SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 27
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Tâm Lý Học Đại Cương
PHẦN I – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC
Chương 1
TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT MÔN KHOA HỌC
I. ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC
Để xác định một môn khoa học cần chỉ ra được đối tượng, nhiệm vụ, vị trí, ý nghĩa và phương
pháp nghiên cứu của khoa học đó.
Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế
giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý.
Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý.
* Phân loại hiện tượng tâm lý
Đời sống tâm lý của con người cực kỳ phong phú, đa dạng, sinh động. Có nhiều cách phân loại
các hiện tượng tâm lý, để tiện nghiên cứu người ta đã phân chia các hiện tượng tâm lý theo một
số cách sau:
1. Cách phân loại phổ biến
Các hiện tượng tâm lý được phân loại theo thời gian tồn tại của chúng ta và vị trí tương đối của
chúng trong nhân cách. Theo cách phân chia này, các hiện tượng tâm lý có ba loại chính: các quá
trình tâm lý; các trạng thái tâm lý; các thuộc tính tâm lý.
1.1. Các quá trình tâm lý
Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết
thúc tương đối rõ ràng.
Người ta thường phân biệt thành ba quá trình tâm lý:
+ Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy.
+ Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu, khó chịu, nhiệt tình hay thờ
ơ…
+ Quá trình hành động ý chí.
Các quá trình tâm lý chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định rồi kết thúc.
1.2. Các trạng thái tâm lý
Những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ
ràng. Thường các trạng thái tâm lý đi kèm và làm nền cho các hiện tượng tâm lý khác.
Ví dụ:
Trạng thái chú ý trong nhận thức,
Tâm trạng buồn bực, vui vẻ, sợ hãi,...
Trạng thái căng thẳng trong hành động.
1.3. Các thuộc tính tâm lý
Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những
nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân như: xu
hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
2. Cách phân biệt hiện tượng tâm lý khác
– Các hiện tượng tâm lý có ý thức.
– Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức.
Chúng ta có nhiều nhận biết về các hiện tượng tâm lý có ý thức (được nhận thức, hay tự giác).
Còn những hiện tượng tâm lý chưa được ý thức vẫn luôn diễn ra, nhưng ta không ý thức về nó,
hoặc dưới ý thức, chưa kịp ý thức.
Một số tác giả nước ngoài còn chia ý thức thành hai mức:
+ Vô thức
+ Tiềm thức
Tóm lại, đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý, gọi chung là các hoạt động tâm lý.
Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành và phát triển của hoạt động tâm lý. Thế giới tâm lý của con
người vô cùng đa dạng và phức tạp. Các hiện tượng tâm lý có nhiều mức độ, cấp độ khác nhau,
có quan hệ đan xen vào nhau, chuyển hoá cho nhau.
Ngày nay, theo tính chất phục vụ thực tiễn của Tâm lý học, có những ngành Tâm lý học khác
nhau như: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học lứa tuổi, Tâm lý học kinh
doanh, Tâm lý học giao tiếp,…
Tâm lý học đại cương là một phân ngành của Tâm lý học. Nó nghiên cứu những quy luật nảy
sinh và vận hành của sự phản ánh tâm lý trong hoạt động của người và động vật. Trong giáo
trình này chỉ trình bày về tâm lý người.
II. NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC
– Nhiệm vụ cơ bản của Tâm lý học là nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lý, các quy luật
nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, quy luật về mối quan hệ giữa
các hiện tượng tâm lý, cụ thể là nghiên cứu:
+ Những yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra tâm lý người.
+ Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lý.
+ Tâm lý của con người hoạt động như thế nào
+ Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người.
– Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học như sau:
+ Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý cả về mặt số lượng và chất lượng. Chẳng hạn, chất
lượng tri giác của con người phụ thuộc vào độ chiếu sáng như thế nào, thời gian ghi nhớ một bài
học,…
+ Phát hiện các quy luật hình thành, phát triển tâm lý như quy luật hình thành và phát triển nhân
cách, quy luật tư duy,…
+ Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lý.
Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, tâm lý học đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình
thành, phát triển tâm lý, sử dụng tâm lý trong nhân tố con người có hiệu quả nhất. Để thực hiện
các nhiệm vụ nói trên, tâm lý học phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhiều khoa học khác.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC
1. Những nguyên tắc phương pháp nghiên cứu của khoa học tâm lý
1.1 Nguyên tắc khách quan
Nguyên tắc này đòi hỏi khi nghiên cứu tâm lý phải xem xét, quan sát chúng từ bên ngoài.
Nguyên tắc này giúp ta tránh được sai lầm của trường phái tâm lý học chủ quan, khi coi phương
pháp tự quan sát là phương pháp duy nhất để nghiên cứu tâm lý.
1.2 Nguyên tắc quyết định luận
Nguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan tác động vào bộ não con
người, thông qua "lăng kính chủ quan" của con người. Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà khoa học
khi nghiên cứu tâm lý phải nghiên cứu trong mối quan hệ với các vật hiện tượng khác.
1.3 Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động
Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lý, ý thức, nhân cách. Đồng thời
tâm lý, ý thức, nhân cách là cái điều hành hoạt động. Vì thế chúng thống nhất với nhau.
Nguyên tắc này cũng khẳng định tâm lý luôn luôn vận động và phát triển. Cần phải nghiên cứu
tâm lý trong sự vận động của nó, nghiên cứu tâm lý qua sự diễn biến, cũng như qua sản phẩm
của hoạt động.
1.4 Nguyên tắc nghiên cứu tâm lý kết hợp với sinh lý học
Nguyên tắc này đòi hỏi khi nghiên cứu tâm lý không được bỏ qua cơ sở sinh lý – thần kinh của
chúng.
1.5 Nguyên tắc cá biệt hóa
Tâm lý người mang tính chủ thể, do vậy, phải nghiên cứu tâm lý người một cách cụ thể, của
nhóm người cụ thể, chứ không có tâm lý một cách chung chung, tâm lý của một con người,
nhóm người trừu tượng.
2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý
2.1 Phương pháp quan sát: Quan sát được dùng trong nhiều khoa học, trong đó có tâm lý học.
Phương pháp quan sát cho phép chúng ta thu thập được các tài liệu cụ thể, khách quan trong các
điều kiện tự nhiên của con người, do đó nó có nhiều ưu điểm. Bên cạnh các ưu điểm nó cũng có
những hạn chế sau: mất thời gian, tốn nhiều công sức…
Trong tâm lý học, có thể sử dụng hai hình thức quan sát sau:
+ Quan sát khách quan: là sự tri giác có mục đích, có kế hoạch hoạt động của con người trong
những điều kiện bình thường của họ.
+ Tự quan sát: là tự thể nghiệm, tự mô tả diễn biến tâm lý của bản thân.
2.2 Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp có nhiều hiệu quả trong nghiên cứu tâm lý.
- Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã
được khống chế, để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ
cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách
khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu.
- Người ta thường nói tới hai loại thực nghiệm cơ bản là thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và
thực nghiệm tự nhiên.
2.3 Phương pháp trắc nghiệm (Test) :
+ Test là một phép thử để "đo lường" tâm lý đã được chuẩn hoá trên một số lượng người đủ tiêu
biểu.
+ Ưu điểm cơ bản của test là:
-Test có khả năng làm cho hiện tượng tâm lý cần đo được trực tiếp bộc lộ qua hành động giải bài
tập test.
-Có khả năng tiến hành nhanh, tương đối đơn giản bằng giấy, bút, tranh vẽ…
-Có khả năng lượng hoá, chuẩn hoá chỉ tiêu tâm lý cần đo.
+ Tuy nhiên test cũng có những khó khăn, hạn chế:
-Khó soạn thảo một bộ test đảm bảo tính chuẩn hoá.
Test chủ yếu cho ta kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ của nghiệm thể để đi đến kết quả. Cần sử
dụng phương pháp test như là một trong các cách chẩn đoán tâm lý con người ở một thời điểm
nhất định.
2.4 Phương pháp điều tra
Là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm
thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó. Có thể trả lời viết (thường là như ậy),
nhưng cũng có thể trả lời miệng và có người ghi lại. Có thể điều tra thăm dò chung hoặc điều tra
chuyên đề để đi sâu vào một số khía cạnh.
IV. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
1. Tâm lý học trở thành một môn khoa học độc lập
Thế kỷ XIX, nền sản xuất lớn đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy nhiều lĩnh vực khoa học phát
triển, tạo điều kiện cho Tâm lý học trở thành một ngành khoa học độc lập. Trước hết phải kể đến
thuyết tiến hóa của Darwin Charles (1890 – 1882) người Anh, thuyết tâm lý học các giác quan
của Helmholtz (1821 – 1892) người Đức, thuyết Tâm vật lý học của Feisner (1801 – 1887) và
Veber (1795 – 1878), Tâm lý học phát sinh, phát triển của Galto (1882 – 1911) người Anh và
công trình nghiên cứu về tâm thần của bác sĩ Charcot (1825 – 1893) người Pháp,…
Đối với Tâm lý học thể kỷ XIX, đặc biệt nhấn mạnh đến nhà Tâm lý học người Đức Wihelm
Wundt (1832 – 1920), người đã sáng lập ra phòng Tâm lý đầu tiên trên thế giới tại thành phố
Leipzip và một năm sau đó, trở thành viện Tâm lý học đấu tiên của thế giới.
Tâm lý học trở thành một môn khoa học độc lập do công sức của nhiều nhà khoa học qua nhiều
thế kỷ. Nhưng W.Wundt đã có công to lớn trong việc quyết định các điều kiện cần thiết cho sự ra
đời của một ngành khoa học. Khẳng định đối tượng cua khoa học, có cán bộ nghiên cứu, có
phương pháp nghiên cứu tương ứng, có phương tiện nghiên cứu, có thông tin khoa học, các công
trình nghiên cứu có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn.
Điều đáng tiếc là lý luận Tâm lý học của W.Wundt không chỉ ra được nguồn gốc phát sinh, động
lực phát triển và các chức năng, vai trò của tâm lý. Do đó, đã không giúp ích được gì nhiều cho
việc điều khiển tâm lý, không thể nói tới việc giáo dục, hình thành tâm lý. Trong khi đó, nền sản
xuất đương thời đang phát triển, đòi hỏi giáo dục phải cung cấp cho nó những con người đáp ứng
các nhu cầu của cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì lẽ đó, nhiều nhà Tâm lý học đã rơi bỏ
con đường nghiên cứu mang tình duy vật chủ quan để tìm các con đường phát triển khác cho
Tâm lý học.
Đầu thế kỷ XX, xuất hiện ba dòng Tâm lý học khách quan: Tâm lý học hành vi, Tâm lý học cấu
trúc và Phân tâm học. Trong thế kỷ XX còn có những dòng Tâm lý học khác nữa như Tâm lý
học nhân văn, Tâm lý học nhận thức. Đặc biệt, sau cách mạng tháng 10 – 1917 thành công ở
Nga, dòng Tâm lý học hoạt động đã đem lại những bước ngoặc lịch sử đáng kể trong Tâm lý
học.
2. Các quan điểm cơ bản trong Tâm lý học hiện đại
2.1 Tâm lý học hành vi
Tâm lý học hành vi do John Broadus Watson (1878 – 1958) người Mỹ chủ trương không mô tả
hay giảng giải về các trạng thái ý thức của con người, mà chỉ cần nghiên cứu về các trạng thái ý
thức của con người mà chỉ cần nghiên cứu hành vi của họ là đủ. Hành vi được quan niệm là tổng
số các cử động bề ngoài được nảy sinh để đáp lại một kích thích nào đó theo công thức kích thức
– phản ứng (S – R). Các cử động này thể hiện chức năng thích nghi với môi trường xung quanh,
theo phương pháp “thử - sai”.
Các học trò của Watson đã đưa thêm vào công thức S – R những biến số trung gian như: nền văn
hóa, nhu cầu, trạng thái chờ đợi,… công thức được đổi thành: S – X – R. Nhưng về cơ bản, chủ
nghĩa hành vi vẫn mang tính máy móc, thực dụng không phản ánh được cuộc sống thức của con
người trong xã hội với những điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi người.
2.2 Tâm lý học cấu trúc (Tâm lý học Gestalt)
Do bộ ba Max Wertheimer (1880 - 1943) , Wolfgarg Kohler (1887 - 1967) và Kurt Koffka (1886
– 1947) lập ra ở Đức. Đây là dòng Tâm lý học khách quan chuyên nghiên cứu tri giác và ít nhiều
nghiên cứu tư duy. Họ đi sâu nghiên cứu các quy luật về tính ổn định và tính trọn vẹn của tri
giác, quy luật bừng sáng của tư duy. Trên cơ sở thực nghiệm, các nhà Tâm lý học Gestalt đã
khẳng định các uy luật của tri giác, tư duy, tâm 1ý của con người do các cấu trúc tiền định của
não quyết định. Khuyết điểm của họ là ít chú ý đến vốn sống, kinh nghiệm xã hội,…
2.3 Phân tâm học
Còn gọi là Tâm lý học Sigmund Freud do bác sĩ người Áo Sigmund Freud xây dựng nên. Luận
điểm cơ bản của S.Freud là chia nhân cách con người thành ba khối: cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi.
Cái ấy bao gồm các bản năng vô thức, trong đó bản năng tình dục giữ vai trò quan trọng, trung
tâm, đảm bảo năng lượng cho toàn bộ đời sống tâm lý và các hành vi của con người. Cái siêu tôi
là những gì được coi là chuẩn mực xã hội, đạo đức, những quy tắc hành xử phải biết; hoạt động
theo nguyên tắc kiềm chế. Cái tôi là phần quá độ, hoạt động theo hướng hiện thực, điều chỉnh
sao cho vừa có thể thỏa mãn cái tôi, vừa phù hợp với cái siêu tôi.
Phân tâm học quá đề cao bản năng cái vô thức trong đời sống tâm lý của con người, họ không
công nhận chân lý khoa sau: tâm lý người về bản chất là tâm lý ý thức.
Ba dòng Tâm lý học trên đã góp phần tấn công vào dòng chủ quan của Tâm lý học, đưa Tâm lý
học phát triển theo hướng khách quan, nhưng họ đã bỏ qua các mối quan hệ bản chất của con
người.
2.4 Tâm lý học nhân văn
Trường phái này do Carl Rogers (1902 - 1987) người Mỹ và Abraham Maslow sáng lập. Các nhà
Tâm lý học nhân văn quan niệm rằng: bản chất con người vốn tốt đẹp, có lòng vị tha và có tiềm
năng kỳ diệu.
A.Maslow đã nêu năm mức độ nhu cầu của con người xếp theo thứ tự từ thấp đến cao:
- Nhu cầu sinh lý cơ bản
- Nhu cầu an toàn
- Nhu cầu văn hóa – xã hội
- Nhu cầu được kính trọng
- Nhu cầu thực hiện hóa bản thân
C.Rogers cho rằng con người ta cần đối xử với nhau hết sức tế nhị, biết cởi mở, biết lắng nghe
nhau và chờ đợi, cảm thông nhau. Tâm lý học cần phải giúp con ngươi tìm ra được bản ngã đích
thực của mình để có thể sống một cách thoải mái, cởi mở, sáng tạo.
Tâm lý học nhân văn đề cao những trải nghiệm chủ quan của bản thân, mà thiếu vắng con người
trong hoạt động thực tiễn vì tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội.
2.5 Tâm lý học nhận thức
Đại diện sáng giá cho trường phái này là Jean Piaget (1896 - 1980). Đối tượng nghiên cứu của
Tâm lý học nhận thức là hoạt động nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi trướng,
với cơ thể và não bộ. Trường phái này đã phát hiện được nhiều sự kiện khoa học có giá trị đạt tới
một trình độ mới như tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ.
Họ cũng xây dựng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể nhằm góp phần hiện đại hóa khoa học
tâm lý. Tuy nhiên, coi nhận thức của con người là sự nỗ lực của ý chí để đưa đến thay đổi kinh
nghiệm, tri thức của chủ thể nhằm thích nghi, cân bằng với môi trường là hạn chế của Tâm lý
học nhận thức, bởi chưa thấy hết ý nghĩa tích cực và ý nghĩa thực tiễn của hoạt động nhận thức.
Những trướng phái Tâm lý học trên đều có những đóng góp nhất định cho sự hình thành và phát
triển của Tâm lý học. Nhưng vì hạn chế lịch sử nhất định nên vẫn chưa đầy đủ về con người, về
hoạt động tâm lý của con người.
2.6 Tâm lý học hoạt động
Dòng Tâm lý học hoạt động do các nhà Tâm lý học Xô viết sáng lập như: L.X.Vuigotxki (1896 -
1934), X.L. Rubinstein (1899 - 1960), A.N. Leotiev (1903 - 1979), A.R. Luria,… đã khắc phục
những hạn chế trên. Tâm lý học hoạt động lấy triết học Marx - Lenin làm cơ sở phương pháp
luận, lấy phạm trù hoạt động có ý thức trong hệ thống lý luận Marxist làm mẫu để nghiên cứu
đời sống con người.
Tâm lý học hoạt động cho rằng: tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua
hoạt động, tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, tâm lý người đượng hình thành ,
phát triển trong hoạt động và giao lưu của con người trong xã hội loài người.
Chương 2
TÂM LÝ NGƯỜI
I. BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI
Có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất hiện tượng tâm lý người:
* Quan niệm duy tâm khách quan: tâm lý người là do thượng đế tạo ra và “thổi” vào thể xác con
người. Tâm lý người không phụ thuộc vào thế giới khách quan cũng như điều kiện thực tại của
cuộc sống, tâm lý người là hiện thân “ý niệm tuyệt đối” của thượng đế.
* Quan niệm duy tâm chủ quan: tâm lý con người là một trạng thái tinh thần sẵn có ở trong mỗi
con người, không gắn gì với thế giới bên ngoài và cũng không phụ thuộc vào cơ thể. Bằng
phương pháp nội quan, mỗi người tự quan sát, tự thể nghiệm tâm lý của bản thân, rồi suy diễn
chủ quan về tâm lý người khác. Quan niệm đó không giải thích được bản chất hiện tượng tâm lý
người, dẫn tới chỗ thần bí hóa tâm lý người, cho nó là cái không nghiên cứu được (bất khả tri).
* Quan niệm duy vật tầm thường: tâm lý cũng như mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo từ vật
chất, do vật chất trực tiếp sinh ra giống như gan tiết ra mật. Quan niệm này đồng nhất cái vật lý,
cái sinh lý với cái tâm lý, phủ nhận vai trò chủ thể, tính tích cực năng động của tâm lý, ý thức,
phủ nhận bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lý con người.
* Quan niệm của tâm lý học macxit về bản chất hiện tượng tâm lý người: tâm lý người là chức
năng của bộ não, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người thông qua chủ thể mỗi
con người, tâm lý người bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
1. Tâm lý người là chức năng của bộ não
+ Não người là tổ chức vật chất phát triển cao nhất có khả năng nhận tác động từ hiện thực khách
quan để tạo ra các dấu vết vật chất trên nó (các quá trình sinh lý - sinh hóa diễn ra trong các tế
bào não). Từ các dấu vết này nảy sinh những hình ảnh tâm lý/hình ảnh tinh thần trên não.
+ Não người hoạt động theo cơ chế phản xạ. Phản xạ là những phản ứng của cơ thể nhằm đáp lại
các kích thích từ ngoại giới vào cơ thể con người. Phản xạ có ba khâu:
- Khâu thứ nhất - nhận cảm: Cơ thể nhận kích thích từ bên ngoài tạo thành hưng phấn theo
đường hướng tâm dẫn truyền vào não.
- Khâu giữa: Quá trình thần kinh diễn ra trên não và tạo ra hoạt động tâm lý. Khi nảy sinh trên
não, cùng với quá trình sinh lý của não, hoạt động tâm lý thực hiện chức năng định hướng, điều
khiển, điều chỉnh hành vi của cơ thể.
- Khâu kết thúc: Xung động thần kinh được dẫn truyền từ trung ương thần kinh theo đường ly
tâm (dẫn ra) gây nên phản ứng của cơ thể.
Như vậy, các hiện tượng tâm lý người đều có cơ sở sinh lý là hệ thống chức năng thần kinh cơ
động của toàn bộ não. Tâm lý người là chức năng của não. Nói cách khác, về mặt cơ chế, thì tâm
lý hoạt động theo cơ chế phản xạ của bộ não. Điều đó cũng cho thấy hoạt động bình thường của
não là một trong những điều kiện tất yếu đảm bảo cho hoạt động tâm lý diễn ra bình thường.
Hoạt động tâm lý và hoạt động sinh lý gắn bó chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau.
2. Tâm lý người sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể
+ Trong quá trình vận động không ngừng của thế giới, các sự vật, hiện tượng trong hiện thực
khách quan sẽ tác động lẫn nhau để lại dấu vết tác động trên cả vật tác động và vật chịu tác động.
Dấu vết đó gọi là sự phản ánh. Như vậy phản ánh là sự ghi lại dấu vết (hình ảnh) tác động qua lại
giữa hai hệ thống với nhau (hệ thống tác động và hệ thống chịu tác động).
+ Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau: từ phản ánh cơ, lý,
hóa, sinh vật đến phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lý.
+ Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt. Cụ thể:
- Phản ánh tâm lý được tạo ra một cách đặc biệt, không giống như các dạng phản ánh vật chất
khác. Khi có sự vật, hiện tượng từ hiện thực khách quan tác động vào não sẽ tạo ra các dấu vết
vật chất trên nó (các quá trình sinh lý - sinh hóa diễn ra trong các tế bào não). Tại các dấu vết vật
chất này nảy sinh những hình ảnh tâm lý (hình ảnh tinh thần) về sự vật, hiện tượng đang tác
động. Khả năng nhận tác động từ hiện thực khách quan để tạo ra dấu vết vật chất, từ đó tạo ra
phản ánh tâm lý là khả năng riêng có của não.
- Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý như một “bản sao” về thế giới. Tuy nhiên, hình ảnh tâm
lý khác về chất so với các hình ảnh cơ, vật lý, sinh vật... ở chỗ:
Tính sinh động, sáng tạo cao. Thí dụ: Hình ảnh tâm lý về bông hoa♣ trong trong đầu một người
trồng hoa khác xa với hình ảnh vật lý “chết cứng” của bông hoa đó trước một cái gương.
Tính chủ thể (tính riêng, tính cá nhân). Mỗi cá nhân khi tạo ra hình♣ ảnh tâm lý về thế giới bao
giờ cũng đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của mình... vào trong hình ảnh đó, làm cho nó
mang đậm màu sắc chủ quan. Con người phản ánh thế giới thông qua “lăng kính chủ quan” của
mình. Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở những điểm sau:
Cùng một hiện thực khách quan tác động vào những chủ thể khác nhau sẽ tạo ra trong đầu óc
mỗi chủ thể những hình ảnh tâm lý có mức độ, sắc thái khác nhau.
Cùng một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể duy nhất nhưng ở vào những thời
điểm khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau, trạng thái cơ thể và tinh thần khác nhau cũng sẽ
tạo ra những hình ảnh tâm lý có mức độ, sắc thái khác nhau.
Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, thể hiện nó rõ nhất.
Tính chủ thể trong tâm lý thể hiện rõ nhất trong sự khác biệt về hành vi của mỗi cá nhân. Hành
vi của mỗi cá nhân mang tính độc đáo, không lặp lại thể hiện rõ “cái tâm lý” điều khiển nó mang
tính riêng biệt.
Nguyên nhân của tính chủ thể:
Sự khác biệt cá nhân về cơ thể, hệ thần kinh, não bộ.ω
Sự khác biệt cá nhân hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục.ω
Sự khác biệt cá nhân về tính tích cực hoạt động.ω
Bài học: Khi nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý người khác phải chú ý tới các nhân tố tác động sự hình
thành bộ mặt tâm lý đó. Trong các hoạt động, quan hệ cần quán triệt nguyên tắc sát đối tượng.
3. Tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử
+ Loài vật cũng có tâm lý nhưng tâm lý người khác xa về chất so với tâm lý của loài vật ở chỗ
tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
+ Bản chất xã hội và mang tính lịch sử của tâm lý người thể hiện như sau:
- Nơi trú ngụ của tâm lý người là não người. Não người không chỉ là sản phẩm tiến hóa của giới
tự nhiên mà còn là kết quả của quá trình tiến hóa về mặt xã hội của loài người. Hoạt động lao
động với tư cách là cái riêng có của loài người là điều kiện xã hội để chuyển hóa vượn thành
người, não vượn thành não người.
- Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Ở đây, hiện thực khách quan
không chỉ là những sự vật, hiện tượng tự nhiên mà còn có cả các quan hệ đặc thù của xã hội loài
người (các quan hệ kinh tế, đạo đức, pháp quyền, văn hóa...). Những quan hệ này quyết định bản
chất xã hội của tâm lý người. Mọi trường hợp trẻ em bị cách ly khỏi các quan hệ xã hội của loài
người (do loài vật nuôi từ bé) sẽ chỉ có tâm lý của loài vật nuôi nó chứ không có tâm lý của loài
người.
- Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền
văn hóa biến thành cái riêng của mỗi con người. Vì vậy, trong tâm lý cá nhân vừa có cái chung
của loài người, vừa có cái riêng của từng cá nhân.
- Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá
nhân, cộng đồng và dân tộc. Vì vậy, tâm lý cá nhân chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và lịch
sử cộng đồng. Mỗi thời đại có con người của riêng mình. Mỗi cá nhân vừa là sản phẩm của chính
mình, của cộng đồng nơi mình sống và của thời đại mình sống.
II. Ý THỨC – HÌNH THỨC PHẢN ÁNH TÂM LÝ CAO NHẤT
Mọi phản ánh tâm lý và hiện tượng tâm lý của con người đều có liên quan đến ý thức, có sự thống
nhất với ý thức và phụ thuộc vào ý thức
1. Khái niệm ý thức
Trong quá trình tến hóa của sinh vật, mốc phân biệt rõ ràng nhất giữa con vật và con người là ý thức. Ý
thức là một cấp độ phản ánh tâm lý đặc trưng, cao cấp, chỉ có ở con người.
Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì
con người đã tếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.
Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Khả năng tự ý thức là khả năng tự nhận thức về mình,
tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện mình.
2. Các thuộc tính cơ bản của ý thức
Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới.
Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới
Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh của con người
Trên cơ sở nhận thức bản chất khái quát và tỏ thái độ với thế giới, ý thức điều khiển, điều chỉnh hành
vi của con người đạt tới mục đích đề ra.
3. Cấu trúc của ý thức
3.1. Mặt nhận thức
Các quá trình nhận thức cảm tính mang lại những tài liệu đầu tên cho ý thức, là tầng bậc thấp của ý
thức.
Quá trình nhận thức lý tính là cấp bậc tếp theo trong mặt nhận thức của ý thức, đam lại cho con
người những hiểu biết bản chất, khái quát về thực tại khách quan. Đây là nội dung rất cơ bản của ý
thức, giúp con người hình dung ra trước kết quả hoạt động và hoạch định kế hoạch hành vi.
3.2. Mặt thái độ của ý thức
Thái độ lựa chọn, cảm xúc, đánh giá của chủ thể đối với thế giới.
3.3. Mặt năng động của ý thức
Ý thức điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người, làm cho hoạt động của con người có ý thức.
Đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo
thế giới và cải biến bản thân.
Trong ý thức, ba mặt trên thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển hoạt động có ý thức của con người.
4. Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức
Lao động đòi hỏi con người phải thấy trước kết quả, biết phân tích xem cái gì đã có sẵn trong tự nhiên
mà con người có thể lấy được, hoặc cái gì cần và có thể biến đổi được để thỏa mãn nhu cầu nào đó
của bản thân hoặc của cộng đồng, có nghĩa là đặt ra được mục đích lao động và thực hiện mục đích
này. Từ đó con người có ý thức về cái mình làm ra.
Trong lao động, con người phải chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, tến hành các thao tác và
hành động lao động, tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm. Ý thức của con người được
hình thành và thể hiện trong quá trình lao động.
Kết thúc quá trình lao động, con người có ý thức đối chiếu sản phẩm làm ra với mô hình tâm lý của sản
phẩm mà mình đã hình dung ra trước, để hoàn thiện, đánh giá sản phẩm đó.
Như vậy, ý thức được hình thành và biểu hiện trong suốt quá trình lao động của con người, thống nhất
với quá trình lao động và sản phẩm lao động do mình làm ra.
5. Vai trò ngôn ngữ và giao tếp đối với hình thành ý thức
Nhờ có ngôn ngữ ra đời cùng với lao động mà con người có công cụ để xây dựng, hình dung ra mô hình
tâm lý của sản phẩm và cách làm ra sản phẩm đó. Hoạt động ngôn ngữ giúp con người có ý thức về
việc sử dụng công cụ lao động, tến hành hệ thống các thao tác hành động để làm ra sản phẩm. Ngôn
ngữ cũng giúp con người phân tích, đối chiếu sản phẩm mình làm ra.
Trong quá trình lao động và hoạt động tập thể, nhờ ngôn ngữ và giao tếp mà con người thông báo,
trao đổi thông tn với nhau, phối hợp với nhau để cùng làm ra sản phẩm. Nhờ có ngôn ngữ và giao tếp
mà con người có ý thức về bản thân mình, ý thức về người khác.
6. Sự hình thành ý thức và tự ý thức cá nhân
Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá
nhân. Sản phẩm của hoạt động chứa đựng bộ mặt tâm lý, ý thức của cá nhân. Bằng các hoạt động đa
dạng và phong phú trong cuộc sống thực tễn, cá nhân hình thành, phát triển tâm lý, ý thức của mình.
Ý thức của cá nhân được hình thành trong mối quan hệ giao tếp của cá nhân đối với người khác, với xã
hội.
Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội.
Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi
của mình.
7. Các cấp độ của ý thức
7.1 cấp độ chưa ý thức
Hiện tượng tâm lý không ý thức, chưa nhận thức được gọi là vô thức
Vô thức là hiện tượng tâm lý ở tầng bậc chưa ý thức, nơi ý thức không thực hiện được chức năng của
mình. Vô thức bao gồm nhiều hiện tượng tâm lý:
Vô thức tự nhiên
Vô thức nhân tạo
Vô thức bệnh
Trực giác (dạng trung gian giữa ý thức và tự ý thức)
Tiềm thức (hiện tượng tâm lý bắt đầu vốn có ý thức nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần đã chuyển thành
dạng dưới ý thức
7.2. Cấp độ ý thức, tự ý thức
Ở cấp độ ý thức, con người nhận thức, tỏ thái độ, có chủ tâm và dự kiến trước được hành vi của
mình.
Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Biểu hiện:
Có sự tự nhận thức về bản thân
Có thái độ đối với bản thân: tự nhận xét, tự đánh giá
7.3. Cấp độ ý thức nhóm, ý thức tập thể
Trong quan hệ giao tếp và hoạt động, ý thức của cá nhân sẽ phát triển dần đến cấp độ ý thức xã hội, ý
thức nhóm, ý thức tập thể
Các cấp độ khác nhau của ý thức luôn tác động lẫn nhau, chuyển hóa và bổ sung cho nhau làm tăng tính
đa dạng và sức mạnh của ý thức.
III. HOẠT ĐỘNG VÀ TÂM LÝ
1. Khái niệm chung về hoạt động
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng luôn vận động. Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật,
hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của nó. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại
của sự vật và hiện tượng (ở con người là hoạt động)
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm
cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể). Trong mối quan hệ đó, có hai quá trình diễn ra
đồng thời, bổ sung và thống nhất với nhau:
Quá trình đối tượng hóa: chủ thể chuyển năng lực và các phẩm chất tâm lý của mình thành sản phẩm
của hoạt động, tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm. -> quá
trình xuất tâm
Quá trình chủ thể hóa: con người chuyển nội dung khách thể (quy luật, bản chất, đặc điểm… của khách
thể) vào bản thân mình, tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách của bản thân. -> quá trình nhập tâm
Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về thế giới, vừa tạo ra tâm lý, ý thức của
mình (tâm lý, ý thức, nhân cách được bộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động)
2. Những đặc điểm của hoạt động
Đối tượng: là cái con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh, có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người, đó là động cơ thúc đẩy con người hoạt động
Chủ thể: chủ thể là con người có ý thức tác động vào khách thể - đối tượng của hoạt động.Chủ thể
hoạt động có thể là cá nhân hoặc nhóm người.
Mục đích: là biểu tượng về sản phẩm hoạt động có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của chủ thể,
điều khiển, điều chỉnh hoạt động. Tính mục đích gắn liền với tính đối tượng, tính mục đích luôn bị chế
ước bởi nội dung xã hội.
Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tếp. Trong hoạt động, con người phải sử dụng những công
cụ nhất định: công cụ lao động và công cụ tâm lý (tếng nói, chữ viết, kinh nghiệm, hình ảnh tâm lý). Đó
chính là những công cụ giữ chức năng trung gian giữa chủ thể và đối tượng hoạt động, tạo ra tính gián
tếp của hoạt động.
Điều này chỉ ra sự khác biệt về chất giữa hoạt động của con người với hành vi bản năng của con vật.
3. Các loại hoạt động
Phương diện cá thể: hoạt động vui chơi, học tập, lao động, xã hội
Phương diện sản phẩm: hoạt động thực tễn và lý luận
Cách phân loại khác: hoạt động biến đổi, nhận thức, định hướng giá trị, giao lưu.
4. Cấu trúc của hoạt động
Hoạt động luôn nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Khi nhu cầu gặp đối tượng thì trở
thành động cơ. Đối tượng là cái vật thể hóa nhu cầu, là động cơ đích thực của hoạt động. Vậy, hoạt
động là quá trình hiện thực hóa động cơ. Động cơ là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt
động. Bất kỳ hoạt động nào cũng có động cơ tương ứng. Động cơ có thể tồn tại ở dạng tnh thần, bên
trong chủ thể, hoặc động cơ còn được vật thể hóa ra bên ngoài, mang hình thức tồn tại vật chất, hiện
thực bên ngoài.
Quá trình hiện thực hóa động cơ được tến hành từng bước, từng khâu để đạt được mục đích xác
định trong những hoàn cảnh cụ thể. Các quá trình đó được gọi là hành động. hành động là quá trình bị
chi phối bởi biểu tượng về kết quả phải đạt được, nghĩa là quá trình nhằm vào mục đích để dần dần
tến tới hiện thực hóa động cơ. Vì vậy, hành động là thành phần cấu tạo của hoạt động.. hoạt động chỉ
có thể tồn tại dưới hình thức những hành động hay một chuỗi hành động.
Chủ thể chỉ có thể đạt được mục đích bằng các phương tện trong các điều kiện xác định. Mỗi phương
tện quy định cách thức hành động – thao tác. Thao tác là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động, không có
mục đích riêng mà thực hiện mục đích hành động, đồng thời phụ thuộc chặt chẽ vào phương tện,
điều kiện cụ thể.
Cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm 6 thành tố:
Về phía chủ thể: hoạt động – hành động – thao tác (đơn vị thao tác của hoạt động)
Về phía đối tượng: động cơ – mục đích – phương tện (nội dung đối tượng của hoạt động)
Sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng, giữa đơn vị thao tác và nội dung đối tượng của hoạt
động tạo ra sản phẩm của hoạt động.
IV. GIAO TIẾP VÀ TÂM LÝ
1. Khái niệm giao tếp
Giao tếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người – người để hiện thực hóa các quan hệ xã
hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Mối quan hệ giao tếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau:
Giao tếp giữa cá nhân với cá nhân.
Giao tếp giữa cá nhân với nhóm.
Giao tếp giữa nhóm với nhóm, nhóm với cộng đồng.
2. Các loại giao tếp
Có nhiều cách phân loại giao tếp:
2.1 Theo phương diện:
Giao tếp vật chất: giao tếp thông qua hành động với vật thể.
Giao tếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…
Giao tếp bằng ngôn ngữ (tếng nói, chữ viết): là hình thức giao tếp đặc trưng cho con người.
2.2 Theo khoảng cách:
Giao tếp trực tếp: các chủ thể trực tếp phát và nhận tín hiệu với nhau.
Giao tếp gián tếp: qua thư từ, email, điện thoại…
2.3 Theo quy cách:
Giao tếp chính thức: giao tếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế
Giao tếp không chính thức.
3. Chức năng của giao tếp
3.1 Chức năng thông tn
Qua giao tếp, con người trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau. Mỗi cá nhân vừa là nguồn
phát thông tn vừa là nơi tếp nhận thông tn. Thu nhận và xử lý là một con đường quan trọng để phát
triển nhân cách
3.2 Chức năng cảm xúc
Gia tếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ
thể. Vì vậy, giao tếp là một trong những con đường hình thành tình cảm con người.
3.3 Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau
Trong giao tếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ, thói quen… của mình, do đó các
chủ thể có thể nhận thức được về nhau, là m cơ sở đánh giá lẫn nhau. Trên cơ sở so sánh với người
khác và ý kiến đánh giá của người khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá được về bản thân mình.
PHẦN II – CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
CƠ BẢN
Chương 1
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
Ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người: nhận thức, tình cảm, hành động. Nhận thức là tiền
đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chúng và với các hiện tượng tâm lý
khác.
Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp. Căn cứ vào mức độ phản ánh có thể chia hoạt động nhận thức
thành hai giai đoạn lớn: nhận thức cảm tính (bao gồm cảm giác, tri giác) và nhận thức lý tính
(bao gồm tư duy, tưởng tượng).
A. Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, mức độ thấp nhất trong đó cảm giác là hình
thức phản ánh tâm lý khởi đầu, là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới xung
quanh. Trên cơ sở nảy sinh những cảm giác ban đầu mà có tri giác.
Cảm giác và tri giác có mối liên quan chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau trong mức độ nhận
thức “trực quan sinh động” về thế giới.
I. Cảm giác
1. Khái niệm
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện
tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
* Đặc điểm cảm giác
- Cảm giác là một quá trình tâm lý, nghĩa là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc. Kích thích gây ra
các cảm giác là bản thân các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
- Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, nảy sinh diễn biến khi sự vật, hiện
tượng của thế giới xung quanh trực tiếp tác động lên giác quan ta. Khi kích thích ngừng tác động
thì cảm giác không còn nữa.
- Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật và hiện tượng như: hình
dáng, đường nét, màu sắc chứ không phản ánh được các sự vật, hiện tượng trong tính trọn vẹn
của nó.
Tuy là một hiện tượng tâm lý sơ đẳng, có chung ở cả con người lẫn con vật nhưng cảm giác của
con người khác xa về chất so với cảm giác của con vật vì nó mang tính chất xã hội.
* Tính chất xã hội thể hiện ở chỗ
- Đối tượng phản ánh của cảm giác ở con người không phải chỉ là những sự vật, hiện tượng vốn
có trong tự nhiên, mà còn bao gồm cả những sản phẩm do con người sáng tạo ra, nghĩa là có bản
chất xã hội.
- Cơ chế sinh lý của cảm giác ở con người không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ nhất (tín
hiệu, thuộc tính của sự vật), mà nó còn bao gồm các cơ chế thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn
ngữ)
- Ở con người, cảm giác là mức độ định hướng đầu tiên, sơ đẳng nhất, nhưng nó không phải là
mức độ duy nhất và cao nhất như ở một số động vật.
- Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động
và giáo dục. Ví dụ do ảnh hưởng của hoạt động nghề nghiệp mà người thợ nhuộm có thể phân
biệt được 60 màu đen khác nhau.
2. Phân loại cảm giác
Dựa trên vị trí nguồn kích thích nằm ở bên ngoài hay bên trong cơ thể, người ta phân chia cảm
giác thành hai loại:
2.1 Những cảm giác bên ngoài
a. Cảm giác nhìn (thị giác) nảy sinh do sự tác động của các sóng ánh sáng (sóng điện từ) phát ra
từ các sự vật, có cơ sở sinh lý là cơ quan phân tích thị giác.
Cảm giác nhìn cho biết những thuộc tính về hình dạng, độ lớn, khối lượng, độ xa, độ sáng, màu
sắc của đối tượng. Cảm giác nhìn chiếm vị trí quan trọng nhất trong việc thu nhận thông tin từ
thế giới bên ngoài (90% lượng thông tin từ bên ngoài đi vào não qua mắt).
b. Cảm giác nghe (thính giác) nảy sinh do sự tác động của những sóng âm – những dao động của
không khí gây nên, có cơ sở sinh lý là cơ quan phân tích thính giác.
Cảm giác nghe phản ánh những thuộc tính của âm thanh như cường độ âm thanh (độ lớn – bé
của âm thanh), âm sắc (màu sắc âm thanh – trầm, buồn, réo rắt…), cao độ (độ cao thấp của âm
thanh)
c. Cảm giác ngửi (khứu giác) nảy sinh do các phần tử của các chất bay hơi tác động lên màng
ngoài của khoang mũi cùng không khí gây nên, phản ánh thuộc tính mùi của đối tượng.
d. Cảm giác nếm (vị giác) nảy sinh do sự tác động của các thuộc tính hóa học của các chất hòa
tan trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, phản ánh thuộc tính vị của đối tượng.
e. Cảm giác da (mạc giác) nảy sinh do những kích thích cơ học và nhiệt học tác động lên da, bao
gồm 5 loại: cảm giác đụng chạm, cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giác lạnh và cảm giác đau.
2.2 Những cảm giác bên trong
a. Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó
- Cảm giác vận động là cảm giác phản ánh những biến đổi xảy ra trong các cơ quan vận động.
Khi các cơ, gân, khớp xương trong cơ thể bị kích thích sẽ tạo nên cảm giác vận động, nó tham
gia vào sự vận động của cơ thể. Cảm giác vận động báo hiệu về mức độ co giãn của cơ và về vị
trí các phần cơ thể.
- Sự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm giác đụng chạm tạo thành cảm giác sờ mó. Bàn tay
với tư cách là một cơ quan sờ mó đã phát triển đầy đủ và trở thành công cụ lao động và nhận
thức.
b. Cảm giác thăng bằng
Là cảm giác phản ánh vị trí và những chuyển động của đầu, cho ta biết vị trí phương hướng
chuyển động của đầu ta so với phương của trọng lực. Cơ quan của cảm giác thăng bằng (ba ống
bán khuyên) nằm ở tai trong có liên quan chặt chẽ với các nội quan. Khi cơ quan thăng bằng bị
kích thích quá mức thì gây ra chóng mặt và nôn mửa.
c. Cảm giác cơ thể
Là loại cảm giác phản ánh tình trạng hoạt động của các nội tạng, gồm các cảm giác đói, no, khát,
buồn nôn, đau ở các cơ quan bên trong (đau dạ dày…) và những cảm giác có liên quan đến quá
trình tuần hoàn, hô hấp.
d. Cảm giác rung
Là cảm giác đặc biệt do các dao động của không khí tác động lên bề mặt của thân thể gây nên
(do các vật thể bị rung động hay chuyển động), phản ánh sự rung động của các sự vật.
3. Quy luật cơ bản của cảm giác
a. Quy luật về quán tính (sức ì) của cảm giác:
Khi kích tác động vào giác quan, cảm giác chưa xuất hiện ngay mà nó đòi hỏi một khoảng thời
gian nào đó. Khoảng thời gian kể từ khi kích thích tác động vào giác quan đến khi xuất hiện cảm
giác gọi là giai đoạn ẩn của cảm giác. Cảm giác cũng chưa mất đi ngay khi kích thích ngừng tác
động. Khoảng thời gian từ khi kích thích ngừng tác động đến khi cảm giác mất hẳn gọi là khoảng
sau tác động của cảm giác.
b. Quy luật về ngưỡng cảm giác
Cảm giác nảy sinh khi có kích thích tương ứng tác động vào các cảm giác quan (ánh sáng tác
động vào mắt, vị tác động vào lưỡi…), nhưng không phải mọi kích thích tác động vào các giác
quan đều gây nên cảm giác: kích thích quá yếu không tạo nên cảm giác (hạt bụi rơi trên cánh
tay), kích thích quá mạnh có thể dẫn đến mất cảm giác (ngọn đèn pha chiếu thẳng vào mắt).
Để gây ra được cảm giác thì kích thích phải có cường độ nằm trong một giới hạn nhất định. Giới
hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác, bao gồm:
+ Ngưỡng cảm giác phía dưới (ngưỡng tuyệt đối): là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây
được cảm giác.
+ Ngưỡng cảm giác phía trên: là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây được cảm giác.
Ví dụ: ngưỡng cảm giác phía dưới và phía trên của cảm giác nhìn là những sóng ánh sáng có
bước sóng tương ứng là 390mM (micromet) và 780mM; của âm thanh là những sóng âm thanh
có tần số 16 hec và 20.000 hec.
Trong phạm vi giữa ngưỡng cảm giác phía dưới và phía trên – gọi là vùng cảm giác được – có
một vùng phản ánh tốt nhất.
Ví dụ: vùng phản ánh tốt nhất của thị giác là những sóng ánh sáng có bước sóng là 565mM, của
thính giác là những âm thanh có tần số là 1000 hec.
Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích. Nhưng không phải mọi sự khác nhau
nào của các kích thích cũng đều được phản ánh. Cần phải có một tỉ số chênh lệch tối thiểu về
cường độ hay về tính chất thì ta mới cảm thấy có sự khác nhau giữa hai kích thích.
Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để ta phân biệt
được hai kích thích gọi là ngưỡng sai biệt.
Khả năng cảm nhận được các kích thích tác động vào các giác quan đủ để gây ra cảm giác gọi là
độ nhạy cảm của giác quan đó.
Khả năng cảm nhận được sự khác biệt giữa hai kích thích gọi là độ nhạy cảm sai biệt.
Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác và độ
nhạy cảm sai biệt. Ngưỡng cảm giác phía dưới càng thấp thì độ nhạy cảm càng cao, ngưỡng sai
biệt càng thấp thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao.
c. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
Thích ứng là khả năng năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của
cường độ kích thích: khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích
giảm thì tăng độ nhạy cảm → đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và bảo vệ cho hệ thần kinh
khỏi bị hủy hoại.
Ví dụ: Khi đang ở ngoài sân đầy nắng (cường độ kích thích của ánh sáng mạnh) vào phòng tối
(cường độ kích thích yếu) thì lúc đầu ta không nhìn thấy gì, dần dần mới thấy rõ (thích ứng) →
cường độ kích thích giảm, độ nhạy cảm của cảm giác nhìn tăng.
Nhờ có khả năng thích ứng, cảm giác có thể mất hẳn nếu như kích thích tác động lâu dài và
không thay đổi lên cơ quan cảm giác.
Ví dụ: Những người sinh sống khu vực ven bờ kênh không cảm giác thấy mùi hôi khó chịu như
những người mới đến.
Khả năng thích ứng của các loại cảm giác không giống nhau. Có những cảm giác có khả năng
thích ứng nhanh như cảm giác ngửi, cảm giác nhìn và cảm giác nhiệt độ. Có những cảm giác
chậm thích ứng hơn như cảm giác nghe, cảm giác thăng bằng… riêng cảm giác đau hầu như
không thích ứng.
Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do hoạt động, rèn luyện và tính
chất nghề nghiệp…
Ví dụ: Công nhân luyện kim có thể chịu đựng nhiệt độ cao tới 50 - 60 độ C trong hàng giờ đồng
hồ.
Tính thích ứng của cảm giác tạo nên sự đơn điệu, nhàm chán trong công việc cũng như trong
cuộc sống hằng ngày, gây nên tâm trạng mệt mỏi → trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ
chức lao động cần phải chú ý tới những yếu tố gây ra trạng thái đơn điệu.
Ví dụ: Sản phẩm chỉ có một mẩu quảng cáo duy nhất trong thời gian dài không còn gây được sự
chú ý của khán giả, khách hàng.
d. Quy luật về sự tác động lẫn nhau của các cảm giác
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cơ quan cảm giác
này dưới ảnh hưởng của những kích thích vào các cơ quan cảm giác khác.
Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác diễn ra theo quy luật sau: sự kích thích yếu lên một cơ
quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia, sự kích thích mạnh
lên cơ quan phân tích này lại làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia.
Ví dụ: Trời lạnh mà ăn thức ăn cay sẽ cảm thấy ấm hơn (bớt lạnh): độ nhạy cảm của cảm giác
nhiệt độ giảm (thấy ấm hơn dù trời vẫn lạnh) do ảnh hưởng của các tác động vào vị giác (thức ăn
cay – kích thích mạnh). Cảm giác nếm yếu (chua) sẽ làm tăng độ nhạy cảm của thị giác.
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể đưa đến sự tăng hay giảm cảm giác. Cơ sở sinh lý
của hiện tượng tác động lẫn nhau của các cảm giác là quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn
và ức chế.
Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra một cách đồng thời hay nối tiếp trên
những cảm giác cùng loại hay khác loại. Tương phản chính là hiện tượng tác động qua lại giữa
các cảm giác cùng loại: là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của
một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời:
+ Tương phản nối tiếp: sau khi cầm cục nước đá, ta cho tay vào thau nước lạnh sẽ có cảm giác
nước ấm hơn bình thường.
+ Tương phản đồng thời: nếu ta đặt hai tờ giấy màu xám như nhau, một cái lên nền trắng, một
cái lên nền đen, thì ta sẽ cảm thấy tờ giấy xám trên nền trắng có vẻ xẫm màu hơn tờ giấy xám
trên nền đen.
Quy luật này thường được vận dụng trong các hoạt động tuyên truyền quảng cáo khi so sánh hai
sản phẩm, dịch vụ với nhau để làm nổi bật sản phẩm của mình trong nhận thức, đánh giá của
người tiêu dùng.
e. Quy luật bù trừ của cảm giác:
Khi một cảm giác nào đó mất đi, thì độ nhạy cảm của cảm giác khác sẽ tăng lên bù cho cảm giác
đã mất.
Ở những người khuyết tật, mất một hay hai giác quan nào đó thì giác quan khác sẽ phát triển
mạnh mẽ hơn để bù trừ.
Ví dụ: Người bị khiếm thị thì thính giác và xúc giác sẽ phát triển tinh nhạy.
II. Tri giác
1. Khái niệm
Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật,
hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
* Đặc điểm cơ bản của tri giác:
Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở những cảm giác, nhưng tri giác không phải là
phép cộng đơn giản của các cảm giác, mà là sự phản ánh cao hơn so với cảm giác. Tri giác có
những đặc điểm giống với cảm giác như:
- Là một quá trình tâm lý, có nảy sinh, diễn biến và kết thúc.
- Phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
- Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp (đang tác động).
Tuy vậy tri giác có những đặc điểm nổi bật như:
- Tính trọn vẹn: Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn, đem lại cho ta một hình
ảnh hoàn chỉnh về một sự vật, hiện tượng. Tính trọn vẹn của tri giác do tính trọn vẹn khách quan
của bản thân sự vật, hiện tượng quy định. Trên cơ sở kinh nghiệm, hiểu biết của mình, chỉ cần tri
giác một số thành phần riêng lẻ của sự vật ta cũng có thể tổng hợp được các thành phần riêng lẻ
đó tạo nên hình ảnh trọn vẹn của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: trong trò chơi nốt nhạc vui, thí sinh chỉ cần nghe vài nốt nhạc cũng có thể đoán được tên
bài hát.
- Tính kết cấu: Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định. Cấu trúc này
không phải tổng số các cảm giác, mà là sự khái quát đã được trừu xuất từ các cảm giác đó trong
mối liên hệ qua lại giữa các thành phần của cấu trúc ấy trong suốt một khoảng thời gian nào đó.
Sự phản ánh này không phải đã có từ trước mà nó diễn ra trong quá trình tri giác.
Ví dụ: Người nước ngoài muốn hiểu được người Việt Nam nói gì phải học tiếng Việt Nam theo
cấu trúc ngữ pháp, hệ thống phân loại từ vựng của Việt Nam → khi ta tri giác ngôn ngữ của
người khác mà hiểu được là vì các từ của họ phát ra nằm trong một cấu trúc nhất định, với những
mối liên hệ qua lại xác định giữa các thành phần của cấu trúc ấy.
- Tính tích cực: tri giác là một quá trình tích cực, gắn liền với hoạt động của con người. Tri giác
mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó, là một hành động tích cực
trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố cảm giác và vận động.
→ Những tính chất chung của nhận thức cảm tính là:
- Dù là phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ (cảm giác) hay trọn vẹn của các thuộc tính (tri giác) thì
đó đều là những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng, chứ chưa phải những thuộc tính bên
trong, bản chất.
- Cảm giác và tri giác đều phản ánh trực tiếp các sự vật và hiện tượng, phản ánh những cái trong
hiện tại, đang tác động vào ta lúc đó.
- Cảm giác và tri giác đều phản ánh sự vật, hiện tượng một cách cá lẻ, nghĩa là phản ánh từng
thuộc tính hay trọn vẹn các thuộc tính của từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ, cụ thể, chứ không
phải một lớp, một loại hay một phạm trù khái quát nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại.
2. Các loại tri giác
Có nhiều cách để phân loại tri giác, dựa trên những căn cứ khác nhau:
+ Nếu dựa theo cơ quan phân tích có vai trò chủ yếu nhất khi tri giác, ta có các loại tri giác: tri
giác nhìn, nghe, ngửi, sờ mó.
+ Nếu dựa theo tính mục đích khi ta tri giác, ta có: tri giác không chủ định, tri giác có chủ định.
+ Nếu dựa vào sự phản ánh những hình thức tồn tại khác nhau của các sự vật, hiện tượng, ta có:
tri giác không gian, tri giác thời gian, tri giác vận động, tri giác con người.
a. Tri giác không gian
- Tri giác không gian là sự phản ánh khoảng không gian tồn tại khách quan (hình dáng, độ lớn, vị
trí các vật với nhau...).
- Tri giác không gian bao gồm sự tri giác hình dáng của sự vật (dấu hiệu quan trọng nhất là phản
ánh được đường biên của sự vật), sự tri giác độ lớn của sự vật, sự tri giác chiều sâu, độ xa của sự
vật và sự tri giác phương hướng. Trong tri giác không gian, cơ quan phân tích thị giác giữ vai trò
đặc biệt quan trọng, sau đó là các cảm giác vận động, va chạm, cảm giác ngửi, cảm giác nghe.
Nhờ có tri giác không gian mà con người có khả năng định hướng và điều chỉnh hành động của
mình trong thế giới.
Ví dụ: căn cứ vào mùi có thể xác định trị trí của cửa hàng ăn, căn cứ âm thanh có thể xác định
nơi phát ra âm thanh, nghe tiếng bước chân có thể biết người đang đi về phía nào.
b. Tri giác thời gian
- Tri giác thời gian là sự phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách quan của các hiện
tượng trong hiện thực. Nhờ tri giác này ta phản ánh được các biến đổi trong thế giới khách quan.
- Sự định hướng trong thời gian của con người được thực hiện nhờ những vùng trên vỏ não.
Không có một cơ quan phân tích độc lập, chuyên biệt để tri giác thời gian. Tri giác thời gian
được tiến hành bằng tất cả các cơ quan phân tích. Các cơ quan này tạo thành một hệ thống hoạt
động như một thể thống nhất. Thành phần quan trọng nhất trong cơ sở sinh lý của tri giác thời
gian là tính nhịp điệu của các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể con người. Quá trình hô hấp,
tuần hoàn, tiêu hóa, trạng thái thức, ngủ… diễn ra theo một nhịp độ đều đặn trong một ngày, tất
cả những cái đó đều được não ghi lại, và đó là thước đo thời gian của chúng ta. Dần dần với kinh
nghiệm, chúng ta dựa vào thước đo ấy để ước lượng thuộc tính thời gian của các hiện tượng bên
ngoài, trên cơ sở đó ta mới sử dụng những thước đo lớn hơn như tháng, năm, và dựa vào những
cảm giác như xúc giác, thị giác ... để tri giác những đơn vị nhỏ của thời gian.
- Những cảm giác nghe và vận động hỗ trợ đắc lực cho sự đánh giá các khoảng thời gian chính
xác nhất.
- Hoạt động, trạng thái tâm lý và lứa tuổi có ảnh hưởng lớn đến việc tri giác độ dài thời gian.
Ví dụ: 5 phút chờ đợi sự kiện quan trọng ta cảm thấy rất lâu, nhưng trong 1 giờ xem một bộ phim
hấp dẫn, lôi cuốn thì ta cảm thấy trôi qua rất nhanh.
→ Thời gian mà con người đánh giá một cách chủ quan gọi là thời gian tâm lý – có 2 đặc điểm:
tính co – giãn và tính liên tục – gián đoạn và phụ thuộc vào tâm trạng, hứng thú của chủ thể.
c. Tri giác vận động
- Là sự phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong không gian. Thông tin về sự thay
đổi của vật trong không gian thu được bằng cách tri giác trực tiếp khi tốc độ của vật chuyển động
lớn và bằng cách suy luận khi tốc độ vận động quá chậm (chuyển động của kim giờ đồng hồ).
- Vai trò chủ yếu trong tri giác vận động thuộc về cơ quan phân tích thị giác và vận động. Với tri
giác nhìn ta có thể thu nhận được các thông số về sự chuyển động bằng hai cách: bằng sự cố định
tầm mắt vào sự vật và bằng những cử động dõi theo của mắt:
+ Trường hợp 1: sự vận động được tri giác do ảnh của sự vật di chuyển và thay đổi trên võng
mạc của mắt.
Ví dụ: quả bóng lăn trên sân cỏ, xe cộ di chuyển trên đường phố …
+ Trường hợp 2: sự vật đang vận động lại tương đối bất động đối với võng mạc, khi đó những
vận động của mắt dõi theo sự vật đưa đến cho ta thông tin về sự vận động đó.
Ví dụ: đối với những sự vật vận động với tốc tộc rất chậm như kim giờ của đồng hồ, hình ảnh
của kim giờ tương đối bất động trên võng mạc nhưng ta vẫn tri giác được vận động của kim giờ.
- Cơ quan phân tích thính giác cũng góp phần vào việc tri giác vận động: lúc ấy độ vang của âm
thanh mà ta nghe được sẽ tăng lên hay giảm xuống khi nguồn phát ra âm thanh tiến gần hay lùi
ra xa.
d. Tri giác con người
- Tri giác con người là một quá trình nhận thức (phản ánh) lẫn nhau của con người trong điều
kiện giao lưu trực tiếp.
- Khi tri giác người khác, chưa quen biết, chủ thể hướng sự chú ý chính vào những đặc điểm bên
ngoài nào chứa đựng nhiều thông tin nhất về các thuộc tính tâm lý của nhân cách, đó là vẻ mặt
và các động tác biểu hiện của thân thể. Thành phần quan trọng nhất của khuôn mặt như là một
nguồn kích thích tổng hợp đó là đôi mắt và cặp môi.
- Trong quá trình tri giác con người sẽ hình thành nên những biểu tượng của con người về nhau,
hình thành kỹ năng xác định những tính cách, khả năng, các đặc điểm cảm xúc, nghề nghiệp của
người khác.
* Mối liên hệ giữa hình thức bên ngoài và những đặc tính nhân cách là một trong những vấn đề
chính của việc nghiên cứu tri giác xã hội. Thực tế cho thấy 4 phương pháp giải thích các mối
quan hệ đó:
- Giải thích có tính chất phân tích, khi mà mỗi yếu tố của hình thức được gắn với một thuộc tính
tâm lý cụ thể của nhân cách (môi mỏng hay hớt).
- Giải thích theo cảm xúc, khi mà phẩm chất tâm lý được mô tả tùy vào mức độ hấp dẫn và thẩm
mỹ của vẻ bên ngoài (những người ti hí mắt lươn, trai thì trộm cướp – gái thì buôn chồng người).
- Giải thích theo tri giác - xã hội, khi mà phẩm chất nhân cách được mô tả theo phẩm chất của
một người khác có vẻ ngoài giống họ.
- Giải thích theo liên tưởng xã hội, khi con người được mô tả theo phẩm chất của một kiểu nhân
cách mà họ được xếp vào đó trên cơ sở tri giác bề ngoài.
Sự tri giác con người cũng rất hay sinh ra ảo ảnh, nhất là khi đánh giá, nhìn nhận một con người
chỉ thông qua bằng cấp, địa vị, vẻ bền ngoài. Việc nhìn nhận, đánh giá một con người cũng
thường bị chi phối bởi ấn tượng, tâm thế.
3. Các quy luật của tri giác
3.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng của thế
giới bên ngoài. Tính đối tượng của tri giác nói lên sự phản ánh hiện thực khách quan chân thực
của tri giác và nó được hình thành do sự tác động của sự vật, hiện tượng xung quanh vào giác
quan con người trong hoạt động.
- Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng: nó là cơ sở của chức năng định hướng cho
hành vi và hoạt động của con người.
Ví dụ: trẻ nhỏ nhận thức được sự vật tồn tại độc lập với cơ quan cảm giác, trong giai đoạn hành
động với đồ vật, trẻ phát triển các chức năng tâm lý mới: biết cách sử dụng đồ vật, hoạt động có
mục đích, sử dụng đồ vật theo những mục đích xác định.
3.2 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Tri giác của con người không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật, hiện tượng đang tác
động, mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh (tách vật nào đó ra khỏi các vật xung quanh). Khả
năng của con người chỉ tri giác một vài đối tượng nào đó trong vô số những sự vật, hiện tượng
xung quanh gọi là tính lựa chọn của tri giác.
- Tính lựa chọn của tri giác biểu hiện thái độ tích cực của con người, nhằm tăng hiệu quả của tri
giác. Thực chất của quá trình tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh. Vì thế đối
tượng càng khác biệt so với bối cảnh thì quá trình tri giác xảy ra một cách nhanh chóng và dễ
dàng, ngược lại đối tượng càng giống với bối cảnh thì tri giác xảy ra một cách khó khăn.
- Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể
thay đổi cho nhau, tùy thuộc vào mục đích cá nhân và điều kiện xung quanh khi tri giác.
Ví dụ: sự tri giác những bức tranh hai nghĩa
- Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan:
+ Yếu tố khách quan: những đặc điểm của kích thích (cường độ, nhịp độ vận động, sự tương
phản ...), đặc điểm của các điều kiện bên ngoài khác (khoảng cách từ vật đến ta, độ chiếu sáng
của vật ...), sự tác động bằng ngôn ngữ của người khác.
Ví dụ: hoạt động quảng cáo, nghệ thuật bán hàng dựa trên đặc điểm khách quan này để thu hút
sự tri giác không chủ định của khách hàng.
+ Yếu tố chủ quan: tình cảm, xu hướng, nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm, tính chất nghề
nghiệp ...
Ví dụ: hoạt động kinh doanh, quảng cáo phải chú ý những đặc điểm này của khách hàng để tạo
ra sản phẩm phù hợp
3.3 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
- Khi tri giác sự vật, hiện tượng con người không chỉ tạo ra hình ảnh trọn vẹn mà còn có khả
năng gọi tên được sự vật, hiện tượng ở trong óc, hoặc xếp được sự vật đang tri giác vào một
nhóm đối tượng cùng loại, hoặc chỉ ra được cùng dạng, ý nghĩa, công dụng của sự vật, hiện
tượng đối với hoạt động của bản thân. Ngay cả khi nhìn thấy một sự vật, hiện tượng chưa quen
biết, ta cũng cố ghi nhận trong nó một sự giống nhau nào đó với những sự vật, hiện tượng đã
quen biết, xếp nó vào một nhóm nào đó.
- Tính ý nghĩa của tri giác có quan hệ chặt chẽ với tính trọn vẹn: tri giác càng đầy đủ các thuộc
tính, các bộ phận của sự vật, hiện tượng thì việc gọi tên hoặc chỉ ra được công dụng, ý nghĩa của
sự vật, hiện tượng càng cụ thể và chính xác.
- Như vậy tri giác là một quá trình tích cực, trong đó con người tiến hành nhiều hành động trí tuệ
(phân tích, so sánh, tổng hợp ... ) để hình thành một hình ảnh tương ứng về sự vật. Tính có ý
nghĩa của tri giác phụ thuộc vào vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ và tư duy
của chủ thể.
3.4 Quy luật về tính ổn định của tri giác
- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về sự vật, hiện tượng nào đó
khi điều kiện tri giác thay đổi.
- Điều kiện tri giác là vị trí của vật so với chủ thể, đó là độ chiếu sáng, góc độ chiếu sáng vào chủ
thể ... Tất cả những cái đó luôn luôn thay đổi, nhưng con người vẫn có khả năng tri giác sự vật
xung quanh như là những sự vật ổn định về hình dạng, kích thước, màu sắc ...
Ví dụ: trước mặt ta là một em bé, đằng xa phía sau là người mẹ. Trên võng mạc ta, hình ảnh đứa
bé lớn hơn hình ảnh người mẹ nhưng ta vẫn tri giác người mẹ lớn hơn đứa trẻ.
- Tính ổn định của tri giác thể hiện rõ trong trường hợp tri giác về độ lớn, hình dạng, màu sắc của
đối tượng. Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Cấu trúc tương đối ổn định của sự vật trong một thời gian, thời điểm nhất định.
+ Cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt của hệ thần kinh dựa trên mối liên hệ ngược do vốn kinh nghiệm
phong phú của con người tạo nên.
3.5 Quy luật tổng giác
- Hình ảnh tri giác không chỉ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của vật kích thích mà còn phụ
thuộc vào bản thân chủ thể tri giác. Khi tri giác, con người không chỉ phản ánh thế giới bằng
những giác quan cụ thể mà bằng toàn bộ hoạt động của chủ thể.
→ Tri giác thế giới không có nghĩa là “chụp ảnh” thế giới một cách trực tiếp, mà là phản ánh thế
giới thông qua “lăng kính” đời sống tâm lý của chủ thể
- Sự phụ thuộc của hình ảnh tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm
tâm lý nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác.
Ví dụ: Sự tri giác cùng một đối tượng của nhiều người thường không giống nhau do họ có mục
đích, nhu cầu, hứng thú, tình cảm, kinh nghiệm, tâm thế khác nhau ... : Người buồn cảnh có vui
đâu bao giờ (Nguyễn Du)
3.6 Ảo ảnh tri giác
- Ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lệch các sự vật, hiện tượng một cách khách quan của con
người.
- Ảo ảnh là một hiện tượng có quy luật, xảy ra ở tất cả mọi người và có ở tất cả các loại tri giác,
do ba nhóm nguyên nhân chính sau:
+ Nguyên nhân vật lý (do khúc xạ ánh sáng ...)
+ Nguyên nhân sinh lý (mức độ tiêu hao năng lượng thần kinh, hay độ căng thẳng cơ bắp khác
nhau)
+ Nguyên nhân tâm lý (do sự chi phối của quy luật trọn vẹn của tri giác, hay sự tương phản của
cảm giác ...)
→ Áp dụng hiện tượng ảo ảnh tri giác trong nghệ thuật quảng cáo, hội họa, trang trí, trang điểm
hóa trang cho diễn viên khi lên sân khấu, nghệ thuật bán hàn.
Cần phân biệt hiện tượng ảo ảnh với ảo giác. Ảo ảnh là hiện tượng xảy ra ở tất cả những người
bình thường. Còn ảo giác là hiện tượng bệnh lý – xuất hiện trong đầu những hình ảnh không có
trong thực tế.
4. Quan sát và năng lực quan sát
Căn cứ vào mục đích của tri giác, các nhà tâm lý học chia tri giác thành hai loại: tri giác không
chủ định và tri giác có chủ định. Tri giác có chủ định đó chính là quan sát.
- Quan sát là một hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có mục đích rõ rệt,
làm cho con người khác xa con vật. Quá trình quan sát trong hoạt động, đặc biệt trong rèn luyện
đã hình thành nên năng lực quan sát.
- Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ
yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng.
- Năng lực quan sát ở mỗi người là khác nhau, và phụ thuộc vào những đặc điểm nhân cách, biểu
hiện ở kiểu tri giác hiện thực khách quan như:
+ Kiểu tổng hợp: thiên về tri giác những mối quan hệ, chú trọng đến chức năng, ý nghĩa, coi nhẹ
các chi tiết.
+ Kiểu phân tích: chủ yếu tri giác những thuộc tính, bộ phận
+ Kiểu phân tích – tổng hợp: giữ được sự cân đối giữa hai kiểu trên
+ Kiểu cảm xúc: chủ yếu phản ánh cảm xúc, tâm trạng do đối tượng gây ra.
- Muốn quan sát tốt cần chú ý những yêu cầu sau:
♣ Xác định rõ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc quan sát, từ đó xác định nhiệm vụ, thái độ
quan sát
♣ Chuẩn bị chu đáo (kiến thức và phương tiện quan sát trước khi quan sát)
♣ Tiến hành quan sát có kế hoạch, có hệ thống
♣ Cần ghi lại kết quả quan sát và những nhận xét rút ra được
B. Nhận thức lý tính
I. Tư duy
1. Khái niệm chung về tư duy
- Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ và liên hệ
bên trong, có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan.
- Tư duy của con người có bản chất xã hội vì tư duy xuất phát từ nhu cầu có tính chất xã hội và trong
quá trình tư duy con người sử dụng những kinh nghiệm mà các thế hệ trước đã tích lũy được, dựa vào
vốn từ ngữ mà các thế hệ đã sáng tạo nên.
2. Đặc điểm của tư duy
2.1 Tính có vấn đề của tư duy
- Không phải hoàn cảnh nào cũng gây được tư duy của con người. Muốn kích thích được tư duy phải
đồng thời có hai điều kiện sau đây:
+ Hoàn cảnh (tình huống) có vấn đề: tư duy chỉ nảy sinh trong những hoàn cảnh (tình huống) ở đó nảy
sinh những mục đích mới, một vấn đề mới mà những phương pháp hoạt động cũ đã có không đủ để
giải quyết, để nhận thức, con người phải vượt ra khỏi những phạm vi hiểu biết cũ và phải tìm cách giái
quyết mới, tức là phải tư duy.
+ Hoàn cảnh có vấn đề đó phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ của cá
nhân: tức cá nhân phải xác định được cái gì đã biết, và cái gì chưa biết cần phải tìm, đồng thời phải có
nhu cầu (động cơ) tìm kiếm nó.
2.2 Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
- Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá
biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất, chung cho nhiều sự vật hiện tượng, rồi trên cơ sở đó mà
khái quát các sự vật hiện tượng riêng lẻ khác nhau nhưng có chung những thuộc tính bản chất thành
một nhóm, một loại, một phạm trù.
- Tính trừu tượng và khái quát của tư duy cho phép con người không chỉ giải quyết những nhiệm vụ
hiện tại, mà còn nhìn xa vào tương lai, nghĩa là giải quyết ở trong đầu những nhiệm vụ đề ra cho họ
sau này.
Ví dụ: do nắm được quy luật đàn hồi của kim loại dưới tác động của nhiệt, người kĩ sư đã thiết kế
những khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường ray.
2.3 Tính gián tếp của tư duy
- Tư duy có khả năng nhận thức thế giới một cách gián tếp bằng ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ con
người sử dụng vốn kinh nghiệm, những phát minh, kết quả tư duy của người khác để thực hiện quá
trình tư duy.
- Trên cơ sở nắm được các quy luật của thế giới mà con người đã sáng tạo ra nhiều công cụ từ đơn
giản đến phức tạp (nhiệt kế, vôn kế, ampe kế ...) giúp con người nhận thức thế giới một cách gián tếp.
2.4 Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
- Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ, chúng thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau, cũng
không tách rời nhau được: tư duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ, ngược lại ngôn ngữ cũng
không thể có được nếu không dựa vào tư duy. Nếu không có ngôn ngữ thì các sản phẩm của tư duy sẽ
không được chủ thể và người khác tếp nhận, cũng như chính bản thân quá trình tư duy cũng không
thể diễn ra được. Ngược lại, nếu không có tư duy, thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa,
không có nội dung. Tuy vậy ngôn ngữ không phải là tư duy mà chỉ là phương tện của tư duy.
2.5 Tư duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
- Tư duy phải dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động. Nhận
thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở của những khái
quát kinh nghiệm dưới dạng các khái niệm, quy luật... Ngược lại tư duy và sản phẩm của nó cũng ảnh
hưởng đến các quá trình nhận thức cảm tính (tính lựa chọn, tính ý nghĩa, tính ổn định của tri giác ...)
3. Tư duy là một quá trình (các giai đoạn của tư duy)
- Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó, nảy sinh trong quá trình nhận
thức hay hoạt động thực tễn của con người.
- Quá trình này gồm nhiều giai đoạn từ khi cá nhân gặp phải tình huống có vấn đề, nhận thức được
vấn đề, cho đến khi vấn đề đó được giải quyết. Hay nói cách khác, tư duy có đầy đủ các dấu hiệu của
một quá trình: nẩy sinh, diễn biến và kết thúc. Bao gồm 5 giai đoạn:
a. Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề:
- Hoàn cảnh có vấn đề là một điều kiện quan trọng của tuy duy. Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận
thức được hoàn cảnh có vấn đề (tức là xác định được nhiệm vụ tư duy) và biểu đạt được nó
- Hoàn cảnh có vấn đề chứa đựng các mâu thuẫn khác nhau (giữa cái đã biết với cái chưa biết, giữa cái
đã có với cái chưa có…). Con người càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nào đó, càng dễ dàng nhìn
ra và nhìn đầy đủ những mâu thuẫn đó, tức càng xác định những vấn đề đòi hỏi họ giải quyết.
→cải biến những dữ kiện ban đầu thành nhiệm vụ và biểu đạt vấn đề dưới dạng nhiệm vụ sẽ quyết
định toàn bộ các khâu sau đó của quá trình tư duy.
b. Huy động các tri thức, kinh nghiệm:
- Khâu này làm xuất hiện trong đầu các tri thức, kinh nghiệm, những liên tưởng nhất định có liên quan
đến vấn đề đã được xác định. Việc làm xuất hiện những tri thức, kinh nghiệm này đúng hướng hay lạc
hướng là tùy thuộc vào nhiệm vụ đã xác định chính xác hay không.
c. Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết:
- Các kiến thức, kinh nghiệm và liên tưởng xuất hiện đầu tên còn mang tính chất rộng rãi, bao trùm,
chưa được khu biệt nên cần được sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ đề ra.
Trên cơ sở sàng lọc này sẽ hình thành giả thuyết – cách giải quyết có thể có đối với nhiệm vụ tư duy.
- Sự đa dạng của các giả thuyết cho phép xem xét cùng một sự vật, hiện tượng từ nhiều hướng khác
nhau, trong các hệ thống liên hệ và quan hệ khác nhau, từ đó tìm ra con đường giải quyết đúng đắn và
tết kiệm nhất.
- Sự đa dạng của giả thuyết quyết định sự thành công của việc giải quyết nhiệm vụ, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển tư duy.
d. Kiểm tra giả thuyết:
- Việc kiểm tra có thể diễn ra trong đầu hay trong hoạt động thực tễn. Kết quả của việc kiểm tra sẽ
dẫn đến sự khẳng định, phủ định hay chính xác hóa giả thuyết đã nêu.
+ Trong trường hợp giả thuyết bị phủ định thì một quá trình tư duy mới lại bắt đầu.
+ Trong quá trình kiểm tra giả thuyết có thể phát hiện ra những nhiệm vụ mới khi nhìn nhận nhiệm vụ
đó trong hệ thống quan hệ và liên hệ khác, do đó lại bắt đầu một quá trình tư duy mới
e. Giải quyết nhiệm vụ:
- Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định, thì nó sẽ được thực hiện, nghĩa là đi đến câu trả lời
cho vấn đề được đặt ra.
Quá trình tư duy giải quyết nhiệm vụ thường có nhiều khó khăn, do ba nguyên nhân thường gặp:
+ Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện của bài toán.
+ Chủ thể đưa vào bài toán một dữ kiện thừa.
+ Tính chất khuôn sáo, cứng nhắc của tư duy.
4. Quá trình tư duy với tư cách là một hành động
Xét về bản chất thì tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ nhất định để giải
quyết vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra. Cá nhân có tư duy hay không chính là ở chỗ họ có tến hành các thao
tác này ở trong đầu của mình hay không, cho nên các thao tác này còn gọi là những quy luật bên trong
của tư duy, bao gồm:
a. Phân tích, tổng hợp:
- Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các “bộ phận”, các thành
phần khác nhau.
- Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời nhờ sự phân tích
thành một chỉnh thể.
- Phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành thể thống nhất không thể tách rời: sự
phân tích được tến hành theo hướng tổng hợp, còn sự tổng hợp được thực hiện theo kết quả của
phân tích.
b. So sánh
- So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng
nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau của các đối tượng nhận thức (Sự vật, hiện tượng)
c. Trừu tượng hóa và khái quát hóa
- Trừu tượng hóa là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan
hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.
- Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một
loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định.
- Trừu tượng hóa và khái quát hóa có quan hệ qua lại với nhau như mối quan hệ giữa phân tích và tổng
hợp. Khái quát hóa chính là sự tổng hợp ở mức độ cao hơn.
* Lưu ý: Khi xem xét các thao tác tư duy trong một hành động tư duy cụ thể cần chú ý:
+ Các thao tác tư duy đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất theo một hướng nhất định,
do nhiệm vụ tư duy quy định.
+ Trong thực tế tư duy các thao tác đó đan chéo nhau, chứ không theo trình tự máy móc như trên.
+ Tùy theo nhiệm vụ, điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực
hiện tất cả các thao tác trên
5. Các loại tư duy và quy luật của chúng
Theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy thì tư duy được chia làm 03 loại
+ Tư duy trực quan hành động: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải
tổ thực tế các tình huống và nhờ các hành động vận động có thể quan sát được.
Ví dụ: trẻ em làm toán bằng cách dùng tay di chuyển các vật thật (cái bánh chẳng hạn) hay các vật thay
thế (que tính) tương ứng với các dữ kiện của bài toán.
+ Tư duy trực quan hình ảnh: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ
tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh. Loại tư duy này chỉ có ở người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Ví dụ: trẻ làm toán bằng cách dùng mắt quan sát các vật thật hay vật thay thế tương ứng với các dữ
kiện của bài toán.
+ Tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ - logic): là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên
sự sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ.
Ví dụ: học sinh làm toán bằng cách chỉ dùng ngôn ngữ làm phương tện
6. Sản phẩm của tư duy
a. Khái niệm
Sản phẩm của tư duy là tri thức đã được khái quát hóa về toàn bộ một nhóm, một loại sự vật cùng có
chung dấu hiện và bản chất nhất định.
Khái niệm bao giờ cũng được biểu hiện bằng từ (từ khái niệm) và bao hàm những nội dung nhất định
(nội dung khái niệm). Quá trình tư duy ở một trình độ nào đó, mức độ nào đó giúp cho con người nhận
thức được một số lượng và mức độ những nội dung nào đó của khái niệm.
Ví dụ: cùng một khái niệm những học sinh trung học có thể hiểu hẹp hơn khái niệm của thầy giáo
nhưng lại hiểu rộng hơn học sinh cấp 1.
b. Phán đoán
- Phán đoán thường là một sự nhận định, một sự khẳng định về một cái gì đó. Nó có thể là một khái
niệm hoặc một sự liên hệ nhất định của các loại khái niệm với nhau.
Ví dụ: “tâm lý học là một môn khoa học”, “An là một học sinh tốt”
- Phán đoán có thể đơn giản và cũng có thể phức tạp, có thể đúng và chưa đúng. Kinh nghiệm càng
nhiều, càng phong phú và toàn diện, việc thực hiện các thao tác càng hợp lý và sự nỗ lực ý chí càng lớn
thì sự phán đoán càng đúng đắn.
c. Suy lý
- Suy lý là một phán đoán rút ra từ một phán đoán khác. Có hai loại suy lý chủ yếu:
+ Quy nạp: là suy lý mà từ những phán đoán riêng biệt, cụ thể, rút ra được từ một phán đoán đúng.
+ Diễn dịch: là suy lý mà từ một phán đoán chung rút ra một phán đoán riêng.
→ Hai hình thức suy lý gắn chặt với nhau và có ý nghĩa quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức. Quy nạp
tạo nên những tri thức khái quát. Diễn dịch giúp cho sự cụ thể hóa, sự tận dụng khái niệm trong
Tải bản FULL (44 trang): https://bit.ly/3ui28pu
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómforeman
 
Đề thi công chức chuyên ngành chăn nuôi thú y ( Trắc nghiệm )đề 17
Đề thi công chức chuyên ngành chăn nuôi thú y ( Trắc nghiệm )đề 17Đề thi công chức chuyên ngành chăn nuôi thú y ( Trắc nghiệm )đề 17
Đề thi công chức chuyên ngành chăn nuôi thú y ( Trắc nghiệm )đề 17Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Law106 faq (1)
Law106   faq (1)Law106   faq (1)
Law106 faq (1)Le Hang
 
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Bài 7 đánh giá cán bộ
Bài 7 đánh giá cán bộBài 7 đánh giá cán bộ
Bài 7 đánh giá cán bộloi dang
 
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýThuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýLenam711.tk@gmail.com
 
Ngôn ngữ tít của báo chí
Ngôn ngữ tít của báo chíNgôn ngữ tít của báo chí
Ngôn ngữ tít của báo chíPhan Trang
 
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt NamLuận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Kỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýKỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýĐHKHXH&NV HN
 

Was ist angesagt? (20)

Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhóm
 
Những hiện tượng trong tâm lý xã hội
Những hiện tượng trong tâm lý xã hộiNhững hiện tượng trong tâm lý xã hội
Những hiện tượng trong tâm lý xã hội
 
Đề thi công chức chuyên ngành chăn nuôi thú y ( Trắc nghiệm )đề 17
Đề thi công chức chuyên ngành chăn nuôi thú y ( Trắc nghiệm )đề 17Đề thi công chức chuyên ngành chăn nuôi thú y ( Trắc nghiệm )đề 17
Đề thi công chức chuyên ngành chăn nuôi thú y ( Trắc nghiệm )đề 17
 
Nhom 5 de tai 1
Nhom 5 de tai 1Nhom 5 de tai 1
Nhom 5 de tai 1
 
Law106 faq (1)
Law106   faq (1)Law106   faq (1)
Law106 faq (1)
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
 
Giáo trình-tltl
Giáo trình-tltlGiáo trình-tltl
Giáo trình-tltl
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tâm lý học
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tâm lý học200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tâm lý học
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tâm lý học
 
Cấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cáchCấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cách
 
Bài 7 đánh giá cán bộ
Bài 7 đánh giá cán bộBài 7 đánh giá cán bộ
Bài 7 đánh giá cán bộ
 
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đLuận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
 
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
 
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýThuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
 
Ngôn ngữ tít của báo chí
Ngôn ngữ tít của báo chíNgôn ngữ tít của báo chí
Ngôn ngữ tít của báo chí
 
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOTĐề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xây dựng đạo đức thầy thuốc, HOT
 
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinhKhó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
 
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt NamLuận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
 
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...
Khao sat nhu cau cham soc suc khoe ngoai gio va tai nha cua nhung benh nhan v...
 
Kỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýKỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lý
 

Ähnlich wie Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học

Giao trinh tam_ly_quan_tri_6786
Giao trinh tam_ly_quan_tri_6786Giao trinh tam_ly_quan_tri_6786
Giao trinh tam_ly_quan_tri_6786tocxanh08
 
TLH DC. Chuong 1.2020. Gioi thieu.pdf
TLH DC. Chuong 1.2020. Gioi thieu.pdfTLH DC. Chuong 1.2020. Gioi thieu.pdf
TLH DC. Chuong 1.2020. Gioi thieu.pdfHuynhAn30
 
Tâm Lý Học Phát Triển - Th.S. Trương Thị Xuân Huệ
Tâm Lý Học Phát Triển - Th.S. Trương Thị Xuân Huệ Tâm Lý Học Phát Triển - Th.S. Trương Thị Xuân Huệ
Tâm Lý Học Phát Triển - Th.S. Trương Thị Xuân Huệ nataliej4
 
Tam ly hoc_dai_cuong
Tam ly hoc_dai_cuongTam ly hoc_dai_cuong
Tam ly hoc_dai_cuongQuoc Nguyen
 
Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)marlsn
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lienNhat Nguyen
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lienNhat Nguyen
 
Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngjackjohn45
 
Chuong 1 Tl La 1 Khoa Hoc
Chuong 1  Tl La 1 Khoa HocChuong 1  Tl La 1 Khoa Hoc
Chuong 1 Tl La 1 Khoa Hocboynhabemexibo
 
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuongBai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuongTien Nguyen
 
322 tam ly quan ly
322 tam ly quan ly322 tam ly quan ly
322 tam ly quan lyQuoc Nguyen
 
PTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan lyPTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan lyLinh Linpine
 
Chương 1. khai quat ve tlh
Chương 1. khai quat ve tlhChương 1. khai quat ve tlh
Chương 1. khai quat ve tlhHằng Trần
 
BÀI TÂM LÝ HỌC.pptx
BÀI TÂM LÝ HỌC.pptxBÀI TÂM LÝ HỌC.pptx
BÀI TÂM LÝ HỌC.pptxLTunMinh3
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội nataliej4
 

Ähnlich wie Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học (20)

C2, C3, C4, C5.pdf
C2, C3, C4, C5.pdfC2, C3, C4, C5.pdf
C2, C3, C4, C5.pdf
 
Giao trinh tam_ly_quan_tri_6786
Giao trinh tam_ly_quan_tri_6786Giao trinh tam_ly_quan_tri_6786
Giao trinh tam_ly_quan_tri_6786
 
TLH DC. Chuong 1.2020. Gioi thieu.pdf
TLH DC. Chuong 1.2020. Gioi thieu.pdfTLH DC. Chuong 1.2020. Gioi thieu.pdf
TLH DC. Chuong 1.2020. Gioi thieu.pdf
 
Tâm Lý Học Phát Triển - Th.S. Trương Thị Xuân Huệ
Tâm Lý Học Phát Triển - Th.S. Trương Thị Xuân Huệ Tâm Lý Học Phát Triển - Th.S. Trương Thị Xuân Huệ
Tâm Lý Học Phát Triển - Th.S. Trương Thị Xuân Huệ
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
Thuyet Hoat Dong
Thuyet Hoat DongThuyet Hoat Dong
Thuyet Hoat Dong
 
Tam ly hoc_dai_cuong
Tam ly hoc_dai_cuongTam ly hoc_dai_cuong
Tam ly hoc_dai_cuong
 
Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
 
Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cương
 
Chuong 1 Tl La 1 Khoa Hoc
Chuong 1  Tl La 1 Khoa HocChuong 1  Tl La 1 Khoa Hoc
Chuong 1 Tl La 1 Khoa Hoc
 
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuongBai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
Bai giang tam_ly_hoc_dai_cuong
 
322 tam ly quan ly
322 tam ly quan ly322 tam ly quan ly
322 tam ly quan ly
 
Thoi gian
Thoi gianThoi gian
Thoi gian
 
PTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan lyPTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan ly
 
Chương 1. khai quat ve tlh
Chương 1. khai quat ve tlhChương 1. khai quat ve tlh
Chương 1. khai quat ve tlh
 
Chuong i
Chuong iChuong i
Chuong i
 
BÀI TÂM LÝ HỌC.pptx
BÀI TÂM LÝ HỌC.pptxBÀI TÂM LÝ HỌC.pptx
BÀI TÂM LÝ HỌC.pptx
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội
 

Mehr von nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Mehr von nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Kürzlich hochgeladen

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Kürzlich hochgeladen (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Những Vấn Đề Chung Của Tâm Lý Học

  • 1. Tâm Lý Học Đại Cương PHẦN I – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC Chương 1 TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT MÔN KHOA HỌC I. ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC Để xác định một môn khoa học cần chỉ ra được đối tượng, nhiệm vụ, vị trí, ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu của khoa học đó. Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý. * Phân loại hiện tượng tâm lý Đời sống tâm lý của con người cực kỳ phong phú, đa dạng, sinh động. Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý, để tiện nghiên cứu người ta đã phân chia các hiện tượng tâm lý theo một số cách sau: 1. Cách phân loại phổ biến Các hiện tượng tâm lý được phân loại theo thời gian tồn tại của chúng ta và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách phân chia này, các hiện tượng tâm lý có ba loại chính: các quá trình tâm lý; các trạng thái tâm lý; các thuộc tính tâm lý. 1.1. Các quá trình tâm lý Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta thường phân biệt thành ba quá trình tâm lý: + Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy. + Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu, khó chịu, nhiệt tình hay thờ ơ… + Quá trình hành động ý chí. Các quá trình tâm lý chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định rồi kết thúc. 1.2. Các trạng thái tâm lý Những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng. Thường các trạng thái tâm lý đi kèm và làm nền cho các hiện tượng tâm lý khác. Ví dụ: Trạng thái chú ý trong nhận thức, Tâm trạng buồn bực, vui vẻ, sợ hãi,... Trạng thái căng thẳng trong hành động. 1.3. Các thuộc tính tâm lý Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân như: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực. 2. Cách phân biệt hiện tượng tâm lý khác – Các hiện tượng tâm lý có ý thức. – Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức. Chúng ta có nhiều nhận biết về các hiện tượng tâm lý có ý thức (được nhận thức, hay tự giác). Còn những hiện tượng tâm lý chưa được ý thức vẫn luôn diễn ra, nhưng ta không ý thức về nó, hoặc dưới ý thức, chưa kịp ý thức.
  • 2. Một số tác giả nước ngoài còn chia ý thức thành hai mức: + Vô thức + Tiềm thức Tóm lại, đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý, gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành và phát triển của hoạt động tâm lý. Thế giới tâm lý của con người vô cùng đa dạng và phức tạp. Các hiện tượng tâm lý có nhiều mức độ, cấp độ khác nhau, có quan hệ đan xen vào nhau, chuyển hoá cho nhau. Ngày nay, theo tính chất phục vụ thực tiễn của Tâm lý học, có những ngành Tâm lý học khác nhau như: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học lứa tuổi, Tâm lý học kinh doanh, Tâm lý học giao tiếp,… Tâm lý học đại cương là một phân ngành của Tâm lý học. Nó nghiên cứu những quy luật nảy sinh và vận hành của sự phản ánh tâm lý trong hoạt động của người và động vật. Trong giáo trình này chỉ trình bày về tâm lý người. II. NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC – Nhiệm vụ cơ bản của Tâm lý học là nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lý, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý, cụ thể là nghiên cứu: + Những yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra tâm lý người. + Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lý. + Tâm lý của con người hoạt động như thế nào + Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người. – Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học như sau: + Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý cả về mặt số lượng và chất lượng. Chẳng hạn, chất lượng tri giác của con người phụ thuộc vào độ chiếu sáng như thế nào, thời gian ghi nhớ một bài học,… + Phát hiện các quy luật hình thành, phát triển tâm lý như quy luật hình thành và phát triển nhân cách, quy luật tư duy,… + Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lý. Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, tâm lý học đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát triển tâm lý, sử dụng tâm lý trong nhân tố con người có hiệu quả nhất. Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, tâm lý học phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhiều khoa học khác. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC 1. Những nguyên tắc phương pháp nghiên cứu của khoa học tâm lý 1.1 Nguyên tắc khách quan Nguyên tắc này đòi hỏi khi nghiên cứu tâm lý phải xem xét, quan sát chúng từ bên ngoài. Nguyên tắc này giúp ta tránh được sai lầm của trường phái tâm lý học chủ quan, khi coi phương pháp tự quan sát là phương pháp duy nhất để nghiên cứu tâm lý. 1.2 Nguyên tắc quyết định luận Nguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan tác động vào bộ não con người, thông qua "lăng kính chủ quan" của con người. Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà khoa học khi nghiên cứu tâm lý phải nghiên cứu trong mối quan hệ với các vật hiện tượng khác. 1.3 Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lý, ý thức, nhân cách. Đồng thời tâm lý, ý thức, nhân cách là cái điều hành hoạt động. Vì thế chúng thống nhất với nhau. Nguyên tắc này cũng khẳng định tâm lý luôn luôn vận động và phát triển. Cần phải nghiên cứu tâm lý trong sự vận động của nó, nghiên cứu tâm lý qua sự diễn biến, cũng như qua sản phẩm
  • 3. của hoạt động. 1.4 Nguyên tắc nghiên cứu tâm lý kết hợp với sinh lý học Nguyên tắc này đòi hỏi khi nghiên cứu tâm lý không được bỏ qua cơ sở sinh lý – thần kinh của chúng. 1.5 Nguyên tắc cá biệt hóa Tâm lý người mang tính chủ thể, do vậy, phải nghiên cứu tâm lý người một cách cụ thể, của nhóm người cụ thể, chứ không có tâm lý một cách chung chung, tâm lý của một con người, nhóm người trừu tượng. 2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý 2.1 Phương pháp quan sát: Quan sát được dùng trong nhiều khoa học, trong đó có tâm lý học. Phương pháp quan sát cho phép chúng ta thu thập được các tài liệu cụ thể, khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con người, do đó nó có nhiều ưu điểm. Bên cạnh các ưu điểm nó cũng có những hạn chế sau: mất thời gian, tốn nhiều công sức… Trong tâm lý học, có thể sử dụng hai hình thức quan sát sau: + Quan sát khách quan: là sự tri giác có mục đích, có kế hoạch hoạt động của con người trong những điều kiện bình thường của họ. + Tự quan sát: là tự thể nghiệm, tự mô tả diễn biến tâm lý của bản thân. 2.2 Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp có nhiều hiệu quả trong nghiên cứu tâm lý. - Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã được khống chế, để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu. - Người ta thường nói tới hai loại thực nghiệm cơ bản là thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên. 2.3 Phương pháp trắc nghiệm (Test) : + Test là một phép thử để "đo lường" tâm lý đã được chuẩn hoá trên một số lượng người đủ tiêu biểu. + Ưu điểm cơ bản của test là: -Test có khả năng làm cho hiện tượng tâm lý cần đo được trực tiếp bộc lộ qua hành động giải bài tập test. -Có khả năng tiến hành nhanh, tương đối đơn giản bằng giấy, bút, tranh vẽ… -Có khả năng lượng hoá, chuẩn hoá chỉ tiêu tâm lý cần đo. + Tuy nhiên test cũng có những khó khăn, hạn chế: -Khó soạn thảo một bộ test đảm bảo tính chuẩn hoá. Test chủ yếu cho ta kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ của nghiệm thể để đi đến kết quả. Cần sử dụng phương pháp test như là một trong các cách chẩn đoán tâm lý con người ở một thời điểm nhất định. 2.4 Phương pháp điều tra Là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó. Có thể trả lời viết (thường là như ậy), nhưng cũng có thể trả lời miệng và có người ghi lại. Có thể điều tra thăm dò chung hoặc điều tra chuyên đề để đi sâu vào một số khía cạnh. IV. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ 1. Tâm lý học trở thành một môn khoa học độc lập Thế kỷ XIX, nền sản xuất lớn đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy nhiều lĩnh vực khoa học phát triển, tạo điều kiện cho Tâm lý học trở thành một ngành khoa học độc lập. Trước hết phải kể đến
  • 4. thuyết tiến hóa của Darwin Charles (1890 – 1882) người Anh, thuyết tâm lý học các giác quan của Helmholtz (1821 – 1892) người Đức, thuyết Tâm vật lý học của Feisner (1801 – 1887) và Veber (1795 – 1878), Tâm lý học phát sinh, phát triển của Galto (1882 – 1911) người Anh và công trình nghiên cứu về tâm thần của bác sĩ Charcot (1825 – 1893) người Pháp,… Đối với Tâm lý học thể kỷ XIX, đặc biệt nhấn mạnh đến nhà Tâm lý học người Đức Wihelm Wundt (1832 – 1920), người đã sáng lập ra phòng Tâm lý đầu tiên trên thế giới tại thành phố Leipzip và một năm sau đó, trở thành viện Tâm lý học đấu tiên của thế giới. Tâm lý học trở thành một môn khoa học độc lập do công sức của nhiều nhà khoa học qua nhiều thế kỷ. Nhưng W.Wundt đã có công to lớn trong việc quyết định các điều kiện cần thiết cho sự ra đời của một ngành khoa học. Khẳng định đối tượng cua khoa học, có cán bộ nghiên cứu, có phương pháp nghiên cứu tương ứng, có phương tiện nghiên cứu, có thông tin khoa học, các công trình nghiên cứu có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn. Điều đáng tiếc là lý luận Tâm lý học của W.Wundt không chỉ ra được nguồn gốc phát sinh, động lực phát triển và các chức năng, vai trò của tâm lý. Do đó, đã không giúp ích được gì nhiều cho việc điều khiển tâm lý, không thể nói tới việc giáo dục, hình thành tâm lý. Trong khi đó, nền sản xuất đương thời đang phát triển, đòi hỏi giáo dục phải cung cấp cho nó những con người đáp ứng các nhu cầu của cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì lẽ đó, nhiều nhà Tâm lý học đã rơi bỏ con đường nghiên cứu mang tình duy vật chủ quan để tìm các con đường phát triển khác cho Tâm lý học. Đầu thế kỷ XX, xuất hiện ba dòng Tâm lý học khách quan: Tâm lý học hành vi, Tâm lý học cấu trúc và Phân tâm học. Trong thế kỷ XX còn có những dòng Tâm lý học khác nữa như Tâm lý học nhân văn, Tâm lý học nhận thức. Đặc biệt, sau cách mạng tháng 10 – 1917 thành công ở Nga, dòng Tâm lý học hoạt động đã đem lại những bước ngoặc lịch sử đáng kể trong Tâm lý học. 2. Các quan điểm cơ bản trong Tâm lý học hiện đại 2.1 Tâm lý học hành vi Tâm lý học hành vi do John Broadus Watson (1878 – 1958) người Mỹ chủ trương không mô tả hay giảng giải về các trạng thái ý thức của con người, mà chỉ cần nghiên cứu về các trạng thái ý thức của con người mà chỉ cần nghiên cứu hành vi của họ là đủ. Hành vi được quan niệm là tổng số các cử động bề ngoài được nảy sinh để đáp lại một kích thích nào đó theo công thức kích thức – phản ứng (S – R). Các cử động này thể hiện chức năng thích nghi với môi trường xung quanh, theo phương pháp “thử - sai”. Các học trò của Watson đã đưa thêm vào công thức S – R những biến số trung gian như: nền văn hóa, nhu cầu, trạng thái chờ đợi,… công thức được đổi thành: S – X – R. Nhưng về cơ bản, chủ nghĩa hành vi vẫn mang tính máy móc, thực dụng không phản ánh được cuộc sống thức của con người trong xã hội với những điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi người. 2.2 Tâm lý học cấu trúc (Tâm lý học Gestalt) Do bộ ba Max Wertheimer (1880 - 1943) , Wolfgarg Kohler (1887 - 1967) và Kurt Koffka (1886 – 1947) lập ra ở Đức. Đây là dòng Tâm lý học khách quan chuyên nghiên cứu tri giác và ít nhiều nghiên cứu tư duy. Họ đi sâu nghiên cứu các quy luật về tính ổn định và tính trọn vẹn của tri giác, quy luật bừng sáng của tư duy. Trên cơ sở thực nghiệm, các nhà Tâm lý học Gestalt đã khẳng định các uy luật của tri giác, tư duy, tâm 1ý của con người do các cấu trúc tiền định của não quyết định. Khuyết điểm của họ là ít chú ý đến vốn sống, kinh nghiệm xã hội,… 2.3 Phân tâm học Còn gọi là Tâm lý học Sigmund Freud do bác sĩ người Áo Sigmund Freud xây dựng nên. Luận điểm cơ bản của S.Freud là chia nhân cách con người thành ba khối: cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi.
  • 5. Cái ấy bao gồm các bản năng vô thức, trong đó bản năng tình dục giữ vai trò quan trọng, trung tâm, đảm bảo năng lượng cho toàn bộ đời sống tâm lý và các hành vi của con người. Cái siêu tôi là những gì được coi là chuẩn mực xã hội, đạo đức, những quy tắc hành xử phải biết; hoạt động theo nguyên tắc kiềm chế. Cái tôi là phần quá độ, hoạt động theo hướng hiện thực, điều chỉnh sao cho vừa có thể thỏa mãn cái tôi, vừa phù hợp với cái siêu tôi. Phân tâm học quá đề cao bản năng cái vô thức trong đời sống tâm lý của con người, họ không công nhận chân lý khoa sau: tâm lý người về bản chất là tâm lý ý thức. Ba dòng Tâm lý học trên đã góp phần tấn công vào dòng chủ quan của Tâm lý học, đưa Tâm lý học phát triển theo hướng khách quan, nhưng họ đã bỏ qua các mối quan hệ bản chất của con người. 2.4 Tâm lý học nhân văn Trường phái này do Carl Rogers (1902 - 1987) người Mỹ và Abraham Maslow sáng lập. Các nhà Tâm lý học nhân văn quan niệm rằng: bản chất con người vốn tốt đẹp, có lòng vị tha và có tiềm năng kỳ diệu. A.Maslow đã nêu năm mức độ nhu cầu của con người xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: - Nhu cầu sinh lý cơ bản - Nhu cầu an toàn - Nhu cầu văn hóa – xã hội - Nhu cầu được kính trọng - Nhu cầu thực hiện hóa bản thân C.Rogers cho rằng con người ta cần đối xử với nhau hết sức tế nhị, biết cởi mở, biết lắng nghe nhau và chờ đợi, cảm thông nhau. Tâm lý học cần phải giúp con ngươi tìm ra được bản ngã đích thực của mình để có thể sống một cách thoải mái, cởi mở, sáng tạo. Tâm lý học nhân văn đề cao những trải nghiệm chủ quan của bản thân, mà thiếu vắng con người trong hoạt động thực tiễn vì tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội. 2.5 Tâm lý học nhận thức Đại diện sáng giá cho trường phái này là Jean Piaget (1896 - 1980). Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học nhận thức là hoạt động nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi trướng, với cơ thể và não bộ. Trường phái này đã phát hiện được nhiều sự kiện khoa học có giá trị đạt tới một trình độ mới như tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ. Họ cũng xây dựng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể nhằm góp phần hiện đại hóa khoa học tâm lý. Tuy nhiên, coi nhận thức của con người là sự nỗ lực của ý chí để đưa đến thay đổi kinh nghiệm, tri thức của chủ thể nhằm thích nghi, cân bằng với môi trường là hạn chế của Tâm lý học nhận thức, bởi chưa thấy hết ý nghĩa tích cực và ý nghĩa thực tiễn của hoạt động nhận thức. Những trướng phái Tâm lý học trên đều có những đóng góp nhất định cho sự hình thành và phát triển của Tâm lý học. Nhưng vì hạn chế lịch sử nhất định nên vẫn chưa đầy đủ về con người, về hoạt động tâm lý của con người. 2.6 Tâm lý học hoạt động Dòng Tâm lý học hoạt động do các nhà Tâm lý học Xô viết sáng lập như: L.X.Vuigotxki (1896 - 1934), X.L. Rubinstein (1899 - 1960), A.N. Leotiev (1903 - 1979), A.R. Luria,… đã khắc phục những hạn chế trên. Tâm lý học hoạt động lấy triết học Marx - Lenin làm cơ sở phương pháp luận, lấy phạm trù hoạt động có ý thức trong hệ thống lý luận Marxist làm mẫu để nghiên cứu đời sống con người. Tâm lý học hoạt động cho rằng: tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua hoạt động, tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, tâm lý người đượng hình thành , phát triển trong hoạt động và giao lưu của con người trong xã hội loài người.
  • 6. Chương 2 TÂM LÝ NGƯỜI I. BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI Có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất hiện tượng tâm lý người: * Quan niệm duy tâm khách quan: tâm lý người là do thượng đế tạo ra và “thổi” vào thể xác con người. Tâm lý người không phụ thuộc vào thế giới khách quan cũng như điều kiện thực tại của cuộc sống, tâm lý người là hiện thân “ý niệm tuyệt đối” của thượng đế. * Quan niệm duy tâm chủ quan: tâm lý con người là một trạng thái tinh thần sẵn có ở trong mỗi con người, không gắn gì với thế giới bên ngoài và cũng không phụ thuộc vào cơ thể. Bằng phương pháp nội quan, mỗi người tự quan sát, tự thể nghiệm tâm lý của bản thân, rồi suy diễn chủ quan về tâm lý người khác. Quan niệm đó không giải thích được bản chất hiện tượng tâm lý người, dẫn tới chỗ thần bí hóa tâm lý người, cho nó là cái không nghiên cứu được (bất khả tri). * Quan niệm duy vật tầm thường: tâm lý cũng như mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra giống như gan tiết ra mật. Quan niệm này đồng nhất cái vật lý, cái sinh lý với cái tâm lý, phủ nhận vai trò chủ thể, tính tích cực năng động của tâm lý, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lý con người. * Quan niệm của tâm lý học macxit về bản chất hiện tượng tâm lý người: tâm lý người là chức năng của bộ não, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người thông qua chủ thể mỗi con người, tâm lý người bản chất xã hội và mang tính lịch sử. 1. Tâm lý người là chức năng của bộ não + Não người là tổ chức vật chất phát triển cao nhất có khả năng nhận tác động từ hiện thực khách quan để tạo ra các dấu vết vật chất trên nó (các quá trình sinh lý - sinh hóa diễn ra trong các tế bào não). Từ các dấu vết này nảy sinh những hình ảnh tâm lý/hình ảnh tinh thần trên não. + Não người hoạt động theo cơ chế phản xạ. Phản xạ là những phản ứng của cơ thể nhằm đáp lại các kích thích từ ngoại giới vào cơ thể con người. Phản xạ có ba khâu: - Khâu thứ nhất - nhận cảm: Cơ thể nhận kích thích từ bên ngoài tạo thành hưng phấn theo đường hướng tâm dẫn truyền vào não. - Khâu giữa: Quá trình thần kinh diễn ra trên não và tạo ra hoạt động tâm lý. Khi nảy sinh trên não, cùng với quá trình sinh lý của não, hoạt động tâm lý thực hiện chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi của cơ thể. - Khâu kết thúc: Xung động thần kinh được dẫn truyền từ trung ương thần kinh theo đường ly tâm (dẫn ra) gây nên phản ứng của cơ thể. Như vậy, các hiện tượng tâm lý người đều có cơ sở sinh lý là hệ thống chức năng thần kinh cơ động của toàn bộ não. Tâm lý người là chức năng của não. Nói cách khác, về mặt cơ chế, thì tâm lý hoạt động theo cơ chế phản xạ của bộ não. Điều đó cũng cho thấy hoạt động bình thường của não là một trong những điều kiện tất yếu đảm bảo cho hoạt động tâm lý diễn ra bình thường. Hoạt động tâm lý và hoạt động sinh lý gắn bó chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau. 2. Tâm lý người sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể + Trong quá trình vận động không ngừng của thế giới, các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan sẽ tác động lẫn nhau để lại dấu vết tác động trên cả vật tác động và vật chịu tác động.
  • 7. Dấu vết đó gọi là sự phản ánh. Như vậy phản ánh là sự ghi lại dấu vết (hình ảnh) tác động qua lại giữa hai hệ thống với nhau (hệ thống tác động và hệ thống chịu tác động). + Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau: từ phản ánh cơ, lý, hóa, sinh vật đến phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lý. + Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt. Cụ thể: - Phản ánh tâm lý được tạo ra một cách đặc biệt, không giống như các dạng phản ánh vật chất khác. Khi có sự vật, hiện tượng từ hiện thực khách quan tác động vào não sẽ tạo ra các dấu vết vật chất trên nó (các quá trình sinh lý - sinh hóa diễn ra trong các tế bào não). Tại các dấu vết vật chất này nảy sinh những hình ảnh tâm lý (hình ảnh tinh thần) về sự vật, hiện tượng đang tác động. Khả năng nhận tác động từ hiện thực khách quan để tạo ra dấu vết vật chất, từ đó tạo ra phản ánh tâm lý là khả năng riêng có của não. - Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý như một “bản sao” về thế giới. Tuy nhiên, hình ảnh tâm lý khác về chất so với các hình ảnh cơ, vật lý, sinh vật... ở chỗ: Tính sinh động, sáng tạo cao. Thí dụ: Hình ảnh tâm lý về bông hoa♣ trong trong đầu một người trồng hoa khác xa với hình ảnh vật lý “chết cứng” của bông hoa đó trước một cái gương. Tính chủ thể (tính riêng, tính cá nhân). Mỗi cá nhân khi tạo ra hình♣ ảnh tâm lý về thế giới bao giờ cũng đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của mình... vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Con người phản ánh thế giới thông qua “lăng kính chủ quan” của mình. Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở những điểm sau: Cùng một hiện thực khách quan tác động vào những chủ thể khác nhau sẽ tạo ra trong đầu óc mỗi chủ thể những hình ảnh tâm lý có mức độ, sắc thái khác nhau. Cùng một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể duy nhất nhưng ở vào những thời điểm khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau, trạng thái cơ thể và tinh thần khác nhau cũng sẽ tạo ra những hình ảnh tâm lý có mức độ, sắc thái khác nhau. Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, thể hiện nó rõ nhất. Tính chủ thể trong tâm lý thể hiện rõ nhất trong sự khác biệt về hành vi của mỗi cá nhân. Hành vi của mỗi cá nhân mang tính độc đáo, không lặp lại thể hiện rõ “cái tâm lý” điều khiển nó mang tính riêng biệt. Nguyên nhân của tính chủ thể: Sự khác biệt cá nhân về cơ thể, hệ thần kinh, não bộ.ω Sự khác biệt cá nhân hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục.ω Sự khác biệt cá nhân về tính tích cực hoạt động.ω Bài học: Khi nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý người khác phải chú ý tới các nhân tố tác động sự hình thành bộ mặt tâm lý đó. Trong các hoạt động, quan hệ cần quán triệt nguyên tắc sát đối tượng. 3. Tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử + Loài vật cũng có tâm lý nhưng tâm lý người khác xa về chất so với tâm lý của loài vật ở chỗ tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. + Bản chất xã hội và mang tính lịch sử của tâm lý người thể hiện như sau: - Nơi trú ngụ của tâm lý người là não người. Não người không chỉ là sản phẩm tiến hóa của giới tự nhiên mà còn là kết quả của quá trình tiến hóa về mặt xã hội của loài người. Hoạt động lao
  • 8. động với tư cách là cái riêng có của loài người là điều kiện xã hội để chuyển hóa vượn thành người, não vượn thành não người. - Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Ở đây, hiện thực khách quan không chỉ là những sự vật, hiện tượng tự nhiên mà còn có cả các quan hệ đặc thù của xã hội loài người (các quan hệ kinh tế, đạo đức, pháp quyền, văn hóa...). Những quan hệ này quyết định bản chất xã hội của tâm lý người. Mọi trường hợp trẻ em bị cách ly khỏi các quan hệ xã hội của loài người (do loài vật nuôi từ bé) sẽ chỉ có tâm lý của loài vật nuôi nó chứ không có tâm lý của loài người. - Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa biến thành cái riêng của mỗi con người. Vì vậy, trong tâm lý cá nhân vừa có cái chung của loài người, vừa có cái riêng của từng cá nhân. - Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, cộng đồng và dân tộc. Vì vậy, tâm lý cá nhân chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng. Mỗi thời đại có con người của riêng mình. Mỗi cá nhân vừa là sản phẩm của chính mình, của cộng đồng nơi mình sống và của thời đại mình sống. II. Ý THỨC – HÌNH THỨC PHẢN ÁNH TÂM LÝ CAO NHẤT Mọi phản ánh tâm lý và hiện tượng tâm lý của con người đều có liên quan đến ý thức, có sự thống nhất với ý thức và phụ thuộc vào ý thức 1. Khái niệm ý thức Trong quá trình tến hóa của sinh vật, mốc phân biệt rõ ràng nhất giữa con vật và con người là ý thức. Ý thức là một cấp độ phản ánh tâm lý đặc trưng, cao cấp, chỉ có ở con người. Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Khả năng tự ý thức là khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện mình. 2. Các thuộc tính cơ bản của ý thức Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới. Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh của con người Trên cơ sở nhận thức bản chất khái quát và tỏ thái độ với thế giới, ý thức điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người đạt tới mục đích đề ra. 3. Cấu trúc của ý thức 3.1. Mặt nhận thức Các quá trình nhận thức cảm tính mang lại những tài liệu đầu tên cho ý thức, là tầng bậc thấp của ý thức. Quá trình nhận thức lý tính là cấp bậc tếp theo trong mặt nhận thức của ý thức, đam lại cho con người những hiểu biết bản chất, khái quát về thực tại khách quan. Đây là nội dung rất cơ bản của ý thức, giúp con người hình dung ra trước kết quả hoạt động và hoạch định kế hoạch hành vi. 3.2. Mặt thái độ của ý thức
  • 9. Thái độ lựa chọn, cảm xúc, đánh giá của chủ thể đối với thế giới. 3.3. Mặt năng động của ý thức Ý thức điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người, làm cho hoạt động của con người có ý thức. Đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và cải biến bản thân. Trong ý thức, ba mặt trên thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển hoạt động có ý thức của con người. 4. Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức Lao động đòi hỏi con người phải thấy trước kết quả, biết phân tích xem cái gì đã có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể lấy được, hoặc cái gì cần và có thể biến đổi được để thỏa mãn nhu cầu nào đó của bản thân hoặc của cộng đồng, có nghĩa là đặt ra được mục đích lao động và thực hiện mục đích này. Từ đó con người có ý thức về cái mình làm ra. Trong lao động, con người phải chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, tến hành các thao tác và hành động lao động, tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm. Ý thức của con người được hình thành và thể hiện trong quá trình lao động. Kết thúc quá trình lao động, con người có ý thức đối chiếu sản phẩm làm ra với mô hình tâm lý của sản phẩm mà mình đã hình dung ra trước, để hoàn thiện, đánh giá sản phẩm đó. Như vậy, ý thức được hình thành và biểu hiện trong suốt quá trình lao động của con người, thống nhất với quá trình lao động và sản phẩm lao động do mình làm ra. 5. Vai trò ngôn ngữ và giao tếp đối với hình thành ý thức Nhờ có ngôn ngữ ra đời cùng với lao động mà con người có công cụ để xây dựng, hình dung ra mô hình tâm lý của sản phẩm và cách làm ra sản phẩm đó. Hoạt động ngôn ngữ giúp con người có ý thức về việc sử dụng công cụ lao động, tến hành hệ thống các thao tác hành động để làm ra sản phẩm. Ngôn ngữ cũng giúp con người phân tích, đối chiếu sản phẩm mình làm ra. Trong quá trình lao động và hoạt động tập thể, nhờ ngôn ngữ và giao tếp mà con người thông báo, trao đổi thông tn với nhau, phối hợp với nhau để cùng làm ra sản phẩm. Nhờ có ngôn ngữ và giao tếp mà con người có ý thức về bản thân mình, ý thức về người khác. 6. Sự hình thành ý thức và tự ý thức cá nhân Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân. Sản phẩm của hoạt động chứa đựng bộ mặt tâm lý, ý thức của cá nhân. Bằng các hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống thực tễn, cá nhân hình thành, phát triển tâm lý, ý thức của mình. Ý thức của cá nhân được hình thành trong mối quan hệ giao tếp của cá nhân đối với người khác, với xã hội. Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội. Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của mình. 7. Các cấp độ của ý thức 7.1 cấp độ chưa ý thức Hiện tượng tâm lý không ý thức, chưa nhận thức được gọi là vô thức Vô thức là hiện tượng tâm lý ở tầng bậc chưa ý thức, nơi ý thức không thực hiện được chức năng của mình. Vô thức bao gồm nhiều hiện tượng tâm lý: Vô thức tự nhiên Vô thức nhân tạo
  • 10. Vô thức bệnh Trực giác (dạng trung gian giữa ý thức và tự ý thức) Tiềm thức (hiện tượng tâm lý bắt đầu vốn có ý thức nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần đã chuyển thành dạng dưới ý thức 7.2. Cấp độ ý thức, tự ý thức Ở cấp độ ý thức, con người nhận thức, tỏ thái độ, có chủ tâm và dự kiến trước được hành vi của mình. Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Biểu hiện: Có sự tự nhận thức về bản thân Có thái độ đối với bản thân: tự nhận xét, tự đánh giá 7.3. Cấp độ ý thức nhóm, ý thức tập thể Trong quan hệ giao tếp và hoạt động, ý thức của cá nhân sẽ phát triển dần đến cấp độ ý thức xã hội, ý thức nhóm, ý thức tập thể Các cấp độ khác nhau của ý thức luôn tác động lẫn nhau, chuyển hóa và bổ sung cho nhau làm tăng tính đa dạng và sức mạnh của ý thức. III. HOẠT ĐỘNG VÀ TÂM LÝ 1. Khái niệm chung về hoạt động Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng luôn vận động. Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của nó. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật và hiện tượng (ở con người là hoạt động) Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể). Trong mối quan hệ đó, có hai quá trình diễn ra đồng thời, bổ sung và thống nhất với nhau: Quá trình đối tượng hóa: chủ thể chuyển năng lực và các phẩm chất tâm lý của mình thành sản phẩm của hoạt động, tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm. -> quá trình xuất tâm Quá trình chủ thể hóa: con người chuyển nội dung khách thể (quy luật, bản chất, đặc điểm… của khách thể) vào bản thân mình, tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách của bản thân. -> quá trình nhập tâm Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về thế giới, vừa tạo ra tâm lý, ý thức của mình (tâm lý, ý thức, nhân cách được bộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động) 2. Những đặc điểm của hoạt động Đối tượng: là cái con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh, có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, đó là động cơ thúc đẩy con người hoạt động Chủ thể: chủ thể là con người có ý thức tác động vào khách thể - đối tượng của hoạt động.Chủ thể hoạt động có thể là cá nhân hoặc nhóm người. Mục đích: là biểu tượng về sản phẩm hoạt động có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của chủ thể, điều khiển, điều chỉnh hoạt động. Tính mục đích gắn liền với tính đối tượng, tính mục đích luôn bị chế ước bởi nội dung xã hội. Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tếp. Trong hoạt động, con người phải sử dụng những công
  • 11. cụ nhất định: công cụ lao động và công cụ tâm lý (tếng nói, chữ viết, kinh nghiệm, hình ảnh tâm lý). Đó chính là những công cụ giữ chức năng trung gian giữa chủ thể và đối tượng hoạt động, tạo ra tính gián tếp của hoạt động. Điều này chỉ ra sự khác biệt về chất giữa hoạt động của con người với hành vi bản năng của con vật. 3. Các loại hoạt động Phương diện cá thể: hoạt động vui chơi, học tập, lao động, xã hội Phương diện sản phẩm: hoạt động thực tễn và lý luận Cách phân loại khác: hoạt động biến đổi, nhận thức, định hướng giá trị, giao lưu. 4. Cấu trúc của hoạt động Hoạt động luôn nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Khi nhu cầu gặp đối tượng thì trở thành động cơ. Đối tượng là cái vật thể hóa nhu cầu, là động cơ đích thực của hoạt động. Vậy, hoạt động là quá trình hiện thực hóa động cơ. Động cơ là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động. Bất kỳ hoạt động nào cũng có động cơ tương ứng. Động cơ có thể tồn tại ở dạng tnh thần, bên trong chủ thể, hoặc động cơ còn được vật thể hóa ra bên ngoài, mang hình thức tồn tại vật chất, hiện thực bên ngoài. Quá trình hiện thực hóa động cơ được tến hành từng bước, từng khâu để đạt được mục đích xác định trong những hoàn cảnh cụ thể. Các quá trình đó được gọi là hành động. hành động là quá trình bị chi phối bởi biểu tượng về kết quả phải đạt được, nghĩa là quá trình nhằm vào mục đích để dần dần tến tới hiện thực hóa động cơ. Vì vậy, hành động là thành phần cấu tạo của hoạt động.. hoạt động chỉ có thể tồn tại dưới hình thức những hành động hay một chuỗi hành động. Chủ thể chỉ có thể đạt được mục đích bằng các phương tện trong các điều kiện xác định. Mỗi phương tện quy định cách thức hành động – thao tác. Thao tác là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động, không có mục đích riêng mà thực hiện mục đích hành động, đồng thời phụ thuộc chặt chẽ vào phương tện, điều kiện cụ thể. Cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm 6 thành tố: Về phía chủ thể: hoạt động – hành động – thao tác (đơn vị thao tác của hoạt động) Về phía đối tượng: động cơ – mục đích – phương tện (nội dung đối tượng của hoạt động) Sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng, giữa đơn vị thao tác và nội dung đối tượng của hoạt động tạo ra sản phẩm của hoạt động. IV. GIAO TIẾP VÀ TÂM LÝ 1. Khái niệm giao tếp Giao tếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người – người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác. Mối quan hệ giao tếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau: Giao tếp giữa cá nhân với cá nhân. Giao tếp giữa cá nhân với nhóm. Giao tếp giữa nhóm với nhóm, nhóm với cộng đồng. 2. Các loại giao tếp Có nhiều cách phân loại giao tếp: 2.1 Theo phương diện: Giao tếp vật chất: giao tếp thông qua hành động với vật thể.
  • 12. Giao tếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… Giao tếp bằng ngôn ngữ (tếng nói, chữ viết): là hình thức giao tếp đặc trưng cho con người. 2.2 Theo khoảng cách: Giao tếp trực tếp: các chủ thể trực tếp phát và nhận tín hiệu với nhau. Giao tếp gián tếp: qua thư từ, email, điện thoại… 2.3 Theo quy cách: Giao tếp chính thức: giao tếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế Giao tếp không chính thức. 3. Chức năng của giao tếp 3.1 Chức năng thông tn Qua giao tếp, con người trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau. Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tn vừa là nơi tếp nhận thông tn. Thu nhận và xử lý là một con đường quan trọng để phát triển nhân cách 3.2 Chức năng cảm xúc Gia tếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể. Vì vậy, giao tếp là một trong những con đường hình thành tình cảm con người. 3.3 Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau Trong giao tếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ, thói quen… của mình, do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau, là m cơ sở đánh giá lẫn nhau. Trên cơ sở so sánh với người khác và ý kiến đánh giá của người khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá được về bản thân mình. PHẦN II – CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ CƠ BẢN Chương 1 HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người: nhận thức, tình cảm, hành động. Nhận thức là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chúng và với các hiện tượng tâm lý khác. Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Căn cứ vào mức độ phản ánh có thể chia hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn: nhận thức cảm tính (bao gồm cảm giác, tri giác) và nhận thức lý tính (bao gồm tư duy, tưởng tượng). A. Nhận thức cảm tính Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, mức độ thấp nhất trong đó cảm giác là hình thức phản ánh tâm lý khởi đầu, là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới xung quanh. Trên cơ sở nảy sinh những cảm giác ban đầu mà có tri giác. Cảm giác và tri giác có mối liên quan chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau trong mức độ nhận thức “trực quan sinh động” về thế giới.
  • 13. I. Cảm giác 1. Khái niệm Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. * Đặc điểm cảm giác - Cảm giác là một quá trình tâm lý, nghĩa là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc. Kích thích gây ra các cảm giác là bản thân các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. - Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, nảy sinh diễn biến khi sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh trực tiếp tác động lên giác quan ta. Khi kích thích ngừng tác động thì cảm giác không còn nữa. - Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật và hiện tượng như: hình dáng, đường nét, màu sắc chứ không phản ánh được các sự vật, hiện tượng trong tính trọn vẹn của nó. Tuy là một hiện tượng tâm lý sơ đẳng, có chung ở cả con người lẫn con vật nhưng cảm giác của con người khác xa về chất so với cảm giác của con vật vì nó mang tính chất xã hội. * Tính chất xã hội thể hiện ở chỗ - Đối tượng phản ánh của cảm giác ở con người không phải chỉ là những sự vật, hiện tượng vốn có trong tự nhiên, mà còn bao gồm cả những sản phẩm do con người sáng tạo ra, nghĩa là có bản chất xã hội. - Cơ chế sinh lý của cảm giác ở con người không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ nhất (tín hiệu, thuộc tính của sự vật), mà nó còn bao gồm các cơ chế thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ) - Ở con người, cảm giác là mức độ định hướng đầu tiên, sơ đẳng nhất, nhưng nó không phải là mức độ duy nhất và cao nhất như ở một số động vật. - Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục. Ví dụ do ảnh hưởng của hoạt động nghề nghiệp mà người thợ nhuộm có thể phân biệt được 60 màu đen khác nhau. 2. Phân loại cảm giác Dựa trên vị trí nguồn kích thích nằm ở bên ngoài hay bên trong cơ thể, người ta phân chia cảm giác thành hai loại: 2.1 Những cảm giác bên ngoài a. Cảm giác nhìn (thị giác) nảy sinh do sự tác động của các sóng ánh sáng (sóng điện từ) phát ra từ các sự vật, có cơ sở sinh lý là cơ quan phân tích thị giác. Cảm giác nhìn cho biết những thuộc tính về hình dạng, độ lớn, khối lượng, độ xa, độ sáng, màu sắc của đối tượng. Cảm giác nhìn chiếm vị trí quan trọng nhất trong việc thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài (90% lượng thông tin từ bên ngoài đi vào não qua mắt). b. Cảm giác nghe (thính giác) nảy sinh do sự tác động của những sóng âm – những dao động của không khí gây nên, có cơ sở sinh lý là cơ quan phân tích thính giác. Cảm giác nghe phản ánh những thuộc tính của âm thanh như cường độ âm thanh (độ lớn – bé của âm thanh), âm sắc (màu sắc âm thanh – trầm, buồn, réo rắt…), cao độ (độ cao thấp của âm thanh)
  • 14. c. Cảm giác ngửi (khứu giác) nảy sinh do các phần tử của các chất bay hơi tác động lên màng ngoài của khoang mũi cùng không khí gây nên, phản ánh thuộc tính mùi của đối tượng. d. Cảm giác nếm (vị giác) nảy sinh do sự tác động của các thuộc tính hóa học của các chất hòa tan trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, phản ánh thuộc tính vị của đối tượng. e. Cảm giác da (mạc giác) nảy sinh do những kích thích cơ học và nhiệt học tác động lên da, bao gồm 5 loại: cảm giác đụng chạm, cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giác lạnh và cảm giác đau. 2.2 Những cảm giác bên trong a. Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó - Cảm giác vận động là cảm giác phản ánh những biến đổi xảy ra trong các cơ quan vận động. Khi các cơ, gân, khớp xương trong cơ thể bị kích thích sẽ tạo nên cảm giác vận động, nó tham gia vào sự vận động của cơ thể. Cảm giác vận động báo hiệu về mức độ co giãn của cơ và về vị trí các phần cơ thể. - Sự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm giác đụng chạm tạo thành cảm giác sờ mó. Bàn tay với tư cách là một cơ quan sờ mó đã phát triển đầy đủ và trở thành công cụ lao động và nhận thức. b. Cảm giác thăng bằng Là cảm giác phản ánh vị trí và những chuyển động của đầu, cho ta biết vị trí phương hướng chuyển động của đầu ta so với phương của trọng lực. Cơ quan của cảm giác thăng bằng (ba ống bán khuyên) nằm ở tai trong có liên quan chặt chẽ với các nội quan. Khi cơ quan thăng bằng bị kích thích quá mức thì gây ra chóng mặt và nôn mửa. c. Cảm giác cơ thể Là loại cảm giác phản ánh tình trạng hoạt động của các nội tạng, gồm các cảm giác đói, no, khát, buồn nôn, đau ở các cơ quan bên trong (đau dạ dày…) và những cảm giác có liên quan đến quá trình tuần hoàn, hô hấp. d. Cảm giác rung Là cảm giác đặc biệt do các dao động của không khí tác động lên bề mặt của thân thể gây nên (do các vật thể bị rung động hay chuyển động), phản ánh sự rung động của các sự vật. 3. Quy luật cơ bản của cảm giác a. Quy luật về quán tính (sức ì) của cảm giác: Khi kích tác động vào giác quan, cảm giác chưa xuất hiện ngay mà nó đòi hỏi một khoảng thời gian nào đó. Khoảng thời gian kể từ khi kích thích tác động vào giác quan đến khi xuất hiện cảm giác gọi là giai đoạn ẩn của cảm giác. Cảm giác cũng chưa mất đi ngay khi kích thích ngừng tác động. Khoảng thời gian từ khi kích thích ngừng tác động đến khi cảm giác mất hẳn gọi là khoảng sau tác động của cảm giác. b. Quy luật về ngưỡng cảm giác Cảm giác nảy sinh khi có kích thích tương ứng tác động vào các cảm giác quan (ánh sáng tác động vào mắt, vị tác động vào lưỡi…), nhưng không phải mọi kích thích tác động vào các giác quan đều gây nên cảm giác: kích thích quá yếu không tạo nên cảm giác (hạt bụi rơi trên cánh tay), kích thích quá mạnh có thể dẫn đến mất cảm giác (ngọn đèn pha chiếu thẳng vào mắt). Để gây ra được cảm giác thì kích thích phải có cường độ nằm trong một giới hạn nhất định. Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác, bao gồm:
  • 15. + Ngưỡng cảm giác phía dưới (ngưỡng tuyệt đối): là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây được cảm giác. + Ngưỡng cảm giác phía trên: là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây được cảm giác. Ví dụ: ngưỡng cảm giác phía dưới và phía trên của cảm giác nhìn là những sóng ánh sáng có bước sóng tương ứng là 390mM (micromet) và 780mM; của âm thanh là những sóng âm thanh có tần số 16 hec và 20.000 hec. Trong phạm vi giữa ngưỡng cảm giác phía dưới và phía trên – gọi là vùng cảm giác được – có một vùng phản ánh tốt nhất. Ví dụ: vùng phản ánh tốt nhất của thị giác là những sóng ánh sáng có bước sóng là 565mM, của thính giác là những âm thanh có tần số là 1000 hec. Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích. Nhưng không phải mọi sự khác nhau nào của các kích thích cũng đều được phản ánh. Cần phải có một tỉ số chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất thì ta mới cảm thấy có sự khác nhau giữa hai kích thích. Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để ta phân biệt được hai kích thích gọi là ngưỡng sai biệt. Khả năng cảm nhận được các kích thích tác động vào các giác quan đủ để gây ra cảm giác gọi là độ nhạy cảm của giác quan đó. Khả năng cảm nhận được sự khác biệt giữa hai kích thích gọi là độ nhạy cảm sai biệt. Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt. Ngưỡng cảm giác phía dưới càng thấp thì độ nhạy cảm càng cao, ngưỡng sai biệt càng thấp thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao. c. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác Thích ứng là khả năng năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích: khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm → đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và bảo vệ cho hệ thần kinh khỏi bị hủy hoại. Ví dụ: Khi đang ở ngoài sân đầy nắng (cường độ kích thích của ánh sáng mạnh) vào phòng tối (cường độ kích thích yếu) thì lúc đầu ta không nhìn thấy gì, dần dần mới thấy rõ (thích ứng) → cường độ kích thích giảm, độ nhạy cảm của cảm giác nhìn tăng. Nhờ có khả năng thích ứng, cảm giác có thể mất hẳn nếu như kích thích tác động lâu dài và không thay đổi lên cơ quan cảm giác. Ví dụ: Những người sinh sống khu vực ven bờ kênh không cảm giác thấy mùi hôi khó chịu như những người mới đến. Khả năng thích ứng của các loại cảm giác không giống nhau. Có những cảm giác có khả năng thích ứng nhanh như cảm giác ngửi, cảm giác nhìn và cảm giác nhiệt độ. Có những cảm giác chậm thích ứng hơn như cảm giác nghe, cảm giác thăng bằng… riêng cảm giác đau hầu như không thích ứng. Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do hoạt động, rèn luyện và tính chất nghề nghiệp… Ví dụ: Công nhân luyện kim có thể chịu đựng nhiệt độ cao tới 50 - 60 độ C trong hàng giờ đồng hồ.
  • 16. Tính thích ứng của cảm giác tạo nên sự đơn điệu, nhàm chán trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày, gây nên tâm trạng mệt mỏi → trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động cần phải chú ý tới những yếu tố gây ra trạng thái đơn điệu. Ví dụ: Sản phẩm chỉ có một mẩu quảng cáo duy nhất trong thời gian dài không còn gây được sự chú ý của khán giả, khách hàng. d. Quy luật về sự tác động lẫn nhau của các cảm giác Sự tác động qua lại giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cơ quan cảm giác này dưới ảnh hưởng của những kích thích vào các cơ quan cảm giác khác. Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác diễn ra theo quy luật sau: sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia, sự kích thích mạnh lên cơ quan phân tích này lại làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia. Ví dụ: Trời lạnh mà ăn thức ăn cay sẽ cảm thấy ấm hơn (bớt lạnh): độ nhạy cảm của cảm giác nhiệt độ giảm (thấy ấm hơn dù trời vẫn lạnh) do ảnh hưởng của các tác động vào vị giác (thức ăn cay – kích thích mạnh). Cảm giác nếm yếu (chua) sẽ làm tăng độ nhạy cảm của thị giác. Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể đưa đến sự tăng hay giảm cảm giác. Cơ sở sinh lý của hiện tượng tác động lẫn nhau của các cảm giác là quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế. Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra một cách đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại. Tương phản chính là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm giác cùng loại: là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời: + Tương phản nối tiếp: sau khi cầm cục nước đá, ta cho tay vào thau nước lạnh sẽ có cảm giác nước ấm hơn bình thường. + Tương phản đồng thời: nếu ta đặt hai tờ giấy màu xám như nhau, một cái lên nền trắng, một cái lên nền đen, thì ta sẽ cảm thấy tờ giấy xám trên nền trắng có vẻ xẫm màu hơn tờ giấy xám trên nền đen. Quy luật này thường được vận dụng trong các hoạt động tuyên truyền quảng cáo khi so sánh hai sản phẩm, dịch vụ với nhau để làm nổi bật sản phẩm của mình trong nhận thức, đánh giá của người tiêu dùng. e. Quy luật bù trừ của cảm giác: Khi một cảm giác nào đó mất đi, thì độ nhạy cảm của cảm giác khác sẽ tăng lên bù cho cảm giác đã mất. Ở những người khuyết tật, mất một hay hai giác quan nào đó thì giác quan khác sẽ phát triển mạnh mẽ hơn để bù trừ. Ví dụ: Người bị khiếm thị thì thính giác và xúc giác sẽ phát triển tinh nhạy. II. Tri giác 1. Khái niệm Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. * Đặc điểm cơ bản của tri giác: Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở những cảm giác, nhưng tri giác không phải là
  • 17. phép cộng đơn giản của các cảm giác, mà là sự phản ánh cao hơn so với cảm giác. Tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác như: - Là một quá trình tâm lý, có nảy sinh, diễn biến và kết thúc. - Phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng. - Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp (đang tác động). Tuy vậy tri giác có những đặc điểm nổi bật như: - Tính trọn vẹn: Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn, đem lại cho ta một hình ảnh hoàn chỉnh về một sự vật, hiện tượng. Tính trọn vẹn của tri giác do tính trọn vẹn khách quan của bản thân sự vật, hiện tượng quy định. Trên cơ sở kinh nghiệm, hiểu biết của mình, chỉ cần tri giác một số thành phần riêng lẻ của sự vật ta cũng có thể tổng hợp được các thành phần riêng lẻ đó tạo nên hình ảnh trọn vẹn của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: trong trò chơi nốt nhạc vui, thí sinh chỉ cần nghe vài nốt nhạc cũng có thể đoán được tên bài hát. - Tính kết cấu: Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định. Cấu trúc này không phải tổng số các cảm giác, mà là sự khái quát đã được trừu xuất từ các cảm giác đó trong mối liên hệ qua lại giữa các thành phần của cấu trúc ấy trong suốt một khoảng thời gian nào đó. Sự phản ánh này không phải đã có từ trước mà nó diễn ra trong quá trình tri giác. Ví dụ: Người nước ngoài muốn hiểu được người Việt Nam nói gì phải học tiếng Việt Nam theo cấu trúc ngữ pháp, hệ thống phân loại từ vựng của Việt Nam → khi ta tri giác ngôn ngữ của người khác mà hiểu được là vì các từ của họ phát ra nằm trong một cấu trúc nhất định, với những mối liên hệ qua lại xác định giữa các thành phần của cấu trúc ấy. - Tính tích cực: tri giác là một quá trình tích cực, gắn liền với hoạt động của con người. Tri giác mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó, là một hành động tích cực trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố cảm giác và vận động. → Những tính chất chung của nhận thức cảm tính là: - Dù là phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ (cảm giác) hay trọn vẹn của các thuộc tính (tri giác) thì đó đều là những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng, chứ chưa phải những thuộc tính bên trong, bản chất. - Cảm giác và tri giác đều phản ánh trực tiếp các sự vật và hiện tượng, phản ánh những cái trong hiện tại, đang tác động vào ta lúc đó. - Cảm giác và tri giác đều phản ánh sự vật, hiện tượng một cách cá lẻ, nghĩa là phản ánh từng thuộc tính hay trọn vẹn các thuộc tính của từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ, cụ thể, chứ không phải một lớp, một loại hay một phạm trù khái quát nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại. 2. Các loại tri giác Có nhiều cách để phân loại tri giác, dựa trên những căn cứ khác nhau: + Nếu dựa theo cơ quan phân tích có vai trò chủ yếu nhất khi tri giác, ta có các loại tri giác: tri giác nhìn, nghe, ngửi, sờ mó. + Nếu dựa theo tính mục đích khi ta tri giác, ta có: tri giác không chủ định, tri giác có chủ định. + Nếu dựa vào sự phản ánh những hình thức tồn tại khác nhau của các sự vật, hiện tượng, ta có: tri giác không gian, tri giác thời gian, tri giác vận động, tri giác con người. a. Tri giác không gian
  • 18. - Tri giác không gian là sự phản ánh khoảng không gian tồn tại khách quan (hình dáng, độ lớn, vị trí các vật với nhau...). - Tri giác không gian bao gồm sự tri giác hình dáng của sự vật (dấu hiệu quan trọng nhất là phản ánh được đường biên của sự vật), sự tri giác độ lớn của sự vật, sự tri giác chiều sâu, độ xa của sự vật và sự tri giác phương hướng. Trong tri giác không gian, cơ quan phân tích thị giác giữ vai trò đặc biệt quan trọng, sau đó là các cảm giác vận động, va chạm, cảm giác ngửi, cảm giác nghe. Nhờ có tri giác không gian mà con người có khả năng định hướng và điều chỉnh hành động của mình trong thế giới. Ví dụ: căn cứ vào mùi có thể xác định trị trí của cửa hàng ăn, căn cứ âm thanh có thể xác định nơi phát ra âm thanh, nghe tiếng bước chân có thể biết người đang đi về phía nào. b. Tri giác thời gian - Tri giác thời gian là sự phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách quan của các hiện tượng trong hiện thực. Nhờ tri giác này ta phản ánh được các biến đổi trong thế giới khách quan. - Sự định hướng trong thời gian của con người được thực hiện nhờ những vùng trên vỏ não. Không có một cơ quan phân tích độc lập, chuyên biệt để tri giác thời gian. Tri giác thời gian được tiến hành bằng tất cả các cơ quan phân tích. Các cơ quan này tạo thành một hệ thống hoạt động như một thể thống nhất. Thành phần quan trọng nhất trong cơ sở sinh lý của tri giác thời gian là tính nhịp điệu của các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể con người. Quá trình hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, trạng thái thức, ngủ… diễn ra theo một nhịp độ đều đặn trong một ngày, tất cả những cái đó đều được não ghi lại, và đó là thước đo thời gian của chúng ta. Dần dần với kinh nghiệm, chúng ta dựa vào thước đo ấy để ước lượng thuộc tính thời gian của các hiện tượng bên ngoài, trên cơ sở đó ta mới sử dụng những thước đo lớn hơn như tháng, năm, và dựa vào những cảm giác như xúc giác, thị giác ... để tri giác những đơn vị nhỏ của thời gian. - Những cảm giác nghe và vận động hỗ trợ đắc lực cho sự đánh giá các khoảng thời gian chính xác nhất. - Hoạt động, trạng thái tâm lý và lứa tuổi có ảnh hưởng lớn đến việc tri giác độ dài thời gian. Ví dụ: 5 phút chờ đợi sự kiện quan trọng ta cảm thấy rất lâu, nhưng trong 1 giờ xem một bộ phim hấp dẫn, lôi cuốn thì ta cảm thấy trôi qua rất nhanh. → Thời gian mà con người đánh giá một cách chủ quan gọi là thời gian tâm lý – có 2 đặc điểm: tính co – giãn và tính liên tục – gián đoạn và phụ thuộc vào tâm trạng, hứng thú của chủ thể. c. Tri giác vận động - Là sự phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong không gian. Thông tin về sự thay đổi của vật trong không gian thu được bằng cách tri giác trực tiếp khi tốc độ của vật chuyển động lớn và bằng cách suy luận khi tốc độ vận động quá chậm (chuyển động của kim giờ đồng hồ). - Vai trò chủ yếu trong tri giác vận động thuộc về cơ quan phân tích thị giác và vận động. Với tri giác nhìn ta có thể thu nhận được các thông số về sự chuyển động bằng hai cách: bằng sự cố định tầm mắt vào sự vật và bằng những cử động dõi theo của mắt: + Trường hợp 1: sự vận động được tri giác do ảnh của sự vật di chuyển và thay đổi trên võng mạc của mắt. Ví dụ: quả bóng lăn trên sân cỏ, xe cộ di chuyển trên đường phố … + Trường hợp 2: sự vật đang vận động lại tương đối bất động đối với võng mạc, khi đó những
  • 19. vận động của mắt dõi theo sự vật đưa đến cho ta thông tin về sự vận động đó. Ví dụ: đối với những sự vật vận động với tốc tộc rất chậm như kim giờ của đồng hồ, hình ảnh của kim giờ tương đối bất động trên võng mạc nhưng ta vẫn tri giác được vận động của kim giờ. - Cơ quan phân tích thính giác cũng góp phần vào việc tri giác vận động: lúc ấy độ vang của âm thanh mà ta nghe được sẽ tăng lên hay giảm xuống khi nguồn phát ra âm thanh tiến gần hay lùi ra xa. d. Tri giác con người - Tri giác con người là một quá trình nhận thức (phản ánh) lẫn nhau của con người trong điều kiện giao lưu trực tiếp. - Khi tri giác người khác, chưa quen biết, chủ thể hướng sự chú ý chính vào những đặc điểm bên ngoài nào chứa đựng nhiều thông tin nhất về các thuộc tính tâm lý của nhân cách, đó là vẻ mặt và các động tác biểu hiện của thân thể. Thành phần quan trọng nhất của khuôn mặt như là một nguồn kích thích tổng hợp đó là đôi mắt và cặp môi. - Trong quá trình tri giác con người sẽ hình thành nên những biểu tượng của con người về nhau, hình thành kỹ năng xác định những tính cách, khả năng, các đặc điểm cảm xúc, nghề nghiệp của người khác. * Mối liên hệ giữa hình thức bên ngoài và những đặc tính nhân cách là một trong những vấn đề chính của việc nghiên cứu tri giác xã hội. Thực tế cho thấy 4 phương pháp giải thích các mối quan hệ đó: - Giải thích có tính chất phân tích, khi mà mỗi yếu tố của hình thức được gắn với một thuộc tính tâm lý cụ thể của nhân cách (môi mỏng hay hớt). - Giải thích theo cảm xúc, khi mà phẩm chất tâm lý được mô tả tùy vào mức độ hấp dẫn và thẩm mỹ của vẻ bên ngoài (những người ti hí mắt lươn, trai thì trộm cướp – gái thì buôn chồng người). - Giải thích theo tri giác - xã hội, khi mà phẩm chất nhân cách được mô tả theo phẩm chất của một người khác có vẻ ngoài giống họ. - Giải thích theo liên tưởng xã hội, khi con người được mô tả theo phẩm chất của một kiểu nhân cách mà họ được xếp vào đó trên cơ sở tri giác bề ngoài. Sự tri giác con người cũng rất hay sinh ra ảo ảnh, nhất là khi đánh giá, nhìn nhận một con người chỉ thông qua bằng cấp, địa vị, vẻ bền ngoài. Việc nhìn nhận, đánh giá một con người cũng thường bị chi phối bởi ấn tượng, tâm thế. 3. Các quy luật của tri giác 3.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác - Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài. Tính đối tượng của tri giác nói lên sự phản ánh hiện thực khách quan chân thực của tri giác và nó được hình thành do sự tác động của sự vật, hiện tượng xung quanh vào giác quan con người trong hoạt động. - Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng: nó là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con người. Ví dụ: trẻ nhỏ nhận thức được sự vật tồn tại độc lập với cơ quan cảm giác, trong giai đoạn hành động với đồ vật, trẻ phát triển các chức năng tâm lý mới: biết cách sử dụng đồ vật, hoạt động có mục đích, sử dụng đồ vật theo những mục đích xác định.
  • 20. 3.2 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác - Tri giác của con người không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật, hiện tượng đang tác động, mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh (tách vật nào đó ra khỏi các vật xung quanh). Khả năng của con người chỉ tri giác một vài đối tượng nào đó trong vô số những sự vật, hiện tượng xung quanh gọi là tính lựa chọn của tri giác. - Tính lựa chọn của tri giác biểu hiện thái độ tích cực của con người, nhằm tăng hiệu quả của tri giác. Thực chất của quá trình tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh. Vì thế đối tượng càng khác biệt so với bối cảnh thì quá trình tri giác xảy ra một cách nhanh chóng và dễ dàng, ngược lại đối tượng càng giống với bối cảnh thì tri giác xảy ra một cách khó khăn. - Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể thay đổi cho nhau, tùy thuộc vào mục đích cá nhân và điều kiện xung quanh khi tri giác. Ví dụ: sự tri giác những bức tranh hai nghĩa - Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan: + Yếu tố khách quan: những đặc điểm của kích thích (cường độ, nhịp độ vận động, sự tương phản ...), đặc điểm của các điều kiện bên ngoài khác (khoảng cách từ vật đến ta, độ chiếu sáng của vật ...), sự tác động bằng ngôn ngữ của người khác. Ví dụ: hoạt động quảng cáo, nghệ thuật bán hàng dựa trên đặc điểm khách quan này để thu hút sự tri giác không chủ định của khách hàng. + Yếu tố chủ quan: tình cảm, xu hướng, nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm, tính chất nghề nghiệp ... Ví dụ: hoạt động kinh doanh, quảng cáo phải chú ý những đặc điểm này của khách hàng để tạo ra sản phẩm phù hợp 3.3 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác - Khi tri giác sự vật, hiện tượng con người không chỉ tạo ra hình ảnh trọn vẹn mà còn có khả năng gọi tên được sự vật, hiện tượng ở trong óc, hoặc xếp được sự vật đang tri giác vào một nhóm đối tượng cùng loại, hoặc chỉ ra được cùng dạng, ý nghĩa, công dụng của sự vật, hiện tượng đối với hoạt động của bản thân. Ngay cả khi nhìn thấy một sự vật, hiện tượng chưa quen biết, ta cũng cố ghi nhận trong nó một sự giống nhau nào đó với những sự vật, hiện tượng đã quen biết, xếp nó vào một nhóm nào đó. - Tính ý nghĩa của tri giác có quan hệ chặt chẽ với tính trọn vẹn: tri giác càng đầy đủ các thuộc tính, các bộ phận của sự vật, hiện tượng thì việc gọi tên hoặc chỉ ra được công dụng, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng càng cụ thể và chính xác. - Như vậy tri giác là một quá trình tích cực, trong đó con người tiến hành nhiều hành động trí tuệ (phân tích, so sánh, tổng hợp ... ) để hình thành một hình ảnh tương ứng về sự vật. Tính có ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ và tư duy của chủ thể. 3.4 Quy luật về tính ổn định của tri giác - Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về sự vật, hiện tượng nào đó khi điều kiện tri giác thay đổi. - Điều kiện tri giác là vị trí của vật so với chủ thể, đó là độ chiếu sáng, góc độ chiếu sáng vào chủ thể ... Tất cả những cái đó luôn luôn thay đổi, nhưng con người vẫn có khả năng tri giác sự vật
  • 21. xung quanh như là những sự vật ổn định về hình dạng, kích thước, màu sắc ... Ví dụ: trước mặt ta là một em bé, đằng xa phía sau là người mẹ. Trên võng mạc ta, hình ảnh đứa bé lớn hơn hình ảnh người mẹ nhưng ta vẫn tri giác người mẹ lớn hơn đứa trẻ. - Tính ổn định của tri giác thể hiện rõ trong trường hợp tri giác về độ lớn, hình dạng, màu sắc của đối tượng. Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố: + Cấu trúc tương đối ổn định của sự vật trong một thời gian, thời điểm nhất định. + Cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt của hệ thần kinh dựa trên mối liên hệ ngược do vốn kinh nghiệm phong phú của con người tạo nên. 3.5 Quy luật tổng giác - Hình ảnh tri giác không chỉ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của vật kích thích mà còn phụ thuộc vào bản thân chủ thể tri giác. Khi tri giác, con người không chỉ phản ánh thế giới bằng những giác quan cụ thể mà bằng toàn bộ hoạt động của chủ thể. → Tri giác thế giới không có nghĩa là “chụp ảnh” thế giới một cách trực tiếp, mà là phản ánh thế giới thông qua “lăng kính” đời sống tâm lý của chủ thể - Sự phụ thuộc của hình ảnh tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm tâm lý nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác. Ví dụ: Sự tri giác cùng một đối tượng của nhiều người thường không giống nhau do họ có mục đích, nhu cầu, hứng thú, tình cảm, kinh nghiệm, tâm thế khác nhau ... : Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ (Nguyễn Du) 3.6 Ảo ảnh tri giác - Ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lệch các sự vật, hiện tượng một cách khách quan của con người. - Ảo ảnh là một hiện tượng có quy luật, xảy ra ở tất cả mọi người và có ở tất cả các loại tri giác, do ba nhóm nguyên nhân chính sau: + Nguyên nhân vật lý (do khúc xạ ánh sáng ...) + Nguyên nhân sinh lý (mức độ tiêu hao năng lượng thần kinh, hay độ căng thẳng cơ bắp khác nhau) + Nguyên nhân tâm lý (do sự chi phối của quy luật trọn vẹn của tri giác, hay sự tương phản của cảm giác ...) → Áp dụng hiện tượng ảo ảnh tri giác trong nghệ thuật quảng cáo, hội họa, trang trí, trang điểm hóa trang cho diễn viên khi lên sân khấu, nghệ thuật bán hàn. Cần phân biệt hiện tượng ảo ảnh với ảo giác. Ảo ảnh là hiện tượng xảy ra ở tất cả những người bình thường. Còn ảo giác là hiện tượng bệnh lý – xuất hiện trong đầu những hình ảnh không có trong thực tế. 4. Quan sát và năng lực quan sát Căn cứ vào mục đích của tri giác, các nhà tâm lý học chia tri giác thành hai loại: tri giác không chủ định và tri giác có chủ định. Tri giác có chủ định đó chính là quan sát. - Quan sát là một hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có mục đích rõ rệt, làm cho con người khác xa con vật. Quá trình quan sát trong hoạt động, đặc biệt trong rèn luyện đã hình thành nên năng lực quan sát. - Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ
  • 22. yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng. - Năng lực quan sát ở mỗi người là khác nhau, và phụ thuộc vào những đặc điểm nhân cách, biểu hiện ở kiểu tri giác hiện thực khách quan như: + Kiểu tổng hợp: thiên về tri giác những mối quan hệ, chú trọng đến chức năng, ý nghĩa, coi nhẹ các chi tiết. + Kiểu phân tích: chủ yếu tri giác những thuộc tính, bộ phận + Kiểu phân tích – tổng hợp: giữ được sự cân đối giữa hai kiểu trên + Kiểu cảm xúc: chủ yếu phản ánh cảm xúc, tâm trạng do đối tượng gây ra. - Muốn quan sát tốt cần chú ý những yêu cầu sau: ♣ Xác định rõ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc quan sát, từ đó xác định nhiệm vụ, thái độ quan sát ♣ Chuẩn bị chu đáo (kiến thức và phương tiện quan sát trước khi quan sát) ♣ Tiến hành quan sát có kế hoạch, có hệ thống ♣ Cần ghi lại kết quả quan sát và những nhận xét rút ra được B. Nhận thức lý tính I. Tư duy 1. Khái niệm chung về tư duy - Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ và liên hệ bên trong, có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan. - Tư duy của con người có bản chất xã hội vì tư duy xuất phát từ nhu cầu có tính chất xã hội và trong quá trình tư duy con người sử dụng những kinh nghiệm mà các thế hệ trước đã tích lũy được, dựa vào vốn từ ngữ mà các thế hệ đã sáng tạo nên. 2. Đặc điểm của tư duy 2.1 Tính có vấn đề của tư duy - Không phải hoàn cảnh nào cũng gây được tư duy của con người. Muốn kích thích được tư duy phải đồng thời có hai điều kiện sau đây: + Hoàn cảnh (tình huống) có vấn đề: tư duy chỉ nảy sinh trong những hoàn cảnh (tình huống) ở đó nảy sinh những mục đích mới, một vấn đề mới mà những phương pháp hoạt động cũ đã có không đủ để giải quyết, để nhận thức, con người phải vượt ra khỏi những phạm vi hiểu biết cũ và phải tìm cách giái quyết mới, tức là phải tư duy. + Hoàn cảnh có vấn đề đó phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ của cá nhân: tức cá nhân phải xác định được cái gì đã biết, và cái gì chưa biết cần phải tìm, đồng thời phải có nhu cầu (động cơ) tìm kiếm nó. 2.2 Tính trừu tượng và khái quát của tư duy - Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất, chung cho nhiều sự vật hiện tượng, rồi trên cơ sở đó mà khái quát các sự vật hiện tượng riêng lẻ khác nhau nhưng có chung những thuộc tính bản chất thành một nhóm, một loại, một phạm trù. - Tính trừu tượng và khái quát của tư duy cho phép con người không chỉ giải quyết những nhiệm vụ hiện tại, mà còn nhìn xa vào tương lai, nghĩa là giải quyết ở trong đầu những nhiệm vụ đề ra cho họ
  • 23. sau này. Ví dụ: do nắm được quy luật đàn hồi của kim loại dưới tác động của nhiệt, người kĩ sư đã thiết kế những khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường ray. 2.3 Tính gián tếp của tư duy - Tư duy có khả năng nhận thức thế giới một cách gián tếp bằng ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ con người sử dụng vốn kinh nghiệm, những phát minh, kết quả tư duy của người khác để thực hiện quá trình tư duy. - Trên cơ sở nắm được các quy luật của thế giới mà con người đã sáng tạo ra nhiều công cụ từ đơn giản đến phức tạp (nhiệt kế, vôn kế, ampe kế ...) giúp con người nhận thức thế giới một cách gián tếp. 2.4 Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ - Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ, chúng thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau, cũng không tách rời nhau được: tư duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ, ngược lại ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào tư duy. Nếu không có ngôn ngữ thì các sản phẩm của tư duy sẽ không được chủ thể và người khác tếp nhận, cũng như chính bản thân quá trình tư duy cũng không thể diễn ra được. Ngược lại, nếu không có tư duy, thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa, không có nội dung. Tuy vậy ngôn ngữ không phải là tư duy mà chỉ là phương tện của tư duy. 2.5 Tư duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính - Tư duy phải dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động. Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dưới dạng các khái niệm, quy luật... Ngược lại tư duy và sản phẩm của nó cũng ảnh hưởng đến các quá trình nhận thức cảm tính (tính lựa chọn, tính ý nghĩa, tính ổn định của tri giác ...) 3. Tư duy là một quá trình (các giai đoạn của tư duy) - Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó, nảy sinh trong quá trình nhận thức hay hoạt động thực tễn của con người. - Quá trình này gồm nhiều giai đoạn từ khi cá nhân gặp phải tình huống có vấn đề, nhận thức được vấn đề, cho đến khi vấn đề đó được giải quyết. Hay nói cách khác, tư duy có đầy đủ các dấu hiệu của một quá trình: nẩy sinh, diễn biến và kết thúc. Bao gồm 5 giai đoạn: a. Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề: - Hoàn cảnh có vấn đề là một điều kiện quan trọng của tuy duy. Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được hoàn cảnh có vấn đề (tức là xác định được nhiệm vụ tư duy) và biểu đạt được nó - Hoàn cảnh có vấn đề chứa đựng các mâu thuẫn khác nhau (giữa cái đã biết với cái chưa biết, giữa cái đã có với cái chưa có…). Con người càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nào đó, càng dễ dàng nhìn ra và nhìn đầy đủ những mâu thuẫn đó, tức càng xác định những vấn đề đòi hỏi họ giải quyết. →cải biến những dữ kiện ban đầu thành nhiệm vụ và biểu đạt vấn đề dưới dạng nhiệm vụ sẽ quyết định toàn bộ các khâu sau đó của quá trình tư duy. b. Huy động các tri thức, kinh nghiệm: - Khâu này làm xuất hiện trong đầu các tri thức, kinh nghiệm, những liên tưởng nhất định có liên quan đến vấn đề đã được xác định. Việc làm xuất hiện những tri thức, kinh nghiệm này đúng hướng hay lạc hướng là tùy thuộc vào nhiệm vụ đã xác định chính xác hay không. c. Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết: - Các kiến thức, kinh nghiệm và liên tưởng xuất hiện đầu tên còn mang tính chất rộng rãi, bao trùm,
  • 24. chưa được khu biệt nên cần được sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ đề ra. Trên cơ sở sàng lọc này sẽ hình thành giả thuyết – cách giải quyết có thể có đối với nhiệm vụ tư duy. - Sự đa dạng của các giả thuyết cho phép xem xét cùng một sự vật, hiện tượng từ nhiều hướng khác nhau, trong các hệ thống liên hệ và quan hệ khác nhau, từ đó tìm ra con đường giải quyết đúng đắn và tết kiệm nhất. - Sự đa dạng của giả thuyết quyết định sự thành công của việc giải quyết nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tư duy. d. Kiểm tra giả thuyết: - Việc kiểm tra có thể diễn ra trong đầu hay trong hoạt động thực tễn. Kết quả của việc kiểm tra sẽ dẫn đến sự khẳng định, phủ định hay chính xác hóa giả thuyết đã nêu. + Trong trường hợp giả thuyết bị phủ định thì một quá trình tư duy mới lại bắt đầu. + Trong quá trình kiểm tra giả thuyết có thể phát hiện ra những nhiệm vụ mới khi nhìn nhận nhiệm vụ đó trong hệ thống quan hệ và liên hệ khác, do đó lại bắt đầu một quá trình tư duy mới e. Giải quyết nhiệm vụ: - Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định, thì nó sẽ được thực hiện, nghĩa là đi đến câu trả lời cho vấn đề được đặt ra. Quá trình tư duy giải quyết nhiệm vụ thường có nhiều khó khăn, do ba nguyên nhân thường gặp: + Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện của bài toán. + Chủ thể đưa vào bài toán một dữ kiện thừa. + Tính chất khuôn sáo, cứng nhắc của tư duy. 4. Quá trình tư duy với tư cách là một hành động Xét về bản chất thì tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ nhất định để giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra. Cá nhân có tư duy hay không chính là ở chỗ họ có tến hành các thao tác này ở trong đầu của mình hay không, cho nên các thao tác này còn gọi là những quy luật bên trong của tư duy, bao gồm: a. Phân tích, tổng hợp: - Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các “bộ phận”, các thành phần khác nhau. - Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể. - Phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành thể thống nhất không thể tách rời: sự phân tích được tến hành theo hướng tổng hợp, còn sự tổng hợp được thực hiện theo kết quả của phân tích. b. So sánh - So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau của các đối tượng nhận thức (Sự vật, hiện tượng) c. Trừu tượng hóa và khái quát hóa - Trừu tượng hóa là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy. - Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định. - Trừu tượng hóa và khái quát hóa có quan hệ qua lại với nhau như mối quan hệ giữa phân tích và tổng
  • 25. hợp. Khái quát hóa chính là sự tổng hợp ở mức độ cao hơn. * Lưu ý: Khi xem xét các thao tác tư duy trong một hành động tư duy cụ thể cần chú ý: + Các thao tác tư duy đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất theo một hướng nhất định, do nhiệm vụ tư duy quy định. + Trong thực tế tư duy các thao tác đó đan chéo nhau, chứ không theo trình tự máy móc như trên. + Tùy theo nhiệm vụ, điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên 5. Các loại tư duy và quy luật của chúng Theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy thì tư duy được chia làm 03 loại + Tư duy trực quan hành động: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống và nhờ các hành động vận động có thể quan sát được. Ví dụ: trẻ em làm toán bằng cách dùng tay di chuyển các vật thật (cái bánh chẳng hạn) hay các vật thay thế (que tính) tương ứng với các dữ kiện của bài toán. + Tư duy trực quan hình ảnh: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh. Loại tư duy này chỉ có ở người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Ví dụ: trẻ làm toán bằng cách dùng mắt quan sát các vật thật hay vật thay thế tương ứng với các dữ kiện của bài toán. + Tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ - logic): là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên sự sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ. Ví dụ: học sinh làm toán bằng cách chỉ dùng ngôn ngữ làm phương tện 6. Sản phẩm của tư duy a. Khái niệm Sản phẩm của tư duy là tri thức đã được khái quát hóa về toàn bộ một nhóm, một loại sự vật cùng có chung dấu hiện và bản chất nhất định. Khái niệm bao giờ cũng được biểu hiện bằng từ (từ khái niệm) và bao hàm những nội dung nhất định (nội dung khái niệm). Quá trình tư duy ở một trình độ nào đó, mức độ nào đó giúp cho con người nhận thức được một số lượng và mức độ những nội dung nào đó của khái niệm. Ví dụ: cùng một khái niệm những học sinh trung học có thể hiểu hẹp hơn khái niệm của thầy giáo nhưng lại hiểu rộng hơn học sinh cấp 1. b. Phán đoán - Phán đoán thường là một sự nhận định, một sự khẳng định về một cái gì đó. Nó có thể là một khái niệm hoặc một sự liên hệ nhất định của các loại khái niệm với nhau. Ví dụ: “tâm lý học là một môn khoa học”, “An là một học sinh tốt” - Phán đoán có thể đơn giản và cũng có thể phức tạp, có thể đúng và chưa đúng. Kinh nghiệm càng nhiều, càng phong phú và toàn diện, việc thực hiện các thao tác càng hợp lý và sự nỗ lực ý chí càng lớn thì sự phán đoán càng đúng đắn. c. Suy lý - Suy lý là một phán đoán rút ra từ một phán đoán khác. Có hai loại suy lý chủ yếu: + Quy nạp: là suy lý mà từ những phán đoán riêng biệt, cụ thể, rút ra được từ một phán đoán đúng. + Diễn dịch: là suy lý mà từ một phán đoán chung rút ra một phán đoán riêng. → Hai hình thức suy lý gắn chặt với nhau và có ý nghĩa quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức. Quy nạp tạo nên những tri thức khái quát. Diễn dịch giúp cho sự cụ thể hóa, sự tận dụng khái niệm trong Tải bản FULL (44 trang): https://bit.ly/3ui28pu Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net