SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 40
Downloaden Sie, um offline zu lesen
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP
(Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018)
HÀ NỘI, 2019
2
NGƯỜI BIÊN SOẠN
1. ThS. Dương Thị Thúy Nga - Trường ĐHSP Hà Nội
2. TS. Nguyễn Nam Phương - Trường ĐHSP Hà Nội
3. ThS. Bùi Xuân Anh - Trường ĐHSP Hà Nội
4. PGS.TS. Trần Thị Lệ Thu - Trường ĐHSP Hà Nội
5. TS. Lê Xuân Quang - Trường ĐHSP Hà Nội
6. TS. Trần Ngọc Chất - Trường ĐHSP Hà Nội
7. TS. Phạm Thanh Nga - Trường ĐHSP Hà Nội
8. PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh - Trường ĐHSP Hà Nội
9. TS. Đặng Thị Thu Hiền - Trường ĐHSP Hà Nội
3
MỤC LỤC
A. MỤC TIÊU TẬP HUẤN....................................................................................9
B. NỘI DUNG TẬP HUẤN....................................................................................10
NỘI DUNG 1. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018........................................................................10
NỘI DUNG 2. TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦN CẦN ĐẠT VỀ PHẨM
CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018……………..........12
NỘI DUNG 3. TÌM HIỂU NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018……....15
NỘI DUNG 4. THỰC HIỆN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM............21
C. KẾ HOẠCH TẬP HUẤN.............................................................................................28
D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN.................................................................30
PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HĐTN (MINH HỌA) .........................................31
PHỤ LỤC 2 : BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN HĐTN..................62
4
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Hoạt động trải nghiệm HĐTN
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp HĐTN, HN
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐGDNGLL
Giáo dục phổ thông GDPT
Chương trình CT
Chương trình giáo dục phổ thông CT GDPT
Trung học phổ thông THPT
Trung học cơ sở THCS
Giáo viên GV
Học sinh HS
5
CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ
1. Chương trình tổng thể:
Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) là văn bản quy định những
vấn đề chung nhất, có tính chất định hướng của chương trình giáo dục phổ
thông, bao gồm: quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình giáo
dục phổ thông và mục tiêu chương trình từng cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩm
chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh cuối mỗi cấp học, hệ thống môn
học và hoạt động giáo dục, thời lượng của từng môn học và hoạt động giáo dục,
định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng cấp học đối với tất cả học sinh
trên phạm vi toàn quốc, định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết
quả giáo dục, điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông.
2. Năng lực:
Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có
và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến
thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,...
thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn
trong những điều kiện cụ thể.
3. Phẩm chất:
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người;
cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người.
4. Yêu cầu cần đạt:
Yêu cầu cần đạt là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng
lực sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học và hoạt động giáo dục; trong đó,
mỗi cấp học, lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao
gồm những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó.
5. Môn học
Môn học là lĩnh vực nội dung dạy học được thực hiện trong nhà trường có cấu
trúc và logic phù hợp với ngành khoa học và thực tiễn tương ứng, phù hợp với
những quy luật Tâm- Sinh lí của dạy học.
6
6. Giáo dục hướng nghiệp
Giáo dục hướn nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối
hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định
hướng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Giáo
dục hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp được thực
hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, tập trung ở các môn
Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, các
môn học ở cấp trung học phổ thông và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cùng
với Nội dung giáo dục của địa phương.
7. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông được thực hiện
thường xuyên và liên tục, trong đó tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn
giáo dục cơ bản và toàn bộ thời gian của giai đoạn giáo dục định hướng nghề
nghiệp.
8. Trải nghiệm
Trải nghiệm là quá trình hoạt động để thu nhận những kinh nghiệm, từ đó vận
dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống.
9. STEM
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (khoa học) Technology (công nghệ),
Enginering (kỹ thuật), và Math (toán học) được sử dụng khi bàn đến các chính sách
phát triển về Khoa học, Công nghệ, kĩ thuật và Toán học. Thuật ngữ này lần đầu tiên
được giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mĩ vào năm 2001.
10. Giáo dục STEM
Giáo dục STEM được hiểu là mô hình giáo dục dựa trên tiếp cận liên môn , giúp
học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và Toán học vào giải
quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.
7
11. Đánh giá tổng kết
Đánh giá tổng kết còn được gọi là đánh giá kết quả, là đánh giá có tính tổng hợp,
bao quát nhằm cung cấp thông tin về sự tinh thông/ thành thạo của học sinh ở các
mặt nội dung, kiến thức, kĩ năng và thái độ sau khi kết thúc một khóa học/lớp học
hoặc một môn học/học phần/ chương trình.
12. Đánh giá quá trình
Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình hoạt động giảng
dạy môn học/ khóa học, cung cấp thông tin phản hồi cho người học biết được mức
độ đạt được của bản thân so với mục tiêu giáo dục, qua đó điều chỉnh cách học,
cách dạy giúp người học tiến bộ . Đánh giá quá trình chính là đánh giá vì sự tiến
bộ của người học.
13. Tích hợp
Tích hợp là sự hợp nhất/ nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối
tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất của các thành
phần đối tượng chứ không phải là phép cộng đơn giản những thuộc tính của đối
tượng ấy.
14. Dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp: là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng
huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải
quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện
ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng.
15. Phân hóa
Phân hóa là chia một khối/ một nhóm thành nhiều phần / nhiều đối tượng có các
tính chất khác biệt nhau để thực hiện những tác động cho phù hợp.
16. Dạy học phân hóa:
Dạy học phân hoá: là định hướng dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh
khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào
đặc điểm tâm - sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp
khác nhau của học sinh.
8
17. Nội dung giáo dục điạ phương
Nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa,
lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hộ , môi trường, hướng nghiệp …của địa phương bổ
sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm
trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh
tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp
phần giải quyết những vấn đề của quê hương.
18. Kế hoạch giáo dục nhà trường
Kế hoạch giáo dục nhà trường là sự cụ thể hóa tiến trình thực hiện CTGDPT
(bao gồm cả nội dung giáo dục địa phương) phù hợp với điều kiện cụ thể về
thời gian, đặc điểm của người học, nhân lực, vật lực …của nhà trường. Kế
hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng hàng năm dựa trên kế hoạch
giáo dục chung và các hướng dẫn trong CTGDPT.
9
NỘI DUNG KHOÁ TẬP HUẤN
A. MỤC TIÊU TẬP HUẤN
Sau khóa tập huấn, học viên:
- Giải thích được những vấn đề cốt lõi của Chương trình HĐTN và HĐTN, HN
trong mối quan hệ với CT GDPT tổng thể trên các phương diện: đặc điểm, quan điểm xây
dựng, mục tiêu về phẩm chất và năng lực, nội dung và yêu cầu cần đạt, tính mở và linh
hoạt trong Chương trình.
- Phân tích được các nội dung giáo dục cụ thể ở từng cấp học và đề xuất được một
số chủ đề hoạt động theo các mạch nội dung.
- Thiết kế được 01 giáo án minh họa kèm bộ công cụ đánh giá tương ứng.
- Biết cách lập kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên phổ thông thực hiện CT
HĐTN và HĐTN, HN 2018 và thực hiện tập huấn giáo viên theo kế hoạch đã lập.
- Xác định và thực hiện được vai trò, trách nhiệm của bản thân trên cương vị công
tác hiện thời khi triển khai Chương trình HĐTN và HĐTN, HN.
10
B. NỘI DUNG TẬP HUẤN
Nội dung 1
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ QUAN ĐIỂM
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018
I. MỤC TIÊU
Thực hiện xong nội dung, học viên:
- Trình bày được đặc điểm của Hoạt động giáo dục trong chương trình HĐTN và
HĐTN, hướng nghiệp 2018. Phân biệt được đặc điểm của hoạt động giáo dục giữa cấp
Tiểu học với cấp Trung học.
- Phân tích được vai trò và tính chất nổi bật của Hoạt động giáo dục trong chương
trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 đối với cấp Tiểu học và cấp Trung học.
- Giải thích được các quan điểm xây dựng cơ bản của Chương trình Hoạt động
trải nghiệm (HĐTN) và hướng nghiệp 2018.
II. NGUỒN TÀI LIỆU
- Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018
- Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 2018.
- Tài liệu Tìm hiểu chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018 (Tài liệu TEXT).
- Tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm, vai trò và tính chất nổi bật của Hoạt động giáo dục
trong Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018
Mục tiêu hoạt động: Học viên trình bày được đặc điểm, vai trò và tính chất nổi
bật của Hoạt động giáo dục trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
Lấy được ví dụ minh họa về Hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học và cấp Trung học.
Nhiệm vụ của học viên:
1) Phân tích Phần 1 - Mục I của Tài liệu TEXT: Tài liệu tìm hiểu chương trình
môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018 để làm rõ:
- Điểm tương đồng và khác biệt giữa các khái niệm, tên gọi của Hoạt động giáo
dục trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 với Hoạt động giáo dục
11
ngoài giờ lên lớp trong chương trình hiện hành (Lưu ý học viên: gắn với cấp học mà học
viên đang công tác, làm việc).
- Vai trò và tính chất nổi bật của Hoạt động giáo dục trong chương trình HĐTN và
HĐTN, hướng nghiệp 2018. Tìm ví dụ minh họa cụ thể theo cấp học (Tiểu học và Trung
học) và theo giai đoạn giáo dục (giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định
hướng nghề nghiệp).
2) Chia nhóm theo cấp học, các nhóm thảo luận để thống nhất các nội dung từ việc
phân tích thông tin nguồn.
- Thống nhất nội dung sẽ trình bày trước lớp trên A0 hoặc PowerPoint.
- Nêu câu hỏi hoặc các vấn đề còn vướng mắc.
Nhiệm vụ của báo cáo viên:
1) Hướng dẫn học viên phân tích thông tin nguồn, đọc thêm các tài liệu hỏi đáp,
INFOGRAPHIC và VIDEO.
2) Tổ chức cho các nhóm học viên báo cáo kết quả thảo luận.
3) Chốt lại các vấn đề quan trọng về đặc điểm, vai trò và tính chất nổi bật của Hoạt
động giáo dục trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
4) Giải đáp câu hỏi/thắc mắc của học viên (nếu có).
Hoạt động 2: Phân tích quan điểm xây dựng CT HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp
Mục tiêu hoạt động: Học viên giải thích được các quan điểm cơ bản xây dựng
Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
Nhiệm vụ của học viên:
1) Đọc Phần 1 - Mục II của Tài liệu TEXT: Tài liệu tìm hiểu chương trình môn
học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018.
và thực hiện nhiệm vụ:
- Phân tích các quan điểm cơ bản khi xây dựng Chương trình Hoạt động trải
nghiệm (HĐTN) và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
- Minh họa cụ thể bằng Hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học và cấp Trung học (có
thể minh họa bằng một bài/chủ điểm trong một khối lớp cho mỗi cấp học).
- Thống nhất nội dung sẽ trình bày trước lớp trên A0 hoặc PowerPoint.
- Nêu câu hỏi hoặc các vấn đề còn vướng mắc
Nhiệm vụ của báo cáo viên:
1) Hướng dẫn học viên thực hiện các nhiệm vụ
2) Tổ chức cho học viên báo cáo kết quả làm việc và thảo luận trước lớp.
3) Chốt các vấn đề chung và giải đáp câu hỏi/thắc mắc (nếu có).
12
IV. SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ
Về sản phẩm:
- Phần trình bày trên A0 hoặc PowerPoint về so sánh các tên gọi của Hoạt động giáo
dục trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 với Hoạt động giáo dục
trong Chương trình hiện hành.
- Các câu hỏi về vai trò, tính chất nổi bật của Hoạt động giáo dục đối với hai giai đoạn
giáo dục, câu hỏi về quan điểm chỉ đạo xây dựng Chương trình Hoạt động giáo dục trong
chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
Về định hướng đánh giá:
- Học viên tự suy ngẫm , kết nối hiểu biết của mình về vai trò, tính chất và quan điểm
chỉ đạo xây dựng chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
- So sánh phần trình bày và kết luận chungccuar các nhóm về vai trò, tính chất, quan
điểm chỉ đạo xây dựng chương trình với các tài liệu do Chủ biên chương trình xây dựng.
Nội dung 2
TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦN CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT
VÀ NĂNG LỰC CỦA CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018
I. MỤC TIÊU
Thực hiện xong nội dung, học viên:
Trình bày được những điểm mới về mục tiêu chung và mục tiêu cho từng cấp
học trong Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
Phân tích được những phẩm chất và năng lực cần hình thành và phát triển cho
học sinh khi tham gia các HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp.
Xác định được cấu trúc (năng lực, thành tố và hành vi) ba năng lực đặc thù của
HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp.
Lấy được một ví dụ về quy trình bồi dưỡng một hành vi ứng với một thành tố
của một năng lực đặc thù khi tham gia HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp.
II. NGUỒN TÀI LIỆU
- Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể 2018
- Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
13
- Tài liệu Tìm hiểu chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018 (Tài liệu TEXT).
- Tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu và yêu cần cần đạt về phẩm chất và năng lực trong
chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
Mục tiêu hoạt động: Học viên trình bày được những điểm mới về mục tiêu chung
và mục tiêu cho từng cấp học, xác định được những phẩm chất cần hình thành và phát
triển cho HS trong Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
Nhiệm vụ của học viên:
Đọc và phân tích Phần 1- Mục III và mục IV (mục 1,2,3) của Tài liệu TEXT: Tài
liệu tìm hiểu chương trình môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018.
Thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu sau:
PHIẾU BÀI TẬP
Nhóm :………………………………………………………
Tên thành viên trong nhóm:
-
-
Yêu cầu 1. Trình bày những điểm mới về mục tiêu chung và mục tiêu cho từng cấp
học của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp (so sánh với mục tiêu chung trong Chương
trình hiện hành).
Trả lời:---------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Yêu cầu 2. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 hướng tới hình thành cho học sinh
những phẩm chất nào? Chỉ ra những đóng góp của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp
trong việc bồi dưỡng những phẩm chất cho học sinh.
Trả lời: --------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
14
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Yêu cầu 3. Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp hình thành và phát triển cho học
sinh những năng lực đặc thù nào? Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của HĐTN có đóng
góp như thế nào trong việc phát triển các năng lực chung cho học sinh?
Trả lời: ---------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhiệm vụ của báo cáo viên:
1) Hướng dẫn học viên trao đổi phiếu bài tập để thống nhất câu trả lời.
3) Chốt vấn đề và giải đáp thắc mắc (nếu có).
Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu trúc các năng lực đặc thù được xác định trong Chương
trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018
Mục tiêu hoạt động: Học viên xác định được cấu trúc ba năng lực đặc thù của
HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp. Lấy được ví dụ minh họa cách đạt được mục tiêu về
phẩm chất và năng lực của chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp.
Nhiệm vụ của học viên:
1) Đọc và phân tích Phần 1 - Mục IV (mục 4) của Tài liệu TEXT : Tài liệu tìm
hiểu chương trình môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018 để xác
định cấu trúc các năng lực đặc thù của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp.
2) Mỗi nhóm chọn 01 năng lực đặc thù thuộc cấp học của mình để sơ đồ hóa cấu
trúc của năng lực đó, trong đó cần thể hiện rõ: hợp phần tạo nên năng lực/năng lực thành
phần; chỉ báo, tiêu chí/thể hiện của chỉ báo.
3) Lấy ví dụ minh họa cho cấu trúc của năng lực vừa được sơ đồ hóa bằng việc
chọn một chủ đề HĐTN nhằm bồi dưỡng một hành vi cho học sinh ứng với một thành tố,
chỉ báo, tiêu chí.. của năng lực đặc thù đó. (Trong ví dụ cần chỉ ra mối quan hệ giữa lựa
chọn nội dung chủ đề với lựa chọn các mục tiêu về phẩm chất và loại năng lực. Cần làm
rõ mức độ của hành vi theo các yêu cầu cần đạt trong chương trình, đồng thời cần phân
15
tích các biện pháp khi triển khai thực hiện nhằm nổi bật sự biểu hiện các mức độ hành vi
của năng lực cần đạt được).
Nhiệm vụ của báo cáo viên:
1) Hướng dẫn và hỗ trợ học viên thực hiện nhiệm vụ.
2) Trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc (nếu có).
3. Tổ chức cho học viê trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất chung.
IV. SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ
Về sản phẩm:
- Phiếu bài tập đã hoàn thành.
- Các câu hỏi về mục tiêu, về phẩm chất, năng lực và yêu cầu cần đạt
Về định hướng đánh giá:
- Học viên tự đánh hiểu biết của mình về mục tiêu, phẩm chất, năng lực và yêu cầu
cần đạt của chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
Nội dung 3
TÌM HIỂU NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018
I. MỤC TIÊU
Thực hiện xong nội dung, học viên:
- Phân tích được cấu trúc và các mạch nội dung của HĐTN và HĐTH, hướng nghiệp
trong chương trình GDPT 2018.
- Phân tích được tính mở/linh hoạt trong nội dung HĐTN của chương trình 2018
bằng cách so sánh và chỉ ra được những điểm mới của HĐTN trong chương trình 2018 so
với HĐ GDNGLL (có tính trải nghiệm) trong chương trình hiện hành.
- Đề xuất được một số chủ đề theo các mạch nội dung trong CT HĐTN và HĐTN,
hướng nghiệp 2018.
II. NGUỒN TÀI LIỆU
- Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Tài liệu Tìm hiểu chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018 (Tài liệu TEXT).
- Tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
16
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc và các mạch nội dung của HĐTN và HĐTN, hướng
nghiệp trong CT GDPT 2018
Mục tiêu hoạt động: Học viên phân tích được cấu trúc và các mạch nội dung của
trong HĐTN và HĐTH, HN trong chương trình GDPT 2018.
Nhiệm vụ của học viên:
1) Đọc Phần 1 - Mục V của Tài liệu TEXT: Tài liệu tìm hiểu chương trình môn
học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018 để làm rõ:
- Các vấn đề cơ bản về cấu trúc của chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp.
- Các mạch nội dung của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp trong chương trình.
2) Làm việc theo nhóm:
- Mỗi nhóm lựa chọn đọc và trình bày 01 trong 4 mạch nội dung: a) Hoạt động
hướng vào bản thân, b) Hoạt động hướng đến xã hội, c) Hoạt động hướng đến tự nhiên,
d) Hoạt động hướng nghiệp.
- Thống nhất nội dung sẽ trình bày trước lớp trên A0 hoặc PowerPoint.
- Nêu câu hỏi hoặc các vấn đề còn vướng mắc.
Nhiệm vụ của báo cáo viên:
1) Hướng dẫn học viên phân tích thông tin nguồn, đọc thêm các tài liệu hỏi đáp,
INFOGRAPHIC và VIDEO.
2) Tổ chức cho các nhóm học viên báo cáo kết quả thảo luận
3) Chốt lại các vấn đề quan trọng về 04 mạch nội dung; giải đáp câu hỏi/thắc mắc
của học viên (nếu có).
Hoạt động 2: Phân tích tính mở/linh hoạt trong nội dung của HĐTN và HĐTN,
hướng nghiệp trong CT GDPT 2018
Mục tiêu hoạt động: Học viên phân tích được tính mở/linh hoạt trong nội dung HĐTN
của chương trình 2018 bằng cách so sánh và chỉ ra được những điểm mới của HĐTN trong
chương trình 2018 so với HĐ GDNGLL (có tính trải nghiệm) trong chương trình hiện hành
Nhiệm vụ của học viên:
1) Đọc và phân tích Phần I - Mục II của Tài liệu TEXT: Tài liệu tìm hiểu chương
trình môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018 để :
- Trình bày những minh chứng cho tính mở/linh hoạt trong nội dung của HĐTN và
HĐTN, hướng nghiệp.
- Giải thích tính mới về nội dung của chương trình HĐTN 2018.
2) Làm việc theo nhóm để lập bảng so sánh (trên A0 hoặc máy tính) nội dung của
HĐTN trong chương trình 2018 với nội dung của HĐNGLL đang thực hiện trong nhà
trường, chỉ ra tính mở/linh hoạt cũng như tính mới trong nội dung của chương trình
17
HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 so với HĐ Giáo dục ngoài giờ lên lớp (có tính trải
nghiệm) trong chương trình hiện hành.
Nhiệm vụ của báo cáo viên:
- Hướng dẫn học viên phân tích thông tin nguồn và tài liệu liên quan.
- Tổ chức cho học viên báo cáo kết quả làm việc, thảo luận trước lớp.
- Chốt lại các điểm mới về nội dung chương trình và giải thích cặn kẽ tại sao cần
thực hiện các điểm mới này.
- Giải đáp câu hỏi/thắc mắc của học viên (nếu có).
Hoạt động 3: Đề xuất các chủ đề hoạt động theo các mạch nội dung
Mục tiêu hoạt động: Học viên đề xuất được một số chủ đề theo các mạch nội
dung trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
Nhiệm cụ của học viên:
1) Đọc “thông tin nguồn cho hoạt động 3” và thảo luận theo nhóm để sắp xếp các
chủ đề được giới thiệu trong thông tin nguồn theo 04 mạch nội dung của HĐTN và
HĐTN, hướng nghiệp 2018
2) Mỗi nhóm đề xuất thêm 03 chủ đề cho 3 cấp học (mối cấp 01 chủ đề) ở mạch
nội dung mà nhóm đã tìm hiểu trong hoạt động 1 theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến
tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12.
Nhiệm vụ của báo cáo viên:
1) Hướng dẫn học viên thực hiện các nhiệm vụ
2) Tổ chức cho học viên báo cáo kết quả làm việc và thảo luận trước lớp.
3) Chốt các vấn đề chung và giải đáp câu hỏi/thắc mắc (nếu có).
Thông tin nguồn cho hoạt động 3:
MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Chủ đề: TRƯỜNG HỌC
Tham quan phòng truyền thống nhà trường và bổ sung tài liệu cho phòng truyền thống
Tìm hiểu công việc của giáo viên và tập làm thầy/cô giáo.
Tìm hiểu về lịch sử/danh nhân mà trường mang tên.
Tham quan các mô hình trường khác
Tập đóng vai làm chú công an, bộ đội, diễn viên.
Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong trường.
Vẽ tranh về ngôi trường trong tương lai.
Tìm hiểu về anh Kim Đồng.
Chủ đề: VĂN HÓA – DU LỊCH
18
Dâng hương viếng Bác
Làm tranh Đông Hồ
Làm sản phẩm gốm sứ Bát Tràng
Hội thi làm bánh trôi, bánh chay
Hội thi kéo co, nhảy bao bố, nhảy lò cò …
Chiến dịch thu gom rác thải bảo vệ môi trường
Sưu tầm tem thư theo chủ đề
Hội thi nặn tò he
Tham quan các khu danh lam thắng cảnh
Chủ đề: NỘI TRỢ
Vệ sinh lớp học
Đóng vai đầu bếp
Đi chợ mua đồ theo chỉ dẫn
Chăm sóc cây xanh
Sắp xếp góc học tập
Chủ đề: GIAO THÔNG
Hoạt động nhận biết một số biển cấm về giao thông đường bộ và đường sắt.
Hoạt động vẽ tranh tuyên truyền an toàn giao thông.
Tổ chức cuộc thi:“ Em làm cánh sát giao thông”.
Làm các mô hình biển báo giao thông trong trường học theo chủ đề.
Diễn kịch tuyên truyền về ứng xử văn hóa giao thông.
Chủ đề: THỦ CÔNG NGHIỆP
Trải nghiệm thực tiễn làng nghề thủ công nghiệp: làng gốm Bát Tràng - Hà Nội, làng chạm
bạc Đồng Xâm - Thái Bình...
Tìm hiểu về các sản phẩm thủ công nghiệp ở địa phương em.
Chụp ảnh về các sản phẩm thủ công nghiệp trong gia đình.
Tổ chức vẽ tranh về các sản phẩm thủ công nghiệp.
Cắt và dán các hình ảnh về sản phẩm thủ công nghiệp trên báo, tranh theo chủ đề.
Tạo hình sản phẩm thủ công nghiệp bằng các chất liệu đơn giản: làm lọ hoa, trống đồng,
nón...bằng đất sét, bìa cứng.
Chủ đề: LÂM NGHIỆP
Tham quan bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam
Chăm sóc hoa trong khuôn viên trường học
Vẽ tranh cổ động về chủ đề phủ xanh đất trống đồi núi trọc
Tham gia làm khu vườn cổ tích ở trường học
Viết thư gửi tổ chức AFEO (Tổ chức Hành động vì môi trường) về nạn chặt phá rừng tại địa phương
Thiết kế lôgô với chủ đề “Vì một môi trường xanh”
19
Tham gia câu lạc bộ “Bảo vệ rừng xanh”
Tập làm báo cáo viên về vấn đề khai thác rừng tại địa phương
Chủ đề: KINH DOANH/KINH TẾ
Tổ chức hôi chợ.
Trao đổi đồ chơi, dụng cụ học tập.
Chơi đồ hàng.
Đi chợ cùng mẹ.
Đi siêu thị mua hàng với số tiền mẹ cho.
Chủ đề: NÔNG NGHIỆP
Tham quan trang trại chăn nuôi
Học cách sử dụng nông cụ trong vườn trường
Trồng hoa trong vườn trường
Chăm sóc cây trong vườn trường
Làm chú nông dân tí hon
Ngày thu trứng gà trong trạng trại nuôi gà lấy trứng (nhặt trứng từ chuồng, vận chuyển về
kho, xếp vào giá trứng)
Làm công nhân chăn gà trong trang trại nuôi gà
Mùa thu hoạch cà chua ở hợp tác xã rau sạch
Chủ đề: CÔNG NGHIỆP
Thực hành lắp ráp những mô hình đơn giản (ôtô, nhà…)
Thực hành thêu hình hoa, lá, các con vật đơn giản
Thực hành cắt, khâu vá quần áo búp bê
Tìm kiếm, phân loại các khoáng sản mà em biết (Các nhóm mang sản phẩm đến lớp để trao đổi)
Quan sát quy trình sản xuất bánh kẹo tại nhà máy
Thực hành pha chế màu thực phẩm tại lớp
Tham quan hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở khu công nghiệp
Quan sát việc thu, lượm mủ cao su
Chủ đề: NGƯ NGHIỆP
Tổ chức tham quan ao nuôi cá.
Tổ chức trò chơi câu thủy – hải sản để nhận biết một số loài
Tổ chức cuộc thi vẽ tranh về các loài thủy – hải sản.
Tổ chức xem phim về cuộc sống của ngư dân.
Tổ chức làm quen và nhận biết các dụng cụ về ngư nghiệp.
Tổ chức trò chơi trong không gian làng nghề ngư nghiệp (ở trường) về các công việc của ngư dân.
Tổ chức trò chơi nặn hình các con vật thủy hải sản mà em yêu thích.
Tổ chức thi thuyết trình về 1 loài thủy hải sản mà em yêu thích.
Chủ đề: Y TẾ
20
Tìm hiểu công việc của bác sĩ
Bé làm tuyên truyền viên (rửa tay trước khi ăn, đánh răng…)
Bé tham gia vệ sinh môi trường xung quanh
Tham quan các cơ sở y tế
Vẽ tranh về các dụng cụ y tế
Chủ đề: TDTT
Tham gia mô hình Câu lạc bộ các môn thể thao tại trường như cờ vua, bóng đá, khiêu vũ thể thao,…
Tham gia chương trình “tìm kiếm tài năng Dance sport nhí”
Tham gia hội khỏe phù đổng toàn trường
Tham quan thực tế một câu lạc bộ bóng đá địa phương
Giao lưu với vận động viên thể thao nổi tiếng
Chủ đề: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Tham gia triển lãm về sản phẩm công nghệ phục vụ cuộc sống.
Tham gia thiết kế, xây dựng không gian lớp học xanh.
Tìm hiểu tác dụng của các loại máy móc ở gia đình và nhà trường
Em tập làm một nghề mà em yêu thích.
Cuộc thi vẽ tranh về thành phố trong tương lai.
Xây dựng một số nhiệm vụ cá nhân và nhóm trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo
----------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học, Nxb ĐHSP (2015).
IV. SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ
Về sản phẩm: Phần trình bày của các nhóm trên A0 hoặc PowerPoint về chương trình
HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2108 trên các mặt:
- Cấu trúc chương trình .
- Các mạch nội dung chính.
- Tính mới, tính mở, tính linh hoạt về nội dung .
Về định hướng đánh giá:
- Học viên suy ngẫm và tự đánh giá hiểu biết của mình về nội dung chương trình
HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 sau khi thực hiện các hoạt động tập huấn so với
trước khi tập huấn.
- Học viên so sánh phần trình bày và kết luận chung của các nhóm về nội dung
chương trình với các tài liệu do Chủ biên chương trình xây dựng.
21
Nội dung 4
THỰC HIỆN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
I. MỤC TIÊU
Thực hiện xong nội dung, học viên:
- Xác định được đặc điểm và cách thức tổ chức các loại hình hoạt động trải
nghiệm (HĐTN) trong Chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp 2018.
- Kết nối được các nội dung đã trao đổi của nội dung 1,2,3 để phân tích Kế hoạch
tổ chức HĐTN minh họa.
- Xác định được các bước xây dựng được Kế hoạch tổ chức HĐTN dựa trên các
căn cứ về phẩm chất, năng lực, mạch nội dung của Chương trình HĐTN và hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp 2018.
- Thiết kế được một Kế hoạch tổ chức HĐTN theo các bước đã xác định.
II. NGUỒN TÀI LIỆU
- Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Tài liệu Tìm hiểu chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018 (Tài liệu TEXT).
- Tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO.
- Kế hoạch tổ chức HĐTN minh họa.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1 – Tìm hiểu các loại hình hoạt động trải nghiệm và đánh giá HĐTN
Mục tiêu hoạt động: Học viên sơ đồ hóa được đặc điểm và cách thức tổ chức các
loại HĐTN trong Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp 2018. Xây dựng được bộ công cụ đánh giá Kế hoạch tổ chức HĐTN.
Nhiệm vụ của học viên:
1) Học viên phân tích Phần – Mục VI, VII và Phần 2 – từ mục I đến mục V của
Tài liệu TEXT: Tài liệu tìm hiểu chương trình môn học/hoạt động giáo dục trong Chương
trình GDPT 2018 và đọc ”thông tin nguồn cho hoạt động 1” để:
- Xác định các loại hình HĐTN; Đặc điểm và cách thức triển khai từng loại hình.
- Xây dựng bộ công cụ đánh giá Kế hoạch tổ chức HĐTN (dựa vào các tiêu chí
của Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT).
22
2) Thảo luận theo nhóm, thống nhất và sơ đồ hóa trên A0 (hoặc máy tính) về các
loại hình HĐTN, đặc điểm và cách thức triển khai từng loại hình HĐTN, bộ công cụ đánh
giá Kế hoạch tổ chức HĐTN để trình bày trước lớp.
Nhiệm vụ của báo cáo viên:
1) Định hướng cho học viên đọc và phân tích tài liệu/thông tin nguồn.
2) Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả làm việc của hoạt động 1.
2) Chốt lại các điểm chung và giải đáp câu hỏi/thắc mắc (nếu có).
Thông tin nguồn cho hoạt động 1:
PHÂN TÍCH VÀ RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
Quá trình dạy học/tổ chức hoạt động được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới
dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích
cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo
viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng
thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.
Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau:
Nội
dung
Ti u chí
1.
Kế
hoạch
và
tài
liệu
dạy
học
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương
pháp dạy học được sử dụng.
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt
được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các
hoạt động học của học sinh.
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt
động học của học sinh.
2.
Tổ
chức
hoạt
động
học
cho
học
sinh
Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao
nhiệm vụ học tập.
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh
hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả
hoạtđộngvàquátrìnhthảoluậncủahọcsinh.
23
3.
Hoạt
động
của
học
sinh
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh
trong lớp.
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trongviệc thực hiện các nhiệm vụ
họctập.
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực
hiệnnhiệmvụhọctập.
Mứcđộđúngđắn,chínhxác,phùhợpcủacáckếtquảthựchiệnnhiệmvụhọctậpcủaHS
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014, về việc
hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và
quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng.
Hoạt động 2 – Phân tích Kế hoạch tổ chức HĐTN minh họa
Mục tiêu hoạt động: Học viên phân tích và chỉ ra được những đặc trưng cơ bản,
những yêu cầu cần có của Kế hoạch tổ chức HĐTN.
Nhiệm vụ của học viên:
1) Học viên chọn nghiên cứu 01 Kế hoạch tổ chức HĐTN trong phần Phụ lục 1
(Giáo án minh họa) để:
- Mô tả cấu trúc của Kế hoạch tổ chức HĐTN.
- So sánh Kế hoạch tổ chức HĐTN với Giáo án tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp của chương trình hiện hành (điểm tương đồng, điểm khác biệt, tính trải
nghiệm…trong cấu trúc, trong cách thức thiết kế…).
- Làm rõ vai trò, cách thức của từng hoạt động trong việc hướng tới mục tiêu hình
thành và phát triển năng lực người học.
2) Thảo luận theo nhóm (Tiểu học; THCS; THPT) từng nội dung từ việc nghiên
cứu Kế hoạch tổ chức HĐTN minh họa. Thống nhất trong nhóm các nội dung và thể hiện
kết quả trên A0 (hoặc máy tính) để trình bày trước lớp.
3) Sử dụng bộ công cụ đánh giá nhóm thiết kế ở hoạt động 1 để đánh giá Kế hoạch
minh họa mà nhóm mình nghiên cứu.
Nhiệm vụ của báo cáo viên:
1) Hướng dẫn học viên thực hiện các nhiệm vụ.
2) Tổ chức cho các nhóm báo cáo, trao đổi, nhận xét, đánh giá.
3) Chốt lại các điểm chung và giải đáp câu hỏi/thắc mắc (nếu có).
24
Hoạt động 3 – Xây dựng Kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm
Mục tiêu hoạt động: Học viên xác định được các bước xây dựng một chủ đề Hoạt
động trải nghiệm dựa trên các căn cứ về phẩm chất, năng lực, mạch nội dung của Chương
trình hoạt động trải nghiệm và trải nghiệm, hướng nghiệp 2018. Đề xuất được các bước
xây dựng Kế hoạch tổ chức HĐTN và thực hiện xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN.
Nhiệm vụ của học viên:
1) Mỗi nhóm ngiên cứu “thông tin nguồn cho hoạt động 3” và chọn 01 Kế hoạch
minh họa vừa phân tích ở hoạt động 2, sử dụng kết quả của hoạt động 2 và những hiểu biết
có được từ kết quả làm việc ở nội dung 2, 3 để:
- Thảo luận và hoàn thành bảng sau:
Chủ đề Mạch nội dung Năng lực hướng tới
Các chỉ báo
(yêu cầu cần đạt)
- Trình bày khái quát quy trình xây dựng một chủ đề HĐTN dựa trên các căn cứ về
phẩm chất, năng lực, mạch nội dung của Chương trình.
2) Mỗi nhóm chọn 01chủ đề thuộc cấp học của mình (chủ để có thể xây dựng mới
theo quy trình vừa xác định hoặc chọn từ 03 chủ để nhóm đề xuất ở hoạt đông 3 của nội
dung 3). Thảo luận những nội dung trong “thông tin nguồn cho hoạt động 3” để:
- Đề xuất các bước xây dựng Kế hoạch tổ chức HĐTN mà nhóm lựa chọn. Trong
từng bước nêu rõ yêu cầu và cách thức thực hiện (VD: Bước xác định tên chủ đề gồm
những yêu cầu gì? Cách thức tiến hành như thế nào?...)
- Thực hành xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện chủ đề HĐTN theo các bước đã
thống nhất.
3) Giới thiệu Kế hoạch tổ chức HĐTN của nhóm trước lớp.
3) Sử dụng bộ công cụ nhóm thiết kế ở hoạt động 1 để đánh giá Kế hoạch tổ chức
HĐTN mà các nhóm xây dựng.
Nhiệm vụ của báo cáo viên:
1) Hướng dẫn các nhóm sử dụng kết quả từ các nội dung 1,2,3 và các hoạt động
1,2 của nội dung 4 để thực hiện nhiệm vụ.
2) Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận lớp.
3) Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động và chốt các vấn đề trọng
tâm của nội dung 4.
Thông tin nguồn cho hoạt động 3:
25
Thông tin 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THƯỜNG XUYÊN
1. Mục đích ý nghĩa
Hoạt động thường xuyên theo chủ đề được thực hiện hằng tuần nhằm liên tục tạo ra các cơ
hội để học sinh được trải nghiệm với mục đích hình thành các hành vi, thái độ mong đợi hướng
đến mục tiêu các năng lực đã đặt ra.
Hoạt động giáo dục được thường xuyên tổ chức chủ yếu trong không gian lớp học để phù
hợp với mọi nhà trường.
Hoạt động thường xuyên theo chủ đề có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành phẩm
chất và năng lực cho học sinh, bởi thiếu đi sự rèn luyện thường xuyên thì không có phẩm chất và
năng lực nào có thể được hình thành. Các chủ đề hoạt động thường xuyên được xây dựng dựa
trên yêu cầu cần đạt của chương trình.
Để hoạt động giáo dục hiệu quả, các nhiệm vụ hoạt động được giao đến từng học sinh và
được học sinh chuẩn bị trước khi đến lớp. Giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh để chuẩn bị,
hướng dẫn, theo dõi và đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
2. Yêu cầu đối với Hoạt động trải nghiệm thường xuyên
Yêu cầu về tổ chức
- Hoạt động trải nghiệm thường xuyên được tổ chức hướng đến mục tiêu giáo dục của hoạt
động trải nghiệm.
- Hoạt động hướng tới hình thành các kỹ năng, các giá trị cần tuân theo qui luật nhận thức
hành vi.
- Hoạt động trải nghiệm được tổ chức đầy đủ theo chu trình trải nghiệm nhưng chu trình ấy
không cứng nhắc.
- Các hoạt động cần có sự đan xen giữa động và tĩnh; giữa cá nhân và nhóm.
- Các hoạt động phải tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia, được làm, được bày tỏ quan
điểm của mình trong các hoạt động.
- Các hoạt động tạo sản phẩm là các hoạt động chiếm ưu thế đối với hoạt động trải nghiệm
Yêu cầu về nội dung
Hoạt động trải nghiệm thường xuyên là hoạt động chủ yếu gánh vác nội dung giáo dục của
chương trình hoạt động trải nghiệm. Trong các mảng nội dung hoạt động, hoạt động trải nghiệm
thường xuyên tập trung nhiều hơn vào các hoạt động hướng vào bản thân; sau đến hoạt động
hướng đến xã hội, hoạt động hướng nghiệp. Hoạt động hướng đến tự nhiên được tổ chức chủ yếu
thông qua hoạt động trải nghiệm định kỳ. Tuy nhiên, các nội dung này có thể được thực hiện tích
hợp trong một chủ đề nào đó, sự phân chia chỉ mang tính tương đối. Thí dụ: nội dung liên quan
đến giáo dục tài chính có thể thuộc về mảng hướng vào bản thân, cũng có thể thuộc mảng Hoạt
động hướng đến xã hội hay hoạt động hướng nghiệp.
Những yếu tố đầu tiên của hoạt động hướng nghiệp ở tiểu học được đề cập một cách nhẹ
nhàng bắt đầu từ lớp 2.
26
3. Gợi ý phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm thường xuyên
Các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm thường xuyên cần được sử
dụng một cách linh hoạt:
- Phương thức diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi.
- Phương pháp tuyên truyền
- Phương thức khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu
- Phương pháp nêu gương;
- Phương pháp giáo dục bằng tập thể;
- Phương pháp thuyết phục; phương pháp tranh luận; phương pháp khích lệ, động viên;
- Phương pháp tạo sản phẩm
- Phương pháp hoạt động nhóm
- Phương pháp đóng vai, sân khấu hoá
- Phương pháp tình huống
- Phương pháp luyện tập
………………..
Thông tin 2. MỘT SỐ LƯU Ý KHI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HĐTN
1. Về yêu cầu cần đạt:
Khi xây dựng Kế hoạch hoạt động, GV phải xác định được những yêu cầu mà HS cần đạt
sau khi thực hiện hoạt động. Để xác định yêu cầu cần đạt, GV phải dựa vào các yêu cầu cần đạt
về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp
được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26/12/2018. Để sát hơn về nội dung giáo dục và
yêu cầu cần đạt GV cần nghiên cứu và tuân theo hướng dẫn ở phần nội dung cụ thể và yêu cầu
cần đạt ở từng khối lớp.
2. Về chuẩn bị:
GV phải hình dung trước các hoạt động mình sẽ tổ chức cho HS. Trong từng hoạt động cần
phải chuẩn bị những gì về nội dung, hình thức, phương tiện, điều kiện cơ sở vật chất, không gian
hoạt động, về sự phối hợp với các lực lượng khác..
GV cần lưu ý, phải giao nhiệm vụ gì trước cho HS chuẩn bị ở nhà để giúp HS hình thành
tâm thế, sự chuẩn bị sẵn sàng trước khi tham gia hoạt động tại lớp hoạch tại nơi trải nghiệm. Vì
vậy, với phần chuẩn bị, GV nên giao nhiệm vụ rõ ràng, tường minh, đặc biệt là những nhiệm vụ
có sản phẩm để đến buổi hoạt động trên lớp mang đến trình diễn, trưng bày… Chuẩn bị càng cẩn
thận, chu đáo, đầy đủ bao nhiêu phần hoạt động càng thành công bấy nhiêu.
3. Về phần tổ chức hoạt động
Dựa trên chu trình học tập của Kolb, GV cần suy nghĩ thiết kế và tổ chức đầy đủ 3 loại hình
hoạt động:
(1) huy động kinh nghiệm đã có của học sinh liên quan đến chủ đề,
(2) rèn luyện các kĩ năng thành phần để góp phần tạo nên mục tiêu về năng lực của chủ đề
27
(3) Khái quát và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống có liên quan đến chủ đề hoạt động.
Với loại hình hoạt động (1): GV cần suy nghĩ và đầu tư thiết kế một hoạt động đòi hỏi huy
động kinh nghiệm của HS, tạo được hứng thú cho học sinh và đặc biệt là làm xuất hiện vấn đề
đòi hỏi HS giải quyết bằng những trải nghiệm của bản thân ở các hoạt động tiếp theo.
Với loại hình hoạt động (2): Để hình thành được các kĩ năng cho HS, đòi hỏi GV phải đầu
tư suy nghĩ và thiết kế các hoạt động với các hình thức tổ chức, sự tham gia của HS với các biểu
hiện hành vi cụ thể, từng HS đều được tham gia, GV tăng cường sự quan sát, hỗ trợ, điều chỉnh,
động viên, khích lệ để 100% HS được hình thành kĩ năng.
Với loại hình hoạt động (3): GV phải chọn được những nhiệm vụ của chủ đề gắn với thực
tiễn cuộc sống của HS, tạo cơ hội càng nhiều càng tốt cho HS vận dụng những hiểu biết, kĩ năng
được hình thành ở loại hình hoạt động (1) và hoạt động (3). Sự khái quát và vận dụng bậc cao
nội dung các hoạt động và các kĩ năng được hình thành sẽ một lần nữa khắc sâu các nội dung
giáo dục và được nhuần nhuyễn hơn về kĩ năng và thái độ thể hiện. Đó chính là con đường, từng
bước một hình thành năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động cho HS.
Lưu ý: Khi thiết kế một hoạt động trải nghiệm có thể có nhiều nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ nên
triền khai theo 4 bước rõ ràng: giao nhiệm vụ; tổ chức thực hiện nhiệm vụ; báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ; đánh giá, nhận xét.
4. Về phần đánh giá kết quả hoạt động
Đánh giá là hoạt động vô cùng cần thiết để giúp HS có cơ hội nhìn nhận, chiêm nghiệm lại
những hoạt động mình đã trải qua, những gì mình đã làm được, những gì mình chưa làm được,
cần cố gắng ở thêm ở kĩ năng nào, phần nào. Để đánh giá toàn diện và khách quan phải dựa trên
nhiều kênh thông tin từ HS tự đánh giá, bạn cùng nhóm, lớp đánh giá nhau và giáo viên, phụ
huynh và cộng đồng xã hội. Vì vậy, trong phần hướng dẫn đánh giá về kết quả HĐTN nên tập
trung vào 4 hoạt động chính.
- Tự đánh giá: giúp HS nhìn nhận lại, đánh giá lại những gì hoạt động đã tham gia. HS sẽ
nhận thấy những điều mình làm được, những điều mình chưa làm được, cần cố gắng đồng thời
HS hình thành được khả năng đánh giá bản thân. Việc nhìn nhận, đánh giá lại bản thân giúp HS
hình thành thói quen soi lại mình trong mỗi hoạt động, từ đó giúp HS thêm tự tin về mình, biết
được mình đang ở đâu để cố gắng và hoàn thiện hơn.
- Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của bạn theo nhóm: giúp HS đánh giá đồng đẳng lẫn nhau,
HS học cách nhận ra điểm tiến bộ, điểm tích cực ở bạn của mình và học cách giao tiếp, sử dụng
từ ngữ thuyết phục để giúp bạn mình nhận ra điểm bạn cần cố gắng đồng thời HS soi lại đánh giá
của bạn với những đánh giá của chính mình, để giúp mình đánh giá ngày càng khách quan hơn.
- Đánh giá tổng hợp: GV sẽ suy nghĩ và thiết kế hoạt động, hình thức tổ chức sao cho hấp
dẫn mà lại đánh giá được những yêu cầu cần đạt mà HS đạt được thông qua hoạt động. Điều này
giúp GV dễ dàng đánh giá từng cá nhân HS mà không gây nhàm chán và có thể điều chỉnh từng
cá nhân HS cụ thể.
28
IV. SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ
Về sản phẩm:
- Bảng mô tả các bước xây dựng chủ đề HĐTN dựa trên dựa trên các căn cứ về phẩm
chất, năng lực, mạch nội dung của Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018.
- Bản Kế hoạch tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực người học một
chủ đề cụ thể trong đó thể hiện rõ nội dung, phương pháp, công cụ đánh giá, phương tiện
thực hiện,…).
- Bộ công cụ đánh giá Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Về định hướng đánh giá: Học viên tự đánh giá năng lực của bản thân trong việc
xác định hệ thống chủ đề HĐTN và xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN chủ đề đã xây
dựng qua việc trả lời một số câu hỏi sau:
1. Những điều tâm đắc của thầy/cô trong việc xây dựng chủ đề HĐTN, xây dựng kế
hoạch tổ chức HĐTN theo hướng phát triển năng lực người học.
2. Những điểm thầy/cô tự tin và chưa tự tin khi triển khai thực hiện tổ chức HĐTN.
3. Những ý kiến phản hồi về cách thức tổ chức tập huấn, về sự tham gia của các học
viên trong hoạt động chung, sự hướng dẫn của báo cáo viên…
C. KẾ HOẠCH TẬP HUẤN
Thời gian Nội dung Hoạt động
Học liệu/Ghi
chú
NGÀY 1
8.30 – 9.45 Đặc điểm và quan điểm
xây dựng chương trình
HĐTN nghiệm và
HĐTN, hướng nghiệp
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm,
vai trò và tính chất nổi bật
của Hoạt động giáo dục
trong CT HĐTN và
HĐTN, HN 2018
Giấy A0, bút
dạ
Tài liệu in
Máy tính cá
nhân
HĐ2: Phân tích quan điểm
xây dựng Chương trình
HĐTN và HĐTN, HN
9.45 – 10.00 Giải lao
10.00 – 11.30 Mục tiêu, phẩm
chất/năng lực đặc thù
và yêu cầu cần đạt
trong chương trình
HĐTN và HĐTN, HN
HĐ1: Tìm hiểu mục tiêu
và yêu cầu cần đạt về
phẩm chất/năng lực theo
từng cấp học thể hiện
trong HĐTN
Giấy A0, bút
dạ
Tài liệu in
Máy tính cá
nhân
29
HĐ2. Tìm hiểu cấu trúc
các năng lực đặc thù được
xác định trong CT HĐTN
và HĐTN, HN 2018
11.30 – 13.30 Nghỉ trưa
13.30 – 15.00 Mạch nội dung và yêu
cần cần đạt trong
chương trình HĐTN và
HĐTN, hướng nghiệp
HĐ1: Xác định các mạch
nội dung của HĐTN và
HĐTN, HN trong CT
GDPT 2018
Giấy A0, bút
dạ
Tài liệu in
Máy tính cá
nhân
Xác định chủ đề theo
mạch nội dung hoạt động
đáp ứng yêu cầu cần đạt
15.00 – 15.15 Giải lao
15.15 – 16.30 Thực hiện tổ chức
HĐTN
HĐ1.Phân tích & làm rõ
phương thức tổ chức và
đánh giá hoạt HĐTN
Giấy A0, bút
dạ
Tài liệu in
Máy tính cá
nhân
HĐ2. Giới thiệu và thảo
luận Kế hoạch tổ chức
HĐTN minh họa của các
cấp học
NGÀY 2
8.30 – 11.30
Thực hành xây Kế
hoạch tổ chức HĐTN
theo cấp học
HĐ: Xây dựng chủ đề và
thiết kế Kế hoạch tổ chức
HĐTN theo cấp học
- Giấy A0, bút
dạ
Tài liệu in
Máy tính cá
nhân
11.30 – 13.30 Nghỉ trưa
13.30 – 16.30
Thực hành xây Kế
hoạch tổ chức HĐTN
theo cấp học
HĐ1: Trình bày Kế hoạch
tổ chức HĐTN đã xây
dựng
Máy chiếu,
máy tính
A0, bút dạ
HĐ2: Thảo luận phân tích,
rút kinh nghiệm về Kế
hoạch.
Tổng kết lớp học
30
D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN
1. Nhiệm vụ, bài thu hoạch học viên cần thực hiện sau khóa tập huấn
a) Đối với học viên là giảng viên sư phạm chủ chốt, bài thu hoạch gồm:
- Kế hoạch tập huấn thực hiện Chương trình HĐTN và HHĐTN,HN cho giáo
viên tại khu vực mà Trường Sư phạm mình phụ trách.
- Một bản Kế hoạch tổ chức HĐTN (giáo án minh họa) cùng bộ công cụ đánh giá
tương ứng theo chương trình GDPT 2018.
b) Đối với học viên là giáo viên phổ thông cốt cán:
- Một bản Kế hoạch tổ chức HĐTN (giáo án) cùng bộ công cụ đánh giá tương ứng
theo Chương trình HĐTN và HĐTN,HN 2018 và kèm video bài dạy thử một phần/toàn
bộ Kế hoạch.
2. Phương pháp đánh giá bài thu hoạch sau khóa tập huấn
- Dựa trên các yêu cầu cần đạt về: Hình thức; Nội dung ; PP tập huấn…. để xây
dựng tiêu chí đánh giá bản kế hoạch tập huấn mà học viên đã lập và đánh giá theo những
tiêu chí đã xây dựng.
- Sử dụng 12 tiêu chí của Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014
của Bộ GD&ĐT để đánh giá bản Kế hoạch tổ chức HĐTN mà học viên đã thiết kế.
3. Đánh giá kết quả tập huấn
- Đánh giá quá trình: Đánh giá thông qua các sản phẩm hoạt động của học viên đã
thực hiện trong quá trình tập huấn. Kết hợp đánh giá của BCV với tự đánh giá và đánh
giá đồng đẳng của học viên. Phối hợp đánh giá qua sản phẩm của học viên; đánh giá
thông qua phản hồi; đánh giá thông qua quan sát: (thái độ và hành vi trong thảo luận, làm
việc nhóm...)
- Đánh giá kết quả: Đánh giá thông qua bài thu hoạch mà học viên cần hoàn thiện
sau khóa tập huấn.
31
PHỤ LỤC 1
Kế hoạch tổ chức HĐTN (Giáo án minh họa)
CẤP TIỂU HỌC
**********
Kế hoạch tổ chức HĐTN lớp 4
Nguồn: Đinh Thị Kim Thoa cùng nhóm tác giả (2019), Tài liêu Hướng dẫn thực hiện chương
trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
CHỦ ĐỀ : TỰ HÀO LÀ TÔI
(3 tiết)
1. Mục tiêu:
Sau chủ đề này, học sinh:
- Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân:
- Biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân và mọi người xung quanh; có suy nghĩ
tích cực.
- Biết ước mơ về những điều tốt đẹp và lập kế hoạch rèn luyện, hoàn thiện bản thân.
- Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số
tình huống đơn giản.
2. Chuẩn bị
2.1. Đối với giáo viên
- Tài liệu: Một số hình ảnh và bài giới thiệu về nghề truyền thống ở địa phương...
- Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, bảng nhóm, giá treo, sắp xếp không gian HĐ.
2.2. Đối với học sinh
- Kiến thức, kinh nghiệm có liên quan đến chủ đề hoạt động.
- Chuẩn bị các đồ dùng, vật dụng, sản phẩm: có thể sưu tầm các sản phẩm của nghề hoặc
công cụ sản xuất có liên quan đến nghề mình tìm hiểu.
3. Gợi ý tổ chức hoạt động
Hoạt động 1. Khởi động - Kết nối chủ đề
Hoạt động giúp học sinh nhớ về những điều tốt đẹp mà các em đã thực hiện từ chính đôi
bàn tay của mình.
Phương thức tổ chức: Phỏng vấn nhanh
GV có thể thực hiện như sau:
- GV trao đổi với HS về ý nghĩa của mỗi cá nhân đối với gia đình, cộng đồng, xã hội.
- Cho học sinh đứng thành vòng tròn, từng đôi quay mặt vào nhau (hoặc ngồi theo cặp);
1 bạn làm người phỏng vấn, bạn kia là người trả lời, sau đó lại đổi vai.
- Phỏng vấn nhanh các câu hỏi:
o Bạn đã làm điều gì tốt cho gia đình? (thí dụ: trông em, quét nhà..)
32
o Bạn đã làm điều gì tốt cho bạn bè? (thí dụ: cõng bạn đi học, thân ái với bạn…)
o Khi bạn làm điều tốt, bạn thấy mọi người thế nào? Bạn cảm thấy thế nào?
- Nếu còn thời gian, đề nghị học sinh quay lại đằng sau, cặp với một bạn mới và phỏng
vấn lại bắt đầu.
- GV chốt lại: khi mình sống có lích, mình sẽ tự hào về bản thân mình hơn và định
hướng vào chủ đề.
Hoạt động 2: Khám phá: Tôi giỏi, bạn cũng thế
Hoạt động này giúp học sinh nhìn lại các điểm mạnh của bản thân, những việc làm tốt
của mình để tự hào về mình.
Phương thức tổ chức: Trò chơi
GV có thể thực hiện như sau:
1.Hướng dẫn học sinh cách chơi: Người đầu tiên nói: tôi giúp bạn và được cô khen, còn
bạn? Người bên cạnh nói: Tôi hoà đồng với bạn bè nên được bạn yêu quí, còn bạn?
Người đứng cạnh lại tiếp tục như vậy….
2.Giáo viên có thể chia lớp làm mấy nhóm để tăng số lần học sinh được nói và học sinh
không bị chờ đợi lâu.
3.Trò chơi có thể diễn ra trong 5 phút
4.Giáo viên có thể là người bắt đầu nói, sau đó chỉ một học sinh nói và học sinh đó nói
xong chỉ bạn tiếp theo…
5.Hết thời gian, giáo viên hô: Kết thúc!
6.Giáo viên hỏi xem mỗi người nói được bao nhiêu điều tốt? Ai nói được nhiều nhất?
Ghi nhận của GV về hoạt động này.
Hoạt động 3. Tìm hiểu giá trị của bản thân
Hoạt động này giúp học sinh thấy được giá trị của bản thân với người thân, thầy cô và
bạn bè, từ đó biết yêu bản thân, tự hào về bản thân.
Phương thức tổ chức: Hoạt động nhóm
GV có thể thực hiện như sau:
1.Giáo viên giải thích trước cả lớp về mối quan hệ giữa việc làm tốt của từng cá nhân
với giá trị của các em mang lại cho gia đình và nhà trường.
2.Giáo viên chia lớp thành nhóm 5-6 người.
3.Các nhóm thảo luận nhiệm vụ “em có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình và bạn bè
của em”(nhiệm vụ trong sách học sinh).
4.Các nhóm trình bày.
5.GV chốt lại hoạt động.
Hoạt động 4. Điều chỉnh cảm xúc bằng suy nghĩ tích cực
Hoạt động này nhằm giúp học sinh biết cách suy nghĩ tích cực trong những tình huống
cuộc sống để làm chủ cảm xúc
33
Phương thức tổ chức: Hoạt động nhóm + trình bày
GV có thể thực hiện như sau:
1.Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ 2 trong sách học sinh (có thể mỗi
nhóm thực hiện một tình huống). Nhóm có thể viết lại 3 cách mà bạn mình đã làm
chủ được cảm xúc bằng cách suy nghĩ tích cực.
2.Giáo viên cho các nhóm trình bày các cách ứng xử. Nếu có thể cho học sinh đóng vai
tình huống ứng xử đó.
3.GV và cả lớp nhận xét.
4.GV chốt lại về việc làm tốt và suy nghĩ tích cực, làm chủ cảm xúc sẽ tạo nên giá trị tốt
đẹp của bản thân và chúng ta tự hào về bản thân vì điều đó.
Hoạt động 5. Rèn luyện nâng cao lòng tự trọng
Hoạt động này giúp học sinh hiểu rằng tự trọng sẽ giúp cho cá nhân tự giác thực hiện
các nghĩa vụ và trách nhiệm cao nhất. Vì thế mà tôi tự hào về mình.
Phương thức tổ chức: Thảo luận nhóm
GV có thể thực hiện như sau:
1.GV trao đổi với cả lớp: Tự trọng là tôn trọng bản thân mình. Người tự trọng cũng là
người luôn có trách nhiệm. Chính vì vậy, người tôn trọng bản thân là người không
để ai than phiền, phàn nàn về mình vì không hoàn thành nhiệm vụ hay vi phạm qui
định nào đó... Tuy nhiên, để là người có trách nhiệm với các công việc và tuân thủ
các qui định, học sinh cần rèn luyện ý chí vượt qua những “vật cản” và có thể tìm sự
hỗ trợ từ những người xung quanh.
2.Chia lớp theo nhóm, thảo luận và chia sẻ với các bạn trong nhóm xem hành vi nào
mình khó thực hiện hay khó hoàn thành nhất và xin lời khuyên từ các bạn.
3.Nhóm liệt kê các hành vi mà các bạn hay vi phạm và các cách rèn luyện để khắc phục
theo bảng sau:
Bảng hành vi khó thực hiện tốt của nhóm…..
Hành vi khó thực hiện tốt Cách khắc phục
Hành vi 1
Hành vi 2
Hành vi 3
Hành vi 4
……
4.Các nhóm trình bày kết quả
5.GV tổng kết xem lớp mình có bao nhiêu hành vi khó thực hiện, hãy chọn ra 2 hành vi
dễ thay đổi nhất để đặt mục tiêu đạt được trong tháng (chọn từ dễ đến khó để học sinh
có động lực thay đổi).
34
6.GV nhấn mạnh: luôn biết hoàn thiện bản thân là sự tự trọng cao nhất!
Hoạt động 6. Mong gì ở bạn, ở tôi?
Hoạt động này giúp học sinh nhìn lại bản thân thông qua cách nhìn của các bạn, làm cơ
sở để rèn luyện và càng ngày càng thêm tự hào về bản thân mình.
Phương thức tổ chức: khảo sát đánh giá
GV có thể tổ chức hoạt động như sau:
1. Thảo luận nhóm chia sẻ hai câu hỏi sau:
- Tôi yêu quí bạn ở điểm nào?
- Tôi mong muốn gì hơn ở bạn?
Ví dụ: tôi rất thích nụ cười của bạn. Tôi mong bạn cười với tôi nhiều hơn
Các thành viên Điểm được yêu quí Điểm mong đợi
A
B
…..
Thư ký viết biên bản và đọc lại để thống nhất biên bản trong nhóm
Lưu ý: Giáo viên hướng dẫn các nhóm đưa ra ý kiến của mỗi người về từng bạn trong
nhóm. Để đảm bảo thời gian và 100% học sinh được nói, được chia sẻ, hãy quy định thời
lượng hoặc số lượng.
2. Báo cáo của các nhóm trước lớp
- Nhóm trưởng các nhóm báo cáo lại tình hình làm việc của nhóm cho giáo viên.
- Nhóm trưởng chuyển lại cho giáo viên biên bản của nhóm.
- Giáo viên có thể trao đổi lại những điểm cần làm rõ trong biên bản.
Lưu ý: Người báo cáo nên luân phiên nhau để mọi trẻ đều có cơ hội trình bày.
Hoạt động 7. Tôi tự tin
Thông qua hoạt động này, trẻ có cơ hội rèn luyện sự tự tin và GV có thể đánh giá năng
lực tự nhận thức bản thân của HS, chỉ ra cách rèn luyện tiếp theo cho HS.
Phương thức tổ chức: Trình diễn
GV có thể thực hiện như sau:
1.Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục đồng ca (HS tự lựa chọn bài).
Nhóm 2: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục dân vũ (HS tự lựa chọn bài)
Nhóm 3: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục kể chuyện tiếp nối (HS tự lựa chọn
câu chuyện hoặc sáng tác câu chuyện của mình).
2.Các nhóm luyện tập nhanh trong 5 phút.
3.GV hỗ trợ các nhóm hình thành ý tưởng và tập luyện.
4.GV tổ chức cho các nhóm trình diễn, mỗi nhóm 2 – 3 phút.
35
5.GV quan sát và đưa ra nhận xét về sự tự tin, niềm tự hào thể hiện trên tác phong trình
diễn của mỗi tổ/cá nhân; ghi nhận, chỉ ra điểm cần cố gắng và cách rèn luyện tiếp
theo cho HS.
Hoạt động 8. Xây dựng kế hoạch rèn luyện
Hoạt động giúp học sinh sau chủ đề này vẫn tiếp tục rèn luyện, làm nhiều việc tốt, có
những suy nghĩ tích cực để thêm tự hào về mình.
Phương thức tổ chức: hoạt động cá nhân
GV có thể tiến hành hoạt động như sau:
1. Nhắc học sinh ghi lại những tiến bộ của em trong từng tuần.
2. HS ghi lại cách mà em đã vượt qua khó khăn để thành công.
3. GV có thể kết hợp với gia đình để gia đình luôn biết ghi nhận sự cố gắng và chỉ ra điểm
tiến bộ để HS có động lực hoàn thiện bản thân.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kế hoạch tổ chức HĐTN lớp 2
Nguồn: Nhóm tác giả Trường ĐHSP Hà Nội (2019)
CHỦ ĐỀ: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
(3tiết)
I. Mục tiêu
Thực hiện xong chủ đề, học sinh:
Về kĩ năng tự nhận thức: tự nhận thức được về bản thân với những điểm mạnh, điểm
còn hạn chế; nhận thức, tôn trọng những đặc điểm riêng của người khác, học hỏi những điểm
tích cực của người khác để tiến bộ.
Về phẩm chất trách nhiệm : Biết thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bằng những lời nói
và việc làm cụ thể; biết cách giải quyết mối quan hệ bất đồng trong mối quan hệ với bạn bè;
biết tạo quan hệ tốt với những người xung quanh.
Về năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và năng lực hợp tác: Biết cách trình bày suy nghĩ, cảm
nhận về người khác (bằng ngôn ngữ và hình ảnh); biết phối hợp với các bạn cùng chuẩn bị,
thực hiện hoạt động và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Loa, miccro, máy chiếu; một số clip về các tình huống (trong Hoạt động)
để HS thảo luận nhóm; các mảnh ghép cho Hoạt động “Những mảnh ghép biết nói”; bảng tiêu
chí tự đánh giá và bảng đánh giá đồng đẳng; một tập giấy note màu vàng/hồng
2. Học sinh: Giấy A4 và bút chì, bút màu để vẽ chân dung, kéo, hồ dán
III. Nội dung và các bước thực hiện hoạt động
Hoạt động 1. Khởi động - Kết nối chủ đề
a. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo hứng thú cho HS vào bài
36
b. Cách thực hiện: Tổ chức trò chơi “Đừng có giận”
Bước 1: GV yêu cầu HS đứng lên ổn định bắt đầu chơi.
Bước 2: GV phổ biến cách chơi: Khi hát bài hát HS làm theo hành động. VD: Nhìn mặt
nhau đi xem ai có giận hờn gì ?. Hai người đứng kế nhau sẽ nhìn mặt vào nhau.
Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì ?
Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi ?
Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn.
Nhìn mặt nhau đi, hãy nhìn ặt nhau đi.
(GV thay thế bằng các cử chỉ động từ cho sinh động: Cầm tay nhau đi, rờ vai nhau đi,
sờ đầu nhau đi, ...)
Bước 3: GV cho cả lớp chơi từ 2-3 lần, càng ngày càng hát nhanh.
Bước 4: GV tổng kết, trao đổi với cả lớp:
+ Em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi ?
+ Em có phải là người hay giận không ?
+ Em có muốn trở thành người giải quyết khi bạn bè giận không ?
Hoạt động 2. Biết mình trong mắt ai
a. Mục tiêu: Học sinh biết cách thể hiện bản thân mình với người khác, đồng thời hiểu
thêm về mình qua cảm nhận, suy nghĩ của người khác.
b. Cách thực hiện:
Bước 1: phát cho mỗi HS một tờ giấy note
Bước 2: Điểm danh từng cặp 1, 2. Làm việc theo từng cặp. Số 1 dành 3-4 phút để nói với số
2 về những điều mà mình cảm nhận về số 2, bắt đầu bằng câu “Trong mắt tớ, bạn là người….”.
Gợi ý về nội dung các nhận xét: Ngoại hình của bạn; Tính cách của bạn; Sở thích của
bạn; Hành động/ việc tốt mà bạn hay làm; Điểm chưa tốt của bạn mà theo mình bạn cần điều
chỉnh; Tớ thích nhất điều gì ở bạn…
Số 2 ghi chép tóm tắt lại ra giấy note. Sau đó số 2 nói với số 1 về cảm nhận của mình về
số 1 với các nội dung tương tự, số 1 ghi chép lại. Sau đó 2 bạn chia sẻ giấy note, chia sẻ về
những điều mình vừa ghi lại và nói cho nhau những điều mà mình cho là bạn hiểu chưa
đúng/hiểu lầm về mình
Bước 3: GV nêu câu hỏi thảo luận cho cả lớp sau hoạt động vừa rồi:
+ Em có cảm nhận gì sau khi thực hiện hoạt động vừa rồi?
+ Những điều bạn nghĩ về em có giống với những gì em tự nhận xét về mình không?
+ Chúng ta học được điều gì qua hoạt động này?
Hoạt động 3. Tập làm người hòa giải
a. Mục tiêu: HS nhận thức được sự bất lợi của việc mâu thuẫn, tranh cãi, có ý thức cởi
mở, gỡ bỏ những mâu thuẫn với bạn bè, biết cách giúp đỡ các bạn khác giải quyết mâu thuẫn.
b. Cách thực hiện:
37
Bước 1: GV chia nhóm 5HS/nhóm (HS tự bầu nhóm trưởng). GV chiếu 2 clip
ngắn/truyện ngắn về 2 tình huống mâu thuẫn, tranh cãi giữa các học sinh trong bối cảnh lớp
học. Yêu cầu cả lớp xem/đọc.
Gợi ý tình huống:
a. Bạn Nam đang đi học trên đường nhìn thấy bạn Hậu và bạn Liên đang cãi nhau vì
Liên làm rơi cái mủ của Hậu, nếu em là Nam em sẽ làm gì?
b. Quân và An đến nhà Hà chơi, không may cả hai đùa giỡn và làm vỡ bình hoa vậy là
hai bạn cãi nhau không ai chịu nhận là người làm vỡ bình hoa, nếu em là Hà em sẽ giải quyết
như thế nào ?
c. Trong lớp cô giáo đã phân công hôm nay tổ 4 trực, mỗi người một công việc, nhưng
bạn Lan bị ốm không ai lau bảng lớp, vậy là các bạn cùng nhau giúp bạn Lan làm công việc
đó. Theo em, các bạn làm như vậy có đúng không ? Vì sao?
d. Hôm trước, một nhóm bạn đi thăm bạn Bình bị ốm đến nhà bạn Bình có hai bạn
trong nhóm va vào nhau và cãi nhau. Theo em các bạn đó làm như vậy có nên không? Các
bạn ấy nên hành động như thế nào thì tốt hơn?
Bước 2: Thảo luận lần lượt về các tình huống trong clip/truyện
+ Tại sao các bạn ấy mâu thuẫn, tranh cãi?
+ Nếu em là bạn cùng lớp chứng kiến tình huống đó, em sẽ làm gì để giúp các bạn hòa
giải với nhau.
Bước 3: GV mời một số nhóm nêu ý kiến thảo luận. Có thể cho HS tự chọn hình thức trình
bày: mỗi nhóm có thể cử 1 bạn đứng lên trình bày (thuyết trình) hoặc có thể đóng vai các HS
trong từng tình huống và có thêm các vai khác để giải quyết tình huống (sân khấu hóa đơn giản).
Bước 3: GV gợi ý và chốt lại những yêu cầu, nhận xét tuyên dương cách xử lí hay.
Hoạt động 4. “Đố biết đây là ai?”
a. Mục tiêu: Học sinh thể hiện được những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về người
khác đồng thời biết nhận định, ghi nhớ những đặc điểm nổi bật của người khác.
b. Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS lấy giấy A4 và bút chì/ màu, phác họa đơn giản lại chân dung
của một bạn mà em ấn tượng nhất trong lớp. Sau đó, ghi lại dưới bức tranh những thông tin
cơ bản sau về nhân vật trong bức chân dung:
- Ngoại hình: cao/thấp, béo/gầy
- Trạng thái thường thấy: vui vẻ/ cau có/ buồn bã
- Hoạt động vận động, nói cười: ít/ nhiều
- Học giỏi nhất môn: Toán/Tiếng Việt/tiếng Anh/Tin học/Tự nhiên xã hội…
- Thích nhất trò: ……………….
Bước 2: GV cho HS dán các bức tranh lên bảng (khoảng 10) để hỏi trước lớp “Đố biết
đây là ai?”. Đáp án đúng sẽ do tác giả bức tranh xác nhận. Sau đó, GV mời tác giả bức tranh,
38
nhân vật trong tranh và người đoán đúng đáp án đứng trên bục giảng và bắt tay/ôm nhau trong
tiếng vỗ tay của cả lớp.
Bước 3: Hai nhóm HS thi đố nhau về các bức tranh còn lại. Nhóm 1 sẽ đoán tranh của nhóm
2 và ngược lại. Nhóm nào đoán trúng nhiều hơn là nhóm thắng cuộc.
Bước 4: GV tổng kết:
- Ai là người trở thành nhân vật trong nhiều bức tranh nhất? Đề nghị trao danh hiệu
“Người ấn tượng nhất của năm” cho HS đó.
- GV trao đổi với HS: cảm nhận của các em khi tham gia hoạt động này? Em cảm thấy
dễ/khó khi vẽ chân dung và viết các thông tin về người bạn mà mình ấn tượng nhất?
Hoạt động 5. “Cây tình bạn của chúng ta sẽ mãi xanh tốt”
a. Mục tiêu : HS rèn kỹ năng dùng kéo, giấy, hồ dán và phát triển năng lực thẩm mỹ,
năng lực tư duy theo sơ đồ và thêm hiểu biết, ấn tượng về bạn bè trong tổ.
b. Cách thực hiện:
Chuẩn bị: GV hướng dẫn các tổ HS làm cây tình bạn. Các tổ trưởng phân công công
việc cho các bạn trong tổ và giám sát việc thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị giấy màu, bút màu, kéo, hồ dán,…
Bước 2: Vẽ hình thân cây, tán cây, lá cây, quả trên giấy màu,…
Bước 3: Cắt theo những hình đã vẽ rồi dán chúng lại trên 1 tờ giấy A4 tạo hình cái cây.
Bước 4: Dùng bút màu viết lên quả tên của các thành viên trong tổ, viết lên lá những
điều sẽ cùng nhau thực hiện để giữ cho tình bạn luôn đẹp. Mỗi lá là một điều tốt đẹp. Không
có quả và lá nào để không.
Bước 5: Triển lãm, trưng bày cây tình bạn của các tổ tại cuối lớp trong 2 tuần thực hiện
chủ đề và đề nghị cả lớp thi đua xem cây của tổ nào càng về sau càng xanh tốt (càng nhiều
lá). Các thành viên của từng tổ có thể bổ sung các lá cây trong 2 tuần đó nếu nghĩ thêm được
những điều tốt đẹp có thể làm để giữ tình bạn đẹp.
Hoạt động 6. Những mảnh ghép biết nói
a. Mục tiêu: HS biết thể hiện sự vui vẻ, thân thiện trong cuộc sống hằng ngày.
b. Cách thực hiện:
Bước 1: GV chuẩn bị sẵn các mảnh ghép (cắt uốn lượn khác nhau để sau ghép lại cho
khớp theo từng cặp) bằng bìa/giấy màu cứng. Trên một nửa số mảnh ghép ghi tình huống, nửa
còn lại ghi câu nói phù hợp với tình huống đó.
Bước 2: Dán các mảnh ghép ghi tình huống lên bảng. Để úp các mảnh ghép ghi câu nói
trên bàn GV.
Bước 3: GV gọi HS lên, yêu cầu: khuôn mặt phải vui vẻ, tươi tắn; bốc 1 mảnh ghép bất
kỳ trên bàn, sau đó đọc to câu nói trong mảnh ghép rồi ghép nó với một mảnh trên bảng.
Bước 4: Sau khi các HS lên ghép, GV cho HS trong lớp đánh giá kết quả (ghép
đúng/sai). GV tổng kết lại kết quả của trò chơi. Cho HS thảo luận thêm về các tình huống và
Tải bản FULL (71 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
39
các câu nói phù hợp mà HS thường gặp trong cuộc sống (ở nhà, ở trường lớp)
Gợi ý tình huống và câu nói phù hợp:
- Tỏ sự vui vẻ, thân thiện khi xách đồ giúp bạn: Chào cậu, cậu bị ốm để mình xách cặp
cho nhé…
- Tỏ sự vui vẻ, thân thiện khi mượn đồ của bạn: Bạn ơi, hôm nay mình quên mang bút,
bạn cho mình mượn tạm nhé, mình cám ơn bạn nhiều lắm!...
- Tỏ sự vui vẻ, thân thiện khi muốn ngồi đọc sách cùng bạn: Mình đọc chung cho vui nhé!..
- ………….
IV. Đánh giá và xây dựng kế hoạch rèn luyện
Hoạt động 1: Tự đánh giá
1. GV đề nghị HS đọc và thực hiện tự đánh giá thông qua bảng tiêu chí tự đánh giá (Phụ lục)
2. Khích lệ HS suy nghĩ và nói/viết thêm về những điều học được khác ngoài những điều
liệt kê trong bảng.
3. GV khích lệ động viên HS trong hoạt động tự đánh giá.
Hoạt động 2. Đánh giá đồng đẳng
1. GV HS làm việc theo nhóm theo mô hình sau:
Lần lượt từng HS chia sẻ ý kiến của mình về từng bạn
cùng nhóm:
- Em có vui khi giúp đỡ bạn không?
- Bạn tiến bộ nhất ở điểm nào trong tháng vừa qua?
- Em thấy bạn có phải là người bạn tốt không?
GV lưu ý HS khi chia sẻ, hãy nhìn vào mắt bạn, tươi cười nói suy nghĩ của mình. Người
nghe cần nói cảm ơn sau khi bạn nói xong.
2. GV phát bảng Đánh giá đồng đẳng (Phụ lục 2) cho HS, yêu cầu HS hoàn thành.
3. GV mời HS đại diện nhóm báo cáo điểm tiến bộ của mỗi bạn trong tháng.
4. GV động viên khuyến khích HS trong việc tham gia các hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3. Đánh giá tổng hợp
1. GV lựa chọn 2 phẩm chất cơ bản để đánh giá: sự tự tin, tự hào về bản thân và thái độ vui
vẻ, thân thiện với bạn bè.
2. Vẽ bậc thang mức độ
Bậc 1: Em chưa nhiệt tình/ chưa giúp bạn
Bậc 2: Em còn ngại ngùng/ còn lúng túng
Bậc 3: Em lúc giúp bạn, lúc không
Bậc 4: Em thỉnh thoảng giúp bạn
Bậc 5: Em luôn giúp bạn khi bạn gặp khó khăn
Tải bản FULL (71 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
40
3. Đề nghị HS suy nghĩ và đứng vào bậc
phù hợp với bản thân mình
4. GV trao đổi với HS về các vị trí mà cá
em lựa chọn, giúp các em nhìn nhận mình
khách quan hơn (GV cần biết chấp nhận và
tôn trọng đánh giá chủ quan của HS; nếu điều
chỉnh cần tế nhị)
Hoạt động 4. Xây dựng kế hoạch rèn
luyện
1. GV cho HS chia sẻ dự định rèn luyện tiếp theo trong nhóm.
– Em sẽ làm gì để tạo dựng mối quan hệ tốt với người xung quanh?
+ Luôn giúp đỡ bạn bè và người khác khi họ gặp khó khăn
+ Luôn vui vẻ, thân thiện với mọi người khi giúp đỡ họ.
2. Đề nghị HS thực hiện đúng dự định rèn luyện, hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến bộ của
bản thân.
V. Bộ công cụ đánh giá
Phụ lục 1 - Bảng tự đánh giá kết quả hoạt động của HS
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
Tên hoạt động: .……………………………………………………………
Họ tên học sinh: ………………………………………… Lớp:…………
Nội dung
Mức độ
Tốt Khá TB
1. Em đã tham gia hoạt động ở mức độ nào?
2. Trong quá trình hoạt động, em hợp tác với các bạn ở mức nào?
3. Em cảm thấy hài lòng, vui vẻ khi tham gia các hoạt động ở mức nào?
4. Em đã thực hiện hoạt động theo yêu cầu ở mức nào?
5. Em tự tin về việc mình thực hiện được các kế hoạch rèn luyện đã xây
dựng ở mức nào?
Phụ lục 2 - Bảng đánh giá đồng đẳng của HS : Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo
các tiêu chuẩn về thái độ và hành động mà học sinh cần đạt được trong hoạt động trải nghiệm
sáng tạo, sau đó thì học sinh sẽ tìm ra và đánh giá xem bạn nào đạt được các tiêu chuẩn ấy.
Bảng đánh giá đồng đẳng của học sinh
Tên hoạt động:………………………………………………………………
Họ tên học sinh: ……………………………………Lớp: …………………
Em hãy viết tên 2 bạn trong nhóm/ tổ đã đạt được mỗi tiêu chí trong các nội dung dưới đây.
6585101

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3jackjohn45
 
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC nataliej4
 
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tếĐề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tếBee Bee
 
Kịch bản sư phạm trò chơi ô chữ
Kịch bản sư phạm trò chơi ô chữKịch bản sư phạm trò chơi ô chữ
Kịch bản sư phạm trò chơi ô chữhoangthem
 
Biên bản thảo luận nhóm
Biên bản thảo luận nhómBiên bản thảo luận nhóm
Biên bản thảo luận nhómdoanlmit
 
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành nataliej4
 
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học nataliej4
 
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Nguyễn Bá Quý
 
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...d d
 

Was ist angesagt? (20)

Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
Chuyen de day hoc tich hop hoa hoc
Chuyen de day hoc tich hop hoa hocChuyen de day hoc tich hop hoa hoc
Chuyen de day hoc tich hop hoa hoc
 
Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
 
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
 
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tếĐề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
 
Kịch bản sư phạm trò chơi ô chữ
Kịch bản sư phạm trò chơi ô chữKịch bản sư phạm trò chơi ô chữ
Kịch bản sư phạm trò chơi ô chữ
 
Biên bản thảo luận nhóm
Biên bản thảo luận nhómBiên bản thảo luận nhóm
Biên bản thảo luận nhóm
 
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viênKỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAYLuận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
 
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
 
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
 
Luận án: Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viên
Luận án: Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viênLuận án: Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viên
Luận án: Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viên
 
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
 
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên trường đại học
Luận văn: khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên trường đại họcLuận văn: khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên trường đại học
Luận văn: khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên trường đại học
 

Ähnlich wie TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC nataliej4
 
Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm sốDạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm sốDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Bùi Việt Hà
 
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...HanaTiti
 
Buổi 1 LLDH ĐH.PPT
Buổi 1 LLDH ĐH.PPTBuổi 1 LLDH ĐH.PPT
Buổi 1 LLDH ĐH.PPTbichbich123
 
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...Lại Thế Luyện
 
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptx
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptxPPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptx
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptxTrmThanh15
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...HanaTiti
 
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang TaoBat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang TaoTopSKKN
 
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...nataliej4
 
Nhiệm vụ 2010 2011 pgd
Nhiệm vụ 2010 2011 pgdNhiệm vụ 2010 2011 pgd
Nhiệm vụ 2010 2011 pgdledinhquy
 

Ähnlich wie TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP (20)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
 
TAP HUAN GDNGLL 20106.ppt
TAP HUAN GDNGLL 20106.pptTAP HUAN GDNGLL 20106.ppt
TAP HUAN GDNGLL 20106.ppt
 
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
 
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
 
Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm sốDạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
Dạy học tích hợp trong chủ đề: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
 
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAYĐề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
 
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
 
79858892767173
7985889276717379858892767173
79858892767173
 
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinhĐề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
 
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAYĐề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp chủ đề hàm số bậc hai, HAY
 
Buổi 1 LLDH ĐH.PPT
Buổi 1 LLDH ĐH.PPTBuổi 1 LLDH ĐH.PPT
Buổi 1 LLDH ĐH.PPT
 
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
 
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptx
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptxPPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptx
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptx
 
nhóm 5B-DH11STHB.docx
nhóm 5B-DH11STHB.docxnhóm 5B-DH11STHB.docx
nhóm 5B-DH11STHB.docx
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
 
Chu de02 nhom16
Chu de02 nhom16Chu de02 nhom16
Chu de02 nhom16
 
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang TaoBat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
Bat Mi Mau Sang Kien Kinh Nghiem Mon GDCD THPT Sang Tao
 
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội dành cho...
 
Nhiệm vụ 2010 2011 pgd
Nhiệm vụ 2010 2011 pgdNhiệm vụ 2010 2011 pgd
Nhiệm vụ 2010 2011 pgd
 

Mehr von nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Mehr von nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Kürzlich hochgeladen

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 

TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP (Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018) HÀ NỘI, 2019
  • 2. 2 NGƯỜI BIÊN SOẠN 1. ThS. Dương Thị Thúy Nga - Trường ĐHSP Hà Nội 2. TS. Nguyễn Nam Phương - Trường ĐHSP Hà Nội 3. ThS. Bùi Xuân Anh - Trường ĐHSP Hà Nội 4. PGS.TS. Trần Thị Lệ Thu - Trường ĐHSP Hà Nội 5. TS. Lê Xuân Quang - Trường ĐHSP Hà Nội 6. TS. Trần Ngọc Chất - Trường ĐHSP Hà Nội 7. TS. Phạm Thanh Nga - Trường ĐHSP Hà Nội 8. PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh - Trường ĐHSP Hà Nội 9. TS. Đặng Thị Thu Hiền - Trường ĐHSP Hà Nội
  • 3. 3 MỤC LỤC A. MỤC TIÊU TẬP HUẤN....................................................................................9 B. NỘI DUNG TẬP HUẤN....................................................................................10 NỘI DUNG 1. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018........................................................................10 NỘI DUNG 2. TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦN CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018……………..........12 NỘI DUNG 3. TÌM HIỂU NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018……....15 NỘI DUNG 4. THỰC HIỆN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM............21 C. KẾ HOẠCH TẬP HUẤN.............................................................................................28 D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN.................................................................30 PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HĐTN (MINH HỌA) .........................................31 PHỤ LỤC 2 : BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN HĐTN..................62
  • 4. 4 KÝ HIỆU VIẾT TẮT Hoạt động trải nghiệm HĐTN Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp HĐTN, HN Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐGDNGLL Giáo dục phổ thông GDPT Chương trình CT Chương trình giáo dục phổ thông CT GDPT Trung học phổ thông THPT Trung học cơ sở THCS Giáo viên GV Học sinh HS
  • 5. 5 CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ 1. Chương trình tổng thể: Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) là văn bản quy định những vấn đề chung nhất, có tính chất định hướng của chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu chương trình từng cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh cuối mỗi cấp học, hệ thống môn học và hoạt động giáo dục, thời lượng của từng môn học và hoạt động giáo dục, định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông. 2. Năng lực: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. 3. Phẩm chất: Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. 4. Yêu cầu cần đạt: Yêu cầu cần đạt là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng lực sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học và hoạt động giáo dục; trong đó, mỗi cấp học, lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó. 5. Môn học Môn học là lĩnh vực nội dung dạy học được thực hiện trong nhà trường có cấu trúc và logic phù hợp với ngành khoa học và thực tiễn tương ứng, phù hợp với những quy luật Tâm- Sinh lí của dạy học.
  • 6. 6 6. Giáo dục hướng nghiệp Giáo dục hướn nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông. Trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp được thực hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, tập trung ở các môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, các môn học ở cấp trung học phổ thông và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cùng với Nội dung giáo dục của địa phương. 7. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông được thực hiện thường xuyên và liên tục, trong đó tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn giáo dục cơ bản và toàn bộ thời gian của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. 8. Trải nghiệm Trải nghiệm là quá trình hoạt động để thu nhận những kinh nghiệm, từ đó vận dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống. 9. STEM STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (khoa học) Technology (công nghệ), Enginering (kỹ thuật), và Math (toán học) được sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, kĩ thuật và Toán học. Thuật ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mĩ vào năm 2001. 10. Giáo dục STEM Giáo dục STEM được hiểu là mô hình giáo dục dựa trên tiếp cận liên môn , giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và Toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.
  • 7. 7 11. Đánh giá tổng kết Đánh giá tổng kết còn được gọi là đánh giá kết quả, là đánh giá có tính tổng hợp, bao quát nhằm cung cấp thông tin về sự tinh thông/ thành thạo của học sinh ở các mặt nội dung, kiến thức, kĩ năng và thái độ sau khi kết thúc một khóa học/lớp học hoặc một môn học/học phần/ chương trình. 12. Đánh giá quá trình Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình hoạt động giảng dạy môn học/ khóa học, cung cấp thông tin phản hồi cho người học biết được mức độ đạt được của bản thân so với mục tiêu giáo dục, qua đó điều chỉnh cách học, cách dạy giúp người học tiến bộ . Đánh giá quá trình chính là đánh giá vì sự tiến bộ của người học. 13. Tích hợp Tích hợp là sự hợp nhất/ nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất của các thành phần đối tượng chứ không phải là phép cộng đơn giản những thuộc tính của đối tượng ấy. 14. Dạy học tích hợp Dạy học tích hợp: là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng. 15. Phân hóa Phân hóa là chia một khối/ một nhóm thành nhiều phần / nhiều đối tượng có các tính chất khác biệt nhau để thực hiện những tác động cho phù hợp. 16. Dạy học phân hóa: Dạy học phân hoá: là định hướng dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm - sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của học sinh.
  • 8. 8 17. Nội dung giáo dục điạ phương Nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hộ , môi trường, hướng nghiệp …của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương. 18. Kế hoạch giáo dục nhà trường Kế hoạch giáo dục nhà trường là sự cụ thể hóa tiến trình thực hiện CTGDPT (bao gồm cả nội dung giáo dục địa phương) phù hợp với điều kiện cụ thể về thời gian, đặc điểm của người học, nhân lực, vật lực …của nhà trường. Kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng hàng năm dựa trên kế hoạch giáo dục chung và các hướng dẫn trong CTGDPT.
  • 9. 9 NỘI DUNG KHOÁ TẬP HUẤN A. MỤC TIÊU TẬP HUẤN Sau khóa tập huấn, học viên: - Giải thích được những vấn đề cốt lõi của Chương trình HĐTN và HĐTN, HN trong mối quan hệ với CT GDPT tổng thể trên các phương diện: đặc điểm, quan điểm xây dựng, mục tiêu về phẩm chất và năng lực, nội dung và yêu cầu cần đạt, tính mở và linh hoạt trong Chương trình. - Phân tích được các nội dung giáo dục cụ thể ở từng cấp học và đề xuất được một số chủ đề hoạt động theo các mạch nội dung. - Thiết kế được 01 giáo án minh họa kèm bộ công cụ đánh giá tương ứng. - Biết cách lập kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên phổ thông thực hiện CT HĐTN và HĐTN, HN 2018 và thực hiện tập huấn giáo viên theo kế hoạch đã lập. - Xác định và thực hiện được vai trò, trách nhiệm của bản thân trên cương vị công tác hiện thời khi triển khai Chương trình HĐTN và HĐTN, HN.
  • 10. 10 B. NỘI DUNG TẬP HUẤN Nội dung 1 TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018 I. MỤC TIÊU Thực hiện xong nội dung, học viên: - Trình bày được đặc điểm của Hoạt động giáo dục trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018. Phân biệt được đặc điểm của hoạt động giáo dục giữa cấp Tiểu học với cấp Trung học. - Phân tích được vai trò và tính chất nổi bật của Hoạt động giáo dục trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 đối với cấp Tiểu học và cấp Trung học. - Giải thích được các quan điểm xây dựng cơ bản của Chương trình Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) và hướng nghiệp 2018. II. NGUỒN TÀI LIỆU - Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018 - Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 2018. - Tài liệu Tìm hiểu chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018 (Tài liệu TEXT). - Tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm, vai trò và tính chất nổi bật của Hoạt động giáo dục trong Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 Mục tiêu hoạt động: Học viên trình bày được đặc điểm, vai trò và tính chất nổi bật của Hoạt động giáo dục trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018. Lấy được ví dụ minh họa về Hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học và cấp Trung học. Nhiệm vụ của học viên: 1) Phân tích Phần 1 - Mục I của Tài liệu TEXT: Tài liệu tìm hiểu chương trình môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018 để làm rõ: - Điểm tương đồng và khác biệt giữa các khái niệm, tên gọi của Hoạt động giáo dục trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 với Hoạt động giáo dục
  • 11. 11 ngoài giờ lên lớp trong chương trình hiện hành (Lưu ý học viên: gắn với cấp học mà học viên đang công tác, làm việc). - Vai trò và tính chất nổi bật của Hoạt động giáo dục trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018. Tìm ví dụ minh họa cụ thể theo cấp học (Tiểu học và Trung học) và theo giai đoạn giáo dục (giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp). 2) Chia nhóm theo cấp học, các nhóm thảo luận để thống nhất các nội dung từ việc phân tích thông tin nguồn. - Thống nhất nội dung sẽ trình bày trước lớp trên A0 hoặc PowerPoint. - Nêu câu hỏi hoặc các vấn đề còn vướng mắc. Nhiệm vụ của báo cáo viên: 1) Hướng dẫn học viên phân tích thông tin nguồn, đọc thêm các tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. 2) Tổ chức cho các nhóm học viên báo cáo kết quả thảo luận. 3) Chốt lại các vấn đề quan trọng về đặc điểm, vai trò và tính chất nổi bật của Hoạt động giáo dục trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018. 4) Giải đáp câu hỏi/thắc mắc của học viên (nếu có). Hoạt động 2: Phân tích quan điểm xây dựng CT HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp Mục tiêu hoạt động: Học viên giải thích được các quan điểm cơ bản xây dựng Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018. Nhiệm vụ của học viên: 1) Đọc Phần 1 - Mục II của Tài liệu TEXT: Tài liệu tìm hiểu chương trình môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018. và thực hiện nhiệm vụ: - Phân tích các quan điểm cơ bản khi xây dựng Chương trình Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) và HĐTN, hướng nghiệp 2018. - Minh họa cụ thể bằng Hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học và cấp Trung học (có thể minh họa bằng một bài/chủ điểm trong một khối lớp cho mỗi cấp học). - Thống nhất nội dung sẽ trình bày trước lớp trên A0 hoặc PowerPoint. - Nêu câu hỏi hoặc các vấn đề còn vướng mắc Nhiệm vụ của báo cáo viên: 1) Hướng dẫn học viên thực hiện các nhiệm vụ 2) Tổ chức cho học viên báo cáo kết quả làm việc và thảo luận trước lớp. 3) Chốt các vấn đề chung và giải đáp câu hỏi/thắc mắc (nếu có).
  • 12. 12 IV. SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ Về sản phẩm: - Phần trình bày trên A0 hoặc PowerPoint về so sánh các tên gọi của Hoạt động giáo dục trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 với Hoạt động giáo dục trong Chương trình hiện hành. - Các câu hỏi về vai trò, tính chất nổi bật của Hoạt động giáo dục đối với hai giai đoạn giáo dục, câu hỏi về quan điểm chỉ đạo xây dựng Chương trình Hoạt động giáo dục trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018. Về định hướng đánh giá: - Học viên tự suy ngẫm , kết nối hiểu biết của mình về vai trò, tính chất và quan điểm chỉ đạo xây dựng chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018. - So sánh phần trình bày và kết luận chungccuar các nhóm về vai trò, tính chất, quan điểm chỉ đạo xây dựng chương trình với các tài liệu do Chủ biên chương trình xây dựng. Nội dung 2 TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦN CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018 I. MỤC TIÊU Thực hiện xong nội dung, học viên: Trình bày được những điểm mới về mục tiêu chung và mục tiêu cho từng cấp học trong Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018. Phân tích được những phẩm chất và năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh khi tham gia các HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp. Xác định được cấu trúc (năng lực, thành tố và hành vi) ba năng lực đặc thù của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp. Lấy được một ví dụ về quy trình bồi dưỡng một hành vi ứng với một thành tố của một năng lực đặc thù khi tham gia HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp. II. NGUỒN TÀI LIỆU - Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể 2018 - Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
  • 13. 13 - Tài liệu Tìm hiểu chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018 (Tài liệu TEXT). - Tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu và yêu cần cần đạt về phẩm chất và năng lực trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018. Mục tiêu hoạt động: Học viên trình bày được những điểm mới về mục tiêu chung và mục tiêu cho từng cấp học, xác định được những phẩm chất cần hình thành và phát triển cho HS trong Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018. Nhiệm vụ của học viên: Đọc và phân tích Phần 1- Mục III và mục IV (mục 1,2,3) của Tài liệu TEXT: Tài liệu tìm hiểu chương trình môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018. Thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu sau: PHIẾU BÀI TẬP Nhóm :……………………………………………………… Tên thành viên trong nhóm: - - Yêu cầu 1. Trình bày những điểm mới về mục tiêu chung và mục tiêu cho từng cấp học của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp (so sánh với mục tiêu chung trong Chương trình hiện hành). Trả lời:--------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Yêu cầu 2. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 hướng tới hình thành cho học sinh những phẩm chất nào? Chỉ ra những đóng góp của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp trong việc bồi dưỡng những phẩm chất cho học sinh. Trả lời: -------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------
  • 14. 14 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Yêu cầu 3. Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực đặc thù nào? Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của HĐTN có đóng góp như thế nào trong việc phát triển các năng lực chung cho học sinh? Trả lời: --------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Nhiệm vụ của báo cáo viên: 1) Hướng dẫn học viên trao đổi phiếu bài tập để thống nhất câu trả lời. 3) Chốt vấn đề và giải đáp thắc mắc (nếu có). Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu trúc các năng lực đặc thù được xác định trong Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 Mục tiêu hoạt động: Học viên xác định được cấu trúc ba năng lực đặc thù của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp. Lấy được ví dụ minh họa cách đạt được mục tiêu về phẩm chất và năng lực của chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp. Nhiệm vụ của học viên: 1) Đọc và phân tích Phần 1 - Mục IV (mục 4) của Tài liệu TEXT : Tài liệu tìm hiểu chương trình môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018 để xác định cấu trúc các năng lực đặc thù của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp. 2) Mỗi nhóm chọn 01 năng lực đặc thù thuộc cấp học của mình để sơ đồ hóa cấu trúc của năng lực đó, trong đó cần thể hiện rõ: hợp phần tạo nên năng lực/năng lực thành phần; chỉ báo, tiêu chí/thể hiện của chỉ báo. 3) Lấy ví dụ minh họa cho cấu trúc của năng lực vừa được sơ đồ hóa bằng việc chọn một chủ đề HĐTN nhằm bồi dưỡng một hành vi cho học sinh ứng với một thành tố, chỉ báo, tiêu chí.. của năng lực đặc thù đó. (Trong ví dụ cần chỉ ra mối quan hệ giữa lựa chọn nội dung chủ đề với lựa chọn các mục tiêu về phẩm chất và loại năng lực. Cần làm rõ mức độ của hành vi theo các yêu cầu cần đạt trong chương trình, đồng thời cần phân
  • 15. 15 tích các biện pháp khi triển khai thực hiện nhằm nổi bật sự biểu hiện các mức độ hành vi của năng lực cần đạt được). Nhiệm vụ của báo cáo viên: 1) Hướng dẫn và hỗ trợ học viên thực hiện nhiệm vụ. 2) Trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc (nếu có). 3. Tổ chức cho học viê trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất chung. IV. SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ Về sản phẩm: - Phiếu bài tập đã hoàn thành. - Các câu hỏi về mục tiêu, về phẩm chất, năng lực và yêu cầu cần đạt Về định hướng đánh giá: - Học viên tự đánh hiểu biết của mình về mục tiêu, phẩm chất, năng lực và yêu cầu cần đạt của chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018. Nội dung 3 TÌM HIỂU NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 2018 I. MỤC TIÊU Thực hiện xong nội dung, học viên: - Phân tích được cấu trúc và các mạch nội dung của HĐTN và HĐTH, hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018. - Phân tích được tính mở/linh hoạt trong nội dung HĐTN của chương trình 2018 bằng cách so sánh và chỉ ra được những điểm mới của HĐTN trong chương trình 2018 so với HĐ GDNGLL (có tính trải nghiệm) trong chương trình hiện hành. - Đề xuất được một số chủ đề theo các mạch nội dung trong CT HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018. II. NGUỒN TÀI LIỆU - Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Tài liệu Tìm hiểu chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018 (Tài liệu TEXT). - Tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
  • 16. 16 Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc và các mạch nội dung của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp trong CT GDPT 2018 Mục tiêu hoạt động: Học viên phân tích được cấu trúc và các mạch nội dung của trong HĐTN và HĐTH, HN trong chương trình GDPT 2018. Nhiệm vụ của học viên: 1) Đọc Phần 1 - Mục V của Tài liệu TEXT: Tài liệu tìm hiểu chương trình môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018 để làm rõ: - Các vấn đề cơ bản về cấu trúc của chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp. - Các mạch nội dung của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp trong chương trình. 2) Làm việc theo nhóm: - Mỗi nhóm lựa chọn đọc và trình bày 01 trong 4 mạch nội dung: a) Hoạt động hướng vào bản thân, b) Hoạt động hướng đến xã hội, c) Hoạt động hướng đến tự nhiên, d) Hoạt động hướng nghiệp. - Thống nhất nội dung sẽ trình bày trước lớp trên A0 hoặc PowerPoint. - Nêu câu hỏi hoặc các vấn đề còn vướng mắc. Nhiệm vụ của báo cáo viên: 1) Hướng dẫn học viên phân tích thông tin nguồn, đọc thêm các tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. 2) Tổ chức cho các nhóm học viên báo cáo kết quả thảo luận 3) Chốt lại các vấn đề quan trọng về 04 mạch nội dung; giải đáp câu hỏi/thắc mắc của học viên (nếu có). Hoạt động 2: Phân tích tính mở/linh hoạt trong nội dung của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp trong CT GDPT 2018 Mục tiêu hoạt động: Học viên phân tích được tính mở/linh hoạt trong nội dung HĐTN của chương trình 2018 bằng cách so sánh và chỉ ra được những điểm mới của HĐTN trong chương trình 2018 so với HĐ GDNGLL (có tính trải nghiệm) trong chương trình hiện hành Nhiệm vụ của học viên: 1) Đọc và phân tích Phần I - Mục II của Tài liệu TEXT: Tài liệu tìm hiểu chương trình môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018 để : - Trình bày những minh chứng cho tính mở/linh hoạt trong nội dung của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp. - Giải thích tính mới về nội dung của chương trình HĐTN 2018. 2) Làm việc theo nhóm để lập bảng so sánh (trên A0 hoặc máy tính) nội dung của HĐTN trong chương trình 2018 với nội dung của HĐNGLL đang thực hiện trong nhà trường, chỉ ra tính mở/linh hoạt cũng như tính mới trong nội dung của chương trình
  • 17. 17 HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 so với HĐ Giáo dục ngoài giờ lên lớp (có tính trải nghiệm) trong chương trình hiện hành. Nhiệm vụ của báo cáo viên: - Hướng dẫn học viên phân tích thông tin nguồn và tài liệu liên quan. - Tổ chức cho học viên báo cáo kết quả làm việc, thảo luận trước lớp. - Chốt lại các điểm mới về nội dung chương trình và giải thích cặn kẽ tại sao cần thực hiện các điểm mới này. - Giải đáp câu hỏi/thắc mắc của học viên (nếu có). Hoạt động 3: Đề xuất các chủ đề hoạt động theo các mạch nội dung Mục tiêu hoạt động: Học viên đề xuất được một số chủ đề theo các mạch nội dung trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018. Nhiệm cụ của học viên: 1) Đọc “thông tin nguồn cho hoạt động 3” và thảo luận theo nhóm để sắp xếp các chủ đề được giới thiệu trong thông tin nguồn theo 04 mạch nội dung của HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 2) Mỗi nhóm đề xuất thêm 03 chủ đề cho 3 cấp học (mối cấp 01 chủ đề) ở mạch nội dung mà nhóm đã tìm hiểu trong hoạt động 1 theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Nhiệm vụ của báo cáo viên: 1) Hướng dẫn học viên thực hiện các nhiệm vụ 2) Tổ chức cho học viên báo cáo kết quả làm việc và thảo luận trước lớp. 3) Chốt các vấn đề chung và giải đáp câu hỏi/thắc mắc (nếu có). Thông tin nguồn cho hoạt động 3: MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Chủ đề: TRƯỜNG HỌC Tham quan phòng truyền thống nhà trường và bổ sung tài liệu cho phòng truyền thống Tìm hiểu công việc của giáo viên và tập làm thầy/cô giáo. Tìm hiểu về lịch sử/danh nhân mà trường mang tên. Tham quan các mô hình trường khác Tập đóng vai làm chú công an, bộ đội, diễn viên. Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong trường. Vẽ tranh về ngôi trường trong tương lai. Tìm hiểu về anh Kim Đồng. Chủ đề: VĂN HÓA – DU LỊCH
  • 18. 18 Dâng hương viếng Bác Làm tranh Đông Hồ Làm sản phẩm gốm sứ Bát Tràng Hội thi làm bánh trôi, bánh chay Hội thi kéo co, nhảy bao bố, nhảy lò cò … Chiến dịch thu gom rác thải bảo vệ môi trường Sưu tầm tem thư theo chủ đề Hội thi nặn tò he Tham quan các khu danh lam thắng cảnh Chủ đề: NỘI TRỢ Vệ sinh lớp học Đóng vai đầu bếp Đi chợ mua đồ theo chỉ dẫn Chăm sóc cây xanh Sắp xếp góc học tập Chủ đề: GIAO THÔNG Hoạt động nhận biết một số biển cấm về giao thông đường bộ và đường sắt. Hoạt động vẽ tranh tuyên truyền an toàn giao thông. Tổ chức cuộc thi:“ Em làm cánh sát giao thông”. Làm các mô hình biển báo giao thông trong trường học theo chủ đề. Diễn kịch tuyên truyền về ứng xử văn hóa giao thông. Chủ đề: THỦ CÔNG NGHIỆP Trải nghiệm thực tiễn làng nghề thủ công nghiệp: làng gốm Bát Tràng - Hà Nội, làng chạm bạc Đồng Xâm - Thái Bình... Tìm hiểu về các sản phẩm thủ công nghiệp ở địa phương em. Chụp ảnh về các sản phẩm thủ công nghiệp trong gia đình. Tổ chức vẽ tranh về các sản phẩm thủ công nghiệp. Cắt và dán các hình ảnh về sản phẩm thủ công nghiệp trên báo, tranh theo chủ đề. Tạo hình sản phẩm thủ công nghiệp bằng các chất liệu đơn giản: làm lọ hoa, trống đồng, nón...bằng đất sét, bìa cứng. Chủ đề: LÂM NGHIỆP Tham quan bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam Chăm sóc hoa trong khuôn viên trường học Vẽ tranh cổ động về chủ đề phủ xanh đất trống đồi núi trọc Tham gia làm khu vườn cổ tích ở trường học Viết thư gửi tổ chức AFEO (Tổ chức Hành động vì môi trường) về nạn chặt phá rừng tại địa phương Thiết kế lôgô với chủ đề “Vì một môi trường xanh”
  • 19. 19 Tham gia câu lạc bộ “Bảo vệ rừng xanh” Tập làm báo cáo viên về vấn đề khai thác rừng tại địa phương Chủ đề: KINH DOANH/KINH TẾ Tổ chức hôi chợ. Trao đổi đồ chơi, dụng cụ học tập. Chơi đồ hàng. Đi chợ cùng mẹ. Đi siêu thị mua hàng với số tiền mẹ cho. Chủ đề: NÔNG NGHIỆP Tham quan trang trại chăn nuôi Học cách sử dụng nông cụ trong vườn trường Trồng hoa trong vườn trường Chăm sóc cây trong vườn trường Làm chú nông dân tí hon Ngày thu trứng gà trong trạng trại nuôi gà lấy trứng (nhặt trứng từ chuồng, vận chuyển về kho, xếp vào giá trứng) Làm công nhân chăn gà trong trang trại nuôi gà Mùa thu hoạch cà chua ở hợp tác xã rau sạch Chủ đề: CÔNG NGHIỆP Thực hành lắp ráp những mô hình đơn giản (ôtô, nhà…) Thực hành thêu hình hoa, lá, các con vật đơn giản Thực hành cắt, khâu vá quần áo búp bê Tìm kiếm, phân loại các khoáng sản mà em biết (Các nhóm mang sản phẩm đến lớp để trao đổi) Quan sát quy trình sản xuất bánh kẹo tại nhà máy Thực hành pha chế màu thực phẩm tại lớp Tham quan hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở khu công nghiệp Quan sát việc thu, lượm mủ cao su Chủ đề: NGƯ NGHIỆP Tổ chức tham quan ao nuôi cá. Tổ chức trò chơi câu thủy – hải sản để nhận biết một số loài Tổ chức cuộc thi vẽ tranh về các loài thủy – hải sản. Tổ chức xem phim về cuộc sống của ngư dân. Tổ chức làm quen và nhận biết các dụng cụ về ngư nghiệp. Tổ chức trò chơi trong không gian làng nghề ngư nghiệp (ở trường) về các công việc của ngư dân. Tổ chức trò chơi nặn hình các con vật thủy hải sản mà em yêu thích. Tổ chức thi thuyết trình về 1 loài thủy hải sản mà em yêu thích. Chủ đề: Y TẾ
  • 20. 20 Tìm hiểu công việc của bác sĩ Bé làm tuyên truyền viên (rửa tay trước khi ăn, đánh răng…) Bé tham gia vệ sinh môi trường xung quanh Tham quan các cơ sở y tế Vẽ tranh về các dụng cụ y tế Chủ đề: TDTT Tham gia mô hình Câu lạc bộ các môn thể thao tại trường như cờ vua, bóng đá, khiêu vũ thể thao,… Tham gia chương trình “tìm kiếm tài năng Dance sport nhí” Tham gia hội khỏe phù đổng toàn trường Tham quan thực tế một câu lạc bộ bóng đá địa phương Giao lưu với vận động viên thể thao nổi tiếng Chủ đề: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Tham gia triển lãm về sản phẩm công nghệ phục vụ cuộc sống. Tham gia thiết kế, xây dựng không gian lớp học xanh. Tìm hiểu tác dụng của các loại máy móc ở gia đình và nhà trường Em tập làm một nghề mà em yêu thích. Cuộc thi vẽ tranh về thành phố trong tương lai. Xây dựng một số nhiệm vụ cá nhân và nhóm trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo ---------------------------------------------------------------------------------------------- Nguồn: Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học, Nxb ĐHSP (2015). IV. SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ Về sản phẩm: Phần trình bày của các nhóm trên A0 hoặc PowerPoint về chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2108 trên các mặt: - Cấu trúc chương trình . - Các mạch nội dung chính. - Tính mới, tính mở, tính linh hoạt về nội dung . Về định hướng đánh giá: - Học viên suy ngẫm và tự đánh giá hiểu biết của mình về nội dung chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018 sau khi thực hiện các hoạt động tập huấn so với trước khi tập huấn. - Học viên so sánh phần trình bày và kết luận chung của các nhóm về nội dung chương trình với các tài liệu do Chủ biên chương trình xây dựng.
  • 21. 21 Nội dung 4 THỰC HIỆN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM I. MỤC TIÊU Thực hiện xong nội dung, học viên: - Xác định được đặc điểm và cách thức tổ chức các loại hình hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong Chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 2018. - Kết nối được các nội dung đã trao đổi của nội dung 1,2,3 để phân tích Kế hoạch tổ chức HĐTN minh họa. - Xác định được các bước xây dựng được Kế hoạch tổ chức HĐTN dựa trên các căn cứ về phẩm chất, năng lực, mạch nội dung của Chương trình HĐTN và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 2018. - Thiết kế được một Kế hoạch tổ chức HĐTN theo các bước đã xác định. II. NGUỒN TÀI LIỆU - Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Tài liệu Tìm hiểu chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình GDPT 2018 (Tài liệu TEXT). - Tài liệu hỏi đáp, INFOGRAPHIC và VIDEO. - Kế hoạch tổ chức HĐTN minh họa. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1 – Tìm hiểu các loại hình hoạt động trải nghiệm và đánh giá HĐTN Mục tiêu hoạt động: Học viên sơ đồ hóa được đặc điểm và cách thức tổ chức các loại HĐTN trong Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 2018. Xây dựng được bộ công cụ đánh giá Kế hoạch tổ chức HĐTN. Nhiệm vụ của học viên: 1) Học viên phân tích Phần – Mục VI, VII và Phần 2 – từ mục I đến mục V của Tài liệu TEXT: Tài liệu tìm hiểu chương trình môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018 và đọc ”thông tin nguồn cho hoạt động 1” để: - Xác định các loại hình HĐTN; Đặc điểm và cách thức triển khai từng loại hình. - Xây dựng bộ công cụ đánh giá Kế hoạch tổ chức HĐTN (dựa vào các tiêu chí của Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT).
  • 22. 22 2) Thảo luận theo nhóm, thống nhất và sơ đồ hóa trên A0 (hoặc máy tính) về các loại hình HĐTN, đặc điểm và cách thức triển khai từng loại hình HĐTN, bộ công cụ đánh giá Kế hoạch tổ chức HĐTN để trình bày trước lớp. Nhiệm vụ của báo cáo viên: 1) Định hướng cho học viên đọc và phân tích tài liệu/thông tin nguồn. 2) Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả làm việc của hoạt động 1. 2) Chốt lại các điểm chung và giải đáp câu hỏi/thắc mắc (nếu có). Thông tin nguồn cho hoạt động 1: PHÂN TÍCH VÀ RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC Quá trình dạy học/tổ chức hoạt động được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau: Nội dung Ti u chí 1. Kế hoạch và tài liệu dạy học Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. 2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạtđộngvàquátrìnhthảoluậncủahọcsinh.
  • 23. 23 3. Hoạt động của học sinh Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trongviệc thực hiện các nhiệm vụ họctập. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiệnnhiệmvụhọctập. Mứcđộđúngđắn,chínhxác,phùhợpcủacáckếtquảthựchiệnnhiệmvụhọctậpcủaHS Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014, về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Hoạt động 2 – Phân tích Kế hoạch tổ chức HĐTN minh họa Mục tiêu hoạt động: Học viên phân tích và chỉ ra được những đặc trưng cơ bản, những yêu cầu cần có của Kế hoạch tổ chức HĐTN. Nhiệm vụ của học viên: 1) Học viên chọn nghiên cứu 01 Kế hoạch tổ chức HĐTN trong phần Phụ lục 1 (Giáo án minh họa) để: - Mô tả cấu trúc của Kế hoạch tổ chức HĐTN. - So sánh Kế hoạch tổ chức HĐTN với Giáo án tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của chương trình hiện hành (điểm tương đồng, điểm khác biệt, tính trải nghiệm…trong cấu trúc, trong cách thức thiết kế…). - Làm rõ vai trò, cách thức của từng hoạt động trong việc hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển năng lực người học. 2) Thảo luận theo nhóm (Tiểu học; THCS; THPT) từng nội dung từ việc nghiên cứu Kế hoạch tổ chức HĐTN minh họa. Thống nhất trong nhóm các nội dung và thể hiện kết quả trên A0 (hoặc máy tính) để trình bày trước lớp. 3) Sử dụng bộ công cụ đánh giá nhóm thiết kế ở hoạt động 1 để đánh giá Kế hoạch minh họa mà nhóm mình nghiên cứu. Nhiệm vụ của báo cáo viên: 1) Hướng dẫn học viên thực hiện các nhiệm vụ. 2) Tổ chức cho các nhóm báo cáo, trao đổi, nhận xét, đánh giá. 3) Chốt lại các điểm chung và giải đáp câu hỏi/thắc mắc (nếu có).
  • 24. 24 Hoạt động 3 – Xây dựng Kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm Mục tiêu hoạt động: Học viên xác định được các bước xây dựng một chủ đề Hoạt động trải nghiệm dựa trên các căn cứ về phẩm chất, năng lực, mạch nội dung của Chương trình hoạt động trải nghiệm và trải nghiệm, hướng nghiệp 2018. Đề xuất được các bước xây dựng Kế hoạch tổ chức HĐTN và thực hiện xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN. Nhiệm vụ của học viên: 1) Mỗi nhóm ngiên cứu “thông tin nguồn cho hoạt động 3” và chọn 01 Kế hoạch minh họa vừa phân tích ở hoạt động 2, sử dụng kết quả của hoạt động 2 và những hiểu biết có được từ kết quả làm việc ở nội dung 2, 3 để: - Thảo luận và hoàn thành bảng sau: Chủ đề Mạch nội dung Năng lực hướng tới Các chỉ báo (yêu cầu cần đạt) - Trình bày khái quát quy trình xây dựng một chủ đề HĐTN dựa trên các căn cứ về phẩm chất, năng lực, mạch nội dung của Chương trình. 2) Mỗi nhóm chọn 01chủ đề thuộc cấp học của mình (chủ để có thể xây dựng mới theo quy trình vừa xác định hoặc chọn từ 03 chủ để nhóm đề xuất ở hoạt đông 3 của nội dung 3). Thảo luận những nội dung trong “thông tin nguồn cho hoạt động 3” để: - Đề xuất các bước xây dựng Kế hoạch tổ chức HĐTN mà nhóm lựa chọn. Trong từng bước nêu rõ yêu cầu và cách thức thực hiện (VD: Bước xác định tên chủ đề gồm những yêu cầu gì? Cách thức tiến hành như thế nào?...) - Thực hành xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện chủ đề HĐTN theo các bước đã thống nhất. 3) Giới thiệu Kế hoạch tổ chức HĐTN của nhóm trước lớp. 3) Sử dụng bộ công cụ nhóm thiết kế ở hoạt động 1 để đánh giá Kế hoạch tổ chức HĐTN mà các nhóm xây dựng. Nhiệm vụ của báo cáo viên: 1) Hướng dẫn các nhóm sử dụng kết quả từ các nội dung 1,2,3 và các hoạt động 1,2 của nội dung 4 để thực hiện nhiệm vụ. 2) Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận lớp. 3) Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động và chốt các vấn đề trọng tâm của nội dung 4. Thông tin nguồn cho hoạt động 3:
  • 25. 25 Thông tin 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THƯỜNG XUYÊN 1. Mục đích ý nghĩa Hoạt động thường xuyên theo chủ đề được thực hiện hằng tuần nhằm liên tục tạo ra các cơ hội để học sinh được trải nghiệm với mục đích hình thành các hành vi, thái độ mong đợi hướng đến mục tiêu các năng lực đã đặt ra. Hoạt động giáo dục được thường xuyên tổ chức chủ yếu trong không gian lớp học để phù hợp với mọi nhà trường. Hoạt động thường xuyên theo chủ đề có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh, bởi thiếu đi sự rèn luyện thường xuyên thì không có phẩm chất và năng lực nào có thể được hình thành. Các chủ đề hoạt động thường xuyên được xây dựng dựa trên yêu cầu cần đạt của chương trình. Để hoạt động giáo dục hiệu quả, các nhiệm vụ hoạt động được giao đến từng học sinh và được học sinh chuẩn bị trước khi đến lớp. Giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh để chuẩn bị, hướng dẫn, theo dõi và đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. 2. Yêu cầu đối với Hoạt động trải nghiệm thường xuyên Yêu cầu về tổ chức - Hoạt động trải nghiệm thường xuyên được tổ chức hướng đến mục tiêu giáo dục của hoạt động trải nghiệm. - Hoạt động hướng tới hình thành các kỹ năng, các giá trị cần tuân theo qui luật nhận thức hành vi. - Hoạt động trải nghiệm được tổ chức đầy đủ theo chu trình trải nghiệm nhưng chu trình ấy không cứng nhắc. - Các hoạt động cần có sự đan xen giữa động và tĩnh; giữa cá nhân và nhóm. - Các hoạt động phải tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia, được làm, được bày tỏ quan điểm của mình trong các hoạt động. - Các hoạt động tạo sản phẩm là các hoạt động chiếm ưu thế đối với hoạt động trải nghiệm Yêu cầu về nội dung Hoạt động trải nghiệm thường xuyên là hoạt động chủ yếu gánh vác nội dung giáo dục của chương trình hoạt động trải nghiệm. Trong các mảng nội dung hoạt động, hoạt động trải nghiệm thường xuyên tập trung nhiều hơn vào các hoạt động hướng vào bản thân; sau đến hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng nghiệp. Hoạt động hướng đến tự nhiên được tổ chức chủ yếu thông qua hoạt động trải nghiệm định kỳ. Tuy nhiên, các nội dung này có thể được thực hiện tích hợp trong một chủ đề nào đó, sự phân chia chỉ mang tính tương đối. Thí dụ: nội dung liên quan đến giáo dục tài chính có thể thuộc về mảng hướng vào bản thân, cũng có thể thuộc mảng Hoạt động hướng đến xã hội hay hoạt động hướng nghiệp. Những yếu tố đầu tiên của hoạt động hướng nghiệp ở tiểu học được đề cập một cách nhẹ nhàng bắt đầu từ lớp 2.
  • 26. 26 3. Gợi ý phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm thường xuyên Các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm thường xuyên cần được sử dụng một cách linh hoạt: - Phương thức diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi. - Phương pháp tuyên truyền - Phương thức khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu - Phương pháp nêu gương; - Phương pháp giáo dục bằng tập thể; - Phương pháp thuyết phục; phương pháp tranh luận; phương pháp khích lệ, động viên; - Phương pháp tạo sản phẩm - Phương pháp hoạt động nhóm - Phương pháp đóng vai, sân khấu hoá - Phương pháp tình huống - Phương pháp luyện tập ……………….. Thông tin 2. MỘT SỐ LƯU Ý KHI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HĐTN 1. Về yêu cầu cần đạt: Khi xây dựng Kế hoạch hoạt động, GV phải xác định được những yêu cầu mà HS cần đạt sau khi thực hiện hoạt động. Để xác định yêu cầu cần đạt, GV phải dựa vào các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26/12/2018. Để sát hơn về nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt GV cần nghiên cứu và tuân theo hướng dẫn ở phần nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở từng khối lớp. 2. Về chuẩn bị: GV phải hình dung trước các hoạt động mình sẽ tổ chức cho HS. Trong từng hoạt động cần phải chuẩn bị những gì về nội dung, hình thức, phương tiện, điều kiện cơ sở vật chất, không gian hoạt động, về sự phối hợp với các lực lượng khác.. GV cần lưu ý, phải giao nhiệm vụ gì trước cho HS chuẩn bị ở nhà để giúp HS hình thành tâm thế, sự chuẩn bị sẵn sàng trước khi tham gia hoạt động tại lớp hoạch tại nơi trải nghiệm. Vì vậy, với phần chuẩn bị, GV nên giao nhiệm vụ rõ ràng, tường minh, đặc biệt là những nhiệm vụ có sản phẩm để đến buổi hoạt động trên lớp mang đến trình diễn, trưng bày… Chuẩn bị càng cẩn thận, chu đáo, đầy đủ bao nhiêu phần hoạt động càng thành công bấy nhiêu. 3. Về phần tổ chức hoạt động Dựa trên chu trình học tập của Kolb, GV cần suy nghĩ thiết kế và tổ chức đầy đủ 3 loại hình hoạt động: (1) huy động kinh nghiệm đã có của học sinh liên quan đến chủ đề, (2) rèn luyện các kĩ năng thành phần để góp phần tạo nên mục tiêu về năng lực của chủ đề
  • 27. 27 (3) Khái quát và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống có liên quan đến chủ đề hoạt động. Với loại hình hoạt động (1): GV cần suy nghĩ và đầu tư thiết kế một hoạt động đòi hỏi huy động kinh nghiệm của HS, tạo được hứng thú cho học sinh và đặc biệt là làm xuất hiện vấn đề đòi hỏi HS giải quyết bằng những trải nghiệm của bản thân ở các hoạt động tiếp theo. Với loại hình hoạt động (2): Để hình thành được các kĩ năng cho HS, đòi hỏi GV phải đầu tư suy nghĩ và thiết kế các hoạt động với các hình thức tổ chức, sự tham gia của HS với các biểu hiện hành vi cụ thể, từng HS đều được tham gia, GV tăng cường sự quan sát, hỗ trợ, điều chỉnh, động viên, khích lệ để 100% HS được hình thành kĩ năng. Với loại hình hoạt động (3): GV phải chọn được những nhiệm vụ của chủ đề gắn với thực tiễn cuộc sống của HS, tạo cơ hội càng nhiều càng tốt cho HS vận dụng những hiểu biết, kĩ năng được hình thành ở loại hình hoạt động (1) và hoạt động (3). Sự khái quát và vận dụng bậc cao nội dung các hoạt động và các kĩ năng được hình thành sẽ một lần nữa khắc sâu các nội dung giáo dục và được nhuần nhuyễn hơn về kĩ năng và thái độ thể hiện. Đó chính là con đường, từng bước một hình thành năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động cho HS. Lưu ý: Khi thiết kế một hoạt động trải nghiệm có thể có nhiều nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ nên triền khai theo 4 bước rõ ràng: giao nhiệm vụ; tổ chức thực hiện nhiệm vụ; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; đánh giá, nhận xét. 4. Về phần đánh giá kết quả hoạt động Đánh giá là hoạt động vô cùng cần thiết để giúp HS có cơ hội nhìn nhận, chiêm nghiệm lại những hoạt động mình đã trải qua, những gì mình đã làm được, những gì mình chưa làm được, cần cố gắng ở thêm ở kĩ năng nào, phần nào. Để đánh giá toàn diện và khách quan phải dựa trên nhiều kênh thông tin từ HS tự đánh giá, bạn cùng nhóm, lớp đánh giá nhau và giáo viên, phụ huynh và cộng đồng xã hội. Vì vậy, trong phần hướng dẫn đánh giá về kết quả HĐTN nên tập trung vào 4 hoạt động chính. - Tự đánh giá: giúp HS nhìn nhận lại, đánh giá lại những gì hoạt động đã tham gia. HS sẽ nhận thấy những điều mình làm được, những điều mình chưa làm được, cần cố gắng đồng thời HS hình thành được khả năng đánh giá bản thân. Việc nhìn nhận, đánh giá lại bản thân giúp HS hình thành thói quen soi lại mình trong mỗi hoạt động, từ đó giúp HS thêm tự tin về mình, biết được mình đang ở đâu để cố gắng và hoàn thiện hơn. - Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của bạn theo nhóm: giúp HS đánh giá đồng đẳng lẫn nhau, HS học cách nhận ra điểm tiến bộ, điểm tích cực ở bạn của mình và học cách giao tiếp, sử dụng từ ngữ thuyết phục để giúp bạn mình nhận ra điểm bạn cần cố gắng đồng thời HS soi lại đánh giá của bạn với những đánh giá của chính mình, để giúp mình đánh giá ngày càng khách quan hơn. - Đánh giá tổng hợp: GV sẽ suy nghĩ và thiết kế hoạt động, hình thức tổ chức sao cho hấp dẫn mà lại đánh giá được những yêu cầu cần đạt mà HS đạt được thông qua hoạt động. Điều này giúp GV dễ dàng đánh giá từng cá nhân HS mà không gây nhàm chán và có thể điều chỉnh từng cá nhân HS cụ thể.
  • 28. 28 IV. SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ Về sản phẩm: - Bảng mô tả các bước xây dựng chủ đề HĐTN dựa trên dựa trên các căn cứ về phẩm chất, năng lực, mạch nội dung của Chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp 2018. - Bản Kế hoạch tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực người học một chủ đề cụ thể trong đó thể hiện rõ nội dung, phương pháp, công cụ đánh giá, phương tiện thực hiện,…). - Bộ công cụ đánh giá Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm. Về định hướng đánh giá: Học viên tự đánh giá năng lực của bản thân trong việc xác định hệ thống chủ đề HĐTN và xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN chủ đề đã xây dựng qua việc trả lời một số câu hỏi sau: 1. Những điều tâm đắc của thầy/cô trong việc xây dựng chủ đề HĐTN, xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN theo hướng phát triển năng lực người học. 2. Những điểm thầy/cô tự tin và chưa tự tin khi triển khai thực hiện tổ chức HĐTN. 3. Những ý kiến phản hồi về cách thức tổ chức tập huấn, về sự tham gia của các học viên trong hoạt động chung, sự hướng dẫn của báo cáo viên… C. KẾ HOẠCH TẬP HUẤN Thời gian Nội dung Hoạt động Học liệu/Ghi chú NGÀY 1 8.30 – 9.45 Đặc điểm và quan điểm xây dựng chương trình HĐTN nghiệm và HĐTN, hướng nghiệp HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm, vai trò và tính chất nổi bật của Hoạt động giáo dục trong CT HĐTN và HĐTN, HN 2018 Giấy A0, bút dạ Tài liệu in Máy tính cá nhân HĐ2: Phân tích quan điểm xây dựng Chương trình HĐTN và HĐTN, HN 9.45 – 10.00 Giải lao 10.00 – 11.30 Mục tiêu, phẩm chất/năng lực đặc thù và yêu cầu cần đạt trong chương trình HĐTN và HĐTN, HN HĐ1: Tìm hiểu mục tiêu và yêu cầu cần đạt về phẩm chất/năng lực theo từng cấp học thể hiện trong HĐTN Giấy A0, bút dạ Tài liệu in Máy tính cá nhân
  • 29. 29 HĐ2. Tìm hiểu cấu trúc các năng lực đặc thù được xác định trong CT HĐTN và HĐTN, HN 2018 11.30 – 13.30 Nghỉ trưa 13.30 – 15.00 Mạch nội dung và yêu cần cần đạt trong chương trình HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp HĐ1: Xác định các mạch nội dung của HĐTN và HĐTN, HN trong CT GDPT 2018 Giấy A0, bút dạ Tài liệu in Máy tính cá nhân Xác định chủ đề theo mạch nội dung hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt 15.00 – 15.15 Giải lao 15.15 – 16.30 Thực hiện tổ chức HĐTN HĐ1.Phân tích & làm rõ phương thức tổ chức và đánh giá hoạt HĐTN Giấy A0, bút dạ Tài liệu in Máy tính cá nhân HĐ2. Giới thiệu và thảo luận Kế hoạch tổ chức HĐTN minh họa của các cấp học NGÀY 2 8.30 – 11.30 Thực hành xây Kế hoạch tổ chức HĐTN theo cấp học HĐ: Xây dựng chủ đề và thiết kế Kế hoạch tổ chức HĐTN theo cấp học - Giấy A0, bút dạ Tài liệu in Máy tính cá nhân 11.30 – 13.30 Nghỉ trưa 13.30 – 16.30 Thực hành xây Kế hoạch tổ chức HĐTN theo cấp học HĐ1: Trình bày Kế hoạch tổ chức HĐTN đã xây dựng Máy chiếu, máy tính A0, bút dạ HĐ2: Thảo luận phân tích, rút kinh nghiệm về Kế hoạch. Tổng kết lớp học
  • 30. 30 D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN 1. Nhiệm vụ, bài thu hoạch học viên cần thực hiện sau khóa tập huấn a) Đối với học viên là giảng viên sư phạm chủ chốt, bài thu hoạch gồm: - Kế hoạch tập huấn thực hiện Chương trình HĐTN và HHĐTN,HN cho giáo viên tại khu vực mà Trường Sư phạm mình phụ trách. - Một bản Kế hoạch tổ chức HĐTN (giáo án minh họa) cùng bộ công cụ đánh giá tương ứng theo chương trình GDPT 2018. b) Đối với học viên là giáo viên phổ thông cốt cán: - Một bản Kế hoạch tổ chức HĐTN (giáo án) cùng bộ công cụ đánh giá tương ứng theo Chương trình HĐTN và HĐTN,HN 2018 và kèm video bài dạy thử một phần/toàn bộ Kế hoạch. 2. Phương pháp đánh giá bài thu hoạch sau khóa tập huấn - Dựa trên các yêu cầu cần đạt về: Hình thức; Nội dung ; PP tập huấn…. để xây dựng tiêu chí đánh giá bản kế hoạch tập huấn mà học viên đã lập và đánh giá theo những tiêu chí đã xây dựng. - Sử dụng 12 tiêu chí của Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT để đánh giá bản Kế hoạch tổ chức HĐTN mà học viên đã thiết kế. 3. Đánh giá kết quả tập huấn - Đánh giá quá trình: Đánh giá thông qua các sản phẩm hoạt động của học viên đã thực hiện trong quá trình tập huấn. Kết hợp đánh giá của BCV với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học viên. Phối hợp đánh giá qua sản phẩm của học viên; đánh giá thông qua phản hồi; đánh giá thông qua quan sát: (thái độ và hành vi trong thảo luận, làm việc nhóm...) - Đánh giá kết quả: Đánh giá thông qua bài thu hoạch mà học viên cần hoàn thiện sau khóa tập huấn.
  • 31. 31 PHỤ LỤC 1 Kế hoạch tổ chức HĐTN (Giáo án minh họa) CẤP TIỂU HỌC ********** Kế hoạch tổ chức HĐTN lớp 4 Nguồn: Đinh Thị Kim Thoa cùng nhóm tác giả (2019), Tài liêu Hướng dẫn thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. CHỦ ĐỀ : TỰ HÀO LÀ TÔI (3 tiết) 1. Mục tiêu: Sau chủ đề này, học sinh: - Giới thiệu được đặc điểm, những việc làm đáng tự hào của bản thân: - Biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân và mọi người xung quanh; có suy nghĩ tích cực. - Biết ước mơ về những điều tốt đẹp và lập kế hoạch rèn luyện, hoàn thiện bản thân. - Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản. 2. Chuẩn bị 2.1. Đối với giáo viên - Tài liệu: Một số hình ảnh và bài giới thiệu về nghề truyền thống ở địa phương... - Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, bảng nhóm, giá treo, sắp xếp không gian HĐ. 2.2. Đối với học sinh - Kiến thức, kinh nghiệm có liên quan đến chủ đề hoạt động. - Chuẩn bị các đồ dùng, vật dụng, sản phẩm: có thể sưu tầm các sản phẩm của nghề hoặc công cụ sản xuất có liên quan đến nghề mình tìm hiểu. 3. Gợi ý tổ chức hoạt động Hoạt động 1. Khởi động - Kết nối chủ đề Hoạt động giúp học sinh nhớ về những điều tốt đẹp mà các em đã thực hiện từ chính đôi bàn tay của mình. Phương thức tổ chức: Phỏng vấn nhanh GV có thể thực hiện như sau: - GV trao đổi với HS về ý nghĩa của mỗi cá nhân đối với gia đình, cộng đồng, xã hội. - Cho học sinh đứng thành vòng tròn, từng đôi quay mặt vào nhau (hoặc ngồi theo cặp); 1 bạn làm người phỏng vấn, bạn kia là người trả lời, sau đó lại đổi vai. - Phỏng vấn nhanh các câu hỏi: o Bạn đã làm điều gì tốt cho gia đình? (thí dụ: trông em, quét nhà..)
  • 32. 32 o Bạn đã làm điều gì tốt cho bạn bè? (thí dụ: cõng bạn đi học, thân ái với bạn…) o Khi bạn làm điều tốt, bạn thấy mọi người thế nào? Bạn cảm thấy thế nào? - Nếu còn thời gian, đề nghị học sinh quay lại đằng sau, cặp với một bạn mới và phỏng vấn lại bắt đầu. - GV chốt lại: khi mình sống có lích, mình sẽ tự hào về bản thân mình hơn và định hướng vào chủ đề. Hoạt động 2: Khám phá: Tôi giỏi, bạn cũng thế Hoạt động này giúp học sinh nhìn lại các điểm mạnh của bản thân, những việc làm tốt của mình để tự hào về mình. Phương thức tổ chức: Trò chơi GV có thể thực hiện như sau: 1.Hướng dẫn học sinh cách chơi: Người đầu tiên nói: tôi giúp bạn và được cô khen, còn bạn? Người bên cạnh nói: Tôi hoà đồng với bạn bè nên được bạn yêu quí, còn bạn? Người đứng cạnh lại tiếp tục như vậy…. 2.Giáo viên có thể chia lớp làm mấy nhóm để tăng số lần học sinh được nói và học sinh không bị chờ đợi lâu. 3.Trò chơi có thể diễn ra trong 5 phút 4.Giáo viên có thể là người bắt đầu nói, sau đó chỉ một học sinh nói và học sinh đó nói xong chỉ bạn tiếp theo… 5.Hết thời gian, giáo viên hô: Kết thúc! 6.Giáo viên hỏi xem mỗi người nói được bao nhiêu điều tốt? Ai nói được nhiều nhất? Ghi nhận của GV về hoạt động này. Hoạt động 3. Tìm hiểu giá trị của bản thân Hoạt động này giúp học sinh thấy được giá trị của bản thân với người thân, thầy cô và bạn bè, từ đó biết yêu bản thân, tự hào về bản thân. Phương thức tổ chức: Hoạt động nhóm GV có thể thực hiện như sau: 1.Giáo viên giải thích trước cả lớp về mối quan hệ giữa việc làm tốt của từng cá nhân với giá trị của các em mang lại cho gia đình và nhà trường. 2.Giáo viên chia lớp thành nhóm 5-6 người. 3.Các nhóm thảo luận nhiệm vụ “em có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình và bạn bè của em”(nhiệm vụ trong sách học sinh). 4.Các nhóm trình bày. 5.GV chốt lại hoạt động. Hoạt động 4. Điều chỉnh cảm xúc bằng suy nghĩ tích cực Hoạt động này nhằm giúp học sinh biết cách suy nghĩ tích cực trong những tình huống cuộc sống để làm chủ cảm xúc
  • 33. 33 Phương thức tổ chức: Hoạt động nhóm + trình bày GV có thể thực hiện như sau: 1.Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ 2 trong sách học sinh (có thể mỗi nhóm thực hiện một tình huống). Nhóm có thể viết lại 3 cách mà bạn mình đã làm chủ được cảm xúc bằng cách suy nghĩ tích cực. 2.Giáo viên cho các nhóm trình bày các cách ứng xử. Nếu có thể cho học sinh đóng vai tình huống ứng xử đó. 3.GV và cả lớp nhận xét. 4.GV chốt lại về việc làm tốt và suy nghĩ tích cực, làm chủ cảm xúc sẽ tạo nên giá trị tốt đẹp của bản thân và chúng ta tự hào về bản thân vì điều đó. Hoạt động 5. Rèn luyện nâng cao lòng tự trọng Hoạt động này giúp học sinh hiểu rằng tự trọng sẽ giúp cho cá nhân tự giác thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm cao nhất. Vì thế mà tôi tự hào về mình. Phương thức tổ chức: Thảo luận nhóm GV có thể thực hiện như sau: 1.GV trao đổi với cả lớp: Tự trọng là tôn trọng bản thân mình. Người tự trọng cũng là người luôn có trách nhiệm. Chính vì vậy, người tôn trọng bản thân là người không để ai than phiền, phàn nàn về mình vì không hoàn thành nhiệm vụ hay vi phạm qui định nào đó... Tuy nhiên, để là người có trách nhiệm với các công việc và tuân thủ các qui định, học sinh cần rèn luyện ý chí vượt qua những “vật cản” và có thể tìm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. 2.Chia lớp theo nhóm, thảo luận và chia sẻ với các bạn trong nhóm xem hành vi nào mình khó thực hiện hay khó hoàn thành nhất và xin lời khuyên từ các bạn. 3.Nhóm liệt kê các hành vi mà các bạn hay vi phạm và các cách rèn luyện để khắc phục theo bảng sau: Bảng hành vi khó thực hiện tốt của nhóm….. Hành vi khó thực hiện tốt Cách khắc phục Hành vi 1 Hành vi 2 Hành vi 3 Hành vi 4 …… 4.Các nhóm trình bày kết quả 5.GV tổng kết xem lớp mình có bao nhiêu hành vi khó thực hiện, hãy chọn ra 2 hành vi dễ thay đổi nhất để đặt mục tiêu đạt được trong tháng (chọn từ dễ đến khó để học sinh có động lực thay đổi).
  • 34. 34 6.GV nhấn mạnh: luôn biết hoàn thiện bản thân là sự tự trọng cao nhất! Hoạt động 6. Mong gì ở bạn, ở tôi? Hoạt động này giúp học sinh nhìn lại bản thân thông qua cách nhìn của các bạn, làm cơ sở để rèn luyện và càng ngày càng thêm tự hào về bản thân mình. Phương thức tổ chức: khảo sát đánh giá GV có thể tổ chức hoạt động như sau: 1. Thảo luận nhóm chia sẻ hai câu hỏi sau: - Tôi yêu quí bạn ở điểm nào? - Tôi mong muốn gì hơn ở bạn? Ví dụ: tôi rất thích nụ cười của bạn. Tôi mong bạn cười với tôi nhiều hơn Các thành viên Điểm được yêu quí Điểm mong đợi A B ….. Thư ký viết biên bản và đọc lại để thống nhất biên bản trong nhóm Lưu ý: Giáo viên hướng dẫn các nhóm đưa ra ý kiến của mỗi người về từng bạn trong nhóm. Để đảm bảo thời gian và 100% học sinh được nói, được chia sẻ, hãy quy định thời lượng hoặc số lượng. 2. Báo cáo của các nhóm trước lớp - Nhóm trưởng các nhóm báo cáo lại tình hình làm việc của nhóm cho giáo viên. - Nhóm trưởng chuyển lại cho giáo viên biên bản của nhóm. - Giáo viên có thể trao đổi lại những điểm cần làm rõ trong biên bản. Lưu ý: Người báo cáo nên luân phiên nhau để mọi trẻ đều có cơ hội trình bày. Hoạt động 7. Tôi tự tin Thông qua hoạt động này, trẻ có cơ hội rèn luyện sự tự tin và GV có thể đánh giá năng lực tự nhận thức bản thân của HS, chỉ ra cách rèn luyện tiếp theo cho HS. Phương thức tổ chức: Trình diễn GV có thể thực hiện như sau: 1.Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục đồng ca (HS tự lựa chọn bài). Nhóm 2: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục dân vũ (HS tự lựa chọn bài) Nhóm 3: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục kể chuyện tiếp nối (HS tự lựa chọn câu chuyện hoặc sáng tác câu chuyện của mình). 2.Các nhóm luyện tập nhanh trong 5 phút. 3.GV hỗ trợ các nhóm hình thành ý tưởng và tập luyện. 4.GV tổ chức cho các nhóm trình diễn, mỗi nhóm 2 – 3 phút.
  • 35. 35 5.GV quan sát và đưa ra nhận xét về sự tự tin, niềm tự hào thể hiện trên tác phong trình diễn của mỗi tổ/cá nhân; ghi nhận, chỉ ra điểm cần cố gắng và cách rèn luyện tiếp theo cho HS. Hoạt động 8. Xây dựng kế hoạch rèn luyện Hoạt động giúp học sinh sau chủ đề này vẫn tiếp tục rèn luyện, làm nhiều việc tốt, có những suy nghĩ tích cực để thêm tự hào về mình. Phương thức tổ chức: hoạt động cá nhân GV có thể tiến hành hoạt động như sau: 1. Nhắc học sinh ghi lại những tiến bộ của em trong từng tuần. 2. HS ghi lại cách mà em đã vượt qua khó khăn để thành công. 3. GV có thể kết hợp với gia đình để gia đình luôn biết ghi nhận sự cố gắng và chỉ ra điểm tiến bộ để HS có động lực hoàn thiện bản thân. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Kế hoạch tổ chức HĐTN lớp 2 Nguồn: Nhóm tác giả Trường ĐHSP Hà Nội (2019) CHỦ ĐỀ: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (3tiết) I. Mục tiêu Thực hiện xong chủ đề, học sinh: Về kĩ năng tự nhận thức: tự nhận thức được về bản thân với những điểm mạnh, điểm còn hạn chế; nhận thức, tôn trọng những đặc điểm riêng của người khác, học hỏi những điểm tích cực của người khác để tiến bộ. Về phẩm chất trách nhiệm : Biết thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bằng những lời nói và việc làm cụ thể; biết cách giải quyết mối quan hệ bất đồng trong mối quan hệ với bạn bè; biết tạo quan hệ tốt với những người xung quanh. Về năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và năng lực hợp tác: Biết cách trình bày suy nghĩ, cảm nhận về người khác (bằng ngôn ngữ và hình ảnh); biết phối hợp với các bạn cùng chuẩn bị, thực hiện hoạt động và giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Loa, miccro, máy chiếu; một số clip về các tình huống (trong Hoạt động) để HS thảo luận nhóm; các mảnh ghép cho Hoạt động “Những mảnh ghép biết nói”; bảng tiêu chí tự đánh giá và bảng đánh giá đồng đẳng; một tập giấy note màu vàng/hồng 2. Học sinh: Giấy A4 và bút chì, bút màu để vẽ chân dung, kéo, hồ dán III. Nội dung và các bước thực hiện hoạt động Hoạt động 1. Khởi động - Kết nối chủ đề a. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo hứng thú cho HS vào bài
  • 36. 36 b. Cách thực hiện: Tổ chức trò chơi “Đừng có giận” Bước 1: GV yêu cầu HS đứng lên ổn định bắt đầu chơi. Bước 2: GV phổ biến cách chơi: Khi hát bài hát HS làm theo hành động. VD: Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì ?. Hai người đứng kế nhau sẽ nhìn mặt vào nhau. Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì ? Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi ? Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn. Nhìn mặt nhau đi, hãy nhìn ặt nhau đi. (GV thay thế bằng các cử chỉ động từ cho sinh động: Cầm tay nhau đi, rờ vai nhau đi, sờ đầu nhau đi, ...) Bước 3: GV cho cả lớp chơi từ 2-3 lần, càng ngày càng hát nhanh. Bước 4: GV tổng kết, trao đổi với cả lớp: + Em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi ? + Em có phải là người hay giận không ? + Em có muốn trở thành người giải quyết khi bạn bè giận không ? Hoạt động 2. Biết mình trong mắt ai a. Mục tiêu: Học sinh biết cách thể hiện bản thân mình với người khác, đồng thời hiểu thêm về mình qua cảm nhận, suy nghĩ của người khác. b. Cách thực hiện: Bước 1: phát cho mỗi HS một tờ giấy note Bước 2: Điểm danh từng cặp 1, 2. Làm việc theo từng cặp. Số 1 dành 3-4 phút để nói với số 2 về những điều mà mình cảm nhận về số 2, bắt đầu bằng câu “Trong mắt tớ, bạn là người….”. Gợi ý về nội dung các nhận xét: Ngoại hình của bạn; Tính cách của bạn; Sở thích của bạn; Hành động/ việc tốt mà bạn hay làm; Điểm chưa tốt của bạn mà theo mình bạn cần điều chỉnh; Tớ thích nhất điều gì ở bạn… Số 2 ghi chép tóm tắt lại ra giấy note. Sau đó số 2 nói với số 1 về cảm nhận của mình về số 1 với các nội dung tương tự, số 1 ghi chép lại. Sau đó 2 bạn chia sẻ giấy note, chia sẻ về những điều mình vừa ghi lại và nói cho nhau những điều mà mình cho là bạn hiểu chưa đúng/hiểu lầm về mình Bước 3: GV nêu câu hỏi thảo luận cho cả lớp sau hoạt động vừa rồi: + Em có cảm nhận gì sau khi thực hiện hoạt động vừa rồi? + Những điều bạn nghĩ về em có giống với những gì em tự nhận xét về mình không? + Chúng ta học được điều gì qua hoạt động này? Hoạt động 3. Tập làm người hòa giải a. Mục tiêu: HS nhận thức được sự bất lợi của việc mâu thuẫn, tranh cãi, có ý thức cởi mở, gỡ bỏ những mâu thuẫn với bạn bè, biết cách giúp đỡ các bạn khác giải quyết mâu thuẫn. b. Cách thực hiện:
  • 37. 37 Bước 1: GV chia nhóm 5HS/nhóm (HS tự bầu nhóm trưởng). GV chiếu 2 clip ngắn/truyện ngắn về 2 tình huống mâu thuẫn, tranh cãi giữa các học sinh trong bối cảnh lớp học. Yêu cầu cả lớp xem/đọc. Gợi ý tình huống: a. Bạn Nam đang đi học trên đường nhìn thấy bạn Hậu và bạn Liên đang cãi nhau vì Liên làm rơi cái mủ của Hậu, nếu em là Nam em sẽ làm gì? b. Quân và An đến nhà Hà chơi, không may cả hai đùa giỡn và làm vỡ bình hoa vậy là hai bạn cãi nhau không ai chịu nhận là người làm vỡ bình hoa, nếu em là Hà em sẽ giải quyết như thế nào ? c. Trong lớp cô giáo đã phân công hôm nay tổ 4 trực, mỗi người một công việc, nhưng bạn Lan bị ốm không ai lau bảng lớp, vậy là các bạn cùng nhau giúp bạn Lan làm công việc đó. Theo em, các bạn làm như vậy có đúng không ? Vì sao? d. Hôm trước, một nhóm bạn đi thăm bạn Bình bị ốm đến nhà bạn Bình có hai bạn trong nhóm va vào nhau và cãi nhau. Theo em các bạn đó làm như vậy có nên không? Các bạn ấy nên hành động như thế nào thì tốt hơn? Bước 2: Thảo luận lần lượt về các tình huống trong clip/truyện + Tại sao các bạn ấy mâu thuẫn, tranh cãi? + Nếu em là bạn cùng lớp chứng kiến tình huống đó, em sẽ làm gì để giúp các bạn hòa giải với nhau. Bước 3: GV mời một số nhóm nêu ý kiến thảo luận. Có thể cho HS tự chọn hình thức trình bày: mỗi nhóm có thể cử 1 bạn đứng lên trình bày (thuyết trình) hoặc có thể đóng vai các HS trong từng tình huống và có thêm các vai khác để giải quyết tình huống (sân khấu hóa đơn giản). Bước 3: GV gợi ý và chốt lại những yêu cầu, nhận xét tuyên dương cách xử lí hay. Hoạt động 4. “Đố biết đây là ai?” a. Mục tiêu: Học sinh thể hiện được những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về người khác đồng thời biết nhận định, ghi nhớ những đặc điểm nổi bật của người khác. b. Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS lấy giấy A4 và bút chì/ màu, phác họa đơn giản lại chân dung của một bạn mà em ấn tượng nhất trong lớp. Sau đó, ghi lại dưới bức tranh những thông tin cơ bản sau về nhân vật trong bức chân dung: - Ngoại hình: cao/thấp, béo/gầy - Trạng thái thường thấy: vui vẻ/ cau có/ buồn bã - Hoạt động vận động, nói cười: ít/ nhiều - Học giỏi nhất môn: Toán/Tiếng Việt/tiếng Anh/Tin học/Tự nhiên xã hội… - Thích nhất trò: ………………. Bước 2: GV cho HS dán các bức tranh lên bảng (khoảng 10) để hỏi trước lớp “Đố biết đây là ai?”. Đáp án đúng sẽ do tác giả bức tranh xác nhận. Sau đó, GV mời tác giả bức tranh,
  • 38. 38 nhân vật trong tranh và người đoán đúng đáp án đứng trên bục giảng và bắt tay/ôm nhau trong tiếng vỗ tay của cả lớp. Bước 3: Hai nhóm HS thi đố nhau về các bức tranh còn lại. Nhóm 1 sẽ đoán tranh của nhóm 2 và ngược lại. Nhóm nào đoán trúng nhiều hơn là nhóm thắng cuộc. Bước 4: GV tổng kết: - Ai là người trở thành nhân vật trong nhiều bức tranh nhất? Đề nghị trao danh hiệu “Người ấn tượng nhất của năm” cho HS đó. - GV trao đổi với HS: cảm nhận của các em khi tham gia hoạt động này? Em cảm thấy dễ/khó khi vẽ chân dung và viết các thông tin về người bạn mà mình ấn tượng nhất? Hoạt động 5. “Cây tình bạn của chúng ta sẽ mãi xanh tốt” a. Mục tiêu : HS rèn kỹ năng dùng kéo, giấy, hồ dán và phát triển năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy theo sơ đồ và thêm hiểu biết, ấn tượng về bạn bè trong tổ. b. Cách thực hiện: Chuẩn bị: GV hướng dẫn các tổ HS làm cây tình bạn. Các tổ trưởng phân công công việc cho các bạn trong tổ và giám sát việc thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị giấy màu, bút màu, kéo, hồ dán,… Bước 2: Vẽ hình thân cây, tán cây, lá cây, quả trên giấy màu,… Bước 3: Cắt theo những hình đã vẽ rồi dán chúng lại trên 1 tờ giấy A4 tạo hình cái cây. Bước 4: Dùng bút màu viết lên quả tên của các thành viên trong tổ, viết lên lá những điều sẽ cùng nhau thực hiện để giữ cho tình bạn luôn đẹp. Mỗi lá là một điều tốt đẹp. Không có quả và lá nào để không. Bước 5: Triển lãm, trưng bày cây tình bạn của các tổ tại cuối lớp trong 2 tuần thực hiện chủ đề và đề nghị cả lớp thi đua xem cây của tổ nào càng về sau càng xanh tốt (càng nhiều lá). Các thành viên của từng tổ có thể bổ sung các lá cây trong 2 tuần đó nếu nghĩ thêm được những điều tốt đẹp có thể làm để giữ tình bạn đẹp. Hoạt động 6. Những mảnh ghép biết nói a. Mục tiêu: HS biết thể hiện sự vui vẻ, thân thiện trong cuộc sống hằng ngày. b. Cách thực hiện: Bước 1: GV chuẩn bị sẵn các mảnh ghép (cắt uốn lượn khác nhau để sau ghép lại cho khớp theo từng cặp) bằng bìa/giấy màu cứng. Trên một nửa số mảnh ghép ghi tình huống, nửa còn lại ghi câu nói phù hợp với tình huống đó. Bước 2: Dán các mảnh ghép ghi tình huống lên bảng. Để úp các mảnh ghép ghi câu nói trên bàn GV. Bước 3: GV gọi HS lên, yêu cầu: khuôn mặt phải vui vẻ, tươi tắn; bốc 1 mảnh ghép bất kỳ trên bàn, sau đó đọc to câu nói trong mảnh ghép rồi ghép nó với một mảnh trên bảng. Bước 4: Sau khi các HS lên ghép, GV cho HS trong lớp đánh giá kết quả (ghép đúng/sai). GV tổng kết lại kết quả của trò chơi. Cho HS thảo luận thêm về các tình huống và Tải bản FULL (71 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 39. 39 các câu nói phù hợp mà HS thường gặp trong cuộc sống (ở nhà, ở trường lớp) Gợi ý tình huống và câu nói phù hợp: - Tỏ sự vui vẻ, thân thiện khi xách đồ giúp bạn: Chào cậu, cậu bị ốm để mình xách cặp cho nhé… - Tỏ sự vui vẻ, thân thiện khi mượn đồ của bạn: Bạn ơi, hôm nay mình quên mang bút, bạn cho mình mượn tạm nhé, mình cám ơn bạn nhiều lắm!... - Tỏ sự vui vẻ, thân thiện khi muốn ngồi đọc sách cùng bạn: Mình đọc chung cho vui nhé!.. - …………. IV. Đánh giá và xây dựng kế hoạch rèn luyện Hoạt động 1: Tự đánh giá 1. GV đề nghị HS đọc và thực hiện tự đánh giá thông qua bảng tiêu chí tự đánh giá (Phụ lục) 2. Khích lệ HS suy nghĩ và nói/viết thêm về những điều học được khác ngoài những điều liệt kê trong bảng. 3. GV khích lệ động viên HS trong hoạt động tự đánh giá. Hoạt động 2. Đánh giá đồng đẳng 1. GV HS làm việc theo nhóm theo mô hình sau: Lần lượt từng HS chia sẻ ý kiến của mình về từng bạn cùng nhóm: - Em có vui khi giúp đỡ bạn không? - Bạn tiến bộ nhất ở điểm nào trong tháng vừa qua? - Em thấy bạn có phải là người bạn tốt không? GV lưu ý HS khi chia sẻ, hãy nhìn vào mắt bạn, tươi cười nói suy nghĩ của mình. Người nghe cần nói cảm ơn sau khi bạn nói xong. 2. GV phát bảng Đánh giá đồng đẳng (Phụ lục 2) cho HS, yêu cầu HS hoàn thành. 3. GV mời HS đại diện nhóm báo cáo điểm tiến bộ của mỗi bạn trong tháng. 4. GV động viên khuyến khích HS trong việc tham gia các hoạt động tiếp theo. Hoạt động 3. Đánh giá tổng hợp 1. GV lựa chọn 2 phẩm chất cơ bản để đánh giá: sự tự tin, tự hào về bản thân và thái độ vui vẻ, thân thiện với bạn bè. 2. Vẽ bậc thang mức độ Bậc 1: Em chưa nhiệt tình/ chưa giúp bạn Bậc 2: Em còn ngại ngùng/ còn lúng túng Bậc 3: Em lúc giúp bạn, lúc không Bậc 4: Em thỉnh thoảng giúp bạn Bậc 5: Em luôn giúp bạn khi bạn gặp khó khăn Tải bản FULL (71 trang): bit.ly/2Ywib4t Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 40. 40 3. Đề nghị HS suy nghĩ và đứng vào bậc phù hợp với bản thân mình 4. GV trao đổi với HS về các vị trí mà cá em lựa chọn, giúp các em nhìn nhận mình khách quan hơn (GV cần biết chấp nhận và tôn trọng đánh giá chủ quan của HS; nếu điều chỉnh cần tế nhị) Hoạt động 4. Xây dựng kế hoạch rèn luyện 1. GV cho HS chia sẻ dự định rèn luyện tiếp theo trong nhóm. – Em sẽ làm gì để tạo dựng mối quan hệ tốt với người xung quanh? + Luôn giúp đỡ bạn bè và người khác khi họ gặp khó khăn + Luôn vui vẻ, thân thiện với mọi người khi giúp đỡ họ. 2. Đề nghị HS thực hiện đúng dự định rèn luyện, hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến bộ của bản thân. V. Bộ công cụ đánh giá Phụ lục 1 - Bảng tự đánh giá kết quả hoạt động của HS BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN Tên hoạt động: .…………………………………………………………… Họ tên học sinh: ………………………………………… Lớp:………… Nội dung Mức độ Tốt Khá TB 1. Em đã tham gia hoạt động ở mức độ nào? 2. Trong quá trình hoạt động, em hợp tác với các bạn ở mức nào? 3. Em cảm thấy hài lòng, vui vẻ khi tham gia các hoạt động ở mức nào? 4. Em đã thực hiện hoạt động theo yêu cầu ở mức nào? 5. Em tự tin về việc mình thực hiện được các kế hoạch rèn luyện đã xây dựng ở mức nào? Phụ lục 2 - Bảng đánh giá đồng đẳng của HS : Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo các tiêu chuẩn về thái độ và hành động mà học sinh cần đạt được trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sau đó thì học sinh sẽ tìm ra và đánh giá xem bạn nào đạt được các tiêu chuẩn ấy. Bảng đánh giá đồng đẳng của học sinh Tên hoạt động:……………………………………………………………… Họ tên học sinh: ……………………………………Lớp: ………………… Em hãy viết tên 2 bạn trong nhóm/ tổ đã đạt được mỗi tiêu chí trong các nội dung dưới đây. 6585101