SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 40
Đại học Kinh tế quốc dân
Lớp Kinh tế phát triển 8
Đề tài: Mô hình tăng trưởng nhanh ở Brazil
Giảng viên hướng dẫn: Lê Huỳnh Mai
Nhóm 2:
- Thái Thanh Vân
- Đỗ Thị Yến Nhi
- Ngô Văn Hải
- Nguyễn Đình Quý
- Phạm Thị Ánh
- Hoàng Thùy Dung
1
Tính cấp thiết của đề tài: Mô hình kinh tế là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một đất nước.
Mỗi một quốc gia lại chọn cho mình một mô hình kinh tế riêng biệt phù hợp
với mục tiêu và điều kiện đất nước như: mô hình tăng trưởng nhanh, mô
hình tăng trướng nhấn mạnh công bằng xã hội, mô hình tăng trưởng toàn
diện.
Brazil là một trong những nền kinh tế mới nổi hiện nay với nhiều
thành tựu nổi bật trên trường quốc tế. Quốc gia này đã chọn cho mình con
đường tăng trưởng kinh tế nhanh. Dù đạt đc nhiều thành tựu lớn nhưng
Brazil cũng vấp phải không ít các vấn đề về kinh tế cũng như xã hội. Vì vậy
nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế nhanh của Brazil giúp chúng ta hiểu
rõ ưu nhược điểm của mô hình này, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho
đường lối phát triển đất nước.
Đối tượng nghiên cứu: Mô hình tăng trưởng kinh tế của Brazil
Phương thức nghiên cứu: Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin
Chương I: Tổng quan, những lý luận chung về mô hình tăng trưởng
2
nhanh
1. Khái niệm chung về mô hình tăng trưởng nhanh
Brazil đã chọn con đường mô hình nhấn mạnh tăng trưởng nhanh, vậy mô
hình tăng trưởng nhanh là gì?
Đây là mô hình mà Chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội. Các vấn đề bình
đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ được
đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đã đạt được một trình độ khá cao.
2. Đặc điểm mô hình
Ưu điểm:
Nền kinh tế rất nhanh khởi sắc, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân năm
rất cao.
Nhược điểm:
- Sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng găy gắt
- Các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường không được quan
tâm
- Một số giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc và đạo đức, thuần
phong mỹ tục tốt đẹp của nhân dân bị phá hủy.
- Mặt khác, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, hủy hoại môi trường sinh thái,
chất lượng tăng trưởng kinh tế không đảm bảo và vi phạm những yêu cầu
phát triển bền vững. Chính những hạn chế này đã tạo ra lực cản cho sự tăng
trưởng kinh tế ở giai đoạn sau.
3. Một số nước có mô hình tăng trưởng nhanh
• Trung Quốc là điển hình về mô hình tăng trưởng nhanh theo
chiều rộng, với những lợi thế rất lớn về các nhân tố như lao
động, tài nguyên, qua đó thu hút được vốn và động lực tăng
3
trưởng là xuất khẩu, đầu tư. Trung Quốc đã duy trì được mức
tăng trưởng cao trong hơn ba thập kỷ liên tục.
• Ấn Độ: năm 2011, Ấn Độ hoàn thành hai thập kỷ tiến hành cải cách
(1991 - 2011) với nhiều thành tựu đạt được trên các lĩnh vực khác
nhau. Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn nhất khu vực Nam Á; trong khi
đứng vị trí thứ 3 châu Á.
Chương II: Thực trạng triển khai mô hình tăng trưởng nhanh ở Brazil
4
1. Giới thiệu chung về Brazil
1.1. Đất nước Brazil
Vị trí địa lí: Brazil nằm ở Nam Mĩ, có biên giới chung với hầu hết các
lục địa của Nam Mĩ, giáp Đại Tây Dương, là quốc gia lớn nhất Nam Mĩ.
Diện tích: Brazil là một quốc gia rộng lớn với diện tích 8.511.965km2
.
Là một đất nước có diện tích lớn thứ 5 thế giới, chiếm tới một nửa diện tích
ở Nam Mĩ. Brazil có phần lớn là diện tích miền đất bằng phẳng, các đồng
bằng châu thổ, các vùng duyên hải với hơn 7000 km đường biển.
Brazil là nước có lượng dự trữ tài nguyên phong phú với trữ lượng lớn
như boxit, sắt, vàng, dầu mỏ, tiềm năng thủy điện. Đặc biệt, Brazil là một
trong những nước đa dạng về sinh thái học trên thế giới với 60% rừng
Amazon nằm trên lãnh thổ nước này.
Dân số: 186.113.000 người vào năm 2005. Thành phần chủ yếu là
người da trắng, da đen và da lai
Ngôn ngữ: tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp
Về lịch sử: từ năm 1500 đến thế kỉ 19, Brazil là thuộc địa của Bồ Đào
Nha. Năm 1822, Brazil giành độc lập. Năm 1889, Brazil tuyên bố là nước
cộng hòa. Năm 1930, Brazil phụ thuộc vào Mĩ. Năm 1960 cho đến năm
1970, Công đảng rồi các tập đoàn quân sự ra đời lần lượt nắm quyền. Năm
1990, quyền lãnh đạo thuộc về Đảng cộng hòa. Hiện nay, có tổng cộng 15
đảng chính trị lớn nhỏ có ghế trong quốc hội Brazil. Tổng thống hiện nay
của Brazil là Luiz Inacio da Silva.
Brazil được biết đến là một nước có nền kinh tế khởi sắc trong những
năm gần đây, là nước có nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới. Với các thế
mạnh về nông nghiệp như cà phê, mía, các ngành công nghiệp điện tử , giày
da là những mặt hàng xuất khẩu. Brazil ngày càng chứng tỏ sự hiện diện
của mình trên thế giới. Brazil cùng với Ấn Độ và Trung Quốc trở thành
những nước có nền kinh tế vượt trội trong những năm gần đây.
Nhưng ẩn sau những thành tựu kinh tế đạt được lại là một xã hội bất
ổn, những bất bình đẳng về thu nhập và sự hủy hoại nghiêm trọng về môi
trường.
5
1.2. Kinh tế Brazil
1.2.1: Tổng quan nền kinh tế
Kinh tế Brazil
Một tòa nhà trong vùng Luís Carlos Berrini Avenue.
Tiền tệ Real Brazil (BRL, $)
Năm tài
chính
Chương trình nghị sự hàng năm
Tổ chức
kinh tế
SACN, WTO và Mercosur
Số liệu thống kê
GDP(PPP) 1.804 tỉ USD (2007)
Tăng
trưởng
GDP
3.7% (2006)
GDP đầu
người
9.531 USD (2007)
GDP theo
lĩnh vực
nông nghiệp: 20% công nghiệp: 14%dịch
vụ: 66% (2003 est.)
Lạm
phát(CPI)
3.1% (2006)
Tỷ lệ 31% (2005)
6
nghèo
Chỉ số
Gini
56.7 (2005)
Lực lượng
lao động
97,77 triệu (2006 est.)
Thất
nghiệp
9.6% (2006)
Các ngành
chính
sợi dệt, dầy, hóa chất, xi măng, gỗ xây
dựng, mỏ sắt, thiếc, thép, máy bay, xe ô
tô, các máy móc và trang thiết bị khác
Thương mại
Xuất khẩu 137,8 tỉ USD (2006)
Mặt hàng
XK
trang thiết bị vận tải, quặng sắt, đậu nành,
quần áo, cà phê, ô tô
Đối tác
XK
Hoa Kỳ 17.8%, Argentina 8.5%, Trung
Quốc 6.1%, Hà Lan 4.2%, Đức 4.1%
(2006)
Nhập
khẩu
91,4 tỉ USD (2006)
Mặt hàng
NK
máy móc, thiết bị điện và vận tải, hóa
chất, dầu, các bộ phận của ô tô, điện tử
Đối tác
NK
Hoa Kỳ 16.2%, Argentina 8.8%, Trung
Quốc 8.7%, Đức 7.1%, Nigeria 4.3%,Nhật
Bản 4.2% (2006)
Tài chính công
Nợ công 191,2 tỉ USD chiếm 46% GDP (2006 est.)
7
GDP: 2,194 nghìn tỷ USD (2010)
Tăng trưởng GDP: 7,5% (2010)
GPD theo đầu người: 10.900 USD (2010)
GDP theo cơ cấu: (2010)
• Nông nghiệp: 6,1%
• Công nghiệp: 26,4%
• Dịch vụ: 67,5%
1.2.3: Kinh tế ngành
Công nghiệp. Hàng dệt và các hàng tiêu dùng khác, giày dép, hóa chất, xi
măng, gỗ quặng, thiếc, máy bay, sắt, thép, xe hơi và linh kiện rời, máy móc,
thiết bị.
Nông nghiệp : là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê và bột cam nhiều nhất
thế giới, xuất khẩu đậu nành đứng thứ 2 thế giới; các sản phẩm khác: gạo,
bắp, mía, ca cao; thịt bò; sản xuất thực phẩm đủ dùng, trừ lúa mì
Năng lượng
Công suất điện năng: 437,3 tỷ KW trong đó:
• Hoá thạch: 8,3%
• Thuỷ điện: 82,7%
• Nguyên tử: 4,4%
• Năng lượng khác: 4,6%
Tiêu thụ điện: 402,2 tỷ KWh
XK điện: 2,034 tỷ KWh
NK điện: 42,06 tỷ KW (nhập khẩu từ Paraguay)
1.2.4: Lực lượng lao động
8
103, 6 triệu người hoạt động trong các lĩnh vực: dịch vụ 66%, nông
nghiệp 20%, công nghiệp 14% (2010)
Tỉ lệ thất nghiệp 7% (2010)
1.2.5: Kim ngạch xuất khẩu
Xuất khẩu. 199,7 Tỷ USD (2010)
Mặt hàng xuất khẩu: phương tiện vận chuyển, quặng sắt, đậu nành; giày
dép, cà phê, linh kiện xe hơi.
Các bạn hàng chính: Trung Quốc 12,49%, Mỹ 10,5%, Argentina 8,4%, Hà
Lan l,39%, Đức 4,5%
Nhập khẩu: 187,7 Tỷ USD (2010)
Mặt hàng nhập khẩu: máy móc, phương tiện vận chuyển, hoá phẩm, dầu
thô, linh kiện ô tô, đồ điện tử
Các bạn hàng chính: Mỹ16,12%, Trung Quốc 12,61%; Argentina 8,77%;
Đức 7,65%, Nhật 4,3%
1.3. Quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam
Nhận xét:
Quan hệ thương mại Việt Nam –Brazil ngày một phát triển. Vào năm hai
nước thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1989), thương mại hai chiều đạt 16
triệu USD. Bước sang năm 1994, kim ngạch nhảy vọt lên 52 triệu USD do
Brazil tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Kể từ đó đến năm 2002,
thương mại hai chiều có phần giảm sút. Năm 1996 giảm xuống còn 47 triệu,
năm 1998 còn 37,3 triêu, năm 2000 tăng lên 26,2 triệu. Vào năm 2002, kim
ngạch tăng trở lại, đạt 42,9 triệu và năm 2003 đạt 47,1 triệu, năm 2007 đạt
hơn 300 triệu, năm 2008 đạt 557 triệu và năm 2009 đạt 573 triệu, năm 2010
đặt hơn 1 tỷ USD.
9
10
Brazil hiện đứng thứ 73 trên tổng số 92 quốc gia và lãnh thổ có FDI tại
Việt Nam với 1 dự án có tổng số vốn đầu tư là 2,6 triệu trong lĩnh vực chế
biến cao su ; Việt Nam có một dự án sản xuất mỳ ăn liền trị giá 0,8 triệu
USD ở Brazil
11
2. Thực trạng triển khai mô hình tăng trưởng nhanh ở Brazil
2.1 Lý do Brazil chọn mô hình tăng trưởng nhanh
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi
Brazil là một nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, có
các mỏ sắt, măng-gan, bốc-xít, kền, chì, crôm,vàng,. . .với trữ lượng lớn lại
có đất đai khí hậu hết sức thuận lợi nên cả nông nghiệp và công nghiệp của
Brazil đều có khả năng phát triển.
Do bối cảnh chính trị ở Brazil những năm 1945
Thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh đòi
dân chủ, chống độc tài, đòi cải thiện đời sống và bảo vệ chủ quyền dân tộc
chống chủ nghĩa đế quốc của các tầng lớp nhân dân Brazil đã diễn ra ngày
càng mạnh mẽ. Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ âm mưu thiết lập một chính
quyền phản động độc tài, đàn áp, khủng bố mọi phong trào dân chủ yêu
nước tiến bộ. Giới cầm quyền Brazil dựa vào sự ủng hộ của Mỹ, đã biến
Brazil thành một nhà nước với chính quyền tư sản mại bản, quân phiệt, độc
tài bao trùm cả nước với một lực lượng rất đông đảo.Brazil mở rộng cửa đón
tư bản nước ngoài trước hết là Mỹ vào đầu tư,bóc lột tàn bạo và vơ vét thả
cửa các nguồn tài nguyên giàu có của đất nước.
Theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm phục vụ thiểu
số(giới cầm quyền) đã loại trừ đa số( tầng lớp nhân dân). Kết quả: Tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao nhưng vấn đề bình đẳng công bằng xã hội và nâng
cao chất lượng cuộc sống dân cư bị bỏ qua.
2.2: Thực trạng nền kinh tế
2.2.1: Giai đoạn phát triển từ năm 1960 đến 1994
2.2.1.1: Những năm 1960- 1980, nền kinh tế phát triển thần kì
Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1980, nền kinh tế của Brazil tăng
trưởng nhanh có thể coi như một sự phát triển thần kì về kinh tế
Ngành nông nghiệp
Ở Brazil sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí đáng kể trong
nền kinh tế quốc dân.
Brazil là một trong những nước có trình độ phát triển nhất ở châu
Mỹ la tinh: do đất đai, khí hậu hết sức thuận lợi nên nông nghiệp của Brazil
12
phát triển khá phong phú. Sản lượng cà phê đứng hàng đầu trên thế giới, ngô
đứng hàng thứ hai, ca cao đứng thứ ba và bông đứng thứ năm …(năm 1972).
Ngành chăn nuôi của Brazil cũng phát triển mạnh do có nhiều đồng
cỏ, thung lũng. Brazil có trên 200 triệu gia súc, là nguồn cung cấp chủ yếu
cho ngành công nghiệp thực phẩm. Năm 1971,ngành nông nghiệp chiếm 20
% tổng sản phẩm quốc dân.
Ngành công nghiệp
Brazil có nhiều tài nguyên phong phú, có những mỏ sắt, măng –
gan, bốc-xít, kền, chì, crôm, vàng, tung-xten, đồng, than đá, dầu mỏ với trữ
lượng khá lớn. Do đó công nghiệp khai thác chiếm một vị trí quan trọng
trong nền kinh tế. Ngoài công nghiệp khai thác, ngành công nghiệp nặng của
Brazil còn có công nghiệp xe hơi, đóng tầu khá phát triển. Mặc dù trong các
ngành công nghiệp tiêu dùng, tư bản bản xứ nắm các khâu sản xuất và làm
chủ nhà máy, nhưng thiết bị máy móc và một số nguyên liệu vẫn phải dựa
vào tư bản nước ngoài.
Ngành dịch vụ
Brazil tiến hành trao đổi chủ yếu với các nước tư bản Anh, Mỹ,
cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản, ý, Hà Lan …ngoài ra Brazil còn trao đổi
kinh tế với Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa khác.
Brazil xuất khẩu nhiều nhất là cà phê (hàng năm chiếm chừng 40% giá
trị hàng xuất khẩu) rồi đến quặng sắt, bông, đường, ngô, ca cao và nhiều loại
gỗ quý. Trị giá hàng xuất khẩu hàng năm xê dịch từ 2,5 tỷ đến 3 tỷ Đô la,
hàng nhập khẩu chủ yếu của Brazil là bột mì, máy móc và phụ tùng thay thế
cho ngành công nghiệp nặng, hóa chất, dầu thô … trị giá hàng nhập khẩu
hàng năm xấp xỉ trên dưới 3,5 tỷ Đô la.
Thành tựu đạt được
Trong vòng từ năm 1966 đến năm 1976, nền kinh tế Brazil đã có
những thay đổi rõ rệt. tốc độ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân như sau: từ
1959 đến 1969 trung bình năm tăng 5,9%; năm 1972 tăng 10.8%; năm 1973
tăng 11.4%; năm 1974 tăng chừng 9%.
Số vốn đầu tư của tư bản nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng ở
Brazil: năm 1960 khoảng 3,6 tỷ đô la. Tính đến năm 1969, ở Brazil có tới
498 công ty nước ngoài và 36 chi nhánh nước ngoài hoạt động. 510 xí
nghiệp lớn nhất là thuộc tư bản nước ngoài.
Trong giai đoạn 1967-1973, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng
năm đã vượt trên con số 11%, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp cao
tới 13%. Một bước tới trời, Brazil khi ấy bước thẳng lên vị trí nền kinh tế
mạnh thứ 8 thế giới
13
Chính dựa trên các con số trên, giới cầm quyền Mỹ và Brazil
trong những năm 70 đã làm rùm beng lên về cái gọi là sự “thần kì kinh tế
của Brazil”, về “kiểu mẫu phát triển chủ nghĩa tư bản công nghiệp Brazil”,
về “hiện tượng kì lạ của nền văn minh nhiệt đới” …
2.2.1.2: Những năm 1980- 1994, nền kinh tế bất ổn
Những năm 1980 là thời kì khó khăn của Brazil, do nước này đã vay
nợ nước ngoài rất nhiều trong những năm 70.
Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm là 400%. Tỷ lệ trao đổi
đối với hàng xuất khẩu trong thập niêm đó ở mức âm,tiền lương thực tế
giảm trung bình 3%. Đồng tiền của Brazil bị phá giá. Trong những năm
1990, nước này phát triển mô hình kinh tế mở của tự do. Sự can thiệp của
nhà nước vào nền kinh tế bị bãi bỏ thông qua tư nhân hoá ngân hàng và
các ngành thuộc sở hữu nhà nước.
Các bảng số liệu của nền kinh tế Brazil
Bảng 1: số liệu về tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu
người
GDP/ người của Brazil tăng và giảm bất ổn
Năm 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993
GDP/người(USD) 1645 1938 2094 2299 3068 2961 2568 2477 2836
14
GDP/người(USD)
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
NĂM
GDP/NGƯỜI
GDP/người(USD)
Biểu đồ 1: GDP/người từ năm 1984-1993
Bảng 2: số liệu về tổng sản phẩm trong nước
năm GDP(giá hiện hành) GDP(giá so sánh 1990)
1981 265955
1982 283333
1983 202773
1984 208874 395429
1985 223065 428382
1986 268032 461334
1987 294198 448944
1988 329003 448944
1989 446644 448944
1990 438235 438235
1991 386081 439882
1992 377943 435764
1993 438930 453886
1994 564553 480246
15
Bảng 3 : số liêu về tốc độ tăng GDP
năm 1985 1986 1987 1990 1991 1992 1993 1994
tốc độ tăng
GDP
8.3 7.7 7.1 -2.4 0.4 -0.9 4.2 5.8
tốc độ tăng gdp
1 2 3 4 5 6 7 8 9
năm
tốcđộtănggdp
năm
Bảng 4: tỷ lệ lạm phát từ năm 1981 đến năm 1997
.Tỉ lệ lạm phát ở Bra-xin, 1981 đến 1997
Năm Tỉ lệ lạm phát
1981 100%
1982 100%
1983 138%
1984 192%
1985 226%
1986 147%
1987 228%
1988 629%
16
1989 1.430%
1990 30.377%
1991 400%
1992 1.020%
1993 1.929%
1994 2.076%
Bảng 5: Tỷ lệ thất nghiệp
Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994
tỷ lệ thất
nghiệp
2.4 3.6 3.8 3.0 3.7 - 6.5 5.3 5.1
Từ năm 1992, nền kinh tế phát triển khá ổn định vì nước này đẩy
mạnh quá trình công nghiệp hoá, phát triển một nền kinh tế khai mỏ và
xuất khẩu nông sản,buôn bán gỗ,kim cương…, sau đó là sự phát triển của
ngành công nghiệp chế tạo máy, luyện kim.
Như vậy từ năm 1981-1994, tỷ lệ lạm phát của Brazil đều có xu
hướng tăng với tốc độ khá nhanh, tuy nhiên tù năm 1995, tỷ lệ thất
nghiệp và tỷ lệ lạm phát đã được giảm xuống. Điều này cho thấy chính
sách của Brazil có tác động tích cực tới nền kinh tế.
2.2.2: Nền kinh tế Brazil trong giai đoạn từ năm 1994 đến nay
2.2.2.1: Thời điểm khó khăn của nền kinh tế
Lạm phát cao
Sau nhiều thập kỷ có mức lạm phát cao và nhiều nỗ lực kiểm soát,
Brazil đã thực thi một chương trình ổn định kinh tế với tên gọi Kế hoạch -
Plano Real (được đặt theo tên đồng tiền tệ mới real) vào tháng 7 năm 1994
Tỷ lệ lạm phát vốn từng đạt mức gần 5.000% thời điểm cuối năm 1993, đã
giảm rõ rệt, ở mức thấp 2,5% vào năm 1998. Cụ thể : lạm phát năm 1994 là
2076% năm 1995 chỉ còn 66% , năm 1996 là 16% , năm 1997 là 7% và đến
năm 1998 2.5%.
Tuy nhiên Sự phát triển của Brazil là hệ quả của hiện tượng đô thị
hóa và sự bùng nổ nền kinh tế thị trường. Rồi chịu ảnh hưởng nặng nề của
cuộc khủng hoảng kinh tế 1997, và bùng nổ vào 2 năm sau. Tháng 1 năm
1999, đồng Real mất giá 37%, sau khi bị phá giá, ngân hàng trung ương
nâng lãi suất lên 37% . Giá cả leo thang , IMF đã đề nghị tăng lãi suất ngân
17
hàng lên tới 70%.
Thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài
Cũng trong năm 1999, Brazil đã nợ nước ngoài 244 tỷ đôla Mỹ,
tương đương 46% GDP và cuối cùng cũng không ngăn được thâm hụt ngân
sách lên tới 6-7% trong thập niên 1990. Tình trạng thâm hụt tài khoản vãng
lai bắt đầu manh nha từ 1995. Tới 1998, thâm hụt tài khoản vãng lai lên tới
con số chóng mặt : 4.2% GDP. Trong năm thứ 2 liên tiếp , Brazil không còn
nhận được các dòng tiền từ bên ngoài bù đắp cho khoản thâm hụt này .
Chính vì vậy , trong các năm 1997 và 1998 , chính phủ Brazil đã phải trích
ngân sách ra để trang trải .
Tình trạng này kéo dài cho đến năm 2001 , nền kinh tế Brazil mới tạm
thời ổn định trở lại , tuy vậy cũng chỉ là dậm chân tại chỗ thậm chí , còn tụt
lùi , 1 ví dụ minh chứng là Nền kinh tế Brazil tăng trưởng 4,4% năm 2000,
giảm xuống còn 1,3% năm 2001.
Tốc độ tăng trưởng tụt giảm
Năm 2003, Tổng thống Lula đưa ra một chương trình kinh tế kham khổ
bằng cách kiểm soát lạm phát và tìm kiếm thặng dư nhằm đưa tình trạng nợ
nần của Brazil về mức ổn định. Lí do mà trong giai đoạn từ 2002-2005, sự
phát triển của Brazil là không ổn định. Cụ thể : tốc độ tăng GDP 2002 đạt
2.7% , song tới năm 2003 lại chỉ còn 1.1% , còn thấp hơn so với năm 2000.
Tới năm 2004, tốc độ tăng GDP tăng đột biến, từ 1.1% lên tới 5.7%. Nó làm
cho Mức tăng trưởng kinh tế của Brazil thấp hơn các nước Mỹ Latinh khác
và hai cường quốc mới nổi Ấn Độ, Trung Quốc. Brazil đã tụt 11 bậc trong
bảng Chỉ số Tăng trưởng Cạnh tranh của diễn đàn kinh tế thế giới trong giai
đoạn 2003 – 2005 .
Vì nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, cho nên năm 2005, GDP của
Brazil tăng không đạt mức dự kiến (3,5%), mà chỉ tăng 2,6%, đạt 619,7 tỷ
USD, so với 604,6 tỷ USD năm 2004. Các chuyên gia Liên hiệp quốc cho
rằng, đây là mức tăng thấp nhất năm 2005 trong số 24 nền kinh tế thị trường
đang nổi lên hiện nay.
Từ năm 2001 - 2003, nền kinh tế Brazil tăng trưởng chậm, trung bình
chỉ tăng 2,2%/năm khi nước này liên tục chịu nhiều biến động trong kinh tế
ngoại thương và nội thương. Brazil đã vượt qua những biến động này mà
không làm bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tài chính nhờ sự hồi phục nhanh
18
của nền kinh tế Brazil và chương trình kinh tế của cựu Tổng thống
CARDOSO và được củng cố thêm bởi Tổng thống LULA DA SILVA. Từ
năm 2004, nền kinh tế Brazil tiếp tục tăng trưởng, nhiều việc làm được tạo
thêm và thu nhập của người dân cũng tăng thêm. 3 cột trụ của chương trình
kinh tế là tỷ giá hối đoái đang thả nổi, chế độ đang hướng tới lạm phát, chính
sách tiền tệ chặt, ban đầu được củng cố bởi các chương trình của IMF. Đồng
tiền bị sụt giá mạnh trong năm 2001-02, hiện tại đã được điều chỉnh; từ năm
2003 đến 2006, Brazil đã thặng dư mậu dịch, được ghi nhận là giai đoạn
thặng dư mậu dịch đầu tiên kể từ năm 1992.
Năng suất lao động, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đã đóng góp vào
việc tăng kim ngạch xuất khẩu. Nhờ quản lý kinh tế tốt, đã duy trì được
những vấn đề kinh tế quan trọng, đáng kể nhất là vấn đề liên quan đến nợ
quốc gia. Tổng thống LULA DA SILVA đã cam kết với trách nhiệm tài
chính bằng cách duy trì thặng dư thương mại trong giai đoạn bầu cử 2006.
Trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2, Tổng thống LULA DA SILVA tuyên bố
cải cách kinh tế để giảm thuế và tăng đầu tư khu vực công. Một thách thức
lớn là suy trì tốc độ tăng trưởng nhanh để tạo ra việc làm và giảm gánh nặng
nọ của chính phủ.
Nền kinh tế Brazil đã kháng cự tốt đối vơí khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Đến ngày 22/7/2009 mức dự trữ ngoại tệ đạt 209 tỷ USD, cao hơn mức
trước khủng hoảng thế giới diễn ra. Các ngành kinh tế chủ chốt như chế tạo
máy bay vận tải tầm ngắn và tầm trung, sản xuất ôtô, khai thác mỏ, luyện
kim, dịch vụ, nông sản thực phẩm đã có tín hiệu vượt qua điểm đáy khủng
hoảng, mở mang đầu tư, sản xuất, gọi người lao động trở lại làm việc mà dịp
đầu năm tạm nghỉ hoặc mất việc. Thặng dư thương mại tiếp tục ở mức cao.
Chỉ số nhu cầu tiêu dùng nội địa đã tăng cao hơn, nhất là đối với các mặt
hàng tiêu dùng lâu bền như xe hơi, điện máy gia đình, chỉ số cho vay tín
dụng mua hàng trả góp đã tăng cao hơn tháng 5/2009 và cùng kỳ năm trước.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI giải ngân đạt 11 tỷ USD trong 5
tháng đầu năm 2009, mức cao thứ nhì trong 10 năm qua, ước đạt 25 tỷ USD
trong năm 2009.
Theo báo cáo kinh tế của Uỷ ban Kinh tế Mỹ La tinh của Liên Hiệp Quốc
CEPAL, từ năm 2000 đến 2008, quy mô kinh tế GDP của Brazil đã tăng 4,4
điểm phần trăm từ 30,9 % lên 35,3%, đạt 1,435 ngàn tỷ USD trong tổng số
GDP của tất cả các nước Mỹ La tinh (kể cả Mexico).
Do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính toàn cầu, năm 2009, GDP
19
Brazil tăng trưởng âm nhưng bước sang năm 2010 Brazil đã hồi phục tăng
trưởng dương mạnh mẽ.
Theo thống kê chính thức của Viện Địa lý và Thống kê Brazil (IBGE)
vừa công bố, trong năm 2012, tăng trưởng kinh tế của nước này chỉ đạt
mức 0,9%, riêng trong quý 4, tăng trưởng GDP của Brazil chỉ đạt 0,6% so
với quý trước đó, bất chấp các biện pháp kích thích kinh tế của Chính
phủ. Đây là kết quả phát triển kinh tế tồi tệ nhất của Brazil kể từ năm
2009 khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 0,3% do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
IBGE cũng cho biết, đầu năm 2012, chính phủ Brazil đã đưa ra dự báo
mức tăng trưởng kinh tế sẽ đạt 4,5% tuy nhiên dựa vào bối cảnh kinh tế
toàn cầu suy thoái, mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Brazil dự báo đã
giảm dần. Năm 2012, bất chấp việc lãi suất được giảm xuống mức thấp
nhất trong lịch sử 7,25% và việc miễn thuế theo sắc lệnh của chính phủ để
kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp, mức tiêu dùng và đầu tư,
tăng trưởng GDP của Brazil vẫn thấp hơn so với các quốc gia như Peru
(6,29%) và Mexico (3,9%). Ngoài ra, tăng trưởng GDP của nước này
cũng ở tình trạng tồi tệ hơn so với các nước như Chile và Colombia.
Cũng theo thống kê của IBGE, trong năm 2010, nền kinh tế Brazil có mức
tăng trưởng mạnh 7,5% và giảm xuống còn 2,7% trong năm 2011 và chỉ
đạt 0,9% trong năm 2012 và đây là mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua./.
Phục hồi nền kinh tế
Ổn định nền kinh tế vĩ mô
Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ buộc nâng dần lãi suất chỉ đạo
(lãi suất của Ngân hàng trung ương) - ổn định trong tháng 5, tháng 6/2005 là
19,75%. Từ tháng 8/2005 lãi suất giảm dần và tới tháng 12/2005 chỉ còn
17,75%, tương đương mức lãi cuối năm 2004. Mức lãi suất này tuy có làm
giảm tốc độ tăng GDP, nhưng lại góp phần tránh được tình trạng nâng giá
sinh hoạt quá mức, tránh được những hậu quả xấu trong lĩnh vực kinh tế - xã
hội, nhờ vậy kiềm chế được giá ở mức cho phép. Kết quả là lạm phát năm
2005 giảm được 0,8% so với năm 2004, còn 6,8% so với 7,6% năm 2004 và
9,3% năm 2003.
20
Năm 2005, Chính phủ vẫn chỉ đạo Ngân hàng trung ương hoạt
động tốt, đến cuối năm nâng được dự trữ vàng và ngoại tệ lên 53,7 tỷ USD
so với 52,7 tỷ USD năm 2004 - thu thuế đạt 35,91% GDP so với 24,08%
GDP năm 2004 và 23,06% GDP năm 2003. Số thu tuyệt đối về thuế là 372,5
tỷ Real so với 352,5 tỷ Real năm 2004.
Kết quả năm 2005, ngân sách nhà nước lại bội thu, cao hơn năm trước,
đạt 52,48 tỷ Real (tương đương 2,72% GDP), so với 46,34 tỷ Real năm
2004. Do chính sách thuế được chấp hành nghiêm túc ở cả người thu thuế,
lẫn người nộp thuế, đặc biệt phải nói đến lĩnh vực các công ty công nghiệp -
ở khu vực này năm 2005, thuế nộp cho ngân sách nhà nước tăng 13,57%, đạt
12,9 tỷ Real so với 11,4 tỷ Real năm 2004. Ngoài ra, so với năm 2004, năm
2005 thuế thu nhập cá nhân, thuế bảo đảm xã hội (trích một phần lợi nhuận)
nộp ngân sách liên bang cũng tăng - tương ứng là 22,47% và 20,60%.
Lạm phát đã được kiềm chế, cho phép giảm lãi suất từ tháng 9/2005,
do vậy, khuyến khích vay đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ hoàn thiện chính
sách thuế và hoạt động tích cực của bộ máy thu thuế, ngân sách nhà nước
năm 2005 bội thu tương đương 4,7% GDP, nhiều hơn dự kiến 0,63%.
Nền kinh tế phát triển và những thành tựu
Cơ cấu kinh tế GDP dịch chuyển nhanh sang lĩnh vực công nghiệp
và dịch vụ: nông nghiệp chiếm 8 %, công nghiệp chiếm 38 %, dịch vụ
chiếm 54%.Tổng sản phẩm thu nhập quốc nội năm 2008 dự kiến đạt 1.631,2
tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người đạt 6.819 USD/ người/ năm. Xuất
khẩu (FOB): 197,4 tỷ USD tăng 23,2 % so với năm 2007. Nhập khẩu (CIF):
173,1 tỷ USD tăng 43,5 % so với năm 2007. Cán cân thương mại: xuất siêu
24,7 tỷ USD, giảm 38,2 % so với lượng xuất siêu của năm 2007 (40 tỷ
USD). Dự trữ ngoại tệ đến cuối năm 2008: 206 tỷ USD.
21
C¬ c Êu k in h t Õ Br axin n ¨ m 2008
C«ng nghiÖp
38%
N«ng nghiÖp
8%
DÞch vô
54%
Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế brazil năm 2008
Nông nghiệp
Diện tích rộng lớn của Brazil chứa đựng 250 triệu hecta đất phì nhiêu
có khả năng trồng trọt và vì thế nước này được ví là “kho lương thực thế
giới thế kỷ 21”. Ngoài tài nguyên năng lượng, Brazil còn có những nguồn tài
nguyên phong phú khác như khoáng sản, thủy điện và rừng cùng với tài
nguyên nhân lực kết cấu trẻ hoá với đội quân hơn 180 triệu người.
Một số sản phẩm nông nghiệp chính của Brazil bao gồm: Cà phê
(sản lượng 45 triệu bao/năm, bằng một phần hai sản lượng thế giới, đứng
đầu thế giới), mía đường (đứng đầu thế giới), đậu nành, hạt điều, ca cao,
gạo, ngô, bông, cao su, thuốc lá, nước hoa quả, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt
cừu (là một trong bốn nước đứng đầu thế giới về chăn nuôi), nguyên liệu da,
giày…
Công nghiệp
Brazil có nền công nghiệp phát triển nhất Mỹ La tinh. Sản lượng
công nghiệp chiếm một phần ba tổng thu nhập quốc nội GDP. Sản phẩm chủ
yếu gồm máy bay, ô tô và phụ tùng, máy móc và thiết bị, sắt, thép, thiếc,
mía đường và cồn nhiên liệu sinh học etanol, đồ điện gia dụng, giấy, dược
phẩm, dệt may, giầy dép, hoá chất, xi măng, da nguyên phụ liệu da, giày…
Brazil sớm tận dụng lợi thế là nước có sản lượng mía số một thế giới
để sản xuất cồn, nước này hiện là nhà sản xuất cồn lớn thứ hai trên thế giới
và nhà xuất khẩu đứng đầu thế giới, chiếm vị trí quán quân tuyệt đối về khai
thác nhiên liệu sinh học. Điểm khác biệt so với Mỹ là ở chỗ, nhiên liệu sinh
học Brazil sử dụng có nguồn vật liệu là mía đường chứ không phải là ngô,
không gây tác động làm tăng giá lương thực toàn cầu.
Đồng thời, Brazil cũng cho ra đời một loạt các công ty có tầm ảnh
hưởng quốc tế như hãng công nghiệp hàng không Brazil, công ty dầu mỏ
Brazil Petrobras, công ty Vale do Rio Doce (nhà sản xuất và xuất khẩu
22
quặng sắt số 1 thế giới)…
Gần đây, lĩnh vực năng lượng và xây dựng hạ tầng đang trở thành
tâm điểm phát triển mới của Brazil. Từ tháng 11 năm ngoái tới tháng 5 năm
nay, công ty dầu mỏ Brazil Petrobras đã lần lượt công bố phát hiện các mỏ
dầu cực lớn ở duyên hải phía đông nam là Tupi và Capioca trong đó trữ
lượng dầu thô và trữ lượng khí thiên nhiên của mỏ Capioca ước tính có thể
đạt tới 33 tỷ thùng, là mỏ dầu có trữ lượng lớn thứ 3 của thế giới. Điều này
càng trở nên cực kỳ ý nghĩa giữa lúc giá đặt hàng dầu thô trên thế giới có lúc
đã lên đến đỉnh, đạt mức 150 USD mỗi thùng.
Ngoại thương
Năm 2005, Brazil vẫn thi hành chính sách nâng cao vị thế của hàng
hoá nước mình trên trường quốc tế. Nhờ vậy doanh số ngoại thương đạt mức
cao nhất trong lịch sử ngoại thương của nước này - đạt 191,8 tỷ USD, trong
đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 118,3 tỷ USD, nhập khẩu đạt 73,5 tỷ USD;
chênh lệch là 44,8 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2004.
Cơ sở trong chính sách ngoại thương của Brazil vẫn là ưu tiên phát
triển quan hệ kinh tế thương mại với Mỹ, EU và Nhật Bản vì đây là những
thị trường lớn, đầy tiềm năng trong việc nhập hàng của Brazil. Tuy nhiên,
Brazil cũng khuyến khích toàn diện các quá trình liên minh kinh tế khu vực
Nam Mỹ, đặc biệt trong khối MERCOSUR. Ngoài ra, Brazil giờ đây cũng
đã mở rộng quan hệ buôn bán với một số thị trường mới nổi ở các châu lục,
trong đó phải kể đến Trung Quốc, Ấn Độ và Cộng hoà Nam Phi.
Nền “kinh tế túc cầu” của nước này rất phát triển. Năm 2007, Brazil có
1,085 cầu thủ có tiếng đi đánh thuê tại nước ngoài và đem lại cho Brazil một
nguồn thu tương đương 4% GDP.
Tình hình đầu tư
Đầu tư trong nước
Với nền kinh tế phát triển ổn định nhờ Kế hoạch Real, các công ty
Brazil và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnh vào công nghệ và thiết bị
mới, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các công ty Bắc Mỹ. Năm
2008 Brazil được tổ chức quốc tế S & P công nhận là “Nước đạt cấp độ đầu
tư” ổn định, ít rủi ro.
Năm 2006, tổng các nguồn vốn đầu tư chung vào các ngành kinh
23
tế - xã hội chiếm 20,5 % GDP. Trong đó riêng vốn đầu tư của Chính phủ
Liên bang và các tiểu Bang đạt 76,8 tỷ USD (chiếm 3,3 % GDP).Năm 2007,
tổng các nguồn vốn đầu tư chung vào các ngành kinh tế - xã hội chiếm 20,5
% GDP, trong đó riêng vốn đầu tư của Chính phủ Liên bang và các tiểu
Bang đạt 76,8 tỷ USD (chiếm 3,3 % GDP).
Mức Đầu tư chung cuả xã hội năm 2007 đạt tăng trưởng 13,4% so
với cùng kỳ, riêng quý I/2008 đạt tăng trưởng 18,5% cùng kỳ. Tuy vậy dự
kiến cả năm 2008 sẽ tăng khoảng 11 – 14%. Lĩnh vực đầu tư được chú
trọng có mức tăng nhanh là máy móc, thiết bị, xây dựng nhằm góp phần tăng
trưởng kinh tế. Vừa qua Brazil được Tổ chức S & P xếp loại “ Nước đầu tư
an toàn “.Tỷ giá quy đổi thả nổi và chính sách làm tăng giá đồng bản địa
Real đã ảnh hưởng đến xuất khẩu và giảm bớt sức cạnh tranh của hàng hoá
xuất khẩu của Brazil.
Tû l Ö§ Çu t ­ c ñ a Br axin so ví i GDP t õ n ¨ m 1996 ®Õn n ¨ m 2007
19,3
19,9
19,7
18,9
19,3
19,5
18,3
17,8
19,6
20
20,5
21,2
17
18
19
20
21
22
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
TûlÖ§T%
Tû lÖ®Çu t­ %
Biểu đồ : Xu thế phát triển mức đầu tư trong tổng số GDP từ
1997 đến 2007 (Nguồn: IPEA “O E. SP”, tr. B6, dia 8/7/2006. * ; Uớc
năm 2008 : 24 %. )
Đầu tư nước ngoài vào Brazil
Brazil có thế mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, có vị trí chiến lược,
là cửa ngõ thị trường của Nam Mỹ. Tăng trưởng kinh tế của Brazil bền
vững, khả năng đổi mới và có nền công nghệ, cơ sở hạ tầng khá tốt, hiệu quả
đầu tư đảm bảo, nguồn nhân lực chất lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên
giàu có.
Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Brazil (APEX) là cơ quan
điều phối chính sách về xúc tiến thương mại của Chính phủ Brazil, kết hợp
lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Cơ quan có 5 văn
24
phòng đại diện ở nước ngoài tại Miami, Lisbon, Frankfurt, Varsovi và
Dubai. Ngoài ra ở một số cơ quan Bộ, ngành khác cũng có những đơn vị
chuyên thực hiện quản lý, theo dõi đầu tư như Bộ Kế hoạch, Bộ Tài chính,
Ngân hàng Trung ương.
Về vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào khu vực Mỹ
Latinh năm 2005, Brazil thu hút được 15,5 tỷ USD, thấp hơn so với Mexico
(17,1 tỷ USD), nhưng lại cao hơn Argentina (chỉ có 5 tỷ USD) và Chile (7 tỷ
USD). Các nước và khu vực đầu tư nhiều nhất vào Brazil là Mỹ và EU, tiếp
đến là Hà Lan, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Đức
2.3: Thực trang xã hội và môi trường
Cùng với Mỹ, Canada, các nước phương Tây và Nhật bản, tiếp theo
đó là các nước Nam Mỹ trong đó có Brazil đi theo mô hình phát triển
kinh tế với tăng trưởng nhanh. Chính phủ các nước này chú trọng tăng
trưởng trước và bình đẳng xã hội sau. Đặc trưng của mô hình này là mô
hình chữ U ngược.
Theo mô hình này, các nước thường không quan tâm đến phân
phối lại thu nhập trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.Vì vậy,
trong giai đoạn này, cùng với quá việc đạt được các thành tựu về tăng
trưởng (thu nhập bình quân đầu người tăng lên) thì sự bất bình đẳng có
xu hướng tăng lên, kết quả của tăng trưởng sẽ dồn vào một số nhóm
người trước. Chỉ khi nền kinh tế đã đạt được một mức độ khởi sắc đáng
kể, thu nhập bình quân đầu người cao, lúc đó sự bất bình đẳng mới có xu
hướng giảm dần cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế do chính phủ bắt
đầu quan tâm đến các chính sách phân phối lại thu nhập làm cho kết quả
của tăng trưởng được “thẩm thấu” một cách rộng rãi hơn.
Sự lựa chọn này phù hợp với giả thuyết mà Simon Kuznets (đưa ra
vào năm 1955- khi ông là Chủ tịch Hội đồng kinh tế Mỹ) về mối quan hệ
giữa tăng trưởng (phản ánh qua chỉ số GDP/người) và bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập (phản ánh qua chỉ số GINI) theo dạng chữ U
ngược.
Mô hình chữ U ngược
25
GDP/Người
GINI
2.3.1: Thực trạng xã hội Brazil
2.3.1.1: Xã hội Brazil giai đoạn từ 1960 đến 1994
Giai đoạn những năm 1960 là giai đoạn phát triển thần kì của nền
kinh tế Brazil với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng bên cạnh đó để
lại hậu quả xấu tới xã hội của đất nước này.
Brazil chủ trương mở rộng đầu tư nước ngoài, sự bành chướng của
chế độ tư sản độc quyền khiến cho nhân dân Brazil bị bóc lột nặng nề
hơn, cuộc sống của họ lại trở nên bi đát và thảm hại hơn.
Sự bất bình đẳng trong xã hội về thu nhập và mức sống bộc lộ ngày
càng rõ nét. Chính tờ báo MỸ bưu điện Oa- sinh-tơn (năm 1976) đã viết:
“ những con số gần đây nhất cho thấy 80% những người Brazil có lương
thấp nhận được 27,5% tổng sản phẩm quốc dân năm 1970, so với 35%
trong những năm 60. Trong khi đó, số 5% những người giầu nhất trong
cùng thời gian này đã tăng thu nhập của mình từ 44% lên 50%”. Có 90%
người dân lâm vào tình trạng nghèo khổ. Sự bất bình đẳng thể hiện ở các
địa phương như vùng Nordeste có 46.6% số gia đình mà thu nhập chỉ
bằng hơn một nửa, tiền lương tối thiểu (25 đôla mỗi tháng), và tuổi thọ
trung bình của dân trong vùng chỉ là 53 so với tuổi thọ trung bình cả
nước là 63.
Giáo dục và ý tế thiếu thốn và yếu kém, phần lớn trẻ em đến tuổi
26
không được đi học và chỉ có 1% số học sinh đi học là lên được tới đại
học. Có 50 triệu dân Brazil mắc bệnh giun sán, 6 triệu người mắc bệnh
lao, 70% số dân không đủ chất dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong cao nhất so với
các nước khác ở Mỹ la tinh. Tuổi thọ trung bình của Brazil năm 1976 chỉ
là 37 tuổi, trong khi ở Mỹ la tinh nói chung là 50, ở Liên Xô là 70.
Trong khi Brazil nổi tiếng với những thành phố lớn và hiện đạo thì
Brazil cũng lại nổi tiếng với những khu nhà ổ chuột tạo nên những vành
đai nghèo khổ bao quanh các thành phố. Đó là nơi cư chú của những
người nghèo khổ nhất được dựng từ các tấm bìa, các mảnh ván hòm và
hoàn toàn không có những tiện nghi công cộng tối thiểu.
Kết quả cho thấy xã hội và nền kinh tế Brazil là hai bộ mặt đầy mâu
thuẫn.
Những năm 1980 trở đi trong khi phục hồi nền kinh tế, xã hội
Brazil cũng bộc lộ rõ sự bất bình đẳng như vùng Favelas của Riode
Janeiro với sự nghèo khổ tồn tại rõ rệt trong khi Saopaulo lại tập trung
nhiều giai cấp thượng lưu.
Nếu tính theo GDP bình quân đầu người ( theo sức mua tương
đương ) thì: 20% người nghèo nhất của Brazil là 578 $,trong khi 20%
những người giàu nhất có GDP bình quân là 18563$. Một sự chênh lệch
rất lớn trong bất bình đẳng về thu nhập ở Brazil.
Các chỉ số về xã hội của Brazil trong thời gian này:
Chỉ số HDI năm 1990 là: 0.759 đứng thứ 60 trên thế giới,và năm
1994 là 0.786 đứng thứ 68.
Chỉ số bình đẳng xã hội Gini của Brazil ngày một gia tăng.
Năm 1990 với hệ số gini là 0.63 thì bất bình đẳng về thu nhập là cao nhât.
Có 5 phần trăm dân số giàu nhất nhận được 36,6 phần trăm của thu nhập
quốc dân, trong khi 40 phần trăm người nghèo nhất chỉ nhận được 7,2 phần
trăm. Hơn nữa, mô hình của phân phối thu nhập cũng tương tự như trong tất
cả các khu vực của Brazil. Năm 1988, miền Nam có hệ số Gini thấp nhất
(0,58) và Đông Bắc có cao nhất (0,64). Tuy nhiên sự khác biệt là không
đáng kể, bất bình đẳng vẫn là phổ biến.
27
Nă
m 1960 1970 1980 1990
Gini 0.5 0.56 0.59 0.63
Trong khi: chỉ số vai trò của phụ nữ (GEM), và chỉ số phát triển liên
quan đến giới (GDI) là:
Năm GEM GDI
1992 0.358 (xếp thứ 58) 0.709(xếp thứ 53)
1994 0.377(xếp thứ 58) 0.728(xếp thứ 60)
Những chỉ số trên cho thấy sự bất bình đẳng trong xã hội Brazil là
rất sâu sắc và ngày càng gia tăng.
2.3.1.2 Xã hội Brazil trong giai đoạn 1994 đến nay
Brazil được biết đến là một đất nước rất phát triển du lịch với
những khu sinh thái và những bãi biển đẹp. Vùng Bắc của Brazil nổi
tiếng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của núi rừng Amazon và có
ưu thế trong lĩnh vực du lịch sinh thái. Vùng Đông Bắc của Brazil có
nhiều bãi biển đẹp.Vùng Trung Tây, bao gồm cả thủ đô Brazilia của
Brazil nằm ở trung tâm đất nước lại có nhiều công viên quốc gia đẹp và
hùng vĩ.
Dù là một nước lớn với những nguồn tài nguyên phong phú và một
nền kinh tế khá mạnh, Brazil hiện vẫn có hơn 22 triệu người sống dưới
mức nghèo khổ. Gộp cả những người sống trong tình trạng khá nghèo (có
thu nhập không đủ cho những nhu cầu cơ bản), con số này có thể lên tới
hơn 53 triệu người (khoảng 30% dân số). Đây là vấn đề đáng báo động,
và nó góp phần vào sự bất bình đẳng kinh tế của đất nước, nước này được
coi là đứng hàng đầu thế giới theo hệ số Gini .
Sự nghèo khổ tại Brazil được thể hiện bởi số lượng lớn các khu ổ
chuột (favela), đa số chúng đều tồn tại ở những khu vực thành thị và ở
những vùng xa xôi nơi ít có những phát triển kinh tế và xã hội. Vùng
Đông Bắc gặp phải những vấn đề kinh niên vì khí hậu nửa khô cằn ở
những vùng nội địa, những đợt hạn hán thường kỳ ảnh hưởng tới cuộc
sống của hàng triệu người
Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Brazil chưa phát triển hoàn thiện,
đặc biệt ở những bang nghèo và vẫn còn nhiều bất cập. Những vấn đề
28
chủ yếu của nền y tế Brazil là tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, trẻ em và
người mẹ còn khá cao. Như năm 2008, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh tại
Brazil là 26,67/1000 trẻ. Ngoài ra các nguyên nhân tử vong chủ yếu khác
ở Brazil còn có các bệnh dịch truyền nhiễm và không truyền nhiễm, tai
nạn bạo lực và tự tử. Nạn HIV/AIDS cũng là một trong những bệnh dịch
hàng đầu đe dọa sức khỏe của người dân Brazil
Tình trạng tội phạm ở Baxin đã trở thành một vấn nạn đường phố
là vấn đề thường xuyên xảy ra, vùng nông thôn thì những vụ cướp bóc
dọc đường thường xuyên xảy ra. Thành phố Rio de janeio là thành phố có
nhiều tội phạm nhất nước. Những cuộc đụng độ của cảnh sát và các tội
phạm ở đây diễn ra thường xuyên.
Những đồn điền lớn, những cánh đồng mía rộng thẳng cánh cò
bay ngày càng xuất hiện nhiều ở Brazik. Nhưng ẩn sau cảnh hoành tráng đó
là rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Những người nghèo, không có khả năng
tự chủ canh tác phải bán ruộng. Đất đai tập trung phần lớn vào một số đồn
điền lớn. Như vậy, một lớp người sẽ mất phương tiện sản xuất phải bán
ruộng , rơi vào tình trạng thất nghiệp, nghèo đói làm bất ổn đời sống xã hội.
Kéo theo đó là tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt.
Ngoài ra còn phải kể thêm đến nạn tham nhũng tràn lan: Từ cuối thời
kỳ nắm quyền của quân đội và tái lập tự do báo chí trong nước, những
vụ scandal liên tục với sự dính líu của cả nhánh hành pháp , lập pháp
và tư pháp. Nạn hối lộ, tham ô, rửa tiền và ngân hàng nặc danh đã trở
thành hệ thống
* Các chỉ tiêu về xã hội của Brazil hiện nay
Chỉ tiêu về GINI của Brazil và các nước Nam Mĩ và Đông á
( Nguồn WB. Báo cáo phát triển thế giới 2006-2007)
29
Nước GDP/người
($ - PPP)
GINI
Thu
nhập
GINI
đất đai
% thu nhập
của 20% dân
số nghèo
nhất
Achentina 12 460 0,51 0,83 3,2
Brazil 8 020 0,62 0,85 2,6
Vênezuela 5 760 0,47 0,88 4,7
Philipines 4 890 0,46 0,86 4,5
Malaysia 9 630 0,51 0,72 4,4
Nam Phi 10 960 0,58 0,77 3,5
Mexico 9 590 0,51 0,78 4,3
30
Chỉ số HDI của Brazil năm 2007
Chỉ số HDI của Brazil năm 2007 là 0.813. Brazil xếp thứ 75
trong số 182 nước trên thế giới. Từ năm 1980 đến năm 2007 thì chỉ số
HDI của Brazil từ 0,685 đến 0.813. Dưới đây là lược đồ biểu hiện sự
tăng trưởng chỉ số HDI của Brazil.
Chỉ số liên quan đến giới GDI của Brazil: Brazil có chỉ số GDI
năm 2007 là 0.810. Xếp thứ 25 trong số 155 nước trên thế giới.
Chỉ số vai trò của phụ nữ GEM của Brazil: Năm 2007, GEM của
Brazil là 0.54. Xếp thứ 82 trong 109 quốc gia trên thế giới.
Đường cong Lorenz
Đường cong lorenz của Brazil so với Hungary năm 1996 cho thấy
sự bất bình đẳng về thu nhập của Brazil là rõ nét.
31
2. 3.2 Thực trạng về môi trường Brazil
2.3.2.1 Các vấn đề về môi trường Brazil
Khi tập trung đi theo mô hình tăng trưởng kinh tế nhanh, nước
Brazil đã không chú trọng phát triển các vấn đề xã hội và môi trường, tạo
ra một sự phát triển không bền vững, môi trường bị ảnh hưởng trầm
trọng.
Brazil là quốc gia có độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới,
hơn hẳn so với mọi quốc gia khác]
. Brazil là nước chiếm tới 60% diện
tích rừng Amazon, khu rừng là ngôi nhà của nhiều loài thực vật và động
vật độc đáo tại Brazil. Rừng Amazon cũng được coi là lá phổi xanh của
thế giới.
Sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số quá mức gây ảnh hưởng
đến môi trường tự nhiên của Brazil. Sự phá rừng lấy gỗ và đất canh tác,
32
bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp đang tàn phá những khu rừng lớn
tại nước này, đe dọa gây ra những thảm họa nghiêm trọng về môi trường.
Từ năm 2002 đến năm 2006, rừng Amazon đã bị mất đi một phần diện
tích xấp xỉ nước Áo Dự kiến đến năm 2020, ít nhất 50% các loài sinh vật
tại Brazil sẽ đứng trước bờ vực tuyệt chủng.
Tính tới năm 2008, hơn 17%
diện tích rừng Amazon đã bị phá để lấy đất trồng nông nghiệp và phục vụ
phát triển.
Tại Brazil, dầu và nước thải đang từ từ loang ra, tiêu diệt
những cánh rừng mưa rậm rạp ở Rio de Janeiro (Brazil), 72 bờ biển đẹp
nổi tiếng thế giới bị ô nhiễm, có những khu vực bị cấm bơi. Thành phố 6
triệu dân Rio de Janeiro,có rất nhiều công viên, khu bảo tồn, bờ biển và
vịnh Guanabara đẹp như tranh hiện nay là “SOS các rừng mưa, SOS các
đại dương”. Mỗi ngày có tới 400 tấn nước thải và 4 tấn dầu đổ ra biển.
Bờ biển chạy dọc theo một số vùng lân cận của Rio nhiều năm qua đã
không làm bãi tắm được. Những điểm du lịch nổi tiếng như Copacabana,
Ipanema và Sao Conrado nguy hiểm đối với du khách vì bị ô nhiễm nước
quá nặng.
Bên cạnh đó, nạn chặt phá rừng, chiếm dụng nhà cửa đất đai bất hợp
pháp, săn bắt động vật… đang làm các rừng mưa và công viên lớn ở Rio
de Janeiro bị thu hẹp, trong đó có cả Floresta da Tijuca, công viên mà
người Brazil tự hào là “lớn nhất thế giới”.
3. Đánh giá
Những mặt hạn chế của nền kinh tế phát triển thần kì
Nếu chỉ dựa vào những chỉ số phát triển kinh tế thì thấy có sự gia tăng khá
nhanh chóng trong tổng sản phẩm quốc dân cũng như trong nhiều lĩnh vực công
nghiệp của Brazil. Nhưng thực chất của sự tăng trưởng thần kì đó đã gắn liền với
những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội đối với Brazil.
Điều chủ yếu của sự thần kì đó là các giới cầm quyền phản động ở Brazil,
nhất là các tập đoàn quân sự độc tài lên nắm chính quyền từ tháng 4 năm 1964,
đã theo đuổi một đường lối kinh tế thu hút sự đầu tư mạnh mẽ của tư bản nước
ngoài nhằm tạo nên một sự phát triển nhanh chóng, đỡ tốn kém nhất, đồng thời
33
duy trì sự áp bức và bóc lột nặng nề đối với quần chúng nhân dân, tăng cường
chế độ phát xít khủng bố và thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ trong nước.Với
đường lối đó các tập đoàn cầm quyền Brazil đã mở đường cho tư bản nước ngoài
mặc sức cướp bóc vơ vét, biến Brazil thành thị trường tiêu thụ , một nguồn cung
cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt. Chính vì vậy theo báo cáo của Ngân hàng
thế giới vào năm 1970, 82,5% nền kinh tế Brazil tập trung nằm trong tay TB
nước ngoài. Hậu quả nền công nghiệp Brazil lệ thuộc ngày càng nhiều CNTB và
nhân dân bị bóc lột nặng nề.
Ngay sau đó khi vấp phải cuộc khủng hoảng dầu thô năm 1973 và nối tiếp
sau đó là khủng hoảng trái phiếu, khủng hoảng kinh tế do lạm phát bùng phát,
Brazil chưa kịp cất cánh bao lâu đã rơi rụng, trở thành đại diện điển hình “mười
năm tụt hậu” của Mỹ Latinh.
Những hạn chế của nền kinh tế Brazil trong giai đoạn 1994 –nay
Thứ nhất: Những vấn đề lớn của nền kinh tế. Những vấn đề nghiêm trọng là
cơ sở hạ tầng yếu kém, thu nhập phân bố không đều, chất lượng dịch vụ công
thấp, tham nhũng, những xung đột xã hội và tình trạng quan liêu của chính phủ
vẫn tồn tại và đe dọa sự tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai: Ảnh hưởng của thuế khóa. Các loại thuế đã chiếm một phần lớn
thu nhập quốc gia và là một gánh nặng với mọi tầng lớp xã hội, làm giảm các cơ
hội đầu tư.
Thứ ba: Áp lực duy trì tăng trưởng. Dù kinh tế phát triển đáng ngưỡng mộ,
việc duy trì được lâu dài sự trỗi dậy về kinh tế của Brazil vẫn còn là một nhiệm
vụ nặng nề.
Thứ tư: Tác động của kinh tế thế giới. Một phần lớn đóng góp vào tăng
34
trưởng kinh tế của chu kỳ trỗi dậy mới này là nhờ việc tăng giá nông sản, dầu thô
và tài nguyên khoáng sản. Ngày giá cả những mặt hàng này hạ giá không phanh,
kinh tế Brazil sẽ ngấm đòn. Bên cạnh đó, khả năng chống chọi với những nguy
hiểm kinh tế và tài chính toàn cầu vẫn còn phải xem xét.
Thứ năm: Ảnh hưởng của các vấn đề xã hội ở Brazil rất nghiêm trọng, an
ninh xã hội kém, tham nhũng và thao túng chính trị lan tràn, sức đoàn kết của xã
hội thấp, phân hoá giàu nghèo sâu sắc v.v… Nếu các vấn đề xã hội ấy không
trầm trọng đến vậy, Brazil sẽ còn phát triển nhanh hơn hiện nay”.
Thứ sáu, hoạt động của chính quyền kém hiệu quả. Nợ chính phủ tăng cao
kèm theo đó là Tham nhũng tràn lan: Nạn hối lộ , tham ô , rửa tiền và ngân hàng
nặc danh đã trở thành hệ thống.
Chương III: Giải pháp
35
1. Dự báo xu hướng
Năm 2003 khi các nhà kinh tế của Goldman Sachs đưa ra dự đoán Brazil sẽ
trở thành thế lực mới của kinh tế thế giới Nhiều người đã bất bình về sự lựa chọn
này và cho rằng, đất nước này khó có thể trở thành một thế lực mới trên bản đồ
kinh tế thế giới bởi tốc độ tăng trưởng hàng năm quá khiêm tốn nhất là khi bóng
dáng của một cuộc khủng hoảng kinh tế đang thấp thoáng đâu đây, bởi sự bất ổn
chính trị triền miên, và cũng bởi từ trước tới giờ thế giới đâu biết nhiều đến tiềm
lực của đất nước này ở bất kỳ lĩnh vực nào ngoài bóng đá và các lễ hội carnival.
Nhưng với tình hình hiện nay, người ta buộc phải nhìn Brazil bằng con mắt
khác. Nếu Trung Quốc là nền kinh tế đi đầu trong cuộc chiến đấu thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế thì Brazil cũng đâu có kém cạnh. Theo vòng xoáy chung,
Brazil cũng chẳng phải là trường hợp ngoại lệ có thể đứng ngoài cuộc khủng
hoảng, nhưng đây là một trong những quốc gia cuối cùng bị ảnh hưởng và là nền
kinh tế đầu tiên thoát khỏi bão khủng hoảng.
Brazil vững vàng đạt tốc độ tăng trưởng thường niên 5%. Rất có thể, trong
vài năm tới, Brazil sẽ còn tiến xa hơn khi nó tiếp tục đẩy mạnh khai thác tại các
giếng dầu sâu ngoài khơi xa cùng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và khoáng sản giàu
có trên các miền đất trù phú của Brazil.
Hơn thế, nền kinh tế Brazil thậm chí còn có nhiều điểm nổi trội hơn hẳn các
ứng viên còn lại trong khối BRIC. Không giống Trung Quốc, Brazil là một đất
nước dân chủ. Khác hẳn Ấn Độ, Brazil không phải đối mặt với nổi dậy, mâu
thuẫn sắc tộc và tôn giáo cũng sự gây hấn của các nước láng giềng. Không như
Nga, nguồn thu xuất khẩu của Brazil không chỉ phụ thuộc vào dầu và vũ khí và
đất nước này tôn trọng các nhà đầu tư nước ngoài.
36
Chính phủ đã làm hết mình để xóa bỏ sự bất bình đẳng xã hội đã từ lâu làm
méo mó đất nước mình. Nghiêm túc mà nói, để có được phương diện chính sách
xã hội khôn ngoan và biện pháp kích cầu nội địa, các nền kinh tế đang phát triển
nên học hỏi từ Brazil thay vì Trung Quốc. Nói tóm lại, gần đây, Brazil bất ngờ
trỗi dậy như một điểm đến mới của thế giới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa nói rằng kinh tế Brazil đang hồi phục dần
sau giai đoạn tăng chậm lại từ giữa năm 2011, đồng thời hối thúc nước này tiếp
tục nỗ lực kiềm chế lạm phát.IMF nhấn mạnh rằng những nỗ lực toàn diện nhằm
tăng năng suất, tính cạnh tranh và đầu tư là các yếu tố then chốt giúp thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế của quốc gia này. Thêm vào đó, Brazil cần tích cực thực hành
tiết kiệm trong nước, cải thiện cơ chế lương bổng và tiếp tục cải cách hệ thống
trợ cấp lươnghưu.
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff nói rằng Brazil nằm trong số năm
hay sáu nước trên thế giới có lượng dự trữ ngoại tế lớn nhất. Hiện nước này có
372 tỷ USD dự trữ ngoại tệ và đất nước đang ở vị thế tốt để ứng phó với sự lên
giá của đồng USD.
2. Giải pháp
2.1: Phương diện kinh tế
- Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư để thu
hút vốn đầu tư nước ngoài
- Điều chỉnh chính sách thuế, giảm gánh nặng thuế cho người dân cũng
như thu hút đầu tư
- Kiểm soát chi tiêu chính phủ, nghiêm khắc xử lý tình trạng quan liêu
tham nhũng, tăng cường hiệu quả quản lý của bộ máy chính phủ
37
- Giảm dần tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu thô và sơ chế, tăng dần các
sản phẩm tinh chế để giảm bớt sự ảnh hưởng của việc giảm giá các
hàng hóa sản phẩm thô trên thị trường thế giới.
…
2.2 : Phương diện xã hội
Nếu như trước kia, Brazil được coi là một trong những nước có sự chênh
lệch giàu nghèo lớn nhất thế giới, thì ngày nay đã trở thành một trong những
quốc gia đang phát triển đi đầu trong việc xóa đói giảm nghèo.
Đánh giá về chương trình trợ cấp tiền cho các hộ nghèo (Bolsa Familia)
được triển khai cách đây 10 năm, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff nhấn mạnh
chương trình đã hết sức hiệu quả, giúp 36 triệu người dân nước này thoát khỏi
tình trạng bần cùng và hiện có khoảng 13,8 triệu gia đình được trợ cấp tiền theo
chương trình "Bolsa Familia". Nhờ các chính sách đúng đắn của chương trình, tỷ
lệ trẻ em tới trường tăng cao, trong khi tỷ lệ tử vong ở trẻ giảm mạnh trong thập
kỷ qua.
Tiếp tục triển khai các chính sách chống đói nghèo, đầu tháng 6 vừa qua, nữ
Tổng thống đầu tiên của Brazil D.Rousseff cam kết đẩy mạnh cuộc đấu tranh xóa
đói, giảm nghèo ở nước này. Bà D.Rousseff khẳng định, đấu tranh chống nghèo
đói được coi là một trong những quốc sách ưu tiên hàng đầu của chính phủ và
Brazil quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu của cuộc chiến này. Theo đó
chương trình "Brazil không còn cực khổ" là dự án xã hội quan trọng nhất trong
nhiệm kỳ của bà D.Rousseff nhằm nâng cao mức sống của những hộ gia đình
đang có thu nhập bình quân đầu người dưới 42 USD/tháng và mở rộng mạng lưới
cung cấp dịch vụ điện, nước sạch, y tế và giáo dục cho tầng lớp xã hội chịu nhiều
38
thiệt thòi này. Mục tiêu trong năm 2014 của quốc gia lớn nhất Mỹ La tinh này là
sẽ không còn gia đình có thu nhập bình quân đầu người hằng tháng dưới 70 real
(tương đương 30 USD). Quốc gia có dân số đứng thứ 5 thế giới hy vọng sẽ trở
thành nước đang phát triển đầu tiên hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ thứ nhất
của LHQ là loại trừ tình trạng bần cùng và thiếu ăn.
2.3: Vấn đề môi trường
Trước thực trạng môi trường ô nhiễm và nạn chặt phá rừng, chính phủ Brazil
đã thực hiện hàng loạt những biện pháp để phòng ngừa ô nhiễm môi trường, để
tạo cơ sở vững chắc cho đời sống xã hội và phát triển kinh tế của đất nước.Một
mạng lưới các khu vực bảo vệ đã được thiết lập trên diện tích hơn 2 triệu km²
(khoảng một phần tư diện tích Brazil) để bảo vệ những vùng rừng và các hệ sinh
thái tại nước này.
Brazil cũng đã giảm lượng vốn cho vay tới các chủ sản xuất nông nghiệp
lớn, qua đó giảm động cơ gia tăng diện tích canh tác. Công tác tuyên truyền nâng
cao nhận thức của công chúng về nạn phá rừng cũng được chú trọng. Kết quả là:
diện tích đất rừng bị mất giảm từ mức 28.000 km2 xuống còn 7.500 km2 trong
năm 2009, tức là giảm được gần 74%. Mục tiêu tham vọng của Brazil là giảm tốc
độ phá rừng trong năm 2015 xuống 80% so với mức năm 2005, DeFries cho biết.
Tại Brazil, trong những năm gần đây tốc độ phá rừng đã giảm đáng kể (từ
năm 2004 tới 2009, tốc độ phá rừng đã giảm gần 75%), kết quả của nhiều chính
sách phù hợp có thể được coi là mô hình để học tập cho các quốc gia khác.
Chính phủ Brazil có kế hoạch đầu tư khoảng 113 triệu USD trong năm
2011 để chống lại những tác động từ biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên của
toàn cầu.
39
Hàng năm Quỹ sẽ đầu tư để phục hồi những vùng đất bị tổn thương nặng
nhất, như các khu vực khô cằn và ven biển của Brazil. Americano cho rằng Brazil
phải tận dụng được tiềm năng tự nhiên của mình để giảm thiểu tác động môi
trường lên chính lãnh thổ Brazil, đặc biệt là vùng đông bắc nghèo khó
Quỹ cũng sẽ đẩy mạnh những hoạt động bền vững như REDD (Giảm phát
thải từ phá rừng và suy thoái), trong đó khuyến khích các lãnh đạo doanh nghiệp
tái tạo rừng tại những khu vực bị suy thoái để bù đắp cho lượng khí thải CO2 mà
doanh nghiệp tạo ra. Ngoài ra, Quỹ cũng hợp tác với một công ty nông nghiệp
nhà nước để phát triển các chương trình thúc đẩy canh tác nông nghiệp thân thiện
với môi trường nhằm giảm lượng khí thải gây ô nhiễm và bảo tồn nguồn đất đai.
Chính quyền thành phố Sao Paulo ở miền Nam Brazil đã đưa vào lưu
thông xe buýt chạy bằng khí hydro. Là phương tiện giao thông công cộng đầu
tiên tại khu vực Mỹ Latinh sử dụng loại nhiên liệu thân thiện với môi trường. Với
đặc điểm của xe buýt là không gây ô nhiễm. Trong khi khói của xe chạy bằng
động cơ diesel chứa tới 480 tác nhân gây ô nhiễm, thì khí thải của loại xe mới chỉ
là hơi nước.
Kết luận: ...
40

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnKaly Nguyen
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewthewindcold
 
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banDe thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banLan Anh Nguyễn
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chínhtiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chínhLyLy Tran
 
Chiến lược Marketing của TH true milk
Chiến lược Marketing của TH true milkChiến lược Marketing của TH true milk
Chiến lược Marketing của TH true milkCassia Siêu Nhân
 
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Ác Quỷ Lộng Hành
 
Giáo trình lịch sử kinh tế
Giáo trình lịch sử kinh tếGiáo trình lịch sử kinh tế
Giáo trình lịch sử kinh tếbookboomingslide
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầupehau93
 
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108jackjohn45
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệXUAN THU LA
 
Bài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánBài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)Học Huỳnh Bá
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôtibeodangyeu
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môHoa Trò
 
Mô hình hồi qui đa biến
Mô hình hồi qui đa biếnMô hình hồi qui đa biến
Mô hình hồi qui đa biếnCẩm Thu Ninh
 
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngGiáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngPhan Công
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 

Was ist angesagt? (20)

Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eview
 
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banDe thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chínhtiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
 
Chiến lược Marketing của TH true milk
Chiến lược Marketing của TH true milkChiến lược Marketing của TH true milk
Chiến lược Marketing của TH true milk
 
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
 
Giáo trình lịch sử kinh tế
Giáo trình lịch sử kinh tếGiáo trình lịch sử kinh tế
Giáo trình lịch sử kinh tế
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
 
Bài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánBài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toán
 
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
 
Phương trình hồi quy
Phương trình hồi quyPhương trình hồi quy
Phương trình hồi quy
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
đáP án ktvm
đáP án ktvmđáP án ktvm
đáP án ktvm
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
 
Mô hình hồi qui đa biến
Mô hình hồi qui đa biếnMô hình hồi qui đa biến
Mô hình hồi qui đa biến
 
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngGiáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
 

Ähnlich wie Mô hình tăng trưởng kinh tế Brazil

Kinh tế chính trị - nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
Kinh tế chính trị - nền kinh tế hàng hóa ở Việt NamKinh tế chính trị - nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
Kinh tế chính trị - nền kinh tế hàng hóa ở Việt NamThanhNamDo
 
Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế vuhaithanh123
 
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tqKtdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tqKim Anh
 
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tqKtdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tqKim Anh
 
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...luanvantrust
 
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3Ái Dân
 
nhóm 1.pptx đo lường phát triển chủ đề 2
nhóm 1.pptx đo lường phát triển chủ đề 2nhóm 1.pptx đo lường phát triển chủ đề 2
nhóm 1.pptx đo lường phát triển chủ đề 2PhucNguyenPhiHoang
 
Phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay
Phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nayPhân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay
Phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nayTấn Tài Huỳnh
 
Thuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tếThuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tếthaojip
 
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)Nang Vang
 
Chapter 3 __phan_tich_moi_truong_marketing
Chapter 3 __phan_tich_moi_truong_marketingChapter 3 __phan_tich_moi_truong_marketing
Chapter 3 __phan_tich_moi_truong_marketingDien Nguyen
 
GROUP PROJECT (1).pptx chủ đề 1 kinh tế học phát triển
GROUP PROJECT (1).pptx chủ đề 1 kinh tế học phát triểnGROUP PROJECT (1).pptx chủ đề 1 kinh tế học phát triển
GROUP PROJECT (1).pptx chủ đề 1 kinh tế học phát triểnPhucNguyenPhiHoang
 
Lịch sử Đảng_nhóm 4.Đại học Sư Phạm_apptx
Lịch sử Đảng_nhóm 4.Đại học Sư Phạm_apptxLịch sử Đảng_nhóm 4.Đại học Sư Phạm_apptx
Lịch sử Đảng_nhóm 4.Đại học Sư Phạm_apptxPhcLmchannel
 
toàn cầu hóa kinh tế ở các nước đang phát triển
toàn cầu hóa kinh tế ở các nước đang phát triểntoàn cầu hóa kinh tế ở các nước đang phát triển
toàn cầu hóa kinh tế ở các nước đang phát triểnHuyền Minh
 
đô Thị hóa được và mất
đô Thị hóa   được và mấtđô Thị hóa   được và mất
đô Thị hóa được và mấtnguoitinhmenyeu
 
Phân tích môi trường marketing
Phân tích môi trường marketingPhân tích môi trường marketing
Phân tích môi trường marketinglove_cinderella
 

Ähnlich wie Mô hình tăng trưởng kinh tế Brazil (20)

Kinh tế chính trị - nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
Kinh tế chính trị - nền kinh tế hàng hóa ở Việt NamKinh tế chính trị - nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
Kinh tế chính trị - nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
 
Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế
 
CL&KHPT
CL&KHPTCL&KHPT
CL&KHPT
 
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tqKtdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
 
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tqKtdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
Ktdn2a.nhom1.nguyên nhân thành công của nền kinh tế tq
 
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
 
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Địa 11a1 - An Nhơn 3
 
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAYBài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
 
Câu 7
Câu 7Câu 7
Câu 7
 
nhóm 1.pptx đo lường phát triển chủ đề 2
nhóm 1.pptx đo lường phát triển chủ đề 2nhóm 1.pptx đo lường phát triển chủ đề 2
nhóm 1.pptx đo lường phát triển chủ đề 2
 
Phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay
Phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nayPhân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay
Phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay
 
Thuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tếThuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tế
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
 
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
 
Chapter 3 __phan_tich_moi_truong_marketing
Chapter 3 __phan_tich_moi_truong_marketingChapter 3 __phan_tich_moi_truong_marketing
Chapter 3 __phan_tich_moi_truong_marketing
 
GROUP PROJECT (1).pptx chủ đề 1 kinh tế học phát triển
GROUP PROJECT (1).pptx chủ đề 1 kinh tế học phát triểnGROUP PROJECT (1).pptx chủ đề 1 kinh tế học phát triển
GROUP PROJECT (1).pptx chủ đề 1 kinh tế học phát triển
 
Lịch sử Đảng_nhóm 4.Đại học Sư Phạm_apptx
Lịch sử Đảng_nhóm 4.Đại học Sư Phạm_apptxLịch sử Đảng_nhóm 4.Đại học Sư Phạm_apptx
Lịch sử Đảng_nhóm 4.Đại học Sư Phạm_apptx
 
toàn cầu hóa kinh tế ở các nước đang phát triển
toàn cầu hóa kinh tế ở các nước đang phát triểntoàn cầu hóa kinh tế ở các nước đang phát triển
toàn cầu hóa kinh tế ở các nước đang phát triển
 
đô Thị hóa được và mất
đô Thị hóa   được và mấtđô Thị hóa   được và mất
đô Thị hóa được và mất
 
Phân tích môi trường marketing
Phân tích môi trường marketingPhân tích môi trường marketing
Phân tích môi trường marketing
 

Kürzlich hochgeladen

xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfXem Số Mệnh
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfPhamTrungKienQP1042
 

Kürzlich hochgeladen (7)

xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 

Mô hình tăng trưởng kinh tế Brazil

  • 1. Đại học Kinh tế quốc dân Lớp Kinh tế phát triển 8 Đề tài: Mô hình tăng trưởng nhanh ở Brazil Giảng viên hướng dẫn: Lê Huỳnh Mai Nhóm 2: - Thái Thanh Vân - Đỗ Thị Yến Nhi - Ngô Văn Hải - Nguyễn Đình Quý - Phạm Thị Ánh - Hoàng Thùy Dung 1
  • 2. Tính cấp thiết của đề tài: Mô hình kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một đất nước. Mỗi một quốc gia lại chọn cho mình một mô hình kinh tế riêng biệt phù hợp với mục tiêu và điều kiện đất nước như: mô hình tăng trưởng nhanh, mô hình tăng trướng nhấn mạnh công bằng xã hội, mô hình tăng trưởng toàn diện. Brazil là một trong những nền kinh tế mới nổi hiện nay với nhiều thành tựu nổi bật trên trường quốc tế. Quốc gia này đã chọn cho mình con đường tăng trưởng kinh tế nhanh. Dù đạt đc nhiều thành tựu lớn nhưng Brazil cũng vấp phải không ít các vấn đề về kinh tế cũng như xã hội. Vì vậy nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế nhanh của Brazil giúp chúng ta hiểu rõ ưu nhược điểm của mô hình này, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho đường lối phát triển đất nước. Đối tượng nghiên cứu: Mô hình tăng trưởng kinh tế của Brazil Phương thức nghiên cứu: Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin Chương I: Tổng quan, những lý luận chung về mô hình tăng trưởng 2
  • 3. nhanh 1. Khái niệm chung về mô hình tăng trưởng nhanh Brazil đã chọn con đường mô hình nhấn mạnh tăng trưởng nhanh, vậy mô hình tăng trưởng nhanh là gì? Đây là mô hình mà Chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội. Các vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ được đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đã đạt được một trình độ khá cao. 2. Đặc điểm mô hình Ưu điểm: Nền kinh tế rất nhanh khởi sắc, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân năm rất cao. Nhược điểm: - Sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng găy gắt - Các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường không được quan tâm - Một số giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc và đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của nhân dân bị phá hủy. - Mặt khác, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, hủy hoại môi trường sinh thái, chất lượng tăng trưởng kinh tế không đảm bảo và vi phạm những yêu cầu phát triển bền vững. Chính những hạn chế này đã tạo ra lực cản cho sự tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn sau. 3. Một số nước có mô hình tăng trưởng nhanh • Trung Quốc là điển hình về mô hình tăng trưởng nhanh theo chiều rộng, với những lợi thế rất lớn về các nhân tố như lao động, tài nguyên, qua đó thu hút được vốn và động lực tăng 3
  • 4. trưởng là xuất khẩu, đầu tư. Trung Quốc đã duy trì được mức tăng trưởng cao trong hơn ba thập kỷ liên tục. • Ấn Độ: năm 2011, Ấn Độ hoàn thành hai thập kỷ tiến hành cải cách (1991 - 2011) với nhiều thành tựu đạt được trên các lĩnh vực khác nhau. Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn nhất khu vực Nam Á; trong khi đứng vị trí thứ 3 châu Á. Chương II: Thực trạng triển khai mô hình tăng trưởng nhanh ở Brazil 4
  • 5. 1. Giới thiệu chung về Brazil 1.1. Đất nước Brazil Vị trí địa lí: Brazil nằm ở Nam Mĩ, có biên giới chung với hầu hết các lục địa của Nam Mĩ, giáp Đại Tây Dương, là quốc gia lớn nhất Nam Mĩ. Diện tích: Brazil là một quốc gia rộng lớn với diện tích 8.511.965km2 . Là một đất nước có diện tích lớn thứ 5 thế giới, chiếm tới một nửa diện tích ở Nam Mĩ. Brazil có phần lớn là diện tích miền đất bằng phẳng, các đồng bằng châu thổ, các vùng duyên hải với hơn 7000 km đường biển. Brazil là nước có lượng dự trữ tài nguyên phong phú với trữ lượng lớn như boxit, sắt, vàng, dầu mỏ, tiềm năng thủy điện. Đặc biệt, Brazil là một trong những nước đa dạng về sinh thái học trên thế giới với 60% rừng Amazon nằm trên lãnh thổ nước này. Dân số: 186.113.000 người vào năm 2005. Thành phần chủ yếu là người da trắng, da đen và da lai Ngôn ngữ: tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp Về lịch sử: từ năm 1500 đến thế kỉ 19, Brazil là thuộc địa của Bồ Đào Nha. Năm 1822, Brazil giành độc lập. Năm 1889, Brazil tuyên bố là nước cộng hòa. Năm 1930, Brazil phụ thuộc vào Mĩ. Năm 1960 cho đến năm 1970, Công đảng rồi các tập đoàn quân sự ra đời lần lượt nắm quyền. Năm 1990, quyền lãnh đạo thuộc về Đảng cộng hòa. Hiện nay, có tổng cộng 15 đảng chính trị lớn nhỏ có ghế trong quốc hội Brazil. Tổng thống hiện nay của Brazil là Luiz Inacio da Silva. Brazil được biết đến là một nước có nền kinh tế khởi sắc trong những năm gần đây, là nước có nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới. Với các thế mạnh về nông nghiệp như cà phê, mía, các ngành công nghiệp điện tử , giày da là những mặt hàng xuất khẩu. Brazil ngày càng chứng tỏ sự hiện diện của mình trên thế giới. Brazil cùng với Ấn Độ và Trung Quốc trở thành những nước có nền kinh tế vượt trội trong những năm gần đây. Nhưng ẩn sau những thành tựu kinh tế đạt được lại là một xã hội bất ổn, những bất bình đẳng về thu nhập và sự hủy hoại nghiêm trọng về môi trường. 5
  • 6. 1.2. Kinh tế Brazil 1.2.1: Tổng quan nền kinh tế Kinh tế Brazil Một tòa nhà trong vùng Luís Carlos Berrini Avenue. Tiền tệ Real Brazil (BRL, $) Năm tài chính Chương trình nghị sự hàng năm Tổ chức kinh tế SACN, WTO và Mercosur Số liệu thống kê GDP(PPP) 1.804 tỉ USD (2007) Tăng trưởng GDP 3.7% (2006) GDP đầu người 9.531 USD (2007) GDP theo lĩnh vực nông nghiệp: 20% công nghiệp: 14%dịch vụ: 66% (2003 est.) Lạm phát(CPI) 3.1% (2006) Tỷ lệ 31% (2005) 6
  • 7. nghèo Chỉ số Gini 56.7 (2005) Lực lượng lao động 97,77 triệu (2006 est.) Thất nghiệp 9.6% (2006) Các ngành chính sợi dệt, dầy, hóa chất, xi măng, gỗ xây dựng, mỏ sắt, thiếc, thép, máy bay, xe ô tô, các máy móc và trang thiết bị khác Thương mại Xuất khẩu 137,8 tỉ USD (2006) Mặt hàng XK trang thiết bị vận tải, quặng sắt, đậu nành, quần áo, cà phê, ô tô Đối tác XK Hoa Kỳ 17.8%, Argentina 8.5%, Trung Quốc 6.1%, Hà Lan 4.2%, Đức 4.1% (2006) Nhập khẩu 91,4 tỉ USD (2006) Mặt hàng NK máy móc, thiết bị điện và vận tải, hóa chất, dầu, các bộ phận của ô tô, điện tử Đối tác NK Hoa Kỳ 16.2%, Argentina 8.8%, Trung Quốc 8.7%, Đức 7.1%, Nigeria 4.3%,Nhật Bản 4.2% (2006) Tài chính công Nợ công 191,2 tỉ USD chiếm 46% GDP (2006 est.) 7
  • 8. GDP: 2,194 nghìn tỷ USD (2010) Tăng trưởng GDP: 7,5% (2010) GPD theo đầu người: 10.900 USD (2010) GDP theo cơ cấu: (2010) • Nông nghiệp: 6,1% • Công nghiệp: 26,4% • Dịch vụ: 67,5% 1.2.3: Kinh tế ngành Công nghiệp. Hàng dệt và các hàng tiêu dùng khác, giày dép, hóa chất, xi măng, gỗ quặng, thiếc, máy bay, sắt, thép, xe hơi và linh kiện rời, máy móc, thiết bị. Nông nghiệp : là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê và bột cam nhiều nhất thế giới, xuất khẩu đậu nành đứng thứ 2 thế giới; các sản phẩm khác: gạo, bắp, mía, ca cao; thịt bò; sản xuất thực phẩm đủ dùng, trừ lúa mì Năng lượng Công suất điện năng: 437,3 tỷ KW trong đó: • Hoá thạch: 8,3% • Thuỷ điện: 82,7% • Nguyên tử: 4,4% • Năng lượng khác: 4,6% Tiêu thụ điện: 402,2 tỷ KWh XK điện: 2,034 tỷ KWh NK điện: 42,06 tỷ KW (nhập khẩu từ Paraguay) 1.2.4: Lực lượng lao động 8
  • 9. 103, 6 triệu người hoạt động trong các lĩnh vực: dịch vụ 66%, nông nghiệp 20%, công nghiệp 14% (2010) Tỉ lệ thất nghiệp 7% (2010) 1.2.5: Kim ngạch xuất khẩu Xuất khẩu. 199,7 Tỷ USD (2010) Mặt hàng xuất khẩu: phương tiện vận chuyển, quặng sắt, đậu nành; giày dép, cà phê, linh kiện xe hơi. Các bạn hàng chính: Trung Quốc 12,49%, Mỹ 10,5%, Argentina 8,4%, Hà Lan l,39%, Đức 4,5% Nhập khẩu: 187,7 Tỷ USD (2010) Mặt hàng nhập khẩu: máy móc, phương tiện vận chuyển, hoá phẩm, dầu thô, linh kiện ô tô, đồ điện tử Các bạn hàng chính: Mỹ16,12%, Trung Quốc 12,61%; Argentina 8,77%; Đức 7,65%, Nhật 4,3% 1.3. Quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam Nhận xét: Quan hệ thương mại Việt Nam –Brazil ngày một phát triển. Vào năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1989), thương mại hai chiều đạt 16 triệu USD. Bước sang năm 1994, kim ngạch nhảy vọt lên 52 triệu USD do Brazil tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Kể từ đó đến năm 2002, thương mại hai chiều có phần giảm sút. Năm 1996 giảm xuống còn 47 triệu, năm 1998 còn 37,3 triêu, năm 2000 tăng lên 26,2 triệu. Vào năm 2002, kim ngạch tăng trở lại, đạt 42,9 triệu và năm 2003 đạt 47,1 triệu, năm 2007 đạt hơn 300 triệu, năm 2008 đạt 557 triệu và năm 2009 đạt 573 triệu, năm 2010 đặt hơn 1 tỷ USD. 9
  • 10. 10
  • 11. Brazil hiện đứng thứ 73 trên tổng số 92 quốc gia và lãnh thổ có FDI tại Việt Nam với 1 dự án có tổng số vốn đầu tư là 2,6 triệu trong lĩnh vực chế biến cao su ; Việt Nam có một dự án sản xuất mỳ ăn liền trị giá 0,8 triệu USD ở Brazil 11
  • 12. 2. Thực trạng triển khai mô hình tăng trưởng nhanh ở Brazil 2.1 Lý do Brazil chọn mô hình tăng trưởng nhanh Do điều kiện tự nhiên thuận lợi Brazil là một nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, có các mỏ sắt, măng-gan, bốc-xít, kền, chì, crôm,vàng,. . .với trữ lượng lớn lại có đất đai khí hậu hết sức thuận lợi nên cả nông nghiệp và công nghiệp của Brazil đều có khả năng phát triển. Do bối cảnh chính trị ở Brazil những năm 1945 Thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh đòi dân chủ, chống độc tài, đòi cải thiện đời sống và bảo vệ chủ quyền dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc của các tầng lớp nhân dân Brazil đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ âm mưu thiết lập một chính quyền phản động độc tài, đàn áp, khủng bố mọi phong trào dân chủ yêu nước tiến bộ. Giới cầm quyền Brazil dựa vào sự ủng hộ của Mỹ, đã biến Brazil thành một nhà nước với chính quyền tư sản mại bản, quân phiệt, độc tài bao trùm cả nước với một lực lượng rất đông đảo.Brazil mở rộng cửa đón tư bản nước ngoài trước hết là Mỹ vào đầu tư,bóc lột tàn bạo và vơ vét thả cửa các nguồn tài nguyên giàu có của đất nước. Theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm phục vụ thiểu số(giới cầm quyền) đã loại trừ đa số( tầng lớp nhân dân). Kết quả: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng vấn đề bình đẳng công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư bị bỏ qua. 2.2: Thực trạng nền kinh tế 2.2.1: Giai đoạn phát triển từ năm 1960 đến 1994 2.2.1.1: Những năm 1960- 1980, nền kinh tế phát triển thần kì Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1980, nền kinh tế của Brazil tăng trưởng nhanh có thể coi như một sự phát triển thần kì về kinh tế Ngành nông nghiệp Ở Brazil sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Brazil là một trong những nước có trình độ phát triển nhất ở châu Mỹ la tinh: do đất đai, khí hậu hết sức thuận lợi nên nông nghiệp của Brazil 12
  • 13. phát triển khá phong phú. Sản lượng cà phê đứng hàng đầu trên thế giới, ngô đứng hàng thứ hai, ca cao đứng thứ ba và bông đứng thứ năm …(năm 1972). Ngành chăn nuôi của Brazil cũng phát triển mạnh do có nhiều đồng cỏ, thung lũng. Brazil có trên 200 triệu gia súc, là nguồn cung cấp chủ yếu cho ngành công nghiệp thực phẩm. Năm 1971,ngành nông nghiệp chiếm 20 % tổng sản phẩm quốc dân. Ngành công nghiệp Brazil có nhiều tài nguyên phong phú, có những mỏ sắt, măng – gan, bốc-xít, kền, chì, crôm, vàng, tung-xten, đồng, than đá, dầu mỏ với trữ lượng khá lớn. Do đó công nghiệp khai thác chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngoài công nghiệp khai thác, ngành công nghiệp nặng của Brazil còn có công nghiệp xe hơi, đóng tầu khá phát triển. Mặc dù trong các ngành công nghiệp tiêu dùng, tư bản bản xứ nắm các khâu sản xuất và làm chủ nhà máy, nhưng thiết bị máy móc và một số nguyên liệu vẫn phải dựa vào tư bản nước ngoài. Ngành dịch vụ Brazil tiến hành trao đổi chủ yếu với các nước tư bản Anh, Mỹ, cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản, ý, Hà Lan …ngoài ra Brazil còn trao đổi kinh tế với Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa khác. Brazil xuất khẩu nhiều nhất là cà phê (hàng năm chiếm chừng 40% giá trị hàng xuất khẩu) rồi đến quặng sắt, bông, đường, ngô, ca cao và nhiều loại gỗ quý. Trị giá hàng xuất khẩu hàng năm xê dịch từ 2,5 tỷ đến 3 tỷ Đô la, hàng nhập khẩu chủ yếu của Brazil là bột mì, máy móc và phụ tùng thay thế cho ngành công nghiệp nặng, hóa chất, dầu thô … trị giá hàng nhập khẩu hàng năm xấp xỉ trên dưới 3,5 tỷ Đô la. Thành tựu đạt được Trong vòng từ năm 1966 đến năm 1976, nền kinh tế Brazil đã có những thay đổi rõ rệt. tốc độ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân như sau: từ 1959 đến 1969 trung bình năm tăng 5,9%; năm 1972 tăng 10.8%; năm 1973 tăng 11.4%; năm 1974 tăng chừng 9%. Số vốn đầu tư của tư bản nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng ở Brazil: năm 1960 khoảng 3,6 tỷ đô la. Tính đến năm 1969, ở Brazil có tới 498 công ty nước ngoài và 36 chi nhánh nước ngoài hoạt động. 510 xí nghiệp lớn nhất là thuộc tư bản nước ngoài. Trong giai đoạn 1967-1973, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đã vượt trên con số 11%, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp cao tới 13%. Một bước tới trời, Brazil khi ấy bước thẳng lên vị trí nền kinh tế mạnh thứ 8 thế giới 13
  • 14. Chính dựa trên các con số trên, giới cầm quyền Mỹ và Brazil trong những năm 70 đã làm rùm beng lên về cái gọi là sự “thần kì kinh tế của Brazil”, về “kiểu mẫu phát triển chủ nghĩa tư bản công nghiệp Brazil”, về “hiện tượng kì lạ của nền văn minh nhiệt đới” … 2.2.1.2: Những năm 1980- 1994, nền kinh tế bất ổn Những năm 1980 là thời kì khó khăn của Brazil, do nước này đã vay nợ nước ngoài rất nhiều trong những năm 70. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm là 400%. Tỷ lệ trao đổi đối với hàng xuất khẩu trong thập niêm đó ở mức âm,tiền lương thực tế giảm trung bình 3%. Đồng tiền của Brazil bị phá giá. Trong những năm 1990, nước này phát triển mô hình kinh tế mở của tự do. Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế bị bãi bỏ thông qua tư nhân hoá ngân hàng và các ngành thuộc sở hữu nhà nước. Các bảng số liệu của nền kinh tế Brazil Bảng 1: số liệu về tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người GDP/ người của Brazil tăng và giảm bất ổn Năm 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 GDP/người(USD) 1645 1938 2094 2299 3068 2961 2568 2477 2836 14
  • 15. GDP/người(USD) 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 NĂM GDP/NGƯỜI GDP/người(USD) Biểu đồ 1: GDP/người từ năm 1984-1993 Bảng 2: số liệu về tổng sản phẩm trong nước năm GDP(giá hiện hành) GDP(giá so sánh 1990) 1981 265955 1982 283333 1983 202773 1984 208874 395429 1985 223065 428382 1986 268032 461334 1987 294198 448944 1988 329003 448944 1989 446644 448944 1990 438235 438235 1991 386081 439882 1992 377943 435764 1993 438930 453886 1994 564553 480246 15
  • 16. Bảng 3 : số liêu về tốc độ tăng GDP năm 1985 1986 1987 1990 1991 1992 1993 1994 tốc độ tăng GDP 8.3 7.7 7.1 -2.4 0.4 -0.9 4.2 5.8 tốc độ tăng gdp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 năm tốcđộtănggdp năm Bảng 4: tỷ lệ lạm phát từ năm 1981 đến năm 1997 .Tỉ lệ lạm phát ở Bra-xin, 1981 đến 1997 Năm Tỉ lệ lạm phát 1981 100% 1982 100% 1983 138% 1984 192% 1985 226% 1986 147% 1987 228% 1988 629% 16
  • 17. 1989 1.430% 1990 30.377% 1991 400% 1992 1.020% 1993 1.929% 1994 2.076% Bảng 5: Tỷ lệ thất nghiệp Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 tỷ lệ thất nghiệp 2.4 3.6 3.8 3.0 3.7 - 6.5 5.3 5.1 Từ năm 1992, nền kinh tế phát triển khá ổn định vì nước này đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, phát triển một nền kinh tế khai mỏ và xuất khẩu nông sản,buôn bán gỗ,kim cương…, sau đó là sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo máy, luyện kim. Như vậy từ năm 1981-1994, tỷ lệ lạm phát của Brazil đều có xu hướng tăng với tốc độ khá nhanh, tuy nhiên tù năm 1995, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát đã được giảm xuống. Điều này cho thấy chính sách của Brazil có tác động tích cực tới nền kinh tế. 2.2.2: Nền kinh tế Brazil trong giai đoạn từ năm 1994 đến nay 2.2.2.1: Thời điểm khó khăn của nền kinh tế Lạm phát cao Sau nhiều thập kỷ có mức lạm phát cao và nhiều nỗ lực kiểm soát, Brazil đã thực thi một chương trình ổn định kinh tế với tên gọi Kế hoạch - Plano Real (được đặt theo tên đồng tiền tệ mới real) vào tháng 7 năm 1994 Tỷ lệ lạm phát vốn từng đạt mức gần 5.000% thời điểm cuối năm 1993, đã giảm rõ rệt, ở mức thấp 2,5% vào năm 1998. Cụ thể : lạm phát năm 1994 là 2076% năm 1995 chỉ còn 66% , năm 1996 là 16% , năm 1997 là 7% và đến năm 1998 2.5%. Tuy nhiên Sự phát triển của Brazil là hệ quả của hiện tượng đô thị hóa và sự bùng nổ nền kinh tế thị trường. Rồi chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế 1997, và bùng nổ vào 2 năm sau. Tháng 1 năm 1999, đồng Real mất giá 37%, sau khi bị phá giá, ngân hàng trung ương nâng lãi suất lên 37% . Giá cả leo thang , IMF đã đề nghị tăng lãi suất ngân 17
  • 18. hàng lên tới 70%. Thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài Cũng trong năm 1999, Brazil đã nợ nước ngoài 244 tỷ đôla Mỹ, tương đương 46% GDP và cuối cùng cũng không ngăn được thâm hụt ngân sách lên tới 6-7% trong thập niên 1990. Tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai bắt đầu manh nha từ 1995. Tới 1998, thâm hụt tài khoản vãng lai lên tới con số chóng mặt : 4.2% GDP. Trong năm thứ 2 liên tiếp , Brazil không còn nhận được các dòng tiền từ bên ngoài bù đắp cho khoản thâm hụt này . Chính vì vậy , trong các năm 1997 và 1998 , chính phủ Brazil đã phải trích ngân sách ra để trang trải . Tình trạng này kéo dài cho đến năm 2001 , nền kinh tế Brazil mới tạm thời ổn định trở lại , tuy vậy cũng chỉ là dậm chân tại chỗ thậm chí , còn tụt lùi , 1 ví dụ minh chứng là Nền kinh tế Brazil tăng trưởng 4,4% năm 2000, giảm xuống còn 1,3% năm 2001. Tốc độ tăng trưởng tụt giảm Năm 2003, Tổng thống Lula đưa ra một chương trình kinh tế kham khổ bằng cách kiểm soát lạm phát và tìm kiếm thặng dư nhằm đưa tình trạng nợ nần của Brazil về mức ổn định. Lí do mà trong giai đoạn từ 2002-2005, sự phát triển của Brazil là không ổn định. Cụ thể : tốc độ tăng GDP 2002 đạt 2.7% , song tới năm 2003 lại chỉ còn 1.1% , còn thấp hơn so với năm 2000. Tới năm 2004, tốc độ tăng GDP tăng đột biến, từ 1.1% lên tới 5.7%. Nó làm cho Mức tăng trưởng kinh tế của Brazil thấp hơn các nước Mỹ Latinh khác và hai cường quốc mới nổi Ấn Độ, Trung Quốc. Brazil đã tụt 11 bậc trong bảng Chỉ số Tăng trưởng Cạnh tranh của diễn đàn kinh tế thế giới trong giai đoạn 2003 – 2005 . Vì nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, cho nên năm 2005, GDP của Brazil tăng không đạt mức dự kiến (3,5%), mà chỉ tăng 2,6%, đạt 619,7 tỷ USD, so với 604,6 tỷ USD năm 2004. Các chuyên gia Liên hiệp quốc cho rằng, đây là mức tăng thấp nhất năm 2005 trong số 24 nền kinh tế thị trường đang nổi lên hiện nay. Từ năm 2001 - 2003, nền kinh tế Brazil tăng trưởng chậm, trung bình chỉ tăng 2,2%/năm khi nước này liên tục chịu nhiều biến động trong kinh tế ngoại thương và nội thương. Brazil đã vượt qua những biến động này mà không làm bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tài chính nhờ sự hồi phục nhanh 18
  • 19. của nền kinh tế Brazil và chương trình kinh tế của cựu Tổng thống CARDOSO và được củng cố thêm bởi Tổng thống LULA DA SILVA. Từ năm 2004, nền kinh tế Brazil tiếp tục tăng trưởng, nhiều việc làm được tạo thêm và thu nhập của người dân cũng tăng thêm. 3 cột trụ của chương trình kinh tế là tỷ giá hối đoái đang thả nổi, chế độ đang hướng tới lạm phát, chính sách tiền tệ chặt, ban đầu được củng cố bởi các chương trình của IMF. Đồng tiền bị sụt giá mạnh trong năm 2001-02, hiện tại đã được điều chỉnh; từ năm 2003 đến 2006, Brazil đã thặng dư mậu dịch, được ghi nhận là giai đoạn thặng dư mậu dịch đầu tiên kể từ năm 1992. Năng suất lao động, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đã đóng góp vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu. Nhờ quản lý kinh tế tốt, đã duy trì được những vấn đề kinh tế quan trọng, đáng kể nhất là vấn đề liên quan đến nợ quốc gia. Tổng thống LULA DA SILVA đã cam kết với trách nhiệm tài chính bằng cách duy trì thặng dư thương mại trong giai đoạn bầu cử 2006. Trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2, Tổng thống LULA DA SILVA tuyên bố cải cách kinh tế để giảm thuế và tăng đầu tư khu vực công. Một thách thức lớn là suy trì tốc độ tăng trưởng nhanh để tạo ra việc làm và giảm gánh nặng nọ của chính phủ. Nền kinh tế Brazil đã kháng cự tốt đối vơí khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đến ngày 22/7/2009 mức dự trữ ngoại tệ đạt 209 tỷ USD, cao hơn mức trước khủng hoảng thế giới diễn ra. Các ngành kinh tế chủ chốt như chế tạo máy bay vận tải tầm ngắn và tầm trung, sản xuất ôtô, khai thác mỏ, luyện kim, dịch vụ, nông sản thực phẩm đã có tín hiệu vượt qua điểm đáy khủng hoảng, mở mang đầu tư, sản xuất, gọi người lao động trở lại làm việc mà dịp đầu năm tạm nghỉ hoặc mất việc. Thặng dư thương mại tiếp tục ở mức cao. Chỉ số nhu cầu tiêu dùng nội địa đã tăng cao hơn, nhất là đối với các mặt hàng tiêu dùng lâu bền như xe hơi, điện máy gia đình, chỉ số cho vay tín dụng mua hàng trả góp đã tăng cao hơn tháng 5/2009 và cùng kỳ năm trước. Dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI giải ngân đạt 11 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2009, mức cao thứ nhì trong 10 năm qua, ước đạt 25 tỷ USD trong năm 2009. Theo báo cáo kinh tế của Uỷ ban Kinh tế Mỹ La tinh của Liên Hiệp Quốc CEPAL, từ năm 2000 đến 2008, quy mô kinh tế GDP của Brazil đã tăng 4,4 điểm phần trăm từ 30,9 % lên 35,3%, đạt 1,435 ngàn tỷ USD trong tổng số GDP của tất cả các nước Mỹ La tinh (kể cả Mexico). Do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính toàn cầu, năm 2009, GDP 19
  • 20. Brazil tăng trưởng âm nhưng bước sang năm 2010 Brazil đã hồi phục tăng trưởng dương mạnh mẽ. Theo thống kê chính thức của Viện Địa lý và Thống kê Brazil (IBGE) vừa công bố, trong năm 2012, tăng trưởng kinh tế của nước này chỉ đạt mức 0,9%, riêng trong quý 4, tăng trưởng GDP của Brazil chỉ đạt 0,6% so với quý trước đó, bất chấp các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ. Đây là kết quả phát triển kinh tế tồi tệ nhất của Brazil kể từ năm 2009 khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 0,3% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. IBGE cũng cho biết, đầu năm 2012, chính phủ Brazil đã đưa ra dự báo mức tăng trưởng kinh tế sẽ đạt 4,5% tuy nhiên dựa vào bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Brazil dự báo đã giảm dần. Năm 2012, bất chấp việc lãi suất được giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử 7,25% và việc miễn thuế theo sắc lệnh của chính phủ để kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp, mức tiêu dùng và đầu tư, tăng trưởng GDP của Brazil vẫn thấp hơn so với các quốc gia như Peru (6,29%) và Mexico (3,9%). Ngoài ra, tăng trưởng GDP của nước này cũng ở tình trạng tồi tệ hơn so với các nước như Chile và Colombia. Cũng theo thống kê của IBGE, trong năm 2010, nền kinh tế Brazil có mức tăng trưởng mạnh 7,5% và giảm xuống còn 2,7% trong năm 2011 và chỉ đạt 0,9% trong năm 2012 và đây là mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua./. Phục hồi nền kinh tế Ổn định nền kinh tế vĩ mô Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ buộc nâng dần lãi suất chỉ đạo (lãi suất của Ngân hàng trung ương) - ổn định trong tháng 5, tháng 6/2005 là 19,75%. Từ tháng 8/2005 lãi suất giảm dần và tới tháng 12/2005 chỉ còn 17,75%, tương đương mức lãi cuối năm 2004. Mức lãi suất này tuy có làm giảm tốc độ tăng GDP, nhưng lại góp phần tránh được tình trạng nâng giá sinh hoạt quá mức, tránh được những hậu quả xấu trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhờ vậy kiềm chế được giá ở mức cho phép. Kết quả là lạm phát năm 2005 giảm được 0,8% so với năm 2004, còn 6,8% so với 7,6% năm 2004 và 9,3% năm 2003. 20
  • 21. Năm 2005, Chính phủ vẫn chỉ đạo Ngân hàng trung ương hoạt động tốt, đến cuối năm nâng được dự trữ vàng và ngoại tệ lên 53,7 tỷ USD so với 52,7 tỷ USD năm 2004 - thu thuế đạt 35,91% GDP so với 24,08% GDP năm 2004 và 23,06% GDP năm 2003. Số thu tuyệt đối về thuế là 372,5 tỷ Real so với 352,5 tỷ Real năm 2004. Kết quả năm 2005, ngân sách nhà nước lại bội thu, cao hơn năm trước, đạt 52,48 tỷ Real (tương đương 2,72% GDP), so với 46,34 tỷ Real năm 2004. Do chính sách thuế được chấp hành nghiêm túc ở cả người thu thuế, lẫn người nộp thuế, đặc biệt phải nói đến lĩnh vực các công ty công nghiệp - ở khu vực này năm 2005, thuế nộp cho ngân sách nhà nước tăng 13,57%, đạt 12,9 tỷ Real so với 11,4 tỷ Real năm 2004. Ngoài ra, so với năm 2004, năm 2005 thuế thu nhập cá nhân, thuế bảo đảm xã hội (trích một phần lợi nhuận) nộp ngân sách liên bang cũng tăng - tương ứng là 22,47% và 20,60%. Lạm phát đã được kiềm chế, cho phép giảm lãi suất từ tháng 9/2005, do vậy, khuyến khích vay đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ hoàn thiện chính sách thuế và hoạt động tích cực của bộ máy thu thuế, ngân sách nhà nước năm 2005 bội thu tương đương 4,7% GDP, nhiều hơn dự kiến 0,63%. Nền kinh tế phát triển và những thành tựu Cơ cấu kinh tế GDP dịch chuyển nhanh sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ: nông nghiệp chiếm 8 %, công nghiệp chiếm 38 %, dịch vụ chiếm 54%.Tổng sản phẩm thu nhập quốc nội năm 2008 dự kiến đạt 1.631,2 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người đạt 6.819 USD/ người/ năm. Xuất khẩu (FOB): 197,4 tỷ USD tăng 23,2 % so với năm 2007. Nhập khẩu (CIF): 173,1 tỷ USD tăng 43,5 % so với năm 2007. Cán cân thương mại: xuất siêu 24,7 tỷ USD, giảm 38,2 % so với lượng xuất siêu của năm 2007 (40 tỷ USD). Dự trữ ngoại tệ đến cuối năm 2008: 206 tỷ USD. 21 C¬ c Êu k in h t Õ Br axin n ¨ m 2008 C«ng nghiÖp 38% N«ng nghiÖp 8% DÞch vô 54%
  • 22. Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế brazil năm 2008 Nông nghiệp Diện tích rộng lớn của Brazil chứa đựng 250 triệu hecta đất phì nhiêu có khả năng trồng trọt và vì thế nước này được ví là “kho lương thực thế giới thế kỷ 21”. Ngoài tài nguyên năng lượng, Brazil còn có những nguồn tài nguyên phong phú khác như khoáng sản, thủy điện và rừng cùng với tài nguyên nhân lực kết cấu trẻ hoá với đội quân hơn 180 triệu người. Một số sản phẩm nông nghiệp chính của Brazil bao gồm: Cà phê (sản lượng 45 triệu bao/năm, bằng một phần hai sản lượng thế giới, đứng đầu thế giới), mía đường (đứng đầu thế giới), đậu nành, hạt điều, ca cao, gạo, ngô, bông, cao su, thuốc lá, nước hoa quả, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt cừu (là một trong bốn nước đứng đầu thế giới về chăn nuôi), nguyên liệu da, giày… Công nghiệp Brazil có nền công nghiệp phát triển nhất Mỹ La tinh. Sản lượng công nghiệp chiếm một phần ba tổng thu nhập quốc nội GDP. Sản phẩm chủ yếu gồm máy bay, ô tô và phụ tùng, máy móc và thiết bị, sắt, thép, thiếc, mía đường và cồn nhiên liệu sinh học etanol, đồ điện gia dụng, giấy, dược phẩm, dệt may, giầy dép, hoá chất, xi măng, da nguyên phụ liệu da, giày… Brazil sớm tận dụng lợi thế là nước có sản lượng mía số một thế giới để sản xuất cồn, nước này hiện là nhà sản xuất cồn lớn thứ hai trên thế giới và nhà xuất khẩu đứng đầu thế giới, chiếm vị trí quán quân tuyệt đối về khai thác nhiên liệu sinh học. Điểm khác biệt so với Mỹ là ở chỗ, nhiên liệu sinh học Brazil sử dụng có nguồn vật liệu là mía đường chứ không phải là ngô, không gây tác động làm tăng giá lương thực toàn cầu. Đồng thời, Brazil cũng cho ra đời một loạt các công ty có tầm ảnh hưởng quốc tế như hãng công nghiệp hàng không Brazil, công ty dầu mỏ Brazil Petrobras, công ty Vale do Rio Doce (nhà sản xuất và xuất khẩu 22
  • 23. quặng sắt số 1 thế giới)… Gần đây, lĩnh vực năng lượng và xây dựng hạ tầng đang trở thành tâm điểm phát triển mới của Brazil. Từ tháng 11 năm ngoái tới tháng 5 năm nay, công ty dầu mỏ Brazil Petrobras đã lần lượt công bố phát hiện các mỏ dầu cực lớn ở duyên hải phía đông nam là Tupi và Capioca trong đó trữ lượng dầu thô và trữ lượng khí thiên nhiên của mỏ Capioca ước tính có thể đạt tới 33 tỷ thùng, là mỏ dầu có trữ lượng lớn thứ 3 của thế giới. Điều này càng trở nên cực kỳ ý nghĩa giữa lúc giá đặt hàng dầu thô trên thế giới có lúc đã lên đến đỉnh, đạt mức 150 USD mỗi thùng. Ngoại thương Năm 2005, Brazil vẫn thi hành chính sách nâng cao vị thế của hàng hoá nước mình trên trường quốc tế. Nhờ vậy doanh số ngoại thương đạt mức cao nhất trong lịch sử ngoại thương của nước này - đạt 191,8 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 118,3 tỷ USD, nhập khẩu đạt 73,5 tỷ USD; chênh lệch là 44,8 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2004. Cơ sở trong chính sách ngoại thương của Brazil vẫn là ưu tiên phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Mỹ, EU và Nhật Bản vì đây là những thị trường lớn, đầy tiềm năng trong việc nhập hàng của Brazil. Tuy nhiên, Brazil cũng khuyến khích toàn diện các quá trình liên minh kinh tế khu vực Nam Mỹ, đặc biệt trong khối MERCOSUR. Ngoài ra, Brazil giờ đây cũng đã mở rộng quan hệ buôn bán với một số thị trường mới nổi ở các châu lục, trong đó phải kể đến Trung Quốc, Ấn Độ và Cộng hoà Nam Phi. Nền “kinh tế túc cầu” của nước này rất phát triển. Năm 2007, Brazil có 1,085 cầu thủ có tiếng đi đánh thuê tại nước ngoài và đem lại cho Brazil một nguồn thu tương đương 4% GDP. Tình hình đầu tư Đầu tư trong nước Với nền kinh tế phát triển ổn định nhờ Kế hoạch Real, các công ty Brazil và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnh vào công nghệ và thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các công ty Bắc Mỹ. Năm 2008 Brazil được tổ chức quốc tế S & P công nhận là “Nước đạt cấp độ đầu tư” ổn định, ít rủi ro. Năm 2006, tổng các nguồn vốn đầu tư chung vào các ngành kinh 23
  • 24. tế - xã hội chiếm 20,5 % GDP. Trong đó riêng vốn đầu tư của Chính phủ Liên bang và các tiểu Bang đạt 76,8 tỷ USD (chiếm 3,3 % GDP).Năm 2007, tổng các nguồn vốn đầu tư chung vào các ngành kinh tế - xã hội chiếm 20,5 % GDP, trong đó riêng vốn đầu tư của Chính phủ Liên bang và các tiểu Bang đạt 76,8 tỷ USD (chiếm 3,3 % GDP). Mức Đầu tư chung cuả xã hội năm 2007 đạt tăng trưởng 13,4% so với cùng kỳ, riêng quý I/2008 đạt tăng trưởng 18,5% cùng kỳ. Tuy vậy dự kiến cả năm 2008 sẽ tăng khoảng 11 – 14%. Lĩnh vực đầu tư được chú trọng có mức tăng nhanh là máy móc, thiết bị, xây dựng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế. Vừa qua Brazil được Tổ chức S & P xếp loại “ Nước đầu tư an toàn “.Tỷ giá quy đổi thả nổi và chính sách làm tăng giá đồng bản địa Real đã ảnh hưởng đến xuất khẩu và giảm bớt sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Brazil. Tû l Ö§ Çu t ­ c ñ a Br axin so ví i GDP t õ n ¨ m 1996 ®Õn n ¨ m 2007 19,3 19,9 19,7 18,9 19,3 19,5 18,3 17,8 19,6 20 20,5 21,2 17 18 19 20 21 22 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TûlÖ§T% Tû lÖ®Çu t­ % Biểu đồ : Xu thế phát triển mức đầu tư trong tổng số GDP từ 1997 đến 2007 (Nguồn: IPEA “O E. SP”, tr. B6, dia 8/7/2006. * ; Uớc năm 2008 : 24 %. ) Đầu tư nước ngoài vào Brazil Brazil có thế mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, có vị trí chiến lược, là cửa ngõ thị trường của Nam Mỹ. Tăng trưởng kinh tế của Brazil bền vững, khả năng đổi mới và có nền công nghệ, cơ sở hạ tầng khá tốt, hiệu quả đầu tư đảm bảo, nguồn nhân lực chất lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có. Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Brazil (APEX) là cơ quan điều phối chính sách về xúc tiến thương mại của Chính phủ Brazil, kết hợp lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Cơ quan có 5 văn 24
  • 25. phòng đại diện ở nước ngoài tại Miami, Lisbon, Frankfurt, Varsovi và Dubai. Ngoài ra ở một số cơ quan Bộ, ngành khác cũng có những đơn vị chuyên thực hiện quản lý, theo dõi đầu tư như Bộ Kế hoạch, Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương. Về vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào khu vực Mỹ Latinh năm 2005, Brazil thu hút được 15,5 tỷ USD, thấp hơn so với Mexico (17,1 tỷ USD), nhưng lại cao hơn Argentina (chỉ có 5 tỷ USD) và Chile (7 tỷ USD). Các nước và khu vực đầu tư nhiều nhất vào Brazil là Mỹ và EU, tiếp đến là Hà Lan, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Đức 2.3: Thực trang xã hội và môi trường Cùng với Mỹ, Canada, các nước phương Tây và Nhật bản, tiếp theo đó là các nước Nam Mỹ trong đó có Brazil đi theo mô hình phát triển kinh tế với tăng trưởng nhanh. Chính phủ các nước này chú trọng tăng trưởng trước và bình đẳng xã hội sau. Đặc trưng của mô hình này là mô hình chữ U ngược. Theo mô hình này, các nước thường không quan tâm đến phân phối lại thu nhập trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.Vì vậy, trong giai đoạn này, cùng với quá việc đạt được các thành tựu về tăng trưởng (thu nhập bình quân đầu người tăng lên) thì sự bất bình đẳng có xu hướng tăng lên, kết quả của tăng trưởng sẽ dồn vào một số nhóm người trước. Chỉ khi nền kinh tế đã đạt được một mức độ khởi sắc đáng kể, thu nhập bình quân đầu người cao, lúc đó sự bất bình đẳng mới có xu hướng giảm dần cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế do chính phủ bắt đầu quan tâm đến các chính sách phân phối lại thu nhập làm cho kết quả của tăng trưởng được “thẩm thấu” một cách rộng rãi hơn. Sự lựa chọn này phù hợp với giả thuyết mà Simon Kuznets (đưa ra vào năm 1955- khi ông là Chủ tịch Hội đồng kinh tế Mỹ) về mối quan hệ giữa tăng trưởng (phản ánh qua chỉ số GDP/người) và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (phản ánh qua chỉ số GINI) theo dạng chữ U ngược. Mô hình chữ U ngược 25 GDP/Người GINI
  • 26. 2.3.1: Thực trạng xã hội Brazil 2.3.1.1: Xã hội Brazil giai đoạn từ 1960 đến 1994 Giai đoạn những năm 1960 là giai đoạn phát triển thần kì của nền kinh tế Brazil với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng bên cạnh đó để lại hậu quả xấu tới xã hội của đất nước này. Brazil chủ trương mở rộng đầu tư nước ngoài, sự bành chướng của chế độ tư sản độc quyền khiến cho nhân dân Brazil bị bóc lột nặng nề hơn, cuộc sống của họ lại trở nên bi đát và thảm hại hơn. Sự bất bình đẳng trong xã hội về thu nhập và mức sống bộc lộ ngày càng rõ nét. Chính tờ báo MỸ bưu điện Oa- sinh-tơn (năm 1976) đã viết: “ những con số gần đây nhất cho thấy 80% những người Brazil có lương thấp nhận được 27,5% tổng sản phẩm quốc dân năm 1970, so với 35% trong những năm 60. Trong khi đó, số 5% những người giầu nhất trong cùng thời gian này đã tăng thu nhập của mình từ 44% lên 50%”. Có 90% người dân lâm vào tình trạng nghèo khổ. Sự bất bình đẳng thể hiện ở các địa phương như vùng Nordeste có 46.6% số gia đình mà thu nhập chỉ bằng hơn một nửa, tiền lương tối thiểu (25 đôla mỗi tháng), và tuổi thọ trung bình của dân trong vùng chỉ là 53 so với tuổi thọ trung bình cả nước là 63. Giáo dục và ý tế thiếu thốn và yếu kém, phần lớn trẻ em đến tuổi 26
  • 27. không được đi học và chỉ có 1% số học sinh đi học là lên được tới đại học. Có 50 triệu dân Brazil mắc bệnh giun sán, 6 triệu người mắc bệnh lao, 70% số dân không đủ chất dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong cao nhất so với các nước khác ở Mỹ la tinh. Tuổi thọ trung bình của Brazil năm 1976 chỉ là 37 tuổi, trong khi ở Mỹ la tinh nói chung là 50, ở Liên Xô là 70. Trong khi Brazil nổi tiếng với những thành phố lớn và hiện đạo thì Brazil cũng lại nổi tiếng với những khu nhà ổ chuột tạo nên những vành đai nghèo khổ bao quanh các thành phố. Đó là nơi cư chú của những người nghèo khổ nhất được dựng từ các tấm bìa, các mảnh ván hòm và hoàn toàn không có những tiện nghi công cộng tối thiểu. Kết quả cho thấy xã hội và nền kinh tế Brazil là hai bộ mặt đầy mâu thuẫn. Những năm 1980 trở đi trong khi phục hồi nền kinh tế, xã hội Brazil cũng bộc lộ rõ sự bất bình đẳng như vùng Favelas của Riode Janeiro với sự nghèo khổ tồn tại rõ rệt trong khi Saopaulo lại tập trung nhiều giai cấp thượng lưu. Nếu tính theo GDP bình quân đầu người ( theo sức mua tương đương ) thì: 20% người nghèo nhất của Brazil là 578 $,trong khi 20% những người giàu nhất có GDP bình quân là 18563$. Một sự chênh lệch rất lớn trong bất bình đẳng về thu nhập ở Brazil. Các chỉ số về xã hội của Brazil trong thời gian này: Chỉ số HDI năm 1990 là: 0.759 đứng thứ 60 trên thế giới,và năm 1994 là 0.786 đứng thứ 68. Chỉ số bình đẳng xã hội Gini của Brazil ngày một gia tăng. Năm 1990 với hệ số gini là 0.63 thì bất bình đẳng về thu nhập là cao nhât. Có 5 phần trăm dân số giàu nhất nhận được 36,6 phần trăm của thu nhập quốc dân, trong khi 40 phần trăm người nghèo nhất chỉ nhận được 7,2 phần trăm. Hơn nữa, mô hình của phân phối thu nhập cũng tương tự như trong tất cả các khu vực của Brazil. Năm 1988, miền Nam có hệ số Gini thấp nhất (0,58) và Đông Bắc có cao nhất (0,64). Tuy nhiên sự khác biệt là không đáng kể, bất bình đẳng vẫn là phổ biến. 27
  • 28. Nă m 1960 1970 1980 1990 Gini 0.5 0.56 0.59 0.63 Trong khi: chỉ số vai trò của phụ nữ (GEM), và chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI) là: Năm GEM GDI 1992 0.358 (xếp thứ 58) 0.709(xếp thứ 53) 1994 0.377(xếp thứ 58) 0.728(xếp thứ 60) Những chỉ số trên cho thấy sự bất bình đẳng trong xã hội Brazil là rất sâu sắc và ngày càng gia tăng. 2.3.1.2 Xã hội Brazil trong giai đoạn 1994 đến nay Brazil được biết đến là một đất nước rất phát triển du lịch với những khu sinh thái và những bãi biển đẹp. Vùng Bắc của Brazil nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của núi rừng Amazon và có ưu thế trong lĩnh vực du lịch sinh thái. Vùng Đông Bắc của Brazil có nhiều bãi biển đẹp.Vùng Trung Tây, bao gồm cả thủ đô Brazilia của Brazil nằm ở trung tâm đất nước lại có nhiều công viên quốc gia đẹp và hùng vĩ. Dù là một nước lớn với những nguồn tài nguyên phong phú và một nền kinh tế khá mạnh, Brazil hiện vẫn có hơn 22 triệu người sống dưới mức nghèo khổ. Gộp cả những người sống trong tình trạng khá nghèo (có thu nhập không đủ cho những nhu cầu cơ bản), con số này có thể lên tới hơn 53 triệu người (khoảng 30% dân số). Đây là vấn đề đáng báo động, và nó góp phần vào sự bất bình đẳng kinh tế của đất nước, nước này được coi là đứng hàng đầu thế giới theo hệ số Gini . Sự nghèo khổ tại Brazil được thể hiện bởi số lượng lớn các khu ổ chuột (favela), đa số chúng đều tồn tại ở những khu vực thành thị và ở những vùng xa xôi nơi ít có những phát triển kinh tế và xã hội. Vùng Đông Bắc gặp phải những vấn đề kinh niên vì khí hậu nửa khô cằn ở những vùng nội địa, những đợt hạn hán thường kỳ ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Brazil chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt ở những bang nghèo và vẫn còn nhiều bất cập. Những vấn đề 28
  • 29. chủ yếu của nền y tế Brazil là tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, trẻ em và người mẹ còn khá cao. Như năm 2008, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh tại Brazil là 26,67/1000 trẻ. Ngoài ra các nguyên nhân tử vong chủ yếu khác ở Brazil còn có các bệnh dịch truyền nhiễm và không truyền nhiễm, tai nạn bạo lực và tự tử. Nạn HIV/AIDS cũng là một trong những bệnh dịch hàng đầu đe dọa sức khỏe của người dân Brazil Tình trạng tội phạm ở Baxin đã trở thành một vấn nạn đường phố là vấn đề thường xuyên xảy ra, vùng nông thôn thì những vụ cướp bóc dọc đường thường xuyên xảy ra. Thành phố Rio de janeio là thành phố có nhiều tội phạm nhất nước. Những cuộc đụng độ của cảnh sát và các tội phạm ở đây diễn ra thường xuyên. Những đồn điền lớn, những cánh đồng mía rộng thẳng cánh cò bay ngày càng xuất hiện nhiều ở Brazik. Nhưng ẩn sau cảnh hoành tráng đó là rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Những người nghèo, không có khả năng tự chủ canh tác phải bán ruộng. Đất đai tập trung phần lớn vào một số đồn điền lớn. Như vậy, một lớp người sẽ mất phương tiện sản xuất phải bán ruộng , rơi vào tình trạng thất nghiệp, nghèo đói làm bất ổn đời sống xã hội. Kéo theo đó là tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Ngoài ra còn phải kể thêm đến nạn tham nhũng tràn lan: Từ cuối thời kỳ nắm quyền của quân đội và tái lập tự do báo chí trong nước, những vụ scandal liên tục với sự dính líu của cả nhánh hành pháp , lập pháp và tư pháp. Nạn hối lộ, tham ô, rửa tiền và ngân hàng nặc danh đã trở thành hệ thống * Các chỉ tiêu về xã hội của Brazil hiện nay Chỉ tiêu về GINI của Brazil và các nước Nam Mĩ và Đông á ( Nguồn WB. Báo cáo phát triển thế giới 2006-2007) 29
  • 30. Nước GDP/người ($ - PPP) GINI Thu nhập GINI đất đai % thu nhập của 20% dân số nghèo nhất Achentina 12 460 0,51 0,83 3,2 Brazil 8 020 0,62 0,85 2,6 Vênezuela 5 760 0,47 0,88 4,7 Philipines 4 890 0,46 0,86 4,5 Malaysia 9 630 0,51 0,72 4,4 Nam Phi 10 960 0,58 0,77 3,5 Mexico 9 590 0,51 0,78 4,3 30
  • 31. Chỉ số HDI của Brazil năm 2007 Chỉ số HDI của Brazil năm 2007 là 0.813. Brazil xếp thứ 75 trong số 182 nước trên thế giới. Từ năm 1980 đến năm 2007 thì chỉ số HDI của Brazil từ 0,685 đến 0.813. Dưới đây là lược đồ biểu hiện sự tăng trưởng chỉ số HDI của Brazil. Chỉ số liên quan đến giới GDI của Brazil: Brazil có chỉ số GDI năm 2007 là 0.810. Xếp thứ 25 trong số 155 nước trên thế giới. Chỉ số vai trò của phụ nữ GEM của Brazil: Năm 2007, GEM của Brazil là 0.54. Xếp thứ 82 trong 109 quốc gia trên thế giới. Đường cong Lorenz Đường cong lorenz của Brazil so với Hungary năm 1996 cho thấy sự bất bình đẳng về thu nhập của Brazil là rõ nét. 31
  • 32. 2. 3.2 Thực trạng về môi trường Brazil 2.3.2.1 Các vấn đề về môi trường Brazil Khi tập trung đi theo mô hình tăng trưởng kinh tế nhanh, nước Brazil đã không chú trọng phát triển các vấn đề xã hội và môi trường, tạo ra một sự phát triển không bền vững, môi trường bị ảnh hưởng trầm trọng. Brazil là quốc gia có độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, hơn hẳn so với mọi quốc gia khác] . Brazil là nước chiếm tới 60% diện tích rừng Amazon, khu rừng là ngôi nhà của nhiều loài thực vật và động vật độc đáo tại Brazil. Rừng Amazon cũng được coi là lá phổi xanh của thế giới. Sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số quá mức gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của Brazil. Sự phá rừng lấy gỗ và đất canh tác, 32
  • 33. bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp đang tàn phá những khu rừng lớn tại nước này, đe dọa gây ra những thảm họa nghiêm trọng về môi trường. Từ năm 2002 đến năm 2006, rừng Amazon đã bị mất đi một phần diện tích xấp xỉ nước Áo Dự kiến đến năm 2020, ít nhất 50% các loài sinh vật tại Brazil sẽ đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Tính tới năm 2008, hơn 17% diện tích rừng Amazon đã bị phá để lấy đất trồng nông nghiệp và phục vụ phát triển. Tại Brazil, dầu và nước thải đang từ từ loang ra, tiêu diệt những cánh rừng mưa rậm rạp ở Rio de Janeiro (Brazil), 72 bờ biển đẹp nổi tiếng thế giới bị ô nhiễm, có những khu vực bị cấm bơi. Thành phố 6 triệu dân Rio de Janeiro,có rất nhiều công viên, khu bảo tồn, bờ biển và vịnh Guanabara đẹp như tranh hiện nay là “SOS các rừng mưa, SOS các đại dương”. Mỗi ngày có tới 400 tấn nước thải và 4 tấn dầu đổ ra biển. Bờ biển chạy dọc theo một số vùng lân cận của Rio nhiều năm qua đã không làm bãi tắm được. Những điểm du lịch nổi tiếng như Copacabana, Ipanema và Sao Conrado nguy hiểm đối với du khách vì bị ô nhiễm nước quá nặng. Bên cạnh đó, nạn chặt phá rừng, chiếm dụng nhà cửa đất đai bất hợp pháp, săn bắt động vật… đang làm các rừng mưa và công viên lớn ở Rio de Janeiro bị thu hẹp, trong đó có cả Floresta da Tijuca, công viên mà người Brazil tự hào là “lớn nhất thế giới”. 3. Đánh giá Những mặt hạn chế của nền kinh tế phát triển thần kì Nếu chỉ dựa vào những chỉ số phát triển kinh tế thì thấy có sự gia tăng khá nhanh chóng trong tổng sản phẩm quốc dân cũng như trong nhiều lĩnh vực công nghiệp của Brazil. Nhưng thực chất của sự tăng trưởng thần kì đó đã gắn liền với những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội đối với Brazil. Điều chủ yếu của sự thần kì đó là các giới cầm quyền phản động ở Brazil, nhất là các tập đoàn quân sự độc tài lên nắm chính quyền từ tháng 4 năm 1964, đã theo đuổi một đường lối kinh tế thu hút sự đầu tư mạnh mẽ của tư bản nước ngoài nhằm tạo nên một sự phát triển nhanh chóng, đỡ tốn kém nhất, đồng thời 33
  • 34. duy trì sự áp bức và bóc lột nặng nề đối với quần chúng nhân dân, tăng cường chế độ phát xít khủng bố và thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ trong nước.Với đường lối đó các tập đoàn cầm quyền Brazil đã mở đường cho tư bản nước ngoài mặc sức cướp bóc vơ vét, biến Brazil thành thị trường tiêu thụ , một nguồn cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt. Chính vì vậy theo báo cáo của Ngân hàng thế giới vào năm 1970, 82,5% nền kinh tế Brazil tập trung nằm trong tay TB nước ngoài. Hậu quả nền công nghiệp Brazil lệ thuộc ngày càng nhiều CNTB và nhân dân bị bóc lột nặng nề. Ngay sau đó khi vấp phải cuộc khủng hoảng dầu thô năm 1973 và nối tiếp sau đó là khủng hoảng trái phiếu, khủng hoảng kinh tế do lạm phát bùng phát, Brazil chưa kịp cất cánh bao lâu đã rơi rụng, trở thành đại diện điển hình “mười năm tụt hậu” của Mỹ Latinh. Những hạn chế của nền kinh tế Brazil trong giai đoạn 1994 –nay Thứ nhất: Những vấn đề lớn của nền kinh tế. Những vấn đề nghiêm trọng là cơ sở hạ tầng yếu kém, thu nhập phân bố không đều, chất lượng dịch vụ công thấp, tham nhũng, những xung đột xã hội và tình trạng quan liêu của chính phủ vẫn tồn tại và đe dọa sự tăng trưởng kinh tế. Thứ hai: Ảnh hưởng của thuế khóa. Các loại thuế đã chiếm một phần lớn thu nhập quốc gia và là một gánh nặng với mọi tầng lớp xã hội, làm giảm các cơ hội đầu tư. Thứ ba: Áp lực duy trì tăng trưởng. Dù kinh tế phát triển đáng ngưỡng mộ, việc duy trì được lâu dài sự trỗi dậy về kinh tế của Brazil vẫn còn là một nhiệm vụ nặng nề. Thứ tư: Tác động của kinh tế thế giới. Một phần lớn đóng góp vào tăng 34
  • 35. trưởng kinh tế của chu kỳ trỗi dậy mới này là nhờ việc tăng giá nông sản, dầu thô và tài nguyên khoáng sản. Ngày giá cả những mặt hàng này hạ giá không phanh, kinh tế Brazil sẽ ngấm đòn. Bên cạnh đó, khả năng chống chọi với những nguy hiểm kinh tế và tài chính toàn cầu vẫn còn phải xem xét. Thứ năm: Ảnh hưởng của các vấn đề xã hội ở Brazil rất nghiêm trọng, an ninh xã hội kém, tham nhũng và thao túng chính trị lan tràn, sức đoàn kết của xã hội thấp, phân hoá giàu nghèo sâu sắc v.v… Nếu các vấn đề xã hội ấy không trầm trọng đến vậy, Brazil sẽ còn phát triển nhanh hơn hiện nay”. Thứ sáu, hoạt động của chính quyền kém hiệu quả. Nợ chính phủ tăng cao kèm theo đó là Tham nhũng tràn lan: Nạn hối lộ , tham ô , rửa tiền và ngân hàng nặc danh đã trở thành hệ thống. Chương III: Giải pháp 35
  • 36. 1. Dự báo xu hướng Năm 2003 khi các nhà kinh tế của Goldman Sachs đưa ra dự đoán Brazil sẽ trở thành thế lực mới của kinh tế thế giới Nhiều người đã bất bình về sự lựa chọn này và cho rằng, đất nước này khó có thể trở thành một thế lực mới trên bản đồ kinh tế thế giới bởi tốc độ tăng trưởng hàng năm quá khiêm tốn nhất là khi bóng dáng của một cuộc khủng hoảng kinh tế đang thấp thoáng đâu đây, bởi sự bất ổn chính trị triền miên, và cũng bởi từ trước tới giờ thế giới đâu biết nhiều đến tiềm lực của đất nước này ở bất kỳ lĩnh vực nào ngoài bóng đá và các lễ hội carnival. Nhưng với tình hình hiện nay, người ta buộc phải nhìn Brazil bằng con mắt khác. Nếu Trung Quốc là nền kinh tế đi đầu trong cuộc chiến đấu thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thì Brazil cũng đâu có kém cạnh. Theo vòng xoáy chung, Brazil cũng chẳng phải là trường hợp ngoại lệ có thể đứng ngoài cuộc khủng hoảng, nhưng đây là một trong những quốc gia cuối cùng bị ảnh hưởng và là nền kinh tế đầu tiên thoát khỏi bão khủng hoảng. Brazil vững vàng đạt tốc độ tăng trưởng thường niên 5%. Rất có thể, trong vài năm tới, Brazil sẽ còn tiến xa hơn khi nó tiếp tục đẩy mạnh khai thác tại các giếng dầu sâu ngoài khơi xa cùng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và khoáng sản giàu có trên các miền đất trù phú của Brazil. Hơn thế, nền kinh tế Brazil thậm chí còn có nhiều điểm nổi trội hơn hẳn các ứng viên còn lại trong khối BRIC. Không giống Trung Quốc, Brazil là một đất nước dân chủ. Khác hẳn Ấn Độ, Brazil không phải đối mặt với nổi dậy, mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo cũng sự gây hấn của các nước láng giềng. Không như Nga, nguồn thu xuất khẩu của Brazil không chỉ phụ thuộc vào dầu và vũ khí và đất nước này tôn trọng các nhà đầu tư nước ngoài. 36
  • 37. Chính phủ đã làm hết mình để xóa bỏ sự bất bình đẳng xã hội đã từ lâu làm méo mó đất nước mình. Nghiêm túc mà nói, để có được phương diện chính sách xã hội khôn ngoan và biện pháp kích cầu nội địa, các nền kinh tế đang phát triển nên học hỏi từ Brazil thay vì Trung Quốc. Nói tóm lại, gần đây, Brazil bất ngờ trỗi dậy như một điểm đến mới của thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa nói rằng kinh tế Brazil đang hồi phục dần sau giai đoạn tăng chậm lại từ giữa năm 2011, đồng thời hối thúc nước này tiếp tục nỗ lực kiềm chế lạm phát.IMF nhấn mạnh rằng những nỗ lực toàn diện nhằm tăng năng suất, tính cạnh tranh và đầu tư là các yếu tố then chốt giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia này. Thêm vào đó, Brazil cần tích cực thực hành tiết kiệm trong nước, cải thiện cơ chế lương bổng và tiếp tục cải cách hệ thống trợ cấp lươnghưu. Tổng thống Brazil Dilma Rousseff nói rằng Brazil nằm trong số năm hay sáu nước trên thế giới có lượng dự trữ ngoại tế lớn nhất. Hiện nước này có 372 tỷ USD dự trữ ngoại tệ và đất nước đang ở vị thế tốt để ứng phó với sự lên giá của đồng USD. 2. Giải pháp 2.1: Phương diện kinh tế - Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Điều chỉnh chính sách thuế, giảm gánh nặng thuế cho người dân cũng như thu hút đầu tư - Kiểm soát chi tiêu chính phủ, nghiêm khắc xử lý tình trạng quan liêu tham nhũng, tăng cường hiệu quả quản lý của bộ máy chính phủ 37
  • 38. - Giảm dần tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu thô và sơ chế, tăng dần các sản phẩm tinh chế để giảm bớt sự ảnh hưởng của việc giảm giá các hàng hóa sản phẩm thô trên thị trường thế giới. … 2.2 : Phương diện xã hội Nếu như trước kia, Brazil được coi là một trong những nước có sự chênh lệch giàu nghèo lớn nhất thế giới, thì ngày nay đã trở thành một trong những quốc gia đang phát triển đi đầu trong việc xóa đói giảm nghèo. Đánh giá về chương trình trợ cấp tiền cho các hộ nghèo (Bolsa Familia) được triển khai cách đây 10 năm, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff nhấn mạnh chương trình đã hết sức hiệu quả, giúp 36 triệu người dân nước này thoát khỏi tình trạng bần cùng và hiện có khoảng 13,8 triệu gia đình được trợ cấp tiền theo chương trình "Bolsa Familia". Nhờ các chính sách đúng đắn của chương trình, tỷ lệ trẻ em tới trường tăng cao, trong khi tỷ lệ tử vong ở trẻ giảm mạnh trong thập kỷ qua. Tiếp tục triển khai các chính sách chống đói nghèo, đầu tháng 6 vừa qua, nữ Tổng thống đầu tiên của Brazil D.Rousseff cam kết đẩy mạnh cuộc đấu tranh xóa đói, giảm nghèo ở nước này. Bà D.Rousseff khẳng định, đấu tranh chống nghèo đói được coi là một trong những quốc sách ưu tiên hàng đầu của chính phủ và Brazil quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu của cuộc chiến này. Theo đó chương trình "Brazil không còn cực khổ" là dự án xã hội quan trọng nhất trong nhiệm kỳ của bà D.Rousseff nhằm nâng cao mức sống của những hộ gia đình đang có thu nhập bình quân đầu người dưới 42 USD/tháng và mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ điện, nước sạch, y tế và giáo dục cho tầng lớp xã hội chịu nhiều 38
  • 39. thiệt thòi này. Mục tiêu trong năm 2014 của quốc gia lớn nhất Mỹ La tinh này là sẽ không còn gia đình có thu nhập bình quân đầu người hằng tháng dưới 70 real (tương đương 30 USD). Quốc gia có dân số đứng thứ 5 thế giới hy vọng sẽ trở thành nước đang phát triển đầu tiên hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ thứ nhất của LHQ là loại trừ tình trạng bần cùng và thiếu ăn. 2.3: Vấn đề môi trường Trước thực trạng môi trường ô nhiễm và nạn chặt phá rừng, chính phủ Brazil đã thực hiện hàng loạt những biện pháp để phòng ngừa ô nhiễm môi trường, để tạo cơ sở vững chắc cho đời sống xã hội và phát triển kinh tế của đất nước.Một mạng lưới các khu vực bảo vệ đã được thiết lập trên diện tích hơn 2 triệu km² (khoảng một phần tư diện tích Brazil) để bảo vệ những vùng rừng và các hệ sinh thái tại nước này. Brazil cũng đã giảm lượng vốn cho vay tới các chủ sản xuất nông nghiệp lớn, qua đó giảm động cơ gia tăng diện tích canh tác. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của công chúng về nạn phá rừng cũng được chú trọng. Kết quả là: diện tích đất rừng bị mất giảm từ mức 28.000 km2 xuống còn 7.500 km2 trong năm 2009, tức là giảm được gần 74%. Mục tiêu tham vọng của Brazil là giảm tốc độ phá rừng trong năm 2015 xuống 80% so với mức năm 2005, DeFries cho biết. Tại Brazil, trong những năm gần đây tốc độ phá rừng đã giảm đáng kể (từ năm 2004 tới 2009, tốc độ phá rừng đã giảm gần 75%), kết quả của nhiều chính sách phù hợp có thể được coi là mô hình để học tập cho các quốc gia khác. Chính phủ Brazil có kế hoạch đầu tư khoảng 113 triệu USD trong năm 2011 để chống lại những tác động từ biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên của toàn cầu. 39
  • 40. Hàng năm Quỹ sẽ đầu tư để phục hồi những vùng đất bị tổn thương nặng nhất, như các khu vực khô cằn và ven biển của Brazil. Americano cho rằng Brazil phải tận dụng được tiềm năng tự nhiên của mình để giảm thiểu tác động môi trường lên chính lãnh thổ Brazil, đặc biệt là vùng đông bắc nghèo khó Quỹ cũng sẽ đẩy mạnh những hoạt động bền vững như REDD (Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái), trong đó khuyến khích các lãnh đạo doanh nghiệp tái tạo rừng tại những khu vực bị suy thoái để bù đắp cho lượng khí thải CO2 mà doanh nghiệp tạo ra. Ngoài ra, Quỹ cũng hợp tác với một công ty nông nghiệp nhà nước để phát triển các chương trình thúc đẩy canh tác nông nghiệp thân thiện với môi trường nhằm giảm lượng khí thải gây ô nhiễm và bảo tồn nguồn đất đai. Chính quyền thành phố Sao Paulo ở miền Nam Brazil đã đưa vào lưu thông xe buýt chạy bằng khí hydro. Là phương tiện giao thông công cộng đầu tiên tại khu vực Mỹ Latinh sử dụng loại nhiên liệu thân thiện với môi trường. Với đặc điểm của xe buýt là không gây ô nhiễm. Trong khi khói của xe chạy bằng động cơ diesel chứa tới 480 tác nhân gây ô nhiễm, thì khí thải của loại xe mới chỉ là hơi nước. Kết luận: ... 40