SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 109
THUYẾT MINH DỰ ÁN
XÂY DỰNG TRANG TRẠI
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Địa điểm:
DỰ ÁN
XÂY DỰNG TRANG TRẠI
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Địa điểm:
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN
ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT
Giám đốc
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 5
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 5
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 5
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 6
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 7
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 8
5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 8
5.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 8
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................10
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN................................................................................................................10
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. .................................................10
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội...........................................................................13
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................15
2.1. Nhu cầu thị trường thịt ............................................................................15
2.2. Thị trường măng tây................................................................................18
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................19
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................19
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................21
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................25
4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................25
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
2
4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................25
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.25
5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................25
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............26
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................27
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............27
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......27
2.1. Kỹ thuật chăn nuôi vịt siêu nạc................................................................27
2.2. Công nghệ trồng măng tây.......................................................................42
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................62
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................62
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................62
1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................62
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................62
1.4. Các phương án xây dựng công trình.........................................................62
1.5. Các phương án kiến trúc..........................................................................63
1.6. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................65
1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................65
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................66
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................66
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............66
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
3
III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ......................................67
3.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................68
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................69
IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ...............................71
4.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................71
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................73
V. KẾT LUẬN..............................................................................................74
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................76
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................76
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................78
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................78
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................79
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................79
2.4. Phương ánvay. ..........................................Error! Bookmark not defined.
2.5. Các thông số tài chính của dự án................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................................................................79
I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................83
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................83
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNHERROR! BOOKMARK NOT D
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự ánError! Bookmark not defined.
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .........Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm.Error! Bookmark not defined.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
4
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.......Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu.Error! Bookmark not define
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV).Error! Bookmark not defined
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).Error! Bookmark not defin
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
5
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Họ tên:
Sinh ngày:
Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:
Ngày cấp:
Nơi cấp:
Địa chỉ thường trú:
Chỗ ở hiện tại:
Điện thoại: …………….Fax: ……………….Email: ...................................
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
Địa điểm thực hiện dự án: Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng:
3ha.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: .284.000 đồng.
(Mười tám tỷ, tám trăm bốn mươi lăm triệu, hai trăm tám mươi bốn nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (25%) : 000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (75%) : 14.133.963.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
6
Trồng măng tây 116 tấn/năm
Chăn nuôi vịt 180.000 con/năm
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Chất lượng sản phẩm nông nghiệp thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và tính
lỏng lẻo trong liên kết làm giảm giá trị và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của
Việt Nam. Tăng cường mối liên kết theo chuỗi giá trị nông sản, mở rộng quy mô
sản xuất là hướng đi góp phần khắc phục các nhược điểm của nền nông nghiệp
Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển
nông nghiệp theo mô hình chuỗi giá trị đang là xu hướng nổi bật trên thế giới.
Chưa có sự liên kết vùng, chưa xây dựng được các nhà máy chế biến sâu để gia
tăng giá trị cho nông sản.
Nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và huy
động các nguồn lực để phát triển chăn nuôi vịt siêu nạc và măng tây hiệu quả,
phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Ứng dụng có
hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất từ khâu giống,
chăm sóc và bảo quản sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái và đồng thời góp
phần cung cấp cho thị trường các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và đáp ứng
được nhu cầu cây giống có chất lượng cao cho việc phát triển nông nghiệp trong
vùng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và giải quyết việc làm cho người lao
động ở nông thôn.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Xây
dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”tại nhằm phát huy được tiềm năng
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
7
thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ
tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnông nghiệpcủa tỉnh Ninh
Thuận.
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của
Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn
xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
 Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2020;
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
8
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
5.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, tạo ra sản phẩm, chất lượng, có năng suất,
hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp
đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường góp
phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
 Phát triển chăn nuôi gia cầm tổng hợp gắn chặt với quy hoạch phát triển
kinh tế của huyện và tăng hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên liệu, phụ phế
phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Ninh Thuận.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Ninh Thuận.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
5.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển theo mô hình“Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ
cao”chăn nuôi vịt siêu nạc và trồng măng tây đem lại sản phẩm chất lượng, giá
trị, hiệu quả kinh tế cao.
 Dự án sản xuất với quy mô, công suất như sau:
Trồng măng tây 116 tấn/năm
Chăn nuôi vịt 180.000 con/năm
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
9
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh
Ninh Thuậnnói chung.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
10
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
1.1.1. Vị trí địa lý
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
11
Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh
Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía
Đông giáp Biển Đông.
Diện tích tự nhiên 3.358 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6
huyện. Tp. Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị,
kinh tế và văn hóa của tỉnh, cách Tp. Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam
Ranh 60 km, cách Tp. Nha Trang 105 km và cách Tp. Đà Lạt 110 km, thuận tiện
cho việc giao lưu phát triển kinh tế-xã hội.
1.1.2. Địa hình:
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa
hình: núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển
chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
1.1.3. Khí hậu, thủy văn:
Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng,
gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa
trung bình 700-800mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1.100mm ở miền núi,
độ ẩm không khí từ 75-77%. Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/cm2. Tổng lượng
nhiệt 9.500– 10.0000C. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng
11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau.
Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực
phía Bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả
nước.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
12
1.1.4. Tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên 3.358 km2, trong đó đất dùng vào sản xuất nông
nghiệp 69.698 ha; đất lâm nghiệp 185.955 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.825 ha;
đất làm muối 1.292 ha; đất chuyên dùng 16.069 ha; đất ở 3.820 ha; đất sông suối
và mặt nước chuyên dùng 5.676 ha; còn lại đất chưa sử dụng.
1.1.5. Tài nguyên biển:
Bờ biển dài 105 km, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi có nguồn
lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại. Ngoài ra, còn
có hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng với trên 120 loài và rùa biển đặc
biệt quý hiếm chỉ có ở Ninh Thuận. Vùng ven biển có nhiều đầm vịnh phù hợp
phát triển du lịch và phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm giống là một
thế mạnh của ngành thủy sản.
1.1.6. Tài nguyên khoáng sản:
- Khoáng sản kim loại có Wonfram, Molipđen, thiếc. Titan tại khu vực ven
biển với trữ lượng nhiều triệu tấn.
- Khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể, đá granite, cát thủy tinh, sét
gốm…
- Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có đá granite với tổng trữ lượng
khoảng 850 triệu m3, cát kết vôi trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3; đá vôi san hô
tập trung vùng ven biển trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn CaO; sét phụ gia, đá xây
dựng.
- Tiềm năng về khoáng bùn mới được phát hiện ở thôn Suối Đá, xã Lợi Hải,
huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, qua kết quả điều tra khảo sát của Liên đoàn
Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
13
trường, bùn khoáng có chất lượng tốt, không có chứa các chất độc hại, trữ lượng
bùn khoáng dự kiến khoảng trên 30.000 tấn, có thể tiếp tục điều tra, thăm dò và
khai thác sử dụng vào mục đích phát triển phục vụ loại hình du lịch kết hợp tắm
ngâm chữa bệnh.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
Tổng sản phẩm trong Tỉnh (GRDP) năm 2020 tăng 9,58% so với năm
trước, là mức tăng cao thứ tư trong giai đoạn 2011-2020 (năm 2019 tăng
13,99%; năm 2017 tăng 9,96% và năm 2014 tăng 9,96%), và cũng là mức tăng
trưởng cao thứ tư toàn quốc (dưới Bắc Giang 13,02%; Hải Phòng 11,22%;
Quảng Ninh 10,05%).
Kinh tế - xã hội năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp
cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh trên phạm vi
toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc
gia trên thế giới. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thoái sâu, tồi tệ
nhất trong nhiều thập kỷ qua. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn biến khó
lường. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực
năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn,
thách thức. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm tăng trưởng ở hầu hết các
ngành, lĩnh vực chậm lại.
Trong tỉnh, triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bước vào năm
2020 gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là “khó khăn kép” vừa bị hạn hán gay
gắt, vừa bị tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống
kinh tế - xã hội của Tỉnh. Trước tình hình đó, quán triệt phương châm hành
động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả”,
UBND tỉnh đã bám sát và triển khai quán triệt kịp thời Nghị quyết 01/NQ-CP
của Chính phủ và các nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và ban hành Quyết
định số 08/QĐ-UBND ngày 08/01/2020 triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và Nghị quyết số
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
14
115/NQ-CP của Chính phủ về cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh giai đoạn
2018-2023 đồng thời chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, quyết liệt, kịp
thời thực hiện “mục tiêu kép”, vừa bảo đảm mục tiêu phòng chống đại dịch
Covid-19 và ứng phó hiệu quả hạn hán, vừa bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội. Tổng sản phẩm trong Tỉnh (GRDP) năm 2020 ước tăng 9,58% so với
năm 2019; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,67%, đóng
góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và
xây dựng tăng 37,21%, đóng góp 8,73 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng
2,08%, đóng góp 0,76 điểm phần trăm. Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế
năm 2020 là công nghiệp sản xuất và phân phối điện (tăng 129,93%) và ngành
xây dựng (tăng 15,46%).
Về cơ cấu kinh tế (GRDP) năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản chiếm tỷ trọng 30,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 31%; khu
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
15
vực dịch vụ chiếm 31,9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,2%. (Cơ
cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 33,3%; 24,9%; 34,8%; 7%).
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Nhu cầu thị trường thịt
a) Nhu cầu thị trường nội địa
Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng
mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2025,
tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 5 triệu tấn. Chiếm gần
65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt bò vẫn sẽ chiếm tỷ trọng dinh dưỡng lớn trong
bữa ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-
5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia
cầm và thịt bò trong thời gian tới.
b) Sự thay đổi trong thị trường thịt toàn cầu
Trên phạm vi toàn cầu, sản xuất thịt trong thập kỷ tới cũng sẽ chậm lại so
với tốc độ tăng trưởng trước đó. Theo dự báo của FAO, sản xuất thịt toàn cầu sẽ
tăng chậm từ mức tăng trung bình 2,2% mỗi năm trong thập kỷ trước xuống còn
1,8% mỗi năm, điều này chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng chậm hơn ở các nước
Mỹ Latinh, đặc biệt là Brazil và Argentina, cũng như chi phí đầu vào tăng cao.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
16
Sản xuất thịt gia cầm và thịt heo với mức tăng tương ứng 14% và 5% mỗi
năm trong thập kỷ qua, được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình trong khoảng 2%
mỗi năm đến năm 2025. Nhìn chung, các nước đang phát triển sẽ chiếm 77%
tăng trưởng sản xuất thịt trong giai đoạn đến năm 2025. Sản xuất gia cầm sẽ tiếp
tục tăng với tốc độ nhanh nhất (2,2% mỗi năm) so với các loại thịt khác và sẽ
vượt qua thịt heo vào cuối năm 2021 với sản lượng cao nhất. Đến năm 2021, sản
lượng thịt gia cầm có thể sẽ đạt hơn 127,2 triệu tấn, so với gần 126 triệu tấn thịt
heo.
Cùng với nhu cầu cao về trứng, phần lớn lượng tiêu thụ thịt sẽ tập trung ở
các nước châu Á và Thái Bình Dương, chiếm 56% mức tăng nhu cầu thịt toàn
cầu trong giai đoạn 2010 - 2021. Đến năm 2021, người tiêu dùng ở các nước
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
17
phát triển sẽ chọn thịt gia cầm với tỷ lệ là 90% trong tổng lượng thịt tiêu thụ của
họ, ngoại trừ ở các nước Đông Âu. Riêng ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tiêu
thụ hàng năm khoảng 62% thịt gia cầm, 19% thịt heo, 13% thịt bò và 6% thịt
cừu. Dự báo tiêu thụ thịt gia cầm ở các nền kinh tế phát triển vào năm 2021 có
thể sẽ đạt 44,7 triệu tấn, trong khi các nền kinh tế đang phát triển sẽ tiêu thụ
khoảng 82,3 triệu tấn.
Tăng trưởng thương mại hàng năm về thịt gia cầm sẽ chậm lại đáng kể so
với giai đoạn trước đó, chỉ ở mức dưới 2%/năm đến năm 2030, so với mức bình
quân 5,5%/năm trong thập kỷ qua. Đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng thương
mại gia cầm sẽ là Mỹ và Brazil, chiếm gần 80% thương mại gia cầm thế giới
trong giai đoạn 2021 - 2025. Tăng trưởng nhập khẩu cũng sẽ được dẫn dắt bởi
các quốc gia ở Trung Đông, Đông Nam Á và Mỹ Latinh
c) Nhu cầu xuất khẩu thịt
Sản lượng toàn cầu được dự báo sẽ tăng nhẹ (1%) trong năm 2019 lên 63,6
triệu tấn, chủ yếu đạt được từ Brazil, Hoa Kỳ và Argentina. Sự mở rộng của
Brazil do nhu cầu ổn định trong nước và tăng trưởng xuất khẩu vững chắc sang
các thị trường trọng điểm châu Á. Tăng trưởng của Argentina được thúc đẩy, bởi
việc tăng khối lượng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu mạnh mẽ hơn cho các động
vật có trọng lượng nặng hơn. Điều kiện thời tiết nóng và khô kéo dài của
Australia dẫn đến tình trạng đồng cỏ tệ đi, giá ngũ cốc tăng cao và nguồn cấp
nước thấp buộc nhiều gia súc biến thành động vật để lấy thịt. Với số lượng gia
súc ít hơn kì vọng vào đầu năm 2019, sản xuất thịt bò được dự báo là sẽ thấp
hơn. Dù cho mở rộng việc tăng đàn gia súc vào 2019 thì vẫn sẽ có ít gia súc có
sẵn cho việc giết mổ.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
18
Trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu thịt các loại tăng khá, thịt bò tăng
mạnh, với mức tăng là 33% so với năm trước, đạt mức 8.831 USD/tấn.
2.2. Thị trường măng tây
Măng tây là loại rau cao cấp có nguồn gốc từ châu Âu, loại cây này mới
đưa về Việt Nam trồng vài năm gần đây và đã thực sự giúp nhiều nhà nông tăng
cao thu nhập.
Cây măng tây cho giá trị dinh dưỡng cao nên được bán với giá rất cao, tuy
nhiên tương xứng với giá trị mà nó mang lại. Theo mình tìm hiểu tác dụng của
măng tây xanh với sức khỏe con người thì:
Chứa nhiều chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và phòng trị rất tốt các chứng
bệnh táo bón.
Có chứa chất Asparagine giúp lợi tiểu, phòng trị các bệnh ung thư, tiểu
đường, suy gan và đau bàng quang.
Chứa Protein, Gluxit và các Vitamin như: A, C, K, B1, B2, B6, Axit
Folic,…
Trong măng tây xanh có đến 1/4 khối lượng chứa các chất khoáng cần
thiết cho con thể con người như canxi, kẽm, magie,..
Là nguồn cung cấp chất đạm Homocystein giúp người lao động trí óc
giảm stress, chống béo phì và lão hóa da, ổn định kinh nguyệt, làm giàu sữa mẹ,
giúp điều trị bệnh goutte và bệnh tim mạch, làm giảm cholesterol.
Có lượng Magnesiumvà Potassiumcao giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa
xơ vữa mạch vành và bệnh đột quỵ tim mạch.
Chứa Beta-Carotene giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
Do chứa rất nhiều một hợp chất flavonoid có tên là rutin nên ăn măng tây
còn giúp cơ thể kháng lại sự viêm đồng thời giúp cơ thể cải thiện tuần hoàn máu.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
19
Do rất giàu potassium (kali) nên giúp điều hòa huyết áp, do có chứa nhiều
folate nên giúp tim khỏe mạnh. Măng tây chứa rất nhiều chất xơ nên có thể giải
tán đám cholesterol gây phiền nhiễu có trong máu.
Do những lợi ích to lớn như vậy nên măng tây xuất hiện ngày càng nhiều
trong bữa ăn của mỗi gia đình. Tuy nhiên giá măng tây vẫn còn khá cao do loại
rau này chưa được trồng nhiều và chưa được bán phổ biến ở các chợ mà chủ yếu
được bán ở siêu thị và cửa hàng rau sạch, dao động từ 85.000đ-150.000đ tùy loại
và tùy vào mùa vụ.
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau:
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 35.000,0 m2
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
20
TT Nội dung Diện tích ĐVT
1 Khu nhà điều hành, văn phòng 120,0 m2
2 Khu nhà kho 500,0 m2
3 Nhà để xe 750,0 m2
4 Nhà bảo vệ 12,0 m2
5 Khu chăn nuôi 7.200,0 m2
6 Khu trồng trọt 23.218,0 m2
7 Đường giao thông nội bộ 1.750,0 m2
8 Khuôn viên, cây xanh cảnh quan (sân bãi) 1.050,0 m2
9 Khu chứa nước 100,0 m2
10 Khu xử lý phân 100,0 m2
11 Nhà ở cán bộ công nhân viên 200,0 m2
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
- Hệ thống PCCC Hệ thống
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
21
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
ĐVT: 1000 đồng
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
I Xây dựng 35.000,0 m2 10.725.900
1 Khu nhà điều hành, văn phòng 120,0 m2 1.700 204.000
2 Khu nhà kho 500,0 m2 1.550 775.000
3 Nhà để xe 750,0 m2 550 412.500
4 Nhà bảo vệ 12,0 m2 1.700 20.400
5 Khu chăn nuôi 7.200,0 m2 1.020 7.344.000
6 Khu trồng trọt 23.218,0 m2 -
7 Đường giao thông nội bộ 1.750,0 m2 450 787.500
8 Khuôn viên, cây xanh cảnh quan (sân bãi) 1.050,0 m2 50 52.500
9 Khu chứa nước 100,0 m2 750 75.000
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
22
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
10 Khu xử lý phân 100,0 m2 1.050 105.000
11 Nhà ở cán bộ công nhân viên 200,0 m2 1.700 340.000
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống 150.000 150.000
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 180.000 180.000
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 150.000 150.000
- Hệ thống PCCC Hệ thống 130.000 130.000
II Thiết bị 2.280.000
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 100.000 100.000
2 Thiết bị tưới Trọn Bộ 1.280.000 1.280.000
3 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 250.000 250.000
4 Thiết bị chăn nuôi Trọn Bộ 550.000 550.000
5 Thiết bị khác Trọn Bộ 100.000 100.000
III Chi phí quản lý dự án 3,022 (GXDtt+GTBtt) * 393.053
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
23
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
ĐMTL%
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1.048.936
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
0,566 (GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
73.613
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi
0,943 (GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
122.646
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 2,200 GXDtt * ĐMTL% 235.970
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,210 GXDtt * ĐMTL% 129.783
5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
0,064 (GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
8.324
6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi
0,182 (GXDtt+GTBtt) *
ĐMTL%
23.671
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,189 GXDtt * ĐMTL% 20.272
8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,183 GXDtt * ĐMTL% 19.628
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,598 GXDtt * ĐMTL% 278.659
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
24
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL% 16.370
11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 120.000
V Chi phí đất 35.000,0 TT 86 3.000.000
VI Chi phí vốn lưu động TT 500.000
VII Chi phí dự phòng 5% 897.394
Tổng cộng 18.845.284
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
25
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” được thực
hiệntại
4.2. Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
TT Nội dung Diện tích (m2
) Tỷ lệ (%)
Vị trí thực
hiện dự án
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
26
TT Nội dung Diện tích (m2
) Tỷ lệ (%)
1 Khu nhà điều hành, văn phòng 120,0 0,34%
2 Khu nhà kho 500,0 1,43%
3 Nhà để xe 750,0 2,14%
4 Nhà bảo vệ 12,0 0,03%
5 Khu chăn nuôi 7.200,0 20,57%
6 Khu trồng trọt 23.218,0 66,34%
7 Đường giao thông nội bộ 1.750,0 5,00%
8 Khuôn viên, cây xanh cảnh quan (sân bãi) 1.050,0 3,00%
9 Khu chứa nước 100,0 0,29%
10 Khu xử lý phân 100,0 0,29%
11 Nhà ở cán bộ công nhân viên 200,0 0,57%
Tổng cộng 35.000,0 100%
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
27
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 35.000,0 m2
1 Khu nhà điều hành, văn phòng 120,0 m2
2 Khu nhà kho 500,0 m2
3 Nhà để xe 750,0 m2
4 Nhà bảo vệ 12,0 m2
5 Khu chăn nuôi 7.200,0 m2
6 Khu trồng trọt 23.218,0 m2
7 Đường giao thông nội bộ 1.750,0 m2
8 Khuôn viên, cây xanh cảnh quan (sân bãi) 1.050,0 m2
9 Khu chứa nước 100,0 m2
10 Khu xử lý phân 100,0 m2
11 Nhà ở cán bộ công nhân viên 200,0 m2
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Kỹ thuật chăn nuôi vịtsiêu nạc
2.1.1. Chọn giống vịt thịt
Chọn vịt nuôi lấy thịt cần phải đảm bảo các tiêu chí chung về tầm vóc,
khả năng linh hoạt nhạy bén, khả năng kiếm mồi. Cụ thể:
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
28
– Tầm vóc: Vịt siêu thịt phải có tầm vóc lớn, có khả năng tăng trưởng
nhanh. Vịt cái phải đạt trọng lượng từ 3 – 3,6kg, vịt đực phải đạt trọng lượng từ
3,5 – 5kg.
– Lựa chọn những con khỏe mạnh, không bị dị tật, mắt sáng, bụng gọn,
không bị hở rốn, bết lông, chân không bị quẹo, đi lại nhanh nhẹn, vững vàng…
– Ngoài ra, vịt nuôi lấy thịt thường bà con nên chọn giống từ các tổ hợp
lai 2, 3 , 4 máu để đạt được sản lượng cao, khả năng thích nghi tốt.
Một số giống vịt hướng thịt bà con có thể chọn lựa để chăn nuôi như:
Giống vịt VC Super M:
Đây là giống vịt siêu thịt được nuôi phổ biến nhất ở nước ta. Giống này có
nguồn gốc từ Anh có lông màu trắng tuyền, mỏ và chân màu vàng da cam.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
29
Về ngoại hình, vịt VC Super M có thân dài, ngực sâu, lưng phẳng, đầu to,
chân vững, cổ dài.
Vịt có thể giết mổ sau khi nuôi khoảng 56 ngày tuổi, khối lượng đạt được
từ 2,8 – 3,2kg/ con với khối lượng thịt xẻ chiếm 74 – 76%.
Vịt Szarvas:
Giống vịt này có xuất xứ từ Hungary, lông màu trắng tuyền, mỏ vàng,
chân nhỏ, thịt thơm ngon được nhiều người ưa chuộng.
Nếu được nuôi trong môi trường tốt, cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn thì
vịt sẽ cho xuất bán từ 49 ngày tuổi với khối lượng 2,85kg/ con.
Vịt Cherry Valley:
Đây là giống vịt siêu thịt được nhập nhiều về Việt Nam. Sau khi nuôi
khoảng 75 ngày tuổi, vịt có thể xuất bán hướng thịt với khối lượng đạt từ 2,2 –
2,3kg/ con.
Vịt Bắc Kinh
Vịt Bắc Kinh cũng là giống vịt cao sản được nhiều địa phương chăn nuôi.
Ngoài việc nuôi lấy thịt, nhiều trang trại cũng nuôi để lai tạo sinh sản với một số
giống khác để loại bỏ những nhược điểm của vịt nhằm tăng năng suất và sản
lượng.Vịt Bắc Kinh nuôi khoảng 60 ngày tuổi có thể đạt trọng lượng từ 2,0 –
2,2kg/con.
Đây là giống vịt lai tạo giữa vịt Tiệp dòng và vịt Anh Đào được nuôi phổ
biến ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. Giống vịt lai tạo này phát triển rất nhanh,
tầm vóc lớn, đến tuần thứ 7 sau khi nuôi đã có trọng lượng 2,2 – 2,3kg/ con.
Vịt CV Super M2
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
30
Giống vịt này có thể thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của 2 miền Nam
– Bắc. Sau khi nuôi từ 47 – 54 ngày, vịt có trọng lượng cơ thể đạt 3,0 –
3,3kg/con, là một trong những giống vịt siêu thịt tốt hiện nay.
Chuẩn bị chuồng trại và dụng cụ nuôi
Trong kỹ thuật nuôi vịt siêu thịt, không thể bỏ qua khâu xây dựng chuồng
trại. Tùy vào điều kiện vị trí nuôi, có thể nuôi vịt theo mô hình bán thâm canh có
hồ nước, sông suối, ao, kênh rạch hoặc nuôi nhốt chuồng hoàn toàn, tức là nuôi
trên nền hoặc trên sàn. Mô hình thứ 2 hiện nay được nhiều người áp dụng vì
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
31
không quá phức tạp lại giúp hạn chế dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường
nước…
Yêu cầu về chuồng trại
Vị trí nuôi chuồng phải cách xa khu dân cư, khu nhà ở, nguồn nước sinh
hoạt, đường giao thông để đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
Khu chuồng nhốt phải cao ráo, thoáng mát, tránh gió lùa, tránh chuột, thú
hoang. Nên xây theo hướng Đông để đón ánh nắng buổi sáng. Chuồng nuôi phải
được xây dựng kiên cố, bên trên có thể lợp bằng lá cọ, tấm ngói hoặc tấm lợp.
Phần hiên nhô ra ngoài khoảng từ 1 – 1,5m để mưa không hắt vào.
Nền chuồng nuôi vịt có thể là nền láng xi măng, nền gạch hoặc sàn bằng
lưới. Sàn lưới sẽ thích hợp với vịt con từ khi bắt về đến tuần thứ 2. Sàn cần phải
làm cao cách mặt đất 0,8 – 1m. Nền chuồng làm với độ nghiêng nhất định để dễ
dàng vệ sinh, thoát nước. Trong chuồng nuôi vịt bắt buộc phải có chất độn
chuồng dày từ 8 – 10cm.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
32
Một kiểu chuồng nuôi vịt thịt
Nếu xây dựng chuồng trại quy mô lớn thì khoảng cách tối thiểu giữa các
chuồng nuôi là 20m để thuận tiện trong việc chăm sóc.
Phía trước chuồng nuôi có khu sân chơi để thả vịt đi lại giúp thịt săn chắc,
thơm ngon hơn. Diện tích sân chơi phải rộng gấp 2 – 3 lần chuồng nuôi.
Đối với chuồng úm vịt còn khi mới nhập về:
Cần đảm bảo kích thước chiều rộng 6m, dài 12m cho từ 1500 – 2000 con
vịt trong vòng 2 tuần đầu.
Khoảng cách từ nền chuồng đến nóc phải cách ít nhất 3,5m để đảm bảo độ
thông thoáng.
Hoặc có thể làm quây vịt bằng cót với chiều dài 4- 4,5m, chiều cao 0,4 –
0,5m cho 60 – 70 con vịt con.
Đối với kiểu chuồng mở để nuôi vịt siêu thịt:
Chiều rộng chuồng nuôi từ 10 – 12m, chiều dài sẽ phụ thuộc vào số lượng
đàn vịt.
Khoảng cách tối thiểu từ nền chuồng đến nóc là 3,8m
Dụng cụ chăn nuôi vịt cần thiết
Rèm che: Rèm che được bố trí xung quanh chuồng nuôi để giữ ấm, tránh
gió lùa vào đàn vịt khi trời lạnh hoặc ngày mưa bão. Có thể sử dụng vải bạt, cót
ép hoặc phên liếp để quay và buộc cố định, chắc chắn.
Máng ăn: Nên sử dụng máng ăn làm bằng tôn với kích thước 70 x 50 x
2,5cm dùng cho 70 – 100 con/ máng. Đến tuần thứ 3 thì sử dụng máng ăn có
kích thước 70 x 50 x 5cm hoặc các máng nhựa.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
33
Máng uống: Sử dụng máng uống cho vịt cũng chia theo từng giai đoạn.
Vịt từ 1 – 2 tuần tuổi dùng máng tròn loại 2 lít. Từ 3 – 8 tuần tuổi dùng máng
tròn loại 5 lít hoặc chậu nhựa, máng tôn có kích thước phù hợp.
Chụp sưởi: Vịt con cũng cần được sưởi ấm để kích thích ăn uống, giúp hệ
tiêu hóa hoạt động tốt, sinh trưởng ổn định. Trong lồng nuôi úm, cần bố trí bóng
đèn 75W cho 60 – 70 con vịt con. Vào mùa đông cần tăng lượng nhiệt bằng cách
bổ trí 2 bóng điện.
Kỹ thuật nuôi vịt siêu thịt
Cách úm vịt con
Cách nuôi vịt thịt nhanh lớn là cần phải thiết kế lồng úm và nuôi úm trong
2 tuần đầu.
Vịt từ 1 – 3 ngày tuổi:
2h đầu khi mới bắt vịt con về, pha cho vịt uống 2g vitamin C, 50g
Glucose với 1 lít nước dùng cho từ 80 – 100 con vịt. Tùy thuộc vào số lượng mà
bà con pha với lượng nước vừa đủ, tránh dư thừa. Cho đàn vịt con uống liên tục
như vậy trong vòng 3 ngày đầu để vịt phục hồi lại sức khỏe, giảm mệt mỏi,
stress sau chuyến đi dài.
Sau từ 2 – 4h thì cho vịt con tập làm quen với thức ăn là cám vịt con hoặc
cơm nguội không bị ôi thiu trải đều trên giấy. Không nên cho vịt con ăn quá
nhiều sẽ dẫn đến bội thực. Mặt khác bên trong bụng của chúng còn dư một phần
lòng đỏ, đây sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời chúng cũng
cần có thời gian để tiêu hóa và nạp thức ăn mới.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
34
Từ ngày thứ 3 trở đi sẽ tập cho vịt con ăn cơm nguội trộn với cám ngô
xay mịn và nấu chín. Công thức phối trộn thức ăn trung bình cho 1 con vịt con:
8g cơm nguội + 2g bèo, rau thái nhỏ, chia nhỏ thành từ 6 – 7 bữa/ ngày.
Bà con có thể duy trì mật độ nuôi từ 20 – 25 con/m2 từ 1 – 7 ngày. Vịt
con từ 1 – 3 ngày tuổi sẽ bắt đầu tiêm vacxin viêm gan lần thứ nhất.
Vịt con từ 4 – 10 ngày tuổi:
Cách nuôi vịt con nhanh lớn từ 4 – 10 ngày tuổi là bắt đầu cho vịt con
siêu thịt làm quen với nguồn thức ăn tự nhiên từ xác động vật như: ốc, cá con,
tôm tép. Tuy nhiên ốc phải luộc chín, khều thịt, cá con và tôm cũng phải băm
nhỏ. Nhớ bổ sung thêm một ít thức ăn từ rau xanh băm nhỏ thêm vào cuối bữa
cho đàn vịt.
Nguồn thức ăn chủ yếu vẫn là cơm nguội, ngô nghiền nhỏ, cám gạo, cám
ngô nấu chín.
Ngày
tuổi
Cách trộn
Lượng thức
ăn/ con/ ngày
(g)
Số bữa
trong ngày
4 – 7
10g cơm + 4g mồi
tươi + 2g đậu xanh + 3g
rau bèo thái
19 5 – 6
7 – 10 18g cơm + 5g mồi 31 4- 5
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
35
tươi + 3g đậu xanh + 5g
rau, bèo thái nhỏ
Lưu ý:
Không nên sử dụng quá nhiều muối trong thức ăn của vịt sẽ khiến chúng
bị ngộ độc.
Nếu có ao nuôi ngay cạnh chuồng thì cũng có thể thả chúng ra ao tắm từ 5
– 10 phút sau đó lại lùa vào chuồng úm để tránh bị cảm lạnh.
Mật độ nuôi lúc này nên dãn cách dần ra ở khoảng từ 10 – 15 con/m2 để
kích thích và tạo không gian vịt con đi lại, nhanh lớn.
Vào ngày thứ 7 có thể tiêm vacxin dịch tả vịt đông khô TW2
Vịt con từ 11 – 20 ngày tuổi:
Vẫn có thể duy trì mật độ nuôi từ 10 – 15 con/m2.
Từ ngày thứ 11 đến 14 thay dần sang thức ăn là gạo, gạo tấm hoặc ngô
ngâm nước sau đó trộn thêm một ít cám bột sống và rau xanh, bổ sung thêm một
1/3 protein trong khẩu phần ăn hàng ngày từ cua, ốc, hến, cá băm nhỏ.
Từ ngày thứ 15 có thể cho vịt con siêu thịt làm quen với thóc luộc chín đã
bung nở hạt gạo bên trong. Cho ăn liên tục như vậy trọng 3 ngày đến ngày thứ
20 thì bỏ gạo ngô và cho ăn thóc hoàn toàn.
Ngày
tuổi
Cách trộn
Lượng thức
ăn/ con/ ngày
(g)
Số bữa
trong
ngày
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
36
11 –
14
20g thóc luộc + 10g cơm +
6g mồi tươi +4g đậu xanh +
10g rau bèo thái nhỏ
50 4
15 –
21
50g thóc sống + 16g mồi
tươi + 8g đậu xanh + 8g rau,
bèo thái
82 4
Thời gian từ 15 – 18 ngày tuổi có thể tiêm vacxin viêm gan lần 2, vacxin
cúm gia cầm lần 1.
Yêu cầu chung khi úm vịt con:
Nhiệt độ và ánh sáng cho chuồng vịt:
Ngày
tuổi
Thời gian chiếu sáng trong ngày
Nhiệt
độ trong
chuồng nuôi
1
– 3
24h
Sử dụng
200W cho 75 vịt
con và 140 vịt con
cho 1m2 chụp
sưởi1 – 10 ngày
tuổi 3w/m2 (1
bóng đèn 75w cho
28 – 32
độ C
5
– 10
Chiếu sáng
cho đàn vịt con
khi vịt được nhốt
trong chuồng
20 – 27
độ C
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
37
nuôi 25m2 chuồng).
11 – 21
Sử dụng ánh sáng tự nhiên, vào ban
đêm sử dụng 1 bóng đèn 75w cho 25m2
cho chuồng nuôi
Nhiệt độ
tự nhiên
Độ ẩm chuồng nuôi trong thời gian nuôi úm vịt con thích hợp nhất nên
duy trì là từ 60 – 70%.
Úm vịt con
Nhu cầu về nước uống trong thời gian nuôi úm: Nước uống không được
quá lạnh dưới 10 độ C và cũng không quá nóng trên 20 độ C. Phải đảm bảo cung
cấp đủ lượng nước theo ngày tuổi cho đàn vịt con siêu thịt, đặc biệt là mùa hè:
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
38
Ngày tuổi Nhu cầu nước uống (ml/ con/ ngày)
1 – 7 120
8 – 14 250
15 – 21 350
Kỹ thuật nuôi vịt siêu thịt nhanh lớn từ 22 ngày tuổi trở lên
Mật độ nuôi
Mật độ nuôi vịt siêu thịt sẽ thay đổi theo độ tuổi của đàn vịt. Đây cũng là
căn cứ quan trọng để xây dựng chuồng nuôi:
– Tuần thứ ba: Nuôi với mật độ 6 – 7 con/m2.
– Từ tuần thứ 4 đến khi xuất bán: nuôi với mật độ 4 con/m2.
Nước uống
Nước uống là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của
đàn vịt nuôi, do đó, chúng phải được cung cấp đủ nước suốt ngày, suốt đêm.
Ngoài ra, vịt siêu thịt sẽ không thể ăn thức ăn nếu không có nước uống bên
cạnh. Nhu cầu nước uống của vịt từ 22 – 56 ngày tuổi: 500ml/con/ngày.
Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn
Cũng như nhiều loại gia cầm khác, thức ăn của vịt siêu thịt khá đa dạng.
Giai đoạn chăn nuôi vịt siêu thịt, cần bổ sung đủ thức ăn, phối trộn theo công
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
39
thức hợp lý để đàn vịt nhanh lớn nhưng vẫn đảm bảo thịt vịt không bị nhũn,
mềm.
Có thể chia thức ăn của vịt thành các nhóm: thức ăn cung cấp năng lượng,
thức ăn cung cấp protein, thức ăn khoáng, thức ăn vitamin.
Nhóm thức ăn cung cấp năng lượng: bao gồm các loại hạt ngũ cốc các
loại hạt thóc, ngô, kê, cao lương và phụ phẩm của chúng. Nhóm thức ăn này
cung cấp khoảng 12% protein thô, dưới 18% chất xơ, từ 2 – 5% chất béo. Ngoài
ra còn có rau xanh, rau bèo. Thức ăn năng lượng chiếm khoảng 70% khẩu phần
ăn của đàn vịt.
Nhóm thức ăn protein: Các loại khô dầu đậu tương, đỗ xanh, lạc, bột cá,
bột tôm, bột thịt, cua, ốc, giun, dế, tôm, tép… Thức ăn Protein chiếm khoảng
30% trong khẩu phần ăn hàng ngày của đàn vịt.
Nhóm thức ăn khoáng và vitamin gồm: các phức hợp muối có chứa canxi,
photpho, muối amoni, muối ăn, một số muối khoáng vi lượng, đá vôi, bột vỏ sò,
vỏ trứng, bột xương, các loại vitamin A, D, E, K, B1, B2, B12, kháng sinh
phòng bệnh và chất chống oxy hóa.
Cụ thể nhu cầu dinh dưỡng của vịt siêu thị cần phải đảm bảo:
Thành phần dinh dưỡng Tỉ lệ Đơn vị
Năng lượng trao đổi 3100 Kcal/kg
Protein thô 17 %
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
40
Thành phần dinh dưỡng Tỉ lệ Đơn vị
Metionin 0,35 %
Methionine + Xistin 0,6 %
Lizin 0,2 %
Acginin 1 %
Triptophan 0,2 %
Canxi 0,6 %
Photpho 0,35 %
Kẽm 0,05 %
Mangan 0,5 %
Vitamin A 3000 IU/kg
Vitamin D 400 ICU/kg
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
41
Thành phần dinh dưỡng Tỉ lệ Đơn vị
Vitamin E 5 IU/kg
Vitamin K 1 mg/kg
Áp dụng công thức phối trộn thức ăn hợp lý giúp cung cấp đủ dinh dưỡng
nhất cho đàn vật nuôi. Thức ăn sau khi phối trộn có thể cho đàn vịt ăn ngay. Tuy
nhiên, trong kỹ thuật nuôi vịt siêu thịt cho năng suất cao, nhiều hộ dân đã hướng
tới sử dụng máy ép cám viên để ép nguồn thức ăn đã phối trộn thành cám viên
nhỏ.
Ưu điểm của cám viên tự sản xuất là đầy đủ dinh dưỡng, viên cám chắc
chắn, không bị bở, chất lượng tương đương với cám viên công nghiệm kích
thích đàn vịt ăn nhiều, không lãng phí, tiêu hóa tốt, nhanh lớn. Đồng thời nguồn
cám viên tự chế này sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí mua thức ăn cho vịt siêu thịt
bên ngoài thị trường, chưa kể đến nguồn cám có thể bị trộn lẫn các chất cấm,
chất độc hại làm ảnh hưởng đến khả năng suất bán và sức khỏe của đàn vịt.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
42
2.2. Công nghệ trồng măng tây.
a) Thời vụ Trồng
Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15 đến 30°C, do đó có thể
trồng vào 2 thời vụ. Gieo cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 để trồng tháng 2, tháng 3
và gieo cuối tháng 2 đến tháng 4 để trồng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.
b) Gieo ươm cây giống
Cần khoảng 500g hạt giống để gieo ươm đủ trồng cho 1 ha với mật độ
khoảng 18.000 – 20.000 cây/ha. Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 52°C (2
sôi,3 lạnh) trong 12 giờ, vớt ra đem ủ trong vải sạch cho nứt nanh rồi đem gieo
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
43
vào bầu ni lông kích thước 12 x 7cm có chứa đất sạch, phân hữu cơ và 1 ít tro
bếp. Mỗi bầu gieo 1 hạt, hàng ngày tưới vừa đủ ẩm, chăm sóc cho cây sinh
trưởng và phát triển tốt cho đến khi đủ tiêu chuẩn. Thông thường, sau gieo từ 3 –
3,5 tháng, chiều cao cây đạt 25 – 30cm, thân có 1 – 2 nhánh, khỏe mạnh, không
sâu bệnh gây hại thì đem trồng.
c) Đất trồng
Chọn các loại đất phù sa, đất đỏ, đất xám, thịt nhẹ có pha cát; đất có độ tơi
xốp cao , giàu mùn, giàu chất hữu cơ; thế đất cao ráo, dễ thoát nước; có tầng
canh tác dày từ 30 – 40 cm. độ ẩm đất trung bình từ 65 – 70%, độ pH từ 6,6 –
7,0, không bị phèn chua, không bị ngập úng trong mùa mưa, chủ động tưới nước
trong mùa nắng. đất được cày bừa kỹ, phơi ải, nhặt sạch cỏ dại, xử lý nấm bệnh
và tuyến trùng, san cho bằng phẳng. Lên liếp rộng 100 – 120 cm, cao 20 –
25cm.
d) Bón phân và chăm sóc:
- Bón phân
Lượng phân bón cho 1ha đất trồng cây Măng tay xanh cụ thể như sau:
*Bón lót:
Ngay từ đầu khi trồng cây, cần bón lót với lượng phân hữu cơ sinh học.
* Bón thúc:
Sau khi trồng 15 ngày: Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa
bỏ cây nhỏ, cây già và cây bị sâu bệnh. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy
gốc, bón thúc.
Sau khi trồng 30 ngày (1 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới.
Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh,
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
44
cây nhỏ, và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió
phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón
thúc.
Trên cùng một hàng với cây trồng, chen giữa các cây măng, cắm các cọc
tre đường kính khoảng 5cm, cao khoảng 120cm, cách nhau khoảng 3-4m, rồi
dùng dây cước nilon bền chắc (chịu được mưa nắng) giăng thành một hàng đôi
(kẹp cây măng vào giữa đôi dây) cách mặt liếp ở độ cao khoảng 40-50cm để
chống đổ ngả cây.
Sau khi trồng 45 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại
4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và
cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh
bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc.
Sau khi trồng 60 ngày (2 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới.
Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh,
cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió
phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón
thúc.
Sau khi trồng 75 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại
4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và
cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh
bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất, bón thúc.
Sau khi trồng 90 ngày (3 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới.
Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh,
cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
45
phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón
thúc.
Tuỳ theo độ cao và độ lớn của cây, cần giăng thêm hoặc nâng dần hàng
đôi dây cước nilon (kẹp cây Măng vào giữa đôi dây)lên các độ cao khoảng
75cm, 90cm, 100cm để chống đổ ngả cây.
Sau khi trồng 105 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại
4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và
cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh
bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 10 tấn
phân hữu cơ sinh học.
Sau khi trồng 120 ngày (4 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới.
Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh,
cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió
phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón
thúc.
Sau khi trồng 135 ngày (>4,5 tháng): Chăm sóc đúng kỹ thuật và đủ dinh
dưỡng, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ măng. Đón đầu lứa măng tơ này,khi
quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây đạt >10-12mm (lớn hơn
điếu thuốc lá) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn giữ lại 2-3 cây mẹ khỏe
mạnh,tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích việc trổ
măng, kết hợp dưỡng cành lá thật sum suê để lấy ánh nắng quang hợp nuôi
dưỡng cây măng, rồi tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát
sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho
cây, làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
46
+ Sau khi cắt hạ bớt ngọn 5-10 ngày, cây bắt đầu trổ măng tơ. Cần tiến
hành thu hoạch cho bằng hết lứa măng tơ này (bất kể đạt hay không đạt chất
lượng) để cây măng có chỗ trống chuẩn bị cho ra đời lứa măng kế tiếp nhiều hơn
và khỏe mạnh hơn. Thu hoạch lứa măng tơ mỗi ngày, được 12-15 ngày thì bón
thúc thu hoạch tiếp 12-15 ngày nữa thì phải tạm ngưng thu hoạch măng ngay.
+ Không nên thu hoạch lứa măng tơ kéo dài quá 25-30 ngày (1 tháng) để
tránh cho cây không bị mất sức, suy kiệt, làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng
các lứa măng sau.
*Bón phân trong chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế:
Sau khi tạm ngưng thu hoạch lứa măng tơ 12-15 ngày, khi quan sát thấy
cây mẹ thay thế vừa đủ lớn, bắt đầu bung tàn cành lá thì tiến hành tỉa bỏ cây mẹ
già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm
để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, xới xáo vun đất đậy gốc, làm
sạch cỏ non, đồng thời bón thúc.
Khoảng 15-20 ngày sau, khi quan sát thấy đường kính thân cây mẹ thay
thế đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì
tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích trổ măng
(dưỡng cành lá cho thật sum suê để quang hợp với ánh nắng nuôi dưỡng cây);
bón thúc10 tấn phân hữu cơ sinh học.
+ Sau khi cắt hạ ngọn 5-10 ngày, cây sẽ cho lứa măng mới, bắt đầu thu
hoạch lứa măng thứ 2 kéo dài khoảng 2 tháng;sau đó nghỉ dưỡng cây mẹ khoảng
1 tháng, rồi thu hoạch tiếp lứa măng thứ 3 kéo dài khoảng 3 tháng. Cứ thế, tiếp
tục dưỡng cây và thu hoạch các lứa măng tiếp theo.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
47
Sau khi thu hoạch các lứa măng trong năm thứ 1, ở mỗi bụi măng chỉ cần
giữ lại khoảng 2-3 chồi măng lớn, khỏe mạnh, sạch bệnh để làm cây mẹ thay
thế. Ở các lứa măng sau, năm thứ 2 sẽ giữ lại 3-4 chồi măng làm cây mẹ thay
thế; năm thứ 3 sẽ giữ lại 4-5 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 4 sẽ giữ
lại 5-6 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 5 sẽ giữ lại 6-7 chồi măng
làmcây mẹ thay thế. Làm như vậy sản lượng và chất lượng măng sẽ tăng dần
lên.
Trong 1 chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế kéo dài 30-35 ngày, cần bón thúc
15 ngày/lần với10 tấn phân hữu cơ sinh. Lượng phân này sẽ tăng dần lên theo
sức lớn của các lứa cây sẽ cho măng lớn hơn, nhiều hơn ở các năm sau.
*Bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng:
Trong 1 chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 80-85 ngày, cần bón thúc
15 ngày/lần. Tùy theo vùng đất trồng và sự phát triển của cây măng, lượng phân
bón có thể tăng dần lên tùy theo sức lớn của cây. Cây măng càng lớn gốc thì
lượng phân bón thúc càng nhiều, năng suất và chất lượng măng sẽ càng cao hơn.
Có thể kết hợp phun thêm các loại phân bón lá để kích thích cây măng phát triển
và cho nhiều chồi măng tốt hơn.
Nếu chăm sóc kém, không đúng kỹ thuật, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước
tưới hoặc tiêu thoát nước không tốt để ngập úng bộ rễ, hoặc để sâu đất, trùn đất,
dế nhũi, côn trùng,... xâm hại bộ rễ, cây măng sẽ chậm phát triển, chồi măng sẽ
kém chất lượng, biến dạng hình thù cong vẹo làm mất giá trị thương phẩm,
không thu hoạch được.
+ Sản lượng và chất lượng măng trong mùa mưa bao giờ cũng kém hơn
sản lượng và chất lượng măng trong mùa nắng. Trong mùa mưa, người trồng
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
48
măng tây xanh có thể rút ngắn thời gian thu hoạch hoặc tạm ngưng thu hoạch
măng (không nhất thiết phải kéo dài thu hoạch đủ 3 tháng) để tập trung dưỡng
cây mẹ, chuẩn bị thu hoạch nhiều măng hơn trong mùa nắng tiếp theo.
- Tưới, tiêu thoát nước:
Măng tây xanh là cây cho thu hoạch chồi măng non mỗi ngày để làm thực
phẩm rau ăn cao cấp, vì thế rất cần được cung cấp đều đặn, đầy đủ nước tưới
hàng ngày ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Bên cạnh phân bón, nước tưới là
một yếu tố quyết định cho năng suất măng nhiều hay ít. Nếu đất nặng thì số lần
tưới ít, nếu đất nhẹ thì cần tưới thường xuyên hơn. Mùa nắng phải tưới thường
xuyên mỗi ngày, giữ đều độ ẩm của đất khoảng 65-70% để có măng ngọt, mềm
với năng suất, chất lượng cao. Mùa mưa phải chú ý tiêu thoát nước cho thật tốt,
tuyệt đối không được để úng ngập quá 24 giờ, sẽ làm đầu chồi măng biến dạng
cong vẹo, gốc rễ cây măng và chồi măng phát bệnh, hư thối, cây sẽ không cho
măng hoặc măng bị giảm chất lượng đáng kể không thể thu hoạch được.
+ Chồi măng sinh sôi và phát triển chủ yếu vào ban đêm.Vì vậy, không
được tưới nước cho cây măng tây xanh sau 17 giờ chiều mỗi ngày,vì nước tưới
(hoặc nước trời mưa to vào buổi tối nếu có) sẽ làm cong vẹo đầu chồi măng, làm
ảnh hưởng, ức chế việc sinh sôi nảy nở các chồi măng vào buổi tối hôm đó, làm
giảm hoặc mất sản lượng măng vào ngày hôm sau.Chỉ nên tưới nước cho cây
măng tây xanh vào các buổi sáng sớm mỗi ngày, sau khi đã thu hoạch xong lứa
măng hàng ngày vào mỗi buổi sáng.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
49
Trồng măng tây đòi hỏi canh tác kỹ thuật cao, nhất là áp dụng hệ thống
tưới nhỏ giọt thì mới có thể mang lại hiệu quả cao nhất.Hệ thống tưới nhỏ giọt
của cây măng tây. Độ ẩm của đất trồng măng tây luôn luôn được giữ trong
khoảng 60-70% là phù hợp nhất, tuy nhiên không được để rễ măng ngập trong
nước quá 24h. Vì thế hình thức tưới nhỏ giọt theo hàng là thích hợp nhất cho cây
măng tây. Hệ thống tưới măng tây được thiết kế mỗi hàng măng là một dây nhỏ
giọt với khoảng cách lỗ nhỏ giọt từ 30 đến 50 cm tùy vào điều kiện thực tế. Mỗi
giờ sẽ cho 1 đến 2 lit nước trên 1 lỗ nhỏ giọt. Ở địa hình bằng phẳng ta chỉ cần
dùng dây nhỏ giọt không bù áp ( T-Tape Rivulis, Green drip Seowon …) , .đối
với địa hình dốc, chúng ta cần sử dụng dây nhỏ giọt có bù áp để đảm bảo sự
đồng đều về lượng nước ở tất cả các gốc.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
50
Nhu cầu nước cây măng tây khá cao, việc duy trì độ ẩm cho cây trong các
giai đoạn cũng có nhiều thay đổi. Lựa chọn tưới nhỏ giọt cho cây măng cây là
phương pháp đầu tư hiệu quả.
Theo tổ chức măng tây, cây măng tây chia thành 9 giai đoạn phát triển
như sau:
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
51
Chỉ nên tưới nước cho cây măng tây vào các buổi sáng sớm mỗi ngày, sau
khi đã thu hoạch xong lứa măng hàng ngày vào mỗi buổi sáng.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
52
Sử dụng ống nhỏ giọt tưới trên mặt đất: phương pháp này giúp tiết kiệm
khá nhiều chi phí, nếu sử dụng các dây nhỏ giọt chất lượng thì vẫn đảm bảo độ
đồng đều rất cao.
Tưới nhỏ giọt cho cây măng tây kết hợp sử dụng màng phủ nông nghiệp.
Mục đích để giữ cho cây luôn đạt ẩm độ mà tốn ít nước và công chăm sóc.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
53
Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây măng tây
Các vật tư cơ bản cần chuẩn bị:
 Hệ thống ống nhựa PVC.
Hệ thống lọc (đây là hệ thống quan trọng. Bà con nên chọn các sản phẩm
lọc có chất lượng tốt vì phần lớn nguồn nước sử dụng đều có chứa các chất kết
tủa, cặn bám. Dẫn đến tắc nghẽn ở các mắt nhỏ giọt. Từ đó, ảnh hưởng đến độ
bền của hệ thống tưới).
 Máy bơm.
Dây nhỏ giọt. Đối với tưới măng tây sử dụng khoảng cách lỗ 30 – 40 cm.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
54
 Các phụ kiện: co, tê, nối
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
55
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
56
- Làm cỏ:
Trồng măng trên diện tích lớn, làm cỏ bằng tay tốn nhiều công sức và mất
nhiều thời gian. Cần chủ động tính trước việc làm cỏ từ khi chuẩn bị đất
trồng,để có thể sử dụng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất và bón phân về sau:
- Ngay từ khi chuẩn bị đất trồng, cần làm và xử lý cỏ thật kỹ, kết hợp phun
thuốc diệt cỏ và phòng ngừa sâu bệnh.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
57
Khi chuẩn bị liếp trồng, cần căng dây lấy mực để xẻ rãnh, lên liếp, trồng
cây cho thẳng hàng cách nhau 100cm (mặt liếp trồng) và 20cm (mặt rãnh thoát
nước). Biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc làm cỏ bằng máy làm cỏ kết
hợp xới xáo đất, đồng thời tạo đường đi thuận lợi để bón phân, chăm sóc cây và
vận chuyển măng thu hoạch sau này.
Sau khi trồng, trước mỗi định kỳ bón phân 15 ngày/lần, cần phải làm cỏ
thường xuyên, liên tục, dứt điểm từ khi cỏ còn non, không để cỏ già rơi hạt tái
sinh lớp cỏ con cháu + Không dùng rơm, trấu chưa xử lý mầm bệnh (bằng sulfat
đồng hoặc nước vôi) để phủ gốc thay việc làm cỏ + Không dùng bạt nilon phủ
gốc để khử cỏ, vô tình ngăn cản sự quang hợp ánh nắng làm hỏng bộ rễ chùm và
ngăn cản sự phát triển của các chồi măng non.Sau khi bón phân, cần lấy lớp đất
trên mặt liếp bổ sung vào gốc cây măng; cách làm này cũng giúp ích rất nhiều
cho việc kiểm tra và hạn chế cỏ dại.
Cũng có thể cẩn thận dùng thuốc diệt cỏ trong giai đoạn tạm ngưng thu
hoạch măng chờ thay cây mẹ. Chú ý sử dụng thuốc diệt cỏ đúng hướng dẫn
(theo nguyên tắc “4 đúng”), không để thuốc ảnh hưởng làm mất sức cây măng,
đồng thời phải bảo đảm thời gian cách ly đúng quy định bảo vệ sức khỏe người
tiêu dùng.
- Cắm cọc, giăng dây chống đổ ngả cây:
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây măng sẽ cao lớn, tăng dần
số lượng thân cây trên một bụi và bung tàn rất rộng. Lứa thân cây thời gian sau
sẽ to hơn lứa thân cây thời gian trước, rất dễ làm đổ ngả cây trồng. Để giúp cây
măng đứng thẳng, cần phải giăng dây chống đổ ngả cây. Cách làm: Trên cùng
hàng cây trồng, chen giữa các cây măng, tiến hành cắm các cọc tre đường kính
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
58
khoảng 5cm, cao khoảng 120cm, cách nhau 3-4m. Dùng dây cước nilon chắc
chắn giăng thành hàng đôi (kẹp cây măng ở giữa), cách mặt liếp ở độ cao 50cm;
rồi giăng thêm dây hoặc nâng dần đôi dây lên cao khoảng 75cm, 90cm, 100cm
tuỳ theo độ cao lớn của cây để giữ cây luôn đứng thẳng.
- Cắt hạ bớt ngọn cây để kích thích việc trổ măng:
Như trên đã nói, ở thời điểm sau khi trồng 135 ngày (4,5 tháng), khi quan
sát thấy đường kính gốc thân cây mẹ đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá
cây mẹ chuyển sang màu xanh đậm là dấu hiệu cho thấy cây sắp đến thời kỳ cho
măng thu hoạch. Để cây măng tây phát triển nhanh và nhiều chồi măng, cần tiến
hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m, để giúp cây mẹ phì to gốc và
làm tăng thêm đáng kể lượng cành lá quang hợp cho cây, kích thích mạnh việc
trổ măng, đồng thời giúp cây tăng năng suất, chất lượng măng lứa sau nhiều
hơn, cao hơn lứa trước.
- Chụp nón trên đầu chồi măng để bảo vệ các lá đài:
Phần ngọn khoảng 10cm trên đầu các chồi măng non có phân bố các lá
đài rất mẫn cảm với nước và đất, cát. Nước mưa, nước tưới hoặc đất, cát nếu lọt
vào ứ đọng bên trong các lá đài sẽ làm hư thối các lá đài, làm hỏng chồi măng
hoặc làm giảm chất lượng, mất giá trị thương phẩm của măng.
Khi các chồi măng xuất hiện trên ruộng trồng cao khoảng 5-6cm, cần tạo ra các
mũ chụp hình chóp nón cao khoảng 6-8cm bằng nhựa để chụp nón trên đầu các
chồi măng để bảo vệ các lá đài, làm hạn chế sự phát triển của các lá đài đồng
thời kềm hãm sự già hóa của chồi măng, giúp tạo ra các chồi măng đẹp ngọn, có
giá trị thương phẩm cao hơn.
e) Phòng trừ sâu bệnh:
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
59
Nếu chọn và xử lý đất tốt trước khi trồng, chăm sóc bón phân đúng kỹ
thuật thì măng tây rất ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên, cần chú ý phòng trị kịp thời
một số đối tượng dịch hại như sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp…, các bệnh thán thư, mốc
sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng… vào mùa mưa măng tây rất dễ bị
1 số bệnh hại như thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng…
Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc và vi sinh
nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm khi thu
hoạch.
f) Thu hoạch và phân loại măng:
- Thu hoạch măng:
Việc thu hoạch sản phẩm măng tây xanh khá đơn giản. Người trồng có thể
tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động nữ và lao động lớn tuổi để thu hoạch và sơ
chế sản phẩm, giao hàng theo các điều kiện hợp đồng với đơn vị thu mua.
Khi các chồi măng nhú lên cao khỏi mặt đất khoảng 25cm-30cm là lúc cần phải
thu hoạch ngay để có được sản phẩm măng chất lượng cao. Sau khi thu hoạch,
không nên để măng tây xanh tiếp xúc với ánh nắng làm cho chồi măng nhanh
chóng bị già hóa, măng sẽ có nhiều xơ, mất dinh dưỡng, giảm chất lượng và mất
giá trị thương phẩm.
Thời gian thu hoạch măng tây xanh là buổi sáng, thường từ 5-9 giờ sáng
mỗi ngày, trước khi mặt trời mọc để măng tránh tiếp xúc với ánh nắng. Chọn các
chồi măng đã đạt chiều cao >25cm (loại 1) và >22cm (loại 2) theo quy cách hợp
đồng thu mua, dùng tay nắm chặt gốc chồi măng, nghiêng 300-450 giật nhẹ,
chồi măng sẽ tách rời khỏi rễ trụ dễ dàng. Đem vào phân loại măng loại 1 và loại
2 theo yêu cầu thu mua sản phẩm, rửa sạch đất, cát (chú ý không để nước ướt
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
60
đầu măng sẽ làm thối hỏng lá đài, làm hỏng chồi măng), bó lại thành bó 1-1,5
kg, xếp thẳng đứng nhẹ nhàng vào sọt hoặc xô nhựa.
Cứ thế, tiếp tục khai thác măng mỗi ngày cho đến hết chu kỳ thu hoạch
măng, khi thấy cây mẹ sắp chuyển lá vàng (lão hóa) thì ngưng thu hoạch ngay,
chọn giữ lại 4-6 chồi măng khỏe mạnh làm cây mẹ thay thế (trẻ hóa), tỉa bỏ cây
nhỏ, cây mẹ già và cây bị sâu bệnh. Nếu chăm sóc tốt, năm đầu mỗi cây có thể
cho 1-2 chồi măng/ngày, từ năm thứ 2 mỗi cây có thể cho 2-3 chồi măng/ngày
hoặc nhiều hơn tùy theo chế độ chăm sóc, trong đó có khoảng 80% là măng loại
1.Sau khi thu hoạch măng, cần phải nén chặt đất trồng nơi đã lấy măng.
+ Măng tây xanh sau khi thu hoạch nếu để tiếp xúc với ánh nắng và bảo quản
lạnh không đúng kỹ thuật bảo quản thực phẩm sẽ bị hư hỏng nhanh chóng trong
vòng 2 ngày. Để tiếp xúc với ánh nắng, măng sẽ bị hóa già (xơ hóa), bị héo làm
mất dinh dưỡng và giảm chất lượng, không thể phân phối cho thị trường được.
Vì vậy, ngay sau khi thu hoạch, cần tiến hành sơ chế phân loại, rửa sạch, cắt cỡ,
cột thành bó xong phải chuyển giao ngay cho đơn vị thu mua để họ còn kịp thời
gian chế biến, bảo quản lạnh và phân phối ra thị trường, hoặc xuất khẩu. Măng
đã thu hoạch nếu chưa sử dụng ngay cần phải được bảo quản lạnh 2*C hoặc cắm
chân măng vào 3-5cm nước (đá) lạnh.
- Phân loại măng:
Đường kính gốc và độ dài chồi măng là tiêu chuẩn phân loại sản phẩm
măng tây xanh:
* Măng loại 1: Đường kính thân măng cỡ >10mm-30mm, dài 25cm, thân
thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho
người.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
61
* Măng loại 2: Đường kính thân măng cỡ 5mm-10mm, dài 22cm, thân
thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho
người.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
62
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.1. Chuẩn bị mặt bằng
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các
thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện
đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:
Dự án thực hiện tái định cư theo quy định hiện hành.
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường
giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực.
1.4. Các phương án xây dựng công trình
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 35.000,0 m2
1 Khu nhà điều hành, văn phòng 120,0 m2
2 Khu nhà kho 500,0 m2
3 Nhà để xe 750,0 m2
4 Nhà bảo vệ 12,0 m2
5 Khu chăn nuôi 7.200,0 m2
6 Khu trồng trọt 23.218,0 m2
7 Đường giao thông nội bộ 1.750,0 m2
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
63
TT Nội dung Diện tích ĐVT
8 Khuôn viên, cây xanh cảnh quan (sân bãi) 1.050,0 m2
9 Khu chứa nước 100,0 m2
10 Khu xử lý phân 100,0 m2
11 Nhà ở cán bộ công nhân viên 200,0 m2
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
- Hệ thống PCCC Hệ thống
II Thiết bị
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ
2 Thiết bị tưới Trọn Bộ
3 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ
4 Thiết bị chăn nuôi Trọn Bộ
5 Thiết bị khác Trọn Bộ
Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn
thiết kế cơ sở xin phép xây dựng.
1.5. Các phương án kiến trúc
Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết
kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai
đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung
như:
1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
64
2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.
3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng.
Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật
của dự án với các thông số như sau:
 Hệ thống giao thông
Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương
án kết cấu nền và mặt đường.
 Hệ thống cấp nước
Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch
(hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch
tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.
 Hệ thống thoát nước
Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến
thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát
nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.
 Hệ thống xử lý nước thải
Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các
khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải
trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu
trong quá trình sản xuất).
 Hệ thống cấp điện
Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng
điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
65
đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài
nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng.
1.6. Phương án tổ chức thực hiện
Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và
khai thác khi đi vào hoạt động.
Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên
môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình
hoạt động sau này.
Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến
TT Chức danh
Số
lượng
Mức thu
nhập bình
quân/tháng
Tổng
lương
năm
Bảo
hiểm
21,5%
Tổng/năm
1 Giám đốc 1 25.000 300.000 64.500 364.500
2
Ban quản lý,
điều hành
2 15.000 360.000 77.400 437.400
3
Công nhân
viên
30 8.000 2.880.000 619.200 3.499.200
Cộng 33 295.000 3.540.000 761.100 4.301.100
1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý
Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương
đầutư.
Tiến độ thực hiện: 12 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư,
trong đó:
+ Thời gian chuẩn bị : 4 tháng
+ Thời gian xây dựng đưa vào sản xuất: 8 tháng.
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
66
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Mục đíchcủa công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Xây dựng
trang trại nông nghiệp công nghệ cao”là xem xét đánh giá những yếu tố tích
cực và tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để
từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất
lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính
dự án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG.
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;
- Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát
nước và xử lý nước thải;
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
67
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định
về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định
về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường;
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
- TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế;
- QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng;
- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên
ngoài và công trình;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT
ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động,
05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG
Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh
khu vực thực hiện dự án“Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”tại
Thôn Triệu Phong, xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuậnvà khu vực
lân cận, tác động trực tiếp đến môi trường làm việc tại dự án. Chúng ta có thể dự
báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
68
giai đoạn khác nhau. Đối với dự án này, chúng ta sẽ đánh giá giai đoạn xây dựng
và giai đoạn đi vào hoạt động.
3.1. Giai đoạn xây dựng dự án.
Tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn:
Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất,
cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật
liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát... hoạt động của các máy
móc thiết bị cũng như các phương tiện vận tại và thi công cơ giới tại công
trường sẽ gây ra tiếng ồn.
Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi, tuy
nhiên ảnh hưởng của tiếng ồn đến chất lượng cuộc sống của người dân là không
có.
Tác động của nước thải:
Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công
nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải
được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là
một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi,
xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng
các biện pháp thoát nước mưa thích hợp.
+ Tác động của chất thải rắn:
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ
quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn
phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể
bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề
vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái
sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
69
nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý
ngay.
Tác động đến sức khỏe cộng đồng:
Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây
tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận
chuyển chạy qua) và các nhà máy lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như
sau:
– Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...),
nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính
như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong
khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư;
– Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác
động hệ thần kinh, tim mạch và thín giác của cán bộ công nhân viên và người
dân trong khu vực dự án;
– Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông,
cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường.
– Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất
tạm thời, mang tính cục bộ. Mặc khác khu dự án cách xa khu dân cư nên mức độ
tác động không đáng kể.
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Tác động do bụi và khí thải
Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính:
– Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án);
– Từ quá trình sản xuất:
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
70
 Bụi phát sinh từ quá trình bốc dở, nhập liệu;
 Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất;
Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa
nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt động
sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải chạy
bằng dầu DO.
Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập
trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho
và công suất sản xuất mỗi ngày của nhà máy.
Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều
trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ,
tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này
góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ
dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự
án trong giai đoạn này.
Tác động do nước thải
Nguồn nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước
mưa chảy tràn
Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: Chất rắn lơ lửng (SS), các
chất hữu cơ (COD, BOD), dinh dưỡng (N, P…), vi sinh vật (virus, vi khuẩn,
nấm…)
Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”
71
Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng sẽ
gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền
bệnh cho con người và gia súc.
Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nuớc mưa chảy tràn qua khu vực sân
bãi có thể cuốn theo đất cát, lá cây… rơi vãi trên mặt đất đưa xuống hệ thống
thoát nước, làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.
Tác động do chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần rác
thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp xốp,
bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…;
cành, lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà
máy. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày.
IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
4.1. Giai đoạn xây dựng dự án
- Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết
bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này sẽ giúp
hạn chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường;
- Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Các phương tiện đi ra
khỏi công trường được vệ sinh sạch sẽ, che phủ bạt (nếu không có thùng xe) và
làm ướt vật liệu để tránh rơi vãi đất, cát… ra đường, là nguyên nhân gián tiếp
gây ra tai nạn giao thông;
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie dự án nuôi vịt, trồng măng tây

Ähnlich wie dự án nuôi vịt, trồng măng tây (20)

DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢNDỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
 
dự án nuôi heo
dự án nuôi heodự án nuôi heo
dự án nuôi heo
 
Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 0918755356Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 0918755356
 
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoThuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân...
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp Công nghệ cao Vận hành hệ thống điện năng lượng...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp Công nghệ cao Vận hành hệ thống điện năng lượng...Thuyết minh dự án Nông nghiệp Công nghệ cao Vận hành hệ thống điện năng lượng...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp Công nghệ cao Vận hành hệ thống điện năng lượng...
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
chăn nuôi công nghệ cao.docx
chăn nuôi công nghệ cao.docxchăn nuôi công nghệ cao.docx
chăn nuôi công nghệ cao.docx
 
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bòdự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
 
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAODỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
 
NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP ĐIỆN GIÓ
NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP ĐIỆN GIÓNÔNG NGHIỆP KẾT HỢP ĐIỆN GIÓ
NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP ĐIỆN GIÓ
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoDự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo 0918755356
 
dự án nuôi heo
dự án nuôi heodự án nuôi heo
dự án nuôi heo
 
Nông nghiệp công nghệ cao Vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời 990KWP -...
Nông nghiệp công nghệ cao Vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời 990KWP -...Nông nghiệp công nghệ cao Vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời 990KWP -...
Nông nghiệp công nghệ cao Vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời 990KWP -...
 

Mehr von LẬP DỰ ÁN VIỆT

Mehr von LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docxTHUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
 
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docxDự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
 
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docxDự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docxThuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
 
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docxdự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
 
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docxThuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
 
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
 
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 

dự án nuôi vịt, trồng măng tây

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Địa điểm:
  • 2. DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Địa điểm: ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT Giám đốc
  • 3. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 5 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 5 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 5 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 6 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 7 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 8 5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 8 5.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 8 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................10 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................................................................................10 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. .................................................10 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội...........................................................................13 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................15 2.1. Nhu cầu thị trường thịt ............................................................................15 2.2. Thị trường măng tây................................................................................18 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................19 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................19 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................21 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................25 4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................25
  • 4. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 2 4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................25 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.25 5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................25 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............26 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................27 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............27 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......27 2.1. Kỹ thuật chăn nuôi vịt siêu nạc................................................................27 2.2. Công nghệ trồng măng tây.......................................................................42 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................62 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................62 1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................62 1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................62 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................62 1.4. Các phương án xây dựng công trình.........................................................62 1.5. Các phương án kiến trúc..........................................................................63 1.6. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................65 1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................65 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................66 I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................66 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............66
  • 5. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 3 III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ......................................67 3.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................68 3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................69 IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ...............................71 4.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................71 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................73 V. KẾT LUẬN..............................................................................................74 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................76 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................76 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................78 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................78 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................79 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................79 2.4. Phương ánvay. ..........................................Error! Bookmark not defined. 2.5. Các thông số tài chính của dự án................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ..................................................................................................79 I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................83 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................83 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNHERROR! BOOKMARK NOT D Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự ánError! Bookmark not defined. Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .........Error! Bookmark not defined. Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm.Error! Bookmark not defined.
  • 6. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 4 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.......Error! Bookmark not defined. Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.Error! Bookmark not defined. Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.Error! Bookmark not defined. Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu.Error! Bookmark not define Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV).Error! Bookmark not defined Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).Error! Bookmark not defin
  • 7. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 5 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Họ tên: Sinh ngày: Quốc tịch: Việt Nam Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: Ngày cấp: Nơi cấp: Địa chỉ thường trú: Chỗ ở hiện tại: Điện thoại: …………….Fax: ……………….Email: ................................... II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” Địa điểm thực hiện dự án: Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 3ha. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: .284.000 đồng. (Mười tám tỷ, tám trăm bốn mươi lăm triệu, hai trăm tám mươi bốn nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (25%) : 000 đồng. + Vốn vay - huy động (75%) : 14.133.963.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
  • 8. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 6 Trồng măng tây 116 tấn/năm Chăn nuôi vịt 180.000 con/năm III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Chất lượng sản phẩm nông nghiệp thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và tính lỏng lẻo trong liên kết làm giảm giá trị và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Tăng cường mối liên kết theo chuỗi giá trị nông sản, mở rộng quy mô sản xuất là hướng đi góp phần khắc phục các nhược điểm của nền nông nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nông nghiệp theo mô hình chuỗi giá trị đang là xu hướng nổi bật trên thế giới. Chưa có sự liên kết vùng, chưa xây dựng được các nhà máy chế biến sâu để gia tăng giá trị cho nông sản. Nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và huy động các nguồn lực để phát triển chăn nuôi vịt siêu nạc và măng tây hiệu quả, phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất từ khâu giống, chăm sóc và bảo quản sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái và đồng thời góp phần cung cấp cho thị trường các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu cây giống có chất lượng cao cho việc phát triển nông nghiệp trong vùng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”tại nhằm phát huy được tiềm năng
  • 9. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 7 thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnông nghiệpcủa tỉnh Ninh Thuận. IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;  Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020;
  • 10. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 8 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 5.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, tạo ra sản phẩm, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  Phát triển chăn nuôi gia cầm tổng hợp gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế của huyện và tăng hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên liệu, phụ phế phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Ninh Thuận.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Ninh Thuận.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 5.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển theo mô hình“Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”chăn nuôi vịt siêu nạc và trồng măng tây đem lại sản phẩm chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.  Dự án sản xuất với quy mô, công suất như sau: Trồng măng tây 116 tấn/năm Chăn nuôi vịt 180.000 con/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
  • 11. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 9 cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Ninh Thuậnnói chung.
  • 12. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 10 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. 1.1.1. Vị trí địa lý
  • 13. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 11 Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên 3.358 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện. Tp. Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh, cách Tp. Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách Tp. Nha Trang 105 km và cách Tp. Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế-xã hội. 1.1.2. Địa hình: Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa hình: núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. 1.1.3. Khí hậu, thủy văn: Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình 700-800mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1.100mm ở miền núi, độ ẩm không khí từ 75-77%. Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/cm2. Tổng lượng nhiệt 9.500– 10.0000C. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau. Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước.
  • 14. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 12 1.1.4. Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên 3.358 km2, trong đó đất dùng vào sản xuất nông nghiệp 69.698 ha; đất lâm nghiệp 185.955 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.825 ha; đất làm muối 1.292 ha; đất chuyên dùng 16.069 ha; đất ở 3.820 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 5.676 ha; còn lại đất chưa sử dụng. 1.1.5. Tài nguyên biển: Bờ biển dài 105 km, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi có nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại. Ngoài ra, còn có hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng với trên 120 loài và rùa biển đặc biệt quý hiếm chỉ có ở Ninh Thuận. Vùng ven biển có nhiều đầm vịnh phù hợp phát triển du lịch và phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm giống là một thế mạnh của ngành thủy sản. 1.1.6. Tài nguyên khoáng sản: - Khoáng sản kim loại có Wonfram, Molipđen, thiếc. Titan tại khu vực ven biển với trữ lượng nhiều triệu tấn. - Khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể, đá granite, cát thủy tinh, sét gốm… - Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có đá granite với tổng trữ lượng khoảng 850 triệu m3, cát kết vôi trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3; đá vôi san hô tập trung vùng ven biển trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn CaO; sét phụ gia, đá xây dựng. - Tiềm năng về khoáng bùn mới được phát hiện ở thôn Suối Đá, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, qua kết quả điều tra khảo sát của Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
  • 15. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 13 trường, bùn khoáng có chất lượng tốt, không có chứa các chất độc hại, trữ lượng bùn khoáng dự kiến khoảng trên 30.000 tấn, có thể tiếp tục điều tra, thăm dò và khai thác sử dụng vào mục đích phát triển phục vụ loại hình du lịch kết hợp tắm ngâm chữa bệnh. 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội. Tổng sản phẩm trong Tỉnh (GRDP) năm 2020 tăng 9,58% so với năm trước, là mức tăng cao thứ tư trong giai đoạn 2011-2020 (năm 2019 tăng 13,99%; năm 2017 tăng 9,96% và năm 2014 tăng 9,96%), và cũng là mức tăng trưởng cao thứ tư toàn quốc (dưới Bắc Giang 13,02%; Hải Phòng 11,22%; Quảng Ninh 10,05%). Kinh tế - xã hội năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thoái sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn biến khó lường. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại. Trong tỉnh, triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bước vào năm 2020 gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là “khó khăn kép” vừa bị hạn hán gay gắt, vừa bị tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội của Tỉnh. Trước tình hình đó, quán triệt phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả”, UBND tỉnh đã bám sát và triển khai quán triệt kịp thời Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và các nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và ban hành Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 08/01/2020 triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và Nghị quyết số
  • 16. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 14 115/NQ-CP của Chính phủ về cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh giai đoạn 2018-2023 đồng thời chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, quyết liệt, kịp thời thực hiện “mục tiêu kép”, vừa bảo đảm mục tiêu phòng chống đại dịch Covid-19 và ứng phó hiệu quả hạn hán, vừa bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tổng sản phẩm trong Tỉnh (GRDP) năm 2020 ước tăng 9,58% so với năm 2019; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,67%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 37,21%, đóng góp 8,73 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 2,08%, đóng góp 0,76 điểm phần trăm. Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2020 là công nghiệp sản xuất và phân phối điện (tăng 129,93%) và ngành xây dựng (tăng 15,46%). Về cơ cấu kinh tế (GRDP) năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 30,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 31%; khu
  • 17. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 15 vực dịch vụ chiếm 31,9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,2%. (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 33,3%; 24,9%; 34,8%; 7%). II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Nhu cầu thị trường thịt a) Nhu cầu thị trường nội địa Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2025, tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 5 triệu tấn. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt bò vẫn sẽ chiếm tỷ trọng dinh dưỡng lớn trong bữa ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3- 5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong thời gian tới. b) Sự thay đổi trong thị trường thịt toàn cầu Trên phạm vi toàn cầu, sản xuất thịt trong thập kỷ tới cũng sẽ chậm lại so với tốc độ tăng trưởng trước đó. Theo dự báo của FAO, sản xuất thịt toàn cầu sẽ tăng chậm từ mức tăng trung bình 2,2% mỗi năm trong thập kỷ trước xuống còn 1,8% mỗi năm, điều này chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng chậm hơn ở các nước Mỹ Latinh, đặc biệt là Brazil và Argentina, cũng như chi phí đầu vào tăng cao.
  • 18. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 16 Sản xuất thịt gia cầm và thịt heo với mức tăng tương ứng 14% và 5% mỗi năm trong thập kỷ qua, được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình trong khoảng 2% mỗi năm đến năm 2025. Nhìn chung, các nước đang phát triển sẽ chiếm 77% tăng trưởng sản xuất thịt trong giai đoạn đến năm 2025. Sản xuất gia cầm sẽ tiếp tục tăng với tốc độ nhanh nhất (2,2% mỗi năm) so với các loại thịt khác và sẽ vượt qua thịt heo vào cuối năm 2021 với sản lượng cao nhất. Đến năm 2021, sản lượng thịt gia cầm có thể sẽ đạt hơn 127,2 triệu tấn, so với gần 126 triệu tấn thịt heo. Cùng với nhu cầu cao về trứng, phần lớn lượng tiêu thụ thịt sẽ tập trung ở các nước châu Á và Thái Bình Dương, chiếm 56% mức tăng nhu cầu thịt toàn cầu trong giai đoạn 2010 - 2021. Đến năm 2021, người tiêu dùng ở các nước
  • 19. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 17 phát triển sẽ chọn thịt gia cầm với tỷ lệ là 90% trong tổng lượng thịt tiêu thụ của họ, ngoại trừ ở các nước Đông Âu. Riêng ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tiêu thụ hàng năm khoảng 62% thịt gia cầm, 19% thịt heo, 13% thịt bò và 6% thịt cừu. Dự báo tiêu thụ thịt gia cầm ở các nền kinh tế phát triển vào năm 2021 có thể sẽ đạt 44,7 triệu tấn, trong khi các nền kinh tế đang phát triển sẽ tiêu thụ khoảng 82,3 triệu tấn. Tăng trưởng thương mại hàng năm về thịt gia cầm sẽ chậm lại đáng kể so với giai đoạn trước đó, chỉ ở mức dưới 2%/năm đến năm 2030, so với mức bình quân 5,5%/năm trong thập kỷ qua. Đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng thương mại gia cầm sẽ là Mỹ và Brazil, chiếm gần 80% thương mại gia cầm thế giới trong giai đoạn 2021 - 2025. Tăng trưởng nhập khẩu cũng sẽ được dẫn dắt bởi các quốc gia ở Trung Đông, Đông Nam Á và Mỹ Latinh c) Nhu cầu xuất khẩu thịt Sản lượng toàn cầu được dự báo sẽ tăng nhẹ (1%) trong năm 2019 lên 63,6 triệu tấn, chủ yếu đạt được từ Brazil, Hoa Kỳ và Argentina. Sự mở rộng của Brazil do nhu cầu ổn định trong nước và tăng trưởng xuất khẩu vững chắc sang các thị trường trọng điểm châu Á. Tăng trưởng của Argentina được thúc đẩy, bởi việc tăng khối lượng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu mạnh mẽ hơn cho các động vật có trọng lượng nặng hơn. Điều kiện thời tiết nóng và khô kéo dài của Australia dẫn đến tình trạng đồng cỏ tệ đi, giá ngũ cốc tăng cao và nguồn cấp nước thấp buộc nhiều gia súc biến thành động vật để lấy thịt. Với số lượng gia súc ít hơn kì vọng vào đầu năm 2019, sản xuất thịt bò được dự báo là sẽ thấp hơn. Dù cho mở rộng việc tăng đàn gia súc vào 2019 thì vẫn sẽ có ít gia súc có sẵn cho việc giết mổ.
  • 20. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 18 Trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu thịt các loại tăng khá, thịt bò tăng mạnh, với mức tăng là 33% so với năm trước, đạt mức 8.831 USD/tấn. 2.2. Thị trường măng tây Măng tây là loại rau cao cấp có nguồn gốc từ châu Âu, loại cây này mới đưa về Việt Nam trồng vài năm gần đây và đã thực sự giúp nhiều nhà nông tăng cao thu nhập. Cây măng tây cho giá trị dinh dưỡng cao nên được bán với giá rất cao, tuy nhiên tương xứng với giá trị mà nó mang lại. Theo mình tìm hiểu tác dụng của măng tây xanh với sức khỏe con người thì: Chứa nhiều chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và phòng trị rất tốt các chứng bệnh táo bón. Có chứa chất Asparagine giúp lợi tiểu, phòng trị các bệnh ung thư, tiểu đường, suy gan và đau bàng quang. Chứa Protein, Gluxit và các Vitamin như: A, C, K, B1, B2, B6, Axit Folic,… Trong măng tây xanh có đến 1/4 khối lượng chứa các chất khoáng cần thiết cho con thể con người như canxi, kẽm, magie,.. Là nguồn cung cấp chất đạm Homocystein giúp người lao động trí óc giảm stress, chống béo phì và lão hóa da, ổn định kinh nguyệt, làm giàu sữa mẹ, giúp điều trị bệnh goutte và bệnh tim mạch, làm giảm cholesterol. Có lượng Magnesiumvà Potassiumcao giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa xơ vữa mạch vành và bệnh đột quỵ tim mạch. Chứa Beta-Carotene giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Do chứa rất nhiều một hợp chất flavonoid có tên là rutin nên ăn măng tây còn giúp cơ thể kháng lại sự viêm đồng thời giúp cơ thể cải thiện tuần hoàn máu.
  • 21. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 19 Do rất giàu potassium (kali) nên giúp điều hòa huyết áp, do có chứa nhiều folate nên giúp tim khỏe mạnh. Măng tây chứa rất nhiều chất xơ nên có thể giải tán đám cholesterol gây phiền nhiễu có trong máu. Do những lợi ích to lớn như vậy nên măng tây xuất hiện ngày càng nhiều trong bữa ăn của mỗi gia đình. Tuy nhiên giá măng tây vẫn còn khá cao do loại rau này chưa được trồng nhiều và chưa được bán phổ biến ở các chợ mà chủ yếu được bán ở siêu thị và cửa hàng rau sạch, dao động từ 85.000đ-150.000đ tùy loại và tùy vào mùa vụ. III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau: TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 35.000,0 m2
  • 22. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 20 TT Nội dung Diện tích ĐVT 1 Khu nhà điều hành, văn phòng 120,0 m2 2 Khu nhà kho 500,0 m2 3 Nhà để xe 750,0 m2 4 Nhà bảo vệ 12,0 m2 5 Khu chăn nuôi 7.200,0 m2 6 Khu trồng trọt 23.218,0 m2 7 Đường giao thông nội bộ 1.750,0 m2 8 Khuôn viên, cây xanh cảnh quan (sân bãi) 1.050,0 m2 9 Khu chứa nước 100,0 m2 10 Khu xử lý phân 100,0 m2 11 Nhà ở cán bộ công nhân viên 200,0 m2 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống - Hệ thống PCCC Hệ thống
  • 23. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 21 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư ĐVT: 1000 đồng TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT I Xây dựng 35.000,0 m2 10.725.900 1 Khu nhà điều hành, văn phòng 120,0 m2 1.700 204.000 2 Khu nhà kho 500,0 m2 1.550 775.000 3 Nhà để xe 750,0 m2 550 412.500 4 Nhà bảo vệ 12,0 m2 1.700 20.400 5 Khu chăn nuôi 7.200,0 m2 1.020 7.344.000 6 Khu trồng trọt 23.218,0 m2 - 7 Đường giao thông nội bộ 1.750,0 m2 450 787.500 8 Khuôn viên, cây xanh cảnh quan (sân bãi) 1.050,0 m2 50 52.500 9 Khu chứa nước 100,0 m2 750 75.000
  • 24. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 22 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 10 Khu xử lý phân 100,0 m2 1.050 105.000 11 Nhà ở cán bộ công nhân viên 200,0 m2 1.700 340.000 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống 150.000 150.000 - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 180.000 180.000 - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 150.000 150.000 - Hệ thống PCCC Hệ thống 130.000 130.000 II Thiết bị 2.280.000 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 100.000 100.000 2 Thiết bị tưới Trọn Bộ 1.280.000 1.280.000 3 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 250.000 250.000 4 Thiết bị chăn nuôi Trọn Bộ 550.000 550.000 5 Thiết bị khác Trọn Bộ 100.000 100.000 III Chi phí quản lý dự án 3,022 (GXDtt+GTBtt) * 393.053
  • 25. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 23 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT ĐMTL% IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1.048.936 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,566 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 73.613 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,943 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 122.646 3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 2,200 GXDtt * ĐMTL% 235.970 4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,210 GXDtt * ĐMTL% 129.783 5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,064 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 8.324 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,182 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 23.671 7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,189 GXDtt * ĐMTL% 20.272 8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,183 GXDtt * ĐMTL% 19.628 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,598 GXDtt * ĐMTL% 278.659
  • 26. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 24 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL% 16.370 11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 120.000 V Chi phí đất 35.000,0 TT 86 3.000.000 VI Chi phí vốn lưu động TT 500.000 VII Chi phí dự phòng 5% 897.394 Tổng cộng 18.845.284
  • 27. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 25 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án“Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” được thực hiệntại 4.2. Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất TT Nội dung Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) Vị trí thực hiện dự án
  • 28. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 26 TT Nội dung Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 1 Khu nhà điều hành, văn phòng 120,0 0,34% 2 Khu nhà kho 500,0 1,43% 3 Nhà để xe 750,0 2,14% 4 Nhà bảo vệ 12,0 0,03% 5 Khu chăn nuôi 7.200,0 20,57% 6 Khu trồng trọt 23.218,0 66,34% 7 Đường giao thông nội bộ 1.750,0 5,00% 8 Khuôn viên, cây xanh cảnh quan (sân bãi) 1.050,0 3,00% 9 Khu chứa nước 100,0 0,29% 10 Khu xử lý phân 100,0 0,29% 11 Nhà ở cán bộ công nhân viên 200,0 0,57% Tổng cộng 35.000,0 100% 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  • 29. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 27 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 35.000,0 m2 1 Khu nhà điều hành, văn phòng 120,0 m2 2 Khu nhà kho 500,0 m2 3 Nhà để xe 750,0 m2 4 Nhà bảo vệ 12,0 m2 5 Khu chăn nuôi 7.200,0 m2 6 Khu trồng trọt 23.218,0 m2 7 Đường giao thông nội bộ 1.750,0 m2 8 Khuôn viên, cây xanh cảnh quan (sân bãi) 1.050,0 m2 9 Khu chứa nước 100,0 m2 10 Khu xử lý phân 100,0 m2 11 Nhà ở cán bộ công nhân viên 200,0 m2 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 2.1. Kỹ thuật chăn nuôi vịtsiêu nạc 2.1.1. Chọn giống vịt thịt Chọn vịt nuôi lấy thịt cần phải đảm bảo các tiêu chí chung về tầm vóc, khả năng linh hoạt nhạy bén, khả năng kiếm mồi. Cụ thể:
  • 30. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 28 – Tầm vóc: Vịt siêu thịt phải có tầm vóc lớn, có khả năng tăng trưởng nhanh. Vịt cái phải đạt trọng lượng từ 3 – 3,6kg, vịt đực phải đạt trọng lượng từ 3,5 – 5kg. – Lựa chọn những con khỏe mạnh, không bị dị tật, mắt sáng, bụng gọn, không bị hở rốn, bết lông, chân không bị quẹo, đi lại nhanh nhẹn, vững vàng… – Ngoài ra, vịt nuôi lấy thịt thường bà con nên chọn giống từ các tổ hợp lai 2, 3 , 4 máu để đạt được sản lượng cao, khả năng thích nghi tốt. Một số giống vịt hướng thịt bà con có thể chọn lựa để chăn nuôi như: Giống vịt VC Super M: Đây là giống vịt siêu thịt được nuôi phổ biến nhất ở nước ta. Giống này có nguồn gốc từ Anh có lông màu trắng tuyền, mỏ và chân màu vàng da cam.
  • 31. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 29 Về ngoại hình, vịt VC Super M có thân dài, ngực sâu, lưng phẳng, đầu to, chân vững, cổ dài. Vịt có thể giết mổ sau khi nuôi khoảng 56 ngày tuổi, khối lượng đạt được từ 2,8 – 3,2kg/ con với khối lượng thịt xẻ chiếm 74 – 76%. Vịt Szarvas: Giống vịt này có xuất xứ từ Hungary, lông màu trắng tuyền, mỏ vàng, chân nhỏ, thịt thơm ngon được nhiều người ưa chuộng. Nếu được nuôi trong môi trường tốt, cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn thì vịt sẽ cho xuất bán từ 49 ngày tuổi với khối lượng 2,85kg/ con. Vịt Cherry Valley: Đây là giống vịt siêu thịt được nhập nhiều về Việt Nam. Sau khi nuôi khoảng 75 ngày tuổi, vịt có thể xuất bán hướng thịt với khối lượng đạt từ 2,2 – 2,3kg/ con. Vịt Bắc Kinh Vịt Bắc Kinh cũng là giống vịt cao sản được nhiều địa phương chăn nuôi. Ngoài việc nuôi lấy thịt, nhiều trang trại cũng nuôi để lai tạo sinh sản với một số giống khác để loại bỏ những nhược điểm của vịt nhằm tăng năng suất và sản lượng.Vịt Bắc Kinh nuôi khoảng 60 ngày tuổi có thể đạt trọng lượng từ 2,0 – 2,2kg/con. Đây là giống vịt lai tạo giữa vịt Tiệp dòng và vịt Anh Đào được nuôi phổ biến ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. Giống vịt lai tạo này phát triển rất nhanh, tầm vóc lớn, đến tuần thứ 7 sau khi nuôi đã có trọng lượng 2,2 – 2,3kg/ con. Vịt CV Super M2
  • 32. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 30 Giống vịt này có thể thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của 2 miền Nam – Bắc. Sau khi nuôi từ 47 – 54 ngày, vịt có trọng lượng cơ thể đạt 3,0 – 3,3kg/con, là một trong những giống vịt siêu thịt tốt hiện nay. Chuẩn bị chuồng trại và dụng cụ nuôi Trong kỹ thuật nuôi vịt siêu thịt, không thể bỏ qua khâu xây dựng chuồng trại. Tùy vào điều kiện vị trí nuôi, có thể nuôi vịt theo mô hình bán thâm canh có hồ nước, sông suối, ao, kênh rạch hoặc nuôi nhốt chuồng hoàn toàn, tức là nuôi trên nền hoặc trên sàn. Mô hình thứ 2 hiện nay được nhiều người áp dụng vì
  • 33. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 31 không quá phức tạp lại giúp hạn chế dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường nước… Yêu cầu về chuồng trại Vị trí nuôi chuồng phải cách xa khu dân cư, khu nhà ở, nguồn nước sinh hoạt, đường giao thông để đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Khu chuồng nhốt phải cao ráo, thoáng mát, tránh gió lùa, tránh chuột, thú hoang. Nên xây theo hướng Đông để đón ánh nắng buổi sáng. Chuồng nuôi phải được xây dựng kiên cố, bên trên có thể lợp bằng lá cọ, tấm ngói hoặc tấm lợp. Phần hiên nhô ra ngoài khoảng từ 1 – 1,5m để mưa không hắt vào. Nền chuồng nuôi vịt có thể là nền láng xi măng, nền gạch hoặc sàn bằng lưới. Sàn lưới sẽ thích hợp với vịt con từ khi bắt về đến tuần thứ 2. Sàn cần phải làm cao cách mặt đất 0,8 – 1m. Nền chuồng làm với độ nghiêng nhất định để dễ dàng vệ sinh, thoát nước. Trong chuồng nuôi vịt bắt buộc phải có chất độn chuồng dày từ 8 – 10cm.
  • 34. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 32 Một kiểu chuồng nuôi vịt thịt Nếu xây dựng chuồng trại quy mô lớn thì khoảng cách tối thiểu giữa các chuồng nuôi là 20m để thuận tiện trong việc chăm sóc. Phía trước chuồng nuôi có khu sân chơi để thả vịt đi lại giúp thịt săn chắc, thơm ngon hơn. Diện tích sân chơi phải rộng gấp 2 – 3 lần chuồng nuôi. Đối với chuồng úm vịt còn khi mới nhập về: Cần đảm bảo kích thước chiều rộng 6m, dài 12m cho từ 1500 – 2000 con vịt trong vòng 2 tuần đầu. Khoảng cách từ nền chuồng đến nóc phải cách ít nhất 3,5m để đảm bảo độ thông thoáng. Hoặc có thể làm quây vịt bằng cót với chiều dài 4- 4,5m, chiều cao 0,4 – 0,5m cho 60 – 70 con vịt con. Đối với kiểu chuồng mở để nuôi vịt siêu thịt: Chiều rộng chuồng nuôi từ 10 – 12m, chiều dài sẽ phụ thuộc vào số lượng đàn vịt. Khoảng cách tối thiểu từ nền chuồng đến nóc là 3,8m Dụng cụ chăn nuôi vịt cần thiết Rèm che: Rèm che được bố trí xung quanh chuồng nuôi để giữ ấm, tránh gió lùa vào đàn vịt khi trời lạnh hoặc ngày mưa bão. Có thể sử dụng vải bạt, cót ép hoặc phên liếp để quay và buộc cố định, chắc chắn. Máng ăn: Nên sử dụng máng ăn làm bằng tôn với kích thước 70 x 50 x 2,5cm dùng cho 70 – 100 con/ máng. Đến tuần thứ 3 thì sử dụng máng ăn có kích thước 70 x 50 x 5cm hoặc các máng nhựa.
  • 35. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 33 Máng uống: Sử dụng máng uống cho vịt cũng chia theo từng giai đoạn. Vịt từ 1 – 2 tuần tuổi dùng máng tròn loại 2 lít. Từ 3 – 8 tuần tuổi dùng máng tròn loại 5 lít hoặc chậu nhựa, máng tôn có kích thước phù hợp. Chụp sưởi: Vịt con cũng cần được sưởi ấm để kích thích ăn uống, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, sinh trưởng ổn định. Trong lồng nuôi úm, cần bố trí bóng đèn 75W cho 60 – 70 con vịt con. Vào mùa đông cần tăng lượng nhiệt bằng cách bổ trí 2 bóng điện. Kỹ thuật nuôi vịt siêu thịt Cách úm vịt con Cách nuôi vịt thịt nhanh lớn là cần phải thiết kế lồng úm và nuôi úm trong 2 tuần đầu. Vịt từ 1 – 3 ngày tuổi: 2h đầu khi mới bắt vịt con về, pha cho vịt uống 2g vitamin C, 50g Glucose với 1 lít nước dùng cho từ 80 – 100 con vịt. Tùy thuộc vào số lượng mà bà con pha với lượng nước vừa đủ, tránh dư thừa. Cho đàn vịt con uống liên tục như vậy trong vòng 3 ngày đầu để vịt phục hồi lại sức khỏe, giảm mệt mỏi, stress sau chuyến đi dài. Sau từ 2 – 4h thì cho vịt con tập làm quen với thức ăn là cám vịt con hoặc cơm nguội không bị ôi thiu trải đều trên giấy. Không nên cho vịt con ăn quá nhiều sẽ dẫn đến bội thực. Mặt khác bên trong bụng của chúng còn dư một phần lòng đỏ, đây sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời chúng cũng cần có thời gian để tiêu hóa và nạp thức ăn mới.
  • 36. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 34 Từ ngày thứ 3 trở đi sẽ tập cho vịt con ăn cơm nguội trộn với cám ngô xay mịn và nấu chín. Công thức phối trộn thức ăn trung bình cho 1 con vịt con: 8g cơm nguội + 2g bèo, rau thái nhỏ, chia nhỏ thành từ 6 – 7 bữa/ ngày. Bà con có thể duy trì mật độ nuôi từ 20 – 25 con/m2 từ 1 – 7 ngày. Vịt con từ 1 – 3 ngày tuổi sẽ bắt đầu tiêm vacxin viêm gan lần thứ nhất. Vịt con từ 4 – 10 ngày tuổi: Cách nuôi vịt con nhanh lớn từ 4 – 10 ngày tuổi là bắt đầu cho vịt con siêu thịt làm quen với nguồn thức ăn tự nhiên từ xác động vật như: ốc, cá con, tôm tép. Tuy nhiên ốc phải luộc chín, khều thịt, cá con và tôm cũng phải băm nhỏ. Nhớ bổ sung thêm một ít thức ăn từ rau xanh băm nhỏ thêm vào cuối bữa cho đàn vịt. Nguồn thức ăn chủ yếu vẫn là cơm nguội, ngô nghiền nhỏ, cám gạo, cám ngô nấu chín. Ngày tuổi Cách trộn Lượng thức ăn/ con/ ngày (g) Số bữa trong ngày 4 – 7 10g cơm + 4g mồi tươi + 2g đậu xanh + 3g rau bèo thái 19 5 – 6 7 – 10 18g cơm + 5g mồi 31 4- 5
  • 37. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 35 tươi + 3g đậu xanh + 5g rau, bèo thái nhỏ Lưu ý: Không nên sử dụng quá nhiều muối trong thức ăn của vịt sẽ khiến chúng bị ngộ độc. Nếu có ao nuôi ngay cạnh chuồng thì cũng có thể thả chúng ra ao tắm từ 5 – 10 phút sau đó lại lùa vào chuồng úm để tránh bị cảm lạnh. Mật độ nuôi lúc này nên dãn cách dần ra ở khoảng từ 10 – 15 con/m2 để kích thích và tạo không gian vịt con đi lại, nhanh lớn. Vào ngày thứ 7 có thể tiêm vacxin dịch tả vịt đông khô TW2 Vịt con từ 11 – 20 ngày tuổi: Vẫn có thể duy trì mật độ nuôi từ 10 – 15 con/m2. Từ ngày thứ 11 đến 14 thay dần sang thức ăn là gạo, gạo tấm hoặc ngô ngâm nước sau đó trộn thêm một ít cám bột sống và rau xanh, bổ sung thêm một 1/3 protein trong khẩu phần ăn hàng ngày từ cua, ốc, hến, cá băm nhỏ. Từ ngày thứ 15 có thể cho vịt con siêu thịt làm quen với thóc luộc chín đã bung nở hạt gạo bên trong. Cho ăn liên tục như vậy trọng 3 ngày đến ngày thứ 20 thì bỏ gạo ngô và cho ăn thóc hoàn toàn. Ngày tuổi Cách trộn Lượng thức ăn/ con/ ngày (g) Số bữa trong ngày
  • 38. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 36 11 – 14 20g thóc luộc + 10g cơm + 6g mồi tươi +4g đậu xanh + 10g rau bèo thái nhỏ 50 4 15 – 21 50g thóc sống + 16g mồi tươi + 8g đậu xanh + 8g rau, bèo thái 82 4 Thời gian từ 15 – 18 ngày tuổi có thể tiêm vacxin viêm gan lần 2, vacxin cúm gia cầm lần 1. Yêu cầu chung khi úm vịt con: Nhiệt độ và ánh sáng cho chuồng vịt: Ngày tuổi Thời gian chiếu sáng trong ngày Nhiệt độ trong chuồng nuôi 1 – 3 24h Sử dụng 200W cho 75 vịt con và 140 vịt con cho 1m2 chụp sưởi1 – 10 ngày tuổi 3w/m2 (1 bóng đèn 75w cho 28 – 32 độ C 5 – 10 Chiếu sáng cho đàn vịt con khi vịt được nhốt trong chuồng 20 – 27 độ C
  • 39. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 37 nuôi 25m2 chuồng). 11 – 21 Sử dụng ánh sáng tự nhiên, vào ban đêm sử dụng 1 bóng đèn 75w cho 25m2 cho chuồng nuôi Nhiệt độ tự nhiên Độ ẩm chuồng nuôi trong thời gian nuôi úm vịt con thích hợp nhất nên duy trì là từ 60 – 70%. Úm vịt con Nhu cầu về nước uống trong thời gian nuôi úm: Nước uống không được quá lạnh dưới 10 độ C và cũng không quá nóng trên 20 độ C. Phải đảm bảo cung cấp đủ lượng nước theo ngày tuổi cho đàn vịt con siêu thịt, đặc biệt là mùa hè:
  • 40. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 38 Ngày tuổi Nhu cầu nước uống (ml/ con/ ngày) 1 – 7 120 8 – 14 250 15 – 21 350 Kỹ thuật nuôi vịt siêu thịt nhanh lớn từ 22 ngày tuổi trở lên Mật độ nuôi Mật độ nuôi vịt siêu thịt sẽ thay đổi theo độ tuổi của đàn vịt. Đây cũng là căn cứ quan trọng để xây dựng chuồng nuôi: – Tuần thứ ba: Nuôi với mật độ 6 – 7 con/m2. – Từ tuần thứ 4 đến khi xuất bán: nuôi với mật độ 4 con/m2. Nước uống Nước uống là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của đàn vịt nuôi, do đó, chúng phải được cung cấp đủ nước suốt ngày, suốt đêm. Ngoài ra, vịt siêu thịt sẽ không thể ăn thức ăn nếu không có nước uống bên cạnh. Nhu cầu nước uống của vịt từ 22 – 56 ngày tuổi: 500ml/con/ngày. Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn Cũng như nhiều loại gia cầm khác, thức ăn của vịt siêu thịt khá đa dạng. Giai đoạn chăn nuôi vịt siêu thịt, cần bổ sung đủ thức ăn, phối trộn theo công
  • 41. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 39 thức hợp lý để đàn vịt nhanh lớn nhưng vẫn đảm bảo thịt vịt không bị nhũn, mềm. Có thể chia thức ăn của vịt thành các nhóm: thức ăn cung cấp năng lượng, thức ăn cung cấp protein, thức ăn khoáng, thức ăn vitamin. Nhóm thức ăn cung cấp năng lượng: bao gồm các loại hạt ngũ cốc các loại hạt thóc, ngô, kê, cao lương và phụ phẩm của chúng. Nhóm thức ăn này cung cấp khoảng 12% protein thô, dưới 18% chất xơ, từ 2 – 5% chất béo. Ngoài ra còn có rau xanh, rau bèo. Thức ăn năng lượng chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn của đàn vịt. Nhóm thức ăn protein: Các loại khô dầu đậu tương, đỗ xanh, lạc, bột cá, bột tôm, bột thịt, cua, ốc, giun, dế, tôm, tép… Thức ăn Protein chiếm khoảng 30% trong khẩu phần ăn hàng ngày của đàn vịt. Nhóm thức ăn khoáng và vitamin gồm: các phức hợp muối có chứa canxi, photpho, muối amoni, muối ăn, một số muối khoáng vi lượng, đá vôi, bột vỏ sò, vỏ trứng, bột xương, các loại vitamin A, D, E, K, B1, B2, B12, kháng sinh phòng bệnh và chất chống oxy hóa. Cụ thể nhu cầu dinh dưỡng của vịt siêu thị cần phải đảm bảo: Thành phần dinh dưỡng Tỉ lệ Đơn vị Năng lượng trao đổi 3100 Kcal/kg Protein thô 17 %
  • 42. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 40 Thành phần dinh dưỡng Tỉ lệ Đơn vị Metionin 0,35 % Methionine + Xistin 0,6 % Lizin 0,2 % Acginin 1 % Triptophan 0,2 % Canxi 0,6 % Photpho 0,35 % Kẽm 0,05 % Mangan 0,5 % Vitamin A 3000 IU/kg Vitamin D 400 ICU/kg
  • 43. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 41 Thành phần dinh dưỡng Tỉ lệ Đơn vị Vitamin E 5 IU/kg Vitamin K 1 mg/kg Áp dụng công thức phối trộn thức ăn hợp lý giúp cung cấp đủ dinh dưỡng nhất cho đàn vật nuôi. Thức ăn sau khi phối trộn có thể cho đàn vịt ăn ngay. Tuy nhiên, trong kỹ thuật nuôi vịt siêu thịt cho năng suất cao, nhiều hộ dân đã hướng tới sử dụng máy ép cám viên để ép nguồn thức ăn đã phối trộn thành cám viên nhỏ. Ưu điểm của cám viên tự sản xuất là đầy đủ dinh dưỡng, viên cám chắc chắn, không bị bở, chất lượng tương đương với cám viên công nghiệm kích thích đàn vịt ăn nhiều, không lãng phí, tiêu hóa tốt, nhanh lớn. Đồng thời nguồn cám viên tự chế này sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí mua thức ăn cho vịt siêu thịt bên ngoài thị trường, chưa kể đến nguồn cám có thể bị trộn lẫn các chất cấm, chất độc hại làm ảnh hưởng đến khả năng suất bán và sức khỏe của đàn vịt.
  • 44. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 42 2.2. Công nghệ trồng măng tây. a) Thời vụ Trồng Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 15 đến 30°C, do đó có thể trồng vào 2 thời vụ. Gieo cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 để trồng tháng 2, tháng 3 và gieo cuối tháng 2 đến tháng 4 để trồng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch. b) Gieo ươm cây giống Cần khoảng 500g hạt giống để gieo ươm đủ trồng cho 1 ha với mật độ khoảng 18.000 – 20.000 cây/ha. Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 52°C (2 sôi,3 lạnh) trong 12 giờ, vớt ra đem ủ trong vải sạch cho nứt nanh rồi đem gieo
  • 45. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 43 vào bầu ni lông kích thước 12 x 7cm có chứa đất sạch, phân hữu cơ và 1 ít tro bếp. Mỗi bầu gieo 1 hạt, hàng ngày tưới vừa đủ ẩm, chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt cho đến khi đủ tiêu chuẩn. Thông thường, sau gieo từ 3 – 3,5 tháng, chiều cao cây đạt 25 – 30cm, thân có 1 – 2 nhánh, khỏe mạnh, không sâu bệnh gây hại thì đem trồng. c) Đất trồng Chọn các loại đất phù sa, đất đỏ, đất xám, thịt nhẹ có pha cát; đất có độ tơi xốp cao , giàu mùn, giàu chất hữu cơ; thế đất cao ráo, dễ thoát nước; có tầng canh tác dày từ 30 – 40 cm. độ ẩm đất trung bình từ 65 – 70%, độ pH từ 6,6 – 7,0, không bị phèn chua, không bị ngập úng trong mùa mưa, chủ động tưới nước trong mùa nắng. đất được cày bừa kỹ, phơi ải, nhặt sạch cỏ dại, xử lý nấm bệnh và tuyến trùng, san cho bằng phẳng. Lên liếp rộng 100 – 120 cm, cao 20 – 25cm. d) Bón phân và chăm sóc: - Bón phân Lượng phân bón cho 1ha đất trồng cây Măng tay xanh cụ thể như sau: *Bón lót: Ngay từ đầu khi trồng cây, cần bón lót với lượng phân hữu cơ sinh học. * Bón thúc: Sau khi trồng 15 ngày: Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây nhỏ, cây già và cây bị sâu bệnh. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc. Sau khi trồng 30 ngày (1 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh,
  • 46. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 44 cây nhỏ, và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc. Trên cùng một hàng với cây trồng, chen giữa các cây măng, cắm các cọc tre đường kính khoảng 5cm, cao khoảng 120cm, cách nhau khoảng 3-4m, rồi dùng dây cước nilon bền chắc (chịu được mưa nắng) giăng thành một hàng đôi (kẹp cây măng vào giữa đôi dây) cách mặt liếp ở độ cao khoảng 40-50cm để chống đổ ngả cây. Sau khi trồng 45 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc. Sau khi trồng 60 ngày (2 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc. Sau khi trồng 75 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất, bón thúc. Sau khi trồng 90 ngày (3 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió
  • 47. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 45 phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc. Tuỳ theo độ cao và độ lớn của cây, cần giăng thêm hoặc nâng dần hàng đôi dây cước nilon (kẹp cây Măng vào giữa đôi dây)lên các độ cao khoảng 75cm, 90cm, 100cm để chống đổ ngả cây. Sau khi trồng 105 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 10 tấn phân hữu cơ sinh học. Sau khi trồng 120 ngày (4 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc. Sau khi trồng 135 ngày (>4,5 tháng): Chăm sóc đúng kỹ thuật và đủ dinh dưỡng, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ măng. Đón đầu lứa măng tơ này,khi quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn giữ lại 2-3 cây mẹ khỏe mạnh,tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích việc trổ măng, kết hợp dưỡng cành lá thật sum suê để lấy ánh nắng quang hợp nuôi dưỡng cây măng, rồi tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc.
  • 48. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 46 + Sau khi cắt hạ bớt ngọn 5-10 ngày, cây bắt đầu trổ măng tơ. Cần tiến hành thu hoạch cho bằng hết lứa măng tơ này (bất kể đạt hay không đạt chất lượng) để cây măng có chỗ trống chuẩn bị cho ra đời lứa măng kế tiếp nhiều hơn và khỏe mạnh hơn. Thu hoạch lứa măng tơ mỗi ngày, được 12-15 ngày thì bón thúc thu hoạch tiếp 12-15 ngày nữa thì phải tạm ngưng thu hoạch măng ngay. + Không nên thu hoạch lứa măng tơ kéo dài quá 25-30 ngày (1 tháng) để tránh cho cây không bị mất sức, suy kiệt, làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng các lứa măng sau. *Bón phân trong chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế: Sau khi tạm ngưng thu hoạch lứa măng tơ 12-15 ngày, khi quan sát thấy cây mẹ thay thế vừa đủ lớn, bắt đầu bung tàn cành lá thì tiến hành tỉa bỏ cây mẹ già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, xới xáo vun đất đậy gốc, làm sạch cỏ non, đồng thời bón thúc. Khoảng 15-20 ngày sau, khi quan sát thấy đường kính thân cây mẹ thay thế đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích trổ măng (dưỡng cành lá cho thật sum suê để quang hợp với ánh nắng nuôi dưỡng cây); bón thúc10 tấn phân hữu cơ sinh học. + Sau khi cắt hạ ngọn 5-10 ngày, cây sẽ cho lứa măng mới, bắt đầu thu hoạch lứa măng thứ 2 kéo dài khoảng 2 tháng;sau đó nghỉ dưỡng cây mẹ khoảng 1 tháng, rồi thu hoạch tiếp lứa măng thứ 3 kéo dài khoảng 3 tháng. Cứ thế, tiếp tục dưỡng cây và thu hoạch các lứa măng tiếp theo.
  • 49. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 47 Sau khi thu hoạch các lứa măng trong năm thứ 1, ở mỗi bụi măng chỉ cần giữ lại khoảng 2-3 chồi măng lớn, khỏe mạnh, sạch bệnh để làm cây mẹ thay thế. Ở các lứa măng sau, năm thứ 2 sẽ giữ lại 3-4 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 3 sẽ giữ lại 4-5 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 4 sẽ giữ lại 5-6 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 5 sẽ giữ lại 6-7 chồi măng làmcây mẹ thay thế. Làm như vậy sản lượng và chất lượng măng sẽ tăng dần lên. Trong 1 chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế kéo dài 30-35 ngày, cần bón thúc 15 ngày/lần với10 tấn phân hữu cơ sinh. Lượng phân này sẽ tăng dần lên theo sức lớn của các lứa cây sẽ cho măng lớn hơn, nhiều hơn ở các năm sau. *Bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng: Trong 1 chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 80-85 ngày, cần bón thúc 15 ngày/lần. Tùy theo vùng đất trồng và sự phát triển của cây măng, lượng phân bón có thể tăng dần lên tùy theo sức lớn của cây. Cây măng càng lớn gốc thì lượng phân bón thúc càng nhiều, năng suất và chất lượng măng sẽ càng cao hơn. Có thể kết hợp phun thêm các loại phân bón lá để kích thích cây măng phát triển và cho nhiều chồi măng tốt hơn. Nếu chăm sóc kém, không đúng kỹ thuật, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước tưới hoặc tiêu thoát nước không tốt để ngập úng bộ rễ, hoặc để sâu đất, trùn đất, dế nhũi, côn trùng,... xâm hại bộ rễ, cây măng sẽ chậm phát triển, chồi măng sẽ kém chất lượng, biến dạng hình thù cong vẹo làm mất giá trị thương phẩm, không thu hoạch được. + Sản lượng và chất lượng măng trong mùa mưa bao giờ cũng kém hơn sản lượng và chất lượng măng trong mùa nắng. Trong mùa mưa, người trồng
  • 50. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 48 măng tây xanh có thể rút ngắn thời gian thu hoạch hoặc tạm ngưng thu hoạch măng (không nhất thiết phải kéo dài thu hoạch đủ 3 tháng) để tập trung dưỡng cây mẹ, chuẩn bị thu hoạch nhiều măng hơn trong mùa nắng tiếp theo. - Tưới, tiêu thoát nước: Măng tây xanh là cây cho thu hoạch chồi măng non mỗi ngày để làm thực phẩm rau ăn cao cấp, vì thế rất cần được cung cấp đều đặn, đầy đủ nước tưới hàng ngày ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Bên cạnh phân bón, nước tưới là một yếu tố quyết định cho năng suất măng nhiều hay ít. Nếu đất nặng thì số lần tưới ít, nếu đất nhẹ thì cần tưới thường xuyên hơn. Mùa nắng phải tưới thường xuyên mỗi ngày, giữ đều độ ẩm của đất khoảng 65-70% để có măng ngọt, mềm với năng suất, chất lượng cao. Mùa mưa phải chú ý tiêu thoát nước cho thật tốt, tuyệt đối không được để úng ngập quá 24 giờ, sẽ làm đầu chồi măng biến dạng cong vẹo, gốc rễ cây măng và chồi măng phát bệnh, hư thối, cây sẽ không cho măng hoặc măng bị giảm chất lượng đáng kể không thể thu hoạch được. + Chồi măng sinh sôi và phát triển chủ yếu vào ban đêm.Vì vậy, không được tưới nước cho cây măng tây xanh sau 17 giờ chiều mỗi ngày,vì nước tưới (hoặc nước trời mưa to vào buổi tối nếu có) sẽ làm cong vẹo đầu chồi măng, làm ảnh hưởng, ức chế việc sinh sôi nảy nở các chồi măng vào buổi tối hôm đó, làm giảm hoặc mất sản lượng măng vào ngày hôm sau.Chỉ nên tưới nước cho cây măng tây xanh vào các buổi sáng sớm mỗi ngày, sau khi đã thu hoạch xong lứa măng hàng ngày vào mỗi buổi sáng.
  • 51. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 49 Trồng măng tây đòi hỏi canh tác kỹ thuật cao, nhất là áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt thì mới có thể mang lại hiệu quả cao nhất.Hệ thống tưới nhỏ giọt của cây măng tây. Độ ẩm của đất trồng măng tây luôn luôn được giữ trong khoảng 60-70% là phù hợp nhất, tuy nhiên không được để rễ măng ngập trong nước quá 24h. Vì thế hình thức tưới nhỏ giọt theo hàng là thích hợp nhất cho cây măng tây. Hệ thống tưới măng tây được thiết kế mỗi hàng măng là một dây nhỏ giọt với khoảng cách lỗ nhỏ giọt từ 30 đến 50 cm tùy vào điều kiện thực tế. Mỗi giờ sẽ cho 1 đến 2 lit nước trên 1 lỗ nhỏ giọt. Ở địa hình bằng phẳng ta chỉ cần dùng dây nhỏ giọt không bù áp ( T-Tape Rivulis, Green drip Seowon …) , .đối với địa hình dốc, chúng ta cần sử dụng dây nhỏ giọt có bù áp để đảm bảo sự đồng đều về lượng nước ở tất cả các gốc.
  • 52. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 50 Nhu cầu nước cây măng tây khá cao, việc duy trì độ ẩm cho cây trong các giai đoạn cũng có nhiều thay đổi. Lựa chọn tưới nhỏ giọt cho cây măng cây là phương pháp đầu tư hiệu quả. Theo tổ chức măng tây, cây măng tây chia thành 9 giai đoạn phát triển như sau:
  • 53. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 51 Chỉ nên tưới nước cho cây măng tây vào các buổi sáng sớm mỗi ngày, sau khi đã thu hoạch xong lứa măng hàng ngày vào mỗi buổi sáng.
  • 54. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 52 Sử dụng ống nhỏ giọt tưới trên mặt đất: phương pháp này giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí, nếu sử dụng các dây nhỏ giọt chất lượng thì vẫn đảm bảo độ đồng đều rất cao. Tưới nhỏ giọt cho cây măng tây kết hợp sử dụng màng phủ nông nghiệp. Mục đích để giữ cho cây luôn đạt ẩm độ mà tốn ít nước và công chăm sóc.
  • 55. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 53 Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây măng tây Các vật tư cơ bản cần chuẩn bị:  Hệ thống ống nhựa PVC. Hệ thống lọc (đây là hệ thống quan trọng. Bà con nên chọn các sản phẩm lọc có chất lượng tốt vì phần lớn nguồn nước sử dụng đều có chứa các chất kết tủa, cặn bám. Dẫn đến tắc nghẽn ở các mắt nhỏ giọt. Từ đó, ảnh hưởng đến độ bền của hệ thống tưới).  Máy bơm. Dây nhỏ giọt. Đối với tưới măng tây sử dụng khoảng cách lỗ 30 – 40 cm.
  • 56. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 54  Các phụ kiện: co, tê, nối
  • 57. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 55
  • 58. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 56 - Làm cỏ: Trồng măng trên diện tích lớn, làm cỏ bằng tay tốn nhiều công sức và mất nhiều thời gian. Cần chủ động tính trước việc làm cỏ từ khi chuẩn bị đất trồng,để có thể sử dụng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất và bón phân về sau: - Ngay từ khi chuẩn bị đất trồng, cần làm và xử lý cỏ thật kỹ, kết hợp phun thuốc diệt cỏ và phòng ngừa sâu bệnh.
  • 59. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 57 Khi chuẩn bị liếp trồng, cần căng dây lấy mực để xẻ rãnh, lên liếp, trồng cây cho thẳng hàng cách nhau 100cm (mặt liếp trồng) và 20cm (mặt rãnh thoát nước). Biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc làm cỏ bằng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất, đồng thời tạo đường đi thuận lợi để bón phân, chăm sóc cây và vận chuyển măng thu hoạch sau này. Sau khi trồng, trước mỗi định kỳ bón phân 15 ngày/lần, cần phải làm cỏ thường xuyên, liên tục, dứt điểm từ khi cỏ còn non, không để cỏ già rơi hạt tái sinh lớp cỏ con cháu + Không dùng rơm, trấu chưa xử lý mầm bệnh (bằng sulfat đồng hoặc nước vôi) để phủ gốc thay việc làm cỏ + Không dùng bạt nilon phủ gốc để khử cỏ, vô tình ngăn cản sự quang hợp ánh nắng làm hỏng bộ rễ chùm và ngăn cản sự phát triển của các chồi măng non.Sau khi bón phân, cần lấy lớp đất trên mặt liếp bổ sung vào gốc cây măng; cách làm này cũng giúp ích rất nhiều cho việc kiểm tra và hạn chế cỏ dại. Cũng có thể cẩn thận dùng thuốc diệt cỏ trong giai đoạn tạm ngưng thu hoạch măng chờ thay cây mẹ. Chú ý sử dụng thuốc diệt cỏ đúng hướng dẫn (theo nguyên tắc “4 đúng”), không để thuốc ảnh hưởng làm mất sức cây măng, đồng thời phải bảo đảm thời gian cách ly đúng quy định bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. - Cắm cọc, giăng dây chống đổ ngả cây: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây măng sẽ cao lớn, tăng dần số lượng thân cây trên một bụi và bung tàn rất rộng. Lứa thân cây thời gian sau sẽ to hơn lứa thân cây thời gian trước, rất dễ làm đổ ngả cây trồng. Để giúp cây măng đứng thẳng, cần phải giăng dây chống đổ ngả cây. Cách làm: Trên cùng hàng cây trồng, chen giữa các cây măng, tiến hành cắm các cọc tre đường kính
  • 60. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 58 khoảng 5cm, cao khoảng 120cm, cách nhau 3-4m. Dùng dây cước nilon chắc chắn giăng thành hàng đôi (kẹp cây măng ở giữa), cách mặt liếp ở độ cao 50cm; rồi giăng thêm dây hoặc nâng dần đôi dây lên cao khoảng 75cm, 90cm, 100cm tuỳ theo độ cao lớn của cây để giữ cây luôn đứng thẳng. - Cắt hạ bớt ngọn cây để kích thích việc trổ măng: Như trên đã nói, ở thời điểm sau khi trồng 135 ngày (4,5 tháng), khi quan sát thấy đường kính gốc thân cây mẹ đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá cây mẹ chuyển sang màu xanh đậm là dấu hiệu cho thấy cây sắp đến thời kỳ cho măng thu hoạch. Để cây măng tây phát triển nhanh và nhiều chồi măng, cần tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m, để giúp cây mẹ phì to gốc và làm tăng thêm đáng kể lượng cành lá quang hợp cho cây, kích thích mạnh việc trổ măng, đồng thời giúp cây tăng năng suất, chất lượng măng lứa sau nhiều hơn, cao hơn lứa trước. - Chụp nón trên đầu chồi măng để bảo vệ các lá đài: Phần ngọn khoảng 10cm trên đầu các chồi măng non có phân bố các lá đài rất mẫn cảm với nước và đất, cát. Nước mưa, nước tưới hoặc đất, cát nếu lọt vào ứ đọng bên trong các lá đài sẽ làm hư thối các lá đài, làm hỏng chồi măng hoặc làm giảm chất lượng, mất giá trị thương phẩm của măng. Khi các chồi măng xuất hiện trên ruộng trồng cao khoảng 5-6cm, cần tạo ra các mũ chụp hình chóp nón cao khoảng 6-8cm bằng nhựa để chụp nón trên đầu các chồi măng để bảo vệ các lá đài, làm hạn chế sự phát triển của các lá đài đồng thời kềm hãm sự già hóa của chồi măng, giúp tạo ra các chồi măng đẹp ngọn, có giá trị thương phẩm cao hơn. e) Phòng trừ sâu bệnh:
  • 61. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 59 Nếu chọn và xử lý đất tốt trước khi trồng, chăm sóc bón phân đúng kỹ thuật thì măng tây rất ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên, cần chú ý phòng trị kịp thời một số đối tượng dịch hại như sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp…, các bệnh thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng… vào mùa mưa măng tây rất dễ bị 1 số bệnh hại như thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng… Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc và vi sinh nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm khi thu hoạch. f) Thu hoạch và phân loại măng: - Thu hoạch măng: Việc thu hoạch sản phẩm măng tây xanh khá đơn giản. Người trồng có thể tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động nữ và lao động lớn tuổi để thu hoạch và sơ chế sản phẩm, giao hàng theo các điều kiện hợp đồng với đơn vị thu mua. Khi các chồi măng nhú lên cao khỏi mặt đất khoảng 25cm-30cm là lúc cần phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm măng chất lượng cao. Sau khi thu hoạch, không nên để măng tây xanh tiếp xúc với ánh nắng làm cho chồi măng nhanh chóng bị già hóa, măng sẽ có nhiều xơ, mất dinh dưỡng, giảm chất lượng và mất giá trị thương phẩm. Thời gian thu hoạch măng tây xanh là buổi sáng, thường từ 5-9 giờ sáng mỗi ngày, trước khi mặt trời mọc để măng tránh tiếp xúc với ánh nắng. Chọn các chồi măng đã đạt chiều cao >25cm (loại 1) và >22cm (loại 2) theo quy cách hợp đồng thu mua, dùng tay nắm chặt gốc chồi măng, nghiêng 300-450 giật nhẹ, chồi măng sẽ tách rời khỏi rễ trụ dễ dàng. Đem vào phân loại măng loại 1 và loại 2 theo yêu cầu thu mua sản phẩm, rửa sạch đất, cát (chú ý không để nước ướt
  • 62. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 60 đầu măng sẽ làm thối hỏng lá đài, làm hỏng chồi măng), bó lại thành bó 1-1,5 kg, xếp thẳng đứng nhẹ nhàng vào sọt hoặc xô nhựa. Cứ thế, tiếp tục khai thác măng mỗi ngày cho đến hết chu kỳ thu hoạch măng, khi thấy cây mẹ sắp chuyển lá vàng (lão hóa) thì ngưng thu hoạch ngay, chọn giữ lại 4-6 chồi măng khỏe mạnh làm cây mẹ thay thế (trẻ hóa), tỉa bỏ cây nhỏ, cây mẹ già và cây bị sâu bệnh. Nếu chăm sóc tốt, năm đầu mỗi cây có thể cho 1-2 chồi măng/ngày, từ năm thứ 2 mỗi cây có thể cho 2-3 chồi măng/ngày hoặc nhiều hơn tùy theo chế độ chăm sóc, trong đó có khoảng 80% là măng loại 1.Sau khi thu hoạch măng, cần phải nén chặt đất trồng nơi đã lấy măng. + Măng tây xanh sau khi thu hoạch nếu để tiếp xúc với ánh nắng và bảo quản lạnh không đúng kỹ thuật bảo quản thực phẩm sẽ bị hư hỏng nhanh chóng trong vòng 2 ngày. Để tiếp xúc với ánh nắng, măng sẽ bị hóa già (xơ hóa), bị héo làm mất dinh dưỡng và giảm chất lượng, không thể phân phối cho thị trường được. Vì vậy, ngay sau khi thu hoạch, cần tiến hành sơ chế phân loại, rửa sạch, cắt cỡ, cột thành bó xong phải chuyển giao ngay cho đơn vị thu mua để họ còn kịp thời gian chế biến, bảo quản lạnh và phân phối ra thị trường, hoặc xuất khẩu. Măng đã thu hoạch nếu chưa sử dụng ngay cần phải được bảo quản lạnh 2*C hoặc cắm chân măng vào 3-5cm nước (đá) lạnh. - Phân loại măng: Đường kính gốc và độ dài chồi măng là tiêu chuẩn phân loại sản phẩm măng tây xanh: * Măng loại 1: Đường kính thân măng cỡ >10mm-30mm, dài 25cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho người.
  • 63. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 61 * Măng loại 2: Đường kính thân măng cỡ 5mm-10mm, dài 22cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho người.
  • 64. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 62 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.1. Chuẩn bị mặt bằng Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. 1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: Dự án thực hiện tái định cư theo quy định hiện hành. 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực. 1.4. Các phương án xây dựng công trình Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 35.000,0 m2 1 Khu nhà điều hành, văn phòng 120,0 m2 2 Khu nhà kho 500,0 m2 3 Nhà để xe 750,0 m2 4 Nhà bảo vệ 12,0 m2 5 Khu chăn nuôi 7.200,0 m2 6 Khu trồng trọt 23.218,0 m2 7 Đường giao thông nội bộ 1.750,0 m2
  • 65. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 63 TT Nội dung Diện tích ĐVT 8 Khuôn viên, cây xanh cảnh quan (sân bãi) 1.050,0 m2 9 Khu chứa nước 100,0 m2 10 Khu xử lý phân 100,0 m2 11 Nhà ở cán bộ công nhân viên 200,0 m2 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống - Hệ thống PCCC Hệ thống II Thiết bị 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 2 Thiết bị tưới Trọn Bộ 3 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 4 Thiết bị chăn nuôi Trọn Bộ 5 Thiết bị khác Trọn Bộ Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng. 1.5. Các phương án kiến trúc Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung như: 1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng.
  • 66. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 64 2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. 3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng. Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với các thông số như sau:  Hệ thống giao thông Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương án kết cấu nền và mặt đường.  Hệ thống cấp nước Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch (hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.  Hệ thống thoát nước Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.  Hệ thống xử lý nước thải Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu trong quá trình sản xuất).  Hệ thống cấp điện Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm
  • 67. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 65 đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng. 1.6. Phương án tổ chức thực hiện Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và khai thác khi đi vào hoạt động. Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình hoạt động sau này. Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến TT Chức danh Số lượng Mức thu nhập bình quân/tháng Tổng lương năm Bảo hiểm 21,5% Tổng/năm 1 Giám đốc 1 25.000 300.000 64.500 364.500 2 Ban quản lý, điều hành 2 15.000 360.000 77.400 437.400 3 Công nhân viên 30 8.000 2.880.000 619.200 3.499.200 Cộng 33 295.000 3.540.000 761.100 4.301.100 1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầutư. Tiến độ thực hiện: 12 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó: + Thời gian chuẩn bị : 4 tháng + Thời gian xây dựng đưa vào sản xuất: 8 tháng.
  • 68. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 66 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG I. GIỚI THIỆU CHUNG Mục đíchcủa công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính dự án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. - Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020; - Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013; - Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006; - Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019; - Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; - Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
  • 69. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 67 - Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường; Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: - TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; - QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng; - TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình; - QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu vực thực hiện dự án“Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”tại Thôn Triệu Phong, xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuậnvà khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến môi trường làm việc tại dự án. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các
  • 70. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 68 giai đoạn khác nhau. Đối với dự án này, chúng ta sẽ đánh giá giai đoạn xây dựng và giai đoạn đi vào hoạt động. 3.1. Giai đoạn xây dựng dự án. Tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn: Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát... hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như các phương tiện vận tại và thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ra tiếng ồn. Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi, tuy nhiên ảnh hưởng của tiếng ồn đến chất lượng cuộc sống của người dân là không có. Tác động của nước thải: Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp. + Tác động của chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không
  • 71. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 69 nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý ngay. Tác động đến sức khỏe cộng đồng: Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận chuyển chạy qua) và các nhà máy lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như sau: – Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...), nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư; – Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác động hệ thần kinh, tim mạch và thín giác của cán bộ công nhân viên và người dân trong khu vực dự án; – Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường. – Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất tạm thời, mang tính cục bộ. Mặc khác khu dự án cách xa khu dân cư nên mức độ tác động không đáng kể. 3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng Tác động do bụi và khí thải Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính: – Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án); – Từ quá trình sản xuất:
  • 72. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 70  Bụi phát sinh từ quá trình bốc dở, nhập liệu;  Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất; Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải chạy bằng dầu DO. Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho và công suất sản xuất mỗi ngày của nhà máy. Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ, tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự án trong giai đoạn này. Tác động do nước thải Nguồn nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: Chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (COD, BOD), dinh dưỡng (N, P…), vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm…)
  • 73. Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao” 71 Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền bệnh cho con người và gia súc. Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nuớc mưa chảy tràn qua khu vực sân bãi có thể cuốn theo đất cát, lá cây… rơi vãi trên mặt đất đưa xuống hệ thống thoát nước, làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Tác động do chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần rác thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp xốp, bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…; cành, lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà máy. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày. IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM 4.1. Giai đoạn xây dựng dự án - Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này sẽ giúp hạn chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường; - Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Các phương tiện đi ra khỏi công trường được vệ sinh sạch sẽ, che phủ bạt (nếu không có thùng xe) và làm ướt vật liệu để tránh rơi vãi đất, cát… ra đường, là nguyên nhân gián tiếp gây ra tai nạn giao thông;