SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 20
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ
1. Khái quát về hợp chất hữu cơ - Đặc điểm cấu tạo và tính chất đặc trưng
2. Một số khái niệm trong hóa học hữu cơ
(1) Bậc của cacbon
(2) Công thức đơn giản, công thức nguyên, công thức phân tử, công thức cấu tạo
(3) Hợp chất no, không no, mạch hở, mạch vòng
(4) Nhóm chức, đơn chức, đa chức, tạp chức
(5) Đồng đẳng, đồng phân
(6) Đồng phân cấu tạo, đồng phân lập thể (đồng phân hình học, đồng phân cis-trans,…)
3. Lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ
(1) Phân tích định tính: xác định các nguyên tố tạo nên hợp chất
(2) Phân tích định lượng: xác định %, m hoặc mol của từng nguyên tố trong hợp chất
(3) Lập công thức phân tử dựa vào số liệu phân tích định lượng
4. Công thức cấu tạo và gọi tên của HCHC
(1) Viết công thức cấu tạo
(2) Cách gọi tên: tên thường và tên hệ thống (gồm tên thay thế, tên gốc chức)
5. Các quy tắc phản ứng (nhắc lại bậc của Cacbon)
(1) Phản ứng thế
(2) Phản ứng cộng
(3) Phản ứng tách
6. Phân loại HCHC
(1) Hidrocacbon: no (mạch hở, mạch vòng), không no (mạch hở, mạch vòng)
(2) Dẫn xuất hidrocacbon (hợp chất có nhóm chức): ancol và ete; andehit và xeton; axit và este;
amin, amino axit…
7. Các phương pháp tinh chế HCHC
(1) Phương pháp chưng cất: khi hỗn hợp các chất lỏng hoặc rắn có to
nóng chảy, to
sôi khác nhau
(2) Phương pháp chiết: khi hỗn hợp các chất lỏng không trộn lẫn vào nhau
(3) Phương pháp kết tinh: khi chất cần tách có độ tan khác biệt so với các chất trong hỗn hợp
LÍ THUYẾT
1. Khái quát về hợp chất hữu cơ - Đặc điểm cấu tạo và tính chất đặc trưng
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất có chứa cacbon (trừ NH4HCO3, (NH2)2CO, (NH4)2CO3,...)
- Đặc điểm cấu tạo và tính chất đặc trưng của HCHC
Cấu tạo Tính chất vật lí Tính chất hoá học
Liên kết cộng
hoá trị là chủ
yếu.
Hợp chất hữu cơ có nhiệt độ
nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp
(dễ bay hơi), thường không tan
hoặc ít tan trong nước, dễ tan
trong dung môi hữu cơ.
- Đa số hợp chất hữu cơ đều dễ cháy, kém
bền với nhiệt, dễ bị nhiệt phân.
- Phản ứng của các hợp chất hữu cơ
thường xảy ra chậm, không hoàn toàn,
không theo một hướng nhất định, cần đun
nóng hoặc xúc tác.
2. Một số khái niệm trong hóa học hữu cơ
(1) Bậc của cacbon: bậc của cacbon là số nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon đó.
(2) Công thức đơn giản, công thức nguyên, công thức phân tử, công thức cấu tạo
CTĐG cho biết tỉ lệ tối giản các nguyên tử trong phân tử.
CTCT biểu diễn trật tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử.
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
CTĐG CTN CTPT CTCT
Cx’Hy’Oz’Nt’
(x’, y’, z’, t’ là các số
nguyên tối giản)
(Cx’Hy’Oz’Nt’)n
n là hệ số nguyên
(12x’+y’+16z’+14t’).n = MA
CxHyOzNt
(x, y, z, t là bội số
của x’, y’, z’, t’)
là dạng khai triển để thể hiện
trật tự liên kết của các nguyên
tử trong phân tử.
(3) Hợp chất no, không no, mạch hở, mạch vòng
Hợp chất no Hợp chất không no Mạch hở Mạch vòng
là hợp chất chỉ chứa liên
kết đơn (–).
ngoài liên kết đơn còn
có liên kết đôi (=), liên
kết ba (≡).
các nguyên tử C không
liên kết tạo thành
vòng.
các nguyên tử C liên
kết tạo thành mạch kín.
H
│
H─ C ─H
│
H
Metan
CH2=CH2
Etilen
HC≡CH
Axetilen
CH2 = CH - CH3
Propilen
Xiclopropan
(4) Nhóm chức, đơn chức, đa chức, tạp chức
Nhóm chức Đơn chức Đa chức Tạp chức
Là nhóm nguyên tử
gây nên tính chất đặc
trưng của hợp chất.
- VD: -OH, -COOH,
-CHO, -NH2…
- Chỉ chứa một nhóm
chức.
- VD: C2H5OH,
CH3COOH,…
- Chứa nhiều nhóm chức
giống nhau.
- VD: C2H4(OH)2,
CH2(COOH)2,…
- Chứa nhiều nhóm chức
khác nhau.
- VD: HOCH2COOH,
NH2CH2COOH …
(5) Đồng đẳng, đồng phân
Đồng đẳng Đồng phân
- Là các chất có cùng nhóm chức hơn kém nhau
một hoặc nhiều nhóm -CH2 (metilen).
- Các chất đồng đẳng có tính chất hóa học giống
nhau.
- Là các chất cùng CTPT nhưng khác nhau về
CTCT.
- Các chất đồng phân có tính chất hóa học khác
nhau.
VD: dãy đồng đẳng của ancol etylic CH3OH,
C2H5OH, C3H7OH,…, CnH2n+1OH.
VD: cùng CTPT C2H6O có các đồng phân
CH3-CH2OH CH3-O-CH3
Ancol etylic Đimetyl ete
(6) Đồng phân cấu tạo, đồng phân lập thể (đồng phân hình học, đồng phân cis-trans,…)
- Đồng phân bao gồm: đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể.
- Đồng phân cấu tạo: là những chất có cùng CTPT nhưng CTCT khác nhau.
- Đồng phân lập thể gồm các dạng: đồng phân cis-trans hay đồng phân hình học hay đồng phân cấu hình
hay đồng phân E-Z để miêu tả hướng của nhóm chức trong một phân tử.
- Điều kiện có đồng phân Cis-Trans:
-Có nối đôi hoặc vòng.
-2 nhóm thế ( hoặc ngtử) ở cùng cacbon phải khác nhau.
-2 nhóm thế (hoặc ngtử) ở hai cacbon nối đôi phải khác nhau.
Cis-2-buten Trans-2-buten
3. Lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A (CxHyOzNt)
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
(1) Phân tích định tính: xác định các nguyên tố tạo nên hợp chất.
(2) Phân tích định lượng: xác định %, m hoặc mol của từng nguyên tố trong hợp chất.
- Tìm số mol và khối lượng của từng nguyên tố trong A
nC = nCO2 + nCaCO3 + … ⇒ mC = 12.nC
nH = 2.nH2O ⇒ mH = nH
nN = 2.nN2 ⇒ mN = 14.nN
nO = (mA – mC – mH – mN):16 ⇒ mO = mA – mC – mH – mN
- Công thức tìm khối lượng phân tử: MA = dA/B.MB hoặc MA =
A
A
m
n
hoặc MA =
. .1000
.
ct
dm
K m
m t∆
(3) Lập công thức phân tử dựa vào số liệu phân tích định lượng
- Cách 1:
12 16 14 A
C H O N A
Mx y z t
m m m m m
= = = = ⇒ x, y, z, t ⇒ CTPT là CxHyOzNt
Hoặc
12 16 14
% % % % 100
AMx y z t
C H O N
= = = = ⇒ x, y, z, t ⇒ CTPT là CxHyOzNt
- Cách 2:
: : : : : :
12 1 16 14
C O NHm m mm
x y z t = = x’: y’: z’: t’
Hoặc
% % % %
: : : : : :
12 1 16 14
C H O N
x y z t = = x’: y’: z’: t’
⇒ CTPT có dạng: (Cx’Hy’Oz’Nt’)n với (12x’+y’+16z’+14t’).n = MA ⇒ tìm n
4. Cách gọi tên của HCHC
(1) Cách viết công thức cấu tạo
- Các loại liên kết
Liên kết đơn (─) tạo bởi 1 liên kết xicma δ (bền, xen phủ trục của obitan).
Liên kết đôi (=) gồm 1 liên kết xicma δ (bền) và 1 liên kết pi π (kém bền, xen phủ bên).
Liên kết đôi (≡) gồm 1 liên kết xicma δ (bền) và 2 liên kết pi π (kém bền, xen phủ bên).
- Hóa trị của một số nguyên tố trong hợp chất hữu cơ (số liên kết - số vạch xung quanh mỗi nguyên tử
bằng với hóa trị của nguyên tố)
Hóa trị I: H, F, Cl, Br, I, K, Na,…(các nguyên tố hóa trị I được xem giống như H)
Hóa trị II: O, S, Ca, Ba,…
Hóa trị III: N, P, Fe, Al,…
Hóa trị IV: C, Si,…
Bước 1: tính k = (số liên kết pi + vòng) của hợp chất cần viết CTCT
k = Số liên kết π + vòng =
2
...),,(2.2 NaClHNC −++
CxHyOzNtClr..
(chỉ áp dụng cho chất cộng hóa trị, công thức không chứa nguyên tố hóa trị II: O, S…)
k =0: chỉ chứa lk đơn
k = 1: có 1 lk đôi / 1 vòng + lk đơn
k= 2: có 1 lk ba / 2 lk đôi / 1 lk đôi + 1 vòng
…
Bước 2:
- Viết mạch C,
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
- Điền các nguyên tố Cl, Br, O, N,…
- Di chuyển nối đôi, nối ba, tạo nhánh, tạo vòng, thay đổi nhóm chức,…rồi mới điền H.
- Một số dạng công thức thường gặp:
CnH2n+2 (chỉ chứa nối đơn)
CnH2n (có 1 nối đôi hoặc vòng)
CnH2n-2 (có 1 nối ba hoặc 2 nối đôi hoặc 1 nối đôi 1 vòng)
CnH2n-6 (chứa vòng benzen)
CxHyO (dạng R-OH; R-O -R’
, R-CHO, R-CO-R’
)
CxHyO2 (dạng R-COOH, R-COO -R’
, HO-R-CHO..)
CxHyN (dạng R-NH2; R1-NH-R2,…)
CxHyNO2 (dạng NH2RCOOH, RCOONH3R’
…)
CxHyNO3 (dạng RNH3-HCO3, RCOO-NH3R’
OH, HORCOO-NH3R’
,…)
CxHyN2O3 (dạng RNH3NO3, (RNH3)2CO3, NH2RNH3-HCO3…)
(2) Cách gọi tên: tên thường và tên hệ thống (gồm tên thay thế, tên gốc chức)
- Tên thông thường: được gắn liền với quá trình tìm ra hợp chất.
- Tên hệ thống IUPAC
(a) Tên gốc chức: tên phần gốc + tên phần định chức
Tên gốc Tên phần định chức
Gốc Tên Gốc Tên Chức Tên Chức Tên
-CH3 Metyl -C2H3 Vinyl -F Florua -O- ete
-C2H5 Etyl -C3H5 Anlyl -Cl Clorua -CHO andehit
-C3H7 Propyl -C6H5 Phenyl -Br Bromua -CO- xeton
-C4H9 Butyl -CH2C6H5 Benzyl -I Iotua -COOH axit
-CnH2n+1 Ankyl … -OH ic -COO- este
(b) Tên thay thế: số chỉ vị trí - tên phần thế | mạch chính - số chỉ vị trí - tên phần định chức
- Số chỉ vị trí: là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4…(số và chữ cách nhau bằng dấu “–“)
- Tên phần thế
-CH3 Metyl -C2H3 Vinyl -F Flo
-C2H5 Etyl -C3H5 Anlyl -Cl Clo
-C3H7 Propyl -C6H5 Phenyl -Br Brom
-C4H9 Butyl -CH2C6H5 Benzyl -I Iot
-CnH2n+1 Ankyl …
- Tên mạch chính
- Mạch chính là mạch C dài nhất nhiều nhánh nhất có nhóm chức, nối đôi, nối ba.
- Đánh số từ phía có nhóm chức, nối đôi, nối ba hoặc nhiều nhánh nhất.
- Tên chức
Chức Tên Chức Tên
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
─ an -OH ol
= en -CHO al
≡ in -CO- on
… … -COOH oic
vòng no Xiclo (đứng đầu) -NH2 amin
5. Các quy tắc của phản ứng hữu cơ
(1) Phản ứng thế (quy tắc thế):
- Thế ngoài vòng benzen: cần có ánh sáng và ưu tiên thế H của C bậc cao để tạo sản phẩm chính.
- Thế trên vòng benzen: cần xúc tác bột Fe/to
và sản phẩm phụ thuộc vào nhóm X đã có trên vòng.
- X là nhóm no (nhóm đẩy electron: -NH2, -OH, -CH3,
-C2H5,.. -CnH2n+1) sẽ dễ thế vào ortho và para (o, p).
- X là nhóm không no (nhóm hút electron: -NO2, -CHO,
-COOH, -CH=CH2,..) sẽ dễ thế vào mêta (m).
(2) Phản ứng cộng (quy tắc cộng Maconhicop):
H+
vào C nối đôi, nối ba bậc thấp (C nhiều H)
X-
(-OH, -Cl, -Br,…) vào C nối đôi, nối ba còn lại tạo sản phẩm chính.
(3) Phản ứng tách (quy tắc cộng Zaixep):
X-
(-OH, -Cl, -Br,…) sẽ tách cùng với
H+
của C bậc cao bên cạnh để tạo nối đôi, nối ba là sản phẩm chính.
6. Phân loại HCHC
(1) Hidrocacbon: là hợp chất chỉ chứa C và H.
HC no
H
│
H─C─H
│
H
Metan
HC không no
1 nối đôi
CH2=CH2
Etilen
HC không no 2
nối đôi trở lên
H2C=CH-CH=CH2
Butađien-1,3
HC không
no 1 nối ba
HC≡CH
Axetilen
HC vòng
no (chỉ có
nối đơn)
HC vòng
thơm (vòng
benzen)
HC vòng
không no
(2) Dẫn xuất hidrocacbon: ngoài C và H còn có các nguyên tố khác (còn gọi hợp chất có nhóm chức).
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
HC mạch vòngHC mạch hở
Hiđrocacbon
Hợp chất hữu cơ có nhóm chức
X
o
em
p
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
Ancol-rượu
CH3-CH2-OH
(rượu etilic)
Ete
CH3-O-CH3
(Đimetylete)
Phenol
OH
OH gắn lên vòng
Rượu thơm
CH2OH
OH không gắn
lên vòng
Anđehit
H-CHO
(anđehit formic)
CH3-CHO
(anđehit axetic)
Hay:
CH3
Xeton
CH3-C-CH3
║
O
(axeton)
Axit cacboxylic
CH3-COOH
(axit axetic)
Hay:
CH3
Este
CH3-COOCH3
(metyl axetat)
Amin
CH3NH2
(metyl amin)
Amino axit
NH2CH2COOH
(α-amino axetic)
7. Các phương pháp tinh chế HCHC
(1) Phương pháp chưng cất: khi hỗn hợp các chất lỏng hoặc rắn có to
nóng chảy, to
sôi khác nhau.
(2) Phương pháp chiết: khi hỗn hợp các chất lỏng không trộn lẫn vào nhau.
(3) Phương pháp kết tinh: khi chất cần tách có độ tan khác biệt so với các chất trong hỗn hợp.
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Dạng 1. Viết CTCT và gọi tên của các chất sau:
(1) CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H12
(2) C2H4, C3H6, C4H8, C5H10, C6H12 (mạch hở), C6H12 (mạch kín)
(3) C2H2, C3H4, C4H6, C5H8 (chỉ chứa nối ≡), C5H8 (chỉ chứa nối =), C5H8 (chứa nối = và vòng)
(4) C6H6, C7H8, C8H10 , C8H8 (các chất đều chứa vòng thơm - vòng benzen)
(5) CH2Cl2, C2H5Br, C3H7Cl, C2H4Br2, C3H6ClBr, C4H9Br, C5H11Cl
(6) CH4O, C2H6O, C3H8O, C4H10O (chứa nhóm ancol), C4H10O (chứa nhóm ete), C5H12O (chứa -OH)
(7) CH2O2, C2H4O2, C3H6O2, C4H8O2 (chứa nhóm axit), C4H8O2 (chứa nhóm este)
(8) C2H4O2Na, C2H5O2Na, C2H3O2Na, Na2C2O4
(9) C2H7N, C3H9N, C2H5NO2 (tạp chức amin và axit), C3H7NO2 (tạp chức amin và axit)
Dạng 2. Tìm đồng đẳng, đồng phân (cis-trans)
(1) Đồng đẳng là gì? Đồng phân là gì? Trong các chất sau chất nào là đồng đẳng của nhau, chất nào là
đồng phân của nhau?
(1) CH3- CH2-CH2-OH ; (2) C2H5-O-C2H5; (3) C3H7-O-CH3; (4) CH3- CH2- CH2-CH2-OH
(2) Điều kiện để một chất có đồng phân hình học? Chất nào sau đây có đồng phân hình học? Viết công
thức đồng phân hình học nếu có.
(1) CH3 - CH = CH2 (2) CH3 - CH = CH - C2H5
(3) CHCl = CHCl (4) (CH3)2C = CHCH3
(5) CH3 - CH = CH - CH3 (6) CH3 - CH = CHBr
Dạng 3. Lập CTPT của HCHC
Chú ý: để tìm số mol C, Na, H,…và mOxi trong HCHC ta sử dụng
- Bảo toàn nguyên tố.
- Bảo toàn khối lượng.
Một số công thức giải toán
mbình tăng = mCO2 + mH2O
mdung dịch tăng = (mCO2 + mH2O) – mkết tủa CaCO3, BaCO3
mdung dịch giảm = mkết tủa CaCO3, BaCO3 – (mCO2 + mH2O)
mchất A dem đốt = (mCO2 + mH2O …) – mO2
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
C
O
H
C
O
OH
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
nCO2 = nkết tủa làn 1 + 2.nkết tủa lần 2 + nNa2CO3
nO2 = nCO2 + 1/2.nH2O
nN2 = 4.nO2
VKhông khí = 5.VO2
- Công thức biện luận số nguyên tử H trong HCHC chứa C, H, O: số H ≤ số Cx2 + 2
(1) Lập CTPT theo số mol của nguyên tố
Câu 1: Phân tích 1,7g chất hữu cơ M thì thu được 5,5g CO2 và 1,8g H2O. Công thức đơn giản của M ?
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,68g một hidrocacbon X có M = 84 thu được 5,28 g CO2. Công thức phân tử
X là? (C6H12)
Câu 3:Một hidrocacbon X có M = 58, phân tích 1g X thì được 5/29g hidro. Công thức phân tử X là?
(C5H10)
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn a gam một chất X (chứa C, H, O) cần dùng 8,96 lit O2 thu được 6,72 lit CO2
và 7,2g H2O. Các thể tích đo ở đktc. Giá trị của a và CTPT của X?
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 g một chất X cần dùng 8,96 lit O2 ở đktc. Thu được mCO2 – mH2O = 6g.
CTPT của X ?
Câu 6: Đốt hoàn toàn 0,1mol hợp chất hữu cơ X cần 7,84 lit O2 thu được 5,6 lit CO2, 4,5g H2O và 5,3g
Na2CO3. Tìm khối lượng chất X đã đốt và CTPT của X ?
Câu 7: Đốt hoàn toàn 2,3g chất hữu cơ X cần V lit O2. Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình nước vôi
trong dư được 10g kết tủa và khối lượng bình tăng 7,1g. Giá trị của V (đktc) và CTPT của X ?
Câu 8: Đốt hoàn toàn chất hữu cơ X cần 6,72 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O hấp thụ hết
vào bình Ba(OH)2 có 19,7g kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 5,5g. Đun nóng dung dịch thu thêm
9,85g kết tủa. CTPT của X ?
Câu 9: Đốt hoàn toàn hidrocacbon X. Sản phẩm thu được cho hấp thụ hết vào 200ml Ca(OH)2 1M thấy
có 10g kết tủa, khối lượng bình tăng 16,8g. Lọc kết tủa đi dung dịch thu được có thể phản ứng với
Ba(OH)2 dư. CTPT của X?
Câu 10: Đốt hoàn toàn 10cm3
chất hữu cơ X ở thể khí phải dùng 450 cm3
không khí (chứa 20% O2) thu
được CO2 và H2O có thể tích bằng nhau. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. CTPT của X?
Câu 12: Đốt hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ có dạng CxHy phải dùng hết 84 lit không khí (O2 chiếm 1/5
thể tích). CTPT của CxHy?
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt vào các bình
đựng P2O5 và KOH dư, tỉ lệ khối lượng tăng lên của hai bình lần lượt là 9 : 44. CTPT của X ?
Câu 14: Để đốt cháy hoàn toàn 4,45 g chất hữu cơ X phải dùng hết 4,20 lít khí oxi (đktc). Sản
phẩm cháy gồm có 3,15 g H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 (đktc). Xác định CTĐGN
của X.
Câu 15: Đốt hoàn toàn m gam chất hữu cơ X (C, H, N) cần dùng 14 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho lội
chậm qua nước vôi trong dư thấy có 40g kết tủa và 1120 ml khí không bị hấp thụ. Tìm m và CTPT X ?
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 1,5g chất hữu cơ A rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình một đựng
CaCl2 và bình hai đựng dung dịch KOH thì khối lượng bình một tăng 0,9g và khối lượng bình
hai tăng 1,76g. Mặt khác khi định lượng 3g A bằng phương pháp Đuyma thì thu được 448ml N2
(đkc). Xác định CTN và CTPT của A biết dA/KK = 2,59 ?
Câu 17: Phân tích 0,31g chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, N tạo thành 0,44g CO2. Mặt khác, nếu phân tích
0,31g với vôi tôi xút rồi dẫn toàn bộ lượng NH3 tạo thành vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M thì cần 50
ml dung dịch NaOH 1,4M để trung hòa lượng axit dư. Lập công thức phân tử của X biết 1 lít (đktc) hơi
chất X nặng 1,38g.
Câu 18: Đốt cháy 0,282g hợp chất hữu cơ và cho các sản phẩm sinh ra đi qua các bình đựng
CaCl2 khan và KOH, thấy bình CaCl2 tăng thêm 0,194g, bình KOH tăng thêm 0,8g. Mặt khác đốt
0,186g chất hữu cơ đó thu được 22,4ml N2 (đkc). Tìm CTPT của hợp chất hữu cơ biết rằng trong
phân tử chất hữu cơ chỉ chứa một nguyên tử Nitơ ?
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
Một Số Bài Tập Tương Tự
Câu 1: Đốt hoàn toàn 1 lit chất hữu cơ X cần 5 lit O2 thu được 3 lit CO2 và 4 lit hơi H2O. Các thể tích đo
ở cùng điều kiện. CTPT của X ?
Câu 2: Đốt một lượng hiđrocacbon X thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó CO2 có khối lượng chiếm
66,165%. X có CTPT ?
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,25 gam một hỗn hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O cần 0,1375 mol O2 thu
được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol là 4 : 5. Tỉ khối hơi của X đối với heli là 22,5. Công thức phân tử A?
Câu 4: Đốt cháy một hiđrocacbon X thu được CO2 và H2O có tỷ lệ khối lượng CO2 : H2O = 4,889. Công
thức đơn giản nhất của X ?
Câu 5: Đốt cháy 5,8g chất hữu cơ A thì thu được 2,65g Na2CO3 và 2,25g H2O và 12,1g CO2. Xác
định CTPT của A biết rằng trong phân tử A chỉ chứa một nguyên tử Natri ?
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,01mol chất hữu cơ (B) bằng một lượng Oxy vừa đủ là 0,616 lít thì
thu được 1,344 lít hỗn hợp CO2, N2 và hơi nước. Sau khi làm ngưng tụ hơi nước, hỗn hợp khí
còn lại chiếm thể tích 0,56 lít và có tỷ khối đối với Hydro bằng 20,4. Xác định CTPT của (B)
biết rằng các thể tích khí đo trong điều kiện tiêu chuẩn và (B) chỉ chứa một nguyên tử Nitơ ?
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,369g hợp chất hữu cơ A sinh ra 0,2706g CO2 và 0,2214g H2O. Đun
nóng cùng lượng chất A nói trên với vôi tôi xút để biến tất cả Nitơ trong A thành NH3 rồi dẫn khí
NH3 này vào 10ml dung dịch H2SO4 1M. Để trung hòa lượng H2SO4 còn dư ta cần dùng 15,4ml
dung dịch NaOH 0,5M. Xác định CTPT của A biết phân tử lượng của nó là 60đvC ?
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 10,4g hợp chất hữu cơ (A) rồi cho toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình
một đựng H2SO4 đđ rồi qua bình hai đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm khối lượng bình một
tăng 3,6g và bình hai có 30g kết tủa trắng. Khi hóa hơi 5,2g A thu được một thể tích đúng bằng
thể tích của 1,6g khí O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định CTPT của A.
(2) Lập CTPT theo khối lượng của nguyên tố
Câu 1: Phân tích 0,46g A tạo thành 448ml CO2 (đktc) và 0,54g H2O. Tỉ khối A với không khí là 1,586.
Câu 2: Oxi hoá hoàn toàn 0,32g hiđrocacbon X tạo thành 0,72g H2O. Tỉ khối của X so với Heli bằng 4.
Câu 3: Chất hữu cơ Y có M = 123 đvC và tỉ lệ khối lượng cacbon, hiđro, oxi và nitơ trong phân tử theo
lần lượt là 72: 5: 32: 14.
Câu 4: Oxi hóa hoàn toàn 6,15 g chất X thu được 2,25g H2O; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (các thể tích ở
đktc). Lập công thức đơn giản của X.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 4,1 g chất A người ta thu được 2,65g Na2CO3; 1,35g H2O và 1,68 lít CO2
(đktc). Xác định công thức đơn giản của A.
Câu 6: Khi đốt cháy 1,5 g mỗi chất A hoặc B hoặc D đều thu được sản phẩm gồm 0,9 g H2O và 2,2g khí
CO2. Ba chất trên có phải là đồng phân của nhau hay không? Giải thích.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ A có tỉ lệ khối lượng mC : mO = 3 : 2, thu đươc khí CO2 và hơi
nước theo tỉ lệ thể tích CO2 : H2O = 4 : 3 ở cùng nhiệt độ và áp suất. Xác định CTPT của A.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 14g một hợp chất hữu cơ X, mạch hở. Cho sản phẩm cháy qua dung dịch
Ca(OH)2 dư thu được 100 g kết tủa trắng, đồng thời khối lượng bình tăng 62g. Xác định CTPT của X biết
dX/H2 =35.
Câu 9: Khi đốt cháy 18g một hợp chất hữu cơ phải dùng 16,8 lít O2 (đktc) thu được khí CO2 và hơi nước
theo tỉ lệ thể tích CO2 : H2O = 3 : 2. Tỉ khối hơi của hợp chất hữu cơ đối với H2 là 36. Hãy xác định CTPT
của hợp chất đó.
Câu 10: Để đốt cháy hoàn toàn 7,5 g chất hữu cơ X phải dùng hết 25,2 lít không khí (đktc). Sản
phẩm cháy gồm có 4,5g H2O và 25,76 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 (đktc). Xác định CTPT của
X biết X chứa hai nguyên tử cacbon.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 10,4g hợp chất hữu cơ rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4
đặc, bình 2 chứa nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6g, bình 2 thu được 30g kết tủa. Khi
hoá hơi 5,2g A thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp
suất. Xác định CTPT của A.
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 1,26g hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O, N cần vừa đủ 0,56 lít O2. Cho toàn
bộ sản phẩm đốt cháy vào bình 1 đựng H2SO4 đặc, dư thu được 0,672 lít hỗn hợp khí B. Cho B qua bình 2
đựng dd Ca(OH)2 dư thu được 2 g kết tủa trắng. Xác định CTPT A biết CTPT trùng với CTĐG (các thể
tích khí đo ở đktc).
Câu 13: Cho 400 ml một hỗn hợp gồm nitơ và một hidrocacbon X ở thể vào 900 ml O2 (dư) rồi đốt. Thể
tích thu được sau khi đốt là 1,4 lit. Sau khi cho nước ngưng tụ thì được 800 ml hỗn hợp B. Người ta cho
B qua KOH thấy thoát ra 400ml khí C. Xác định CTPT của X, biết rằng các thể tích khí đo cùng điều
kiện.
(3) Lập CTPT theo % khối lượng của nguyên tố
Câu 1: Thành phần % của C, H, O trong hợp chất Z lần lượt là 54,6% ; 9,1% ; 36,3%. Lập công thức đơn
giản nhất của Z ?
Câu 2: Nilon – 6, loại tơ nilon phổ biến nhất có 63,68% C; 9,08 % H; 14,14% O; và 12,38% N. Xác
định CTĐG của nilon – 6.
Câu 3: Kết quả phân tích các nguyên tố trong nicotin như sau: 74% C; 8,65% H; 17,35% N. Xác định
CTĐGN của nicotin, biết nicotin có khối lượng mol phân tử là 162.
Câu 4: Chất hữu cơ A có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: C chiếm 24,24%; H
chiếm 4,04%; Cl chiếm 71,72%. Xác định CTPT của A biết rằng tỉ khối hơi của A đối với CO2 là 2,25.
Câu 5: Hợp chất X có phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt bằng 54,54%; 9,10% và 36,36%. Khối
lượng mol phân tử của X bằng 88. Xác định CTPT của X.
Câu 6: Từ tinh dầu chanh người ta tách được chất limonen thuộc loại hiđrocacbon có hàm lượng nguyên
tố H là 11,765%. Tìm CTPT của limonen, biết tỉ khối hơi của limonen so với heli bằng 34.
Câu 7: Một chất hữu cơ A có chứa các nguyên tố (C,H, Cl). Tỉ khối hơi của chất A đối với H2 là 56,5.
Trong hợp chất A nguyên tố Clo chiếm 62,832% về khối lượng. Xác định công thức phân tử của chất A.
Câu 8: Chất hữu cơ Z có khối lượng C là 40% ; 6,67% H, còn lại là oxi. Mặt khác, khi hoá hơi một lượng
Z người ta được thể tích đúng bằng thể tích của nitơ (II) oxit có khối lượng bằng 1/3 khối lượng của Z
trong cùng điều kiện.
Câu 9: Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol – một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su.
Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148 g/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có %C =
81,08%; %H = 8,10% còn lại là oxi. Lập CTĐGN và CTPT của anetol.
Câu 10: Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn
dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn
lại là oxi. Lập CTĐGN, CTPT của metylơgenol.
Câu 11: Hợp chất hữu cơ A cơ khối lượng phân tử nhỏ hơn benzen (C6H6) và chỉ chứa 4 nguyyên tố C,
H, O, N trong đó hidro chiếm 9,09%, nitơ chiếm 18,18%. Đốt cháy hết 7,7 gam A thu được 4,928 lít khí
CO2 ở 27,30
C và 1 atm. Xác định CTPT của A.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Dạng 1. Tính chất cơ bản của hợp chất hữu cơ
Câu 1: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...
B. gồm có C, H và các nguyên tố khác.
C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.
Câu 2: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy.
6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Các phát biểu đúng là:
A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6.
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
Câu 3: Cấu tạo hoá học là
A. số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
B. các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
C. trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
D. bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Câu 4: Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ ?
A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố
trong phân tử.
C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong
phân tử.
D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.
Câu 5: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi
H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :
A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.
B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.
C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.
D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.
Câu 6: Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :
A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.
Câu 7: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:
A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
B. Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay
nhiều nhóm -CH2- là đồng đẳng của nhau.
C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
D. Liên kết ba gồm hai liên kết π và một liên kết σ.
Câu 9: Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.
B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa
học khác nhau là những chất đồng đẳng.
C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất
đồng đẳng của nhau.
D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.
Câu 10: Các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều
nhóm metylen (-CH2-) được gọi là
A. đồng phân. B. đồng vị. C. đồng đẳng. D. đồng khối.
Câu 11: Phát biểu không chính xác là:
A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.
B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
C. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.
D. Sự xen phủ trục tạo thành liên kết σ, sự xen phủ bên tạo thành liên kết π.
Câu 12: Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ?
A. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br.
B. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH.
C. CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3.
D. HgCl2, CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br.
Câu 13: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?
A. C2H5OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO.
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH. D. C4H10, C6H6.
Một số cau hỏi nâng cao
Câu 1: Cho hỗn hợp các ankan sau: pentan (sôi ở 36o
C), heptan (sôi ở 98o
C), octan (sôi ở 126o
C), nonan
(sôi ở 151o
C). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây ?
A. Kết tinh. B. Chưng cất C. Thăng hoa. D. Chiết.
Câu 2: Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6H4OH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T).
Các chất đồng đẳng của nhau là:
A. Y, T. B. X, Z, T. C. X, Z. D. Y, Z.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. CH3C6H4-OH và C6H5CH2-OH là đồng đẳng.
B. CH3-O-CH3 và C2H5-OH là đồng phân cấu tạo.
C. CH3CH2CH2-OH và CH3CH(-OH)CH3 là đồng phân vị trí.
D. CH2=CHCH2-OH và CH3CH2-CH=O là đồng phân chức.
Câu 4: Các chất hữu cơ đơn chức Z1, Z2, Z3 có CTPT tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H4O2. Chúng thuộc
các dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z3 là
A. CH3COOCH3. B. HOCH2CHO. C. CH3COOH. D. CH3OCHO.
Câu 5: Đặc điểm chung của các cacbocation và cacbanion là:
A. kém bền và có khả năng phản ứng rất kém.
B. chúng đều rất bền vững và có khả năng phản ứng cao.
C. có thể dễ dàng tách được ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
D. kém bền và có khả năng phản ứng cao.
Dạng 2. Tính độ bất bão hòa, viết đồng phân cấu tạo
(1) Độ bất bão hòa
Câu 1: Liên kết đôi là do những loại lên kết nào hình thành
A. liên kết σ B. liên kết π C. hai liên kết π D. liên kết π và σ
Câu 2: Tổng số liên kết π và vòng ứng với công thức C5H9O2Cl là:
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 3: Tổng số liên kết π trong phân tử axit benzoic (C7H6O2 chứa 1 vòng) là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 4: Tổng số liên kết π và vòng ứng với công thức C5H12O2 là:
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 5: Công thức tổng quát của dẫn xuất điclo mạch hở có chứa một liên kết ba trong phân tử là
A. CnH2n-2Cl2. B. CnH2n-4Cl2. C. CnH2nCl2. D. CnH2n-6Cl2.
Câu 6: Hợp chất chứa một liên kết π trong phân tử thuộc loại hợp chất
A. không no. B. mạch hở. C. thơm. D. no hoặc vòng.
Câu 7: Trong công thức CxHyOzNt tổng số liên kết π và vòng là:
A. (2x-y + t+2)/2. B. (2x-y + t+2). C. (2x-y - t+2)/2. D. (2x-y + z + t+2)/2.
Câu 8: Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số
liên kết đôi trong phân tử vitamin A là
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 9: Licopen, công thức phân tử C40H56 là chất màu đỏ trong quả cà chua, chỉ chứa liên kết đôi và liên
kết đơn trong phân tử. Hiđro hóa hoàn toàn licopen được hiđrocacbon C40H82. Vậy licopen có
A. 1 vòng; 12 nối đôi. B. 1 vòng; 5 nối đôi.
C. 4 vòng; 5 nối đôi. D. mạch hở; 13 nối đôi.
Câu 10: Metol C10H20O và menton C10H18O chúng đều có trong tinh dầu bạc hà. Biết phân tử metol không
có nối đôi, còn phân tử menton có 1 nối đôi. Vậy kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Metol và menton đều có cấu tạo vòng.
B. Metol có cấu tạo vòng, menton có cấu tạo mạch hở.
C. Metol và menton đều có cấu tạo mạch hở.
D. Metol có cấu tạo mạch hở, menton có cấu tạo vòng.
(2) Đồng đẳng, đồng phân cấu tạo
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
Câu 1: Số đồng phân mạch vòng của hợp chất có công thức phân tử C5H10 là
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 2: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C3H5Cl là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 3: Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C3H6O là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 4: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C3H5Br3 là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 5: Số đồng phân của hợp chất có công thức phân tử C4H8 là
A. 7 B. 5 C. 6 D. 8
Câu 6: Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C5H10 là
A. 2. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 7: Số lượng đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H10 là
A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.
Câu 8: Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 là:
A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.
Câu 9: Số lượng đồng phân chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C9H12 là:
A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.
Câu 10: Số lượng đồng phân chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C9H10 là:
A. 7. B. 8. C. 9. D. 6.
Câu 11: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C4H11N là
A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.
Câu 12: Hợp chất C4H10O có số đồng phân ancol và tổng số đồng phân là:
A. 7 và 4. B. 4 và 7. C. 8 và 8. D.10 và 10.
Câu 13: Nhóm chất nào sau đây chứa các đồng phân của nhau:
(I) CH2 = CH – CH = CH2 (II) (CH3)2C = CH – CH3
(III) CH2 = CH – CH2 – CH = CH2 (IV) CH2 = CH – CH = CH – CH3
A. II, III B. II, III, IV C. III, IV D. I, II, IV
Câu 14: Nhóm chất nào sau đây là đồng phân cấu tạo của nhau:
(I) (CH3)2C = CH – CH3 (II) CH2 = CH – CH2 – CH3
(III) (IV)
A. II, III B. III, IV C. I, II D. II, III, IV
Câu 15: Nhóm chất nào sau đây không là đồng đẳng của nhau:
(I) CH3 –CHOH – CH3 (II) HO – CH2 – CH3
(III) CH3 – CH2 – CH2 – OH (IV) (CH3)2CH – CH2 – OH
A. II, III B. I, II C. I, III D. I, IV
Câu 16: Nhóm chất nào sau đây là đồng đẳng của benzen:
A. (2),(3),(4) B. (2),(3) C. (1),(2),(4) D. (1),(2),(3),(4)
Câu 17: Nhóm chất nào sau đây là đồng phân cấu tạo của nhau:
(I) CH2 = CH – CH = CH2 (II) CH ≡ C – CH2 – CH3
(III) CH2 = C = CH – CH3 (IV) CH3 – C ≡ C – CH3
A. I, III B. II, IV C. I, III, IV D. I, II, III, IV
Câu 18: Nhóm chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau:
(I) CH3 – CH = CH2 (II) CH2 = CH – (CH2)2 – CH3
(III) (IV)
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
CH3
CH=CH2
CH3
C2
H5CH2
-CH2
-CH3
CH3
(2) (3)(1) (4)
CH3
CH3
CH3
CH3
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
A. I, III B. III, IV C. II, III, IV D. I, II
Câu 19: Thành phần phần trăm về khối lượng luôn bằng thành phần trăm về số mol (cùng điều kiện nhiệt
độ, áp suất) trong hỗn hợp nào sau đây?
A. Các đồng đẳng B. Các đồng phân cấu tạo
C. Các chất khí D. Các chất lỏng trong cùng một dung dịch
Một số câu hỏi nâng cao
Câu 1: Hợp chất (CH3)2C=CHC(CH3)2CH=CHBr có danh pháp IUPAC là
A. 1-brom-3,5-trimetylhexa-1,4-đien. B. 3,3,5-trimetylhexa-1,4-đien-1-brom.
C. 2,4,4-trimetylhexa-2,5-đien-6-brom. D. 1-brom-3,3,5-trimetylhexa-1,4-đien.
Câu 2: Hợp chất (CH3)2C=CH-C(CH3)3 có danh pháp IUPAC là:
A. 2,2,4- trimetylpent-3-en. B. 2,4-trimetylpent-2-en.
C. 2,4,4-trimetylpent-2-en. D. 2,4-trimetylpent-3-en.
Câu 3: Hợp chất CH2=CHC(CH3)2CH2CH(OH)CH3 có danh pháp IUPAC là:
A. 1,3,3-trimetylpent-4-en-1-ol. B. 3,3,5-trimetylpent-1-en-5-ol.
C. 4,4-đimetylhex-5-en-2-ol. D. 3,3-đimetylhex-1-en-5-ol.
Câu 4: Cho công thức cấu tạo sau : CH3CH(OH)CH=C(Cl)CHO. Số oxi hóa của các nguyên tử cacbon
tính từ phái sang trái có giá trị lần lượt là:
A. +1 ; +1 ; -1 ; 0 ; -3. B. +1 ; -1 ; -1 ; 0 ; -3.
C. +1 ; +1 ; 0 ; -1 ; +3. D. +1 ; -1 ; 0 ; -1 ; +3.
Câu 5: Trong phân tử CH4 các obitan hoá trị của cacbon ở trạng thái lai hoá nào
A. sp3
B. sp2
C. sp3
d D. sp
Câu 6: Trong phân tử C2H4 các obitan hoá trị của cacbon ở trạng thái lai hoá nào
A. sp3
B. sp2
C. sp3
d D. sp
Câu 7: Trong phân tử C2H2 các obitan hoá trị của cacbon ở trạng thái lai hoá nào
A. sp3
B. sp2
C. sp3
d D. sp
Câu 8: Trong hợp chất CxHyOz thì y luôn luôn chẵn và y ≤ 2x+2 là do:
A. a ≥ 0 (a là tổng số liên kết π và vòng trong phân tử).
B. z ≥ 0 (mỗi nguyên tử oxi tạo được 2 liên kết).
C. mỗi nguyên tử cacbon chỉ tạo được 4 liên kết.
D. cacbon và oxi đều có hóa trị là những số chẵn.
Câu 9: Công thức tổng quát của dẫn xuất đibrom không no mạch hở chứa a liên kết π là
A. CnH2n+2-2aBr2. B. CnH2n-2aBr2. C. CnH2n-2-2aBr2. D. CnH2n+2+2aBr2.
Câu 10: Hợp chất hữu cơ có công thức tổng quát CnH2n+2O2 thuộc loại
A. ancol hoặc ete no, mạch hở, hai chức. B. anđehit hoặc xeton no, mạch hở, hai chức.
C. axit hoặc este no, đơn chức, mạch hở. D. hiđroxicacbonyl no, mạch hở.
Câu 11: Ancol no mạch hở có công thức tổng quát chính xác nhất là
A. R(OH)m. B. CnH2n+2Om. C. CnH2n+1OH. D. CnH2n+2-m(OH)m.
Câu 12: Công thức tổng quát của anđehit đơn chức mạch hở có 1 liên kết đôi C=C là:
A. CnH2n+1CHO. B. CnH2nCHO. C. CnH2n-1CHO. D. CnH2n-3CHO.
Câu 13: Anđehit mạch hở có công thức tổng quát CnH2n-2O thuộc loại
A. anđehit đơn chức no.
B. anđehit đơn chức chứa một liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon.
C. anđehit đơn chức chứa hai liên kết π trong gốc hiđrocacbon.
D. anđehit đơn chức chứa ba liên kết π trong gốc hiđrocacbon.
Câu 14: Công thức tổng quát của ancol đơn chức mạch hở có 2 nối đôi trong gốc hiđrocacbon là
A. CnH2n-4O. B. CnH2n-2O. C. CnH2nO. D. CnH2n+2O.
Câu 15: Anđehit mạch hở CnH2n – 4O2 có số lượng liên kết π trong gốc hiđrocacbon là:
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 16: Công thức phân tử tổng quát của axit hai chức mạch hở chứa một liên kết đôi trong gốc
hiđrocacbon là
A. CnH2n-4O4. B. CnH2n-2O4. C. CnH2n-6O4. D. CnH2nO4.
Câu 17: Axit mạch hở CnH2n – 4O2 có số lượng liên kết π trong gốc hiđrocacbon là:
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 18: Số đồng phân của hợp chất có công thức phân tử C6H14 là
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu19: Tổng số đồng phân của C4H9Cl và C4H9OH là
A. 6 B. 8 C. 10 D. 12
Câu 20: Số đồng phân anđehit có công thức C5H10O
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 21: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C6H14
A. 6. B. 7. C. 4. D. 5.
Dạng 3. Đồng phân (cis-trans)
Câu 1: Chất nào sau đây có đồng phân hình học:
(X) CH2 = C(CH3)2 (Y) CH3HC = CHCH3
(Z) CH2 = C = CHCH3 (T) (CH3)(C2H5)C = CHCH3
A. X, Y B. Y C. Y, Z, T D. Y, T
Câu 2: Hợp chất nào dưới đây không có đồng phân cis - trans:
A. CH(CH3) = CH(CH3) B. (CH3)2C = CHCH3
C. CH3 - CH = CH - CH3 D. CH3 - CH = CH - C2H5
Câu 3: Những chất nào sau đây là đồng phân hình học của nhau ?
A. (I), (II). B. (I), (III). C. (II), (III). D. (I), (II), (III).
Câu 4: Cho các chất sau: CH3-CH=CH2 (1); CH2=C(CH3)2 (2); CH3C≡CH (3); CH3CH=CHCH3 (4). Các
chất có đồng phân hình học là
A. 2, 4. B. 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 3.
Câu 5: Cho các chất sau: CH2=CH-C≡CH (1); CH2=CHCl (2); CH3CH=C(CH3)2 (3);
CH3CH=CH-CH=CH2 (4); CH2=CHCH=CH2 (5); CH3CH=CHBr (6). Các chất có đồng phân hình học là
A. 2, 4, 5, 6. B. 4, 6. C. 2, 4, 6. D. 1, 3, 4.
Dạng 4. Lập CTPT của HCHC
(1) Hợp chất Hidrocacbon C, H
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 1,68g một hidrocacbon X có M=84 thu được 5,28g CO2 Số nguyên tử cacbon
trong phân tử X là:
A. 6 B. 5 C. 4 D. 7
Câu 2: Một hidrocacbon X có M=58, phân tích 1 g X thì được 5/29 g hidro. Trong X có số nguyên tử H
A. 10 B. 5 C. 4 D. 8
Câu 3: Phân tích 1,7g chất hữu cơ M thì thu được 5,5g CO2 và 1,8g H2O. Công thức đơn giản của M là
A. C3H8 B. C4H8 C. C5H8 D. C5H10
Câu 4: Đốt hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ có dạng CxHy phải dùng hết 84 lit không khí (O2 chiếm 1/5 thể
tích). CTPT của chất trên là:
A. C5H12 B. C4H8 C. C5H8 D. C5H10
Câu 5: Đốt một lượng hiđrocacbon X thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó CO2 có khối lượng chiếm
66,165%. Chất X có công thức là
A. C6H6 B. C4H10 C. C8H10 D. C5H12
Câu 6: Một hiđrocacbon X mạch hở, thể khí. Khối lượng của V lít khí này bằng 2 lần khối lượng của V
lít khí N2 ở cùng 1 điều kiện. Chất X có công thức là
A. C4H10 B. C4H6 D. C2H6 D. C4H8
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon, số mol oxi phản ứng bằng số mol H2O sinh ra. Hiđrocacbon
có công thức là:
A. CH4 B. C2H4 C. C4H6 D. C3H8
Câu 8: Đốt cháy một hiđrocacbon X thu được CO2 và H2O có tỷ lệ khối lượng CO2 và H2O bằng 4,889.
Công thức đơn giản nhất của X là:
A. (CH2)n B. (C2H6)n C. (CH3)n D. (CH)n
Câu 9: Hợp chất X có thành phần % về khối lượng: C (85,8%) và H (14,2%). Hợp chất X là
A. C3H8. B. C4H10. C. C4H8. D. C5H10.
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
Câu 10: Đốt cùng số mol ba hiđrocacbon K, L, M thu được lượng CO2 như nhau và tỉ lệ số mol H2O và
CO2 đối với K, L, M lần lượt là 0,5 : 1 : 1,5. Công thức của K, L, M lần lượt là:
A. C3H8, C3H4, C2H4 B. C4H4, C3H6, C2H6
C. C2H2, C2H6, C2H4 D. C2H2, C2H4, C2H6
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt vào các bình
đựng P2O5 và KOH dư, tỉ lệ khối lượng tăng lên của hai bình lần lượt là 9 : 44. Công thức của X là:
A. C2H2 B. C3H8 C. C3H4 D. C2H4
Câu 12: Đốt hoàn toàn 10cm3
chất X ở thể khí phải dùng 450 cm3
không khí (chứa 20% O2) thu được
CO2 và H2O có thể tích bằng nhau. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Công thức của X là:
A. C4H8 B. C3H6 C. C4H6 D. C6H12
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong
được 20 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng phần nước lọc lại có 10 gam kết tủa nữa. Vậy X không
thể là
A. C2H6. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2.
Câu 14: Đốt hoàn toàn hidrocacbon X. Sản phẩm thu được cho hấp thụ hết vào 200ml Ca(OH)2 1M thấy
có 10g kết tủa, khối lượng bình tăng 16,8g. Lọc kết tủa đi dung dịch thu được có thể phản ứng với
Ba(OH)2 dư. Công thức của X là
A. C3H8 B. C2H6 C. C3H4 D. C3H6
Câu 15: Hỗn hợp X gồm một số hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp. Tổng khối lượng phân tử của các
hiđrocacbon trong A là 252, trong đó khối lượng phân tử của hiđrocacbon nặng nhất bằng 2 lần khối
lượng phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất. Công thức phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất và số lượng
hiđrocacbon trong X là:
A. C3H6 và 4. B. C2H4 và 5. C. C3H8 và 4. D. C2H6 và 5.
Câu 16: Hỗn hợp X gồm một số hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp. Tổng khối lượng phân tử của các
hiđrocacbon trong A là 252, trong đó khối lượng phân tử của hiđrocacbon nặng nhất bằng 2 lần khối
lượng phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất. Công thức phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất và số lượng
hiđrocacbon trong X là:
A. C3H6 và 4. B. C2H4 và 5. C. C3H8 và 4. D. C2H6 và 5.
Câu 17: Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau
khi hơi H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi
qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Công thức của hợp chất trên (biết các thể tích khí đo ở cùng
điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2)
A. C2H6. B. C2H4. C. C3H8. D. C2H2.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon trong 0,5 lít hỗn hợp của nó với CO2 bằng 2,5 lít O2 thu
được 3,4 lít khí. Hỗn hợp này sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn 1,8 lít, tiếp tục cho hỗn hợp khí còn lại
qua dung dịch kiềm dư thì còn lại 0,5 lít khí. Các thể tích được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Công thức phân tử của hiđrocacbon là:
A. C4H10. B. C3H8. C. C4H8. D. C3H6.
Câu 19: Cho 400 ml một hỗn hợp gồm nitơ và một hiđrocacbon vào 900 ml oxi (dư) rồi đốt. Thể tích hỗn
hợp thu được sau khi đốt là 1,4 lít. Sau khi cho nước ngưng tụ còn 800 ml hỗn hợp, người ta cho lội qua
dung dịch KOH thấy còn 400 ml khí. Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công
thức phân tử của chất hữu cơ là
A. C3H8. B. C2H4. C. C2H2. D. C2H6.
(2) Hợp chất có chứa C, H, O
Câu 1: Thành phần % của C, H, O trong hợp chất Z lần lượt là 54,6% ; 9,1% ; 36,3%. Công thức đơn
giản nhất của Z là:
A. C3H6O B. C2H4O C. C5H9O D. C4H8O2
Câu 2: Chất hữu cơ X có thành phần % khối lượng C, H, O lần lượt là 40; 6,67; 53,33. Công thức phân
tử của X có dạng
A. (C2H4O)n B. (CH2O)n C. (CHO)n D. (C3H6O)n
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một chất X (chứa C,H,O) cần dùng 8,96 lit O2 thu được 6,72 lit CO2 và 7,2g
H2O. Các thể tích đo ở đktc. Công thức phân tử của X :
A. C3H8O B. C2H6O C. C4H8O2 D. C3H8O2
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 g một chất X cần dùng 8,96 lit O2 ở đktc. Thu được mCO2 – mH2O = 6g.
Công thức phân tử của X
A. C3H8O B. C3H8O3 C. C3H8 D. C3H8O2
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
Câu 5: Đốt hoàn toàn 1 lit chất hữu cơ X cần 5 lit O2 thu được 3 lit CO2 và 4 lit hơi H2O. Các thể tích đo
ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là
A. C3H8O B. C3H8 C. C3H6 D. C2H6O
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được
CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Công thức đơn giản của X là
A. C2H4O. B. C3H6O. C. C4H8O. D. C5H10O.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X (C,H,O) cần dùng 8,96 lit O2 được 6,72 lit CO2 ; 7,2g
H2O. Các thể tích đo ở đktc. Công thức phân tử của X là
A. C3H8O B. C2H6O C. C4H8O D. C3H8O2
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 2,25 gam một hỗn hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O cần 0,1375 mol O2 thu
được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol là 4:5. Khối lượng phân tử của A là 90 đvC. Công thức phân tử của A
A. C3H6O3 B. C2H2O4 C. C4H10O2 D. C6H6O
Câu 9: Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu được 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng điều
kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là
A. C4H10O. B. C4H8O2. C. C4H10O2. D. C3H8O.
Câu 10: Đốt hoàn toàn 2,3g chất hữu cơ X cần V lit O2. Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình nước vôi
trong dư được 10g kết tủa và khối lượng bình tăng 7,1g. Giá trị của V (đktc) và công thức phân tử của X
A. 3,92 ; C4H10O B. 3,36 ; C2H6O C. 4,48 ; C3H8O D. 5,6 ; CH4O
Câu 11: Đốt hoàn toàn chất hữu cơ X cần 6,72 lit O2 đktc. Sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O hấp thụ hết
vào bình Ba(OH)2 có 19,7g kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 5,5g. Đun nóng dung dịch thu thêm
9,85g kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. C3H8O B. C2H6O C. C2H6O2 D. C2H6
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch
Ca(OH)2 dư thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24 gam. Tỉ khối của X so với H2 bằng
15. Công thức phân tử của X là
A. CH4. B. C2H6. C. CH4N. D. CH2O.
Câu 13: Phân tích 1,47 gam chất hữu cơ Y (C, H, O) bằng CuO thì thu được 2,156 gam CO2 và lượng
CuO giảm 1,568 gam. Công thức đơn giản của Y là
A. CH3O. B. CH2O. C. C2H3O. D. C2H3O2.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và
H2O với tỷ lệ khối lượng tương ứng là 44 : 27. Công thức phân tử của X là:
A. C2H6. B. C2H6O. C. C2H6O2. D. C2H4O.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu
được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. CTĐGN của X là:
A. C2H4O. B. C3H6O. C. C4H8O. D. C5H10O.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Biết tỉ
khối của X so với He là 7,5. Công thức phân tử của X là:
A. CH4. B. C2H6. C. CH4N. D. CH2O.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 1,88 gam hợp chất hữu cơ Z (chứa C, H, O) cần 1,904 lít khí O2 (đktc), thu
được CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 4 : 3. Công thức phân tử của Z là
A. C4H6O2. B. C8H12O4. C. C4H6O3. D. C8H12O5.
Một số bài tập nâng cao
Câu 1: Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau và lượng oxi cần
dùng bằng 4 lần số mol của Y. Công thức phân tử của Y là:
A. C2H6O. B. C4H8O. C. C3H6O. D. C3H6O2.
Câu 2: X là một ancol no, mạch hở. Để đốt cháy 0,05 mol X cần 4 gam oxi. X có công thức là:
A. C3H5(OH)3. B. C3H6(OH)2. C. C2H4(OH)2. D. C4H7(OH)3.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch
Ca(OH)2 dư thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24 gam. Tỉ khối của X so với H2 bằng
15. Công thức phân tử của X là
A. C2H6O. B. CH2O. C. C2H4O. D. CH2O2.
Câu 4: Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu được 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng điều
kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là:
A. C4H10O. B. C4H8O2. C. C4H10O2. D. C3H8O.
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi hợp chất hữu cơ A cần 10 thể tích oxi (đo cùng điều kiện
nhiệt độ và áp suất), sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và H2O với mCO2 : mH2O = 44 : 9. Biết MA < 150.
A có công thức phân tử là
A. C4H6O. B. C8H8O. C. C8H8. D. C2H2.
Câu 6: Đốt 0,15 mol một hợp chất hữu cơ thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Mặt khác đốt 1
thể tích hơi chất đó cần 2,5 thể tích O2. Các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức phân
tử của hợp chất đó là:
A. C2H6O2. B. C2H6O. C. C2H4O2. D. C2H4O.
Câu 7: Đốt cháy 200 ml hơi một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O trong 900 ml O2, thể tích hỗn hợp khí
thu được là 1,3 lít. Sau khi ngưng tụ hơi nước chỉ còn 700 ml. Tiếp theo cho qua dung dịch KOH dư chỉ
còn 100 ml khí bay ra. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của Y là
A. C3H6O. B. C3H8O2. C. C3H8O. D. C3H6O2.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi hợp chất hữu cơ A cần 10 thể tích oxi (đo cùng điều kiện
nhiệt độ và áp suất), sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và H2O với mCO2 : mH2O = 44 : 9. Biết MA < 150.
A có công thức phân tử là
A. C4H6O. B. C8H8O. C. C8H8. D. C2H2.
Câu 9: Trong một bình kín chứa hơi este no đơn chức hở A và một lượng O2 gấp đôi lượng O2 cần thiết
để đốt cháy hết A ở nhiệt độ 140o
C và áp suất 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn A rồi đưa về nhiệt độ ban đầu,
áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. Chất A có công thức phân tử là
A. C2H4O2. B. C3H6O2. C. C4H8O2. D. C5H10O2.
(3) Hợp chất có chứa C, H, N
Câu 1: Đốt hoàn toàn m gam chất X (C,H,N) cần dùng 14 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho lội chậm qua
nước vôi trong dư thấy có 40g kết tủa và 1120 ml khí không bị hấp thụ. Công thức phân tử của X là
A. C3H9N B. C2H7N C. C4H11N D. C3H7N
Câu 2: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO2 ; 2,80 lít N2 (các thể tích
đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C4H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C3H9N.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,62 gam CO2 ; 1,215 gam H2O và
168 ml N2 (đktc). Tỉ khối hơi của A so với không khí không vượt quá 4. Công thức phân tử của A là:
A. C5H5N. B. C6H9N. C. C7H9N. D. C6H7N.
Câu 4: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO2 ; 2,80 lít N2 (các thể tích
đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C4H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C3H9N.
Câu 5: Phân tích 0,31gam hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, N tạo thành 0,44 gam CO2. Mặt khác, nếu
phân tích 0,31 gam X để toàn bộ N trong X chuyển thành NH3 rồi dẫn NH3 vừa tạo thành vào 100 ml
dung dịch H2SO4 0,4M thì phần axit dư được trung hòa bởi 50 ml dung dịch NaOH 1,4M. Biết 1 lít hơi
chất X (đktc) nặng 1,38 gam. Công thức phân tử của X là
A. CH5N. B. C2H5N2. C. C2H5N. D. CH6N.
Câu 6: Đốt cháy 0,282 gam hợp chất hữu cơ X, cho sản phẩm đi qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH
dư. Thấy bình đựng CaCl2 tăng thêm 0,194 gam còn bình đựng KOH tăng thêm 0,8 gam. Mặt khác nếu
đốt cháy 0,186 gam chất X thì thu được 22,4 ml khí N2 (ở đktc). Biết rằng hợp chất X chỉ chứa một
nguyên tử nitơ. Công thức phân tử của hợp chất X là
A. C6H6N2. B. C6H7N. C. C6H9N. D. C5H7N.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu
được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ
gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là:
A. C2H5NH2. B. C3H7NH2. C. CH3NH2. D. C4H9NH2
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam chất Y (CxHyN) bằng một lượng không khí vừa đủ. Dẫn toàn bộ hỗn
hợp khí sau phản ứng vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 6 gam kết tủa và có 9,632 lít khí
(đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Biết không khí chứa 20% oxi và 80% nitơ về thể tích. Công thức phân
tử của Y là
A. C2H7N. B. C3H9N. C. C4H11N. D. C4H9N.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, N) bằng lượng không khí vừa đủ (gồm 1/5 thể
tích O2, còn lại là N2) được khí CO2 , H2O và N2. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch
Ba(OH)2 dư thấy có 39,4 gam kết tủa, khối lượng dung dịch giảm đi 24,3 gam. Khí thoát ra khỏi bình có
thể tích 34,72 lít (đktc). Biết tỉ khối của X so với oxi nhỏ hơn 2. Công thức phân tử của X là:
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
A. C2H7N. B. C2H8N. C. C2H7N2. D. C2H4N2.
Câu 10: Phân tích 0,31gam hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, N tạo thành 0,44 gam CO2. Mặt khác, nếu
phân tích 0,31 gam X để toàn bộ N trong X chuyển thành NH3 rồi dẫn NH3 vừa tạo thành vào 100 ml
dung dịch H2SO4 0,4M thì phần axit dư được trung hòa bởi 50 ml dung dịch NaOH 1,4M. Biết 1 lít hơi
chất X (đktc) nặng 1,38 gam. Công thức phân tử của X là:
A. CH5N. B. C2H5N2. C. C2H5N. D. CH6N.
(4) Hợp chất có chứa C, H, O, Na, Cl,…
Câu 1: Đốt hoàn toàn 0,1mol hợp chất hữu cơ X cần 7,84 lit O2 thu được 5,6 lit CO2, 4,5g H2O và 5,3g
Na2CO3. Công thức phân tử của X là
A. C3H5ONa B. C3H2O4Na2 C. C3H5O2Na D. C3H7ONa
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 5,80 gam chất X thu được 2,65 gam Na2CO3 ; 2,26 gam H2O và 12,10 gam
CO2. Công thức phân tử của X là
A. C6H5O2Na. B. C6H5ONa. C. C7H7O2Na. D. C7H7ONa.
Câu 3: Oxi hóa hoàn toàn 4,02 gam một hợp chất hữu cơ X chỉ thu được 3,18 gam Na2CO3 và 0,672 lít
khí CO2. Công thức đơn giản của X là
A. CO2Na. B. CO2Na2. C. C3O2Na. D. C2O2Na.
Câu 4: Phân tích hợp chất hữu cơ X thấy cứ 3 phần khối lượng cacbon lại có 1 phần khối lượng hiđro, 7
phần khối lượng nitơ và 8 phần lưu huỳnh. Trong Công thức phân tử của X chỉ có 1 nguyên tử S. Công
thức phân tử của X là
A. CH4NS. B. C2H2N2S. C. C2H6NS. D. CH4N2S.
Câu 5: Chất hữu cơ X có M = 123 và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với
72 : 5 : 32 : 14. Công thức phân tử của X là
A. C6H14O2N. B. C6H6ON2. C. C6H12ON. D. C6H5O2N.
Câu 6: Phân tích 1,5 gam chất hữu cơ X thu được 1,76 gam CO2 ; 0,9 gam H2O và 112 ml N2 đo ở 0o
C và
2 atm. Nếu hóa hơi cũng 1,5 gam chất Z ở 127o
C và 1,64 atm người ta thu được 0,4 lít khí chất Z. Công
thức phân tử của X là
A. C2H5ON. B. C6H5ON2. C. C2H5O2N. D. C2H6O2N.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22 gam CO2, 0,09 gam H2O. Mặt
khác khi xác định clo trong hợp chất đó bằng dung dịch AgNO3 người ta thu được 1,435 gam AgCl. Tỉ
khối hơi của hợp chất so với hiđro bằng 42,5. Công thức phân tử của hợp chất là
A. CH3Cl. B. C2H5Cl. C. CH2Cl2. D. C2H4Cl2.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ X mạch hở cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn
bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình
tăng 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân
tử của X là:
A. C2H5O2N. B. C3H5O2N. C. C3H7O2N. D. C2H7O2N.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X cần 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp
CO2, N2 và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hết hơi nước, còn lại 5,6 lít khí (đktc) có tỉ khối so với hiđro là
20,4. Công thức phân tử của X là
A. C2H7O2N. B. C3H7O2N. C. C3H9O2N. D. C4H9N.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22 gam CO2, 0,09 gam H2O. Mặt
khác khi xác định clo trong hợp chất đó bằng dung dịch AgNO3 người ta thu được 1,435 gam AgCl. Tỉ
khối hơi của hợp chất so với hiđro bằng 42,5. Công thức phân tử của hợp chất là:
A. CH3Cl. B. C2H5Cl. C. CH2Cl2. D. C2H4Cl2.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,4524 gam hợp chất A sinh ra 0,3318 gam CO2 và 0,2714 gam H2O. Đun
nóng 0,3682 gam chất A với vôi tôi xút để chuyển tất cả nitơ trong A thành amoniac, rồi dẫn khí NH3 vào
20 ml dung dịch H2SO4 0,5 M. Để trung hoà axit còn dư sau khi tác dụng với NH3 cần dùng 7,7 ml dung
dịch NaOH 1M. Biết MA= 60. Công thức phân tử của A là
A. CH4ON2. B. C2H7N. C. C3H9N. D. CH4ON.
Dạng 5. Bậc của cacbon và Các quy tắc phản ứng thế, cộng, tách
Câu 1: Trong phân tử hợp chất
CH3 –CH2–CH –CH2 –CH3
│
CH3
Số nguyên tử cacbon bậc I, II, III lần lượt là
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
A. 3, 2, 1 B. 2, 3, 1 C. 1, 2, 3 D. 2, 3, 1
Câu 2: Trong phân tử hợp chất
CH2 = CH –CH –CH3
│
CH3
Số nguyên tử cacbon bậc I, II, III lần lượt là
A. 3, 1, 1 B. 2, 2, 1 C. 1, 1, 3 D. 2, 1, 2
Câu 3: Trong phân tử hợp chất
CH2 = CH –C(CH3)–CH2–C(CH3)3
Số nguyên tử cacbon bậc I, II, III, IV lần lượt là
A. 4, 1, 2, 2 B. 4, 2, 3, 0 C. 5, 2, 1, 1 D. 3, 3, 1, 2
Câu 4: Trong phân tử hợp chất
CH2 = CH –CH –CH2–C ≡ CH
│
CH3
Số nguyên tử cacbon bậc I, II, III, IV lần lượt là
A. 3, 1, 2, 1 B. 2, 2, 3, 0 C. 0, 2, 3, 1 D. 3, 3, 1, 0
Câu 5: Sản phẩm chính của phản ứng CH3 – CH2 – CH3 + Cl2  → 1:1/ sa
A. CH3 – CH2 – CH2Cl B. CH2Cl – CH2 – CH2Cl
C. CH3 – CHCl – CH3 D. CH3 – CCl2 – CH3
Câu 6: Xác định sản phẩm chính của phản ứng sau:
CH3 – CH2– CH – CH3 + Cl2  → 1:1/ sa
│
CH3
A. CH3 – CH(CH3)– CH2 – CH2Cl B. CH2Cl – CH(CH3)– CH2 – CH3
C. CH3 – CCl(CH3)– CH2 – CH3 D. CH3 – CH(CH2Cl)– CH2 – CH3
Câu 7: Số sản phẩm thế của phản ứng
CH3 – CH2 – CH3 + Cl2  → 1:1/ sa
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 8: Số sản phẩm thế của phản ứng
CH3 – CH2– CH – CH3 + Cl2  → 1:1/ sa
│
CH3
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 9: Số sản phẩm thế của phản ứng
CH3 – C(CH3)2 – CH3 + Cl2  → 1:1/ sa
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 10: Số sản phẩm thế của phản ứng
CH3 – CH2– C(CH3)2 – CH3 + Cl2  → 1:1/ sa
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 11: Sản phẩm chính của phản ứng cộng HBr vào CH3 – CH = CH2 là
A. CH2Cl – CH = CH2 B. CH2Cl – CH2 – CH3
C. CH3 – CCl = CH3 D. CH3 – CHCl – CH3
Câu 12: Sản phẩm chính của phản ứng tách HBr từ hợp chất CH3 – CH(CH3) – CHBr – CH3 là
A. CH2 = C(CH3) – CH2 – CH3 B. CH3 – CH(CH3)– CH = CH3
C. CH3 – CH = C(CH3) – CH3 D. CH2 = CH – CH(CH3) – CH3
Câu 13: Sản phẩm chính của phản ứng tách H2O từ hợp chất CH3 – CH(OH) – CH(CH3) – CH3 là
A. CH2 = C(CH3) – CH2 – CH3 B. CH3 – CH = C(CH3) – CH3
C. CH3 – CH(CH3)– CH = CH3 D. CH2 = CH – CH(CH3) – CH3
Câu 14: Cho các ancol: (1) CH3CH2CH2OH (2) CH3CH(OH)CH3
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com
(3) CH3CH2CH(OH)CH3 (4) CH3-CH(OH)-C(CH3)3
Các ancol nào tách nước (đề hidrat) chỉ cho một sản phẩm duy nhất là
A. (2)(3)(4) B. (1)(3) C. (3)(4) D. (1)(2)(4)
Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Bai tap tong hop ankanco dap an va phuong phap
Bai tap tong hop ankanco dap an va phuong phapBai tap tong hop ankanco dap an va phuong phap
Bai tap tong hop ankanco dap an va phuong phapelpulga1991hb
 
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN - Chuyên đề Ankan 2020
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN - Chuyên đề Ankan 2020PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN - Chuyên đề Ankan 2020
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN - Chuyên đề Ankan 2020Tới Nguyễn
 
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoa
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoaCong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoa
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoaMinh Tâm Đoàn
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ HÓA 12 ĐẦY ĐỦ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ HÓA 12 ĐẦY ĐỦĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ HÓA 12 ĐẦY ĐỦ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ HÓA 12 ĐẦY ĐỦĐinh Hà My
 
Phương pháp giải toán hoá hữu cơ lớp 11
Phương pháp giải toán hoá hữu cơ lớp 11Phương pháp giải toán hoá hữu cơ lớp 11
Phương pháp giải toán hoá hữu cơ lớp 11Alice Jane
 
Bài tập hóa học 11 cơ bản học kỳ 2015 - 2016
Bài tập hóa học 11 cơ bản   học kỳ 2015 - 2016Bài tập hóa học 11 cơ bản   học kỳ 2015 - 2016
Bài tập hóa học 11 cơ bản học kỳ 2015 - 2016Nguyễn Văn Kiệt
 
Toan bo chuong trinh hoa 12
Toan bo chuong trinh hoa 12Toan bo chuong trinh hoa 12
Toan bo chuong trinh hoa 12Vọng Tưởng
 
Tổng hợp phương pháp giải Hóa 12 ôn thi Đại Học
Tổng hợp phương pháp giải Hóa 12 ôn thi Đại HọcTổng hợp phương pháp giải Hóa 12 ôn thi Đại Học
Tổng hợp phương pháp giải Hóa 12 ôn thi Đại Họctuituhoc
 
Pp7 phuong phap-trung-binh
Pp7 phuong phap-trung-binhPp7 phuong phap-trung-binh
Pp7 phuong phap-trung-binhHuong Sakura
 
Chuyên đề đồng phân
Chuyên đề đồng phânChuyên đề đồng phân
Chuyên đề đồng phântoimuontaino
 
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vnĐáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vnMegabook
 
Bai tap anken hd giai nhanh
Bai tap anken hd giai nhanhBai tap anken hd giai nhanh
Bai tap anken hd giai nhanhDr ruan
 
Giai chi tiet de thi thu dai hoc mon hoa so 9
Giai chi tiet de thi thu dai hoc mon hoa so 9Giai chi tiet de thi thu dai hoc mon hoa so 9
Giai chi tiet de thi thu dai hoc mon hoa so 9truongthoa
 

Was ist angesagt? (20)

Tiết 1,2 ankan
Tiết 1,2   ankanTiết 1,2   ankan
Tiết 1,2 ankan
 
Bai tap tong hop ankanco dap an va phuong phap
Bai tap tong hop ankanco dap an va phuong phapBai tap tong hop ankanco dap an va phuong phap
Bai tap tong hop ankanco dap an va phuong phap
 
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN - Chuyên đề Ankan 2020
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN - Chuyên đề Ankan 2020PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN - Chuyên đề Ankan 2020
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN - Chuyên đề Ankan 2020
 
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoa
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoaCong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoa
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoa
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ HÓA 12 ĐẦY ĐỦ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ HÓA 12 ĐẦY ĐỦĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ HÓA 12 ĐẦY ĐỦ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ HÓA 12 ĐẦY ĐỦ
 
Phương pháp giải toán hoá hữu cơ lớp 11
Phương pháp giải toán hoá hữu cơ lớp 11Phương pháp giải toán hoá hữu cơ lớp 11
Phương pháp giải toán hoá hữu cơ lớp 11
 
Anken
AnkenAnken
Anken
 
Bài tập hóa học 11 cơ bản học kỳ 2015 - 2016
Bài tập hóa học 11 cơ bản   học kỳ 2015 - 2016Bài tập hóa học 11 cơ bản   học kỳ 2015 - 2016
Bài tập hóa học 11 cơ bản học kỳ 2015 - 2016
 
Anken
AnkenAnken
Anken
 
Bai40 anken
Bai40 ankenBai40 anken
Bai40 anken
 
Este
EsteEste
Este
 
Toan bo chuong trinh hoa 12
Toan bo chuong trinh hoa 12Toan bo chuong trinh hoa 12
Toan bo chuong trinh hoa 12
 
Hóa hữu cơ ltdh 2015
Hóa hữu cơ ltdh 2015Hóa hữu cơ ltdh 2015
Hóa hữu cơ ltdh 2015
 
Tổng hợp phương pháp giải Hóa 12 ôn thi Đại Học
Tổng hợp phương pháp giải Hóa 12 ôn thi Đại HọcTổng hợp phương pháp giải Hóa 12 ôn thi Đại Học
Tổng hợp phương pháp giải Hóa 12 ôn thi Đại Học
 
Pp7 phuong phap-trung-binh
Pp7 phuong phap-trung-binhPp7 phuong phap-trung-binh
Pp7 phuong phap-trung-binh
 
Tim ctpt
Tim ctptTim ctpt
Tim ctpt
 
Chuyên đề đồng phân
Chuyên đề đồng phânChuyên đề đồng phân
Chuyên đề đồng phân
 
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vnĐáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Hóa Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
 
Bai tap anken hd giai nhanh
Bai tap anken hd giai nhanhBai tap anken hd giai nhanh
Bai tap anken hd giai nhanh
 
Giai chi tiet de thi thu dai hoc mon hoa so 9
Giai chi tiet de thi thu dai hoc mon hoa so 9Giai chi tiet de thi thu dai hoc mon hoa so 9
Giai chi tiet de thi thu dai hoc mon hoa so 9
 

Andere mochten auch

Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbonPhuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbonMinh Tâm Đoàn
 
Bai tap hidrocacbon co dap an
Bai tap hidrocacbon co dap anBai tap hidrocacbon co dap an
Bai tap hidrocacbon co dap anTr Nhat Vuong
 
Ankin mot so chu y khi giai toan
Ankin mot so chu y khi giai toanAnkin mot so chu y khi giai toan
Ankin mot so chu y khi giai toanhaiph121
 
Bai tap aminaminoaxit hay co dap an
Bai tap aminaminoaxit hay co dap anBai tap aminaminoaxit hay co dap an
Bai tap aminaminoaxit hay co dap anKelly Nguyen
 
Đề thi đại học 2011 môn Hóa Học khối B
Đề thi đại học 2011 môn Hóa Học khối BĐề thi đại học 2011 môn Hóa Học khối B
Đề thi đại học 2011 môn Hóa Học khối Btuituhoc
 
Đề thi Cao Đẳng chính thức môn Hóa khối A năm 2013
Đề thi Cao Đẳng chính thức môn Hóa khối A năm 2013Đề thi Cao Đẳng chính thức môn Hóa khối A năm 2013
Đề thi Cao Đẳng chính thức môn Hóa khối A năm 2013dethinet
 
phuong phap_giai_nhanh_bttn
phuong phap_giai_nhanh_bttnphuong phap_giai_nhanh_bttn
phuong phap_giai_nhanh_bttnhoang vo
 
Giai ly thuyet hoa huu co vo co
Giai  ly thuyet hoa huu co   vo coGiai  ly thuyet hoa huu co   vo co
Giai ly thuyet hoa huu co vo conguyenquochai
 
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 4 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 4 - Megabook.vn Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 4 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 4 - Megabook.vn Megabook
 
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 2 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 2 - Megabook.vn Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 2 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 2 - Megabook.vn Megabook
 
Chương 6 ho hap cua thuc vat
Chương 6 ho hap cua thuc vatChương 6 ho hap cua thuc vat
Chương 6 ho hap cua thuc vatdoivaban93
 
Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần phản ứng hóa hữu cơ chương trình ...
Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần phản ứng hóa hữu cơ chương trình ...Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần phản ứng hóa hữu cơ chương trình ...
Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần phản ứng hóa hữu cơ chương trình ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ancol tiet 1
Ancol tiet 1Ancol tiet 1
Ancol tiet 1nphau03
 
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vatChương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vatdoivaban93
 
58 công thức giải nhanh hóa học
58 công thức giải nhanh hóa học58 công thức giải nhanh hóa học
58 công thức giải nhanh hóa họcVan-Duyet Le
 

Andere mochten auch (20)

Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbonPhuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
 
Bai tap hidrocacbon co dap an
Bai tap hidrocacbon co dap anBai tap hidrocacbon co dap an
Bai tap hidrocacbon co dap an
 
Ankin mot so chu y khi giai toan
Ankin mot so chu y khi giai toanAnkin mot so chu y khi giai toan
Ankin mot so chu y khi giai toan
 
Bai tap aminaminoaxit hay co dap an
Bai tap aminaminoaxit hay co dap anBai tap aminaminoaxit hay co dap an
Bai tap aminaminoaxit hay co dap an
 
Đề thi đại học 2011 môn Hóa Học khối B
Đề thi đại học 2011 môn Hóa Học khối BĐề thi đại học 2011 môn Hóa Học khối B
Đề thi đại học 2011 môn Hóa Học khối B
 
Đề thi Cao Đẳng chính thức môn Hóa khối A năm 2013
Đề thi Cao Đẳng chính thức môn Hóa khối A năm 2013Đề thi Cao Đẳng chính thức môn Hóa khối A năm 2013
Đề thi Cao Đẳng chính thức môn Hóa khối A năm 2013
 
Hh12 kt1 135
Hh12 kt1 135Hh12 kt1 135
Hh12 kt1 135
 
phuong phap_giai_nhanh_bttn
phuong phap_giai_nhanh_bttnphuong phap_giai_nhanh_bttn
phuong phap_giai_nhanh_bttn
 
Hợp chất hydroxy
Hợp chất hydroxyHợp chất hydroxy
Hợp chất hydroxy
 
2. hidrocacbon
2. hidrocacbon2. hidrocacbon
2. hidrocacbon
 
Giai ly thuyet hoa huu co vo co
Giai  ly thuyet hoa huu co   vo coGiai  ly thuyet hoa huu co   vo co
Giai ly thuyet hoa huu co vo co
 
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 4 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 4 - Megabook.vn Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 4 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 4 - Megabook.vn
 
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 2 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 2 - Megabook.vn Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 2 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 2 - Megabook.vn
 
Chương 6 ho hap cua thuc vat
Chương 6 ho hap cua thuc vatChương 6 ho hap cua thuc vat
Chương 6 ho hap cua thuc vat
 
Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần phản ứng hóa hữu cơ chương trình ...
Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần phản ứng hóa hữu cơ chương trình ...Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần phản ứng hóa hữu cơ chương trình ...
Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phần phản ứng hóa hữu cơ chương trình ...
 
Ancol tiet 1
Ancol tiet 1Ancol tiet 1
Ancol tiet 1
 
Andehit formic
Andehit formicAndehit formic
Andehit formic
 
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vatChương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
 
Bài tập nguyên hàm tích phân
Bài tập nguyên hàm tích phânBài tập nguyên hàm tích phân
Bài tập nguyên hàm tích phân
 
58 công thức giải nhanh hóa học
58 công thức giải nhanh hóa học58 công thức giải nhanh hóa học
58 công thức giải nhanh hóa học
 

Ähnlich wie Luyen thi chu de 1 dai cuong hữu cơ

Phương pháp giải toán este – lipit chất tẩy rửa g.m.g
Phương pháp giải toán este – lipit  chất tẩy rửa g.m.gPhương pháp giải toán este – lipit  chất tẩy rửa g.m.g
Phương pháp giải toán este – lipit chất tẩy rửa g.m.gNguyễn Đăng Nhật
 
[123doc.vn] hhc daicuong
[123doc.vn]   hhc daicuong[123doc.vn]   hhc daicuong
[123doc.vn] hhc daicuongoaihuong71
 
01 hoa huu co
01 hoa huu co01 hoa huu co
01 hoa huu cocuong1992
 
Đại cương về hợp chất hữu cơ
Đại cương về hợp chất hữu cơĐại cương về hợp chất hữu cơ
Đại cương về hợp chất hữu cơTrần Đương
 
Bai tap trac nghiem Hoa Huu co - PHAN 2.doc
Bai tap trac nghiem Hoa Huu co - PHAN 2.docBai tap trac nghiem Hoa Huu co - PHAN 2.doc
Bai tap trac nghiem Hoa Huu co - PHAN 2.docBiNgon
 
Hoahuuco NgocBao Qs
Hoahuuco NgocBao QsHoahuuco NgocBao Qs
Hoahuuco NgocBao Qsbaoa1pro
 
Bai trinh chieu
Bai trinh chieuBai trinh chieu
Bai trinh chieuBaDu1234
 
Giao an day them hoa hoc hki lop 12
Giao an day them hoa hoc hki lop 12Giao an day them hoa hoc hki lop 12
Giao an day them hoa hoc hki lop 12Lien Nguyen Thuy
 
PHO MS SU DUNG PHO MS DE XAC DINH CAU TRUC MOT SO HOP CHAT HUU CO.pdf
PHO MS SU DUNG PHO MS DE XAC DINH CAU TRUC MOT SO HOP CHAT HUU CO.pdfPHO MS SU DUNG PHO MS DE XAC DINH CAU TRUC MOT SO HOP CHAT HUU CO.pdf
PHO MS SU DUNG PHO MS DE XAC DINH CAU TRUC MOT SO HOP CHAT HUU CO.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Cac chuyen de luyen thi dai hoc 2011hay
Cac chuyen de luyen thi dai hoc 2011hayCac chuyen de luyen thi dai hoc 2011hay
Cac chuyen de luyen thi dai hoc 2011hayTú Ngô Minh
 
Nguyenthao chuyen de ltdh hoa
Nguyenthao chuyen de ltdh hoaNguyenthao chuyen de ltdh hoa
Nguyenthao chuyen de ltdh hoaTrần Dương
 
Hoa huu co organic chemistry oche231403 chuong 1 dong phan
Hoa huu co organic chemistry oche231403 chuong 1 dong phanHoa huu co organic chemistry oche231403 chuong 1 dong phan
Hoa huu co organic chemistry oche231403 chuong 1 dong phanNguyen Thanh Tu Collection
 
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn NamBài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn NamTinpee Fi
 

Ähnlich wie Luyen thi chu de 1 dai cuong hữu cơ (20)

Phương pháp giải toán este – lipit chất tẩy rửa g.m.g
Phương pháp giải toán este – lipit  chất tẩy rửa g.m.gPhương pháp giải toán este – lipit  chất tẩy rửa g.m.g
Phương pháp giải toán este – lipit chất tẩy rửa g.m.g
 
Chương i
Chương iChương i
Chương i
 
[123doc.vn] hhc daicuong
[123doc.vn]   hhc daicuong[123doc.vn]   hhc daicuong
[123doc.vn] hhc daicuong
 
Dai cuong ve hoa hoc huu co
Dai cuong ve hoa hoc huu coDai cuong ve hoa hoc huu co
Dai cuong ve hoa hoc huu co
 
01 hoa huu co
01 hoa huu co01 hoa huu co
01 hoa huu co
 
Đại cương về hợp chất hữu cơ
Đại cương về hợp chất hữu cơĐại cương về hợp chất hữu cơ
Đại cương về hợp chất hữu cơ
 
Bai tap trac nghiem Hoa Huu co - PHAN 2.doc
Bai tap trac nghiem Hoa Huu co - PHAN 2.docBai tap trac nghiem Hoa Huu co - PHAN 2.doc
Bai tap trac nghiem Hoa Huu co - PHAN 2.doc
 
Hoahuuco NgocBao Qs
Hoahuuco NgocBao QsHoahuuco NgocBao Qs
Hoahuuco NgocBao Qs
 
Bai trinh chieu
Bai trinh chieuBai trinh chieu
Bai trinh chieu
 
CT-PT-DP.ppsx
CT-PT-DP.ppsxCT-PT-DP.ppsx
CT-PT-DP.ppsx
 
Giao an day them hoa hoc hki lop 12
Giao an day them hoa hoc hki lop 12Giao an day them hoa hoc hki lop 12
Giao an day them hoa hoc hki lop 12
 
KHBD
KHBDKHBD
KHBD
 
KHBD
KHBDKHBD
KHBD
 
PHO MS SU DUNG PHO MS DE XAC DINH CAU TRUC MOT SO HOP CHAT HUU CO.pdf
PHO MS SU DUNG PHO MS DE XAC DINH CAU TRUC MOT SO HOP CHAT HUU CO.pdfPHO MS SU DUNG PHO MS DE XAC DINH CAU TRUC MOT SO HOP CHAT HUU CO.pdf
PHO MS SU DUNG PHO MS DE XAC DINH CAU TRUC MOT SO HOP CHAT HUU CO.pdf
 
Cac chuyen de luyen thi dai hoc 2011hay
Cac chuyen de luyen thi dai hoc 2011hayCac chuyen de luyen thi dai hoc 2011hay
Cac chuyen de luyen thi dai hoc 2011hay
 
Nguyenthao chuyen de ltdh hoa
Nguyenthao chuyen de ltdh hoaNguyenthao chuyen de ltdh hoa
Nguyenthao chuyen de ltdh hoa
 
Hoa huu co organic chemistry oche231403 chuong 1 dong phan
Hoa huu co organic chemistry oche231403 chuong 1 dong phanHoa huu co organic chemistry oche231403 chuong 1 dong phan
Hoa huu co organic chemistry oche231403 chuong 1 dong phan
 
Hoa hoc phuc chat
Hoa hoc phuc chatHoa hoc phuc chat
Hoa hoc phuc chat
 
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn NamBài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
 
Anken
AnkenAnken
Anken
 

Mehr von schoolantoreecom

Các phương pháp giúp giải nhanh bài tập hóa học - GV: Đỗ Xuân Hưng
Các phương pháp giúp giải nhanh bài tập hóa học - GV: Đỗ Xuân HưngCác phương pháp giúp giải nhanh bài tập hóa học - GV: Đỗ Xuân Hưng
Các phương pháp giúp giải nhanh bài tập hóa học - GV: Đỗ Xuân Hưngschoolantoreecom
 
Chuyên đề câu trực tiếp - gián tiếp
Chuyên đề câu trực tiếp - gián tiếpChuyên đề câu trực tiếp - gián tiếp
Chuyên đề câu trực tiếp - gián tiếpschoolantoreecom
 
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa lần 1 năm...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa lần 1 năm...Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa lần 1 năm...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa lần 1 năm...schoolantoreecom
 
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 n...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 n...Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 n...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 n...schoolantoreecom
 
Phương pháp giải bài tập về dẫn xuất halogen
Phương pháp giải bài tập về dẫn xuất halogenPhương pháp giải bài tập về dẫn xuất halogen
Phương pháp giải bài tập về dẫn xuất halogenschoolantoreecom
 
Bài tập ôn thi THPT Quốc gia: Từ đồng nghĩa - trái nghĩa
Bài tập ôn thi THPT Quốc gia: Từ đồng nghĩa - trái nghĩaBài tập ôn thi THPT Quốc gia: Từ đồng nghĩa - trái nghĩa
Bài tập ôn thi THPT Quốc gia: Từ đồng nghĩa - trái nghĩaschoolantoreecom
 
Phương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa học
Phương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa họcPhương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa học
Phương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa họcschoolantoreecom
 
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Tiếng anh Trường THPT Nguyễn Trãi – Thái Bình lầ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Tiếng anh Trường THPT Nguyễn Trãi – Thái Bình lầ...Đề thi thử THPT Quốc gia môn Tiếng anh Trường THPT Nguyễn Trãi – Thái Bình lầ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Tiếng anh Trường THPT Nguyễn Trãi – Thái Bình lầ...schoolantoreecom
 
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán Trường THPT Lam Kinh – Thanh Hóa lần 1 năm ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán Trường THPT Lam Kinh – Thanh Hóa lần 1 năm ...Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán Trường THPT Lam Kinh – Thanh Hóa lần 1 năm ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán Trường THPT Lam Kinh – Thanh Hóa lần 1 năm ...schoolantoreecom
 
Kim loại kiềm và kiềm thổ 1
Kim loại kiềm và kiềm thổ 1Kim loại kiềm và kiềm thổ 1
Kim loại kiềm và kiềm thổ 1schoolantoreecom
 
De thi va dap an hsg ha tinh hoa 12 nam hoc 20152016
De thi va dap an hsg ha tinh hoa 12 nam hoc 20152016De thi va dap an hsg ha tinh hoa 12 nam hoc 20152016
De thi va dap an hsg ha tinh hoa 12 nam hoc 20152016schoolantoreecom
 
Thi thu dh lan 1 nam 2016 hau loc 2 thanh hoa
Thi thu dh lan 1 nam 2016 hau loc 2 thanh hoaThi thu dh lan 1 nam 2016 hau loc 2 thanh hoa
Thi thu dh lan 1 nam 2016 hau loc 2 thanh hoaschoolantoreecom
 
9ed chuyen de aminoaxitpeptitpolime
9ed chuyen de aminoaxitpeptitpolime9ed chuyen de aminoaxitpeptitpolime
9ed chuyen de aminoaxitpeptitpolimeschoolantoreecom
 

Mehr von schoolantoreecom (20)

Chuyên đề sai số
Chuyên đề sai sốChuyên đề sai số
Chuyên đề sai số
 
Chuyên đề sai số
Chuyên đề sai sốChuyên đề sai số
Chuyên đề sai số
 
Chuyên đề sai số
Chuyên đề sai sốChuyên đề sai số
Chuyên đề sai số
 
Các phương pháp giúp giải nhanh bài tập hóa học - GV: Đỗ Xuân Hưng
Các phương pháp giúp giải nhanh bài tập hóa học - GV: Đỗ Xuân HưngCác phương pháp giúp giải nhanh bài tập hóa học - GV: Đỗ Xuân Hưng
Các phương pháp giúp giải nhanh bài tập hóa học - GV: Đỗ Xuân Hưng
 
Chuyên đề câu trực tiếp - gián tiếp
Chuyên đề câu trực tiếp - gián tiếpChuyên đề câu trực tiếp - gián tiếp
Chuyên đề câu trực tiếp - gián tiếp
 
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa lần 1 năm...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa lần 1 năm...Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa lần 1 năm...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Lê Lợi – Thanh Hóa lần 1 năm...
 
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 n...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 n...Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 n...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Trường THPT Thanh Oai A – Hà Nội lần 1 n...
 
Phương pháp giải bài tập về dẫn xuất halogen
Phương pháp giải bài tập về dẫn xuất halogenPhương pháp giải bài tập về dẫn xuất halogen
Phương pháp giải bài tập về dẫn xuất halogen
 
Bài tập ôn thi THPT Quốc gia: Từ đồng nghĩa - trái nghĩa
Bài tập ôn thi THPT Quốc gia: Từ đồng nghĩa - trái nghĩaBài tập ôn thi THPT Quốc gia: Từ đồng nghĩa - trái nghĩa
Bài tập ôn thi THPT Quốc gia: Từ đồng nghĩa - trái nghĩa
 
Phương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa học
Phương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa họcPhương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa học
Phương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa học
 
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Tiếng anh Trường THPT Nguyễn Trãi – Thái Bình lầ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Tiếng anh Trường THPT Nguyễn Trãi – Thái Bình lầ...Đề thi thử THPT Quốc gia môn Tiếng anh Trường THPT Nguyễn Trãi – Thái Bình lầ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Tiếng anh Trường THPT Nguyễn Trãi – Thái Bình lầ...
 
Chuyên hà tĩnh lần 1
Chuyên hà tĩnh lần 1Chuyên hà tĩnh lần 1
Chuyên hà tĩnh lần 1
 
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán Trường THPT Lam Kinh – Thanh Hóa lần 1 năm ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán Trường THPT Lam Kinh – Thanh Hóa lần 1 năm ...Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán Trường THPT Lam Kinh – Thanh Hóa lần 1 năm ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán Trường THPT Lam Kinh – Thanh Hóa lần 1 năm ...
 
Peptit pr
Peptit  prPeptit  pr
Peptit pr
 
Kim loại kiềm và kiềm thổ 1
Kim loại kiềm và kiềm thổ 1Kim loại kiềm và kiềm thổ 1
Kim loại kiềm và kiềm thổ 1
 
De thi va dap an hsg ha tinh hoa 12 nam hoc 20152016
De thi va dap an hsg ha tinh hoa 12 nam hoc 20152016De thi va dap an hsg ha tinh hoa 12 nam hoc 20152016
De thi va dap an hsg ha tinh hoa 12 nam hoc 20152016
 
Edde luyen hoa 12
Edde luyen hoa 12Edde luyen hoa 12
Edde luyen hoa 12
 
Thi thu dh lan 1 nam 2016 hau loc 2 thanh hoa
Thi thu dh lan 1 nam 2016 hau loc 2 thanh hoaThi thu dh lan 1 nam 2016 hau loc 2 thanh hoa
Thi thu dh lan 1 nam 2016 hau loc 2 thanh hoa
 
Edchuyen de kim loai
Edchuyen de kim loaiEdchuyen de kim loai
Edchuyen de kim loai
 
9ed chuyen de aminoaxitpeptitpolime
9ed chuyen de aminoaxitpeptitpolime9ed chuyen de aminoaxitpeptitpolime
9ed chuyen de aminoaxitpeptitpolime
 

Luyen thi chu de 1 dai cuong hữu cơ

  • 1. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ 1. Khái quát về hợp chất hữu cơ - Đặc điểm cấu tạo và tính chất đặc trưng 2. Một số khái niệm trong hóa học hữu cơ (1) Bậc của cacbon (2) Công thức đơn giản, công thức nguyên, công thức phân tử, công thức cấu tạo (3) Hợp chất no, không no, mạch hở, mạch vòng (4) Nhóm chức, đơn chức, đa chức, tạp chức (5) Đồng đẳng, đồng phân (6) Đồng phân cấu tạo, đồng phân lập thể (đồng phân hình học, đồng phân cis-trans,…) 3. Lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ (1) Phân tích định tính: xác định các nguyên tố tạo nên hợp chất (2) Phân tích định lượng: xác định %, m hoặc mol của từng nguyên tố trong hợp chất (3) Lập công thức phân tử dựa vào số liệu phân tích định lượng 4. Công thức cấu tạo và gọi tên của HCHC (1) Viết công thức cấu tạo (2) Cách gọi tên: tên thường và tên hệ thống (gồm tên thay thế, tên gốc chức) 5. Các quy tắc phản ứng (nhắc lại bậc của Cacbon) (1) Phản ứng thế (2) Phản ứng cộng (3) Phản ứng tách 6. Phân loại HCHC (1) Hidrocacbon: no (mạch hở, mạch vòng), không no (mạch hở, mạch vòng) (2) Dẫn xuất hidrocacbon (hợp chất có nhóm chức): ancol và ete; andehit và xeton; axit và este; amin, amino axit… 7. Các phương pháp tinh chế HCHC (1) Phương pháp chưng cất: khi hỗn hợp các chất lỏng hoặc rắn có to nóng chảy, to sôi khác nhau (2) Phương pháp chiết: khi hỗn hợp các chất lỏng không trộn lẫn vào nhau (3) Phương pháp kết tinh: khi chất cần tách có độ tan khác biệt so với các chất trong hỗn hợp LÍ THUYẾT 1. Khái quát về hợp chất hữu cơ - Đặc điểm cấu tạo và tính chất đặc trưng - Hợp chất hữu cơ là hợp chất có chứa cacbon (trừ NH4HCO3, (NH2)2CO, (NH4)2CO3,...) - Đặc điểm cấu tạo và tính chất đặc trưng của HCHC Cấu tạo Tính chất vật lí Tính chất hoá học Liên kết cộng hoá trị là chủ yếu. Hợp chất hữu cơ có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi), thường không tan hoặc ít tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ. - Đa số hợp chất hữu cơ đều dễ cháy, kém bền với nhiệt, dễ bị nhiệt phân. - Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định, cần đun nóng hoặc xúc tác. 2. Một số khái niệm trong hóa học hữu cơ (1) Bậc của cacbon: bậc của cacbon là số nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon đó. (2) Công thức đơn giản, công thức nguyên, công thức phân tử, công thức cấu tạo CTĐG cho biết tỉ lệ tối giản các nguyên tử trong phân tử. CTCT biểu diễn trật tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử. Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
  • 2. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com CTĐG CTN CTPT CTCT Cx’Hy’Oz’Nt’ (x’, y’, z’, t’ là các số nguyên tối giản) (Cx’Hy’Oz’Nt’)n n là hệ số nguyên (12x’+y’+16z’+14t’).n = MA CxHyOzNt (x, y, z, t là bội số của x’, y’, z’, t’) là dạng khai triển để thể hiện trật tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử. (3) Hợp chất no, không no, mạch hở, mạch vòng Hợp chất no Hợp chất không no Mạch hở Mạch vòng là hợp chất chỉ chứa liên kết đơn (–). ngoài liên kết đơn còn có liên kết đôi (=), liên kết ba (≡). các nguyên tử C không liên kết tạo thành vòng. các nguyên tử C liên kết tạo thành mạch kín. H │ H─ C ─H │ H Metan CH2=CH2 Etilen HC≡CH Axetilen CH2 = CH - CH3 Propilen Xiclopropan (4) Nhóm chức, đơn chức, đa chức, tạp chức Nhóm chức Đơn chức Đa chức Tạp chức Là nhóm nguyên tử gây nên tính chất đặc trưng của hợp chất. - VD: -OH, -COOH, -CHO, -NH2… - Chỉ chứa một nhóm chức. - VD: C2H5OH, CH3COOH,… - Chứa nhiều nhóm chức giống nhau. - VD: C2H4(OH)2, CH2(COOH)2,… - Chứa nhiều nhóm chức khác nhau. - VD: HOCH2COOH, NH2CH2COOH … (5) Đồng đẳng, đồng phân Đồng đẳng Đồng phân - Là các chất có cùng nhóm chức hơn kém nhau một hoặc nhiều nhóm -CH2 (metilen). - Các chất đồng đẳng có tính chất hóa học giống nhau. - Là các chất cùng CTPT nhưng khác nhau về CTCT. - Các chất đồng phân có tính chất hóa học khác nhau. VD: dãy đồng đẳng của ancol etylic CH3OH, C2H5OH, C3H7OH,…, CnH2n+1OH. VD: cùng CTPT C2H6O có các đồng phân CH3-CH2OH CH3-O-CH3 Ancol etylic Đimetyl ete (6) Đồng phân cấu tạo, đồng phân lập thể (đồng phân hình học, đồng phân cis-trans,…) - Đồng phân bao gồm: đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể. - Đồng phân cấu tạo: là những chất có cùng CTPT nhưng CTCT khác nhau. - Đồng phân lập thể gồm các dạng: đồng phân cis-trans hay đồng phân hình học hay đồng phân cấu hình hay đồng phân E-Z để miêu tả hướng của nhóm chức trong một phân tử. - Điều kiện có đồng phân Cis-Trans: -Có nối đôi hoặc vòng. -2 nhóm thế ( hoặc ngtử) ở cùng cacbon phải khác nhau. -2 nhóm thế (hoặc ngtử) ở hai cacbon nối đôi phải khác nhau. Cis-2-buten Trans-2-buten 3. Lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A (CxHyOzNt) Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
  • 3. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com (1) Phân tích định tính: xác định các nguyên tố tạo nên hợp chất. (2) Phân tích định lượng: xác định %, m hoặc mol của từng nguyên tố trong hợp chất. - Tìm số mol và khối lượng của từng nguyên tố trong A nC = nCO2 + nCaCO3 + … ⇒ mC = 12.nC nH = 2.nH2O ⇒ mH = nH nN = 2.nN2 ⇒ mN = 14.nN nO = (mA – mC – mH – mN):16 ⇒ mO = mA – mC – mH – mN - Công thức tìm khối lượng phân tử: MA = dA/B.MB hoặc MA = A A m n hoặc MA = . .1000 . ct dm K m m t∆ (3) Lập công thức phân tử dựa vào số liệu phân tích định lượng - Cách 1: 12 16 14 A C H O N A Mx y z t m m m m m = = = = ⇒ x, y, z, t ⇒ CTPT là CxHyOzNt Hoặc 12 16 14 % % % % 100 AMx y z t C H O N = = = = ⇒ x, y, z, t ⇒ CTPT là CxHyOzNt - Cách 2: : : : : : : 12 1 16 14 C O NHm m mm x y z t = = x’: y’: z’: t’ Hoặc % % % % : : : : : : 12 1 16 14 C H O N x y z t = = x’: y’: z’: t’ ⇒ CTPT có dạng: (Cx’Hy’Oz’Nt’)n với (12x’+y’+16z’+14t’).n = MA ⇒ tìm n 4. Cách gọi tên của HCHC (1) Cách viết công thức cấu tạo - Các loại liên kết Liên kết đơn (─) tạo bởi 1 liên kết xicma δ (bền, xen phủ trục của obitan). Liên kết đôi (=) gồm 1 liên kết xicma δ (bền) và 1 liên kết pi π (kém bền, xen phủ bên). Liên kết đôi (≡) gồm 1 liên kết xicma δ (bền) và 2 liên kết pi π (kém bền, xen phủ bên). - Hóa trị của một số nguyên tố trong hợp chất hữu cơ (số liên kết - số vạch xung quanh mỗi nguyên tử bằng với hóa trị của nguyên tố) Hóa trị I: H, F, Cl, Br, I, K, Na,…(các nguyên tố hóa trị I được xem giống như H) Hóa trị II: O, S, Ca, Ba,… Hóa trị III: N, P, Fe, Al,… Hóa trị IV: C, Si,… Bước 1: tính k = (số liên kết pi + vòng) của hợp chất cần viết CTCT k = Số liên kết π + vòng = 2 ...),,(2.2 NaClHNC −++ CxHyOzNtClr.. (chỉ áp dụng cho chất cộng hóa trị, công thức không chứa nguyên tố hóa trị II: O, S…) k =0: chỉ chứa lk đơn k = 1: có 1 lk đôi / 1 vòng + lk đơn k= 2: có 1 lk ba / 2 lk đôi / 1 lk đôi + 1 vòng … Bước 2: - Viết mạch C, Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
  • 4. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com - Điền các nguyên tố Cl, Br, O, N,… - Di chuyển nối đôi, nối ba, tạo nhánh, tạo vòng, thay đổi nhóm chức,…rồi mới điền H. - Một số dạng công thức thường gặp: CnH2n+2 (chỉ chứa nối đơn) CnH2n (có 1 nối đôi hoặc vòng) CnH2n-2 (có 1 nối ba hoặc 2 nối đôi hoặc 1 nối đôi 1 vòng) CnH2n-6 (chứa vòng benzen) CxHyO (dạng R-OH; R-O -R’ , R-CHO, R-CO-R’ ) CxHyO2 (dạng R-COOH, R-COO -R’ , HO-R-CHO..) CxHyN (dạng R-NH2; R1-NH-R2,…) CxHyNO2 (dạng NH2RCOOH, RCOONH3R’ …) CxHyNO3 (dạng RNH3-HCO3, RCOO-NH3R’ OH, HORCOO-NH3R’ ,…) CxHyN2O3 (dạng RNH3NO3, (RNH3)2CO3, NH2RNH3-HCO3…) (2) Cách gọi tên: tên thường và tên hệ thống (gồm tên thay thế, tên gốc chức) - Tên thông thường: được gắn liền với quá trình tìm ra hợp chất. - Tên hệ thống IUPAC (a) Tên gốc chức: tên phần gốc + tên phần định chức Tên gốc Tên phần định chức Gốc Tên Gốc Tên Chức Tên Chức Tên -CH3 Metyl -C2H3 Vinyl -F Florua -O- ete -C2H5 Etyl -C3H5 Anlyl -Cl Clorua -CHO andehit -C3H7 Propyl -C6H5 Phenyl -Br Bromua -CO- xeton -C4H9 Butyl -CH2C6H5 Benzyl -I Iotua -COOH axit -CnH2n+1 Ankyl … -OH ic -COO- este (b) Tên thay thế: số chỉ vị trí - tên phần thế | mạch chính - số chỉ vị trí - tên phần định chức - Số chỉ vị trí: là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4…(số và chữ cách nhau bằng dấu “–“) - Tên phần thế -CH3 Metyl -C2H3 Vinyl -F Flo -C2H5 Etyl -C3H5 Anlyl -Cl Clo -C3H7 Propyl -C6H5 Phenyl -Br Brom -C4H9 Butyl -CH2C6H5 Benzyl -I Iot -CnH2n+1 Ankyl … - Tên mạch chính - Mạch chính là mạch C dài nhất nhiều nhánh nhất có nhóm chức, nối đôi, nối ba. - Đánh số từ phía có nhóm chức, nối đôi, nối ba hoặc nhiều nhánh nhất. - Tên chức Chức Tên Chức Tên Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
  • 5. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com ─ an -OH ol = en -CHO al ≡ in -CO- on … … -COOH oic vòng no Xiclo (đứng đầu) -NH2 amin 5. Các quy tắc của phản ứng hữu cơ (1) Phản ứng thế (quy tắc thế): - Thế ngoài vòng benzen: cần có ánh sáng và ưu tiên thế H của C bậc cao để tạo sản phẩm chính. - Thế trên vòng benzen: cần xúc tác bột Fe/to và sản phẩm phụ thuộc vào nhóm X đã có trên vòng. - X là nhóm no (nhóm đẩy electron: -NH2, -OH, -CH3, -C2H5,.. -CnH2n+1) sẽ dễ thế vào ortho và para (o, p). - X là nhóm không no (nhóm hút electron: -NO2, -CHO, -COOH, -CH=CH2,..) sẽ dễ thế vào mêta (m). (2) Phản ứng cộng (quy tắc cộng Maconhicop): H+ vào C nối đôi, nối ba bậc thấp (C nhiều H) X- (-OH, -Cl, -Br,…) vào C nối đôi, nối ba còn lại tạo sản phẩm chính. (3) Phản ứng tách (quy tắc cộng Zaixep): X- (-OH, -Cl, -Br,…) sẽ tách cùng với H+ của C bậc cao bên cạnh để tạo nối đôi, nối ba là sản phẩm chính. 6. Phân loại HCHC (1) Hidrocacbon: là hợp chất chỉ chứa C và H. HC no H │ H─C─H │ H Metan HC không no 1 nối đôi CH2=CH2 Etilen HC không no 2 nối đôi trở lên H2C=CH-CH=CH2 Butađien-1,3 HC không no 1 nối ba HC≡CH Axetilen HC vòng no (chỉ có nối đơn) HC vòng thơm (vòng benzen) HC vòng không no (2) Dẫn xuất hidrocacbon: ngoài C và H còn có các nguyên tố khác (còn gọi hợp chất có nhóm chức). Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com HC mạch vòngHC mạch hở Hiđrocacbon Hợp chất hữu cơ có nhóm chức X o em p
  • 6. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com Ancol-rượu CH3-CH2-OH (rượu etilic) Ete CH3-O-CH3 (Đimetylete) Phenol OH OH gắn lên vòng Rượu thơm CH2OH OH không gắn lên vòng Anđehit H-CHO (anđehit formic) CH3-CHO (anđehit axetic) Hay: CH3 Xeton CH3-C-CH3 ║ O (axeton) Axit cacboxylic CH3-COOH (axit axetic) Hay: CH3 Este CH3-COOCH3 (metyl axetat) Amin CH3NH2 (metyl amin) Amino axit NH2CH2COOH (α-amino axetic) 7. Các phương pháp tinh chế HCHC (1) Phương pháp chưng cất: khi hỗn hợp các chất lỏng hoặc rắn có to nóng chảy, to sôi khác nhau. (2) Phương pháp chiết: khi hỗn hợp các chất lỏng không trộn lẫn vào nhau. (3) Phương pháp kết tinh: khi chất cần tách có độ tan khác biệt so với các chất trong hỗn hợp. BÀI TẬP TỰ LUẬN Dạng 1. Viết CTCT và gọi tên của các chất sau: (1) CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H12 (2) C2H4, C3H6, C4H8, C5H10, C6H12 (mạch hở), C6H12 (mạch kín) (3) C2H2, C3H4, C4H6, C5H8 (chỉ chứa nối ≡), C5H8 (chỉ chứa nối =), C5H8 (chứa nối = và vòng) (4) C6H6, C7H8, C8H10 , C8H8 (các chất đều chứa vòng thơm - vòng benzen) (5) CH2Cl2, C2H5Br, C3H7Cl, C2H4Br2, C3H6ClBr, C4H9Br, C5H11Cl (6) CH4O, C2H6O, C3H8O, C4H10O (chứa nhóm ancol), C4H10O (chứa nhóm ete), C5H12O (chứa -OH) (7) CH2O2, C2H4O2, C3H6O2, C4H8O2 (chứa nhóm axit), C4H8O2 (chứa nhóm este) (8) C2H4O2Na, C2H5O2Na, C2H3O2Na, Na2C2O4 (9) C2H7N, C3H9N, C2H5NO2 (tạp chức amin và axit), C3H7NO2 (tạp chức amin và axit) Dạng 2. Tìm đồng đẳng, đồng phân (cis-trans) (1) Đồng đẳng là gì? Đồng phân là gì? Trong các chất sau chất nào là đồng đẳng của nhau, chất nào là đồng phân của nhau? (1) CH3- CH2-CH2-OH ; (2) C2H5-O-C2H5; (3) C3H7-O-CH3; (4) CH3- CH2- CH2-CH2-OH (2) Điều kiện để một chất có đồng phân hình học? Chất nào sau đây có đồng phân hình học? Viết công thức đồng phân hình học nếu có. (1) CH3 - CH = CH2 (2) CH3 - CH = CH - C2H5 (3) CHCl = CHCl (4) (CH3)2C = CHCH3 (5) CH3 - CH = CH - CH3 (6) CH3 - CH = CHBr Dạng 3. Lập CTPT của HCHC Chú ý: để tìm số mol C, Na, H,…và mOxi trong HCHC ta sử dụng - Bảo toàn nguyên tố. - Bảo toàn khối lượng. Một số công thức giải toán mbình tăng = mCO2 + mH2O mdung dịch tăng = (mCO2 + mH2O) – mkết tủa CaCO3, BaCO3 mdung dịch giảm = mkết tủa CaCO3, BaCO3 – (mCO2 + mH2O) mchất A dem đốt = (mCO2 + mH2O …) – mO2 Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com C O H C O OH
  • 7. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com nCO2 = nkết tủa làn 1 + 2.nkết tủa lần 2 + nNa2CO3 nO2 = nCO2 + 1/2.nH2O nN2 = 4.nO2 VKhông khí = 5.VO2 - Công thức biện luận số nguyên tử H trong HCHC chứa C, H, O: số H ≤ số Cx2 + 2 (1) Lập CTPT theo số mol của nguyên tố Câu 1: Phân tích 1,7g chất hữu cơ M thì thu được 5,5g CO2 và 1,8g H2O. Công thức đơn giản của M ? Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,68g một hidrocacbon X có M = 84 thu được 5,28 g CO2. Công thức phân tử X là? (C6H12) Câu 3:Một hidrocacbon X có M = 58, phân tích 1g X thì được 5/29g hidro. Công thức phân tử X là? (C5H10) Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn a gam một chất X (chứa C, H, O) cần dùng 8,96 lit O2 thu được 6,72 lit CO2 và 7,2g H2O. Các thể tích đo ở đktc. Giá trị của a và CTPT của X? Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 g một chất X cần dùng 8,96 lit O2 ở đktc. Thu được mCO2 – mH2O = 6g. CTPT của X ? Câu 6: Đốt hoàn toàn 0,1mol hợp chất hữu cơ X cần 7,84 lit O2 thu được 5,6 lit CO2, 4,5g H2O và 5,3g Na2CO3. Tìm khối lượng chất X đã đốt và CTPT của X ? Câu 7: Đốt hoàn toàn 2,3g chất hữu cơ X cần V lit O2. Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình nước vôi trong dư được 10g kết tủa và khối lượng bình tăng 7,1g. Giá trị của V (đktc) và CTPT của X ? Câu 8: Đốt hoàn toàn chất hữu cơ X cần 6,72 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O hấp thụ hết vào bình Ba(OH)2 có 19,7g kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 5,5g. Đun nóng dung dịch thu thêm 9,85g kết tủa. CTPT của X ? Câu 9: Đốt hoàn toàn hidrocacbon X. Sản phẩm thu được cho hấp thụ hết vào 200ml Ca(OH)2 1M thấy có 10g kết tủa, khối lượng bình tăng 16,8g. Lọc kết tủa đi dung dịch thu được có thể phản ứng với Ba(OH)2 dư. CTPT của X? Câu 10: Đốt hoàn toàn 10cm3 chất hữu cơ X ở thể khí phải dùng 450 cm3 không khí (chứa 20% O2) thu được CO2 và H2O có thể tích bằng nhau. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. CTPT của X? Câu 12: Đốt hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ có dạng CxHy phải dùng hết 84 lit không khí (O2 chiếm 1/5 thể tích). CTPT của CxHy? Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt vào các bình đựng P2O5 và KOH dư, tỉ lệ khối lượng tăng lên của hai bình lần lượt là 9 : 44. CTPT của X ? Câu 14: Để đốt cháy hoàn toàn 4,45 g chất hữu cơ X phải dùng hết 4,20 lít khí oxi (đktc). Sản phẩm cháy gồm có 3,15 g H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 (đktc). Xác định CTĐGN của X. Câu 15: Đốt hoàn toàn m gam chất hữu cơ X (C, H, N) cần dùng 14 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho lội chậm qua nước vôi trong dư thấy có 40g kết tủa và 1120 ml khí không bị hấp thụ. Tìm m và CTPT X ? Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 1,5g chất hữu cơ A rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình một đựng CaCl2 và bình hai đựng dung dịch KOH thì khối lượng bình một tăng 0,9g và khối lượng bình hai tăng 1,76g. Mặt khác khi định lượng 3g A bằng phương pháp Đuyma thì thu được 448ml N2 (đkc). Xác định CTN và CTPT của A biết dA/KK = 2,59 ? Câu 17: Phân tích 0,31g chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, N tạo thành 0,44g CO2. Mặt khác, nếu phân tích 0,31g với vôi tôi xút rồi dẫn toàn bộ lượng NH3 tạo thành vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M thì cần 50 ml dung dịch NaOH 1,4M để trung hòa lượng axit dư. Lập công thức phân tử của X biết 1 lít (đktc) hơi chất X nặng 1,38g. Câu 18: Đốt cháy 0,282g hợp chất hữu cơ và cho các sản phẩm sinh ra đi qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH, thấy bình CaCl2 tăng thêm 0,194g, bình KOH tăng thêm 0,8g. Mặt khác đốt 0,186g chất hữu cơ đó thu được 22,4ml N2 (đkc). Tìm CTPT của hợp chất hữu cơ biết rằng trong phân tử chất hữu cơ chỉ chứa một nguyên tử Nitơ ? Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
  • 8. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com Một Số Bài Tập Tương Tự Câu 1: Đốt hoàn toàn 1 lit chất hữu cơ X cần 5 lit O2 thu được 3 lit CO2 và 4 lit hơi H2O. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. CTPT của X ? Câu 2: Đốt một lượng hiđrocacbon X thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó CO2 có khối lượng chiếm 66,165%. X có CTPT ? Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,25 gam một hỗn hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O cần 0,1375 mol O2 thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol là 4 : 5. Tỉ khối hơi của X đối với heli là 22,5. Công thức phân tử A? Câu 4: Đốt cháy một hiđrocacbon X thu được CO2 và H2O có tỷ lệ khối lượng CO2 : H2O = 4,889. Công thức đơn giản nhất của X ? Câu 5: Đốt cháy 5,8g chất hữu cơ A thì thu được 2,65g Na2CO3 và 2,25g H2O và 12,1g CO2. Xác định CTPT của A biết rằng trong phân tử A chỉ chứa một nguyên tử Natri ? Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,01mol chất hữu cơ (B) bằng một lượng Oxy vừa đủ là 0,616 lít thì thu được 1,344 lít hỗn hợp CO2, N2 và hơi nước. Sau khi làm ngưng tụ hơi nước, hỗn hợp khí còn lại chiếm thể tích 0,56 lít và có tỷ khối đối với Hydro bằng 20,4. Xác định CTPT của (B) biết rằng các thể tích khí đo trong điều kiện tiêu chuẩn và (B) chỉ chứa một nguyên tử Nitơ ? Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,369g hợp chất hữu cơ A sinh ra 0,2706g CO2 và 0,2214g H2O. Đun nóng cùng lượng chất A nói trên với vôi tôi xút để biến tất cả Nitơ trong A thành NH3 rồi dẫn khí NH3 này vào 10ml dung dịch H2SO4 1M. Để trung hòa lượng H2SO4 còn dư ta cần dùng 15,4ml dung dịch NaOH 0,5M. Xác định CTPT của A biết phân tử lượng của nó là 60đvC ? Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 10,4g hợp chất hữu cơ (A) rồi cho toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình một đựng H2SO4 đđ rồi qua bình hai đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm khối lượng bình một tăng 3,6g và bình hai có 30g kết tủa trắng. Khi hóa hơi 5,2g A thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g khí O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định CTPT của A. (2) Lập CTPT theo khối lượng của nguyên tố Câu 1: Phân tích 0,46g A tạo thành 448ml CO2 (đktc) và 0,54g H2O. Tỉ khối A với không khí là 1,586. Câu 2: Oxi hoá hoàn toàn 0,32g hiđrocacbon X tạo thành 0,72g H2O. Tỉ khối của X so với Heli bằng 4. Câu 3: Chất hữu cơ Y có M = 123 đvC và tỉ lệ khối lượng cacbon, hiđro, oxi và nitơ trong phân tử theo lần lượt là 72: 5: 32: 14. Câu 4: Oxi hóa hoàn toàn 6,15 g chất X thu được 2,25g H2O; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (các thể tích ở đktc). Lập công thức đơn giản của X. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 4,1 g chất A người ta thu được 2,65g Na2CO3; 1,35g H2O và 1,68 lít CO2 (đktc). Xác định công thức đơn giản của A. Câu 6: Khi đốt cháy 1,5 g mỗi chất A hoặc B hoặc D đều thu được sản phẩm gồm 0,9 g H2O và 2,2g khí CO2. Ba chất trên có phải là đồng phân của nhau hay không? Giải thích. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ A có tỉ lệ khối lượng mC : mO = 3 : 2, thu đươc khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích CO2 : H2O = 4 : 3 ở cùng nhiệt độ và áp suất. Xác định CTPT của A. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 14g một hợp chất hữu cơ X, mạch hở. Cho sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 100 g kết tủa trắng, đồng thời khối lượng bình tăng 62g. Xác định CTPT của X biết dX/H2 =35. Câu 9: Khi đốt cháy 18g một hợp chất hữu cơ phải dùng 16,8 lít O2 (đktc) thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích CO2 : H2O = 3 : 2. Tỉ khối hơi của hợp chất hữu cơ đối với H2 là 36. Hãy xác định CTPT của hợp chất đó. Câu 10: Để đốt cháy hoàn toàn 7,5 g chất hữu cơ X phải dùng hết 25,2 lít không khí (đktc). Sản phẩm cháy gồm có 4,5g H2O và 25,76 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 (đktc). Xác định CTPT của X biết X chứa hai nguyên tử cacbon. Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 10,4g hợp chất hữu cơ rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 chứa nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6g, bình 2 thu được 30g kết tủa. Khi hoá hơi 5,2g A thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định CTPT của A. Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
  • 9. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 1,26g hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O, N cần vừa đủ 0,56 lít O2. Cho toàn bộ sản phẩm đốt cháy vào bình 1 đựng H2SO4 đặc, dư thu được 0,672 lít hỗn hợp khí B. Cho B qua bình 2 đựng dd Ca(OH)2 dư thu được 2 g kết tủa trắng. Xác định CTPT A biết CTPT trùng với CTĐG (các thể tích khí đo ở đktc). Câu 13: Cho 400 ml một hỗn hợp gồm nitơ và một hidrocacbon X ở thể vào 900 ml O2 (dư) rồi đốt. Thể tích thu được sau khi đốt là 1,4 lit. Sau khi cho nước ngưng tụ thì được 800 ml hỗn hợp B. Người ta cho B qua KOH thấy thoát ra 400ml khí C. Xác định CTPT của X, biết rằng các thể tích khí đo cùng điều kiện. (3) Lập CTPT theo % khối lượng của nguyên tố Câu 1: Thành phần % của C, H, O trong hợp chất Z lần lượt là 54,6% ; 9,1% ; 36,3%. Lập công thức đơn giản nhất của Z ? Câu 2: Nilon – 6, loại tơ nilon phổ biến nhất có 63,68% C; 9,08 % H; 14,14% O; và 12,38% N. Xác định CTĐG của nilon – 6. Câu 3: Kết quả phân tích các nguyên tố trong nicotin như sau: 74% C; 8,65% H; 17,35% N. Xác định CTĐGN của nicotin, biết nicotin có khối lượng mol phân tử là 162. Câu 4: Chất hữu cơ A có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: C chiếm 24,24%; H chiếm 4,04%; Cl chiếm 71,72%. Xác định CTPT của A biết rằng tỉ khối hơi của A đối với CO2 là 2,25. Câu 5: Hợp chất X có phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt bằng 54,54%; 9,10% và 36,36%. Khối lượng mol phân tử của X bằng 88. Xác định CTPT của X. Câu 6: Từ tinh dầu chanh người ta tách được chất limonen thuộc loại hiđrocacbon có hàm lượng nguyên tố H là 11,765%. Tìm CTPT của limonen, biết tỉ khối hơi của limonen so với heli bằng 34. Câu 7: Một chất hữu cơ A có chứa các nguyên tố (C,H, Cl). Tỉ khối hơi của chất A đối với H2 là 56,5. Trong hợp chất A nguyên tố Clo chiếm 62,832% về khối lượng. Xác định công thức phân tử của chất A. Câu 8: Chất hữu cơ Z có khối lượng C là 40% ; 6,67% H, còn lại là oxi. Mặt khác, khi hoá hơi một lượng Z người ta được thể tích đúng bằng thể tích của nitơ (II) oxit có khối lượng bằng 1/3 khối lượng của Z trong cùng điều kiện. Câu 9: Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol – một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148 g/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có %C = 81,08%; %H = 8,10% còn lại là oxi. Lập CTĐGN và CTPT của anetol. Câu 10: Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Lập CTĐGN, CTPT của metylơgenol. Câu 11: Hợp chất hữu cơ A cơ khối lượng phân tử nhỏ hơn benzen (C6H6) và chỉ chứa 4 nguyyên tố C, H, O, N trong đó hidro chiếm 9,09%, nitơ chiếm 18,18%. Đốt cháy hết 7,7 gam A thu được 4,928 lít khí CO2 ở 27,30 C và 1 atm. Xác định CTPT của A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Dạng 1. Tính chất cơ bản của hợp chất hữu cơ Câu 1: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P... B. gồm có C, H và các nguyên tố khác. C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P. Câu 2: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là 1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H. 2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O. 3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. 4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion. 5. dễ bay hơi, khó cháy. 6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh. Các phát biểu đúng là: A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6. Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
  • 10. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com Câu 3: Cấu tạo hoá học là A. số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. B. các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. C. trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. D. bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Câu 4: Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ ? A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử. D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử. Câu 5: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau : A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi. B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N. C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N. D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O. Câu 6: Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau : A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất. C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất. Câu 7: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là: A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất. B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. B. Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2- là đồng đẳng của nhau. C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau. D. Liên kết ba gồm hai liên kết π và một liên kết σ. Câu 9: Kết luận nào sau đây là đúng ? A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định. B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng. C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau. D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau. Câu 10: Các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là A. đồng phân. B. đồng vị. C. đồng đẳng. D. đồng khối. Câu 11: Phát biểu không chính xác là: A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học. B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau. C. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử. D. Sự xen phủ trục tạo thành liên kết σ, sự xen phủ bên tạo thành liên kết π. Câu 12: Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ? A. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br. B. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH. C. CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3. D. HgCl2, CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br. Câu 13: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ? A. C2H5OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO. Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
  • 11. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH. D. C4H10, C6H6. Một số cau hỏi nâng cao Câu 1: Cho hỗn hợp các ankan sau: pentan (sôi ở 36o C), heptan (sôi ở 98o C), octan (sôi ở 126o C), nonan (sôi ở 151o C). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây ? A. Kết tinh. B. Chưng cất C. Thăng hoa. D. Chiết. Câu 2: Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6H4OH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau là: A. Y, T. B. X, Z, T. C. X, Z. D. Y, Z. Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng: A. CH3C6H4-OH và C6H5CH2-OH là đồng đẳng. B. CH3-O-CH3 và C2H5-OH là đồng phân cấu tạo. C. CH3CH2CH2-OH và CH3CH(-OH)CH3 là đồng phân vị trí. D. CH2=CHCH2-OH và CH3CH2-CH=O là đồng phân chức. Câu 4: Các chất hữu cơ đơn chức Z1, Z2, Z3 có CTPT tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H4O2. Chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z3 là A. CH3COOCH3. B. HOCH2CHO. C. CH3COOH. D. CH3OCHO. Câu 5: Đặc điểm chung của các cacbocation và cacbanion là: A. kém bền và có khả năng phản ứng rất kém. B. chúng đều rất bền vững và có khả năng phản ứng cao. C. có thể dễ dàng tách được ra khỏi hỗn hợp phản ứng. D. kém bền và có khả năng phản ứng cao. Dạng 2. Tính độ bất bão hòa, viết đồng phân cấu tạo (1) Độ bất bão hòa Câu 1: Liên kết đôi là do những loại lên kết nào hình thành A. liên kết σ B. liên kết π C. hai liên kết π D. liên kết π và σ Câu 2: Tổng số liên kết π và vòng ứng với công thức C5H9O2Cl là: A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 3: Tổng số liên kết π trong phân tử axit benzoic (C7H6O2 chứa 1 vòng) là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 4: Tổng số liên kết π và vòng ứng với công thức C5H12O2 là: A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 5: Công thức tổng quát của dẫn xuất điclo mạch hở có chứa một liên kết ba trong phân tử là A. CnH2n-2Cl2. B. CnH2n-4Cl2. C. CnH2nCl2. D. CnH2n-6Cl2. Câu 6: Hợp chất chứa một liên kết π trong phân tử thuộc loại hợp chất A. không no. B. mạch hở. C. thơm. D. no hoặc vòng. Câu 7: Trong công thức CxHyOzNt tổng số liên kết π và vòng là: A. (2x-y + t+2)/2. B. (2x-y + t+2). C. (2x-y - t+2)/2. D. (2x-y + z + t+2)/2. Câu 8: Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 9: Licopen, công thức phân tử C40H56 là chất màu đỏ trong quả cà chua, chỉ chứa liên kết đôi và liên kết đơn trong phân tử. Hiđro hóa hoàn toàn licopen được hiđrocacbon C40H82. Vậy licopen có A. 1 vòng; 12 nối đôi. B. 1 vòng; 5 nối đôi. C. 4 vòng; 5 nối đôi. D. mạch hở; 13 nối đôi. Câu 10: Metol C10H20O và menton C10H18O chúng đều có trong tinh dầu bạc hà. Biết phân tử metol không có nối đôi, còn phân tử menton có 1 nối đôi. Vậy kết luận nào sau đây là đúng ? A. Metol và menton đều có cấu tạo vòng. B. Metol có cấu tạo vòng, menton có cấu tạo mạch hở. C. Metol và menton đều có cấu tạo mạch hở. D. Metol có cấu tạo mạch hở, menton có cấu tạo vòng. (2) Đồng đẳng, đồng phân cấu tạo Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
  • 12. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com Câu 1: Số đồng phân mạch vòng của hợp chất có công thức phân tử C5H10 là A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 2: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C3H5Cl là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 3: Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C3H6O là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 4: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C3H5Br3 là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 5: Số đồng phân của hợp chất có công thức phân tử C4H8 là A. 7 B. 5 C. 6 D. 8 Câu 6: Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C5H10 là A. 2. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 7: Số lượng đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H10 là A. 7. B. 8. C. 9. D. 10. Câu 8: Số lượng đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 là: A. 7. B. 8. C. 9. D. 10. Câu 9: Số lượng đồng phân chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C9H12 là: A. 7. B. 8. C. 9. D. 10. Câu 10: Số lượng đồng phân chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C9H10 là: A. 7. B. 8. C. 9. D. 6. Câu 11: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C4H11N là A. 7. B. 8. C. 9. D. 10. Câu 12: Hợp chất C4H10O có số đồng phân ancol và tổng số đồng phân là: A. 7 và 4. B. 4 và 7. C. 8 và 8. D.10 và 10. Câu 13: Nhóm chất nào sau đây chứa các đồng phân của nhau: (I) CH2 = CH – CH = CH2 (II) (CH3)2C = CH – CH3 (III) CH2 = CH – CH2 – CH = CH2 (IV) CH2 = CH – CH = CH – CH3 A. II, III B. II, III, IV C. III, IV D. I, II, IV Câu 14: Nhóm chất nào sau đây là đồng phân cấu tạo của nhau: (I) (CH3)2C = CH – CH3 (II) CH2 = CH – CH2 – CH3 (III) (IV) A. II, III B. III, IV C. I, II D. II, III, IV Câu 15: Nhóm chất nào sau đây không là đồng đẳng của nhau: (I) CH3 –CHOH – CH3 (II) HO – CH2 – CH3 (III) CH3 – CH2 – CH2 – OH (IV) (CH3)2CH – CH2 – OH A. II, III B. I, II C. I, III D. I, IV Câu 16: Nhóm chất nào sau đây là đồng đẳng của benzen: A. (2),(3),(4) B. (2),(3) C. (1),(2),(4) D. (1),(2),(3),(4) Câu 17: Nhóm chất nào sau đây là đồng phân cấu tạo của nhau: (I) CH2 = CH – CH = CH2 (II) CH ≡ C – CH2 – CH3 (III) CH2 = C = CH – CH3 (IV) CH3 – C ≡ C – CH3 A. I, III B. II, IV C. I, III, IV D. I, II, III, IV Câu 18: Nhóm chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau: (I) CH3 – CH = CH2 (II) CH2 = CH – (CH2)2 – CH3 (III) (IV) Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com CH3 CH=CH2 CH3 C2 H5CH2 -CH2 -CH3 CH3 (2) (3)(1) (4) CH3 CH3 CH3 CH3
  • 13. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com A. I, III B. III, IV C. II, III, IV D. I, II Câu 19: Thành phần phần trăm về khối lượng luôn bằng thành phần trăm về số mol (cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) trong hỗn hợp nào sau đây? A. Các đồng đẳng B. Các đồng phân cấu tạo C. Các chất khí D. Các chất lỏng trong cùng một dung dịch Một số câu hỏi nâng cao Câu 1: Hợp chất (CH3)2C=CHC(CH3)2CH=CHBr có danh pháp IUPAC là A. 1-brom-3,5-trimetylhexa-1,4-đien. B. 3,3,5-trimetylhexa-1,4-đien-1-brom. C. 2,4,4-trimetylhexa-2,5-đien-6-brom. D. 1-brom-3,3,5-trimetylhexa-1,4-đien. Câu 2: Hợp chất (CH3)2C=CH-C(CH3)3 có danh pháp IUPAC là: A. 2,2,4- trimetylpent-3-en. B. 2,4-trimetylpent-2-en. C. 2,4,4-trimetylpent-2-en. D. 2,4-trimetylpent-3-en. Câu 3: Hợp chất CH2=CHC(CH3)2CH2CH(OH)CH3 có danh pháp IUPAC là: A. 1,3,3-trimetylpent-4-en-1-ol. B. 3,3,5-trimetylpent-1-en-5-ol. C. 4,4-đimetylhex-5-en-2-ol. D. 3,3-đimetylhex-1-en-5-ol. Câu 4: Cho công thức cấu tạo sau : CH3CH(OH)CH=C(Cl)CHO. Số oxi hóa của các nguyên tử cacbon tính từ phái sang trái có giá trị lần lượt là: A. +1 ; +1 ; -1 ; 0 ; -3. B. +1 ; -1 ; -1 ; 0 ; -3. C. +1 ; +1 ; 0 ; -1 ; +3. D. +1 ; -1 ; 0 ; -1 ; +3. Câu 5: Trong phân tử CH4 các obitan hoá trị của cacbon ở trạng thái lai hoá nào A. sp3 B. sp2 C. sp3 d D. sp Câu 6: Trong phân tử C2H4 các obitan hoá trị của cacbon ở trạng thái lai hoá nào A. sp3 B. sp2 C. sp3 d D. sp Câu 7: Trong phân tử C2H2 các obitan hoá trị của cacbon ở trạng thái lai hoá nào A. sp3 B. sp2 C. sp3 d D. sp Câu 8: Trong hợp chất CxHyOz thì y luôn luôn chẵn và y ≤ 2x+2 là do: A. a ≥ 0 (a là tổng số liên kết π và vòng trong phân tử). B. z ≥ 0 (mỗi nguyên tử oxi tạo được 2 liên kết). C. mỗi nguyên tử cacbon chỉ tạo được 4 liên kết. D. cacbon và oxi đều có hóa trị là những số chẵn. Câu 9: Công thức tổng quát của dẫn xuất đibrom không no mạch hở chứa a liên kết π là A. CnH2n+2-2aBr2. B. CnH2n-2aBr2. C. CnH2n-2-2aBr2. D. CnH2n+2+2aBr2. Câu 10: Hợp chất hữu cơ có công thức tổng quát CnH2n+2O2 thuộc loại A. ancol hoặc ete no, mạch hở, hai chức. B. anđehit hoặc xeton no, mạch hở, hai chức. C. axit hoặc este no, đơn chức, mạch hở. D. hiđroxicacbonyl no, mạch hở. Câu 11: Ancol no mạch hở có công thức tổng quát chính xác nhất là A. R(OH)m. B. CnH2n+2Om. C. CnH2n+1OH. D. CnH2n+2-m(OH)m. Câu 12: Công thức tổng quát của anđehit đơn chức mạch hở có 1 liên kết đôi C=C là: A. CnH2n+1CHO. B. CnH2nCHO. C. CnH2n-1CHO. D. CnH2n-3CHO. Câu 13: Anđehit mạch hở có công thức tổng quát CnH2n-2O thuộc loại A. anđehit đơn chức no. B. anđehit đơn chức chứa một liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon. C. anđehit đơn chức chứa hai liên kết π trong gốc hiđrocacbon. D. anđehit đơn chức chứa ba liên kết π trong gốc hiđrocacbon. Câu 14: Công thức tổng quát của ancol đơn chức mạch hở có 2 nối đôi trong gốc hiđrocacbon là A. CnH2n-4O. B. CnH2n-2O. C. CnH2nO. D. CnH2n+2O. Câu 15: Anđehit mạch hở CnH2n – 4O2 có số lượng liên kết π trong gốc hiđrocacbon là: A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 16: Công thức phân tử tổng quát của axit hai chức mạch hở chứa một liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon là A. CnH2n-4O4. B. CnH2n-2O4. C. CnH2n-6O4. D. CnH2nO4. Câu 17: Axit mạch hở CnH2n – 4O2 có số lượng liên kết π trong gốc hiđrocacbon là: A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 18: Số đồng phân của hợp chất có công thức phân tử C6H14 là Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
  • 14. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu19: Tổng số đồng phân của C4H9Cl và C4H9OH là A. 6 B. 8 C. 10 D. 12 Câu 20: Số đồng phân anđehit có công thức C5H10O A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 21: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C6H14 A. 6. B. 7. C. 4. D. 5. Dạng 3. Đồng phân (cis-trans) Câu 1: Chất nào sau đây có đồng phân hình học: (X) CH2 = C(CH3)2 (Y) CH3HC = CHCH3 (Z) CH2 = C = CHCH3 (T) (CH3)(C2H5)C = CHCH3 A. X, Y B. Y C. Y, Z, T D. Y, T Câu 2: Hợp chất nào dưới đây không có đồng phân cis - trans: A. CH(CH3) = CH(CH3) B. (CH3)2C = CHCH3 C. CH3 - CH = CH - CH3 D. CH3 - CH = CH - C2H5 Câu 3: Những chất nào sau đây là đồng phân hình học của nhau ? A. (I), (II). B. (I), (III). C. (II), (III). D. (I), (II), (III). Câu 4: Cho các chất sau: CH3-CH=CH2 (1); CH2=C(CH3)2 (2); CH3C≡CH (3); CH3CH=CHCH3 (4). Các chất có đồng phân hình học là A. 2, 4. B. 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 3. Câu 5: Cho các chất sau: CH2=CH-C≡CH (1); CH2=CHCl (2); CH3CH=C(CH3)2 (3); CH3CH=CH-CH=CH2 (4); CH2=CHCH=CH2 (5); CH3CH=CHBr (6). Các chất có đồng phân hình học là A. 2, 4, 5, 6. B. 4, 6. C. 2, 4, 6. D. 1, 3, 4. Dạng 4. Lập CTPT của HCHC (1) Hợp chất Hidrocacbon C, H Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 1,68g một hidrocacbon X có M=84 thu được 5,28g CO2 Số nguyên tử cacbon trong phân tử X là: A. 6 B. 5 C. 4 D. 7 Câu 2: Một hidrocacbon X có M=58, phân tích 1 g X thì được 5/29 g hidro. Trong X có số nguyên tử H A. 10 B. 5 C. 4 D. 8 Câu 3: Phân tích 1,7g chất hữu cơ M thì thu được 5,5g CO2 và 1,8g H2O. Công thức đơn giản của M là A. C3H8 B. C4H8 C. C5H8 D. C5H10 Câu 4: Đốt hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ có dạng CxHy phải dùng hết 84 lit không khí (O2 chiếm 1/5 thể tích). CTPT của chất trên là: A. C5H12 B. C4H8 C. C5H8 D. C5H10 Câu 5: Đốt một lượng hiđrocacbon X thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó CO2 có khối lượng chiếm 66,165%. Chất X có công thức là A. C6H6 B. C4H10 C. C8H10 D. C5H12 Câu 6: Một hiđrocacbon X mạch hở, thể khí. Khối lượng của V lít khí này bằng 2 lần khối lượng của V lít khí N2 ở cùng 1 điều kiện. Chất X có công thức là A. C4H10 B. C4H6 D. C2H6 D. C4H8 Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon, số mol oxi phản ứng bằng số mol H2O sinh ra. Hiđrocacbon có công thức là: A. CH4 B. C2H4 C. C4H6 D. C3H8 Câu 8: Đốt cháy một hiđrocacbon X thu được CO2 và H2O có tỷ lệ khối lượng CO2 và H2O bằng 4,889. Công thức đơn giản nhất của X là: A. (CH2)n B. (C2H6)n C. (CH3)n D. (CH)n Câu 9: Hợp chất X có thành phần % về khối lượng: C (85,8%) và H (14,2%). Hợp chất X là A. C3H8. B. C4H10. C. C4H8. D. C5H10. Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
  • 15. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com Câu 10: Đốt cùng số mol ba hiđrocacbon K, L, M thu được lượng CO2 như nhau và tỉ lệ số mol H2O và CO2 đối với K, L, M lần lượt là 0,5 : 1 : 1,5. Công thức của K, L, M lần lượt là: A. C3H8, C3H4, C2H4 B. C4H4, C3H6, C2H6 C. C2H2, C2H6, C2H4 D. C2H2, C2H4, C2H6 Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt vào các bình đựng P2O5 và KOH dư, tỉ lệ khối lượng tăng lên của hai bình lần lượt là 9 : 44. Công thức của X là: A. C2H2 B. C3H8 C. C3H4 D. C2H4 Câu 12: Đốt hoàn toàn 10cm3 chất X ở thể khí phải dùng 450 cm3 không khí (chứa 20% O2) thu được CO2 và H2O có thể tích bằng nhau. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Công thức của X là: A. C4H8 B. C3H6 C. C4H6 D. C6H12 Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong được 20 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng phần nước lọc lại có 10 gam kết tủa nữa. Vậy X không thể là A. C2H6. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2. Câu 14: Đốt hoàn toàn hidrocacbon X. Sản phẩm thu được cho hấp thụ hết vào 200ml Ca(OH)2 1M thấy có 10g kết tủa, khối lượng bình tăng 16,8g. Lọc kết tủa đi dung dịch thu được có thể phản ứng với Ba(OH)2 dư. Công thức của X là A. C3H8 B. C2H6 C. C3H4 D. C3H6 Câu 15: Hỗn hợp X gồm một số hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp. Tổng khối lượng phân tử của các hiđrocacbon trong A là 252, trong đó khối lượng phân tử của hiđrocacbon nặng nhất bằng 2 lần khối lượng phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất. Công thức phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất và số lượng hiđrocacbon trong X là: A. C3H6 và 4. B. C2H4 và 5. C. C3H8 và 4. D. C2H6 và 5. Câu 16: Hỗn hợp X gồm một số hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp. Tổng khối lượng phân tử của các hiđrocacbon trong A là 252, trong đó khối lượng phân tử của hiđrocacbon nặng nhất bằng 2 lần khối lượng phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất. Công thức phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất và số lượng hiđrocacbon trong X là: A. C3H6 và 4. B. C2H4 và 5. C. C3H8 và 4. D. C2H6 và 5. Câu 17: Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau khi hơi H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Công thức của hợp chất trên (biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2) A. C2H6. B. C2H4. C. C3H8. D. C2H2. Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon trong 0,5 lít hỗn hợp của nó với CO2 bằng 2,5 lít O2 thu được 3,4 lít khí. Hỗn hợp này sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn 1,8 lít, tiếp tục cho hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch kiềm dư thì còn lại 0,5 lít khí. Các thể tích được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của hiđrocacbon là: A. C4H10. B. C3H8. C. C4H8. D. C3H6. Câu 19: Cho 400 ml một hỗn hợp gồm nitơ và một hiđrocacbon vào 900 ml oxi (dư) rồi đốt. Thể tích hỗn hợp thu được sau khi đốt là 1,4 lít. Sau khi cho nước ngưng tụ còn 800 ml hỗn hợp, người ta cho lội qua dung dịch KOH thấy còn 400 ml khí. Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của chất hữu cơ là A. C3H8. B. C2H4. C. C2H2. D. C2H6. (2) Hợp chất có chứa C, H, O Câu 1: Thành phần % của C, H, O trong hợp chất Z lần lượt là 54,6% ; 9,1% ; 36,3%. Công thức đơn giản nhất của Z là: A. C3H6O B. C2H4O C. C5H9O D. C4H8O2 Câu 2: Chất hữu cơ X có thành phần % khối lượng C, H, O lần lượt là 40; 6,67; 53,33. Công thức phân tử của X có dạng A. (C2H4O)n B. (CH2O)n C. (CHO)n D. (C3H6O)n Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một chất X (chứa C,H,O) cần dùng 8,96 lit O2 thu được 6,72 lit CO2 và 7,2g H2O. Các thể tích đo ở đktc. Công thức phân tử của X : A. C3H8O B. C2H6O C. C4H8O2 D. C3H8O2 Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 g một chất X cần dùng 8,96 lit O2 ở đktc. Thu được mCO2 – mH2O = 6g. Công thức phân tử của X A. C3H8O B. C3H8O3 C. C3H8 D. C3H8O2 Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
  • 16. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com Câu 5: Đốt hoàn toàn 1 lit chất hữu cơ X cần 5 lit O2 thu được 3 lit CO2 và 4 lit hơi H2O. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là A. C3H8O B. C3H8 C. C3H6 D. C2H6O Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Công thức đơn giản của X là A. C2H4O. B. C3H6O. C. C4H8O. D. C5H10O. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X (C,H,O) cần dùng 8,96 lit O2 được 6,72 lit CO2 ; 7,2g H2O. Các thể tích đo ở đktc. Công thức phân tử của X là A. C3H8O B. C2H6O C. C4H8O D. C3H8O2 Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 2,25 gam một hỗn hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O cần 0,1375 mol O2 thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol là 4:5. Khối lượng phân tử của A là 90 đvC. Công thức phân tử của A A. C3H6O3 B. C2H2O4 C. C4H10O2 D. C6H6O Câu 9: Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu được 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là A. C4H10O. B. C4H8O2. C. C4H10O2. D. C3H8O. Câu 10: Đốt hoàn toàn 2,3g chất hữu cơ X cần V lit O2. Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình nước vôi trong dư được 10g kết tủa và khối lượng bình tăng 7,1g. Giá trị của V (đktc) và công thức phân tử của X A. 3,92 ; C4H10O B. 3,36 ; C2H6O C. 4,48 ; C3H8O D. 5,6 ; CH4O Câu 11: Đốt hoàn toàn chất hữu cơ X cần 6,72 lit O2 đktc. Sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O hấp thụ hết vào bình Ba(OH)2 có 19,7g kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 5,5g. Đun nóng dung dịch thu thêm 9,85g kết tủa. Công thức phân tử của X là A. C3H8O B. C2H6O C. C2H6O2 D. C2H6 Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24 gam. Tỉ khối của X so với H2 bằng 15. Công thức phân tử của X là A. CH4. B. C2H6. C. CH4N. D. CH2O. Câu 13: Phân tích 1,47 gam chất hữu cơ Y (C, H, O) bằng CuO thì thu được 2,156 gam CO2 và lượng CuO giảm 1,568 gam. Công thức đơn giản của Y là A. CH3O. B. CH2O. C. C2H3O. D. C2H3O2. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O với tỷ lệ khối lượng tương ứng là 44 : 27. Công thức phân tử của X là: A. C2H6. B. C2H6O. C. C2H6O2. D. C2H4O. Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. CTĐGN của X là: A. C2H4O. B. C3H6O. C. C4H8O. D. C5H10O. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với He là 7,5. Công thức phân tử của X là: A. CH4. B. C2H6. C. CH4N. D. CH2O. Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 1,88 gam hợp chất hữu cơ Z (chứa C, H, O) cần 1,904 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 4 : 3. Công thức phân tử của Z là A. C4H6O2. B. C8H12O4. C. C4H6O3. D. C8H12O5. Một số bài tập nâng cao Câu 1: Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau và lượng oxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Công thức phân tử của Y là: A. C2H6O. B. C4H8O. C. C3H6O. D. C3H6O2. Câu 2: X là một ancol no, mạch hở. Để đốt cháy 0,05 mol X cần 4 gam oxi. X có công thức là: A. C3H5(OH)3. B. C3H6(OH)2. C. C2H4(OH)2. D. C4H7(OH)3. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24 gam. Tỉ khối của X so với H2 bằng 15. Công thức phân tử của X là A. C2H6O. B. CH2O. C. C2H4O. D. CH2O2. Câu 4: Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu được 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là: A. C4H10O. B. C4H8O2. C. C4H10O2. D. C3H8O. Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
  • 17. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi hợp chất hữu cơ A cần 10 thể tích oxi (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất), sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và H2O với mCO2 : mH2O = 44 : 9. Biết MA < 150. A có công thức phân tử là A. C4H6O. B. C8H8O. C. C8H8. D. C2H2. Câu 6: Đốt 0,15 mol một hợp chất hữu cơ thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Mặt khác đốt 1 thể tích hơi chất đó cần 2,5 thể tích O2. Các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của hợp chất đó là: A. C2H6O2. B. C2H6O. C. C2H4O2. D. C2H4O. Câu 7: Đốt cháy 200 ml hơi một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O trong 900 ml O2, thể tích hỗn hợp khí thu được là 1,3 lít. Sau khi ngưng tụ hơi nước chỉ còn 700 ml. Tiếp theo cho qua dung dịch KOH dư chỉ còn 100 ml khí bay ra. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của Y là A. C3H6O. B. C3H8O2. C. C3H8O. D. C3H6O2. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi hợp chất hữu cơ A cần 10 thể tích oxi (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất), sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và H2O với mCO2 : mH2O = 44 : 9. Biết MA < 150. A có công thức phân tử là A. C4H6O. B. C8H8O. C. C8H8. D. C2H2. Câu 9: Trong một bình kín chứa hơi este no đơn chức hở A và một lượng O2 gấp đôi lượng O2 cần thiết để đốt cháy hết A ở nhiệt độ 140o C và áp suất 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn A rồi đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. Chất A có công thức phân tử là A. C2H4O2. B. C3H6O2. C. C4H8O2. D. C5H10O2. (3) Hợp chất có chứa C, H, N Câu 1: Đốt hoàn toàn m gam chất X (C,H,N) cần dùng 14 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho lội chậm qua nước vôi trong dư thấy có 40g kết tủa và 1120 ml khí không bị hấp thụ. Công thức phân tử của X là A. C3H9N B. C2H7N C. C4H11N D. C3H7N Câu 2: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO2 ; 2,80 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là A. C4H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C3H9N. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,62 gam CO2 ; 1,215 gam H2O và 168 ml N2 (đktc). Tỉ khối hơi của A so với không khí không vượt quá 4. Công thức phân tử của A là: A. C5H5N. B. C6H9N. C. C7H9N. D. C6H7N. Câu 4: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO2 ; 2,80 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là A. C4H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C3H9N. Câu 5: Phân tích 0,31gam hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, N tạo thành 0,44 gam CO2. Mặt khác, nếu phân tích 0,31 gam X để toàn bộ N trong X chuyển thành NH3 rồi dẫn NH3 vừa tạo thành vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M thì phần axit dư được trung hòa bởi 50 ml dung dịch NaOH 1,4M. Biết 1 lít hơi chất X (đktc) nặng 1,38 gam. Công thức phân tử của X là A. CH5N. B. C2H5N2. C. C2H5N. D. CH6N. Câu 6: Đốt cháy 0,282 gam hợp chất hữu cơ X, cho sản phẩm đi qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH dư. Thấy bình đựng CaCl2 tăng thêm 0,194 gam còn bình đựng KOH tăng thêm 0,8 gam. Mặt khác nếu đốt cháy 0,186 gam chất X thì thu được 22,4 ml khí N2 (ở đktc). Biết rằng hợp chất X chỉ chứa một nguyên tử nitơ. Công thức phân tử của hợp chất X là A. C6H6N2. B. C6H7N. C. C6H9N. D. C5H7N. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là: A. C2H5NH2. B. C3H7NH2. C. CH3NH2. D. C4H9NH2 Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam chất Y (CxHyN) bằng một lượng không khí vừa đủ. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 6 gam kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Biết không khí chứa 20% oxi và 80% nitơ về thể tích. Công thức phân tử của Y là A. C2H7N. B. C3H9N. C. C4H11N. D. C4H9N. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, N) bằng lượng không khí vừa đủ (gồm 1/5 thể tích O2, còn lại là N2) được khí CO2 , H2O và N2. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 39,4 gam kết tủa, khối lượng dung dịch giảm đi 24,3 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 34,72 lít (đktc). Biết tỉ khối của X so với oxi nhỏ hơn 2. Công thức phân tử của X là: Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
  • 18. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com A. C2H7N. B. C2H8N. C. C2H7N2. D. C2H4N2. Câu 10: Phân tích 0,31gam hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, N tạo thành 0,44 gam CO2. Mặt khác, nếu phân tích 0,31 gam X để toàn bộ N trong X chuyển thành NH3 rồi dẫn NH3 vừa tạo thành vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M thì phần axit dư được trung hòa bởi 50 ml dung dịch NaOH 1,4M. Biết 1 lít hơi chất X (đktc) nặng 1,38 gam. Công thức phân tử của X là: A. CH5N. B. C2H5N2. C. C2H5N. D. CH6N. (4) Hợp chất có chứa C, H, O, Na, Cl,… Câu 1: Đốt hoàn toàn 0,1mol hợp chất hữu cơ X cần 7,84 lit O2 thu được 5,6 lit CO2, 4,5g H2O và 5,3g Na2CO3. Công thức phân tử của X là A. C3H5ONa B. C3H2O4Na2 C. C3H5O2Na D. C3H7ONa Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 5,80 gam chất X thu được 2,65 gam Na2CO3 ; 2,26 gam H2O và 12,10 gam CO2. Công thức phân tử của X là A. C6H5O2Na. B. C6H5ONa. C. C7H7O2Na. D. C7H7ONa. Câu 3: Oxi hóa hoàn toàn 4,02 gam một hợp chất hữu cơ X chỉ thu được 3,18 gam Na2CO3 và 0,672 lít khí CO2. Công thức đơn giản của X là A. CO2Na. B. CO2Na2. C. C3O2Na. D. C2O2Na. Câu 4: Phân tích hợp chất hữu cơ X thấy cứ 3 phần khối lượng cacbon lại có 1 phần khối lượng hiđro, 7 phần khối lượng nitơ và 8 phần lưu huỳnh. Trong Công thức phân tử của X chỉ có 1 nguyên tử S. Công thức phân tử của X là A. CH4NS. B. C2H2N2S. C. C2H6NS. D. CH4N2S. Câu 5: Chất hữu cơ X có M = 123 và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với 72 : 5 : 32 : 14. Công thức phân tử của X là A. C6H14O2N. B. C6H6ON2. C. C6H12ON. D. C6H5O2N. Câu 6: Phân tích 1,5 gam chất hữu cơ X thu được 1,76 gam CO2 ; 0,9 gam H2O và 112 ml N2 đo ở 0o C và 2 atm. Nếu hóa hơi cũng 1,5 gam chất Z ở 127o C và 1,64 atm người ta thu được 0,4 lít khí chất Z. Công thức phân tử của X là A. C2H5ON. B. C6H5ON2. C. C2H5O2N. D. C2H6O2N. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22 gam CO2, 0,09 gam H2O. Mặt khác khi xác định clo trong hợp chất đó bằng dung dịch AgNO3 người ta thu được 1,435 gam AgCl. Tỉ khối hơi của hợp chất so với hiđro bằng 42,5. Công thức phân tử của hợp chất là A. CH3Cl. B. C2H5Cl. C. CH2Cl2. D. C2H4Cl2. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ X mạch hở cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của X là: A. C2H5O2N. B. C3H5O2N. C. C3H7O2N. D. C2H7O2N. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X cần 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp CO2, N2 và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hết hơi nước, còn lại 5,6 lít khí (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 20,4. Công thức phân tử của X là A. C2H7O2N. B. C3H7O2N. C. C3H9O2N. D. C4H9N. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22 gam CO2, 0,09 gam H2O. Mặt khác khi xác định clo trong hợp chất đó bằng dung dịch AgNO3 người ta thu được 1,435 gam AgCl. Tỉ khối hơi của hợp chất so với hiđro bằng 42,5. Công thức phân tử của hợp chất là: A. CH3Cl. B. C2H5Cl. C. CH2Cl2. D. C2H4Cl2. Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,4524 gam hợp chất A sinh ra 0,3318 gam CO2 và 0,2714 gam H2O. Đun nóng 0,3682 gam chất A với vôi tôi xút để chuyển tất cả nitơ trong A thành amoniac, rồi dẫn khí NH3 vào 20 ml dung dịch H2SO4 0,5 M. Để trung hoà axit còn dư sau khi tác dụng với NH3 cần dùng 7,7 ml dung dịch NaOH 1M. Biết MA= 60. Công thức phân tử của A là A. CH4ON2. B. C2H7N. C. C3H9N. D. CH4ON. Dạng 5. Bậc của cacbon và Các quy tắc phản ứng thế, cộng, tách Câu 1: Trong phân tử hợp chất CH3 –CH2–CH –CH2 –CH3 │ CH3 Số nguyên tử cacbon bậc I, II, III lần lượt là Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
  • 19. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com A. 3, 2, 1 B. 2, 3, 1 C. 1, 2, 3 D. 2, 3, 1 Câu 2: Trong phân tử hợp chất CH2 = CH –CH –CH3 │ CH3 Số nguyên tử cacbon bậc I, II, III lần lượt là A. 3, 1, 1 B. 2, 2, 1 C. 1, 1, 3 D. 2, 1, 2 Câu 3: Trong phân tử hợp chất CH2 = CH –C(CH3)–CH2–C(CH3)3 Số nguyên tử cacbon bậc I, II, III, IV lần lượt là A. 4, 1, 2, 2 B. 4, 2, 3, 0 C. 5, 2, 1, 1 D. 3, 3, 1, 2 Câu 4: Trong phân tử hợp chất CH2 = CH –CH –CH2–C ≡ CH │ CH3 Số nguyên tử cacbon bậc I, II, III, IV lần lượt là A. 3, 1, 2, 1 B. 2, 2, 3, 0 C. 0, 2, 3, 1 D. 3, 3, 1, 0 Câu 5: Sản phẩm chính của phản ứng CH3 – CH2 – CH3 + Cl2  → 1:1/ sa A. CH3 – CH2 – CH2Cl B. CH2Cl – CH2 – CH2Cl C. CH3 – CHCl – CH3 D. CH3 – CCl2 – CH3 Câu 6: Xác định sản phẩm chính của phản ứng sau: CH3 – CH2– CH – CH3 + Cl2  → 1:1/ sa │ CH3 A. CH3 – CH(CH3)– CH2 – CH2Cl B. CH2Cl – CH(CH3)– CH2 – CH3 C. CH3 – CCl(CH3)– CH2 – CH3 D. CH3 – CH(CH2Cl)– CH2 – CH3 Câu 7: Số sản phẩm thế của phản ứng CH3 – CH2 – CH3 + Cl2  → 1:1/ sa A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 8: Số sản phẩm thế của phản ứng CH3 – CH2– CH – CH3 + Cl2  → 1:1/ sa │ CH3 A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 9: Số sản phẩm thế của phản ứng CH3 – C(CH3)2 – CH3 + Cl2  → 1:1/ sa A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 10: Số sản phẩm thế của phản ứng CH3 – CH2– C(CH3)2 – CH3 + Cl2  → 1:1/ sa A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 11: Sản phẩm chính của phản ứng cộng HBr vào CH3 – CH = CH2 là A. CH2Cl – CH = CH2 B. CH2Cl – CH2 – CH3 C. CH3 – CCl = CH3 D. CH3 – CHCl – CH3 Câu 12: Sản phẩm chính của phản ứng tách HBr từ hợp chất CH3 – CH(CH3) – CHBr – CH3 là A. CH2 = C(CH3) – CH2 – CH3 B. CH3 – CH(CH3)– CH = CH3 C. CH3 – CH = C(CH3) – CH3 D. CH2 = CH – CH(CH3) – CH3 Câu 13: Sản phẩm chính của phản ứng tách H2O từ hợp chất CH3 – CH(OH) – CH(CH3) – CH3 là A. CH2 = C(CH3) – CH2 – CH3 B. CH3 – CH = C(CH3) – CH3 C. CH3 – CH(CH3)– CH = CH3 D. CH2 = CH – CH(CH3) – CH3 Câu 14: Cho các ancol: (1) CH3CH2CH2OH (2) CH3CH(OH)CH3 Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com
  • 20. Gia sư luyện thi đại học trực tuyến chất lượng cao - http://School.antoree.com (3) CH3CH2CH(OH)CH3 (4) CH3-CH(OH)-C(CH3)3 Các ancol nào tách nước (đề hidrat) chỉ cho một sản phẩm duy nhất là A. (2)(3)(4) B. (1)(3) C. (3)(4) D. (1)(2)(4) Luyện thi đại học cùng https://School.antoree.com