SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 77
Downloaden Sie, um offline zu lesen
THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM -
THAY ĐỔI CẤU TRÚC
ĐỂ NÂNG CAO CẠNH TRANH
ii
Tranh bìa: Làng ven đê của họa sĩ Đỗ Thị Ninh (2011, sơn dầu trên vải,
65x90 cm). Sưu tập của NĐT.
THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM -
THAY ĐỔI CẤU TRÚC
ĐỂ NÂNG CAO CẠNH TRANH
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
Hà Nội, tháng 10 - 2015
iv
Chủ biên:
NGUYỄN VĂN GIÁP
Nhóm nghiên cứu:
- NGUYỄN THỊ LIÊN
- TRẦN THỊ ÚT LINH
- ĐỖ MẠNH HÙNG
- ĐỖ ĐĂNG HUY
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................xiii
TÓM TẮT CHÍNH SÁCH.......................................................................xiv
I. GIỚI THIỆU...........................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu .......................................................11
1.2. Cách tiếp cận và phương pháp....................................................3
II. TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM .....................10
2.1. Ngành chăn nuôi Việt Nam .......................................................10
2.1.1. Vai trò chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp ........................10
2.1.2. Tình hình tăng trưởng..............................................................10
2.2. Ngành chăn nuôi lợn...................................................................12
2.2.1. Tình hình tăng trưởng..............................................................12
2.2.2. Phân bổ vùng chăn nuôi lợn ...................................................14
2.2.3. Các loại hình chăn nuôi lợn.....................................................15
2.2.4. Quy mô chăn nuôi lợn .............................................................16
2.3. Ngành chăn nuôi gà ....................................................................18
2.3.1. Tình hình tăng trưởng..............................................................18
2.3.2. Phân bổ vùng chăn nuôi gà.....................................................20
2.3.3. Các loại hình chăn nuôi gà ......................................................20
2.3.4. Quy mô chăn nuôi gà...............................................................21
III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM....23
3.1. Đặc điểm thị trường giống chăn nuôi ......................................23
3.1.1. Cơ cấu nguồn giống .................................................................23
3.1.2. Tình hình nhập khẩu con giống .............................................28
v
3.1.3. Chính sách liên quan đến giống chăn nuôi ..........................33
3.1.4. Những vấn đề tồn tại trong thị trường giống chăn nuôi
ở Việt Nam .................................................................................35
3.2. Đặc điểm thị trường TACN ở Việt Nam..................................36
3.2.1. Hiện trạng ngành sản xuất TACN .........................................36
3.2.2. Các nhà cung cấp TACN chính ở Việt Nam.........................37
3.2.3. Tình hình nhập khẩu TACN ...................................................39
3.2.4. Biến động giá cả TACN............................................................43
3.2.5. Các chính sách của nhà nước liên quan đến TACN............44
3.3. Đặc điểm cấu trúc thị trường dịch vụ thú y............................47
3.3.1. Tình hình sản xuất và nhập khẩu thuốc thú y.....................47
3.3.2. Mạng lưới và dịch vụ thú y ở Việt Nam...............................52
3.3.3. Thị phần, mức độ tập trung thị trường, và chiến lược
cạnh tranh của các công ty thuốc thú y.................................56
3.3.4. Các chính sách của nhà nước liên quan đến thuốc thú y...59
3.4. Đặc điểm cấu trúc thị trường giết mổ - phân phối.................60
3.4.1. Hiện trạng giết mổ gia súc - gia cầm và các nhà
giết mổ chính .............................................................................60
3.4.2. Khái quát về thương mại và tiêu thụ sản phẩm thịt
ở Việt Nam .................................................................................64
3.4.3. Thị phần và chiến lược của các nhà giết mổ - phân phối...70
IV. ẢNH HƯỞNG CẤU TRÚC NGÀNH ĐẾN LỢI ÍCH
HỘ CHĂN NUÔI NHỎ.....................................................................71
4.1. Đặc điểm hộ chăn nuôi nhỏ. ......................................................71
4.1.1. Hộ chăn nuôi gà........................................................................71
4.1.2. Hộ chăn nuôi lợn ......................................................................77
4.2. Phân tích kinh tế hộ chăn nuôi nhỏ ..........................................82
4.2.1. Phân tích kinh tế hộ chăn nuôi gà..........................................82
vi
NGUYỄN VĂN GIÁP
4.2.2. Phân tích kinh tế hộ chăn nuôi lợn. .......................................94
4.3. Phân tích ảnh hưởng của thị trường đến lợi ích
hộ chăn nuôi ...............................................................................105
4.3.1. Thị trường trang trại/bán sản phẩm chăn nuôi:.................105
4.3.2. Thị trường thức ăn chăn nuôi:..............................................110
4.4. Tác động của chính sách ngành đến người chăn nuôi nhỏ...114
4.4.1. Rà soát chính sách liên quan tới ngành chăn nuôi
Việt Nam...................................................................................114
4.4.2. Phân tích tác động của chiến lược phát triển chăn nuôi ..118
V. KẾT LUẬN VÀ kiến nghị CHÍNH SÁCH ......................................125
5.1. Phát hiện và nhận định chính..................................................125
5.2. Kiến nghị chính sách .................................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................130
vii
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Số lượng và cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô và vùng
sinh thái năm 2011 .......................................................................17
Bảng 2. Số lượng và cơ cấu hộ nuôi gà theo quy mô và vùng sinh
thái năm 2011................................................................................22
Bảng 3. Cơ cấu chủng loại giống lợn tại các cơ sở sản xuất giống
lớn (%)* ..........................................................................................24
Bảng 4. Thức ăn chăn nuôi chế biến công nghiệp năm 2012 ..............36
Bảng 5. Ước tính giá trị thị trường thuốc thú y Việt Nam
năm 2013........................................................................................48
Bảng 6. Bảng giá một số loại thuốc thú y chính....................................49
Bảng 7. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi
chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong -
giả thiết 1 .........................................................................................88
Bảng 8. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi
chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong -
giả thiết 2 .......................................................................................90
Bảng 9. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi
chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong -
giả thiết 3 .......................................................................................91
Bảng 10. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi
chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong -
giả thiết 4 .....................................................................................93
Bảng 11. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi
chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong -
giả thiết 1 ...................................................................................100
viii
Bảng 12. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi
chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong -
giả thiết 2 ...................................................................................101
Bảng 13. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi
chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong -
giả thiết 3 ...................................................................................103
Bảng 14. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi
chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong -
giả thiết 4 ...................................................................................104
Bảng 15. Giá và lượng thị trường lợn thịt và gà 2010-2013...............107
Bảng 16. Các thông số thị trường lợn thịt và gà..................................108
Bảng 17. Lợi ích và thiệt hại khi có độc quyền mua lợn thịt
và ép gia của thương lái..........................................................108
Bảng 18. Lợi ích và thiệt hại khi có độc quyền mua gà thịt
và ép gia của thương lái..........................................................109
Bảng 19. Lợi ích và thiệt hại khi có độc quyền mua lợn thịt
và ép gia của thương lái với các thông số thị trường
khác nhau ..................................................................................110
Bảng 20. Giá và sản lượng thị trường thức ăn chăn nuôi
2010 - 2013 .................................................................................111
Bảng 21. Các thông số thị trường thức ăn chăn nuôi .........................112
Bảng 22. Lợi ích và thiệt hại ở thị trường thức ăn chăn nuôi ...........113
Bảng 23. Lợi ích và thiệt hại ở thị trường thức ăn chăn nuôi
với các mức độ độc quyền thị trường khác nhau...............113
Bảng 24. Lợi ích và thiệt hại tính trên một đơn vị trọng lượng
(kg) lợn, gà và thức ăn chăn nuôi khi có độc quyền
thị trường...................................................................................114
ix
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Tỷ trọng giá trị sản xuất theo giá hiện hành của các ngành
nông nghiệp giai đoạn 2000-2012................................................10
Hình 2. Số lượng gia súc, gia cầm Việt Nam giai đoạn 2000-2012.....11
Hình 3. Tổng sản lượng và cơ cấu thịt gia súc, gia cầm giai đoạn
2000-2012 .......................................................................................12
Hình 4. Số lượng lợn cả nước và phân theo vùng sinh thái
giai đoạn 2000-2012......................................................................13
Hình 5. Sản lượng thịt lợn hơi cả nước theo vùng sinh thái
giai đoạn 2000 - 2012 ...................................................................14
Hình 6. Cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô và vùng sinh thái
năm 2011........................................................................................18
Hình 7. Số lượng gà cả nước và phân theo vùng sinh thái
giai đoạn 2000 - 2012 ...................................................................19
Hình 8. Sản lượng thịt gà và trứng các loại giai đoạn 2000 - 2012.....19
Hình 9. Cơ cấu hộ nuôi gà theo quy mô và vùng sinh thái
năm 2011........................................................................................23
Hình 10. Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 4 cấp......................25
Hình 11. Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 3 cấp......................26
Hình 12. Cơ cấu các giống gà trong các cơ sở sản xuất giống*...........26
Hình 13. Nhập khẩu lợn giống của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012
(Code 010310)..............................................................................29
Hình 14. Cơ cấu giống lợn nhập khẩu....................................................29
Hình 15. Số lượng gà giống nhập khẩu vào Việt Nam 2000 - 2011
(Ngàn con)...................................................................................31
Hình 16. Cơ cấu giống gia cầm nhập khẩu............................................32
x
Hình 17. Thị phần các công ty cung cấp TACN tại Việt Nam
năm 2013......................................................................................37
Hình 18. Khối lượng nhập khẩu TACN và nguyên liệu giai đoạn
2006 - 2013 (triệu tấn) ................................................................39
Hình 19. Tổng kim ngạch nhập khẩu TACN và nguyên liệu
(Triệu USD) .................................................................................40
Hình 20. Thị phần các nhà cung cấp TACN và nguyên liệu cho thị
trường Việt Nam ........................................................................41
Hình 21. Cơ cấu giá trị nhập khẩu nguyên liệu thức ăn
theo sản phẩm ............................................................................42
Hình 22. Biến động giá nhập khẩu ngũ cốc (USD/tấn)........................43
Hình 23. Biến động giá nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
(USD/tấn).....................................................................................43
Hình 24. Biến động giá thức ăn chăn nuôi trong nước (VND/kg) .....44
Hình 25. Nhập khẩu vắc xin dùng cho thú y của Việt Nam
giai đoạn 2002 - 2013 .................................................................50
Hình 26. Cơ cấu nguồn gốc các loại vắc xin được phép lưu hành
tại Việt Nam................................................................................51
Hình 27. Năng lực cung ứng vắc xin của công ty NAVETCO
(ĐVT: triệu liều)..........................................................................52
Hình 28. Sơ đồ tổ chức hệ thống thú y công Việt Nam .......................53
Hình 29. Các loại hình giết mổ chính tại Việt Nam..............................61
Hình 30. Giá trị gia tăng từng tác nhân và phân bổ trong chuỗi .......62
Hình 31. Nguồn gốc thịt giết mổ đang được tiêu thụ tại Hà Nội ......63
Hình 32. Sản xuất trong nước và tiêu dùng thịt lợn của Việt Nam
qua các năm (ĐVT: 1000 tấn quy ra thịt xẻ)...........................64
Hình 33. Tiêu thụ thịt và trứng bình quân đầu người/tháng..............65
Hình 34. Tiêu thụ bình quân đầu người/tháng đối với thịt các loại
và trứng gia cầm tại 6 khu vực................................................67
xi
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
Hình 35. Kênh phân phối thịt tại Việt Nam...........................................68
Hình 36. Sự phát triển của các kênh bán hàng hiện đại tại Tp.HCM
thay cho chợ truyền thống........................................................68
Hình 37. Thay đổi hành vi tiêu dùng khi xảy ra dịch bệnh trên heo
và gia cầm....................................................................................69
Hình 38. Cơ cấu quy mô chăn nuôi gà phân theo các vùng ...............71
Hình 39. Đánh giá về biến động số hộ chăn nuôi và quy mô
trong 3 năm gần đây..................................................................72
Hình 40. Ảnh hưởng từ việc tăng số hộ chăn nuôi và quy mô
trong 3 năm gần đây đến các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ ....73
Hình 41. Đánh giá về thay đổi giống gà nuôi trong 3 năm
gần đây ........................................................................................74
Hình 42. Cơ cấu giống gà theo quy mô chăn nuôi
phân theo miền...........................................................................75
Hình 43. Đánh giá về thay đổi thức ăn chăn nuôi gà trong 3 năm
gần đây ........................................................................................76
Hình 44. Cơ cấu quy mô chăn nuôi lợn phân theo các vùng..............77
Hình 45. Đánh giá về biến động số hộ chăn nuôi và quy mô
trong 3 năm gần đây..................................................................78
Hình 46. Đánh giá về thay đổi giống lợn nuôi trong 3 năm
gần đây ........................................................................................79
Hình 47. Cơ cấu giống lợn theo quy mô chăn nuôi
phân theo miền...........................................................................80
Hình 48. Đánh giá về thay đổi thức ăn chăn nuôi lợn trong 3 năm
gần đây ........................................................................................81
Hình 49. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt gà của hộ chăn nuôi
quy mô nhỏ phân theo vùng miền..........................................82
Hình 50. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt gà của hộ chăn nuôi
theo quy mô ................................................................................83
xii
NGUYỄN VĂN GIÁP
Hình 51. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt gà của hộ
chăn nuôi gà quy mô nhỏ phân theo vùng miền..................84
Hình 52. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt gà của hộ
chăn nuôi phân theo quy mô ...................................................85
Hình 53. Chỉ số lợi ích chi phí của hộ chăn nuôi gà phân theo
vùng miền và quy mô chăn nuôi.............................................86
Hình 54. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt lợn của hộ
chăn nuôi quy mô nhỏ phân theo vùng miền.......................94
Hình 55. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt lợn của hộ
chăn nuôi theo quy mô .............................................................95
Hình 56. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt lợn của hộ
chăn nuôi gà quy mô nhỏ phân theo vùng miền..................96
Hình 57. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt lợn của hộ
chăn nuôi gà phân theo quy mô..............................................97
Hình 58. Chỉ số lợi ích chi phí của hộ chăn nuôi lợn phân theo
vùng miền và quy mô chăn nuôi.............................................99
Hình 59. Thay đổi tỷ trọng đàn lợn tại các khu vực
đến năm 2020............................................................................119
Hình 60. Cơ cấu quy mô hộ chăn nuôi lợn theo khu vực..................120
Hình 61. Dịch chuyển chăn nuôi Việt Nam từ khu vực có mật độ
dân số cao (đồng bằng) sang khu vực có mật độ dân số
thấp (trung du, miền núi).......................................................121
Hình 62. Định hướng phát triển đến 2020 của Việt Nam..................122
Hình 63. Dịch bệnh trên gia súc chính trong những năm qua
(ĐVT: ngàn con) .......................................................................123
Hình 64. Số lượng hộ chăn nuôi và cơ cấu quy mộ hộ chăn nuôi
lợn qua các năm........................................................................124
xiii
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
TÓM TẮT CHÍNH SÁCH
Ngành chăn nuôi Việt Nam tăng trưởng nhanh và chuyển từ quy
mô chăn nuôi nhỏ sang hộ và trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Số
lượng hộ chăn nuôi nhỏ giảm nhanh do gặp nhiều rủi ro dịch bệnh,
bị cạnh tranh bởi hộ chăn nuôi quy mô lớn, và không được hưởng
chính sách ưu đãi. Hơn nữa chăn nuôi Việt Nam ngày càng phụ
thuộc hơn vào thị trường nước ngoài, nhập khẩu giống, nhập khẩu
thức ăn, nhập khẩu thuốc thú ý ngày càng tăng, và chịu sự canh
tranh ngày càng gay gắt của sản phẩm thịt nhập khẩu. Hộ chăn nuôi
quy mô nhỏ chịu nhiều rủi ro và thiệt hại từ dịch bệnh hơn so với các
hộ chăn nuôi quy mô lớn. Chăn nuôi quy mô siêu nhỏ ít chịu ảnh
hưởng của biến động giá thức ăn công nghiệp. Thị trường thức ăn
chăn nuôi có dấu hiệu bị chi phối bởi một số công ty lớn. Các công
ty thức ăn nước ngoài FDI chiếm thị phần lớn, tỷ lệ tập trung thị
trường gia tăng trong những năm gần đây, có hiện tượng các công
ty nhỏ neo giá theo các công ty lớn, có hiện tượng cạnh tranh không
lành mạnh khi phát triển các hệ thống phân phối đại lý độc quyền
và chiết khấu lớn. Từ giá bán TACN tăng cao hơn mức giá cạnh
tranh gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Dịch vụ thú y công kém hiệu
quả và dịch vụ thú y bị chi phối bởi các công ty tư nhân từ khâu
cung cấp tư vấn thông tin, đào tạo, và bán thuốc, dẫn đến nguy cơ
thị trường bị thiên lệch như có quá nhiều loại thuốc, chất lượng
không rõ, giá đắt và gây thiệt hại cho nông dân nhỏ. Hệ thống giết
mổ, phân phối thịt tạo ra thế độc quyền địa phương, các lò mổ và
kênh phân phối địa phương lấy phần lớn giá trị gia tăng trong chuỗi
giá trị, khiến người chăn nuôi chịu thiệt thòi. Nhập lậu thịt chất
lượng kém, thiếu an toàn và giá rẻ qua đường tiểu ngạch là mối đe
xiv
dọa lớn đến ngành chăn nuôi Việt Nam. TPP sẽ ảnh hưởng đến người
chăn nuôi nhỏ nhiều hơn so với người chăn nuôi quy mô lớn. Các
trang trại chăn nuôi quy mô lớn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, và
thay thế một phần thị trường bị mất đi của các hộ chăn nuôi quy mô
nhỏ. Hệ thống thông tin bất đối xứng dẫn đến tình trạng chọn lọc
ngược, khiến sản phẩn bẩn, sản phẩm không ATVSTP phổ biến và
được lựa chọn đưa vào thị trường.
Cần xây dựng chiến lược và quy hoạch chăn nuôi hoàn chỉnh cho
cả nước. Đặc biệt xác định được vị trí và quan hệ giữa chăn nuôi
quy mô nhỏ và quy mô lớn. Chiến lược chăn nuôi hướng tới mục
tiêu phát triển ngành chăn nuôi bền vững, cung cấp sản phẩm chất
lượng sạch. Hướng tới cải thiện, nâng cao dinh dưỡng và sức khỏe
người tiêu dùng Việt Nam. Kiểm soát nhập lậu thịt qua biên giới,
nhất là thịt chất lượng kém giá rẻ. Đối với nhập khẩu chính ngạch
cần xây dựng hàng rào kỹ thuật cao, hạn chế sản phẩm chất lượng
thấp, có dư lượng thuốc hóa chất. Kiểm soát độc quyền và nâng cao
tính cạnh tranh thị trường TACN. Có biện pháp phá vỡ khả năng
kiểm soát thị trường của một số công ty TACN. Tuy nhiên cần nhìn
nhận vai trò của các công ty TACN trong việc thay đổi phương thức
kinh doanh, tạo dựng thị trường mới, giới thiệu khoa học công
nghệ, và phát triển thị trường chăn nuôi trong nước. Siết chặt khâu
kiểm soát vệ sinh môi trường chăn nuôi. Áp dụng các bộ tiêu chuẩn
về VSMT cho hộ chăn nuôi, phổ biến và áp dụng GAHP. Hạn chế
chăn nuôi quy mô vừa và quy mô lớn trong khu dân cư. Kiểm soát
hiệu quả thị trường thuốc thú y. Nâng cao vai trò thông tin và phổ
biến kiến thức của hệ thống dịch vụ thú y công. Thắt chặt khâu
đăng ký và kiểm soát giới thiệu các loại thuốc thú y mới. Kiểm soát
nội dung tập huấn, hội thảo của các công ty thuốc tới người dân.
Xây dựng mạng lưới kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm
(ATVSTP) với hệ thống giết mổ và phân phối thịt. Dần loại bỏ các
cơ sở giết mỏ quá nhỏ, trong khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh
xv
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
thực phẩm. Xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh cho các điểm bán thịt lẻ.
Các tiêu chuẩn về bảo quản, bao gói, và hướng tới quy định phải có
liên kết và hợp đồng với các điểm giết mổ đạt chuẩn mới được hành
nghề. Mục tiêu 100% thịt tiêu thụ qua hệ thống giết mổ và bán lẻ
phải là thịt có xác nhận (GAHP) và có nguồn gốc. Hình thành hiệp
hội người tiêu dùng là cơ quan đấu tranh cho quyền lợi của người
tiêu dùng, có chức năng kiểm tra, xác nhận tiêu chuẩn và uy tín của
các hệ thống cung cấp và phân phối thịt nhằm bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
xvi
NGUYỄN VĂN GIÁP
I. GIỚI THIỆU
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Cấu trúc ngành chăn nuôi Việt Nam đang thay đổi nhanh; từ các
hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sử dụng giống, thức ăn địa phương và tiêu thụ
sản phẩm tại hệ thống chợ truyền thống, chuyển sang mô hình chăn
nuôi công nghiệp khép kín quy mô lớn, liên kết hợp đồng với doanh
nghiệp cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm tại các hệ thống siêu
thị và phân phối. Quá trình chuyển đổi cấu trúc ngành chăn nuôi đáp
ứng nhu cầu thị trường về đảm bảo nguồn cung ổn định, kiểm soát
dịch bệnh, chất lượng và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, các nghi vấn
về cạnh không lành mạnh và thao túng thị trường để kiếm lợi đã xuất
hiện ở các thị trường nông sản và vật tư nông nghiệp Việt Nam. Hiện
nay nông dân nhỏ phải chi trả cho vật tư đầu vào với giá cả tăng cao
như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, và giống. Đồng thời, nông dân
gặp khó khăn khi giá bán nông sản xuống thấp. Chính vì vậy nông
dân nhỏ thường chỉ nhận được phần giá trị gia tăng nhỏ trong tổng
giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản.
Cấu trúc ngành chăn nuôi hiện tại gây ra những tác động xấu đến
người chăn nuôi nhỏ: (1) Hộ sản xuất nhỏ không đủ nguồn lực để
tham gia vào các chuỗi liên kết dọc giữa cung ứng vật tư, chăn nuôi,
chế biến, tiêu thụ; (2) Chăn nuôi nhỏ xử dụng giống bản địa, giống
đặc sản địa phương bị canh tranh mạnh mẽ về giá từ các sản phẩm
thịt nuôi công nghiệp quy mô lớn; (3) Người chăn nuôi hưởng lợi ít từ
các chuỗi chăn nuôi liên kết dọc do quyền lực thị trường nằm ở các
nhà cung cấp đầu vào, nhà chế biến và phân phối. Ngoài ra, cấu trúc
ngành chăn nuôi hiện nay cũng gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi
thị trường phân phối thịt tập trung vào một số doanh nghiệp, đẩy giá
bán lẻ lên cao, giảm chất lượng và sự đa dạng của các sản phẩm thịt.
1
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
Những nhận định và giả thiết nêu ở trên về cấu trúc ngành chăn nuôi
cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ để làm cơ sở cho các chính sách
và vận động chính sách phát triển ngành chăn nuôi bền vững.
Mục đích của nghiên cứu này là phân tích lợi ích và thiệt hại của
quá trình chuyển đổi cấu trúc ngành chăn nuôi đến hộ chăn nuôi quy
mô nhỏ; từ đó đề xuất các chính sách và biện pháp quản lý thích hợp
để nâng cao lợi ích của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và của người tiêu
dùng Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu bao gồm:
(1)Mô tả cấu trúc thị trường chăn nuôi: cung cầu, sản phẩm, thị
phần, rào cản thị trường, mức độ tập trung thị trường, mức độ
cạnh tranh.
(2) Tính toán phân bổ lợi ích cho các tác nhân tham gia thị trường
và đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc ngành đến hộ chăn nuôi nhỏ.
(3) Đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy phát triển
bền vững ngành chăn nuôi và nâng cao lợi ích hộ chăn nuôi nhỏ.
Nghiên cứu này tập trung vào hai đối tượng chăn nuôi cụ thể là
lợn và gà. Nghiên cứu sẽ phân tích cấu trúc ngành theo chuỗi giá trị
từ khâu giống, thức ăn, thú y, chăn nuôi, giết mổ, và phân phối tiêu
thụ. Nghiên cứu tập trung phân tích cấu trúc và quyền lực chi phối
thị trường tại các phân khúc trong ngành chăn nuôi. Phạm vi nghiên
cứu trên cả nước, nhưng tập trung nghiên cứu thị trường gần hai
thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu thực
địa tập trung ở bốn tỉnh là Hà nội và Bắc Ninh ở miền Bắc, và Long
An và Đồng Nai ở miền Nam. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng
bao gồm: nghiên cứu tổng quan tài liệu; rà soát và phân tích chính
sách; phương pháp chuyên gia; điều tra phỏng vấn hộ và các tác nhân
tham gia thị trường chăn nuôi; hội thảo phân tích và tham vấn; phân
tích lợi ích và thiệt hại của cấu trúc ngành.
Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ Liên Minh Nông
Nghiệp, là một liên minh gồm các thành viên tự nguyện tham gia từ
2
NGUYỄN VĂN GIÁP
các Viện nghiên cứu, trường đại học, và các tổ chức dân sự có cùng
mối quan tâm thúc đẩy tính hiệu quả của nền nông nghiệp Việt Nam
và bảo vệ lợi ích của hộ nông dân quy mô nhỏ. Nghiên cứu này thực
hiện bởi Trung tâm Chính sách Chiến lược Nông nghiệp miền Nam
(SCAP), kinh phí nghiên cứu do Cơ quan Phát triển quốc tế Anh
(DFID) tài trợ dưới sự quản lý của Tổ chức Oxfam Anh (Oxfam UK).
Nhóm nghiên cứu gồm có TS. Nguyễn Văn Giáp, ThS. Nguyễn Thị
Liên, ThS. Trần Thị Út Linh, CN. Đỗ Mạnh Hùng, và CN. Đỗ Đăng
Huy. Báo cáo này nhận được ý kiến đóng góp từ các thành viên trong
Liên Minh Nông Nghiệp như TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, TS. Đào Thế
Anh, TS. Võ Trí Thành, TS. Nguyễn Đức Thành, ThS Lê Quang Bình
và các thành viên khác. Những phân tích, nhận định trong báo cáo
này là quan điểm cá nhân của nhóm nghiên cứu, không đại diện cho
quan điểm của cơ quan công tác, cơ quan chủ quản, cơ quan tài trợ,
và cơ quan điều phối.
1.2. Cách tiếp cận và phương pháp
a) Cách tiếp cận:
Trong phân tích cấu trúc ngành, chuỗi giá trị đóng vai trò quan
trọng xác định lợi ích của nông dân nhỏ khi tham gia chuỗi. Hiện có
bốn phương pháp tiếp cận trong phân tích cấu trúc ngành: phân tích
trường hợp điển hình; phân tích “cấu trúc - vận hành - kết quả”; phân
tích tổ chức ngành; phân tích biến động giá theo thời gian ở các thị
trường liên kết dọc. Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng kết hợp
cách tiếp cận khác nhau như phân tích tổ chức ngành ở các khâu trong
chuỗi, hành vi của các tác nhân trong ngành, chiến lược cạnh tranh,
phân tích lợi ích và thiệt hại của hành vi độc quyền.
Ngoài ra, tiếp cận phân tích kinh tế chính trị (PEA) tổ chức thị
trường nông sản phản ánh bức tranh tổng quát ngành. PEA quan tâm
đến mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích và coi đây là yếu tố quan trong
quyết định hành vi kinh doanh của các tác nhân. Tiếp cận PEA còn
3
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
phân tích thể chế và các tiến trình ảnh hưởng đến ngành. PEA có thể
được áp dụng cho một kênh thị trường và mô tả quan hệ của các công
ty trong kênh thị trường, mô tả các tác nhân giám sát, các nhóm lợi ích
trong một kênh phân phối. Giao dịch giữa các tác nhân trong kênh thị
trường và hệ thống phân phối đòi hỏi thông tin, sức mạnh thương
thuyết, và các quy định. Do đó hiệu quả của thị trường phụ thuộc mối
liên hệ giữa các tác nhân, quyền lực tương đối và khả năng thương
thuyết, thái độ hợp tác và cạnh tranh của các tác nhân.
b) Khung phân tích:
Nghiên cứu này áp dụng khung phân tích cạnh tranh của DFID
(2008). Khung phân tích cạnh tranh bao gồm các bước: (i) Xác định thị
trường; (ii) Mô tả cấu trúc thị trường; (iii) Phát hiện các rào cản cạnh
tranh lành mạnh; (iv) Phân tích các chính sách và thể chế hạn chế cạnh
tranh; (v) Nhận diện các nhóm lợi ích trong thị trường; (vi) Tìm kiếm
các dấu hiệu và bằng chứng cạnh tranh không lành mạnh; (vii) Kết
luận về thị trường.
(1) Xác định các thị trường: thị trường cần được xác định về loại
hàng hóa và dịch vụ, phạm vi địa lý của thị trường, và tác nhân và đối
thủ cạnh tranh trong thị trường, ai là người cung cấp hàng hóa, ai là
người mua, kích thước thị trường và giá cả thị trường.
(2) Mổ tả cấu trúc thị trường: Xác định các nhà cung cấp chính và
quan trọng của thị trường, Xác định mức độ tập trung của thị trường:
Trong đó CR là thị phần của 3 hoặc 5 công ty lớn nhất trên thị
trường; Cạnh tranh hoàn hảo, tỷ lệ tập trung (CR) rất nhỏ, cạnh tranh
một cách tương đối, CR3 < 65%, mức độ tập trung trung bình, độc
4
NGUYỄN VĂN GIÁP
quyền nhóm (Oligopoly) hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường, CR3 >
65%, mức độ tập trung cao; Độc quyền, CR1 xấp xỉ 100%. HHI là chỉ
số tập trung thị trường. Nếu 1.000 # HHI # 1.800 thì thị trường tập
trung ở mức độ vừa phải; HHI > 1.800 có nghĩa là thị trường tập trung
ở mức độ cao. Nếu chỉ số tập trung thị trường tăng theo thời gian thì
có dấu hiệu công ty lớn thôn tính thị trường.
(3) Rào cản cạnh tranh: Xác định rào cản đối với công ty mới gia
nhập thị trường? Chi phí gia nhập thị trường có lớn quá không? Thời
gian để gia nhập thị trường có lâu không? Số lượng công ty có thể gia
nhập có đủ lớn không? Khả năng gia nhập thị trường của công ty mới
sẽ điều chỉnh hành vi của các công ty đang hoạt động trên thị trường.
Nếu các công ty hiện trên thị trường định giá cao hơn mức giá cạnh
tranh và có lợi nhuận đặc biệt thì các công ty mới sẽ có động lực tham
gia thị trường, từ đó gây sức ép để các công ty trên thị trường phải hạ
giá về mức giá cạnh tranh. Trên thị trường có thể có các loại rào cản
sau: (a) Rào cản tự nhiên: bí quyết công nghệ, lợi thế quy mô, ưu thế
về nguyên liệu, ưu thế mạng lưới phân phối; (b) Rào cản chiến lược:
được tạo dựng bởi các doanh nghiệp trên thị trường nhằm cản trở sự
gia nhập của doanh nghiệp mới. Các dạng rào cản chiến lược bao gồm
việc tăng dư thừa cung thị trường; kết hợp hàng hóa thành nhóm
khiến công ty mới phải cạnh tranh với nhóm sản phẩm; sắp xếp các
hợp đồng dài hạn, cam kết thị trường dài hạn để công ty mới khó gia
nhập; các công ty hiện tại phát tín hiệu sẽ cùng nhau gây khó khăn
cho các công ty mới gia nhập;
(4) Rào cản chính sách và thể chế: quy định đăng ký kinh doanh,
quy định tiêu chuẩn ngành, v.v. Xác định có chính sách nào cản trở và
gây khó khăn cho doanh nghiệp mới gia nhập không? Có sự cản trở
và áp đặt của các công ty sở hữu nhà nước không? Các chính sách có
tạo ra ưu thế cho doanh nghiệp nhà nước không? Các chính sách chi
tiêu công của chính phủ có tạo ra cản trở cho doanh nghiệp mới
5
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
không? Các chính sách ngành có gây cản trở cho doanh nghiệp mới
gia nhập không? Các chính sách thương mại và xuất nhập khẩu có
ảnh hưởng không? (ví dụ thuế nhập khẩu, thuế bán phá giá, v.v.).
Cuối cùng, có sự áp dụng luật không công bằng không? (áp dụng luật
chặt chẽ với doanh nghiệp nhỏ, và dễ dãi với doanh nghiệp lớn, khả
năng quan hệ của doanh nghiệp lớn, khả năng vận động và ảnh
hưởng đến chính sách và thực thi chính sách của doanh nghiệp lớn).
(5) Nhóm lợi ích thị trường: trong thị trường có nhóm lợi ích nào
kết cấu với nhau để cản trở sự cạnh tranh và phát triển lành mạnh của
thị trường không?. Nếu các nhóm lợi ích có thể thao túng chính sách
thì sẽ tạo ra cấu trúc thị trường phục vụ lợi ích của một số nhóm nhất
định. Trong thị trường các tác nhân nào mạnh, và có ảnh hưởng như
thế nào đến mức độ cạnh tranh của thị trường.
(6) Các dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh của các công ty: Xác
định các dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh như: (a) Công ty áp đảo
thị trường: công ty áp đảo thị trường có khả năng định giá và quyết
định sản lượng sản xuất mà không cần xem xét đến các công ty khác.
Công ty có thị phần tăng theo thời gian? Công ty có dầu hiệu loại bỏ đối
thủ cạnh tranh, công ty có khả năng khai thác lợi nhuận từ người mua?
Có hiện tượng hạ giá để loại đối thủ không (predatory pricing)? Giá và
tỷ suất lợi nhuận của ngành có cao hơn so với các thị trường tương tự
trong khu vực không? Các công ty áp đảo có thể áp dụng các biện pháp
sau: (i) áp giá theo thị trường (price discrimination), áp giá khác biệt
cho khách hàng khác nhau; (ii) Giảm giá và khuyến mại, chiết khấu lớn;
(iii) kết hợp hàng hóa thành nhóm (ví dụ: phải mua thức ăn chăn nuôi,
mới được mua giống tốt); các công ty lớn có xu hướng liên kết gắn kết
các dịch vụ và hàng hóa thành nhóm để tạo thế mạnh thị trường; (iv)
Chi phí rất lớn cho các hoạt động không liên quan đến sản xuất như chi
cho nghiên cứu và phát triển (R&D), chi cho quảng cáo và tiếp thị, chi
cho xây dựng thương hiệu. (b) Cấu kết nhóm doanh nghiệp (collusion
6
NGUYỄN VĂN GIÁP
& cartels): các công ty trong thị trường đôi khi liên kết để định giá, và
cản trở cạnh tranh, phân chia thị trường, hoặc cùng nhau tẩy chay và
cản trở công ty mới gia nhập thị trường; Có sự định giá cùng nhau
không? Doanh nghiệp lớn định giá và doanh nghiệp khác đi theo (tacit
collusion hoặc price parallelism). Các điều kiện phát sinh cấu kết nhóm
là khi: mức độ tập trung thị trường cao, ít sự gia nhập mới, giá thành
sản xuất gần như nhau, sở hữu chéo, người mua ít quyền lực, nhu cầu
thị trường ổn định, sản phẩm hàng hóa gần giống nhau, có khả năng
phân vùng địa lý thị trường, hiệp hội ngành có thể điều phối tạo ra cấu
kết ngành. (c) Mua bán và sát nhập công ty: có hiện tượng mua bán và
sát nhập để tăng tính tập trung ngành không? (d) Liên kết dọc theo
chuỗi: liên kết dọc từ đầu vào, người nuôi, giết mổ và phân phối sẽ cản
trở cạnh tranh.
c) Tính toán lợi ích và thiệt hại kinh tế của độc quyền nhóm:
Tại thị trường mua bán sản phẩm chăn nuôi của nông dân, do số
lượng người chăn nuôi quy mô nhỏ rất lớn nên mức độ cạnh tranh cao
trong việc bán sản phẩm. Trong khi đó nông dân thường bán sản
phẩm cho thương lái, thương lái có thông tin thị trường và có khả
năng độc quyền mua (oligopsony power) tại các vùng nuôi nhất định.
7
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
Độc quyền mua (oligopsony power), thương lái sẽ ép giá nông
dân và trả giá thấp hơn cho người chăn nuôi. Người chăn nuôi nhỏ
mất một khoản lợi ích kinh tế (ΔPSf), khoản lợi ích kinh tế mất đi bằng
với diện tích (A + B + C) ở hình trên. Công thức tính lợi ích mất đi là:
ΔPSf = ½(Pf0 - Pf)*(Qf + Qf0).
Trong đó, Pf và Qf là giá bán và lượng sản phẩm thịt bán thưc tế
tại thị trường nông trại. Pf0 và Qf0 là giá bán sản phẩm và lượng sản
phẩm mà nông dân bán ra nếu thị trường cạnh tranh và không có độc
quyền mua từ thương lái.
Thương lái khi ép giá nông dân sẽ thu được một khoản lợi ích
(ΔCSf) bằng với diện tích (A + B - D) ở hình trên; Công thức tính lợi
ích của thương lái là:
ΔCSf = Qf*(Pf0- Pf) - ½(Qf0 - Qf)*(Pf - Pf0).
Như vậy khi thương lái có khả năng ép giá người chăn nuôi, thì
người chăn nuôi chịu thiệt, và thương lái được lợi; tuy nhiên về tổng
thể thì thị trường bị thiệt hại, tổng thiệt hại được tính bởi công thức:
ΔTSf = ΔPSf - ΔCSf = (C + D).
Tại thị trường thức ăn chăn nuôi, có hiện tượng các công ty nhỏ
quan sát động thái giá của công ty thức ăn lớn trên thị trường và định
giá theo giá công ty lớn. Như vậy thị trường thức ăn chăn nuôi có một
sự đồng thuận ngầm và lỏng lẻo giữa các nhà cung cấp thức ăn chăn
nuôi để định giá bán thức ăn chăn nuôi, và tạo ra một sự độc quyền
bán lỏng lẻo (oligopoly power). Khi đó các nhà sản xuất và cung cấp
thức ăn chăn nuôi có thể áp đặt giá và hưởng lợi trong khi người chăn
nuôi nhỏ sẽ bị thiệt hại.
Thiệt hại của người chăn nuôi khi phải mua thức ăn chăn nuôi giá
cao hơn (ΔCSw) bằng diện tích (E + F + G) ở hình trên, và được tính
bằng công thức:
ΔCSw = - ½(Pw - Pw0)*(Qw0 + Qw).
8
NGUYỄN VĂN GIÁP
Trong đó: Pw và Qw are giá và lượng thức ăn chăn nuôi bán trên
thị trường. Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi được lợi khi có thể
phối hợp bán giá cao hơn cho nông dân. Lợi ích (ΔPSw) này bằng với
diện tích (E + F - H) ở hình trên, và được tính bằng công thức:
ΔPSw = Qw*(Pw - Pw0) - ½ (Pw0 - Pw)*(Qw0 - Qw).
Tổng thiệt hại cho xã hội khi các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi
liên kết đẩy giá lên là:
ΔTSw = ΔCSw - ΔPSw = (G + H).
d) Thu thập số liệu:
Số liệu phục vụ nghiên cứu và báo cáo này được thu thập từ
nguồn số liệu thứ cấp từ tổng cục thống kê, các báo cáo nghiên cứu,
nguồn phỏng vấn chuyên gia, tổ chức hội thảo phân tích ngành.
Nguồn số liệu sở cấp được thu thập từ phỏng vấn hộ, các tác nhân
trong ngành, và số liệu điều tra mức sống dân cư của Tổng cục
Thống kê.
9
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
II. TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM
2.1. Ngành chăn nuôi Việt Nam
2.1.1. Vai trò chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp
Trong nông nghiệp, chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng, đứng thứ
2 sau trồng trọt về giá trị sản xuất, với 201 nghìn tỷ đồng và chiếm
26,80% tổng giá trị ngành nông nghiệp năm 2012. Trong giai đoạn
2000 - 2012, chăn nuôi tăng trưởng mạnh, giá trị sản xuất năm 2012
cao gấp 8 lần so với năm 2000. Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông
nghiệp có xu hướng tăng từ 19,4% năm 2000 lên 26,8% năm 2012, chủ
yếu do tăng năng suất và tăng quy mô hộ chăn nuôi. Tuy tổng đàn gia
súc gia cầm có giảm đôi chút nhưng sản lượng và giá trị sản xuất vẫn
tăng trưởng liên tục, điều này chứng tỏ chất lượng giống đàn gia súc
ngày càng cải thiện, dẫn đến trọng lượng của một con gia súc tăng.
Hình 1. Tỷ trọng giá trị sản xuất theo giá hiện hành của các ngành
nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2012
2.1.2. Tình hình tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng đàn gia súc gia cầm cả
nước tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2000 - 2012 với mức
10
NGUYỄN VĂN GIÁP
Nguồn: Niên giám Thống kê, 2013
4,47%/năm. Giai đoạn 2000 - 2003, tổng đàn tăng mạnh từ mức 224
triệu con (năm 2000) tăng lên 288 triệu con (năm 2003). Giai đoạn 2003
- 2006, tổng đàn ổn định ở mức 250 triệu con. Từ năm 2006 - 2012, tổng
đàn được phục hồi và phát triển mạnh trở lại với tổng số 344 triệu con
vào năm 2012. Biến động về số lượng gia súc gia cầm trong ngành
chăn nuôi chủ yếu là do thay đổi về số lượng gia cầm trong tổng đàn
dưới ảnh hưởng bởi các đợt dịch cúm gia cầm.
Trong tổng đàn gia súc gia cầm, số lượng gia cầm chiếm nhiều
nhất với 309 triệu con (chiếm 89,62%) năm 2012; tiếp đến là đàn lợn
với 26 triệu con (chiếm 7,70%); đàn bò có 5 triệu con (1,51%), đàn trâu
có 2,6 triệu con (0,76%) và còn lại là đàn ngựa, dê và cừu chiếm 0,42%.
Hình 2. Số lượng gia súc, gia cầm Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
Sản lượng gia súc, gia cầm của cả nước trong giai đoạn 2000 - 2012
có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10,88%/năm, cao gấp 2,43 lần
so với tốc độ tăng trưởng số lượng tổng đàn. Tổng sản lượng thịt tăng
từ 1.853 nghìn tấn năm 2000 lên đến 4.272 nghìn tấn năm 2012, cao
gấp 2,31 lần.
11
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
Nguồn: Niên giám Thống kê, 2013
Trong cơ cấu sản lượng thịt của ngành chăn nuôi, thịt lợn là sản
phẩm đứng đầu với sản lượng 3.164 nghìn tấn, chiếm 73,97% tổng sản
lượng thịt, tuy nhiên tỷ trọng này giảm nhẹ so với mức 76,52% của
năm 2000. Đứng thứ hai là sản lượng thịt gia cầm tăng từ mức 15,80%
tương đương 293 nghìn tấn năm 2000 lên 17,07% tương ứng với 729
nghìn tấn năm 2012. Tỷ trọng thịt trâu, thịt bò ít thay đổi, chiếm tỷ lệ
tương ứng khoảng 6.88% và 2.07% vào năm 2012.
Hình 3. Tổng sản lượng và cơ cấu thịt gia súc, gia cầm
giai đoạn 2000 - 2012
2.2. Ngành chăn nuôi lợn
2.2.1. Tình hình tăng trưởng
Trong giai đoạn 2001 - 2006, số lượng lợn cả nước tăng lên một
cách mạnh mẽ với số lượng 20.194 nghìn con vào năm 2000, tăng lên
26.855 nghìn con vào năm 2006 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
khoảng 5,5%/năm. Từ sau năm 2006, ngành chăn nuôi lợn tăng trưởng
ổn định ở mức 26.000 - 27.000 nghìn con, do phải đối mặt với những
12
NGUYỄN VĂN GIÁP
Nguồn: Niên giám Thống kê, 2013
đợt dịch bệnh liên tiếp, đến năm 2012 số lượng lợn của cả nước có
khoảng 26.494 nghìn con.
Hình 4. Số lượng lợn cả nước và phân theo vùng sinh thái
giai đoạn 2000 - 2012
Trong cơ cấu số lượng đàn lợn phân theo mục đích, năm 2012,
đàn lợn thịt có khoảng 22.379 nghìn con, chiếm 84,47% so với tổng
đàn lợn cả nước, đàn lợn nái có 4.026 nghìn con, chiếm 15,19%, và
đàn lợn đực giống có 89 nghìn con chiếm 0,34% (Bộ Nông nghiệp và
PTNT, 2013).
Mặc dù số lượng lợn thịt cả nước ổn định trong giai đoạn 2006-
2012, nhưng sản lượng thịt lợn hơi cả nước vẫn tăng nhanh liên tục
trong giai đoạn này, bởi khâu giống, thức ăn chăn nuôi, phòng
chống dịch bệnh và tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn được cải thiện
rõ rệt đã làm số vòng quay tăng. Năm 2012 sản lượng thịt lợn hơi
vào khoảng 3.160 nghìn tấn, tăng gấp 2 lần so với năm 2000 và đạt
mức tăng bình quân là 9,9%/năm. Như vậy, tốc độ tăng trưởng sản
lượng thịt lợn hơi tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng số
lượng lợn (với mức 4,4%) nêu trên cho thấy việc gia tăng sản lượng
thịt lợn hơi chủ yếu là dựa vào sự tăng khá nhanh của năng suất
chăn nuôi.
13
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
Nguồn: Niên giám Thống kê, 2013
Hình 5. Sản lượng thịt lợn hơi cả nước theo vùng sinh thái
giai đoạn 2000 - 2012
2.2.2. Phân bổ vùng chăn nuôi lợn
Ở Việt Nam, lợn được nuôi phổ biến ở tất cả các vùng sinh thái
nông nghiệp. Tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), do
điều kiện thuận lợi nên khu vực này phát triển khá mạnh cả về số
lượng đàn lợn và sản lượng thịt lợn hơi, với tỷ lệ tương ứng so với
tổng đàn và tổng sản lượng cả nước là 25,87% và 33,69%. Tập trung
chủ yếu là các tỉnh như Hà Nội, Hà Tây cũ, Thái Bình, Nam Định.
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) đứng thứ 2 về
số lượng lợn, chiếm 23,96%; và xếp thứ 4 về sản lượng cung ứng thịt
lợn hơi, chiếm 14,34%, cho thấy năng suất chăn nuôi lợn ở khu vực
này thấp hơn so với các vùng khác khi chiếm tỷ lệ cao về tổng đàn
nhưng sản lượng lại chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Tập trung ở các tỉnh
như Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên.
Trong khi đó các tỉnh Đông Nam Bộ (ĐNB) đứng thứ 5 về số
lượng đầu lợn (10,49%) nhưng xếp thứ 4 về sản lượng cung ứng thịt
lợn hơi (12,85%). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đứng thứ 3 về
tổng đàn (14,05%) và đứng thứ 2 về sản lượng thịt lợn hơi (15,99%).
14
NGUYỄN VĂN GIÁP
Nguồn: Niên giám Thống kê, 2013
Điều này cho thấy, tại hai vùng này có khả năng thâm canh cao hơn
so với các vùng còn lại. Lợn được nuôi tập trung ở tỉnh Đồng Nai,
Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre.
2.2.3. Các loại hình chăn nuôi lợn
Hiện nay, ở Việt Nam có 4 loại hình chăn nuôi lợn, bao gồm (1)
chăn nuôi nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn thấp; (2) chăn nuôi
thương mại quy mô nhỏ với mức độ an toàn vệ sinh tối thiểu kèm
theo kết hợp vườn cây và ao cá theo mô hình Vườn-Ao-Chuồng
(VAC); (3) chăn nuôi thương mại quy mô lớn với mức độ vệ sinh an
toàn cao; và (4) hợp tác xã hoặc tổ nhóm hợp tác chăn nuôi với mức
độ an toàn vệ sinh trung bình hoặc khá tốt. Đặc điểm của các loại
hình chăn nuôi lợn:
Chăn nuôi quy mô nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn thấp có đặc điểm
vốn ít, điều kiện chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi
trường kém và thường có hiệu quả chăn nuôi thấp. Sử dụng giống địa
phương hoặc giống lợn lai, đầu tư thấp với điều kiện chuồng trại thô
sơ, tận dụng sản phẩm nông nghiệp, công tác phòng chống dịch bệnh
sơ sài. Quy mô chăn nuôi của hộ có từ 1-2 con nái hoặc ít hơn 20 con
lợn thịt. Ước tính loại hình chăn nuôi lợn này cung ứng ra thị trường
khoảng 70% tổng sản lượng lợn thịt.
Chăn nuôi thương mại quy mô nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn tối
thiểu, có kèm ao cá có đặc điểm sử dụng giống lợn lai hoặc giống nhập
ngoại, có mức đầu tư trung bình, công tác phòng chống dịch bệnh
được quan tâm ở mức độ tối thiểu. Quy mô chăn nuôi có từ 5-20 con
nái hoặc ít hơn 100 con lợn thịt. Ước tính loại hình chăn nuôi lợn này
cung ứng ra thị trường khoảng 15% tổng sản lượng lợn thịt.
Chăn nuôi thương mại quy mô lớn với mức độ vệ sinh an toàn cao có
đặc điểm sử dụng giống nhập khẩu, dùng thức ăn công nghiệp, có hệ
thống chuồng trại tốt, công tác phòng chống dịch bệnh thú y được
thực hiện tốt. Quy mô chăn nuôi có từ 600-2.400 con nái hoặc có từ 500-
15
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
10.000 con lợn thịt. Ước tính hình thức chăn nuôi này cung ứng ra thị
trường khoảng 13% tổng sản lượng thịt lợn. Chăn nuôi lợn ở quy mô
thương mại chủ yếu tập trung ở khu vực các tỉnh miền Bắc, Đông Nam
Bộ. Thường các trang trại quy lớn này chủ yếu tham gia liên kết với các
công ty lớn chuyên về chăn nuôi như Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P
Việt Nam. Có hai hình thức liên kết thị trường đối với các hộ này, đó
là chăn nuôi gia công cho công ty lớn hoặc chăn nuôi tự do. Với bất kể
hình thức liên kết nào, các hộ chăn nuôi trang trại lớn đã áp dụng
những qui trình kỹ thuật chăn nuôi hiện đại và hiệu quả kinh tế cao.
Hợp tác xã hoặc tổ nhóm hợp tác chăn nuôi với mức độ an toàn vệ
sinh trung bình hoặc khá tốt có đặc điểm sử dụng giống lợn lai hoặc
giống ngoại nhập, giữa các hộ nông dân có chia sẻ kinh nghiệm, thức
ăn hoặc lợi nhuận, chưa phát triển các hình thức thử nghiệm mới. Quy
mô chăn nuôi có từ 20-50 con nái hoặc có 100-200 con lợn thịt. Ước
lượng loại hình này cung ứng ra thị trường khoảng 2% tổng sản lượng
thịt lợn.
2.2.4. Quy mô chăn nuôi lợn
Năm 2011, cả nước có khoảng 4.123 nghìn hộ có nuôi lợn. Trong
đó, số lượng hộ có nuôi lợn tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và
miền Trung. Cụ thể, ở Bắc trung bộ bà Duyên hải miền trung
(BTB&DHMT) có 1.239 nghìn hộ (chiếm 29,99%), tiếp đến là Trung du
và miền nui phía Bắc (TDMNPB) có 1.204 nghìn hộ (29,15%), ĐBSH có
871 nghìn hộ (21,07%). Tại ba vùng còn lại, ĐBSCL, TN và ĐNB có tỷ
lệ hộ lợn chiếm lần lượt là 12,03%; 5,10% và 2,66%.
Về cơ cấu quy mô của cả nước, nhóm hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ (1-5
con) chiếm tỷ lệ lớn nhất với 77,54% tổng số hộ nuôi lợn; nhóm có quy
mô vừa (6-9 con) là 8,89% và nhóm nuôi quy mô khá (10-49 con)
chiếm 12,79% và nhóm hộ có quy mô lớn (từ 50 con trở lên) chiếm
0,78%. Ở các tỉnh vùng ĐNB, số hộ nuôi heo chiếm tỷ lệ ít nhất cả
nước với 110 nghìn hộ (chiếm 2,66%), nhưng đa số các hộ ở vùng này
16
NGUYỄN VĂN GIÁP
nuôi lợn theo quy mô trang trại với tỷ lệ 38,87% số hộ nuôi quy mô từ
10-49 con và 7,34% số hộ nuôi quy mô trên 50 con lợn.
Ở Việt Nam hiện nay, xu hướng phát triển quy mô chăn nuôi lợn là
chuyển từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang quy mô lớn. Năm 2011, tổng
đàn lợn cả nước đạt xấp xỉ năm 2006 và sản lượng thịt lợn hơi tăng
gần 24% so với năm 2006 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013). Số hộ chăn
nuôi lợn năm 2011 giảm rất mạnh với 2,2 triệu hộ tương đương
khoảng 35% so với năm 2006. Hộ chăn nuôi lợn giảm ở tất cả các
vùng, trong đó ĐBSH giảm nhiều nhất đến 52%, kể đến là ĐBSCL
giảm gần 37%, BTB&DHMT giảm gần 34%, ĐNB giảm hơn 1/3,
TDMNPB và TN cũng giảm trong phạm vi từ 16 - 18%. Số hộ chăn
nuôi lợn giảm chủ yếu ở nhóm hộ quy mô nhỏ nuôi dưới 10 con. Cụ
thể, cả nước có 3,6 triệu hộ nuôi dưới 10 con và đã giảm 2,2 triệu hộ
(-38,5%) so với năm 2006. Số nuôi từ 10 - 49 con tăng 3,4%, đặc biệt đã
có trên 32 ngàn hộ nuôi từ 50 con trở lên tăng gần 80% (Agrocensus,
2006 và 2011). Đây là xu hướng tiến bộ đáng ghi nhận vì phù hợp với
yêu cầu theo phương pháp công nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học
và kỹ thuật chăn nuôi, tăng số lứa xuất chuồng cũng như khả năng
phòng trừ sâu dịch bệnh.
Bảng 1. Số lượng và cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô và vùng sinh thái
năm 2011
17
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
Tổng số
(nghìn
hộ)
Cơ cấu hộ chia theo quy mô nuôi (%)
1 - 2
con
3 - 5
con
6 - 9
con
10 - 49
con
Từ 50 con
trở lên
ĐBSH 871 852.17 19.57 7.59 19.46 1.21
TDMNPB 1,204 51.09 29.15 10.02 9.46 0.28
BTB&DHMT 1,239 57.30 27.72 7.71 7.04 0.23
TN 211 50.43 24.07 9.73 14.93 0.84
ĐNB 110 27.28 15.88 10.63 38.87 7.34
ĐBSCL 497 45.87 25.57 10.63 16.81 1.12
CẢ NƯỚC 4,132 51.88 25.66 8.89 12.79 0.78
Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn - thủy sản, 2011
Hình 6. Cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô và vùng sinh thái năm 2011
2.3. Ngành chăn nuôi gà
2.3.1. Tình hình tăng trưởng
Trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm ở giai đoạn 2000 - 2003, tốc độ
tăng trưởng bình quân của ngành chăn nuôi gà đạt 5,7%/năm với sản
lượng tăng từ 147.100 nghìn con năm 2000 lên 184.500 nghìn con năm
2003. Giai đoạn 2003 - 2006, tổng đàn gia cầm giảm mạnh, năm 2006
giảm 39.100 nghìn con so với năm 2003 do sự bùng nổ của dịch cúm
gia cầm và chính sách tiêu hủy nghặt nghèo. Giai đoạn 2008 - 2012,
ngành chăn nuôi gà đã phục hồi sau đợt dịch cúm gia cầm và tăng
trưởng trở lại với tổng đàn gà đạt 223.700 nghìn con vào năm 2012 với
tốc độ tăng trưởng bình quân 3,3%/năm trong cả giai đoạn 2000 - 2012.
Năm 2012, số lượng gà giảm khoảng 9.000 nghìn con so với năm
2011 do giá bán sản phẩm đầu ra thấp, giá thức ăn chăn nuôi ở mức
cao, lượng gà nhập vào Việt Nam cả theo đường chính ngạch và tiểu
ngạch tăng mạnh và cạnh tranh mạnh với gà cùng loại ở trong nước,
và tình hình dịch bệnh diễn ra thường xuyên và phức tạp đã làm cho
nhiều người chăn nuôi bị thua lỗ kéo dài và không còn đủ tài chính
để tiếp tục đầu tư phát triển đàn. Bên cạnh đó, các thông tin về vệ sinh
an toàn thực phẩm cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới cầu và giá cả các
sản phẩm thịt dẫn tới việc giảm số lượng đàn trong cả nước.
18
NGUYỄN VĂN GIÁP
Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn - thủy sản, 2011
Hình 7. Số lượng gà cả nước và phân theo vùng sinh thái
giai đoạn 2000-2012
Hàng năm, ngành chăn nuôi gà cung cấp sản lượng lớn thịt và
trứng cho thị trường trong nước. Sản lượng thịt gà giết bán vào
khoảng 526 nghìn tấn năm 2012, tăng 230 nghìn tấn so với năm 2000,
và đạt mức tăng trưởng bình quân là 7,3%/năm trong cả giai đoạn
2000 - 2012. Tương tự như sản lượng thịt gà, sản lượng trứng các loại
cung ứng cho thị trường cũng tăng từ 3.709 triệu quả năm 2000 lên
đến 7.000 triệu quả (năm 2012) với mức độ tăng trưởng bình quân
5,2%/năm trong cả giai đoạn.
Hình 8. Sản lượng thịt gà và trứng các loại giai đoạn 2000 - 2012
19
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
Nguồn: FAOSTAT, 2013
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013
2.3.2. Phân bổ vùng chăn nuôi gà
Gà được nuôi hầu hết ở các vùng sinh thái nông nghiệp ở Việt
Nam, trong đó tập trung nhiều nhất ở các tỉnh ĐBSH (với khoảng
26,76%), tiếp đến là Trung du miền núi phía Bắc (24,02%), ĐBSCL
(13,78%) và Duyên hải miền Trung (13,92%) vào năm 2012.
Ở các tỉnh vùng ĐBSH, Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung
Bộ có số lượng gà chiếm khoảng 65% tổng đàn gà cả nước và ít bị
biến động khi xảy ra dịch cúm gia cầm vào giai đoạn 2003 - 2006.
Trong khi đó, ở các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL chỉ chiếm khoảng
23% tổng đàn và bị giảm số lượng rõ rệt bởi chịu tác động của dịch
cúm gia cầm.
2.3.3. Các loại hình chăn nuôi gà
Hiện nay, ở Việt Nam có ba loại hình chăn nuôi gà chính bao gồm:
(1) chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ; (2) chăn nuôi bán công nghiệp; và (3)
chăn nuôi công nghiệp. Đặc điểm của từng loại hình chăn nuôi gà
được trình bày cụ thể như sau:
Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ là loại hình chăn nuôi truyền thống của
nông thôn Việt Nam. Đặc trưng của loại hình chăn nuôi này là nuôi
thả rông, tự tìm kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm trong nông
nghiệp, đồng thời tự ấp và nuôi con. Loại hình này phù hợp với điều
kiện tự nhiên và kinh tế của hộ nông dân, với các giống gà bản địa có
chất lượng thịt trứng thơm ngon.
Chăn nuôi bán công nghiệp là loại hình chăn nuôi tương đối tiên
tiến, nuôi nhốt trong chuồng thông thoáng tự nhiên với hệ thống
máng ăn uống bán tự động. Giống chăn nuôi thường là các giống
như: Lương phượng, Săcso, Kabir... và chủ yếu là sử dụng thức ăn
công nghiệp và là loại hình chăn nuôi hàng hoá, quy mô đàn thường
từ 200 - 500 con; tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao; thời gian
nuôi rút ngắn (70 - 90 ngày), quay vòng vốn nhanh. Ước tính có
khoảng 10 - 15% số hộ nuôi theo loại hình này với số lượng gà sản
20
NGUYỄN VĂN GIÁP
xuất hàng năm chiếm tỷ lệ 25 - 30%. Các địa phương phát triển mạnh
hình thức này đó là Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Đồng Nai,
Khánh Hòa, Bình Dương.
Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển trong khoảng 10 năm trở lại
đây, nhưng mạnh nhất từ 2001 đến nay. Các giống nuôi chủ yếu là các
giống cao sản (Isa, Lomann, Ross, Hiline...), sử dụng hoàn toàn thức
ăn công nghiệp, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như chuồng kín,
chủ động điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, cho ăn uống tự động... Năng
xuất chăn nuôi đạt cao với gà nuôi 42 - 45 ngày tuổi đạt 2,2 - 2,4
kg/con, tiêu tốn 2,2 - 2,3 kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà đẻ đạt 270 - 280
trứng/năm, tiêu tốn khoảng 1,8 - 1,9 kg thức ăn/10 quả trứng. Ước
tính, chăn nuôi công nghiệp đạt khoảng 18 - 20% trong tổng sản phẩm
chăn nuôi gà.
Chăn nuôi công nghiệp chủ yếu là loại hình gia công, liên kết giữa
các trang trại với doanh nghiệp nước ngoài như C.P. Group, Japfa,
Cargill, Proconco và phát triển mạnh ở các tỉnh như Hà Tây, Vĩnh
Phúc, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương. Ngoài ra, rất
nhiều hộ nông dân, trang trại có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm
chăn nuôi cũng tư chủ đầu tư chăn nuôi theo phương thức công
nghiệp này.
2.3.4. Quy mô chăn nuôi gà
Năm 2011, cả nước có khoảng 7.865 nghìn hộ nuôi gà. Trong đó,
số lượng hộ có nuôi gà tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và miền
Trung, cụ thể: ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
(28,52%), tiếp đến là ĐBSH (22,70%), Trung du miền núi phía Bắc
(21,95%). Tại ba vùng còn lại, ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
có số lượng hộ nuôi gà chiếm tỷ lệ lần lượt là 15,05%; 5,07% và 6,71%.
Tính chung cả nước, nhóm hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ (1 - 19 con)
chiếm gần 54,70% tổng số hộ nuôi gà; nhóm có quy mô vừa (20 - 49
con) cũng chiếm 34,90%; nhóm hộ quy mô khá (50-99 con) là 7,16% và
21
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
nhóm nuôi quy mô lớn chiếm 3,24%. ĐBSCL đứng thứ tư về số hộ
nuôi gà trong cả nước lại là vùng có tỷ lệ hộ nuôi nhỏ lẻ lớn nhất
(67,32%). Hai vùng Tây nguyên và Đông Nam Bộ có số hộ nuôi gà ít
nhất cả nước song lại có nhóm hộ nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn lần lượt
khoảng 62,15% và 51,81%. Đối với nhóm hộ quy mô vừa (20 - 49 con),
thì có xu hướng ngược lại, ĐBSH và BTBDHMT có tỷ lệ cao hơn các
vùng khác, chiếm tỷ lệ lần lượt là 40,42% và 37,32%. ĐBSCL thấp nhất
so với các vùng khác với khoảng 26,64%). Đối với nhóm hộ quy mô
lớn (từ 1000 con trở lên), tập trung chủ yếu ở ĐBSH (0,38%) và Đông
Nam Bộ (0,31%).
Bảng 2. Số lượng và cơ cấu hộ nuôi gà theo quy mô
và vùng sinh thái năm 2011
Xu hướng chăn nuôi gà ở Việt Nam là tăng ở nhóm hộ có quy mô
lớn và giảm đối với nhóm hộ có quy mô nhỏ. Cụ thể, số hộ chăn nuôi
gà cả nước năm 2011 tăng nhẹ với khoảng 0,8% so với năm 2006. Số
hộ nuôi có quy mô từ 100 con trở lên năm 2011 cả nước tăng 145% so
với năm 2006 và tăng đều ở tất cả 6 vùng. Đây là nhóm hộ gia đình
22
NGUYỄN VĂN GIÁP
Tổng số
(nghìn
hộ)
Cơ cấu hộ chia theo quy mô nuôi (%)
1 - 19
con
20 - 49
con
50 - 99
con
100 - 999
con
Từ 1000
con
trở lên
ĐBSH 1.785 46,48 40,42 8,41 4,32 0,38
Trung du MN
phía Bắc
1.726 49,36 37,32 9,18 3,93 0,21
Bắc Trung Bộ
& Duyên hải
miền Trung
2.243 57,45 34,02 6,38 2,10 0,05
Tây Nguyên 527 62,15 29,43 5,95 2,32 0,14
Đông Nam Bộ 398 51,81 36,49 8,33 3,07 0,31
ĐBSCL 1.184 67,32 26,64 3,93 1,84 0,27
Cả nước 7.865 54,70 34,90 7,16 3,03 0,21
Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn - thủy sản, 2011
nuôi gà quy mô lớn, cận trang trại và trang trại chủ yếu nuôi theo loại
hình nuôi gà công nghiệp, có hiệu quả kinh tế khá cao nên đã phát
triển mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt, năm 2011 cả nước có
trên 16,6 nghìn hộ nuôi gà quy mô rất lớn (trên 1000 con), tăng 4,32
lần so với năm 2006. Đây là nhóm hộ nuôi gà theo mô hình trang trại
nên tuy chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (0,21%) trong cơ cấu tổng hộ
chăn nuôi gà, việc tăng nhanh so với năm 2006 của nhóm hộ này là
đáng ghi nhận. Nhìn chung, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã có xu hướng
giảm rõ nét. Đây là nhóm hộ nuôi gà theo loại hình chăn nuôi nông
hộ nhỏ lẻ, thả vườn, tự sản tự tiêu là chính, khả năng lây lan dịch
cúm gia cầm lớn nên xu hướng giảm dần là hợp lý (Agrocensus, 2006
và 2011).
III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM
3.1. Đặc điểm thị trường giống chăn nuôi
3.1.1. Cơ cấu nguồn giống
Giống lợn: Ngành chăn nuôi lợn của Việt nam hiện nay sử dụng
nguồn giống lợn ngoại là chủ yếu (chiếm 74% trong tổng đàn lợn),
23
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn - thủy sản, 2011
Hình 9. Cơ cấu hộ nuôi gà theo quy mô và vùng sinh thái năm 2011
trong đó bao gồm cả giống lợn ngoại thuần (52,83%) và giống ngoại
lai (47,17%).
Bảng 3. Cơ cấu chủng loại giống lợn tại các cơ sở sản xuất giống lớn (%)*
Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ giống lợn nội và lợn nội lai vẫn
còn chiếm một con số rất khiêm tốn, chỉ khoảng 7% so với tổng đàn
lợn của cả nước. Trong đó, giống lợn được sử dụng phổ biến nhất vẫn
là giống lai giữa lợn Móng Cái và giống lợn ngoại nhập. Theo thống
kê của Viện Chăn nuôi (2014), cả nước hiện có khoảng 195 cơ sở sản
xuất giống lợn cụ kị (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn nái khoảng
73,5 ngàn con, trong đó có 10 cơ sở, 4,4 ngàn lợn nái cụ kị và ông bà
thuộc quyền quản lý của Bộ NN & PTNT (chiếm 5,9% đàn GGP và GP
của cả nước). Hệ thống sản xuất giống lợn hiện nay được quản lý theo
hai hình thức: Sơ đồ hình tháp 4 cấp, và Sơ đồ hình tháp 3 cấp.
Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 4 cấp: là hình thức chăn
nuôi hướng tới sản phẩm đảm bảo ATTP từ khâu giống - nuôi dưỡng
- chế biến - thị trường. Từ 1 trại cụ kị (GGP) thường có 5 - 6 giống gốc
ban đầu, theo phả hệ ghép đôi giao phối, nhân tiếp 5 - 7 trại giống cấp
24
NGUYỄN VĂN GIÁP
Chủng loại giống
Tỷ lệ so với
chủng loại
Tỷ lệ so với
tổng đàn
Lợn ngoại 100,00 92,93
Ngoại thuần 52,83 49,09
Ngoại lai (ngoại lai với ngoại) 47,17 43,83
Lợn lai (nội lai ngoại) 100,00 5,62
Móng Cái lai Ngoại 97,10 5,46
Nội lai Ngoại khác 2,90 0,16
Lợn nội 100,00 1,45
Móng Cái 83,43 1,21
Nội khác 16,57 0,24
*Ghi chú: Cơ cấu giống không bao gồm lợn giống được sản xuất trong các nông hộ.
Nguồn: Viện Chăn nuôi năm 2014
ông bà (GP) - và tiếp đến nhân giống sang cấp giống bố mẹ (PS). Trại
lợn để nuôi thương phẩm là cấp cuối cùng đang hình thành và phát
triển nhanh. Trong trường hợp sản xuất ổn định, lợn nái GGP thường
duy trì ở mức 10% số lợn nái GP, và tương tự lợn nái GP duy trì mức
10% lợn nái PS. Lợn thịt thương phẩm của hệ thống chăn nuôi này có
đặc điểm chất lượng đồng nhất, tích hợp tối ưu công thức lai 4 - 5 máu
từ giống cụ kị ban đầu. Hiện nay, ở Việt Nam đã có khoảng 4 chuỗi
sản xuất theo mô hình 4 cấp này, trong đó Công ty CP. Group có 2
chuỗi, Japfa Hypor và Choice Genetic (của Grimaud-Guyomarch
INVIVO) mỗi công ty có 1 chuỗi. Ngoài ra còn có một số trang trại
giống cụ kị (GGP) chưa khép kín theo chuỗi hoàn chỉnh 4 cấp như
Viện Chăn nuôi, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Tổng Công ty
Chăn nuôi Việt Nam, Tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng
Nai (DOFICO) và một số trại GGP của các doanh nghiệp tư nhân với
qui mô nhỏ hơn. Hình thức chăn nuôi theo 4 cấp này mới được áp
dụng khoảng 5% về số lượng và 12% về sản lượng thịt.
Hình 10. Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 4 cấp
Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 3 cấp: Hiện nay do khả
năng tài chính còn nhỏ, cũng như năng lực quản lý yếu, nên các trang
trại, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập giống ông bà từ nước
ngoài về sản xuất ra lợn bố mẹ để bán cho các hộ chăn nuôi khác về
25
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
sản xuất lợn giống thương phẩm. Chăn nuôi lợn 3 cấp này không trực
tiếp quản lý theo chuỗi 3 cấp. Quy mô thị trường loại hình này
khoảng 7,5 triệu con lợn thịt thương phẩm, chiếm 22% thị trường thịt
lợn. Các con nái loại hình này sản xuất lợn sinh sản sau cai sữa đạt
khoảng 17 - 20 con/nái/năm.
Hình 11. Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 3 cấp
Giống gà: Hiện nay, trên 90% các giống gà ở Việt Nam là gà ngoại
nhập, giống gà nội và gà nội lai chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng
đàn trên cả nước, khoảng gần 7%.
Hình 12. Cơ cấu các giống gà trong các cơ sở sản xuất giống*
26
NGUYỄN VĂN GIÁP
*Ghi chú: Cơ cấu của giống gà nêu trên không bao gồm gà giống được sản xuất ở
các nông hộ
Nguồn: Viện Chăn nuôi năm 2014
Gà thịt lông màu đang là giống gà chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng
đàn của cả nước (35%), được khai thác ưu thế lai chủ yếu từ công
đoạn bố mẹ, rất ít ở công đoạn ông bà. Nuôi từ 56 - 70 ngày tuổi đạt
1,8 - 2,1 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,6 - 2,8 kg/kg tăng trọng cơ thể. Giá
thành sản phẩm khoảng 42.000 - 44.000 đồng/kg. Giống gà thịt công
nghiệp lông màu được quản lý theo hệ thống giống 3 cấp mới đáp
ứng khoảng 10% thị trường, 2 cấp bố mẹ và thương phẩm mới đáp
ứng được 25% thị trường.
Chiếm tỷ lệ đứng thứ 2 trong tổng đàn cả nước là giống gà thịt
lông trắng (33%). Nuôi từ 30 - 42 ngày đạt 2,5 - 2,7 kg/con, tiêu tốn
1,9 - 2,0 kg thức ăn/kg tăng trọng cơ thể; nuôi từ 45 - 49 ngày sẽ đạt
3,0 - 3,3 kg/con, tiêu tốn 2,1 - 2,2 kg thức ăn/kg tăng trọng. Giá thành
sản phẩm khoảng 31.000 - 32.000 đồng/kg thịt hơi. Với công nghệ
giống gà thịt lông trắng này, các công ty nước ngoài có vốn đầu tư
FDI chiếm khoảng 80% thị phần ở công đoạn giống nuôi bố mẹ và
ông bà để sản xuất ra con giống thương phẩm 1 ngày tuổi. Ở công
đoạn nuôi gà thịt thương phẩm thì công ty FDI nước ngoài cũng
chiếm tỷ lệ cao, theo phương thức nuôi gia công hoặc bán trực tiếp
tới người chăn nuôi.
Chiếm tỷ lệ cũng khá cao trong tổng đàn của cả nước là gà chuyên
trứng (25%). Các giống gà chuyên trứng đang được nuôi trong nước
là ISA Brown, Brown Nick, Hisex Brown, Babcock B380, Hyline,
Lohmann Brown. Thị trường của loại giống này sản xuất ra khoảng
16 - 17 triệu gà con 1 ngày tuổi/năm, khoảng 13 - 14 triệu gà vào đẻ,
năng suất trứng 300 - 310 quả/mái/76 tuần tuổi, tiêu tốn 1,4 - 1,5 kg
thức ăn/10 quả trứng. Các giống gà này sản xuất khoảng 3,3 - 3,5 tỷ
quả trứng/năm. Giá thành trứng khoảng 1.650 - 1.800 đồng/quả.
Nguồn cung gà giống dùng để đẻ trứng ở Việt Nam hiện nay được
cung cấp chủ yếu là từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như CP.
Group, Japfa và Emivest. Thị phần của các đơn vị này chiếm đến hơn
27
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
90% so với tổng nguồn cung của cả nước. Mỗi tháng ba đơn vị này
cung cấp ra thị trường khoảng 6,2 - 6,5 triệu con giống, riêng gà lông
trắng thì phụ thuộc 100% vào doanh nghiệp nước ngoài (theo ông Lê
Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam).
Tỷ lệ giống gà còn lại là gà nội và gà nội lai (7%). Đối với giống
gà nội (gà địa phương) thường gọi là gà ta, ước tính có khoảng trên
150 triệu con thương phẩm/năm, sản lượng thịt khoảng 280 ngàn
tấn, giá trị thị trường khoảng 2.000 tỷ đồng/năm, vẫn được chăn
nuôi theo phương thức truyền thống. Đối với giống gà lai, gà trống
Mía, trống gà chọi, trống Hơ Mông, trống Ri lai với gà mái lông
màu nhập ngoại như Lương Phượng, Sasso... đang phổ biến và
phát triển tốt. Hình thức này chủ yếu là nuôi gà bố mẹ để sản xuất
con thương phẩm. Gà nuôi khoảng 90 - 110 ngày cho năng suất 1,5
- 1,9 kg/con, tiêu tốn 3,0 - 3,1 kg thức ăn/kg tăng trọng. Giá thành
sản phẩm khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg. Chủ yếu nuôi theo hình
thức bán chăn thả. Thị trường này có khoảng 60 - 65 triệu con, sản
phẩm thịt khoảng 105 - 110 ngàn tấn/năm, giá trị khoảng 7.000 -
7.500 tỷ đồng/năm.
3.1.2. Tình hình nhập khẩu con giống
Mặc dù là nước nông nghiệp, Việt Nam vẫn phải tốn hàng trăm
triệu USD hàng năm để nhập khẩu hạt giống, con giống. Từ giống
heo, gà, bò... cho đến hạt giống lúa, cà chua... đều phải nhập và phụ
thuộc hoàn toàn vào nguồn cung từ các công ty nước ngoài tại Việt
Nam. Điều này đã và đang làm gia tăng chi phí sản xuất, dẫn đến
những thiệt hại lớn cho nông dân lẫn doanh nghiệp nếu nhập nguồn
giống kém chất lượng.
- Nhập khẩu giống lợn:
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, Bộ NN và PTNT, trong 8 tháng
đầu năm 2014, Việt Nam đã chi khoảng 1,52 triệu USD cho nhập khẩu
1.686 con lợn giống, tăng 89% so với cùng kỳ năm 2013.
28
NGUYỄN VĂN GIÁP
Hình 13. Nhập khẩu lợn giống của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012
(Code 010310)
Việt Nam nhập lợn giống chủ yếu từ các nước Canada, Thái Lan,
Mỹ, Đan Mạch..., trong đó Canada chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm
36,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lợn giống năm 2012). Giá
nhập khẩu lợn giống trung bình khoảng 899 USD/con. Lợn đực giống
nhập khẩu chiếm 7,6% so với tổng đàn, nhiều nhất là giống Landrace
(chiếm 44,5%).
Hình 14. Cơ cấu giống lợn nhập khẩu
29
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
Nguồn: Website Chăn nuôi Việt Nam, 2014
Nguồn: Trademap, 2014
Giống Yorkshire hiện đang là giống được nhập khẩu nhiều nhất ở
thị trường Việt Nam, chiếm khoảng 76% so với tổng đàn hiện có, ngoài
ra còn có các giống khác cũng được nhập và sử dụng phổ biến là
Landrace (11%), Pietrain (7%) và Duroc (6%). Nguyên nhân nhập lợn
giống ngày càng tăng là vì năng suất và chất lượng các giống ngoại tốt
hơn hẳn so với các giống ở các cơ sở trong nước; một con lợn nái giống
ngoại đẻ được 28 con/năm, trong khi đó con giống trong nước chỉ có 18
con/năm. Chưa kể nuôi con giống nội địa tiêu tốn nhiều thức ăn hơn,
để được 1 kg thịt, lợn giống nội cần tới 2,8 kg thức ăn, trong khi giống
lợn ngoại chỉ cần 2,4 kg thức ăn (Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, 2014).
Nhìn chung, lượng và giá trị nhập khẩu con giống tăng mạnh năm
2014 so với cùng kỳ năm 2013. Đây là nguồn gen chuẩn để làm cơ sở
nhân giống, cải tiến năng suất, chất lượng đàn giống hiện có trong
nước. Lượng và chất lượng giống nhập khẩu tăng vọt cho thấy cầu về
con giống đạt chất lượng trong sản xuất là rất lớn, dự báo thị trường
giống sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai.
- Nhập khẩu giống gà:
Trong những năm qua, Việt Nam đã nhập khoảng 14 giống gà,
chủ yếu là nhập giống ông bà (GP) hoặc bố mẹ (PS) về để sản xuất ra
con thương phẩm (C). Do công nghệ chăn nuôi chưa đồng bộ nên
năng suất của các giống nhập khẩu nuôi ở nước ta chỉ đạt khoảng 85
- 90% so với năng suất chuẩn của giống nhập. Các giống gà ngoại
nhập được chăn nuôi phổ biến nhất ở Việt Nam là AA (Arbor Acres),
ISA, Ross, Avian, Lohmann, Cobb. Các giống nhập khẩu được nuôi tại
các cơ sở giống của Nhà nước, các công ty FDI nước ngoài và các công
ty nội địa. Hiện nay, có 4 thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống
gà nhập nội như sau:
- Các doanh nghiệp nhà nước và các công ty cổ phần;
- Các doanh nghiệp nước ngoài (3 công ty lớn nhất là CP. Group,
Japfa Comfeed và Topmill);
30
NGUYỄN VĂN GIÁP
- Các đơn vị nghiên cứu khoa học về chăn nuôi gà;
- Các trang trại gà tư nhân
Cả nước hiện có hơn 11 cơ sở giống cấp quốc gia, chăn nuôi gà
giống gốc. Bên cạnh đó, còn hơn 219 trại giống thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau: 10 cơ sở của các công ty có vốn nước ngoài FDI,
hơn 20 cơ sở của các doanh nghiệp địa phương, số còn lại là của trang
trại tư nhân. Do các đơn vị chỉ nhập khẩu giống bố mẹ và số lượng ít
giống ông bà, không giữ được giống lâu dài, nên hàng năm các cơ sở
này phải nhập giống mới thay thế. Như vậy, chăn nuôi gà hoàn toàn
lệ thuộc vào nước ngoài về các giống có năng suất cao.
Theo số liệu thống kê của FAO (2013) Việt Nam nhập khẩu
khoảng 1,539 triệu con gà giống bố mẹ để sản xuất giống thương
phẩm cung cấp cho chăn nuôi gà trong nước năm 2011. Tuy nhiên, số
lượng nhập khẩu gà giống trong thời gian qua biến động liên tục theo
tình hình dịch cúm gia cầm diễn ra trong nước. Trong giai đoạn 2000
- 2011, số lượng gà giống nhập tăng lên khoảng 739 nghìn con với tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 5,6%/năm.
Hình 15. Số lượng gà giống nhập khẩu vào Việt Nam 2000 - 2011
(Ngàn con)
31
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
Nguồn: FAOSTAT, 2013
Số liệu mới nhất của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tính đến
tháng 8 năm 2014 số lượng gia cầm giống được nhập vào Việt Nam là
gần 1 triệu con, giảm 24,8% so với cùng kỳ năm 2013, với tổng kim
ngạch nhập khẩu đạt 3,92 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình
khoảng 3,93 USD/con, tăng 0,91 USD/con so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn nhập chủ yếu từ New Zealand và Mỹ.
Hình 16. Cơ cấu giống gia cầm nhập khẩu
Hiện gà giống Ross là loại giống được nhập khẩu nhiều nhất
(36%), tiếp đến là Cobb và Indian River Meat (chiếm 21%), còn lại một
số giống khác với tỷ lệ nhỏ hơn là Isa Brown, Hisex Browm, trong đó
bao gồm một tỷ lệ rất nhỏ giống vịt được nhập khẩu (0,4%). Lượng
gia cầm sống được nhập khẩu qua cửa khẩu của TP. HCM (chiếm
55%) và Hà Nội (chiếm 45%). Nhìn chung do ảnh hưởng của thị
trường gà trong nước, lượng gà giống nhập khẩu vào Việt Nam giảm
khoảng 24,8% so với cùng kỳ năm 2013. Lượng nhập khẩu giảm chủ
yếu vào tháng 6, 7 và 8. Dự báo lượng gà giống nhập khẩu sẽ tiếp tục
giảm trong tương lai.
32
NGUYỄN VĂN GIÁP
Nguồn: Website Chăn nuôi Việt Nam, 2014
Nhập khẩu gà giống theo đường tiểu ngạch và nhập lậu thì đang
diễn biến hết sức phức tạp và khó kiểm soát. Theo Cục Hải quan, tình
hình nhập lậu gà giống đang có xu hướng tăng tại cửa khẩu cảng Vạn
Gia - Quảng Ninh. Theo thông tin của Cục Hải quan tỉnh Quảng
Ninh, tháng 9/2014 vừa qua đã bắt giữ hơn 11.000 con gà giống nhập
lậu, trị giá lên đến hơn 70 triệu đồng. Toàn bộ lượng nhập lậu trên đều
có nguồn gốc từ Trung Quốc và chưa xác định được chủ sở hữu. Loại
sản phẩm nhập lậu này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến
ATVSTP, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước. Việc
nhập khẩu giống vật nuôi là cần thiết, tuy nhiên cần phải khai thác và
sử dụng có hiệu quả các giống vật nuôi ngoại, tránh tình trạng nhập
khẩu giống vật nuôi kém chất lượng hoặc nhập khẩu ồ ạt nhiều
nguồn gen không được chọn lọc, đồng thời tăng cường kiểm soát tình
trạng nhậu lậu giống không rõ nguồn gốc vào thị trường nội địa.
3.1.3. Chính sách liên quan đến giống chăn nuôi
Để phát triển khâu sản xuất giống vật nuôi, Chính phủ đã ban
hành nhiều chính sách như:
Quyết định số 34/2001/QĐ-BNN-VP, ngày 30/3/2001 về Ban hành
quy định về điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc
ngành trồng trọt và chăn nuôi. Cụ thể trong lĩnh vực giống vật nuôi
gồm các nội dung chính:
- Giống phải có tên trong danh mục tuyển chọn được Bộ NN công bố.
- Có diện tích mặt bằng, chuồng trại phù hợp yêu cầu kỹ thuật.
- Người làm kỹ thuật phải có trình độ đại học chăn nuôi (đối với
giống gốc, giống ông bà), trình độ trung cấp chăn nuôi (đối với giống
bố mẹ).
- Phải có hệ thống sổ sách, chương trình vi tính, ghi chép rõ ràng
quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Người kinh doanh giống chăn nuôi phải công bố chất lượng con
giống; khi bán ra, con giống phải đảm bảo đúng chất lượng đã công bố.
33
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
Pháp lệnh số 16/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy Ban Thường Vụ
Quốc Hội ngày 24/3/2004 về giống vật nuôi. Nội dung của pháp lệnh
xoay quanh 5 vấn đề chính:
- Quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi
- Nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm và công nhận giống vật
nuôi mới
- Sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi
- Quản lý chất lượng giống vật nuôi
- Thành tra và giải quyết tranh chấp
Tiêu chuẩn Việt Nam năm 2008 do Viện Chăn nuôi (Bộ NNPTNT)
biên soạn về Giống vật nuôi - thuật ngữ di truyền giống. Nội dung
chính liệt kê và giải thích các thuật ngữ liên quan đến di truyền giống.
Căn cứ Pháp lệnh số 16/2004/PL-UBTVQH11, ngày 7/6/2011 Bộ
NNPTNT đã ban hành Thông tư số 43/2011/TT-BNNPTNT về Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi.
Ban hành kèm theo là 4 QCVN, trong đó có QCVN 01-
46:2011/BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo
nghiệm, kiểm định gà giống và QCVN -1 - 148: 2013/BNNPTNT về
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định lợn giống.
Các quy chuẩn này đưa ra hai nội dung chính:
- Quy định về kỹ thuật: Trong đó nêu rõ quy định cho việc lấy mẫu;
Địa điểm khảo nghiệm, kiểm định; Chăm sóc, nuôi dưỡng; Định mức
các chỉ tiêu kỹ thuật khảo nghiệm, kiểm định gà giống (ông bà, bố mẹ,
thương phẩm); Thời gian khảo nghiệm, kiểm định gà giống; Phương
pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của gà giống.
- Quy định về quản lý: nêu các quy định về Chứng nhận hợp quy;
Công bố hợp quy; Giám sát, xử lý vi phạm; Tổ chức thực hiện.
Nghị định số 119/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi,
34
NGUYỄN VĂN GIÁP
thức ăn chăn nuôi. Nội dung chính Nghị định đưa ra riêng cho lĩnh
vực giống vật nuôi bao gồm các cách xử phạt khi vi phạm về quản
lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn; Về khai thác
và bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm; Về trao đổi quốc tế nguồn
gen vật nuôi quý hiếm; Về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi
mới; Về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; Về sản xuất, kinh
doanh tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng; Về nhập khẩu giống vật
nuôi; Về chất lượng giống vật nuôi trong kinh doanh; Về các vi
phạm khác trong lĩnh vực thủy sản; Về giấy chứng nhận, văn bản
cho phép, giấy phép về giống vật nuôi; Về quy định an toàn sinh
học trong chăn nuôi.
3.1.4. Những vấn đề tồn tại trong thị trường giống chăn nuôi ở
Việt Nam
Trong chăn nuôi, con giống đóng vai trò quan trọng quyết định
đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề
quan trọng này vẫn chưa được coi trọng, sản phẩm không đồng đều,
việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong lai tạo giống còn hạn chế (Viện
Chăn nuôi, 2014). Những trở ngại hiện nay về giống mà ngành chăn
nuôi đang phải đối mặt:
- Hộ nông dân chưa biết hết giá trị của việc áp dụng ưu thế lai
trong công tác giống để nâng cao hiệu quả kinh tế. Và do đó cũng là
nguyên nhân quan trọng để họ chưa liên kết với nhau, phân công
trách nhiệm trong thị trường hình tháp giống 4 cấp, 3 cấp tạo ra. Hình
thức sản xuất giống của nông dân vẫn chưa đảm bảo chất lượng.
- Hộ nông dân chưa sẵn sàng cung cấp thông tin chính xác để
cùng nhau điều tiết thị trường giống. Hiện nay vẫn sản xuất tự phát,
manh mún, nhiều nơi còn bị ảnh hưởng bởi “tâm lý đám đông” gây
ra những thiệt hại đáng kể.
- Cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong một số trường hợp phản
ứng không đồng bộ và kịp thời.
35
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
- Cơ sở chuồng trại của nhiều trung tâm chậm được đầu tư, hệ
thống chuồng nuôi tại hộ cá thể và gia đình chưa đồng bộ.
- Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu còn nghèo nàn, đơn giản, chưa
đáp ứng yêu cầu cho các thí nghiệm có độ chính xác cao, nguồn kinh
phí cho các đề tài nghiên cứu giống còn hạn chế.
3.2. Đặc điểm thị trường TACN ở Việt Nam
3.2.1. Hiện trạng ngành sản xuất TACN
Ngành sản xuất TACN trong nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn
nguyên liệu nhập khẩu, trung bình Việt Nam nhập khoảng 8 triệu
nguyên liệu tấn/năm . Trong đó, các loại nguyên liệu giàu đạm như
khô dầu đậu tương, bột xương thịt, bột cáViệt Nam phải nhập tới
90%; và khoáng chất, vitamin, phụ gia phải nhập khẩu 100%.
Theo Cục Chăn nuôi, sản lượng TACN công nghiệp cho gia súc,
gia cầm quy đổi năm 2012 đạt khoảng 12,7 triệu tấn, tăng xấp xỉ 7,9%
so với năm 2011 (11,5 triệu tấn). Trong đó, thức ăn chăn nuôi cho gà
sản xuất năm 2012 là 2,7 triệu tấn chiếm 21,45% tổng sản lượng thức
ăn chăn nuôi sản xuất năm 2012, kế đến thức ăn cho vịt chiếm 12,42%
và cao nhất là thức ăn chăn nuôi cho lợn chiếm 64,04%.
Bảng 4. Thức ăn chăn nuôi chế biến công nghiệp năm 2012
36
NGUYỄN VĂN GIÁP
Tổng số
TACN**
Thức ăn gia cầm
Thức ăn
cho lợn
Tỷ trọng chủng
loại thức ăn
Gà Vịt
Gia cầm
(%)
Lợn (%)
Thức ăn hỗn hợp
(ngàn tấn)
10.569,50 2.430,40 1.426,8 6.464,00 36,49 61,16
Thức ăn đậm đặc
(ngàn tấn)
681,7 79,9 40,9 557,5
Quy đổi sang
hỗn hợp
2.135,1 295,1* 151,5* 1.672,50
Tổng số TA sau
quy đổi (ngàn tấn)
12.704,60 2.725,50 1.578,3 8.136,50 33,88 64,04
Nguồn: Cục Chăn nuôi. Không tính 5 nhà máy chế biến Premix.
3.2.2. Các nhà cung cấp TACN chính ở Việt Nam
Theo thống kê của Hiệp hội TACN Việt Nam, hiện cả nước có
khoảng 239 nhà máy chế biến TACN thành phẩm công nghiệp cho gia
súc và gia cầm, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% trong
nước khoảng 180 nhà máy; các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn
nước ngoài có khoảng 59 nhà máy. Sản lượng TACN công nghiệp
được sản xuất tại Đông Nam Bộ và ĐB sông Hồng là tương đương
nhau và lớn nhất nước (39,5% - 39,6%).
Hình 17. Thị phần các công ty cung cấp TACN tại Việt Nam năm 2013
Doanh nghiệp chiếm thị phần cao nhất hiện nay là Công ty Cổ
phần Chăn nuôi CP Việt Nam (gọi tắt là Công ty CP) với 19,42% trong
tổng sản lượng sản xuất ra thị trường; đứng sau là Công ty TNHH
Cargill Việt Nam (gọi tắt là Công ty Cargill) 8,11%; Proconco 7,51%;
ANT; Greenfeed; Anco; Japfa.
Công ty CP đang nắm giữ 40% thị phần đối với ngành hàng gà
công nghiệp; 50% thị phần trứng công nghiệp và 18 - 20% thị phần
ngành TACN tại Việt Nam. Công ty còn nắm giữ 5% trong tổng sản
lượng chăn nuôi lợn của cả nước. Trong tổng doanh thu của công ty
thì doanh thu từ sản xuất TACN là nguồn doanh thu lớn nhất (chiếm
62,2% trong tổng doanh thu). Mặc dù hiện tại công ty đã có khoảng
37
CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
Nguồn: Cục Chăn Nuôi, 2014
3.000 đại lý cung cấp thức ăn trên địa bàn cả nước, tuy nhiên dự kiến
sẽ còn mở thêm 10.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc và sẽ xây dựng
thêm 6 nhà máy xay xát TACN ở Việt Nam trong năm 2014. Hiện tại
Công ty CP có 5 chi nhánh: tại Hà Nội có quy mô sản xuất lớn nhất
(chiếm 27,12% trong tổng sản lượng nguồn thức ăn được sản xuất); tại
Bình Dương (chiếm 23,33%); tại Đồng Nai (chiếm 23,23%), tại Tiền
Giang (chiếm 13,19%) và tại Hải Dương (chiếm 13,14%).
Tính đến năm 2013, Công ty Cargill có tổng cộng 6 nhà máy chế
biến TACN, nâng công suất lên 1 triệu tấn/năm. Các chi nhánh của
Công ty Cargill được đặt tại Hưng Yên, với tỷ trọng lớn nhất về sản
lượng sản xuất ra 28,21%; chi nhánh tại Đồng Nai 24,99%; chi nhánh
tại Long An 19,40%; chi nhánh tại Hà Nam 11,84%; chi nhánh tại Bình
Định 7,99% và chi nhánh cuối cùng được đặt tại Cần Thơ 7,57%. Công
ty Proconco hiện đang có 4 công ty tại Việt Nam, trụ sở lớn nhất đặt
tại Đồng Nai chiếm 54,14% tổng sản lượng thành phẩm được sản xuất
ra; chi nhánh thứ hai được đặt tại Hải Phòng với tỷ trọng chiếm
24,74%; chi nhánh đặt tại Hà Nội (13,86%) và chi nhánh tại Cần Thơ
(7,25%). ANT Group hiện cũng đang là một trong những đối thủ cạnh
tranh của các công ty chế biến TACN lớn tại Việt Nam. Đến nay ANT
đã xây dựng được 3 nhà máy, trụ sở chính đặt tại Đồng Nai chiếm
50,70% tổng sản lượng sản xuất ra; chi nhánh thứ hai đặt tại Hải
Dương (35,31%) và chi nhánh còn lại đặt tại Long An (13,98%).
Greenfeed là nhà máy chế biến TACN đứng thứ 5 tại Việt Nam. Tính
đến nay công ty này đã xây dựng được 4 nhà máy, nhà máy đầu tiên
đặt tại Long An (33,99% tổng sản lượng sản xuất), các chi nhánh còn
lại được đặt tại Hưng Yên, Đồng Nai và Bình Định. Ngoài ra, còn có
Công ty Anco (3 chi nhánh tại Vĩnh Long, Đồng Nai và Hà Nam),
Japfa (5 chi nhánh tại Bình Thuận, Vĩnh Phúc, Long An, Thái Bình và
Hòa Bình) cũng là một trong những công ty lớn trong lĩnh vực chế
biến TACN phục vụ cho gia súc và gia cầm trên địa bàn cả nước.
38
NGUYỄN VĂN GIÁP
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tảiLa01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tảihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến...
Luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến...Luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến...
Luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Lap du an dau tu sua chua nha xuong
Lap du an dau tu sua chua nha xuongLap du an dau tu sua chua nha xuong
Lap du an dau tu sua chua nha xuongThaoNguyenXanh2
 
Thị trường lao động thành phố hồ chí minh trong hội nhập quốc tế 6677709
Thị trường lao động thành phố hồ chí minh trong hội nhập quốc tế 6677709Thị trường lao động thành phố hồ chí minh trong hội nhập quốc tế 6677709
Thị trường lao động thành phố hồ chí minh trong hội nhập quốc tế 6677709jackjohn45
 
Giao trinh luat canh tranh
Giao trinh luat canh tranhGiao trinh luat canh tranh
Giao trinh luat canh tranhHung Nguyen
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).DocNguyễn Công Huy
 
Luận văn: Ứng dụng thị trường quyền chọn và giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro t...
Luận văn: Ứng dụng thị trường quyền chọn và giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro t...Luận văn: Ứng dụng thị trường quyền chọn và giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro t...
Luận văn: Ứng dụng thị trường quyền chọn và giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆPỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆPHoàng Mai
 

Was ist angesagt? (18)

Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sở hữu Thiên Tân, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sở hữu Thiên Tân, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sở hữu Thiên Tân, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sở hữu Thiên Tân, HAY
 
Luận văn: Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hà...
Luận văn: Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hà...Luận văn: Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hà...
Luận văn: Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hà...
 
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...
 
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
 
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tảiLa01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
La01.024 chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
 
Luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến...
Luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến...Luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến...
Luận án: Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến...
 
Luận án: Giá trị văn hóa Khmer trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa Khmer trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa Khmer trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa Khmer trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Nam Bộ
 
Lap du an dau tu sua chua nha xuong
Lap du an dau tu sua chua nha xuongLap du an dau tu sua chua nha xuong
Lap du an dau tu sua chua nha xuong
 
Thị trường lao động thành phố hồ chí minh trong hội nhập quốc tế 6677709
Thị trường lao động thành phố hồ chí minh trong hội nhập quốc tế 6677709Thị trường lao động thành phố hồ chí minh trong hội nhập quốc tế 6677709
Thị trường lao động thành phố hồ chí minh trong hội nhập quốc tế 6677709
 
Giao trinh luat canh tranh
Giao trinh luat canh tranhGiao trinh luat canh tranh
Giao trinh luat canh tranh
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...
 
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
La01.022 “nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
 
Luận án: Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
Luận án: Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt NamLuận án: Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
Luận án: Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
 
Luận văn: Ứng dụng thị trường quyền chọn và giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro t...
Luận văn: Ứng dụng thị trường quyền chọn và giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro t...Luận văn: Ứng dụng thị trường quyền chọn và giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro t...
Luận văn: Ứng dụng thị trường quyền chọn và giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro t...
 
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
 
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆPỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
 

Ähnlich wie Thị trường chăn nuôi việt nam thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh

Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...
Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...
Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docxDU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Qtkdqttiuluanthamkhao
QtkdqttiuluanthamkhaoQtkdqttiuluanthamkhao
QtkdqttiuluanthamkhaoNguyen Nhung
 
Luận án: Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam
Luận án: Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt NamLuận án: Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam
Luận án: Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợp
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợpThuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợp
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợpLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Nguyen Hoang My Phuong - Quan tri rui ro gia nong san - Nhin tu thi truong ca...
Nguyen Hoang My Phuong - Quan tri rui ro gia nong san - Nhin tu thi truong ca...Nguyen Hoang My Phuong - Quan tri rui ro gia nong san - Nhin tu thi truong ca...
Nguyen Hoang My Phuong - Quan tri rui ro gia nong san - Nhin tu thi truong ca...Phuong Nguyen
 
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...nataliej4
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu t...
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu t...Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu t...
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Bài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếBài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếtuongnm
 
Dự án nhà máy sản xuất và phân phối bánh kẹo 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất và phân phối bánh kẹo 0918755356Dự án nhà máy sản xuất và phân phối bánh kẹo 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất và phân phối bánh kẹo 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...QUOCDATTRAN5
 

Ähnlich wie Thị trường chăn nuôi việt nam thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh (20)

Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...
Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...
Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...
 
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docxDU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆTDỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN MỸ VIỆT
 
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
Luận án: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở ...
 
Qtkdqttiuluanthamkhao
QtkdqttiuluanthamkhaoQtkdqttiuluanthamkhao
Qtkdqttiuluanthamkhao
 
LA01.018_Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam
LA01.018_Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt NamLA01.018_Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam
LA01.018_Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam
 
Luận án: Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam
Luận án: Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt NamLuận án: Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam
Luận án: Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam
 
La01.018 xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may việt nam
La01.018 xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may việt namLa01.018 xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may việt nam
La01.018 xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may việt nam
 
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợp
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợpThuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợp
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợp
 
Nguyen Hoang My Phuong - Quan tri rui ro gia nong san - Nhin tu thi truong ca...
Nguyen Hoang My Phuong - Quan tri rui ro gia nong san - Nhin tu thi truong ca...Nguyen Hoang My Phuong - Quan tri rui ro gia nong san - Nhin tu thi truong ca...
Nguyen Hoang My Phuong - Quan tri rui ro gia nong san - Nhin tu thi truong ca...
 
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...
Phát triển liên kết kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác ở thành phố Đà...
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu t...
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu t...Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu t...
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu t...
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356
 
Bài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếBài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tế
 
Dự án nhà máy sản xuất và phân phối bánh kẹo 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất và phân phối bánh kẹo 0918755356Dự án nhà máy sản xuất và phân phối bánh kẹo 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất và phân phối bánh kẹo 0918755356
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
 
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
 
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOTLuận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
 

Mehr von nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Mehr von nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Kürzlich hochgeladen

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Thị trường chăn nuôi việt nam thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh

  • 1. THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ NÂNG CAO CẠNH TRANH
  • 2. ii Tranh bìa: Làng ven đê của họa sĩ Đỗ Thị Ninh (2011, sơn dầu trên vải, 65x90 cm). Sưu tập của NĐT.
  • 3. THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ NÂNG CAO CẠNH TRANH NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Hà Nội, tháng 10 - 2015
  • 4. iv Chủ biên: NGUYỄN VĂN GIÁP Nhóm nghiên cứu: - NGUYỄN THỊ LIÊN - TRẦN THỊ ÚT LINH - ĐỖ MẠNH HÙNG - ĐỖ ĐĂNG HUY
  • 5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................xiii TÓM TẮT CHÍNH SÁCH.......................................................................xiv I. GIỚI THIỆU...........................................................................................1 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu .......................................................11 1.2. Cách tiếp cận và phương pháp....................................................3 II. TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM .....................10 2.1. Ngành chăn nuôi Việt Nam .......................................................10 2.1.1. Vai trò chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp ........................10 2.1.2. Tình hình tăng trưởng..............................................................10 2.2. Ngành chăn nuôi lợn...................................................................12 2.2.1. Tình hình tăng trưởng..............................................................12 2.2.2. Phân bổ vùng chăn nuôi lợn ...................................................14 2.2.3. Các loại hình chăn nuôi lợn.....................................................15 2.2.4. Quy mô chăn nuôi lợn .............................................................16 2.3. Ngành chăn nuôi gà ....................................................................18 2.3.1. Tình hình tăng trưởng..............................................................18 2.3.2. Phân bổ vùng chăn nuôi gà.....................................................20 2.3.3. Các loại hình chăn nuôi gà ......................................................20 2.3.4. Quy mô chăn nuôi gà...............................................................21 III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM....23 3.1. Đặc điểm thị trường giống chăn nuôi ......................................23 3.1.1. Cơ cấu nguồn giống .................................................................23 3.1.2. Tình hình nhập khẩu con giống .............................................28 v
  • 6. 3.1.3. Chính sách liên quan đến giống chăn nuôi ..........................33 3.1.4. Những vấn đề tồn tại trong thị trường giống chăn nuôi ở Việt Nam .................................................................................35 3.2. Đặc điểm thị trường TACN ở Việt Nam..................................36 3.2.1. Hiện trạng ngành sản xuất TACN .........................................36 3.2.2. Các nhà cung cấp TACN chính ở Việt Nam.........................37 3.2.3. Tình hình nhập khẩu TACN ...................................................39 3.2.4. Biến động giá cả TACN............................................................43 3.2.5. Các chính sách của nhà nước liên quan đến TACN............44 3.3. Đặc điểm cấu trúc thị trường dịch vụ thú y............................47 3.3.1. Tình hình sản xuất và nhập khẩu thuốc thú y.....................47 3.3.2. Mạng lưới và dịch vụ thú y ở Việt Nam...............................52 3.3.3. Thị phần, mức độ tập trung thị trường, và chiến lược cạnh tranh của các công ty thuốc thú y.................................56 3.3.4. Các chính sách của nhà nước liên quan đến thuốc thú y...59 3.4. Đặc điểm cấu trúc thị trường giết mổ - phân phối.................60 3.4.1. Hiện trạng giết mổ gia súc - gia cầm và các nhà giết mổ chính .............................................................................60 3.4.2. Khái quát về thương mại và tiêu thụ sản phẩm thịt ở Việt Nam .................................................................................64 3.4.3. Thị phần và chiến lược của các nhà giết mổ - phân phối...70 IV. ẢNH HƯỞNG CẤU TRÚC NGÀNH ĐẾN LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ.....................................................................71 4.1. Đặc điểm hộ chăn nuôi nhỏ. ......................................................71 4.1.1. Hộ chăn nuôi gà........................................................................71 4.1.2. Hộ chăn nuôi lợn ......................................................................77 4.2. Phân tích kinh tế hộ chăn nuôi nhỏ ..........................................82 4.2.1. Phân tích kinh tế hộ chăn nuôi gà..........................................82 vi NGUYỄN VĂN GIÁP
  • 7. 4.2.2. Phân tích kinh tế hộ chăn nuôi lợn. .......................................94 4.3. Phân tích ảnh hưởng của thị trường đến lợi ích hộ chăn nuôi ...............................................................................105 4.3.1. Thị trường trang trại/bán sản phẩm chăn nuôi:.................105 4.3.2. Thị trường thức ăn chăn nuôi:..............................................110 4.4. Tác động của chính sách ngành đến người chăn nuôi nhỏ...114 4.4.1. Rà soát chính sách liên quan tới ngành chăn nuôi Việt Nam...................................................................................114 4.4.2. Phân tích tác động của chiến lược phát triển chăn nuôi ..118 V. KẾT LUẬN VÀ kiến nghị CHÍNH SÁCH ......................................125 5.1. Phát hiện và nhận định chính..................................................125 5.2. Kiến nghị chính sách .................................................................127 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................130 vii CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Số lượng và cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô và vùng sinh thái năm 2011 .......................................................................17 Bảng 2. Số lượng và cơ cấu hộ nuôi gà theo quy mô và vùng sinh thái năm 2011................................................................................22 Bảng 3. Cơ cấu chủng loại giống lợn tại các cơ sở sản xuất giống lớn (%)* ..........................................................................................24 Bảng 4. Thức ăn chăn nuôi chế biến công nghiệp năm 2012 ..............36 Bảng 5. Ước tính giá trị thị trường thuốc thú y Việt Nam năm 2013........................................................................................48 Bảng 6. Bảng giá một số loại thuốc thú y chính....................................49 Bảng 7. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 1 .........................................................................................88 Bảng 8. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 2 .......................................................................................90 Bảng 9. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 3 .......................................................................................91 Bảng 10. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 4 .....................................................................................93 Bảng 11. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 1 ...................................................................................100 viii
  • 9. Bảng 12. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 2 ...................................................................................101 Bảng 13. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 3 ...................................................................................103 Bảng 14. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong - giả thiết 4 ...................................................................................104 Bảng 15. Giá và lượng thị trường lợn thịt và gà 2010-2013...............107 Bảng 16. Các thông số thị trường lợn thịt và gà..................................108 Bảng 17. Lợi ích và thiệt hại khi có độc quyền mua lợn thịt và ép gia của thương lái..........................................................108 Bảng 18. Lợi ích và thiệt hại khi có độc quyền mua gà thịt và ép gia của thương lái..........................................................109 Bảng 19. Lợi ích và thiệt hại khi có độc quyền mua lợn thịt và ép gia của thương lái với các thông số thị trường khác nhau ..................................................................................110 Bảng 20. Giá và sản lượng thị trường thức ăn chăn nuôi 2010 - 2013 .................................................................................111 Bảng 21. Các thông số thị trường thức ăn chăn nuôi .........................112 Bảng 22. Lợi ích và thiệt hại ở thị trường thức ăn chăn nuôi ...........113 Bảng 23. Lợi ích và thiệt hại ở thị trường thức ăn chăn nuôi với các mức độ độc quyền thị trường khác nhau...............113 Bảng 24. Lợi ích và thiệt hại tính trên một đơn vị trọng lượng (kg) lợn, gà và thức ăn chăn nuôi khi có độc quyền thị trường...................................................................................114 ix CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
  • 10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Tỷ trọng giá trị sản xuất theo giá hiện hành của các ngành nông nghiệp giai đoạn 2000-2012................................................10 Hình 2. Số lượng gia súc, gia cầm Việt Nam giai đoạn 2000-2012.....11 Hình 3. Tổng sản lượng và cơ cấu thịt gia súc, gia cầm giai đoạn 2000-2012 .......................................................................................12 Hình 4. Số lượng lợn cả nước và phân theo vùng sinh thái giai đoạn 2000-2012......................................................................13 Hình 5. Sản lượng thịt lợn hơi cả nước theo vùng sinh thái giai đoạn 2000 - 2012 ...................................................................14 Hình 6. Cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô và vùng sinh thái năm 2011........................................................................................18 Hình 7. Số lượng gà cả nước và phân theo vùng sinh thái giai đoạn 2000 - 2012 ...................................................................19 Hình 8. Sản lượng thịt gà và trứng các loại giai đoạn 2000 - 2012.....19 Hình 9. Cơ cấu hộ nuôi gà theo quy mô và vùng sinh thái năm 2011........................................................................................23 Hình 10. Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 4 cấp......................25 Hình 11. Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 3 cấp......................26 Hình 12. Cơ cấu các giống gà trong các cơ sở sản xuất giống*...........26 Hình 13. Nhập khẩu lợn giống của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012 (Code 010310)..............................................................................29 Hình 14. Cơ cấu giống lợn nhập khẩu....................................................29 Hình 15. Số lượng gà giống nhập khẩu vào Việt Nam 2000 - 2011 (Ngàn con)...................................................................................31 Hình 16. Cơ cấu giống gia cầm nhập khẩu............................................32 x
  • 11. Hình 17. Thị phần các công ty cung cấp TACN tại Việt Nam năm 2013......................................................................................37 Hình 18. Khối lượng nhập khẩu TACN và nguyên liệu giai đoạn 2006 - 2013 (triệu tấn) ................................................................39 Hình 19. Tổng kim ngạch nhập khẩu TACN và nguyên liệu (Triệu USD) .................................................................................40 Hình 20. Thị phần các nhà cung cấp TACN và nguyên liệu cho thị trường Việt Nam ........................................................................41 Hình 21. Cơ cấu giá trị nhập khẩu nguyên liệu thức ăn theo sản phẩm ............................................................................42 Hình 22. Biến động giá nhập khẩu ngũ cốc (USD/tấn)........................43 Hình 23. Biến động giá nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (USD/tấn).....................................................................................43 Hình 24. Biến động giá thức ăn chăn nuôi trong nước (VND/kg) .....44 Hình 25. Nhập khẩu vắc xin dùng cho thú y của Việt Nam giai đoạn 2002 - 2013 .................................................................50 Hình 26. Cơ cấu nguồn gốc các loại vắc xin được phép lưu hành tại Việt Nam................................................................................51 Hình 27. Năng lực cung ứng vắc xin của công ty NAVETCO (ĐVT: triệu liều)..........................................................................52 Hình 28. Sơ đồ tổ chức hệ thống thú y công Việt Nam .......................53 Hình 29. Các loại hình giết mổ chính tại Việt Nam..............................61 Hình 30. Giá trị gia tăng từng tác nhân và phân bổ trong chuỗi .......62 Hình 31. Nguồn gốc thịt giết mổ đang được tiêu thụ tại Hà Nội ......63 Hình 32. Sản xuất trong nước và tiêu dùng thịt lợn của Việt Nam qua các năm (ĐVT: 1000 tấn quy ra thịt xẻ)...........................64 Hình 33. Tiêu thụ thịt và trứng bình quân đầu người/tháng..............65 Hình 34. Tiêu thụ bình quân đầu người/tháng đối với thịt các loại và trứng gia cầm tại 6 khu vực................................................67 xi CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
  • 12. Hình 35. Kênh phân phối thịt tại Việt Nam...........................................68 Hình 36. Sự phát triển của các kênh bán hàng hiện đại tại Tp.HCM thay cho chợ truyền thống........................................................68 Hình 37. Thay đổi hành vi tiêu dùng khi xảy ra dịch bệnh trên heo và gia cầm....................................................................................69 Hình 38. Cơ cấu quy mô chăn nuôi gà phân theo các vùng ...............71 Hình 39. Đánh giá về biến động số hộ chăn nuôi và quy mô trong 3 năm gần đây..................................................................72 Hình 40. Ảnh hưởng từ việc tăng số hộ chăn nuôi và quy mô trong 3 năm gần đây đến các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ ....73 Hình 41. Đánh giá về thay đổi giống gà nuôi trong 3 năm gần đây ........................................................................................74 Hình 42. Cơ cấu giống gà theo quy mô chăn nuôi phân theo miền...........................................................................75 Hình 43. Đánh giá về thay đổi thức ăn chăn nuôi gà trong 3 năm gần đây ........................................................................................76 Hình 44. Cơ cấu quy mô chăn nuôi lợn phân theo các vùng..............77 Hình 45. Đánh giá về biến động số hộ chăn nuôi và quy mô trong 3 năm gần đây..................................................................78 Hình 46. Đánh giá về thay đổi giống lợn nuôi trong 3 năm gần đây ........................................................................................79 Hình 47. Cơ cấu giống lợn theo quy mô chăn nuôi phân theo miền...........................................................................80 Hình 48. Đánh giá về thay đổi thức ăn chăn nuôi lợn trong 3 năm gần đây ........................................................................................81 Hình 49. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt gà của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ phân theo vùng miền..........................................82 Hình 50. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt gà của hộ chăn nuôi theo quy mô ................................................................................83 xii NGUYỄN VĂN GIÁP
  • 13. Hình 51. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt gà của hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ phân theo vùng miền..................84 Hình 52. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt gà của hộ chăn nuôi phân theo quy mô ...................................................85 Hình 53. Chỉ số lợi ích chi phí của hộ chăn nuôi gà phân theo vùng miền và quy mô chăn nuôi.............................................86 Hình 54. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt lợn của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ phân theo vùng miền.......................94 Hình 55. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt lợn của hộ chăn nuôi theo quy mô .............................................................95 Hình 56. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt lợn của hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ phân theo vùng miền..................96 Hình 57. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt lợn của hộ chăn nuôi gà phân theo quy mô..............................................97 Hình 58. Chỉ số lợi ích chi phí của hộ chăn nuôi lợn phân theo vùng miền và quy mô chăn nuôi.............................................99 Hình 59. Thay đổi tỷ trọng đàn lợn tại các khu vực đến năm 2020............................................................................119 Hình 60. Cơ cấu quy mô hộ chăn nuôi lợn theo khu vực..................120 Hình 61. Dịch chuyển chăn nuôi Việt Nam từ khu vực có mật độ dân số cao (đồng bằng) sang khu vực có mật độ dân số thấp (trung du, miền núi).......................................................121 Hình 62. Định hướng phát triển đến 2020 của Việt Nam..................122 Hình 63. Dịch bệnh trên gia súc chính trong những năm qua (ĐVT: ngàn con) .......................................................................123 Hình 64. Số lượng hộ chăn nuôi và cơ cấu quy mộ hộ chăn nuôi lợn qua các năm........................................................................124 xiii CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
  • 14. TÓM TẮT CHÍNH SÁCH Ngành chăn nuôi Việt Nam tăng trưởng nhanh và chuyển từ quy mô chăn nuôi nhỏ sang hộ và trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Số lượng hộ chăn nuôi nhỏ giảm nhanh do gặp nhiều rủi ro dịch bệnh, bị cạnh tranh bởi hộ chăn nuôi quy mô lớn, và không được hưởng chính sách ưu đãi. Hơn nữa chăn nuôi Việt Nam ngày càng phụ thuộc hơn vào thị trường nước ngoài, nhập khẩu giống, nhập khẩu thức ăn, nhập khẩu thuốc thú ý ngày càng tăng, và chịu sự canh tranh ngày càng gay gắt của sản phẩm thịt nhập khẩu. Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chịu nhiều rủi ro và thiệt hại từ dịch bệnh hơn so với các hộ chăn nuôi quy mô lớn. Chăn nuôi quy mô siêu nhỏ ít chịu ảnh hưởng của biến động giá thức ăn công nghiệp. Thị trường thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu bị chi phối bởi một số công ty lớn. Các công ty thức ăn nước ngoài FDI chiếm thị phần lớn, tỷ lệ tập trung thị trường gia tăng trong những năm gần đây, có hiện tượng các công ty nhỏ neo giá theo các công ty lớn, có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh khi phát triển các hệ thống phân phối đại lý độc quyền và chiết khấu lớn. Từ giá bán TACN tăng cao hơn mức giá cạnh tranh gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Dịch vụ thú y công kém hiệu quả và dịch vụ thú y bị chi phối bởi các công ty tư nhân từ khâu cung cấp tư vấn thông tin, đào tạo, và bán thuốc, dẫn đến nguy cơ thị trường bị thiên lệch như có quá nhiều loại thuốc, chất lượng không rõ, giá đắt và gây thiệt hại cho nông dân nhỏ. Hệ thống giết mổ, phân phối thịt tạo ra thế độc quyền địa phương, các lò mổ và kênh phân phối địa phương lấy phần lớn giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị, khiến người chăn nuôi chịu thiệt thòi. Nhập lậu thịt chất lượng kém, thiếu an toàn và giá rẻ qua đường tiểu ngạch là mối đe xiv
  • 15. dọa lớn đến ngành chăn nuôi Việt Nam. TPP sẽ ảnh hưởng đến người chăn nuôi nhỏ nhiều hơn so với người chăn nuôi quy mô lớn. Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, và thay thế một phần thị trường bị mất đi của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Hệ thống thông tin bất đối xứng dẫn đến tình trạng chọn lọc ngược, khiến sản phẩn bẩn, sản phẩm không ATVSTP phổ biến và được lựa chọn đưa vào thị trường. Cần xây dựng chiến lược và quy hoạch chăn nuôi hoàn chỉnh cho cả nước. Đặc biệt xác định được vị trí và quan hệ giữa chăn nuôi quy mô nhỏ và quy mô lớn. Chiến lược chăn nuôi hướng tới mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi bền vững, cung cấp sản phẩm chất lượng sạch. Hướng tới cải thiện, nâng cao dinh dưỡng và sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam. Kiểm soát nhập lậu thịt qua biên giới, nhất là thịt chất lượng kém giá rẻ. Đối với nhập khẩu chính ngạch cần xây dựng hàng rào kỹ thuật cao, hạn chế sản phẩm chất lượng thấp, có dư lượng thuốc hóa chất. Kiểm soát độc quyền và nâng cao tính cạnh tranh thị trường TACN. Có biện pháp phá vỡ khả năng kiểm soát thị trường của một số công ty TACN. Tuy nhiên cần nhìn nhận vai trò của các công ty TACN trong việc thay đổi phương thức kinh doanh, tạo dựng thị trường mới, giới thiệu khoa học công nghệ, và phát triển thị trường chăn nuôi trong nước. Siết chặt khâu kiểm soát vệ sinh môi trường chăn nuôi. Áp dụng các bộ tiêu chuẩn về VSMT cho hộ chăn nuôi, phổ biến và áp dụng GAHP. Hạn chế chăn nuôi quy mô vừa và quy mô lớn trong khu dân cư. Kiểm soát hiệu quả thị trường thuốc thú y. Nâng cao vai trò thông tin và phổ biến kiến thức của hệ thống dịch vụ thú y công. Thắt chặt khâu đăng ký và kiểm soát giới thiệu các loại thuốc thú y mới. Kiểm soát nội dung tập huấn, hội thảo của các công ty thuốc tới người dân. Xây dựng mạng lưới kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) với hệ thống giết mổ và phân phối thịt. Dần loại bỏ các cơ sở giết mỏ quá nhỏ, trong khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh xv CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
  • 16. thực phẩm. Xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh cho các điểm bán thịt lẻ. Các tiêu chuẩn về bảo quản, bao gói, và hướng tới quy định phải có liên kết và hợp đồng với các điểm giết mổ đạt chuẩn mới được hành nghề. Mục tiêu 100% thịt tiêu thụ qua hệ thống giết mổ và bán lẻ phải là thịt có xác nhận (GAHP) và có nguồn gốc. Hình thành hiệp hội người tiêu dùng là cơ quan đấu tranh cho quyền lợi của người tiêu dùng, có chức năng kiểm tra, xác nhận tiêu chuẩn và uy tín của các hệ thống cung cấp và phân phối thịt nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. xvi NGUYỄN VĂN GIÁP
  • 17. I. GIỚI THIỆU 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu Cấu trúc ngành chăn nuôi Việt Nam đang thay đổi nhanh; từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sử dụng giống, thức ăn địa phương và tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống chợ truyền thống, chuyển sang mô hình chăn nuôi công nghiệp khép kín quy mô lớn, liên kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm tại các hệ thống siêu thị và phân phối. Quá trình chuyển đổi cấu trúc ngành chăn nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường về đảm bảo nguồn cung ổn định, kiểm soát dịch bệnh, chất lượng và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, các nghi vấn về cạnh không lành mạnh và thao túng thị trường để kiếm lợi đã xuất hiện ở các thị trường nông sản và vật tư nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay nông dân nhỏ phải chi trả cho vật tư đầu vào với giá cả tăng cao như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, và giống. Đồng thời, nông dân gặp khó khăn khi giá bán nông sản xuống thấp. Chính vì vậy nông dân nhỏ thường chỉ nhận được phần giá trị gia tăng nhỏ trong tổng giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản. Cấu trúc ngành chăn nuôi hiện tại gây ra những tác động xấu đến người chăn nuôi nhỏ: (1) Hộ sản xuất nhỏ không đủ nguồn lực để tham gia vào các chuỗi liên kết dọc giữa cung ứng vật tư, chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ; (2) Chăn nuôi nhỏ xử dụng giống bản địa, giống đặc sản địa phương bị canh tranh mạnh mẽ về giá từ các sản phẩm thịt nuôi công nghiệp quy mô lớn; (3) Người chăn nuôi hưởng lợi ít từ các chuỗi chăn nuôi liên kết dọc do quyền lực thị trường nằm ở các nhà cung cấp đầu vào, nhà chế biến và phân phối. Ngoài ra, cấu trúc ngành chăn nuôi hiện nay cũng gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi thị trường phân phối thịt tập trung vào một số doanh nghiệp, đẩy giá bán lẻ lên cao, giảm chất lượng và sự đa dạng của các sản phẩm thịt. 1 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
  • 18. Những nhận định và giả thiết nêu ở trên về cấu trúc ngành chăn nuôi cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ để làm cơ sở cho các chính sách và vận động chính sách phát triển ngành chăn nuôi bền vững. Mục đích của nghiên cứu này là phân tích lợi ích và thiệt hại của quá trình chuyển đổi cấu trúc ngành chăn nuôi đến hộ chăn nuôi quy mô nhỏ; từ đó đề xuất các chính sách và biện pháp quản lý thích hợp để nâng cao lợi ích của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và của người tiêu dùng Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu bao gồm: (1)Mô tả cấu trúc thị trường chăn nuôi: cung cầu, sản phẩm, thị phần, rào cản thị trường, mức độ tập trung thị trường, mức độ cạnh tranh. (2) Tính toán phân bổ lợi ích cho các tác nhân tham gia thị trường và đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc ngành đến hộ chăn nuôi nhỏ. (3) Đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ngành chăn nuôi và nâng cao lợi ích hộ chăn nuôi nhỏ. Nghiên cứu này tập trung vào hai đối tượng chăn nuôi cụ thể là lợn và gà. Nghiên cứu sẽ phân tích cấu trúc ngành theo chuỗi giá trị từ khâu giống, thức ăn, thú y, chăn nuôi, giết mổ, và phân phối tiêu thụ. Nghiên cứu tập trung phân tích cấu trúc và quyền lực chi phối thị trường tại các phân khúc trong ngành chăn nuôi. Phạm vi nghiên cứu trên cả nước, nhưng tập trung nghiên cứu thị trường gần hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu thực địa tập trung ở bốn tỉnh là Hà nội và Bắc Ninh ở miền Bắc, và Long An và Đồng Nai ở miền Nam. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng bao gồm: nghiên cứu tổng quan tài liệu; rà soát và phân tích chính sách; phương pháp chuyên gia; điều tra phỏng vấn hộ và các tác nhân tham gia thị trường chăn nuôi; hội thảo phân tích và tham vấn; phân tích lợi ích và thiệt hại của cấu trúc ngành. Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ Liên Minh Nông Nghiệp, là một liên minh gồm các thành viên tự nguyện tham gia từ 2 NGUYỄN VĂN GIÁP
  • 19. các Viện nghiên cứu, trường đại học, và các tổ chức dân sự có cùng mối quan tâm thúc đẩy tính hiệu quả của nền nông nghiệp Việt Nam và bảo vệ lợi ích của hộ nông dân quy mô nhỏ. Nghiên cứu này thực hiện bởi Trung tâm Chính sách Chiến lược Nông nghiệp miền Nam (SCAP), kinh phí nghiên cứu do Cơ quan Phát triển quốc tế Anh (DFID) tài trợ dưới sự quản lý của Tổ chức Oxfam Anh (Oxfam UK). Nhóm nghiên cứu gồm có TS. Nguyễn Văn Giáp, ThS. Nguyễn Thị Liên, ThS. Trần Thị Út Linh, CN. Đỗ Mạnh Hùng, và CN. Đỗ Đăng Huy. Báo cáo này nhận được ý kiến đóng góp từ các thành viên trong Liên Minh Nông Nghiệp như TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, TS. Đào Thế Anh, TS. Võ Trí Thành, TS. Nguyễn Đức Thành, ThS Lê Quang Bình và các thành viên khác. Những phân tích, nhận định trong báo cáo này là quan điểm cá nhân của nhóm nghiên cứu, không đại diện cho quan điểm của cơ quan công tác, cơ quan chủ quản, cơ quan tài trợ, và cơ quan điều phối. 1.2. Cách tiếp cận và phương pháp a) Cách tiếp cận: Trong phân tích cấu trúc ngành, chuỗi giá trị đóng vai trò quan trọng xác định lợi ích của nông dân nhỏ khi tham gia chuỗi. Hiện có bốn phương pháp tiếp cận trong phân tích cấu trúc ngành: phân tích trường hợp điển hình; phân tích “cấu trúc - vận hành - kết quả”; phân tích tổ chức ngành; phân tích biến động giá theo thời gian ở các thị trường liên kết dọc. Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng kết hợp cách tiếp cận khác nhau như phân tích tổ chức ngành ở các khâu trong chuỗi, hành vi của các tác nhân trong ngành, chiến lược cạnh tranh, phân tích lợi ích và thiệt hại của hành vi độc quyền. Ngoài ra, tiếp cận phân tích kinh tế chính trị (PEA) tổ chức thị trường nông sản phản ánh bức tranh tổng quát ngành. PEA quan tâm đến mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích và coi đây là yếu tố quan trong quyết định hành vi kinh doanh của các tác nhân. Tiếp cận PEA còn 3 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
  • 20. phân tích thể chế và các tiến trình ảnh hưởng đến ngành. PEA có thể được áp dụng cho một kênh thị trường và mô tả quan hệ của các công ty trong kênh thị trường, mô tả các tác nhân giám sát, các nhóm lợi ích trong một kênh phân phối. Giao dịch giữa các tác nhân trong kênh thị trường và hệ thống phân phối đòi hỏi thông tin, sức mạnh thương thuyết, và các quy định. Do đó hiệu quả của thị trường phụ thuộc mối liên hệ giữa các tác nhân, quyền lực tương đối và khả năng thương thuyết, thái độ hợp tác và cạnh tranh của các tác nhân. b) Khung phân tích: Nghiên cứu này áp dụng khung phân tích cạnh tranh của DFID (2008). Khung phân tích cạnh tranh bao gồm các bước: (i) Xác định thị trường; (ii) Mô tả cấu trúc thị trường; (iii) Phát hiện các rào cản cạnh tranh lành mạnh; (iv) Phân tích các chính sách và thể chế hạn chế cạnh tranh; (v) Nhận diện các nhóm lợi ích trong thị trường; (vi) Tìm kiếm các dấu hiệu và bằng chứng cạnh tranh không lành mạnh; (vii) Kết luận về thị trường. (1) Xác định các thị trường: thị trường cần được xác định về loại hàng hóa và dịch vụ, phạm vi địa lý của thị trường, và tác nhân và đối thủ cạnh tranh trong thị trường, ai là người cung cấp hàng hóa, ai là người mua, kích thước thị trường và giá cả thị trường. (2) Mổ tả cấu trúc thị trường: Xác định các nhà cung cấp chính và quan trọng của thị trường, Xác định mức độ tập trung của thị trường: Trong đó CR là thị phần của 3 hoặc 5 công ty lớn nhất trên thị trường; Cạnh tranh hoàn hảo, tỷ lệ tập trung (CR) rất nhỏ, cạnh tranh một cách tương đối, CR3 < 65%, mức độ tập trung trung bình, độc 4 NGUYỄN VĂN GIÁP
  • 21. quyền nhóm (Oligopoly) hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường, CR3 > 65%, mức độ tập trung cao; Độc quyền, CR1 xấp xỉ 100%. HHI là chỉ số tập trung thị trường. Nếu 1.000 # HHI # 1.800 thì thị trường tập trung ở mức độ vừa phải; HHI > 1.800 có nghĩa là thị trường tập trung ở mức độ cao. Nếu chỉ số tập trung thị trường tăng theo thời gian thì có dấu hiệu công ty lớn thôn tính thị trường. (3) Rào cản cạnh tranh: Xác định rào cản đối với công ty mới gia nhập thị trường? Chi phí gia nhập thị trường có lớn quá không? Thời gian để gia nhập thị trường có lâu không? Số lượng công ty có thể gia nhập có đủ lớn không? Khả năng gia nhập thị trường của công ty mới sẽ điều chỉnh hành vi của các công ty đang hoạt động trên thị trường. Nếu các công ty hiện trên thị trường định giá cao hơn mức giá cạnh tranh và có lợi nhuận đặc biệt thì các công ty mới sẽ có động lực tham gia thị trường, từ đó gây sức ép để các công ty trên thị trường phải hạ giá về mức giá cạnh tranh. Trên thị trường có thể có các loại rào cản sau: (a) Rào cản tự nhiên: bí quyết công nghệ, lợi thế quy mô, ưu thế về nguyên liệu, ưu thế mạng lưới phân phối; (b) Rào cản chiến lược: được tạo dựng bởi các doanh nghiệp trên thị trường nhằm cản trở sự gia nhập của doanh nghiệp mới. Các dạng rào cản chiến lược bao gồm việc tăng dư thừa cung thị trường; kết hợp hàng hóa thành nhóm khiến công ty mới phải cạnh tranh với nhóm sản phẩm; sắp xếp các hợp đồng dài hạn, cam kết thị trường dài hạn để công ty mới khó gia nhập; các công ty hiện tại phát tín hiệu sẽ cùng nhau gây khó khăn cho các công ty mới gia nhập; (4) Rào cản chính sách và thể chế: quy định đăng ký kinh doanh, quy định tiêu chuẩn ngành, v.v. Xác định có chính sách nào cản trở và gây khó khăn cho doanh nghiệp mới gia nhập không? Có sự cản trở và áp đặt của các công ty sở hữu nhà nước không? Các chính sách có tạo ra ưu thế cho doanh nghiệp nhà nước không? Các chính sách chi tiêu công của chính phủ có tạo ra cản trở cho doanh nghiệp mới 5 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
  • 22. không? Các chính sách ngành có gây cản trở cho doanh nghiệp mới gia nhập không? Các chính sách thương mại và xuất nhập khẩu có ảnh hưởng không? (ví dụ thuế nhập khẩu, thuế bán phá giá, v.v.). Cuối cùng, có sự áp dụng luật không công bằng không? (áp dụng luật chặt chẽ với doanh nghiệp nhỏ, và dễ dãi với doanh nghiệp lớn, khả năng quan hệ của doanh nghiệp lớn, khả năng vận động và ảnh hưởng đến chính sách và thực thi chính sách của doanh nghiệp lớn). (5) Nhóm lợi ích thị trường: trong thị trường có nhóm lợi ích nào kết cấu với nhau để cản trở sự cạnh tranh và phát triển lành mạnh của thị trường không?. Nếu các nhóm lợi ích có thể thao túng chính sách thì sẽ tạo ra cấu trúc thị trường phục vụ lợi ích của một số nhóm nhất định. Trong thị trường các tác nhân nào mạnh, và có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ cạnh tranh của thị trường. (6) Các dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh của các công ty: Xác định các dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh như: (a) Công ty áp đảo thị trường: công ty áp đảo thị trường có khả năng định giá và quyết định sản lượng sản xuất mà không cần xem xét đến các công ty khác. Công ty có thị phần tăng theo thời gian? Công ty có dầu hiệu loại bỏ đối thủ cạnh tranh, công ty có khả năng khai thác lợi nhuận từ người mua? Có hiện tượng hạ giá để loại đối thủ không (predatory pricing)? Giá và tỷ suất lợi nhuận của ngành có cao hơn so với các thị trường tương tự trong khu vực không? Các công ty áp đảo có thể áp dụng các biện pháp sau: (i) áp giá theo thị trường (price discrimination), áp giá khác biệt cho khách hàng khác nhau; (ii) Giảm giá và khuyến mại, chiết khấu lớn; (iii) kết hợp hàng hóa thành nhóm (ví dụ: phải mua thức ăn chăn nuôi, mới được mua giống tốt); các công ty lớn có xu hướng liên kết gắn kết các dịch vụ và hàng hóa thành nhóm để tạo thế mạnh thị trường; (iv) Chi phí rất lớn cho các hoạt động không liên quan đến sản xuất như chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D), chi cho quảng cáo và tiếp thị, chi cho xây dựng thương hiệu. (b) Cấu kết nhóm doanh nghiệp (collusion 6 NGUYỄN VĂN GIÁP
  • 23. & cartels): các công ty trong thị trường đôi khi liên kết để định giá, và cản trở cạnh tranh, phân chia thị trường, hoặc cùng nhau tẩy chay và cản trở công ty mới gia nhập thị trường; Có sự định giá cùng nhau không? Doanh nghiệp lớn định giá và doanh nghiệp khác đi theo (tacit collusion hoặc price parallelism). Các điều kiện phát sinh cấu kết nhóm là khi: mức độ tập trung thị trường cao, ít sự gia nhập mới, giá thành sản xuất gần như nhau, sở hữu chéo, người mua ít quyền lực, nhu cầu thị trường ổn định, sản phẩm hàng hóa gần giống nhau, có khả năng phân vùng địa lý thị trường, hiệp hội ngành có thể điều phối tạo ra cấu kết ngành. (c) Mua bán và sát nhập công ty: có hiện tượng mua bán và sát nhập để tăng tính tập trung ngành không? (d) Liên kết dọc theo chuỗi: liên kết dọc từ đầu vào, người nuôi, giết mổ và phân phối sẽ cản trở cạnh tranh. c) Tính toán lợi ích và thiệt hại kinh tế của độc quyền nhóm: Tại thị trường mua bán sản phẩm chăn nuôi của nông dân, do số lượng người chăn nuôi quy mô nhỏ rất lớn nên mức độ cạnh tranh cao trong việc bán sản phẩm. Trong khi đó nông dân thường bán sản phẩm cho thương lái, thương lái có thông tin thị trường và có khả năng độc quyền mua (oligopsony power) tại các vùng nuôi nhất định. 7 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
  • 24. Độc quyền mua (oligopsony power), thương lái sẽ ép giá nông dân và trả giá thấp hơn cho người chăn nuôi. Người chăn nuôi nhỏ mất một khoản lợi ích kinh tế (ΔPSf), khoản lợi ích kinh tế mất đi bằng với diện tích (A + B + C) ở hình trên. Công thức tính lợi ích mất đi là: ΔPSf = ½(Pf0 - Pf)*(Qf + Qf0). Trong đó, Pf và Qf là giá bán và lượng sản phẩm thịt bán thưc tế tại thị trường nông trại. Pf0 và Qf0 là giá bán sản phẩm và lượng sản phẩm mà nông dân bán ra nếu thị trường cạnh tranh và không có độc quyền mua từ thương lái. Thương lái khi ép giá nông dân sẽ thu được một khoản lợi ích (ΔCSf) bằng với diện tích (A + B - D) ở hình trên; Công thức tính lợi ích của thương lái là: ΔCSf = Qf*(Pf0- Pf) - ½(Qf0 - Qf)*(Pf - Pf0). Như vậy khi thương lái có khả năng ép giá người chăn nuôi, thì người chăn nuôi chịu thiệt, và thương lái được lợi; tuy nhiên về tổng thể thì thị trường bị thiệt hại, tổng thiệt hại được tính bởi công thức: ΔTSf = ΔPSf - ΔCSf = (C + D). Tại thị trường thức ăn chăn nuôi, có hiện tượng các công ty nhỏ quan sát động thái giá của công ty thức ăn lớn trên thị trường và định giá theo giá công ty lớn. Như vậy thị trường thức ăn chăn nuôi có một sự đồng thuận ngầm và lỏng lẻo giữa các nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi để định giá bán thức ăn chăn nuôi, và tạo ra một sự độc quyền bán lỏng lẻo (oligopoly power). Khi đó các nhà sản xuất và cung cấp thức ăn chăn nuôi có thể áp đặt giá và hưởng lợi trong khi người chăn nuôi nhỏ sẽ bị thiệt hại. Thiệt hại của người chăn nuôi khi phải mua thức ăn chăn nuôi giá cao hơn (ΔCSw) bằng diện tích (E + F + G) ở hình trên, và được tính bằng công thức: ΔCSw = - ½(Pw - Pw0)*(Qw0 + Qw). 8 NGUYỄN VĂN GIÁP
  • 25. Trong đó: Pw và Qw are giá và lượng thức ăn chăn nuôi bán trên thị trường. Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi được lợi khi có thể phối hợp bán giá cao hơn cho nông dân. Lợi ích (ΔPSw) này bằng với diện tích (E + F - H) ở hình trên, và được tính bằng công thức: ΔPSw = Qw*(Pw - Pw0) - ½ (Pw0 - Pw)*(Qw0 - Qw). Tổng thiệt hại cho xã hội khi các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi liên kết đẩy giá lên là: ΔTSw = ΔCSw - ΔPSw = (G + H). d) Thu thập số liệu: Số liệu phục vụ nghiên cứu và báo cáo này được thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp từ tổng cục thống kê, các báo cáo nghiên cứu, nguồn phỏng vấn chuyên gia, tổ chức hội thảo phân tích ngành. Nguồn số liệu sở cấp được thu thập từ phỏng vấn hộ, các tác nhân trong ngành, và số liệu điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê. 9 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
  • 26. II. TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM 2.1. Ngành chăn nuôi Việt Nam 2.1.1. Vai trò chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp Trong nông nghiệp, chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng, đứng thứ 2 sau trồng trọt về giá trị sản xuất, với 201 nghìn tỷ đồng và chiếm 26,80% tổng giá trị ngành nông nghiệp năm 2012. Trong giai đoạn 2000 - 2012, chăn nuôi tăng trưởng mạnh, giá trị sản xuất năm 2012 cao gấp 8 lần so với năm 2000. Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp có xu hướng tăng từ 19,4% năm 2000 lên 26,8% năm 2012, chủ yếu do tăng năng suất và tăng quy mô hộ chăn nuôi. Tuy tổng đàn gia súc gia cầm có giảm đôi chút nhưng sản lượng và giá trị sản xuất vẫn tăng trưởng liên tục, điều này chứng tỏ chất lượng giống đàn gia súc ngày càng cải thiện, dẫn đến trọng lượng của một con gia súc tăng. Hình 1. Tỷ trọng giá trị sản xuất theo giá hiện hành của các ngành nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2012 2.1.2. Tình hình tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng đàn gia súc gia cầm cả nước tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2000 - 2012 với mức 10 NGUYỄN VĂN GIÁP Nguồn: Niên giám Thống kê, 2013
  • 27. 4,47%/năm. Giai đoạn 2000 - 2003, tổng đàn tăng mạnh từ mức 224 triệu con (năm 2000) tăng lên 288 triệu con (năm 2003). Giai đoạn 2003 - 2006, tổng đàn ổn định ở mức 250 triệu con. Từ năm 2006 - 2012, tổng đàn được phục hồi và phát triển mạnh trở lại với tổng số 344 triệu con vào năm 2012. Biến động về số lượng gia súc gia cầm trong ngành chăn nuôi chủ yếu là do thay đổi về số lượng gia cầm trong tổng đàn dưới ảnh hưởng bởi các đợt dịch cúm gia cầm. Trong tổng đàn gia súc gia cầm, số lượng gia cầm chiếm nhiều nhất với 309 triệu con (chiếm 89,62%) năm 2012; tiếp đến là đàn lợn với 26 triệu con (chiếm 7,70%); đàn bò có 5 triệu con (1,51%), đàn trâu có 2,6 triệu con (0,76%) và còn lại là đàn ngựa, dê và cừu chiếm 0,42%. Hình 2. Số lượng gia súc, gia cầm Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012 Sản lượng gia súc, gia cầm của cả nước trong giai đoạn 2000 - 2012 có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10,88%/năm, cao gấp 2,43 lần so với tốc độ tăng trưởng số lượng tổng đàn. Tổng sản lượng thịt tăng từ 1.853 nghìn tấn năm 2000 lên đến 4.272 nghìn tấn năm 2012, cao gấp 2,31 lần. 11 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM Nguồn: Niên giám Thống kê, 2013
  • 28. Trong cơ cấu sản lượng thịt của ngành chăn nuôi, thịt lợn là sản phẩm đứng đầu với sản lượng 3.164 nghìn tấn, chiếm 73,97% tổng sản lượng thịt, tuy nhiên tỷ trọng này giảm nhẹ so với mức 76,52% của năm 2000. Đứng thứ hai là sản lượng thịt gia cầm tăng từ mức 15,80% tương đương 293 nghìn tấn năm 2000 lên 17,07% tương ứng với 729 nghìn tấn năm 2012. Tỷ trọng thịt trâu, thịt bò ít thay đổi, chiếm tỷ lệ tương ứng khoảng 6.88% và 2.07% vào năm 2012. Hình 3. Tổng sản lượng và cơ cấu thịt gia súc, gia cầm giai đoạn 2000 - 2012 2.2. Ngành chăn nuôi lợn 2.2.1. Tình hình tăng trưởng Trong giai đoạn 2001 - 2006, số lượng lợn cả nước tăng lên một cách mạnh mẽ với số lượng 20.194 nghìn con vào năm 2000, tăng lên 26.855 nghìn con vào năm 2006 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 5,5%/năm. Từ sau năm 2006, ngành chăn nuôi lợn tăng trưởng ổn định ở mức 26.000 - 27.000 nghìn con, do phải đối mặt với những 12 NGUYỄN VĂN GIÁP Nguồn: Niên giám Thống kê, 2013
  • 29. đợt dịch bệnh liên tiếp, đến năm 2012 số lượng lợn của cả nước có khoảng 26.494 nghìn con. Hình 4. Số lượng lợn cả nước và phân theo vùng sinh thái giai đoạn 2000 - 2012 Trong cơ cấu số lượng đàn lợn phân theo mục đích, năm 2012, đàn lợn thịt có khoảng 22.379 nghìn con, chiếm 84,47% so với tổng đàn lợn cả nước, đàn lợn nái có 4.026 nghìn con, chiếm 15,19%, và đàn lợn đực giống có 89 nghìn con chiếm 0,34% (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013). Mặc dù số lượng lợn thịt cả nước ổn định trong giai đoạn 2006- 2012, nhưng sản lượng thịt lợn hơi cả nước vẫn tăng nhanh liên tục trong giai đoạn này, bởi khâu giống, thức ăn chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn được cải thiện rõ rệt đã làm số vòng quay tăng. Năm 2012 sản lượng thịt lợn hơi vào khoảng 3.160 nghìn tấn, tăng gấp 2 lần so với năm 2000 và đạt mức tăng bình quân là 9,9%/năm. Như vậy, tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt lợn hơi tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng số lượng lợn (với mức 4,4%) nêu trên cho thấy việc gia tăng sản lượng thịt lợn hơi chủ yếu là dựa vào sự tăng khá nhanh của năng suất chăn nuôi. 13 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM Nguồn: Niên giám Thống kê, 2013
  • 30. Hình 5. Sản lượng thịt lợn hơi cả nước theo vùng sinh thái giai đoạn 2000 - 2012 2.2.2. Phân bổ vùng chăn nuôi lợn Ở Việt Nam, lợn được nuôi phổ biến ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp. Tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), do điều kiện thuận lợi nên khu vực này phát triển khá mạnh cả về số lượng đàn lợn và sản lượng thịt lợn hơi, với tỷ lệ tương ứng so với tổng đàn và tổng sản lượng cả nước là 25,87% và 33,69%. Tập trung chủ yếu là các tỉnh như Hà Nội, Hà Tây cũ, Thái Bình, Nam Định. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) đứng thứ 2 về số lượng lợn, chiếm 23,96%; và xếp thứ 4 về sản lượng cung ứng thịt lợn hơi, chiếm 14,34%, cho thấy năng suất chăn nuôi lợn ở khu vực này thấp hơn so với các vùng khác khi chiếm tỷ lệ cao về tổng đàn nhưng sản lượng lại chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Tập trung ở các tỉnh như Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên. Trong khi đó các tỉnh Đông Nam Bộ (ĐNB) đứng thứ 5 về số lượng đầu lợn (10,49%) nhưng xếp thứ 4 về sản lượng cung ứng thịt lợn hơi (12,85%). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đứng thứ 3 về tổng đàn (14,05%) và đứng thứ 2 về sản lượng thịt lợn hơi (15,99%). 14 NGUYỄN VĂN GIÁP Nguồn: Niên giám Thống kê, 2013
  • 31. Điều này cho thấy, tại hai vùng này có khả năng thâm canh cao hơn so với các vùng còn lại. Lợn được nuôi tập trung ở tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre. 2.2.3. Các loại hình chăn nuôi lợn Hiện nay, ở Việt Nam có 4 loại hình chăn nuôi lợn, bao gồm (1) chăn nuôi nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn thấp; (2) chăn nuôi thương mại quy mô nhỏ với mức độ an toàn vệ sinh tối thiểu kèm theo kết hợp vườn cây và ao cá theo mô hình Vườn-Ao-Chuồng (VAC); (3) chăn nuôi thương mại quy mô lớn với mức độ vệ sinh an toàn cao; và (4) hợp tác xã hoặc tổ nhóm hợp tác chăn nuôi với mức độ an toàn vệ sinh trung bình hoặc khá tốt. Đặc điểm của các loại hình chăn nuôi lợn: Chăn nuôi quy mô nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn thấp có đặc điểm vốn ít, điều kiện chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường kém và thường có hiệu quả chăn nuôi thấp. Sử dụng giống địa phương hoặc giống lợn lai, đầu tư thấp với điều kiện chuồng trại thô sơ, tận dụng sản phẩm nông nghiệp, công tác phòng chống dịch bệnh sơ sài. Quy mô chăn nuôi của hộ có từ 1-2 con nái hoặc ít hơn 20 con lợn thịt. Ước tính loại hình chăn nuôi lợn này cung ứng ra thị trường khoảng 70% tổng sản lượng lợn thịt. Chăn nuôi thương mại quy mô nhỏ với mức độ vệ sinh an toàn tối thiểu, có kèm ao cá có đặc điểm sử dụng giống lợn lai hoặc giống nhập ngoại, có mức đầu tư trung bình, công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm ở mức độ tối thiểu. Quy mô chăn nuôi có từ 5-20 con nái hoặc ít hơn 100 con lợn thịt. Ước tính loại hình chăn nuôi lợn này cung ứng ra thị trường khoảng 15% tổng sản lượng lợn thịt. Chăn nuôi thương mại quy mô lớn với mức độ vệ sinh an toàn cao có đặc điểm sử dụng giống nhập khẩu, dùng thức ăn công nghiệp, có hệ thống chuồng trại tốt, công tác phòng chống dịch bệnh thú y được thực hiện tốt. Quy mô chăn nuôi có từ 600-2.400 con nái hoặc có từ 500- 15 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
  • 32. 10.000 con lợn thịt. Ước tính hình thức chăn nuôi này cung ứng ra thị trường khoảng 13% tổng sản lượng thịt lợn. Chăn nuôi lợn ở quy mô thương mại chủ yếu tập trung ở khu vực các tỉnh miền Bắc, Đông Nam Bộ. Thường các trang trại quy lớn này chủ yếu tham gia liên kết với các công ty lớn chuyên về chăn nuôi như Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam. Có hai hình thức liên kết thị trường đối với các hộ này, đó là chăn nuôi gia công cho công ty lớn hoặc chăn nuôi tự do. Với bất kể hình thức liên kết nào, các hộ chăn nuôi trang trại lớn đã áp dụng những qui trình kỹ thuật chăn nuôi hiện đại và hiệu quả kinh tế cao. Hợp tác xã hoặc tổ nhóm hợp tác chăn nuôi với mức độ an toàn vệ sinh trung bình hoặc khá tốt có đặc điểm sử dụng giống lợn lai hoặc giống ngoại nhập, giữa các hộ nông dân có chia sẻ kinh nghiệm, thức ăn hoặc lợi nhuận, chưa phát triển các hình thức thử nghiệm mới. Quy mô chăn nuôi có từ 20-50 con nái hoặc có 100-200 con lợn thịt. Ước lượng loại hình này cung ứng ra thị trường khoảng 2% tổng sản lượng thịt lợn. 2.2.4. Quy mô chăn nuôi lợn Năm 2011, cả nước có khoảng 4.123 nghìn hộ có nuôi lợn. Trong đó, số lượng hộ có nuôi lợn tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Cụ thể, ở Bắc trung bộ bà Duyên hải miền trung (BTB&DHMT) có 1.239 nghìn hộ (chiếm 29,99%), tiếp đến là Trung du và miền nui phía Bắc (TDMNPB) có 1.204 nghìn hộ (29,15%), ĐBSH có 871 nghìn hộ (21,07%). Tại ba vùng còn lại, ĐBSCL, TN và ĐNB có tỷ lệ hộ lợn chiếm lần lượt là 12,03%; 5,10% và 2,66%. Về cơ cấu quy mô của cả nước, nhóm hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ (1-5 con) chiếm tỷ lệ lớn nhất với 77,54% tổng số hộ nuôi lợn; nhóm có quy mô vừa (6-9 con) là 8,89% và nhóm nuôi quy mô khá (10-49 con) chiếm 12,79% và nhóm hộ có quy mô lớn (từ 50 con trở lên) chiếm 0,78%. Ở các tỉnh vùng ĐNB, số hộ nuôi heo chiếm tỷ lệ ít nhất cả nước với 110 nghìn hộ (chiếm 2,66%), nhưng đa số các hộ ở vùng này 16 NGUYỄN VĂN GIÁP
  • 33. nuôi lợn theo quy mô trang trại với tỷ lệ 38,87% số hộ nuôi quy mô từ 10-49 con và 7,34% số hộ nuôi quy mô trên 50 con lợn. Ở Việt Nam hiện nay, xu hướng phát triển quy mô chăn nuôi lợn là chuyển từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang quy mô lớn. Năm 2011, tổng đàn lợn cả nước đạt xấp xỉ năm 2006 và sản lượng thịt lợn hơi tăng gần 24% so với năm 2006 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013). Số hộ chăn nuôi lợn năm 2011 giảm rất mạnh với 2,2 triệu hộ tương đương khoảng 35% so với năm 2006. Hộ chăn nuôi lợn giảm ở tất cả các vùng, trong đó ĐBSH giảm nhiều nhất đến 52%, kể đến là ĐBSCL giảm gần 37%, BTB&DHMT giảm gần 34%, ĐNB giảm hơn 1/3, TDMNPB và TN cũng giảm trong phạm vi từ 16 - 18%. Số hộ chăn nuôi lợn giảm chủ yếu ở nhóm hộ quy mô nhỏ nuôi dưới 10 con. Cụ thể, cả nước có 3,6 triệu hộ nuôi dưới 10 con và đã giảm 2,2 triệu hộ (-38,5%) so với năm 2006. Số nuôi từ 10 - 49 con tăng 3,4%, đặc biệt đã có trên 32 ngàn hộ nuôi từ 50 con trở lên tăng gần 80% (Agrocensus, 2006 và 2011). Đây là xu hướng tiến bộ đáng ghi nhận vì phù hợp với yêu cầu theo phương pháp công nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật chăn nuôi, tăng số lứa xuất chuồng cũng như khả năng phòng trừ sâu dịch bệnh. Bảng 1. Số lượng và cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô và vùng sinh thái năm 2011 17 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM Tổng số (nghìn hộ) Cơ cấu hộ chia theo quy mô nuôi (%) 1 - 2 con 3 - 5 con 6 - 9 con 10 - 49 con Từ 50 con trở lên ĐBSH 871 852.17 19.57 7.59 19.46 1.21 TDMNPB 1,204 51.09 29.15 10.02 9.46 0.28 BTB&DHMT 1,239 57.30 27.72 7.71 7.04 0.23 TN 211 50.43 24.07 9.73 14.93 0.84 ĐNB 110 27.28 15.88 10.63 38.87 7.34 ĐBSCL 497 45.87 25.57 10.63 16.81 1.12 CẢ NƯỚC 4,132 51.88 25.66 8.89 12.79 0.78 Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn - thủy sản, 2011
  • 34. Hình 6. Cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô và vùng sinh thái năm 2011 2.3. Ngành chăn nuôi gà 2.3.1. Tình hình tăng trưởng Trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm ở giai đoạn 2000 - 2003, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành chăn nuôi gà đạt 5,7%/năm với sản lượng tăng từ 147.100 nghìn con năm 2000 lên 184.500 nghìn con năm 2003. Giai đoạn 2003 - 2006, tổng đàn gia cầm giảm mạnh, năm 2006 giảm 39.100 nghìn con so với năm 2003 do sự bùng nổ của dịch cúm gia cầm và chính sách tiêu hủy nghặt nghèo. Giai đoạn 2008 - 2012, ngành chăn nuôi gà đã phục hồi sau đợt dịch cúm gia cầm và tăng trưởng trở lại với tổng đàn gà đạt 223.700 nghìn con vào năm 2012 với tốc độ tăng trưởng bình quân 3,3%/năm trong cả giai đoạn 2000 - 2012. Năm 2012, số lượng gà giảm khoảng 9.000 nghìn con so với năm 2011 do giá bán sản phẩm đầu ra thấp, giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao, lượng gà nhập vào Việt Nam cả theo đường chính ngạch và tiểu ngạch tăng mạnh và cạnh tranh mạnh với gà cùng loại ở trong nước, và tình hình dịch bệnh diễn ra thường xuyên và phức tạp đã làm cho nhiều người chăn nuôi bị thua lỗ kéo dài và không còn đủ tài chính để tiếp tục đầu tư phát triển đàn. Bên cạnh đó, các thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới cầu và giá cả các sản phẩm thịt dẫn tới việc giảm số lượng đàn trong cả nước. 18 NGUYỄN VĂN GIÁP Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn - thủy sản, 2011
  • 35. Hình 7. Số lượng gà cả nước và phân theo vùng sinh thái giai đoạn 2000-2012 Hàng năm, ngành chăn nuôi gà cung cấp sản lượng lớn thịt và trứng cho thị trường trong nước. Sản lượng thịt gà giết bán vào khoảng 526 nghìn tấn năm 2012, tăng 230 nghìn tấn so với năm 2000, và đạt mức tăng trưởng bình quân là 7,3%/năm trong cả giai đoạn 2000 - 2012. Tương tự như sản lượng thịt gà, sản lượng trứng các loại cung ứng cho thị trường cũng tăng từ 3.709 triệu quả năm 2000 lên đến 7.000 triệu quả (năm 2012) với mức độ tăng trưởng bình quân 5,2%/năm trong cả giai đoạn. Hình 8. Sản lượng thịt gà và trứng các loại giai đoạn 2000 - 2012 19 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM Nguồn: FAOSTAT, 2013 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013
  • 36. 2.3.2. Phân bổ vùng chăn nuôi gà Gà được nuôi hầu hết ở các vùng sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam, trong đó tập trung nhiều nhất ở các tỉnh ĐBSH (với khoảng 26,76%), tiếp đến là Trung du miền núi phía Bắc (24,02%), ĐBSCL (13,78%) và Duyên hải miền Trung (13,92%) vào năm 2012. Ở các tỉnh vùng ĐBSH, Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ có số lượng gà chiếm khoảng 65% tổng đàn gà cả nước và ít bị biến động khi xảy ra dịch cúm gia cầm vào giai đoạn 2003 - 2006. Trong khi đó, ở các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL chỉ chiếm khoảng 23% tổng đàn và bị giảm số lượng rõ rệt bởi chịu tác động của dịch cúm gia cầm. 2.3.3. Các loại hình chăn nuôi gà Hiện nay, ở Việt Nam có ba loại hình chăn nuôi gà chính bao gồm: (1) chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ; (2) chăn nuôi bán công nghiệp; và (3) chăn nuôi công nghiệp. Đặc điểm của từng loại hình chăn nuôi gà được trình bày cụ thể như sau: Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ là loại hình chăn nuôi truyền thống của nông thôn Việt Nam. Đặc trưng của loại hình chăn nuôi này là nuôi thả rông, tự tìm kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp, đồng thời tự ấp và nuôi con. Loại hình này phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của hộ nông dân, với các giống gà bản địa có chất lượng thịt trứng thơm ngon. Chăn nuôi bán công nghiệp là loại hình chăn nuôi tương đối tiên tiến, nuôi nhốt trong chuồng thông thoáng tự nhiên với hệ thống máng ăn uống bán tự động. Giống chăn nuôi thường là các giống như: Lương phượng, Săcso, Kabir... và chủ yếu là sử dụng thức ăn công nghiệp và là loại hình chăn nuôi hàng hoá, quy mô đàn thường từ 200 - 500 con; tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao; thời gian nuôi rút ngắn (70 - 90 ngày), quay vòng vốn nhanh. Ước tính có khoảng 10 - 15% số hộ nuôi theo loại hình này với số lượng gà sản 20 NGUYỄN VĂN GIÁP
  • 37. xuất hàng năm chiếm tỷ lệ 25 - 30%. Các địa phương phát triển mạnh hình thức này đó là Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Dương. Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng mạnh nhất từ 2001 đến nay. Các giống nuôi chủ yếu là các giống cao sản (Isa, Lomann, Ross, Hiline...), sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như chuồng kín, chủ động điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, cho ăn uống tự động... Năng xuất chăn nuôi đạt cao với gà nuôi 42 - 45 ngày tuổi đạt 2,2 - 2,4 kg/con, tiêu tốn 2,2 - 2,3 kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà đẻ đạt 270 - 280 trứng/năm, tiêu tốn khoảng 1,8 - 1,9 kg thức ăn/10 quả trứng. Ước tính, chăn nuôi công nghiệp đạt khoảng 18 - 20% trong tổng sản phẩm chăn nuôi gà. Chăn nuôi công nghiệp chủ yếu là loại hình gia công, liên kết giữa các trang trại với doanh nghiệp nước ngoài như C.P. Group, Japfa, Cargill, Proconco và phát triển mạnh ở các tỉnh như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương. Ngoài ra, rất nhiều hộ nông dân, trang trại có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm chăn nuôi cũng tư chủ đầu tư chăn nuôi theo phương thức công nghiệp này. 2.3.4. Quy mô chăn nuôi gà Năm 2011, cả nước có khoảng 7.865 nghìn hộ nuôi gà. Trong đó, số lượng hộ có nuôi gà tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, cụ thể: ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (28,52%), tiếp đến là ĐBSH (22,70%), Trung du miền núi phía Bắc (21,95%). Tại ba vùng còn lại, ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có số lượng hộ nuôi gà chiếm tỷ lệ lần lượt là 15,05%; 5,07% và 6,71%. Tính chung cả nước, nhóm hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ (1 - 19 con) chiếm gần 54,70% tổng số hộ nuôi gà; nhóm có quy mô vừa (20 - 49 con) cũng chiếm 34,90%; nhóm hộ quy mô khá (50-99 con) là 7,16% và 21 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
  • 38. nhóm nuôi quy mô lớn chiếm 3,24%. ĐBSCL đứng thứ tư về số hộ nuôi gà trong cả nước lại là vùng có tỷ lệ hộ nuôi nhỏ lẻ lớn nhất (67,32%). Hai vùng Tây nguyên và Đông Nam Bộ có số hộ nuôi gà ít nhất cả nước song lại có nhóm hộ nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn lần lượt khoảng 62,15% và 51,81%. Đối với nhóm hộ quy mô vừa (20 - 49 con), thì có xu hướng ngược lại, ĐBSH và BTBDHMT có tỷ lệ cao hơn các vùng khác, chiếm tỷ lệ lần lượt là 40,42% và 37,32%. ĐBSCL thấp nhất so với các vùng khác với khoảng 26,64%). Đối với nhóm hộ quy mô lớn (từ 1000 con trở lên), tập trung chủ yếu ở ĐBSH (0,38%) và Đông Nam Bộ (0,31%). Bảng 2. Số lượng và cơ cấu hộ nuôi gà theo quy mô và vùng sinh thái năm 2011 Xu hướng chăn nuôi gà ở Việt Nam là tăng ở nhóm hộ có quy mô lớn và giảm đối với nhóm hộ có quy mô nhỏ. Cụ thể, số hộ chăn nuôi gà cả nước năm 2011 tăng nhẹ với khoảng 0,8% so với năm 2006. Số hộ nuôi có quy mô từ 100 con trở lên năm 2011 cả nước tăng 145% so với năm 2006 và tăng đều ở tất cả 6 vùng. Đây là nhóm hộ gia đình 22 NGUYỄN VĂN GIÁP Tổng số (nghìn hộ) Cơ cấu hộ chia theo quy mô nuôi (%) 1 - 19 con 20 - 49 con 50 - 99 con 100 - 999 con Từ 1000 con trở lên ĐBSH 1.785 46,48 40,42 8,41 4,32 0,38 Trung du MN phía Bắc 1.726 49,36 37,32 9,18 3,93 0,21 Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung 2.243 57,45 34,02 6,38 2,10 0,05 Tây Nguyên 527 62,15 29,43 5,95 2,32 0,14 Đông Nam Bộ 398 51,81 36,49 8,33 3,07 0,31 ĐBSCL 1.184 67,32 26,64 3,93 1,84 0,27 Cả nước 7.865 54,70 34,90 7,16 3,03 0,21 Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn - thủy sản, 2011
  • 39. nuôi gà quy mô lớn, cận trang trại và trang trại chủ yếu nuôi theo loại hình nuôi gà công nghiệp, có hiệu quả kinh tế khá cao nên đã phát triển mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt, năm 2011 cả nước có trên 16,6 nghìn hộ nuôi gà quy mô rất lớn (trên 1000 con), tăng 4,32 lần so với năm 2006. Đây là nhóm hộ nuôi gà theo mô hình trang trại nên tuy chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (0,21%) trong cơ cấu tổng hộ chăn nuôi gà, việc tăng nhanh so với năm 2006 của nhóm hộ này là đáng ghi nhận. Nhìn chung, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã có xu hướng giảm rõ nét. Đây là nhóm hộ nuôi gà theo loại hình chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, thả vườn, tự sản tự tiêu là chính, khả năng lây lan dịch cúm gia cầm lớn nên xu hướng giảm dần là hợp lý (Agrocensus, 2006 và 2011). III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM 3.1. Đặc điểm thị trường giống chăn nuôi 3.1.1. Cơ cấu nguồn giống Giống lợn: Ngành chăn nuôi lợn của Việt nam hiện nay sử dụng nguồn giống lợn ngoại là chủ yếu (chiếm 74% trong tổng đàn lợn), 23 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn - thủy sản, 2011 Hình 9. Cơ cấu hộ nuôi gà theo quy mô và vùng sinh thái năm 2011
  • 40. trong đó bao gồm cả giống lợn ngoại thuần (52,83%) và giống ngoại lai (47,17%). Bảng 3. Cơ cấu chủng loại giống lợn tại các cơ sở sản xuất giống lớn (%)* Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ giống lợn nội và lợn nội lai vẫn còn chiếm một con số rất khiêm tốn, chỉ khoảng 7% so với tổng đàn lợn của cả nước. Trong đó, giống lợn được sử dụng phổ biến nhất vẫn là giống lai giữa lợn Móng Cái và giống lợn ngoại nhập. Theo thống kê của Viện Chăn nuôi (2014), cả nước hiện có khoảng 195 cơ sở sản xuất giống lợn cụ kị (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn nái khoảng 73,5 ngàn con, trong đó có 10 cơ sở, 4,4 ngàn lợn nái cụ kị và ông bà thuộc quyền quản lý của Bộ NN & PTNT (chiếm 5,9% đàn GGP và GP của cả nước). Hệ thống sản xuất giống lợn hiện nay được quản lý theo hai hình thức: Sơ đồ hình tháp 4 cấp, và Sơ đồ hình tháp 3 cấp. Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 4 cấp: là hình thức chăn nuôi hướng tới sản phẩm đảm bảo ATTP từ khâu giống - nuôi dưỡng - chế biến - thị trường. Từ 1 trại cụ kị (GGP) thường có 5 - 6 giống gốc ban đầu, theo phả hệ ghép đôi giao phối, nhân tiếp 5 - 7 trại giống cấp 24 NGUYỄN VĂN GIÁP Chủng loại giống Tỷ lệ so với chủng loại Tỷ lệ so với tổng đàn Lợn ngoại 100,00 92,93 Ngoại thuần 52,83 49,09 Ngoại lai (ngoại lai với ngoại) 47,17 43,83 Lợn lai (nội lai ngoại) 100,00 5,62 Móng Cái lai Ngoại 97,10 5,46 Nội lai Ngoại khác 2,90 0,16 Lợn nội 100,00 1,45 Móng Cái 83,43 1,21 Nội khác 16,57 0,24 *Ghi chú: Cơ cấu giống không bao gồm lợn giống được sản xuất trong các nông hộ. Nguồn: Viện Chăn nuôi năm 2014
  • 41. ông bà (GP) - và tiếp đến nhân giống sang cấp giống bố mẹ (PS). Trại lợn để nuôi thương phẩm là cấp cuối cùng đang hình thành và phát triển nhanh. Trong trường hợp sản xuất ổn định, lợn nái GGP thường duy trì ở mức 10% số lợn nái GP, và tương tự lợn nái GP duy trì mức 10% lợn nái PS. Lợn thịt thương phẩm của hệ thống chăn nuôi này có đặc điểm chất lượng đồng nhất, tích hợp tối ưu công thức lai 4 - 5 máu từ giống cụ kị ban đầu. Hiện nay, ở Việt Nam đã có khoảng 4 chuỗi sản xuất theo mô hình 4 cấp này, trong đó Công ty CP. Group có 2 chuỗi, Japfa Hypor và Choice Genetic (của Grimaud-Guyomarch INVIVO) mỗi công ty có 1 chuỗi. Ngoài ra còn có một số trang trại giống cụ kị (GGP) chưa khép kín theo chuỗi hoàn chỉnh 4 cấp như Viện Chăn nuôi, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam, Tổng Công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai (DOFICO) và một số trại GGP của các doanh nghiệp tư nhân với qui mô nhỏ hơn. Hình thức chăn nuôi theo 4 cấp này mới được áp dụng khoảng 5% về số lượng và 12% về sản lượng thịt. Hình 10. Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 4 cấp Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 3 cấp: Hiện nay do khả năng tài chính còn nhỏ, cũng như năng lực quản lý yếu, nên các trang trại, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập giống ông bà từ nước ngoài về sản xuất ra lợn bố mẹ để bán cho các hộ chăn nuôi khác về 25 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
  • 42. sản xuất lợn giống thương phẩm. Chăn nuôi lợn 3 cấp này không trực tiếp quản lý theo chuỗi 3 cấp. Quy mô thị trường loại hình này khoảng 7,5 triệu con lợn thịt thương phẩm, chiếm 22% thị trường thịt lợn. Các con nái loại hình này sản xuất lợn sinh sản sau cai sữa đạt khoảng 17 - 20 con/nái/năm. Hình 11. Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 3 cấp Giống gà: Hiện nay, trên 90% các giống gà ở Việt Nam là gà ngoại nhập, giống gà nội và gà nội lai chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng đàn trên cả nước, khoảng gần 7%. Hình 12. Cơ cấu các giống gà trong các cơ sở sản xuất giống* 26 NGUYỄN VĂN GIÁP *Ghi chú: Cơ cấu của giống gà nêu trên không bao gồm gà giống được sản xuất ở các nông hộ Nguồn: Viện Chăn nuôi năm 2014
  • 43. Gà thịt lông màu đang là giống gà chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng đàn của cả nước (35%), được khai thác ưu thế lai chủ yếu từ công đoạn bố mẹ, rất ít ở công đoạn ông bà. Nuôi từ 56 - 70 ngày tuổi đạt 1,8 - 2,1 kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,6 - 2,8 kg/kg tăng trọng cơ thể. Giá thành sản phẩm khoảng 42.000 - 44.000 đồng/kg. Giống gà thịt công nghiệp lông màu được quản lý theo hệ thống giống 3 cấp mới đáp ứng khoảng 10% thị trường, 2 cấp bố mẹ và thương phẩm mới đáp ứng được 25% thị trường. Chiếm tỷ lệ đứng thứ 2 trong tổng đàn cả nước là giống gà thịt lông trắng (33%). Nuôi từ 30 - 42 ngày đạt 2,5 - 2,7 kg/con, tiêu tốn 1,9 - 2,0 kg thức ăn/kg tăng trọng cơ thể; nuôi từ 45 - 49 ngày sẽ đạt 3,0 - 3,3 kg/con, tiêu tốn 2,1 - 2,2 kg thức ăn/kg tăng trọng. Giá thành sản phẩm khoảng 31.000 - 32.000 đồng/kg thịt hơi. Với công nghệ giống gà thịt lông trắng này, các công ty nước ngoài có vốn đầu tư FDI chiếm khoảng 80% thị phần ở công đoạn giống nuôi bố mẹ và ông bà để sản xuất ra con giống thương phẩm 1 ngày tuổi. Ở công đoạn nuôi gà thịt thương phẩm thì công ty FDI nước ngoài cũng chiếm tỷ lệ cao, theo phương thức nuôi gia công hoặc bán trực tiếp tới người chăn nuôi. Chiếm tỷ lệ cũng khá cao trong tổng đàn của cả nước là gà chuyên trứng (25%). Các giống gà chuyên trứng đang được nuôi trong nước là ISA Brown, Brown Nick, Hisex Brown, Babcock B380, Hyline, Lohmann Brown. Thị trường của loại giống này sản xuất ra khoảng 16 - 17 triệu gà con 1 ngày tuổi/năm, khoảng 13 - 14 triệu gà vào đẻ, năng suất trứng 300 - 310 quả/mái/76 tuần tuổi, tiêu tốn 1,4 - 1,5 kg thức ăn/10 quả trứng. Các giống gà này sản xuất khoảng 3,3 - 3,5 tỷ quả trứng/năm. Giá thành trứng khoảng 1.650 - 1.800 đồng/quả. Nguồn cung gà giống dùng để đẻ trứng ở Việt Nam hiện nay được cung cấp chủ yếu là từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như CP. Group, Japfa và Emivest. Thị phần của các đơn vị này chiếm đến hơn 27 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
  • 44. 90% so với tổng nguồn cung của cả nước. Mỗi tháng ba đơn vị này cung cấp ra thị trường khoảng 6,2 - 6,5 triệu con giống, riêng gà lông trắng thì phụ thuộc 100% vào doanh nghiệp nước ngoài (theo ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam). Tỷ lệ giống gà còn lại là gà nội và gà nội lai (7%). Đối với giống gà nội (gà địa phương) thường gọi là gà ta, ước tính có khoảng trên 150 triệu con thương phẩm/năm, sản lượng thịt khoảng 280 ngàn tấn, giá trị thị trường khoảng 2.000 tỷ đồng/năm, vẫn được chăn nuôi theo phương thức truyền thống. Đối với giống gà lai, gà trống Mía, trống gà chọi, trống Hơ Mông, trống Ri lai với gà mái lông màu nhập ngoại như Lương Phượng, Sasso... đang phổ biến và phát triển tốt. Hình thức này chủ yếu là nuôi gà bố mẹ để sản xuất con thương phẩm. Gà nuôi khoảng 90 - 110 ngày cho năng suất 1,5 - 1,9 kg/con, tiêu tốn 3,0 - 3,1 kg thức ăn/kg tăng trọng. Giá thành sản phẩm khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg. Chủ yếu nuôi theo hình thức bán chăn thả. Thị trường này có khoảng 60 - 65 triệu con, sản phẩm thịt khoảng 105 - 110 ngàn tấn/năm, giá trị khoảng 7.000 - 7.500 tỷ đồng/năm. 3.1.2. Tình hình nhập khẩu con giống Mặc dù là nước nông nghiệp, Việt Nam vẫn phải tốn hàng trăm triệu USD hàng năm để nhập khẩu hạt giống, con giống. Từ giống heo, gà, bò... cho đến hạt giống lúa, cà chua... đều phải nhập và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung từ các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Điều này đã và đang làm gia tăng chi phí sản xuất, dẫn đến những thiệt hại lớn cho nông dân lẫn doanh nghiệp nếu nhập nguồn giống kém chất lượng. - Nhập khẩu giống lợn: Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, Bộ NN và PTNT, trong 8 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã chi khoảng 1,52 triệu USD cho nhập khẩu 1.686 con lợn giống, tăng 89% so với cùng kỳ năm 2013. 28 NGUYỄN VĂN GIÁP
  • 45. Hình 13. Nhập khẩu lợn giống của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012 (Code 010310) Việt Nam nhập lợn giống chủ yếu từ các nước Canada, Thái Lan, Mỹ, Đan Mạch..., trong đó Canada chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 36,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lợn giống năm 2012). Giá nhập khẩu lợn giống trung bình khoảng 899 USD/con. Lợn đực giống nhập khẩu chiếm 7,6% so với tổng đàn, nhiều nhất là giống Landrace (chiếm 44,5%). Hình 14. Cơ cấu giống lợn nhập khẩu 29 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM Nguồn: Website Chăn nuôi Việt Nam, 2014 Nguồn: Trademap, 2014
  • 46. Giống Yorkshire hiện đang là giống được nhập khẩu nhiều nhất ở thị trường Việt Nam, chiếm khoảng 76% so với tổng đàn hiện có, ngoài ra còn có các giống khác cũng được nhập và sử dụng phổ biến là Landrace (11%), Pietrain (7%) và Duroc (6%). Nguyên nhân nhập lợn giống ngày càng tăng là vì năng suất và chất lượng các giống ngoại tốt hơn hẳn so với các giống ở các cơ sở trong nước; một con lợn nái giống ngoại đẻ được 28 con/năm, trong khi đó con giống trong nước chỉ có 18 con/năm. Chưa kể nuôi con giống nội địa tiêu tốn nhiều thức ăn hơn, để được 1 kg thịt, lợn giống nội cần tới 2,8 kg thức ăn, trong khi giống lợn ngoại chỉ cần 2,4 kg thức ăn (Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, 2014). Nhìn chung, lượng và giá trị nhập khẩu con giống tăng mạnh năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. Đây là nguồn gen chuẩn để làm cơ sở nhân giống, cải tiến năng suất, chất lượng đàn giống hiện có trong nước. Lượng và chất lượng giống nhập khẩu tăng vọt cho thấy cầu về con giống đạt chất lượng trong sản xuất là rất lớn, dự báo thị trường giống sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai. - Nhập khẩu giống gà: Trong những năm qua, Việt Nam đã nhập khoảng 14 giống gà, chủ yếu là nhập giống ông bà (GP) hoặc bố mẹ (PS) về để sản xuất ra con thương phẩm (C). Do công nghệ chăn nuôi chưa đồng bộ nên năng suất của các giống nhập khẩu nuôi ở nước ta chỉ đạt khoảng 85 - 90% so với năng suất chuẩn của giống nhập. Các giống gà ngoại nhập được chăn nuôi phổ biến nhất ở Việt Nam là AA (Arbor Acres), ISA, Ross, Avian, Lohmann, Cobb. Các giống nhập khẩu được nuôi tại các cơ sở giống của Nhà nước, các công ty FDI nước ngoài và các công ty nội địa. Hiện nay, có 4 thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống gà nhập nội như sau: - Các doanh nghiệp nhà nước và các công ty cổ phần; - Các doanh nghiệp nước ngoài (3 công ty lớn nhất là CP. Group, Japfa Comfeed và Topmill); 30 NGUYỄN VĂN GIÁP
  • 47. - Các đơn vị nghiên cứu khoa học về chăn nuôi gà; - Các trang trại gà tư nhân Cả nước hiện có hơn 11 cơ sở giống cấp quốc gia, chăn nuôi gà giống gốc. Bên cạnh đó, còn hơn 219 trại giống thuộc các thành phần kinh tế khác nhau: 10 cơ sở của các công ty có vốn nước ngoài FDI, hơn 20 cơ sở của các doanh nghiệp địa phương, số còn lại là của trang trại tư nhân. Do các đơn vị chỉ nhập khẩu giống bố mẹ và số lượng ít giống ông bà, không giữ được giống lâu dài, nên hàng năm các cơ sở này phải nhập giống mới thay thế. Như vậy, chăn nuôi gà hoàn toàn lệ thuộc vào nước ngoài về các giống có năng suất cao. Theo số liệu thống kê của FAO (2013) Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,539 triệu con gà giống bố mẹ để sản xuất giống thương phẩm cung cấp cho chăn nuôi gà trong nước năm 2011. Tuy nhiên, số lượng nhập khẩu gà giống trong thời gian qua biến động liên tục theo tình hình dịch cúm gia cầm diễn ra trong nước. Trong giai đoạn 2000 - 2011, số lượng gà giống nhập tăng lên khoảng 739 nghìn con với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 5,6%/năm. Hình 15. Số lượng gà giống nhập khẩu vào Việt Nam 2000 - 2011 (Ngàn con) 31 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM Nguồn: FAOSTAT, 2013
  • 48. Số liệu mới nhất của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tính đến tháng 8 năm 2014 số lượng gia cầm giống được nhập vào Việt Nam là gần 1 triệu con, giảm 24,8% so với cùng kỳ năm 2013, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3,92 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình khoảng 3,93 USD/con, tăng 0,91 USD/con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn nhập chủ yếu từ New Zealand và Mỹ. Hình 16. Cơ cấu giống gia cầm nhập khẩu Hiện gà giống Ross là loại giống được nhập khẩu nhiều nhất (36%), tiếp đến là Cobb và Indian River Meat (chiếm 21%), còn lại một số giống khác với tỷ lệ nhỏ hơn là Isa Brown, Hisex Browm, trong đó bao gồm một tỷ lệ rất nhỏ giống vịt được nhập khẩu (0,4%). Lượng gia cầm sống được nhập khẩu qua cửa khẩu của TP. HCM (chiếm 55%) và Hà Nội (chiếm 45%). Nhìn chung do ảnh hưởng của thị trường gà trong nước, lượng gà giống nhập khẩu vào Việt Nam giảm khoảng 24,8% so với cùng kỳ năm 2013. Lượng nhập khẩu giảm chủ yếu vào tháng 6, 7 và 8. Dự báo lượng gà giống nhập khẩu sẽ tiếp tục giảm trong tương lai. 32 NGUYỄN VĂN GIÁP Nguồn: Website Chăn nuôi Việt Nam, 2014
  • 49. Nhập khẩu gà giống theo đường tiểu ngạch và nhập lậu thì đang diễn biến hết sức phức tạp và khó kiểm soát. Theo Cục Hải quan, tình hình nhập lậu gà giống đang có xu hướng tăng tại cửa khẩu cảng Vạn Gia - Quảng Ninh. Theo thông tin của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, tháng 9/2014 vừa qua đã bắt giữ hơn 11.000 con gà giống nhập lậu, trị giá lên đến hơn 70 triệu đồng. Toàn bộ lượng nhập lậu trên đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và chưa xác định được chủ sở hữu. Loại sản phẩm nhập lậu này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến ATVSTP, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước. Việc nhập khẩu giống vật nuôi là cần thiết, tuy nhiên cần phải khai thác và sử dụng có hiệu quả các giống vật nuôi ngoại, tránh tình trạng nhập khẩu giống vật nuôi kém chất lượng hoặc nhập khẩu ồ ạt nhiều nguồn gen không được chọn lọc, đồng thời tăng cường kiểm soát tình trạng nhậu lậu giống không rõ nguồn gốc vào thị trường nội địa. 3.1.3. Chính sách liên quan đến giống chăn nuôi Để phát triển khâu sản xuất giống vật nuôi, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách như: Quyết định số 34/2001/QĐ-BNN-VP, ngày 30/3/2001 về Ban hành quy định về điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc ngành trồng trọt và chăn nuôi. Cụ thể trong lĩnh vực giống vật nuôi gồm các nội dung chính: - Giống phải có tên trong danh mục tuyển chọn được Bộ NN công bố. - Có diện tích mặt bằng, chuồng trại phù hợp yêu cầu kỹ thuật. - Người làm kỹ thuật phải có trình độ đại học chăn nuôi (đối với giống gốc, giống ông bà), trình độ trung cấp chăn nuôi (đối với giống bố mẹ). - Phải có hệ thống sổ sách, chương trình vi tính, ghi chép rõ ràng quá trình sản xuất, kinh doanh. - Người kinh doanh giống chăn nuôi phải công bố chất lượng con giống; khi bán ra, con giống phải đảm bảo đúng chất lượng đã công bố. 33 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
  • 50. Pháp lệnh số 16/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày 24/3/2004 về giống vật nuôi. Nội dung của pháp lệnh xoay quanh 5 vấn đề chính: - Quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi - Nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm và công nhận giống vật nuôi mới - Sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi - Quản lý chất lượng giống vật nuôi - Thành tra và giải quyết tranh chấp Tiêu chuẩn Việt Nam năm 2008 do Viện Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) biên soạn về Giống vật nuôi - thuật ngữ di truyền giống. Nội dung chính liệt kê và giải thích các thuật ngữ liên quan đến di truyền giống. Căn cứ Pháp lệnh số 16/2004/PL-UBTVQH11, ngày 7/6/2011 Bộ NNPTNT đã ban hành Thông tư số 43/2011/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi. Ban hành kèm theo là 4 QCVN, trong đó có QCVN 01- 46:2011/BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định gà giống và QCVN -1 - 148: 2013/BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định lợn giống. Các quy chuẩn này đưa ra hai nội dung chính: - Quy định về kỹ thuật: Trong đó nêu rõ quy định cho việc lấy mẫu; Địa điểm khảo nghiệm, kiểm định; Chăm sóc, nuôi dưỡng; Định mức các chỉ tiêu kỹ thuật khảo nghiệm, kiểm định gà giống (ông bà, bố mẹ, thương phẩm); Thời gian khảo nghiệm, kiểm định gà giống; Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của gà giống. - Quy định về quản lý: nêu các quy định về Chứng nhận hợp quy; Công bố hợp quy; Giám sát, xử lý vi phạm; Tổ chức thực hiện. Nghị định số 119/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, 34 NGUYỄN VĂN GIÁP
  • 51. thức ăn chăn nuôi. Nội dung chính Nghị định đưa ra riêng cho lĩnh vực giống vật nuôi bao gồm các cách xử phạt khi vi phạm về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn; Về khai thác và bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm; Về trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm; Về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi mới; Về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; Về sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng; Về nhập khẩu giống vật nuôi; Về chất lượng giống vật nuôi trong kinh doanh; Về các vi phạm khác trong lĩnh vực thủy sản; Về giấy chứng nhận, văn bản cho phép, giấy phép về giống vật nuôi; Về quy định an toàn sinh học trong chăn nuôi. 3.1.4. Những vấn đề tồn tại trong thị trường giống chăn nuôi ở Việt Nam Trong chăn nuôi, con giống đóng vai trò quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề quan trọng này vẫn chưa được coi trọng, sản phẩm không đồng đều, việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong lai tạo giống còn hạn chế (Viện Chăn nuôi, 2014). Những trở ngại hiện nay về giống mà ngành chăn nuôi đang phải đối mặt: - Hộ nông dân chưa biết hết giá trị của việc áp dụng ưu thế lai trong công tác giống để nâng cao hiệu quả kinh tế. Và do đó cũng là nguyên nhân quan trọng để họ chưa liên kết với nhau, phân công trách nhiệm trong thị trường hình tháp giống 4 cấp, 3 cấp tạo ra. Hình thức sản xuất giống của nông dân vẫn chưa đảm bảo chất lượng. - Hộ nông dân chưa sẵn sàng cung cấp thông tin chính xác để cùng nhau điều tiết thị trường giống. Hiện nay vẫn sản xuất tự phát, manh mún, nhiều nơi còn bị ảnh hưởng bởi “tâm lý đám đông” gây ra những thiệt hại đáng kể. - Cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong một số trường hợp phản ứng không đồng bộ và kịp thời. 35 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM
  • 52. - Cơ sở chuồng trại của nhiều trung tâm chậm được đầu tư, hệ thống chuồng nuôi tại hộ cá thể và gia đình chưa đồng bộ. - Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu còn nghèo nàn, đơn giản, chưa đáp ứng yêu cầu cho các thí nghiệm có độ chính xác cao, nguồn kinh phí cho các đề tài nghiên cứu giống còn hạn chế. 3.2. Đặc điểm thị trường TACN ở Việt Nam 3.2.1. Hiện trạng ngành sản xuất TACN Ngành sản xuất TACN trong nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trung bình Việt Nam nhập khoảng 8 triệu nguyên liệu tấn/năm . Trong đó, các loại nguyên liệu giàu đạm như khô dầu đậu tương, bột xương thịt, bột cáViệt Nam phải nhập tới 90%; và khoáng chất, vitamin, phụ gia phải nhập khẩu 100%. Theo Cục Chăn nuôi, sản lượng TACN công nghiệp cho gia súc, gia cầm quy đổi năm 2012 đạt khoảng 12,7 triệu tấn, tăng xấp xỉ 7,9% so với năm 2011 (11,5 triệu tấn). Trong đó, thức ăn chăn nuôi cho gà sản xuất năm 2012 là 2,7 triệu tấn chiếm 21,45% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất năm 2012, kế đến thức ăn cho vịt chiếm 12,42% và cao nhất là thức ăn chăn nuôi cho lợn chiếm 64,04%. Bảng 4. Thức ăn chăn nuôi chế biến công nghiệp năm 2012 36 NGUYỄN VĂN GIÁP Tổng số TACN** Thức ăn gia cầm Thức ăn cho lợn Tỷ trọng chủng loại thức ăn Gà Vịt Gia cầm (%) Lợn (%) Thức ăn hỗn hợp (ngàn tấn) 10.569,50 2.430,40 1.426,8 6.464,00 36,49 61,16 Thức ăn đậm đặc (ngàn tấn) 681,7 79,9 40,9 557,5 Quy đổi sang hỗn hợp 2.135,1 295,1* 151,5* 1.672,50 Tổng số TA sau quy đổi (ngàn tấn) 12.704,60 2.725,50 1.578,3 8.136,50 33,88 64,04 Nguồn: Cục Chăn nuôi. Không tính 5 nhà máy chế biến Premix.
  • 53. 3.2.2. Các nhà cung cấp TACN chính ở Việt Nam Theo thống kê của Hiệp hội TACN Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 239 nhà máy chế biến TACN thành phẩm công nghiệp cho gia súc và gia cầm, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% trong nước khoảng 180 nhà máy; các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài có khoảng 59 nhà máy. Sản lượng TACN công nghiệp được sản xuất tại Đông Nam Bộ và ĐB sông Hồng là tương đương nhau và lớn nhất nước (39,5% - 39,6%). Hình 17. Thị phần các công ty cung cấp TACN tại Việt Nam năm 2013 Doanh nghiệp chiếm thị phần cao nhất hiện nay là Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (gọi tắt là Công ty CP) với 19,42% trong tổng sản lượng sản xuất ra thị trường; đứng sau là Công ty TNHH Cargill Việt Nam (gọi tắt là Công ty Cargill) 8,11%; Proconco 7,51%; ANT; Greenfeed; Anco; Japfa. Công ty CP đang nắm giữ 40% thị phần đối với ngành hàng gà công nghiệp; 50% thị phần trứng công nghiệp và 18 - 20% thị phần ngành TACN tại Việt Nam. Công ty còn nắm giữ 5% trong tổng sản lượng chăn nuôi lợn của cả nước. Trong tổng doanh thu của công ty thì doanh thu từ sản xuất TACN là nguồn doanh thu lớn nhất (chiếm 62,2% trong tổng doanh thu). Mặc dù hiện tại công ty đã có khoảng 37 CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM Nguồn: Cục Chăn Nuôi, 2014
  • 54. 3.000 đại lý cung cấp thức ăn trên địa bàn cả nước, tuy nhiên dự kiến sẽ còn mở thêm 10.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc và sẽ xây dựng thêm 6 nhà máy xay xát TACN ở Việt Nam trong năm 2014. Hiện tại Công ty CP có 5 chi nhánh: tại Hà Nội có quy mô sản xuất lớn nhất (chiếm 27,12% trong tổng sản lượng nguồn thức ăn được sản xuất); tại Bình Dương (chiếm 23,33%); tại Đồng Nai (chiếm 23,23%), tại Tiền Giang (chiếm 13,19%) và tại Hải Dương (chiếm 13,14%). Tính đến năm 2013, Công ty Cargill có tổng cộng 6 nhà máy chế biến TACN, nâng công suất lên 1 triệu tấn/năm. Các chi nhánh của Công ty Cargill được đặt tại Hưng Yên, với tỷ trọng lớn nhất về sản lượng sản xuất ra 28,21%; chi nhánh tại Đồng Nai 24,99%; chi nhánh tại Long An 19,40%; chi nhánh tại Hà Nam 11,84%; chi nhánh tại Bình Định 7,99% và chi nhánh cuối cùng được đặt tại Cần Thơ 7,57%. Công ty Proconco hiện đang có 4 công ty tại Việt Nam, trụ sở lớn nhất đặt tại Đồng Nai chiếm 54,14% tổng sản lượng thành phẩm được sản xuất ra; chi nhánh thứ hai được đặt tại Hải Phòng với tỷ trọng chiếm 24,74%; chi nhánh đặt tại Hà Nội (13,86%) và chi nhánh tại Cần Thơ (7,25%). ANT Group hiện cũng đang là một trong những đối thủ cạnh tranh của các công ty chế biến TACN lớn tại Việt Nam. Đến nay ANT đã xây dựng được 3 nhà máy, trụ sở chính đặt tại Đồng Nai chiếm 50,70% tổng sản lượng sản xuất ra; chi nhánh thứ hai đặt tại Hải Dương (35,31%) và chi nhánh còn lại đặt tại Long An (13,98%). Greenfeed là nhà máy chế biến TACN đứng thứ 5 tại Việt Nam. Tính đến nay công ty này đã xây dựng được 4 nhà máy, nhà máy đầu tiên đặt tại Long An (33,99% tổng sản lượng sản xuất), các chi nhánh còn lại được đặt tại Hưng Yên, Đồng Nai và Bình Định. Ngoài ra, còn có Công ty Anco (3 chi nhánh tại Vĩnh Long, Đồng Nai và Hà Nam), Japfa (5 chi nhánh tại Bình Thuận, Vĩnh Phúc, Long An, Thái Bình và Hòa Bình) cũng là một trong những công ty lớn trong lĩnh vực chế biến TACN phục vụ cho gia súc và gia cầm trên địa bàn cả nước. 38 NGUYỄN VĂN GIÁP