SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 78
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH..............................................................................8
1.1 Tổng quan về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp .............................................8
1.1.1 Khái niệm cấu trúc tài chính................................................................................8
1.1.2 Cơ cấu các thành phần vốn của doanh nghiệp....................................................9
1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính-kế toán dùng trong phân tích cấu trúc tài chính...11
1.1.3.1 Bảng cân đối kế toán .................................................................................11
1.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.....................................................12
1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ........................................................................13
1.1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính..................................................................13
1.2 Các lý thuyết về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp .......................................13
1.2.1 Quan điểm tài chính cổ điển.............................................................................13
1.2.2 Lý thuyết Modigliani và Miller (Lý thuyết M&M)..........................................14
1.2.2.1 Lý thuyết M&M trong trường hợp không thuế.......................................14
1.2.2.2 Lý thuyết M&M trong trường hợp có thuế ..............................................16
1.2.2.3 Lý thuyết M&M với chi phí phá sản ( chi phí khánh tận về tài chính) ...17
1.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ doanh nghiệp....................................19
1.3 Phân tích cấu trúc tài chính công ty..................................................................22
1.3.1 Phân tích cấu trúc nợ phải trả............................................................................22
1.3.2 Phân tích cấu trúc vốn chủ sở hữu ....................................................................22
1.3.3 Phân tích cấu trúc tài chính................................................................................22
1.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính .................................24
1.4.1 Quy mô..............................................................................................................24
1.4.2 Cấu trúc tài sản...................................................................................................25
1.4.3 Hiệu quả kinh doanh.........................................................................................25
1.4.4 Rủi ro kinh doanh .............................................................................................26
1.4.5 Thuế thu nhập doanh nghiệp............................................................................26
1.4.6 Cơ hội tăng trưởng............................................................................................26
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 2
1.4.7 Đặc điểm của ngành. .........................................................................................27
1.5 Một số vấn đề gặp phải khi phân tích cấu trúc tài chính ...................................27
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI ĐÀ NẴNG ...................29
2.1 Tổng quan về công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng................................................29
2.1.1 Lịch sử hình thành .............................................................................................29
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng ............................29
2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh............................................................................29
2.1.2.2 Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu...................................................................30
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh ..........................................32
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức..........................................................................................32
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận ....................................................33
2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Bảo hiểm PVI..........35
Đà Nẵng trong 5 năm gần đây (2007-2011)..............................................................35
2.1.4.1 Phân tích biến động tài sản- nguồn vốn trong 5 năm gần đây .................35
2.1.4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm gần đây
(2007-2011)............................................................................................................40
2.1.5 Đánh giá tổng quan về tình hình tài chính của công ty ....................................48
2.2 Phân tích cấu trúc tài chính của công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng trong 5 năm gần đây
(2007-2011)...................................................................................................49
2.2.1 Phân tích cấu trúc nợ phải trả............................................................................49
2.2.2 Phân tích cấu trúc tài chính của công ty Bảo hiểm PVI –PVI Đà Nẵng..........50
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của công ty Bảo hiểm
PVI Đà Nẵng. ................................................................................................51
2.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhóm ngành tài chính- bảo hiểm. ........51
2.3.1.1 Giơí thiệu mô hình phân tích.....................................................................51
2.3.1.2 Quy mô mẫu kiểm định.............................................................................53
2.3.1.3 Các giả thuyết của mô hình.......................................................................54
2.3.1.4 Kết quả thống kê mô tả..............................................................................58
2.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty Bảo hiểm PVI
Đà Nẵng.......................................................................................................................60
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 3
2.3.3 Mô hình hồi quy bội đánh giá ảnh hưởng tống quát của các nhân tố đến tỷ lệ
nợ ......................................................................................................................61
2.4 Đánh giá chung về cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài
chính của công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng. ......................................................62
2.5 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu ..........................................................63
2.5.1 Những kết quả đạt được....................................................................................63
2.5.2 Những tồn tại cần khắc phục............................................................................63
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TỐI ƯU
TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI ĐÀ NẴNG.......................................................................65
3.1 Những định hướng lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty Bảo hiểm PVI
Đà Nẵng từ nay đến 2015 ..............................................................................65
3.1.1 Dự báo triển vọng.............................................................................................65
3.1.2 Định hướng hoạt động trong những năm tới của công ty Bảo hiểm PVI Đà
Nẵng. ......................................................................................................................66
3.2 Đề xuất một số giải pháp xây dựng cấu trúc tài chính tối ưu tại công ty Bảo
hiểm PVI Đà Nẵng- PVI................................................................................66
3.2.1 Xây dựng cấu trúc tài chính theo từng giai đoạn phát triển của công ty..........66
3.2.2 Gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh ..........................................................67
3.2.3 Chủ động nguồn cung tiền.................................................................................69
3.2.4 Nâng cao công tác quản trị tài chính.................................................................69
3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm......................................................70
3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng.............................70
KẾT LUẬN...........................................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
KẾT CẤU BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC CÔNG TY NGÀNH TÀI CHÍNH- BẢO HIỂM NIÊM YẾT TRÊN SÀN
HNX VÀ HoSE
PHỤ LỤC
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng, nó ảnh hưởng không
ít đến nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với rất
nhiều khó khăn, tình hình kinh doanh thua lỗ, tình trạng thiếu vốn để kinh doanh, số
lượng doanh nghiệp phá sản tiếp tục gia tăng từ năm 2011 đến nay và các nhà kinh
tế dự báo rằng tình hình này vẫn tiếp tục kéo dài đến năm 2013. Vì vậy, vấn đề quản
trị nguồn vốn của doanh nghiệp là vấn đề đáng quan tâm của tất cả các nhà quản trị
tài chính hiện nay.Vậy, làm thế nào để huy động được vốn kinh doanh mà chi phí
lại thấp đảm bảo việc kinh doanh có lãi? Muốn làm được điều đó doanh nghiệp cần
phải xác định cho mình một cấu trúc tài chính tối ưu. Một câu hỏi đặt ra nữa là làm
thế nào để tìm ra một cấu trúc tài chính tối ưu với chi phí vốn thấp nhất? Đã có rất
nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu về vấn đề này nhưng kết quả đó không áp dụng
chung cho tất cả các doanh nghiệp bởi vì mỗi doanh nghiệp có một đặc thù kinh
doanh riêng. Qúa trình quản trị nguồn vốn là một quá trình tổng quát trong đó hoạt
động phân tích cấu trúc tài chính của công ty đồng thời đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến tài chính của công ty đem lại cái nhìn tổng quan về tài chính của công ty
cho các nhà quản trị tài chính đồng thời là điều cần thiết cho các nhà đầu tư, các tổ
chức tín dụng bên ngoài. Hoạt động phân tích tài chính là một yếu tố cần thiết trong
quản trị tài chính đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn và hiệu quả
hoạt động kinh doanh.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, nhà nước đã có
những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua các chính sách tín dụng
của ngân hàng nhà nước, đồng thời gói kích cầu kinh tế và giải ngân vốn đang được
ngân hàng Nhà nước áp dụng nhằm gia tăng nguồn vốn cho các doanh nghiệp trong
nước. Bên cạnh những chính sách của chính phủ, các doanh nghiệp cũng tăng
cường các biện pháp nhằm quản lý nguồn vốn có hiệu quả trong tình trạng thiếu vốn
như hiện nay. Các nhà quản trị tài chính đang nổ lực hoàn thiện cấu trúc tài chính
của công ty nhằm quản lý có hiệu quả đồng vốn của doanh nghiệp để tạo ra hiệu
quả trong hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, hoạt động phân tích cấu trúc
tài chính nhằm xác định cấu trúc tài chính của công ty đang ở trạng thái nào đồng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 5
thời đánh giá được điểm mạnh điểm yếu trong cấu trúc tài chính của công ty để từ
đó có những biện pháp xây dựng cấu trúc tài chính tối ưu cho công ty. Như vậy,
phân tích cấu trúc tài chính là một hoạt động cần thiết đối với tất cả các doanh
nghiệp đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Song song với hoạt động phân
tích tài chính, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính cũng là một
việc cần thiết, từ đó có thể đánh giá được các nhân tố đó tác động như thế nào đến
cấu trúc tài chính, tìm ra nhân tố nào là nhân tố chủ yếu đồng thời dựa vào kết quả
phân tích có thể đưa ra các biện pháp thông qua việc tác động vào các nhân tố đó.
Việc tìm ra một cấu trúc tài chính tối ưu cho công ty phải dựa vào nhiều yếu
tố, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính đồng thời phân tích cấu
trúc tài chính của công ty qua các năm sẽ giúp công ty tìm ra cho mình một cấu trúc
tài chính tối ưu. Bởi vì lý do trên nên tôi đã chọn đề tài: Phân tích cấu trúc tài
chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của công ty Bảo hiểm
PVI Đà Nẵng.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính, tiến hành phân tích thực trạng cấu
trúc tài chính tại công ty nhằm đánh giá điểm mạnh điểm yếu trong cấu trúc tài
chính của công ty từ đó cung cấp cho nhà quản trị công ty.
Xác định được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đó đến cấu trúc tài chính của công ty để từ đó có những biện pháp cải thiện cấu trúc
tài chính của công ty đồng thời xây dựng một cấu trúc tài chính tối ưu cho công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc phân tích cấu trúc
tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của 30 công ty trong
ngành tài chính-bảo hiểm và của công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng trong khoảng thời
gian 5 năm từ năm 2007-2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp phân tích Dupont.
Với phương pháp này, nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn
đến hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương
pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lời của doanh nghiệp như thu
nhập trên tài sản (ROA), thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 6
chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh
hưởng của các tỷ số đó đối với các tỷ số tổng hợp.
4.2 Phương pháp so sánh.
Điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh là các chỉ tiêu tài chính phải
thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán… và
theo mục đích phân tích mà xác định số gốc so sánh. Nội dung so sánh bao gồm:
♦ So sánh giữa số thực hiện trong kỳ này với số thực hiện kỳ trước để
thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay
thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh ngiệp.
♦ So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu
của doanh nghiệp.
♦ So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành
của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình
tốt hay xấu.
4.3 Phương pháp hồi quy tuyến tính.
Phân tích hồi quy tuyến tính là một phương pháp phân tích quan hệ giữa biến
phụ thuộc Y với một hay nhiều biến độc lập X. Mô hình hóa sử dụng hàm tuyến
tính (bậc 1). Các tham số của mô hình (hay hàm số) được ước lượng từ dữ liệu.
Hàm ước lượng thống kê được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp bình
phương nhỏ nhất. Khi mô hình có các phần sai số thỏa mãn bốn Giả thuyết Gauss-
Markov, thì phương pháp ước lượng đó được coi là không chệch.
4.4 Phương pháp phân tích tỷ số.
Tỷ số là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất, một tỷ số là mối quan hệ
tỷ lệ giữa hai dòng tiền hoặc hai nhóm dòng của bảng cân đối tài sản. Trong phân
tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc
trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh
nghiệp. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, tùy theo giác độ
phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục
tiêu phân tích của mình.
5. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm :
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 7
Lời mở đầu
Chương I: Cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến
cấu trúc tài chính.
Chương II: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu
trúc tài chính công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng.
Chương III: Một số giải pháp nhằm xây dựng cấu trúc tài chính tối ưu tại
công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng.
Danh mục tài liệu tham khảo
Kết cấu bảng biểu
Phụ lục
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
1.1 Tổng quan về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm cấu trúc tài chính.
Cấu trúc tài chính là sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu dùng để tài
trợ cho tài sản của doanh nghiệp.
Cấu trúc tài chính và cấu trúc vốn :
Nguốn vốn
Nợ ngắn hạn
Nợ trung và dài hạn
Vốn chủ
Khái niệm này được giới nghiên cứu tài chính quan tâm hơn 40 năm qua vì
liên quan với một vấn đề: cấu trúc tài chính có liên quan đến giá trị doanh nghiệp
không? Trong thị trường hoàn hảo, cấu trúc tài chính không liên quan đến giá trị
doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường hoàn hảo chỉ là một ý niệm rất lý tưởng nên
nhiều nhà nghiên cứu đã đặt ra vấn đề có sự liên quan giữa cấu trúc tài chính và giá
trị doanh nghiệp.
Việc đo lường cấu trúc tài chính cũng thông qua nhiều phương pháp và cách
thức nhất định. Sau đây là một số cách thức đo lường cấu trúc tài chính:
Cấu trúc tài chính Cách thức xác
định (đo lường)
Tỷ lệ giữa nợ phải trả (NPT) và tài sản (TS)
TS
NPT
Tỷ lệ giữa nợ ngắn hạn (NNH) và tài sản (TS)
TS
NNH
Tỷ lệ nợ phải trả so với VCSH
VCSH
NPT
Tỷ lệ giữa nợ dài hạn (NDH)và vốn thường xuyên (VTX)
VTX
NDH
Mỗi doanh nghiệp luôn cố gắng tìm kiếm một cấu trúc tài chính tối ưu để đạt
được hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. Vậy cấu trúc tài chính tối ưu là gì? Cấu trúc tài
Cấu trúc vốn
Cấu trúc tài chính
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 9
chính tối ưu là quan hệ tỷ lệ giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu mà tại đó chi phí vốn là
nhỏ nhất. Vậy làm thế nào để xác định được một cấu trúc tài chính tối ưu? Đó là
một vấn đề được đề cập đến rất nhiều từ trước đến nay, nhưng các nhà khoa học vẫn
chưa thể tìm ra một cấu trúc tài chính như thế nào là tối ưu, mỗi người có một lập
luận riêng, và một cách lý giải riêng về cấu trúc tài chính tối ưu. Và các doanh
nghiệp cũng không có một khuôn khổ chung nào về việc hình thành một cấu trúc tài
chính tối ưu bởi vì mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm riêng.
1.1.2 Cơ cấu các thành phần vốn của doanh nghiệp.
Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp gồm hai thành phần chính đó là: Nợ
phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu.
Trong từng loại còn chia thành nhiều mục, nhiều khoản để phản ánh chi tiết
theo yêu cầu quản lý chung theo những quy định và sắp xếp thống nhất:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 10
NGUỒN VỐN
Mã
số
Thuyết
minh
Số đầu năm Số cuối năm
1 2 3 4 5
A- NỢ PHẢI TRẢ 300
I- Nợ ngắn hạn 310
1. Vay và nợ ngắn hạn 311
2. Phải trả người bán 312
3. Người mua trả tiền trước 313
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
314
5. Phải trả người lao động 315
6. Chi phí phải trả 316
7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn
hạn khác
319
II- Nợ dài hạn 330
8. Vay và nợ dài hạn 334
9.
10.
Dự phòng trợ cấp mất việc làm
Doanh thu chưa thực hiện
336
338
B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 400
I- Vốn chủ sở hữu 410
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411
2. Thặng dư vốn cổ phần 412
4. Cổ phiếu quỹ 414
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416
7. Quỹ đầu tư phát triển 417
8. Quỹ dự phòng tài chính 418
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420
II- Nguồn kinh phí và quỹ khác 430
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 11
a/ Nguồn vốn vay (Nợ vay): là nguồn vốn tài trợ từ bên ngòai doanh nghiệp và
doanh nghiệp phải thanh tóan các khỏan vay theo thời hạn cam kết và đồng thời
phải trả tiền lãi vay theo lãi suất thỏa thuận. Nguồn vốn vay mang một ý nghĩa rất
quan trọng đối với việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp. Nguồn vốn vay bao gồm vay ngắn hạn và vay trung dài hạn.
- Vay ngắn hạn:
Thời gian đáo hạn ngắn hơn một năm
Lãi suất của nguồn vốn vay ngắn hạn thường thấp hơn tín dụng dài hạn
Thuờng được bổ sung vốn lưu động
- Vay dài hạn:
Thời gian đáo hạn dài hơn một năm
Lãi suất vay dài hạn thường cao hơn so với lãi suất vay ngắn hạn
Thường được dùng để bổ sung cho vốn xây dựng cơ bản hay mua sắm tài sản cố
định.
Nguồn vốn vay này có thể được huy động từ các tổ chức tài chính,ngân hàng
hay việc phát hành trái phiếu. Việc doanh nghiệp sử dụng lọai nguồn vốn vay
này nhiều hay ít thì còn tùy thuộc vào đặc điểm của lọai hình doanh nghiệp và
doanh nghiệp đang ở trong chu kỳ sản xuất kinh doanh.
b/Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn đầu tiên mà doanh nghiệp huy động
được. Bởi vì, đối với một doanh nghiệp trước khi đi vào họat động sản xuất kinh
doanh thì doanh nghiệp phải có vốn điều lệ (vốn góp nếu doanh nghiệp cổ phần,
hoặc là vốn ngân sách nhà nước cấp nếu là doanh nghiệp nhà nước)
Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản phản ánh tình hình tự chủ
về tài chính của doanh nghiệp.
1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính-kế toán dùng trong phân tích cấu trúc tài
chính
1.1.3.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài
sản và nguồn vốn của công ty dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định. Thời
điểm đó thường là ngày cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm. Bảng cân đối kế toán
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 12
được xây dựng theo dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán. Nó được lập trên
cơ sở những thứ mà doanh nghiệp có (tài sản) và những thứ mà doanh nghiệp nợ
(nguồn vốn) theo nguyên tắc cân đối (tài sản bằng nguồn vốn). Đây là một báo cáo
tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ
kinh doanh với doanh nghiệp; nó đánh giá tổng quát qui mô tính chất hoạt động và
trình độ sử dụng các nguồn lực, là cơ sở để phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp, trợ giúp quá trình phân tích và quyết định.
Bên tài sản của Bảng cân đối kế tóan phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện
có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó
là tài sản cố định , tài sản lưu động. Bên nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các
loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: đó là vốn chủ sở hữu (vốn
tự có) và các khoản nợ phải trả.
1.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền vốn trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho phép dự tính khả năng hoạt động
của doanh nghiệp trong tương lai và là báo cáo tổng kết doanh thu và chi phí của
công ty trong một kỳ kế toán thông thường là một quý hay một năm tài chính.
Báo cáo kết quả kinh doanh còn giúp các nhà phân tích so sánh doanh thu và
số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền
thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể xác định kết quả kinh
doanh lãi hay lỗ. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả kinh
doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà
Tài sản
ngắn hạn
TSCĐ &
đầu tư
dài hạn
khác
Vốn chủ
sở hữu
Nợ ngắn
hạn
Nợ dài hạn
1- Giảm dần chuyển
thành tiền
2-Tăng dần khả năng
1- Tăng thời gian
đáo hạn
2- Tăng phí tổn vốn
Tài sản Nguồn vốn
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 13
nước và kết quả quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ
quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài cính tổng hợp phản ảnh sự hình
thành và sử dụng tiền tệ phát sinh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo
này phản ảnh lưu chuyển tiền tệ, đó là chênh lệch các dòng tiền thu vào và dòng tiền
chi ra của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính. Do thể hiện các
quá trình lưu chuyển về tiền liên quan qua các hoạt động của doanh nghiệp trong
kỳ, nên báo cáo này có thể cung cấp những thông tin được rõ ràng, cụ thể thì việc
báo cáo các dòng tiền cần phải được cụ thể cho từng hoạt động trong doanh nghiệp.
Mặc khác trên cơ sở phân loại theo các hoạt động sẽ giúp cho việc sánh, đánh giá
các chỉ tiêu giữa các kỳ. Thường thì nội dung các báo cáo lưu chuyển tiền gồm 3
phần như sau:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
1.1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cung cấp bổ sung cho các nhà quản lý
những thông tin chi tiết, cụ thể hơn về một số tình hình liên quan đến hoạt động
kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay thuyết minh báo cáo tài
chính vẫn chưa thực sự phổ biến, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thường không áp dụng.
1.2 Các lý thuyết về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
1.2.1 Quan điểm tài chính cổ điển
Theo quan điểm của những người đi theo trường phái cổ điển như Durand,
Warteman, Scharwts cho rằng: Có tồn tại một cấu trúc tài chính tối ưu đối với mỗi
doanh nghiệp.
Với giả thuyết chi phí của vốn vay thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu nên giá
trị của doanh nghiệp có vay nợ lớn hơn giá trị của doanh nghiệp không vay nợ do
hiệu ứng tích cực của đòn cân nợ.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 14
Tuy nhiên doanh nghiệp không thể vay nợ quá nhiều vì sẽ dẫn đến rủi ro gia
tăng do khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm đồng thời chi phí vốn bình
quân sẽ tăng lên do các chủ nợ đòi hỏi một lãi suất cho vay cao hơn để bù đắp cho
phần rủi ro tăng lên.
Thật vậy, chi phí vốn trung bình của doanh nghiệp là k, đặt
CSHV
D=λ
CSH
CSH
CSH
d
CSH
k
VD
V
k
VD
D
k
+
+
+
=
chi phí vốn CSHd kkk
1
1
1 +
+
+
=
λλ
λ
kCSH
k
k d
*λ λ
Theo quan điểm tài chính cổ điển cho rằng: Nợ là cần thiết để giảm chi phí vốn
nhưng không được lạm dụng quá mức vì mỗi doanh nghiệp tồn tại một cấu trúc tài
chính tối ưu.
1.2.2 Lý thuyết Modigliani và Miller (Lý thuyết M&M)
1.2.2.1 Lý thuyết M&M trong trường hợp không thuế
Lý thuyết hiện đại về cấu trúc tài chính khởi đầu từ năm 1958 khi hai giáo sư
Franco Modigliani và Merton Miller1 chứng minh rằng: Giá trị của doanh nghiệp sẽ
không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc tài chính theo một số giả thuyết. Kết quả nghiên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 15
cứu này cho rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn
vốn gì không là một vấn đề cần quan tâm vì cấu trúc tài chính không liên quan đến
giá trị doanh nghiệp.
Nghĩa là:
sUk
EBIT
== UL VV
Trong đó:
VL, VU là giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ và không sử dụng nợ.
ksU là tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu đối với doanh nghiệp không sử dụng nợ
EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Lý thuyết trên dựa vào các giả thuyết sau:
Không có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
Cổ phiếu và trái phiếu được kinh doanh trên thị trường hoàn hảo. Nghĩa là
không có các chi phí môi giới và nhà đầu tư có thể vay với cùng một lãi suất
như các công ty khác.
Nhà đầu tư và nhà quản trị tại doanh nghiệp đều có thông tin như nhau về cơ
hội tăng trưởng đầu tư của doanh nghiệp trong tương lai.
Các khoản nợ là không có rủi ro bất kể mức độ sử dụng nợ của doanh
nghiệp. Lãi suất vay trên các khoản nợ là lãi suất không có rủi ro.
Tất cả các dòng tiền đều có tính liên tục (perpeptuties)
Tuy nhiên, các giả thuyết của mô hình M&M đều rất lý tưởng. Trước hết,
thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân, cũng như sự bất cân xứng về
thông tin đều tồn tại trên thực tế. Hai là, lãi suất vay thường tăng khi sử dụng nợ
ngày càng tăng lên. Ba là, lợi nhuận sau thuế và lãi vay giảm với những mức độ sử
dụng nợ khác nhau và khả năng phá sản gia tăng khi doanh nghiệp sử dụng tăng các
khoản nợ để tài trợ.
Mặc dù các giả thuyết trên đều không tồn tại trên thực tế nhưng đặc tính
không liên quan của cấu trúc tài chính từ mô hình M&M có ý nghĩa rất lớn. Mô
hình đã chỉ ra những đầu mối về tính liên quan của cấu trúc tài chính đối với gía trị
một doanh nghiệp. Các lý thuyết về tài chính tiếp theo đã mở rộng mô hình này
bằng cách loại bỏ các giả thuyết nghiên cứu.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 16
1.2.2.2 Lý thuyết M&M trong trường hợp có thuế
Năm 1963, Modigliani va Miller tiếp tục đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với
việc tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì chi phí lãi vay là một
khoản chi phí được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên khi
doanh nghiệp sử dụng nợ vay để tài trợ sẽ xuất hiện khoản tiết kiệm bằng tiền tăng
thêm đối với các nhà đầu tư. Như vậy, với thuế thu nhập doanh nghiệp, hai ông cho
rằng sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của một doanh nghiệp. Việc tồn tại thuế thu
nhập doanh nghiệp dẫn đến luận đề M&M thứ nhất rằng: Giá trị của một doanh
nghiệp sử dụng nợ bằng giá trị doanh nghiệp không sử dụng nợ ở cùng một dạng rủi
ro cộng với khoản lợi từ việc sử dụng nợ.
Giả sử có hai công ty: công ty U không vay nợ và công ty L vay nợ. Và để
xem xét tác động của cấu trúc tài chính đến giá trị doanh nghiệp. Ta cho hai công ty
có thu nhập hoạt động (EBIT) đều bằng P; Công ty L vay nợ D với lãi suất nợ dài
hạn là rd. Thuế suất thuế thu nhập công ty là T. Ta có bảng đánh giá lợi ích từng
công ty khi có tác động của nợ.
Chỉ tiêu
Công ty U,
không vay nợ
Công ty L, có vay nợ
Lợi nhuận hoạt động (EBIT) P P
Tiền lãi vay 0 D* rd
Lợi nhuận trước thuế (EBT) P P- D*rd
Thuế thu nhập công ty T*P T*(P- D*rd)
Lợi nhuận của cổ đông P*(1-T) P*(1-T)–D*rd+ T*D*rd
Thu nhập của trái chủ và của cổ đông P*(1-T) P*(1-T) + T*D*rd
Khi doanh nghiệp vay nợ dài hạn với số tiền là D và lãi suất của khoàn vay nợ là
rd , thì chi phí tiết kiệm thuế ( có tài liệu là lá chắn thuế) hàng năm là:
Tiết kiệm thuế hàng năm = TrD d **
Như vậy ta có kết luận sau:
• Lợi ích của công ty không vay nợ = P*(1-T)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 17
• Lợi ích của công ty vay nợ = P*(1-T) + T*D*rd hay = Lợi ích của doanh
nghiệp không vay nợ + Lợi ích từ khoản tiết kiệm thuế.
Để đánh giá được lợi ích trong dài hạn của khoản tiền tiết kiệm thuế chúng ta giả
định rằng: Khoản vay D là cố định vĩnh viễn và rd lãi suất vay không đổi. Khi đó lợi
ích của việc tiết kiệm thuế hàng năm T*D*rd là khoản tiền cố định và được định giá
trong vĩnh viễn bằng:
PV( Lá chắn thuế trong vĩnh viễn) = DT
r
TrD
d
d
×=
××
DT × là khoản lợi do sử dụng nợ (còn gọi là giá trị của khoản tiết kiệm thuế do
doanh nghiệp sử dụng nợ) làm tăng giá trị doanh nghiệp của L .
Nếu giá trị công ty không vay nợ là VU và giá trị công ty vay nợ là VL., ta có giá
trị của công ty vay nợ bằng công thức sau:
VL = VU + T*D (*)
Phương trình (*) cho thấy khi tồn tại thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị của
doanh nghiệp sử dụng nợ sẽ cao hơn giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ
một giá trị là T*D. Khoản lợi ích này sẽ gia tăng khi doanh nghiệp càng tăng nợ, và
do vậy giá trị của một doanh nghiệp sẽ tối đa khi doanh nghiệp sử dụng 100% nợ để
tài trợ. Như vậy, mô hình thuế M&M đã bác bỏ với mô hình M&M nguyên thủy khi
đã loại trừ giả thuyết thuế thu nhập công ty, theo đó cấu trúc tài chính có liên quan
đến giá trị doanh nghiệp. Sử dụng nợ càng tăng sẽ càng làm tăng giá trị doanh
nghiệp.
Cả mô hình thuế M&M đã gặp phải nhiều ý kiến phản bác. Một trong các ý
kiến này liên quan đến sự tồn tại của chi phí phá sản và chi phí đại diện. Vì vậy, hai
ông đã đưa ra một lý thuyết mới bổ sung cho hai lý thuyết trước đó là lý thuyết
M&M với chi phí phá sản.
1.2.2.3 Lý thuyết M&M với chi phí phá sản ( chi phí khánh tận về tài chính)
Sự phá sản bao gồm nguy cơ phá sản và sự phá sản. Một doanh nghiệp rơi
vào tính trạng phá sản luôn phát sinh các chi phí kế toán và pháp lý đáng kể (Myers,
1984) và doanh nghiệp đó phải mất nhiều thời gian để duy trì khách hàng, nhà cung
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 18
cấp và người lao động. Ngoài ra, phá sản thường áp lực các doanh nghiệp phải
thanh lý, nhượng bán các tài sản với giá thấp hơn giá trị của nó so với trường hợp
họat động bình thường đồng thời phải bỏ ra các chi phí cho việc tính toán và thanh
lý tài sản của doanh nghiệp.
Chi phí phá sản có thể gồm cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp. Các chi phí
trực tiếp như các chi phí về pháp lý và hành chính trong quá trình phá sản. Chi phí
gián tiếp là những khoản thiệt hại với doanh nghiệp khi các bên có liên quan đến lợi
ích doanh nghiệp hạn chế những điều kiện ưu đãi cho doanh nghiệp đó. Chi phí phá
sản tùy thuộc vào 3 yếu tố: Khả năng phá sản; chi phí phát sinh khi tình trạng khánh
tận về tài chính gia tăng; và ảnh hưởng của nguy cơ phá sản đối với họat động của
doanh nghiệp ở hiện tại.
Nếu sử dụng nợ để làm gia tăng giá trị doanh nghiệp theo mô hình thuế
M&M, nhưng việc gia tăng nợ lên sẽ làm gia tăng chi phí phá sản, gia tăng khả
năng phá sản, và sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. Ý tưởng về chi phí phá sản dẫn
đến lý thuyết “cân bằng” về cấu trúc tài chính, theo đó cấu trúc tài chính tối ưu là
cấu trúc đòi hỏi phải cân bằng giữa lợi ích do sử dụng nợ và chi phí phá sản. Nội
dung của lý thuyết này có thể tóm lược qua mô hình dưới đây:
Giá cổ phiếu nếu
doanh nghiệp không
sử dụng nợ để tài trợ
Kết quả mô hình MM cùng với
ảnh hưởng thuế thu nhập DN:
Giá CP trong trường hợp không
có chi phí phá sản
Giá trị tăng thêm từ lợi
ích do sử dụng nợ làm
tiết kiệm thuế
Chi phí phá sản làm
giảm gía trị cổ phiếu
Giá thực tế cổ phiếu
Giá trị CP
Đòn bẩy nợ. D/A
Cấu trúc nợ tối ưu: lợi ích rào chắn thuế cận biên
= Chi phí phá sản cận biên
Mức nợ khi chi phí phá sản có ý
nghĩa quan trọng
D2D1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 19
Mô hình trên cho thấy một số kết quả sau:
Theo giả thuyết của mô hình M&M, khi quan tâm đến thuế thu nhập công ty,
giá trị doanh nghiệp sẽ được tối đa nếu sử dụng 100% nợ vay để tài trợ.
Trong thực tế, các doanh nghiệp ít khi sử dụng 100% nợ để tài trợ vì sự gia
tăng tỷ lệ nợ/ tài sản sẽ làm tăng khả năng phá sản và lãi suất vay. Ở đây, có một vài
ngưỡng cần quan tâm, dưới điểm D1, khả năng phá sản của doanh nghiệp rất thấp vì
thế chi phí phá sản thấp và lợi ích từ việc tiết kiệm thuế do tăng tỷ lệ nợ/ tài sản sẽ
có ảnh hưởng tốt. Tuy nhiên, khi vượt qua điểm D1 thì chi phí phá sản và lãi suất
vay gia tăng. Những khoản này làm giảm lợi ích về thuế khi doanh nghiệp gia tăng
nợ và điều này làm giảm thấp giá trị cổ phiếu của công ty.
Từ điểm D1 sang điểm D2, chi phí phá sản tăng, nhưng không lớn hơn khoản
lợi ích do sử dụng nợ, do vậy giá trị doanh nghiệp vẫn gia tăng khi tỷ suất nợ gia
tăng. Tuy nhiên, vượt qua điểm D2, chi phí phá sản đã lớn hơn lợi ích do sử dụng
nợ, do vậy tỷ suất nợ gia tăng sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. Điểm D2 được xem
là điểm có cấu trúc tài chính tối ưu khi nó cân bằng giữa chi phí phá sản và lợi ích
do sử dụng nợ.
Như vậy, lý thuyết cân bằng đối lập với những lý thuyết trước đây của M&M
theo mô hình thuế. Petit và Singer (1985) cho rằng khi khả năng phá sản càng gia
tăng thì doanh nghiệp sẽ ít sử dụng nợ khi tăng vốn họat động.
1.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ doanh nghiệp
Lý thuyết trật tự phân hạng khởi đầu từ những công trình nghiên cứu của
Myers và Majluf (1984). Các ông cho rằng có một trật tự ưu tiên khi tài trợ các
khoản đầu tư: đầu tiên là việc sử dụng các nguồn vốn hiện có bên trong doanh
nghiệp, tiếp theo là các khoản vay nợ, và cuối cùng là huy động vốn chủ sở hữu
mới. Do thông tin bất cân xứng giữa người bên trong và người bên ngoài, các doanh
nghiệp sẽ thích tài trợ bởi các nguồn vốn bên trong hơn là nguồn vốn bên ngoài để
tránh bán các chứng khoán dưới mệnh giá. Nếu các khoản tài trợ bên ngòai là không
thể tránh khỏi thì các khoản nợ ít rủi ro sẽ được ưu tiên sử dụng và cuối cùng là
khoản tăng vốn góp thông qua việc huy động các cổ đông mới. Trật tự phân hạng
trên phản ánh chi phí tương đối của các nguồn lực tài trợ là có sự khác nhau. Do
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 20
vậy, Myers và Majluf (1984) cho rằng sẽ không có một cấu trúc tài chính tối ưu
đối với các doanh nghiệp. Lý thuyết này về sau được mở rộng bởi nhiều nhà nghiên
cứu khác như Krasker (1986), Brennan và Kraus (1987), Noe (1988).
Lý thuyết trật tự phân hạng có thể có ích đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Do thông tin bất cân xứng, chi phí đối với các nguồn tài trợ bên ngoài đối với
các doanh nghiệp nhỏ thường cao hơn đối với các doanh nghiệp lớn. Thêm vào đó,
người chủ - người quản lý các doanh nghiệp này không thích mất tài sản và quyền
kiểm sóat toàn bộ họat động của doanh nghiệp về tay những người chủ mới. Do
vậy, trong các doanh nghiệp nhỏ việc chấp nhận người chủ mới sẽ không có ý nghĩa
lớn, khoản tài trợ bên trong sẽ được quan tâm hơn so với tài trợ từ bên ngoài.
1.2.4 Lý thuyết chi phí đại diện
Trong quản trị tài chính, vấn đề đại diện luôn chưa đứng mâu thuẫn tiềm tàng
về lợi ích giữa người tài trợ với người quản lý doanh nghiệp. Jenshen và Meckling
(1976) cho rằng có hai dạng mâu thuẫn về đại diện: mâu thuẫn giữa nhà quản lý
doanh nghiệp với chủ sỡ hữu doanh nghiệp và chủ nợ.
Đối với mâu thuẫn giữa người quản lý doanh nghiệp và người chủ sở hữu,
vấn đề đại diện phát sinh khi người quản lý sở hữu ít hơn 100% phần vốn chủ sở
hữu. Những nhà quản lý doanh nghiệp là những người được thuê để quản lý và điều
hành hoạt động kinh doanh của công ty, họ nắm rõ thông tin về công ty nhưng họ
chỉ là người làm thuê nên họ không nổ lực hết mình để phục vụ cho công ty mà họ
chỉ cố gắng tối đa hóa lợi ích của bản thân. Kết quả là người chủ sở hữu không
giành được toàn bộ khoản lợi từ các hoạt động nâng cao lợi nhuận của công ty
mình, nhưng họ phải gánh chịu toàn bộ chi phí cho những họat động này. Để giảm
thấp mâu thuẫn đại diện, người chủ sở hữu chấp nhận bỏ ra chi phí đại diện, như các
khoản chi để giám sát hoạt động ( hoạt động kiểm toán), chi để cấu trúc lại tổ chức
nhằm hạn chế các hành vi không mong muốn, và các chi phí cơ hội khi các cổ đông
áp đặt các giới hạn cho ban quản lý.
Mâu thuẫn giữa người quản lý doanh nghiệp và chủ nợ xuất hiện trong các
hợp đồng vay nợ, khi cân nhắc các mức vay nợ cho các khoản đầu tư và hoạt động
đầu tư vào các dự án. Cụ thể là, nếu một khoản đầu tư có thu nhập cao hơn giá trị
của khoản nợ, doanh nghiệp sẽ hưởng toàn bộ khoản thu nhập này. Tuy nhiên, nếu
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 21
khoản đầu tư đó không thành công, doanh nghiệp sẽ gánh chịu khoản thua lỗ này ở
mức nào đó do trách nhiệm hữu hạn của khoản đầu tư. Vì thế các nhà quản lý doanh
nghiệp sẽ thích đầu tư vào các dự án có mức rủi ro cao đồng thời lợi nhuận cũng
cao hơn và rủi ro họ chỉ gánh chịu một phần hữu hạn, trong trường hợp này chủ nợ
sẽ gặp phải nhiều rủi ro hơn. Do vậy, các chủ nợ thường đưa ra cơ chế tự bảo vệ
mình thông qua xây dựng các điều khoản hạn chế trong các hợp đồng vay. Những
điều khỏan này cản trở hoạt động của các doanh nghiệp ở một vài khía cạnh nào đó.
Các doanh nghiệp còn bị giám sát để đảm bảo rằng các điều khoản phải được tuân
thủ. Các chi phí trong trường hợp này được chuyển sang cho doanh nghiệp dưới
hình thức các khoản chi phí nợ vay cao hơn.
Đối với các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, vấn đề đại diện trở nên nghiêm
trọng hơn so với các doanh nghiệp lớn vì các doanh nghiệp nhỏ không được yêu cầu
công khai thông tin, do vậy dẫn đến những chi phí đáng kể khi cung cấp thông tin
cho người bên ngoài.
Những nghiên cứu về chi phí đại diện cho thấy, tương tự như trường hợp chi
phí phá sản, chi phí đại diện làm giảm lợi ích do sử dụng nợ để tài trợ. Trong mô
hình này, Jenshen và Meckling (1976) cho rằng một cấu trúc vốn tối ưu có thể đạt
được bằng việc cân đối giữa chi phí đại diện với lợi ích do sử dụng nợ. Lý thuyết về
chi phí đại diện là một quan tâm đối với các doanh nghiệp nhỏ vì chi phí đại diện
phát sinh lớn hơn từ những mâu thuẫn cơ bản về lợi ích giữa người chủ sở hữu và
các chủ nợ.
Vấn đề đại diện cũng liên quan đến uy tín của doanh nghiệp và đến lượt nó
cũng ảnh hưởng đến lựa chọn cấu trúc tài chính. Diamond (1989) cho rằng nếu
doanh nghiệp có lịch sử thanh toán nợ tốt, uy tín của doanh nghiệp sẽ tăng lên, và
chi phí lãi vay sẽ thấp hơn. Do vậy, các doanh nghiệp lâu năm thường tìm các dự
án an toàn để tránh mất uy tín của mình. Các doanh nghiệp mới, non trẻ với ít uy
tín có thể chọn các dự án mang nhiều rủi ro. Nếu các doanh nghiệp non trẻ tồn tại
mà không có những thất bại nào, họ dần dần chuyển sang các dự án an toàn. Kết
quả là các doanh nghiệp lâu năm sẽ có tỷ lệ thất bại ít hơn và chi phí vay cũng
thấp hơn các doanh nghiệp non trẻ.Việc mở rộng mô hình này là các doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 22
trẻ sử dụng ít nợ hơn các doanh nghiệp lâu năm, giả sử các nhân tố khác không
xem xét đến.
Nhìn chung, việc đưa chi phí phá sản và chi phí đại diện vào mô hinh thuế
M&M và mô hình Miller dẫn đến lý thuyết cân bằng về cấu trúc tài chính. Những
mô hình này đều thừa nhận tồn tại một cấu trúc tài chính tối ưu. Cấu trúc vốn tối ưu
của một doanh nghiệp liên quan đến cân bằng giữa ảnh hưởng thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân với chi phí đại diện và chi phí phá sản.
1.3 Phân tích cấu trúc tài chính công ty.
1.3.1 Phân tích cấu trúc nợ phải trả
Nợ phải trả là nguồn vốn được tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp và doanh
nghiệp phải thanh toán các khỏan nợ này theo thời hạn cam kết và đồng thời phải
trả tiền lãi vay theo lãi suất thỏa thuận.
Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch
và sự kiện đã xảy ra mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
Cơ cấu nợ phải trả gồm có: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
Phân tích cấu trúc nợ phải trả là phân tích cơ cấu, thành phần các khoản mục
nợ phải trả của công ty, tỷ lệ giữa các khoản nợ phải trả.
1.3.2 Phân tích cấu trúc vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các
thành viên trong công ty hoặc của các cổ đông trong công ty cổ phần.
Có 3 nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp vốn của các nhà đầu tư hoặc
là số vốn góp ban đầu của các thành viên, tổng số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh (lợi nhuận chưa phân phối) và chênh lệch đánh giá lại tài sản.
1.3.3 Phân tích cấu trúc tài chính
• Tỷ lệ nợ = Tổng nợ/ Tổng tài sản
Tỷ số này được đo lường theo tỷ lệ phần trăm. Tỷ số này phản ánh độ lớn
đòn bẩy tài chính của công ty. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của
doanh nghiệp được tài trợ từ nợ. Qua đây có thể biết được khả năng tự chủ tài chính
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 23
của doanh nghiệp. Tỷ số này nếu quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, điều này
có thể hàm ý rằng doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có
thể hàm ý là doanh nghiệp chưa khai thác hết lợi ích từ đòn bẩy tài chính. Ngược
lại, tỷ số này nếu quá cao hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ
yếu đi vay để phục vụ hoạt động kinh doanh. Điều này chỉ ra mức độ rủi ro của
doanh nghiệp cao hơn. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một
doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành hoặc với một doanh
nghiệp khác trong ngành để đánh giá được việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công
ty có hợp lý hay không?
• Tỷ lệ nợ dài hạn = Nợ dài hạn/ Tổng nợ
• Tỷ lệ nợ ngắn hạn= Nợ ngắn hạn/ Tổng nợ
Hai tỷ số này cho biết cơ cấu nợ phải trả của công ty gồm có bao nhiêu nợ
ngắn hạn và bao nhiêu nợ dài hạn. Mỗi khoản mục nợ có một chức năng, một tính
chất và một đặc điểm riêng, vì vậy để đánh giá được những tỷ số này cần xem xét
nhiều yếu tố liên quan đến tính chất hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực kinh doanh, chu kỳ kinh doanh, chi phí vốn…..
• Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
Tỷ số này cho biết khả năng tự chủ của công ty về mặt tài chính, tỷ số này
ngược với tỷ lệ nợ, có nghĩa là tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công ty có khả năng tự
chủ về tài chính cao, rủi ro thấp nhưng tỷ lệ này cao không chắc đã tốt bởi vì công
ty có thể chưa khai thác hết đòn bẩy tài chính để tài trợ cho hoạt động. Tỷ lệ này
thấp cho thấy khả năng tự chủ của công ty kém, nguy cơ rủi ro cao. Việc đánh giá tỷ
suất tự tài trợ thấp hay cao cần xem xét trong mối quan hệ so sánh với các công ty
trong ngành cũng như trong điều kiện kinh tế hiện tại. Tùy vào từng giai đoạn phát
triển của công ty, tỷ suất này cũng có sự khác biệt, cần xem xét, phân tích và đánh
giá đúng nguyên nhân cũng như xu hướng hiện tại của công ty.
• Tính ổn định của nguồn tài trợ:
+ Tỷ suất NVTX= Nguồn vốn thường xuyên/ Tổng nguồn vốn
Nguồn vốn thường xuyên= Nợ dài hạn+ Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này cho biết tính ổn định của các nguồn vốn tài trợ. Tỷ suất này càng lớn cho
thấy có sự ổn định tương đối trong một thời gian nhất định (trên 1 năm) đối với
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 24
nguồn vốn sử dụng va doanh nghiệp chưa chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này
trong ngắn hạn. Ngược lại, khi tỷ suất này thấp cho thấy công ty đã sử dụng nhiều
nợ ngắn hạn, áp lực về việc thanh toán nợ vay lớn.
1.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính
1.4.1 Quy mô
Nhân tố quy mô của công ty được đo lường thông qua các giá trị tổng tài sản,
tổng doanh thu…... Nhân tố qui mô có nhiều điểm đối nghịch khi xem xét ảnh
hưởng của nó đối với cấu trúc tài chính. Doanh nghiệp với qui mô nhỏ thường có
vấn đề bất cân xứng thông tin đáng kể giữa người chủ - người quản lý doanh nghiệp
với người cho vay tiềm tàng. Lý do cơ bản là vì các doanh nghiệp nhỏ thường
không có các báo cáo tài chính tin cậy. Vấn đề đại diện cũng thật sự lớn đối với các
doanh nghiệp nhỏ vì các doanh nghiệp này có động lực chấp nhận rủi ro để tăng
trưởng, đặc biệt nếu các doanh nghiệp có đặc tính trách nhiệm hữu hạn về vốn. Như
vậy các doanh nghiệp nhỏ sẽ có khả năng vay nợ kém, quan hệ này là quan hệ thuận
chiều.
Nhiều nghiên cứu cho rằng giữa quy mô và đòn bẩy nợ có mối quan hệ thuận
chiều. Marsh (1982) cho rằng các doanh nghiệp lớn thường sử dụng nợ dài hạn
nhiều hơn trong khi các doanh nghiệp nhỏ sử dụng chủ yếu nợ ngắn hạn. Các doanh
nghiệp lớn có thể tận dụng lợi thế quy mô số lớn trong việc tăng nợ vay dài hạn, và
có thể có sức đàm phán cao hơn so với các định chế tài chính. Do vậy, chi phí để
tăng nợ và vốn chủ có quan hệ nghịch chiều với quy mô. Ngoài ra, các doanh
nghiệp lớn thường đa dạng hóa lĩnh vực họat động và có dòng tiền ổn định hơn, khả
năng phá sản cũng bé hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Những đặc điểm trên dẫn
dến qui mô có quan hệ cùng chiều với cấu trúc nợ.
Mối quan hệ này cũng được giải thích bởi lý thuyết bất cân xứng về thông
tin. Theo đó, khi doanh nghiệp có qui mô càng nhỏ, sự bất cân xứng về thông tin
càng lớn. Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ khó có điều kiện để tiếp cận các khoản tín
dụng.
Tuy nhiên, qui mô cũng được xem là một dấu hiệụ cho các nhà đầu tư bên
ngoài. Fama và Jensen (1983), Rajan và Zingales (1995) cho rằng các doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 25
lớn có khuynh hướng công bố thông tin cho người bên ngoài nhiều hơn các doanh
nghiệp nhỏ. Sự bất cân xứng thông tin ít hơn với các doanh nghiệp lớn làm các
doanh nghiệp này có khuynh hướng sử dụng vốn chủ nhiều hơn các khoản nợ và do
vậy đòn bẩy nợ sẽ thấp. Các doanh nghiệp lớn có khả năng tiếp cận thị trường cổ
phiếu dễ dàng hơn vì định phí thấp, do vậy quan hệ giữa cấu trúc tài chính và qui
mô doanh nghiệp là ngược chiều.
1.4.2 Cấu trúc tài sản
Cấu trúc tài sản là cơ cấu các loại tài sản ở doanh nghiệp. Cấu trúc tài sản
được đo lường thông qua nhiều chỉ tiêu trong đó có chỉ tiêu tỉ lệ tài sản cố định trên
tổng tài sản. Một doanh nghiệp có khối lượng tài sản cố định cao, việc thế chấp cầm
cố để đi vay dễ dàng hơn do đó doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay dễ dàng
hơn. Theo lý thuyết chi phí phá sản, các tài sản cố định nhiều sẽ sử dụng nợ nhiều
hơn trong khi đó các doanh nghiệp có nhiều tài sản vô hình họ sẽ sử dụng nợ ít hơn
vì trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều tài sản cố định thì sẽ có chi phí phá sản
thấp hơn. Bên cạnh đó, theo lý thuyết chi phí đại diện Jensen và Meckling (1976)
cho rằng chi phí đại diện của các khoản nợ tồn tại khi một doanh nghiệp chuyển
khoản đầu tư có rủi ro sau khi tăng nợ, và chuyển lợi ích từ người chủ nợ sang
người chủ doanh nghiệp để tận dụng những lợi thế của vốn chủ. Nếu tài sản hữu
hình của một doanh nghiệp càng cao, những tài sản này có thể sử dụng làm tài sản
thế chấp, giảm rủi ro gánh chịu các chi phí đại diện của khoản nợ của người cho
vay. Như vậy cấu trúc tài chính tỷ lệ thuận với cấu trúc tài sản.
1.4.3 Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời tài sản (Return on
Assets-ROA), khả năng sinh lời trên doanh thu (tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu).
Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nhà quản trị doanh nghiệp bao giờ cũng có thông
tin về giá trị doanh nghiệp tốt hơn nhà đầu tư bên ngoài. Sự bất cân xứng về thông
tin này dẫn đến chi phí huy động vốn từ bên ngoài sẽ cao hơn. Vì thế, nhà quản trị
có xu hướng ưu tiên sử dụng các nguồn vốn nội tại trước, rồi mới đến các nguồn
vốn vay mượn bên ngoài. Bên cạnh đó các công ty làm ăn có lời lại không muốn
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 26
huy động vốn chủ sở hữu bên ngoài để tránh pha loãng quyền sỡ hữu. Các nghiên
cứu thực nghiệm của Pendey (2001), Huang and Song (2002), Braduri (2002) ở các
nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỉ lệ
nghịch với tỉ suất nợ. Ở các nước đang phát triển, nhất là các nước có nền kinh tế
chuyển đổi như Việt Nam, vấn đề bất cân xứng về thông tin càng trầm trọng, vì thế
các nhà quản lý có xu hướng giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho tài sản của mình. Như
vậy theo lý thuyết, cấu trúc tài chính tỷ lệ nghịch với hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.4.4 Rủi ro kinh doanh
Rủi ro của một công ty gồm có hai phần đó là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài
chính. Rủi ro kinh doanh là rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty,
rủi ro này gắn liền với các thay đổi trong về thu nhập mà sự thay đổi này có nguồn
gốc từ những thay đổi của doanh thu và các khoản chi phí của doanh nghiệp như giá
nguyên vật liệu, chi phí năng lượng và chi phí tiền lương, các khoản chi phí khác.
Rủi ro kinh doanh thường được đo lường thông qua độ lệch chuẩn của lợi nhuận, lợi
nhuận trước thuế và lãi vay.
Theo lý thuyết chi phí phá sản, doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao sẽ có
khả năng phá sản cao hơn, vì sự giao động cao trong thu nhập hoạt động của doanh
nghiệp, do vậy các doanh nghiệp phải cân nhắc giữa lợi ích về thuế với chi phí phá
sản. Vì vậy, rủi ro được xem có quan hệ nghịch chiều với cấu trúc nợ.
1.4.5 Thuế thu nhập doanh nghiệp
Cấu trúc tài chính được xem có quan hệ cùng chiều với nhân tố thuế. Ảnh
hưởng của nhân tố thuế đối với cấu trúc tài chính được giải thích theo mô hình thuế
M&M. Các doanh nghiệp với thuế suất cao hơn sẽ sử dụng nhiều nợ để đạt lợi ích
từ thuế. Hầu hết, các nhà nghiên cứu cho rằng thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh
hưởng rất quan trọng trong cấu trúc tài chính.
1.4.6 Cơ hội tăng trưởng
Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng cơ hội tăng trưởng có quan hệ nghịch
chiều với đòn bẩy nợ. Theo Myers va Majluf (1984), sự bất cân xứng về thông tin
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 27
yêu cầu một khoản tiền bổ sung đối với các doanh nghiệp để thu hút các nguồn vốn
bên ngoài bất chấp chất lượng của dự án đầu tư của doanh nghiệp. Trong trường
hợp tăng nợ, khoản tiền bổ sung phản ánh ở một tỷ suất lợi nhuận yêu cầu cao hơn
của các chủ nợ bên ngoài. Đối với các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng trưởng
phát hiện là sẽ là quá đắt khi sử dụng nợ để tài trợ sự tăng trưởng đó. Do vậy, khi
doanh nghiệp đang nắm giữ nhiều cơ hội tăng trưởng thì việc vay nợ sẽ giảm.
Vấn đề đại diện “dưới mức đầu tư” cũng cho rằng tồn tại một quan hệ nghịch
chiều giữa cấu trúc nợ và cơ hội tăng trưởng. Myers (1977) cho rằng các doanh
nghiệp tăng trưởng cao có nhiều lựa chọn hơn để đầu tư trong tương lai hơn là các
doanh nghiệp tăng trưởng thấp. Do vậy, các doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều thật sự
mong muốn bỏ qua các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời vì những khoản đầu tư
như vậy sẽ chuyển lợi ích từ người chủ sở hữu sang các chủ nợ. Kết quả là các
doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao sẽ ít sử dụng nợ.
1.4.7 Đặc điểm của ngành.
Cấu trúc tài chính giữa các ngành rất khác nhau, Myers (1984) cho rằng do
rủi ro tài sản, dạng tài sản, và yêu cầu các nguồn vốn bên ngoài thay đổi giữa các
ngành nên tỷ suất nợ kỳ vọng thay đổi giữa các ngành kinh tế. Kester nghiên cứu
rằng các ngành sinh lợi cao càng có khuynh hướng sử dụng ít nợ vay. Các doanh
nghiệp trong ngành thường có những đặc tính tương tự nhau về tỷ lệ nợ. Các doanh
nghiệp phát sinh dòng tiền ổn định qua các chu kì kinh doanh thường có tỷ lệ nợ
cao bởi vì dòng tiền phát sinh ổn định sẽ đảm bảo được việc thanh toán lãi và các
khoản vay, đồng thời đảm bảo độ tín nhiệm cho doanh nghiệp, vì vậy việc tiếp cận
vốn vay dễ dàng hơn.
1.5 Một số vấn đề gặp phải khi phân tích cấu trúc tài chính
Phân tích cấu trúc tài chính là một công việc cần thiết đối với tất cả các công
ty, việc phân tích cấu trúc tài chính sẽ giúp các nhà quản trị tài chính tìm ra một cơ
cấu trúc tài chính hợp lý đối với mỗi công ty. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư, các tổ
chức tín dụng …cũng xem xét đến cấu trúc tài chính của công ty để biết tình trạng
tài chính của công ty đang như thế nào, có nên đầu tư hay không, rủi ro nhiều hay ít,
các tổ chức tín dụng có nên cho vay hay không, và rất nhiều ý nghĩa khác.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 28
Trong quá trình phân tích cấu trúc tài chính, vẫn tồn tại một số vấn đề
thường gặp như sau:
• Số liệu phân tích quá cũ, hoặc là không chính xác bởi vì đối với các doanh
nghiệp nhỏ thì báo cáo tài chính lại không được kiểm toán vì vậy độ tin cậy
không cao, trong khi đó các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán lại làm đẹp báo cáo tài chính của mình để công bố cho cổ
đông.
• Áp dụng các lý thuyết hiện đại về cấu trúc tài chính vào việc tìm ra một cấu
trúc tài chính tối ưu cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
• Dự đoán các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính chưa đầy đủ chỉ mang
tính tương đối, đồng thời chưa có đủ số liệu để thống kê hết được các nhân tố
ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến cấu trúc tài chính.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 29
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM
PVI ĐÀ NẴNG .
2.1 Tổng quan về công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng.
2.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng là một chi nhánh của Tổng công ty Bảo
hiểm PVI, được thành lập năm 1996, trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển,
công ty đã gặt hái được nhiều thành công bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn.
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng
2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh
Công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng là một công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo
hiểm phi nhân thọ. Thực hiện kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, tiến hành hoạt
động đầu tư và các hoạt động khác liên quan đến bảo hiểm như: giám định, phân bổ
tổn thất,… phù hợp với luật kinh doanh bảo hiểm.
Kinh doanh bảo hiểm
- Bảo hiểm dầu khí
- Bảo hiểm hàng hải
- Bảo hiểm kỹ thuật
- Bảo hiểm tài sản
- Bảo hiểm trách nhiệm
- Bảo hiểm hàng không
- Bảo hiểm con người
- Bảo hiểm xe cơ giới
- Bảo hiểm khác
Kinh doanh tái bảo hiểm
- Nhượng tái bảo hiểm
- Nhận tái bảo hiểm
Dịch vụ bảo hiểm khác
- Tư vấn bảo hiểm và quản lý rủi ro
- Giám định, tính toán phân bổ tổn thất
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 30
- Giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba
2.1.2.2 Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu
Công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng là một công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo
hiểm phi nhân thọ trong một thời gian dài vì vậy các sản phẩm dịch vụ của nó rất đa
dạng:
a. Bảo hiểm Dầu khí
PVI hiện là công ty bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam cung cấp dịch vụ bảo hiểm
Dầu kí. Từ năm 2002 đến nay, PVI duy trì 100% thị phần bảo hiểm và cung cấp dịch
vụ bảo hiểm không chỉ cho 100% các nhà thầu dầu khí mà trên 90% các nhà thầu phụ
dầu khí hoạt động tại Việt Nam. Cùng với Tổng công ty, PVI Đà Nẵng cũng phát triển
sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm dầu khí.
PVI sẵn sàng cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm dầu khí hiện có trên thị
trường như: Bảo hiểm khống chế giếng, Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba, Bảo hiểm
Tài sản và thiết bị dầu khí, bảo hiểm xây dựng ngoài khơi, dầu thô trong kho và đang
vận chuyển, ... theo tiêu chuẩn quốc tế.
b. Bảo hiểm hàng hải
Tận dụng lợi thế là thành viên của PVN đang quản lý và điều hành các đội tàu có
tải trọng lớn nhất Việt Nam, năm 2007 PVI tiếp tục tăng trưởng và dẫn đầu thị trường
trong lĩnh vực bảo hiểm Thân tàu và Trách nhiệm dân sự chủ tàu. Ngoài PVN, PVI còn
cung cấp bảo hiểm cho các đội tàu lớn của Việt Nam (Vosco, Vitranschart, ...). PVI
cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm hàng hải như Bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm
dân sự chủ tàu, Bảo hiểm tai nạn cá nhân cho Thủy thủ đoàn, Bảo hiểm hàng hoá, ...
Cùng với lợi thế của Tổng công ty, công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng cũng phát
triển mạnh dịch vụ bảo hiểm hàng hải, với các khách hàng chính là các tàu hoạt động
trên cảng Đà Nẵng.
c. Bảo hiểm Kỹ thuật/ Tài sản
Cùng với sự phát triển của các hoạt động khâu sau (downstream), PVI đã cung
cấp thành công dịch vụ bảo hiểm cho các dự án giá trị hàng tỷ đô la Mỹ như nhà máy
lọc dầu, nhà máy điện, sản xuất phân bón, ... Ngoài ra, PVI còn bảo hiểm cho các dự án
và hoạt động của các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như các công trình xây
dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nhà máy, ... PVI cung cấp tất cả các sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 31
bảo hiểm kỹ thuật bảo hiểm kỹ thuật bao gồm Bảo hiểm xây dựng lắp đặt trên bờ,
ngoài khơi, Bảo hiểm Thiết bị điện tử, Bảo hiểm Đỗ vỡ máy móc, Bảo hiểm mọi rủi ro
công nghiệp, tài sản và Bảo hiểm Gián đoạn kinh doanh.
d. Bảo hiểm hàng không
Để bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không trong nước và khu vực
cũng như nhu cầu vận chuyển hàng không ngày càng tăng giữa Việt Nam và các nước,
PVN và PVI đã đầu tư vào các dự án hàng không như VietAir, Vietjets và ký các thoả
thuận mua máy bay với những hãng sản xuất máy bay lớn như Boeing, Airbus. Các dự
án này sẽ giúp mở rộng các dịch vụ của hàng không Việt Nam trên thị trường quốc tế
và đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng không ngày càng tăng.
Trên cơ sở giấy phép kinh doanh được Bộ Tài chính cấp, PVI đã và đang phối
hợp với các nhà môi giới bảo hiểm, các nhà đứng đầu bảo hiểm quốc tế để triển khai
cung cấp tất cả các loại hình bảo hiểm như bảo hiểm thân máy bay, bảo hiểm trách
nhiệm của người vận chuyển,...
e. Bảo hiểm trách nhiệm
- Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba
- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
- Bảo hiểm trách nhiệm của người chủ sử dụng lao động
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiến trúc sư và các tổ chức tư vấn
f. Bảo hiểm con người
- Bảo hiểm tai nạn cá nhân
- Bảo hiểm sinh mạng cá nhân
- Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật
- Bảo hiểm con người kết hợp
- Bảo hiểm du lịch trong nước
- Bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài
- Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam
- Bảo hiểm tai nạn cá nhân đối với người nước ngoài
g. Bảo hiểm xe cơ giới
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và đối với hành
khách trên xe
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 32
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe
- Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi sau xe máy, người ngồi trên xe ô tô
- Bảo hiểm kết hợp xe cơ giới
i. Bảo hiểm con người trách nhiệm cao "PVI Care", "PVI Energy Care"
Nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố con người đối với sự thành công
của doanh nghiệp, năm 2007, ngoài các sản phẩm bảo hiểm truyền thống, PVI đã triển
khai thành công dịch vụ bảo hiểm con người trách nhiệm cao "PVI Care" và "Energy
Golden Care" cho tất cả người lao động làm việc trong và ngoài lĩnh vực dầu khí với
phạm vi điều trị toàn cầu đạt tiêu chuẩn quốc tế và được khách hàng đánh giá cao.
k. Bảo hiểm y tế tự nguyện
l. Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu
n. Bảo hiểm khác
Với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, PVI sẵn sàng cung cấp nhiều loại
hình sản phẩm mới để đáp ứng các yêu cầu của mọi thành phần kinh tế.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Hình 1: Cơ cấu tổ chức công ty
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÒNG HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
NHÂN SỰ
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG GIÁM
ĐỊNH VÀ BỒI
THƯỜNG
PHÒNG KẾ
TOÁN
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 33
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Mỗi bộ phân đều có một chức năng và nhiệm vụ riêng, cụ thể:
Phòng hành kế toán:
Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám
đốc.
Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền
vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Tổng công ty
giao cho Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ,
điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty.
Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công
tác quản lý thu chi tài chính của cơ quan Văn phòng Công ty, thực hiện thanh toán
tiền lương và các chế độ khác cho Cán bộ công nhân viên (CBCNV) khối Văn
phòng theo phê duyệt của Giám đốc.
Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành
của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty.
Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ trong Công ty và
báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc.
Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính.
Phòng hành chính:
Tổng hợp, xây dựng kế hoạch công tác tuần, kế hoạch công tác tháng, quý,
năm của Công ty; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công tác sau
khi được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện và quản lý công văn đi, đến theo đúng quy định của công
tác văn thư bảo mật, lưu trữ.
Đảm bảo công tác phục vụ cho các cuộc họp, hội nghị, tập huấn, tiếp khách
của cơ quan, hướng dẫn khách đến làm việc ở cơ quan.
Chủ trì phối hợp các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng kế hoạch thông tin,
tuyên truyền theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm Việt Nam và tổ chức thực hiện
kế hoạch sau khi phê duyệt.
Phòng nhân sự:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 34
Là nơi xây dựng và thực hiện các chiến lược về con người để phục vụ cho
mục tiêu phát triển của toàn Công ty. Phòng Nhân sự thực hiện các hoạt động nhằm
hỗ trợ nhân viên, phát triển đội ngũ nhân viên trong công ty, và thu hút các nhân tài
từ bên ngoài thông qua sự phối hợp hiệu quả của các bộ phận Tuyển dụng, Tiền
lương, Đào tạo và bộ phận Hỗ trợ Hoạt động Nhân sự của các phòng ban. Có nhiệm
vụ thiết lập các chính sách công ty về tuyển dụng, đào tạo, lương bổng và phúc lợi
nhân viên; đảm bảo công ty hoạt động tuân thủ theo luật lao động, thực hiện những
chương trình phúc lợi và hoạt động gắn kết nhân viên công ty.
Phòng kinh doanh
Thực hiện các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, gia tăng doanh số bảo hiểm
cho công ty đồng thời tìm kiếm tiếp cận các khách hàng mới, phát triển mạng lươi
dịch vụ bảo hiểm.
Tìm kiếm khách hàng mới cũng như chăm sóc khách hàng củ tư vấn cho
khách hàng về các kênh quảng cáo hiện tại, bên cạnh đó còn giải đáp các thắc mắc
của khách hàng. Đưa ra các biện pháp nhằm giúp gia tăng doanh số thông qua các
sự kiện.
Đề ra và thực hiện các chiến lược, các hoạt động nhằm đạt được chỉ tiêu bán
hàng của kênh đại lý, thực hiện tuyển dụng đại lý và hỗ trợ lực lượng đại lý đạt kết
quả kinh doanh bằng việc thực hiện các chương trình thi đua, khen thưởng và tổ
chức các sự kiện.
Phòng giám định và bồi thường
Thực hiện giám định tổn thất và đánh giá tổn thất của các: nguyên nhân tổn
thất, mức độ tổn thất, phần thiệt hại bảo hiểm bồi thường……..
Tiến hành bồi thường trách nhiệm dân sự cho các thiệt hại.
Bộ phận nghiệp vụ bảo hiểm
Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, giải đáp thông tin, giải thích các thuật ngữ
trong hợp đồng bảo hiểm, trả lời những câu hỏi về quyền lợi bảo hiểm và cập nhật
các thay đổi theo yêu cầu của khách hàng…
Thẩm định các hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhằm đánh giá mức độ và loại rủi ro
cần bảo hiểm, xác định mức phí bảo hiểm phù hợp để bảo vệ khách hàng trước
những thiệt hại tài chính có thể phát sinh từ các rủi ro đó.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 35
Lưu giữ hồ sơ, thực hiện các giao dịch, cung cấp hợp đồng và thông tin cho
khách hàng, chi trả các quyền lợi của hợp đồng và phục vụ khách hàng.
Đánh giá, thẩm tra, giải quyết các yêu cầu, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, xác
minh hiệu lực bảo hiểm, tính toán đúng số tiền bồi thường, xác nhận đối tượng
hưởng tiền bảo hiểm và hướng dẫn thanh toán
2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Bảo hiểm PVI
Đà Nẵng trong 5 năm gần đây (2007-2011)
2.1.4.1 Phân tích biến động tài sản- nguồn vốn trong 5 năm gần đây
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 36
Bảng 1: Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty trong 5 năm từ năm 2007-2011
2007 2008 2009 2010 2011
A. TÀI SẢN
I. Tài sản ngắn hạn
1. Tiền và tương đương tiền 873.938.719 1.003.824.829 946.193.472 1.717.597.608 1.402.175.743
2. Các khoản phải thu
Phải thu khách hàng 1.832.410.984 2.218.238.931 2.131.283.127 2.456.150.876 2.822.272.009
Phải thu khác 857.419.038 937.429.813 1.000.838.213 1.008.257.028 957.056.028
Dự phòng phải thu khó đòi (584.319.381) (1.002.839.134) (980.235.742) (1.008.127.375) (1.107.030.475)
3. Hàng tồn kho 5.049.231 7.832.582 8.273.103 9.327.950 7.017.000
4. Tài sản ngắn hạn khác
Chi phí trả trước 103.828.749 278.420.938 560.834.924 347.733.611 189.021.959
thuế gtgt được khấu trừ 324.937 1.324.834 2.035.392 4.477.709 139.498
Tạm ứng 813.984.943 629.029.148 782.381.583 889.225.875 928.549.319
II. Tài sản dài hạn
1. Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình 1.120.495.285 1.120.495.285 1.353.205.075 1.652.205.075 1.652.205.075
Hao mòn TSCĐ (839.248.114) (1.013.429.478) (1.084.203.183) (1.461.147.396) (1.533.052.047)
Tổng tài sản 4.183.884.391 4.287.393.555 4.720.605.964 5.615.700.961 5.318.354.109
B. NGUỒN VỐN
I. Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
1. Phải trả người bán 1.073.238.197 1.148.241.974 1.058.248.549 1.701.254.516 1.322.446.603
2. Thuế và các khoản phải nộp NSNN 6.043.821 10.442.984 13.884.924 10.491.400 8.094.218
3. Phải trả người lao động 752.301.183 640.284.294 823.471.293 1.023.948.358 1.457.374.669
4. Phải trả nội bộ 1.800.948.249 1.838.114.491 2.024.818.304 2.312.130.466 1.712.171.839
5. Phải trả nội bộ khác 189.384.249 280.280.102
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 37
Tổng tài sản tăng dần qua các năm, với mức tăng cụ thể như sau:
Bảng 2: Tình hình tăng trưởng của tổng tài sản trong 5 năm gần đây 2007-2011
2007 2008 2009 2010 2011
Tổng tài sản 4.183.884.391 4.180.327.748 4.720.605.964 5.615.700.961 5.318.354.109
Mức tăng -3.556.643 540.278.216 895.094.997 -297.346.852
% tăng -0.09% 12.92% 18.96% -5.29%
6. Qũy khen thưởng phúc lợi 103.582.441 12.938.138 116.193.489 183.200.000
II. Vốn chủ sở hữu 447.770.500 333.244.005 597.860.507 451.682.732 354.786.678
Tổng nguồn vốn 4.183.884.391 3.970.327.748 4.720.605.964 5.615.700.961 5.318.354.109
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 38
Tổng tài sản
0
1,000,000,000
2,000,000,000
3,000,000,000
4,000,000,000
5,000,000,000
6,000,000,000
2007 2008 2009 2010 2011
VNĐ
Tổng tài sản
Hình 1: Tình hình biến động tổng tài sản của công ty trong 5 năm
Nhìn chung, qua các năm tài sản của công ty có mức tăng không đều.
Năm 2009, tổng tài sản tăng 12.92% so với năm 2008 nguyên nhân là do sự
gia tăng của khoản mục các khoản phải thu cụ thể phải thu khách hàng tăng 21%.
Năm 2008, mặc dù kinh tế chung gặp nhiều khó khăn nhưng các khoản thu phí bảo
hiểm của công ty được duy trì tốt nhờ uy tín và hoạt động kinh doanh của các mảng
bảo hiểm hàng hải phát triển.
Năm 2010, tổng tài sản tăng mạnh tăng đạt 18.96% so với năm 2009, đồng
thời tổng tài sản năm này cao nhất trong các năm gần đây. Nguyên nhân là năm
2010, khoản mục tiền và tương đương tiền gia tăng do có một khoản tiền đang
chuyển chưa về nhập quỹ công ty.
Riêng năm 2011, tổng tài sản giảm so với năm 2010, mức giảm 5.29%.
Nguyên nhân là do sự sụt giảm của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền
dẫn đến sự sụt giảm tổng tài sản. Năm 2010, có một khoản tiền đang chuyển chưa
về nhập quỹ công ty từ tổng công ty và các công ty thành viên, khoản tiền này là
305 trđ.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 39
Cơ cấu tài sản của công ty:
Bảng 3: Cơ cấu tài sản của công ty
2007 2008 2009 2010 2011
A. TÀI SẢN
I. Tài sản ngắn hạn
1. Tiền và tương đương tiền 19.57% 23.41% 18.96% 29.58% 25.79%
2. Các khoản phải thu
Phải thu khách hàng 41.04% 51.74% 42.71% 42.30% 51.90%
Phải thu khác 19.20% 21.86% 20.06% 17.36% 17.60%
3. Hàng tồn kho 0.11% 0.18% 0.17% 0.16% 0.13%
4. Tài sản ngắn hạn khác
Chi phí trả trước 2.33% 6.49% 11.24% 5.99% 3.48%
thuế gtgt được khấu trừ 0.01% 0.03% 0.04% 0.08% 0.00%
Tạm ứng 18.23% 14.67% 15.68% 15.31% 17.08%
II. Tài sản dài hạn
1. Tài sản cố định hữu hình 6.30% 2.50% 5.39% 3.29% 2.19%
Cơ cấu tài sản của công ty chủ yếu là các khoản phải thu trong đó phải thu
khách hàng và phải thu khác chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, tỷ trọng các khoản
phải thu khách hàng luôn chiếm khoảng 50% tổng tài sản của công ty.
Từ năm 2007-2011, tỷ trọng các khoản phải thu khác tăng dần và chiếm tỷ
trọng cao, riêng năm 2008, tỷ trọng này lên đến 21,86%. Khoản phải thu khác bao
gồm các khoản phải thu về tạm ứng bồi thường và phải thu khác. Năm 2008, tình
hình kinh doanh bảo hiểm của công ty khá tốt việc phải thu về các khoản tạm ứng
của năm 2007 tăng.
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm do đó các khoản phải thu
khách hàng chủ yếu là các khoản phải thu phí bảo hiểm trong đó phải thu phí bảo
hiểm gốc tại đơn vị chiếm tỷ trọng trên 90% khoản phải thu.
Các khoản tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng khá cao >20% , và các
khoản mục này tăng qua các năm, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng và tiền đang
chuyển giữa công ty với tổng công ty và các công ty thành viên.
Các khoản tạm ứng chủ yếu là tạm ứng tại các công ty khác cũng chiếm tỷ
trọng khá cao > 15% tổng tài sản.
Là công ty kinh doanh trong ngành bảo hiểm nên tỷ trọng hàng tồn kho và tài
sản cố định của công ty thấp. Hàng tồn kho là các ấn chỉ của công ty, tài sản cố định
chủ yếu là các máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 40
Tóm tại, tài sản của công ty qua các năm không có nhiều biến động, cơ cấu
tài sản tập trung chủ yếu vào khoản mục tiền và tương đương tiền, và khoản mục
phải thu khách hàng.
2.1.4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm gần
đây (2007-2011)
a. Kết quả kinh doanh
Tình hình doanh thu, lợi nhuận và chi phí qua các năm.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 41
Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 5 năm từ 2007-2011
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm 4.002.397.385 3.787.078.398 5.097.205.987 6.658.268.308 7.739.648.005
Tổng chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm 1.782.823.752 1.573.637.748 1.868.403.029 1.637.245.873 2.831.519.815
Lợi nhuận gộp kinh doanh bảo hiểm 2.219.573.633 2.213.440.650 3.228.802.958 5.021.022.435 4.908.128.190
Chi phí bán hàng 1.225.368.657 1.107.478.254 1.875.576.364 3.809.552.460 3.647.106.729
Chi phí quản lý doanh nghiệp 779.970.653 898.674.972 1.164.786.045 980.128.807 1.966.538.212
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm 214.234.323 207.287.424 188.440.549 231.341.168 -705.516.751
Doanh thu hoạt động tài chính 97.473.679 139.924.589 232.748.479 110.270.254 107.010.177
Chi hoạt động tài chính 78.128.467 138.548.294 143.389.389 100.375.815 -77.789.724
Lợi nhuận hoạt động tài chính 19.345.212 1.376.295 89.359.090 9.894.439 184.799.901
Thu nhập hoạt động khác 89.193 73.849 271.642 169.694 40.235
Chi phí hoạt động khác 73.489 81.924 147.578 86.297 12.685
Lợi nhuận hoạt động khác 15.704 -8.075 124.064 83.397 27.550
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 233.595.239 208.655.644 277.923.703 241.319.004 -520.689.300
Thuế thu nhập doanh nghiệp 35.039.286 41.731.129 69.480.926 60.329.751 0
Lợi nhuận sau thuế 198.555.953 166.924.515 208.442.777 180.989.253 -520.689.300
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 42
Nhận xét:
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm (hoạt động kinh doanh
chính) luôn dương và tăng dần qua các năm.
tăng trưởng doanh thu
0
2,000,000,000
4,000,000,000
6,000,000,000
8,000,000,000
10,000,000,000
2007 2008 2009 2010 2011
năm
đồng
-0.1
0
0.1
0.2
0.3
0.4
Doanh thu thuần hoạt động
kinh doanh bảo hiểm
% Tăng
Hình 2: Tình hình tăng trưởng doanh thu qua các năm
Theo đánh giá của Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), năm
2009 thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định và đóng góp vào
tăng trưởng chung của nền kinh tế với tỷ trọng doanh thu/GDP ước đạt 2.3%, các
doanh nghiệp phi nhân thọ đạt 1.350 tỷ đồng. Cùng với sự phát triển của toàn bộ
ngành bảo hiểm. công ty cũng gia tăng doanh thu bảo hiểm từ 3.787.078.398 năm
2008 lên 5.097.205.987 đồng năm 2009, mức tăng 39.4%. Năm 2009 được xem là
một năm tăng trưởng mạnh của công ty trong giai đoạn này.
Năm 2010, hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng, đặc biệt Đà Nẵng có hệ
thống cảng lớn nên lượng hàng hóa vận chuyển cao vì vậy góp phần gia tăng doanh
thu bảo hiểm thân tàu của công ty. Bên cạnh đó, bảo hiểm xe cơ giới cũng là một
mảng bảo hiểm phát triển mạnh trong năm 2010. Doanh thu năm 2010 tăng 30.63%
so với năm 2009.
Bước qua năm 2011, tình hình kinh tế gặp nhiều biến động nhưng nhờ những
nổ lực của toàn thể công ty và các chính sách của chính phủ làm cho doanh thu năm
2011 tăng gấp > 3 lần so với năm 2010.
Các khoản chi phí chiếm tỷ trọng rất cao, trong đó chi phí trực tiếp chi cho
hoạt động bảo hiểm và chi phí bán hàng là chủ yếu.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 43
Bảng 5: Tỷ trọng các khoản chi phí trong doanh thu
2007 2008 2009 2010 2011
Chi phí bán hàng 30.62% 29.24% 36.80% 57.22% 47.12%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 19.49% 23.73% 22.85% 14.72% 25.41%
Tổng chi phí trực tiếp hoạt
động kinh doanh bảo hiểm
44.54% 41.55% 36.66% 24.59% 36.58%
Doanh thu thuần hoạt động
kinh doanh bảo hiểm 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
Chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
- Chi bồi thường bào hiểm gốc
- Chi hoa hồng đại lý.
- Chi giám định tổn thất……
Chi phí bán hàng là một khoản chi phí khá lớn trong hoạt động kinh doanh của công
ty, chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 40% trong tổng doanh thu, bao gồm các khoản
mục chi phí như:
- Chi phí nhân viên bán hàng
- Chi phí văn phòng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí hội nghi, giao dịch, quảng cáo
Trong đó chi phí giao dịch khách hàng chiếm gần 80% tổng chi phí bán hàng.
Do đặc thù kinh doanh của công ty, việc tiếp xúc và gặp gỡ khách hàng thường
xuyên, gia tăng khách hàng mới đồng thời giữ mối quan hệ với các khách hàng cũ,
do đó đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn trong việc giao dịch với khách
hàng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 44
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2007 2008 2009 2010 2011
Tổng chi phí trực tiếp hoạt động
kinh doanh bảo hiểm
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng
Hình 3: Tỷ trọng các khoản chi phí trong doanh thu
Lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty tăng qua các năm nhưng vẫn chưa
cao, riêng năm 2011, lợi nhuận của công ty âm. Lý do này là do chi phí bán
hàng năm 2011 gia tăng, đặc biệt là chi phí giao dịch khách hàng. Năm 2011 là
một năm khó khăn của công ty trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm do đó
việc tìm kiếm khách hàng và giữ chân khách hàng trước các đối thủ cạnh tranh
càng gay gắt hơn đã làm tăng chi phí giao dịch đồng thời chi phí quảng cáo
cho các sản phẩm bảo hiểm cũng gia tăng nhằm gia tăng khách hàng, gia tăng
chi phí giao dịch với khách hàng.
b. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 45
Bảng 6: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm 2007-1011
2007 2008 2009 2010 2011
1. Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm 4.002.397.385 3.787.078.398 5.097.205.987 6.658.268.308 7.739.648.005
2. Doanh thu hoạt động tài chính 97.473.679 139.924.589 232.748.479 110.270.254 107.010.177
3. Thu nhập hoạt động khác 89.193 73.849 271.642 169.694 40.235
4. Vốn lưu động 3.987.949.581 4.262.433.007 4.938.123.677 5.311.922.182
5. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 233.595.239 208.655.644 277.923.703 241.319.004 -520.689.300
6. Tổng tài sản bình quân 4.182.106.070 4.450.466.856 5.168.153.463 5.467.027.535
7. Hiệu suất sử dụng tài sản (1/6) 0.91 1.15 1.29 1.42
8. Số vòng quay vốn lưu động (1/4) 0.95 1.20 1.35 1.46
10.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (5/1) 5.84% 5.51% 5.45% 3.62% -6.73%
11.Tỷ suất sinh lời của tài sản (5/6) 4.99% 6.24% 4.67% -9.52%
Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc
SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 46
♦ Hiệu suất sử dụng tài sản
Hiệu suất sử dụng tài sản có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 là 0.91
đến năm 2011 là 1.42 tức là tăng 0.51.
Sử dụng phương pháp phân tích liên hoàn (phân tích mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố ảnh hưởng):
Mức độ ảnh hưởng của tổng tài sản bình quân :
1
0
TS
DT
∑
-
0
0
TS
DT
∑
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố doanh thu :
1
0
1
1
TS
DT
TS
DT
∑
−
∑
Bảng 7 : Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng tài sản
2008 2009 2010 2011
Mức tăng 0.24 0.14 0.13
Tổng tài sản bình quân -0.05 -0.16 -0.07
Doanh thu 0.29 0.30 0.20
Qua đây có thể thấy việc gia tăng tài sản của công ty qua các năm tác động
làm giảm hiệu quả kinh doanh trong khi đó việc gia tăng doanh thu có tác động làm
tăng hiệu quả kinh doanh. Doanh thu gia tăng chủ yếu là từ các khoản doanh thu
bảo hiểm gốc. Như vậy công ty đã khai thác tốt tài sản của mình để tạo ra doanh thu
trong hoạt động kinh doanh.
So với hiệu quả kinh doanh trung bình của Tổng công ty là 0.86, như vậy
hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn.
♦ Khả năng sinh lời từ các hoạt động (tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu thuần)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần qua các năm 2007-2009 gần như tương
đương nhau, riêng năm 2010 và năm 2011 có sự sụt giảm mạnh.
* Năm 2010 & 2009: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần giảm 1.83%. Nguyên
nhân của sự sụt giảm này là do:
- Doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009 là 30.63% trong khi đó lợi
nhuận trước thuế giảm 13.17%.
- Doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009 là do năm 2010 mảng kinh
doanh bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm xe cơ giới phát triển mạnh làm gia tăng doanh
thu.
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
haiha91
 

Was ist angesagt? (20)

Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhLuận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOTĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quangPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
 
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HOT
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HOTĐề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HOT
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HOT
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty Xây Dựng Hoà Phát
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty Xây Dựng Hoà PhátKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty Xây Dựng Hoà Phát
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cty Xây Dựng Hoà Phát
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH MTV ...
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tảiĐề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty thương mại vận tải
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
 
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chấtĐề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAYĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
 
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông ÁĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
 

Ähnlich wie Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY

luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (6)
Luan van tot nghiep ke toan (6)Luan van tot nghiep ke toan (6)
Luan van tot nghiep ke toan (6)
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (6).pdf
luan van tot nghiep ke toan (6).pdfluan van tot nghiep ke toan (6).pdf
luan van tot nghiep ke toan (6).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (9)
Luan van tot nghiep ke toan (9)Luan van tot nghiep ke toan (9)
Luan van tot nghiep ke toan (9)
Nguyễn Công Huy
 

Ähnlich wie Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY (20)

luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
 
Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH quảng cáo và t...
 Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH quảng cáo và t... Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH quảng cáo và t...
Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH quảng cáo và t...
 
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
 
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
 
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
Luan van tot nghiep ke toan (6)
Luan van tot nghiep ke toan (6)Luan van tot nghiep ke toan (6)
Luan van tot nghiep ke toan (6)
 
luan van tot nghiep ke toan (6).pdf
luan van tot nghiep ke toan (6).pdfluan van tot nghiep ke toan (6).pdf
luan van tot nghiep ke toan (6).pdf
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần Thơ
Đề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần ThơĐề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần Thơ
Đề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần Thơ
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính, HAY
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
Luan van tot nghiep ke toan (9)
Luan van tot nghiep ke toan (9)Luan van tot nghiep ke toan (9)
Luan van tot nghiep ke toan (9)
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
 

Mehr von Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Mehr von Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Kürzlich hochgeladen

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Kürzlich hochgeladen (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty bảo hiểm. HAY

  • 1. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH..............................................................................8 1.1 Tổng quan về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp .............................................8 1.1.1 Khái niệm cấu trúc tài chính................................................................................8 1.1.2 Cơ cấu các thành phần vốn của doanh nghiệp....................................................9 1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính-kế toán dùng trong phân tích cấu trúc tài chính...11 1.1.3.1 Bảng cân đối kế toán .................................................................................11 1.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.....................................................12 1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ........................................................................13 1.1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính..................................................................13 1.2 Các lý thuyết về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp .......................................13 1.2.1 Quan điểm tài chính cổ điển.............................................................................13 1.2.2 Lý thuyết Modigliani và Miller (Lý thuyết M&M)..........................................14 1.2.2.1 Lý thuyết M&M trong trường hợp không thuế.......................................14 1.2.2.2 Lý thuyết M&M trong trường hợp có thuế ..............................................16 1.2.2.3 Lý thuyết M&M với chi phí phá sản ( chi phí khánh tận về tài chính) ...17 1.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ doanh nghiệp....................................19 1.3 Phân tích cấu trúc tài chính công ty..................................................................22 1.3.1 Phân tích cấu trúc nợ phải trả............................................................................22 1.3.2 Phân tích cấu trúc vốn chủ sở hữu ....................................................................22 1.3.3 Phân tích cấu trúc tài chính................................................................................22 1.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính .................................24 1.4.1 Quy mô..............................................................................................................24 1.4.2 Cấu trúc tài sản...................................................................................................25 1.4.3 Hiệu quả kinh doanh.........................................................................................25 1.4.4 Rủi ro kinh doanh .............................................................................................26 1.4.5 Thuế thu nhập doanh nghiệp............................................................................26 1.4.6 Cơ hội tăng trưởng............................................................................................26
  • 2. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 2 1.4.7 Đặc điểm của ngành. .........................................................................................27 1.5 Một số vấn đề gặp phải khi phân tích cấu trúc tài chính ...................................27 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI ĐÀ NẴNG ...................29 2.1 Tổng quan về công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng................................................29 2.1.1 Lịch sử hình thành .............................................................................................29 2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng ............................29 2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh............................................................................29 2.1.2.2 Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu...................................................................30 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh ..........................................32 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức..........................................................................................32 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận ....................................................33 2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Bảo hiểm PVI..........35 Đà Nẵng trong 5 năm gần đây (2007-2011)..............................................................35 2.1.4.1 Phân tích biến động tài sản- nguồn vốn trong 5 năm gần đây .................35 2.1.4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm gần đây (2007-2011)............................................................................................................40 2.1.5 Đánh giá tổng quan về tình hình tài chính của công ty ....................................48 2.2 Phân tích cấu trúc tài chính của công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng trong 5 năm gần đây (2007-2011)...................................................................................................49 2.2.1 Phân tích cấu trúc nợ phải trả............................................................................49 2.2.2 Phân tích cấu trúc tài chính của công ty Bảo hiểm PVI –PVI Đà Nẵng..........50 2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng. ................................................................................................51 2.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhóm ngành tài chính- bảo hiểm. ........51 2.3.1.1 Giơí thiệu mô hình phân tích.....................................................................51 2.3.1.2 Quy mô mẫu kiểm định.............................................................................53 2.3.1.3 Các giả thuyết của mô hình.......................................................................54 2.3.1.4 Kết quả thống kê mô tả..............................................................................58 2.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng.......................................................................................................................60
  • 3. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 3 2.3.3 Mô hình hồi quy bội đánh giá ảnh hưởng tống quát của các nhân tố đến tỷ lệ nợ ......................................................................................................................61 2.4 Đánh giá chung về cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng. ......................................................62 2.5 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu ..........................................................63 2.5.1 Những kết quả đạt được....................................................................................63 2.5.2 Những tồn tại cần khắc phục............................................................................63 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TỐI ƯU TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI ĐÀ NẴNG.......................................................................65 3.1 Những định hướng lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng từ nay đến 2015 ..............................................................................65 3.1.1 Dự báo triển vọng.............................................................................................65 3.1.2 Định hướng hoạt động trong những năm tới của công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng. ......................................................................................................................66 3.2 Đề xuất một số giải pháp xây dựng cấu trúc tài chính tối ưu tại công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng- PVI................................................................................66 3.2.1 Xây dựng cấu trúc tài chính theo từng giai đoạn phát triển của công ty..........66 3.2.2 Gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh ..........................................................67 3.2.3 Chủ động nguồn cung tiền.................................................................................69 3.2.4 Nâng cao công tác quản trị tài chính.................................................................69 3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm......................................................70 3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng.............................70 KẾT LUẬN...........................................................................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO KẾT CẤU BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC CÔNG TY NGÀNH TÀI CHÍNH- BẢO HIỂM NIÊM YẾT TRÊN SÀN HNX VÀ HoSE PHỤ LỤC
  • 4. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng, nó ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, tình hình kinh doanh thua lỗ, tình trạng thiếu vốn để kinh doanh, số lượng doanh nghiệp phá sản tiếp tục gia tăng từ năm 2011 đến nay và các nhà kinh tế dự báo rằng tình hình này vẫn tiếp tục kéo dài đến năm 2013. Vì vậy, vấn đề quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp là vấn đề đáng quan tâm của tất cả các nhà quản trị tài chính hiện nay.Vậy, làm thế nào để huy động được vốn kinh doanh mà chi phí lại thấp đảm bảo việc kinh doanh có lãi? Muốn làm được điều đó doanh nghiệp cần phải xác định cho mình một cấu trúc tài chính tối ưu. Một câu hỏi đặt ra nữa là làm thế nào để tìm ra một cấu trúc tài chính tối ưu với chi phí vốn thấp nhất? Đã có rất nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu về vấn đề này nhưng kết quả đó không áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp bởi vì mỗi doanh nghiệp có một đặc thù kinh doanh riêng. Qúa trình quản trị nguồn vốn là một quá trình tổng quát trong đó hoạt động phân tích cấu trúc tài chính của công ty đồng thời đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính của công ty đem lại cái nhìn tổng quan về tài chính của công ty cho các nhà quản trị tài chính đồng thời là điều cần thiết cho các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng bên ngoài. Hoạt động phân tích tài chính là một yếu tố cần thiết trong quản trị tài chính đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua các chính sách tín dụng của ngân hàng nhà nước, đồng thời gói kích cầu kinh tế và giải ngân vốn đang được ngân hàng Nhà nước áp dụng nhằm gia tăng nguồn vốn cho các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh những chính sách của chính phủ, các doanh nghiệp cũng tăng cường các biện pháp nhằm quản lý nguồn vốn có hiệu quả trong tình trạng thiếu vốn như hiện nay. Các nhà quản trị tài chính đang nổ lực hoàn thiện cấu trúc tài chính của công ty nhằm quản lý có hiệu quả đồng vốn của doanh nghiệp để tạo ra hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, hoạt động phân tích cấu trúc tài chính nhằm xác định cấu trúc tài chính của công ty đang ở trạng thái nào đồng
  • 5. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 5 thời đánh giá được điểm mạnh điểm yếu trong cấu trúc tài chính của công ty để từ đó có những biện pháp xây dựng cấu trúc tài chính tối ưu cho công ty. Như vậy, phân tích cấu trúc tài chính là một hoạt động cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Song song với hoạt động phân tích tài chính, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính cũng là một việc cần thiết, từ đó có thể đánh giá được các nhân tố đó tác động như thế nào đến cấu trúc tài chính, tìm ra nhân tố nào là nhân tố chủ yếu đồng thời dựa vào kết quả phân tích có thể đưa ra các biện pháp thông qua việc tác động vào các nhân tố đó. Việc tìm ra một cấu trúc tài chính tối ưu cho công ty phải dựa vào nhiều yếu tố, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính đồng thời phân tích cấu trúc tài chính của công ty qua các năm sẽ giúp công ty tìm ra cho mình một cấu trúc tài chính tối ưu. Bởi vì lý do trên nên tôi đã chọn đề tài: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính, tiến hành phân tích thực trạng cấu trúc tài chính tại công ty nhằm đánh giá điểm mạnh điểm yếu trong cấu trúc tài chính của công ty từ đó cung cấp cho nhà quản trị công ty. Xác định được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến cấu trúc tài chính của công ty để từ đó có những biện pháp cải thiện cấu trúc tài chính của công ty đồng thời xây dựng một cấu trúc tài chính tối ưu cho công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của 30 công ty trong ngành tài chính-bảo hiểm và của công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2007-2011. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp phân tích Dupont. Với phương pháp này, nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lời của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của
  • 6. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 6 chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với các tỷ số tổng hợp. 4.2 Phương pháp so sánh. Điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh là các chỉ tiêu tài chính phải thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán… và theo mục đích phân tích mà xác định số gốc so sánh. Nội dung so sánh bao gồm: ♦ So sánh giữa số thực hiện trong kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh ngiệp. ♦ So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. ♦ So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu. 4.3 Phương pháp hồi quy tuyến tính. Phân tích hồi quy tuyến tính là một phương pháp phân tích quan hệ giữa biến phụ thuộc Y với một hay nhiều biến độc lập X. Mô hình hóa sử dụng hàm tuyến tính (bậc 1). Các tham số của mô hình (hay hàm số) được ước lượng từ dữ liệu. Hàm ước lượng thống kê được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp bình phương nhỏ nhất. Khi mô hình có các phần sai số thỏa mãn bốn Giả thuyết Gauss- Markov, thì phương pháp ước lượng đó được coi là không chệch. 4.4 Phương pháp phân tích tỷ số. Tỷ số là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất, một tỷ số là mối quan hệ tỷ lệ giữa hai dòng tiền hoặc hai nhóm dòng của bảng cân đối tài sản. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, tùy theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình. 5. Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn gồm :
  • 7. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 7 Lời mở đầu Chương I: Cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính. Chương II: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng. Chương III: Một số giải pháp nhằm xây dựng cấu trúc tài chính tối ưu tại công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng. Danh mục tài liệu tham khảo Kết cấu bảng biểu Phụ lục
  • 8. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 8 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 1.1 Tổng quan về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm cấu trúc tài chính. Cấu trúc tài chính là sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu dùng để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Cấu trúc tài chính và cấu trúc vốn : Nguốn vốn Nợ ngắn hạn Nợ trung và dài hạn Vốn chủ Khái niệm này được giới nghiên cứu tài chính quan tâm hơn 40 năm qua vì liên quan với một vấn đề: cấu trúc tài chính có liên quan đến giá trị doanh nghiệp không? Trong thị trường hoàn hảo, cấu trúc tài chính không liên quan đến giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường hoàn hảo chỉ là một ý niệm rất lý tưởng nên nhiều nhà nghiên cứu đã đặt ra vấn đề có sự liên quan giữa cấu trúc tài chính và giá trị doanh nghiệp. Việc đo lường cấu trúc tài chính cũng thông qua nhiều phương pháp và cách thức nhất định. Sau đây là một số cách thức đo lường cấu trúc tài chính: Cấu trúc tài chính Cách thức xác định (đo lường) Tỷ lệ giữa nợ phải trả (NPT) và tài sản (TS) TS NPT Tỷ lệ giữa nợ ngắn hạn (NNH) và tài sản (TS) TS NNH Tỷ lệ nợ phải trả so với VCSH VCSH NPT Tỷ lệ giữa nợ dài hạn (NDH)và vốn thường xuyên (VTX) VTX NDH Mỗi doanh nghiệp luôn cố gắng tìm kiếm một cấu trúc tài chính tối ưu để đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. Vậy cấu trúc tài chính tối ưu là gì? Cấu trúc tài Cấu trúc vốn Cấu trúc tài chính
  • 9. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 9 chính tối ưu là quan hệ tỷ lệ giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu mà tại đó chi phí vốn là nhỏ nhất. Vậy làm thế nào để xác định được một cấu trúc tài chính tối ưu? Đó là một vấn đề được đề cập đến rất nhiều từ trước đến nay, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra một cấu trúc tài chính như thế nào là tối ưu, mỗi người có một lập luận riêng, và một cách lý giải riêng về cấu trúc tài chính tối ưu. Và các doanh nghiệp cũng không có một khuôn khổ chung nào về việc hình thành một cấu trúc tài chính tối ưu bởi vì mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm riêng. 1.1.2 Cơ cấu các thành phần vốn của doanh nghiệp. Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp gồm hai thành phần chính đó là: Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu. Trong từng loại còn chia thành nhiều mục, nhiều khoản để phản ánh chi tiết theo yêu cầu quản lý chung theo những quy định và sắp xếp thống nhất:
  • 10. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 10 NGUỒN VỐN Mã số Thuyết minh Số đầu năm Số cuối năm 1 2 3 4 5 A- NỢ PHẢI TRẢ 300 I- Nợ ngắn hạn 310 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 2. Phải trả người bán 312 3. Người mua trả tiền trước 313 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 II- Nợ dài hạn 330 8. Vay và nợ dài hạn 334 9. 10. Dự phòng trợ cấp mất việc làm Doanh thu chưa thực hiện 336 338 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 I- Vốn chủ sở hữu 410 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 4. Cổ phiếu quỹ 414 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 II- Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440
  • 11. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 11 a/ Nguồn vốn vay (Nợ vay): là nguồn vốn tài trợ từ bên ngòai doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thanh tóan các khỏan vay theo thời hạn cam kết và đồng thời phải trả tiền lãi vay theo lãi suất thỏa thuận. Nguồn vốn vay mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nguồn vốn vay bao gồm vay ngắn hạn và vay trung dài hạn. - Vay ngắn hạn: Thời gian đáo hạn ngắn hơn một năm Lãi suất của nguồn vốn vay ngắn hạn thường thấp hơn tín dụng dài hạn Thuờng được bổ sung vốn lưu động - Vay dài hạn: Thời gian đáo hạn dài hơn một năm Lãi suất vay dài hạn thường cao hơn so với lãi suất vay ngắn hạn Thường được dùng để bổ sung cho vốn xây dựng cơ bản hay mua sắm tài sản cố định. Nguồn vốn vay này có thể được huy động từ các tổ chức tài chính,ngân hàng hay việc phát hành trái phiếu. Việc doanh nghiệp sử dụng lọai nguồn vốn vay này nhiều hay ít thì còn tùy thuộc vào đặc điểm của lọai hình doanh nghiệp và doanh nghiệp đang ở trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. b/Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn đầu tiên mà doanh nghiệp huy động được. Bởi vì, đối với một doanh nghiệp trước khi đi vào họat động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có vốn điều lệ (vốn góp nếu doanh nghiệp cổ phần, hoặc là vốn ngân sách nhà nước cấp nếu là doanh nghiệp nhà nước) Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản phản ánh tình hình tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. 1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính-kế toán dùng trong phân tích cấu trúc tài chính 1.1.3.1 Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm. Bảng cân đối kế toán
  • 12. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 12 được xây dựng theo dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán. Nó được lập trên cơ sở những thứ mà doanh nghiệp có (tài sản) và những thứ mà doanh nghiệp nợ (nguồn vốn) theo nguyên tắc cân đối (tài sản bằng nguồn vốn). Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp; nó đánh giá tổng quát qui mô tính chất hoạt động và trình độ sử dụng các nguồn lực, là cơ sở để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, trợ giúp quá trình phân tích và quyết định. Bên tài sản của Bảng cân đối kế tóan phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó là tài sản cố định , tài sản lưu động. Bên nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: đó là vốn chủ sở hữu (vốn tự có) và các khoản nợ phải trả. 1.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai và là báo cáo tổng kết doanh thu và chi phí của công ty trong một kỳ kế toán thông thường là một quý hay một năm tài chính. Báo cáo kết quả kinh doanh còn giúp các nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể xác định kết quả kinh doanh lãi hay lỗ. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà Tài sản ngắn hạn TSCĐ & đầu tư dài hạn khác Vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn 1- Giảm dần chuyển thành tiền 2-Tăng dần khả năng 1- Tăng thời gian đáo hạn 2- Tăng phí tổn vốn Tài sản Nguồn vốn
  • 13. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 13 nước và kết quả quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài cính tổng hợp phản ảnh sự hình thành và sử dụng tiền tệ phát sinh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo này phản ảnh lưu chuyển tiền tệ, đó là chênh lệch các dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính. Do thể hiện các quá trình lưu chuyển về tiền liên quan qua các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, nên báo cáo này có thể cung cấp những thông tin được rõ ràng, cụ thể thì việc báo cáo các dòng tiền cần phải được cụ thể cho từng hoạt động trong doanh nghiệp. Mặc khác trên cơ sở phân loại theo các hoạt động sẽ giúp cho việc sánh, đánh giá các chỉ tiêu giữa các kỳ. Thường thì nội dung các báo cáo lưu chuyển tiền gồm 3 phần như sau: - Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh. - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư. - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. 1.1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cung cấp bổ sung cho các nhà quản lý những thông tin chi tiết, cụ thể hơn về một số tình hình liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay thuyết minh báo cáo tài chính vẫn chưa thực sự phổ biến, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không áp dụng. 1.2 Các lý thuyết về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp 1.2.1 Quan điểm tài chính cổ điển Theo quan điểm của những người đi theo trường phái cổ điển như Durand, Warteman, Scharwts cho rằng: Có tồn tại một cấu trúc tài chính tối ưu đối với mỗi doanh nghiệp. Với giả thuyết chi phí của vốn vay thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu nên giá trị của doanh nghiệp có vay nợ lớn hơn giá trị của doanh nghiệp không vay nợ do hiệu ứng tích cực của đòn cân nợ.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 14 Tuy nhiên doanh nghiệp không thể vay nợ quá nhiều vì sẽ dẫn đến rủi ro gia tăng do khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm đồng thời chi phí vốn bình quân sẽ tăng lên do các chủ nợ đòi hỏi một lãi suất cho vay cao hơn để bù đắp cho phần rủi ro tăng lên. Thật vậy, chi phí vốn trung bình của doanh nghiệp là k, đặt CSHV D=λ CSH CSH CSH d CSH k VD V k VD D k + + + = chi phí vốn CSHd kkk 1 1 1 + + + = λλ λ kCSH k k d *λ λ Theo quan điểm tài chính cổ điển cho rằng: Nợ là cần thiết để giảm chi phí vốn nhưng không được lạm dụng quá mức vì mỗi doanh nghiệp tồn tại một cấu trúc tài chính tối ưu. 1.2.2 Lý thuyết Modigliani và Miller (Lý thuyết M&M) 1.2.2.1 Lý thuyết M&M trong trường hợp không thuế Lý thuyết hiện đại về cấu trúc tài chính khởi đầu từ năm 1958 khi hai giáo sư Franco Modigliani và Merton Miller1 chứng minh rằng: Giá trị của doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc tài chính theo một số giả thuyết. Kết quả nghiên
  • 15. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 15 cứu này cho rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn gì không là một vấn đề cần quan tâm vì cấu trúc tài chính không liên quan đến giá trị doanh nghiệp. Nghĩa là: sUk EBIT == UL VV Trong đó: VL, VU là giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ và không sử dụng nợ. ksU là tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu đối với doanh nghiệp không sử dụng nợ EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Lý thuyết trên dựa vào các giả thuyết sau: Không có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Cổ phiếu và trái phiếu được kinh doanh trên thị trường hoàn hảo. Nghĩa là không có các chi phí môi giới và nhà đầu tư có thể vay với cùng một lãi suất như các công ty khác. Nhà đầu tư và nhà quản trị tại doanh nghiệp đều có thông tin như nhau về cơ hội tăng trưởng đầu tư của doanh nghiệp trong tương lai. Các khoản nợ là không có rủi ro bất kể mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Lãi suất vay trên các khoản nợ là lãi suất không có rủi ro. Tất cả các dòng tiền đều có tính liên tục (perpeptuties) Tuy nhiên, các giả thuyết của mô hình M&M đều rất lý tưởng. Trước hết, thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân, cũng như sự bất cân xứng về thông tin đều tồn tại trên thực tế. Hai là, lãi suất vay thường tăng khi sử dụng nợ ngày càng tăng lên. Ba là, lợi nhuận sau thuế và lãi vay giảm với những mức độ sử dụng nợ khác nhau và khả năng phá sản gia tăng khi doanh nghiệp sử dụng tăng các khoản nợ để tài trợ. Mặc dù các giả thuyết trên đều không tồn tại trên thực tế nhưng đặc tính không liên quan của cấu trúc tài chính từ mô hình M&M có ý nghĩa rất lớn. Mô hình đã chỉ ra những đầu mối về tính liên quan của cấu trúc tài chính đối với gía trị một doanh nghiệp. Các lý thuyết về tài chính tiếp theo đã mở rộng mô hình này bằng cách loại bỏ các giả thuyết nghiên cứu.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 16 1.2.2.2 Lý thuyết M&M trong trường hợp có thuế Năm 1963, Modigliani va Miller tiếp tục đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với việc tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì chi phí lãi vay là một khoản chi phí được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên khi doanh nghiệp sử dụng nợ vay để tài trợ sẽ xuất hiện khoản tiết kiệm bằng tiền tăng thêm đối với các nhà đầu tư. Như vậy, với thuế thu nhập doanh nghiệp, hai ông cho rằng sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của một doanh nghiệp. Việc tồn tại thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến luận đề M&M thứ nhất rằng: Giá trị của một doanh nghiệp sử dụng nợ bằng giá trị doanh nghiệp không sử dụng nợ ở cùng một dạng rủi ro cộng với khoản lợi từ việc sử dụng nợ. Giả sử có hai công ty: công ty U không vay nợ và công ty L vay nợ. Và để xem xét tác động của cấu trúc tài chính đến giá trị doanh nghiệp. Ta cho hai công ty có thu nhập hoạt động (EBIT) đều bằng P; Công ty L vay nợ D với lãi suất nợ dài hạn là rd. Thuế suất thuế thu nhập công ty là T. Ta có bảng đánh giá lợi ích từng công ty khi có tác động của nợ. Chỉ tiêu Công ty U, không vay nợ Công ty L, có vay nợ Lợi nhuận hoạt động (EBIT) P P Tiền lãi vay 0 D* rd Lợi nhuận trước thuế (EBT) P P- D*rd Thuế thu nhập công ty T*P T*(P- D*rd) Lợi nhuận của cổ đông P*(1-T) P*(1-T)–D*rd+ T*D*rd Thu nhập của trái chủ và của cổ đông P*(1-T) P*(1-T) + T*D*rd Khi doanh nghiệp vay nợ dài hạn với số tiền là D và lãi suất của khoàn vay nợ là rd , thì chi phí tiết kiệm thuế ( có tài liệu là lá chắn thuế) hàng năm là: Tiết kiệm thuế hàng năm = TrD d ** Như vậy ta có kết luận sau: • Lợi ích của công ty không vay nợ = P*(1-T)
  • 17. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 17 • Lợi ích của công ty vay nợ = P*(1-T) + T*D*rd hay = Lợi ích của doanh nghiệp không vay nợ + Lợi ích từ khoản tiết kiệm thuế. Để đánh giá được lợi ích trong dài hạn của khoản tiền tiết kiệm thuế chúng ta giả định rằng: Khoản vay D là cố định vĩnh viễn và rd lãi suất vay không đổi. Khi đó lợi ích của việc tiết kiệm thuế hàng năm T*D*rd là khoản tiền cố định và được định giá trong vĩnh viễn bằng: PV( Lá chắn thuế trong vĩnh viễn) = DT r TrD d d ×= ×× DT × là khoản lợi do sử dụng nợ (còn gọi là giá trị của khoản tiết kiệm thuế do doanh nghiệp sử dụng nợ) làm tăng giá trị doanh nghiệp của L . Nếu giá trị công ty không vay nợ là VU và giá trị công ty vay nợ là VL., ta có giá trị của công ty vay nợ bằng công thức sau: VL = VU + T*D (*) Phương trình (*) cho thấy khi tồn tại thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ sẽ cao hơn giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ một giá trị là T*D. Khoản lợi ích này sẽ gia tăng khi doanh nghiệp càng tăng nợ, và do vậy giá trị của một doanh nghiệp sẽ tối đa khi doanh nghiệp sử dụng 100% nợ để tài trợ. Như vậy, mô hình thuế M&M đã bác bỏ với mô hình M&M nguyên thủy khi đã loại trừ giả thuyết thuế thu nhập công ty, theo đó cấu trúc tài chính có liên quan đến giá trị doanh nghiệp. Sử dụng nợ càng tăng sẽ càng làm tăng giá trị doanh nghiệp. Cả mô hình thuế M&M đã gặp phải nhiều ý kiến phản bác. Một trong các ý kiến này liên quan đến sự tồn tại của chi phí phá sản và chi phí đại diện. Vì vậy, hai ông đã đưa ra một lý thuyết mới bổ sung cho hai lý thuyết trước đó là lý thuyết M&M với chi phí phá sản. 1.2.2.3 Lý thuyết M&M với chi phí phá sản ( chi phí khánh tận về tài chính) Sự phá sản bao gồm nguy cơ phá sản và sự phá sản. Một doanh nghiệp rơi vào tính trạng phá sản luôn phát sinh các chi phí kế toán và pháp lý đáng kể (Myers, 1984) và doanh nghiệp đó phải mất nhiều thời gian để duy trì khách hàng, nhà cung
  • 18. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 18 cấp và người lao động. Ngoài ra, phá sản thường áp lực các doanh nghiệp phải thanh lý, nhượng bán các tài sản với giá thấp hơn giá trị của nó so với trường hợp họat động bình thường đồng thời phải bỏ ra các chi phí cho việc tính toán và thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Chi phí phá sản có thể gồm cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp. Các chi phí trực tiếp như các chi phí về pháp lý và hành chính trong quá trình phá sản. Chi phí gián tiếp là những khoản thiệt hại với doanh nghiệp khi các bên có liên quan đến lợi ích doanh nghiệp hạn chế những điều kiện ưu đãi cho doanh nghiệp đó. Chi phí phá sản tùy thuộc vào 3 yếu tố: Khả năng phá sản; chi phí phát sinh khi tình trạng khánh tận về tài chính gia tăng; và ảnh hưởng của nguy cơ phá sản đối với họat động của doanh nghiệp ở hiện tại. Nếu sử dụng nợ để làm gia tăng giá trị doanh nghiệp theo mô hình thuế M&M, nhưng việc gia tăng nợ lên sẽ làm gia tăng chi phí phá sản, gia tăng khả năng phá sản, và sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. Ý tưởng về chi phí phá sản dẫn đến lý thuyết “cân bằng” về cấu trúc tài chính, theo đó cấu trúc tài chính tối ưu là cấu trúc đòi hỏi phải cân bằng giữa lợi ích do sử dụng nợ và chi phí phá sản. Nội dung của lý thuyết này có thể tóm lược qua mô hình dưới đây: Giá cổ phiếu nếu doanh nghiệp không sử dụng nợ để tài trợ Kết quả mô hình MM cùng với ảnh hưởng thuế thu nhập DN: Giá CP trong trường hợp không có chi phí phá sản Giá trị tăng thêm từ lợi ích do sử dụng nợ làm tiết kiệm thuế Chi phí phá sản làm giảm gía trị cổ phiếu Giá thực tế cổ phiếu Giá trị CP Đòn bẩy nợ. D/A Cấu trúc nợ tối ưu: lợi ích rào chắn thuế cận biên = Chi phí phá sản cận biên Mức nợ khi chi phí phá sản có ý nghĩa quan trọng D2D1
  • 19. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 19 Mô hình trên cho thấy một số kết quả sau: Theo giả thuyết của mô hình M&M, khi quan tâm đến thuế thu nhập công ty, giá trị doanh nghiệp sẽ được tối đa nếu sử dụng 100% nợ vay để tài trợ. Trong thực tế, các doanh nghiệp ít khi sử dụng 100% nợ để tài trợ vì sự gia tăng tỷ lệ nợ/ tài sản sẽ làm tăng khả năng phá sản và lãi suất vay. Ở đây, có một vài ngưỡng cần quan tâm, dưới điểm D1, khả năng phá sản của doanh nghiệp rất thấp vì thế chi phí phá sản thấp và lợi ích từ việc tiết kiệm thuế do tăng tỷ lệ nợ/ tài sản sẽ có ảnh hưởng tốt. Tuy nhiên, khi vượt qua điểm D1 thì chi phí phá sản và lãi suất vay gia tăng. Những khoản này làm giảm lợi ích về thuế khi doanh nghiệp gia tăng nợ và điều này làm giảm thấp giá trị cổ phiếu của công ty. Từ điểm D1 sang điểm D2, chi phí phá sản tăng, nhưng không lớn hơn khoản lợi ích do sử dụng nợ, do vậy giá trị doanh nghiệp vẫn gia tăng khi tỷ suất nợ gia tăng. Tuy nhiên, vượt qua điểm D2, chi phí phá sản đã lớn hơn lợi ích do sử dụng nợ, do vậy tỷ suất nợ gia tăng sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. Điểm D2 được xem là điểm có cấu trúc tài chính tối ưu khi nó cân bằng giữa chi phí phá sản và lợi ích do sử dụng nợ. Như vậy, lý thuyết cân bằng đối lập với những lý thuyết trước đây của M&M theo mô hình thuế. Petit và Singer (1985) cho rằng khi khả năng phá sản càng gia tăng thì doanh nghiệp sẽ ít sử dụng nợ khi tăng vốn họat động. 1.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ doanh nghiệp Lý thuyết trật tự phân hạng khởi đầu từ những công trình nghiên cứu của Myers và Majluf (1984). Các ông cho rằng có một trật tự ưu tiên khi tài trợ các khoản đầu tư: đầu tiên là việc sử dụng các nguồn vốn hiện có bên trong doanh nghiệp, tiếp theo là các khoản vay nợ, và cuối cùng là huy động vốn chủ sở hữu mới. Do thông tin bất cân xứng giữa người bên trong và người bên ngoài, các doanh nghiệp sẽ thích tài trợ bởi các nguồn vốn bên trong hơn là nguồn vốn bên ngoài để tránh bán các chứng khoán dưới mệnh giá. Nếu các khoản tài trợ bên ngòai là không thể tránh khỏi thì các khoản nợ ít rủi ro sẽ được ưu tiên sử dụng và cuối cùng là khoản tăng vốn góp thông qua việc huy động các cổ đông mới. Trật tự phân hạng trên phản ánh chi phí tương đối của các nguồn lực tài trợ là có sự khác nhau. Do
  • 20. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 20 vậy, Myers và Majluf (1984) cho rằng sẽ không có một cấu trúc tài chính tối ưu đối với các doanh nghiệp. Lý thuyết này về sau được mở rộng bởi nhiều nhà nghiên cứu khác như Krasker (1986), Brennan và Kraus (1987), Noe (1988). Lý thuyết trật tự phân hạng có thể có ích đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do thông tin bất cân xứng, chi phí đối với các nguồn tài trợ bên ngoài đối với các doanh nghiệp nhỏ thường cao hơn đối với các doanh nghiệp lớn. Thêm vào đó, người chủ - người quản lý các doanh nghiệp này không thích mất tài sản và quyền kiểm sóat toàn bộ họat động của doanh nghiệp về tay những người chủ mới. Do vậy, trong các doanh nghiệp nhỏ việc chấp nhận người chủ mới sẽ không có ý nghĩa lớn, khoản tài trợ bên trong sẽ được quan tâm hơn so với tài trợ từ bên ngoài. 1.2.4 Lý thuyết chi phí đại diện Trong quản trị tài chính, vấn đề đại diện luôn chưa đứng mâu thuẫn tiềm tàng về lợi ích giữa người tài trợ với người quản lý doanh nghiệp. Jenshen và Meckling (1976) cho rằng có hai dạng mâu thuẫn về đại diện: mâu thuẫn giữa nhà quản lý doanh nghiệp với chủ sỡ hữu doanh nghiệp và chủ nợ. Đối với mâu thuẫn giữa người quản lý doanh nghiệp và người chủ sở hữu, vấn đề đại diện phát sinh khi người quản lý sở hữu ít hơn 100% phần vốn chủ sở hữu. Những nhà quản lý doanh nghiệp là những người được thuê để quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, họ nắm rõ thông tin về công ty nhưng họ chỉ là người làm thuê nên họ không nổ lực hết mình để phục vụ cho công ty mà họ chỉ cố gắng tối đa hóa lợi ích của bản thân. Kết quả là người chủ sở hữu không giành được toàn bộ khoản lợi từ các hoạt động nâng cao lợi nhuận của công ty mình, nhưng họ phải gánh chịu toàn bộ chi phí cho những họat động này. Để giảm thấp mâu thuẫn đại diện, người chủ sở hữu chấp nhận bỏ ra chi phí đại diện, như các khoản chi để giám sát hoạt động ( hoạt động kiểm toán), chi để cấu trúc lại tổ chức nhằm hạn chế các hành vi không mong muốn, và các chi phí cơ hội khi các cổ đông áp đặt các giới hạn cho ban quản lý. Mâu thuẫn giữa người quản lý doanh nghiệp và chủ nợ xuất hiện trong các hợp đồng vay nợ, khi cân nhắc các mức vay nợ cho các khoản đầu tư và hoạt động đầu tư vào các dự án. Cụ thể là, nếu một khoản đầu tư có thu nhập cao hơn giá trị của khoản nợ, doanh nghiệp sẽ hưởng toàn bộ khoản thu nhập này. Tuy nhiên, nếu
  • 21. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 21 khoản đầu tư đó không thành công, doanh nghiệp sẽ gánh chịu khoản thua lỗ này ở mức nào đó do trách nhiệm hữu hạn của khoản đầu tư. Vì thế các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ thích đầu tư vào các dự án có mức rủi ro cao đồng thời lợi nhuận cũng cao hơn và rủi ro họ chỉ gánh chịu một phần hữu hạn, trong trường hợp này chủ nợ sẽ gặp phải nhiều rủi ro hơn. Do vậy, các chủ nợ thường đưa ra cơ chế tự bảo vệ mình thông qua xây dựng các điều khoản hạn chế trong các hợp đồng vay. Những điều khỏan này cản trở hoạt động của các doanh nghiệp ở một vài khía cạnh nào đó. Các doanh nghiệp còn bị giám sát để đảm bảo rằng các điều khoản phải được tuân thủ. Các chi phí trong trường hợp này được chuyển sang cho doanh nghiệp dưới hình thức các khoản chi phí nợ vay cao hơn. Đối với các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, vấn đề đại diện trở nên nghiêm trọng hơn so với các doanh nghiệp lớn vì các doanh nghiệp nhỏ không được yêu cầu công khai thông tin, do vậy dẫn đến những chi phí đáng kể khi cung cấp thông tin cho người bên ngoài. Những nghiên cứu về chi phí đại diện cho thấy, tương tự như trường hợp chi phí phá sản, chi phí đại diện làm giảm lợi ích do sử dụng nợ để tài trợ. Trong mô hình này, Jenshen và Meckling (1976) cho rằng một cấu trúc vốn tối ưu có thể đạt được bằng việc cân đối giữa chi phí đại diện với lợi ích do sử dụng nợ. Lý thuyết về chi phí đại diện là một quan tâm đối với các doanh nghiệp nhỏ vì chi phí đại diện phát sinh lớn hơn từ những mâu thuẫn cơ bản về lợi ích giữa người chủ sở hữu và các chủ nợ. Vấn đề đại diện cũng liên quan đến uy tín của doanh nghiệp và đến lượt nó cũng ảnh hưởng đến lựa chọn cấu trúc tài chính. Diamond (1989) cho rằng nếu doanh nghiệp có lịch sử thanh toán nợ tốt, uy tín của doanh nghiệp sẽ tăng lên, và chi phí lãi vay sẽ thấp hơn. Do vậy, các doanh nghiệp lâu năm thường tìm các dự án an toàn để tránh mất uy tín của mình. Các doanh nghiệp mới, non trẻ với ít uy tín có thể chọn các dự án mang nhiều rủi ro. Nếu các doanh nghiệp non trẻ tồn tại mà không có những thất bại nào, họ dần dần chuyển sang các dự án an toàn. Kết quả là các doanh nghiệp lâu năm sẽ có tỷ lệ thất bại ít hơn và chi phí vay cũng thấp hơn các doanh nghiệp non trẻ.Việc mở rộng mô hình này là các doanh nghiệp
  • 22. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 22 trẻ sử dụng ít nợ hơn các doanh nghiệp lâu năm, giả sử các nhân tố khác không xem xét đến. Nhìn chung, việc đưa chi phí phá sản và chi phí đại diện vào mô hinh thuế M&M và mô hình Miller dẫn đến lý thuyết cân bằng về cấu trúc tài chính. Những mô hình này đều thừa nhận tồn tại một cấu trúc tài chính tối ưu. Cấu trúc vốn tối ưu của một doanh nghiệp liên quan đến cân bằng giữa ảnh hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân với chi phí đại diện và chi phí phá sản. 1.3 Phân tích cấu trúc tài chính công ty. 1.3.1 Phân tích cấu trúc nợ phải trả Nợ phải trả là nguồn vốn được tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thanh toán các khỏan nợ này theo thời hạn cam kết và đồng thời phải trả tiền lãi vay theo lãi suất thỏa thuận. Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã xảy ra mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Cơ cấu nợ phải trả gồm có: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Phân tích cấu trúc nợ phải trả là phân tích cơ cấu, thành phần các khoản mục nợ phải trả của công ty, tỷ lệ giữa các khoản nợ phải trả. 1.3.2 Phân tích cấu trúc vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty hoặc của các cổ đông trong công ty cổ phần. Có 3 nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp vốn của các nhà đầu tư hoặc là số vốn góp ban đầu của các thành viên, tổng số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận chưa phân phối) và chênh lệch đánh giá lại tài sản. 1.3.3 Phân tích cấu trúc tài chính • Tỷ lệ nợ = Tổng nợ/ Tổng tài sản Tỷ số này được đo lường theo tỷ lệ phần trăm. Tỷ số này phản ánh độ lớn đòn bẩy tài chính của công ty. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ nợ. Qua đây có thể biết được khả năng tự chủ tài chính
  • 23. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 23 của doanh nghiệp. Tỷ số này nếu quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, điều này có thể hàm ý rằng doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa khai thác hết lợi ích từ đòn bẩy tài chính. Ngược lại, tỷ số này nếu quá cao hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để phục vụ hoạt động kinh doanh. Điều này chỉ ra mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành hoặc với một doanh nghiệp khác trong ngành để đánh giá được việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty có hợp lý hay không? • Tỷ lệ nợ dài hạn = Nợ dài hạn/ Tổng nợ • Tỷ lệ nợ ngắn hạn= Nợ ngắn hạn/ Tổng nợ Hai tỷ số này cho biết cơ cấu nợ phải trả của công ty gồm có bao nhiêu nợ ngắn hạn và bao nhiêu nợ dài hạn. Mỗi khoản mục nợ có một chức năng, một tính chất và một đặc điểm riêng, vì vậy để đánh giá được những tỷ số này cần xem xét nhiều yếu tố liên quan đến tính chất hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực kinh doanh, chu kỳ kinh doanh, chi phí vốn….. • Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản Tỷ số này cho biết khả năng tự chủ của công ty về mặt tài chính, tỷ số này ngược với tỷ lệ nợ, có nghĩa là tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công ty có khả năng tự chủ về tài chính cao, rủi ro thấp nhưng tỷ lệ này cao không chắc đã tốt bởi vì công ty có thể chưa khai thác hết đòn bẩy tài chính để tài trợ cho hoạt động. Tỷ lệ này thấp cho thấy khả năng tự chủ của công ty kém, nguy cơ rủi ro cao. Việc đánh giá tỷ suất tự tài trợ thấp hay cao cần xem xét trong mối quan hệ so sánh với các công ty trong ngành cũng như trong điều kiện kinh tế hiện tại. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của công ty, tỷ suất này cũng có sự khác biệt, cần xem xét, phân tích và đánh giá đúng nguyên nhân cũng như xu hướng hiện tại của công ty. • Tính ổn định của nguồn tài trợ: + Tỷ suất NVTX= Nguồn vốn thường xuyên/ Tổng nguồn vốn Nguồn vốn thường xuyên= Nợ dài hạn+ Vốn chủ sở hữu Tỷ số này cho biết tính ổn định của các nguồn vốn tài trợ. Tỷ suất này càng lớn cho thấy có sự ổn định tương đối trong một thời gian nhất định (trên 1 năm) đối với
  • 24. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 24 nguồn vốn sử dụng va doanh nghiệp chưa chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn. Ngược lại, khi tỷ suất này thấp cho thấy công ty đã sử dụng nhiều nợ ngắn hạn, áp lực về việc thanh toán nợ vay lớn. 1.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính 1.4.1 Quy mô Nhân tố quy mô của công ty được đo lường thông qua các giá trị tổng tài sản, tổng doanh thu…... Nhân tố qui mô có nhiều điểm đối nghịch khi xem xét ảnh hưởng của nó đối với cấu trúc tài chính. Doanh nghiệp với qui mô nhỏ thường có vấn đề bất cân xứng thông tin đáng kể giữa người chủ - người quản lý doanh nghiệp với người cho vay tiềm tàng. Lý do cơ bản là vì các doanh nghiệp nhỏ thường không có các báo cáo tài chính tin cậy. Vấn đề đại diện cũng thật sự lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ vì các doanh nghiệp này có động lực chấp nhận rủi ro để tăng trưởng, đặc biệt nếu các doanh nghiệp có đặc tính trách nhiệm hữu hạn về vốn. Như vậy các doanh nghiệp nhỏ sẽ có khả năng vay nợ kém, quan hệ này là quan hệ thuận chiều. Nhiều nghiên cứu cho rằng giữa quy mô và đòn bẩy nợ có mối quan hệ thuận chiều. Marsh (1982) cho rằng các doanh nghiệp lớn thường sử dụng nợ dài hạn nhiều hơn trong khi các doanh nghiệp nhỏ sử dụng chủ yếu nợ ngắn hạn. Các doanh nghiệp lớn có thể tận dụng lợi thế quy mô số lớn trong việc tăng nợ vay dài hạn, và có thể có sức đàm phán cao hơn so với các định chế tài chính. Do vậy, chi phí để tăng nợ và vốn chủ có quan hệ nghịch chiều với quy mô. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn thường đa dạng hóa lĩnh vực họat động và có dòng tiền ổn định hơn, khả năng phá sản cũng bé hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Những đặc điểm trên dẫn dến qui mô có quan hệ cùng chiều với cấu trúc nợ. Mối quan hệ này cũng được giải thích bởi lý thuyết bất cân xứng về thông tin. Theo đó, khi doanh nghiệp có qui mô càng nhỏ, sự bất cân xứng về thông tin càng lớn. Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ khó có điều kiện để tiếp cận các khoản tín dụng. Tuy nhiên, qui mô cũng được xem là một dấu hiệụ cho các nhà đầu tư bên ngoài. Fama và Jensen (1983), Rajan và Zingales (1995) cho rằng các doanh nghiệp
  • 25. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 25 lớn có khuynh hướng công bố thông tin cho người bên ngoài nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ. Sự bất cân xứng thông tin ít hơn với các doanh nghiệp lớn làm các doanh nghiệp này có khuynh hướng sử dụng vốn chủ nhiều hơn các khoản nợ và do vậy đòn bẩy nợ sẽ thấp. Các doanh nghiệp lớn có khả năng tiếp cận thị trường cổ phiếu dễ dàng hơn vì định phí thấp, do vậy quan hệ giữa cấu trúc tài chính và qui mô doanh nghiệp là ngược chiều. 1.4.2 Cấu trúc tài sản Cấu trúc tài sản là cơ cấu các loại tài sản ở doanh nghiệp. Cấu trúc tài sản được đo lường thông qua nhiều chỉ tiêu trong đó có chỉ tiêu tỉ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản. Một doanh nghiệp có khối lượng tài sản cố định cao, việc thế chấp cầm cố để đi vay dễ dàng hơn do đó doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay dễ dàng hơn. Theo lý thuyết chi phí phá sản, các tài sản cố định nhiều sẽ sử dụng nợ nhiều hơn trong khi đó các doanh nghiệp có nhiều tài sản vô hình họ sẽ sử dụng nợ ít hơn vì trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều tài sản cố định thì sẽ có chi phí phá sản thấp hơn. Bên cạnh đó, theo lý thuyết chi phí đại diện Jensen và Meckling (1976) cho rằng chi phí đại diện của các khoản nợ tồn tại khi một doanh nghiệp chuyển khoản đầu tư có rủi ro sau khi tăng nợ, và chuyển lợi ích từ người chủ nợ sang người chủ doanh nghiệp để tận dụng những lợi thế của vốn chủ. Nếu tài sản hữu hình của một doanh nghiệp càng cao, những tài sản này có thể sử dụng làm tài sản thế chấp, giảm rủi ro gánh chịu các chi phí đại diện của khoản nợ của người cho vay. Như vậy cấu trúc tài chính tỷ lệ thuận với cấu trúc tài sản. 1.4.3 Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời tài sản (Return on Assets-ROA), khả năng sinh lời trên doanh thu (tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu). Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nhà quản trị doanh nghiệp bao giờ cũng có thông tin về giá trị doanh nghiệp tốt hơn nhà đầu tư bên ngoài. Sự bất cân xứng về thông tin này dẫn đến chi phí huy động vốn từ bên ngoài sẽ cao hơn. Vì thế, nhà quản trị có xu hướng ưu tiên sử dụng các nguồn vốn nội tại trước, rồi mới đến các nguồn vốn vay mượn bên ngoài. Bên cạnh đó các công ty làm ăn có lời lại không muốn
  • 26. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 26 huy động vốn chủ sở hữu bên ngoài để tránh pha loãng quyền sỡ hữu. Các nghiên cứu thực nghiệm của Pendey (2001), Huang and Song (2002), Braduri (2002) ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với tỉ suất nợ. Ở các nước đang phát triển, nhất là các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, vấn đề bất cân xứng về thông tin càng trầm trọng, vì thế các nhà quản lý có xu hướng giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho tài sản của mình. Như vậy theo lý thuyết, cấu trúc tài chính tỷ lệ nghịch với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.4 Rủi ro kinh doanh Rủi ro của một công ty gồm có hai phần đó là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh là rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, rủi ro này gắn liền với các thay đổi trong về thu nhập mà sự thay đổi này có nguồn gốc từ những thay đổi của doanh thu và các khoản chi phí của doanh nghiệp như giá nguyên vật liệu, chi phí năng lượng và chi phí tiền lương, các khoản chi phí khác. Rủi ro kinh doanh thường được đo lường thông qua độ lệch chuẩn của lợi nhuận, lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Theo lý thuyết chi phí phá sản, doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao sẽ có khả năng phá sản cao hơn, vì sự giao động cao trong thu nhập hoạt động của doanh nghiệp, do vậy các doanh nghiệp phải cân nhắc giữa lợi ích về thuế với chi phí phá sản. Vì vậy, rủi ro được xem có quan hệ nghịch chiều với cấu trúc nợ. 1.4.5 Thuế thu nhập doanh nghiệp Cấu trúc tài chính được xem có quan hệ cùng chiều với nhân tố thuế. Ảnh hưởng của nhân tố thuế đối với cấu trúc tài chính được giải thích theo mô hình thuế M&M. Các doanh nghiệp với thuế suất cao hơn sẽ sử dụng nhiều nợ để đạt lợi ích từ thuế. Hầu hết, các nhà nghiên cứu cho rằng thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng rất quan trọng trong cấu trúc tài chính. 1.4.6 Cơ hội tăng trưởng Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng cơ hội tăng trưởng có quan hệ nghịch chiều với đòn bẩy nợ. Theo Myers va Majluf (1984), sự bất cân xứng về thông tin
  • 27. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 27 yêu cầu một khoản tiền bổ sung đối với các doanh nghiệp để thu hút các nguồn vốn bên ngoài bất chấp chất lượng của dự án đầu tư của doanh nghiệp. Trong trường hợp tăng nợ, khoản tiền bổ sung phản ánh ở một tỷ suất lợi nhuận yêu cầu cao hơn của các chủ nợ bên ngoài. Đối với các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng trưởng phát hiện là sẽ là quá đắt khi sử dụng nợ để tài trợ sự tăng trưởng đó. Do vậy, khi doanh nghiệp đang nắm giữ nhiều cơ hội tăng trưởng thì việc vay nợ sẽ giảm. Vấn đề đại diện “dưới mức đầu tư” cũng cho rằng tồn tại một quan hệ nghịch chiều giữa cấu trúc nợ và cơ hội tăng trưởng. Myers (1977) cho rằng các doanh nghiệp tăng trưởng cao có nhiều lựa chọn hơn để đầu tư trong tương lai hơn là các doanh nghiệp tăng trưởng thấp. Do vậy, các doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều thật sự mong muốn bỏ qua các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời vì những khoản đầu tư như vậy sẽ chuyển lợi ích từ người chủ sở hữu sang các chủ nợ. Kết quả là các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao sẽ ít sử dụng nợ. 1.4.7 Đặc điểm của ngành. Cấu trúc tài chính giữa các ngành rất khác nhau, Myers (1984) cho rằng do rủi ro tài sản, dạng tài sản, và yêu cầu các nguồn vốn bên ngoài thay đổi giữa các ngành nên tỷ suất nợ kỳ vọng thay đổi giữa các ngành kinh tế. Kester nghiên cứu rằng các ngành sinh lợi cao càng có khuynh hướng sử dụng ít nợ vay. Các doanh nghiệp trong ngành thường có những đặc tính tương tự nhau về tỷ lệ nợ. Các doanh nghiệp phát sinh dòng tiền ổn định qua các chu kì kinh doanh thường có tỷ lệ nợ cao bởi vì dòng tiền phát sinh ổn định sẽ đảm bảo được việc thanh toán lãi và các khoản vay, đồng thời đảm bảo độ tín nhiệm cho doanh nghiệp, vì vậy việc tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn. 1.5 Một số vấn đề gặp phải khi phân tích cấu trúc tài chính Phân tích cấu trúc tài chính là một công việc cần thiết đối với tất cả các công ty, việc phân tích cấu trúc tài chính sẽ giúp các nhà quản trị tài chính tìm ra một cơ cấu trúc tài chính hợp lý đối với mỗi công ty. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng …cũng xem xét đến cấu trúc tài chính của công ty để biết tình trạng tài chính của công ty đang như thế nào, có nên đầu tư hay không, rủi ro nhiều hay ít, các tổ chức tín dụng có nên cho vay hay không, và rất nhiều ý nghĩa khác.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 28 Trong quá trình phân tích cấu trúc tài chính, vẫn tồn tại một số vấn đề thường gặp như sau: • Số liệu phân tích quá cũ, hoặc là không chính xác bởi vì đối với các doanh nghiệp nhỏ thì báo cáo tài chính lại không được kiểm toán vì vậy độ tin cậy không cao, trong khi đó các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán lại làm đẹp báo cáo tài chính của mình để công bố cho cổ đông. • Áp dụng các lý thuyết hiện đại về cấu trúc tài chính vào việc tìm ra một cấu trúc tài chính tối ưu cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. • Dự đoán các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính chưa đầy đủ chỉ mang tính tương đối, đồng thời chưa có đủ số liệu để thống kê hết được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến cấu trúc tài chính.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 29 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI ĐÀ NẴNG . 2.1 Tổng quan về công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng. 2.1.1 Lịch sử hình thành Công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng là một chi nhánh của Tổng công ty Bảo hiểm PVI, được thành lập năm 1996, trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, công ty đã gặt hái được nhiều thành công bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn. 2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng 2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh Công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng là một công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Thực hiện kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, tiến hành hoạt động đầu tư và các hoạt động khác liên quan đến bảo hiểm như: giám định, phân bổ tổn thất,… phù hợp với luật kinh doanh bảo hiểm. Kinh doanh bảo hiểm - Bảo hiểm dầu khí - Bảo hiểm hàng hải - Bảo hiểm kỹ thuật - Bảo hiểm tài sản - Bảo hiểm trách nhiệm - Bảo hiểm hàng không - Bảo hiểm con người - Bảo hiểm xe cơ giới - Bảo hiểm khác Kinh doanh tái bảo hiểm - Nhượng tái bảo hiểm - Nhận tái bảo hiểm Dịch vụ bảo hiểm khác - Tư vấn bảo hiểm và quản lý rủi ro - Giám định, tính toán phân bổ tổn thất
  • 30. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 30 - Giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba 2.1.2.2 Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu Công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng là một công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ trong một thời gian dài vì vậy các sản phẩm dịch vụ của nó rất đa dạng: a. Bảo hiểm Dầu khí PVI hiện là công ty bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam cung cấp dịch vụ bảo hiểm Dầu kí. Từ năm 2002 đến nay, PVI duy trì 100% thị phần bảo hiểm và cung cấp dịch vụ bảo hiểm không chỉ cho 100% các nhà thầu dầu khí mà trên 90% các nhà thầu phụ dầu khí hoạt động tại Việt Nam. Cùng với Tổng công ty, PVI Đà Nẵng cũng phát triển sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm dầu khí. PVI sẵn sàng cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm dầu khí hiện có trên thị trường như: Bảo hiểm khống chế giếng, Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba, Bảo hiểm Tài sản và thiết bị dầu khí, bảo hiểm xây dựng ngoài khơi, dầu thô trong kho và đang vận chuyển, ... theo tiêu chuẩn quốc tế. b. Bảo hiểm hàng hải Tận dụng lợi thế là thành viên của PVN đang quản lý và điều hành các đội tàu có tải trọng lớn nhất Việt Nam, năm 2007 PVI tiếp tục tăng trưởng và dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực bảo hiểm Thân tàu và Trách nhiệm dân sự chủ tàu. Ngoài PVN, PVI còn cung cấp bảo hiểm cho các đội tàu lớn của Việt Nam (Vosco, Vitranschart, ...). PVI cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm hàng hải như Bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, Bảo hiểm tai nạn cá nhân cho Thủy thủ đoàn, Bảo hiểm hàng hoá, ... Cùng với lợi thế của Tổng công ty, công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng cũng phát triển mạnh dịch vụ bảo hiểm hàng hải, với các khách hàng chính là các tàu hoạt động trên cảng Đà Nẵng. c. Bảo hiểm Kỹ thuật/ Tài sản Cùng với sự phát triển của các hoạt động khâu sau (downstream), PVI đã cung cấp thành công dịch vụ bảo hiểm cho các dự án giá trị hàng tỷ đô la Mỹ như nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, sản xuất phân bón, ... Ngoài ra, PVI còn bảo hiểm cho các dự án và hoạt động của các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nhà máy, ... PVI cung cấp tất cả các sản phẩm
  • 31. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 31 bảo hiểm kỹ thuật bảo hiểm kỹ thuật bao gồm Bảo hiểm xây dựng lắp đặt trên bờ, ngoài khơi, Bảo hiểm Thiết bị điện tử, Bảo hiểm Đỗ vỡ máy móc, Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp, tài sản và Bảo hiểm Gián đoạn kinh doanh. d. Bảo hiểm hàng không Để bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không trong nước và khu vực cũng như nhu cầu vận chuyển hàng không ngày càng tăng giữa Việt Nam và các nước, PVN và PVI đã đầu tư vào các dự án hàng không như VietAir, Vietjets và ký các thoả thuận mua máy bay với những hãng sản xuất máy bay lớn như Boeing, Airbus. Các dự án này sẽ giúp mở rộng các dịch vụ của hàng không Việt Nam trên thị trường quốc tế và đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng không ngày càng tăng. Trên cơ sở giấy phép kinh doanh được Bộ Tài chính cấp, PVI đã và đang phối hợp với các nhà môi giới bảo hiểm, các nhà đứng đầu bảo hiểm quốc tế để triển khai cung cấp tất cả các loại hình bảo hiểm như bảo hiểm thân máy bay, bảo hiểm trách nhiệm của người vận chuyển,... e. Bảo hiểm trách nhiệm - Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba - Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm - Bảo hiểm trách nhiệm của người chủ sử dụng lao động - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiến trúc sư và các tổ chức tư vấn f. Bảo hiểm con người - Bảo hiểm tai nạn cá nhân - Bảo hiểm sinh mạng cá nhân - Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật - Bảo hiểm con người kết hợp - Bảo hiểm du lịch trong nước - Bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài - Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam - Bảo hiểm tai nạn cá nhân đối với người nước ngoài g. Bảo hiểm xe cơ giới - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và đối với hành khách trên xe
  • 32. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 32 - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe - Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới - Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi sau xe máy, người ngồi trên xe ô tô - Bảo hiểm kết hợp xe cơ giới i. Bảo hiểm con người trách nhiệm cao "PVI Care", "PVI Energy Care" Nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố con người đối với sự thành công của doanh nghiệp, năm 2007, ngoài các sản phẩm bảo hiểm truyền thống, PVI đã triển khai thành công dịch vụ bảo hiểm con người trách nhiệm cao "PVI Care" và "Energy Golden Care" cho tất cả người lao động làm việc trong và ngoài lĩnh vực dầu khí với phạm vi điều trị toàn cầu đạt tiêu chuẩn quốc tế và được khách hàng đánh giá cao. k. Bảo hiểm y tế tự nguyện l. Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu n. Bảo hiểm khác Với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, PVI sẵn sàng cung cấp nhiều loại hình sản phẩm mới để đáp ứng các yêu cầu của mọi thành phần kinh tế. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức Hình 1: Cơ cấu tổ chức công ty GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG KINH DOANH PHÒNG GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG PHÒNG KẾ TOÁN
  • 33. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 33 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Mỗi bộ phân đều có một chức năng và nhiệm vụ riêng, cụ thể: Phòng hành kế toán: Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ. Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Tổng công ty giao cho Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty. Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý thu chi tài chính của cơ quan Văn phòng Công ty, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho Cán bộ công nhân viên (CBCNV) khối Văn phòng theo phê duyệt của Giám đốc. Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty. Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ trong Công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc. Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính. Phòng hành chính: Tổng hợp, xây dựng kế hoạch công tác tuần, kế hoạch công tác tháng, quý, năm của Công ty; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công tác sau khi được phê duyệt. Tổ chức thực hiện và quản lý công văn đi, đến theo đúng quy định của công tác văn thư bảo mật, lưu trữ. Đảm bảo công tác phục vụ cho các cuộc họp, hội nghị, tập huấn, tiếp khách của cơ quan, hướng dẫn khách đến làm việc ở cơ quan. Chủ trì phối hợp các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm Việt Nam và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi phê duyệt. Phòng nhân sự:
  • 34. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 34 Là nơi xây dựng và thực hiện các chiến lược về con người để phục vụ cho mục tiêu phát triển của toàn Công ty. Phòng Nhân sự thực hiện các hoạt động nhằm hỗ trợ nhân viên, phát triển đội ngũ nhân viên trong công ty, và thu hút các nhân tài từ bên ngoài thông qua sự phối hợp hiệu quả của các bộ phận Tuyển dụng, Tiền lương, Đào tạo và bộ phận Hỗ trợ Hoạt động Nhân sự của các phòng ban. Có nhiệm vụ thiết lập các chính sách công ty về tuyển dụng, đào tạo, lương bổng và phúc lợi nhân viên; đảm bảo công ty hoạt động tuân thủ theo luật lao động, thực hiện những chương trình phúc lợi và hoạt động gắn kết nhân viên công ty. Phòng kinh doanh Thực hiện các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, gia tăng doanh số bảo hiểm cho công ty đồng thời tìm kiếm tiếp cận các khách hàng mới, phát triển mạng lươi dịch vụ bảo hiểm. Tìm kiếm khách hàng mới cũng như chăm sóc khách hàng củ tư vấn cho khách hàng về các kênh quảng cáo hiện tại, bên cạnh đó còn giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Đưa ra các biện pháp nhằm giúp gia tăng doanh số thông qua các sự kiện. Đề ra và thực hiện các chiến lược, các hoạt động nhằm đạt được chỉ tiêu bán hàng của kênh đại lý, thực hiện tuyển dụng đại lý và hỗ trợ lực lượng đại lý đạt kết quả kinh doanh bằng việc thực hiện các chương trình thi đua, khen thưởng và tổ chức các sự kiện. Phòng giám định và bồi thường Thực hiện giám định tổn thất và đánh giá tổn thất của các: nguyên nhân tổn thất, mức độ tổn thất, phần thiệt hại bảo hiểm bồi thường…….. Tiến hành bồi thường trách nhiệm dân sự cho các thiệt hại. Bộ phận nghiệp vụ bảo hiểm Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, giải đáp thông tin, giải thích các thuật ngữ trong hợp đồng bảo hiểm, trả lời những câu hỏi về quyền lợi bảo hiểm và cập nhật các thay đổi theo yêu cầu của khách hàng… Thẩm định các hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhằm đánh giá mức độ và loại rủi ro cần bảo hiểm, xác định mức phí bảo hiểm phù hợp để bảo vệ khách hàng trước những thiệt hại tài chính có thể phát sinh từ các rủi ro đó.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 35 Lưu giữ hồ sơ, thực hiện các giao dịch, cung cấp hợp đồng và thông tin cho khách hàng, chi trả các quyền lợi của hợp đồng và phục vụ khách hàng. Đánh giá, thẩm tra, giải quyết các yêu cầu, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, xác minh hiệu lực bảo hiểm, tính toán đúng số tiền bồi thường, xác nhận đối tượng hưởng tiền bảo hiểm và hướng dẫn thanh toán 2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng trong 5 năm gần đây (2007-2011) 2.1.4.1 Phân tích biến động tài sản- nguồn vốn trong 5 năm gần đây
  • 36. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 36 Bảng 1: Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty trong 5 năm từ năm 2007-2011 2007 2008 2009 2010 2011 A. TÀI SẢN I. Tài sản ngắn hạn 1. Tiền và tương đương tiền 873.938.719 1.003.824.829 946.193.472 1.717.597.608 1.402.175.743 2. Các khoản phải thu Phải thu khách hàng 1.832.410.984 2.218.238.931 2.131.283.127 2.456.150.876 2.822.272.009 Phải thu khác 857.419.038 937.429.813 1.000.838.213 1.008.257.028 957.056.028 Dự phòng phải thu khó đòi (584.319.381) (1.002.839.134) (980.235.742) (1.008.127.375) (1.107.030.475) 3. Hàng tồn kho 5.049.231 7.832.582 8.273.103 9.327.950 7.017.000 4. Tài sản ngắn hạn khác Chi phí trả trước 103.828.749 278.420.938 560.834.924 347.733.611 189.021.959 thuế gtgt được khấu trừ 324.937 1.324.834 2.035.392 4.477.709 139.498 Tạm ứng 813.984.943 629.029.148 782.381.583 889.225.875 928.549.319 II. Tài sản dài hạn 1. Tài sản cố định hữu hình Nguyên giá tài sản cố định hữu hình 1.120.495.285 1.120.495.285 1.353.205.075 1.652.205.075 1.652.205.075 Hao mòn TSCĐ (839.248.114) (1.013.429.478) (1.084.203.183) (1.461.147.396) (1.533.052.047) Tổng tài sản 4.183.884.391 4.287.393.555 4.720.605.964 5.615.700.961 5.318.354.109 B. NGUỒN VỐN I. Nợ phải trả Nợ ngắn hạn 1. Phải trả người bán 1.073.238.197 1.148.241.974 1.058.248.549 1.701.254.516 1.322.446.603 2. Thuế và các khoản phải nộp NSNN 6.043.821 10.442.984 13.884.924 10.491.400 8.094.218 3. Phải trả người lao động 752.301.183 640.284.294 823.471.293 1.023.948.358 1.457.374.669 4. Phải trả nội bộ 1.800.948.249 1.838.114.491 2.024.818.304 2.312.130.466 1.712.171.839 5. Phải trả nội bộ khác 189.384.249 280.280.102
  • 37. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 37 Tổng tài sản tăng dần qua các năm, với mức tăng cụ thể như sau: Bảng 2: Tình hình tăng trưởng của tổng tài sản trong 5 năm gần đây 2007-2011 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng tài sản 4.183.884.391 4.180.327.748 4.720.605.964 5.615.700.961 5.318.354.109 Mức tăng -3.556.643 540.278.216 895.094.997 -297.346.852 % tăng -0.09% 12.92% 18.96% -5.29% 6. Qũy khen thưởng phúc lợi 103.582.441 12.938.138 116.193.489 183.200.000 II. Vốn chủ sở hữu 447.770.500 333.244.005 597.860.507 451.682.732 354.786.678 Tổng nguồn vốn 4.183.884.391 3.970.327.748 4.720.605.964 5.615.700.961 5.318.354.109
  • 38. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 38 Tổng tài sản 0 1,000,000,000 2,000,000,000 3,000,000,000 4,000,000,000 5,000,000,000 6,000,000,000 2007 2008 2009 2010 2011 VNĐ Tổng tài sản Hình 1: Tình hình biến động tổng tài sản của công ty trong 5 năm Nhìn chung, qua các năm tài sản của công ty có mức tăng không đều. Năm 2009, tổng tài sản tăng 12.92% so với năm 2008 nguyên nhân là do sự gia tăng của khoản mục các khoản phải thu cụ thể phải thu khách hàng tăng 21%. Năm 2008, mặc dù kinh tế chung gặp nhiều khó khăn nhưng các khoản thu phí bảo hiểm của công ty được duy trì tốt nhờ uy tín và hoạt động kinh doanh của các mảng bảo hiểm hàng hải phát triển. Năm 2010, tổng tài sản tăng mạnh tăng đạt 18.96% so với năm 2009, đồng thời tổng tài sản năm này cao nhất trong các năm gần đây. Nguyên nhân là năm 2010, khoản mục tiền và tương đương tiền gia tăng do có một khoản tiền đang chuyển chưa về nhập quỹ công ty. Riêng năm 2011, tổng tài sản giảm so với năm 2010, mức giảm 5.29%. Nguyên nhân là do sự sụt giảm của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền dẫn đến sự sụt giảm tổng tài sản. Năm 2010, có một khoản tiền đang chuyển chưa về nhập quỹ công ty từ tổng công ty và các công ty thành viên, khoản tiền này là 305 trđ.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 39 Cơ cấu tài sản của công ty: Bảng 3: Cơ cấu tài sản của công ty 2007 2008 2009 2010 2011 A. TÀI SẢN I. Tài sản ngắn hạn 1. Tiền và tương đương tiền 19.57% 23.41% 18.96% 29.58% 25.79% 2. Các khoản phải thu Phải thu khách hàng 41.04% 51.74% 42.71% 42.30% 51.90% Phải thu khác 19.20% 21.86% 20.06% 17.36% 17.60% 3. Hàng tồn kho 0.11% 0.18% 0.17% 0.16% 0.13% 4. Tài sản ngắn hạn khác Chi phí trả trước 2.33% 6.49% 11.24% 5.99% 3.48% thuế gtgt được khấu trừ 0.01% 0.03% 0.04% 0.08% 0.00% Tạm ứng 18.23% 14.67% 15.68% 15.31% 17.08% II. Tài sản dài hạn 1. Tài sản cố định hữu hình 6.30% 2.50% 5.39% 3.29% 2.19% Cơ cấu tài sản của công ty chủ yếu là các khoản phải thu trong đó phải thu khách hàng và phải thu khác chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng luôn chiếm khoảng 50% tổng tài sản của công ty. Từ năm 2007-2011, tỷ trọng các khoản phải thu khác tăng dần và chiếm tỷ trọng cao, riêng năm 2008, tỷ trọng này lên đến 21,86%. Khoản phải thu khác bao gồm các khoản phải thu về tạm ứng bồi thường và phải thu khác. Năm 2008, tình hình kinh doanh bảo hiểm của công ty khá tốt việc phải thu về các khoản tạm ứng của năm 2007 tăng. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm do đó các khoản phải thu khách hàng chủ yếu là các khoản phải thu phí bảo hiểm trong đó phải thu phí bảo hiểm gốc tại đơn vị chiếm tỷ trọng trên 90% khoản phải thu. Các khoản tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng khá cao >20% , và các khoản mục này tăng qua các năm, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển giữa công ty với tổng công ty và các công ty thành viên. Các khoản tạm ứng chủ yếu là tạm ứng tại các công ty khác cũng chiếm tỷ trọng khá cao > 15% tổng tài sản. Là công ty kinh doanh trong ngành bảo hiểm nên tỷ trọng hàng tồn kho và tài sản cố định của công ty thấp. Hàng tồn kho là các ấn chỉ của công ty, tài sản cố định chủ yếu là các máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 40 Tóm tại, tài sản của công ty qua các năm không có nhiều biến động, cơ cấu tài sản tập trung chủ yếu vào khoản mục tiền và tương đương tiền, và khoản mục phải thu khách hàng. 2.1.4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm gần đây (2007-2011) a. Kết quả kinh doanh Tình hình doanh thu, lợi nhuận và chi phí qua các năm.
  • 41. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 41 Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 5 năm từ 2007-2011 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm 4.002.397.385 3.787.078.398 5.097.205.987 6.658.268.308 7.739.648.005 Tổng chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm 1.782.823.752 1.573.637.748 1.868.403.029 1.637.245.873 2.831.519.815 Lợi nhuận gộp kinh doanh bảo hiểm 2.219.573.633 2.213.440.650 3.228.802.958 5.021.022.435 4.908.128.190 Chi phí bán hàng 1.225.368.657 1.107.478.254 1.875.576.364 3.809.552.460 3.647.106.729 Chi phí quản lý doanh nghiệp 779.970.653 898.674.972 1.164.786.045 980.128.807 1.966.538.212 Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm 214.234.323 207.287.424 188.440.549 231.341.168 -705.516.751 Doanh thu hoạt động tài chính 97.473.679 139.924.589 232.748.479 110.270.254 107.010.177 Chi hoạt động tài chính 78.128.467 138.548.294 143.389.389 100.375.815 -77.789.724 Lợi nhuận hoạt động tài chính 19.345.212 1.376.295 89.359.090 9.894.439 184.799.901 Thu nhập hoạt động khác 89.193 73.849 271.642 169.694 40.235 Chi phí hoạt động khác 73.489 81.924 147.578 86.297 12.685 Lợi nhuận hoạt động khác 15.704 -8.075 124.064 83.397 27.550 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 233.595.239 208.655.644 277.923.703 241.319.004 -520.689.300 Thuế thu nhập doanh nghiệp 35.039.286 41.731.129 69.480.926 60.329.751 0 Lợi nhuận sau thuế 198.555.953 166.924.515 208.442.777 180.989.253 -520.689.300
  • 42. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 42 Nhận xét: Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm (hoạt động kinh doanh chính) luôn dương và tăng dần qua các năm. tăng trưởng doanh thu 0 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 10,000,000,000 2007 2008 2009 2010 2011 năm đồng -0.1 0 0.1 0.2 0.3 0.4 Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm % Tăng Hình 2: Tình hình tăng trưởng doanh thu qua các năm Theo đánh giá của Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), năm 2009 thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định và đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế với tỷ trọng doanh thu/GDP ước đạt 2.3%, các doanh nghiệp phi nhân thọ đạt 1.350 tỷ đồng. Cùng với sự phát triển của toàn bộ ngành bảo hiểm. công ty cũng gia tăng doanh thu bảo hiểm từ 3.787.078.398 năm 2008 lên 5.097.205.987 đồng năm 2009, mức tăng 39.4%. Năm 2009 được xem là một năm tăng trưởng mạnh của công ty trong giai đoạn này. Năm 2010, hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng, đặc biệt Đà Nẵng có hệ thống cảng lớn nên lượng hàng hóa vận chuyển cao vì vậy góp phần gia tăng doanh thu bảo hiểm thân tàu của công ty. Bên cạnh đó, bảo hiểm xe cơ giới cũng là một mảng bảo hiểm phát triển mạnh trong năm 2010. Doanh thu năm 2010 tăng 30.63% so với năm 2009. Bước qua năm 2011, tình hình kinh tế gặp nhiều biến động nhưng nhờ những nổ lực của toàn thể công ty và các chính sách của chính phủ làm cho doanh thu năm 2011 tăng gấp > 3 lần so với năm 2010. Các khoản chi phí chiếm tỷ trọng rất cao, trong đó chi phí trực tiếp chi cho hoạt động bảo hiểm và chi phí bán hàng là chủ yếu.
  • 43. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 43 Bảng 5: Tỷ trọng các khoản chi phí trong doanh thu 2007 2008 2009 2010 2011 Chi phí bán hàng 30.62% 29.24% 36.80% 57.22% 47.12% Chi phí quản lý doanh nghiệp 19.49% 23.73% 22.85% 14.72% 25.41% Tổng chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm 44.54% 41.55% 36.66% 24.59% 36.58% Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm: - Chi bồi thường bào hiểm gốc - Chi hoa hồng đại lý. - Chi giám định tổn thất…… Chi phí bán hàng là một khoản chi phí khá lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty, chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 40% trong tổng doanh thu, bao gồm các khoản mục chi phí như: - Chi phí nhân viên bán hàng - Chi phí văn phòng - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí hội nghi, giao dịch, quảng cáo Trong đó chi phí giao dịch khách hàng chiếm gần 80% tổng chi phí bán hàng. Do đặc thù kinh doanh của công ty, việc tiếp xúc và gặp gỡ khách hàng thường xuyên, gia tăng khách hàng mới đồng thời giữ mối quan hệ với các khách hàng cũ, do đó đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn trong việc giao dịch với khách hàng.
  • 44. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 44 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng Hình 3: Tỷ trọng các khoản chi phí trong doanh thu Lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty tăng qua các năm nhưng vẫn chưa cao, riêng năm 2011, lợi nhuận của công ty âm. Lý do này là do chi phí bán hàng năm 2011 gia tăng, đặc biệt là chi phí giao dịch khách hàng. Năm 2011 là một năm khó khăn của công ty trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm do đó việc tìm kiếm khách hàng và giữ chân khách hàng trước các đối thủ cạnh tranh càng gay gắt hơn đã làm tăng chi phí giao dịch đồng thời chi phí quảng cáo cho các sản phẩm bảo hiểm cũng gia tăng nhằm gia tăng khách hàng, gia tăng chi phí giao dịch với khách hàng. b. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
  • 45. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 45 Bảng 6: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm 2007-1011 2007 2008 2009 2010 2011 1. Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm 4.002.397.385 3.787.078.398 5.097.205.987 6.658.268.308 7.739.648.005 2. Doanh thu hoạt động tài chính 97.473.679 139.924.589 232.748.479 110.270.254 107.010.177 3. Thu nhập hoạt động khác 89.193 73.849 271.642 169.694 40.235 4. Vốn lưu động 3.987.949.581 4.262.433.007 4.938.123.677 5.311.922.182 5. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 233.595.239 208.655.644 277.923.703 241.319.004 -520.689.300 6. Tổng tài sản bình quân 4.182.106.070 4.450.466.856 5.168.153.463 5.467.027.535 7. Hiệu suất sử dụng tài sản (1/6) 0.91 1.15 1.29 1.42 8. Số vòng quay vốn lưu động (1/4) 0.95 1.20 1.35 1.46 10.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (5/1) 5.84% 5.51% 5.45% 3.62% -6.73% 11.Tỷ suất sinh lời của tài sản (5/6) 4.99% 6.24% 4.67% -9.52%
  • 46. Luận văn tốt nghiệp GVHD: T.S Đinh Bảo Ngọc SVTH: Lê Thị Ngọc Oanh Trang 46 ♦ Hiệu suất sử dụng tài sản Hiệu suất sử dụng tài sản có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 là 0.91 đến năm 2011 là 1.42 tức là tăng 0.51. Sử dụng phương pháp phân tích liên hoàn (phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng): Mức độ ảnh hưởng của tổng tài sản bình quân : 1 0 TS DT ∑ - 0 0 TS DT ∑ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố doanh thu : 1 0 1 1 TS DT TS DT ∑ − ∑ Bảng 7 : Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng tài sản 2008 2009 2010 2011 Mức tăng 0.24 0.14 0.13 Tổng tài sản bình quân -0.05 -0.16 -0.07 Doanh thu 0.29 0.30 0.20 Qua đây có thể thấy việc gia tăng tài sản của công ty qua các năm tác động làm giảm hiệu quả kinh doanh trong khi đó việc gia tăng doanh thu có tác động làm tăng hiệu quả kinh doanh. Doanh thu gia tăng chủ yếu là từ các khoản doanh thu bảo hiểm gốc. Như vậy công ty đã khai thác tốt tài sản của mình để tạo ra doanh thu trong hoạt động kinh doanh. So với hiệu quả kinh doanh trung bình của Tổng công ty là 0.86, như vậy hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn. ♦ Khả năng sinh lời từ các hoạt động (tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần qua các năm 2007-2009 gần như tương đương nhau, riêng năm 2010 và năm 2011 có sự sụt giảm mạnh. * Năm 2010 & 2009: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần giảm 1.83%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do: - Doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009 là 30.63% trong khi đó lợi nhuận trước thuế giảm 13.17%. - Doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009 là do năm 2010 mảng kinh doanh bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm xe cơ giới phát triển mạnh làm gia tăng doanh thu.