SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 80
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
DỰ ÁN
TRANG TRẠI NUÔI TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM
Chủ đầu tư: PHAN HOÀNG NGHỊ
Địa điểm: Xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP.HCM
___ Tháng 08/2020 ___
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
DỰ ÁN
TRANG TRẠI NUÔI TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM
CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU
TƯ DỰ ÁN VIỆT
Giám đốc
PHAN HOÀNG NGHỊ NGUYỄN BÌNH MINH
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................1
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU..............................................................................4
1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư. .......................................................................... 4
1.2. Mô tả sơ bộ thông tin mô hình chăn nuôi................................................... 4
1.3. Sự cần thiết xây dựng dự án...................................................................... 4
1.4. Các căn cứ pháp lý................................................................................... 5
1.5. Mục tiêu dự án......................................................................................... 6
1.5.1. Mục tiêu chung. .................................................................................... 6
1.5.2. Mục tiêu cụ thể. .................................................................................... 6
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN ..........8
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án. ........................ 8
2.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. ............................................... 8
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án....................................................13
2.1.3. Xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ ................................................................17
2.2. Quy mô của dự án...................................................................................18
2.2.1. Đánh giá nhu cầu thị trường..................................................................18
2.2.2. Quy mô đầu tư dự án............................................................................20
2.3. Địa điểm, hình thức đầu tư xây dựng .......................................................23
2.3.1. Địa điểm xây dựng. ..............................................................................23
2.3.2. Hình thức đầu tư. .................................................................................23
2.4. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào................................23
2.4.1. Nhu cầu sử dụng đất.............................................................................23
2.4.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của mô hình. .....23
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
2
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ ........................................................................................................24
3.1. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.......................................24
3.2. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. ..................................24
3.2.1. Tìm hiểu một vài đặc điểm sinh thái chủ yếu của tôm thẻ chân trắng......24
3.2.2. Xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng....................................................25
3.2.3. Chọngiống và tiến hành ương:..............................................................31
3.2.4. Chăm sóc và quản lý ao ương ...............................................................32
3.2.5. Vấn đề: Cải tạo ao nuôi ........................................................................35
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN................38
4.1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng...............................................................................................................38
4.1.1. Chuẩn bị mặt bằng. ..............................................................................38
4.1.2. Phương án tái định cư...........................................................................38
4.1.3. Các phương án xây dựng công trình......................................................38
4.1.4. Phương án tổ chức thực hiện.................................................................38
4.1.5. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý...................38
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI
PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ.....................................................40
5.1. Đánh giá tác động môi trường..................................................................40
5.1.1. Giới thiệu chung...................................................................................40
5.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. .....................................40
5.2. Tác động tới môi trường..........................................................................41
5.2.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ..........................................................................41
5.2.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ........................................................43
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
3
5.2.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. ........44
5.3. Kết luận..................................................................................................48
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
VÀ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH ..........................................................49
6.1. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn.................................................................49
6.2. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án.............................................51
6.2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.....................................................51
6.2.2. Dự kiến các nguồn doanh thu của dự án:...............................................51
6.2.3. Các chi phí đầu vào của dự án:..............................................................51
6.2.4. Phương án vay. ....................................................................................51
6.2.5. Các thông số tài chính của dự án...........................................................52
KẾT LUẬN...............................................................................................54
1. Kết luận.....................................................................................................54
2. Đề xuất và kiến nghị. .................................................................................54
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH..................55
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn và tiến độ thực hiện của dự án...........55
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................58
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................60
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................64
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................65
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................66
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................69
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................74
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................77
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
4
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư: PHAN HOÀNG NGHỊ
Căn cước công dân: 096066000050
Nơi cấp: Cục Trưởng Cục Cảnh Sát QLHC Về Trật Tự Xã Hội cấp ngày
cấp 19/04/2019
Địa chỉ: 16 Đường 198 Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8, TP.HCM.
1.2. Mô tả sơ bộ thông tin mô hình chăn nuôi.
Tên mô hình: “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
Địa điểm xây dựng: Xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 64.000.000.000 đồng.
(Sáu mươi bốn tỷ đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (73,44%) : 47.000.000.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (26,56%) : 17.000.000.000 đồng.
1.3. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, nhu cầu tôm của thế giới đến năm
2021 là 5.300.000 tấn, đến năm 2025 sẽ là 6.525.000 tấn; trong đó, nhu cầu tôm
của các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản cũng liên
tục tăng và sản lượng tôm Việt Nam xuất khẩu vào hai thị trường này còn rất
khiêm tốn. Năm 2017, sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ mới
chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu nhập khẩu tôm của quốc gia này. Đối với Nhật
Bản, một thị trường ưa chuộng sản phẩm tôm, sản lượng xuất khẩu của Việt
Nam cũng mới chiếm khoảng 25% tổng nhu cầu nhập khẩu.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
5
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng đến nông nghiệp
sạch là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Xác định được mục tiêu trên, trong những năm qua, cả nước tập trung chỉ đạo áp
dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ được đưa vào ứng dụng rộng
rãi trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
Đáng chú ý trong phát triển nông nghiệp ở các tỉnh ven biển, đặc biệt là các
tỉnh miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ những năm qua là xu hướng ứng
dụng công nghệ cao vào các mô hình trang trại dần được phổ biến.
Để góp phần thực hiện chương trình sản xuất mới đầy năng động, công ty
chúng tôi đã phối hợp cùng công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến
hành nghiên cứu lập dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
tại huyện Cần Giờ nhằm góp phần cung cấp cho thị trường nguồn sản phẩm hữu
cơ sạch cũng như góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
1.4. Các căncứ pháp lý.
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương
khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013: Khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ
giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
6
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
1.5. Mục tiêu dự án.
Mục tiêu chung.
- Phát triển nuôi tôm sinh thái hiệu quả, đảm bảo an toàn cho các loại thủy
sản bản địa, góp phần đa dạng sinh học và hướng tới phát triển nuôi thủy sản
bền vững.
- Xây dựng vùng trồng lúa theo hướng nông nghiệp hữu cơ góp phần cung
cấp cho thị trường nguồn nông sản sạch và chất lượng.
- Phát triển hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững, không tàn phá môi
trường.
- Phát triển hệ thống nuôi trồng thủy sản có tỷ suất chi phí/lợi nhuận hợp lý,
đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản về mặt kinh
tế và xã hội.
Mục tiêu cụ thể.
- Dự án đi vào hoạt động ổn định cung cấp khoảng tấn 240 tấn tôm mỗi
năm cho thị trường.
- Đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua thuế và giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập của người lao động đặc biệt ở
vùng sâu vùng xa của tỉnh; thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp,
chính sách tam nông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
7
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương.
- Góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước nói chung cũng như huyện
Cần Giờ nói riêng.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
8
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án.
Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
a) Vị trí địa lý:
Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' –
106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh,
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
9
Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt
Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm
thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay
b) Khí hậu thời tiết.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết thành phố
Hồ Chí Minh là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng
làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc
nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy
những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:
- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ
nắng trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Nhiệt
độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung
bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là
khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có
nhiệt độ trung bình 25-280C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự
phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng
thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp
phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.
- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm
(1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159
ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất.
Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian
thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục
Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
10
thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam.
- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa
mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức
thấp tuyệt đối xuống tới 20%.
- Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính
và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ
Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ
trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s.
Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11
đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam -
Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản
thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động
bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị
ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.
c) Ðịa chất - đất đai.
Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai hướng trầm tích:
trầm tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen.
Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc,
Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn,
Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực
nội thành cũ.
Ðiểm chung của tướng trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn
sóng, cao từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam.
Dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời
gian và hoạt động của con người, qua quá trình xói mòn và rữa trôi..., trầm tích
phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất
xám, với qui mô hơn 45.000 ha, tức chiếm tỷ lệ 23,4% diện tích đất thành phố.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
11
Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc
màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu
chiếm phần lớn diện tích. Ðất xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là
cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy
mùa biến động sâu từ 1-2m đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0-5,0. Ðất xám
tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển
của nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu
qủa kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám,
phù hợp đối với sử dụng bố trí các công trình xây dựng cơ bản.
Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm
tích này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và
bãi bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện
tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn
(45.500 ha (23,6). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là
"giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi
gò.
d) Nguồn nước và thủy văn.
Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn,
thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển.
Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu
bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng
45.000 km2. Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong
mùa lũ lên tới 10.000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước
ngọt chính của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn
Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc
trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất
nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
12
Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ
sâu tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở
rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu
của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, các trung tâm thành phố khoảng 5km về
phía Ðông Nam. Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính -ngả Soài Rạp dài
59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng
Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là
đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn.
Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch
chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch
Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé,
Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa
bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống
kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình
Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện
các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh
quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn.
Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập
trung ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía
Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước
ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng
chất lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn
thường được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m. Khu
vực các quận huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi
dào, chất lượng nước rất tốt, thường được khai thác ở tầng 60-90m. Ðây là
nguồn nước bổ sung quan trọng của thành phố
Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh
hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
13
lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây
nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát
nước ở khu vực nội thành.
Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất
là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các
sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có
năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa
lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng
đi nhiều.
Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng
nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập
tràn và cống đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu
ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa.
Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng
5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên.
Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu
khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại
xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây
trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống
kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m,
tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành
phố.
Điều kiện kinhtế - xã hội vùng dựán.
Điểm nổi bật trong kết quả điều hành kinh tế - xã hội năm 2018 của thành
phố là môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, thủ tục hành chính
có nhiều tiến bộ; việc lặp lại trật tự đô thị được người dân ủng hộ. Trong năm,
Thành phố đã đẩy mạnh việc giải ngân các công trình xây dựng cơ bản, rà soát
phân bổ vốn đầu tư, tập trung ứng vốn cho dự án tuyến đường sắt Bến Thành –
Suối Tiên, kịp thời ngăn chặn tình trạng sốt giá nhà đất ở các vùng ven. Đặc biệt
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
14
đã tổ chức làm việc với các cơ quan trung ương về báo cáo sơ kết 5 năm thực
hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ
phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và được Quốc Hội thông qua
Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc
thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, tạo động lực cho Thành phố phát triển
bền vững và nhanh hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 8,25% so năm trước (năm
2017 tăng 8,05%). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đạt 107,90% (năm 2017
đạt 107,33%); tổng vốn đầu tư xã hội đạt 365,71 ngàn tỷ đồng, so cùng kỳ tăng
18,4%, so với GRDP bằng 34,5%; tổng thu cân đối ngân Nhà nước đạt 347.986
tỷ đồng, đạt 100,03% dự toán, tăng 13,32%; tổng chi ngân sách địa phương (trừ
tạm ứng) 67.075 tỷ đồng, đạt 94,94% dự toán, tăng 40,36% so cùng kỳ; tổng dư
nợ tín dụng đến 1/12/2018 tăng 17,27% so với tháng 12/2017.
a) Công Nghiệp
Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tháng 12 tiếp tục tăng
trưởng ổn định. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tháng 12
tăng 6,37% so với tháng trước. Trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng
6,65%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,69%;
hoạt động khai khoáng giảm 2,12%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm
5,16%.
b) Xây dựng
Giá trị sản xuất xây dựng cả năm theo giá hiện hành ước đạt 247.525,16 tỷ
đồng, bao gồm:
+ Khu vực Nhà nước đạt 14.719,23 tỷ đồng, chiếm 5,95%;
+ Khu vực ngoài Nhà nước đạt 212.732,65 tỷ đồng, chiếm 85,94%;
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20.073,29 tỷ đồng, chiếm 8,11%.
Trong tổng giá trị sản xuất: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà chiếm
53,36%; công trình kỹ thuật dân dụng chiếm 28,36% và hoạt động xây dựng
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
15
chuyên dụng chiếm 18,28%. Giá trị sản xuất xây dựng cả năm theo giá so sánh
ước đạt 191.848,42 tỷ đồng, tăng 8,19% so với năm 2017, bao gồm:
+ Khu vực Nhà nước đạt 11.329,06 tỷ đồng, giảm 15,95%;
+ Khu vực ngoài Nhà nước đạt 164.678,71 tỷ đồng, tăng 10,97%;
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15.840,65 tỷ đồng, tăng 2,59%.
Trong tổng giá trị sản xuất: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà tăng
11,15%; công trình kỹ thuật dân dụng tăng 1,61% và hoạt động xây dựng
chuyên dụng tăng 10,55%.
c) Trồng trọt
Diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 41.552,9 ha, giảm 1,8% so với
năm 2017. Trong đó, diện tích lúa chiếm 46,2%, giảm 1,5%; sản lượng đạt
86.253,3 tấn, tăng 1,3% so năm trước. Diện tích gieo trồng rau các loại chiếm
19%, giảm 0,6%, sản lượng đạt 230.626,6 tấn, tăng 3,4%. Diện tích hoa, cây
cảnh là 1.366,4 ha, tăng 9,2%. Nhìn chung, năng suất các loại cây trồng hàng
năm tăng so với năm trước.
d) Lâm nghiệp
Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố hiện nay là
38.864 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 35.794 ha. Tỉ lệ che phủ rừng đạt
17,46%, tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh là 37,15%. Tính đến nay, sản lượng cây
lâm nghiệp trồng phân tán là 251.000 cây, tăng 1,74% so với cùng kỳ năm trước.
Diện tích trồng rừng được chăm sóc là 581 ha, tăng 7% so với cùng kỳ năm
trước.
e) Thủy sản
Sản lượng thủy sản năm 2017 ước đạt 59.043,6 tấn, tăng 0,45% so năm trước.
Trong đó, sản lượng cá ước đạt 18.956,7 tấn, giảm 2,21%; sản lượng tôm ước
đạt 16.085,1 tấn, giảm 1,85%; sản lượng thủy sản khác ước đạt 24.001,8 tấn,
tăng 4,32%. Trong đó:
- Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 19.976,7 tấn, tăng 1%. Trong đó,
sản lượng khai thác thủy sản biển chiếm 86,4%, tăng 1,7%; sản lượng khai thác
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
16
thủy sản nội địa chiếm 13,6%, giảm 3%.
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 39.067,0 tấn, tăng 0,2%. Trong đó,
sản lượng cá chiếm 21,6%, giảm 8%; tôm chiếm 32,6%, giảm 2,6%; sản lượng
thủy sản khác chiếm 45,8%, tăng 6,8%.
f) Dân số
Dân số: ước tính dân số trung bình trên địa bàn thành phố năm 2018 có
8.611,1 ngàn người, tăng 2% so với năm 2017. Giải quyết việc làm: dự ước cả
năm 2018, giải quyết việc làm cho 323.225 lượt người (đạt 115,44 % kế hoạch
năm), số việc làm mới tạo ra là 133.331 chỗ việc làm mới (đạt 106,66 % kế
hoạch năm), tổ chức 80 phiên giao dịch việc làm. Bên cạnh giải quyết việc làm
trong nước, dự ước số lao động được giải quyết việc làm thông qua hoạt động
xuất khẩu lao động là 14.212 người.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
17
Xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ
Huyện Cần Giờ tiếp giáp biển Đông với khoảng 20 km bờ biển. Ở đây có
khu rừng ngập mặn Cần Giờ, một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông
rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với
nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam. Đất lâm nghiệp
là 32.109 hécta (46,45% diện tích toàn huyện), đất sông rạch là 22.850 hécta
(32% diện đất toàn huyện). Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn
huyện. Huyện có khoảng 69 cù lao lớn nhỏ.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
18
Lý Nhơn là một xã thuộc huyện Cần Giờ. Lý Nhơn có diện tích 154,59 km²,
dân số năm 1999 là 4.381 người, mật độ dân số đạt 28 người/km². Dân cư ở xã
Lý Nhơn chủ yếu làm muối và nuôi tôm. Đây là xã nông thôn mới đầu tiên của
huyện Cần Giờ
2.2. Quy mô của dự án
Đánhgiá nhu cầu thị trường
Diện tích nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam khá ổn định trong hơn 10 năm qua
đạt từ 600.000 - 700.000 ha. Hai loài nuôi chính của Việt Nam trong những năm
qua là tôm chân trắng và tôm sú. Nuôi trồng chế biến tôm sú được đẩy mạnh từ
cuối những năm 1990-2000 với sản lượng bình quân 300.000 tấn mỗi năm.
Trong khi đó, tôm chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2000 và chính thức
được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trương phát triển trên cả
nước vào năm 2008.
Diện tích nuôi tôm sú tăng bình quân 2% trong 10 năm qua tuy nhiên sản
lượng tôm sú giảm 21% qua các năm. Những năm gần đây, mô hình chính được
người nuôi áp dụng trong nuôi tôm sú là nuôi quảng canh.
Ngược lại, diện tích nuôi tôm chân trắng tăng mạnh 1.285% cùng với sản
lượng tăng 250% trong 10 năm qua. Người nuôi tôm chân trắng chủ yếu nuôi
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
19
theo mô hình siêu công nghiệp, chỉ một bộ phận chuyển dịch sang nuôi quảng
canh.
Từ năm 2010-2017, sản lượng tôm Việt Nam chiếm từ 9,7%-15,4% tổng
sản lượng tôm thế giới. Trung Quốc luôn đứng đầu về sản lượng tôm từ 2010-
1016. Năm 2017, Ấn Độ vượt Trung Quốc trở thành nước sản xuất tôm lớn nhất.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
20
Năm 2017, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về sản lượng tôm sau Ấn Độ, Trung
Quốc, Ecuador.
Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, nhu cầu tôm của thế giới đến năm
2020 là 5.200.000 tấn, đến năm 2025 sẽ là 6.525.000 tấn; trong đó, nhu cầu tôm
của các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản cũng liên
tục tăng và sản lượng tôm Việt Nam xuất khẩu vào hai thị trường này còn rất
khiêm tốn. Năm 2017, sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ mới
chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu nhập khẩu tôm của quốc gia này. Đối với Nhật
Bản, một thị trường ưa chuộng sản phẩm tôm, sản lượng xuất khẩu của Việt
Nam cũng mới chiếm khoảng 25% tổng nhu cầu nhập khẩu.
Quy môđầu tư dự án
a) Diện tích đấtcủa dự án
Diện tích đất của dự án 116.838 m2,
Đất dự án nhận chuyển nhượng toàn bộ từ chủ đầu tư trước đây, gồm toàn bộ
công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của dự án.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
21
b) Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mụcđầu tư
ĐVT:1000. Đồng
TT Nội dung
Diện tích/
số lượng
ĐVT Đơn giá trọn gói
Thành tiền sau
VAT
Xây dựng 116.838,0
1.350 60.171.570
I
Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất và cơ sở hạ tầng
116.838,0 m2
60.171.570 60.171.570
II Vốn lưu động TT
3.828.430
1 Chi phí nhập tôm giống 1 Tấn
80.000 800.000
2 Chi phí nhập thức ăn chăn nuôi 26 tấn
65.000 1.690.000
3 Chi phí lương công nhân viên 1 TT
181.035 1.086.210
7 Chi phí khác TT
252.220 252.220
Tổng cộng
64.000.000
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
22
c) Cơ cấu nguồn vốn của dự án
Nội dung
NGUỒN VỐN
Tự có - tự huy động Vay tín dụng
Xây dựng 18.051.471 42.120.099
Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng 18.051.471 42.120.099
Vốn lưu động 1.148.529 2.679.901
Chi phí nhập tôm giống 240.000 560.000
Chi phí nhập thức ăn chăn nuôi 507.000 1.183.000
Chi phí lương công nhân viên 325.863 760.347
Chi phí khác 75.666 176.554
47.000.000 17.000.000
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
23
2.3. Địa điểm, hình thức đầu tư xây dựng
Địa điểm xâydựng.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” được thực hiện
tại Xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Hình thức đầu tư.
Mô hình được đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
2.4. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào.
Nhu cầu sử dụng đất.
Diện tích đất của dự án 116.838 m2
Phân tích đánhgiá các yếu tố đầu vàođáp ứng nhu cầu của môhình.
Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá
trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
24
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
3.1. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Diện tích đất của dự án 116.838 m2
Đất dự án nhận chuyển nhượng toàn bộ từ chủ đầu tư trước đây, gồm toàn bộ
công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án: 64.000.000.000 đồng.
(Sáu mươi bốn tỷ đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (73,44%%) : 47.000.000.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (26,56%) : 17.000.000.000 đồng.
3.2. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
Tìm hiểu một vài đặc điểm sinh thái chủ yếu của tôm thẻ chân trắng
a) Tên thường gọi
Tên khoa học: Litopenaeus
vannamei
Tên tiếng Việt: Tôm thẻ chân
trắng
b) Vùng phân bố trong tự nhiên
Phạm vi phân bố của tôm thẻ chân trắng khá rộng: ven bờ vùng biển Thái Bình
Dương thuộc các nước Mexico, Trung và Nam Mỹ, trong vùng nước ấm trên
200C, có thể di giống tới các vùng khác trên thế giới
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
25
c) Tập tính sống
- Nhiệt độ nước thích hợp từ 230 – 300C, ở nhiệt độ 270C tôm thẻ chân trắng
phát triển tốt nhất. Chúng có thể chết khi nhiệt độ thấp hơn 150C và cao hơn
330C trong 24 giờ hay lâu hơn
- Độ mặn: tôm thẻ chân trắng là loài có khả năng thích ứng với độ mặn từ 0,5-
45‰, tăng trưởng tốt trong khoảng độ mặn 10- 35‰,
- Ôxy hòa tan: tôm thẻ chân trắng có thể chịu được nhiều giờ khi ôxy hòa tan
xuống thấp 1mg/l, tăng trường tốt khi ôxy hòa tan lớn hơn 4mg/l
- Có khả năng chịu đựng các yếu tố môi trường cao hơn tôm sú.
Bảng: So sánh ngưỡng chịu đựng các yếu tố môi trường nước giữa tôm thẻ chân
trắng với tôm sú
Xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng
a) Chọn vị trí xâydựng ao nuôi
Xây dựng ao nuôi tôm bán thân canh và thâm canh cần chọn vị trí thích hợp,
nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế Vị trí xây dựng ao nuôi cần đảm bảo các yêu cầu
sau:
- Vùng đất trên triều, bằng phẳng
- Cao trình mặt đất cao hơn mức nước triều cao nhất khoảng 1 m để thuận tiện
cho việc cấp nước, thay nước và thu hoạch dễ dàng mọi lúc. Ở những vùng đất
cao hơn dễ tăng chi phí bơm nước.
- Gần với sông để có thể dẫn nước mặn vào được
- Vùng quy hoạch nuôi tôm của địa phương (có quy hoạch tổng thể và chi tiết
cho vùng nuôi tôm càng tốt)
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
26
- Có nguồn nước ngọt để điều chỉnh độ mặn nước ao và dùng trong sinh hoạt
hằng ngày.
- Không bị ô nhiễm, ảnh hưởng của nguồn nước thải công nghiệp, sinh hoạt hay
thuốc trừ sâu
b) Chọn đất xâydựng ao nuôi
Ảnh hưởng của chất đất đến sinh trưởng của tôm
- Nếu chất đất trên 80% là đất cát thì nước dễ bị rò rỉ, bờ ao dễ bị xói mòn.
- Nếu tỷ lệ đất sét cao quá làm cho nền đáy trở nên cứng và làm tích tụ các chất
hữu cơ (thức ăn thừa, phân), không thích hợp làm nơi sinh sống cho tôm.
- Do đó, chất đất lý tưởng với ao nuôi tôm là đất thịt pha cát có độ kết dính cao.
Tiêu chuẩn chọn đất xây dựng ao nuôi
- Vùng đất thịt hay đất thịt pha cát có độ kết dính tốt - pH đất >5
Kiểm tra pH đất
- Dụng cụ kiểm tra: sử dụng máy
đo pH đất
- Cách đo:
Bước 1: Cắm đầu đo xuống đất
+ Cắm pH xuống đất sao cho 2
vòng kim loại của đầu đo ngập
trong đất.
Bước 2: Đọc kết quả
+ Đọc chỉ số pH theo kim chỉ trên màn hình (thang đo tương ứng từ 3 - 8 pH)
+ Nếu pH đất >5 thì có thể chọn xây dựng ao nuôi
+ Nếu pH đất < 4 thì không nên chọn xây dựng ao nuôi vì sẽ bị phèn, khó quản
lý môi trường, chi phí sản xuất cao
Lưu ý:
- Khi đo pH thì đất nên ẩm, tơi xốp, nếu đất khô thì thêm một ít nước.
- Nên đo pH ở nhiều nơi, ở các tầng khác nhau của khu đất cần khảo sát.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
27
- Sau khi đo, nên lau sạch 3 vòng kim loại của đầu đo tránh sự gỉ ố. Nếu có vết
gỉ ố thì dùng giấy nhám chà cho sạch.
c) Chọn nguồn cung cấp nước
- Có nguồn nước sạch, dồi dào quanh năm.
- Có nguồn nước mặn từ 5-30‰
- Có nguồn nước ngọt càng tốt
- Cách xa nơi có thể chịu sự ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp,
nước thải sinh hoạt, trang trại.
Bảng: Tiêu chuẩn lựa chọn địa điểm nuôi
STT Ðiều kiện Yêu cầu kỹ thuật
1 Nguồn nước
Vùng ven biển có nguồn nước mặn, lợ, ngọt
không bị nhiễm bẩn do chất thải của các ngành
sản xuất nông, công nghiệp và chất thải từ khu
dân cư.
2 Ðộ mặn (0/00) Từ 5 đến 35 (thích hợp 15 - 25)
3 Ðộ trong (m) 0,4 - 0,5
4 Ðộ cứng CaCO3 (mg/l) > 80
5 pH nước 7,5 - 8,5
6 H2S (mg/l) < 0,02
7 NH3 (mg/l) < 0,10
8 Chất đất
Ðất thịt hoặc thịt pha cát, hoặc thịt pha bùn ít
mùn bã hữu cơ có độ kết dính cao.
9 pH đất > 5,0
10 > 5,0 Cao triều hoặc trên cao triều.
d) Sơ đồ ao nuôi
Khu nuôi được thiết kế gồm: 01 ao lắng thô, 01 ao lắng tinh, 01 ao ương, 01
mương cấp nước, 01 mương xả nước, khu chứa nước thải, các công trình phụ trợ
và các ao nuôi.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
28
Sơ đồ một trang trại nuôi tôm tham khảo
Vận hành ao nuôi qua các bước gồm: 1) Lấy nước và xử lý nước; 2) Chọn
giống, chăm sóc và quản lý ao ương (giai đoạn 1); 3) Sang tôm, chăm sóc và
quản lý áo nuôi (giai đoạn 2); 4) Thu hoạch và bảo quản.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
29
Sơ đồ vận hành hệ thống ao nuôi có thể được mô tả tóm tắt như sau:
e) Xây dựng ao nuôi
Sau khi công việc xác định tiêu chuẩn và lên sơ đồ ao nuôi đã hoàn tất thì tiến
hành thi công xây dựng ao nuôi. Thời gian xây dựng ao nên làm vào mùa khô.
Việc xây dựng ao đúng yêu cầu kỹ thuật từ các bước như cắm tiêu, xây dựng
đáy, xây dựng bờ, xây dựng cống là công việc quan trọng quyết định đến hiệu
quả của cả quá trình nuôi.
Xây dựng đáy
- Đáy ao phải được gia cố đầm đáy, chống thấm, nền phẳng, dốc nghiêng về
phía cống thoát từ 80 – 100.
- Với ao có hệ thống ống Siphon: đáy ao hình lòng chảo có độ dốc khoảng 1%
nghiêng vào rốn ao, nơi đầu ống Siphon ở giữa ao
- Khi đào ao chú ý cấu trúc địa chất của vùng đất, nếu có tầng phèn tiềm tàng
nông, độ sâu ao nên nằm trên tầng phèn.
Xây dựng bờ
- Đắp bờ ao chắc chắn, đảm bảo giữ được nước và chịu đựng được sóng gió khi
mưa bão.
- Chiều cao bờ ao: tối thiểu phải đạt 2,0m – 2.7m để giữ được nước trong ao
nuôi từ 1,5m – 2,2m. Nếu bờ ao thấp, mực nước trong ao thấp, gặp những ngày
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
30
nắng nóng tôm sẽ bị sốc nhiệt, đồng thời phèn và kim loại nặng được giải phóng
gây chết hàng loạt tôm trong ao.
- Nên đắp bờ ao cao hơn mặt nước thiết kế của ao nuôi tối thiểu 0,5m. - Độ dốc
của bờ phải phù hợp với chất đất (1:1 hoặc 1:1,5)
- Gia cố bờ ao nuôi cần thiết trong các trường hợp đưới đây:
+ Đất bị phèn
+ Đất chứa nhiều vật chất hữu cơ (như đất ở những vùng ngập mặn)
+ Đất cát có độ thẩm lậu cao và bị chất thải xâm nhập vào nhiều
+ Trong thực tế sản xuất, do chí phí gia cố bờ ao cao nên thường ít dùng cho ao
mới mà thường thực hiện sau khi bị thất mùa
- Vật liệu thường dùng gia cố bờ ao là:
+ Đầm nén bằng đất sét
+ Kè đá, đổ bê tông kè mái phía trong ao nếu chất đất khi gặp nước bị tan rã, dễ
bị xói lở (hình 3-5)
+ Trải bạt (tấm nhựa PVC), nhựa tổng hợp PE, nhựa cấp cao HDPE xung quanh
ở những đất bị nhiễm phèn, nhiều mùn bã hữu cơ.
+ Vải chống thấm có phủ nhựa đườn
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
31
Chọn giống và tiến hành ương:
a) Chọn giống:
- Chọn mua tôm giống kích cỡ PL10-12 ở những cơ sở sản xuất có uy tín,
tôm bố mẹ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; tôm giống đảm bảo chất lượng theo
tiêu chuẩn quy định của ngành và được kiểm soát tốt về an toàn sinh học trại
giống;
- Trước khi bắt giống 03 ngày, thông báo với cơ sở sản xuất giống các chỉ
số môi trường nước ao ương (pH, độ mặn) để cơ sở sản xuất giống thuần hóa
giống phù hợp với các điều kiện ao ương;
- Kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi mua theo yêu cầu, đảm bảo
tôm giống phải đạt các tiêu chuẩn sau (Bảng 3):
Bảng Tiêu chuẩn chất lượng tôm giống
TT Chỉ tiêu Yêu cầu
1 Kích cỡ Từ PL10 – PL12 . Tỷ lệ đồng đều trên 95%
2 Màu sắc Màu đặc trưng của loài (sáng bóng)
3
Đường tiêu
hóa (Đường
chỉ lưng)
Rõ ràng, liền mạch, không đứt đoạn, đầy thức ăn
4 Hình dạng Đầy đủ phụ bộ, không dị tật, không dị hình
5 Phản xạ
Bơi tán đều, không vón cục, không chìm xuống đáy dụng
cụ kiểm tra, có xu thể bơi ngược dòng nước, phản xạ
nhanh nhạy khi có tiếng động hoặc ánh sáng chiếu đột
ngột.
6
Soi bệnh phát
sáng
Lấy mẫu ngẫu nhiên khoảng 100 tôm giống, đưa tôm
giống vào phòng tối, nếu tôm không phát sáng là đạt yêu
cầu
7 Sốc tôm Cách 1. Lấy ngẫu nhiên khoảng 100 tôm giống cùng 2 lít
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
32
nước trong bể ương, cho thêm 2 lít nước ngọt, để trong 1
giờ, nếu lượng tôm chết dưới 10% là đạt yêu cầu
Cách 2. Lấy khoảng 100 tôm giống cùng 10 lít nước từ
bể ương, cho 2 ml formol (nồng độ 200 ppm) và sục khí
sau 1 giờ, lượng tôm chết dưới 10% là đạt yêu cầu.
8 Kiểm tra bệnh
Đưa mẫu tôm tới phòng chuyên môn kiểm tra, đảm bảo
100% tôm không nhiễm các loại bệnh.
- Kiểm tra chất lượng tôm giống khivề vận chuyển về cơ sở nuôi:
+ Các bao tôm giống về ao ương còn nguyên vẹn, đủ lượng oxy; tôm khỏe
mạnh; bơi phân tán đều trong bao.
+ Kiểm tra lại pH và độ mặn của 03 túi tôm giống bất kỳ so với pH và độ
mặn của ao ương để có biện pháp xử lý (thuần) trước khi thả tôm giống.
- Cỡ giống ương: post 10 – 12.
- Mật độ ương: 1.000-3.000 con/m2
b) Thả giống:
- Mật độ thả 1.000-3.000 con/m2;
- Vị trí và thời điểm thả giống: thả giống ở những vị trí đầu gió vào lúc sáng
sớm hoặc chiều muộn;
- Cách thả giống: trước tiên ngâm các bao tôm giống xuống ao ương trong
thời gian từ 15-20 phút cho cân bằng nhiệt độ; sau đó mở bao cho tôm giống bơi
từ từ ra ngoài.
Lưu ý: Trước khi thả tôm giống vào ao ương cần tiến hành sục khí, chạy
quạt ao ương (gièo) trong thời gian ít nhất 30 phút và kiểm tra các chỉ tiêu môi
trường ao ương.
Chăm sóc và quản lý ao ương
- Thời gian ương: Trung bình từ 20-25 ngày (tùy theo sự phát triển của
tôm)
- Kích cỡ tôm ương đạt yêu cầu nuôi thương phẩm: từ 1.000-2.000 con/kg
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
33
a) Hướng dẫn cho tôm ăn
- Thức ăn: thức ăn công nghiệp dạng viên, có độ đạm tối thiểu là 40%;
- Cho ăn: ngày đầu cho tôm giống ăn theo tỷ lệ 0,5 kg thức ăn cho
100.000 con; từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 10: mỗi ngày tăng thêm 150 g thức ăn;
từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 25: mỗi ngày tăng thêm 200 g thức ăn. Mỗi ngày
cho ăn 04 lần theo Bảng hướng dẫn sau (Bảng 4):
Bảng 4: Bảng hướng dẫn cho tôm giống ăn trong giai đoạn ương
(đơn vị: kg/100.000 Postlarvae)
Ngày
thứ
Lần 1
(Khoảng 7
giờ)
Lần 2
(Khoảng
11 giờ)
Lần 3
(Khoảng
14 giờ)
Lần 4
(Khoảng
17 giờ)
Tổng thức
ăn/ngày
1 0,125 0,125 0,125 0,125 0,50
2 0,163 0,163 0,163 0,163 0,65
3 0,200 0,200 0,200 0,200 0,80
4 0,238 0,238 0,238 0,238 0,95
5 0,275 0,275 0,275 0,275 1,10
6 0,313 0,313 0,313 0,313 1,25
7 0,350 0,350 0,350 0,350 1,40
8 0,388 0,388 0,388 0,388 1,55
9 0,425 0,425 0,425 0,425 1,70
10 0,463 0,463 0,463 0,463 1,85
11 0,513 0,513 0,513 0,513 2,05
12 0,563 0,563 0,563 0,563 2,25
13 0,613 0,613 0,613 0,613 2,45
14 0,663 0,663 0,663 0,663 2,65
15 0,713 0,713 0,713 0,713 2,85
16 0,763 0,763 0,763 0,763 3,05
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
34
Ngày
thứ
Lần 1
(Khoảng 7
giờ)
Lần 2
(Khoảng
11 giờ)
Lần 3
(Khoảng
14 giờ)
Lần 4
(Khoảng
17 giờ)
Tổng thức
ăn/ngày
17 0,813 0,813 0,813 0,813 3,25
18 0,863 0,863 0,863 0,863 3,45
19 0,913 0,913 0,913 0,913 3,65
20 0,963 0,963 0,963 0,963 3,85
21 1,013 1,013 1,013 1,013 4,05
22 1,063 1,063 1,063 1,063 4,25
23 1,113 1,113 1,113 1,113 4,45
24 1,163 1,163 1,163 1,163 4,65
25 1,213 1,213 1,213 1,213 4,85
Tổng 65,00
b) Hướng dẫn bổ sung bộ dinhdưỡng
Trộn bổ sung vào thức ăn cho tôm giống trong giai đoạn ương (theo lịch
tại Bảng 4) các thành phần dinh dưỡng sau:
- TA-Feedmin (bổ sung vitamin tổng hợp): trộn TA-Feedmin với thức ăn
theo tỷ lệ 5-10g TA-Feedmin/01 kg thức ăn;
- T-Food (cung cấp vi sinh đường ruột): trộn T-Food với thức ăn theo tỷ
lệ 5-10g T-Food/ 01kg thức ăn;
- TA-Beta.Glucan (tăng hệ thống bổ thể, tăng sức đề kháng): trộn TA-
Beta.Glucan với thức ăn theo tỷ lệ 5-10g TA-Beta.Glucan/ 01kg thức ăn.
- TA-Forever (giúp vỏ tôm dày, thịt chắc, màu đẹp): trộn TA-Forever với
thức ăn theo tỷ lệ 5-10g TA-Forever/ 01kg thức ăn;
- TA-Binder (chất kết dính giảm thất thoát thức ăn, kích thích tôm bắt
mồi): trộn TA-Binder với thức ăn theo tỷ lệ 20ml TA-Binder/ 01kg thức ăn.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
35
Vấn đề: Cải tạo ao nuôi
a) Cải tạo đáy ao
- Ðối với ao mới xây dựng xong cho nước vào ngâm 2 – 3 ngày rồi lại xả hết
nước để tháo rửa. Tháo rửa như vậy 2 đến 3 lần sau đấy dùng vôi bột để khử
chua cả bờ và đáy ao. Lượng vôi tuỳ theo pH của đất đáy ao:
+ pH 6 – 7 dùng 300 – 400 kg/ha;
+ pH 4,5 – 6 dùng 500 – 1.000 kg/ha.
- Rắc vôi xong phơi ao 7 – 10 ngày lấy nước qua lưới lọc sinh vật có mắt lưới 9
– 10 lỗ/cm2. Gây mầu nước để chuẩn bị thả giống.
- Ðối với ao cũ sau khi thu hoạch xả hết nước ao cũ. Nếu tháo kiệt được thì nạo
vét hết lớp bùn nhão rồi cầy xới đáy ao lên trộn với vôi bột mỗi ha 500 – 1.000
kg phơi khô 10 – 15 ngày, lấy nước vào qua lưới lọc để gây mầu nước như trên.
Nếu ao không tháo cạn được thì dùng bơm, bơm sục đáy ao để tẩy rửa chất thải
sau đó bón vôi diệt tạp. Vôi thường dùng là vôi nung CaO với liều lượng từ
1.200 – 1.500 kg/ha cho ao với mực nước 10 cm, với ao có mực nước sâu 0,5 –
1m lượng vôi nhiều hơn gấp đôi. Lượng vôi nhiều hay ít phụ thuộc vào chỉ số
pH của nước ao. Bón vôi xong yêu cầu chỉ số pH của nước ao phải đạt 8 – 8,3
mới được thả tôm giống để nuôi. Hoặc dùng phương pháp cho vôi vào lồng tre
buộc sau thuyền gỗ di chuyển trong ao. Ao có mức nước sâu 0,5 – 1m mỗi ha
dùng 1.500 – 2.000 kg vôi nung có thể diệt hết côn trùng, dịch hại cho tôm trong
ao. Thời gian còn tác dụng là 7 – 8 ngày sau khi diệt tạp.
- Những ao đầm sau đây không được dùng vôi để sát trùng:
+ Ao có đáy hoặc nước ao hàm lượng Ca++ quá cao; bón vôi làm cho Ca++ kết
hợp với PO= 4 lắng xuống gây nên hiện tượng thiếu lân trong ao; thực vật phù
du và rong tảo không phát triển được, không gây được màu nước cho ao;
+ Ao có hàm lượng hữu cơ quá thấp, bón vôi làm cho quá trình phân giải hữu cơ
tăng lên làm cho nước quá gầy không có lợi cho sinh vật sống trong ao; nếu
dùng vôi để sát trùng sau đó bón phân hữu cơ hoặc phân lân ao mới dùng lại
được;
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
36
+ Bón vôi quá liều lượng làm cho nhiệt độ nước lên cao, pH cao, NH3 cao, độc
tính lớn dẫn đến bệnh tôm phát triển;
+ Dùng vôi sát trùng xong không được bón phân urê; phân urê làm tăng NH4N
trong nước, phá hoại tổ chức mang của tôm, cản trở sự vận chuyển màu làm tôm
bị chết.
b) Diệt tạp
- Nước lấy vào ao qua lưới lọc để 2 – 3 ngày cho các loại trứng theo nước vào
ao nở hết rồi tiến hành diệt bằng saponine với nồng độ 15 – 20 ppm (15-20 g/m3
nước ao).
- Saponine là bột hạt chè ta uống hàng ngày. Nơi có điều kiện dùng hạt chè
nghiền thành bột ngâm vào nước ngọt 26 giờ, nếu cần gấp thì ngâm vào nước
nóng cũng được. Ngâm xong đem lọc lấy dung dịch lọc được phun xuống ao.
Ao có mức nước sâu 1m, mỗi ha dùng 150 – 180 kg hạt chè xử lý như trên sau
40 phút có thể diệt được hầu hết cá dữ. Nhưng dùng nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến
tốc độ sinh trưởng của tôm, thậm chí làm tôm sinh bệnh.
- Dùng saponine diệt tạp xong phải thay nước mới được thả tôm giống.
- Hạt chè được chế biến thành thương phẩm có tên là sapotech để cung cấp cho
các nơi không tự túc được hạt chè, sapotech được đóng trong bao nilong bọc
giấy, khi dùng đem ra pha nước tạt xuống ao, lượng dùng là 4,5 – 5 g/m2, cho
ao có mức nước sâu khoảng 10 cm. Sau 15 – 20 giờ thay nước hoặc cho thêm
nước vào ao mới được thả tôm giống.
c) Khử trùng nguồn nước
- Trong nước ao thường có nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm, tảo và nguyên sinh
động vật sinh ra các loại bệnh cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng,
bệnh MBV, bệnh phát sáng, bệnh đóng rong, bệnh đỏ mang, bệnh hoại tử phụ
bộ, v.v… Vì vậy, trước khi thả tôm giống cần phải khử trùng nguồn nước. Hoá
chất dùng để khử trùng nguồn nước phổ biến là chlorine. Chlorine có hàm lượng
Cl 30 – 38%, để lâu sẽ bốc hơi mất tác dụng nên thường phải xác định lại nồng
độ cho chính xác trước khi dùng.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
37
- Nồng độ 2 ppm có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Ao có mức nước sâu 1m, mỗi ha
dùng 195 kg hoà loãng với nước ao phun đều khắp ao. Nếu phun vào những
ngày trời dâm mát, tác dụng diệt khuẩn có thể kéo dài 4 đến 5 ngày. Trước khi
thả tôm giống phải mở máy quạt nước cho bay hết khí chlo còn lại trong nước.
Chú ý, không dùng chlorine ngay sau khi sử dụng vôi sống vì gặp nước chlorine
sản sinh ra HCl, vôi sống sinh ra OH hai thứ trung hoà lẫn nhau làm mất tác
dụng diệt khuẩn của từng loại.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
38
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
4.1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở
hạ tầng.
Chuẩn bị mặtbằng.
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các
thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện
đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.
Phương án tái địnhcư.
Khu vực lập dự án không có dân cư sinh sống nên không thực hiện việc tái
định cư.
Các phương án xây dựng công trình.
Dự án được chuyển giao toàn bộ công trình từ chủ đầu tư trước đây, bao gồm
toàn bộ công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của dự án.
Phương án tổ chức thực hiện.
Mô hình dự án được chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành
khai thác khi đi vào hoạt động.
Mô hình dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động
chuyên môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình
hoạt động sau này.
Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý.
Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương
đầu tư.
Tiến độ thực hiện: 12 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư,
trong đó:
+ Thời gian chuẩn bị đầu tư: 6 tháng
+ Thời gian xây dựng và hoàn thành dự án: 6 tháng.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
39
Dòng tiền cho các năm được phân bổ như sau:
STT Nội dung
Thành tiền
sau VAT
Tiến độ thực hiện
Năm 1 Năm 2
Xây dựng 60.171.570 24.068.628 36.102.942
I
Chi phí nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất
và cơ sở hạ tầng
60.171.570 24.068.628 36.102.942
II Vốn lưu động 3.828.430 1.531.372 2.297.058
1 Chi phí nhập tôm giống 800.000 320.000 480.000
2
Chi phí nhập thức ăn chăn
nuôi
1.690.000 676.000 1.014.000
3
Chi phí lương công nhân
viên
1.086.210 434.484 651.726
7 Chi phí khác 252.220 100.888 151.332
Tổng
cộng
64.000.000 25.600.000 38.400.000
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
40
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI
PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
5.1. Đánh giá tác động môi trường.
Giới thiệu chung.
Mục đích của công tác đánh giá tác động môi “Trang trại nuôi tôm thẻ
chân trắng thương phẩm” là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu
cực ảnh hưởng đến môi trường trong Nhà máy và khu vực lân cận, để từ đó đưa
ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi
trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính nhà máy khi
dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
Các quyđịnhvà các hướng dẫn về môi trường.
Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo:
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi
trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008
về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09
tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18
tháng 04 năm 2011 của chính phủ về việc Quy định về đánh giá môi trường
chiến lược; đánh giá tác động môi trường; cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của chính phủ quy định về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường;
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
41
- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt
Nam về môi trường bắt buộc áp dụng;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành
Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại;
- Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ
Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về
Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết
định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ
KHCN và Môi trường.
5.2. Tác động tới môi trường
Nguồn gâyra ô nhiễm
a) Chất thải rắn
- Rác thải trong quá trình thi công xây dựng: các loại bao bì đựng nguyên
vật liệu như giấy và một lượng nhỏ các loại bao nilon,đất đá do các hoạt động
đào đất xây dựng và các công trình phụ trợ khác.
- Sự rơi vãi vật liệu như đá, cát, ... trong quá trình vận chuyển của các thiết
bị chuyên dụng đến nơi xây dựng.
- Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra.
- Chất thải sinh hoạt của lực lượng nhân công lao động tham gia thi công.
b) Chất thải khí:
Chất thải khí là nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu khí quyển, khí thải có
thể phát ra từ các hoạt động trong các quá trình thi công từ giai đoạn chuẩn bị
nguyên vật liệu cho đến khi tháo dỡ các hạng mục công trình trong giai đoạn
ngừng hoạt động. Chủ yếu là khí thải phát sinh do hoạt động của động cơ máy
móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển vật tư dụng cụ, thiết bị phục vụ
cho thi công.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
42
c) Chất thải lỏng:
Chất thải lỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường trong khu vực
xây dựng khu biệt thự gây ảnh hưởng đến môi trường lân cận. Chất thải lỏng của
dự án gồm có nước thải từ quá trình xây dựng, nước thải sinh hoạt của công
nhân và nước mưa.
- Dự án chỉ sử dụng nước trong các quá trình phối trộn nguyên vật liệu và
một lượng nhỏ dùng cho việc tưới tường, tưới đất để giữ ẩm và hạn chế bụi phát
tán vào môi trường xung quanh. Lượng nước thải từ quá trình xây dựng chỉ gồm
các loại chất trơ như đất cát, không mang các hàm lượng hữu cơ, các chất ô
nhiễm thấm vào lòng đất.
- Nước thải sinh hoạt của của công nhân trong giai đoạn thi công rất ít, chủ
yếu là nước tắm rửa đơn thuần và một phần rất nhỏ các hoạt động vệ sinh khác
vì trong quá trình xây dựng hầu hết tất cả công nhân xây dựng không ở lại, chỉ
có một hoặc hai người ở lại bảo quản vật tư.
- Nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất ô nhiễm bề mặt từ khu vực xây
dựng xuống các kênh rạch cận kề. Tuy nhiên, dự án đã có hệ thống thoát nước
ngầm thu nước do vậy kiểm soát được nguồn thải và xử lý nước bị ô nhiễm
trước khi thải ra ngoài.
d) Tiếng ồn.
- Gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh làm giảm khả năng tập
trung và giảm năng suất lao động. Tiếng ồn có thể sinh ra theo những con đường
sau nhưng phải được kiểm soát và duy trì ở trong khoảng 80 – 85dBA theo tiêu
chuẩn quy định, tiếng ồn có thể phát sinh từ những nguồn.
+ Động cơ, máy móc thi công, và những thiết bị phục vụ xây dựng, lắp đặt.
+ Trong quá trình lao động như gò, hàn các chi tiết kim loại, và khung kèo
sắt … và quá trình đóng, tháo côppha, giàn giáo, vận chuyển vật liệu…
+ Từ động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện …
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
43
e) Bụi và khói
- Khi hàm lượng bụi và khói vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra những
bệnh về đường hô hấp làm giảm khả năng lao động của công nhân. Bụi và khói
được sinh ra từ những lý do sau:
- Từ các hoạt động chuyên chở vật liệu, tập kết đổ vật liệu đến nơi xây
dựng.
- Từ các đống tập kết vật liệu.
- Từ các hoạt động đào bới san lấp.
- Từ quá trình thi công: quá trình phối trộn nguyên vật liệu, quá trình đóng
tháo côppha…
Mức độ ảnh hưởng tới môi trường
a) Ảnh hưởng đến chất lượng không khí:
Chất lượng không khí của khu vực xây dựng sẽ chịu ít nhiều biến đổi do
các hoạt động thực thi Dự án. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn thi công xây dựng
và tháo dỡ công trình ngưng hoạt động, khói bụi và khí thải là tác nhân ô nhiễm
đáng chú ý nhất. Khí thải sinh ra từ các động cơ máy móc chủ yếu là khí NOx,
CO, CO2, SO2....Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ các loại máy
móc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện môi trường làm
việc thông thoáng ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến con người là
không đáng kể tuy nhiên khi hàm lượng cao nó sẽ là tác nhân gây ra những ô
nhiễm cho môi trường và con người như: khí SO2 hoà tan được trong nước nên
dễ phản ứng với cơ quan hô hấp người và động vật.
b) Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt:
Hoạt động xây dựng công trình có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến chất
lượng nước mặt. Do phải tiếp nhận lượng nước thải ra từ các quá trình thi công
có chứa chất nhiễm bẩn cao gồm các hoá chất như vết dầu mỡ rơi vãi từ các
động cơ máy móc trong quá trình thi công vận hành, nước thải sinh hoặt của
công nhân trong các lán trại ... cũng gây ra hiện tượng ô nhiễm, bồi lắng cho
nguồn nước mặt.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
44
c) Ảnh hưởng đến giaothông
Hoạt động của các loại phương tiện vận tải phục vụ công tác thi công xây
dựng lắp đặt sẽ làm gia tăng mật độ lưu thông trên các tuyến đường vào khu
vực, mang theo những bụi bẩn đất, cát từ công trường vào gây ảnh hưởng xấu
đến chất lượng đường xá, làm xuống cấp nhanh chóng các tuyến đường này.
d) Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
- Không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lực lượng nhân
công làm việc tại công trường và cho cả cộng đồng dân cư. Gây ra các bệnh về
cơ quan hô hấp, dị ứng, viêm mắt ...
- Tiếng ồn phát sinh chủ yếu trong qúa trình thi công xây dựng và tháo dỡ
khi công trình ngừng hoạt động. Ô nhiễm tiếng ồn tác động trực tiếp lên lực
lượng lao động tại công trình và cư dân sinh sống gần khu vực thực thi dự án.
Tiếng ồn sẽ gây căng thẳng, ức chế, làm giảm năng suất lao động, gây xáo trộn
cuộc sống thường ngày của người dân. Mặt khác khi độ ồn vượt quá giới hạn
cho phép và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác.
Giải pháp khắcphục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường.
a) Giảm thiểu lượng chất thải
- Trong quá trình thực thi dự án chất thải phát sinh ra là điều không tránh
khỏi. Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp kết hợp với
biện pháp quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng lớn
chất thải phát sinh. Các biện pháp để giảm thiểu chất thải phát sinh:
- Dự toán chính xác khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho thi công, giảm
thiểu lượng dư thừa tồn đọng sau khi xây dựng công trình.
- Lựa chọn địa điểm tập kết nguyên vật liệu phù hợp nằm cuối hướng gió
và trên nền đất cao để tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát khi chưa sử dụng
đến.
Trong quá trình thi công:
Đề xuất những biện pháp giảm thiểu khói bụi và nước thải phát sinh trong
quá trình thi công.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
45
Chủ đầu tư sẽ yêu cầu đơn vị thi công nghiêm túc thực hiện những biện
pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường khu vực trong giai
đoạn xây dựng. Cụ thể đơn vị thi công sẽ thực hiện các giải pháp sau:
- Đối với khí thải động cơ: Đây là dạng nguồn thải phân tán, phát thải lưu
lượng nhỏ, không liên tục và phân bố trên mặt thoáng rộng nên khả năng gây ô
nhiễm môi trường không khí không đáng kể. Tuy nhiên trong khi thi công, nhà
máy sản xuất gỗ mỹ nghệ đơn vị thi công sẽ chọn các phương tiện cơ giới đồng
bộ đạt chuẩn cho phép nhằm giảm thiểu khí thải.
- Tại công trường hạn chế bụi cuốn bằng biện pháp phun nước làm ẩm tại các
khu vực có phát tán nhiều bụi, chú ý tính đến phun ẩm vào giai đoạn khô hanh
nắng nóng, nhiều gió.
- Công nhân thi công trên công trường phải sử dụng bảo hộ lao động như
khẩu trang chống bụi, găng tay, giày, ủng...
- Thu gom bùn đất rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển, tránh làm phát tán
bụi trong những ngày khô hanh, nắng nóng và nhiều gió.
- Tạo hệ thống rãnh thoát nước mưa trên khu vực công trường không cho nước
mưa chảy tràn vào khu vực thi công, thu gom rồi dẫn về các hố lắng cặn tạm thời
sau đó mới được đổ ra hệ thống thoát nước mưa chung của Khu công nghiệp.
- Giữ vệ sinh khu vực công trường, che chắn các điểm chứa nguyên vật liệu
xây dựng để tránh nước mưa cuốn theo các chất ô nhiễm làm tăng tính chất ô
nhiễm của nước mưa chảy tràn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất của
khu vực.
- Để hạn chế tiếng ồn, chủ đầu tư sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm
giảm khả năng gây ồn rung do hoạt động thi công gây ra.
+ Thiết kế và xây dựng hệ thống thoát nước hợp lý, khoa học, đảm bảo thu
và thoát hết nước trên toàn bộ diện tích khuôn viên khu vực. Đặc biệt, các khu
vực có xã nước thải. Cao độ của hệ thống thoát nước phải hợp lý, tránh ứ đọng
cục bộ gây bốc mùi.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
46
+ Kiểm tra định kỳ các thiết bị gây ồn, bảo dưỡng theo quy định, bôi trơn
thường xuyên các bộ phận chuyển động để giảm nhẹ tiếng ồn.
+ Côngnhân phải được bảo hộ lao động đầy đủ: nút tai chốngồn, chụp mũ tai,
kính mắt...
+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống thu gom, xử lý nước thải tránh hiện tượng
rò rỉ, đặc biệt đối với đường ống nhựa (tại các vị trí đầu mối và khớp nối) và bể
xử lý. Định kỳ nạo vét cặn bẩn, bùn tại bể tự hoại và hệ thống mương dẫn.
+ Lắp đặt hệ thống phun nước tại các vị trí phát sinh bụi.
+ Cách ly khu vực sản xuất với các khu vực khác, bao che hệ thống cốt liệu
để chống bụi phát tán ra môi trường xung quanh.
+ Vệ sinh môi trường: Thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải nhằm đảm
bảo vệ sinh môi trường trong khu vực nhà máy luôn được sạch sẽ và thoáng mát.
Tập huấn, giáo dục cho cán bộ công nhân viên về vệ sinh môi trường.
b) Thu gom và xử lý chất thải:
Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là điều
bắt buộc đối với khu vực xây dựng công trình. Trong dự án này việc thu gom và
xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây dựng đến khi đi bàn giao nhà và
quá trình tháo dỡ ngưng hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của
trạm và môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gom và xử lý phải được phân
loại theo các loại chất thải sau:
c) Chất thải rắn:
Đây là loại chất thải phát sinh nhiều nhất trong qúa trình thi công bao gồm
đất, đá, giấy, khăn vải, ... là loại chất thải rất khó phân huỷ đòi hỏi phải được thu
gom, phân loại để có phương pháp xử lý thích hợp. Những nguyên vật liệu dư
thừa có thể tái sử dụng được thì phải được phân loại và để đúng nơi quy định
thuận tiện cho việc tái sử dụng hoặc bán phế liệu. Những loại rác thải khó phân
huỷ hoặc độc hại phải được thu gom và đặt cách xa công trường thi công, sao
cho tác động đến con người và môi trường là nhỏ nhất để vận chuyển đến nơi xử
lý theo quy định. Các phương tiện vận chuyển đất đá san lấp bắt buộc dùng tấm
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
47
phủ che chắn, giảm đến mức tối đa rơi vãi trên đường gây ảnh hưởng cho người
lưu thông và đảm bảo cảnh quan môi trường được sạch đẹp.
d) Chất thải khí:
- Sinh ra trực tiếp trong quá trình thi công từ các máy móc thi công cơ giới,
phương tiện vận chuyển cần phải có những biện pháp để làm giảm lượng chất
thải khí ra ngoài môi trường, các biện pháp có thể dùng là:
- Đối với các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công và các động cơ
khác cần thiết nên sử dụng loại nhiên liệu có khả năng cháy hoàn toàn, khí thải
có hàm lượng chất gây ô nhiễm thấp. Sử dụng máy móc động cơ mới đạt tiêu
chuẩn kiểm định và được chứng nhận không gây hại đối với môi trường.
- Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc
phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra.
e) Chất thải lỏng
Chất thải lỏng sinh ra trong quá trình xây dựng sẽ được thu gom vào hệ
thống thoát nước hiện hữu được bố trí quanh khu vực khu biệt thự. Nước thải có
chứa chất ô nhiễm sẽ được thu gom và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử
lý còn nước không bị ô nhiễm sẽ theo hệ thống thoát nước bề mặt và thải trực
tiếp ra ngoài.
f) Tiếng ồn:
Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cho công nhân trong quá trình thi công,
sắp xếp công việc một cách hợp lý khoa học để mức độ ảnh hưởng đến công
nhân làm việc trong khu vực xây dựng và ở khu vực lân cận là nhỏ nhất. Kiểm
tra và bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị. Thông thường chu kỳ bảo dưỡng
đối với thiết bị mới là 4-6 tháng/lần, thiết bị cũ là 3 tháng/lần. Bố trí cách ly các
nguồn gây ồn với xung quanh nhằm làm giảm tác động lan truyền của sóng âm.
Để biện pháp phân lập đạt hiệu quả cao hơn cần cách lý và bố trí thêm các tường
ngăn giữa các bộ phận. Trồng cây xanh để tạo bóng mát, hạn chế lan truyền ồn
ra môi trường. Hạn chế hoạt động vào ban đêm.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
48
g) Bụi và khói:
Trong quá trình thi công xây dựng bụi và khói là những nhân tố gây ảnh
hưởng nhiều nhất đến công nhân lao động nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ
của người công nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, về mắt ...làm giảm khả
năng lao động. Để khắc phục những ô nhiễm đó cần thực hiện những biện pháp
sau:
- Sử dụng nguyên vật liệu ít gây hại, thiết bị chuyên chở nguyên vật liệu
phải được che chắn cẩn thẩn tránh rơi vãi.
- Thưởng xuyên rửa xe để tránh phát sinh bụi, đất cát trong khu đô thị khi
di chuyển.
- Sử dụng những thiết bị bảo hộ cho công nhân khi làm việc trong tình
trạng khói bụi ô nhiễm như mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt....
5.3. Kết luận
Dựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể
thấy quá trình thực thi dự án có thể gây tác động đến môi trường quanh khu vực
dự án và khu vực lân cận ở mức độ thấp không tác động nhiều đến môi trường,
có chăng chỉ là những tác động nhỏ trong khoảng thời gian ngắn không có tác
động về lâu dài.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
49
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC
HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH
6.1. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn.
Nguồn vốn: vốn chủ sở hữu 73,44%%, vốn vay 26,56%. Chủ đầu tư sẽ
thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân
hàng thương mại theo lãi suất hiện hành.
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được lập trên cơ sở tham khảo các
bản chào giá của các Nhà cung cấp vật tư thiết bị.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
50
TT Nội dung Diện tích/ số lượng ĐVT Đơn giá trọn gói
Thành tiền sau
VAT
Xây dựng 116.838,0
1.350 60.171.570
I
Chi phí nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất và cơ sở hạ
tầng
116.838,0 m2
60.171.570 60.171.570
II Vốn lưu động TT
3.828.430
1 Chi phí nhập tôm giống 1 Tấn
80.000 800.000
2 Chi phí nhập thức ăn chăn nuôi 26 tấn
65.000 1.690.000
3 Chi phí lương công nhân viên 1 TT
181.035 1.086.210
7 Chi phí khác TT
252.220 252.220
Tổng cộng
64.000.000
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
51
6.2. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án.
Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án: 64.000.000.000 đồng.
(Sáu mươi bốn tỷ đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (73,44%%) : 47.000.000.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (26,56%) : 17.000.000.000 đồng.
Dự kiến các nguồn doanhthu của dự án:
Doanh thu của dự án từ bán tôm thẻ chân trắng thương phẩm
Các chi phí đầu vàocủa dự án:
Chi phí đầu vào của dự án % Khoản mục
1 Chi phí khấu hao TSCD "" Bảng tính
2 Chi phí bảo trì thiết bị "" Bảng tính
3 Chi phí chăn nuôi 40% Tổng mức đầu tư chăn nuôi
4 Chi phí lãi vay "" Bảng tính
5 Chi phí quản lý 2% Doanh thu
6 Chi phí lương "" Bảng tính
Chế độ thuế %
1Thuế TNDN 10
Phương án vay.
• Số tiền : 17.000.000.000 đồng.
• Thời hạn : 10 năm (120 tháng).
• Ân hạn : 1 năm.
• Lãi suất, phí:Tạm tính lãi suất 8.5%/năm (tùy từng thời điểm theo
lãi suất ngân hàng).
• Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn
vay.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
52
Lãi vay, hình thức trả nợ gốc
1 Thời hạn trả nợ vay 10 năm
2 Lãi suất vay cố định 8,5% /năm
3 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính) 12% /năm
4 Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC 10,
84%
/năm
5 Hình thức trả nợ: 1
(1: trả gốc đều; 2: trả gốc và lãi đều; 3: theo năng lực của dự
án)
Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính trên cơ sở tỷ trọng vốn vay là
26,56%; tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 73,44%; lãi suất vay dài hạn 8,5%/năm; chi
phí sử dụng vốn chủ sở hữu 10,84%/năm.
Các thông số tài chính của dự án
a) Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế
và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì
chỉ số hoàn vốn của dự án là 12,26 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ
được đảm bảo bằng 12,26 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để
thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận
thấy đến năm thứ 6 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng
của năm thứ 5 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 5 năm 4 tháng kể từ ngày hoạt
động.
b) Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
53
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng
phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2.24 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ
ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2.24 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng
tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 10.84%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 8 đã hoàn được vốn và có dư.
Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 7.
Kết quả tính toán: Tp = 7 năm 1 tháng tính từ ngày hoạt động.
c) Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Trong đó:
- P: Giá trị đầu tư của dự án tại thời điểm đầu năm sản xuất.
- CFt : Thu nhập của dự án = lợi nhuận sau thuế + khấu hao.
Hệ số chiết khấu mong muốn 10.84%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 78.807.775.000 đồng. Như vậy chỉ
trong vòng 50 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ
giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần 78.807.775.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có
hiệu quả cao.
d) Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán
cho thấy IRR = 16.453%> 10.84%như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự
án có khả năng sinh lời.






Tp
t
t
Tp
i
F
P
CFt
P
O
1
)
%,
,
/
(






n
t
t
t
i
F
P
CFt
P
NPV
1
)
%,
,
/
(
P
t
i
F
P
CFt
PIp
n
t
t



 1
)
%,
,
/
(
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
54
KẾT LUẬN
1. Kết luận.
Với kết quả phân tích như trên, cho thấy hiệu quả tương đối cao của dự án
mang lại, đồng thời giải quyết việc làm cho người dân trong vùng. Cụ thể như
sau:
+ Các chỉ tiêu tài chính của dự án cho thấy dự án có hiệu quả về mặt kinh tế.
+ Hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương trung bình khoảng 1,2 tỷ
đồng, thông qua nguồn thuế thu nhập từ hoạt động của dự án.
+ Hàng năm giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương.
Góp phần “Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế”.
2. Đề xuất và kiến nghị.
Với tính khả thi của dự án, rất mong các cơ quan, ban ngành xem xét và hỗ
trợ chúng tôi để chúng tôi có thể triển khai các bước theo đúng tiến độ và quy
định. Để dự án sớm đi vào hoạt động.
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
55
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
ĐVT:1000 VNĐ
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn và tiến độ thực hiện của dự án
STT Nội dung
Diện
tích/ số
lượng
ĐVT
Đơn giá
trọn gói
Thành tiền
trước VAT
VAT
Thành tiền
sau VAT
Xây dựng 116.838,0 1.350 54.701.427 5.470.143 60.171.570
I
Chi phí nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất và cơ sở hạ
tầng
116.838,0 m2 60.171.570 54.701.427 5.470.143 60.171.570
II Vốn lưu động TT 3.480.391 348.039 3.828.430
1 Chi phí nhập tôm giống 1 Tấn 80.000 727.273 72.727 800.000
2 Chi phí nhập thức ăn chăn nuôi 26 tấn 65.000 1.536.364 153.636 1.690.000
3 Chi phí lương công nhân viên 1 TT 181.035 987.464 98.746 1.086.210
7 Chi phí khác TT 252.220 229.291 22.929 252.220
Tổng cộng 58.181.818 5.818.182 64.000.000
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
56
Cơ cấu nguồn vốn:
STT Nội dung
Thành
tiền sau
VAT
NGUỒN VỐN
Tự có - tự
huy động
Vay tín
dụng
Xây dựng 60.171.570 18.051.471 42.120.099
I Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng 60.171.570 18.051.471 42.120.099
II Vốn lưu động 3.828.430 1.148.529 2.679.901
1 Chi phí nhập tôm giống 800.000 240.000 560.000
2 Chi phí nhập thức ăn chăn nuôi 1.690.000 507.000 1.183.000
3 Chi phí lương công nhân viên 1.086.210 325.863 760.347
7 Chi phí khác 252.220 75.666 176.554
Tổng cộng 64.000.000 47.000.000 17.000.000
Tỷ lệ (%) 100% 73,4% 26,6%
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
57
Tiến độ thực hiện:
STT Nội dung
Thành tiền sau
VAT
Tiến độ thực hiện
Năm 1 Năm 2
Xây dựng 60.171.570 24.068.628 36.102.942
I Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng 60.171.570 24.068.628 36.102.942
II Vốn lưu động 3.828.430 1.531.372 2.297.058
1 Chi phí nhập tôm giống 800.000 320.000 480.000
2 Chi phí nhập thức ăn chăn nuôi 1.690.000 676.000 1.014.000
3 Chi phí lương công nhân viên 1.086.210 434.484 651.726
7 Chi phí khác 252.220 100.888 151.332
Tổng cộng 64.000.000 25.600.000 38.400.000
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
58
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm.
I Xây dựng 60.171.570
Năm
khấu
hao
4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438
Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất và cơ sở hạ tầng
60.171.570 15 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438
Tổng cộng 60.272.288 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438
T
T
Chỉ tiêu
Giá trị
ban đầu
Năm
khấu
hao
Năm hoạt động
6 7 8 9 10
I Xây dựng 60.171.570 15 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438
Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất và cơ sở hạ tầng
60.171.570 15 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438
Tổng cộng 60.272.288 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
59
TT Chỉ tiêu
Giá trị
ban đầu
Năm
khấu
hao
Năm hoạt động
11 12 13 14 15
I Xây dựng 60.171.570 15 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438
Chi phí nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất và cơ sở hạ
tầng
60.171.570 15 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438
Tổng cộng 60.272.288 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
60
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm.
TT Khoản mục Năm 1 2 3 4 5
I Tổng doanh thu hằng năm 1000đ/năm 26.100.000 29.580.000 31.320.000 33.060.000 33.060.000
1 Tôm thẻ chân trắng 1000đ 26.100.000 29.580.000 31.320.000 33.060.000 33.060.000
- Số lượng tấn 240 240 240 240 240
- Đơn giá 1000 đồng 145.000 145.000 145.000 145.000 145.000
- Công suất % 75% 85% 90% 95% 95%
II Tổng chi phí hằng năm 1000đ/năm 19.163.858 19.755.858 19.956.302 20.256.747 20.096.191
1 Chi phí marketing 5% 1.305.000 1.479.000 1.566.000 1.653.000 1.653.000
2 Chi phí khấu hao TSCD "" 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438
3 Chi phí bảo trì thiết bị "" 150.000 220.000 320.000 520.000 520.000
4 Chi phí chăn nuôi 5.070.000 5.070.000 5.070.000 5.070.000 5.070.000
5 Chi phí lãi vay "" 1.445.000 1.445.000 1.284.444 1.123.889 963.333
6 Chi phí giống 2.400.000 2.400.000 2.400.000 2.400.000 2.400.000
7 Chi phí quản lý 10% 2.610.000 2.958.000 3.132.000 3.306.000 3.306.000
8 Chi phí lương "" 2.172.420 2.172.420 2.172.420 2.172.420 2.172.420
III Lợi nhuận trước thuế 6.936.142 9.824.142 11.363.698 12.803.253 12.963.809
IV Thuế TNDN 693.614 982.414 1.136.370 1.280.325 1.296.381
V Lợi nhuận sau thuế 6.242.528 8.841.728 10.227.328 11.522.928 11.667.428
TT Khoản mục Năm 6 7 8 9 10
Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm”
61
TT Khoản mục Năm 6 7 8 9 10
I Tổng doanh thu hằng năm 1000đ/năm 33.060.000 33.060.000 33.060.000 33.060.000 33.060.000
1 Tôm thẻ chân trắng 1000đ 33.060.000 33.060.000 33.060.000 33.060.000 33.060.000
- Số lượng tấn 240 240 240 240 240
- Đơn giá 1000 đồng 145.000 145.000 145.000 145.000 145.000
- Công suất % 95% 95% 95% 95% 95%
II Tổng chi phí hằng năm 1000đ/năm 19.935.636 19.775.080 19.614.525 19.453.969 19.293.414
1 Chi phí marketing 5% 1.653.000 1.653.000 1.653.000 1.653.000 1.653.000
2 Chi phí khấu hao TSCD "" 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438
3 Chi phí bảo trì thiết bị "" 520.000 520.000 520.000 520.000 520.000
4 Chi phí chăn nuôi 5.070.000 5.070.000 5.070.000 5.070.000 5.070.000
5 Chi phí lãi vay "" 802.778 642.222 481.667 321.111 160.556
6 Chi phí giống 2.400.000 2.400.000 2.400.000 2.400.000 2.400.000
7 Chi phí quản lý 10% 3.306.000 3.306.000 3.306.000 3.306.000 3.306.000
8 Chi phí lương "" 2.172.420 2.172.420 2.172.420 2.172.420 2.172.420
III Lợi nhuận trước thuế 13.124.364 13.284.920 13.445.475 13.606.031 13.766.586
IV Thuế TNDN 1.312.436 1.328.492 1.344.548 1.360.603 1.376.659
V Lợi nhuận sau thuế 11.811.928 11.956.428 12.100.928 12.245.428 12.389.928
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docxDự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản
Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản
Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆPDỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆPLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ treThuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ treLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 

Was ist angesagt? (20)

Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docxDự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
 
Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản
Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản
Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản
 
Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
 Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356 Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆPDỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
 
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữaDự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
 
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâmLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
 
Tư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long an
Tư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long anTư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long an
Tư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long an
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...
Thuyết minh dự án Khu trang trại chăn nuôi heo hậu bị Xuân Lộc - Đồng Nai 091...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy nước đóng chai Cawaco tỉnh Cà Mau | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy nước đóng chai Cawaco tỉnh Cà Mau | duanviet...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy nước đóng chai Cawaco tỉnh Cà Mau | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy nước đóng chai Cawaco tỉnh Cà Mau | duanviet...
 
Tư vấn miễn phí lập dự án trang trại lợn siêu nạc bắc kạn
Tư vấn miễn phí lập dự án trang trại lợn siêu nạc bắc kạnTư vấn miễn phí lập dự án trang trại lợn siêu nạc bắc kạn
Tư vấn miễn phí lập dự án trang trại lợn siêu nạc bắc kạn
 
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ treThuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh âu việt| duanviet....
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh âu việt| duanviet....Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh âu việt| duanviet....
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh âu việt| duanviet....
 
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chè và chế biến chè Công nghệ Ô long tỉnh Lạng...
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chè và chế biến chè Công nghệ Ô long tỉnh Lạng...Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chè và chế biến chè Công nghệ Ô long tỉnh Lạng...
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chè và chế biến chè Công nghệ Ô long tỉnh Lạng...
 
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
du an trong rung ket hop cay duoc lieu 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
 
Lap du an lam nghiep trong rung
Lap du an lam nghiep  trong rungLap du an lam nghiep  trong rung
Lap du an lam nghiep trong rung
 

Ähnlich wie Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356

Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 0918755356Dự án chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao  0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao  0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuậ...
Thuyết minh dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuậ...Thuyết minh dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuậ...
Thuyết minh dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuậ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁTXÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁTCong ty CP Du An Viet
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 

Ähnlich wie Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356 (20)

Thuyết minh Dự án Trang trại Chăn nuôi Lợn đen - Gà Cỏ - Vịt bầu theo mô hình...
Thuyết minh Dự án Trang trại Chăn nuôi Lợn đen - Gà Cỏ - Vịt bầu theo mô hình...Thuyết minh Dự án Trang trại Chăn nuôi Lợn đen - Gà Cỏ - Vịt bầu theo mô hình...
Thuyết minh Dự án Trang trại Chăn nuôi Lợn đen - Gà Cỏ - Vịt bầu theo mô hình...
 
Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356
 
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn -...
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn -...Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn -...
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn -...
 
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...
Trang trại chăn nuôi bò thịt Nông Cống tỉnh Thanh Hóa | PICC www.lapduandautu...
 
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
 
Dự án chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 0918755356Dự án chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh | duanviet...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh | duanviet...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xưởng chế biến mùn thực vật tỉnh Thanh Hóa | duanvie...
Thuyết minh dự án đầu tư Xưởng chế biến mùn thực vật tỉnh Thanh Hóa | duanvie...Thuyết minh dự án đầu tư Xưởng chế biến mùn thực vật tỉnh Thanh Hóa | duanvie...
Thuyết minh dự án đầu tư Xưởng chế biến mùn thực vật tỉnh Thanh Hóa | duanvie...
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao quảng nam 0918755356
 
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao  0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao  0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
 
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
 
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
 
Thuyết minh dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuậ...
Thuyết minh dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuậ...Thuyết minh dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuậ...
Thuyết minh dự án Trung tâm nghiên cứu cây trồng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuậ...
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
 
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁTXÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
 

Mehr von LẬP DỰ ÁN VIỆT

Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtThuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINHTHUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINHLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docxThuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxThuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoThuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmĐề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Mehr von LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
 
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtThuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINHTHUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINH
 
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docxThuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
 
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxThuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
 
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoThuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
 
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmĐề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
 
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
 

Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356

  • 1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- DỰ ÁN TRANG TRẠI NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM Chủ đầu tư: PHAN HOÀNG NGHỊ Địa điểm: Xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP.HCM ___ Tháng 08/2020 ___
  • 2. 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- DỰ ÁN TRANG TRẠI NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT Giám đốc PHAN HOÀNG NGHỊ NGUYỄN BÌNH MINH
  • 3. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 1 MỤC LỤC MỤC LỤC...................................................................................................1 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU..............................................................................4 1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư. .......................................................................... 4 1.2. Mô tả sơ bộ thông tin mô hình chăn nuôi................................................... 4 1.3. Sự cần thiết xây dựng dự án...................................................................... 4 1.4. Các căn cứ pháp lý................................................................................... 5 1.5. Mục tiêu dự án......................................................................................... 6 1.5.1. Mục tiêu chung. .................................................................................... 6 1.5.2. Mục tiêu cụ thể. .................................................................................... 6 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN ..........8 2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án. ........................ 8 2.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. ............................................... 8 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án....................................................13 2.1.3. Xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ ................................................................17 2.2. Quy mô của dự án...................................................................................18 2.2.1. Đánh giá nhu cầu thị trường..................................................................18 2.2.2. Quy mô đầu tư dự án............................................................................20 2.3. Địa điểm, hình thức đầu tư xây dựng .......................................................23 2.3.1. Địa điểm xây dựng. ..............................................................................23 2.3.2. Hình thức đầu tư. .................................................................................23 2.4. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào................................23 2.4.1. Nhu cầu sử dụng đất.............................................................................23 2.4.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của mô hình. .....23
  • 4. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 2 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ........................................................................................................24 3.1. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.......................................24 3.2. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. ..................................24 3.2.1. Tìm hiểu một vài đặc điểm sinh thái chủ yếu của tôm thẻ chân trắng......24 3.2.2. Xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng....................................................25 3.2.3. Chọngiống và tiến hành ương:..............................................................31 3.2.4. Chăm sóc và quản lý ao ương ...............................................................32 3.2.5. Vấn đề: Cải tạo ao nuôi ........................................................................35 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN................38 4.1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng...............................................................................................................38 4.1.1. Chuẩn bị mặt bằng. ..............................................................................38 4.1.2. Phương án tái định cư...........................................................................38 4.1.3. Các phương án xây dựng công trình......................................................38 4.1.4. Phương án tổ chức thực hiện.................................................................38 4.1.5. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý...................38 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ.....................................................40 5.1. Đánh giá tác động môi trường..................................................................40 5.1.1. Giới thiệu chung...................................................................................40 5.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. .....................................40 5.2. Tác động tới môi trường..........................................................................41 5.2.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ..........................................................................41 5.2.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ........................................................43
  • 5. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 3 5.2.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. ........44 5.3. Kết luận..................................................................................................48 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH ..........................................................49 6.1. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn.................................................................49 6.2. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án.............................................51 6.2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.....................................................51 6.2.2. Dự kiến các nguồn doanh thu của dự án:...............................................51 6.2.3. Các chi phí đầu vào của dự án:..............................................................51 6.2.4. Phương án vay. ....................................................................................51 6.2.5. Các thông số tài chính của dự án...........................................................52 KẾT LUẬN...............................................................................................54 1. Kết luận.....................................................................................................54 2. Đề xuất và kiến nghị. .................................................................................54 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH..................55 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn và tiến độ thực hiện của dự án...........55 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................58 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................60 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................64 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................65 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................66 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................69 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................74 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................77
  • 6. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 4 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư. Chủ đầu tư: PHAN HOÀNG NGHỊ Căn cước công dân: 096066000050 Nơi cấp: Cục Trưởng Cục Cảnh Sát QLHC Về Trật Tự Xã Hội cấp ngày cấp 19/04/2019 Địa chỉ: 16 Đường 198 Cao Lỗ, Phường 4, Quận 8, TP.HCM. 1.2. Mô tả sơ bộ thông tin mô hình chăn nuôi. Tên mô hình: “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” Địa điểm xây dựng: Xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: 64.000.000.000 đồng. (Sáu mươi bốn tỷ đồng) Trong đó: + Vốn tự có (73,44%) : 47.000.000.000 đồng. + Vốn vay - huy động (26,56%) : 17.000.000.000 đồng. 1.3. Sự cần thiết xây dựng dự án. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, nhu cầu tôm của thế giới đến năm 2021 là 5.300.000 tấn, đến năm 2025 sẽ là 6.525.000 tấn; trong đó, nhu cầu tôm của các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản cũng liên tục tăng và sản lượng tôm Việt Nam xuất khẩu vào hai thị trường này còn rất khiêm tốn. Năm 2017, sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ mới chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu nhập khẩu tôm của quốc gia này. Đối với Nhật Bản, một thị trường ưa chuộng sản phẩm tôm, sản lượng xuất khẩu của Việt Nam cũng mới chiếm khoảng 25% tổng nhu cầu nhập khẩu.
  • 7. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 5 Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng đến nông nghiệp sạch là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Xác định được mục tiêu trên, trong những năm qua, cả nước tập trung chỉ đạo áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Đáng chú ý trong phát triển nông nghiệp ở các tỉnh ven biển, đặc biệt là các tỉnh miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ những năm qua là xu hướng ứng dụng công nghệ cao vào các mô hình trang trại dần được phổ biến. Để góp phần thực hiện chương trình sản xuất mới đầy năng động, công ty chúng tôi đã phối hợp cùng công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu lập dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” tại huyện Cần Giờ nhằm góp phần cung cấp cho thị trường nguồn sản phẩm hữu cơ sạch cũng như góp phần phát triển kinh tế của địa phương. 1.4. Các căncứ pháp lý. Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013: Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
  • 8. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 6 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 1.5. Mục tiêu dự án. Mục tiêu chung. - Phát triển nuôi tôm sinh thái hiệu quả, đảm bảo an toàn cho các loại thủy sản bản địa, góp phần đa dạng sinh học và hướng tới phát triển nuôi thủy sản bền vững. - Xây dựng vùng trồng lúa theo hướng nông nghiệp hữu cơ góp phần cung cấp cho thị trường nguồn nông sản sạch và chất lượng. - Phát triển hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững, không tàn phá môi trường. - Phát triển hệ thống nuôi trồng thủy sản có tỷ suất chi phí/lợi nhuận hợp lý, đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản về mặt kinh tế và xã hội. Mục tiêu cụ thể. - Dự án đi vào hoạt động ổn định cung cấp khoảng tấn 240 tấn tôm mỗi năm cho thị trường. - Đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua thuế và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập của người lao động đặc biệt ở vùng sâu vùng xa của tỉnh; thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, chính sách tam nông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
  • 9. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 7 - Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. - Góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước nói chung cũng như huyện Cần Giờ nói riêng.
  • 10. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 8 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN 2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. a) Vị trí địa lý: Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh,
  • 11. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 9 Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay b) Khí hậu thời tiết. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết thành phố Hồ Chí Minh là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau: - Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị. - Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc
  • 12. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 10 thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam. - Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%. - Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ. c) Ðịa chất - đất đai. Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai hướng trầm tích: trầm tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen. Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ. Ðiểm chung của tướng trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam. Dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con người, qua quá trình xói mòn và rữa trôi..., trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất xám, với qui mô hơn 45.000 ha, tức chiếm tỷ lệ 23,4% diện tích đất thành phố.
  • 13. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 11 Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần lớn diện tích. Ðất xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1-2m đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0-5,0. Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí các công trình xây dựng cơ bản. Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò. d) Nguồn nước và thủy văn. Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2. Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s.
  • 14. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 12 Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, các trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam. Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính -ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn. Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m. Khu vực các quận huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng nước rất tốt, thường được khai thác ở tầng 60-90m. Ðây là nguồn nước bổ sung quan trọng của thành phố Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai
  • 15. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 13 lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều. Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên. Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố. Điều kiện kinhtế - xã hội vùng dựán. Điểm nổi bật trong kết quả điều hành kinh tế - xã hội năm 2018 của thành phố là môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ; việc lặp lại trật tự đô thị được người dân ủng hộ. Trong năm, Thành phố đã đẩy mạnh việc giải ngân các công trình xây dựng cơ bản, rà soát phân bổ vốn đầu tư, tập trung ứng vốn cho dự án tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên, kịp thời ngăn chặn tình trạng sốt giá nhà đất ở các vùng ven. Đặc biệt
  • 16. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 14 đã tổ chức làm việc với các cơ quan trung ương về báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và được Quốc Hội thông qua Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, tạo động lực cho Thành phố phát triển bền vững và nhanh hơn nữa trong những năm tiếp theo. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 8,25% so năm trước (năm 2017 tăng 8,05%). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đạt 107,90% (năm 2017 đạt 107,33%); tổng vốn đầu tư xã hội đạt 365,71 ngàn tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 18,4%, so với GRDP bằng 34,5%; tổng thu cân đối ngân Nhà nước đạt 347.986 tỷ đồng, đạt 100,03% dự toán, tăng 13,32%; tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) 67.075 tỷ đồng, đạt 94,94% dự toán, tăng 40,36% so cùng kỳ; tổng dư nợ tín dụng đến 1/12/2018 tăng 17,27% so với tháng 12/2017. a) Công Nghiệp Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tháng 12 tiếp tục tăng trưởng ổn định. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tháng 12 tăng 6,37% so với tháng trước. Trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,65%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,69%; hoạt động khai khoáng giảm 2,12%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 5,16%. b) Xây dựng Giá trị sản xuất xây dựng cả năm theo giá hiện hành ước đạt 247.525,16 tỷ đồng, bao gồm: + Khu vực Nhà nước đạt 14.719,23 tỷ đồng, chiếm 5,95%; + Khu vực ngoài Nhà nước đạt 212.732,65 tỷ đồng, chiếm 85,94%; + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20.073,29 tỷ đồng, chiếm 8,11%. Trong tổng giá trị sản xuất: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà chiếm 53,36%; công trình kỹ thuật dân dụng chiếm 28,36% và hoạt động xây dựng
  • 17. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 15 chuyên dụng chiếm 18,28%. Giá trị sản xuất xây dựng cả năm theo giá so sánh ước đạt 191.848,42 tỷ đồng, tăng 8,19% so với năm 2017, bao gồm: + Khu vực Nhà nước đạt 11.329,06 tỷ đồng, giảm 15,95%; + Khu vực ngoài Nhà nước đạt 164.678,71 tỷ đồng, tăng 10,97%; + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15.840,65 tỷ đồng, tăng 2,59%. Trong tổng giá trị sản xuất: giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà tăng 11,15%; công trình kỹ thuật dân dụng tăng 1,61% và hoạt động xây dựng chuyên dụng tăng 10,55%. c) Trồng trọt Diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 41.552,9 ha, giảm 1,8% so với năm 2017. Trong đó, diện tích lúa chiếm 46,2%, giảm 1,5%; sản lượng đạt 86.253,3 tấn, tăng 1,3% so năm trước. Diện tích gieo trồng rau các loại chiếm 19%, giảm 0,6%, sản lượng đạt 230.626,6 tấn, tăng 3,4%. Diện tích hoa, cây cảnh là 1.366,4 ha, tăng 9,2%. Nhìn chung, năng suất các loại cây trồng hàng năm tăng so với năm trước. d) Lâm nghiệp Tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố hiện nay là 38.864 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 35.794 ha. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 17,46%, tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh là 37,15%. Tính đến nay, sản lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán là 251.000 cây, tăng 1,74% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích trồng rừng được chăm sóc là 581 ha, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. e) Thủy sản Sản lượng thủy sản năm 2017 ước đạt 59.043,6 tấn, tăng 0,45% so năm trước. Trong đó, sản lượng cá ước đạt 18.956,7 tấn, giảm 2,21%; sản lượng tôm ước đạt 16.085,1 tấn, giảm 1,85%; sản lượng thủy sản khác ước đạt 24.001,8 tấn, tăng 4,32%. Trong đó: - Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 19.976,7 tấn, tăng 1%. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản biển chiếm 86,4%, tăng 1,7%; sản lượng khai thác
  • 18. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 16 thủy sản nội địa chiếm 13,6%, giảm 3%. - Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 39.067,0 tấn, tăng 0,2%. Trong đó, sản lượng cá chiếm 21,6%, giảm 8%; tôm chiếm 32,6%, giảm 2,6%; sản lượng thủy sản khác chiếm 45,8%, tăng 6,8%. f) Dân số Dân số: ước tính dân số trung bình trên địa bàn thành phố năm 2018 có 8.611,1 ngàn người, tăng 2% so với năm 2017. Giải quyết việc làm: dự ước cả năm 2018, giải quyết việc làm cho 323.225 lượt người (đạt 115,44 % kế hoạch năm), số việc làm mới tạo ra là 133.331 chỗ việc làm mới (đạt 106,66 % kế hoạch năm), tổ chức 80 phiên giao dịch việc làm. Bên cạnh giải quyết việc làm trong nước, dự ước số lao động được giải quyết việc làm thông qua hoạt động xuất khẩu lao động là 14.212 người.
  • 19. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 17 Xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ Huyện Cần Giờ tiếp giáp biển Đông với khoảng 20 km bờ biển. Ở đây có khu rừng ngập mặn Cần Giờ, một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam. Đất lâm nghiệp là 32.109 hécta (46,45% diện tích toàn huyện), đất sông rạch là 22.850 hécta (32% diện đất toàn huyện). Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện. Huyện có khoảng 69 cù lao lớn nhỏ.
  • 20. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 18 Lý Nhơn là một xã thuộc huyện Cần Giờ. Lý Nhơn có diện tích 154,59 km², dân số năm 1999 là 4.381 người, mật độ dân số đạt 28 người/km². Dân cư ở xã Lý Nhơn chủ yếu làm muối và nuôi tôm. Đây là xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Cần Giờ 2.2. Quy mô của dự án Đánhgiá nhu cầu thị trường Diện tích nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam khá ổn định trong hơn 10 năm qua đạt từ 600.000 - 700.000 ha. Hai loài nuôi chính của Việt Nam trong những năm qua là tôm chân trắng và tôm sú. Nuôi trồng chế biến tôm sú được đẩy mạnh từ cuối những năm 1990-2000 với sản lượng bình quân 300.000 tấn mỗi năm. Trong khi đó, tôm chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2000 và chính thức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trương phát triển trên cả nước vào năm 2008. Diện tích nuôi tôm sú tăng bình quân 2% trong 10 năm qua tuy nhiên sản lượng tôm sú giảm 21% qua các năm. Những năm gần đây, mô hình chính được người nuôi áp dụng trong nuôi tôm sú là nuôi quảng canh. Ngược lại, diện tích nuôi tôm chân trắng tăng mạnh 1.285% cùng với sản lượng tăng 250% trong 10 năm qua. Người nuôi tôm chân trắng chủ yếu nuôi
  • 21. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 19 theo mô hình siêu công nghiệp, chỉ một bộ phận chuyển dịch sang nuôi quảng canh. Từ năm 2010-2017, sản lượng tôm Việt Nam chiếm từ 9,7%-15,4% tổng sản lượng tôm thế giới. Trung Quốc luôn đứng đầu về sản lượng tôm từ 2010- 1016. Năm 2017, Ấn Độ vượt Trung Quốc trở thành nước sản xuất tôm lớn nhất.
  • 22. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 20 Năm 2017, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về sản lượng tôm sau Ấn Độ, Trung Quốc, Ecuador. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, nhu cầu tôm của thế giới đến năm 2020 là 5.200.000 tấn, đến năm 2025 sẽ là 6.525.000 tấn; trong đó, nhu cầu tôm của các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản cũng liên tục tăng và sản lượng tôm Việt Nam xuất khẩu vào hai thị trường này còn rất khiêm tốn. Năm 2017, sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ mới chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu nhập khẩu tôm của quốc gia này. Đối với Nhật Bản, một thị trường ưa chuộng sản phẩm tôm, sản lượng xuất khẩu của Việt Nam cũng mới chiếm khoảng 25% tổng nhu cầu nhập khẩu. Quy môđầu tư dự án a) Diện tích đấtcủa dự án Diện tích đất của dự án 116.838 m2, Đất dự án nhận chuyển nhượng toàn bộ từ chủ đầu tư trước đây, gồm toàn bộ công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của dự án.
  • 23. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 21 b) Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mụcđầu tư ĐVT:1000. Đồng TT Nội dung Diện tích/ số lượng ĐVT Đơn giá trọn gói Thành tiền sau VAT Xây dựng 116.838,0 1.350 60.171.570 I Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng 116.838,0 m2 60.171.570 60.171.570 II Vốn lưu động TT 3.828.430 1 Chi phí nhập tôm giống 1 Tấn 80.000 800.000 2 Chi phí nhập thức ăn chăn nuôi 26 tấn 65.000 1.690.000 3 Chi phí lương công nhân viên 1 TT 181.035 1.086.210 7 Chi phí khác TT 252.220 252.220 Tổng cộng 64.000.000
  • 24. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 22 c) Cơ cấu nguồn vốn của dự án Nội dung NGUỒN VỐN Tự có - tự huy động Vay tín dụng Xây dựng 18.051.471 42.120.099 Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng 18.051.471 42.120.099 Vốn lưu động 1.148.529 2.679.901 Chi phí nhập tôm giống 240.000 560.000 Chi phí nhập thức ăn chăn nuôi 507.000 1.183.000 Chi phí lương công nhân viên 325.863 760.347 Chi phí khác 75.666 176.554 47.000.000 17.000.000
  • 25. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 23 2.3. Địa điểm, hình thức đầu tư xây dựng Địa điểm xâydựng. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” được thực hiện tại Xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Hình thức đầu tư. Mô hình được đầu tư theo hình thức xây dựng mới. 2.4. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào. Nhu cầu sử dụng đất. Diện tích đất của dự án 116.838 m2 Phân tích đánhgiá các yếu tố đầu vàođáp ứng nhu cầu của môhình. Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  • 26. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 24 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 3.1. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. Diện tích đất của dự án 116.838 m2 Đất dự án nhận chuyển nhượng toàn bộ từ chủ đầu tư trước đây, gồm toàn bộ công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của dự án. Tổng mức đầu tư của dự án: 64.000.000.000 đồng. (Sáu mươi bốn tỷ đồng) Trong đó: + Vốn tự có (73,44%%) : 47.000.000.000 đồng. + Vốn vay - huy động (26,56%) : 17.000.000.000 đồng. 3.2. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. Tìm hiểu một vài đặc điểm sinh thái chủ yếu của tôm thẻ chân trắng a) Tên thường gọi Tên khoa học: Litopenaeus vannamei Tên tiếng Việt: Tôm thẻ chân trắng b) Vùng phân bố trong tự nhiên Phạm vi phân bố của tôm thẻ chân trắng khá rộng: ven bờ vùng biển Thái Bình Dương thuộc các nước Mexico, Trung và Nam Mỹ, trong vùng nước ấm trên 200C, có thể di giống tới các vùng khác trên thế giới
  • 27. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 25 c) Tập tính sống - Nhiệt độ nước thích hợp từ 230 – 300C, ở nhiệt độ 270C tôm thẻ chân trắng phát triển tốt nhất. Chúng có thể chết khi nhiệt độ thấp hơn 150C và cao hơn 330C trong 24 giờ hay lâu hơn - Độ mặn: tôm thẻ chân trắng là loài có khả năng thích ứng với độ mặn từ 0,5- 45‰, tăng trưởng tốt trong khoảng độ mặn 10- 35‰, - Ôxy hòa tan: tôm thẻ chân trắng có thể chịu được nhiều giờ khi ôxy hòa tan xuống thấp 1mg/l, tăng trường tốt khi ôxy hòa tan lớn hơn 4mg/l - Có khả năng chịu đựng các yếu tố môi trường cao hơn tôm sú. Bảng: So sánh ngưỡng chịu đựng các yếu tố môi trường nước giữa tôm thẻ chân trắng với tôm sú Xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng a) Chọn vị trí xâydựng ao nuôi Xây dựng ao nuôi tôm bán thân canh và thâm canh cần chọn vị trí thích hợp, nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế Vị trí xây dựng ao nuôi cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Vùng đất trên triều, bằng phẳng - Cao trình mặt đất cao hơn mức nước triều cao nhất khoảng 1 m để thuận tiện cho việc cấp nước, thay nước và thu hoạch dễ dàng mọi lúc. Ở những vùng đất cao hơn dễ tăng chi phí bơm nước. - Gần với sông để có thể dẫn nước mặn vào được - Vùng quy hoạch nuôi tôm của địa phương (có quy hoạch tổng thể và chi tiết cho vùng nuôi tôm càng tốt)
  • 28. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 26 - Có nguồn nước ngọt để điều chỉnh độ mặn nước ao và dùng trong sinh hoạt hằng ngày. - Không bị ô nhiễm, ảnh hưởng của nguồn nước thải công nghiệp, sinh hoạt hay thuốc trừ sâu b) Chọn đất xâydựng ao nuôi Ảnh hưởng của chất đất đến sinh trưởng của tôm - Nếu chất đất trên 80% là đất cát thì nước dễ bị rò rỉ, bờ ao dễ bị xói mòn. - Nếu tỷ lệ đất sét cao quá làm cho nền đáy trở nên cứng và làm tích tụ các chất hữu cơ (thức ăn thừa, phân), không thích hợp làm nơi sinh sống cho tôm. - Do đó, chất đất lý tưởng với ao nuôi tôm là đất thịt pha cát có độ kết dính cao. Tiêu chuẩn chọn đất xây dựng ao nuôi - Vùng đất thịt hay đất thịt pha cát có độ kết dính tốt - pH đất >5 Kiểm tra pH đất - Dụng cụ kiểm tra: sử dụng máy đo pH đất - Cách đo: Bước 1: Cắm đầu đo xuống đất + Cắm pH xuống đất sao cho 2 vòng kim loại của đầu đo ngập trong đất. Bước 2: Đọc kết quả + Đọc chỉ số pH theo kim chỉ trên màn hình (thang đo tương ứng từ 3 - 8 pH) + Nếu pH đất >5 thì có thể chọn xây dựng ao nuôi + Nếu pH đất < 4 thì không nên chọn xây dựng ao nuôi vì sẽ bị phèn, khó quản lý môi trường, chi phí sản xuất cao Lưu ý: - Khi đo pH thì đất nên ẩm, tơi xốp, nếu đất khô thì thêm một ít nước. - Nên đo pH ở nhiều nơi, ở các tầng khác nhau của khu đất cần khảo sát.
  • 29. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 27 - Sau khi đo, nên lau sạch 3 vòng kim loại của đầu đo tránh sự gỉ ố. Nếu có vết gỉ ố thì dùng giấy nhám chà cho sạch. c) Chọn nguồn cung cấp nước - Có nguồn nước sạch, dồi dào quanh năm. - Có nguồn nước mặn từ 5-30‰ - Có nguồn nước ngọt càng tốt - Cách xa nơi có thể chịu sự ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nước thải sinh hoạt, trang trại. Bảng: Tiêu chuẩn lựa chọn địa điểm nuôi STT Ðiều kiện Yêu cầu kỹ thuật 1 Nguồn nước Vùng ven biển có nguồn nước mặn, lợ, ngọt không bị nhiễm bẩn do chất thải của các ngành sản xuất nông, công nghiệp và chất thải từ khu dân cư. 2 Ðộ mặn (0/00) Từ 5 đến 35 (thích hợp 15 - 25) 3 Ðộ trong (m) 0,4 - 0,5 4 Ðộ cứng CaCO3 (mg/l) > 80 5 pH nước 7,5 - 8,5 6 H2S (mg/l) < 0,02 7 NH3 (mg/l) < 0,10 8 Chất đất Ðất thịt hoặc thịt pha cát, hoặc thịt pha bùn ít mùn bã hữu cơ có độ kết dính cao. 9 pH đất > 5,0 10 > 5,0 Cao triều hoặc trên cao triều. d) Sơ đồ ao nuôi Khu nuôi được thiết kế gồm: 01 ao lắng thô, 01 ao lắng tinh, 01 ao ương, 01 mương cấp nước, 01 mương xả nước, khu chứa nước thải, các công trình phụ trợ và các ao nuôi.
  • 30. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 28 Sơ đồ một trang trại nuôi tôm tham khảo Vận hành ao nuôi qua các bước gồm: 1) Lấy nước và xử lý nước; 2) Chọn giống, chăm sóc và quản lý ao ương (giai đoạn 1); 3) Sang tôm, chăm sóc và quản lý áo nuôi (giai đoạn 2); 4) Thu hoạch và bảo quản.
  • 31. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 29 Sơ đồ vận hành hệ thống ao nuôi có thể được mô tả tóm tắt như sau: e) Xây dựng ao nuôi Sau khi công việc xác định tiêu chuẩn và lên sơ đồ ao nuôi đã hoàn tất thì tiến hành thi công xây dựng ao nuôi. Thời gian xây dựng ao nên làm vào mùa khô. Việc xây dựng ao đúng yêu cầu kỹ thuật từ các bước như cắm tiêu, xây dựng đáy, xây dựng bờ, xây dựng cống là công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả của cả quá trình nuôi. Xây dựng đáy - Đáy ao phải được gia cố đầm đáy, chống thấm, nền phẳng, dốc nghiêng về phía cống thoát từ 80 – 100. - Với ao có hệ thống ống Siphon: đáy ao hình lòng chảo có độ dốc khoảng 1% nghiêng vào rốn ao, nơi đầu ống Siphon ở giữa ao - Khi đào ao chú ý cấu trúc địa chất của vùng đất, nếu có tầng phèn tiềm tàng nông, độ sâu ao nên nằm trên tầng phèn. Xây dựng bờ - Đắp bờ ao chắc chắn, đảm bảo giữ được nước và chịu đựng được sóng gió khi mưa bão. - Chiều cao bờ ao: tối thiểu phải đạt 2,0m – 2.7m để giữ được nước trong ao nuôi từ 1,5m – 2,2m. Nếu bờ ao thấp, mực nước trong ao thấp, gặp những ngày
  • 32. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 30 nắng nóng tôm sẽ bị sốc nhiệt, đồng thời phèn và kim loại nặng được giải phóng gây chết hàng loạt tôm trong ao. - Nên đắp bờ ao cao hơn mặt nước thiết kế của ao nuôi tối thiểu 0,5m. - Độ dốc của bờ phải phù hợp với chất đất (1:1 hoặc 1:1,5) - Gia cố bờ ao nuôi cần thiết trong các trường hợp đưới đây: + Đất bị phèn + Đất chứa nhiều vật chất hữu cơ (như đất ở những vùng ngập mặn) + Đất cát có độ thẩm lậu cao và bị chất thải xâm nhập vào nhiều + Trong thực tế sản xuất, do chí phí gia cố bờ ao cao nên thường ít dùng cho ao mới mà thường thực hiện sau khi bị thất mùa - Vật liệu thường dùng gia cố bờ ao là: + Đầm nén bằng đất sét + Kè đá, đổ bê tông kè mái phía trong ao nếu chất đất khi gặp nước bị tan rã, dễ bị xói lở (hình 3-5) + Trải bạt (tấm nhựa PVC), nhựa tổng hợp PE, nhựa cấp cao HDPE xung quanh ở những đất bị nhiễm phèn, nhiều mùn bã hữu cơ. + Vải chống thấm có phủ nhựa đườn
  • 33. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 31 Chọn giống và tiến hành ương: a) Chọn giống: - Chọn mua tôm giống kích cỡ PL10-12 ở những cơ sở sản xuất có uy tín, tôm bố mẹ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; tôm giống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quy định của ngành và được kiểm soát tốt về an toàn sinh học trại giống; - Trước khi bắt giống 03 ngày, thông báo với cơ sở sản xuất giống các chỉ số môi trường nước ao ương (pH, độ mặn) để cơ sở sản xuất giống thuần hóa giống phù hợp với các điều kiện ao ương; - Kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi mua theo yêu cầu, đảm bảo tôm giống phải đạt các tiêu chuẩn sau (Bảng 3): Bảng Tiêu chuẩn chất lượng tôm giống TT Chỉ tiêu Yêu cầu 1 Kích cỡ Từ PL10 – PL12 . Tỷ lệ đồng đều trên 95% 2 Màu sắc Màu đặc trưng của loài (sáng bóng) 3 Đường tiêu hóa (Đường chỉ lưng) Rõ ràng, liền mạch, không đứt đoạn, đầy thức ăn 4 Hình dạng Đầy đủ phụ bộ, không dị tật, không dị hình 5 Phản xạ Bơi tán đều, không vón cục, không chìm xuống đáy dụng cụ kiểm tra, có xu thể bơi ngược dòng nước, phản xạ nhanh nhạy khi có tiếng động hoặc ánh sáng chiếu đột ngột. 6 Soi bệnh phát sáng Lấy mẫu ngẫu nhiên khoảng 100 tôm giống, đưa tôm giống vào phòng tối, nếu tôm không phát sáng là đạt yêu cầu 7 Sốc tôm Cách 1. Lấy ngẫu nhiên khoảng 100 tôm giống cùng 2 lít
  • 34. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 32 nước trong bể ương, cho thêm 2 lít nước ngọt, để trong 1 giờ, nếu lượng tôm chết dưới 10% là đạt yêu cầu Cách 2. Lấy khoảng 100 tôm giống cùng 10 lít nước từ bể ương, cho 2 ml formol (nồng độ 200 ppm) và sục khí sau 1 giờ, lượng tôm chết dưới 10% là đạt yêu cầu. 8 Kiểm tra bệnh Đưa mẫu tôm tới phòng chuyên môn kiểm tra, đảm bảo 100% tôm không nhiễm các loại bệnh. - Kiểm tra chất lượng tôm giống khivề vận chuyển về cơ sở nuôi: + Các bao tôm giống về ao ương còn nguyên vẹn, đủ lượng oxy; tôm khỏe mạnh; bơi phân tán đều trong bao. + Kiểm tra lại pH và độ mặn của 03 túi tôm giống bất kỳ so với pH và độ mặn của ao ương để có biện pháp xử lý (thuần) trước khi thả tôm giống. - Cỡ giống ương: post 10 – 12. - Mật độ ương: 1.000-3.000 con/m2 b) Thả giống: - Mật độ thả 1.000-3.000 con/m2; - Vị trí và thời điểm thả giống: thả giống ở những vị trí đầu gió vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn; - Cách thả giống: trước tiên ngâm các bao tôm giống xuống ao ương trong thời gian từ 15-20 phút cho cân bằng nhiệt độ; sau đó mở bao cho tôm giống bơi từ từ ra ngoài. Lưu ý: Trước khi thả tôm giống vào ao ương cần tiến hành sục khí, chạy quạt ao ương (gièo) trong thời gian ít nhất 30 phút và kiểm tra các chỉ tiêu môi trường ao ương. Chăm sóc và quản lý ao ương - Thời gian ương: Trung bình từ 20-25 ngày (tùy theo sự phát triển của tôm) - Kích cỡ tôm ương đạt yêu cầu nuôi thương phẩm: từ 1.000-2.000 con/kg
  • 35. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 33 a) Hướng dẫn cho tôm ăn - Thức ăn: thức ăn công nghiệp dạng viên, có độ đạm tối thiểu là 40%; - Cho ăn: ngày đầu cho tôm giống ăn theo tỷ lệ 0,5 kg thức ăn cho 100.000 con; từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 10: mỗi ngày tăng thêm 150 g thức ăn; từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 25: mỗi ngày tăng thêm 200 g thức ăn. Mỗi ngày cho ăn 04 lần theo Bảng hướng dẫn sau (Bảng 4): Bảng 4: Bảng hướng dẫn cho tôm giống ăn trong giai đoạn ương (đơn vị: kg/100.000 Postlarvae) Ngày thứ Lần 1 (Khoảng 7 giờ) Lần 2 (Khoảng 11 giờ) Lần 3 (Khoảng 14 giờ) Lần 4 (Khoảng 17 giờ) Tổng thức ăn/ngày 1 0,125 0,125 0,125 0,125 0,50 2 0,163 0,163 0,163 0,163 0,65 3 0,200 0,200 0,200 0,200 0,80 4 0,238 0,238 0,238 0,238 0,95 5 0,275 0,275 0,275 0,275 1,10 6 0,313 0,313 0,313 0,313 1,25 7 0,350 0,350 0,350 0,350 1,40 8 0,388 0,388 0,388 0,388 1,55 9 0,425 0,425 0,425 0,425 1,70 10 0,463 0,463 0,463 0,463 1,85 11 0,513 0,513 0,513 0,513 2,05 12 0,563 0,563 0,563 0,563 2,25 13 0,613 0,613 0,613 0,613 2,45 14 0,663 0,663 0,663 0,663 2,65 15 0,713 0,713 0,713 0,713 2,85 16 0,763 0,763 0,763 0,763 3,05
  • 36. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 34 Ngày thứ Lần 1 (Khoảng 7 giờ) Lần 2 (Khoảng 11 giờ) Lần 3 (Khoảng 14 giờ) Lần 4 (Khoảng 17 giờ) Tổng thức ăn/ngày 17 0,813 0,813 0,813 0,813 3,25 18 0,863 0,863 0,863 0,863 3,45 19 0,913 0,913 0,913 0,913 3,65 20 0,963 0,963 0,963 0,963 3,85 21 1,013 1,013 1,013 1,013 4,05 22 1,063 1,063 1,063 1,063 4,25 23 1,113 1,113 1,113 1,113 4,45 24 1,163 1,163 1,163 1,163 4,65 25 1,213 1,213 1,213 1,213 4,85 Tổng 65,00 b) Hướng dẫn bổ sung bộ dinhdưỡng Trộn bổ sung vào thức ăn cho tôm giống trong giai đoạn ương (theo lịch tại Bảng 4) các thành phần dinh dưỡng sau: - TA-Feedmin (bổ sung vitamin tổng hợp): trộn TA-Feedmin với thức ăn theo tỷ lệ 5-10g TA-Feedmin/01 kg thức ăn; - T-Food (cung cấp vi sinh đường ruột): trộn T-Food với thức ăn theo tỷ lệ 5-10g T-Food/ 01kg thức ăn; - TA-Beta.Glucan (tăng hệ thống bổ thể, tăng sức đề kháng): trộn TA- Beta.Glucan với thức ăn theo tỷ lệ 5-10g TA-Beta.Glucan/ 01kg thức ăn. - TA-Forever (giúp vỏ tôm dày, thịt chắc, màu đẹp): trộn TA-Forever với thức ăn theo tỷ lệ 5-10g TA-Forever/ 01kg thức ăn; - TA-Binder (chất kết dính giảm thất thoát thức ăn, kích thích tôm bắt mồi): trộn TA-Binder với thức ăn theo tỷ lệ 20ml TA-Binder/ 01kg thức ăn.
  • 37. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 35 Vấn đề: Cải tạo ao nuôi a) Cải tạo đáy ao - Ðối với ao mới xây dựng xong cho nước vào ngâm 2 – 3 ngày rồi lại xả hết nước để tháo rửa. Tháo rửa như vậy 2 đến 3 lần sau đấy dùng vôi bột để khử chua cả bờ và đáy ao. Lượng vôi tuỳ theo pH của đất đáy ao: + pH 6 – 7 dùng 300 – 400 kg/ha; + pH 4,5 – 6 dùng 500 – 1.000 kg/ha. - Rắc vôi xong phơi ao 7 – 10 ngày lấy nước qua lưới lọc sinh vật có mắt lưới 9 – 10 lỗ/cm2. Gây mầu nước để chuẩn bị thả giống. - Ðối với ao cũ sau khi thu hoạch xả hết nước ao cũ. Nếu tháo kiệt được thì nạo vét hết lớp bùn nhão rồi cầy xới đáy ao lên trộn với vôi bột mỗi ha 500 – 1.000 kg phơi khô 10 – 15 ngày, lấy nước vào qua lưới lọc để gây mầu nước như trên. Nếu ao không tháo cạn được thì dùng bơm, bơm sục đáy ao để tẩy rửa chất thải sau đó bón vôi diệt tạp. Vôi thường dùng là vôi nung CaO với liều lượng từ 1.200 – 1.500 kg/ha cho ao với mực nước 10 cm, với ao có mực nước sâu 0,5 – 1m lượng vôi nhiều hơn gấp đôi. Lượng vôi nhiều hay ít phụ thuộc vào chỉ số pH của nước ao. Bón vôi xong yêu cầu chỉ số pH của nước ao phải đạt 8 – 8,3 mới được thả tôm giống để nuôi. Hoặc dùng phương pháp cho vôi vào lồng tre buộc sau thuyền gỗ di chuyển trong ao. Ao có mức nước sâu 0,5 – 1m mỗi ha dùng 1.500 – 2.000 kg vôi nung có thể diệt hết côn trùng, dịch hại cho tôm trong ao. Thời gian còn tác dụng là 7 – 8 ngày sau khi diệt tạp. - Những ao đầm sau đây không được dùng vôi để sát trùng: + Ao có đáy hoặc nước ao hàm lượng Ca++ quá cao; bón vôi làm cho Ca++ kết hợp với PO= 4 lắng xuống gây nên hiện tượng thiếu lân trong ao; thực vật phù du và rong tảo không phát triển được, không gây được màu nước cho ao; + Ao có hàm lượng hữu cơ quá thấp, bón vôi làm cho quá trình phân giải hữu cơ tăng lên làm cho nước quá gầy không có lợi cho sinh vật sống trong ao; nếu dùng vôi để sát trùng sau đó bón phân hữu cơ hoặc phân lân ao mới dùng lại được;
  • 38. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 36 + Bón vôi quá liều lượng làm cho nhiệt độ nước lên cao, pH cao, NH3 cao, độc tính lớn dẫn đến bệnh tôm phát triển; + Dùng vôi sát trùng xong không được bón phân urê; phân urê làm tăng NH4N trong nước, phá hoại tổ chức mang của tôm, cản trở sự vận chuyển màu làm tôm bị chết. b) Diệt tạp - Nước lấy vào ao qua lưới lọc để 2 – 3 ngày cho các loại trứng theo nước vào ao nở hết rồi tiến hành diệt bằng saponine với nồng độ 15 – 20 ppm (15-20 g/m3 nước ao). - Saponine là bột hạt chè ta uống hàng ngày. Nơi có điều kiện dùng hạt chè nghiền thành bột ngâm vào nước ngọt 26 giờ, nếu cần gấp thì ngâm vào nước nóng cũng được. Ngâm xong đem lọc lấy dung dịch lọc được phun xuống ao. Ao có mức nước sâu 1m, mỗi ha dùng 150 – 180 kg hạt chè xử lý như trên sau 40 phút có thể diệt được hầu hết cá dữ. Nhưng dùng nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tôm, thậm chí làm tôm sinh bệnh. - Dùng saponine diệt tạp xong phải thay nước mới được thả tôm giống. - Hạt chè được chế biến thành thương phẩm có tên là sapotech để cung cấp cho các nơi không tự túc được hạt chè, sapotech được đóng trong bao nilong bọc giấy, khi dùng đem ra pha nước tạt xuống ao, lượng dùng là 4,5 – 5 g/m2, cho ao có mức nước sâu khoảng 10 cm. Sau 15 – 20 giờ thay nước hoặc cho thêm nước vào ao mới được thả tôm giống. c) Khử trùng nguồn nước - Trong nước ao thường có nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm, tảo và nguyên sinh động vật sinh ra các loại bệnh cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh MBV, bệnh phát sáng, bệnh đóng rong, bệnh đỏ mang, bệnh hoại tử phụ bộ, v.v… Vì vậy, trước khi thả tôm giống cần phải khử trùng nguồn nước. Hoá chất dùng để khử trùng nguồn nước phổ biến là chlorine. Chlorine có hàm lượng Cl 30 – 38%, để lâu sẽ bốc hơi mất tác dụng nên thường phải xác định lại nồng độ cho chính xác trước khi dùng.
  • 39. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 37 - Nồng độ 2 ppm có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Ao có mức nước sâu 1m, mỗi ha dùng 195 kg hoà loãng với nước ao phun đều khắp ao. Nếu phun vào những ngày trời dâm mát, tác dụng diệt khuẩn có thể kéo dài 4 đến 5 ngày. Trước khi thả tôm giống phải mở máy quạt nước cho bay hết khí chlo còn lại trong nước. Chú ý, không dùng chlorine ngay sau khi sử dụng vôi sống vì gặp nước chlorine sản sinh ra HCl, vôi sống sinh ra OH hai thứ trung hoà lẫn nhau làm mất tác dụng diệt khuẩn của từng loại.
  • 40. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 38 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 4.1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Chuẩn bị mặtbằng. Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. Phương án tái địnhcư. Khu vực lập dự án không có dân cư sinh sống nên không thực hiện việc tái định cư. Các phương án xây dựng công trình. Dự án được chuyển giao toàn bộ công trình từ chủ đầu tư trước đây, bao gồm toàn bộ công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của dự án. Phương án tổ chức thực hiện. Mô hình dự án được chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành khai thác khi đi vào hoạt động. Mô hình dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình hoạt động sau này. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý. Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư. Tiến độ thực hiện: 12 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó: + Thời gian chuẩn bị đầu tư: 6 tháng + Thời gian xây dựng và hoàn thành dự án: 6 tháng.
  • 41. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 39 Dòng tiền cho các năm được phân bổ như sau: STT Nội dung Thành tiền sau VAT Tiến độ thực hiện Năm 1 Năm 2 Xây dựng 60.171.570 24.068.628 36.102.942 I Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng 60.171.570 24.068.628 36.102.942 II Vốn lưu động 3.828.430 1.531.372 2.297.058 1 Chi phí nhập tôm giống 800.000 320.000 480.000 2 Chi phí nhập thức ăn chăn nuôi 1.690.000 676.000 1.014.000 3 Chi phí lương công nhân viên 1.086.210 434.484 651.726 7 Chi phí khác 252.220 100.888 151.332 Tổng cộng 64.000.000 25.600.000 38.400.000
  • 42. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 40 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 5.1. Đánh giá tác động môi trường. Giới thiệu chung. Mục đích của công tác đánh giá tác động môi “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong Nhà máy và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính nhà máy khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. Các quyđịnhvà các hướng dẫn về môi trường. Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo: - Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của chính phủ về việc Quy định về đánh giá môi trường chiến lược; đánh giá tác động môi trường; cam kết bảo vệ môi trường; - Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
  • 43. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 41 - Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng; - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại; - Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005; - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường. 5.2. Tác động tới môi trường Nguồn gâyra ô nhiễm a) Chất thải rắn - Rác thải trong quá trình thi công xây dựng: các loại bao bì đựng nguyên vật liệu như giấy và một lượng nhỏ các loại bao nilon,đất đá do các hoạt động đào đất xây dựng và các công trình phụ trợ khác. - Sự rơi vãi vật liệu như đá, cát, ... trong quá trình vận chuyển của các thiết bị chuyên dụng đến nơi xây dựng. - Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra. - Chất thải sinh hoạt của lực lượng nhân công lao động tham gia thi công. b) Chất thải khí: Chất thải khí là nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu khí quyển, khí thải có thể phát ra từ các hoạt động trong các quá trình thi công từ giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến khi tháo dỡ các hạng mục công trình trong giai đoạn ngừng hoạt động. Chủ yếu là khí thải phát sinh do hoạt động của động cơ máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển vật tư dụng cụ, thiết bị phục vụ cho thi công.
  • 44. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 42 c) Chất thải lỏng: Chất thải lỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường trong khu vực xây dựng khu biệt thự gây ảnh hưởng đến môi trường lân cận. Chất thải lỏng của dự án gồm có nước thải từ quá trình xây dựng, nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa. - Dự án chỉ sử dụng nước trong các quá trình phối trộn nguyên vật liệu và một lượng nhỏ dùng cho việc tưới tường, tưới đất để giữ ẩm và hạn chế bụi phát tán vào môi trường xung quanh. Lượng nước thải từ quá trình xây dựng chỉ gồm các loại chất trơ như đất cát, không mang các hàm lượng hữu cơ, các chất ô nhiễm thấm vào lòng đất. - Nước thải sinh hoạt của của công nhân trong giai đoạn thi công rất ít, chủ yếu là nước tắm rửa đơn thuần và một phần rất nhỏ các hoạt động vệ sinh khác vì trong quá trình xây dựng hầu hết tất cả công nhân xây dựng không ở lại, chỉ có một hoặc hai người ở lại bảo quản vật tư. - Nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất ô nhiễm bề mặt từ khu vực xây dựng xuống các kênh rạch cận kề. Tuy nhiên, dự án đã có hệ thống thoát nước ngầm thu nước do vậy kiểm soát được nguồn thải và xử lý nước bị ô nhiễm trước khi thải ra ngoài. d) Tiếng ồn. - Gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh làm giảm khả năng tập trung và giảm năng suất lao động. Tiếng ồn có thể sinh ra theo những con đường sau nhưng phải được kiểm soát và duy trì ở trong khoảng 80 – 85dBA theo tiêu chuẩn quy định, tiếng ồn có thể phát sinh từ những nguồn. + Động cơ, máy móc thi công, và những thiết bị phục vụ xây dựng, lắp đặt. + Trong quá trình lao động như gò, hàn các chi tiết kim loại, và khung kèo sắt … và quá trình đóng, tháo côppha, giàn giáo, vận chuyển vật liệu… + Từ động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện …
  • 45. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 43 e) Bụi và khói - Khi hàm lượng bụi và khói vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra những bệnh về đường hô hấp làm giảm khả năng lao động của công nhân. Bụi và khói được sinh ra từ những lý do sau: - Từ các hoạt động chuyên chở vật liệu, tập kết đổ vật liệu đến nơi xây dựng. - Từ các đống tập kết vật liệu. - Từ các hoạt động đào bới san lấp. - Từ quá trình thi công: quá trình phối trộn nguyên vật liệu, quá trình đóng tháo côppha… Mức độ ảnh hưởng tới môi trường a) Ảnh hưởng đến chất lượng không khí: Chất lượng không khí của khu vực xây dựng sẽ chịu ít nhiều biến đổi do các hoạt động thực thi Dự án. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn thi công xây dựng và tháo dỡ công trình ngưng hoạt động, khói bụi và khí thải là tác nhân ô nhiễm đáng chú ý nhất. Khí thải sinh ra từ các động cơ máy móc chủ yếu là khí NOx, CO, CO2, SO2....Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ các loại máy móc đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện môi trường làm việc thông thoáng ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến con người là không đáng kể tuy nhiên khi hàm lượng cao nó sẽ là tác nhân gây ra những ô nhiễm cho môi trường và con người như: khí SO2 hoà tan được trong nước nên dễ phản ứng với cơ quan hô hấp người và động vật. b) Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt: Hoạt động xây dựng công trình có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt. Do phải tiếp nhận lượng nước thải ra từ các quá trình thi công có chứa chất nhiễm bẩn cao gồm các hoá chất như vết dầu mỡ rơi vãi từ các động cơ máy móc trong quá trình thi công vận hành, nước thải sinh hoặt của công nhân trong các lán trại ... cũng gây ra hiện tượng ô nhiễm, bồi lắng cho nguồn nước mặt.
  • 46. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 44 c) Ảnh hưởng đến giaothông Hoạt động của các loại phương tiện vận tải phục vụ công tác thi công xây dựng lắp đặt sẽ làm gia tăng mật độ lưu thông trên các tuyến đường vào khu vực, mang theo những bụi bẩn đất, cát từ công trường vào gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đường xá, làm xuống cấp nhanh chóng các tuyến đường này. d) Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng - Không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lực lượng nhân công làm việc tại công trường và cho cả cộng đồng dân cư. Gây ra các bệnh về cơ quan hô hấp, dị ứng, viêm mắt ... - Tiếng ồn phát sinh chủ yếu trong qúa trình thi công xây dựng và tháo dỡ khi công trình ngừng hoạt động. Ô nhiễm tiếng ồn tác động trực tiếp lên lực lượng lao động tại công trình và cư dân sinh sống gần khu vực thực thi dự án. Tiếng ồn sẽ gây căng thẳng, ức chế, làm giảm năng suất lao động, gây xáo trộn cuộc sống thường ngày của người dân. Mặt khác khi độ ồn vượt quá giới hạn cho phép và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác. Giải pháp khắcphục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. a) Giảm thiểu lượng chất thải - Trong quá trình thực thi dự án chất thải phát sinh ra là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp kết hợp với biện pháp quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng lớn chất thải phát sinh. Các biện pháp để giảm thiểu chất thải phát sinh: - Dự toán chính xác khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho thi công, giảm thiểu lượng dư thừa tồn đọng sau khi xây dựng công trình. - Lựa chọn địa điểm tập kết nguyên vật liệu phù hợp nằm cuối hướng gió và trên nền đất cao để tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát khi chưa sử dụng đến. Trong quá trình thi công: Đề xuất những biện pháp giảm thiểu khói bụi và nước thải phát sinh trong quá trình thi công.
  • 47. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 45 Chủ đầu tư sẽ yêu cầu đơn vị thi công nghiêm túc thực hiện những biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường khu vực trong giai đoạn xây dựng. Cụ thể đơn vị thi công sẽ thực hiện các giải pháp sau: - Đối với khí thải động cơ: Đây là dạng nguồn thải phân tán, phát thải lưu lượng nhỏ, không liên tục và phân bố trên mặt thoáng rộng nên khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí không đáng kể. Tuy nhiên trong khi thi công, nhà máy sản xuất gỗ mỹ nghệ đơn vị thi công sẽ chọn các phương tiện cơ giới đồng bộ đạt chuẩn cho phép nhằm giảm thiểu khí thải. - Tại công trường hạn chế bụi cuốn bằng biện pháp phun nước làm ẩm tại các khu vực có phát tán nhiều bụi, chú ý tính đến phun ẩm vào giai đoạn khô hanh nắng nóng, nhiều gió. - Công nhân thi công trên công trường phải sử dụng bảo hộ lao động như khẩu trang chống bụi, găng tay, giày, ủng... - Thu gom bùn đất rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển, tránh làm phát tán bụi trong những ngày khô hanh, nắng nóng và nhiều gió. - Tạo hệ thống rãnh thoát nước mưa trên khu vực công trường không cho nước mưa chảy tràn vào khu vực thi công, thu gom rồi dẫn về các hố lắng cặn tạm thời sau đó mới được đổ ra hệ thống thoát nước mưa chung của Khu công nghiệp. - Giữ vệ sinh khu vực công trường, che chắn các điểm chứa nguyên vật liệu xây dựng để tránh nước mưa cuốn theo các chất ô nhiễm làm tăng tính chất ô nhiễm của nước mưa chảy tràn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất của khu vực. - Để hạn chế tiếng ồn, chủ đầu tư sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm giảm khả năng gây ồn rung do hoạt động thi công gây ra. + Thiết kế và xây dựng hệ thống thoát nước hợp lý, khoa học, đảm bảo thu và thoát hết nước trên toàn bộ diện tích khuôn viên khu vực. Đặc biệt, các khu vực có xã nước thải. Cao độ của hệ thống thoát nước phải hợp lý, tránh ứ đọng cục bộ gây bốc mùi.
  • 48. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 46 + Kiểm tra định kỳ các thiết bị gây ồn, bảo dưỡng theo quy định, bôi trơn thường xuyên các bộ phận chuyển động để giảm nhẹ tiếng ồn. + Côngnhân phải được bảo hộ lao động đầy đủ: nút tai chốngồn, chụp mũ tai, kính mắt... + Thường xuyên kiểm tra hệ thống thu gom, xử lý nước thải tránh hiện tượng rò rỉ, đặc biệt đối với đường ống nhựa (tại các vị trí đầu mối và khớp nối) và bể xử lý. Định kỳ nạo vét cặn bẩn, bùn tại bể tự hoại và hệ thống mương dẫn. + Lắp đặt hệ thống phun nước tại các vị trí phát sinh bụi. + Cách ly khu vực sản xuất với các khu vực khác, bao che hệ thống cốt liệu để chống bụi phát tán ra môi trường xung quanh. + Vệ sinh môi trường: Thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực nhà máy luôn được sạch sẽ và thoáng mát. Tập huấn, giáo dục cho cán bộ công nhân viên về vệ sinh môi trường. b) Thu gom và xử lý chất thải: Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là điều bắt buộc đối với khu vực xây dựng công trình. Trong dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây dựng đến khi đi bàn giao nhà và quá trình tháo dỡ ngưng hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của trạm và môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gom và xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải sau: c) Chất thải rắn: Đây là loại chất thải phát sinh nhiều nhất trong qúa trình thi công bao gồm đất, đá, giấy, khăn vải, ... là loại chất thải rất khó phân huỷ đòi hỏi phải được thu gom, phân loại để có phương pháp xử lý thích hợp. Những nguyên vật liệu dư thừa có thể tái sử dụng được thì phải được phân loại và để đúng nơi quy định thuận tiện cho việc tái sử dụng hoặc bán phế liệu. Những loại rác thải khó phân huỷ hoặc độc hại phải được thu gom và đặt cách xa công trường thi công, sao cho tác động đến con người và môi trường là nhỏ nhất để vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. Các phương tiện vận chuyển đất đá san lấp bắt buộc dùng tấm
  • 49. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 47 phủ che chắn, giảm đến mức tối đa rơi vãi trên đường gây ảnh hưởng cho người lưu thông và đảm bảo cảnh quan môi trường được sạch đẹp. d) Chất thải khí: - Sinh ra trực tiếp trong quá trình thi công từ các máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển cần phải có những biện pháp để làm giảm lượng chất thải khí ra ngoài môi trường, các biện pháp có thể dùng là: - Đối với các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công và các động cơ khác cần thiết nên sử dụng loại nhiên liệu có khả năng cháy hoàn toàn, khí thải có hàm lượng chất gây ô nhiễm thấp. Sử dụng máy móc động cơ mới đạt tiêu chuẩn kiểm định và được chứng nhận không gây hại đối với môi trường. - Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra. e) Chất thải lỏng Chất thải lỏng sinh ra trong quá trình xây dựng sẽ được thu gom vào hệ thống thoát nước hiện hữu được bố trí quanh khu vực khu biệt thự. Nước thải có chứa chất ô nhiễm sẽ được thu gom và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý còn nước không bị ô nhiễm sẽ theo hệ thống thoát nước bề mặt và thải trực tiếp ra ngoài. f) Tiếng ồn: Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cho công nhân trong quá trình thi công, sắp xếp công việc một cách hợp lý khoa học để mức độ ảnh hưởng đến công nhân làm việc trong khu vực xây dựng và ở khu vực lân cận là nhỏ nhất. Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị. Thông thường chu kỳ bảo dưỡng đối với thiết bị mới là 4-6 tháng/lần, thiết bị cũ là 3 tháng/lần. Bố trí cách ly các nguồn gây ồn với xung quanh nhằm làm giảm tác động lan truyền của sóng âm. Để biện pháp phân lập đạt hiệu quả cao hơn cần cách lý và bố trí thêm các tường ngăn giữa các bộ phận. Trồng cây xanh để tạo bóng mát, hạn chế lan truyền ồn ra môi trường. Hạn chế hoạt động vào ban đêm.
  • 50. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 48 g) Bụi và khói: Trong quá trình thi công xây dựng bụi và khói là những nhân tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến công nhân lao động nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, về mắt ...làm giảm khả năng lao động. Để khắc phục những ô nhiễm đó cần thực hiện những biện pháp sau: - Sử dụng nguyên vật liệu ít gây hại, thiết bị chuyên chở nguyên vật liệu phải được che chắn cẩn thẩn tránh rơi vãi. - Thưởng xuyên rửa xe để tránh phát sinh bụi, đất cát trong khu đô thị khi di chuyển. - Sử dụng những thiết bị bảo hộ cho công nhân khi làm việc trong tình trạng khói bụi ô nhiễm như mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt.... 5.3. Kết luận Dựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể thấy quá trình thực thi dự án có thể gây tác động đến môi trường quanh khu vực dự án và khu vực lân cận ở mức độ thấp không tác động nhiều đến môi trường, có chăng chỉ là những tác động nhỏ trong khoảng thời gian ngắn không có tác động về lâu dài.
  • 51. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 49 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH 6.1. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn. Nguồn vốn: vốn chủ sở hữu 73,44%%, vốn vay 26,56%. Chủ đầu tư sẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại theo lãi suất hiện hành. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được lập trên cơ sở tham khảo các bản chào giá của các Nhà cung cấp vật tư thiết bị.
  • 52. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 50 TT Nội dung Diện tích/ số lượng ĐVT Đơn giá trọn gói Thành tiền sau VAT Xây dựng 116.838,0 1.350 60.171.570 I Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng 116.838,0 m2 60.171.570 60.171.570 II Vốn lưu động TT 3.828.430 1 Chi phí nhập tôm giống 1 Tấn 80.000 800.000 2 Chi phí nhập thức ăn chăn nuôi 26 tấn 65.000 1.690.000 3 Chi phí lương công nhân viên 1 TT 181.035 1.086.210 7 Chi phí khác TT 252.220 252.220 Tổng cộng 64.000.000
  • 53. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 51 6.2. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư của dự án: 64.000.000.000 đồng. (Sáu mươi bốn tỷ đồng) Trong đó: + Vốn tự có (73,44%%) : 47.000.000.000 đồng. + Vốn vay - huy động (26,56%) : 17.000.000.000 đồng. Dự kiến các nguồn doanhthu của dự án: Doanh thu của dự án từ bán tôm thẻ chân trắng thương phẩm Các chi phí đầu vàocủa dự án: Chi phí đầu vào của dự án % Khoản mục 1 Chi phí khấu hao TSCD "" Bảng tính 2 Chi phí bảo trì thiết bị "" Bảng tính 3 Chi phí chăn nuôi 40% Tổng mức đầu tư chăn nuôi 4 Chi phí lãi vay "" Bảng tính 5 Chi phí quản lý 2% Doanh thu 6 Chi phí lương "" Bảng tính Chế độ thuế % 1Thuế TNDN 10 Phương án vay. • Số tiền : 17.000.000.000 đồng. • Thời hạn : 10 năm (120 tháng). • Ân hạn : 1 năm. • Lãi suất, phí:Tạm tính lãi suất 8.5%/năm (tùy từng thời điểm theo lãi suất ngân hàng). • Tài sản bảo đảm tín dụng: thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay.
  • 54. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 52 Lãi vay, hình thức trả nợ gốc 1 Thời hạn trả nợ vay 10 năm 2 Lãi suất vay cố định 8,5% /năm 3 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính) 12% /năm 4 Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC 10, 84% /năm 5 Hình thức trả nợ: 1 (1: trả gốc đều; 2: trả gốc và lãi đều; 3: theo năng lực của dự án) Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính trên cơ sở tỷ trọng vốn vay là 26,56%; tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 73,44%; lãi suất vay dài hạn 8,5%/năm; chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu 10,84%/năm. Các thông số tài chính của dự án a) Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay. KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư. Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 12,26 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 12,26 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn. Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 6 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 5 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác. Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư. Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 5 năm 4 tháng kể từ ngày hoạt động. b) Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
  • 55. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 53 Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2.24 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2.24 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 10.84%). Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 8 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 7. Kết quả tính toán: Tp = 7 năm 1 tháng tính từ ngày hoạt động. c) Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV). Trong đó: - P: Giá trị đầu tư của dự án tại thời điểm đầu năm sản xuất. - CFt : Thu nhập của dự án = lợi nhuận sau thuế + khấu hao. Hệ số chiết khấu mong muốn 10.84%/năm. Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 78.807.775.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 50 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần 78.807.775.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao. d) Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 16.453%> 10.84%như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.       Tp t t Tp i F P CFt P O 1 ) %, , / (       n t t t i F P CFt P NPV 1 ) %, , / ( P t i F P CFt PIp n t t     1 ) %, , / (
  • 56. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 54 KẾT LUẬN 1. Kết luận. Với kết quả phân tích như trên, cho thấy hiệu quả tương đối cao của dự án mang lại, đồng thời giải quyết việc làm cho người dân trong vùng. Cụ thể như sau: + Các chỉ tiêu tài chính của dự án cho thấy dự án có hiệu quả về mặt kinh tế. + Hàng năm đóng góp vào ngân sách địa phương trung bình khoảng 1,2 tỷ đồng, thông qua nguồn thuế thu nhập từ hoạt động của dự án. + Hàng năm giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương. Góp phần “Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế”. 2. Đề xuất và kiến nghị. Với tính khả thi của dự án, rất mong các cơ quan, ban ngành xem xét và hỗ trợ chúng tôi để chúng tôi có thể triển khai các bước theo đúng tiến độ và quy định. Để dự án sớm đi vào hoạt động.
  • 57. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 55 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ĐVT:1000 VNĐ Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn và tiến độ thực hiện của dự án STT Nội dung Diện tích/ số lượng ĐVT Đơn giá trọn gói Thành tiền trước VAT VAT Thành tiền sau VAT Xây dựng 116.838,0 1.350 54.701.427 5.470.143 60.171.570 I Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng 116.838,0 m2 60.171.570 54.701.427 5.470.143 60.171.570 II Vốn lưu động TT 3.480.391 348.039 3.828.430 1 Chi phí nhập tôm giống 1 Tấn 80.000 727.273 72.727 800.000 2 Chi phí nhập thức ăn chăn nuôi 26 tấn 65.000 1.536.364 153.636 1.690.000 3 Chi phí lương công nhân viên 1 TT 181.035 987.464 98.746 1.086.210 7 Chi phí khác TT 252.220 229.291 22.929 252.220 Tổng cộng 58.181.818 5.818.182 64.000.000
  • 58. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 56 Cơ cấu nguồn vốn: STT Nội dung Thành tiền sau VAT NGUỒN VỐN Tự có - tự huy động Vay tín dụng Xây dựng 60.171.570 18.051.471 42.120.099 I Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng 60.171.570 18.051.471 42.120.099 II Vốn lưu động 3.828.430 1.148.529 2.679.901 1 Chi phí nhập tôm giống 800.000 240.000 560.000 2 Chi phí nhập thức ăn chăn nuôi 1.690.000 507.000 1.183.000 3 Chi phí lương công nhân viên 1.086.210 325.863 760.347 7 Chi phí khác 252.220 75.666 176.554 Tổng cộng 64.000.000 47.000.000 17.000.000 Tỷ lệ (%) 100% 73,4% 26,6%
  • 59. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 57 Tiến độ thực hiện: STT Nội dung Thành tiền sau VAT Tiến độ thực hiện Năm 1 Năm 2 Xây dựng 60.171.570 24.068.628 36.102.942 I Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng 60.171.570 24.068.628 36.102.942 II Vốn lưu động 3.828.430 1.531.372 2.297.058 1 Chi phí nhập tôm giống 800.000 320.000 480.000 2 Chi phí nhập thức ăn chăn nuôi 1.690.000 676.000 1.014.000 3 Chi phí lương công nhân viên 1.086.210 434.484 651.726 7 Chi phí khác 252.220 100.888 151.332 Tổng cộng 64.000.000 25.600.000 38.400.000
  • 60. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 58 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. I Xây dựng 60.171.570 Năm khấu hao 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng 60.171.570 15 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 Tổng cộng 60.272.288 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 T T Chỉ tiêu Giá trị ban đầu Năm khấu hao Năm hoạt động 6 7 8 9 10 I Xây dựng 60.171.570 15 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng 60.171.570 15 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 Tổng cộng 60.272.288 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438
  • 61. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 59 TT Chỉ tiêu Giá trị ban đầu Năm khấu hao Năm hoạt động 11 12 13 14 15 I Xây dựng 60.171.570 15 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng 60.171.570 15 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 Tổng cộng 60.272.288 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438
  • 62. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 60 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm. TT Khoản mục Năm 1 2 3 4 5 I Tổng doanh thu hằng năm 1000đ/năm 26.100.000 29.580.000 31.320.000 33.060.000 33.060.000 1 Tôm thẻ chân trắng 1000đ 26.100.000 29.580.000 31.320.000 33.060.000 33.060.000 - Số lượng tấn 240 240 240 240 240 - Đơn giá 1000 đồng 145.000 145.000 145.000 145.000 145.000 - Công suất % 75% 85% 90% 95% 95% II Tổng chi phí hằng năm 1000đ/năm 19.163.858 19.755.858 19.956.302 20.256.747 20.096.191 1 Chi phí marketing 5% 1.305.000 1.479.000 1.566.000 1.653.000 1.653.000 2 Chi phí khấu hao TSCD "" 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 3 Chi phí bảo trì thiết bị "" 150.000 220.000 320.000 520.000 520.000 4 Chi phí chăn nuôi 5.070.000 5.070.000 5.070.000 5.070.000 5.070.000 5 Chi phí lãi vay "" 1.445.000 1.445.000 1.284.444 1.123.889 963.333 6 Chi phí giống 2.400.000 2.400.000 2.400.000 2.400.000 2.400.000 7 Chi phí quản lý 10% 2.610.000 2.958.000 3.132.000 3.306.000 3.306.000 8 Chi phí lương "" 2.172.420 2.172.420 2.172.420 2.172.420 2.172.420 III Lợi nhuận trước thuế 6.936.142 9.824.142 11.363.698 12.803.253 12.963.809 IV Thuế TNDN 693.614 982.414 1.136.370 1.280.325 1.296.381 V Lợi nhuận sau thuế 6.242.528 8.841.728 10.227.328 11.522.928 11.667.428 TT Khoản mục Năm 6 7 8 9 10
  • 63. Dự án “Trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm” 61 TT Khoản mục Năm 6 7 8 9 10 I Tổng doanh thu hằng năm 1000đ/năm 33.060.000 33.060.000 33.060.000 33.060.000 33.060.000 1 Tôm thẻ chân trắng 1000đ 33.060.000 33.060.000 33.060.000 33.060.000 33.060.000 - Số lượng tấn 240 240 240 240 240 - Đơn giá 1000 đồng 145.000 145.000 145.000 145.000 145.000 - Công suất % 95% 95% 95% 95% 95% II Tổng chi phí hằng năm 1000đ/năm 19.935.636 19.775.080 19.614.525 19.453.969 19.293.414 1 Chi phí marketing 5% 1.653.000 1.653.000 1.653.000 1.653.000 1.653.000 2 Chi phí khấu hao TSCD "" 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 4.011.438 3 Chi phí bảo trì thiết bị "" 520.000 520.000 520.000 520.000 520.000 4 Chi phí chăn nuôi 5.070.000 5.070.000 5.070.000 5.070.000 5.070.000 5 Chi phí lãi vay "" 802.778 642.222 481.667 321.111 160.556 6 Chi phí giống 2.400.000 2.400.000 2.400.000 2.400.000 2.400.000 7 Chi phí quản lý 10% 3.306.000 3.306.000 3.306.000 3.306.000 3.306.000 8 Chi phí lương "" 2.172.420 2.172.420 2.172.420 2.172.420 2.172.420 III Lợi nhuận trước thuế 13.124.364 13.284.920 13.445.475 13.606.031 13.766.586 IV Thuế TNDN 1.312.436 1.328.492 1.344.548 1.360.603 1.376.659 V Lợi nhuận sau thuế 11.811.928 11.956.428 12.100.928 12.245.428 12.389.928