1. LOGO
Bài thảo luận: Đường lối cách mạng
của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Sinh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Ngày sinh: 29-10-1992
Mã Sinh viên: 1054030256
Lớp: ĐHTN 4A3 HN
2. Bài thảo luận số 1:
Phân tích nội dung cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10, từ đó so sánh hai cương lĩnh để
chỉ ra ưu điểm của cương lĩnh tháng 2 và hạn chế của cương lĩnh tháng 10.
Luận cương tháng 10-19302
So sánh cương lĩnh tháng 2/1930 và luận
cương tháng 10/1930
3
Ưu điểm của cương lĩnh tháng 2/19304
Hạn chế của luận cương tháng 10/19305
Cương lĩnh tháng 2 - 19301
3. 1
Hoàn cảnh ra đời:
Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập một
chính Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì từ ngày 6-1 đến ngày
7-2-1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc đã thông qua : Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều
lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
1. Cương lĩnh tháng 2/1930:
4. 1. Cương lĩnh tháng 2/1930:
2
Nội dung:
Xác định các vấn đề cơ bản của Cách
mạng Việt Nam:
Phương
hướng
chiến
lược
Nhiệm
vụ chiến
lược
Lực
lượng
cách
mạng
Lãnh
đạo
cách
mạng
Quan hệ
quốc tế
5. 1. Cương lĩnh tháng 2/1930:
Phương hướng chiến lược
của Cách mạng Việt Nam là: “tư
sản dân quyền cách mạng và
thổ địa cách mạng để đi tới xã
hội cộng sản”
Phương hướng chiến lược
Dân tộc
6. 1. Cương lĩnh tháng 2/1930:
Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân
quyền và thổ địa cách mạng:
Chính trị
• Đánh đổ đế quốc
Pháp
• Đánh phong kiến
• Giành độc lập dân
tộc.
• Lập chính phủ công
nông binh,tổ chức
quân đội công nông.
Kinh tế
• Thủ tiêu các loại
quốc trái
• Tịch thu toàn bộ sản
nghiệp lớn của tư
sản Pháp giao cho
chính phủ công
nông binh.
• Tịch thu ruộng đất
của đế quốc giao
cho dân nghèo, bỏ
tô thuế
• Mở mang công
nông nghiệp.
• Thi hành luật ngày
làm 8 giờ.
Văn hóa – xã hội
• Dân chúng được tự
do tổ chức
• Nam nữ bình quyền.
• Phổ thông giáo
dục...
7. 1. Cương lĩnh tháng 2/1930:
Lực lượng cách mạng: là toàn thể những người
dân Việt Nam yêu nước
Lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực
lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Quan hệ của Cách mạng Việt Nam với
phong trào cách mạng thế giới: Cách mạng
Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới,phải
thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai
cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
8. 1. Cương lĩnh tháng 2/1930:
Đánh giá:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải
phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách
mạng Hồ Chí Minh:
- Phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới.
- Đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử.
- Nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh thần
dân tộc vì độc lập tự do.
- Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng
đất để đi tới xã hội cộng sản là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh
này.
Thực tiễn quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong
gần 80 năm qua đã chứng minh rõ tính khoa học và tính cách
mạng, tính đúng đắn và tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng.
9. 2. Luận cương tháng 10/1930:
1
Hoàn cảnh ra đời:
Tháng 4-1930 đồng chí Trần Phú được Quốc Tế Cộng Sản cử về
nước hoạt động. Tháng 7-1930 Trần Phú được bầu vào Ban chấp
hành Trung ương Đảng. Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần 1
diễn ra từ ngày 14 đến ngày 30-10-1930 do đồng chí Trần Phú trủ
chì. Hội nghị đã thông qua Luận cương chính trị của đồng chí Trần
Phú. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông
Dương và bầu Trần Phú làm tổng bí thư.
10. 2. Luận cương tháng 10/1930:
2
Nội dung:
- Luận cương đánh giá tính chất xã hội của 3
nước Đông Dương (xã hội thuộc địa là xứ thuộc
Pháp).
- Xác định mâu thuẫn giai cấp diễn ra giữa một
bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao
khổ với một bên là địa chủ phong kiến tư bản và
đế quốc chủ nghĩa.
- Xác định tính chất của cách mạng Đông
Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền
có tính chất thổ địa phản đế.
Phương
hướng
chiến
lược
Nhiệm
vụ chiến
lược
Lực
lượng
cách
mạng
Lãnh
đạo
cách
mạng
Quan hệ
quốc tế
11. 2. Luận cương tháng 10/1930:
1-Nhiệm vụ của cách mạng:
• - Chống phong kiến
để thực hiện triệt để
cách mạng ruộng đất1
• - Chống đế quốc
giành độc lập cho
toàn cõi Đông Dương2
Luận cương nhấn mạnh 2 nhiệm vụ này có mối
quan hệ khăng khít với nhau vấn đề thuộc địa là
cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền.
12. 2. Luận cương tháng 10/1930:
2. Lực lượng cách mạng:
Lực lượng cách mạng gồm có nông dân, công nhân, ngoài ra
các lực lượng khác đều là đối tượng của cách mạng.
3. Phương pháp cách mạng:
Tư tưởng mấu chốt của luận cương đưa ra là phải tiến hành bạo lực
cách mạng và kết thúc bằng khởi nghĩa võ trang giành chính quyền.
4. Lãnh đạo cách mạng:
Luận cương chỉ ra rằng điều cốt yếu cho cách mạng Đông Dương là
phải có một Đảng Cộng Sản lãnh đạo
5. Quan hệ quốc tế:
Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng quốc tế.
13. 2. Luận cương tháng 10/1930:
Đánh giá:
Bản luận cương đã khẳng định lại nhiều vấn đề mà
cương lĩnh đã nêu ra: đường lối cách mạng, lực
lượng cách mạng, đoàn kết quốc tế, vai trò lãnh đạo
của Đảng. Luận cương của Trần Phú có những điểm
sáng tạo hơn như đã đề ra phương pháp cách
mạng, nguyên tắc Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
14. 3. So sánh cương lĩnh tháng 2/1930 và
luận cương tháng 10/1930:
Về phương hướng chiến lược của cách mạng: cả 2 văn kiện đều
xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư
sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ
nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là 2 nhiệm vụ cách mạng nối tiếp
nhau không có bức tường ngăn cách. Phương hướng chiến lược đã
phản ánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân
Việt Nam.
Về nhiệm vụ cách mạng: đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại
ruộng đất và giành độc lập dân tộc.
Về lực lượng cách mạng: chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là
hai lực lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to
lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.
Giống nhau:
15. 3. So sánh cương lĩnh tháng 2/1930 và
luận cương tháng 10/1930:
Về phương pháp cách mạng: sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt
Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng
là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
Về vị trí quốc tế: cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách
mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho
mình.
Lãnh đạo cách mạng: là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản. “Đảng
là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai
cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”. Như Hồ Chí
Minh đã từng nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ
nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam”.
Sự giống nhau trên là do cả hai văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin
và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại
năm 1917.
16. 3. So sánh cương lĩnh tháng 2/1930 và
luận cương tháng 10/1930:
N.dung so
sánh
Cương lĩnh(2/1930) Luận cương (10/1930)
Chiến lược
sách lược
cách mạng
Tiến hành “tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng
sản”.
Cách mạng Đông Dương lúc
đầu là cách mạng tư sản dân
quyền, sau đó tiến thẳng lên
xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời
kỳ tư bản chủ nghĩa .
Nhiệm vụ
Đánh đổ đế quốc Pháp, phong
kiến và tư sản phản cách
mạng,
Đánh phong kiến và đánh đế
quốc là hai nhiệm vụ có quan
hệ khăng khít.
Mục tiêu
Làm cho Việt Nam độc lập,
thành lập chính phủ công-
nông.
Tịch thu sản nghiệp của đế
quốc và tư sản phản cách
mạng chia cho dân nghèo.
Làm cho Đông Dương độc lập
chính phủ công-nông, tiến
hành cách mạng ruộng đất
triệt để.
Khác nhau:
17. 3. So sánh cương lĩnh tháng 2/1930 và
luận cương tháng 10/1930:
Lực lượng
Công + nông + tiểu tư sản + trí
thức, còn phú nông, trung, tiểu
địa chủ và tư sản thì lợi dụng
hoặc trung lập
Giai cấp công nhân và nông
dân.
Lãnh đạo
Đảng cộng sản Việt Nam, đội
tiên phong của giai cấp vs giữ
vai trò lãnh đạo.
Giai cấp vô sản với đội tiên
phong là Đảng Cộng sản.
Quan
hệ với cách
mạng Thế
giới
Cách mạng Việt Nam là một
bộ phận khắng khít của cách
mạng thế giới, liên lạc với các
dân tộc bị áp bức và vô sản
thế giới.
Quan hệ với cách mạng Đông
Dương và cách mạng thế giới.