SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 21
Downloaden Sie, um offline zu lesen
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------
TRẦN TRUNG SƠN
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------
TRẦN TRUNG SƠN
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ĐỨC HIỆP
XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS. Trần Đức Hiệp GS.TS. Phan Huy Đƣờng
Hà Nội – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực, độc lập của tôi và chƣa đƣợc sử dụng ở bất cứ công trình khoa học nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi
nguồn gốc rõ ràng.
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình từ cán bộ Phòng Đào tạo - Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN;
Phòng Kế hoạch Tài chính cùng các phòng ban của Trƣờng Đại học giáo dục
- ĐHQGHN.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô giáo
trong khoa Kinh tế Chính trị - Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, đặc biệt
là PGS.TS. Trần Đức Hiệp đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................... iii
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
LẬP .............................................................................................................................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.......................................................................4
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về quản lý tài chính trong các trường công
lập ........................................................................................................................4
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về quản lý tài chính trong các trường công
lập ........................................................................................................................5
1.1.3. Đánh giá chung..........................................................................................8
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập................8
1.2.1. Các khái niệm chính ..................................................................................8
1.2.2. Nội dung quản lý tài chính của các trường đại học công lập ...................9
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của các trường
đại học công lập.................................................................................................16
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính của các trường đại học
công lập..............................................................................................................22
1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số trƣờng ĐHCL và bài học cho
Trƣờng Đại học Giáo dục – ĐHQGHN ................................................................24
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại trường Đại học Công Đoàn ..............24
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại trường Đại học Hà Nội.....................25
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho trường Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia
Hà Nội................................................................................................................27
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................28
2.1. Cách tiếp cận ..................................................................................................28
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .........................................................................28
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................28
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia .......................................................29
2.1.3. Phương pháp hội nghị .............................................................................29
2.3. Phƣơng pháp phân tích, xử lý thông tin .........................................................29
2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả...................................................................29
2.3.2. Phương pháp phân tích............................................................................29
2.3.3. Phương pháp kế thừa...............................................................................30
2.3.4. Phương pháp so sánh ..............................................................................30
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC
GIÁO DỤC - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI........................................................31
3.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Giáo dục .........................................................31
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học Giáo dục ...............31
3.1.2. Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Giáo dục ..............................................32
3.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Giáo dục – ĐHQGHN giai
đoạn 2013 - 2015...................................................................................................36
3.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch ...........................................................37
3.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động tạo lập nguồn thu....................................40
3.2.3. Thực trạng quản lý việc sử dụng nguồn tài chính ...................................51
3.2.4. Thực trạng công tác hạch toán quyết toán, kết quả hoạt động và thanh
kiểm tra động tài chính......................................................................................64
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Giáo dục -
ĐHQGHN..............................................................................................................67
3.3.1. Những kết quả đạt được...........................................................................68
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân..........................................................................72
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐHQGHN...................77
4.1. Bối cảnh mới và định hƣớng phát triển Trƣờng Đại học Giáo dục................77
4.1.1. Xu thế phát triển chung của giáo dục đại học trên thế giới ....................77
4.1.2. Định hướng đổi mới giáo dục ở Việt Nam trong xu thế phát triển của thế
giới .....................................................................................................................78
4.1.3. Mục tiêu phát triển của Trường Đại học Giáo – ĐHQGHN.................78
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Trƣờng Đại học Giáo dục
– ĐHQGHN...........................................................................................................80
4.2.1. Giải pháp khai thác nguồn thu và sử dụng nguồn tài chính một cách hợp
lý.........................................................................................................................80
Sử dụng nguồn tài chính một cách hợp lý hơn ..................................................82
4.2.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán - tài chính....................84
4.2.3. Hoàn thiện quy chế tài chính, qui chế chi tiêu nội bộ hàng năm cho phù
hợp .....................................................................................................................85
4.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát tài chính trong đơn vị............87
4.2.5. Tăng quyền tự chủ tài chính ở nhà trường ..............................................89
KẾT LUẬN...............................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................91
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 ĐHCL Đại học công lập
2 ĐHGD Đại học Giáo dục
3 ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội
4 ĐVSN Đơn vị sự nghiệp
5 GDĐT Giáo dục đào tạo
6 GDĐH Giáo dục đại học
7 KBNN Kho bạc nhà nƣớc
8 KTXH Kinh tế xã hội
9 LĐSX Lao động sản xuất
10 NSNN Ngân sách nhà nƣớc
11 NCKH Nghiên cứu khoa học
12 XDCB Xây dựng cơ bản
13 THPT Trung học phổ thông
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1
Nguồn thu của Trƣờng ĐHGD giai đoạn 2013 -
2015
41
2 Bảng 3.2
Cơ cấu nguồn thu của Trƣờng ĐHGD giai đoạn
2013 – 2015
42
3 Bảng 3.3 Tổng hợp Nguồn NSNN cấp cho Trƣờng ĐHGD 44
4 Bảng 3.4 Nguồn NSNN cấp cho trƣờng ĐHGD 45
5 Bảng 3.5 Cơ cấu nguồn thu từ NSNN cấp cho Trƣờng ĐHGD 46
6 Bảng 3.6
Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác
của Trƣờng
48
7 Bảng 3.7 Định mức dùng điện thoại của các đơn vị 55
8 Bảng 3.8 Định mức dùng văn phòng phẩm của các đơn vị 56
9 Bảng 3.9 Các khoản chi ngân sách của trƣờng ĐHGD 58
10 Bảng 3.10
Chi từ nguồn thu sự nghiệp và thu khác ở trƣờng
ĐHGD
60
11 Bảng 3.11
Cơ cấu chi nguồn thu sự nghiệp và thu khác ở
trƣờng ĐHGD
61
12 Bảng 3.12
Bảng tổng chi từ các nguồn NSNN, thu sự nghiệp
và thu khác
62
13 Bảng 3.13 Bảng tổng chi từ các nguồn 63
14 Bảng 3.14 Chênh lệch thu chi của trƣờng 65
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 1.1 Nguồn tài chính cho giáo dục – đào tạo 10
2 Hình 3.1 Tổ chức bộ máy trƣờng ĐHGD 34
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tài chính là một nguồn lực rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của
giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Quản lý tài chính trong các trƣờng đại
học có vai trò quan trọng, ảnh hƣởng tới chất lƣợng đào tạo sinh viên ra trƣờng
- nguồn nhân lực phục vụ công hiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Quản lý tài
chính trong các trƣờng đại học còn ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống cán bộ
giảng viên, những ngƣời phục vụ trong nhà trƣờng, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến
đầu tƣ trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy.
Công tác quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Giáo dục – Trƣờng Đại
học Quốc gia Hà Nội trong những năm vừa qua đã đƣợc hoàn thiện, tăng tính
chủ động linh hoạt đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lƣợng của nhà Trƣờng. Nhà
Trƣờng đã làm tốt khâu: Lập kế hoạch; Phân bổ chỉ tiêu cho công tác đào tạo
nghiên cứu; Phân cấp quản lý. Qua đó nhà trƣờng đã mở rộng đƣợc quy mô đào
tạo và đầu tƣ mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.
Tuy nhiên, giống nhƣ tình trạng chung của nhiều trƣờng ĐHCL quản
lý tài chính của Trƣờng Đại học Giáo dục còn nhiều hạn chế về nguồn kinh
phí thƣờng xuyên, chi trả cho đề tài, lƣơng phụ cấp cán bộ giảng viên, đầu tƣ
cho trang thiết bị giảng dạy, nguồn thu từ đào tạo. Hạn chế trong việc chậm
thay đổi định mức cho cán bộ giảng dạy nghiên cứu nhƣ: Nghiên cứu khoa
học giải tập thể cấp trƣờng định mức thấp (500.000đ/giải) không khuyến
khích đƣợc cán bộ tham gia nghiên cứu. Phụ cấp vƣợt giờ chuẩn đối với giáo
sƣ là 105.000đ/ giờ tín chỉ, phó giáo sƣ 95.000đ/ giờ tín chỉ, giảng viên chính
là tiến sĩ 90.000đ/ giờ tín chỉ. Định mức chi vƣợt này là tƣơng đối thấp so với
mặt bằng các trƣờng đại học hiện nay. Cách tính thù lao cho cán bộ tham gia
giảng dạy cũng nhƣ NCKH nhƣ vậy khó có thể giữ đƣợc ngƣời giỏi hay thu
2
hút đƣợc nhân tài. Nhà trƣờng không khắc phục nhanh những bất cập thì sẽ
xảy ra vòng luẩn quẩn trong công tác quản lý tài chính: Lƣơng cán bộ giảng
dạy thấp dẫn tới chất lƣợng giảng viên thấp, chất lƣợng giảng viên thấp dẫn
tới chất lƣợng sinh viên ra trƣờng thấp, nhà trƣờng yếu thế cạnh tranh dẫn tới
các nguồn sự nghiệp thấp.
Từ thực trạng trên cùng với những kiến thức lý luận đƣợc tào tạo và
kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, với mong muốn đóng góp
những đề xuất để hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở nhà trƣờng, tác giả
lựa chọn đề tài: „„Quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Giáo dục – Đại
học Quốc gia Hà Nội” để làm luận văn thạc sỹ của mình.
Luận văn của tác giả tập trung trả lời câu hỏi: Việc quản lý tài chính
tại trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN diễn ra nhƣ thế nào và cần làm gì
để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại nhà trƣờng trong thời gian tới?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Từ việc làm rõ thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trƣờng Đại
học Giáo dục - ĐHQGHN, luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý tài chính của nhà trƣờng.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Tổng quan cơ sở lý luận về quản lý tài chính gắn với chất lƣợng đào
tạo đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập nói chung;
- Khảo cứu kinh nghiệm quản lý tài chính của một số trƣờng đại học
công lập ở nƣớc ta, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm quản lý tài chính cho
trƣờng Đại học Giáo dục – ĐHQGHN;
3
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính của của
Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN, rút ra những thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân hạn chế để từ đó làm rõ vấn đề tài chính cần đƣợc giải quyết;
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính
của Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN;
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu công tác
quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập nói chung.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Giáo dục - Đại
học Quốc gia Hà Nội.
+ Về thời gian: Công tác quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Giáo dục
– Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn từ 2013 đến 2015.
+ Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích về hoạt động quản lý thu
chi, kiểm tra kiểm soát tài chính của trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học
Quốc gia Hà Nội trên góc độ quản lý kinh tế.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận đƣợc bố cục gồm bốn chƣơng,
cụ thể nhƣ sau :
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động quản lý tài chính tại trƣờng Đại học
Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài
chính tại trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về quản lý tài chính trong các trường
công lập
Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài về quản lý tài chính của các
trƣờng đại học theo hai hƣớng rất rõ ràng là: học thuật và tác nghiệp. Nghiên
cứu theo hƣớng học thuật thì chủ yếu nghiên cứu tài chính công, các nghiên
cứu theo hƣớng tác nghiệp thƣờng nghiên cứu về quản lý tài chính trong lĩnh
vực giáo dục và nghiên cứu tài chính đối với một đơn vị.
Những nghiên cứu về tài chính công đƣợc khởi nguồn từ nƣớc ngoài và nó
đƣợc nhiều học giả công bố. Alan (1979), năm 1979 đã tái bản lần thứ sáu cuốn
sách của mình về tài chính công “Tài chính công – Lý thuyết và thực tiễn”. Những
nội dung cơ bản nhất về tài chính công đƣợc tác giả nghiên cứu chi tiết. Trong
cuốn sách này tác giả cũng đã nêu một số vấn đề thực tiễn tài chính công ở nƣớc
Anh lồng ghép vào nội dung lý thuyết. Cuốn sách của tác giả Holley (2007) cũng
mang tên “Tài chính công - Lý thuyết và thực tiễn” đƣợc tái bản lần thứ hai, tác
giả đã đƣa ra những vấn đề thực tiễn mới về tài chính công ở Mỹ. Trong những
nghiên cứu về tài chính công, khi đƣa ra vấn đề thực tiễn vào phân tích các tác giả
cũng đƣa vấn đề GDCL và tài chính cho GDCL. Tuy nhiên việc phân tích nhƣ
vậy chỉ mang tính chất minh họa cho lý thuyết về tài chính công.
Hƣớng nghiên cứu tác nghiệp hơn - quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo
dục. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài khá rộng và sâu theo hƣớng này,
tác giả của những công trình nghiên cứu này bao gồm những tổ chức và cá
nhân. Các nƣớc Mỹ, Anh, Úc, Canada có mô hình giáo dục công khá độc lập
5
giữa các bang hay các vùng. Một số công trình nghiên cứu về quản lý và kiểm
soát tài chính đối với giáo dục đại học của Molcolm Prowle và Eric Morgan
(2005). Sách nghiên cứu những điểm tƣơng đồng và khác biệt về các điều
kiện chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội, môi trƣờng gắn với vấn đề quản lý tài
chính tại cơ sở giáo dục. Các nƣớc nghiên cứu bao gồm: Campuchia,
Indonesia, Lào, Malaysia, Philipin, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Công
trình nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ của nhà nƣớc trong việc gia
tăng năng lực cạnh tranh của giáo dục đại học quốc gia trong bối cảnh mới.
Đồng tác giả Marianne, C. và Lesley, A (2000) tập trung phân tích một số
nội dung chủ yếu sau: quan niệm về nguồn lực giáo dục, các phƣơng thức quản lý
nguồn lực. Bài báo cũng đi sâu phân tích thực trạng quản lý các nguồn lực giáo
dục đại học, nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn lực tài chính, các loại hình hợp
tác quốc tế về giáo dục đại học, những yếu tố cản trở việc mở các khu trƣờng học
(campus) nƣớc ngoài tại nƣớc sở tại, nghiên cứu so sánh các chính sách hiện hành
và các chính sách khuyến nghị cũng nhƣ những điều cần làm để cải thiện tình hình
quản lý tài chính trong giáo dục đại học.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về quản lý tài chính trong các trường
công lập
Cải cách GDĐH đang rất là cấp bách, cải cách đại học đƣợc Đảng, Nhà
nƣớc có chủ trƣơng rõ ràng, nhất quán. Tuy nhiên, cho tới nay những cải cách
thực sự, đặc biệt là các cải cách về cơ chế tài chính vẫn còn nhiều hạn chế
trong việc triển khai:
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày
15/5/2010 về việc cải cách thu học phí đại học cho giai đoạn 2010 - 2015,
nhƣng việc cải cách này còn rất hạn chế và bất cập: Các ngành đào tạo bậc đại
học chỉ đƣợc phân loại thành 3 nhóm ngành và áp dụng cùng một mức trần
học phí cho tất cả các ngành trong cùng một nhóm ngành.
6
Trong những năm gần đây mỗi năm Việt Nam đầu tƣ gần 20% ngân
sách cho giáo dục, nhƣng việc phân bổ ngân sách giáo dục nói chung và ngân
sách giáo dục đại học nói riêng còn rất bất hợp lý, dẫn tới hiệu quả thấp: Phân
bổ ngân sách hàng năm cho các cơ sở đào tạo đại học dựa trên dữ liệu về phân
bổ ngân sách của năm trƣớc, thƣờng tăng hàng năm từ 5% - 10%. Cách phân
bổ đồng đều này không tạo động lực cho các trƣờng trong việc nâng cao chất
lƣợng đào tạo, hoặc đào tạo các ngành nghề xã hội cần nhƣng chi phí đào tạo
cao. Nhƣ vậy rất cần phải nghiên cứu một chính sách phân bổ ngân sách nhà
nƣớc một cách hợp lý và khoa học hơn, nhằm nâng cao tối đa hiệu quả đầu tƣ
ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng.
Hiện nay các nhà quản lý giáo dục, xây dựng chính sách cho GDĐH rất
nhấn mạnh việc tăng cƣờng tự chủ đại học, đặc biệt là tăng cƣờng tự chủ tài chính
cho GDĐH để khắc phục những yếu kém của hệ thống giáo dục đại học hiện nay.
Các công trình nghiên cứu trong nƣớc về tài chính trong trƣờng ĐHCL
là tài chính công, hẹp hơn đó là tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu. Xét trên
diện ngành là tài chính cho giáo dục và xét theo đơn vị thụ hƣởng là tài chính
cho một đơn vị cụ thể. Trong đó có có nhiều nghiên cứu đề cập đến tài chính
cho giáo dục khá phong phú, đa dạng.
Tác giả Vĩnh Sang (2005) đã phân tích thực trạng về tính bị động và đề
xuất các giải pháp tăng tính tự chủ động cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
Nhóm tác giả Trần Minh Tá và Bạch Thị Minh Huyền (1996) phân tích
khá đầy đủ, đề cập từ những quan điểm, cơ chế, chính sách đến các giải pháp
tài chính quốc gia phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Tác giả Nguyễn Duy Tạo (2000) đã nghiên cứu khá hệ thống nội dung
cơ chế quản lý tài chính đối với các trƣờng đào tạo công lập, từ quy trình lập
dự toán đến phân bổ chi tiêu, cơ chế giám sát. Đặng Văn Du (2004) phân tích
khá sâu sắc về đầu tƣ tài chính cho đào tạo đại học. Tác giả đã xây dựng các
7
tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả đầu tƣ tài chính cho đào tạo đại
học ở Việt Nam, qua đó phân tích thực trạng đầu tƣ tài chính và đánh giá hiệu
quả của chúng qua các tiêu chí đƣợc xây dựng. Bộ Giáo dục và Đào tạo
(2005) cũng đã soạn một đề án về đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006-
2010, trong đó có đổi mới về cơ chế quản lý tài chính. Nhƣng những đổi mới
đó mới chỉ dừng lại ở tính chung chung cho các trƣờng, không đi sâu cụ thể
từng trƣờng.
Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu về tài chính cho giáo dục khá đồ
sộ, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu vẫn mang tính bao quát cho một cấp giáo
dục nhất định, chƣa đi sâu phân tích cụ thể từng đơn vị giáo dục.
Nghiên cứu tài chính cho một đơn vị giáo dục ít thu hút đƣợc sự quan
tâm nhất. Do phạm vi nghiên cứu nhỏ, mang tính đặc thù, có tính chất tác
nghiệp tài chính của một đơn vị và do đối tƣợng độc giả của các công trình
nghiên cứu này ít nên không khuyến khích các tác giả tập trung nghiên cứu.
Trong số ít các nghiên cứu loại này, Phan Thanh Vụ (2004) đánh giá
tổng quan thực trạng để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản
lý tài chính ở Đại học Thái Nguyên. Phạm Văn Ngọc (2006), “Đổi mới cơ chế
quản lý tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển
đến năm 2015 và tầm nhìn 2025”. Nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Ngọc đã
chỉ ra những cơ hội và thách thức trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài
chính của Đại học Quốc gia Hà Nội. Song, cơ chế đó là của Đại học Quốc gia
Hà Nội, cơ quan quản lý các đơn vị đào tạo thành viên và trực thuộc, còn các
trƣờng thành viên vẫn cần phải có những nghiên cứu đặc thù của mình.
Ở Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN quản lý tài chính chỉ đƣợc nêu
ở một số báo cáo tại các hội nghị tổng kết, hội thảo về công tác quản lý cơ sở
vật chất và đổi mới cơ chế tài chính ở cấp trƣờng, nhƣng vẫn chƣa có những
báo cáo mang tính chất của một đề tài nghiên cứu, hoặc đƣa ra đƣợc những
8
giải pháp quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo mang tính khoa
học và duy trì bền vững chất lƣợng đào tạo của Trƣờng Đại học Giáo dục -
ĐHQGHN.
1.1.3. Đánh giá chung
Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài đã cung cấp một khuôn khổ lý
thuyết và kinh nghiệm thực tiễn khá phong phú về hoạt động quản lý tài chính
của các trƣờng đại học trên thế giới. Tuy nhiên, đây là những mô hình của các
nƣớc có nền kinh tế phát triển, lại đƣợc áp dụng ở những trƣờng đại học
không giống với các trƣờng đại học của Việt Nam, vì vậy luận văn này sẽ
đánh giá khả năng phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam và với điều kiện của
Trƣờng ĐHGD - ĐHQGHN.
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, có thể
thấy nghiên cứu về tài chính cho giáo dục là một chủ đề thu hút đƣợc sự chú ý
của giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, nghiên cứu
về quản lý tài chính với tính đặc thù của Trƣờng Đại học Giáo dục -
ĐHQGHN thì chƣa có một nghiên cứu nào đƣợc tiến hành một cách bài bản.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập
1.2.1. Các khái niệm chính
Quản lý tài chính là việc sử dụng các công cụ quản lý tài chính nhằm
phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị, thông qua đó lập kế
hoạch quản lý và sử dụng các nguồn tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của đơn vị.
Quản lý tài chính trong các trƣờng đại học hƣớng vào quản lý thu, chi
của các quỹ tài chính trong đơn vị, quản lý thu chi của các chƣơng trình, dự
án đào tạo, quản lý thực hiện dự toán ngân sách của trƣờng.
Quản lý tài chính trƣờng đại học công lập là quá trình tác động của nhà
nƣớc tới hệ thống quản trị đại học công thông qua hệ thống các công cụ của
9
Nhà nƣớc để thực hiện các chức năng cơ bản từ việc lập kế hoạch tài chính, tổ
chức tạo nguồn và sử dụng nguồn tài chính đến kiểm tra, giám sát nhằm đạt
đƣợc những mục tiêu đề ra.
1.2.2. Nội dung quản lý tài chính của các trường đại học công lập
1.2.2.1. Công tác lập kế hoạch
Xây dựng chiến lƣợc tài chính cho đơn vị gắn với nhu cầu đào tạo và
phát triển của nhà trƣờng phù hợp với quy định của Nhà nƣớc, tùy tình hình
thực tế của đơn vị ngƣời làm công tác tài chính và ban giám hiệu sẽ xây dựng
chiến lƣợc ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Từ chiến lƣợc tài chính này ta
nắm đƣợc kế hoạch nguồn thu, nguyên tắc chi, đến việc triển khai thực hiện
và kiểm tra kiểm soát. Trƣờng ĐHCL làm tốt công tác lập kế hoạch thu chi
trong năm tài chính thƣờng đạt ở mức 98% - 99%. Còn các trƣờng lập kế
hoạch không tốt sẽ dẫn tới mất cân đối tài chính, trƣờng xây dựng kế hoạch
kém chỉ đạt mức độ trên dƣới 90% mức thực hiện.
Công tác lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng trong quản lý tài chính,
nó bảo đảm cho các khoản thu chi tài chính của nhà trƣờng đƣợc đảm bảo.
Căn cứ vào quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, hoạt động sự nghiệp và hoạt động
khác năm báo cáo để có cơ sở dự kiến năm kế hoạch cho trƣờng. Dựa vào số
liệu chi cho con ngƣời, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn và
chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ bản của năm báo cáo làm cơ sở dự kiến
năm kế hoạch.
Cơ sở đào tạo ĐHCL lập kế hoạch thu, chi hàng năm: Xác định phân
loại đơn vị sự nghiệp; Số kinh phí đề nghị NSNN bảo đảm hoạt động thƣờng
xuyên; dự toán kinh phí NSNN cấp chi không thƣờng xuyên.
Lập kế hoạch thu, chi thƣờng xuyên:
- Kế hoạch thu phí và lệ phí căn cứ vào đối tƣợng thu, mức thu và tỷ
lệ đƣợc để lại chi theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
10
- Dự toán các khoản thu sự nghiệp căn cứ vào kế hoạch hoạt động
dịch vụ và mức thu do đơn vị quyết định hoặc theo hợp đồng kinh tế cơ sở
đào tạo ĐHCL đã ký kết.
- Kế hoạch chi, lập chi tiết cho từng loại nhiệm vụ nhƣ: Chi thƣờng
xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nƣớc giao; Chi phục vụ cho công
tác thu phí và lệ phí; Chi hoạt động dịch vụ.
Kế hoạch chi không thƣờng xuyên, cơ sở đào tạo ĐHCL lập dự toán
của từng nhiệm vụ chi.
Dự toán thu, chi của cơ sở đào tạo ĐHCL phải có thuyết minh cơ sở tính
toán, chi tiết theo từng nội dung thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
1.2.2.2. Quản lý thu của trường đại học công lập
Quản lý các nguồn lực tài chính của các trƣờng ĐHCL hay còn gọi là
quản lý các nguồn thu bao gồm các nguồn thu chủ yếu sau: nguồn NSNN cấp,
nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu khác.
Sự nghiệp
GDĐT-
KHCN
XDCB
Chƣơng
trình mục
tiêu
Đóng góp
tài chính -
KTXH
Hoạt
động
NCKH-
LĐSX
Tài
trợ
Đa dạng hóa
loại hình đào
tạo
Nguồn tài chính cho
giáo dục – đào tạo
Nguồn NSNN Nguồn ngoài NSNN
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50664
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộngNâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng
gamaham3
 

Was ist angesagt? (20)

Luận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐH Hồng Đức
Luận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐH Hồng ĐứcLuận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐH Hồng Đức
Luận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐH Hồng Đức
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộngNâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng
Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng
 
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểmBồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAYĐề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đLuận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thôngLuận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoaLuận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà TâyPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
 

Ähnlich wie Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Man_Ebook
 

Ähnlich wie Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (20)

Quản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
Quản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdfQuản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
Quản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà NộiĐề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tếLuận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
 
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉLuận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
 
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
 
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
 
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại họcLuận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tếLuận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAYĐề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
 
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
 
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdfQuản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải miền Trung.pdf
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdfQuản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
 
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
QUAN HỆ TRUNG QUỐC - LÀO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC
 
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng NinhLuận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
 
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc Liêu
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc LiêuGiải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc Liêu
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc Liêu
 

Mehr von Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Mehr von Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Kürzlich hochgeladen

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- TRẦN TRUNG SƠN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- TRẦN TRUNG SƠN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ĐỨC HIỆP XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. Trần Đức Hiệp GS.TS. Phan Huy Đƣờng Hà Nội – 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, độc lập của tôi và chƣa đƣợc sử dụng ở bất cứ công trình khoa học nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi nguồn gốc rõ ràng.
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình từ cán bộ Phòng Đào tạo - Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN; Phòng Kế hoạch Tài chính cùng các phòng ban của Trƣờng Đại học giáo dục - ĐHQGHN. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Chính trị - Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, đặc biệt là PGS.TS. Trần Đức Hiệp đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
  • 5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................... iii MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP .............................................................................................................................4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.......................................................................4 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về quản lý tài chính trong các trường công lập ........................................................................................................................4 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về quản lý tài chính trong các trường công lập ........................................................................................................................5 1.1.3. Đánh giá chung..........................................................................................8 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập................8 1.2.1. Các khái niệm chính ..................................................................................8 1.2.2. Nội dung quản lý tài chính của các trường đại học công lập ...................9 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của các trường đại học công lập.................................................................................................16 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính của các trường đại học công lập..............................................................................................................22 1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số trƣờng ĐHCL và bài học cho Trƣờng Đại học Giáo dục – ĐHQGHN ................................................................24 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại trường Đại học Công Đoàn ..............24 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại trường Đại học Hà Nội.....................25 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho trường Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội................................................................................................................27 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................28
  • 6. 2.1. Cách tiếp cận ..................................................................................................28 2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .........................................................................28 2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................28 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia .......................................................29 2.1.3. Phương pháp hội nghị .............................................................................29 2.3. Phƣơng pháp phân tích, xử lý thông tin .........................................................29 2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả...................................................................29 2.3.2. Phương pháp phân tích............................................................................29 2.3.3. Phương pháp kế thừa...............................................................................30 2.3.4. Phương pháp so sánh ..............................................................................30 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI........................................................31 3.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Giáo dục .........................................................31 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học Giáo dục ...............31 3.1.2. Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Giáo dục ..............................................32 3.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Giáo dục – ĐHQGHN giai đoạn 2013 - 2015...................................................................................................36 3.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch ...........................................................37 3.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động tạo lập nguồn thu....................................40 3.2.3. Thực trạng quản lý việc sử dụng nguồn tài chính ...................................51 3.2.4. Thực trạng công tác hạch toán quyết toán, kết quả hoạt động và thanh kiểm tra động tài chính......................................................................................64 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN..............................................................................................................67 3.3.1. Những kết quả đạt được...........................................................................68 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân..........................................................................72 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐHQGHN...................77 4.1. Bối cảnh mới và định hƣớng phát triển Trƣờng Đại học Giáo dục................77
  • 7. 4.1.1. Xu thế phát triển chung của giáo dục đại học trên thế giới ....................77 4.1.2. Định hướng đổi mới giáo dục ở Việt Nam trong xu thế phát triển của thế giới .....................................................................................................................78 4.1.3. Mục tiêu phát triển của Trường Đại học Giáo – ĐHQGHN.................78 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Trƣờng Đại học Giáo dục – ĐHQGHN...........................................................................................................80 4.2.1. Giải pháp khai thác nguồn thu và sử dụng nguồn tài chính một cách hợp lý.........................................................................................................................80 Sử dụng nguồn tài chính một cách hợp lý hơn ..................................................82 4.2.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán - tài chính....................84 4.2.3. Hoàn thiện quy chế tài chính, qui chế chi tiêu nội bộ hàng năm cho phù hợp .....................................................................................................................85 4.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát tài chính trong đơn vị............87 4.2.5. Tăng quyền tự chủ tài chính ở nhà trường ..............................................89 KẾT LUẬN...............................................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................91
  • 8. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ĐHCL Đại học công lập 2 ĐHGD Đại học Giáo dục 3 ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội 4 ĐVSN Đơn vị sự nghiệp 5 GDĐT Giáo dục đào tạo 6 GDĐH Giáo dục đại học 7 KBNN Kho bạc nhà nƣớc 8 KTXH Kinh tế xã hội 9 LĐSX Lao động sản xuất 10 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 11 NCKH Nghiên cứu khoa học 12 XDCB Xây dựng cơ bản 13 THPT Trung học phổ thông
  • 9. ii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Nguồn thu của Trƣờng ĐHGD giai đoạn 2013 - 2015 41 2 Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn thu của Trƣờng ĐHGD giai đoạn 2013 – 2015 42 3 Bảng 3.3 Tổng hợp Nguồn NSNN cấp cho Trƣờng ĐHGD 44 4 Bảng 3.4 Nguồn NSNN cấp cho trƣờng ĐHGD 45 5 Bảng 3.5 Cơ cấu nguồn thu từ NSNN cấp cho Trƣờng ĐHGD 46 6 Bảng 3.6 Tổng hợp nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác của Trƣờng 48 7 Bảng 3.7 Định mức dùng điện thoại của các đơn vị 55 8 Bảng 3.8 Định mức dùng văn phòng phẩm của các đơn vị 56 9 Bảng 3.9 Các khoản chi ngân sách của trƣờng ĐHGD 58 10 Bảng 3.10 Chi từ nguồn thu sự nghiệp và thu khác ở trƣờng ĐHGD 60 11 Bảng 3.11 Cơ cấu chi nguồn thu sự nghiệp và thu khác ở trƣờng ĐHGD 61 12 Bảng 3.12 Bảng tổng chi từ các nguồn NSNN, thu sự nghiệp và thu khác 62 13 Bảng 3.13 Bảng tổng chi từ các nguồn 63 14 Bảng 3.14 Chênh lệch thu chi của trƣờng 65
  • 10. iii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Nguồn tài chính cho giáo dục – đào tạo 10 2 Hình 3.1 Tổ chức bộ máy trƣờng ĐHGD 34
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tài chính là một nguồn lực rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Quản lý tài chính trong các trƣờng đại học có vai trò quan trọng, ảnh hƣởng tới chất lƣợng đào tạo sinh viên ra trƣờng - nguồn nhân lực phục vụ công hiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Quản lý tài chính trong các trƣờng đại học còn ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống cán bộ giảng viên, những ngƣời phục vụ trong nhà trƣờng, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến đầu tƣ trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. Công tác quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Giáo dục – Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội trong những năm vừa qua đã đƣợc hoàn thiện, tăng tính chủ động linh hoạt đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lƣợng của nhà Trƣờng. Nhà Trƣờng đã làm tốt khâu: Lập kế hoạch; Phân bổ chỉ tiêu cho công tác đào tạo nghiên cứu; Phân cấp quản lý. Qua đó nhà trƣờng đã mở rộng đƣợc quy mô đào tạo và đầu tƣ mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu. Tuy nhiên, giống nhƣ tình trạng chung của nhiều trƣờng ĐHCL quản lý tài chính của Trƣờng Đại học Giáo dục còn nhiều hạn chế về nguồn kinh phí thƣờng xuyên, chi trả cho đề tài, lƣơng phụ cấp cán bộ giảng viên, đầu tƣ cho trang thiết bị giảng dạy, nguồn thu từ đào tạo. Hạn chế trong việc chậm thay đổi định mức cho cán bộ giảng dạy nghiên cứu nhƣ: Nghiên cứu khoa học giải tập thể cấp trƣờng định mức thấp (500.000đ/giải) không khuyến khích đƣợc cán bộ tham gia nghiên cứu. Phụ cấp vƣợt giờ chuẩn đối với giáo sƣ là 105.000đ/ giờ tín chỉ, phó giáo sƣ 95.000đ/ giờ tín chỉ, giảng viên chính là tiến sĩ 90.000đ/ giờ tín chỉ. Định mức chi vƣợt này là tƣơng đối thấp so với mặt bằng các trƣờng đại học hiện nay. Cách tính thù lao cho cán bộ tham gia giảng dạy cũng nhƣ NCKH nhƣ vậy khó có thể giữ đƣợc ngƣời giỏi hay thu
  • 12. 2 hút đƣợc nhân tài. Nhà trƣờng không khắc phục nhanh những bất cập thì sẽ xảy ra vòng luẩn quẩn trong công tác quản lý tài chính: Lƣơng cán bộ giảng dạy thấp dẫn tới chất lƣợng giảng viên thấp, chất lƣợng giảng viên thấp dẫn tới chất lƣợng sinh viên ra trƣờng thấp, nhà trƣờng yếu thế cạnh tranh dẫn tới các nguồn sự nghiệp thấp. Từ thực trạng trên cùng với những kiến thức lý luận đƣợc tào tạo và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, với mong muốn đóng góp những đề xuất để hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở nhà trƣờng, tác giả lựa chọn đề tài: „„Quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội” để làm luận văn thạc sỹ của mình. Luận văn của tác giả tập trung trả lời câu hỏi: Việc quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN diễn ra nhƣ thế nào và cần làm gì để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại nhà trƣờng trong thời gian tới? 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Từ việc làm rõ thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN, luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của nhà trƣờng. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ: - Tổng quan cơ sở lý luận về quản lý tài chính gắn với chất lƣợng đào tạo đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập nói chung; - Khảo cứu kinh nghiệm quản lý tài chính của một số trƣờng đại học công lập ở nƣớc ta, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm quản lý tài chính cho trƣờng Đại học Giáo dục – ĐHQGHN;
  • 13. 3 - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính của của Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN, rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế để từ đó làm rõ vấn đề tài chính cần đƣợc giải quyết; - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN; 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu công tác quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập nói chung. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. + Về thời gian: Công tác quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn từ 2013 đến 2015. + Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích về hoạt động quản lý thu chi, kiểm tra kiểm soát tài chính của trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội trên góc độ quản lý kinh tế. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận đƣợc bố cục gồm bốn chƣơng, cụ thể nhƣ sau : Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • 14. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về quản lý tài chính trong các trường công lập Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài về quản lý tài chính của các trƣờng đại học theo hai hƣớng rất rõ ràng là: học thuật và tác nghiệp. Nghiên cứu theo hƣớng học thuật thì chủ yếu nghiên cứu tài chính công, các nghiên cứu theo hƣớng tác nghiệp thƣờng nghiên cứu về quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu tài chính đối với một đơn vị. Những nghiên cứu về tài chính công đƣợc khởi nguồn từ nƣớc ngoài và nó đƣợc nhiều học giả công bố. Alan (1979), năm 1979 đã tái bản lần thứ sáu cuốn sách của mình về tài chính công “Tài chính công – Lý thuyết và thực tiễn”. Những nội dung cơ bản nhất về tài chính công đƣợc tác giả nghiên cứu chi tiết. Trong cuốn sách này tác giả cũng đã nêu một số vấn đề thực tiễn tài chính công ở nƣớc Anh lồng ghép vào nội dung lý thuyết. Cuốn sách của tác giả Holley (2007) cũng mang tên “Tài chính công - Lý thuyết và thực tiễn” đƣợc tái bản lần thứ hai, tác giả đã đƣa ra những vấn đề thực tiễn mới về tài chính công ở Mỹ. Trong những nghiên cứu về tài chính công, khi đƣa ra vấn đề thực tiễn vào phân tích các tác giả cũng đƣa vấn đề GDCL và tài chính cho GDCL. Tuy nhiên việc phân tích nhƣ vậy chỉ mang tính chất minh họa cho lý thuyết về tài chính công. Hƣớng nghiên cứu tác nghiệp hơn - quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài khá rộng và sâu theo hƣớng này, tác giả của những công trình nghiên cứu này bao gồm những tổ chức và cá nhân. Các nƣớc Mỹ, Anh, Úc, Canada có mô hình giáo dục công khá độc lập
  • 15. 5 giữa các bang hay các vùng. Một số công trình nghiên cứu về quản lý và kiểm soát tài chính đối với giáo dục đại học của Molcolm Prowle và Eric Morgan (2005). Sách nghiên cứu những điểm tƣơng đồng và khác biệt về các điều kiện chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội, môi trƣờng gắn với vấn đề quản lý tài chính tại cơ sở giáo dục. Các nƣớc nghiên cứu bao gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philipin, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Công trình nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ của nhà nƣớc trong việc gia tăng năng lực cạnh tranh của giáo dục đại học quốc gia trong bối cảnh mới. Đồng tác giả Marianne, C. và Lesley, A (2000) tập trung phân tích một số nội dung chủ yếu sau: quan niệm về nguồn lực giáo dục, các phƣơng thức quản lý nguồn lực. Bài báo cũng đi sâu phân tích thực trạng quản lý các nguồn lực giáo dục đại học, nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn lực tài chính, các loại hình hợp tác quốc tế về giáo dục đại học, những yếu tố cản trở việc mở các khu trƣờng học (campus) nƣớc ngoài tại nƣớc sở tại, nghiên cứu so sánh các chính sách hiện hành và các chính sách khuyến nghị cũng nhƣ những điều cần làm để cải thiện tình hình quản lý tài chính trong giáo dục đại học. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về quản lý tài chính trong các trường công lập Cải cách GDĐH đang rất là cấp bách, cải cách đại học đƣợc Đảng, Nhà nƣớc có chủ trƣơng rõ ràng, nhất quán. Tuy nhiên, cho tới nay những cải cách thực sự, đặc biệt là các cải cách về cơ chế tài chính vẫn còn nhiều hạn chế trong việc triển khai: Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 15/5/2010 về việc cải cách thu học phí đại học cho giai đoạn 2010 - 2015, nhƣng việc cải cách này còn rất hạn chế và bất cập: Các ngành đào tạo bậc đại học chỉ đƣợc phân loại thành 3 nhóm ngành và áp dụng cùng một mức trần học phí cho tất cả các ngành trong cùng một nhóm ngành.
  • 16. 6 Trong những năm gần đây mỗi năm Việt Nam đầu tƣ gần 20% ngân sách cho giáo dục, nhƣng việc phân bổ ngân sách giáo dục nói chung và ngân sách giáo dục đại học nói riêng còn rất bất hợp lý, dẫn tới hiệu quả thấp: Phân bổ ngân sách hàng năm cho các cơ sở đào tạo đại học dựa trên dữ liệu về phân bổ ngân sách của năm trƣớc, thƣờng tăng hàng năm từ 5% - 10%. Cách phân bổ đồng đều này không tạo động lực cho các trƣờng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, hoặc đào tạo các ngành nghề xã hội cần nhƣng chi phí đào tạo cao. Nhƣ vậy rất cần phải nghiên cứu một chính sách phân bổ ngân sách nhà nƣớc một cách hợp lý và khoa học hơn, nhằm nâng cao tối đa hiệu quả đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng. Hiện nay các nhà quản lý giáo dục, xây dựng chính sách cho GDĐH rất nhấn mạnh việc tăng cƣờng tự chủ đại học, đặc biệt là tăng cƣờng tự chủ tài chính cho GDĐH để khắc phục những yếu kém của hệ thống giáo dục đại học hiện nay. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc về tài chính trong trƣờng ĐHCL là tài chính công, hẹp hơn đó là tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu. Xét trên diện ngành là tài chính cho giáo dục và xét theo đơn vị thụ hƣởng là tài chính cho một đơn vị cụ thể. Trong đó có có nhiều nghiên cứu đề cập đến tài chính cho giáo dục khá phong phú, đa dạng. Tác giả Vĩnh Sang (2005) đã phân tích thực trạng về tính bị động và đề xuất các giải pháp tăng tính tự chủ động cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Nhóm tác giả Trần Minh Tá và Bạch Thị Minh Huyền (1996) phân tích khá đầy đủ, đề cập từ những quan điểm, cơ chế, chính sách đến các giải pháp tài chính quốc gia phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Tác giả Nguyễn Duy Tạo (2000) đã nghiên cứu khá hệ thống nội dung cơ chế quản lý tài chính đối với các trƣờng đào tạo công lập, từ quy trình lập dự toán đến phân bổ chi tiêu, cơ chế giám sát. Đặng Văn Du (2004) phân tích khá sâu sắc về đầu tƣ tài chính cho đào tạo đại học. Tác giả đã xây dựng các
  • 17. 7 tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả đầu tƣ tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam, qua đó phân tích thực trạng đầu tƣ tài chính và đánh giá hiệu quả của chúng qua các tiêu chí đƣợc xây dựng. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005) cũng đã soạn một đề án về đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006- 2010, trong đó có đổi mới về cơ chế quản lý tài chính. Nhƣng những đổi mới đó mới chỉ dừng lại ở tính chung chung cho các trƣờng, không đi sâu cụ thể từng trƣờng. Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu về tài chính cho giáo dục khá đồ sộ, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu vẫn mang tính bao quát cho một cấp giáo dục nhất định, chƣa đi sâu phân tích cụ thể từng đơn vị giáo dục. Nghiên cứu tài chính cho một đơn vị giáo dục ít thu hút đƣợc sự quan tâm nhất. Do phạm vi nghiên cứu nhỏ, mang tính đặc thù, có tính chất tác nghiệp tài chính của một đơn vị và do đối tƣợng độc giả của các công trình nghiên cứu này ít nên không khuyến khích các tác giả tập trung nghiên cứu. Trong số ít các nghiên cứu loại này, Phan Thanh Vụ (2004) đánh giá tổng quan thực trạng để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính ở Đại học Thái Nguyên. Phạm Văn Ngọc (2006), “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn 2025”. Nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Ngọc đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội. Song, cơ chế đó là của Đại học Quốc gia Hà Nội, cơ quan quản lý các đơn vị đào tạo thành viên và trực thuộc, còn các trƣờng thành viên vẫn cần phải có những nghiên cứu đặc thù của mình. Ở Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN quản lý tài chính chỉ đƣợc nêu ở một số báo cáo tại các hội nghị tổng kết, hội thảo về công tác quản lý cơ sở vật chất và đổi mới cơ chế tài chính ở cấp trƣờng, nhƣng vẫn chƣa có những báo cáo mang tính chất của một đề tài nghiên cứu, hoặc đƣa ra đƣợc những
  • 18. 8 giải pháp quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo mang tính khoa học và duy trì bền vững chất lƣợng đào tạo của Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN. 1.1.3. Đánh giá chung Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài đã cung cấp một khuôn khổ lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn khá phong phú về hoạt động quản lý tài chính của các trƣờng đại học trên thế giới. Tuy nhiên, đây là những mô hình của các nƣớc có nền kinh tế phát triển, lại đƣợc áp dụng ở những trƣờng đại học không giống với các trƣờng đại học của Việt Nam, vì vậy luận văn này sẽ đánh giá khả năng phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam và với điều kiện của Trƣờng ĐHGD - ĐHQGHN. Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, có thể thấy nghiên cứu về tài chính cho giáo dục là một chủ đề thu hút đƣợc sự chú ý của giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, nghiên cứu về quản lý tài chính với tính đặc thù của Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN thì chƣa có một nghiên cứu nào đƣợc tiến hành một cách bài bản. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập 1.2.1. Các khái niệm chính Quản lý tài chính là việc sử dụng các công cụ quản lý tài chính nhằm phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị, thông qua đó lập kế hoạch quản lý và sử dụng các nguồn tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Quản lý tài chính trong các trƣờng đại học hƣớng vào quản lý thu, chi của các quỹ tài chính trong đơn vị, quản lý thu chi của các chƣơng trình, dự án đào tạo, quản lý thực hiện dự toán ngân sách của trƣờng. Quản lý tài chính trƣờng đại học công lập là quá trình tác động của nhà nƣớc tới hệ thống quản trị đại học công thông qua hệ thống các công cụ của
  • 19. 9 Nhà nƣớc để thực hiện các chức năng cơ bản từ việc lập kế hoạch tài chính, tổ chức tạo nguồn và sử dụng nguồn tài chính đến kiểm tra, giám sát nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đề ra. 1.2.2. Nội dung quản lý tài chính của các trường đại học công lập 1.2.2.1. Công tác lập kế hoạch Xây dựng chiến lƣợc tài chính cho đơn vị gắn với nhu cầu đào tạo và phát triển của nhà trƣờng phù hợp với quy định của Nhà nƣớc, tùy tình hình thực tế của đơn vị ngƣời làm công tác tài chính và ban giám hiệu sẽ xây dựng chiến lƣợc ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Từ chiến lƣợc tài chính này ta nắm đƣợc kế hoạch nguồn thu, nguyên tắc chi, đến việc triển khai thực hiện và kiểm tra kiểm soát. Trƣờng ĐHCL làm tốt công tác lập kế hoạch thu chi trong năm tài chính thƣờng đạt ở mức 98% - 99%. Còn các trƣờng lập kế hoạch không tốt sẽ dẫn tới mất cân đối tài chính, trƣờng xây dựng kế hoạch kém chỉ đạt mức độ trên dƣới 90% mức thực hiện. Công tác lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng trong quản lý tài chính, nó bảo đảm cho các khoản thu chi tài chính của nhà trƣờng đƣợc đảm bảo. Căn cứ vào quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác năm báo cáo để có cơ sở dự kiến năm kế hoạch cho trƣờng. Dựa vào số liệu chi cho con ngƣời, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ bản của năm báo cáo làm cơ sở dự kiến năm kế hoạch. Cơ sở đào tạo ĐHCL lập kế hoạch thu, chi hàng năm: Xác định phân loại đơn vị sự nghiệp; Số kinh phí đề nghị NSNN bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên; dự toán kinh phí NSNN cấp chi không thƣờng xuyên. Lập kế hoạch thu, chi thƣờng xuyên: - Kế hoạch thu phí và lệ phí căn cứ vào đối tƣợng thu, mức thu và tỷ lệ đƣợc để lại chi theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
  • 20. 10 - Dự toán các khoản thu sự nghiệp căn cứ vào kế hoạch hoạt động dịch vụ và mức thu do đơn vị quyết định hoặc theo hợp đồng kinh tế cơ sở đào tạo ĐHCL đã ký kết. - Kế hoạch chi, lập chi tiết cho từng loại nhiệm vụ nhƣ: Chi thƣờng xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nƣớc giao; Chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí; Chi hoạt động dịch vụ. Kế hoạch chi không thƣờng xuyên, cơ sở đào tạo ĐHCL lập dự toán của từng nhiệm vụ chi. Dự toán thu, chi của cơ sở đào tạo ĐHCL phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo từng nội dung thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. 1.2.2.2. Quản lý thu của trường đại học công lập Quản lý các nguồn lực tài chính của các trƣờng ĐHCL hay còn gọi là quản lý các nguồn thu bao gồm các nguồn thu chủ yếu sau: nguồn NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu khác. Sự nghiệp GDĐT- KHCN XDCB Chƣơng trình mục tiêu Đóng góp tài chính - KTXH Hoạt động NCKH- LĐSX Tài trợ Đa dạng hóa loại hình đào tạo Nguồn tài chính cho giáo dục – đào tạo Nguồn NSNN Nguồn ngoài NSNN
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50664 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562