SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 200
Downloaden Sie, um offline zu lesen
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TÂM LÝ
HỌC
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP TÂM LÝ HỌC
(Dịch từ nguyên bản tiếng Nga.
Nhà xuất bản Khoa học Mat–xcơ–va, 1984)
Tác giả: B. PH. LOMOV
LỜI NGƯỜI DỊCH
Bôric Phêđôrôvích Lomov (B. Ph. Lomov) sinh năm 1927 tại thành phố
Goócki. Năm 1951 tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Lêningrát (LGU), năm 1954
bảo vệ luận án phó tiến sĩ và 1963 bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Tâm lý
học. Năm 1967 ông được bầu là viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học
giáo dục Liên Xô và đến năm 1976 Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học
Liên Xô. Ông mất ngày 11/7/1989.
Tên tuổi của ông gắn liền với các vấn đề lí luận, phương pháp luận,
nguyên tắc, cách tiếp cận hệ thống, vấn đề phát triển, giao tiếp tâm lý học
nhân cách và các quá trình nhận thức. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt hoạt động sáng
tạo của ông là cách tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu con người. Ông có
công rất lớn trong phát triển tâm lý học đại cương, tâm lý học kỹ sư, tâm lý
học xã hội, tâm lý học sư phạm và tâm lý học quản lý.
B. Ph. Lomov là một trong những thủ lĩnh của tâm lý học Liên Xô. Uy tín
của ông đã vượt ra biên giới. Ông đã viết trên 300 tác phẩm khoa học, trong
đó có 10 cuốn chuyên khảo.
B. Ph. Lomov là một nhà tổ chức có tài của tâm lý học Xô Viết. Ông là
người sáng lập đầu tiên phòng thí nghiệm tâm lý học kỹ sư (1959) ở Liên Xô,
là trưởng khoa tâm lý học đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Lêningrát
(1966), trưởng bộ môn đầu tiên của bộ môn xã hội học và tâm lý học của Học
viện kinh tế quốc dân trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.
Ông là nhà tổ chức và là Viện trưởng liên tục của Viện Tâm lý học
thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô từ 1971 cho đến khi qua đời.
B. Ph. Lomov là người sáng lập và Tổng biên tập tạp chí “Tâm lý học”
(1980 – 1988). Năm 1986, ông sáng lập Hội đồng khoa học của Viện hàn lâm
khoa học Liên Xô về mảng đề tài nghiên cứu về con người trực thuộc Đoàn
Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện hàn lâm khoa học Liên Xô.
B. Ph. Lomov đặc biệt chú ý đến công tác đào tạo cán bộ tâm lý học.
Ông đã hướng dẫn bảo vệ thành công 60 luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ Tâm lý
học.
Ông tham gia tích cực các hoạt động xã hội, khoa học trong nước và
thế giới.
Từ 1968 - 1983 (15 năm) ông là Chủ tịch Hội tâm lý học Liên Xô. Nhiều
năm ông là Chủ tịch Hội đồng học vị, học hàm quốc gia trong lĩnh vực giáo
dục học và tâm lý học.
Từ 1972, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Tâm lý học thế giới, 2 lần
được bầu là Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học thế giới.
Công lao khoa học của ông được thừa nhận bằng sự thừa nhận của
các Viện khoa học nổi tiếng trên thế giới: Là Viện sĩ danh dự của: Viện Xắc
Sơn (Cộng hòa Dân chủ Đức), Tiên sĩ danh dự Đại học Tổng hợp Béclin
(Đức), Tiên sĩ danh dự Đại học Tổng hợp Onlu (Phần Lan). Ông được thưởng
Huân chương vàng cho Nhà khoa học vĩ đại nước ngoài (Mỹ).
Với đến thức uyên thâm, tâm tư duy bao quát, sự tận tâm dành cho
khoa học, tài tổ chức và sự độ lượng, tế nhị, B. Ph. Lomov đã có uy tín thực
sự đối với đồng nghiệp trong nước, ngoài nước và học trò nhiều thế hệ…
Cuốn sách “Những vấn đề lí luận và phương pháp luận của Tâm lý học”
do B. Ph. Lomov chủ biên đã tổng kết những thành tựu của tâm lý học Liên
Xô về phạm trù cơ bản của tâm lý học tương lai. Phạm trù phản ánh, hoạt
động, nhân cách, giao tiếp, quan hệ giữa cái xã hội và sinh học trong tâm lý
người. Bằng cách nhìn của cách tiếp cận hệ thông, tác giả không chỉ tổng kết
mà còn vạch ra phương hướng phát triển của tâm lý học trong giai đoạn mới,
trong đó tâm lý học là khoa học trọng tâm của các khoa học về con người.
Cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới… Chúng tôi hy vọng,
việc dịch tác phẩm này ra tiếng Việt sẽ giúp các bạn đồng nghiệp có cái nhìn
tổng quan về các vấn đề cơ bản của tâm lý học, đặc biệt là vấn đề phương
pháp luận và lí luận. Chúng tôi chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các nhà
tâm lý học Việc Nam đã có những chỉ dẫn quý báu, góp phần tạo điều kiện
cho cuốn sách này ra mắt bạn đọc.
Chúng tôi cũng xin các đồng nghiệp và bạn đọc thứ lỗi và chỉ giáo cho
những sai sót trong quá trình giới thiệu tác phẩm này của B.Ph.Lomov.
Những người dịch
ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thể đánh giá thực trạng hiện nay của khoa học tâm lý là một giai
đoạn phát triển đi lên. Trong mấy chục năm gần đây đã có sự mở rộng phạm
vi nghiên cứu tâm lý học: xuất hiện nhiều khuynh hướng, chuyên hành khoa
học mới, có sự phân chia thành các nhóm vấn đề tâm lý học, có sự thay đổi
bộ máy khái niệm, hoàn thiện phương pháp nghiên cứu tâm lý học.
Tâm lý học thường xuyên được bổ sung bằng các số liệu nghiên cứu
các giả thuyết và lý thuyết mới có liên quan đến các lĩnh vực cơ bản, các vấn
đề nghiên cứu của nó.
Khoa học tâm lý ngày càng tích cực hơn trong việc tham gia giải quyết
các nhiệm vụ thực tiễn xuất hiện trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
Có thể khẳng định khoa học tâm lý hiện nay đã bước vào giai đoạn mới
phát triển về chất. Theo ý kiến của một số nhà khoa học luận thì “Tâm lý học
đã chín muồi cho một cuộc cách mạng mặc dù chưa ở giai đoạn sôi động
nhất của nó”.
Trong hoàn cảnh đó có sự tăng đột ngột nhu cầu nghiên cứu sâu sắc
hơn các vấn đề phương pháp luận và các lý thuyết cơ bản của khoa học tâm
lý.
Cần lưu ý rằng các quan điểm lý luận, các sơ đồ đã hình thành trên bàn
giấy hiện nay đang buộc phải giải thích các sự kiện sinh động của thực tiễn và
giải quyết các nhiệm vụ của nó. Ở đây, một số quan điểm, lý thuyết đã bộc lộ
tính hạn chế, tính phiến diện, thiếu hệ thống và đôi khi mắc sai lầm. Sự không
phù hợp giữa lý luận với những đòi hỏi thực tiễn đã dẫn đến sự hồi sinh của
chủ nghĩa kinh nghiệm, đặc biệt có những chủ trương giải quyết các vấn đề
thực tiễn chỉ đơn thuần dựa vào tri thức kinh nghiệm. Tất nhiên, cách tiếp cận
này đôi khi giải quyết được nhiệm vụ đã đề ra. Tuy nhiên, ít khi giải pháp đó
lại tỏ ra tối ưu nhất.
Trong một số khuynh hướng tâm lý học phương Tây, chủ nghĩa kinh
nghiệm đã được đưa lên cấp độ nguyên tắc phương pháp luận và tất yếu dẫn
đến chủ nghĩa thực chứng với tham vọng đóng vai trò cơ sở triết học của
“khoa học thuần khiết”. Thái độ hư vô chủ nghĩa đặc trưng của chủ nghĩa thực
chứng đối với các vấn đề triết học của tâm lý học và sự khoan dung trước
“kinh nghiệm trung tính” dẫn đến sự tâm lý hóa các hiện tượng xã hội và sinh
vật hóa các hiện tượng tâm lý, khẳng định chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa
cá nhân với tư cách là các nguyên tắc cơ bản của hành vi con người. Người
ta khẳng định rằng, không được áp dụng nguyên tắc quyết định luận vào
trong tâm lý học, rằng tâm lý mang tính chủ quan vì thế không thể làm sáng tỏ
bằng các phương pháp khách quan. Tâm lý được xem như “hiện tượng thuần
khiết” (tức là có sự khác biệt, tách biệt và sự đối lập giữa bản chất và hiện
tượng).
Nói ngắn gọn, các vấn đề phương pháp luận căn bản mà trước hết là
những vấn đề về cách thức, con đường nhận thức tâm lý từ trước đến nay
chưa bao giờ biến mất nay lại có tính chất cấp thiết đặc biệt. Số phận tương
lai của nó như một khoa học thực chất phụ thuộc vào các giải pháp của nó.
Trong tâm lý học Xô – viết, các vấn đề phương pháp luận luôn có ý
nghĩa hàng đầu. Các quan điểm lý luận nhờ nỗ lực tập thể của các nhà khoa
học đề ra đều dựa trên nền tảng vững chắc của chủ nghĩa Mác–Lênin. Cần
nhớ rằng trong những năm 20 của thế kỷ này đã xảy ra một cuộc đấu tranh
gay gắt trong lĩnh vực các vấn đề triết học và lý luận cơ bản của tâm lý học.
Các nhà tâm lý học hàng đầu lúc bấy giờ (P.P.Blônxki, K.N Coocnhilov) đã
phê phán kịch liệt các quan điểm duy tâm, vạch rõ tính chất sai lầm về mặt
khoa học và làm sáng tỏ ý nghĩa của phép biện chứng duy vật đối với sự phát
triển tâm lý như một khoa học (một số nhà nghiên cứu lịch sử tâm lý học Xô
Viết đôi khi cố hình dung thời kỳ những năm 20 như là một thời kỳ chuyên
chế của chủ nghĩa Mác.) Tuy nhiên, những quan niệm đó đã xuyên tạc tình
trạng thực sự thời bấy giờ. Nhiệm vụ nắm vững phép biện chứng duy vật bị
áp đặt bởi chính lôgic phát triển của tâm lý học, bởi những nhu cầu bên trong
của nó. (Ngay trước cách mạng, nhiều nhà khoa học tiên tiến đã hiểu rằng
chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình đang đưa tâm lý học vào ngõ cụt). Các
công trình của các nhà thực nghiệm khoa học tự nhiên vĩ đại như I.P.Pavlov,
V.M Becherev, A.A Uxtomxki, N.A Xevesova, P.P Lazapev… có ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển của quan điểm duy vật trong tâm lý học.
Ý nghĩa của phép biện chứng duy vật được tìm thấy rõ ràng trong cách
tiếp cận các vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu tính quy định xã hội của
các hiện tượng tâm lý. Lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng khoa học, chủ
nghĩa Mác đã đưa ra cách giải thích duy vật các hiện tượng xã hội, làm sáng
tỏ các quy luật phát triển xã hội. Bằng cách đó đã tạo ra cơ sở thực tế cho
việc nghiên cứu khoa học chặt chẽ các thuộc tính tâm lý của con người,
nguồn gốc và sự phát triển của ý thức, nhân tố quy định sự phát triển tâm lý
người. Trong quá trình phát triển của mình, tâm lý học dựa vào tri thức khoa
học tự nhiên nhưng không biết các con đường, phương pháp nghiên cứu các
quy luật phát triển mang tính lịch sử – xã hội của tâm lý người. Chỉ sau khi
nắm vững chủ nghĩa duy vật lịch sử nó mới có điều kiện xác định các con
đường đó và đề ra các phương pháp khoa học chặt chẽ nghiên cứu các hiện
tượng tâm lý đặc trưng cho con người (tư tưởng về sự quy định xã hội của
tâm lý con người không phải là mới. Nó rất được chú ý nghiên cứu trong xã
hội học Pháp. Trường phái này mặc dù có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
tâm lý nhưng không tìm – được các phương pháp duy vật, khoa học để
nghiên cứu một cách khách quan tính quy định xã hội của tâm lý người).
Sự hình các quan điểm phương pháp luận của tâm lý học Xô – viết trên
cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin đã diễn ra trong điều kiện đấu tranh gay gắt với
các quan điểm của các trường phái hiện tượng học, thực chứng, sinh vật hóa
và xã hội học. Sự phê phán các trường phái đó được các nhà tâm lý học Xô–
viết tiến hành từ hơn nửa thế kỷ trước và hiện nay đang tiếp tục. Hiện nay các
nhà tâm lý học phe xã hội chủ nghĩa và cả tư bản chủ nghĩa vẫn tiếp tục cuộc
đấu tranh này.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh rằng cuộc đấu tranh lý luận trong tâm
lý học Xô – viết có liên quan chặt chẽ với hoạt động cách mạng cải tổ xã hội.
Nó phát triển trong điều kiện hình thành các quan hệ xã hội kiểu mới và con
người mới.
Các nhà khoa học đã có đóng góp lớn trong việc nghiên cứu các vấn
đề triết học, lý luận cơ bản của tâm lý học dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác
– Lênin là: B.G. Ananhiev, P.P. Blônxki, L.X. Vưgôtxki, A.V.Daparôgiét, K.N.
Coocnhilov, G.C. Côxchiuc, C.V. Crapcov, A.N.Leonchev, A.P. Luria, V.N.
Miasev, V.D. Nhebưlisin, C.L. Rubustein, A.A Xmirnov, B.M. Chelov, D.N
Uznatze. Các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã làm sáng tỏ
bản chất của cách tiếp cận duy vật biện chứng trong nghiên cửu tâm lý và
hình thành các nguyên tắc nền tảng của lý thuyết tâm lý.
Cuộc sống không dừng chân tại chỗ nhưng khoa học thì có thể như
vậy. Trong điều kiện hiện nay việc tiếp tục phát triển lý thuyết chung của tâm
lý học là nhiệm vụ quan trọng nhất. Những triển vọng của khoa học tâm lý nói
chung và hiệu quả ứng dụng thực tiễn của nó lệ thuộc vào kết quả giải quyết
nhiệm vụ nêu trên.
Khi đã có các cơ sở nền tảng của tâm lý học Mácxít thì đương nhiên nó
chỉ có thể dựa vào vốn tri thức (và cả cấp độ) mà khoa học đang có. Những tri
thức tâm lý học đang phát triển cả chiều sâu và chiều rộng. Trong quá trình
phát triển đã phát hiện thấy: những gì trước đây cảm thấy là đơn giản, thực ra
lại cực kỳ phức tạp. Đã xuất hiện các số liệu khoa học mới mà việc giải thích
chúng nhờ các quan điểm lý luận trước đây là không thể được hoặc rất khó
khăn.
Phạm vi những hiện tượng được tâm lý học nghiên cứu là rất lớn. Nó
bao gồm các quá trình, trạng thái, thuộc tính của con người với mức độ phức
tạp khác nhau – từ sự phân biệt đơn giản các dấu hiệu đơn lẻ của đối tượng
tác động đến các giác quan cho đến đấu tranh động cơ của nhân cách; từ
hình ảnh liên tục đến tâm thế được hình thành; từ các hiện tượng nhận thức
trực quan đặc thù đến tâm trạng xã hội của quần chúng… Một số trong những
hiện tượng đó được mô tả tương đối chính xác theo yêu cầu của khoa học,
còn một số khác thì thực chất chỉ là ghi chép giản đơn các quan sát (đôi khi
không phải là quan sát khoa học mà là quan sát đời thường). Một số hiện
tượng được nghiên cứu trong một thời gian dài và thậm chí có các quy luật
chi phối các hiện tượng đó cũng được nêu ra. Một số hiện tượng chỉ được
nhắc đến khi nghiên cứu các hiện tượng khác.
Tính đa dạng của các hiện tượng mà tâm lý học nghiên cứu tất yếu tạo
ra những khó khăn lớn trong việc đề ra lý thuyết chung của nó.
Đôi khi người ta nghĩ rằng, sự mô tả một cách khái quát và trừu tượng
những hiện tượng được nghiên cứu và mối liên hệ của chúng cũng là lý luận
rồi. Tất nhiên, sự mô tả và các số liệu thực tế mà các mô tả đó dựa vào có ý
nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của lý thuyết khoa học. Nhưng điều đó
chưa phải là hoạt động lý luận. Nó bao hàm cả sự so sánh, tổng hợp các tri
thức đã được tích luỹ, hệ thống hóa các số liệu và nhiều việc khác. Mục đích
cuối cùng của nó là phát hiện bản chất các hiện tượng được nghiên cứu. Ở
đây, tất yếu xuất hiện vấn đề phương pháp luận. Nếu nghiên cứu lý luận dựa
trên các quan niệm triết học thiếu chính xác thì sẽ xuất hiện nguy cơ thay thế
tri thức lý luận bằng tri thức kinh nghiệm, trượt dài sang tri thức kinh nghiệm
với các hậu quả khó lường trước được. Trong trường hợp này, các cơ sở
khái quát hóa và trừu tượng hóa thường được chọn tuỳ tiện và do đó chúng
không những không dẫn đến mục tiêu cuối cùng mà lại đi chệch hướng.
Trong việc nhận thức bản chất hiện tượng tâm lý, vai trò quan trọng
nhất thuộc về các phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Đó là nền tảng của tâm lý học. Trong một số trường phái tâm
lý, vì những lý do nào đó người ta chỉ chọn lấy một phạm trù và cố gắng xây
dựng toàn bộ hệ thống tri thức tâm lý học chỉ dựa trên cơ sở đó (ở đây có sự
mở rộng tuỳ tiện và không chính xác một số khái niệm tâm lý và sự tranh luận
khoa học được thay thế bằng cãi vã ngôn từ).”
Tất nhiên, nếu muốn thì có thể xem toàn bộ sự tồn tại của con người và
tâm lý của họ chỉ qua lăng kính của một phạm trù nào đó vì nó có tính tổng
quát, bao quát cho phép làm điều đó. Nhưng có cần làm như thế không?
Trong cách tiếp cận như vậy, việc nhận thức bản chất tâm lý liệu có sự tiến
bộ nào không? Theo chúng tôi thì không. Nó dẫn đến sự làm giảm bớt tính
chất đa dạng của cuộc sống con người. Sự tồn tại của con người cần phải
được làm sáng tỏ trong tổng thể nhiều định nghĩa và quan hệ. Lênin đã nhấn
mạnh rằng trong quá trình nghiên cứu bất cứ đối tượng nào cũng cần phải
làm rõ “…tất cả tập hợp các quan hệ khác nhau” (ông coi yêu cầu đó là một
trong các nguyên tắc quan trọng nhất của phép biện chứng.
Mọi phạm trù đều có sức mạnh bởi tính bao quát của nó. Nhưng nó chỉ
làm sáng tỏ một khía cạnh của hiện thực mà thôi. Vì vậy, việc thổi phồng ý
nghĩa của nó, tuyệt đối hóa nó, biến nó thành siêu phạm trù là rất nguy hiểm.
Lịch sử tâm lý học đã biết nhiều trường hợp tuyệt đối hóa một nguyên tắc hay
phạm trù nào đó đã dẫn đến “sự quay vòng luẩn quẩn” trong nghiên cứu. Đó
là số phận của thuyết hành vi lấy phạm trù hành vi là cơ sở duy nhất. Trong
hình thức cực đoan nhất, nó đã đi đến mức phủ nhận tâm lý như là đối tượng
nghiên cứu. Phản ứng học cũng có số phận như vậy.
Lênin nhấn mạnh: “Trước mặt con người là một mạng lưới các hiện
tượng” và các “phạm trù của chúng ta là các tầng bậc của sự chia tách (nhận
thức) thế giới, là các điểm nút trong mạng lưới giúp cho việc nhận thức và
làm chủ nó”. Nghiên cứu mạng lưới đó chúng ta tất yếu làm rõ hệ thống các
điểm đen chốt. Cũng như bất cứ khoa học nào, tâm lý học không thể phát
triển một cách có kết quả trên cơ sở chỉ một phạm trù duy nhất dù phạm trù
đó quan trọng đến mức nào. Tất nhiên, trong các công trình nghiên cứu
chuyên sâu cho phép xác định phạm trù nào đó là trung tâm và hiện thực
được phạm trù đó làm sáng tỏ có tính chất độc lập, riêng biệt. Nhưng chớ
quên rằng điều giả định đó (tức các khía cạnh khác nhau của hiện thực) theo
Lênin chỉ có vẻ mang tính chất độc lập và riêng biệt mà thôi.
Điều không kém quan trọng cần nhấn mạnh là tính không thể trùng hợp
của các phạm trù. Khi làm rõ tương quan của chúng cần nhớ rằng các mối
tương quan đó là không đồng nhất, không có tính tuyệt đối và áp dụng một
cách khác nhau khi phân tích các đối tượng khác nhau. Những kết quả
nghiên cứu các vấn đề phương pháp luận tâm lý học và lý thuyết chung của
nó phụ thuộc vào việc nó lĩnh hội đến mức nào hệ thống các phạm trù của
phép biện chứng duy vật.
Trong tâm lý học Xô – viết đang có sự nghiên cứu mạnh mẽ các phạm
trù như phản ánh, hoạt động nhân cách. Trong những năm gần đây có sự chú
ý nhiều hơn đến phạm trù giao tiếp. Cuốn sách này đề cập đến các phạm trù
đó. Các khái niệm như “cái xã hội”, “cái sinh học” cũng xứng đáng khái quát
và cần được xem xét.
Tất nhiên, các phạm trù đã dược nêu ở trên không phải là tài sản riêng
của tâm lý học (trong từng lĩnh vực khoa học, các phạm trù đó được xem xét
theo một quan điểm nhất định. Vì vậy, trong bất cứ khoa học nào chúng cũng
cần có tính đặc thù, tức là trong đó cần phải làm sáng tỏ chính khía cạnh là
đối tượng của khoa học đó). Không có bất cứ phạm trù nào kể trên mang tính
chất đơn thuần tâm lý học theo nghĩa riêng của từ này. Đó là những phạm trù
triết học, liên ngành. Đối với tâm lý học, chúng là khái niệm cơ bản vì chúng
cho phép làm rõ thực trạng của con người và những đặc điểm của các hiện
tượng tâm lý đặc trưng cho con người. Tất cả những phạm trù đó được sử
dụng để soạn thảo các phương pháp nhận thức, cho phép làm sáng tỏ các
quy luật khách quan của tâm lý, ý nghĩa của từng phạm trù và mối quan hệ
qua lại giữa chúng. Suy cho cùng được quy định bởi mức độ mà chúng cho
phép nghiên cứu đối tượng của tâm lý học – tâm lý người, việc xây dựng toàn
bộ hệ thống các phạm trù sử dụng trong tâm lý học đại cương và các chuyên
ngành của nó phục tùng nhiệm vụ này. Nó đóng vai trò “nhân tố tạo hệ thống”
của các phương pháp nhận thức.
Trên cơ sở các phạm trù triết học (trong cách lý giải duy vật biện
chứng) mà hình thành, phát triển bộ máy khái niệm riêng của khoa học tâm lý.
Nếu không sử dụng chúng thì không thể làm rõ bản chất của tri giác và tư
duy, tưởng tượng và trí nhớ, xúc cảm và ý chí, động cơ và năng lực v.v… Ở
đây, điều quan trọng là trong việc nhận thức bản chất các hiện tượng tâm lý
cần phải sử dụng hệ thống các phạm trù và chỉ có nó mới đảm bảo tính đầy
đủ và toàn diện.
“Để thực sự nắm được đối tượng – Lênin viết – cần phải bao quát,
nghiên cứu tất cả các khía cạnh của nó, tất cả các mối liên hệ và “sự gián
tiếp”. Chúng ta không bao giờ có thể hoàn toàn chiếm lĩnh được nó nhưng đòi
hỏi tính toàn diện làm cho chúng ta tránh được sai lầm và bất động trì trệ”.
Nhiệm vụ của cuốn sách này là vạch rõ tại sao đòi hỏi của chủ nghĩa
Mác – Lênin trong tâm lý học ở giai đoạn phát triển hiện nay lại đặc biệt quan
trọng. Ở đây, sẽ nghiên cứu các xu hướng phát triển tri thức tâm lý và ý nghĩa
của cách tiếp cận hệ thống xuất phát từ các nguyên tắc duy vật biện chứng,
nhằm tiếp tục nghiên cứu lý thuyết đại cương của tâm lý học (và các lý thuyết
chuyên ngành của nó).
Phân tích các phạm trù trong mối quan hệ của chúng với các vấn đề
tâm lý học được bắt dầu bằng phạm trù phản ánh đã được hình thành trong
triết học duy vật. Ở đây, cần chú ý rằng những gì tồn tại trong lý luận nhận
thức không chỉ có ý nghĩa nhận thức luận. Trong tâm lý học trước hết nó thể
hiện khía cạnh phát triển cá thể (nếu sử dụng các khía cạnh triết học cũ).
Trong lịch sử đã có những cố gắng lý giải tâm lý như một chất đặc biệt như là
vật chất, như là một dạng vận động đặc biệt. Phạm trù phản ánh cho phép
xác định vị trí của tâm lý trong mối quan hệ phổ biến của các hiện tượng của
thế giới vật chất.
Tuy nhiên, việc đưa các hiện tượng tâm lý vào phạm trù phản ánh là
chưa đầy đủ đối với cách tiếp cận nghiên cứu khoa học về nó.
Cần phải làm rõ tính đặc thù của phản ánh tâm lý, phân biệt nó với các
hình thức, cấp độ phản ánh khác (tức là đặc trưng của nó).
Giải quyết nhiệm vụ này đòi hỏi nghiên cứu hoạt động của con người
(vì trước hết chúng ta quan tâm đến tâm lý con người), sự tồn tại thực sự của
phản ánh tâm lý. Vì vậy, tiếp theo là nghiên cứu phạm trù hoạt động.
Chủ nghĩa Mác lý giải phạm trù này như là phạm trù xã hội lịch sử.
Trong cuốn sách này, nó được xem xét với tư cách như vậy. Việc áp dụng
phạm trù hoạt động cho phép làm rõ chức năng của phản ánh tâm lý và một
số thuộc tính cơ bản của nó.
Từ quan niệm hoạt động như một phạm trù xã hội lịch sử tất yếu rút ra
là không chỉ nghiên cứu hoạt động cá nhân (điều đã được tâm lý học nghiên
cứu một thời gian dài trước đây) mà cả hoạt động cùng nhau.
Về phần mình, điều đó dẫn đến phạm trù giao tiếp cũng là phạm trù xã
hội lịch sử. Nhưng nó được xem xét khác so với phạm trù hoạt động. Việc sử
dụng phạm trù này cung cấp “nhát cắt” mới phân tích các hiện tượng tâm lý.
Nhưng khi bàn về sự phân tích tâm lý hoạt động và giao tiếp thì cần
phải nhớ rằng cả hoạt động, cả giao tiếp cộng lại nếu không gắn với chủ thể
thì sẽ chẳng có bất cứ đặc điểm tâm lý nào cả. Chủ thể của hoạt động và giao
tiếp – nhân cách sở hữu các đặc điểm đó. Vì vậy tiếp theo là nghiên cứu
phạm trù nhân cách.
Việc chuyển sang phạm trù này cho phép làm rõ một số ranh giới mới
của hệ thống các hiện tượng tâm lý.
Khi nghiên cứu các phạm trù hoạt động, giao tiếp và nhân cách, đương
nhiên trọng tâm sẽ là tính quy định xã hội của tâm lý người. Nhưng các quá
trình tâm lý, các thuộc tính và trạng thái tồn tại và phát triển không phải ở bên
ngoài cơ thể con người. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu các vấn đề
phương pháp luận tâm lý học xuất hiện sự cần thiết phải chú ý đến vấn đề
tương quan giữa cái xã hội và cái sinh vật (các khái niệm này xét về mức độ
bao quát rất gần với các phạm trù). Sự phân tích các tương quan đó cung cấp
nhát cắt mới hệ thống các hiện tượng tâm lý.
Đó chính là lôgíc cơ bản của nghiên cứu lý thuyết trình bày trong cuốn
sách này.
Chương I. THỰC TRẠNG KHOA HỌC TÂM LÝ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
LÝ LUẬN CHUNG CỦA NÓ
Trong hệ thống tri thức khoa học hiện đại vấn đề con người (chính xác
hơn là nhóm vấn đề) ngày càng được đưa lên hàng đầu trong kế hoạch phát
triển của hệ thống đó. Tính độc nhất vô nhị của hiện tượng con người, trong
đó thể hiện một cách đặc thù tính thống nhất của các quy luật của tự nhiên và
xã hội tạo nên vị trí đặc biệt của nó với tư cách một đối tượng nghiên cứu
khoa học. Ở đây, có sự đan xen lợi ích của các khoa học tự nhiên, khoa học
xã hội cơ bản, cũng như các khoa học ứng dụng như y học, giáo dục học và
khoa học kỹ thuật. Đối với tương lai loài người, ý nghĩa của nhận thức khoa
học về con người lớn đến mức như vai trò của các khoa học cơ bản về tự
nhiên và xã hội. Hệ thống các tri thức khoa học về các quy luật phát triển của
con người, về tiềm năng thực sự của nó cần thiết cho sự phát triển không
kém so với tri thức về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. Sự gia
tăng vai trò của nhóm các vấn đề liên quan đến con người là xu hướng cơ
bản của sự phát triển hệ thống tri thức khoa học nói chung.
Cùng với xu hướng này, đôi khi có những ý kiến về sự cần thiết tạo ra
một lĩnh vực tri thức đặc biệt nào đó, một khoa học thống nhất về con người:
Nhân chủng học (theo nghĩa rộng của từ này). Nhà tâm lý học nổi tiếng người
Pháp P.Phress viết “về bản chất con người là một tổ chức đòi hỏi phải tạo ra
một khoa học riêng biệt”. B.G. Ananhev cũng có quan điểm tương tự. Tư
tưởng này cần phải bàn thêm. Theo chúng tôi, việc tạo ra khoa học thống
nhất về con người hiện nay cũng không có cơ sở gì hơn là tạo ra khoa học
thống nhất về tự nhiên hay về khoa học nói chung. Trong mọi trường hợp,
cách dặt vấn đề như vậy là vội vàng. Đúng là có thể đặt ra vấn đề tách các
khoa học nghiên cứu về con người trong bảng phân loại khoa học thành một
nhóm đặc biệt (ngang hàng với nhóm các khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội). Vị trí đặc biệt của con người là ở chỗ con người là đối tượng của nghiên
cửu tổng hợp, liên kết các khoa học khác nhau, mỗi khoa học có một phạm vi
vấn đề riêng, có nhiệm vụ cách tiếp cận phương pháp của mình. Cấu trúc của
tập hợp đó và tính đa dạng của các cách tiếp cận nghiên cứu con người được
B.G. Ananhev nghiên cứu một cách thấu đáo. “Trong hệ thống những mối liên
hệ này hay liên hệ khác, con người khi được nghiên cứu như là sản phẩm
của tiến hóa sinh học (một dạng homosapien) khi thì như là chủ thể và khách
thể của quá trình lịch sử (nhân cách), khi thì như một cá thể tự nhiên với
chương trình phát triển di truyền và phạm vi biến dị nào đó. Việc nghiên cứu
con người như một lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, chủ thể lao động
và khâu chủ đạo trong hệ thống “người – máy”, như là chủ thể nhận thức,
giao tiếp, quản lý, như là đối tượng của giáo dục có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng. Vì trong quá trình phát triển con người, sự thống nhất các quy luật tự
nhiên và xã hội rất đặc biệt nên nhóm các vấn đề có liên quan đến nó mở ra
các khả năng rất lớn cho sự liên kết các khoa học tự nhiên và xã hội cả trong
các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Hơn nữa, việc nghiên cứu
con người tất yếu đòi hỏi sự liên kết đó.
1. TÂM LÝ HỌC TRONG HỆ THỐNG TRI THỨC KHOA HỌC
Trong hệ thống khoa học về con người, tâm lý học đóng vai trò quan
trọng nhất. Bất cứ vấn đề hay khía cạnh nào có liên quan đến nghiên cứu con
người bằng cách này hay khác đều dẫn đến sự cần thiết phân tích nhóm các
hiện tượng được định nghĩa là hiện tượng tâm lý. Sự cần thiết tất yếu đó
thường thấy trong các khoa học xã hội. Nghiên cứu các quá trình và hiện
tượng mà khoa học lịch sử, kinh tế, dân tộc học, xã hội học, ngôn ngữ học, lý
luận văn học, nghiên cứu nghệ thuật, luật học, các khoa học chính trị nghiên
cứu tất yếu dẫn đến việc đặt ra các vấn đề tâm lý học. Nhiều khi các quá trình
và hiện tượng xã hội không được làm sáng tỏ đầy đủ nếu không sử dụng các
tri thức về các cơ chế hành động cá nhân và hành động nhóm, các quy luật
về sự hình thành các khuôn mẫu hành vi, thói quen, tâm thế xã hội và định
hướng giá trị, nếu không nghiên cứu các thuộc tính, đặc điểm tâm lý cá nhân,
năng lực, động cơ tính cách, quan hệ liên nhân cách… Nói ngắn gọn, trong
khi nghiên cứu các quá trình xã hội tất yếu phải tính đến các nhân tố tâm lý và
điều đó trở thành cấp bách khi nhà nghiên cứu chuyển từ các quy luật chung
nhất đến các quy luật riêng, từ các vấn đề toàn cục sang vấn đề cụ thể, từ
phân tích vĩ mô sang phân tích vi mô.
Tất nhiên, các nhân tố tâm lý không quy định các quá trình xã hội, mà
ngược lại, chính chúng chỉ được hiểu trên cơ sở phân tích các quá trình đó.
Nhưng các nhân tố đó, tuỳ từng điều kiện cụ thể có ảnh hưởng tiêu cực hay
tích cực đối với các sự kiện này hay sự kiện khác của đời sống xã hội.
Nhu cầu chú ý tới lý thuyết tâm lý học, đến các phương pháp và kết quả
nghiên cứu cụ thể nảy sinh cả trong trường hợp mà ngành khoa học xã hội
này hay khoa học xã hội khác được tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ
thực tiễn. Vì bất kỳ gợi ý nào mang tính thực tiễn đều được thực hiện trong
các hành động cụ thể của những người cụ thể, nên việc nó diễn ra như thế
nào phần lớn phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý của những người đó. Lôgic phát
triển của các khoa học xã hội dẫn đến hiện tượng là ở giao điểm của chúng
với các khoa học tâm lý hình thành một “chùm” các chuyên ngành và khuynh
hướng khoa học. Trước hết đó là tâm lý học xã hội cũng như các chuyên
ngành có liên quan với nó: lịch sử tâm lý học, tâm lý học kinh tế, tâm lý học
dân tộc, tâm lý học pháp lý, tâm lý học chính trị, tâm lý học ngôn ngữ và tâm
lý học nghệ thuật. Một số lĩnh vực đã được hình thành ở nước ta và đã phát
triển như các khoa học độc lập (ví dụ như tâm lý học xã hội), một số khác
đang ở giai đoạn hình thành và tự khẳng định (chẳng hạn tâm lý học tư pháp,
tâm lý học ngôn ngữ, tâm lý học nghệ thuật), một số ngành chỉ mới nảy sinh
(như tâm lý học dân tộc, tâm lý học kinh tế và tâm lý học chính trị).
Những vấn đề đòi hỏi các giải pháp của các công trình nghiên cứu tâm
lý học xuất hiện cả trong các khoa học tự nhiên. Một trong những công trình
nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên chính là nghiên cứu thời gian phản ứng của
con người đã được thực hiện ở giữa thế kỷ trước bắt nguồn từ nhu cầu của
thiên văn học, còn chuyên ngành tâm lý học đầu tiên là tâm – vật lý(xuất hiện
cũng vào khoảng thời gian đó). Muộn hơn một chút xuất hiện tâm lý – âm học
như một nhánh của tâm – vật lý.
Một trong những vấn đề cơ bản nhất mà Ăngghen gọi là “bí ẩn của thế
giới” mà khoa học đã tìm cách giải quyết một thời gian dài: đó là sự xuất hiện
và phát triển tâm lý trong quá trình tiến hóa sinh học. Đối với sự phát triển sau
này của khoa học sinh học, vấn đề này có lẽ không kém phần quan trọng so
với vấn đề sự xuất hiện của sự sống. A.N Seversov đã vạch rõ tâm lý cần và
phải xuất hiện trong quá trình đó và trở thành nhân tố quan trọng nhất của nó.
Điều đó có nghĩa là việc nghiên cứu quá trình tiến hóa sinh học tất yếu đòi hỏi
không chỉ nghiên cứu cấu trúc và chức năng của các cơ thể sống mà còn
nghiên cứu cả hành vi, tâm lý. Tại giao điểm của sinh học và tâm lý học đã
hình thành các lĩnh vực như tâm lý học động vật và tâm lý học so sánh. Đã có
một thời ở nước ta có sự phát triển mạnh các chuyên ngành này. Tuy nhiên,
thời gian gần đây ít có các nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Những vấn đề tâm lý còn được đặt ra gay gắt hơn trong những ngành
khoa học tự nhiên mà đối tượng nghiên cứu của nó là sản phẩm cao nhất của
sự tiến hóa – con người. Tuỳ mức độ, chẳng hạn như sinh lý học chuyển từ
nghiên cứu chức năng cơ thể động vật sang nghiên cứu cơ thể con người
(tức là cùng với sự phát triển sinh lý con người) mà nó buộc phải bằng cách
này hay cách khác đụng chạm đến các vấn đề tâm lý học. Nên nhớ rằng các
nhà sinh lý học vĩ đại như I.M Xechenov, I.P Pavlov, A.A Uxtomxki, I.C.
Beritasvili, P.K Anokhin và những người khác dã nhận thấy mục tiêu cuối
cùng chính là làm rõ cơ sở sinh lý của tâm lý con người. Triển vọng phát triển
của sinh lý học con người (trước hết là sinh lý học hoạt động thần kinh cấp
cao và sinh lý thần kinh) có liên quan tới sự phát triển tương lai của tâm lý
học. Có thể nói như vậy về di truyền học, về đặc thù di truyền của hành vi (ở
nước ta di truyền học con người, có lẽ trừ các khía cạnh y học, còn kém phát
triển. Di truyền học hành vi cũng ở tình trạng tương tự. Sự phát triết nhân
chủng học cũng rất chậm.) Các quy luật di truyền có được phổ biến (hay ít
nhất là có ảnh hưởng) đến hành vi của cơ thể sống và tâm lý của chúng? Vấn
đề này là đối tượng tranh luận gay gắt trong giới khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội. Điều dễ hiểu là nếu không đề ra lý thuyết làm rõ bản chất hành vi
tâm lý và các phương pháp nghiên cứu chặt chẽ tương ứng thì không thể trả
lời được câu hỏi đó.
Trong những năm gần đây đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển mạnh
mẽ một khuynh hướng khoa học–nghiên cứu cơ sở sinh hóa của hành vi và
tâm lý. Đặc biệt có nhiều công trình nghiên cứu cơ sở sinh hóa của trí nhớ và
xúc cảm. Đôi khi khuynh hương đó được gọi là khuynh hướng tâm sinh hóa.
Ở đây nên nhớ lại Ph. Ăngghen khi ông viết: “Tất nhiên chúng ta khi nào đó,
bằng thực nghiệm, đã gán tư duy hình ảnh vào các vận động phân tử và hóa
học trong não. Nhưng điều đó có làm rõ bản chất của tư duy hay không?”
Trong luận điểm đã nêu trên thường nhấn mạnh phần thứ hai của nó cái là
bản chất của tư duy (nói chung là của tâm lý) không bị bao hàm bởi các quá
trình sinh hóa. Điều đó đương nhiên đúng. Nhưng phần đầu của luận điểm đó
cũng quan trọng. Ph. Ăngghen không nghi ngờ rằng đến lúc nào đó bằng con
đường thực nghiệm sẽ làm rõ cơ sở sinh hóa của hành vi và tâm lý. Tuy
nhiên, không nên nghi ngờ rằng khuynh hướng đó có tầm quan trọng đối với
cách hiểu duy vật về bản chất các hiện tượng tâm lý.
Tại ranh giới của khoa học tự nhiên và tâm lý học đã hình thành và phát
triển hàng loạt chuyên ngành khoa học và khuynh hướng khoa học. Ngoài
những lĩnh vực nêu trên cần bổ sung thêm tâm vật lý đại cương, tâm vật lý
học sai biệt, tâm vật lý di truyền.
Cũng giống như các chuyên ngành ở ranh giới khoa học xã hội và tâm
lý học, chúng phát triển không đồng đều. Một số đã có kết quả nhất định
(chẳng hạn như tâm vật lý đại cương và tâm vật lý sai biệt). Trong một số
chuyên ngành thì mới chỉ vạch ra vấn đề, cách tiếp cận và phương pháp
nghiên cứu (chẳng hạn như tâm sinh hóa).
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, điều quan trọng là các khoa học: sinh
học, vật lý học, hóa học đã chú ý đến các vấn đề tâm lý. Điều đó bị quy định
bởi lôgíc nội tại của sự phát triển của chúng. Tất nhiên, mỗi ngành khoa học
tự nhiên chỉ chú ý đến những vấn đề bị quy định bởi lôgíc này nhưng bằng
cách này hay cách khác triển vọng phát triển của chúng có liên quan đến triển
vọng của tâm lý học.
Như đã trình bày trong phần đầu mục này, con người cùng với tâm lý
của nó không phải chỉ của các khoa học tự nhiên và xã hội mà cả các khoa
học ứng dụng.
Trong y học, sự cần thiết phải sử dụng các tài liệu tâm lý bằng cách này
hay cách khác xuất hiện khi soạn thảo đa số các vấn đề về sức khoẻ và bệnh
tật. Điều đó, trước hết liên quan đến các bệnh tâm lý và bệnh có căn nguyên
tâm lý mà tâm lý học và bệnh tâm lý nghiên cứu (ở đây không đề cập về sự
tương quan của những chuyên ngành đó mà chỉ lưu ý rằng chúng là khoa học
ranh giới của y học và tâm lý học).
Nhưng, như đã biết, nhiều bệnh thực thể đơn thuần phát sinh và diễn
biến khác nhau tuỳ theo đặc điểm tâm lý của nhân cách bệnh nhân. Vì vậy,
các nghiên cứu sự phát sinh và diễn biến của bệnh cũng như việc phòng
ngừa và điều trị đòi hỏi các tri thức không những về cấu trúc và vận hành của
cơ thể con người mà cả tâm lý người: đặc điểm tâm lý cá nhân, tính cách, hệ
thống động cơ, quan hệ cá nhân chủ quan. Những thuộc tính tâm lý con
người không chỉ ảnh hưởng đến các quá trình bệnh lý và phục hồi sức khoẻ,
chúng có thể đóng vai trò bảo đảm tính ổn định của bệnh tật, chống trả và đấu
tranh với bệnh tật. Ở người bệnh thường có các thủ pháp tâm lý tự vệ và bù
trừ vô thức. Vấn đề là những cơ chế ảnh hưởng của tâm lý đến bệnh lý, đến
diễn biến và điều trị? Các yếu tố tâm lý đóng vai trò như thế nào trong việc
bảo vệ sức khoẻ đang đòi hỏi phải có các công trình nghiên cứu chuyên sâu.
Việc nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh đến tâm lý cũng không kém phần quan
trọng. Không cần phải chứng minh cũng thấy bất cứ bệnh nào cũng dẫn đến
thay đổi ít nhiều trạng thái cơ thể, tâm trạng, động cơ, tâm thế. Những thay
đổi động chạm đến các quá trình nhận thức cảm tính, trí nhớ, trí tuệ và xúc
cảm.
Mức độ và tính chất ảnh hưởng của bệnh lý đến tâm lý không chỉ phụ
thuộc vào hoàn cảnh mà còn vào những đặc điểm tâm lý của người bệnh. Đôi
khi các phương pháp tâm lý cho phép chuẩn đoán bệnh nhanh hơn so với các
phương pháp khác.
Nói ngắn gọn, việc nghiên cứu bệnh tật đã đòi hỏi sự phân tích những
thay đổi của cả cơ thể và tâm lý người bệnh, tức là bức tranh chủ quan bên
trong. Từ nhu cầu này ở ranh giới giữa tâm lý và y học, tâm lý học được hình
thành như một chuyên ngành đặc biệt và một chuyên ngành có liên quan mật
thiết với nó là tâm lý thần kinh.
Ý nghĩa của các nghiên cứu “các cấu thành tâm lý” của sức khoẻ và
bệnh tật không những cho phép hiểu sâu sắc và đầy đủ nguyên nhân và sự
phát triển của bệnh này hay bệnh khác mà còn rất quan trọng trong chẩn
đoán. Tri thức tâm lý học cũng có thể giúp cho việc xác định các phương
pháp điều trị có hiệu quả. Trong một số hoàn cảnh, các phương pháp tác
động tâm lý mà hệ thống của chúng được gọi là “tâm lý liệu pháp” tỏ ra có
hiệu quả. Nghiên cứu đặc điểm tâm lý bệnh nhân cũng giúp cho việc phòng
tránh bệnh tưởng.
Nghiên cứu tâm lý tạo ra những khả năng mới không chỉ cho chẩn đoán
và điều trị bệnh mà cả cho biện pháp phục hồi cũng như sự tái thích ứng về
mặt lao động – xã hội của bệnh nhân trong giám định y khoa (giám định lao
động, tư pháp, quân sự).
Cùng với những ứng dụng rộng rãi trong y học, các loại thuốc trong đó
có cả thuốc tác động vào tâm lý, những năm gần đây đã bắt đầu hình thành
chuyên ngành khoa học mới – tâm dược học có liên quan tới tâm sinh hóa.
Việc nghiên cứu hiệu ứng tâm lý của các dược liệu mở ra những khả năng
mới cho việc nghiên cứu các quá trình và trạng thái tâm lý. Như vậy trong sự
phát triển của y học, xuất hiện những vấn đề đòi hỏi phải có một liên hệ với
tâm lý học. Cùng với các khoa học như sinh học, hóa học, vật lý học…, tâm lý
học cũng là một khoa học cơ sở của y học.
Các vấn đề tâm lý học nảy sinh cả trong các khoa học ứng dụng khác –
khoa học giáo dục. Mối liên hệ giữa giáo dục học và tâm lý học mang tính
truyền thống. K.D Usinxki đã từng nhấn mạnh rằng “giáo dục học muốn giáo
dục con người trong mối quan hệ thì nó cần phải biết con người trong tất cả
các quan hệ”. Cả trong trường hợp nếu giáo dục học không dựa vào tri thức
về “các quy luật của tự nhiên và tâm hồn con người thì nó sẽ biến thành một
tập hợp giản đơn các lời khuyên và đơn thuốc thực dụng, và sẽ không còn là
khoa học thực sự có khả năng giúp đỡ người thầy giáo”. Trong sự phát triển
tất cả lĩnh vực giáo dục học: lý luận chung, giáo học pháp, các phương pháp
chuyên biệt, lý thuyết giáo dục, trường học xuất hiện những vấn đề đòi hỏi
nghiên cứu tâm lý học, biết các quy luật tri giác, trí nhớ, tư duy, động tác hình
thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, bản chất của năng lực và động cơ. Sự phát
triển tâm lý con người nói chung có ý nghĩa quan trọng để giải quyết vấn đề
cơ bản của giáo dục học như xác định nội dung học vấn ở các mức độ dạy
học khác nhau, đề ra các phương pháp dạy học và giáo dục có hiệu quả,
đánh giá kết quả của tác động giáo dục, hoàn thiện định hướng nghề nghiệp.
Sự phát triển khoa học mạnh mẽ đòi hỏi đổi mới và cấu trúc lại nội
dung giáo dục, dạy học. Dạy gì cho học sinh hiện nay? Cho các thông tin gì từ
khối lượng thông tin đồ sộ mà khoa học đã tích luỹ được cho nhà trường?
Các vấn đề đó đã gây tranh cãi gay gắt. Vấn đề tương quan hệ thống tri thức
khoa học và môn học là quan trọng nhất đối với giáo dục học. Điều dễ hiểu là
khi giải quyết nó, trước hết cần xuất phát từ các dự báo có cơ sở khoa học về
sự phát triển xã hội (trong đó có cả khoa học). Nhưng dù có xác định được
nội dung một cách hợp lý, đầy đủ đến đâu có tính đến triển vọng xã hội, có
xác định một cách chính xác các môn học (và chương trình) cho nhà trường
cũng không nên quên những người làm chủ (lĩnh hội) môn học đó – những
học sinh mà trước hết là các thuộc tính tâm lý và khả năng của chúng. Các
khả năng và tiềm năng phát triển tâm lý con người trong các độ tuổi là gì?
Đặc trưng của từng độ tuổi là gì? Có những hạn chế (giới hạn) gì của các khả
năng? Đáng tiếc những vấn đề đó chỉ được giải quyết trên cơ sở các quan
niệm thông thường nhiều khi hời hợt, thiếu chính xác. Ở đây khả năng phát
triển khi thì đề cao, khi thì bị hạ thấp. Kết quả là quá trình dạy học được tổ
chức hoặc là kìm hãm sự phát triển trí tuệ của trẻ em, hoặc là dẫn đến quá
tải. Điều đó sẽ có ảnh hưởng đến sức khoẻ học sinh, nhu cầu không kém cấp
bách về tâm lý học được thể hiện khi giáo dục học quan tâm các vấn đề giáo
dục. Mục đích của giáo dục là hình thành nhân cách, đáp ứng với những đòi
hỏi của xã hội đang phát triển. Chẳng lẽ lại phải chứng minh rằng việc đạt
được mục đích này đòi hỏi nghiên cứu các quy luật của quá trình hình thành
nhân cách: xu hướng, năng lực, nhu cầu, thế giới quan, tính độc lập của tư
duy, tiềm năng sáng tạo?
Tại ranh giới giữa giáo dục học và tâm lý học nảy sinh tâm lý học giáo
dục cũng như có liên quan với nó là tâm lý học trẻ em và lứa tuổi (như một
lĩnh vực độc lập) và hàng loạt các chuyên ngành tâm lý (tâm lý người khiếm
thị, khiếm thính…).
Cuối cùng, nhu cầu về các nghiên cứu tâm lý học tồn tại trong các khoa
học kỹ thuật mà trước hết là các khoa học có liên quan đến việc chế tạo các
hệ thống điều khiển, người máy, máy tính, các hệ thống thông tin và phương
tiện xử lý thông tin. Các số liệu về các chức năng tâm lý, các quá trình, thuộc
tính của con người cần thiết cho các khoa học kỹ thuật về hai phương diện.
Trước hết, để xác định trước con người sẽ làm việc như thế nào với các thiết
bị kỹ thuật đã được chế tạo. Thứ hai, những số liệu đó đôi khi được dùng làm
cơ sở cho các giải pháp kỹ thuật khi tạo ra các thiết bị bắt chước một số các
đặc tính của các quá trình tâm lý và các chức năng tâm lý (chẳng hạn khi chế
tạo các giác quan nhân tạo).
Như đã biết, các số liệu tâm lý đóng một vai trò nhất định trong việc
hình thành môn điều khiển học, được dùng làm cơ sở lý luận cho hàng loạt
các xu hướng mới trong các khoa học kỹ thuật. Về phần mình điều khiển học
có tác dụng kích thích các nghiên cứu tâm lý (trước hết là các quá trình tâm lý
và các cơ chế điều chỉnh của hành vi). Tại giao điểm của các khoa học tâm lý
và khoa học kỹ thuật đã hình thành các chuyên ngành và xu hướng khoa học.
Trong đó, quan trọng nhất là tâm lý học kỹ sư, nghiên cứu các hiện tượng tâm
lý nhằm mục đích giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Danh mục các chuyên
ngành tâm lý học được hình thành tại ranh giới với các khoa học khác, tất
nhiên chưa đầy đủ và có cấu trúc chính xác. Nhưng nó cung cấp các khái
niệm chung về chiều rộng của các mối liên hệ của tâm lý học với các khoa
học xã hội, khoa học tự nhiên và các khoa học ứng dụng, quy định vị trí của
nó trong hệ thống tri thức khoa học hiện đại và khuynh hướng phát triển của
nó.
Cuối cùng, xem xét vấn đề nhu cầu đối với các nghiên cứu tâm lý học
xuất hiện trong quá trình phát triển tri thức khoa học tất yếu đụng chạm (mặc
dù rất ngắn ngủi) đến khoa học về các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã
hội và tư duy triết học. Đối với sự phát triển của triết học Mác – Lênin, ý nghĩa
của tâm lý học là rất lớn.
Các số liệu đã tích luỹ được trong tâm lý học, các quan điểm, lý luận
khẳng định tính đúng đắn của cách lý giải duy vật biện chứng vấn đề cơ bản
của triết học – Chúng có quan hệ mật thiết với lý luận nhận thức và phép biện
chứng.
Xem xét vấn đề về các lĩnh vực tri thức “mà từ đó hình thành lý luận
nhận thức và phép biện chứng”, Lênin đã nêu các lĩnh vực quan trọng nhất là:
lịch sử triết học, lịch sử tư tưởng khoa học, lịch sử phát triển trí tuệ trẻ em,
lịch sử phát triển của động vật, lịch sử ngôn ngữ cộng với tâm lý học, cộng
với sinh lý các giác quan. Như đã thấy trong danh mục trên, có đưa cả nhóm
các chuyên ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề nền tảng của khoa học.
Trong tâm lý học đại cương đã tích luỹ được nhiều tài liệu về cấu trúc,
động thái và quy luật của các quá trình nhận thức. Trong tâm lý học lứa tuổi,
giáo dục là tài liệu về sự phát triển trí tuệ của học sinh. Suy nghĩ về mặt triết
học toàn bộ các tài liệu đó tạo thành điều kiện quan trọng nhất để tiếp tục
phát triển lý luận nhận thức và phép biện chứng duy vật.
Thiếu nghiêm túc khi dựa vào các kết quả nghiên cứu tâm lý học thì rất
khó khăn trong việc nghiên cứu triết học những vấn đề như vai trò của nhân
tố chủ quan trong quá trình lịch sử, trong tổ chức xã hội và quản lý xã hội,
tương quan giữa cái ý thức và cái tự phát (ngẫu nhiên) trong phong trào cách
mạng, hoạt động nhận thức của con người, tư duy sáng tạo, vai trò của linh
cảm trong nhận thức…
Như vậy, chính lôgic phát triển của toàn bộ hệ thống tri thức khoa học
áp đặt cách đặt vấn đề có liên quan tới thẩm quyền của tâm lý học. Ở đây, có
sự thay đổi vị trí, vai trò của khoa học tâm lý trong hệ thống đã cho. Nó trở
thành mắt xích quan trọng nhất liên kết hàng loạt các lĩnh vực tri thức khác
nhau về phượng diện nào đó tổng hợp các thành tựu của chúng.
Không có sự phát triển toàn diện thì không thể bảo đảm mối liên hệ đầy
đủ giữa sinh học và lịch sử, y học và giáo dục học, kỹ thuật và kinh tế và các
khoa học khác trong việc nghiên cứu con người và giải quyết các nhiệm vụ
thực tiễn có liên quan đến nhân tố con người trong cuộc sống xã hội (xem chi
tiết ở chương sau).
B.M Kedrov đã vạch rõ vị trí quan trọng của tâm lý học trong hệ thống
tri thức khoa học. Trong bảng phân loại do ông đề xuất, tâm lý học nằm ở
trung tâm của “tam giác khoa học”. Vai trò của tâm lý học như là khâu liên kết
giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đã được PH.V.Konstantinnov nhấn
mạnh, A.G Ananhev nghiên cứu vấn đề này khá kỹ lưỡng.
Chức năng quan trọng nhất của tâm lý học trong hệ thống cơ bản của
tri thức khoa học là ở chỗ trong quan hệ nào đó nó tổng hợp các thành tựu
của hàng loạt các lĩnh vực tri thức khoa học khác nhau là bộ tích hợp tất cả
(hay đa số) các chuyên ngành khoa học mà đối tượng nghiên cứu là con
người (hàng loạt chuyên ngành tâm lý học tất nhiên nghiên cứu cả động vật
nhưng suy cho cùng tương lai chúng hướng vào các vấn đề tâm lý người,
nguồn gốc và tính đặc thù của nó). A.G Ananhev đã nhấn mạnh rằng đó chính
là sứ mệnh lịch sử của tâm lý học mà triển vọng phát triển của nó có liên
quan. Tâm lý học thực hiện việc tổng hợp các số liệu về con người ở cấp độ
tri thức khoa học cụ thể. Ở cấp độ cao hơn tất nhiên đó là công việc của triết
học.
Phạm vi rộng lớn các mối liên hệ của tâm lý học với các khoa học nền
tảng khác và các hệ thống ứng dụng khoa học (và liên quan với nó là vị trí
đặc biết của nó trong hệ thống khoa học) là nhân tố quan trọng nhất của sự
phát triển của nó, quy định phần lớn tính đặc thù của sự phân hóa và tích hợp
tri thức tâm lý học.
Tâm lý học, một lĩnh vực tri thức đặc biệt liên kết hàng loạt các chuyên
ngành mà mối liên hệ giữa chúng không phải lúc nào cũng biểu hiện ra ngoài
rõ nét (chẳng hạn giữa tâm vật lý và tâm lý học xã hội). Nhưng mặc dù có sự
“không tương hợp” giả tạo đó nhưng dù sao chúng cũng thuộc về một lĩnh
vực tri thức thống nhất. Suy cho cùng nhiệm vụ chung của chúng là nghiên
cứu bản chất của cùng một nhóm hiện tượng – hiện tượng tâm lý học. Cơ sở
liên kết tất cả các chuyên ngành tâm lý là tâm lý học đại cương, bằng thực
nghiệm và lý luận khảo sát các vấn đề tâm lý cơ bản.
Sự phân hóa theo chiều rộng khoa học tâm lý tất nhiên tạo ra không ít
khó khăn cho việc tổng hợp các số liệu đã tích luỹ được. Hiện nay, sự khác
biệt về cách tiếp cận và phương pháp sử dụng trong các chuyên ngành tâm lý
khác nhau đã “che khuất” các nhiệm vụ chung. Nỗ lực chung của các nhà tâm
lý đôi khi giống như xây dựng “tháp Babilon” mang tính chất kinh viện.
Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu cơ bản của toàn bộ hệ thống chuyên
ngành tâm lý là như nhau. Đó là con người, các quá trình, trạng thái, thuộc
tính tâm lý của họ.
Nghiên cứu chúng, tâm lý học sử dụng thành quả của tất cả các khoa
học khác, có nghiên cứu con người ở mức độ này hay mức độ khác. Nó
không phát triển nếu không sử dụng các thành quả đó. Khó mà có thể đạt
được các kết quả đáng kể trong nghiên cứu các quá trình tâm lý như chức
năng của não (và đặc thù của chúng) nếu không dựa vào tập hợp các số liệu
đã được tích lũy trong các khoa học khác nghiên cứu về não bộ. Cũng vậy
không thể nghiên cứu đặc điểm tâm lý nhân cách và hành vi xã hội của cá
nhân nếu không dựa vào tri thức về các quy luật khách quan của đời sống xã
hội.
Rõ ràng là tâm lý học, một khoa học độc lập hình thành muộn hơn so
với các khoa học cơ bản khác. Sự kiện đó không phải là ngẫu nhiên mà có
tính quy luật. Sự hình thành của nó không thể bắt đầu trước khi các khoa học
khác đã đạt được trình độ phát triển nhất định, tức là trước khi đã tạo ra cơ
sở khoa học cần thiết cho phép tách riêng những vấn đề tâm lý học và vạch
ra hướng giải quyết chúng.
Tất nhiên, một số tư tưởng cơ bản có liên quan đến bản chất của tâm lý
học đã được nêu ra trong quá trình phát triển triết học ngay từ thời cổ đại.
Trong các hệ thống triết học phát triển, tâm lý học đã thể hiện như một bộ
phận độc lập tương đối. Chẳng hạn, trong phần kết luận của cuốn sách “bách
khoa toàn thư về các khoa học triết học” Gegel trong “triết học tinh thần” có
một mục riêng dành cho tâm lý học. Thực chất các vấn đề tâm lý học được
ông nghiên cứu cả trong các phần viết về nhân chủng học, hiện tượng học
tinh thần. Gegel đã nêu hàng loạt vấn đề mà sau này trở thành đối tượng của
các công trình nghiên cứu cụ thể. Tất nhiên, ông lý giải tâm lý học theo quan
điểm duy tâm.
Vấn đề bản chất của tâm lý học đã được nghiên cứu trong khuynh
hướng duy vật của triết học. Chính ở đây đã hình thành các tiền đề xuất hiện
tâm lý như một khoa học. Trong lịch sử của khuynh hướng này có thể tìm
thấy không ít các tư tưởng thú vị, có giá trị và các quan sát đóng vai trò to lớn
trong việc hình thành cách tiếp cận khách quan nghiên cứu các hiện tượng
tâm lý. Tuy nhiên, cách lý giải triết học về tâm lý (duy tâm hay duy vật) rất trừu
tượng và không thể tự mình xác định sự xuất hiện của tâm lý học như một
lĩnh vực khoa học chuyên ngành. Chúng được nghiên cứu chủ yếu khi giải
quyết vấn đề cơ bản của triết học: Quan hệ giữa ý thức và tư duy với tồn tại
cũng như trong các lý thuyết về đạo đức và thẩm mỹ.
Sự phát triển triết học duy vật đã tạo môi trường để các hiện tượng tâm
lý (đã được chủ nghĩa duy tâm lý giải là tồn tại bên ngoài và độc lập với vật
chất) bắt đầu được xem xét như thuộc tính đặc biệt của vật chất. Nhưng nhờ
đó chỉ hình thành các tiền đề cơ bản cho việc tách tâm lý học thành một lĩnh
vực tri thức khoa học đặc biệt. Để các tiền đề đó trở thành hiện thực cần có
con đường phát triển lâu dài của các khoa học cụ thể về tự nhiên và xã hội.
Những tiền đề trực tiếp của sự xuất hiện của nó đã được hình thành
trước hết trong sự phát triển của các khoa học tự nhiên. Chính ở đây những
vấn đề tâm lý học đã được hình thành như là các vấn đề khoa học cụ thể.
Học thuyết tiến hóa của Darwin đóng vai trò quyết định trong sự xuất hiện một
số xu hướng tâm lý học. Chính ông đã nêu ra hàng loạt giả thuyết về các quy
luật và cơ chế của một số hiện tượng tâm lý (học thuyết Darwin đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển của toàn bộ hệ thống sinh học cũng như đối với
quá trình hình thành tâm lý học). Nghiên cứu các vấn đề phát triển của sự
sống và xuất hiện của con người tất yếu sẽ dẫn đến việc đặt ra vấn đề về sự
xuất hiện và phát triển tâm lý.
Đối với khoa học xã hội, trong quá trình phát triển của mình cũng hình
thành các vấn đề, các ý tưởng và giả thuyết thực chất có liên quan đến tâm lý
học.
Vai trò mang tính cách mạng trong sự phát triển của các khoa học đó
thuộc về học thuyết của Mác về sự phát triển xã hội. Không phải ngẫu nhiên
Ăngghen và Lênin so sánh công lao khoa học của Mác trong khoa học xã hội
với công lao của Darwin trong khoa học tự nhiên. Việc nghiên cứu các quy
luật khách quan của sự phát triển xã hội tất yếu cũng dẫn đến việc đặt ra các
vấn đề tâm lý học như nguồn gốc và sự phát triển lịch sử của tâm lý người,
tính đặc thù về chất của nó (khác với tâm lý động vật), hoạt động, giao tiếp,
nhân cách, mối quan hệ giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân. Tất nhiên,
những vấn đề kể trên đã được đặt ra trong các khuynh hướng khoa học phi
Mácxít. Nhưng chỉ có học thuyết Mácxít về xã hội đã xác định con đường
nghiên cứu một cách khách quan tính quy định xã hội của tâm lý người và tạo
ra cơ sở thực tế cho việc giải quyết vấn đề đó một cách khoa học.
Như vậy chính trong quá trình phát triển khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội đã hình thành vấn đề của khoa học tâm lý.
Trong quá trình này đã hình thành các phương pháp của nó. Ở giai
đoạn đầu đã sử dụng các phương pháp sẵn có khi nghiên cứu các vấn đề
khác với các mục tiêu khác. Nhưng trong quá trình nghiên cứu tâm lý học, các
phương pháp đó được cải biên, chính xác hóa, hoàn thiện khi áp dụng vào
các vấn đề tâm lý học.
Tâm lý học thường vay mượn từ các khoa học khác, các cơ sở lý luận
và quan điểm (một trong các ví dụ là nguyên tắc cung phản xạ) Tuy nhiên,
các nỗ lực áp dụng đã làm sáng tỏ những hạn chế và sự phiến diện của
chúng. Nhiều khi những nỗ lực đó đã làm mất đi tính xác định về chất của các
hiện tượng tâm lý, đánh tráo chúng bằng các hiện tượng có bản chất khác,
thậm chí còn phủ nhận sự tồn tại của tâm lý. Người ta còn đặt vấn đề nghi
ngờ cả địa vị độc lập của tâm lý học, sự tranh cãi về đối tượng của tâm lý
học, cách tiếp cận nghiên cứu đã xâm nhập vào toàn bộ lịch sử phát triển của
nó. Đôi khi, trong cuộc đấu tranh với tâm lý học, người ta đã đưa ra các luận
cứ đại loại như: vì khoa học đã chứng tỏ rằng không có tâm hồn nên tâm lý
học không phải là khoa học. Tất nhiên đó là luận cứ ngây thơ, không giúp cho
sự phát triển tri thức khoa học nói chung cũng như tâm lý học nói riêng.
Tất nhiên là tâm hồn với tư cách là chất độc lập thì không tồn tại nhưng
các hiện tượng tâm lý là hiện thực không cần bàn cãi, hơn nữa nó được thể
hiện rất mạnh mẽ trong cuộc sống con người.
Rất khó, dù chỉ một phút hình dung con người một cách giản đơn được
tạo ra bởi sự tiến hóa sinh học hay sinh lý học, như là một tổ chức sinh học –
sinh lý mà không có tính chủ quan của tri giác, không có xúc cảm mang tính
người, không có cái thể nghiệm, quan hệ hay ngắn gọn là không có “thế giới
chủ quan”. Cũng khó như vậy khi hình dung con người như một “sự kết tinh
của xã hội”, “một đơn tử xã hội”, mà hành vi của nó bị quy định một cách chặt
chẽ và một chiều bởi “guồng máy xã hội”. Các quy luật xã hội không tồn tại
bên ngoài hoạt động của con người có ý thức và ý chí, có nguyện vọng và
nhu cầu và các phẩm chất tâm lý.
Việc tuân thủ các nguyên tắc nhận thức khoa học nói chung không đòi
hỏi từ bỏ sự tồn tại của các hiện tượng mà cách thức nghiên cứu của chúng
còn chưa rõ ràng. Ngược lại, chúng đòi hỏi sự tìm kiếm tích cực các cách
thức đó vì trên nền của các “vết trắng”, trên “bản đồ” tri thức khoa học thì cái
đã được nghiên cứu kỹ lưỡng trông rất méo mó.
Vấn đề quá trình hình thành con người tích cực về mặt xã hội có ý thức
và ý chí, tình cảm và trí tuệ, tính cách và tài năng khoa học không thể nào bỏ
qua được. Quá trình đó có tính quy luật vì chỉ đơn giản là nó được lặp đi lặp
lại hàng tỷ lần. Vẫn là ở chỗ quá trình đó xảy ra như thế nào, cần phải được
giải quyết và điều đó không thể nào làm được nếu bỏ qua tâm lý học (tất
nhiên trong mối quan hệ với các khoa học khác). Khi áp dụng các sơ đồ lý
thuyết, phương pháp sẵn có của các khoa học khác thì thấy rằng chúng
không làm rõ được các hiện tượng tâm lý. Việc đánh giá nỗ lực đó hoàn toàn
vô ích là không đúng. Ở đây, điều cốt yếu không chỉ là kết quả tích cực hay
tiêu cực mà là ở chỗ hiện tượng tâm lý không thể quy vào các hiện tượng có
tính xác định về chất. Điều đó có nghĩa là nó có tính chất đặc thù. Di chuyển
một cách máy móc các phương pháp và sơ đồ lý luận của một khoa học này
sang khoa học khác đã dẫn đến sự đơn giản hóa che lấp sự khác biệt về chất
của các hiện tượng được nghiên cứu, xảy ra “sự trượt” từ đối tượng này sang
đối tượng khác, điều mà người ta gọi là chủ nghĩa giản đơn.
Những năm gần đây, người ta nói nhiều về chủ nghĩa giản đơn trong
tâm lý học. Thường thường trong tranh luận khoa học, thuật ngữ này được
dùng như con ngáo ộp. Chớ quên các bài học lịch sử dù rằng các bài học đó
liên quan đến bài học khác. Đã một thời diễn ra cuộc đấu tranh trong sinh học
giữa phái “cơ chế” và phái “giản đơn”. Tuy nhiên, nhiều kết quả thu được của
phái giản đơn” lại là cơ sở của sinh học phân tử.
Khi bàn về chủ nghĩa giản đơn cần chú ý đến một khía cạnh tế nhị. Nếu
các phương pháp và sơ đồ lý luận của các khoa học khác được áp dụng vào
tâm lý học với mục đích nghiên cứu vị trí, vai trò của các hiện tượng tâm lý
trong hệ thống các hiện tượng khác của hiện thực, làm rõ tiền đề và cơ sở
của tính đặc thù về chất của nó, thì điều đó không chỉ được phép mà còn là
cần thiết. Đó là thời điểm tất yếu của nhận thức. Nhưng khi các phương pháp
và sơ đồ đó bị tuyệt đối hóa, áp dụng mà không tính đến sự khác biệt về chất
của các hiện tượng nghiên cứu thì khi đó thực sự xuất hiện nguy cơ đánh tráo
đối tượng nghiên cứu, chủ nghĩa đơn giản với nghĩa xấu của từ này: Rút ra
kết luận rằng hình như các sơ đồ đó có điều gì trục trặc và các phương pháp
đó không tồn tại. Cách sử dụng thành tựu của các khoa học lân cận giống hệt
như biểu hiện của cách tiếp cận siêu hình. Đối với tâm lý học (và không chỉ
đối với nó), nguy cơ không phải là việc áp dụng các phương pháp và lý thuyết
sẵn có của các khoa học khác mà là mở rộng vô lý phạm vi và tuyệt đối hóa
chúng. Mỗi sơ đồ lý luận, mỗi khái niệm, mỗi phương pháp vay mượn của
khoa học khác cần phải đi qua “lò lửa phương pháp luận”.
Đánh tráo tâm lý học bằng sinh lý học hay xã hội học tất nhiên không
thể giúp cho sự phát triển tri thức về bản chất các hiện tượng tâm lý. Tuy
nhiên, những nghiên cứu của nó phải dựa vào thành tựu của sinh lý học và xã
hội học.
Trong tâm lý học, người ta nói về các hình thức khác nhau của chủ
nghĩa giản đơn: chủ nghĩa giản đơn sinh lý, sinh học, điều khiển học, xã hội
học, toán học…(chủ nghĩa giản đơn tập hợp ở mức độ tuyệt đối hóa sẽ dẫn
đến quan điểm đa nguyên). Nhiều trường hợp khi phê phán một dạng của nó,
người ta đối lập nó với trang khác (chẳng hạn đối lập chủ nghĩa giản đơn sinh
học với chủ nghĩa giản đơn xã hội học). Trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa
giản đơn, đôi khi người ta cố gắng xem các hiện tượng tâm lý như một thế
giới chủ quan khép kín, không có liên quan gì đến cơ sở vật chất và môi
trường xung quanh, tức là bước chân sang lập trường hiện tượng học.
Nhưng chủ nghĩa hiện tượng học không khắc phục được chủ nghĩa giản đơn.
Phản đề thực sự của nó là cách tiếp cận duy vật biện chứng. Nguyên tắc hệ
thống hiện nay đóng vai trò rất lớn, nó bảo đảm tổng hợp tất cả các tinh tuý
đã được tích luỹ trong sinh học, xã hội học, sinh lý học… để hiểu biết tâm lý,
đồng thời làm rõ đặc thù về chất của các hiện tượng tâm lý.
Quan hệ qua lại giữa các khoa học khác bị quy định không bởi lôgic
(quy luật) của quá trình nhận thức khoa học mà do chính bản chất của đối
tượng được nghiên cứu. Trong tính đa dạng của chúng phản ánh, tính đa
dạng khách quan của các mối liên hệ và quan hệ trong đó tâm lý như là một
hiện thực tồn tại và phát triển.
Khi bàn về vấn đề vị trí của tâm lý học trong hệ thống tri thức khoa học,
trọng tâm chú ý dành cho mối quan hệ của nó đối với các khoa học khác (tức
là mối quan hệ bên ngoài). Nhưng sự tiến bộ của tri thức tâm lý cũng đòi hỏi
sự phát triển các mối liên hệ giữa các chuyên ngành của nó (mối liên hệ bên
trong). Bất cứ chuyên ngành nào dù nó xuất hiện tại giao điểm của tâm lý học
với khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội, xuất hiện sớm hay muộn đều nhất
định phải quan tâm đến thành tựu của các chuyên ngành tâm lý khác; và suy
cho cùng là đến toàn bộ “quang phổ” các vấn đề cơ bản của tâm lý học.
Chẳng hạn, tâm vật lý xuất hiện tại giao điểm của tâm lý học và vật lý
học với lôgíc phát triển của nó buộc phải chú ý đến những kết quả đã được
tích luỹ không chỉ bởi chính các khoa học đó mà bởi các khoa học khác gắn
nó với các khoa học xã hội. Về phần mình tâm lý học xã hội ngày càng chú ý
đến các tài liệu của tâm vật lý, tâm sinh lý và các chuyên ngành tâm lý học
nảy sinh tại biên giới với các khoa học tự nhiên.
Như vậy, tri thức tâm lý học có liên kết một cách hữu cơ quan điểm của
khoa học tự nhiên với quan điểm của khoa học xã hội trong việc nghiên cứu
con người.
Quan hệ qua lại của các khoa học tâm lý (cả quan hệ bên ngoài và
quan hệ bên trong) chính là những điều kiện phát triển quan trọng nhất của
nó. Trong phạm vi của các mối liên hệ qua lại đó chứa đựng những tiềm năng
to lớn của sự phát triển tri thức tâm lý học.
Trước tiên ở đây xuất hiện những vấn đề mới, mở ra những khả năng
mới tìm kiếm các cách thức mới, hình thành các phương pháp mới, thu được
các sự kiện, bằng chứng mới, các quan điểm lý luận mới.
Để kết thúc mục này, một lần nữa cần nhấn mạnh rằng tâm lý học đã
hình thành và đang phát triển trong một liên hệ qua lại liên tục với các lĩnh
vực tri thức khoa học khác. Trong khuôn khổ các mối liên hệ đó chứa đựng
các tiềm năng rất lớn của sự phát triển tri thức tâm lý học.
2. KHOA HỌC TÂM LÝ VÀ THỰC TIỄN XÃ HỘI
Đặc điểm của sự phát triển tri thức tâm lý học không chỉ phụ thuộc vào
các mối liên hệ của tâm lý học với các khoa học khác. Ở mức độ không kém
chúng được xác định bởi nhu cầu ngày càng tăng của thực tiễn xã hội. Như
chúng ta đã biết, trước đây tâm lý học chủ yếu mang tính chất khoa học lý
luận (mang tính thế giới quan), còn bây giờ nó vẫn giữ vai trò nhận thức luận
nhưng đã trở thành một hoạt động thực tiễn mang tính nghề nghiệp đặc biệt
trong công nghiệp, trong quản lý nhà nước, trong hệ thống giáo dục, bảo vệ
sức khoẻ, văn hóa, thể thao v.v…
Việc đưa tâm lý học tham gia giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn đã thay
đổi cơ bản các điều kiện phát triển lý luận của nó.
Trong xã hội XHCN, tâm lý học cũng như các khoa học khác đều nhằm
phục vụ người lao động. Chính ở đây nó đã tìm thấy mục đích tối cao của nó.
Những nhiệm vụ mà việc giải quyết chúng đòi hỏi sự hiểu biết tâm lý
học xuất hiện dưới hình thức này hay hình thức khác trong mọi lĩnh vực đời
sống xã hội, điều đó quy định vai trò ngày càng tăng của cái gọi là nhân tố
con người. “Nhân tố con người” được hiểu như là một phạm vi rộng các thuộc
tính tâm lý– xã hội, tâm lý và tâm sinh lý mà con người có được và được biểu
hiện bằng cách này hay cách khác trong hoạt động cụ thể của họ, ảnh hưởng
đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động đó. Ở đây, bàn về nhu cầu, năng
lực của con người, về động cơ hành động, về hứng thú và khả năng sáng tạo,
về khả năng và năng lực lao động, về trí tuệ và xúc cảm, về ý chí và tính
cách, về ý thức và tự ý thức, về sự hình thành tâm thế và định hướng giá trị,
v.v…
Dưới đây sẽ điểm một vài nhiệm vụ quan trọng nhất mà thực tiễn xã hội
đặt ra cho tâm lý học trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển.
Làm rõ tiềm năng phát triển của năng suất lao động
Những thành tựu kỹ thuật và công nghệ, sự hoàn thiện hệ thống kế
hoạch hóa nền kinh tế và quản lý sản xuất mở ra tiềm năng to lớn cho việc
tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất, nhưng chúng chỉ
thực sự được thực hiện với điều kiện phát triển tính tích cực sáng tạo của con
người. Cùng với các tiềm năng được tạo ra bởi tiến bộ khoa học kỹ thuật và
phát triển kinh tế tiềm năng cơ bản của lực lượng sản xuất – con người tự do
thoát khỏi áp bức bóc lột ngày càng có vai trò quan trọng hơn (Khi bàn về con
người như là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội là ám chỉ “tập hợp” các
năng lực thể chất và tinh thần mà cơ thể, nhân cách con người có được và
được họ thể hiện khi tạo ra giá trị sử dụng nào đó. Ở đây tâm lý học trước hết
quan tâm đến “sức lao động cá nhân” mà tập hợp của nó như Mác đã viết – là
toàn bộ sức lao động của xã hội).
Ở trình độ phát triển sản xuất của xã hội hiện nay, đặc điểm của nhân
tố con người có liên quan trước hết tới sự thay đổi tính chất lao động xã hội.
Một mặt, tăng số lượng người lao động trí óc; mặt khác, trong điều kiện sản
xuất hiện đại, lao động của phần lớn giai cấp công nhân có nội dung trí tuệ
cao gần với lao động trí óc. Sự thay đổi tính chất của lao động bị quy định ở
chỗ cách mạng khoa học kỹ thuật dẫn đến sự gia tăng chưa từng thấy sự
trang bị kỹ thuật sản xuất. Trong điều kiện đó, có sự gia tăng đòi hỏi các chức
năng trí tuệ của con người, các phẩm chất ý chí và tình cảm của họ, trách
nhiệm của các chuyên gia điều khiển các hệ thống tự động hóa ngày càng
tăng. Những sai lầm của họ ẩn chứa các hậu quả to lớn liên quan đến việc
làm rối loạn các quá trình công nghệ, làm hỏng các hệ thống kỹ thuật phức
tạp, đến các tai nạn…
Cuối cùng, vai trò của các nhân tố tâm lý có sự gia tăng đáng kể cùng
với sự phát triển nhanh chóng của giáo dục và văn hóa.
Tất cả điều đó đưa đến chỗ: các nhân tố tâm lý trở thành tiềm năng
phát triển bậc nhất của năng suất lao động xã hội và sự nghiên cứu nó một
cách khoa học là nhiệm vụ có tầm quan trọng
Điều quan trọng của sự hoàn thiện hoạt động lao động của con người
là sự phân tích tâm lý của họ, đặc biệt là làm rõ những đòi hỏi do hoạt động
đó đề ra đối với tri giác và chú ý, trí nhớ và tư duy, xúc cảm và ý chí của con
người, đồng thời xác định cách thức có hiệu quả nhất để hình thành các
phẩm chất tâm lý quan trọng đối với hoạt động cụ thể nào đó. Điều đó bao
gồm nghiên cứu cấu trúc hoạt động lao động, xác định các cấu thành cơ bản
của nó, mối quan hệ giữa chúng, động thái hoạt động và cơ chế điều chỉnh
hoạt động.
Hàng loạt các vấn đề như vậy cũng như các nhiệm vụ có liên quan với
nó có tạo ra đối tượng của chuyên ngành khoa học đặc biệt: tâm lý học lao
động. Cần nhớ rằng tâm lý học ứng dụng này nghiên cứu các nhân tố tâm lý
của hiệu quả và chất lượng lao động mà sự khởi đầu và sự xuất hiện của nó
có liên quan đến các công trình nghiên cứu động tác lao động do I.M
Xechenov tiến hành. Vì hoạt động của con người là thành phần chủ đạo của
quá trình sản xuất nên dĩ nhiên khi có bất cứ sự thay đổi nào của nó sẽ xuất
hiện vấn đề: sự thay đổi đó có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động và đến
tâm lý con người? Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến sự phức tạp
hóa hoạt động của con người và tương ứng là làm tăng áp lực vào “lĩnh vực
tâm lý”, còn trong các trường hợp khác dẫn đến sự đơn giản hóa, có liên
quan đến việc làm nghèo nàn nội dung hoạt động. Cả hai phương án đó đều
đòi hỏi nghiên cứu tâm lý học.
Về phương diện tâm lý, hoạt động có cấu trúc phức tạp (chẳng hạn
hoạt động bao hàm việc xử lý khối lượng thông tin rất lớn) đòi hỏi con người
sự căng thẳng tâm lý thần kinh cao độ. Trong lao động nhiều khi mắc sai lầm
(hoạt động càng phức tạp khả năng mắc sai lầm càng cao), cũng như xuất
hiện mệt mỏi sớm. Suy cho cùng, trong cả hai trường hợp năng suất lao động
đều thấp. Ở đây xuất hiện nhiệm vụ xác định mức độ phức tạp về tâm lý của
hoạt động lao động này hay hoạt động lao động khác. Trong từng trường hợp
cụ thể và các cách thức vô hiệu hóa những ảnh hưởng tiêu cực của sự phức
tạp hóa hay đơn giản hóa lao động.
Việc nghiên cứu cơ chế tác động của các nhân tố tâm lý đến động thái
khả năng lao động của con người (cả năng lực thể chất và năng lực trí tuệ) là
nhiệm vụ khoa học quan trọng. Thông thường, các nhân tố đó hoặc là giúp
cho việc duy trì năng lực lao động ở cấp độ cao trong một thời gian dài và cản
trở sự phát triển của mệt mỏi, hoặc là tác động theo chiều ngược lại. Bức
tranh đầy đủ về động thái năng lực lao động và các cơ chế điều khiển nó sẽ
không thể có được nếu không nghiên cứu kỹ thành phần tâm lý của nó.
Tâm lý học có vai trò then chốt trong giải quyết các vấn đề bảo đảm an
toàn lao động và phòng ngừa chấn thương do các nhân tố tâm lý gây ra (ví dụ
như rối loạn chú ý, tự giác lệch lạc…). Việc sử dụng các quy luật đã biết của
tâm lý học về tri giác, trí nhớ, chú ý khi thiết kế các phương tiện trực quan
trong kỹ thuật bảo đảm an toàn lao động có thể nâng cao đáng kể hiệu quả
của chúng. Các thành quả của tâm lý học cũng quan trọng cho việc hình
thành các đặc điểm hành vi con người trong sản xuất để bảo đảm an toàn cho
họ (chẳng hạn như hệ thống thói quen, kỹ xảo nào đó).
Tâm lý học cũng tham gia vào việc giải quyết các vấn đề nâng cao trình
độ, động cơ hoạt động lao động mà hiệu quả kích thích vật chất và tinh thần
phụ thuộc rất lớn vào đó. Cần chú ý rằng người ta thường hay đồng nhất hai
khái niệm “động cơ” và “kích thích”. Chúng không đồng nhất với nhau. Động
cơ là cái thúc đẩy con người hoạt động, kích thích là tác động bên ngoài, tác
động của kích thích được gián tiếp bởi tâm lý: bởi tình cảm, tâm trạng, hứng
thú, thị hiếu, quan điểm. Vì vậy, kích thích chỉ trở thành động cơ thúc đẩy
thực sự khi nó biến thành động cơ. Nhiệm vụ quan trọng nhất của tâm lý học
lao động là nghiên cứu các quy luật của sự chuyển hóa như vậy, các cơ chế
nhân tố và điều kiện ảnh hưởng đến sự chuyển hóa đó. Trong việc giải quyết
các nhiệm vụ tăng năng suất lao động tất nhiên không chỉ có tâm lý học lao
động tham gia mà còn có các chuyên ngành tâm lý học khác. Tính tập thể của
lao động là điển hình cho xã hội xã hội chủ nghĩa. Vấn đề tổ chức và phát
triển tập thể lao động bao hàm nhiều khía cạnh: kinh tế, chính trị, xã hội, tâm
lý – xã hội. Khi nói đến khía cạnh tâm lý – xã hội thì người ta muốn đề cập
đến các yếu tố của đời sống tập thể như “bầu không khí tâm lý', “tâm trạng
tập thể', quan hệ liên nhân cách, các cơ chế bắt chước, ám thị, đồng cảm.
Các nhân tố tâm lý xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến các đặc điểm của
tập thể lao động như tính tổ chức, phương pháp trao đổi thông tin giữa các
thành viên, mức độ tính chủ động của tập thể và “tiềm năng sáng tạo”, suy
cho cùng đều có ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Sự phủ nhận các nhân tố đó trong tổ chức lao động thường dẫn đến sự
xuất hiện các “trở ngại tâm lý”, xung đột liên nhân cách. Chẳng hạn, việc tổ
chức lại tập thể bị quy định bởi các quan niệm kinh tế, kỹ thuật có thể dẫn đến
xung đột trong quan hệ liên nhân cách. Việc tiến hành các biện pháp như vậy
diễn ra một cách khó khăn nếu không tính đến những đặc điểm tâm lý xã hội
sẵn có trong tập thể cũng như không có sự chuẩn bị tâm lý kỹ lưỡng. “Những
trở ngại tâm lý” đôi khi xuất hiện khi áp dụng kỹ thuật và phương pháp lao
động mới. Nguyên nhân của chúng là sự đụng độ giữa những yêu cầu mới do
kỹ thuật hay phương pháp mới quy định và các khuôn mẫu sẵn có của hoạt
động cùng nhau (như cách giải quyết nhiệm vụ, phương pháp trao đổi thông
tin quen thuộc). Cùng với sự phát triển của phong trào hợp lý hóa, phong trào
sáng tạo, phong trào phát huy sáng kiến đặt ra cho tâm lý học nhiệm vụ
nghiên cứu các quy luật và cơ chế sáng tạo trong các dạng hoạt động khác
nhau.
Các chuyên ngành tâm lý như tâm lý học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi,
tâm lý học sai biệt, tâm lý học y học… có sự tham gia nhất định trong việc giải
quyết nhiệm vụ tăng năng suất lao động. Những quy luật do các chuyên
ngành đó nghiên cứu và các gợi ý trên cơ sở đó có thể tạo ra hiệu quả kinh tế
kỹ thuật quan trọng, giúp khám phá tiềm năng cho việc sử dụng tăng năng
suất lao động.,
Đồng thời việc sử dụng các gợi ý có cơ sở khoa học như vậy cho phép
hoàn thiện quá trình lao động sao cho bảo đảm sự phát triển các thuộc tính
tâm lý và khả năng từng người sao cho lao động thực sự trở thành nhu cầu
sống còn.
Thiết kế, chế tạo và khai thác kỹ thuật
Trong điều kiện cơ khí hóa tổng hợp và tự động hóa các quá trình sản
xuất, việc sử dụng kỹ thuật tính toán, người máy có sự thay đổi tính chất hoạt
động của con người: Nâng cao ý nghĩa của các hành động liên quan đến tiếp
nhận, xử lý thông tin, ra quyết định, giảm bớt tác lực lao động chân tay nhưng
đồng thời tăng cường nhũng đòi hỏi đối với “lĩnh vực trí tuệ” của con người,
đối với các phẩm chất ý chí, tình cảm của họ.
Ở đây xuất hiện nhiệm vụ phải tính đến các nhân tố con người (trước
hết là nhân tố tâm lý) trong khi thiết kế, chế tạo, khai thác sử dụng kỹ thuật:
Để giải quyết nhiệm vụ này cần có các số liệu về khả năng của con người
trong tiếp nhận, xử lý và giữ gìn thông tin, về quá trình ra quyết định, về cấu
trúc và cơ chế điều chỉnh tâm lý của hoạt động, về nguyên nhân sai lầm đã
mắc phải trong điều khiển kỹ thuật, về những nhân tố ảnh hưởng tới trạng
thái tâm lý người… Thiết kế về mặt kỹ thuật các thiết bị cũng cần phải dự kiến
việc thiết kế hoạt động của con người sẽ sử dụng các thiết bị đó (ở đây đề
cập đến những đòi hỏi của hoạt động đối với các thuộc tính tâm lý con người,
đối với các quá trình và trạng thái tâm lý của họ). Có thể nhắc đến một số
khuynh hướng quy định sự thay đổi điều kiện và tính chất hoạt động của con
người có liên quan đến những tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Một là, có sự gia tăng các đối tượng và quá trình (các thông số của
chúng) mà con người cần phải kiểm soát hay điều khiển (nhiều khi phải điều
khiển đồng thời). Điều đó có nghĩa là có sự gia tăng khối lượng thông tin tác
động vào con người.
Hai là, có sự mở rộng phạm vi tốc độ của các quá trình do con người
kiểm soát. Ở đây, đôi khi con người phải làm việc trong điều kiện thiếu thông
tin. Điều đó tạo ra sự căng thẳng xúc cảm cao. Ngược lại, đôi khi trong điều
kiện các quá trình thay đổi rất chậm dẫn đến việc phân tán chú ý, tăng
ngưỡng cảm giác, giảm bớt sự sẵn sàng hành động, tức là dẫn đến rối loạn
tâm lý.
Ba là, người điều khiển kỹ thuật hiện đại buộc phải làm việc trong
những điều kiện đa dạng không bình thường, không quen thuộc như: tăng
hay giảm áp suất, nhiệt độ cao hay thấp, tiếng ồn, tiếng rung, sự quá tải và
không trọng lượng, trong không gian khép kín… Những điều kiện đó có ảnh
hưởng nhất định đến các quá trình trạng thái tâm lý con người.
Bốn là, con người làm việc với kỹ thuật thường không có khả năng
quan sát trực tiếp các quá trình được điều khiển. Giữa họ và đối tượng bị điều
khiển có một hệ thống thiết bị kỹ thuật mã hóa các thông tin đến với họ. Khả
năng mã hóa của nó rất khác nhau. Con người tri giác không phải chính quá
trình được điều khiển mà tri giác mô hình thông tin về quá trình đó. Sự cần
thiết phải ra quyết định và tiến hành các hành động điều khiển không phải
dựa vào quan sát trực tiếp mà dựa vào mô hình thông tin.
Cùng với các xu hướng kể trên, đã xuất hiện nhiều vấn đề liên quan
đến những đặc điểm tâm lý và tâm sinh lý con người. Chẳng hạn, có bao
nhiêu chỉ báo của dụng cụ đo mà con người có thể tri giác trong một đơn vị
thời gian? Tốc độ di chuyển chú ý như thế nào? Con người có thể giải mã
thông tin của dụng cụ đo nhanh, chính xác và đáng tin cậy đến mức độ nào?
Phương pháp truyền đạt thông tin nào là thích hợp hơn cả đối với con người
về mặt tâm lý? Làm thế nào để đo được mức độ căng thẳng của lao động?
Làm thế nào để con người thích ứng được với các điều kiện mới.
Nếu trong quá trình sáng tạo kỹ thuật mới mà những đặc điểm tâm lý
con người không được tính đến khi sử dụng nó, con người không tránh khỏi
mắc sai lầm. Vấn đề này làm phát sinh chuyên ngành tâm lý học đặc biệt, đó
là tâm lý học kỹ thuật. Tham gia giải quyết nhiệm vụ này bao gồm một số
chuyên ngành khác như: tâm lý học sai biệt, tâm lý học y học, tâm lý học lứa
tuổi và tâm lý học sư phạm. Những chỉ dẫn của các chuyên ngành này sẽ
phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả và độ tin cậy của các hệ thống “Người –
Máy”.
Hoàn thiện các hệ thống quản lý kinh tế quốc dân
Giống như nhiều nhiệm vụ khác xuất hiện trong thực tiễn xã hội (bao
gồm cả những nhiệm vụ vừa nêu ở đây), nhiệm vụ này cũng mang tính tổng
hợp. Việc giải quyết nó đòi hỏi phải nghiên cứu một phạm vi rộng lớn những
vấn đề. Một trong số đó liên quan đến việc chế tạo các máy tính điện tử và sử
dụng chúng trong việc quản lý các xí nghiệp. Một số nhiệm vụ khác liên quan
đến việc sử dụng các phương pháp toán – kinh tế trong các lĩnh vực khác
nhau của nền kinh tế quốc dân. Nhóm nhiệm vụ thứ ba liên quan đến việc tổ
chức lao động quản lý… Nhưng bất cứ nhiệm vụ gì được đưa ra thì việc giải
quyết nó đều liên quan đến sự cần thiết phải nghiên cứu và tính toán đến các
nhân tố con người. Vì quản lý bao gồm thành phần quan trọng nhất là lãnh
đạo hoạt động của mọi người nên việc hoàn thiện nó đòi hỏi phải sử dụng tri
thức về con người, về các quy luật của hoạt động và hành vi, về khả năng và
năng lực của con người, về sự khác biệt tâm lý giữa mọi người, về sự tương
tác của họ trong các tập thể lao động.
Sự thiếu hụt tri thức về những quy luật đó rất khó có thể đạt được hiệu
quả cao trong quản lý. Đối với nhà quản lý sản xuất, những tri thức đó cần
thiết không kém so với những tri thức về các lĩnh vực công nghệ hay kinh tế.
Kinh nghiệm cho thấy, không tính toán kỹ hay không hiểu biết đầy đủ
các quy luật tâm lý của quản lý sẽ dẫn đến xuất hiện các xung đột, sự luân
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Thuyet trinh mac_lenin_9243
Thuyet trinh mac_lenin_9243Thuyet trinh mac_lenin_9243
Thuyet trinh mac_lenin_9243Tín Trần
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietrobodientu
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninHuynh ICT
 
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclítTư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclítnguyenthanh141
 
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanMoi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanAlice Jane
 
Chương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứngChương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứngSu Chann
 
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninTieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninThành Võ
 
Baigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thươngBaigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thươngHoa Huong Duong
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninCandy Nhok
 
Chương i khái luận về triết học và triết học mác
Chương i khái luận về triết học và triết học mácChương i khái luận về triết học và triết học mác
Chương i khái luận về triết học và triết học mácdatnguyen942511
 
Vật chất
Vật chấtVật chất
Vật chấtjkyokovu
 
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC nataliej4
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmacleninPhi Phi
 
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học nataliej4
 

Was ist angesagt? (20)

Thuyet trinh mac_lenin_9243
Thuyet trinh mac_lenin_9243Thuyet trinh mac_lenin_9243
Thuyet trinh mac_lenin_9243
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
 
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclítTư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
Tư tưởng biện chứng trong trếit học của hêraclít
 
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
 
Câu hỏi 27
Câu hỏi 27Câu hỏi 27
Câu hỏi 27
 
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanMoi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
 
Triet hoc
Triet hocTriet hoc
Triet hoc
 
Chương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứngChương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứng
 
Tâm lý y học
Tâm lý y họcTâm lý y học
Tâm lý y học
 
Chương 2
Chương 2Chương 2
Chương 2
 
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninTieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
 
Baigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thươngBaigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thương
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
 
Chương i khái luận về triết học và triết học mác
Chương i khái luận về triết học và triết học mácChương i khái luận về triết học và triết học mác
Chương i khái luận về triết học và triết học mác
 
Vật chất
Vật chấtVật chất
Vật chất
 
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
 
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong ngheMoi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
 
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học
 

Ähnlich wie Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học

TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI nataliej4
 
LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC
LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC
LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC nataliej4
 
Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngjackjohn45
 
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...nataliej4
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhTrung Huynh
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxThoLi16
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxNgcHuyn676269
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxNgcHuyn676269
 
GIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdfGIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdfngThch4
 
Hội đổng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học...
Hội đổng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học...Hội đổng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học...
Hội đổng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học...Nam Cengroup
 
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.docKhanhNguyn38918
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội nataliej4
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 
TLH DC. Chuong 1.2020. Gioi thieu.pdf
TLH DC. Chuong 1.2020. Gioi thieu.pdfTLH DC. Chuong 1.2020. Gioi thieu.pdf
TLH DC. Chuong 1.2020. Gioi thieu.pdfHuynhAn30
 
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdfGIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdfNgnNK
 
Các học thuyết tâm lý nhân cách
Các học thuyết tâm lý nhân cáchCác học thuyết tâm lý nhân cách
Các học thuyết tâm lý nhân cáchjackjohn45
 
Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUT
Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUTĐề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUT
Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUTThu Nguyen
 
02 neu phm101_bai1_v1.0012109226
02 neu phm101_bai1_v1.001210922602 neu phm101_bai1_v1.0012109226
02 neu phm101_bai1_v1.0012109226Anh Nguyen
 

Ähnlich wie Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học (20)

TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
TÂM LÝ HỌC VƯ–GỐT–XKI
 
LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC
LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC
LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC
 
Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cương
 
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trịLuận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
 
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
 
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganhGiao trinh triet hoc chuyen nganh
Giao trinh triet hoc chuyen nganh
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptx
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
 
GIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdfGIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdf
 
Hội đổng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học...
Hội đổng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học...Hội đổng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học...
Hội đổng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học...
 
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
TLH DC. Chuong 1.2020. Gioi thieu.pdf
TLH DC. Chuong 1.2020. Gioi thieu.pdfTLH DC. Chuong 1.2020. Gioi thieu.pdf
TLH DC. Chuong 1.2020. Gioi thieu.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdfGIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
 
Các học thuyết tâm lý nhân cách
Các học thuyết tâm lý nhân cáchCác học thuyết tâm lý nhân cách
Các học thuyết tâm lý nhân cách
 
Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUT
Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUTĐề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUT
Đề cương cuối kỳ môn Triết Cao học - Bách Khoa HCMUT
 
02 neu phm101_bai1_v1.0012109226
02 neu phm101_bai1_v1.001210922602 neu phm101_bai1_v1.0012109226
02 neu phm101_bai1_v1.0012109226
 

Mehr von nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Mehr von nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Kürzlich hochgeladen

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Kürzlich hochgeladen (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 

Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học

  • 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TÂM LÝ HỌC NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TÂM LÝ HỌC (Dịch từ nguyên bản tiếng Nga. Nhà xuất bản Khoa học Mat–xcơ–va, 1984) Tác giả: B. PH. LOMOV LỜI NGƯỜI DỊCH Bôric Phêđôrôvích Lomov (B. Ph. Lomov) sinh năm 1927 tại thành phố Goócki. Năm 1951 tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Lêningrát (LGU), năm 1954 bảo vệ luận án phó tiến sĩ và 1963 bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Tâm lý học. Năm 1967 ông được bầu là viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học giáo dục Liên Xô và đến năm 1976 Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Ông mất ngày 11/7/1989. Tên tuổi của ông gắn liền với các vấn đề lí luận, phương pháp luận, nguyên tắc, cách tiếp cận hệ thống, vấn đề phát triển, giao tiếp tâm lý học nhân cách và các quá trình nhận thức. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt hoạt động sáng tạo của ông là cách tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu con người. Ông có công rất lớn trong phát triển tâm lý học đại cương, tâm lý học kỹ sư, tâm lý học xã hội, tâm lý học sư phạm và tâm lý học quản lý. B. Ph. Lomov là một trong những thủ lĩnh của tâm lý học Liên Xô. Uy tín của ông đã vượt ra biên giới. Ông đã viết trên 300 tác phẩm khoa học, trong đó có 10 cuốn chuyên khảo. B. Ph. Lomov là một nhà tổ chức có tài của tâm lý học Xô Viết. Ông là người sáng lập đầu tiên phòng thí nghiệm tâm lý học kỹ sư (1959) ở Liên Xô, là trưởng khoa tâm lý học đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Lêningrát
  • 2. (1966), trưởng bộ môn đầu tiên của bộ môn xã hội học và tâm lý học của Học viện kinh tế quốc dân trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Ông là nhà tổ chức và là Viện trưởng liên tục của Viện Tâm lý học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô từ 1971 cho đến khi qua đời. B. Ph. Lomov là người sáng lập và Tổng biên tập tạp chí “Tâm lý học” (1980 – 1988). Năm 1986, ông sáng lập Hội đồng khoa học của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô về mảng đề tài nghiên cứu về con người trực thuộc Đoàn Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện hàn lâm khoa học Liên Xô. B. Ph. Lomov đặc biệt chú ý đến công tác đào tạo cán bộ tâm lý học. Ông đã hướng dẫn bảo vệ thành công 60 luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ Tâm lý học. Ông tham gia tích cực các hoạt động xã hội, khoa học trong nước và thế giới. Từ 1968 - 1983 (15 năm) ông là Chủ tịch Hội tâm lý học Liên Xô. Nhiều năm ông là Chủ tịch Hội đồng học vị, học hàm quốc gia trong lĩnh vực giáo dục học và tâm lý học. Từ 1972, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Tâm lý học thế giới, 2 lần được bầu là Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học thế giới. Công lao khoa học của ông được thừa nhận bằng sự thừa nhận của các Viện khoa học nổi tiếng trên thế giới: Là Viện sĩ danh dự của: Viện Xắc Sơn (Cộng hòa Dân chủ Đức), Tiên sĩ danh dự Đại học Tổng hợp Béclin (Đức), Tiên sĩ danh dự Đại học Tổng hợp Onlu (Phần Lan). Ông được thưởng Huân chương vàng cho Nhà khoa học vĩ đại nước ngoài (Mỹ). Với đến thức uyên thâm, tâm tư duy bao quát, sự tận tâm dành cho khoa học, tài tổ chức và sự độ lượng, tế nhị, B. Ph. Lomov đã có uy tín thực sự đối với đồng nghiệp trong nước, ngoài nước và học trò nhiều thế hệ… Cuốn sách “Những vấn đề lí luận và phương pháp luận của Tâm lý học” do B. Ph. Lomov chủ biên đã tổng kết những thành tựu của tâm lý học Liên
  • 3. Xô về phạm trù cơ bản của tâm lý học tương lai. Phạm trù phản ánh, hoạt động, nhân cách, giao tiếp, quan hệ giữa cái xã hội và sinh học trong tâm lý người. Bằng cách nhìn của cách tiếp cận hệ thông, tác giả không chỉ tổng kết mà còn vạch ra phương hướng phát triển của tâm lý học trong giai đoạn mới, trong đó tâm lý học là khoa học trọng tâm của các khoa học về con người. Cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới… Chúng tôi hy vọng, việc dịch tác phẩm này ra tiếng Việt sẽ giúp các bạn đồng nghiệp có cái nhìn tổng quan về các vấn đề cơ bản của tâm lý học, đặc biệt là vấn đề phương pháp luận và lí luận. Chúng tôi chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các nhà tâm lý học Việc Nam đã có những chỉ dẫn quý báu, góp phần tạo điều kiện cho cuốn sách này ra mắt bạn đọc. Chúng tôi cũng xin các đồng nghiệp và bạn đọc thứ lỗi và chỉ giáo cho những sai sót trong quá trình giới thiệu tác phẩm này của B.Ph.Lomov. Những người dịch ĐẶT VẤN ĐỀ Có thể đánh giá thực trạng hiện nay của khoa học tâm lý là một giai đoạn phát triển đi lên. Trong mấy chục năm gần đây đã có sự mở rộng phạm vi nghiên cứu tâm lý học: xuất hiện nhiều khuynh hướng, chuyên hành khoa học mới, có sự phân chia thành các nhóm vấn đề tâm lý học, có sự thay đổi bộ máy khái niệm, hoàn thiện phương pháp nghiên cứu tâm lý học. Tâm lý học thường xuyên được bổ sung bằng các số liệu nghiên cứu các giả thuyết và lý thuyết mới có liên quan đến các lĩnh vực cơ bản, các vấn đề nghiên cứu của nó. Khoa học tâm lý ngày càng tích cực hơn trong việc tham gia giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn xuất hiện trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. Có thể khẳng định khoa học tâm lý hiện nay đã bước vào giai đoạn mới phát triển về chất. Theo ý kiến của một số nhà khoa học luận thì “Tâm lý học
  • 4. đã chín muồi cho một cuộc cách mạng mặc dù chưa ở giai đoạn sôi động nhất của nó”. Trong hoàn cảnh đó có sự tăng đột ngột nhu cầu nghiên cứu sâu sắc hơn các vấn đề phương pháp luận và các lý thuyết cơ bản của khoa học tâm lý. Cần lưu ý rằng các quan điểm lý luận, các sơ đồ đã hình thành trên bàn giấy hiện nay đang buộc phải giải thích các sự kiện sinh động của thực tiễn và giải quyết các nhiệm vụ của nó. Ở đây, một số quan điểm, lý thuyết đã bộc lộ tính hạn chế, tính phiến diện, thiếu hệ thống và đôi khi mắc sai lầm. Sự không phù hợp giữa lý luận với những đòi hỏi thực tiễn đã dẫn đến sự hồi sinh của chủ nghĩa kinh nghiệm, đặc biệt có những chủ trương giải quyết các vấn đề thực tiễn chỉ đơn thuần dựa vào tri thức kinh nghiệm. Tất nhiên, cách tiếp cận này đôi khi giải quyết được nhiệm vụ đã đề ra. Tuy nhiên, ít khi giải pháp đó lại tỏ ra tối ưu nhất. Trong một số khuynh hướng tâm lý học phương Tây, chủ nghĩa kinh nghiệm đã được đưa lên cấp độ nguyên tắc phương pháp luận và tất yếu dẫn đến chủ nghĩa thực chứng với tham vọng đóng vai trò cơ sở triết học của “khoa học thuần khiết”. Thái độ hư vô chủ nghĩa đặc trưng của chủ nghĩa thực chứng đối với các vấn đề triết học của tâm lý học và sự khoan dung trước “kinh nghiệm trung tính” dẫn đến sự tâm lý hóa các hiện tượng xã hội và sinh vật hóa các hiện tượng tâm lý, khẳng định chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa cá nhân với tư cách là các nguyên tắc cơ bản của hành vi con người. Người ta khẳng định rằng, không được áp dụng nguyên tắc quyết định luận vào trong tâm lý học, rằng tâm lý mang tính chủ quan vì thế không thể làm sáng tỏ bằng các phương pháp khách quan. Tâm lý được xem như “hiện tượng thuần khiết” (tức là có sự khác biệt, tách biệt và sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng). Nói ngắn gọn, các vấn đề phương pháp luận căn bản mà trước hết là những vấn đề về cách thức, con đường nhận thức tâm lý từ trước đến nay
  • 5. chưa bao giờ biến mất nay lại có tính chất cấp thiết đặc biệt. Số phận tương lai của nó như một khoa học thực chất phụ thuộc vào các giải pháp của nó. Trong tâm lý học Xô – viết, các vấn đề phương pháp luận luôn có ý nghĩa hàng đầu. Các quan điểm lý luận nhờ nỗ lực tập thể của các nhà khoa học đề ra đều dựa trên nền tảng vững chắc của chủ nghĩa Mác–Lênin. Cần nhớ rằng trong những năm 20 của thế kỷ này đã xảy ra một cuộc đấu tranh gay gắt trong lĩnh vực các vấn đề triết học và lý luận cơ bản của tâm lý học. Các nhà tâm lý học hàng đầu lúc bấy giờ (P.P.Blônxki, K.N Coocnhilov) đã phê phán kịch liệt các quan điểm duy tâm, vạch rõ tính chất sai lầm về mặt khoa học và làm sáng tỏ ý nghĩa của phép biện chứng duy vật đối với sự phát triển tâm lý như một khoa học (một số nhà nghiên cứu lịch sử tâm lý học Xô Viết đôi khi cố hình dung thời kỳ những năm 20 như là một thời kỳ chuyên chế của chủ nghĩa Mác.) Tuy nhiên, những quan niệm đó đã xuyên tạc tình trạng thực sự thời bấy giờ. Nhiệm vụ nắm vững phép biện chứng duy vật bị áp đặt bởi chính lôgic phát triển của tâm lý học, bởi những nhu cầu bên trong của nó. (Ngay trước cách mạng, nhiều nhà khoa học tiên tiến đã hiểu rằng chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình đang đưa tâm lý học vào ngõ cụt). Các công trình của các nhà thực nghiệm khoa học tự nhiên vĩ đại như I.P.Pavlov, V.M Becherev, A.A Uxtomxki, N.A Xevesova, P.P Lazapev… có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của quan điểm duy vật trong tâm lý học. Ý nghĩa của phép biện chứng duy vật được tìm thấy rõ ràng trong cách tiếp cận các vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu tính quy định xã hội của các hiện tượng tâm lý. Lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng khoa học, chủ nghĩa Mác đã đưa ra cách giải thích duy vật các hiện tượng xã hội, làm sáng tỏ các quy luật phát triển xã hội. Bằng cách đó đã tạo ra cơ sở thực tế cho việc nghiên cứu khoa học chặt chẽ các thuộc tính tâm lý của con người, nguồn gốc và sự phát triển của ý thức, nhân tố quy định sự phát triển tâm lý người. Trong quá trình phát triển của mình, tâm lý học dựa vào tri thức khoa học tự nhiên nhưng không biết các con đường, phương pháp nghiên cứu các quy luật phát triển mang tính lịch sử – xã hội của tâm lý người. Chỉ sau khi
  • 6. nắm vững chủ nghĩa duy vật lịch sử nó mới có điều kiện xác định các con đường đó và đề ra các phương pháp khoa học chặt chẽ nghiên cứu các hiện tượng tâm lý đặc trưng cho con người (tư tưởng về sự quy định xã hội của tâm lý con người không phải là mới. Nó rất được chú ý nghiên cứu trong xã hội học Pháp. Trường phái này mặc dù có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý nhưng không tìm – được các phương pháp duy vật, khoa học để nghiên cứu một cách khách quan tính quy định xã hội của tâm lý người). Sự hình các quan điểm phương pháp luận của tâm lý học Xô – viết trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin đã diễn ra trong điều kiện đấu tranh gay gắt với các quan điểm của các trường phái hiện tượng học, thực chứng, sinh vật hóa và xã hội học. Sự phê phán các trường phái đó được các nhà tâm lý học Xô– viết tiến hành từ hơn nửa thế kỷ trước và hiện nay đang tiếp tục. Hiện nay các nhà tâm lý học phe xã hội chủ nghĩa và cả tư bản chủ nghĩa vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh này. Điều quan trọng cần nhấn mạnh rằng cuộc đấu tranh lý luận trong tâm lý học Xô – viết có liên quan chặt chẽ với hoạt động cách mạng cải tổ xã hội. Nó phát triển trong điều kiện hình thành các quan hệ xã hội kiểu mới và con người mới. Các nhà khoa học đã có đóng góp lớn trong việc nghiên cứu các vấn đề triết học, lý luận cơ bản của tâm lý học dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin là: B.G. Ananhiev, P.P. Blônxki, L.X. Vưgôtxki, A.V.Daparôgiét, K.N. Coocnhilov, G.C. Côxchiuc, C.V. Crapcov, A.N.Leonchev, A.P. Luria, V.N. Miasev, V.D. Nhebưlisin, C.L. Rubustein, A.A Xmirnov, B.M. Chelov, D.N Uznatze. Các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã làm sáng tỏ bản chất của cách tiếp cận duy vật biện chứng trong nghiên cửu tâm lý và hình thành các nguyên tắc nền tảng của lý thuyết tâm lý. Cuộc sống không dừng chân tại chỗ nhưng khoa học thì có thể như vậy. Trong điều kiện hiện nay việc tiếp tục phát triển lý thuyết chung của tâm lý học là nhiệm vụ quan trọng nhất. Những triển vọng của khoa học tâm lý nói
  • 7. chung và hiệu quả ứng dụng thực tiễn của nó lệ thuộc vào kết quả giải quyết nhiệm vụ nêu trên. Khi đã có các cơ sở nền tảng của tâm lý học Mácxít thì đương nhiên nó chỉ có thể dựa vào vốn tri thức (và cả cấp độ) mà khoa học đang có. Những tri thức tâm lý học đang phát triển cả chiều sâu và chiều rộng. Trong quá trình phát triển đã phát hiện thấy: những gì trước đây cảm thấy là đơn giản, thực ra lại cực kỳ phức tạp. Đã xuất hiện các số liệu khoa học mới mà việc giải thích chúng nhờ các quan điểm lý luận trước đây là không thể được hoặc rất khó khăn. Phạm vi những hiện tượng được tâm lý học nghiên cứu là rất lớn. Nó bao gồm các quá trình, trạng thái, thuộc tính của con người với mức độ phức tạp khác nhau – từ sự phân biệt đơn giản các dấu hiệu đơn lẻ của đối tượng tác động đến các giác quan cho đến đấu tranh động cơ của nhân cách; từ hình ảnh liên tục đến tâm thế được hình thành; từ các hiện tượng nhận thức trực quan đặc thù đến tâm trạng xã hội của quần chúng… Một số trong những hiện tượng đó được mô tả tương đối chính xác theo yêu cầu của khoa học, còn một số khác thì thực chất chỉ là ghi chép giản đơn các quan sát (đôi khi không phải là quan sát khoa học mà là quan sát đời thường). Một số hiện tượng được nghiên cứu trong một thời gian dài và thậm chí có các quy luật chi phối các hiện tượng đó cũng được nêu ra. Một số hiện tượng chỉ được nhắc đến khi nghiên cứu các hiện tượng khác. Tính đa dạng của các hiện tượng mà tâm lý học nghiên cứu tất yếu tạo ra những khó khăn lớn trong việc đề ra lý thuyết chung của nó. Đôi khi người ta nghĩ rằng, sự mô tả một cách khái quát và trừu tượng những hiện tượng được nghiên cứu và mối liên hệ của chúng cũng là lý luận rồi. Tất nhiên, sự mô tả và các số liệu thực tế mà các mô tả đó dựa vào có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của lý thuyết khoa học. Nhưng điều đó chưa phải là hoạt động lý luận. Nó bao hàm cả sự so sánh, tổng hợp các tri thức đã được tích luỹ, hệ thống hóa các số liệu và nhiều việc khác. Mục đích cuối cùng của nó là phát hiện bản chất các hiện tượng được nghiên cứu. Ở
  • 8. đây, tất yếu xuất hiện vấn đề phương pháp luận. Nếu nghiên cứu lý luận dựa trên các quan niệm triết học thiếu chính xác thì sẽ xuất hiện nguy cơ thay thế tri thức lý luận bằng tri thức kinh nghiệm, trượt dài sang tri thức kinh nghiệm với các hậu quả khó lường trước được. Trong trường hợp này, các cơ sở khái quát hóa và trừu tượng hóa thường được chọn tuỳ tiện và do đó chúng không những không dẫn đến mục tiêu cuối cùng mà lại đi chệch hướng. Trong việc nhận thức bản chất hiện tượng tâm lý, vai trò quan trọng nhất thuộc về các phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đó là nền tảng của tâm lý học. Trong một số trường phái tâm lý, vì những lý do nào đó người ta chỉ chọn lấy một phạm trù và cố gắng xây dựng toàn bộ hệ thống tri thức tâm lý học chỉ dựa trên cơ sở đó (ở đây có sự mở rộng tuỳ tiện và không chính xác một số khái niệm tâm lý và sự tranh luận khoa học được thay thế bằng cãi vã ngôn từ).” Tất nhiên, nếu muốn thì có thể xem toàn bộ sự tồn tại của con người và tâm lý của họ chỉ qua lăng kính của một phạm trù nào đó vì nó có tính tổng quát, bao quát cho phép làm điều đó. Nhưng có cần làm như thế không? Trong cách tiếp cận như vậy, việc nhận thức bản chất tâm lý liệu có sự tiến bộ nào không? Theo chúng tôi thì không. Nó dẫn đến sự làm giảm bớt tính chất đa dạng của cuộc sống con người. Sự tồn tại của con người cần phải được làm sáng tỏ trong tổng thể nhiều định nghĩa và quan hệ. Lênin đã nhấn mạnh rằng trong quá trình nghiên cứu bất cứ đối tượng nào cũng cần phải làm rõ “…tất cả tập hợp các quan hệ khác nhau” (ông coi yêu cầu đó là một trong các nguyên tắc quan trọng nhất của phép biện chứng. Mọi phạm trù đều có sức mạnh bởi tính bao quát của nó. Nhưng nó chỉ làm sáng tỏ một khía cạnh của hiện thực mà thôi. Vì vậy, việc thổi phồng ý nghĩa của nó, tuyệt đối hóa nó, biến nó thành siêu phạm trù là rất nguy hiểm. Lịch sử tâm lý học đã biết nhiều trường hợp tuyệt đối hóa một nguyên tắc hay phạm trù nào đó đã dẫn đến “sự quay vòng luẩn quẩn” trong nghiên cứu. Đó là số phận của thuyết hành vi lấy phạm trù hành vi là cơ sở duy nhất. Trong
  • 9. hình thức cực đoan nhất, nó đã đi đến mức phủ nhận tâm lý như là đối tượng nghiên cứu. Phản ứng học cũng có số phận như vậy. Lênin nhấn mạnh: “Trước mặt con người là một mạng lưới các hiện tượng” và các “phạm trù của chúng ta là các tầng bậc của sự chia tách (nhận thức) thế giới, là các điểm nút trong mạng lưới giúp cho việc nhận thức và làm chủ nó”. Nghiên cứu mạng lưới đó chúng ta tất yếu làm rõ hệ thống các điểm đen chốt. Cũng như bất cứ khoa học nào, tâm lý học không thể phát triển một cách có kết quả trên cơ sở chỉ một phạm trù duy nhất dù phạm trù đó quan trọng đến mức nào. Tất nhiên, trong các công trình nghiên cứu chuyên sâu cho phép xác định phạm trù nào đó là trung tâm và hiện thực được phạm trù đó làm sáng tỏ có tính chất độc lập, riêng biệt. Nhưng chớ quên rằng điều giả định đó (tức các khía cạnh khác nhau của hiện thực) theo Lênin chỉ có vẻ mang tính chất độc lập và riêng biệt mà thôi. Điều không kém quan trọng cần nhấn mạnh là tính không thể trùng hợp của các phạm trù. Khi làm rõ tương quan của chúng cần nhớ rằng các mối tương quan đó là không đồng nhất, không có tính tuyệt đối và áp dụng một cách khác nhau khi phân tích các đối tượng khác nhau. Những kết quả nghiên cứu các vấn đề phương pháp luận tâm lý học và lý thuyết chung của nó phụ thuộc vào việc nó lĩnh hội đến mức nào hệ thống các phạm trù của phép biện chứng duy vật. Trong tâm lý học Xô – viết đang có sự nghiên cứu mạnh mẽ các phạm trù như phản ánh, hoạt động nhân cách. Trong những năm gần đây có sự chú ý nhiều hơn đến phạm trù giao tiếp. Cuốn sách này đề cập đến các phạm trù đó. Các khái niệm như “cái xã hội”, “cái sinh học” cũng xứng đáng khái quát và cần được xem xét. Tất nhiên, các phạm trù đã dược nêu ở trên không phải là tài sản riêng của tâm lý học (trong từng lĩnh vực khoa học, các phạm trù đó được xem xét theo một quan điểm nhất định. Vì vậy, trong bất cứ khoa học nào chúng cũng cần có tính đặc thù, tức là trong đó cần phải làm sáng tỏ chính khía cạnh là đối tượng của khoa học đó). Không có bất cứ phạm trù nào kể trên mang tính
  • 10. chất đơn thuần tâm lý học theo nghĩa riêng của từ này. Đó là những phạm trù triết học, liên ngành. Đối với tâm lý học, chúng là khái niệm cơ bản vì chúng cho phép làm rõ thực trạng của con người và những đặc điểm của các hiện tượng tâm lý đặc trưng cho con người. Tất cả những phạm trù đó được sử dụng để soạn thảo các phương pháp nhận thức, cho phép làm sáng tỏ các quy luật khách quan của tâm lý, ý nghĩa của từng phạm trù và mối quan hệ qua lại giữa chúng. Suy cho cùng được quy định bởi mức độ mà chúng cho phép nghiên cứu đối tượng của tâm lý học – tâm lý người, việc xây dựng toàn bộ hệ thống các phạm trù sử dụng trong tâm lý học đại cương và các chuyên ngành của nó phục tùng nhiệm vụ này. Nó đóng vai trò “nhân tố tạo hệ thống” của các phương pháp nhận thức. Trên cơ sở các phạm trù triết học (trong cách lý giải duy vật biện chứng) mà hình thành, phát triển bộ máy khái niệm riêng của khoa học tâm lý. Nếu không sử dụng chúng thì không thể làm rõ bản chất của tri giác và tư duy, tưởng tượng và trí nhớ, xúc cảm và ý chí, động cơ và năng lực v.v… Ở đây, điều quan trọng là trong việc nhận thức bản chất các hiện tượng tâm lý cần phải sử dụng hệ thống các phạm trù và chỉ có nó mới đảm bảo tính đầy đủ và toàn diện. “Để thực sự nắm được đối tượng – Lênin viết – cần phải bao quát, nghiên cứu tất cả các khía cạnh của nó, tất cả các mối liên hệ và “sự gián tiếp”. Chúng ta không bao giờ có thể hoàn toàn chiếm lĩnh được nó nhưng đòi hỏi tính toàn diện làm cho chúng ta tránh được sai lầm và bất động trì trệ”. Nhiệm vụ của cuốn sách này là vạch rõ tại sao đòi hỏi của chủ nghĩa Mác – Lênin trong tâm lý học ở giai đoạn phát triển hiện nay lại đặc biệt quan trọng. Ở đây, sẽ nghiên cứu các xu hướng phát triển tri thức tâm lý và ý nghĩa của cách tiếp cận hệ thống xuất phát từ các nguyên tắc duy vật biện chứng, nhằm tiếp tục nghiên cứu lý thuyết đại cương của tâm lý học (và các lý thuyết chuyên ngành của nó). Phân tích các phạm trù trong mối quan hệ của chúng với các vấn đề tâm lý học được bắt dầu bằng phạm trù phản ánh đã được hình thành trong
  • 11. triết học duy vật. Ở đây, cần chú ý rằng những gì tồn tại trong lý luận nhận thức không chỉ có ý nghĩa nhận thức luận. Trong tâm lý học trước hết nó thể hiện khía cạnh phát triển cá thể (nếu sử dụng các khía cạnh triết học cũ). Trong lịch sử đã có những cố gắng lý giải tâm lý như một chất đặc biệt như là vật chất, như là một dạng vận động đặc biệt. Phạm trù phản ánh cho phép xác định vị trí của tâm lý trong mối quan hệ phổ biến của các hiện tượng của thế giới vật chất. Tuy nhiên, việc đưa các hiện tượng tâm lý vào phạm trù phản ánh là chưa đầy đủ đối với cách tiếp cận nghiên cứu khoa học về nó. Cần phải làm rõ tính đặc thù của phản ánh tâm lý, phân biệt nó với các hình thức, cấp độ phản ánh khác (tức là đặc trưng của nó). Giải quyết nhiệm vụ này đòi hỏi nghiên cứu hoạt động của con người (vì trước hết chúng ta quan tâm đến tâm lý con người), sự tồn tại thực sự của phản ánh tâm lý. Vì vậy, tiếp theo là nghiên cứu phạm trù hoạt động. Chủ nghĩa Mác lý giải phạm trù này như là phạm trù xã hội lịch sử. Trong cuốn sách này, nó được xem xét với tư cách như vậy. Việc áp dụng phạm trù hoạt động cho phép làm rõ chức năng của phản ánh tâm lý và một số thuộc tính cơ bản của nó. Từ quan niệm hoạt động như một phạm trù xã hội lịch sử tất yếu rút ra là không chỉ nghiên cứu hoạt động cá nhân (điều đã được tâm lý học nghiên cứu một thời gian dài trước đây) mà cả hoạt động cùng nhau. Về phần mình, điều đó dẫn đến phạm trù giao tiếp cũng là phạm trù xã hội lịch sử. Nhưng nó được xem xét khác so với phạm trù hoạt động. Việc sử dụng phạm trù này cung cấp “nhát cắt” mới phân tích các hiện tượng tâm lý. Nhưng khi bàn về sự phân tích tâm lý hoạt động và giao tiếp thì cần phải nhớ rằng cả hoạt động, cả giao tiếp cộng lại nếu không gắn với chủ thể thì sẽ chẳng có bất cứ đặc điểm tâm lý nào cả. Chủ thể của hoạt động và giao tiếp – nhân cách sở hữu các đặc điểm đó. Vì vậy tiếp theo là nghiên cứu phạm trù nhân cách.
  • 12. Việc chuyển sang phạm trù này cho phép làm rõ một số ranh giới mới của hệ thống các hiện tượng tâm lý. Khi nghiên cứu các phạm trù hoạt động, giao tiếp và nhân cách, đương nhiên trọng tâm sẽ là tính quy định xã hội của tâm lý người. Nhưng các quá trình tâm lý, các thuộc tính và trạng thái tồn tại và phát triển không phải ở bên ngoài cơ thể con người. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu các vấn đề phương pháp luận tâm lý học xuất hiện sự cần thiết phải chú ý đến vấn đề tương quan giữa cái xã hội và cái sinh vật (các khái niệm này xét về mức độ bao quát rất gần với các phạm trù). Sự phân tích các tương quan đó cung cấp nhát cắt mới hệ thống các hiện tượng tâm lý. Đó chính là lôgíc cơ bản của nghiên cứu lý thuyết trình bày trong cuốn sách này. Chương I. THỰC TRẠNG KHOA HỌC TÂM LÝ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CHUNG CỦA NÓ Trong hệ thống tri thức khoa học hiện đại vấn đề con người (chính xác hơn là nhóm vấn đề) ngày càng được đưa lên hàng đầu trong kế hoạch phát triển của hệ thống đó. Tính độc nhất vô nhị của hiện tượng con người, trong đó thể hiện một cách đặc thù tính thống nhất của các quy luật của tự nhiên và xã hội tạo nên vị trí đặc biệt của nó với tư cách một đối tượng nghiên cứu khoa học. Ở đây, có sự đan xen lợi ích của các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cơ bản, cũng như các khoa học ứng dụng như y học, giáo dục học và khoa học kỹ thuật. Đối với tương lai loài người, ý nghĩa của nhận thức khoa học về con người lớn đến mức như vai trò của các khoa học cơ bản về tự nhiên và xã hội. Hệ thống các tri thức khoa học về các quy luật phát triển của con người, về tiềm năng thực sự của nó cần thiết cho sự phát triển không kém so với tri thức về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. Sự gia tăng vai trò của nhóm các vấn đề liên quan đến con người là xu hướng cơ bản của sự phát triển hệ thống tri thức khoa học nói chung.
  • 13. Cùng với xu hướng này, đôi khi có những ý kiến về sự cần thiết tạo ra một lĩnh vực tri thức đặc biệt nào đó, một khoa học thống nhất về con người: Nhân chủng học (theo nghĩa rộng của từ này). Nhà tâm lý học nổi tiếng người Pháp P.Phress viết “về bản chất con người là một tổ chức đòi hỏi phải tạo ra một khoa học riêng biệt”. B.G. Ananhev cũng có quan điểm tương tự. Tư tưởng này cần phải bàn thêm. Theo chúng tôi, việc tạo ra khoa học thống nhất về con người hiện nay cũng không có cơ sở gì hơn là tạo ra khoa học thống nhất về tự nhiên hay về khoa học nói chung. Trong mọi trường hợp, cách dặt vấn đề như vậy là vội vàng. Đúng là có thể đặt ra vấn đề tách các khoa học nghiên cứu về con người trong bảng phân loại khoa học thành một nhóm đặc biệt (ngang hàng với nhóm các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội). Vị trí đặc biệt của con người là ở chỗ con người là đối tượng của nghiên cửu tổng hợp, liên kết các khoa học khác nhau, mỗi khoa học có một phạm vi vấn đề riêng, có nhiệm vụ cách tiếp cận phương pháp của mình. Cấu trúc của tập hợp đó và tính đa dạng của các cách tiếp cận nghiên cứu con người được B.G. Ananhev nghiên cứu một cách thấu đáo. “Trong hệ thống những mối liên hệ này hay liên hệ khác, con người khi được nghiên cứu như là sản phẩm của tiến hóa sinh học (một dạng homosapien) khi thì như là chủ thể và khách thể của quá trình lịch sử (nhân cách), khi thì như một cá thể tự nhiên với chương trình phát triển di truyền và phạm vi biến dị nào đó. Việc nghiên cứu con người như một lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, chủ thể lao động và khâu chủ đạo trong hệ thống “người – máy”, như là chủ thể nhận thức, giao tiếp, quản lý, như là đối tượng của giáo dục có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vì trong quá trình phát triển con người, sự thống nhất các quy luật tự nhiên và xã hội rất đặc biệt nên nhóm các vấn đề có liên quan đến nó mở ra các khả năng rất lớn cho sự liên kết các khoa học tự nhiên và xã hội cả trong các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Hơn nữa, việc nghiên cứu con người tất yếu đòi hỏi sự liên kết đó.
  • 14. 1. TÂM LÝ HỌC TRONG HỆ THỐNG TRI THỨC KHOA HỌC Trong hệ thống khoa học về con người, tâm lý học đóng vai trò quan trọng nhất. Bất cứ vấn đề hay khía cạnh nào có liên quan đến nghiên cứu con người bằng cách này hay khác đều dẫn đến sự cần thiết phân tích nhóm các hiện tượng được định nghĩa là hiện tượng tâm lý. Sự cần thiết tất yếu đó thường thấy trong các khoa học xã hội. Nghiên cứu các quá trình và hiện tượng mà khoa học lịch sử, kinh tế, dân tộc học, xã hội học, ngôn ngữ học, lý luận văn học, nghiên cứu nghệ thuật, luật học, các khoa học chính trị nghiên cứu tất yếu dẫn đến việc đặt ra các vấn đề tâm lý học. Nhiều khi các quá trình và hiện tượng xã hội không được làm sáng tỏ đầy đủ nếu không sử dụng các tri thức về các cơ chế hành động cá nhân và hành động nhóm, các quy luật về sự hình thành các khuôn mẫu hành vi, thói quen, tâm thế xã hội và định hướng giá trị, nếu không nghiên cứu các thuộc tính, đặc điểm tâm lý cá nhân, năng lực, động cơ tính cách, quan hệ liên nhân cách… Nói ngắn gọn, trong khi nghiên cứu các quá trình xã hội tất yếu phải tính đến các nhân tố tâm lý và điều đó trở thành cấp bách khi nhà nghiên cứu chuyển từ các quy luật chung nhất đến các quy luật riêng, từ các vấn đề toàn cục sang vấn đề cụ thể, từ phân tích vĩ mô sang phân tích vi mô. Tất nhiên, các nhân tố tâm lý không quy định các quá trình xã hội, mà ngược lại, chính chúng chỉ được hiểu trên cơ sở phân tích các quá trình đó. Nhưng các nhân tố đó, tuỳ từng điều kiện cụ thể có ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đối với các sự kiện này hay sự kiện khác của đời sống xã hội. Nhu cầu chú ý tới lý thuyết tâm lý học, đến các phương pháp và kết quả nghiên cứu cụ thể nảy sinh cả trong trường hợp mà ngành khoa học xã hội này hay khoa học xã hội khác được tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Vì bất kỳ gợi ý nào mang tính thực tiễn đều được thực hiện trong các hành động cụ thể của những người cụ thể, nên việc nó diễn ra như thế nào phần lớn phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý của những người đó. Lôgic phát triển của các khoa học xã hội dẫn đến hiện tượng là ở giao điểm của chúng với các khoa học tâm lý hình thành một “chùm” các chuyên ngành và khuynh
  • 15. hướng khoa học. Trước hết đó là tâm lý học xã hội cũng như các chuyên ngành có liên quan với nó: lịch sử tâm lý học, tâm lý học kinh tế, tâm lý học dân tộc, tâm lý học pháp lý, tâm lý học chính trị, tâm lý học ngôn ngữ và tâm lý học nghệ thuật. Một số lĩnh vực đã được hình thành ở nước ta và đã phát triển như các khoa học độc lập (ví dụ như tâm lý học xã hội), một số khác đang ở giai đoạn hình thành và tự khẳng định (chẳng hạn tâm lý học tư pháp, tâm lý học ngôn ngữ, tâm lý học nghệ thuật), một số ngành chỉ mới nảy sinh (như tâm lý học dân tộc, tâm lý học kinh tế và tâm lý học chính trị). Những vấn đề đòi hỏi các giải pháp của các công trình nghiên cứu tâm lý học xuất hiện cả trong các khoa học tự nhiên. Một trong những công trình nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên chính là nghiên cứu thời gian phản ứng của con người đã được thực hiện ở giữa thế kỷ trước bắt nguồn từ nhu cầu của thiên văn học, còn chuyên ngành tâm lý học đầu tiên là tâm – vật lý(xuất hiện cũng vào khoảng thời gian đó). Muộn hơn một chút xuất hiện tâm lý – âm học như một nhánh của tâm – vật lý. Một trong những vấn đề cơ bản nhất mà Ăngghen gọi là “bí ẩn của thế giới” mà khoa học đã tìm cách giải quyết một thời gian dài: đó là sự xuất hiện và phát triển tâm lý trong quá trình tiến hóa sinh học. Đối với sự phát triển sau này của khoa học sinh học, vấn đề này có lẽ không kém phần quan trọng so với vấn đề sự xuất hiện của sự sống. A.N Seversov đã vạch rõ tâm lý cần và phải xuất hiện trong quá trình đó và trở thành nhân tố quan trọng nhất của nó. Điều đó có nghĩa là việc nghiên cứu quá trình tiến hóa sinh học tất yếu đòi hỏi không chỉ nghiên cứu cấu trúc và chức năng của các cơ thể sống mà còn nghiên cứu cả hành vi, tâm lý. Tại giao điểm của sinh học và tâm lý học đã hình thành các lĩnh vực như tâm lý học động vật và tâm lý học so sánh. Đã có một thời ở nước ta có sự phát triển mạnh các chuyên ngành này. Tuy nhiên, thời gian gần đây ít có các nghiên cứu trong lĩnh vực này. Những vấn đề tâm lý còn được đặt ra gay gắt hơn trong những ngành khoa học tự nhiên mà đối tượng nghiên cứu của nó là sản phẩm cao nhất của sự tiến hóa – con người. Tuỳ mức độ, chẳng hạn như sinh lý học chuyển từ
  • 16. nghiên cứu chức năng cơ thể động vật sang nghiên cứu cơ thể con người (tức là cùng với sự phát triển sinh lý con người) mà nó buộc phải bằng cách này hay cách khác đụng chạm đến các vấn đề tâm lý học. Nên nhớ rằng các nhà sinh lý học vĩ đại như I.M Xechenov, I.P Pavlov, A.A Uxtomxki, I.C. Beritasvili, P.K Anokhin và những người khác dã nhận thấy mục tiêu cuối cùng chính là làm rõ cơ sở sinh lý của tâm lý con người. Triển vọng phát triển của sinh lý học con người (trước hết là sinh lý học hoạt động thần kinh cấp cao và sinh lý thần kinh) có liên quan tới sự phát triển tương lai của tâm lý học. Có thể nói như vậy về di truyền học, về đặc thù di truyền của hành vi (ở nước ta di truyền học con người, có lẽ trừ các khía cạnh y học, còn kém phát triển. Di truyền học hành vi cũng ở tình trạng tương tự. Sự phát triết nhân chủng học cũng rất chậm.) Các quy luật di truyền có được phổ biến (hay ít nhất là có ảnh hưởng) đến hành vi của cơ thể sống và tâm lý của chúng? Vấn đề này là đối tượng tranh luận gay gắt trong giới khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Điều dễ hiểu là nếu không đề ra lý thuyết làm rõ bản chất hành vi tâm lý và các phương pháp nghiên cứu chặt chẽ tương ứng thì không thể trả lời được câu hỏi đó. Trong những năm gần đây đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ một khuynh hướng khoa học–nghiên cứu cơ sở sinh hóa của hành vi và tâm lý. Đặc biệt có nhiều công trình nghiên cứu cơ sở sinh hóa của trí nhớ và xúc cảm. Đôi khi khuynh hương đó được gọi là khuynh hướng tâm sinh hóa. Ở đây nên nhớ lại Ph. Ăngghen khi ông viết: “Tất nhiên chúng ta khi nào đó, bằng thực nghiệm, đã gán tư duy hình ảnh vào các vận động phân tử và hóa học trong não. Nhưng điều đó có làm rõ bản chất của tư duy hay không?” Trong luận điểm đã nêu trên thường nhấn mạnh phần thứ hai của nó cái là bản chất của tư duy (nói chung là của tâm lý) không bị bao hàm bởi các quá trình sinh hóa. Điều đó đương nhiên đúng. Nhưng phần đầu của luận điểm đó cũng quan trọng. Ph. Ăngghen không nghi ngờ rằng đến lúc nào đó bằng con đường thực nghiệm sẽ làm rõ cơ sở sinh hóa của hành vi và tâm lý. Tuy nhiên, không nên nghi ngờ rằng khuynh hướng đó có tầm quan trọng đối với cách hiểu duy vật về bản chất các hiện tượng tâm lý.
  • 17. Tại ranh giới của khoa học tự nhiên và tâm lý học đã hình thành và phát triển hàng loạt chuyên ngành khoa học và khuynh hướng khoa học. Ngoài những lĩnh vực nêu trên cần bổ sung thêm tâm vật lý đại cương, tâm vật lý học sai biệt, tâm vật lý di truyền. Cũng giống như các chuyên ngành ở ranh giới khoa học xã hội và tâm lý học, chúng phát triển không đồng đều. Một số đã có kết quả nhất định (chẳng hạn như tâm vật lý đại cương và tâm vật lý sai biệt). Trong một số chuyên ngành thì mới chỉ vạch ra vấn đề, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (chẳng hạn như tâm sinh hóa). Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, điều quan trọng là các khoa học: sinh học, vật lý học, hóa học đã chú ý đến các vấn đề tâm lý. Điều đó bị quy định bởi lôgíc nội tại của sự phát triển của chúng. Tất nhiên, mỗi ngành khoa học tự nhiên chỉ chú ý đến những vấn đề bị quy định bởi lôgíc này nhưng bằng cách này hay cách khác triển vọng phát triển của chúng có liên quan đến triển vọng của tâm lý học. Như đã trình bày trong phần đầu mục này, con người cùng với tâm lý của nó không phải chỉ của các khoa học tự nhiên và xã hội mà cả các khoa học ứng dụng. Trong y học, sự cần thiết phải sử dụng các tài liệu tâm lý bằng cách này hay cách khác xuất hiện khi soạn thảo đa số các vấn đề về sức khoẻ và bệnh tật. Điều đó, trước hết liên quan đến các bệnh tâm lý và bệnh có căn nguyên tâm lý mà tâm lý học và bệnh tâm lý nghiên cứu (ở đây không đề cập về sự tương quan của những chuyên ngành đó mà chỉ lưu ý rằng chúng là khoa học ranh giới của y học và tâm lý học). Nhưng, như đã biết, nhiều bệnh thực thể đơn thuần phát sinh và diễn biến khác nhau tuỳ theo đặc điểm tâm lý của nhân cách bệnh nhân. Vì vậy, các nghiên cứu sự phát sinh và diễn biến của bệnh cũng như việc phòng ngừa và điều trị đòi hỏi các tri thức không những về cấu trúc và vận hành của cơ thể con người mà cả tâm lý người: đặc điểm tâm lý cá nhân, tính cách, hệ thống động cơ, quan hệ cá nhân chủ quan. Những thuộc tính tâm lý con
  • 18. người không chỉ ảnh hưởng đến các quá trình bệnh lý và phục hồi sức khoẻ, chúng có thể đóng vai trò bảo đảm tính ổn định của bệnh tật, chống trả và đấu tranh với bệnh tật. Ở người bệnh thường có các thủ pháp tâm lý tự vệ và bù trừ vô thức. Vấn đề là những cơ chế ảnh hưởng của tâm lý đến bệnh lý, đến diễn biến và điều trị? Các yếu tố tâm lý đóng vai trò như thế nào trong việc bảo vệ sức khoẻ đang đòi hỏi phải có các công trình nghiên cứu chuyên sâu. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh đến tâm lý cũng không kém phần quan trọng. Không cần phải chứng minh cũng thấy bất cứ bệnh nào cũng dẫn đến thay đổi ít nhiều trạng thái cơ thể, tâm trạng, động cơ, tâm thế. Những thay đổi động chạm đến các quá trình nhận thức cảm tính, trí nhớ, trí tuệ và xúc cảm. Mức độ và tính chất ảnh hưởng của bệnh lý đến tâm lý không chỉ phụ thuộc vào hoàn cảnh mà còn vào những đặc điểm tâm lý của người bệnh. Đôi khi các phương pháp tâm lý cho phép chuẩn đoán bệnh nhanh hơn so với các phương pháp khác. Nói ngắn gọn, việc nghiên cứu bệnh tật đã đòi hỏi sự phân tích những thay đổi của cả cơ thể và tâm lý người bệnh, tức là bức tranh chủ quan bên trong. Từ nhu cầu này ở ranh giới giữa tâm lý và y học, tâm lý học được hình thành như một chuyên ngành đặc biệt và một chuyên ngành có liên quan mật thiết với nó là tâm lý thần kinh. Ý nghĩa của các nghiên cứu “các cấu thành tâm lý” của sức khoẻ và bệnh tật không những cho phép hiểu sâu sắc và đầy đủ nguyên nhân và sự phát triển của bệnh này hay bệnh khác mà còn rất quan trọng trong chẩn đoán. Tri thức tâm lý học cũng có thể giúp cho việc xác định các phương pháp điều trị có hiệu quả. Trong một số hoàn cảnh, các phương pháp tác động tâm lý mà hệ thống của chúng được gọi là “tâm lý liệu pháp” tỏ ra có hiệu quả. Nghiên cứu đặc điểm tâm lý bệnh nhân cũng giúp cho việc phòng tránh bệnh tưởng. Nghiên cứu tâm lý tạo ra những khả năng mới không chỉ cho chẩn đoán và điều trị bệnh mà cả cho biện pháp phục hồi cũng như sự tái thích ứng về
  • 19. mặt lao động – xã hội của bệnh nhân trong giám định y khoa (giám định lao động, tư pháp, quân sự). Cùng với những ứng dụng rộng rãi trong y học, các loại thuốc trong đó có cả thuốc tác động vào tâm lý, những năm gần đây đã bắt đầu hình thành chuyên ngành khoa học mới – tâm dược học có liên quan tới tâm sinh hóa. Việc nghiên cứu hiệu ứng tâm lý của các dược liệu mở ra những khả năng mới cho việc nghiên cứu các quá trình và trạng thái tâm lý. Như vậy trong sự phát triển của y học, xuất hiện những vấn đề đòi hỏi phải có một liên hệ với tâm lý học. Cùng với các khoa học như sinh học, hóa học, vật lý học…, tâm lý học cũng là một khoa học cơ sở của y học. Các vấn đề tâm lý học nảy sinh cả trong các khoa học ứng dụng khác – khoa học giáo dục. Mối liên hệ giữa giáo dục học và tâm lý học mang tính truyền thống. K.D Usinxki đã từng nhấn mạnh rằng “giáo dục học muốn giáo dục con người trong mối quan hệ thì nó cần phải biết con người trong tất cả các quan hệ”. Cả trong trường hợp nếu giáo dục học không dựa vào tri thức về “các quy luật của tự nhiên và tâm hồn con người thì nó sẽ biến thành một tập hợp giản đơn các lời khuyên và đơn thuốc thực dụng, và sẽ không còn là khoa học thực sự có khả năng giúp đỡ người thầy giáo”. Trong sự phát triển tất cả lĩnh vực giáo dục học: lý luận chung, giáo học pháp, các phương pháp chuyên biệt, lý thuyết giáo dục, trường học xuất hiện những vấn đề đòi hỏi nghiên cứu tâm lý học, biết các quy luật tri giác, trí nhớ, tư duy, động tác hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, bản chất của năng lực và động cơ. Sự phát triển tâm lý con người nói chung có ý nghĩa quan trọng để giải quyết vấn đề cơ bản của giáo dục học như xác định nội dung học vấn ở các mức độ dạy học khác nhau, đề ra các phương pháp dạy học và giáo dục có hiệu quả, đánh giá kết quả của tác động giáo dục, hoàn thiện định hướng nghề nghiệp. Sự phát triển khoa học mạnh mẽ đòi hỏi đổi mới và cấu trúc lại nội dung giáo dục, dạy học. Dạy gì cho học sinh hiện nay? Cho các thông tin gì từ khối lượng thông tin đồ sộ mà khoa học đã tích luỹ được cho nhà trường? Các vấn đề đó đã gây tranh cãi gay gắt. Vấn đề tương quan hệ thống tri thức
  • 20. khoa học và môn học là quan trọng nhất đối với giáo dục học. Điều dễ hiểu là khi giải quyết nó, trước hết cần xuất phát từ các dự báo có cơ sở khoa học về sự phát triển xã hội (trong đó có cả khoa học). Nhưng dù có xác định được nội dung một cách hợp lý, đầy đủ đến đâu có tính đến triển vọng xã hội, có xác định một cách chính xác các môn học (và chương trình) cho nhà trường cũng không nên quên những người làm chủ (lĩnh hội) môn học đó – những học sinh mà trước hết là các thuộc tính tâm lý và khả năng của chúng. Các khả năng và tiềm năng phát triển tâm lý con người trong các độ tuổi là gì? Đặc trưng của từng độ tuổi là gì? Có những hạn chế (giới hạn) gì của các khả năng? Đáng tiếc những vấn đề đó chỉ được giải quyết trên cơ sở các quan niệm thông thường nhiều khi hời hợt, thiếu chính xác. Ở đây khả năng phát triển khi thì đề cao, khi thì bị hạ thấp. Kết quả là quá trình dạy học được tổ chức hoặc là kìm hãm sự phát triển trí tuệ của trẻ em, hoặc là dẫn đến quá tải. Điều đó sẽ có ảnh hưởng đến sức khoẻ học sinh, nhu cầu không kém cấp bách về tâm lý học được thể hiện khi giáo dục học quan tâm các vấn đề giáo dục. Mục đích của giáo dục là hình thành nhân cách, đáp ứng với những đòi hỏi của xã hội đang phát triển. Chẳng lẽ lại phải chứng minh rằng việc đạt được mục đích này đòi hỏi nghiên cứu các quy luật của quá trình hình thành nhân cách: xu hướng, năng lực, nhu cầu, thế giới quan, tính độc lập của tư duy, tiềm năng sáng tạo? Tại ranh giới giữa giáo dục học và tâm lý học nảy sinh tâm lý học giáo dục cũng như có liên quan với nó là tâm lý học trẻ em và lứa tuổi (như một lĩnh vực độc lập) và hàng loạt các chuyên ngành tâm lý (tâm lý người khiếm thị, khiếm thính…). Cuối cùng, nhu cầu về các nghiên cứu tâm lý học tồn tại trong các khoa học kỹ thuật mà trước hết là các khoa học có liên quan đến việc chế tạo các hệ thống điều khiển, người máy, máy tính, các hệ thống thông tin và phương tiện xử lý thông tin. Các số liệu về các chức năng tâm lý, các quá trình, thuộc tính của con người cần thiết cho các khoa học kỹ thuật về hai phương diện. Trước hết, để xác định trước con người sẽ làm việc như thế nào với các thiết
  • 21. bị kỹ thuật đã được chế tạo. Thứ hai, những số liệu đó đôi khi được dùng làm cơ sở cho các giải pháp kỹ thuật khi tạo ra các thiết bị bắt chước một số các đặc tính của các quá trình tâm lý và các chức năng tâm lý (chẳng hạn khi chế tạo các giác quan nhân tạo). Như đã biết, các số liệu tâm lý đóng một vai trò nhất định trong việc hình thành môn điều khiển học, được dùng làm cơ sở lý luận cho hàng loạt các xu hướng mới trong các khoa học kỹ thuật. Về phần mình điều khiển học có tác dụng kích thích các nghiên cứu tâm lý (trước hết là các quá trình tâm lý và các cơ chế điều chỉnh của hành vi). Tại giao điểm của các khoa học tâm lý và khoa học kỹ thuật đã hình thành các chuyên ngành và xu hướng khoa học. Trong đó, quan trọng nhất là tâm lý học kỹ sư, nghiên cứu các hiện tượng tâm lý nhằm mục đích giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Danh mục các chuyên ngành tâm lý học được hình thành tại ranh giới với các khoa học khác, tất nhiên chưa đầy đủ và có cấu trúc chính xác. Nhưng nó cung cấp các khái niệm chung về chiều rộng của các mối liên hệ của tâm lý học với các khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và các khoa học ứng dụng, quy định vị trí của nó trong hệ thống tri thức khoa học hiện đại và khuynh hướng phát triển của nó. Cuối cùng, xem xét vấn đề nhu cầu đối với các nghiên cứu tâm lý học xuất hiện trong quá trình phát triển tri thức khoa học tất yếu đụng chạm (mặc dù rất ngắn ngủi) đến khoa học về các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy triết học. Đối với sự phát triển của triết học Mác – Lênin, ý nghĩa của tâm lý học là rất lớn. Các số liệu đã tích luỹ được trong tâm lý học, các quan điểm, lý luận khẳng định tính đúng đắn của cách lý giải duy vật biện chứng vấn đề cơ bản của triết học – Chúng có quan hệ mật thiết với lý luận nhận thức và phép biện chứng. Xem xét vấn đề về các lĩnh vực tri thức “mà từ đó hình thành lý luận nhận thức và phép biện chứng”, Lênin đã nêu các lĩnh vực quan trọng nhất là: lịch sử triết học, lịch sử tư tưởng khoa học, lịch sử phát triển trí tuệ trẻ em,
  • 22. lịch sử phát triển của động vật, lịch sử ngôn ngữ cộng với tâm lý học, cộng với sinh lý các giác quan. Như đã thấy trong danh mục trên, có đưa cả nhóm các chuyên ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề nền tảng của khoa học. Trong tâm lý học đại cương đã tích luỹ được nhiều tài liệu về cấu trúc, động thái và quy luật của các quá trình nhận thức. Trong tâm lý học lứa tuổi, giáo dục là tài liệu về sự phát triển trí tuệ của học sinh. Suy nghĩ về mặt triết học toàn bộ các tài liệu đó tạo thành điều kiện quan trọng nhất để tiếp tục phát triển lý luận nhận thức và phép biện chứng duy vật. Thiếu nghiêm túc khi dựa vào các kết quả nghiên cứu tâm lý học thì rất khó khăn trong việc nghiên cứu triết học những vấn đề như vai trò của nhân tố chủ quan trong quá trình lịch sử, trong tổ chức xã hội và quản lý xã hội, tương quan giữa cái ý thức và cái tự phát (ngẫu nhiên) trong phong trào cách mạng, hoạt động nhận thức của con người, tư duy sáng tạo, vai trò của linh cảm trong nhận thức… Như vậy, chính lôgic phát triển của toàn bộ hệ thống tri thức khoa học áp đặt cách đặt vấn đề có liên quan tới thẩm quyền của tâm lý học. Ở đây, có sự thay đổi vị trí, vai trò của khoa học tâm lý trong hệ thống đã cho. Nó trở thành mắt xích quan trọng nhất liên kết hàng loạt các lĩnh vực tri thức khác nhau về phượng diện nào đó tổng hợp các thành tựu của chúng. Không có sự phát triển toàn diện thì không thể bảo đảm mối liên hệ đầy đủ giữa sinh học và lịch sử, y học và giáo dục học, kỹ thuật và kinh tế và các khoa học khác trong việc nghiên cứu con người và giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn có liên quan đến nhân tố con người trong cuộc sống xã hội (xem chi tiết ở chương sau). B.M Kedrov đã vạch rõ vị trí quan trọng của tâm lý học trong hệ thống tri thức khoa học. Trong bảng phân loại do ông đề xuất, tâm lý học nằm ở trung tâm của “tam giác khoa học”. Vai trò của tâm lý học như là khâu liên kết giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đã được PH.V.Konstantinnov nhấn mạnh, A.G Ananhev nghiên cứu vấn đề này khá kỹ lưỡng.
  • 23. Chức năng quan trọng nhất của tâm lý học trong hệ thống cơ bản của tri thức khoa học là ở chỗ trong quan hệ nào đó nó tổng hợp các thành tựu của hàng loạt các lĩnh vực tri thức khoa học khác nhau là bộ tích hợp tất cả (hay đa số) các chuyên ngành khoa học mà đối tượng nghiên cứu là con người (hàng loạt chuyên ngành tâm lý học tất nhiên nghiên cứu cả động vật nhưng suy cho cùng tương lai chúng hướng vào các vấn đề tâm lý người, nguồn gốc và tính đặc thù của nó). A.G Ananhev đã nhấn mạnh rằng đó chính là sứ mệnh lịch sử của tâm lý học mà triển vọng phát triển của nó có liên quan. Tâm lý học thực hiện việc tổng hợp các số liệu về con người ở cấp độ tri thức khoa học cụ thể. Ở cấp độ cao hơn tất nhiên đó là công việc của triết học. Phạm vi rộng lớn các mối liên hệ của tâm lý học với các khoa học nền tảng khác và các hệ thống ứng dụng khoa học (và liên quan với nó là vị trí đặc biết của nó trong hệ thống khoa học) là nhân tố quan trọng nhất của sự phát triển của nó, quy định phần lớn tính đặc thù của sự phân hóa và tích hợp tri thức tâm lý học. Tâm lý học, một lĩnh vực tri thức đặc biệt liên kết hàng loạt các chuyên ngành mà mối liên hệ giữa chúng không phải lúc nào cũng biểu hiện ra ngoài rõ nét (chẳng hạn giữa tâm vật lý và tâm lý học xã hội). Nhưng mặc dù có sự “không tương hợp” giả tạo đó nhưng dù sao chúng cũng thuộc về một lĩnh vực tri thức thống nhất. Suy cho cùng nhiệm vụ chung của chúng là nghiên cứu bản chất của cùng một nhóm hiện tượng – hiện tượng tâm lý học. Cơ sở liên kết tất cả các chuyên ngành tâm lý là tâm lý học đại cương, bằng thực nghiệm và lý luận khảo sát các vấn đề tâm lý cơ bản. Sự phân hóa theo chiều rộng khoa học tâm lý tất nhiên tạo ra không ít khó khăn cho việc tổng hợp các số liệu đã tích luỹ được. Hiện nay, sự khác biệt về cách tiếp cận và phương pháp sử dụng trong các chuyên ngành tâm lý khác nhau đã “che khuất” các nhiệm vụ chung. Nỗ lực chung của các nhà tâm lý đôi khi giống như xây dựng “tháp Babilon” mang tính chất kinh viện.
  • 24. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu cơ bản của toàn bộ hệ thống chuyên ngành tâm lý là như nhau. Đó là con người, các quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý của họ. Nghiên cứu chúng, tâm lý học sử dụng thành quả của tất cả các khoa học khác, có nghiên cứu con người ở mức độ này hay mức độ khác. Nó không phát triển nếu không sử dụng các thành quả đó. Khó mà có thể đạt được các kết quả đáng kể trong nghiên cứu các quá trình tâm lý như chức năng của não (và đặc thù của chúng) nếu không dựa vào tập hợp các số liệu đã được tích lũy trong các khoa học khác nghiên cứu về não bộ. Cũng vậy không thể nghiên cứu đặc điểm tâm lý nhân cách và hành vi xã hội của cá nhân nếu không dựa vào tri thức về các quy luật khách quan của đời sống xã hội. Rõ ràng là tâm lý học, một khoa học độc lập hình thành muộn hơn so với các khoa học cơ bản khác. Sự kiện đó không phải là ngẫu nhiên mà có tính quy luật. Sự hình thành của nó không thể bắt đầu trước khi các khoa học khác đã đạt được trình độ phát triển nhất định, tức là trước khi đã tạo ra cơ sở khoa học cần thiết cho phép tách riêng những vấn đề tâm lý học và vạch ra hướng giải quyết chúng. Tất nhiên, một số tư tưởng cơ bản có liên quan đến bản chất của tâm lý học đã được nêu ra trong quá trình phát triển triết học ngay từ thời cổ đại. Trong các hệ thống triết học phát triển, tâm lý học đã thể hiện như một bộ phận độc lập tương đối. Chẳng hạn, trong phần kết luận của cuốn sách “bách khoa toàn thư về các khoa học triết học” Gegel trong “triết học tinh thần” có một mục riêng dành cho tâm lý học. Thực chất các vấn đề tâm lý học được ông nghiên cứu cả trong các phần viết về nhân chủng học, hiện tượng học tinh thần. Gegel đã nêu hàng loạt vấn đề mà sau này trở thành đối tượng của các công trình nghiên cứu cụ thể. Tất nhiên, ông lý giải tâm lý học theo quan điểm duy tâm. Vấn đề bản chất của tâm lý học đã được nghiên cứu trong khuynh hướng duy vật của triết học. Chính ở đây đã hình thành các tiền đề xuất hiện
  • 25. tâm lý như một khoa học. Trong lịch sử của khuynh hướng này có thể tìm thấy không ít các tư tưởng thú vị, có giá trị và các quan sát đóng vai trò to lớn trong việc hình thành cách tiếp cận khách quan nghiên cứu các hiện tượng tâm lý. Tuy nhiên, cách lý giải triết học về tâm lý (duy tâm hay duy vật) rất trừu tượng và không thể tự mình xác định sự xuất hiện của tâm lý học như một lĩnh vực khoa học chuyên ngành. Chúng được nghiên cứu chủ yếu khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học: Quan hệ giữa ý thức và tư duy với tồn tại cũng như trong các lý thuyết về đạo đức và thẩm mỹ. Sự phát triển triết học duy vật đã tạo môi trường để các hiện tượng tâm lý (đã được chủ nghĩa duy tâm lý giải là tồn tại bên ngoài và độc lập với vật chất) bắt đầu được xem xét như thuộc tính đặc biệt của vật chất. Nhưng nhờ đó chỉ hình thành các tiền đề cơ bản cho việc tách tâm lý học thành một lĩnh vực tri thức khoa học đặc biệt. Để các tiền đề đó trở thành hiện thực cần có con đường phát triển lâu dài của các khoa học cụ thể về tự nhiên và xã hội. Những tiền đề trực tiếp của sự xuất hiện của nó đã được hình thành trước hết trong sự phát triển của các khoa học tự nhiên. Chính ở đây những vấn đề tâm lý học đã được hình thành như là các vấn đề khoa học cụ thể. Học thuyết tiến hóa của Darwin đóng vai trò quyết định trong sự xuất hiện một số xu hướng tâm lý học. Chính ông đã nêu ra hàng loạt giả thuyết về các quy luật và cơ chế của một số hiện tượng tâm lý (học thuyết Darwin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của toàn bộ hệ thống sinh học cũng như đối với quá trình hình thành tâm lý học). Nghiên cứu các vấn đề phát triển của sự sống và xuất hiện của con người tất yếu sẽ dẫn đến việc đặt ra vấn đề về sự xuất hiện và phát triển tâm lý. Đối với khoa học xã hội, trong quá trình phát triển của mình cũng hình thành các vấn đề, các ý tưởng và giả thuyết thực chất có liên quan đến tâm lý học. Vai trò mang tính cách mạng trong sự phát triển của các khoa học đó thuộc về học thuyết của Mác về sự phát triển xã hội. Không phải ngẫu nhiên Ăngghen và Lênin so sánh công lao khoa học của Mác trong khoa học xã hội
  • 26. với công lao của Darwin trong khoa học tự nhiên. Việc nghiên cứu các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội tất yếu cũng dẫn đến việc đặt ra các vấn đề tâm lý học như nguồn gốc và sự phát triển lịch sử của tâm lý người, tính đặc thù về chất của nó (khác với tâm lý động vật), hoạt động, giao tiếp, nhân cách, mối quan hệ giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân. Tất nhiên, những vấn đề kể trên đã được đặt ra trong các khuynh hướng khoa học phi Mácxít. Nhưng chỉ có học thuyết Mácxít về xã hội đã xác định con đường nghiên cứu một cách khách quan tính quy định xã hội của tâm lý người và tạo ra cơ sở thực tế cho việc giải quyết vấn đề đó một cách khoa học. Như vậy chính trong quá trình phát triển khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đã hình thành vấn đề của khoa học tâm lý. Trong quá trình này đã hình thành các phương pháp của nó. Ở giai đoạn đầu đã sử dụng các phương pháp sẵn có khi nghiên cứu các vấn đề khác với các mục tiêu khác. Nhưng trong quá trình nghiên cứu tâm lý học, các phương pháp đó được cải biên, chính xác hóa, hoàn thiện khi áp dụng vào các vấn đề tâm lý học. Tâm lý học thường vay mượn từ các khoa học khác, các cơ sở lý luận và quan điểm (một trong các ví dụ là nguyên tắc cung phản xạ) Tuy nhiên, các nỗ lực áp dụng đã làm sáng tỏ những hạn chế và sự phiến diện của chúng. Nhiều khi những nỗ lực đó đã làm mất đi tính xác định về chất của các hiện tượng tâm lý, đánh tráo chúng bằng các hiện tượng có bản chất khác, thậm chí còn phủ nhận sự tồn tại của tâm lý. Người ta còn đặt vấn đề nghi ngờ cả địa vị độc lập của tâm lý học, sự tranh cãi về đối tượng của tâm lý học, cách tiếp cận nghiên cứu đã xâm nhập vào toàn bộ lịch sử phát triển của nó. Đôi khi, trong cuộc đấu tranh với tâm lý học, người ta đã đưa ra các luận cứ đại loại như: vì khoa học đã chứng tỏ rằng không có tâm hồn nên tâm lý học không phải là khoa học. Tất nhiên đó là luận cứ ngây thơ, không giúp cho sự phát triển tri thức khoa học nói chung cũng như tâm lý học nói riêng.
  • 27. Tất nhiên là tâm hồn với tư cách là chất độc lập thì không tồn tại nhưng các hiện tượng tâm lý là hiện thực không cần bàn cãi, hơn nữa nó được thể hiện rất mạnh mẽ trong cuộc sống con người. Rất khó, dù chỉ một phút hình dung con người một cách giản đơn được tạo ra bởi sự tiến hóa sinh học hay sinh lý học, như là một tổ chức sinh học – sinh lý mà không có tính chủ quan của tri giác, không có xúc cảm mang tính người, không có cái thể nghiệm, quan hệ hay ngắn gọn là không có “thế giới chủ quan”. Cũng khó như vậy khi hình dung con người như một “sự kết tinh của xã hội”, “một đơn tử xã hội”, mà hành vi của nó bị quy định một cách chặt chẽ và một chiều bởi “guồng máy xã hội”. Các quy luật xã hội không tồn tại bên ngoài hoạt động của con người có ý thức và ý chí, có nguyện vọng và nhu cầu và các phẩm chất tâm lý. Việc tuân thủ các nguyên tắc nhận thức khoa học nói chung không đòi hỏi từ bỏ sự tồn tại của các hiện tượng mà cách thức nghiên cứu của chúng còn chưa rõ ràng. Ngược lại, chúng đòi hỏi sự tìm kiếm tích cực các cách thức đó vì trên nền của các “vết trắng”, trên “bản đồ” tri thức khoa học thì cái đã được nghiên cứu kỹ lưỡng trông rất méo mó. Vấn đề quá trình hình thành con người tích cực về mặt xã hội có ý thức và ý chí, tình cảm và trí tuệ, tính cách và tài năng khoa học không thể nào bỏ qua được. Quá trình đó có tính quy luật vì chỉ đơn giản là nó được lặp đi lặp lại hàng tỷ lần. Vẫn là ở chỗ quá trình đó xảy ra như thế nào, cần phải được giải quyết và điều đó không thể nào làm được nếu bỏ qua tâm lý học (tất nhiên trong mối quan hệ với các khoa học khác). Khi áp dụng các sơ đồ lý thuyết, phương pháp sẵn có của các khoa học khác thì thấy rằng chúng không làm rõ được các hiện tượng tâm lý. Việc đánh giá nỗ lực đó hoàn toàn vô ích là không đúng. Ở đây, điều cốt yếu không chỉ là kết quả tích cực hay tiêu cực mà là ở chỗ hiện tượng tâm lý không thể quy vào các hiện tượng có tính xác định về chất. Điều đó có nghĩa là nó có tính chất đặc thù. Di chuyển một cách máy móc các phương pháp và sơ đồ lý luận của một khoa học này sang khoa học khác đã dẫn đến sự đơn giản hóa che lấp sự khác biệt về chất
  • 28. của các hiện tượng được nghiên cứu, xảy ra “sự trượt” từ đối tượng này sang đối tượng khác, điều mà người ta gọi là chủ nghĩa giản đơn. Những năm gần đây, người ta nói nhiều về chủ nghĩa giản đơn trong tâm lý học. Thường thường trong tranh luận khoa học, thuật ngữ này được dùng như con ngáo ộp. Chớ quên các bài học lịch sử dù rằng các bài học đó liên quan đến bài học khác. Đã một thời diễn ra cuộc đấu tranh trong sinh học giữa phái “cơ chế” và phái “giản đơn”. Tuy nhiên, nhiều kết quả thu được của phái giản đơn” lại là cơ sở của sinh học phân tử. Khi bàn về chủ nghĩa giản đơn cần chú ý đến một khía cạnh tế nhị. Nếu các phương pháp và sơ đồ lý luận của các khoa học khác được áp dụng vào tâm lý học với mục đích nghiên cứu vị trí, vai trò của các hiện tượng tâm lý trong hệ thống các hiện tượng khác của hiện thực, làm rõ tiền đề và cơ sở của tính đặc thù về chất của nó, thì điều đó không chỉ được phép mà còn là cần thiết. Đó là thời điểm tất yếu của nhận thức. Nhưng khi các phương pháp và sơ đồ đó bị tuyệt đối hóa, áp dụng mà không tính đến sự khác biệt về chất của các hiện tượng nghiên cứu thì khi đó thực sự xuất hiện nguy cơ đánh tráo đối tượng nghiên cứu, chủ nghĩa đơn giản với nghĩa xấu của từ này: Rút ra kết luận rằng hình như các sơ đồ đó có điều gì trục trặc và các phương pháp đó không tồn tại. Cách sử dụng thành tựu của các khoa học lân cận giống hệt như biểu hiện của cách tiếp cận siêu hình. Đối với tâm lý học (và không chỉ đối với nó), nguy cơ không phải là việc áp dụng các phương pháp và lý thuyết sẵn có của các khoa học khác mà là mở rộng vô lý phạm vi và tuyệt đối hóa chúng. Mỗi sơ đồ lý luận, mỗi khái niệm, mỗi phương pháp vay mượn của khoa học khác cần phải đi qua “lò lửa phương pháp luận”. Đánh tráo tâm lý học bằng sinh lý học hay xã hội học tất nhiên không thể giúp cho sự phát triển tri thức về bản chất các hiện tượng tâm lý. Tuy nhiên, những nghiên cứu của nó phải dựa vào thành tựu của sinh lý học và xã hội học. Trong tâm lý học, người ta nói về các hình thức khác nhau của chủ nghĩa giản đơn: chủ nghĩa giản đơn sinh lý, sinh học, điều khiển học, xã hội
  • 29. học, toán học…(chủ nghĩa giản đơn tập hợp ở mức độ tuyệt đối hóa sẽ dẫn đến quan điểm đa nguyên). Nhiều trường hợp khi phê phán một dạng của nó, người ta đối lập nó với trang khác (chẳng hạn đối lập chủ nghĩa giản đơn sinh học với chủ nghĩa giản đơn xã hội học). Trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa giản đơn, đôi khi người ta cố gắng xem các hiện tượng tâm lý như một thế giới chủ quan khép kín, không có liên quan gì đến cơ sở vật chất và môi trường xung quanh, tức là bước chân sang lập trường hiện tượng học. Nhưng chủ nghĩa hiện tượng học không khắc phục được chủ nghĩa giản đơn. Phản đề thực sự của nó là cách tiếp cận duy vật biện chứng. Nguyên tắc hệ thống hiện nay đóng vai trò rất lớn, nó bảo đảm tổng hợp tất cả các tinh tuý đã được tích luỹ trong sinh học, xã hội học, sinh lý học… để hiểu biết tâm lý, đồng thời làm rõ đặc thù về chất của các hiện tượng tâm lý. Quan hệ qua lại giữa các khoa học khác bị quy định không bởi lôgic (quy luật) của quá trình nhận thức khoa học mà do chính bản chất của đối tượng được nghiên cứu. Trong tính đa dạng của chúng phản ánh, tính đa dạng khách quan của các mối liên hệ và quan hệ trong đó tâm lý như là một hiện thực tồn tại và phát triển. Khi bàn về vấn đề vị trí của tâm lý học trong hệ thống tri thức khoa học, trọng tâm chú ý dành cho mối quan hệ của nó đối với các khoa học khác (tức là mối quan hệ bên ngoài). Nhưng sự tiến bộ của tri thức tâm lý cũng đòi hỏi sự phát triển các mối liên hệ giữa các chuyên ngành của nó (mối liên hệ bên trong). Bất cứ chuyên ngành nào dù nó xuất hiện tại giao điểm của tâm lý học với khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội, xuất hiện sớm hay muộn đều nhất định phải quan tâm đến thành tựu của các chuyên ngành tâm lý khác; và suy cho cùng là đến toàn bộ “quang phổ” các vấn đề cơ bản của tâm lý học. Chẳng hạn, tâm vật lý xuất hiện tại giao điểm của tâm lý học và vật lý học với lôgíc phát triển của nó buộc phải chú ý đến những kết quả đã được tích luỹ không chỉ bởi chính các khoa học đó mà bởi các khoa học khác gắn nó với các khoa học xã hội. Về phần mình tâm lý học xã hội ngày càng chú ý
  • 30. đến các tài liệu của tâm vật lý, tâm sinh lý và các chuyên ngành tâm lý học nảy sinh tại biên giới với các khoa học tự nhiên. Như vậy, tri thức tâm lý học có liên kết một cách hữu cơ quan điểm của khoa học tự nhiên với quan điểm của khoa học xã hội trong việc nghiên cứu con người. Quan hệ qua lại của các khoa học tâm lý (cả quan hệ bên ngoài và quan hệ bên trong) chính là những điều kiện phát triển quan trọng nhất của nó. Trong phạm vi của các mối liên hệ qua lại đó chứa đựng những tiềm năng to lớn của sự phát triển tri thức tâm lý học. Trước tiên ở đây xuất hiện những vấn đề mới, mở ra những khả năng mới tìm kiếm các cách thức mới, hình thành các phương pháp mới, thu được các sự kiện, bằng chứng mới, các quan điểm lý luận mới. Để kết thúc mục này, một lần nữa cần nhấn mạnh rằng tâm lý học đã hình thành và đang phát triển trong một liên hệ qua lại liên tục với các lĩnh vực tri thức khoa học khác. Trong khuôn khổ các mối liên hệ đó chứa đựng các tiềm năng rất lớn của sự phát triển tri thức tâm lý học. 2. KHOA HỌC TÂM LÝ VÀ THỰC TIỄN XÃ HỘI Đặc điểm của sự phát triển tri thức tâm lý học không chỉ phụ thuộc vào các mối liên hệ của tâm lý học với các khoa học khác. Ở mức độ không kém chúng được xác định bởi nhu cầu ngày càng tăng của thực tiễn xã hội. Như chúng ta đã biết, trước đây tâm lý học chủ yếu mang tính chất khoa học lý luận (mang tính thế giới quan), còn bây giờ nó vẫn giữ vai trò nhận thức luận nhưng đã trở thành một hoạt động thực tiễn mang tính nghề nghiệp đặc biệt trong công nghiệp, trong quản lý nhà nước, trong hệ thống giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, văn hóa, thể thao v.v… Việc đưa tâm lý học tham gia giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn đã thay đổi cơ bản các điều kiện phát triển lý luận của nó. Trong xã hội XHCN, tâm lý học cũng như các khoa học khác đều nhằm phục vụ người lao động. Chính ở đây nó đã tìm thấy mục đích tối cao của nó.
  • 31. Những nhiệm vụ mà việc giải quyết chúng đòi hỏi sự hiểu biết tâm lý học xuất hiện dưới hình thức này hay hình thức khác trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, điều đó quy định vai trò ngày càng tăng của cái gọi là nhân tố con người. “Nhân tố con người” được hiểu như là một phạm vi rộng các thuộc tính tâm lý– xã hội, tâm lý và tâm sinh lý mà con người có được và được biểu hiện bằng cách này hay cách khác trong hoạt động cụ thể của họ, ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động đó. Ở đây, bàn về nhu cầu, năng lực của con người, về động cơ hành động, về hứng thú và khả năng sáng tạo, về khả năng và năng lực lao động, về trí tuệ và xúc cảm, về ý chí và tính cách, về ý thức và tự ý thức, về sự hình thành tâm thế và định hướng giá trị, v.v… Dưới đây sẽ điểm một vài nhiệm vụ quan trọng nhất mà thực tiễn xã hội đặt ra cho tâm lý học trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển. Làm rõ tiềm năng phát triển của năng suất lao động Những thành tựu kỹ thuật và công nghệ, sự hoàn thiện hệ thống kế hoạch hóa nền kinh tế và quản lý sản xuất mở ra tiềm năng to lớn cho việc tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất, nhưng chúng chỉ thực sự được thực hiện với điều kiện phát triển tính tích cực sáng tạo của con người. Cùng với các tiềm năng được tạo ra bởi tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế tiềm năng cơ bản của lực lượng sản xuất – con người tự do thoát khỏi áp bức bóc lột ngày càng có vai trò quan trọng hơn (Khi bàn về con người như là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội là ám chỉ “tập hợp” các năng lực thể chất và tinh thần mà cơ thể, nhân cách con người có được và được họ thể hiện khi tạo ra giá trị sử dụng nào đó. Ở đây tâm lý học trước hết quan tâm đến “sức lao động cá nhân” mà tập hợp của nó như Mác đã viết – là toàn bộ sức lao động của xã hội). Ở trình độ phát triển sản xuất của xã hội hiện nay, đặc điểm của nhân tố con người có liên quan trước hết tới sự thay đổi tính chất lao động xã hội. Một mặt, tăng số lượng người lao động trí óc; mặt khác, trong điều kiện sản xuất hiện đại, lao động của phần lớn giai cấp công nhân có nội dung trí tuệ
  • 32. cao gần với lao động trí óc. Sự thay đổi tính chất của lao động bị quy định ở chỗ cách mạng khoa học kỹ thuật dẫn đến sự gia tăng chưa từng thấy sự trang bị kỹ thuật sản xuất. Trong điều kiện đó, có sự gia tăng đòi hỏi các chức năng trí tuệ của con người, các phẩm chất ý chí và tình cảm của họ, trách nhiệm của các chuyên gia điều khiển các hệ thống tự động hóa ngày càng tăng. Những sai lầm của họ ẩn chứa các hậu quả to lớn liên quan đến việc làm rối loạn các quá trình công nghệ, làm hỏng các hệ thống kỹ thuật phức tạp, đến các tai nạn… Cuối cùng, vai trò của các nhân tố tâm lý có sự gia tăng đáng kể cùng với sự phát triển nhanh chóng của giáo dục và văn hóa. Tất cả điều đó đưa đến chỗ: các nhân tố tâm lý trở thành tiềm năng phát triển bậc nhất của năng suất lao động xã hội và sự nghiên cứu nó một cách khoa học là nhiệm vụ có tầm quan trọng Điều quan trọng của sự hoàn thiện hoạt động lao động của con người là sự phân tích tâm lý của họ, đặc biệt là làm rõ những đòi hỏi do hoạt động đó đề ra đối với tri giác và chú ý, trí nhớ và tư duy, xúc cảm và ý chí của con người, đồng thời xác định cách thức có hiệu quả nhất để hình thành các phẩm chất tâm lý quan trọng đối với hoạt động cụ thể nào đó. Điều đó bao gồm nghiên cứu cấu trúc hoạt động lao động, xác định các cấu thành cơ bản của nó, mối quan hệ giữa chúng, động thái hoạt động và cơ chế điều chỉnh hoạt động. Hàng loạt các vấn đề như vậy cũng như các nhiệm vụ có liên quan với nó có tạo ra đối tượng của chuyên ngành khoa học đặc biệt: tâm lý học lao động. Cần nhớ rằng tâm lý học ứng dụng này nghiên cứu các nhân tố tâm lý của hiệu quả và chất lượng lao động mà sự khởi đầu và sự xuất hiện của nó có liên quan đến các công trình nghiên cứu động tác lao động do I.M Xechenov tiến hành. Vì hoạt động của con người là thành phần chủ đạo của quá trình sản xuất nên dĩ nhiên khi có bất cứ sự thay đổi nào của nó sẽ xuất hiện vấn đề: sự thay đổi đó có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động và đến tâm lý con người? Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến sự phức tạp
  • 33. hóa hoạt động của con người và tương ứng là làm tăng áp lực vào “lĩnh vực tâm lý”, còn trong các trường hợp khác dẫn đến sự đơn giản hóa, có liên quan đến việc làm nghèo nàn nội dung hoạt động. Cả hai phương án đó đều đòi hỏi nghiên cứu tâm lý học. Về phương diện tâm lý, hoạt động có cấu trúc phức tạp (chẳng hạn hoạt động bao hàm việc xử lý khối lượng thông tin rất lớn) đòi hỏi con người sự căng thẳng tâm lý thần kinh cao độ. Trong lao động nhiều khi mắc sai lầm (hoạt động càng phức tạp khả năng mắc sai lầm càng cao), cũng như xuất hiện mệt mỏi sớm. Suy cho cùng, trong cả hai trường hợp năng suất lao động đều thấp. Ở đây xuất hiện nhiệm vụ xác định mức độ phức tạp về tâm lý của hoạt động lao động này hay hoạt động lao động khác. Trong từng trường hợp cụ thể và các cách thức vô hiệu hóa những ảnh hưởng tiêu cực của sự phức tạp hóa hay đơn giản hóa lao động. Việc nghiên cứu cơ chế tác động của các nhân tố tâm lý đến động thái khả năng lao động của con người (cả năng lực thể chất và năng lực trí tuệ) là nhiệm vụ khoa học quan trọng. Thông thường, các nhân tố đó hoặc là giúp cho việc duy trì năng lực lao động ở cấp độ cao trong một thời gian dài và cản trở sự phát triển của mệt mỏi, hoặc là tác động theo chiều ngược lại. Bức tranh đầy đủ về động thái năng lực lao động và các cơ chế điều khiển nó sẽ không thể có được nếu không nghiên cứu kỹ thành phần tâm lý của nó. Tâm lý học có vai trò then chốt trong giải quyết các vấn đề bảo đảm an toàn lao động và phòng ngừa chấn thương do các nhân tố tâm lý gây ra (ví dụ như rối loạn chú ý, tự giác lệch lạc…). Việc sử dụng các quy luật đã biết của tâm lý học về tri giác, trí nhớ, chú ý khi thiết kế các phương tiện trực quan trong kỹ thuật bảo đảm an toàn lao động có thể nâng cao đáng kể hiệu quả của chúng. Các thành quả của tâm lý học cũng quan trọng cho việc hình thành các đặc điểm hành vi con người trong sản xuất để bảo đảm an toàn cho họ (chẳng hạn như hệ thống thói quen, kỹ xảo nào đó). Tâm lý học cũng tham gia vào việc giải quyết các vấn đề nâng cao trình độ, động cơ hoạt động lao động mà hiệu quả kích thích vật chất và tinh thần
  • 34. phụ thuộc rất lớn vào đó. Cần chú ý rằng người ta thường hay đồng nhất hai khái niệm “động cơ” và “kích thích”. Chúng không đồng nhất với nhau. Động cơ là cái thúc đẩy con người hoạt động, kích thích là tác động bên ngoài, tác động của kích thích được gián tiếp bởi tâm lý: bởi tình cảm, tâm trạng, hứng thú, thị hiếu, quan điểm. Vì vậy, kích thích chỉ trở thành động cơ thúc đẩy thực sự khi nó biến thành động cơ. Nhiệm vụ quan trọng nhất của tâm lý học lao động là nghiên cứu các quy luật của sự chuyển hóa như vậy, các cơ chế nhân tố và điều kiện ảnh hưởng đến sự chuyển hóa đó. Trong việc giải quyết các nhiệm vụ tăng năng suất lao động tất nhiên không chỉ có tâm lý học lao động tham gia mà còn có các chuyên ngành tâm lý học khác. Tính tập thể của lao động là điển hình cho xã hội xã hội chủ nghĩa. Vấn đề tổ chức và phát triển tập thể lao động bao hàm nhiều khía cạnh: kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý – xã hội. Khi nói đến khía cạnh tâm lý – xã hội thì người ta muốn đề cập đến các yếu tố của đời sống tập thể như “bầu không khí tâm lý', “tâm trạng tập thể', quan hệ liên nhân cách, các cơ chế bắt chước, ám thị, đồng cảm. Các nhân tố tâm lý xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến các đặc điểm của tập thể lao động như tính tổ chức, phương pháp trao đổi thông tin giữa các thành viên, mức độ tính chủ động của tập thể và “tiềm năng sáng tạo”, suy cho cùng đều có ảnh hưởng đến năng suất lao động. Sự phủ nhận các nhân tố đó trong tổ chức lao động thường dẫn đến sự xuất hiện các “trở ngại tâm lý”, xung đột liên nhân cách. Chẳng hạn, việc tổ chức lại tập thể bị quy định bởi các quan niệm kinh tế, kỹ thuật có thể dẫn đến xung đột trong quan hệ liên nhân cách. Việc tiến hành các biện pháp như vậy diễn ra một cách khó khăn nếu không tính đến những đặc điểm tâm lý xã hội sẵn có trong tập thể cũng như không có sự chuẩn bị tâm lý kỹ lưỡng. “Những trở ngại tâm lý” đôi khi xuất hiện khi áp dụng kỹ thuật và phương pháp lao động mới. Nguyên nhân của chúng là sự đụng độ giữa những yêu cầu mới do kỹ thuật hay phương pháp mới quy định và các khuôn mẫu sẵn có của hoạt động cùng nhau (như cách giải quyết nhiệm vụ, phương pháp trao đổi thông tin quen thuộc). Cùng với sự phát triển của phong trào hợp lý hóa, phong trào
  • 35. sáng tạo, phong trào phát huy sáng kiến đặt ra cho tâm lý học nhiệm vụ nghiên cứu các quy luật và cơ chế sáng tạo trong các dạng hoạt động khác nhau. Các chuyên ngành tâm lý như tâm lý học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sai biệt, tâm lý học y học… có sự tham gia nhất định trong việc giải quyết nhiệm vụ tăng năng suất lao động. Những quy luật do các chuyên ngành đó nghiên cứu và các gợi ý trên cơ sở đó có thể tạo ra hiệu quả kinh tế kỹ thuật quan trọng, giúp khám phá tiềm năng cho việc sử dụng tăng năng suất lao động., Đồng thời việc sử dụng các gợi ý có cơ sở khoa học như vậy cho phép hoàn thiện quá trình lao động sao cho bảo đảm sự phát triển các thuộc tính tâm lý và khả năng từng người sao cho lao động thực sự trở thành nhu cầu sống còn. Thiết kế, chế tạo và khai thác kỹ thuật Trong điều kiện cơ khí hóa tổng hợp và tự động hóa các quá trình sản xuất, việc sử dụng kỹ thuật tính toán, người máy có sự thay đổi tính chất hoạt động của con người: Nâng cao ý nghĩa của các hành động liên quan đến tiếp nhận, xử lý thông tin, ra quyết định, giảm bớt tác lực lao động chân tay nhưng đồng thời tăng cường nhũng đòi hỏi đối với “lĩnh vực trí tuệ” của con người, đối với các phẩm chất ý chí, tình cảm của họ. Ở đây xuất hiện nhiệm vụ phải tính đến các nhân tố con người (trước hết là nhân tố tâm lý) trong khi thiết kế, chế tạo, khai thác sử dụng kỹ thuật: Để giải quyết nhiệm vụ này cần có các số liệu về khả năng của con người trong tiếp nhận, xử lý và giữ gìn thông tin, về quá trình ra quyết định, về cấu trúc và cơ chế điều chỉnh tâm lý của hoạt động, về nguyên nhân sai lầm đã mắc phải trong điều khiển kỹ thuật, về những nhân tố ảnh hưởng tới trạng thái tâm lý người… Thiết kế về mặt kỹ thuật các thiết bị cũng cần phải dự kiến việc thiết kế hoạt động của con người sẽ sử dụng các thiết bị đó (ở đây đề cập đến những đòi hỏi của hoạt động đối với các thuộc tính tâm lý con người, đối với các quá trình và trạng thái tâm lý của họ). Có thể nhắc đến một số
  • 36. khuynh hướng quy định sự thay đổi điều kiện và tính chất hoạt động của con người có liên quan đến những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Một là, có sự gia tăng các đối tượng và quá trình (các thông số của chúng) mà con người cần phải kiểm soát hay điều khiển (nhiều khi phải điều khiển đồng thời). Điều đó có nghĩa là có sự gia tăng khối lượng thông tin tác động vào con người. Hai là, có sự mở rộng phạm vi tốc độ của các quá trình do con người kiểm soát. Ở đây, đôi khi con người phải làm việc trong điều kiện thiếu thông tin. Điều đó tạo ra sự căng thẳng xúc cảm cao. Ngược lại, đôi khi trong điều kiện các quá trình thay đổi rất chậm dẫn đến việc phân tán chú ý, tăng ngưỡng cảm giác, giảm bớt sự sẵn sàng hành động, tức là dẫn đến rối loạn tâm lý. Ba là, người điều khiển kỹ thuật hiện đại buộc phải làm việc trong những điều kiện đa dạng không bình thường, không quen thuộc như: tăng hay giảm áp suất, nhiệt độ cao hay thấp, tiếng ồn, tiếng rung, sự quá tải và không trọng lượng, trong không gian khép kín… Những điều kiện đó có ảnh hưởng nhất định đến các quá trình trạng thái tâm lý con người. Bốn là, con người làm việc với kỹ thuật thường không có khả năng quan sát trực tiếp các quá trình được điều khiển. Giữa họ và đối tượng bị điều khiển có một hệ thống thiết bị kỹ thuật mã hóa các thông tin đến với họ. Khả năng mã hóa của nó rất khác nhau. Con người tri giác không phải chính quá trình được điều khiển mà tri giác mô hình thông tin về quá trình đó. Sự cần thiết phải ra quyết định và tiến hành các hành động điều khiển không phải dựa vào quan sát trực tiếp mà dựa vào mô hình thông tin. Cùng với các xu hướng kể trên, đã xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến những đặc điểm tâm lý và tâm sinh lý con người. Chẳng hạn, có bao nhiêu chỉ báo của dụng cụ đo mà con người có thể tri giác trong một đơn vị thời gian? Tốc độ di chuyển chú ý như thế nào? Con người có thể giải mã thông tin của dụng cụ đo nhanh, chính xác và đáng tin cậy đến mức độ nào? Phương pháp truyền đạt thông tin nào là thích hợp hơn cả đối với con người
  • 37. về mặt tâm lý? Làm thế nào để đo được mức độ căng thẳng của lao động? Làm thế nào để con người thích ứng được với các điều kiện mới. Nếu trong quá trình sáng tạo kỹ thuật mới mà những đặc điểm tâm lý con người không được tính đến khi sử dụng nó, con người không tránh khỏi mắc sai lầm. Vấn đề này làm phát sinh chuyên ngành tâm lý học đặc biệt, đó là tâm lý học kỹ thuật. Tham gia giải quyết nhiệm vụ này bao gồm một số chuyên ngành khác như: tâm lý học sai biệt, tâm lý học y học, tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Những chỉ dẫn của các chuyên ngành này sẽ phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả và độ tin cậy của các hệ thống “Người – Máy”. Hoàn thiện các hệ thống quản lý kinh tế quốc dân Giống như nhiều nhiệm vụ khác xuất hiện trong thực tiễn xã hội (bao gồm cả những nhiệm vụ vừa nêu ở đây), nhiệm vụ này cũng mang tính tổng hợp. Việc giải quyết nó đòi hỏi phải nghiên cứu một phạm vi rộng lớn những vấn đề. Một trong số đó liên quan đến việc chế tạo các máy tính điện tử và sử dụng chúng trong việc quản lý các xí nghiệp. Một số nhiệm vụ khác liên quan đến việc sử dụng các phương pháp toán – kinh tế trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Nhóm nhiệm vụ thứ ba liên quan đến việc tổ chức lao động quản lý… Nhưng bất cứ nhiệm vụ gì được đưa ra thì việc giải quyết nó đều liên quan đến sự cần thiết phải nghiên cứu và tính toán đến các nhân tố con người. Vì quản lý bao gồm thành phần quan trọng nhất là lãnh đạo hoạt động của mọi người nên việc hoàn thiện nó đòi hỏi phải sử dụng tri thức về con người, về các quy luật của hoạt động và hành vi, về khả năng và năng lực của con người, về sự khác biệt tâm lý giữa mọi người, về sự tương tác của họ trong các tập thể lao động. Sự thiếu hụt tri thức về những quy luật đó rất khó có thể đạt được hiệu quả cao trong quản lý. Đối với nhà quản lý sản xuất, những tri thức đó cần thiết không kém so với những tri thức về các lĩnh vực công nghệ hay kinh tế. Kinh nghiệm cho thấy, không tính toán kỹ hay không hiểu biết đầy đủ các quy luật tâm lý của quản lý sẽ dẫn đến xuất hiện các xung đột, sự luân