SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 125
Downloaden Sie, um offline zu lesen
2
NỘI DUNG
Tổng quan các vấn đề về Môi trường
Phát triển và Môi trường
Bảo vệ Môi trường và Phát triển bền vững
Bài tập và Thảo luận nhóm
Kiểm tra giữa kỳ và tổng kết, ôn tập, Thi cuối kỳ
3
Chương 1: Tổng quan các vấn đề về môi trường (12 tiết)
1.1. Tổng quan chung
1.1.1. Khái niệm chung về các vấn đề môi trường, suy thoái, ô nhiễm môi trường: và đặc
điểm chung của các nguồn gây ô nhiễm, các tác nhân gây ô nhiễm
1.1.2. Khái niệm chung về tài nguyên thiên nhiên, suy thoái tài nguyên thiên nhiên và
nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
1.2. Môi trường không khí: biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và hệ quả của ô nhiễm không
khí và suy thoái tầng ô zôn
1.3. Suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường nước: biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và
hệ quả
1.4. Suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường đất: biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và
hệ quả
1.5. Suy thoái tài nguyên sinh vật: biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và hệ quả
1.6. Biến đổi khí hậu toàn cầu: biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và hệ quả
1.7. Bài tập nhóm: Suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
4
Chương 2: Phát triển và môi trường (10 tiết)
2.1. Dân số, định cư, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, du lịch và môi trường.
2.2. Phát triển nông nghiệp và môi trường
2.3. Phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và môi trường
2.4. Thể chế, chính sách, Khoa học, công nghệ, Quốc phòng an ninh và môi trường
2.5. Bài tập: Tìm hiểu một vấn đề môi trường trong phát triển theo hướng dẫn của giáo
viên.
5
Chương 3: Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (6 tiết)
3.1. Bảo vệ môi trường: khái niệm và công cụ
3.1.1. Công cụ pháp lí trong bảo vệ môi trường
3.1.2. Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường
3.1.3. Cong cụ quản lý, khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường.
3.2. Các vấn đề về phát triển bền vững:
3.2.1. Phát triển bền vững: khái niệm, nguyên tắc, mục tiêu và các bên liên quan
3.2.2. Thước đo phát triển bền vững
3.3. Bài tập: Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững theo
hướng dẫn của giáo viên.
Giới thiệu môn học
6
Mục tiêu:
• Cung cấp những kiến thức cơ bản về Môi trường
• Tìm hiểu mối quan hệ giữa Môi trường và phát triển
• Tìm hiểu về công tác Bảo vệ môi trường
• Định hướng lối sống thân thiện với môi trường, xây
dựng đạo đức môi trường
Điểm đánh giá chuyên cần: 10%
Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 30%
Thi - đánh giá cuối kỳ: 60%
Thi giữa kỳ sau tuần 3
Thi cuối kỳ theo lịch chung,
(Thi viết)
Phương pháp đánh giá:
Tài liệu học tập
7
Học liệu bắt buộc
1. Tài liệu học tập do giảng viên cung cấp
2. Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thị Phương Loan.
Môi trường và Con người, Nxb. Đại học quốc gia
Hà Nội, 2010
3. Lê Văn Khoa (chủ biên). Khoa học môi trường.
Nxb. Giáo dục. Hà Nội, 2012.
4. Báo cáo hiện trạng môi trường việt nam. Bộ
TN&MT
5. Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972-1992-
2002. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 2002
Học liệu tham khảo
1. Nguyễn Đình Hòe. Môi trường
và phát triển bền vững, Nxb. Giáo
dục, 2006
2. Luật bảo vệ môi trường của Việt
Nam 2020.
3. Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi
trường của Việt Nam, IZO 90xx,
140xx
4. Công ước quốc tế VN tham gia,
Chương trình nghị sự 21, Tuyên bố
thiên niên kỷ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG
8
Bài 1. Tổng quan chung
1.1. Khái niệm chung về các vấn đề môi trường, suy thoái, ô
nhiễm môi trường
1.2. Khái niệm chung về tài nguyên thiên nhiên, suy thoái tài
nguyên thiên nhiên và nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên
Câu hỏi??
1.Môi trường là gì?
2. Vấn đề môi trường xung quanh em quan tâm nhất hiện nay?
3.Tại sao phải bảo vệ Môi trường?
4.Em đã làm gì để bảo vệ Môi trường?
9
1.1. KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG
Môi trường là gì?
+ Theo nghĩa rộng?
+ Theo nghĩa hẹp?
+ Theo luật BVMT 2022
Môi trường gắn với con người:
+ Môi trường tự nhiên
+ Môi trường xã hội
+ Môi trường nhân tạo
10
1.1.1. Các khái niệm về môi trường
11
Môi trường: là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động tới sự
tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát
triển của con người, sinh vật và tự nhiên (Luật BVMT 2020).
MT sống của con người theo nghĩa rộng là cả vũ trụ bao la, bao gồm (các điều
kiện tự nhiên (TN và MT), nhân tạo (công cụ, phương tiện....), XH (tổ chức, thể
chế, luật lệ...) có quan hệ với nhau, bao quanh, có ảnh hưởng tới con người và sự
phát triển của XH loài người.
MT sống của con người theo nghĩa hẹp (gọi tắt là MT) chỉ bao gồm những nhân
tố có liên quan trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người : không
khí, nước, ánh sáng, bức xạ, âm thanh, cảnh quan, đạo đức, tổ chức chính trị, xã
hội... tại vùng mà con người đang sống
Các thành phần môi trường tự nhiên
12
1. Thạch quyển.
2. Sinh quyển.
3. Khí quyển
4. Thủy quyển
5. Thổ quyển
(Một số tài liệu còn phân chia thêm Trí quyển – Băng quyển)
Và theo luật BVMT 2020 thì thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo
thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng
và các hình thái vật chất khác.
The Power of PowerPoint | thepopp.com 13
Chức năng cơ bản của môi trường tự nhiên
14
Chức năng
của
Môi trường
Không
gian sống
cho con
người và
sinh vật
Chứa
đựng và
cung cấp
TNTN
Tiếp nhận,
chứa đựng
và phân
hủy phế
thải
Lưu trữ
và cung
cấp các
nguồn
thông tin
Bảo vệ
1. Môi trường là không gian sống cho muôn loài
15
2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho
đời sống và sản xuất của con người
16
3. MT là nơi chứa đựng, và xử lý các chất phế thải do con người tạo
ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất [Đồng Xử lý]
17
4. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho loài người:
18
- Nơi lưu trữ lịch sử địa chất, tiến hoá của vật chất, sinh vật, loài người.
- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài
động thực vật, các hệ sinh thái, cảnh quan, tôn giáo, văn hoá…
5. Môi trường còn có chức năng bảo vệ:
19
-Cung cấp các chỉ thị không gian, các tín hiệu báo động trước
những hiểm hoạ thiên nhiên như bão, động đất, núi lửa…
-Tạo ra không gian đệm, cung cấp tín hiệu báo động, lá chắn
ôzôn chặn tia tử ngoại ngay từ biên ngoài của bầu khí quyển
sống.
20
Đặc điểm của các chức năng
21
+ Có giới hạn, có điều kiện à phải khai thác thận trọng, có cơ sở khoa
học.
+ Đa dạng, nhưng không đồng thời à khai thác 1 chức năng sẽ có thể
làm mất cơ hội khai thác chức năng khác.
+ Các chức năng có Giá trị sử dụng, Giá trị thị trường, Chi phí cơ hội
khác nhau & Thay đổi theo thời gian à Cần xác định được & lựa chọn
lợi ích tối ưu
Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT
2020 (38 mục trong Điều 3).
22
- Hoạt động bảo vệ môi trường
- Phát triển bền vững
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Tiêu chuẩn môi trường
- Sức khỏe môi trường
- Ô nhiễm môi trường
- Suy thoái môi trường
- Sự cố môi trường
- Chất gây ô nhiễm
- Chất thải
- Chất thải nguy hại
- Công nghiệp môi trường
- Phế liệu
- Sức chịu tải của môi trường
- Kiểm soát ô nhiễm
- Hồ sơ môi trường
- Quan trắc môi trường
- Quy hoạch bảo vệ môi trường
- Đánh giá môi trường chiến lược
- Đánh giá tác động môi trường
- Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi
trường
- Khí nhà kính
- Ứng phó với biến đổi khí hậu
Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT
2020 (Không thay đổi)
23
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc
tính nguy hại khác.
Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm;
Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT
2020
24
Ô nhiễm môi trường
(2014) là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn
môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật; (2022) là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của
thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Suy thoái môi trường
(2014) là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và
sinh vật; (2022) là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
con người, sinh vật và tự nhiên
Sự cố môi trường
(2014) là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái
hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng; (2022) là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến
đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng
Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm;
Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT
2020
25
Chất gây ô nhiễm
là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường
bị ô nhiễm; là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô
nhiễm môi trường
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác; à vật chất ở thể rắn, lỏng, khí
hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc
tính nguy hại khác.
Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác; là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật
liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho
một quá trình sản xuất khác
Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT
2020
26
Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn
bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường;
là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường,
hàm lượng của chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của pháp luật
về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường,
các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn
biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường;
là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các
nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện
trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.
Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT
2020
27
Khí nhà kính là các khí trong khí quyển gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu; là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà
kính
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng
bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi
nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Trong hệ mặt trời, bầu khí quyển của Sao Kim, Sao Hỏa và Titan cũng chứa các khí gây hiệu ứng
nhà kính. Khí nhà kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt Trái Đất trung bình sẽ lạnh
hơn hiện tại khoảng 33 °C
Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT
2020
28
Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích
hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững; là quá trình
nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép giải pháp
bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch.
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa
ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó; là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác
động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng
kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
là việc sắp xếp, định hướng phân bố không gian phân vùng quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và
đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo vệ môi
trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ xác định
Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT
2020
29
Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư
trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư.
Đồng xử lý chất thải là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có để tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất
thải, trong đó chất thải được sử dụng làm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu thay thế hoặc được xử lý.
Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải là việc vận hành nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả và sự phù
hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình xử lý chất thải của chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Cộng đồng dân cư là cộng đồng người sinh sống trên cùng địa bàn thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ
dân phố hoặc điểm dân cư tương tự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kỹ thuật hiện có tốt nhất là giải pháp kỹ thuật tốt nhất được lựa chọn bảo đảm phù hợp với thực tế, hiệu quả
trong phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung gồm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu
chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế .
Chủ dự án đầu tư là chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư của dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công,
đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng.
Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT
2014
30
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế,
bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường (2014).
Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT
2014
31
Sức khỏe môi trường là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành
môi trường có tác động đến sức khỏe và bệnh tật của con người.
Sức chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của môi trường đối
với các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi.
Thông tin môi trường là số liệu, dữ liệu về môi trường dưới dạng
ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.
An ninh môi trường là việc bảo đảm không có tác động lớn của
môi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của
quốc gia.
Nguyên tắc bảo vệ Môi trường.
32
1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo
đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó
với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường
trong lành.
3. Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu
chất thải.
4. Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn
cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.
5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch
sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
6. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên
phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.
7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi
từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường.
8. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải
khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ
chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho
phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết
với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá
trình thực hiện các hoạt động phát triển.
3. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình
đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
4. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai,
minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường,
quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh, chất thải, tăng cường tái sử
dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp vái quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch
sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
6. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi
từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường;
gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại,
khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
7. Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an
ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
33
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra,
giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để xây dựng kỷ cương
và văn hóa bảo vệ môi trường.
3. Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng
lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.
4. Ưu tiên xử lý vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường nguồn
nước; chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường
trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí bảo vệ môi trường được quản lý
thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi trường.
6. Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện
với môi trường.
7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
8. Phát triển khoa học, công nghệ môi trường; ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến,
công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng yêu cầu tốt hơn
về bảo vệ môi trường.
9. Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an
ninh môi trường.
10. Nhà nước ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt
động bảo vệ môi trường.
11. Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo vệ
môi trường.
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện,
kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân
thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo
vệ môi trường.
4. Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường
khu dân cư.
5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường
trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo
vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ
môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
7. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển
giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất;
tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
8. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực
trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
9. Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
10. Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp
theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
11. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Những hành vi bị nghiêm cấm (2014)
34
1. Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2. Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản
lượng theo quy định của pháp luật. (VD: bắt cá ở Nga )
3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
4. Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về
bảo vệ môi trường.
5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại
khác vào đất, nguồn nước và không khí. (nhiệt điện vĩnh tân)
6. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với
con người và sinh vật.
7. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá
quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
8. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Những hành vi bị nghiêm cấm (2014)
35
9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng
nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.(vd: biệt phủ ở chân núi hải vân)
13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm
do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.
15. Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến
gây hậu quả xấu đối với môi trường.
16. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm
trái quy định về quản lý môi trường.
Những hành vi bị nghiêm cấm (2020)
36
1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
3. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết
do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
5. Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
7. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
8. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
và quy định khác của pháp luật có liên quan.
9. Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi
trường.
10. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố
độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
11. Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-
dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
13. Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1.1.2. Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên
37
Trước đây Tài nguyên thiên nhiên được định nghĩa như sau: Là nguồn của cải vật
chất nguyên khai, được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử
dụng được để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống
Hiện nay:
Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng, vật chất, thông tin tự nhiên, tồn
tại khách quan ngoài ý muốn con người, có giá trị tự thân mà con người có thể sử
dụng được trong hiện tại và tương lai để phục vụ cho sự phát triển của xã hội loài
người.
Phân loại tài nguyên thiên nhiên
38
1. Theo dạng tồn tại của vật chất
Theo dạng tồn tại của vật chất
TN
đất
TN
nước
TN
sinh vật
TN
khoáng sản
TN Rừng
TN Biển, và
ven biển
Phân loại tài nguyên thiên nhiên
39
2. Theo khả năng phục hồi của tài nguyên.
Thuộc tính chung của tài nguyên thiên nhiên:
40
-Phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất
-Trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại TNTN
-Phần lớn TNTN có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá
trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử
-Tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người
-Hình thành và phát triển tuân theo sự biến động của tự nhiên và
thời gian
Giá trị của tài nguyên thiên nhiên
41
Giá trị sử dụng trực tiếp: biểu thị nhu cầu sử dụng các yếu tố vật chất của tài nguyên
Giá trị sử dụng gián tiếp: là những giá trị có được từ sự đóng góp của tài nguyên vào
nền kinh tế hiện tại, nhưng không trực tiếp sử dụng các yếu tố vật chất của chúng
Giá trị nhiệm ý: thể hiện nhu cầu sử dụng tài nguyên môi trường trong tương lai
Giá trị tồn tại: biểu hiện quyền được sống còn, tồn tại của các thành phần tài nguyên,
các sinh vật không phải là con người
Giá trị kế thừa: xuất phát từ nhu cầu bảo tồn tài nguyên vì lợi ích của các thế hệ sau
Giá trị của
tài nguyên
thiên nhiên
rừng
42
Dòng tài nguyên trong hệ thống kinh tế
43
TNTN
Hệ thống
SX
Sản
phẩm
Sử dụng sản
phẩm
Rác thải R1 Rác thải R2 Rác thải R3
Tổng lượng rác thải R = R1+R2+R3
Lượng rác thải tỉ lệ thuận với lượng tài nguyên bị khai
thác và số lần khai thác
Giải pháp: Tái chế, tái sử dụng, tái quay vòng tài nguyên trong
hệ thống kinh tế để giảm nhu cầu khai thác tài nguyên, giảm
lượng thải, giảm nguồn gây ô nhiễm MT
Yếu tố hạn chế tái sử dụng tài nguyên:
44
+ Vật chất bị phát tán sau sử dụng è Để thu gom phải tốn tiền &
năng lượng
+ Sau mỗi lần tái chế vật liệu bị suy thoái è Số lần tái chế là có
hạn;
+ Trong sử dụng năng lượng bị biến đổi từ dạng hàm lượng cao sang
thấp hơn èKhông thể tái sử dụng toàn bộ năng lượng đã tiêu thụ
NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN?
Nguyên tắc SD BV TNTN
45
Nguyên tắc SDBV tài nguyên tái tạo?
– Sản lượng khai thác ≤ năng suất tái tạo
– Ko làm tổn thương điều kiện tái tạo
Nguyên tắc SDBV tài nguyên ko tái tạo?
– Tiết kiệm
– NC Công nghệ mới thay thế phù hợp kinh tế, văn hóa
Nguyên tắc SDBV tài nguyên vô tận?
– Khuyến khích tăng dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng
– NC công nghệ mới hấp dẫn, phù hợp kinh tế, văn hóa
1.1.3. Ô nhiễm môi trường, Suy thoái môi trường
46
Khái niệm
ØÔ nhiễm môi trường là sự biến đổi của các
thành phần môi trường không phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi
trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật.
Ø Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất
lượng và số lượng của thành phần môi trường,
gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh
vật.
Phân biệt ô nhiễm và suy thoái môi trường. Ô nhiễm môi trường
và suy thoái môi trường có điểm giống và khác nhau như thế
nào?
47
Tiêu chí phân biệt Ô nhiễm môi trường Suy thoái môi trường
Nguyên nhân
Do xả thải các chất gây ô nhiễm
vào môi trường.
Do khai thác sử dụng quá mức các thành phần
môi trường vượt quá khả năng tái sinh của
chúng.
Mối quan hệ qua lại
Suy thoái môi trường đều là
một trong những nguyên nhân gây
ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường có thể là nguyên nhân
gây ra suy thoái môi trường
Cấp độ biểu hiện
Có thể thể hiện ngay lập tức.
Đột ngột dễ nhận biết hơn.
Biểu hiện từ từ và phải trải qua quá trình suy
thoải cạn kiệt dần.
Có khi sau một thời gian dài con người mới
phát hiện ra.
Biện pháp khắc phục
Xử lý làm sạch môi trường.
Ngăn chặn các hành vi xả thải
trái phép
Khai thác các tài nguyên hợp lý, tiết kiệm kết
hơp cùng với các biện pháp để khôi phục số
lượng và chất lượng.
48
Môi trường chỉ được gọi là ô nhiễm: nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân gây ô nhiễm đạt đến mức
có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
>>>>>> Ô nhiễm môi trường là yếu tố có thể định lượng được
Quá trình hình thành ô nhiễm môi trường
49
Mức độ ô nhiễm đối với chất A
Tích luỹ và
biến đổi của A
Tiêu chuẩn CLMT cho
phép đối với A
Mức độ an toàn đối với chất A
Mức độ ô nhiễm đối với chất A
Chất A vào
môi trường
Chất A ra khỏi
môi trường
Yếu tố gây ô nhiễm (yếu tố A theo hình):
50
-Yếu tố vật lý: bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, nhiệt, điện, từ trường, phóng xạ
-Yếu tố hoá học: các chất khí, lỏng, rắn
-Yếu tố sinh học: vi trùng, ký sinh trùng, virut,….
Tổ hợp các yếu tố trên có thể làm tăng mức độ ô nhiễm lên rất nhiều.
Các cấp độ ô nhiễm MT(Luật BVMT )
51
Khu vực môi trường bị ô nhiễm được phân loại theo 03 mức độ gồm ô nhiễm
môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường đặc biệt
nghiêm trọng.
1. Có Ô nhiễm
1/nhiều chất vượt QC, TC MT
2. Ô nhiễm nghiêm trọng
1/nhiều hóa chất , kim loại nặng ≥3 QC, TC MT
1/nhiều chất gây ON khác ≥ 5 QC, TC MT
3. Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng
1/nhiều hoá chất, kim loại nặng ≥ 5 QC,TCMT
1/nhiều chất gây ON khác ≥ 10 QC, TC MT
Phân loại ô nhiễm
52
a. Theo quy mô, nguồn gây ô nhiễm
b. Theo bản chất nguồn gây ô nhiễm
c. Theo nguồn phát sinh ô nhiễm
d. Theo tác nhân gây ô nhiễm
a) Quy mô, nguồn gây ô nhiễm
53
Nguồn điểm: Các nguồn có thể xác định được vị trí, kích thước, bản chất, lưu
lượng phát thải tác nhân gây ô nhiễm
Các nguồn điểm chủ yếu: VD: ống khói nhà máy, Cống xả nước thải…
54
Nguồn không có điểm: mưa axit, các hoá chất có trong không khí, nước
mưa chảy trên mặt đất và đổ vào các nguồn tiếp nhận…
b) Theo bản chất nguồn gây ô nhiễm
55
Nguồn gốc tự nhiên: lũ bùn đá, lũ quét, giông, bão, sự phun trào của núi lửa, lũ lụt, hoả
hoạn, thối rữa xác động thực vật…
56
Nguồn nhân tạo:
- Chất thải của các nhà máy công nghiệp: chất thải các nhà máy luyện kim, sản
xuất giấy, vật liệu xây dựng, các nhà máy hoá chất…
-Nguồn thải từ các nhà máy nhiệt điện,
-Các hoạt động giao thông vận tải,
-Các hoạt động sản xuất nông nghiệp…
- Y tế, khai khoáng, thương mại dịch vụ…..
Đặc điểm chung: Lượng và cường độ thải lớn, tập trung, thay đôi theo
thời gian, chất thải đa thể, đa dạng
c) Theo đặc điểm nguồn gây ô nhiễm
57
– Sơ cấp - Chất thải trực tiếp gây tác động bất lợi
– Thứ cấp (Chất sơ cấp ko độc, biến đổi trong MT thành chất
độc, Chất sơ cấp gây thay đổi quá trình tự nhiênàgây hại
– Trường diễnà Làm tổn thương hệ sống, giảm sức đề kháng,
giảm khả năng đáp ứng các nhu cầu, gây biến dị bất lợi;
– Cấp diễn à Gây ngộ độc, tử vong cá thể, huỷ diệt quần thể,
HST
– Tích lũy, khuyếch đại sinh học
d) Các tác nhân gây ô nhiễm MT
58
Là các tác nhân (các chất) mà sự có mặt của chúng gây ra sự ô nhiễm môi trường.
Các dạng tác nhân gây ô nhiễm MT:
-Chất thải dạng khí (khí thải): SO2, NO2,CO…
-Chất thải dạng lỏng (nước thải, dung dịch hoá học, chất thải do dệt nhuộm, sản
xuất rượu bia, chế biến thực phẩm
-Chất thải dạng rắn (chất thải rắn): rác
-Chất gây ô nhiễm có chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học (vi sinh vật)
-Chất gây ô nhiễm ở dạng năng lượng: nhiệt độ, bức xạ, âm thanh, tiếng ồn
-Kim loại nặng: Cu, Pb, Cd…
Đặc điểm - Yếu tố quyết định Mức độ nguy hại của 1 chất
59
1. Thể tồn tại (rắn, lỏng, khí,)
2. Dạng tồn tại (đơn/hợp chất)
3. Tính trơ (bền vững trong MT)
4. Tính cháy, nổ
5. Tính ăn mòn (kiềm, axit…)
6. Tính hoạt động (phản ứng tạo
chất thứ cấp nguy hại, nổ)
p/ư quang hóa, thủy phân, trao đổi,
oxy hóa khử
7. Tính độc (đe dọa gây ung thư, viêm, quái
thai, thần kinh, chết…)
Kim loại nặng, HCBVTV , PCB
(Polychlorinated Biphenyl), VOC
(formaldehyte, benzen, axetone…trong chất
tẩy rửa, giặt khô, mực in, mỹ phẩm, nước xịt
phòng, sơn, keo dính, chống thấm..)
9. Tích lũy sinh học, khuyếch đại sinh học
Xâm nhập qua rễ, lá…vào TV
Xâm nhập vào ĐV: qua da, hệ hô hấp, hệ tiêu
hóa…
10. Tính ngoại lai
11. Tính nhân tạo
Yếu tố quyết định khả năng gây hại của chất độc
60
1. Mức độ nguy hại & nồng độ chất gây hại
2. Thời gian tiếp xúc với tác nhân gây hại
3. Khả năng chung tiếp nhận, tích giữ chất gây hại
4. Mức độ nhạy cảm riêng với tác nhân gây hại
5. Con đường chất nguy hại xâm nhập vào cơ thể (qua da, hệ hô hấp,
tiêu hóa)
Phương thức đồng hóa chất gây ST ON của MT
61
1.Tích giữ (sink)
• Tích lũy/tích tụ sinh học è Khuyếch đại/phóng đại sinh
học theo chuỗi thức ăn
• “Chôn” vào đất, vực nước, chứa giữ trong không khí
2. Biến đổi lí học:
– Phát tán, lan truyền trong môi trường (lắng đọng….)
– Phát tán từ môi trường này sang môi trường khác (bay hơi…)
– Phát tán vào vũ trụ
62
3. Biến đổi hóa học
– Quang phân, thủy phân, Ôxy hóa, phản ứng hóa học…
4. Biến đổi sinh học
– Vi sinh (vi khuẩn, nấm mốc) thúc đẩy tốc độ phân hủy sinh học.
– Sinh vật “ăn” chất độc, khoáng hóa thành nước, CO2, vô cơ đơn
giản
Tốc độ đồng hóa phụ thuộc điều kiện, động lực của quá trình
đồng hóa
Hậu quả việc ô nhiễm môi trường
63
ØẢnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và sinh vật
ØTác động tiêu cực đến các hệ sinh thái
ØLàm tăng số lượng và mức độ ảnh hưởng, rủi ro của các tai biến thiên
nhiên
ØGây ra biến đổi khí toàn cầu
ØLàm suy thoái tài nguyên thiên nhiên
ØCản trở các hoạt động dự báo, dự phòng, hạn chế rủi ro
ØGây thiệt hại và tổn thất về kinh tế toàn cầu, tăng chi phí cho việc khắc
phục hậu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Một số nguyên tắc giải quyết vấn đề Ô nhiễm
64
1. Xây dựng mục tiêu, chiến lược, quy hoạch
2. Ban hành văn bản luật, dưới luật về BVMT, QCTCMT
3. Phòng ngừa là chính, Kiểm soát nguồn gây ON
- Giảm phát thải và sản xuất sạch hơn
- Quan trắc giám sát yếu tố ON, hạn chế lan truyền, giảm phơi nhiễm,
- Xử lý làm sạch chất gây ON, khắc phục hậu quả, phục hồi MT
4. Thực thi nguyên tắc “ người gây ON phải chịu trách nhiệm, phải chi trả đầy đủ”
5. Giáo dục truyền thông về môi trường, luật môi trường, Xây dựng đạo đức môi
trường, hành động thích ứng giảm thiểu tác động của ON
6. Hợp tác quốc gia, quốc tế về bảo vệ môi trường
Một số giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
65
66
The Power of PowerPoint | thepopp.com 67
Công nghệ mới, Rác thải thành năng lượng
68
69
Khai thác hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng
mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối.
Những hiểu biết chung về không khí
71
Vai trò của không khí
Không khí là một trong các yếu tố quan trọng mà con người, sinh
vật cần trong suốt cả cuộc đời
Sức khỏe và cảm ứng của con người, sự sinh trưởng và phát triển
của tất cả các loài động, thực vật phụ thuộc rất nhiều vào: thành phần
hỗn hợp của không khí, độ trong sạch và đặc tính lý hóa của nó.
Phân loại và thành phần không khí
72
-Không khí khô: không chứa hơi nước
-Không khí ẩm: thành phần như không khí khô,nhưng chứa lượng hơi nước nhất định.
Thành phần không khí khô:
Tên khí Công thức
phân tử
Tỷ lệ thể tích (%) Tổng trọng lượng
trong khí quyển
(triệu tấn
Ni tơ N2 78,09 3.850.000.000
Oxy O2 20,95 1.180.000.000
Dioxit Cacbon CO2 0,035 2.500.000
Neon Ne 1,8.10-4 64.000
Heli He 5,4.10-4 3700
Metan CH4 2,2.10-4 3700
Argon Ar 0,93 65000000
Kripton Kr 1,5.10-4 15000000
Oxit Nito N2O 10-4 1900
Hydro H2 5.10-5 180
Xelen Xe 8.10-6 1800
Danh mục các tiêu chuẩn
73
1. QCVN 34:2010/BTNMT - QCKTQG về Khí thải công nghiệp lọc hóa dầu đối với bụi và
các chất vô cơ
2. QCVN 23:2009/BTNMT - Khí thải sản xuất xi măng
3. QCVN 22:2009/BTNMT - Khí thải công nghiệp nhiệt điện
4. QCVN 21:2009/BTNMT - Khí thải sản xuất phân bón hóa học
5. QCVN 20:2009/BTNMT - Khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
6. QCVN 19:2009/BTNMT - Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
7. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:
2013/BTNMT
8. QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không
khí xung quanh.
74
TT Thông số
Trung bình 1
giờ
Trung bình 8
giờ
Trung bình 24
giờ
Trung bình
năm
1 SO2 350 - 125 50
2 CO 30.000 10.000 - -
3 NO2 200 - 100 40
4 O3 200 120 - -
5 Tổng bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 100
6 Bụi PM10 - - 150 50
7 Bụi PM2,5 - - 50 25
8 Pb - - 1,5 0,5
Ghi chú: dấu ( - ) là không quy định
1.2. Ô nhiễm môi trường không khí
75
1.2.1. Khái niệm về ô nhiễm không khí
Nhiễm bẩn không khí là:
-Sự có mặt của chất lạ
-Sự biến đổi quan trọng trong thành phần
KK, làm cho nó không sạch, bụi, gây mùi
khó chịu, làm giảm tầm nhìn xa…
ÔN KK: là sự biến đổi của các thành
phần MT KK không phù hợp với QCKT
MT KK và tiêu chuẩn MT KK gây ảnh
hưởng xấu đến con người, sinh vật.
76
Chất ô nhiễm: Chất nào được thải vào không khí với nồng độ đủ để
ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển, sinh
trưởng của động, thực vật, phá hủy vật liệu, làm giảm cảnh quan môi trường…. Là
các chất ô nhiễm
Phân loại
-Dựa vào nguồn gốc phát sinh: ON sơ cấp, thứ cấp
-Dựa theo tính chất vật lý: rắn, lỏng, khí..
-Dựa vào nguồn gốc sử dụng: ô nhiễm từ quá trình đốt, chất ô nhiễm từ quá trình
khác.
Các chất ô nhiễm gây nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển là:
CO2 , SO2, CO, N2O, CFC (clorofluorocacbon)
77
Các chất khí gây ô nhiễm môi trường không khí:
ØChất gây ô nhiễm sơ cấp: những chất trực tiếp phát ra từ các nguồn và bản thân
chúng đã có đặc tính độc hại
ØCác chất gây ô nhiễm thứ cấp: những chất được tạo ra trong khí quyển do tương tác
hoá học giữa các chất gây ô nhiễm sơ cấp với các chất vốn là thành phần của khí quyển
Hệ thống ô nhiễm không khí:
ØNguồn ô nhiễm: nguồn thải ra các chất ô nhiễm
ØKhí quyển: môi trường trung gian vận chuyển các chất ô nhiễm từ nguồn ô nhiễm
đến nguồn tiếp nhận ô nhiễm
ØNguồn tiếp nhận chất ô nhiễm: con người, động thực vật, hệ sinh thái, cảnh quan…
Các khái niệm
78
Lắng đọng ướt
Nguồn nhân tạo
Nguồn tự nhiên
Lắng đọng khô
Nguồn ô nhiễm
Trao đổi khí
“Nước - Khí
quyển”
Các hạt cứng
Gió
Khuếch tán
Khí
Khối lượng không khí
Sự biến đổi lý/hóa của tạp chất
Di chuyển đi các nơi
79
Phân loại ô nhiễm theo:
+ Phân loại ON theo nguồn ON,
- Nguồn ô nhiễm tự nhiên.
- Nguồn ô nhiễm nhân tạo.
+ Phân loại ON theo khu vực: trong nhà - ngoài nhà /đô thị - KCN - làng nghề/
tuyến GT/ nông thôn – nông nghiệp/ vùng khai thác mỏ)
+ Tác nhân gây ON: Sơ cấp, thứ cấp.
80
Nguồn ô nhiễm tự nhiên: đất cát sa mạc, núi lửa phun bụi nham thạch
chứa CO, CO2, và tro bụi, cháy rừng, nước biển bốc hơi và sóng biển mang theo
bụi muối, quá trình phân huỷ động thực vật tự nhiên thải ra NH3, CH4, sấm chớp
làm xuất hiện axit nitric, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm từ vũ trụ…
81
Nguồn ô nhiễm nhân tạo: do các
hoạt động của con người gây ra,
rất đa dạng nhưng chủ yếu là do
các hoạt động công nghiệp, quá
trình đốt cháy các nhiên liệu hoá
thạch (gỗ củi, than đá, dầu mỏ,
khí đốt…), hoạt động của các
phương tiện giao thông vận tải,
nguồn ô nhiễm sinh hoạt…
2. Phân loại ô nhiễm không khí theo khu vực
82
ØÔ nhiễm trong nhà,
Ø Ô nhiễm ngoài nhà
83
Ô nhiễm ngoài nhà
The Power of PowerPoint | thepopp.com 84
ØÔ nhiễm đô thị - khu công nghiệp - làng nghề
ØÔ nhiễm tuyến giao thông
ØÔ nhiễm nông thôn – vùng nông nghiệp
ØÔ nhiễm vùng khai thác mỏ
Ô nhiễm khu đô thị
85
Chủ yếu là do các hoạt động công nghiệp, giao
thông và sinh hoạt.
Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng làm
gia tăng ÔN MTKK, tiếng ồn và rung.
Ở hầu hết các đô thị ở VN: Diện tích mặt bằng
dành cho giao thông chỉ chiếm khoảng 5-8%
tổng mặt bằng đô thị, chưa bằng 1/2 của các
nước đang phát triển, phương tiện giao thông
cá nhân chiếm tỉ lệ cao vì thế trình trạng tắc
đường gia tăng.
Người dân sống trong đô thị bị tác động bởi
nồng độ bụi lơ lửng, tiếng ồn, khí độc quá mức
cho phép.
Ô nhiễm ở các khu công nghiệp
86
• Nguồn ô nhiễm không khí do công nghiệp được tạo thành bởi các quá
trình:
-Đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy nhiệt
-Quá trình bốc hơi, rò rỉ , thất thoát chất độc trên dây truyền sản xuất
-Các ống khói nhà máy thải vào môi trường không khí rất nhiều chất độc
hại
- Các chất thải trong quá trình sản xuất như: nước thải, xỉ thải, rác thải
thải ra môi trường không qua xử lý
• Đặc điểm của chất thải do công nghiệp: có nồng độ chất độc hại cao
và tập trung trong khoảng không gian hẹp, thường là hỗn hợp khí và
hơi độc hại
87
Làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm: mùi hôi từ nguyên liệu tồn đọng lâu
ngày và sự phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải rắn và nước thải. Quá trình
phân hủy các chất hữu cơ yếm khí sinh ra các khí độc ảnh hưởng đến sức khỏe
người dân
Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ: ô nhiễm KK từ khói bụi và
khói lò nung, các lò nung thủ công sử dụng than củi đốt thải ra nhiều bụi, CO,
CO2, SO2
-Tiếng ồn do nổ mìn, hoạt động máy móc như khoan, đục, xay, nghiền….
Ô nhiễm ở các làng nghề
Ô nhiễm không khí do các hoạt động giao thông
88
- Chủ yếu xảy ra trên các tuyến giao thông
- Khí độc hại phát sinh trong quá trình đốt cháy động cơ đốt trong: CO, CO2, hơi
chì, NOx, gây ô nhiễm hành lang giao thông
- Một phần bụi cuốn theo chuyển động của các phương tiện giao thông
- Ô nhiễm tiếng ồn dọc theo trục giao thông
- Vận tải hàng không: các máy bay siêu âm ở độ cao lớn thải ra nhiều khí NOx có
hại cho tầng ôzôn và khí quyển
Ô nhiễm nông thôn – vùng nông nghiệp
89
1. Do các hoạt động chăn nuôi: Khí metan do vật nuôi thải ra chiếm 20% lượng khí
metan toàn cầu, và 75% khí metan thải ra trên thế giới từ chăn nuôi bò
2. Ở Việt Nam: chăn nuôi bò chiếm tỉ lệ lớn nhất trong chăn nuôi đại gia súc 5,54
triệu con, trâu 2,9 triệu con…nên lượng khí thải từ chăn nuôi lớn
3. Khí thải NO, CO2, CH4 từ đất trồng lúa, cỏ, hoa màu, đốt rơm rạ, đốt rác cũng
gây ô nhiễm
4. Cống rãnh, ao hồ, kêch rạch, sông ngòi chứa chất thải cũng gây ô nhiễm trong
quá trình bốc hơi
5. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, diệt cỏ
Ô nhiễm vùng khai thác mỏ
90
• Bụi từ quá trình khai thác, đất đá thải loại, quá trình vận chuyển
khoáng sản đến nơi sản xuất
Gây ô nhiễm bụi ở vùng mỏ và vùng dân cư lân cận
• Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc,
Ti, Mn...Các khoáng vật sulphua có trong than còn chứa Zn, Cd,
HG...làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người
• Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí do nổ mìn khai mỏ
• Ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình khai thác khoáng sản
91
1.Hợp chất oxid & các axit
2. H2S và halogen
3.Hydrocacbon
4.Sinh vật
5.Ánh sáng
6.Bức xạ, nhiệt
7.Khói quang hóa
8.Bụi, sol khí
9.Kim loại nặng
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
92
1. Hợp chất oxit
COx :
- Nguồn gốc từ tự nhiên: núi lửa, cháy rừng, phân huỷ chất hữu cơ, hô hấp…
-Từ các hoạt động nhân tạo: công nghiệp, nổ mìn, khai thác hầm lò, đốt nhiên
liệu hoá thạch (than, dầu, khí tự nhiên) trong các lò hơi công nghiệp để phát điện,
nhiên liệu hoá thạch sử dụng trong sản xuất xi măng, giấy, các sản phẩm dệt,
đường, vật liệu xây dựng, đốt sinh khối, các chất thải trong chế biến nông sản…
ØCacbon đioxyt (CO2 ): là chất khí đóng vai trò chính trong việc gây ra hiệu ứng
nhà kính, làm nhiệt độ trái đất tăng, dẫn đến dâng cao mực nước biển, phá vỡ cân
bằng sinh thái trên TĐ, đặc biệt đối với các HST nhạy cảm, tăng hiệu ứng thiên
tai (lũ lụt, hạn hán…).
+ CO2 có ý nghĩa đối với thực vật thông qua quá trình quang hợp.
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
93
ØÔxit cacbon (CO): hình thành từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hoá thạch thiếu
oxi, đặc biệt CO sinh ra trong trường hợp cháy không hoàn toàn từ các ống khói
nhà máy, ống xả xe máy, ô tô…
+ Ở nồng độ thấp CO không gây độc đối với thực vật vì cây xanh có thể chuyển
hoá sang CO2 và sử dụng cho quá trình quang hợp. Nhưng ở nồng độ cao CO là
loại khí rất độc.
+ Độc hại đối với người và động vật: ở nồng độ 250 ppm có thể gây tử vong cho
người. Ở người và động vật CO kết hợp với hemoglobin Hb trong máu gây thiếu
oxi, mức độ ngộ độc phụ thuộc vào hàm lượng Hb kết hợp với CO.
Giảm độc hại: giảm nồng độ CO trong không khí bằng cách đốt cháy để
ôxi hoá khí này thành CO2
94
Nitơ ôxit NOx : chỉ có NO, NO2 , N2O có số lượng quan trọng và gây bất lợi nhất tới không khí.
-NOx nguồn tự nhiên lớn gấp 10 lần nguồn nhân tạo
N2 + xNO2 ↔ 2NOx
-Nguồn phát sinh NOx nhân tạo: ở các thành phố và khu công nghiệp, nồng độ khí NO khoảng 1 ppm, nồng
độ NO2 khoảng 0,5 ppm
-NO, NO2: các công nghệ cháy nổ và từ quá trình sản xuất, sử dụng hợp chất chứa Nitơ. Hai loại khí này
đóng vai trò tạo ra khói quang hoá
- Khí NO2 phản ứng với các khí gốc hydroxyl (HO) trong khí quyển ® HNO3 và khi trời mưa nước mưa sẽ
rửa trôi không khí bị ô nhiễm chứa khí NO2 và hình thành mưa axit .
-NO gây tác động đến bộ máy hô hấp, nồng độ NO cao có thể gây tử vong.
-N2O: phát thải từ quá trình sử dụng các loại phân đạm khoáng và các quá trình tự nhiên cung cấp khoảng
70-80%, còn lại được sản sinh từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch và là khí góp phần vào hiệu ứng nhà
kính
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
95
Khí sunfurơ (SO2 ): là chất ô nhiễm có nồng độ thấp trong khí quyển, có nguồn gốc
từ núi lửa, quá trình đốt cháy nhiên liệu than đá, dầu, quặng sunfua và các quá trình
sản xuất sử dụng hợp chất có chứa lưu huỳnh…
SO2 + H2O (không khí ẩm) ® H2SO3
SO2 trong khí quyển gặp sấm chớp và mưa tạo thành mưa axit.
SO2 gây hại đối với các công trình kiến trúc, làm giảm tuổi thọ các sản phẩm vải
nilong, tơ nhân tạo, đồ da giày.
SO2 gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của rau quả.
Đối với con người và động vật SO2 kích thích niêm mạc mắt, gây các bệnh về
đường hô hấp, ở nồng độ cao gây bỏng và có thể gây tử vong .
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
96
2. H2S, halogen (flo, clo, brom, iot…),
- H2S: có nguồn gốc từ sự phân huỷ yếm khí chất hữu cơ, có mùi thối, góp
phần gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ trái đất
- Đối với khí clo thường xuất hiện trong tự nhiên hoặc trong các nhà máy
thì khi hít phải một lượng lớn khí này vào cơ thể thì clo sẽ phá hủy niêm
mạc của đường hô hấp.
- Khí Flo khi thải ra môi trường vượt quá mức độ cho phép của quốc tế có
thể phá hủy tầng ozon đó bạn. Còn đối với các nguyên tố halogen khác
thì ít gặp trong tự nhiên.
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
97
3. Hyđrocacbon
Hydrocacbon: Mêtan CH4 và benzen C6H6 gây ô nhiễm KK đáng kể.
-Mêtan CH4 :
+ Có nguồn gốc từ các quá trình biến đổi CHC (lên men đường ruột của động vật, người); phân
giải kỵ khí ở các vùng đất ngập nước; từ quá trình sản xuất công nghiệp, khai thác mỏ, cháy
rừng, đốt nhiên liệu.
+ Mêtan là hợp chất gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn CO2 gấp 30 lần.
-Benzen C6H6 :
+ Có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp, sử dụng xăng.
+ Kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp dễ nổ, gây độc qua đường hô hấp, tiêu hoá, qua da.
Gây chết người nếu nồng độ benzen >60mg/l.
+ Benzen tích luỹ trong mỡ, xương gây ngộ độc kéo dài.
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
98
-Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC: Volatile Organic Compounds là hàm lượng hỗn
hợp các chất hữu cơ độc hại bay lên trong không khí làm ô nhiễm môi trường.
+ VOC là các hóa chất có gốc Carbon, bay hơi rất nhanh. Khi đã lẫn vào không khí,
nhiều loại VOC có khả năng liên kết lại với nhau tạo ra các hợp chất mới.
+ Dung môi toluene, xylene, dung môi xăng thơm lacquer, các hợp chất hữu cơ bay hơi
thoát ra từ quá trình sơn.
+ Nguồn gốc tự nhiên: Đa số các VOCs phát sinh từ thực vật, phát ra chủ yếu từ lá, các
lỗ khí trên lá: tecpen trong hoa, quả, lá, rễ thực vật.
+ Nguồn nhân tạo: Formaldehyde phát ra từ sơn, keo dán, ván tường, gạch trần, sàn,
mỹ phẩm, bông cách nhiệt, từ các sản phẩm tẩy rửa, chất làm lạnh, xăng, dầu, khí
thải ô tô…
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
99
+ Ảnh hưởng của VOC: VOC có thể gây khó chịu mắt và da, các vấn đề liên quan đến
phổi và đường hô hấp, gây nhức đầu, chóng mặt, các cơ bị yếu đi hoặc gan và thận bị hư
tổn.
Một số VOCs bị nghi gây ung thư ở người và đã được cho thấy gây ung thư ở thú vật.
+) Clorofluorocacbon CFC: những hợp chất tổng hợp dùng nhiều trong kỹ nghệ làm
lạnh, bọt xốp cách nhiệt, dung môi, chất mang.
- CFC tồn tại ở dạng sol khí,
-CFC ở trong khí quyển tồn tại lâu, chậm phân huỷ (>100 năm)
-CFC gây tổn thương tầng ozon, tấm lá chắn tia cực tím bảo vệ trái đất
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
100
4. Bụi, Sol khí,
- Bụi là tập hợp các phân tử vật chất dưới dạng khí, rắn, lỏng có kích thước lớn hơn kích thước phân tử nhưng nhỏ hơn 500 µm, bao gồm
các hạt khoáng vô cơ không độc, các hạt hữu cơ như phấn hoa và các chất rắn lơ lửng có thể có tính độc như bụi chì, kim loại
nặng…Nguồn gốc: tự nhiên (núi lửa, bão cát, lốc, gió to…) và nhân tạo,
- Hình dạng: khối, hạt, sợi, tấm mỏng, hạt sắc nhọn (amiang)
-Đặc tính:
+ Bụi lơ lửng có thể di chuyển qua hàng ngàn km, xuyên biển, xuyên biên giới, tồn tại lâu trong khí quyển gây ô nhiễm cho con người
qua đường hô hấp, làm giảm độ trong suốt của khí quyển, giảm tầm nhìn xa
+ Bụi phóng xạ: từ các vụ nổ hạt nhân, lắng đọng xuống đất, tích lũy trong sinh vật và theo chuỗi thức ăn xâm nhập vào nước và gây hại
cho con người.
+ Bụi lắng: kích thước 100-500 µm, kích thước lớn nên nhanh chóng rơi xuống đất gây ô nhiễm đất, nước, hệ sinh thái
-Tác hại: Gây nhiều bệnh nguy hiểm, các hạt nhỏ có thể chui vào phế nang, phổi, gây các bệnh viêm xoang, ho, hen, suyễn…, gây dị
ứng da, hô hấp như phấn hoa, lông súc vật
-Một số loại bụi có tính độc cao: bụi chì, amiang, bụi kim loại nặng, bụi phóng xạ
-Bề mặt các hạt bụi vô cơ không độc có thể hấp phụ các chất gây độc hại, dính bám vi sinh vật gây bệnh và gây hại cho con người, sinh
vật
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
101
Sol khí:
-Là những hạt chất lỏng hoặc rắn cực nhỏ 10-7 – 10-4 cm như sương mù, khói,
có thể mang điện tích, tồn tại ở trạng thái lơ lửng, khó lắng đọng.
-Sol khí có tác dụng hấp thụ và khuếch tán ánh sang mặt trời, giảm tầm nhìn và
giảm độ trong suốt của khí quyển, gây mất vệ sinh…
Tro bay: hạt khoáng nhỏ từ đốt nguyên liệu hóa thạch chứa tro cao (than đá)
thành phần phụ thuộc nhiên liệu, chủ yếu : SiO2, Al2O3, CaO, Fe2O3….
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
102
5. Chất phóng xạ:
Nguồn gốc:
+ Từ các quá trình khai thác quặng tự nhiên.
+ Các khí dung phóng xạ rơi xuống từ các lớp trên của khí quyển do các vụ nổ vũ khí
hạt nhân (mưa phóng xạ).
+ Sử dụng đồng vị phóng xạ trong điều trị các bệnh và nghiên cứu khoa học.
+ Sử dụng đồng vị phóng xạ (làm nguyên tử đánh dấu) trong nông nghiệp và công
nghiệp.
+ Lò phản ứng hạt nhân và thí nghiệm khoa học.
+ Máy gia tốc thực nghiệm.
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
103
- Ảnh hưởng đối với con người:
Các hạt phóng xạ hình thành các ion khi nó phản ứng với các phân tử sinh học. Những ion này sau đó hình thành các
gốc tự do phá hủy protein, màng, acid nucleic, gây tổn thương tế bào ADN dẫn đến ung thư, khuyết tật di truyền đến
các thế hệ sau, có thể gây chết.
Sự tiếp xúc với phóng xạ có thể:
+ Gây rối loạn hệ thần kinh trung ương đặc biệt là ở não nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, hồi hộp, khó ngủ, kén ăn,
mệt mỏi… lượng bức xạ càng nhiều thì các triệu chứng này càng nghiêm trọng và có thể gây chết.
+ Chỗ tia phóng xạ chiếu da sẽ bị bỏng hoặc tấy đỏ, vùng da bị nhiễm xạ có khả năng bị mọc mụn nước, biến thành
màu đỏ, trông giống như tổn thương bị phơi nắng quá lâu. Sau đó có hiện tượng ngứa ngáy khó chịu, thậm chí bong
da.
+ Ảnh hưởng tới cơ quan tạo máu, gây thiếu máu, lượng hồng cầu bị suy giảm, làm cho lượng bạch cầu giảm dẫn đến
làm giảm khả năng chống bệnh viêm nhiễm, gây bệnh máu trắng. Cơ thể gầy yếu, sút cân, dần dần suy nhược toàn bộ
cơ thể hoặc bị nhiễm trùng nặng rồi chết.
+ Ảnh hưởng lâu dài khi bị nhiễm chất phóng xạ là ung thư: ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư da, ung thư
tuyến giáp, ung thư xương…
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
104
-Ảnh hưởng đối với sinh vật:
Phóng xạ hủy hoại các cơ thể sống bởi vì nó khơi mào các phản
ứng hóa học độc hại đối với các mô tế bào
Tia X, tia α, tia β, tia γ hoặc nơtron đều nguy hiểm với các tổ chức
sống. Nó gây ion hóa và hủy hoại tế bào, gây những đột biến di truyền
quan trọng.
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
105
6. Sinh vật
-Xâm nhập qua không khí qua nhiều đường: trực tiếp từ vật sang người mang mầm bệnh, phát tán từ đất…
-Càng gần mặt đất VSV trong không khí càng nhiều, phát tán càng kém do đó nguy cơ gây bệnh của VSV càng cao
-Không khí vùng biển, núi cao ít bụi và vi khuẩn gây bệnh hơn
-Ở đô thị, nơi đông dân, các điểm nút giao thông có nhiều VSV gây bệnh hơn
-Gây bệnh qua đường hô hấp là chủ yếu: siêu vi khuẩn cúm, siêu vi khuẩn gây sởi, đậu mùa, quai bị, virus viêm não động
vật, virus cúm lợn, bào tử nấm mốc…
- Ngoài ra còn lông động vật, phấn hoa, hương hoa có thể gây dị ứng, kích ứng da....
Thời gian tồn tại của một số vi khuẩn gây bệnh trong không khí:
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
106
7.Ánh sáng, bức xạ, nhiệt
+) Chiếu sáng nhân tạo: làm thay đổi quang chu kỳà mất năng suất loài nhạy cảm thay đổi tập tính, khả năng nhìn của SV…
+) Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt (năng lượng nhiệt) dưới dạng sóng điện từ (tia hồng ngoại – Infra Red) xuyên qua khoảng
không
Nhiệt bức xạ không nhìn thấy được và không có nhiệt độ, thức chất là một dạng truyền năng lượng.
Chỉ khi tia bức xạ đập vào một bề mặt, năng lượng bức xạ mới sinh ra nhiệt làm cho bề mặt này nóng lên.
Tác hại: Say nắng/Cảm nóng/Bỏng nhiệt
-Hiện tượng nghịch nhiệt: sự tăng nhiệt độ theo độ cao. Nghịch nhiệt nảy sinh khi:
+ Không khí bị lạnh đi ở phía dưới (do ảnh hưởng của nhân tố bức xạ)
+ Không khí nóng ở phía trên
+ cũng như khi xuất hiện bình lưu nóng hay không khí lạnh
Nghịch nhiệt có ảnh hưởng đặc biệt đối với sự phát tán chất ô nhiễm trong không khí của tầm cao này mà
hậu quả là làm cản trở sự phát tán, gây nồng độ đậm đặc nơi gần mặt đất.
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
107
Đảo nhiệt hình thành khi bức xạ mặt trời bị các kiến trúc xây dựng, đường sá, vỉa hè...
giữ lại thay vì được hấp thu vào đất, nước, cây cỏ hay được phản chiếu trở lại không
gian để gió mang đi và nhiệt độ khu vực này cao hơn so với khu vực lân cận 3-4 độ.
+ Bình thường, các loại khí thải, bụi ô nhiễm sẽ bốc lên cao. Song khi gặp tiết trời nắng
nóng, nhiệt độ bề mặt đất ở vùng đô thị tăng cao. Khói bụi, khí thải lúc này sẽ lơ lửng ở
một khoảng không nhất định. Không khí đi kèm là khói bụi do đốt rơm rạ ở các vùng
nông thôn lân cận cũng xâm lấn dần vào nội thành thành phố. Đây chính là căn nguyên
chủ yếu làm xuất hiện hiện tượng sương khói đặc trong không khí hay còn gọi là hiện
tượng đảo nhiệt.
+ Các nguyên tố, chất độc ô nhiễm như: CO, CO2, SO, SO2... Khi lởn vởn trong không
khí, nó rất dễ gây hại cho sức khỏe con người qua con đường hô hấp. Cơ thể ta, nhất là
trẻ nhỏ (có sức đề kháng yếu) nếu hít phải nó hồi lâu sẽ khó tránh khỏi các triệu chứng:
viêm họng, viêm mũi, tức ngực, khó thở, cay mắt.
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
108
8. Sương mù quang hóa
-Sương khói: sự kết hợp giữa khói, sương, một số chất ô nhiễm khác
-Sương khói quang hóa (photochemical smog): hình thành vào ban ngày, mùa
hè khi có mật độ giao thông cao, chủ yếu ở các khu vực đô thị.
Hydrocabon hoạt hóa + NOx Các chất ô nhiễm thứ cấp có tính oxy hóa
cao (formandehyt, andehyt, peroxyaxetyl nitrat – PAN C2H3O5N). Tập hợp các
chất trên gọi là khói quang hóa
- Khí quang hóa có màu nâu đục gây sạm lá, giòn lá, phai màu lá, hạn chế quá
trình trao đổi chất ở thực vật, gây cay, đau mắt, ho, đau đầu, mệt mỏi, bệnh
phổi…
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
Tia UV
109
-Sương khói Luân đôn
Đám sương khói khổng lồ là sự kiện ô nhiễm không khí nghiêm trọng ảnh hưởng đến London trong
tháng 12 năm 1952 làm khoảng 5000 người chết.
+ Bản chất: Sương + Khói + có H2SO4 + SO2
+ Nguyên nhân:
Hiện tượng đảo nhiệt: ban đêm mùa đông, không khí lạnh tập trung gần mặt đất
Ban ngày mặt trời phá vỡ hiện tượng đảo nhiệt gây ra sương mù dày
Gió thổi ngược, hoặc không thổi làm sương kết hợp với khói đốt than và hơi nước sẽ bao quanh khói than
SO2 trong khí thải đốt than hòa tan trong lớp nươc và tham gia phản ứng tạo H2SO4. Nồng độ SO2 vượt
quá tiêu chuẩn.
+ Ảnh hưởng đến hệ hô hấp, nhiều người tử vong, che tầm nhìn…
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
110
Tiếng ồn:
-Tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được sắp xếp không có trật tự, gây
cảm giác khó chịu cho người nghe, gây ức chế hệ thần kinh, cản trở mọi hoạt động của con
người, có thể gây điếc tai…
-Nguồn ô nhiễm tiếng ồn: máy bay, hoạt động công nghiệp, sản xuất, xây dựng, giao thông…
-Mức độ ô nhiễm tiếng ồn:
+ 40-50 dB: không gây hậu quả xấu
+ >50 dB: gây rối loạn một số quá trình thần kinh ở vỏ não
+ 58-63 dB: giảm sức nghe
+ >80 dB giảm sự chú ý, thay đổi huyết áp
+ > 150 dB như bom, súng, sấm sét…: rách màng nhĩ, chảy máu tai, đau nhức giữ dội
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
111
112
Độ ẩm, mưa
-Độ ẩm lớn, các hạt bụi lơ lửng trong không khí có thể liên kết với nhau thành
các hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất.
-Độ ẩm lớn tạo điều kiện cho các VSV phát triển nhanh chóng, bám vào các hạt
bụi ẩm lơ lửng trong không khí làm lan truyền đi xa và truyền nhiễm bệnh.
-Độ ẩm tác dụng hóa học với các chất khí thải công nghiệp (SO2, SO3 hóa hợp
với H2O tạo thành H2SO3 và H2SO4)
-Mưa làm sạch môi trường không khí nhưng mưa kéo theo các hạt bụi và hòa
tan một số chất độc hại rơi xuống đất làm ô nhiễm đất và nước
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
113
Ô nhiễm mùi: mùi hôi ai ngửi cũng thấy khó chịu
-Mùi hôi có nguồn gốc từ sông ngòi, nguồn nước dưới đất tỏa ra, phát ra từ
các nhà vệ sinh công cộng trong thành phố, từ các đống rác thải, từ sự phân
hủy xác động thực vật…
-Các khí hôi độc hại: khí hidrosunfua H2S mùi trứng thối, hơi nhựa đường,
khí ethalin, acrolein
-Ảnh hưởng đến sức khỏe: ngửi nhiều mùi hôi sẽ dễ bị đau đầu, buồn nôn,
chán ăn…
-Ô nhiễm mùi còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thần kinh con người
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
114
CFC & Suy thoái tầng ôzôn
Tầng ôzôn ở tầng bình lưu (10 - 15 km từ mặt đất) được tạo thành bới 3
nguyên tử oxi (O3), là khí màu xanh sáng, Ozon là khí không bền, liên tục
được sinh ra và bị phá hủy. Mật độ ozon tập trung nhiều ở hai cực
Vai trò của tầng ôzôn: lọc các tia có hại UV-B gây nguy hiểm cho thảm thực
vật và gây ung thư, đục thủy tinh thể ở người, ngăn 97-99% tia cực tím của
bức xạ mặt trời.
Khi bề dày lớp ôzôn giảm xuống thấp hơn 2/3 bề dày bình thường thì gọi là
suy thoái tầng ôzôn.
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
115
Nguyên nhân và Quá trình suy giảm tầng ôzôn
Quá trình suy giảm tần ôzôn phát triển do sự có mặt của các chất khí CFC từ các ngành công nghiệp
lạnh, thiết bị lạnh trong khí quyển, các chất ODS (ôzôn depleting substances) như methyl bromid làm thuốc trừ
sâu, halons trong bình chữa cháy, methyl chloroform làm dung môi trong nhiều ngành công nghiệp sau nhiều
năm tích tụ sẽ xâm nhập vào tầng ôzôn, gây phản ứng và làm suy thoái tầng ôzôn.
Việc tăng lượng phát thải CO2 vào khí quyển, xả khói bụi và các chất hóa học vào không khí với hàm
lượng vượt mức quy định gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng ôzôn.
Quá trình
Các nguyên tử Cl, F, Br có trong một số hợp chất bền, đăc biệt là CFC đi vào tầng bình lưu và được các tia cực
tím giải phóng. Các chất này là xúc tác phá hủy phân tử ôzôn
Cl + O3 -à O2 + ClO
O nguyên tử + ClO --à O2 + Cl
1 nguyên tử CL có thể phân hủy 100 000 phân tử ôzôn
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
116
Nam cực
Bắc cực
Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
117
Ảnh hưởng của suy thoái tầng Ozon
Mất cân bằng bức xạ >> biến đổi khí hậu, Tăng nhiệt độ trái đất
Tăng UV-B >>> hình thành O3 trong tầng đối lưu >> tích lũy O3
Tăng UV gây bỏng, ung thư da, phổi, bạch tạng….. Ức chế hệ thống miễn dịch làm giảm sức đề
kháng,
Ozon giảm mỗi 1 % làm tăng UV mặt đất 2%
Nồng độ ôzôn từ 0,3-0,8 ppm gây bất lợi cho sức khỏe con người và động vật ( tiêu diệt tế bào da,
gây bệnh truyền nhiễm, ung thư ác tính, đục thủy tinh thể…)
Thực vật trên cạn và thủy sinh: giảm sự sinh trưởng của thực vật, ức chế quang hợp, nồng độ 0,2
ppm gây nguy hại cho cà chua, thuốc lá, đậu Hà lan…, giảm lượng thực vật phù du do đó giảm lượng hải sản
Ảnh hưởng đến chất lượng không khí
Giảm sức đề kháng, phá hủy ADN, hủy diệt quần thể sinh vật nổi và các cá thể non
Hiệu ứng nhà kính
118
CÁC
ĐẶC
TRƯNG
VẬT
LÝ
CỦA
KHÔNG
KHÍ
Nhiệt độ
(lên cao 100m
↓ 0,6oC)
Độ ẩm
Các bức xạ
Tốc độ chuyển
động KK
Áp suất khí quyển:
- Ở 0oC, ngang
mặt biển: 760mmHg.
- ↑ 10,5m →↓ 1mm Hg
Điện tích khí quyển
-Ion nhẹ: 400-2000/ml
-N/n > 10-20: Ô nhiễm
Bức xạ vô tuyến
(100.000km-0,1mm) Nhiệt
Nhiệt
Kích thích
Kích thích
Phóng xạ
Bức
xạ
mặt
trời
Hồng ngoại
(2.800-760 Nm)
Nhìn thấy
(760-400 Nm)
Tử ngoại
(400-1 Nm)
Bx
ion
hóa
Tia Rơnghen
(1-0,001 Nm)
Tia Gamma
(≤0,001 Nm)
Hiệu ứng nhà kính
119
Hiệu ứng nhà kính
120
Một vài sự cố môi trường không khí
121
Thảm họa rò rỉ thuốc trừ sâu tại Bhopal, Ấn Độ.
Thảm họa Bhopal là một thảm họa công nghiệp xảy ra tại nhà máy sản xuất
thuốc trừ sâu sở hữu và điều hành bởi Union Carbide (UCIL) ở Bhopal,
Madhya Pradesh, Ấn Độ ngày 3/12/1984.
Khoảng 12 giờ trưa, nhà máy rò rỉ ra khí Methyl isocyanate (MIC) và các khí
độc khác, gây ra phơi nhiễm trên 500,000 người. Đánh giá chính thức ban đầu
về số người chết là 2.259 người, phía chính quyền bang Madhya Pradesh đã xác
nhận tổng số 3737 cái chết liên quan đến vụ rò rỉ khí ga này.
25 năm sau vụ rò rỉ, 390 tấn các chất hóa học độc hại bị bỏ lại tại nhà máy của
UCIL tiếp tục rò rỉ và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm của khu vực, ảnh hưởng
đến hàng ngàn cư dân Bhopal, những người phụ thuộc vào nguồn nước ngầm.
122
Thảm họa Nguyên tử Chernobyl.
Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26/4/1986 khi nhà máy
điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần
của Liên bang Xô viết) bị nổ.
Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng
lượng hạt nhân mà hậu quả đến giờ vẫn chưa kết thúc. Do không có
tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra
nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinav,
Anh quốc, và đông Hoa Kỳ.
Một vài sự cố môi trường không khí
123
Thảm họa mây đioxin tại Seveso, Italia
Ngày 10 tháng 07 năm 1976 xảy ra vụ nổ lớn tại nhà máy hóa chất tại Seveso,
miền Bắc Italia. Vụ nổ đã khiến cả thị trấn này chìm trong những cuộn mây
đioxin trắng màu trắng dày đặc.
Những đám mây đioxin trước hết ảnh hưởng đến động vật, hàng loạt các vật
nuôi trong nhà đến gia súc, gia cầm đã chết. Sau đó 4 ngày, con người bắt đầu
cảm nhận được tác động xấu của những đám mây này, bắt đầu bằng những
triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, mờ mắt, đặc biệt đối với trẻ em. Mây
độc còn khiến phát sinh thêm hội chứng lở loét trên da tên là “Chloracne” (gây
chứng hồng ban dạng trứng cá do tiếp xúc với chất Clo)
Một vài sự cố môi trường không khí
Giải pháp chung kiểm soát ô nhiễm môi trường KK
124
1 – Quản lý và kiểm soát chất lượng MT không khí bằng các luật lệ, chỉ thị, tiêu chuẩn
chất lượng môi trường không khí
MỤC 2 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ (Điều 12, 13, 14 – Luật BVMT 2020)
Điều 12. Quy định chung về bảo vệ môi trường không khí
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát
thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo
quy định của pháp luật.
2. Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục
và công bố theo quy định của pháp luật.
3. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời
nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.
4. Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo quy
định của pháp luật.
Giải pháp chung kiểm soát ô nhiễm môi trường KK
125
1 – Quản lý và kiểm soát chất lượng MT không khí bằng các luật lệ, chỉ thị, tiêu chuẩn chất
lượng môi trường không khí
MỤC 2 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ (Điều 12, 13, 14 – Luật BVMT 2020)
Điều 13. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí – trong đó có 5 ý chính
1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí gồm Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi
trường không khí và kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh. Kế hoạch quốc gia
về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Kế
hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải phù hợp với Kế hoạch quốc gia về quản
lý chất lượng môi trường không khí, quy hoạch tỉnh, là căn cứ để tổ chức thực hiện và quản lý chất lượng
môi trường không khí.
2. Thời hạn của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí là 05 năm. Thời hạn của kế
hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xác định trên cơ sở phạm vi, mức độ ô
nhiễm không khí, giải pháp quản lý, cải thiện và điều kiện, nguồn lực thực hiện của địa phương.
3. Quy định các nội dung chính của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí
4. Quy định nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh 5. Chính phủ
quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí.
5. Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi
trường không khí.
126
2 – Giảm xả thải vào không khí bằng cách giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm
tiêu thụ đặc biệt là tiêu thu năng lượng, dùng công nghệ sạch, xử lý, lọc chất thải khí, tái
sử dụng chất thải, kiểm soát thải tại nguồn
3 – Phân tán chất thải từ nguồn bằng cách tăng chiều cao ống khói, thiết lập các vùng
đệm, cách ly có tính tới điều kiện phát tán chất thải tại nguồn (gió, độ cao ống khói…)
4 – Áp dụng các biện pháp công nghệ, lắp đặt các thiết bị thu lọc bụi và xử lý khí độc hại
trước khi thải ra không khí. Phát triển các công nghệ không khói
5 – Quy hoạch điểm thải hợp lý, kiểm soát thải theo vùng xung quanh
6 – Quy hoạch xây dựng đô thị và khu công nghiệp trên quan điểm hạn chế ô nhiễm
không khí khu dân cư
Giải pháp chung kiểm soát ô nhiễm môi trường KK
127
7 – Trồng rừng và các băng cây xanh để lọc chất ô nhiễm, xây dựng các
công viên, hàng rào cây xanh, cây trồng hai bên đường để hạn chế bụi,
tiếng ồn, cải thiện chất lượng không khí thông qua sự hấp thụ CO2 trong
quang hợp
8 – Xây dựng các công cụ luật pháp, kinh tế trong quản lý môi trường
9 – Giáo dục môi trường các cấpđể thiết lập nền tảng đạo đức môi
trường và các hành vi thân thiện môi trường một cách tự giác, khoa học,
hợp lý
10 – Giải quyết đồng bộ các vấn đề về ô nhiễm môi trường nước và đất
Giải pháp chung kiểm soát ô nhiễm môi trường KK

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Tuan 1 va 2 2023.pdf

Bai thi viet thuong
Bai thi viet thuongBai thi viet thuong
Bai thi viet thuongTào Biên
 
luat bao ve moi truong
luat bao ve moi truongluat bao ve moi truong
luat bao ve moi truongvinhphu68
 
Luat bao ve_moi_truong_9228
Luat bao ve_moi_truong_9228Luat bao ve_moi_truong_9228
Luat bao ve_moi_truong_9228hoangtruc
 
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trườngMối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trườngnataliej4
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải n...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải n...Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải n...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải n...NuioKila
 
Bài Giảng Khoa Học Môi Trường Huế.pdf
Bài Giảng Khoa Học Môi Trường Huế.pdfBài Giảng Khoa Học Môi Trường Huế.pdf
Bài Giảng Khoa Học Môi Trường Huế.pdfThanhUyn12
 
2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese
2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese
2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnameseHgamar
 
Luat-bao-ve-moi-truong-환경보호법.pdf
Luat-bao-ve-moi-truong-환경보호법.pdfLuat-bao-ve-moi-truong-환경보호법.pdf
Luat-bao-ve-moi-truong-환경보호법.pdfBrianJung33
 
03b vitm florian general csr presentation v nese
03b vitm florian general csr presentation v nese03b vitm florian general csr presentation v nese
03b vitm florian general csr presentation v neseduanesrt
 
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Hoi dap ve quan ly moi truong
Hoi dap ve quan ly moi truongHoi dap ve quan ly moi truong
Hoi dap ve quan ly moi truonglethao1491
 
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1Long Hoang Van
 
Mt t rong xay dung
Mt t rong xay dungMt t rong xay dung
Mt t rong xay dungvudat11111
 
Chào mừng đến với bình nguyên vô tận.pptx
Chào mừng đến với bình nguyên vô tận.pptxChào mừng đến với bình nguyên vô tận.pptx
Chào mừng đến với bình nguyên vô tận.pptxHiuMim
 
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nướcTiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nướcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docLuận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docsividocz
 
Môi trường đối với sức khoẻ của trẻ
Môi trường đối với sức khoẻ của trẻMôi trường đối với sức khoẻ của trẻ
Môi trường đối với sức khoẻ của trẻLe Khac Thien Luan
 
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019phamhieu56
 

Ähnlich wie Tuan 1 va 2 2023.pdf (20)

Bai thi viet thuong
Bai thi viet thuongBai thi viet thuong
Bai thi viet thuong
 
luat bao ve moi truong
luat bao ve moi truongluat bao ve moi truong
luat bao ve moi truong
 
Luat bao ve_moi_truong_9228
Luat bao ve_moi_truong_9228Luat bao ve_moi_truong_9228
Luat bao ve_moi_truong_9228
 
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trườngMối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải n...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải n...Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải n...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý chất thải n...
 
Bài Giảng Khoa Học Môi Trường Huế.pdf
Bài Giảng Khoa Học Môi Trường Huế.pdfBài Giảng Khoa Học Môi Trường Huế.pdf
Bài Giảng Khoa Học Môi Trường Huế.pdf
 
2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese
2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese
2014 luat bvmt-lep-2014-in-vietnamese
 
Luat-bao-ve-moi-truong-환경보호법.pdf
Luat-bao-ve-moi-truong-환경보호법.pdfLuat-bao-ve-moi-truong-환경보호법.pdf
Luat-bao-ve-moi-truong-환경보호법.pdf
 
03b vitm florian general csr presentation v nese
03b vitm florian general csr presentation v nese03b vitm florian general csr presentation v nese
03b vitm florian general csr presentation v nese
 
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Hoi dap ve quan ly moi truong
Hoi dap ve quan ly moi truongHoi dap ve quan ly moi truong
Hoi dap ve quan ly moi truong
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
 
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
Chương 1 gioi thieu ve kinh te moi truong1
 
Mt t rong xay dung
Mt t rong xay dungMt t rong xay dung
Mt t rong xay dung
 
Chào mừng đến với bình nguyên vô tận.pptx
Chào mừng đến với bình nguyên vô tận.pptxChào mừng đến với bình nguyên vô tận.pptx
Chào mừng đến với bình nguyên vô tận.pptx
 
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nướcTiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docLuận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
 
Môi trường đối với sức khoẻ của trẻ
Môi trường đối với sức khoẻ của trẻMôi trường đối với sức khoẻ của trẻ
Môi trường đối với sức khoẻ của trẻ
 
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi trường Tài liệu Tập huấn_10301612052019
 

Tuan 1 va 2 2023.pdf

  • 1. 2 NỘI DUNG Tổng quan các vấn đề về Môi trường Phát triển và Môi trường Bảo vệ Môi trường và Phát triển bền vững Bài tập và Thảo luận nhóm Kiểm tra giữa kỳ và tổng kết, ôn tập, Thi cuối kỳ
  • 2. 3 Chương 1: Tổng quan các vấn đề về môi trường (12 tiết) 1.1. Tổng quan chung 1.1.1. Khái niệm chung về các vấn đề môi trường, suy thoái, ô nhiễm môi trường: và đặc điểm chung của các nguồn gây ô nhiễm, các tác nhân gây ô nhiễm 1.1.2. Khái niệm chung về tài nguyên thiên nhiên, suy thoái tài nguyên thiên nhiên và nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên 1.2. Môi trường không khí: biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và hệ quả của ô nhiễm không khí và suy thoái tầng ô zôn 1.3. Suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường nước: biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và hệ quả 1.4. Suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường đất: biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và hệ quả 1.5. Suy thoái tài nguyên sinh vật: biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và hệ quả 1.6. Biến đổi khí hậu toàn cầu: biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và hệ quả 1.7. Bài tập nhóm: Suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
  • 3. 4 Chương 2: Phát triển và môi trường (10 tiết) 2.1. Dân số, định cư, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, du lịch và môi trường. 2.2. Phát triển nông nghiệp và môi trường 2.3. Phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và môi trường 2.4. Thể chế, chính sách, Khoa học, công nghệ, Quốc phòng an ninh và môi trường 2.5. Bài tập: Tìm hiểu một vấn đề môi trường trong phát triển theo hướng dẫn của giáo viên.
  • 4. 5 Chương 3: Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (6 tiết) 3.1. Bảo vệ môi trường: khái niệm và công cụ 3.1.1. Công cụ pháp lí trong bảo vệ môi trường 3.1.2. Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường 3.1.3. Cong cụ quản lý, khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường. 3.2. Các vấn đề về phát triển bền vững: 3.2.1. Phát triển bền vững: khái niệm, nguyên tắc, mục tiêu và các bên liên quan 3.2.2. Thước đo phát triển bền vững 3.3. Bài tập: Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững theo hướng dẫn của giáo viên.
  • 5. Giới thiệu môn học 6 Mục tiêu: • Cung cấp những kiến thức cơ bản về Môi trường • Tìm hiểu mối quan hệ giữa Môi trường và phát triển • Tìm hiểu về công tác Bảo vệ môi trường • Định hướng lối sống thân thiện với môi trường, xây dựng đạo đức môi trường Điểm đánh giá chuyên cần: 10% Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 30% Thi - đánh giá cuối kỳ: 60% Thi giữa kỳ sau tuần 3 Thi cuối kỳ theo lịch chung, (Thi viết) Phương pháp đánh giá:
  • 6. Tài liệu học tập 7 Học liệu bắt buộc 1. Tài liệu học tập do giảng viên cung cấp 2. Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thị Phương Loan. Môi trường và Con người, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2010 3. Lê Văn Khoa (chủ biên). Khoa học môi trường. Nxb. Giáo dục. Hà Nội, 2012. 4. Báo cáo hiện trạng môi trường việt nam. Bộ TN&MT 5. Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972-1992- 2002. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 2002 Học liệu tham khảo 1. Nguyễn Đình Hòe. Môi trường và phát triển bền vững, Nxb. Giáo dục, 2006 2. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam 2020. 3. Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của Việt Nam, IZO 90xx, 140xx 4. Công ước quốc tế VN tham gia, Chương trình nghị sự 21, Tuyên bố thiên niên kỷ
  • 7. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG 8 Bài 1. Tổng quan chung 1.1. Khái niệm chung về các vấn đề môi trường, suy thoái, ô nhiễm môi trường 1.2. Khái niệm chung về tài nguyên thiên nhiên, suy thoái tài nguyên thiên nhiên và nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
  • 8. Câu hỏi?? 1.Môi trường là gì? 2. Vấn đề môi trường xung quanh em quan tâm nhất hiện nay? 3.Tại sao phải bảo vệ Môi trường? 4.Em đã làm gì để bảo vệ Môi trường? 9
  • 9. 1.1. KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG Môi trường là gì? + Theo nghĩa rộng? + Theo nghĩa hẹp? + Theo luật BVMT 2022 Môi trường gắn với con người: + Môi trường tự nhiên + Môi trường xã hội + Môi trường nhân tạo 10
  • 10. 1.1.1. Các khái niệm về môi trường 11 Môi trường: là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động tới sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (Luật BVMT 2020). MT sống của con người theo nghĩa rộng là cả vũ trụ bao la, bao gồm (các điều kiện tự nhiên (TN và MT), nhân tạo (công cụ, phương tiện....), XH (tổ chức, thể chế, luật lệ...) có quan hệ với nhau, bao quanh, có ảnh hưởng tới con người và sự phát triển của XH loài người. MT sống của con người theo nghĩa hẹp (gọi tắt là MT) chỉ bao gồm những nhân tố có liên quan trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người : không khí, nước, ánh sáng, bức xạ, âm thanh, cảnh quan, đạo đức, tổ chức chính trị, xã hội... tại vùng mà con người đang sống
  • 11. Các thành phần môi trường tự nhiên 12 1. Thạch quyển. 2. Sinh quyển. 3. Khí quyển 4. Thủy quyển 5. Thổ quyển (Một số tài liệu còn phân chia thêm Trí quyển – Băng quyển) Và theo luật BVMT 2020 thì thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.
  • 12. The Power of PowerPoint | thepopp.com 13
  • 13. Chức năng cơ bản của môi trường tự nhiên 14 Chức năng của Môi trường Không gian sống cho con người và sinh vật Chứa đựng và cung cấp TNTN Tiếp nhận, chứa đựng và phân hủy phế thải Lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin Bảo vệ
  • 14. 1. Môi trường là không gian sống cho muôn loài 15
  • 15. 2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người 16
  • 16. 3. MT là nơi chứa đựng, và xử lý các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất [Đồng Xử lý] 17
  • 17. 4. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho loài người: 18 - Nơi lưu trữ lịch sử địa chất, tiến hoá của vật chất, sinh vật, loài người. - Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái, cảnh quan, tôn giáo, văn hoá…
  • 18. 5. Môi trường còn có chức năng bảo vệ: 19 -Cung cấp các chỉ thị không gian, các tín hiệu báo động trước những hiểm hoạ thiên nhiên như bão, động đất, núi lửa… -Tạo ra không gian đệm, cung cấp tín hiệu báo động, lá chắn ôzôn chặn tia tử ngoại ngay từ biên ngoài của bầu khí quyển sống.
  • 19. 20
  • 20. Đặc điểm của các chức năng 21 + Có giới hạn, có điều kiện à phải khai thác thận trọng, có cơ sở khoa học. + Đa dạng, nhưng không đồng thời à khai thác 1 chức năng sẽ có thể làm mất cơ hội khai thác chức năng khác. + Các chức năng có Giá trị sử dụng, Giá trị thị trường, Chi phí cơ hội khác nhau & Thay đổi theo thời gian à Cần xác định được & lựa chọn lợi ích tối ưu
  • 21. Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT 2020 (38 mục trong Điều 3). 22 - Hoạt động bảo vệ môi trường - Phát triển bền vững - Quy chuẩn kỹ thuật môi trường - Tiêu chuẩn môi trường - Sức khỏe môi trường - Ô nhiễm môi trường - Suy thoái môi trường - Sự cố môi trường - Chất gây ô nhiễm - Chất thải - Chất thải nguy hại - Công nghiệp môi trường - Phế liệu - Sức chịu tải của môi trường - Kiểm soát ô nhiễm - Hồ sơ môi trường - Quan trắc môi trường - Quy hoạch bảo vệ môi trường - Đánh giá môi trường chiến lược - Đánh giá tác động môi trường - Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường - Khí nhà kính - Ứng phó với biến đổi khí hậu
  • 22. Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT 2020 (Không thay đổi) 23 Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm;
  • 23. Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT 2020 24 Ô nhiễm môi trường (2014) là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật; (2022) là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. Suy thoái môi trường (2014) là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật; (2022) là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên Sự cố môi trường (2014) là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng; (2022) là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm;
  • 24. Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT 2020 25 Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm; là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác; à vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác; là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác
  • 25. Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT 2020 26 Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường; là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường; là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.
  • 26. Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT 2020 27 Khí nhà kính là các khí trong khí quyển gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu; là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Trong hệ mặt trời, bầu khí quyển của Sao Kim, Sao Hỏa và Titan cũng chứa các khí gây hiệu ứng nhà kính. Khí nhà kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt Trái Đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33 °C
  • 27. Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT 2020 28 Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững; là quá trình nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó; là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững. là việc sắp xếp, định hướng phân bố không gian phân vùng quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ xác định
  • 28. Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT 2020 29 Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư. Đồng xử lý chất thải là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có để tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải, trong đó chất thải được sử dụng làm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu thay thế hoặc được xử lý. Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải là việc vận hành nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả và sự phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình xử lý chất thải của chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp. Cộng đồng dân cư là cộng đồng người sinh sống trên cùng địa bàn thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố hoặc điểm dân cư tương tự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kỹ thuật hiện có tốt nhất là giải pháp kỹ thuật tốt nhất được lựa chọn bảo đảm phù hợp với thực tế, hiệu quả trong phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung gồm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế . Chủ dự án đầu tư là chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư của dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng.
  • 29. Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT 2014 30 Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường (2014).
  • 30. Khái niệm về các vấn đề Môi trường trong luật BVMT 2014 31 Sức khỏe môi trường là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành môi trường có tác động đến sức khỏe và bệnh tật của con người. Sức chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi. Thông tin môi trường là số liệu, dữ liệu về môi trường dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự. An ninh môi trường là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia.
  • 31. Nguyên tắc bảo vệ Môi trường. 32 1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. 2. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành. 3. Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải. 4. Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia. 5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 6. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường. 7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường. 8. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. 2. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển. 3. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành. 4. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh, chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải. 5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp vái quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 6. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 7. Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
  • 32. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường 33 1. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa bảo vệ môi trường. 3. Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. 4. Ưu tiên xử lý vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường nguồn nước; chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. 5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí bảo vệ môi trường được quản lý thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi trường. 6. Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường. 7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường. 8. Phát triển khoa học, công nghệ môi trường; ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng yêu cầu tốt hơn về bảo vệ môi trường. 9. Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường. 10. Nhà nước ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường. 11. Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường. 1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường. 2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường. 3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. 4. Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư. 5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường. 6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường. 7. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường. 8. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 9. Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường. 10. Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư. 11. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
  • 33. Những hành vi bị nghiêm cấm (2014) 34 1. Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên. 2. Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật. (VD: bắt cá ở Nga ) 3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 4. Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường. 5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí. (nhiệt điện vĩnh tân) 6. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật. 7. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 8. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • 34. Những hành vi bị nghiêm cấm (2014) 35 9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. 10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép. 11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.(vd: biệt phủ ở chân núi hải vân) 13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. 14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người. 15. Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường. 16. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.
  • 35. Những hành vi bị nghiêm cấm (2020) 36 1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường. 3. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. 4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí. 5. Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. 7. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế. 8. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan. 9. Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường. 10. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 11. Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô- dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên. 13. Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. 14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • 36. 1.1.2. Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên 37 Trước đây Tài nguyên thiên nhiên được định nghĩa như sau: Là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống Hiện nay: Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng, vật chất, thông tin tự nhiên, tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người, có giá trị tự thân mà con người có thể sử dụng được trong hiện tại và tương lai để phục vụ cho sự phát triển của xã hội loài người.
  • 37. Phân loại tài nguyên thiên nhiên 38 1. Theo dạng tồn tại của vật chất Theo dạng tồn tại của vật chất TN đất TN nước TN sinh vật TN khoáng sản TN Rừng TN Biển, và ven biển
  • 38. Phân loại tài nguyên thiên nhiên 39 2. Theo khả năng phục hồi của tài nguyên.
  • 39. Thuộc tính chung của tài nguyên thiên nhiên: 40 -Phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất -Trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại TNTN -Phần lớn TNTN có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử -Tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người -Hình thành và phát triển tuân theo sự biến động của tự nhiên và thời gian
  • 40. Giá trị của tài nguyên thiên nhiên 41 Giá trị sử dụng trực tiếp: biểu thị nhu cầu sử dụng các yếu tố vật chất của tài nguyên Giá trị sử dụng gián tiếp: là những giá trị có được từ sự đóng góp của tài nguyên vào nền kinh tế hiện tại, nhưng không trực tiếp sử dụng các yếu tố vật chất của chúng Giá trị nhiệm ý: thể hiện nhu cầu sử dụng tài nguyên môi trường trong tương lai Giá trị tồn tại: biểu hiện quyền được sống còn, tồn tại của các thành phần tài nguyên, các sinh vật không phải là con người Giá trị kế thừa: xuất phát từ nhu cầu bảo tồn tài nguyên vì lợi ích của các thế hệ sau
  • 41. Giá trị của tài nguyên thiên nhiên rừng 42
  • 42. Dòng tài nguyên trong hệ thống kinh tế 43 TNTN Hệ thống SX Sản phẩm Sử dụng sản phẩm Rác thải R1 Rác thải R2 Rác thải R3 Tổng lượng rác thải R = R1+R2+R3 Lượng rác thải tỉ lệ thuận với lượng tài nguyên bị khai thác và số lần khai thác Giải pháp: Tái chế, tái sử dụng, tái quay vòng tài nguyên trong hệ thống kinh tế để giảm nhu cầu khai thác tài nguyên, giảm lượng thải, giảm nguồn gây ô nhiễm MT
  • 43. Yếu tố hạn chế tái sử dụng tài nguyên: 44 + Vật chất bị phát tán sau sử dụng è Để thu gom phải tốn tiền & năng lượng + Sau mỗi lần tái chế vật liệu bị suy thoái è Số lần tái chế là có hạn; + Trong sử dụng năng lượng bị biến đổi từ dạng hàm lượng cao sang thấp hơn èKhông thể tái sử dụng toàn bộ năng lượng đã tiêu thụ NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN?
  • 44. Nguyên tắc SD BV TNTN 45 Nguyên tắc SDBV tài nguyên tái tạo? – Sản lượng khai thác ≤ năng suất tái tạo – Ko làm tổn thương điều kiện tái tạo Nguyên tắc SDBV tài nguyên ko tái tạo? – Tiết kiệm – NC Công nghệ mới thay thế phù hợp kinh tế, văn hóa Nguyên tắc SDBV tài nguyên vô tận? – Khuyến khích tăng dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng – NC công nghệ mới hấp dẫn, phù hợp kinh tế, văn hóa
  • 45. 1.1.3. Ô nhiễm môi trường, Suy thoái môi trường 46 Khái niệm ØÔ nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Ø Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
  • 46. Phân biệt ô nhiễm và suy thoái môi trường. Ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường có điểm giống và khác nhau như thế nào? 47 Tiêu chí phân biệt Ô nhiễm môi trường Suy thoái môi trường Nguyên nhân Do xả thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường. Do khai thác sử dụng quá mức các thành phần môi trường vượt quá khả năng tái sinh của chúng. Mối quan hệ qua lại Suy thoái môi trường đều là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường có thể là nguyên nhân gây ra suy thoái môi trường Cấp độ biểu hiện Có thể thể hiện ngay lập tức. Đột ngột dễ nhận biết hơn. Biểu hiện từ từ và phải trải qua quá trình suy thoải cạn kiệt dần. Có khi sau một thời gian dài con người mới phát hiện ra. Biện pháp khắc phục Xử lý làm sạch môi trường. Ngăn chặn các hành vi xả thải trái phép Khai thác các tài nguyên hợp lý, tiết kiệm kết hơp cùng với các biện pháp để khôi phục số lượng và chất lượng.
  • 47. 48 Môi trường chỉ được gọi là ô nhiễm: nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân gây ô nhiễm đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. >>>>>> Ô nhiễm môi trường là yếu tố có thể định lượng được
  • 48. Quá trình hình thành ô nhiễm môi trường 49 Mức độ ô nhiễm đối với chất A Tích luỹ và biến đổi của A Tiêu chuẩn CLMT cho phép đối với A Mức độ an toàn đối với chất A Mức độ ô nhiễm đối với chất A Chất A vào môi trường Chất A ra khỏi môi trường
  • 49. Yếu tố gây ô nhiễm (yếu tố A theo hình): 50 -Yếu tố vật lý: bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, nhiệt, điện, từ trường, phóng xạ -Yếu tố hoá học: các chất khí, lỏng, rắn -Yếu tố sinh học: vi trùng, ký sinh trùng, virut,…. Tổ hợp các yếu tố trên có thể làm tăng mức độ ô nhiễm lên rất nhiều.
  • 50. Các cấp độ ô nhiễm MT(Luật BVMT ) 51 Khu vực môi trường bị ô nhiễm được phân loại theo 03 mức độ gồm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng. 1. Có Ô nhiễm 1/nhiều chất vượt QC, TC MT 2. Ô nhiễm nghiêm trọng 1/nhiều hóa chất , kim loại nặng ≥3 QC, TC MT 1/nhiều chất gây ON khác ≥ 5 QC, TC MT 3. Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng 1/nhiều hoá chất, kim loại nặng ≥ 5 QC,TCMT 1/nhiều chất gây ON khác ≥ 10 QC, TC MT
  • 51. Phân loại ô nhiễm 52 a. Theo quy mô, nguồn gây ô nhiễm b. Theo bản chất nguồn gây ô nhiễm c. Theo nguồn phát sinh ô nhiễm d. Theo tác nhân gây ô nhiễm
  • 52. a) Quy mô, nguồn gây ô nhiễm 53 Nguồn điểm: Các nguồn có thể xác định được vị trí, kích thước, bản chất, lưu lượng phát thải tác nhân gây ô nhiễm Các nguồn điểm chủ yếu: VD: ống khói nhà máy, Cống xả nước thải…
  • 53. 54 Nguồn không có điểm: mưa axit, các hoá chất có trong không khí, nước mưa chảy trên mặt đất và đổ vào các nguồn tiếp nhận…
  • 54. b) Theo bản chất nguồn gây ô nhiễm 55 Nguồn gốc tự nhiên: lũ bùn đá, lũ quét, giông, bão, sự phun trào của núi lửa, lũ lụt, hoả hoạn, thối rữa xác động thực vật…
  • 55. 56 Nguồn nhân tạo: - Chất thải của các nhà máy công nghiệp: chất thải các nhà máy luyện kim, sản xuất giấy, vật liệu xây dựng, các nhà máy hoá chất… -Nguồn thải từ các nhà máy nhiệt điện, -Các hoạt động giao thông vận tải, -Các hoạt động sản xuất nông nghiệp… - Y tế, khai khoáng, thương mại dịch vụ….. Đặc điểm chung: Lượng và cường độ thải lớn, tập trung, thay đôi theo thời gian, chất thải đa thể, đa dạng
  • 56. c) Theo đặc điểm nguồn gây ô nhiễm 57 – Sơ cấp - Chất thải trực tiếp gây tác động bất lợi – Thứ cấp (Chất sơ cấp ko độc, biến đổi trong MT thành chất độc, Chất sơ cấp gây thay đổi quá trình tự nhiênàgây hại – Trường diễnà Làm tổn thương hệ sống, giảm sức đề kháng, giảm khả năng đáp ứng các nhu cầu, gây biến dị bất lợi; – Cấp diễn à Gây ngộ độc, tử vong cá thể, huỷ diệt quần thể, HST – Tích lũy, khuyếch đại sinh học
  • 57. d) Các tác nhân gây ô nhiễm MT 58 Là các tác nhân (các chất) mà sự có mặt của chúng gây ra sự ô nhiễm môi trường. Các dạng tác nhân gây ô nhiễm MT: -Chất thải dạng khí (khí thải): SO2, NO2,CO… -Chất thải dạng lỏng (nước thải, dung dịch hoá học, chất thải do dệt nhuộm, sản xuất rượu bia, chế biến thực phẩm -Chất thải dạng rắn (chất thải rắn): rác -Chất gây ô nhiễm có chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học (vi sinh vật) -Chất gây ô nhiễm ở dạng năng lượng: nhiệt độ, bức xạ, âm thanh, tiếng ồn -Kim loại nặng: Cu, Pb, Cd…
  • 58. Đặc điểm - Yếu tố quyết định Mức độ nguy hại của 1 chất 59 1. Thể tồn tại (rắn, lỏng, khí,) 2. Dạng tồn tại (đơn/hợp chất) 3. Tính trơ (bền vững trong MT) 4. Tính cháy, nổ 5. Tính ăn mòn (kiềm, axit…) 6. Tính hoạt động (phản ứng tạo chất thứ cấp nguy hại, nổ) p/ư quang hóa, thủy phân, trao đổi, oxy hóa khử 7. Tính độc (đe dọa gây ung thư, viêm, quái thai, thần kinh, chết…) Kim loại nặng, HCBVTV , PCB (Polychlorinated Biphenyl), VOC (formaldehyte, benzen, axetone…trong chất tẩy rửa, giặt khô, mực in, mỹ phẩm, nước xịt phòng, sơn, keo dính, chống thấm..) 9. Tích lũy sinh học, khuyếch đại sinh học Xâm nhập qua rễ, lá…vào TV Xâm nhập vào ĐV: qua da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa… 10. Tính ngoại lai 11. Tính nhân tạo
  • 59. Yếu tố quyết định khả năng gây hại của chất độc 60 1. Mức độ nguy hại & nồng độ chất gây hại 2. Thời gian tiếp xúc với tác nhân gây hại 3. Khả năng chung tiếp nhận, tích giữ chất gây hại 4. Mức độ nhạy cảm riêng với tác nhân gây hại 5. Con đường chất nguy hại xâm nhập vào cơ thể (qua da, hệ hô hấp, tiêu hóa)
  • 60. Phương thức đồng hóa chất gây ST ON của MT 61 1.Tích giữ (sink) • Tích lũy/tích tụ sinh học è Khuyếch đại/phóng đại sinh học theo chuỗi thức ăn • “Chôn” vào đất, vực nước, chứa giữ trong không khí 2. Biến đổi lí học: – Phát tán, lan truyền trong môi trường (lắng đọng….) – Phát tán từ môi trường này sang môi trường khác (bay hơi…) – Phát tán vào vũ trụ
  • 61. 62 3. Biến đổi hóa học – Quang phân, thủy phân, Ôxy hóa, phản ứng hóa học… 4. Biến đổi sinh học – Vi sinh (vi khuẩn, nấm mốc) thúc đẩy tốc độ phân hủy sinh học. – Sinh vật “ăn” chất độc, khoáng hóa thành nước, CO2, vô cơ đơn giản Tốc độ đồng hóa phụ thuộc điều kiện, động lực của quá trình đồng hóa
  • 62. Hậu quả việc ô nhiễm môi trường 63 ØẢnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và sinh vật ØTác động tiêu cực đến các hệ sinh thái ØLàm tăng số lượng và mức độ ảnh hưởng, rủi ro của các tai biến thiên nhiên ØGây ra biến đổi khí toàn cầu ØLàm suy thoái tài nguyên thiên nhiên ØCản trở các hoạt động dự báo, dự phòng, hạn chế rủi ro ØGây thiệt hại và tổn thất về kinh tế toàn cầu, tăng chi phí cho việc khắc phục hậu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
  • 63. Một số nguyên tắc giải quyết vấn đề Ô nhiễm 64 1. Xây dựng mục tiêu, chiến lược, quy hoạch 2. Ban hành văn bản luật, dưới luật về BVMT, QCTCMT 3. Phòng ngừa là chính, Kiểm soát nguồn gây ON - Giảm phát thải và sản xuất sạch hơn - Quan trắc giám sát yếu tố ON, hạn chế lan truyền, giảm phơi nhiễm, - Xử lý làm sạch chất gây ON, khắc phục hậu quả, phục hồi MT 4. Thực thi nguyên tắc “ người gây ON phải chịu trách nhiệm, phải chi trả đầy đủ” 5. Giáo dục truyền thông về môi trường, luật môi trường, Xây dựng đạo đức môi trường, hành động thích ứng giảm thiểu tác động của ON 6. Hợp tác quốc gia, quốc tế về bảo vệ môi trường
  • 64. Một số giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường 65
  • 65. 66
  • 66. The Power of PowerPoint | thepopp.com 67
  • 67. Công nghệ mới, Rác thải thành năng lượng 68
  • 68. 69 Khai thác hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối.
  • 69. Những hiểu biết chung về không khí 71 Vai trò của không khí Không khí là một trong các yếu tố quan trọng mà con người, sinh vật cần trong suốt cả cuộc đời Sức khỏe và cảm ứng của con người, sự sinh trưởng và phát triển của tất cả các loài động, thực vật phụ thuộc rất nhiều vào: thành phần hỗn hợp của không khí, độ trong sạch và đặc tính lý hóa của nó.
  • 70. Phân loại và thành phần không khí 72 -Không khí khô: không chứa hơi nước -Không khí ẩm: thành phần như không khí khô,nhưng chứa lượng hơi nước nhất định. Thành phần không khí khô: Tên khí Công thức phân tử Tỷ lệ thể tích (%) Tổng trọng lượng trong khí quyển (triệu tấn Ni tơ N2 78,09 3.850.000.000 Oxy O2 20,95 1.180.000.000 Dioxit Cacbon CO2 0,035 2.500.000 Neon Ne 1,8.10-4 64.000 Heli He 5,4.10-4 3700 Metan CH4 2,2.10-4 3700 Argon Ar 0,93 65000000 Kripton Kr 1,5.10-4 15000000 Oxit Nito N2O 10-4 1900 Hydro H2 5.10-5 180 Xelen Xe 8.10-6 1800
  • 71. Danh mục các tiêu chuẩn 73 1. QCVN 34:2010/BTNMT - QCKTQG về Khí thải công nghiệp lọc hóa dầu đối với bụi và các chất vô cơ 2. QCVN 23:2009/BTNMT - Khí thải sản xuất xi măng 3. QCVN 22:2009/BTNMT - Khí thải công nghiệp nhiệt điện 4. QCVN 21:2009/BTNMT - Khí thải sản xuất phân bón hóa học 5. QCVN 20:2009/BTNMT - Khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ 6. QCVN 19:2009/BTNMT - Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ 7. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05: 2013/BTNMT 8. QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
  • 72. 74 TT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ Trung bình năm 1 SO2 350 - 125 50 2 CO 30.000 10.000 - - 3 NO2 200 - 100 40 4 O3 200 120 - - 5 Tổng bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 100 6 Bụi PM10 - - 150 50 7 Bụi PM2,5 - - 50 25 8 Pb - - 1,5 0,5 Ghi chú: dấu ( - ) là không quy định
  • 73. 1.2. Ô nhiễm môi trường không khí 75 1.2.1. Khái niệm về ô nhiễm không khí Nhiễm bẩn không khí là: -Sự có mặt của chất lạ -Sự biến đổi quan trọng trong thành phần KK, làm cho nó không sạch, bụi, gây mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn xa… ÔN KK: là sự biến đổi của các thành phần MT KK không phù hợp với QCKT MT KK và tiêu chuẩn MT KK gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
  • 74. 76 Chất ô nhiễm: Chất nào được thải vào không khí với nồng độ đủ để ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển, sinh trưởng của động, thực vật, phá hủy vật liệu, làm giảm cảnh quan môi trường…. Là các chất ô nhiễm Phân loại -Dựa vào nguồn gốc phát sinh: ON sơ cấp, thứ cấp -Dựa theo tính chất vật lý: rắn, lỏng, khí.. -Dựa vào nguồn gốc sử dụng: ô nhiễm từ quá trình đốt, chất ô nhiễm từ quá trình khác. Các chất ô nhiễm gây nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển là: CO2 , SO2, CO, N2O, CFC (clorofluorocacbon)
  • 75. 77 Các chất khí gây ô nhiễm môi trường không khí: ØChất gây ô nhiễm sơ cấp: những chất trực tiếp phát ra từ các nguồn và bản thân chúng đã có đặc tính độc hại ØCác chất gây ô nhiễm thứ cấp: những chất được tạo ra trong khí quyển do tương tác hoá học giữa các chất gây ô nhiễm sơ cấp với các chất vốn là thành phần của khí quyển Hệ thống ô nhiễm không khí: ØNguồn ô nhiễm: nguồn thải ra các chất ô nhiễm ØKhí quyển: môi trường trung gian vận chuyển các chất ô nhiễm từ nguồn ô nhiễm đến nguồn tiếp nhận ô nhiễm ØNguồn tiếp nhận chất ô nhiễm: con người, động thực vật, hệ sinh thái, cảnh quan… Các khái niệm
  • 76. 78 Lắng đọng ướt Nguồn nhân tạo Nguồn tự nhiên Lắng đọng khô Nguồn ô nhiễm Trao đổi khí “Nước - Khí quyển” Các hạt cứng Gió Khuếch tán Khí Khối lượng không khí Sự biến đổi lý/hóa của tạp chất Di chuyển đi các nơi
  • 77. 79 Phân loại ô nhiễm theo: + Phân loại ON theo nguồn ON, - Nguồn ô nhiễm tự nhiên. - Nguồn ô nhiễm nhân tạo. + Phân loại ON theo khu vực: trong nhà - ngoài nhà /đô thị - KCN - làng nghề/ tuyến GT/ nông thôn – nông nghiệp/ vùng khai thác mỏ) + Tác nhân gây ON: Sơ cấp, thứ cấp.
  • 78. 80 Nguồn ô nhiễm tự nhiên: đất cát sa mạc, núi lửa phun bụi nham thạch chứa CO, CO2, và tro bụi, cháy rừng, nước biển bốc hơi và sóng biển mang theo bụi muối, quá trình phân huỷ động thực vật tự nhiên thải ra NH3, CH4, sấm chớp làm xuất hiện axit nitric, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm từ vũ trụ…
  • 79. 81 Nguồn ô nhiễm nhân tạo: do các hoạt động của con người gây ra, rất đa dạng nhưng chủ yếu là do các hoạt động công nghiệp, quá trình đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch (gỗ củi, than đá, dầu mỏ, khí đốt…), hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải, nguồn ô nhiễm sinh hoạt…
  • 80. 2. Phân loại ô nhiễm không khí theo khu vực 82 ØÔ nhiễm trong nhà, Ø Ô nhiễm ngoài nhà
  • 81. 83
  • 82. Ô nhiễm ngoài nhà The Power of PowerPoint | thepopp.com 84 ØÔ nhiễm đô thị - khu công nghiệp - làng nghề ØÔ nhiễm tuyến giao thông ØÔ nhiễm nông thôn – vùng nông nghiệp ØÔ nhiễm vùng khai thác mỏ
  • 83. Ô nhiễm khu đô thị 85 Chủ yếu là do các hoạt động công nghiệp, giao thông và sinh hoạt. Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng làm gia tăng ÔN MTKK, tiếng ồn và rung. Ở hầu hết các đô thị ở VN: Diện tích mặt bằng dành cho giao thông chỉ chiếm khoảng 5-8% tổng mặt bằng đô thị, chưa bằng 1/2 của các nước đang phát triển, phương tiện giao thông cá nhân chiếm tỉ lệ cao vì thế trình trạng tắc đường gia tăng. Người dân sống trong đô thị bị tác động bởi nồng độ bụi lơ lửng, tiếng ồn, khí độc quá mức cho phép.
  • 84. Ô nhiễm ở các khu công nghiệp 86 • Nguồn ô nhiễm không khí do công nghiệp được tạo thành bởi các quá trình: -Đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy nhiệt -Quá trình bốc hơi, rò rỉ , thất thoát chất độc trên dây truyền sản xuất -Các ống khói nhà máy thải vào môi trường không khí rất nhiều chất độc hại - Các chất thải trong quá trình sản xuất như: nước thải, xỉ thải, rác thải thải ra môi trường không qua xử lý • Đặc điểm của chất thải do công nghiệp: có nồng độ chất độc hại cao và tập trung trong khoảng không gian hẹp, thường là hỗn hợp khí và hơi độc hại
  • 85. 87 Làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm: mùi hôi từ nguyên liệu tồn đọng lâu ngày và sự phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải rắn và nước thải. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ yếm khí sinh ra các khí độc ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ: ô nhiễm KK từ khói bụi và khói lò nung, các lò nung thủ công sử dụng than củi đốt thải ra nhiều bụi, CO, CO2, SO2 -Tiếng ồn do nổ mìn, hoạt động máy móc như khoan, đục, xay, nghiền…. Ô nhiễm ở các làng nghề
  • 86. Ô nhiễm không khí do các hoạt động giao thông 88 - Chủ yếu xảy ra trên các tuyến giao thông - Khí độc hại phát sinh trong quá trình đốt cháy động cơ đốt trong: CO, CO2, hơi chì, NOx, gây ô nhiễm hành lang giao thông - Một phần bụi cuốn theo chuyển động của các phương tiện giao thông - Ô nhiễm tiếng ồn dọc theo trục giao thông - Vận tải hàng không: các máy bay siêu âm ở độ cao lớn thải ra nhiều khí NOx có hại cho tầng ôzôn và khí quyển
  • 87. Ô nhiễm nông thôn – vùng nông nghiệp 89 1. Do các hoạt động chăn nuôi: Khí metan do vật nuôi thải ra chiếm 20% lượng khí metan toàn cầu, và 75% khí metan thải ra trên thế giới từ chăn nuôi bò 2. Ở Việt Nam: chăn nuôi bò chiếm tỉ lệ lớn nhất trong chăn nuôi đại gia súc 5,54 triệu con, trâu 2,9 triệu con…nên lượng khí thải từ chăn nuôi lớn 3. Khí thải NO, CO2, CH4 từ đất trồng lúa, cỏ, hoa màu, đốt rơm rạ, đốt rác cũng gây ô nhiễm 4. Cống rãnh, ao hồ, kêch rạch, sông ngòi chứa chất thải cũng gây ô nhiễm trong quá trình bốc hơi 5. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, diệt cỏ
  • 88. Ô nhiễm vùng khai thác mỏ 90 • Bụi từ quá trình khai thác, đất đá thải loại, quá trình vận chuyển khoáng sản đến nơi sản xuất Gây ô nhiễm bụi ở vùng mỏ và vùng dân cư lân cận • Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn...Các khoáng vật sulphua có trong than còn chứa Zn, Cd, HG...làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người • Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí do nổ mìn khai mỏ • Ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình khai thác khoáng sản
  • 89. 91 1.Hợp chất oxid & các axit 2. H2S và halogen 3.Hydrocacbon 4.Sinh vật 5.Ánh sáng 6.Bức xạ, nhiệt 7.Khói quang hóa 8.Bụi, sol khí 9.Kim loại nặng Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 90. Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động 92 1. Hợp chất oxit COx : - Nguồn gốc từ tự nhiên: núi lửa, cháy rừng, phân huỷ chất hữu cơ, hô hấp… -Từ các hoạt động nhân tạo: công nghiệp, nổ mìn, khai thác hầm lò, đốt nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, khí tự nhiên) trong các lò hơi công nghiệp để phát điện, nhiên liệu hoá thạch sử dụng trong sản xuất xi măng, giấy, các sản phẩm dệt, đường, vật liệu xây dựng, đốt sinh khối, các chất thải trong chế biến nông sản… ØCacbon đioxyt (CO2 ): là chất khí đóng vai trò chính trong việc gây ra hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ trái đất tăng, dẫn đến dâng cao mực nước biển, phá vỡ cân bằng sinh thái trên TĐ, đặc biệt đối với các HST nhạy cảm, tăng hiệu ứng thiên tai (lũ lụt, hạn hán…). + CO2 có ý nghĩa đối với thực vật thông qua quá trình quang hợp.
  • 91. Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động 93 ØÔxit cacbon (CO): hình thành từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hoá thạch thiếu oxi, đặc biệt CO sinh ra trong trường hợp cháy không hoàn toàn từ các ống khói nhà máy, ống xả xe máy, ô tô… + Ở nồng độ thấp CO không gây độc đối với thực vật vì cây xanh có thể chuyển hoá sang CO2 và sử dụng cho quá trình quang hợp. Nhưng ở nồng độ cao CO là loại khí rất độc. + Độc hại đối với người và động vật: ở nồng độ 250 ppm có thể gây tử vong cho người. Ở người và động vật CO kết hợp với hemoglobin Hb trong máu gây thiếu oxi, mức độ ngộ độc phụ thuộc vào hàm lượng Hb kết hợp với CO. Giảm độc hại: giảm nồng độ CO trong không khí bằng cách đốt cháy để ôxi hoá khí này thành CO2
  • 92. 94 Nitơ ôxit NOx : chỉ có NO, NO2 , N2O có số lượng quan trọng và gây bất lợi nhất tới không khí. -NOx nguồn tự nhiên lớn gấp 10 lần nguồn nhân tạo N2 + xNO2 ↔ 2NOx -Nguồn phát sinh NOx nhân tạo: ở các thành phố và khu công nghiệp, nồng độ khí NO khoảng 1 ppm, nồng độ NO2 khoảng 0,5 ppm -NO, NO2: các công nghệ cháy nổ và từ quá trình sản xuất, sử dụng hợp chất chứa Nitơ. Hai loại khí này đóng vai trò tạo ra khói quang hoá - Khí NO2 phản ứng với các khí gốc hydroxyl (HO) trong khí quyển ® HNO3 và khi trời mưa nước mưa sẽ rửa trôi không khí bị ô nhiễm chứa khí NO2 và hình thành mưa axit . -NO gây tác động đến bộ máy hô hấp, nồng độ NO cao có thể gây tử vong. -N2O: phát thải từ quá trình sử dụng các loại phân đạm khoáng và các quá trình tự nhiên cung cấp khoảng 70-80%, còn lại được sản sinh từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch và là khí góp phần vào hiệu ứng nhà kính Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 93. 95 Khí sunfurơ (SO2 ): là chất ô nhiễm có nồng độ thấp trong khí quyển, có nguồn gốc từ núi lửa, quá trình đốt cháy nhiên liệu than đá, dầu, quặng sunfua và các quá trình sản xuất sử dụng hợp chất có chứa lưu huỳnh… SO2 + H2O (không khí ẩm) ® H2SO3 SO2 trong khí quyển gặp sấm chớp và mưa tạo thành mưa axit. SO2 gây hại đối với các công trình kiến trúc, làm giảm tuổi thọ các sản phẩm vải nilong, tơ nhân tạo, đồ da giày. SO2 gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của rau quả. Đối với con người và động vật SO2 kích thích niêm mạc mắt, gây các bệnh về đường hô hấp, ở nồng độ cao gây bỏng và có thể gây tử vong . Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 94. 96 2. H2S, halogen (flo, clo, brom, iot…), - H2S: có nguồn gốc từ sự phân huỷ yếm khí chất hữu cơ, có mùi thối, góp phần gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ trái đất - Đối với khí clo thường xuất hiện trong tự nhiên hoặc trong các nhà máy thì khi hít phải một lượng lớn khí này vào cơ thể thì clo sẽ phá hủy niêm mạc của đường hô hấp. - Khí Flo khi thải ra môi trường vượt quá mức độ cho phép của quốc tế có thể phá hủy tầng ozon đó bạn. Còn đối với các nguyên tố halogen khác thì ít gặp trong tự nhiên. Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 95. 97 3. Hyđrocacbon Hydrocacbon: Mêtan CH4 và benzen C6H6 gây ô nhiễm KK đáng kể. -Mêtan CH4 : + Có nguồn gốc từ các quá trình biến đổi CHC (lên men đường ruột của động vật, người); phân giải kỵ khí ở các vùng đất ngập nước; từ quá trình sản xuất công nghiệp, khai thác mỏ, cháy rừng, đốt nhiên liệu. + Mêtan là hợp chất gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn CO2 gấp 30 lần. -Benzen C6H6 : + Có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp, sử dụng xăng. + Kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp dễ nổ, gây độc qua đường hô hấp, tiêu hoá, qua da. Gây chết người nếu nồng độ benzen >60mg/l. + Benzen tích luỹ trong mỡ, xương gây ngộ độc kéo dài. Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 96. 98 -Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC: Volatile Organic Compounds là hàm lượng hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại bay lên trong không khí làm ô nhiễm môi trường. + VOC là các hóa chất có gốc Carbon, bay hơi rất nhanh. Khi đã lẫn vào không khí, nhiều loại VOC có khả năng liên kết lại với nhau tạo ra các hợp chất mới. + Dung môi toluene, xylene, dung môi xăng thơm lacquer, các hợp chất hữu cơ bay hơi thoát ra từ quá trình sơn. + Nguồn gốc tự nhiên: Đa số các VOCs phát sinh từ thực vật, phát ra chủ yếu từ lá, các lỗ khí trên lá: tecpen trong hoa, quả, lá, rễ thực vật. + Nguồn nhân tạo: Formaldehyde phát ra từ sơn, keo dán, ván tường, gạch trần, sàn, mỹ phẩm, bông cách nhiệt, từ các sản phẩm tẩy rửa, chất làm lạnh, xăng, dầu, khí thải ô tô… Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 97. 99 + Ảnh hưởng của VOC: VOC có thể gây khó chịu mắt và da, các vấn đề liên quan đến phổi và đường hô hấp, gây nhức đầu, chóng mặt, các cơ bị yếu đi hoặc gan và thận bị hư tổn. Một số VOCs bị nghi gây ung thư ở người và đã được cho thấy gây ung thư ở thú vật. +) Clorofluorocacbon CFC: những hợp chất tổng hợp dùng nhiều trong kỹ nghệ làm lạnh, bọt xốp cách nhiệt, dung môi, chất mang. - CFC tồn tại ở dạng sol khí, -CFC ở trong khí quyển tồn tại lâu, chậm phân huỷ (>100 năm) -CFC gây tổn thương tầng ozon, tấm lá chắn tia cực tím bảo vệ trái đất Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 98. 100 4. Bụi, Sol khí, - Bụi là tập hợp các phân tử vật chất dưới dạng khí, rắn, lỏng có kích thước lớn hơn kích thước phân tử nhưng nhỏ hơn 500 µm, bao gồm các hạt khoáng vô cơ không độc, các hạt hữu cơ như phấn hoa và các chất rắn lơ lửng có thể có tính độc như bụi chì, kim loại nặng…Nguồn gốc: tự nhiên (núi lửa, bão cát, lốc, gió to…) và nhân tạo, - Hình dạng: khối, hạt, sợi, tấm mỏng, hạt sắc nhọn (amiang) -Đặc tính: + Bụi lơ lửng có thể di chuyển qua hàng ngàn km, xuyên biển, xuyên biên giới, tồn tại lâu trong khí quyển gây ô nhiễm cho con người qua đường hô hấp, làm giảm độ trong suốt của khí quyển, giảm tầm nhìn xa + Bụi phóng xạ: từ các vụ nổ hạt nhân, lắng đọng xuống đất, tích lũy trong sinh vật và theo chuỗi thức ăn xâm nhập vào nước và gây hại cho con người. + Bụi lắng: kích thước 100-500 µm, kích thước lớn nên nhanh chóng rơi xuống đất gây ô nhiễm đất, nước, hệ sinh thái -Tác hại: Gây nhiều bệnh nguy hiểm, các hạt nhỏ có thể chui vào phế nang, phổi, gây các bệnh viêm xoang, ho, hen, suyễn…, gây dị ứng da, hô hấp như phấn hoa, lông súc vật -Một số loại bụi có tính độc cao: bụi chì, amiang, bụi kim loại nặng, bụi phóng xạ -Bề mặt các hạt bụi vô cơ không độc có thể hấp phụ các chất gây độc hại, dính bám vi sinh vật gây bệnh và gây hại cho con người, sinh vật Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 99. 101 Sol khí: -Là những hạt chất lỏng hoặc rắn cực nhỏ 10-7 – 10-4 cm như sương mù, khói, có thể mang điện tích, tồn tại ở trạng thái lơ lửng, khó lắng đọng. -Sol khí có tác dụng hấp thụ và khuếch tán ánh sang mặt trời, giảm tầm nhìn và giảm độ trong suốt của khí quyển, gây mất vệ sinh… Tro bay: hạt khoáng nhỏ từ đốt nguyên liệu hóa thạch chứa tro cao (than đá) thành phần phụ thuộc nhiên liệu, chủ yếu : SiO2, Al2O3, CaO, Fe2O3…. Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 100. 102 5. Chất phóng xạ: Nguồn gốc: + Từ các quá trình khai thác quặng tự nhiên. + Các khí dung phóng xạ rơi xuống từ các lớp trên của khí quyển do các vụ nổ vũ khí hạt nhân (mưa phóng xạ). + Sử dụng đồng vị phóng xạ trong điều trị các bệnh và nghiên cứu khoa học. + Sử dụng đồng vị phóng xạ (làm nguyên tử đánh dấu) trong nông nghiệp và công nghiệp. + Lò phản ứng hạt nhân và thí nghiệm khoa học. + Máy gia tốc thực nghiệm. Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 101. 103 - Ảnh hưởng đối với con người: Các hạt phóng xạ hình thành các ion khi nó phản ứng với các phân tử sinh học. Những ion này sau đó hình thành các gốc tự do phá hủy protein, màng, acid nucleic, gây tổn thương tế bào ADN dẫn đến ung thư, khuyết tật di truyền đến các thế hệ sau, có thể gây chết. Sự tiếp xúc với phóng xạ có thể: + Gây rối loạn hệ thần kinh trung ương đặc biệt là ở não nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, hồi hộp, khó ngủ, kén ăn, mệt mỏi… lượng bức xạ càng nhiều thì các triệu chứng này càng nghiêm trọng và có thể gây chết. + Chỗ tia phóng xạ chiếu da sẽ bị bỏng hoặc tấy đỏ, vùng da bị nhiễm xạ có khả năng bị mọc mụn nước, biến thành màu đỏ, trông giống như tổn thương bị phơi nắng quá lâu. Sau đó có hiện tượng ngứa ngáy khó chịu, thậm chí bong da. + Ảnh hưởng tới cơ quan tạo máu, gây thiếu máu, lượng hồng cầu bị suy giảm, làm cho lượng bạch cầu giảm dẫn đến làm giảm khả năng chống bệnh viêm nhiễm, gây bệnh máu trắng. Cơ thể gầy yếu, sút cân, dần dần suy nhược toàn bộ cơ thể hoặc bị nhiễm trùng nặng rồi chết. + Ảnh hưởng lâu dài khi bị nhiễm chất phóng xạ là ung thư: ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư da, ung thư tuyến giáp, ung thư xương… Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 102. 104 -Ảnh hưởng đối với sinh vật: Phóng xạ hủy hoại các cơ thể sống bởi vì nó khơi mào các phản ứng hóa học độc hại đối với các mô tế bào Tia X, tia α, tia β, tia γ hoặc nơtron đều nguy hiểm với các tổ chức sống. Nó gây ion hóa và hủy hoại tế bào, gây những đột biến di truyền quan trọng. Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 103. 105 6. Sinh vật -Xâm nhập qua không khí qua nhiều đường: trực tiếp từ vật sang người mang mầm bệnh, phát tán từ đất… -Càng gần mặt đất VSV trong không khí càng nhiều, phát tán càng kém do đó nguy cơ gây bệnh của VSV càng cao -Không khí vùng biển, núi cao ít bụi và vi khuẩn gây bệnh hơn -Ở đô thị, nơi đông dân, các điểm nút giao thông có nhiều VSV gây bệnh hơn -Gây bệnh qua đường hô hấp là chủ yếu: siêu vi khuẩn cúm, siêu vi khuẩn gây sởi, đậu mùa, quai bị, virus viêm não động vật, virus cúm lợn, bào tử nấm mốc… - Ngoài ra còn lông động vật, phấn hoa, hương hoa có thể gây dị ứng, kích ứng da.... Thời gian tồn tại của một số vi khuẩn gây bệnh trong không khí: Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 104. 106 7.Ánh sáng, bức xạ, nhiệt +) Chiếu sáng nhân tạo: làm thay đổi quang chu kỳà mất năng suất loài nhạy cảm thay đổi tập tính, khả năng nhìn của SV… +) Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt (năng lượng nhiệt) dưới dạng sóng điện từ (tia hồng ngoại – Infra Red) xuyên qua khoảng không Nhiệt bức xạ không nhìn thấy được và không có nhiệt độ, thức chất là một dạng truyền năng lượng. Chỉ khi tia bức xạ đập vào một bề mặt, năng lượng bức xạ mới sinh ra nhiệt làm cho bề mặt này nóng lên. Tác hại: Say nắng/Cảm nóng/Bỏng nhiệt -Hiện tượng nghịch nhiệt: sự tăng nhiệt độ theo độ cao. Nghịch nhiệt nảy sinh khi: + Không khí bị lạnh đi ở phía dưới (do ảnh hưởng của nhân tố bức xạ) + Không khí nóng ở phía trên + cũng như khi xuất hiện bình lưu nóng hay không khí lạnh Nghịch nhiệt có ảnh hưởng đặc biệt đối với sự phát tán chất ô nhiễm trong không khí của tầm cao này mà hậu quả là làm cản trở sự phát tán, gây nồng độ đậm đặc nơi gần mặt đất. Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 105. 107 Đảo nhiệt hình thành khi bức xạ mặt trời bị các kiến trúc xây dựng, đường sá, vỉa hè... giữ lại thay vì được hấp thu vào đất, nước, cây cỏ hay được phản chiếu trở lại không gian để gió mang đi và nhiệt độ khu vực này cao hơn so với khu vực lân cận 3-4 độ. + Bình thường, các loại khí thải, bụi ô nhiễm sẽ bốc lên cao. Song khi gặp tiết trời nắng nóng, nhiệt độ bề mặt đất ở vùng đô thị tăng cao. Khói bụi, khí thải lúc này sẽ lơ lửng ở một khoảng không nhất định. Không khí đi kèm là khói bụi do đốt rơm rạ ở các vùng nông thôn lân cận cũng xâm lấn dần vào nội thành thành phố. Đây chính là căn nguyên chủ yếu làm xuất hiện hiện tượng sương khói đặc trong không khí hay còn gọi là hiện tượng đảo nhiệt. + Các nguyên tố, chất độc ô nhiễm như: CO, CO2, SO, SO2... Khi lởn vởn trong không khí, nó rất dễ gây hại cho sức khỏe con người qua con đường hô hấp. Cơ thể ta, nhất là trẻ nhỏ (có sức đề kháng yếu) nếu hít phải nó hồi lâu sẽ khó tránh khỏi các triệu chứng: viêm họng, viêm mũi, tức ngực, khó thở, cay mắt. Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 106. 108 8. Sương mù quang hóa -Sương khói: sự kết hợp giữa khói, sương, một số chất ô nhiễm khác -Sương khói quang hóa (photochemical smog): hình thành vào ban ngày, mùa hè khi có mật độ giao thông cao, chủ yếu ở các khu vực đô thị. Hydrocabon hoạt hóa + NOx Các chất ô nhiễm thứ cấp có tính oxy hóa cao (formandehyt, andehyt, peroxyaxetyl nitrat – PAN C2H3O5N). Tập hợp các chất trên gọi là khói quang hóa - Khí quang hóa có màu nâu đục gây sạm lá, giòn lá, phai màu lá, hạn chế quá trình trao đổi chất ở thực vật, gây cay, đau mắt, ho, đau đầu, mệt mỏi, bệnh phổi… Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động Tia UV
  • 107. 109 -Sương khói Luân đôn Đám sương khói khổng lồ là sự kiện ô nhiễm không khí nghiêm trọng ảnh hưởng đến London trong tháng 12 năm 1952 làm khoảng 5000 người chết. + Bản chất: Sương + Khói + có H2SO4 + SO2 + Nguyên nhân: Hiện tượng đảo nhiệt: ban đêm mùa đông, không khí lạnh tập trung gần mặt đất Ban ngày mặt trời phá vỡ hiện tượng đảo nhiệt gây ra sương mù dày Gió thổi ngược, hoặc không thổi làm sương kết hợp với khói đốt than và hơi nước sẽ bao quanh khói than SO2 trong khí thải đốt than hòa tan trong lớp nươc và tham gia phản ứng tạo H2SO4. Nồng độ SO2 vượt quá tiêu chuẩn. + Ảnh hưởng đến hệ hô hấp, nhiều người tử vong, che tầm nhìn… Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 108. 110 Tiếng ồn: -Tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, gây ức chế hệ thần kinh, cản trở mọi hoạt động của con người, có thể gây điếc tai… -Nguồn ô nhiễm tiếng ồn: máy bay, hoạt động công nghiệp, sản xuất, xây dựng, giao thông… -Mức độ ô nhiễm tiếng ồn: + 40-50 dB: không gây hậu quả xấu + >50 dB: gây rối loạn một số quá trình thần kinh ở vỏ não + 58-63 dB: giảm sức nghe + >80 dB giảm sự chú ý, thay đổi huyết áp + > 150 dB như bom, súng, sấm sét…: rách màng nhĩ, chảy máu tai, đau nhức giữ dội Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 109. 111
  • 110. 112 Độ ẩm, mưa -Độ ẩm lớn, các hạt bụi lơ lửng trong không khí có thể liên kết với nhau thành các hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất. -Độ ẩm lớn tạo điều kiện cho các VSV phát triển nhanh chóng, bám vào các hạt bụi ẩm lơ lửng trong không khí làm lan truyền đi xa và truyền nhiễm bệnh. -Độ ẩm tác dụng hóa học với các chất khí thải công nghiệp (SO2, SO3 hóa hợp với H2O tạo thành H2SO3 và H2SO4) -Mưa làm sạch môi trường không khí nhưng mưa kéo theo các hạt bụi và hòa tan một số chất độc hại rơi xuống đất làm ô nhiễm đất và nước Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 111. 113 Ô nhiễm mùi: mùi hôi ai ngửi cũng thấy khó chịu -Mùi hôi có nguồn gốc từ sông ngòi, nguồn nước dưới đất tỏa ra, phát ra từ các nhà vệ sinh công cộng trong thành phố, từ các đống rác thải, từ sự phân hủy xác động thực vật… -Các khí hôi độc hại: khí hidrosunfua H2S mùi trứng thối, hơi nhựa đường, khí ethalin, acrolein -Ảnh hưởng đến sức khỏe: ngửi nhiều mùi hôi sẽ dễ bị đau đầu, buồn nôn, chán ăn… -Ô nhiễm mùi còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thần kinh con người Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 112. 114 CFC & Suy thoái tầng ôzôn Tầng ôzôn ở tầng bình lưu (10 - 15 km từ mặt đất) được tạo thành bới 3 nguyên tử oxi (O3), là khí màu xanh sáng, Ozon là khí không bền, liên tục được sinh ra và bị phá hủy. Mật độ ozon tập trung nhiều ở hai cực Vai trò của tầng ôzôn: lọc các tia có hại UV-B gây nguy hiểm cho thảm thực vật và gây ung thư, đục thủy tinh thể ở người, ngăn 97-99% tia cực tím của bức xạ mặt trời. Khi bề dày lớp ôzôn giảm xuống thấp hơn 2/3 bề dày bình thường thì gọi là suy thoái tầng ôzôn. Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 113. 115 Nguyên nhân và Quá trình suy giảm tầng ôzôn Quá trình suy giảm tần ôzôn phát triển do sự có mặt của các chất khí CFC từ các ngành công nghiệp lạnh, thiết bị lạnh trong khí quyển, các chất ODS (ôzôn depleting substances) như methyl bromid làm thuốc trừ sâu, halons trong bình chữa cháy, methyl chloroform làm dung môi trong nhiều ngành công nghiệp sau nhiều năm tích tụ sẽ xâm nhập vào tầng ôzôn, gây phản ứng và làm suy thoái tầng ôzôn. Việc tăng lượng phát thải CO2 vào khí quyển, xả khói bụi và các chất hóa học vào không khí với hàm lượng vượt mức quy định gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng ôzôn. Quá trình Các nguyên tử Cl, F, Br có trong một số hợp chất bền, đăc biệt là CFC đi vào tầng bình lưu và được các tia cực tím giải phóng. Các chất này là xúc tác phá hủy phân tử ôzôn Cl + O3 -à O2 + ClO O nguyên tử + ClO --à O2 + Cl 1 nguyên tử CL có thể phân hủy 100 000 phân tử ôzôn Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 114. 116 Nam cực Bắc cực Yếu tố gây ON: nguồn, tính độc hại, hệ quả tác động
  • 115. 117 Ảnh hưởng của suy thoái tầng Ozon Mất cân bằng bức xạ >> biến đổi khí hậu, Tăng nhiệt độ trái đất Tăng UV-B >>> hình thành O3 trong tầng đối lưu >> tích lũy O3 Tăng UV gây bỏng, ung thư da, phổi, bạch tạng….. Ức chế hệ thống miễn dịch làm giảm sức đề kháng, Ozon giảm mỗi 1 % làm tăng UV mặt đất 2% Nồng độ ôzôn từ 0,3-0,8 ppm gây bất lợi cho sức khỏe con người và động vật ( tiêu diệt tế bào da, gây bệnh truyền nhiễm, ung thư ác tính, đục thủy tinh thể…) Thực vật trên cạn và thủy sinh: giảm sự sinh trưởng của thực vật, ức chế quang hợp, nồng độ 0,2 ppm gây nguy hại cho cà chua, thuốc lá, đậu Hà lan…, giảm lượng thực vật phù du do đó giảm lượng hải sản Ảnh hưởng đến chất lượng không khí Giảm sức đề kháng, phá hủy ADN, hủy diệt quần thể sinh vật nổi và các cá thể non
  • 116. Hiệu ứng nhà kính 118 CÁC ĐẶC TRƯNG VẬT LÝ CỦA KHÔNG KHÍ Nhiệt độ (lên cao 100m ↓ 0,6oC) Độ ẩm Các bức xạ Tốc độ chuyển động KK Áp suất khí quyển: - Ở 0oC, ngang mặt biển: 760mmHg. - ↑ 10,5m →↓ 1mm Hg Điện tích khí quyển -Ion nhẹ: 400-2000/ml -N/n > 10-20: Ô nhiễm Bức xạ vô tuyến (100.000km-0,1mm) Nhiệt Nhiệt Kích thích Kích thích Phóng xạ Bức xạ mặt trời Hồng ngoại (2.800-760 Nm) Nhìn thấy (760-400 Nm) Tử ngoại (400-1 Nm) Bx ion hóa Tia Rơnghen (1-0,001 Nm) Tia Gamma (≤0,001 Nm)
  • 117. Hiệu ứng nhà kính 119
  • 118. Hiệu ứng nhà kính 120
  • 119. Một vài sự cố môi trường không khí 121 Thảm họa rò rỉ thuốc trừ sâu tại Bhopal, Ấn Độ. Thảm họa Bhopal là một thảm họa công nghiệp xảy ra tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu sở hữu và điều hành bởi Union Carbide (UCIL) ở Bhopal, Madhya Pradesh, Ấn Độ ngày 3/12/1984. Khoảng 12 giờ trưa, nhà máy rò rỉ ra khí Methyl isocyanate (MIC) và các khí độc khác, gây ra phơi nhiễm trên 500,000 người. Đánh giá chính thức ban đầu về số người chết là 2.259 người, phía chính quyền bang Madhya Pradesh đã xác nhận tổng số 3737 cái chết liên quan đến vụ rò rỉ khí ga này. 25 năm sau vụ rò rỉ, 390 tấn các chất hóa học độc hại bị bỏ lại tại nhà máy của UCIL tiếp tục rò rỉ và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm của khu vực, ảnh hưởng đến hàng ngàn cư dân Bhopal, những người phụ thuộc vào nguồn nước ngầm.
  • 120. 122 Thảm họa Nguyên tử Chernobyl. Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân mà hậu quả đến giờ vẫn chưa kết thúc. Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinav, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ. Một vài sự cố môi trường không khí
  • 121. 123 Thảm họa mây đioxin tại Seveso, Italia Ngày 10 tháng 07 năm 1976 xảy ra vụ nổ lớn tại nhà máy hóa chất tại Seveso, miền Bắc Italia. Vụ nổ đã khiến cả thị trấn này chìm trong những cuộn mây đioxin trắng màu trắng dày đặc. Những đám mây đioxin trước hết ảnh hưởng đến động vật, hàng loạt các vật nuôi trong nhà đến gia súc, gia cầm đã chết. Sau đó 4 ngày, con người bắt đầu cảm nhận được tác động xấu của những đám mây này, bắt đầu bằng những triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, mờ mắt, đặc biệt đối với trẻ em. Mây độc còn khiến phát sinh thêm hội chứng lở loét trên da tên là “Chloracne” (gây chứng hồng ban dạng trứng cá do tiếp xúc với chất Clo) Một vài sự cố môi trường không khí
  • 122. Giải pháp chung kiểm soát ô nhiễm môi trường KK 124 1 – Quản lý và kiểm soát chất lượng MT không khí bằng các luật lệ, chỉ thị, tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí MỤC 2 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ (Điều 12, 13, 14 – Luật BVMT 2020) Điều 12. Quy định chung về bảo vệ môi trường không khí 1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật. 3. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng. 4. Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo quy định của pháp luật.
  • 123. Giải pháp chung kiểm soát ô nhiễm môi trường KK 125 1 – Quản lý và kiểm soát chất lượng MT không khí bằng các luật lệ, chỉ thị, tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí MỤC 2 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ (Điều 12, 13, 14 – Luật BVMT 2020) Điều 13. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí – trong đó có 5 ý chính 1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí gồm Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải phù hợp với Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, quy hoạch tỉnh, là căn cứ để tổ chức thực hiện và quản lý chất lượng môi trường không khí. 2. Thời hạn của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí là 05 năm. Thời hạn của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xác định trên cơ sở phạm vi, mức độ ô nhiễm không khí, giải pháp quản lý, cải thiện và điều kiện, nguồn lực thực hiện của địa phương. 3. Quy định các nội dung chính của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí 4. Quy định nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh 5. Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí. 5. Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí.
  • 124. 126 2 – Giảm xả thải vào không khí bằng cách giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm tiêu thụ đặc biệt là tiêu thu năng lượng, dùng công nghệ sạch, xử lý, lọc chất thải khí, tái sử dụng chất thải, kiểm soát thải tại nguồn 3 – Phân tán chất thải từ nguồn bằng cách tăng chiều cao ống khói, thiết lập các vùng đệm, cách ly có tính tới điều kiện phát tán chất thải tại nguồn (gió, độ cao ống khói…) 4 – Áp dụng các biện pháp công nghệ, lắp đặt các thiết bị thu lọc bụi và xử lý khí độc hại trước khi thải ra không khí. Phát triển các công nghệ không khói 5 – Quy hoạch điểm thải hợp lý, kiểm soát thải theo vùng xung quanh 6 – Quy hoạch xây dựng đô thị và khu công nghiệp trên quan điểm hạn chế ô nhiễm không khí khu dân cư Giải pháp chung kiểm soát ô nhiễm môi trường KK
  • 125. 127 7 – Trồng rừng và các băng cây xanh để lọc chất ô nhiễm, xây dựng các công viên, hàng rào cây xanh, cây trồng hai bên đường để hạn chế bụi, tiếng ồn, cải thiện chất lượng không khí thông qua sự hấp thụ CO2 trong quang hợp 8 – Xây dựng các công cụ luật pháp, kinh tế trong quản lý môi trường 9 – Giáo dục môi trường các cấpđể thiết lập nền tảng đạo đức môi trường và các hành vi thân thiện môi trường một cách tự giác, khoa học, hợp lý 10 – Giải quyết đồng bộ các vấn đề về ô nhiễm môi trường nước và đất Giải pháp chung kiểm soát ô nhiễm môi trường KK