SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 110
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Chất thải1
Chất thải là mọi thứ được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Chất thải có thể ở dạng rắn (chất thải rắn), lỏng (nước thải) hoặc
khí (khí thải).
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải)
được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các
hoạt động khác.
Trong đó, rác thải là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường
ngày của con người. Ví dụ như: vỏ chuối, lá, túi ni lông không sử
dụng, thức ăn thừa, gỗ vụn, thủy tinh...
Chất thải rắn2
Khí thải là chất thải tồn tại ở trạng thái khí hoặc hơi.
Các loại khí thải có thể:
 Gây ô nhiễm môi trường
 Liên quan đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, làm suy giảm
và thủng tầng ôzôn…
 Ảnh hưởng tới sức khỏe
Ví dụ: Khí Cacbon dioxit, Nito oxit (NOx), Sulfur dioxit (SO2
),
Hợp chất halocacbon (CFC), NH3
,….
Khí thải3
Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất..., được thải
ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt
động khác. Ví dụ: nước rửa xe, nước thải từ trại chăn nuôi, sản
xuất công nghiệp, nước giặt quần áo…
Rất nhiều nơi không xử lý nước thải mà đổ thẳng ra ao, hồ, sông,
biển gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường sống
và sự phát triển của các loài sinh vật.
Nước thải4
Chất thải nguy hại là chất thải có tính chất nguy hiểm, có thể
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Chất
thải nguy hại tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.
Chất thải nguy hại có thể gây nguy hiểm trực tiếp hoặc tương
tác với chất khác để gây ra các đặc tính: dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ
độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm...
Những thùng, hòm chứa chất thải như chất phóng xạ, dầu nhờn,
phốt pho, thuốc trừ sâu hay cả chất thải y tế,… nếu đem chôn
lấp sẽ rất nguy hiểm cho con người.
Chất thải nguy hại5
Sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường là sản phẩm, dịch vụ
đảm bảo các tiêu chí sau:
 Được tạo ra từ các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường.
Ví dụ: Ống hút làm từ cỏ, tre, gạo;
 Ít tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất và
sử dụng. Ví dụ: Sử dụng các nguyên liệu, sản phẩm địa phương
thay vì nhập khẩu để giảm phát thải do quá trình vận chuyển;
tái sử dụng các nguyên vật liệu đã sử dụng;
 Đảm bảo an toàn cho người dùng và môi trường. Ví dụ: Dùng
chất tẩy rửa hữu cơ thay cho các chất tẩy rửa có chứa thành
phần hóa chất độc hại.
Sản phẩm, dịch vụ
thân thiện với môi trường
6
Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật nhằm:
 Giảm, loại bỏ, tiêu hủy, cô lập, cách ly các thành phần có hại
hoặc không có ích trong chất thải;
 Thu hồi, tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích trong chất
thải.
Xử lý chất thải7
Rác không phải là đồ bỏ đi. Rác được xem là một nguồn tài nguyên
cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.
Rác hữu cơ có thể ủ thành phân xanh, vừa giảm chi phí mua phân
bón cho nông dân, vừa làm giàu cho đất, bảo vệ môi trường.
Rác từ giấy, sắt, thép, nhựa… có thể tái chế, làm nguyên liệu đầu
vào cho nhiều ngành sản xuất.
Rác là nguồn
tài nguyên
8
Môi trường đất bị ô nhiễm bởi các tác nhân có hại (hóa học,
sinh học) có trong chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt… được thải bỏ hoặc rò rỉ
vào đất, làm nhiễm bẩn môi trường đất.
Ô nhiễm đất gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cối và các
động vật sống trong đất, ảnh hưởng đến sức khỏe con người
cũng như làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.
Ô nhiễm đất9
Khí thải từ các hoạt động sản xuất (lò đốt, lò nung…), nông nghiệp
(đốt rơm rạ...), giao thông (ô tô, xe máy…), sinh hoạt (đốt rác, đun
nấu…), đưa khói, bụi, hơi hoặc khí lạ vào không khí và gây ra ô
nhiễm không khí.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 10 người trên
thế giới, thì có 9 người đang hít thở không khí ô nhiễm.
Nguồn:https://www.who.int/news-room/detail/02-05-2018-9-out-of-10-people-
worldwide-breathe-polluted-air-but-more-countries-are-taking-action
Ô nhiễm không khí10
Nước bị ô nhiễm khi các chất độc hại xâm nhập vào các vùng nước như
hồ, sông, biển, nước ngầm… Các chất này có thể bị hòa tan, lơ lửng hoặc
đọng lại trong nước.
Chất gây ô nhiễm nguồn nước có thể phát sinh từ các nhà máy sản xuất,
bệnh viện, rác sinh hoạt hoặc hoạt động nông nghiệp (hoá chất, thuốc
trừ sâu, phân bón hữu cơ...).
Ô nhiễm nước11
Chấtthảichưaquaxửlýđổtrựctiếpramôitrườngcóthểtácđộngnghiêm
trọng tới sức khỏe con người.
Những chất gây ô nhiễm không khí như bụi mịn, khí CO, SO2, NO2, chì…
có thể dẫn đến suy giảm chức năng phổi, làm nặng thêm tình trạng bệnh
hen và bệnh tim.
Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc
trực tiếp hoặc qua ăn uống các sản phẩm được trồng trong đất, qua hô
hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm.
Việc sử dụng nước bị ô nhiễm hoặc các sản phẩm được nuôi trồng trong
nguồn nước bị ô nhiễm có thể gây ra nhiều bệnh như tiêu chảy, giun sán,
ngộ độc, ung thư…
Ảnh hưởng đến
sức khỏe
12
Hàng năm có rất nhiều động vật chết vì ăn nhầm hoặc mắc vào
rác thải nhựa ở biển.
Các mảnh nhựa có chứa các kim loại nặng và chất hữu cơ khó
phân hủy trong chất thải không chỉ đi vào cơ thể động vật mà
còn có thể đi vào cơ thể thực vật qua môi trường sống hay chuỗi
thức ăn, tích lũy trong cơ thể và gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm,
khiến cây cối, động vật không thể sinh trưởng và phát triển.
Ảnh hưởng tới
đa dạng sinh học13
Các bãi rác tự phát gây ảnh hưởng tới cảnh quan và bốc mùi hôi thối,
khó chịu cho khu dân cư, bãi biển…và người dân sống xung quanh.
Ảnh hưởng tới
cảnh quan
14
Hạt vi nhựa là các hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 5 micromet
(mm).
Hạt vi nhựa hình thành từ quá trình phân hủy không hoàn toàn
của các sản phẩm nhựa như chai nhựa, vải tổng hợp…hoặc được
con người chủ động sản xuất và đưa vào thành phần của một số́
loại kem đánh răng, sữa rửa mặt, mỹ phẩm, sơn móng tay...để làm
sạch và tẩy da chết.
Vì kích thước rất nhỏ, chúng dễ dàng lọt qua các hệ thống lọc nước,
trôi nổi trong nước và xâm nhập vào cơ thể người, sinh vật qua
đường ăn uống.
Hạt vi nhựa15
Số lượng chất thải từ sinh hoạt, từ sản xuất công nghiệp, khai
thác khoáng sản,… ngày càng nhiều khiến các bãi chôn lấp rác
bị quá tải. Việt Nam hiện có 660 bãi chôn lấp, tiếp nhận khoảng
20.200 tấn rác thải mỗi ngày.
Nguồn: Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp
nguy hại, Worldbank, 38
Bãi rác quá tải16
Ở các làng nghề và vùng nông thôn, chỉ một phần nhỏ chất thải rắn
được thu gom, phần còn lại thường đổ lộ thiên ven đường làng, bờ
mương, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Ở thành phố, các điểm tập kết rác luôn bị quá tải, rác vứt tràn ra
đường phố, trong khi đó các xe chở rác còn thô sơ, không có nắp
che đậy nên thường bốc mùi hôi thối khó chịu, mất vệ sinh.
Tỷ lệ thu gom rác thải là 85,5% ở khu vực đô thị và khoảng 40 - 55%
ở nông thôn.
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2016
Hệ thống thu gom rác
chưa hiệu quả
Tỷ lệ rác thải được xử lý đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh môi trường còn
thấp. Chôn lấp và đốt là phương pháp xử lý phổ biến, chỉ có 10%
chất thải rắn được thu gom và xử lý, tái chế.
Chỉ có 30%, tức 198/660 bãi chôn lấp rác được xếp loại là bãi chôn
lấp hợp vệ sinh, có lớp che phủ hàng ngày trên rác thải.
Phần lớn lò đốt rác thải không đáp ứng yêu cầu về xử lý khí thải, tác
động xấu đến chất lượng không khí.
Nguồn: Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy hại,
Worldbank, 2018, tr38
Xử lý rác
chưa hiệu quả18
Đốt rác có vẻ như là một giải pháp rất thuận tiện. Nhưng việc
đốt rác không kiểm soát vừa lãng phí tài nguyên vừa làm tăng
lượng khí đốt ô nhiễm, trong đó có nhiều chất độc hại như khí
oxit cacbon (CO), oxit nitơ, dioxin và furan dioxin, có thể gây ra
một số bệnh như ung thư, các bệnh hô hấp, dị ứng...
Đốt rác19
Mọi đồ vật không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi.
Một quả cam hay một máy tính đều có một vòng đời: từ khai
thác tài nguyên, đến sản xuất, phân phối, tiêu dùng, và sau cùng
là thải bỏ. Vòng đời đó có thể tạo ra nhiều chất thải như nguyên
liệu dư thừa, hóa chất khi sản xuất, bao bì sau khi sử dụng…
Nếu muốn sử dụng hay vứt đi, hãy luôn tìm hiểu:
 Đồ vật đó từ đâu đến? Quá trình sản xuất có sạch và an toàn
không?
 Có thể tái sử dụng đồ vật đó thay vì vứt đi không?
 Khi vứt đi, đồ vật đó sẽ đi đâu? Có dễ dàng phân hủy không?
Có độc hại không?
Tìm hiểu
vòng đời sản phẩm
20
Phân rác thành từng loại phù hợp với quá trình xử lí sau đó:
 Thùng 1: rác hữu cơ dễ phân hủy như rau, củ quả hay thức ăn thừa
 Thùng 2: rác có khả năng tái sử dụng, tái chế như giấy, nhựa, kim loại,
cao su, ni lông, thủy tinh
 Thùng 3: rác thải nguy hại như pin và đồ điện tử
 Thùng 4: rác còn lại có thể là quần áo cũ (sành sứ, than…)
Các thùng trên được thu gom với những mục đích khác nhau như thùng
1 có thể dùng làm enzyme, phân bón, thức ăn chăn nuôi…
Các thùng đựng trên cần giữ sạch, gọn gàng, không mùi để không thu hút
gián, bọ và không ảnh hưởng đến chất lượng tái chế, làm sạch sau đó.
Phân loại rác21
Mua sắm hàng hóa quá mức, tiêu dùng nhiều hơn nhu cầu, thay
đổi mẫu mã sản phẩm liên tục… dẫn đến việc vứt bỏ hàng hóa
nhanh, tạo ra nhiều chất thải hơn.
Sự lãng phí có thể nhận thấy ở nhiều nơi, nhiều lúc từ sinh hoạt
hàng ngày đến khai thác sản xuất. Ví dụ trong đời sống hàng ngày,
biểu hiện của lãng phí như vứt bỏ đồ ăn, mua quá nhiều trang
phục, vật dụng trong gia đình…
Lãng phí22
Bỏ rác vào thùng
Anh hùng đất Việt
Bỏ rác đúng nơi quy định, nếu chưa thấy thùng rác thì bỏ rác vào
trong túi riêng để mang tới nơi có thùng rác.
Bỏ rác vào thùng23
Chất thải nguy hại và rác thải có chứa thành phần chất thải nguy
hại (thuốc trừ sâu, bình ắc qui, pin, kim tiêm...) rất nguy hiểm với
sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh.
Vì vậy, các chất thải và rác thải có chứa thành phần chất thải nguy
hại nên được người lớn thu gom, phân loại và hủy bỏ theo đúng
quy định. Trẻ em cần tránh xa các chất thải, rác thải này.
Xử lý chất thải
nguy hại
24
3R là viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce
(Giảm thiểu), Reuse (Tái sử dụng), Recycle (Tái chế).
Ngoài ra chúng ta có thể:
 Rethink: suy nghĩ kĩ trước khi mua đồ
 Refuse: nói không với túi ni lông
 Reject: từ chối dùng ống hút
3R25
Tái sử dụng là việc sử dụng lại các đồ vật đã qua sử dụng bằng
cách giữ nguyên các đặc tính của nó hoặc sửa lại một cách
sáng tạo tùy vào mục đích, thay vì việc bỏ các đồ vật đó đi. Ví
dụ: sử dụng lốp xe ô tô làm thành đồ chơi; dùng lại chai thủy
tinh làm lọ cắm hoa; dùng giấy một mặt làm sổ...
Nguồn tham khảo: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý
chất thải và phế liệu.
Tái sử dụng26
Tái chế là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để
thu lại các thành phần có giá trị sử dụng trong chất thải làm nguyên
liệu đầu vào cho sản xuất.
Đây là một giải pháp thay thế giúp giảm phát thải ra môi trường,
tiết kiệm vật liệu và tài nguyên.
Một số loại rác có thể tái chế như giấy, kim loại, vỏ hộp, nhựa… Rác
tái chế sẽ được sản xuất thành các sản phẩm mới.
Nguồn tham khảo: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý chất thải
và phế liệu
Tái chế
Mỗi khi bạn sắm đồ,
Hãy nghĩ cho thật kỹ,
Bạn có thiếu đồ không?
Nếu không, ngừng mua nhé.
Nếu thiếu, liệu có cần?
Nếu không, đừng mua nhé.
Chỉ mua khi thật thiếu,
Và khi thật sự cần.
Nghĩ kỹ
trước khi mua
28
Bạn ơi hãy nghĩ
Vật nào có ích
Giữ lại để dùng
Bình nhựa trồng cây
Thủy tinh trang trí
Giấy gập túi xinh
Áo quần cho bạn
Nếu buộc phải vứt
Tìm cách làm hay
Không hại môi trường.
Nghĩ kỹ trước khi vứt29
Với rác dễ phân hủy
Như thức ăn, lá cây...
Hãy ủ kỹ làm phân
Bón cây trồng tươi tốt.
Ủ phân hữu cơ30
Do nhẹ, rẻ, tiện dụng, các đồ nhựa dùng 1 lần như túi ni lông,
ống hút, chai, đồ đựng thực phẩm,… ngày càng trở nên phổ biến
tại siêu thị, cửa hàng đồ ăn nhanh, trong bữa tiệc hay chuyến dã
ngoại. Trong đó, có nhiều đồ nhựa dùng 1 lần chứa các chất độc
như chì, cadimi mà nếu đựng thực phẩm sẽ khiến đồ ăn nhiễm
những chất độc.
Rác thải nhựa tràn ngập các đại dương và sẽ tồn tại nhiều thế kỷ,
trở thành một phần thức ăn đầu độc các loài sinh vật biển, và ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
Sử dụng đồ nhựa
dùng 1 lần
31
Chính phủ, người dân và các doanh nghiệp đã có hành động để
giảm thiểu rác thải nhựa. Ví dụ:
 Sử dụng bình nước lớn, bình đựng thủy tinh thay cho chai nước
nhựa dùng 1 lần trong các cuộc họp, sự kiện;
 Các siêu thị sử dụng túi ni lông tự hủy sinh học hoặc lá cây để gói
đồ thay cho túi ni lông thường;
 Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường như tre, giấy,...
thay vì nhựa;
 Không sử dụng ống hút, cốc sử dụng 1 lần.
Giảm thiểu
rác thải nhựa
32
Bạn có biết phải bao lâu các loại rác sau mới phân hủy hoàn toàn?
Nguồn: (1) U.S. National Park Service, Mote Marine Lab, Sarasota, FL
(2) Cơ quan Quản lý khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ và WWF-Úc
Tuổi thọ của rác33
Giấy vệ sinh 2 - 4 tuần Lon kim loại 50 năm
Vỏ cam, vỏ chuối 2 - 5 tuần Đế giày cao su 50 - 80 năm
Lõi táo 2 tháng Ủng cao su 50 - 80 năm
Hộp các tông 3 tháng Phao cứu sinh 80 năm
Ván ép 1 - 3 năm Tã bỉm dùng 1 lần 450 năm
Đầu lọc thuốc lá 1 - 5 năm Chai nhựa 450 năm
Vải ni lông 30 - 40 năm Dây câu cá 600 năm
Áo da 50 năm Cốc xốp, hộp xốp 400 - 1000 năm
Hộp sữa, hộp thiếc 50 năm Chai thủy tinh 1 triệu năm
Giấy vệ sinh
Vỏ chuối, vỏ cam
Lõi táo
Hộp các tông
Ván ép
Đầu lọc thuốc lá
Vải ni lông
Áo da
Hộp sữa, hộp thiếc
Đế giày cao su
Ủng cao su
Cốc xốp, hộp xốp
Phao cứu sinh
Tã bỉm, băng vệ sinh
dùng một lần
Dây câu cá
Chai thủy tinh
Chai nhựa
Lon kim loại
Dưới 1 năm
Từ 1 năm -
dưới 10 năm
Từ 10 năm -
dưới 50 năm
Trên 50 năm
Bộ Thẻ Tuổi Thọ của Rác

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luongBieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
xuanduong92
 

Was ist angesagt? (20)

Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt NamẢnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
 
Danh Sách 202 Đề Tài Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Nhà Hàng Làm 9 Điểm
Danh Sách  202 Đề Tài Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Nhà Hàng Làm 9 ĐiểmDanh Sách  202 Đề Tài Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Nhà Hàng Làm 9 Điểm
Danh Sách 202 Đề Tài Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Nhà Hàng Làm 9 Điểm
 
Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...
Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...
Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...
 
Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus tăng cường ph...
Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus tăng cường ph...Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus tăng cường ph...
Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus tăng cường ph...
 
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đLuận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Thực phẩm bd gen (1) (1)
Thực phẩm bd gen (1) (1)Thực phẩm bd gen (1) (1)
Thực phẩm bd gen (1) (1)
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giải pháp cho khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giải pháp cho khu du lịch Cát BàĐề tài: Hiện trạng môi trường và giải pháp cho khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Hiện trạng môi trường và giải pháp cho khu du lịch Cát Bà
 
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
 
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình ThuậnLuận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
 
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luongBieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy thăng hoa
Đề tài: Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy thăng hoaĐề tài: Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy thăng hoa
Đề tài: Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy thăng hoa
 
Khóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAY
Khóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAYKhóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAY
Khóa luận: Nghiên cứu tôn giáo ở đồng bằng Bắc bộ, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
 
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôiLuận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
 
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón
[Sáng kiến cộng đồng] Đề án xử lý bã cà phê làm phân bón
 
food-microbiology
food-microbiologyfood-microbiology
food-microbiology
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
 

Ähnlich wie Bộ Thẻ Tuổi Thọ của Rác

Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầuMột số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu
SOS Môi Trường
 
Ô nhiễm môi trường của Sâu Đỗ
Ô nhiễm môi trường của Sâu ĐỗÔ nhiễm môi trường của Sâu Đỗ
Ô nhiễm môi trường của Sâu Đỗ
Sâu Đỗ
 

Ähnlich wie Bộ Thẻ Tuổi Thọ của Rác (20)

Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầuMột số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu
 
Bài mẫu tiểu luận về rác thải, HAY
Bài mẫu tiểu luận về rác thải, HAYBài mẫu tiểu luận về rác thải, HAY
Bài mẫu tiểu luận về rác thải, HAY
 
Ô nhiễm môi trường của Sâu Đỗ
Ô nhiễm môi trường của Sâu ĐỗÔ nhiễm môi trường của Sâu Đỗ
Ô nhiễm môi trường của Sâu Đỗ
 
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT.docTải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT.doc
 
Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019 ZALO 093 189 2701
Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019  ZALO 093 189 2701Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019  ZALO 093 189 2701
Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019 ZALO 093 189 2701
 
KINH NGHIỆM QUẢN LÍ CHẤT THẢI SINH HOẠT Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN (TẢI FREE ZALO ...
KINH NGHIỆM QUẢN LÍ CHẤT THẢI SINH HOẠT Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN (TẢI FREE ZALO ...KINH NGHIỆM QUẢN LÍ CHẤT THẢI SINH HOẠT Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN (TẢI FREE ZALO ...
KINH NGHIỆM QUẢN LÍ CHẤT THẢI SINH HOẠT Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN (TẢI FREE ZALO ...
 
HƯỚNG DẪN THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
HƯỚNG DẪN THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠTHƯỚNG DẪN THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
HƯỚNG DẪN THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
 
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤTNguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
 
powerpoint
powerpointpowerpoint
powerpoint
 
Hoanganh
HoanganhHoanganh
Hoanganh
 
bai-thuyet-trinh-ve-bao-ve-moi-truong.ppt
bai-thuyet-trinh-ve-bao-ve-moi-truong.pptbai-thuyet-trinh-ve-bao-ve-moi-truong.ppt
bai-thuyet-trinh-ve-bao-ve-moi-truong.ppt
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOTĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
 
Viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn về việc vứt rác bừa bãi
Viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn về việc vứt rác bừa bãiViết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn về việc vứt rác bừa bãi
Viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn về việc vứt rác bừa bãi
 
Biosensor
Biosensor Biosensor
Biosensor
 
Bao cao
Bao caoBao cao
Bao cao
 
Thao luan hoa hoc moi truong chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
Thao luan hoa hoc moi truong  chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...Thao luan hoa hoc moi truong  chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
Thao luan hoa hoc moi truong chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
 
Bai 14 Bao ve moi truong.pptx
Bai 14 Bao ve moi truong.pptxBai 14 Bao ve moi truong.pptx
Bai 14 Bao ve moi truong.pptx
 
Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...
Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...
Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...
 
Powerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đấtPowerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đất
 

Mehr von Little Daisy

Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã
Little Daisy
 
Tiềm thức
Tiềm thứcTiềm thức
Tiềm thức
Little Daisy
 
Antahkarana.pdf
Antahkarana.pdfAntahkarana.pdf
Antahkarana.pdf
Little Daisy
 

Mehr von Little Daisy (20)

Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhMaitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
 
Karma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfKarma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdf
 
Kinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănKinh tế nhân văn
Kinh tế nhân văn
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên Thần
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã
 
Tiềm thức
Tiềm thứcTiềm thức
Tiềm thức
 
Antahkarana.pdf
Antahkarana.pdfAntahkarana.pdf
Antahkarana.pdf
 
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
 
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoNhững Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
 
Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmPhát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề Tâm
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh Hồn
 
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoÝ nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
 
8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết
 
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
 
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
 
6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn 6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn
 

Bộ Thẻ Tuổi Thọ của Rác

  • 1.
  • 2. Chất thải1 Chất thải là mọi thứ được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn (chất thải rắn), lỏng (nước thải) hoặc khí (khí thải).
  • 3.
  • 4. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Trong đó, rác thải là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Ví dụ như: vỏ chuối, lá, túi ni lông không sử dụng, thức ăn thừa, gỗ vụn, thủy tinh... Chất thải rắn2
  • 5.
  • 6. Khí thải là chất thải tồn tại ở trạng thái khí hoặc hơi. Các loại khí thải có thể:  Gây ô nhiễm môi trường  Liên quan đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, làm suy giảm và thủng tầng ôzôn…  Ảnh hưởng tới sức khỏe Ví dụ: Khí Cacbon dioxit, Nito oxit (NOx), Sulfur dioxit (SO2 ), Hợp chất halocacbon (CFC), NH3 ,…. Khí thải3
  • 7.
  • 8. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất..., được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Ví dụ: nước rửa xe, nước thải từ trại chăn nuôi, sản xuất công nghiệp, nước giặt quần áo… Rất nhiều nơi không xử lý nước thải mà đổ thẳng ra ao, hồ, sông, biển gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường sống và sự phát triển của các loài sinh vật. Nước thải4
  • 9.
  • 10. Chất thải nguy hại là chất thải có tính chất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Chất thải nguy hại tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. Chất thải nguy hại có thể gây nguy hiểm trực tiếp hoặc tương tác với chất khác để gây ra các đặc tính: dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm... Những thùng, hòm chứa chất thải như chất phóng xạ, dầu nhờn, phốt pho, thuốc trừ sâu hay cả chất thải y tế,… nếu đem chôn lấp sẽ rất nguy hiểm cho con người. Chất thải nguy hại5
  • 11.
  • 12. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường là sản phẩm, dịch vụ đảm bảo các tiêu chí sau:  Được tạo ra từ các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường. Ví dụ: Ống hút làm từ cỏ, tre, gạo;  Ít tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất và sử dụng. Ví dụ: Sử dụng các nguyên liệu, sản phẩm địa phương thay vì nhập khẩu để giảm phát thải do quá trình vận chuyển; tái sử dụng các nguyên vật liệu đã sử dụng;  Đảm bảo an toàn cho người dùng và môi trường. Ví dụ: Dùng chất tẩy rửa hữu cơ thay cho các chất tẩy rửa có chứa thành phần hóa chất độc hại. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường 6
  • 13.
  • 14. Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm:  Giảm, loại bỏ, tiêu hủy, cô lập, cách ly các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải;  Thu hồi, tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích trong chất thải. Xử lý chất thải7
  • 15.
  • 16. Rác không phải là đồ bỏ đi. Rác được xem là một nguồn tài nguyên cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Rác hữu cơ có thể ủ thành phân xanh, vừa giảm chi phí mua phân bón cho nông dân, vừa làm giàu cho đất, bảo vệ môi trường. Rác từ giấy, sắt, thép, nhựa… có thể tái chế, làm nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất. Rác là nguồn tài nguyên 8
  • 17.
  • 18. Môi trường đất bị ô nhiễm bởi các tác nhân có hại (hóa học, sinh học) có trong chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt… được thải bỏ hoặc rò rỉ vào đất, làm nhiễm bẩn môi trường đất. Ô nhiễm đất gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cối và các động vật sống trong đất, ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm đất9
  • 19.
  • 20. Khí thải từ các hoạt động sản xuất (lò đốt, lò nung…), nông nghiệp (đốt rơm rạ...), giao thông (ô tô, xe máy…), sinh hoạt (đốt rác, đun nấu…), đưa khói, bụi, hơi hoặc khí lạ vào không khí và gây ra ô nhiễm không khí. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 10 người trên thế giới, thì có 9 người đang hít thở không khí ô nhiễm. Nguồn:https://www.who.int/news-room/detail/02-05-2018-9-out-of-10-people- worldwide-breathe-polluted-air-but-more-countries-are-taking-action Ô nhiễm không khí10
  • 21.
  • 22. Nước bị ô nhiễm khi các chất độc hại xâm nhập vào các vùng nước như hồ, sông, biển, nước ngầm… Các chất này có thể bị hòa tan, lơ lửng hoặc đọng lại trong nước. Chất gây ô nhiễm nguồn nước có thể phát sinh từ các nhà máy sản xuất, bệnh viện, rác sinh hoạt hoặc hoạt động nông nghiệp (hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ...). Ô nhiễm nước11
  • 23.
  • 24. Chấtthảichưaquaxửlýđổtrựctiếpramôitrườngcóthểtácđộngnghiêm trọng tới sức khỏe con người. Những chất gây ô nhiễm không khí như bụi mịn, khí CO, SO2, NO2, chì… có thể dẫn đến suy giảm chức năng phổi, làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim. Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua ăn uống các sản phẩm được trồng trong đất, qua hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm. Việc sử dụng nước bị ô nhiễm hoặc các sản phẩm được nuôi trồng trong nguồn nước bị ô nhiễm có thể gây ra nhiều bệnh như tiêu chảy, giun sán, ngộ độc, ung thư… Ảnh hưởng đến sức khỏe 12
  • 25.
  • 26. Hàng năm có rất nhiều động vật chết vì ăn nhầm hoặc mắc vào rác thải nhựa ở biển. Các mảnh nhựa có chứa các kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy trong chất thải không chỉ đi vào cơ thể động vật mà còn có thể đi vào cơ thể thực vật qua môi trường sống hay chuỗi thức ăn, tích lũy trong cơ thể và gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm, khiến cây cối, động vật không thể sinh trưởng và phát triển. Ảnh hưởng tới đa dạng sinh học13
  • 27.
  • 28. Các bãi rác tự phát gây ảnh hưởng tới cảnh quan và bốc mùi hôi thối, khó chịu cho khu dân cư, bãi biển…và người dân sống xung quanh. Ảnh hưởng tới cảnh quan 14
  • 29.
  • 30. Hạt vi nhựa là các hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 5 micromet (mm). Hạt vi nhựa hình thành từ quá trình phân hủy không hoàn toàn của các sản phẩm nhựa như chai nhựa, vải tổng hợp…hoặc được con người chủ động sản xuất và đưa vào thành phần của một số́ loại kem đánh răng, sữa rửa mặt, mỹ phẩm, sơn móng tay...để làm sạch và tẩy da chết. Vì kích thước rất nhỏ, chúng dễ dàng lọt qua các hệ thống lọc nước, trôi nổi trong nước và xâm nhập vào cơ thể người, sinh vật qua đường ăn uống. Hạt vi nhựa15
  • 31.
  • 32. Số lượng chất thải từ sinh hoạt, từ sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản,… ngày càng nhiều khiến các bãi chôn lấp rác bị quá tải. Việt Nam hiện có 660 bãi chôn lấp, tiếp nhận khoảng 20.200 tấn rác thải mỗi ngày. Nguồn: Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy hại, Worldbank, 38 Bãi rác quá tải16
  • 33.
  • 34. Ở các làng nghề và vùng nông thôn, chỉ một phần nhỏ chất thải rắn được thu gom, phần còn lại thường đổ lộ thiên ven đường làng, bờ mương, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Ở thành phố, các điểm tập kết rác luôn bị quá tải, rác vứt tràn ra đường phố, trong khi đó các xe chở rác còn thô sơ, không có nắp che đậy nên thường bốc mùi hôi thối khó chịu, mất vệ sinh. Tỷ lệ thu gom rác thải là 85,5% ở khu vực đô thị và khoảng 40 - 55% ở nông thôn. Nguồn: Tổng cục Thống kê 2016 Hệ thống thu gom rác chưa hiệu quả
  • 35.
  • 36. Tỷ lệ rác thải được xử lý đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh môi trường còn thấp. Chôn lấp và đốt là phương pháp xử lý phổ biến, chỉ có 10% chất thải rắn được thu gom và xử lý, tái chế. Chỉ có 30%, tức 198/660 bãi chôn lấp rác được xếp loại là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, có lớp che phủ hàng ngày trên rác thải. Phần lớn lò đốt rác thải không đáp ứng yêu cầu về xử lý khí thải, tác động xấu đến chất lượng không khí. Nguồn: Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy hại, Worldbank, 2018, tr38 Xử lý rác chưa hiệu quả18
  • 37.
  • 38. Đốt rác có vẻ như là một giải pháp rất thuận tiện. Nhưng việc đốt rác không kiểm soát vừa lãng phí tài nguyên vừa làm tăng lượng khí đốt ô nhiễm, trong đó có nhiều chất độc hại như khí oxit cacbon (CO), oxit nitơ, dioxin và furan dioxin, có thể gây ra một số bệnh như ung thư, các bệnh hô hấp, dị ứng... Đốt rác19
  • 39.
  • 40. Mọi đồ vật không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi. Một quả cam hay một máy tính đều có một vòng đời: từ khai thác tài nguyên, đến sản xuất, phân phối, tiêu dùng, và sau cùng là thải bỏ. Vòng đời đó có thể tạo ra nhiều chất thải như nguyên liệu dư thừa, hóa chất khi sản xuất, bao bì sau khi sử dụng… Nếu muốn sử dụng hay vứt đi, hãy luôn tìm hiểu:  Đồ vật đó từ đâu đến? Quá trình sản xuất có sạch và an toàn không?  Có thể tái sử dụng đồ vật đó thay vì vứt đi không?  Khi vứt đi, đồ vật đó sẽ đi đâu? Có dễ dàng phân hủy không? Có độc hại không? Tìm hiểu vòng đời sản phẩm 20
  • 41.
  • 42. Phân rác thành từng loại phù hợp với quá trình xử lí sau đó:  Thùng 1: rác hữu cơ dễ phân hủy như rau, củ quả hay thức ăn thừa  Thùng 2: rác có khả năng tái sử dụng, tái chế như giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh  Thùng 3: rác thải nguy hại như pin và đồ điện tử  Thùng 4: rác còn lại có thể là quần áo cũ (sành sứ, than…) Các thùng trên được thu gom với những mục đích khác nhau như thùng 1 có thể dùng làm enzyme, phân bón, thức ăn chăn nuôi… Các thùng đựng trên cần giữ sạch, gọn gàng, không mùi để không thu hút gián, bọ và không ảnh hưởng đến chất lượng tái chế, làm sạch sau đó. Phân loại rác21
  • 43.
  • 44. Mua sắm hàng hóa quá mức, tiêu dùng nhiều hơn nhu cầu, thay đổi mẫu mã sản phẩm liên tục… dẫn đến việc vứt bỏ hàng hóa nhanh, tạo ra nhiều chất thải hơn. Sự lãng phí có thể nhận thấy ở nhiều nơi, nhiều lúc từ sinh hoạt hàng ngày đến khai thác sản xuất. Ví dụ trong đời sống hàng ngày, biểu hiện của lãng phí như vứt bỏ đồ ăn, mua quá nhiều trang phục, vật dụng trong gia đình… Lãng phí22
  • 45.
  • 46. Bỏ rác vào thùng Anh hùng đất Việt Bỏ rác đúng nơi quy định, nếu chưa thấy thùng rác thì bỏ rác vào trong túi riêng để mang tới nơi có thùng rác. Bỏ rác vào thùng23
  • 47.
  • 48. Chất thải nguy hại và rác thải có chứa thành phần chất thải nguy hại (thuốc trừ sâu, bình ắc qui, pin, kim tiêm...) rất nguy hiểm với sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh. Vì vậy, các chất thải và rác thải có chứa thành phần chất thải nguy hại nên được người lớn thu gom, phân loại và hủy bỏ theo đúng quy định. Trẻ em cần tránh xa các chất thải, rác thải này. Xử lý chất thải nguy hại 24
  • 49.
  • 50. 3R là viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce (Giảm thiểu), Reuse (Tái sử dụng), Recycle (Tái chế). Ngoài ra chúng ta có thể:  Rethink: suy nghĩ kĩ trước khi mua đồ  Refuse: nói không với túi ni lông  Reject: từ chối dùng ống hút 3R25
  • 51.
  • 52. Tái sử dụng là việc sử dụng lại các đồ vật đã qua sử dụng bằng cách giữ nguyên các đặc tính của nó hoặc sửa lại một cách sáng tạo tùy vào mục đích, thay vì việc bỏ các đồ vật đó đi. Ví dụ: sử dụng lốp xe ô tô làm thành đồ chơi; dùng lại chai thủy tinh làm lọ cắm hoa; dùng giấy một mặt làm sổ... Nguồn tham khảo: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý chất thải và phế liệu. Tái sử dụng26
  • 53.
  • 54. Tái chế là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị sử dụng trong chất thải làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Đây là một giải pháp thay thế giúp giảm phát thải ra môi trường, tiết kiệm vật liệu và tài nguyên. Một số loại rác có thể tái chế như giấy, kim loại, vỏ hộp, nhựa… Rác tái chế sẽ được sản xuất thành các sản phẩm mới. Nguồn tham khảo: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý chất thải và phế liệu Tái chế
  • 55.
  • 56. Mỗi khi bạn sắm đồ, Hãy nghĩ cho thật kỹ, Bạn có thiếu đồ không? Nếu không, ngừng mua nhé. Nếu thiếu, liệu có cần? Nếu không, đừng mua nhé. Chỉ mua khi thật thiếu, Và khi thật sự cần. Nghĩ kỹ trước khi mua 28
  • 57.
  • 58. Bạn ơi hãy nghĩ Vật nào có ích Giữ lại để dùng Bình nhựa trồng cây Thủy tinh trang trí Giấy gập túi xinh Áo quần cho bạn Nếu buộc phải vứt Tìm cách làm hay Không hại môi trường. Nghĩ kỹ trước khi vứt29
  • 59.
  • 60. Với rác dễ phân hủy Như thức ăn, lá cây... Hãy ủ kỹ làm phân Bón cây trồng tươi tốt. Ủ phân hữu cơ30
  • 61.
  • 62. Do nhẹ, rẻ, tiện dụng, các đồ nhựa dùng 1 lần như túi ni lông, ống hút, chai, đồ đựng thực phẩm,… ngày càng trở nên phổ biến tại siêu thị, cửa hàng đồ ăn nhanh, trong bữa tiệc hay chuyến dã ngoại. Trong đó, có nhiều đồ nhựa dùng 1 lần chứa các chất độc như chì, cadimi mà nếu đựng thực phẩm sẽ khiến đồ ăn nhiễm những chất độc. Rác thải nhựa tràn ngập các đại dương và sẽ tồn tại nhiều thế kỷ, trở thành một phần thức ăn đầu độc các loài sinh vật biển, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần 31
  • 63.
  • 64. Chính phủ, người dân và các doanh nghiệp đã có hành động để giảm thiểu rác thải nhựa. Ví dụ:  Sử dụng bình nước lớn, bình đựng thủy tinh thay cho chai nước nhựa dùng 1 lần trong các cuộc họp, sự kiện;  Các siêu thị sử dụng túi ni lông tự hủy sinh học hoặc lá cây để gói đồ thay cho túi ni lông thường;  Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường như tre, giấy,... thay vì nhựa;  Không sử dụng ống hút, cốc sử dụng 1 lần. Giảm thiểu rác thải nhựa 32
  • 65.
  • 66. Bạn có biết phải bao lâu các loại rác sau mới phân hủy hoàn toàn? Nguồn: (1) U.S. National Park Service, Mote Marine Lab, Sarasota, FL (2) Cơ quan Quản lý khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ và WWF-Úc Tuổi thọ của rác33 Giấy vệ sinh 2 - 4 tuần Lon kim loại 50 năm Vỏ cam, vỏ chuối 2 - 5 tuần Đế giày cao su 50 - 80 năm Lõi táo 2 tháng Ủng cao su 50 - 80 năm Hộp các tông 3 tháng Phao cứu sinh 80 năm Ván ép 1 - 3 năm Tã bỉm dùng 1 lần 450 năm Đầu lọc thuốc lá 1 - 5 năm Chai nhựa 450 năm Vải ni lông 30 - 40 năm Dây câu cá 600 năm Áo da 50 năm Cốc xốp, hộp xốp 400 - 1000 năm Hộp sữa, hộp thiếc 50 năm Chai thủy tinh 1 triệu năm
  • 67.
  • 69.
  • 71.
  • 73.
  • 75.
  • 77.
  • 79.
  • 81.
  • 83.
  • 85.
  • 87.
  • 89.
  • 91.
  • 93.
  • 94. Tã bỉm, băng vệ sinh dùng một lần
  • 95.
  • 97.
  • 99.
  • 101.
  • 104.
  • 105. Từ 1 năm - dưới 10 năm
  • 106.
  • 107. Từ 10 năm - dưới 50 năm
  • 108.