SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 113
THUYẾT MINH DỰ ÁN
NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
HỢP TÁC XÃ
Địa điểm:
DỰ ÁN
NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
Địa điểm:
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 5
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 5
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 5
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 5
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 6
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................10
5.1. Mục tiêu chung.......................................................................................10
5.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................10
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................12
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN................................................................................................................12
1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................12
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................15
1.3. Huyện Bảo Yên ......................................................................................17
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................22
2.1. Nhu cầu thị trường nội địa.......................................................................22
2.2. Nhu cầu thị trường thịt bò toàn cầu..........................................................24
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................26
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................26
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................27
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................31
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
2
4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................31
4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................33
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.33
5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................33
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............33
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................34
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............34
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......35
2.1. Trang trại nuôi bò ...................................................................................35
2.2. Phát triển vùng nguyên liệu .....................................................................54
2.3. Kỹ thuật ủ chua thức ăn xanh...................................................................63
2.4. Kỹ thuật nuôi trùn quế.............................................................................67
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................71
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................71
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................71
1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................71
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................71
1.4. Các phương án xây dựng công trình.........................................................71
1.5. Các phương án kiến trúc..........................................................................73
1.6. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................74
1.7. Phương án đầu ra cho sản phẩm...............................................................75
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
3
1.8. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................76
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................77
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................77
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............77
III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ......................................78
3.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................79
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................80
IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ...............................82
4.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................82
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................84
V. KẾT LUẬN..............................................................................................88
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................89
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................89
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................92
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................92
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................92
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................92
2.4. Phương ánvay. ........................................................................................93
2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................93
KẾT LUẬN ..................................................................................................97
I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................97
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................97
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
4
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................98
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................98
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................98
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm..................................100
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm...................................................102
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án..........................................103
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.................................103
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. .........................105
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). ...........................110
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).......................110
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
5
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp/tổ chức: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Nuôi trâu bò sinh sản”
Địa điểm thực hiện dự án: Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng:,0
m2
.Trong đó,diện tích mặt bằng xây dựng là 21.000 m2, diện tích trồng cỏ chăn
nuôi là: 40.000 m2.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án:
Trong đó:
+ Vốn tự có (30%) : 4000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (70%) : 10. 000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Doanh thu từ bò thịt 250 con/năm
Doanh thu từ sản xuất bò giống 100.0 con/năm
Doanh thu từ trùn quế, phân trùn quế 44 tấn/năm
Doanh thu từ phân bò khô 188 tấn/năm
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước
Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa.
Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách
mạnh mẻ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
6
nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó
chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời
tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn
nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực
phẩm đặc biệt là thịt không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh
hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông
nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là
vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong chăn nuôi từng
bước nâng cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà
nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế
này phát triển và từng bước đi vào hiện đại.
Chăn nuôi bò thịt đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn thịt
cho người tiêu dùng, một phần sức kéo trong nông nghiệp, cũng như thu nhập
cho người chăn nuôi. Chăn nuôi bò thịt đang được coi là một trong những giải
pháp quan trọng trong phát triển nông thôn. Trong những năm gần đây, nhu cầu
thịt bò của nước ta ngày càng tăng do thu nhập của người dân tăng lên, tuy nhiên
nguồn cung trong nước là không đủ do chúng ta chưa có một ngành chăn nuôi
bò thịt chuyên nghiệp và các trang trại còn nhỏ lẻ chưa có sự thống nhất.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Nuôi
trâu bò sinh sản”tại nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng
thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để
đảm bảo phục vụ cho ngànhnông nghiệp của tỉnh Lào Cai.
III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
7
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của
Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn
xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
 Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2020;
 Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
8
 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật
bảo vệ môi trường;
 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và bảo vệ môi trường;
 Thông tư số 32/2016/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2016 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc
nguồn vốn nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý;
 Thông tư số 72/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo
nghiệm, kiểm định giống vật nuôi;
 Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
 Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm
2020 và tầm nhìn đến 2030;
 Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững;
 Quyết định số 3748/QĐ-BNN-KH ngày 15/9/2015 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phê duyệt định hướng phát triển giống cây trồng, vật
nuôi đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
 Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT Quyết định phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
 Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN ngày 04/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT Quyết định phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn
vật nuôi giống gốc;
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
9
 Quyết định số: 2545/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai
Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Lào Cai đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030.
 Văn bản hướng dẫn số 6073/HD-UBND ngày 19/12/2017 của UBND tỉnh
Lào Cai về việc hướng dẫn một số nội dung về hoạt động đầu tư kinh doanh trên
địa bàn tỉnh Lào Cai thực hiện theo luật đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-
CP ngày 12/11/2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của luật đầu tư;
 Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh Lào
Cai Ban hành Quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
 Văn bản số 82/UBND-NLN ngày 07 tháng 01 năm 2019 của UBND tỉnh
Lào Cai về việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND
ngày 12/12/2018 quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
 Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của UBND tỉnh Lào Cai
về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Lào Cai đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030;
 Văn bản số 1898/SKH-TĐ ngày 19/9/2019 của Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Lào Cai về việc bổ sung thông tin đề xuất dự án nuôi bò sinh sản và bò thịt
tại huyện Bảo Yên; số 1903/SNN-KH ngày 23/9/2019 của Sở Nông nghiệp và
PTNT về việc tham gia ý kiến về chủ trương dự án nuôi bò sinh sản và bò thịt
tại huyện Bảo Yên.
 Văn bản số: 5419/UBND-NLN ngày 18/11/2019 của UBND tỉnh Lào Cai
về việc chủ trương nghiên cứu, lập Dự án sản xuất Giống bò vàng vùng cao và
bò thịt huyện Bảo Yên.
 Văn bản số 2605/SNN-KH ngày 12 tháng 12 năm 2019 của Sở nông
nghiệp & PTNT tỉnh Lào Cai về việc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ sau
đầu tư theo nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND;
 Căn cứ Nghị quyết số: 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của Hội
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
10
đồng nhân dân tỉnh Lào Cai nan hành Quy định một số chính sách khuyến khích
phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
 Căn cứ các Quyết định của UBND huyện Bảo Yên và xã Việt Tiến về
phát triển chăn nuôi, trồng trọt;
IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
4.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” theohướng chuyên nghiệp, hiện
đại, tạo ra sản phẩm, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng
cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ
sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị
trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Lào Cai.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Lào Cai.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
4.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển theo mô hình “Nuôi trâu bò sinh sản”, tạo ra nguồn giống bò
có chất lượng tốt cho địa phương trong và ngoài tỉnh và cung cấp các sản phẩm
chất lượng khác.
 Dự án sản xuất với quy mô, công suất khi đi vào ổn định như sau:
Doanh thu từ bò thịt 250 con/năm
Doanh thu từ sản xuất bò giống 100.0 con/năm
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
11
Doanh thu từ trùn quế, phân trùn quế 44 tấn/năm
Doanh thu từ phân bò khô 188 tấn/năm
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Lào
Cainói chung.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
12
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt
Nam.
Tỉnh Lào Cai giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Trung tâm
hành chính của tỉnh là Thành phố Lào Cai, cách Thủ đô Hà Nội 290 km. Lào
Cai có diện tích tự nhiên 6.364,03 km2.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
13
- Phía bắc giáp Trung Quốc (tỉnh Vân Nam)
- Phía tây giáp tỉnh Lai Châu
- Phía đông giáp tỉnh Hà Giang
- Phía nam giáp tỉnh Yên Bái
Điều kiện địa hình
Địa hình của Lào Cai gồm nhiều đồi núi và thung lũng với độ chia cắt sâu,
chia cắt ngang, độ dốc rất lớn. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy
Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do địa hình chia cắt nên phân đai
cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện
tích toàn tỉnh. Lào Cai là tỉnh có nhiều đỉnh núi cao như: Phu Ta Leng - 3096m,
Lang Lung - 2913m, Tả Giàng Phìn - 2850m, đặc biệt Phan Xi Păng là đỉnh cao
nhất cả nước 3143m.
Tài nguyên đất
Tài nguyên đất tỉnh Lào Cai rất phong phú và đa dạng, diện tích đất tự
nhiên là 636.403 ha. Đất được chia thành 10 nhóm đất chính: đất mùn trên núi,
đất mùn - vàng đỏ trên núi, đất đỏ vàng, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất
đen, đất bạc màu, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất phù sa, đất lầy…phù
hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt của Lào Cai chủ yếu tập trung vào một số sông lớn
là: sông Hồng (chiều dài trong tỉnh 120 km), sông Chảy (chiều dài trong tỉnh
124 km), Ngòi Nhù (chiều dài trong tỉnh 68 km). Tài nguyên nước dưới đất của
Lào Cai khá phong phú, phần lớn tồn tại ở dạng nước ngầm với trữ lượng
khoảng 30 triệu m3 (trong đó trữ lượng động là 4,448 triệu m3).
Khí hậu
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
14
Do phân hóa về độ cao địa hình, khí hậu của Lào Cai phân hóa thành 7
kiểu và 12 loại sinh khí hậu, phân thành 10 kiểu sinh khí hậu và 43 khoanh vi
khí hậu. Có 3 vành đai sinh khí hậu cơ bản và 2 mùa tương đối rõ rệt: Đai khí
hậu nhiệt đới (< 700 m, 20 -22 độ C), đai khí hậu á nhiệt đới (700 m -1.800 m,
18 -20 độ C), đai khí hậu ôn đới (> 1.800 m, dưới 15 độ C, vào mùa đông có thể
giảm xuống dưới 0 độ C và có băng giá, mưa tuyết); Các vùng tiểu khí hậu gồm:
tiểu vùng khí hậu nhiệt đới núi thấp, tiểu vùng khí hậu nhiệt đới núi cao, tiểu
vùng khí hậu á nhiệt đới. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt
đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Tài nguyên rừng
Trong đó, rừng tự nhiên 140.512 ha gồm 60.928 ha rừng kinh doanh,
79.584 ha rừng phòng hộ với 803 ha rừng giàu có tổng trữ lượng gỗ đạt 160,75
m3/ha; 10.982 ha rừng trung bình có trữ lượng gỗ là 139,54 m3/ha.
Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong
phú: có 2.024 loài thực vật thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt
Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng như bách xanh, thiết
sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùng, v.v… động vật có 66 loài thú trong
đó có 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam chim, thú, bò sát, rất nhiều loài động,
thực vật đặc biệt quý hiếm, có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50%
số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam.
Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản là tài nguyên nổi bật và thế mạnh kinh tế của tỉnh Lào Cai.
Các công trình nghiên cứu, tìm kiếm đã phát hiện được 103 điểm quặng, 27
vành phân tán trọng sa, nhiều điểm dị thường phóng xạ. Khoáng sản phong phú
về chủng loại, gồm cả khoáng sản kim loại, phi kim loại và nhiên liệu với 31
loại khác nhau, đáng kể nhất là đồng, sắt và apatit.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
15
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 của Lào Cai đạt 6,31%,
xếp thứ 2 vùng trung du và miền núi phía Bắc, thuộc nhóm các tỉnh có tăng
trưởng cao cả nước. Bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng GRDP đạt
9,08%/năm.
Mặc dù trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng 9 tháng
qua nông nghiệp và công nghiệp Lào Cai vẫn thể hiện rõ vai trò trụ cột của kinh
tế Lào Cai góp phần thúc đẩy và duy trì tăng trưởng cao.
Sản xuất nông nghiệp của Lào Cai được thực hiện đúng khung thời vụ.
Diện tích lúa vụ mùa năm 2020 đạt 100,3% kế hoạch và bằng 102,6% so cùng
kỳ năm 2019. Tiến độ trồng rừng mới vượt kế hoạch đề ra và tăng 76,8% so với
cùng kỳ do thực hiện tốt huy động xã hội hoá trồng rừng sản xuất; bảo vệ rừng
thực hiện có hiệu quả.
Đáng lưu ý, chăn nuôi của Lào Cai phát triển ổn định, không có dịch bệnh
lớn xảy ra. Diện tích nuôi trồng thủy sản được duy trì và ổn định, tăng hơn so
với cùng kỳ. Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh triển khai
nhằm hoàn thành mục tiêu cả giai đoạn 2016-2020.
Ngoài ra, phong trào làm đường giao thông nông thôn được nhân dân tích
cực ủng hộ. Từ đầu năm đến nay, Lào Cai đã thi công được trên 421 km đường
giao thông nông thôn, tăng 53 km so với cùng kỳ năm 2019.
Giá trị sản suất công nghiệp 9 tháng của Lào Cai đạt 28.017 tỷ đồng, bằng
77,44% kế hoạch, tăng 14% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp chế
biến, chế tạo 9 tháng đạt 20.107,3 tỷ đồng, bằng 81% kế hoạch, tăng 14,5% so
với cùng kỳ. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp điện, nước 9 tháng đạt 5.720,8
tỷ đồng, bằng 74,5% kế hoạch, tăng 23,2% so với cùng kỳ.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
16
Trong 9 tháng có thêm 6 dự án thuỷ điện hoàn thành phát điện thương
mại, nâng tổng số hoàn thành là 60 dự án với tổng công suất lắp máy
949,25MW. Sản lượng của các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn Lào Cai 9 tháng
đạt 2.949,8 triệu kWh, bằng 86,76% so với kế hoạch. Dự kiến đến cuối năm
2020 sẽ có thêm 4 dự án thuỷ điện hoàn thành.
Trong bức tranh kinh tế toàn cảnh của Lào Cai 9 tháng năm 2020, mảng
màu của lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ kém tươi sáng nhất. Do ảnh dịch
của dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại một số tỉnh, thành trong cả nước từ
cuối tháng 7 đến nay nên hoạt động du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống tại các nhà
hàng, khách sạn cơ sở lưu trú tại địa phương này giảm.
Thống kê cho thấy, tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng xã hội Lào Cai 9 tháng qua đạt 18.603,1 tỷ đồng, bằng 101%
so với cùng kỳ, bằng 64,6% so với kế hoạch. Khách du lịch đến các địa bàn
trọng điểm du lịch của Lào Cai giảm mạnh so với cùng kỳ.
Cùng với đó, tổng lượng khách du lịch trong 9 tháng đạt 1,39 triệu lượt
khách, giảm 66% so với cùng kỳ, đạt 25,4% so với kế hoạch. Tổng thu từ khách
du lịch luỹ kế năm đạt 4.700 tỷ đồng, giảm 69,6% so với cùng kỳ, đạt 20,7% so
với kế hoạch.
Ngoài ra, hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu phụ, lối mở
biên giới ở Lào Cai vẫn hạn chế. Các loại hình gửi kho ngoại quan, chuyển cửa
khẩu qua các cửa khẩu phụ vẫn tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ.
Tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu 9 tháng đạt
2.206,34 triệu USD, đạt 47,96 % kế hoạch, giảm 16,86% so với cùng kỳ; trong
đó, giá trị xuất khẩu 9 tháng đạt 859,76 triệu USD, đạt 50,57% kế hoạch, giảm
28,68% so với cùng kỳ. Giá trị nhập khẩu 9 tháng đạt 447,76 triệu USD, đạt
55,97% kế hoạch, tăng 18,77% so với cùng kỳ.
Dân số
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
17
Kết quả sơ bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 của tỉnh Lào Cai
cho thấy, tính tới 0 giờ ngày 01/4/2019, dân số toàn tỉnh Lào Cai là 730.420
người, là tỉnh có dân số đông dân thứ 55 trong cả nước (55/63 tỉnh, thành phố).
Trong đó, dân số nam là 371.306 người (chiếm 50,83%), dân số nữ là 359.114
người (chiếm 49,17%). Như vậy, sau 10 năm (giai đoạn 2009-2019), quy mô
dân số tỉnh Lào Cai tăng thêm 115.829 người; tỷ lệ tăng dân số bình quân là
1,73%/năm.
Cùng với mức tăng dân số, mật đô dân số tỉnh Lào Cai là 115 người/km2,
tăng 19 người/km2 so với năm 2009; với kết quả này, tỉnh Lào Cai có mật độ
dân số đứng thứ 52 cả nước. Tỷ số giới tính là 103,4 nam/100 nữ; trong đó, tỷ số
giới tính khu vực thành thị là 94,9 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 103,8
nam/100 nữ.
Về phân bố dân cư, tỉnh Lào Cai có 171.456 người cư trú ở khu vực thành
thị, chiếm 23,47% tổng dân số; 558.964 người cư trú ở khu vực nông thôn,
chiếm 76,53%. Tổng số người dân tộc Kinh là 246.756 người, chiếm 33,78%
dân số trong tỉnh, còn lại là người dân tộc khác. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên
đã từng kết hôn của toàn tỉnh là 82,7% (trong đó, dân số đang có vợ/chồng
chiếm 74,9%, dân số đã ly hôn hoặc ly thân chiếm 2,2%).
Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra 2019, Lào Cai có khoảng 88,7% dân số
trong độ tuổi đi học phổ thông đang đi học. Có sự khác biệt về tình trạng không
đi học của học sinh ở khu vực thành thị với khu vực nông thôn. Tỷ lệ dân số
trong độ tuổi đi học không đi học ở khu vực nông thôn cao gấp 4,3 lần so với
khu vực thành thị, tương ứng là 14,2% và 3,3%; tỷ lệ không đi học của dân số
nữ thấp hơn dân số nam, tương ứng là 11,9% và 12,5%.
1.3. Huyện Bảo Yên
Vị trí địa lý
Bảo Yên là một huyện miền núi, cửa ngõ phía Đông - Nam của tỉnh Lào
Cai, cách tỉnh lỵ 75 km về phía Đông - Nam, diện tích tự nhiên 827,9 km2
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
18
chiếm 10,27% diện tích của toàn tỉnh. Trong đó, đất nông nghiệp: 71.511,2 ha;
đất phi nông nghiệp 3.838,9 ha, đất chưa sử dụng 6.484,5 ha. Độ cao trung bình
của huyện từ 300 đến 400m so với mực nước biển. Điểm cao nhất là 1.120m
trên dãy núi Con Voi ( xã Phúc Khánh), điểm thấp nhất là 50m, độ dốc bình
quân toàn huyện từ 30 – 350.
- Phía Đông Nam giáp huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái.
- Phía Đông giáp huyện Quang Bình - Tỉnh Hà Giang
- Phía Tây Nam giáp huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái
- Phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng và Bắc Hà - tỉnh Lào Cai
- Phía Tây bắc giáp huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai.
Địa hình
Địa hình Bảo Yên khá phức tạp, nằm trong hai hệ thống núi lớn là Con
Voi và Tây Côn Lĩnh chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cao ở phía bắc,
thấp dần về phía nam. Nằm giữa hai hệ thống núi này là hai con sông lớn, sông
Hồng và sông Chảy. Sông Hồng (xưa gọi là sông Nhĩ Hà) chảy qua 3 xã Cam
Cọn, Kim Sơn, Bảo Hà với tổng chiều dài 35 km, lưu lượng dòng chảy khá lớn.
Sông Chảy (còn gọi là sông trôi) chảy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam có độ
dốc lớn, dòng chảy xiết, là thượng nguồn chính của thuỷ điện Thác Bà, có nhiều
thác gềnh ở phía bắc.
Đoạn sông Chảy chảy qua 8 xã và thị trấn Phố Ràng của huyện chiều dài
50 km.
Trên địa bàn huyện có trục đường Quốc lộ 70 chạy qua trung tâm huyện
theo hướng Bắc - Nam; tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy dọc qua 02 xã
Bảo Hà, Kim Sơn; Quốc lộ 279 chạy theo hướng Đông - Tây kết nối với trục
đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Vị trí địa lý của huyện đã tao thuận lợi cho
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
19
giao thương kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Trung
Du miền Núi phía Bắc.
Khí hậu
Khí hậu Bảo Yên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng, hình thành
hai tiểu vùng khí hậu: Đông Bắc và Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm của
huyện là 21,50C. Tháng nóng nhất là 39,40C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là
3,70C. Lượng mưa trung bình là 1.440 mm đến 2.200 mm, tổng số giờ nắng
trong năm là 1.300 - 1.600 giờ. Tài nguyên đất đai, khí hậu và khoáng sản trong
lòng đất đã tạo điều kiện thuận lợi để Bảo Yên có thể phát triển kinh tế nông -
lâm - công nghiệp toàn diện.
Thổ nhưỡng
Do ảnh hưởng của cấu tạo địa chất nên phần lớn đất đai Bảo Yên là loại
đất Pheralít màu đỏ vàng phát triển trên nền đá Gráp điệp thạch mi ca. Địa hình
Bảo Yên có sự chia cắt mạnh, có núi cao, khe vực sâu và thung lũng hẹp. Các
nhà khoa học xếp Bảo Yên vào loại vùng đồi nhỏ hơn 300 – 400m và 400 –
500m. Vành đai vùng đồi nhỏ hơn 300 – 400m chiếm phần lớn diện tích thung
lũng các sông suối lớn như thung lũng sông Chảy. Các vành đai vùng đồi núi
thấp 400 – 500m có địa hình chia cắt mạnh, núi cao, sườn dốc, khe sâu vực
thẳm, thung lũng hẹp, bậc thang nhỏ đất bồi tụ, nhìn chung không lớn, diện tích
hẹp, phân bố rải rác; bồn địa tương đối bằng phẳng tạo nên những cánh đồng
rộng lớn ở vùng Nghĩa đô, Vĩnh Yên, Xuân Hoà, Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn.
Diện tích tự nhiên của huyện rộng, song chủ yếu là rừng và đất rừng
chiếm hơn 56,5% diện tích tự nhiên của huyện, với diện tích che phủ hiện nay là
56%. Hiện ở Bảo Yên còn tồn tại ba kiểu rừng chủ yếu, đó là; Rừng nguyên sinh
tập trung tại đầu nguồn và trên vành cao dãy núi Con Voi, có nhiều lâm sản quý
hiếm; Rừng giữa hiện nay đã được giao đến hộ gia đình và các tập thể, việc khai
thác kết hợp với trồng mới và tu bổ đã trở thành vành đai rừng phòng hộ; Rừng
cỏ tranh, lau lách, cây bụi ở vùng thấp, hiện nay đang được phát triển các loại
cây ăn quả, cây nguyên liệu. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào,
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
20
rừng Bảo Yên còn có các loại chim, thú và một số loại thuốc nam quý. Đất tự
nhiên ở Bảo Yên có khả năng trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.
Dân số, dân tộc
Toàn huyện có 20.970 hộ, trên 85 nghìn nhân khẩu thuộc 26 dân tộc anh
em cùng sinh sống tại 17 xã, 01 thị trấn với 246 thôn, bản, tổ dân phố; có 12/17
xã và 113/246 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Dân tộc thiểu số chiếm 70,48% dân
số toàn huyện; trong đó, dân tộc Tày 32.7%, dân tộc Dao 24,4%, dân tộc Mông
11,4%, dân tộc Nùng 2%, còn lại là các dân tộc khác.
Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019 trên địa
bàn huyện có 2.860 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 13,64% và 2.680 hộ cận nghèo chiếm
tỷ lệ 12,79%. Thu nhập bình quân đầu người hết năm 2019 đạt 35,5 triệu
đồng/người/năm
Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện
Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện: Tổng số trang trại chăn nuôi trên
địa bàn 42 trang trại, với tổng số 14 hợp tác xã, tổng đàn gia súc ước đạt
51.790con. Thuỷ sản: Tổng diện tích 415 ha, các hộ chủ yếu nuôi các loại cá
truyền thống như: Trắm cỏ, Trôi trắng, Trôi ri gan, Mè trắng, Chép lai, Rô
phi,… với lượng giống trên 5 triệu con các loại...
Những năm gần đây, đàn bò trên địa bàn huyện Bảo Yên có xu hướng
giảm khá lớn. Theo thống kê, năm 2020 toàn huyện có trên 690 con bò chủ yếu
là các hộ gia đình nuôi chăn thả, năm 2020 HTX Nông nghiệp thanh phong tổ
chức chăn nuôi 100 con bò vàng sinh sản tập chung tại xã Bảo Hà.
Chăn nuôi tuy có chuyển biến tích cực nhưng tốc độ phát triển còn chậm,
tỷ trọng chăn nuôi đạt thấp. Chuỗi sản phẩm: Trồng ngô  Chế biến thức ăn gia
súc  Chăn nuôi  Thịt và các sản phẩm chế biến từ chăn nuôi người tiêu
dùng, người nông dân thường chỉ tham gia khâu đầu tiên của chuỗi sản phẩm
nhưng lại là người tiêu dùng thịt, vì vậy thu được rất ít lợi nhuận trong chuỗi giá
trị gia tăng.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
21
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi của nhân dân
còn hạn chế. Công tác dịch vụ phục vụ chăn nuôi chưa đồng bộ và còn dựa vào
các chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Công tác phòng trừ dịch bệnh, ý thức tiêm phòng và vệ sinh thú y chưa
thực sự được nhân dân quan tâm nên chất lượng chưa cao. Hoạt động này hiện
nay phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước thông qua các chính sách.
Chăn nuôi các loại gia súc hầu hết theo phương thức truyền thống, quy
mô hộ nhỏ lẻ mỗi hộ có từ 1-5 con, chăn nuôi theo phương thức quảng canh,
chăn thả hoặc thả rông trong rừng, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên.
Vì vậy đàn bò thường bị đói ăn trong mùa Đông. Việc bổ sung thức ăn tinh rất
hạn chế, vì vậy không đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của đàn
bò. Đa số các hộ đã có ý thức dự trữ rơm khô nhưng số lượng ít, nếu gặp thời
tiết rét đậm rét hại kéo dài không đủ cung cấp. Số hộ chăn nuôi bò chủ động
trồng cỏ và chế biến thức ăn chưa nhiều.
Bò giống là giống bò vàng vùng cao có tầm vóc nhỏ, trọng lượng trung
bình con cái trưởng thành đạt 160-180 kg, con đực đạt 250 kg. Ở các huyện
Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà có giống bò vùng cao tầm vóc khá to, trọng
lượng con cái có thể đạt 200-250 kg, con đực có thể đạt 300- 350 kg. Con giống
hầu hết sản xuất nhân giống tại các hộ theo kinh nghiệm dẫn đến chất lượng con
giống không đảm bảotiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh, về năng suất chất
lượng sản phẩm.Trên địa bàn huyện chưa có sơ cở sản xuất hàng hoá con giống
vật nuôi.
Chính vì vậy rất cần thiết triển khai “dự án sản xuất giống bò vàng vùng
cao và bò thịt huyện Bảo Yên”. Nhằm đưa con giống bò vàng vùng cao tốt nhất
đến người chăn nuôi, tránh giao phối cận huyết, đồng huyết và tạo sản phẩm bò
hàng hóa chất lượng cao, tăng thu nhập, làm cơ sở nhân rộng và góp phần hoàn
thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Bảo Yên.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
22
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Nhu cầu thị trường nội địa
Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng
mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2025,
tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 5 triệu tấn. Chiếm gần
65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt bò vẫn sẽ chiếm tỷ trọng dinh dưỡng lớn trong
bữa ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-
5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt bò
trong thời gian tới.
Chăn nuôi trâu, bò trong quý I bị ảnh hưởng bởi rét đậm, rét hại, băng giá,
mưa tuyết trong tháng Một và hiện nay đang xuất hiện dịch viêm da nổi cục tại
một số địa phương, người chăn nuôi và chính quyền địa phương cần tăng cường
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
23
các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh. Ước tính tổng số bò tính đến
thời điểm cuối tháng Ba tăng 4,4% so với cùng thời điểm năm 2020, tổng số trâu
giảm 2,3%. Ước tính quý I, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 32,2 nghìn
tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2020; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt
120,7 nghìn tấn, tăng 4,8%; sản lượng sữa bò tươi đạt 270,1 nghìn tấn, tăng
5,1%.
Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), năm 2020, mức tiêu thụ
thịt bò trung bình của Việt Nam là 9,2kg/người/năm, nhưng sản xuất trong nước
mới đáp ứng được 30% sản lượng thịt bò, còn lại 70% nhập khẩu từ các nước.
Cụ thể Báo cáo triển vọng phát triển ngành nông nghiệp cho thấy, tính đến
tháng 11/2020, sản lượng và giá trị trâu, bò sống (để giết thịt) nhập khẩu về Việt
Nam tổng cộng hơn 500.000 con (91% là bò), với kim ngạch 556 triệu USD; thịt
mát gia súc đạt 1,5 triệu kg; thịt đông lạnh đạt 80 triệu kg.
Trước thực trạng trên, Nhà nước cũng như các địa phương đã ban hành
nhiều chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển chăn nuôi nhằm gia tăng
sản lượng thịt bò trong nước. Đặc biệt, Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn
năm 2021-2030, tầm nhìn năm 2045 phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi
bò thịt nói riêng đã được phê duyệt, định hướng, duy trì tốc độ tăng đàn trung
bình 1%/năm giai đoạn 2021-2030 và sản lượng thịt bò tăng trung bình 6%/năm;
nâng tỷ lệ đàn bò lai các giống chuyên thịt lên trên 70% tổng đàn.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
24
Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn năm
2045 cũng đưa ra quy hoạch phát triển chăn nuôi ở cụm tỉnh, vùng, miền với
quy hoạch chung của quốc gia; đồng thời chuyển diện tích kém hiệu quả sang
trồng cỏ có năng suất và giá trị cao cho chăn nuôi. Tổ chức liên kết giữa các
khâu trong sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị từ: Sản xuất - thu mua - chế
biến - bảo quản - tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho
sản phẩm; hướng đến sản xuất thịt bò, thịt trâu theo tiêu chuẩn thịt mát nhằm
bảo đảm về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình trình sản xuất, chuỗi bảo
quản và phân phối.
2.2. Nhu cầu thị trường thịt bò toàn cầu
Sản lượng thịt bò toàn cầu năm 2021 là 61,2 triệu tấn,thấp hơn các năm
trước một cách đáng kể, chủ yếu do sự sụt giảm ở thị trường Trung Quốc và Hoa
Kỳ. Thị trường Trung Quốc giảm 3% xuống còn 6,7 triệu tấn do sản lượng thấp
hơn dự kiến trong những năm qua.
Xuất khẩu thịt bò toàn cầu cho năm 2021 không nhiều biến động,sản
lượng đạt 10,8 triệu tấn. Nhu cầu châu Á vẫn mạnh và dự báo nguồn cung đối
với hầu hết các nhà xuất khẩu lớn là không thay đổi.
Sản lượng sản xuất thịt bò và thịt bê trên thế giới –đơn vị: 1.000 tấn
Quốc gia 2017 2018 2019
Tháng
10
2020
Tháng
1
2020
Tháng
10
2021
Tháng
1
2021
Argentina 2,840 3,050 3,125 3,180 3,210 3,100 3,135
Úc 2,149 2,306 2,432 2,085 2,115 2,050 2,050
Brazil 9,550 9,900 10,200 10,100 10,100 10,470 10,470
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
25
Quốc gia 2017 2018 2019
Tháng
10
2020
Tháng
1
2020
Tháng
10
2021
Tháng
1
2021
Canada 1,201 1,265 1,342 1,310 1,305 1,340 1,315
Trung Quốc 6,346 6,440 6,670 6,780 6,550 6,900 6,685
EU 7,869 8,003 7,878 7,800 7,800 7,730 7,730
Hồng Kông 6 6 5 5 5 5 5
Nhật Bản 469 475 471 475 475 475 475
Hàn Quốc 281 279 286 291 290 318 314
Mexico 1,925 1,980 2,030 2,090 2,090 2,130 2,130
New
Zealand
654 672 713 675 695 684 684
Hoa Kỳ 11,943 12,256 12,384 12,374 12,381 12,479 12,397
Các nước
khác
13,949 14,039 14,106 13,266 13,086 13,772 13,772
Tổng cộng 59,182 60,671 61,642 60,431 60,102 61,453 61,16
Sản lượng tiêu thụ thịt bò và thịt bê trên thế giới – đơn vị: 1.000 tấn
Quốc gia 2017 2018 2019
Tháng
10
2020
Tháng
1
2020
Tháng
10
2021
Tháng
1
2021
Argentina 2,557 2,568 2,379 2,385 2,393 2,344 2,379
Úc 748 738 709 674 674 705 705
Brazil 7,801 7,925 7,929 7,600 7,611 7,840 7,845
Canada 988 1,014 1,030 1,048 1,063 1,045 1,035
Trung Quốc 7,236 7,808 8,826 9,515 9,258 9,730 9,465
EU 7,884 8,071 7,889 7,750 7,755 7,710 7,695
Hồng Kông 530 527 361 435 550 405 530
Nhật Bản 1,254 1,298 1,319 1,310 1,308 1,325 1,314
Hàn Quốc 755 790 832 821 840 848 849
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
26
Quốc gia 2017 2018 2019
Tháng
10
2020
Tháng
1
2020
Tháng
10
2021
Tháng
1
2021
Mexico 1,868 1,902 1,904 1,870 1,870 1,905 1,895
New
Zealand
103 82 104 79 85 82 82
Hoa Kỳ 12,052 12,181 12,408 12,610 12,558 12,513 12,427
Các nước
khác
13,361 13,753 13,896 13,008 12,654 13,499 13,499
Total 57,137 58,657 59,586 59,105 58,619 59,951 59,720
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau:
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
27
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
ĐVT: 1000 đồng
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
I Xây dựng 61.000,0 m2 8.947.990
A Khu chăn nuôi 21.000,0 -
1 Nhà điều hành 237,4 m2 4.460 1.058.670
2 Nhà ở nhân viên 144,4 m2 1.700 245.548
3 Chuồng bò cái giống và bò 1.648,0 m2 1.160 1.911.680
4 Chuồng bò thịt 1.648,0 m2 1.160 1.911.680
5 Chuồng cách ly 250,0 m2 1.160 290.000
6 Khu xử lý nước thải 40,0 m2 750 30.000
7 Sân đường bê tông 4.919,0 m2 180 885.425
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
28
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
8 Khu cây xanh cảnh quan 10.498,0 m2 105 1.102.290
9 Nhà bảo vệ 14,4 m2 1.560 22.464
10 Nhà khử trùng xe 60,0 m2 1.700 102.000
11 Đường vào 1.148,0 m2 105 120.540
12 Nhà nuôi trùng quế 392,8 m2 1.700 667.692
B Khu trồng cỏ 40.000,0 m2
-
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống 200.000 200.000
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 200.000 200.000
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 150.000 150.000
- Hệ thống PCCC Hệ thống 50.000 50.000
II Thiết bị 2.580.000
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 200.000 200.000
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
29
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
2 Thiết bị chăn nuôi Trọn Bộ 1.780.000 1.780.000
3 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 500.000 500.000
4 Thiết bị khác Trọn Bộ 100.000 100.000
III Chi phí quản lý dự án 3,085 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 355.684
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 941.722
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,566 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 65.248
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,943 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 108.709
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 2,200 GXDtt * ĐMTL% 196.856
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,210 GXDtt * ĐMTL% 108.271
5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,064 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 7.378
6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,182 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 20.981
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,189 GXDtt * ĐMTL% 16.912
8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,183 GXDtt * ĐMTL% 16.375
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
30
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,598 GXDtt * ĐMTL% 232.469
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL% 18.524
11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 150.000
VI Chi phí vốn lưu động TT 1.000.000
VII Chi phí dự phòng 5% 691.270
Tổng cộng 14.516.665
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
31
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“Nuôi trâu bò sinh sản” được thực hiệntại
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
32
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
33
Sơ đồ vị trí dự án
4.2. Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hìnhthức xây dựng mới.
Bản vẽ tổng mặt bằng của dự án
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
34
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 61.000,0 m2
A Khu chăn nuôi 21.000,0
1 Nhà điều hành 237,4 m2
2 Nhà ở nhân viên 144,4 m2
3 Chuồng bò cái giống và bò 1.648,0 m2
4 Chuồng bò thịt 1.648,0 m2
5 Chuồng cách ly 250,0 m2
6 Khu xử lý nước thải 40,0 m2
7 Sân đường bê tông 4.919,0 m2
8 Khu cây xanh cảnh quan 10.498,0 m2
9 Nhà bảo vệ 14,4 m2
10 Nhà khử trùng xe 60,0 m2
11 Đường vào 1.148,0 m2
12 Nhà nuôi trùng quế 392,8 m2
B Khu trồng cỏ 40.000,0 m2
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
35
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Trang trại nuôi bò
Chọn lọc 150 con bò, trong đó 100 con giống bò Lai Sindhoặc các giống
bò chất lượng khác, đảm bảo chất lượng theo TCVN 11908:2017 (96 cái, 4 bò
đực) và 50 con trâu, bò thịt từ các huyện trong tỉnh Lào Cai và các vùng lân cận.
Quy mô đàn bò sau khi hoạt động ổn định khoảng trên 250 con.
a) Giống và đặc điểm giống:
Bò thịt có đặc điểm chung là giống bò cao sản, ngoại hình, khối lượng lớn,
cơ bắp, nhiều thịt, tỷ lệ xẻ thịt cao và nhiều thịt lọc (thịt tinh). Đặc điểm nổi bật
của giống bò chuyên dụng thịt là to con, con cái trưởng thành nặng từ 500–800
kg, con đực trưởng thành nặng từ 900-1.400 kg. Tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 60-65%,
thích nghi với nuôi chăn thả và vỗ béo. Về ngoại hình, chọn con có thân hình
vạm vỡ, mình tròn, mông và vai phát triển như nhau, nhìn tổng thể bò có hình
chữ nhật. Trọng lượng phổ biến của bò thịt dao động từ 250 kg đến 350 kg/con
và cao hơn, từ 400 kg đến nửa tấn/con.
Thớ thịt bò cái nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít, thịt vị đậm, vỗ béo
nhanh hơn bò đực. Ngược lại, bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ
tuổi. Bò nuôi từ 16-24 tháng tuổi có thể giết mổ. Tuy nhiên, tuổi giết mổ khác
nhau thì chất lượng thịt cũng khác nhau. Thịt bê và bò tơ có màu nhạt, ít mỡ,
mềm và thơm ngon. Thịt bò lớn tuổi màu đỏ đậm, nhiều mỡ, dai hơn và không
thơm ngon bằng thịt bê tơ. Trong quy trình vỗ béo, có thể thiến bò đực khi nuôi
được 7-12 tháng tuổi, bò thiến sớm sẽ béo nhanh hơn và thịt cũng mềm hơn.
b) Chọn và phối giống:
Chọn giống:
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
36
Muốn chăn nuôi bò thịt đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
cao, cần quan tâm đến những vấn đề cơ bản như: Giống, tuổi, giới tính, khối
lượng lúc giết mổ, dinh dưỡng và phương thức vỗ béo. Giống là một trong
những vấn đề quan trọng nhất. Giống khác nhau thì tốc độ sinh trưởng, phát
triển, tích lũy thịt, mỡ khác nhau. Bò nuôi lấy thịt, mục tiêu chung là làm sao để
bò ở giai đoạn tuổi thích hợp đạt trọng lượng cao, kết cấu ngoại hình vững chắc,
tỷ lệ thịt xẻ cao, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Chọn bò dùng để nuôi thịt hoặc dùng để sản xuất giống thịt, cần chọn bò có
những đặc điểm như sau:
 Có tầm vóc lớn, khung xương to nhưng xương nhỏ, nhiều thịt.
 Da bóng mượt, hơi nhăn đùn (lỏng lẻo).
 Háo ăn, chịu đựng được điều kiện ăn khó khăn, dễ nuôi, ít bệnh.
 Hiền lành, dễ khống chế.
 Kiểm tra độ mập ốm trong trường hợp muốn vỗ béo chúng trong thời gian
nhất định bằng cách quan sát từ xa, quan sát gần, dùng tay xoa những góc
xương để xác định mập ốm hay là nhéo ở góc xương.
Trong chăn nuôi bò thịt, công tác chọn đúng giống, giống tốt phù hợp với
điều kiện sinh thái của từng vùng. Đây là yếu tố chính quyết định tới năng suất.
Vì vậy chúng tôi kiến nghị lựa chọn giống bò sau:
Bò Lai Sind
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
37
Lai Sind là tên gọi chung cho 1 nhóm giống tạo ra từ việc tạp giao giữa bò
đực nhóm Zebu (Red Shindhy, Sahiwal, Brahman vv…) với bò Vàng địa
phương. Nhóm giống bò thịt này mang ngoại hình trung gian giữa bò Vàng địa
phương và bò Zebu. Do không kiểm soát được công tác phối giống nên hiện nay
nhóm bò Lai Sind có vóc dáng, ngoại hình, màu sắc lông không đồng nhất. Phổ
biến và được ưa chuộng nhất vẫn là nhóm có màu lông đỏ sậm cánh gián. Nhóm
bò Lai Sind có tầm vóc lớn hơn và tỷ lệ thịt cao hơn so với bò Vàng. Khối lượng
trưởng thành của bò đực khoảng 350 - 450kg; của bò cái 250 - 350kg.
Bò Lai Sind có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta và khả
năng sinh sản, khả năng cày kéo tốt nhưng đòi hỏi mức dinh dưỡng cao hơn bò
Vàng. Giống bò này thích hợp nuôi tại các khu vực đồng bằng, duyên hải ven
biển và trung du.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
38
Bò vàng địa phương
Thường được gọi chung là giống bò Vàng, trong đó các nhóm giống bò
Vàng chủ yếu là bò các huyện trong tỉnh Lào Cai và các vùng lân cận.
Đặc điểm của giống là tầm vóc nhỏ (trưởng thành bò đực 280kg, bò cái
180kg), tỷ lệ thịt thấp (30 - 33%) nhưng khả năng chịu đựng kham khổ tốt. Do
đó giống bò địa phương rất thích hợp cho việc chăn nuôi ở những khu vực đất
đai cằn cỗi, thức ăn nghèo dinh dưỡng, khí hậu khắc nghiệt và trình độ chăn
nuôi chưa tốt.
Giống bò Brahman
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
39
- Nguồn gốc:
Bò Brahman là một loại bò thịt thuộc giống bò Zebu có nguồn gốc từ Ấn
Độ (Bos primigenius indicus). Bò được đặt tên theo vị thần Bà La Môn tôn kính
của tôn giáo Ấn Độ. Đây là loại bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở các nước
nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam.
- Ðặc điểm:
+ Màu sắc: trắng, xám nhạt, đỏ, đen hoặc trắng đốm đen, đực trưởng thành
màu lông sậm hơn con cái. Lông cổ, vai, đùi, hông sậm màu hơn các vùng khác.
Ở ÚC, người dân nuôi bò Brahman màu trắng là chủ yếu để sản xuất thịt, còn
nuôi Brahman màu đỏ chủ yếu để xuất cho các nước Châu Á do các nước này
chuộng màu đỏ.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
40
+ Là giống lớn con, ngoại hình đẹp, thân dài, lưng thẳng, tai to, u, yếm phát
triển.
+ Tính mắn đẻ, dẽ đẻ, lành tính, nuôi con giỏi.
+ Kháng ve, ký sinh trùng đường máu, không mắc các bệnh về mắt, móng.
Bò Brahman có thể lực tốt, thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới, khô hạn. Khả
năng sinh sản, sản xuất vẫn duy trì ở nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt cũng như
vùng đồng cỏ khô hạn khi mà các giống bò khác bị giảm năng suất. Việc đầu tư
chăm sóc ở mức tối thiểu.
- Tính năng sản xuất
+ Trọng lượng bê sơ sinh: 20 – 30 kg.
+ Trọng lượng 6 tháng tuổi: 120 - 150 kg.
+ Bò đực trưởng thành: 700 - 1000 kg.
+ Bò cái trưởng thành: 450 - 600 kg.
+ Tốc độ tăng trưởng nhanh: 650 – 800 gram/ngày.
+ Giai đoạn vỗ béo bò tăng trưởng: 1200 - 1500 gram/ngày.
+ Khoảng cách giữa 2 lần đẻ: 12 - 14 tháng.
+ Ðộng đực lần đầu: 15 -18 tháng tuổi.
+ Tỷ lệ xẻ thịt đạt đến 53%-58%
Bò Drought Master:
Bò Droughmaster (có nghĩa là Bậc thầy về chịu hạn hay Thần chịu hạn)
hay còn gọi là bò Úc là một giống bò thịt được lai tạo ở Úc tại bang Queensland.
Đây là giống bò có 50% máu bò giống ShortHorn (Anh) và 50% máu giống
Brahman.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
41
Con trưởng thành có thể tới 700–800 kg. Khả năng tăng trọng và phẩm chất thịt
tốt, tỷ lệ thịt xẻ cao. Bò kháng ve và các bệnh ký sinh trùng đường máu tốt, thích
ứng với điều kiện chăn thả ở vùng nóng ẩm hoặc khô hạn.
- Nguồn gốc:
Bò được nhập về từ bang Queensland, Australia. Giống phát triển tốt ở
vùng Bắc Mĩ, thích hợp với điều kiện nóng bức. Tận dụng đồng cỏ nghèo nàn
rất tốt.
- Đặc điểm:
+Thích hợp với điều kiện nóng bức. Tận dụng đồng cỏ nghèo nàn rất tốt.
Là giống lớn con trung bình, thân dài, tròn, lông ngắn, thưa, mượt, da mỏng, đàn
hồi tốt.
+ Màu lông từ màu vàng nhạt đến đỏ sậm.
+ Phần lớn bò đều không sừng, u lưng nhỏ, chân và móng chắc, khỏe.
+ Không bị trúng nắng, mò mắt, ung thư mắt, kháng ve, kí sinh trùng.
+ Dễ đẻ, lành tính, nuôi con tốt.
- Tính năng sản xuất
+ Trọng lượng bê sơ sinh đạt: 20 - 25 kg/con.
+ Trọng lượng 6 tháng tuổi: 150 - 170 kg/con.
+ Trọng lượng 12 tháng tuổi: 240 - 270 kg/con.
+ Trọng lượng 24 - 36 tháng tuổi: 450 - 600 kg/con.
+ Trọng lượng lúc giết mổ (24 - 27 tháng tuổi): 500 - 550 kg.
+ Ðẻ lần đầu: 12 - 16 tháng.
+ Khoảng cách giữa 2 lần đẻ: 11 - 12 tháng.
+ Tỉ lệ thịt xẻ (móc hàm): 58 - 60%.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
42
Bò Angus
Bò Angus đỏ hay còn gọi là bò Red Angus hay còn gọi là bò Úc hoặc gọi
là bò cọp, vì bò có hình dáng giống như con cọp con là một giống bò thịt có
nguồn gốc từ Tô Cách Lan, đây là giống bò được lại tạo trên nền tảng của giống
Bò Angus. Là loại giống chăn nuôi ít tốn kém, ít bệnh tật, có lợi ích kinh tế lớn
cho người chăn nuôi.
- Nguồn gốc:
Vào những năm 1870 của thế kỉ thứ 19, bò Angus được xuất khẩu sang
Hoa Kỳ với mục đích lai tạo thí nghiệm. Nhưng sau nhiều năm, bò Angus trở
nên phổ biến và nổi tiếng vì chất lượng thịt của nó.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
43
- Đặc điểm:
+ Màu sắc: Toàn thân bò có màu đen hoặc màu đỏ, vằn vàng đỏ nhạt.
+ Là giống có ngoại hình, thể chất chắc chắn, khỏe mạnh.
+ Bò thường không có sừng và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước
ta.
+ Là loại giống chăn nuôi ít tốn kém, ít bệnh tật, có lợi ích kinh tế lớn cho
nhà chăn nuôi.
+ Bò Red Angus chủ yếu được biết đến như một loại thực phẩm tươi giá
trị cao và là loại thịt bò chất lượng cao.
+ Bò có chất lượng thịt tốt, có vân mỡ trắng xen kẽ trong những thớ thịt
giúp thịt mềm và có vị béo rất dễ chịu.
+ Thịt bò Red Angus có màu đỏ tươi sáng, ngoài ra bò Red Angus có khả
năng sinh sản cao và trưởng thành sớm bò red angus.
+ Giống bò Red Angus con đực trưởng thành nặng đến 1 tấn và tỷ lệ thịt
nạc chiếm 70% trọng lượng cơ thể.
- Tính năng sản xuất:
+ Trọng lượng bê sơ sinh: 24 – 30 kg
+ Trọng lượng 6 tháng tuổi: 150 – 180 kg
+ Bò đực lúc trưởng thành: 800 – 1000kg
+ Bò cái lúc trưởng thành: 550 – 700 kg
+ Tốc độ tăng trưởng nhanh: 1000 gram/ngày
+ Tốc độ tăng trưởng lúc vỗ béo: 1000 – 2000 gram/ ngày
+ Tỷ lệ xẻ thịt: trên 70% (60% thịt + 40% xương)
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
44
Bò lai Red Angus
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
45
Là giống bò lai được tạo ra khi phối giữa bò đực thuần Red Angus với bò cái
Lai Sind. Đây là giống có tầm vóc lớn, phàm ăn hơn bò Lai Sind, lớn nhanh và
tỷ lệ thịt cao. Nuôi tốt, bò đực có thể đạt khối lượng 250 - 300kg lúc 12 tháng
tuổi và 450 - 550kg lúc 24 tháng tuổi; tỷ lệ thịt lọc đạt 42 - 44%. Màu lông
nhiều con có sọc vằn như cọp nên ở một số địa phương gọi là giống bò cọp.
Giống bò này thích hợp nuôi tại những vùng có điều kiện đất đai trồng cỏ tốt và
người chăn nuôi chịu đầu tư thức ăn tinh vì bò lớn nhanh nên đòi hỏi mức dinh
dưỡng cao. Hiện giống bònày đang được ưu chuộng tại 1 số nơi như Vĩnh Phúc,
Đăk Lăk và Trà Vinh.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
46
Phối giống:
Ngoài việc chọn lọc, ghép đôi giao phối thích hợp, tránh đồng huyết thì
việc cho bò giao phối đúng thời điểm là hết sức quan trọng. Bò đực bắt đầu phối
giống từ 24 - 26 tháng tuổi, thời gian phối giống tốt nhất là từ 2- 6 năm tuổi.
Tuổi động dục của bò cái từ 18-24 tháng tuổi, chu kỳ động dục trung bình 21
ngày, thời gian mang thai trung bình từ 281-285 ngày. Thời gian động dục trở
lại sau khi sinh con từ 60-70 ngày. Có thể phối giống cho bò cái bằng thụ tinh
nhân tạo hoặc trực tiếp. Một bò đực giống có khả năng phối giống cho 25-30 bò
cái. Phải có sổ sách theo ngày phối giống, ngày đẻ…
Giống bò BBB – Tinh bò BBB
Bò lai BBB có cơ bắp phát triển siêu trội, thịt thơm ngon, mang lại hiệu
quả kinh tế cao so với các giống bò khác.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
47
Thực hiệnphối tinh bò thịt BBB thuầnvới giống bò chủ đạo của dự án – là
loại bò giống lai Sind để nhằm tạo con lai F1, nhằm tạo con lai F1. Do kết hợp
được đặc tính tốt của con bố BBB và bò mẹ lai nên bê F1 sinh ra khỏe mạnh,
thích nghi tốt với môi trường sống, tăng trọng nhanh và chất lượng thịt tốt.
Bê F1 sơ sinh đã đạt trọng lượng từ 25 – 30kg 1 con, do vậy để lai tạo
thành công bò mẹ phải là bò lai có thể trạng tương đương đạt trọng lượng mới
đảm bảo khả năng mang thai và sinh ra bê F1 đạt được trọng lượng lớn. Bò cái
nền để phối tinh bò BBB phải có nguồn gốc rõ ràng và tính năng sản xuất của
đời bố mẹ, nên chọn bò cái nhóm lai Sind có tầm vóc lớn và đã đẻ từ 2 – 6 lứa,
có thể chất khỏe mạnh, ngoại hình cân đối, lông óng mượt da mềm, đầu cổ linh
hoạt, mắt sáng mõm bẻ, bộ răng còn tốt. Không chọn bò cái có tầm vóc nhỏ dễ
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
48
dẫn tới hiện tượng đẻ khó. Bê F1 sau khi nuôi từ 16 – 18 tháng tuổi có thể đạt
trọng lượng 430 – 450 kg 1 con, đây là thời điểm có tốc độ tăng trọng nhanh
nhất từ 25 – 30 kg 1 con trên 1 tháng.
Con lai F1 BBB
Thông thường bò BBB có màu lông trắng, xanh lốm đốm hoặc trắng lốm
đốm, tuy nhiên bò lai BBB F1 do được lai tạo nên có màu lông đa dạng, nhưng
vẫn đảm bảo thể trạng của bò BBB bố, thân hình vạm vỡ hình thể tương đối to.
Nếu được lai tạo từ con giống tốt con lai F1 có thể đạt trọng lượng từ 35 – 45 kg
1 con khi mới sinh ra, do vậy quá trình chăm sóc bò mẹ mang thai cần cho bò
mẹ ăn đầy đủ thức ăn thô xanh bổ sung thêm thức ăn tinh 1kg 1 con 1 ngày,
cung cấp thêm đá liếm hoặc hòa nước muối loãng cho bò uống để bổ sung muối
khoáng, đây là cơ sở rất quang trọng để có được bê F1 khỏe mạnh, đảm bảo quá
trình nuôi sau này bò khỏe nhanh lớn cho năng xuất thịt cao.
Việc chăm sóc bò BBB về cơ bản cũng giống như chăm nuôi các giống bò
khác, nhưng luôn phải đảm bảo nguồn cung ứng thức ăn xanh, thức ăn tinh, các
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
49
khoáng chất cần thiết nhằm đáp ứng quá trình sinh trưởng và phát triền của bò
BBB.
c) Chăm sóc nuôi dưỡng:
Xây dựng chuồng trại:
Cũng như một số kỹ thuật xây chuồng trại cho các loài vật nuôi khác. Điểm
cần lưu ý là hướng chuồng, nên làm theo hướng Đông Nam để tránh gió lùa và
giữ ấm cho mùa lạnh và mát cho mùa hè.
Vật liệu xây chuồng cho bò không quá đắt, có thể tận dụng gỗ, tre, nứa để
làm.
Xây theo từng ô để dễ quản lý và chăm sóc. Mật độ trung bình 3 – 4
m2/con.
Thiết kế hệ thống thoát nước hoạt động hiệu quả tránh tồn đọng nước trên
nền chuồng, phải đảm bảo nền chuồng luôn khô ráo, thông thoáng.
Trang bị máng ăn với diện tích 0,6 x 1,2m, máng uống 0,6×0,6×0,4m.
Thiết kế lắp đặt hầm biogas để xử lý chất thải.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
50
Thức ăn
Khác với chăn nuôi bò theo hình thức chăn thả truyền thống trước đây, chăn
nuôi bò thịt khá đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao bởi người nuôi không
tốn nhiều công chăm sóc chỉ cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong khâu
nuỗi dưỡng thì bò sẽ tăng trưởng và phát triển nhanh.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
51
Nguồn thức ăn chủ yếu của bò thịt vẫn là các loại cỏ tươi rơm rạ, cỏ khô,
thức ăn xanh thô, củ quả, ngoài ra còn có các loại thức ăn ủ chua, rơm đã được
kiểm hóa các loại thức ăn tinh chế. Chăn nuôi bò thịt bằng các thức ăn vỗ béo
khác với chăn nuôi bò truyền thống là có bổ sung thêm thức ăn tinh và các phụ
phẩm như bống rượu, cám.
Dự án sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu từ hình thức thức ăn ủ chua từ ngô và
các loại cỏ do chính dự án cung cấp và chế biến.
Việc chăm sóc nuôi dưỡng là yếu tố rất quan trọng giúp đàn bò phát triển
nhanh. Thời gian vỗ béo thường kéo dài từ 2- 2,5 tháng nhưng ảnh hưởng rất lớn
đến kết quả vỗ béo của bò. Chăm sóc nuôi dưỡng bò vỗ béo chủ yếu là cách
chọn lựa thức ăn và cách cho bò ăn. Thức ăn của bò vỗ béo chủ yếu là thức ăn
thô xanh đây là nguồn thức ăn rất quan trọng đối với bò vỗ béo.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
52
Mặc dù việc cung cấp dinh dưỡng của thức ăn thô xanh không cao nhưng
thức ăn thô xanh lại đóng vai trò rất quan trọng giúp cho bò không bị chướng
hơi, dạ cỏ do sử dụng quá nhiều thức ăn tinh trong suốt quá trình vỗ béo. Cần
cung cấp đầy đủ lượng thức ăn thô xanh có chất lượng tốt đã băm nhỏ và cho bò
ăn tự do cả ngày. Đối với thức ăn thô xanh là cỏ tươi khi cắt về nên rửa và phơi
tái sau đó cho bò ăn, đảm bảo sạch mầm bệnh giảm chướng hơi, dạ cỏ và ngộ
độc.
Đối với phụ phẩm như thân lá cây ngô, bẹ ngô có thể cho ăn thẳng sau khi
băm nhỏ. Không nên cho bò ăn quá nhiều cây họ đậu như dây lạc, đỗ trong một
bữa tối đa chỉ được cho ăn 1/3 khẩu phần dưới 10 kg một bữa để đảm bảo nguồn
cỏ cho bò luôn dồi dào quanh năm và phù hợp với hình thức nuôi nhốt. Nên có
diện tích đất để trồng cỏ, việc chọn cỏ dễ trồng sinh trưởng và phát triển nhanh
cũng rất quan trọng trong chăn nuôi bò thịt. Hiện có nhiều loại cỏ như Va06,
Ruzi, cỏ sữa cho năng suất dinh dưỡng cao rất thích hợp để trồng làm thức ăn
cho bò.
Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ lượng thức ăn thô xanh cho bò thịt, cần bổ
sung thêm các loại thức ăn tinh như bột bắp cám gạo, bột mì, thức ăn giàu
protein, giàu đạm để nâng cao hiệu quả vỗ béo bò. Ngoài ra, có thể dùng các phụ
phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây bắp, cây mía, để chế biến thành thức ăn, ủ
chua để dành cho bò ăn dần vào mùa khô thiếu cỏ.
Trước khi bán thịt nếu bò gầy cần vỗ béo khoảng 2 tháng sẽ cho lợi nhuận
cao. Trong thời gian vỗ béo bò cần nuôi nhốt hoàn toàn cung cấp thức ăn, nước
uống tại truồng. Vỗ béo bò quan trọng nhất là sử dụng lượng thức ăn tinh hợp lý,
kết hợp hài hòa với thức ăn thô xanh và các phụ phẩm khác. Đồng thời phải đảm
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
53
bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của bò để bò tích lũy tạo thịt trong cơ
thể càng nhiều càng tốt.
Lưu ý: Luôn luôn có nước sạch trong máng uống trong thời gian vỗ béo. Nên
bổ sung từ 20- 30 g muối ăn vào nước uống cho bò mỗi ngày. Ngoài chế độ ăn
hợp lý thì thường xuyên theo dõi quản lý chăm sóc bò trong quá trình nuôi vỗ
béo bò. Hàng ngày cân lượng thức ăn trước khi cho bò ăn vào buổi sáng ngày
hôm trước và thức ăn thừa buổi sáng ngày hôm sau. Cần có sổ ghi chép về tình
trạng sức khỏe tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn của bò để kịp thời điều chỉnh
cho phù hợp.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
54
2.2. Phát triển vùng nguyên liệu
- Sử dụng giống cỏ VA06, Ghinê là loại cỏ có khối lượng sinh khối lớn,
hàm lượng chất khô và Protein cao, sinh trưởng thích hợp với điều kiện của Lào
Cai với diện tích 20 ha đảm bảo cung cấp 5000-6000 tấn thức ăn/năm cho đàn
bò của HTX. Sử dụng phân, nước thải của bể Biogas để tưới cho đồng cỏ.
a. Giống cỏ
Cỏ VAO6 là giống cỏ được lai tạo giữa cỏ voi và cỏ đuôi sói của Châu Mỹ,
được đánh giá là vua các loại cỏ.
b.Giá trị của giống cỏ VA06
* VA06 làm thức ăn chăn nuôi.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
55
VA06 dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hoà thảo, dạng bụi, mọc
thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm, có hàm lượng dinh
dưỡng rất cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hoá cao, là thức ăn tốt nhất
cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm, và cá trắm cỏ. Trong cỏ có 17 loại axit amin
và nhiều loại vitamin. Trong cỏ tươi, hàm lượng protein thô 4.6%, protein tinh
3%, đường 3.02%; Trong cỏ khô, hàm lượng protein thô 18.46%, protein tinh
16.86%, đường tổng số 8.3%. Cỏ VA06 vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức
ăn ủ chua, thức ăn hong khô hoặc làm bột cỏ khô dùng để nuôi bò thịt, bò sữa,
bò, cừu, thỏ, gà tây, cá trắm cỏ, mà không cần hoặc về cơ bản không cần cho
thêm thức ăn tinh vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển bình thường. Hiệu quả về
chăn nuôi hơn hẳn các loại cỏ khác, chẳng hạn, cứ 14 kg cỏ tươi thì sản xuất
được 1 kg trắm cỏ, 18 kg cỏ tươi thì sản xuất được 1 kg thịt ngỗng. Không
những vậy, giống cỏ này có hàm lượng đường cao, giàu dinh dưỡng được các
loại vật nuôi như bò, bò, cừu, lợn, lợn rừng, gà tây, cá trắm cỏ rất thích ăn, vật
nuôi chóng lớn, khoẻ mạnh.
* VA06 có thể dùng làm nguyên liệu giấy và gỗ ván nhân tạo.
Theo phân tích của các cơ quan chuyên môn thì độ dài xenlulô 4.4mm,
rộng 30 µm, hàm lượng xenlulô 25.28%, là nguyên liệu sản xuất giấy chất lượng
cao, thời gian nấu, độ tẩy trắng, hệ số thu hồi bột giấy đều cao hơn các loại
nguyên liệu khác như cây tốc sinh dương, cói và các cây hoà thảo khác. Loại cỏ
này cũng có thể sản xuất ván nhân tạo chất lượng tốt, với giá rẻ.
* Giống cỏ VA06 chịu rét, chịu hạn, có bộ rễ phát triển cực mạnh, dài tới
3-4m, rễ dài nhất tới 5m, mọc tập trung. Đường kính thân 2-3cm, lớn nhất 4cm,
chống gió tốt, là cây chống xói mòn có hiệu quả, cũng là một loại cây lý tưởng
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
56
trồng trên đất có độ dốc cao, kể cả đất có độ dốc trên 250; trồng làm hàng rào
xung quanh vườn quả; trồng ven đê, ven hồ để chống xạt lở, trồng ở vùng đất cát
để giữ cát và là cây phủ xanh đất trống đồi trọc.
* VA06 là loài thực vật C4 có tác dụng quang hợp rất mạnh, có tác dụng
tốt đến việc hấp thụ các khí độc trong không khí. Có thể trồng trên diện tích lớn
ở ven đường, xung quanh vùng khai thác khoáng sản, trong công viên lớn để bảo
vệ môi trường.
* VA06 còn có thể ăn và để nuôi nấm ăn và nấm dược liệu. Ngoài ra, loại
cỏ này còn cỏ thể dùng để sản xuất nhiều mặt hàng tiêu dùng khác.
c. Đặc tính sinh trưởng của cỏ VA06
* Tính thích ứng rộng, sức chống chịu rất mạnh
VA06 có thể trồng được ở hầu hết các loại đất, kể cả đất cát sỏi, đất mặn
kiềm nhẹ, chịu được độ pH 4.5. Trên đất khô hạn, đất đọng nước, đất dốc, đất
bằng, bờ ruộng, ven đê, ven hồ.... đều có thể sử dụng để trồng loại cỏ này.
Giống cỏ VA06 yêu cầu điều kiện môi trường như sau: số ngày nắng trong
1 năm trên 100 ngày, độ cao so với mực nước biển dưới 1500m, nhiệt độ bình
quân năm trên 150C, lượng mưa/ năm trên 800mm, số ngày không sương
muối/năm trên 300 ngày. Do phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt, nên tỷ lệ
sống sau khi trồng rất cao, nói chung trên 98%, ngay trên vùng đất thấp, ẩm ướt
và rét, tỷ lệ sống vẫn trên 98%.
* Tốc độ sinh trưởng mạnh, sức sinh sản nhanh. ở vùng nhiệt đới, cỏ
VA06 có thể sinh trưởng quanh năm, chiều cao thân bình quân 4-5 m, cao nhất
đạt 6m, đẻ rất khoẻ, một cây có thể đẻ 20-35 nhánh năm, mức cao nhất là 60
nhánh, 1 ha có thể có 5.25 triệu nhánh, hệ số nhân trên 500 lần. Nếu trồng 1 ha
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
57
vào vụ xuân, sau 8 tháng có thể đủ giống trồng trên 300 ha cho năm sau, nếu đủ
phân, đủ nước thì năm thứ 2 có thể đủ giống để trồng trên 800 ha.
* Kỹ thuật trồng đơn giản, năng suất rất cao.
Dùng cách tách chồi hoặc cắt mắt để trồng thì chỉ sau 40 ngày là có thể cắt
được lứa đầu. ở các vùng nhiệt đới và một số vùng á nhiệt đới, có thể thu hoạch
cỏ quanh năm, năng suất đạt trên 652 tấn/ ha/ năm, Gia cầm và cá trắm đạt 608
tấn/ha/năm.đứng đầu bảng so với năng suất của mọi loại cỏ hoà thảo khác, gấp
20-30 lần năng suất của các loại cỏ họ đậu. Khả năng lưu gốc của cỏ rất tốt,
trồng 1 năm thu hoạch liên tục 6-7 năm, từ năm thứ 2 đến năm thứ 6 là thời kỳ
cho năng suất cao nhất. Loại cỏ này chủ yếu dùng phương pháp sinh sản vô tính.
Do sức chịu rét tốt, nên nói chung khi nhiệt độ trên 00C, cây có thể qua đông,
trên 80C cây phát triển thường. Loại cỏ này rất ít bị sâu bệnh, được coi là một
loại cỏ trồng ít sâu bệnh nhất.
d. Kỹ thuật thâm canh cỏ VA06
 Làm đất
Trước khi trồng cần cày bừa kỹ. Trên đất bằng nên lên luống để tiện cho
việc chăm sóc và tưới tiêu nước. Trồng trên đất dốc, phải trồng theo đường đồng
mức, hoặc trồng theo hốc.
 Chọn giống
- Do trồng bằng hạt thì tỷ lệ nẩy mầm rất thấp, tốc độ sinh trưởng chậm nên
chủ yếu dùng cách nhân giống vô tính. Nhân giống bằng cách lấy cây đã thành
thục cắt ra từng mắt hoặc tách chồi đem giâm. Nơi có điều kiện thì giâm hom
trong bầu, cũng có thể giâm hom trong vườn ươm.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
58
- Thời vụ trồng. Nói chung, trồng tốt nhất vào vụ xuân, bắt đầu từ tháng 2
hàng năm, khi nhiệt độ đã trên 150 C. ở vùng ấm, có thể trồng vào bất cứ mùa
nào, khi có mưa.
- Chuẩn bị giống. Chọn cây thành thục đạt 6 tháng tuổi, khoẻ, không sâu
bệnh, bóc hết lá bẹ ở mầm nách rồi dùng dao sắc cắt thành từng đoạn, cắt
nghiêng, mỗi đoạn 1 mắt, trên mỗi mắt có 1 mầm nách, đoạn thân trên của mắt
ngắn, đoạn thân dưới của mắt dài hơn để tăng tỷ lệ sống. Nơi có điều kiện dùng
bột kíchthích rễ ABT nồng độ 100 ppmngâm 28 giờ (1g bộtkích thích rễ có thể
xử lý 3,000-5,000 cây), sau đó xoa tro vào vết cắt hoặc dùng nước vôi sống 20%
ngâm 20-30 phút để thanh trùng. Mầm xử lý đến đâu thì trồng đến đó để tránh
mất nước.
- Chuẩn bị đất giâm. Chọn đất tốt, đủ ánh sáng, tơi xốp để giâm 1ha bón 45
tấn phân chuồng, được rải đều, san phẳng, làm luống rộng 1,5 m, giữa các luống
có rãnh thoát nước.
- Giâm hom. Đặt hom nghiêng 450, mầm huớng lên phía trên, lấp đất phủ
lên mầm 3cm, khoảng cách hom 57cm, sau đó dùng đất lấp hom, rồi tưới ẩm
hoặc tưới nước phân loãng. Cũng có thể giâm hom trong bầu có chứa phân mục,
mầm sẽ phát triển tốt.
- Chăm sóc chồi. Hàng ngày đều phải tưới ẩm, sau 7-10 ngày thì bắt đầu
nẩy mầm, thường xuyên xới xáo để giử đất tơi xốp, nếu được bón phân đầy đủ,
sau khoảng 20-30 ngày, mầm đã cao 20-25 cm thì ra ngôi. Trong thời kỳ giâm,
hom có thể đẻ nhánh, thì tách nhánh để giâm nhằm nâng cao hệ số nhân giống.
 Ra ngôi và chăm sóc:
- Thời vụ ra ngôi. Có thể ra ngôi quanh năm, trong suốt mùa mưa.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
59
- Mật độ trồng. Nếu trồng để làm thức ăn xanh thì trồng dày một chút
khoảng cách cây và hàng là 50 x 66 cm hoặc 33 x 66 cm, mật độ 30.000-
45.000cây/ha. Nếu trồng để lấy hom, làm cây cảnh thì trồng thưa một chút,
khoảng cách cây và hàng 80 x 100cm hoặc 70-90 cm, mật độ 12,000-
15,000cây/ha. Nếu trồng làm rào, trồng để chống xói mòn trên đất dốc thì trồng
dày, khoảng cách cây và hàng 33 x 40 cm, mật độ xấp xỉ 100,000 cây/1ha.
- Bón phân lót. Trước khi ra ngôi mỗi ha bón 30 tấn phân chuồng và 3 tấn
super lân, nếu không có phân chuồng thì mỗi hốc bón 100g phân hỗn hợp cùng
với 100g supe lân, đảm bảo phân trộn đều dưới đáy hốc để tăng khả năng đẻ
nhánh.
- Có 3 cách trồng sau:
Cách 1: trồng dưới rãnh. Trên ruộng trồng, làm rãnh sâu 14cm, dưới rãnh
bón các loại phân lót, sau đó phủ 7cm đất mịn rồi nén nhẹ, đem hom đã chuẩn bị
sẵn đặt vào rãnh theo độ nghiêng 450, hoặc đặt hom nằm ngang dưới rãnh, phía
trên mầm phủ 7cm đất mịn.
Cách 2: trồng theo hốc. Trên ruộng trồng, cuốc hố theo khoảng cách như
trên. Nếu trồng trên đồi thì các hốc phải trồng so le theo đường đồng mức. Cách
đặt hom như phương pháp trên.
Cách 3: tách chồi để trồng. Khi đồng cỏ đã 12 năm tuổi, tách 3/4 số cây liền
rễ trong mỗi bụi, chú ý không làm hại rễ. Sau đó ngắt thân non ở phía trên, chỉ
giữ phần thân cách gốc 10-15cm. Mỗi cây có thể có tới 12 mầm nách được đem
trồng. Nếu rễ quá dài thì dùng kéo cắt bớt. Cách trồng cũng có thể trồng theo
rãnh hoặc theo hốc như trên. Cách trồng bằng cây thì tốc độ sinh trưởng nhanh
hơn, nói chung sau 2 tháng có thể cắt lứa đầu.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
60
Tưới nước và bón thúc. Sau khi ra ngôi, nên dùng nước phân loãng để tưới
giúp cây mọc rễ nhanh. Nếu gặp hạn, cần tưới 1-2 lần cho đến khi cây có màu
xanh.
 Chăm sóc.
Trồng giặm. Sau khi trồng, chú ý tưới nước giữ ẩm, nếu khuyết cây thì phải
giặm bổ sung, đảm bảo mật độ giữ được trên 98%, đạt mức 30,000 -45,000
cây/ha.
Trong thời gian ban đầu, phải chú ý làm cỏ 1-2 lần. Lần làm cỏ đầu tiên từ
sau khi trồng 1 tháng, kết hợp bón mỗi hốc 10g urê. Lần làm cỏ thứ 2 sau khi
trồng 2,5 tháng, là thời kỳ cỏ phát triển nhanh nhất, mỗi cây bón 25g urê, đồng
thời vun gốc để cây khỏi bị đổ ngã.
Tưới ẩm và bón thúc. Muốn đạt nằng suất cao, nếu gặp khô hạn thì cứ mỗi
tuần phải tưới nước 1 lần, nhưng không để đọng nước. Vào mùa mưa phải tiêu
thoát nước kịp thời. Muốn có năng suất cao, phải bón thúc nhiều lần để cây đẻ
sớm, đẻ khoẻ và sinh trưởng nhanh. Khi cây cao 60cm thì bón phân hữu cơ hoặc
phân hỗn hợp. Sau mỗi lần cắt 2 ngày phải xới xáo và bón thúc 1 lần. Mức bón
300-375 kg phân urê/ ha để nâng cao năng suất. Trước khi vào vụ đông, nên bón
1 lần phân chuồng nhằm đảm bảo mầm qua đông và tái sinh năm sau được tốt.
Nơi có điều kiện thì sau khi ra ngôi 15 ngày cần bón thúc 1 lần bằng phân phun
trên lá để nâng cao năng suất và chất lượng cỏ.
Chăm sóc cỏ làm giống. Với ruộng trồng cỏ để làm giống thì chỉ nên cắt 2-
3 lần đầu vào trước tháng 7, sau đó không cắt tiếp mà chỉ bóc lá, nhưng phải trừ
lại 6-8 lá trên cây. Mỗi ha bón 750 kg phân lân nung chảy. Khi cây cao đến
180cm trở lên thì thu hết lá ở phần phía dưới để sử dụng, nhưng phải giữ lại lá
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
61
bao mầm nách và không làm tổn hại đến lá non. Giữ cho cây khoẻ, không sâu
bệnh để làm giống.
Phòng trừ sâu bệnh. VA06 chống sâu bệnh rất tốt, nhưng đôi khi cũng bị
bệnh thán thư, phấn trắng, sâu xám, rệp, sâu đục thân, chủ yếu hại mầm non,
thân. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là giữ vườn cỏ được thông thoáng. Nếu phát
sinh sâu bệnh thì dùngcác biện pháp phòng trừ sinh học, hết sức tránh dùng
thuốc hoá chất.
 Cắt và sử dụng cỏ
Thời vụ cắt. Nói chung vào thời vụ cắt cứ 20 - 40 ngày cắt một lần trong
các tháng 4-11 hàng năm. Nói chung, nếu nuôi bò, bò, cừu và các gia súc nhai
lại khác thì cắt vào lúc cây cao 130-170cm, mỗi năm cắt 5-6 lứa. Nếu nuôi lợn,
cá trắm cỏ thì cắt lúc cỏ còn non, ăn hợp khẩu vị. Nói chung, cắt vào lúc cỏ cao
80-120 cm, mỗi năm cắt 7-10 lứa. Khi cắt cỏ thì cắt cách mặt đất 15cm, cắt nhẹ
tay, không cắt quá thấp để tránh ảnh hưởng xấu đến tái sinh, tránh cắt vào ngày
mưa vì dễ gây sâu bệnh. Năng suất năm đầu của loại cỏ này đạt 652 tấn/ha, từ
năm 2-6 có thể đạt 1025 tấn/ ha.
Cách sử dụng cỏ. Có 4 cách sử dụng cỏ: dùng làm thức ăn chất lượng tốt để
chăn nuôi; trồng để bảo vệ đất chống xói mòn, làm sạch, đẹp môi trường; dùng
làm nguyên liệu giấy, ván ép và sản xuất đồ uống.
Cắt cỏ xanh để nuôi gia súc, gia cầm. Lá cỏ tươi mềm, nhiều nước, khẩu vị
ngon, giàu dinh dưỡng, tỷ lệ tiêu hoá cao là thức ăn xanh tốt nhất để nuôi gia
súc, gia cầm ăn cỏ, hàng năm thu vào các tháng từ tháng thứ 4 đến tháng 11, cắt
vào lúc cây cao 100 - 150cm, 1 năm cắt 6-8 lứa, nếu chăm sóc tốt có thể cắt trên
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
62
10 lứa, đảm bảo 1 ha có thể nuôi 91 bò thịt, hoặc 52 bò sữa, hoặc 588 bò cừu,
hoặc 5472 con ngỗng, hoặc 131 con đà điểu, hoặc 43,42 tấn cá trắm.
Làm thức ăn ủ xanh. Giống cỏ VA06 có hàm lượng đường cao, ủ xanh rất
tốt. Trong thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 8, cỏ phát triển cực nhanh, năng suất rất
cao, khi thân cao 150-200cm thì cắt phơi nắng nửa ngày đến 1 ngày, hạ độ ẩm
xuống 60%, rồi cắt thành từng đoạn 3cm để ủ xanh giành làm thức ăn trong mùa
đông. Trong khi ủ thì cho thêm 1% ure, 3% muối ăn nhằm nâng cao chất lượng
thức ăn.
Sản xuất cỏ khô xanh. Vào vụ năng suất cao, khi cây cao 150-180cm thì
sau khi cắt đem phơi trực tiếp để làm thức ăn khô xanh. Phải chọn ngày nắng,
phơi 2-3 ngày, rồi bảo quản trong nhà râm mát, thông thoáng hoặc đánh thành
từng đống, đề phòng lên men mốc. Cỏ khô xanh cũng có thể đem nghiền thành
bột cỏ để nuôi gia súc, gia cầm.
Chế biến thức ăn ủ nhẹ. Khi cây cao 250-300cm thì cắt thành từng đoạn 35
cm sau đó phun vi khuẩn để lên men rồi đem chứa vào bịch được nén chặt, sau
30 ngày có thể lấy ra sử dụng để chăn nuôi
Trồng để chống xói mòn. Loại cỏ này có bộ rễ lớn, mọc nhanh, nếu trồng
trên đất có độ dốc trên 250, có tác dụng về chống xói mòn rất tốt hoặc trồng ven
sông, bãi bồi hoặc nơi dễ sạt lỡ hoặc ở ven đường, có thể bảo vệ tốt môi trường.
Trồng cỏ giữ cát chống cát bay cũng có tác dụng tốt.
Dùng để phủ xanh đất trống đồi trọc và các khu vực công cộng. Cỏ VA06
có thân cao, màu tro trắng, nhẵn bóng, cũng có giá trị như cây cảnh, có thể trồng
để phủ xanh đất trống đồi trọc và xây dựng "rừng cỏ" làm sạch đẹp và chống ô
nhiễm môi trường, làm đẹp cảnh quan của các vùng sinh thái.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
63
Dùng sản xuất giấy và ván nhân tạo. Do cỏ VA06 có tốc độ phát triển sinh
khối nhanh, có sợi dài, hiệu suất sản xuất bột giấy cao, tính năng tẩy trắng tốt,
hàm lượng đường pentosan thấp, cường độ sợi cao... tốt hơn nhiều so với một số
loại cây nguyên liệu khác, có thể sản xuất các loại giấy văn hoá phẩm cao cấp.
Thân cỏ có thể làm ván nhân tạo có giá rẻ, chất lượng tốt và sản xuất nhiều mặt
hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất các loại hộp đựng thức ăn dùng một lần vừa có
giá rẻ mà không gây tổn hại môi trường.
Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu. Cỏ VA06 có thể nghiền làm bột cỏ để
thay nguyên liệu gỗ, mùn cưa, có thể sản xuất trên 30 loại nấm, trong đó có Trúc
tôn là loại nấm ăn cao cấp và nấm Linh chi để làm thuốc.
2.3. Kỹ thuật ủ chua thức ăn xanh
Áp dụng quy trình chế biến, bảo quản và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp
(cỏ, rơm lúa; thân cây ngô sau thu bắp...) làm thức ăn nuôi bò theo phương pháp
phơi khô hoặc ủ men để làm thức ăn dự trữ cho bò vào mùa đông.
Áp dụng quy trình chế biến, bảo quản và sử dụng cây thức ăn (cỏ VA06,
Ghine), phụ phẩm nông nghiệp (thân cây ngô sau thu bắp, thân lá lạc, ngọn lá
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
64
sắn ...) làm thức ăn nuôi bò theo phương pháp ủ chua … để dự trữ thức ăn cho
bò vào mùa đông.
a) Nguyên lý ủ chua thức ăn xanh
Ủ chua thức ăn xanh là một trong các hình thức bảo quản thức ăn cho gia
súc và đã có từ rất lâu, đặc biệt là các nước châu Âu và Mỹ, nhằm dự trữ thức ăn
cho gia súc vào mùa đông. Ngày nay, việc ủ chua thức ăn xanh đã được sử dụng
rộng rãi ngay cả đối với các nước nhiệt đới, nhằm mục đích dự trữ thức ăn cho
mùa khô, tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, đảm bảo sự ổn định của nguồn
thức ăn, cung cấp cho gia súc vitamin và chất khoáng.
Thực chất của việc ủ chua thức ăn là nén chặt thức ăn thô xanh có khả
năng lên men trong điều kiện không có không khí. Trong quá trình ủ đó các vi
khuẩn biến đổi các đường dễ hoà tan như fructan, sacaroza, glucoza, fructoza,
pentoza thành axit lactic, axit axetic và các axit hữu cơ khác. Chính các axit này
làm hạ thấp độ pH của môi trường thức ăn ủ chua xuống ở mức 3,8 – 4,5 mà hầu
hết các loại vi khuẩn và các enzim của thực vật đều bị ức chế. Do vậy thức ăn ủ
có thể bảo quản được trong một thời gian dài.
Muốn ủ xanh tốt cần tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn lactic hoạt động vì chỉ
có các loại vi khuẩn này mà độ pH mới hạ thấp nhanh và làm giảm tổn thất dinh
dưỡng cho phụ phẩm đem ủ.
b) Kỹ thuật ủ chua thức ăn
Hố ủ cần được đặt ở nơi cao ráo, tránh đọng nước vào mùa mưa, thuận
tiện cho việc vận chuyển thức ăn. Tùy vào điều kiện của trang trại chăn nuôi có
thể chọn một trong các hình thức hố ủ phù hợp.
- Địa điểm
+ Hố đất: Loại hố này đơn giản, ít tốn kém, nhưng tỷ lê thức ăn hư hỏng ở
quanh thành và đáy hố thường cao. Hố đất thích hợp cho các cơ sở chăn nuôi
nhỏ chưa có điều kiện đầu tư.
Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”
65
+ Hố xây: Hố xây bằng gạch tuy có tốn kém về chi phí nhưng đảm bảo tốt
được chất lượng thức ăn, hạn chế hư hao thức ăn xung quanh thành và đáy hố.
+ Dùng túi chất dẻo: Nên chọn túi có màu sẫm, bền và có độ dầy lớn hơn
hoặc bằng 0,2 mm. Ưu điểm của chúng đơn giản, chi phí thấp, dễ làm, dễ buộc
kín. Nhưng chúng có nhược điểm dễ rách, khó nén chặt trong quá trình ủ nên
thức ăn ủ chua thường không đạt được kết quả như mong muốn.
+ Ngoài ra, còn có thể sử dụng các loại thùng, can nhựa
- Dung tích hố
+ Hố cần cân đối không được quá lớn gây giảm chất lượng thức ăn khi
cho gia súc ăn trong một thời gian dài, nhưng cũng không được quá nhỏ gây
lãng phí, tăng tỷ lệ tiếp xúc giữa thức ăn và thành hố dễ gây hư hỏng.
+ Vì vậy phải tính toán để hố có dung tích vừa phải để có thể ủ được
lượng thức ăn đủ cho gia súc ăn trong vòng 10-15 ngày/hố, không nên kéo dài
thời gian cho ăn thức ăn một hố đến hàng tháng.
- Nguyên liệu ủ
Lượng nước thích hợp trong thức ăn nguyên liệu là 65-75%. Trường hợp
hàm nước nước quá 75% thì phải phơi héo hay cho thêm bột đường vào. Nếu
thức ăn có hàm lượng nước quá thấp thì cần phun thêm nước vào. Việc điều
chỉnh lượng nước trong thức ăn cần phải kinh qua kinh nghiệm thực tế mới có
thể làm chính xác được. Thức ăn đem ủ cần được chặt ngắn (5-10 cm) để có thể
nén được tốt.
Nên cắt cỏ vào buổi sáng sớm và phơi ráo trong buổi hôm đó. Lật cỏ
khoảng 2 – 3 lần cho kho ráo đều. Đảm bảo cho độ ẩm của cỏ chỉ khoảng 65 –
70%. Dùng tay nắm thật chặt vài lá cỏ trong 1 phút. Khi mở bàn tay ra lá cỏ
không xếp nếp rõ ràng, không gãy và không rỉ nước là đạt.
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Was ist angesagt? (20)

Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
 
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản P...
Thuyết minh dự án đầu tư  Khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản P...Thuyết minh dự án đầu tư  Khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản P...
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản P...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
 
Dự án vườn ao chuồng 0918755356
Dự án vườn ao chuồng 0918755356Dự án vườn ao chuồng 0918755356
Dự án vườn ao chuồng 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản
Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản
Thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản
 
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh tháiDự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
 
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356
 
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOTLuận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
DU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENGDU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENG
 
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Hồng Liên Bắc Ninh www.duanviet.com.vn 09...
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Hồng Liên Bắc Ninh www.duanviet.com.vn 09...Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Hồng Liên Bắc Ninh www.duanviet.com.vn 09...
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Hồng Liên Bắc Ninh www.duanviet.com.vn 09...
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆUTHUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
 
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi Phước Thiện Bù Đốp 0918755356
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi Phước Thiện Bù Đốp 0918755356Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi Phước Thiện Bù Đốp 0918755356
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi Phước Thiện Bù Đốp 0918755356
 
DỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI
DỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠIDỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI
DỰ ÁN TRỘN BÊ TÔNG TƯƠI
 
dự án ươm giống cây trồng
dự án ươm giống cây trồngdự án ươm giống cây trồng
dự án ươm giống cây trồng
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh âu việt| duanviet....
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh âu việt| duanviet....Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh âu việt| duanviet....
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh âu việt| duanviet....
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
 

Ähnlich wie DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN

Ähnlich wie DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN (20)

dự án nuôi heo
dự án nuôi heodự án nuôi heo
dự án nuôi heo
 
Thuyết minh dự án nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo 0918755356
 
dự án nuôi heo
dự án nuôi heodự án nuôi heo
dự án nuôi heo
 
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔITRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI
 
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAODỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
 
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAODỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
chăn nuôi công nghệ cao.docx
chăn nuôi công nghệ cao.docxchăn nuôi công nghệ cao.docx
chăn nuôi công nghệ cao.docx
 
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAODỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
 
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381
 
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tâydự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
 
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
 
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
 
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAODỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoDự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoDự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
 

Mehr von LẬP DỰ ÁN VIỆT

Mehr von LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
 

DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN HỢP TÁC XÃ Địa điểm:
  • 2. DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN Địa điểm: ĐƠN VỊ TƯ VẤN
  • 3. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 5 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 5 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 5 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 5 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 6 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................10 5.1. Mục tiêu chung.......................................................................................10 5.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................10 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................12 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................................................................................12 1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................12 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................15 1.3. Huyện Bảo Yên ......................................................................................17 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................22 2.1. Nhu cầu thị trường nội địa.......................................................................22 2.2. Nhu cầu thị trường thịt bò toàn cầu..........................................................24 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................26 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................26 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................27 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................31
  • 4. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 2 4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................31 4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................33 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.33 5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................33 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............33 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................34 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............34 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......35 2.1. Trang trại nuôi bò ...................................................................................35 2.2. Phát triển vùng nguyên liệu .....................................................................54 2.3. Kỹ thuật ủ chua thức ăn xanh...................................................................63 2.4. Kỹ thuật nuôi trùn quế.............................................................................67 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................71 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................71 1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................71 1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................71 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................71 1.4. Các phương án xây dựng công trình.........................................................71 1.5. Các phương án kiến trúc..........................................................................73 1.6. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................74 1.7. Phương án đầu ra cho sản phẩm...............................................................75
  • 5. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 3 1.8. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................76 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................77 I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................77 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............77 III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ......................................78 3.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................79 3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................80 IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ...............................82 4.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................82 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................84 V. KẾT LUẬN..............................................................................................88 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................89 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................89 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................92 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................92 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................92 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................92 2.4. Phương ánvay. ........................................................................................93 2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................93 KẾT LUẬN ..................................................................................................97 I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................97 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................97
  • 6. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 4 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................98 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................98 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................98 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm..................................100 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm...................................................102 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án..........................................103 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.................................103 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. .........................105 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). ...........................110 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).......................110
  • 7. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 5 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Tên doanh nghiệp/tổ chức: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Nuôi trâu bò sinh sản” Địa điểm thực hiện dự án: Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng:,0 m2 .Trong đó,diện tích mặt bằng xây dựng là 21.000 m2, diện tích trồng cỏ chăn nuôi là: 40.000 m2. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: Trong đó: + Vốn tự có (30%) : 4000 đồng. + Vốn vay - huy động (70%) : 10. 000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Doanh thu từ bò thịt 250 con/năm Doanh thu từ sản xuất bò giống 100.0 con/năm Doanh thu từ trùn quế, phân trùn quế 44 tấn/năm Doanh thu từ phân bò khô 188 tấn/năm II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa. Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẻ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy
  • 8. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 6 nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm đặc biệt là thịt không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong chăn nuôi từng bước nâng cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại. Chăn nuôi bò thịt đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn thịt cho người tiêu dùng, một phần sức kéo trong nông nghiệp, cũng như thu nhập cho người chăn nuôi. Chăn nuôi bò thịt đang được coi là một trong những giải pháp quan trọng trong phát triển nông thôn. Trong những năm gần đây, nhu cầu thịt bò của nước ta ngày càng tăng do thu nhập của người dân tăng lên, tuy nhiên nguồn cung trong nước là không đủ do chúng ta chưa có một ngành chăn nuôi bò thịt chuyên nghiệp và các trang trại còn nhỏ lẻ chưa có sự thống nhất. Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Nuôi trâu bò sinh sản”tại nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnông nghiệp của tỉnh Lào Cai. III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
  • 9. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 7 hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;  Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020;  Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • 10. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 8  Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường;  Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và bảo vệ môi trường;  Thông tư số 32/2016/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý;  Thông tư số 72/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi;  Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;  Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;  Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;  Quyết định số 3748/QĐ-BNN-KH ngày 15/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt định hướng phát triển giống cây trồng, vật nuôi đến năm 2020, tầm nhìn 2030;  Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quyết định phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;  Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN ngày 04/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quyết định phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn vật nuôi giống gốc;
  • 11. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 9  Quyết định số: 2545/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Lào Cai Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.  Văn bản hướng dẫn số 6073/HD-UBND ngày 19/12/2017 của UBND tỉnh Lào Cai về việc hướng dẫn một số nội dung về hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai thực hiện theo luật đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ- CP ngày 12/11/2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;  Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh Lào Cai Ban hành Quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai;  Văn bản số 82/UBND-NLN ngày 07 tháng 01 năm 2019 của UBND tỉnh Lào Cai về việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai;  Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;  Văn bản số 1898/SKH-TĐ ngày 19/9/2019 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai về việc bổ sung thông tin đề xuất dự án nuôi bò sinh sản và bò thịt tại huyện Bảo Yên; số 1903/SNN-KH ngày 23/9/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc tham gia ý kiến về chủ trương dự án nuôi bò sinh sản và bò thịt tại huyện Bảo Yên.  Văn bản số: 5419/UBND-NLN ngày 18/11/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về việc chủ trương nghiên cứu, lập Dự án sản xuất Giống bò vàng vùng cao và bò thịt huyện Bảo Yên.  Văn bản số 2605/SNN-KH ngày 12 tháng 12 năm 2019 của Sở nông nghiệp & PTNT tỉnh Lào Cai về việc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ sau đầu tư theo nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND;  Căn cứ Nghị quyết số: 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của Hội
  • 12. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 10 đồng nhân dân tỉnh Lào Cai nan hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.  Căn cứ các Quyết định của UBND huyện Bảo Yên và xã Việt Tiến về phát triển chăn nuôi, trồng trọt; IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 4.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, tạo ra sản phẩm, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Lào Cai.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Lào Cai.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 4.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển theo mô hình “Nuôi trâu bò sinh sản”, tạo ra nguồn giống bò có chất lượng tốt cho địa phương trong và ngoài tỉnh và cung cấp các sản phẩm chất lượng khác.  Dự án sản xuất với quy mô, công suất khi đi vào ổn định như sau: Doanh thu từ bò thịt 250 con/năm Doanh thu từ sản xuất bò giống 100.0 con/năm
  • 13. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 11 Doanh thu từ trùn quế, phân trùn quế 44 tấn/năm Doanh thu từ phân bò khô 188 tấn/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Lào Cainói chung.
  • 14. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 12 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam. Tỉnh Lào Cai giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Lào Cai, cách Thủ đô Hà Nội 290 km. Lào Cai có diện tích tự nhiên 6.364,03 km2.
  • 15. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 13 - Phía bắc giáp Trung Quốc (tỉnh Vân Nam) - Phía tây giáp tỉnh Lai Châu - Phía đông giáp tỉnh Hà Giang - Phía nam giáp tỉnh Yên Bái Điều kiện địa hình Địa hình của Lào Cai gồm nhiều đồi núi và thung lũng với độ chia cắt sâu, chia cắt ngang, độ dốc rất lớn. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Lào Cai là tỉnh có nhiều đỉnh núi cao như: Phu Ta Leng - 3096m, Lang Lung - 2913m, Tả Giàng Phìn - 2850m, đặc biệt Phan Xi Păng là đỉnh cao nhất cả nước 3143m. Tài nguyên đất Tài nguyên đất tỉnh Lào Cai rất phong phú và đa dạng, diện tích đất tự nhiên là 636.403 ha. Đất được chia thành 10 nhóm đất chính: đất mùn trên núi, đất mùn - vàng đỏ trên núi, đất đỏ vàng, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất đen, đất bạc màu, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất phù sa, đất lầy…phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Tài nguyên nước Tài nguyên nước mặt của Lào Cai chủ yếu tập trung vào một số sông lớn là: sông Hồng (chiều dài trong tỉnh 120 km), sông Chảy (chiều dài trong tỉnh 124 km), Ngòi Nhù (chiều dài trong tỉnh 68 km). Tài nguyên nước dưới đất của Lào Cai khá phong phú, phần lớn tồn tại ở dạng nước ngầm với trữ lượng khoảng 30 triệu m3 (trong đó trữ lượng động là 4,448 triệu m3). Khí hậu
  • 16. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 14 Do phân hóa về độ cao địa hình, khí hậu của Lào Cai phân hóa thành 7 kiểu và 12 loại sinh khí hậu, phân thành 10 kiểu sinh khí hậu và 43 khoanh vi khí hậu. Có 3 vành đai sinh khí hậu cơ bản và 2 mùa tương đối rõ rệt: Đai khí hậu nhiệt đới (< 700 m, 20 -22 độ C), đai khí hậu á nhiệt đới (700 m -1.800 m, 18 -20 độ C), đai khí hậu ôn đới (> 1.800 m, dưới 15 độ C, vào mùa đông có thể giảm xuống dưới 0 độ C và có băng giá, mưa tuyết); Các vùng tiểu khí hậu gồm: tiểu vùng khí hậu nhiệt đới núi thấp, tiểu vùng khí hậu nhiệt đới núi cao, tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tài nguyên rừng Trong đó, rừng tự nhiên 140.512 ha gồm 60.928 ha rừng kinh doanh, 79.584 ha rừng phòng hộ với 803 ha rừng giàu có tổng trữ lượng gỗ đạt 160,75 m3/ha; 10.982 ha rừng trung bình có trữ lượng gỗ là 139,54 m3/ha. Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú: có 2.024 loài thực vật thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng như bách xanh, thiết sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, dẻ tùng, v.v… động vật có 66 loài thú trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam chim, thú, bò sát, rất nhiều loài động, thực vật đặc biệt quý hiếm, có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam. Tài nguyên khoáng sản Khoáng sản là tài nguyên nổi bật và thế mạnh kinh tế của tỉnh Lào Cai. Các công trình nghiên cứu, tìm kiếm đã phát hiện được 103 điểm quặng, 27 vành phân tán trọng sa, nhiều điểm dị thường phóng xạ. Khoáng sản phong phú về chủng loại, gồm cả khoáng sản kim loại, phi kim loại và nhiên liệu với 31 loại khác nhau, đáng kể nhất là đồng, sắt và apatit.
  • 17. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 15 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 của Lào Cai đạt 6,31%, xếp thứ 2 vùng trung du và miền núi phía Bắc, thuộc nhóm các tỉnh có tăng trưởng cao cả nước. Bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng GRDP đạt 9,08%/năm. Mặc dù trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng 9 tháng qua nông nghiệp và công nghiệp Lào Cai vẫn thể hiện rõ vai trò trụ cột của kinh tế Lào Cai góp phần thúc đẩy và duy trì tăng trưởng cao. Sản xuất nông nghiệp của Lào Cai được thực hiện đúng khung thời vụ. Diện tích lúa vụ mùa năm 2020 đạt 100,3% kế hoạch và bằng 102,6% so cùng kỳ năm 2019. Tiến độ trồng rừng mới vượt kế hoạch đề ra và tăng 76,8% so với cùng kỳ do thực hiện tốt huy động xã hội hoá trồng rừng sản xuất; bảo vệ rừng thực hiện có hiệu quả. Đáng lưu ý, chăn nuôi của Lào Cai phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Diện tích nuôi trồng thủy sản được duy trì và ổn định, tăng hơn so với cùng kỳ. Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh triển khai nhằm hoàn thành mục tiêu cả giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, phong trào làm đường giao thông nông thôn được nhân dân tích cực ủng hộ. Từ đầu năm đến nay, Lào Cai đã thi công được trên 421 km đường giao thông nông thôn, tăng 53 km so với cùng kỳ năm 2019. Giá trị sản suất công nghiệp 9 tháng của Lào Cai đạt 28.017 tỷ đồng, bằng 77,44% kế hoạch, tăng 14% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng đạt 20.107,3 tỷ đồng, bằng 81% kế hoạch, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp điện, nước 9 tháng đạt 5.720,8 tỷ đồng, bằng 74,5% kế hoạch, tăng 23,2% so với cùng kỳ.
  • 18. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 16 Trong 9 tháng có thêm 6 dự án thuỷ điện hoàn thành phát điện thương mại, nâng tổng số hoàn thành là 60 dự án với tổng công suất lắp máy 949,25MW. Sản lượng của các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn Lào Cai 9 tháng đạt 2.949,8 triệu kWh, bằng 86,76% so với kế hoạch. Dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ có thêm 4 dự án thuỷ điện hoàn thành. Trong bức tranh kinh tế toàn cảnh của Lào Cai 9 tháng năm 2020, mảng màu của lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ kém tươi sáng nhất. Do ảnh dịch của dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại một số tỉnh, thành trong cả nước từ cuối tháng 7 đến nay nên hoạt động du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn cơ sở lưu trú tại địa phương này giảm. Thống kê cho thấy, tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội Lào Cai 9 tháng qua đạt 18.603,1 tỷ đồng, bằng 101% so với cùng kỳ, bằng 64,6% so với kế hoạch. Khách du lịch đến các địa bàn trọng điểm du lịch của Lào Cai giảm mạnh so với cùng kỳ. Cùng với đó, tổng lượng khách du lịch trong 9 tháng đạt 1,39 triệu lượt khách, giảm 66% so với cùng kỳ, đạt 25,4% so với kế hoạch. Tổng thu từ khách du lịch luỹ kế năm đạt 4.700 tỷ đồng, giảm 69,6% so với cùng kỳ, đạt 20,7% so với kế hoạch. Ngoài ra, hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới ở Lào Cai vẫn hạn chế. Các loại hình gửi kho ngoại quan, chuyển cửa khẩu qua các cửa khẩu phụ vẫn tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ. Tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu 9 tháng đạt 2.206,34 triệu USD, đạt 47,96 % kế hoạch, giảm 16,86% so với cùng kỳ; trong đó, giá trị xuất khẩu 9 tháng đạt 859,76 triệu USD, đạt 50,57% kế hoạch, giảm 28,68% so với cùng kỳ. Giá trị nhập khẩu 9 tháng đạt 447,76 triệu USD, đạt 55,97% kế hoạch, tăng 18,77% so với cùng kỳ. Dân số
  • 19. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 17 Kết quả sơ bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 của tỉnh Lào Cai cho thấy, tính tới 0 giờ ngày 01/4/2019, dân số toàn tỉnh Lào Cai là 730.420 người, là tỉnh có dân số đông dân thứ 55 trong cả nước (55/63 tỉnh, thành phố). Trong đó, dân số nam là 371.306 người (chiếm 50,83%), dân số nữ là 359.114 người (chiếm 49,17%). Như vậy, sau 10 năm (giai đoạn 2009-2019), quy mô dân số tỉnh Lào Cai tăng thêm 115.829 người; tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,73%/năm. Cùng với mức tăng dân số, mật đô dân số tỉnh Lào Cai là 115 người/km2, tăng 19 người/km2 so với năm 2009; với kết quả này, tỉnh Lào Cai có mật độ dân số đứng thứ 52 cả nước. Tỷ số giới tính là 103,4 nam/100 nữ; trong đó, tỷ số giới tính khu vực thành thị là 94,9 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 103,8 nam/100 nữ. Về phân bố dân cư, tỉnh Lào Cai có 171.456 người cư trú ở khu vực thành thị, chiếm 23,47% tổng dân số; 558.964 người cư trú ở khu vực nông thôn, chiếm 76,53%. Tổng số người dân tộc Kinh là 246.756 người, chiếm 33,78% dân số trong tỉnh, còn lại là người dân tộc khác. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn của toàn tỉnh là 82,7% (trong đó, dân số đang có vợ/chồng chiếm 74,9%, dân số đã ly hôn hoặc ly thân chiếm 2,2%). Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra 2019, Lào Cai có khoảng 88,7% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông đang đi học. Có sự khác biệt về tình trạng không đi học của học sinh ở khu vực thành thị với khu vực nông thôn. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học không đi học ở khu vực nông thôn cao gấp 4,3 lần so với khu vực thành thị, tương ứng là 14,2% và 3,3%; tỷ lệ không đi học của dân số nữ thấp hơn dân số nam, tương ứng là 11,9% và 12,5%. 1.3. Huyện Bảo Yên Vị trí địa lý Bảo Yên là một huyện miền núi, cửa ngõ phía Đông - Nam của tỉnh Lào Cai, cách tỉnh lỵ 75 km về phía Đông - Nam, diện tích tự nhiên 827,9 km2
  • 20. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 18 chiếm 10,27% diện tích của toàn tỉnh. Trong đó, đất nông nghiệp: 71.511,2 ha; đất phi nông nghiệp 3.838,9 ha, đất chưa sử dụng 6.484,5 ha. Độ cao trung bình của huyện từ 300 đến 400m so với mực nước biển. Điểm cao nhất là 1.120m trên dãy núi Con Voi ( xã Phúc Khánh), điểm thấp nhất là 50m, độ dốc bình quân toàn huyện từ 30 – 350. - Phía Đông Nam giáp huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái. - Phía Đông giáp huyện Quang Bình - Tỉnh Hà Giang - Phía Tây Nam giáp huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái - Phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng và Bắc Hà - tỉnh Lào Cai - Phía Tây bắc giáp huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai. Địa hình Địa hình Bảo Yên khá phức tạp, nằm trong hai hệ thống núi lớn là Con Voi và Tây Côn Lĩnh chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. Nằm giữa hai hệ thống núi này là hai con sông lớn, sông Hồng và sông Chảy. Sông Hồng (xưa gọi là sông Nhĩ Hà) chảy qua 3 xã Cam Cọn, Kim Sơn, Bảo Hà với tổng chiều dài 35 km, lưu lượng dòng chảy khá lớn. Sông Chảy (còn gọi là sông trôi) chảy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam có độ dốc lớn, dòng chảy xiết, là thượng nguồn chính của thuỷ điện Thác Bà, có nhiều thác gềnh ở phía bắc. Đoạn sông Chảy chảy qua 8 xã và thị trấn Phố Ràng của huyện chiều dài 50 km. Trên địa bàn huyện có trục đường Quốc lộ 70 chạy qua trung tâm huyện theo hướng Bắc - Nam; tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy dọc qua 02 xã Bảo Hà, Kim Sơn; Quốc lộ 279 chạy theo hướng Đông - Tây kết nối với trục đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Vị trí địa lý của huyện đã tao thuận lợi cho
  • 21. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 19 giao thương kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Trung Du miền Núi phía Bắc. Khí hậu Khí hậu Bảo Yên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng, hình thành hai tiểu vùng khí hậu: Đông Bắc và Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm của huyện là 21,50C. Tháng nóng nhất là 39,40C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là 3,70C. Lượng mưa trung bình là 1.440 mm đến 2.200 mm, tổng số giờ nắng trong năm là 1.300 - 1.600 giờ. Tài nguyên đất đai, khí hậu và khoáng sản trong lòng đất đã tạo điều kiện thuận lợi để Bảo Yên có thể phát triển kinh tế nông - lâm - công nghiệp toàn diện. Thổ nhưỡng Do ảnh hưởng của cấu tạo địa chất nên phần lớn đất đai Bảo Yên là loại đất Pheralít màu đỏ vàng phát triển trên nền đá Gráp điệp thạch mi ca. Địa hình Bảo Yên có sự chia cắt mạnh, có núi cao, khe vực sâu và thung lũng hẹp. Các nhà khoa học xếp Bảo Yên vào loại vùng đồi nhỏ hơn 300 – 400m và 400 – 500m. Vành đai vùng đồi nhỏ hơn 300 – 400m chiếm phần lớn diện tích thung lũng các sông suối lớn như thung lũng sông Chảy. Các vành đai vùng đồi núi thấp 400 – 500m có địa hình chia cắt mạnh, núi cao, sườn dốc, khe sâu vực thẳm, thung lũng hẹp, bậc thang nhỏ đất bồi tụ, nhìn chung không lớn, diện tích hẹp, phân bố rải rác; bồn địa tương đối bằng phẳng tạo nên những cánh đồng rộng lớn ở vùng Nghĩa đô, Vĩnh Yên, Xuân Hoà, Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn. Diện tích tự nhiên của huyện rộng, song chủ yếu là rừng và đất rừng chiếm hơn 56,5% diện tích tự nhiên của huyện, với diện tích che phủ hiện nay là 56%. Hiện ở Bảo Yên còn tồn tại ba kiểu rừng chủ yếu, đó là; Rừng nguyên sinh tập trung tại đầu nguồn và trên vành cao dãy núi Con Voi, có nhiều lâm sản quý hiếm; Rừng giữa hiện nay đã được giao đến hộ gia đình và các tập thể, việc khai thác kết hợp với trồng mới và tu bổ đã trở thành vành đai rừng phòng hộ; Rừng cỏ tranh, lau lách, cây bụi ở vùng thấp, hiện nay đang được phát triển các loại cây ăn quả, cây nguyên liệu. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào,
  • 22. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 20 rừng Bảo Yên còn có các loại chim, thú và một số loại thuốc nam quý. Đất tự nhiên ở Bảo Yên có khả năng trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Dân số, dân tộc Toàn huyện có 20.970 hộ, trên 85 nghìn nhân khẩu thuộc 26 dân tộc anh em cùng sinh sống tại 17 xã, 01 thị trấn với 246 thôn, bản, tổ dân phố; có 12/17 xã và 113/246 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Dân tộc thiểu số chiếm 70,48% dân số toàn huyện; trong đó, dân tộc Tày 32.7%, dân tộc Dao 24,4%, dân tộc Mông 11,4%, dân tộc Nùng 2%, còn lại là các dân tộc khác. Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019 trên địa bàn huyện có 2.860 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 13,64% và 2.680 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 12,79%. Thu nhập bình quân đầu người hết năm 2019 đạt 35,5 triệu đồng/người/năm Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện: Tổng số trang trại chăn nuôi trên địa bàn 42 trang trại, với tổng số 14 hợp tác xã, tổng đàn gia súc ước đạt 51.790con. Thuỷ sản: Tổng diện tích 415 ha, các hộ chủ yếu nuôi các loại cá truyền thống như: Trắm cỏ, Trôi trắng, Trôi ri gan, Mè trắng, Chép lai, Rô phi,… với lượng giống trên 5 triệu con các loại... Những năm gần đây, đàn bò trên địa bàn huyện Bảo Yên có xu hướng giảm khá lớn. Theo thống kê, năm 2020 toàn huyện có trên 690 con bò chủ yếu là các hộ gia đình nuôi chăn thả, năm 2020 HTX Nông nghiệp thanh phong tổ chức chăn nuôi 100 con bò vàng sinh sản tập chung tại xã Bảo Hà. Chăn nuôi tuy có chuyển biến tích cực nhưng tốc độ phát triển còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi đạt thấp. Chuỗi sản phẩm: Trồng ngô  Chế biến thức ăn gia súc  Chăn nuôi  Thịt và các sản phẩm chế biến từ chăn nuôi người tiêu dùng, người nông dân thường chỉ tham gia khâu đầu tiên của chuỗi sản phẩm nhưng lại là người tiêu dùng thịt, vì vậy thu được rất ít lợi nhuận trong chuỗi giá trị gia tăng.
  • 23. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 21 Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi của nhân dân còn hạn chế. Công tác dịch vụ phục vụ chăn nuôi chưa đồng bộ và còn dựa vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Công tác phòng trừ dịch bệnh, ý thức tiêm phòng và vệ sinh thú y chưa thực sự được nhân dân quan tâm nên chất lượng chưa cao. Hoạt động này hiện nay phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước thông qua các chính sách. Chăn nuôi các loại gia súc hầu hết theo phương thức truyền thống, quy mô hộ nhỏ lẻ mỗi hộ có từ 1-5 con, chăn nuôi theo phương thức quảng canh, chăn thả hoặc thả rông trong rừng, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Vì vậy đàn bò thường bị đói ăn trong mùa Đông. Việc bổ sung thức ăn tinh rất hạn chế, vì vậy không đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của đàn bò. Đa số các hộ đã có ý thức dự trữ rơm khô nhưng số lượng ít, nếu gặp thời tiết rét đậm rét hại kéo dài không đủ cung cấp. Số hộ chăn nuôi bò chủ động trồng cỏ và chế biến thức ăn chưa nhiều. Bò giống là giống bò vàng vùng cao có tầm vóc nhỏ, trọng lượng trung bình con cái trưởng thành đạt 160-180 kg, con đực đạt 250 kg. Ở các huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà có giống bò vùng cao tầm vóc khá to, trọng lượng con cái có thể đạt 200-250 kg, con đực có thể đạt 300- 350 kg. Con giống hầu hết sản xuất nhân giống tại các hộ theo kinh nghiệm dẫn đến chất lượng con giống không đảm bảotiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh, về năng suất chất lượng sản phẩm.Trên địa bàn huyện chưa có sơ cở sản xuất hàng hoá con giống vật nuôi. Chính vì vậy rất cần thiết triển khai “dự án sản xuất giống bò vàng vùng cao và bò thịt huyện Bảo Yên”. Nhằm đưa con giống bò vàng vùng cao tốt nhất đến người chăn nuôi, tránh giao phối cận huyết, đồng huyết và tạo sản phẩm bò hàng hóa chất lượng cao, tăng thu nhập, làm cơ sở nhân rộng và góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Bảo Yên.
  • 24. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 22 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Nhu cầu thị trường nội địa Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2025, tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 5 triệu tấn. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt bò vẫn sẽ chiếm tỷ trọng dinh dưỡng lớn trong bữa ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3- 5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt bò trong thời gian tới. Chăn nuôi trâu, bò trong quý I bị ảnh hưởng bởi rét đậm, rét hại, băng giá, mưa tuyết trong tháng Một và hiện nay đang xuất hiện dịch viêm da nổi cục tại một số địa phương, người chăn nuôi và chính quyền địa phương cần tăng cường
  • 25. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 23 các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh. Ước tính tổng số bò tính đến thời điểm cuối tháng Ba tăng 4,4% so với cùng thời điểm năm 2020, tổng số trâu giảm 2,3%. Ước tính quý I, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 32,2 nghìn tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2020; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 120,7 nghìn tấn, tăng 4,8%; sản lượng sữa bò tươi đạt 270,1 nghìn tấn, tăng 5,1%. Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), năm 2020, mức tiêu thụ thịt bò trung bình của Việt Nam là 9,2kg/người/năm, nhưng sản xuất trong nước mới đáp ứng được 30% sản lượng thịt bò, còn lại 70% nhập khẩu từ các nước. Cụ thể Báo cáo triển vọng phát triển ngành nông nghiệp cho thấy, tính đến tháng 11/2020, sản lượng và giá trị trâu, bò sống (để giết thịt) nhập khẩu về Việt Nam tổng cộng hơn 500.000 con (91% là bò), với kim ngạch 556 triệu USD; thịt mát gia súc đạt 1,5 triệu kg; thịt đông lạnh đạt 80 triệu kg. Trước thực trạng trên, Nhà nước cũng như các địa phương đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển chăn nuôi nhằm gia tăng sản lượng thịt bò trong nước. Đặc biệt, Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn năm 2045 phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng đã được phê duyệt, định hướng, duy trì tốc độ tăng đàn trung bình 1%/năm giai đoạn 2021-2030 và sản lượng thịt bò tăng trung bình 6%/năm; nâng tỷ lệ đàn bò lai các giống chuyên thịt lên trên 70% tổng đàn.
  • 26. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 24 Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn năm 2045 cũng đưa ra quy hoạch phát triển chăn nuôi ở cụm tỉnh, vùng, miền với quy hoạch chung của quốc gia; đồng thời chuyển diện tích kém hiệu quả sang trồng cỏ có năng suất và giá trị cao cho chăn nuôi. Tổ chức liên kết giữa các khâu trong sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị từ: Sản xuất - thu mua - chế biến - bảo quản - tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm; hướng đến sản xuất thịt bò, thịt trâu theo tiêu chuẩn thịt mát nhằm bảo đảm về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình trình sản xuất, chuỗi bảo quản và phân phối. 2.2. Nhu cầu thị trường thịt bò toàn cầu Sản lượng thịt bò toàn cầu năm 2021 là 61,2 triệu tấn,thấp hơn các năm trước một cách đáng kể, chủ yếu do sự sụt giảm ở thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ. Thị trường Trung Quốc giảm 3% xuống còn 6,7 triệu tấn do sản lượng thấp hơn dự kiến trong những năm qua. Xuất khẩu thịt bò toàn cầu cho năm 2021 không nhiều biến động,sản lượng đạt 10,8 triệu tấn. Nhu cầu châu Á vẫn mạnh và dự báo nguồn cung đối với hầu hết các nhà xuất khẩu lớn là không thay đổi. Sản lượng sản xuất thịt bò và thịt bê trên thế giới –đơn vị: 1.000 tấn Quốc gia 2017 2018 2019 Tháng 10 2020 Tháng 1 2020 Tháng 10 2021 Tháng 1 2021 Argentina 2,840 3,050 3,125 3,180 3,210 3,100 3,135 Úc 2,149 2,306 2,432 2,085 2,115 2,050 2,050 Brazil 9,550 9,900 10,200 10,100 10,100 10,470 10,470
  • 27. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 25 Quốc gia 2017 2018 2019 Tháng 10 2020 Tháng 1 2020 Tháng 10 2021 Tháng 1 2021 Canada 1,201 1,265 1,342 1,310 1,305 1,340 1,315 Trung Quốc 6,346 6,440 6,670 6,780 6,550 6,900 6,685 EU 7,869 8,003 7,878 7,800 7,800 7,730 7,730 Hồng Kông 6 6 5 5 5 5 5 Nhật Bản 469 475 471 475 475 475 475 Hàn Quốc 281 279 286 291 290 318 314 Mexico 1,925 1,980 2,030 2,090 2,090 2,130 2,130 New Zealand 654 672 713 675 695 684 684 Hoa Kỳ 11,943 12,256 12,384 12,374 12,381 12,479 12,397 Các nước khác 13,949 14,039 14,106 13,266 13,086 13,772 13,772 Tổng cộng 59,182 60,671 61,642 60,431 60,102 61,453 61,16 Sản lượng tiêu thụ thịt bò và thịt bê trên thế giới – đơn vị: 1.000 tấn Quốc gia 2017 2018 2019 Tháng 10 2020 Tháng 1 2020 Tháng 10 2021 Tháng 1 2021 Argentina 2,557 2,568 2,379 2,385 2,393 2,344 2,379 Úc 748 738 709 674 674 705 705 Brazil 7,801 7,925 7,929 7,600 7,611 7,840 7,845 Canada 988 1,014 1,030 1,048 1,063 1,045 1,035 Trung Quốc 7,236 7,808 8,826 9,515 9,258 9,730 9,465 EU 7,884 8,071 7,889 7,750 7,755 7,710 7,695 Hồng Kông 530 527 361 435 550 405 530 Nhật Bản 1,254 1,298 1,319 1,310 1,308 1,325 1,314 Hàn Quốc 755 790 832 821 840 848 849
  • 28. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 26 Quốc gia 2017 2018 2019 Tháng 10 2020 Tháng 1 2020 Tháng 10 2021 Tháng 1 2021 Mexico 1,868 1,902 1,904 1,870 1,870 1,905 1,895 New Zealand 103 82 104 79 85 82 82 Hoa Kỳ 12,052 12,181 12,408 12,610 12,558 12,513 12,427 Các nước khác 13,361 13,753 13,896 13,008 12,654 13,499 13,499 Total 57,137 58,657 59,586 59,105 58,619 59,951 59,720 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau:
  • 29. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 27 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư ĐVT: 1000 đồng TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT I Xây dựng 61.000,0 m2 8.947.990 A Khu chăn nuôi 21.000,0 - 1 Nhà điều hành 237,4 m2 4.460 1.058.670 2 Nhà ở nhân viên 144,4 m2 1.700 245.548 3 Chuồng bò cái giống và bò 1.648,0 m2 1.160 1.911.680 4 Chuồng bò thịt 1.648,0 m2 1.160 1.911.680 5 Chuồng cách ly 250,0 m2 1.160 290.000 6 Khu xử lý nước thải 40,0 m2 750 30.000 7 Sân đường bê tông 4.919,0 m2 180 885.425
  • 30. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 28 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 8 Khu cây xanh cảnh quan 10.498,0 m2 105 1.102.290 9 Nhà bảo vệ 14,4 m2 1.560 22.464 10 Nhà khử trùng xe 60,0 m2 1.700 102.000 11 Đường vào 1.148,0 m2 105 120.540 12 Nhà nuôi trùng quế 392,8 m2 1.700 667.692 B Khu trồng cỏ 40.000,0 m2 - Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống 200.000 200.000 - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 200.000 200.000 - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 150.000 150.000 - Hệ thống PCCC Hệ thống 50.000 50.000 II Thiết bị 2.580.000 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 200.000 200.000
  • 31. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 29 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 2 Thiết bị chăn nuôi Trọn Bộ 1.780.000 1.780.000 3 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 500.000 500.000 4 Thiết bị khác Trọn Bộ 100.000 100.000 III Chi phí quản lý dự án 3,085 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 355.684 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 941.722 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,566 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 65.248 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,943 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 108.709 3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 2,200 GXDtt * ĐMTL% 196.856 4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,210 GXDtt * ĐMTL% 108.271 5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,064 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 7.378 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,182 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 20.981 7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,189 GXDtt * ĐMTL% 16.912 8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,183 GXDtt * ĐMTL% 16.375
  • 32. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 30 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,598 GXDtt * ĐMTL% 232.469 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL% 18.524 11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 150.000 VI Chi phí vốn lưu động TT 1.000.000 VII Chi phí dự phòng 5% 691.270 Tổng cộng 14.516.665
  • 33. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 31 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án“Nuôi trâu bò sinh sản” được thực hiệntại
  • 34. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 32
  • 35. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 33 Sơ đồ vị trí dự án 4.2. Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hìnhthức xây dựng mới. Bản vẽ tổng mặt bằng của dự án V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  • 36. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 34 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 61.000,0 m2 A Khu chăn nuôi 21.000,0 1 Nhà điều hành 237,4 m2 2 Nhà ở nhân viên 144,4 m2 3 Chuồng bò cái giống và bò 1.648,0 m2 4 Chuồng bò thịt 1.648,0 m2 5 Chuồng cách ly 250,0 m2 6 Khu xử lý nước thải 40,0 m2 7 Sân đường bê tông 4.919,0 m2 8 Khu cây xanh cảnh quan 10.498,0 m2 9 Nhà bảo vệ 14,4 m2 10 Nhà khử trùng xe 60,0 m2 11 Đường vào 1.148,0 m2 12 Nhà nuôi trùng quế 392,8 m2 B Khu trồng cỏ 40.000,0 m2
  • 37. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 35 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 2.1. Trang trại nuôi bò Chọn lọc 150 con bò, trong đó 100 con giống bò Lai Sindhoặc các giống bò chất lượng khác, đảm bảo chất lượng theo TCVN 11908:2017 (96 cái, 4 bò đực) và 50 con trâu, bò thịt từ các huyện trong tỉnh Lào Cai và các vùng lân cận. Quy mô đàn bò sau khi hoạt động ổn định khoảng trên 250 con. a) Giống và đặc điểm giống: Bò thịt có đặc điểm chung là giống bò cao sản, ngoại hình, khối lượng lớn, cơ bắp, nhiều thịt, tỷ lệ xẻ thịt cao và nhiều thịt lọc (thịt tinh). Đặc điểm nổi bật của giống bò chuyên dụng thịt là to con, con cái trưởng thành nặng từ 500–800 kg, con đực trưởng thành nặng từ 900-1.400 kg. Tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 60-65%, thích nghi với nuôi chăn thả và vỗ béo. Về ngoại hình, chọn con có thân hình vạm vỡ, mình tròn, mông và vai phát triển như nhau, nhìn tổng thể bò có hình chữ nhật. Trọng lượng phổ biến của bò thịt dao động từ 250 kg đến 350 kg/con và cao hơn, từ 400 kg đến nửa tấn/con. Thớ thịt bò cái nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít, thịt vị đậm, vỗ béo nhanh hơn bò đực. Ngược lại, bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ tuổi. Bò nuôi từ 16-24 tháng tuổi có thể giết mổ. Tuy nhiên, tuổi giết mổ khác nhau thì chất lượng thịt cũng khác nhau. Thịt bê và bò tơ có màu nhạt, ít mỡ, mềm và thơm ngon. Thịt bò lớn tuổi màu đỏ đậm, nhiều mỡ, dai hơn và không thơm ngon bằng thịt bê tơ. Trong quy trình vỗ béo, có thể thiến bò đực khi nuôi được 7-12 tháng tuổi, bò thiến sớm sẽ béo nhanh hơn và thịt cũng mềm hơn. b) Chọn và phối giống: Chọn giống:
  • 38. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 36 Muốn chăn nuôi bò thịt đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, cần quan tâm đến những vấn đề cơ bản như: Giống, tuổi, giới tính, khối lượng lúc giết mổ, dinh dưỡng và phương thức vỗ béo. Giống là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Giống khác nhau thì tốc độ sinh trưởng, phát triển, tích lũy thịt, mỡ khác nhau. Bò nuôi lấy thịt, mục tiêu chung là làm sao để bò ở giai đoạn tuổi thích hợp đạt trọng lượng cao, kết cấu ngoại hình vững chắc, tỷ lệ thịt xẻ cao, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao. Chọn bò dùng để nuôi thịt hoặc dùng để sản xuất giống thịt, cần chọn bò có những đặc điểm như sau:  Có tầm vóc lớn, khung xương to nhưng xương nhỏ, nhiều thịt.  Da bóng mượt, hơi nhăn đùn (lỏng lẻo).  Háo ăn, chịu đựng được điều kiện ăn khó khăn, dễ nuôi, ít bệnh.  Hiền lành, dễ khống chế.  Kiểm tra độ mập ốm trong trường hợp muốn vỗ béo chúng trong thời gian nhất định bằng cách quan sát từ xa, quan sát gần, dùng tay xoa những góc xương để xác định mập ốm hay là nhéo ở góc xương. Trong chăn nuôi bò thịt, công tác chọn đúng giống, giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Đây là yếu tố chính quyết định tới năng suất. Vì vậy chúng tôi kiến nghị lựa chọn giống bò sau: Bò Lai Sind
  • 39. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 37 Lai Sind là tên gọi chung cho 1 nhóm giống tạo ra từ việc tạp giao giữa bò đực nhóm Zebu (Red Shindhy, Sahiwal, Brahman vv…) với bò Vàng địa phương. Nhóm giống bò thịt này mang ngoại hình trung gian giữa bò Vàng địa phương và bò Zebu. Do không kiểm soát được công tác phối giống nên hiện nay nhóm bò Lai Sind có vóc dáng, ngoại hình, màu sắc lông không đồng nhất. Phổ biến và được ưa chuộng nhất vẫn là nhóm có màu lông đỏ sậm cánh gián. Nhóm bò Lai Sind có tầm vóc lớn hơn và tỷ lệ thịt cao hơn so với bò Vàng. Khối lượng trưởng thành của bò đực khoảng 350 - 450kg; của bò cái 250 - 350kg. Bò Lai Sind có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta và khả năng sinh sản, khả năng cày kéo tốt nhưng đòi hỏi mức dinh dưỡng cao hơn bò Vàng. Giống bò này thích hợp nuôi tại các khu vực đồng bằng, duyên hải ven biển và trung du.
  • 40. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 38 Bò vàng địa phương Thường được gọi chung là giống bò Vàng, trong đó các nhóm giống bò Vàng chủ yếu là bò các huyện trong tỉnh Lào Cai và các vùng lân cận. Đặc điểm của giống là tầm vóc nhỏ (trưởng thành bò đực 280kg, bò cái 180kg), tỷ lệ thịt thấp (30 - 33%) nhưng khả năng chịu đựng kham khổ tốt. Do đó giống bò địa phương rất thích hợp cho việc chăn nuôi ở những khu vực đất đai cằn cỗi, thức ăn nghèo dinh dưỡng, khí hậu khắc nghiệt và trình độ chăn nuôi chưa tốt. Giống bò Brahman
  • 41. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 39 - Nguồn gốc: Bò Brahman là một loại bò thịt thuộc giống bò Zebu có nguồn gốc từ Ấn Độ (Bos primigenius indicus). Bò được đặt tên theo vị thần Bà La Môn tôn kính của tôn giáo Ấn Độ. Đây là loại bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam. - Ðặc điểm: + Màu sắc: trắng, xám nhạt, đỏ, đen hoặc trắng đốm đen, đực trưởng thành màu lông sậm hơn con cái. Lông cổ, vai, đùi, hông sậm màu hơn các vùng khác. Ở ÚC, người dân nuôi bò Brahman màu trắng là chủ yếu để sản xuất thịt, còn nuôi Brahman màu đỏ chủ yếu để xuất cho các nước Châu Á do các nước này chuộng màu đỏ.
  • 42. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 40 + Là giống lớn con, ngoại hình đẹp, thân dài, lưng thẳng, tai to, u, yếm phát triển. + Tính mắn đẻ, dẽ đẻ, lành tính, nuôi con giỏi. + Kháng ve, ký sinh trùng đường máu, không mắc các bệnh về mắt, móng. Bò Brahman có thể lực tốt, thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới, khô hạn. Khả năng sinh sản, sản xuất vẫn duy trì ở nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt cũng như vùng đồng cỏ khô hạn khi mà các giống bò khác bị giảm năng suất. Việc đầu tư chăm sóc ở mức tối thiểu. - Tính năng sản xuất + Trọng lượng bê sơ sinh: 20 – 30 kg. + Trọng lượng 6 tháng tuổi: 120 - 150 kg. + Bò đực trưởng thành: 700 - 1000 kg. + Bò cái trưởng thành: 450 - 600 kg. + Tốc độ tăng trưởng nhanh: 650 – 800 gram/ngày. + Giai đoạn vỗ béo bò tăng trưởng: 1200 - 1500 gram/ngày. + Khoảng cách giữa 2 lần đẻ: 12 - 14 tháng. + Ðộng đực lần đầu: 15 -18 tháng tuổi. + Tỷ lệ xẻ thịt đạt đến 53%-58% Bò Drought Master: Bò Droughmaster (có nghĩa là Bậc thầy về chịu hạn hay Thần chịu hạn) hay còn gọi là bò Úc là một giống bò thịt được lai tạo ở Úc tại bang Queensland. Đây là giống bò có 50% máu bò giống ShortHorn (Anh) và 50% máu giống Brahman.
  • 43. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 41 Con trưởng thành có thể tới 700–800 kg. Khả năng tăng trọng và phẩm chất thịt tốt, tỷ lệ thịt xẻ cao. Bò kháng ve và các bệnh ký sinh trùng đường máu tốt, thích ứng với điều kiện chăn thả ở vùng nóng ẩm hoặc khô hạn. - Nguồn gốc: Bò được nhập về từ bang Queensland, Australia. Giống phát triển tốt ở vùng Bắc Mĩ, thích hợp với điều kiện nóng bức. Tận dụng đồng cỏ nghèo nàn rất tốt. - Đặc điểm: +Thích hợp với điều kiện nóng bức. Tận dụng đồng cỏ nghèo nàn rất tốt. Là giống lớn con trung bình, thân dài, tròn, lông ngắn, thưa, mượt, da mỏng, đàn hồi tốt. + Màu lông từ màu vàng nhạt đến đỏ sậm. + Phần lớn bò đều không sừng, u lưng nhỏ, chân và móng chắc, khỏe. + Không bị trúng nắng, mò mắt, ung thư mắt, kháng ve, kí sinh trùng. + Dễ đẻ, lành tính, nuôi con tốt. - Tính năng sản xuất + Trọng lượng bê sơ sinh đạt: 20 - 25 kg/con. + Trọng lượng 6 tháng tuổi: 150 - 170 kg/con. + Trọng lượng 12 tháng tuổi: 240 - 270 kg/con. + Trọng lượng 24 - 36 tháng tuổi: 450 - 600 kg/con. + Trọng lượng lúc giết mổ (24 - 27 tháng tuổi): 500 - 550 kg. + Ðẻ lần đầu: 12 - 16 tháng. + Khoảng cách giữa 2 lần đẻ: 11 - 12 tháng. + Tỉ lệ thịt xẻ (móc hàm): 58 - 60%.
  • 44. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 42 Bò Angus Bò Angus đỏ hay còn gọi là bò Red Angus hay còn gọi là bò Úc hoặc gọi là bò cọp, vì bò có hình dáng giống như con cọp con là một giống bò thịt có nguồn gốc từ Tô Cách Lan, đây là giống bò được lại tạo trên nền tảng của giống Bò Angus. Là loại giống chăn nuôi ít tốn kém, ít bệnh tật, có lợi ích kinh tế lớn cho người chăn nuôi. - Nguồn gốc: Vào những năm 1870 của thế kỉ thứ 19, bò Angus được xuất khẩu sang Hoa Kỳ với mục đích lai tạo thí nghiệm. Nhưng sau nhiều năm, bò Angus trở nên phổ biến và nổi tiếng vì chất lượng thịt của nó.
  • 45. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 43 - Đặc điểm: + Màu sắc: Toàn thân bò có màu đen hoặc màu đỏ, vằn vàng đỏ nhạt. + Là giống có ngoại hình, thể chất chắc chắn, khỏe mạnh. + Bò thường không có sừng và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta. + Là loại giống chăn nuôi ít tốn kém, ít bệnh tật, có lợi ích kinh tế lớn cho nhà chăn nuôi. + Bò Red Angus chủ yếu được biết đến như một loại thực phẩm tươi giá trị cao và là loại thịt bò chất lượng cao. + Bò có chất lượng thịt tốt, có vân mỡ trắng xen kẽ trong những thớ thịt giúp thịt mềm và có vị béo rất dễ chịu. + Thịt bò Red Angus có màu đỏ tươi sáng, ngoài ra bò Red Angus có khả năng sinh sản cao và trưởng thành sớm bò red angus. + Giống bò Red Angus con đực trưởng thành nặng đến 1 tấn và tỷ lệ thịt nạc chiếm 70% trọng lượng cơ thể. - Tính năng sản xuất: + Trọng lượng bê sơ sinh: 24 – 30 kg + Trọng lượng 6 tháng tuổi: 150 – 180 kg + Bò đực lúc trưởng thành: 800 – 1000kg + Bò cái lúc trưởng thành: 550 – 700 kg + Tốc độ tăng trưởng nhanh: 1000 gram/ngày + Tốc độ tăng trưởng lúc vỗ béo: 1000 – 2000 gram/ ngày + Tỷ lệ xẻ thịt: trên 70% (60% thịt + 40% xương)
  • 46. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 44 Bò lai Red Angus
  • 47. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 45 Là giống bò lai được tạo ra khi phối giữa bò đực thuần Red Angus với bò cái Lai Sind. Đây là giống có tầm vóc lớn, phàm ăn hơn bò Lai Sind, lớn nhanh và tỷ lệ thịt cao. Nuôi tốt, bò đực có thể đạt khối lượng 250 - 300kg lúc 12 tháng tuổi và 450 - 550kg lúc 24 tháng tuổi; tỷ lệ thịt lọc đạt 42 - 44%. Màu lông nhiều con có sọc vằn như cọp nên ở một số địa phương gọi là giống bò cọp. Giống bò này thích hợp nuôi tại những vùng có điều kiện đất đai trồng cỏ tốt và người chăn nuôi chịu đầu tư thức ăn tinh vì bò lớn nhanh nên đòi hỏi mức dinh dưỡng cao. Hiện giống bònày đang được ưu chuộng tại 1 số nơi như Vĩnh Phúc, Đăk Lăk và Trà Vinh.
  • 48. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 46 Phối giống: Ngoài việc chọn lọc, ghép đôi giao phối thích hợp, tránh đồng huyết thì việc cho bò giao phối đúng thời điểm là hết sức quan trọng. Bò đực bắt đầu phối giống từ 24 - 26 tháng tuổi, thời gian phối giống tốt nhất là từ 2- 6 năm tuổi. Tuổi động dục của bò cái từ 18-24 tháng tuổi, chu kỳ động dục trung bình 21 ngày, thời gian mang thai trung bình từ 281-285 ngày. Thời gian động dục trở lại sau khi sinh con từ 60-70 ngày. Có thể phối giống cho bò cái bằng thụ tinh nhân tạo hoặc trực tiếp. Một bò đực giống có khả năng phối giống cho 25-30 bò cái. Phải có sổ sách theo ngày phối giống, ngày đẻ… Giống bò BBB – Tinh bò BBB Bò lai BBB có cơ bắp phát triển siêu trội, thịt thơm ngon, mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các giống bò khác.
  • 49. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 47 Thực hiệnphối tinh bò thịt BBB thuầnvới giống bò chủ đạo của dự án – là loại bò giống lai Sind để nhằm tạo con lai F1, nhằm tạo con lai F1. Do kết hợp được đặc tính tốt của con bố BBB và bò mẹ lai nên bê F1 sinh ra khỏe mạnh, thích nghi tốt với môi trường sống, tăng trọng nhanh và chất lượng thịt tốt. Bê F1 sơ sinh đã đạt trọng lượng từ 25 – 30kg 1 con, do vậy để lai tạo thành công bò mẹ phải là bò lai có thể trạng tương đương đạt trọng lượng mới đảm bảo khả năng mang thai và sinh ra bê F1 đạt được trọng lượng lớn. Bò cái nền để phối tinh bò BBB phải có nguồn gốc rõ ràng và tính năng sản xuất của đời bố mẹ, nên chọn bò cái nhóm lai Sind có tầm vóc lớn và đã đẻ từ 2 – 6 lứa, có thể chất khỏe mạnh, ngoại hình cân đối, lông óng mượt da mềm, đầu cổ linh hoạt, mắt sáng mõm bẻ, bộ răng còn tốt. Không chọn bò cái có tầm vóc nhỏ dễ
  • 50. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 48 dẫn tới hiện tượng đẻ khó. Bê F1 sau khi nuôi từ 16 – 18 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 430 – 450 kg 1 con, đây là thời điểm có tốc độ tăng trọng nhanh nhất từ 25 – 30 kg 1 con trên 1 tháng. Con lai F1 BBB Thông thường bò BBB có màu lông trắng, xanh lốm đốm hoặc trắng lốm đốm, tuy nhiên bò lai BBB F1 do được lai tạo nên có màu lông đa dạng, nhưng vẫn đảm bảo thể trạng của bò BBB bố, thân hình vạm vỡ hình thể tương đối to. Nếu được lai tạo từ con giống tốt con lai F1 có thể đạt trọng lượng từ 35 – 45 kg 1 con khi mới sinh ra, do vậy quá trình chăm sóc bò mẹ mang thai cần cho bò mẹ ăn đầy đủ thức ăn thô xanh bổ sung thêm thức ăn tinh 1kg 1 con 1 ngày, cung cấp thêm đá liếm hoặc hòa nước muối loãng cho bò uống để bổ sung muối khoáng, đây là cơ sở rất quang trọng để có được bê F1 khỏe mạnh, đảm bảo quá trình nuôi sau này bò khỏe nhanh lớn cho năng xuất thịt cao. Việc chăm sóc bò BBB về cơ bản cũng giống như chăm nuôi các giống bò khác, nhưng luôn phải đảm bảo nguồn cung ứng thức ăn xanh, thức ăn tinh, các
  • 51. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 49 khoáng chất cần thiết nhằm đáp ứng quá trình sinh trưởng và phát triền của bò BBB. c) Chăm sóc nuôi dưỡng: Xây dựng chuồng trại: Cũng như một số kỹ thuật xây chuồng trại cho các loài vật nuôi khác. Điểm cần lưu ý là hướng chuồng, nên làm theo hướng Đông Nam để tránh gió lùa và giữ ấm cho mùa lạnh và mát cho mùa hè. Vật liệu xây chuồng cho bò không quá đắt, có thể tận dụng gỗ, tre, nứa để làm. Xây theo từng ô để dễ quản lý và chăm sóc. Mật độ trung bình 3 – 4 m2/con. Thiết kế hệ thống thoát nước hoạt động hiệu quả tránh tồn đọng nước trên nền chuồng, phải đảm bảo nền chuồng luôn khô ráo, thông thoáng. Trang bị máng ăn với diện tích 0,6 x 1,2m, máng uống 0,6×0,6×0,4m. Thiết kế lắp đặt hầm biogas để xử lý chất thải.
  • 52. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 50 Thức ăn Khác với chăn nuôi bò theo hình thức chăn thả truyền thống trước đây, chăn nuôi bò thịt khá đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao bởi người nuôi không tốn nhiều công chăm sóc chỉ cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong khâu nuỗi dưỡng thì bò sẽ tăng trưởng và phát triển nhanh.
  • 53. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 51 Nguồn thức ăn chủ yếu của bò thịt vẫn là các loại cỏ tươi rơm rạ, cỏ khô, thức ăn xanh thô, củ quả, ngoài ra còn có các loại thức ăn ủ chua, rơm đã được kiểm hóa các loại thức ăn tinh chế. Chăn nuôi bò thịt bằng các thức ăn vỗ béo khác với chăn nuôi bò truyền thống là có bổ sung thêm thức ăn tinh và các phụ phẩm như bống rượu, cám. Dự án sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu từ hình thức thức ăn ủ chua từ ngô và các loại cỏ do chính dự án cung cấp và chế biến. Việc chăm sóc nuôi dưỡng là yếu tố rất quan trọng giúp đàn bò phát triển nhanh. Thời gian vỗ béo thường kéo dài từ 2- 2,5 tháng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả vỗ béo của bò. Chăm sóc nuôi dưỡng bò vỗ béo chủ yếu là cách chọn lựa thức ăn và cách cho bò ăn. Thức ăn của bò vỗ béo chủ yếu là thức ăn thô xanh đây là nguồn thức ăn rất quan trọng đối với bò vỗ béo.
  • 54. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 52 Mặc dù việc cung cấp dinh dưỡng của thức ăn thô xanh không cao nhưng thức ăn thô xanh lại đóng vai trò rất quan trọng giúp cho bò không bị chướng hơi, dạ cỏ do sử dụng quá nhiều thức ăn tinh trong suốt quá trình vỗ béo. Cần cung cấp đầy đủ lượng thức ăn thô xanh có chất lượng tốt đã băm nhỏ và cho bò ăn tự do cả ngày. Đối với thức ăn thô xanh là cỏ tươi khi cắt về nên rửa và phơi tái sau đó cho bò ăn, đảm bảo sạch mầm bệnh giảm chướng hơi, dạ cỏ và ngộ độc. Đối với phụ phẩm như thân lá cây ngô, bẹ ngô có thể cho ăn thẳng sau khi băm nhỏ. Không nên cho bò ăn quá nhiều cây họ đậu như dây lạc, đỗ trong một bữa tối đa chỉ được cho ăn 1/3 khẩu phần dưới 10 kg một bữa để đảm bảo nguồn cỏ cho bò luôn dồi dào quanh năm và phù hợp với hình thức nuôi nhốt. Nên có diện tích đất để trồng cỏ, việc chọn cỏ dễ trồng sinh trưởng và phát triển nhanh cũng rất quan trọng trong chăn nuôi bò thịt. Hiện có nhiều loại cỏ như Va06, Ruzi, cỏ sữa cho năng suất dinh dưỡng cao rất thích hợp để trồng làm thức ăn cho bò. Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ lượng thức ăn thô xanh cho bò thịt, cần bổ sung thêm các loại thức ăn tinh như bột bắp cám gạo, bột mì, thức ăn giàu protein, giàu đạm để nâng cao hiệu quả vỗ béo bò. Ngoài ra, có thể dùng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây bắp, cây mía, để chế biến thành thức ăn, ủ chua để dành cho bò ăn dần vào mùa khô thiếu cỏ. Trước khi bán thịt nếu bò gầy cần vỗ béo khoảng 2 tháng sẽ cho lợi nhuận cao. Trong thời gian vỗ béo bò cần nuôi nhốt hoàn toàn cung cấp thức ăn, nước uống tại truồng. Vỗ béo bò quan trọng nhất là sử dụng lượng thức ăn tinh hợp lý, kết hợp hài hòa với thức ăn thô xanh và các phụ phẩm khác. Đồng thời phải đảm
  • 55. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 53 bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của bò để bò tích lũy tạo thịt trong cơ thể càng nhiều càng tốt. Lưu ý: Luôn luôn có nước sạch trong máng uống trong thời gian vỗ béo. Nên bổ sung từ 20- 30 g muối ăn vào nước uống cho bò mỗi ngày. Ngoài chế độ ăn hợp lý thì thường xuyên theo dõi quản lý chăm sóc bò trong quá trình nuôi vỗ béo bò. Hàng ngày cân lượng thức ăn trước khi cho bò ăn vào buổi sáng ngày hôm trước và thức ăn thừa buổi sáng ngày hôm sau. Cần có sổ ghi chép về tình trạng sức khỏe tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn của bò để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
  • 56. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 54 2.2. Phát triển vùng nguyên liệu - Sử dụng giống cỏ VA06, Ghinê là loại cỏ có khối lượng sinh khối lớn, hàm lượng chất khô và Protein cao, sinh trưởng thích hợp với điều kiện của Lào Cai với diện tích 20 ha đảm bảo cung cấp 5000-6000 tấn thức ăn/năm cho đàn bò của HTX. Sử dụng phân, nước thải của bể Biogas để tưới cho đồng cỏ. a. Giống cỏ Cỏ VAO6 là giống cỏ được lai tạo giữa cỏ voi và cỏ đuôi sói của Châu Mỹ, được đánh giá là vua các loại cỏ. b.Giá trị của giống cỏ VA06 * VA06 làm thức ăn chăn nuôi.
  • 57. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 55 VA06 dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hoà thảo, dạng bụi, mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hoá cao, là thức ăn tốt nhất cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm, và cá trắm cỏ. Trong cỏ có 17 loại axit amin và nhiều loại vitamin. Trong cỏ tươi, hàm lượng protein thô 4.6%, protein tinh 3%, đường 3.02%; Trong cỏ khô, hàm lượng protein thô 18.46%, protein tinh 16.86%, đường tổng số 8.3%. Cỏ VA06 vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô hoặc làm bột cỏ khô dùng để nuôi bò thịt, bò sữa, bò, cừu, thỏ, gà tây, cá trắm cỏ, mà không cần hoặc về cơ bản không cần cho thêm thức ăn tinh vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển bình thường. Hiệu quả về chăn nuôi hơn hẳn các loại cỏ khác, chẳng hạn, cứ 14 kg cỏ tươi thì sản xuất được 1 kg trắm cỏ, 18 kg cỏ tươi thì sản xuất được 1 kg thịt ngỗng. Không những vậy, giống cỏ này có hàm lượng đường cao, giàu dinh dưỡng được các loại vật nuôi như bò, bò, cừu, lợn, lợn rừng, gà tây, cá trắm cỏ rất thích ăn, vật nuôi chóng lớn, khoẻ mạnh. * VA06 có thể dùng làm nguyên liệu giấy và gỗ ván nhân tạo. Theo phân tích của các cơ quan chuyên môn thì độ dài xenlulô 4.4mm, rộng 30 µm, hàm lượng xenlulô 25.28%, là nguyên liệu sản xuất giấy chất lượng cao, thời gian nấu, độ tẩy trắng, hệ số thu hồi bột giấy đều cao hơn các loại nguyên liệu khác như cây tốc sinh dương, cói và các cây hoà thảo khác. Loại cỏ này cũng có thể sản xuất ván nhân tạo chất lượng tốt, với giá rẻ. * Giống cỏ VA06 chịu rét, chịu hạn, có bộ rễ phát triển cực mạnh, dài tới 3-4m, rễ dài nhất tới 5m, mọc tập trung. Đường kính thân 2-3cm, lớn nhất 4cm, chống gió tốt, là cây chống xói mòn có hiệu quả, cũng là một loại cây lý tưởng
  • 58. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 56 trồng trên đất có độ dốc cao, kể cả đất có độ dốc trên 250; trồng làm hàng rào xung quanh vườn quả; trồng ven đê, ven hồ để chống xạt lở, trồng ở vùng đất cát để giữ cát và là cây phủ xanh đất trống đồi trọc. * VA06 là loài thực vật C4 có tác dụng quang hợp rất mạnh, có tác dụng tốt đến việc hấp thụ các khí độc trong không khí. Có thể trồng trên diện tích lớn ở ven đường, xung quanh vùng khai thác khoáng sản, trong công viên lớn để bảo vệ môi trường. * VA06 còn có thể ăn và để nuôi nấm ăn và nấm dược liệu. Ngoài ra, loại cỏ này còn cỏ thể dùng để sản xuất nhiều mặt hàng tiêu dùng khác. c. Đặc tính sinh trưởng của cỏ VA06 * Tính thích ứng rộng, sức chống chịu rất mạnh VA06 có thể trồng được ở hầu hết các loại đất, kể cả đất cát sỏi, đất mặn kiềm nhẹ, chịu được độ pH 4.5. Trên đất khô hạn, đất đọng nước, đất dốc, đất bằng, bờ ruộng, ven đê, ven hồ.... đều có thể sử dụng để trồng loại cỏ này. Giống cỏ VA06 yêu cầu điều kiện môi trường như sau: số ngày nắng trong 1 năm trên 100 ngày, độ cao so với mực nước biển dưới 1500m, nhiệt độ bình quân năm trên 150C, lượng mưa/ năm trên 800mm, số ngày không sương muối/năm trên 300 ngày. Do phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt, nên tỷ lệ sống sau khi trồng rất cao, nói chung trên 98%, ngay trên vùng đất thấp, ẩm ướt và rét, tỷ lệ sống vẫn trên 98%. * Tốc độ sinh trưởng mạnh, sức sinh sản nhanh. ở vùng nhiệt đới, cỏ VA06 có thể sinh trưởng quanh năm, chiều cao thân bình quân 4-5 m, cao nhất đạt 6m, đẻ rất khoẻ, một cây có thể đẻ 20-35 nhánh năm, mức cao nhất là 60 nhánh, 1 ha có thể có 5.25 triệu nhánh, hệ số nhân trên 500 lần. Nếu trồng 1 ha
  • 59. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 57 vào vụ xuân, sau 8 tháng có thể đủ giống trồng trên 300 ha cho năm sau, nếu đủ phân, đủ nước thì năm thứ 2 có thể đủ giống để trồng trên 800 ha. * Kỹ thuật trồng đơn giản, năng suất rất cao. Dùng cách tách chồi hoặc cắt mắt để trồng thì chỉ sau 40 ngày là có thể cắt được lứa đầu. ở các vùng nhiệt đới và một số vùng á nhiệt đới, có thể thu hoạch cỏ quanh năm, năng suất đạt trên 652 tấn/ ha/ năm, Gia cầm và cá trắm đạt 608 tấn/ha/năm.đứng đầu bảng so với năng suất của mọi loại cỏ hoà thảo khác, gấp 20-30 lần năng suất của các loại cỏ họ đậu. Khả năng lưu gốc của cỏ rất tốt, trồng 1 năm thu hoạch liên tục 6-7 năm, từ năm thứ 2 đến năm thứ 6 là thời kỳ cho năng suất cao nhất. Loại cỏ này chủ yếu dùng phương pháp sinh sản vô tính. Do sức chịu rét tốt, nên nói chung khi nhiệt độ trên 00C, cây có thể qua đông, trên 80C cây phát triển thường. Loại cỏ này rất ít bị sâu bệnh, được coi là một loại cỏ trồng ít sâu bệnh nhất. d. Kỹ thuật thâm canh cỏ VA06  Làm đất Trước khi trồng cần cày bừa kỹ. Trên đất bằng nên lên luống để tiện cho việc chăm sóc và tưới tiêu nước. Trồng trên đất dốc, phải trồng theo đường đồng mức, hoặc trồng theo hốc.  Chọn giống - Do trồng bằng hạt thì tỷ lệ nẩy mầm rất thấp, tốc độ sinh trưởng chậm nên chủ yếu dùng cách nhân giống vô tính. Nhân giống bằng cách lấy cây đã thành thục cắt ra từng mắt hoặc tách chồi đem giâm. Nơi có điều kiện thì giâm hom trong bầu, cũng có thể giâm hom trong vườn ươm.
  • 60. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 58 - Thời vụ trồng. Nói chung, trồng tốt nhất vào vụ xuân, bắt đầu từ tháng 2 hàng năm, khi nhiệt độ đã trên 150 C. ở vùng ấm, có thể trồng vào bất cứ mùa nào, khi có mưa. - Chuẩn bị giống. Chọn cây thành thục đạt 6 tháng tuổi, khoẻ, không sâu bệnh, bóc hết lá bẹ ở mầm nách rồi dùng dao sắc cắt thành từng đoạn, cắt nghiêng, mỗi đoạn 1 mắt, trên mỗi mắt có 1 mầm nách, đoạn thân trên của mắt ngắn, đoạn thân dưới của mắt dài hơn để tăng tỷ lệ sống. Nơi có điều kiện dùng bột kíchthích rễ ABT nồng độ 100 ppmngâm 28 giờ (1g bộtkích thích rễ có thể xử lý 3,000-5,000 cây), sau đó xoa tro vào vết cắt hoặc dùng nước vôi sống 20% ngâm 20-30 phút để thanh trùng. Mầm xử lý đến đâu thì trồng đến đó để tránh mất nước. - Chuẩn bị đất giâm. Chọn đất tốt, đủ ánh sáng, tơi xốp để giâm 1ha bón 45 tấn phân chuồng, được rải đều, san phẳng, làm luống rộng 1,5 m, giữa các luống có rãnh thoát nước. - Giâm hom. Đặt hom nghiêng 450, mầm huớng lên phía trên, lấp đất phủ lên mầm 3cm, khoảng cách hom 57cm, sau đó dùng đất lấp hom, rồi tưới ẩm hoặc tưới nước phân loãng. Cũng có thể giâm hom trong bầu có chứa phân mục, mầm sẽ phát triển tốt. - Chăm sóc chồi. Hàng ngày đều phải tưới ẩm, sau 7-10 ngày thì bắt đầu nẩy mầm, thường xuyên xới xáo để giử đất tơi xốp, nếu được bón phân đầy đủ, sau khoảng 20-30 ngày, mầm đã cao 20-25 cm thì ra ngôi. Trong thời kỳ giâm, hom có thể đẻ nhánh, thì tách nhánh để giâm nhằm nâng cao hệ số nhân giống.  Ra ngôi và chăm sóc: - Thời vụ ra ngôi. Có thể ra ngôi quanh năm, trong suốt mùa mưa.
  • 61. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 59 - Mật độ trồng. Nếu trồng để làm thức ăn xanh thì trồng dày một chút khoảng cách cây và hàng là 50 x 66 cm hoặc 33 x 66 cm, mật độ 30.000- 45.000cây/ha. Nếu trồng để lấy hom, làm cây cảnh thì trồng thưa một chút, khoảng cách cây và hàng 80 x 100cm hoặc 70-90 cm, mật độ 12,000- 15,000cây/ha. Nếu trồng làm rào, trồng để chống xói mòn trên đất dốc thì trồng dày, khoảng cách cây và hàng 33 x 40 cm, mật độ xấp xỉ 100,000 cây/1ha. - Bón phân lót. Trước khi ra ngôi mỗi ha bón 30 tấn phân chuồng và 3 tấn super lân, nếu không có phân chuồng thì mỗi hốc bón 100g phân hỗn hợp cùng với 100g supe lân, đảm bảo phân trộn đều dưới đáy hốc để tăng khả năng đẻ nhánh. - Có 3 cách trồng sau: Cách 1: trồng dưới rãnh. Trên ruộng trồng, làm rãnh sâu 14cm, dưới rãnh bón các loại phân lót, sau đó phủ 7cm đất mịn rồi nén nhẹ, đem hom đã chuẩn bị sẵn đặt vào rãnh theo độ nghiêng 450, hoặc đặt hom nằm ngang dưới rãnh, phía trên mầm phủ 7cm đất mịn. Cách 2: trồng theo hốc. Trên ruộng trồng, cuốc hố theo khoảng cách như trên. Nếu trồng trên đồi thì các hốc phải trồng so le theo đường đồng mức. Cách đặt hom như phương pháp trên. Cách 3: tách chồi để trồng. Khi đồng cỏ đã 12 năm tuổi, tách 3/4 số cây liền rễ trong mỗi bụi, chú ý không làm hại rễ. Sau đó ngắt thân non ở phía trên, chỉ giữ phần thân cách gốc 10-15cm. Mỗi cây có thể có tới 12 mầm nách được đem trồng. Nếu rễ quá dài thì dùng kéo cắt bớt. Cách trồng cũng có thể trồng theo rãnh hoặc theo hốc như trên. Cách trồng bằng cây thì tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, nói chung sau 2 tháng có thể cắt lứa đầu.
  • 62. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 60 Tưới nước và bón thúc. Sau khi ra ngôi, nên dùng nước phân loãng để tưới giúp cây mọc rễ nhanh. Nếu gặp hạn, cần tưới 1-2 lần cho đến khi cây có màu xanh.  Chăm sóc. Trồng giặm. Sau khi trồng, chú ý tưới nước giữ ẩm, nếu khuyết cây thì phải giặm bổ sung, đảm bảo mật độ giữ được trên 98%, đạt mức 30,000 -45,000 cây/ha. Trong thời gian ban đầu, phải chú ý làm cỏ 1-2 lần. Lần làm cỏ đầu tiên từ sau khi trồng 1 tháng, kết hợp bón mỗi hốc 10g urê. Lần làm cỏ thứ 2 sau khi trồng 2,5 tháng, là thời kỳ cỏ phát triển nhanh nhất, mỗi cây bón 25g urê, đồng thời vun gốc để cây khỏi bị đổ ngã. Tưới ẩm và bón thúc. Muốn đạt nằng suất cao, nếu gặp khô hạn thì cứ mỗi tuần phải tưới nước 1 lần, nhưng không để đọng nước. Vào mùa mưa phải tiêu thoát nước kịp thời. Muốn có năng suất cao, phải bón thúc nhiều lần để cây đẻ sớm, đẻ khoẻ và sinh trưởng nhanh. Khi cây cao 60cm thì bón phân hữu cơ hoặc phân hỗn hợp. Sau mỗi lần cắt 2 ngày phải xới xáo và bón thúc 1 lần. Mức bón 300-375 kg phân urê/ ha để nâng cao năng suất. Trước khi vào vụ đông, nên bón 1 lần phân chuồng nhằm đảm bảo mầm qua đông và tái sinh năm sau được tốt. Nơi có điều kiện thì sau khi ra ngôi 15 ngày cần bón thúc 1 lần bằng phân phun trên lá để nâng cao năng suất và chất lượng cỏ. Chăm sóc cỏ làm giống. Với ruộng trồng cỏ để làm giống thì chỉ nên cắt 2- 3 lần đầu vào trước tháng 7, sau đó không cắt tiếp mà chỉ bóc lá, nhưng phải trừ lại 6-8 lá trên cây. Mỗi ha bón 750 kg phân lân nung chảy. Khi cây cao đến 180cm trở lên thì thu hết lá ở phần phía dưới để sử dụng, nhưng phải giữ lại lá
  • 63. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 61 bao mầm nách và không làm tổn hại đến lá non. Giữ cho cây khoẻ, không sâu bệnh để làm giống. Phòng trừ sâu bệnh. VA06 chống sâu bệnh rất tốt, nhưng đôi khi cũng bị bệnh thán thư, phấn trắng, sâu xám, rệp, sâu đục thân, chủ yếu hại mầm non, thân. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là giữ vườn cỏ được thông thoáng. Nếu phát sinh sâu bệnh thì dùngcác biện pháp phòng trừ sinh học, hết sức tránh dùng thuốc hoá chất.  Cắt và sử dụng cỏ Thời vụ cắt. Nói chung vào thời vụ cắt cứ 20 - 40 ngày cắt một lần trong các tháng 4-11 hàng năm. Nói chung, nếu nuôi bò, bò, cừu và các gia súc nhai lại khác thì cắt vào lúc cây cao 130-170cm, mỗi năm cắt 5-6 lứa. Nếu nuôi lợn, cá trắm cỏ thì cắt lúc cỏ còn non, ăn hợp khẩu vị. Nói chung, cắt vào lúc cỏ cao 80-120 cm, mỗi năm cắt 7-10 lứa. Khi cắt cỏ thì cắt cách mặt đất 15cm, cắt nhẹ tay, không cắt quá thấp để tránh ảnh hưởng xấu đến tái sinh, tránh cắt vào ngày mưa vì dễ gây sâu bệnh. Năng suất năm đầu của loại cỏ này đạt 652 tấn/ha, từ năm 2-6 có thể đạt 1025 tấn/ ha. Cách sử dụng cỏ. Có 4 cách sử dụng cỏ: dùng làm thức ăn chất lượng tốt để chăn nuôi; trồng để bảo vệ đất chống xói mòn, làm sạch, đẹp môi trường; dùng làm nguyên liệu giấy, ván ép và sản xuất đồ uống. Cắt cỏ xanh để nuôi gia súc, gia cầm. Lá cỏ tươi mềm, nhiều nước, khẩu vị ngon, giàu dinh dưỡng, tỷ lệ tiêu hoá cao là thức ăn xanh tốt nhất để nuôi gia súc, gia cầm ăn cỏ, hàng năm thu vào các tháng từ tháng thứ 4 đến tháng 11, cắt vào lúc cây cao 100 - 150cm, 1 năm cắt 6-8 lứa, nếu chăm sóc tốt có thể cắt trên
  • 64. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 62 10 lứa, đảm bảo 1 ha có thể nuôi 91 bò thịt, hoặc 52 bò sữa, hoặc 588 bò cừu, hoặc 5472 con ngỗng, hoặc 131 con đà điểu, hoặc 43,42 tấn cá trắm. Làm thức ăn ủ xanh. Giống cỏ VA06 có hàm lượng đường cao, ủ xanh rất tốt. Trong thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 8, cỏ phát triển cực nhanh, năng suất rất cao, khi thân cao 150-200cm thì cắt phơi nắng nửa ngày đến 1 ngày, hạ độ ẩm xuống 60%, rồi cắt thành từng đoạn 3cm để ủ xanh giành làm thức ăn trong mùa đông. Trong khi ủ thì cho thêm 1% ure, 3% muối ăn nhằm nâng cao chất lượng thức ăn. Sản xuất cỏ khô xanh. Vào vụ năng suất cao, khi cây cao 150-180cm thì sau khi cắt đem phơi trực tiếp để làm thức ăn khô xanh. Phải chọn ngày nắng, phơi 2-3 ngày, rồi bảo quản trong nhà râm mát, thông thoáng hoặc đánh thành từng đống, đề phòng lên men mốc. Cỏ khô xanh cũng có thể đem nghiền thành bột cỏ để nuôi gia súc, gia cầm. Chế biến thức ăn ủ nhẹ. Khi cây cao 250-300cm thì cắt thành từng đoạn 35 cm sau đó phun vi khuẩn để lên men rồi đem chứa vào bịch được nén chặt, sau 30 ngày có thể lấy ra sử dụng để chăn nuôi Trồng để chống xói mòn. Loại cỏ này có bộ rễ lớn, mọc nhanh, nếu trồng trên đất có độ dốc trên 250, có tác dụng về chống xói mòn rất tốt hoặc trồng ven sông, bãi bồi hoặc nơi dễ sạt lỡ hoặc ở ven đường, có thể bảo vệ tốt môi trường. Trồng cỏ giữ cát chống cát bay cũng có tác dụng tốt. Dùng để phủ xanh đất trống đồi trọc và các khu vực công cộng. Cỏ VA06 có thân cao, màu tro trắng, nhẵn bóng, cũng có giá trị như cây cảnh, có thể trồng để phủ xanh đất trống đồi trọc và xây dựng "rừng cỏ" làm sạch đẹp và chống ô nhiễm môi trường, làm đẹp cảnh quan của các vùng sinh thái.
  • 65. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 63 Dùng sản xuất giấy và ván nhân tạo. Do cỏ VA06 có tốc độ phát triển sinh khối nhanh, có sợi dài, hiệu suất sản xuất bột giấy cao, tính năng tẩy trắng tốt, hàm lượng đường pentosan thấp, cường độ sợi cao... tốt hơn nhiều so với một số loại cây nguyên liệu khác, có thể sản xuất các loại giấy văn hoá phẩm cao cấp. Thân cỏ có thể làm ván nhân tạo có giá rẻ, chất lượng tốt và sản xuất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất các loại hộp đựng thức ăn dùng một lần vừa có giá rẻ mà không gây tổn hại môi trường. Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu. Cỏ VA06 có thể nghiền làm bột cỏ để thay nguyên liệu gỗ, mùn cưa, có thể sản xuất trên 30 loại nấm, trong đó có Trúc tôn là loại nấm ăn cao cấp và nấm Linh chi để làm thuốc. 2.3. Kỹ thuật ủ chua thức ăn xanh Áp dụng quy trình chế biến, bảo quản và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp (cỏ, rơm lúa; thân cây ngô sau thu bắp...) làm thức ăn nuôi bò theo phương pháp phơi khô hoặc ủ men để làm thức ăn dự trữ cho bò vào mùa đông. Áp dụng quy trình chế biến, bảo quản và sử dụng cây thức ăn (cỏ VA06, Ghine), phụ phẩm nông nghiệp (thân cây ngô sau thu bắp, thân lá lạc, ngọn lá
  • 66. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 64 sắn ...) làm thức ăn nuôi bò theo phương pháp ủ chua … để dự trữ thức ăn cho bò vào mùa đông. a) Nguyên lý ủ chua thức ăn xanh Ủ chua thức ăn xanh là một trong các hình thức bảo quản thức ăn cho gia súc và đã có từ rất lâu, đặc biệt là các nước châu Âu và Mỹ, nhằm dự trữ thức ăn cho gia súc vào mùa đông. Ngày nay, việc ủ chua thức ăn xanh đã được sử dụng rộng rãi ngay cả đối với các nước nhiệt đới, nhằm mục đích dự trữ thức ăn cho mùa khô, tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, đảm bảo sự ổn định của nguồn thức ăn, cung cấp cho gia súc vitamin và chất khoáng. Thực chất của việc ủ chua thức ăn là nén chặt thức ăn thô xanh có khả năng lên men trong điều kiện không có không khí. Trong quá trình ủ đó các vi khuẩn biến đổi các đường dễ hoà tan như fructan, sacaroza, glucoza, fructoza, pentoza thành axit lactic, axit axetic và các axit hữu cơ khác. Chính các axit này làm hạ thấp độ pH của môi trường thức ăn ủ chua xuống ở mức 3,8 – 4,5 mà hầu hết các loại vi khuẩn và các enzim của thực vật đều bị ức chế. Do vậy thức ăn ủ có thể bảo quản được trong một thời gian dài. Muốn ủ xanh tốt cần tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn lactic hoạt động vì chỉ có các loại vi khuẩn này mà độ pH mới hạ thấp nhanh và làm giảm tổn thất dinh dưỡng cho phụ phẩm đem ủ. b) Kỹ thuật ủ chua thức ăn Hố ủ cần được đặt ở nơi cao ráo, tránh đọng nước vào mùa mưa, thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn. Tùy vào điều kiện của trang trại chăn nuôi có thể chọn một trong các hình thức hố ủ phù hợp. - Địa điểm + Hố đất: Loại hố này đơn giản, ít tốn kém, nhưng tỷ lê thức ăn hư hỏng ở quanh thành và đáy hố thường cao. Hố đất thích hợp cho các cơ sở chăn nuôi nhỏ chưa có điều kiện đầu tư.
  • 67. Dự án “Nuôi trâu bò sinh sản” 65 + Hố xây: Hố xây bằng gạch tuy có tốn kém về chi phí nhưng đảm bảo tốt được chất lượng thức ăn, hạn chế hư hao thức ăn xung quanh thành và đáy hố. + Dùng túi chất dẻo: Nên chọn túi có màu sẫm, bền và có độ dầy lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm. Ưu điểm của chúng đơn giản, chi phí thấp, dễ làm, dễ buộc kín. Nhưng chúng có nhược điểm dễ rách, khó nén chặt trong quá trình ủ nên thức ăn ủ chua thường không đạt được kết quả như mong muốn. + Ngoài ra, còn có thể sử dụng các loại thùng, can nhựa - Dung tích hố + Hố cần cân đối không được quá lớn gây giảm chất lượng thức ăn khi cho gia súc ăn trong một thời gian dài, nhưng cũng không được quá nhỏ gây lãng phí, tăng tỷ lệ tiếp xúc giữa thức ăn và thành hố dễ gây hư hỏng. + Vì vậy phải tính toán để hố có dung tích vừa phải để có thể ủ được lượng thức ăn đủ cho gia súc ăn trong vòng 10-15 ngày/hố, không nên kéo dài thời gian cho ăn thức ăn một hố đến hàng tháng. - Nguyên liệu ủ Lượng nước thích hợp trong thức ăn nguyên liệu là 65-75%. Trường hợp hàm nước nước quá 75% thì phải phơi héo hay cho thêm bột đường vào. Nếu thức ăn có hàm lượng nước quá thấp thì cần phun thêm nước vào. Việc điều chỉnh lượng nước trong thức ăn cần phải kinh qua kinh nghiệm thực tế mới có thể làm chính xác được. Thức ăn đem ủ cần được chặt ngắn (5-10 cm) để có thể nén được tốt. Nên cắt cỏ vào buổi sáng sớm và phơi ráo trong buổi hôm đó. Lật cỏ khoảng 2 – 3 lần cho kho ráo đều. Đảm bảo cho độ ẩm của cỏ chỉ khoảng 65 – 70%. Dùng tay nắm thật chặt vài lá cỏ trong 1 phút. Khi mở bàn tay ra lá cỏ không xếp nếp rõ ràng, không gãy và không rỉ nước là đạt.