SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 23
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TRÀ VINH, NĂM
(NGÁYBÌA)TÊNHỌCVIÊN–LUẬNVĂNTHẠCSĨNGÀNH:……………………………NĂMBẢOVỆ:……….
(Ápdụngviệcđónggáybìakhihọcviêninbìanhủvàngsaubảovệ)
ISO 9001:2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã ngành: 8380103
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Người hướng dẫn khoa học:
Tiến sĩ Dương Kim Thế Nguyên
TRÀ VINH, NĂM
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................5
3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài............................5
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................8
5. Đối tượng, phạm vi, giới hạn của đề tài............................................................9
6. Kết cấu của luận văn.......................................................................................9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH.............................................10
1.1 Khái quát về quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất của hộ gia đình ...10
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quyền sử dụng đất .......................................... 10
1.1.1.1 Khái niệm quyền sử dụng đất................................................................. 10
1.1.1.2 Đặc điểm của quyền sử dụng đất............................................................ 13
1.1.2 Quyền sử dụng đất của hộ gia đình ........................................................... 14
1.1.2.1 Khái niệm hộ gia đình ........................................................................... 14
1.1.2.2 Khái niệm quyền sử dụng đất của hộ gia đình......................................... 16
1.2 Khái quát về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình...Error!
Bookmark not defined.
1.2.1 Khái niệm về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ...Error! Bookmark not
defined.
1.2.2 Khái niệm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình........ Error!
Bookmark notdefined.
1.2.2.1 Khái niệm Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình .... Error!
Bookmark notdefined.
1.2.2.2 Đặc điểm và hiệu lực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất............. Error!
Bookmark notdefined.
1.2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
của hộ gia đình.................................................... Error! Bookmark notdefined.
1.2.2.4 Sự khác nhau giữa hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và các hợp đồng
chuyển quyền sử dụng khác ................................. Error! Bookmark notdefined.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP
ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG........................................ Error! Bookmark not defined.
2.1 Thực trạng những quy định pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử
dụng đất của hộ gia đình ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.2 Những bất cập khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ
gia đình.................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Về điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình
........................................................................... Error! Bookmark notdefined.
2.2.2 Về mối quan hệ của các thành viên của hộ gia đình khi thực hiện hợp đồng
tặng cho quyền sử dụng đất.................................. Error! Bookmark notdefined.
2.2.3 Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng
đất của hộ gia đình............................................... Error! Bookmark notdefined.
2.2.4 Về trình tự, thủ tục khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của
hộ gia đình.......................................................... Error! Bookmark notdefined.
2.2.5 Về hình thức của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của
hộ gia đình.......................................................... Error! Bookmark notdefined.
2.2.6 Về tài chính đất đai khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của
hộ gia đình.......................................................... Error! Bookmark notdefined.
2.3 Thực tiễn tại các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh, áp dụng pháp luật khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền
sử dụng đất của hộ gia đình................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
............................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1 Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia
đình........................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật đất đai và dân sự về hợp đồng tặng
cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình ................. Error! Bookmark notdefined.
3.1.2 Hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp tặng cho
quyền sử dụng đất của hộ gia đình........................ Error! Bookmark notdefined.
3.1.3 Hoàn thiện về mối quan hệ giữa hộ gia đình sử dụng đất và sổ hộ khầu gia
dình.................................................................... Error! Bookmark notdefined.
3.1.4 Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử
dụng đất của hộ gia đình...................................... Error! Bookmark notdefined.
3.1.5. Hoàn thiện qui định về xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng
cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. ................ Error! Bookmark notdefined.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất của hộ gia đình ........................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong thực hiện hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất của hộ gia đình........................ Error! Bookmark notdefined.
3.2.2 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai khi thực hiện hợp
đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình.. Error! Bookmark notdefined.
3.2.2.1. Hoàn thiện tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân và nâng cao trình độ năng
lực, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán. ............ Error! Bookmark notdefined.
3.2.2.2. Tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động giải quyết tranh chấp hợp
đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình.. Error! Bookmark notdefined.
3.2.2.3. Tăng cường cơ chế giám sát, kiểm sát hoạt động giải quyết tranh chấp của
Tòa án................................................................. Error! Bookmark notdefined.
3.2.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai và pháp luật về giải
quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình....... Error!
Bookmark notdefined.
KẾT LUẬN............................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................... Error! Bookmark not defined.
A.Văn bản quy phạm pháp luật............................. Error! Bookmark not defined.
B.Tài liệu tham khảo ............................................. Error! Bookmark not defined.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia
nói chung và cả thế giới nói riêng, đất đai còn là tiền đề cho sự phát triển kinh tế của xã
hội. Đối với mỗi con người quyền sử dụng đất được xem là một loại tài sản đặc biệt, đất
đai không những có vai trò quan trọng về mặt chính trị mà nó đóng vai trò quan trọng về
mặt kinh tế và xã hội. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt
của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước được quản lý theo pháp luật”.
Chính vì đất đai có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, nên việc quản lý sử dụng
đất đai luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chú trọng. Từ khi chúng ta
tiến hành đường lối đổi mới đến nay. Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, quan điểm về
quản lý, sử dụng đất đai và được ghi nhận trong các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VII, VIII, IX, X, XI và XII. Tại Hội nghị Trung ương 7 khóa IX (ngày
13/01/2003) cũng đã dành hẳn một Nghị quyết bàn về vấn đề đất đai. Trong Nghị quyết
số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới
chính sách, pháp luật về Đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đã
khẳng định: Đất đai là tài nguyên quốc gia, tư liệu sản xuất đặc biệt là tài sản, nguồn lực
to lớn của đất nước. Để cụ thể hóa các chủ trương trên, Nhà nước ta đã ban hành Hiến
pháp năm 2013, Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015 và các quy định pháp
luật khác cho phù hợp với tình hình thực tế quản lý và sử dụng đất ở từng địa phương,
ngoài ra còn quy định nhiều vấn đề mới về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói
chung và tặng cho quyền sử dụng đất đối với tổ chức sử dụng đất, hộ gia đình sử dụng
đất và cá nhân sử dụng đất nói riêng. Tuy nhiên hiện nay các quy định mới về quản lý, sử
dụng và chuyển quyền đất đai chỉ khắc phục phần nào hạn chế là nguyên nhân gây ra
những khóa khăn, bức xúc của người có quyền quản lý và sử dụng đất cụ thể như sau:
Nhà nước thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư sau khi thu hồi đất, giá đất tại thời
điểm thu hồi, . . . tuy nhiên cho đến nay vẫn còn rất nhiều tồn tại và vướng mắc mà pháp
luật về đất đai chưa hoàn thiện hết nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn như : hợp đồng tặng
cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình và nhiều vấn đề khác liên quan
đến việc tặng cho quyền sử dụng đất của tổ chức, và cá nhân. Hiện nay thực trạng khiếu
2
nại về lĩnh vực đất đai nói chung và tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
diễn ra rất phức tạp và gay gắt, từ số lượng cho đến tính chất vụ việc, nguyên nhân do sự
hiểu biết về thủ tục, trình tự tặng cho quyền sử dụng đất của người dân và một số cán bộ,
công chức chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều hạn chế. . .
Riêng những quy định về tặng cho đất đai giữa cá nhân với cá nhân sử dụng đất nói
chung và hộ gia đình sử dụng đất nói riêng, chưa cụ thể, rõ ràng, so với các quy định
trước thì chưa có thay đổi nhiều. Trong khi đó thực tế cho thấy việc tặng cho quyền sử
dụng đất được xác định là tài sản chung của hộ gia đình được thực hiện rất nhiều trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh nói riêng và cả nước nói chung, điều này dẫn đến việc tranh chấp,
khiếu nại cũng xảy ra rất nhiều, nhưng về nhận thức cũng như tthực tiễn giải quyết các vụ
án tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý về lĩnh vực đất đai và tại Tòa án
nhân dân các cấp còn nhiều diễn biến phức tạp chưa có sự đồng nhất và đồng thuận sau
khi có kết quả giải quyết.
Theo quy định hiện hành về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nên việc do chế độ
sở hữu toàn dân mà trong pháp Luật Việt Nam không thừa nhận khái niệm “mua bán”
đất đai mà chỉ có khái niệm về chuyển quyền sử dụng đất theo luật quy định theo quy
định cửa Luật Đất đai năm 2013. Tại Luật Đất đai năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015
có các quy định cụ thể hơn về điều kiện để chủ thể có quyền sử dụng đất được phép thực
hiện chuyển quyền sử dụng đất. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay thì hình thức tặng
cho đối với cá nhân sử dụng đất và hộ gia đình sử dụng đất ( được xác định là tài sản
chung) hầu như được thực hiện nhiều nhất trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân do
người dân có nhu cầu về đất ở, đất sản xuất, kinh doanh,. . .việc thực hiện tặng cho quyền
sử dụng đất nhằm tạo cơ sở pháp lý cho người có quyền sử dụng đất ổn định và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất của cá nhân và hộ gia đình.
Do nhu cầu của người dân cho nên hiện nay có rất nhiều giao dịch ở lĩnh vực đất
đai, tài sản và nhiều loại giao dịch khác có liên quan đến hộ gia đình, tuy nhiên cho đến
nay vẫn còn có những quan điểm khác nhau trong định nghĩa cụ thể, rõ ràng thế nào được
gọi là hộ gia đình, dẫn đến gây lúng túng cho cơ quan quản lý Nhà nước và những người
thực hiện việc giao dịch. Bộ luật Dân sự năm 2005 trước đây tuy không định nghĩa cụ
thể, thế nào là hộ gia đình, chủ hộ gia đình, nhưng có quy định về hộ gia đình và đại diện
hộ gia đình (chủ hộ). Tuy vậy, tại Bộ Luật Dân sự năm 2015, khái niệm hộ gia đình vẫn
chưa được định nghĩa rõ ràng, chính vì vậy cho đến nay chưa giải quyết triệt để được
3
những khó khăn, vướng mắc hiện tại khi áp dụng pháp luật về hộ gia đình. Thành viên hộ
gia đình theo qui định trong Bộ luật Dân sự 2015 rõ ràng không thể đồng nhất với thành
viên hộ trong sổ Hộ khẩu gia đình được qui định tại Luật Cư trú năm 2013. Vì chủ hộ
gia đình có thể là chủ hộ trong sổ hộ khẩu, vì vậy chủ hộ trong sổ hộ khẩu không thể đại
diện là chủ hộ gia đình để thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của
cả hộ (trừ trường hợp được các thành viên còn lại thực hiện việc ủy quyền theo quy định
của pháp luật). Thực tế hiện nay khi giao dịch đất đai, tài sản gắn liền với đất được xác
định là tài sản chung của hộ gia đình thì cơ quan quản lý Nhà nước và người dân luôn
dựa vào sổ Hộ khẩu gia đình để xác định thành viên hộ gia đình1, cho thấy điều này hoàn
toàn không chính xác, bởi vì các thành viên trong sổ Hộ khẩu gia đình đôi khi có sự thay
đổi như : tách hộ khẩu, nhập hộ khẩu, giảm thành viên hộ do tử, tăng thành viên hộ do
sinh. Vì vậy đã và đang làm cho các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất và
tài sản nằm trên đất của hộ gia đình bị hiểu nhầm và thực hiện sai với các quy định của
pháp luật. Còn các tổ chức công chứng và cơ quan có thẩm quyền chứng thực các hợp
đồng, giao dịch dân sự về đất đai và tài sản gắn liền trên đất được xác định là tài sản
chung của hộ gia đình, căn cứ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy đỏ, theo tư
liệu năm 1991, xây dựng bản đồ không chính quy) chỉ ghi họ tên một người đại diện, có
nhiều cơ quan, tổ chức khi thực hiện công chứng, chứng thực, chưa thống nhất được việc
xác định các thành viên trong hộ gia đình và người có quyền lợi hợp pháp với tài sản, về
số lượng thành viên hộ gia đình sử dụng đất và người có quyền lợi hợp pháp với tài sản
cho đến nay pháp luật cũng chưa có quy định rõ ràng để xác định chính xác. Nếu không
căn cứ vào số Hộ khẩu thì không có cơ sở nào để xác định các thành viên của hộ gia đình
sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, còn nếu căn cứ vào sổ Hộ khẩu gia đình để xác
định chủ sử dụng đất thì không xác định được số lượng, quyền sử dụng và quyền sở hữu
tài sản chung thành viên của hộ gia đình, dẫn đến xảy ra những phát sinh rủi ro trong giao
dịch dân sự
Và thực tế ở nước ta hiện nay nhiều cộng đồng dân cư đời sống kinh tế còn rất khó
khăn, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, nhất là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số
của cả nước nói chung và dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói riêng. Với nổ lực
của nhiều địa phương và sự quan tâm sâu sát, quyết liệt của các cấp lãnh đạo, nên nhiều
địa phương được đầu tư nhiều công trình trọng điểm, cơ sở hạ tầng được nâng lên, dẫn
1 Luật đất đai 1993
4
đến nền kinh tế ngày càng được khởi sắc, phát triển hơn trước. Chính vì vậy, đã làm cho
giá trị đất đai tăng lên. Nên có nhiều hộ gia đình, có đất đai nhiều, có nhu cầu chia tách
tặng cho đất đai, cho các thành viên trong hộ để xây cất nhà ở, sản xuất, kinh doanh. Từ
lợi ích kinh tế trên, đi đôi với việc thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ
gia đình nó làm phát sinh nhiều vụ việc khiếu nại, tranh chấp về đất đai. Nguyên nhân
chủ yếu do biến động về đất đai, am hiểu về đất đai còn nhiều hạn chế của người dân,
việc phân chia đất đai và tài sản gắn liền với đất không rỏ ràng trong hộ gia đình, không
tuân thủ đúng quy định pháp luật, việc quản lý của Nhà nước về đất đai còn hạn chế,
chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ…nên dẫn đến việc tranh chấp, khiếu kiện, trong nội bộ thân
tộc, hộ gia đình rất khó để thuyết phục, vận động hòa giải.
Dựa trên cơ sở, cơ bản đã hình thành nền tảng pháp lý và lý luận về các quy định
của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, thì trong thực tế ở nước ta đã đạt được những
kết quả quan trọng, để làm tiền đề áp dụng trong thực tiễn với những tính chất ưu việt và
tầm quan trọng nêu trên cho hoạt động thực hiện pháp luật của hợp đồng tặng cho quyền
sử dụng đất của hộ gia đình thì các chủ thể trở thành một hoạt động không thể thiếu được
trong đời sống xã hội, nhất là trong nền kinh tế hàng hoá với cơ chế mở cửa hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay. Thế nhưng, thực tiễn của quá trình áp dụng
pháp luật hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình của các đối tượng ở nước
ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và bất cập, còn có những khoảng cách
giữa lý luận và thực tiễn, giữa văn bản và thực tế thực hiện.
Cho nên việc xác định thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất, số lượng thành
viên và tư cách thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất là rất quan trọng. Bởi vì từ đó
mới xác định được các quyền sở hữu, quyền sử dụng khối tài sản chung và nghĩa vụ liên
đới phát sinh nếu có rủi ro trong giao dịch dân sự. Chính vì lí do trên nên tác giả chọn đề
tài “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình” để nghiên
cứu luận văn thạc sĩ của mình là một việc làm cần thiết và cấp bách góp phần phát hiện
những hạn chế của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình và
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi tại địa phương. Thông qua đó, góp
phần đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng
tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp
đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình trong thời gian vừa qua.
5
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
và thực tiễn của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Phân
tích, đánh giá các nội dung lý luận liên quan tới các quy định của pháp luật đất đai, Bộ
luật Dân sự. Đồng thời luận văn còn đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp
luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, góp phần và nâng cao hiệu
quả việc quản lý đất đai theo đúng quy định pháp luật, giúp cho cơ quan quản lý nhà
nước, tổ chức hành nghề công chứng, người dân… có căn cứ pháp lý thực hiện các hợp
đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình được dễ dàng và đúng quy định.
- Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chung ở trên, luận văn xác định rõ các mục tiêu
nghiên cứu cụ thể sau đây:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
của hộ gia đình.
+ Phân tích thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật
về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Qua đó đánh giá và chỉ ra
những ưu điểm và hạn chế, bất cập cần khắc phục trong hợp đồng tặng cho quyền sử
dụng đất của hộ gia đình.
+ Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số kiến nghị, các
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất của hộ gia đình, nhằm tạo điều kiện cho các giao dịch dân sự.
3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cho đến nay ở Việt Nam có không ít công trình nghiên cứu dưới dạng giáo trình, tài
liệu học tập, một số bài viết về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất trên các sách báo,
tạp chí được đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp
chí Luật học, Thông tin pháp luật dân sự, . . .nhưng chưa có công trình khoa học nào
nghiên cứu cụ thể về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cụ thể một
vài công trình, bài viết như sau :
- Những công trình về lý luận có thể tìm thấy các tài liệu sau đây:
6
+ Tác giả Nguyễn Ngọc Điện có sách chuyên khảo Bình luận các hợp đồng thông
dụng trong Luật Dân sự Việt Nam, do nhà xuất bản Trẻ, ấn hành năm 2001, trong đó có
đề cập đến các hợp đồng thông dụng như : hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài
sản, . . . trong đó có một phần trên cơ sở phân tích và bình luận những qui định của hợp
đồng tặng cho tài sản (cụ thể hợp đồng tặng cho bất động sản) và hợp đồng về quyền sử
dụng đất, được nhiều người quan tâm vì tính chất thông dụng của nó.
+ Hai tác giả Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ trong cuốn sách Bình luận khoa
học Bộ Luật dân sự năm 2015 do Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành tại Hà Nội
năm 2017 đã đề cập đến từng khoản của các điều luật và các qui định phức tạp, trong đó
có phân tích và bình luận một số điều khoản liên quan đến hợp đồng tặng cho tài sản, hợp
đồng về quyền sử dụng đất và một số chế định về hộ gia đình.
+ Nhóm tác giả Học viện tư pháp trong Giáo trình Luật dân sự, do Nhà xuất bản
Công an nhân dân xuất bản tại Hà Nội năm 2007 đã đề cập đến hợp đồng tặng cho tài sản
và hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất.
+ Trường Đại học Luật Hà Nội trong Giáo trình Luật đất đai, do Nhà xuất bản Tư
pháp xuất bản tại Hà Nội năm 2008 đã đề cập đến các nội dung các vấn đề cơ bản về
quan hệ pháp luật đất đai, chế độ sở hữu toàn dân về luật Đất đai và chế độ quản lý nhà
nước về đất đai
+ Tác giả Trần Quang Huy trong Nhà nước và pháp luật, do Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, in ấn hành năm 2007 đã đề cập đến các đặc trưng pháp lý của quyền sử dụng
đất ở Việt Nam.
+ Tác giả Trần Thị Minh trong Tạp chí tòa án nhân dân, do Tòa án nhân dân cấp
cao, Hà Nội, ấn hành năm 2018 đã đề cập đến một số vấn đề về tặng cho quyền sử dụng
đất.
Các giáo trình và bài viết các tác giả đã khái quát đầy đủ trình tự, thủ tục về hợp
đồng tặng cho và hợp đồng về quyền sử dụng đất, nhưng đây chỉ là những vấn đề lý luận
chung, chưa đề cập đến thực tiễn.
- Ngoài ra còn có những công trình khoa học được các tác giả nghiên cứu để làm
đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình như:
7
+ Luận án tiến sĩ “Cơ sở lý luận về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất” của tác
giải Nguyễn Hải An bảo vệ năm 2011tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả
nghiên cứu xây dựng và đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học về khái niệm, bản chất,
đặc điểm và thực tiễn nhằm đưa ra sự thống nhất những quy định pháp luật của hợp đồng
tặng cho quyền sử dụng đất..
+ Luận án Tiến sĩ “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt
Nam hiện nay” của tác giả Hồ Xuân Thắng bảo vệ năm 2017 tại Học viện Khoa học xã
hội. Tác giả nghiên cứu và phân tích có hệ thống, toàn diện về hợp đồng tặng cho quyền
sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay, góp phần hoàn thiện các quy định pháp
luật Dân sự ở nước ta.
+ Luận văn Thạc sĩ luật học “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất-một số vấn đề
lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Văn Hiến hoàn thành năm 2006 tại trường Đại
học Luật Hà Nội. Tác giả nghiên cứu, phân tích khái niệm, đặc điểm pháp lý của hợp
đồng tặng cho quyền sử dụng đất, qua đó đánh giá thực trạng và hiệu quả các quy định
của pháp luật trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng
đất.
+ Luận văn Thạc sĩ học “Quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân dưới khía
cạnh quyền tài sản tư theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thập hoàn thành
năm 2011 tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả phân tích các nội dung có liên quan đến
quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân dưới khía cạnh quyền tài sản theo pháp luật
Việt Nam, đưa ra những định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về
quyền sử dụng đất.
Nhìn chung các công trình trên chủ yếu nghiên cứu lý luận về hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn về hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhưng
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về hợp đồng tặng
cho quyền sử dụng đất của của chủ thể là hộ gia đình. Trong khi đó, quyền sử dụng đất
của chủ thể là hộ gia đình là một loại chủ thể quan trọng trong pháp luật đất đai trước đây
của Việt Nam. Hiện nay loại chủ thể này vẫn tiếp tục được duy trì trong một thời gian dài
và thực tế phát sinh những vấn đề pháp lý xoay xung quanh chủ thể sử dụng đất này vẫn
tiếp tục phát sinh khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của họ.
8
Vì vậy đề tài “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia
đình” đây là đề tài còn tính thời sự cần nghiên cứu. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các
công trình nghiên cứu, các bài viết đồng thời bằng kinh nghiệm thực tiễn và hiểu biết của
mình người viết hy vọng góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề qui định của pháp luật
về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh
và một số giải pháp hoàn thiện. Qua đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện các quyền cho người sử dụng đất là hộ gia đình, đồng thời đảm bảo cho cơ quan
quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai được chặt chẽ hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn được trình bày chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, về cải cách tư
pháp, cải cách bộ máy Nhà nước về việc áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền
sử dụng đất có liên quan đến hộ gia đình. Luận văn cũng được trình bày trên cơ sở nghiên
cứu của Hiến pháp, pháp luật Đất đai, pháp luật Dân sự và tố tụng dân sự và các tài liệu
khác.
Việc thực hiện đề tài là sự sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp hệ thống, phân tích, bình luận, diễn giải: để làm rõ thực trạng về hợp
đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, qua đó phân tích, bình luận các qui
định của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Phương
pháp này được được sử dụng tại phần mở đầu và chương 1 của luận văn.
- Phương pháp so sánh, đánh giá, tổng hợp: nhằm làm sáng tỏ hơn những ưu điểm,
hạn chế và nguyên nhân khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia
đình, thu thập số liệu báo cáo tổng hợp từ thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh về hợp đồng tặng
cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Phương pháp này được sử dụng tại phần thứ hai,
chương 2 của luận văn.
- Phương pháp quy nạp, lập luận logic: để đề xuất một số phương hướng, giải pháp
hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia
đình, nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật. Phương pháp này
được sử dụng tại phần cuối cùng, chương 3 của luận văn.
9
5. Đối tượng, phạm vi, giới hạn của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định của pháp
luật Việt Nam về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Các qui định này
được hệ thống hóa từ các qui định tại Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, luật Đất đai,... và các
văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Phạm vi nội dung: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là một giao dịch phổ
biến trong xã hội song từ đó cũng làm phát sinh vấn đề phức tạp có thể nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau. Trong giới hạn đề tài Luận văn này, phạm vi nội dung nghiên
cứu của đề tài này chỉ tập trung làm rõ những vấn đề về hợp đồng tặng cho quyền sử
dụng đất có liên quan đến hộ gia đình, các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng tặng
cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình và thực tiễn thực hiện. Từ đó đề xuất các giải, tạo
điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất là hộ gia đình có thể thuận tiện trong việc thực
hiện các giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
lĩnh vực đất đai.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi tại tỉnh Trà Vinh.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam về hợp
đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, kể từ Luật Đất đai năm 2013 có hiệu
lực thi hành đến nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm có 03 chương:
Chương 1 : Những vấn đề lý luận về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ
gia đình
Chương 2 : Thực trạng các quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền
sử dụng đất của hộ gia đình và thực tiễn áp dụng
Chương 3 : Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất của hộ gia đình
10
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
1.1 Khái quát về quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất của hộ gia đình
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quyền sử dụng đất
1.1.1.1 Khái niệm quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất là một quyền hạn chế rất nhiều so với quyền sở hữu các loại tài
sản khác, bởi đất đai là loại tài sản bị hạn chế trong lưu thông dân sự, kinh tế do Nhà
nước không công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Nhưng Nhà nước lại công nhận
người sử dụng đất có quyền chủ sở hữu, đó là quyền tài sản, quyền này trị giá bằng tiền
và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự2.
Trên cơ sở đó Nhà nước ta ban hành văn bản luật đất đai đầu tiên đó là: Luật Đất
đai năm 1987. Văn bản này ra đời đánh dấu cho một thời kỳ mới của Nhà nước ta bằng
việc quy định quản lý đất đai về quyền sử dụng đất. Đây là văn bản đầu tiên trong xác lập
mối quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu về đất đai và người
sử dụng đất. Luật Đất đai năm 1987 đã quy định một cách cụ thể, có hệ thống về quyền
lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, cụ thể tại Điều 49 – Luật Đất đai 1987. Với nền
tảng là những quy định trên thì quyền sử dụng đất được hình thành trên nền tảng là đất
đai thuộc sở hữu của toàn dân, và quyền sử dụng đất được Nhà nước ghi nhận. Với
những điều trên thì bước đầu cũng đã tạo nên một cơ sở pháp lý để phát huy quyền sở
hữu toàn dân đối với đất đai, thiết lập được một sự ổn định nhất định trong việc sử dụng
đất đai.
Mặc dù Luật Đất đai năm 1987 ra đời sớm, tuy nhiên có những vấn đề quy định về
quyền sử dụng đất vẫn chưa phù hợp với sự phát triển tất yếu khách quan của các quan hệ
xã hội. Vì vậy, vào ngày 14/07/1993, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 1993 thay
thế cho Luật Đất đai 1987 góp phần điều chỉnh các quan hệ đất đai phù hợp với cơ chế thị
trường của nước ta trong thời kỳ này, xóa bỏ tình trạng vô chủ trong quan hệ sử dụng đất,
đồng thời xác lập các quyền năng cụ thể cho người sử dụng đất. Đặc biệt là tăng cường
sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai một cách có hiệu quả nhất. Việc quy định
như trên đã khẳng định đất đai có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý của Nhà
2 Điều1 Luật đất đai 2013
11
nước. Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, thừa nhận và
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, cho thấy, pháp luật đã thực sự
quan tâm đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất, với sự thay đổi đó thì Luật Đất đai
1993 đã tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển thị trường quyền sử dụng đất, làm
cho người sử dụng đất phát huy tối đa hiệu quả kinh tế mang lại từ đất.
Do sự phát triển không ngừng của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai đã làm
cho các quy định trong Luật đất đai 1993 không còn phù hợp nữa. Cho nên, ngày
02/12/1998 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 1993 đã được Quốc hội
khóa X, kỳ họp thứ 4 thông qua. Xét một cách tổng thể về cơ bản Luật đất đai 1993 đã
phù hợp với thực tiễn cuộc sống ở thời kỳ này, nhưng chưa thể giải quyết các vấn đề bất
cập trong hoạt động quản lý của Nhà nước đối với quyền sử dụng đất của các chủ thể.
Tiếp tục ban hành Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2001 và có hiệu lực chính
thức từ ngày 01/10/2001 góp phần to lớn trong quá trình Nhà nước quản lý về quyền sử
dụng đất nói chung và quyền sử dụng đất nói riêng. Việc sửa đổi, bổ sung tập trung chủ
yếu vào hoàn thiện cơ chết quản lý nhà nước về đất đai, góp phần cải cách thủ tục hành
chính trong giao đất, cho thuê đất, phân công, phân cấp quản lý đất đai.
Nhằm pháp điển hóa hệ thống các văn bản pháp luật đất đai đồng thời trên nền tảng
những quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất đã ban hành trước đây Luật đất
đai 2003 (đã được Quốc hội thông qua vào ngày 26/11/2003) với 7 chương 146 điều
(trong đó quy định một cách cụ thể nội dung về quyền sử dụng đất) góp phần quan trọng
trong việc hình thành một chính sách pháp luật về vấn đề quyền sử dụng đất ở nước ta. .
Luật đất đai 2003 có sự phân biệt giữa các chủ thể sử dụng đất. Ví dụ: chủ hộ gia đình, cá
nhân sử dụng đất không phải là đất thuê mới có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất
nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình khác (Điều 113) tổ chức
kinh tế được Nhà nước cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm chỉ có
quyền bán, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với
đất thuê mà không được thực hiện các quyền chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn
bằng quyền sử dụng đất thuê (Điều 111)...
Và hiện nay, trước nhu cầu đổi mới của nền kinh tế thì Luật Đất đai 2013 ra đời đã
và đang đưa những quy định về quyền sử dụng đất nhằm áp dụng một cách phù hợp với
các quan hệ xã hội phát sinh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Quyền của người sử
12
dụng đất được quy định tại Chương XI về Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất,
trong đó phải kể đến các điều 166, 167, 168, 169... và được hướng dẫn tại Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về quyền sử dụng đất của các chủ
thể nói chung.
Nhìn từ góc độ lịch sử thì khái niệm pháp lý “Quyền sử dụng đất” đã được đề cập
nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ
XX với tên gọi ban đầu là “Quyền quản lý và sử dụng ruộng đất”. Tuy nhiên, đến thời
điểm hiện nay, pháp luật thực định của Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa chính thức về
khái niệm thế nào là quyền sử dụng đất. Theo Từ điển Luật học năm 2006 thì "Quyền sử
dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ
việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ chủ thể khác
thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho....”
3Trong khi đó, giáo trình Luật Đất đai của Trường Đại học Luật Hà Nội thì lại cho
rằng: "Quyền sử dụng đất là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ
cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”4.
Dưới nhiều góc độ và cách hiểu khác nhau thì quyền sử dụng đất có quan niệm khác
nhau, tuy nhiên đa phần đều có quan điểm và quan niệm chung về quyền sử dụng đất là
quyền khai thác, thu hoa lơi, lợi ích từ đất và nhìn chung thì các quan điểm đều cho rằng
quyền sử dụng đất là một tài sản.
Như vậy, từ một số đánh giá chung và quan niệm chung nhìn từ góc độ khoa học
pháp lý thì quyền sử dụng đất là : “Quyền tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình cá nhân phát sinh trên cơ sở có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, quyền sử dụng đất nhất định phải
tuân thủ các điều kiện và thủ tục do pháp luật quy định”5
3 Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa và NXB Tư
pháp, Hà Nội.
4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Đất đai, NXB Công an nhân dân,
Hà Nội
5 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Đất đai, NXB Công an nhân dân,
Hà Nội
13
1.1.1.2 Đặc điểm của quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất có các đặc điểm cơ bản là :
Một là, người sử dụng đất không có đầy đủ các quyền năng như Nhà nước
với tư cách là đại diện chủ sở hữu;
Hai là, không phải người nào cứ có quyền sử dụng đất hợp pháp là có đủ 9
quyền của người sử dụng đất. Luật đất đai 2003 có sự phân biệt giữa các chủ thể sử
dụng đất. Ví dụ: chủ hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê mới
có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường,
thị trấn với hộ gia đình khác (Điều 113) tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê
đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm chỉ có quyền bán, thế chấp, bảo lãnh,
góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê mà không được
thực hiện các quyền chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất thuê (Điều 111)....
Và hiện nay, trước nhu cầu đổi mới của nền kinh tế thì Luật Đất đai 2013 ra
đời đã và đang đưa những quy định về quyền sử dụng đất nhằm áp dụng một cách
phù hợp với các quan hệ xã hội phát sinh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Quyền của người sử dụng đất được quy định tại Chương XI về Quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất, trong đó phải kể đến các điều 166, 167, 168, 169... và được
hướng dẫn tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định
về quyền sử dụng đất của các chủ thể nói chung.
Tóm lại, việc quy định một cách chi tiết vấn đề đất đai là một chính sách lớn
của Đảng và Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng quản lý xã hội. Đất đai
càng thể hiện tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh
đó, việc quy định một cách chi tiết nội dung về quyền sử dụng đất mang ý nghĩa
thiết thực đối với đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước trong quá
trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
14
1.1.2 Quyền sử dụng đất của hộ gia đình
1.1.2.1 Khái niệm hộ gia đình
Hộ gia đình là một trong những chủ thể quan trọng trong pháp luật dân sự nói
chung. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn thì Hộ gia đình tham gia vào các quan hệ xã hội
được pháp luật dân sự điều chỉnh, trong đó có thể kể đến là việc tham gia vào các giao
dịch dân sự, trong có nổi bật nhất là các giao dịch dân sự có đối tương là quyền sử dụng
đất. Hiện nay, khái niệm hộ gia đình được ghi nhận tại Điều 106 Bộ luật Dân sự 2005,
theo đó: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để
hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự
thuộc các lĩnh vực này”6. Tuy nhiên, BLDS 2015 đã không đưa ra khái niệm về hộ gia
đình. Do vậy, trên cơ sở khái niệm được BLDS 2005 ghi nhận thì ta có thể thấy hộ gia
đình có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Hộ gia đình phải có từ hai thành viên trở lên;
- Khái niệm hộ gia đình thường xuất hiện ở các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp
và nông thôn;
- Hộ gia đình phải có tài sản chung và thông thường tài sản chung này là tài sản có
giá trị lớn và là tư liệu sản xuất của hộ gia đình.
Trong hộ gia đình, chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì
lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.
Chủ hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện trong quan hệ
dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích
chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình. Hộ gia đỉnh phải chịu
trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia
đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình và chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản
chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các
thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, khái niệm về hộ gia đình chưa xác định rõ ràng
các điều kiện hay các tiêu chí xác lập một hộ gia đình. Tất cả các thành viên của hộ gia
đình cũng không dễ dàng xác định. Thường thì dấu hiệu của một gia đình được thể hiện
6 Xem Điều 106 BLDS 2015
15
qua quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng. Xuất phát từ thực
tiễn xã hội và căn cứ vào quy định của pháp luật Việt Nam, thông thường các thành viên
trong hộ gia đình là phải có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi
dưỡng; cùng cư trú ở một nơi, có cùng hoạt động kinh tế chung trên một sản nghiệp
chung.
Trên cơ sở khái niệm của BLDS 2005 thì Luật Đất đai 2013: cụ thể, khoản 29 Điều
3 nêu rõ: “ Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống,
nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có
quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”. Đây là nền tảng cơ bản cho việc xác
định khái niệm và phạm vi áp dụng đối với các giao dịch về đất đai của hộ gia đình trong
thực tiễn
Tài sản của hộ gia đình có thể bao gồm những gì? Câu trả lời thực chất rất đơn giản:
Tài sản của hộ gia đình bao gồm tất cả những gì thuộc về quyền sở hữu của hộ gia đình.
Pháp luật chỉ công nhận quyền sở hữu khi nó được xác lập một cách hợp pháp. Tính hợp
pháp của việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản về nguyên tắc được xác định theo
pháp luật nơi có tài sản đó, trừ hai ngoại lệ đối với động sản trên đường vận chuyển và
đối với tàu bay dân dụng và tàu biển.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp, hỏi tài sản đó có thuộc về sở hữu của hộ gia đình
hay không thì vẫn có nhiều câu trả lời khác nhau.
Trước hết, muốn xác định tài sản đó có thuộc về sở hữu của hộ gia đình, chúng ta
cần phải xác định các vấn đề cụ thể sau :
Là tài sản được tập hợp các thành viên hộ gia đình cùng nhau tạo dựng tạo thành
vốn của hộ gia đình;
Là tài sản tích lũy được từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà lợi nhuận
chưa được chia;
Ngoài ra, tài sản thuộc sở hữu của hộ gia đình còn có thể là tài sản được tặng, cho
hay được thừa kế.
Tài sản đó có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng hay các tài sản
hữu hình khác, giấy tờ có giá, quyền tài sản khác hay tài sản thuộc sở hữu trí tuệ.
16
Còn về tài sản vay, có nhiều quan điểm vẫn cho rằng không phải là của hộ gia đình.
Tuy nhiên, tại Bộ luật dân sự năm 2005,1995 và 2015 có quy định rất rõ ràng: “Bên vay
trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó”.
1.1.2.2 Khái niệm quyền sử dụng đất của hộ gia đình
Hiện nay, không có quy định thế nào là quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Tuy
nhiên, theo Luật Đất đai năm 2013, BLDS năm 2015 có hiệu lực, kèm theo đó là các văn
bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết đã có những quy định cụ thể làm nền tảng cho
việc áp dụng trong thực tế.
Cụ thể: Tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 giải thích hộ gia đình sử dụng
đất như sau: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống,
nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có
quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”
Tại khoản 1 Điều 102 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Việc xác định tài sản
chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định
theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này” và điều 212 Bộ luật Dân sự năm 2015 còn
quy định:
“1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành
viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu
theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình
được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động
sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa
thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần
được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều
213 của Bộ luật này”.
Trên thực tế không có quy định pháp lý nào đề cập đến khái niệm về quyền sử dụng
đất của hộ gia đình. Trên cơ sở khái niệm về quyền sử dụng đất thì tác giả mạnh dạn xây
17
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 54058
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562
18

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Was ist angesagt? (20)

Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất - Một số vấn đề lý luận và thực...
Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất - Một số vấn đề lý luận và thực...Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất - Một số vấn đề lý luận và thực...
Luận văn: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất - Một số vấn đề lý luận và thực...
 
Luận văn: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật, HAY
Luận văn: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật, HAYLuận văn: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật, HAY
Luận văn: Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo pháp luật, HAY
 
Đề tài: Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HAY
Đề tài: Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HAYĐề tài: Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HAY
Đề tài: Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HAY
 
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Điều kiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, HAY, HOT
Luận văn: Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, HAY, HOTLuận văn: Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, HAY, HOT
Luận văn: Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, HAY, HOT
 
Luận văn: Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
Luận văn: Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đaiLuận văn: Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
Luận văn: Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
 
Luận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAY
Luận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAYLuận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAY
Luận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAY
 
Đề tài: Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai theo qui định pháp luật và th...
Đề tài: Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai theo qui định pháp luật và th...Đề tài: Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai theo qui định pháp luật và th...
Đề tài: Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai theo qui định pháp luật và th...
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
 
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAYĐề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
Đề tài: Pháp luật về cho thuê quyền sử dụng đất, HOT, HAY
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đấtLuận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sởLuận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn xét xử tại ...
 
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
 Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đaiLuận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
 
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013
 
Luận văn: Pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, HAY
Luận văn: Pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, HAYLuận văn: Pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, HAY
Luận văn: Pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, HAY
 
Luận án: Pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, HAYLuận án: Pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HOTLuận văn: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuê đất ở Việt Nam hiện nay, HOT
 

Ähnlich wie Luận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình

Ähnlich wie Luận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
 
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản ChungLuận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung
 
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản ChungLuận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung
 
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung.
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung.Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung.
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung.
 
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ Gia Đình.
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ Gia Đình.Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ Gia Đình.
Luận Văn Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ Gia Đình.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...Luận Văn Thạc Sĩ  Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Hộ...
 
Đề tài: Thực trạng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bà...
Đề tài: Thực trạng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bà...Đề tài: Thực trạng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bà...
Đề tài: Thực trạng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bà...
 
Luận văn: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, HOT
 
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đấtBảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của nông dân khi Nhà nước thu hồi đất
 
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đấ...
 
Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Qua Thực Tiễn Tại Tỉnh Hà Tĩnh.doc
Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Qua Thực Tiễn Tại Tỉnh Hà Tĩnh.docThế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Qua Thực Tiễn Tại Tỉnh Hà Tĩnh.doc
Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Qua Thực Tiễn Tại Tỉnh Hà Tĩnh.doc
 
Quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất
Quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đấtQuyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất
Quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất
 
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊPHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
 
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhânLuận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
 
Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở
Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ởPháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở
Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về giao đất tại Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Pháp luật về giao đất tại Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Pháp luật về giao đất tại Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Pháp luật về giao đất tại Việt Nam, HAY, 9đ
 
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu...
 Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu... Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu...
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân hộ gia đình theo pháp lu...
 

Mehr von Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Mehr von Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Kürzlich hochgeladen

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Kürzlich hochgeladen (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Luận văn: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình

  • 1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ TRÀ VINH, NĂM (NGÁYBÌA)TÊNHỌCVIÊN–LUẬNVĂNTHẠCSĨNGÀNH:……………………………NĂMBẢOVỆ:………. (Ápdụngviệcđónggáybìakhihọcviêninbìanhủvàngsaubảovệ) ISO 9001:2015
  • 2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã ngành: 8380103 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Dương Kim Thế Nguyên TRÀ VINH, NĂM
  • 3. MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................3 PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................5 3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài............................5 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................8 5. Đối tượng, phạm vi, giới hạn của đề tài............................................................9 6. Kết cấu của luận văn.......................................................................................9 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH.............................................10 1.1 Khái quát về quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất của hộ gia đình ...10 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quyền sử dụng đất .......................................... 10 1.1.1.1 Khái niệm quyền sử dụng đất................................................................. 10 1.1.1.2 Đặc điểm của quyền sử dụng đất............................................................ 13 1.1.2 Quyền sử dụng đất của hộ gia đình ........................................................... 14 1.1.2.1 Khái niệm hộ gia đình ........................................................................... 14 1.1.2.2 Khái niệm quyền sử dụng đất của hộ gia đình......................................... 16 1.2 Khái quát về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình...Error! Bookmark not defined. 1.2.1 Khái niệm về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ...Error! Bookmark not defined. 1.2.2 Khái niệm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình........ Error! Bookmark notdefined. 1.2.2.1 Khái niệm Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình .... Error! Bookmark notdefined. 1.2.2.2 Đặc điểm và hiệu lực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất............. Error! Bookmark notdefined. 1.2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình.................................................... Error! Bookmark notdefined. 1.2.2.4 Sự khác nhau giữa hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và các hợp đồng chuyển quyền sử dụng khác ................................. Error! Bookmark notdefined. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG........................................ Error! Bookmark not defined. 2.1 Thực trạng những quy định pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình ....................................... Error! Bookmark not defined. 2.2 Những bất cập khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình.................................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Về điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình ........................................................................... Error! Bookmark notdefined. 2.2.2 Về mối quan hệ của các thành viên của hộ gia đình khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.................................. Error! Bookmark notdefined.
  • 4. 2.2.3 Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình............................................... Error! Bookmark notdefined. 2.2.4 Về trình tự, thủ tục khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình.......................................................... Error! Bookmark notdefined. 2.2.5 Về hình thức của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình.......................................................... Error! Bookmark notdefined. 2.2.6 Về tài chính đất đai khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình.......................................................... Error! Bookmark notdefined. 2.3 Thực tiễn tại các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, áp dụng pháp luật khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH ............................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1 Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình........................................................................ Error! Bookmark not defined. 3.1.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật đất đai và dân sự về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình ................. Error! Bookmark notdefined. 3.1.2 Hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình........................ Error! Bookmark notdefined. 3.1.3 Hoàn thiện về mối quan hệ giữa hộ gia đình sử dụng đất và sổ hộ khầu gia dình.................................................................... Error! Bookmark notdefined. 3.1.4 Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình...................................... Error! Bookmark notdefined. 3.1.5. Hoàn thiện qui định về xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. ................ Error! Bookmark notdefined. 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình ........................ Error! Bookmark not defined. 3.2.1 Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình........................ Error! Bookmark notdefined. 3.2.2 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình.. Error! Bookmark notdefined. 3.2.2.1. Hoàn thiện tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân và nâng cao trình độ năng lực, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán. ............ Error! Bookmark notdefined. 3.2.2.2. Tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình.. Error! Bookmark notdefined. 3.2.2.3. Tăng cường cơ chế giám sát, kiểm sát hoạt động giải quyết tranh chấp của Tòa án................................................................. Error! Bookmark notdefined. 3.2.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai và pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình....... Error! Bookmark notdefined. KẾT LUẬN............................................................ Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................... Error! Bookmark not defined. A.Văn bản quy phạm pháp luật............................. Error! Bookmark not defined.
  • 5. B.Tài liệu tham khảo ............................................. Error! Bookmark not defined.
  • 6. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia nói chung và cả thế giới nói riêng, đất đai còn là tiền đề cho sự phát triển kinh tế của xã hội. Đối với mỗi con người quyền sử dụng đất được xem là một loại tài sản đặc biệt, đất đai không những có vai trò quan trọng về mặt chính trị mà nó đóng vai trò quan trọng về mặt kinh tế và xã hội. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước được quản lý theo pháp luật”. Chính vì đất đai có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, nên việc quản lý sử dụng đất đai luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chú trọng. Từ khi chúng ta tiến hành đường lối đổi mới đến nay. Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, quan điểm về quản lý, sử dụng đất đai và được ghi nhận trong các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, XI và XII. Tại Hội nghị Trung ương 7 khóa IX (ngày 13/01/2003) cũng đã dành hẳn một Nghị quyết bàn về vấn đề đất đai. Trong Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về Đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đã khẳng định: Đất đai là tài nguyên quốc gia, tư liệu sản xuất đặc biệt là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước. Để cụ thể hóa các chủ trương trên, Nhà nước ta đã ban hành Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015 và các quy định pháp luật khác cho phù hợp với tình hình thực tế quản lý và sử dụng đất ở từng địa phương, ngoài ra còn quy định nhiều vấn đề mới về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói chung và tặng cho quyền sử dụng đất đối với tổ chức sử dụng đất, hộ gia đình sử dụng đất và cá nhân sử dụng đất nói riêng. Tuy nhiên hiện nay các quy định mới về quản lý, sử dụng và chuyển quyền đất đai chỉ khắc phục phần nào hạn chế là nguyên nhân gây ra những khóa khăn, bức xúc của người có quyền quản lý và sử dụng đất cụ thể như sau: Nhà nước thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư sau khi thu hồi đất, giá đất tại thời điểm thu hồi, . . . tuy nhiên cho đến nay vẫn còn rất nhiều tồn tại và vướng mắc mà pháp luật về đất đai chưa hoàn thiện hết nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn như : hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình và nhiều vấn đề khác liên quan đến việc tặng cho quyền sử dụng đất của tổ chức, và cá nhân. Hiện nay thực trạng khiếu
  • 7. 2 nại về lĩnh vực đất đai nói chung và tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất diễn ra rất phức tạp và gay gắt, từ số lượng cho đến tính chất vụ việc, nguyên nhân do sự hiểu biết về thủ tục, trình tự tặng cho quyền sử dụng đất của người dân và một số cán bộ, công chức chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều hạn chế. . . Riêng những quy định về tặng cho đất đai giữa cá nhân với cá nhân sử dụng đất nói chung và hộ gia đình sử dụng đất nói riêng, chưa cụ thể, rõ ràng, so với các quy định trước thì chưa có thay đổi nhiều. Trong khi đó thực tế cho thấy việc tặng cho quyền sử dụng đất được xác định là tài sản chung của hộ gia đình được thực hiện rất nhiều trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói riêng và cả nước nói chung, điều này dẫn đến việc tranh chấp, khiếu nại cũng xảy ra rất nhiều, nhưng về nhận thức cũng như tthực tiễn giải quyết các vụ án tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý về lĩnh vực đất đai và tại Tòa án nhân dân các cấp còn nhiều diễn biến phức tạp chưa có sự đồng nhất và đồng thuận sau khi có kết quả giải quyết. Theo quy định hiện hành về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nên việc do chế độ sở hữu toàn dân mà trong pháp Luật Việt Nam không thừa nhận khái niệm “mua bán” đất đai mà chỉ có khái niệm về chuyển quyền sử dụng đất theo luật quy định theo quy định cửa Luật Đất đai năm 2013. Tại Luật Đất đai năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015 có các quy định cụ thể hơn về điều kiện để chủ thể có quyền sử dụng đất được phép thực hiện chuyển quyền sử dụng đất. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay thì hình thức tặng cho đối với cá nhân sử dụng đất và hộ gia đình sử dụng đất ( được xác định là tài sản chung) hầu như được thực hiện nhiều nhất trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân do người dân có nhu cầu về đất ở, đất sản xuất, kinh doanh,. . .việc thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất nhằm tạo cơ sở pháp lý cho người có quyền sử dụng đất ổn định và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của cá nhân và hộ gia đình. Do nhu cầu của người dân cho nên hiện nay có rất nhiều giao dịch ở lĩnh vực đất đai, tài sản và nhiều loại giao dịch khác có liên quan đến hộ gia đình, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn có những quan điểm khác nhau trong định nghĩa cụ thể, rõ ràng thế nào được gọi là hộ gia đình, dẫn đến gây lúng túng cho cơ quan quản lý Nhà nước và những người thực hiện việc giao dịch. Bộ luật Dân sự năm 2005 trước đây tuy không định nghĩa cụ thể, thế nào là hộ gia đình, chủ hộ gia đình, nhưng có quy định về hộ gia đình và đại diện hộ gia đình (chủ hộ). Tuy vậy, tại Bộ Luật Dân sự năm 2015, khái niệm hộ gia đình vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng, chính vì vậy cho đến nay chưa giải quyết triệt để được
  • 8. 3 những khó khăn, vướng mắc hiện tại khi áp dụng pháp luật về hộ gia đình. Thành viên hộ gia đình theo qui định trong Bộ luật Dân sự 2015 rõ ràng không thể đồng nhất với thành viên hộ trong sổ Hộ khẩu gia đình được qui định tại Luật Cư trú năm 2013. Vì chủ hộ gia đình có thể là chủ hộ trong sổ hộ khẩu, vì vậy chủ hộ trong sổ hộ khẩu không thể đại diện là chủ hộ gia đình để thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của cả hộ (trừ trường hợp được các thành viên còn lại thực hiện việc ủy quyền theo quy định của pháp luật). Thực tế hiện nay khi giao dịch đất đai, tài sản gắn liền với đất được xác định là tài sản chung của hộ gia đình thì cơ quan quản lý Nhà nước và người dân luôn dựa vào sổ Hộ khẩu gia đình để xác định thành viên hộ gia đình1, cho thấy điều này hoàn toàn không chính xác, bởi vì các thành viên trong sổ Hộ khẩu gia đình đôi khi có sự thay đổi như : tách hộ khẩu, nhập hộ khẩu, giảm thành viên hộ do tử, tăng thành viên hộ do sinh. Vì vậy đã và đang làm cho các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản nằm trên đất của hộ gia đình bị hiểu nhầm và thực hiện sai với các quy định của pháp luật. Còn các tổ chức công chứng và cơ quan có thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch dân sự về đất đai và tài sản gắn liền trên đất được xác định là tài sản chung của hộ gia đình, căn cứ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy đỏ, theo tư liệu năm 1991, xây dựng bản đồ không chính quy) chỉ ghi họ tên một người đại diện, có nhiều cơ quan, tổ chức khi thực hiện công chứng, chứng thực, chưa thống nhất được việc xác định các thành viên trong hộ gia đình và người có quyền lợi hợp pháp với tài sản, về số lượng thành viên hộ gia đình sử dụng đất và người có quyền lợi hợp pháp với tài sản cho đến nay pháp luật cũng chưa có quy định rõ ràng để xác định chính xác. Nếu không căn cứ vào số Hộ khẩu thì không có cơ sở nào để xác định các thành viên của hộ gia đình sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, còn nếu căn cứ vào sổ Hộ khẩu gia đình để xác định chủ sử dụng đất thì không xác định được số lượng, quyền sử dụng và quyền sở hữu tài sản chung thành viên của hộ gia đình, dẫn đến xảy ra những phát sinh rủi ro trong giao dịch dân sự Và thực tế ở nước ta hiện nay nhiều cộng đồng dân cư đời sống kinh tế còn rất khó khăn, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, nhất là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số của cả nước nói chung và dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói riêng. Với nổ lực của nhiều địa phương và sự quan tâm sâu sát, quyết liệt của các cấp lãnh đạo, nên nhiều địa phương được đầu tư nhiều công trình trọng điểm, cơ sở hạ tầng được nâng lên, dẫn 1 Luật đất đai 1993
  • 9. 4 đến nền kinh tế ngày càng được khởi sắc, phát triển hơn trước. Chính vì vậy, đã làm cho giá trị đất đai tăng lên. Nên có nhiều hộ gia đình, có đất đai nhiều, có nhu cầu chia tách tặng cho đất đai, cho các thành viên trong hộ để xây cất nhà ở, sản xuất, kinh doanh. Từ lợi ích kinh tế trên, đi đôi với việc thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình nó làm phát sinh nhiều vụ việc khiếu nại, tranh chấp về đất đai. Nguyên nhân chủ yếu do biến động về đất đai, am hiểu về đất đai còn nhiều hạn chế của người dân, việc phân chia đất đai và tài sản gắn liền với đất không rỏ ràng trong hộ gia đình, không tuân thủ đúng quy định pháp luật, việc quản lý của Nhà nước về đất đai còn hạn chế, chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ…nên dẫn đến việc tranh chấp, khiếu kiện, trong nội bộ thân tộc, hộ gia đình rất khó để thuyết phục, vận động hòa giải. Dựa trên cơ sở, cơ bản đã hình thành nền tảng pháp lý và lý luận về các quy định của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, thì trong thực tế ở nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng, để làm tiền đề áp dụng trong thực tiễn với những tính chất ưu việt và tầm quan trọng nêu trên cho hoạt động thực hiện pháp luật của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì các chủ thể trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống xã hội, nhất là trong nền kinh tế hàng hoá với cơ chế mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay. Thế nhưng, thực tiễn của quá trình áp dụng pháp luật hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình của các đối tượng ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và bất cập, còn có những khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, giữa văn bản và thực tế thực hiện. Cho nên việc xác định thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất, số lượng thành viên và tư cách thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất là rất quan trọng. Bởi vì từ đó mới xác định được các quyền sở hữu, quyền sử dụng khối tài sản chung và nghĩa vụ liên đới phát sinh nếu có rủi ro trong giao dịch dân sự. Chính vì lí do trên nên tác giả chọn đề tài “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình” để nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình là một việc làm cần thiết và cấp bách góp phần phát hiện những hạn chế của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi tại địa phương. Thông qua đó, góp phần đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình trong thời gian vừa qua.
  • 10. 5 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Phân tích, đánh giá các nội dung lý luận liên quan tới các quy định của pháp luật đất đai, Bộ luật Dân sự. Đồng thời luận văn còn đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, góp phần và nâng cao hiệu quả việc quản lý đất đai theo đúng quy định pháp luật, giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức hành nghề công chứng, người dân… có căn cứ pháp lý thực hiện các hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình được dễ dàng và đúng quy định. - Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chung ở trên, luận văn xác định rõ các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây: + Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. + Phân tích thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Qua đó đánh giá và chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, bất cập cần khắc phục trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. + Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số kiến nghị, các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, nhằm tạo điều kiện cho các giao dịch dân sự. 3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Cho đến nay ở Việt Nam có không ít công trình nghiên cứu dưới dạng giáo trình, tài liệu học tập, một số bài viết về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất trên các sách báo, tạp chí được đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Luật học, Thông tin pháp luật dân sự, . . .nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cụ thể một vài công trình, bài viết như sau : - Những công trình về lý luận có thể tìm thấy các tài liệu sau đây:
  • 11. 6 + Tác giả Nguyễn Ngọc Điện có sách chuyên khảo Bình luận các hợp đồng thông dụng trong Luật Dân sự Việt Nam, do nhà xuất bản Trẻ, ấn hành năm 2001, trong đó có đề cập đến các hợp đồng thông dụng như : hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài sản, . . . trong đó có một phần trên cơ sở phân tích và bình luận những qui định của hợp đồng tặng cho tài sản (cụ thể hợp đồng tặng cho bất động sản) và hợp đồng về quyền sử dụng đất, được nhiều người quan tâm vì tính chất thông dụng của nó. + Hai tác giả Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ trong cuốn sách Bình luận khoa học Bộ Luật dân sự năm 2015 do Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành tại Hà Nội năm 2017 đã đề cập đến từng khoản của các điều luật và các qui định phức tạp, trong đó có phân tích và bình luận một số điều khoản liên quan đến hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng về quyền sử dụng đất và một số chế định về hộ gia đình. + Nhóm tác giả Học viện tư pháp trong Giáo trình Luật dân sự, do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản tại Hà Nội năm 2007 đã đề cập đến hợp đồng tặng cho tài sản và hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. + Trường Đại học Luật Hà Nội trong Giáo trình Luật đất đai, do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản tại Hà Nội năm 2008 đã đề cập đến các nội dung các vấn đề cơ bản về quan hệ pháp luật đất đai, chế độ sở hữu toàn dân về luật Đất đai và chế độ quản lý nhà nước về đất đai + Tác giả Trần Quang Huy trong Nhà nước và pháp luật, do Tạp chí Nhà nước và pháp luật, in ấn hành năm 2007 đã đề cập đến các đặc trưng pháp lý của quyền sử dụng đất ở Việt Nam. + Tác giả Trần Thị Minh trong Tạp chí tòa án nhân dân, do Tòa án nhân dân cấp cao, Hà Nội, ấn hành năm 2018 đã đề cập đến một số vấn đề về tặng cho quyền sử dụng đất. Các giáo trình và bài viết các tác giả đã khái quát đầy đủ trình tự, thủ tục về hợp đồng tặng cho và hợp đồng về quyền sử dụng đất, nhưng đây chỉ là những vấn đề lý luận chung, chưa đề cập đến thực tiễn. - Ngoài ra còn có những công trình khoa học được các tác giả nghiên cứu để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình như:
  • 12. 7 + Luận án tiến sĩ “Cơ sở lý luận về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất” của tác giải Nguyễn Hải An bảo vệ năm 2011tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả nghiên cứu xây dựng và đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học về khái niệm, bản chất, đặc điểm và thực tiễn nhằm đưa ra sự thống nhất những quy định pháp luật của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.. + Luận án Tiến sĩ “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Hồ Xuân Thắng bảo vệ năm 2017 tại Học viện Khoa học xã hội. Tác giả nghiên cứu và phân tích có hệ thống, toàn diện về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay, góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật Dân sự ở nước ta. + Luận văn Thạc sĩ luật học “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất-một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Văn Hiến hoàn thành năm 2006 tại trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả nghiên cứu, phân tích khái niệm, đặc điểm pháp lý của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, qua đó đánh giá thực trạng và hiệu quả các quy định của pháp luật trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. + Luận văn Thạc sĩ học “Quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân dưới khía cạnh quyền tài sản tư theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thập hoàn thành năm 2011 tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả phân tích các nội dung có liên quan đến quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân dưới khía cạnh quyền tài sản theo pháp luật Việt Nam, đưa ra những định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về quyền sử dụng đất. Nhìn chung các công trình trên chủ yếu nghiên cứu lý luận về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của của chủ thể là hộ gia đình. Trong khi đó, quyền sử dụng đất của chủ thể là hộ gia đình là một loại chủ thể quan trọng trong pháp luật đất đai trước đây của Việt Nam. Hiện nay loại chủ thể này vẫn tiếp tục được duy trì trong một thời gian dài và thực tế phát sinh những vấn đề pháp lý xoay xung quanh chủ thể sử dụng đất này vẫn tiếp tục phát sinh khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của họ.
  • 13. 8 Vì vậy đề tài “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình” đây là đề tài còn tính thời sự cần nghiên cứu. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các công trình nghiên cứu, các bài viết đồng thời bằng kinh nghiệm thực tiễn và hiểu biết của mình người viết hy vọng góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề qui định của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh và một số giải pháp hoàn thiện. Qua đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quyền cho người sử dụng đất là hộ gia đình, đồng thời đảm bảo cho cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai được chặt chẽ hơn. 4. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn được trình bày chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, về cải cách tư pháp, cải cách bộ máy Nhà nước về việc áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có liên quan đến hộ gia đình. Luận văn cũng được trình bày trên cơ sở nghiên cứu của Hiến pháp, pháp luật Đất đai, pháp luật Dân sự và tố tụng dân sự và các tài liệu khác. Việc thực hiện đề tài là sự sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp hệ thống, phân tích, bình luận, diễn giải: để làm rõ thực trạng về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, qua đó phân tích, bình luận các qui định của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Phương pháp này được được sử dụng tại phần mở đầu và chương 1 của luận văn. - Phương pháp so sánh, đánh giá, tổng hợp: nhằm làm sáng tỏ hơn những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân khi thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, thu thập số liệu báo cáo tổng hợp từ thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Phương pháp này được sử dụng tại phần thứ hai, chương 2 của luận văn. - Phương pháp quy nạp, lập luận logic: để đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật. Phương pháp này được sử dụng tại phần cuối cùng, chương 3 của luận văn.
  • 14. 9 5. Đối tượng, phạm vi, giới hạn của đề tài - Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Các qui định này được hệ thống hóa từ các qui định tại Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, luật Đất đai,... và các văn bản pháp luật khác có liên quan. - Phạm vi nội dung: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là một giao dịch phổ biến trong xã hội song từ đó cũng làm phát sinh vấn đề phức tạp có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong giới hạn đề tài Luận văn này, phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung làm rõ những vấn đề về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có liên quan đến hộ gia đình, các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình và thực tiễn thực hiện. Từ đó đề xuất các giải, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất là hộ gia đình có thể thuận tiện trong việc thực hiện các giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi tại tỉnh Trà Vinh. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, kể từ Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 03 chương: Chương 1 : Những vấn đề lý luận về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình Chương 2 : Thực trạng các quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình và thực tiễn áp dụng Chương 3 : Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình
  • 15. 10 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH 1.1 Khái quát về quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất của hộ gia đình 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quyền sử dụng đất 1.1.1.1 Khái niệm quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất là một quyền hạn chế rất nhiều so với quyền sở hữu các loại tài sản khác, bởi đất đai là loại tài sản bị hạn chế trong lưu thông dân sự, kinh tế do Nhà nước không công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Nhưng Nhà nước lại công nhận người sử dụng đất có quyền chủ sở hữu, đó là quyền tài sản, quyền này trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự2. Trên cơ sở đó Nhà nước ta ban hành văn bản luật đất đai đầu tiên đó là: Luật Đất đai năm 1987. Văn bản này ra đời đánh dấu cho một thời kỳ mới của Nhà nước ta bằng việc quy định quản lý đất đai về quyền sử dụng đất. Đây là văn bản đầu tiên trong xác lập mối quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu về đất đai và người sử dụng đất. Luật Đất đai năm 1987 đã quy định một cách cụ thể, có hệ thống về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, cụ thể tại Điều 49 – Luật Đất đai 1987. Với nền tảng là những quy định trên thì quyền sử dụng đất được hình thành trên nền tảng là đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, và quyền sử dụng đất được Nhà nước ghi nhận. Với những điều trên thì bước đầu cũng đã tạo nên một cơ sở pháp lý để phát huy quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai, thiết lập được một sự ổn định nhất định trong việc sử dụng đất đai. Mặc dù Luật Đất đai năm 1987 ra đời sớm, tuy nhiên có những vấn đề quy định về quyền sử dụng đất vẫn chưa phù hợp với sự phát triển tất yếu khách quan của các quan hệ xã hội. Vì vậy, vào ngày 14/07/1993, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 1993 thay thế cho Luật Đất đai 1987 góp phần điều chỉnh các quan hệ đất đai phù hợp với cơ chế thị trường của nước ta trong thời kỳ này, xóa bỏ tình trạng vô chủ trong quan hệ sử dụng đất, đồng thời xác lập các quyền năng cụ thể cho người sử dụng đất. Đặc biệt là tăng cường sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai một cách có hiệu quả nhất. Việc quy định như trên đã khẳng định đất đai có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý của Nhà 2 Điều1 Luật đất đai 2013
  • 16. 11 nước. Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, thừa nhận và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, cho thấy, pháp luật đã thực sự quan tâm đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất, với sự thay đổi đó thì Luật Đất đai 1993 đã tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển thị trường quyền sử dụng đất, làm cho người sử dụng đất phát huy tối đa hiệu quả kinh tế mang lại từ đất. Do sự phát triển không ngừng của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai đã làm cho các quy định trong Luật đất đai 1993 không còn phù hợp nữa. Cho nên, ngày 02/12/1998 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 1993 đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 4 thông qua. Xét một cách tổng thể về cơ bản Luật đất đai 1993 đã phù hợp với thực tiễn cuộc sống ở thời kỳ này, nhưng chưa thể giải quyết các vấn đề bất cập trong hoạt động quản lý của Nhà nước đối với quyền sử dụng đất của các chủ thể. Tiếp tục ban hành Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2001 và có hiệu lực chính thức từ ngày 01/10/2001 góp phần to lớn trong quá trình Nhà nước quản lý về quyền sử dụng đất nói chung và quyền sử dụng đất nói riêng. Việc sửa đổi, bổ sung tập trung chủ yếu vào hoàn thiện cơ chết quản lý nhà nước về đất đai, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong giao đất, cho thuê đất, phân công, phân cấp quản lý đất đai. Nhằm pháp điển hóa hệ thống các văn bản pháp luật đất đai đồng thời trên nền tảng những quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất đã ban hành trước đây Luật đất đai 2003 (đã được Quốc hội thông qua vào ngày 26/11/2003) với 7 chương 146 điều (trong đó quy định một cách cụ thể nội dung về quyền sử dụng đất) góp phần quan trọng trong việc hình thành một chính sách pháp luật về vấn đề quyền sử dụng đất ở nước ta. . Luật đất đai 2003 có sự phân biệt giữa các chủ thể sử dụng đất. Ví dụ: chủ hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê mới có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình khác (Điều 113) tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm chỉ có quyền bán, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê mà không được thực hiện các quyền chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê (Điều 111)... Và hiện nay, trước nhu cầu đổi mới của nền kinh tế thì Luật Đất đai 2013 ra đời đã và đang đưa những quy định về quyền sử dụng đất nhằm áp dụng một cách phù hợp với các quan hệ xã hội phát sinh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Quyền của người sử
  • 17. 12 dụng đất được quy định tại Chương XI về Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó phải kể đến các điều 166, 167, 168, 169... và được hướng dẫn tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về quyền sử dụng đất của các chủ thể nói chung. Nhìn từ góc độ lịch sử thì khái niệm pháp lý “Quyền sử dụng đất” đã được đề cập nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ XX với tên gọi ban đầu là “Quyền quản lý và sử dụng ruộng đất”. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, pháp luật thực định của Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa chính thức về khái niệm thế nào là quyền sử dụng đất. Theo Từ điển Luật học năm 2006 thì "Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho....” 3Trong khi đó, giáo trình Luật Đất đai của Trường Đại học Luật Hà Nội thì lại cho rằng: "Quyền sử dụng đất là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”4. Dưới nhiều góc độ và cách hiểu khác nhau thì quyền sử dụng đất có quan niệm khác nhau, tuy nhiên đa phần đều có quan điểm và quan niệm chung về quyền sử dụng đất là quyền khai thác, thu hoa lơi, lợi ích từ đất và nhìn chung thì các quan điểm đều cho rằng quyền sử dụng đất là một tài sản. Như vậy, từ một số đánh giá chung và quan niệm chung nhìn từ góc độ khoa học pháp lý thì quyền sử dụng đất là : “Quyền tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình cá nhân phát sinh trên cơ sở có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, quyền sử dụng đất nhất định phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục do pháp luật quy định”5 3 Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa và NXB Tư pháp, Hà Nội. 4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Đất đai, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 5 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Đất đai, NXB Công an nhân dân, Hà Nội
  • 18. 13 1.1.1.2 Đặc điểm của quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất có các đặc điểm cơ bản là : Một là, người sử dụng đất không có đầy đủ các quyền năng như Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu; Hai là, không phải người nào cứ có quyền sử dụng đất hợp pháp là có đủ 9 quyền của người sử dụng đất. Luật đất đai 2003 có sự phân biệt giữa các chủ thể sử dụng đất. Ví dụ: chủ hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê mới có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình khác (Điều 113) tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm chỉ có quyền bán, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê mà không được thực hiện các quyền chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê (Điều 111).... Và hiện nay, trước nhu cầu đổi mới của nền kinh tế thì Luật Đất đai 2013 ra đời đã và đang đưa những quy định về quyền sử dụng đất nhằm áp dụng một cách phù hợp với các quan hệ xã hội phát sinh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Quyền của người sử dụng đất được quy định tại Chương XI về Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó phải kể đến các điều 166, 167, 168, 169... và được hướng dẫn tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về quyền sử dụng đất của các chủ thể nói chung. Tóm lại, việc quy định một cách chi tiết vấn đề đất đai là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng quản lý xã hội. Đất đai càng thể hiện tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, việc quy định một cách chi tiết nội dung về quyền sử dụng đất mang ý nghĩa thiết thực đối với đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
  • 19. 14 1.1.2 Quyền sử dụng đất của hộ gia đình 1.1.2.1 Khái niệm hộ gia đình Hộ gia đình là một trong những chủ thể quan trọng trong pháp luật dân sự nói chung. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn thì Hộ gia đình tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật dân sự điều chỉnh, trong đó có thể kể đến là việc tham gia vào các giao dịch dân sự, trong có nổi bật nhất là các giao dịch dân sự có đối tương là quyền sử dụng đất. Hiện nay, khái niệm hộ gia đình được ghi nhận tại Điều 106 Bộ luật Dân sự 2005, theo đó: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”6. Tuy nhiên, BLDS 2015 đã không đưa ra khái niệm về hộ gia đình. Do vậy, trên cơ sở khái niệm được BLDS 2005 ghi nhận thì ta có thể thấy hộ gia đình có những đặc điểm cơ bản như sau: - Hộ gia đình phải có từ hai thành viên trở lên; - Khái niệm hộ gia đình thường xuất hiện ở các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp và nông thôn; - Hộ gia đình phải có tài sản chung và thông thường tài sản chung này là tài sản có giá trị lớn và là tư liệu sản xuất của hộ gia đình. Trong hộ gia đình, chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Chủ hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện trong quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình. Hộ gia đỉnh phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình và chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, khái niệm về hộ gia đình chưa xác định rõ ràng các điều kiện hay các tiêu chí xác lập một hộ gia đình. Tất cả các thành viên của hộ gia đình cũng không dễ dàng xác định. Thường thì dấu hiệu của một gia đình được thể hiện 6 Xem Điều 106 BLDS 2015
  • 20. 15 qua quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng. Xuất phát từ thực tiễn xã hội và căn cứ vào quy định của pháp luật Việt Nam, thông thường các thành viên trong hộ gia đình là phải có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng; cùng cư trú ở một nơi, có cùng hoạt động kinh tế chung trên một sản nghiệp chung. Trên cơ sở khái niệm của BLDS 2005 thì Luật Đất đai 2013: cụ thể, khoản 29 Điều 3 nêu rõ: “ Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”. Đây là nền tảng cơ bản cho việc xác định khái niệm và phạm vi áp dụng đối với các giao dịch về đất đai của hộ gia đình trong thực tiễn Tài sản của hộ gia đình có thể bao gồm những gì? Câu trả lời thực chất rất đơn giản: Tài sản của hộ gia đình bao gồm tất cả những gì thuộc về quyền sở hữu của hộ gia đình. Pháp luật chỉ công nhận quyền sở hữu khi nó được xác lập một cách hợp pháp. Tính hợp pháp của việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản về nguyên tắc được xác định theo pháp luật nơi có tài sản đó, trừ hai ngoại lệ đối với động sản trên đường vận chuyển và đối với tàu bay dân dụng và tàu biển. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, hỏi tài sản đó có thuộc về sở hữu của hộ gia đình hay không thì vẫn có nhiều câu trả lời khác nhau. Trước hết, muốn xác định tài sản đó có thuộc về sở hữu của hộ gia đình, chúng ta cần phải xác định các vấn đề cụ thể sau : Là tài sản được tập hợp các thành viên hộ gia đình cùng nhau tạo dựng tạo thành vốn của hộ gia đình; Là tài sản tích lũy được từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà lợi nhuận chưa được chia; Ngoài ra, tài sản thuộc sở hữu của hộ gia đình còn có thể là tài sản được tặng, cho hay được thừa kế. Tài sản đó có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng hay các tài sản hữu hình khác, giấy tờ có giá, quyền tài sản khác hay tài sản thuộc sở hữu trí tuệ.
  • 21. 16 Còn về tài sản vay, có nhiều quan điểm vẫn cho rằng không phải là của hộ gia đình. Tuy nhiên, tại Bộ luật dân sự năm 2005,1995 và 2015 có quy định rất rõ ràng: “Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó”. 1.1.2.2 Khái niệm quyền sử dụng đất của hộ gia đình Hiện nay, không có quy định thế nào là quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Tuy nhiên, theo Luật Đất đai năm 2013, BLDS năm 2015 có hiệu lực, kèm theo đó là các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết đã có những quy định cụ thể làm nền tảng cho việc áp dụng trong thực tế. Cụ thể: Tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 giải thích hộ gia đình sử dụng đất như sau: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất” Tại khoản 1 Điều 102 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này” và điều 212 Bộ luật Dân sự năm 2015 còn quy định: “1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. 2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này”. Trên thực tế không có quy định pháp lý nào đề cập đến khái niệm về quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Trên cơ sở khái niệm về quyền sử dụng đất thì tác giả mạnh dạn xây
  • 22. 17 DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 54058 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562
  • 23. 18