SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 6
Kinh tế hoá công tác bảo tồn đa dạng sinh học - Một thể nghiệm khả thi
tại Vườn quốc gia Xuân Thủy.
Nguyễn Viết Cách
GĐ - Vườn quốc gia Xuân Thuỷ
1- Bối cảnh:
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (VQGXT) được thành lập ngày 02/01/2003; trên
cơ sở Khu Ramsar quốc tế Xuân Thuỷ (01/1989) và Khu bảo tồn thiên nhiên
đất ngập nước Xuân Thuỷ (01/1995). Đây là một Vườn quốc gia đại diện cho
mẫu chuẩn điển hình của hệ sinh thái đất ngập nước tiêu biểu ở vùng cửa sông
ven biển miền Bắc Việt Nam. Mục tiêu ban đầu thành lập VQGXT nhằm bảo
tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn nguyên sinh ở cửa sông Hồng, dòng chim
nước và chim di trú quốc tế quý hiếm và nguồn lợi thuỷ sinh phong phú ở khu
vực. Đây đồng thời cũng là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới liên
tỉnh ven biển châu thổ Sông Hồng (12/2004). Như vậy ngoài chức năng bảo
tồn thiên nhiên, VQGXT còn phải thực hiện các cam kết quốc tế, với vai trò &
chức năng của một hệ sinh thải mở giàu tiềm năng, đồng thời có khả năng tự
phục hồi cao, Vườn cũng cần phải chia sẻ lợi ích hợp lý từ nguồn tài nguyên
tự nhiên phong phú của mình đối với cộng đồng địa phương để từ đó lôi kéo
sự tham gia của cộng đồng vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp chung,
nhằm bảo tồn & phát triển bền vững tài nguyên môi trường của quốc gia và
quốc tế ở khu vực.
Các nghiên cứu khoa học về: “Lượng giá hệ sinh thái, Chi trả dịch vụ môi
trường rừng, Bồi hoàn suy giảm rừng và hấp thụ Các bon rừng ngập mặn...
cùng với việc thực hiện thể nghiệm Đề án đồng quản lý sử dụng bền vững
nguồn lợi thuỷ sản” cho khu vực VQGXT trong thời gian qua đã chỉ ra hướng
đi tất yếu của việc sử dụng đa dạng sinh học một cách hiệu quả cho nhiều mục
đích khác nhau, nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hiện
đại, nhất là trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội khá bức xúc như Việt
Nam hiện nay.
Khi tham gia các Công ước và Danh hiệu quốc tế chúng ta cũng đã ghi nhận
các khuyến cáo và cách thức tiếp cận mới của cộng đồng quốc tế về quản lý
bảo tồn thiên nhiên kết hợp hài hoà với yêu cầu phát triển bền vững. Bảo tồn
thiên nhiên ngày nay cần được hiểu là Bảo tồn vì con người, làm cho cuộc
sống của loài người ngày thêm tốt đẹp và nhân văn hơn, chứ không phải thuần
tuý chỉ là vì bảo tồn.
2- Kết quả thực hiện trong thời gian qua:
2.1- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu cơ bản:
*Nghiên cứu về Chi phí - Lợi ích cho các phương án sử dụng đất trên hệ sinh
thái đất ngập nước thuộc Vườn quốc gia Xuân Thuỷ:
Đây là nghiên cứu của Trung tõm Kinh tế Môi trường và Phát triển bền vững
thuộc Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội thực hiện trong Chương trình quản lý
tổng hợp vùng bờ do Hà Lan tài trợ (thực hiện năm 2007)
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên các quy hoạch, đề xuất, nghiên cứu
về các phương án sử dụng đất ngập nước ven biển Nam Định với một số giả
thiết nhất định. Điều này dẫn tới một số sự vô không chắc chắn khi ước tính
các giá trị lợi ích và chi phí. Khoảng thời gian tính toán là 10 năm là khá dài,
khó có thể đưa ra dự báo chính xác về giá và các yếu tố liên quan khác nhưng
cũng có thể là quá ngắn cho việc xem xét hậu quả của các tác động môi trường
mang tính dài hạn. Ngoài ra có những yếu tố cũng chưa được xem xét đầy đủ
do hạn chế về mặt kỹ thuật, ví dụ tác động môi trường của các hoạt động kinh
tế chưa được đánh giá đầy đủ, dẫn tới việc lượng hoá tác động bị hạn chế. Tuy
vậy, việc đưa yếu tố không chắc chắn vào tính toán là rất phức tạp, đòi hỏi
phải tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn.
Một sự không chắc chắn khác là giá trị của những lợi ích phi thị trường. Việc
sử dụng phương pháp chuyển đổi giá trị - “vay mượn số liệu từ các nghiên
cứu tương tự” - là phù hợp khi thiếu thời gian và kinh phí. Tuy đã có sự điều
chỉnh các số liệu cho phù hợp với khu vực nghiên cứu, phương pháp này chắc
chắn vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do đó, kết quả tính toán ở đây
không hẳn là giá trị cuối cùng mà sẽ đầy đủ hơn khi các tác động môi trường
được đánh giá đầy đủ và giá trị phi sử dụng được tính toán chính xác.
Tuy nhiên phân tích sơ bộ này cũng cho thấy phương án sử dụng đất ngập
nước có hiệu quả về mặt xã hội là kết hợp vây vạng, nuôi tôm quảng canh và
du lịch sinh thái. Cụ thể đó là tiến hành các hoạt động nuôi tôm theo hình thức
quảng canh và nuôi vạng trên diện tích như đã nêu trong Quy hoạch phát triển
thuỷ sản của huyện (lần lượt là 1956 ha và 650 ha), đồng thời đưa vùng này
vào khai thác du lịch sinh thái như Báo cáo chuyên đề Định hướng phát triển
du lịch sinh thái VQG Xuân Thuỷ đã đề xuất. Vùng lõi thuộc Vườn quốc gia
Xuân Thuỷ cần được bảo tồn, không tiến hành bất cứ một hoạt động kinh tế
nào ở đây.
Kết quả tính toán cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác cho rằng hoạt
động nuôi tôm công nghiệp là không hiệu quả, gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường và không bền vững. Vì vậy không nên tiến hành nuôi tôm công nghiệp
tại khu vực này.
*Nghiên cứu về giá trị của rừng ngập mặn:
- Tác dụng phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn:
Đây là nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu sinh thái & môi trường rừng
thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, phục vụ cho việc: “Xây dựng
Nghị định chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính Phủ, ban hành năm
2010”.
Hàng năm rừng ngập mặn đã bảo vệ tốt 10,5 km đê biển ở khu vực VQGXT
và do đó giảm các chi phí cho việc sửa chữa và tu bổ đê biển so với nơi đê
biển không có rừng ngập mặn phòng hộ. Chi phí thấp nhất cho sửa chữa đê
biển là khoảng 29,7 triệu đồng/km dài (năm 2006) và cao nhất là 1.500 triệu
đồng/km dài (năm 2005). Điều này có nghĩa, với 3.100 ha rừng ngập mặn
phòng hộ cho 10,5 km đê biển hàng năm tránh được chi phí tu bổ đê biển từ
311 – 14.700 triệu đồng/năm. Trung bình mỗi năm, diện tích rừng ngập mặn
này đã làm giảm chi phí tối thiểu để sửa chữa và tu bổ hệ thống đê biển với
chiều dài 10,5 km là:
251.607.615 đồng/km x 10,5 km = 2.641.879.953 (đồng)
Theo kết quả này, giá trị phòng hộ đê biển bình quân của một ha rừng ngập
mặn được tính toán và xác định theo công thức (1) nêu trên, cụ thể là:
219.852
100.3
953.879.641.2
==B (đồng/năm)
Có thể thấy giá trị phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn là tương đối cao
nhưng giá trị này mới chỉ là một bộ phận của giá trị phòng hộ ven biển mà
rừng ngập mặn ở VQG Xuân Thủy đang cung cấp. Theo ước tính của các
chuyên gia xây dựng đê điều, để xây dựng mỗi km đê biển hiện nay cần ít nhất
là 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi gió vượt lên cấp 10 -12, sóng có thể đánh vỡ tan
bờ đê. Sự nguy hiểm của bão biển chỉ có thể đưîc ngăn chặn bởi một thứ duy
nhất, đó là rừng ngập mặn phòng hộ.
- Nghiên cứu các Giá trị khác của Rừng ngập mặn tại VQG Xuân Thuỷ:
Nghiên cứu của PGS.TS- Nguyễn Hoàng Trí (Tổng thư ký Uỷ ban con người
& sinh quyển-MAB) đã được tính toán dựa trên cơ sở lượng giá hệ sinh thái
với các Giá trị về cung cấp thức ăn, nuôi dưỡng con giống và môi sinh.... của
rừng ngập mặn cho các loài thuỷ sinh và động vật hoang dã khác ở khu vực
đạt tới trên 4000 USD/ ha/ năm.
*Nghiên cứu về hấp thụ Các bon rừng ngập mặn:
Trong năm 2009 với sự trợ giúp của hai Tổ chức quốc tế là: Forest trend. và
Mangrove for future; Bộ Nông nghiệp &PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh
Nam Định đã tổ chức Hội thảo và nghiên cứu chuyên đề: “ Bảo tồn vùng ven
biển: hấp thụ Các bon rừng ngập mặn”. Các học giả quốc tế và Việt Nam đã
khẳng định rừng ngập mặn có chỉ số hấp thụ các bon rất cao, đặc biệt là việc
hấp thụ dưới đất rừng với giá trị ước tính hàng trăm USD/ ha / năm. Gần đây
một đơn vị tư vấn quốc tế đã khảo sát và dự kiến sẽ mua chứng chỉ Các bon
rừng ngập mặn ở khu vực để bán cho thị trường Các bon quốc tế.
2.2- Thể nghiệm thực hiện các Chính sách và đề án về sử dụng khôn khéo &
bền vững tài nguyên đất ngập nước:
* Việc áp dụng chính sách quản lý sử dụng tài nguyên trên thực tế:
Trước năm 2006, khi đó các thể chế hiện hành của Việt nam về quản lý bảo
tồn thiên nhiên đều cấm triệt để việc sử dụng tài nguyên trong vùng lõi các
Khu bảo tồn. Nhưng ở ngay tại VQG Xuân Thuỷ, để giải bài toán quản lý đáp
ứng yêu cầu thực tế, Đơn vị đã tiến hành thể nghiệm thực hiện chính sách sử
dụng khôn khéo nguồn lợi thuỷ sản với nguyên tắc: Chỉ được phép khai thác
các loài thuỷ hải sản thông thường có khả năng phục hồi tốt. Cấm tuyệt đối
các hành vi chặt phá rừng, săn bẫy chim thú, khai thác huỷ diệt & cạn kiệt
nguồn lợi tự nhiên, làm thay đổi cảnh quan & gây ô nhiễm môi trường. Kết
quả là VQGXT đã nhận được sự đồng thuận của cộng đồng địa phương, Các
tài nguyên cơ bản thuộc mục tiêu bảo tồn thiên nhiên như: “Rừng ngập mặn,
chim & động vật hoang dã cùng với việc đảm bảo cân bằng nguồn lợi thuỷ
sinh và bảo vệ môi trường ở khu vực... đã được giữ vững. Cộng đồng địa
phương có được thu nhập khá ổn định từ việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản là
các loài: nhuyễn thể, giáp xác và cá... Thu nhập bình quân hàng ngày từ hoạt
động này đạt từ 50 -100 triệu đồng. Thu nhập từ các mô hình nuôi ngao và
tôm quảng canh đạt khoảng 200 tỷ đồng/ năm. Việc chia sẻ lợi ích chính đáng
và hợp lý trên đã lôi kéo cộng đồng địa phương tham gia các hoạt động quản
lý bảo tồn thiên nhiên của VQGXT thông qua rất nhiều các hoạt động thực
tiễn hữu ích của cộng đồng, trong đó có các tổ chức quần chúng hạt nhân do
Vườn bảo trợ như: các Câu lạc bộ bảo tồn chim, Hội nuôi trồng nhuyễn thể,
Ban quản lý du lịch cộng đồng, Câu lạc bộ nuôi ong và Hợp tác xã nấm &
dịch vụ Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
- Thực hiện đề án thí điểm đồng quản lý sử dụng khôn khéo và bền vững
nguồn lợi ngao giồng tự nhiên ở cửa Sông Hồng thuộc Vườn quốc gia Xuân
Thuỷ: Đề án đã được Bộ nông nghiệp & PTNT thẩm định. UBND tỉnh Nam
Định phê duyệt tháng 6/2006 và UBND huyện Giao Thuỷ cùng Vườn quốc
gia Xuân Thuỷ và các bên liên quan tổ chức thực thi từ năm 2006 đến nay.
Đề án trên đã là một bước đột phá mới trong chính sách quản lý sử dụng tài
nguyên tự nhiên trong các Khu bảo tồn đất ngập nước của Việt Nam. Trong
nội dung của Đề án đã thể chế rõ các mối quan hệ, chia sẻ lợi ích hợp lý đồng
thời đưa ra các yêu cầu bắt buộc đối với các bên liên quan về đảm bảo an ninh
trật tự và bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa điểm thực hiện đề án. Sau 04
năm thực hiện thí điểm, Chính quyền địa phương đã thu ngân sách đạt trên 02
tỷ đồng từ việc cho phép người dân địa phương thuê khoán đất mặt nước theo
mùa vụ để khai thác ngao giống tự nhiên ở cửa Sông Hồng. Cộng đồng địa
phương cũng có được nguồn thu hàng chục tỷ đồng từ khai thác hợp pháp
nguồn lợi ngao giống tự nhiên đó. Đồng thời các yêu cầu về đảm bảo an ninh
trật tự và bảo vệ môi trường vẫn được giữ vững. Từ chỗ việc khai thác ngao
giống tự nhiên theo mùa diễn ra rất phức tạp, an ninh trật tự và tài nguyên môi
trường bị xâm hại, giống như tình trạng vô chính phủ, không thể kiểm soát
được; Đến nay với thể chế quản lý rõ ràng, có sự tham gia hiệu quả của các
bên liên quan; Việc thu ngân sách gắn với trách nhiệm của các cấp chính
quyền ở địa phương, sau đó được hướng dẫn sử dụng để chi cho các mục tiêu
hỗ trợ phúc lợi công cộng và hỗ trợ công tác quản lý bảo tồn thiên nhiên đã
mở ra hướng mới nhằm đảm bảo cơ chế tài chính bền vững cho các Khu bảo
tồn thiên nhiên đất ngập nước nếu chúng ta có được chính sách quản lý thích
hợp khi sử dụng hợp lý nguồn lợi tự nhiên của Khu bảo tồn. Mặt khác sau kết
quả thể nghiệm của Xuân Thuỷ, đã có được sự chuyển dịch chính sách tương
thích của cấp vĩ mô. Bằng chứng là tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày
14/8/2006 của Thủ Tướng Chính Phủ V/v ban hành quy chế quản lý rừng, tại
Điều 20: Sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên trong rừng đặc dụng, đã ghi một
khoản mới là: Đối với các khu rừng đặc dụng ở vùng đất ngập nước được sử
dụng hợp lý các tài nguyên đất ngập nước trừ các loài đặc hữu, quý hiếm quy
định trong Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của
Chính phủ và không tác động xấu đến các chức năng và giá trị của đất ngập
nước .
3- Kết luận và khuyến nghị:
Kinh tế hoá công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học và tạo lập cơ chế phát
triển bền vững trong các Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam hiện nay là
một hướng đi tất yếu và cần phải được ưu tiên triển khai sớm. Điều này đặc
biệt phù hợp với các hệ sinh thái đất ngập nước có khả năng tự phục hồi cao
như Vườn quốc gia - Khu Ramsar quốc tế Xuân Thuỷ - vùng lõi của Khu dự
trữ sinh quyển thế giới liên tỉnh ven biển châu thổ sông Hồng. Việc triển khai
thực hiện cơ chế trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu khoa học khách quan,
được tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, đảm bảo theo nguyên tắc: “
Sử dụng khôn khéo & bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhằm đáp ứng lợi ích
trước mắt của cộng đồng địa phương, đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài của
quốc gia và quốc tế ”. Như vậy cần phải sớm thể chế Cơ chế này, đồng thời
hướng dẫn thực hiện chu đáo nhằm nhân rộng mô hình, từ đó có thể giúp cho
các cơ sở giải quyết tốt mâu thuẫn cố hữu giữa Bảo tồn và Phát triển hiện tại.
Mặt khác cũng cần phải trợ giúp hữu hiệu cho các Khu bảo tồn thiên nhiên để
các Đơn vị có thể từng bước đi đến xác lập cơ chế tài chính bền vững, nhằm
thành đạt mục tiêu có được sự chung sống hài hoà giữa con người và thiên
nhiên ở ngay trong vùng lõi các Khu bảo tồn - Nơi đây sẽ trở thành các mô
hình trình diễn về kết hợp hài hoà giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển.
Đề nghị các cấp thẩm quyền tiếp tục quan tâm hỗ trợ triển khai các hoạt động
nghiên cứu cơ bản và ứng dụng toàn diện về : Lượng giá hệ sinh thái, Chi trả
dịch vụ môi trường, Hấp thụ Các bon, Đồng quản lý sử dụng khôn khéo và bền
vững nguồn lợi tự nhiên.... Đồng thời cho phép triển khai các đề án thể nghiệm
về chi trả dịch vụ môi trường và đồng quản lý... cho các đối tượng sử dụng tài
nguyên tự nhiên phổ biến là: nguồn lợi thuỷ sản, du lịch sinh thái và các dịch vụ
hệ sinh thái khác. Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc trình cấp thẩm quyền ban
hành các chính sách quản lý thích hợp, nhằm phát huy những lợi ích tối ưu &
đa dạng của hệ sinh thái đất ngập nước cho nhu cầu ngày càng gia tăng và rất
phong phú của kinh tế-xã hội Việt Nam hiện đại.
Xuân Thuỷ, tháng 11 năm 2010
* Tài liệu tham khảo:
- Báo cáo Phân tích chi phí lợi ích các phương án sử dụng đất ở VQG Xuân Thuỷ
năm 2007 của Trung tâm Kinh tế Môi trường và Phát triển bền vững- Đại học kinh
tế quốc dân Hà Nội.
- Báo cáo nghiên cứu giá trị của rừng ngập mặn khu vực VQG Xuân Thuỷ đối
với phòng hộ đê biển huyện Giao Thuỷ, năm 2008 của Trung tâm nghiên cứu sinh
thái và môi trường rừng- Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
- Báo cáo nghiên cứu lượng giá hệ sinh thái rừng ngập mặn, năm 2008 của PGS
-TS. Nguyễn Hoàng Trí- Uỷ ban con người và sinh quyển (MAB).
- Báo cáo kết quả thực hiện đề án thí điểm đồng quản lý sử dụng khôn khéo
nguồn lợi ngao giống tự nhiên ở cửa Sông Hồng thuộc VQG Xuân Thuỷ, năm 2010,
VQGXT.
như Vườn quốc gia - Khu Ramsar quốc tế Xuân Thuỷ - vùng lõi của Khu dự
trữ sinh quyển thế giới liên tỉnh ven biển châu thổ sông Hồng. Việc triển khai
thực hiện cơ chế trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu khoa học khách quan,
được tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, đảm bảo theo nguyên tắc: “
Sử dụng khôn khéo & bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhằm đáp ứng lợi ích
trước mắt của cộng đồng địa phương, đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài của
quốc gia và quốc tế ”. Như vậy cần phải sớm thể chế Cơ chế này, đồng thời
hướng dẫn thực hiện chu đáo nhằm nhân rộng mô hình, từ đó có thể giúp cho
các cơ sở giải quyết tốt mâu thuẫn cố hữu giữa Bảo tồn và Phát triển hiện tại.
Mặt khác cũng cần phải trợ giúp hữu hiệu cho các Khu bảo tồn thiên nhiên để
các Đơn vị có thể từng bước đi đến xác lập cơ chế tài chính bền vững, nhằm
thành đạt mục tiêu có được sự chung sống hài hoà giữa con người và thiên
nhiên ở ngay trong vùng lõi các Khu bảo tồn - Nơi đây sẽ trở thành các mô
hình trình diễn về kết hợp hài hoà giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển.
Đề nghị các cấp thẩm quyền tiếp tục quan tâm hỗ trợ triển khai các hoạt động
nghiên cứu cơ bản và ứng dụng toàn diện về : Lượng giá hệ sinh thái, Chi trả
dịch vụ môi trường, Hấp thụ Các bon, Đồng quản lý sử dụng khôn khéo và bền
vững nguồn lợi tự nhiên.... Đồng thời cho phép triển khai các đề án thể nghiệm
về chi trả dịch vụ môi trường và đồng quản lý... cho các đối tượng sử dụng tài
nguyên tự nhiên phổ biến là: nguồn lợi thuỷ sản, du lịch sinh thái và các dịch vụ
hệ sinh thái khác. Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc trình cấp thẩm quyền ban
hành các chính sách quản lý thích hợp, nhằm phát huy những lợi ích tối ưu &
đa dạng của hệ sinh thái đất ngập nước cho nhu cầu ngày càng gia tăng và rất
phong phú của kinh tế-xã hội Việt Nam hiện đại.
Xuân Thuỷ, tháng 11 năm 2010
* Tài liệu tham khảo:
- Báo cáo Phân tích chi phí lợi ích các phương án sử dụng đất ở VQG Xuân Thuỷ
năm 2007 của Trung tâm Kinh tế Môi trường và Phát triển bền vững- Đại học kinh
tế quốc dân Hà Nội.
- Báo cáo nghiên cứu giá trị của rừng ngập mặn khu vực VQG Xuân Thuỷ đối
với phòng hộ đê biển huyện Giao Thuỷ, năm 2008 của Trung tâm nghiên cứu sinh
thái và môi trường rừng- Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
- Báo cáo nghiên cứu lượng giá hệ sinh thái rừng ngập mặn, năm 2008 của PGS
-TS. Nguyễn Hoàng Trí- Uỷ ban con người và sinh quyển (MAB).
- Báo cáo kết quả thực hiện đề án thí điểm đồng quản lý sử dụng khôn khéo
nguồn lợi ngao giống tự nhiên ở cửa Sông Hồng thuộc VQG Xuân Thuỷ, năm 2010,
VQGXT.

Weitere ähnliche Inhalte

Kürzlich hochgeladen

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Kürzlich hochgeladen (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 

Empfohlen

Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Kurio // The Social Media Age(ncy)
 

Empfohlen (20)

Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
 

Kinh tế hoá công tác bảo tồn đa dạng sinh học

  • 1. Kinh tế hoá công tác bảo tồn đa dạng sinh học - Một thể nghiệm khả thi tại Vườn quốc gia Xuân Thủy. Nguyễn Viết Cách GĐ - Vườn quốc gia Xuân Thuỷ 1- Bối cảnh: Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (VQGXT) được thành lập ngày 02/01/2003; trên cơ sở Khu Ramsar quốc tế Xuân Thuỷ (01/1989) và Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ (01/1995). Đây là một Vườn quốc gia đại diện cho mẫu chuẩn điển hình của hệ sinh thái đất ngập nước tiêu biểu ở vùng cửa sông ven biển miền Bắc Việt Nam. Mục tiêu ban đầu thành lập VQGXT nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn nguyên sinh ở cửa sông Hồng, dòng chim nước và chim di trú quốc tế quý hiếm và nguồn lợi thuỷ sinh phong phú ở khu vực. Đây đồng thời cũng là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới liên tỉnh ven biển châu thổ Sông Hồng (12/2004). Như vậy ngoài chức năng bảo tồn thiên nhiên, VQGXT còn phải thực hiện các cam kết quốc tế, với vai trò & chức năng của một hệ sinh thải mở giàu tiềm năng, đồng thời có khả năng tự phục hồi cao, Vườn cũng cần phải chia sẻ lợi ích hợp lý từ nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú của mình đối với cộng đồng địa phương để từ đó lôi kéo sự tham gia của cộng đồng vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp chung, nhằm bảo tồn & phát triển bền vững tài nguyên môi trường của quốc gia và quốc tế ở khu vực. Các nghiên cứu khoa học về: “Lượng giá hệ sinh thái, Chi trả dịch vụ môi trường rừng, Bồi hoàn suy giảm rừng và hấp thụ Các bon rừng ngập mặn... cùng với việc thực hiện thể nghiệm Đề án đồng quản lý sử dụng bền vững nguồn lợi thuỷ sản” cho khu vực VQGXT trong thời gian qua đã chỉ ra hướng đi tất yếu của việc sử dụng đa dạng sinh học một cách hiệu quả cho nhiều mục đích khác nhau, nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hiện đại, nhất là trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội khá bức xúc như Việt Nam hiện nay. Khi tham gia các Công ước và Danh hiệu quốc tế chúng ta cũng đã ghi nhận các khuyến cáo và cách thức tiếp cận mới của cộng đồng quốc tế về quản lý bảo tồn thiên nhiên kết hợp hài hoà với yêu cầu phát triển bền vững. Bảo tồn thiên nhiên ngày nay cần được hiểu là Bảo tồn vì con người, làm cho cuộc sống của loài người ngày thêm tốt đẹp và nhân văn hơn, chứ không phải thuần tuý chỉ là vì bảo tồn. 2- Kết quả thực hiện trong thời gian qua: 2.1- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu cơ bản: *Nghiên cứu về Chi phí - Lợi ích cho các phương án sử dụng đất trên hệ sinh thái đất ngập nước thuộc Vườn quốc gia Xuân Thuỷ: Đây là nghiên cứu của Trung tõm Kinh tế Môi trường và Phát triển bền vững thuộc Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội thực hiện trong Chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ do Hà Lan tài trợ (thực hiện năm 2007) Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên các quy hoạch, đề xuất, nghiên cứu về các phương án sử dụng đất ngập nước ven biển Nam Định với một số giả thiết nhất định. Điều này dẫn tới một số sự vô không chắc chắn khi ước tính
  • 2. các giá trị lợi ích và chi phí. Khoảng thời gian tính toán là 10 năm là khá dài, khó có thể đưa ra dự báo chính xác về giá và các yếu tố liên quan khác nhưng cũng có thể là quá ngắn cho việc xem xét hậu quả của các tác động môi trường mang tính dài hạn. Ngoài ra có những yếu tố cũng chưa được xem xét đầy đủ do hạn chế về mặt kỹ thuật, ví dụ tác động môi trường của các hoạt động kinh tế chưa được đánh giá đầy đủ, dẫn tới việc lượng hoá tác động bị hạn chế. Tuy vậy, việc đưa yếu tố không chắc chắn vào tính toán là rất phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn. Một sự không chắc chắn khác là giá trị của những lợi ích phi thị trường. Việc sử dụng phương pháp chuyển đổi giá trị - “vay mượn số liệu từ các nghiên cứu tương tự” - là phù hợp khi thiếu thời gian và kinh phí. Tuy đã có sự điều chỉnh các số liệu cho phù hợp với khu vực nghiên cứu, phương pháp này chắc chắn vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do đó, kết quả tính toán ở đây không hẳn là giá trị cuối cùng mà sẽ đầy đủ hơn khi các tác động môi trường được đánh giá đầy đủ và giá trị phi sử dụng được tính toán chính xác. Tuy nhiên phân tích sơ bộ này cũng cho thấy phương án sử dụng đất ngập nước có hiệu quả về mặt xã hội là kết hợp vây vạng, nuôi tôm quảng canh và du lịch sinh thái. Cụ thể đó là tiến hành các hoạt động nuôi tôm theo hình thức quảng canh và nuôi vạng trên diện tích như đã nêu trong Quy hoạch phát triển thuỷ sản của huyện (lần lượt là 1956 ha và 650 ha), đồng thời đưa vùng này vào khai thác du lịch sinh thái như Báo cáo chuyên đề Định hướng phát triển du lịch sinh thái VQG Xuân Thuỷ đã đề xuất. Vùng lõi thuộc Vườn quốc gia Xuân Thuỷ cần được bảo tồn, không tiến hành bất cứ một hoạt động kinh tế nào ở đây. Kết quả tính toán cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác cho rằng hoạt động nuôi tôm công nghiệp là không hiệu quả, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và không bền vững. Vì vậy không nên tiến hành nuôi tôm công nghiệp tại khu vực này. *Nghiên cứu về giá trị của rừng ngập mặn: - Tác dụng phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn: Đây là nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu sinh thái & môi trường rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, phục vụ cho việc: “Xây dựng Nghị định chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính Phủ, ban hành năm 2010”. Hàng năm rừng ngập mặn đã bảo vệ tốt 10,5 km đê biển ở khu vực VQGXT và do đó giảm các chi phí cho việc sửa chữa và tu bổ đê biển so với nơi đê biển không có rừng ngập mặn phòng hộ. Chi phí thấp nhất cho sửa chữa đê biển là khoảng 29,7 triệu đồng/km dài (năm 2006) và cao nhất là 1.500 triệu đồng/km dài (năm 2005). Điều này có nghĩa, với 3.100 ha rừng ngập mặn phòng hộ cho 10,5 km đê biển hàng năm tránh được chi phí tu bổ đê biển từ 311 – 14.700 triệu đồng/năm. Trung bình mỗi năm, diện tích rừng ngập mặn này đã làm giảm chi phí tối thiểu để sửa chữa và tu bổ hệ thống đê biển với chiều dài 10,5 km là: 251.607.615 đồng/km x 10,5 km = 2.641.879.953 (đồng) Theo kết quả này, giá trị phòng hộ đê biển bình quân của một ha rừng ngập mặn được tính toán và xác định theo công thức (1) nêu trên, cụ thể là:
  • 3. 219.852 100.3 953.879.641.2 ==B (đồng/năm) Có thể thấy giá trị phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn là tương đối cao nhưng giá trị này mới chỉ là một bộ phận của giá trị phòng hộ ven biển mà rừng ngập mặn ở VQG Xuân Thủy đang cung cấp. Theo ước tính của các chuyên gia xây dựng đê điều, để xây dựng mỗi km đê biển hiện nay cần ít nhất là 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi gió vượt lên cấp 10 -12, sóng có thể đánh vỡ tan bờ đê. Sự nguy hiểm của bão biển chỉ có thể đưîc ngăn chặn bởi một thứ duy nhất, đó là rừng ngập mặn phòng hộ. - Nghiên cứu các Giá trị khác của Rừng ngập mặn tại VQG Xuân Thuỷ: Nghiên cứu của PGS.TS- Nguyễn Hoàng Trí (Tổng thư ký Uỷ ban con người & sinh quyển-MAB) đã được tính toán dựa trên cơ sở lượng giá hệ sinh thái với các Giá trị về cung cấp thức ăn, nuôi dưỡng con giống và môi sinh.... của rừng ngập mặn cho các loài thuỷ sinh và động vật hoang dã khác ở khu vực đạt tới trên 4000 USD/ ha/ năm. *Nghiên cứu về hấp thụ Các bon rừng ngập mặn: Trong năm 2009 với sự trợ giúp của hai Tổ chức quốc tế là: Forest trend. và Mangrove for future; Bộ Nông nghiệp &PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Nam Định đã tổ chức Hội thảo và nghiên cứu chuyên đề: “ Bảo tồn vùng ven biển: hấp thụ Các bon rừng ngập mặn”. Các học giả quốc tế và Việt Nam đã khẳng định rừng ngập mặn có chỉ số hấp thụ các bon rất cao, đặc biệt là việc hấp thụ dưới đất rừng với giá trị ước tính hàng trăm USD/ ha / năm. Gần đây một đơn vị tư vấn quốc tế đã khảo sát và dự kiến sẽ mua chứng chỉ Các bon rừng ngập mặn ở khu vực để bán cho thị trường Các bon quốc tế. 2.2- Thể nghiệm thực hiện các Chính sách và đề án về sử dụng khôn khéo & bền vững tài nguyên đất ngập nước: * Việc áp dụng chính sách quản lý sử dụng tài nguyên trên thực tế: Trước năm 2006, khi đó các thể chế hiện hành của Việt nam về quản lý bảo tồn thiên nhiên đều cấm triệt để việc sử dụng tài nguyên trong vùng lõi các Khu bảo tồn. Nhưng ở ngay tại VQG Xuân Thuỷ, để giải bài toán quản lý đáp ứng yêu cầu thực tế, Đơn vị đã tiến hành thể nghiệm thực hiện chính sách sử dụng khôn khéo nguồn lợi thuỷ sản với nguyên tắc: Chỉ được phép khai thác các loài thuỷ hải sản thông thường có khả năng phục hồi tốt. Cấm tuyệt đối các hành vi chặt phá rừng, săn bẫy chim thú, khai thác huỷ diệt & cạn kiệt nguồn lợi tự nhiên, làm thay đổi cảnh quan & gây ô nhiễm môi trường. Kết quả là VQGXT đã nhận được sự đồng thuận của cộng đồng địa phương, Các tài nguyên cơ bản thuộc mục tiêu bảo tồn thiên nhiên như: “Rừng ngập mặn, chim & động vật hoang dã cùng với việc đảm bảo cân bằng nguồn lợi thuỷ sinh và bảo vệ môi trường ở khu vực... đã được giữ vững. Cộng đồng địa phương có được thu nhập khá ổn định từ việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản là các loài: nhuyễn thể, giáp xác và cá... Thu nhập bình quân hàng ngày từ hoạt động này đạt từ 50 -100 triệu đồng. Thu nhập từ các mô hình nuôi ngao và tôm quảng canh đạt khoảng 200 tỷ đồng/ năm. Việc chia sẻ lợi ích chính đáng và hợp lý trên đã lôi kéo cộng đồng địa phương tham gia các hoạt động quản
  • 4. lý bảo tồn thiên nhiên của VQGXT thông qua rất nhiều các hoạt động thực tiễn hữu ích của cộng đồng, trong đó có các tổ chức quần chúng hạt nhân do Vườn bảo trợ như: các Câu lạc bộ bảo tồn chim, Hội nuôi trồng nhuyễn thể, Ban quản lý du lịch cộng đồng, Câu lạc bộ nuôi ong và Hợp tác xã nấm & dịch vụ Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. - Thực hiện đề án thí điểm đồng quản lý sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn lợi ngao giồng tự nhiên ở cửa Sông Hồng thuộc Vườn quốc gia Xuân Thuỷ: Đề án đã được Bộ nông nghiệp & PTNT thẩm định. UBND tỉnh Nam Định phê duyệt tháng 6/2006 và UBND huyện Giao Thuỷ cùng Vườn quốc gia Xuân Thuỷ và các bên liên quan tổ chức thực thi từ năm 2006 đến nay. Đề án trên đã là một bước đột phá mới trong chính sách quản lý sử dụng tài nguyên tự nhiên trong các Khu bảo tồn đất ngập nước của Việt Nam. Trong nội dung của Đề án đã thể chế rõ các mối quan hệ, chia sẻ lợi ích hợp lý đồng thời đưa ra các yêu cầu bắt buộc đối với các bên liên quan về đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa điểm thực hiện đề án. Sau 04 năm thực hiện thí điểm, Chính quyền địa phương đã thu ngân sách đạt trên 02 tỷ đồng từ việc cho phép người dân địa phương thuê khoán đất mặt nước theo mùa vụ để khai thác ngao giống tự nhiên ở cửa Sông Hồng. Cộng đồng địa phương cũng có được nguồn thu hàng chục tỷ đồng từ khai thác hợp pháp nguồn lợi ngao giống tự nhiên đó. Đồng thời các yêu cầu về đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ môi trường vẫn được giữ vững. Từ chỗ việc khai thác ngao giống tự nhiên theo mùa diễn ra rất phức tạp, an ninh trật tự và tài nguyên môi trường bị xâm hại, giống như tình trạng vô chính phủ, không thể kiểm soát được; Đến nay với thể chế quản lý rõ ràng, có sự tham gia hiệu quả của các bên liên quan; Việc thu ngân sách gắn với trách nhiệm của các cấp chính quyền ở địa phương, sau đó được hướng dẫn sử dụng để chi cho các mục tiêu hỗ trợ phúc lợi công cộng và hỗ trợ công tác quản lý bảo tồn thiên nhiên đã mở ra hướng mới nhằm đảm bảo cơ chế tài chính bền vững cho các Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước nếu chúng ta có được chính sách quản lý thích hợp khi sử dụng hợp lý nguồn lợi tự nhiên của Khu bảo tồn. Mặt khác sau kết quả thể nghiệm của Xuân Thuỷ, đã có được sự chuyển dịch chính sách tương thích của cấp vĩ mô. Bằng chứng là tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ Tướng Chính Phủ V/v ban hành quy chế quản lý rừng, tại Điều 20: Sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên trong rừng đặc dụng, đã ghi một khoản mới là: Đối với các khu rừng đặc dụng ở vùng đất ngập nước được sử dụng hợp lý các tài nguyên đất ngập nước trừ các loài đặc hữu, quý hiếm quy định trong Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ và không tác động xấu đến các chức năng và giá trị của đất ngập nước . 3- Kết luận và khuyến nghị: Kinh tế hoá công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học và tạo lập cơ chế phát triển bền vững trong các Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam hiện nay là một hướng đi tất yếu và cần phải được ưu tiên triển khai sớm. Điều này đặc biệt phù hợp với các hệ sinh thái đất ngập nước có khả năng tự phục hồi cao
  • 5. như Vườn quốc gia - Khu Ramsar quốc tế Xuân Thuỷ - vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới liên tỉnh ven biển châu thổ sông Hồng. Việc triển khai thực hiện cơ chế trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu khoa học khách quan, được tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, đảm bảo theo nguyên tắc: “ Sử dụng khôn khéo & bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhằm đáp ứng lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương, đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài của quốc gia và quốc tế ”. Như vậy cần phải sớm thể chế Cơ chế này, đồng thời hướng dẫn thực hiện chu đáo nhằm nhân rộng mô hình, từ đó có thể giúp cho các cơ sở giải quyết tốt mâu thuẫn cố hữu giữa Bảo tồn và Phát triển hiện tại. Mặt khác cũng cần phải trợ giúp hữu hiệu cho các Khu bảo tồn thiên nhiên để các Đơn vị có thể từng bước đi đến xác lập cơ chế tài chính bền vững, nhằm thành đạt mục tiêu có được sự chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên ở ngay trong vùng lõi các Khu bảo tồn - Nơi đây sẽ trở thành các mô hình trình diễn về kết hợp hài hoà giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển. Đề nghị các cấp thẩm quyền tiếp tục quan tâm hỗ trợ triển khai các hoạt động nghiên cứu cơ bản và ứng dụng toàn diện về : Lượng giá hệ sinh thái, Chi trả dịch vụ môi trường, Hấp thụ Các bon, Đồng quản lý sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn lợi tự nhiên.... Đồng thời cho phép triển khai các đề án thể nghiệm về chi trả dịch vụ môi trường và đồng quản lý... cho các đối tượng sử dụng tài nguyên tự nhiên phổ biến là: nguồn lợi thuỷ sản, du lịch sinh thái và các dịch vụ hệ sinh thái khác. Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc trình cấp thẩm quyền ban hành các chính sách quản lý thích hợp, nhằm phát huy những lợi ích tối ưu & đa dạng của hệ sinh thái đất ngập nước cho nhu cầu ngày càng gia tăng và rất phong phú của kinh tế-xã hội Việt Nam hiện đại. Xuân Thuỷ, tháng 11 năm 2010 * Tài liệu tham khảo: - Báo cáo Phân tích chi phí lợi ích các phương án sử dụng đất ở VQG Xuân Thuỷ năm 2007 của Trung tâm Kinh tế Môi trường và Phát triển bền vững- Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. - Báo cáo nghiên cứu giá trị của rừng ngập mặn khu vực VQG Xuân Thuỷ đối với phòng hộ đê biển huyện Giao Thuỷ, năm 2008 của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng- Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. - Báo cáo nghiên cứu lượng giá hệ sinh thái rừng ngập mặn, năm 2008 của PGS -TS. Nguyễn Hoàng Trí- Uỷ ban con người và sinh quyển (MAB). - Báo cáo kết quả thực hiện đề án thí điểm đồng quản lý sử dụng khôn khéo nguồn lợi ngao giống tự nhiên ở cửa Sông Hồng thuộc VQG Xuân Thuỷ, năm 2010, VQGXT.
  • 6. như Vườn quốc gia - Khu Ramsar quốc tế Xuân Thuỷ - vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới liên tỉnh ven biển châu thổ sông Hồng. Việc triển khai thực hiện cơ chế trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu khoa học khách quan, được tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, đảm bảo theo nguyên tắc: “ Sử dụng khôn khéo & bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhằm đáp ứng lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương, đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài của quốc gia và quốc tế ”. Như vậy cần phải sớm thể chế Cơ chế này, đồng thời hướng dẫn thực hiện chu đáo nhằm nhân rộng mô hình, từ đó có thể giúp cho các cơ sở giải quyết tốt mâu thuẫn cố hữu giữa Bảo tồn và Phát triển hiện tại. Mặt khác cũng cần phải trợ giúp hữu hiệu cho các Khu bảo tồn thiên nhiên để các Đơn vị có thể từng bước đi đến xác lập cơ chế tài chính bền vững, nhằm thành đạt mục tiêu có được sự chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên ở ngay trong vùng lõi các Khu bảo tồn - Nơi đây sẽ trở thành các mô hình trình diễn về kết hợp hài hoà giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển. Đề nghị các cấp thẩm quyền tiếp tục quan tâm hỗ trợ triển khai các hoạt động nghiên cứu cơ bản và ứng dụng toàn diện về : Lượng giá hệ sinh thái, Chi trả dịch vụ môi trường, Hấp thụ Các bon, Đồng quản lý sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn lợi tự nhiên.... Đồng thời cho phép triển khai các đề án thể nghiệm về chi trả dịch vụ môi trường và đồng quản lý... cho các đối tượng sử dụng tài nguyên tự nhiên phổ biến là: nguồn lợi thuỷ sản, du lịch sinh thái và các dịch vụ hệ sinh thái khác. Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc trình cấp thẩm quyền ban hành các chính sách quản lý thích hợp, nhằm phát huy những lợi ích tối ưu & đa dạng của hệ sinh thái đất ngập nước cho nhu cầu ngày càng gia tăng và rất phong phú của kinh tế-xã hội Việt Nam hiện đại. Xuân Thuỷ, tháng 11 năm 2010 * Tài liệu tham khảo: - Báo cáo Phân tích chi phí lợi ích các phương án sử dụng đất ở VQG Xuân Thuỷ năm 2007 của Trung tâm Kinh tế Môi trường và Phát triển bền vững- Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. - Báo cáo nghiên cứu giá trị của rừng ngập mặn khu vực VQG Xuân Thuỷ đối với phòng hộ đê biển huyện Giao Thuỷ, năm 2008 của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng- Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. - Báo cáo nghiên cứu lượng giá hệ sinh thái rừng ngập mặn, năm 2008 của PGS -TS. Nguyễn Hoàng Trí- Uỷ ban con người và sinh quyển (MAB). - Báo cáo kết quả thực hiện đề án thí điểm đồng quản lý sử dụng khôn khéo nguồn lợi ngao giống tự nhiên ở cửa Sông Hồng thuộc VQG Xuân Thuỷ, năm 2010, VQGXT.