tại khu vực dự án. - Phương pháp đánh giá nhanh: Trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập để tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án. - Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng mô hình Gauss để tính toán mức độ lan truyền của các chất ô nhiễm có trong khí thải ra môi trường không khí xung quanh. - Phương pháp so sánh: Đánh giá tình trạng ô nhiễm, mức độ tác động trên cơ sở so sánh các số liệu đã tính toán với các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam về môi trường đã được ban hành. - Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng: Sử dụng phương pháp để tham vấn ý kiến cộng đồng tại khu vực dự án về đánh giá tác động môi trường của dự án.
  • 14. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -9- 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy thép Việt Pháp” do Công ty TNHH thép Việt Pháp là chủ dự án kết hợp với đơn vị tư vấn là Trung tâm Phân tích – Kiểm định và Tư vấn KH&CN tỉnh Quảng Nam thực hiện. - Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp. Đại diện: Ông Võ Văn Phụng Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ liên hệ: Lô C-D, CCN Thương Tín I, xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Điện thoại: 0913.413214 - Đơn vị tư vấn: Tru. Đại diện: T Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ liên hệ: 558 Hùng Vương, TP. Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam. Điện thoại: 0510.2240610 Fax: 0510.3835318 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM Stt Họ Tên Học vị Chức vụ Chuyên ngành I. Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp 1 Võ Văn Phụng Giám đốc II. Đơn vị tư vấn: 2 Tiến Sĩ Giám đốc Kỹ thuật 3 Phạ Kỹ sư Chuyên viên CN Môi trường 4 Nguy Kỹ sư Chuyên viên CN Môi trường 5 Lê Thị Thùy Duyên Cử nhân Chuyên viên QL Môi Trường 6 Hà Thị Bích Liễu Kỹ sư Chuyên viên CN thực phẩm SH
  • 15. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -10- CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN: DỰ ÁN NHÀ MÁY THÉP VIỆT PHÁP 1.2. CHỦ DỰ ÁN: Công ty TNHH thép Việt Pháp Địa chỉ liên hệ: Lô C-D, CCN Thương Tín I, xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Điện thoại: 0510.3948767 Đại diện: Ông Võ Văn Phụng. Chức vụ: Giám đốc. 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN: 1.3.1. Vị trí khu vực thực hiện dự án Nhà máy thép Việt Pháp được đầu tư xây dựng tại CCN Thương Tín I với diện tích 29.411 m2 . Vị trí địa lý của dự án: - Phía Đông : Giáp đường nội bộ CCN 19,5 m; - Phía Tây : Giáp nghĩa địa, khu doanh trại bộ đội; - Phía Nam : Giáp Lô E; - Phía Bắc : Nhà máy thép Vina - Nhật. Bảng 1.1: Tọa độ các điểm giới hạn của khu đất triển khai dự án Khu vực dự án Điểm góc Toạ độ Diện tích X Y 29.411 m2 1 558217,54 1759374,25 2 558064,66 1759453,86 3 558031,72 1759360,84 4 558051,36 1759350,32 5 558006,23 1759264,84 6 558126,25 1759200,88 7 558171,03 1759286,05 (Sơ đồ giới hạn khu đất triển khai dự án được trình bày tại Phụ lục II). 1.3.2. Mối tương quan của vị trí thực hiện dự án với các đối tượng tự nhiên và đối tượng kinh tế xã hội: 1.3.2.1. Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên: Dự án Nhà máy thép Việt Pháp được đầu tư xây dựng tại Lô C-D tại CCN Thương Tín I, xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn. Theo Quyết định 2113/QĐ- UBND ngày 20/7/2010 huyện Điện Bàn, CCN Thương Tín I được quy hoạch có giới hạn khu đất như sau: - Phía Đông : giáp đường ĐT 607B;
  • 16. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -11- - Phía Tây : Doanh trại bộ đội, khu nghĩa địa; - Phía Nam : giáp đường ĐT 607A; - Phía Bắc : giáp nghĩa địa và khu dân cư. * Tổng diện tích của CCN Thương Tín I là 326.449 m2 , mặt bằng dự án được phân thành các khu vực như sau: - Đất công nghiệp: có diện tích 157.967 m2 , bố trí tập trung và nằm phía Tây khu dân cư trong cụm. Các loại hình sản xuất được địa phương thu hút đầu tư vào CCN là sản xuất công nghiệp ít gây ô nhiễm và tiếng ồn. - Đất ở (khu ở chỉnh trang và khu ở phân lô): có diện tích 89.380 m2 , được quy hoạch ở phía Nam khu đất, tách biệt với khu sản xuất công nghiệp. - Đất dịch vụ: có diện tích 8.885 m2 được phân chia thành 02 khu vực và cách nhau 598 m trên trục đường chính. - Đất xử lý môi trường: có diện tích 12.913 m2 được bố trí gần khu dân cư và nằm trên trục đường chính. - Đất giao thông và bãi xe: có diện tích 57.304 m2 . * Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của CCN Thương Tín I: - Đường giao thông: + Giao thông đối ngoại: CCN Thương Tín I được quy hoạch theo tuyến đường ĐT 607A, ĐT 607B; tuyến đường này nối liền với ĐT 608 giúp liên thông với Quốc lộ 1A được thuận lợi. + Giao thông đối nội: Giao nhau đồng mức với giao thông đối ngoại tại các nút N1, N2, N4, N10, N11, N18, N19. - Cấp điện: + Cấp điện sản xuất công nghiệp: Tổng công suất cấp điện cho CCN dự kiến là 4.370 kW/h và được phân phối ở các trạm biến áp nằm trong từng nhà máy. + Cấp điện khu đất ở và đất chỉnh trang: dự kiến 257,6 kW/h và nằm độc lập với khu sản xuất. + Điện chiếu sáng công cộng: dự kiến 88,9 kW/h + Nguồn cấp điện: được lấy từ mạng lưới điện Quốc gia đi qua CCN. - Cấp nước: Tổng công suất nước cung cấp dự kiến 1.374 m3 /ngđ. Hiện tại, khu vực CCN chưa có mạng lưới nước cấp phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Về lâu dài, nguồn cung cấp nước này sẽ được lấy từ nhà máy nước Hội An. - Thoát nước: Lấy trục đường (nút: N10 - N9 - N31) làm trục phân thủy chia khu vực quy hoạch thành 02 lưu vực thoát nước. Hướng thoát nước: + Phía Nam trục đường đổ về cầu Hưng Lai Nghị. + Phía Bắc trục đường đổ về bầu sen.
  • 17. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -12- - Hệ thống thoát nước: Hiện tại, CCN chưa xây dựng hệ thống thu gom nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy. Do đó, các nhà máy sản xuất phải xử lý toàn bộ lưu lượng nước thải phát sinh đạt QCVN 24: 2009/BTNMT (loại B) trước khi đổ vào hệ thống thu gom nước mưa. Về lâu dài, khi hệ thống thu gom nước thải hoàn thiện, các nhà máy sẽ đấu nối đường ống vào mạng lưới thu gom này để dẫn về khu xử lý tập trung. 1.3.2.2. Mối tương quan với các đối tượng kinh tế - xã hội - Khu dân cư: Khu dân cư chủ yếu phân bố dọc theo tuyến đường ĐT 607A, ĐT 607B và một số khu đất ở chỉnh trang cách vị trí dự án khoảng 500 m về phía Nam. Khoảng cách gần nhất từ khu đất dự án đến khu dân cư khoảng 200 m. Dự án cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km về phía Nam và cách trung tâm thành phố Hội An khoảng 8 km về phía Bắc. - Cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ: CCN Thương Tín I đang trong giai đoạn thu hút đầu tư nên chưa có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động. Hiện tại, gần khu vực dự án chỉ có một vài cơ sở sản xuất sắt thép và sản xuất gốm. - Các công trình văn hóa - tôn giáo: Trong phạm vi bán kính 1 km tính từ địa điểm thực hiện dự án, không có các công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử, các danh mục công trình cần được bảo vệ. 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN: 1.4.1. Các hạng mục công trình của dự án: 1.4.1.1. Giải pháp thiết kế: (1). Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng Quy hoạch tổng mặt bằng nhà máy tuân theo các nguyên tắc sau: - Đảm bảo những quy định của Nhà nước về quy hoạch xây dựng, phòng cháy chữa cháy; - Đảm bảo tính tối ưu và hợp lý cao nhất cho hoạt động sản xuất của nhà máy; - Đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường. (2). Giải pháp kiến trúc - Việc thiết kế, xây dựng các hạng mục công trình đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về kỹ thuật xây dựng, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường, thông thoáng nhà xưởng, đầy đủ các ánh sáng tự nhiên và các điều kiện an toàn khác; - Nhà xưởng kết cấu theo kiểu thiết kế nhà xưởng công nghiệp đảm bảo tạo mỹ quan công nghiệp, sử dụng lâu dài, ổn định và tỉ lệ cây xanh tối thiểu 10-15%; - Khu vực giao thông nội bộ, kho bãi đảm bảo lưu thông cho các phương tiện cơ giới tại nhà máy và đảm bảo lưu thông thông suốt với đường nội bộ CCN. 1.4.1.2. Các hạng mục công trình: Trên diện tích mặt bằng của dự án 29.411 m2 sẽ bố trí các hạng mục công trình như sau:
  • 18. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -13- Bảng 1.2. Các hạng mục công trình của dự án TT Hạng mục ĐTV Diện tích (m2 ) Các hạng mục công trình chính 1 Xưởng luyện và đúc thép m2 5.400 2 Xưởng cán thép m2 1.680 3 Xưởng cơ khí và kho vật tư m2 750 Các hạng mục công trình phụ trợ 4 Tường rào, cổng ngõ m 564 5 Hệ thống thoát nước m 1.000 6 Văn phòng, nhà ăn m2 442,2 7 Nhà bảo vệ, nhà để xe, nhà vệ sinh m2 560 8 Bể nước tuần hoàn m2 1.000 9 Trạm biến áp m2 100 10 Vườn hoa, cây xanh m2 3.000 11 Đường nội bộ, sân nền bê tông m2 16.478,8 Tổng cộng 29.411 Bản vẽ mặt bằng tổng thể của Nhà máy được trình bày tại Phụ lục II Nhà xưởng sản xuất là nhà thép tiền chế có khẩu độ 18 m, chiều dài nhà xưởng 84 m, bước cột 6 m, chiều cao 12 m, mái tôn mạ màu dày 0,45 mm, độ dốc mái 15%, trụ đổ bằng bê tông cốt thép, xây tường gạch bao quanh. Trong nhà xưởng sản xuất, bố trí khu vực chứa nguyên liệu sản xuất (sắt, thép phế liệu). Tại khu vực này xây tường bao quanh, do đó đảm bảo không gây thất thoát phế liệu ra môi trường bên ngoài. Nhà văn phòng, nhà ăn, nhà bảo vệ xây bằng gạch ống, nền gạch men, mái tôn có lớp cách nhiệt. 1.4.2. Tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của dự án Tiến độ xây dựng các hạng mục công trình tại Nhà máy thép Việt Pháp được chia thành 02 giai đoạn như trong bảng 1.3. Bảng 1.3: Các hạng mục công trình xây dựng từng giai đoạn Stt Hạng mục xây dựng ĐVT Số lượng Giai đoạn I: (Dự kiến tháng 9/2011 đưa vào hoạt động) 1 Nhà xưởng: luyện, đúc thép và tập kết liệu m2 2.880 2 Xưởng cơ khí và kho vật tư m2 750 3 Tường rào, cổng ngõ m 564 4 Hệ thống thoát nước m 1.000 5 Văn phòng, nhà ăn m2 442,2 6 Nhà bảo vệ, nhà để xe, nhà vệ sinh m2 560 7 Bể nước tuần hoàn m2 1.000
  • 19. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -14- 8 Trạm biến áp m2 100 9 Vườn hoa, cây xanh m2 3.000 10 Đường nội bộ, sân nền bê tông m2 16.478,8 Giai đoạn II: (Dự kiến tháng 9/2012 đưa vào hoạt động) 11 Nhà xưởng: luyện, đúc thép và tập kết liệu m2 2.520 12 Nhà xưởng cán thép m2 1.680 Nhà máy thép Việt Pháp đầu tư dây chuyền sản xuất khép kín với công nghệ hiện đại. Toàn bộ thiết bị, máy móc được lắp đặt mới hoàn toàn và có xuất xứ tại Việt Nam, Trung Quốc. Danh mục các thiết bị, máy móc sẽ đầu tư theo từng giai đoạn sản xuất và được trình bày trong bảng 1.4. Bảng 1.4: Danh mục và xuất xứ các thiết bị, máy móc được lắp đặt Stt Tên máy móc, thiết bị ĐVT Số lượng Công suất Xuất xứ Giai đoạn I 1 Lò luyện thép trung tần Bộ 5 6 tấn/mẻ Trung Quốc 2 Máy đúc liên tục R6 một dòng Bộ 1 30 tấn/h Trung Quốc 3 Cầu trục 25 tấn Cái 1 25 tấn Trung Quốc 4 Cầu trục 10 tấn Cái 4 10 tấn Trung Quốc 5 Hệ thống xử lý khí thải lò luyện Bộ 1 Trung Quốc 6 Máy biến áp 4.000 kVA Cái 1 4.000 kVA Việt Nam 7 Máy biến áp 2.500 kVA Cái 1 2.500 kVA Việt Nam 8 Máy biến áp 1.600 kVA Cái 1 1.600 kVA Việt Nam Giai đoạn II 9 Lò luyện thép trung tần Bộ 5 6 tấn/mẻ Trung Quốc 10 Máy đúc liên tục R6 một dòng Bộ 1 30 tấn/h Trung Quốc 11 Dây chuyền cán thép Bộ 1 30 tấn/h Trung Quốc 12 Cầu trục 25 tấn Cái 1 25 tấn Trung Quốc 13 Cầu trục 10 tấn Cái 4 10 tấn Trung Quốc 14 Hệ thống xử lý khí thải lò luyện, lò nung Bộ 1 Trung Quốc 15 Máy biến áp 4.000 kVA Cái 1 4.000 kVA Việt Nam 16 Máy biến áp 2.500 kVA Cái 1 2.500 kVA Việt Nam 17 Máy biến áp 1.600 kVA Cái 1 1.600 kVA Việt Nam 1.4.3. Nhu cầu năng lượng, nước 1.4.3.1. Nhu cầu điện năng * Nhu cầu điện cho dây chuyền luyện thép khoảng 42.500 kVA, điện thế 22 kV. Trong đó: - Lò trung tần 6 tấn/mẻ: 40.000 kVA (10 lò) - Đúc liên tục, hệ thống hút bụi và các thiết bị phụ trợ khác: 2.500 kVA. * Nhu cầu điện cho dây chuyền cán thép vào khoảng 7.000 kVA, điện thế 22 kV. Trong đó: - Dây chuyền cán: 6.000 kVA
  • 20. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -15- - Thiết bị phụ trợ: 1.000 kVA. * Nguồn cung cấp điện phục vụ hoạt động của Nhà máy được lấy từ điện lưới quốc gia đi qua CCN. 1.4.3.2. Nhu cầu nước: * Nhu cầu nước cung cấp cho hoạt động sản xuất: Theo tài liệu “Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành luyện thép - Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, 2008”, lưu lượng nước cấp để sản xuất 1 tấn thép khoảng 7 m3 . Theo đó, với công suất bình quân 30 tấn/h của nhà máy thép Việt Pháp thì lượng nước cần cung cấp 210 m3 /h. Trong đó: - Nhu cầu nước làm nguội phục vụ cho các thiết bị trong dây chuyền luyện thép khoảng 120 m3 /h. - Nhu cầu nước làm nguội phục vụ cho các thiết bị trong dây chuyền cán thép khoảng 90 m3 /h. Trong đó: + Nhu cầu nước làm nguội trực tiếp (cấp trực tiếp cho các vị trí: trục cán, xối vảy cán, làm nguội block cán dây, làm nguội sau cán,...) khoảng 70 m3 /h. + Nhu cầu nước làm nguội gián tiếp (cấp cho các vị trí: động cơ giảm tốc, các thiết bị thủy lực, lò nung,...) khoảng 20 m3 /h. Như vậy, nhu cầu nước cấp phục vụ cho sản xuất, chủ yếu là làm nguội các thiết bị, máy móc khoảng 210 m3 /h. Tại nhà máy sử dụng hệ thống nước tuần hoàn để làm nguội, nên hàng ngày chỉ cần bổ sung thường xuyên khoảng 210,5 m3 /ngày đêm (5%) lượng nước thất thoát do rò rỉ, bay hơi. * Nhu cầu nước cung cấp cho sinh hoạt: Tổng số lao động làm việc trong nhà máy khoảng 300 người (2 ca). Theo TCVN 33: 2006, tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trung bình của 1 người tại phân xưởng tỏa nhiệt là 45 lít/ca. Theo “Cấp nước đô thị - TS. Nguyễn Ngọc Dung – NXB Xây dựng”, tiêu chuẩn dùng nước trong ăn uống cho nhà ăn tập thể là 20 lít/người. Như vậy, nhu cầu nước cung cấp cho sinh hoạt của 300 CBCNV tại nhà máy khoảng: [(45 + 20) × 300 : 1000] = 19,5 m3 /ngày đêm. * Nguồn cung cấp nước: Công ty TNHH thép Việt Pháp cũng như các đơn vị khác trong khu vực đều sử dụng nguồn nước ngầm khai thác từ các giếng khoan để đáp ứng nhu cầu hoạt động của Nhà máy. Do đó, Công ty phải lập hồ sơ xin cấp phép khai thác nước ngầm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt tại nhà máy. Lưu lượng nước ngầm khai thác theo tính toán là 230 m3 /ngày đêm. Khi nhà máy nước CCN đi vào hoạt động, Nhà máy sẽ đấu nối đường ống vào mạng lưới cấp nước của CCN để lấy nước phục vụ sản xuất. 1.4.4. Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu và chủng loại sản phẩm 1.4.4.1. Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu và các phụ gia: * Nguyên liệu chính phục vụ cho hoạt động sản xuất của Nhà máy là sắt thép phế liệu. Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất khoảng 220.000 tấn/năm.
  • 21. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -16- Nguồn nguyên liệu này chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài và thu mua trong nước. Khi nhập khẩu sắt thép phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Chủ dự án cam kết thực hiện đúng theo quy định tại khoản 2, Điều 43 của Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; Thông tư số 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện Điều 43 của Luật Bảo vệ môi trường về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh, nhập khẩu phế liệu; QCVN 31: 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu. * Nhiên liệu: Sử dụng than Quảng Ninh để cung cấp cho lò nung, với định mức tiêu thụ khoảng 20 kg than/tấn sản phẩm. Do đó, nhu cầu nhiên liệu phục vụ sản xuất khoảng 4.000 tấn/năm. * Phụ gia cần thiết cho quá trình luyện thép gồm có: FeMn (75%), FeSi (65%), sạn Mg (>88%), vôi nung. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu và chất phụ gia được thể hiện trong bảng 1.5. Bảng 1.5: Nhu cầu nguyên, nhiên liệu và các chất phụ gia cho quá trình luyện thép Stt Danh mục Định mức (kg/tấn SP) Nhu cầu (tấn /năm) 1 Sắt thép phế liệu 1.100 220.000 2 Nhiên liệu 20 4.000 3 Điện năng (kWh) 800 160.000.000 4 FeMn 75% 6,5 1.300 5 FeSi 65% 7,5 1.500 6 Sạn Mg > 88% 20 4.000 7 Vôi nung 50 10.000 1.4.4.2. Chủng loại sản phẩm Sản phẩm đầu ra theo từng giai đoạn đầu tư của dự án: * Giai đoạn I: Đầu tư dây chuyền sản xuất thứ nhất, công suất thiết kế của nhà máy là 100.000 tấn phôi/năm. Sản phẩm của nhà máy trong giai đoạn này là phôi thép có kích thước 120×120×6.000 mm; * Giai đoạn II: Đầu tư dây chuyền sản xuất thứ hai. Đây là giai đoạn nhà máy hoàn thiện và đi vào hoạt động lâu dài. Công suất của nhà máy là 200.000 tấn thép/năm. Sản phẩm của nhà máy là thép xây dựng, gồm có: thép cuộn 6 - 8, thép cây 12-34. Chất lượng sản phẩm tuân theo TCVN 1651: 1985, JIS G3112,... 1.4.5. Công nghệ sản xuất 1.4.5.1. Dây chuyền công nghệ sản xuất: Dây chuyền công nghệ sản xuất của Nhà máy thép Việt Pháp được đầu tư, thực hiện theo 02 giai đoạn. (1) Giai đoạn I: Nhà máy chỉ sản xuất phôi thép có kích thước 120×120×6.000 mm rồi cung cấp ra thị trường. Thời gian sản xuất của giai đoạn I dự kiến đến tháng 9/2012. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy trong giai đoạn I như sau:
  • 22. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -17- Hình 1.1: Dây chuyền công nghệ sản xuất của giai đoạn I (2) Giai đoạn II: Dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy thép Việt Pháp trong giai đoạn II như sau: Hình 1.2: Dây chuyền công nghệ sản xuất của giai đoạn II Sắt thép phế liệu Lò luyện thép Máy đúc liên tục Kiểm tra phôi Lò nung Hệ thống máy cán Block cán dây Khí thải, CTR, nhiệt thừa, tiếng ồn Hệ thống tuần hoàn nước làm mát Dầu mỡ, cặn lắng Khí thải, nhiệt thừa, CTR Tiếng ồn, CTR, Bụi CTR, khí thải, tiếng ồn Xử lý phế liệu Tiếng ồn, CTR Tiếng ồn, CTR, Bụi Đóng bó, nhập kho Cung cấp thị trường Hệ thống tuần hoàn nước làm mát Cung cấp thị trường Sắt thép phế liệu Lò luyện thép Máy đúc liên tục Kiểm tra phôi Khí thải, CTR, nhiệt thừa, tiếng ồn Xử lý phế liệu Tiếng ồn, CTR Tiếng ồn, CTR, Bụi Hệ thống tuần hoàn nước làm mát
  • 23. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -18- 1.4.5.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ (1) Giai đoạn I Sắt thép phế liệu sau khi thu mua được lưu trữ tại xưởng phế liệu. Sau đó, được công nhân phân loại, tuyển lựa kỹ trước khi đưa vào công đoạn luyện thép. Tại nhà máy thép Việt Pháp, sử dụng kiểu lò điện cảm ứng để luyện thép. Trên cơ sở của hiện tượng cảm ứng điện từ, lò điện cảm ứng biến đổi điện năng thành nhiệt năng để nấu chảy nguyên liệu. Ưu điểm của lò điện cảm ứng là ít gây ảnh hưởng đến lưới điện chung so với các kiểu lò điện khác như lò điện trở, lò điện hồ quang. Sau thời gian nấu luyện 120 phút, thép lỏng chuyển đến giá đỡ trên máy đúc, giá đỡ được thiết kế kiểu xoay để thuận tiện cho việc đúc nối tiếp mẻ. Thép lỏng được rót xuống thùng trung gian chảy vào khuôn kết tinh. Hệ thống điều khiển khuôn giúp tiến hành đúc một cách tự động. Bán kính đúc 6 m cho phép mức đông cứng tốt trước khi phôi được kéo ra và đi vào máy nắn thẳng. Nước làm nguội được phun với cường độ cao tránh hiện tượng nung lại phôi. Kích thước phôi 120×120×6.000 mm. Phôi sẽ được kiểm tra trước khi cung cấp ra thị trường. (2) Giai đoạn II - Công đoạn xử lý phế liệu, luyện và đúc phôi được thực hiện giống như giai đoạn I. Tiếp theo, nhà máy thực hiện cán phôi để cho ra sản phẩm thép theo yêu cầu: Phôi sẽ được kiểm tra trước khi đưa vào lò nung (kiểu lò đẩy) để nung sơ bộ. Nhiên liệu (than) được đốt cháy thông qua hệ thống mỏ đốt để cấp nhiệt cho lò nung. Sau khi, phôi ra khỏi lò nung sẽ được dẫn qua hệ thống máy cán, hệ thống block cán dây và đóng bó để cho ra sản phẩm theo yêu cầu. Hệ thống máy cán bao gồm 23 giá cán liên tục, bố trí theo kiểu nằm ngang và nghiêng 450 . Để tăng hiệu suất cán và nhanh chóng chuyển đổi chương trình sản xuất theo các mặt hàng yêu cầu, tại dãy máy cán trang thiết bị thay trục nhanh bằng các robot rất thuận tiện, thời gian thay trục chỉ trong vòng 10 -15 phút. Ngoài ra, hệ thống kiểm soát quá trình cán tự động sẽ tự điều chỉnh các sai số của các thông số cán để duy trì sự ổn định của các đường cán, nhằm ngăn chặn sự cố, hạn chế tối đa các phế phẩm. 1.4.5.3. Tính tiên tiến của dây chuyền công nghệ sản xuất: Dự án nhà máy thép Việt Pháp lựa chọn công nghệ kiểu lò điện cảm ứng để luyện thép. Lò điện cảm ứng ít gây ảnh hưởng đến lưới điện chung, đây là điểm ưu việt của lò điện này so với lò điện hồ quang. Bên cạnh đó, tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ lò điện cảm ứng thấp hơn so với lò điện hồ quang. Theo tài liệu “Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution, WHO,1993” và tài liệu “Emission Factors for Iron Foundries – Criteria and Toxic Pollutants, EPA”, tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình luyện thép từ các lò luyện được định mức như trong bảng 1.6. Bảng 1.6: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các lò điện Kiểu lò Đơn vị Bụi SO2 NOx CO VOC Theo “Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution, WHO,1993” Lò điện cảm ứng kg/tấn SP 0,05 Lò điện hồ quang kg/tấn SP 6,5 0,1 Theo “Emission Factors for Iron Foundries – Criteria and Toxic Pollutants, EPA”
  • 24. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -19- Lò điện cảm ứng kg/tấn SP 0,5 KĐK KĐK KĐK KĐK Lò điện hồ quang kg/tấn SP 6,3 KĐK 0,02 - 0,3 0,5 - 19 0,03 - 0,15 Ghi chú: KĐK: Không đáng kể. Từ các số liệu trong bảng 1.6 nhận thấy: Tải lượng bụi phát sinh từ lò điện cảm ứng thấp hơn lò điện hồ quang từ 12,6 - 130 lần. Tải lượng các khí độc (SO2, NOx, CO), VOC phát sinh rất thấp, không đáng kể. Đối với lò luyện thép kiểu cảm ứng, ô nhiễm bụi là điều đáng lưu tâm hơn cả. Ngoài ra, phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu đầu vào, công đoạn sản xuất này còn có thể phát sinh một lượng nhỏ các chất ô nhiễm trong khí thải như SO2, NOx, CO, VOC và hơi kim loại (Zn, Pb, Cd, Ni, Cr). Công ty TNHH thép Việt Pháp đã đầu tư hệ thống xử lý hiện đại, đảm bảo xử lý có hiệu quả lượng khí thải phát sinh; từ đó giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động xấu do khí thải từ nhà máy đến môi trường xung quanh. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do khí thải được trình bày tại chương 4. 1.4.6. Tổng mức đầu tư Dự án Nhà máy thép Việt Pháp có tổng mức đầu tư là 200.000.000.000 đồng (Hai trăm tỷ đồng). Bao gồm: - Vốn chủ sở hữu: 80.000.000.000 đồng; - Vốn vay: 120.000.000.000 đồng. Trong đó: Mức đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường của dự án là 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng). 1.4.7. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 1.4.7.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức 1.4.7.2. Nhu cầu lao động và chế độ làm việc Tổng số CBCNV làm việc tại Nhà máy thép Việt Pháp dự kiến 300 người. Trong đó: Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kỹ thuật – Môi trường Tổ cán Phòng Kinh doanh – Kế hoạch Phòng Tài chính – Kế toán Tổ luyện Tổ liệu
  • 25. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -20- STT Phân loại Số lượng Lao động gián tiếp 1 Giám đốc 1 2 Phó giám đốc 3 3 Kế toán trưởng 1 4 Nhân viên phòng Tài chính – Kế toán 3 5 Trưởng phòng Kinh doanh – Kế hoạch 1 6 Nhân viên phòng Kinh doanh – Kế hoạch 8 7 Trưởng phòng Kỹ thuật – Môi trường 1 8 Nhân viên phòng Kỹ thuật – Môi trường 4 9 Thủ quỹ 1 10 Nhân viên văn thư kiêm lễ tân 1 11 Nhân viên tạp vụ 2 Lao động trực tiếp 12 Bảo vệ 6 13 Thủ kho 2 14 Công nhân lái xe 6 15 Công nhân điện, nước 10 16 Công nhân cơ khí, sửa máy 20 17 Công nhân xử lý phế liệu 40 18 Công nhân luyện thép 80 19 Công nhân đúc thép 20 20 Công nhân cân thép 70 21 Công nhân kho bãi 10 22 Công nhân bốc xếp 10 Tổng cộng 300 Khi đi vào hoạt động sản xuất, chế độ làm việc của Nhà máy thép Việt Pháp như sau: - Tổng số ngày làm việc trong năm: 300 ngày. - Số ca làm việc trong ngày: 2 ca. - Số giờ làm việc trong một ca: 10 giờ. Ca ban ngày: 7h – 17h Ca ban đêm: 21h – 7h
  • 26. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -21- CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa hình, địa chất * Dự án Nhà máy thép Việt Pháp được đầu tư xây dựng tại Lô C – D CCN Thương Tín I, xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Khu vực dự án được quy hoạch gần các đầu mối giao thông quan trọng như: - Đường bộ: Nằm gần Quốc lộ 1A thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hoá ra hai đầu Nam – Bắc, gần quốc lộ 14B lên các tỉnh Tây Nguyên và đường Trường Sơn. Với vị trí này, dễ dàng vận chuyển hàng hóa qua Lào, Thái Lan bằng đường bộ nhờ hành lang kinh tế Đông – Tây. - Đường sắt: Vị trí dự án nằm ở gần ga Đà Nẵng và ga Tam Kỳ. - Đường biển: Vị trí dự án cách Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) khoảng 30 km và cách cảng Kỳ Hà (Quảng Nam) khoảng 80 km. CCN Thương Tín I được quy hoạch cách xa khu hành chính, khu thương mại, bệnh viện, trường học. Cơ sở hạ tầng tại CCN đang dần hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của các nhà máy. * Địa hình tại CCN Thương Tín I tương đối bằng phẳng, xung quanh CCN có một số cồn cát nổi lên được dùng làm nghĩa địa, đất trồng cây lâu năm... * Địa chất tại khu vực dự án là trầm tích biển ven bờ, thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt mịn đến thô lẫn bột sét hoặc cát bột chứa sạn sỏi thạch anh, silic, vảy mica, vảy xerixit, cát bở rời có độ chọn lọc tốt; màu xám trắng, xám tro. 2.1.2. Điều kiện về khí tượng, thủy văn: 2.1.2.1. Điều kiện khí tượng: Khu vực Dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô (bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8) và mùa mưa (bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau). Theo số liệu thống kê của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, khí hậu tại khu vực dự án có đặc điểm như sau: - Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm trong môi trường không khí. + Nhiệt độ trung bình năm : 25,7o C. + Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối (tháng 5) : 40,9o C. + Nhiệt độ thấp nhất trung bình (tháng 1) : 18,8o C. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm và là một trong những yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Độ ẩm lớn sẽ làm các phản ứng hóa học của các chất thải (SOx, NOx...) xảy ra mạnh hơn tạo ra các axit như H2SO4, HNO3... + Độ ẩm trung bình nhiều năm : 82 %.
  • 27. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -22- + Độ ẩm cao nhất trung bình (tháng 12) : 86 %. + Độ ẩm thấp nhất trung bình (tháng 7) : 53 %. - Số giờ nắng: Nắng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ tại khu vực, đồng thời cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi các chất ô nhiễm và quá trình phát tán các chất ô nhiễm trong môi trường. Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, tại khu vực Điện Bàn và các vùng lân cận, số giờ nắng trung bình nhiều năm trên 2.000 giờ. Từ tháng 4 đến tháng 7 là các tháng có số giờ nắng cao nhất trong năm, trung bình đạt từ 8 - 9 giờ/ngày. - Chế độ mưa: Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng các chất ô nhiễm. Các hạt mưa sẽ kéo theo bụi và hòa tan các chất ô nhiễm rơi xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Tại Quảng Nam, mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 8 và kết thúc vào tháng 12. Thời gian mưa nhiều nhất tập trung vào ba tháng là 9, 10 và 11. Trong ba tháng này, tổng lượng mưa chiếm khoảng 43 – 52% lượng mưa cả năm. Mùa khô là khoảng thời gian ít mưa, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8. Bảng 2.1: Tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Quảng Nam (Đơn vị: mm) Các tháng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tháng 1 40 170 217 237 Tháng 2 18 45 - 55 Tháng 3 73 7 207 93 Tháng 4 6 2 35 69 Tháng 5 16 40 150 393 Tháng 6 75 13 18 94 Tháng 7 223 194 47 35 Tháng 8 179 271 225 34 Tháng 9 297 364 301 340 Tháng 10 1.029 551 891 1.160 Tháng 11 575 316 1.196 618 Tháng 12 628 385 153 338 Cả năm 3.159 2.358 3.440 3.466 Nguồn “Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ” + Số ngày mưa trung bình trong năm : 140 – 150 ngày. + Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm : 3.106 mm. - Chế độ gió: Gió là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí. Sự phân bố nồng độ các chất ô nhiễm tại khu vực phụ thuộc vào hướng gió và tốc độ gió. Đặc điểm chế độ gió tại khu vực dự án như sau: + Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Gió thường thổi không liên tục, mà xen kẻ cùng với gió mùa Đông Nam. Gió thường mang theo rét.
  • 28. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -23- + Gió mùa Tây Nam (gió Lào) xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8. Gió thường có độ ẩm thấp và nhiệt độ cao. Nhiệt độ thường khoảng 36 – 400 C, độ ẩm có thể xuống thấp đến 40%. + Gió mùa Đông Nam: thường xuất hiện vào cả 02 mùa: mùa đông và mùa hè. Bảng 2.2: Tốc độ gió trung bình tháng và năm tại Quảng Nam (m/s) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2008 Tốc độ gió 1,6 1,8 1,9 1,8 1,6 1,4 1,4 1,3 1,6 1,8 2,1 1,6 1,6 Nguồn “Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ” - Bão và áp thấp nhiệt đới: + Khu vực Quảng Nam chịu ảnh hưởng từ 2 – 3 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. + Bão và áp thấp nhiệt đới thường ảnh hưởng đến vùng biển Quảng Nam vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. + Khi bão đổ bộ vào đất liền, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Đông Bắc nên thường có gió mạnh kèm theo mưa vừa đến rất to. + Bão và áp thấp nhiệt đới là hiện tượng thời tiết rất nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng, cây cối và đặc biệt là thiệt hại về con người. 2.1.2.2. Điều kiện thủy văn và đặc điểm các con sông gần CCN Tại khu vực CCN Thương Tín I không có hệ thống sông ngòi chảy qua. Vào mùa mưa bão, tại khu vực dự án không xảy ra hiện tượng ngập úng, ngập lụt. Cách khu vực dự án 2,5 km về phía Nam là sông Lai Nghi. Sông Lai Nghi dài khoảng 2 km là một nhánh của sông Thu Bồn chảy qua địa phận các xã Điện Nam Đông, Điện Phương thuộc huyện Điện Bàn. 2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực Dự án được xác định thông qua việc khảo sát, đo đạc, phân tích các thành phần môi trường tại khu vực xây dựng dự án. Các thành phần môi trường được đánh giá trong khuôn khổ của dự án này bao gồm: môi trường không khí, môi trường nước ngầm, môi trường đất. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích các mẫu được thực hiện bởi Trung tâm Phân tích – Kiểm định và Tư vấn KH&CN Quảng Nam. Sơ đồ lấy mẫu môi trường nền được thể hiện ở Phụ lục III. 2.2.1. Chất lượng môi trường không khí: Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng không khí Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả thử nghiệm Giới hạn cho phép KK1 KK2 QCVN 05: 2009/BTNMT 1 Nhiệt độ o C 28 27,6 - 2 Độ ẩm % 71,2 72,0 - 3 Tốc độ gió m/s 0,7 0,8 - 4 Tiếng ồn dBA 55,6 52,4 70 (*)
  • 29. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -24- 5 Bụi tổng mg/m3 0,185 0,152 0,30 6 SO2 mg/m3 0,094 0,075 0,350 7 NOx mg/m3 0,031 0,027 0,20 8 CO mg/m3 14,56 12,47 30 Ghi chú: - Hướng gió: Đông Bắc (NE) - KK1: Mẫu khí tại khu vực thực hiện dự án, tọa độ (X: 558115.48; Y: 1759321.45); - KK2: Mẫu khí cách khu vực thực hiện dự án 100 m về hướng Tây Nam, tọa độ (X: 558017.35; Y: 1759210.10); - (*): QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn – Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn đối với khu vực thông thường từ 6h đến 21h; - QCVN 05: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - Dấu gạch ngang (-): Không quy định; - KPH: Không phát hiện; Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí trong khu vực dự án cũng như các khu vực lân cận so với các QCVN tương ứng cho thấy rằng nồng độ các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy hiện trạng môi trường không khí tại khu vực chưa có dấu hiệu ô nhiễm. 2.2.2. Chất lượng môi trường nước ngầm: Bảng 2.4: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả thử nghiệm QCVN 09: 2008/BTNMT NN1 NN2 1 pH - 6,3 6,6 5,5 – 8,5 2 TDS mg/l 210 255 1.500 3 Độ cứng mg/l 125 178 500 4 COD mg/l 2,5 1,0 4 5 NO3 – N mg/l 4,8 2,1 15 6 Fe mg/l 1,47 0,84 5 7 Mn mg/l 0,22 0,19 0,5 8 Cl - mg/l 14,2 15,6 250 9 As mg/l 0,00231 0,00152 0,05 10 Zn mg/l KPH KPH 3,0 11 E – Coli MPN/100ml KPH KPH KPH 12 Coliform MPN/100ml 2 1 3 Ghi chú: - NN1: Mẫu nước giếng khoan lấy tại khu vực thực hiện dự án; (X: 558185.56; Y: 1759344.45) - NN2: Mẫu nước giếng khoan lấy tại hộ Ông Trần Văn Tuấn, thôn 7A, xã Điện
  • 30. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -25- Nam Đông, huyện Điện Bàn; - QCVN 09: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - KPH: Không phát hiện. Nhận xét: So sánh kết quả phân tích chất lượng nước ngầm với với Quy chuẩn 09: 2008/BTNMT cho thấy hàm lượng các chất đều nằm trong giới hạn cho phép. Từ đó, cho thấy chất lượng nước ngầm trong khu vực dự án chưa có dấu ô nhiễm. 2.2.3. Môi trường đất: CCN Thương Tín I được quy hoạch với tổng diện tích 315.480 m2 . Trong đó, diện tích đất công nghiệp và dịch vụ là 165.434 m2 . Hiện trạng tài nguyên đất tại CCN chủ yếu là đất cát có độ màu mỡ không cao, không thích hợp cho mục đích trồng cây công nghiệp và lương thực. 2.2.4. Hiện trạng đa dạng sinh học Mức độ đa dạng sinh học tại khu vực CCN Thương Tín I thấp, số lượng các chủng loại ít và mật độ phân bố thưa thớt, bao gồm một số loại thực vật như: phi lao, xương rồng, cây bụi... và một số loài động vật bò sát sống thích nghi với vùng đất cát. 2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 2.3.1. Điều kiện về kinh tế Xã Điện Nam Đông là địa phương mới được chia tách vào năm 2005. Điều kiện kinh tế của xã vẫn gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. * Hiện trạng phát triển một số ngành sản xuất chính của xã Điện Nam Đông: Theo “Niên giám thống kê huyện Điện Bàn năm 2009”: - Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của xã. Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã là 359 ha. Trong đó, đất canh tác là 294,11 ha ; diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 3,43 ha ; còn lại là đất vườn tạp. Tổng sản lượng lương thực có hạt : 1292,4 tấn/06 tháng đầu năm 2009. Năng suất bình quân 60 tạ/ha. Trong những năm gần đây, với việc hình thành và đi vào hoạt động của các CCN trên địa bàn xã, cơ cấu kinh tế đang trên đà chuyển dịch sang hướng công nghiệp và dịch vụ. - Hoạt động chăn nuôi: Theo thống kê tháng 7/2009, toàn xã có tổng số 5.045 con gia súc, 10.110 con gia cầm. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng đàn gia súc, gia cầm có sụt giảm so với các năm trước. Trong năm 2009, cán bộ thú y đã tiến hành tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm ở xã, đạt tỷ lệ 85%/tổng số đàn. - Hoạt động nuôi trồng thủy sản: Do diện tích mặt nước ít nên hoạt động nuôi trồng thủy sản của xã mang tính chất quy mô nhỏ lẻ, sản lượng nuôi trồng thấp. Tổng sản lượng thu hoạch khoảng 4,2 tấn/năm, đạt giá trị khoảng 250 triệu đồng. - Hoạt động thương mại – dịch vụ: Toàn xã có 18 công ty TNHH tham gia vào hoạt động thương mại – dịch vụ với các loại hình như : kinh doanh xăng dầu, dịch vụ khách sạn, ăn uống, vận tải hàng hóa, cung cấp dịch vụ nông nghiệp, nuôi trồng thủy
  • 31. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -26- sản... và có khoảng 350 hộ tham gia hoạt động buôn bán. Theo số liệu thống kê, tổng giá trị của hoạt động thương mại – dịch vụ toàn xã là 46,93 tỷ đồng. - Hoạt động công nghiệp: Hoạt động sản xuất công nghiệp tại xã trong những năm gần đây có sự phát triển nhờ việc hình thành của CCN Thương Tín I. Tuy nhiên, CCN này đang trong giai đoạn thu hút đầu tư nên chưa có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động. Hiện tại, gần khu vực dự án chỉ có một vài cơ sở sản xuất sắt thép và sản xuất gốm. 2.3.2. Điều kiện xã hội: Theo “Niên giám thống kê huyện Điện Bàn năm 2009”: 2.3.2.1. Dân số và lao động - Về dân số: Tính đến ngày 31/12/2009, dân số xã Điện Nam Đông là 9.632 người, trong đó nữ chiếm 53,78%, với tổng số 1.793 hộ, tỷ lệ gia tăng tự nhiên 0,7%, mật độ dân số 792 người/km2 . - Về lao động: Số người trong độ tuổi lao động là 4.005 người, trong đó số lao động nữ là 1.914 người, chiếm 47,79%. Thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 1.200.000 đồng/tháng. 2.3.2.2. Giáo dục và y tế - Toàn xã có 03 trường học, trong đó có: 01 trường mẫu giáo, 01 trường cấp I và 01 trường cấp II. Hiện nay, toàn xã có 348 học sinh, xã đã hoàn thành việc xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. - Xã có một trạm y tế bảo đảm việc sơ cấp cứu, khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân. Tình hình chăm sóc sức khỏe trên địa bàn được thực hiện tương đối tốt. 2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng (1). Hệ thống giao thông: Các tuyến đường giao thông ĐT 607A, ĐT 607B được cũng cố, mở rộng tạo điều kiện thông thương trực tiếp giữa xã Điện Nam Đông với các khu vực lân cận, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình kinh tế của địa phương. (2). Hệ thống cấp điện: Tại xã Điện Nam Đông sử dụng điện từ mạng lưới điện quốc gia. Tình hình điện lưới tại khu vực tương đối ổn định, ít xảy ra tình trạng mất điện. Theo thống kê của UBND xã, 100% các hộ dân trong xã đều sử dụng điện. (3). Hệ thống cấp nước: Do chưa có mạng lưới nước cấp nên hầu hết người dân trong xã cũng như các cơ sở sản xuất, kinh doanh đều sử dụng nước giếng khoan, giếng đào để phục vụ sinh hoạt. (4). Hệ thống thông tin liên lạc: Mạng lưới viễn thông tại xã đã hoàn chỉnh, đảm bảo phủ sóng đến mọi nơi trong khu vực. Tại xã có 01 đài truyền thanh và các cụm loa, đảm bảo việc cung cấp thông tin và tuyên truyền kiến thức đến với người dân. 2.3.2.4. Vệ sinh môi trường (1). Thu gom và xử lý chất thải rắn:
  • 32. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -27- Việc thu gom và xử lý chất thải rắn tại địa bàn xã Điện Nam Đông chưa thực hiện triệt để. Hiện tại, việc thu gom chất thải rắn chỉ được thực hiện chủ yếu trên các tuyến đường chính như ĐT 607A, ĐT 607B. Lượng chất thải rắn còn lại được người dân xử lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp tại vườn nhà. (2). Thoát nước và xử lý nước thải: Hiện tại, trên địa bàn xã Điện Nam Đông chưa xây dựng hệ thống thu gom nước thải và trạm xử lý nước thải tập trung. Do đó, toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình sẽ tự thấm xuống đất.
  • 33. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -28- CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 3.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 3.1.1.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng 3.1. Bảng 3.1: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng. Stt Hoạt động Nguồn gây tác động 1 Chuẩn bị mặt bằng. - Bụi, khí thải từ các xe vận chuyển thực vật bị chặt, đất, đá, cát. - Bụi, khí thải từ các xe ủi san lấp mặt bằng. - Chất thải rắn phát sinh do chuẩn bị mặt bằng (thực bì, đất cát dư thừa...) - Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án cuốn theo chất thải xuống nguồn nước. 2 Tập kết, lưu trữ nhiên liệu, vật liệu. - Bụi từ quá trình bốc xếp vật liệu. - Hơi xăng dầu từ các thùng chứa xăng dầu. 3 Xây dựng cơ sở hạ tầng nhà máy (Nhà xưởng sản xuất, văn phòng, đường giao thông nội bộ, cấp nước, thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc...) - Bụi, khí thải từ các xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng, cát, đá, sắt thép, trụ điện, đường dây, thiết bị máy móc... - Bụi, khí thải do sử dụng máy móc trong quá trình thi công xây dựng: cần cẩu, máy cắt, máy hàn... - Chất thải rắn xây dựng: gạch vụn, gỗ vụn, bao xi măng... 4 Sinh hoạt của công nhân tại công trường. - Nước thải, chất thải rắn sinh hoạt của công nhân tại công trường. Chi tiết về mức độ tác động, quy mô không gian và thời gian được trình bày tại Mục 3.2, Mục 3.3. 3.1.1.2. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng 3.2. Bảng 3.2: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng Stt Nguồn gây tác động 1 Tiếng ồn, độ rung, nhiệt thừa phát sinh trong quá trình thi công xây dựng. 2 Sự suy thoái thảm thực vật tại khu vực dự án. 3 Sự tập trung công nhân đến thi công xây dựng với số lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương và tình hình an ninh xã hội. 4 Sự gia tăng về mật độ tham gia giao thông sẽ làm giảm chất lượng đường sá, tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông.
  • 34. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -29- Chi tiết về mức độ tác động, quy mô không gian và thời gian được trình bày tại Mục 3.2, Mục 3.3. 3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động 3.1.2.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải (1). Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí Khi Nhà máy thép Việt Pháp đi vào hoạt động chính thức sẽ làm phát sinh bụi và khí thải có nguồn gốc từ: - Khu vực tập kết và phân loại sắt, thép phế liệu; - Dây chuyền công nghệ sản xuất tại nhà máy (lò luyện, lò nung...); - Các hoạt động giao thông vận tải; - Các điểm tập kết chất thải (nước thải, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại)...; (2). Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Trong quá trình hoạt động nhà máy, các nguồn phát sinh nước thải là: - Nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình giải nhiệt và vệ sinh các thiết bị, máy móc trên dây chuyền công nghệ; quá trình vệ sinh mặt bằng nhà xưởng; - Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên (CBCNV) làm việc trong nhà máy; - Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án cuốn theo đất, đá, cát, rác, cặn dầu mỡ... xuống nguồn nước tiếp nhận. Trong đó, nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt có nồng độ các chất ô nhiễm cao sẽ gây ô nhiễm môi trường nước tại khu vực dự án nếu không được xử lý. Do đó, công ty sẽ áp dụng các biện pháp xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. (3). Các nguồn phát sinh chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh trong nhà máy bao gồm các nguồn: a. Chất thải rắn công nghiệp: Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ các hoạt động sản xuất của nhà máy. Chất thải rắn công nghiệp được phân thành các loại: - Chất thải rắn nguy hại như: thùng, bao bì, giẻ lau chứa dầu mỡ, sơn,… - Chất thải rắn không nguy hại như: nguyên liệu rơi vãi, thùng carton, giấy vụn, phế phẩm,... b. Chất thải rắn sinh hoạt: - Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt hằng ngày của các CBCNV trong nhà máy. Thành phần của chất sinh hoạt chủ yếu là: sành sứ, thuỷ tinh, giấy vụn, thực phẩm thừa, vỏ rau quả,... 3.1.2.2. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động được trình bày trong bảng 3.3.
  • 35. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -30- Bảng 3.3: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động Stt Nguồn gây tác động 1 Tiếng ồn, độ rung phát sinh trong hoạt động sản xuất và các phương tiện vận chuyển. 2 Sự tập trung công nhân làm việc tại các nhà máy với số lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến tình hình an ninh xã hội. 3 Sự gia tăng về mật độ tham gia giao thông sẽ làm giảm chất lượng đường sá, tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông. 3.1.3. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra 3.1.3.1. Những sự cố trong giai đoạn thi công xây dựng (1). Sự cố tai nạn lao động Tai nạn lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài, làm tổn thương một bộ phận nào đó của cơ thể, thậm chí có thể gây chết người. Tai nạn lao động xảy ra bất cứ lúc nào trong giai đoạn thi công xây dựng dự án. Nguyên nhân của các trường hợp xảy ra sự cố tai nạn lao động trên công trường xây dựng được xác định chủ yếu: - Ô nhiễm môi trường xảy ra trong quá trình thi công làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của công nhân. Tùy thuộc vài mức độ ô nhiễm và thời gian tiếp xúc mà có khả năng gây mệt mỏi, choáng váng hay ngất cho công nhân trong khi lao động; - Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với tiếng ồn, độ rung cao có thể gây ra các tai nạn lao động, tai nạn giao thông...; - Do tính bất cẩn trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động, hoặc do thiếu ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an toàn lao động của công nhân thi công. Chủ dự án sẽ quan tâm áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và yêu cầu đơn vị thi công xây lắp ban hành nội quy an toàn lao động đối với công nhân thi công trên công trường; đồng thời phải có kế hoạch thi công và giải pháp thi công một cách khoa học. (2). Sự cố cháy nổ Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu, hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và của trong quá trình thi công. Nguyên nhân để xảy ra sự cố cháy nổ được xác định cụ thể như sau: - Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho thi công, máy móc, thiết bị kỹ thuật (dầu DO, dầu FO) là các nguồn gây cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về con người và vật chất; - Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công trên công trường có thể gây ra sự cố giật, chập, cháy nổ gây thiệt hại về người và tài sản; - Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công như hàn kim loại có thể gây ra cháy nếu như không cẩn trọng và có các biện pháp phòng ngừa. Sự cố này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nên Chủ dự án áp dụng các biện pháp phòng chống và giảm thiểu hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực.
  • 36. Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp -31- (3). Sự cố tai nạn giao thông Sự cố tai nạn giao thông có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong quá trình thi công, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng. Nguyên nhân có thể do phương tiện vận chuyển không đảm bảo kỹ thuật hoặc do công nhân điều khiển không chú ý hoặc không tuân thủ các nguyên tắc an toàn giao thông. Sự cố này hoàn toàn phòng tránh được bằng cách kiểm tra tình trạng kỹ thuật các phương tiện vận tải để đảm bảo an toàn giao thông, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho công nhân điều khiển. 3.1.3.2. Những sự cố trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động (1). Sự cố tai nạn lao động Tai nạn lao động có thể xảy ra khi nhà máy đang hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu là : - Bất cẩn của công nhân trong làm việc như: vận hành máy móc, thiết bị sai kỹ thuật, không tập trung, ngủ gật trong lúc làm việc, lao động quá sức, … - Ảnh hưởng từ môi trường lao động như: ô nhiễm khí thải độc hại, độ chiếu sáng không bảo đảm tiêu chuẩn, ô nhiễm do tiếng ồn, rung,... (2). Sự cố cháy nổ Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và lưu trữ nhiên liệu, hệ thống cấp điện gặp sự cố, gây nên các thiệt hại về người và của trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động. Có thể xác định các nguyên nhân cụ thể như sau: - Các kho chứa nguyên nhiên liệu (sơn, xăng, dầu DO, dầu FO) là các nguồn gây cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây ra thiệt hại cả về người, kinh tế và môi trường; - Hệ thống cấp điện cho nhà máy có thể gây ra sự cố giật, chập, cháy nổ gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân. Do các trường hợp sự cố này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nên Chủ dự án áp dụng các biện pháp phòng tránh, kiểm soát nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực. (3). Sự cố tai nạn giao thông Sự cố tai nạn giao thông gây thiệt hại về tài sản và tính mạng. Nguyên nhân là do phương tiện vận chuyển không đảm bảo kỹ thuật hoặc do công nhân điều khiển không chú ý hoặc không tuân thủ các nguyên tắc an toàn giao thông. Sự cố này hoàn toàn có thể phòng tránh được. (4). Sự cố hệ thống xử lý khí thải tạm ngừng hoạt động Sự cố hệ thống xử lý khí thải tạm ngừng hoạt động có thể xảy ra do các máy móc thiết bị của hệ thống như máy bơm, máy quạt... ngưng hoạt động vì bị sự cố hoặc mất điện. Hệ thống xử lý khí thải tạm ngừng hoạt động sẽ khiến lượng khí thải phát sinh không được xử lý, từ đó có thể gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực. Sự cố này có thể phòng tránh được bằng cách thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các máy móc thiết bị đang hoạt động; thay thế, sửa chữa kịp thời máy móc hư hỏng; có thiết bị, máy phát điện dự phòng; công nhân được huấn luyện kỹ thuật đầy đủ.