SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 146
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
80 ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
ĐỀ SỐ 01. CHUYÊN LÊ QUÍ ĐÔN ĐIỆN BIÊN LẦN 1
Bàn về hình tượng "em" trong bài thơ "Sóng" của nhà thơ Xuân Quỳnh có ý
kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện vẻ đẹp truyền thống của enngười phụ nữ trong tình
yêu”.Ý kiến khác lại cho rằng: “Hình tượng em thể hiện vẻ đẹp hiện đại của người phụ
nữ đang yêu”.
Từ cảm nhận về hình tượng "em" trong bài thơ "Sóng", anh/chị hãy bình luận về
các ý kiến trên.
1. KHÁI QUÁT:
- Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời
chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn người
phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, chân thành, đằm thắm, da diết trong khát vọng đời
thường.
- Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển
Diêm Điền (Thái Bình), là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Trong
bài thơ, tác giả đã xây dựng thành công hình tượng “em” với những vẻ đẹp của
người phụ nữ khi yêu.
- Giải thích các ý kiến:
+ “Vẻ đẹp truyền thống”: vẻ đẹp có từ xưa, được bảo tồn trong cuộc sống hiện đại,
trở thành nét đặc trưng về tinh thần, văn hóa của cộng đồng, dân tộc…
+ “Vẻ đẹp hiện đại”: thời đại ngày nay, con người có đời sống văn hóa, tinh thần tự
do, dân chủ, không bị ràng buộc bởi những hệ tư tưởng phong kiến.
- Hai ý kiến đề bài đưa ra đều đúng, bổ sung cho nhau, làm nên vẻ đẹp hoàn thiện
vẻ đẹp của hình tượng “em” trong tình yêu tình yêu mà Xuân Quỳnh muốn gửi gắm.
2. PHÂN TÍCH:
a. “Bài thơ thể hiện vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu”
- Tình yêu của “em” gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách. (nỗi nhớ tràn ngập không
gian, thời gian; cả ý thức lẫn vô thức: “cả trong mơ còn thức”)
- Chung thủy , son sắt trong tình yêu: Với em không chỉ có phương Bắc, phương
Nam mà còn có cả “phương anh”. Đó là phương của tình yêu đôi lứa, là không gian
của tương tư.
- Khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc: Cũng như sóng, dù muôn vàn cách
trở rồi cuối cùng cũng đến được bờ, “em”- trên hành trình đi tìm hạnh phúc cho dù
lắm chông gai nhưng vẫn tin tưởng sẽ đến được bến bờ hạnh phúc “Cuộc đời tuy dài
thế/ Năm tháng vẫn đi qua/ Như biển kia dẫu rộng/ Mây vẫn bay về xa"
b. “Hình tượng em thể hiện vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ đang yêu”.
- Tâm lí phong phú, đa dạng, luôn chứa đựng biến động, thao thức thất thường,
vừa nồng nàn, táo bạo, tha thiết, vừa tỉnh táo, đắm say
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
- Trong tình yêu “em” không cam chịu, nhẫn nhục mà luôn chủ động, khao khát
kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt, đồng cảm, bao dung “Sông hiểu nổi mình/ Sóng
tìm ra tận bể”; dám chủ động, trực tiếp bày tỏ tình yêu “Lòng em nhớ đến anh/ Cả
trong mơ còn thức”
- “Em” dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu
rộng lớn của cuộc đời "Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển
lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ"
c. Nghệ thuật:
- Bài thơ có âm hưởng vừa dạt dào, sôi nổi, vừa êm dịu, lắng sâu. Kết cấu song
trùng hai hình tượng “sóng” và giúp người phụ nữ biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn và
những quan niệm về tình yêu vừa mới mẻ, hiện đại, vừa sâu sắc, mang tính truyền
thống.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, cách ngắt nhịp linh hoạt, nghệ thuật so sánh, nhân
hóa, ẩn dụ được sử dụng sáng tạo, tài hoa.
3. ĐÁNH GIÁ:
- Hai ý kiến đều đúng, thể hiện những vẻ đẹp , những khía cạnh khác nhau trong
tâm hồn người phụ nữ khi yêu, thể hiện rõ những quan niệm mang tính mới mẻ, hiện
đại, thậm chí táo bạo, chân thực, mãnh liệt, nồng nàn, đắm say của Xuân Quỳnh về
tình yêu. Nhưng mặt khác. Quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có cốt rễ sâu xa
trong tâm thức dân tộc vì thế thơ Xuân quỳnh nói chung và bài thơ “Sóng” nói riêng
tạo sự đồng điệu trong nhiều thế hệ độc giả.
Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận bài thơ ở
cả bề mặt, chiều sâu và có những phát hiện thú vị, mới mẻ trong mĩ cảm. "Sóng"
xứng đáng là một trong những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và
thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung.
ĐỀ SỐ 02. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HỒ CHÍ MINH
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ [Vợ nhặt – Kim Lân] và nhân vật người đàn bà hàng chài
[Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu] để thấy được tình mẫu tử là cội nguồn tạo
nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn của hai người mẹ này.
1. Giới thiệu chung:
- Kim Lân là một cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết cảm động về
đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía.
"Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, viết về
người nông dân Việt Nam trước bờ vực của sự sống, cái chết. Truyện khắc họa thành
công nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và tin
tưởng vào cuộc sống.
- Nguyễn Minh Châu là một cây bút tiêu biểu trong nên văn học hiện đại Việt Nam,
được đánh giá là "người mở đường tinh anh và tài năng nhất" cho công cuộc đổi mới
văn học từ sau 1975.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho phong cách văn xuôi và những
đổi mới trong sáng tác của ông. Tác giả đã khắc họa nhân vật người đàn bà hàng chài
- một người phụ nữ nghèo, lam lũ, vất vả nhưng vẫn ánh lên những phẩm chất tốt đẹp,
quý báu.
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
2. Phân tích:
* Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn bà cụ Tứ:
- Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp
đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không làm tròn bổn phận với con.
- Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu: "ừ, thôi thì các
con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng". Bà thật sự mong muốn các con
sẽ hạnh phúc. Bà giấu nỗi đau buồn, lo lắng để nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm
hi vọng vào tương lai.
- Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất
vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng
cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con:
+ Trong ý nghĩ: bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó
ba đời". Trong lời nói: Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này: " Tràng ạ,
khi nào...đàn gà cho mà xem". Trong bữa cơm ngày đói, Kim Lân đã để cho bà cụ gần
đất xa trời lại trải qua bao khốn khổ cuộc đời là người nói nhiều nhất về tương lai
hạnh phúc. Thì ra chính tình thương yêu con đã khiến cho sức sống, sự lạc quan ở
người mẹ ấy bùng lên mạnh mẽ.
+ Trong hành động: Bà cùng con dâu thu dọn nhà cửa, quét dọn sân vườn cho sạch sẽ;
nấu một nồi cháo cám bổ sung vào bữa ăn ngày đói như để ăn mừng nhân ngày con
trai lấy được vợ.
* Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người đàn bà
hàng chài:
- Rất mực yêu thương con: tận tâm bảo bọc, che chở, cố tránh cho con khỏi bị tổn
thương…
- Chấp nhận chung sống vời người đàn ông vũ phu chứ quyết không chịu bỏ cũng vì
muốn những đứa trẻ luôn có bố "đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ
không thể sống cho mình như ở trên đất được"
- Hạnh phúc bình dị là khi nhìn những đưa con được ăn no.
=> Chính tình thương con là sức mạnh để chị tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống.
3. Đánh giá:
- Khẳng định tài năng của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu trong việc miêu tả hai
nhân vật bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài. Cả hai nhân vật đều được đặt vào những
tình huống éo le, đặc biệt và đều được các tác giả đi sâu khai thác thế giới bên trong
nội tâm nhân vật.
- Tuy hoàn cảnh khác nhau nhưng hai người mẹ này đều có nét chung là trải qua nhiều
nỗi khổ cực trong đời mà vẫn luôn giữ được sự lạc quan, niềm tin vào tương lai và cội
nguồn sâu xa của những điều đó chính là nhờ tình yêu thương con vô bờ. Hai nhân vật
này đã góp phần hoàn thiện chân dung người phụ nữ Việt Nam.
ĐỀ SỐ 03. CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LẦN 1
Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” (SGK
Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục) của nhà thơ Quang Dũng.
1 Giới thiệu chung:
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, ông làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc,... nhưng thành
công hơn cả là trong lĩnh vực thơ ca.
- "Tây Tiến" là bài thơ xuất sắc trong sự nghiệp văn chương của Quang Dũng, cũng là
một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính trong kháng chiến chống
Pháp. Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến vừa hào hùng
vừa hào hoa.
2 Phân tích vẻ đẹp người lính Tây Tiến:
a/ Vẻ đẹp hào hùng:
* Được khắc họa tập trung trong tương quan với khung cảnh thiên nhiên miền Tây
hiểm trở, dữ dội, hùng vĩ.
* Những biểu hiện cụ thể:
- Những người lính có lí tưởng yêu nước cao cả. Câu thơ “Chiến trường đi chẳng
tiếc đời xanh” đã kết tinh được vẻ đẹp lí tưởng yêu nước của những chàng trai thanh
niên Hà Nội. Họ là những chàng trai thời loạn tự nguyện xếp bút nghiên ra chiến
trường, sẵn sàng dấn thân, xả thân cho đất nước với lí tưởng cao cả “quyết tử cho tổ
quốc quyết sinh”.
- Những người lính có ý chí , nghị lực, đối mặt vượt lên mọi khó khăn thử thách. Biết
bao khó khăn chồng chất: sự hiểm trở cả địa hình (“Dốc lên khúc khuỷu”, “heo hút
cồn mây”…), sự oai linh của rừng thiêng nước độc (“Chiều chiều oai linh thác gầm
thét”), sự rình mò của thú dữ (“đêm đêm…cọp trêu người”…)…, sự dãi dầu của thân
xác trong một thời gian dằng dặc (“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”…), sự hoành
hành của bệnh tật nơi “Lam Sơn chướng khí” (“không mọc tóc”, “xanh màu
lá”…)…Vậy mà những người lính ấy không hề nản chí, chùn bước.
- Người lính đối mặt với cái chết – thử thách nghiệt ngã nhất mà không hề bi lụy.
=> Người lính Tây Tiến qua hồi tưởng của nhà thơ dù phải đốii diện với những khó
khăn mất mát nhưng vẫn hiện ra kì vĩ, oai phong, kiêu hùng và cũng thật hào hùng.
b/ Vẻ đẹp hào hoa:
* Để khám phá và thể hiện chân thực vẻ đẹp hào hoa của người lính, nhà thơ đã đặt
hình tượng này trong tương quan với khung cảnh nên thơ, thi vị, huyền ảo, duyên
dáng của thiên nhiên miền Tây.
* Những biểu hiện cụ thể:
- Cảm nhận tài hoa, tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây:
+ Họ ngỡ ngàng nhận ra “hoa về trong đêm hơi” ở Mường Lát.
+ Họ sảng khoái khi ngắm “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
+ Họ thực sự thấy ấm áp khi cảm nhận hương vị cơm lên khói, hương “thơm nếp
xôi” ở Mai Châu.
+ Chỉ những người lính Tây Tiến mới nhìn những bó đuốc cháy sáng trong đêm hội
liên hoan ở một vùng đất tưởng như bị lãng quên hoang vu thành “đuốc hoa”, mới
thấy “hoa đong đưa” như làm duyên cùng dòng nước lũ.
+ Chất hào hoa đã gửi vào cái nhìn cảnh vật tạo nên những câu thơ đầy ám ảnh:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”
Câu thơ chất thi sĩ trong sâu thẳm tâm hồn người lính Tây tiến, trong khoảnh khắc
giao cảm bất ngờ với hồn tạo vật.
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
- Những câu thơ viết về nỗi nhớ làm cho tâm hồn người lính thăng hoa “Đêm mơ Hà
Nôi dáng kiều thơm” vô cùng lãng mạn, bay bổng.. Chính nỗi nhớ, ước mơ hướng về
một góc phố, một ngõ nhỏ, về những dáng kiều thơm ấy đã tiếp sức, nâng bước cho
người lính trẻ Hà Nội thêm vững vàng, quyết tâm chiến đấu, xả thân vì tổ quốc.
c/ Nghệ thuật xây dựng và miêu tả hình tượng:
- Quang Dũng đã chọn cách thể hiện vẻ đẹp của người lính Tây Tiến một cách độc
đáo”
+ Sự hòa trộn giữa hiện thực và trữ tình, bi và tráng…
+ Bút pháp tương phản…
+ Ngôn từ thơ giàu chất họa và chất nhạc…
3 Đánh giá:
Bài thơ giúp ta thêm hiểu, trân trọng, tự hào về những người lính trí thức, trân trọng
sự sáng tạo đầy bản sắc và bản lĩnh của Quang Dũng.
ĐỀ SỐ 04. TPPT CHU VĂN AN HÀ NỘI
Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn "Vợ nhặt"
của Kim Lân. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về sức mạnh của tình yêu
thương trong cuộc sống.
1. Về tác giả, hoàn cảnh sáng tác:
- Kim Lân là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện ngắn. Ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ,
tâm lý của những người dân quê để viết nên những trang văn chân thật và cảm động
về họ.
- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc được viết lại từ phần đầu của tiểu thuyết Xóm ngụ
cư. Tác phẩm đã xây dựng được những nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc với người
đọc, tiêu biểu là nhân vật người vợ nhặt.
2. Cảm nhận về người vợ nhặt:
- Người vợ nhặt hiện lên như một nạn nhân tiêu biểu của nạn đói khủng khiếp năm
1945. Nhân vật không có tên riêng, không có lai lịch… chỉ là một thân phận bọt bèo
trôi dạt giữa dòng đời. Cái đói đã hủy hoại cả vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp nữ tính của
một người phụ nữ.
- Người vợ nhặt có một khát vọng sống mãnh liệt, một khát vọng hướng về mái ấm
gia đình rất đáng trân trọng. Người vợ nhặt theo Tràng về nhà không chỉ vì cái đói dồn
đuổi mà còn xuất phát từ ước mơ được sống trong một gia đình ấm cúng, từ sự cảm
động trước một tấm lòng hào hiệp hiếm có trong nạn đói. Vì vậy trên đường về nhà
cùng Tràng thị tỏ ra e thẹn, ngượng ngập và ý tứ hơn. Khi nhìn thấy ngôi nhà lụp xụp
rách nát, người phụ nữ ấy vẫn ở lại để cùng chia sẻ cuộc đời đói khổ với Tràng chứ
không bỏ đi.
- Người vợ nhặt có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Vẻ đẹp bị lu mờ, khuất lấp trong nạn đói
đã dần dần được thể hiện. Trong buổi sáng ngày hôm sau, người vợ nhặt đã hiện lên
trong hình ảnh người phụ nữ hiền hậu, nết na, đúng mực, biết lo toan vun vén cho gia
đình, cư xử tinh tế với mẹ chồng… . Đây là một sự thay đổi vừa bất ngờ vừa tất yếu.
- Người vợ nhặt đã nhắc đến cảnh phá kho thóc của Nhật chia cho người đói trong bữa
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
cơm đón nàng dâu mới. Ánh sáng của tương lai dường như đã xuất hiện trước mặt các
nhân vật với hình ảnh đó. Nhân vật người vợ nhặt đã góp phần thể hiện giá trị hiện
thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
- Kim Lân đã xây dựng nhân vật người vợ nhặt trong một tình huống truyện độc đáo,
miêu tả ngoại hình, sử dụng ngôn ngữ đối thoại và thể hiện tinh tế diễn biến tâm lý
nhân vật… để bày tỏ sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của t ình người và niềm hi vọng của
cuộc sống của những người dân nghèo khổ.
3. Trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống:
- Tình yêu thương giúp con người biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người xung
quanh mình. Con người sẽ không phải sống cô đơn, lạnh lẽo giữa cuộc đời.
- Người trao yêu thương và người nhận yêu thương đều có được niềm vui và hạnh
phúc, được sống có ý nghĩa hơn.
- Tình yêu thương có sức mạnh kỳ diệu, có thể cảm hóa, thanh lọc tâm hồn con người,
hướng thiện và tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Có tình yêu thương, con người sẽ có động lực để vượt qua những khó khăn thử thách
trong cuộc sống.
ĐỀ SỐ 05. THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN LẦN 1
Bàn về đặc điểm cái “tôi” trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho
rằng: Đó là cái tôi giàu khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt. Lại có ý
kiến khẳng định: Bài thơ đã thể hiện một cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình
yêu và sự hữu hạn của kiếp người.
Từ cảm nhận về cái “tôi” trong bài thơ, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
- Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời
chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa
hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh
phúc đời thường.
- “Sóng” là bài thơ tình đặc sắc được Xuân Quỳnh sáng tác nhân chuyến đi thực tế về
vùng biển Diêm Điền. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình
yêu qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung
thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người nhưng cũng chất chứa nhiều day dứt, lo âu.
2. Cảm nhận về cái tôi trong bài “Sóng”:
2.1 Giải thích ý kiến:
- “Cái tôi” là cái bản ngã, là tâm trạng, cảm xúc, là thế giới tâm hồn riêng của nhà
thơ trước hiện thực khách quan. Qua “cái tôi”, ta có thể thấy được những suy nghĩ,
thái độ, tư tưởng... của nhà thơ trước cuộc đời.
- “Khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt”: là những mong muốn,
khát khao trong cuộc sống và tình yêu được đẩy lên đến cao độ, nồng nàn - biểu
hiện của một con người trẻ trung, say mê, đầy sức sống.
- “Cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp
người”: là cái tôi tinh tế trong cảm nhận, giàu trăn trở suy tư khi nhận ra sự ngắn
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
ngủi của tình yêu và sự mong manh của đời người.
=> Cả hai ý kiến trên đều đúng và bổ sung cho nhau, hoàn thiện ý nghĩa khái quát:
thơ Xuân Quỳnh tiêu biểu cho tiếng nói tâm tư, tình cảm của giới mình.
2.2 Cảm nhận về cái tôi trong bài “Sóng”
a. Cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt:
- Cái tôi khát vọng được sống đúng với cá tính của mình, được thấu hiểu và được
yêu thương nên đã dấn thân vào hành trình gian truân tìm kiếm hạnh phúc: "Sông
không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể".
Cái tôi còn khát vọng khám phá bản chất, nguồn gốc của tình yêu, để rồi nhận ra
rằng tình yêu là bí ẩn, thiêng liêng và không thể nào lí giải được “Em cũng không
biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau"
- Cái tôi mang nỗi nhớ nồng nàn da diết, nỗi nhớ ấy vượt qua mọi khoảng cách
không gian, mọi giới hạn thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi cả
vào trong tiềm thức, xâm nhập cả vào những giấc mơ: "Lòng em nhớ đến anh/ Cả
trong mơ còn thức/ Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược về phương Nam/ Nơi nào
em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương" - Cái tôi khát vọng và tin tưởng tình yêu
chung thuỷ sẽ vượt qua những biến động của cuộc sống, những thăng trầm của cuộc
đời để đến được bến bờ hạnh phúc: “Cuộc đời tuy dài thế/ Năm tháng vẫn đi qua/
Như biển kia dẫu rộng/ Mây vẫn bay về xa”. Đó cũng chính là một nét đẹp của cái
tôi trữ tình hay chính nhà thơ.
b. Cái tôi nhạy cảm day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp
người:
- Bằng sự chiêm nghiệm của một trái tim đa cảm và sự từng trải, nhà thơ đã sớm
nhận ra nghịch lý: đời người là ngắn ngủi so với thời gian vô thuỷ vô chung; khát
vọng tình yêu là khôn cùng mà kiếp sống của mỗi người là hữu hạn.
- Cái tôi tìm cách hoá giải nghịch lý và nỗi day dứt ấy bằng khát vọng hoá thân vào
sóng, hoà nhập vào biển lớn tình yêu để mãi mãi được yêu thương và dâng hiến, để
tình yêu vượt qua sự hữu hạn của phận người: "Làm sao được tan ra/ Thành trăm
con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ"
c. Nghệ thuật thể hiện:
- Cái tôi trong “Sóng” được thể hiện bằng thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ linh hoạt,
giọng điệu chân thành, da diết, riêng khổ 5 là khổ duy nhất trong bài gồm 6 câu thơ,
như một sự phá cách để thể hiện một trái tim yêu tha thiết, nồng nàn.
- Ngôn ngữ bình dị với thủ pháp nhân hoá, ẩn dụ, các cặp từ tương phản, đối lập,
các điệp từ; cặp hình tượng sóng và em vừa sóng đôi, vừa bổ sung hoà quyện vào
nhau cùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của cái tôi thi sĩ.
3. Bình luận, đánh giá hai ý kiến:
- Hai ý kiến trên đều đúng, cả hai đề cập đến những đặc điểm khác nhau của cái tôi
Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng. Ý kiến thứ nhất nhất mạnh đến khát vọng sống,
khát vọng yêu, ý kiến thứ hai khẳng định sự nhạy cảm, nỗi day dứt của cái tôi về
giới hạn tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người.
- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự
nhìn nhận toàn diện về cái tôi của thi sĩ; giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu
đáo hơn về vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
ĐỀ SỐ 06. CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ HÒA BÌNH LẦN 1
Có ý kiến cho rằng “Qua bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã vẽ nên một bức tranh
đẹp về núi rừng Tây Bắc” Lại có ý kiến cho rằng “ Thành công lớn nhất của Quang Dũng
ở bài thơ Tây Tiến là khắc họa vẻ đẹp bi tráng của những người lính Việt Nam thời chống
Pháp.”
Bằng hiểu biết của anh( chị) về bài thơ “Tây Tiến”, hãy bình luận những ý kiến trên?
1 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng
Quang Dũng được biết đến nhiều là một nhà thơ. Thơ Quang Dũng hồn hậu, phóng
khoáng, đậm chất lãng mạn và tài hoa. Ông là một trong những cây bút tiêu biểu của
thơ ca kháng chiến chống Pháp.
- Tây Tiến là một bài thơ xuất sắc, có thể xem là một kiệt tác của Quang Dũng, xuất
hiện ngay trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ đã
khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền
Tây hùng vĩ, dữ dội.
2. GIẢI THÍCH Ý KIẾN
- Ý kiến thứ nhất: Nhà thơ Quang Dũng đã vẽ nên một bức tranh thiên đẹp về núi
rừng Tây Bắc. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, chất nhạc, Quang Dũng đã dựng lên bức
tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội mà cũng thơ mộng, nên thơ.
- Ý kiến thứ hai:
+ “Bi” là đau buồn, bi ai.
+ “Tráng” là khỏe khoắn, mạnh mẽ.
“Bi tráng” là nói đến nỗi buồn, đau do gian khổ, bệnh tật, mất mát, hi sinh nhưng
không hề có than vãn, khổ lụy. Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến thể hiện ở
sự hào hùng, mãnh liệt; ý chí chiến đấu quên mình, tâm hồn hào hoa, lãng mạn . . .
giữa bao gian khổ - hi sinh. Họ “bi” mà không “lụy”, buồn đau mà hùng tráng, mất
mát, hi sinh mà vẫn lạc quan . . .
3. CHỨNG MINH- BÌNH LUẬN Ý KIẾN
Hai ý kiến khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành một cái
nhìn khái quát về “Tây Tiến”. Từ bài thơ “ Tây Tiến”, thí sinh có thể cảm nhận và
làm sáng tỏ một cách linh hoạt với những cách thể hiện cảm nhận khác nhau. Dưới
đây là những ý tham khảo:
a -Ý kiến thứ nhất: Thiên nhiên miền Tây
- Một Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt:
+ Địa hình đồi núi hiểm trở, thật sự là một thách thức với con người
"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi"
“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống “
...
+ Thiên nhiên hùng vĩ, bí hiểm, chứa đựng nhiều hiểm nguy:
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
"Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"
=> Bút pháp tả thực cùng việc sử dụng liên tiếp các từ láy tượng hình "khúc khuỷu"
"thăm thẳm" "heo hút", các thanh trắc đã góp phần tái hiện thành công vẻ đẹp hoang
sơ, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.
- Một Tây Bắc thơ mộng, trữ tình, duyên dáng, nên thơ:
"Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ, hoa đong đưa”
Cảnh đẹp như mộng lại như tranh, chỉ vài nét chấm phá mà tinh tế, tài hoa, Quang
Dũng không tả mà chỉ gợi, cảnh thiên nhiên hoang sơ không phải là vô tri vô giác mà
phảng phất trong gió, trong cây như có linh hồn con người:” Có thấy hồn lau nẻo bến
bờ”. Bốn câu thơ làm hiện lên bức tranh thủy mặc nhưng lại không tĩnh tại mà sống
động, thiêng liêng. Đúng như giáo sư Trần Đình Sử đã nhận xét: Đọc đoạn thơ này,
ta như lạc vào một thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, cõi nhạc”.
- Tiểu kết: Bài thơ khắc họa thành công thiên nhiên miền Tây qua nỗi nhớ của
Quang Dũng với ngòi bút vừa hiện thực vừa lãng mạn. Từ việc sử dụng thủ pháp
phóng đại và đối lập kết hợp với ngôn ngữ giàu chất tạo hình, nhà thơ đã tạo nên một
thiên nhiên Tây Bắc vừa hoang vu bí hiểm lại vừa thơ mộng ấm áp.
b Ý kiến thứ hai: vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến
- Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt – có bóng dáng
của tráng sĩ xưa nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ:
+ Quang Dũng không hề che dấu sự gian khổ, khó khăn trên những chặng đường
hành quân, những căn bệnh hiểm nghèo và cả những hi sinh mất mát của người lính.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
...
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
...
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
+ Trong gian khổ, mất mát, đau thương, họ vẫn luôn giữ nét trẻ trung, hào hoa, lãng
mạn của những chàng trai Hà thành "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"
+ Những câu thơ khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ. Người lính Tây Tiến
không chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái chết, sẵn sàng hiến dâng cả tuổi
thanh xuân cho Tổ quốc "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Đó là dũng khí tinh
thần và hành động cao đẹp. Tư thế ra trận, lý tưởng lên đường hào hùng mà bi tráng.
+ Họ luôn giữ trọn lời thề chung thủy với cách mạng, với Tây Tiến:
"Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi"
- Nghệ thuật: Hình tượng người lính Tây Tiến được miêu tả bằng sự kết hợp hài hòa,
điêu luyện giữa cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng. Trong bài thơ, Quang
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
Dũng đã dựng lên bức tượng đài người lính cách mạng vừa chân thực vừa có sức
khái quát, tiêu biểu cho vẻ đẹp, sức mạnh của dân tộc ta trong thời kỳ đầu chống
thực dân Pháp. Đó là bức tượng đài được kết tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc
kháng chiến, được khắc tạc bằng cả tình yêu của Quang Dũng đối với những người
đồng đội, đối với đất nước mình.
4 ĐÁNH GIÁ:
- Hai ý kiến bổ sung khái quát cho nhau làm nên vẻ đẹp của bài thơ Tây Tiến .
- Khẳng định vẻ đẹp của hồn thơ và tài thơ Quang Dũng cũng như sức sống bền bỉ
của bài thơ qua các thời đại.
ĐỀ SỐ 07. CHUYÊN NGUYỄN HUỆ HÀ NỘI LẦN 1
Về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh ( sách Ngữ văn 12) có ý kiến cho
rằng “ Đó là một tác phẩm có giá trị lịch sử to lớn”. Ý kiến khác thì khẳng định: “ Đó là
một áng văn chính luận mẫu mực”
Từ cảm nhận của mình về tác phẩm, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên?
1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
- Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam.
Người viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể
loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực.
- Ở thể loại văn chính luận, Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là một cây bút xuất sắc
mẫu mực mà dẫn chứng hùng hồn là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 1945. “Tuyên
ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị
nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện
lịch sử vô giá mà còn là một tác phẩm văn học vô giá.
2. GIẢI THÍCH Ý KIẾN
- Ý kiến thứ nhất nói đến phương diện nội dung của tác phẩm. Ra đời trong một hoàn
cảnh lịch sử đặc biệt, viết về những sự kiện trọng đại của dân tộc, “Tuyên ngôn độc
lập” là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn.
- Ý kiến thứ hai: nhìn nhận từ phương diện nghệ thuật của tác phẩm."Tuyên ngôn độc
lập" là áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực; tràn đầy tâm huyết, khát vọng cháy
bỏng về độc lập, tự do của Chủ tích Hồ Chí Minh và cả dân tộc. Bằng lập luận chặt
chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn, đanh thép, Hồ Chí
Minh đã làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước Việt Nam.
3. CHỨNG MINH - BÌNH LUẬN Ý KIẾN
a Tuyên ngôn độc lập “ Là một tác phẩm có giá trị lịch sử to lớn”:
- Ngày 2-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục
vạn đồng bào tại quảng trường Ba Đình,Hà Nội. Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện
lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do,
cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc ta để có
quyền thiêng liêng đó.
- Bản Tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam và
mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta: kỉ nguyên độc lập tự do, kỉ nguyên nhân dân
làm chủ đất nước.
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
+ Bản tuyên ngôn khẳng định nhân dân ta đã đấu tranh giành độc lập, tự do từ tay
Nhật chứ không phải từ tay Pháp và đã anh dũng thực hiện hai cuộc cách mạng dân
tộc, dân chủ để thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Bản tuyên ngôn còn tuyên bố thoát ly quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ mọi đặc
quyền, đặc lợi của Pháp trên đất nước Việt Nam “Bởi thế cho nên, chúng tôi...thoát ly
hẳn….xóa bỏ hết….xóa bỏ tất cả… trên đất nước Việt Nam”.
+ Tuyên bố về quyền được độc lập của dân tộc, về sự thật là nước Việt Nam đã giành
được độc lập “ Nước Việt nam….độc lập", khẳng định ý chí kiên quyết bảo vệ quyền
tự do, độc lập của toàn dân tộc VN “ Toàn thể ….độc lập ấy”
- Mặt khác, với nội dung khái quát sâu sắc, trang trọng cùng tầm vóc của tư tưởng,
tầm văn hóa lớn, bản Tuyên ngôn ra đời đã khẳng định được vị thế bình đẳng, lập
trường chính nghĩa của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân
đạo của nhân loại trong thế kỉ XX. Đồng thời, đập tan luận điệu xảo trá của bọn thực
dân Pháp, vạch trần dã tâm quay trở lại xâm lược cùng bản chất tàn bạo của chúng
trước dư luận quốc tế "Ngày 9 tháng 3 năm nay...chúng đã bán nước ta hai lần cho
Nhật".
b Tuyên ngôn độc lập “ Là một áng văn chính luận mẫu mực”:
* Tuyên ngôn Độc lập có hệ thống lập luận chặt chẽ, với những lý lẽ sắc bén,
những bằng chứng thuyết phục.
- Bản Tuyên ngôn đã khẳng định quyền lợi chính đáng của dân tộc ta - quyền tự do,
bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc, trên cơ sở:
+ Cơ sở pháp lý: dựa vào bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ và bản
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Lấy "gậy ông
đập lưng ông", Hồ Chí Minh đã đưa ra "những lẽ phải không ai chối cãi được" một
cách khéo léo. Đồng thời, điều đó còn có ngụ ý đặt ngang hàng 3 cuộc cách mạng, 3
bản Tuyên ngôn, 3 nền độc lập. Cách nói ấy vừa kiên quyết, vừa sáng tạo.
+ Cơ sở thực tiễn: Đó là dân tộc Việt Nam đã phải trải qua cuộc đấu tranh vô cùng
gian khổ để giành lại độc lập từ tay Nhật "Khi Nhật đầu hàng Đồng minh... nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa".
=> Như vậy, quyền tự do, bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc là quyền lợi chính
đáng và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.
- Vạch trần âm mưu, tội ác và những luận điệu xảo trá của thực dân Pháp:
+ Về chính trị: chúng tước đoạt quyền tự do của dân ta, dùng chính sách chia để trị,
chính sách ngu dân, đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của ta, làm suy nhược giống
nòi,...
+ Về kinh tế: bóc lột dân ta tàn tệ, độc quyền in giấy bạc, đặt ra những thứ thuế vô
lí,...
+ Hai lần bán nước ta cho Nhật
=> Bằng những dẫn chứng cụ thể, chính xác, đầy đủ ở các mặt, Người đã chứng minh
cho toàn thế giới thấy những gì Pháp đã làm trên đất nước Việt Nam là hoàn toàn trái
với lá vờ "tự do, bình đẳng, bác ái" mà chúng vẫn rêu rao trước dư luận quốc tế.
- Tổng kết cuộc cách mạng của dân tộc, từ đó khẳng định độc lập và chủ quyền và
quyết tâm giữ vững thành quả cách mạng của dân tộc ra bằng những lập luận logic,
xác đáng: "Bởi thế cho nên...", "Vì những lẽ trên" ...
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
* Giọng văn hùng hồn, đanh thép nhưng vẫn thấm đượm chất trữ tình nên giàu
sức thuyết phục.
- Lời văn trong "Tuyên ngôn Độc lập" có lúc vang lên chắc nịch khi tác giả trích dẫn
những bản tuyên ngôn của nước Mỹ, Pháp; vừa đanh thép vừa đau đớn, căm giận khi
kể tội giặc Pháp; sung sướng, tự hào với sức mạnh quật khởi nghĩa của nhân dân khi
đứng lên đánh đuổi phát xít Nhật, giành lấy chính quyền; quyết tâm sắt đá khi nói về
sự bảo vệ quyền tự do và độc lập của dân tộc.
=>Trong văn bản, đã có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa lí và tình. Nhờ đó, Tuyên
ngôn Độc lập có một giọng điệu riêng, mà âm hưởng chính vẫn là hùng tráng, tự hào.
* Ngôn ngữ linh hoạt, chính xác, tinh tế
Sự điêu luyện về ngôn ngữ thể hiện ở nhiều mặt, chủ yếu là :
- Câu văn uyển chuyển, sinh động, theo nhịp của giọng điệu bản Tuyên ngôn Độc lập;
có những câu đơn, nhưng phần lớn là câu phức, nhiều mệnh đề.
- Sử dụng hàng loạt cấu trúc trùng điệp.
+ Trùng điệp về từ, ngữ: “Dân ta… Dân ta… Chúng tôi… Chúng tôi… Một dân tộc…
Một dân tộc…”
+ Trùng điệp về câu: “Chúng thu hành… dã man”; “Chúng lập ba chế độ… đoàn
kết”; “Chúng lập ra nhà tù..”; “Chúng ràng buộc…”
+ Trùng điệp về nội dung theo chiều hướng tăng tiến ở nhiều cấp độ: “Từ đó dân ta
chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn…”
- Hình ảnh: thẳng tay chém giết; tắm các cuộc khởi nghĩa … bể máu; bóc lột đến
xương tuỷ; nước ta xơ xác, tiêu điều; ngóc đầu lên; quỳ gối đầu hàng… gây ấn tượng
mạnh với người đọc.
4 Đánh giá chung:
- Hai ý kiến không hề đối lập nhau mà bổ sung, khẳng định cho nhau, góp phần hoàn
thiện những giá trị cho tác phẩm.
- Thể hiện đóng góp lớn lao của người cầm bút.
ĐỀ SỐ 08. CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LẦN 2
“ Đây là bút kí dài nhất và tâm huyết nhất của tôi về Huế. Tôi đã mang cả tâm huyết vẽ lên
một dòng sông y như nó vốn có. Dòng sông của văn hóa, lịch sử, huyền thoại”.
Anh ( chị) hãy phân tích hình tượng sông Hương trong tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường để chứng minh tác giả đã hiện thực hóa thành công
ý đồ nghệ thuật trên?
1 Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những cây bút kí tiêu biểu của văn học Việt
Nam hiện đại. Với thể loại kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện trên từng trang văn
vốn kiến thức uyên bác và cách viết tài hoa.
- “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách kí của
Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương, thiên nhiên và
con người xứ Huế với những trang văn “vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ,
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
nội dung thông tin về văn hóa lịch sử rất phong phú”.
2 Giải thích ý kiến
- Lời phát biểu là những chia sẻ của nhà văn về một trong những bút ký tâm huyết
nhất của ông. Qua đó, ta hiểu ý đồ nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc tường trong tác
phẩm này. Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã thực hiện hóa thành công ý đồ
ấy.
- Trong tùy bút, nhà văn đã “vẽ nên một dòng sông y như nó vốn có” nghĩa là
khám phá vẻ đẹp từ góc độ tự nhiên. Không những thế sông Hương còn là "dòng
sông của văn hóa, lịch sử, huyền thoại".
3 Phân tích, chứng minh:
Sông Hương được khám phá từ góc độ tự nhiên:
- Ở thượng nguồn, sông Hương giống như một bản trường ca của rừng già với
những tiết tấu đa dạng khi thì “rầm rộ, mãnh liệt”, lúc lại “ dịu dàng, đắm say”. “
Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời… như một cô gái
Digan phóng khoáng và man dại”
- Ra khỏi rừng, “ sông Hương nhanh chóng mang một vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ”,
chẳng khác nào người con gái đẹp “ nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu hóa
đầy hoa dại”. Hành trình về thành phố của sông Hương thật dài, nhiều khúc quanh,
ngã rẽ. Vẻ đẹp của sông được miêu tả như một bức tranh đầy màu sắc “ sớm xanh,
trưa vàng, chiều tím”.
- Đoạn miêu tả sông Hương khi chảy vào lòng thành phố thực sự là một đoạn tuyệt
bút. Với cảm nhận tinh tế và một ngòi bút tài hoa, ông đã miêu tả con sông như một
mỹ nhân, một tình nhân. Đường cong làm cho con sông mềm hẳn đi “ như một
tiếng vẳng không nói ra của tình yêu”, điệu chạy lặng lờ của nó là “ điệu Slow tình
cảm dành riêng cho Huế”. Khi sông Hương đột ngột đổi dòng để gặp lại thành phố,
nhà văn gọi nó “ là nỗi vấn vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”.
Sông Hương được khám phá từ vẻ đẹp huyền thoại: là một “ dòng sông của văn
hóa, lịch sử, huyền thoại”
-“ Sông Hương đã sống những thế kỉ vinh quang với nhiệm vụ lịch sử của nó” .
Bằng một lối điểm sử vừa ngẫu hứng, vừa tài hoa đậm màu sắc tùy bút, tác giả đã
chỉ ra sự song hành của sông Hương với lịch sử thành phố Huế nói riêng và dân tộc
Việt Nam nói chung. Sông Hương “ là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử
thi viết giữa màu cỏ xanh biếc”
- “ Có một dòng thi ca về sông Hương”, dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại
mình. Tác gỉa thiên tùy bút đã tổng kết một cách ngắn gọn và phóng túng những vẻ
đẹp khác nhau của sông Hương qua “ cái nhìn tinh tế của Tản Đà”: trong “ khí
phách của Cao Bá Quát” và qua thơ Bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu, Nguyễn Du.
- Trong tình yêu và cảm nhận rất riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương
còn là “ một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” ; nhà văn khẳng định “ toàn bộ
nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nướ của dòng sông này”
Như vậy, sông Hương là cội nguồn cảm hứng cho thơ và nhạc.
- Có rất nhiều huyền thoại về sông Hương nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chia
sẻ ông tâm đắc nhất với huyền thoại kể rằng: người dân hai bờ sông Hương đã nấu
nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi. Một huyền
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
thoại thật đẹp, thật lung linnh, đậm chất lãng mạn,…
Đánh giá
- Sông Hương vốn đã đẹp lại càng đẹp hơn khi nó được cảm nhận bởi một cái tôi
uyên bác, tinh tế, tài hoa. Thiên tùy bút có mạch văn phong túng đầy ngẫu hứng,
đấm chất trữ tình. Trí tưởng tượng phong phú, khả năng liên tưởng giàu có của tác
giả khiến cho con sông hiện lên với những vẻ đẹp đa dạng, phong phú đầy biến hóa
thông qua những so sánh, liên tưởng, ví von sáng tạo, bất ngờ… Tác phẩm thực sự
là một huyền thoại về một dòng sông - một huyền thoại được viết nên bởi tình yêu,
sự am hiểu về Huế và một ngòi bút tài hoa hiếm có.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một trong những tùy bút hay nhất, in đậm dấu ấn
phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường.
ĐỀ SỐ 09. THPT CHUYÊN HƯNG YÊN LẦN 1
Đọc truyện ngắn “ Vợ nhặt”, nhận xét về nhà văn Kim Lân, có ý kiến cho rằng: “ Ông là
cây bút có biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật”, ý kiến khác lại nhấn mạnh “ Ông là nhà văn
có tấm lòng nhân đạo sâu sắc”
Anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ các ý kiến trên thông qua việc phân tích tâm trạng
nhân vật bà cụ Tứ?
1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM, VẤN ĐỀ CẦN NGHỊ LUẬN:
- Kim Lân là nhà văn viết rất ít nhưng rất thành công ở lĩnh vực truyện ngắn. Ông
được coi là nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy
của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng).
- Tiêu biểu cho sự thành công lĩnh vực truyện ngắn của ông là tác phẩm “Vợ
nhặt” – in trong tập “Con chó xấu xí”. Truyện là bài ca về tình người, về lòng lạc
quan và niềm khát sống mãnh liệt của những con người sống trong tận cùng của đói
khổ.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bằng tấm lòng và tài năng, Kim Lân đã khắc họa
đậm nét và cảm động diễn biến tâm trạng đầy phức tạp và nỗi lòng của bà cụ Tứ và
thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình với những kiếp người nghèo khổ.
2. GIẢI THÍCH Ý KIẾN:
- Ý kiến thứ nhất: “Ông là cây bút có biệt tài miêu tả tâm lí”
“ Miêu tả tâm lí” là khám phá, đi sâu vào từng ngõ ngách, thể hiện những chuyển
biến tinh tế trong tâm trạng nhân vật. Ý kiến này đánh giá tài năng nghệ thuật của
Kim Lân.
- Ý kiến thứ hai. “Ông là người có tấm lòng nhân đạo”
“ Nhân đạo” là lòng thương người. Tấm lòng nhân đạo được biểu hiện ở các
phương diện sau:
+ Đồng cảm, xót thương trước số phận bi kịch của con người.
+ Đề cao, trân trọng, ngợi ca con người.
+ Lên án, phê phán những thế lực chà đạp lên con người.
+ Khẳng định khát vọng, ước mơ của con người về quyền sống, quyền hạnh phúc,…
3 CHỨNG MINH - BÌNH LUẬN Ý KIẾN:
Hai ý kiến khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành một cái
nhìn khái quát về nhà văn Kim Lân. Từ nhân vật bà cụ Tứ, thí sinh có thể cảm nhận
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
và làm sáng tỏ một cách linh hoạt với những cách thể hiện cảm nhận khác nhau.
Dưới đây là những ý tham khảo:
a Ý kiến thứ nhất: Ông là cây bút có biệt tài miêu tả tâm lí (2,0 điểm)
(Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật)
- Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng: giữa những ngày đói, bà cụ Tứ cũng giống mọi
người, lần hồi kiếm miếng ăn và lo lắng vì sự ám ảnh của cái đói thì anh Tràng- con
trai bà bỗng nhiên nhặt được vợ.
- Diễn biến tâm trạng:
+ Khi trở về nhà, nhìn thấy người đàn bà lạ xuất hiện trong ngôi nhà của mình, nét
tâm lí đầu tiên của bà cụ Tứ là thái độ hết sức ngạc nhiên, bà không tin ở mắt mình.
+ Sau khi nghe Tràng xác nhận đó là người vợ nhặt của Tràng, người mẹ nghèo hiểu
ra bao cơ sự vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình; bao nỗi niềm tâm
tư ngổn ngang trào dâng giằng xé trong bà. Lòng bà trào dâng nỗi tủi phận và cả sự
lo lắng; bà lo cho con bằng nỗi lo của người mẹ nghèo từng trải đã biết thế nào là đói
khát. Bởi vậy nỗi lo càng trở nên đớn đau đến quặn thắt, dồn lại thành những giọt
nước mắt tủi hờn.
+ Khi nhìn người con dâu, lòng người mẹ nghèo không khỏi xót thương cho cảnh
ngộ của chị. Bà hiểu và không chút coi thường, khinh rẻ mà dành cho người vợ nhặt
của Tràng sự đồng cảm, xót thương, bà cư xử dịu dàng, ân cần và trìu mến đối với
chị: “Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng””Con
ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”…
+ Mở lòng đón nhận người con dâu, tâm trạng của bà chuyển sang niềm vui và hi
vọng. Bà an ủi, động viên con cũng chính là động viên mình bằng một niềm tin rất
chân thật “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”
+ Hạnh phúc của đứa con khiến người mẹ có nhiều đổi thay khác lạ, nhanh nhẹn
hơn, “tươi tỉnh khác thường, cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng rỡ hẳn lên” . Bà
cố gắng bằng tấm lòng người mẹ để bù đắp để làm mất đi cái phần tủi sầu, để hạnh
phúc của con thêm phần trọn vẹn.
+ Trong bữa cơm bà nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau, nhưng
niềm vui của bà không trọn vẹn bởi không khí căng thẳng vì cái đói và sự bức bối,
ngột ngạt bởi tiếng trống thúc thuế dồn dập.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật:
+ Diễn tả tâm lí nhân vật tinh tế, thông qua hành động, cử chỉ, nét mặt, ngôn ngữ
giản dị, dễ hiểu, phù hợp với nhân vật…
+ Với khả năng đi sâu vào diễn biến tâm lí nhân vật, diễn tả thật xúc động tâm trạng
nhân vật, nhà văn giúp người đọc hình dung rõ hơn nghịch cảnh éo le của người lao
động trong nạn đói.
b Ý kiến thứ hai: Ông là nhà văn có tấm lòng nhân đạo sâu sắc
- Nhà văn đã phát hiện, chia sẻ và cảm thông với những bất hạnh, cơ cực và nỗi lòng
của người mẹ nghèo. Hơn ai hết, nhà văn đã nhìn thấu những xót xa, buồn tủi của bà
cụ Tứ trước cảnh ngộ éo le của con trai "Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho
con là lúc trong nhà đang ăn nên làm nổi... còn mình thì...", "Người ta có gặp bước
khso khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ
được"...
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
- Ông còn phát hiện, trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao
động. Mặc dù bị xô đẩy đến bước đường cùng, mấp mé bên bờ vực của sự sống và
cái chết, nhưng những người nông dân vẫn cưu mang, giúp đỡ nhau, chia sẻ cho
nhau miếng cơm, manh áo. Hiện thực cuộc sống càng đen tối bao nhiêu, những
phẩm chất của họ lại càng ngời sáng bấy nhiêu. ( chú ý phân tích cảnh bà cụ Tứ chấp
nhận cô con dâu mới trong lúc gia đình cãng đang rất khó khăn, không biết sống chết
lúc nào, đê làm nổi rõ tình người của họ).
- Kim Lân cũng thể hiện một sự trân trọng đối với khát vọng sống, khát vọng hạnh
phúc và mái ấm gia đình; luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng, tốt đẹp với
những con người cùng khổ.
Ông nâng niu từng mong ước của họ dẫu là mong ước nhỏ bé, bình dị đến tội
nghiệp, đáng thương "Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà ... Này ngoảnh đi ngoảnh lại
chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem".
Trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng bà cụ Tứ và vợ chồng Tràng vẫn luôn hướng tới
một cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc ( cần chú ý những chi tiết diễn tả tâm
trạng bà cụ Tứ, thái độ của Tràng, vợ Tràng trong bữa ăn, rồi nhà cửa , sân vườn đều
được quét tước , thu dọn sạch sẽ, gọn ghẽ). Một cái gì mới mẻ, khác lạ đang đến với
mỗi thành viên trong gia đình bà cụ Tứ và hé mở trước họ một tương lai tươi sáng,
ấm áp hơn!
4 ĐÁNH GIÁ CHUNG:
- Hai ý kiến đã bổ sung khái quát cho nhau làm nên một hình tượng nhân vật đẹp đẽ,
có sức khái quát cao và giàu ý nghĩa nhân văn.
- Qua nhân vật bà cụ Tứ nói riêng và tác phẩm "Vợ nhặt" nói chung, ta còn thấy ở
Kim Lân một cay bút có tài và một trái tim nhân hậu, yêu thương, trân trọng con
người hết mực.
ĐỀ SỐ 10. CHUYÊN LÊ QUÍ ĐÔN LẦN 3
Bàn về nghệ thuật xây dựng hai chân dung phụ nữ điển hình trong truyện “Vợ nhặt” –
Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài, còn
bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong”. Ý kiến của bạn?
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
Ông thường viết truyện ngắn về đề tài nông thôn và những người dân quê.
- “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, được rút từ tập
“Con chó xấu xí”. Truyện đã xây dựng thành công hai nhân vật phụ nữ: bà cụ Tứ
và vợ nhặt, qua đó bộc lộ tư tưởng nhân đao sâu sắc và mới mẻ của nhà văn.
II. CỤ THỂ:
1. GIẢI THÍCH Ý KIẾN:
- “Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài”: hình tượng người vợ
nhặt hiện lên thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói…
- “Bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong”: Tác giả khắc
họa nhân vật bà cụ Tứ chủ yếu qua những diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
động…
Hai ý kiến đều đúng, thể hiện nét độc đáo ở từng nhân vật, đồng thời cho thấy tài
năng của nhà văn Kim Lân trong việc khắc họa hình tượng nhân vật.
2. PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH:
a. Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài
Giới thiệu chung:
Tác giả gọi nhân vật của mình là "thị", "người đàn bà" hoặc "người con dâu", không
có tên, tuổi và lai lịch cụ thể. Chỉ biết rằng, thị thường ngồi nhặt thóc rơi vãi ở của
kho hoặc ai có việc gọi thì làm. Cuộc sống của thị cũng bấp bênh, khốn khổ trước
thảm họa đói. Chính những điều đó, khiến nhân vật càng có sức khái quát. "Thị" đại
diện cho biết bao người phụ nữ cùng rơi vào cảnh ngộ đáng thương, thê thảm, thân
phận bị rẻ rúng như cọng rơm, cọng rác.
Ngoại hình:
- “Cái nón rách tàn nghiêng nghiêng che nửa mặt…”
- "Cái ngực gầy lép"
- “Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái
gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy 2 con mắt…”
-> Cái đói, cái nghèo đã in hằn trên hình hài của thị, khiến thị càng trở nên xấu xí,
tiều tụy.
Cử chỉ, hành động:
* Trước khi về làm vợ Tràng:
- Lần đầu gặp Tràng, giữa lúc đang nhàn rỗi, nghe câu hỏi buông ra của Tràng,
những lời trêu ghẹo của bạn bè và cũng vì đói quá mà chị đã “lon ton chạy lại đẩy
xe” cho Tràng – một người đàn ông không hề quen biết, rồi “liếc mắt cười tít” để
tạo thiện cảm với Tràng.
- Lần thứ hai gặp lại Tràng chị chủ động trách móc “điêu, người thế mà
điêu”. Những lời thoại tiếp theo đó đã lái những chuyện không đâu vào mục đích
thiết thân của người phụ nữ là được ăn…
- Khi được Tràng mời ăn thì "hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên…" -
đây đúng là phản xạ của người đói. Rồi không ngại ngần, thị sà xuống, đánh một
chặp 4 bát bánh đúc liền, chẳng trò chuyện gì. Ăn xong, thị lại cầm đôi đũa, quẹt
ngang miệng.
- Sau đó, thị theo không về làm vợ Tràng mà không cần biết gia cảnh, tính tình của
Tràng ra sao.
-> Miếng ăn trong cái đói quay quắt nhiều khi thúc bách con người, khiến họ quên ý
tứ, không còn sĩ diện. Trong hoàn cảnh đó, bản năng sinh tồn đã lấn lướt tất cả. Sự
đói khát cùng đường đã biến chị thành trơ trẽn, táo tợn, không còn giữ được danh
dự.
* Trên đường về nhà:
- Chủ động bắt chuyện, tỏ ra bẽn lẽn, ngượng ngùng, mắng yêu Tràng "Bé lắm
đấy, đã một mình lại còn mấy u!" -> Ở thị thật ra vẫn còn đó nữ tính.
* Sau khi làm vợ Tràng:
- Chỉ dám ngồi ở mép giường, cái thế ngồi cho thấy sự chông chênh trong lòng thị.
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
- Khi theo Tràng về làm vợ, gặp bà cụ Tứ, lời nói, hành động của chị đều tỏ ra bẽn
lẽn, thẹn thùng.
- Sáng hôm sau dậy sớm làm đủ mọi việc như một người vợ hiền, tần tảo, đảm
đang: dọn dẹp nhà cửa, quét dọn sân vườn, rất ý tứ khi "điềm nhiên" ăn miếng cháo
cám mặn chát trong bữa cơm đầu tiên ở nhà chồng.
-> Sự thay đổi to lớn ở người vợ nhặt, khi nữ tính trở về, chị cũng là người phụ nữ
dịu dàng, hiền hậu như bao người phụ nữ Việt Nam khác. Dù ban đầu, thị theo
Tràng về cốt để có miếng ăn nhưng về sau ta thấy rõ đó không phải là tất cả, mà còn
vì lòng ham sống mãnh liệt. Cái nghèo, cái đói, cái khổ có thể làm thị trở nên xấu xí
về hình thức, có lúc đánh mất lòng tự trọng nhưng thẳm sâu trong tâm hồn con
người ấy vẫn có những vẻ đẹp đáng quý.
b. Bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong:
Giới thiệu chung:
- Là một bà lão nghèo, chồng và con gái đã mất, bà sống cùng anh con trai duy
nhất là Tràng - một thanh niên xấu xí, có phần ngờ nghệch. Giữa thời đói, hai mẹ
con họ phải nương tựa vào nhau mà sống, sống nhờ những đồng tiền ít ỏi mà Tràng
kiếm được từ việc đẩy xe bò thuê.
Nội tâm nhân vật:
- Trước cảnh Tràng có vợ, bà cụ Tứ hết sức ngỡ ngàng, ngạc nhiên:
+ Phấp phỏng bước theo Tràng vào trong nhà, sững lại, độc thoại nội tâm hàng loạt
câu hỏi.
+ Ngạc nhiên đến mức không tin vào mắt mình, phân vân, ngỡ ngàng, không hiểu rõ
mọi chuyện…
- Khi hiểu ra mọi chuyện thì tâm trạng bà cụ Tứ rất phức tạp: vui - buồn, mừng –
tủi, thương lo đan xen:
+ “cúi đầu nín lặng” Hiểu ra tình cảnh khó khăn, éo le của con mình, của gia đình
mình
+ Thương xót, thấu hiểu cho cảnh ngộ của người con dâu: “Chúng mày lấy nhau lúc
này u thương quá”…
+ Lo lắng cho tương lai của các con: “biết rằng chúng nó có qua nổi cơn đói khát
này không”, “bà cụ nghẹn lời…ròng ròng”…
- Vượt lên trên tất cả là niềm vui, niềm hi vọng:
+ Tin tưởng vào triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: “Ai giàu ba họ ai khó ba
đời”, nghĩ đến những chuyện tốt đẹp ở tương lai.
-> Bà cụ Tứ là nhân vật điển hình về những người nông dân nghèo khổ , song đây
là người mẹ từng trải, hiểu biết, nhân hậu, bao dung và lạc quan. Qua nhân vật, tác
giả đã mang đến cho người đọc thông điệp về giá trị của tình yêu thương con người
và tinh thần ham sống mãnh liệt.
III. ĐÁNH GIÁ, TỔNG KẾT:
- Bằng ngòi bút tài hoa khi khắc họa nhân vật, nhà văn Kim Lân đã thể hiện tấm
lòng cảm thông với số phận cùng quẫn của người dân trong nạn đói và thái độ trân
trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ.
- Tác phẩm “Vợ nhặt” xứng đáng là truyện ngắn đặc sắc viết về đề tài nông thôn
trong văn học hiện đại Việt Nam.
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
ĐỀ SỐ 11. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO BẰNG
Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám
phá thể hiện riêng.
Trong bài “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
(“Tây Tiến”- Quang Dũng)
Trong thi phẩm“Việt Bắc”, Tố Hữu tái hiện:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
(“Việt Bắc” - Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên?
1 KHÁI QUÁT CHUNG:
- Giới thiệu Quang Dũng, Tố Hữu và hai tác phẩm:
+ Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn
thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. “Tây Tiến” là bài thơ
hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm
1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.
+ Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ ông theo sát những chặng đường của
cách mạng Việt Nam. Bài thơ “Việt Bắc” là một thành công đặc biệt trong đời thơ
Tố Hữu. Tác phẩm vừa là bản tình ca về tình cảm cách mạng – giữa đoàn cán bộ
miền xuôi với nhân dân Việt Bắc, vừa là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống
Pháp gian khổ mà vẻ vang của dân tộc.
- Hai đoạn thơ được trích từ hai bài thơ đều tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân
ra trận song mỗi nhà thơ lại có cách khám phá, thể hiện riêng.
2 TRÌNH BÀY CẢM NHẬN:
a ĐOẠN THƠ TRONG BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
* Vẻ đẹp vừa bi thương vừa hào hùng của đoàn quân Tây Tiến trên đường
hành quân:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
- Cái bi thương của người lính được gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu
trọc, da dẻ xanh như màu lá.
+ Sở dĩ người lính Tây Tiến đầu trọc da xanh là do hậu quả của những tháng
ngày hành quân vất vả vì đói và khát, là dấu ấn của những trận sốt rét ác tính.
+ Những cơn sốt rét rừng ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà còn để lại
dấu ấn đau thương trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung.
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
- Cái hào hùng:
+ Thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong đã
làm nên khí chất mạnh mẽ của người lính. “Không mọc tóc” là cách nói ngang
tàng rất lính, hóm hỉnh vui đùa với khó khăn gian khổ của mình.
+ Thể hiện qua cách dùng từ Hán Việt “đoàn binh” . Chữ “đoàn binh” chứ
không phải là đoàn quân đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ thường của sự hùng
dũng, Ba từ “dữ oai hùm” gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt, oai của chúa sơn
lâm. Qua đó ta thấy người lính Tây Tiến vẫn mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ
núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ. “Mắt
trừng” là đôi mắt dữ tợn, căm thù, mạnh mẽ, nung nấu quyết đoán làm kẻ thù
khiếp sợ.
*Họ cũng là những chàng trai Hà Nội lãng mạn, hào hoa:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
- “ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” là đôi mắt thao thức nhớ về quê hương Hà
Nội, về một dáng kiều thơm trong mộng.
Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non
sông mà giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ
nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa,… hay chính xác
hơn là nhớ về bóng dáng của những người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ. Đó
chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để họ vững vàng tay súng, sẵn sàng cống
hiến, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
b ĐOẠN THƠ TRONG BÀI THƠ “VIỆT BẮC”
*Vẻ đẹp hào hùng của đoàn quân:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
- Các từ láy “rầm rập”, “điệp điệp" và “trùng trùng" và hình ảnh so sánh “…
như là đất rung” vừa gợi lên sự đông đảo, vừa gợi lên sức mạnh, khí thế hào
hùng của đoàn quân ra trận. Mỗi bước đi của đoàn quân ấy mang cả sức mạnh của
lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân
thù.
*Vẻ đẹp lãng mạn:
“Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
Đây có thể là hình ảnh ánh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong
mỗi đêm hành quân, cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan
của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi. Họ là
những con người có lí tưởng cao cả, đẹp đẽ, sẵn sàng cống hiến vì sự nhiệp
chung. Ý thơ khiến người đọc liên tưởng tới hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong
thơ Chính Hữu.
c SO SÁNH HAI ĐOẠN THƠ:
- Giống nhau: Đều khắc họa người lính với vẻ đẹp vừa hào hùng, vừa lãng mạn,
bay bổng.
- Khác nhau:
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
+ Trong đoạn thơ thuộc bài thơ “Tây Tiến”, vẻ đẹp hào hùng của người lính
phảng phất sự bi thương.
+ Trong đoạn thơ thuộc bài thơ “Việt Bắc”, vẻ đẹp lãng mạn của người lính còn
được Tố Hữu gắn liền với hiện thực.
- Cả hai tác giả đều có trải nghiệm từ thực tế chiến đấu nên thơ đậm chất hiện
thực. Bên cạnh đó, Quang Dũng là một chàng trai Hà thành rất hào hoa nên thơ
ông có cái lãng mạn rất riêng; còn ở Tố Hữu, thơ ông là thơ trữ tình chính trị, luôn
có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào cách mạng.
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
- Hai đoạn thơ bên cạnh những điểm tương đồng còn có những nét riêng độc
đáo, thể hiện tài năng của hai nhà thơ.
- Khẳng định vị trí của hai tác giả trong nền văn học cũng như trong lòng độc
giả.
ĐỀ SỐ 12. CHUYÊN BẮC GIANG LẦN 1
Có ý kiến cho rằng:
Nguyễn Thi hay viết về người anh hùng. Nhưng đó là kiểu người anh hùng – con đẻ
của đất cày và sông nước; ở đó, cái anh hùng hòa lẫn với cái bình dị, sự cao cả hiện ra
dưới vẻ thân thuộc, gần gũi, chất phác tự nhiên, và lắm khi chất anh hùng lại lộ ra qua
những biểu hiện ngây thơ, ngộ nghĩnh.
Qua nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của
Nguyễn Thi, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
1. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Nguyễn Thi là là một trong những cây bút xăn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải
phóng miền Nam thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Ông là nhà văn gắn bó sâu
sắc với nhân dân miền Nam, được mệnh danh: nhà văn của người dân Nam Bộ .
- “Những đứa con trong gia đình” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi,
được viết trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí "Văn nghệ
Quân giải phóng". Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam
Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách
mạng.
2. GIẢI THÍCH Ý KIẾN:
- Trích dẫn ý kiến: “Nguyễn Thi hay viết về người anh hùng. Nhưng đó là kiểu
người anh hùng – con đẻ của đất cày và sông nước; ở đó, cái anh hùng hòa lẫn với
cái bình dị, sự cao cả hiện ra dưới vẻ thân thuộc, gần gũi, chất phác tự nhiên, và
lắm khi chất anh hùng lại lộ ra qua những biểu hiện ngây thơ, ngộ nghĩnh”.
=> Ý nghĩa:
+ Khẳng định đặc điểm tính cách của các nhân vật Việt và Chiến.
+ Nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi.
3. PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH:
3.1 Nhân vật Chiến:
- Chiến hiện lên với vóc dáng của một người lao động: hai bắp tay tròn vo xạm
màu đỏ cháy nắng, thân người to và chắc nịch...
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
- Sự đảm đang, tháo vát: Ở Chiến, khả năng vun vén, thu xếp gia đình cũng thể hiện
rất rõ: Trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện nhà đã được cô xếp đặt đâu vào đó,
tỉ mỉ, chu đáo, "nói nghe thiệt gọn" khiến cho chú Năm cũng phải có chút sững sờ.
Về điều này Chiến rất giống với mẹ, chính chị cũng cảm giác hòa vào với mẹ.Theo
lời chú Năm, cô "không khác mẹ một chút nào".
=> Xứng đáng là người con cả, người chị trong gia đình.
- Phẩm chất anh hùng:
+ Cô có đức tính kiên trì, chịu khó ( bỏ ăn để ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình suốt
từ trưa cho tới lúc trời chạng vạng).
+ Cô cũng thừa hưởng ở mẹ đức tính gan góc, kiên cường, quyết tâm đánh giặc đến
cùng: Trong ngày tòng quân, Chiến nói với em: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã
làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à !".
- Tuy nhiên, ở chị Chiến vẫn có những nét nữ tính: lúc nào cũng có chiếc gương
nhỏ trong túi, ngậm một ít tóc trông nữ tính, quan trọng nhất là có cơ hội cầm súng.
=> Nhân vật Chiến hiện lên thật bình dị, để lại nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc
với tính cách đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ
Nam bộ nói riêng “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
3.2 Nhân vật Việt:
- Tính cách trẻ con, hồn nhiên, hiếu động:
+ Thích dành phần hơn với chị Chiến (chiến tích sông Định Thủy, dành đi lính)
+ Vô tư nên việc nhà phó thác cho chị Chiến, khi chị Chiến bàn bạc việc nhà
thì “lăn ra cười khì", lúc lại "chụp một con đom đóm" rồi ngủ quên lúc nào không
biết.
+ Đi lính vẫn mang theo súng cao su.
+ Dấu thư chị sợ các anh trong trung đoàn biết sẽ mất chị..
+ Bị thương ko sợ chết mà sợ ma…
+ Gặp đồng đội, Việt giống hệt thằng út em ở nhà "khóc đó rồi lại cười đó"
- Nhưng khi đi đánh giặc, Việt là người anh hùng thực thụ:
+ Luôn khắc ghi mối thù của gia đình "Mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì
nó đang đè nặng ở trên vai"
+ Quyết tâm đi đánh giặc , lập nhiều chiến công để trả thù cho ba má.
+ Trong trận chiến đấu ác liệt ở rừng cao su, Việt đã hạ được một xe bọc thép của
đích dù bị thương rất nặng và bị lạc đồng đội.
=> Việt được khắc họa là một nhân vật tuổi trẻ anh hùng, đại diện tiêu biểu cho thế
hệ thanh niên miền Nam anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, bên cạnh đó
không kém phần ngây thơ, ngộ nghĩnh.
3.3 Nghệ thuật xấy dựng nhân vật:
- Nghệ thuật trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật.
- Khắc họa tính cách và tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.
4. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
- Với ngòi bút tài hoa, tác giả Nguyễn Thi đã xây dựng thành công Chiến và Việt -
những nhân vật anh hùng, là thế hệ tiếp nối cha ông đánh giặc, làm dày thêm
truyền thống vẻ vang của gia đình, quê hương. Đặc biệt hơn, nhà văn còn gửi gắm ở
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
họ những nét đặc trưng của người con sông nước, những nét bình dị, chất phác mà
vô cùng ngộ nghĩnh đáng yêu của những người dân Nam Bộ.
- Chiến và Việt là những anh hùng mang nét đặc trưng của thế hệ trẻ Việt Nam thời
chống Mĩ cứu nước nói chung, đồng thời họ cũng là những anh hùng mang nét khác
biệt của Nguyễn Thi nói riêng.
- Nguyễn Thi xứng đáng được gọi là nhà văn của người dân Nam Bộ.
ĐỀ SỐ 13. CHUYÊN THÁI BÌNH LẦN 1
Về nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ”, có ý kiến cho rằng: “Mị là sự phản ánh số
phận đau khổ bất hạnh của người nông dân nhất là người nông dân miền núi trước cách
mạng tháng Tám”. Có ý kiến lại cho rằng: “Mị cho ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ
miền núi”.
Suy nghĩ của anh/chị về các ý kiến trên?
1. Giới thiệu chung:
- Tô Hoài là cây đại thụ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho
đời một sự nghiệp văn chương đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm; phong phú, hấp dẫn
về nội dung; đặc sắc về nghệ thuật.
- "Vợ chồng A Phủ" (1952) trích trong tập "Truyện Tây Bắc" là một truyện ngắn
xuất sắc trong đời văn Tô Hoài nói riêng và văn học hiện đại của ta nói chung. Tác
giả đã khắc họa thành công, đặc sắc hình tượng trung tâm - hình tượng Mị.
2. Giải thích ý kiến:
- “Mị là sự phản ánh số phận đau khổ bất hạnh của người nông dân nhất là người
nông dân miền núi trước cách mạng tháng Tám”: đó là thân phận nô lệ, bị bóc lột
sức lao động đế mức tàn tệ, bị đày đọa về thể xác, chà đạp về nhân phẩm, vùi dập về
tinh thần.
- “Mị cho ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi”: vẻ đẹp của tình người, của
sức sống tiềm tàng và tinh thần phản kháng mãnh liệt.
=> Hai ý kiến hướng vào khẳng định giá trị nội dung của tác phẩm thông qua hình
tượng nhân vật Mị: Ý kiến thứ nhất hướng vào giá trị hiện thực, khả năng tố cáo xã
hội; ý kiến thứ hai hướng vào giá trị nhân đạo của tác phẩm ở khía cạnh phát hiện và
trân trọng vẻ đẹp của con người. Cả 2 ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung
cho nhau, làm hoàn thiện giá trị của truyện ngắn.
3. Phân tích, chứng minh:
a. “Mị là sự phản ánh số phận đau khổ bất hạnh của người nông dân nhất là người
nông dân miền núi trước cách mạng tháng Tám”
- Thân phận của Mị: con dâu - gạt nợ, thực chất là một nô lệ của nhà thống lí Pá
Tra.
- Bị bóc lột sức lao động dã man, tàn tệ: Mị chỉ như con trâu, con ngựa, chỉ biết đi
làm, thậm chí con trâu con ngựa còn có lúc được nghỉ ngơi “đứng yên gãi chân,
nhai cỏ” chứ những người đàn bà như Mị trong nhà thống lí thì “vùi mặt vào làm
việc cả đêm cả ngày”, hết lên núi hái thuốc phiện lại giặt đay, xe đay, bẻ bắp, hái
củi, bung ngô, tước sợi,... không lúc nào ngơi nghỉ.
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
- Bị hành hạ về thể xác và kìm kẹp về tinh thần:
+ Từ một cô gái trẻ trung , tràn đầy sức sống, Mị hóa thành người đàn bà âm thầm,
lặng lẽ, lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi… Mị từng tìm đến cái chết nhưng
không thể chết, vì thương cha thương mẹ Mị lại tiếp tục sống cuộc đời cực khổ "Có
đến hàng tháng đêm nào Mị cũng khóc"
+ Căn buồng của Mị tăm tối như chính cuộc đời Mị vậy, chỉ "có một chiếc cửa sổ
một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra chỉ thấy một màu trăng trắng, không biết là
sương hay là nắng". Mị càng không nói, "cứ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa".
+ Đêm tình mùa xuân, khi Mị có mong muốn đi chơi như bao người phụ nữ khác,
ước muốn ấy lập tức bị dập tắt bằng đòn roi của A Sử: A Sử "xách cả một thúng sợi
đay ra trói đứng Mị vào cột nhà", "quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi
không nghiêng được đầu nữa".
+ Đêm ấy, A Sử đi chơi bị đánh vỡ đầu. Mị hái thuốc, xoa thuốc cho chồng, thỉnh
thoảng mỏi quá, gục đầu nằm thiếp đi, lập tức bị A Sử đạp chân vào mặt.
+ Mị dần trở nên vô cảm, thờ ơ với mọi diễn biến xung quanh: bị A Sử đánh ngã
ngay bên bếp lửa nhưng hôm sau Mị vẫn ngồi sưởi; thấy A Phủ bị trói đứng ở góc
nhà, mắt trừng trừng, Mị cũng vẫn "thản nhiên thổi lửa, hơ tay" "nếu A Phủ là cái
xác chết đứng đấy, cũng thế thôi".
+ Về phần mình, Mị nghĩ "Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì
chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi"
=> Sự cam chịu, nhẫn nhục khiến Mị dần bị tê liệt tinh thần phản kháng "Ở lâu
trong cái khổ, Mị quen khổ rồi".
- Nhận xét: Mị chính là nạn nhân đau khổ của cường quyền và thần quyền. Thân
phận Mị tiêu biểu cho những đau khổ bất hạnh của người nông dân nhất là người
nông dân miền núi trước cách mạng tháng Tám.
b. “Mị cho ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi”
- Mị vốn là cô gái trẻ trung, xinh đẹp và giàu sức sống. Mị có tài thổi sáo, được
nhiều chàng trai để ý.
- Cô sớm có ý thức về cuộc sống tự do nên sẵn sàng chịu vất vả làm nương ngô trả
nợ thay cho bố chứ không muốn bị bán cho nhà giàu.
- Mị là người con hiếu thảo. Khi hiểu ra mình chết vẫn chưa hết nợ, Mị đã chấp
nhận cuộc sống trâu ngựa để trả nợ cho cha.
- Sâu thẳm trong tâm hồn Mị vẫn tiềm tàng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
tha thiết. Tất cả đã trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.
+ Không khí náo nức chuẩn bị ăn tết trong những bản Mông; nhất là tiếng sáo gọi
bạn tình thiết tha và hơi rượu đã gợi nhớ biết bao kỉ niệm. Trong khoảnh khắc Mị
trở về sống trọn vẹn với quá khứ, với mùa xuân tươi đẹp nhất của đời mình "Ngày
trước Mị thổi sáo giỏi, có biết bao người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị". Dòng
hồi ức đó chứng tỏ khát vọng tình yêu, hạnh phúc vẫn âm thầm được ấp ủ, gìn giữ
trong trái tim người phụ nữ này bất chấp những đau khổ, đắng cay, tủi nhục.
+ Cũng trong đêm tình mùa xuân đó, sau nhiều năm tháng, Mị lại cảm nhận được sự
tồn tại của mình, ý thức về mình: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ”, lại khao khát
sống: “Mị muốn đi chơi”. Mị lại đau đớn, phẫn uất: “Nếu có nắm lá ngón trong tay
lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa, nhớ lại chỉ thấy nước
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
mắt ứa ra”. Quyết định đi chơi Tết của Mị chính là hành động nổi loạn của một con
người muốn dành lại quyền sống, quyền tự do.
- Nguồn sức sống tiềm tàng của Mị trào dâng mãnh liệt trong đêm mùa đông cắt dây
trói cứu A Phủ:
+ Khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ Mị nhớ lại tình cảnh của mình đêm năm
trước. Mị cũng bị trói đứng như A Phủ lúc ấy => Mị đồng cảm sâu sắc với nỗi khổ
của người cùng cảnh ngộ và phẫn nộ trước tội ác của bọn thống lí: “Trời ơi…Chúng
nó thật độc ác”. Nhìn A Phủ, Mị cảm nhận được tất cả nỗi đau đớn mà con người
khốn khổ ấy phải gánh chịu: “Cơ chừng này chỉ đêm mai…chết rét, phải chết”. Cô
chấp nhận số phận mình nhưng lại bất bình thay cho A Phủ: “Ta là thân đàn
bà…Người kia có gì phải chết thế”
+ Mị đã vượt qua nỗi sợ hãi để cắt dây trói cứu A Phủ, chạy theo A Phủ, trốn khỏi
Hồng Ngài => hành động tự phát nhưng xuất phát từ lòng ham sống mãnh liệt. Có
thể nói Mị cắt dây trói cho A Phủ cũng là giải thoát cho chính mình.
+ Sau đó, Mị cùng A Phủ tham gia cách mạng, bảo vệ quê hương.
=> Nhận xét: Ở Mị, nổi bật lên vẻ đẹp của lòng ham sống, khát vọng sống tiềm
tàng nhưng mãnh liệt. Không những thế, tác giả còn nhìn thấy ở Mị khả năng cách
mạng.
c. Nghệ thuật miêu tả:
- Tác giả đã đi sâu miêu tả những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật rất tinh tế,
thành công.
- Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính
tạo hình vừa giàu chất thơ.
4 Đánh giá:
- Hai ý kiến trên đều đúng nhưng chưa đủ. Phải hợp hai ý kiến ấy, bổ sung cho
nhau mới khái quát đầy đủ về nhân vật Mị nói riêng và giá trị của tác phẩm nói
chung.
- Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, thể hiện qua tiếng nói
tố cáo đanh thép những tội ác của xã hội thực dân phong kiến; ngợi ca những vẻ đẹp
tâm hồn đáng quý, đáng trọng của những người nghèo khổ. Qua đó, ta thấy được cái
tài và cái tâm của người nghệ sĩ Tô Hoài. Ông thực sự là một trong những cây bút
tiêu biểu của nền văn học nước nhà.
ĐỀ SỐ 14. CHUYÊN THÁI BÌNH LẦN 2
Trong tác phẩm "Vợ nhặt" nhà văn Kim Lân không chủ tâm miêu tả kĩ hiện
thực tàn khốc mà hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn sau vẻ bề ngoài xác xơ, đói
khát của những người dân nghèo.
Anh/ chị hãy bàn luận về ý kiến trên.
Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý chính
dưới đây:
1. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Kim Lân là nhà văn viết rất ít nhưng rất thành công ở lĩnh vực truyện ngắn. Ông
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
được coi là nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy
của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng).
- Tiêu biểu cho sự thành công lĩnh vực truyện ngắn của ông là tác phẩm “Vợ
nhặt” – in trong tập “Con chó xấu xí”. Trong tác phẩm, Kim Lân không chủ tâm
miêu tả kĩ hiện thực tàn khốc mà hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn sau vẻ bề ngoài
xác xơ, đói khát của những người dân nghèo.
2 GIẢI THÍCH Ý KIẾN:
- "Hiện thực tàn khốc" chính là bối cảnh nạn đói năm 1945, khiến dân ta rơi vào
cảnh cùng cực, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Nhà văn đã tái
hiện lại bối cảnh ấy nhưng chỉ là cái phông nền để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân
vật chứ không chủ định đi sâu phản ánh nó.
- "Vẻ đẹp tiềm ẩn sau vẻ bề ngoài xác xơ, đói khát của những người dân nghèo": đó
là vẻ đẹp của tình người, tình đời ấm áp, vẻ đẹp của niềm lạc quan và lòng ham
sống mãnh liệt, thể hiện ở cả ba nhân vật: Tràng, vợ Tràng và bà cụ Tứ.
=> Ý kiến đã khẳng định tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo,
trong đó, nhấn mạnh vào tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
3 PHÂN TÍCH - CHỨNG MINH Ý KIẾN:
3.1 Cái phông nền hiện thực tàn khốc:
- Bức tranh xóm ngụ cư ngày đói:
+ “Cái đói đã tràn đến” và “người chết như ngã rạ”, “những gia đình từ Nam
Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những
bóng ma” và len lỏi khắp các miền quê khiến cho những xác người “nằm ngổn
ngang khắp lều chợ”. Người sống thì “dật dờ như những bóng ma”.
+ Cái đói ở đây được miêu tả bằng những màu sắc và âm thanh ghê rợn, đó là “màu
xanh xám” của những người đói khát hay màu đen của đám quạ trên mấy cây gạo,
đó là tiếng quạ gào lên “từng hồi thê thiết” đến những tiếng “hờ khóc” vẳng lại từ
những nhà có người chết đói.
+ Cái đói còn hiện hình qua mùi, đó là "mùi gây của xác người” và cả “mùi đốt
đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt”.
=> Cái đói thực sự là một thảm họa khủng khiếp, nó cuốn phăng đi bao nhiêu sự
sống, làm tàn lụi bao kiếp người. Tuy tác giả chỉ miêu tả đan xen trong câu chuyện
nhưng qua đó, ta thấy được những tội ác man rợ của phát xít Nhật và sức tố cáo xã
hội to lớn của tác phẩm.
3.2 Vẻ đẹp tiềm ẩn sau vẻ bề ngoài xác xơ, đói khát của những người dân nghèo:
a Những con người nghèo khổ, cùng cực, đói khát, xác xơ:
- Cái đói khiến con người trở nên rẻ rúng vô cùng, thể hiện rõ nhất qua nhân vật chị
"vợ nhặt". Hình thức thị rách rưới, tả tơi, gầy sọp, khuôn mặt xám xít, ngực gầy
lép... không còn sức sống và chút nữ tính nào. Vì miếng ăn, vì muốn chạy thoát khỏi
cái đói mà thị sẵn sàng theo không một người đàn ông về làm vợ. Thị đã đánh mất
lòng tự trọng, trở thành kẻ trơ trẽn một cách đáng thương.
- Tràng không có tiền để cưới vợ, bà cụ Tứ đón con dâu mới không có lấy nổi một
mâm cơm cúng gia tiên. Bữa cơm đầu đón nàng dâu chỉ một lùm rau chuối thái rối
với nồi cháo cám đắng chát, nghẹn bứ trong cổ họng...
- Cái đói khiến người ta phải dè dặt, trở nên chua chát - những người dân xóm ngụ
Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com
Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất!
cư thi nhau bàn tán về việc Tràng có vợ "Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ
đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?"
b. Nhưng ở họ lấp lánh vẻ đẹp của lòng yêu thương, niềm tin và sự lạc quan vào
tương lai:
-Đó là tia sáng của tình yêu thương, sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau:
+ Anh cu Tràng ngay trong cái đói vẫn rất hào phóng, mời "thị" ăn một chập bốn
bát bánh đúc, mua cho thị cái thúng con, ra hàng cơm đánh một bữa no nê... ban đầu
cũng "chợn" nhưng ngay lập tức "hắn tặc lưỡi một cái: Chậc, kệ!", vui vẻ với niềm
vui vợ mới. Không những thế, Tràng còn hào phóng mua hai hào dầu, thắp cho căn
nhà sáng sủa hơn...
+ Bà cụ Tứ vui mừng chấp nhận người dâu mới trong sự bao dung, ân cần, thương
xót: "Chúng mày đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng" "Con ngồi
xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân"...
- Chính tình yêu thương ấy đã làm thay đổi mỗi con người trong gia đình nhỏ và
thắp lên trong họ tia sáng của niềm lạc quan và lòng ham sống mãnh liệt:
+ Anh cu Tràng trở nên gắn bó với ngôi nhà mình hơn, ấp ủ tương lai "hắn sẽ cùng
vợ sinh con đẻ cái ở đấy", thấy một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập
trong lòng, thấy cần có trách nhiệm với vợ, con sau này.
+ Chị vợ nhặt lúc trước chao chát chỏng lỏn, từ khi theo Tràng về dịu dàng, bẽn lẽn,
ý tứ biết bao. Chi tiết thị gạt nhanh miếng cháo cám vào miệng, mặt điềm nhiên như
không cho ta thấy thị là một người phụ nữ biết điều, ý tứ. Thị cũng xăm xắn chăm lo
cho gia đình nhỏ: dọn dẹp, nhặt cỏ, giặt giũ, lấy nước... đảm đang lắm!
+ Bà cụ Tứ dẫu gần đất xa trời vẫn toàn nói những chuyện vui: chuyện nuôi gà, làm
chuồng gà, luôn động viên các con "ai giàu ba họ ai khó ba đời",... Niềm vui lớn
lao tràn ngập căn nhà khiến bà cụ trở nên nhanh nhẹn hơn, "cái mặt bủng beo u ám
của bà rạng rỡ hẳn lên"...
=> Đằng sau mỗi lời nói, mỗi ý nghĩ, cử chỉ, hành động của các nhân vật đều chất
chứa khát vọng sống, hướng tới ánh sáng của của một cuộc sống mới, no ấm đầy đủ
hơn, tươi vui hạnh phúc hơn.
- Bữa cơm sáng hôm sau: họ nói chuyện phá kho thóc của Nhật chia cho người đói.
Hình ảnh đám người đói và lá cờ Việt Minh bay phấp phới hiện lên trong trí óc
Tràng đã dự báo một cuộc đổi đời cho họ không xa..
3.3 Nghệ thuật truyện:
- Xây dựng tình huống vừa éo le vừa bất ngờ vừa cảm động.
- Miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, tài tình, sắc sảo.
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, bút pháp tả thực được vận dụng thành công,...
4 BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ:
- Khẳng định ý kiến nêu trên là hoàn toàn đúng đắn, đã khái quát được giá trị nội
dung, tư tưởng của tác phẩm. "Vợ nhặt" thực sự là một câu chuyện có giá trị hiện
thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm thể hiện niềm cảm thương, sự trân trọng và
niềm tin của tác giả vào con người với sức mạnh to lớn của tình yêu thương, nhân
ái, bao dung. Luôn lạc quan, yêu thương và tin tưởng cuộc sống trong bất cứ hoàn
cảnh nào - đó cũng chính là bức thông điệp ý nghĩa mà nhà văn muốn gửi gắm đến
người đọc.
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10   phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10   phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...Thế Giới Tinh Hoa
 
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet 110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet onthi360
 
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.comHệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang DũngPhân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang DũngJackson Linh
 
On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9Tam Vu Minh
 
De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)Chu Choa
 
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 121kmn;l'
 
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12 môn ngữ văntruonghocso.com
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12   môn ngữ văntruonghocso.comHướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12   môn ngữ văntruonghocso.com
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12 môn ngữ văntruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhNguyen Cuong
 
Nam cao nhà văn tài hoa
Nam cao   nhà văn tài hoaNam cao   nhà văn tài hoa
Nam cao nhà văn tài hoaHung Anh Nguyen
 
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comHướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng naiHướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nainataliej4
 
Phân tích tác phẩm bếp lửa của bằng việttruonghocso.com
Phân tích tác phẩm bếp lửa của bằng việttruonghocso.comPhân tích tác phẩm bếp lửa của bằng việttruonghocso.com
Phân tích tác phẩm bếp lửa của bằng việttruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Mở bài
Mở bài Mở bài
Mở bài TrnNgcLy
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam nataliej4
 
Đề thi Đề thi Tuyển Sinh vào 10 THPT - Môn Ngữ Văn - Nam Định - Năm học 2013 ...
Đề thi Đề thi Tuyển Sinh vào 10 THPT - Môn Ngữ Văn - Nam Định - Năm học 2013 ...Đề thi Đề thi Tuyển Sinh vào 10 THPT - Môn Ngữ Văn - Nam Định - Năm học 2013 ...
Đề thi Đề thi Tuyển Sinh vào 10 THPT - Môn Ngữ Văn - Nam Định - Năm học 2013 ...phamnhakb
 

Was ist angesagt? (20)

20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10   phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10   phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
 
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
 
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet 110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
 
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.comHệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
 
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang DũngPhân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng
 
On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9
 
Tho hien dai
Tho hien daiTho hien dai
Tho hien dai
 
De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)De on thi thpt (sưu tầm)
De on thi thpt (sưu tầm)
 
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
 
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12 môn ngữ văntruonghocso.com
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12   môn ngữ văntruonghocso.comHướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12   môn ngữ văntruonghocso.com
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12 môn ngữ văntruonghocso.com
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
 
Nam cao nhà văn tài hoa
Nam cao   nhà văn tài hoaNam cao   nhà văn tài hoa
Nam cao nhà văn tài hoa
 
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comHướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
 
Tố hữu
Tố hữuTố hữu
Tố hữu
 
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng naiHướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
 
Phân tích tác phẩm bếp lửa của bằng việttruonghocso.com
Phân tích tác phẩm bếp lửa của bằng việttruonghocso.comPhân tích tác phẩm bếp lửa của bằng việttruonghocso.com
Phân tích tác phẩm bếp lửa của bằng việttruonghocso.com
 
Mở bài
Mở bài Mở bài
Mở bài
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
 
Đề thi Đề thi Tuyển Sinh vào 10 THPT - Môn Ngữ Văn - Nam Định - Năm học 2013 ...
Đề thi Đề thi Tuyển Sinh vào 10 THPT - Môn Ngữ Văn - Nam Định - Năm học 2013 ...Đề thi Đề thi Tuyển Sinh vào 10 THPT - Môn Ngữ Văn - Nam Định - Năm học 2013 ...
Đề thi Đề thi Tuyển Sinh vào 10 THPT - Môn Ngữ Văn - Nam Định - Năm học 2013 ...
 

Ähnlich wie 80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet

sónsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssg 12....
sónsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssg 12....sónsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssg 12....
sónsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssg 12....nqh21102005z
 
Song xuan quynh
Song  xuan quynhSong  xuan quynh
Song xuan quynhQuan Thang
 
De thi thu mon van khoi c nam 2013
De thi thu mon van khoi c nam 2013De thi thu mon van khoi c nam 2013
De thi thu mon van khoi c nam 2013adminseo
 
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - ngữ văn lớp 10
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - ngữ văn lớp 10Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - ngữ văn lớp 10
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - ngữ văn lớp 10Nguyễn Hậu
 
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - ngữ văn lớp 10
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - ngữ văn lớp 10Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - ngữ văn lớp 10
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - ngữ văn lớp 10Nguyễn Hậu
 
Yn nhan de tinh huong truyen 9
Yn nhan de  tinh huong truyen 9Yn nhan de  tinh huong truyen 9
Yn nhan de tinh huong truyen 9Tam Vu Minh
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt nam
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt namHệ thống hoá các tác phẩm truyện việt nam
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt namTam Vu Minh
 
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 111kmn;l'
 
De thi-van10-hai-phong-2015
De thi-van10-hai-phong-2015De thi-van10-hai-phong-2015
De thi-van10-hai-phong-2015onthitot .com
 
TỰ TÌNH 2 HỒ XUÂN HƯƠNG.ppt
TỰ TÌNH  2 HỒ XUÂN HƯƠNG.pptTỰ TÌNH  2 HỒ XUÂN HƯƠNG.ppt
TỰ TÌNH 2 HỒ XUÂN HƯƠNG.pptHiYn240723
 
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docxCHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docxTRNH287864
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênnataliej4
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớiNguynYn792481
 

Ähnlich wie 80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet (20)

Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
sónsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssg 12....
sónsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssg 12....sónsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssg 12....
sónsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssg 12....
 
Song xuan quynh
Song  xuan quynhSong  xuan quynh
Song xuan quynh
 
De thi thu mon van khoi c nam 2013
De thi thu mon van khoi c nam 2013De thi thu mon van khoi c nam 2013
De thi thu mon van khoi c nam 2013
 
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - ngữ văn lớp 10
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - ngữ văn lớp 10Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - ngữ văn lớp 10
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - ngữ văn lớp 10
 
Song
SongSong
Song
 
Sóng.pdf
Sóng.pdfSóng.pdf
Sóng.pdf
 
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - ngữ văn lớp 10
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - ngữ văn lớp 10Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - ngữ văn lớp 10
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - ngữ văn lớp 10
 
Yn nhan de tinh huong truyen 9
Yn nhan de  tinh huong truyen 9Yn nhan de  tinh huong truyen 9
Yn nhan de tinh huong truyen 9
 
Vội vàng.pdf
Vội vàng.pdfVội vàng.pdf
Vội vàng.pdf
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
 
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt nam
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt namHệ thống hoá các tác phẩm truyện việt nam
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt nam
 
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
 
De thi-van10-hai-phong-2015
De thi-van10-hai-phong-2015De thi-van10-hai-phong-2015
De thi-van10-hai-phong-2015
 
TỰ TÌNH 2 HỒ XUÂN HƯƠNG.ppt
TỰ TÌNH  2 HỒ XUÂN HƯƠNG.pptTỰ TÌNH  2 HỒ XUÂN HƯƠNG.ppt
TỰ TÌNH 2 HỒ XUÂN HƯƠNG.ppt
 
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docxCHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.docx
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng
Học tốt ngữ văn 10 nângHọc tốt ngữ văn 10 nâng
Học tốt ngữ văn 10 nâng
 
Trang bìa sách
Trang bìa sáchTrang bìa sách
Trang bìa sách
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
 

Mehr von onthi360

KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC
KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SINH HỌCKỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC
KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SINH HỌConthi360
 
Phuong phap tu duy va on tong luc hoa hoc luyen thi dai hoc
Phuong phap tu duy va on tong luc hoa hoc luyen thi dai hocPhuong phap tu duy va on tong luc hoa hoc luyen thi dai hoc
Phuong phap tu duy va on tong luc hoa hoc luyen thi dai hoconthi360
 
giai nhanh hoa12
giai nhanh hoa12giai nhanh hoa12
giai nhanh hoa12onthi360
 
25 ly truong_thpt_chuyen_khtn_lan_2_nam_2016
25 ly truong_thpt_chuyen_khtn_lan_2_nam_201625 ly truong_thpt_chuyen_khtn_lan_2_nam_2016
25 ly truong_thpt_chuyen_khtn_lan_2_nam_2016onthi360
 
30 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_tuong_tac_co_loi_giai_chi_tiet
30 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_tuong_tac_co_loi_giai_chi_tiet30 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_tuong_tac_co_loi_giai_chi_tiet
30 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_tuong_tac_co_loi_giai_chi_tietonthi360
 
173 bai tap_chon_loc_chuyen_de_sinh_thai_co_loi_giai_chi_tiet
173 bai tap_chon_loc_chuyen_de_sinh_thai_co_loi_giai_chi_tiet173 bai tap_chon_loc_chuyen_de_sinh_thai_co_loi_giai_chi_tiet
173 bai tap_chon_loc_chuyen_de_sinh_thai_co_loi_giai_chi_tietonthi360
 
120 bai tap_chon_loc_chuyen_de_tien_hoa_co_loi_giai_chi_tiet
120 bai tap_chon_loc_chuyen_de_tien_hoa_co_loi_giai_chi_tiet120 bai tap_chon_loc_chuyen_de_tien_hoa_co_loi_giai_chi_tiet
120 bai tap_chon_loc_chuyen_de_tien_hoa_co_loi_giai_chi_tietonthi360
 
50 bai tap_chon_loc_theo_chuyen_de_di_truyen_nguoi_co_loi_giai_chi_tiet
50 bai tap_chon_loc_theo_chuyen_de_di_truyen_nguoi_co_loi_giai_chi_tiet50 bai tap_chon_loc_theo_chuyen_de_di_truyen_nguoi_co_loi_giai_chi_tiet
50 bai tap_chon_loc_theo_chuyen_de_di_truyen_nguoi_co_loi_giai_chi_tietonthi360
 
73 bai tap_chon_loc_chuyen_de_ung_dung_di_truyen_vao_chon_giong_co_loi_giai_c...
73 bai tap_chon_loc_chuyen_de_ung_dung_di_truyen_vao_chon_giong_co_loi_giai_c...73 bai tap_chon_loc_chuyen_de_ung_dung_di_truyen_vao_chon_giong_co_loi_giai_c...
73 bai tap_chon_loc_chuyen_de_ung_dung_di_truyen_vao_chon_giong_co_loi_giai_c...onthi360
 
125 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_quan_the_co_loi_giai_chi_tiet
125 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_quan_the_co_loi_giai_chi_tiet125 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_quan_the_co_loi_giai_chi_tiet
125 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_quan_the_co_loi_giai_chi_tietonthi360
 
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_tong_hop_cac_quy_luat_di_truyen_co_loi_giai_chi...
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_tong_hop_cac_quy_luat_di_truyen_co_loi_giai_chi...40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_tong_hop_cac_quy_luat_di_truyen_co_loi_giai_chi...
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_tong_hop_cac_quy_luat_di_truyen_co_loi_giai_chi...onthi360
 
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_lien_ket_voi_gioi_tinh_va_di_truyen_n...
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_lien_ket_voi_gioi_tinh_va_di_truyen_n...50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_lien_ket_voi_gioi_tinh_va_di_truyen_n...
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_lien_ket_voi_gioi_tinh_va_di_truyen_n...onthi360
 
95 bai tap_chon_loc_chuyen_de_lien_ket_gen_hoan_vi_gen_co_loi_giai_chi_tiet
95 bai tap_chon_loc_chuyen_de_lien_ket_gen_hoan_vi_gen_co_loi_giai_chi_tiet95 bai tap_chon_loc_chuyen_de_lien_ket_gen_hoan_vi_gen_co_loi_giai_chi_tiet
95 bai tap_chon_loc_chuyen_de_lien_ket_gen_hoan_vi_gen_co_loi_giai_chi_tietonthi360
 
60 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_men_den_co_loi_giai_chi_tiet
60 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_men_den_co_loi_giai_chi_tiet60 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_men_den_co_loi_giai_chi_tiet
60 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_men_den_co_loi_giai_chi_tietonthi360
 
72 bai tap_chon_loc_chuyen_de_dot_bien_nhiem_sac_the_co_loi_giai_chi_tiet
72 bai tap_chon_loc_chuyen_de_dot_bien_nhiem_sac_the_co_loi_giai_chi_tiet72 bai tap_chon_loc_chuyen_de_dot_bien_nhiem_sac_the_co_loi_giai_chi_tiet
72 bai tap_chon_loc_chuyen_de_dot_bien_nhiem_sac_the_co_loi_giai_chi_tietonthi360
 
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen_cap_do_te_bao_co_loi_giai_ch...
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen_cap_do_te_bao_co_loi_giai_ch...40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen_cap_do_te_bao_co_loi_giai_ch...
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen_cap_do_te_bao_co_loi_giai_ch...onthi360
 
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_dot_bien_gen
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_dot_bien_gen50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_dot_bien_gen
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_dot_bien_genonthi360
 
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyenonthi360
 
110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet
110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet
110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tietonthi360
 
406 bai tap ngu phap va tu vung co loi giai chi tiet
406 bai tap ngu phap va tu vung co loi giai chi tiet406 bai tap ngu phap va tu vung co loi giai chi tiet
406 bai tap ngu phap va tu vung co loi giai chi tietonthi360
 

Mehr von onthi360 (20)

KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC
KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SINH HỌCKỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC
KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC
 
Phuong phap tu duy va on tong luc hoa hoc luyen thi dai hoc
Phuong phap tu duy va on tong luc hoa hoc luyen thi dai hocPhuong phap tu duy va on tong luc hoa hoc luyen thi dai hoc
Phuong phap tu duy va on tong luc hoa hoc luyen thi dai hoc
 
giai nhanh hoa12
giai nhanh hoa12giai nhanh hoa12
giai nhanh hoa12
 
25 ly truong_thpt_chuyen_khtn_lan_2_nam_2016
25 ly truong_thpt_chuyen_khtn_lan_2_nam_201625 ly truong_thpt_chuyen_khtn_lan_2_nam_2016
25 ly truong_thpt_chuyen_khtn_lan_2_nam_2016
 
30 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_tuong_tac_co_loi_giai_chi_tiet
30 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_tuong_tac_co_loi_giai_chi_tiet30 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_tuong_tac_co_loi_giai_chi_tiet
30 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_tuong_tac_co_loi_giai_chi_tiet
 
173 bai tap_chon_loc_chuyen_de_sinh_thai_co_loi_giai_chi_tiet
173 bai tap_chon_loc_chuyen_de_sinh_thai_co_loi_giai_chi_tiet173 bai tap_chon_loc_chuyen_de_sinh_thai_co_loi_giai_chi_tiet
173 bai tap_chon_loc_chuyen_de_sinh_thai_co_loi_giai_chi_tiet
 
120 bai tap_chon_loc_chuyen_de_tien_hoa_co_loi_giai_chi_tiet
120 bai tap_chon_loc_chuyen_de_tien_hoa_co_loi_giai_chi_tiet120 bai tap_chon_loc_chuyen_de_tien_hoa_co_loi_giai_chi_tiet
120 bai tap_chon_loc_chuyen_de_tien_hoa_co_loi_giai_chi_tiet
 
50 bai tap_chon_loc_theo_chuyen_de_di_truyen_nguoi_co_loi_giai_chi_tiet
50 bai tap_chon_loc_theo_chuyen_de_di_truyen_nguoi_co_loi_giai_chi_tiet50 bai tap_chon_loc_theo_chuyen_de_di_truyen_nguoi_co_loi_giai_chi_tiet
50 bai tap_chon_loc_theo_chuyen_de_di_truyen_nguoi_co_loi_giai_chi_tiet
 
73 bai tap_chon_loc_chuyen_de_ung_dung_di_truyen_vao_chon_giong_co_loi_giai_c...
73 bai tap_chon_loc_chuyen_de_ung_dung_di_truyen_vao_chon_giong_co_loi_giai_c...73 bai tap_chon_loc_chuyen_de_ung_dung_di_truyen_vao_chon_giong_co_loi_giai_c...
73 bai tap_chon_loc_chuyen_de_ung_dung_di_truyen_vao_chon_giong_co_loi_giai_c...
 
125 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_quan_the_co_loi_giai_chi_tiet
125 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_quan_the_co_loi_giai_chi_tiet125 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_quan_the_co_loi_giai_chi_tiet
125 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_quan_the_co_loi_giai_chi_tiet
 
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_tong_hop_cac_quy_luat_di_truyen_co_loi_giai_chi...
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_tong_hop_cac_quy_luat_di_truyen_co_loi_giai_chi...40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_tong_hop_cac_quy_luat_di_truyen_co_loi_giai_chi...
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_tong_hop_cac_quy_luat_di_truyen_co_loi_giai_chi...
 
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_lien_ket_voi_gioi_tinh_va_di_truyen_n...
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_lien_ket_voi_gioi_tinh_va_di_truyen_n...50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_lien_ket_voi_gioi_tinh_va_di_truyen_n...
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_lien_ket_voi_gioi_tinh_va_di_truyen_n...
 
95 bai tap_chon_loc_chuyen_de_lien_ket_gen_hoan_vi_gen_co_loi_giai_chi_tiet
95 bai tap_chon_loc_chuyen_de_lien_ket_gen_hoan_vi_gen_co_loi_giai_chi_tiet95 bai tap_chon_loc_chuyen_de_lien_ket_gen_hoan_vi_gen_co_loi_giai_chi_tiet
95 bai tap_chon_loc_chuyen_de_lien_ket_gen_hoan_vi_gen_co_loi_giai_chi_tiet
 
60 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_men_den_co_loi_giai_chi_tiet
60 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_men_den_co_loi_giai_chi_tiet60 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_men_den_co_loi_giai_chi_tiet
60 bai tap_chon_loc_chuyen_de_di_truyen_men_den_co_loi_giai_chi_tiet
 
72 bai tap_chon_loc_chuyen_de_dot_bien_nhiem_sac_the_co_loi_giai_chi_tiet
72 bai tap_chon_loc_chuyen_de_dot_bien_nhiem_sac_the_co_loi_giai_chi_tiet72 bai tap_chon_loc_chuyen_de_dot_bien_nhiem_sac_the_co_loi_giai_chi_tiet
72 bai tap_chon_loc_chuyen_de_dot_bien_nhiem_sac_the_co_loi_giai_chi_tiet
 
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen_cap_do_te_bao_co_loi_giai_ch...
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen_cap_do_te_bao_co_loi_giai_ch...40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen_cap_do_te_bao_co_loi_giai_ch...
40 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen_cap_do_te_bao_co_loi_giai_ch...
 
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_dot_bien_gen
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_dot_bien_gen50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_dot_bien_gen
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_dot_bien_gen
 
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen
50 bai tap_chon_loc_chuyen_de_vat_chat_di_truyen
 
110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet
110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet
110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet
 
406 bai tap ngu phap va tu vung co loi giai chi tiet
406 bai tap ngu phap va tu vung co loi giai chi tiet406 bai tap ngu phap va tu vung co loi giai chi tiet
406 bai tap ngu phap va tu vung co loi giai chi tiet
 

Kürzlich hochgeladen

TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 

Kürzlich hochgeladen (20)

TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 

80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet

  • 1. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! 80 ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ĐỀ SỐ 01. CHUYÊN LÊ QUÍ ĐÔN ĐIỆN BIÊN LẦN 1 Bàn về hình tượng "em" trong bài thơ "Sóng" của nhà thơ Xuân Quỳnh có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện vẻ đẹp truyền thống của enngười phụ nữ trong tình yêu”.Ý kiến khác lại cho rằng: “Hình tượng em thể hiện vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ đang yêu”. Từ cảm nhận về hình tượng "em" trong bài thơ "Sóng", anh/chị hãy bình luận về các ý kiến trên. 1. KHÁI QUÁT: - Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, chân thành, đằm thắm, da diết trong khát vọng đời thường. - Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Trong bài thơ, tác giả đã xây dựng thành công hình tượng “em” với những vẻ đẹp của người phụ nữ khi yêu. - Giải thích các ý kiến: + “Vẻ đẹp truyền thống”: vẻ đẹp có từ xưa, được bảo tồn trong cuộc sống hiện đại, trở thành nét đặc trưng về tinh thần, văn hóa của cộng đồng, dân tộc… + “Vẻ đẹp hiện đại”: thời đại ngày nay, con người có đời sống văn hóa, tinh thần tự do, dân chủ, không bị ràng buộc bởi những hệ tư tưởng phong kiến. - Hai ý kiến đề bài đưa ra đều đúng, bổ sung cho nhau, làm nên vẻ đẹp hoàn thiện vẻ đẹp của hình tượng “em” trong tình yêu tình yêu mà Xuân Quỳnh muốn gửi gắm. 2. PHÂN TÍCH: a. “Bài thơ thể hiện vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu” - Tình yêu của “em” gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách. (nỗi nhớ tràn ngập không gian, thời gian; cả ý thức lẫn vô thức: “cả trong mơ còn thức”) - Chung thủy , son sắt trong tình yêu: Với em không chỉ có phương Bắc, phương Nam mà còn có cả “phương anh”. Đó là phương của tình yêu đôi lứa, là không gian của tương tư. - Khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc: Cũng như sóng, dù muôn vàn cách trở rồi cuối cùng cũng đến được bờ, “em”- trên hành trình đi tìm hạnh phúc cho dù lắm chông gai nhưng vẫn tin tưởng sẽ đến được bến bờ hạnh phúc “Cuộc đời tuy dài thế/ Năm tháng vẫn đi qua/ Như biển kia dẫu rộng/ Mây vẫn bay về xa" b. “Hình tượng em thể hiện vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ đang yêu”. - Tâm lí phong phú, đa dạng, luôn chứa đựng biến động, thao thức thất thường, vừa nồng nàn, táo bạo, tha thiết, vừa tỉnh táo, đắm say
  • 2. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! - Trong tình yêu “em” không cam chịu, nhẫn nhục mà luôn chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt, đồng cảm, bao dung “Sông hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”; dám chủ động, trực tiếp bày tỏ tình yêu “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức” - “Em” dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời "Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ" c. Nghệ thuật: - Bài thơ có âm hưởng vừa dạt dào, sôi nổi, vừa êm dịu, lắng sâu. Kết cấu song trùng hai hình tượng “sóng” và giúp người phụ nữ biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn và những quan niệm về tình yêu vừa mới mẻ, hiện đại, vừa sâu sắc, mang tính truyền thống. - Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, cách ngắt nhịp linh hoạt, nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ được sử dụng sáng tạo, tài hoa. 3. ĐÁNH GIÁ: - Hai ý kiến đều đúng, thể hiện những vẻ đẹp , những khía cạnh khác nhau trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu, thể hiện rõ những quan niệm mang tính mới mẻ, hiện đại, thậm chí táo bạo, chân thực, mãnh liệt, nồng nàn, đắm say của Xuân Quỳnh về tình yêu. Nhưng mặt khác. Quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có cốt rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc vì thế thơ Xuân quỳnh nói chung và bài thơ “Sóng” nói riêng tạo sự đồng điệu trong nhiều thế hệ độc giả. Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận bài thơ ở cả bề mặt, chiều sâu và có những phát hiện thú vị, mới mẻ trong mĩ cảm. "Sóng" xứng đáng là một trong những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung. ĐỀ SỐ 02. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HỒ CHÍ MINH Phân tích nhân vật bà cụ Tứ [Vợ nhặt – Kim Lân] và nhân vật người đàn bà hàng chài [Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu] để thấy được tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn của hai người mẹ này. 1. Giới thiệu chung: - Kim Lân là một cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía. "Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, viết về người nông dân Việt Nam trước bờ vực của sự sống, cái chết. Truyện khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống. - Nguyễn Minh Châu là một cây bút tiêu biểu trong nên văn học hiện đại Việt Nam, được đánh giá là "người mở đường tinh anh và tài năng nhất" cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho phong cách văn xuôi và những đổi mới trong sáng tác của ông. Tác giả đã khắc họa nhân vật người đàn bà hàng chài - một người phụ nữ nghèo, lam lũ, vất vả nhưng vẫn ánh lên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu.
  • 3. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! 2. Phân tích: * Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn bà cụ Tứ: - Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không làm tròn bổn phận với con. - Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng". Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc. Bà giấu nỗi đau buồn, lo lắng để nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai. - Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con: + Trong ý nghĩ: bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời". Trong lời nói: Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này: " Tràng ạ, khi nào...đàn gà cho mà xem". Trong bữa cơm ngày đói, Kim Lân đã để cho bà cụ gần đất xa trời lại trải qua bao khốn khổ cuộc đời là người nói nhiều nhất về tương lai hạnh phúc. Thì ra chính tình thương yêu con đã khiến cho sức sống, sự lạc quan ở người mẹ ấy bùng lên mạnh mẽ. + Trong hành động: Bà cùng con dâu thu dọn nhà cửa, quét dọn sân vườn cho sạch sẽ; nấu một nồi cháo cám bổ sung vào bữa ăn ngày đói như để ăn mừng nhân ngày con trai lấy được vợ. * Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người đàn bà hàng chài: - Rất mực yêu thương con: tận tâm bảo bọc, che chở, cố tránh cho con khỏi bị tổn thương… - Chấp nhận chung sống vời người đàn ông vũ phu chứ quyết không chịu bỏ cũng vì muốn những đứa trẻ luôn có bố "đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được" - Hạnh phúc bình dị là khi nhìn những đưa con được ăn no. => Chính tình thương con là sức mạnh để chị tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống. 3. Đánh giá: - Khẳng định tài năng của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu trong việc miêu tả hai nhân vật bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài. Cả hai nhân vật đều được đặt vào những tình huống éo le, đặc biệt và đều được các tác giả đi sâu khai thác thế giới bên trong nội tâm nhân vật. - Tuy hoàn cảnh khác nhau nhưng hai người mẹ này đều có nét chung là trải qua nhiều nỗi khổ cực trong đời mà vẫn luôn giữ được sự lạc quan, niềm tin vào tương lai và cội nguồn sâu xa của những điều đó chính là nhờ tình yêu thương con vô bờ. Hai nhân vật này đã góp phần hoàn thiện chân dung người phụ nữ Việt Nam. ĐỀ SỐ 03. CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LẦN 1 Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” (SGK Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục) của nhà thơ Quang Dũng. 1 Giới thiệu chung:
  • 4. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, ông làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc,... nhưng thành công hơn cả là trong lĩnh vực thơ ca. - "Tây Tiến" là bài thơ xuất sắc trong sự nghiệp văn chương của Quang Dũng, cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính trong kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến vừa hào hùng vừa hào hoa. 2 Phân tích vẻ đẹp người lính Tây Tiến: a/ Vẻ đẹp hào hùng: * Được khắc họa tập trung trong tương quan với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hiểm trở, dữ dội, hùng vĩ. * Những biểu hiện cụ thể: - Những người lính có lí tưởng yêu nước cao cả. Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đã kết tinh được vẻ đẹp lí tưởng yêu nước của những chàng trai thanh niên Hà Nội. Họ là những chàng trai thời loạn tự nguyện xếp bút nghiên ra chiến trường, sẵn sàng dấn thân, xả thân cho đất nước với lí tưởng cao cả “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. - Những người lính có ý chí , nghị lực, đối mặt vượt lên mọi khó khăn thử thách. Biết bao khó khăn chồng chất: sự hiểm trở cả địa hình (“Dốc lên khúc khuỷu”, “heo hút cồn mây”…), sự oai linh của rừng thiêng nước độc (“Chiều chiều oai linh thác gầm thét”), sự rình mò của thú dữ (“đêm đêm…cọp trêu người”…)…, sự dãi dầu của thân xác trong một thời gian dằng dặc (“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”…), sự hoành hành của bệnh tật nơi “Lam Sơn chướng khí” (“không mọc tóc”, “xanh màu lá”…)…Vậy mà những người lính ấy không hề nản chí, chùn bước. - Người lính đối mặt với cái chết – thử thách nghiệt ngã nhất mà không hề bi lụy. => Người lính Tây Tiến qua hồi tưởng của nhà thơ dù phải đốii diện với những khó khăn mất mát nhưng vẫn hiện ra kì vĩ, oai phong, kiêu hùng và cũng thật hào hùng. b/ Vẻ đẹp hào hoa: * Để khám phá và thể hiện chân thực vẻ đẹp hào hoa của người lính, nhà thơ đã đặt hình tượng này trong tương quan với khung cảnh nên thơ, thi vị, huyền ảo, duyên dáng của thiên nhiên miền Tây. * Những biểu hiện cụ thể: - Cảm nhận tài hoa, tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây: + Họ ngỡ ngàng nhận ra “hoa về trong đêm hơi” ở Mường Lát. + Họ sảng khoái khi ngắm “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” + Họ thực sự thấy ấm áp khi cảm nhận hương vị cơm lên khói, hương “thơm nếp xôi” ở Mai Châu. + Chỉ những người lính Tây Tiến mới nhìn những bó đuốc cháy sáng trong đêm hội liên hoan ở một vùng đất tưởng như bị lãng quên hoang vu thành “đuốc hoa”, mới thấy “hoa đong đưa” như làm duyên cùng dòng nước lũ. + Chất hào hoa đã gửi vào cái nhìn cảnh vật tạo nên những câu thơ đầy ám ảnh: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ” Câu thơ chất thi sĩ trong sâu thẳm tâm hồn người lính Tây tiến, trong khoảnh khắc giao cảm bất ngờ với hồn tạo vật.
  • 5. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! - Những câu thơ viết về nỗi nhớ làm cho tâm hồn người lính thăng hoa “Đêm mơ Hà Nôi dáng kiều thơm” vô cùng lãng mạn, bay bổng.. Chính nỗi nhớ, ước mơ hướng về một góc phố, một ngõ nhỏ, về những dáng kiều thơm ấy đã tiếp sức, nâng bước cho người lính trẻ Hà Nội thêm vững vàng, quyết tâm chiến đấu, xả thân vì tổ quốc. c/ Nghệ thuật xây dựng và miêu tả hình tượng: - Quang Dũng đã chọn cách thể hiện vẻ đẹp của người lính Tây Tiến một cách độc đáo” + Sự hòa trộn giữa hiện thực và trữ tình, bi và tráng… + Bút pháp tương phản… + Ngôn từ thơ giàu chất họa và chất nhạc… 3 Đánh giá: Bài thơ giúp ta thêm hiểu, trân trọng, tự hào về những người lính trí thức, trân trọng sự sáng tạo đầy bản sắc và bản lĩnh của Quang Dũng. ĐỀ SỐ 04. TPPT CHU VĂN AN HÀ NỘI Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống. 1. Về tác giả, hoàn cảnh sáng tác: - Kim Lân là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện ngắn. Ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ, tâm lý của những người dân quê để viết nên những trang văn chân thật và cảm động về họ. - Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc được viết lại từ phần đầu của tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Tác phẩm đã xây dựng được những nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc, tiêu biểu là nhân vật người vợ nhặt. 2. Cảm nhận về người vợ nhặt: - Người vợ nhặt hiện lên như một nạn nhân tiêu biểu của nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nhân vật không có tên riêng, không có lai lịch… chỉ là một thân phận bọt bèo trôi dạt giữa dòng đời. Cái đói đã hủy hoại cả vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp nữ tính của một người phụ nữ. - Người vợ nhặt có một khát vọng sống mãnh liệt, một khát vọng hướng về mái ấm gia đình rất đáng trân trọng. Người vợ nhặt theo Tràng về nhà không chỉ vì cái đói dồn đuổi mà còn xuất phát từ ước mơ được sống trong một gia đình ấm cúng, từ sự cảm động trước một tấm lòng hào hiệp hiếm có trong nạn đói. Vì vậy trên đường về nhà cùng Tràng thị tỏ ra e thẹn, ngượng ngập và ý tứ hơn. Khi nhìn thấy ngôi nhà lụp xụp rách nát, người phụ nữ ấy vẫn ở lại để cùng chia sẻ cuộc đời đói khổ với Tràng chứ không bỏ đi. - Người vợ nhặt có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Vẻ đẹp bị lu mờ, khuất lấp trong nạn đói đã dần dần được thể hiện. Trong buổi sáng ngày hôm sau, người vợ nhặt đã hiện lên trong hình ảnh người phụ nữ hiền hậu, nết na, đúng mực, biết lo toan vun vén cho gia đình, cư xử tinh tế với mẹ chồng… . Đây là một sự thay đổi vừa bất ngờ vừa tất yếu. - Người vợ nhặt đã nhắc đến cảnh phá kho thóc của Nhật chia cho người đói trong bữa
  • 6. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! cơm đón nàng dâu mới. Ánh sáng của tương lai dường như đã xuất hiện trước mặt các nhân vật với hình ảnh đó. Nhân vật người vợ nhặt đã góp phần thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. - Kim Lân đã xây dựng nhân vật người vợ nhặt trong một tình huống truyện độc đáo, miêu tả ngoại hình, sử dụng ngôn ngữ đối thoại và thể hiện tinh tế diễn biến tâm lý nhân vật… để bày tỏ sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của t ình người và niềm hi vọng của cuộc sống của những người dân nghèo khổ. 3. Trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống: - Tình yêu thương giúp con người biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh mình. Con người sẽ không phải sống cô đơn, lạnh lẽo giữa cuộc đời. - Người trao yêu thương và người nhận yêu thương đều có được niềm vui và hạnh phúc, được sống có ý nghĩa hơn. - Tình yêu thương có sức mạnh kỳ diệu, có thể cảm hóa, thanh lọc tâm hồn con người, hướng thiện và tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn. - Có tình yêu thương, con người sẽ có động lực để vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. ĐỀ SỐ 05. THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN LẦN 1 Bàn về đặc điểm cái “tôi” trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Đó là cái tôi giàu khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt. Lại có ý kiến khẳng định: Bài thơ đã thể hiện một cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người. Từ cảm nhận về cái “tôi” trong bài thơ, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm: - Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. - “Sóng” là bài thơ tình đặc sắc được Xuân Quỳnh sáng tác nhân chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người nhưng cũng chất chứa nhiều day dứt, lo âu. 2. Cảm nhận về cái tôi trong bài “Sóng”: 2.1 Giải thích ý kiến: - “Cái tôi” là cái bản ngã, là tâm trạng, cảm xúc, là thế giới tâm hồn riêng của nhà thơ trước hiện thực khách quan. Qua “cái tôi”, ta có thể thấy được những suy nghĩ, thái độ, tư tưởng... của nhà thơ trước cuộc đời. - “Khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt”: là những mong muốn, khát khao trong cuộc sống và tình yêu được đẩy lên đến cao độ, nồng nàn - biểu hiện của một con người trẻ trung, say mê, đầy sức sống. - “Cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người”: là cái tôi tinh tế trong cảm nhận, giàu trăn trở suy tư khi nhận ra sự ngắn
  • 7. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! ngủi của tình yêu và sự mong manh của đời người. => Cả hai ý kiến trên đều đúng và bổ sung cho nhau, hoàn thiện ý nghĩa khái quát: thơ Xuân Quỳnh tiêu biểu cho tiếng nói tâm tư, tình cảm của giới mình. 2.2 Cảm nhận về cái tôi trong bài “Sóng” a. Cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt: - Cái tôi khát vọng được sống đúng với cá tính của mình, được thấu hiểu và được yêu thương nên đã dấn thân vào hành trình gian truân tìm kiếm hạnh phúc: "Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể". Cái tôi còn khát vọng khám phá bản chất, nguồn gốc của tình yêu, để rồi nhận ra rằng tình yêu là bí ẩn, thiêng liêng và không thể nào lí giải được “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau" - Cái tôi mang nỗi nhớ nồng nàn da diết, nỗi nhớ ấy vượt qua mọi khoảng cách không gian, mọi giới hạn thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi cả vào trong tiềm thức, xâm nhập cả vào những giấc mơ: "Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức/ Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược về phương Nam/ Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương" - Cái tôi khát vọng và tin tưởng tình yêu chung thuỷ sẽ vượt qua những biến động của cuộc sống, những thăng trầm của cuộc đời để đến được bến bờ hạnh phúc: “Cuộc đời tuy dài thế/ Năm tháng vẫn đi qua/ Như biển kia dẫu rộng/ Mây vẫn bay về xa”. Đó cũng chính là một nét đẹp của cái tôi trữ tình hay chính nhà thơ. b. Cái tôi nhạy cảm day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người: - Bằng sự chiêm nghiệm của một trái tim đa cảm và sự từng trải, nhà thơ đã sớm nhận ra nghịch lý: đời người là ngắn ngủi so với thời gian vô thuỷ vô chung; khát vọng tình yêu là khôn cùng mà kiếp sống của mỗi người là hữu hạn. - Cái tôi tìm cách hoá giải nghịch lý và nỗi day dứt ấy bằng khát vọng hoá thân vào sóng, hoà nhập vào biển lớn tình yêu để mãi mãi được yêu thương và dâng hiến, để tình yêu vượt qua sự hữu hạn của phận người: "Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ" c. Nghệ thuật thể hiện: - Cái tôi trong “Sóng” được thể hiện bằng thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu chân thành, da diết, riêng khổ 5 là khổ duy nhất trong bài gồm 6 câu thơ, như một sự phá cách để thể hiện một trái tim yêu tha thiết, nồng nàn. - Ngôn ngữ bình dị với thủ pháp nhân hoá, ẩn dụ, các cặp từ tương phản, đối lập, các điệp từ; cặp hình tượng sóng và em vừa sóng đôi, vừa bổ sung hoà quyện vào nhau cùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của cái tôi thi sĩ. 3. Bình luận, đánh giá hai ý kiến: - Hai ý kiến trên đều đúng, cả hai đề cập đến những đặc điểm khác nhau của cái tôi Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng. Ý kiến thứ nhất nhất mạnh đến khát vọng sống, khát vọng yêu, ý kiến thứ hai khẳng định sự nhạy cảm, nỗi day dứt của cái tôi về giới hạn tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người. - Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện về cái tôi của thi sĩ; giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
  • 8. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! ĐỀ SỐ 06. CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ HÒA BÌNH LẦN 1 Có ý kiến cho rằng “Qua bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã vẽ nên một bức tranh đẹp về núi rừng Tây Bắc” Lại có ý kiến cho rằng “ Thành công lớn nhất của Quang Dũng ở bài thơ Tây Tiến là khắc họa vẻ đẹp bi tráng của những người lính Việt Nam thời chống Pháp.” Bằng hiểu biết của anh( chị) về bài thơ “Tây Tiến”, hãy bình luận những ý kiến trên? 1 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều là một nhà thơ. Thơ Quang Dũng hồn hậu, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn và tài hoa. Ông là một trong những cây bút tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp. - Tây Tiến là một bài thơ xuất sắc, có thể xem là một kiệt tác của Quang Dũng, xuất hiện ngay trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. 2. GIẢI THÍCH Ý KIẾN - Ý kiến thứ nhất: Nhà thơ Quang Dũng đã vẽ nên một bức tranh thiên đẹp về núi rừng Tây Bắc. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, chất nhạc, Quang Dũng đã dựng lên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội mà cũng thơ mộng, nên thơ. - Ý kiến thứ hai: + “Bi” là đau buồn, bi ai. + “Tráng” là khỏe khoắn, mạnh mẽ. “Bi tráng” là nói đến nỗi buồn, đau do gian khổ, bệnh tật, mất mát, hi sinh nhưng không hề có than vãn, khổ lụy. Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến thể hiện ở sự hào hùng, mãnh liệt; ý chí chiến đấu quên mình, tâm hồn hào hoa, lãng mạn . . . giữa bao gian khổ - hi sinh. Họ “bi” mà không “lụy”, buồn đau mà hùng tráng, mất mát, hi sinh mà vẫn lạc quan . . . 3. CHỨNG MINH- BÌNH LUẬN Ý KIẾN Hai ý kiến khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành một cái nhìn khái quát về “Tây Tiến”. Từ bài thơ “ Tây Tiến”, thí sinh có thể cảm nhận và làm sáng tỏ một cách linh hoạt với những cách thể hiện cảm nhận khác nhau. Dưới đây là những ý tham khảo: a -Ý kiến thứ nhất: Thiên nhiên miền Tây - Một Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt: + Địa hình đồi núi hiểm trở, thật sự là một thách thức với con người "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi" “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống “ ... + Thiên nhiên hùng vĩ, bí hiểm, chứa đựng nhiều hiểm nguy:
  • 9. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! "Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người" => Bút pháp tả thực cùng việc sử dụng liên tiếp các từ láy tượng hình "khúc khuỷu" "thăm thẳm" "heo hút", các thanh trắc đã góp phần tái hiện thành công vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. - Một Tây Bắc thơ mộng, trữ tình, duyên dáng, nên thơ: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ, hoa đong đưa” Cảnh đẹp như mộng lại như tranh, chỉ vài nét chấm phá mà tinh tế, tài hoa, Quang Dũng không tả mà chỉ gợi, cảnh thiên nhiên hoang sơ không phải là vô tri vô giác mà phảng phất trong gió, trong cây như có linh hồn con người:” Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”. Bốn câu thơ làm hiện lên bức tranh thủy mặc nhưng lại không tĩnh tại mà sống động, thiêng liêng. Đúng như giáo sư Trần Đình Sử đã nhận xét: Đọc đoạn thơ này, ta như lạc vào một thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, cõi nhạc”. - Tiểu kết: Bài thơ khắc họa thành công thiên nhiên miền Tây qua nỗi nhớ của Quang Dũng với ngòi bút vừa hiện thực vừa lãng mạn. Từ việc sử dụng thủ pháp phóng đại và đối lập kết hợp với ngôn ngữ giàu chất tạo hình, nhà thơ đã tạo nên một thiên nhiên Tây Bắc vừa hoang vu bí hiểm lại vừa thơ mộng ấm áp. b Ý kiến thứ hai: vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến - Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt – có bóng dáng của tráng sĩ xưa nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ: + Quang Dũng không hề che dấu sự gian khổ, khó khăn trên những chặng đường hành quân, những căn bệnh hiểm nghèo và cả những hi sinh mất mát của người lính. Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! ... Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm ... Rải rác biên cương mồ viễn xứ + Trong gian khổ, mất mát, đau thương, họ vẫn luôn giữ nét trẻ trung, hào hoa, lãng mạn của những chàng trai Hà thành "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" + Những câu thơ khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ. Người lính Tây Tiến không chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái chết, sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Đó là dũng khí tinh thần và hành động cao đẹp. Tư thế ra trận, lý tưởng lên đường hào hùng mà bi tráng. + Họ luôn giữ trọn lời thề chung thủy với cách mạng, với Tây Tiến: "Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi" - Nghệ thuật: Hình tượng người lính Tây Tiến được miêu tả bằng sự kết hợp hài hòa, điêu luyện giữa cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng. Trong bài thơ, Quang
  • 10. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! Dũng đã dựng lên bức tượng đài người lính cách mạng vừa chân thực vừa có sức khái quát, tiêu biểu cho vẻ đẹp, sức mạnh của dân tộc ta trong thời kỳ đầu chống thực dân Pháp. Đó là bức tượng đài được kết tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến, được khắc tạc bằng cả tình yêu của Quang Dũng đối với những người đồng đội, đối với đất nước mình. 4 ĐÁNH GIÁ: - Hai ý kiến bổ sung khái quát cho nhau làm nên vẻ đẹp của bài thơ Tây Tiến . - Khẳng định vẻ đẹp của hồn thơ và tài thơ Quang Dũng cũng như sức sống bền bỉ của bài thơ qua các thời đại. ĐỀ SỐ 07. CHUYÊN NGUYỄN HUỆ HÀ NỘI LẦN 1 Về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh ( sách Ngữ văn 12) có ý kiến cho rằng “ Đó là một tác phẩm có giá trị lịch sử to lớn”. Ý kiến khác thì khẳng định: “ Đó là một áng văn chính luận mẫu mực” Từ cảm nhận của mình về tác phẩm, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên? 1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM - Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam. Người viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực. - Ở thể loại văn chính luận, Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là một cây bút xuất sắc mẫu mực mà dẫn chứng hùng hồn là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 1945. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một tác phẩm văn học vô giá. 2. GIẢI THÍCH Ý KIẾN - Ý kiến thứ nhất nói đến phương diện nội dung của tác phẩm. Ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, viết về những sự kiện trọng đại của dân tộc, “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn. - Ý kiến thứ hai: nhìn nhận từ phương diện nghệ thuật của tác phẩm."Tuyên ngôn độc lập" là áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực; tràn đầy tâm huyết, khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của Chủ tích Hồ Chí Minh và cả dân tộc. Bằng lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn, đanh thép, Hồ Chí Minh đã làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước Việt Nam. 3. CHỨNG MINH - BÌNH LUẬN Ý KIẾN a Tuyên ngôn độc lập “ Là một tác phẩm có giá trị lịch sử to lớn”: - Ngày 2-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào tại quảng trường Ba Đình,Hà Nội. Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do, cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc ta để có quyền thiêng liêng đó. - Bản Tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam và mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta: kỉ nguyên độc lập tự do, kỉ nguyên nhân dân làm chủ đất nước.
  • 11. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! + Bản tuyên ngôn khẳng định nhân dân ta đã đấu tranh giành độc lập, tự do từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp và đã anh dũng thực hiện hai cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ để thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. + Bản tuyên ngôn còn tuyên bố thoát ly quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của Pháp trên đất nước Việt Nam “Bởi thế cho nên, chúng tôi...thoát ly hẳn….xóa bỏ hết….xóa bỏ tất cả… trên đất nước Việt Nam”. + Tuyên bố về quyền được độc lập của dân tộc, về sự thật là nước Việt Nam đã giành được độc lập “ Nước Việt nam….độc lập", khẳng định ý chí kiên quyết bảo vệ quyền tự do, độc lập của toàn dân tộc VN “ Toàn thể ….độc lập ấy” - Mặt khác, với nội dung khái quát sâu sắc, trang trọng cùng tầm vóc của tư tưởng, tầm văn hóa lớn, bản Tuyên ngôn ra đời đã khẳng định được vị thế bình đẳng, lập trường chính nghĩa của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX. Đồng thời, đập tan luận điệu xảo trá của bọn thực dân Pháp, vạch trần dã tâm quay trở lại xâm lược cùng bản chất tàn bạo của chúng trước dư luận quốc tế "Ngày 9 tháng 3 năm nay...chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật". b Tuyên ngôn độc lập “ Là một áng văn chính luận mẫu mực”: * Tuyên ngôn Độc lập có hệ thống lập luận chặt chẽ, với những lý lẽ sắc bén, những bằng chứng thuyết phục. - Bản Tuyên ngôn đã khẳng định quyền lợi chính đáng của dân tộc ta - quyền tự do, bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc, trên cơ sở: + Cơ sở pháp lý: dựa vào bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Lấy "gậy ông đập lưng ông", Hồ Chí Minh đã đưa ra "những lẽ phải không ai chối cãi được" một cách khéo léo. Đồng thời, điều đó còn có ngụ ý đặt ngang hàng 3 cuộc cách mạng, 3 bản Tuyên ngôn, 3 nền độc lập. Cách nói ấy vừa kiên quyết, vừa sáng tạo. + Cơ sở thực tiễn: Đó là dân tộc Việt Nam đã phải trải qua cuộc đấu tranh vô cùng gian khổ để giành lại độc lập từ tay Nhật "Khi Nhật đầu hàng Đồng minh... nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". => Như vậy, quyền tự do, bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc là quyền lợi chính đáng và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. - Vạch trần âm mưu, tội ác và những luận điệu xảo trá của thực dân Pháp: + Về chính trị: chúng tước đoạt quyền tự do của dân ta, dùng chính sách chia để trị, chính sách ngu dân, đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của ta, làm suy nhược giống nòi,... + Về kinh tế: bóc lột dân ta tàn tệ, độc quyền in giấy bạc, đặt ra những thứ thuế vô lí,... + Hai lần bán nước ta cho Nhật => Bằng những dẫn chứng cụ thể, chính xác, đầy đủ ở các mặt, Người đã chứng minh cho toàn thế giới thấy những gì Pháp đã làm trên đất nước Việt Nam là hoàn toàn trái với lá vờ "tự do, bình đẳng, bác ái" mà chúng vẫn rêu rao trước dư luận quốc tế. - Tổng kết cuộc cách mạng của dân tộc, từ đó khẳng định độc lập và chủ quyền và quyết tâm giữ vững thành quả cách mạng của dân tộc ra bằng những lập luận logic, xác đáng: "Bởi thế cho nên...", "Vì những lẽ trên" ...
  • 12. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! * Giọng văn hùng hồn, đanh thép nhưng vẫn thấm đượm chất trữ tình nên giàu sức thuyết phục. - Lời văn trong "Tuyên ngôn Độc lập" có lúc vang lên chắc nịch khi tác giả trích dẫn những bản tuyên ngôn của nước Mỹ, Pháp; vừa đanh thép vừa đau đớn, căm giận khi kể tội giặc Pháp; sung sướng, tự hào với sức mạnh quật khởi nghĩa của nhân dân khi đứng lên đánh đuổi phát xít Nhật, giành lấy chính quyền; quyết tâm sắt đá khi nói về sự bảo vệ quyền tự do và độc lập của dân tộc. =>Trong văn bản, đã có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa lí và tình. Nhờ đó, Tuyên ngôn Độc lập có một giọng điệu riêng, mà âm hưởng chính vẫn là hùng tráng, tự hào. * Ngôn ngữ linh hoạt, chính xác, tinh tế Sự điêu luyện về ngôn ngữ thể hiện ở nhiều mặt, chủ yếu là : - Câu văn uyển chuyển, sinh động, theo nhịp của giọng điệu bản Tuyên ngôn Độc lập; có những câu đơn, nhưng phần lớn là câu phức, nhiều mệnh đề. - Sử dụng hàng loạt cấu trúc trùng điệp. + Trùng điệp về từ, ngữ: “Dân ta… Dân ta… Chúng tôi… Chúng tôi… Một dân tộc… Một dân tộc…” + Trùng điệp về câu: “Chúng thu hành… dã man”; “Chúng lập ba chế độ… đoàn kết”; “Chúng lập ra nhà tù..”; “Chúng ràng buộc…” + Trùng điệp về nội dung theo chiều hướng tăng tiến ở nhiều cấp độ: “Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn…” - Hình ảnh: thẳng tay chém giết; tắm các cuộc khởi nghĩa … bể máu; bóc lột đến xương tuỷ; nước ta xơ xác, tiêu điều; ngóc đầu lên; quỳ gối đầu hàng… gây ấn tượng mạnh với người đọc. 4 Đánh giá chung: - Hai ý kiến không hề đối lập nhau mà bổ sung, khẳng định cho nhau, góp phần hoàn thiện những giá trị cho tác phẩm. - Thể hiện đóng góp lớn lao của người cầm bút. ĐỀ SỐ 08. CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LẦN 2 “ Đây là bút kí dài nhất và tâm huyết nhất của tôi về Huế. Tôi đã mang cả tâm huyết vẽ lên một dòng sông y như nó vốn có. Dòng sông của văn hóa, lịch sử, huyền thoại”. Anh ( chị) hãy phân tích hình tượng sông Hương trong tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường để chứng minh tác giả đã hiện thực hóa thành công ý đồ nghệ thuật trên? 1 Vài nét về tác giả, tác phẩm - Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những cây bút kí tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Với thể loại kí, Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện trên từng trang văn vốn kiến thức uyên bác và cách viết tài hoa. - “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương, thiên nhiên và con người xứ Huế với những trang văn “vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ,
  • 13. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! nội dung thông tin về văn hóa lịch sử rất phong phú”. 2 Giải thích ý kiến - Lời phát biểu là những chia sẻ của nhà văn về một trong những bút ký tâm huyết nhất của ông. Qua đó, ta hiểu ý đồ nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc tường trong tác phẩm này. Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã thực hiện hóa thành công ý đồ ấy. - Trong tùy bút, nhà văn đã “vẽ nên một dòng sông y như nó vốn có” nghĩa là khám phá vẻ đẹp từ góc độ tự nhiên. Không những thế sông Hương còn là "dòng sông của văn hóa, lịch sử, huyền thoại". 3 Phân tích, chứng minh: Sông Hương được khám phá từ góc độ tự nhiên: - Ở thượng nguồn, sông Hương giống như một bản trường ca của rừng già với những tiết tấu đa dạng khi thì “rầm rộ, mãnh liệt”, lúc lại “ dịu dàng, đắm say”. “ Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời… như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại” - Ra khỏi rừng, “ sông Hương nhanh chóng mang một vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ”, chẳng khác nào người con gái đẹp “ nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu hóa đầy hoa dại”. Hành trình về thành phố của sông Hương thật dài, nhiều khúc quanh, ngã rẽ. Vẻ đẹp của sông được miêu tả như một bức tranh đầy màu sắc “ sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. - Đoạn miêu tả sông Hương khi chảy vào lòng thành phố thực sự là một đoạn tuyệt bút. Với cảm nhận tinh tế và một ngòi bút tài hoa, ông đã miêu tả con sông như một mỹ nhân, một tình nhân. Đường cong làm cho con sông mềm hẳn đi “ như một tiếng vẳng không nói ra của tình yêu”, điệu chạy lặng lờ của nó là “ điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Khi sông Hương đột ngột đổi dòng để gặp lại thành phố, nhà văn gọi nó “ là nỗi vấn vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”. Sông Hương được khám phá từ vẻ đẹp huyền thoại: là một “ dòng sông của văn hóa, lịch sử, huyền thoại” -“ Sông Hương đã sống những thế kỉ vinh quang với nhiệm vụ lịch sử của nó” . Bằng một lối điểm sử vừa ngẫu hứng, vừa tài hoa đậm màu sắc tùy bút, tác giả đã chỉ ra sự song hành của sông Hương với lịch sử thành phố Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Sông Hương “ là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ xanh biếc” - “ Có một dòng thi ca về sông Hương”, dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình. Tác gỉa thiên tùy bút đã tổng kết một cách ngắn gọn và phóng túng những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương qua “ cái nhìn tinh tế của Tản Đà”: trong “ khí phách của Cao Bá Quát” và qua thơ Bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu, Nguyễn Du. - Trong tình yêu và cảm nhận rất riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương còn là “ một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” ; nhà văn khẳng định “ toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nướ của dòng sông này” Như vậy, sông Hương là cội nguồn cảm hứng cho thơ và nhạc. - Có rất nhiều huyền thoại về sông Hương nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chia sẻ ông tâm đắc nhất với huyền thoại kể rằng: người dân hai bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi. Một huyền
  • 14. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! thoại thật đẹp, thật lung linnh, đậm chất lãng mạn,… Đánh giá - Sông Hương vốn đã đẹp lại càng đẹp hơn khi nó được cảm nhận bởi một cái tôi uyên bác, tinh tế, tài hoa. Thiên tùy bút có mạch văn phong túng đầy ngẫu hứng, đấm chất trữ tình. Trí tưởng tượng phong phú, khả năng liên tưởng giàu có của tác giả khiến cho con sông hiện lên với những vẻ đẹp đa dạng, phong phú đầy biến hóa thông qua những so sánh, liên tưởng, ví von sáng tạo, bất ngờ… Tác phẩm thực sự là một huyền thoại về một dòng sông - một huyền thoại được viết nên bởi tình yêu, sự am hiểu về Huế và một ngòi bút tài hoa hiếm có. - Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một trong những tùy bút hay nhất, in đậm dấu ấn phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường. ĐỀ SỐ 09. THPT CHUYÊN HƯNG YÊN LẦN 1 Đọc truyện ngắn “ Vợ nhặt”, nhận xét về nhà văn Kim Lân, có ý kiến cho rằng: “ Ông là cây bút có biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật”, ý kiến khác lại nhấn mạnh “ Ông là nhà văn có tấm lòng nhân đạo sâu sắc” Anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ các ý kiến trên thông qua việc phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ? 1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM, VẤN ĐỀ CẦN NGHỊ LUẬN: - Kim Lân là nhà văn viết rất ít nhưng rất thành công ở lĩnh vực truyện ngắn. Ông được coi là nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng). - Tiêu biểu cho sự thành công lĩnh vực truyện ngắn của ông là tác phẩm “Vợ nhặt” – in trong tập “Con chó xấu xí”. Truyện là bài ca về tình người, về lòng lạc quan và niềm khát sống mãnh liệt của những con người sống trong tận cùng của đói khổ. - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bằng tấm lòng và tài năng, Kim Lân đã khắc họa đậm nét và cảm động diễn biến tâm trạng đầy phức tạp và nỗi lòng của bà cụ Tứ và thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình với những kiếp người nghèo khổ. 2. GIẢI THÍCH Ý KIẾN: - Ý kiến thứ nhất: “Ông là cây bút có biệt tài miêu tả tâm lí” “ Miêu tả tâm lí” là khám phá, đi sâu vào từng ngõ ngách, thể hiện những chuyển biến tinh tế trong tâm trạng nhân vật. Ý kiến này đánh giá tài năng nghệ thuật của Kim Lân. - Ý kiến thứ hai. “Ông là người có tấm lòng nhân đạo” “ Nhân đạo” là lòng thương người. Tấm lòng nhân đạo được biểu hiện ở các phương diện sau: + Đồng cảm, xót thương trước số phận bi kịch của con người. + Đề cao, trân trọng, ngợi ca con người. + Lên án, phê phán những thế lực chà đạp lên con người. + Khẳng định khát vọng, ước mơ của con người về quyền sống, quyền hạnh phúc,… 3 CHỨNG MINH - BÌNH LUẬN Ý KIẾN: Hai ý kiến khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành một cái nhìn khái quát về nhà văn Kim Lân. Từ nhân vật bà cụ Tứ, thí sinh có thể cảm nhận
  • 15. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! và làm sáng tỏ một cách linh hoạt với những cách thể hiện cảm nhận khác nhau. Dưới đây là những ý tham khảo: a Ý kiến thứ nhất: Ông là cây bút có biệt tài miêu tả tâm lí (2,0 điểm) (Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật) - Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng: giữa những ngày đói, bà cụ Tứ cũng giống mọi người, lần hồi kiếm miếng ăn và lo lắng vì sự ám ảnh của cái đói thì anh Tràng- con trai bà bỗng nhiên nhặt được vợ. - Diễn biến tâm trạng: + Khi trở về nhà, nhìn thấy người đàn bà lạ xuất hiện trong ngôi nhà của mình, nét tâm lí đầu tiên của bà cụ Tứ là thái độ hết sức ngạc nhiên, bà không tin ở mắt mình. + Sau khi nghe Tràng xác nhận đó là người vợ nhặt của Tràng, người mẹ nghèo hiểu ra bao cơ sự vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình; bao nỗi niềm tâm tư ngổn ngang trào dâng giằng xé trong bà. Lòng bà trào dâng nỗi tủi phận và cả sự lo lắng; bà lo cho con bằng nỗi lo của người mẹ nghèo từng trải đã biết thế nào là đói khát. Bởi vậy nỗi lo càng trở nên đớn đau đến quặn thắt, dồn lại thành những giọt nước mắt tủi hờn. + Khi nhìn người con dâu, lòng người mẹ nghèo không khỏi xót thương cho cảnh ngộ của chị. Bà hiểu và không chút coi thường, khinh rẻ mà dành cho người vợ nhặt của Tràng sự đồng cảm, xót thương, bà cư xử dịu dàng, ân cần và trìu mến đối với chị: “Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng””Con ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”… + Mở lòng đón nhận người con dâu, tâm trạng của bà chuyển sang niềm vui và hi vọng. Bà an ủi, động viên con cũng chính là động viên mình bằng một niềm tin rất chân thật “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời” + Hạnh phúc của đứa con khiến người mẹ có nhiều đổi thay khác lạ, nhanh nhẹn hơn, “tươi tỉnh khác thường, cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng rỡ hẳn lên” . Bà cố gắng bằng tấm lòng người mẹ để bù đắp để làm mất đi cái phần tủi sầu, để hạnh phúc của con thêm phần trọn vẹn. + Trong bữa cơm bà nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau, nhưng niềm vui của bà không trọn vẹn bởi không khí căng thẳng vì cái đói và sự bức bối, ngột ngạt bởi tiếng trống thúc thuế dồn dập. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: + Diễn tả tâm lí nhân vật tinh tế, thông qua hành động, cử chỉ, nét mặt, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với nhân vật… + Với khả năng đi sâu vào diễn biến tâm lí nhân vật, diễn tả thật xúc động tâm trạng nhân vật, nhà văn giúp người đọc hình dung rõ hơn nghịch cảnh éo le của người lao động trong nạn đói. b Ý kiến thứ hai: Ông là nhà văn có tấm lòng nhân đạo sâu sắc - Nhà văn đã phát hiện, chia sẻ và cảm thông với những bất hạnh, cơ cực và nỗi lòng của người mẹ nghèo. Hơn ai hết, nhà văn đã nhìn thấu những xót xa, buồn tủi của bà cụ Tứ trước cảnh ngộ éo le của con trai "Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà đang ăn nên làm nổi... còn mình thì...", "Người ta có gặp bước khso khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được"...
  • 16. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! - Ông còn phát hiện, trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động. Mặc dù bị xô đẩy đến bước đường cùng, mấp mé bên bờ vực của sự sống và cái chết, nhưng những người nông dân vẫn cưu mang, giúp đỡ nhau, chia sẻ cho nhau miếng cơm, manh áo. Hiện thực cuộc sống càng đen tối bao nhiêu, những phẩm chất của họ lại càng ngời sáng bấy nhiêu. ( chú ý phân tích cảnh bà cụ Tứ chấp nhận cô con dâu mới trong lúc gia đình cãng đang rất khó khăn, không biết sống chết lúc nào, đê làm nổi rõ tình người của họ). - Kim Lân cũng thể hiện một sự trân trọng đối với khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và mái ấm gia đình; luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng, tốt đẹp với những con người cùng khổ. Ông nâng niu từng mong ước của họ dẫu là mong ước nhỏ bé, bình dị đến tội nghiệp, đáng thương "Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà ... Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem". Trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng bà cụ Tứ và vợ chồng Tràng vẫn luôn hướng tới một cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc ( cần chú ý những chi tiết diễn tả tâm trạng bà cụ Tứ, thái độ của Tràng, vợ Tràng trong bữa ăn, rồi nhà cửa , sân vườn đều được quét tước , thu dọn sạch sẽ, gọn ghẽ). Một cái gì mới mẻ, khác lạ đang đến với mỗi thành viên trong gia đình bà cụ Tứ và hé mở trước họ một tương lai tươi sáng, ấm áp hơn! 4 ĐÁNH GIÁ CHUNG: - Hai ý kiến đã bổ sung khái quát cho nhau làm nên một hình tượng nhân vật đẹp đẽ, có sức khái quát cao và giàu ý nghĩa nhân văn. - Qua nhân vật bà cụ Tứ nói riêng và tác phẩm "Vợ nhặt" nói chung, ta còn thấy ở Kim Lân một cay bút có tài và một trái tim nhân hậu, yêu thương, trân trọng con người hết mực. ĐỀ SỐ 10. CHUYÊN LÊ QUÍ ĐÔN LẦN 3 Bàn về nghệ thuật xây dựng hai chân dung phụ nữ điển hình trong truyện “Vợ nhặt” – Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài, còn bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong”. Ý kiến của bạn? I. GIỚI THIỆU CHUNG: - Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông thường viết truyện ngắn về đề tài nông thôn và những người dân quê. - “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, được rút từ tập “Con chó xấu xí”. Truyện đã xây dựng thành công hai nhân vật phụ nữ: bà cụ Tứ và vợ nhặt, qua đó bộc lộ tư tưởng nhân đao sâu sắc và mới mẻ của nhà văn. II. CỤ THỂ: 1. GIẢI THÍCH Ý KIẾN: - “Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài”: hình tượng người vợ nhặt hiện lên thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… - “Bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong”: Tác giả khắc họa nhân vật bà cụ Tứ chủ yếu qua những diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh
  • 17. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! động… Hai ý kiến đều đúng, thể hiện nét độc đáo ở từng nhân vật, đồng thời cho thấy tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc khắc họa hình tượng nhân vật. 2. PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH: a. Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài Giới thiệu chung: Tác giả gọi nhân vật của mình là "thị", "người đàn bà" hoặc "người con dâu", không có tên, tuổi và lai lịch cụ thể. Chỉ biết rằng, thị thường ngồi nhặt thóc rơi vãi ở của kho hoặc ai có việc gọi thì làm. Cuộc sống của thị cũng bấp bênh, khốn khổ trước thảm họa đói. Chính những điều đó, khiến nhân vật càng có sức khái quát. "Thị" đại diện cho biết bao người phụ nữ cùng rơi vào cảnh ngộ đáng thương, thê thảm, thân phận bị rẻ rúng như cọng rơm, cọng rác. Ngoại hình: - “Cái nón rách tàn nghiêng nghiêng che nửa mặt…” - "Cái ngực gầy lép" - “Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy 2 con mắt…” -> Cái đói, cái nghèo đã in hằn trên hình hài của thị, khiến thị càng trở nên xấu xí, tiều tụy. Cử chỉ, hành động: * Trước khi về làm vợ Tràng: - Lần đầu gặp Tràng, giữa lúc đang nhàn rỗi, nghe câu hỏi buông ra của Tràng, những lời trêu ghẹo của bạn bè và cũng vì đói quá mà chị đã “lon ton chạy lại đẩy xe” cho Tràng – một người đàn ông không hề quen biết, rồi “liếc mắt cười tít” để tạo thiện cảm với Tràng. - Lần thứ hai gặp lại Tràng chị chủ động trách móc “điêu, người thế mà điêu”. Những lời thoại tiếp theo đó đã lái những chuyện không đâu vào mục đích thiết thân của người phụ nữ là được ăn… - Khi được Tràng mời ăn thì "hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên…" - đây đúng là phản xạ của người đói. Rồi không ngại ngần, thị sà xuống, đánh một chặp 4 bát bánh đúc liền, chẳng trò chuyện gì. Ăn xong, thị lại cầm đôi đũa, quẹt ngang miệng. - Sau đó, thị theo không về làm vợ Tràng mà không cần biết gia cảnh, tính tình của Tràng ra sao. -> Miếng ăn trong cái đói quay quắt nhiều khi thúc bách con người, khiến họ quên ý tứ, không còn sĩ diện. Trong hoàn cảnh đó, bản năng sinh tồn đã lấn lướt tất cả. Sự đói khát cùng đường đã biến chị thành trơ trẽn, táo tợn, không còn giữ được danh dự. * Trên đường về nhà: - Chủ động bắt chuyện, tỏ ra bẽn lẽn, ngượng ngùng, mắng yêu Tràng "Bé lắm đấy, đã một mình lại còn mấy u!" -> Ở thị thật ra vẫn còn đó nữ tính. * Sau khi làm vợ Tràng: - Chỉ dám ngồi ở mép giường, cái thế ngồi cho thấy sự chông chênh trong lòng thị.
  • 18. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! - Khi theo Tràng về làm vợ, gặp bà cụ Tứ, lời nói, hành động của chị đều tỏ ra bẽn lẽn, thẹn thùng. - Sáng hôm sau dậy sớm làm đủ mọi việc như một người vợ hiền, tần tảo, đảm đang: dọn dẹp nhà cửa, quét dọn sân vườn, rất ý tứ khi "điềm nhiên" ăn miếng cháo cám mặn chát trong bữa cơm đầu tiên ở nhà chồng. -> Sự thay đổi to lớn ở người vợ nhặt, khi nữ tính trở về, chị cũng là người phụ nữ dịu dàng, hiền hậu như bao người phụ nữ Việt Nam khác. Dù ban đầu, thị theo Tràng về cốt để có miếng ăn nhưng về sau ta thấy rõ đó không phải là tất cả, mà còn vì lòng ham sống mãnh liệt. Cái nghèo, cái đói, cái khổ có thể làm thị trở nên xấu xí về hình thức, có lúc đánh mất lòng tự trọng nhưng thẳm sâu trong tâm hồn con người ấy vẫn có những vẻ đẹp đáng quý. b. Bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong: Giới thiệu chung: - Là một bà lão nghèo, chồng và con gái đã mất, bà sống cùng anh con trai duy nhất là Tràng - một thanh niên xấu xí, có phần ngờ nghệch. Giữa thời đói, hai mẹ con họ phải nương tựa vào nhau mà sống, sống nhờ những đồng tiền ít ỏi mà Tràng kiếm được từ việc đẩy xe bò thuê. Nội tâm nhân vật: - Trước cảnh Tràng có vợ, bà cụ Tứ hết sức ngỡ ngàng, ngạc nhiên: + Phấp phỏng bước theo Tràng vào trong nhà, sững lại, độc thoại nội tâm hàng loạt câu hỏi. + Ngạc nhiên đến mức không tin vào mắt mình, phân vân, ngỡ ngàng, không hiểu rõ mọi chuyện… - Khi hiểu ra mọi chuyện thì tâm trạng bà cụ Tứ rất phức tạp: vui - buồn, mừng – tủi, thương lo đan xen: + “cúi đầu nín lặng” Hiểu ra tình cảnh khó khăn, éo le của con mình, của gia đình mình + Thương xót, thấu hiểu cho cảnh ngộ của người con dâu: “Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá”… + Lo lắng cho tương lai của các con: “biết rằng chúng nó có qua nổi cơn đói khát này không”, “bà cụ nghẹn lời…ròng ròng”… - Vượt lên trên tất cả là niềm vui, niềm hi vọng: + Tin tưởng vào triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: “Ai giàu ba họ ai khó ba đời”, nghĩ đến những chuyện tốt đẹp ở tương lai. -> Bà cụ Tứ là nhân vật điển hình về những người nông dân nghèo khổ , song đây là người mẹ từng trải, hiểu biết, nhân hậu, bao dung và lạc quan. Qua nhân vật, tác giả đã mang đến cho người đọc thông điệp về giá trị của tình yêu thương con người và tinh thần ham sống mãnh liệt. III. ĐÁNH GIÁ, TỔNG KẾT: - Bằng ngòi bút tài hoa khi khắc họa nhân vật, nhà văn Kim Lân đã thể hiện tấm lòng cảm thông với số phận cùng quẫn của người dân trong nạn đói và thái độ trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ. - Tác phẩm “Vợ nhặt” xứng đáng là truyện ngắn đặc sắc viết về đề tài nông thôn trong văn học hiện đại Việt Nam.
  • 19. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! ĐỀ SỐ 11. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO BẰNG Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám phá thể hiện riêng. Trong bài “Tây Tiến”, Quang Dũng viết: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” (“Tây Tiến”- Quang Dũng) Trong thi phẩm“Việt Bắc”, Tố Hữu tái hiện: “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” (“Việt Bắc” - Tố Hữu) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên? 1 KHÁI QUÁT CHUNG: - Giới thiệu Quang Dũng, Tố Hữu và hai tác phẩm: + Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. “Tây Tiến” là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian. + Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ ông theo sát những chặng đường của cách mạng Việt Nam. Bài thơ “Việt Bắc” là một thành công đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. Tác phẩm vừa là bản tình ca về tình cảm cách mạng – giữa đoàn cán bộ miền xuôi với nhân dân Việt Bắc, vừa là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà vẻ vang của dân tộc. - Hai đoạn thơ được trích từ hai bài thơ đều tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận song mỗi nhà thơ lại có cách khám phá, thể hiện riêng. 2 TRÌNH BÀY CẢM NHẬN: a ĐOẠN THƠ TRONG BÀI THƠ “TÂY TIẾN” * Vẻ đẹp vừa bi thương vừa hào hùng của đoàn quân Tây Tiến trên đường hành quân: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm - Cái bi thương của người lính được gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh như màu lá. + Sở dĩ người lính Tây Tiến đầu trọc da xanh là do hậu quả của những tháng ngày hành quân vất vả vì đói và khát, là dấu ấn của những trận sốt rét ác tính. + Những cơn sốt rét rừng ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà còn để lại dấu ấn đau thương trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung.
  • 20. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! - Cái hào hùng: + Thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong đã làm nên khí chất mạnh mẽ của người lính. “Không mọc tóc” là cách nói ngang tàng rất lính, hóm hỉnh vui đùa với khó khăn gian khổ của mình. + Thể hiện qua cách dùng từ Hán Việt “đoàn binh” . Chữ “đoàn binh” chứ không phải là đoàn quân đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ thường của sự hùng dũng, Ba từ “dữ oai hùm” gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt, oai của chúa sơn lâm. Qua đó ta thấy người lính Tây Tiến vẫn mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ. “Mắt trừng” là đôi mắt dữ tợn, căm thù, mạnh mẽ, nung nấu quyết đoán làm kẻ thù khiếp sợ. *Họ cũng là những chàng trai Hà Nội lãng mạn, hào hoa: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm - “ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” là đôi mắt thao thức nhớ về quê hương Hà Nội, về một dáng kiều thơm trong mộng. Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa,… hay chính xác hơn là nhớ về bóng dáng của những người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ. Đó chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để họ vững vàng tay súng, sẵn sàng cống hiến, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. b ĐOẠN THƠ TRONG BÀI THƠ “VIỆT BẮC” *Vẻ đẹp hào hùng của đoàn quân: “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng - Các từ láy “rầm rập”, “điệp điệp" và “trùng trùng" và hình ảnh so sánh “… như là đất rung” vừa gợi lên sự đông đảo, vừa gợi lên sức mạnh, khí thế hào hùng của đoàn quân ra trận. Mỗi bước đi của đoàn quân ấy mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù. *Vẻ đẹp lãng mạn: “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” Đây có thể là hình ảnh ánh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân, cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi. Họ là những con người có lí tưởng cao cả, đẹp đẽ, sẵn sàng cống hiến vì sự nhiệp chung. Ý thơ khiến người đọc liên tưởng tới hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu. c SO SÁNH HAI ĐOẠN THƠ: - Giống nhau: Đều khắc họa người lính với vẻ đẹp vừa hào hùng, vừa lãng mạn, bay bổng. - Khác nhau:
  • 21. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! + Trong đoạn thơ thuộc bài thơ “Tây Tiến”, vẻ đẹp hào hùng của người lính phảng phất sự bi thương. + Trong đoạn thơ thuộc bài thơ “Việt Bắc”, vẻ đẹp lãng mạn của người lính còn được Tố Hữu gắn liền với hiện thực. - Cả hai tác giả đều có trải nghiệm từ thực tế chiến đấu nên thơ đậm chất hiện thực. Bên cạnh đó, Quang Dũng là một chàng trai Hà thành rất hào hoa nên thơ ông có cái lãng mạn rất riêng; còn ở Tố Hữu, thơ ông là thơ trữ tình chính trị, luôn có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào cách mạng. 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG: - Hai đoạn thơ bên cạnh những điểm tương đồng còn có những nét riêng độc đáo, thể hiện tài năng của hai nhà thơ. - Khẳng định vị trí của hai tác giả trong nền văn học cũng như trong lòng độc giả. ĐỀ SỐ 12. CHUYÊN BẮC GIANG LẦN 1 Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Thi hay viết về người anh hùng. Nhưng đó là kiểu người anh hùng – con đẻ của đất cày và sông nước; ở đó, cái anh hùng hòa lẫn với cái bình dị, sự cao cả hiện ra dưới vẻ thân thuộc, gần gũi, chất phác tự nhiên, và lắm khi chất anh hùng lại lộ ra qua những biểu hiện ngây thơ, ngộ nghĩnh. Qua nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 1. GIỚI THIỆU CHUNG: - Nguyễn Thi là là một trong những cây bút xăn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Ông là nhà văn gắn bó sâu sắc với nhân dân miền Nam, được mệnh danh: nhà văn của người dân Nam Bộ . - “Những đứa con trong gia đình” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí "Văn nghệ Quân giải phóng". Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng. 2. GIẢI THÍCH Ý KIẾN: - Trích dẫn ý kiến: “Nguyễn Thi hay viết về người anh hùng. Nhưng đó là kiểu người anh hùng – con đẻ của đất cày và sông nước; ở đó, cái anh hùng hòa lẫn với cái bình dị, sự cao cả hiện ra dưới vẻ thân thuộc, gần gũi, chất phác tự nhiên, và lắm khi chất anh hùng lại lộ ra qua những biểu hiện ngây thơ, ngộ nghĩnh”. => Ý nghĩa: + Khẳng định đặc điểm tính cách của các nhân vật Việt và Chiến. + Nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi. 3. PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH: 3.1 Nhân vật Chiến: - Chiến hiện lên với vóc dáng của một người lao động: hai bắp tay tròn vo xạm màu đỏ cháy nắng, thân người to và chắc nịch...
  • 22. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! - Sự đảm đang, tháo vát: Ở Chiến, khả năng vun vén, thu xếp gia đình cũng thể hiện rất rõ: Trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện nhà đã được cô xếp đặt đâu vào đó, tỉ mỉ, chu đáo, "nói nghe thiệt gọn" khiến cho chú Năm cũng phải có chút sững sờ. Về điều này Chiến rất giống với mẹ, chính chị cũng cảm giác hòa vào với mẹ.Theo lời chú Năm, cô "không khác mẹ một chút nào". => Xứng đáng là người con cả, người chị trong gia đình. - Phẩm chất anh hùng: + Cô có đức tính kiên trì, chịu khó ( bỏ ăn để ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình suốt từ trưa cho tới lúc trời chạng vạng). + Cô cũng thừa hưởng ở mẹ đức tính gan góc, kiên cường, quyết tâm đánh giặc đến cùng: Trong ngày tòng quân, Chiến nói với em: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à !". - Tuy nhiên, ở chị Chiến vẫn có những nét nữ tính: lúc nào cũng có chiếc gương nhỏ trong túi, ngậm một ít tóc trông nữ tính, quan trọng nhất là có cơ hội cầm súng. => Nhân vật Chiến hiện lên thật bình dị, để lại nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc với tính cách đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam bộ nói riêng “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. 3.2 Nhân vật Việt: - Tính cách trẻ con, hồn nhiên, hiếu động: + Thích dành phần hơn với chị Chiến (chiến tích sông Định Thủy, dành đi lính) + Vô tư nên việc nhà phó thác cho chị Chiến, khi chị Chiến bàn bạc việc nhà thì “lăn ra cười khì", lúc lại "chụp một con đom đóm" rồi ngủ quên lúc nào không biết. + Đi lính vẫn mang theo súng cao su. + Dấu thư chị sợ các anh trong trung đoàn biết sẽ mất chị.. + Bị thương ko sợ chết mà sợ ma… + Gặp đồng đội, Việt giống hệt thằng út em ở nhà "khóc đó rồi lại cười đó" - Nhưng khi đi đánh giặc, Việt là người anh hùng thực thụ: + Luôn khắc ghi mối thù của gia đình "Mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai" + Quyết tâm đi đánh giặc , lập nhiều chiến công để trả thù cho ba má. + Trong trận chiến đấu ác liệt ở rừng cao su, Việt đã hạ được một xe bọc thép của đích dù bị thương rất nặng và bị lạc đồng đội. => Việt được khắc họa là một nhân vật tuổi trẻ anh hùng, đại diện tiêu biểu cho thế hệ thanh niên miền Nam anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, bên cạnh đó không kém phần ngây thơ, ngộ nghĩnh. 3.3 Nghệ thuật xấy dựng nhân vật: - Nghệ thuật trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật. - Khắc họa tính cách và tâm lí nhân vật sắc sảo. - Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ. 4. ĐÁNH GIÁ CHUNG: - Với ngòi bút tài hoa, tác giả Nguyễn Thi đã xây dựng thành công Chiến và Việt - những nhân vật anh hùng, là thế hệ tiếp nối cha ông đánh giặc, làm dày thêm truyền thống vẻ vang của gia đình, quê hương. Đặc biệt hơn, nhà văn còn gửi gắm ở
  • 23. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! họ những nét đặc trưng của người con sông nước, những nét bình dị, chất phác mà vô cùng ngộ nghĩnh đáng yêu của những người dân Nam Bộ. - Chiến và Việt là những anh hùng mang nét đặc trưng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước nói chung, đồng thời họ cũng là những anh hùng mang nét khác biệt của Nguyễn Thi nói riêng. - Nguyễn Thi xứng đáng được gọi là nhà văn của người dân Nam Bộ. ĐỀ SỐ 13. CHUYÊN THÁI BÌNH LẦN 1 Về nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ”, có ý kiến cho rằng: “Mị là sự phản ánh số phận đau khổ bất hạnh của người nông dân nhất là người nông dân miền núi trước cách mạng tháng Tám”. Có ý kiến lại cho rằng: “Mị cho ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi”. Suy nghĩ của anh/chị về các ý kiến trên? 1. Giới thiệu chung: - Tô Hoài là cây đại thụ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm; phong phú, hấp dẫn về nội dung; đặc sắc về nghệ thuật. - "Vợ chồng A Phủ" (1952) trích trong tập "Truyện Tây Bắc" là một truyện ngắn xuất sắc trong đời văn Tô Hoài nói riêng và văn học hiện đại của ta nói chung. Tác giả đã khắc họa thành công, đặc sắc hình tượng trung tâm - hình tượng Mị. 2. Giải thích ý kiến: - “Mị là sự phản ánh số phận đau khổ bất hạnh của người nông dân nhất là người nông dân miền núi trước cách mạng tháng Tám”: đó là thân phận nô lệ, bị bóc lột sức lao động đế mức tàn tệ, bị đày đọa về thể xác, chà đạp về nhân phẩm, vùi dập về tinh thần. - “Mị cho ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi”: vẻ đẹp của tình người, của sức sống tiềm tàng và tinh thần phản kháng mãnh liệt. => Hai ý kiến hướng vào khẳng định giá trị nội dung của tác phẩm thông qua hình tượng nhân vật Mị: Ý kiến thứ nhất hướng vào giá trị hiện thực, khả năng tố cáo xã hội; ý kiến thứ hai hướng vào giá trị nhân đạo của tác phẩm ở khía cạnh phát hiện và trân trọng vẻ đẹp của con người. Cả 2 ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, làm hoàn thiện giá trị của truyện ngắn. 3. Phân tích, chứng minh: a. “Mị là sự phản ánh số phận đau khổ bất hạnh của người nông dân nhất là người nông dân miền núi trước cách mạng tháng Tám” - Thân phận của Mị: con dâu - gạt nợ, thực chất là một nô lệ của nhà thống lí Pá Tra. - Bị bóc lột sức lao động dã man, tàn tệ: Mị chỉ như con trâu, con ngựa, chỉ biết đi làm, thậm chí con trâu con ngựa còn có lúc được nghỉ ngơi “đứng yên gãi chân, nhai cỏ” chứ những người đàn bà như Mị trong nhà thống lí thì “vùi mặt vào làm việc cả đêm cả ngày”, hết lên núi hái thuốc phiện lại giặt đay, xe đay, bẻ bắp, hái củi, bung ngô, tước sợi,... không lúc nào ngơi nghỉ.
  • 24. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! - Bị hành hạ về thể xác và kìm kẹp về tinh thần: + Từ một cô gái trẻ trung , tràn đầy sức sống, Mị hóa thành người đàn bà âm thầm, lặng lẽ, lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi… Mị từng tìm đến cái chết nhưng không thể chết, vì thương cha thương mẹ Mị lại tiếp tục sống cuộc đời cực khổ "Có đến hàng tháng đêm nào Mị cũng khóc" + Căn buồng của Mị tăm tối như chính cuộc đời Mị vậy, chỉ "có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra chỉ thấy một màu trăng trắng, không biết là sương hay là nắng". Mị càng không nói, "cứ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". + Đêm tình mùa xuân, khi Mị có mong muốn đi chơi như bao người phụ nữ khác, ước muốn ấy lập tức bị dập tắt bằng đòn roi của A Sử: A Sử "xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà", "quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi không nghiêng được đầu nữa". + Đêm ấy, A Sử đi chơi bị đánh vỡ đầu. Mị hái thuốc, xoa thuốc cho chồng, thỉnh thoảng mỏi quá, gục đầu nằm thiếp đi, lập tức bị A Sử đạp chân vào mặt. + Mị dần trở nên vô cảm, thờ ơ với mọi diễn biến xung quanh: bị A Sử đánh ngã ngay bên bếp lửa nhưng hôm sau Mị vẫn ngồi sưởi; thấy A Phủ bị trói đứng ở góc nhà, mắt trừng trừng, Mị cũng vẫn "thản nhiên thổi lửa, hơ tay" "nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi". + Về phần mình, Mị nghĩ "Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi" => Sự cam chịu, nhẫn nhục khiến Mị dần bị tê liệt tinh thần phản kháng "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi". - Nhận xét: Mị chính là nạn nhân đau khổ của cường quyền và thần quyền. Thân phận Mị tiêu biểu cho những đau khổ bất hạnh của người nông dân nhất là người nông dân miền núi trước cách mạng tháng Tám. b. “Mị cho ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi” - Mị vốn là cô gái trẻ trung, xinh đẹp và giàu sức sống. Mị có tài thổi sáo, được nhiều chàng trai để ý. - Cô sớm có ý thức về cuộc sống tự do nên sẵn sàng chịu vất vả làm nương ngô trả nợ thay cho bố chứ không muốn bị bán cho nhà giàu. - Mị là người con hiếu thảo. Khi hiểu ra mình chết vẫn chưa hết nợ, Mị đã chấp nhận cuộc sống trâu ngựa để trả nợ cho cha. - Sâu thẳm trong tâm hồn Mị vẫn tiềm tàng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc tha thiết. Tất cả đã trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài. + Không khí náo nức chuẩn bị ăn tết trong những bản Mông; nhất là tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha và hơi rượu đã gợi nhớ biết bao kỉ niệm. Trong khoảnh khắc Mị trở về sống trọn vẹn với quá khứ, với mùa xuân tươi đẹp nhất của đời mình "Ngày trước Mị thổi sáo giỏi, có biết bao người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị". Dòng hồi ức đó chứng tỏ khát vọng tình yêu, hạnh phúc vẫn âm thầm được ấp ủ, gìn giữ trong trái tim người phụ nữ này bất chấp những đau khổ, đắng cay, tủi nhục. + Cũng trong đêm tình mùa xuân đó, sau nhiều năm tháng, Mị lại cảm nhận được sự tồn tại của mình, ý thức về mình: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ”, lại khao khát sống: “Mị muốn đi chơi”. Mị lại đau đớn, phẫn uất: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa, nhớ lại chỉ thấy nước
  • 25. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! mắt ứa ra”. Quyết định đi chơi Tết của Mị chính là hành động nổi loạn của một con người muốn dành lại quyền sống, quyền tự do. - Nguồn sức sống tiềm tàng của Mị trào dâng mãnh liệt trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ: + Khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ Mị nhớ lại tình cảnh của mình đêm năm trước. Mị cũng bị trói đứng như A Phủ lúc ấy => Mị đồng cảm sâu sắc với nỗi khổ của người cùng cảnh ngộ và phẫn nộ trước tội ác của bọn thống lí: “Trời ơi…Chúng nó thật độc ác”. Nhìn A Phủ, Mị cảm nhận được tất cả nỗi đau đớn mà con người khốn khổ ấy phải gánh chịu: “Cơ chừng này chỉ đêm mai…chết rét, phải chết”. Cô chấp nhận số phận mình nhưng lại bất bình thay cho A Phủ: “Ta là thân đàn bà…Người kia có gì phải chết thế” + Mị đã vượt qua nỗi sợ hãi để cắt dây trói cứu A Phủ, chạy theo A Phủ, trốn khỏi Hồng Ngài => hành động tự phát nhưng xuất phát từ lòng ham sống mãnh liệt. Có thể nói Mị cắt dây trói cho A Phủ cũng là giải thoát cho chính mình. + Sau đó, Mị cùng A Phủ tham gia cách mạng, bảo vệ quê hương. => Nhận xét: Ở Mị, nổi bật lên vẻ đẹp của lòng ham sống, khát vọng sống tiềm tàng nhưng mãnh liệt. Không những thế, tác giả còn nhìn thấy ở Mị khả năng cách mạng. c. Nghệ thuật miêu tả: - Tác giả đã đi sâu miêu tả những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật rất tinh tế, thành công. - Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ. 4 Đánh giá: - Hai ý kiến trên đều đúng nhưng chưa đủ. Phải hợp hai ý kiến ấy, bổ sung cho nhau mới khái quát đầy đủ về nhân vật Mị nói riêng và giá trị của tác phẩm nói chung. - Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, thể hiện qua tiếng nói tố cáo đanh thép những tội ác của xã hội thực dân phong kiến; ngợi ca những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý, đáng trọng của những người nghèo khổ. Qua đó, ta thấy được cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ Tô Hoài. Ông thực sự là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học nước nhà. ĐỀ SỐ 14. CHUYÊN THÁI BÌNH LẦN 2 Trong tác phẩm "Vợ nhặt" nhà văn Kim Lân không chủ tâm miêu tả kĩ hiện thực tàn khốc mà hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn sau vẻ bề ngoài xác xơ, đói khát của những người dân nghèo. Anh/ chị hãy bàn luận về ý kiến trên. Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý chính dưới đây: 1. GIỚI THIỆU CHUNG: - Kim Lân là nhà văn viết rất ít nhưng rất thành công ở lĩnh vực truyện ngắn. Ông
  • 26. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! được coi là nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng). - Tiêu biểu cho sự thành công lĩnh vực truyện ngắn của ông là tác phẩm “Vợ nhặt” – in trong tập “Con chó xấu xí”. Trong tác phẩm, Kim Lân không chủ tâm miêu tả kĩ hiện thực tàn khốc mà hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn sau vẻ bề ngoài xác xơ, đói khát của những người dân nghèo. 2 GIẢI THÍCH Ý KIẾN: - "Hiện thực tàn khốc" chính là bối cảnh nạn đói năm 1945, khiến dân ta rơi vào cảnh cùng cực, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Nhà văn đã tái hiện lại bối cảnh ấy nhưng chỉ là cái phông nền để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật chứ không chủ định đi sâu phản ánh nó. - "Vẻ đẹp tiềm ẩn sau vẻ bề ngoài xác xơ, đói khát của những người dân nghèo": đó là vẻ đẹp của tình người, tình đời ấm áp, vẻ đẹp của niềm lạc quan và lòng ham sống mãnh liệt, thể hiện ở cả ba nhân vật: Tràng, vợ Tràng và bà cụ Tứ. => Ý kiến đã khẳng định tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo, trong đó, nhấn mạnh vào tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. 3 PHÂN TÍCH - CHỨNG MINH Ý KIẾN: 3.1 Cái phông nền hiện thực tàn khốc: - Bức tranh xóm ngụ cư ngày đói: + “Cái đói đã tràn đến” và “người chết như ngã rạ”, “những gia đình từ Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma” và len lỏi khắp các miền quê khiến cho những xác người “nằm ngổn ngang khắp lều chợ”. Người sống thì “dật dờ như những bóng ma”. + Cái đói ở đây được miêu tả bằng những màu sắc và âm thanh ghê rợn, đó là “màu xanh xám” của những người đói khát hay màu đen của đám quạ trên mấy cây gạo, đó là tiếng quạ gào lên “từng hồi thê thiết” đến những tiếng “hờ khóc” vẳng lại từ những nhà có người chết đói. + Cái đói còn hiện hình qua mùi, đó là "mùi gây của xác người” và cả “mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt”. => Cái đói thực sự là một thảm họa khủng khiếp, nó cuốn phăng đi bao nhiêu sự sống, làm tàn lụi bao kiếp người. Tuy tác giả chỉ miêu tả đan xen trong câu chuyện nhưng qua đó, ta thấy được những tội ác man rợ của phát xít Nhật và sức tố cáo xã hội to lớn của tác phẩm. 3.2 Vẻ đẹp tiềm ẩn sau vẻ bề ngoài xác xơ, đói khát của những người dân nghèo: a Những con người nghèo khổ, cùng cực, đói khát, xác xơ: - Cái đói khiến con người trở nên rẻ rúng vô cùng, thể hiện rõ nhất qua nhân vật chị "vợ nhặt". Hình thức thị rách rưới, tả tơi, gầy sọp, khuôn mặt xám xít, ngực gầy lép... không còn sức sống và chút nữ tính nào. Vì miếng ăn, vì muốn chạy thoát khỏi cái đói mà thị sẵn sàng theo không một người đàn ông về làm vợ. Thị đã đánh mất lòng tự trọng, trở thành kẻ trơ trẽn một cách đáng thương. - Tràng không có tiền để cưới vợ, bà cụ Tứ đón con dâu mới không có lấy nổi một mâm cơm cúng gia tiên. Bữa cơm đầu đón nàng dâu chỉ một lùm rau chuối thái rối với nồi cháo cám đắng chát, nghẹn bứ trong cổ họng... - Cái đói khiến người ta phải dè dặt, trở nên chua chát - những người dân xóm ngụ
  • 27. Tài li u ôn thi 10, 11, 12 và k thi THPT Qu c gia: diendan.onthi360.com Truy cập http://onthi360.com để học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh tốt nhất! cư thi nhau bàn tán về việc Tràng có vợ "Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?" b. Nhưng ở họ lấp lánh vẻ đẹp của lòng yêu thương, niềm tin và sự lạc quan vào tương lai: -Đó là tia sáng của tình yêu thương, sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau: + Anh cu Tràng ngay trong cái đói vẫn rất hào phóng, mời "thị" ăn một chập bốn bát bánh đúc, mua cho thị cái thúng con, ra hàng cơm đánh một bữa no nê... ban đầu cũng "chợn" nhưng ngay lập tức "hắn tặc lưỡi một cái: Chậc, kệ!", vui vẻ với niềm vui vợ mới. Không những thế, Tràng còn hào phóng mua hai hào dầu, thắp cho căn nhà sáng sủa hơn... + Bà cụ Tứ vui mừng chấp nhận người dâu mới trong sự bao dung, ân cần, thương xót: "Chúng mày đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng" "Con ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân"... - Chính tình yêu thương ấy đã làm thay đổi mỗi con người trong gia đình nhỏ và thắp lên trong họ tia sáng của niềm lạc quan và lòng ham sống mãnh liệt: + Anh cu Tràng trở nên gắn bó với ngôi nhà mình hơn, ấp ủ tương lai "hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy", thấy một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng, thấy cần có trách nhiệm với vợ, con sau này. + Chị vợ nhặt lúc trước chao chát chỏng lỏn, từ khi theo Tràng về dịu dàng, bẽn lẽn, ý tứ biết bao. Chi tiết thị gạt nhanh miếng cháo cám vào miệng, mặt điềm nhiên như không cho ta thấy thị là một người phụ nữ biết điều, ý tứ. Thị cũng xăm xắn chăm lo cho gia đình nhỏ: dọn dẹp, nhặt cỏ, giặt giũ, lấy nước... đảm đang lắm! + Bà cụ Tứ dẫu gần đất xa trời vẫn toàn nói những chuyện vui: chuyện nuôi gà, làm chuồng gà, luôn động viên các con "ai giàu ba họ ai khó ba đời",... Niềm vui lớn lao tràn ngập căn nhà khiến bà cụ trở nên nhanh nhẹn hơn, "cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên"... => Đằng sau mỗi lời nói, mỗi ý nghĩ, cử chỉ, hành động của các nhân vật đều chất chứa khát vọng sống, hướng tới ánh sáng của của một cuộc sống mới, no ấm đầy đủ hơn, tươi vui hạnh phúc hơn. - Bữa cơm sáng hôm sau: họ nói chuyện phá kho thóc của Nhật chia cho người đói. Hình ảnh đám người đói và lá cờ Việt Minh bay phấp phới hiện lên trong trí óc Tràng đã dự báo một cuộc đổi đời cho họ không xa.. 3.3 Nghệ thuật truyện: - Xây dựng tình huống vừa éo le vừa bất ngờ vừa cảm động. - Miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, tài tình, sắc sảo. - Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, bút pháp tả thực được vận dụng thành công,... 4 BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ: - Khẳng định ý kiến nêu trên là hoàn toàn đúng đắn, đã khái quát được giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm. "Vợ nhặt" thực sự là một câu chuyện có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm thể hiện niềm cảm thương, sự trân trọng và niềm tin của tác giả vào con người với sức mạnh to lớn của tình yêu thương, nhân ái, bao dung. Luôn lạc quan, yêu thương và tin tưởng cuộc sống trong bất cứ hoàn cảnh nào - đó cũng chính là bức thông điệp ý nghĩa mà nhà văn muốn gửi gắm đến người đọc.